Cám ơn rất nhiều, Chris. Đây thật sự là một vinh hạnh lớn cho tôi khi có cơ hội được đứng trên sân khấu này hai lần; Tôi thật sự rất cảm kích. Tôi thực sự bị choáng ngợp bởi hội nghị này, và tôi muốn cám ơn tất cả các bạn vì rất nhiều nhận xét tốt đẹp về những gì tôi đã trình bày đêm hôm trước. Tôi nói điều này thật lòng, một phần bởi vì (giả bộ nấc) Tôi cần nó. (Cười) Hãy thử đặt mình vào vị trí của tôi xem. (Cười) Tôi đã bay trên chiếc Không lực Hai trong tám năm. (Cười) Giờ thì tôi phải cởi giầy hay bốt của mình để được lên máy bay! (Cười) (Vỗ tay) Tôi sẽ kể nhanh một câu chuyện để các bạn thấy sự thay đổi đó đối với tôi như thế nào. (Cười) Câu chuyện này là có thật -- đến từng chi tiết. Ngay sau khi Tipper và tôi rời khỏi -- (giả bộ nức nở) Nhà Trắng -- (Cười) chúng tôi lái xe từ ngôi nhà ở Nashville tới một trang trại nhỏ của mình cách Nashville 90km về phía Đông. Tự lái! (Cười) Tôi biết với các bạn điều đó thật bình thường, nhưng -- (Cười) Tôi nhìn vào kính chiếu hậu và mọi thứ đột nhiên thức tỉnh tôi. Chẳng có đoàn hộ tống nào ở sau. (Cười) Bạn đã nghe đến hiện tượng 'đau chi ma' chưa? (Cười) Đó là một chiếc Ford Taurus cho thuê. (Cười) Lúc đó đã đến giờ ăn tối, Và chúng tôi bắt đầu tìm nơi để ăn. Chúng tôi đang ở quốc lộ I-40. Ra khỏi ngõ rẽ, chúng tôi tìm thấy nhà hàng Shoney's. Một hệ thống nhà hàng gia đình giá rẻ, thông tin cho những ai không biết. Chúng tôi đi vào, ngồi vào bàn, người phục vụ bước đến, làm một cử chỉ cực kỳ sốc với Tipper. (Cười) Cô ấy lấy phiếu thứ tự của chúng tôi, rồi đi đến cặp đôi ngồi ở gian kế, cô ấy hạ giọng nhỏ cực kỳ, tôi đã phải cố căng tai ra để nghe cô ấy nói gì. Và cô ấy nói "Dạ vâng, đó là cựu Tổng thống Al Gore và vợ ông, Tipper." Và người đàn ông trả lời, "Ông ấy đã phải đi một chặng đường dài, nhỉ?" (Cười) (Vỗ tay) Nó giống như một loạt sự kiện khai sáng vậy. (Cười) Ngay ngày hôm sau, tiếp tục câu chuyện có thật ấy. Tôi lên chiếc G-V, bay đến Châu Phi để diễn thuyết tại Nigeria, tại thành phố Lagos, về chủ đề năng lượng. Khi tôi bắt đầu bài diễn thuyết bằng việc kể cho họ câu chuyện đã xảy ra một ngày trước ở Nashville. Tôi kể nó giống hệt cách tôi vừa kể cho các bạn nghe: Tipper và tôi đang tự lái xe, Shoney's, chuỗi cửa hàng ăn gia đình giá rẻ, điều người đàn ông nói -- họ cười. Tôi kết thúc bài diễn văn, quay lại sân bay và bay về nhà. Tôi ngủ gục trên máy bay cho đến tận nửa đêm, chúng tôi hạ cánh. tại Azores Islands để tiếp nhiên liệu. Tôi thức dậy, họ mở cửa, tôi bước ra để hít chút không khí và tôi nhìn thấy một người đàn ông đang chạy dọc đường băng. Anh ta vẫy một tờ giấy, và la lên, "Gọi cho Wahington! Gọi cho Washington!" Và tôi tự nghĩ, vào giữa đêm, giữa biển Atlantic, Washington có thể bị cái quái gì được cơ chứ? Sau đó tôi nghĩ lại, nó có thể bị cả đống thứ. (Cười) Nhưng hóa ra, điều làm nhân viên của tôi cực kỳ buồn phiền là vì một trong những hãng thông tấn ở Nigeria đã viết một bài viết về bài diễn thuyết của tôi và nó đã được in ra khắp các thành phố ở Hoa Kỳ. Cả ở Monterey, tôi đã kiểm tra. (Cười) Câu chuyện bắt đầu, "Cựu Phó tổng thống Al Gore đã phát biểu ngày hôm qua ở Nigeria, " trích dẫn: 'Vợ tôi Tipper và tôi đã mở một chuỗi nhà hàng gia đình giá rẻ'"-- (Cười) "'tên là Shoney's, và chúng tôi đã tự tay điều hành nó.'" (Cười) Trước khi chúng tôi có thể quay lại đất Mỹ, David Letterman và Jay Leno đã nhanh chóng ra tay -- một trong họ đã có hình của tôi đội cái mũ đầu bếp trắng bự chảng, Tipper thì đang nói, "Thêm một burger và khoai tây chiên!" (Cười) Ba ngày sau, Tôi nhận được một lá thư tay dài và đầy thiện ý từ một người bạn và là đồng nghiệp, Bill Clinton, viết rằng, "Chúc mừng nhà hàng mới, Al!" (Cười) Chúng tôi thích chúc mừng thành công của nhau trong cuộc sống. (Cười) Tôi đã định nói đến hệ sinh thái thông tin. Nhưng tôi đã nghĩ rằng, từ khi tôi lên kế hoạch dài hạn cho việc quay lại TED, thì có thể tôi sẽ nói nó vào một dịp khác. (Vỗ tay) Chris Anderson: Thỏa thuận! (Vỗ tay) Al Gore: Tôi muốn tập trung vào điều mà nhiều người trong các bạn đã phát biểu rõ hơn là: Bạn có thể làm gì với cuộc khủng hoảng khí hậu? Tôi muốn bắt đầu với một vài thứ -- Tôi sẽ cho hiển thị vài hình ảnh mới, và tôi định tóm tắt nó với chỉ bốn hay năm hình ảnh. Nào, slide show. Tôi hiển thị slide show này mỗi khi tôi đề cập đến điều này, Tôi thêm vài tấm hình mới, bởi vì tôi học được thêm về nó mỗi khi tôi trình bày. Nó giống như đi lượm sò trên biển. Mỗi khi sóng vỗ ra vào, bạn lại tìm thêm được những vỏ sò mới. Chỉ trong hai ngày qua, chúng ta đã có những kỷ lục nhiệt độ mới trong tháng Một. Đó chỉ là ở Mỹ. Lịch sử nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng là 31°C; tháng vừa rồi là 39,5°C. Giờ, tôi biết các bạn muốn nghe thêm tin xấu về môi trường -- Tôi chỉ đùa thôi. Nhưng đây là những hình ảnh tóm tắt, sau đó tôi sẽ đi vào chi tiết mới về những điều bạn có thể làm. Tôi muốn làm rõ hơn một vài điều. Đầu tiên hết, theo kế hoạch, đây sẽ là điểm đến với sự đóng góp của Mỹ làm ấm lên toàn cầu. qua các hoạt động kinh doanh. Hiệu quả trong việc sử dụng điện năng và các ngành năng lượng khác là những thứ dễ thực hiện. Hiệu quả và bảo tồn -- không phải là chi phí, mà là lợi nhuận. Dấu hiệu đó là sai. Nó không tiêu cực; nó tích cực. Đây là những món đầu tư tự chi trả được. Nhưng chúng cũng rất hiệu quả trong việc làm trệch hướng đường đi. Xe ô tô và xe tải - tôi đã nói về chúng trong slideshow, nhưng tôi muốn các bạn đặt nó trong một bối cảnh. Đó là một mục tiêu quan tâm dễ dàng, trực quan -- và nó nên như thế -- nhưng sự ô nhiễm do các tòa nhà thải ra nhiều hơn từ xe hơi và xe tải. Xe hơi và xe tải rất quan trọng, và chúng ta có tiêu chuẩn thấp nhất trên thế giới. Vậy nên chúng ta nên giải quyết chúng. Đó là một phần của câu đố. Hiệu quả trong vận chuyển cũng quan trọng như phương tiện di chuyển. Năng lượng tái sinh ở mức hiệu quả công nghệ hiện tại có thể tạo ra nhiều khác biệt. Vinod, John Doerr, và những người khác, nhiều trong số các bạn ở đây -- có rất nhiều người trực tiếp liên quan -- làm chiếc nêm này lớn nhanh hơn nhiều so với những gì được trình bày ở đây. Giữ và cô lập Carbon (Carbon Capture and Sequestration) -- viết tắt là CCS -- có vẻ như đang trở thành một ứng dụng cốt lõi, cho phép chúng ta tiếp tục sử dụng năng lượng hóa thạch theo hướng an toàn. Thật ra vẫn chưa đến mức đó. Ok. Vậy bây giờ, điều bạn có thể làm là gì? Giảm thiểu khí thải trong nhà. Hầu hết các phí tổn đều có thể tạo ra lợi nhuận. Cách nhiệt, thiết kế tốt hơn. Tôi đã đề cập đến xe hơi -- hãy mua loại hybird. sử dụng tàu điện đô thị. Tìm ra những lựa chọn khác tốt hơn. Đây là điều quan trọng. Trở thành một người tiêu dùng xanh. Bạn có sự lựa chọn với tất cả những gì bạn mua, giữa những thứ gây ảnh hưởng tồi tệ, và những thứ ít gây ảnh hưởng xấu hơn lên khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Hãy cân nhắc điều này: Hãy sống một cuộc sống "trung hòa carbon." Một số trong các bạn rất giỏi trong việc đặt tên. Tôi rất muốn nhận được những lời khuyên và giúp đỡ về cách nói điều này thế nào để có thể kết nối hầu hết mọi người. Nó dễ dàng hơn bạn nghĩ. Thật sự là thế. Nhiều người trong chúng ta ở đây đã quyết định điều đó rồi, và nó thật sự khá dễ dàng. Nó có nghĩa là giảm thiểu việc thải khí CO2 trong hầu hết các quyết định của bạn. và sau đó là mua và bù vào phần mà bạn không thể giảm hoàn toàn được. Đây là một máy tính đo carbon. Nhóm Participant Productions đã họp lại -- cùng sự tham gia trực tiếp của tôi -- những lập trình viên hàng đầu thế giới, trong lĩnh vực tính toán carbon đầy phức tạp, để xây dựng một máy tính đo carbon thân thiện với người dùng. Bạn có thể tính toán chính xác lượng CO2 bạn thải ra, và sau đó nhận được các giải pháp để giảm thiểu. Và khi được tung ra thị trường vào tháng Năm, nó sẽ được nâng cấp lên phiên bản 2.0, cho phép chúng ta click chọn việc mua bán những phần dư thừa ấy. Tiếp theo, cân nhắc đến việc kinh doanh mang tính trung hòa carbon. Một số đã thực hiện nó, và nó cũng không khó như các bạn nghĩ. Kết hợp các giải pháp môi trường trong tất cả các chiến lược đổi mới, dù bạn hoạt động trong ngành công nghệ, giải trí, hay trong cộng đồng thiết kế và kiến trúc. Hãy đầu tư một cách bền vững. Majora đã đề cập đến điều này. Nghe này, nếu chúng ta đầu tư tiền vào những người quản lý mà bạn trả tiền dựa trên hiệu quả làm công việc hàng năm, thì đừng bao giờ phàn nàn về những thông báo quản lý CEO theo quý. Theo thời gian, họ sẽ làm việc theo những gì bạn trả công cho họ. Và nếu họ xem xét việc họ sẽ được trả bao nhiêu tiền dựa trên số vốn của bạn mà họ đã đầu tư, dựa trên những món hoàn trả ngắn hạn, bạn sẽ nhận được những quyết định ngắn hạn. Còn nhiều điều để nói về việc đó. Trở thành xúc tác cho sự thay đổi. Hãy dạy cho những người khác, hãy học hỏi nó, nói về nó. Bộ phim này là một phiên bản làm thành phim của bản slideshow. Tôi đã chiếu vào đêm hôm kia, ngoại trừ nó có nhiều thứ thú vị hơn. Nó sẽ được trình chiếu vào tháng Năm. Các bạn ở đây có cơ hội để bảo đảm rằng có nhiều người sẽ xem nó. Hãy nghĩ đến việc gửi cho ai đó ở Nashville. Chọn tốt đấy. Và cá nhân tôi sẽ đào tạo cho những người trình chiếu slideshow này -- tái thích nghi, những câu chuyện cá nhân rõ ràng sẽ được thay thế bằng một cách tiếp cận khái quát hơn, và nó không chỉ là slide chiếu, mà là điều nó truyền đạt. Thế nên tôi sẽ cho thiết lập một khóa học vào mùa hè này cho một nhóm gồm những người được chọn từ các nhóm khác nhau để đưa nó đến với đại công chúng, với các cộng đồng trên khắp đất nước. và chúng ta sẽ cập nhật bản slidesow này cho tất cả họ vào mỗi tuần, để giúp họ lúc nào cũng có những thông tin mới nhất. Tôi sẽ làm việc với Larry Lessig trong quá trình sản suất để đăng tải các công cụ và các điều luật về bản quyền hạn chế sử dụng, để giới trẻ có thể remix nó và sử dụng nó theo cách của riêng chúng. (Vỗ tay) Nơi nào mà ai cũng nghĩ rằng bạn nên giữ mình khỏi sự ảnh hưởng của chính trị? Chúng tôi cũng cần họ nữa. Đây đã từng là một vấn đề song phương, và tôi biết rằng nhóm cộng đồng này là như thế. Hãy làm cho các công việc dân chủ có thể hoạt động theo cách của nó. Hãy ủng hộ ý tưởng đóng khí thải CO2 -- sự ô nhiễm ấm lên toàn cầu -- và kinh doanh nó. Đây là lý do tại sao: cho đến khi nước Mỹ vẫn còn nằm ngoài hệ thống thế giới, nó không phải là một hệ thống khép kín. Khi nó trở thành một hệ thống khép kín, với sự tham gia của Mỹ, thì mọi người đều là thành viên ban quản trị -- có bao nhiêu người ở đây nằm trong ban quản trị của một tổ chức nào đó? Khi nó trở nên khép kín, bạn sẽ có quyền hợp pháp để thúc ép CEO của mình tăng tối đa nguồn thu từ việc giảm thiểu và việc kinh doanh gây khí thải carbon có thể tránh được. Thị trường sẽ giúp giải quyết vấn đề này -- nếu chúng ta có thể thực hiện nó. Hãy giúp chiến dịch vận động cộng đồng sẽ bắt đầu vào mùa xuân này. Chúng ta phải đổi cách suy nghĩ của người Mỹ. Bởi vì hiện nay, các nhà chính trị không có quyền để thực hiện điều cần phải làm. Và tại đất nước hiện đại này, vai trò của logic và lý lẽ không còn được cân nhắc giữa của cải và quyền lực theo cách nó từng. Giờ là các đoạn quảng cáo ngắn, nóng hổi, 30 giây, 28 giây lặp đi lặp lại. Chúng ta phải mua rất nhiều các kiểu quảng cáo đó. Hãy đặt lại tên cho hiện tượng ấm lên toàn cầu, như các bạn đã đề xuất. Tôi thích "khủng hoảng khí hậu" hơn "sự sụp đổ của khí hậu," nhưng dù sao thì các bạn cũng giỏi điều đó hơn. Tôi cần các bạn giúp về chuyện đó. Một số người bảo thử thách mà chúng ta đang đối mặt, một nhà khoa học đã bảo tôi, là việc liệu sự kết hợp giữa một ngón tay cái để cầm và một tân vỏ não (neocortex) có phải là sự kết hợp khả thi. (Cười) Điều đó rất đúng. Một lần nữa, với các Đảng viên Cộng hòa -- không nên xem nó là vấn đề đảng phái. Bạn có nhiều ảnh hưởng hơn một số các Đảng viên Dân chủ. Đây là cơ hội. Không chỉ thế, nhưng còn kết nối các ý tưởng ở đây, và làm cho chúng gắn bó chặt chẽ hơn. Chúng ta là một. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi rất cảm kích. (Vỗ tay) Với các mối lo ngại chính đáng về đại dịch AIDS và cúm gia cầm -- và chúng ta sẽ được nghe tiến sĩ Thông Thái lỗi lạc nói về vấn đề này trong ngày hôm nay -- Tôi muốn nói về một đại dịch khác, đó là bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp -- các bệnh này hoàn toàn có thể phòng chống đối với 95% dân số, chỉ bằng cách thay đổi khẩu phần ăn và lối sống. Và hiện nay đang có một căn bệnh toàn cầu khi mọi người đang bắt đầu ăn, sống và chết như chúng ta. Trong vòng một thế hệ, ví dụ như, người châu Á đã đi từ tỷ lệ mắc bệnh béo phì, bệnh tim và tiểu đường thấp nhất đến tỷ lệ cao nhất. Và ở châu Phi, bệnh tim mạch gây con số tử vong ngang với dịch HIV/AIDS ở hầu hết các nước. Thế nên chúng ta phải mở một cửa sổ cơ hội quan trọng để tạo sự khác biệt tác động đến cuộc sống của hàng triệu người, và áp dụng công tác phòng chống trên quy mô toàn cầu. Các bệnh về tim và mạch máu tiếp tục gây thêm nhiều tử vong -- không chỉ ở nước ta mà trên khắp thế giới hơn bất cứ thứ gì cộng lại, tuy nhiên hầu hết mọi người đều có thể phòng ngừa căn bệnh này. Không chỉ có thể phòng ngừa, nó còn có thể chữa khỏi. Trong 29 năm qua, chúng ta đã sử dụng các phương tiện công nghệ cao tối tân, hiện đai để chứng minh các biện pháp đơn giản, công nghệ thấp và giá rẻ như thay đổi khẩu phần ăn và lối sống hiệu quả đến mức nào. Thủ thuật khâu động mạch định lượng trước và sau một năm, và quét chụp cắt lớp tim. Cách đây vài tháng, chúng tôi đã công bố -- chúng tôi đã xuất bản nghiên cứu đầu tiên cho thấy chúng ta có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược tiến trình bệnh ung thư tuyến tiền liệt bằng cách thay đổi khẩu phần ăn và lối sống, thì sẽ đẩy lui 70% sự phát triển của khối u, hoặc kìm hãm khối u so với chỉ có 9% trong nhóm kiểm soát. Và trong phương pháp quang phổ chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp theo mô đun (MI) ở đây, hoạt động của khối u tuyến tiền liệt biểu diễn bằng màu đỏ -- bạn có thể thấy nó teo lại sau một năm. Giờ bệnh béo phì đang rất phổ biến. 2/3 người trưởng thành và 15% trẻ em bị béo phì. Điều tôi lo ngại nhất là bệnh tiểu đường đã tăng 70% trong 10 năm qua, và đây có lẽ là thế hệ đầu tiên, con em chúng ta sẽ giảm thọ hơn chúng ta. Thật khủng khiếp nhưng nguy cơ đó có thể ngăn chặn được. Nào, đây không phải các bản thống kế bầu cử mà là số người mắc bệnh béo phì theo giai đoạn, bắt đầu ở '85, '86, '87 -- đây là số liệu lấy từ trang web của Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật -- '88, '89, '90, '91 -- ta có loại mới -- '92, '93, ..., '96, ..., 2001 -- tình hình tồi tệ thêm. Chúng ta đang thụt lùi. Vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta đã phát hiện ra khẩu phần ăn có thể đảo ngược tiến trình bệnh tim và ung thư chính là khẩu phần ăn của người châu Á. Nhưng người châu Á đang bắt đầu ăn uống giống chúng ta, đó là lý do tại sao họ mắc các bệnh như chúng ta. Thế nên tôi đang làm việc với nhiều công ty thực phẩm lớn. Họ có thể biến các thực phẩm có lợi cho sức khỏe trở nên hợp khẩu vị, tiện lợi và trông hấp dẫn hơn với thực khách -- hiện tôi đang tham gia vào ban cố vấn cho McDonald PepsiCo, ConAgra và Safeway và tới đây sẽ là Del Monte, các công ty này thấy rằng đó là việc làm ăn lợi cả đôi đường. Các món salad bạn thấy ở các cửa hàng của McDonald là kết quả của công việc -- họ sắp đưa ra một món rau trộn kiểu châu Á. Tại Pepsi, 2/3 lượng gia tăng doanh thu đến từ các thực phẩm có lợi. Vì thế nếu thành công, chúng ta có thể giải phóng các tài nguyên khác để dành cho việc mua thuốc cần thiết để chữa trị bênh HIV/AIDS, sốt rét và ngăn ngừa bệnh cúm gia cầm. Xin cảm ơn. Tôi có một bản sao ma quái của chính mình! (Cười) Tiến sĩ Gero là một nhà khoa học xuất chúng nhưng hơi hơi điên trong viên ngọc rồng Z thuộc "Tiểu thuyết Saga của người máy giả nhân". Nếu bạn quan sát kĩ càng, bạn sẽ thấy hộp sọ của ông ta đã bị thay thế với một cái vòm Plexiglas trong suốt nhờ vậy mọi hoạt động của não có thể được quan sát và điều khiển với án sáng. Đó chính xác là điều mà tôi làm - kiểm soát suy nghĩ bằng quang học. (cười) Nhưng trái hẳn với kẻ sinh đôi quỷ quái của tôi, cái kẻ luôn mơ mộng thống trị thế giới, mục tiêu của tôi hoàn toàn trong sáng chứ không tàn bạo hay ác ôn. Tôi kiểm soát não bộ để hiểu cách thức vận hành của nó. Hãy đợi một chút nhá, có thể bạn sẽ nói làm sao mà anh chàng này kiểm soát được não khi vẫn chưa hiểu nó? Chẳng khác nào dùng xe thồ để kéo ngựa thay vì dùng ngựa kéo xe thồi? Rất nhiều nhà thần kinh học đồng ý với quan điểm này họ nghĩ rằng sự hiểu biết sẽ đến từ các quan sát chi tiết và phân tích tỉ mỉ. Họ nói, "Nếu như chúng ta có thể ghi nhận lại hoạt động của từng tế bào thần kinh, chúng ta sẽ hiểu rõ bộ não." Nhưng hãy nghĩ một chút về ý nghĩa của điều này. Cho dù ta có đo đạc được công việc của từng tế bào tại tất cả thời điểm chúng ta còn phải giải mã xem các chuỗi hoạt động đó có ý nghĩa gì, điều đó là rất khó, khả năng là chúng ta sẽ hiểu những chuỗi hoạt động này, cũng ít như bộ não đã sản sinh ra chúng. Hãy thử xem coi hoạt động của não bộ trông như thế nào nhé. Trong lần kích thích này, mỗi điểm đen là một neuron - tế bào thần kinh. Chung ta chỉ nhìn thấy các điểm này khi nào tế bào có lực điện trường đi qua. Có khoảng 10 ngàn neuron ở đây. Vậy là, bạn chỉ mới quan sát được khoảng 1% bộ não của một con gián thôi đó! Não của chính bạn thì phức tạp gấp 100 triệu lần vâng, 100 triệu lần cỗ máy đơn giản này. Ở đâu đó, những chuỗi tín hiệu này là chính bạn, là quan niệm và nhận thức của bạn, là cảm xúc, là trí nhớ, là kế hoạch của bạn trong tương lai Nhưng chúng ta không biết ở đâu vì chúng ta không biết cách đọc những chuỗi tín hiệu này. Chúng ta không hiểu thứ ngôn ngữ được não sử dụng. Đẻ có thể đi xa hơn, chúng ta phải tìm cách phá vỡ các mật mã này. Nhưng bằng cách nào đây? Một nhà phá mật mã có kinh nghiệm sẽ nói với bạn rằng để tìm hiểu xem kí hiệu trên một mật mã có ý nghĩa gì, điều cần thiết là phải có khả năng chơi với chúng, sắp xếp chúng theo cách bạn mong muốn. Và trong tình huống này cũng vậy, để giải mã các thông tin bên trong những chuỗi tính hiệu này, chỉ quan sát thôi thì không đủ. Chúng ta cần phải sắp xếp lại chúng. Nói cách khác, thay vì ghi nhận hoạt động của neuron, chúng ta phải điều khiến nó. Chúng ta không cần thiết phải kiếm soát toàn bộ các neuron bên trong não, chỉ cần một vài neuron là đủ. Sự can thiệp của chúng ta càng đưỡ xác định rõ ràng càng tốt. Tôi sẽ cho bạn thấy trong một khoảng khắc làm cách nào chúng ta đạt được độ chính xác cần thiết. Và tôi khá là thực tế chứ không hão huyền. Tôi không dám chắc rằng khả năng kiểm soát chức năng của hệ thần kinh có thể ngay lập tức giúp chúng ta khám phá mọi bí ẩn của nó. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ biết được rất nhiều từ đó. Và tôi bây giờ không có cách nào là người đầu tiên nhận ra sức mạnh to lớn của các công cụ can thiệp này. Lịch sử của những lần cố gắng để kết nối chức năng của hệ thần kinh là một lịch sử dài và vinh quang. Ít nhất nó đã kéo dài hơn 200 năm rồi, nó bắt đầu từ thời các thí nghiệm nổi tiếng của Galvani hồi cuối thế kỉ 18, và thậm chí là xa hơn nữa kia. Galvani chứng minh rằng chân của mấy chú ếch bị co giật khi ông nối những dây thần kinh thắt lưng với một luồng điện. Thí nghiệm này đã làm sáng tỏ một điều đầu tiên, và có lẽ là quan trọng nhất, nó là quặng vàng trong mật mã thần kinh: thông tin này đã được viết lại trong hình hài của các luồng xung điện. Phương thức tiếp cận của Galvani - thử nghiệm hệ thần kinh với các cực điện vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay mặc dù còn khá nhiều nhược điểm. Dĩ nhiên là việc gắn dây điện vô não khá tàn bạo. Rất khó để thực hiện đối với những con vật di chuyển nhiều, và có sự hạn chế nhất định về mặt cơ học đối với số lượng dây điện có thể được gắn cùng lúc. Vì vậy, khoảng cuối thế kỉ vừa rồi, tôi bắt đầu nghĩ, chẳng phải là rất tuyệt sao, nếu như một người có thể nắm vững logic này và lật ngược lại nó. Thay vì gắn một sợi dây điện vào một điểm của bộ não, tôi tái thiết lại bộ não để một vài nhân tố thần kinh trong đó có khả năng đáp ứng với nhiều tín hiệu thông tin khác nhau ví dụ như là một chùm ánh sáng chẳng hạn. Phương pháp tiếp cận này sẽ, về mặt lý thuyết, vượt qua được rất nhiều trở ngại để chúng ta khám phá bí ẩn của não bộ chỉ trong vòng một ánh chớp. Trước hết, phương pháp này không gây đau đớn, đó là một dạng trao đổi tín hiệu không cần tới dây. Thứ hai, cũng như khi dùng sóng radio, bạn có thể giao tiếp với nhiều người nghe cùng một lúc. Bạn không cần biết những người nghe này đang nằm ở đâu và việc họ có di chuyển tới đâu đi chăng nữa cũng không thành vấn đề cũng giống như âm thanh nổi trong chiếc xe hơi của bạn vậy đó. Nó thậm chí còn tốt hơn nữa kìa, vì hóa ra là chúng ta có thể xây dựng nên những "người nghe" này từ những vật liệu được mã hóa trong DNA. Như vậy, mỗi tế bào thần kinh với bộ mã di truyền được chỉnh sửa đúng cách có thể cùng lúc tạo ra một "người nghe" cho phép chúng ta điều khiển chức năng của chúng. Hi vọng các bạn có thể cảm nhận được sự đơn giản đẹp đẽ trong khái niệm này. Không có bất kì công nghệ hi-tech nào ở đây cả, chỉ có bản chất sinh học được khám phá bằng chính sinh học. Nào bây giờ hãy cùng quan sát kĩ hơn những "người nghe" kì diệu này nhé. Khi chúng ta nhìn kĩ từng cụm tế bào thần kinh màu tím này, chúng ta sẽ thấy lớp màng ngoài của chúng được khảm đầy những lỗ li ti rất nhỏ. Những lỗ này sẽ tạo nên các dòng điện và chính những xung điện này tạo nên sự giao tiếp trong hệ thần kinh. Nhưng các cánh cổng này rất đặc biệt. Chúng được kết nối với những điểm tiếp nhận ánh sáng gần giống với các thụ thể trong mắt của bạn. Bất kì khi nào có một luồng ánh sáng chạm vô những thụ thể này, các lỗ sẽ được mở ra và luồng điện được bật, và các tế bào thần kinh chuyển đi các xung điện. Bởi vì những cánh cổng nhạy sáng này được mã hóa trong DNA, chúng ta có thể đạt được một mức độ chính xác tới khó tin. Đó là bởi vì, dù mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta chứa cùng một tập hợp gen, nhưng trong mỗi tế bào, những nhóm gen khác nhau sẽ được đóng mở theo một cách riêng. Bạn có thể lợi dụng điều này để đảm bảo rằng chỉ có một số tế bào thần kinh nhất định chứa những cánh cổng nhạy sáng, còn các tế bào khác thì không. Và như vậy, trong bức tranh này, chúng ta sẽ làm cho các tế bào trắng xanh trong góc trên bên trái làm cho chúng không đáp ứng với ánh sáng, vì thiếu những cánh cổng nhạy sáng. Cách thức tiếp cận này hoạt động hiệu quả tới mức chúng ta có thể viết những thông tin hoàn toàn nhân tạo trực tiếp trên bộ não. Trong ví dụ này, mỗi luồng xung điện, mỗi sự chệch hướng trên đường đi được gây ra bởi một luồng sáng ngắn. Và phương pháp này cũng có thể được sử dụng đối với các động vật đang di chuyển và hoạt động. Đây có lẽ là một thí nghiệm đầu tiên, có tương quan với thí nghiệm về điện của Galvani. Nó được thực hiện khoảng sáu hay bảy năm trước bởi một nghiên cứu sinh của tôi, Susana Lima. Susana đã kiến tạo lại chú ruồi giấm bên tay trái để cho chỉ có hai trong hơn 200 000 tế bào não của nó có chứa các cánh cổng nhạy sáng. Bạn có thể quen với các tế bào này đó, vì chính chúng khiến bạn khó chịu khi bạn đuổi ruồi đi. Chúng khiến cho những con ruồi có khả năng phản xạ chạy thoát, nhảy vào không trung và bay đi xa khi bạn có động thái di chuyển tay của mình. Và bạn có thể thấy ở đây, những chùm sáng cũng gây ra tác động tương tự. Con vật này nhảy, mở cánh rộng ra, và đập cánh nhưng không thể bay lên được bởi vì chúng bị kẹp giữa hai tấm kính Bây giờ khi đã chắc chắn rằng không có phản ứng nào của con ruồi đối với chùm sáng mà nó thấy được, Susana thực hiện một thí nghiệm đơn giản nhưng cực kì hiệu quả. Cô ấy cắt bỏ đầu của những con ruồi. Cơ thể không có đầu kia có thể sống được trong một ngày, nhưng chúng không thể hoạt động được nhiều. Chúng chỉ có thể đứng ở đó và khua khua, chải chải liên tục. Có lẽ tính cách duy nhất còn lại sau khi bị cắt bỏ đi bộ não chính là sự phù phiếm, tự cao tự đại. (Cười) Dù sao đi nữa, bạn sẽ thấy rằng trong một khoảnh khắc đó, Susana đã có thể làm cho cỗ máy bay lượn này hoạt động và một thứ gì đó tương đương với xương sống của những con ruồi này khiến cho thân thể không có đầu này cất cánh và bay đi xa. Thực ra thì cũng không xa lắm đâu, dĩ nhiên rồi. Kể từ khi chúng tôi có tiến đi những bước đầu tiên, lĩnh vực quang di truyền học đã thực sự bùng nổ. Và tới nay thì có hàng trăm phòng thí nghiệm đang sử dụng cách thức này. Và chúng ta đã đi một quãng đường rất xa kể từ những thành công đầu tiên của Galvani và Susana trong việc bắt các con vật nhảy hay co giựt. Bây giờ, chúng ta thậm chí có thể tác động lên tâm lý của chúng bằng những cách rất uyên thâm giống như cách mà tôi sẽ nói cho các bạn nghe trong ví dụ cuối cùng đây, nó nhắm tới một câu hỏi rất quen thuộc. Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn tạo ra một áp lực bất biến bắt chúng ta quyết định hành động nào phải xảy ra tiếp theo. Và chúng ta đối mặt với áp lực này bằng bộ não của chúng ta và trong cỗ máy này, có một trung tâm ra quyết định tôi tạm gọi nó là Actor. Actor sẽ cung cấp các chính sách dựa trên trạng thái môi trường và hoàn cảnh mà chúng ta vận hành. Hành động của chúng ta thay đổi môi trường, thay đổi hoàn cảnh và sự thay đổi này được phản hồi lại với vòng xoáy quyết định.. Nào, hãy thử mang lại chút hình hài sinh động, cho mô hình trừu tượng này nhé., chúng tôi tạo nên thế giới một chiều đơn giản để cho đối tượng của chúng ta - những chú ruồi dấm. Mỗi căn phòng trong gian nhà dựng đứng này sẽ chỉ chứa một con ruồi. Mảng bên trái và bên phải của phòng được tô hai màu khac nhau và có máy quay phim theo dõi. Máy giúp quan sát các con ruồi tăng và giảm vận tốc giữa hai bức tường. Ở đây có một vài thang đo chiều dài CCTV. Bất kì lúc nào con ruồi bay đến giữa căn phòng nơi mà hai dòng mùi hương chạm nhau. nó phải đưa ra một quyết định Nó phải quyết định quay ngược lại và ở trong vùng có vùi hương cũ hay là vượt qua đường trung gian đó và thử một vài điều mới. Những quyết định này chắc chắn là phản xạ từ các chính sách mà Actor đưa ra. Đối với những dạn trí thông minh như con ruồi của chúng ta, các chính sách này không được viết trên đá, không bất biến mà thường thay đổi khi con vật học được một kinh nghiệm mới. Chúng ta có thể kết hợp yếu tố đó của những trí thông minh có khả năng thích nghi đó, vào với mô hình của chúng ta bằng cách giả định rằng bộ não của chú ruồi bay không chỉ có trung khu Actor mà còn có những nhóm tế bào khác nữa, đó là Critic, trung khu này đưa ra những lời nhận định đối với các lựa chọn của Actor. Bạn có thể hình dung giọng nói này giống như là một phần cân bằng trong não bộ tương tự như nhà thờ Công giáo nếu như bạn là người Áo giống tôi, hoặc là một thứ siêu ngã, nếu như bạn theo trường phái của Freud, hoặc đó chính là mẹ của bạn, nếu như bạn là người Do Thái, (cười) Bây giờ rõ ràng là Critic - sự phàn nàn chính là một nhân tố quan trọng trong trí thông minh của chúng ta Vì vậy chúng tôi quyết định tìm hiểu các tế bào trong bộ não của ruồi đóng vai trò của Critic. Và lý luận của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu có thể dùng cách điều khiển từ xa của quang học để hoạt hóa những tế bào Critic, chúng tôi có thể, theo một cách nhân tạo, rầy rà Actor khiến nó thay đối chính sách. Nói cách khác, những con ruồi này phải học từ các sai phạm mà nó nghĩa là nó đã trải qua, nhưng trên thực tế thì nó không hề sai phạm. Do vậy, chúng tôi cho lai các con ruồi giấm với bộ não có phần nào đó nghiêm khắc với những tế bào có khả năng nhận sáng. Sau đó chúng tôi lấy những con ruồi này ra và để cho chúng tiến hành lựa chọn. Bất kì khi nào chúng đưa ra một trong hai quyết định. lựa chọn một cách cửa, ví dụ như chọn cánh cửa xanh thay vì cách cửa cam, chúng tôi sẽ bật sáng lên. Nếu như Critic là một trong số những tế bào được kích quang, thì sự can thiệp của chúng tôi sẽ đưa đến két quả là một thay đổi về chính sách. Và các con ruồi có thể học được cách tránh xa những mùi được quang học làm mạnh lên. Sẽ có hai trường hợp khác nhau như thế này. Chúng tôi so sánh hai dòng ruồi dấm, mỗi nhóm trong chúng có khoảng 100 tế bào nhạy quang trong não được thể hiện bằng màu xanh lá cây ở bên trái và bên phải. Điểm chung giữa các nhóm tế bào này là chúng sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Nhưng đặc điểm nhận dạng của những tế bào thần kinh tạo ra dopamine có sự khác biệt rất lớn ở hai nhóm bên phải và bên trái. Nếu dùng quang học kích thích những tế bào này trong hai nhóm ruồi giấm, chúng ta sẽ thu được kết quả khác xa nhau. Nếu bạn nhìn nhận trước tiên ở hành vi của những con ruồi ở bên phải, bạn có thể thấy rằng mỗi lần chúng đi tới giữa chừng của căn phòng nơi hai mùi hương gặp nhau, nó sẽ đi thẳng tiếp giống như nó từng làm. Hành vi của nó hoàn toàn không thay đổi. Nhưng nhóm ruồi bên trái thì khác hẳn, Mỗi khi nó tới điểm giữa này, nó dừng lại, cẩn thận rà soát mùi hương ở vùng giao điểm, giống như là chúng đang khụt khịt hửi môi trường xung quanh, và rồi chúng quay đầu lại. Điều này có nghĩa là những chính sách mà Actor đưa ra bây giờ bao hàm một chỉ dẫn rằng phải tránh xa mùi hương ở bên phải của căn phòng. Chắc chắn là Critic đã lên tiếng bên trong con vật, và Critic nhất định được cấu thành ở giữa những tế bào tạo dopamine ở bên trái, nhưng không có trong tế bào tạo dopamine ở bên phải. Thông qua những ví dụ như thế này, chúng tôi có thể giảm dần phạm vi tìm kiếm, cho tới mức giới hạn Critic chỉ trong một nhóm 12 tế bào. Nhóm tế bào này, được minh họa bằng màu xanh lá cây ở đây, chúng sẽ gửi thông điệp tới một bộ phận của não có tên gọi thể nấm, được minh họa bằng màu xám. Chúng tôi biết rằng bằng những mô hình này chúng tôi có thể biết được cấu trúc não ở đầu bên kia nhận lệnh của Critic chính là Actor. Cấu trúc này cho thấy những thể nấm này có liên quan gì đó tới sự hành động, tới các lựa chọn. Với tất cả những hiểu biết của chúng ta về thể nấm, điều này có một ý nghĩa hoàn hảo. Thưc tế, nó có quá nhiều ý nghĩa trong việc chúng ta có thể thiết kế nên một dòng điện đồ chơi có khả năng nhái lại hành vi của con ruồi. Trong dòng điện mô hình này, những tế bào thần kinh trong thể nấm được tượng trưng bằng các đèn LED nằm dọc màu xanh ở chính giữa bảng. Các đèn LED này được nối dây với cảm biến có khả năng nhận biết sự hiện diện của các phân tử mùi trong không khí. Mỗi mùi sẽ kích hoạt một nhóm cảm biến khác nhau, và từ đó hoạt hóa một nhân tố dò mùi ở bên trong thể nấm. Như vậy, phi tiêu trong buồng lái của những chú ruồi này, Actor, có thể biết mùi nào đang hiện diện chỉ bằng cách nhìn xem chiếc đèn LED xanh nào đang được thắp sáng. Còn việc Actor làm gì với thông tin này thì còn phụ thuộc vào chính sách của nó, và các quy định này được lưu trữ trong độ mạnh của những liên kết, giữa những chiếc máy dò mùi và những động cơ khởi động các hoạt động chạy trốn của con ruồi. Nếu liên kết này quá yếu, động cơ này không khởi động được và con ruồi sẽ tiếp tục đi thẳng. Còn nếu liên kết đủ mạnh, động cơ sẽ được bật lên và chú ruồi sẽ bắt đầu đổi hướng. Hãy xem xét một tình huống mà trong đó động cơ này không được bật lên chú ruồi cứ tiếp tục đi theo con đường đó và nó gánh chịu một hậu quả đau đớn chẳng hạn như bị hạ gục chẳng hạn. Và khi đó, chúng ta có thể trông đợi Critic lên tiếng nói với Actor để thay đổi chính sách của nó. Và chúng tôi đã tạo ra tình huống đó một cách nhân tạo bằng cách khởi động Critic thông qua một chùng tia sáng. Và nó tạo nên một sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các máy dò mùi đang hoạt động với động cơ của chú ruồi. Thế là trong lần tiếp theo, nếu như những chú ruồi này cảm thấy mình đang chạm trán với mùi hương cũ, kết nối này đã đủ mạnh để khởi động mô tơ và tạo ra phản ứng chạy trốn. Tôi không biết bạn nghĩ sao, nhưng tôi cảm thấy rất phấn khích khi hiểu sự mù mờ trong các nhắc nhở về mặt tâm lý bằng cách nào mà chúng có thể làm biến mất hay dẫn tới những sự thay đổi, những hiểu biết cơ học trong bộ não, ngay cả khi đó chỉ là não của một con ruồi. Đây là một thông tin rất quan trọng và đầy hứa hẹn. Một thông tin vui khác nữa ít nhất là cho các nhà khoa học, đó là còn rất nhiều điều để chúng ta khám phá. Trong các thí nghiệm tôi kể với bạn, chúng tôi đã phần nào nhận biết được Critic, nhưng vẫn chưa hiểu nhóm tế bào này thực hiện chức năng của chúng ra sao. Và chúng tôi bắt đầu liên hệ với chuyện khi bạn làm sai điều gì đó mẹ bạn, thầy cô của bạn không ở đó để nhắc nhở bạn nữa, thật là khó khăn làm sao. Có một vài ý tưởng trong ngành khoa học máy tính và trí thông mình nhân tạo để giúp ta hiểu được cơ chế của những việc này nhưng chúng ta vẫn còn một ví dụ chưa giải quyết được đó là bằng cách nào những hành vi thông minh được nảy sinh từ các tương tác cơ học bên trong vật chất sống. Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm đi tới đó thôi, trong một tương lai gần. Cảm ơn các bạn! (Vỗ tay). Có quá nhiều điều cần bàn đến, nhưng trước hết, tôi sẽ cho chạy một bản nhạc thay cho lời mở đầu. (Nhạc) ♫ Khi tôi thức dậy ♫ ♫ vào lúc bình minh ♫ ♫ Tôi rót cà phê ♫ ♫ Đọc báo ♫ ♫ Và rồi chầm chậm ♫ ♫ rất chậm rãi ♫ ♫ tôi rửa bát ♫ ♫ Cho cá ăn ♫ ♫ Bạn hát chúc mừng sinh nhật tôi ♫ ♫ Như thể ♫ ♫ đây là ngày cuối cùng ♫ ♫ bạn ở trên thế giới này ♫ (Vỗ tay) Vâng. Hôm nay, tôi muốn làm điều gì đó đặc biệt. Tôi muốn ra mắt một bài hát của mình được sáng tác trong vòng năm hay sáu tháng gần đây. Và có một số thứ lý thú hơn nhiều so với việc chơi một bản nhạc lần đầu tiên trước đám đông, đặc biệt là khi nó còn đang dang dở. (Cười) Tôi hi vọng những cuộc đối thoại ở đây sẽ giúp tôi hoàn thành bài hát của mình. Bởi vì nó là sự tổng hợp của nhiều sự thực điên rồ. Về cơ bản, đây là một bài hát về những vòng lặp, nhưng không phải loại vòng lặp tôi vừa thể hiện ở đây. Chúng là những vòng lặp phản hồi. Trong thế giới âm thanh đó là khi chiếc micro ở quá gần nguồn âm thanh của nó, và rồi nó rơi vào vòng lặp tự phá huỷ này để tạo ra một âm thanh rất khó chịu. Để tôi minh hoạ điều đó cho bạn thấy. (Cười) Tôi không làm bạn đau đâu. Đừng lo lắng. ♫ Đây là một vòng lặp, một vòng lặp phản hồi ♫ ♫ Đây là một vòng lặp, một vòng lặp phản hồi ♫ ♫ Đây là một vòng lặp, một vòng lặp phản hồi ♫ ♫ Đây là một vòng lặp, một vòng lặp phản hồi ♫ ♫ Đây là một vòng lặp, một vòng lặp phản hồi ♫ ♫ Đây là một vòng lặp, một vòng lặp phản hồi ♫ ♫ Đây là một -- (Vòng lặp) Được rồi. Tôi không biết liệu có cần thiết phải minh hoạ -- (Cười) -- nhưng ý tôi rằng đó là thứ âm thanh tự phá huỷ. Và tôi nghĩ về làm cách nào nó vượt qua được tất cả các không gian, từ, vâng, từ không gian sinh thái. Dường như có một quy luật tự nhiên rằng nếu bạn đến quá gần nơi mình đã từng tới, nó sẽ trở nên xấu xí. Bạn không thể cho bò ăn chính não của chúng được, hay bạn mắc phải bệnh bò điên, giao phối cận huyết và loạn luân và rồi, hãy xem, điều kia là gì? Về mặt sinh học -- có loại bệnh tự miễn, khi cơ thể tự chống lại nó một cách hơi quá kinh khủng và phá huỷ vật chủ, hay cơ thể đó. Và rồi -- vâng, đây chính là nơi chúng ta nói đến trong bài hát -- nó nối kết khoảng cách của cảm xúc. Bởi cho dù tôi có dùng những thuật ngữ khoa học trong bài hát, thì tôi vẫn rất khó để có thể viết chúng thành lời bài hát. Và có một số điều bạn không cần phải có trong các ca khúc. Tôi đang cố gắng nối kết khoảng cách này lại giữa ý tưởng và giai điệu này. Và rồi, tôi không biết bạn đã thực hiện điều đó, nhưng khi tôi nhắm mắt lại cố gắng chìm vào giấc ngủ, tôi không thể ngừng nghĩ về đôi mắt của mình. Nó giống như việc mắt của bạn bắt đầu cố gắng nhìn chính chúng. Và đó là điều tôi cảm nhận được. Nó không hề dễ chịu. Tôi xin lỗi nếu đã trót gieo ý tưởng này vào đầu bạn. (Cười) Dĩ nhiên, việc mắt bạn tự quan sát chính nó là điều không thể, nhưng chúng đang cố gắng làm như vậy. Câu chuyện đã gần hơn với một kinh nghiệm cá nhân rồi. Hay việc tai có khả năng tự nghe thấy chính âm thanh của chúng -- thật không thể; đó là vấn đề. Tôi đã nghiên cứu ca khúc có liên quan tới những vấn đề này và rồi tưởng tượng cảnh một người quá thành công trong việc tự chống lại sự đau lòng đến nỗi họ bị bỏ lại để chống đỡ bản thân mình, nếu điều đó là có thật. Và đó là câu hỏi mà bài hát này đặt ra. Được rồi. Nó chưa có tên. (Nhạc) ♫ Hãy tiến lên và tự chúc mừng bản thân ♫ ♫ Cho chính bạn một cánh tay, cánh tay ấy là của bạn ♫ ♫ Và mắt cũng là của bạn ♫ ♫ Và một tai nghe thấy tai kia rất gần ♫ ♫ Bởi đó là tai của bạn, oh oh ♫ ♫ Bạn giờ đã làm được điều bất khả thi ♫ ♫ Tự tách rời mình ra ♫ ♫ Bạn khiến bản thân trở nên cứng rắn ♫ ♫ Không ai có thể làm tan vỡ trái tim bạn ♫ ♫ Bạn lấy nó ra ♫ ♫ Và văn chặt nó ♫ ♫ Bạn lấy nó ra ♫ ♫ Và chính bạn tự phá vỡ nó ♫ ♫ Tự phá vỡ chính mình, tự phá vỡ nó ♫ ♫ Tự phá vỡ chính mình, tự phá vỡ nó ♫ ♫ Tự phá vỡ chính mình ♫ (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thôi được. Thật tuyệt vời. Các nhạc sĩ có thể bị xử vì tội giết người. Hãy vứt những mớ lý thuyết điên rồ ấy đi và không cần phải sao lưu nó hay đồ thị hay nghiên cứu. Bạn biết đấy, tôi nghĩ sự tò mò một cách thiếu thận trọng là điều mà thế giới hiện đang cần, chỉ một chút thôi. (Vỗ tay) Tôi sắp hoàn thành ca khúc của mình có tên là "Hệ Thống Khí Hậu." (Nhạc) ♫ Hãy yên lặng ♫ ♫ Yên lặng nào, cô nói ♫ ♫ Hãy thủ thỉ vào sau gáy anh ấy ♫ ♫ Trên cạnh giường, tôi có thể nhìn thấy máu bạn đang chảy ♫ ♫ Tôi có thể thấy ♫ ♫ các tế bào đang lớn lên ♫ ♫ Hãy dừng lại một lát ♫ ♫ Đừng làm tràn ly rượu ♫ ♫ Tôi có thể thấy tất cả từ đây ♫ ♫ Tôi thấy ♫ ♫ oh, tôi ♫ ♫ Tôi thấy ♫ ♫ hệ thống khí hậu ♫ ♫ của thế giới ♫ ♫ Hệ thống khí hậu ♫ ♫ của thế giới ♫ ♫ Những điều bạn nói ♫ ♫ không phải để trao đổi ♫ ♫ Tôi sẽ giữ nó ở nơi ♫ ♫ mà các chi nhánh vật chất miễn phí của chúng ta ♫ ♫ sợ hãi ♫ ♫ Dừng lại đã ♫ ♫ Đừng làm tràn rượu ♫ ♫ Tôi có thể thấy tất cả từ nơi này ♫ ♫ Tôi thấy ♫ ♫ oh, tôi ♫ ♫ Tôi thấy ♫ ♫ hệ thống khí hậu của thế giới ♫ ♫ Hệ thống khí hậu ♫ ♫ của thế giới ♫ Xin cảm ơn (Vỗ tay) Sau đây là một câu chuyện về một nơi mà bây giờ tôi gọi là nhà. Đây là câu chuyện về nền giáo dục công và về cộng đồng ở những hơi hẻo lánh và về những gì thiết kế có thể làm thay đổi cả hai. Đây là hạt Bertie, bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ, có một số thông tin bạn cần biết về vị trí. Đây là bang Bắc Carolina, và nếu chúng ta nhìn gần hơn, hạt Bertie nằm ở phần phía đông của bang.♫ Mất khoảng 2 tiếng về phía Đông khi lái xe từ Raleigh. Và nó rất bằng phẳng, lầy lội. Hầu hết nơi đây là đất trang trại. toàn bộ quận này là nhà của gần 20 ngàn người, phân bố rải rác. Nên chỉ có 27 người trên 1 dặm vuông, tức là khoảng 10 người trên 1 kilomet vuông. Hạt Bertie là một ví dụ điển hình về việc phân bố đất đai ở những vùng héo lánh ở nước Mỹ. Chúng ta đã nhìn thấy những chuyện này trên khắp đất nươc ngay cả những nơi ngoài biên giới Hoa Kỳ. Chúng ta biết những triệu chứng. ng bằngNó như một cái hố trũng ở những thị trấn nhỏ. Đó là khu buôn bán đang trở thành thị trấn ma chảy máu chất xám, nơi mà hầu hết những nhân tài đều ra đi và không bao giờ trở lại. Sự phụ thuộc vào sự trợ cấp nông nghiệp của chính phủ và những trường học dưới tiêu chuẩn và tỉ lệ nghèo đói cao hơn cả sống trong thành phố. Hạt Bertie không phải là một ngoại lệ trong trường hợp này. Có lẽ đó là vấn đề lớn nhất họ đang phải vật lộn, cũng giống như nhiều cộng đồng khác, không hề có chia sẻ, đầu tư cho tương lai của những cộng đồng ở nơi hẻo lánh. Chỉ có 6,8 % hỗ trợ nhân đạo của chúng ta ở Hoa Kỳ mang lại lợi ích cho những vùng hẻo lánh, và 20% dân số của chúng ta thì sống ở đó. Vậy nên hạt Bertie không chỉ rất hoang vu, mà còn nghèo đến mức khó tin. Nó là hạt nghèo nhất trong bang. Cứ trong 3 đứa trẻ thì một đứa sống trong cảnh bần cùng. Và điều này rất giống như những nơi dân cư Do Thái xưa. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nguồn thu lớn nhất là từ bông và thuốc lá, và chúng ta có thể tự hào về đậu phụng của hạt Bertie. Doanh nghiệp lớn nhất ở đây là xí nghiệp chế biến thịt gà Purdue. một hạt ở Windsor. Bạn có thể thấy ngay đây, nó giống như quảng trường thời đại của Windsor. Đây là nhà của 2000 người, và giống như hầu hết các thị trấn nhỏ khác nó trở nên tồi tàn qua các năm. Có thêm nhiều tòa nhà bỏ hoang hoặc không được sửa chữa hơn là được chưng dụng. Bạn có thể đếm số nhà hàng ở hạt này chỉ trên 1 bàn tay... Bunn's Barbecue là một nơi tôi yêu thích Nhưng cả hạt này không có quán cà phê nào cả không internet cà phê, không rạp chiếu phim ,không cửa hàng sách. Thậm chí còn không có siêu thị Walmart. Chủng tộc ở hạt này 60% là người Mĩ gốc Phi, nhưng điều xảy ra ở hầu hết các trường công là hầu hết những đứa trẻ da trắng có điều kiện hơn đều đi đến trường tư thục Lawrence. Vì vậy những học sinh ở trường công khoảng 86% là người Mĩ gốc Phi. Đây là điều mà các tờ báo địa phương nói về các lớp tốt nghiệp gần đây, bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt khá là rõ ràng. Vì vậy nói rằng hệ thống giáo dục công ở hạt Bertie đang khủng hoảng, cũng vẫn chưa đủ. Cơ bản là không có những giáo viên giỏi để chọn. Và chỉ 8% dân số ở hạt này có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Đây không phải là một sự kế thừa lớn trong nền giáo dục hiện đại. Thực tế, 2 năm trước đây chỉ 27% các học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 vượt qua được tiêu chuẩn của bang trong môn tiếng anh và môn toán. Nghe như có vẻ tôi đang vẽ lên một bức tranh ảm đạm về nơi này, nhưng tôi xin cam kết rằng có tin tốt. Một tài sản lớn nhất, theo tôi một trong những tài sản quý nhất của hạt Bertie County bây giờ, là người đàn ông này Đây là tiến sĩ Chip Zullinger, được gọi một cách trìu mến là tiến sĩ Z. Ông ấy đến đây vào tháng 11 năm 2007 như một nhà quản lý mới để phục hồi nền giáo dục đang khủng hoảng. Ông ta cũng từng là quản lý tại Charleston, bang Nam Carolina và rồi ở Denver, Colorado. Ông ta bắt đầu làm việc với vài trường trong số những trường chuẩn vào cuối những năm 80 ở Hoa Kỳ. Ông ta chắc chắn là một người nổi loạn và có tầm nhìn, ông ta chính là lý do mà tôi đang sống và làm việc tại đó. vào tháng 2 năm 2009, Tiến sĩ Zullinger mời chúng tôi, Dự án H -- một văn phòng thiết kế phi lợi nhuận tôi sáng lập đến Bertie và cộng tác với ông í trong việc sửa chữa trường học và mang tới một góc nhìn của người làm thiết kế đến việc sửa chữa nền giáo dục. Ông ta mời chúng tôi, đặc biệt vì chúng tôi có một quá trình thiết kế rất riêng... một trong số đó mang tới kết quả là những giải pháp thiết kế phù hợp ở những nơi mà thường không có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ thiết kế hay là công ty sáng tạo. Cụ thể là chúng tôi đã sử dụng 6 tiêu chí về hướng đi thiết kế, có lẽ quan trọng nhất là cái số 2 chúng tôi thiết kế cùng với nó, chứ không phải cho nó vì vậy chúng tôi đang làm việc tập trung vào những thiết kế nhân đạo, chứ không phải là thiết kế thương mại cho khách hàng nữa; Mục đích là thiết kế với con người, và để cho những giải pháp thích hợp nổi bật lên. Nên lúc mà chúng tôi được mới đến đó, chúng tôi đang đặt trụ sở ở San Francisco. Và nên chúng tôi đã phải đi đi về về trong những ngày còn lại của năm 2009, dành một nửa thời gian ở hạt Bertie. Và khi tôi nói chúng tôi, ý tôi là dự án H, nhưng cụ thể hơn là tôi và cộng sự, Matthew Miller, một kiến trúc sư và nhà xây dựng theo kiểu MacGyver. Và đến ngày hôm nay, chúng tôi sống ở đó. Tôi đã cố ý cắt đầu Matt ra khỏi bức ảnh này, vì anh ta sẽ giết tôi nếu anh ta biết tôi đã dùng nó chỉ vì bộ áo nỉ. Nhưng đây là trước cửa nhà. Chúng tôi sống ở đó. Chúng tôi giờ gọi nó là nhà. Trong thời gian mà chúng tôi bay đi bay lại, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã lỡ yêu nơi này mất rồi. Chúng tôi đã chót yêu nơi này và con người ở đây và công việc mà chúng tôi có thể làm cho một nơi hẻo lánh như hạt Bertie. rằng, là người thiết kế và xây dựng, bạn không thể làm khắp mọi nơi. Cần một khoảng không gian để thử nghiệm để gắn kết và kiểm tra mọi thứ. Chúng tôi nhận được sự tán thành nhiệt liệt của tiến sĩ Zullinger. Có một sự thanh cao trong bàn tay làm việc, với đất bụi dưới móng tay. Nhưng ngoài lý do cá nhân mà chúng tôi muốn ở đây, còn có một sự cần thiết lớn lao. Nó là sự vô nghĩa của cái sáng tạo ở hạt Bertie. Không hề có một kiến trúc sư với bằng cấp ở cả hạt. Và vì chúng tôi nhìn thấy cơ hội để mang đến những thiết kế như là vật dụng, một vài thứ mà hạt Bertie không hề có bằng cách nào khác, hoặc ko ai sử dụng nó nó như một kiểu công cụ mới trong bộ đồ nghề của họ. Mục đích đầu tiên là sử dụng thiết kế trong bộ máy giáo dục công cộng tác với tiến sỹ Zullinger đó là lý do tại sao chúng tôi ở đây. Nhưng ngoài ra, chúng tôi nhận ra rằng hạt Bertie như một cộng đồng khao khát cái nhìn mới của sự tự hào và kết nối và của một vốn sáng tạo mà họ đang rất thiếu thốn. Và thế là thành mục tiêu, vâng, để mang thiết kế đến với giáo dục, nhưng rồi để hiểu ra làm như thế nào giáo dục có thể trở thành một phương tiện truyền bá cho sự phát triển của cộng đồng. Để làm được điều này chúng tôi đã đưa ra 3 cách tiếp cận khác nhau đến điểm chung giữa thiết kế và giáo dục. Và tôi nên nói rằng 3 điều này là những cái mà tôi đã làm ở hạt Bertie, nhưng tôi cũng khá tự hào rằng nó cũng đã hoạt động được ở hầu hết cộng đồng hẻo lánh ở Hoa Kỳ và có thế là cả các quốc gia khác. Đầu tiên trong ba điều chính là thiết kế cho giáo dục. Đây là điểm đơn giản, rõ ràng nhất, điểm giao nhau của hai mảng. Đó là cấu trúc vật lý của khoảng không phát triển, nguyên vật liệu và kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh. Đps là sự câu trả lời cho sự tụt hậu nhanh chóng và sách giáo khoa lỗi thời và những giáo trình kinh khủng mà chúng ta xây dựng cho nền giáo dục ngày nay. Và điều này đưa cho chúng ta 2 cách khác nhau Đầu tiên là chuỗi cải tiến cho phòng máy tính. Theo truyền thống, phòng máy tính, đặc biệt là tại một trường học dưới chuẩn như ở hạt Bertie nơi mà học sinh đến ngồi làm bài kiểm tra một vài tuần một lần, phòng máy tính như một cái tù thử khả năng chịu đựng bạn vào trong, đối mặt với bức tường, làm bài, và ra về Vì vậy chúng tôi muốn thay đổi cách học sinh tiếp cận với công nghệ, để tạo ra khoảng không vui vẻ và mang tính chất xã hội hơn lôi kéo hơn và dễ tiếp cận hơn. Và cũng để tăng cường khả năng cho giáo viên sử dụng khoảng không để hướng dẫn về công nghệ cho học sinh. Và đây là phòng thí nghiệm ở trường cấp 3. Hiệu trưởng ở đó thì rất yêu thích cái phòng này. Mỗi khi có khách, đây là nơi đầu tiên ông dẫn họ đến thăm. Và đây là đồng sáng tạo với một vài giáo viên về hệ thống sân chơi giáo dục gọi là không gian học tập. Nó cho phép những sinh viên trình độ sơ đẳng học tập những môn chính thông qua trò chơi và hoạt động chạy vòng quanh, hò hét và là một đứa trẻ. Trong trò chơi mà những đứa trẻ đang chơi ở đây... trong tình huống này chúng đang học phép nhân cơ bản thông qua một trò chơi gọi là Match Me. Trong trò chơi này bạn chọn 1 lớp chia thành 2 đội, mỗi nhóm ở một bên sân chơi, giáo viên sẽ lấy một viên phấn và chỉ viết một con số lên mỗi cái lốp xe Và rồi giáo viên sẽ đặt ra một bài toán ví dụ như là 4 nhân 4 rồi một sinh viên ở mỗi nhóm phải thi để tìm ra rằng 4 nhân 4 là 16 rồi tìm ra cái lốp có số 16 và ngồi lên đó. Và mục đích của trò chơi là tất cả thành viên trong đội được ngồi lên lốp xe thì đội đó thắng. Và tầm ảnh hưởng của không gian học tập khá là gây ngạc nhiên và ấn tượng. Mmột vài lớp và giáo viên đã báo cáo điểm thi cao hơn, học sinh hứng thú với bài học, đặc biệt là các bé trai, chạy ra ngoài và chơi, họ không còn sợ một phép nhân nhiều con số.... và giáo viên cũng có thể sử dụng những thứ này như một công cụ để đánh giá tốt hơn về việc học sinh hiểu về các bài học mới như thế nào. Vì vậy với những thiết kế cho giáo dục tôi nghĩ thứ quan trọng nhất và phải có sự chia sẻ về giái pháp với giáo viên, vì thế giáo viên có động cơ và khát khao sử dụng chúng công cụ này. Đây là ông Perry. Ông í là trợ lý giám thị. Ông ấy tham gia một trong bốn ngày tập huấn giáo viên và thắng 5 vòng của trò Match Me liên tiếp và rất tự hào về bản thân mình. (Cười) Cách tiếp cận thứ hai là tự thiết kế lại giáo dục. Đây là điều phức tạp nhất. Cần phải có một cái nhìn bao quát toàn bộ hệ thống xem giáo dục được quản lý ra sao và cái gì được đưa ra và đưa cho ai Trong nhiều tình huống, thay đổi không phải là tất cả mà chính là tạo ra những điều kiện để sự thay đổi trở nên khả thi và có động ở để thay đổi, điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó trong những khu dân cư hẻo lánh và cũng in sâu trong hệ thống giáo dục tại những nơi xa xôi hẻo lánh. Vì vậy với chúng tôi, đây là một chiến dịch công gọi là kết nối Bertie. Có hàng ngàn chấm màu xanh trên toàn hạt này Để cho một quỹ của phòng giáo dục để đưa máy tính bàn và kết nối mạng đến mọi nhà có trẻ em trong hệ thống giáo dục công. Ngay bây giờ tôi nên nói, chỉ có khoảng 10 phần trăm hộ gia đình thật sự là có kết nối mạng internet. Và những nơi có WiFi là ở trong tòa nhà trường học, hoặc ở quán gà rán Bojangles, nơi mà tôi thường ngồi lê Bên cạnh đó, mọi người biết đấy, làm người khác hứng thú, và tự hỏi về những chấm bi màu xanh khắp nơi, hỏi hệ thống trường học để hình dung làm sao nó có thể trở thành chất xúc tác để kết nối cộng đồng nhiều hơn Cần phải với ra ngoài biên giới của bức tường trường học và nghĩ về cái làm sao họ có thể đóng vai trò trong sự phát triển của cộng đồng Đống máy tính đầu tiên đang chuẩn bị được lắp đặt vào mùa hè năm nay, và chúng tôi đang giúp tiến sĩ Zullinger phát triển một vài chiến lược xung quanh việc làm sao để kết nối giữa trường học và gia đình mở rộng việc học tập ngoài trường học Và đây là cách tiếp cận thứ ba, cái mà tôi thấy thú vị nhất, tôi sẽ nói ngay bây giờ, là thiết kế như giáo dục thiết kế như giáo dục có nghĩa là là cái mà bạn có thể thực sự dạy một cách sáng tạo trong giáo dục công và không biết sáng tạo một cách cơ bản' không phải như kiểu học vật lý bằng cách lắp ráp một tên lửa nhưng bằng cách học đầu óc thiết kế song song với kỹ năng xây dựng trở thành một mục đích chung của cộng đồng. Thế có nghĩa là những người thiết kế không còn là cố vấn, mà là giáo viên, và chúng tôi chịu trách nhiệm về việc gia tăng sự sáng tao cho thế hệ tiếp theo. Và thiết kế đưa ra một khung giáo dục là một loại thuốc giải độc cho sự buồn chán, cứng nhắc, mệnh lệnh rất nhiều trường đang trong cảnh này Nó ở ngay trước mặt, cần sự tham gia, cần sự xây dựng tích cực, và nó cho phép bọn trẻ áp dụng tất cả các kiến thức từ môn học chính vào thực tiễn. Vì vậy nên chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về sự thực tiễn của những lớp dạy nghề và những lớp này sẽ như thế nào - lớp dạy nghề mộc và nghề luyện kim Thường thì những lớp như vậy dành cho những đứa trẻ không định vào đại học. Nó như là những lớp hướng nghiệp. dành cho tầng lớp lao động, công nhân. Dự án đơn giản như là hãy làm một tổ chim cho mẹ dịp Giáng sinh. Mấy thập kỷ gần đây, nguồn đầu tư cho các lớp dạy nghề gần như đã cạn kiệt. Nên chúng tôi đã nghĩ, nếu như những lớp dạy nghề có thể quay trở lại, nhưng lần này định hướng cho dự án xung quanh những thứ mà cộng đồng cần, và để truyền sức sống cho những lơp dạy nghề với nhiều hơn những quá trình suy nghĩ thiết kế sáng tạo cần thiết. Và chúng tôi đã lấy ý tưởng này và làm việc với tiến sĩ Zullinger trong năm vừa qua viết nên một giáo trình một năm ở trình độ trung học cho lớp 11. Và chương trình này sẽ được bắt đầu trong bốn tuần nữa, vào cuối mùa hè. Tôi và cộng sự, Matthew, vừa trải qua quá trình đầy gian khổ để lấy chứng chỉ giáo viên trung học để thực sự tham gia vào giáo trình. Và giáo trình sẽ như sau Trong hai học kỳ, học kỳ thu và kỳ xuân, học sinh sẽ dành 3 tiếng mỗi ngày trong diện tích 4 ngàn 5 trăm feet vuông của lớp dạy nghề/studio. Và trong suốt thời gian đó, học sinh sẽ làm mọi thứ từ việc ra ngoài và tìm hiểu về dân tộc học hay là tìm hiểu về nhu cầu thực tiễn, quay trở lại studio, động não và hình dung ra thiết kế để tìm ra những ý tưởng có thể được sử dụng, và rồi chuyển vào trong xưởng và bắt đầu thử nghiệm chúng, xây dựng, làm nguyên mẫu tìm hiểu khả năng ứng dụng và chao chuốt sản phẩm cuối cùng. Và khi mùa hè đến, học sinh sẽ được trao một công việc làm thêm hè. Họ sẽ được trả lương như những nhân viên của dự án H và trở thành nhân viên xây dựng với chúng tôi để xây dựng những dự án cho cộng đồng. Và dự án đầu tiên, xây dựng vào mùa hè tới, sẽ là một khu chợ ngoài trời ở trung tâm thành phố, tiếp theo là những bến xe buýt có mái cho cho hệ thống xe buýt trường học năm thứ hai và dự án nâng cấp nhà cửa cho người cao tuổi vào năm thứ ba. Những dự án này rất dễ được nhận thấy rõ ràng và rất mong rằng những học sinh có thể chỉ và nói, "Tôi đã xây dựng nó, và tôi rất tự hào." Và tôi muốn mọi người gặp gỡ ba học sinh cảu chúng tôi. Đây là Ryan. Cô bé 15 tuổi. Cháu rất yêu nông nghiệp và muốn trở thành một giáo viên trung học. Cháu muốn đi học đại học, nhưng vẫn muốn trở về hạt Bertie, vì đó là nơi gia đình cô bé sinh sống, nơi cô gọi là nhà, và cô bé rất mong muốn được đóng góp mình chơi nơi mà cô đã may mắn được sinh ra. Điều mà Studio H có thể mang lại cho cô bé là một cách để cải thiện kỹ năng để cô bé có thể đóng góp lại bằng một cách thiết thực nhất. Đây là Eric. Cậu bé chơi cho đội bóng bầu dục. Cậu rất thich đua xe đường trường, và muốn trở thành một kiến trúc sư. Và đối với cậu, Studio H mang đến một cách để phát triển kỹ năng cần thiết để trở thành một kiến trúc sư, mọi thứ từ vẽ nháp, xây dựng sắp thép và gỗ mộc, làm sao để tìm hiểu một khách hàng. Và đây là Athony. 16 tuổi, thích săn bắn câu cá và các hoạt động ngoài trời và bất cứ việc gì liên quan đến đôi bàn tay. Và đối với cậu, Studio H có nghĩa là cậu có thể tiếp tục việc học thông qua liên kết với các hoạt động chân tay. Cậu thích lâm học, nhưng không chắc chắn, nếu nếu cậu bé cuối cùng không đi học đại học, cậu vẫn có trong tay những kỹ năng công nghiệp cần thiết. Những gì thiết kế và xây dựng thực sự mang lại cho nền giáo dục công là một lớp học theo kiểu khác. Tòa nhà này ở trung tâm, rất có thể sẽ trở thành một phiên chợ trong tương lai, cũng là một lớp học. Và đi ra ngoài cộng động và phỏng vấn người hàng xóm về những loại thực phẩm họ mua từ đâu và tại sao lại mua đó la bài tập về nhà. Và buổi lễ cắt băng khánh thành ở cuối mùa hè khi khu chợ đã được xây dựng và mở cửa cho công chúng, đó là kỳ thi cuối kỳ. Và đối với cộng đồng, những gì thiết kế và xây dựng mang lại là quá trình thực tế có thể nhìn thấy rõ ràng. Mỗi dự án kéo dài trong một năm. Và nó biến giới trẻ thành tài sản lớn nhất và nguồn tài nguyên lớn chưa được khai thác trong việc tưởng tượng về một tương lai mới. Và chúng tôi thấy rằng Studio H, đặc biệt trong năm đầu tiên, chỉ là một câu chuyện nhỏ... 13 học sinh, 2 giáo viên một dự án ở một khu vực. Nhưng chúng tôi thấy rằng phương pháp này có thể được áp dụng ở nơi khác. Và tôi rất tin tưởng vào sự mạnh của một câu chuyện nhỏ, vì thực sự là rất khó để làm việc nhân đạo ở quy mô toàn cầu. Bởi vì, khi bạn nhìn xa như thế, bạn sẽ mất đi khả năng nhìn người khác như con người. Cuối cùng, chính thiết kế là một quá trình của sự giáo dục không ngừng nghỉ cho những người mà ta làm việc cùng và cho chính chúng ta như những người thiết kế. Và hãy đối mặt với nó, những người thiết kế, chúng ta cần làm mới mình. Chúng ta cần tự giáo dục mình về những điều quan trọng, chúng ta cần làm việc bên ngoài vòng tiện nghi nhiều hơn nữa, và cần trở thành những công dân tốt hơn trong chính khu vực của mình. Và cho dù đây chỉ là một câu chuyện rất nhỏ, chúng tôi hy vọng rằng nó đại diện cho một bước đi theo một hướng đứng đắn cho tương lai của những cộng đồng ở nơi xa xôi hẻo lánh và cho tương lai của hệ thống giáo dục công và rất mong rằng cũng cho tương lai của ngành thiết kế. Xin cám ơn. (Khán giả vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói chuyện với các bạn về vấn đề xung đột sắc tộc và nội chiến. Những điều này không phải là những chủ đề vui vẻ gì và chúng cũng không đem lại những tin tức gì mới lạ mà cuộc thảo luận này muốn hướng đến. Tuy nhiên, không những có chí ít một vài tin tốt lành để nói rằng xung đột bây giờ đã ít hơn so với hai thập kỷ trước, mà quan trọng hơn là việc chúng ta đã nhận thức rõ hơn về những điều chúng ta có thể làm để giảm thiểu hơn nữa con số những cuộc xung đột sắc tộc và nội chiến và những thương đau mà chúng tạo nên. Xin nêu ra ba yếu tố nổi bật: lãnh đạo, ngoại giao và tạo lập thiết chế Điều tôi chú trọng trong bài nói chuyện của mình là tại sao những yếu tố đó là quan trọng, quan trọng ra sao, và tất cả chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng chúng duy trì được tầm quan trọng đó theo chiều hướng tốt. có nghĩa là, bằng cách nào để tât cả chúng ta góp phần phát triển và cải thiện những kỹ năng dành cho các cấp lãnh đạo ở khu vực và thế giới để đem lại hòa bình và duy trì nền hòa bình đó. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu từ đầu. Những cuộc nội chiến đã trở thành tiêu đề cho các bản tin từ nhiều thập kỷ trước đến nay, và đặc biệt là những cuộc xung đột sắc tộc liên tục hiện diện như một nỗi đe dọa an ninh thế giới. Khoảng gần hai thập niên trở lại đây, tình hình trở nên tồi tệ và những hình ảnh ghi được đã và đang là nỗi ám ảnh. Ở Georgia, sau nhiều năm bế tắc, chúng ta đã thấy bạo động trỗi dậy hàng loạt vào tháng 8 năm 2008. Nó nhanh chóng leo thang thành một cuộc chiến kéo dài 5 ngày giữa Nga và Georgia, làm cho Georgia bị chia cắt nhiều hơn trước. Ở Kenya, cuộc tranh cử Tổng Thống năm 2007 mà chúng ta đã nghe nói đến nhanh chóng dẫn đến tình trạng bạo lực căng thẳng hơn giữa các sắc tộc cùng sự chém giết và di tản của hàng ngàn con người. Ở Sri Lanka, cuộc nội chiến kéo dài mấy chục năm giữa đồng bào thiểu số Tamil với dân tộc số đông Sinhala dẫn đến một cao trào đẫm máu năm 2009 sau khi khoảng 100 nghìn người đã thiệt mạng kể từ năm 1983. Ở Kyrgyzstan, chỉ mới hơn vài tuần trước đây, bạo lực xảy ra với mức độ chưa từng có giữa hai dân tộc Kyrgyz và Uzbeks. Hàng trăm người thiệt mạng, và hơn 100 ngàn người phải sơ tán, bao gồm nhiều người Uzbeks phải chạy sang nước láng giềng Uzbekistan. Ở Trung Đông, xung đột giữa người Israel và Palestin vẫn không hề suy giảm và lúc nào người ta cũngcthấy khó khăn hơn để tìm thấy một giải pháp hòa bình khả dĩ và bền vững để có thể đạt được. Darfur đã ít xuất hiện trên các tiêu đề tin tức, nhưng sự giết chóc và sơ tán ở nơi đây vẫn tiếp diễn, và thật khó để đong đếm những nỗi thống khổ cho con người mà nó gây nên. Và cuối cùng, ở Iraq, bạo lực lại tiếp tục gia tăng, và chính phủ mới, 4 tháng sau lần tiến hành bầu cử Quốc Hội gần đây nhất, vẫn chưa được thiết lập. Nhưng hãy tạm gác chuyện đó lại, vì tôi muốn đề cập đến tin tốt lành. Vậy thì hiện nay, chúng phải chăng đã trở thành hình ảnh của quá khứ? Ồ, dù cho có những bức tranh ảm đạm ở Trung Đông, Dafur, Iraq, hay những nơi khác, thì vẫn có một xu hướng lâu dài thật sự cho thấy được những tin tức tốt đẹp. Hơn hai thập niên trước kể từ sau khi Chiến Tranh lạnh kết thúc, nhìn chung, con số những cuộc nội chiến đã giảm. Kể từ đầu những năm 90, với khoảng 50 cuộc nội chiến xảy ra, thì giờ đây chúng ta đã giảm được 30% những xung đột như vậy. Con số những người thiệt mạng do nội chiến nay đã thuyên giảm so với một hoặc hai thập kỷ trước. Tuy nhiên xu hướng này vẫn không rõ ràng. Mức độ thiệt mạng trên chiến trường đạt kỷ lục trong khoảng từ năm 1998 đến năm 2001, với khoảng 80 nghìn binh lính, cảnh sát và phiến quân tử trận mỗi năm. Năm 2003, số lượng binh sĩ thương vong là thấp nhất, với chỉ 20 nghìn người vong trận. Kể từ đó, dù có những sự tăng giảm, song xu hướng chung- - và đây mới là điều quan trọng - đó là sự giảm xuống so với 2 thập niên trước. Những tin tức về tổn thất dân tình cũng ít đi so với trước đây. Từ hơn 12 nghìn người dân thường bị giết hại có chủ ý trong những cuộc nội chiến năm 1997 và 1998, mười năm sau, con số này dừng lại ở 4 nghìn người. Thương vong đã giảm 2/3. Sự suy giảm này thậm chí có thể thấy rõ ràng hơn nếu chúng ta đối chiếu với cuộc diệt chủng ở Rwanda năm 1994. Nhưng sau đó 800 nghìn dân thường đã bị tàn sát trong một vụ việc chỉ trong một vài tháng. Đây là một sự mất mát không gì sánh được. Một điều cũng không kém quan trọng là cần lưu ý rằng những con số này chỉ phản ánh một phần của sự việc. Những con số đó chưa tính đến những người đã chết do nội chiến, hay do nạn đói, dịch bệnh chẳng hạn. Và chúng cũng không thể giải thích thỏa đáng những đau thương của dân tình nói chung. Tra tấn, cưỡng bức và thanh lọc sắc tộc lại trở nên hiệu quả một cách khốc liệt nếu như trong nội chiến không có cảnh sát thương và vũ khí. Nói cách khác, đối với những người dân phải gánh chịu hậu quả của xung đột sắc tộc và nội chiến, thì không có cuộc chiến tranh nào mang lại kết quả tốt đẹp, và không hề có loại hòa bình nào là xấu xa cả. Vì vậy, dù cho việc người dân bị thiệt mạng, bị thương, bị cưỡng bức hay tra tấn vẫn còn nhiều, trên thực tế, con số dân bị thương vong ngày nay giảm rõ rệt so với một thập kỷ trước, đó là điều đáng mừng. Cho nên, ngày nay, khi chúng ta có ít xung đột hơn số người bị chết do những xung đột đó cũng sẽ ít đi và tất nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là tại sao? Trong một số trường hợp, quân đội của một bên sẽ giành chiến thắng. Đây đại loại cũng là một giải pháp cho hòa bình, nhưng hiếm khi là một giải pháp mà không đánh đổi sinh mạng hay những hệ lụy về mặt nhân đạo Sự thất bại của đội quân Tamil ở Sri Lanka có lẽ là một dẫn chứng gần đây nhất về điều này, tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy những cái gọi là giải pháp quân sự tương tự như vậy ở khu vực Balkans, ở nam Caucasus và khắp hầu hết Phi châu. Đôi khi, những giải pháp đó được tán thưởng nhờ những khu tái thiết thông qua đàm phán hoặc chí ít là những thỏa thuận ngừng bắn, và triền khai lực lượng gìn giữ hòa bình. Nhưng hầu như không bao giờ chúng thể hiện một thành công vang dội - Bosnia và Herzegovina có lẽ ở tình cảnh như vậy nhiều hơn so với Georgia. Nhưng đối với nhiều nơi ở Châu Phi, một đồng nghiệp của tôi đã một lần nói theo cách này, "Việc ngừng bắn vào đêm Thứ Ba đã đạt được vừa đúng thời điểm để cuộc diệt chủng bắt đầu vào sáng thứ Tư." Nhưng một lần nữa hãy theo dõi tin tốt lành. Nếu không tìm ra giải pháp trên chiến trường, thì có 3 yếu tố có thể được tính đến cho việc ngăn ngừa xung đột sắc tộc và nội chiến, hay cho một nền hòa bình bền vững về sau: sự lãnh đạo, ngoại giao và kiến tạo thể chế. Bắc Ai-len là một ví dụ. Dù qua hàng thế kỉ với nỗi ác cảm, hàng thập kỷ với bạo lực và cướp đi sinh mệnh của hàng nghìn người, năm 1998 đã chứng kiến kết cục của sự thỏa thuận mang tính lịch sử. Phiên bản đầu tiên của thỏa thuận này đã được Nghị sĩ George Mitchell khéo léo làm trung gian. Quan trọng là, để có được sự thành công lâu dài trong tiến trình hòa bình ở Bắc Ai-len, ông đã áp đặt những điều kiện rất rõ ràng cho việc tham gia cùng nhau và những cuộc đàm phán. Trong số đó là cam kết chỉ đối với những phương cách hòa bình. Những phiên bản thỏa thuận tiếp theo được hỗ trợ bởi chính phủ Anh và Ai-len, những người không bao giờ lay chuyển quyết tâm để mang đến nền hòa bình và ổn định cho Bắc Ai-len. Những thiết chế cốt lõi được đưa ra năm 1998 và những sửa đổi vào những năm 2006 và 2008 đã được cách tân thực sự và cho phép tất cả các bên xung đột giải quyết những mối quan tâm và nhu cầu cốt lõi. Thỏa thuận kết hợp một sự dàn xếp việc chia sẻ quyền lực ở Bắc Ai-len với các thiết chế xuyên biên giới nối giữa Belfast và Dublin và từ đó nhận ra cái gọi là chiều kích của cuộc xung đột Ai-len. Và đáng chú ý là, người ta cũng đặt ra sự chú trọng rõ ràng về quyền lợi cá nhân và quyền lợi của các cộng đồng. Các quy định trong bản thỏa thuận có thể phức tạp, song những mầm mống mâu thuẫn cũng phức tạp như vậy. Có lẽ quan trọng nhất là, các nhà lãnh đạo ở địa phương đã liên tục vượt lên trước những thách thức cho sự thỏa hiệp, không phải khi nào cũng nhanh chóng và không phải khi nào cũng nhiệt thành, nhưng cuối cùng họ đã vượt lên. Ai mà có thể tưởng tưởng được Ian Paisley và Martin McGuinness đã phối hợp điều hành Bắc Ai-len với tư cách là Thủ tướng và phó Thủ tướng đầu tiên? Nhưng mà, có phải Bắc Ai-len là một tấm gương độc đáo hay là lời giải này chỉ có tác dụng phổ quát hơn cho các nước dân chủ và phát triển? Tất nhiên là không. Sự chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ở Liberia năm 2003 cho thấy tầm quan trọng của sự lãnh đạo, ngoại giao và kiến tạo thiết chế cũng quan trọng nhiều như là sự ngăn chặn thành công một cuộc nội chiến toàn phần ở Macedonia năm 2001, hay là một kết cục mỹ mãn cho cuộc xung đột ở Aceh - Indonesia năm 2005. Trong cả ba trường hợp, những người đứng đầu đất nước đều sẵn lòng và có khả năng để gây dựng hòa bình, cộng đồng quốc tế đã sẵn sàng để giúp họ đàm phán và thực hiện một sự thỏa thuận, và các thiết chế đã giúp giữ được những cam kết hứa hẹn chứa đựng vào ngày các bên đồng ý thoả thuận về các thiết chế đó. Chú trọng vào lãnh đạo, ngoại giao và tạo lập thiết chế cũng giúp giải thích những sự thất bại để đạt tới hòa bình. hay kéo dài hòa bình. Những hi vọng được gởi gắm tại Hiệp định Oslo không dẫn đến sự chấm dứt của cuộc xung đột Israel - Palestinian. Không hẳn tất cả những vấn đề cần giải quyết đều được bao hàm trong những thỏa thuận. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo cam kết sau này sẽ xem xét lại những vấn đề đó. Tuy nhiên, thay vì nắm bắt cơ hội này, những nhà lãnh đạo quốc gia và quốc tế lại sớm thảnh thơi và trở nên lơ đãng vào thời điểm phong trào Intifada lần thứ 2, sự kiện 11 tháng 9 và chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Thỏa thuận hòa bình toàn diện cho Sudan kí kết năm 2005 hóa ra ít toàn diện hơn so với dự kiến và trong những điều khoản của nó có lẽ vẫn còn mang những mầm mống của một cuộc tái chiến tranh toàn diện giữa hai miền Nam - Bắc. Những thay đổi và thiếu sót trong lãnh đạo, những chính sách ngoại giao quốc tế đóng hơn mở và những thất bại về mặt thiết chế đã giải thích cho tình hình này với vai trò của mỗi yếu tố gần như bằng nhau. Những vấn đề biên giới chưa được giải quyết, những tranh cãi về doanh thu dầu mỏ, sự tiếp diễn xung đột ở Dafur, bạo lực leo thang giữa các tộc người ở miền Nam, và khả năng yếu kém chung của nhà nước khắp đất nước Sudan tạo nên một bức tranh u uất về một đất nước nhiều vấn đề ở quốc gia lớn nhất Châu phi. Ví dụ cuối cùng là Kosovo. Sự thất bại trong việc đạt được những giải pháp có thương lượng cho Kosovo và tình trạng bạo lực, căng thẳng, cùng sự phân rã hiển nhiên do hậu quả của nó có nhiều nguyên do trong rất nhiều nhân tố. Nổi bật lên trong số những nhân tố đó là ba nhân tố sau: Trước hết, chính sách không khoan nhượng của các lãnh đạo địa phương nhằm không khoan nhượng gì ngoài những đòi hỏi tối đa của họ. Hai là, nỗ lực ngoại giao quốc tế bị gặp trở ngại ngay từ buổi đầu bởi sự hậu thuẫn của phương Tây cho nền độc lập của Kosovo. Và thứ ba là sự thiếu tầm nhìn khi đưa ra các thiết chế mà có thể giải quyết những mối quan tâm của người Serb và người Albania như nhau. Mặt khác chúng ta cũng lại có những tin tức tốt lành- thực tế là có sự hiện diện ngày càng phổ biến của một lực lượng quốc tế với nhiều nguồn lực ở Kosovo và khu vực Balkan và việc các nhà lãnh đạo của cả hai phía đã thể hiện mối ràng buộc lẫn nhau, lý giải tại sao mọi thứ không xấu đi trong hơn hai năm qua, kể từ năm 2008. Do vậy ngay cả trong trường hợp kết quả đạt được không phải là tối ưu, các nhà lãnh đạo địa phương và quốc tế vẫn có một sự lựa chọn, và họ có thể tạo ra sự khác biệt để đem lại điều tốt đẹp hơn. Chiến tranh lạnh không tốt đẹp như hòa bình nhưng chiến tranh lạnh vẫn tốt hơn là chiến tranh đổ lửa. Học được một bài học đáng giá cũng là một tin tốt lành. Vậy cái gì để phân biệt xung đột Israel/Palestin với xung đột ở Bắc Ai-len, hay nội chiến ở Sudan với nội chiến ở Liberia? Cả sự thành công và thất bại đều dạy cho chúng ta những điều quan trọng đắt giá mà chúng ta phải khắc ghi nếu chúng ta muốn tiếp tục có những tin tốt lành. Đầu tiên là năng lực lãnh đạo. Cũng giống như khi xung đột sắc tộc và nội chiến không phải là những thảm họa tự nhiên, mà là do con người tạo ra, sự ngăn chặn và cách giải quyết những vấn nạn này cũng không tự động xảy ra. Việc lãnh đạo cần phải có tính khả thi, tính quyết đoàn và có tầm nhìn trong cam kết hòa bình. Các nhà lãnh đạo phải có mối liên hệ với nhau và với những người ủng hộ mình, và cần phải đưa những người ủng hộ đó theo suốt cuộc hành trình gian khổ không ngừng nghỉ đến một tương lai hòa bình. Thứ hai là chính sách ngoại giao. Vấn đề ngoại giao cần được thực hiện theo nhiều phương thức, phải được duy trì và phải áp dụng sự kết hợp đúng đắn giữa xoa và nắn đối với các nhà lãnh đạo và những người ủng hộ. Cần phải giúp họ đạt được một sự thỏa hiệp công bằng, và đảm bảo được rằng một liên minh rộng lớn của những người ủng hộ ở địa phương, khu vực và quốc tế giúp cho họ thực hiện thỏa thuận. Thứ ba là kiến tạo các thiết chế. Tạo lập thiết chế đòi hỏi sự chú trọng cao độ vào các vấn đề, đổi mới tư duy và tiến hành linh hoạt và được hậu thuẫn tốt về tài chính. Các bên xung đột cần dẹp bỏ những đòi hỏi tối đa và tiến đến thỏa hiệp nhằm nhận ra nhu cầu của nhau. Và họ cần phải nghĩ đến thực chất của sự thỏa thuận hơn là nghĩ về cái nhãn bên ngoài mà họ gán cho nó. Các bên xung đột cũng cần chuẩn bị để trở lại bàn đàm phán nếu việc thi hành hiệp định chấm dứt. Đối với cá nhân tôi, bài học đắt giá nhất chính là sự cam kết của vùng xung đột để đi đến hòa bình là quan trọng hơn cả, nhưng nó thường chưa đủ để ngăn ngừa hay chấm dứt bạo loạn. Tuy nhiên, không có ngoại giao hay tạo lập thiết chế có thể bù đắp cho những thất bại tại vùng xung đột cũng như những hậu quả mà người dân ở đó phải gánh chịu. Vì vậy, chúng ta phải đầu tư vào việc phát triển đội ngũ lãnh đạo, những người lãnh đạo phải có kĩ năng, tầm nhìn và tính quyết đoán để xúc tiến hòa bình. Nói cách khác, những người lãnh đạo là người mà dân chúng tin tưởng và muốn nghe theo ngay cả khi điều đó là một lựa chọn khó khăn. Cuối cùng, chấm dứt nội chiến là một quá trình đầy hiểm nguy, sự tức giận và cả thoái bộ. Phải mất một thế hệ để hoàn tất, nhưng đồng thời nó đòi hỏi thế hệ chúng ta hôm nay, phải có trách nhiệm và học những bài học chính đáng về lãnh đạo, ngoại giao và thiết kế thể chế, để những trẻ con mặc áo lính của ngày hôm nay có thể trở thành những đứa trẻ thật sự của ngày mai. Xin cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Hôm nay tôi có mặt tại đây để giới thiệu những bức hình của người Lakota mà tôi đã chụp. Trong số các bạn ở đây chắc cũng biết đến người Lakota hoặc ít nhất thì cũng nghe đến nhóm dân tộc lớn hơn tên Sioux Người Lakota là một trong những dân tộc bị đuổi khỏi vùng đất của mình đến các trại nhốt tù nhân chiến tranh nay gọi là những khu bảo tồn. Vùng đất người da đỏ Pine Ridge -- chủ đề của buổi nói chuyện hôm nay, nằm tại 75 dặm theo hướng tây nam của Black Hills, Nam Dakota Nơi đây đôi khi được biết đến như Trại Tù nhân Chiến tranh số 334 và đó là nơi mà người Lakota hiện đang sinh sống. Nếu trong số các bạn đây có nghe đến AIM, Tổ Chức Bình Quyền Cho Nhóm Người Thổ Dân Da Đỏ hoặc nghe đến Russell Means, hoặc Leonard Peltier, hoặc cuộc nổi dậy tại Oglala, vậy nên chúng ta hiểu rằng Pine Ridge là nơi bắt đầu về vấn đề người Thổ Dân tại Mỹ. Tôi đã được yêu cầu để dành một chút thời gian hôm nay để kể về mối quan hệ của tôi với người Lakota, và đây là một việc rất khó cho tôi. Vì, nếu bạn để ý đến màu da của tôi, tôi là người da trắng, và đây là một cách biệt rất lớn giữa người thổ dân và tôi. Chúng ta có thể thấy được rất nhiều người trong các bức hình của tôi hôm nay, rồi dần dần tôi gần gũi với họ hơn, và họ chào đón tôi như người trong nhà. Họ gọi tôi là anh em và chú và liên tục mời tôi đến đó trong hơn 5 năm qua. Nhưng tại Pine Ridge, tôi luôn bị gọi là wasichu, và washichu là một từ của tiếng Lakota có nghĩa là không phải gốc da đỏ nhưng cũng có một nghĩa khác của từ này là "người lấy phần thịt ngon nhất cho riêng mình". Và đó là điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây -- người dành lấy phần thịt ngon nhất cho mình. Có nghĩa là tham lam. Vậy chúng ta hãy nhìn quanh khán phòng hôm nay xem. Chúng ta đang ở tại một trường tư tại Phía Tây của Mỹ, ngồi trên những ghế nệm đỏ với tiền trong túi. Và nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống của chúng ta, chúng ta thực đang lấy phần thịt ngon nhất. Hãy nhìn lại bộ hình của một dân tộc chịu nhiều mất mát để chúng ta có thể thấu hiểu, và biết rằng khi chúng ta nhìn những khuôn mặt của những người này đây không phải là hình ảnh của chỉ riêng người Lakota, mà họ đại diện cho những nhóm người bản địa. Trên mảnh giấy này, là lịch sử mà tôi đã học từ những người bạn và gia đình Lakota. Tiếp theo là cột thời gian của các hiệp ước được lập, các hiệp ước bị phá vỡ và những cuộc tàn sát được ngụy trang như cuộc chiến. Tôi sẽ bắt đầu từ năm 1824. "Điều gì được biết đến như là Phòng các vấn đề người Da Đỏ được thành lập trong Phòng Chiến Tranh, là nơi đầu tiên lên tiếng giận dữ về những vấn đề mà chúng ta giải quyết với người Da Đỏ. 1851: Hiệp ước đầu tiên của Fort Laramie được lập, đánh dấu rạch ròi ranh giới của nước Lakota. Theo hiệp ước này, những vùng đất này là một quốc gia tự trị. Nếu ranh giới của hiệp ước này được giữ -- và có những điều luật rằng họ nên làm theo-- thì đây là hình dạng nước Mỹ ngày nay. 10 năm sau, Luật Nhà Đất, tổng thống Lincoln ký, đưa hàng loạt những người da trắng vào đất của người Da Đỏ. 1863: Một cuộc nổi dậy của người Santee Sioux tại Minnesota kết thúc cùng với 38 người đàn ông Simoux bị treo cổ, một cuộc hành quyết lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. cuộc hành quyết do Tổng Thống Lincoln ra chỉ thị chỉ sau hai ngày ông ta ký vào Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ. 1866, năm đầu của đường sắt liên lục địa -- một kỷ nguyên mới. Chúng ta khai thác đất thành đường ray và tàu lửa để rút ngắn đoạn đường qua trung tâm của Quốc Gia Lakota. Hiệp ước bị quẳng ra cửa sổ. Để lên tiếng, ba bộ tộc dẫn đầu bởi tộc trưởng của Lakota Red Cloud tấn công và đánh thắng quân đội Mỹ nhiều lần. Tôi muốn nhắc lại điều này. Người Lakota đánh bại quân đội Mỹ. 1868: Hiệp ước Fort Laramie thứ hai đảm bảo việc tự trị của Nước Lớn Sioux và chủ quyền của người Lakota tại Black Hills linh thiêng. Chính phủ cũng hứa những quyền về đất và quyền săn bắn trong các khu vực lân cận. Chúng ta đã hứa rằng đất nước Power River sẽ mãi mãi đóng cửa với tất cả những người da trắng. Hiệp ước tưởng chừng như là một chiến thắng toàn vẹn cho người Red Clound và Sioux. Thực ra, đây là cuộc chiến duy nhất trong lịch sử Mỹ tại nơi mà chính quyền thương lượng một nền hòa bình bằng cách công nhận mọi đề mục được đề ra bởi kẻ thù. 1869: Đường sắt xuyên lục địa hoàn thành. Nó bắt đầu chở theo, giữa những thứ khác, là một lượng lớn người đi săn những người bắt đầu giết bò hàng loạt, chiếm hết nguồn thức ăn, vải vóc và cả nơi trú ngụ của người Sioux. 1871: Luật Phân Bố Chủ Quyền Người Da Đỏ khiến cho tất cả người da đỏ bị cầm giữ bởi nhà nước. Thêm vào đó, quân đội ban lệnh cấm những người da đỏ phía tây đi khỏi các vùng bảo tồn. Tất cả những người da đỏ phía tây tại thời điểm đó trở thành những tù nhân chiến tranh. Và cũng trong năm 1871, chúng ta kết thúc thời gian hiệp ước. Vấn đề về hiệp ước là họ để những người đồng bào tồn tại như những quốc gia tự trị, mà chúng ta không thể có điều đó; chúng ta có những kế hoạch khác. 1874: Đại Tướng Goerge Custer tuyên bố về việc phát hiện ra vàng tại khu Lakota, cụ thể là khu Black Hills. Tin tức về vàng tạo ra một lượng lớn người da trắng đổ về nước Lakota Custer cũng kiến nghị Quốc hội tìm cách chấm dứt hiệp ước với người Lakota càng sớm càng tốt. 1875: Chiến tranh tại Lakota bắt đầu bằng cuộc nổi loạn của hiệp ước Fort Laramie. 1876: Và ngày 26 tháng 07 trên đường tấn công làng Lakota, đội quân số 07 của Custer bị đánh tơi tã tại trận Little Big Horn. 1877: Đội quân anh dũng Lakota và thủ lĩnh tên Con Ngựa Điên bị bao vây tại Fort Robinson. Ông ấy sau đó bị giết trong trong thời gian tạm giữ. 1877 cũng là năm mà chúng ta tìm ra cách giải quyết Hiệp Ước Fort Laramie. Thỏa hiệp mới được đưa ra trước những người đứng đầu Sioux dưới một chiến dịch được hiểu là "bán hoặc đói". Ký vào giấy, hay không lương thực cho bộ lạc của họ. Chỉ có 10 phần trăm dân số nam ở tuổi trường thành ký vào. Hiệp ước Fort Laramie yêu cầu ít nhất ba phần tư dân làng phải bỏ đất của mình Biên bản đó hoàn toàn bị lờ đi. 1887: Đạo Luật Dawes. Sở hữu đất của vùng đất thổ dân chấm dứt. Đất thổ sân bị chia cắt ra thành những miếng 160 mẫu và giao cho mỗi thổ dân với một phần đất lớn bị mất đi. Các bộ tộc mất hàng triệu mẫu đất. Giấc mơ Mỹ về chủ quyền đất độc lập lại trở thành 1 cách rất thông minh để chia đất thổ dân thành miếng đến hết. Việc di chuyển tàn phá đất thổ dân, làm chúng dễ dàng bị chia ra và bán với mỗi thế hệ đi qua. Hầu hết những miếng đất thừa và nhiều miếng đất khác trong khu thổ dân hiện đang nằm trong tay của những chủ nông trại người da trắng. Một lần nữa, phần màu mỡ của miếng đất lọt vào tay wasichu. 1890, thời điểm mà tôi nghĩ rằng là phần quan trọng nhất trong cuộc nói chuyện ngày hôm nay. Đây là năm cuộc tàn sát Wounded Knee diễn ra. Vào ngày 29 tháng 12, quân đội Mỹ bao vây lán trại Sioux tại thung lũng Knee Wounded, tàn sát Trưởng làng Bàn Chân To và 300 tù nhân chiến tranh, sử dụng loại vụ khí bắn hàng loạt mới loại mà bắn ra đạn nổ gọi là súng Hotchkiss Đối với trận chiến này, 20 Quân Hàm Danh Dự cho sự anh dũng được trao cho Đoàn quân thứ 7. Đến ngày hôm nay, đây là Quân Hàm Danh Dự tốt nhất từng được trao cho một trận chiến. Nhiều Quân Hàm Danh Dự khác được trao cho cuộc tàn sát chống phân biệt phụ nữ và trẻ em hơn trong bất kỳ trận Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Hàn Quốc, Việt Nam, Iraq hay Afghanistan. Trận tàn sát Wounded Knee được coi như là kết cục của các cuộc chiến tranh người da đỏ. Bất kỳ lúc nào tôi đến thăm nghĩa trang lớn tại Wounded Knee, tôi vẫn thấy rằng đó không chỉ là một nghĩa trang của người Lakota hay của người Sioux, nhưng đó là nghĩa trang của những người thổ dân. Thánh Black Elk từng nói, "Lúc đó tôi không biết có bao nhiêu người đã chết. Khi tôi nhìn lại từ ngọn đồi cao của tuổi tác mình tôi có thể thấy phụ nữ và trẻ em bị tàn sát nằm hỗn loạn, ngỗn ngang dọc theo thung lũng cong vênh rõ như tôi nhìn thấy họ với những con mắt trong veo. Và tôi có thể nhìn thấy được cái gì đó chết trong lớp bùn máu và được chôn vùi trong cơn bão tuyết. Một giấc mộng chết tại đó, và đó là một giấc mơ đẹp." Theo sự kiện này, một kỷ nguyên mới trong lịch sử người Da Đỏ bắt đầu. Mọi thứ đều có thể được đo lường trước và sau Wounded Knee. Vì nó xảy ra ngay tại thời điểm những ngón tay in hằn trên còi súng Hotchkiss tại chính quyền nước Mỹ tự tuyên bố vị trí của mình trong quyền người Thổ Dân. Họ trở nên mệt mỏi với các hiệp ước. Họ mệt mỏi với các đồi thánh. Họ mệt mỏi với những điệu nhảy của các hồn ma. Và họ chán ngấy cả những bất tiện của người Sioux. Nên họ mang cả súng thần công tới. "Vẫn muốn là người da đỏ chứ," họ nói như ra lệnh, tay để trên còi súng. 1900: dân số người Thổ Dân tại Mỹ xuống rất thấp -- ít hơn 250,000 người, so với con số tám triệu dự tính trước đó vào năm 1492. Tua nhanh qua. 1980: Một phiên tòa diễn ra lâu nhất trong lịch sử Mỹ, Quốc Gia Sioux và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỹ, do Tòa Án Tối Cao Mỹ xét xử. Tòa đã quyết định rằng, khi người Sioux chuyển về lại khu vực của mình và bảy triệu mẫu đất được khai phá cho những thợ mỏ và những người dân lên sống tại khu vực những điều trong hiệp ước Fort Laramie thứ hai đã bị vi phạm. Tòa tuyên án rằng Black Hills bị lấy đi một cách bất hợp pháp và giá đưa ra từ đầu cộng với tiền lãi nên được trả cho Nước Sioux. Để trả cho Black Hills, tòa án chỉ chi 106 triệu đôla cho nước Sioux. Người Sioux từ chối số tiền với khẩu hiệu, "Black Hill không phải để bán". 2010: Thống kê về dân số người Da Đỏ hôm nay, hơn một thế kỷ sau cuộc tàn sát tại Wounded Knee, cho thấy những gì còn sót lại từ chế độ thực dân, nhập cư cưỡng ép và vi phạm hiệp ước. Tình trạng thất nghiệp tại khu vực Người Da Đỏ Pine Ridge xê dịch từ 85 đến 90 phần trăm. Tòa nhà văn phòng thì không thể xây mới được, mà kết cấu hiện tại thì đang hư hỏng dần. Nhiều người không nhà ở, những người có nhà thì nhúc nhích trong những tòa nhà hư hỏng có nhà chứa đến năm gia đình. 39 phần trăm nhà ở tại Pine Ridge không có điện dùng. Ít nhất 60 phần trăm nhà ở trên khu đất đang bị mối đen ăn. Hơn 90 phần trăm dân số sống trong cảnh nghèo đói. Tỷ lệ lao phổi tại Pine Ridge cao khoảng tám lần so với tỷ lệ mắc bệnh trung bình tại Mỹ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong là cao nhất tại địa lục này và cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Ung thư cổ tử cung cao gấp năm lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Tỷ lệ học sinh bỏ học lên đến 70 phần trăm. Tỷ lệ giáo viên bỏ dạy cao gấp tám lần so với tỷ lệ trung bình tại Mỹ. Nên thành ra ông bà phải nuôi dưỡng cháu vì bố mẹ chúng, do bệnh tật từ chứng nghiện rượu, nội chiến và tính cách thờ ơ, nên không thể dưỡng dục trẻ nhỏ. 50 phần trăm dân số ở độ tuổi trên 40 mắc bệnh tiểu đường. Tuổi thọ nam giới là từ 46 đến 48 tuổi bằng với người Afghanistan và Somalia. Mục cuối cùng trong bất kỳ cuộc tàn sát thành công nào đều là mục mà trong đó người mở đầu cuộc tàn sát có thể phủi tay và thốt lên, "Ôi Chúa tôi, mấy người này đang làm gì với bản thân họ vậy? Họ đang giết lẫn nhau. Họ giết nhau trong lúc chúng ta nhìn họ chết." Đó là cách mà chúng ta đã tới và có được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đây là tài sản của một đích đến rất rõ. Những người tù vẫn được sinh ngay tại trong các trại tù chiến tranh rất lâu sau khi các lính gác bị chuyển đi. Đây là những mảnh xương còn lại sau khi phần thịt ngon nhất bị cướp đi. Một thời gian lâu trước, hàng loạt các sự kiện bắt đầu xẩy ra bởi một người nhìn giống như tôi, một wasichu, háo hức lấy đất và nước và vàng trên các khu đồi. Những việc này gây ra hiệu ứng domino mà đến nay hậu quả của nó vẫn còn. Xã hội thượng đẳng chúng ta có thể thấy nhẹ nhõm từ cuộc tàn sát trong năm 1890, hoặc hàng loạt sự kiện các hiệp ước bị vi phạm 150 năm trước, tôi vẫn còn một câu hỏi muốn hỏi, các anh chị cảm thấy như thế nào về những thống kê của ngày hôm nay? Có liên quan như thế nào giữa những hình ảnh kham khổ này và lịch sử mà tôi mới vừa kể cho các anh chị? Và lịch sử này chúng ta mắc nợ bao nhiêu? Có cái nào là trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay? Tôi từng nghe nói là chúng ta cần phải làm gì đó. Phải có những kêu gọi hành động. Vì đã từ rất lâu tôi chỉ đứng ở ngoài đóng vai là một nhân chứng, chỉ chụp hình. Vì giải quyết vấn đề dường như quá xa trong quá khứ, Tôi rất cần một cỗ máy thời gian để xâm nhập. Những đau khổ mà thổ dân đang chịu đựng không phải là một vấn đề đơn giản, dễ sửa. Đó không phải là một vấn đề mà mọi người có thể giúp như cách mọi người giúp đỡ nạn nhân ở Haiti, tìm cách chữa AIDS, hoặc chống lại nạn thiếu lương thực. Cứu trợ, là từ được dùng, có thể khó khăn rất nhiều cho xã hội này hơn là một tờ 50 đô hoặc một buổi đến nhà thờ để sơn lại những ngôi nhà bị vẽ bậy, hoặc một gia đình ngoại ô quyên góp một thùng áp quần mà họ không muốn mặc nữa. Vậy điều đó rời bỏ chúng ta ở đâu? Nhún vai trong bóng tối? Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vẫn hàng ngày vi phạm những điều luật của những năm 1851 và 1868 hiệp ước Fort Laramie đối với người Lakota. Một lời kêu gọi hành động mà tôi muốn đưa ra hôm nay -- ước muốn TED của tôi -- là: Tôn trọng hiệp ước. Trả lại Black Hills. Họ làm gì với họ không phải là chuyện của chúng ta. (Vỗ tay) Chiếc điện thoại di động này bắt đầu vòng đời của nó từ một mỏ khai thác thủ công ở Đông Congo. Nó do các nhóm nô lệ trẻ em có vũ trang khai thác, đó là những gì Hội đồng Bảo an LHQ gọi là "khoáng chất máu", sau đó đi qua một số bộ phận và được hoàn thiện trong một nhà máy ở Shinjin tại Trung Quốc. Tại nhà máy đó, đã có hơn một tá người tự tử năm nay. Có người đã chết sau khi làm một ca 36 tiếng. Chúng ta đều thích sô-cô-la. Chúng ta mua sô-cô-la cho con mình. 80% lượng ca cao đến từ Bờ Biển Ngà và Ghana và do trẻ em thu hoạch. Tại Bờ Biển Ngà, nô lệ trẻ em là một vấn đề rất lớn. Trẻ em bị buôn bán từ các vùng có xung đột và làm việc trên các đồn điền cà phê. Heparin – thuốc chống đông máu – được sản xuất từ những trung tâm thủ công như thế này ở Trung Quốc, bởi các thành phần hoạt chất của nó được bào chế từ ruột non lợn. Kim cương của bạn: chắc bạn đã nghe cụm từ này trong bộ phim "Kim cương máu" Đây là một mỏ ở Zimbabwe. Bông: Uzbekistan là nước xuất khẩu bông lớn thứ hai trên thế giới. Hàng năm, đến mùa thu hoạch bông, chính phủ đóng cửa các trường học, tống lũ trẻ vào xe buýt, chở chúng đến các cánh đồng bông và ở đó ba tuần để thu hoạch bông. Đó là cưỡng bức lao động trẻ em một cách có tổ chức. Và tất cả những sản phẩm đó chắc chắn sẽ kết thúc vòng đời trong một bãi rác như thế này ở Manila. Những nơi, những nguồn gốc này, đại diện cho lỗ hổnng quản lý. Đó là cách mô tả lịch sự nhất tôi có thể dùng. Đây là những khoảng tối, là nơi chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu. Đó là chuỗi cung ứng mang lại cho chúng ta các nhãn hiệu sản phẩm yêu thích. Một số những lỗ hỏng quản lý do các nhà nước kém cỏi điều hành. Một số trong đó không còn là nhà nước nữa; họ là những nhà nước thất bại. Một số trong đó chỉ là những quốc gia tin rằng bất quy tắc hoặc không có quy định là cách tốt nhất để thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Dù bằng cách nào, chúng đều thể hiện một tình thế rất khó xử về luân thường đạo đức. Tôi biết không ai trong chúng ta muốn là tòng phạm đằng sau một sự lạm dụng nhân quyền trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng ngay lúc này, hầu hết các công ty tham gia vào các chuỗi cung ứng không có cách nào để đảm bảo rằng không ai phải thế chấp tương lai, không ai phải hy sinh các quyền của mình để mang lại cho chúng ta các nhãn hiệu sản phẩm yêu thích. Hôm nay tôi không đến đây để làm các bạn chán nản về tình trạng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng ta cần kiểm tra thực tế. Chúng ta cần nhận ra sự thâm hụt nhân quyền nghiêm trọng thế nào. Đây là một nước cộng hòa độc lập, một nhà nước thất bại, chắc chắn không phải là nhà nước dân chủ. Và ngay bây giờ, nước cộng hòa độc lập của chuỗi cung ứng không được điều hành theo cách làm ta hài lòng rằng ta có thể tham gia vào thương mại đạo đức hoặc tiêu dùng đạo đức. Đó không phải là chuyện mới mẻ. Bạn vừa xem tài liệu của một xí nghiệp bóc lột chuyên làm hàng may mặc trên toàn thế giới, ngay cả ở các nước đang phát triển. Nếu bạn muốn xem một xí nghiệp bóc lột cổ điển, gặp tôi ỏe Madison Square Garden, tôi sẽ đưa bạn xuống phố, và chỉ cho bạn một xí nghiệp bóc lột của Trung Quốc. Nhưng hãy xem ví dụ về heparin. Đó là một dược phẩm. Bạn hi vọng rằng chuỗi cung ứng đưa sản phẩm này vào các bệnh viện, có thể sạch bong. Vấn đề ở đây là thành phần hoạt tính của sản phẩm này – như tôi đã nói – là từ lợn. Nhà sản xuất chính của Mỹ sản xuất ra thành phần này, từ vài năm trước đã quyết định chuyển tới Trung Quốc bởi đó là nguồn cung cấp lợn lớn nhất thế giới. Và khi nhà máy của họ ở Trung Quốc – có thể khá sạch – đang nhập tất cả các thành phần từ sân sau các lò mổ, nơi người ta giết lợn và lọc riêng các bộ phận. Vì vậy, vài năm trước, ta đã có một vụ bê bối, vụ này đã giết khoảng 80 người trên khắp thế giới, bởi các chất bẩn đã nhiễm vào trong chuỗi cung ứng heparin. Tệ hơn, một số nhà cung cấp nhận ra rằng họ có thể thay một sản phẩm nhái heparin trong các cuộc kiểm định. Chi phí cho các sản phẩm thay thế này là 9 USD/pound, trong khi heparin thật – thành phần thật – tốn tới 900 USD/pound. Thật thiếu suy nghĩ! Nó đã giết chết nhiều người. Và giờ các bạn đang tự hỏi, “Tại sao Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) lại để chuyện này xảy ra? Tại sao cơ quan chuyên trách về thực phẩm và dược phẩm của Trung Quốc lại để chuyện này xảy ra?” Câu trả lời rất đơn giản: Trung Quốc định nghĩa các cơ sở này là cơ sở hóa chất, không phải cơ sở dược phẩm, vì vậy họ không thanh tra. Và FDA của Mỹ (Cục quản lý thuốc và thực phẩm) gặp phải vấn đề quyền hạn pháp lý. Đây là ở nước ngoài. Họ cũng thực tế chỉ đạo vài cuộc điều tra ở nước ngoài – khoảng 12 cuộc/năm – cũng có thể là 20. Có khoảng 500 cơ sở tự sản xuất các thành phần hoạt tính này ở Trung Quốc. Trên thực tế, khoảng 80% thành phần hoạt tính trong thuốc tới từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Và chúng ta không có một hệ thống quản lý, không có một hệ thống quy định để đảm bảo quy trình sản xuất đó là an toàn. Chúng ta không có một hệ thống đảm bảo rằng Quyền Con người, phẩm cách cơ bản được đảm bảo. Vì thế, ở cấp quốc gia – trong khoảng 60 nước khác nhau – các chính phủ thất bại nghiêm trọng trong việc điều tiết sản xuất trên chính mảnh đất của họ. Vấn đề thực sự với chuỗi cung ứng toàn cầu là nó mang tính siêu quốc gia. Vì thế các chính phủ thất bại, những người đã thả quả bóng, ở cấp quốc gia, thậm chí còn có ít khả năng hơn để can thiệp vào vấn đề này ở cấp quốc tế. Bạn có thể nhìn vào các tin chính. Lấy ví dụ về Copenhagen năm ngoái – chính phủ thất bại hoàn toàn khi cố gắng làm điều đúng đắn khi đối mặt với một thách thức quốc tế. Ví dụ cuộc họp của nhóm G20 vài tuần trước – đã thụt lùi từ những cam kết đã đạt được vài tháng trước đó. Bạn có thể lấy bất cứ thách thức toàn cầu nổi trội nào mà chúng ta đã bàn trong tuần này, và tự hỏi, các chính phủ có thể thúc đấy đến đâu và đưa ra các giải pháp, phản hồi nào với các vấn đề quốc tế đó? Và câu trả lời đơn giản là họ không thể làm gì, họ chỉ ở tầm quốc gia. Cử tri là người địa phương. Họ có những mối quan tâm nhỏ hẹp. Họ không thể đặt các mối quan tâm đó sau lợi ích toàn cầu lớn hơn. Vậy để đảm bảo phân phối các sản phẩm cộng đồng chính yếu ở cấp quốc tế -- trong trường hợp này, là trong chuỗi cung ứng toàn cầu -- chúng ta phải đưa ra một cơ chế khác. Chúng ta cần một bộ máy khác. May thay, chúng ta có một số tấm gương. Trong thập kỷ 90, đã từng có một loạt các vụ bê bối liên quan đến việc sản xuất các nhãn hiệu nổi tiếng ở Mỹ -- lao động trẻ em, cưỡng bức lao động, lạm dụng nghiêm trọng sức khỏe và an toàn -- đến mức năm 1996, Tổng thống Clinton đã phải triệu tập một hội nghị ở Nhà Trắng -- mời các ngành, các tổ chức phi Chính phủ về Nhân quyền, công đoàn, Bộ Lao động -- tập hợp trong một căn phòng và nói, “Nghe này, tôi không muốn toàn cầu hóa trở thành một cuộc đua xuống đáy. Tôi không biết ngăn chuyện đó bằng cách nào, nhưng ít nhất tôi sẽ nhờ vào bộ máy chính quyền giỏi của tôi để liên kết các ngài lại, để đưa ra giải pháp.” Vì vậy họ thành lập một lực lượng đặc nhiệm Nhà Trắng, và họ dành khoảng ba năm để tranh luận về trách nhiệm của các bên trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty không cho rằng đó là trách nhiệm của mình. Họ không sở hữu các cơ sở đó. Họ không thuê các công nhân đó. Họ không có trách nhiệm pháp lý. Những người khác nói, "Mọi người, như vậy thì không giải quyết được gì cả. Các bạn có nhiệm vụ kiểm soát và quan tâm, để đảm bảo rằng sản phẩm đó dù bắt nguồn từ bất cứ đâu thì cũng bằng cái cách cho phép ta tiêu dùng mà không cần lo lắng về an toàn, hoặc không phải hi sinh lương tâm để tiêu thụ sản phẩm đó.” Vì vậy họ thống nhất, “Được rồi. Điều ta sẽ làm là thống nhất một bộ tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử chung. Ta sẽ áp dụng chúng trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, không phân biệt quyền sở hữu hay kiểm soát. Đây sẽ là một phần của hợp đồng.” Và đó là một ý tưởng thiên tài, bởi những gì họ làm là khai thác sức mạnh của hợp đồng, sức mạnh riêng, để phân phối hàng hóa công cộng. Và hãy xem, hợp đồng của một nhãn hiệu quốc tế lớn với một nhà cung cấp Ấn Độ hoặc Trung Quốc có giá trị thuyết phục hơn nhiều so với luật lao động, các quy định về môi trường, các tiêu chuẩn Nhân Quyền..của chính nước đó. Các nhà máy này hầu như không bao giờ bị thanh tra. Nếu thanh tra có tới, thì cũng thật đáng ngạc nhiên nếu họ cưỡng lại được khoản hối lộ. Thậm chí nếu họ làm đúng nhiệm vụ, và ghi những nhà máy này vào danh sách vi phạm, thì khoản phạt cũng thật đáng mỉa mai. Nhưng, bạn lại mất hợp đồng cho một nhãn hiệu lớn, đó là sự khác biệt giữa duy trì kinh doanh hoặc phá sản. Điều đó tạo nên khác biệt. Vì vậy việc chúng ta có thể làm là chúng ta có khả năng khai thác sức mạnh và ảnh hưởng của thể chế quốc tế thực, duy nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu, của các công ty đa quốc gia, và buộc họ phải làm đúng, phải sử dụng sức mạnh đó đúng đắn, để tạo ra các hàng hóa công cộng thiết yếu. Giờ, dĩ nhiên các công ty đa quốc gia không tự động làm việc này. Họ không được thành lập để làm việc này, mà chỉ để kiếm tiền. Nhưng họ là các tổ chức cực kỳ hiệu quả. Họ có nguồn lực, và nếu chúng ta có thể tăng thêm ý chí, cam kết, thì họ sẽ biết phải làm thế nào để có các sản phẩm đó. Và để làm được điều đó không hề dễ. Các chuỗi cung ứng các bạn nhìn thấy trên màn hình khi nãy, chưa được áp dụng điều đó. Bạn cần một không gian an toàn. Bạn cần một nơi để mọi người cùng đến, ngồi xuống mà không sợ bị phán xét, không bị buộc tội, để thực sự đối mặt với vấn đề, đồng thuận và đưa ra giải pháp. Chúng ta có thể làm được; ta có các giải pháp kỹ thuật. Vấn đề là ta thiếu niềm tin, thiếu tự tin, thiếu sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ, các nhóm biểu tình, các tổ chức xã hội nhân dân và các công ty đa quốc gia. Nếu chúng ta có thể đưa họ vào cùng một không gian an toàn, để họ hợp tác, thì ta có thể sản xuất ra hàng hóa công cộng ngay bây giờ, hoặc trong thời gian cực ngắn. Đây là một gợi ý cấp tiến, và thật điên rồ khi nghĩ nếu bạn là một cô bé 15 tuổi người Bangladesh, rời khỏi làng quê của mình để tới làm việc tại một nhà máy ở Dhaka – với 22, 23, 24 đô la/tháng – và cơ hội để bạn được hưởng các quyền tại nơi làm việc, đó là nếu nhà máy đó sản xuất cho một nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đó có các quy tắc ứng xử và biến quy tắc đó thành một phần của hợp đồng. Thật điên rồ; các công ty đa quốc gia đang bảo vệ nhân quyền. Tôi biết bạn sẽ hoài nghi. Bạn sẽ hỏi, “Sao chúng ta có thể tin họ?” Vâng, ta không tin. Có một câu nói thế này: “Tin, nhưng hãy xác minh.” Vì vậy chúng ta kiểm tra. Ta xem xét chuỗi cung ứng, với tất cả các xí nghiệp, . chọn một mẫu ngẫu nhiên, cử thanh tra đến bất ngờ để thanh tra các xí nghiệp này, và công bố kết quả. Sự minh bạch là yếu tố then chốt. Bạn có thể nói rằng bạn có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm không đi đôi với giải trình thường không hiệu quả. Vì thế chúng ta đang không chỉ tranh thủ sự hợp tác của các tổ chức đa quốc gia, ta đang cho họ các công cụ để làm điều đúng đắn – tôn trọng nhân quyền – và ta đang kiểm tra. Bạn không cần tin tôi. Bạn không nên tin tôi. Hãy vào website, xem kết quả thanh tra. Tự hỏi, liệu công ty này có đang cư xử có trách nhiệm với xã hội không? Liệu tôi có thể mua sản phẩm đó mà không làm tổn hại tới đạo đức cá nhân? Đó chính là hiệu quả của hệ thống này. Tôi ghét cái ý tưởng rằng chính phủ khắp thế giới đang không bảo vệ Nhân quyền. Tôi ghét cái ý tưởng rằng các chính phủ đã thả điều này. Và tôi không thể quen được với ý nghĩ rằng chúng ta không thể bắt họ làm việc của mình. Tôi đã như vậy 30 năm rồi, và vào lúc đó, tôi đã nhìn thấy khả năng, cam kết và ý chí của chính phủ khi họ từ chối, và ngay giờ, tôi vẫn không thấy họ trở lại với chức năng của mình. Vì thế tôi bắt đầu nghĩ rằng đây là phương pháp ngừng gia tăng khoảng cách. Chúng ta đang nghĩ rằng, thực tế, đây có thể là khởi đầu của một cách mới để điều tiết và giải quyết các thách thức quốc tế. Gọi nó là quản trị mạng lưới hay là gì cũng được, các chủ thể cá nhân, các công ty, tổ chức phi chính phủ, đang hợp tác để đối mặt với các thách thức to lớn sắp xảy ra. Hãy xem các đại dịch như cúm lợn, cúm gà, H1N1. Hãy xem hệ thống y tế ở nhiều nước. Họ có đủ nguồn lực để đối mặt với một đại dịch nghiêm trọng không? Không. Khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ có thể phối hợp và đưa ra giải pháp không? Chắc chắn. Thứ họ thiếu là một không gian an toàn để hợp tác, đồng thuận và hành động. Đó là những thứ chúng ta đang cố gắng cung cấp cho họ. Tôi cũng biết rằng đó dường như là trách nhiệm quá nặng nề đối với nhiều người. “Bạn muốn tôi phân phát Nhân quyền thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu của tôi. Nhưng có hàng ngàn nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng đó. Điều này dường như quá khó khăn, quá nguy hiểm đối với bất cứ công ty nào. Nhưng vẫn có công ty dám đảm đương. Chúng ta có 4000 công ty là thành viên. Một số trong đó là những công ty rất, rất lớn. Ngành sản xuất đồ thể thao nói riêng đã bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và đã làm được điều này. Ví dụ, mô hình vai trò, là đây. Và mỗi khi bàn đến một trong các vấn đề mà ta phải giải quyết -- vấn đề lao động trẻ em ở các cánh đồng bông Ấn Độ -- thì chúng ta sẽ giám sát 50.000 cánh đồng bông ở Ấn Độ trong năm nay. Điều này dường như là quá sức. Những con số chỉ khiến bạn muốn rút lui. Nhưng chúng tay hãy phân tích một số hiện thực cơ bản. Và nhân quyền trở thành một vấn đề cực kỳ đơn giản: liệu tôi có thể trả lại phẩm giá cho người này? Người nghèo là những người bị xâm phạm nhân quyền – mấu chốt của vấn đề là mất phẩm giá, thiếu phẩm giá. Mọi việc chỉ đơn giản bắt đầu bằng cách trả lại phẩm giá cho họ. Lúc này, tôi đang ngồi trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Gurgaon, ngay gần Delhi, một trong những thành phố bùng lên mạnh mẽ nhất ở Ấn Độ, và tôi đang nói chuyện với công nhân, những người làm việc trong các xí nghiệp dệt may bóc lột ở dưới phố kia. Và tôi hỏi họ rằng họ có thông điệp gì muốn gửi gắm. Họ không nói đến tiền; họ chỉ nói, “Những người chủ lao động không coi chúng tôi là con người, như thể chúng tôi không tồn tại. Hãy bảo họ đối xử với chúng tôi như con người”. Đó là cách hiểu đơn giản về Nhân quyền. Đó là gợi ý đơn giản của tôi dành cho bạn, lời khẩn cầu đơn giản của tôi tới những người ra quyết định trong căn phòng này, và mọi người ngoài kia nữa. Tất cả chúng ta có thể hợp tác cùng nhau, nhận trách nhiệm và theo đuổi điều mà chính phủ đã buông lỏng. Nếu ta không làm vậy, thì ta đang bỏ rơi hi vọng, đang bỏ rơi lòng nhân đạo cơ bản, và tôi biết đó không phải là điều chúng ta muốn, và chúng ta không cần phải làm thế. Vì vậy tôi kêu gọi các bạn, hãy cùng chúng tôi bước vào không gian an toàn đó, và bắt đầu thực hiện điều này. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Có bao giờ bạn cảm thấy hoàn toàn bị quá tải khi phải đối mặt với một vấn đề phức tạp? Vậy thì tôi hy vọng có thể thay đổi được điều này trong ít hơn ba phút Tôi hy vọng sẽ thuyết phục được bạn rằng sự phức tạp không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với rắc rối Và với tôi, một ổ bánh mì thủ công ngon lành vừa mới ra lò là phức tạp, nhưng một ổ bánh hành với oliu xanh và phó mát chính là rắc rối Tôi là một nhà sinh thái học, và tôi nghiên cứu sự phức tạp. Tôi yêu sự phức tạp Và tôi nghiên cứu mối liên kết giữa các loài trong thế giới tự nhiên. Và đây là chuỗi thức ăn, hay một bản đồ mối liên kết thức ăn giữa các loài sống trong hồ trên một quả núi ở California thuộc dãy An Pơ Và đây là điều xảy đến với chuỗi thức ăn này khi một loài cá xa lạ xuất hiện và ăn các loài sinh vật ở hồ Tất cả những loài được tô xám biến mất Vài loài khác thực sự ở bên bờ vực của sự tuyệt chủng và ngay cái hồ ngày càng có nhiều muỗi, ngay cả khi cá ăn những con lăng quăng Những hệ quả này đều không được dự đoán dẫu vậy chúng tôi vẫn khám phá ra chúng có thể được báo trước Vì vậy tôi muốn chia sẻ với bạn một vài chìa khóa để nhìn thấu suốt sự phức tạp mà chúng ta có thể học được từ thiên nhiên mà có thể cũng áp dụng được cho các vấn đề khác. Đầu tiên là sức mạnh đơn thuần của các công cụ minh họa giúp chúng ta tháo gỡ các vấn đề phức tạp và khuyến khích bạn đặt ra các câu hỏi mà bạn chưa từng nghĩ đến trước đó Ví dụ, bạn có thể vẽ sơ đồ dòng chảy của carbon trong một chuỗi cung ứng trong một hệ sinh thái hay là mối liên kết nội tại của những môi trường sống của các sinh vật đang nguy cấp trong công viên quốc gia Yosemite Thứ kế tiếp là, nếu bạn muốn dự đoán tác động của một loài lên một loài khác, nếu bạn chỉ chú ý vào mối liên kết giữa hai loài đó và bạn không quan tâm đến các mối liên kết khác thì sự việc sẽ thực sự khó đoán hơn là nếu bạn quay lại, xem xét toàn bộ hệ thống -- mọi loài, mọi mối liên kết -- và từ chỗ đó, chỉ tập trung vào vùng ảnh hưởng đến vấn đề nhiều nhất Và chúng tôi cũng khám phá ra trong nghiên cứu của mình, việc này giúp bạn xác định được mối nối mà bạn thực sự quan tâm trong vòng một hay hai cấp Vì vậy, bạn càng lùi trở lại, nắm rõ sự phức tạp, bạn càng có nhiều cơ hội tìm được các câu trả lời đơn giản, và nó thường khác hẳn câu hỏi đơn giản lúc ban đầu, Bây giờ thì hãy quan sát một vấn đề phức tạp thật sự biểu đồ cúa chính phủ Mỹ. Đây là biểu đồ chiến lược chống quân phiến loạn của Mỹ tại Afghanistan Đây là trang đầu của tờ New York Times một hai tháng trước -- ngay lập tức bị giới truyền thông làm cho ngớ ngẩn vì quá điên rồ rắc rối. và mục tiêu là tăng sự hỗ trợ thường xuyên hơn cho chính phủ Afghanistan. Rõ ràng đây là một vấn đề phức tạp, nhưng liệu nó có rắc rối không? Khi lần đầu tôi nhìn thấy nó trên trang đầu của tờ Times, Tôi đã nghĩ, "Thật tuyệt, cuối cùng tôi cũng thấy thứ mình có thể lấy làm minh họa. Tôi có thể chúi mũi vào nó." Và đó là vì sao chúng ta ở đây lần đầu tiên, quan sát cái biểu đồ rối như mì spaghetti này ra một hệ thống có trật tự, Mối nối được khoanh tròn này là cái mà chúng ta cố gắng tác động -- hỗ trợ cho chính phủ Afghanistan. Và bây giờ chúng ta nhìn dời ra một cấp, hai cấp, ba cấp khỏi mối nối đó loại bỏ 3 phần tư biểu đồ ra khỏi vùng ảnh hưởng. Trong khối cầu này, phần lớn các mối nối là không làm gì được, như sự khắc nghiệt của lãnh thổ, và hoạt động quân đội chỉ chiếm một phần nhỏ, Phần lớn là hoạt động phi bạo lực và chúng rơi vào hai nhóm lớn: đạo đức và sự cạnh tranh về tôn giáo và sự công bằng, minh bạch, sự phát triển kinh tế và sự hỗ trợ của các dịch vụ. Tôi không biết về nhiều về vấn đề này, nhưng đây là cái tôi có thể đọc được từ biểu đồ trong 24 giây Khi bạn thấy một biểu đồ như thế này, tôi muốn bạn đừng sợ hãi Tôi muốn bạn thấy phấn khích, thấy nhẹ nhõm. Vì câu trả lời đơn giản có thể xuất hiện. Chúng ta khám phá ra từ thiên nhiên rằng sự đơn giản thường nằm bên mặt kia của sự phức tạp. Vì vậy, với bất kỳ vấn đề nào, bạn càng phóng to nó ra và nắm rõ sự phức tạp, bạn càng có nhiều cơ hội nhìn rõ hơn các chi tiết đơn giản gây vấn đề nhất Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta đang có một vấn đề với việc dạy toán lúc này. Đơn giản là, không có ai thấy hạnh phúc. Người học thì thấy nó không liền lạc, không thú vị và khó. Những người muốn ứng dụng toán thì nghĩ rằng họ chưa biết đủ. Chính quyền nhận ra rằng đó là một chuyện lớn đối với nền kinh tế, nhưng không biết sửa chữa thế nào. Và giáo viên cũng không thỏa mãn và mất kiên nhẫn. Nhưng lúc này toán học thì quan trọng cho thế giới hơn là ở bất cứ lúc nào khác của lịch sử nhân loại. Như vậy ở một phía chúng ta có tình trạng giảm sút quan tâm đến giáo dục toán học, còn ở phía kia là một thế giới càng đòi hỏi toán nhiều hơn, một thế giới có tính định lượng hơn bao giờ hết. Thế thì vấn đề là gì, tại sao vực thẳm này lại mở ra vậy, và chúng ta có thể làm gì để sửa nó? Thật ra thì, tôi nghĩ câu trả lời đang ở ngay trước mặt chúng ta. Hãy dùng máy tính. Tôi tin rằng việc dùng máy tính đúng cách là chìa khóa để cho việc toán thành công. Để giải thích điều đó, trước hết tôi nói một chút về toán nhìn ra sao trong thế giới thật và nó như thế nào trong giáo dục. Nhìn xem, trong đời thực không nhất thiết là chỉ có nhà toán học mới làm toán. Nhà địa lý, kĩ sư, sinh học đủ mọi loại người cũng làm toán -- mô hình hóa và mô phỏng. Toán học thật ra rất phổ biến. Nhưng trong giáo dục nó trông khác hẳn -- các bài tập bị đơn giản hóa, toàn là làm tính -- hầu như đều làm bằng tay. Rất nhiều thứ trông đơn giản và không khó như là ngoài đời thực, trừ khi nếu bạn là người học. Và một chuyện nữa về toán là: toán đôi lúc giống như toán -- như là trong ví dụ này -- và đôi khi thì không -- như là "Tôi có say không?" Và rồi bạn được trả lời rằng nó có tính định lượng trong thế giới hiện đại. Vài năm trước bạn không nghĩ đến câu trả lời đó đâu. Nhưng bây giờ bạn có thể khám phá về điều đó -- không may là, trọng lượng của tôi thì cao hơn một chút, nhưng -- tất cả là về những gì xảy ra. Vậy thì hãy zoom ra một chút và hỏi, tại sao chúng ta lại đi dạy toán? Ý nghĩa của việc dạy toán là gì? Và đặc biệt là, tại sao nói chung chúng ta dạy toán? Sao nó lại là một phần quan trọng của giáo dục như là một môn bắt buộc? Tôi nghĩ là có 3 lý do: các công việc kĩ thuật trở nên thiết yếu trong việc phát triển kinh tế, cái mà tôi gọi là kiếm sống hằng ngày. Để hoạt động trong thế giới ngày nay, bạn phải khá giỏi về định lượng, nhiều hơn hẳn so với vài năm trước. Những thứ như: tính ra nợ tiền nhà, hay nghi ngờ thống kê của chính phủ. Và điều thứ ba, cái tôi gọi là rèn luyện logic cho trí óc, suy nghĩ logic. Qua nhiều năm trong xã hội chúng ta đã nhấn mạnh vào việc có thể xử lý và suy nghĩ theo logic; đó là một phần của xã hội con người. Rất là quan trọng để học được điều đó. Toán học là một cách tuyệt vời để làm điều đó. Vậy thì hãy đặt một câu hỏi khác. Toán học là gì? Ý chúng ta là gì khi nói rằng chúng ta đang làm toán, hoặc dạy người khác làm toán? Tôi nghĩ rằng nó có đại khái là 4 bước, bắt đầu với việc đặt ra câu hỏi đúng. Cái ta muốn hỏi là gì? Ta đang cố khám phá gì ở đây? Và đây chính là thứ sai lầm nhất ở thế giới ngoài kia, hầu như ngoài tầm của các phần khác của toán học. Người ta đặt ra câu hỏi sai, và không có gì ngạc nhiên, họ nhận được câu trả lời sai là vì lý do đó chứ không phải cái gì khác. Thế thì cái tiếp theo là lấy vấn đề đó và chuyển nó từ một vấn đề của đời thật thành một vấn đề trong toán. Đó là giai đoạn thứ hai. Một khi làm được điều này, thì sẽ đến bước tính toán. Để đưa nó thành một câu trả lời gì đó ở dưới dạng toán học. Và đương nhiên, toán học thì rất mạnh để làm chuyện đó. Và cuối cùng, chuyển nó về lại đời thật. Nó có trả lời được câu hỏi không? Và cũng kiểm chứng nó -- đó là bước rất quan trọng Bây giờ là thứ điên khùng nhất ngay đây. Trong việc dạy toán, chúng ta bỏ ra cỡ 80% thời gian để dạy người ta cách làm bước thứ ba bằng tay. Nhưng mà đó là bước mà máy tính có thể làm tốt hơn bất cứ ai dù với nhiều năm thực hành. Thay vào đó, chúng ta phải sử dụng máy tính để làm bước thứ ba và để học sinh ra sức hơn vào việc học cách làm bước một, hai và bốn -- khái niệm hóa vấn đề, ứng dụng chúng, buộc giáo viên phải dạy học sinh cách làm. Nhìn xem, điểm mấu chốt là ở đây: toán học không đồng nghĩa với làm tính. Toán là một môn học rộng hơn nhiều so với chuyện làm tính. Có thể hiểu được rằng hai thứ đã quấn chặt lấy nhau qua hàng trăm năm. Chỉ có một cách để làm tính là dùng tay. Nhưng trong vài thập kỉ vừa qua điều này đã hoàn toàn thay đổi. Chúng ta đã có được một sự biến đổi lớn nhất trên một môn học cổ xưa mà tôi có thể tưởng tượng được bằng máy tính. Làm tính thường hay là nơi nghẽn cổ chai và bây giờ không còn như vậy nữa. Vì vậy tôi nghĩ là toán học đã được giải phóng khỏi việc làm tính. Nhưng sự giải phóng này chưa đi được vào giáo dục. Nhìn đây, tôi nghĩ rằng làm tính theo nghĩa nào đó là bộ máy của toán học. Nó là việc lặt vặt. Là thứ bạn muốn tránh nếu được, giống như là nhường cho máy móc. Nó là công cụ đi đến mục tiêu, chứ không phải là mục tiêu. Và tự động hóa cho phép chúng ta có được bộ máy đó. Máy tính cho phép chúng ta làm việc đó. Và đây không phải là một vấn đề nhỏ nhặt theo bất kỳ nghĩa nào. Tôi ước tính rằng, chỉ trong ngày hôm nay trên toàn thế giới, chúng ta bỏ ra trung bình 106 thời gian của đời người để dạy người ta cách tính tay. Đó là một nỗ lực đáng kinh ngạc của nhân loại. Cho nên ta phải thật chắc chắn -- nói thêm là, hầu như mọi người thậm chí còn không thấy vui khi làm tính. Cho nên ta phải thật chắc chắn là chúng ta biết tại sao lại làm chuyện đó và nó có một mục đích thật sự. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên giao việc tính toán cho máy tính và chỉ tính tay khi việc học tính tay thật sự có lý. Và tôi nghĩ rằng có những trường hợp. Ví dụ như là tính nhẩm. Tôi vẫn tính nhẩm rất nhiều, chủ yếu để ước lượng. Khi có ai nói, chuyện này chuyện kia là đúng, thì tôi sẽ nói, hừm, chưa chắc. Để tôi ước lượng coi. Làm vậy vẫn nhanh hơn và thực tế hơn. Nên tôi nghĩ rằng tính thiết thực là một trường hợp đáng để dạy người ta tính tay. Và rồi có những khái niệm nhất định có thể hưởng lợi từ việc tính tay, nhưng tôi nghĩ nhưng việc này tương đối ít. Một việc mà tôi thường hay hỏi đến là tiếng Hy Lạp cổ và cách nó liên quan tới chủ đề. Nhìn xem, cái mà chúng ta làm bây giờ, là bắt mọi người học toán. Nó là một môn chính. Và tôi không có đề nghị rằng, nếu người ta quan tâm đến tính tay hay là theo đuổi sở thích cá nhân với bất kỳ môn học dù có kì lạ đến đâu -- họ nên làm điều đó. Chuyện đó hoàn toàn đúng, khi người ta theo đuổi sở thích cá nhân. Tôi khá là quan tâm đến tiếng Hy Lạp cổ, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên ép buộc toàn bộ dân số học một môn như tiếng Hy Lạp cổ. Tôi không nghĩ rằng làm vậy là đúng. Cho nên tôi có sự tách biệt giữa cái mà chúng ta khiến người khác làm và môn học thuộc dòng chính và môn học mà cá nhân người ta theo đuổi và có lẽ còn được khuyến khích để làm việc đó. Thế thì những vấn đề gì nảy sinh? Một trong số đó là bạn cần có kiến thức cơ bản trước nhất. Bạn không nên sử dụng máy móc cho đến khi bạn có những kiến thức cơ bản của môn học. Vậy thì câu mà tôi hay hỏi là, ý bạn nói cơ bản là thế nào? Cơ bản của cái gì? Có phải vấn đề cơ bản của việc lái xe là học cách chăm sóc nó, hay là thiết kế nó? Có phải những thứ cơ bản của việc viết là gọt bút? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng bạn cần phân biệt giữa kiến thức cơ bản của việc bạn muốn làm với lại cách thực hiện và công cụ để thực hiện. Và việc tự động hóa cho phép bạn tạo sự phân biệt đó. Một trăm năm về trước, chắc chắn là nếu muốn lái xe bạn phải biết nhiều thứ về cơ khí của xe và cách khởi động cũng như các thứ khác. Nhưng việc tự động hóa của xe hơi đã cho phép tách biệt, khiến cho lái xe bây giờ là một thứ hoàn toàn riêng biệt, có thể nói vậy, với việc chế tạo chiếc xe hay là học cách chăm sóc nó. Thế thì tự động hóa cho phép sự tách biệt này và cũng cho phép -- trong trường hợp lái xe, và tôi tin rằng cũng như đối với toán học trong tương lai -- một sự dân chủ hóa trong cách làm. Nó có thể được phổ biến cho rất nhiều người có thể thật sự làm được. Thế thì có một thứ khác nảy sinh với kiến thức cơ bản. Theo tôi thì người ta lầm lẫn thứ tự của việc phát minh ra công cụ và thứ tự của việc dùng chúng trong giảng dạy. Thế thì nếu chỉ vì giấy được phát minh trước máy tính, nó không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ hiểu những điều cơ bản của môn học nhiều hơn nhờ vào giấy thay vì máy tính để giảng dạy toán học. Con gái tôi mang đến một giai thoại khá hay về chuyện này. Cháu rất thích làm thứ mà cháu gọi là máy tính xách tay bằng giấy. (Cười) Thế là một hôm tôi hỏi nó, "Con biết không, khi ba cỡ tuổi con, Ba đâu có làm mấy thứ này. Con biết tại sao không?" Và sau một hai giây suy tư cẩn thận, cháu nói, "Không có giấy?" (Cười) Nếu bạn sinh ra sau khi có máy tính và giấy, việc bạn sử dụng chúng theo thứ tự nào vào học tập thật ra không ảnh hưởng đâu, bạn chỉ muốn có công cụ tốt nhất. Vậy có một thứ khác nữa là "máy tính làm cho toán quá đơn giản." Cứ như là nếu bạn sử dụng máy tính thì chỉ là bấm nút mà không suy nghĩ, nhưng nếu làm bằng tay thì rất trí tuệ. Tôi phải nói đó là thứ làm tôi khó chịu. Liệu chúng ta có thật sự tin rằng môn toán mà hầu hết đang thực hành trong trường hôm nay sâu sắc hơn việc áp dụng các quy trình cho các vấn đề mà họ không thật sự hiểu, cho những lý do họ không biết? Tôi không nghĩ vậy. Tệ hơn nữa, cái mà họ đang học ở đó không còn hữu dụng trong thực tế nữa. Có lẽ đã từng như vậy 50 năm trước, nhưng giờ thì không. Khi học xong, họ sẽ làm toán trên máy tính. Để cho rõ, tôi nghĩ máy tính có thể thật sự giúp giải quyết vấn đề, thật sự là khái niệm hóa nó hơn. Dĩ nhiên, như là mọi công cụ tốt khác nó có thể bị dùng một cách hoàn toàn thiếu suy nghĩ, như là biến mọi thứ thành show multimedia, giống như ví dụ mà tôi đã từng thấy trong đó máy tính là thầy giáo -- chỉ cho học sinh cách thao tác và giải toán bằng tay. Thật là điên. Tại sao chúng ta dùng máy tính để chỉ cho học sinh cách giải tay bài toán mà dù gì máy tính cũng làm? Thật là tụt hậu. Để tôi chỉ cho bạn rằng bạn cũng có thể tạo ra những bài toán khó tính hơn. Thông thường trong trường học, bạn làm mấy thứ như giải phương trình bậc hai. Nhưng khi bạn dùng máy tính, bạn có thể chỉ cần thay thế. Thay bằng phương trình bậc bốn, làm cho việc tính toán khó hơn. Cùng theo một nguyên lý -- nhưng tính toán thì khó hơn. Và các bài toán ngoài đời đều điên rồ và kinh khủng như vậy. Chúng mọc toàn là gai. Chúng đâu chỉ là các thứ quá đơn giản như là ta thấy ở môn toán trong trường. Và khi nghĩ đến thế giới bên ngoài. Chúng ta có thật sự tin rằng kĩ thuật và sinh học và mọi thứ khác những thứ đã hưởng lợi từ máy tính và toán học làm sao đó bị giản lược về mặt khái niệm bởi việc dùng máy tính? Tôi không nghĩ vậy đâu; ngược lại là khác. Vậy thì vấn đề của ta trong việc dạy toán không phải là việc máy tính làm cho nó quá đơn giản, mà là chúng ta đang đơn giản hóa các bài toán. À, còn một vấn đề khác nảy sinh là theo cách nào đó các quy trình tính tay sẽ làm cho học sinh hiểu vấn đề. Cho nên nếu bạn làm nhiều ví dụ, bạn có thể đạt được câu trả lời -- bạn có thể hiểu tốt hơn những vấn đề cơ bản của hệ thống. Tôi nghĩ rằng có một thứ rất có căn cứ đó là việc hiểu được các quy trình và quá trình là quan trọng. Nhưng có một cách tuyệt vời để làm điều này trong thế giới hiện đại. Đó gọi là lập trình. Lập trình là cách hầu hết quy trình và quá trình được ghi lại ngày nay, và nó cũng là cách rất tốt để thu hút học sinh nhiều hơn và để kiểm tra xem chúng có thật sự hiểu không. Nếu bạn muốn kiểm tra xem bạn có hiểu toán thì hãy viết một chương trình để làm toán. Thế thì lập trình là cách tôi nghĩ chúng ta nên làm. Để cho rõ, cái mà tôi đề nghị ở đây là chúng ta có một cơ hội duy nhất để cùng lúc làm cho toán học vừa thực tế và mang tính khái niệm nhiều hơn. Tôi không nghĩ ra được bất kì môn học nào khác có thể làm được như vậy gần đây. Đó thường là sự lựa chọn giữa trở thành thợ hay thầy. Nhưng tôi nghĩ ta có thể đạt được cả hai cùng lúc ở đây. Và nó cũng mở ra rất nhiều khả năng. Bạn có thể làm rất nhiều bài toán. Cái mà tôi nghĩ chúng ta đạt được từ chuyện này là học sinh sẽ có được hiểu biết trực giác và kinh nghiệm nhiều hơn hẳn những gì chúng đã nhận được trước đây. Và kinh nghiệm đối với các vấn đề khó hơn -- được chơi với toán, tương tác với nó, cảm giác nó. Chúng ta muốn người ta có thể cảm giác toán học một cách bản năng. Đó là thứ mà máy tính cho phép chúng ta làm. Một thứ khác nó cho phép chúng ta là thay đổi trật tự của chương trình học. Theo truyền thống thứ tự dựa theo độ khó của phép tính, nhưng giờ ta có thể thay đổi bằng độ khó để hiểu được các khái niệm, cho dù là việc tính toán có khó thế nào. Giải tích thường được dạy rất trễ. Tại sao vậy? À, đó là vì thực hiện tính toán thì cực khó, đó chính là vấn đề. Nhưng thật ra thì nhiều khái niệm có thể dạy được cho lứa tuổi nhỏ hơn nhiều. Đây là ví dụ tôi dành cho con gái mình. Và rất rất đơn giản. Chúng tôi đang nói về cái gì sẽ xảy ra khi bạn tăng số cạnh của một đa giác tới một số rất lớn. Và đương nhiên, nó sẽ thành một vòng tròn. Bên cạnh đó, cháu cũng rất nhất quyết để có thể thay đổi màu sắc, một đặc trưng quan trọng của màn trình diễn này. Bạn có thể thấy rằng đó là bước đi rất sớm để tìm hiểu giới hạn và giải tích vi phân và những gì xảy ra khi bạn đẩy sự việc đi cực xa -- với các cạnh rất nhỏ và với thật nhiều cạnh. Một ví dụ rất đơn giản. Đó là cái nhìn về thế giới mà chúng ta thường không trao cho con người trong nhiều năm sau chuyện này. Nhưng mà đó là cái nhìn thực tế quan trọng về thế giới. Còn một chướng ngại nữa để thúc đẩy chương trình là các bài kiểm tra. Nếu cuối cùng chúng ta kiểm tra mọi người bằng phép tính tay, rất khó mà thay đổi chương trình học tới điểm mà ta có thể dùng máy tính trong suốt học kì. Và một lý do điều này rất quan trọng -- có được máy tính trong kì kiểm tra thì rất quan trọng. Và rồi chúng ta có thể đặt câu hỏi, những câu hỏi thực thụ, những câu như, chính sách bảo hiểm nhân thọ nào tốt nhất? -- những câu hỏi thật sự mà người ta phải đối mặt hằng ngày. Và bạn thấy đó, đây đâu phải là mô hình đơn giản hóa. Đây là mô hình thật mà chúng ta phải tối ưu hóa những gì xảy ra. Tôi cần được bảo vệ trong bao nhiêu năm? Cái đó ảnh hưởng thế nào đến khoản chi trả và tới lãi suất, ... và những thứ giống như vậy? Bây giờ tôi không hề đề nghị rằng đó chỉ là loại câu hỏi nên được đặt trong bài thi, nhưng tôi nghĩ đó là loại câu hỏi rất quan trọng mà giờ đang bị lờ đi hoàn toàn và nó rất cần thiết cho sự hiểu biết thực tế của con người. Vì thế tôi tin là có những cải tổ cấp thiết mà ta phải làm đối với toán học dựa trên máy tính. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta có thể thúc đẩy nền kinh tế, cùng với xã hội, dựa trên ý tưởng rằng người ta có thể thật sự cảm nhận toán học. Đây không phải phần phụ thêm cho tùy ý chọn. Và đất nước nào có thể làm được điều này trước tiên sẽ nhảy vọt trước các nước khác, theo ý tôi để đạt được một nền kinh tế mới, thậm chí là một nền kinh tế được cải thiện hơn, một viễn cảnh mở mang. Thật ra, tôi thậm chí còn nói về việc chúng ta tiến từ cái hay gọi là nền kinh tế tri thức sang cái chúng ta có thể gọi là nền kinh tế tri thức tính toán, nơi mà toán cấp cao được tích hợp vào mọi thứ người ta làm theo cách mà tri thức đang được tính hợp. Ta có thể lôi kéo nhiều học sinh hơn làm cách này, và các em thấy vui vẻ để làm toán. Và hãy hiểu rằng, đây không phải là thay đổi từ từ. Chúng ta đang cố vượt qua một vực thẳm ở đây giữa toán học trong nhà trường với toán học ngoài đời. Và bạn biết rằng nếu bạn đi bộ qua một cái vực, bạn sẽ kết thúc ở chỗ còn tệ hơn là nếu bạn đừng đi ngay từ đầu -- sẽ là thảm họa lớn hơn. Không, cái mà tôi đề nghị chúng ta phải phóng lên, chúng ta nên tăng tốc lên thật cao và ta nên phóng khỏi một bên vực và sang bên kia -- đương nhiên, sau khi đã tính các phương trình vi phân thật cẩn thận. (Cười) Thế nên tôi muốn thấy một chương trình học toán được thay đổi và làm mới hoàn toàn xây từ gốc, dựa trên máy tính những chiếc máy tính mà bây giờ hầu như có khắp nơi. Các công cụ tính toán có ở khắp nơi và sẽ hoàn toàn ở mọi chỗ trong ít năm nữa. Giờ thì tôi không có chắc ta có nên gọi môn học là toán không nữa, nhưng cái tôi chắc là nó sẽ là môn học chính của tương lai. Hãy làm chuyện này. Và khi chúng ta sắp sửa làm, hay vui một chút vì chúng ta, vì học sinh và vì TED ở đây. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi rất vui được ở đây và nói với quý vị về môt chủ đề thân thuộc của tôi, đó là cái đẹp. Tôi nghiên cứu triết học về nghệ thuật, mỹ học, thực ra là vì kế sinh nhai Tôi cố gắng tìm hiểu theo phương diện trí tuệ, một cách triết học, một cách tâm lý học, trải nghiệm về cái đẹp là gì, điều hợp lý nào có thể nói về nó và làm thế nào mọi người đi ra khỏi đường ray trong sự cố gắng để hiểu nó Đây là một đề tài cực kì phức tạp một phần bởi vì những điều ta gọi là đẹp khá là khác nhau. Ý tôi là hãy nghĩ về các vẻ hoàn toàn khác nhau gương mặt một em bé, bản nhạc "Harold in Italy" của Berlioz, những bộ phim kiểu như "The Wizard of Oz", hay các vở kịch của Chekhov, một cảnh đẹp trung tâm California, một bức tranh núi Phú Sĩ của Hokusai, "Der Rosenkavalier", một bàn thắng ghi bàn tuyệt vời ở một trận bóng đá World Cup, Bức "Starry Night" của Van Gogh, một cuốn tiểu thuyết của Jane Austen, Fred Astaire đang khiểu vũ trên màn ảnh. Danh sách ngắn gọn này bao gồm những con người, tạo vật thiên nhiên, tác phẩm nghệ thuật và hoạt động điêu luyện Để giải thích cho sự hiện diện của cái đẹp của mọi thứ trong danh sách này thật không dễ. Tuy nhiên ít nhất tôi có thể cho các bạn thưởng thức điều mà tôi nhận thấy coi như là giả thuyết thuyết phục nhất chúng tôi đang có về cái đẹp Chúng tôi có được giả thuyết này không phải từ một chuyên gia nghệ thuật không phải từ một nhà học giả về nghệ thuật hậu hiện đại hay từ một nhà phê bình nghệ thuật tầm cỡ Không, giả thuyết này đến từ một chuyên gia về nhân giống chim bồ câu, giun và hàu Các bạn biết người tôi nhắc tới Charles Darwin. Tất nhiên nhiều nhiều người nghĩ họ đã biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi cái đẹp là gì Nó nằm trong mắt người nhìn Nó là bất cứ điều gì tác động riêng với mỗi người Hoặc, như vài người -- đặc biệt những người trong ngành giáo dục -- cho rằng cái đẹp nằm ở mắt người nhìn phụ thuộc vào văn hóa Có những người đồng ý rằng các tranh vẽ hay bộ phim hay nhạc đều đẹp bởi vì nền văn hóa quyết định thị hiếu thẩm mỹ Sở thích đối với vẻ đẹp tự nhiên hay nghệ thuật rất dễ dàng thay đổi theo văn hóa. Beethoven được yêu mến ở Nhật Bản. Người Peru thích các bản vẽ trên gỗ của Nhật Bản. Các tác phẩm điêu khắc của người Inca được xem là kho báu ở các bảo tàng nước Anh, Trong khi đó kịch Shakespeare được dịch ra các thứ tiếng trên thế giới. Hay thử nghĩ về nhạc jazz Mỹ hay phim Mỹ chúng có ở mặt khắp mọi nơi Có nhiều điểm khác nhau giữa các kiểu nghệ thuật nhưng cũng có tính phổ biến có sự yêu thích thẩm mỹ nghịch giao văn hóa và có các giá trị. Chúng ta giải thích sự phổ biến này như thế nào? Câu trả lời đúng nhất nằm ở việc cố gắng tái dựng lại lịch sử tiến hóa của Darwin về khiếu thẩm mỹ và nghệ thuật Chúng ta cần thay đổi khiếu thẩm mỹ và sự yêu thích nghệ thuật hiện tại của chúng ta và giải thích cách chúng in sâu vào trong ý thức chúng ta Bằng các hành động trong cả thời tiền sử, trong môi trường kỷ Pleistocene lớn, thời kỳ chúng ta trở thành con người hoàn thiện Bằng cả hoàn cảnh xã hội mà chúng ta đã tiến hóa. Việc đề ra sự thay đổi này cũng có thể tranh thủ được từ các dấu tích của con người được gìn giữ ở thời tiền sử. Tôi muốn nói đến các hóa thạch, tranh vẽ hang động và vân vân Và cần để ý tới điều chúng ta biết về khiếu thẩm mỹ của những bầy đàn săn bắt-hái lượm còn tồn tại cho đến mãi thế kỉ 19 và 20. Tôi, một cách cá nhân không nghi ngờ bất cứ thứ gì là trải nghiệm về cái đẹp cùng với mức độ cảm xúc và sự yêu thích, vốn thuộc về tâm lý con người của chúng ta. Trải nghiệm cái đẹp là một phần trong một chuỗi các thể thích nghi Darwin. Cái đẹp là một kết quả của sự thích nghi mà chúng ta mở rộng và chắt lọc nên khi sáng tác và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và giải trí. Như nhiều người trong số các bạn biết, sự tiến hóa diễn ra theo hai cơ chế chính quan trọng nhất. Cơ chế đầu tiên là sự chọn lọc tự nhiên -- đó là đột biến ngẫu nhiên và sự duy trì có chọn lọc -- song song với nền tảng giải phẫu học và sinh lý học -- tiến hóa của tuyến tụy hay con mắt hay móng tay. Chọn lọc tự nhiên cũng giải thích nhiều nỗi khiếp sợ cơ bản, như là mùi khó chịu của thịt thối, hay sự sợ hãi, như sợ rắn hay sợ đứng sát mép vực. Chọn lọc tự nhiên cũng giải thích cho sự yêu thích -- hấp dẫn giới tính, sở thích đồ ngọt, béo và đồ đạm, điều đó quay trở lại giải thích cho nhiều thức ăn phổ biến, từ trái cây chín cho đến sô cô la và thịt sườn nướng. Cơ chế tiến hóa còn lại là sự chọn lọc dựa trên giới tính, và cách thức nó diễn ra rất khác. Cái đuôi công lộng lẫy là một ví dụ hay nhất cho cơ chế này. Nó tiến hóa không để duy trì sự sống. Thực ra là nó đi ngược lại với sự tồn tại tự nhiên. Không, đuôi công là kết quả từ việc chọn bạn tình của con công mái. Câu chuyện này khá quen thuộc. Thực sự là phụ nữ là nhân tố thúc đẩy lịch sử tiến tới. Bản thân Darwin, bằng cách lý giải này, không nghi ngờ gì rằng đuôi của công trống là tuyệt đẹp trong mắt của công mái. Ông thực sự đã dùng từ đó. Giờ thì, với những ý kiến này, chúng ta có thể nói rằng trải nghiệm cái đẹp là một trong những cách mà sự tiến hóa khơi dậy và duy trì sự yêu thích và quyến rũ, thậm chí là sự ám ảnh thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định mang tính thích ứng nhất cho mục đích tồn tại và sinh sản. Cái đẹp là một cách thức tự nhiên của sự biểu diễn từ xa để lên tiếng nói. Ý tôi là bạn không thể mong đợi ăn được một khung cảnh đẹp. Cũng thật khó để làm vậy với con bạn hay người yêu bạn. Vì thế chiêu thức của tiến hóa là làm cho chúng đẹp chúng trở thành một thứ tuyệt vời cho bạn cảm giác thích thú khi chỉ nhìn vào chúng. Hãy nghĩ nhanh về nguồn gốc quan trọng của khiếu thẩm mỹ, sức lôi cuốn của những khung cảnh đẹp. Các dân tộc có văn hóa rất khác nhau trên thế giới có xu hướng thích một kiểu khung cảnh nhất định, là khung cảnh gần giống với các xa-van đồng cỏ thời Pleistocene nơi bắt nguồn của chúng ta. Khung cảnh này ngày nay còn xuất hiện trên lịch, bưu thiếp, trong thiết kế sân golf và công viên công cộng và trong các bức tranh sang trọng treo trong phòng khách từ New York cho tới New Zealand. Đó là một kiểu khung cảnh trường học Hudson River là không gian mở rộng với những bãi cỏ thấp lác đác vài cụm cây. Những cây có tán lá gần mặt đất thường được thích hơn, điều này nói lên rằng nếu bạn ở vào một nơi tương tự bạn có thể trèo lên những cây đó. Khung cảnh có sự hiện diện của dòng nước ngay trước mắt, hoặc màu xanh của nước ở xa xa, những dấu hiệu về cuộc sống của thú và chim cũng như nhiều loại cây cỏ và cuối cùng -- là -- một lối đi hay một đường mòn, có thể là một bờ sông hay bờ biển, dẫn dài ra vô tận, như mời mọc bạn đi theo. Thậm chí người dân ở các đất nước không có kiểu cảnh quan này cũng cho rằng nó đẹp. Khung cảnh đồng cả xa-van lý tưởng là một trong những ví dụ rõ ràng nhất là nơi mà con người khắp mọi nơi nhận thấy vẻ đẹp trong cùng trải nghiệm thị giác Nhưng ai đó có thể tranh cái rằng đó là vẻ đẹp tự nhiên. Vậy còn vẻ đẹp nghệ thuật? Nó không bao gồm hết các khía cạnh của văn hóa? Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi muốn nhìn lại thời tiền sử lần nữa để nói vài điều về nó. Tốt hơn là nên thừa nhận tác phẩm nghệ thuật của con người thuở sơ khai là những tranh vẽ hang động điêu luyện, kì diệu chúng ta đều biết những tranh vẽ đó ở Lascaux và Chauvet. Hang động Chauvet khoảng 32.000 năm tuổi với vài tác phẩm điêu khắc nhỏ nhỏ thể hiện hiện thực về phụ nữ và gia súc từ thời xa xưa đó. Nhưng kĩ thuật vẽ và trang trí thực sự phát triển hơn so với thời đó. Những vòng cổ tuyệt đẹp làm bằng sò trông như những thứ bạn thấy ở một hội chợ bán đồ nghệ thuật và thủ công, cũng vậy, phấn má màu đất được tìm thấy từ khoảng 100.000 năm trước Nhưng những chế tác hấp dẫn nhất của thời tiền sử thậm chí còn xưa hơn thời đó. Tôi còn nhớ thứ gọi là lưỡi rìu cầm tay Acheulian. Dụng cụ bằng đá cổ xưa nhất là những mảnh đá sắc nhọn ở Olduvai Gorge vùng Đông Phi. Chúng đã có mặt khoảng 2,5 triệu năm. Những dụng cụ thô sơ này có mặt trong khoảng hàng ngàn thế kỷ, đến khoảng 1,4 triệu năm trước khi loài vượn người đứng thẳng bắt đầu tạo nên các lưỡi đá đơn lẻ, mỏng đôi khi có hình tròn ovan nhưng thường thì chúng ta thấy giống như hình chiếc lá đối xứng rất đẹp hay hình giọt nước mắt. Những chiếc rìu cầm tay Acheulian -- chúng được lấy theo tên đường Acheul ở Pháp, nơi tìm thấy chúng vào thế kỷ 19 -- được khai quật trong số hàng ngàn cái rìu, rải rác qua các châu lục Á, Âu, Phi gần hết những nơi vượn người đứng thẳng và người vượn sinh sống. Ngày nay, số lượng chính xác các rìu cầm tay này cho thấy chúng không được làm để giết gia súc. Vấn đề sẽ làm rõ hơn khi bạn nhận thấy là không giống những công cụ Pleistocene khác, rìu cầm tay thường được trưng bày không phải để đeo dựa vào những cái rìa mỏng tinh xảo của chúng. Và trong bất kì sự kiện nào, những cái rìu quá lớn để dùng cho giết mổ. Tính đối xứng, chất liệu đẹp và trên hết là gia công tinh xảo đơn thuần khá là đẹp trong mắt chúng ta cho đến tận ngày nay. Vì vậy những đồ cổ này -- Ý tôi là những vật cổ xưa, xa lạ nhưng đều cùng một thời thì đều giống giống nhau. Những đồ cổ này dùng để làm gì? Câu trả lời thích đáng nhất là chúng thực ra vốn là những chế tác nghệ thuật được biết đến sớm nhất công cụ làm việc dưới dạng những vật thể đẹp đẽ cả về hình dáng thanh nhã và kỹ thuật chế tác tinh vi. Rìu cầm tay đánh dấu một bước tiến hóa trong lịch sử loài người -- dụng cụ được tạo dáng phù hợp với chức năng như những người theo học thuyết Darwin gọi là các tín hiệu phù hợp -- nói lên rằng những biểu lộ thể hiện ra ngoài giống như đuôi công ngoại trừ những thứ như tóc hay lông, rìu cầm tay là những chế tác đòi hỏi thông minh và chính xác. Những chiếc rìu được làm điêu luyện đã cho thấy những phẩm chất cá nhân đáng có -- sự thông minh, khả năng kiểm soát công cụ tốt, khả năng lên kế hoạch, niềm tâm huyết và đôi khi là sự tiếp cận tới các vật liệu hiếm. Qua hàng chục ngàn thế hệ, những kỹ thuật đó làm tăng thêm uy tín của những ai thể hiện những khả năng đó và có lợi thế về sinh sản so với những cá thể ít kỹ thuật hơn. Các bạn cũng biết đó là một phương thức cũ, nhưng mang lại hiệu quả -- "Sao các bạn không tới hang động của tôi để tôi cho bạn xem mấy cái rìu" (Cười) Tất nhiên là ngoại trừ, điều thú vị về điều này là chúng ta không thể chắc rằng ý tưởng đó được lưu truyền bởi vì loài vượn người đứng thẳng tạo ra những thứ này không có ngôn ngữ. Rất khó để cầm nắm, nhưng thật phi thường. Vật này do tổ tiên loài người làm nên -- Tức là vượn người đứng thẳng hay người vượn -- khoảng 50 đến 100.000 năm trước khi có ngôn ngữ. Trải qua hơn một triệu năm, văn hóa rìu cầm tay là văn hóa đồ chế tác tồn tại lâu nhất trong lịch sử loài người và trước loài người. Cho đến khi thời kì rìu cầm tay kết thúc, loài người -- như sau này được gọi như vậy -- không hồ nghi việc họ tìm ra cách mới để tiêu khiển và giải trí với nhau bằng cách nói đùa, kể chuyện, nhảy múa, hoặc làm tóc. Vâng, làm tóc -- Tôi nhấn mạnh điều này. Trong thời hiện đại chúng ta, kỹ thuật đồ mỹ nghệ tạo nên những thế giới tưởng tượng trong tiểu thuyết và phim ảnh, để biểu lộ cảm xúc mãnh liệt trong âm nhạc, tranh vẽ và khiêu vũ. Nhưng, một điểm cơ bản của đặc điểm tổ tiên vẫn còn duy trì trong tính yêu chuộng cái đẹp của chúng ta: chúng ta thấy vẻ đẹp trong thành quả điêu luyện từ Lascaux tới Louvre đến Carnegie Hall, con người có một sở thích bẩm sinh vĩnh cửu đối với cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta thấy đẹp trong những thứ được làm hoàn chỉnh. Lần sau bạn có đi ngang qua cửa sổ một cửa hiệu nữ trang trưng bày một viên đã hình giọt nước được cắt tỉa đẹp đẽ, đừng quá chắc chắn chỉ là nền văn hóa đang nói với bạn rằng nữ trang lấp lánh thật đẹp. Tổ tiên xa xưa yêu hình dạng đó và thấy nó đẹp vì kỹ thuật làm nên nó thậm chí trước khi họ có thể nói được sự yêu thích của họ. Có phải vẻ đẹp này nằm ở mắt người nhìn nó? Không, nó ở sâu trong tiềm thức chúng ta. Đó là một món quà, lấy từ những kỹ năng đầy trí tuệ và cuộc sống giàu cảm xúc của tổ tiên chúng ta. Phản ứng mạnh mẽ trước các hình ảnh, là để biểu hiện cảm xúc về nghệ thuật, đối với vẻ đẹp của âm nhạc, đối với bầu trời đêm, sẽ tồn tại cùng chúng ta và con cháu sau này cho đến chừng nào con người còn tồn tại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Môn xe đạp leo núi ở Israel là điều tôi làm với niềm đam mê và sự tận tâm. Khi tôi ngồi trên chiếc xe đạp của mình, tôi thấy mình kết nối với vẻ đẹp hùng vĩ của Isarel và tôi thấy mình gắn kết với lịch sử đất nuớc và với những điều răn trong Kinh Thánh. Với cá nhân tôi, đạp xe dạy tôi về sự tự chủ. Khi tôi lên đến đỉnh của một ngọn núi dốc ở một nơi hoang vu Tôi thấy mình thật trẻ trung và tràn đầy sức sống. Như thể tôi đuợc gắn kết với những di sản hay với những nguồn năng lượng vĩ đại hơn tôi rất nhiều. Đây là những nguời bạn đồng hành của tôi ở phía cuối của bức ảnh, đang lo lắng nhìn tôi. Và đây là bức ảnh nữa của họ. Tiếc rằng tôi không thể công khai khuôn mặt hay tên thật của họ, bời vì những nguời bạn đồng hành của tôi là những tù nhân thiếu niên, tội phạm trong một trại giam cách nơi này 20' đi xe đạp giống như mọi thứ khác ở Isarel. Tôi đạp xe với bọn trẻ vào thứ ba hàng tuần, dù trời nắng hay mưa, suốt bốn năm qua giờ đây, bọn trẻ trở nên rất quan trọng với tôi. Câu chuyện bắt đầu bốn năm truớc. Trại giam của họ được xây dựng ngay trên một con đuờng tôi đi qua mỗi ngày, xung quanh trại là dây thép gai, cổng điện và lính gác. Trong một lần đạp xe, tôi thuyết phục để đuợc vào trại giam và gặp quản giáo ở đây. Tôi nói với nguời quản giáo tôi muốn tổ chức một câu lạc bộ đạp xe leo núi ở đây và tôi muốn dẫn lũ trẻ đến vùng đồi núi gần đây. Tôi nói:" Hãy cùng tìm cách để tôi đưa muời đứa trẻ một lần mỗi tuần đạp xe trong mùa hè ở đây" Nguời quản giáo cuời, ông ấy nói ông ấy nghĩ tôi mất trí và ông nói, "Đây là trại giam nguời phạm tội nghiêm trọng. Họ phải bị giam giữ. Họ không nên ở bên ngoài" Chúng tôi thảo luận, và mọi chuyện cứ thế nối tiếp nhau Tôi chắc chắn không thể đến nhà tù ở bang New Jersey, Mỹ mà trình bày ý tuởng này. nhưng đây là Isarel, người quản giáo có cách hiện thực hóa nó Và hai tháng sau, chúng tôi đuợc tự do ở bên ngoài có tôi, muời thiếu niên ở trại giam, và Russ, một giám sát viên tuyệt vời, người đã trở thành bạn thân và bạn đồng hành của tôi trong dự án này. Vài tuần sau, tôi có vinh hạnh đưa những đứa trẻ đến với thế giới hoàn toàn tự do nơi có những khung cảnh tuyệt đẹp như thế này tất cả đều là ở Isarel các em đuợc tiếp cận những sinh vật khác nhau với đủ loại kích thuớc, màu sắc, hình dạng và các đặc điểm khác. Mặc dù có rất nhiều điều tuyệt diệu như vậy, chặng đầu của chuyến đi lại rất khó khăn Mỗi chướng ngại vật nhỏ, mỗi đoạn đuờng dốc, có thể khiến các em muốn dừng lại và không đi nữa. Chúng tôi đã gặp tình huống này nhiều lần. Tôi nhận ra đó là do các em đã trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt chứ không phải vì các em không đủ sức. Đây chính là lí do khiến các em sa ngã. Tôi cảm thấy sốt ruột hơn bao giờ hết, vì tôi đến đây không chỉ để ở bên các em, mà còn để đạp xe và xây dựng một nhóm đoàn kết nhưng tôi không biết nên làm gì. Để tôi kể cho bạn một truờng hợp. Chúng tôi đang đạp xe xuống núi, thì lốp xe truớc của Alex bị kẹt vào một khe đá. Nên cậu ấy bị ngã xe, và bị thuơng nhẹ, nhưng Alex vẫn lên xe đạp của mình nhưng rồi cậu ấy liên tục nhảy lên, nhảy xuống xe và tức giận chửi thề. Rồi cậu ấy ném mũ bảo hiểm, quăng ba lô đi. Cậu ấy chạy đến cái cây gần nhất bẻ cành và ném đá và văng tục chửi thề một cách khủng khiếp. Tôi chỉ biết đứng đó, chứng kiến sự việc không tin vào mắt mình, không biết làm gì. Tôi quen làm việc với các thuật toán, cơ sở dữ liệu và với những học sinh có chí tiến thủ, chứ tôi chưa bao giờ chuẩn bị để đối phó với một thiếu niên giận dữ và bạo lực giữa nơi đồng không mông quạnh. Các bạn cần nhớ những việc này không xảy ra ở những nơi tiện nghi. Chúng xảy ra ở những nơi như thế này, trên sa mạc Judean, cách xa con đường gần nhất những 20 km. Điều bạn không thể thấy qua bức ảnh này là trong những nguời tham gia hành trình, có một thiếu niên ngồi trên một tảng đá, nói: "Không đời nào tôi di chuyển khỏi đây Tôi chịu đựng đủ rồi." Vấn đề thật nan giải vì cách này hay cách khác, bạn phải khiến cậu ấy đi tiếp bởi vì trời sắp tối và nguy hiểm hơn. Sau vài lần, tôi đã biết cách xử lí. Truớc đó, mọi việc thật tệ Tôi đe doạ chúng, nhưng không có tác dụng. vì cả cuộc đời, chúng đã nghe quá nhiều. Rồi tôi nhận ra khi một đứa trẻ lên cơn thịnh nộ điều tốt nhất bạn có thể làm là ở gần chúng, điều này thật khó, vì bạn chỉ muốn tránh xa chúng. Nhưng cả cuộc đời, các em đã chứng kiến nguời khác tránh xa chúng. Như vậy, điều bạn phải làm là ở gần cố gắng thu hẹp khoảng cách vỗ vai các em hoặc đưa chúng một thanh sôcôla. Tôi sẽ nói, "Alex, chuyến đi thật vất vả. Cháu nên nghỉ vài phút rồi chúng ta đi tiếp." "Ông biến đi, đồ điên. Vì sao ông đưa tôi đến nơi quái quỷ này?" Và tôi sẽ nói,"Bình tĩnh,Alex Chú có sôcôla này." Alex sẽ tức giận kêu , "Arrrggg!" Bạn nên biết rằng chúng tôi thuờng xuyên đói trong và sau chuyến đi. Mà Alex là người thế nào đã? Alex 17 tuổi. Khi cậu ấy 8 tuổi, cậu ấy bị đưa lên thuyền ở Odessa và bị vận chuyển đến Isarel một mình. Cậu ấy đến Tel Aviv và không may mắn nên phải lang thang trên phố và trở thành thành viên chính của một băng đảng. Cậu ấy đã dành mười năm cuộc đời ở đúng hai nơi, khu ổ chuột và nhà tù liên bang cậu ta ở tù trong hai năm truớc khi cậu ấy ngồi trên tảng đá đó. Và cậu ấy có thể đã bị áp bức, bỏ mặc, phản bội bởi rất nhiều người lớn thời gian qua. Với một đứa trẻ như vậy, khi một nguời cậu tôn trọng mà ở cạnh cậu không bỏ rơi cậu trong mọi tình huống, dù cho cậu cư xử thế nào, Điều đó giúp xoa dịu những tổn thuơng truớc đó. Đây là hành động thông cảm vô điều kện, điều mà cậu ấy chưa bao giờ nhận được. Tôi muốn nói thêm về tầm nhìn của chương trình này. Khi bắt đầu chuơng trình bốn năm trước, tôi dự định xây dựng một nhóm gồm những nguời vuợt khó vươn lên. Hình ảnh của Lance Amstrong hiện hữu trong tôi. Tôi mất hai tháng trong phẫn nộ để nhận ra dự định này không phù hợp, rồi tôi có một dự định khác cấp thiết hơn và dễ thực hiện hơn. Tôi chợt nhận ra, mục đích của những chuyến đi nên là giúp bọn trẻ tiếp xúc với một điều: tình yêu. Tình yêu với đất nuớc, với những ngọn đồi lên xuống, với những sinh vật tuyệt vời xung quanh ta động vật, cây cỏ, côn trùng yêu thuơng và tôn trọng giữa những thành viên trong nhóm nhỏ, và trong đội đạp xe, và quan trọng nhất, yêu thuơng và tôn trọng bản thân mình, đây là điều bọn trẻ thuờng quên. Cùng với bọn trẻ, tôi cũng thay đổi rất nhiều. Tôi, đến từ một môi truờng cạnh tranh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cao. Tôi từng tin rằng chỉ có lý lẽ, lô gíc và sự nỗ lực bền bỉ mới dẫn đến thành công. Truớc khi gặp lũ trẻ, tôi luôn cố gắng để mọi việc tôi làm vơí lũ trẻ hay với bản thân tôi đều phải hoàn hảo, tối ưu, nhưng sau khi làm việc với chúng một thời gian tôi hiểu thêm về giá trị của sự thông cảm sự linh hoạt và việc bắt đầu với một dự định, nếu dự định đó chưa phù hợp, chẳng sao cả. Bạn chỉ cần thay đổi dự định một chút và nghĩ ra phương cách thực tế, hiệu quả. Vậy nên hiện tại đây là những phuơng châm sống của tôi, nếu bạn không thích, tôi có những phuơng châm khác. (Cười) (Vỗ tay) Một trong những phương châm đó, là sự tập trung. Trước mỗi chuyến đi, chúng tôi ngồi với lũ trẻ, và cho chúng một từ để nghĩ về trong chuyến đi. Chúng phải đuợc định hướng để tập trung về một vấn đề vì có rất nhiều điều xung quanh xảy ra . Những từ như "làm việc nhóm" hay "sự bền bỉ" hay những khái niệm phức tạp như "phân bổ nguồn lực" hay "phương diện", một từ lũ trẻ không hiểu Bạn biết đấy, "góc nhìn" là một trong những kĩ năng quan trọng trong cuộc sống mà đạp xe leo núi có thể dạy bạn. Tôi nói với lũ trẻ khi vất vả leo dốc và cảm thấy muốn từ bỏ, tổng quan giúp ta tạm quên chuớng ngại vật truớc mắt bằng cách nhìn ra xa và thấy toàn cảnh. Điều này thúc đẩy bạn tiến lên. Đó chính là "góc nhìn". Hoặc bạn có thể nhìn lại quá khứ nhận ra mình đã chinh phục những ngọn núi dốc hơn. Nó khiến bạn tự tin hơn. Để tôi kể bạn nghe một ví dụ. Bạn đứng bên chiếc xe đạp vào tháng hai. Trời lạnh thấu xương và mưa rả rích và bạn đang đứng ở Yokneam. Bạn nhìn lên trời qua làn mây và thấy tu viện cao nhất của Muhraka đó là đích đến của bạn bạn tự nhủ: "Mình chắn chắn sẽ không đến đuợc đó." Vậy mà, hai giờ sau bạn đứng ở tầng cao nhất của tu viện, nguời dính bùn, mồ hôi và máu. Bạn nhìn xuống thành phố Yokneam thấy mọi thứ thật bé nhỏ. Bạn nói:"Alex này, nhìn bãi đậu xe nơi chúng ta xuất phát. Chỉ bé thế thôi. Không thể tin chúng ta đã làm được." Đó chính là lúc bạn bắt đầu yêu quý bản thân. Rồi chúng tôi thảo luận về những từ mà tôi đã đưa ra. Sau chuyến đi, chúng tôi ngồi lại nói về những khoảnh khắc mà những từ ngữ đưa ra nảy ra trong tâm trí và tạo sự khác biệt. Những cuộc thảo luận đó giúp truyền cảm hứng. Có lần, một em nói, "Khi bọn cháu đạp xe gần đến đỉnh núi cháu nhìn xuống Biển Chết" cậu ấy đang nói về chỗ này "Cháu nhớ về ngày cháu rời làng mình ở Ethiopia cùng em trai. Chúng cháu đi bộ 120 km và đến Sudan. Đó là nơi đầu tiên chúng cháucó nuớc và nhu yếu phẩm." Khi kể tiếp cậu ấy đuợc mọi nguời nhìn với ánh mắt nguỡng mộ có lẽ là lần đầu tiên trong đời. Lúc ấy có cả những nguời giám sát đi cùng chúng tôi đang lắng nghe cậu ấy Cậu nói: "Đấy mới chỉ là khởi đầu của quãng thời gian khổ cực cho đến khi chúng cháu đến Isarel. và chỉ có lúc này đây" "Cháu bắt đầu hiểu ra mình đang ở đâu và thấy hứng thú" Tôi vẫn nhớ, lúc ấy, Tôi thấy nổi da gà, cậu ấy không biết rằng dãy núi Moab phía sau là nơi Joshua đi xuống núi vượt qua sông Jordan dẫn nguời Isarel vào vùng đất hứa Canaan 3000 năm truớc trong chặng cuối cùng của chuyến hành trình từ châu Phi Vì vậy, góc nhìn, bối cảnh và lịch sử đóng vai trò quan trọng khi tôi lập kế hoạch những chuyến đi với bọn trẻ. Chúng tôi đến Kibbutzim được xây dựng bởi những nguời sống sót cuộc diệt chủng Holocaust. Nhìn tàn tích của những làng Palestin, tìm hiểu chúng bị tàn phá ra sao. Chúng tôi đi qua nhiều di tích khu định cư nguời Do Thái, Nabatean, và Canaanite lần luợt ba, bốn, năm ngàn năm trước. Khi thăm những di tích đa sắc tộc, lịch sử của đất nước, bọn trẻ tiếp thu đuợc giá trị cốt lõi của giáo dục, đó là nhận thức đuợc cuộc sống rất phức tạp, không chỉ có trắng và đen. Khi đã tôn trọng sự đa dạng, bọn trẻ trở nên dễ cảm thông hơn, sự cảm thông dẫn đến niềm hi vọng. Tôi đạp xe với bọn trẻ một lần một tuần, vào thứ ba. Đây là bức ảnh tôi chụp thứ ba tuần truớc và tôi sẽ đạp xe với các em ngày mai. Trong mỗi chuyến đi tôi luôn đuợc chiêm ngưỡng những khung cảnh tuyệt vời, tôi thấy mình thật may mắn vì được sống, và vì tôi cảm nhận đuợc từng tế bào trong cơ thể đau nhức của mình. Tôi còn thấy may mắn vì 15 năm truớc tôi đủ can đảm để từ bỏ vị trí trong biên chế ở NYU để trở về quê huơng nơi tôi có những chuyến đi kì thú với những thiếu niên cần đuợc cải tạo đến từ Ethiopia, Morocco và Nga. Tôi thấy mình may mắn vì mỗi thứ ba và cả mỗi thứ sáu tôi có thể ngợi ca từ tận đáy lòng giá trị cốt lõi của việc sống hết mình ở Isarel. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. Bây giờ, tôi có một câu chuyện dành cho các bạn. Khi tôi xuống máy bay, sau một chuyến đi dài từ miền Tây của nước Anh, máy tính của tôi, cái máy laptop yêu quý của tôi, đã bị điên, và đã--oh!-- giống như thế!-- màn hình hiển thị của nó-- dù sao đi nữa, mọi thứ đều vỡ tan. Và tôi đã đến những anh bạn IT ở đây và một người đàn ông đã sửa máy tính của tôi, sau đó anh ta hỏi rằng, " Bạn đang làm gì ở đây thế?" và tôi đáp " Tôi chơi cello và tôi cũng hát một ít nữa," anh ta nói, " Oh, tôi cũng chơi cello đấy." Tôi hỏi rằng, " Bạn biết chơi thật à?" Dù sao đi nữa, các bạn sẽ cảm thấy rất thích thú bởi vì anh ta rất tuyệt vời và tên anh là Mark. (Vỗ tay) Tham gia cùng với tôi là người cộng sự, Thomas Dolby. (Vỗ tay) Bài hát này tên là "Xa hơn cả Mặt Trời". (Âm nhạc) ♫ Cuốn theo cơn gió, tôi gọi bạn ♫ ♫ nhưng bạn không nghe thấy... ♫ ♫ Bạn là loài thực vật mà cần đất nghèo dinh dưỡng ♫ ♫ và tôi đã đối xử quá tốt với bạn ♫ ♫ để từ bỏ những bông hoa ... ♫ ♫ Oh, tôi đã quá giàu so với bạn ...♫ ♫ Xa hơn cả khoảng cách từ tôi đến Mặt Trời ♫ ♫Vời vợi hơn cả tôi muốn bạn ở đây♫ ♫ Tôi đi về phương Bắc, tôi cảm thấy quá lạnh lẽo ♫ ♫ Trái tim tôi là dung nham dưới đá ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ...♫ ♫ Với con mắt toan tính của bạn ♫ ♫ những con số xoay tròn ♫ ♫ bạn không thể nhìn thấy tôi ♫ ♫ Bạn không thể nhìn thấy tôi ... ♫ ♫ Và nếu tôi nói bản thân là đủ rồi ♫ ♫ Tôi tin vào điều đó ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Biển đóng băng ... ♫ ♫ để ngăn ánh sáng ♫ ♫ Và tôi yêu việc được đắm chìm trong tình yêu ♫ ♫ và bạn không bao giờ là người đó ♫ ♫ trong mắt của Gerda ♫ ♫ Những mảnh vỡ của con người mà bạn đã trở thành ♫ ♫ Và tất cả những con ngài bay lượn về đêm ♫ ♫ tin rằng đèn điện sáng chói ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Với con mắt toan tính của bạn ♫ ♫ những con số xoay tròn ♫ ♫ Bạn không thể nhìn thấy tôi, không ♫ ♫ Và nếu tôi nói bản thân là đủ rồi ♫ ♫ Tôi tin vào điều đó ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Xa hơn cả khoảng cách từ tôi đến Mặt Trời ♫ ♫Vời vợi hơn cả tôi muốn bạn ở đây ♫ ♫ Tôi đi về phương Bắc, tôi cảm thấy quá lạnh lẽo ♫ ♫ Trái tim tôi là dung nham dưới đá ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Bạn không xứng đáng ♫ ♫ Với con mắt toan tính của bạn ♫ ♫ những con số xoay tròn ♫ ♫ Bạn không thể nhìn thấy tôi, không ♫ ♫ Và nếu tôi nói bản thân là đủ rồi, tôi tin vào điều đó ♫ (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. Tôi trưởng thành tại một thị trấn rất nhỏ ở Canada, và tôi được chấn đoán bị chứng thiểu năng học tập (dyslexic). Tôi gặp rất nhiều khó khăn ở trường. Cuối cùng thì mẹ tôi cũng nói là tôi là đứa nhóc mít ướt mỗi lần đến trường. Tôi bỏ đi. Tôi đi đến Bali khi tôi 25 tuổi. Và ở đó, tôi gặp được người vợ tuyệt vời của mình, Cynthia, và trong hơn 20 năm, chúng tôi cùng nhau gầy dựng thành công 1 cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý. Nó như một câu chuyện thần tiên vậy, rồi sau đó chúng tôi về hưu. Bà ấy dẫn tôi đi xem 1 cuốn phim mà tôi thực sự không muốn xem. Cuốn phim đã phá hủy cuộc đời tôi -- (Tiếng cười) "1 sự thật cay đắng" và Ông Al Gore. Tôi có 4 người con, và dù ông Al Gore chỉ nói đúng 1 phần đi chăng nữa, thì những đứa con tôi cũng sẽ không được sống một cuộc sống như tôi từng có. Và tôi liền quyết định rằng tôi sẽ bỏ cả cuộc đời còn lại của mình làm tất cả những gì có thể để cải thiện điều đó. Đây là thế giới, và ở đây chính là Bali. là một hòn đảo rất rất nhỏ -- rộng 100, dài 150 cây số. Ở đây, nền văn hóa Hindu vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Cynthia và tôi đã ở đó. Chúng tôi có một cuộc sống tuyệt vời, và rồi chúng tôi quyết định làm một cái gì đó khác thường một chút. Chúng tôi quyết định giúp đỡ lại người dân địa phương ở đây. Và đây, cái này được gọi là Ngôi Trường Xanh. Tôi biết là trông nó không giống như một ngôi trường, nhưng đó là điều mà chúng tôi đã quyết định làm, và nó hoàn toàn, hoàn toàn "xanh". Các lớp học không có vách tường. Giáo viên thì viết trên bảng làm bằng tre. Bàn học không phải hình vuông. Học tại Ngôi Trường Xanh, bọn trẻ rất vui vẻ -- là một điều lạ đối với trường học, đặc biệt là với tôi. Và chúng tôi thực hành giáo dục toàn diện. Đối với tôi, đó chỉ là một ý tưởng cho rằng nếu bé gái nhỏ này tốt nghiệp ra trường như một người toàn vẹn, thì rất có thể cô bé sẽ đòi hỏi một thế giới cũng toàn vẹn, để sống. Mỗi năm, con cái của chúng ta đi học 181 ngày trong 1 "chiếc hộp". Những người thợ xây dựng nên trường học cũng xây dựng nhà tù và những trại tâm thần trên cùng loại vật liệu. Vậy nếu người đàn ông này có được 1 hệ thống giáo dục toàn diện, liệu ông ta có ngồi ở đó không? Liệu còn cơ may nào trong cuộc đời của ông ta? Các lớp học ở đây có ánh sáng tự nhiên. Được xây lên từ tre rất tuyệt vời. Những cơn gió nhẹ lùa qua. Và nếu như vậy cũng chưa đủ, thì những đứa trẻ sẽ trải những bong bóng khí ra, không phải là loại mà bạn từng thấy. Loại bong bóng khí này được làm từ cô tông tự nhiên và cao su lấy từ cây cao su. Và chúng tôi chuyển lớp học vào bên trong bong bóng khí. Và những đứa trẻ biết rằng trong tương lại chúng không bị lệ thuộc vào hệ thống điều hòa không khí. Chúng ta ăn mặn, nhưng con cháu của chúng ta mới thực sự là những người khát nước. Chúng ta phải dạy bọn trẻ rằng thế giới không phải là không thể bị phá hủy. Những đứa trẻ này vẽ hình lên bàn học của chúng, và rồi chúng nó đăng ký 2 lớp học ngoại khóa. Lớp thứ nhất dạy chà nhám, và lớp thứ 2 dạy đánh bóng. Nhưng khi làm vậy, chúng sở hữu bàn học của mình. Chúng biết rằng chúng có thể làm chủ được thế giới của mình. Chúng tôi xài điện từ mạng lưới trong khu vực; chúng tôi không tự hào về điều đó. nhưng một công ty điện xoay chiều tuyệt vời ở Paris đã hướng dẫn chúng tôi xài năng lượng mặt trời. Và đây là xoáy nước thứ 2 được xây dựng trên thế giới, có 2,5 bậc đo nước trên 1 con sông. Khi tuốcbin hoạt động, sẽ tạo ra 8000 watt điện, cả ngày và đêm. Và bạn cũng biết đây là cái gì. Ở đây không có chỗ để giựt nước. Và cứ phải dùng rất nhiều nước để xả đi những chất thải -- các bạn thử tự tính mà xem. Số lượng người nhân lên với số lượng nước. Thì nước sẽ không đủ mà xài. Đây là nhà vệ sinh phân ủ. Không ai ở trong trường muốn biết đến thứ này, đặc biệt là hiệu trưởng. Và nó hoạt động tốt, mọi người chấp nhận và sử dụng. Đó là một số thứ các bạn nên cân nhắc để làm. Hầu như cái gì cũng hoạt động hiệu quả. Những tấm vải bạt và cao su trên trần bị mục rữa do mặt trời mỗi sáu tháng. Chúng tôi phải sử dụng những miếng nhựa tái chế. Giáo viên mang những tấm bảng trắng làm bằng nhựa PVC vào lớp học, rồi chúng tôi có 1 vải ý tưởng mới mẻ. Chúng tôi lấy những tấm kiếng chắn gió của xe hơi, rồi dán giấy đằng sau để tạo ra một thứ thay thế cho bảng trắng. Ngôi Trường Xanh tọa lạc ở miền Trung Nam Bali, nằm trên một mảnh vườn 80.000 mét vuông. Có một con sông chảy ngang qua, và các bạn thấy đây chúng tôi đã xây cầu để băng qua sông như thế nào. Hôm nọ, tôi có gặp 1 vị phụ huynh, trông anh ta khá là hứng khởi. Tôi nói: "Chào mừng đến với Ngôi Trường Xanh." Anh ta nói: "Tôi ngồi máy bay tới 24 tiếng đồng hồ." Tôi mới hỏi: "Tại sao?" Anh nói: "Tôi có lần mơ về 1 ngôi trường xanh, và rồi tôi bắt gặp được hình ảnh về ngôi trường này, nên tôi mới bay qua đây. Tháng Tám tới tôi sẽ dắt con tôi tới đây." Đó là một dấu hiệu tuyệt vời. Nhưng hơn thế nữa, mọi người đang xây dựng nhà ở xanh xung quanh Ngôi Trường Xanh. nên những đứa trẻ có thể đi bộ tới trường trên các con đường mòn. Và mọi người đang mang tới Ngôi Trường Xanh, những ngành công nghiệp xanh của họ, hy vọng là sẽ có nhà hàng xanh nữa. Và rồi nó trở thành 1 cộng đồng Và trở thành một hình mẫu xanh. Chúng ta phải nhìn tới mọi khía cạnh. Không có chất hóa dầu trên mặt đường. Không có mặt đường. Đây là những viên đá núi lửa được sắp xếp bằng tay. Cũng không có vệ đường. Vệ đường là những hàng sỏi, chúng sẽ bị cuốn đi khi trời mưa, nhưng chúng hoàn toàn "xanh". Đây là những con trâu được nuôi ở trường. Chúng chuẩn bị dùng cái hàng rào đó làm bữa tối. Tất cả các hàng rào ở Ngôi Trường Xanh đều xanh. Gần đây, khi những đứa bé ở nhà trẻ dời cái cổng trường, chúng phát hiện ra rằng những hàng rào này được làm bằng tapioca (bột sắn hột). Bọn trẻ lấy những cái rễ mang vào nhà bếp, thái mỏng để làm đồ ăn chơi rất ngon. Cảnh quan. Chúng tôi sắp xếp sao cho vườn tượt được gần sát với các lớp học. Chúng tôi chăm sóc khá đàng hoàng. Và không quên chừa chỗ cho những con heo mọi ở Bali. Và những con bò thì cố gắng làm sao để thay thế cho máy cắt cỏ ở sân chơi. Những cô gái nhỏ này cũng sống trong vùng văn minh lúa nước, nhưng chúng biết nhiều thứ mà hầu như không ai biết. Chúng biết làm thế nào để trồng lúa hữu cơ, làm sao để chăm bón, làm sao để gặt hái và còn biết chế biến món ăn với nó nữa. Chúng chính là 1 phần trong chu kỳ trồng lúa, và những kỹ năng đó sẽ rất có giá trị trong tương lai. Cậu bé này gặt được rau hữu cơ. Chúng tôi làm bữa trưa cho 400 người mỗi ngày. Và không phải là một bữa cơm bình thường; chúng tôi không xài gas. Những phụ nữ địa phương ở Bali nấu nướng bằng mùn cưa đốt cháy và sử dụng những bí quyết gia truyền. Đồ ăn ở đây rất tuyệt. Ngôi Trường Xanh là một nơi của những người tiên phong, của địa phương của toàn cầu. Và nó như là một thế giới nhỏ của một thế giới được toàn cầu hóa. Những đứa trẻ đến từ 25 quốc gia. Lần đầu nhìn thấy chúng, tôi biết rằng chúng sẽ tìm ra cách để sống trong tương lai. Ngôi Trường Xanh đã hoạt động đến năm thứ 3 với 160 đứa trẻ. Đây là trường dạy bằng đọc -- cũng là môn tôi thích nhất -- dạy viết -- tôi dở tệ môn này -- và số học. Nhưng bạn cũng học được nhiều thứ khác. Bạn học về xây nhà bằng tre. Được học về những môn nghệ thuật của người Bali cổ. Đây được gọi là đấu vật trên bùn ở những đồng lúa. Những đứa trẻ rất thích trò này. Những các bà mẹ thì không hài lòng cho lắm. (Tiếng cười) Chúng ta đã và đang làm rất nhiều điều khó coi trong đời sống của mình, và chúng ta bảo nhau rằng, được thôi, địa phương hóa. Nhưng địa phương hóa nghĩa là sao? Địa phương hóa có nghĩa là 20% số học sinh của trường phải là người Bali. Và đó là điều quan trọng. Và chúng tôi đã đúng. Và nhiều người từ rất nhiều quốc gia khác nhau đến hỗ trợ cho Quỹ Học Bổng Bali, bởi vì những đứa trẻ này sắp tới sẽ trở thành những nhà lãnh đạo xanh của Bali. Giáo viên cũng đến từ nhiều quốc gia như các học sinh. Và điều tuyệt vời là có nhiều người tình nguyện. 1 người đàn ông đến từ Java với 1 nền nông nghiệp hữu cơ mới mẻ. 1 phụ nữa đến từ Châu Phi với âm nhạc của cô. Và những người tình nguyện và các giáo viên quan tâm sâu sắc tới việc xây dựng một thế hệ mới của những nhà lãnh đạo xanh, toàn cầu. Hiệu ứng của Ngôi Trường Xanh -- chúng tôi cũng không biết đó là cái gì. Chúng tôi cần ai đó nghiên cứu về nó. Nhưng điều gì đang xảy ra, những đứa trẻ khó khăn trong học tập của chúng ta -- gọi là thiểu năng trí tuệ (dyslexic) -- chúng tôi đổi tên thành prolexic -- chúng đang học tập tại các lớp học ở đây. Và tất cả chúng đều rất háo hức. Và chúng tôi đã làm điều đó như thế nào? Chúng tôi dùng thứ này. Đó là tre. Chúng lớn nhanh như thổi. Chúng đạt chiều cao của một cây dừa trong 2 tháng. Và sau 3 năm thì có thể thu hoạch để xây nhà. Nó rất đặc và chắc nhu gỗ tếch. Và chịu đựng được tất cả loại nóc nhà. Khi những kiến trúc sư đến, họ mang cho chúng tôi những thứ này, và ắt hẳn là bạn đã từng thấy chúng. Cái hộp vàng là khu liên hợp quản trị. (Tiếng cười) Chúng tôi bàn tới bàn lui rất nhiều, nhưng chủ yếu là chúng tôi đã đổi tên cho nó -- trái tim của ngôi trường. Và nó đã thay đổi mọi thứ. Cái này gọi là vòng xoắn kép. Các người quản lý ở trong đó và nhiều thứ khác nữa. Và vấn đề nảy sinh khi xây dựng là -- khi các công nhân Bali nhìn thấy những cái lỗ khoan trong đồ án, họ mới thắc mắc và hỏi đây là cái gì. Và rồi chúng tôi làm một mô hình lớn. Được gia công bởi các kỹ sư. Và những người thợ mộc Bali đo đạc chúng với thước đo bằng tre, chọn lọc và rồi xây dựng sử dụng những kỹ thuật đã lỗi thời, và đa phần là làm bằng tay chân. Nó như một đống hỗn độn. Và những người thợ mộc Bali cũng muốn được tiên tiến như chúng ta nên họ sử dụng những dàn giáo bằng kim loại để xây công trình bằng tre này. Và khi hoàn thành, chúng tôi mới nhận ra là chúng tôi vừa xây được một giáo đường, 1 giáo đường hướng tới màu xanh, một giáo đường giáo dục xanh. Trung tâm của trường có tới 7 cây số chiều dài của tre. Từ lúc nền móng được hoàn tất, trong 3 tháng là xong phần sàn và mái. Có lẽ nó không phải là công trình bằng tre lớn nhất thế giới nhưng nhiều người tin rằng đây là công trình đẹp nhất. Liệu có thể làm được điều này trong cộng đồng của bạn không? Chúng tôi tin là có thể. Ngôi Trường Xanh là một hình mẫu mà chúng tôi xây dựng cho thế giới. Là một hình mẫu chúng tôi xây dựng cho Bali. Và bạn chỉ cần nhớ những quy tắt đơn giản thôi: hãy địa phương hóa, hãy để môi trường dẫn dắt và nghĩ về con cháu cũng chúng ta sẽ xây dựng thế giới như thế nào. Thưa Ông Al Gore, rất cám ơn ông. Ông đã hủy hoại đời tôi, nhưng ông đã cho tôi một tương lai tuyệt vời. Và nếu bạn có hứng thú tham gia hoàn tất Ngôi Trường Xanh và xây dựng thêm 5-7 chục cái nữa khắp thế giới. hãy tới đây với chúng tôi. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ đưa các bạn đi du lịch đến một nơi rất sâu, rất tối tăm, rất kỳ bí đến mức chúng ta biết về nó ít hơn cả về phần tối của mặt trăng. Đó là một nơi của truyền thuyết và thần thoại. Nơi được đánh dấu trên các bản đồ cổ xưa với dòng chữ "Ở đây có quái vật" Đó là một nơi mà mỗi một cuộc khám phá lại mang về những phát hiện mới về các loài sinh vật kỳ dị đến mức tổ tiên chúng ta đã xem chúng như một thứ kỳ quái. Thay vào đó, chúng chỉ làm chúng tôi đố kỵ rằng đồng nghiệp của tôi từ IUCN đã có thể tham gia vào chuyến đi đến các ngọn núi dưới biển ở miền nam Madagascar để chụp những bức ảnh thực sự và xem những sinh vật kỳ dị này dưới đáy biển Chúng ta đang nói về biển khơi. "Biển khơi" là một cụm từ hợp lí, nhưng thực tế, nó chiếm 50% hành tinh. Với chiều sâu trung bình của các đại dương là 4000 mét, thực ra, các vùng biển khơi bao gồm và cung cấp gần 90% nơi cư trú cho sự sống trên Trái Đất. Về lý thuyết, đây là các vấn đề toàn cầu, thuộc về chúng ta. Nhưng thực ra, nó được chi phối bởi và cho những người có khả năng đi và khám phá nó. Vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ đưa bạn đi làm sáng tỏ một số truyền thuyết xưa cũ và những huyền thoại, những giả thuyết đã lôi cuốn chúng ta vào những vùng biển dữ dội sâu thẳm trong màn đêm Chúng ta sẽ chu du đến một số trong những nơi đặc biệt này những nơi chúng tôi đã khám phá mấy năm qua để hiểu tại sao chúng ta cần quan tâm. Và sau đó, chúng ta sẽ cố gắng phát triển và khai phá một cái nhìn mới về sự cai quản biển khơi bắt nguồn từ sự bảo tồn bồn trũng đại dương nhưng lại bị xem như là những điều hiển nhiên của thế giới về sự cảnh giác và tôn trọng. Đây là một bức ảnh về biển khơi khi nhìn từ trên xuống-- chính là cái vùng màu xanh đậm. Với tôi, một luật sư quốc tế, điều này càng khiến tôi sợ hãi hơn bất cứ sinh vật hay loài quái vật nào ta từng thấy, bởi nó phủ nhận suy nghĩ rằng bạn có thể bảo vệ đại dương, đại dương toàn cầu, thứ cung cấp cho ta nguồn carbon, nguồn nhiệt, oxy, nếu bạn chỉ có thể bảo vệ 36%. Nó thực sự là trái tim của hành tinh này. Một số vấn đề mà chúng ta phải đối mặt là các luật quốc tế hiện giờ -- ví dụ, vận chuyển -- mang đến sự bảo vệ cao hơn cho các vùng gần bờ biển. Ví dụ, tiêu hủy rác, thứ gì đó bạn chỉ nghĩ đơn giản là sẽ biến mất, nhưng những luật quy định vận chuyển rác thải sẽ trở nên kém hiệu lực hơn khi bạn đi xa bờ Do đó, chúng ta có những vùng rác thải rộng gấp 2 lần Texas. Thật khó tin. Chúng ta đã từng nghĩ giải pháp cho vấn đề ô nhiễm. là làm loãng biển, nhưng nó đã không còn đúng nữa. Vậy những gì chúng ta học được từ những nhà khoa học xã hội và các nhà kinh tế như Elinor Ostrom, người đang nghiên cứu hiện tượng kiểm soát các vấn đề chung phạm vi địa phương, rằng có những điều tiên quyết mà bạn có thể đặt nó vào vị trí cho phép bạn kiểm soát và tiếp cận không gian mở vì lợi ích của một người và tất cả. Và những điều này bao gồm tinh thần trách nhiệm chung những vấn đề chung kết nối mọi người thành một cộng đồng. Điều kiện tiếp cận: Bạn có thể mời mọi người vào, nhưng họ phải tuân theo luật. Và tất nhiên, nếu bạn muốn người khác làm theo luật, bạn vẫn cần một hệ thống hiệu quả quản lí và thi hành, vì như chúng ta đã khám phá ra, bạn có thể tin, nhưng bạn cũng cần phải xác nhận. Những gì tôi muốn truyền tải là không phải tất cả đều u ám và mờ mịt khi ta nhìn vào biển khơi. Với một nhóm các cá nhân rất tận tụy nhà khoa học, nhà bảo tồn, nhiếp ảnh gia và các chính quyền đã có thể thực sự thay đổi quỹ đạo u ám đang phá hủy cảnh biển khơi mỏng manh như khu vườn san hô mà bạn đang thấy trước mắt. Rằng, chúng ta có thể bảo vệ nó khỏi một số phận của việc đánh bắt cá bằng tàu dưới đáy biển, Và bằng cách nào ta làm được? Như tôi đã nói, chúng tôi có một nhóm nhiếp ảnh gia ra khơi trên những con tàu và chụp lại những hoạt động đang diễn ra. Nhưng chúng tôi cũng đã dành nhiều giờ ở thềm lục địa của các nước Liên hiệp quốc, cố gắng làm việc với với các Chính phủ để họ hiểu chuyện gì đang diễn ra ngoài khơi xa mà ít ai trong chúng ta có thể tưởng tượng rằng những sinh vật này tồn tại. Vì vậy trong vòng 3 năm, từ năm 2003 đến năm 2006, chúng ta đã có thể đạt được các tiêu chuẩn ở nơi thực sự thay đổi được khuôn mẫu của cái cách mà các ngư dân đánh bắt ở đáy biển. Thay vì "đi bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì bạn muốn" chúng ta thực ra đã tạo ra một chế độ đòi hỏi sự xem xét nơi bạn sẽ đi và một nhiệm vụ ngăn chặn tác hại đáng kể. Năm 2009, khi Liên Hợp Quốc xem xét tiến trình, họ thấy rằng gần 100 triệu km vuông dưới đáy biển đã được bảo vệ. Điều này không có nghĩa đó là giải pháp cuối cùng, hay thậm chí mang lại sự bảo vệ mãi mãi. Mà nó có nghĩa là một nhóm các cá nhân có thể tạo thành một cộng đồng để thực sự tạo ra cách quản lí các vùng biển khơi, để tạo ra một chế độ mới. Tôi đang nhìn một cách tích cực vào cơ hội của chúng ta để tạo ra một cái nhìn đúng đắn, màu xanh về hành tinh tuyệt đẹp này. Mong ước của Sylvia cho ta một động lực, một cách thức chạm đến trái tim của con người, bạn có thể sẽ nói rằng, những người hiếm khi đi đâu đó xa xôi nhưng bây giờ đang đầy hy vọng trở nên hào hứng với vòng đời hoàn thiện của những sinh vật như những con rùa biển này, những người thực sự dành phần lớn thời gian của mình ở biển. Hôm nay, chúng ta sẽ đi đến một nơi mẫu nhỏ của những vùng đặc biệt này, chỉ đề cho bạn biết được sự dồi dào và kỳ vĩ mà chúng có. Ví dụ, biển Sargasso, không được bao bọc bởi bờ biển, nhưng được bao bọc bởi các dòng biển chứa đựng và bao bọc nguồn tảo dồi dào phát triển và hội tụ ở đó. Nó cũng được biết đến như vùng đất sinh sản cho chình biển đến từ Bắc Âu và các sông ở Bắc Mỹ, những nơi đang thu hẹp dần lượng chình biển mà chúng thực ra chúng đang dần ít xuất hiện ở Stockholm, và năm con gần đây đã xuất hiện ở Anh Quốc Nhưng biển Sargasso, giống như cách nó thu hút loài tảo, thực sự đang có nhiều chất dẻo từ khắp vùng. Bức ảnh này không cho thấy chính xác những vật liệu dẻo mà tôi muốn cho các bạn thấy, vì tôi chưa đến tận nơi được. Nhưng vừa có một cuộc nghiên cứu được công bố vào tháng hai đã cho thấy rằng có 200,000 loại chất dẻo mỗi kilomet vuông đang trôi nổi trên bề mặt biển Sargasso, và rằng nó đang ảnh hưởng đến nơi sống của nhiều loài đang ở giai đoạn phát triển chúng đến với Sargasso để được bảo vệ và sinh tồn. Biển Sargasso cũng là một nơi kỳ vĩ vì sự quy tụ của những loài quý hiếm đã phát triển để tạo nên môi trường đa dạng. Nó cũng cung cấp một môi trường đặc biệt cho những loài cá di cư đến đẻ trứng. Nhưng điều tôi muốn rút ra từ bức ảnh này là chúng ta thực sự có cơ hội để phát động một thúc đẩy toàn cầu về vấn đề bảo tồn. Do đó, chính phủ Bermuda đã nhận ra sự cần thiết và trách nhiệm của họ về việc bảo vệ một số vùng Sargasso trong quyền hạn pháp lý của mình-- nhưng đa số phần còn lại vẫn nằm ngoài quyền kiểm soát để giúp tạo nên một bước tiến để đạt được sự bảo tồn vùng biển quan trọng này. Đi xuống một số nơi mát hơn ở đây: Biển Ross ở Nam Đại dương. Nó thực ra là một vịnh. Nó được xem như biển, vì lục địa đã đẩy các giới hạn trong các quy ước về lãnh thổ. Vậy bất cứ thứ gì trong nước đều được xem như biển khơi. Nhưng điều khiến Ross trở nên quan trọng là sự vô tận của băng vào mùa xuân và hè mang đến một sự phong phú các loài nhuyễn thể hỗ trợ những thứ, cho đến gần đây, vẫn còn là một hệ sinh thái gần bờ nguyên thủy. Nhưng không may, CCAMLR, một dự án khu vực có trách nhiệm bảo tồn và quản lý nguồn cá và những tài nguyên biển sống khác, thật không may đã bắt đầu từ bỏ những điều thú vị về thủy sản và đã ủy quyền cho sự mở rộng của việc đánh bắt cá trong khu vực. Một trưởng tàu ngầm New Zealand người vừa rồi báo cáo một sự giảm đáng kể về lượng cá voi sát thủ ở biển Ross, loài trực tiếp phụ thuộc vào cá răng ở Antarctic vì đó là nguồn thực phẩm chính của chúng. Vì vậy chúng ta cần đứng lên mạnh mẽ, cá nhân và cùng nhau, để kêu gọi các nhà chức trách, để kêu gọi những người đánh cá trong khu vực để tuyên bố quyền lợi của chúng ta để tuyên bố những vùng nhất định nằm ngoài việc khai thác biển, vậy quyền tự do đánh bắt cá không còn là quyền đánh bắt bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Đến gần một chút, vòm Costa Rica là một vùng mới được phát hiện như một nơi cư trú hằng năm cho cá voi xanh. Ở đó có đủ thức ăn để duy trì chúng qua mùa hè và mùa đông. Nhưng điều bất thường về nơi đây là, thực tế, nó không tồn tại vĩnh viễn. Đây là một hiện tượng hải dương thay đổi theo thời gian và không gian từng mùa. Vậy, thực tế, nó không vĩnh viễn thuộc về biển khơi. Nó cũng không vĩnh viễn thuộc về các vùng đặc quyền kinh tế của năm quốc gia Trung Mĩ này, mà nó di dời theo mùa. Như thế, chẳng có khó khăn gì để bảo vệ nó nhưng chúng ta lại có khó khăn khi bảo vệ các loài di chuyển trong lòng nó. Chúng ta có thể dùng các kỹ thuật như ngư dân dùng để xác định vị trí các loài, để đóng vùng đó lại khi nó quá nhạy cảm, điều đó, đôi khi, diễn ra quanh năm. Đi gần hơn về phía bờ, nơi ta đang ở, bức này được chụp ở Galapagos. Nhiều loài được dẫn qua vùng này, đó là lí do có nhiều sự chú ý hướng đến việc bảo tồn khung cảnh phía đông Thái Bình Dương. Đây là ý tưởng được phối hợp bởi Hội bảo tồn quốc tế và rất nhiều thành viên, chính phủ để thực sự nỗ lực mang lại chế độ quản lí thích hợp khắp vùng này. Đó là một ví dụ tuyệt vời về nơi bạn có thể đến vơi một động lực thực sự. Đó là việc bảo vệ năm vùng di sản thế giới. Không may, Hiệp ước di sản thế giới không công nhận nhu cầu bảo vệ các vùng nằm ngoài quyền pháp lí quốc gia, hiện nay Vậy một nơi như Costa Rica có thể không đạt chất lượng về mặt lí thuyết khoảng thời gian nó thuộc về biển khơi. Vậy điều mà chúng tôi đang đề nghị là chúng ta cần cải thiện Hiệp ước di sản thế giới để nó có thể thay đổi và thúc đẩy sự bảo vệ của thế giới đối với các vùng di sản này, hoặc ta cần thay đổi danh nghĩa và gọi nó là Hiệp ước di sản một nửa thế giới. Nhưng điều chúng ta biết là những loài như rùa biển không thuộc về phía đông Thái Bình Dương. Chúng phải đi đến vành đai Thái Bình Dương phía Nam vô tận, nơi chúng dành hầu hết vòng đời và thường chịu đựng bị câu lên như thế này, hoặc bị đánh bắt. Vậy điều tôi muốn truyền tải là chúng ta cần mở rộng phạm vi. Ta cần làm việc tại địa phương, nhưng cũng cần hợp tác khắp đại dương. Giờ ta có công cụ và công nghệ để có thể mở rộng ý tưởng bảo vệ vùng đại dương. Chúng ta đã nghe về dự án đánh dấu các thiên địch ở Thái Bình Dương, một trong các dự án kiểm kê thứ 17 thế giới biển. Nó đã cho ra các số liệu như thế này, về loài hải âu đen nhỏ cư trú trên khắp vịnh biển. Chúng bay qua 65,000 kilomet trong vòng chưa đến một năm. Vậy chúng ta có công cụ và nguồn vốn từ Viện kiểm soát Biển. Và năm cao điểm của nó sẽ được khởi động vào tháng mười. Vậy hãy cập nhật thêm thông tin. Điều tôi thấy thật thú vị là Viện kiểm soát Biển không chỉ đã xem xét việc đánh dấu các thiên địch ở Thái Bình Dương; mà còn ở các vùng trong tầng nước chưa được khám phá nơi mà các sinh vật như loài dưa chuột biển này vừa được tìm thấy. Và thật may là chúng tôi đã có thể, với tư cách là IUCN, liên kết với Viện kiểm soát Biển và nhiều nhà khoa học làm việc ở đó để truyền đạt thông tin này đến các nhà lập chính sách. Hiện nay ta có sự ủng hộ từ phía chính phủ. Chúng tôi đang truyền đạt thông tin này qua các buổi hội thảo kỹ thuật. Và điều thú vị là ta có đủ thông tin để thẳng tiến bảo vệ một số những điểm hy vọng, những điểm nóng. Đồng thời ta sẽ nói rằng, "Vâng, chúng ta cần nhiều hơn. Cần tiến xa hơn nữa" Nhưng rất nhiều người trong các bạn nói, rằng nếu bạn có được những vùng biển an toàn, hay một chế độ hợp lí để quản lí các ngư dân ở đó, bạn sẽ củng cố nó như thế nào? Điều đưa tôi đến niềm đam mê thứ hai bên cạnh khoa học biển, chính là công nghệ vũ trụ. Tôi đã từng muốn trở thành phi hành gia, nên tôi đã kiên định theo đuổi những công cụ có sẵn để điều khiển Trái Đất từ vũ trụ-- và rằng tôi những công cụ tuyệt vời như chúng ta đang nghiên cứu, về việc có thể theo dấu các loài được đánh dấu suốt vòng đời của chúng trên đại dương rộng lớn. Chúng ta cũng có thể đánh dấu và theo dõi các tàu đánh cá. Nhiều tàu đã có hệ thống tiếp sóng trên boong cho phép chúng ta xác định vị trí và thậm chí là các hoạt động trên tàu. Nhưng không phải tất cả tàu ngầm đều như vậy Nó không cần quá nhiều nghiên cứu hỏa tiễn để thực sự tạo ra các luật mới để ủy quyền, nếu bạn sắp có đặc quyền tiếp cận các tài nguyên biển, chúng ta cần biết -- ai đó cần biết-- nơi chúng ta sống và điều ta đang làm. Nó mang đến cho tôi thông điệp cuối cùng, rằng chúng ta có thể ngăn chặn một bi kịch Chúng ta có thể ngăn chặn sự xung đột của 50% hành tinh với biển khơi. Nhưng ta cần nghĩ rộng ra. Cần phải suy nghĩ toàn cầu. Chúng ta cần thay đổi cách chúng ta thực sự bắt đầu kiểm soát các tài nguyên này. Chúng ta cần có một mô hình mới về sự thận trọng và trân trọng. Đồng thời, ta cần suy nghĩ hợp lý, niềm vui và sự kỳ vĩ của mong ước ở Sylvia, rằng chúng ta có thể thắp sáng một điểm trong rất nhiều điểm của những vùng vô danh này và đưa mọi người đến cùng tham gia, nếu được, để khiến họ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng này để tạ.o một nền móng cho việc quản lý trong tương lai Và thứ ba là chúng ta cần nhìn vào việc quản lí lòng đại dương. Các hình thái đó thuộc lòng đại dương. Nhiều trong số các quần thể biển sâu có sự phân bố về di truyền đã trở thành lòng đại dương. Chúng ta cần hiểu rõ hơn, nhưng chúng ta cũng cần bắt tay vào quản lí và bảo vệ. Và để là được như thế, bạn cũng cần một chế độ quản lí lòng đại dương. Đó là, chúng ta có các chế độ quản lí khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế, nhưng ta cần nhân rộng phạm vi, cần thêm quy mô,, vì thế chúng sẽ giống như Đại dương phía Nam, nơi có công nghiệp thủy hải sản 2 chiều. và tổ chức bảo tồn. Vậy với điều đó, tôi muốn chân thành cảm ơn và trân trọng Sylvia Earle vì điều ước của cô ấy, vì đã giúp chúng tôi thay đổi bộ mặt của các vùng biển và những đại dương sâu thẳm ngoài quyền pháp lý quốc gia. Nó đã giúp mang một nhóm tuyệt vời những người tài năng lại với nhau để cố gắng giải quyết và can thiệp vào những vấn đề gây trở ngại cho chúng ta đối với việc quản lí và sử dụng có chừng mực khu vực này, nơi đã từng xa cách và hẻo lánh. Vậy trong chuyến đi này, tôi mong rằng đã mang đến cho các bạn một cái nhìn mới về các vùng biển khơi: một là, đó cũng là nhà của chúng ta, và chúng ta cần làm việc cùng nhau nếu chúng ta muốn biến nó trở thành một tương lai biển cả bền vững. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Sự thật là, có một điều rất vui đã diễn ra trong quá trình tôi trở thành một nhà tâm lý thần kinh học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Tôi có em bé! Điều đó không có nghĩa là tôi từng trở thành một nhà tâm lý thần kinh học nổi tiếng sáng lạng đến mức đó. (Xin lỗi TED nhé!) Nhưng tôi đã thực sự trở thành một người hay lo nghĩ tầm cỡ thế giới khá sắc sảo. Một người bạn gái cùng cùng trường học nghiên cứu sinh, tên là Marie, nói với tôi rằng, "Kim, mình hiểu rồi. Không phải là bạn bất thường hơn những người khác mà chính là bạn thành thật hơn họ về sự bất thường của bạn mà thôi." Như vậy, trên tinh thần hoàn toàn cởi mở Tôi mang tới vài bức ảnh cho các bạn xem đây. Ôi! Tôi chỉ muốn nói là, đang Tháng Bảy. (Cười) Kéo khóa lại vì lý do an toàn. Những cái phao tập bơi -- Một mực nước. Và sau đó, cuối cùng thì tất cả đã sẵn sàng cho một chuyến đi dài 90 phút tới núi Copper. Giờ bạn có thể phần nào cảm nhận được điều đó rồi nhỉ. Và con tôi, Vander, năm nay đã 8 tuổi rồi. Và mặc dù khổ sở vì việc mù thể thao của bà mẹ như tôi nó chơi bóng đá. Thằng bé thích chơi đá banh lắm. Nó còn muốn học đi xe đạp 1 bánh nữa cơ. Vậy thì tại sao tôi còn lo lắng? Bởi vì đây là việc tôi làm. Đây là điều mà tôi dạy. Là thứ tôi học. Là thứ mà tôi chữa trị. Và tôi biết rằng trẻ em bị chấn động não rất nhiều mỗi năm. Trên thực tế, hơn bốn triệu người bị chấn động não hàng năm và những con số này rơi vào trẻ em dưới 14 tuổi - những đứa mà ta thấy trong phòng cấp cứu. Khi một đứa trẻ bị chấn động não, chúng ta thường thấy các em la làng lên hay rung chuông, nhưng thực ra là chúng ta đang nói về chuyện gì? Hãy xem thử. Được rồi. Có lẽ giống phim "Starsky và Hutch". Vâng. Vậy một tai nạn xe cộ. Chạy với vận tốc 40 dặm một giờ đâm vào một rào chắn cố định. 35 G's Một võ sĩ quyền anh hạng nặng đấm thẳng vô mặt bạn sẽ là 58 G's. Trong trường hợp bạn bỏ lỡ, chúng ta hãy cùng xem lại nhé. Nhìn vào phía tay phải của màn hình kìa. Bạn sẽ nói gì nào? Bao nhiêu G's? Hãy tắt nó giúp tôi. 72. Chắc bạn sẽ phát điên đó nếu biết được con số là, 103 G's. Ảnh hưởng chấn động trung bình là 95 G's. Nếu như cậu bé ở phía bên phải không tỉnh dậy, chắc chắn là no đã bị chấn động rồi! Còn cậu bé ở phía bên trái, hay cậu vận động viên rời khỏi sân đấu thì sao? Làm sao chúng ta biết liệu họ có bị chấn động hay không? Làm cách nào chúng ta biết được những điều luật yêu cầu họ ngừng thi đấu và chỉ quay trở lại khi đã lành lặn có được áp dụng cho họ không? ĐỊnh nghĩ của sự chấn động thực ra không hàm chứa việc mất ý thức. Nó chỉ cần một sự thay đổi trong ý thức, và có thể là bất kỳ hay hay một số những triệu trứng, như cảm thấy lờ mờ, cảm thấy choáng váng, nghe những tiếng chuông trong tai, trở nên bốc đồng hay hằn học hơn bình thường. Với tất cả những điều ở trên, và sự thật là tôi hơi bất thường, sao tôi có thể ngủ ngon được cơ chứ? Bởi vì tôi biết bộ não của chúng ta kiên cường Chúng được thiết kế để phục hồi từ các chấn thương. Nếu như, lạy trời đừng xảy ra thật, nếu bất kì người nào trong chúng ta rời khỏi đây tối nay và bị một cơn chấn động hầu hết chúng ta sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài giờ cho tới vài tuần. Nhưng trẻ con thì dễ tổn thương ở não bộ hơn. Trên thực tế, các vận động viên ở trường trung học có nguy cơ bị tổn thương trầm trọng gấp 3 lần so với ngay cả các vận động viên đồng trang lứa ở bậc cao đẳng hay đại học, và chúng cần nhiều thời gian hơn để trở về trạng thái hồi phục cơ bản. Sau thương tổn đầu tiên đó, thì nguy cơ chấn động lần thứ hai cao gấp nhiều lần hơn nữa! Từ đó, nguy cơ thương tổn lần thứ ba còn cao hơn, và cứ tiếp tục như thế . Và điều đáng lo ngại nhất là đây: chúng ta chưa thực sự hiểu rõ ảnh hưởng lâu dài của việc bị tổn thương nhiều lần. Các bạn có lẽ cũng đã quen thuộc với nghiên cứu loại này của các Liên đoàn Bóng đá Quốc gia Trong một bản tóm tắt, nghiên cứu này cho rằng trong số những tuyển thủ quốc gia đã giải nghệ từng bị chấn động nhiều hơn ba lần thì việc mắc phải chứng bệnh loạn trí sớm cao hơn nhiều lần so với đại đa số mọi người. Bạn thấy rồi đó - trên tờ New York Times.. Điều mà có thể chưa quen thuộc với các bạn đó là việc nghiên cứu này được khởi xướng bởi vợ của các tuyển thủ quốc gia, các cô này nói rằng: "Không phải là lạ lắm sao khi mà ông xã tôi mới 46 tuổi cứ suốt ngày làm mất chìa khóa? Không phải là lạ lắm sao khi mà chông tôi chỉ vừa 47 tuổi cứ làm mất xe hơi hoài? Chẳng phải rất lạ sao khi chồng tôi 48 tuổi chẳng bao giờ nhớ đường về nhà khi đang đi trên xe ô tô, trên lối đi vô nhà? À, có lẽ tôi quên nói với bạn rằng con trai tôi là con một đó. Và như vậy thì rất quan trọng là thằng bé phải có thể chở tôi đi đâu đó sau này. Vậy bằng cách nào chúng ta đảm bảo an toàn cho những đứa trẻ? Làm cách nào mà đảm bảo an toàn 100% cho những đứa con của chúng ta? Nào, để tôi nói cho bạn nghe phát kiến của tôi nhé! (Cười) Chỉ khi. Thằng nhóc nhà tôi ngồi ở ngay đó kìa, và thằng nhóc có vẻ muốn nói là, "Mẹ tôi không đùa đâu. Bà ấy chắc chắn là không đùa đâu." Và với tất cả sự nghiêm túc, Con tôi có nên chơi đá banh không? Con bạn có nên chơi đá banh không? Tôi không biết. Nhưng tôi biết có ít nhất 3 việc chúng ta làm được. Đầu tiên là hiểu rõ sự việc. Bạn cần phải làm quen với những vấn đề chúng ta vừa nói ngày hôm nay. Có khá nhiều nguồn thông tin hữu ích cho bạn đấy. CDC có một chương trình tên Heads Up. Bạn có thể tìm trên trang CDC.gov Heads Up là chương trình đặc biệt về chủ đề chấn động ở trẻ em. Tiếp tới là một nguồn thông tin mà tôi rất tự hào khi nhắc tới. Chúng tôi mới thiết lập được vài tháng thôi. Trang CO Kids with Brain Injury (Những đứa trẻ bị tổn thương não Colorado) Đây là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho các vận động viên học đường, giáo viên, cha mẹ hay các chuyên gia, những vận động viên hay ban huấn luyện. Đây là một nguồn hay cho việc bắt đầu nghiên cứu nếu như bạn đang có một thắc mắc nào đấy. Điều thứ hai là hãy lên tiếng. Chỉ vừa hai tuần trước một dự luật do Thượng nghĩ sĩ Kafalas đưa ra yêu cầu rằng các vận động viên thiếu niên dưới 18 tuổi phải đội nói bảo hiểm khi lái xe đạp. thất bại khi đưa ra hội đồng. Thật bại phần lớn là do điều luật này thiếu sự vận động các cử tri, nó thiếu sự lôi cuốn đối với các nhà đóng góp. Tôi không đến đây để nói với bạn rằng bạn nên hay không nên ủng hộ một điều luật nào nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng, nếu điều luật đó làm bạn quan tâm, thì người làm ra điều luật cần được biết điều đó. Hãy nói với những ban huấn luyện thể thao của con bạn. Hỏi họ xem có dụng cụ bảo hộ nào không. Nguồn tiền nào để mua những thiết bị bảo hộ? Chúng đã được dùng bao lâu rồi? Bạn có thể khởi xướng một nhà gây quỹ mua những thiết bị mới. Điều gì làm chúng ta trang bị đầy đủ, hãy đội nón bảo hiểm. Cách duy nhất để tránh hậu quả xấu là ngăn ngừa không cho tổn thương đầu tiên xảy ra. Gần đây, một trong những nghiên cứu sinh của tôi, tên là Tom đã nói rằng Cô Kim, em quyết định đội chiếc nón bảo hiểm xe đạp trên đường tới lớp. Và Tom hiểu rằng chỉ một chút bọt trong chiếc nón bảo hiểm xe đạp kia có thể giảm tác động của lực G xuống còn một nửa. Giờ đây tôi nghĩ rằng đó là do tôi có một cuộc vận động quyết liệt cho nón bảo hiểm phải, sự hiểu ra vấn đề này của Tom. Và vậy hóa ra, có vẻ như với Tom thì chiếc nón 20 đô la là một cách rất tốt để bảo đảm cho chương trình nghiên trị giá tới 100000 đô la. (Cười!) Vậy Vander có nên chơi bóng đá không? Dĩ nhiên là tôi không ngăn cản được, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng mỗi lần thằng bé rời khỏi nhà nó đều đội nón bảo hiểm. hay khi đi trên xe hơi hoặc đang ở trường học. Cuối cùng, dù là vận động viên, nhà khoa học, một đứa trẻ được bảo vệ kĩ càng, một bà mẹ lo lắng quá mức, hay cách khác, đây là con tôi - Vander sẽ nhắc các bạn lưu ý đến điều mà bạn quan tâm. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi thức dậy vào giữa đêm trong thanh âm hỗn loạn của một vụ nổ lớn Lúc đó đã là rất khuya tôi không nhớ là mấy giờ chỉ nhớ âm thanh đó thật nặng nề thật khủng khiếp Tất cả mọi thứ trong căn phòng rung lên bần bật trái tim tôi, những ô cửa sổ cái giường... tất cả mọi thứ Tôi nhìn ra cửa sổ và thấy một nửa vòng tròn của vụ nổ. Tôi nghĩ nó giống như trong phim Nhưng phim ảnh không thể chuyển tải tất cả sự khủng khiếp này qua những hình ảnh mà tôi đã thấy màu đỏ choáng váng với màu cam và xám và vòng tròn của vụ nổ Tôi cứ nhìn chằm chằm vào nó cho đến khi nó biến mất Quay trở lại gường, tôi cầu nguyện và thầm cảm ơn Chúa vì tên lửa đó đã không hạ xuống gia đình tôi đã không giết gia đình tôi đêm hôm đó 30 năm qua đi, và tôi vẫn cảm thấy tội lỗi vì lời cầu nguyện vì ngày hôm sau, tôi nghe tin rằng quả tên lửa đã rơi xuống gia đình một người bạn của anh trai tôi và giết chết anh ấy cùng với người cha, nhưng đã không giết người mẹ cùng người em gái của anh. Mẹ anh xuất hiện vào tuần kế tiếp tại lớp học của anh trai tôi cầu xin những đứa trẻ 7 tuổi chia sẻ với bà những bức ảnh mà chúng có về con trai bà bởi bà đã mất tất cả. Đây không phải là một câu chuyện của một người sống sót vô danh nào đó trong chiến tranh, hay của một người tị nạn không tên, mà hình ảnh khuôn mẫu của họ chúng ta đã được thấy nhiều trên báo hay trên truyền hình với quần áo tả tơi, khuôn mặt lấm bẩn, đôi mắt sợ hãi Đây không phải là câu chuyện của một kẻ vô danh người sống sót qua một cuộc chiến tranh nào đó, người mà chúng ta không hề biết đến hy vọng của họ, mơ ước của họ, thành quả, gia đình, niềm tin hay giá trị của họ. Đây là câu chuyện của bản thân tôi. Tôi đã là cô bé đó Tôi là một hình tượng khác của một người sống sót trong chiến tranh. Tôi là người tị nạn đó, và tôi là cô gái đó. Bạn thấy đấy, tôi lớn lên ở đất nước Irag bị tàn phá bởi chiến tranh và tôi tin rằng có 2 mặt của chiến tranh và chúng ta chỉ mới thấy một mặt của nó. Chúng ta chỉ mới nói về một mặt của nó Nhưng luôn có một mặt khác mà tôi đã được chứng kiến như một người đã sống trong chiến tranh và một người quyết định làm việc trong chiến tranh. Tôi lớn lên trong màu của chiến tranh -- màu đỏ của lửa và máu, của đá nâu khi nó nổ tung và quất vào mặt chúng ta màu bạc chói lòa của tên lửa nổ, sáng đến nỗi không gì có thể bảo vệ đôi mắt của bạn khi nó xuyên qua. Tôi đã lớn lên trong âm thanh của chiến tranh-- tiếng súng ngắt quãng tiếng bùm giần giật của những vụ nổ, tiếng o o đầy đe doa của trực thăng lượn lờ trên đầu và tiếng cảnh báo rền rĩ của còi báo động. Có những thanh âm mà bạn sẽ mong chờ, những chúng lại là âm thanh của dàn nhạc không hòa hợp tiếng kêu rít giữa đêm của bầy chim tiếng khóc thét chân thật của trẻ nhỏ và bất chợt, không thể chịu đựng được, của sự im lặng. "Chiến tranh" một người bạn của tôi đã nói "hoàn toàn không phải là về âm thanh. mà thực chất là ở sự tĩnh lặng, sự tĩnh lặng của nhân tính." Tôi đã từng rời Irag và lập ra một nhóm gọi là Phụ nữ vì Phụ nữ Quốc tế (Women for Women International) làm việc và giúp đỡ những người phụ nữ sống sót trong các cuộc chiến. Qua những chuyến đi và công việc của mình, từ Congo tới Afghanistan, từ Sudan tới Rwanda, Tôi đã thấy được rằng, không chỉ màu sắc và âm thanh của chiến tranh là như nhau, mà nỗi sợ hãi trong chiến tranh là giống nhau. Bạn biết đó là nỗi sợ cái chết và đừng tin bất kì bộ phim nào trong đó người hùng không sợ hãi Thật kinh khủng khi phải trải qua cảm giác đó suy nghĩ "Tôi sắp chết" hoặc "Tôi có thể chết trong vụ nổ này." Nhưng còn có nỗi sợ khác nỗi sợ mất đi người yêu thương, thậm chí còn tồi tệ hơn. Nó quá đau đớn đến mức bạn còn không muốn nghĩ tới Nhưng tôi tin rằng nỗi sợ kinh khủng nhất là nỗi sợ -- như Sarnia, một phụ nữ Bosnia người từng sống sót qua 4 năm giam cầm ở Sarjero nói với tôi, "Nỗi sợ mất đi cái tôi của mình, nỗi sợ mất đi cái tôi của chính mình" Đó cũng là điều mà người mẹ ở Irag từng bảo tôi. Giống như là cái chết từ trong ra ngoài. Một phụ nữ Palestin từng nói với tôi, "Không phải là nỗi sợ một cái chết," "đôi khi tôi cảm thấy mình chết 10 lần một ngày," khi cô mô tả những cuộc hành quân của binh lính và tiếng súng nổ của họ. Và cô nói, "Thật không công bằng, vì chỉ có duy nhất một cuộc sống, đáng lẽ chỉ nên có duy nhất một cái chết." Chúng ta đã luôn chỉ thấy một mặt của cuộc chiến. Chúng ta đã luôn chỉ tranh luận và lãng phí với sự tập trung quá mức vào số lượng binh lính, sự rút quân, vào các hoạt động chống nổi dậy và nằm vùng khi đáng lẽ chúng ta nên quan tâm đến những cộng đồng người đã bị hủy hoại nặng nề đến những nơi mà con người phải ứng biến chống chọi và chứng tỏ sự kiên cường, sự dũng cảm đáng khâm phục chỉ để giữ cho cuộc sống tiếp diễn. Chúng ta đã quá lãng phí trong những cuộc tranh luận với những mục đích y hệt nhau về chính trị, thủ đoạn, vũ khí, tiền và thương vong. Đây là tiếng nói của sự cằn cỗi của nhân tính. Sự thiếu quan tâm trong cái cách mà chúng ta đối xử với các nạn nhân chiến tranh trong ngữ cảnh của chủ đề này. Đây là nơi chúng ta quan niệm cưỡng hiếp và thương vong là không thể tránh được. 80 phần trăm người tị nạn trên toàn thế giới là phụ nữ và trẻ em. Ôi 90 phần trăm các nạn nhân trong chiến tranh hiện đại là thường dân -- 75 phần trăm trong đó là phụ nữ và trẻ em. Thú vị làm sao. Ôi, nửa triệu phụ nữ Rwanda bị cưỡng hiếp trong 100 ngày. Hoặc, khi chúng ta đang nói chuyện ở đây, hàng trăm ngàn phụ nữ Congo đang bị cưỡng hiếp và hủy hoại Thú vị làm sao. Chỉ mới là những con số mà chúng ta nhắc tới. Tiền tuyến đầy những cỗ máy vô tri vô giác nhìn những người chúng ta coi là kẻ thù từ trên không phóng tên lửa xuống những mục tiêu không nhìn thấy, trong khi con người chỉ huy dàn nhạc cùa ngoại giao và truyền thông về sự kiện một chiếc máy bay không người lái tấn công một ngôi làng thay vì một người trong phe cực đoan Đây là một ván cờ. Bạn học cách chơi ván cờ ngoại giao trong nước và quốc tế trong từng bước đi để giành được quyền kiểm soát trong nước và quốc tế Chiếu tướng Chúng ta đang hoàn toàn bỏ qua một mặt của chiến tranh Chúng ta bỏ qua câu chuyện của mẹ tôi người đã đảm bảo với mỗi tiếng chuông báo động, với mỗi cuộc đột kích với mỗi vụ cúp điện bà chơi bóng rối cho các anh trai và tôi, để chúng tôi không còn sợ hãi âm thanh của những vụ nổ Chúng ta đang bỏ qua câu chuyện về Fareeda, một giáo viên nhạc, một giáo viên piano ở Sarajevo, cô đã đảm bảo ngôi trường nhạc của cô được mở cửa mỗi ngày trong bốn năm Sarajevo bị bao vây. Cô bước đến trường, mặc cho quân bắn tỉa bắn vào trường và vào cô. Cô giữ cho piano, violin và cello chơi nhạc suốt những tháng ngày chiến tranh với những học sinh đeo găng, mũ và áo khoác Đó chính là cuộc chiến của cô. Đó chính là sự kháng cự của cô. Chúng ta đang bỏ qua câu chuyện của Nehia, một phụ nữ Palestin ở Gaza người mà, giữa những giây phút ngừng chiến trong cuộc chiến năm trước, đã ra ra khỏi nhà thu thập bột mì và nướng bánh cho hàng xóm của mình, trong trường hợp ngày hôm sau không có ngừng chiến. Chúng ta bỏ lỡ câu chuyện của Violet người sống sót sau nạn diệt chủng trong một vụ thảm sát nhà thờ, cô tiếp tục ở lại, chôn cất xác chết, quét dọn những ngôi nhà và những con đường. Chúng ta bỏ qua câu chuyện của những người phụ nữ giữ cho cuộc sống tiếp diễn, theo nghĩa đen, giữa những cuộc chiến Bạn có biết --- bạn có biết về những con người yêu nhau trong chiến tranh và đến trường đến nhà máy và bệnh viện li dị, khiêu vũ và chơi đùa và tiếp tục sống? Và những con người giữ cho cuộc sống tiếp diễn là phụ nữ. Có 2 phương diện của chiến tranh. Một mặt của chiến đấu, và mặt kia giữ cho trường học, và nhà máy và bệnh viện mở cửa Một mặt nhăm nhăm vào việc giành chiến thắng trong các trận đánh, mặt kia tập trung vào chiến thắng cuộc sống. Một mặt dẫn dắt những cuộc đàm phán ngoài tiền tuyến, và mặt kia dẫn dắt ở hậu phương. Một mặt cho rằng hòa bình là kết cục của cuộc chiến, và mặt kia nghĩ rằng hòa bình là sự xuất hiện của trường học và việc làm. Một mặt đứng đầu bởi những người đàn đông, và mặt kia được chỉ huy bởi những người phụ nữ. Và để chúng ta có thể hiểu được, làm thế nào để xây dựng nền hòa bình vĩnh cửu, chúng ta phải hiểu chiến tranh và hòa bình trên phương diện của cả hai bên. Chúng ta phải có bức tranh đầy đủ và ý nghĩa thật sự của nó đề chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của hòa bình chúng ta cần hiểu theo cách mà một phụ nữ Sudan từng bảo tôi "Hòa bình là khi móng chân của tôi mọc trở lại" Cô lớn lên ở Sudan, miền nam Sudan, trong 20 năm, chiến tranh đã giết một triệu người và biến 5 triệu thành dân tị nạn. Rất nhiều phụ nữ bị bắt làm nô lệ bởi quân phiến loạn và quân lính, họ bị buộc làm nô lê tình dục cũng như buộc phải mang vác đạn dược và nước và thức ăn cho quân lính. Người phụ nữ đó đã đi trong 20 năm, để đảm bảo mình sẽ không bị bắt cóc một lần nữa. Và chỉ khi nào có hòa bình, thì móng chân cô mới mọc trở lại Chúng ta cần hiểu hòa bình từ khía cạnh của một chiếc móng chân. Chúng ta cần phải hiểu chúng ta không thể nào có những cuộc đàm phán thật sự để kết thúc chiến tranh hoặc lập lại hòa bình mà không có sự có mặt của phụ nữ trên bàn đàm phán Tôi cảm thấy thật hài hước khi chỉ có nhóm người không chiến đấu không giết chóc không cước bóc, đốt phá và cưỡng hiếp, và một nhóm người hầu như mặc dù không hoàn toàn -- những người giữ cho cuộc sống tiếp diễn trong lò lửa chiến tranh là không được tham gia vào bàn đàm phán. Và không chỉ những người phụ nữ dẫn dắt những cuộc tranh luận ngoài hậu phương, mà cả những người đàn ông cũng bị loại trừ khỏi cuộc tranh luận. Những bác sĩ không chiến đấu, những nghệ sĩ, sinh viên học sinh, những người đàn ông từ chối cầm súng, họ cũng bị loại trừ khỏi bàn đàm phán Không có cách nào mà chúng ta có thể nói về hòa bình mãi mãi về xây dựng nền cộng hòa, nền kinh tế bền vững, và bất cứ thể loại nào của sự ổn định Nếu chúng ta không bao gồm phụ nữ trên bàn đám phán. không phải chỉ một, mà là 50 phần trăm Chúng ta không có cách nào đối thoại về xây dựng sự bền vững mà không bắt đầu đầu tư vào phụ nữ và trẻ em Bạn có biết rằng một năm chi phí cho quân đội trên toàn thế giới tương đương với 700 năm ngân quỹ của Liên Hợp Quốc và bằng 2.928 năm ngân sách LHQ dành cho phụ nữ Chúng ta chỉ cần chuyển đổi cách sử dụng nguồn quỹ đó, thì có lẽ chúng ta đã có hòa bình trên thế giới. Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, chúng ta cần đầu tư vào hòa bình và phụ nữ, không chỉ bởi vì đó là một việc làm đúng đắn, không chỉ bời vì đó là một việc làm đúng đắn cho tất cả chúng ta xây dựng nền hòa bình vĩnh hằng và bền vững cho hôm nay, và mai sau Một phụ nữ Congo, đã kể với tôi câu chuyện khi những đứa con của cô nhìn thấy cha chúng bị giết và thấy mẹ bị cưỡng bức và bị hủy hoại ngay trước mặt và lũ trẻ còn thấy đứa em 9 tuổi của mình bị giết ngay trước mặt, làm thế nào mà chúng có thể trở lại bình thường được. Cô tham gia chương trình Phụ nữ vì Phụ nữ Thế giới Cô có một hệ thống hỗ trợ Cô được học về các quyền của mình. Chúng tôi dạy nghề và kỹ năng kinh doanh, giúp cô kiếm một việc làm. Cô kiếm được 450$ và đang làm việc tốt. Cô gửi các con đi học - có lại một mái ấm. "Nhưng điều tôi lo lắng nhiều nhất" Cô nói không phải là những điều trên Tôi lo rằng lũ trẻ sẽ mang hận thù trong tim và khi lớn lên, chúng sẽ lại muốn chiến đấu chống lại bọn người đã giết cha và em chúng." Chúng ta cần đầu tư vào phụ nữ, bởi vì đây là hy vọng duy nhất để đảm bảo rằng sẽ không còn chiến tranh trong tương lai. Người mẹ có cơ hội tốt hơn để chữa lành cho con cái mình hơn bất kỳ bản hiệp ước hòa bình nào. Liệu chúng ta có tin vui nào không? Tất nhiên, có tin vui, rất nhiều tin vui. Để bắt đầu, hãy nhớ lại những người phụ nữ mà tôi đã nhắc với các bạn đang nhảy múa và ca hát mỗi ngày và nếu họ có thể. tại sao chúng ta lại không thể. Cô gái mà tôi đã kể cho các bạn quyết định khởi đầu Tổ chức Phụ nữ vì Phụ nữ Quốc tế đã tạo ảnh hưởng lên một triệu người, gửi 80 triệu dollar, và tôi khởi đầu tất cả từ con số không, không gì cả, nada, ... (Cười) Họ là những phụ nữ đứng trên đôi chân của mình vượt qua nghịch cảnh, không phụ thuộc vào chúng. Hãy nghĩ làm cách nào mà thế giới có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu, chỉ với một sự thay đổi, chúng ta có được sự công bằng chúng ta có sự bình đẳng, chúng ta có đại diện và chúng ta hiểu được chiến tranh, cả từ tiền tuyến và từ hậu phương Rumi, nhà văn Sufi ở thế kỷ 13th đã viết, "Phía bên kia thế giới của những việc làm đúng đắn và những việc làm sai trái, có một cánh đồng tôi sẽ gặp bạn ở đó. Khi linh hồn nằm dưới cỏ, thế giới qua đầy để nói về. Những ý tưởng, ngôn ngữ, và cả cụm từ "cùng nhau" không còn ý nghĩa." Tôi nghiêng mình thêm rằng, nghiêng mình thêm rằng ở một nơi xa khỏi thế giới của chiến tranh và hòa bình, có một cánh đồng ở đó có nhiều người đàn ông và phụ nữ gặp gỡ nhau. Hãy cùng làm nơi này rộng lớn hơn. Và tất cả chúng ta hãy gặp nhau ở nơi đó Xin cảm ơn (Vỗ tay) Tôi xin được nói về công việc mà đặc biệt là tại sao mọi người có vẻ như không giải quyết công việc trong giờ làm việc đó là vấn đề mà tất cả chúng ta đều gặp phải. Nhưng hãy bắt đầu từ gốc rễ của vấn đề. Chúng ta có các công ty, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện, và các tổ chức này đều có nhân viên hoặc những tình nguyện viên. Và những tổ chức này đều mong rằng những nhân viên này làm tốt công việc -- là điều tôi mong. Ít ra cũng hoàn thành tốt, mong là hoàn tất được công việc -- mong hơn nữa là hoàn thành công việc tốt. Và vì thế mà theo kiểu cũ là họ quyết định rằng tất cả mọi người cần phải tập trung lại một nơi để làm công việc đó. Nên một công ty, hay một tổ chức từ thiện, hay một tổ chức cơ quan theo đúng kiểu mẫu - trừ khi là chúng ta làm việc ở Châu Phi, nếu chúng ta thực sự may mắn để làm điều đó - thì hầu hết mọi người phải đến văn phòng mỗi ngày, Nên những hình thức công ty này, họ xây văn phòng. Họ bắt đầu tìm kiếm và họ mua một tòa nhà, hoặc là thuê lại, hoặc thuê lại một phần của tòa nhà, và rồi họ lấp đầy không gian bằng vật dụng. Họ kê bàn, tủ ghế, trang thiết bị máy tính phần mềm, đường truyền internet có thể là một tủ lạnh, có thể là vài thứ khác, và họ mong đợi là nhân viên của họ, hoặc những tình nguyện viên, đến nơi đó mỗi ngày để hoàn thành tốt công viêc. Hoàn toàn hợp lý khi đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự nói với mọi người và thậm chí hỏi chính mình, và đòi hỏi chính bàn thân mình, nơi nào mà bạn thực sự muốn đi khi bạn thật sự cần giải quyết việc gì đó? Chúng ta sẽ thấy rằng mọi người không ai nói rằng mà sao họ phải nói chứ Nếu chúng ta hỏi: nơi nào anh cần phải tới khi anh/chị cần giải quyết việc gì đó? Và chúng ta sẽ nhận được ba câu trả lời. Một là nơi nào đó, chổ nào đó hoặc một cái phòng. Câu khác là một vật di chuyển. Và thứ ba là một khoảng thời gian. Sau đây là những ví dụ. Khi tôi hỏi mọi người - và tôi hỏi mọi người câu hỏi này trong vòng 10 năm - Tôi hỏi họ là "Anh/chị đi đâu khi cần giải quyết một công việc nào đó?" Tôi sẽ có câu trả lời đại loại như là hiên nhà, nhà sau, nhà bếp. Tôi sẽ được trả lời ở những nơi như là một phòng thêm trong nhà, hầm, quá cafe, thư viện. Rồi chúng ta sẽ có thêm những câu trả lời như là tàu hỏa, máy bay, xe hơi - phương tiện đi lại đến chổ làm. Và chúng ta cũng có những câu trả lời đại loại như, "Tôi ở đâu cũng không quan trọng, miễn là đó là lúc sáng sớm hoặc thật trễ vào buổi tối hoặc vawo những ngày cuối tuần". Chúng ta sẽ chẳng nghe ai nói là văn phòng cả. Nhưng việc làm ăn thường phải bỏ tiền vào những nơi được gọi tên là văn phòng nơi mà mọi người ai cũng phải đến, trong khi không ai giải quyết việc tại văn phòng. Tại sao lại như vậy? Tại sao thế? Sao lại có việc mâu thuẩn như vậy xảy ra? Và điều mà chúng ta thấy được là, nếu chúng ta tìm hiểu vấn đề sâu hơn một tí, chúng ta sẽ thấy rằng mọi việc đang diễn ra như vậy mọi người đi làm và họ đi làm vào những ngày làm của mình để có những khoảnh khoắc làm việc. Đó là những gì đang diễn ra tại văn phòng. Chúng ta không có một ngày làm việc nữa, chúng ta chỉ có khoảng khoắc làm việc. Cửa trước văn phòng giống như một cái máy Cuisinart, và khi chúng ta bước vào, một ngày của chúng ta bị xay nhỏ thành từng mảnh vụn, vì chúng ta sẽ làm 15 phút ở đây, 30 phút ở chổ kia, và khi việc gì khác đến, chúng ta nghỉ làm môt chút, và rồi chúng ta làm việc khác, rồi chúng ta có thêm hai mươi phút, rồi đến giờ trưa. Sau đó chúng ta có thêm việc khác làm, sau đó chúng ta có thêm 15 phút, và một ai đó kéo chúng ta khỏi việc chúng ta đang làm và hỏi chúng ta câu hỏi. Trước khi chúng ta nhận ra, thì đã là 05 giờ chiều, và nhìn lại ngày của mình, chúng ta nhận ra rằng chúng ta chưa giải quyết việc gì cả. Chúng ta đều từng như vậy. Có thể một trong chúng ta gặp như vậy trong ngày hôm qua, hoặc là ngày trước đó, hoặc là ngày trước đó nữa. Khi nhìn lại ngày của mình, chúng ta chợt nhận ra chúng ta chưa giải quyết gì trong ngày hôm nay. Tôi ở chổ làm. Ngồi tại bàn làm việc của mình. Dùng cái máy tính đắt tiền. Sử dụng phần mềm họ bảo tôi dùng. Tôi dự những cuộc họp mà tôi được yêu cầu đi. Tôi thực hiện những yêu cầu họp hành. Tôi làm hết. Nhưng thật ra tôi không làm gì cả. Tôi chỉ làm nhiệm vụ. Tôi không thực sự giải quyết công việc nào có ý nghĩa. Và điều mà chúng ta nhận thấy, đặc biệt là đối với những người làm những công việc sáng tạo -- nhà thiết kế, lên chương trình, nhà viết văn, kỹ sư, nhà suy luận - những người thực sự cần một khoảng thời gian không bị gián đoạn để giải quyết công việc. Chúng ta không thể yêu cầu ai đó sáng tạo trong vòng 15 phút, và nghĩ ra một vấn đề. Chúng ta có thể có một ý tưởng nhanh, nhưng không thể là nghĩ sâu về một vấn đề và thật sự nghĩ về vấn đề đó kỹ lưỡng, thì chúng ta cần một khoảng thời gian dài không bị gián đoạn. Và thậm chí khi một ngày làm thường là tám tiếng, bao nhiêu người trong số chúng ta ở đây dành tám tiếng cho việc riêng tại văn phòng? Hay là bảy tiếng? Sáu? Năm? Bốn? Lần cuối cùng mà anh/chị dành cho mình ba tiếng tại văn phòng là khi nào? Hai tiếng? Hoặc có thể là, một. Rất, rất ít người thật sự có một chuỗi thời gian không bị gián đoạn tại văn phòng. Nên đó là lỹ do tại sao mà mọi người chọn cách làm việc tại nhà, hoặc họ có thể đến văn phòng, nhưng họ có thể đến văn phòng một là thật sớm vào buổi sáng, hoặc thật trễ vào buổi tối khi không còn ai ở văn phòng, hoặc ở lại sau khi mọi người về hết, hoặc đến văn phòng vào cuối tuần, hoặc giải quyết công việc trên máy bay, hoặc trên xe hơi hoặc trên tàu vì không có gì gián đoạn. Vì có nhiều kiểu gián đoạn công việc khác nhau, nhưng những kiểu này không phải là gián đoạn tiêu cực mà lát nữa tôi sẽ bàn tới. Và kiểu giải quyết công việc trong một khoảng thời gian ngắn như vậy làm tôi nghĩ đến một chuyện khác mà chuyện này bị ảnh hưởng khi chúng ta bị gián đoạn đó là giấc ngủ. Tôi cho rằng ngủ và làm việc rất liên quan với nhau. Và không chỉ là chúng ta có thể làm việc khi chúng ta ngủ mà chúng ta có thể ngủ ngay cả khi đang làm. Đó không phải là điều tôi muốn nói. Tôi đang nói đến vấn đề là ngủ và làm việc là những hoạt động căn bản hay được xem là những điều căn bản. Nên giấc ngủ gồm có những giai đoạn ngủ một vài người gọi thành những cái tên khác. Giấc ngủ có năm giai đoạn, và để có một giấc ngủ sâu, thật sâu và thẳng giấc, chúng ta phải trải qua những cung bậc của giấc ngủ. Và nếu chúng ta bị ai đó làm giàn đoạn khi đang ở những cung bậc đầu tiên, nếu ai đó đánh chúng ta trên giường, hoặc có tiếng động, hay bất kỳ chuyện gì xảy ra -- chúng ta không chỉ phản ứng lại ngay lúc đó và trở lại ngay với lúc mình đang ngỷ dỡ dang. Nếu chúng ta bị đánh thức, chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu. Nên chúng ta phải quay lại một vài khúc đầu và bắt đầu lại giấc ngủ. Rồi cuối cùng - thi thoảng chúng ta sẽ có những ngày như thế này và thức dậy vào lúc tám giờ, hoặc bảy vào buổi sáng, hoặc bất kỳ khi nào thức dậy, chúng ta đều than vãn, trời ạ, tôi ngủ chẳng ngon gì cả. Tôi cố ngủ - lên giường, nằm xuống nhưng không thể nào ngủ được. Người ta nói chúng ta đi ngủ nhưng chúng ta thực sự không ngủ, chúng ta cố gắng ngủ. Sẽ mất một lúc để chúng ta phải qua hết các giai đoạn. Và nếu chúng ta bị làm gián đoạn, chúng ta không thể ngủ ngon. Vậy chúng ta muốn gì - có ai ở đây nghĩ là ai đó sẽ ngủ ngon nếu họ bị đánh thức cả đêm? Tôi không nghĩ ai đó sẽ nói là có. Sao chúng ta có thể mong đợi mọi người làm việc tốt nếu họ bị làm phiền cả ngày tại văn phòng? Sao chúng ta có thể mong đợi mọi người làm công việc của họ khi họ đến văn phòng để bị làm phiền? Đối với tôi, điều này nghe thật vô lý. Vậy nên những gián đoạn mà xảy ra tại văn phòng thật ra không diễn ra tại những nơi khác? Vì ở những nơi khác, chúng ta vẫn bị làm phiền, chẳng hạn, chúng ta có thể mở TV hoặc đi bộ hoặc có cái tủ lạnh ở dưới nhà, hoặc chúng ta có cái ghế dài riêng cho mình, hoặc bất cứ điều gì chúng ta làm. Và nếu chúng ta nói chuyện với những giám đốc nào đó, họ sẽ trả lời là họ chẳng muốn nhân viên của họ làm việc tại nhà vì những việc gián đoạn đó. Họ sẽ nói là - thỉnh thoảng họ sẽ nói, "Thật ra, nếu tôi không thể thấy người đó, làm sao tôi dám chắc là họ đang làm việc?" tất nhiên điều này thật nực cười, nhưng đó là một trong những lời biện hộ mà các nhà quản lý đưa ra. Mà tôi là một trong những nhà quản lý đó. Tôi hiểu điều này, tôi biết việc đó diễn ra như thế nào. Chúng ta đều phải nổ lực làm tốt những chuyện như vậy. Nhưng thường thì họ sẽ nhắc đến những sự việc làm gián đoạn. "Tôi không thể để ai làm việc ở nhà. Họ sẽ xem TV. Họ sẽ làm việc này. Thật ra đó không phải là những việc mà thật sự làm gián đoạn công việc. Vì đó là những gián đoạn mang tính chất tự nguyện. Chúng ta tự quyết định khi nào chúng ta muốn bị gián đoạn bởi chương trình trên TV. Chúng ta tự quyết định khi nào chúng ta muốn mở cái gì đó lên. Chúng ta tự quyết định khi nào chúng ta muốn đi xuống dưới nhà và đi bộ. Tại văn phòng, những việc bị làm phiền và gián đoạn thật sự làm cho chúng ta không giải quyết công việc được là những việc mang tính chất cưỡng ép. Nên chúng ta cùng bàn một vài việc này. Nào, các nhà quản lý và các sếp sẽ thường nghĩ rằng những gián đoạn thật sự tại chổ làm là những việc như Facebook và Twitter và Youtube và những trang khác. Mà thật ra, họ sẽ tiếp tục một cách quá đà khi những trang này bị chặn tại chổ làm. Trong số chúng ta ở đây có người có thể làm việc tại những nơi mà chúng ta không thể truy cập vào một vài trang. Như là Trung Quốc? Chuyện quái quỉ gì đang diễn ra vậy? Anh không thể truy cập vào mạng khi làm việc, và đó là vấn đề, đó là lý do vì sao mọi người không giải quyết công việc được, có phải vì chúng ta sẽ vào Facebook và Twitter? Thật là nực cười. Một kiểu biện hộ. Và ngày nay Facebook, Twitter và Youtube, những trang này chỉ là cách nghỉ giải lao nhanh trong thời buổi hiện nay. Không ai qian tâm về việc để mọi người có 15 phút giải lao nhanh 10 năm về trước, nên tại sao mọi người lại quan tâm về việc người khác vào Facebook ở đây và ở kia, hoặc Twitter chổ này, chổ khác và cả Youtube? Những điều này không thực sự là vấn đề tại công sở. Vấn đề chính ở đây mà tôi gọi là S&H Sếp và Họp hành. Đây mới chính là những vấn đề chính tại công sở ngày nay. Và đây cũng là lý do vì sao mà việc không được giải quyết tại chổ làm, đó là do Sếp và Họp hành. Mà điều thú vị là, nếu chúng ta lắng nghe những nơi mà mọi người nói về làm việc - như tại nhà, trong xe hoặc trên máy bay, hoặc làm việc rất trễ vào ban đêm, hoặc vào sáng sớm -- chúng ta sẽ không thấy có sếp và họp hành; chúng ta có thể thấy rất nhiều thứ làm xao lãng, nhưng không có sếp và họp hành. Nên những vấn đề này chúng ta không tìm thấy ở đâu khác ngoài văn phòng. Mà sếp căn bản là những người mà công việc của họ là làm gián đoạn việc người khác. Đây là những việc mà các sếp hay làm, làm phiền người khác. Họ thật ra không làm gì cả, nên họ phải đảm bảo rằng những người khác đang làm việc, nên mới sinh ra việc làm phiền người khác. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều sếp. Và cũng có rất nhiều người trên thế giới hiện nay. Và song song đó rất nhiều sự phiền toái trên thế giới hiện nay do các sếp gây ra. Họ thường đến kiểm tra bằng cách: "Này, công việc sao rồi? Đưa tôi coi xem nào" và mấy kiểu như vậy. Và họ hay làm phiền chúng ta vào không đúng thời điểm, trong khi chúng ta đang thực sự cố là một việc gì đó mà họ trả tiền cho chúng ta làm, họ lại làm gián đoạn chúng ta. Chẳng hay chút nào. Nhưng còn tệ hơn nữa là các sếp còn tạo ra, cái mà gọi là họp hành. Họp hành là những thứ độc hại, ghê gớm và nguy hại trong một ngày tại công ty. Chúng ta ai cũng biết là sự thật. Và chúng ta chưa bao giờ thấy cuộc họp bất chợt nào mà được các nhân viên tổ chức; Chẳng có tác dụng gì. Sếp tổ chức cuộc họp, để các nhân viên cùng nhau, mà đây là cách gián đoạn công việc gián tiếp, chỉ để nói, "Chào, mà này chúng ta hiện có 10 người và có một cuộc họp. Tôi không quan tâm bạn đang làm gì. Anh/chị phải ngừng lại để mà tham gia cuộc họp này." Sao mà 10 người có thể ngừng làm liền được? Và nếu mà họ nghĩ về một vài điều quan trọng? Và nếu họ đang làm những công việc quan trọng? Tự nhiên chúng ta bảo họ ngừng lại để làm một việc khác. Nên họ tham gia vào cuộc họp, ngồi cùng nhau, và nói về những việc không quan trọng. Vì họp hành chẳng giải quyết được gì cả. Họp hành là nơi mà chúng ta bàn về những việc sẽ làm sau đó. Nhưng họp hành cũng tiền thân cho việc tạo ra sản phẩm. Nên một cuộc họp có thể dẫn đến một cuộc họp khác và cuộc họp khác nữa. Và thường có rất nhiều người trong cuộc họp, và họ được trả rất nhiều tiền. Các công ty thường nghĩ một cuộc họp một tiếng chỉ là một cuộc họp một tiếng. nhưng không phải vậy, trừ khi chỉ có một người trong cuộc họp đó. Nếu có 10 người trong cuộc họp, thì đó là cuộc họp 10 tiếng, chứ không phải là cuộc họp một tiếng. 10 giờ đồng hồ sản xuất bị lấy mất từ công ty chỉ để có một cuộc họp một tiếng, cái mà thật ra chỉ nên có hai hoặc ba người tham gia trao đổi với nhau vài phút. Nhưng thay vào đó, là một cuộc họp dài, vì họp hành được chương trình theo cách các phần mềm hoạt động, các mà hoạt động tăng theo kiểu 15 phút, hoặc 30 phút, hoặc một giờ. Chúng ta không lên chương trình cuộc họp tám tiếng với Outlook. Chúng ta không thể. Tôi thậm chí không biết là chúng ta có thể hay không. Chúng ta chỉ có thể lên chương trình theo khoảng 15 phút, 30 phút hoặc 45 phút hoặc một giờ. Nên chúng ta thường lấp thời gian khi việc được giải quyết nhanh. Nên họp hành và sếp là hai vấn đề chính trong việc kinh doanh hiện nay, mà đặc biệt là công sở. Những việc này không bao giờ diễn ra ngoài văn phòng. Nên tôi có một vài gợi ý để trị liệu vấn đề. Sếp có thể làm là -- những sếp có hiểu biết, hi vọng là thế -- những việc mà họ có thể biến văn phòng thành nơi tốt hơn để mọi người làm việc, mà đây không phải là cách cuối cùng, nhưng là cách đầu tiên? Đó là khi mọi người bắt đầu nói, "Khi tôi muốn giải quyết việc gì đó, tôi đến văn phòng." Vì văn phòng được trang bị đầy đủ, mọi thứ nên được sẵn dàng để họ bắt đầu làm công việc của mình, nhưng họ không muốn đến đó bây giờ, nên chúng ta thay đổi bằng cách nào? Tôi có ba gợi ý muốn chia sẻ với các anh chị. Tôi còn khoảng ba phút nữa, thế là đủ rồi. Chúng ta đều biết về ngày thứ sáu ăn mặc tự do. Tôi không chắc là mọi người vẫn còn làm vậy. Nhưng còn Thứ Năm không chuyện trò thì sao Vậy chọn một thứ năm chỉ một lần trong một tháng và cắt đi nữa ngày đó và chỉ nói nữa buổi chiều - Tôi sẽ làm anh chị dễ chịu hơn. Nên chỉ có một buổi chiều, một Thứ Năm. Ngày thứ Năm đầu tiên của tháng - chỉ buổi chiều không ai trong văn phòng được phép nói chuyện với nhau. Chỉ yên lặng, vậy thôi. Và cái mà bạn sẽ thấy được là một khối lượng lớn công việc được giải quyết khi không ai nói chuyện với nhau. Đấy là lúc mà mọi người giải quyết công việc, là khi không ai làm phiền ai, khi không ai cản trở công việc của ai. Và chứng ta có thể cho thêm người bốn tiếng để không được làm phiền nhau là món quà tốt nhất mà chúng ta có thể tặng nhau tại chổ làm. Tốt hơn cả một máy tính. Tốt hơn cả một máy kiểm tra đời mới. Tốt hơn cả một phần mềm. hoặc bất cứ thứ gì mà mọi người sử dụng. Tạo điều kiện cho nhân viên có bốn tiếng làm việc yên lặng tại công ty là một điều rất có giá trị. Và nếu các anh chị thử điều đó, tôi nghĩ rằng các anh chị sẽ đồng ý. Và có thể, hi vọng là các anh chị sẽ làm điều đó thường xuyên hơn. Nên có lẽ là mỗi tuần, hoặc mỗi tuần, một lần một tuần, các buổi chiều không ai có thể nói chuyện với nhau. Đó là một việc mà các anh chị sẽ thấy rất hiệu quả. Và việc khác mà chúng ta cũng nên thử áp dụng là thay đổi cách từ cách trao đổi và cung cấp thông tin chủ động bằng mặt đối mặt, vỗ vào vai người khác, chào nhau, họp hành, và thay thế những cách đó bằng phương thức giao tiếp thụ động hơn bằng cách sử dụng email, tin nhắn nhanh, hoặc những sản phẩm làm việc chẳng hạn như vậy. Vài người sẽ nghĩ là email thật sự làm gián đoạn công việc và cả tin nhắn nữa. và những việc này thật sự làm gián đoạn công việc, nhưng những việc này chỉ làm gián đoạn tại thời điểm do chúng ta tự chọn và cho việc chúng ta tự chọn ra. Chúng ta có thể tạm thời không dùng email, nhưng chúng ta không thể từ chối sếp. Chúng ta có thể không dùng tin nhắn, nhưng chúng ta không thể trốn sếp được. Chúng ta có thể để những việc này sang một bên, và sau đó có thể tự làm gián đoạn theo thời gian biếu của mình, theo thời điểm mình chọn, khi chúng ta rảnh, khi chúng ta sẵn sàng làm lại. Vì làm việc, giống như giấc ngủ, diễn ra theo trạng thái. Nên chúng ta cố gắng và làm việc, và khi chúng ta trở lại trạng thái ban đầu của công việc đó, thì có lẽ đó là lúc chúng ta nên kiểm tra email, hoặc kiểm tra tin nhắn. Và không có công việc nào gấp rút cả, việc mà cần phải giải quyết, cần phải được trả lời ngay trong lúc đó. Nên nếu sếp của chúng ta, bắt đầu khuyến khích mọi người sử dụng công cụ như là tin nhắn và email và những thứ khác thì người khác có thể để việc đó một bên và trở lại với tiến độ riêng của họ. Và đề nghị cuối cùng mà tôi có là nếu anh chị sắp có một cuộc họp, nếu anh chị có quyền, thì hãy hủy bỏ cuộc họp, hủy bỏ cuộc họp tiếp theo Ngày thứ Sáu - nên Thứ Hai, thường mọi người có cuộc họp vào thứ Hai. Đừng tiến hành. Tôi không có ý là bỏ đi, mà chỉ là xóa đi trong bộ nhớ. Và anh chị sẽ thấy được rằng mọi thứ trở nên tốt cả. Và những thảo luận và quyết định mà anh chị tưởng là anh chị phải làm tại thời điểm 9:00 sáng vào thứ Hai, quên hết đi, và mọi thứ đều tốt. Mọi người có một buổi sáng dễ dàng hơn, họ có thể thật sự nghĩ, và anh chị sẽ thấy rằng có lẽ những việc chúng ta nghĩ chúng ta phải làm, thật ra chúng ta không bắt buộc phải làm. Đó là những gợi ý nhanh mà tôi mong anh chị nghĩ về nó. Và tôi hi vọng rằng vài ý nghĩ này ít ra cũng đủ để các giám đốc, sếp, chủ doanh nghiệp và các nhà tổ chức và những ai kiểm soát công việc người khác nên nghĩ về việc thong thả hơn một chút và để mọi người có nhiều thời gian hơn để giải quyết công việc. Và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ đạt được hiệu quả. Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Ở đây tôi có một vài bức tranh, và tôi sẽ nói một chút về việc làm thế nào tôi có thể làm được những điều này. Tất cả những căn nhà này được xây từ 70 đến 80 phần trăm nguyên liệu tái chế, những thứ đã bị tống vào máy xới đất, đống rác, hay đống đốt. Tất cả đều là những thứ bỏ đi. Đây là căn nhà đầu tiên tôi dựng lên. Cái cửa trước hai cánh này này cùng thanh xà ngang với ba chiếc đèn tất cả đều đã được tống vào đống rác. Ở đây có một cái tháp pháo nhỏ. Và những cái nút trên những con sơn này -- ngay đây -- chúng là hạt hồ đào. Và những cái nút này, đều là vỏ trứng gà. Ồ dĩ nhiên là đầu tiên, bạn phải ăn sáng đã, và rồi bạn phủ lên vỏ đầy sơn Bondo và quết lên đó, và bạn sẽ có một cái nút như thế này chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Và hãy nhìn vào bên trong ngôi nhà. Ở đây bạn có thể nhìn thấy cái xà có ba cây đèn này. với những cửa sổ có mái vòm này -- chắc chắn đây là kiểu kiến trúc cổ xưa. Chúng đều bị tống vào đống rác. Ngay cả cái ổ khoá kia có thể đáng giá 200 đô-la. Tất cả mọi thứ trong bếp đều được tận dụng. Đây là một cái bếp O'Keefe & Merritt sẳn xuất năm 1952, nếu bạn muốn nấu ăn -- đó là một cái bếp tuyệt vời. Lối này dẫn lên cái tháp pháo. Tôi đã mua cái thang này với giá 20 đô-la, bao gồm cả phí vận chuyển. (Tiếng cười) Và đây, hãy nhìn vào cái tháp pháo, bạn sẽ thấy có những chỗ phình ra, những chỗ bị lõm, rau chân vịt và vân vân. Hmm, nếu điều đó phá hỏng cuộc sống của bạn, thì bạn không nên sống ở đây. (Tiếng cười) Đây là ngăn để đồ giặt, và ngay phía bên phải là cái khuôn giày. Và bạn có thể tìm mua những thứ này ở các cửa hàng bán đồ cũ. Tôi có một trong những thứ này, và tôi làm thành một bộ đồ dùng bạn chỉ việc dẫm chân lên cái khuôn giày này và cánh cửa sẽ mở ra, giờ bạn chỉ việc nhét đồ giặt vào. Và nếu bạn đủ thông minh, nó sẽ rơi xuống cái rổ đặt trên máy giặt. Còn nếu không, nó sẽ trôi xuống bệ xí. (Tiếng cười) Đây là bồn tắm do tôi tự làm, làm từ ½ phế liệu. Bắt đầu với cái đường viền này và rồi tôi gắn nó lại và sơn nó thành bề mặt phẳng, làm lồi lên và lật ngược nó lại, và chia thành hai phần ở mặt này. Đó là một cái bồn tắm dành cho hai người. Và trên hết, nó không cần phải dọn dẹp, nhưng tất nhiên phải có sự sáng tạo ở đây nữa. (Tiếng cười) Đây là vòi nước làm từ một mẩu quả ổi. Nó giống như một cái dương vật, nhưng trên hết, nó vẫn là một cái bồn tắm. (Tiếng cười) Và đây là căn nhà xây trên một cái can Budwiser. Nó không giống cái can bia, nhưng thiết kế toàn cảnh thật quá hoàn hảo. Các nhà thiết kế đã làm việc không ngừng nghỉ với cái mái hiên, cho đến khi hoa văn răng cưa trên cái can trở thành các đường riêng biệt: trắng, xanh và bạc. Và những con sơn này dời xuống phía dưới mái hiên đó là thiết kế của chiếc can này. Tôi chỉ cần đặt nó trên một cái máy copy và phóng to đến cỡ mình muốn. Và sau đó, trên cái can sẽ hiện lên dòng chữ, "Đây là bia của người nổi tiếng Budweiser, ngoài ra chúng ta chẳng biết loại bia nào khác nữa, blah, blah, blah." Chúng ta chỉnh sửa và viết lại là, "Đây là nhà của người nổi tiếng Budweiser. Ngoài ra chúng ta không biết ngôi nhà nào khác như thế này cả," và rồi vân vân và vân vân. Và đây là ổ khoá. Nó là một cái hàng rào từ chiếc khuôn năm 1930, một cỗ máy cắt gỗ rất khoẻ. Và họ đưa cho tôi cái hàng rào, nhưng không đưa cho tôi cái khuôn, và chúng tôi lấy ổ khoá ra khỏi nó. Chắc chắn những con voi đực sẽ tránh xa nó. Và tôi chắc rằng chúng ta sẽ không phải lo lắng về những con voi ấy nữa. (Tiếng cười) Bồn tắm này mô phỏng theo hình cốc bia. Có những chấm tròn ở đây, ở trên là lớp bọt làm từ những viên gạch sần sùi. Bạn mua gạch sần này ở đâu? Ồ, chắc chắn là bạn không biết đâu. Tôi đã lấy nó ra từ rất nhiêù nhà vệ sinh, và bạn cũng có thể làm như vậy với một chiếc búa. và bạn sẽ có những viên gạch sần. Và vòi nước kia là một cái vòi rót bia. (Tiếng cười) Và tấm k này cũng giống như tấm kính có ở cửa trước của các gia đình trung lưu tại Mỹ. Nhưng chúng tôi thấy nó tẻ ngắt; và giờ nó chỉ là một bản sao. Vì thế nếu đặt nó ở cửa trước, thiết kế của bạn sẽ rất tồi. Nếu không để ở cửa trước, bạn có thể đặt nó ở một nơi nào đó khác đi. Đó là một tấm kính lớn Nếu bạn đặt nó ở cửa trước, mọi người sẽ kêu ca rằng, "Ôi, bạn chỉ giống như những người khác thôi, và bạn chẳng sáng tạo gì cả." Vì thế đừng đặt nó ở đây. Một phòng tắm khác ở tầng trên. Chiếc đèn này giống như những chiếc đèn có trong tiền sảnh của mọi gia đình trung lưu tại Mỹ. Đừng đặt nó ở sảnh. hãy để nó ở trong bồn tắm, hoặc trong tủ quần áo, nhưng không phải trong sảnh. Và có người đã đưa cho tôi một cái bồn cầu, và nó đây. (Tiếng cười) Căn nhà nhỏ này, những cành cây nhỏ kia làm từ gỗ đóng hòm hoặc cây cam osage, và những bức ảnh kia liên tục được di chuyển và tôi sẽ nói thêm một chút. Để thực hiện được những gì tôi đã làm, bạn phải hiểu điều gì tạo ra rác thải trong ngành chế xuất xây dựng. Nhà đất giờ đã trở thành một mặt hàng, và tôi sẽ nói thêm về điều này. Nhưng nguyên nhân đầu tiên gây ra rác thải thậm chí được ẩn sâu trong DNA của chúng ta. Con người có nhu cầu duy tính nhất quán về tri giác. Điều này có nghĩa gì vậy? Có nghĩa là, với mỗi phần trăm chúng ta có, thì cần phải có một thứ phù hợp với nó trước đây, hoặc chúng ta không có sự tiếp nối, và sẽ trở nên hơi mất phương hướng. Tôi sẽ cho bạn xem một vật mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy. Ồ, đó là một chiếc điện thoại di động. Nhưng trước đây bạn không có nó. Những gì bạn đang làm là tăng kích cỡ của những đặc tính cấu trúc này, và sẽ thông qua kho dữ liệu của bạn -- brrrr, điện thoại di động. Ồ, đó chỉ là một chiếc điện thoại di động thôi. Nếu tôi nói rộng hơn, bạn sẽ trả lời, "Đợi một chút đã. Đó không phải là điện thoại di động. Đó là một trong những chiếc điện thoại di động mới làm từ sô-cô-la (Tiếng cười) Và bạn sẽ phải vạch ra một danh mục mới, giữa điện thoại di động và sô-cô-la. Đó là cách chúng ta xử lí thông tin. Và bạn chuyển đổi nó tới ngành chế xuất xây dựng, nếu chúng ta có một bức tường làm từ những ô cửa và một trong số đó bị nứt, chúng ta nói, "Ô không. Nó hỏng rồi. Phải đem đi sửa thôi. Vậy hãy gỡ nó xuống, vứt đi để không ai có thể dùng được nữa và thay một cái mới vào." Đó là những gì chúng ta làm với một ô cửa bị hỏng. Đừng bận tâm bởi vì nó chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta cả. Nó chỉ làm lung lay những kiểu mẫu có sẵn và sự thống nhất của các kết cấu chức năng. Tuy vậy, nếu dùng một cái búa, và đập vỡ tất cả các ô cửa khác, chúng ta sẽ có một mô hình. Vì ngành tâm lí học gestalt nhấn mạnh sự nhận dạng hình mẫu trên những phần bao gồm Chúng ta kêu lên, "Ồ, thật là hay." Điều đó điều khiển tôi hàng ngày. Sự lặp lại tạo ra mô hình. Nếu có một trăm mô hình như thế này, một trăm thế kia, thì chẳng có gì khác mấy so với những thứ này cả. Nếu tôi có thể lặp lại mọi thứ, tôi sẽ có khả năng của một mô hình, từ hạt hồ đào và trứng gà, mảnh thuỷ tinh, cành cây. Chẳng có gì khác cả. Nó chỉ tạo ra nhiều rác thải trong ngành chế xuất xây dựng. Điều thứ hai là, Friedrich Nietzsche vào khoảng năm 1885 đã viết một cuốn sách có tựa đề "Sự Ra Đời Của Bi kịch." trong đó ông nói rằng các nền văn hoá có xu hướng xoay chuyển hai quan điểm. Một mặt, chúng ta có quan điểm của Apollo, rất sắc sảo, đầy chủ ý, thông thái và hoàn hảo. Mặt khác ở bên kia của tấm quang phổ, chúng ta có quan điểm của Dionysus, tập trung hơn vào đam mê và trực giác, sự kiên nhẫn của kết cấu hữu cơ và cử chỉ của con người. Và cách cá tính của Apollo chụp một bức ảnh, hoặc treo một bức tranh, đó là họ thoát khỏi một sự chuyên chở với cấp độ la-de và một trắc vi kế. "Được rồi, các bạn thân mến. Một nghìn inch về bên trái. Đó là nơi chúng tôi muốn treo bức tranh. Sang phải một chút. Tuyệt vời." Xác định ở thẳng đứng, vuông vắn và trung tâm. Cá tính của Dionysus chụp bức ảnh và rồi... (Tiếng cười) Đó là sự khác biệt. Tôi đề cao sự khiếm khuyết. Tôi đề cao quá trình hữu cơ -- điểm chết John Dewey. Suy nghĩ kiểu Apollo tạo ra hàng núi rác thải. Nếu có thứ gì không hoàn hảo, và nếu nó không ăn nhập với hình mẫu đã định trước, quẳng nó vào thùng rác. "Ôi, nó gãy rồi, vứt vào thùng rác. Đây nữa, và cả đây nữa. Ra bãi rác. Vứt nó ra bãi rác." Điều thứ ba được cho là -- Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu từ thời Phục Hưng với sự nổi lên của chủ nghĩa nhân đạo và rồi một bước tiến lớn trong Cuộc Đổi mới nước Pháp. Cho đến giữa thế kỉ 19, nó nở rộ. Và chúng ta có dumaflach và đồ đạc và những cỗ máy sẽ làm bất cứ điều gì mà chúng ta đã phải làm bằng tay. Vì thế chúng ta đã chuẩn hoá vật liệu. Cây cối cao đến 4 inch thay vì 2 inch cao đến tám, 10 hay 12 feet. Chúng ta tạo ra hàng nút rác thải. Và chúng đang làm một công việc khá tốt trong rừng rậm này, tạo ra sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp -- với OSB và bảng điện tử, vvv -- nhưng điều đó không tốt chút nào phải có trách nhiệm với việc đốn rừng nếu như khách hàng lãng phí việc khai thác bằng việc tiêu thụ, đó là điều đang xảy ra. Và nếu có thứ gì không đạt tiêu chuẩn, "Ôi, ném nó vào bãi rác. Đây nữa, vò nó lại." Nếu bạn căn tỷ lệ ½ nhưng nó không thẳng, hãy thử lại. "Ôi, tôi rất xin lỗi, thưa ngài. Chúng tôi sẽ làm cho ngài một chiếc thẳng hơn." Tôi tận dụng tất cả những thứ bỏ đi, bởi vì sự lặp lại tạo ra mô hình, và đó là từ quan điểm của Dionysus. Điều thứ tư đó là nhân công cao hơn một cách không tương xứng với nguyên vật liệu. Đó là điều bí ẩn. Và đây là một câu chuyện: Jim Tulles, một trong những người thợ tôi đã đào tạo, Tôi đã nói rằng, "Jim, đến giờ rồi. Tôi có một việc cho anh đó là quản đốc cho một đội đóng khung cửa. Và giờ là lúc anh bắt tay vào việc." "Dan, tôi không nghĩ mình đã sẵn sàng." "Jim à, giờ là lúc bắt đầu. Đừng như vậy nữa." Chúng tôi tiếp tục công việc. Anh áy ở ngoài với cái thước dây đi xung quanh đống rác thải, tìm kiếm nguyên liệu tốt nhất-- và tìm được một cái bảng, sau đó đóng thành cửa ra vào-- anh ấy nghĩ mình đã gây ấn tượng với sếp -- và đó là cách chúng tôi dạy anh ấy. Và rồi quản đốc tiến đến và hỏi, "Anh đang làm gì thế này?" "Ồ, tôi chỉ đang tìm vật liệu thôi.," và anh ấy mong đợi lời khen từ quản đốc. Nhưng ông chủ nói, "Không, không. Anh ấy lúc đó đã dư dả tiền, anh nói rằng, "Ông biết đấy, nếu ông trả lương cho tôi với mức $300 một giờ, thì tôi hiểu tại sao ông lại nói như vậy, nhưng ngay bây giờ, tôi đang giúp ông tiết kiệm $5 mỗi phút đó. Hãy tính toán đi." (Tiếng cười) "Tốt lắm, Tulles. Từ bây giờ trở đi, các anh hãy đào cái đống này lên trước đi đã. Thật trớ trêu anh ấy không giỏi toán cho lắm. (Tiếng cười) Nhưng một khi bạn đã đi vào phòng điều khiển, và rồi bạn sẽ tự tiếp nhận được thông tin. Đó là những gì đã xảy ra ở đây. Điều thứ năm đó là có thể sau 2,500 năm nữa, Plato vẫn nói với chúng ta những khuôn mẫu hoàn hảo của ông. Ông nói rằng những gì chúng ta đang có trong đầu là ý tưởng tuyệt vời nhất, và do vậy chúng ta bắt tài nguyên thiên nhiên phải đáp ứng điều đó. Chúng ta hình dung trong đầu một ngôi nhà hoàn hảo, giấc mơ Mỹ, một ngôi nhà -- ngôi nhà mơ ước. Vấn đề là chúng ta không thể mua nổi nó. Vì thế tất cả chúng ta đều có chung một giấc mơ Mỹ, một ngôi nhà di động. Và giờ hiện đang có một thảm hoạ trên hành tinh này. Đó là vay thế chấp giống như đồ đạc, giống như xe cộ. Bạn kí vào tấm séc, và ngay lập tức nó giảm giá trị đến 30%. Sau đó một năm, bạn không thể đảm bảo những gì đang có trong đó. có khi chỉ là 70% Thường được kết nối với đường dây dài 14 gauge chẳng có gì xấu xảy ra cả, trừ khi bạn đòi hỏi nó phải làm những gì mà một cái dây dẫn 12 gauge phải làm, và đó là điều đang xảy ra. Nó thải ra môi trường khá nhiều khí formaldehyde và có một đạo luật liên bang trong chuyện này để cảnh báo những người mua nhà di động về sự nguy hiểm của bầu khí quyển chứa formaldehyde. Có phải chúng ta đang trở nên đần độn hay không? Tường dày đến mức này cơ mà. Toàn bộ điều này mang giá trị cấu trúc của ngũ cốc. (Tiếng cười) "Tôi nghĩ Palm Harbor Village ở đằng kia." "Không không. Đêm qua có một cơn gió. Giờ thì hết rồi." (Tiếng cười) Khi họ nâng cấp, họ đã làm gì với chúng? Bây giờ, tất cả thứ đó, đó chính là mô hình mẫu của Apollo và Plato, đó là điều mà ngành chế xuất xây dựng được dự đoán, có một số thứ làm trầm trọng thêm điều này. Một là tất cả các chuyên gia, tất cả các thương gia, nhà cung ứng, thanh tra viên, kĩ sư, kiến trúc sư tất cả đều nghĩ như vậy. Khi điều đó phản ứng trở lại tới khách hàng người yêu cầu cùng một mô hình mẫu. Đó là một lời tiên đoán tự hoàn thành. Chúng ta không thể tránh khỏi nó. Và rồi các nhà tiép thị và quảng cáo. "Woo. Woohooo." Chúng ta mua thứ không cần đến. những gì phải làm là nhìn vào điều mà một công ty làm với nước mận có ga. Thật kinh khủng! (Tiếng cười) Bạn có biết họ làm gì không? Họ đưa vào đó một phép so sánh và bảo, "Tôi uống Dr.Pepper..." Ngay sau đó, chúng tôi rửa nó bằng đầy bình, với hàng tỷ gallon. Đó không hẳn chứa nước mận bên trong -- và thậm chí không làm cho bạn khoẻ mạnh. (Tiếng cười) Ôi không, nó làm cho mọi thứ xấu đi. Và chúng ta bị mắc vào đó nhanh hơn bất cứ thứ gì khác. Một người đàn ông tên là Jean-Paul viết một cuốn sách có tựa đề "Có Nghĩa Và Vô Nghĩa" Nó thực sự rất đáng đọc. Bạn có thể đọc quyển sách ấy trong vòng 2 năm, nếu bạn dành 8 tiếng mỗi ngày để đọc Trong đó ông ấy nói về sự phân chia. Ông nói rằng con người hành động khác khi biết rằng mình cô đơn so với khi họ biết có ai đó ở bên cạnh mình. Vì vậy nếu tôi ăn spaghetti, và tôi biết mình cô đơn, Tôi có thể ăn như cần cẩu. Tôi lau miệng bằng tay áo -- hoặc khăn ăn trên bàn, nhai mở miệng, ít gây ra tiếng động, gãi bất cứ chỗ nào mình muốn. (Tiếng cười) Nhưng ngay sau khi bạn đi vào, Tôi nói, "Ồ. Nước sốt spaghetti ở đây." Khăn ăn đặt trong lòng tôi, gấp một nửa, nhai khép miệng lại, và không gãi cọ. Giờ đây điều tôi đang làm là đáp ứng sự mong đợi của các bạn về việc tôi nên sống như thế nào. Tôi cảm nhận được sự mong đợi đó, và vì thế tôi đáp ứng điều đó, tôi sống cuộc đời của mình dựa trên những gì bạn mong tôi sẽ thực hiện, Điều đó cũng xảy ra trong ngành chế xuất xây dựng. Đó là lí do tại sao sự phân biệt của chúng ta giống nhau. Đôi khi chúng ta còn có cả những mong đợi được phân định trước về văn hoá. Tôi cá rằng giày của các bạn rất hợp với bản thân bạn. Chúng ta chắc chắn mua nó, và với những cộng đồng khác biệt, chúng ta có một sự mong đợi được định trước với hiệp hội các chủ sở hữu nhà. Đôi khi những người đó là người Nazi Ôi trời ơi. Điều đó làm trầm trọng thêm và tiếp tục mô hình này. Điều cuối cùng là sự hoà thuận. Loài người là một sinh vật hoà thuận. Chúng ta thích hợp tác với nhau thành nhóm, như linh dương đầu bò và sư tử. Linh dương đầu bò không sống chung với sư tử vì sư tử ăn thịt chúng. Loài người cũng giống như vậy. Chúng ta làm những gì nhóm thực hiện rằng chúng ta cố để theo kịp tập thể. Điều này có thể thấy rất rõ trong trường trung học. Những đứa trẻ, chúng đi làm trong cả mùa hè. tự giết bản thân mình, vì thế chúng có thể đủ tiền mua một đôi quần bò, vào khoảng tháng Chín chúng tôi có thể sải bước vào và đi, "Hôm nay tôi là người quan trọng. Bạn thấy đấy, đừng có động vào chiếc quần bò thiết kế của tôi. Tôi thấy bạn không có một chiếc quần bò thiết kế nào cả. Bạn không phải loại người đẹp mã. Tôi là một trong số những người đẹp trai. Đó chính là lý do cho việc sản sinh ra đồng phục. Và điều đó cũng xảy ra trong ngành chế xuất xây dựng. Chúng ta có nhu cầu thứ bậc đầy lẫn lộn của Maslow chỉ một chút ít. Ở mức dưới cùng chúng ta vẫn có những nhu cầu tối thiểu -- chỗ trú ẩn, quần áo, thức ăn, nước uống, bạn tình và nhiều thứ khác nữa. Điều thứ hai là sự an toàn. Và thứ ba đó là các mối quan hệ. Thứ tư, đó là sự tự chủ -- thật phù phiếm. Chúng ta đẩy sự phù phiếm xuống đây. Và rồi kết thúc với những quyết định vô ích và thậm chí không thể chi trả khoản thế chấp của mình, không thể ăn thứ gì khác ngoài đậu đỗ, Chỗ ở, vì thế, trở thành một thứ hàng hoá, và động não một chút để đi sâu vào những phần nguyên sơ, đáng sợ của bản thân và tự ra quyết định không làm cho việc đất đai nhà cửa trở thành hàng hoá, mà phải khiến cho nó trở thành thứ nổi lên từ các nguồn hội thảo chuyên đề. Cần phải động não một chút, và, mẹ kiếp, một khi bạn thất bại. Nhưng sẽ ổn cả thôi. Nếu thất bại tàn phá bạn, thì bạn sẽ không thể thực hiện điều đó. Tôi luôn thất bại, hàng ngày, và nói thật tôi đã có những thất bại khá lớn, những thất bại lớn, công khai, nhục nhã, xấu hổ. Tất cả mọi người chỉ vào mặt tôi và chế nhạo, họ nói, "Anh ta đã thử đến lần thứ năm rồi mà vẫn chưa thành công. Thật là đần độn." Và sau đó, các nhà thầu đến và nói, "Dan, anh là một con thỏ con dễ thương, nhưng anh biết đấy, điều đó không hiệu quả. Anh không làm điều gì, và tại sao lại không? Và theo bản năng bạn mách bảo rằng, "Tại sao anh không đi mà chửi một quả trứng ấy." Nhưng bạn không nói như vậy. bởi vì đó là những người bạn đang hướng tới. Và những gì chúng tôi đã làm -- không phải trong lĩnh vực xây dựng; đó là quần áo và thức ăn nhu cầu đi lại, năng lượng của bản thân -- chúng tôi nằm dài ra một lúc. Và khi tôi gặp đôi chút áp lực, tôi lắng nghe tất cả mọi người trên thế giới. Có thể chúng tôi đã phát minh ra dư thừa, nhưng lãng phí là một vấn đề mang tính toàn cầu. Chúng tôi gặp rắc rối Tôi không đeo thắt lưng đựng đạn chéo ngực mình và một chiếc khăn bandana đỏ, chúng tôi thực sự đang gặp rắc rối Tất cả những gì chúng tôi cần làm là kết nối lại với những phần nguyên sơ của bản thân và ra quyết định tôi nói, "Bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng mình muốn đặt CD trên tường. Còn các bạn nghĩ thế nào?" Nếu nó không hoạt động, hãy gỡ nó xuống. Những gì chúng ta cần làm là kết nối với những gì là bản chất thật sự của mình, và đó thực sự ly kỳ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Xin chào! Tên tôi là Birke Baehr, Tôi 11 tuổi. Tôi đến đây ngày hôm nay để nói về những vấn đề hiện tại đối với hệ thống thức ăn của chúng ta. Đầu tiên, tôi muốn nói rằng tôi thực sự rất ngạc nhiên với việc thật là dễ dàng làm sao khi trẻ em bị làm cho tin tất cả những chương trình quảng cáo và truyền bá sản phẩm trên ti vi, ở các trường học và ở bất kỳ đâu mà bạn thấy. Đối với tôi điều này giống như là tất cả các công ty luôn cố gắng dùng những đứa trẻ như tôi để ép buộc các bậc cha mẹ phải mua những thứ mà không thực sự tốt cho chúng ta hay trái đất. Đặc biệt là trẻ nhỏ thường bị cuốn hút bởi những thứ đóng gói màu sắc sặc sỡ và đồ chơi nhựa. Tôi cũng phải thừa nhận rằng, tôi đã từng là một trong số đó. Tôi cũng đã từng cho rằng tất cả các loại thực phẩm chúng ta sử dụng đều đến từ những nông trang nhỏ, yên bình nơi mà những chú lợn lăn trong bùn và bò gặm cỏ cả ngày. Nhưng cái mà tôi phát hiện ra thì không đúng như vậy. Tôi bắt đầu tìm hiểu về vấn đề này trên Internet, trong sách vở và trong các bộ phim tài liệu, trong những chuyến du lịch cùng gia đình. Tôi đã phát hiện ra mặt tối của hệ thống thực phẩm công nghiệp hóa. Đầu tiên là những hạt giống và tế bào sinh học được biến đổi gien. Đó là những loại hạt giống được tạo ra trong phòng thí nghiệm để tạo ra những thứ mà không thể hình thành ngoài tự nhiên - chẳng hạn như việc lấy DNA của cá và cấy ghép vào trong DNA của cà chua - khủng khiếp. Đừng hiểu sai ý tôi, tôi cũng thích cà và cà chua, nhưng như thế này thì thật là ghê sợ. (Cười) Những hạt giống này sau đó sẽ được gieo trồng, và phát triển. Loại thực phẩm tạo ra từ nguồn giống này đã được chứng minh là gây ra bệnh ung thư và những vấn đề khác trên cơ thể các động vật thí nghiệm. Và con người chúng ta thì đã bắt đầu tiêu dùng những thực phẩm chế tạo theo cách này từ những năm 1990 Và công chúng thì hầu hết không cả biết đến sự tồn tại của việc này. Liệu bạn có biết rằng những con chuột ăn ngô đã bị biến đổi gien đã có dấu hiệu nhiễm độc tố trong gan và thận? Bao gồm viêm và tổn thương thận và tăng trọng lượng thận. Và hầu hết tất cả các loại ngô chúng ta ăn thì đều bị biến đổi gien theo cách nào đó. Và hãy để tôi nói cho các bạn biết, ngô có trong mọi thứ. Và đừng bắt tôi phải nói về chế độ chăn nuôi những loại gia súc, gia cầm. cái gọi là CAFOS. (Cười) Những người nông dân hiện nay đều sử dụng phân bón hóa học làm từ nguyên liệu hóa thạch thứ mà họ trộn cùng với đất để kích thích cây trồng phát triển. Họ làm như vậy bởi vì họ đã vắt cạn tất cả những chất dinh dưỡng của đất khi gieo trồng cùng một mùa vụ hết kỳ này qua kỳ khác. Còn nữa, cũng có nhiều loại hóa chất độc hại hơn được phun lên rau quả, như các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, để tiêu diệt cỏ dại và sâu bệnh. Khi trời mưa, những loại hóa chất này thấm vào trong đất, hoặc chảy vào các mạch nước dùng của chúng ta, làm ô nhiễm nguồn nước. Rồi họ còn chiếu bức xạ thức phẩm với nỗ lực làm nó tươi lâu hơn, để có thể vận chuyển đi xa hàng ngàn mile từ nơi nuôi trồng tới các siêu thị. Vậy tôi tự hỏi, làm thế nào tôi có thể thay đổi những điều này? Và đây là những gì tôi tìm ra. Tôi đã phát hiện ra có cách để làm mọi thứ tốt hơn. Giờ tôi trở lại trước kia một chút, Tôi đã từng muốn trở thành một cầu thủ bóng đá NFL. Nhưng giờ thay vì thế, tôi muốn trở thành một người nông dân hữu cơ. (Vỗ tay) Cảm ơn Và với cách đó tôi đã có thể có một ảnh hưởng rộng lớn hơn tới thế giới. Người đàn ông này, Joel Salatin, họ gọi anh ta là một kẻ mất trí vì anh ta nuôi trống khác với hệ thống hiện tại. Và vì tôi không tới trường mà tự học ở nhà, nên một ngày tôi tìm đến nghe câu chuyện của anh. Người đàn ông này, người nông dân bị mất trí này, không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay bất kỳ loại hạt giống biến đổi gien nào. Và chính bởi vậy, anh ta mới bị cho là điên. Tôi muốn mọi người biết rằng tất cả chúng ta đều có thể tạo nên điều khác biệt bằng việc chọn các sự chọn lựa khác, bằng việc mua thực phẩm trực tiếp từ các người nông dân tại địa phương, hoặc những nông dân khu vực lân cận mà chúng ta đã biết từ lâu. Có người nói rằng các loại thực phẩm hữu cơ hay thực phẩm tại chỗ thường đắt hơn, liệu thực sự có phải vậy? Với tất cả những gì tôi vừa học được về hệ thống thực phẩm, điều đó với tôi có nghĩa là vậy thì chúng ta muốn trả cho những người nông dân, hay thanh toán chi phí bệnh viện. (Vỗ tay) Và giờ đây tôi biết rõ cái gì mà tôi sẽ chọn. Tôi muốn các bạn biết rằng ở ngoài kia có những trang trại - như Bill Keener ở trang trại Sequachie Cove ở Tennessee - nơi mà bò ăn cỏ và lợn lăn trong bùn, chính xác như những gì tôi đã nghĩ. Thỉnh thoảng tôi có đi làm tình nguyện tại trang trại của Bill để tôi có thể tự mình tìm hiểu cặn kẽ và chi tiết về nơi là nguồn cung cấp thịt cho tôi hàng ngày. Tôi cũng muốn mọi người biết rằng tôi tin trẻ em sẽ ăn các loại rau sạch và thực phẩm chất lượng nếu như chúng được tìm hiểu nhiều hơn về thức ăn cũng như xuất xứ của các loại thực phẩm đó. Tôi muốn các bạn biết rằng có những nơi họp chợ của nông dân ở khắp các cộng đồng, đang hình thành. Tôi muốn các bạn biết rằng tôi, anh trai và chị gái thực sự rất thích ăn các loại snack rau cải nướng. Tôi đang cố gắng để chia sẻ điều này ở khắp các nơi tôi đến. Không lâu trước kia, bác tôi đã bảo rằng khi ông đưa cho cậu em 6 tuổi 1 loại ngũ cốc. Ông hỏi nó thích loại Toasted O's hữu cơ hay loại ngũ cốc bọc đường - loại mà có một hình nhân vật hoạt hình ở mặt trước. Cậu e tôi nói với cha nó rằng cậu ta muốn loại ngũ cốc Toasted O's hữu cơ, bới vì, Birke đã nói, không nên ăn các loại ngũ cốc lấp lánh. Và đó là cách mà chúng ta có thể tạo nên điều khác biệt mỗi lần một đứa trẻ. Bởi vậy lần sau khi bạn ở các cửa hàng tạp thẩm, hãy nghĩ về các sản phẩm địa phương, chọn các sản phẩm hữu cơ, tìm hiểu về nông dân địa phương bạn bạn sẽ biết về các loại thực phẩm của mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chủ đề về cuộc đàm phán khó khăn gợi cho tôi về một trong những câu chuyện yêu thích của tôi từ Trung Đông, về một người đàn ông để lại cho ba đứa con trai của ông ta 17 con lạc đà. Ông ta để lại cho người con cả phân nửa số lạc đà; cho người con thứ một phần ba số lạc đà; và cho người con út một phần chín số lạc đà. Và ba người con trai cùng nhau đàm phán. 17 không chia hết hai. Nó cũng không chia hết cho ba. Cũng như không chia hết cho chín. Tình hình bắt đầu căng thẳng. Cuối cùng, không biết phải làm sao, họ đến gặp và hỏi ý kiến một bà lão thông thái. Bà lão thông tháo nghĩ về vấn đề đó một lúc lâu, và cuối cùng bà ta quay lại và nói, "Thực sự ta cũng không biết là có thể giúp cho các người không, nhưng ít nhất, nếu các người muốn, các ngươi có thể lấy con lạc đà của ta." Vậy là họ có 18 con lạc đà. Người con cả lấy phân nửa -- phân nửa của 18 là chín. Người con thứ lấy một phần ba -- một phần ba của 18 là sáu. Người con út lấy một phần chín -- một phần chín của 18 là hai. Và tổng cộng là 17. Họ còn một con lạc đà sót lại. Họ trả nó cho bà lão thông thái. (Tiếng cười) Và nếu các bạn nghĩ về câu chuyện đó, Tôi nghĩ nó giống với nhiều cuộc đàm phán khó khăn mà chúng ta tham gia. Chúng bắt đầu như là 17 con lạc đà -- không có cách nào để giải quyết. Bằng cách nào đó, cái chúng ta cần phải làm là lùi một bước, giống như bà lão thông thái, nhìn vấn đề thông qua con mắt trong sáng và nghĩ tới con lạc đà thứ 18 Bây giờ, tìm con lạc đà thứ 18 trong các cuộc xung động trên thế giới đã trở thành đam mê của cuộc đời tôi. Tôi cơ bản thấy con người chút nào đó giống ba anh em kia; chúng ta là một gia đình. Chúng ta biết rằng một cách khoa học, cảm ơn những cuộc cách mạng truyền thông tất cả các bộ lạc trên hành tinh, tất cả 15000 bộ lạc, liên lạc với nhau. Và nó là một cuộc họp mặt gia đình lớn. Và giống như nhiều cuộc họp mặt gia đình, nó không phải lúc nào cũng bình yên và tươi sáng cả. Có nhiều mẫu thuẫn. Và câu hỏi là, chúng ta giải quyết các vấn đề của chúng ta như thế nào? Chúng ta giải quyết những sự khác biệt sâu thẳm nhất như thế nào, dựa vào bản chất mang xu hướng xung đột và trí thông minh của con người trong việc chế tao vũ khí hủy diệt hàng loạt? Đó là câu hỏi. Tôi đã dùng phần tươi đẹp của ba thập kỷ mới đây -- gần như bốn -- du lịch thế giới, cố gắng làm việc, tham gia vào các mâu thuẫn từ Yugoslavia đến Trung Đông đến Chechnya đến Venezuela, một vài trong những xung đột khó khăn nhất trên hành tinh, Tôi đã tự đặt câu hỏi đó. Và nghĩ rằng tôi đã tìm thấy, trong một số cách nào đó, bí mật của hòa bình. Nó thật sự đơn giản một cách bất ngờ. Nó không dễ, nhưng đơn giản. Nó thậm chí không mới. Nó có thể là một trong những di sản xưa nhất của con người. Bí mật của hòa bình là chúng ta. Nó là chúng ta, những người hoạt động như là một cộng đồng vây quanh xung đột, những người tham gia với vai trò xây dựng. Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện, một ví dụ. Khoảng 20 năm trước, tôi ở Nam Phi (South Africa) làm việc với các nhóm trong cuộc xung đột, và tôi đã có thêm một tháng, vì vậy tôi dùng nó để sống với vài nhóm ở San Bushmen. Tôi đã tò mò về họ và cách họ giải quyết xung đột. Bởi vì, sau cùng, trong ký ức cuộc sống, họ là những thợ săn và người thu lượm, sống giống như là tổ tiên của chúng ta khoảng 99% lịch sử con người. Và tất cả đàn ông có các mũi tên độc dùng để săn bắn -- cực kỳ chết người. Vậy, họ giải quyết những sự khác nhau của họ như thế nào? Cái mà tôi học được là mỗi khi sự căng thẳng xảy ra trong cộng đồng, một ai đó đi giấu các mũi tên độc trong bụi rậm, và rồi mọi người ngồi thành vòng tròn như thế này, và họ ngồi, họ nói chuyện, và họ nói. Có thể mất đến 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, nhưng họ không ngừng nghỉ tới khi họ tìm ra được cách giải quyết hay là một cách hòa giải tốt hơn. Và nếu không khí căng thẳng vẫn cao, họ cử một ai đó đi thăm vài người thân như là một giai đoạn làm nguội. Hệ thống đó tôi nghĩ rằng là hệ thống mà giữ cho chúng ta sống sót để thời điểm này, căn cứ vào các khuynh hướng của con người. Hệ thống đó, tôi gọi nó là phía thứ ba. Bởi vì nếu bạn nghĩ về nó, bình thường khi chúng ta nghĩ về mâu thuẫn, khi chúng ta mô tả nó, thì luôn có hai phía. Ả Rập với Israel, công nhân với quản lý, chồng với vợ, Dân Chủ với Cộng Hòa, nhưng cái mà chúng ta không thường thấy là luôn có một phía thứ ba. Và bên phía thứ ba của mâu thuẫn là chúng ta, đó là cộng đồng xung quanh, đó là những bạn, là những đồng minh, là những thành viên trong gia đình, là những người hàng xóm. Và chúng ta có thể đóng một vai trò xây dựng cực kỳ to lớn. Có thể cách cơ bản nhất mà bên thứ ba có thể giúp là nhắc nhở các bên cái gì thật sự là vấn đề. Cho lợi ích của bon trẻ, cho lợi ích của gia đình, cho lợi ích của cộng đồng, cho lợi ích của tương lai, Hãy dừng tranh cãi một chút và bắt đầu nói chuyện. Vì, vấn đề lề, khi chúng ta ở trong một cuộc xung đột, rất dễ mất đi tầm nhìn, nó rất dễ để phản ứng lại. Con người: chúng ta là những cổ máy phản ứng. Và như câu nói đó, khi tức giận, bạn sẽ nói bài nói tuyệt vời nhất mà bạn sẽ phải hối hận. Và vì vậy bên thứ ba nhắc nhở chúng ta điều đó. Bên thứ ba giúp chúng ta đi tới ban công, đây là một ẩn dụ cho một nơi mà chúng ta có thể chú ý tới vấn đề chính. Tôi kể cho các bạn một câu chuyện nhỏ từ kinh nghiệm đàm phán của chính tôi. Vài năm trước, tôi tham gia với tư cách là người hòa giải trong vài cuộc đàm phán rất hóc búa giữa các lãnh tụ của Nga và các lãnh tụ của Chechnya Có một cuộc chiến đang diễn ra, như các bạn biết. Và chúng tôi họp ở Tòa Án Quốc Tế (The Hague), trong Cung Điện Hòa Bình (Peace Palace), trong cùng một phòng, nơi mà tòa án tội ác chiến tranh Yugoslav đã được xét xử. Và cuộc nói chuyện khởi đầu rất khó chịu khi mà phó tổng thống của Chechnya bắt đầu bằng cách chỉ vào bên Nga và nói, "Các người nên ngồi yên trên ghế, vì các người sẽ bị xét xử vì tội ác chiến tranh." Và rồi ông ta tiếp tục, và quay sang tôi và nói, "Ông là người Mỹ. Nhìn lại xem người Mỹ đang làm gì ở Puerto Rico." Và đầu óc tôi bắt đầu chạy, "Puerto Rico? Tôi biết gì về Puerto Rico?" Tôi bắt đầu phản ứng lại, nhưng rồi tôi cố gắng nhớ là đi lên ban công. Và rồi khi ông ta dừng lại, và mọi người nhìn tôi chờ đợi phản hồi, từ cái nhìn từ ban công, tôi đã có thể cảm ơn vì sự lưu ý của ông ta và nói, "Tôi thật sự biết ơn vì sự phê bình của ông cho đất nước tôi, và tôi nhận nó như là dấu hiệu chúng ta là bạn và có thể nói chuyện thẳng thắn với nhau. Và cái mà chúng ta đang bàn ở đây không phải là về Puerto Rico hay là quá khứ. Cái mà chúng ta đang bàn ở đây là tìm cách dừng lại sự đau khổ và đổ máu ở Chechnya." Và cuộc đối thoại quay lại chủ đề chính. Đó chính là vai trò của phía thứ ba, là để giúp cho các bên có thể đi tới ban công. Và bây giờ để tôi nói một chút và mà được đa số coi là xung đột khó khăn nhất trên thế giới, hay là cuộc xung đột gần như không thể giải quyết, đó là vấn đề Trung Đông (Middle East). Câu hỏi là: Ở đó thì phía thứ ba là ai? Làm thế nào để chúng ta đi đến ban công? Bây giờ tôi không giả bộ là có một câu trả lời cho vấn đề ở Trung Đông, nhưng tôi nghĩ tôi biết bước đầu tiên, cơ bản là bước đầu tiên, thứ mà ai trong chúng ta cũng có thể làm trong vai trò là phía thứ ba. Để tôi hỏi các bạn một câu hỏi trước. Bao nhiêu trong các bạn trong các năm gần đây từng thấy mình quan tâm đến vấn đề ở Trung Đông và tự hỏi ai có thể làm gì? Chỉ tò mò thôi, bao nhiêu người? Ok, vậy là hầu hết mọi người. Và đây, điều này rất xa vời. Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến cuộc xung đột này? Có phải là vì số người chết? Số lượng người chết gấp hàng trăm lần trong một cuộc xung đột ở Châu Phi hơn là ở Trung Đông. Không phải vì số người chết, nó là vì câu chuyện ở đó, vì mỗi cá nhân chúng ta cảm thấy liên quan đến câu chuyện đó. Dù chúng ta là Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi hay là Đạo Do Thái, theo đạo hay không theo đạo, chúng ta cảm thấy chúng ta có liên quan đến nó. Những câu chuyện mang tầm quan trọng lớn. Tôi biết điều đó với cương vị là một nhân chủng học. Những câu chuyện mà chúng ta dùng để truyền tải kiến thức. Chúng mang đến ý nghĩa cho cuộc sống. Điều mà chúng ta làm ở TED - chúng ta kể chuyện. Các câu chuyện là chìa khóa. Và vì vậy câu hỏi của tôi là, Vâng, thử giải quyết chính trị ở Trung Đông, nhưng hãy cũng nhìn vào câu chuyện. Thử nhìn vào gốc rễ của tất cả mọi chuyện. Thử xem nếu chúng ta có thể áp dụng bên thứ ba vào. Điều đó nghĩa là gì? Và câu chuyện ở đây là gì? Bây giờ, với tư cách là những nhà nhân chủng học, chúng ta biết rằng mọi nền văn hóa đều có một câu chuyện về nguồn gốc của nó. Câu chuyện về nguồn gốc của Trung Đông là gì? Trong một mệnh đề, nó như thế này: 4.000 năm trước, một người đàn ông và gia đình ông ta đi xuyên qua Trung Đông, và thế giới lúc đó chưa như bây giờ. Người đàn ông đó, tất nhiên, là Abraham. Và cái mà ông ta đi là vì sự đoàn kết, sự kết gia đình. Ông ta là cha của tất cả chúng ta. Nhưng không phải chỉ là cái mà ông ta đai diện, nó là thông điệp của ông ta. Thông điệp ban sơ của ông ta cũng là đoàn kết, sự liên hệ của nó và sự đoàn kết của nó. Và giá trị cơ bản của ông ta là sự tôn trọng, là lòng tốt với những người lạ. Đó là cái mà ông ta nổi tiếng, lòng hiếu khách của ông ta. Vì vậy, ông ta là phía thứ ba tượng trưng của Trung Đông. Ông ta là người nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là một phần của một tập thể lớn hơn. Bây giờ, các bạn hãy -- bây giờ nghĩ về điều đó một chút. Hiện tại, chúng ta đối mặt với khủng bố. Khủng bố là gì? Khủng bố cơ bản là lấy người lạ và đối xử với họ như là kẻ thù mà bạn muốn tiêu diệt để gây ra sợ hãi. Cái gì là đối lập của chủ nghĩa khủng bố? Đó là lấy người lạ và đối xử với họ như là bạn bè người mà bạn chào đón ở nhà mình để kết giao bằng hữu và tạo sự hiểu biết, hay kính trọng, hay tình yêu thương. Vậy chuyện gì xảy ra nếu bạn lấy câu chuyện của Abraham, là câu chuyện của phía thứ ba, chuyện gì nếu điều đó có thể là -- vì Abraham tượng trưng cho lòng hiếu khách -- chuyện gì xảy ra nếu đó là liều thuốc cho chủ nghĩa khủng bố? Chuyện gì xảy ra nếu đó là liều vắc-xin chống lại phân biệt tôn giáo? Làm cách nào bạn đem câu chuyện đó vào đời sống? Bây giờ nó không đủ khi chỉ kể một câu chuyện -- đó là mạnh mẽ -- nhưng người ta cần trải nghiệm câu chuyện. Họ cần phải có thể sống như câu chuyện. Làm cách nào bạn làm được điều đó? Và đó là suy nghĩ của tôi làm cách nào mà để làm được điều đó. Và đó là điều dẫn đến bước đầu tiên. Vì cách đơn giản để thực hiện điều đó là đi bộ. Bạn đi bộ theo hành trình của Abraham. Bạn men theo hành trình của Abraham. Vì đi bộ có một sức mạnh thực sự. Các bạn biết, là một nhà nhân chủng học, đi bộ là cái mà làm cho chúng là là con người. Nó buồn cười, khi bạn đi bộ, bạn đi kề bên nhau về cùng một hướng. Bây giờ, nếu tôi đi đến bạn mặt đối mặt và đi đến gần bạn thế này, bạn sẽ cảm thấy bị đe dọa. Nhưng nếu tôi đi bộ vai kề vai, thậm chí chạm vai, thì không vấn đề gì cả. Ai chiến đâu khi đi bộ? Đó là lý do tại sao trong đàm phá, thường khi mọi thứ trở nên căng thẳng, người ta đi bô trong rừng. Vì vậy ý tưởng đến với tôi về cái mà truyền cảm hứng một lối đi, một con đường -- nghĩ về con đường tơ lụa, nghĩ về con đường Appalachian -- đã đi theo bước chân của Abraham Người ta nói: "Thật điên rồi. Không thể làm được. Không thể nào đi lại con đường của Abraham được. Nó quá nguy hiểm. Các bạn phải đi qua tất cả các biên giới. Nó đi ngang qua 10 quốc gia khác nhau ở Trung Đông, bởi vì nó thống nhất tất cả." Và vì vậy chúng tôi nghiên cứu ý tưởng đó ở Harvard. Chúng tôi chuẩn bị. Và rồi một vài năm trước, nhóm chúng tôi, khoảng 25 người từ 10 quốc gia khác nhau, quyết định thử xem chúng tôi có thể đi lại hành trình của Abraham không, đi từ nới ông ấy sinh ra ở thành phố Urfa ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía bắc Mesopotamia. Và chúng tôi đi xe buýt và đi bộ và đi tới Harran, nơi, theo kinh thánh, ông bắt đầu cuộc hành trình. Rồi chúng tôi đi qua biên giới vào Syria, đi tới Aleppo, nơi mà hóa ra có tên được đặt theo Abraham. Chúng tôi đi tới Damascus, nơi mà có một lịch sử lâu đời liên quan đến Abraham. Chúng tôi đến phía bắc Jordan, tới Jerusalem, nơi mà mọi thức về Abraham, tới Bethlehem, và cuối cùng tới nơi mà ông ta được chôn cất ở Hebron. Thật hiệu quả, chúng tôi đã đi từ nơi sinh ra đến nơi chết đi. Chúng tôi đã chứng minh nó có thể làm được. Nó là một cuộc hành trình tuyệt vời. Tôi hỏi các bạn một câu. Bao nhiêu người trong các bạn đã từng có kinh nghiệm ở trong một khu phố lạ, hay là một miền đất lạ, và một người hoàn toàn xa lạ, một người xa lạ hoàn hảo, đi đến bạn và cho bạn thấy sự tốt bụng, có thể là mời bạn đến nhà họ, mời bạn ly nước, mời bạn cà phê, mời bạn một bữa ăn? Bao nhiêu người trong các bạn đã từng có kinh nghiệm đó? Đó chính là bản chất của con đường Abraham. Nhưng cái mà bạn khám phá, là bạn đi tới những ngôi làng ở Trung Đông nơi mà bạn mong đợi sự hiếu khách, và bạn nhận được sự hiếu khách tuyệt vời nhất, tất cả liên quan đến Abraham. "Nhân danh cha Abraham, tôi mang cho bạn một ít thức ăn." Vì vậy cái mà chúng tôi đã khám phá là Abraham không phải chỉ là một hình tượng trong sách đối với những người ở đó, Ông ta sống, ông ta là một hình tượng sống. Và để làm một câu chuyện dài ngắn lại, trong vài năm gần đây, hàng ngàn người đã bắt đầu đi bộ từng phần của con đường Abraham ở Trung Đông, tận hưởng lòng hiếu khách của người dân ở đó. Họ bắt đầu đi bộ ở Israel và Palestine, ở Jordan, ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Syria. Nó là một trải nghiệm tuyệt vời. Đàn ông, phụ nữ, thanh niên, người già -- nhiều phụ nữ hơn đàn ông, thật sự, một cách thú vị. Những người không thể đi, những người mà không thể tới đó bây giờ, người ta bắt đầu tổ chức các cuộc đi bộ đồng hành ở các thành phố, trong chính cộng đồng của họ. Cụ thể là ở Cincinmati, người ta tổ chức một cuộc đi bộ từ một nhà thờ Thiên Chúa tới một nhà thờ Hồi giáo rồi tới một nhà thờ Do Thái và tất cả có một bữa ăn Abraham cùng nhau. Nó là ngày con đường Abraham. Ở Sao Paulo, Brazil, nó trở thành một sự kiện thường niên cho hàng ngàn người chạy trong một con đường Abraham tưởng tượng, kết nối nhiều cộng đồng khác nhau. Các phương tiện truyền thông yêu thích và quý mến nó. Họ chú rất nhiều đến nó vì nó bắt mắt, và nó truyền bá tư tưởng, tư tưởng về lòng hiếu khách của Abraham về lòng tốt đối với những người xa lạ. Và mới chỉ vài tuần trước, có một câu chuyện trên đài phát thanh quốc gia (NPR) về nó. Tháng trước, có một mẫu chuyện trong tờ Guardian, trong tờ Manchester Guardian, về nó -- hẳn hai trang. Và họ trích dẫn một người dân làng rằng, "Cuộc đi bộ này kết nối chúng tôi với thế giới." Ông ta nói nó giống như là một tia sáng lóe lên trong cuộc đời chúng tôi. Nó mang chúng tôi hy vọng. Và nó là như vậy. Nhưng nó không phải chỉ là về tâm lý, nó còn về kinh tế, vì khi người ta đi bộ người ta tiêu tiền. Và người phụ nữ này, Um Ahmad, là một phụ nữ sống ở trên đường ở Bắc Jordan. Bà ta cực kỳ nghèo. Bà ta mù một bên, chồng bà ta mất sức lao động, Bà ta có bảy đứa con. Nhưng cái mà ba ta có thể làm là nấu ăn. Và vì vậy bà ta bắt đầu nấu ăn cho vài nhóm những người đi bộ đi ngang qua làng và có một bữa ăn trong nhà bà ta. Họ ngồi dưới sàn. Bà ta thậm chí không có khăn trải. Bà ta nấu đồ ăn ngon nhất từ thảo mộc tươi có sẵn ở vùng quê này. Và vì vậy ngày càng nhiều người đi bộ đến. Và mới đây bà ta bắt đầu có thu nhập để hỗ trợ gia đình. Và vì vậy bà ta kể với nhóm chúng tôi, bà ta nói, "Các bạn đã làm cho tôi được nhìn nhận trong một ngôi làng mà mọi người từng mất mặt khi nhìn tôi." Đó là tiềm năng của con đường Abraham. Có hàng trăm cộng đồng kiểu như vậy ở Trung Đông, dọc theo con đường. Cái tiềm năng cơ bản là thay đổi trò chơi. Và để đổi trò chơi này, bạn phải thay đổi cái khung, cái cách mà chúng ta nhìn sự việc == để thay đổi cái khung từ thù địch sang hiếu khách, từ khủng bố sang du lịch, Và với tư tưởng đó, con đường Abraham là nhân tố thay đổi cuộc chơi. Để tôi cho các bạn xem một thứ. Tôi có một trái sồi nhỏ ở đây mà tôi đã nhặt được trong khi tôi đi bộ vào đầu năm đây. Bây giờ quả sồi thì gắn với cây sồi, tất nhiên rồi -- lớn lên thành một cây sồi, cái mà gắn với Abraham. Con đường bây giờ thì giống như một trái sồi; Nó vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu. Cây sồi sẽ trông như thế nào? Tôi nghĩ về thời thơ ấu của tôi một khoảng thời gian đẹp, sau khi tôi sinh ra ở Chicago. Tôi ở Châu Âu. Nếu bạn đã từng ở trong một đống hoang tàn, như là, Luân Đôn vào năm 1945, hay Berlin, và bạn nói, "60 năm sau, đây sẽ là phần thanh bình, giàu có nhất của hành tinh," người ta sẽ nghĩ bạn thật điên rồ. Nhưng họ làm được, cảm ơn đại diện chung -- Châu Âu -- và nền kinh tế chung. Vì vậy câu hỏi của tôi là, nếu người ta làm được ở Châu Âu, thì tại sao không ở Trung Đông? Tại sao không, cảm ơn đại diện chung -- chính là câu chuyện về Abraham -- và cảm ơn nền kinh tế chung có thể dựa trên phần tốt của du lịch? Vì vậy tôi kết luận với tư cách là trong 35 năm vừa qua, tôi làm việc trong những nơi nguy hiểm, khó khăn và nan giải về xung đột nhất hành tinh, Tôi chưa từng thấy một xung đột nào mà tôi cảm thấy không thể nào thay đổi được. Nó không dễ, tất nhiên, nhưng nó có thể. Nó đã từng thành công ở Nam Phi. Nó đã từng thành công ở Bắc Ireland. Nó có thể thành công ở bất cứ nơi nào. Nó chỉ đơn giản là dựa vào chúng ta. Nó dựa vào chúng ta như là phía thứ ba. Vì vậy để tôi mời bạn xem xét làm bên thứ ba dù chỉ với một bước rất nhỏ. Chúng ta sắp đến giờ giải lao. Các bạn hãy gặp một ai đó người có một nền văn hóa khác, một đất nước khác, một chủng tộc khác, và sự khác biệt, và nói chuyện với họ; lắng nghe họ, Đó là hành động của bên thứ ba. Đó là đi theo con đường Abraham. Sau một buổi nói chuyện của TED (TEDTalk), tại sao không là một cuộc đi bộ của TED (TEDWalk)? Vì vậy tôi để cho các bạn ba điều. Một là, bí mật của hòa bình là bên thứ ba. Bên thứ ba là chúng ta, mỗi chúng ta, với một chỉ bước, có thể mang thế giới một bước gần hơn tới hòa bình, Có một câu tục ngữ cổ của Châu Phi rằng: "Khi các lưới nhện kết hợp, chúng có thể cản cả một con sư tử." Nếu chúng ta có thể kết hợp những cái lưới bên thứ ba của hòa bình, chúng ta có thể cản cả con sư tử chiến tranh. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Okay, Tôi sẽ cho các bạn thấy một lần nữa, vài điều về thực đơn hàng ngày của chúng ta. Và tôi cũng muốn biết về những khán thính giả ở đây Và, ai trong các bạn ở đây từng ăn côn trùng? Khá nhiều nhỉ. (Cười) Nhưng mà, các bạn vẫn chưa đại diện cho toàn thể cư dân của Trái Đất được. (Cười) Bởi vì có 80% những người ngoài kia thật sự ăn côn trùng. Điều này là khá tốt. Tại sao không ăn côn trùng? Ồ, đầu tiên, côn trùng là gì? Côn trùng là những động vật đi lung tung với 6 cái chân. Và ở đây, bạn nhìn thấy chỉ là một ít điển hình. Có tới 6 triệu loài côn trùng trên hành tinh này. 6 triệu loài. Chỉ có vài trăm loài động vật có vú, và 6 triệu loài côn trùng. Trên thực tế, nếu chúng ta tính tất cả những cá thể riêng lẻ, chúng ta sẽ có một con số lớn hơn rất nhiều. Thực tế là, trong số tất cả động vật trên Trái Đất trong số tất cả các loài động vật thì 80% đi bằng 6 chân. Nhưng nếu chúng ta đếm tất cả những cá thể, và tính cân nặng trung bình của chúng, con số đó sẽ là cái gì đó giống như 200 đến 2000kg. đối với mỗi người như bạn và tôi trên Trái Đất. Điều đó có nghĩa là về mặt sinh khối côn trùng dư thừa hơn chúng ta nhiều. Và chúng ta không phải đang ở trên hành tinh của con người, mà là trên hành tinh của côn trùng. Côn trùng không chỉ có trong tự nhiên, mà chúng còn liên quan đến nền kinh tế của chúng ta nữa, rất thường xuyên mà chúng ta không biết. Có một sự ước tính, một ước tính dè dặt, vài năm trước, rằng nền kinh tế Hoa Kỳ thu lợi 57 tỷ đô la mỗi năm. Đó là một con số - rất lớn - một sự đóng góp vào nền kinh tế Hoa Kỳ hoàn toàn miễn phí. Và tôi tra cứu xem nền kinh tế đã trả bao nhiêu cho chiến tranh Iraq trong cùng năm đó. Đó là 80 tỷ đô Mỹ. Vậy chúng ta biết rằng cuộc chiến đó không hề rẻ chút nào. Nhưng côn trùng, thì miễn phí, đóng góp cho nền kinh tế Hoa Kỳ với một mức gần như tương đương và miễn phí, mà không ai biết cả. Và không chỉ riêng Hoa Kỳ, mà còn trên bất cứ quốc gia, bất cứ nền kinh tế nào. Chúng (côn trùng) đã làm gì? Chúng dọn phân, thụ phấn cho cây trồng. Một phần ba của tất cả trái cây chúng ta ăn tất cả là kết quả từ việc côn trùng chăm sóc cho việc nhân giống cây trồng của chúng ta. Chúng kiềm chế sâu bọ có hại. Và chúng là thức ăn của động vật. Chúng là điểm bắt đầu của chuỗi thức ăn. Động vật nhỏ ăn côn trùng. Thậm chí động vật lớn hơn cũng ăn côn trùng. Nhưng động vật nhỏ ăn côn trùng đó lại là thức ăn của động vật lớn hơn, và lớn hơn nữa. Và ở cuối chuỗi thức ăn, chúng ta cũng đang ăn chúng luôn. Có khá nhiều người đang ăn côn trùng. Và đây, các bạn thấy tôi ở trong một thị trấn nhỏ ở Trung Quốc, Lệ Giang (Vân Nam) khoảng 2 triệu dân. Nếu bạn ra ngoài ăn tối, kiểu như một nhà hàng hải sản, nơi bạn có thể chọn loại cá mà bạn muốn ăn, thì ở đây bạn chọn loại côn trùng mà bạn muốn ăn. Và họ bày biện nó một cách tuyệt vời. Và đây, bạn thấy tôi đang thưởng thức bữa ăn với sâu bướm, cào cào, ong, và những sơn hào hải vị. Và bạn có thể ăn cái gì đó mới mỗi ngày. Có hơn 1,000 loài côn trùng được làm thức ăn trên toàn thế giới. Nó nhiều hơn một chút so với một vài loài động vật có vú mà chúng ta thường ăn, như bò hay heo hay cừu. Hơn 1,000 loài -- một sự đa dạng cực lớn. Và bây giờ bạn có thể nghĩ, được rồi, trong thị trấn nhỏ ở Trung Quốc người ta đang làm thế, nhưng không phải chúng ta. Ồ, chúng tôi đã từng thấy rằng khá nhiều trong các bạn đã ăn côn trùng có lẽ là thỉnh thoảng thôi. Nhưng tôi có thể bảo rằng mỗi người các bạn đang ăn côn trùng, không có sự ngoại lệ. Các bạn đang ăn ít nhất là 500 gram mỗi năm. Các bạn đã ăn gì? Súp cà chua, bơ lạc, sô-cô-la, mỳ sợi -- mọi thức ăn đã chế biến mà các bạn ăn đều chứa côn trùng, bởi vì côn trùng ở đây xung quanh chúng ta, và khi ở ngoài kia trong tự nhiên chúng cũng có trong cây trồng của chúng ta. Một số loại trái cây bị côn trùng gây hại. Những trái cây này, nếu là cà chua, thì trở thành súp cà chua. Nếu chúng không bị gây hại gì, chúng được đưa đến tiệm tạp hóa. Và đó là cách nhìn của bạn về cà chua. Nhưng cũng có cà chua được làm súp. Và chỉ cần chúng đáp ứng được yêu cầu của đại lý thực phẩm, có thể có cả đống thứ trong đó, không thành vấn đề. Thực tế. tại sao chúng ta cho những quả này vào súp nhỉ, dù sao thì cũng có thịt trong đó? (Cười) Trong thực tế, tất cả thực phẩm chế biến sẵn của chúng ta chứa nhiều protein hơn hơn là chúng ta nhận thức được. Vậy bất cứ thứ gì đều là một nguồn protein. Giờ bạn có thể nói, "Được rồi, vậy chúng ta ăn 500 gram tại vì tai nạn thôi." Chúng ta thậm chí cố ý chứ không phải tai nạn trong rất nhiều món mà chúng ta ăn. Tôi chỉ có hai món ở đây trên slide -- bánh quy hay surimi (chả thịt xay) hay, nếu bạn thích, Campari (thức uống). Rất nhiều thực phẩm của chúng ta có màu đỏ được nhuộm màu bởi tự nhiên. Surimi (chả thịt xay) là thịt cua, hoặc được bán như là thịt cua, và cá trắng được nhuộm bởi phẩm yên chi (màu son). Phẩm yên chi là sản phẩm của một loại côn trùng sống dựa vào cây xương rồng (rệp son hay yên chi). Chúng được sản xuất một lượng lớn 150 đến 180 tấn mỗi năm, ở đảo Canary ở Peru, và đó là một thương vụ lớn. Một gram phẩm yên chi có giá 30 euro. Một gram vàng cũng giá 30 euro. Vậy nên đó là một thứ rất quý mà chúng ta sử dụng để nhuộm màu thực phẩm. Giờ tình hình thế giới đang thay đổi, đối với các bạn và tôi, đối với mọi người trên Trái Đất. Dân số đang tăng chóng mặt và tăng theo hàm mũ. Chúng ta hiên đang có khoảng giữa 6 và 7 tỷ dân, nó sẽ tăng lên khoảng 9 tỷ vào năm 2050. Có nghĩa là chúng ta có rất nhiều miệng ăn. Và đây là điều làm cho ngày càng nhiều người lo lắng Có một hội nghị FAO vào tháng mười vừa rồi dành hoàn toàn cho việc thảo luận điều này. Làm sao chúng ta đáp ứng miệng ăn của thế giới? Và nếu bạn nhìn lên những con số trên đó, nó nói rằng chúng ta có thêm một phần ba miệng ăn nữa để nuôi, nhưng chúng ta cần tăng sản lượng nông nghiệp lên thêm 70 phần trăm. Và điều đó đặc biệt vì dân số thế giới đang tăng, và nó tăng không chỉ về con số, mà chúng ta còn giàu có hơn, và bất kì người nào giàu có hơn thì ăn nhiều hơn và cũng bắt đầu ăn nhiều thịt hơn. Và thịt, trong thực tế, là thứ gì đó rất đắt đỏ đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực đơn của chúng ta gồm có vài phần là protein động vật, và bây giờ, hầu hết chúng ta ở đây lấy nó từ vật nuôi, từ đánh bắt và săn bắn. Và chúng ta ăn khá nhiều. Trong thế giới các nước phát triển, con số trung bình là 80 kg mỗi người mỗi năm, con số này lên tới 120 ở Hoa Kỳ và thấp hơn một chút ở một số nước khác, nhưng mức trung bình là 80 kg mỗi người mỗi năm. Các nước đang phát triển thì thấp hơn nhiều. là khoảng 25 kg mỗi người mỗi năm. Nhưng mà nó đang tăng lên rất nhanh. Ở Trung Quốc, trong 20 năm nay, nó tăng từ 20 đến 50, và vẫn còn đang tăng lên. Vậy nếu một phần ba dân số thế giới đang tăng khẩu phần thịt của họ từ 25 đến 80 ở mức trung bình, và một phần ba dân số thế giới đang sống ở Trung Quốc và Ấn Độ, Chúng ta đang có một nhu cầu khổng lồ về thịt. Và tất nhiên, chúng ta không thể ở đó nói rằng, nó là dành cho chúng ta chứ không phải cho họ được. Họ cũng có phần chia giống như chúng ta. Bây giờ, để bắt đầu, tôi nói rằng chúng ta đang ăn quá nhiều thịt trong thế giới phương Tây. Chúng ta có thể ăn ít hơn rất, rất nhiều và tôi biết vậy, tôi đã là một người ăn chay trong thời gian dài. Và bạn có thể dễ dàng làm vậy bất chấp mọi thứ. Dù sao thì, bạn sẽ có protein từ bất kì loại thức ăn nào. Nhưng sau đó là một đống vấn đề được kéo theo bởi việc sản xuất thịt, và chúng ta đang đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề hơn. Vấn đề đầu tiên mà chúng ta đối mặt là sức khỏe con người. Loài lợn khá là giống chúng ta. Chúng thậm chí còn là mô hình trong y học. Và chúng ta thậm chí có thể cấy ghép cơ quan từ lợn cho người. Điều đó có nghĩa là loài lợn cũng truyền bệnh cho chúng ta. Và bệnh của lợn, virus của lợn và virus của người đều tăng sinh rất nhanh. Và bởi vì sự tăng sinh như vậy, chúng có thể tổ hợp lại và tạo ra một loại virus mới. Điều này đã xảy ra ở Hà Lan năm 1990 trong suốt thời kỳ dịch lợn bùng phát. Chúng ta có thêm những bệnh mới hết sức nguy hiểm. Chúng ta ăn côn trùng -- chúng rất khác biệt với chúng ta, và điều trên không xảy ra được. Vậy chúng ta có một điểm cho côn trùng. (Cười) Và có một hệ số chuyển đổi. Bạn lấy 10kg thức ăn cho gia súc, bạn có thể lấy 1kg thịt bò, nhưng bạn lại có thể đổi lấy 9kg thịt châu chấu. Vậy nếu bạn khởi nghiệp kinh doanh, bạn sẽ làm gì? Với 10kg đầu vào, bạn có thể lấy 9kg đầu ra. Cho tới nay chúng ta vẫn lấy 1 hoặc cùng lắm là 5kg đầu ra. Chúng ta vẫn chưa lấy được phần tăng thêm. Chúng ta vẫn chưa lấy được 9kg đầu ra. Vậy chúng ta có 2 điểm cho côn trùng. (Cười) Và bây giờ là môi trường. Nếu chúng ta lấy 10 kg thức ăn (Cười) và kết cục chỉ được 1kg thịt bò, 9kg còn lại bị lãng phí, và phần nhiều trong đó là phân. Nếu bạn nuôi côn trùng, bạn sẽ có ít phân hơn trên mỗi kg thịt thu được. Vì vậy sẽ ít phí phạm hơn. Hơn nữa, mỗi kg phân từ côn trùng, sẽ có ít acmoniac hơn rất nhiều và ít khí nhà kính hơn khi so sánh với phân bò. Vậy nên bạn sẽ ít phí phạm hơn, và sự phí phạm đó cũng không phải ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng như là đối với phân bò. Vậy là côn trùng được 3 điểm. (Cười) Bây giờ, tất nhiên là có một cái "nếu" rất to và đó là "nếu" côn trùng tạo ra thịt có chất lượng tốt. Đã có tất cả các loại phân tích về chất lượng côn trùng và về thành phần protein, chất béo và vitamin thì nó rất tốt. Trong thực tế, nó có thể sánh với mọi thứ mà chúng ta ăn như thịt trong trường hợp này. Và thậm chí về thành phần calori, thì nó cũng rất tốt. 1kg cào cào có cùng một lượng calori với 10 cái bánh hot dog, hay 6 phần Big Mac. Vậy côn trùng được 4 điểm. (Cười) Tôi có thể tiếp tục và tôi có thể kể ra nhiều điểm hơn cho côn trùng, nhưng thời gian không cho phép. Vậy câu hỏi là: tại sao không ăn côn trùng? Tôi đã đưa có các bạn ít nhất là 4 luận điểm ủng hộ. Chúng ta sẽ phải làm điều đó. Thậm chí nếu chúng ta không thích điều đó, các bạn sẽ phải quen với điều này. Bởi vì tại thời điểm này, 70% tất cả đất nông nghiệp của chúng ta đang được sử dụng để phục vụ chăn nuôi gia súc. Nó không chỉ là phần đất nơi gia súc được chăn dắt và cho ăn, mà còn cả những vùng khác nơi mà thức ăn giá súc được sản xuất và vận chuyển. Chúng ta có thể tăng diện tích đó lên thêm một chút bằng những cánh rừng mưa nhiệt đới, nhưng sẽ tới giới hạn rất nhanh. Và nếu các bạn nhớ rằng chúng ta cần phải tăng sản lượng nông nghiệp lên 70%, chúng ta sẽ không thể làm cách đó được. Chúng ta có thể tốt hơn hết là chuyển từ thịt từ bò sang côn trùng. Và rồi, 80% dân số thế giới từng ăn côn trùng, vậy nên chúng ta chỉ là một thiểu số -- trong một quốc gia như Anh, Mỹ, Hà Lan, mọi nơi khác. Ở bên trái, các bạn thấy một cái chợ ở Lào nơi mà bày bán rất nhiều tất cả các loại côn trùng bạn bạn có thể chọn cho bữa tối. Ở bên phải, bạn thấy một con cào cào. Người ở đó ăn chúng, không phải bởi họ đói, mà bởi vì họ nghĩ chúng rất ngon. Nó đơn giản là thức ăn ngon. Bạn có thể biến đổi tùy ý. Nó có nhiều cái lợi. Thực tế thì chúng ta có cao lương mỹ vị rất giống với con cào cào này: tôm hùm, một thứ rất sang được bán với giá rất cao. Ai không muốn ăn tôm hùm? Có một ít người không thích tôm hùm, nhưng tôm hùm, hay cua, hay tôm nước ngọt, có họ hàng rất gần nhau. Chúng là những loại cao lương mỹ vị. Thực tế thì, một cào cào là một con tôm hùm trên mặt đất, và thật tuyệt vời để đặt chúng vào thực đơn. Vậy tại sao chúng ta vẫn chưa ăn côn trùng? Ồ, chỉ là vấn đề về tư duy mà thôi. Chúng ta không quen với việc đó, và chúng ta nhìn côn trùng như một thứ rất khác biệt với chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta đang thay đổi nhận thức về côn trùng. Và tôi đang làm việc cật với đồng nghiệp, Arnold van Huis, trong việc bảo với mọi người rằng, chúng quả thật là những thứ tuyệt vời , những điều mà chúng làm trong tự nhiên tuyệt vời làm sao. Và trong thực tế, không có côn trùng, Chúng ta không thể ở trong đây, trong phòng này.. Bởi vì nếu côn trùng chết hết, chúng ta sẽ chết hết theo luôn. Nếu chúng ta chết hết, côn trùng sẽ tiếp tục sinh tồn rất hạnh phúc. (Cười) Vậy nên chúng ta phải làm quen với ý tưởng ăn côn trùng. Và người nào đó có thể nghĩ rằng chúng vẫn chưa có mặt. Ồ chúng có chứ. Có những nhà doanh nghiệp ở Hà Lan sản xuất chúng, và một trong số họ đang ở đây trong các khán giả, Marian Peeters, người trong ảnh. Tôi dự đoán rằng sau năm nay, bạn sẽ thấy chúng ở siêu thị -- không nguyên dạng, mà như là protein động vật trong thức ăn. Và có thể năm 2020, bạn sẽ mua chúng mà chỉ biết rằng đây là côn trùng mà bạn sẽ ăn. Và chúng sẽ được làm theo những cách tuyệt vời nhất. Một người làm sô-cô-la Hà Lan. (nhạc) (vỗ tay) Vậy chúng ta thậm chí có rất nhiều kiểu thiết kế. (Cười) Ở Hà Lan, chúng ta có 1 vị bộ trưởng nông nghiệp tiến bộ, và bà ấy đặt côn trùng vào danh sách thực đơn trong nhà hàng của bà ở Bộ. Và khi bà mời tất cả bộ trưởng nông nghiệp khác của Châu Âu tới Hague gần đây, bà ấy đi đến một nhà hàng cao cấp, và họ ăn côn trùng với nhau. Đó không phải là thứ gì đó như là sở thích của tôi. Điều đó thật sự đã cất cánh khỏi mặt đất rồi. Vậy tại sao không ăn côn trùng? Bạn nên tự mình thử nó. Vài năm trước, chúng ta đã có 1,750 người tập họp lại trong một quảng trường ở thị trấn Wageningen (Hà Lan), và họ ăn côn trùng cùng một lúc, và đây vẫn là một sự kiện lớn. Tôi nghĩ rằng nó sẽ sớm không còn đặc biệt nữa khi chúng ta đều ăn côn trùng, bỏi vì khi đó nó chỉ là một cách làm bình thường. Vậy bạn có thể tự thử điều đó hôm nay, và tôi sẽ nói là thưởng thức đi. Và tôi sẽ đưa cho Bruno xem vài mẫu trước, và ông ta có thể ăn trước tiên. (Vỗ tay) Bruno Giussani: nhìn chúng trước, nhìn trước đã. Marcel Dicke: toàn là protein đó. Bruno: nó ý hệt cái bạn thấy trong video. Và nó trong rất ngon. Họ làm nó với những quả hạch và một vài thứ ngộ nghĩnh. Marcel Dicke: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi ở đây hôm nay để chia sẻ với các bạn một hành trình đặc biệt-- hành trình xứng đáng và đặc biệt, trên thực tế -- nó đã đưa tôi tới công việc đào tạo các con chuột để bảo vệ cuộc sống con người bằng cách phát hiện mìn và bệnh lao. Khi còn là một đứa trẻ, tôi có 2 đam mê. một là đam mê các loài gặm nhấm. Tôi có đủ loại chuột, chuột đồng, chuột nhắt, chuột nhảy, sóc. Bạn đặt tên cho chúng, tôi nuôi nó, và tôi đã bán cho các cửa hàng vật nuôi. (Tiếng cười) Tôi cũng có niềm đam mê với Châu Phi. Lớn lên trong một môi trường đa văn hóa, chúng tôi có các sinh viên người Châu Phi sống cùng nhà, và tôi học được qua các câu chuyện của họ, từ nhiều nguồn gốc khác nhau, phụ thuộc vào sự hiểu biết, các sản phẩm, dịch vụ, sự đa dạng văn hóa phong phú. Châu Phi đã thực sự hấp dẫn đối với tôi. Tôi trở thành một kỹ sư công nghiệp-- kỹ sư phát triển sản phẩm -- và tôi tập trung vào công nghệ phát hiện thích hợp, thực tế những công nghệ thích hợp đầu tiên dành cho các nước đang phát triển. Tôi bắt đầu làm việc trong ngành công nghiệp, nhưng tôi thực sự không thấy hạnh phúc khi cống hiến cho một xã hội tiêu dùng vật chất trong một chế độ tuyến tính, chiết và sản xuất. Tôi bỏ việc để tập trung vào vấn đề thực tại của thế giới: các quả mìn chưa được gỡ bỏ. Chúng ta đang nói đến những năm 95. Công nương Diana thông báo trên truyền hình rằng các quả mìn từ một vành đai công sự đến bất kỳ sự phát triển nào, mà đó là sự thật. Đến khi nào những quả mìn con nằm đó, hoắc có nghi nghờ có mìn, bạn không thể thâm nhập khu đất đó. Thực tế, đã có lời kêu gọi toàn cầu về các cách dò tìm mới mà thân thiện với môi trường những nơi họ cần phải sản xuất, mà chủ yếu ở thế giới đang phát triển. Chúng tôi chọn chuột. Tại sao lại chọn chuột? Bởi vì, chúng không phải là họ ký sinh? Thực ra loài chuột là -- ngược lại với những gì phần lớn mọi người thường nghĩ về chúng -- chuột là những sinh vật rất gần gũi. Và thực ra, sản phẩm của chúng tôi --- những gì bạn thấy đây. Có một mục tiêu ở quanh đây. Bạn thấy một người điều khiển, một người Châu phi được đào tạo với con chuột của anh ta phía trước bên trái bên phải. Đó là động vật tìm kiếm mìn. Nó cào mặt đất. và con chuột quay lại nhận thức ăn thưởng. Rât, rất đơn giản. Rất bền vững cho mô trường này. Ở đây con chuột nhận được thức ăn thưởng của nó. Và đó là cách nó hoạt động, Rất, rất đơn giản. Bây giờ tại sao bạn sử dụng chuột? Chuột đã được sử dụng từ những năm 50 thế kỷ trước trong tất cả các loại thí nghiệm. Chuột có nhiều vật liệu di truyền được cấp cho khứu giác hơn bất kỳ loại động vụ có vú nào. Chúng cực kỳ nhạy cảm với mùi. Hơn nữa, chúng có cơ chế để xắp xếp tất cả những mùi này và giao tiếp với nó. Làm cách nào chúng ta có thể giao tiếp với chúng? Chuột không biết nói!, nhưng chúng tôt có một "clicker", một phương pháp chuẩn cho việc đào tạo động vật, cái mà bạn thấy ỏe đó. Một clicker, tạo ra một âm thanh đặc biệt với âm thanh đó bạn có thể thông tin lại với các hành vi cụ thể. Trước hết, chúng tôi kết hợp những âm thanh kích với một phần thưởng thức ăn, đó là hỗn hợp chuối và lạc với nhau trong một ống tiêm. Khi động vật biết click, thức ăn, click, thức ăn, click, thức ăn -- vì vậy click nghĩa là thức ăn -- chúng tôi mang nó trong một cái lồng với một lỗ, và thực sự động vật học dính mũi vào lỗ theo đó một mùi hương mục tiêu được đặt ở đó, và để làm điều đó trong năm giây - năm giây, đó là dài đối với con chuột. Khi động vật biết điều này, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ khó khăn hơn một chút. Nó biết làm thế nào để tìm thấy những mùi mục tiêu trong một lồng với nhiều lỗ, lên đến 10 lỗ. Sau đó, con vật học đi bộ với dây buộc một một đầu mở và tìm các mục tiêu. Trong bước tiếp theo, chúng học cách tìm kiếm những quả mìn thật trong khu vực có gài mìn. Chúng được kiểm tra và công nhận theo tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế, giống như con chó phải vượt qua một thử nghiệm. Điều này bao gồm 400 mét vuông. Có một số mìn được đặt ẩn. Và một đội gồm người huấn luyện và chuột của họ phải tìm tất cả các mục tiêu. Nếu chuột làm được như vậy, nó sẽ được cấp giấy chứng nhận trở thành một con chuột được chính thức công nhận để có thễ hoạt động trên chiến trường thật sự -- cũng giống như chó vậy. Có thể có một điểm khác biệt nhỏ: chúng ta có thể đào tạo những con chuột ở một phần năm giá so với đào tạo chó tìm mìn. Đây là đội của chúng tôi ở Mozambique. một huấn luyện viên người Tanzania, anh ta truyền đạt lại những kỹ năng cho 3 người Mozambique. Và bạn nên quan sát sự hãnh diện trong mắt của những người này. Họ có một kỹ năng, làm họ giảm bớt rất nhiều sự phụ thuộc vào cứu trợ nước ngoài. Hơn nữa, nhóm nhỏ này làm việc với nhau, dĩ nhiên, bạn cần những chiếc xe hạng nặng và những người rà mìn bằng tay theo sau. Nhưng với nghiên cứu nhỏ về một khả năng của loài chuột, chúng tôi đã chứng minh ở Mozambique ràng chúng ta có thể giảm giá thành trên một met vuông đến 60 % so với giá thông thường hiện nay -- 2$ trên một mét vuông, chúng tôi thực hiện nó chỉ với 1.18$, và chúng tôi có thể giảm thểm nữa. Đó là câu hỏi về quy mộ. Nếu bạn có thể đào tạo ra nhiều chuột hơn, chúng ta thực tế có thể đạt được kết quả thậm chí còn cao hơn. Chúng tôi có một trang website mô tả công việc tại Mozambique. 11 chính phủ ở châu phi đã được chứng kiến ràng họ có thể trở nên ít phụ thuộc hơn bằng cách sử dụng công nghệ này. Họ đã ký hiệp ước hòa bình và điều ước quốc tế trong khu vực Great Lakes. Và họ công nhận chuột anh hùng giúp làm sạch các biên giới với các cánh đồng mìn. Nhưng tôi sẽ đem tới cho các bạn một vấn đề rất khác Và có khoảng 6000 ngưới năm ngoái đi trên các cánh đồng mìn, nhưng trên toàn thế giới năm ngoái, khoảng 1.9 triệu người chết bởi bệnh lao như là một nguyên nhân đầu tiên của lây nhiễm. Đặc biệt tại Châu Phi ở đó bệnh lao và HIV là rất nghiêm trọng, có một vấn đề rất lớn thường thấy. Kính hiển vi, thủ tục theo chuẩn WHO, đạt 40-60% độ tin cậy. Ở Tanzania -- con số không nói dối -- 45% số người -- là bệnh nhân nhiễm lao -- được chẩn đoán mắc bệnh lao trước khi họ chết. Có nghĩa là, nếu bạn nhiễm bệnh lao, bạn có nhiều cơ hội sẽ không được phát hiện bệnh, nhưng sẽ chết bởi bênh lao do sự nhiệm bệnh lần hai và cứ như vậy. Và nếu, tuy nhiên, bạn được phát hiện bệnh rất sớm, chẩn đoán sớm, điều trị có thể bắt đầu. Và ngay cả dương tính với HIV, điều đó cũng có cùng ý nghĩa. Bạn thực sự có thể chữa khỏi bệnh lao, thậm chí trong phòng chống HIV-dương tính. Vì vậy, trong ngôn ngữ chung của chúng tôi, Hà Lan, cái tên cho bệnh lao là tering, về nguồn gốc của từ này, liên quan tới mùi hắc ín Đã được người Trung Quốc cổ và người Hy Lạp, Hippocrates, công bố, tài liệu, mà có thể được chẩn đoán bệnh lao dựa trên các chất dễ bay hơi rỉ ra từ cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, những gì chúng tôi đã làm là chúng tôi thu thập một số mẫu -- chỉ như một cách của kiểm tra -- từ bệnh viện, huấn luyện những chú chuột về chúng và quan sát nếu công việc này và quan sát, chúng tôi có thể đạt tới độ nhạy 89%, 86% tính đặc trưng sử dụng nhiều chuột trong một hàng. Đây là cách chúng hoạt động. Và thực vậy, đây là một công nghệ chung. Chúng ta đang nói bây giờ thuốc nổ, lao, nhưng bạn có thể tưởng tượng, thực tế bạn có thể đưa bất cứ thứ gì dưới đó. Vậy nó hoạt động như thế nào? Bạn có một cuốn băng cát sét với 10 mẫu. Bạn đưa cả 10 mẫu này một lúc vào trong lồng. Một con chuôt chỉ cần 200 lần của một giây để phân biệt mùi hương, vì vậy là nó đi cự kỳ nhanh nhanh. Ở đây nó đã ở mẫu thứ ba. Đây là một mẫu dương tính. Nó phát ra âm thanh click và nhận thức ăn thưởng. Và bằng cách làm như vậy, rât nhanh, chúng ta có thể có ý kiến giống như một dòng thứ hai để quan sát bệnh nhân nào là dương tính, người nào âm tính. Chỉ như một sự chỉ định, trong khi một người theo dõi kính hiển vi có thể lammf việc 40 mẫu trong một ngày một con chuột có thể thực hiện cùng một số lượng mẫu trong chỉ 7 phút. Một cái lồng giống thế này (Vỗ tay) Một cái lồng giống thế này - cho rằng bạn có những chú chuột, và chúng tôi có hiện tại 25 con chuột phát hiện bệnh lao -- một chiếc lồng thế này, hoạt động cả ngày, có thể thực hiện 1,680 mẫu. Bạn có thể tưởng tượng khả năng của ứng dụng --- phát hiện thân thiện môi trường ô nhiễm trong đất, những ứng dụng cho hải quan, hay cục thuế phát hiện hàng hoá bất hợp pháp trong các thùng chứa và vân vân. Nhưng hãy quan tâm trước tiên tới bệnh lao. Tôi muốn làm nổi bật một chút những thanh mầu xanh là kết quả của kính hiển vi tại năm bệnh viện ở Dar es Salaam với dân số 500,000 người, ở đó có 15,000 được thông báo đã hoàn tất kiểm tra. soi bằng kình hiển vi 1,800 bênh nhân. Và chỉ bằng cách đưa các mẫu một lần nữa cho những con chuột và lăp lại những kết quả đó, chúng ta có khả năng tăng tỷ lệ phát hiện các trường hợp trên 30%. Cả năm vừa qua, chúng tôi đã -- tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn dùng -- chúng tôi đã và đang tăng tỉ lệ phát hiện trường hợp một cách chắc chắn trong 5 bệnh viện tại Dar es Salaam giữa 30 và 40%. Vì vậy, đây thực sự là đáng kể. Biết rằng một bệnh nhân không được chẩn đoán bằng kính hiển vi có thể lây cho 15 người khác -- những người khỏe mạnh-- trên một năm, bạn có thể chác chắn rằng chúng đã cứu rất nhiều sự sống. Ít nhất những con chuột anh hùng của chúng tôi đã cứu rất nhiều người. Con đường tiếp theo của chúng tôi là chuẩn hóa công nghệ này Và có những thứ đơn giản , ví dụ như, chúng ta có một laser nhỏ trong lỗ hít vào ở đó con chuột phải stick cho 5 giây. Vì vậy, để chuẩn hóa nó. Cũng vậy, để chuẩn hóa viên vê tròn, thức ăn thưởng, và nửa tự động việc này để nhân rộng trên quy mô lớn hơn nhiều và giúp cuộc sống của nhiều người hơnn Tóm lại, cúng có một số ứng rụng khác trong tầm hiểu biết. Đây là một nguyên mẫu đầu tiên của chuột máy ảnh của chúng tôi, mà là một con chuột với một chiếc ba lô chuột với một máy ảnh mà có thể đi dưới đống đổ nát để phát hiện các nạn nhân sau động đất và vân vân. Điều này là trong một giai đoạn nguyên mẫu. Chúng tôi chưa có một hệ thống làm việc ở đây. Để kết luận, tôi thực sự muốn nói, bạn có thể nghĩ rằng đây là về chuột, các dự án này, nhưng cuối cùng nó là về con người. Đó là việc trao quyền cho các cộng đồng dễ bị tổn thương để giải quyết khó khăn, tốn kém và phát hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhân đạo, và làm việc với một nguồn tài nguyên địa phương - nhiều có sẵn. Vì vậy, một cái gì đó hoàn toàn khác nhau là để tiếp tục thử thách nhận thức của bạn về các nguồn tài nguyên xung quanh bạn, dù là môi trường, công nghệ, động vật, hoặc con người. Và để tôn trọng hài hoà với chúng để nuôi dưỡng một công việc bền vững. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Vài năm trước, tôi tìm kiếm cách trở nên hợp thời trang mà vẫn kinh tế. Vì thế, tôi đến cửa hàng giá rẻ trong khu vực, thiên đường của những thứ là rác rưởi với nhiều người mà với tôi là kho báu đang chờ được khám phá. Giờ đây, tôi không chỉ tìm kiếm những chiếc sơ mi thường, cũ. Với tôi, phong cách đích thực là giao thoa giữa thiết kế và tính cá nhân. Thế nên, để đảm bảo có được thứ mình cần, tôi đã mua một chiếc máy may để biến những trang phục thập niên 90 tìm được trở nên phù hợp hơn với thẩm mĩ đương thời. Tôi đã may và tự tạo quần áo cho mình kể từ đó, vậy nên mọi thứ trong tủ quần áo của tôi là độc nhất vô nhị. Nhưng trong suốt quá trình tìm kiếm quần áo ở cửa hàng giá rẻ, tôi bắt đầu tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những bộ quần áo mình không mua? Những thứ không thật sự đẹp hay hợp thời, chỉ nằm đó, chết mòn trong những cửa hàng đồ cũ. Làm việc trong ngành thời trang, phía buôn bán sỉ, tôi bắt đầu thấy nhiều sản phẩm của mình xuất hiện trên quầy kệ của các cửa hàng giá rẻ. Và, câu hỏi này dần ảnh hưởng đến công việc của tôi. Tôi đã làm vài nghiên cứu và sớm tìm ra một chuỗi cung ứng rất đáng sợ, khiến tôi băn khoăn về thực tế. Hóa ra những trang phục mà tôi chọn ở cửa hàng giá rẻ chỉ là phần rất nhỏ của một lượng lớn trang phục mà chúng ta bỏ đi mỗi năm. Ở Mỹ, chỉ 15% trên tổng số lượng vải và trang phục bị thải ra mỗi năm được đem cho hoặc tái chế theo cách nào đó, nghĩa là 85% còn lại bị đưa vào bãi rác, mỗi năm. Tôi muốn đặt vấn đề này vào đúng vị trí của nó bởi tôi thật sự không nghĩ rằng 85% chỉ là vấn đề về công bằng. Nghĩa là hầu hết 13 triệu tấn trang phục và vải bị thải ra mỗi năm đều vào bãi rác, chỉ tính riêng ở Mỹ. Trung bình một người bỏ sọt rác khoảng 200 chiếc áo thun. Ở Canada, lượng quần áo bỏ đi đủ lấp kín sân vận động lớn nhất Toronto quê nhà tôi, nơi có sức chứa 60,000 người, với một núi quần áo có kích thước gấp 3 lần sân vận động đó. Kể cả vậy, tôi vẫn nghĩ dân Canada lịch sự hơn dân Bắc Mỹ, vậy nên đừng nghĩ xấu về chúng tôi. (Cười) Đáng ngạc nhiên hơn là ngành công nghiệp thời trang là ngành gây ô nhiễm thứ 2 trên thế giới, sau dầu khí. Một so sánh quan trọng. Tôi không muốn biện hộ cho dầu khí nhưng không có gì ngạc nhiên khi biết đây là nguồn ô nhiễm số một. Tôi chỉ giả sử rằng, dù hợp lý hay không, đó là một ngành công nghiệp gắn liền với thực tại, nơi mà công nghệ không thực sự thay đổi và ưu tiên dồn cho lợi nhuận đánh đổi bằng sự bền vững. Nhưng tôi thực sự ngạc nhiên khi biết rằng thời trang đứng thứ hai. Bởi duy trì hiện trạng đi ngược với tiêu chí của ngành. Thực tế đáng buồn là ta không chỉ lãng phí rất nhiều khi tiêu thụ, mà còn cả trong quá trình sản xuất quần áo mỗi năm. Trung bình, để sản xuất số quần áo mỗi năm của một hộ gia đình cần đến 1.000 bồn nước. 1.000 bồn nước mỗi hộ gia đình, mỗi năm. Đó là rất nhiều nước. Có vẻ như ngành công nghiệp này đã luôn và chắc hẳn sẽ luôn luôn đi đầu trong thiết kế, tạo ra những sản phẩm được thiết kế để thoải mái, hợp thời và ấn tượng nhưng không được thiết kế để lâu bền hay có khả năng tái chế. Tôi nghĩ điều đó có thể thay đổi, rằng chính thái độ của ngành thời trang đối với thay đổi là điều khiến nó không đủ kiên nhẫn để hoạt động kinh doanh bền vững. Và để bắt đầu , việc ta cần làm là bắt tay thiết kế trang phục có khả năng tái chế. Việc thiết kế trang phục có thể tái chế chắc chắn là việc của chuyên gia. Nhưng là một kẻ cuồng đồ cũ , 24 tuổi, có hẳn cả máy may, nếu phải nhìn nhận một cách khiêm tốn, tôi cho rằng nó giống như trò Lego. Khi đặt các khối Lego lại với nhau, nó vững chắc nhưng cũng rất dễ thao tác. Nó có tính chất kết cấu khối. Việc thiết kế trang phục như hiện nay rất hiếm kết cấu khối. Hãy lấy cái áo khoác này làm ví dụ. Đó là kiểu áo khá cơ bản với nút, dây kéo và đồ trang trí. Nhưng để tái chế cái áo khoác này một cách hiệu quả, những món đồ này phải được gỡ bỏ dễ dàng, để còn lại vải không một cách nhanh chóng. Sau đó, ta có thể cắt nhỏ nó ra, biến lại thành sợi, từ sợi mới dệt thành vải mới và cuối cùng là đồ mới, có thể là áo khoác hay áo thun. Nhưng sự phức tạp nằm ở phụ kiện, nút, dây kéo và đồ trang trí. Vì thực tế, khá khó để gỡ bỏ những món đồ này. Vậy nên, trong nhiều trường hợp, cần nhiều thời gian và tiền bạc để tháo rời cái áo khoác này. Vài trường hợp khác, sẽ kinh tế hơn nếu bỏ nó đi thay vì tái chế. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu ta thiết kế theo kết cấu khối để dễ dàng tháo gỡ khi không còn sử dụng. Ta có thể thiết kế lại chiếc áo khoác này để có một khung dây ẩn, như khung xương cá, để giữ toàn bộ phụ kiện quan trọng lại với nhau. Cấu trúc xương cá vô hình này có thể chứa tất cả các phụ kiện, dây kéo, nút và đồ trang trí, sau đó được gắn vào vải. Nhờ vậy, khi chiếc áo này bị thải bỏ, tất cả những gì bạn phải cần làm là tách khung xương ra khỏi vải nhanh và dễ hơn nhiều. Việc tái chế quần áo chỉ là một mảnh ghép của vấn đề. Nếu muốn nghiêm túc bù đắp những tác động mà ngành thời trang đã gây ra cho môi trường, ta cần tiến thêm một bước nữa và bắt đầu thiết kế quần áo có thể biến thành rác hữu cơ khi bị thải bỏ, Phần lớn trang phục trong tủ đồ của chúng ta có tuổi thọ trung bình khoảng ba năm. Tôi chắc rằng nhiều người trong chúng ta sở hữu những món đồ lâu đời hơn thế nhiều, điều đó thật tuyệt. Bởi chỉ cần tăng tuổi thọ của một trang phục thêm chín tháng là có thể giảm từ 20% -30% lượng rác thải và nước Nhưng thời trang là thời trang. Phong cách sẽ luôn thay đổi, và sau tám mùa nữa, bạn hẳn sẽ mặc thứ khác với thứ bạn mặc hôm nay, dù có muốn thân thiện với môi trường đến cỡ nào. Nhưng may thay, có những món đồ không bao giờ bị lỗi thời. Chúng ta đều cảm thấy tội lỗi khi mặc những trang phục này và trong nhiều trường hợp vứt chúng vào sọt rác vì rất khó để quyên góp những đôi vớ sờn rách cho các cửa hàng giá rẻ trong khu vực. Sẽ ra sao nếu biến chúng thành phân hữu cơ thay vì vứt vào thùng rác? Khả năng tiết kiệm vì môi trường có thể là rất lớn, và chúng ta sẽ phải chuyển đổi nhiều nguồn tài nguyên hơn nữa để sản xuất nhiều món đồ từ sợi tự nhiên hơn, như sợi cotton 100% hữu cơ. Tái chế và tạo phân hữu cơ là hai vấn đề ưu tiên then chốt. Nhưng có một thứ khác ta cần phải cân nhắc, đó là phương pháp nhuộm đồ. Hiện nay, 10 - 20 % hóa chất nhuộm màu mà ta sử dụng, đi vào nguồn nước gần các xí nghiệp sản xuất ở các nước đang phát triển. Rắc rối là những hóa chất thô này thật sự hiệu quả trong việc giữ màu trang phục trong thời gian dài. Chúng là thứ giữ cho chiếc váy màu đỏ tươi đỏ tươi trong nhiều năm. Liệu chúng ta có thể sử dụng thứ gì đó khác? Liệu ta có thể sử dụng thứ gì đó sẵn có trong bếp để nhuộm quần áo? Liệu có thể dùng gia vị và thảo mộc để nhuộm quần áo? Có vô số thực phẩm mà ta có thể lựa chọn làm nguyên liệu nhuộm. Những màu nhuộm này sẽ phai theo thời gian. Khác biệt khá rõ so với trang phục được nhuộm bằng hóa học như ta đang dùng. Nhưng việc nhuộm quần áo bằng chất tự nhiên cho phép ta đảm bảo tính độc đáo và thân thiện với môi trường. Hãy nghĩ về điều này. Thời trang ngày nay mang nhiều tính cá nhân. Đó là cách bạn tự xử lý vẻ ngoài đủ đặc biệt để trông tuyệt vời Ngày nay, ai cũng có khả năng để thể hiện cá tính, phong cách cá nhân, với cả thế giới, qua mạng xã hội. Những mẩu quảng cáo mà ta lướt qua trên Instagram đầp ắp ảnh người mẫu và người tạo xu hướng tự giới thiệu bản thân qua thương hiệu cá nhân của họ. Nhưng có gì độc đáo hơn và cá nhân hóa hơn trang phục có thể đổi màu theo thời gian? Trang phục mà sau mỗi lần giặt, mỗi lần mặc, càng trở nên độc nhất vô nhị. Mọi người vẫn mua và mặc jeans rách trong nhiều năm. Vậy nên, đây chỉ là một ví dụ về việc trang phục có thể phát triển cùng ta theo thời gian. Ví dụ, chiếc áo sơ mi này, trước sự ngỡ ngàng của mẹ tôi, trong căn bếp của bà, tôi đã tự nhuộm nó bằng củ nghệ, trước khi đến đây hôm nay. Chiếc áo này là thứ mà chẳng đứa bạn nào của tôi có được trên Instagram. Thế nên, nó là độc nhất, quan trọng hơn, là được nhuộm tự nhiên. Tôi không gợi ý rằng mọi người hãy nhuộm quần áo trong bồn rửa chén tại nhà. Nhưng nếu có thể áp dụng điều này hay tiến trình tương tự trên quy mô thương mại, ta có thể hạn chế việc phụ thuộc chất nhuộm màu hóa học để nhuộm quần áo. Ngành thời trang 2.400 tỷ đô là nơi cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp nào có khả năng cung ứng sản phẩm quy mô lớn đồng thời tạo ra loại trang phục độc đáo theo thời gian thật sự có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Các thương hiệu vẫn đang cân nhắc việc cá nhân hóa trong nhiều năm. Sự phát triển của thương mại điện tử, như Indochino, web đặt hàng âu phục, và Tinker Tailor, web đặt may váy đầm, giúp bạn tùy chỉnh ngay tại nhà. Nike và Adidas, từ lâu đã nắm các nền tảng trực tuyến cho phép tùy chỉnh giày. Cho phép cá nhân hóa quy mô lớn là một thử thách mà phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt. Giải quyết được nó đồng thời tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường có thể là một thay đổi chấn động. Nó không chỉ giúp ta làm điều tốt nhất cho môi trường mà còn cho tất cả. Ta không thể sửa tất cả mọi thứ, hay sửa hết trong một lần. Nhưng ta có thể bắt đầu thiết kế quần áo với suy nghĩ về hệ quả của chúng. Ngành thời trang là nơi hoàn hảo để thử nghiệm và nắm bắt thay đổi mà một ngày nào đó sẽ đưa ta đến tương lai bền vững mà ta tìm kiếm. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về một vấn đề mà tôi phải đối mặt và đó là việc tôi là một nhà triết lý. (Tiếng cười) Mỗi lần tôi đến một cuộc tiệc và người ta hỏi về nghề nghiệp của tôi và tôi nói rằng "Tôi là một giáo sư", mắt họ đờ đi. Mỗi lần tôi đến một cuộc tiệc cocktail dành cho các học giả và có các giáo sư ở xung quanh, họ hỏi tôi làm việc trong ngành gì và tôi nói ngành triết -- mắt họ cũng đờ đi. (Tiếng cười) Mỗi lần tôi đến một cuộc tiệc của các triết gia (Tiếng cười) và họ hỏi tôi nghiên cứu về gì và tôi nói rằng tôi nghiên cứu về nhận thức, mắt họ không đờ đi -- môi họ uốn cong lại một cách hậm hực. (Tiếng cười) Và tôi thường nhận được nhiều sự chế nhạo và chế giễu và càu nhàu bởi vì họ nghĩ rằng, "Không thể như thế được! Làm sao có thể giải thích được sự nhận thức." Đến cả sự liều lĩnh của một người nghĩ rằng họ có thể giải thích được nhận thức là đã không chấp nhận được rồi. Một người bạn đã qua đời của tôi, Bob Nozick, một triết gia tài giỏi, trong một trong những cuốn sách của ông ấy, "Philosophical Explanations," nói về những đặc tính của ngành triết -- các triết gia làm việc như thế nào. Và ông ấy nói rằng "Các triết gia yêu thích lập luận dựa trên lý trí." Và ông ấy nói, "Lập luận tối ưu đối với hầu hết các triết gia có vẻ là bạn cho thính giả của mình các giải thuyết và sau đó bạn cho họ các hệ quả và kết luận, và nếu họ không chấp nhận kết luận đó, họ chết. Đầu họ sẽ nổ tung." Ý tưởng ở đây là phải có một lập luận mà đủ mạnh để đánh bại được đối phương. Nhưng thật ra điều đó không thay đổi được suy nghĩa của người khác. Rất khó để thay đổi được suy nghĩ của người khác về những thứ như nhận thức và cuối cùng tôi cũng đã tìm ra được lý do vì sao. Lý do là vì mọi người ai ai cũng đều là một chuyên gia về nhận thức. Chúng ta đã được nghe rằng tất cả mọi người đều có quan niệm cứng rắn về các trò chơi điện tử. Họ đều có ý tưởng về một trò chơi, thậm chí khi họ chẳng phải là các chuyên gia. Nhưng họ không coi họ là các chuyên gia về các trò điện tử, họ chỉ có các quan niệm cứng cỏi. Tôi chắc rằng những người ở đây làm việc về sự thay đổi môi trường và sự nóng lên toàn cầu hay về tương lai của Internet, đều đã được đối mặt với những người có quan niệm mạnh về những gì sẽ xảy ra tiếp. Nhưng có lẽ họ không nghĩ những quan niệm nó là chuyên môn. Chúng chỉ là những quan niệm mạnh. Nhưng đối với nhận thức, người ta thường nghĩ rằng, mỗi chũng ta thường nghĩ rằng "Tôi là một chuyên gia. Chỉ tại vì tôi nhận thức được nên tôi biết mọi thứ về nó.' Và thế rồi bạn nói với họ về thuyết của bạn và họ nói "Không, không, nhận thức không phải như thế! Không đúng, anh sai hoàn toàn rồi." Và họ nói điều đó với một sự tự tin phi thường. Và thế, những gì tôi sẽ có gắng làm ngày hôm nay là đánh ngã sự tự tin đó của các bạn. Bởi vì các bạn biết cái cảm giác đó -- tôi có thể cảm thấy nó. Tôi muốn làm lay chuyển sự tự tin của các bạn về việc các bạn hiểu được trí óc bên trong của bản thân -- rằng các bạn có thẩm quyền với chính nhận thức của mình. Đó chính là mục đích của ngày hôm nay. Đây là một bức tranh về một quả bóng ý nghĩ. Tôi nghĩ mọi người đều hiểu nó nói gì. Mục đích của nó là biểu trưng dòng suy nghĩ. Đây là bức tranh về nhận thức mà tôi thích nhất. Đó là một bức của Saul Steinberg -- đã từng ở trên trang bìa của tờ New Yorker. Và anh chàng này đang ngắm một bức của Braque. Và điều đó gợi lại cho anh những từ "kỳ dị, trại lính, tiếng sủa, vũng nước, Suzanne R." -- anh ấy đi xem các cuộc đua rồi. Có một dòng nhận thức tuyệt vời ở đây và nếu các bạn đi theo nó, các bạn sẽ học hỏi được nhiều điều về người đàn ông này. Điều tôi đặc biết thích về bức tranh này là Steinberg đã vẽ anh chàng này với kiểu chấm nhỏ ly ty. Điều này lại gợi nhớ lại cho chúng ta những gì Rod Brooks đã nói ngày hôm qua: những gì ta là, những gì mỗi chúng ta là là khoảng 100 tỷ những con robot tế bào nhỏ. Đó là sự kết cấu của chúng ta. Không có thành phần gì khác. Chúng ta chỉ được tạo bởi tế bào, khoảng 100 tỷ tế bào. Không tế bào nào có nhận thức, không tế bào nó biết bạn là ai hay quan tâm bạn là ai. Bằng cách nào đó, chúng ta phải giải thích được làm sao mà khi nhóm chúng lại thành các nhóm, các đội, các tiểu đoàn gồm hàng trăm triệu những tế bào robot vô thức -- không khác lắm so với các vi khuẩn -- kết quả là ta. Nội dung -- có sắc màu, có các ý tưởng, có trí nhớ, có lịch sử. Và bằng cách nào đó toàn bộ nội dung tạo nên bởi sự nhận thức được hoàn thành bởi các hoạt động bận rộn của các đoàn nơ-ron. Sao lại thế được? Nhiều người nghĩ rằng điều đó hoàn toàn không thể. Họ nghĩ rằng "Không, không thể có câu trả giải thích tự nhiên nào về sự nhận thức." Đây là một cuốn sách hay bởi một người bạn của tôi tên là Lee Siegel, ông ấy là một giáo sư tín ngưỡng tại trường đại học Hawaii và là một nhà ảo thuật tài bà và là một nhà ảo thuật đường phố ở India, đó cũng là nội dung của cuốn sách ông ấy, "Net of Magic." Và có một đoạn trong cuốn sách đó mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nó miêu tả vấn đề một cách hùng biện. "'Tôi viết một cuốn sách về ảo thuật,' tôi giải thích và tôi được hỏi 'Ảo thuật hay phép màu?' Bởi phép màu, con người có ý là những điều thần diệu, những phép thần thông, những khả năng siêu nhiên. 'Không,' tôi trả lời. 'Những ảo thuật lừa bịp, nhưng không phải là phép màu.' Phép màu, nói cách khác, được quy cho là một phép không có thật, trong khi ảo thuật, mà có thể phô diễn được, thì lại không phải là phép màu thật." (Tiếng cười) Đó là cách mà nhiều người cảm nhận về sự nhận thức. (Tiếng cười) Nhận thức thật không phải là một túi gồm các trò lừa bịp. Nếu các bạn giải thích sự nhận thức như một túi gồm các trò lừa bịp thì nó không phải là nhận thức thật. Và như Marvin cùng những người khác đã nói, "Nhận thức là một túi gồm các trò lừa bịp." Điều này có nghĩa là nhiều người đã bị làm cho không hài lòng và hoài nghi khi tôi thử giải thích sự nhận thức. Nên đây là vấn đề. Nên tôi phải cố thử làm nhiều điều mà nhiều trong số bạn sẽ không thích, với cùng lý do vì sao các bạn không thích được giải thích một trò ảo thuật. Bao nhiêu trong số các bạn ở đây, nếu một ai đó bắt đầu nói cho các bạn nghe về bí mật của một trò ảo thuật, các bạn sẽ muốn bịt tai lại và nói "Không, không, tôi không muốn biết! Đừng làm mất đi tính bất ngờ chứ. Đừng cho tôi biết câu trả lời." Rất nhiều người cảm nhận điều tương tự đối với sự nhận thức. Và tôi xin lỗi nếu tôi đã áp đặt sự soi sáng lên đối với các bạn. Các bạn có thể rời khỏi đây nếu các bạn không muốn biết bí mật của những trò ảo thuật này. Nhưng tôi sẽ không giải thích toàn bộ cho các bạn nghe. Tôi sẽ làm theo cách của một triết gia. Đây là cách mà một nhà triết gia giải thích trò ảo thuật cưa đôi một cô gái. Các bạn đề biết trò đó chứ? Nhà triết gia nói rằng "Tôi sẽ giải thích cho bạn biết nó đã được làm như thế nào. Bạn thấy đấy, nhà ảo thuật gia không phải cưa cô gái kia ra làm hai thật đâu." (Tiếng cười) "Anh ta chỉ làm cho bạn nghĩ là anh ta làm như thế thật." Và bạn nói rằng "Thì đúng, nhưng mà ông ta làm thế như thế nào?" Ông triết trả lời "Đó không phải là chuyên môn của tôi, xin lỗi." (Tiếng cười) Bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem các triết gia giải thích sự nhận thức như thế nào. Nhưng tôi sẽ cũng cho các bạn thấy rằng nhận thức không phi thường -- nhận thức của các bạn không kỳ diệu -- như các bạn đã nghĩ. Đây là những gì mà Lee Siegel cũng đề cập đến trong cuốn sách của ông ấy. Anh ấy kể về việc sau những buổi biểu diễn ảo thuật, có người khăng khăng rằng họ thấy anh ấy làm những thứ X, Y và Z mà anh ấy không hề làm. Thậm chí anh ấy đã không có ý định làm những điều đó. Trí nhớ con người thổi phồng lên những gì họ nghĩ rằng họ đã thấy. Và điều tương tự cũng đúng với sự nhận thức. Để xem cái này sẽ làm việc không. Được rồi. Chúng ta hãy xem cái này. Xem kỹ nhé. Tôi đang làm việc với một người vẽ đồ họa máy tính trẻ tuổi tên là Nick Deamer và đây là một bản thử nghiệm cậu ấy đã làm cho tôi thuộc một dự án lớn mà một số trong các bạn có thể quan tâm. Chúng tôi đang kiếm một nhà tài trợ. Dự án về một bộ phim tài liệu về sự nhận thức. Được rồi, các bạn đều thấy cái gì đã thay đổi phải không? Bao nhiêu trong số các bạn đã nhận thấy rằng tất cả các ông vuông kia đều đã đổi màu? Tất cả. Để tôi chạy nó lại. Thậm chí khi các bạn đã biết là chúng sẽ đổi màu vẫn khó để nhận ra. Các bạn phải tập trung để nhận thấy được điều đó. Còn đây là một ví dụ về một hiện tượng mà hiện nay đang được nghiên cứu khá nhiều. Nó là hiện tượng mà tôi đã suy đoán ở những trang cuối trong cuốn sách năm 1991 của tôi "Consciousness Explained" trong đó tôi đề cập đến những thí nghiệm như thế này, các bạn sẽ thấy được rằng nhiều người không thể nhận thấy được cả những biến đổi lớn. Nếu có thời gian tôi sẽ cho các bạn xem một trường hợp khủng hơn nữa. Vậy làm sao mà khi đang có những biến đổi kia mà chúng ta lại không hề nhận thấy được chúng? Hôm nay, Jeff Hawkins đã nói về cách mà mắt chúng ta cử động, mắt chúng ta di chuyển qua lại ba bốn lần trong một giây. Anh ấy không nói đến tốc độ. Mắt các bạn luôn trong trại thái cử động, di chuyển quanh, nhìn vào mắt người khác, mũi, khuỷu tay, nhìn vào những thứ hấp dẫn trong thế giới. Và những nơi mà mắt các bạn không nhìn, các bạn làm suy giảm đi rất nhiều tầm nhìn của các bạn. Bởi vì ở đằng sau hốc mắt các bạn, nơi có độ phân giải cao, chỉ to bằng khoảng móng tay cái được giữ ở khoảng cách một cánh tay. Đó là phần chi tiết. Theo cảm giác thì không phải như thế phải không? Có vẻ như không phải là thế, nhưng thật ra là như vậy. Các bạn nhận được ít thông tin hơn là các bạn nghĩ. Đây là một hiệu ứng khác. Đây là một bức tranh bởi Bellotto. Nó ở viện bảo tàng ở North Corolina. Bellotto từng là học trò của Canaletto. Tôi rất thích những bức tranh như thế này -- bức tranh thật to cũng khoảng bằng kích cỡ ở đây. Và tôi rất thích những bức của Canaletto bởi vì chúng rất chi tiết và các bạn có thể đến gần và thấy những chi tiết đó trên bức tranh. Và tôi đã đi dọc qua sảnh đường ở North Carolina ơởi vì tôi nghĩ rằng đó hẳn phải là một bức tranh của Canaletto và cũng sẽ có những chi tiết nhỏ. Và tôi đã nhận thấy rằng trên chiếc cầu kia, có rất nhiều người -- các bạn chỉ vừa đủ thấy chúng đi ngang qua cầu. Và tôi đã nghĩ rằng khi tôi lại gần tôi sẽ nhìn thấy được chi tiết của từng người nhìn thấy được quần áo họ và vân vân. Nhưng khi tôi đến gần và gần hơn, tôi đã thốt lên. Tôi đã hét lên bởi vì khi tôi đến gần, tôi đã nhận thấy rằng chẳng có chi tiết nào cả. Chỉ có những vết chấm màu được phân bố một cách khéo léo. Và khi tôi bước lại gần bức tranh, tôi đã mong chờ những chi tiết mà đã không có ở đó. Người nghệ sỹ đã gợi một cách khéo léo những con người và áo quần và những chiếc xe ngựa và những thứ khác và não tôi đã nhận được những gợi ý đó. Các bạn đều quen thuộc với một công nghệ gần đây -- ở đó. Các bạn có thể xem kỹ hơn các vết chấm. Khi các bạn lại gần chúng chỉ là những vết chấm màu. Hẳn các bạn đã được thấy cái này -- đây là hiện tượng ngược lại. Để tôi cho các bạn xem lần nữa. Vậy não của bạn làm gì khi nó nhận được sự gợi ý? Khi một hay hai vết chấm khéo léo của một họa sỹ gợi ý đó là một con người -- ví dụ như một xã hội nhận thức nhỏ bé của Marvin Minsky -- chúng có sai những họa sỹ tý hon đến và vẽ thêm chi tiết trong não các bạn ở đâu đó chăng? Tôi không nghĩ như thế. Vậy thì nó là như thế nào? Các bạn còn nhớ câu giải thích của nhà triết già về cô gái bị cưa đôi không? Nó là cùng một thứ. Não của các bạn chỉ làm cho các bạn nghĩ rằng những chi tiết kia có ở đó. Các bạn nghĩ rằng các chi tiết kia ở đó, nhưng chúng không có ở đó. Bộ não không hề đặt những chi tiết kia vào đầu các bạn. Nó chỉ làm cho bạn mong chờ những chi tiết kia. Chúng ta hãy thử nghiệm nhanh xem. Hình thù ở bên trái có giống hình thù ở bên phải nêu xoay ngang nó không? Có. Bao nhiêu trong số các bạn đã xoay hình bên trái trong đầu để xem xem nó có trùng hình bên phải không? Bao nhiêu trong số các bạn xoay hình bên phải? Làm sao các bạn biết được đó là những gì các bạn đã làm? (Tiếng cười) Đã có một cuộc tranh luận rất thú vị trong vòng 20 năm nay trong môn khoa học liên quan đến nhận thức -- nhiều cuộc thí nghiệm bắt đầu bởi Roger Shepherd, người mà đã đó vận tốc góc của những hình ảnh trong đầu. Vâng, có thể làm được điều đó đấy. Nhưng những chi tiết của toàn bộ quá trình vẫn còn đang được tranh cãi. Và nếu các bạn đọc sách vở, một trong những thứ mà các bạn phải thừa nhận là thậm chí khi các bạn là nhân vật được thí nghiệm, các bạn vẫn không biết. Các bạn vẫn không biết các bạn làm điều đó như thế nào. Các bạn chỉ biết các bạn có những niềm tin cụ thể nào đó. Và chúng đến theo một trình tự và vào những thời điểm cụ thể. Và điều gì giải thích rằng đó chính là những gì các bạn nghĩ? Đó là lúc mà các bạn phải ra đằng sau sân khấu và hỏi nhà ảo thuật gia. Đây là một hình mà tôi thích: Bradley, Petrie và Dumais. Có thể các bạn nghĩ rằng tôi đã ăn gian rằng tôi đã làm cho viền quanh trắng hơn bình thường. Bao nhiêu trong số các bạn có thể thấy cái phần viền quanh đó với một hình lập phương ở đằng trước những hình tròn? Các bạn thấy không? Các bạn biết đấy, ranh giới đúng là ở đó. Não bộ các bạn đang đo đạc ranh giới đó cái ranh giới mà hiện đang ở đó. Nhưng có hai cách nhìn cái hộp lập phương đó phải không? Nó là một hình lập phương Necker. Mọi người đều thấy cả chứ? Các bạn có thể thấy bốn cách để thấy hình lập phương không? Bởi vì còn cách nữa. Nếu các bạn nhìn thấy khối đó đang trôi lơ lửng trước mấy hình tròn màu đen, đó chính là cách nữa. Như một khối lập phương, trước một nền đen, được nhìn qua một chiếc pho mát Thụy Sỹ. (Tiếng cười) Các bạn nhận ra rồi phải không? Bao nhiêu người không thấy được? Cái này sẽ giúp các bạn. (Tiếng cười) Bây giờ các bạn thấy rồi đó. Có hai hiện tượng khác nhau. Khi các bạn nhìn khối lập phương theo một chiều, đằng sau màn hình, những ranh giới đó biến đi. Nhưng vẫn còn cái cảm giác tự làm đầy, như ta có thể thấy khi nhìn vào đây. Chúng ta không có vấn đề gì để thấy khối lập phương, nhưng màu đang thay đổi ở đâu? Liệu não các bạn có phải phái những họa sỹ tý hon đến đó? Những họa sỹ tý hon màu tím và màu xanh lá cây tranh giành nhau vẽ cái phần đằng sau màn chắn kia chăng? Không. Não các bạn cho nó qua. Não các bạn không cần phải tự làm đầy chỗ đó. Khi tôi mới bắt đầu nói về ví dụ Bradley, Petrie, Dumais mà các bạn vừa thấy -- để tôi bật lại -- Tôi đã nói rằng không hề có sự tự làm đầy ở đằng sau. Và tôi cho rằng đó là sự thật luôn có thật. Nhưng Rob Van Lier gần đây đã cho thấy điều đó không phải thế. Nếu các bạn nghĩ rằng các bạn đang thấy một màu vàng nhạt -- Để tôi chạy nó lại vài lần. Các bạn hãy nhìn vào những vùng màu xám và thử xem các bạn có thấy cái gì đó như bóng đen chạy ở đó không -- đúng đấy! Hay nhỉ. Không có gì ở đó cả. Đó cũng không trò lừa mẹo. [ "Thất bại trong việc nhận thấy những thay đổi trên màn hình" ] Đây là nghiên cứu của Ron Rensink, được lấy cảm hứng phần nào từ một sự gợi ý ngay ở cuối cuốn sách. Để tôi dừng cái này một lát. Đây là hiện tượng không nhận ra được các thay đổi. Những gì các bạn sẽ được xem là hai bức tranh, một bức sẽ khác bức kia. Các bạn thấy đây là một mái nhà màu đó và một màu xám và ở giữa chúng sẽ có một màn chắn mà thật ra chỉ là một hình trống, kéo dài khoảng một phần tư giây. Vậy là các bạn sẽ thấy một bức tranh, rồi màn chắn. Rồi hình thứ hai, rồi màn chắn. Và sẽ tiếp tục như thế và nhiệm vụ các bạn là bấm nút khi các bạn đã thấy được cái gì đã đổi. Cho hình đầu hiện trong khoảng 240 mili giây. Hình trống. Cho hình tiếp hiện trong 250 mili giây. Hình trống. Và tiếp tục như thế, cho đến khi người tham gia thí nghiệm ấn nút và nói rằng "Tôi thấy cái gì đã đổi rồi." Giờ chúng ta sẽ là những người tham gia thí nghiệm. Chúng ta sẽ bắt đầu với một hình dễ. Một vài ví dụ. Không có khó khăn gì. Mọi người đều thấy cả chứ. Những người thí nghiệm của Rensink cũng chỉ cần hơn một giây để bấm nút. Các bạn có thể thấy cái này không? 2.9 giây. Bao nhiêu người không thấy? Cái gì đang ở trên mái nhà của cái nhà chứa kia? (Tiếng cười) Dễ mà. Đây là một cái cầu hay là một cái cảng? Tôi sẽ cho các bạn xem thêm vài cái khủng nữa rồi tôi sẽ tắt. Tôi muốn cho các bạn xem vài cái độc đáo. Cái này khá to nhưng cũng khá khó. Các bạn thấy không? Khán đài: Có Các bạn thấy mấy cái bóng chạy qua chạy lại phải không? 15 giây rưỡi là thời gian trung bình cho những người thí nghiệm. Tôi thích cái này. Tôi sẽ kết thúc với cái này, chỉ vì nó là một thứ rất rõ ràng và quan trọng. Bao nhiêu người vẫn không thấy? Có bao nhiêu máy chạy trên cánh của chiếc Boeing đó? (Tiếng cười) Ngay ở giữa bức tranh! Cảm ơn các bạn đã tham gia. Những gì tôi đã muốn cho các bạn thấy là các nhà khoa học sử dụng các phương pháp người thứ ba có thể cho các bạn biết nhiều thứ về sự nhận thức của các bạn mà các bạn đã không hề mơ đến. Và rằng thật ra các bạn không phải là người cầm quyền chính nhận thức của các bạn. Và chúng ta đang tiến tới với thuyết nhận thức. Jeff Hawkins, sáng nay, đã miêu tả nỗ lực của anh ấy xây dựng nên một thuyết lớn về thần kinh học. Và anh ấy đúng. Đó là một vấn đề. Một trưởng phòng y học ở Harvard đã từng nói "Trong phòng thí nghiệm của chúng tôi, chúng tôi có một câu nói. Nếu bạn làm việc với một nơ-ron thì đó là thần kinh học. Nếu bạn làm việc với hai nơ-ron thì đó là tâm thần học." (Tiếng cười) Chúng ta cần phải có nhiều thuyết hơn và nó có thể đến từ trên xuống. Cảm ơn các bạn nhiều. Nhà hàng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung là một ngành lãng phí nhất nhất trên thế giới. Hiện tại ở Anh, để tạo nên 1 calorie thức ăn cho chúng ta, cần phải dùng hết 10 calories khác. Đó thực sự là 1 con số lớn. Tôi muốn chọn 1 vấn đề khác khiêm nhường hơn để luận bàn. Hôm nay, tôi đã tìm thấy thứ này trong chợ của những người làm trại. Nếu ai muốn mang nó về nhà để ngâm nó, thì xin cứ tự nhiên. Chỉ là một củ khoai tây bé nhỏ. Và tôi đã mất 1 thời gian dài - 25 năm - để chuẩn bị những thứ này. Và nó đã thực sự trải qua tám dạng thể khác nhau trong suốt cuộc đời. Đầu tiên, nó được trồng và lấy năng lượng. Nó phát triền và được chăm sóc. Sau đó thu hoạch. Và phân phối, Và phân ở quy mô lớn. Sau đó nó được bán đi và mua lại, Và nó đến tay tôi. Tôi đơn giản nhận lấy, sơ chế, và rồi mọi người ăn - hy vọng là họ thấy ngon. Và khâu cuối cùng là chất thải. Và đây là khâu mà tất cả mọi người đểu không để tâm, coi trọng. Có rất nhiều loại lãng phí khác nhau. Lãng phí thời gian, lãng phí không gian, lãng phí năng lượng, và lãng phí chất thải. Và trong tất cả cá lĩnh vực tôi từng làm việc trong suốt năm năm qua Tôi cố gắng để giảm thiểu mỗi thứ trong số các nhân tố này. Okey. Bạn sẽ hỏi vậy thì một nhà hàng "bền vững" thì trông như thế nào. Nó chỉ đơn giản giống như bất kỳ một nhà hàng nào khác. Và đây chính là nó. Nhà hàng "Acorn House". Trước và sau. Vậy hãy để tôi giới thiệu cho các bạn qua một vài ý tưởng. Sàn: bền vững, tái chế. Ghế: được tái chế và có thể tái sử dụng Bàn: Uỷ ban lâm nghiệp. Đây là gỗ thuộc ủy ban Lâm nghiệp Nauy Chiếc ghế dài này, mặc dù nó thật không thoải mái cho mẹ tôi - bà không thích ngồi cái ghế này, nên bà đã đi mua những cái đệm từ những địa điểm bán hàng giảm giá ở địa phương - tái sử dụng, một việc rất hữu ích. Tôi ghét cái gì uổng phí, đặc biệt là những bức tường. Nếu nó không làm được gì, hãy treo kệ lên đó, như tôi đã làm. Và như vậy tôi có thể giới thiệu tất cả các sản phẩm của mình tới khách hàng. Và toàn bộ việc kinh doanh này đều sử dụng nguồn năng lượng bền vững. Đây là năng lượng tạo bằng sức gió. Tất cả bóng đèn đều là bóng đèn tích kiệm năng lượng. Sơn là loại ít hóa chất, đều này rất quan trọng khi mà bạn làm việc cả ngày ở trong phòng. Tôi đã có kinh nghiệm với những thứ này - Tôi không biết liệu các bạn có thấy không - Nhưng ở đó có một bề mặt làm việc. Và đó là chất nhựa dẻo. Và tôi đã nghĩ, ah tôi đang cố nghĩ tự nhiên, tự nhiên, tự nhiên. Nhưng tôi nghĩ, không, không, thử nghiệm với hạt nhựa, thử nghiệm với chất nhựa. Liệu chúng có giúp tôi sống lâu hơn? Chúng có thể. Đúng, đây là một máy pha cà phê được tái sử dụng. Nó thực sự trông tốt hơn cái mới - và trông cũng khá ổn ở vị trí đó. Giờ tái sử dụng là sống còn. Và chúng tôi tự lọc nguồn nước. Chúng tôi cho nước vào chai, làm lạnh và sử dụng cái chai đó hết lần này qua lần khác. Và đây là một ví dụ nhỏ mà quan trọng Như bạn nhìn thấy, cây cam này đang lớn dần lên trong một cái lốp xe, mà đã được lộn mặt trong ra ngoài và khâu lại. Nó được bón phân vi sinh, và có một cây cam đang trồng trong đó, thật là tuyệt. Đây là phòng bếp, ở trong cùng không gian đó. Về cơ bản tôi thiết kế một thực đơn mà cho phép mọi người chọn khối lượng và tỷ lệ thức ăn mà họ muốn ăn. chứ không phải là theo ý của tôi. mọi người được phép gọi cho mình nhiều hay ít như họ muốn. Okay, đó là một cái bếp nhỏ. Chỉ khoảng 5 square meters. Nó có thể phục vụ 220 người mỗi ngày. Chúng tôi cũng thải ra rất nhiều rác. Và đây là phòng chứa rác. Bạn không thể nào tránh khỏi rác thải. Nhưng câu chuyện của tôi không phải nhằm là loại trừ rác, mà chỉ là hạn chế nó tới mức thấp nhất. Tại đây chúng tôi nấu ăn và các loại hộp là thứ mà không thể tránh được. Tôi cho các chất thải thực phẩm vào máy ngâm, khử nước, sấy khô chuyển hóa thức ăn thành các loại vật liệu và như vậy tôi có thể tích trữ và làm thành phân vi sinh sau đó. Tôi bón phân trộn trong khu vườn này. Tất cả đất như các bạn nhìn thấy ở đây về cơ bản là thức ăn, mà đã bị nhà hàng thải ra, và nó đang lớn dần trong những cái chậu được làm cây bị gió bão giật đổ hay trong những thùng rượu và những thứ tương tự như thế. Ba thùng chứa phân vi sinh - xử lý khoảng 70 cân 1 tuần rác thải từ các loại rau tươi thực sự rất tốt. Cũng có một số hộp nuôi sâu trong đó. Thực sự có một hộp trong số đó rất bự; tôi đã nuôi rất nhiều sâu trong đó. Và đã cố gắng kiếm các loại đồ ăn thừa khô, bỏ vào trong đó cho lũ sâu, và "đây, bữa tối của chúng mày đây" Nó giống như một loại khô bò bằng rau, và tiêu diệt tất cả bọn chúng. Tôi không biết có bao nhiêu con sâu trong đó, nhưng tôi sắp có vài tai họa đang đến, tôi sẽ nói cho các bạn. (Cười) Cái các bạn đang nhìn đây là hệ thống lọc nước. Nó dẫn nước ra ngoài nhà hàng, chạy qua những máng bằng đá này - có chứa bạc hà bên trông - và tôi dùng nó để tưới cây. Và cuối cùng tôi muốn tái sử dụng, tôi đưa trở lại nhà vệ vinh, có thể dùng để rửa tay, tôi cũng không biết nữa. Và nước là một phạm trù rất quan trọng. Tôi bắt đầu suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này và tạo nên một nhà hàng tên là Waterhouse - ngôi nhà nước. Nếu tôi có thể biến Waterhouse trở thành một nhà hàng không carbon nghĩa là không tiêu thụ ga, thì sẽ thật là tuyệt. Tôi cố gắng để thực hiện điều đó. Nhà hàng này thì trông hơi giống với Acorn House - cũng vẫn những cái bàn, cái ghế này. Chúng đều có nguồn gốc từ Anh và bền vững hơn một chút. Nhưng đây là một nhà hàng chạy bằng điện. Tất cả mọi thứ đều là điện, nhà hàng và bếp. Nó chạy bằng năng lượng điện hydrô, như vậy tôi đã đi từ không khí tới nước. Giờ rất quan trọng để hiểu rằng căn phòng này được làm mát bằng nước, nóng bằng nước, tự lọc nguồn nước, và phát điện bằng nước. Bởi vậy nói một cách văn hoa nó chính là "Ngôi nhà nước" Hệ thống điều chỉnh không khí bên trong, tôi đã tránh sử dụng điều hòa không khí, bởi vì tôi nghĩ rằng sẽ không phải dùng quá nhiều ở đó. Đây là hệ thống xử lý không khí cơ bản. Tôi lấy nhiệt độ từ kênh đào bên ngoài, bơm qua cơ chế trao đổi hơi nóng, và nó chuyển qua những cái quạt gió trên mái, và kết quả, nó thổi nhẹ nhàng lên bầu không khí trong nhà hàng, làm mát hoặc sưởi ấm khách hàng, theo đúng nhu cầu. Và đây là máy khuếch tán không khí của Anh. Nó điều chỉnh nhẹ nhàng dòng không khí qua phòng. Và rất tiên tiến, không dùng điều hòa không khí - Tôi thích điều này. Trong cái kênh đào bên ngoài nhà hàng, Có hàng trăm cái ống dẫn xoáy. Nó lấy nhiệt độ từ kênh đào và dẫn vào hệ thống trao đổi không khí "4 độ" Tôi không biết nó vận hàng thế nào, nhưng tôi đã phải chi rất nhiều tiền cho nó. (Cười) Và điều tuyệt vời là một trong những bếp trưởng làm việc trong nhà hàng đó sống trên con thuyền này - không kết nối mạng lưới điện, nó có nguồn điện tự phát ông ta cũng tự trồng các loại cây ăn quả, thật là kỳ diệu. Không có tai nạn tại các nhà hàng này. Acorn House là môi trường của gỗ, Waterhouse là ngôi nhà của nước, và tôi đang suy nghĩ, vậy thì tôi sẽ làm, 5 nhà hàng dựa trên năm vị thuốc châm thuốc đặc thù của Trung Quốc. Tôi đã có nước và gỗ. Tôi đang định làm với lửa. Tôi đã có kim loại và đất để tiến hành. Và bạn cũng đã bắt đầu tìm kiếm xung quanh không gian của mình. Okay. Và đây là dự án tiếp theo của tôi. Tròn 5 tuần tuổi, đứa con của tôi, và nó đang rất đau đớn. The People's Supermaket - Siêu thị của mọi người. Về cơ bản, dù sao những nhà hàng này chỉ thực sự hấp dẫn những khách hàng mà tin tưởng vào những gì tôi đang làm Cái tôi cần làm là mang thực phẩm tới một lượng khách hàng lớn hơn. Bởi vậy mọi người - ví dụ: có lẽ phần nhiều là tầng lớp lao động - hay những người thực sự tin tưởng vào sự hợp lực. Đây là một doanh nghiệp xã hội, không phải một siêu thị hoạt động vì lợi nhuận. Nó thực sự là về sự không liên kết mang tính xã hội giữa thực phẩm, cộng đồng trong môi trường đô thị và mối quan hệ của họ với những người nuôi trồng ở nông thôn - kết nối những cộng đồng ở London tới những người nuôi trồng ở nông thôn. Thực sự rất quan trọng. Tôi cam kết sử dụng cà chua, sữa. tỏi tây và broccoli - tất cả những thứ rất quan trọng. Tôi giữ lại những ván sàn, Tôi giữ lại những cái hòm, sử dụng những tủ lạnh cũ, Tôi mua những ngăn để tiền tái chế, những chiếc xe kéo cũ. ý tôi là, tất cả mọi thứ đều là "siêu bền vững" Thực tế, tôi đang cố gắng và sẽ thực hiện dự án siêu thị bền vững nhất trên thế giới. Đó là không có rác thải thực phẩm. Và vẫn chưa ai làm điều đó cả. Thực tế, Sainbury's, nếu các ngài đang xem, thì hãy thử đi. Tôi sẽ tới đích trước đó. Tự nhiên không bao giờ tạo những cái dư thừa không tạo ra rác thải như vậy. Mọi thứ trong tự nhiên đều được sử dụng hết trong một chu trình liên hoàn khép kín khi mà rác thải lại là một sự khởi đầu. Và điều đó đôi khí trở thành động lực cho tôi. Và đó cũng là một tuyên ngôn quan trọng cần phải hiểu. Nếu chúng ta không đứng lên làm một điều gì đó để thay đổi và nghĩ về các loại thực phẩm bền vững, nghĩ về cái bản chất bền vững tự nhiên của nó, thì chúng ta có thể sẽ thất bại. Nhưng - tôi muốn đững lên và chỉ ra cho các bạn rằng chúng ta có thể làm được nếu chúng ta sống có trách nhiệm hơn. Những cơ sở kinh doanh ý thức về vấn đề môi trường là những thứ có thể làm được. Chúng ở ngay đây. Từ này tới giờ, bạn cũng đã nhìn thấy những gì tôi vừa làm cho 3 nhà hàng này. Tôi vẫn còn một vài dự án nữa phải hoàn thành. ý tưởng vẫn còn ở thời kỳ phôi thai. Nhưng tôi nghĩ nó rất quan trọng. Tôi nghĩ nếu chúng ta giảm bớt, tái sử dụng, và từ chối sử dụng các sản phẩm ko thân thiện với môi trường và tái chế - thì câu trả lời đã nằm ngay ở đó. Tái chế là điều cuối cùng tôi muốn làm. Nhưng đó là nguyên lý 4R (recycle, reduce, reuse, refuse), thay cho 3R (Reduce, reuse, refuse) Và tôi nghĩ chúng ta đang trên đường tiến tới đích. 3 nhà hàng này có thể không hoàn hảo - chúng mới chỉ là ý tưởng. Tôi nghĩ có rất nhiều vấn đề còn tồn tại, nhưng nếu được giúp đỡ, tôi tin chắc tôi sẽ tìm ra giải pháp. Vậy tôi mong tất cả các bạn sẽ giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều! Tôi là Chris Nowinski, và kỳ lạ là nếu bạn từng gặp tôi 5 năm trở về đây, tôi sẽ hỏi bạn, sau vài phút, một câu hỏi hơi kì quặc: Tôi có thể lấy não bạn không? Hiện tại câu hỏi này hơi kì lạ vì bạn chưa biết câu chuyện của tôi nên tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Tôi lớn lên ở vùng ngoại ô của Chicago, và tôi là một vận động viên, và tôi đã rất may mắn khi được chọn chơi bóng cho trường đại học Harvard. Và đó là tôi. Và sau khi tốt nghiệp, như hầu hết sinh viên tốt nghiệp trường Harvard, tôi quyết định tham gia WWE. Đó cũng chính là tôi. (cười) Chắc hẳn bạn nhớ tôi từ chương trình Monday Night Raw năm 2002 và 2003, tôi có khoảng thời gian tuyệt vời được mọi người gọi cách thân mật là Chris Harvard, kẻ kiêu ngạo từ Ivy League. (cười) Điều đó thật hoàn hảo đối với tôi. Nhưng không may, Tôi bị đá trúng đầu bởi Bubba Ray Dudley, đồng nghiệp của tôi và tôi bị chứng thương nghiêm trọng Và nó mang tới những hậu quả kéo dài: đau đầu kinh niên, mất ngủ, trầm cảm, đầu óc quay cuồng Trong năm đầu tiên ấy, tôi đã cố tìm cách làm sao cho cơn đau này biến mất. Tôi không nhận được câu trả lời tôi cần từ bác sĩ thế nên tôi bắt đầu tìm hiểu sâu về tài liệu y học. Và tôi đã tìm được những câu chuyện về chứng đau đầu. Điều chúng ta chưa từng đề cập. Nên tôi quyết định viết sách về nó, tên " Trò chơi bằng đầu: Cuộc khủng khoảng chấn thương trong trận bóng" xuất bản vào 2006. Nhưng trong quá trình tìm hiểu, tôi hiểu rằng nó không chỉ là những cơn đau đầu. Tôi học được về căn bệnh tên chấn thương mãn tính ở não (CTE). Bệnh mà chúng ta từng gọi là rượu tẩn, vì ta chỉ biết nó từ những võ sĩ đánh nhau Chúng ta biết khi đánh vào đầu rất nhiều lần như võ sĩ tấn công nhau, làm cho bộ bão cơ bản dần dần bị hỏng, bị thoái hóa Và họ có những triệu chứng như như vấn đề về trí nhớ và vấn đề về nhận thức trầm cảm, tăng cường ham muốn kiểm soát, muốn gây hấn. Về cơ bản, tôi được Tôi đã bị chấn thương đúng vào thời điểm khi có hai bệnh nhân NFL đầu tiên được nghiên cứu về chứng bệnh đau đầu kinh niên Và hóa ra cả hai đều mắc bệnh đau đầu này. Người thứ nhất là Miken Webster, 50 tuổi, bị mắc chứng mất trí nhớ Người thứ hai là Terry Long, 45 tuổi khi anh ta mắc căn bệnh này Một nhà nghiên cứu y học ở Pittsburgh quyết định khám phá bộ não của họ và tìm ra chứng bệnh này. Tôi viết trong một chương của cuốn sách và tôi nghĩ mọi người có thể tạo ra nhiều suy diễn từ đó Nhưng thật bất ngờ, ngay cả khi hai trường hợp đầu tiên điều trị tích cực cũng không có một thông tin chính thống nào về họ, Điều đó sẽ làm cho trong bóng đá có nhiều cầu thủ mắc CTE Khi cuốn sách được xuất bản, không phải mọi chuyện từng diễn ra đều được kể lại Rồi một ngày tôi đọc một tạp chí, ngày 20/10/2006 tôi tìm ra Andre Waters và tìm hiểu về cuộc đời anh ấy. Như một người biết về bóng đá Andre Waters là một trong số người tôi rất muốn gặp. Cựu tuyền thủ Philadelphia Eagles khi còn rất khỏe mạnh vào năm 44 tuổi, khi đang là huấn luyện viên đội hình 2 anh ta qyết định tự sát bằng súng. Trong bài báo đó, họ nhắc tôi rằng tên của ông ấy là Dirty Waters Ông ấy được biết bởi chứng bệnh ông ta mắc và tôi nghĩ tôi cần gặp người này anh ấy đã từng nói về những chấn động anh ta mắc. Và tôi đã tìm được một chỉ dẫn từ năm 1994 về nơi mà Andre Waters nói, Tôi dừng đến cơn đau đầu tại số 15(?) Tôi không muốn nói điều gì cả. tôi chỉ muốn nêm ít muối(?) và quay lại đây sau Và tôi nghĩ, tôi bất ngờ nếu anh ta có thể cũng bị CTE. Nếu như điều đó có thể góp vào nguyên nhân làm anh ta tự sát Nên tôi liên lạc với vị bác sĩ tìm hiểu về hai bệnh nhân đầu tiên, và như tôi nói "Này, tôi nghĩ bạn nên nghiên cứu về Andre Waters". Và vị bác sĩ trả lời :"tôi rất hân hạnh". Một vấn đề là, hai bệnh nhân đều đã chết ở quận mà tôi đang làm việc. và tôi cần tìm hiểu về họ như là một phần công việc của tôi Tôi không thể làm việc với Andre Waters, anh ta đã chết ở Florida Nếu bạn muốn tôi tìm hiểu về anh ta, bạn sẽ phải tìm cách làm thế nào để lấy được bộ não của anh ta? Và tôi nói, "ok" Làm thế nào để lấy một bộ não được đây? (Cười) Có lẽ tôi đã kìm giữ bộ não của mình và tôi nghĩ, sao mình không liên lạc với nhà nghiên cứu kia ngườ có bộ não mà tôi cần vào lúc này Nên tôi đã gọi cho nhà nghiên cứu tại Florida, và tôi hỏi: " Xin chào,ngài không biết tôi, nhưng ngài vẫn giữ bộ não của Andre Waters chứ?" (Cười) Và anh ta trả lời: "Có, tôi vẫn giữ". Tôi hỏi: " Được, thế ngài có nghiên cứu anh ấy với chứng bệnh CTE chứ?" Và anh ta nói không, vào thời gian đó anh ta không tin đó là một bệnh thực sự Tôi hỏi:"Tuyệt, nếu anh không phiền, anh thấy sao nếu tôi mượn bộ não đó?" Và anh ta đạp rằng" ồ, chàng trai trẻ tuổi Tôi không thể đưa anh bộ não." Anh cần sự cho phép từ gia đinh Andre Waters Nhưng nếu anh có được sự cho phép của gia đình họ Tôi sẽ gửi bộ não cho anh Và tôi nói: "Tôi chấp nhận" Rồi tôi nhân ra tôi phải tìm kiếm người thân Andre Waters và hỏi họ, và hóa ra chỉ còn mẹ của anh ta, cụ đã 88 tuổi. Rồi tôi ngồi đó, thở dài và tôi nghĩ "Liêu tôi có sẵn sàng lạnh lùng gọi cho một người mẹ khốn khổ, người vừa mất một người con do tự tử. Và có điều gì đó trong tôi nói: "Đừng làm thế" Điều đó thật quá sức với một người phụ nữ khổ đau nghĩ Bà ấy đã suy nghĩ quá nhiều rồi. Rồi dọng nói của bà ấy vang lên trong đầu tôi "Cậu biết không?" Nếu những người đang chết dần bởi căn bệnh đó, và ta cần tìm hiểu nó để trong tương lai, nếu chuyện đó xảy ra với người khác cậu có thể lấy nó đi và làm một điều gì dù rất khó khăn. Và tôi gọi cho bà Cuộc thứ nhất, không ai nghe máy. Rồi cuộc thứ hai, không ai trả lời, cuộc thứ ba, không có một lời nhắn Đế lần thứ 15, tôi đã nhận được câu trả lời Và ơn Trời, gia đình Andre Waters đã rất hòa nhã trong cuộc trò chuyện, và nói "Anh biết không, chúng tôi rất muốn biết chuyện gì đã diễn ra với Andre" Tôi muốn biết tại sao con tôi thay đổi nhiều đến thế trong năm năm cuối đời. Và chúng tôi nghiên cứu về bộ não đó Và nhận ra anh ta đã mắc CTE Anh ấy trở thành bệnh nhân thứ ba được phát hiện với căn bệnh này. Và nó giống như là anh ấy đã ở đâu đó giữa sự thanh thản và căng thẳng Tóm lại, chúng ta đã có 3/3 bệnh nhân ở đây Và những điều cần thiết đó dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn Có thể một vài điều gì đó đã diễn ra Nên tôi gây chấn động khi bắt đầu từ tổ chức Concussion Legacy Foundation khi chính thức bắt đầu và nó không giống như vài gã gọi hỏi các bộ não Và tôi tìm kiếm trên toàn thế giới Và tôi đã cùng làm với một đội tìm kiếm tốt nhất mà tôi biết Và chúng tôi hợp tác với đại học Boston chúng tôi hợp tác với các nhà khoa học tại VA ở Boston và chúng tôi đến ngân hàng bộ não hóa ra, nếu bạn muốn biết làm thế nào để chữa bệnh thoái hóa não. bạn phải bắt đầu bằng cách thật sự tìm hiểu về những bộ não. Tại một ngân hàng, chúng tôi có một trung tâm đầu tiên về CTE trên thế giới. Điều đó không chỉ được nghiên cứu một cách chính thức Và chúng tôi bắt đầu tại ngân hàng bộ não, và công việc của chúng tôi là về bộ não với bác sĩ Ann McKee và ngân hàng của họ, đúng vào trọng tâm Chúng tôi cũng làm việc với bác sĩ Bob Stern,bác sĩ Robert Cantu thật sự có những sự hỗi trợ khoa học tuyệt vời cho đội của tôi Công việc của chúng tôi là nghiên cứu về bộ não Và tôi đã rất thành công trong những năm đầu Đến 2007. tôi đã bắt đầu đọc cáo phó mỗi ngày Và đó là một con đường khó khăn Và điều đó rất vất vả đối với tôi và thậm chí còn tồi tệ hơn hoàn cảnh những gia đình nghèo mà tôi đã gọi từ mười năm trước, để hỏi về bộ não của họ Và ngay từ ban đầu, nó đã bắt đầu "ăn mòn" tôi Tôi quyết định, bạn biết không? tôi có thể tìm một cách khác để mọi người có thể đóng góp bộ não cho nghiên cứu. Và tôi nhận ra, điều gì sẽ xảy ra nếu ta tạo ra một văn hóa ủng hộ não trong nước? Điều gì sẽ xảy ra khi các vận động viên hiến tặng bộ não của họ sau khi họ chết? Và đó là lí do vì sao tôi bắt đầu đăng kí hiến tặng não Và tôi bắt đầu hỏi các vận động viên Nếu họ cam kết công khai để hiến não cho khoa học. Và điều đó bắt đầu khi. môt vận động viên khúc quân cầu vào năm 2009 Một trong những người cam kết đầu tiên là cựu cầu thủ khúc quân cầu ở Harvard Noah Welch, người đã ở trong NHL một thời gian Dù rằng điều đó là rất lâu để mọi người hiểu căn bệnh đó là như thế nào. Nên khi tin đó lên trang nhất "Noah Welch hiến não cho khoa học" anh ấy nói anh đã đến phòng lưu trữ trước đó một trong các thành viên kéo anh ấy sang một bên và hỏi, "Này, tôi nghe nói anh hiến não cho khoa học?" NW đáp "Đúng". Và anh ta châm chọc: "Vậy cậu sẽ bỏ lỡ không biết bao nhiêu cuộc vui?" (Ý nói mất não chơi sẽ gà) (cười) Một câu chuyện có thật. (Cười) Nhưng chúng tôi đã có những thành tích đáng ngưỡng mộ Khi có 2500 vận động viên đăng kí. Họ nhận được thẻ đóng góp và họ giữ nó trong ví Đây là thẻ của tôi, và tôi là người đóng góp đầu tiên, và nó ghi một. Và tôi sẽ hiến bộ não của mình cho họ. Chúng tôi đã rất may mắn khi có nhiều người như Brandi Chanstain, tượng đài về nữ cầu thủ bóng đá NASCAR's Dale Earnhardt Jr. Chỉ hai tuần trước, cầu thủ bóng đá Nic Buoniconti người bị chuẩn đoán mắc bệnh mất trí nhớ, đã đồng ý hiến tặng não Nên điều đó thật tuyệt vời, và nhiều điều tốt đẹp đang biễn ra Hệ thống não đã làm việc để thay đổi cách chúng ta có được một bộ não. Và giờ, thay vì chúng tôi phải tự liên lạc thì giờ các gia đình tìm đến chúng tôi Tổng đài của chúng tôi đổ chuông từng hồi Và giờ tôi có thể nói về trọng tâm của những thông tin này hướng tới chúng ta sẽ điều trị thế nào, chúng tôi làm việc thế nào để phòng chống căn bệnh. và con đường chúng tôi đi đã đơn giản hơn rất nhiều Đó sẽ là những hướng chính mà chúng tôi sẽ làm trong những năm tiếp theo khi các vận động viên đã hiến bộ não của họ Vấn đề này là chúng ta sẽ tìm hiểu được những gì Nên khi chúng ta bắt đầu chương trình này chỉ có 45 bộ não trên toàn thế giới về bệnh đau đầu được lưu trữ ở ngân hàng não chỉ có ngần đó bộ não để nghiên cứu trong ngân hàng Vào thời điểm này, chúng tôi đã nhận được 500 bộ não và tìm ra 300 bộ trong số đó mắc CTE. Nếu xét điều đó theo trường phái, phần còn lại của thế giới sẽ không nghiên cứu được 100 bộ não đến khi chúng tôi bắt đầu. Điều mà chúng tôi nghĩ đến là vô cùng khủng khiếp. Một song số chúng tôi đã nhận ra những hướng đi chính vào tháng 7 trên tờ báo "New Your Times". Và trong một nghiên cứu gần đây chúng tôi xuất bản trong 111 bệnh nhân NFL đầu tiên chúng tôi tìm ra có 110 người có vấn đề với chúng đau đầu kinh niên Trong số 53 cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp mà chúng tôi tìm ra có 48 người có chúng bệnh đau đầu kinh niên Đó là đôi điều về mối quan ngại sâu sắc của tôi Và lúc này, tôi rất muốn hướng tâm về việc làm thế nào để chúng ta có thể thật sự điều trị căn bệnh này Chúng ta vẫn chưa thể chuẩn đoán ở người vô gia cư . Chúng ta chưa có hướng điều trị gì cho căn bệnh đang dần xâm nhập vào bệnh xá quân y trong năm năm tới. Đó là một cuộc chiến rất dài, rất dài. Nhưng Concussion Legacy Foundation không ở đây chỉ để tạo điều kiện cho nghiên cứu mà trong một cuộc đấu dài hơi, nhưng trong ngắn hạn. chúng tôi có thể ngăn chặn căn bệnh. Chúng ta có thể ngăn chặn chúng nếu ngăn mọi người đánh vào đầu nhau quá nhiều lần Và nói thẳng, chúng tôi cần ngăn đánh vào đầu trẻ em. Nghĩa là, đó không phải là ý hay khi đánh vào đầu một em bé năm tuổi khoảng 500 lần trong một năm Và điều đó mở cánh cửa dẫn đến bệnh thoái hóa não CTE Cho nên, chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng tôi có những hi vọng thật tuyệt vời khi cùng một lối đi để điều trị căn bệnh. Nhưng tôi hi vọng hiện giờ bạn hiểu được ít nhiều câu chuyện của tôi. Và lúc này, khi chúng ta đã hiểu nhau thêm một chút, giờ là lúc mà tôi muốn hỏi bạn rằng: "Bạn có thể hiến bộ não của mình cho chúng tôi?" Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Tôi không chắc chắn là tôi thực sự muốn nhìn thấy một chiếc trống dây vào lúc 9 giờ hay vào buổi sáng. Nhưng dù sao đi nữa thì quả là rất tuyệt khi nhìn thấy rạp hát đầy người như thế này và thật sự tôi rất muốn cảm ơn Herbie Hancock và tất cả đồng nghiệp của anh ấy về bài Một trong những điều thú vị dĩ nhiên, là sự phối hợp cánh tay đó trên nhạc cụ và công nghệ, dĩ nhiên anh ấy đã nói về chuyện lắng nghe lớp trẻ của chúng ta. Tất nhiên, tất cả công việc của tôi là về lắng nghe, và thực sự mục đích của tôi là dạy mọi người lắng nghe. Đó là mục tiêu thực sự duy nhất trong đời tôi. Và nó khá là đơn giản nhưng cũng là khá lớn, một việc lớn đấy. Bởi vì, như các bạn đã biết, khi bạn xem những bản nhạc -- ví dụ như nếu Tôi mở cái túi xe máy đáng yêu của tôi -- chúng ta có ở đây, hy vọng là thế, một bản nhạc với đầy những chấm đen ở trên đó. Và, như các bạn biết, chúng ta mở nó ra và tôi đọc bản nhạc. Vâng một cách kỹ thuật, tôi có thể thực sự đọc bản nhạc này. Tôi se theo những ký hiệu chỉ dẫn, ký hiệu nhịp, và ký hiệu âm vực của bản nhạc Tôi sẽ làm chính xác như tôi nói. Và bởi vì thời không có nhiều, cho nên một cách nghệ thuật, tôi sẽ chơi thử 2 dòng đầu tiên hoặc ít ra là như vậy. Nó rất đơn giản. Không có gì là quá khó về bản nhạc Nhưng ở đây, tôi dạy là bản nhạc thường rất nhanh. Tôi được dạy gõ vào chỗ nào trên mặt trống. Tôi được dạy sử dụng phần nào của que đánh trống và tôi được dạy về ký hiệu âm nhạc. Và tôi cũng đã được dạy về trống không dây mở dây, tắt dây Do vậy, nếu tôi chơi bản nhạc này, chúng ta có ý thể nghe như thế này. (Nhạc) Và tương tự như vậy. Công việc của tôi chắc chắn đã như vậy suốt 5 năm. Tuy nhiên, điều mà tôi phải làm với vai trò một nhạc sĩ là làm tất cả những gì không phải là âm nhạc. Tất cả những gì mà không phải là thời gian học tập từ thầy giáo hay kể cả những trao đổi, nói chuyện với thấy giáo. Thực sự đó là những cái mà các bạn chú ý khi không chơi nhạc cụ và thực sự trở nên vô cùng thú vị, và đó là những gì bạn khám phá qua bề mặt trống rất nhỏ, rất nhỏ này. Vâng, chúng ta vừa thưởng thức sự chuyển tải bản nhạc. Bây giờ, chúng ta sẽ thưởng thức sự trình diễn (Nhạc) (Vỗ tay) Bây giờ, công việc của tôi có thể trải qua một chút dài hơn! Nhưng như các bạn biết nó cũng vậy nếu tôi nhìn các bạn và tôi thấy một quý bà trẻ đẹp trong một chiếc mũ hồng. và tôi thấy các bạn đang chụp lấy một con gấu bông, v.v... Vì vậy tôi có được ý niệm cơ bản về các bạn là gì hoặc những gì các bạn thích, hoặc về nghề nghiệp của các bạn, v.v... Tuy nhiên, như các bạn biết, đó chỉ là ý tưởng ban đầu mà tôi có, đó là tất cả những gì chúng ta có thể có Khi chúng ta thực sự quan sát, và chúng ta có gắng tìm hiểu, nhưng thực sự đó chỉ là bề nổi không thể tin tưởng. Cũng giống như vậy, tôi xem bản nhạc và tôi có được những ý tưởng cơ bản; Tôi tự hỏi kỹ thuật nào là khó, hoặc như các bạn biết, tôi phải làm gì. Đó chỉ là cảm nhận cơ bản. Tuy nhiên, điều cảm nhận đó chưa đủ. Và tôi nghĩ về những gì Herbie đã nói -- hãy lắng nghe, lắng nghe. Điều đầu tiên là chúng ta phải lắng nghe âm thanh của chính mình. Nếu tôi chơi nhạc, ví dụ, tôi cầm que đánh trống -- một cách cứng nhắc không thoải mái với que trống bản sẽ cảm nhận được khá nhiều chấn động khó chịu qua cánh tay. Và bạn cảm thấy thực sự khá -- tin nó hay không -- rời rạc từ nhạc cụ và từ que trống, ngay cả khi tôi đang thực sự cầm chắc chiếc que trống. Bằng cách giữ chặt nó tôi cảm thấy rời rạc nhiều hơn một cách lạ lẫm. Nếu tôi chỉ đơn giản để nó một cách thoải mái tự nhiên và cho phép bàn tay, cánh tay tôi trở thành một phần của hệ thống bỗng nhiên tôi nhuần nhuyễn mà không cần cố gắng nhiều. Say mê hơn Và cuối cùng tôi cảm thấy một phần mình là que trống, phần còn lại là chiếc trống Và chơi một cách tự nhiên thoải mái hơn. Cũng với cách như vậy, tôi cần thời gian với chiếc trống này, tôi cần thời gian với mọi người để thể hiện Không chỉ là truyền tải mà còn trình diễn Ví dụ, nếu tôi chỉ chơi một vài đoạn của một bản nhạc mà tôi tự đặt mình là một kỹ thuật viên -- khi đó tôi chính là một người chơi nhạc cụ (Nhạc) Và tương tự như vậy. Nếu tôi nghĩ mình là một nhạc sĩ (Nhạc) Và cũng tương tự như vậy. Có một chút khác nhau ở đây đó chính là giá trị -- (Vỗ tay) -- hãy nghĩ về điều đó. Và tôi nhớ khi tôi 12 tuổi, đó là khi tôi bắt đầu chơi trống và bộ gõ, thầy của tôi đã nói, "Được rồi, chúng ta sẽ học như thế nào đây? Em biết đó, âm nhạc chính là lắng nghe." Và tôi trả lời, "Vâng, em đồng ý với thầy. Vậy thì đâu là vấn đề?" Ông ấy nói tiếp, "Em sẽ nghe bản nhạc này thế nào, nghe bản nhạc kia thế nào?" Và tôi nói, "Thế thầy nghe nó như thế nào?" Ông ấy nói, "Thầy nghe nó bằng cái này" Và tôi nói, "Vâng, em cũng vậy -- nhưng em còn nghe nó qua bàn tay của em, qua cánh tay, xương gò má, da đầu, dạ dày, ngực, qua chân của em và tương tự như vậy" Và chúng tôi đã bắt đầu những bài học mỗi khi điều chỉnh trống -- cụ thể là những cái trống định âm hay còn gọi là bộ trống định âm -- đảm bảo tính tương đối cho những quãng âm, nghe như thế này... đó là sự khác nhau, rồi dần dần tốt hơn và thật là ngạc nhiên khi bạn thực sự cho phép cơ thể tự nhiên, và thoải mái bàn tay cho phép sự rung động truyền qua, thực tế có sự khác nhau rất nhỏ, rất nhỏ... có thể cảm nhận được chỉ qua cái phần nhỏ nhất của ngón tay bạn, ở đây. Và vài vậy, điều mà chúng ta sẽ làm là tôi sẽ đặt hai bàn tay tôi lên tường của phòng nhạc và chúng ta sẽ cùng lắng nghe âm thanh từ những nhạc cụ, và thực sự cố gắng kết nối với những âm thanh xa, thật là xa một cách bao la hơn là đơn giản phụ thuộc vào tai. Dĩ nhiên, bởi vì tai là chủ thể của tất cả những điều này Căn phòng chúng ta đang ở đây, có tăng âm, chất lượng của nhạc cụ, loại que trống, v.v... Tất cả chúng đều khác nhau. Cùng trọng lượng, nhưng lại khác nhau về màu sắc âm thanh. Và đơn giản đó là chúng ta. Chúng ta là con người, nhưng tất cả chúng ta có những màu sắc âm thanh của riêng mình, như bản thân vốn có của âm thanh, điều đó tạo ra những cá tính đặc biệt và những đặc điểm, sở thích và những cái khác Và khi lớn lên, tôi đã thử giọng tại Học viện âm nhạc hoàng gia Luân đôn, họ nói, "Chúng tôi không nhận em, bởi vì chúng tôi không có cơ sở, như em biết, về tương lai của một nhạc sĩ được gọi là 'khiếm thính'." Và tôi không thể đồng ý với điều đó. Và do vậy, tôi đã nói với họ, "Vâng, hãy xem, nếu các ông từ chối -- nếu các ông từ chối tôi bởi vì những lý do này, như thể chống đối lại khả năng trình diễn và hiểu, yêu nghệ thuật sáng tạo âm thanh -- rồi chúng ta phải nghĩ rất kỹ rất sâu về những người mà các ông thực sự chấp nhận." Và cuối cùng -- Khi chúng tôi vượt qua chướng ngại bé nhỏ đó, để có buổi thử giọng thứ hai -- họ đã chấp nhận tôi. Và không chỉ như vậy -- điều đã xảy ra làm thay đổi tất cả vai trò của những học viện âm nhạc trên khắp Vương quốc Anh. Nguyên tắc là bất kỳ đơn xin nào cũng được xem xét cho dù người ta không có tay, không có chân -- họ có lẽ còn có thể chơi một loại nhạc khí hơi nếu nó được đặt trên một cái chân. Không có hoàn cảnh nào là bị từ chối. Và mỗi trường hợp đều phải được lắng nghe, kiểm tra và rồi dựa trên khả năng về âm nhạc -- rồi người đó có thể được chấp nhận vào hoặc không. Vâng, do đó điều này có nghĩa rằng có một nhóm sinh viên cực kỳ thú vị đã vào học tập trong những viện âm nhạc này. Và tôi phải nói rằng hiện tại có rất nhiều người trong số họ đang làm việc trong những ban nhạc chuyên nghiệp trên khắp thế giới. Có một điều thú vị về chuyện này nữa, -- (Vỗ tay) -- Đơn giản chúng ta có thể thấy rằng con người không chỉ kết nối với âm thanh -- tất cả chúng ta, mà chúng ta còn biết rằng âm nhạc thực sự là phương thuốc hằng ngày. Tôi nói là 'âm nhạc' nhưng thực sự tôi muốn nói là 'âm thanh'. Bởi vì như các bạn biết, một vài chuyện khác thường mà tôi đã trải qua khi đã là một nhạc sĩ, bạn có một cậu con trai 15 tuổi với những thách thức lạ thường nhất, và cậy ấy không thể kiểm soát được những hành động của mình, cậu ấy có thể bị khiếm thính, khiếm thị, v.v... -- bỗng nhiên, nếu cậu ấy ngồi cạnh nhạc cụ này, và có lẽ ngay cả khi nằm ở dưới chiếc mộc cầm này, và bạn chơi một bản gì đó giống đàn ống một cách cực kỳ lạ thường, hoặc gần như vậy -- Tôi thực sự không có đúng que đánh, có lẽ -- nhưng có thể nghe như thế này. Để tôi thay đổi thử (Âm nhạc). Một điều gì đó đơn giản đến lạ thường -- nhưng cậu ấy có thể đã trải qua những chuyện mà tôi không biết, bởi vì tôi đang kiểm soát được mình. Tôi có âm thanh bằng cách này Cậu ấy có thể có âm thanh qua hệ thống cộng hưởng. Nếu không có thiết bị cộng hưởng ở đây, chúng ta sẽ có... (Âm nhạc) Vì vậy, cậu ấy sẽ có đầy ắp âm thanh mà các bạn ngồi ở những hàng trước và kể cả những bạn ngồi ở hàng phía sau cũng không thể có được. Mỗi chúng ta, tùy vào vị trí chúng ta ngồi sẽ cảm nhận âm thanh này khá là khác nhau Và dĩ nhiên, để trở thành người cảm nhận âm thanh, và điều này bắt đầu từ ý tưởng tôi muốn tạo ra loại âm thanh nào -- ví dụ như âm thanh này. Các bạn có nghe thấy gì không? Đúng như vậy. Bởi vì tôi chưa làm gì cả. Tuy nhiên, chúng ta có được cảm giác về một điều gì đó đang xảy ra. Cũng theo cách như vậy khi tôi nhìn thấy cây cối lắc lư, rồi tôi tưởng tượng rằng cây cối đang tạo ra âm thanh xào xạc. Các bạn có hiểu điều tôi muốn nói không? Bất kỳ điều gì chúng ta nhìn thấy, luôn luôn có âm thanh kèm theo. Nó thường xuyên,thường xuyên đến lạ thường -- Tôi muốn nói là cảnh sắc biến ảo của vạn vật này được mô tả lại. Vì vậy tất cả buổi biểu diễn của tôi là dựa vào tất cả những gì mà tôi đã thu được, và không phải bằng cách học một bản nhạc, trình diễn lại bản chuyển thể của một người nào đó, mua tất cả những đĩa ghi âm về bản nhạc đó, hay tương tự như vậy. Bởi vì tất cả những điều đó không cho tôi cái mà tôi muốn, nó phải thật là sống, thật là cơ bản, hay một cái gì đó mà tôi có thể hoàn toàn hóa thân vào đó. Do đó, trong những rạp hát nhất định, đây là phương pháp tốt. (Âm nhạc) Cũng có thể trong những rạp hát khác, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được gì cả và vì vậy, mức độ nhẹ của tôi chơi một cách nhẹ nhàng, êm ái có lẽ phải như thế này ... (Nhạc) Các bạn có hiểu điểu tôi nói không? Vâng, bởi vì phương pháp đến với âm thanh này, đặc biệt thông qua cộng đồng khiếm thính, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các viện âm nhạc, các trường học cho ngưởi khiếm thính -- và không chỉ là phương tiện điều trị -- mà dĩ nhiên còn có ý nghĩa đối với cả những người tìm hiểu về âm nhạc. Đó cũng là một trường hợp cần phải nói. Nhưng, điều đó có nghĩa là các nhà âm học phải thực sự nghĩ về các loại rạp hát được kết hợp với nhau. Rất ít rạp hát trên thế giới này thực sự có được âm thanh tốt, tôi cho là như vậy. Nhưng qua đây tôi muốn nói là bạn có thể làm điều gì đó mà bạn tưởng tượng. Âm thanh nhỏ nhất, êm dịu nhất, nhẹ nhàng nhất đối với một cái gì đó thật là bao la, thật to lớn, thật vĩ đại! Luôn luôn có một cái gì đó -- nó có thể tạo ra âm thanh hay, cũng có thể không hay. Có thể là tuyệt vời ở đây, nhưng có thể là kinh khủng ở một nơi nào đó. Cũng có thể là kinh khủng ở đàng kia, nhưng lại có thể chấp nhận được ở đây, v.v... Vì vậy, việc tìm kiếm một nhà hát thực sự là rất vĩ đại mà ở đó bạn có thể chơi hoặc thể hiện chính xác những gì bạn muốn, không phải chỉ là cải tiến vẻ bề ngoài. Và chính vì vậy, các nhà âm học cần phải quan tâm đến những người mà khả năng nghe bị suy giảm, và những người quan tâm đến âm thanh. Và đây là điều khá thú vị. Tôi không thể, các bạn biết mà, tôi không thể cho cho các bạn một cách chi tiết về những điều đang thực sự xảy ra với những nhà hát đó, nhưng có một sự thật là họ đang hướng đến nhóm những người mà trong nhiều năm qua chúng ta vẫn thường nói, "Vâng, làm sao họ có thể thưởng thức âm nhạc trên Trái đất này? Bạn biết mà, họ bị khiếm thính" Chúng ta chỉ đơn giản có thể làm như sau, hãy tưởng tượng thử khiếm thính là như thế nào. Hoặc chúng ta có thể làm như thế này, hãy tưởng tượng khiếm thị là như thế nào. Nếu chúng ta thấy một người nào đó trên xe lăn, chúng ta sẽ cho rằng họ không thể bước đi. Nhưng có lẽ họ có thể đi được vài ba bước. Trong một năm, họ có thể bước thêm được hai bước. Rồi một năm sau nữa, là ba bước. Tất cả những điều này là cực kỳ quan trọng đáng để suy nghĩ. Do đó, khi lắng nghe lẫn nhau, điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải kiểm tra kỹ năng nghe của mình, phải thực sự sử dụng cơ thể như một thiết bị cộng hưởng âm, và phải ngừng phán xét. Với tôi, là một nhạc sĩ thường xuyên tiếp xúc với 99% những bản nhạc mới, tôi có thể dễ dàng nói, "Ồ vâng, tôi thích bản nhạc này" Ồ không, tôi không thích bản nhạc đó." hay đại loại là như vậy. Và các bạn biết, tôi nhận ra rằng tôi phải thực sự bỏ thời gian cho những bản nhạc đó. Có lẽ không có sự đồng nhất về cái hay giữa tôi và một bản nhạc cụ thể nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có quyền nói rằng bản nhạc đó hay hay là dở. Và bạn biết, trở thành một nhạc sĩ thật là một điều tuyệt vời đó thật là sự đổi thay không thể tin được. Vâng, không có một nguyên tắc nào cả, không đúng, không sai, không phải cách này hay cách khác. Nếu tôi bảo các bạn vỗ tay -- có lẽ, tôi có thể làm thử Nếu tôi chỉ nói, "Hãy vỗ vay và tạo tiếng sấm" Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều biết tiếng sấm. Bây giờ, tôi không chỉ muốn có âm thanh; Tôi thực sự muốn các bạn lắng nghe tiếng sấm đó trong chính các bạn. Và hãy cố gắng tạo ra điều đó qua việc vỗ vay. Nào, chúng ta hay cùng làm. (Vỗ tay) Rất tốt! Hãy làm tuyết rơi, làm tuyết rơi. Các bạn đã nghe tuyết rơi rồi chứ? Khán giả: Chưa Evelyn Glenie: thôi được rồi, chúng ta không vỗ tay nữa. (Cười) Thử lại lần nữa nào. Thử lại đi. Tuyết rơi. Hãy xem đi, các bạn đã tỉnh giấc rồi. Làm mưa rơi. Không tồi đâu, các bạn làm tốt lắm. Như các bạn biết, điều thú vị ở đây là tôi đã hỏi một nhóm trẻ em với câu hỏi đó cách đây không lâu. bây giờ -- một sự tưởng tượng tuyệt vời, xin cảm ơn rất nhiều. Tuy nhiên, không có ai trong các bạn ra khỏi chỗ ngồi để nghĩ, "Đúng! tôi phải vỗ tay như thế nào? Vâng có lẽ ... (vỗ tay) Có lẽ tôi có thể sử dụng đồ trang sức của tôi để tạo thêm những âm thanh. Tôi cũng có thể sử dụng những bộ phận khác của cơ thể để tạo ra âm thanh. không có một ai trong các bạn nghĩ về việc vỗ tay theo một cách khác dù chỉ là rất nhỏ ngoài việc ngồi yên và sử dụng hai tay của mình. Cũng theo cách như vậy, khi chúng ta nghe nhạc, chúng ta cho rằng tất cả sẽ đi qua đây. Đây là cách chúng ta vẫn thường nghe nhạc. Dĩ nhiên nó không phải là duy nhất. Chúng ta nghe tiếng sấm -- tiếng sấm, tiếng sấm. Hãy suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ. Hãy lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe. Bây giờ -- chúng có thể tạo ra tiếng sấm như thế nào? Tôi còn nhó thầy giáo của tôi. Khi tôi bắt đầu bài học đầu tiên của tôi Tôi dường như đã sẵn sàng với những cái que. Nhưng thầy tôi lại nói, " Được rồi, Evelyn, hãy dang hai chân ra, đưa tay lên một góc khoản 90 độ, những cái que tạo thành hình chữ V, và giữ nó như vậy. Hãy giữ lưng thẳng, v.v... Tôi đã hoàn toàn trở nên khô cứng, đóng băng và chắc chắn là tôi không thể gõ trống được. bởi vì tôi đã phải nghĩ quá nhiều thứ -- ông ấy bảo, "Evelyn, cầm cái trống đi trong bảy ngày, rôi tôi sẽ gặp em vào tuần đến." Vâng, quái quỷ! Tôi phải làm gì đây? Tôi không cần những cái que trống; tôi không được phép sử dụng que trống. Nói chung, tôi phải nhìn vào cái trống đó, nó được làm như thế nào, những cái quai nhỏ của nó để làm gì, những cái dây căng mặt để làm gì. lật qua lật lại cái trống, tôi sờ vào vỏ trống, rồi mặt trống. cọ xát vào cơ thể tôi, rồi tôi dùng đồ trang sức của tôi trải nghiệm tất cả mọi thứ. và tất nhiên, cuối cùng tôi có được những vết bầm tím trên cơ thể, hay đại loại như vậy -- Tuy nhiên, đó quả thật là một kinh nghiêm trên cả tuyệt vời, bởi vì rồi sau đó, nơi nào trên trái đất này bạn sẽ trải nghiệm một bản nhạc theo cách đó? Nơi nào trên trái đất bạn sẽ trải nghiệm một quyển sách giáo khoa theo cách đó? Vâng, chúng ta chưa bao giờ làm như vậy với sách giáo khoa. Do vậy, ví dụ, một trong những điều chúng ta học được khi chúng ta nhìn nhận một người chơi nhạc cụ gõ, không như một nhạc sĩ, chỉ đơn giản chơi dãy liên tục các nốt đơn. Giống như vậy. Và rồi chúng ta làm nhanh hơn một chút, nhanh hơn rồi nhanh hơn. Và cứ như vậy, tương tự như vậy. Bản nhạc này yêu cầu gì? Các dãy liên tục nốt đơn. Vâng, tại sao tôi không thể chơi như vậy trong khi đang học một bản nhạc Và đó chính là điều anh ta đã làm. Và thật là thú vị, khi tôi trưởng thành hơn, và trở thành một sinh viên thực thụ ở một nơi được gọi là "viện âm nhạc", tất cả những điều đó không còn ý nghĩa gì nữa. Chúng tôi phải học từ sách giáo khoa. Và tiếp theo, câu hỏi, "Vâng, Tại sao? Tại sao? Việc này liên quan đến điều gì? Tôi cần chơi một bản nhạc. "Ồ, vâng, điều này sẽ giúp cho sự điều khiển của bạn" "Vâng, như thế nào? Tại sao tôi cần phải học điều đó? Tôi cần liên hệ nó với một bản nhạc. Các bạn biết đó. Tôi cần phải nói điều gì đó. Tại sao tôi đang luyện tập trống diễu hành? Nó có thật sự cần cho điều khiên, sự điều khiển que trống của tay bạn? Tại sao tôi đang làm điều này? Tôi cần phải có lý do, và lý do đó phải được giải thích trên phương diện âm nhạc." Và bằng cách giải thích trên phương diện âm nhạc nghĩa là nói về âm thanh chúng ta có thể đạt được tất cả cho mọi người Nhưng tôi không muốn đặt gánh nặng trách nhiệm lên cảm xúc của các bạn. Nó tùy thuộc vào các bạn, khi các bạn bước vào một rạp hát. Bởi vì chính điều này sẽ quyết định chúng ta lắng nghe gì và như thế nào đối với những điều cụ thể. Có lẽ tôi cảm thấy âu sầu, hạnh phúc, vui vẻ hay là tức giận khi tôi chơi những bản nhạc nào đó, nhưng tôi không cần phải muốn các bạn có cùng cảm giác với mình. Vì vậy, trong lần đi nghe hòa nhạc đến hãy cho phép cơ thể của mình được tự nhiên, hãy cho phép cơ thể bạn trở thành thiết bị cộng hưởng âm này. Hãy nhận thấy rằng bạn sẽ không trải nghiệm âm nhạc chính xác như người biểu diễn. Người biểu diễn có vị trí tệ nhất để có thể có được âm thanh thực sự bởi vì họ nghe sự tiếp xúc của que trống lên mặt trống, tiếng que gõ lên mặt gỗ, hay là tiếng do dây co giãn, v.v... hoặc cũng có thể hơi thổi tạo ra âm thanh từ gió và kèn. Họ trải nghiệm chính những cái này ở đó. Nhưng, họ trải nghiệm cái gì đó thật là nguyên chất đến kỳ lạ mà chúng có trước khi âm thanh thực sự có. Xin hãy ghi chú lại sự sống động của âm thanh sau khi những động tác ban đầu được thực sự thực hiện hay là hơi thổi được tạo ra. Hãy trải nghiệm tất cả quá trình của âm thanh đó theo cái cách mà tôi ước tôi được trải nghiệm tất cả quá trình của buổi hội thảo đặc biệt này, hơn là chỉ đến tối hôm qua. Nhưng tôi hy vọng chúng ta có thể chia sẻ một hoặc hai điều như là giá trị của ngày hôm nay. Nhưng, xin cảm ơn rất nhiều vì đã lắng nghe tôi! (Vỗ tay) Trước đây, dễ dàng hơn rất nhiều khi đến từ Iceland, bởi vì, cho tới vài năm gần đây, mọi người hầu như không biết gì về chúng tôi, và tôi có thể đứng ở đây và nói toàn về những điều tốt của chúng tôi. Nhưng vài năm vừa qua chúng tôi đã trở nên khét tiếng về một vài thứ. Đầu tiên, tất nhiên là cuộc khủng hoảng kinh tế. Nó đã trở nên tồi tệ đến nổi một ai đó đã đăng bán nước của chúng tôi trên eBay. (Cười) 99 xu là giá khởi đầu và không có dự trữ. Rồi đến cái núi lữa đã làm gián đoạn các chuyến đi của hầu hết các bạn và bạn bè của các bạn, bao gồm cả tổng thống Obama. Sẵn tiện đây, cách phát âm của tên cái núi lữa là "Eyjafjallajokull." Không cói đài truyền thông nào của các bạn phát âm đúng cả. (Cười) Nhưng tôi đến đây không phải đề nói về những câu chuyện về hai sự kiện này; Tôi đến đây để kể cho các bạn câu chuyện về Audur Capital, công ty tài chính sáng lập bởi tôi và Kristin -- người trong bức ảnh này -- vào mùa xuân năm 2007, khoảng hơn 1 năm khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu. Tại sao hai người phụ nữ đang có một sự nghiệp thành công trong ngành ngân hàng đầu tư ở một công ty lại nghỉ việc để sáng lập một công ty dịch vụ tài chính? Có thể nói ngắn gọn là chúng tôi cảm thấy choáng ngợp với testosterone. Và tôi không phải ở đây để đỗ lổi những người đàn ông cho cuộc khủng hoảng và những gì xảy ra ở đất nước của tôi. Nhưng tôi có thể nói chắc chắn là trong nước tôi, cũng giống như ở Wall Street hay Lon Don và những nơi khác, đàn ông đứng ở vị trí lãnh đạo của những trò chơi trong lĩnh vực tài chính. Vá chính sự thiếu đa dạng và sự đồng nhất đó dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. (Vỗ tay) Cho nên chúng tôi đã quyết định, với sự chán chường với thế giới đó và một cảm giác mạnh mẽ trong bụng là môi trường đó không bền vững được, là sáng lập một công ty dịch vụ tài chính dựa trên những giá trị của chính mình. Chúng tôi quyết định phối hợp những giá trị nữ tính vào thế giới tài chính. Việc này đã tạo ra nhiều tranh cải ở Iceland. Chúng tôi đã không được xem như là những người phụ nữ đặc trưng ở Iceland cho tới lúc đó. Cho nên nó gần giống như là nói sự thật là chúng tôi là phụ nữ và chúng tôi tin rằng chúng tôi có những giá trị và một cách kinh doanh bền vững hơn những gì chúng tôi đã thử qua cho đến lúc đó. Và chúng tôi có một nhóm người tuyệt vời tham gia với chúng tôi -- những người có nguyên tắc và khả năng tuyệt vời, những nhà đấu tư với một cách nhìn và giá trị giống chúng tôi. Và chúng tôi đã cùng nhau vượt qua cơn bão tài chính ở Iceland mà không chịu tổn thất trực tiếp nào đến với vốn của chúng tôi hay đối với tiền vốn của khách hàng. Mặc dù tôi muốn cảm ơn những nhân viên tài năng trong công ty của chúng tôi đặc biệt cho thành công đó -- và cùng với một yếu tố may mắn và thời gian -- chúng tôi hoàn toàn thuyết phục rằng chúng tối làm được điều đó bởi vì những giá trị của mình. Vì vậy để tôi chia sẽ với các bạn những giá trị của chúng tôi. Chúng tôi tin vào nhận thức của sự rủi ro. Điều đó có nghĩa là gì? Chúng tôi tin rằng chúng tôi nên hiểu những mạo hiểm mà chúng tôi đang tham gia và chúng tôi sẽ không đầu tư và những gì mà chúng tôi không hiểu. Điều đó hoàn toàn không phức tạp. Nhưng trong năm 2007, vào đỉnh điểm của những cấu trúc tài chính dưới chuẩn và phức tạp, nó hoàn toàn ngược lại đối với những hành vi mạo hiểm liều lỉnh mà chúng tôi thấy trên thị trường. Chúng tôi còn tin vào nói chuyện thẳng thắn, nói chuyện một cách chân thật, sử dụng ngôn ngữ đơn giản mà mọi người có thể hiểu được, nói với khách hàng những nhược điểm cũng như những ưu điểm, ngay cả nói ra những tin xấu mà không ai muốn nói, chẳng hạn như sự thiếu tin tưởng của chúng tôi về tính bến vững của lãnh vực tài chính của Iceland mà chúng tôi đã thấy nhiều tháng trước khi cuộc sụp đổ bắt đầu. Và mặc dù chúng tôi làm việc trong lãnh vực tài chính, nơi mà Excel là vua, chúng tôi tin vào nguồn vốn của cảm xúc. Vá chúng tôi tin rằng tìm hiểu một cách cần mẩn về mặc cảm xúc cũng quan trọng như tìm hiểu một cách cần mẩn về mặc tài chính. Chính con người làm ra tiền và mất tiền, không phải là những bảng tính Excel. (Vỗ tay) Cuối cùng, nhưng không phải là ít quan trọng, chúng tôi tin vào lợi nhuận với những nguyên tắc; chúng tôi quan tâm là chúng tôi làm ra lợi nhuận như thế nào. Vì vậy khi chúng tôi tạo ra lợi nhuận kinh tế cho bản thân và khách hàng, chúng tôi sẵn sàng làm như vậy với một cách nhìn lâu dài. Chúng tôi muốn có một định nghĩa về lợi nhuận sâu rộng hơn là lợi nhuận kinh tế trong quý kế tiếp. Cho nên chúng tôi muốn thấy lợi nhuận, cùng với những lợi ích về xã hội và môi trường khi chúng tôi đầu tư. Nhưng nó không chỉ là về những giá trị, mặc dù chúng tôi tin là chúng đáng giá. Nó còn về những cơ hội kinh doanh. Chính xu hướng nữ tính, và xu hướng có tính bền vững, sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư rất thú vị trong những năm tới. Cái xu hướng nữ tính này không phải là về phụ nữ trở nên giỏi hơn nam giới, mà nó thật ra là về phụ nữ khác biệt với nam giới, đưa ra những giá trị khác và cách làm việc khác. Như thế thì bạn được gì? Bạn sẽ có được những quyết định tốt hơn. Và bạn có ít những hành vi bày đàn hơn. Và cả hai điều này là những điều mấu chốt để đem lại những kết quả khả quan. Nhưng chúng ta nên tự hỏi, là sau khi chúng ta có cuộc sụp đổ tài chính o Iceland -- và Châu Âu bây giờ cũng đang rất tệ. Và nhiều người cho rằng Hoa Kỳ cũng đang đâm đầu với nhiều vấn đề. Bây giờ, khi mà chúng ta đã trải qua tất cả, và khi chúng ta đã có tất cả các số liệu nói với chúng ta rằng sẽ tốt hơn khi có sự đa dạng trong những bàn quyết định, liệu chúng sẽ thấy thay đổi trong kinh doanh và tài chính không? Liệu chính phủ sẽ thay đổi? À, tôi sẽ cho các bạn câu trả lời thẳng thắn về vấn đề này. Có những ngày tôi đầy niềm tin, nhưng có những ngày tôi đầy nghi ngờ. Bạn có thấy sự thúc giục đáng kinh ngạc để xây dựng lại những gì đã thất bại? (Vỗ tay) Einstein đã định nghĩa sự điên cuồng như sau -- làm việc với cùng một cách nào đó lặp đi, lặp lại, và hy vọng sẽ có một kết quả khác. Tôi đoán rằng thế giới là điên cuồng, bởi vì tôi thấy quá nhiều việc được lặp đi lặp lại một cách giống nhau, với hy vọng là lần này nó sẽ không sụp đổ nữa. Tôi muốn thấy nhiều suy nghĩ có tính cách mạng hơn. Và tôi vẫn còn hy vọng. Cũng giống như TED, tôi tin vào con người. Và tôi biết rằng nhiều khách hàng đang nhận thức rõ ràng hơn, và họ sẽ bắt đầu lựa chọn với túi tiền của họ, và họ sẽ thay đổi bộ mặt của kinh tế và tài chính từ bên ngoài, nếu họ không làm như thế từ bên trong. Nhưng tôi muốn một cuộc cách mạng hơn, và tôi nên như thế; tôi đến từ Iceland. Chúng tôi có một lịch sử lâu dài về những người phụ nữ mạnh mẽ, dũng cảm và độc lập, kể từ thời viking. Và tôi muốn kể cho các bạn nghe về lúc tôi bắt đầu nhận ra rằng phụ nữ có quan hệ đến nền kinh tế và xã hội. Lúc đó tôi mới 7 tuổi -- vào ngày sinh nhật của mẹ tôi -- 24 tháng 10, 1975. Những người phụ nữ ở Iceland nghĩ làm 1 ngày. Từ việc làm hay nội trợ, họ nghĩ làm 1 ngày, và không có gì hoạt động ở Iceland cả. (Cười) Họ diễu hành vào trung tâm của Reykjavik, và họ đưa ra những vấn đề của phụ nữ vào chương trình nghị sự. Có người cho rằng đây là điểm bắt đầu của một phong trào toàn cầu. Đối với tôi, đó là điểm bắt đầu của một cuộc hành trình dài, nhưng tôi đã quyết định ngày hôm đó là ngày quyết định. Năm năm sau, Iceland bầu Vigdis Finnbogadottir làm tổng thống -- là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu một đất nước, một người mẹ độc thân, một người sống sót ung thư phải mất đi một bên vú. Và tại một cuộc tranh cử, một trong những đối thủ nam của bà ám chỉ rằng bà không thể làm tổng thống được; vì bà là một người phụ nữ và chỉ là một nữa người phụ nữ. Đêm đó bà thắng cuộc bầu cử, bởi vì bà ta lội ngược dòng -- không phải chỉ vì hành tồi của ông kia -- mà vì bà ta lội ngược dòng và nói, "Tôi thật ra sẽ không nuôi Iceland bằng sữa mẹ, tôi sẽ lãnh đạo đất nước này." (Vỗ tay) Vì thế tôi có rất nhiều phụ nữ tuyệt vời để làm gương tác động đến tôi và giúp tôi đứng ở đây hôm nay. Nhưng mặc dù như vậy, Tôi trải qua 10, 15 năm đầu tiên trong sự nghiệp của mình gần như chối bỏ là mình là phụ nữ. Bắt đầu từ những công ty ở Hoa Kỳ, và tôi đã hoàn toàn tin rằng nó hoàn toàn phụ thuộc vào con người, rằng phụ nữ và nam giới đều có những cơ hội như nhau. Nhưng tôi đã đi đến một kết luận là nó không như vậy. Chúng ta không giống nhau. Và như vậy rất tuyệt vời -- bởi vì những khác biệt của chúng ta, chúng ta tạo nên và duy trì cuộc sống. Ví thế chúng ta nên trân trọng sự khác biệt của chúng ta và hướng tới những thử thách. Suy nghĩ cuối cùng tôi muốn để lại với các bạn chính là tôi đã quá chán nản với cái chuyên chế một hoặc hai trong cuộc sống -- hoặc là đàn ông, hoặc là đàn bà. Chúng ta cần bắt đầu trân trọng cái đẹp của sự hài hòa. Vì vậy hãy tránh xa cách suy nghĩ là kinh doanh ở đây và từ thiện ở kia, và hãy bắt đầu suy nghĩ về làm kinh doanh tốt. Đó là cách chúng ta thay đổi thế giới. Đó là tương lai bền vững duy nhất. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi lớn lên tại thành phố New York, giữa khu Harlem và Bronx. Là con trai, chúng tôi đã được dạy rằng con trai thì phải mạnh mẽ, phải khỏe mạnh, phải bạo dạn, phải có tầm ảnh hưởng -- không biết đau, không cảm xúc, ngoại trừ việc giận dữ -- và dứt khoát là không được sợ hãi -- rằng đàn ông con trai là những người mang trọng trách, điều đó có nghĩa rằng đàn bà phụ nữ thì không; rằng đàn ông con trai là những người dẫn đường và các bạn phải theo gót chúng tôi và làm những gì chúng tôi nói; rằng đàn ông con trai là bề trên, đàn bà phụ nữ là bề dưới; rằng đàn ông con trai thì mãnh mẽ, còn phụ nữ thì không; rằng phụ nữ ít giá trị hơn -- là tài sản của đàn ông -- và là những vật thể, đích xác là những vật thể tình dục, về sau tôi đã được biết rằng tập thể những người đàn ông, mà được biết rõ hơn dưới cái tên "hộp đàn ông." (man box) Cái hộp đàn ông này có trong nó tất cả các thành phần của định nghĩa một người đàn ông thật sự là như thế nào. Tôi cũng muốn khẳng định một cách dứt khoát rằng vẫn có những điều tuyệt vời, thật sự tuyệt vời về việc là một người đàn ông. Nhưng cùng lúc đó, có những thứ bị bóp méo. Và chúng ta thật sự phải khởi đầu đấu tranh chống lại những điều đó, bắt đầu quá trình tái xây dựng, tái định nghĩa lại những gì mà chúng ta biết về việc là một người đàn ông. Đây là hai đứa con tôi, Kendall và Jay. Chúng 11 và 12 tuổi. Kendall lớn hơn Jay 15 tháng. Đã có một khoảng thời gian mà vợ tôi, tên cô ấy là Tammie, và tôi, khá là bận rộn trong việc 'í ới' nên: Kendall và Jay. (Tiếng cười) Và khi chúng năm và sáu tuổi, bốn và năm tuổi, Jay có thể đến gần tôi và khóc. Con bé khóc vì điều gì không hề quan trọng, con bé có thể nằm cạnh đầu gối tôi, làm ướt ống tay áo của tôi, có thể khóc thật to. Bố đã ở đây con à. Đó mới là điều quan trọng. Nhưng Kendall thì khác -- và như tôi đã nói, thằng bé chỉ lớn hơn con bé có 15 tháng -- nó có thể khóc và chạy đến chỗ tôi, nhưng ngay khi tôi nghe thấy nó khóc, một chiếc đồng hồ đếm thời gian sẽ bắt đầu chạy. Tôi sẽ cho nó chỉ khoảng 30 giây, là trong khoảng thời gian để nó lại gần tôi, và tôi đã bắt đầu nói những thứ như "Tại sao con lại khóc? Ngẩng đầu lên. Nhìn vào mắt bố khi bố đang nói chuyện với con. Nào, có chuyện gì sai? Nói cho bố nghe. Bố không hiểu được con. Tại sao con lại khóc?" Và vì tức giận trên cương vị và trách nhiệm nuôi dạy đứa con trai trở thành một người đàn ông để sao cho khớp với những tiêu chuẩn kia và những ranh giới mà định nghĩa nên cái hộp đàn ông, tôi thường nói với con trai những điều như "Đi về phòng ngay. Đi mau, đi về phòng. Và ngồi xuống, tự chấn chỉnh lại bản thân và hãy quay lại và nói chuyện với tôi khi mày có thể nói chuyện như một người --" gì hả cả bạn? (Khán đài: đàn ông.) "như một người đàn ông." Và nó mới chỉ năm năm tuổi. Và khi tôi dần lớn lên trong cuộc sống, tôi sẽ tự nhủ với bản thân "Mình làm sao thế này? Mình đang làm gì thế này? Tại mình lại làm điều này?" Và tôi nghĩ lại. Tôi nghĩ lại về cha tôi. Đã có một khoảng thời gian trong cuộc đời tôi khi đó gia đình tôi gặp chuyện không vui. Anh/em trai tôi, Henry, chết khi chúng tôi mới chỉ mười mấy tuổi. Lúc đó chúng tôi sống tại New York. Chúng tôi sống ở khu Bronx. Và việc an táng đã diễn ra tại Long Island, khoảng hai tiếng đi từ thành phố ra. Và khi chúng tôi sắp sửa đi về từ lễ chôn cất, đoàn xe đã dừng lại ở cạnh phòng nghỉ để cho người thân sửa soạn lại bản thân trước khi lên xe đi về thành phố. Và chiếc li-mô thưa bớt người đi. Mẹ tôi, chị/em gái tôi, cô tôi, tất cả mọi người đi ra ngoài hết, nhưng bố tôi và tôi thì ngồi lại. Và ngay sau khi tất cả những người phụ nữ đã ra khỏi xe, ông ấy òa khóc. Ông ấy đã không muốn khóc trước mặt tôi. Nhưng ông ấy biết rằng ông ấy sẽ không thể cự được cho đến khi về thành phố và sẽ tốt hơn nếu ông ấy khóc trước mặt tôi thay vì để lộ cảm xúc của ông trước những người phụ nữ. Và người đàn ông này, người mà mới mười phút trước đó đã đặt người con trai vị thành niên của mình xuống dưới lòng đất an nghỉ -- một thứ gì đó mà tôi không thể tưởng tượng được. Thứ mà đã đọng lại trong tôi dai dẳng nhất là việc ông ấy xin lỗi tôi về việc khóc trước mặt tôi. Và cùng lúc, ông ấy khen tôi, nâng cao, đề cao tôi lên, vì tôi không khóc. Tôi nhìn nhận điều này như là nỗi sợ của những người đàn ông, nỗi sợ mà đã làm tê liệt bản thân chúng tôi, ghìm giữ chúng tôi như con tin ở trong cái hộp đàn ông này. Tôi nhớ một lần tôi nói chuyện với một cậu bé 12 tuổi, cậu chơi bóng bầu dục, và tôi đã hỏi cậu, tôi nói rằng "Cháu sẽ cảm thế như thế nào nếu trước mặt các bạn cùng chơi bóng, huyến luyện viên cháu nói rằng cháu chơi như con gái?" Tôi đã mong chờ rằng cậu sẽ nói những thứ như ừ thì cháu sẽ buồn, cháu sẽ bực mình, cháu sẽ tức, hay điều gì đó tương tự. Nhưng không, cậu nói với tôi rằng -- cậu bé nói với tôi rằng "Điều đó sẽ giết chết cháu." Và tôi tự nhủ "Trời ơi, nếu chỉ việc bị gọi là con gái mà sẽ giết chết thằng bé, thì chúng ta đang dạy thằng bé những gì về con gái?" (Vỗ tay) Điều này đưa tôi quay lại với khoảng thời gian khi chính tôi cũng 12 tuổi. Tôi lớn lên trong một chung cư giữa thành phố. Lúc đó chúng tôi đang sống ở Bronx. Và trong một toàn nhà cạnh nơi tôi ở, có một cậu tên là Johnny. Cậu này lúc đó khoảng 16 tuổi và tất cả chúng tôi mới chỉ 12. Và cậu này chơi với chúng tôi, những đứa nhỏ tuổi hơn. Và anh chàng này, cậu làm nhiều thứ không hay. Cậu là một thể loại mà khiến các bậc cha mẹ phải tự hỏi rằng "Thằng 16 tuổi này đang làm gì với mấy đứa con trai 12 tuổi kia?" Và đúng là cậu đã làm nhiều thứ không hay. Cậu là một cậu bé có nhiều vấn đề. Mẹ cậu chết vì sử dụng hê-rô-in quá liều. Cậu được nuôi bởi bà. Bố cậu thì không bao giờ ở nhà. Bà cậu phải làm hai việc cùng một lúc. Cậu hay phải ở nhà một mình. Nhưng tôi phải nói với các bạn rằng, chúng tôi, những người trẻ tuổi, chúng tôi đã kính nể anh chàng này. Cậu chơi đẹp. Cậu khá tốt. Đó là những gì mà các bà chị đã nói "Thằng đó khá tốt." Cậu đã quan hệ tình dục. (Nên) chúng tôi kính nể cậu. Vào một ngày, tôi đang làm gì đó ở trước nhà -- chơi linh tinh, làm gì đó -- tôi không nhớ. Cậu mới ngó đầu ra cửa sổ và gọi tôi lên, cậu nói "Này Anthony." Họ thường gọi tôi là Anthony khi tôi còn nhỏ. "Này Anthony, lên đây." Johnny gọi thì bạn phải nghe. Nên tôi chạy lên lầu. Cậu ấy mở cửa và nói với tôi rằng "Mày muốn thử chứ?" Ngay lập tức tôi hiểu ngay ý cậu là gì. Bởi vì trong quãng thời gian đó cùng với mối quan hệ này của chúng tôi với cái hộp đàn ông, mày muốn thử không chỉ có thể có hai nghĩa, tình dục hoặc thuốc phiện -- và chúng tôi thì không chơi thuốc. Ngay lúc đó, cái hộp, các cái hộp các đàn ông lập tức bị rơi vào hoàn cảnh khó xử. Lúc đó có hai thứ: một là tôi chưa bao giờ quan hệ. Chúng tôi, những người đàn ông, không bao giờ nói về chuyện này. Các bạn chỉ nói cho người bạn thân nhất, thề giữ bí mật suốt đời, về việc mình quan hệ lần đầu tiên là khi nào. Đối với tất cả những người khác, chúng tôi lúc nào cũng cho họ nghĩ rằng chúng tôi đã quan hệ từ khi mới hai tuổi. Nói chung là coi như không lần đầu quan hệ (mà chỉ có các lần sau). (Tiếng cười) Điều còn lại mà tôi không thể nói với cậu Johnny là tôi không muốn thử. Điều này còn tệ hơn. Chúng tôi đáng lẽ lúc nào cũng phải đi cùng nhau. Đàn bà chỉ là vật chất, các vật thể tình dục. Thế nào đi chăng nữa, tôi đã không thể nói với cậu Johnny bất kỳ điều gì. Nên như mẹ tôi hay nói, cắt ngắn câu chuyện. Tôi chỉ đơn giản nói với Johnny rằng "Được." Cậu nói tôi vào phòng của cậu. Tôi vào phòng của cậu. Một cô bé tên là Sheila sống ở trong cùng khu chúng tôi đang ngồi trên giường. Cô 16 tuổi. Không có một mảnh vải trên người. Theo như tôi biết thì cô ấy bị bệnh về thần kinh, thần kinh hoạt động lúc nhanh lúc chậm. Chúng tôi đã có hàng loạt những cái tên không hay về cô ấy. Johnny mới quan hệ với cô. Thật ra thì cậu đã cưỡng cô nhưng cậu nói rằng cậu đã quan hệ với cô. Bởi vì, mặc dù Sheila không từ chối, cô ấy cũng chẳng đồng ý. Nên cậu đang mời mọc tôi cơ hội để làm điều tương tự. Vậy nên khi tôi vào phòng, tôi đóng cửa. Tôi sững sờ. Tôi đứng dựa lưng vào cửa để Johnny không thể bất chợt nhảy vào phòng và thấy rằng tôi chẳng làm gì cả. Và tôi đứng đó khá lâu mà trong thời gian đó tôi đã có thể làm một điều gì đó. Tôi không còn cố gắng nghĩ về việc tôi sẽ làm gì nữa, tôi bắt đầu cố gắng nghĩ cách để thoát ra khỏi cái phòng. Nên với 12 năm kinh nghiệm đời, tôi mở khóa quần, và đi ra khỏi phòng. Và nhìn kìa, trong khi tôi đang ở trong phòng cùng với Sheila, Johnny đã quay lại cửa sổ và gọi những cậu bé khác lên. Và bây giờ trong phòng đầy ắp những anh chàng khác. Giống như là một cái phòng chờ ở phòng khám tư nhân. Và họ hỏi tôi thế nào. Và tôi trả lời "Đã." Và tôi kéo khóa quần lên trước chúng và đi ra khỏi cửa. Tôi kể những điều này một cách ăn năn và tôi đã cực kỳ hối lỗi trong khoảng thời gian đó nhưng tôi đã bị xung đột bởi vì trong lúc tôi ăn năn, tôi cũng cảm thấy thỏa mãn, bởi vì tôi không bị phát hiện nhưng tôi biết rằng tôi đã cảm thấy có lỗi với những gì đang diễn ra. Nỗi sợ hãi về việc nằm ngoài cái hộp đàn ông thật sự đã tràn ngập lấy tôi. Cái hộp đàn ông đối với bản thân tôi đã quan trọng hơn nhiều lần hơn là Sheila và những gì cô ấy đang phải chịu đựng. Nên một cách tập thể, chúng tôi, như người đàn ông được dạy không được đánh giá cao những người phụ nữ con gái, phải xem họ như món đồ và vật chất của đàn ông. Chúng tôi xem đó là một đẳng thức bằng với bạo lực đối với phụ nữ. Chúng tôi, nhưng người đàn ông tốt, phần lớn những người đàn ông, chúng tôi hoạt động trên nền tảng của cái tập thể xã hội này. Chúng tôi xem một bản thân là một thể tách biệt nhưng chúng tôi lại là một phần của nó. Chúng tôi đã dần nhận ra rằng việc đánh giá thấp, coi người khác là vật chất chính là cái nền tảng đó và bạo lực không thể không diễn ra trên nền tảng này. Nên chúng tôi chính là một phần trong cách giải quyết cũng như chúng tôi chính là vấn đề. Trung tâm ngành y có thông báo rằng hiện tượng bạo lực của đàn ông đối với phụ nữ đang ở mức đáng lo ngại, đó là mối lo sức khỏe số một đối với phụ nữ trên đất nước này và ở nước ngoài. Tôi chỉ muốn nói rằng, đây là tình yêu của đời tôi, con gái tôi, Jay. Thế giới mà tôi mong muốn cho nó, tôi muốn đàn ông đối xử với nó như thế nào đây? Tôi cần các bạn giúp đỡ. Tôi cần các bạn đi cùng tôi. Tôi cần các bạn làm việc cùng tôi và tôi làm việc với các bạn về cách chúng ta nuôi dạy những đứa con trai của chúng ta và cách chúng ta dạy chúng trở nên những người đàn ông -- rằng việc chi phối là không tốt, rằng việc có cảm xúc là một chuyện hoàn toàn bình thường, rằng sự bình đẳng là tốt, rằng chúng ta có thể có những người phụ nữ làm bạn, rằng trở nên một cá nhân trọn vẹn là một điều tốt, rằng sự giải phóng đối với một người đàn ông gắn liền với giải phóng đối với một người phụ nữ. Tôi nhớ việc tôi hỏi một cậu bé chín tuổi. Tôi hỏi cậu rằng "Cuộc sống đối với cháu sẽ như thế nào nếu cháu không phải bám vào cái hộp đàn ông này?" Cậu trả lời rằng "Cháu sẽ được tự do." Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bây giờ, tôi sắp kể cho các bạn một câu chuyện. Câu chuyện của người Ấn Độ về một người phụ nữ và hành trình của cô. Cho phép tôi bắt đầu từ bố mẹ của tôi. Tôi là đứa con của người bố và người mẹ có hiểu biết sâu sắc. Mấy chục năm về trước, tôi sinh ra trong những năm 50 -- khoảng giữa thập niên 50 - 60 người Ấn không muốn sinh con gái Họ muốn có những đứa con trai Những đứa con trai để có thể làm kinh doanh và thừa kế sản nghiệp của bố mẹ. còn các cô con gái chỉ là để trang điểm cho đẹp mà đi lấy chồng. Gia đình tôi, ở trong một thành phố -- và khi đó là thành phố duy nhất -- trên cả nước. Không phải mình tôi, mà là cả 4 không có đứa con trai nào khác. Chúng tôi là 4 chị em gái, không có anh em trai. Bố mẹ tôi được chia phần tài sản đất đai của ông bà. Bố tôi bất chấp cả ông nội, đến mức không còn được hưởng thừa kế, khi bố quyết định cho ăn học cả bốn chị em tôi. Bố gửi cả bốn chị em đến ngôi trường tốt nhất trong thành phố để chúng tôi được dậy dỗ tốt nhất. Như tôi đã nói: Đứa trẻ không chọn bố mẹ để sinh mình ra. Và khi đi học, con trẻ không chọn trường. Chúng không chọn trường, chúng chỉ đến trường học đã được bố mẹ chọn sẵn cho. Đó là nền tảng ban đầu mà tôi có. Tôi lớn lên như vậy cùng ba người chị em của mình. Và khi đó, bố tôi thường nói, "Bố sẽ cho cả 4 đứa con gái của bố đi bốn phương trời." Tôi không biết liệu bố thực sự có ý đó hay không, nhưng điều đó đã xảy ra. Và tôi là người duy nhất ở lại Ấn Độ. Một người ở Anh, người khác ở Mỹ và người còn lại sống ở Canada. Vậy là bốn chị em tôi ở bốn phương trời khác nhau. Thế nên tôi khẳng định bố mẹ chính là những tấm gương cho tôi, Tôi nghe theo hai điều mà bố và mẹ đã dạy cho tôi. Điều đầu tiên, họ nói, "Cuộc đời là một con dốc; con chỉ có thể tiến lên, còn không sẽ bị tụt lùi." Và điều thứ hai, điều đã ở lại với tôi, lời dậy ấy đã trở thành triết lý sồng của tôi, để tạo nên mọi sự khác biệt, có một trăm sự việc xảy ra trong cuộc sống của con, tốt hoặc xấu. Thì trong 100 đó, có đến 90 là do con quyết định. Nếu là điều tốt. Đó là thành quả của con. Hãy tận hưởng nó. Còn nếu nó có xấu, thì cũng là do con đã làm. Hãy học hỏi từ nó. 10 sự việc còn lại là do khách quan, con không thể làm khác được. Như việc người thân mất đi, hay có một cơn lốc, một cơn bão, hay một trận động đất. Con chẳng thể thay đổi được gì. Con chỉ có thể tìm cách thích ứng với tình huống đó. Nhưng việc thích nghi này lại là kết quả của 90 điều con làm. Tôi thấm nhuần triết lý này, triết lý 90/10, và cả lời dậy, cuộc đời là một con dốc. đó là cách mà tôi trưởng thành -- để quý trọng mọi thứ tôi có. Tôi là thành quả của những cơ hội, những cơ hội hiếm hoi giữa thập niên 50 và 60. không dành cho các bé gái. Và tôi ý thức được rằng những điều mà bố mẹ tôi đã dành cho tôi là điều không có ở những gia đình khác. Vì tất cả các bạn học tốt nhất của tôi được diện sang để lấy chồng cùng nhiều của hồi môn. còn tôi thì mang một chiếc vợt tennis và đi học và tham gia tất cả các loại hoạt động ngoại khóa. Tôi nghĩ tôi phải nói với các bạn điều này. Vì sao tôi nói đây là nền tảng. Tôi sẽ trình bày ngay sau đây. Tôi là một người phụ nữ cứng rắn tham gia vào Lực lượng Cảnh sát Ấn Độ, một người phụ nữ có sức chịu đựng tốt, vì trước đây tôi đã quen với các giải đấu quần vợt, v.v. Rồi tôi tham gia vào Lực lượng Cảnh sát Ấn Độ. Và sau đó đã trở thành một mẫu hình mới trong ngành cảnh sát. Đối với tôi, cảnh sát đồng nghĩa với việc có quyền chỉnh huấn, có quyền ngăn ngừa và có quyền tố giác. Điều đó tựa như một định nghĩa mới được vào ngành cảnh sát ở Ấn Độ -- là cái quyền ngăn ngừa. Bởi vì thường thì người ta chỉ nói, cảnh sát có quyền tố giác, thế thôi, hay có quyền trừng phạt. Nhưng tôi quyết định không, quyền lực là phải để ngăn ngừa (cái xấu). bởi vì đó là điều tôi đã học được từ khi còn đang lớn: làm sao tôi có thể ngăn ngừa số 10 kia và không để nó vượt quá 10 Và đó là cách nó (triết lý kia) đi và công tác của tôi, nó khác với (suy nghĩ) của đàn ông. Tôi không muốn tạo sự khác biệt với đàn ông, nhưng nó đã khác, thế nên tôi đã khác biệt (với họ). Và tôi đã định nghĩa lại quan niệm làm cảnh sát ở Ấn Độ. Tôi sẽ dẫn các bạn đi tiếp hai hành trình, là khi tôi làm cảnh sát và khi làm việc trong nhà tù. Các nghĩ gì về cái tiêu đề bài báo kia nó gọi là "Vé giữ xe của PM" Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng (PM) của Ấn Độ được đưa cho một vé giữ xe. (Cười) Đó là lần đầu tiên ở Ấn Độ, và tôi có thể nói với bạn, đó là lần cuối cùng bạn nghe thấy điều đó Điều đó sẽ không tái diễn lần nào nữa ở Ấn Độ, bởi vì đó sẽ là lần duy nhất mà thôi. Về nguyên tắc thì, vì tôi rất nhạy cảm Tôi có lòng trắc ẩn, rất nhạy cảm với sự bất công, và tôi luôn ủng hộ công lý. Đó là lý do để một người phụ nữ như tôi tham gia Lực lượng Cảnh sát Ấn độ. Tôi cũng có những lựa chọn khác, chưng tôi không chọn. Giờ tôi sẽ kể tiếp. Chuyện về sự công bằng và khó khăn trong nghề cảnh sát. Tôi được biết đến là một người phụ nữ cứng đầu. Vì vậy là tôi đã bị điều đi đến các nơi tăm tối khác. những nơi mà chẳng ai muốn làm. Tôi nhận lệnh đi đến một nhà tù với vai trò là viên cảnh sát. Thường thì các sĩ quan cảnh sát không muốn làm ở trại giam. Họ tống tôi đến trại giam để nốt tôi lại, thử nghĩ xem, ở đây sẽ không có xe hơi và không có những VIP (ông lớn) để đưa cho vé giữ xe Hãy nhốt cô ta lại. Trong nhà tù tôi được phân việc. Nhận việc ở một nhà tù - hang ổ của các loại phạm. Hiển nhiên rồi. Có đến 10.000 người, nhưng chỉ có 400 phụ nữ -- 10.000 --- 9.000 cộng với gần 600 nữa là đàn ông, những kẻ khủng bố, hiếp dâm, trộm cắp, băng đảng -- một số người trong đó là do chính tôi bắt bỏ tù khi còn làm cảnh sát bên ngoài. Và tôi cư xử với họ ra sao đây. Ngày đầu tiên tôi bước vào đó, tôi không biết làm sao để nhìn họ. Và tôi nói, "Các bạn có cầu nguyện không?" Khi tôi nhìn đám đông đó, tôi nói, "Cầu nguyện chứ?" Họ xem tôi như một người phụ nữ trẻ, lùn mặc bộ đồ nâu. Tôi hỏi lại, "Các bạn có cầu nguyện không?" Nhưng họ không nói gì cả. Tôi nói, "Anh, anh nữa, anh có muốn cầu nguyện không?" Họ nói, "Có." Tôi liền nói, "Được rồi, hãy cùng cầu nguyện." Tôi cầu nguyện cho họ, và mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đây là hình ảnh về việc giáo dục trong trại giam. Các bạn thân mến, điều đó chưa bao giờ xảy ra, mọi người trong trại giam đều học tập. Tôi bắt đầu việc dậy với sự trợ giúp của cộng đồng Chính phủ không có nguồn kinh phí. Đó đã là một trong những phong trào tình nguyện lớn và tốt đẹp nhất hơn bất kỳ nhà tù nào khác trên thế giới. Phong trào giáo khởi đầu ở nhà tù ở Thủ đô Delhi Bạn thấy đây là một ví dụ về việc tù nhân đứng lớp dạy học. Có hàng trăm lớp học như vậy. Từ 9 tới 11 giờ, mọi phạm nhân đều tham gia chương trình giáo dục -- trong chính nơi giam giữ mà họ nghĩ rằng họ đã không còn ở sau song sắt nữa và quên đi hết mọi chuyện. Chúng tôi biến nó thành một nhà nguyện -- từ một trại giam thành một nhà nguyện thông qua việc giáo dục. Tôi nghĩ đó là một sự thay đổi lớn hơn. Đó mới là khởi mào cho một sự thay đổi Người đứng lớp là những phạm nhân, là những tình nguyện viên. Sách thì được các trường quyên góp. Dụng cụ học tập được quyên góp. Tất cả mọi thứ đều được quyên góp, bởi vì không có kinh phí dành cho việc giáo dục ở trại giam. Bây giờ, nếu tôi không làm điều đó, chắc nó sẽ là một cánh cửa địa ngục. Đó chính là cột mốc thứ hai. Tôi muốn cho các bạn xem một những khoảng khắc lịch sử trong hành trình của mình, những điều chắc rằng các bạn sẽ không bao giờ thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đó là, những con số bạn không bao giờ thấy. Và hơn nữa ý tưởng Một chương trình tập thiền định trong trại giam với hơn một ngàn tù nhân. 1.000 tù nhân ngồi tập thiền. Đó là một trong những bước thử thách nhất tôi làm với tư cách như giám đốc trại giam. Và đây là sự thay đổi. Các bạn muốn biết thêm về điều này, hãy xem phim, "Doing Time, Doing Vipassana." Khi bạn nghe về nó, mà bạn thích phim đó. Hãy nhắn lại cho tôi trên trang KiranBedi.com, tôi sẽ trả lời các bạn. Để tôi chuyển đến trang kế tiếp. Cũng đi từ tư tưởng chánh niệm Bởi vì, tại sao tôi mang thiền định vào nhà tù ở Ấn Độ? Bởi vì tội lỗi là kết quả của một tâm hồn lệch lạc. Chính sự méo mó của tâm hồn cần được dạy cách kiểm soát, không phải bằng việc thuyết giáo, hay kể chuyện, cũng không phải đọc, mà là khai thông tư tưởng. Tôi làm điều tương tự với các viên cảnh sát, vì bản thân cảnh sát cũng bị giam trong chính tư tưởng của mình, và họ cảm thấy như thể chúng tôi và họ, và cả những người không hợp tác. Điều đó đã có hiệu quả. Đây là một hòm thư góp ý gọi là hộp kiến nghị. Đây là ý tưởng tôi đưa ra để lắng nghe những phàn nàn, kêu ca. Đó là một chiếc hộp diệu kỳ. Đó là một chiếc hộp nhạy cảm. Đây, bức tranh mà phạm nhân vẽ theo cảm nhận của họ về trại giam. Nếu bạn thấy ai đó mặc áo xanh -- a, anh này -- anh ta là một phạm nhân, và là một giáo viên. Và như bạn thấy, tất cả mọi người đều bận rộn; không có thời giờ rảnh. Để tôi tóm lược lại. Tôi hiện đang tham gia các phong trào, phong trào về học tập dành cho những trẻ em không được đến trường, số (trẻ em) đó lên đến có hàng ngàn -- ở Ấn Độ mọi thứ đều là hàng ngàn. Thứ hai, là phong trào chống tham nhũng ở Ấn Độ. Đó là một con đường lớn chúng tôi, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động đã phác thảo một bản yêu cầu thanh tra cho chính phủ Ấn Độ. Các bạn, các bạn sẽ nghe nhiều về điều đó. Đó là phong trào hiện tôi đang lèo lái, và đó là phong trào và là tham vọng của cả đời tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Chúng ta đang trải qua giờ phút tuyệt diệu chưa từng có khi động lực sức mạnh giữa nam và nữ đang thay đổi nhanh chóng Và ở nhiều lĩnh vực mà động lực này đóng vai trò quan trọng nhất, phụ nữ, trên thực tế, đang điều khiển mọi thứ. Vào thời của mẹ tôi, bà không học đại học. Rất ít phụ nữ học đại học. Đến nay, cứ hai người đàn ông có tấm bằng đại học, thì có ba phụ nữ cũng đạt được điều tương tự. Lần đầu tiên trong năm nay, phụ nữ, chiếm phần lớn lực lượng lao động của nước Mỹ. Và khi họ bắt đầu thống lĩnh nhiều ngành nghề - như bác sĩ, luật sư, chủ ngân hàng, kế toán, Ngày nay hơn 50% số lượng quản đốc là phụ nữ. Và trong 15 ngành nghề được dự đoán sẽ phát triển nhất trong thập kỷ tiếp theo, 13 ngành nghề thống trị bởi phụ nữ. Vậy nền kinh tế toàn cầu đang trở thành một nơi mà phụ nữ thành đạt hơn đàn ông, dù bạn tin hay không, và những thay đổi kinh tế này đang bắt đầu ảnh hưởng nền văn hóa của chúng ta một cách nhanh chóng - các vở hài kịch lãng mạn của chúng ta sẽ như thế nào, những cuộc hôn nhân của chúng ta như thế nào, những cuộc hẹn hò của chúng ta như thế nào, và cả một loạt hình mẫu siêu nhân mới. Trong một thời gian dài, hình ảnh của nam giới Mỹ - những người thống trị -- mạnh mẽ, gồ ghề, kiếm soát môi trường của chính họ. Một vài năm về trước, nhân vật Người đàn ông Marlboro nghỉ hưu và bị thay thế bởi một chủng loại người ít ấn tượng hơn, nhại lại sự nam tính kiểu Mỹ. Và đó là những gì chúng ta thấy trong các đoạn quảng cáo ngày nay. Cụm từ con trai đầu lòng đã in sâu trong tiềm thức của chúng ta và chỉ riêng số liệu sau đã làm cho tôi kinh ngạc. Ở các phòng khám phụ sản của Mỹ, 75% các cặp đôi yêu cầu có con gái thay vì con trai. Và ở những nơi mà bạn không ngờ tới, như Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, những xã hội gia trưởng khắt khe đang bắt đầu bị sụp đổ một chút ít, và các gia đình không còn giành sự ưu ái mạnh mẽ với con trai đầu lòng nữa. Nếu bạn nghĩ về điều này, nếu bạn chỉ cần mở to mắt để nhận thức khả năng này và bắt đầu kết nối các điểm liên quan với nhau, bạn có thế thấy bằng chứng ở khắp nơi. Bạn có thể nhìn thấy trong những biểu đồ về tốt nghiệp đại học, trong các bản kế hoạch nghề nghiệp, trong các số liệu về hôn nhân bạn có thể thấy điều này trong các cuộc bầu cử tại Iceland mà tôi sẽ kể bạn nghe sau này, và bạn có thể nhìn thấy điều này ở các bản điều tra về sự ưu ái đối với con trai ở Hàn Quốc, rằng một điều gì đó kì diệu và chưa từng có đang xảy ra với phụ nữ. Chắc chắn là đây không phải lần đầu tiên chúng ta có những tiến bộ tuyệt vời với phụ nữ. Chúng ta lại nhớ đến những thập kỷ 20 và 60. Nhưng khác nhau ở chỗ vào thời kỳ đó, sự tiến bộ được dẫn dắt bởi một phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ hết sức sôi nổi nhằm diễn đạt những khát khao của họ, trong khi đó, tại thời điểm này, nó không còn là sự giận giữ, hay là bất kì một hình thức phong trào nào. Đây là những sự thật về thời khắc kinh tế mà chúng ta đang sống. Khoảng thời gian 200,000 năm mà khi đó nam giới là lao động chủ lực đang đi đến hồi kết, dù bạn có tin hay không, và đó là lý do vì sao tôi nói đến hồi kết của đàn ông. Giờ đây hỡi tất thảy đàn ông, đây không phải là lúc mà các bạn lờ đi hay ném cà chua phản đối, bởi vì vấn đề là điều này đang xảy đến với tất cả chúng ta. Bản thân tôi có một người chồng và một người bố và hai con trai mà tôi rất mực yêu quý. Và đó là lý do vì sao tôi thích nói về điều này, bởi nếu chúng ta không công nhận nó, sự chuyển đổi sẽ rất đau đớn. Nhưng nếu chúng ta nghĩ đến nó, thì tôi nghĩ điều này sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Tôi bắt đầu nghĩ về điều này khoảng một năm rưỡi về trước. Khi tôi đang đọc những tít báo về sự suy giảm kinh tế như mọi người, và tôi bắt đầu chú ý đến một biểu đồ khác biệt - chỉ ra rằng sự suy giảm kinh tế đang ảnh hưởng đến nam giới sâu sắc hơn ảnh hưởng đối với nữ giới. Và tôi nhớ rằng khoảng 10 năm về trước khi tôi đọc một quyển sách của Susan Faludi tên là "Cứng nhắc: sự phản bội đối với đàn ông Mỹ" trong quyển sách, tác giả mô tả việc suy thoái ảnh hưởng đến đàn ông như thế nào. Và tôi bắt đầu nghĩ liệu điều này có trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng. và tôi nhận ra rằng hai việc này trở nên khác nhau tại thời điểm này. Đầu tiên là đây không còn là tác động tạm thời của sự suy thoái đối với đàn ông mà nó đang thể hiện một bước chuyển ngầm sâu sắc hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Và thứ hai, câu chuyện không còn là về sự khủng hoảng của đàn ông mà còn về điều đang diễn ra đối với phụ nữ Và hãy nhìn vào những hình ảnh này Đây là những tít báo về những gì đang diễn ra với phụ nữ trong một vài năm tới Đây là những điều mà chúng ta không thể hình dung chỉ vài năm trước. Phụ nữ, chiếm số đông ở nơi làm việc. Và các số liệu về lao động, phụ nữ nắm hầu hết các công việc quản lý. Loạt tít báo thứ hai bạn có thể nhìn thầy rằng gia đình và hôn nhân đang bắt đầu thay đổi Và nhìn vào tít báo cuối cùng: phụ nữ trẻ đang kiếm nhiều tiền hơn đàn ông trẻ. Tôi tìm được tít báo này từ một tập đoàn nghiên cứu thị trường. Họ nhận được câu hỏi từ một khách hàng rằng đối tượng nào sẽ mua nhà trong khu vực đó trong thời gian tới. Và tập đoàn này nghĩ rằng câu trả lời sẽ là các gia đình trẻ, hoặc những người đàn ông trẻ tuổi, như vẫn thường xảy ra. Nhưng trên thực tế, họ có một phát hiện đáng kinh ngạc. Câu trả lời là những người phụ nữ trẻ độc thân là đối tượng chủ yếu mua nhà trong khu vực đó. Phát hiện này khiến họ tò mò và thích thú, và họ quyết định làm một cuộc điều tra trên toàn quốc. Và họ tiến hành trưng cầu dân ý, và cái mà họ tìm được, được mô tả như một cú sốc, là trong 1997 trên tổng số 2000 cộng đồng, phụ nữ, phụ nữ trẻ, đang kiếm nhiều tiền hơn đàn ông. Vậy chúng ta đang có một thế hệ phụ nữ trẻ những người nghĩ về bản thân mình như những người kiếm tiền nhiều quyền lực hơn những người đàn ông trẻ tuổi quanh họ. Tôi vừa đưa ra cho các bạn một bức tranh toàn cảnh, nhưng tôi chưa giải thích cho bạn lý do tại sao điều này lại xảy ra. Sau đây, tôi sẽ cho các bạn xem một biểu đồ, và những thứ bạn thấy trên biểu đồ này -- Bắt đầu vào năm 1973, trước khi phụ nữ bắt đầu đổ bộ ồ ạt vào lực lượng lao động, và liên túc phát triển đến ngày nay. Và cơ bản những cái mà bạn nhìn thấy là những gì các nhà kinh tế học đang bàn luận là sự phân cực của nền kinh tế. Vậy điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là nền kinh tế đang chia ra thành nghề đòi hỏi tay nghề cao, nghề trả lương cao và nghề đòi hỏi tay nghề thấp, trả lương thấp -- và nghề đòi hỏi tay nghề trung bình và nghề trả lương trung bình đang bắt đầu bị loại khỏi nền kinh tế. Quá trình này đã diễn ra 40 năm trở lại đây. Nhưng ảnh hưởng của nó với đàn ông khác với ảnh hướng với phụ nữ. Bạn sẽ thấy phụ nữ thể hiện bằng màu đỏ và đàn ông màu xanh. Có thể thấy rằng cả hai giới đều đã ra khỏi tầng lớp trung lưu, hãy xem điều gì xảy ra với phụ nữ và đàn ông. Đây rồi. Hãy quan sát. Bạn sẽ thấy rằng cả hai giới thoát ra khỏi tầng lớp trung lưu. Hãy xem điều gì xảy đến với nữ giới và điều gì xảy ra với nam giới. Nam giới có vẻ đang ở tình trạng đình trệ, trong khi phụ nữ vượt lên với những nghề đòi hỏi tay nghề cao. Thế có nghĩa là gì? Cứ như là phụ nữ đã nhận được thuốc tăng lực như trong trò chơi điện tử, hay họ lén bỏ một loại huyết thanh bí mật nào đó vào những viên thuốc tránh thai đã khiến họ vọt lên. Nhưng tất nhiên, điều đó không quan trọng. Điều đáng nói ở đây là nền kinh tế đã thay đổi rất nhiều. Chúng ta từng có một nền kinh tế sản xuất, chỉ chăm chăm làm ra sản phẩm, và giờ đây chúng ta có một nền kinh tế dịch vụ và một nền kinh tế thông tin và năng động. Hai nền kinh tế này đòi hỏi những kĩ năng rất khác trước. Và khi điều này xảy đến, phụ nữ giỏi hơn đàn ông trong việc học hỏi những kĩ năng mới. Ngày xưa nếu bạn là một chàng trai tốt nghiệp cấp 3 không có bằng đại học, và bạn có một loạt các kĩ năng cụ thể nào đó, với sự giúp đỡ của một liên hiệp, bạn có thể có một cuộc sống trung lưu khá tốt. Những điều này không còn đúng nữa. Nền kinh tế mới này khá là thờ ơ với kích thước và sức mạnh, là những tố chất đã giúp nam giới suốt những năm qua. Cái mà nền kinh tế đòi hỏi bây giờ là một loạt các kĩ năng khác. Cơ bản là bạn cần có trí thông minh, bạn cần có khả năng ngồi một chỗ và tập trung, để giao tiếp một cách cởi mở để có thể lắng nghe người khác và để làm việc ở một chỗ làm việc đã trở nên dễ biến động hơn so với trước kia. Và đây là những điều mà phụ nữ làm rất xuất sắc như chúng ta đang thấy. Nếu bạn đọc lý thuyết quản lý ngày nay, trước đây, người lãnh đạo lý tưởng của chúng ta được mô tả giống như Đại tướng Patton, phải không nào? Bạn phải đưa mệnh lệnh từ trên xuống. Bạn phải rất quân phiệt. Bạn phải bảo tất cả mọi người dưới quyền mình phải làm những gì. Nhưng đó không phải là hình mẫu lãnh đạo lý tưởng ngày nay. Nếu bạn đọc những quyển sách về quản lý ngày nay, một người lãnh đạo là một người có thể thúc đẩy sự sáng tạo, người có thể làm cho nhân viên của anh ta, đấy, tôi vẫn dùng từ "anh ta" người có thể làm cho nhân viên nói chuyện với nhau người có thể xây dựng các nhóm làm việc và khiến họ trở nên sáng tạo. Và đó là những việc phụ nữ làm rất tốt. Sau cùng, điều này đã tạo ra một dạng ảnh hưởng phân tầng. Phụ nữ trở thành người đứng đầu nơi công sở, và với các tầng lớp lao động, tất cả những công việc mới được tạo ra là những loại công việc mà các bà vợ thường làm vào thời gian rảnh rỗi ở nhà. Đó là chăm sóc con cái, và chăm sóc người già và chuẩn bị thức ăn. Và đây là những công việc đang phát triển, và là những công việc người phụ nữ thường làm. Một ngày nào đó, các bà mẹ có thể sẽ thuê một người đàn ông trung niên thất nghiệp vốn là công nhân sắt thép, để trông trẻ tại nhà, và điều này có khi lại tốt cho nam giới, tuy nó chưa thực sự xảy ra. Để xem điều gì sẽ xảy ra, bạn không thể chỉ nhìn vào lực lượng lao động hiện nay, bạn phải nhìn vào lực lượng lao động trong tương lai. Và câu chuyện ở đây khá đơn giản. Phụ nữ lấy bằng đại học nhanh hơn đàn ông. Tại sao? Đây thực sự là một bí ẩn. Mọi người đều hỏi đàn ông, tại sao họ không quay lại đại học, đại học cộng đồng, để trang bị cho chính bản thân mình, học những kĩ năng mới. Hóa ra là họ không hề thoải mái với việc này. Họ quen nghĩ mình là những người cung cấp, và họ dường như không thể xây dựng mạng lưới xã hội cho phép họ có thể học hết đại học. Vậy vì một nguyên nhân nào đó nam giới sẽ không quay lại học tiếp đại học. Và điều đáng buồn hơn nữa là điều đang xảy ra với những nam thanh niên trẻ hơn. Người ta đã mất cả thập kỉ nghiên cứu cái mà mọi người gọi là khủng hoảng của nam giới. Khủng hoảng nam giới là những nam giới trẻ tuổi, vì lý do gì đó, học kém hơn các bạn nữ. Và mọi người có nhiều lý thuyết về điều này. Có phải bởi vì cũng ta có một chương trình học quá thiên về giao tiếp lời nói, và các em bé gái giỏi việc này hơn các bé giai? Hay là chúng ta yêu cầu trẻ con ngồi một chỗ quá nhiều, và các bé giai tự bản thân cảm thấy mình thất bại? Và một số người nói đó là bởi vì, các em nam bắt đầu bỏ học từ lớp 9. Do tôi đang viết một quyển sách về tất cả những vấn đề này, tôi vẫn đang nghiên cứu, và tôi không có câu trả lời. Nhưng bây giờ, tôi sẽ yêu cầu vị chuyên gia giáo dục trên toàn thế giới, chính là cô con gái 10 tuổi của tôi, Noah đến nói chuyện với các bạn về tại sao các bạn nam trong lớp của cô bé lại học kém hơn. (Video) Noah: Các bạn nữ rõ ràng là thông minh hơn. Các bạn ấy có vốn từ vựng lớn hơn. Họ học nhanh hơn. Họ tự chủ hơn. Chỉ có các bạn nam là đi lên bảng hôm nay và hôm sau lại mất giờ giải lao. Hanna Rosin: Tại sao lại vậy? Noah: Tại sao ạ? Bởi vì các bạn ấy không nghe giảng khi các bạn nữ ngồi nghe giảng chăm chú. HR: Các bạn thấy đó. Luận điểm này đã thực sự đi vào lòng tôi khi tôi đến thăm một trường đại học ở thành phố Kansas Một trường đại học cho tầng lớp lao động. Rõ ràng là khi tôi đang học đại học, tôi có những mong đợi nhất định đối với cuộc sống của mình rằng chồng tôi và tôi sẽ đều làm việc và rằng chúng tôi sẽ nuôi dạy con cái cùng nhau. Nhưng những nữ sinh viên này có một cái nhìn hoàn toàn khác về tương lai của họ. Về cơ bản, theo cách họ nói với tôi là họ sẽ làm việc 18 tiếng một ngày, rằng chồng họ sẽ có thể đi làm, nhưng anh ta chủ yếu sẽ ở nhà chăm sóc lũ mèo. Và điều này làm tôi khá kinh ngạch. Câu yêu thích mà tôi nghe được từ những bạn gái này là: "Đàn ông là tù khổ sai kiểu mới." (Cười) Giờ thì bạn cười, nhưng câu nói này cũng làm ta day dứt, phải không. Và tôi nghĩ lý do nó làm ta day dứt là bởi vì hàng nghìn năm lịch sử không thể đảo ngược mà không gây ra đau đớn. Đó là lý do vì sao tôi nói về việc chúng ta phải vượt qua điều này cùng nhau. Buổi tối sau khi tôi nói chuyện với các bạn nữ sinh viên đó, tôi cũng đến thăm một nhóm nam giới ở Kansas. Và đây chính xác là các nạn nhân của nền kinh tế sản xuất, mà tôi đã nói với các bạn trước đó. Họ là những người đãn ông từng là nhà thầu, họ đã từng xây những ngôi nhà và họ đã mất việc sau thời kỳ bùng nổ về nhà đất và họ ở trong nhóm này bởi họ không thể trả tiền nuôi con cái. Những người trợ giáo lên lớp giải thích cho họ tất cả những cách mà họ đã mất đi bản ngã của mình trong thời đại mới này. Người này nói với họ rằng họ không còn quyền thế gì về mặt đạo đức và không ai cần động viên ủng hộ về mặt tinh thần của họ nữa và họ không thực sự là những người cung cấp. Vậy họ là ai? Và điều này thực sự khiến những người này đau lòng. Người trợ giáo viết lên bảng $85,000, anh ta nói "Đây là lương của cô ấy." và anh ta lại viết %12,000 "đây là lương của các bạn. Vậy ai là người chủ lực đây?" anh ta hỏi họ. "Ai là người nắm quyền hành đây? Chính là cô ấy." Điều này khiến cả căn phòng rùng mình. Đó là một trong những lý do tôi muốn nói về điều này, bởi vì tôi nghĩ nó có thể rất đau đớn, và chúng ta thật sự phải vượt qua Và một lý do khá cấp thiết khác là bởi vị điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ. Nó đang xảy ra trên toàn thế giới. Ở Ấn Độ, những người phụ nữ nghèo đang học tiếng Anh nhanh hơn những người đồng đẳng nam để họ được nhận vào các trung tâm trả lời điện thoại đang phát triển ở Ấn Độ. Ở trung Quốc, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đang được mở vì phụ nữ đang thành lập công ty, công ty nhỏ, nhanh hơn đàn ông. Và đây là ví dụ yêu thích của tôi ở Hàn Quốc. Trong vài thập kỷ trở lại đây, Hàn Quốc đã xây dựng một trong những xã hội gia trưởng nhất mà chúng ta được biết. Về cơ bản họ coi vị trí là tầng lớp thứ yếu của phụ nữ là một thứ thiêng liêng trong luật dân sự. Và nếu phụ nữ không thể đẻ cont rai, họ sẽ bị coi như người hầu trong gia đình. Và đôi khi gia đình sẽ cầu cho các linh hồn giết chết đứa bé gái để họ có thể có một bé trai. Nhưng trong những thập niên 70 và 80 chính phủ Hàn Quốc quyết định họ muốn công nghiệp hóa nhanh chóng, và điều họ làm là, họ bắt đầu ép phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Kể từ năm 1985 họ bắt đầu hỏi câu hỏi: "Bạn muốn con trai đầu lòng đến mức nào?" Và hãy nhìn vào biểu đồ này. Từ 1985 đến 2003. Bạn muốn sinh con trai đầu lòng đến mức nào? Bạn có thể thấy rằng những sự thay đổi về kinh tế này thực sự có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa của chúng ta. Do chúng ta chưa thực sự phân tích thông tin này một cách đầy đủ, chúng ta lại thấy điều này trong nền văn hóa nhạc pop bằng những cách thức kì quái và bị cường điệu, những khuôn mẫu đang thay đổi. Và về phần nam giới, chúng ta có cái mà một đồng nghiệp của tôi gọi là "những người đàn ông omega" xuất hiện, đó là những người đàn ông thất bại không được thừa nhận về mặt tình cảm những người không tìm được việc Và họ xuất hiện ở rất nhiều dạng. Và chúng ta có những thanh niên chung thân. Chúng ta có những kẻ thù ghét nhân loại vô duyên. Và chúng ta có những anh chàng thích uống Bud Light (một loại bia nhẹ) hay còn gọi là những củ khoai tây vui vẻ nghiện ghế sô fa. Và điều đáng kinh ngạc là kể cả người đàn ông gợi tình của nước Mỹ ngày nay, người đàn ông gợi tính nhất ngày nay bị đùa giỡn trong quan hệ tình ái trong các bộ phim. Và về phần phụ nữ, bạn lại thấy điều ngược lại, bạn thấy những nữ anh hùng điên loạn Bạn có Lady Gaga. Bạn có James Bond mới của chúng ta, Angelina Jolie. Và không chỉ cho những người trẻ tuổi, phải không. Kể cả Helen Mirren cũng có thế cầm súng. Và dường như chúng ta phải thay đổi từ những hình ảnh hết sức cường điệu, đến những thứ có vẻ bình thường hơn. Vậy trong một thời gian dài trong lĩnh vực kinh tế chúng ta đã sống với thuật ngữ trần thủy tinh. Tôi chưa bao giờ thích thuật ngữ này. Bởi 1 lý do, nó đặt đàn ông và phụ nữ trong một mối quan hệ đối kháng với nhau, bởi trong đó đàn ông là những kẻ lừa đảo mưu mô người đã dựng lên cái trần thủy tinh này. Và chúng ta, những người phụ nữ luôn ở dưới cái trần thủy tinh. Và chúng ta có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, nhưng đó là một trò bịp bợm, nên bạn hải chuẩn bị để vượt qua cái trần thủy tin này. Ngoài ra, đập vỡ trần thủy tinh là một thuật ngữ tệ hại. Có ai điên đi lao đầu qua một cái trần bằng thủy tinh không? Hình ảnh mà tôi thích nghĩ đến, thay vì trần thủy tinh, là một cây cầu cao. Đứng dưới chân một cây cầu cao rất đáng sợ, nhưng cũng rất đáng hồ hởi, bởi vì mọi thứ trên kia thật là đẹp và bạn đang có một góc nhìn rất đẹp. Điều tuyệt vời là không có trò bịp bợm nào như với trần thủy tinh. Không có người đàn ông hay đàn bà nào đứng ở giữa để cắt dây cáp. Không có lỗ hổng nào ở giữa mà bạn có thể sẽ ngã vào. Và điều tuyệt vời là bạn có thể dẫn bất kỳ ai theo. Bạn có thể mang chồng bạn theo. Bạn có thể dẫn bạn hay đồng nghiệp hay người trông trẻ cùng đi với mình. Và những đức ông chồng cho thể lôi vợ mình qua cầu, nều các bà vợ chưa thấy sẵn sàng. Nhưng điểm mấu chốt của những cây cầu cao này là bạn phải tự tin để biết rằng bạn xứng đáng đứng trên cây cầu đó, rằng bạn có tất cả những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đi qua cây cầu này, những điều bạn phải làm là quyết định bước bước đi đầu tiên và thực hiện nó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đã dạy học được một thời gian dài, và nhờ đó tôi đã thu thập được một nền tảng kiến thức về trẻ em và nhận ra rằng tôi thực sự mong muốn có thêm nhiều người hiểu được tiềm năng của các học sinh. Năm 1931, bà tôi -- ở góc trái, hàng dưới -- vừa học xong lớp 8. Bà đã tới trường để lĩnh hội kiến thức bởi kiến thức chỉ có ở trường học. Chúng nằm trong sách, trong đầu giáo viên, và bà cần phải tới đó để lĩnh hội chúng, bởi đó là cách chúng ta thường học. Tiếp sau đó một thế hệ: đây là một ngôi trường nhỏ, Oak Grove, nơi cha tôi theo học. Và ông cũng phải tới trường để lĩnh hội kiến thức từ giáo viên, lưu giữ chúng trong bộ nhớ di động trong đầu ông, và mang theo bên mình, bởi đó là cách truyền tải kiến thức từ giáo viên đến học sinh và sau đó sử dụng chúng trong cuộc sống. Khi tôi còn là đứa trẻ, nhà tôi có một bộ bách khoa toàn thư. Bộ sách này được mua vào năm tôi ra đời, và nó rất đặc biệt, bởi tôi không phải chờ tới khi đến thư viện để tiếp nhận kiến thức nữa; mọi kiến thức đều nằm trong nhà tôi điều đó thật tuyệt. Điều này khác với các thế hệ trước, và nó thay đổi cách tôi tương tác với kiến thức thậm chí ở mức độ nhỏ. Và kiến thức gần tôi hơn. Tôi có thể tiếp cận nó. Trong khoảng thời gian tôi chuyển từ việc học sang dạy học, tôi đã chứng kiến được sự ra đời của mạng internet. Ngay khi người ta sử dụng mạng internet như một công cụ giảng dạy, thì tôi rời Wisconsin chuyển tới Kansas, một thị trấn nhỏ, tại đây tôi có cơ hội dạy học trong một thị trấn nhỏ, đáng yêu ở một trường học nông thôn của Kansas, tôi đã dạy môn học mà tôi yêu thích, môn chính phủ Mỹ. Năm đầu -- tôi cực kỳ hăng hái -- chuẩn bị dạy môn chính phủ Mỹ, và hệ thống chính trị yêu thích. Các học sinh lớp 12: không phải tất cả đều nhiệt tình với hệ thống quản lý của nước Mỹ. Năm thứ hai: tôi đã học được vài điều và phải thay đổi phương pháp. Và tôi giao cho chúng một bài tập thực tế đòi hỏi chúng tự học. Tôi không bảo chúng phải làm gì, hay làm thế nào. Tôi đặt ra cho chúng một vấn đề, đó là tổ chức một cuộc bầu cử trong cộng đồng nhỏ bé của riêng chúng. Chúng in tờ rơi, gọi cho các văn phòng, kiểm tra lịch trình, họp với các thư ký, chúng in một quyển sách bầu cử để toàn bộ người dân hiểu thêm về các ứng viên. Chúng mời mọi vào trường dự một buổi hội đàm buổi tối về chính phủ và chính trị và về các con phố được làm tốt hay chưa. Chúng thực sự đã học được những kinh nghiệm thiết thực. Các giáo viên cũ -- nhiều kinh nghiệm hơn -- nhìn tôi rồi nói, "Ồ, cô ấy đây. Thật đáng yêu. Cô ấy đang cố gắng làm tốt." (cười) "Cô ấy không biết mình đang làm gì đâu." Nhưng tôi biết rằng lũ trẻ sẽ cho họ thấy. Tôi tin tưởng chúng. Và tôi bảo chúng hàng tuần rằng tôi mong chờ gì ở chúng. Vào đêm đó, tất cả 90 học sinh -- ăn mặc đúng kiểu, làm đúng vai trò của mình, làm chủ. Tôi chỉ việc ngồi và xem. Đó là buổi tối của chúng, rất thiết thực, rất thực tế. Tối đó rất có ý nghĩa với chúng. Chúng sẽ tiến xa hơn. Từ Kansas, tôi chuyển tới vùng Arizona đáng yêu. Tại đây tôi dạy các em học sinh cấp hai ở Flagstaff, trong nhiều năm. May mắn thay, tôi không phải dạy về chính phủ Mỹ, mà có thể dạy chúng đề tài thú vị hơn, về địa lý. Tôi lại háo hức học hỏi. Nhưng điều thú vị khi đảm nhận vị trí này ở Arizona, là tôi được làm việc với một nhóm học sinh có tư tưởng cực kỳ phóng khoáng, trong một trường công lập thực sự. Và chúng tôi phải tận dụng những khoảnh khắc này ngay khi có cơ hội. Và một trong số các cơ hội là chúng tôi được gặp Paul Rusesabagina, nhân vật nguyên gốc của phim điện ảnh “Khách sạn Rwanda”. Ông đã có bài nói chuyện ở trường trung học ngay gần đây. Chúng tôi có thể đi bộ tới đó, không cần phải trả phí đi lại, không tốn chi phí. Một chuyến thăm đi thực tế hoàn hảo. Lúc này vấn đề lại là: làm cách nào để nói với những đứa trẻ lớp bảy – lớp tám về nạn diệt chủng, và khiến chúng bàn luận về chủ đề này với thái độ có trách nhiệm và tôn trọng, và khiến chúng biết phải làm gì. Vì vậy chúng tôi chọn cách lấy Paul Rusesabagina làm ví dụ về một người đàn ông đơn độc dùng cả cuộc đời của mình để làm điều gì đó tích cực. Sau đó tôi bảo lũ trẻ kể về một tấm gương trong cuộc đời chúng, hoặc chính câu chuyện của chúng, trong thế giới của chúng, đã làm một điều tương tự. Tôi yêu cầu chúng làm một mẩu phim về điều đó. Đó là lần đầu tiên chúng tôi làm điều này. Không ai thực sự biết cách làm một đoạn phim nhỏ bằng máy vi tính. Nhưng chúng đã làm. Và tôi yêu cầu chúng lồng chính giọng nói của mình vào đó. Đó là giây phút tuyệt diệu nhất khi phát hiện rằng bạn đang yêu cầu lũ trẻ sử dụng chính giọng nói của chúng để nói với chính bản thân chúng những điều chúng sẵn sàng chia sẻ. Câu hỏi cuối cùng trong bài tập là: em có kế hoạch gì khiến cuộc sống của mình ảnh hưởng tích cực tới người khác? Những điều lũ trẻ sẽ nói khi bạn hỏi chúng và lắng nghe chúng trả lời thật đáng ngạc nhiên. Hiện nay tôi đang sống tại Pennsylvania. Tôi đang giảng dạy tại Học viện Khoa học Quản lý. Đây là một trường liên kết giữa Viện Franklin và trường học quận Philadelphia. Trường này dạy từ lớp 9 đến lớp 12, nhưng chúng tôi đào tạo rất khác biệt. Ban đầu, tôi chuyển đến đây để giảng dạy theo cách lũ trẻ vẫn học, và tôi thực sự muốn xem điều gì sẽ xảy ra khi ta sẵn sàng từ bỏ một số mô hình dạy học trước đây, mô hình khan hiếm thông tin như khi bà tôi đi học, khi cha tôi đi học và thậm chí cả khi tôi đi học, để chuyển đến thời điểm chúng ta có thông tin bổ sung. Vậy bạn sẽ làm gì khi xung quanh có đầy đủ thông tin? Tại sao bạn lại cho con mình tới trường nếu chúng không còn cần phải đến trường để lĩnh hội kiến thức nữa? Ở Philadelphia, chúng tôi có chương trình dự án mỗi người 1 máy tính, vì vậy hàng ngày lũ trẻ sẽ mang đi mang về máy tính xách tay và tiếp cận thông tin qua đó. Và khi bạn trao cho học sinh công cụ tiếp nhận thông tin, bạn cần cảm thấy thoải mái với ý tưởng cho phép lũ trẻ thất bại, vì đó là một phần của quá trình học hỏi. Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với bối cảnh giáo dục mà mọi người đều thích dạng câu hỏi trắc nghiệm chọn một câu trả lời đúng. Và tôi ở đây để chia sẻ với các bạn rằng, đó không phải là học tập. Hoàn toàn sai lầm khi yêu cầu lũ trẻ không bao giờ được sai. Và việc luôn chọn câu trả lời đúng không phải là cách để chúng học tập. Vì thế chúng tôi đã làm dự án này, và đây là một trong các mục đích của dự án. Tôi hầu như không bao giờ thể hiện nó bởi vấn đề về ý tưởng thất bại. Các học sinh của tôi đã làm ra những quyển sách minh họa này. Đây là sản phẩm của một chủ đề học vào cuối năm, sau sự kiện tràn dầu. Tôi yêu cầu chúng đưa ra các ví dụ mà chúng ta thường thấy rất nhiều dưới dạng hình minh họa trên các phương tiện truyền thông, và nghiên cứu xem đâu là phần thú vị nhất, sau đó tự làm một bài tương tự về một thảm họa do con người gây ra trong lịch sử nước Mỹ. Và chúng có các tiêu chuẩn nhất định để làm điều này. Chúng hơi không thoải mái với chủ đề, bởi chúng chưa làm bao giờ, và không biết chính xác phải làm thế nào. Chúng có thể nói – rất lưu loát, và có thể viết rất, rất tốt, nhưng yêu cầu chúng truyền đạt các ý tưởng theo một cách khác thì hơi bất tiện. Nhưng tôi cho chúng không gian để làm điều đó, để sáng tạo, để giải quyết. Hãy xem chúng tôi có thể làm được gì. Và lũ trẻ đã kiên trì làm ra sản phẩm hình ảnh đã không làm chúng ta thất vọng. Quyển sách này được làm ra trong khoảng hai hoặc ba ngày. Và đây là công trình của các học sinh, những người đã rất kiên trì. Và khi các học sinh đã ngồi xuống, tôi hỏi chúng, “Ai đã làm tốt nhất?” và chúng ngay lập tức trả lời, “Đây ạ.” Mà không đọc gì cả. “Đây ạ.” Tôi lại hỏi, “À, thế điều gì khiến nó là tốt nhất?” Và chúng nói, “Trang trí đẹp, cậu ta đã sử dụng màu sắc rất tốt. Và...” Và chúng đọc to những gì chúng tôi đã làm. Rồi tôi nói, “Vậy chúng ta hãy đọc nó.” Chúng trả lời, “Ồ, bài đó không phải là quá tuyệt.” Và chúng tôi lại xem một quyển khác – bài này không đẹp về hình thức, nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin – và chúng tôi dành một giờ để nói về quá trình học hỏi, bởi vấn đề ở đây không phải là bài làm có hoàn hảo hay không, hay là tôi có làm ra được nó hay không; mà bài tập này yêu cầu lũ trẻ phải tự sáng tạo. Bài tập này cho phép chúng thất bại, giải quyết vấn đề, và học hỏi. Và khi lớp tôi một lần nữa làm về vấn đề này trong năm nay, chúng sẽ làm tốt hơn. Bởi học tập phải bao gồm cả thất bại, bởi thất bại chính là quá trình học hỏi. Có cả triệu bức ảnh tôi có thể đưa lên đây, và tôi phải chọn lựa kĩ càng – đây là một trong các bức tranh tôi yêu thích – về các học sinh đang học tập, về hình ảnh khi học tập trong bối cảnh chúng ta không bắt buộc lũ trẻ phải đến trường để học tập nữa, mà thay vào đó, hỏi chúng xem chúng có thể làm gì với điều này. Hỏi chúng những câu hỏi thực sự thú vị. Chúng sẽ không thất vọng. Yêu cầu chúng đến tận nơi, tự nhìn tận mắt, tự trải nghiệm, tự tham gia và tìm hiểu. Đây là một trong các bức ảnh tôi thích, bởi nó được chụp vào ngày thứ Ba, khi tôi yêu cầu các học sinh đi đến nơi bầu cử. Đây là Robbie, và đó là ngày đầu tiên em ấy được bầu cử, em ấy muốn chia sẻ với mọi người điều đó. Nhưng đây cũng là học tập, bởi tôi yêu cầu lũ trẻ ra ngoài và đi tới chính những nơi xảy ra sự việc. Điều cốt yếu là, nếu chúng ta tiếp tục coi giáo dục là phải tới trường để lĩnh hội kiến thức chứ không phải là học tập từ kinh nghiệm, là cho lũ trẻ tiếng nói và chấp nhận thất bại, thì chúng ta đang đi sai đường. Và những điều mà ngày nay mọi người vẫn thường nhắc đến sẽ không thể xảy ra nếu chúng ta vẫn giữ hệ thống giáo dục không chất lượng, bởi chúng ta không thể làm được bằng một bài kiểm tra chuẩn hóa, và những bài trắc nghiệm chọn một đáp án đúng. Chúng ta biết cách để làm tốt hơn, và đã đến lúc để làm tốt hơn. (Vỗ tay) Alisa Volkman: câu chuyện của chúng tôi bắt đầu như thế này... những khoảnh khắc chào đời xúc động của con trai đầu lòng của chúng tôi, Declan Tất nhiên đó là một khoảnh khắc rất sâu sắc, và nó thay đổi cuộc sống của chúng tôi theo nhiều cách Nó cũng thay đổi cuộc sống của chúng tôi theo nhiều cách mà chúng tôi không mong đợi, mà chúng tôi sau này ngẫm nghĩ lại thì cuối cùng lại khiến chúng tôi nảy sinh ra một ý tưởng kinh doanh và một năm sau, chúng tôi khai trương Babble, một website dành cho các bậc cha mẹ Rufus Griscom: Bây giờ tôi xem câu chuyện của chúng tôi là một sự khởi đầu sớm một vài năm. (AV: Đúng như vậy) RG: Các bạn hãy nhớ rằng lúc đó chúng tôi yêu nhau đắm đuối AV: Chính thế RG: Chúng tôi lúc đó đang điều hành một dạng website hoàn toàn khác. Đó là một website tên là Nerve.com câu khẩu hiệu của nó là "Chuyện bậy có văn hóa." Trên lý thuyết, và hy vọng cả trên thực tiễn, đây là một tạp chí trực tuyến thông minh về tình dục và văn hóa. AV: Điều đó cho ra đời một website hẹn hò. Nhưng các bạn có thể hiểu người ta hay nói đùa về chúng tôi như thế nào. Tình dục tạo ra những đứa trẻ. Các bạn làm theo những chỉ dẫn trong Nerve và kết cục là các bạn đến với Babble, như chúng tôi vậy. Và chúng tôi rất có thể sẽ khai trương một website thứ ba về tuổi già. Chúng ta sẽ cùng chờ nhé. RG: Nhưng đối với chúng tôi, sự tiếp nối giữa Nerve và Babble Không chỉ về những giai đoạn trong cuộc sống, tất nhiên là điều này có liên quan mà thực ra sự tiếp nối này thể hiện sự khao khát của chúng tôi được lên tiếng một cách thành thật về những chủ đề mà mọi người thấy khó nói. Đối với chúng tôi, dường như, Khi mọi người bắt đầu muốn giấu giếm, họ bắt đầu nói dối về nhiều thứ, đó là lúc điều này trở nên thực sự thú vị Đó là một chủ đề mà chúng tôi muốn đào sâu. Và chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, là những bậc phụ huynh trẻ tuổi, Có nhiều điều kiêng kị về việc làm cha me hơn là về tình dục AV: Đúng vậy. Vậy là như chúng tôi nói, những năm đầu tiên thực sự rất tuyệt vời, nhưng cũng rất khó khăn. Và chúng tôi cảm thấy một số trong những khó khăn đó là kết quả của những quảng cáo sai lầm về việc làm cha mẹ (Cười) Chúng tôi đăng ký mua rất nhiều tạp chí, nghiên cứu rất nhiều, nhưng thật sự, khi bạn nhìn xung quanh, ở đâu cũng thấy những hình ảnh như thế này Và chúng tôi bắt đầu làm cha mẹ kỳ vọng rằng cuộc sống của chúng tôi cũng sẽ trông giống như thế. Mặt trời luôn chiếu rọi và con chúng tôi sẽ không bao giờ khóc lóc. Tôi sẽ luôn luôn trông ngăn nắp gọn gàng và được nghỉ ngơi đầy đủ, và thực tế thì chẳng hề giống như thế một chút nào. RG: Khi chúng tôi đặt những quyển tạp chí hào nhoáng về việc làm cha mẹ xuống với những bức ảnh đẹp mà chúng tôi đang xem, và nhìn vào quang cảnh căn phòng chúng tôi ở nó trông giống như thế này. Đây là ba con trai của chúng tôi Và tất nhiên, con chúng tôi không phải lúc nào cúng khóc và la hét, nhưng với ba cậu con trai, có khá nhiều khả năng là ít nhất một trong ba sẽ không xử sự theo cách mà nó nên làm. AV: Đúng vậy, bạn có thể thấy khi nào thì chúng tôi bị chưng hửng. Chúng tôi thực sự cảm thấy rằng điều mà mình mong đợi chẳng liên quan gì đến những thứ mà chúng tôi thật sự phải trải qua, và vì thế chúng tôi quyết định rằng chúng tôi rất muốn nói thẳng với các vị phụ huynh. Chúng tôi rất muốn cho họ hiểu thực tế của việc làm cha mẹ như thế nào một cách chân thực. RG: Vì vậy hôm nay, điều chúng tôi muốn làm là chia sẻ với các bạn 4 điều cấm kị khi làm cha mẹ. Và tất nhiên, có nhiều hơn 4 điều cấm kị mà bạn không thể nói về việc làm cha mẹ, nhưng chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn ngày hôm nay 4 điều cấm kị liên quan cụ thể đến chúng tôi. Điều cầm kị đầu tiền là bạn không thế nói bạn không yêu quý con mình ngay từ giây phút đầu tiên. Tôi nhớ rất rõ khi đang ngồi trong bệnh viện. Chúng tôi đang trong quá trình sinh đứa con đầu lòng. AV: Chúng tôi, hay là em? RG: Anh xin lỗi. Dùng sai đại từ rồi. Alisa đang trong quá trình sinh đứa con đầu lòng của chúng tôi - (AV: Cảm ơn anh.) -- và tôi ở đó, mang theo một cái găng bóng chày. Tôi ở đó với vòng tay mở rộng. Cô y tá tiến lại phía tôi với đứa trẻ xinh đẹp này, và tôi nhớ lại, khi cô ấy đang tiến lại phía tôi, tiếng bạn bè tôi nói, "Khoảnh khắc họ đặt đứa trẻ vào tay bạn, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác yêu thương lan tỏa điều này có có sức mạnh hơn bất kì điều gì mà bạn từng chứng kiến trong suốt cuộc đời mình." Vậy nên tôi khích lệ bản thân lúc ấy. Đứa trẻ đang đến, và tôi sắn sàng để cho cái xe tải Mack chở đầy sự yêu thương này xô tôi ngã nhào. Thay vào đó, khi đứa trẻ được đặt vào tay tôi, đó là một giây phút phi thường. Bức ảnh này được chụp vài giây sau đó đứa trẻ được đặt trong tay tôi và chính tôi là người mang nó đến với cuộc đời này Như các bạn thấy, mắt chúng tôi sáng long lanh. Lòng tôi ngập tràn tình yêu giành cho vợ, với lòng biết ơn vô hạn rằng chúng tôi có một đứa trẻ khỏe mạnh. Và điều này tất nhiên rất kì dị. Ý tôi lại tôi phải kiểm trả thẻ đánh dấu cho chắc. Tôi ngờ là "Có chắc đây là con chúng ta không?" Và tất cả những điều này thật kỳ diệu. Nhưng điều tôi cảm thấy đối với đứa trẻ khi đó là sự xúc động sâu sắc, nhưng không hề giống với những gì tôi cảm thấy về con 5 năm sau đó. Và chúng tôi đã làm một vài điều kỳ quặc ở đây. Chúng tôi đã lập biểu đồ cho tình yêu chúng chúng tôi giành cho con mình theo thời gian. (Cười) Đều này, như các bạn biết, là một hành động bất bình thường. Bạn không được phép lập biểu đồ tình yêu. Nguyên nhân bạn không được làm điều đó là vì chúng ta coi tình yêu như một thứ nhị nguyên. Hoặc là bạn đang yêu hay không đang yêu. Bạn yêu hoặc không yêu. Và tôi nghĩ rằng, thực ra tình yêu là một quá trình, và tôi nghĩ vấn đề của việc coi tình yêu là một thứ gì đó nhị nguyên là nó khiến chúng ta lo lắng một cách quá mức rằng tình yêu là giả dối, không thích đáng hoặc bạn đang làm sao đó. Và tôi nghĩ rằng tôi đang nói về kinh nghiệm của người làm cha. Nhưng tôi nghĩ rất nhiều đàn ông cũng đã trải qua cảm giác này trong những tháng đầu tiên, có thể trong năm đầu đời của đứa trẻ, phản ứng xúc cảm của họ nhiều khi không thỏa đáng. AV: Tôi rất mừng vì Rufus đã nói về điều này, bởi vì bạn có thể nhận thấy khi nào anh ấy tụt dốc trong những năm đầu tiên khi đó tôi nghĩ tôi đang làm hầu hết mọi việc. Nhưng chúng tôi thích đùa rằng, trong những tháng đầu đời của các con chúng tôi, đây là ông Chú Rufus. (Cười) RG: Tôi là một ông chú đầy trìu mến đấy. AV: Phải và tôi thường đùa với Rufus khi anh ấy về nhà là tôi không chắc liệu ảnh ấy có thể nhận mặt con chúng tôi khi cho bé nằm dàn hàng ngang giữa những đứa trẻ khác. Vậy nên tôi thường đưa ra một câu đố bất ngờ cho Rufus. RG: Thôi rồi. AV: Tôi không muốn làm anh ấy xấu hổ quá. Nhưng tôi sẽ cho anh ấy 3 giây. RG: Thật không công bằng. Đây là một câu đố mẹo. Con không có trong đó, đúng không? AV: Đứa con trai 8 tuần tuổi của chúng tôi đang nằm đâu đó trong đó, và tôi muốn xem xem Rufus có thể nhanh chóng nhận được mặt con không. RG: Đứa ngoài cùng bên trái. AV: Không phải! (Cười) RG: Đồ độc ác. AV: Không còn gì để nói (Cười) Tôi sẽ nói tiếp điều cấm kỵ số hai. Bạn không thế nói về việc có con sẽ cô đơn như thế nào. Tôi thích mang thai. Tôi thật sự thích. Tôi cảm thấy được kết nối một cách kì diệu với cộng động xung quanh mình. Tôi cảm thấy tất cả mọi người đang tham gia vào quá trình mang thai của mình, tất cả tập trung xung quanh mình, cùng đếm ngược đến thời điềm vượt cạn. Tôi cảm thấy rằng tôi là một con thuyền chở tương lai của loài người. Điều này tiếp tục cả khi tôi vào viện. Điều này thật háo hức. Tôi tắm trong quà tặng và hoa và người đến thăm. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng khi tôi về nhà, tôi đột nhiên cảm thấy bị cắt đứt bị cô lập và ruồng bỏ. và tôi rất ngạc nhiên vì những cảm xúc này. Tôi không mong đợi điều này sẽ khó khăn đến vậy, khi có những đêm mất ngủ, cho con ăn liên tục, nhưng tôi không hề mong đợi cảm giác của sự cô lập và cô đơn mà tôi đã trải qua, và tôi thật sự ngạc nhiên rằng chẳng ai nói với tôi rằng tôi sẽ cảm thấy những điều này. Và tôi gọi cho chị gái người rất thân với tôi - và có 3 đứa con - và tôi hỏi chị ấy "Tại sao chị không nói với em rằng em sẽ cảm thấy thế này, rằng em sẽ có những cảm giác bị cô lập khủng khiếp thế này?" Và chị ấy nói - Tôi không bao giờ quên - "Đó không phải là điều bạn muốn nói với một người mẹ đang chuẩn bị có đứa con đầu lòng." RG: Và tất nhiên, chúng tôi nghĩ đó chính xác là điều bạn cần nói cho các bà mẹ chuẩn bị sinh con đầu lòng. Và rằng điều này, tất nhiên, một trong những chủ điểm cho chúng tôi là điều mà chúng tôi nghĩ rằng sự thẳng thẳng và chân thật dù nghiệt ngã là điều rất quan trọng cho tất cả chúng ta để trở thành những bậc phụ huynh tuyệt với. Và khó mà có thể không nghĩ rằng cảm giác bị cô lập này một phần là do thế giới hiện đại của chúng ta. Vậy nên trải nghiệm của Alisa không phải là duy nhất. Vậy nên 58% những bà mẹ được hỏi đều cho biết đã trải qua cảm giác cô đơn. Trong số họ, 67% cảm thấy cô đơn nhất khi con của mình ở độ tuổi từ 0 đến 5 - có thể thực tế là từ 0 đến 2 tuổi. Trong quá trình chuẩn bị bài trình bày này, chúng tôi đã xem một vài nền văn hóa khác trên thế giới đối phó với khoảng thời gian này như thế nào, bởi vì ở trong thế giới phương Tây này, chưa đến 50% chúng ta sống gần các thành viên khác trong gia đình, điều mà theo tôi là một phần nguyên nhân làm giai đoạn này khó khăn đến vậy. Thế nên hãy xem một trong rất nhiều ví dụ: ở miền Nam Ấn Độ có một phong tục gọi là jholabhari, theo đó, người phụ nữ đang ở cữ, khi mang thai đến 7 hay 8 tháng, chuyển về sống với mẹ đẻ của cô ấy và phải trải qua một loạt các nghi lễ, sinh con và quay về gia đình chính của cô ấy vài tháng sau khi đứa trẻ ra đời. Và đây là một trong số nhiều cách mà chúng tôi nghĩ các nền văn hóa khác giải quyết cho giai đoạn cô đơn này. AV: Điều cấm kỵ thứ 3: bạn không thể nói về việc mình bị sảy thai - nhưng hôm nay tôi sẽ nói về chuyện của tôi. Sau khi chúng tôi có Declan, chúng tôi đã phải điều chỉnh lại những kỳ vọng của mình. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể thực sự trải qua những điều này một lần nữa và nghĩ rằng chúng tôi biết sẽ phải đối mặt với điều gì. Và chúng tôi biết ơn rằng tôi có thể mang thai, và ngay sau đó tôi được biết chúng tôi sẽ có một bé trai, và sau đó khi tôi mang thai được 5 tháng, chúng tôi được biết rằng chúng tôi đã mất đứa bé. Đây thật sự là bức ảnh nhỏ bé cuối cùng của đứa trẻ mà chúng tôi có. Và đó rõ ràng là một khoảng thời gian rất khó khăn --- cực kỳ đau đớn. Khi tôi đang trong giai đoạn buồn khổ đó, Tôi ngạc nhiên nhận thấy rằng mình không muốn gặp bất kỳ ai. Tôi chỉ muốn bò vào 1 cái hố, và tôi thật sự không biết làm thế nào mình có thể cố gắng quay trở lại cộng đồng xung quanh mình. Và tôi nhận ra là, tôi nghĩ, cách mà tôi cảm nhận, trong sâu thẳm tim mình, tôi cảm thấy hết sức tủi hổ và, thẳng thắn mà nói, xấu hổ vì, ở một khía cạnh nào đó, tôi đã thất bại trong việc thực hiện một công việc mà tôi đã được lập trình sẵn về mặt di truyền học để làm. Và tất nhiên, điều này khiến tôi đặt câu hỏi, có phải tôi không thể có con lần nữa, điều đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc hôn nhân của tôi, và chính bản thân tôi, với tư cách là một người phụ nữ. Vì vậy đây là một giai đoạn hết sức khó khăn. Khi tôi bắt đầu cố gắng hơn để vượt qua nó, Tôi bắt đầu trèo ra khỏi cái hố và nói chuyện với những người khác. Tôi thật sự ngạc nhiên bởi tất cả những câu chuyện mà tôi được chia sẻ ngày càng nhiều. Những người tôi tiếp xúc hàng ngày, làm việc cùng, bạn của tôi, những thành viên gia đình mà tôi đã quen biết từ lâu, chưa bao giờ chia sẻ với tôi những câu chuyện của họ. Và tôi nhớ mình cảm thấy tất cả những câu chuyện này hết sức mộc mạc, và tôi cảm thấy như tôi bỗng tìm thấy một thế giới bí mật của những người phụ nữ m à giờ đây tôi là một phần trong đó điều này khiến tôi an tâm nhưng cũng rất lo lắng. Và tôi nghĩ rằng, việc sảy thai là một một sự mất mát vô hình. Không có nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng đối với việc này. Không hề có một nghi lễ, nghi thức nào. Và tôi nghĩ rằng, khi một người qua đời, bạn tổ chức một lễ tang, bạn chúc mừng cuộc sống đã qua, và nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng, và đó là một điều mà phụ nữ không có khi họ bị sảy thai. RG: Đây thật là một điều tồi tệ, bởi vì, dĩ nhiên rồi, đây là một trải nghiệm hết sức phổ biến và đau thương. 15-20% số lần mang thai sẽ kết thúc bằng việc sảy thai, và tôi thấy điều này thật đáng sửng sốt. Trong một cuộc điều tra, 74% những người phụ nữ nói rằng họ cảm thấy rằng việc sảy thai một phần là do lỗi của họ, điều này thật kinh khủng. Và thật đáng ngạc nhiên, 22% nói rằng họ sẽ giấu nhẹm việc bị sảy thai không cho chồng mình biết. Điều tối kỵ thứ tư. Bạn không thể nói rằng mức độ hạnh phúc trung bình của mình đã giảm kể từ khi sinh em bé. Điều tôi phải nói là tất cả các mặt trong cuộc sống của tôi đã trở nên tốt đẹp hơn một cách đáng kể kể từ khi thôi tham gia vào điều kỳ diệu mang tên sinh con và gia đình. Tôi sẽ không bao giờ quên, tôi luôn nhớ về ngày này một cách rõ nét khi con trai đầu lòng của chúng tôi, Declan, được 9 tháng tuổi. và tôi đang ngồi trên ghế sô pha, và đọc quyển sách tuyệt vời của Daniel Gilbert tên là "Bắt gặp hạnh phúc" Và khi tôi đọc được hai phần ba quyển sách, có một biểu đồ ở phía bên phải -- O trang bên phải -- và chúng tôi đã đánh dấu ở đây là "Biều đồ đáng sợ nhất có thể tưởng tượng được cho một người mới làm cha mẹ." Đồ thị này bao gồm bốn nghiên cứu hoàn toàn độc lập. Về cơ bản, có một sự trượt dốc thẳng đứng của sự thỏa mãn với hôn nhân, có liên quan mật thiết, chúng ta đều biết, với hạnh phúc theo nghĩa rộng hơn, và nó không hề tăng lên trở lại cho đến khi đứa con đầu lòng vào đại học. Khi ấy tôi ngồi đó, nghĩ đến hai hai thập kỷ tiếp theo của cuộc đời mình, Vực thẳm của sự hạnh phúc này mà chúng tôi đang tiến thẳng vào trên chiếc xe mui trần của mình mà ai cũng biết Chúng tôi cảm thấy chán nản. AV: Vậy bạn có thể hình dung, ý tôi là hình dung lại, những tháng đầu tiên rất khó khăn, nhưng chúng tôi đã vượt qua và thật sự kinh ngạc khi đọc được nghiên cứu này. Vậy nên chúng tôi rất muốn nghiên cứu nó sâu hơn với hy vọng rằng chúng tôi sẽ tìm thấy một tia hy vọng. RG: Đó là khi mọi chuyện trở nên tuyệt vời khi điều hành một website giành cho các bậc phụ huynh bởi vì chúng tôi có một phóng viên rất giỏi để đi phỏng vấn tất cả các nhà khoa học đã tiến hành bốn nghiên cứu này. Chúng tôi nói, có điều gì đó bị sai ở đây. Những nghiên cứu này bị thiếu sót gì đó. Nó không thể tồi tệ như thế được. Vì vậy Liz Mitchel đã thật sự tuyệt vời với việc này, và cô ấy phỏng vấn bốn nhà khoa học và kể cả Daniel Gilbert, và chúng tôi thật sự đã tìm ra một tia hy vọng. Và đây là phỏng đoán của chúng tôi về mức độ hạnh phútrung bình này được cho rằng trông giống như mức độ hạnh phúc xuyên suốt cuộc đời chúng ta. Tất nhiên, mức hạnh phúc trung bình là không thỏa đáng, bởi nó không ứng với những trải nghiệm trong từng thời điểm, và đây là đồ thị mà chúng tôi hình dung khi bạn thêm vào những trải nghiệm trong từng thời điểm. Và chúng ta đều nhớ rằng những đứa trẻ, những thứ vặt vãnh tí xíu -- và chúng ta có thể thấy trên gương mặt của con cái chúng ta -- những thứ vặt vãnh tí xíu có thể khiến chúng bay lên tột đỉnh của sự sung sướng và sau đó, những điều vặt vãnh nhỏ nhặt có thể khiến chúng lao thẳng xuống vực sâu của sự đau khổ. Và được chứng kiến những điều này thật kỳ diệu, và chúng ta cũng ghi nhớ chúng. Và sau đó, dĩ nhiên là khi bạn già đi nó giống như tuổi tác là một dạng Liti vậy. Khi bạn già đi, bạn trở nên ổn định hơn. Và một phần của những việc xảy ra, theo tôi, khi bạn đang ở lứa tuổi 20 - 30, là bạn bắt đầu học cách rào sự hạnh phúc của mình lại. Bạn bắt đầu nhận ra rằng "Này, mình có thể đi xem buổi trình diễn ca nhạc trực tiếp này và có một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ có thể khiến cả người mình nổi da gà, nhưng có vẻ mình sẽ cảm thấy bị ngột ngạt và mình sẽ không thể uống bia. Vậy thì mình sẽ không đi nữa. Mình có một giàn âm thanh tốt ở nhà. Thế thôi, mình không đi nữa." Vậy là mức độ hạnh phúc trung bình của bạn tăng lên, nhưng bạn sẽ mất đi những khoảng khắc phi thường. AV: Đúng vậy, và khi bạn có đứa con đầu lòng, và khi đó bạn lại gặp phải những lúc lên xuống như vậy -- những lúc đồ thị đi lên là khi con bạn có những bước đi đầu tiên, có nụ cười đầu tiên, con bạn đọc cho bạn nghe lần đầu tiên -- những lúc đồ thị đi lên là ngôi nhà của chúng tôi, bất kỳ lúc nào trong khoảng 6 đến 7 giờ mỗi tối. Những bạn nhận ra rằng, bạn sẽ chấp nhận mất kiểm soát theo một cách hết sức tuyệt vời, mà chúng tôi nghĩ rằng có nhiều ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta và thật sự khiến ta hài lòng. RG: Và tổng kết lại, chúng ta đánh đổi hạnh phúc trung bình. Chúng ta đánh đổi một dạng an toàn, bình yên của sự thoả mãn ở một mức độ nhất định để lấy những khoảnh khắc phi thường này. Và điều này đã tác động thế nào đến hai chúng tôi với một gia đình với 3 cậu con trai nhỏ khi đang dấn sâu vào tất cả những điều này? Có một yếu tố khác trong trường hợp của chúng tôi. Chúng tôi đã phạm vào một điều tối kỵ khác trong cuộc sống của mình, và đâu là một điều tối kỵ thưởng thêm. AV: Một điều tối kỵ ngắn gọn cho bạn, rằng chúng tôi không nên làm việc chung, đặc biệt là với 3 đứa con -- nhưng chúng tôi đang làm như vậy. RG: Và chúng tôi đã nói về điều này ở ngay lúc đầu. Tất cả mọi người đều biết rằng, bạn tuyệt đối không nên hợp tác cùng người bạn đời của mình. Trên thực tế, khi chúng tôi bắt đầu đi kêu gọi tài trợ để mở Babble, những nhà đầu tư mạo hiểm nói, "Chúng tôi dứt khoát không đầu tư cho những công ty được thành lập bởi những cặp vợ chồng, bởi vì có rủi ro thất bại cao hơn. Đây là một ý tưởng tồi. Đừng thực hiện nó." Và rõ ràng là chúng tôi vẫn tiến hành. Chúng tôi đã làm. Chúng tôi huy động vốn, và chúng tôi rất hồi hộp vì mình đã tiến hành, bởi vì trong giai đoạn này của cuộc đời mỗi người, chúng tôi rất hạn chế về mặt quỹ thời gian. Và nếu bạn thật sự đam mê về việc gì đó mà bạn làm hàng ngày -- như chúng tôi -- và bạn cũng đầy nhiệt huyết với mối quan hệ của mình, đây là cách duy nhất mà chúng tôi biết để làm được điều này. Và vì vậy câu hỏi cuối cùng mà chúng tôi hỏi là: chúng ta có thể bẻ ngược biểu đồ hạnh phúc cùng với nhau được không? Thật tuyệt khi chúng ta có những giây phút sung sướng phi thường này những đôi khi chúng diễn ra quá nhanh. Vậy còn đường hạnh phúc trung bình thì sao? Liệu chúng ta có thể tăng nó lên một chút không? AV: Và chúng tôi có cảm giác rằng, khoảng cách hạnh phúc, mà chúng tôi nói tới, thực sự là kết quả của việc bắt đầu làm cha mẹ, và bước vào bất kỳ một mối quan hệ lâu dài nào để đi đến điều đó -- với những kỳ vọng sai lầm. Và nếu bạn có những kỳ vọng đúng đắn và quản lý kỳ vọng một cách đúng đắn, chúng tôi cảm thấy rằng đó sẽ là một trải nghiệm rất đáng phấn khởi. RG: Và đây là điều mà -- Và chúng tôi nghĩ là có rất nhiều bậc cha mẹ, khi bạn đang trong quá trình đó - trong trường hợp của chúng tôi -- bạn xếp hành lý cho một chuyến du lịch đến châu Âu và bạn rất háo hức. Khi ra khỏi máy bay, hóa ra bạn đang du lịch bụi ở Nepal Và du lịch bụi ở Nepal là một trải nghiệm kỳ thú, đặc biệt khi bạn xếp hành lý đúng cách và bạn biết bạn sẽ đối mặt những điều gì và bạn được chuẩn bị tâm lý. Vậy mấu chốt của điều này cho chúng ta ngày hôm nay không chỉ là thành thật chỉ để thành thật, mà còn là hy vọng rằng thành thật và chân thành hơn về những trải nghiệm trên, giúp tất cả chúng ta bẻ ngược đồ thị hành phúc của chúng ta lên một chút. RG + AV: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đang làm việc để giúp máy tính có thể "giao tiếp" với thế giới. Có rất nhiều phương pháp để làm điều đó, tôi muốn tập trung vào khía cạnh khiến máy tính có thể diễn đạt điều mà chúng đang thấy và hiểu. Với một bức ảnh thế này, một thuật toán nhận diện hình ảnh hiện đại có khả năng nhận biết đâu là cô gái và đâu là chú chó. Nó sẽ cho bạn biết rằng cô gái đang cười. Thậm chí nó còn nói với bạn rằng chú chó đó cực kỳ dễ thương. Trong quá trình làm việc, tôi suy nghĩ nhiều về cách con người nhận thức thế giới xung quanh. Những suy nghĩ, ký ức, hay kỷ niệm đều được con người gọi đến khi cần thiết. Tất cả các mối liên hệ với các tình huống cụ thể có liên quan. Có thể bạn đã từng thấy chú chó này rồi, hoặc bạn đã từng chạy bộ dọc bờ biển giống thế này, và điều đó gợi nhớ cho bạn những suy nghĩ và ký ức của kỳ nghỉ trước đây, những lần ra biển, những lần chạy bộ cùng chú chó cưng của mình. Một trong các mục tiêu tôi luôn hướng tới là giúp máy tính hiểu được "cảm giác" khi trải qua những điều như vậy, hiểu được cách chúng ta chia sẻ, tin tưởng, cảm nhận lẫn nhau, điều đó giúp công nghệ máy tính tiến hoá mạnh mẽ tới mức chúng có thể hỗ trợ cho những trải nghiệm của chúng ta. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, vài năm trước, tôi bắt đầu giúp máy tính tạo ra các câu chuyện "như người kể" từ một chuỗi những bức ảnh. Một ngày kia, tôi đang cố gắng "hỏi" chiếc máy của mình về cảm xúc của nó khi được tới Úc. Nó nhìn vào một bức ảnh, trong đó có một chú gấu koala. Nó không biết gì về loài gấu đó, nhưng nó cho rằng đó là một sinh vật có ngoại hình khá hay ho. Sau đó, tôi cho nó xem một loạt ảnh về một căn nhà đang đổ sập trong đám cháy. Nó nhìn vào những bức ảnh đó và nói, "Một quang cảnh tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng!" Điều đó làm tôi rợn người. Nó đang thấy một sự kiện khủng khiếp, khiến mạng sống con người bị đe doạ, nhưng vẫn nghĩ đó là điều tốt đẹp. Tôi nhận ra rằng nó đã để ý tới sự tương phản màu sắc, các gam màu đỏ và vàng, và khiến nó cho rằng đó là một sự kiện tốt đẹp. Một phần lý do nó nghĩ như vậy vì hầu hết những bức ảnh tôi cho nó xem đều nói lên sự tốt đẹp. Lý do vì hầu hết mọi người đều chia sẽ những tấm ảnh tốt đẹp khi họ nói về trải nghiệm của chính mình. Bạn có nhớ lần cuối bạn thấy ai đó "selfie" tại đám tang? Tôi nhận ra điều đó khi cố gắng cải thiện AI từng chút một, trong mỗi công việc, với các bộ dữ liệu khác nhau, tôi đang tạo ra những lỗ hổng lớn, những "điểm mù" làm hạn chế những điều AI có thể hiểu được. Khi làm vậy, tôi đã khiến AI suy nghĩ theo lối mòn (bias). Điều đó phản ánh một điểm nhìn hạn hẹp, do chỉ được huấn luyện với một bộ dữ liệu duy nhất. Lối mòn của dữ liệu cũng phản ánh lối mòn trong suy nghĩ con người, biểu hiện qua thành kiến và sự đánh đồng. Tôi nghĩ lại về cách công nghệ thay đổi và tiến hoá, điều đó giúp tôi đứng ở đây hôm nay -- những bức ảnh màu đầu tiên phản ứng rất tốt với màu da của người da trắng, có nghĩa rằng ảnh màu đã vô tình "chống lại" người da đen. Điểm nhìn hạn hẹp dẫn đến "điểm mù" đó vẫn tiếp tục cho đến những năm 1990. Một điểm mù tương tự vẫn kéo dài cho đến ngày nay về khả năng nhận diện những khuôn mặt khác nhau trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Tôi nghĩ tới những nghiên cứu mới nhất hiện nay, khi ta bó hẹp suy nghĩ của mình trong một bộ dữ liệu và một vấn đề. Bằng việc làm như vậy, ta đã tạo ra thêm nhiều điểm mù và lối mòn, điều đó được AI nhân thêm bội phần. Khi đó, tôi nhận ra ta cần suy nghĩ sâu hơn về bộ mặt của những công nghệ hiện nay trong năm hay mười năm nữa. Con người tiến hoá rất chậm, theo thời gian, họ trở nên thích nghi hơn khi tương tác với người khác và với môi trường. Ngược lại, AI tiến hoá với tốc độ không tưởng. Điều đó thực sự quan trọng nếu chúng ta nghĩ kỹ -- chúng chính là những "điểm mù" của ta, những lối mòn cũ kỹ của ta, hãy nghĩ đến tầm ảnh hưởng của nó đến thứ công nghệ ta đang tạo ra hôm nay, và bàn đến ý nghĩa của chúng đối với tương lai ta sau này. Các giám đốc điều hành và nhà khoa học đã cho biết những gì họ nghĩ về cách mà công nghệ AI hoạt động trong tương lai. Stephen Hawking đã cảnh báo rằng "Trí tuệ nhân tạo có thể là điểm kết thúc của loài người." Elon Musk cảnh báo đó là mối nguy hại liên quan đến sự tồn vong và là một trong những hiểm hoạ lớn nhất nền văn minh này phải đối mặt. Bill Gates thì cho rằng, "Tôi không hiểu nổi vì sao người ta chẳng lo lắng gì cả." Nhưng các quan điểm này -- chúng là một phần của bức tranh lớn hơn. Những mô hình toán học, những viên gạch nền tảng của trí tuệ nhân tạo đều là những thứ chúng tôi thường xuyên làm việc cùng. Ta có những nền tảng mã nguồn mở dành riêng cho Học máy hoặc AI mà ai cũng có thể đóng góp vào. Xa hơn nữa, thông qua đó, ta có thể chia sẻ trải nghiệm của mình. Ta có thể chia sẻ những điều mà công nghệ khiến ta bận tâm và cách chúng làm ta thích thú. Ta có thể nói về thứ ta yêu quý. Ta có thể đưa ra những dự đoán về những khía cạnh công nghệ giúp ích con người hoặc những vấn đề cần giải quyết. Nếu chúng ta đều cởi mở trong vấn đề chia sẻ về AI với tầm nhìn tương lai rõ ràng, điều đó sẽ chúng ta tạo nên một nền tảng kiến thức về bản chất của AI hiện nay, sự phát triển của nó trong tương lai, và những điều ta phải làm để đảm bảo một kết quả tốt nhất cho chúng ta. Ta đã biết rõ những điều đó qua việc sử dụng các công nghệ ngày nay. Ta dùng điện thoại thông minh, trợ lý ảo và những con robot biết dọn phòng. Điều đó có xấu xa không? Cũng tuỳ lúc. Chúng có ích cho ta không? Cũng tuỳ lúc thôi. Và không phải trường hợp nào cũng như nhau. Khi đó, bạn đã thấy những tia sáng từ tương lai tới. Tương lai sẽ tiếp diễn từ những điều chúng ta đang xây dựng hôm nay. Giống như hiệu ứng domino, ta vẽ nên lộ trình phát triển và tiến hoá của AI. Những gì ta làm bây giờ sẽ quyết định AI tương lai. Những công nghệ giúp ta được sống trong thực tế tăng cường, đem tới cho chúng ta sự sống từ xa xưa. Công nghệ giúp con người chia sẻ những trải nghiệm của mình khi họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Hay công nghệ chuyên về thu thập và xử lý thế giới hình ảnh, được dùng trong các sản phẩm như xe tự lái. Công nghệ chuyên về xử lý hình ảnh và sinh ra ngôn ngữ, được phát triển để hỗ trợ những người gặp vấn đề về thị lực, hỗ trợ họ hiểu rõ hơn về những hình ảnh quanh mình. Và ta cũng thấy được rằng công nghệ tạo ra những vấn đề mới. Ngày nay, ta có những công nghệ phân tích chính xác ngoại hình của con người, ví dụ như màu da hay các đường nét trên khuôn mặt, nhằm dự đoán liệu ta có nguy cơ trở thành tội phạm hoặc khủng bố được không. Ta có những công nghệ xử lý dữ liệu cá nhân của người khác, thậm chí chúng kiểm tra dữ liệu về giới tính và chủng tộc, nhằm quyết định xem liệu ta có được vay tiền hay không. Mọi thứ ta thấy bây giờ chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong sự tiến hoá của AI. Bởi vì hiện tại ta đang sống vẫn nằm trong quá trình tiến hoá đó. Điều đó có nghĩa những điều ta làm bây giờ sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến hiện tại và đến tương lai. Nếu ta muốn AI tiến hoá theo hướng hỗ trợ loài người, ta cần định nghĩa rõ ràng mục tiêu và các phương pháp cụ thể để vạch ra con đường đó. Tôi muốn thấy một thứ phù hợp nhất với con người, với văn hoá của chúng ta và với môi trường. Công nghệ cần hỗ trợ những người gặp vấn đề về thần kinh hay bất cứ khuyết tật nào khác nhằm tạo ra một cuộc sống bình đẳng cho tất cả mọi người. Công nghệ cần được áp dụng bất kể ngoại hình hay màu da của bạn thế nào. Điều tôi muốn tập trung đến là về công nghệ cho ngày mai và cho mười năm nữa. AI sẽ biến thể theo nhiều cách khác nhau. Nhưng trong tình huống này, nó không chỉ là một chiếc xe tự lái mà không biết điểm đích. Nó giống như chiếc xe ta đang lái hằng ngày. Ta sẽ quyết định lúc nào nên tăng tốc và giảm tốc. Ta quyết định lúc nào nên rẽ. Ta quyết định số phận của AI tương lai. Có vô vàn bộ mặt mà trí tuệ nhân tạo có thể biến thành. Chúng sẽ có mặt trong nhiều thứ. Điều đó phụ thuộc vào chúng ta, ta cần tìm hiểu những gì cần thực hiện ngay hôm nay để tìm đường đi đúng đắn cho trí tuệ nhân tạo, một con đường đi giúp tất cả chúng ta tốt hơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói với bạn về sự phát triển của sự tiêu dùng mang tính hợp tác. Tôi sẽ giải thích nó là cái gì và chỉ trong vòng 15 phút tôi sẽ cố thuyết phục bạn rằng đó không phải là một ý tưởng nông cạn, hay một xu hướng ngắn hạn, mà là một nền văn hóa mạnh mẽ và xu hướng xã hội, tái phát minh, không chỉ những gì chúng ta tiêu dùng, mà cả cách mà chúng ta tiêu dùng. Bây giờ tôi sẽ bắt đầu bằng một ví dụ đơn giản. Giơ tay lên -- bao nhiêu người trong các bạn có sách, CD, DVD, hay video trong nhà bạn mà bạn chắc chắn sẽ không dùng chúng nữa, nhưng bạn không thể tự mình quăng chúng đi Không thể thấy tất cả những cái tay nhưng có vẻ như là tất cả các bạn. Trên những chiếc kệ tại nhà chúng tôi Chúng tôi có những hộp DVD bộ phim "24" phần 6 cho chính xác. Tôi nghĩ nó được mua cho chúng tôi khoảng 3 năm trước như là quà giáng sinh. Bây giờ chồng tôi, Chris, và tôi thích bộ phim đó. Nhưng hãy đối mặt với nó, khi bạn xem nó một lần -- có lẽ -- 2 lần -- bạn thật sự chẳng muốn xem lại lần nữa, bời vì bạn biết Jack Bauer sẽ đánh bại bọn khủng bố như thế nào. Vì thế chúng còn nằm trên kệ của chúng tôi lỗi thời với chúng tôi, nhưng lại có những giá trị tiềm ẩn cho những người khác. Bây giờ trước khi chúng ta tiếp tục, tôi có một điều cần thú tội Tôi sống ở New York 10 năm, và tôi là một fan hâm mộ lớn của bộ phim "Sex and the City" Và tôi thích xem phần một một lần nữa như là một chút khởi động cho phần tiếp theo ra vào tuần sau. Vậy dễ dàng như thế nào để tôi có thể đổi bộ phim "24" mà tôi không thích với bộ phim mà tôi muốn "Sex and the City"? Bây giờ bạn có thể đã chú ý có một một loại lãnh vực mới nổi lên gọi là giao dịch trao đổi. Sự liên tưởng đơn giản nhất cho giao dịch trao đổi này là dịch vụ hẹn hò trực tuyến cho tất cả những phương tiện giải trí không thích của bạn Cái mà nó làm là sử dụng internet để tạo ra một thị trường vô tận để phố những cái mà người A có và những cái mà người C muốn bất thứ những gì có thể. Tuần nào đấy, tôi truy cập vào những trang web như thế, gọi là Swaptree Và có hơn 59,300 thứ ở đây mà tôi có thể lập tức trao đổi bộ phim "24" của tôi Khá gần với tôi, tại Reseda, California có người muốn đổi bộ phịm "Sex and the City" gần như mới của họ cho bộ phim "24" của tôi. Nói một cách khác, chuyện mà đang diễn ra ở đây là Swaptree giải quyết cái vấn đề cấp bách của công ty tôi, vấn đế mà các nhà kinh tế học gọi là "sự trùng khớp của nhu cầu" trong vòng xấp xỉ 60 giây. Cái thậm chí mà còn đáng ngạt nhiên là nó in ra biên nhận cho bạn, bởi vì nó biết trọng lượng của hàng hóa. Ở đây có nhiều lớp những thắc mắc về kỹ thuật đằng sau những website như Swaptree nhưng đó không phải điều mà tôi chú ý, và cũng không cho những giao dịch ở đây. Niềm đam mê của tôi, cái mà tôi dành riêng những năm qua tận tâm để nghiên cứu, là hành vi hợp tác và cơ chế của lòng tin vốn có trong những hệ thống này. Khi mà bạn nghĩ về nó nó có vẻ như là ý tưởng điên rồ, thậm chí cho những năm trước đây rằng bạn sẽ trao đổi những thứ của bạn với người hoàn toàn xa lạ người mà bạn thậm chí chả biết tên thật của họ và không có bất cứ tiền trao tay nào cả. Nhưng 99% những giao dịch tại Swaptree diễn ra một cách thành công. Và chỉ khoảng 1 phần trăm mà nhận được đánh giá tiêu cực, là do những lý do khá nhỏ nhoi, như là hàng không đến đúng thời hạn. Vậy chuyện gì đang diễn ra ở đây? Đó là một động lực cực kỳ mạnh mẽ mà có ý nghĩa thương mại và văn hóa lớn đóng vai trò. Trong số đó, là công nghệ cho phép lòng tin giữa những người lạ. Chúng ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu nơi mà chúng ta có thể bắt chước các mối quan hệ mà đã từng diễn ra mặt đối mắt nhưng trong một quy mô và những cách mà chưa từng khả thy trước kia. Vật chuyện gì đang thực sự diễn ra ở đây là mạng xã hội và công nghệ thời gian thực đang đáp trả lại chúng ta Chúng ta đang đổi chát, giao dịch, hoán đổi, chia sẻ, nhưng chúng đang được tái phát minh thành những dạng năng động và hấp dẫn. Cái mà tôi thấy sự đáng kinh ngạc là cái mà chúng ta thực sự kết nối với nhau để chia sẻ, bất kể đó là hàng xóm của chúng ta, trường chúng ta, văn phòng hay mạng Facebook của chúng ta. Và cái mà đang tạo nên nền kinh tế mà cái của tôi là của bạn Từ eBay hùng mạnh, cụ tổ của thị trường trao đổi, cho đến những công ty chia sẻ xe như GoGet, nơi mà bạn trả phí hằng tháng để thuê những chiếc xe, cho đến những nền tảng cho vay xã hội như Zopa, mà sẻ lấy bất cứ ai trong khán phòng này với $100 cho vay, và hợp món tiền đó với những người mượn ở bất cứ đâu trên thế giới, chúng ta đang chia sẻ và phối hợp lần nữa theo những cách mà tôi tin là hip hơn là hippie. Tôi gọi đó làn sóng tiêu thụ mang tính hợp tác. Bây giờ trước khi tôi đào xâu và những hệ thống khác của sự thiêu thụ mang tính hợp tác, Tôi muốn thử trả lời câu hỏi mà bất cứ một tác giả hợp pháp nào phải hỏi, ở đâu mà cái ý tưởng đó đến Bây giờ tôi muốn nói rằng một buổi sáng khi tôi thức dậy và nói, "Tôi sẽ viết về sự tiêu thụ mang tính hợp tác." Nhưng thực sự đó là mạng lưới phức tạp của những ý tưởng nhường như là không có liên hệ Trong khoảng những phút kế tiếp, chúng ta sẽ thấy một chút khái niệm như sự trình diễn pháo hoa của tất cả những dấu chấm mà đang có trong đầu tôi. Cái đầu tiên mà tôi bắt đầu chú ý: Là bao nhiêu khái niệm lớn đã nổi lên -- từ sự tự do của đám đông đến sự khôn ngoan xung quanh sự dễ dàng một cách lố bịch của nó để tạo dành những nhóm với mục đich, Và kết nối với đám đông điên cuồng này là những ví dụ trên toàn thế giới -- từ sự bầu cử tổng thống cho đến Wikipedia nổi tiếng, và mọi thứ ở giữa -- về những gì mà sức mạnh của những con số có thể đạt được. Bây giờ, bạn biết khi nào bạn học một từ mới, và kế đến bạn bắt đầu thấy từ đó ở mọi nơi? Đó là cái đã diễn ra cho tôi khi tôi chú ý rằng chúng ta đang di chuyển từ những khách hàng thụ động đến những người sáng tạo, đến những cộng tác viên năng động. Cái đang diễn ra là Internet đang xóa những người trung gian, mà mọi người từ nhà thiết kế áo thun cho đến thợ đan len có thể làm một mạng buôn bán sống đồng đẳng Và những lực khắp nơi của sự tiến hóa đồng đẳng đó nghĩa là sự chia sẻ đang diễn ra ở mức độ hiện tượng. ý tôi là, nó thực đáng ngạc nhiên để nghĩ rằng, trong mỗi phút của bài nói này, 25 giờ của những đoạn phim trên Youtube sẽ được nạp. Bây giờ cái mà tôi thấy ngạc nhiên về những ví dụ này là cách mà chúng thực sự chạm vào bản năng linh trưởng của chúng ta. Ý tôi, chúng ta là những chú khỉ, và chúng ta được sinh ra và lớn lên để chia sẻ và phối hợp. Và đã như thế hàng ngàn năm nay, bất kể khi chúng ta đi săn theo bầy, hay làm nông trong hợp tác xã, trước khi cái hệ thống to lớn được gọi là sự siêu tiêu dùng đến và chúng ta xây dựng những hàng rào và tạo nên vùng đất nhỏ riêng của chúng ta. Nhưng nhiều thứ đang thay đổi, và một trong những lý do tại sao là những người ở thế hệ kỹ thuật số, hay thế hệ - Y Họ đang lớn lên chia sẽ -- dữ liệu, trò chơi, kiến thức, đó là bản năng thứ hai của họ. Vì thế chúng ta, những người lạc hậu, kể cả tôi -- là những người lính chân, di chuyển chúng từ văn hóa của tôi, đến văn hóa của chúng ta. Lý do tại sao nó diễn ra quá nhanh là bởi vì sự hợp tác di động. Chúng ta bây giờ sống trong thời tại liên kết nơi mà chúng ta có thể định vị bất cứ ai, bất cứ lúc nào, trong thời gian thực, từ những thiết bị nhỏ trong tay bạn. Và tất cả những gì đang trảy qua trong đầu bạn tiến tới sự kết thúc của năm 2008, khi, tất nhiên, nền tài chính thế giới sụp đổ Thomas Friedman là một trong những nhà bình luận New York Times yêu thích của tôi và ông đã nhận xét một cách chua cay rằng 2008 là khi chúng ta đụng phải bức tường khi mẹ tự nhiên và thị trường cùng nói, "Đủ rồi." Bây giờ chúng ta biết một cách hợp lý rằng nền kinh tế được xây dựng trên sự siêu tiêu dùng là mưu đồ Ponzi, là căn nhà của thẻ. Tuy nhiên, nó thật khó cho chúng ta để từng cá nhân biết phải làm gì. Vì thế tất cả những cái Twittering, đúng không? Chúng thì quá nhiều tiếng ồn ào và phức tạp trong đầu tôi, cho đến khi tôi thực sự nhận ra nó đang diễn ra bởi vì 4 chìa khóa xe. Một, một niềm tin mới vào sự quan trọng của cộng đồng, và một định nghĩa rất mới về cái mà bạn bè và hàng xóm thực sự nghĩa gì Một mạng xã hội chia sẻ file torrent và công nghệ thời gian thực, thay đổi cơ bản cách chúng ta ứng xử. Thứ ba, nhấn mạnh những vấn đề môi trường chưa được giải quyết. Và thứ tư, sự suy thoái toàn cầu đã bị gây sốc một cách cơ bản hành vi người tiêu dùng. 4 chiếc chìa khóa đó được pha trộn với nhau và tạo ra một thay đổi lớn -- xa khỏi thế kỷ 20 được định nghĩa bới sự siêu tiêu dùng, tiến tới thế kỷ 21 được định nghĩa bởi sự tiêu dùng mang tính hợp tác. Tôi tin tưởng toàn diện chúng ta đang tại điểm uống cong khi mà thói quen chia sẻ -- thông qua các website như Flickr và Twitter mà đang trở thành bản chất trực tuyến thứ hai -- đang được áp dụng vào những diễn đàn khu vực cho những cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ vé tàu tháng buổi sáng đến cách mà thời trang được thiết kế đế cái cách mà chúng ta trồng thực phẩm chúng ta đang tiêu thụ và hợp tác cùng một lúc. Vì thế mà đồng tác giả, Roo Rogers, và tôi đã thực sự sưu tập hàng ngàn những ví dụ từ khắp nơi trên thế giới về sự tiêu dùng mang tính hợp tác. Và mặc dù chúng khác nhau một cách to lớn về quy mô của sự trưởng thành và mục đích, khi chúng ta đào sâu vào chúng, chúng ta nhận ra rằng chúng có thể thực sự được tổ chức thành 3 hệ thống rõ ràng. Đầu tiên là thị trường phân phối lại. Thị trường phân phối lại -- chỉ như Swaptree -- là khi bạn lấy thứ bạn đã dùng, hay sở hữu lại, những vật dụng và di chuyển nó từ nơi nó không còn cần nữa đến nơi nào đó, ai đó, nơi mà cần nó. Chúng đang dần được nghĩ như là 5'R' (reduce, reuse, recycle, repair, redistribute) -- Giảm, tái sử dụng, tái chế, sửa chữa và tái phân phối -- bởi vì chúng vẽ thêm vòng đời của sản phẩm và vì thế giảm ô nhiễm. Thứ hai là lối sống hợp tác. Đó là sự chia sẻ và tài nguyên của những thứ như tiền, kỹ năng và thời gian. Tôi cá là trong vài năm nữa, những cụm từ như làm việc chung và văng lướt sóng hay là ngân hàng thời gian sẽ trở nên một phần tiếng mẹ đẻ hằng ngày. Một trong những ví dụ ưu thích của lối sống hợp tác được gọi là "Đất chia sẻ" Một sự phối hợp bên nước Anh mà phối ông Jones mà có vài mẫu đất trống sau nhà của mình, với bà Smith, mà có lẽ sẽ là người trồng trọt Cùng với nhau họ trong thực phẩm cho chính họ Nó là một trong những ý tưởng mà quá ư đơn giản, nhưng lại tài giỏi, Bạn có lẽ tự hỏi tại nó chưa bao giờ được làm trước đây. Bây giờ là hệ thống thứ ba là hệ thống sản xuất dịch vụ Đó là nơi mà bạn trả cho những lợi ích của sản phầm mà nó làm cho bạn mà không cần hoàn toàn sở hữu sản phẩm Ý tưởng này đặc biệt mãnh mẹ cho những thứ mà có khả năng tải năng tải cao. Và đó có thể là mọi thứ từ sản phẩm em bé cho đến thời trang ... Bao nhiêu người trong các bạn có máy khoan điện? Sở hữu máy khoan điện? Máy khoan điện sẽ được dùng chỉ khoảng từ 12 đến 13 phút trong suốt toàn bộ quảng đời của nó (Cười) Nó có vẻ nực cười, đúng chứ? Bởi vì cái mà cần là cái lỗ, không phải cái khoan. (Cười) (Vỗ tay) Vậy tại sao bạn không thuê cái khoan ấy hay, thậm chí hay hơn, cho thuê chính cái khoan của bạn cho người khác và kiếm chút tiền từ nó? Những hệ thống đó đang cùng với nhau cho phép chúng ta chia sẻ tài nguyên mà không mất đi lối sống họ, hoặc ấp ủ của mình quyền tự do cá nhân. Tôi sẽ không hỏi người ta chia sẽ một cách dễ thương trong cái hố cát. Vì thế tôi chỉ muốn cho bạn thấy ví dụ của cái cách mà sự tiêu dùng mang tính hợp tác có thể để thay đổi hành vi. Chiếc xe trung bình tốn khoảng $8,000 một năm để chạy. Tuy nhiên, chiếc xe đó chỉ ngổi đó nhàn rỗi trong 23 giờ một ngày. Vì thế khi bạn xem xét 2 sự thực đó, nó bắt đầu có lý một chút rằng chúng ta phải một cái hoàn toàn. Vì thế đó là nơi mà những công ty chia sẽ xe như Zipcar và GoGet đến. Năm 2009, Zipcar lấy 250 người tham gia xuyên xuốt từ 13 thành phố -- và nó đều tự nhận rằng mình là người ghiền xe và sẽ là những tiên phong cho việc chia sẻ xe và yêu cầu họ từ bỏ chìa khóa xe cho họ trong vòng một tháng. Thay vì thế, những người này phải đi bộ, xe đạp, đi tàu, hay dạng nào khác của các phương tiện công cộng. Nó có thể chỉ dùng thẻ thành viên Zipcar của họ khi nào thực sự rất là cần thiết. Những kết quả của cuộc thử sức đó sau 1 tháng Chúng ta đang quan tâm là Nó rất đáng ngạc nhiên khi mà giảm được 413 lbs chỉ từ những hoạt động thêm Nhưng cái thống kê yêu thích của tôi là ở đây có 100 người trong 250 người tham gia không muốn chìa khóa xe của họ lại Nói một cách khác, sự nghiện xe của họ đã mất đi sự cần thiết để sở hữu. Bây giờ hệ thông sản xuất dịch vụ đã tồn tại trong nhiều năm. Chỉ nghĩ về những những thư viện và hiệu giặt là tự động. Nhưng tôi nghĩ chúng đang bướt tới kỷ nguyên mới bởi vì công nghệ làm chúng chia sẻ không va chạm và vui vẻ. Có một câu trích dẫn tuyệt vời được viết trên tờ New York Times rằng "Mối quan hệ giữa việc chia sẻ đối và việc sở hữu cũng giống như mối quan hệ giữa cái iPod với máy nghe cassete, năng lượng mặt trời với một cái quặng than." Tôi cũng tin rằng, thế hệ của chúng ta, mối quan hệ của chúng ta là đáp ứng cái chúng ta muốn là ít những cái hữu hình hơn nhiều so với những thế hệ trước. Tôi không muốn cái DVD, tôi muốn bộ phim đang chiếu Tôi không muốn cái máy trả lời phiền phức, Tôi muốn tin nhắn được lưu Tôi không muốn cái CD, tôi muốn âm nhạc được chơi. Nói cách khác, tôi không muốn đồ vật, tôi muốn cái cái du cầu được thỏa mãn. Điều này thúc đẩy một sự thay đổi lơn từ nơi mà sự sở hữu là con át chủ bài của sự sử dụng -- hay như Kevin Kelly, nhà biên tập của tạp chí Wired, nói nó, " Khi mà sự tiếp cận tốt hơn so với sự sở hữu." Bây giờ như là quyền sở hữu của chúng ta đang bị tan dần vào đám mây vậy, một cái ranh giới không rõ ràng xuất hiện giữa cái của bạn, và cái của tôi và cái của chúng ta. Tôi muốn đưa cho bạn một ví dụ mà cho thấy rằng nhanh như thế nào sự phát triển đang diễn ra Nó cho thấy vòng đời 8 năm. Chúng ta đã qua thời kỳ sở hữu xe truyền thống cho đến những công ty chia sẽ xe -- Như Zipcar và GoGet -- cho đến những nền tảng chia sẽ mà phối hợp những người lái đến một cái mới hơn, mà là cho thuê xe theo dạng đồng đẳng (peer-to-peer) nơi mà bạn có thể thực sự kiếm tiền từ việc thue chiếc xe mà không dùng trong 23 giờ một ngày cho hàng xóm của bạn. Bây giờ tất cả những hệ thống đó cần một mức độ của niềm tin, và nền tảng để thực hiện nó là danh tiếng. Trong hệ thống tiêu dùng cũ bây giờm danh tiếng của chúng ta không ảnh hưởng nhiều lắm, bởi vì lịch sử tín dụng của chúng ta còn quan trọng hơn thế nhiều những loại xem xét đồng đẳng. Bơi giờ với Web, chúng ta để lại một dấu vết. Với những thư rác chúng ta có cờ đánh dấu, với những ý tưởng mà chúng ta đăng, những ý mà chúng ta chia sẻ, chúng ta thật sự cho thấy tốt như thế nào chúng ta hợp tác, và bất kể khi nào chúng ta có thể hay không thể được tin tưởng. Hãy quay lại ví dụ đầu tiên của tôi, Swaptree Tôi có thể thấy rằng nickname rondoron đã thành công 553 thương vụ với 100% thành công Nói một cách khác, tôi có thể tin anh ta hay cô ấy. Bây giờ đánh dấu lời tôi nói, nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta có khả năng thực hiện tìm kiếm như Google và thấy hình ảnh tích lũy của vốn danh tiếng chúng ta Và chính cái vốn danh tiếng đó sẽ quyết định sự truy cập của chúng ta tới sự tiêu dùng mang tính hợp tác. Nó là một loại tiền tệ xã hội mới, vì thế để nói, rằng nó sẽ trở nên đầy quyền lực như đánh giá tín dụng của chúng ta Bây giờ như là một suy nghĩ kết thúc ở đây Tôi tin rằng chúng ta đang trong giai đoạn khi mà chúng ta tỉnh dậy sau cái cơn say rượu mệt mỏi của sự trống rỗng và phí phạm, và chúng ta sẽ có một bước nhảy vọt để tạo ra một hệ thống bền vững hơn xây dựng để phục vụ những du cầu bẩm sinh của chúng ta cho cộng đồng và bản sắc cá nhân. Tôi tin rằng nó sẽ được xem như một cuộc cách mạng -- khi mà xã hội, đối mặt với những thử thách lớn, làm một sự thay đổi động trời từ những gì nhận được và chi tiêu cá nhân hướng tới một sự khám phá của những thứ tốt. Tôi đang có nhiệm vụ để làm cho việc chia trở nên hấp dẫn. Tôi đang có nhiệm vụ để làm cho việc chia trở nên cuốn hút. Bởi vì tôi thực sự tin rằng nó có thể phá vỡ cái chế độ lỗi thời của kinh doanh, giúp chúng ta đi tắt đón đầu qua những hình thức lãng phí của dạng siêu tiêu thụ và dạy chúng ta khi nào thì đủ là thực sự đủ. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vào một buổi sáng tháng 8 ấm áp ở Harare, Farai, một bà mẹ hai con 24 tuổi, đi về phía một băng ghế trong công viên. Cô ấy trông đau khổ và chán nản. Trên băng ghế có một bà cụ 82 tuổi đang ngồi, mà cộng đồng biết đến là Bà Jack. Farai đưa Bà Jack một bì thư từ y tá của phòng khám. Bà Jack mời Farai ngồi xuống trong khi bà ấy mở bì thư và đọc. Khoảng 3 phút im lặng khi bà ấy đọc. Sau một đoạn nghỉ dài, Bà Jack lấy một hơi thật sâu, nhìn Farai và nói, "Có tôi ở đây với cô. Cô có muốn chia sẻ chuyện của mình không?" Farai bắt đầu, đôi mắt cô sưng lên vì nước mắt. Cô nói, "Bà Jack à, Tôi dương tính với HIV. Tôi đã sống chung với HIV suốt 4 năm qua. Chồng tôi bỏ đi 1 năm trước. Tôi có hai đứa con chưa đến 5 tuổi. Tôi thất nghiệp. Tôi khó mà chăm con được." Nước mắt lăn dài trên mặt cô. Để trả lời, Bà Jack xích gần lại, đặt tay mình lên Farai, và nói rằng, "Farai, cô cứ khóc đi. Cô đã trải qua rất nhiều chuyện. Cô có muốn chia sẻ gì thêm không?" Và Farai tiếp tục. "Trong vòng 3 tuần qua, tôi thường xuyên có ý định tự tử, và đưa hai đứa con theo tôi. Tôi không chịu nổi nữa. Y tá phòng khám nói tôi đến gặp bà." Hai người trao đổi, chừng 30 phút. Và cuối cùng, Bà Jack nói, "Farai, tôi thấy cô có tất cả triệu chứng của kufungisisa." Từ "kufungisisa" mở ra một dòng suối nước mắt. Kufungisisa là từ địa phương của trầm cảm ở đất nước tôi. Nghĩa đen là "suy nghĩ quá nhiều." Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước đoán hơn 300 triệu người trên toàn cầu ngày nay đang mắc trầm cảm, hay còn gọi là Kufungisisa ở đất nước tôi. Và WHO cũng nói với ta rằng cứ mỗi 40 giây, có một người ở đâu đó trên thế giới tự tử vì họ không hạnh phúc, phần nhiều do trầm cảm hay kifungisisa. Đa số những cái chết ấy xảy ra ở các nước có thu nhập kém hoặc trung bình. Trong thực tế, WHO còn nói rằng khi nhìn vào nhóm tuổi 15 đến 29, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay là tự sát. Nhưng có nhiều hơn những sự kiện dẫn đến trầm cảm và trong vài trường hợp là tự sát, như là lạm dụng, xung đột, bạo lực, cô lập, cô đơn -- danh sách dài vô tận. Nhưng có một điều mà ta biết là trầm cảm có thể điều trị được và tự sát có thể bị ngăn chặn. Nhưng vấn đề là chúng ta không có đủ bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý học trên thế giới để làm việc đó. Ví dụ, tại hầu hết những nước có thu nhập thấp và trung bình, tỉ lệ bác sĩ tâm thần trên tổng số dân là khoảng 1 trên 1,5 triệu người, nghĩa là 90 phần trăm những người cần hỗ trợ sức khỏe tâm thần sẽ không có được nó. Ở nước tôi, có 12 bác sĩ tâm thần, và tôi là một trong số đó, cho dân số xấp xỉ 14 triệu người. Giờ, để tôi đặt nó vào hoàn cảnh cụ thế. Một buổi tối tôi đang ở nhà, thì nhận được cuộc gọi từ ER, tức là phòng cấp cứu, từ một thành phố cách 200 km từ chỗ tôi sống. Bác sĩ cấp cứu nói rằng, "Một bệnh nhân của anh, người anh chữa trị 4 tháng trước, vừa uống thuốc quá liều, và họ đang ở phòng cấp cứu. Về lưu thông máu, họ có vẻ ổn, nhưng họ cần đánh giá thần kinh." Rõ ràng là tôi không thể nhảy lên xe giữa đêm và lái 200 km được. Thế là bằng cách tốt nhất có thể, qua điện thoại với bác sĩ cấp cứu, chúng tôi thực hiện đánh giá. Chúng tôi đảm bảo đưa ra các quan sát về tự tử. Chúng tôi đảm bảo xem xét lại thuốc chống trầm cảm mà bệnh nhân này đã sử dụng, và cuối cùng kết luận rằng chừng nào Erica - đó là tên cô ấy, 26 tuổi - chừng nào Erica sẵn sàng ra khỏi phòng cấp cứu, cô ấy nên đến ngay chỗ tôi cùng mẹ cô ấy, và tôi sẽ đánh giá và làm những gì có thể thực hiện. Và chúng tôi cho rằng điều đó sẽ mất khoảng một tuần. Một tuần trôi qua. Ba tuần trôi qua. Không thấy Erica. Và một ngày tôi nhận được điện thoại từ mẹ Erica, và bà ấy nói rằng, "Erica đã tự tử 3 ngày trước. Cô ấy treo cổ lên cây xoài trong vườn nhà." Gần như một phản xạ tự nhiên, tôi không thể không hỏi, "Nhưng tại sao hai người không đến Harare, nơi tôi sống? Chúng tôi đã đồng ý rằng chừng nào cô ấy ra khỏi phòng cấp cứu. thì sẽ đến chỗ tôi mà." Câu trả lời của bà ấy rất ngắn gọn. "Chúng tôi không có đủ 15$ đi bus để đến Harare." Ngày nay, tự tử không còn là điều bất thường trong giới sức khỏe tâm thần. Nhưng có gì đó về cái chết của Erica xuyên đến tận tâm can tôi. Lời tuyên bố từ mẹ Erica: "Chúng tôi không có đủ 15$ đi bus đến chỗ anh," khiến tôi nhận ra rằng sẽ không thực hiện được, việc tôi hi vọng bệnh nhân đến gặp mình. Và tôi tự vấn lương tâm, cố gắng khám phá vai trò của tôi với tư cách là một bác sĩ tâm thần ở châu Phi. Và sau khi suy xét và tự vấn bản thân. nói chuyện với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, tôi chợt nhận ra rằng thực ra, một trong những nguồn lực đáng tin nhất ở châu Phi là những người bà. Vâng, những người bà. Và tôi đã nghĩ, những người bà có trong mỗi cộng đồng. Có hàng trăm người bà. Và (Cười) Và họ không rời cộng đồng của mình để đi tìm nơi tốt hơn. (Cười) Đó, lần duy nhất họ rời đi là khi họ đến một nơi tốt hơn gọi là thiên đường. (Cười) Nên tôi nghĩ, hay là đào tạo những người bà trong liệu pháp nói chuyện dựa trên bằng chứng, mà họ có thể thực hiện trên một băng ghế? Trao quyền cho họ với kĩ năng lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm, tất cả những điều bắt nguồn từ liệu pháp nhận thức hành vi; trao quyền cho họ với các kỹ năng để kích hoạt hành vi, lên kế hoạch hành động, và hỗ trợ họ bằng công nghệ kỹ thuật số. Bạn biết đó, công nghệ điện thoại di động. Người dân châu Phi ngày nay đều có điện thoại di động. Vào năm 2006. tôi đã lập ra nhóm tiên phong gồm những người bà. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Hiện nay, có hàng trăm người bà đang làm việc tại hơn 70 cộng đồng. Và chỉ trong năm ngoái, hơn 30.000 người đã nhận điều trị trên Băng ghế Tình bạn từ một người bà trong cộng đồng ở Zimbabwe. (Vỗ tay) Mới đây, chúng tôi đã xuất bản bài báo về công việc thực hiện bởi những người bà này trên báo Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. Và (Vỗ tay) Và kết quả cho thấy sáu tháng sau khi được điều trị bởi một người bà, mọi người không có triệu chứng gì không trầm cảm, ý nghĩ tự tử hoàn toàn thuyên giảm. Thực ra, kết quả của chúng tôi - đó là một thử nghiệm lâm sàng -- thực ra, thử nghiệm lâm sàng này cho thấy rằng những người bà điều trị trầm cảm còn hiệu quả hơn hơn là bác sĩ và - (Cười) (Vỗ tay) Và như vậy, chúng tôi đang cố gắng mở rộng chương trình này. Hiện có hơn 600 triệu người hơn 65 tuổi trên toàn thế giới. Và đến năm 2050, sẽ có 1,5 tỉ người trên 65 tuổi. Tưởng tượng rằng nếu ta có thể tạo ra một mạng lưới toàn cầu của những người bà tại mỗi thành phố lớn trên thế giới, đã được đào tạo liệu pháp nói chuyện dựa trên bằng chứng, được hỗ trợ thông qua nền tảng kĩ thuật số, kết nối với nhau. Và họ sẽ tạo ra khác biệt trong cộng đồng. Họ sẽ làm giảm khoảng cách điều trị của rối loạn tâm thần, thần kinh và sử dụng chất gây nghiện. Cuối cùng. đây là một tấm ảnh của Bà Jack. Farai có 6 buổi trị liệu trên băng ghế với Bà Jack. Hiện tại, Farai đã có việc. Cô cho hai con đến trường. Về phần Bà Jack, một sáng tháng 2, bà hẹn gặp bệnh nhân thứ 257 trên băng ghế. Bà ấy đã không đến. Bà ấy đã đến một nơi tốt đẹp hơn gọi là thiên đường. Nhưng tôi tin rằng Bà Jack, từ trên đó, bà ấy đang cổ vũ cho những người bà khác -- số lượng không ngừng tăng của những người bà đang làm nên sự khác biệt trong cuộc sống của hàng nghìn người. Và tôi chắc rằng bà ấy sẽ bất ngờ khi nhận ra rằng một thứ mà bà tiên phong nay đang lan rộng ra những nước khác, như Malawi, đảo Zanzibar và đang tiến gần đến đây, nước Mỹ tại thành phố New York Mong bà được yên nghỉ. Cám ơn. (Vỗ tay) (Hoan hô) (Vỗ tay) Hiện tại, phần lớn người tị nạn sống ở các thành phố thay vì ở các trại tị nạn. Chúng ta đại diện cho 60 phần trăm số người tị nạn khắp thế giới. Với đa số người tị nạn sống ở khu vực thành thị, việc thay đổi nhận thức và áp dụng lối suy nghĩ mới là cần thiết. Thay vì phí tiền vào việc xây những bức tường, sẽ tốt hơn nếu đầu tư cho những dự án giúp người tị nạn tự cứu mình. (Vỗ tay) Tài sản của chúng ta sẽ phải bị bỏ lại. Nhưng những kĩ năng và kiến thức thì không. Nếu được phép lao động để kiếm sống, những người tị nạn có thể tự nuôi sống bản thân và cống hiến cho sự phát triển của đất nước sở tại. Tôi được sinh ra ở thành phố Bukavu, South Kivu, nước Cộng hòa dân chủ Congo. Tôi là người con thứ năm trong gia đình 12 anh chị em. Cha tôi, một thợ máy, đã làm việc rất vất vả để tôi được đến trường. Giống như những người trẻ khác, tôi có nhiều kế hoạch và ước mơ. Tôi từng muốn được hoàn tất việc học, có một công việc tốt, lập gia đình và có những đứa con và hỗ trợ gia đình mình. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Chiến tranh ở quê hương đã buộc tôi phải chạy tới Uganda vào năm 2008, chín năm trước. Gia đình tôi gia nhập một nhóm tị nạn định cư tại thủ đô của Uganda, Kampala. Tại đất nước mình, tôi sống ở thành phố, và chúng tôi cảm thấy Kampala tốt hơn nhiều so với trại tị nạn. Người tị nạn trong các thành phố đã luôn bị các tổ chức quốc tế từ chối cứu trợ, kể cả sau khi được UNHCR công nhận vào năm 1997. Bên cạnh nghèo đói, chúng tôi phải đối mặt với tình trạng nghèo nàn của khu nhà nghèo địa phương, chúng tôi phải đối mặt với những khó khăn thường gặp của người tị nạn như rào cản trong ngôn ngữ. Tại Công-gô ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp. Nhưng tại Uganda lại là tiếng Anh. Chúng tôi không được tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi phải đối mặt với nạn quấy nhiễu, bóc lột, hăm dọa, và cả phân biệt đối xử. Các tổ chức nhân đạo chủ yếu tập trung vào việc xây dựng chỗ ở tại khu vực nông thôn, và chúng tôi thì chẳng nhận được sự giúp đỡ nào. Nhưng chúng tôi không muốn đồ bố thí. Chúng tôi muốn tự làm việc và nuôi sống bản thân. Tôi và hai người cùng cảnh ngộ đã thành lập một tổ chức nhằm hỗ trợ những người tị nạn khác. YARID - chương trình Phát triển cơ bản cho người tị nạn Châu Phi trẻ -- bắt đầu bằng các cuộc đối thoại trong cộng đồng người Công-gô. Chúng tôi đặt câu hỏi cho cộng đồng rằng họ sẽ làm cách nào để vượt qua những thử thách đó. Chương trình hỗ trợ YARID phát triển theo thời gian, từ tổ chức cộng đồng bóng đá đến giảng dạy tiếng Anh, đến hỗ trợ công việc kiếm sống. Bóng đá làm thay đổi tâm trạng của những người trẻ thất nghiệp và kết nối mọi người từ những cộng đồng khác nhau. Những lớp tiếng Anh miễn phí cho mọi người cơ hội tương tác với cộng đồng người Uganda, giúp họ làm quen với hàng xóm và bán hàng hóa. Chương trình dạy nghề cung cấp những kĩ năng kiếm sống và nhờ đó, mang đến những cơ hội để tự chủ kinh tế. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều hộ gia đình có thể tự kiếm sống. Chúng tôi đã chứng kiến những người không còn cần sự giúp đỡ từ chúng tôi. Khi được mở rộng, chương trình YARID đã thu hút sự tham gia từ những người có quốc tịch khác nhau -- Công-gô, Rwanda, Burundia, Somali, Ethiopia, Nam Sudan. Tới nay, YARID đã hỗ trợ hơn 3.000 người tị nạn khắp Kampala và sẽ còn nhiều hơn nữa. (Vỗ tay) Người tị nạn cần sức mạnh, không phải đồ từ thiện. Chúng tôi hiểu cộng đồng mình hơn bất kì ai. Chúng tôi hiểu những thách thức va cơ hội mà mình đối mặt để có thể tự kiếm sống. Tôi hiểu rõ hơn bất kì ai rằng sáng kiến từ người tị nạn mang lại hiệu quả. Và chúng cần được thế giới công nhận và hỗ trợ. Hãy cho chúng tôi sự hỗ trợ mà chúng tôi xứng đáng, và chúng tôi sẽ trả lại các bạn cả vốn lẫn lời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Beverly Joubert: Chúng tôi thật sự đam mê thiên nhiên hoang dã ở Châu Phi và đang bảo vệ thiên nhiên hoang dã nơi đó. Vì thế, những gì chúng tôi làm là tập trung vào hình tượng các loài mèo. Tôi biết trong khi nhân loại đang chịu cảnh đau khổ và nghèo đói và thậm chí cả biến đổi khí hậu, thì chắc có người sẽ tự hỏi, tại sao lại phải bận tâm về mấy con mèo? Nên hôm nay chúng tôi đến đây để chia sẻ với các bạn một thông điệp mà chúng tôi vừa học được từ một nhân vật vô cùng quan trọng và đặc biệt -- là nàng báo gấm này đây. Dereck Joubert: Vâng, cuộc đời của chúng tôi về cơ bản giống như một tập phim siêu dài của "CSI" (Crime Scene Investigation - tạm dịch: Điều tra hiện trường) -- trong khoảng cỡ 28 năm. Thực chất những gì bọn tôi làm là nghiên cứu khoa học, quan sát hành vi. Chúng tôi đã chứng kiến hơn 2,000 cuộc săn mồi bởi những con vật đáng kinh ngạc này. Nhưng một trong những điều mà khoa học thực sự làm bọn tôi thất vọng là ở tính cách, là ở cá tính mà những con vật này thể hiện. Đây là một ví dụ điển hình. Chúng tôi tìm thấy cô báo gấm này trên một cây baobab đã 2000 năm tuổi ở Châu Phi, và cũng trên cùng cái cây đó chúng tôi đã tìm thấy mẹ nàng ta và bà của nàng ta. Và cô nàng đã kéo bọn tôi vào cuộc hành trình rồi tiết lộ một điều vô cùng đặc biệt với chúng tôi -- đó là con gái của cô, mới được tám ngày tuổi. Kể từ giây phút chúng tôi tìm thấy cô báo con này, chúng tôi nhận ra rằng mình cần phải "dọn nhà" rồi. Và như thế chúng tôi đã sống chung với cô báo con này trong bốn năm rưỡi sau đó -- theo đuôi nàng ta hằng ngày, bắt đầu làm quen với cô nàng, với cá tính của nàng, để thực sự biết rõ về nàng ta. Giờ đây sứ mệnh của tôi là dành nhiều thời gian với một vài phụ nữ độc đáo, rất, rất đặc biệt, có cá tính và thường rất quyến rũ. (Tiếng cười) Beverly rõ ràng là một trong số họ, và cô báo nhỏ Legadema này cũng vậy. Nó đã thay đổi cuộc đời chúng tôi. BJ: Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian cho cô nàng -- thậm chí còn nhiều hơn cả mẹ nó nữa. Khi mẹ nó đi săn, chúng tôi ở đó và quay phim. Trước đó, một tia sét đã đánh trúng vào cái cây cách bọn tôi khoảng 20 bộ (15.24m). Thật là đáng sợ. Lá rụng rơi lả tả lên người bọn tôi và kèm theo là một thứ mùi kinh khủng. Dĩ nhiên, chúng tôi đã chết đứng một lúc nhưng rồi cũng hoàn hồn trở lại, khi thấy cảnh tượng đó chúng tôi đã kêu lên: "Chúa ơi, điều gì sẽ xảy ra với con báo gấm nhỏ đó?" Có lẽ nó sẽ mãi mãi cho rằng chúng ta là những người đã tạo ra vụ nổ điếc tai đó." Nhưng thật ra chúng tôi chẳng cần phải lo lắng làm gì. Cô nàng đã chui ra khỏi bụi cây và tiến thẳng đến chúng tôi, ngồi cạnh chúng tôi, run run với cái lưng của nàng hướng về phía Dereck và cẩn thận quan sát. Và kể từ ngày đó, cô nàng rất thoải mái khi ở với chúng tôi. Vì vậy chúng tôi cảm giác như hôm đó chính là ngày nàng ta đã tìm ra tên gọi dành riêng cho mình. Chúng tôi gọi nó là Legadema, có nghĩa là "ánh sáng từ bầu trời". DJ: Chúng tôi tìm thấy chủ nghĩa cá nhân ở mọi loài động vật, đặc biệt là ở loài mèo. Con sư tử này tên là Eetwidomayloh, có nghĩa là "anh chàng hét ra lửa". Và các bạn có thể thấy ngay đó là tính cách của nó. Nhưng chỉ bằng cách đến gần những con vật này và dành thời gian với chúng thì chúng tôi thật sự mới có thể tiếp cận và tìm ra những tính cách mà chúng sở hữu. BJ: Để tiến hành cuộc điều tra, chúng tôi đã phải tìm đến những nơi hoang dã nhất ở châu Phi. Đây là đồng bằng Okavango ở Botswana. Phải, đây là một đầm lầy. Chúng tôi sống trong một cái lều ở giữa đầm lầy. Nhưng tôi phải nói với các bạn rằng mỗi ngày ở đó thật sự rất vui vẻ. Tuy vậy phần lớn thời gian chúng tôi cũng rất sợ hãi, vì chúng tôi phải lái xe lội nước, ở một vùng đất xa lạ. Nhưng chúng tôi thật sự đã ở đó tìm kiếm, tìm kiếm và quay phim những con mèo đặc trưng. DJ: Có một điều lớn lao mà ai cũng biết là mèo ghét nước. Cho nên nhìn thấy điều này thật sự là một phát hiện đối với chúng tôi. Và chỉ bằng cách đi đến những nơi mà không một người tỉnh táo nào nên đi, thì chúng tôi mới có thể nhìn thấy được như vậy. Dĩ nhiên là không thể thiếu được sự thúc giục từ Beverly rồi. Chỉ có vượt qua giới hạn, lái xe tới mức tối đa để đi tới đó thôi. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng những con sư tử này lớn hơn những con khác đến 15 phần trăm và chúng chuyên hóa trong việc săn những con trâu trong nước. BJ: Và dĩ nhiên, thử thách được đưa ra là bạn phải biết khi nào thì nên quay đầu lại. Chúng tôi thì thường lúc nào cũng đoán sai cả. Và trong ngày hôm đó, chúng tôi đã đánh giá thấp mực nước một cách nghiêm trọng. Chúng tôi cứ lún sâu hơn, sâu hơn, cho tới khi nước lên tới tận ngực của Dereck. Sau đó chúng tôi rơi vào khủng hoảng vì nước sâu và đã nhấn chìm cả cái xe. Chúng tôi thật sự đã nhấn chìm thiết bị máy quay trị giá 2 triệu đô la. Tôi phải nói với các bạn nghiêm trọng hơn là chúng tôi đã nhấn chìm cả niềm tự hào của chúng tôi, Chúng tôi đã làm hư động cơ. DJ: Và dĩ nhiên có 1 quy tắc mà chúng tôi đề ra trong xe là người nào làm chìm chiếc xe thì phải bơi cùng cá sấu. (Tiếng cười) Các bạn cũng có thể để ý thấy rằng tất cả những bức ảnh này đều được Beverly chụp từ góc cao, cái góc cao khô ráo đó mà. (Tiếng cười) Nhưng tất cả những nơi mà chúng tôi bị mắc kẹt thật sự có khung cảnh rất tuyệt. Không phải chỉ trong phút chốc mà những con sư tử này quay trở lại với chúng tôi. để Beverly có thể chụp được 1 bức ảnh đẹp như vậy. BJ: Chúng tôi thật sự đã dành cả ngày lẫn đêm để ghi lại những thước phim độc đáo. 20 năm trước đây, chúng tôi đã quay 1 bộ phim có tên là "Đối thủ truyền kiếp" để lưu lại những hành vi gây hấn bất thường giữa 2 loài sư tử và linh cẩu. Thật bất ngờ khi bộ phim lại trở nên nổi tiếng. Chúng tôi chỉ có thể làm được điều đó vì mọi người nhìn thấy được những điểm tương đồng giữa thói côn đồ của tự nhiên và chiến tranh băng đảng. DJ: Điều đó rất là ấn tượng bởi vì các bạn có thể thấy con sư tử này đang làm chính xác điều mà cái tên Eetwidomayloh của nó đại diện. Nó chăm chú đuổi theo, để bắt cho bằng được con linh cẩu này. (Tiếng kêu của linh cẩu và sư tử) Theo tôi nghĩ đó là điều làm cho những cá thể này thật sự có tính cách và hành vi. Nhưng nếu muốn hiểu được, chúng tôi không những phải dấn thân mà còn phải tuân thủ những luật lệ ràng buộc không thể can thiệp vào. Những kiểu hành vi thế nay đã tiếp diễn từ ba, bốn, năm triệu năm nay, nên chúng ta không thể nhảy vào và nói "Cái này sai, cái kia đúng" được. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ. BJ: Như Dereck đã nói, chúng tôi phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt -- thời tiết thì khắc nghiệt mà chúng tôi phải ra ngoài vào ban đêm. Thiếu ngủ cũng là 1 điều khắc nghiệt. Hầu hết thời gian chúng tôi đều phải đối diện với hiểm nguy. Trong 10 năm, chúng tôi đã cố gắng ghi lại hình ảnh của sư tử và voi cùng nhau -- nhưng chúng tôi chưa bao giờ thành công cho đến tận đêm hôm đó. Và tôi phải nói cho các bạn biết rằng đêm hôm đó cực kỳ kinh khủng với tôi. Nước mắt tôi đã rơi xuống gò má, còn người tôi thì run lên vì sợ hãi. Nhưng tôi biết mình đã ghi lại được một điều chưa bao giờ được thấy, chưa bao giờ được lưu trong tài liệu nào cả. Và tôi tin rằng các bạn nên xem tiếp với chúng tôi. DJ: Điều tuyệt vời trong những khoảnh khắc như thế này, mà có lẽ cũng là cột mốc đáng nhớ trong nghề nghiệp của chúng tôi là bạn không bao giờ biết chuyện này sẽ kết thúc như thế nào cả. Nhiều người tin rằng cái chết bắt nguồn từ đôi mắt, chứ không phải từ trái tim hay lá phổi. Và đó là khi con người từ bỏ hy vọng, hay là khi bất cứ sinh vật nào từ bỏ hy vọng. Như các bạn có thể thấy mọi chuyện đã bắt đầu từ đây. Chú voi này đơn giản đã từ bỏ hy vọng do quá sức chịu đựng. Nhưng cũng đúng lúc đó, bạn có thể lấy lại hy vọng. Vì thế nên ngay khi bạn nghĩ mọi chuyện đã kết thúc thì 1 điều gì đó xảy ra, một tia sáng lóe lên trong bạn, là ý chí chiến đấu là ý chí thép mà tất cả chúng ta, mà chú voi này, mà quy luật sinh tồn, mà những con sư tử này sở hữu. Mọi vật đều có quyền để sinh tồn, để chiến đấu, để vượt qua giới hạn tinh thần và để tiến lên. Với chúng tôi, chú voi này, xét theo nhiều khía cạnh đã trở thành một biểu tượng của cảm hứng, một biểu tượng cho niềm hy vọng cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình. (Vỗ tay) Bây giờ trở lại với nàng báo gấm. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian cho nàng báo này, và bắt đầu hiểu chủ nghĩa cá nhân, tính cách của nó mà có lẽ chúng tôi đã đi hơi xa. Có lẽ chúng tôi đã xem nhẹ nó, và có thể nó không thích như thế. Đây là chuyện làm việc cùng nhau nên tôi cần phải nói là ở trong xe thì giữa Beverly và tôi có ranh giới khá rạch ròi. Beverly ngồi 1 bên với thiết bị quay phim của cô ấy và tôi thì ngồi ở bên kia với không gian của mình. Và sự phân chia thế này rất quý giá với chúng tôi. BJ: Thế nhưng khi cô báo con này thấy rằng tôi đã rời khỏi chỗ của mình và trèo ra sau để lấy vài thiết bị quay phim thì nàng ta tò mò trèo lên để xem xét. Điều này thật phi thường và chúng tôi đã cảm thấy rất biết ơn khi cô nàng đã tin tưởng chúng tôi đến như vậy. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng rất lo lắng là nếu điều này trở thành thói quen và cô nàng cứ nhảy lên xe người khác như vậy thì kết quả sẽ không được tốt đẹp thế này. Nó có thể bị bắn. Vậy nên chúng tôi biết là chúng tôi cần phải nhanh chóng hành động. Và cách duy nhất chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể đuổi nó đi mà không làm nó sợ là cố gắng tao ra một tiếng gầm giống như mẹ nó hay làm, bằng tiếng huýt gió và âm thanh. Vậy nên Dereck đã có sáng kiến là bât quạt sưởi ở trong xe lên. DJ: Đó cũng là cách duy nhất để tôi cứu vãn hôn nhân của mình vì Beverly cảm thấy là cô ấy đang bị thay thế. (Tiếng cười) Nhưng thật sự đây đã là cách mà cô báo nhỏ này thể hiện cá tính của nó. Nhưng chúng tôi đã không được chuẩn bị cho điều gì sẽ xảy ra tiếp trong mối quan hệ của mình với nàng ta, khi cô nàng bắt đầu đi săn. BJ: Và trong cuộc đi săn đầu tiên, chúng tôi thật sự đã rất phấn khích. Chúng tôi cảm giác như chúng tôi là cha mẹ đỡ đầu đang chứng kiến một buổi lễ tốt nghiệp vậy. Và dĩ nhiên chúng tôi biết từ bây giờ nó sẽ sống sót được. Nhưng phải đến khi chúng tôi thấy con khỉ đầu chó sơ sinh này bám vào lông của mẹ nó thì chúng tôi mới nhận ra một điều thật đặc biệt sắp xảy ra ở đây với Legadema. Con khỉ sơ sinh này rất ngây thơ nên nó chẳng hề quay đầu và bỏ chạy. Và điều chúng tôi đã quan sát được trong vài giờ sau đó thật sự rất đặc biệt. Chúng tôi đã rất ấn tượng khi Legadema đã nhặt con khỉ đem tới nơi an toàn và bảo vệ nó khỏi lũ linh cẩu. Và trong năm giờ tiếp theo, cô nàng đã chăm sóc con khỉ sơ sinh. Chúng tôi nhận ra chúng tôi thật sự không biết hết mọi thứ, và thiên nhiên thì luôn đầy bất ngờ, nên chúng tôi phải luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới. DJ: Chà, cô nàng có vẻ hơi mạnh bạo đây! (Tiếng cười) Nhưng thật sự những gì chúng ta đang thấy ở đây rất thú vị. Cô nàng là 1 cô báo con muốn chơi đùa, nhưng cũng là 1 thợ săn muốn giết chóc, nhưng lại mâu thuẫn với bản thân vì cô nàng cũng muốn tỏ ra mình là 1 bà mẹ. Nàng ta có bản năng làm mẹ cũng giống như 1 thiếu nữ đang trên đường trở thành phụ nữ vậy. Điều này thật sự đã mở ra một chân trời mới cho chúng tôi trong việc hiểu thêm về tính cách của nó. BJ: Và dĩ nhiên suốt đêm đó chúng đã nằm cùng nhau. Chúng đã ngủ trong nhiều giờ liền. Mọi người luôn luôn hỏi, "Chuyện gì đã xảy ra với con khỉ đầu chó con đó?" Tôi phải nói với các bạn rằng nó đã chết. Và chúng tôi nghĩ nguyên nhân là do những đêm mùa đông giá lạnh. DJ: Tôi đoán đến giai đoạn này thì chúng ta đã có những khái niệm rất, rất vững chắc về ý nghĩa của sự bảo tồn. Chúng ta phải giao tiếp với những cá thể độc lập này. Chúng ta phải đối xử trân trọng và hoan nghênh chúng. Vì thế cho nên chúng tôi, cùng với tạp chí National Geographic, đã thành lập Big Cats Initiative để phát triển sự bảo tồn, để chăm sóc những "con mèo lớn" mà chúng ta yêu quý và có cơ hội để nhìn lại những gì chúng ta đã làm trong 50 năm vừa qua. Lúc Beverly và tôi ra đời số lượng sư tử là 450,000 con. Bây giờ chỉ còn 20,000 con. Loài hổ cũng chịu chung số phận, từ 45,000 con xuống còn khoảng 3,000 con. BJ: Còn loài báo gêpa (cheetah) thì đã xuống tới mức 12,000 con. Loài báo gấm thì giảm mạnh từ 700 ngàn con xuống chỉ còn 50,000 con. Trong khoảng thời gian 5 năm đặc biệt khi chúng tôi làm việc với Legadema, 10,000 con báo đã bị bắn một cách hợp pháp bởi những thợ săn. Và không chỉ có bao nhiêu đó con báo đã bị giết vào thời điểm đó. Số lượng săn trộm trong thực tế cũng rất lớn. Nên có thể số báo bị giết do săn trộm cũng tương đương 10,000. Điều này thật quá sức chịu đựng. Chúng ta ngưỡng mộ và sợ hãi chúng. Thế nhưng con người chúng ta vẫn muốn tước đoạt uy quyền của chúng. Đã từng có thời gian mà chỉ có những vị vua mới mặc da báo, nhưng bây giờ thì cả thầy mo và trưởng làng cũng mặc trong những nghi thức và nghi lễ. Khi nhìn thấy bàn chân sư tử vừa bị lột da này, tôi lại nhớ đến bàn tay của một con người. Và điều đó thật oái oăm làm sao, khi mà số phận của chúng lại nằm trong tay chúng ta. DJ: Giao dịch buôn bán xương hiện nay đang phát triển. Nam Phi vừa đưa xương sư tử vào thị trường. Xương sư tử và xương hổ thì giống y như nhau, nên chẳng mấy chốc mà nền công nghiệp xương sư tử sẽ lấn lướt nền công nghiệp xương hổ. Vì vậy chúng ta có một vấn đề thực sự không thua gì những con sư tử gặp phải. Đó là những con sư tử đực. Thống kê 20,000 con sư tử mà các bạn vừa thấy thật ra chỉ là con số cảnh báo. bởi vì chỉ có khoảng 3 hay 4 ngàn sư tử đực, và chúng đang bị nhiễm cùng một dịch bệnh. Tôi gọi nó là sự tự mãn, sự tự mãn của chúng ta. Bởi vì có một môn thể thao, một hoạt động tiếp diễn mà chúng ta đều biết đến và cho qua. Có lẽ là vì chúng ta đã không nhìn nó như chúng ta đang thấy hiện nay. BJ: Các bạn nên biết rằng khi một con sư tử đực bị giết thì cả đàn sư tử sẽ bị xáo trộn hoàn toàn. Một con đực mới sẽ xâm chiếm lãnh thổ và bầy đàn. Dĩ nhiên điều đầu tiên mà kẻ xâm chiếm làm là giết chết tất cả các sư tử con và có thể cả một vài sư tử cái muốn bảo vệ đàn con. Vậy nên chúng tôi ước đoán khi một con sư tử được treo trên tường thì sẽ có từ 20 tới 30 con khác bị giết ở 1 nơi xa xôi nào đó ngoài kia. DJ: Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những con sư tử này thật sự cần thiết. Chúng cần thiết với môi trường sống. Nếu chúng biến mất thì cả hệ sinh thái ở châu Phi cũng sẽ biến mất theo. Mỗi năm châu Phi có được 80 tỷ đô la thu nhập từ du lịch sinh thái. Vì vậy đây không chỉ là mối bận tâm về những con sư tử, mà nó còn là sự quan tâm đến những cộng đồng ở châu Phi. Nếu những con sư tử biến mất, thì tất cả sẽ không còn. Nhưng điều tôi lo ngại hơn nữa là khi chúng ta tách mình ra khỏi tự nhiên, khi chúng ta tách rời tinh thần của mình khỏi những con vật này. thì chúng ta mất đi hy vọng, chúng ta mất đi sự gắn kết tinh thần, phẩm chất, những gì tồn tại trong chúng ta, những gì kết nối chúng ta với hành tinh này. BJ: Các bạn phải thấy sự báo động cao độ khi nhìn vào mắt của những con sư tử, những con báo bây giờ. Nên những gì chúng tôi đang làm là sẽ cho ra mắt bộ phim "Con sư tử cuối cùng" vào tháng Hai. Và "Con sư tử cuối cùng" chính xác là những gì đang xảy ra. Đó là tình trạng mà chúng ta đang đối mặt - những con sư tử cuối cùng. Nếu chúng ta không hành động và làm một điều gì đó, thì những đồng bằng này sẽ hoàn toàn vắng mặt những con mèo lớn, rồi sau đó, theo trình tự mọi thứ khác cũng sẽ biến mất. Nói một cách đơn giản là nếu chúng ta không thể bảo vệ chúng, thì chúng ta sẽ có việc khác để làm là bảo vệ chính chúng ta. DJ: Và thực sự điều mà chúng tôi đã đề cập và đã định hướng cuộc sống của chúng tôi, rằng sự bảo tồn tất cả là từ sự trân trọng và ca ngợi, đó là những gì cần thiết và đúng đắn. Chúng ta cần nó. Chúng ta trân trọng và ca ngợi lẫn nhau như 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ, như 1 cộng đồng, như một phần của hành tinh này, và chúng ta cần tiếp tục làm như thế. Còn Legadema? Về nó thì chúng tôi có thể thông báo rằng, chúng tôi đã lên chức ông bà rồi. (Tiếng cười) BJ/DJ: Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Năm 1962, với "Mùa xuân tĩnh lặng" của Rachel Carson, tôi nghĩ rằng đối với những người như tôi trong thế giới này, chim én trong mỏ không hót. Và câu hỏi là liệu chúng ta không có chim không trở thành tất yếu cho những ai trong chúng ta đi lang thang tìm kiếm những con chiền chiện dường như đã biến mất. Và câu hỏi đặt ra là, những con chim đã hót hay chăng? Giờ thì, tôi không phải là nhà khoa học, điều đó thực sự rõ ràng. Nhưng, bạn biết đấy, chúng ta vừa thảo luận về một con chim có thể là gì Một con chim là gì? Thì, trong thế giới này, đây là một con vịt cao su. Nó đến từ California với một biển cảnh báo "Sản phẩm này có chứa hóa chất được bang California cho rằng sẽ gây ung thư và dị tật bẩm sinh hoặc nguy hiểm khác trong sinh sản. " Đây là một con chim. Ai lại đi tạo ra một sản phẩm như này và sau đó dán nhãn và đem bán cho trẻ em? Tôi nghĩ rằng chúng ta có một vấn đề thiết kế. Nếu có ai đã nghe sáu giờ diễn thuyết của tôi tên là "Đối thoại Monticello" trên NPR và gửi cho tôi cái này như một lời cảm ơn "Chúng ta nhận ra rằng thiết kế là một tín hiệu của ý định, nhưng nó phải xảy ra trong một thế giới, và chúng ta phải hiểu thế giới đó để thiết kế của chúng ta hòa quyện trong trí thông minh vốn có, và để khi chúng ta nhìn lại những công việc cơ bản mà chúng ta thiết kế, một cách nào đó, ta cần phải trở về điều kiện nguyên thủy để hiểu hệ thống điều khiển và các khung của một hành tinh, và tôi nghĩ phần thú vị là tin tốt có ở đó, bởi vì thông tin ấy là về sự phong phú mà không phải là tin về sự giới hạn, và tôi nghĩ khi văn hóa của chúng ta đang tự tra tấn chúng bây giờ với sự chuyên chế và các mối lo ngại về giới hạn và nỗi sợ hãi, chúng ta có thể thêm chiều hướng khác của sự phong phú, chính là sự kết nối được thúc đẩy bởi mặt trời, và bắt đầu tưởng tượng chia sẻ cảm giác đó như thế nào. " Đó là một món quà thú vị tôi được nhận. Đó là một câu. Ờm, Henry James sẽ tự hào. Đây là - tôi đặt nó ở dưới cùng, tất nhiên, đấy là ứng biến Vấn đề cơ bản là, đối với tôi, thiết kế là tín hiệu đầu tiên của ý định của con người. Vậy ý định của chúng ta là gì và ý định của chúng ta sẽ là gì Nếu chúng ta thức dậy vào một buổi sáng, chúng ta có những thiết kế trên thế giới thì, ý định của chúng ta sẽ là gì khi chúng ta là loài thống trị? Và đó không chỉ là cuộc tranh luận về quản lý và thống trị, bởi vì thực sự thì, sự thống trị nằm tiềm ẩn trong quản lý bởi vì làm sao bạn có thể thống trị một thứ đã chết? Và quản lý ngầm ẩn trong sự thống trị, bởi vì sao bạn quản lý cái gì được nếu bạn không thể thống trị nó Vì vậy, câu hỏi là, câu hỏi đầu tiên cho các nhà thiết kế là gì? Bây giờ, với tư cách là người bảo vệ, hãy giả sử nhà nước cho phép giết người, quyền được hai mặt và vân vân - câu hỏi chúng ta hỏi người giám hộ vào thời điểm này là chúng ta cần gì để bảo đảm xã hội, tạo hòa bình thế giới và bảo vệ môi trường? Nhưng tôi không biết đó có là cuộc tranh luận thường gặp không Mặt khác, thương mại lại tương đối nhanh, có bản chất là sáng tạo, hiệu quả cao, và về cơ bản là trung thực, vì chúng ta không thể trao đổi các giá trị lâu nếu chúng ta không tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các công cụ thương mại chủ yếu cho công việc, nhưng câu hỏi đặt trước chúng tôi là Làm sao chúng ta yêu hết con non của tất cả các loài cho mọi thời đại? Và chúng tôi bắt đầu thiết kế của với câu hỏi đó. Vì những gì chúng tôi nhận ra là xã hội hiện đại có vẻ đang áp dụng một chiến lược mang tính bi kịch. Nếu chúng ta đến đây, nói rằng "Chà, tôi đâu định làm trái đất nóng trên đường tới đây" và "Nó không nằm trong kế hoạch của tôi" sau đó nhận ra đó thật sự là một phần kế hoạch Đó là điều đang xảy ra vì chúng ta không có kế hoạch nào khác Và tôi đã ở Nhà Trắng cho Tổng thống Bush, gặp gỡ các bộ phận và cơ quan liên bang và tôi chỉ ra họ dường như không có kế hoạch nào. Nếu mục đích là nóng lên toàn cầu, thì họ đang làm tốt Nếu kết thúc là hậu duệ chúng ta nhiễm độc thủy ngân hay sự đi xuống của nhà máy nhiệt điện khi họ phá Đạo luật Không khí Sạch, thì tôi thấy các chương trình giáo dục của chúng ta nên được định nghĩa là, "Mọi đứa trẻ đều chết. Không đứa trẻ nào bị bỏ lại." (Vỗ tay) Vì vậy, câu hỏi là, có bao nhiêu quan chức liên bang sẵn sàng để chuyển đến Ohio và Pennsylvania với gia đình của họ? Vì vậy, nếu bạn không ra được kết thúc của gì đó tốt đẹp, thì bạn chỉ đang làm bừa mà không biết mục đích là gì Vì vậy, có lẽ chúng ta cần phát triển chiến lược để thay đổi, mà đòi hỏi sự khiêm nhường. Và trong công việc của tôi- một kiến trúc sư, thật đáng tiếc khi từ "khiêm tốn" và "kiến trúc sư" không xuất hiện trong cùng một đoạn kể từ "The Fountainhead." Vì vậy, nếu bất cứ ai ở đây gặp rắc rối với khái niệm khiêm tốn trong thiết kế, hãy nhớ này - chúng ta đã mất 5.000 năm để biết sử dụng bánh xe của chúng ta. Vì vậy, như Kevin Kelly đã chỉ ra, sẽ không có kết thúc. Đây là một trò chơi vô tận, và chúng ta đang chơi trong trò chơi vô tận đó. Và chúng tôi gọi nó là "nôi trong nôi" và mục tiêu rất đơn giản Đây là điều tôi trình bày với Nhà Trắng Mục tiêu đặt ra là một thế giới đa dạng, an toàn, lành mạnh, công bằng với khí sạch, nước sạch, đất và năng lượng kinh tế, công bằng, sinh thái và được thưởng thức theo cách thanh lịch nhất. (vỗ tay) Bạn không thích điều gì về thế giới như vậy? Phần nào mà bạn lại không thích? Và chúng tôi nhận ra chúng tôi muốn đầy đủ sự đa dạng mặc dù có thể khó nhớ những gì mà De Gaulle nói khi được hỏi Tổng thống Pháp là thế nào Ông ấy nói, "Bạn nghĩ điều hành một đất nước có 400 loại phô mai sẽ như nào?" Nhưng cùng lúc, chúng tôi nhận ra sản phẩm chúng tôi không an toàn và lành mạnh Vì vậy, chúng tôi đã tạo các sản phẩm và chúng tôi phân tích hóa chất tới phần triệu Đây là chiếc chăn hãng Pendleton sẽ cung cấp con bạn dinh dưỡng thay vì Alzheimer lúc về già. Chúng ta có thể tự hỏi, công lý là gì, và là công lý mù quáng, hay chỉ là sự mù quáng của công lý? Và từ khi nào mà bộ đồng phục chuyển từ trắng sang đen? Nước được Liên Hợp Quốc tuyên bố là quyền con người. Khí sạch là một điều thiết yếu đối với bất cứ ai thở. Có ai ở đây không thở không? Đất sạch là một vấn đề quan trọng- quá trình nitrat hóa, vùng chết ở Vịnh Mexico. Một vấn đề cơ bản mà không được giải quyết Chúng ta đã thấy dạng thứ nhất của năng lượng mặt trời đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch dưới dạng gió ở đây trong Đại Bình nguyên, thế nên nguồn năng lượng chính sẽ thay đổi Và nếu chúng ta nhớ đến Sheikh Yamani khi ông thành lập OPEC, họ hỏi ông, "Khi nào thời đại dầu mỏ sẽ kết thúc?" Tôi không chắc bạn có nhớ câu trả lời không, nhưng đó là, "Thời kỳ đồ đá không kết thúc vì chúng ta hết đá." Chúng tôi thấy rằng các công ty làm việc có đạo đức hơn trong thế giới này thường vượt trội hơn Chúng tôi thấy dòng chảy của vật liệu đang trong một viễn cảnh khá tồi tệ Đây là một giám sát bệnh viện từ Los Angeles, và gửi đến Trung Quốc Người phụ nữ này sẽ tiếp xúc với photpho độc hại, giải phóng 1.8kg chì độc hại vào môi trường con cô ấy sống khi thu hồi đồng. Mặt khác, chúng tôi cũng thấy nhiều hi vọng Đây là Tiến sĩ Venkataswamy từ Ấn Độ, người đã tìm ra cách chữa bệnh hàng loạt. Ông đã chữa bệnh thị lực cho hai triệu người miễn phí. Chúng tôi thấy rằng thép của xe cũ không thể dùng làm xe mới nữa bởi vì các chất độc từ lớp mạ - bismuth, antimon, đồng và vân vân. Nó thành thép xây dựng. Mặt khác, chúng tôi đang làm việc với Berkshire Hathaway, Warren Buffett và Shaw Carpet, công ty thảm lớn nhất thế giới. Chúng tôi đã tạo ra một tấm thảm có thể tái chế liên tục, xuống tới phần triệu các chất Phần trên là nylon 6 có thể trở về dạng caprolactam, phía dưới là poly-olephin - nhựa nhiệt dẻo có thể tái chế vô hạn Bây giờ nếu tôi là chim, tòa nhà bên trái là của nợ. Tòa nhà bên phải, là khuôn viên của công ty chúng tôi cho The Gap với một đồng cỏ cổ, là một nơi có chứa nơi làm tổ cho nó. Đây là quê của tôi Tôi lớn lên ở Hồng Kông, với 6 triệu người trên 40 dặm vuông Trong mùa khô, chúng tôi được 4 giờ nước, 4 ngày 1 lần. Và điều thú vị về đất đai là những người nông dân đã canh tác cùng một mảnh đất trong 40 thế kỷ Bạn không thể canh tác cùng một mảnh đất trong 40 thế kỷ mà không hiểu về dòng chảy dinh dưỡng. Mùa hè thời bé của tôi là ở vịnh Puget, Washington, giữa những cái cây cổ thụ. Ông tôi từng là người đốn gỗ trong Olympics Vì vậy, tôi đang trả nghiệp cho nhiều cây. (tiếng cười) Tôi học đại học ở Yale và học trong một tòa theo phong cách của Le Corbusier, và gọi trong ngành của chúng tôi là Kiến trúc Brutalism Nếu chúng ta nhìn vào thế giới của kiến trúc, chúng ta thấy với tòa tháp 1928 của Mies cho Berlin, câu hỏi có thể là "Vậy, mặt trời ở đâu?" Và dù có thể đã hoạt động ở Berlin, nhưng chúng tôi xây dựng nó ở Houston, với cửa sổ đóng hết Và với hầu hết các sản phẩm mà không được thiết kế để sử dụng trong nhà, đây thật ra là một buồng hơi ngạt dựng đứng Khi đến Yale, chúng tôi gặp cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên, tôi làm một ngôi nhà sưởi ấm bằng mặt trời đầu tiên ở Ireland khi là sinh viên, mà sau tôi xây- điều sẽ khiến bạn cảm nhận về tham vọng của tôi Và Richard Meier, giáo viên của tôi liên tục đến bàn của tôi để chỉ trích và ông nói, "Bill, anh phải hiểu năng lượng mặt trời không liên quan gì đến kiến trúc. " Tôi đoán ông đã không đọc Vitruvius. Năm 1984, chúng tôi đã thực hiện cái gọi là "văn phòng xanh" đầu tiên ở Mỹ để bảo vệ môi trường. Chúng tôi bắt đầu hỏi nhà sản xuất có gì trong vật liệu của họ Họ nói, "Chúng độc quyền và hợp pháp, biến đi." Việc cải thiện điều kiện trong nhà duy nhất thực hiện ở đây lúc đó được tài trợ bởi công ty thuốc lá của R.J. Reynold để chứng minh không nguy hiểm từ khói thuốc ở nơi làm việc. Và đột nhiên, tôi ở đây, tốt nghiệp trung học năm 1969, và điều này xảy ra, và chúng ta nhận ra rằng "đi" đã biến mất Nhớ khi chúng ta chỉ đơn giản là "vứt rác đi" không? Và rồi NOAA đã cho ta thấy: bạn thấy thứ nhỏ nhỏ màu xanh trên Hawaii chứ? Đảo rác Thái Bình Dương đấy Gần đây nó được kiểm tra lượng phù du trong nước và họ đã tìm thấy lượng nhựa nhiều gấp sáu lần sinh vật phù du. Khi được hỏi, họ nói, "Nó như một nhà vệ sinh khổng lồ không xả được nước." Có lẽ đó là "bỏ đi". Vì vậy, chúng tôi đang tìm các quy tắc thiết kế đây là nơi có sự đa dạng cây nhất trên thế giới, Irian Jaya, 259 loài cây, và chúng tôi đã mô tả điều đó trong cuốn "Nôi trong nôi" Cuốn sách làm từ polyme Nó không phải là một cái cây Đó là tên chương đầu "Cuốn sách này không phải là một cái cây." Bởi vì như trong thơ, Margaret Atwood đã chỉ ra, "chúng ta viết lại lịch sử trên da cá bằng máu gấu " Và với lượng lớn polymer, điều ta thực sự cần là xử lý chất, và để sử dụng một cái gì đó thanh lịch như một cái cây - Hãy tưởng tượng nhiệm vụ như thế này: Chế tạo một thứ tạo ra O2, hút CO2 giải độc nitơ, lọc nước, tích lũy năng lượng mặt trời làm năng lượng làm ra đường và thực phẩm, tạo ra vi khí hậu, thay đổi màu sắc theo mùa và tự sinh sản. Chà, tại sao ta không chặt nó xuống và viết lên? (tiếng cười) Vì vậy, chúng tôi đang xem xét các tiêu chí tương tự ở hầu hết mọi người: Có thể chi trả không? Nó có hoạt động không? Họ thích nó không? Chúng tôi đang thêm kiểu kiến trúc Jeffersonian, và từ Charlottesville, nơi tôi được sống trong một ngôi nhà thiết kế bởi Thomas Jefferson Chúng ta đang thêm sự sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Giờ nếu chúng ta nhìn vào từ "cạnh tranh" Tôi tin chắc đa số các bạn đã dùng nó Hầu hết mọi người không biết nó đến từ từ "competere" trong Latin, nghĩa là cùng nhau phấn đấu. Nó có nghĩa là cách các vận động viên Olympic tập luyện với nhau Họ tập với nhau, và sau đó họ thi đấu. Chị em nhà Williams thi đấu, một người thắng giải Wimbledon Vì vậy, chúng tôi đã xem xét ý tưởng của cuộc thi như một cách hợp tác để khỏe mạnh với nhau Và chính phủ Trung Quốc đã có, tôi cũng đang làm việc với chính phủ Trung Quốc đã đồng ý ghi nhận điều này Chúng tôi cũng xem sức sống của kẻ mạnh nhất không chỉ trong cạnh tranh trong xã hội hiện đại của việc đánh bại người khác hay hạ gục người khác, mà còn trong lúc tập với nhau và xây dựng liên kết và có sự tăng trưởng tốt. Giờ đa số các nhà môi trường không nói tăng trưởng là tốt, bởi vì, trong từ điển của chúng ta, nhựa đường là hai từ: "gán tội" Nhưng nếu xem nhựa đường là sự phát triển của chúng ta, thì ta nhận ra rằng mọi thứ chúng ta đang làm là phá hủy hệ điều hành cơ bản của hành tinh. Vậy nên khi ta thấy E = mc2 xuất hiện, từ cách nhìn của nhà thơ, ta thấy năng lượng theo vật lý, hóa học theo khối lượng, và đột nhiên, bạn có món sinh học này. Chúng ta có nhiều năng lượng, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề đó, nhưng vấn đề sinh học lại khó, vì khi chúng ta bỏ đi tất cả những vật liệu độc hại mà chúng ta ghê tởm chúng ta sẽ không bao giờ có thể lấy lại Và như Francis Crick đã chỉ ra, chín năm sau khi phát hiện DNA với ông Watson, rằng cuộc sống phải có sự phát triển như một điều kiện tiên quyết - nó phải có năng lượng miễn phí, ánh sáng mặt trời và nó phải là một hệ thống hóa chất mở. Vậy nên chúng ta muốn thiết bị giống như một sinh vật sống, chúng ta muốn tiến lên, chúng ta muốn năng lượng từ mặt trời và ta muốn sự trao đổi chất mở cho các hóa chất. Nên câu hỏi là không còn là phát triển hay không phát triển mà là bạn muốn phát triển cái gì? Để thay vì chỉ đi phá hủy, chúng ta sẽ làm ra những thứ mà có thể có lợi, và một ngày nào đó FDA sẽ cho phép ta làm phô mai Pháp. Vì vậy, chúng ta có hai vòng tuần hoàn, và tôi làm việc với nhà hóa học Đức, Michael Braungart, và chúng tôi đã xác định hai vòng cơ bản. Cái sinh học tôi tin chắc bạn hiểu, nhưng còn cái kỹ thuật, nơi chúng tôi lấy nguyên liệu và đưa chúng vào chu trình kín. Chúng tôi gọi chúng là dinh dưỡng sinh học và dinh dưỡng kỹ thuật Dinh dưỡng kỹ thuật sẽ theo thứ tự của dinh dưỡng sinh học Dinh dưỡng sinh học chỉ có thể cung cấp cho khoảng 500 triệu người, có nghĩa là nếu tất cả chúng ta đều dùng xăng đan và cotton, thế giới sẽ hết vật liệu và khô cạn. Vì vậy, ta cần vật liệu trong chu trình kín nhưng ta cần phân tích chúng tới phần triệu cho các nguy cơ gây ung thư, dị tật bẩm sinh, đột biến, giảm hệ thống miễn dịch, phân hủy sinh học, độ bền, thành phần kim loại nặng, kiến thức về cách sản xuất chúng và tương tự. Sản phẩm đầu tiên của chúng tôi là loại vải, chúng tôi đã phân tích 8.000 hóa chất trong ngành dệt may. Sử dụng các bộ lọc thông minh, chúng tôi đã loại bỏ 7.962 chất Chúng tôi còn lại với 38 hóa chất. Từ đó, chúng tôi đã xác định 4000 hóa chất được dùng nhiều nhất trong sản xuất và chúng tôi sẽ công bố dữ liệu này trong sáu tuần. Để các nhà thiết kế trên thế giới có thể phân tích sản phẩm của họ xuống tới một phần triệu để bảo vệ sức khỏe con người và sinh thái (Vỗ tay) Chúng tôi đã phát triển một giao thức để các công ty có thể gửi những yêu cầu giống nhau xuyên suốt chuỗi cung ứng của họ, bởi vì khi chúng tôi hỏi các công ty nghìn tỷ đô hợp tác cùng và hỏi "Các thứ này từ đâu?" Họ nói "Nhà cung cấp" "Và nó đi đâu?" "Đến khách hàng." Nên chúng tôi cần chút giúp đỡ Trong loại vải đầu tiên chứa các chất - nước tách ra đủ sạch để uống Về phần kỹ thuật - đây là từ Shaw Carpet: thảm tái sử dụng vô hạn. Đây là cách nylon quay về dạng caprolactam và lại thành thảm. Chất từ công nghệ sinh học - xe phiên bản U của Ford Motor, làm theo ý tưởng tái tạo của "nôi trong nôi" Giày của Nike, phần trên là polyesters, có thể tái chế vô hạn, đáy thì có thể phân hủy sinh học. Mang giày cũ vào, giày mới ra. Không có kết thúc Ý tưởng của chiếc xe là một số vật liệu ở trong công nghiệp mãi mãi, một số vật liệu trở lại đất tất cả đều chạy bằng năng lượng mặt trời. Đây là một tòa nhà tại Oberlin College chúng tôi thiết kế tạo ra nhiều năng lượng hơn lượng cần để hoạt động và tự làm sạch nước Đây là một tòa nhà của The Gap ở San Bruno, California có những thảm cỏ trên mái nhà. Và đây là dự án đề ra cho Ford: sự hồi sinh của River Rouge ở Dearborn Đây rõ ràng là một bức ảnh màu. Đây là những công cụ của chúng tôi Đây là cách chúng tôi bán nó cho Ford. Chúng tôi giữ cho Ford 35 triệu đô la theo cách này, ngày một, tức là tương đương với chiếc Ford Taurus trong khoảng 4% của một đơn đặt hàng cho những chiếc xe trị giá 900 triệu đô la Và đây chính là mái nhà xanh lớn nhất thế giới - 10,5 hecta Đây là mái nhà, tiết kiệm tiền, và đây là loài đầu tiên đến đây Đây là chim cút Chúng xuất hiện trong năm ngày Và chúng tôi hiện có 350 - pound công nhân tự động học tiếng chim hót trên Internet. Giao thức cho các thành phố hiện đang được phát triển - nhà của các chất kỹ thuật. Vùng quê - nhà của sinh học. Và đặt chúng lại với nhau. Và tôi sẽ kết lại với một thành phố mới mà chúng tôi đang thiết kế cho chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi làm cho 12 thành phố của Trung Quốc lúc này, dựa trên ý tưởng "nôi trong nôi" Nhiệm vụ của chúng tôi là phát triển các giao thức cho nhà ở cho 400 triệu người trong 12 năm. Chúng tôi đã tính về năng lượng: nếu họ sử dụng gạch họ sẽ mất hết đất và đốt hết than. Các thành phố sẽ không năng lượng và thức ăn Chúng tôi đã ký Biên bản ghi nhớ - đây là Đặng Nan, con gái Đặng Tiểu Bình - cho Trung Quốc thông qua "nôi trong nôi" Bởi vì nếu họ tự đầu độc, khi làm nhà sản xuất chi phí thấp nhất, gửi nó đến phân phối rẻ nhất - Walmart - và sau đó chúng tôi gửi cho họ tất cả tiền điều chúng tôi nhận được, chúng tôi có điều mà lúc tôi còn là một sinh viên, được gọi là hủy diệt lẫn nhau. Giờ chúng tôi làm bằng phân tử Đây là thành phố của chúng tôi Chúng tôi đang xây một thành phố mới cạnh thành phố này; nhìn vào cảnh quan Đây là cảnh vật. Chúng tôi thường không làm các đồng xanh, nhưng cái này sắp được xây dựng, Vì vậy, họ đưa chúng tôi vào để xem xét. Đây là kế hoạch của họ. Đây là một lưới tem cao su mà họ đặt ngay trên cảnh quan đó Và họ đưa chúng tôi vào và nói, "Bạn sẽ làm gì?" Đây là những gì họ thu được, một bức ảnh màu khác Đây là hình ảnh quang cảnh hiện giờ và đây là đề nghị của chúng tôi. (Vỗ tay, tiếng cười) Cách chúng tôi tiếp cận điều này là chúng tôi xem xét thủy văn rất cẩn thận Chúng tôi đã nghiên cứu hệ sinh thái cổ đại nông nghiệp hiện tại và các giao thức Cũng như gió và mặt trời để đảm bảo mọi người trong thành phố sẽ có khí sạch, nước sạch và ánh sáng mặt trời trực tiếp trong mọi căn hộ tại một thời điểm nào đó trong ngày. Sau đó chúng tôi làm các công viên và coi chúng là cơ sở hạ tầng sinh thái Chúng tôi bố trí các khu vực xây dựng. Tích hợp thương mại và các ý nghĩa khác Vì vậy, mọi người đều có trung tâm và địa điểm để dùng Việc di chuyển rất đơn giản, mọi người đều có thể đi bộ tới mọi nơi trong 5 phút Chúng tôi có con phố hoạt động 24/7, để luôn có một nơi làm việc. Các hệ thống chất thải đều kết nối. Sau khi bạn xả nước, phân của bạn sẽ đi đến các nhà máy xử lý nước thải, được bán như tài sản, không phải nợ. Bởi vì ai muốn nhà máy phân bón mà làm khí tự nhiên? Nước được dùng để xây lại các vùng ngập nước để phục hồi môi trường sống Sau đó nó tạo ra khí tự nhiên, và rồi quay trở lại thành phố để cung cấp nhiên liệu cho việc nấu ăn cho thành phố. Đây là những nhà máy phân bón khí Và sau đó tất cả phân ủ được lấy lại đến các mái nhà của thành phố, nơi chúng tôi cho trồng trọt bởi vì những gì chúng tôi làm là nâng cảnh quan thành phố lên cao hơn để khôi phục lại cảnh quan bản địa lên trên mái của các tòa nhà. Năng lượng mặt trời từ các trung tâm nhà máy và các khu công nghiệp với mái nhà sẽ cung cấp năng lượng cho thành phố. Đây là ý tưởng cho phần trên của thành phố. Chúng tôi đã cho đất lên mái nhà Nông dân sẽ có những cây cầu nhỏ để đi từ mái nhà này sang mái nhà khác Ta sẽ sống với không gian làm việc / sinh hoạt ở các tầng trệt Và đây là thành phố hiện giờ, và đây là thành phố mới. (Vỗ tay) Đối với mọi người trong khán phòng hôm nay, chúng ta hãy tự nhận là mình may mắn. Chúng ta không sống trong một thế giới mà các bà mẹ và các bà của chúng ta đã phải sống, thời kỳ mà các lựa chọn ngành nghề cho phụ nữ còn rất hạn hẹp. Và nếu các bạn ở trong phòng này ngày hôm nay, đa số chúng ta được lớn lên trong một thế giới nơi mà chúng ta được hưởng những quyền công dân sơ đẳng. Và ngạc nhiên thay, chúng ta vẫn sống trong một thế giới nơi mà một số phụ nữ vẫn không có những quyền đó. Nhưng đặt những điều đó sang một bên, thì chúng ta vấn có một vấn đề, và đó là một vấn đề thật sự. Vấn đề đó là: phụ nữ đang không vươn lên những vị trí hàng đầu của bất kỳ ngành nghề nào trên thế giới. Các con số cho thấy rõ điều này. 190 người đứng đầu bang -- 9 người là phụ nữ. Trên tổng số người ở trong quốc hội trên thế giới, 13 phần trăm là phụ nữ. Trong lĩnh vực kinh doanh, số phụ nữ ở các cương vị cấp cao, như các chức chủ tịch (C-level jobs), ghế ban giám đốc -- chỉ khoảng 15, 16 phần trăm. Những con số này không hề tăng kể từ năm 2002 và chúng đang đi theo chiều hướng sai lầm. Và thậm chí trong thế giới lĩnh vực không lợi nhuận, thế giới mà chúng ta thường nghĩ rằng sẽ được dẫn đầu bởi nhiều phụ nữ hơn, phụ nữ ở các cương vị lãnh đạo: 20 phần trăm. Chúng ta cũng đang gặp phải một vấn đề nữa, đó là phụ nữ phải đối mặt với những quyết định khó khăn hơn giữa thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Một cuộc nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy rằng, trong số các giám đốc đã lập gia đình, hai phần ba số đàn ông có gia đình có con và chỉ một phần ba trong số phụ nữ có gia đình có con. Vài năm trước, tôi đã đến New York, để thực hiện một vụ làm ăn, tôi đã ở một trong những văn phòng cổ phần tư nhân sang trọng ở New York mà các bạn có thể tưởng tượng ra. Và trong cuộc gặp mặt đó -- dài khoảng ba tiếng -- hai tiếng trôi qua, mọi người cần giải lao, tất cả đứng dậy và người dẫn cuộc họp bỗng trở nên lúng túng. Và tôi nhận ra rằng anh ấy không biết phòng vệ sinh nữ ở đâu. Thế nên tôi nhìn tò mò xem mấy hộp chuyển đồ ở đâu, bởi tôi nghĩ rằng họ mới chuyển đến nhưng tôi không thấy gì cả. Và tôi hỏi: "Các anh mới chuyển đến văn phòng này à?" Và ảnh trả lời: "Không, chúng tôi ở đây khoảng một năm rồi." Và tôi lại hỏi: "Vậy là anh nói với tôi rằng tôi là người phụ nữ duy nhất từng đến làm ăn ở văn phòng này trong vòng năm qua?" Và anh ấy nhìn tôi và nói: "Ừ. Hoặc có thể cô là người duy nhất đã phải đi vệ sinh." (Tiếng cười) Nên câu hỏi được đặt ra là chúng ta sẽ sửa chữa điều này như thế nào đây? Làm sao chúng ta có thể sửa đổi những con số kia? Làm sao chúng ta có thể làm nó thay đổi? Tôi khởi đầu bằng câu nói, tôi muốn nói rằng -- về việc giữ phụ nữ ở lại trong lực lượng lao động -- bởi vì tôi thật sự nghĩ rằng đó là câu trả lời. Ở phân khúc lao động có thu nhấp cao, những người ở các vị trí phía trên -- 500 vị trí CEO của Fortune, hoặc các vị trí tương đương ở các ngành khác -- tôi chắc chắn vấn đề chính là việc phụ nữ đang từ bỏ công việc. Người ta nói rất nhiều về điều này và họ nói về những thứ như thời gian linh động và tư vấn và các chương trình các công ty nên đào tạo cho phụ nữ. Tôi không muốn nói về những thứ đó ngày hôm nay -- mặc dùng chúng rất quan trọng. Hôm nay tôi muốn tập trung vào những gì bản thân chúng ta có thể làm. Chúng ta phải gửi những thông điệp gì đến bản thân? Chúng ta phải gửi những thông điệp gì đến những phụ nữ khác ở nơi ta làm việc? Chúng ta phải gửi những thông điệp gì đến con gái chúng ta? Trước hết, tôi muốn nói rõ rằng bài diễn thuyết này không hề phán xét điều gì hay ai. Tôi không có câu trả lời đúng; tôi thậm chí không có câu trả lời cho chính tôi. Tôi rời San Francisco, nơi tôi ở, vào thứ Hai và tôi lên má bay đến dự hội nghị này. Và con gái ba tuổi của tôi, lúc tôi đưa cháu đến nhà trẻ, cháu ôm lấy chân tôi và khóc "Mẹ, mẹ đừng đi". Rất khó. Đôi lúc tôi cảm thấy tội lỗi. Tôi không biết một người phụ nữ nào dù họ ở nhà hay đi làm mà không đôi khi cảm thấy điều đó. Nên không phải tôi nói rằng đi làm là đúng đối với tất cả mọi người. Bài nói hôm nay của tôi là về những thông điệp nếu các bạn muốn tiếp tục với công việc. Và tôi nghĩ rằng có ba thông điệp. Một, ngồi tại bàn làm việc. Hai, để bạn đời thục sự là bạn đời. Và ba -- đừng bỏ cuộc trước khi bạn rời đi. Số một: ngồi tại bạn làm việc. Chỉ vài tuần trước tại Facebook, chúng tôi đã tiếp một nhân vật chính phủ quan trọng và ông ấy đến để gặp những người trong ban quản trị ở Silicon Valley. Và mọi người đều ngồi vào bàn là việc. Và ông ấy có hai người phụ nữ đi cùng ông mà có chức khá cao trong ban của ông ấy. Và tôi nói với họ "Ngồi vào bàn đi. Nào, hai chị ngồi vào bàn đi." Và họ lại ngồi ở sườn phòng. Khi tôi học năm cuối tại đại học, tôi có học một môn tên là Lịch Sử Trí Tuệ Châu Âu. Ai lại không thích những môn như thế ở trường? Tôi ước gì tôi có thể được học lại. Và tôi cùng học môn đó với bạn chung phòng của tôi, Carrie, cô ấy là một học sinh văn rất giỏi -- và về sau cô ấy trở thành một học giả văn học -- và em trai tôi -- một chàng trai thông minh, nhưng lại là một gã ngành y chơi thủy cầu mới học năm hai. Ba người chúng tôi học chung môn này. Và Carrie thì đọc toàn bộ những cuốn sách này mà được viết bởi tiếng Hy Lạp và La Tinh chính gốc -- đi học đầy đủ -- tôi thì đọc tất cả các cuốn sách viết bởi tiếng Anh và đi học khá đầy đủ. Em trai tôi thì khá là bận rộn; chỉ đọc một cuốn trên tổng cộng 12 và đi học vài buổi, đi nghênh ngang vào phòng chúng tôi vài ngày trước khi thi để được giảng dạy. Ba người chúng tôi cùng đi thi và chúng tôi ngồi xuống. Và chúng tôi ngồi đó trong ba tiếng đồng hồ -- và những cuốn vở màu xanh -- vâng, tôi già thế đấy. Và chúng tôi ra khỏi phòng thi và nhìn nhau và nói "Làm bài được không?" Và Carrie nói "Trời ơi, mình cảm thấy mình đã không nói được hết ý về biện chứng pháp học thuyết của Hegel." Và tôi thì nói "Mình thì ước gì mình đã kết nối được thuyết của John Locke về tài sản với những triết gia khác." Và em trai tôi thì nói "Em được điểm cao nhất lớp rồi." "Em được điểm cao nhất lớp? Em thì có biết gì đâu." Vấn đề đi cùng với những câu chuyện này là rằng chúng cho thấy những gì những số liệu thống kê cho thấy: phụ nữ, một cách hệ thống, thường tự đánh giá thấp khả năng của họ. Nếu các bạn thí nghiệm đàn ông với phụ nữ với nhau và hỏi họ những câu hỏi về những thứ như GPA (điểm trung bình), đàn ông thường đoán hơi cao quá và phụ nữ thường đoàn hơi thấp quá. Phụ nữ không đàm phán thương lượng cho bản thân ở công sở. Một cuộc nghiên cứu trong vòng hai năm qua về những người bắt đầu đi làm sau khi tốt nghiệp cho thấy 57 phần trăm các cậu trai vào làm -- hoặc là đàn ông -- đều thương lượng về lương lậu và con số đó đối với phụ nữ là 7 phần trăm. Và quan trọng nhất là đàn ông tự nhận lấy thành công cho bản thân và phụ nữ thì đổ thành công đi cho những yếu tố khác. Nếu các bạn học đàn ông tại sao họ lại làm việc tốt, họ sẽ trả lời rằng "Tại tôi hay. Điều đó là hẳn nhiên. Sao lại phải hỏi chứ?" Nếu các bạn hỏi phụ nữ tại sao họ làm việc tốt, họ sẽ trả lời rằng ai đó đấy đã giúp họ, họ gặp may, họ đã làm việc thật nhiều. Tại sao điều này lại quan trọng chứ? Nó rất quan trọng bởi vì không ai lại được ngồi ở góc văn phòng bằng cách ngồi ở bên lề, mà không ngồi ở bàn. Và không ai có thể được thăng chức nếu họ không nghĩ rằng họ đáng được nhận sự thành công đó hoặc thậm chí họ không hiểu đơợc thành công của chính mình. Tôi ước chi câu trả lời thật dễ dàng. Tôi ước gì tôi có thể nói với những người phụ nữ trẻ mà tôi làm việc cùng, tất cả những phụ nữ tuyệt vời này, rằng "Hãy tin tưởng vào bản thân và hãy thương lượng cho bản thân. Hãy sở hữu thành công của chính mình." Tôi ước gì tôi có thể nói điều đó với con gái tôi. Nhưng điều đó không hề đơn giản. Bởi vì những gì thống kê cho thấy, trên hết là điều này -- rằng thành công và khả năng được người khác thích tương quan một cách tích cực với nhau đối với đàn ông và tương quan một cách tiêu cực đối với phụ nữ. Và tất cả đang gật đầu tại vì chúng ta đều biết điều đó là thật. Có một cuộc nghiên cứu rất hay mà cũng cho thấy điều này. Có một cuộc nghiên cứu nổi tiếng của Harvard Business School liên quan đến một phụ nữ tên là Heidi Roizen. Cô ấy là một nhà điều hành một công ty tại Silicon Valley và cô ấy sử dụng những đối tác của mình để trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm thành công. Vào năm 2002 -- không lâu trước -- một giáo sư mà lúc đó đã từng ở trường đại học Columbia đã lấy trường hợp của cô nhà đầu tư kia và đổi tên lại thành Howard Roizen. Và ông đã công bố cả hai trường hợp với hai nhóm học sinh. Ông ấy đã chỉ đổi một từ: Heidi thành Howard. Nhưng cái từ đó đã gây ảnh hưởng rất lớn. Tiếp đó ông đã cho điều tra thông tin từ các sinh viên. Và tin tốt là cả các sinh viên, cả nam lẫn nữ, đều cho rằng Heidi và Howard giỏi như nhau, và điều đó là tốt. Tin xấu là mọi người đều thích Howard. Anh ta là một chàng trai giỏi, các bạn muốn làm việc cho anh ấy, các bạn muốn đi câu cá cùng anh ấy. Nhưng Heidi? Không chắc lắm. Cô ấy hơi kỳ lạ. Cô ấy hơi chính sách quá. Các bạn không chắc rằng các bạn có muốn làm việc cho cô ta không. Đây chính là điều rắc rối. Chúng ta phải khuyên những người con gái và những đồng nghiệp của chúng ta, chúng ta phải khuyên bản thân tin tưởng rằng chúng ta đã đạt đơợc thành công để được thăng chức để được ngồi vào bàn đàm phán. Và chúng ta phải làm điều đó trong một thế giới nơi mà đối với họ có những sự hy sinh mà họ sẽ chấp nhận để làm mặc dù đối với các anh/em trai của họ thì không hề có. Điều đáng buồn nhất khi nói về tất cả những điều này là rất khó để nhớ được điều này. Và tôi sắp sửa kể một câu chuyện mà rất đáng xấu hổ đối với tôi nhưng tôi nghĩ nó quan trọng. Tôi đã diễn thuyến bài nói này ở Facebook trước lâu rồi cho khoảng 100 nhân viên. Và vài giờ sau đó, có một người phụ nữ trẻ làm việc ở đó ngồi ngoài chiếc bàn làm việc nhỏ của tôi và cô ấy đã muốn nói chuyện với tôi. Tôi đồng ý và chúng tôi ngồi xuống nói chuyện. Và cô ấy nói "Tôi đã học được một điều vào ngày hôm nay. Tôi học được rằng tôi phải luôn giơ tay." Tôi hỏi "Ý cô là sao?" Cô ấy trả lời "Thì, cô đã nói rằng cô sẽ nhận thêm hai câu hỏi nữa. Và tôi đã giơ tay cùng nhiều người khác và cô đã nhận thêm các câu hỏi. Và lúc tôi bỏ tay xuống và tôi nhận thấy rằng tất cả phụ nữ đều đặt tay xuống và cô đã nhận thêm câu hỏi chỉ từ đàn ông." Và tôi tự nghĩ nếu đó là tôi -- người mà rõ ràng quan tâm đến điều này -- đang nói về điều này -- và trong khi nói chuyện, thậm chí tôi còn không thể nhận ra rằng tay của những người đàn ông còn đang giơ và của phụ nữ cũng thế thì chúng ta dưới cương vị là những nhà quản lý công ty và tập đoàn có thể nhận thấy đàn ông đang vươn đến những cơ hội nhiều hơn phụ nữ như thế nào? Chúng ta phải giúp chị em ngồi vào bàn đàm phán. (Vỗ tay) Thông điệp số hai: khiến bạn đời thực sự là bạn đời. Tôi đã được thuyết phục rằng chúng ta đang tiến triển ở nơi làm việc hơn là ở nhà. Thống kê cho thấy điều này rất rõ. Nếu một người phụ nữ và một người đàn ông làm nguyên ngày và có con, người phụ nữ làm gấp đôi công việc nhà so với người đàn ông và người phụ nữ làm gấp ba công việc chăm con so với người đàn ông. Thế nên cô ấy có đến ba hay hai công việc và anh ta thì chỉ có một. Các bạn nghĩ ai sẽ là người từ bỏ công việc khi cần phải có một ai đó ở nhà nhiều hơn? Nguyên nhân của điều này rất phức tạp và tôi không có thời gian đi sâu vào chúng. Và tôi không nghĩ rằng xem bóng vào chủ nhật và sự lười biếng nói chung là nguyên nhân. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Tôi nghĩ rằng, như một xã hội, chúng ta đặt nhiều áp lực thành công vào các cậu trai của chúng ta hơn là so với con gái của chúng ta. Tôi biết những người đàn ông ở nhà và làm việc nhà để giúp đỡ các bà vợ của mình với nghề nghiệp của họ. Và điều này rất khó. Mỗi lần tôi đến dự những buổi 'Mẹ và Em' và tôi thấy có người cha ở đó, tôi nhận thấy rằng những bà mẹ khác không chơi với anh ta. Và đó chính là vấn đề bởi vì chúng ta phải làm nó trở thành một công việc quan trọng -- bởi đó công việc khó nhất trên thế giới -- làm việc ở nhà cho hai người khác giới nếu chúng ta có dự định san bằng mọi thứ và để phụ nữ ở lại làm ở công sở. (Vỗ tay) Những cuộc nghiên cứu cho thấy các họ gia đình với thu nhập bằng nhau và trách nhiệm như nhau cũng thường có tỷ lệ ly thân một nửa. Và nếu như đó chưa phải là động lực cho tất cả mọi người ở ngoài kia, họ còn có những động lực khác -- tôi nên nói điều này trên khán đài như thế nào đây? -- họ biết nhau hơn, nói theo ý Kinh Thánh. (Hò reo) Thông điệp thứ ba: đừng bỏ trước khi bạn rời đi. Tôi nghĩ rằng có một điều rất trớ trêu đối với những hành động của phụ nữ -- mà tôi lúc nào cũng thấy -- với mục đích ở lại các công sở thường dẫn đến việc từ bỏ công việc. Đây là những thứ diễn ra: Chúng ta đều bận rộn; ai ai cũng bận rộn; một người phụ nữ cũng bận rộn. Và cô ấy bắt đầu nghĩ về việc có con. Và ngay lúc đó, khi cô ấy nghĩ về việc có con, cô ấy bắt đầu nghĩ về việc kiếm thời gian cho con. "Làm sao mà mình có thể kiếm được thời gian cho con kể cả tất cả những thứ khác?" Và đúng là ngay từ lúc đó, cô ấy không còn giơ tay nữa, cô ấy không mong muốn sự thăng tiến, cô ấy không nhận lấy những dự án mới, cô ấy không nói "Tôi. Tôi muốn làm." Cô ấy bắt đầu chùn lại. Vấn đề là -- ta hay giả sử cô ấy có bầu đúng vào ngày hôm đó -- chín tháng mang thai, ba tháng nghỉ dưỡng, sáu tháng để kịp thở -- tua nhanh hai năm, thông thường -- như tôi thấy -- phụ nữ thường bắt đầu nghĩ về điều này sớm hơn -- khi họ đính hôn, khi họ mới lập gia đình, và họ bắt đầu nghĩ về việc có con, mà có thể lâu hơn ta nghĩ. Một người phụ nữ đã đến gặp tôi về điều này và tôi đã nhìn cô ấy -- cô ấy trẻ. Và tôi nói "Vây cô và chồng cô đang định có em bé ư?" Và cô ấy tra lời "Không không, em chưa có chồng." Cô ấy thậm chí lúc đó chưa có bạn trai. Tôi nói "Cô nghĩ về điều này sớm quá." Nhưng ý tôi là những gì diễn ra khi các bạn bắt đầu dừng lại? Bất kỳ ai mà đã từng trả qua điều này -- và tôi muốn nói với các bạn rằng, khi các bạn đã có con ở nhà, công việc của các bạn hẳn phải tốt lắm bởi vì rất khó để có thể để con mình ở nhà -- công việc của các bạn phải rất đòi hỏi. Nó phải rất phải đáng thời gian công sức. Các bạn phải cảm thấy như mình đang có ảnh hưởng. Và nếu hai năm trước các bạn đã không nhận lấy cái chức mới kia và một gã nào đó bên cạnh bạn đã nhận lấy nó, nếu ba năm trước các bạn dừng tìm kiếm lấy những cơ hội mới, các bạn sẽ cảm thấy chán nản bởi vì các bạn đã phải giữ chân trên bàn đạp ga kia. Đừng rời trước khi bạn rời. Hãy ở lại. Hãy giữ chân trên bàn đạp ga cho đến cái ngày mà các bạn phải nghỉ làm để chăm con -- và sau đó hẵng quyết định. Đừng quyết định sớm quá nhất là những quyết định mà các bạn còn không biết các bạn đang thực hiện. Thế hệ của tôi, buồn thay, sẽ không thể thay đổi những con số ở phía trên. Chúng không hề di động. Chúng ta sẽ không đạt được 50 phần trăm số người -- trong thế hệ của tôi, sẽ không có 50 phần trăm số người ở bất kỳ ngành nào. Nhưng tôi hy vọng rằng những thế hệ tương lại sẽ có thể. Tôi nghĩ rằng một thế giới mà ở đó nửa các quốc giá và nửa các công ty được điều hành bởi phụ nữ sẽ là một thế giới tốt đẹp hơn. Và không phải là vì người ta sẽ biết phòng vệ sinh nữ ở đâu, mặc dù điều đó sẽ khá hữu ích. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một thế giới tốt hơn. Tôi có hai con. Một đứa con trai năm tuổi và một đứa con gái ba tuổi. Tôi muốn con trai tôi được lựa chọn trong việc cống hiến hoàn toàn cho công việc ở công sở hay ở nhà. Và tôi muốn con gái tôi có được sự lựa chọn không chỉ riêng trong việc thành công mà còn cho cả việc được thích, được đánh giá cao từ những thành quả của mình. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn về một vài người những người không rời khỏi khu vực sống của mình. Người đầu tiên ngay tại Chicago này. Brenda Palms-Farver được thuê giúp đỡ những tù nhân hòa nhập với cuộc sống cộng đồng và giữ cho họ không tái phạm vào tù nữa. Hiện nay, những người nộp thuế phải chi khoảng 60,000 đô một năm cho một tù nhân. Như chúng ta đã biết thì 2/3 trong số họ sẽ ra tù và trở lại cuộc sống Tôi tìm ra một điều thú vị là, với mỗi đồng đô la chúng ta tiêu dùng, dù vào việc giáo dục từ khi còn bé tẹo như Head Start chẳng hạn chúng ta tiết kiệm 17$ vào nhưng việc vớ vẩn khác như việc bị bắt giam trong tương lai hay nghĩ theo hướng khác là với 60.000 đô là một khoản tiền nhiều hơn cả học phí để một học sinh học tại Harvard. Nhưng Brenda, lại không trải qua những giai đoạn vớ vẩn như vậy hãy nhìn qua những thử thách của cô ấy và đi tới với một giải pháp không thực sự rõ ràng đó là: mở công ty kinh doanh các sản phẩm chăm sóc da làm từ mật ong. Ổn thôi, nó có vẻ như rất rõ ràng với các quý vị, nhưng không phải với tôi. Đó là một dạng cơ bản của sự phát triển của một cải tiến mang tính xã hội thực sự có tiềm năng. Cô thuê những người đàn ông và phụ nữ có vẻ thất nghiệp để chăm sóc lũ ong và quay mật rồi chế biến sản phẩm và họ sẽ tự đem những sản phẩm này đi bán và sau cùng thì chúng cũng được bán tại Whole Foods. Cô đã kết hợp kinh nghiệm quản lý và đào tạo với những kỹ năng sống mà họ cần có như làm quản lý hoặc làm việc theo nhóm và cũng nói về tương lai của những nhân công tương lai về kinh nghiệm của họ thế nào chứng thực cụ thể từ những bài học mà họ đã được học và sự háo hức của họ để được học hỏi thêm. Dưới 4% những người tham gia chương trình của cô thực tế trở lại trại giam. Do vậy những người trẻ tuổi này đã học cách chuẩn bị làm việc và kỹ năng sống thông qua việc nuôi ong và trở thành công dân hữu ích trong quá trình này. Đó là một sự khởi đầu ngọt ngào. Bây giờ, tôi sẽ đưa quý vị tới Los Angeles. Và rất nhiều người biết rằng LA có vấn đề của riêng nó. Mà tôi sẽ nói về vấn đề nước sạch của LA ngay bây giờ đây. Họ không có đủ nước cho hầu hết các ngày trong năm và rất nhiều nước được dự trữ khi trời mưa. Hiện tại, 20% năng lượng tiêu thụ tại California được sử dụng để bơm nước vào phần lớn phía nam California. Nước sử dụng của họ đổ ra kênh theo nước mưa ra đại dương khi trời mưa hay mùa lũ lụt. Hiện tại, Andy Lipkis đang làm việc để giúp LA cắt giảm chi phí cơ ở hạ tầng bằng việc kết nối các nhà quản lý nguồn nước và những cây nối đảo để giảm nhiệt đô thị -- kết nối con người, cây cối và công nghệ để tạo ra một thành phố tốt đẹp hơn. Tất cả các hoạt động "xanh" hấp thụ nước từ bão một cách tự nhiên, cũng như giúp thành phố trở nên mát hơn Bởi vì, nào chúng ta thử đặt ra một trường hợp bạn thực sự muốn một cái điều hòa, hay một căn phòng mát mẻ? Dù bạn chọn thế nào thì chúng cũng chẳng khác nhau là mấy Do vậy, vài năm trước Chính quyền L.A quyết định rằng họ cần 2,5 tỷ đô la để nâng cấp các trường học trong thành phố Và Andy cùng với nhóm làm việc của anh đã khám phá ra rằng họ mới tiêu hết 200 triệu đô trong số đó vào việc giải nhựa xung quanh khu vực trường học Và bằng cách trính bày vấn đề kinh tế, họ đã thuyết phục chính quyền LA rằng việc thay thế những lớp nhựa đường bằng cây xanh và những thảm thực vật xanh khác sẽ giúp cho các trường học này tiết kệm được nhiều năng lượng hơn là họ dùng vào ngành công nghiệp làm việc. Và ước tính, 20 triệu m2 đường nhựa được thay thế hoặc bị bỏ qua và tổng tiêu thụ điện cho việc sử dụng điều hòa giảm xuống, trong khi đó việc làm cho những người bảo trì khu vực này tăng lên, dẫn tới một tiết kiệm dòng cho hệ thống, cũng như học sinh và nhân viên trường học khỏe mạnh hơn. Bây giờ là Judy Bonds con gái một công nhân mỏ Gia đình cô có tới 8 thế hệ sinh sống tại Whitesville, tây Virginia Và nếu ai đó rất đỗi tự hào về lịch sử của ngành khai thác than và của thành phố, thì đó hẳn phải là Judy. Nhưng cách thức khai thác than hiện nay đã rất khác từ việc khai thác những mỏ sâu hơn so với thời của cha cô và ông nội cô phải đi sâu xuống và rằng thuê hàng ngàn và hàng ngàn công nhân. Giờ đây, khoảng hai tá đàn ông có thể đào một quả núi trong vòng vài tháng, mà chỉ vẻn vẹn được mỏ than khai thác trong vòng vài năm. Đó chính là công nghệ khai thác có tên Dời đỉnh núi. Chúng sẽ chuyển ngọn núi này sang ngọn núi khác chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi Vậy hãy tưởng tưởng xem không khí xung quanh khu vực này -- chúng phủ đầy bụi và than Khi chúng tôi tới đó, chúng làm cho một số người trong chúng tôi bị ho mới chỉ sau có vài giờ ở đó không chỉ thợ mỏ mà ai cũng bị ho như vậy. Và Judy nhận thấy những vẻ đẹp của quê hương cô đang bị phá hủy nguồn nước bị nhiễm độc. Và các công ty than chỉ chuyển đi sau khi ngọn núi đã được xóa sổ, bỏ đi ngay cả khi càng nhiều công nhân bị thất nghiệp. Nhưng cô cũng nhận ra sự khác biệt trong nguồn năng lượng gió tiềm năng mà không ảnh hưởng tới những quả núi, và một điều nữa là nó được giảm xuống trong việc nâng lên tới hơn 2.000 feet. 3 năm với nguồn năng lượng bẩn thỉu và cũng chẳng nhiều nhặn việc cho cam hay thế kỷ của nguồn năng lượng sạch với tiềm năng cho việc phát triển công việc và cải thiện hiệu quả làm việc trên nền tảng của kỹ năng công nghệ và sự phát triển kiến thức địa phương về việc làm sao để tận dụng hết nguồn gió tại khu vực. Cô tính toán những chi phí ban đầu và những khoản trả sau, và chúng chia cấp thành nhiều cấp độ lợi ích cho nền kinh tế địa phương, đất nước và toàn cầu. Điều này sẽ chi trả lâu hơn so với việc dời các ngọn núi nhưng nguồn năng lượng thực sự đem lại nguồn lợi mãi mãi. Hiện nay công việc dời núi trả lại rất ít tiền cho địa phương và chúng còn mang đến rất nhiều cảnh nghèo khổ. Nguồn nước thì trở nên nhớp nháp Phần lớn mọi nguời vẫn bị thất nghiệp, dẫn đến phần lớn các vấn nạn xã hội giống như những người thất nghiệp trong thành phố gặp phải -- nghiện rượu, ma túy, tệ nạn xã hội, trẻ em mang thai và bệnh tật. Và bây giờ Judy và tôi -- tôi phải nói rằng -- thực sự có mối liên hệ với nhau. Hiện nay thực sự có một khối liên minh rất rõ ràng. Ý tôi là, theo nghĩa đen ấy, tên của thị trấn của cô ấy là Whitesville, Tây Virginia Nhưng chúng chẳng phải như vậy Những ngọn núi này không phù hợp với cái nôi của Hip Hop hay bất cứ những thứ tương tự như thế. Nhưng đằng sau áo phông của tôi đây này, chiếc áo mà cô ấy tặng tôi có dòng chữ: "Hãy cứu lấy những vùng núi đang bị nguy hiểm". Do vậy chúng tôi gặp những cô gái nhà quê và những người sống trên núi và hiểu rằng đây chính là những gì đang xảy ra. Nhưng mới chỉ vài tháng trước đây July được chuẩn đoán là đang ở giai đoạn thứ ba của căn bệnh ung thư phổi. Vâng, thế đấy! Và nó đã di căn tới xương và não của cô ấy. Và tôi chỉ chợt nhận ra nó thật kỳ lạ cô ấy bị tổn thương từ những nguyên nhân tương tự nhau rằng cô ấy cố gắng hết sức để bảo vệ mọi người. Nhưng giấc mơ của cô về chiếc quạt gió cho ngọn núi than bên sông này là gia tài của cô ấy. Và cô ấy sẽ không thể nhìn thấy những ngọn núi. Nhưng hơn là viết ra một số tuyên bố, cô đang bỏ lại phía sau một kế hoạch kinh doanh biến chúng thành sự thực. Đó chính là điều mà thị trấn của tôi đang làm. Và tôi tự hào về điều đó. (Vỗ tay) Nhưng ba con người này họ chẳng biết gì về nhau, nhưng họ lại có rất nhiều điểm chung. Họ đều là những người giải quyết vấn đề, và họ chỉ là một vài trong vô vàn các ví dụ mà tôi thực sự được nhìn thấy, gặp gỡ và học hỏi từ những việc họ làm. Tôi đã thực sự may mắn khi được gặp họ trong chương trình radio cộng tác với chương trình phát thanh quần chúng của tôi có tên là ThePromisedLand.org (miền đất hứa) Họ là những người có tầm nhìn xa trông rộng. Họ nhìn thấy những nhu cầu đang phát sinh như -- sản phẩm làm đẹp, trường học lành mạnh, năng lượng điện -- và cách thức mà nguồn tiền đổ vào để thỏa mãn những như cầu này. Và khi những giải pháp ít tốn kém nhất bao gồm cả việc giảm số lượng công việc, bạn sẽ bỏ lại với những người thất nghiệp nhưng những người đó không hề rẻ mạt. Thực tế, họ tạo ra và trở thành những người công dân đắt giá nhất, và họ cũng thuộc những lớp người bần cùng hóa, những cựu chiến binh bị thương trở về từ Trung Đông, những người ra tù. Và đối với những cựu chiến binh nói riêng V.A cho biết có sự gia tăng gấp 6 lần thuốc men liên quan đến các bệnh về tâm thần cho các cựu chiến binh từ năm 2003. Tôi nghĩ số lượng này còn tăng lên nữa. Họ không chiếm số lượng nhiều nhất, nhưng lại chiếm nhiều tiền thuốc nhất. Và những vấn đề như lạm dụng trong gia đình, nghiện ngập hay lạm dụng rượu chè những biểu hiện xấu bởi các trẻ em của họ trong trường học và cả tình trạng sức khỏe yếu kém là hậu quả của những ức chế thần kinh. Do vậy, 3 người này đều hiểu được làm sao để sử dụng đồng đô la hiệu quả thông qua nền kinh tế địa phương để đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, giảm những vấn đề xã hội hiện hành và ngăn ngừa những vấn nạn mới trong tương lai. Và hiện nay có hàng ngàn những ví dụ như vậy Một vấn đề là: sự lãng phí và sự thất nghiệp. Kể cả khi chúng ta nghĩ và làm tái chế, có rất nhiều thứ tái chế cuối cùng bị tiêu hủy hoặc bị đổ ra bãi và để lại rất nhiều họ bỏ rất nhiều những thứ được tái chế. Và nơi nào thực sự lãng phí? Thường là những cộng đồng nghèo khó. Và chúng ta biết rằng, ngành công nghiệp sinh thái, như các loại mô hình mà tôi chỉ trên -- có một mô hình mà ở châu Âu người ta gọi là ngành công nghiệp công việc sinh thái nơi mà bạn sử dụng nguyên liệu từ chất thải của công ty khác, hay bạn có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu tái chế để sản xuất sản phẩm mà bạn có thể sử dụng hoặc bán. Chúng ta có thể tạo ra một thị trường địa phương và khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế như nguyên liệu thô để sử dụng trong sản xuất. Và tại thị trấn quê hương tôi, chúng tôi thực sự cố gắng tạo ra một dạng kinh doanh như vậy tại Bronx. nhưng ngài thị trưởng đã quyết định cái mà ông ấy muốn thấy là một trại giam ngay tại nơi đó. May mắn thay, bởi vì chúng tôi muốn tạo ra hàng trăm công việc sau nhiều năm thành phố muốn xây dựng một nhà tù tạ ơn Chúa, họ đã từ bỏ. Một vấn đề khác là: hệ thống thực phẩm không lành mạnh và nạn thất nghiệp. Tầng lớp công nhân và những người Mỹ nghèo ở thành thị chẳng được hưởng lợi gì từ hệ thống thực phẩm hiện tại của chúng ta. Chúng dựa quá nhiều vào vận chuyển, phân bón hóa học, sử dụng quá nhiều nước và cả bảo quản. Hoạt động nông nghiệp rộng lớn thường phải chịu trách nhiệm về việc làm ô nhiễm nguồn nước, đất đai và sản xuất ra các thực phẩm không tốt cho sức khỏe và chúng chiếm của chúng ta hàng tỷ đô cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giảm hiệu quả làm việc. Và chúng ta biết rằng ngành nông nghiệp ở các thành phố đang là chủ đề lớn trong thời gian gần đây, nhưng chủ yếu là việc làm vườn, mà đem đến một số giá trị cho việc xây dựng cộng đồng, nhưng nó không mang lại công ăn việc làm hay sản xuất thực phẩm. Con số thống kê hiện nay chưa có. Một phần công việc của tôi bây giờ đang đặt nền móng cho việc tích hợp nền nông nghiệp thành phố với hệ thống thực phẩm ở nông thôn sẽ không còn việc phải có một món salad mà sản xuất cách đó 3000 dặm bằng việc tạo ra một thương hiệu quốc gia về những sản phẩm được trồng ngay tại thành phố mà ở mọi thành phố, việc sử dụng điện ngày càng tăng các tiện nghi trong nhà càng tăng, sở hữu và điều hành bởi những người trồng cây nhỏ lẻ mà họ chính là những khách hàng. Điều này có thể hỗ trợ cho các nông dân theo mùa xung quanh các khu vực tàu điện ngầm những người bị loại ra vì không thể đáp ứng được nhu cầu cả năm cho sản xuất. Nó không phải là một sự cạnh tranh, mà với những nông trại ở nông thôn nó thực sự là một sự tiếp viện. Nó kết hợp với hệ thống thực phẩm tích cực và khả thi về kinh tế. Mục tiêu là nhằm đáp ứng nhu cầu trong thành phố như bệnh viên, các trung tâm cao cấp, trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày và tạo ra một mạng lưới công việc cho khu vực. Đây quả là một hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh. Và cách chúng ta quản lý việc xây dựng những tác động tới môi truờng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mọi người hàng ngày. Thành phố, nông thôn của chúng ta, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng như -- xử lý chất thải, nhu cầu sử dụng năng lượng cũng như chi phí xã hội cho những người thất nghiệp, sự giảm sút tỷ giá, tỷ lệ giam giữa và những tác động của hàng loạt chi phí sức khỏe cộng đồng. Một hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh sẽ mang đến một cách thức tiết kiệm chi phí để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng và xã hội. Và chúng ta muốn chuyển đổi các hệ thống mở cửa tới tận cửa nhà của những người trước kia đang gánh nặng thuế để trở thành một phần của cơ sở thuế. Và tưởng tượng một mô hình kinh doanh quốc gia mà tạo ra công ăn việc làm cho địa phương và cơ sở hạ tầng thông minh để cải thiện nền kinh tế địa phương phát triển ổn định. Vậy tôi hy vọng rằng các bạn nắm được 1 ít tại đây. Những ví dụ này chỉ ra một xu hướng. Tôi không tạo ra nó, và nó không tự nhiên diễn ra. Tôi nhận thấy rằng nó đang diễn ra khắp cả nước, và tin tốt lành là nó đang tiến triển. Và tất cả chúng ta cần đầu tư vào chúng. Đó chính là cái trụ quan trọng cho sự hồi phục của đất nước. Và tôi gọi nó là bảo vệ quê hương mình. Suy thoái kinh tế đã làm cho chúng ta quay cuồng và sợ hãi và có vài thứ vẫn đang bay lửng lơ trong không trung những ngày này mà thực sự có sức mạnh. Nó rất thực tế rằng chúng ta là chìa khóa cho chính sự phục hồi của chúng ta. Bây giờ là thời điểm để chúng ta hành động cho cộng đồng mình nơi chúng ta nghĩ về quê hương và chúng ta hành động tại quê hương. Và khi chúng ta bắt đầu, những hàng xóm của chúng ta những người ngay sát vách hay ngay bang gần kề hay ở một nước láng giềng nào đó sẽ được hưởng sự tốt đẹp. Kết quả tại địa phương nhưng chính là toàn cầu. Bảo vệ quê hương có nghĩa là tái thiết lại hàng rào tự nhiên của chúng ta, đưa mọi nguời làm việc, cải thiện lại hệ thống tự nhiên của chúng ta. Bảo vệ quê hương có nghĩa là chúng ta tạo dựng sự thịnh vượng ngay tại quê nhà của mình, thay vì phá hủy chúng ở nước ngoài, Giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội tại cùng một thời điểm với cùng một giải pháp dẫn tới sự tiết kiệm hết sức, một thế hệ giàu có và an ninh quốc gia. Có rất nhiều những giải pháp tâm huyết và tuyệt vời đã được tạo ra khắp nước Mỹ. Thách thức của chúng ta bây giờ là xác định và hỗ trợ nhiều hơn. Hiện nay, chương trình Bảo vệ quê hương đang quan tâm tới chính bản thân bạn mà không phải như câu nói xưa cũ là từ thiện bắt đầu từ nhà mình. Gần đây tôi có đọc cuốn sách tên "Love Leadership" của Hope Bryant. Nó nói về việc dẫn dắt một thế giới mà dường như được thực hiện trên cơ sở của sự sợ hãi. Và khi đọc cuốn sách đó tôi kiểm tra lại lý thuyết bởi tôi muốn cắt nghĩa cái mà tôi muốn ám chỉ tới. Như, cha tôi một người đàn ông tuyệt vời. Ông lớn lên tại khu vực phân biệt chủng tộc miền Nam, trốn thoát khỏi sự treo cổ và tất cả những khó khăn trong thời kỳ đó, và ông mang tới một mái ấm thực sự yên bình cho chúng tôi cũng như hàng loạt người khác rơi vào thời điểm khốn khó. Nhưng cũng giống như tất cả chúng ta, ông gặp một số vấn đề. (Cười lớn) Ông từng chơi cờ bạc, một cách bắt buộc. Với ông, câu nói "Từ thiện bắt đầu tại nhà" nghĩa là đó là ngày được trả lương của tôi hoặc của bất kỳ ai sẽ xảy ra đúng vào ngày may mắn của ông. Do đó bạn cần giúp ông vượt qua. Và thỉnh thoảng tôi cho ông vay tiền từ công việc hè hay sau giờ học, và ông thường có dự định sẽ trả lại tôi tiền cùng cả lãi, tất nhiên, sau khi ông trúng lớn. Và thỉnh thoảng ông trúng lớn, tại một đường đua ở Los Angeles -- -- một trong những lý do để yêu thành phố này -- vào những năm 1940. Ông đã kiếm đuợc 15.000 đô la và mua ngôi nhà mà tôi đã lớn lên tại đó. Do đó tôi không thể không hạnh phúc về nó. Nhưng nghe này, tôi cảm thấy có nghĩa vụ với ông và tôi lớn lên, rồi trưởng thành. Và trở thành người phụ nữ như bây giờ. Và tôi học được vài điều từ những ngày tháng đó. Với tôi, từ thiện thường là những gì cho đi bởi vì bạn phải làm hoặc bởi vì đó là điều bạn thường xuyên làm hoặc nó là cho đi đến khi cảm thấy đau đớn. Và tôi sẽ cung cấp để xây dựng một vài thứ mà sẽ phát triển và tăng cường đầu tư ban đầu vào nó và không chỉ là cần thiết bỏ ra nhiều hơn vào năm tới -- tôi không cố gắng biết nó thành thói quen. Tôi đã dành vài năm quan sát xem những dự định này tốt như thế nào tới cộng đồng, mà cần thiết để hỗ trợ cho cộng đồng và tạo ra sức mạnh, nhưng thực sự không giúp cho hoàn cảnh mọi người, hoặc thậm chí là làm xấu đi. Và trong 20 năm qua, chúng tôi đã bỏ ra số tiền kỷ lục để làm từ thiện vào việc giải quyết các vấn nạn xã hội, như thành quả giáo dục, suy dinh dưỡng, bắt bớ, béo phì, tiểu đường, chênh lệch về thu nhập, tất cả đều được giải quyết ngoại trừ một số thứ, mà đặc biệt là tử suất của trẻ sơ sinh trong người nghèo -- nhưng đó là một thế giới tuyệt vời mà chúng tôi đã mang tới cho họ. Và tôi biết một tý về những vấn đề này, bởi vì trong nhiều năm, tôi đã dành thời gian trong một tổ chức phi lợi nhuận. Và tôi là một giám đốc điều hành phục hồi trong vòng 2 năm. (Cười) Nhưng trong khoảng thời gian đó, tôi nhận ra rằng đó là những dự án phát triển theo hướng địa phương mà thực sự sẽ làm những điều tốt cho cộng đồng của chúng ta. Nhưng tôi cũng thực sự đấu tranh cho việc được hỗ trợ tài chính. Thành công càng lớn, thì càng ít tiền phải bỏ ra từ quỹ. Và tôi xin nói với các quý vị, việc đứng trên hội trường TED và thắng lợi giải MacArthur trong cùng một năm mang đến cho tất cả mọi người rằng tôi đã đến. Và thời điểm tôi chuyển tới tôi đã thực sự trả 1/3 thâm hụt ngân sách của cơ quan bằng lệ phí được diễn thuyết. Thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ rằng chương trình của tôi đi trước một chút so với họ. Nhưng sau đó, cái công viên khi đó chỉ là một bãi rác và được giới thiệu tại buổi nói chuyện của TED2006 đã trở thành thứ này. Nhưng thực tế tôi đã tổ chức đám cưới ở đây. Ngay tại đó. Theo chân chú chó mà đã dẫn tôi tới công viên trong ngày cưới của tôi. Đường Nam Bronx màu xanh mà cũng chỉ là một bản vẽ trong năm 2006. Sau đó, chúng tôi đã có khoảng 50 triệu đô trong gói kích thích kinh tế để tới đây. Và chúng tôi thích nơi này, bởi vì tôi thích cấu trúc hiện nay, bởi vì chúng tôi đã quan sát những việc này thực sự đã diễn ra. Do vậy tôi muốn mọi người hiểu rằng vấn đề quan trọng cốt lõi của việc chuyển đổi từ từ thiện sang doanh nghiệp. Tôi bắt đầu doanh nghiệp của mình để giúp đỡ cộng đồng trên khắp đất nước nhận ra những cơ hội của chính họ mà cải thiện mọi thứ để chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chương trình bảo vệ quê hương đang bắt đầu sang một bước mới trong kế hoạch của tôi. Điều mà chúng tôi cần là mọi người nhìn thấy giá trị trong việc đầu tư vào những loại hình doanh nghiệp địa phương, những người sẽ là đối tác của những người như tôi để xác định sự phát triển của các xu hướng và sự thích nghi với khí hậu cũng như những hiểu biết về sự tăng trưởng của những chi phí xã hội của việc kinh doanh bình thường. Chúng ta cần cùng nhau làm việc để cải thiện đất đai của chúng ta, sửa chữa hệ thống điện và cải thiện chính chúng ta. Đã đến lúc phải dừng các hoạt động xây dựng các trung tâm thương mại, nhà tù, sân vận động và các những thứ khác đã tạo nên sự thất bại chung của chúng ta. Đã đến lúc chúng ta phải bắt đầu xây dựng tượng đài sống của hy vọng và tiềm năng. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ bắt đầu với điều này: vài năm trước, một nhà tổ chức sự kiện gọi cho tôi bởi lúc đó tôi đang tính tổ chức một buổi nói chuyện. Và cô ấy đã gọi, cô ấy nói, "Tôi thực sự thấy khó để có thể viết về cô trên một tờ rơi nhỏ." Và tôi nói, "Vậy thì điều khó khăn đó là gì vậy?" Và cô ấy trả lời, "À, tôi đã thấy cô nói chuyện, và tôi tính là sẽ gọi cô là một nhà nghiên cứu, tôi nghĩ, nhưng tôi lo là nếu tôi gọi cô như là một nhà nghiên cứu thì không ai sẽ đến dự, bởi vì họ sẽ nghĩ cô thật là tẻ nhạt và không thực tế." (Cười lớn) OK. Và cô ấy nói, "Nhưng điều làm tôi thích ở những buổi nói chuyện của cô đó là cô là một người kể chuyện." Vì thế tôi nghĩ tôi chỉ cần gọi cô là người kể chuyện." Và dĩ nhiên con người học thuật trong tôi phản ứng như là, "Cô tính gọi tôi là cái gi?" Và cô ấy nói, "Tôi tính sẽ gọi cô là người kể chuyện." Và tôi nói, "Sao không gọi là phù thủy đi?" (Cười lớn) Tôi tự nhủ "Hãy nghĩ về điều này trong giây lát." tôi cố lấy hết dũng khí. Và tôi nghĩ, tôi là người kể chuyện. Tôi là một nhà nghiên cứu về bản chất của sự việc. Tôi nhặt nhạnh những câu chuyên; đó là những gì tôi làm. Và có lẽ những câu chuyện chỉ là những dữ liệu có tâm hồn. Và có lẽ tôi chỉ là một người kể chuyện. Và thế là tôi nói, "Cô biết không? Tại sao cô không gọi tôi là nhà nghiên cứu-người kể chuyện." Và cô cười, "Haha. Không có cách gọi đó." (Cười lớn) Vì thế tôi là nhà nghiên cứu-người kể chuyện, và điều tôi tính nói với các bạn ngày hôm nay -- chúng ta sẽ nói về việc mở rộng sự cảm nhận -- và vì thế tôi muốn chia sẻ với các bạn và kể một số câu chuyện về một mảng trong nghiên cứu của tôi về cơ bản, đã mở rộng cảm nhận của chính tôi và quả thực đã thay đổi cách tôi sống và yêu thương và làm việc cũng như làm mẹ. Và sau đây là nơi mà câu chuyện của tôi bắt đầu. Khi tôi là một nhà nghiên cứu trẻ, một nghiên cứu sinh vào năm đầu tiên, tôi có một giáo sư hướng dẫn nghiên cứu người đã nói vói chúng tôi rằng, Và đây là điều quan trọng, nếu bạn không thể đo lường một thứ gì đó, nghĩa là thứ đó không tồn tại." Và tôi đã nghĩ ông ấy chỉ nói bông đùa với tôi. Tôi hỏi lại, "Thật hả?" và ông ấy trả lời "Hoàn toàn đúng." Bạn cũng nên biết là tôi đã tốt nghiệp đại học với chuyên ngành xã hội học, có bằng thạc sỹ xã hội học và tôi đang chuẩn bị để lấy bằng tiến sỹ về xã hội học, vì thế toàn bộ con đường học vấn của tôi được bao quanh bởi những người khá tin tưởng rằng cuộc sống thật lộn xộn, hãy chấp nhận nó. Và tôi thì cho là cuộc sống thì lộn xộn thật gột rửa nó, sắp xếp nó lại và đặt nó vào trong một cái hộp đựng cơm (Cười lớn) để thấy là tôi đã tìm ra con đường của mình, để tìm được ngành nghề dành cho tôi -- một trong những quan điểm lớn trong xã hội học là len lỏi vào trong những vấn đề nan giải của công việc đó. Và tôi giống như là, giữ chặt những thứ khó khăn đó trong đầu và xem xét nó và được toàn điểm A Đó chính là công thức của tôi. Và thế là tôi đã rất thích thú về điều đó. Và tôi nghĩ, bạn biết không, đây là nghề nghiệp của tôi, bởi vì tôi thích những vấn đề hóc búa. Nhưng tôi muốn khiến chúng không còn là vấn đề nan giải nữa. Tôi muốn hiểu chúng. Tôi muốn đi sâu vào những điều này Tôi biết điều này là quan trọng và cố phơi bày nó ra cho mọi người được thấy. Và chỗ mà tôi bắt đầu đó là với sự kết nối. Bởi vì, khi mà bạn là nhà xã hội học trong 10 năm trời, điều mà bạn nhận ra đó là sự kết nối là lý do tại sao chúng ta ở đây. Nó là điều mang lại mục tiêu và ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Đó là tất cả những gì về nó. Không phân biệt bạn khi nói chuyện với những người làm việc về công bằng xã hội, sức khỏe tâm thần, hay lạm dụng, bỏ rơi, chúng ta luôn nhận thấy rằng sự kết nối, cái khả năng cảm nhận được kết nối -- về mặt thần kinh thì đúng là chúng ta được nối với nhau -- đó chính là lý do tại sao chúng ta ở đây. Vì thế tôi nghĩ, tôi sẽ bắt đầu với sự kết nối. Chắc hẳn bạn biết rõ tính huống khi mà bạn nhận được đánh giá từ bà chủ của mình, và bà ấy chỉ cho bạn 37 thứ bạn làm thực sự tốt, và một thứ -- một cơ hội để làm tốt hơn? (Cười lớn) Và tất cả mọi thứ bạn có thể nghĩ tới là cơ hội để cải thiện, phải không? Rõ ràng đó cũng là cách mà công việc của tôi đã vận hành, bởi vì, khi bạn hỏi mọi người về tình yêu, họ nói cho bạn về sự đổ vỡ. Khi bạn hỏi mọi người về sự gắn kết, họ nói cho bạn những kinh nghiệm khủng khiếp nhất của việc bị loại bỏ ra ngoài. Và khi bạn hỏi mọi người về sự kết nối, những câu chuyện mà họ kể cho tôi là về sự chia ly. Và rất nhanh -- chỉ khoảng 6 tuần nghiên cứu -- tôi đã tìm một thứ không tên mà hoàn toàn làm sáng tỏ sự kết nối theo cái cách mà tôi không hiểu được và chưa từng thấy. Tôi đã rút khỏi nghiên cứu và suy nghĩ, tôi cần phải hiểu được nó là gì. Và nó hóa ra là sự xấu hổ. Và xấu hổ thì thật dễ hiểu như là nỗi sợ bị chia cắt. Có những điều gì về tôi nếu những người khác biết hoặc thấy nó, thì tôi sẽ không còn đáng để kết bạn. Những điều tôi có thể nói với bạn về nó: nó mang tính đại chúng; ai cũng gặp phải cả. Chỉ những người không trải qua sự xấu hổ không có khả năng chia sẻ và gắn kết. Không ai muốn nói về điều đó, và bạn càng ít nói về nó, bạn càng có nó nhiều hơn. Điều đằng sau sự xấu hổ này, đó là "Tôi không đủ tốt," -- chúng ta đều biết cảm giác này: "Tôi không đủ trắng. Tôi không đủ mảnh mai, đủ giàu có, đủ đẹp, đủ thông minh, đủ thăng tiến." Điều ẩn sâu dưới chún là cảm giác khủng khiếp vì có thể bị tổn thương, ý tưởng mà, để sự kết nối hình thành, chúng ta phải cho phép chính mình được nhìn rõ, thực sự được nhìn rõ. Và bạn biết tôi cảm thấy thế nào về sự tổn thương không. Tôi ghét sự tổn thương. Và rồi tôi nghĩ, đây là cơ hội của mình để đánh bại nó với cây thước đo của mình. Tôi đi vào, tôi cố hình dung những thứ đó, Tôi tính dùng một năm để giải mã sự xấu hổ, Tôi muốn hiểu cảm giác có thể bị tổn thương hoạt động như thế nào, và tôi muốn khôn hơn nó. Vì tôi đã sẵn sàng, và tôi đã rất hứng khởi. Chắc các bạn đoán ra rồi, việc đó sẽ không thành công. (Cười lớn) Bạn biết không. Vì thế tôi có thể kể cho bạn thật nhiều về sự xấu hổ, nhưng tôi đã phải mượn lấy thời gian của người khác. Nhưng tôi có thể nói với bạn thực chất của nó -- và điều này có thể là một trong những điều quan trọng nhất mà tôi đã học được trong một thập kỷ nghiên cứu. Một năm trời hóa ra lại tới 6 năm, hàng ngàn câu chuyện, hàng trăm những buổi phỏng vấn dài, những nhóm chuyên đề. Có thời điểm người ta gửi cho tôi những trang nhật ký và gửi tôi những câu chuyện của họ -- hàng ngàn mẩu thông tin trong 6 năm trời. Và tôi gần như nắm giữ được nó. Tôi gần như hiểu được, sự xấu hổ là gì, nó vận hành như thế nào. Tôi đã viết một quyển sách, Tôi đã công bố một lý thuyết, nhưng một thứ gì đó vẫn không ổn -- và đó là điều này, nếu tôi đơn thuần mang những người tôi đã phỏng vấn và chia họ ra thành nhóm những người có ý thức rằng họ đáng được trân trọng -- và điều đó dẫn tới, ý thức về sự trân trọng -- họ có một ý thức mạnh mẽ về tình yêu và sự gắn kết -- và nhóm kia là những người đang khổ sở để có được nó, những người luôn tự hỏi liệu họ có đủ tốt. Chỉ có một thứ tách biệt những người có một ý thức mạnh mẽ về tình yêu và sự gắn kết với những người vẫn đang cố gắng đạt được nó, Đó là, những người có một ý thức mạnh mẽ về tình yêu và sự gắn kết tin rằng họ xứng đáng để yêu thương và gắn kết. Chính nó đó. Họ tin rằng họ xứng đáng. Với tôi, phần khó nhất của điều khiến chúng ta rời xa sự kết nối là chúng ta sợ rằng chúng ta không xứng đáng để gắn kết, đó là điều, về mặt cá nhân và nghề nghiệp, Tôi đã muốn hiểu nhiều hơn nữa. Và những gì tôi làm đó là tôi lấy hết các cuộc phỏng vấn mà ở đó tôi thấy sự xứng đáng, ở đó tôi thấy người ta sông theo cách như thế và chỉ nhìn vào những trường hợp này. Những gì mà những người này có chung? Tôi có hơi nghiện những đồ dùng văn phòng, nhưng đó là một chủ đề khác. tôi có một tập đựng hồ sơ, và tôi có một Sharpie, và tôi nghĩ, tôi nên gọi nghiên cứu này là gì? Và những từ đầu tiên nảy ra trong suy nghĩ của tôi là bằng cả trái tim. Đây là những người sống bằng cả trái tim từ chính cảm nhận sâu thẳm của cảm giác đáng được trân trọng. Vì thế tôi viết lên trên tập đựng hồ sơ, và tôi bắt đầu xem xét dữ liệu. Thật ra, tôi đã thực hiện nó trước trong bốn ngày liền phân tích dữ liệu thật kỹ lưỡng, khi tôi xem lại, lấy ra những bài phỏng vấn, những câu chuyện, những sự cố. Bức họa chính là gì? Những khuôn mẫu nằm ở đâu? Chồng tôi đã đi khỏi thành phố với lũ trẻ bởi vì tôi luôn luôn chú tâm vào cái thứ khùng điên Jackson Pollock này, nơi mà tôi chỉ luôn viết và trong trạng thái nghiên cứu của tôi. Và đây là cái mà tôi tìm được. Cái mà họ có chung đó là lòng can đảm. Và tôi muốn phân biệt dũng khí và sự can đảm cho bạn trong giây lát. Can đảm, định nghĩa ban đầu của can đảm khi nó xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh -- nó xuất phát từ tiếng Latin cor, có nghĩa là trái tim -- và định nghĩa ban đầu là kể câu chuyện về bạn là ai với cả trái tim của mình. Vậy những người này rất đơn giản, có dũng khí để là người không hoàn hảo. Họ có lòng thương cảm để trở nên tử tế với chính họ trước và sau đó là với người khác, bởi vì, hóa ra là, chúng ta không thể thương cảm người khác nếu chúng ta không đối xử với chính mình một cách tử tế. Và điều cuối cùng đó là họ có sự liên kết, và -- đây là phần khó -- kết quả của sự chân thành là, họ có thể từ bỏ khuôn mẫu mà họ nghĩ mình phải đạt tới, để trở thành chính bản thân mình, bạn phải hoàn toàn làm điều này để kết nối. Những điều khác họ có chung là điều này. Họ hoàn toàn chấp nhận sự tổn thương. Họ tin là những điều khiến họ có thể bị tổn thương khiến họ trở nên đẹp hơn. Họ không nói về sự tổn thương là cảm giác thoải mái, hoặc là họ cũng không nói về việc bị chà đạp -- như là tôi đã nghe được trước đây trong cuộc phỏng vấn về sự xấu hổ. Họ chỉ nói về nó như là điều cần thiết. Họ nói về sự sẵn lòng để nói "Tôi yêu bạn" trước, sự sẵn lòng để làm điều gì đó mà không hề có gì đảm bảo, sự sẵn lòng để chờ đợi bác sỹ gọi sau khi xét nghiệm tuyến vú. Họ sẵn lòng để đầu tư vào một mối quan hệ có thể hoặc không thể đi đến đâu. Họ nghĩ đó là điều cơ bản. Cá nhân tôi nghĩ đó là sự biểu lộ. Tôi không thể tin là tôi đã cam kết trung thành để nghiên cứu -- định nghĩa của việc nghiên cứu là để điều khiển và dự đoán, để tìm hiểu những hiện tượng, cho một lý do cụ thể để điều khiển và dự đoán. Và giờ nhiêm vụ của tôi là điều khiển và dự đoán đã mở ra câu trả lời là cách để sống đó là với sự tổn thương và ngừng việc điều chỉnh và dự đoán. Điều này dẫn đến một chút suy sụp -- (Cười lớn) -- mà thực sự có thể xem như thế này. (Cười lớn) Và quả thật thế. Tôi gọi nó là suy sụp, nhà vật lý trị liệu của tôi gọi đó là sự thức tỉnh về mặt nhận thức. Thức tỉnh về mặt nhận thức nghe hay hơn là suy sụp, nhưng tôi đảm bảo với bạn đó là suy sụp. Và tôi đã phải đặt dữ liệu của tôi qua một bên và đi tìm một nhà vật lý trị liệu. Để tôi nói với bạn điều này: bạn biết mình là ai khi bạn gọi cho bạn của mình và nói. "Tôi nghĩ là tôi cần gặp ai đó. Bạn có giới thiệu ai đấy được không?" Bởi vì năm người bạn của tôi đã phản ứng thế này, "Oh. Tôi không muốn là nhà trị liệu cho bạn." (Cười lớn) Tôi đã như, "Như thế nghĩa là sao chứ?" Và họ nói như, "Tôi chỉ nói, bạn biết đấy. Đừng mang thước đo của bạn thôi." Tôi trả lời, "OK." Và thế là tôi tìm thấy một nhà trị liệu. Buổi gặp đầu tiên của tôi với cô ấy, Diana -- Tôi đã mang tới danh sách của mình về cách mà những người sống bằng cả trái tim sống, và tôi ngồi xuống. Và cô ấy hỏi, "Bạn thế nào?" Và tôi nói, "Tôi tốt lắm. Tôi ổn cả." Cô ấy hỏi, "Điều gì xảy ra thế?" Và đây là một nhà trị liệu đến gặp những nhà trị liệu khác, bởi vì chúng tôi phải đi qua những thứ này, bởi vì các thang đo B.S. đều tốt cả. (Cười lớn) Và thế là tôi nói, "Đây là vấn đề, Tôi đang gặp rắc rối." Và cô ấy hỏi, "Rắc rối gì vậy?" Và tôi nói, "Ờ, tôi có vấn đề về cảm giác có thể bị tổn thương. Và tôi biết rằng sự tổn thương là nguồn gốc chính của sự xấu hổ và nỗi sợ hãi và chúng ta đều phải đánh vật cho giá trị của mình, nhưng nó cho thấy nó cũng chính là nơi sản sinh của niềm vui, của sự sáng tạo, của sự gắn kết, của tình yêu Và tôi nghĩ tôi có vấn đề, và tôi cần sự giúp đỡ." Và tôi nói, "Nhưng ở đây nói rõ điều này, không hề có vấn đề về gia đình, không rắc rối về tuổi thơ." (Cười lớn) "Tôi cần một số giải pháp." (Cười lớn) (Vỗ tay) Cảm ơn. Và cô ấy tỏ ra thế này. (Cười lớn) Và tôi nói, "Tệ quá, phải không?" Và cô ấy nói, "Nó không tốt cũng chẳng xấu." (Cười lớn) "Nó chỉ là chính nó." Và tôi nói, "Ồ Chúa ơi, chắc là nó sẽ tệ lắm đây." (Cười lớn) Và nó đúng thế thật, và cũng không phải thế thật. Và mất khoảng một năm. Và bạn biết có những người khi mà họ nhận ra là sự tổn thương và sự dịu dàng là quan trọng, và thế là họ chấp nhận và bước đi cùng nó. A: đó không phải tôi, và B: tôi thậm chí không giao du với những người như thế. (Cười lớn) Đối với tôi, đó là một năm dài tranh đấu. Đó là một cuộc đấu đầy gian khó. Sự tổn thương đẩy một cái, tôi đẩy lại Tôi đã thua trong cuộc đấu, nhưng có lẽ đã lấy lại được cuộc sống của mình. Và sau đó tôi trở lại nghiên cứu và dành vài năm trời thực sự cố gắng để hiểu những người sống bằng cả trái tim là ai những lựa chọn họ đã làm và ta làm gì với sự tổn thương. Tại sao chúng ta lại phải vật lộn với nó nhiều như thế? Có phải tôi đơn độc trong đối đầu với sự tổn thương? Không. Và điều mà tôi đã học được. Chúng ta làm tê cứng sự tổn thương khi chúng ta chờ đợi một cuộc gọi. Điều đó thật buồn cười, tôi đã viết ra vài thứ tren Twitter và Facebook nói là, "Bạn định nghĩa sự tổn thương như thế nào? Điều gì khiến bạn cảm thấy bị thương tổn?" Và trong vòng 1 tiếng rưỡi, tôi đã có 150 câu trả lời. Bởi vì tôi muốn biết điều gì ngoài kia. Đã yêu cầu chồng của tôi giúp, bởi vì tôi bị ốm, và chúng tôi chỉ mới cưới; khơi mào chuyện quan hệ với chồng tôi; khơi mào chuyện quan hệ với vợ tôi; bị từ chối; mời ai đó đi chơi; chờ bác sỹ gọi lại; bị sa thải; sa thải người khác -- đó là thế giới mà chúng ta đang sống. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy tổn thương. Và một trong những cách chúng ta giải quyết nó là chúng ta ghìm nén sự tổn thương. Và tôi nghĩ có những dấu hiệu -- và nó không phải là nguyên nhân suy nhất dấu hiệu này tồn tại, nhưng tôi nghĩ đó là lý do chính -- chúng ta nợ nần cực độ, béo phì, nghiện ngập và dùng thuốc băng đảng trong lịch sử Mỹ. Vấn đề là -- và tôi học được điều này từ nghiên cứu -- bạn không thể đóng băng cảm xúc một cách chọn lọc. Bạn không thể nói, đây là vấn đề xấu. Đây là sự tổn thương, đây là sự đau buồn, đây là sự xấu hổ, đây là nỗi sợ, đây là sự thất vọng, Tôi không muốn cảm thấy những điều này. Tôi muốn một vài ly bia và bánh ngọt nhân chuối. (Cười lớn) Tôi không muốn cảm thấy những điều này. Và tôi biết là sự nhận biết đó thật buồn cười Tôi đi vào trong cuộc sống của bạn để kiếm sống. Chúa ơi. (Cười lớn) Bạn không thể đóng băng những cảm giác khó chịu này mà không đóng băng những tác động, những cảm xúc của mình. bạn không thể đóng băng một cách chọn lọc. Vì thế khi chúng ta đóng băng những thứ này, chúng ta đóng băng niềm vui, chúng ta đóng băng sự biết ơn, chúng ta đóng băng niềm hạnh phúc. Và sau đó chúng ta thật đáng thương, và chúng ta tìm kiếm mục tiêu và ý nghĩa, và sau đó chúng ta cảm thấy bị tổn thương, và sau đó chúng ta muốn có một vài ly bia và bánh ngọt nhân chuối. Và nó trở thành một vòng xoay nguy hiểm. Một trong những thứ mà tôi nghĩ chúng ta cần phải suy nghĩ đó là tại sao và làm thế nào chúng ta đóng băng cảm giác. Và nó không phải chỉ là sự nghiện ngập. Một điều khác chúng ta làm là chúng ta tạo ra những thứ không chắc chắn thành chắc chắn. Tôn giáo đã đi từ niềm tin vào tín ngưỡng và sự huyền bí đến tính xác thực. Tôi đúng, anh sai. Câm miệng lại. Thế đó. Đơn giản, rất chắc chắn. Chúng ta càng sợ, chúng ta càng dễ bị tổn thương, và chúng ta càng lo sợ. Đó là thứ giống như chính trị ngày hôm nay. Không có bất kỳ thảo luận nào thêm nữa. Không hề có đối thoại. Chỉ có đỗ lỗi. Bạn có biết đổ lỗi cho điều gì đó được diễn tả thế nào trong nghiên cứu không? Là cách để giảm bớt đau đớn và phiền muộn. Chúng ta hoàn hảo. Nếu có bất cứ ai muốn cuộc sống của họ trong như thế này thì đó chính là tôi, nhưng nó không giúp ích gì. Bởi điều chúng ta làm là lấy mỡ từ mông chúng ta và đặt nó vào gò má. (Cười lớn) Mà xem như, tôi hi vọng trong 100 năm nữa, người ta sẽ nhìn lại và thốt lên, "Ồ" (Cười lớn) Và chúng ta hoàn thiện, một cách nguy hiểm nhất, con cái của chúng ta. Để tôi nói cho bạn điều mà tôi nghĩ về đám trẻ. Chúng bị buộc chặt để sống còn khi chúng sinh ra. Và khi bạn ôm những đứa bé mới sinh hoàn hảo trong tay bạn, công việc của chúng ta không phải là nói, "Nhìn nó kìa, nó thật hoàn hảo. Công việc của tôi là giữ cho nó hoàn hảo -- đảm bảo rằng nó có thể vào đội quần vợt vào lớp năm và Yale vào lớp bảy." Đó không phải công việc của chúng ta. Công việc của chúng ta là nhìn ra và nói, "Con biết không? Con không hoàn hảo, và con phải tranh đấu, nhưng con đáng được trân trọng với tình yêu và sự gắn kết." Đó là công việc của chúng tôi. Cho tôi thấy một thế hệ những đứa trẻ được nuôi lớn như thế, và chúng ta sẽ kết thúc được những vấn đề mà tôi nghĩ chúng ta đang đối diện ngày hôm nay. Chúng ta giả bộ rằng những thứ mà chúng ta làm không hề có một ảnh hưởng lên người khác. Chúng ta làm những điều đó trong cuộc sống cá nhân Chúng ta cho rằng sự liên kết -- cho dù nó là sự cứu trợ, một bãi dầu loang, thu hồi sản phẩm -- chúng ta giả bộ như điều mà chúng ta đang làm không hề có một tác động lớn lên người khác. Tôi sẽ nói với các công ty đó, Chúng tôi chỉ cần bạn tin cậy và xác thực và nói, "Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi sẽ sửa nó." Nhưng có một cách khác, và tôi sẽ để nó cho bạn suy nghĩ. Đây là điều mà tôi đã tìm được: đó là để cho chính chúng ta được nhìn thấy, nhìn thấy trong sâu thẳm, nhìn thấy một cách đầy tổn thương; để yêu thương với cả trái tim của mình, mặc dù không hề có sự đảm bảo -- và thực sự là rất khó, và tôi có thể nói với bạn rằng, là một người mẹ, điều này thực khó vô cùng -- khi phải tập luyện sự biết ơn và niềm vui sướng trong những thời khắc của sự kinh hãi, khi mà chúng ta đang tự hỏi, "Tôi có thể yêu bạn nhiều đến thế không? Tôi có thể tin vào điều đó một cách đầy nhiệt thành? Tôi có thể mãnh liệt như thế về điều đó không? chỉ để có thể ngừng lại và, thay vì nghĩ về những thảm họa có thể xảy ra, chỉ nói là "Tôi thật biết ơn, bởi vì khi cảm nhận được sự tổn thương này nghĩa là tôi vẫn đang sống." Và điều cuối cùng, điều mà tôi cho là quan trọng bậc nhất, đó là tin rằng chúng ta đủ rồi. Bởi vì khi chúng ta làm việc từ một nơi Tôi tin là khi nói, "Tôi cảm thấy đầy đủ" thì chúng ta sẽ ngừng la hét và bắt đầu lắng nghe, chúng ta sẽ tử tế và thân ái với những người xung quanh chúng ta, và chúng ta cũng tử tế và thân ái với chính mình. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Cảm ơn (Vỗ tay) Điều đầu tiên tôi muốn làm là xin cảm ơn tất cả mọi người Điều thứ hai là tôi xin được giới thiệu đồng tác giả kiêm đồng giảng dạy và còn là người bạn thân của tôi. Ken và tôi đã làm việc chung với nhau trong gần 40 năm. Xin giới thiệu Ken đang ngồi phía kia. ( Tiếng vỗ tay) Rõ ràng giữa nhiều người trong chúng ta - chắc chắn là tôi và hầu hết mọi người tôi từng trò chuyện - có cùng một bất mãn chung với cách thức mà nhiều thứ đang hoạt động, với cách thức mà thể chế của chúng ta đang vận hành. Giáo viên thất bại trong việc dạy dỗ con cái chúng ta. Bác sĩ thì không biết chúng ta chịu đựng điều gì, và họ cũng không đủ thời gian chữa trị cho từng người. Dĩ nhiên, chúng ta cũng không tin vào các ông chủ ngân hàng, cũng như các tay môi giới. Bọn họ gần như phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính. Và thậm chí khi chúng ta đi làm quá đỗi thường xuyên, chúng ta phải chọn giữa làm điều mà ta nghĩ là đúng đắn, mà ta mong muốn được diễn ra với điều bắt buộc phải làm hoặc mang lại lợi ích. Thế nên ở mọi nơi chúng ta quan sát, theo 1 cách toàn diện, chúng ta lo lắng rằng những người mà ta lệ thuộc vào không khiến ta có được sự quan tâm tin tưởng. Hoặc giả dụ họ có được điều đó, chúng ta vẫn lo lắng rằng họ không biết ta đủ rõ để hiểu ra họ cần phải làm gì để giúp chúng ta duy trì sự quan tâm đó. Họ không hiểu chúng ta. Họ không đủ thời gian để tìm hiểu điều chúng ta. Có hai kiểu phản ứng của chúng ta đối với dạng không hài lòng này. Nếu mọi thứ không đi đúng ý muốn, phản ứng đầu tiên sẽ là tạo thêm luật lệ, tạo thêm một hệ thống các phương pháp cụ thể để chắc chắn mọi người sẽ làm điều mà ta mong muốn. Đưa cho giáo viên bộ giáo trình bắt buộc phải dạy trong lớp để ngay cả khi họ không biết phải làm gì hoặc không quan tâm đến lợi ích của con cái chúng ta, miễn là họ tuân theo đúng giáo trình, con cái chúng ta sẽ được dạy như thế. Đưa cho quan toà danh sách khung hình phạt bắt buộc cho từng loại tội phạm, do đó bạn sẽ không còn phụ thuộc vào sự phán xét của quan tòa nữa. Thay vào đó, tất cả chúng ta phải làm là tra danh sách xem tội này thì đi với khung hình phạt nào. Hoặc áp dụng giới hạn với việc thu lãi của những công ty tính dụng và với những gì họ có tể thu bằng phí giao dịch. Nhiều và nhiều luật lệ hơn nữa để bảo vệ chúng ta khỏi sự vô cảm và vô tâm của một hệ thống nhũng thế chế mà ta phải đối mặt. Hoặc, có thể là ngoài những luật lệ, hãy xem nếu chúng ta có thể nghĩ ra một vài động cơ khích lệ thông minh do đó, ngay cả nếu những người chúng ta giáo tiếp không muốn phục vụ lợi ích của chúng ta, thì lợi ích của họ sẽ phục vụ lợi ích của chúng ta - những phần thưởng kì diệu khiến mọi người thực hiện những điều đúng đắn thậm chí từ sự ích kỉ thuần tuý. Do đó, ta thưởng cho giáo viên nếu những đứa trẻ họ dạy đỗ được qua những kì thi lớn mà được dùng để đánh giá chất lượng hệ thống giáo dục. Luật lệ và sự khích lệ - giống như phạt và thưởng. Chúng ta thông qua một loạt những luật lệ để điều hành hệ thống tài chính phản ứng lại với sự sụp đổ gần đây. Đó là Đạo Luật Dodd-Frank, đó là Đạo luật cải cách Hệ thống bảo vệ tài chính của người tiêu dùng mà đang được ủng hộ bởi Elizabeth Warren. Có thế những đạo luật mới này sẽ được cải thiện được cái cách mà các công ty dịch vụ tài chính vẫn thường hoạt động. Chúng ta sẽ chờ xem. Thêm vào đó, chúng ta cũng đang nỗ lực tìm ra nhiều cách để tạo thêm phần thưởng cho những nhân viên của ngành dịch vụ tài chính để họ thêm quan tâm tới việc phục vụ các lợi ích dài hạn ngay cả đó là lợi ích của riêng công ty họ hơn là bảo vệ khoản lợi nhuận ngắn hạn. Do vậy nếu chúng ta tìm được đúng động cơ khích lệ, họ sẽ làm những điều đúng đắn - như tôi đã nói - cho bản thân, và khi chúng ta tìm ra được những điều luật hợp lý, họ sẽ chẳng thể đẩy ta ra sát vực thẳm được. Ken (Sharpe) và tôi đều biết rõ rằng chúng ta cần phải quản lý trở lại các ông chủ ngân hàng. Đó là bài học ta học được từ sự sụp đổ hệ thống tài chính vừa rồi. Nhưng chúng tôi tin rằng, cũng như đã chứng minh trong sách rằng, không có một hệ thống luật lệ, cho dù cặn kẽ như thế nào, cho dù chi tiết đến đâu, cho dù cẩn thận theo dõi và thực hiện như thế nào, không có một hệ thống luật lệ có thể mang lại cho chúng ta điều chúng muốn. Vì sao? Bởi vì những ông chủ nhà băng là những người thông minh. Và giống như nước, họ sẽ tìm những kẽ hở trong bất kì hệ thống luật nào. Bạn thiết kế một hệ thống luật lệ nhằm đảm bảo rằng những lý do cụ thể - đã làm hệ thống tài chính gần như sụp đổ - sẽ không thể xảy ra một lần nữa. Thật là một sự ngây thơ khi nghĩ rằng việc ngăn chặn nguồn gốc sự sụp đổ của hệ thống tài chính vừa rồi, bạn đã ngăn chặn hoàn toàn khả năng dẫn tới sự sụp đổ tài chính khác. Đó là chỉ là câu hỏi cho phần tiếp theo và sau đó sẽ ngạc nhiên vì tại sao chúng ta có thể quá ngu ngốc như vậy để không thể bảo vệ chúng ta chống lại điều đó. Những gì mà chúng ta rất cần cũng với những luật lệ tốt và phần thưởng thông minh hơn, là các giá trị đạo đức, phẩm chất, và những người muốn làm điều đúng đắn. Cụ thể, giá tri đạo đức mà chúng ta cần nhất là giá trị mà Aristotle gọi là sự sáng suốt thực tế. Sự sáng suốt và khôn ngoan thực tiễn là một ý chí đạo đức để thực hiện lẽ phải và sự khéo léo nhằm tìm ra điều gì là lẽ phải. Aristotle cảm thấy rất thú vị khi quan sát phương pháp làm việc của các thợ thủ công xung quanh ông ấy. Và ông ấy cảm thấy ấn tượng với phương pháp họ ứng biến những giải pháp mới lạ cho những trở ngại mới lạ - những trở ngại mà họ không hề dự đoán trước. Lấy ví dụ khi Aristotle quan sát những người thợ đá làm việc tại Đảo Lesbos, họ cần đo chu vi cột tròn. Các bạn thấy đấy, sẽ thật khó khăn để đo những cột tròn bằng thước kẻ. Vậy hỏ sẽ làm gì? Họ tìm ra một giải pháp mới cho vấn đề. Họ tạo ra thước đo có thể bẻ cong được, vật dụng mà ngày nay chúng ta gọi là thước dây - giống như một luật lệ linh hoạt, một luật lệ có thể bẻ cong. Và Aristotle nói rằng họ nhận ra rằng đôi khi để thiết kế các cột tròn, bạn cần phải bóp méo luật lệ. Và Aristotle nói rằng nhiều lúc khi giao tiếp với người khác, chúng ta cần phải uốn cong luật lệ. Giao tiếp với người khác đòi hỏi một kiểu linh hoạt mà không một hệ thống luật lệ nào có thể bao quát. Một người không ngoan biết khi nào và làm thế nào để uốn cong những luật lệ. Người không ngoan luôn biết cách ứng biến. Như tôi và người đồng tác giả, Ken, bàn về điều này, nó giống như một dạng phương pháp của những nghệ sĩ nhạc Jazz; những luật lệ giống như những nốt nhạc trên bản nhạc, nó giúp bạn bắt đầu, nhưng rồi sau khi vào guồng với bản nhạc, bạn lại tìm thấy những cách phối hợp lý cho từng thời điểm cụ thể với từng nhóm nhạc công. Do đó với Aristotle, việc bẻ cong luật lệ, tìm những trường hợp ngoại lệ và tìm cách tự ứng biến mà bạn thấy ở những người thợ thủ công lành nghề chính xác là những gì bạn cần để trởi thành một "người thợ lành nghề" trong lĩnh vực đạo đức. Trong các mối quan hệ với mọi người, hầu như tại mọi thời điểm, sự linh hoạt như thế này là cần thiết. Một người khôn ngoan biết khi nào phải bẻ cong lụât lệ. Một người khôn ngoan biết khi nào phải ứng biến. Và quan trọng nhất, một người khôn ngoan phải thực hiện sự bẻ cong và ứng biến này nhằm phục vụ mục đích tốt đẹp. Và nếu bạn là một người bóp méo các luật lệ và tự ứng biến hầu như để phục vụ bản thân, điều bạn nhận được là mánh khóe tàn nhẫn của những người khác. Do đó bạn nên thực hiện các hành động này để phục vụ người khác chứ không phải để phục vụ bản thân. Và như vậy ý chí lẽ phải cũng quan trọng như sự khéo léo về mặc đạo đức trong ứng biến và tìm kiếm ngoại lệ. Song hành với nhau chúng hình thành Sự sáng suốt thực tế, điều mà Aristotle nghĩ là sự thống lĩnh của tiêu chuẩn đạo đức. Tôi sẽ đưa cho các bạn một ví dụ cụ thể về Sự sáng suốt thực tế. Đó là trường hợp của Michael Michael là một chàng trai trẻ. Anh ta có một việc làm với mức lương khá thấp để phụ giúp tiền cho vợ và một đứa con Đứa con lúc đó đang học ở một trường dòng. Nhưng sau đó anh ta mất việc, rồi trở nên hoang mang về khả năng chu cấp cho gia đình. Một đêm, Micheal uống hơi nhiều và cướp một tài xế xe taxi 50 Dollars. Vụ cướp được thực hiện bằng súng. Nhưng lại là một khẩu súng đồ chơi. Sau đó bị bắt, anh ta phải hầu tòa và bị kết án. Khung hình phạt của Pennsylvania yêu cầu án tù tối thiểu cho tội như vậy là 2 năm tù giam. Quan tòa vụ án đó - quan tòa Lois Forer - cho rằng điều đó không hợp lý. Anh ta chưa hề có tiền án trước đó. Anh ta là một người chồng và người cha có trách nhiệm. Anh ta đối mặt với một tình huống cùng quẫn. Bản án đó có thể phá hỏng một gia đình. Do đó, bà đã nghĩ ra hình phạt chỉ 11 tháng. Và không chỉ vậy, còn được thả mỗi ngày để đi làm. Tối phải ở trong tù trong khi ban ngày có thể làm việc. Anh ta đã làm được và mãn hạn tù. Con người đó đã trở lại và tìm được việc làm mới. Gia đình được đoàn tụ. Nó dường như tạo ra con đường cho cuộc sống tử tể - một kết thúc có hậu cho sự ứng biến thông minh từ vị quan toà khôn ngoan. Nhưng rồi sự việc đổi khác, công tố viên không hài lòng với việc quan toàn Forer bỏ qua khung hình phạt và tự giải quyết theo cách riêng của mình, nên anh ta kháng án, và yêu cầu khung hình phạt tối thiểu cho tội cướp có vũ trang. Anh chàng ở trên làm mọi việc chỉ bằng một khẩu súng đồ chơi. Trong khi án tù tối thiểu cho tội cướp có vũ trang là 5 năm. Công tố viên đã thắng phiên tòa, và Michael bị kết án 5 năm tù Quan toàn Forer phải làm theo luật. Và cũng nói thêm, án phúc thẩm được thông qua sau khi anh ta đã hoàn thành án phạt và được thả sau đó đi làm lại và đang phụ giúp gia đình và rồi anh ấy phải quay lại nhà giam. Quan toà Forer làm những việc bị bắt buộc phải làm nên sau đó bà quyết định nghỉ việc. Còn Michael thì đã trốn mất. Đó là một ví dụ về cả sự khôn ngoan và sáng suốt thực tiễn và sự phá hủy kết quả của điều trên bằng những luật lệ mà, dĩ nhiên, được dùng để làm mọi việc tốt đẹp hơn. Bây giờ ta sẽ xem xét trường hợp của Dewey. Dewey là một giáo viên tiểu học ở Texas Một ngày nọ, cô ấy được huấn luyện bởi một chuyên viên tư vấn - người giúp các giáo viên nâng cao điểm số của học sinh để trường có thể vươn tới thứ bậc của những trường uy tín về tỷ lệ phân trăm học sinh vượt qua những kì thi lớn. Tất cả cá trường ở Texas cạnh tranh với nhau để đạt được thành tích đó, và phải đưa ra các phần thưởng và nhiều đối sách để đánh bại các trường khác. Và do đó, các chuyên viên tư vấn khuyên rằng đầu tiên, đừng phí thời gian cho những học sinh sẽ vượt qua bài thi mà bạn không cần phải làm gì. Thứ hai, đừng phí thời gian cho những đứa trẻ không thể vượt qua kì thi cho dù bạn có làm mọi cách. Thứ ba, đừng phí thời gian cho những đứa trẻ chuyển đến trường chưa đủ lâu để được tính điểm. Tập trung thời gian và tâm trí vào những đứa trẻ đang nằm giữa khả năng đậu và rớt những học sinh này khi có sự tác động của bạn thì có thể bước từ lằn ranh từ rớt sang đậu. Sau khi nghe chuyện này, Dewey cảm thấy shock cùng cực trong khi các đồng nghiệp thì vui mừng với nhau và chấp nhận thực hiện như thể là họ sắp được chơi một trận bóng đá. Đối với Dewey đây không phải là lý do mà cô trở thành giáo viên. Bây giờ Ken và tôi không hề ngờ ngệch, và chúng tôi hiểu rằng các bạn cần những luật lệ và các động cơ khích lệ. Mọi người cần trang trải cuộc sống. Nhưng vấn đề khi phụ thuộc vào luật lệ và phần thưởng là nó sẽ phá hoại đạo đức của hoạt động nghề nghiệp. Và nó sẽ phá hoại đạo đức nghề nghiệp theo 2 cách. Đầu tiên, nó làm nản lòng những người tham gia vào công việc. Như quan toà Forer nghỉ việc và giáo viên Dewey thì hoàn toàn thất vọng. Và thứ hai, nó phá hoại đạo đức của chính công việc. Thực tế công việc bị phá hoại, và những người làm việc đó cũng vậy. Điều đó tạo ra kiểu người - khi bạn tạo ra lụât lệ - nó tạo ra kiểu người lệ thuộc vào các phần thưởng khích lệ. Vậy đó, nó tạo ra kiểu người chỉ làm việc vì phần thưởng Hiện tại, vấn đề đáng chú ý là các nhà tâm lý học đã biết được điều này từ hơn 30 năm qua. Các nhà tâm lý đã biết về hậu quả xấu của thưởng công mọi việc trong hơn 30 năm. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta thưởng trẻ khi chúng vẽ, chúng sẽ ngừng quan tâm đến việc vẽ và chỉ quan tâm đến phần thưởng. Nếu chúng ta thưởng cho trẻ khi chúng đọc sách, chúng sẽ ngừng quan tâm đến nội dung cuốn sách và chỉ quan tâm là quyển sách dài bao nhiêu trang. Nếu chúng ta thưởng cho giáo viên khi trẻ đạt điểm cao, họ sẽ ngừng quan tâm đến việc dạy học và chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị cho các kì thi. Và nếu chúng ta thưởng cho bác sĩ để hoàn thành thêm các quy trình y tế - cái mà chúng ta vẫn đang làm - thì họ sẽ tạo thêm các quy trình. Nhưng nếu chúng ta thưởng cho các bác sĩ để giảm bớt các quy trình, họ sẽ làm ít đi. Cái chúng ta cần, dĩ nhiên là những bác sĩ làm đúng số lượng các quy trình và làm đúng số lượng vì những nguyên nhân hợp lý - cụ thể là phục vụ lợi ích người bệnh. Các nhà tâm lý đã biết điều này trong nhiều thập niên, và giờ là lúc các nhà lập pháp phải bắt đầu chú ý và lắng nghe theo các nhà tâm lý thêm 1 ít, hơn là theo các nhà kinh tế học. Và mọi việc sẽ không còn xảy ra như cách ở trên nữa. Ken và tôi cho rằng chúng ta có thể lạc quan. Chúng tôi nghiên cứu 1 nhóm người mà trong tất cả các trường hợp là những người phá luật khôn ngoan. Những người đó khi bị bắt buộc phải làm việc trong một hệ thống vừa đòi hỏi tuân theo luật lệ và tạo ra những phần thưởng, sẽ tìm cách lách và thao túng các luật lệ. Vậy là sẽ có những giáo viên khi cần phải tuân theo giáo án, và biết rằng nếu dạy theo giáo án đó, học sinh sẽ không học được gì. Do đó những gì họ làm là tuân thủ giáo án, những sẽ dạy gấp đôi thời gian và dùng thêm 1 ít thời gian đó để dạy theo cách mà họ cảm thấy sẽ mang lại hiệu quả. Vậy đây chính là những người anh hùng thầm lặng thường ngày, và họ thật đáng ngưỡng mộ, nhưng không có một cách nào để họ có thể duy trì kiểu làm việc này khi phải đối mặt với một hệ thống vừa tìm cách loại bỏ họ vừa đối xử bạc bẽo với họ. Nhưng phá luật một cách khôn ngoan còn tốt hơn không làm gì, và thật quá khó khăn để hình dung sự phá luật có thể kéo dài mãi mãi. Nhiều hi vọng được tạo ra bởi những người mà chúng tôi gọi là người-thay-đổi-hệ-thống. Họ đang tìm cách không phải là né tránh các luật lệ mà là biến đổi hệ thống, và chúng tôi được trò chuyện với một vài người như vậy. ví dụ như vị quan toà tên là Robert Russell. Vào một ngày ông ấy phải đối mặt với vụ kiện của Gary Pettengill. Pettengill là một cựu chiến binh 23 tuổi từng xem quân nhân là một nghề nghiệp lâu dài, nhưng rồi anh ta gặp một thương tật nghiêm trọng ở lưng khi ở Iraq, và bị bắt phải giải ngũ. Anh ta đã lấy vợ và sắp có đứa con thứ ba. Ngoài thương tật ở lưng, anh ta còn mắc Hội chứng chiến tranh và những cơn ác mộng thường xuyên và do đó anh bắt đầu sử dụng cần sa để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Pettengill cũng chỉ có thể làm việc bán thời gian do lưng đau và không thể kiếm đủ tiền để mua thức ăn và chăm sóc gia đình Do đó, anh bắt đầu bán cần sa và bị bắt trong một cuộc càn quét ma túy. Gia đình anh bị đuổi khỏi căn hộ, và Hệ thống phúc lợi xã hội đang đe doạ giành quyền nuôi dưỡng các đứa trẻ. Theo khung hình phạt thông thường, quan tòa Russell không có lựa chọn nào khác ngoài cách kết án giam giữ Pettengill thời gian dài do tội buôn bán ma túy. Nhưng quan tòa Russell đã chọn một cách khác vì ông xét xử trong 1 phiên toà đặc biệt, gọi là "Phiên toà cho các cựu chiến binh" Đó là lần đầu tiên phiên toà cho các cựu chiến binh xuất hiện ở Mỹ và cũng do chính Russell lập nên. Đây là phiên toà dành riêng cho các cựu chiến binh đã vi phạm pháp luật. Ông ta làm điều này chính xác vì yêu cầu bắt buộc của luật kết án đã không cho quan toà có quyền xét xử. Và không ai muốn một phạm nhân khong có hành vi bạo lực, đặc biêt đó lại là một cựu chiến binh bị tống vào tù. Họ muốn làm một điều gì đó, mà như tất cả chúng ta đều biết, đó là xem xét hệ thống công lý. Những gì Phiên tòa cho các cựu chiến bình đã làm là xét xử mỗi phạm nhân như một cá nhân, cố gắng tìm hiểu vấn đề của họ, tìm ra các bản án để giúp họ phục hồi bản thân, và không lãng quên họ khi bản án được thực thi. Ở bên họ, đi cùng với họ, đảm bảo rằng họ sẽ tuân theo với bất cứ bản án nào đã được tạo ra để giúp họ vượt qua được thử thách. Hiện nay có 22 thành phố có những Phiên tòa cho cựu chiến bình như vậy. Tạo sao ý tưởng này có thể lan truyền như vậy? Lý do đầu tiên là quan tòa Russell đã chứng kiến 108 cựu chiến binh ở phiên tòa dành cho họ tính đến tháng 2 năm nay. và trong số 108 người đó, thử đoán xem bao nhiêu người đối mặt với cánh cửa công lý trong tù? Không. Không người nào. Bất cứ ai cũng đều muốn có 1 hệ thống công lý chống tội phạm như thế này. Vậy ông ấy chính là một-người-thay-đổi-hệ-thống. Có một chủ ngân hàng, người tạo ra Ngân hàng cộng đồng vì lợi nhuận khuyến khích nhân viên - một điều tôi biết là rất khó để tin - khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả bằng cách phục vụ tốt các khách hàng có thu nhập thấp. Ngân hàng đã tài trợ để xây dựng lại một công đồng có lẽ đã lụi tàn. Mặc dù các khoản vay của họ theo tiêu chuẩn thông thường là rất rủi ro, nhưng tỷ lệ khách hàng phá sản là cực kì thấp. Ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận và tiếp tục giữ các khoản vay. Họ không dùng cách tạo ra khoản vay rồi bán chúng đi. Mà họ hỗ trợ các khoản vay đó để đảm bảo các khách hàng có thể trả các khoản nợ. Hoạt đông ngân hàng không phải lúc nào cũng giống như những gì chúng ta đọc được trên báo ngày nay. Thậm chí Goldman Sachs cũng đã từng phục vụ khác hàng, trước khi biến thành 1 thể chế chỉ phục vụ lợi ích bản thân. Hoạt động ngân hàng ban đầu đã không giống như ngày nay và nó cũng không cần phải giống như ngày nay. Lấy ví dụ giống như trên trong ngành dược phẩm. Các bác sĩ ở Harvard những người luôn cố thay đổi giáo dục y khoa để bạn không gặp phải xói mòn đạo đức và mất cảm thông, đã tình cách hoá hầu hết các sinh viên y khoa trong các khoa học đào tạo của họ. Cách mà họ làm là trao cho các sinh viên y khoa năm thứ 3 các bệnh nhân để theo dõi trong suốt 1 năm Vậy đó là các bệnh nhân, không phải là các cơ quan nội tạng và cũng không phải các bệnh tật, mà là những con người, với cuộc sống riêng. Và để trở thành một lương y giỏi, bạn cần phải điều trị với con người có cuộc sống chứ không chỉ có bệnh tật. Thêm vào đó, cũng còn rất nhiều việc phải làm: giảng dạy cho sinh viên từng người một trong số tất cả các sinh viên và tôi hi vọng kết quả là một thế hệ những bác sĩ có thời gian cho mọi người bênh. Chúng ta hãy chờ xem. Chúng ta đã nói về rất nhiều ví dụ như vậy, và tất cả đều chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể xây dựng, phát triển tính cách và giữ được công việc đúng với nhiệm vụ của nó, như Aristotle từng gọi là giá trị đích thực. Ken và tôi tin tưởng đó là những gì mà người làm việc thực sự cần. Mọi người mong muốn được chấp nhận sống có đạo đức. Họ muốn được phép làm điều đúng đắn. Họ không muốn cảm thấy phải tắm rửa để gột hết bụi bẩn của sự phi đạo đức ra khỏi cơ thể mỗi khi đi làm về nhà. Aristotle cho rằng Sự khôn ngoan sáng suốt thực tiễn là chìa khóa mang đến hạnh phúc, và ông ấy đã đúng. Hiện nay có nhiều nghiên cứu trong ngành tâm lý được thực hiện để biết điều gì làm con người cảm thấy hạnh phúc và có hai điều xuất hiện sau hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác - tôi biết điều này sẽ là khá shock với tất cả các bạn hai điều mà quan trọng nhất tới sự hạnh phúc là tình thương và công việc. Tình thương: là quản lý thành công các mối quan hệ với những người gần gũi với bạn và với cộng đồng nơi bạn là một thành viên. Công viêc là tham gia các hoạt động có ý nghĩa và tạo ra sự thỏa mãn. Và nếu bạn có những mối quan hệ gần gũi với mọi người, và 1 công việc thoả mãn có ý nghĩa, bạn sẽ không cần những thứ gì khác nữa. Để mà yêu và làm việc tốt bạn cần phải sáng suốt và khôn ngoan. Luật lệ và các phần thưởng khích lệ không giúp bạn làm thể nào để trở thành một người bạn tốt, người cha tốt làm thế nào để trở thành một người bạn đời tốt hoặc làm thế nào để trở thành một bác sĩ, một luật sư hoặc một giáo viên giỏi. Những luật lệ và những phần thưởng không thể thay thế cho sự khôn ngoan và sáng suốt. Thực vậy, chúng tôi chứng tỏ rằng không có gì thay thế được cho sự khôn ngoan và sáng suốt. Và cũng như sự khôn ngoan sáng suốt thực tiễn không đòi hỏi hành động hy sinh như 1 phần của việc thực hiện, Không chỉ giúp chúng ta có ý chí và sự khéo léo để thực hiện lẽ phải cho mọi người, sự khôn ngoan sáng suốt thực tiễn còn cho chúng ta ý chí và sự khéo léo để thực hiện lẽ phải cho chính bản thân chúng ta. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Ý tưởng lớn của tôi là một ý tưởng rất, rất nhỏ bé mà có thể là chìa khóa mở ra hàng tỷ những ý tưởng lớn khác mà hiện tại đang ngủ sâu bên trong chúng ta. Và ý tưởng nhỏ bé đó chính là việc ngủ. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đây là một khán phòng bao gồm những người phụ nữ 'loại A' (type-A). Đâ là một khán phòng gồm những người phụ nữ bị thiếu ngủ. Và tôi đã phải tự nhận ra một bài học về giá trị của giấc ngủ. Hai năm rưỡi trước, tôi đã ngất xỉu vì lao lực. Tôi đã đập đầu xuống bàn, làm gãy một cái xương hàm, và bị khâu năm múi ở bên mắt phải. Và tôi đã bắt đầu một cuộc hành trình để tái khám phá lại giá trị của giấc ngủ. Và trong hành trình đó, tôi đã học hỏi, tôi đã gặp nhiều bác sỹ, nhiều nhà khoa học, và tôi đến đây để nói với các bạn rằng con đường dẫn đến một cuộc sống năng suất hơn, vui vẻ hơn, nhiều cảm hứng hơn chính là một giấc ngủ ngon. (Vỗ tay) Và phụ nữ chúng ta sẽ là những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng mới này, vấn đề mới này của phụ nữ. Chúng ta sẽ vừa ngủ vừa tiến lên chiếm vị trí hàng đầu. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bởi vì đáng buồn thay, đối với đàn ông, việc thiếu ngủ đã trở thành một biểu tượng. Mới gần đây tôi đã dùng bữa tối với một anh chàng, anh này khoe rằng anh chỉ ngủ có bốn giờ vào đêm hôm qua. Tôi đã muốn nói với ảnh -- nhưng tôi không nói -- rằng "Anh biết không? Nếu anh đã ngủ năm tiếng thay vì bốn, thì bữa tối này hẳn sẽ thú vị hơn bây giờ." (Tiếng cười) Hiện nay có một loại kiểu cạnh tranh về việc thiếu ngủ. Nhất là ở đây, tại Washington, nếu các bạn muốn sắp xếp một cuộc hẹn vào bữa sáng và các bạn nói rằng "Tám giờ sáng được không anh?" họ sẽ nói với các bạn rằng "Tám giờ sáng muộn quá em ơi, nhưng không sao, anh có thể đánh một ván tennis và làm vài cuộc gọi hợp báo trước đó và sau đó sẽ đến gặp em vào tám giờ hen." Và họ nghĩ rằng như thế có nghĩa là họ cực kỳ bận rộn và năng suất nhưng sự thật không như thế bởi vì chúng ta hiện nay đang có nhiều nhà lãnh đạo tài ba trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, chính trị mà đang đưa ra những quyết định cực kỳ tệ hại. Vì thế một chỉ số I.Q. cao không có nghĩa là các bạn là một người lãnh đạo tốt bởi vì cái cốt lõi của việc lãnh đạo là việc có thể nhìn thấy được một tảng băng trôi trước khi nó đâm phải Titanic. Và chúng ta đã gặp phải quá nhiều những tảng băng trôi đâm vào những chiếc Titanic của chúng ta. Và đúng thế, tôi có cảm giác rằng nếu Lehman Brothers thay vì chỉ là Lehman Brothers đã là Lehman Brothers and Sisters thì có thể họ chẳng bị phá sản. (Vỗ tay) Trong khi tất cả các anh em đang bận rộn siêu kết nối với nhau 24/7, có thể một em gái, chị gái nào đó đã có thể nhìn nhận ra cái tảng băng trôi bởi vì cô ấy đã thức dậy sau một giấc ngủ bảy hoặc tám tiếng và có thể thấy được bức tranh lớn. Nên trong lúc chúng ta đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng cùng một lúc trên thế giới, điều tốt với chúng ta trên phương diện cá nhân, điều mà sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui, lòng biết ơn, hiệu quả trong cuộc sống chúng ta và sẽ là điều tốt nhất đối với nghề nghiệp của chính chúng ta cũng chính là điều tốt nhất đối với thế giới. Nên tôi xin thúc giục và khuyên các bạn nhắm mắt lại và khám phá những ý tưởng lớn nằm sâu bên trong chúng ta, hãy tắt máy và khám phá sức mạnh của giấc ngủ. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Có thể bạn đã từng nghe kinh Koran có nhắc đến ý niệm về một thiên đường với 72 thiếu nữ đồng trinh. Tôi hứa mình sẽ quay lại câu chuyện này sau. Nhưng thực tế, ngay tại miền tây bắc này, chúng ta đang sống rất gần với một thiên đường thật sự của kinh Koran một thiên đường được định nghĩa 36 lần với "những dòng suối chảy róc rách qua các khu vườn." Điều này hoàn toàn chính xác với tôi vì tôi đang sống trong một ngôi nhà thuyền ở hồ Union. Nhưng vì sao phần lớn mọi người không biết điều đó? Tôi có quen nhiều người không theo đạo Hồi, nhưng họ rất có thiện ý tìm đọc kinh Koran nhưng sau đó họ đều từ bỏ vì sự khác biệt của kinh Koran làm họ lúng túng và bối rối. Ngay cả nhà sử học Thomas Carlyle người đã ví Muhammad như một trong những anh hùng vĩ đại nhất của thế giới, đã nhắc đến kinh Koran "như một quyển sách gai góc nhất mà tôi từng đọc, một mớ bòng bong, một công việc thật sự vất vả." (Cười) Tuy nhiên, tôi nghĩ vấn đề một phần nằm ở cách thức chúng ta đọc kinh Koran như đọc một quyển sách thông thường - Chúng ta cuộn tròn người trong một chiều mưa, với một bát bỏng ngô ngay bên cạnh, như thể Chúa trời và nghe kinh Koran từ lời của Chúa nói với ngài Muhammad cũng chỉ là một tác giả có sách bán chạy nhất. Chính thực tế rằng có rất ít người thật sự đọc kinh Koran đã lý giải vì sao người ta dễ nhầm lẫn và hiểu sai kinh Koran. Những cụm từ và đoạn trích bị đưa ra khỏi ngữ cảnh mà tôi cho là rất quan trọng trong mỗi bản dịch vốn dĩ được cả các tín đồ Hồi giáo và chống Hồi giáo ủng hộ. Vì vậy, vào mùa xuân này, khi bắt đầu viết một cuốn tiểu sử về Muhammad, tôi nhận ra mình cần phải đọc kinh Koran một cách đúng đắn - càng đúng đắn càng tốt. Bởi vì tiếng Ả rập hiện giờ của tôi đã sút giảm nên tôi cần dùng đến từ điển. Vậy là tôi đã dùng 4 bản dịch nổi tiếng và đọc cả 4 cùng một lượt, từng câu, từng chữ cùng với một bản chuyển tự và nguyên bản kinh Koran bằng tiếng Ả rập từ thế kỷ thứ 7. Lúc ấy tôi có một lợi thế. Khi viết quyển sách về câu chuyện đằng sau sự chia tách Shia-Sunni tôi đã nghiên cứu về lịch sử Hồi giáo từ thưở sơ khai nhất vì vậy tôi biết các sự kiện được nhắc đến trong kinh Koran, và cả bối cảnh của câu chuyện đó. Kiến thức mà tôi góp nhặt được đủ để tôi biết rằng mình chỉ là một du khách dạo qua kinh Koran - dù là người có am hiểu, có kinh nghiệm đi chăng nữa, thì vẫn chỉ là người đứng bên lề, một người Do Thái theo thuyết bất khả tri, đang đọc kinh thánh của một tín đồ không cùng tôn giáo. (Cười) Vì vậy tôi đã đọc từ từ, chầm chậm. (Cười) Lúc đầu tôi định dành 3 tuần cho công việc này, nhưng hoá ra đó lại là điều bất khả thi. (Cười) Bởi vì cuối cùng tôi mất đến 3 tháng để hoàn thành. Tôi đã phải cật lực chống lại cái ý tưởng nhảy qua những chương cuối sách để đọc vì chúng ngắn hơn và ít huyền bí hơn. Nhưng cứ mỗi lần tôi nghĩ mình bắt đầu hiểu tường tận về kinh Koran - thì cái cảm giác "Tôi nắm bắt được rồi" - lại nhanh chóng biến mất. Và mỗi sáng tôi tự hỏi liệu mình có đang bị lạc trong một vùng đất lạ hay không dù rằng cảnh vật rất đỗi quen thuộc. Người ta cho rằng kinh Koran được dùng để chuyển tải thông điệp của pháp điển và sách Phúc Âm theo cách mới mẻ hơn. Vì vậy 1/3 quyển sách kể về các nhân vật trong Kinh thánh như Abraham, Moses, Joseph, Mary, Jesus. Riêng hình ảnh Thượng đế thì rất mực quen thuộc thông qua hình ảnh hiện thân trước đó của Người - Đức Yahweh, người luôn cổ xuý thuyết Độc thần. Sự hiện diện của lạc đà, đồi núi, giếng nước trong sa mạc, sông suối đã đưa tôi quay về năm tháng lang thang qua sa mạc Sinai. Và rồi chính ngôn từ, ngữ điệu nhịp nhàng, lại nhắc tôi nhớ về những buổi chiều lắng nghe các bậc cao niên trong tộc người Bedouin ngâm thơ hàng giờ liền, những bài thơ hoàn toàn từ trong trí nhớ của họ. Và tôi bắt đầu hiểu vì sao người ta nói kinh Koran chỉ thật sự là kinh Koran khi được đọc bằng tiếng Ả rập. Ví dụ như Faatihah, câu thứ 7 trong chương mở đầu nói về sự hợp nhất lời cầu nguyện của Chúa và lời cầu nguyện Shema Israel của đạo Hồi Nó chỉ gồm 29 từ trong tiếng Ả rập, nhưng lại vào khoảng 65 đến 72 từ khi chuyển ngữ. Và khi càng thêm từ vào trong bản dịch thì ta càng bị lạc lối. Tự thân tiếng Ả rập là một sự nhiệm màu kỳ bí gần như một sự thôi miên khiến cho chúng ta phải lắng nghe hơn là tìm đọc, thấu cảm hơn là phân tích. Chúng ta phải hát vang lên để cảm nhận thanh âm của nó đang vang vọng trong vành tai và trên đầu lưỡi mình. Chính vì thế, bản dịch Koran bằng tiếng Anh như thể chỉ là cái bóng của chính nó, hay như Arthur Arberry đã gọi bản dịch của ông là "một sự diễn dịch." Nhưng không phải tất cả đều bị mất đi khi chuyển ngữ. Kinh Koran có nhắc rằng ai kiên nhẫn sẽ được tưởng thưởng cùng với nhiều bất ngờ - ví dụ như vấn đề nhận thức về môi trường và rằng ý niệm con người chỉ là người quản lý những tạo vật của Thượng đế, là những điều chưa từng được nhắc đến trong Kinh thánh. Và nếu như Kinh thánh chỉ dành riêng cho nam giới, bằng cách dùng ngôi nam thứ 2 và thứ 3, thì kinh Koran dành cả cho nữ giới - ví dụ như - kinh Koran nhắc đến tất cả những tín đồ, cả nam và nữ - những người đàn ông và những người phụ nữ được tôn kính. Hoặc lấy ví dụ đoạn thơ nổi tiếng về cuộc tàn sát những người ngoại đạo. Kinh Koran có nhắc đến điều đó nhưng trong một bối cảnh cụ thể: đó là cuộc chinh phục thánh địa Mecca tôn nghiêm nơi người ta nghiêm cấm các cuộc giao tranh, ẩu đả, chỉ trừ khi buộc phải làm thế. Bạn không được phép giết người ngoại đạo tại Mecca trừ khi thứ nhất, sau khi thời gian ân hạn đã chấm dứt mà không còn hiệp ước nào khác và chỉ khi những người này cố ngăn cản bạn đi đến đền thờ Kaaba và họ tấn công bạn trước. Thậm chí nếu như trong trường hợp đó - Thượng đế cũng nhân từ với họ, vì khoan dung là điều cao cả nhất - vì vậy, tốt hơn là bạn đừng giết họ. (Cười) Có lẽ ngạc nhiên lớn nhất - là khi ta thấy được kinh Koran linh hoạt, uyển chuyển đến thế nào, ít nhất là trong mắt những người không quá cứng nhắc, bảo thủ. Kinh Koran nói rằng, "Một số câu thơ hiển lộ ý nghĩa rõ ràng, và một số khác thì không. Đối với những người ngoan cố họ sẽ lợi dụng tính đa nghĩa của các câu thơ để gây ra mối bất hoà bằng cách suy diễn ý nghĩa theo ý muốn của riêng họ. Chỉ có Thượng đế mới biết được ý nghĩa thật sự." Cụm từ "Thượng đế tế vi" được lập lại hết lần này đến lần khác. Quả thật, toàn thể kinh Koran là một sự tinh tế vượt xa những gì phần đông chúng ta có thể hiểu được. Ví dụ như câu chuyện nho nhỏ ban đầu về các cô gái đồng trinh và thiên đường. Ta quay lại ý niệm Đông phương cổ xưa. Từ được lập lại 4 lần ở đây là Houris, được chuyển nghĩa là những thiếu nữ mắt đen láy với bộ ngực căng mọng, hay những trinh nữ rất mực xinh đẹp. Tuy nhiên, trong nguyên bản kinh Koran bằng tiếng Ả rập chỉ có từ Houris. Chẳng ai có thể thấy một bộ ngực cao hay căng mọng nào trên thực tế cả. (Cười) Đây có thể chỉ là một cách nói về những tạo vật thuần khiết - những thiên thần - hoặc giống như hai bức tượng Kouros và Kórẽ của Hy Lạp, một biểu tượng của tuổi trẻ vĩnh hằng. Nhưng không ai có thể biết sự thật, và đó chính là điểm mấu chốt. Bởi vì kinh Koran có nói khá rõ rằng bạn sẽ là một tạo vật mới trên thiên đường" rằng bạn sẽ được "tái sinh trong một hình hài mà bạn không hề biết," Điều này còn lôi cuốn tôi hơn là một thiếu nữ đồng trinh. (Cười) Và con số 72 sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Bởi vì 72 thiếu nữ đồng trinh không hề tồn tại trong kinh Koran. Ý niệm này chỉ xuất hiện sau đó 300 năm, khi các học giả Hồi giáo nhìn nhận nó tương đương với hình ảnh những con người với đôi cánh ngồi trên mây và gảy đàn hạc. Thiên đường là nơi hoàn toàn ngược lại. Không phải là nơi của sự tinh khôi, mà là chốn phồn thực, màu mỡ, sung túc, là những khu vườn được tưới mát bởi những dòng suối róc rách. Cảm ơn. (Vỗ tay) tôi là một bác sĩ phẫu thuật, một nghề cần sự sáng tạo nhưng chưa có một bệnh nhân nào nói với tôi rằng " tôi thật sự muốn anh sáng tạo trong suốt quá trình phẫu thuật" vậy nên tôi cho rằng nó có vẻ hơi buồn cười sau khi phẫu thuật rất nhiều tôi nhận ra rằng nó cũng là cái gì đó giống như việc chơi một loại nhạc cụ và với tôi, tôi có một sự đam mê sâu sắc với âm thanh đó là điều khiến tôi vừa trở thành bác sĩ phẫu thuật và đồng thời cũng là người nghiên cứu về âm thanh, đặc biệt là âm nhạc vì vậy tôi sẽ trò chuyện với bạn trong vài phút tiếp theo về sự nghiệp của tôi và làm thế nào tôi thực sự có thể cố gắng nghiên cứu âm nhạc và thật sự cố gắng vật lộn với những câu hỏi như làm sao để bộ não có thể sáng tạo tôi làm việc này hầu hết tại trường đại học Johns Hópkins nhưng cũng thực hiện tại viện y tế quốc gia nơi mà tôi đã ở trước đây tôi sẽ trả qua vài thí nghiệm khoa học và cố gắng thực hiện 3 thí nghiệm về âm thanh Tôi sẽ bắt đầu bằng cách chơi một đoạn video cho bạn. và đây là video của Keith Jarrett, một người rất nổi tiếng ở thế loại nhạc jazz và có lẽ là nổi tiếng nhất, một ví dụ mang tính biểu tượng của một người thực sự đạt đến cảm hứng cao độ và anh ta sẽ làm cho toàn bộ buổi hòa nhạc ra khỏi đỉnh đầu anh ta sẽ không bao giờ chơi lại theo cùng một cách và như vậy nó như một hình thức sáng tạo mãnh liệt tôi nghĩ đây là một ví dụ điển hình và tại sao chúng ta không chọn video âm nhạc nó thực sự là một dấu ấn một việc tuyệt vời đã xảy ra ở đó tôi đã ở đó chỉ như một người nghe, một người hâm mộ tôi nghe nó và tôi thật kinh ngạc tôi nghĩ : làm sao nó có thể ? làm sao bộ não có thể tạo ra nhiều thông tin như thế hay là đó là âm nhạc tự phát ra và vì thế tôi đã đặt ra một khái niệm một cách khoa học rằng sự sáng tạo nghệ thật , đó là sự huyền diệu chứ không phải là ảo thuật nghĩa là nó là sản phẩm của bộ não không có quá nhiều người chết não có thể sáng tạo nghệ thuật Và như vậy với khái niệm rằng nghệ thuật sáng tạo là trong thực tế, nó là một sản phẩm thần kinh, tôi đưa ra luận điểm này để chúng ta có thể nghiên cứu chỉ giống như việc chúng ta nghiên cứ bất kỳ quá trình thần kinh phức tạp khác và tôi nghĩ có vài câu hỏi liên quan ở đây mà tôi đặt ra thực sự có thế nghiên cứu khoa học sáng tạo ? và tôi nghĩ đó là một câu hỏi hay và tôi sẽ nói với bạn rằng khoa học hầu hết nghiên cứu về âm nhạc nó rất là dày dặc và khi bạn đi qua nó sẽ rất khó để nhận ra có âm nhạc trong đó trong thực tế nó dường như rất tĩnh lặng và mất toàn bộ âm nhạc và vì vậy nó cũng mang tới câu hỏi thứ 2 tại sao các nhà khoa học nên nghiên cứu sự sáng tạo ? có thể chúng ta không phải là người thích hợp cho việc này. oh có thể lắm chứ nhưng tôi sẽ nói rằng , từ quan điểm khoa học ngày nay,chúng ta đã nói nhiều về sự cách tân khoa học của sự cách tân làm sao chúng ta có thể hiểu làm như thế nào bộ não có thể tạo ra sự cách tân đang ở trong giai đoạn phôi thai thật sự chúng ta biết rất ít về việc làm thế nào chúng ta có thể sáng tạo và vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ nhìn thấy trong 10,20,30 năm nữa một khoa học thực sự của sự sáng tạo đang phát triển Bởi vì chúng ta có phương pháp mới có thể cho phép chúng ta có thể thấy quá trình của một vài thứ giống thế này một khúc nhạc jazz ngẫu hứng và nghiên cứu nó một cách nghiêm ngặt và vì thế nó đi xuống bộ não và vì thế tất cả chúng ta có bộ não khác thường điều thật ít hiểu biết để nói rằng tối thiểu tôi nghĩ rằng nhà thần kinh học có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời và hôm nay chính bản thân tôi cũng sẽ không mang cho bạn nhiều câu trả lời mà chỉ là hỏi nhiều câu hỏi và cơ bản đó là việc mà tôi làm trong phòng thí nghiệm tôi đặt ra câu hỏi về việc cái gì cho phép bộ não chúng ta làm điều này đây là phương pháp chính tôi dùng. Nó được gọi là chức năng MRI Nếu tôi đưa bạn vào một máy quét MRI , điều ngày rất bình thường nhưng có một chứ năng đặc biệt nữa nó không chỉ đưa ra những hình ảnh về bộ não bạn mà còn đưa ra hình ảnh về những vùng não đang hoạt động bây giờ, đó là cách chúng tôi đã làm có một cái gì đó gọi là tô đậm hình ảnh nó là hình ảnh thể hiển mức oxy trong máu bây giờ khi bạn ở trong chiếc máy quét fMRI bạn đang ở trong một chiếc nam châm lớn đó là việc sắp xếp các phân tử của bạn trong một khu vực nhất định khi vùng não hoạt động cũng có nghĩa là vùng thần kinh cũng hoạt động nó đưa lưu lượng máu đến khu vực đó đó là lưu lượng máu làm tăng dòng máu địa phương tới khu vực này cùng với sự thay đổi nồng độ deoxyhemoglobin. Deoxyhemoglobin có thể được phát hiện bằng MRI trong khi oxyhemoglobin có thể không. Vì vậy, thông qua phương pháp suy luận và chúng tôi đang đo lưu lượng máu, chứ không phải hoạt động của thần kinh chúng ta nói rằng khu vực não đang có được nhiều máu hơn khi chúng làm việc trong những nhiệm vụ cụ thể và đó là điểm mấu chốt của công trình fMRI điều này thì đã được sử dụng từ những năm 90 để nghiên cứu quá trình xử lý phức tạp và bây giờ tôi sẽ cho bạn xem lại một nghiên cứ mà tôi đã làm với nhạc jazz trong máy quét fMRI Và điều này được thực hiện với một đồng nghiệp của tôi, Alan Braun, tại NIH. đây là đoạn video ngắn về việc nghiên cứu dự án (video) Charles Limb : Đây là một MIDI bàn phím piano nhựa chúng ta sẽ sử dụng cho nghiên cứu nó có 35 phím được thiết kế để có thể đưa vào bên trong máy quét được cả 2 từ tính an toàn để có sự ảnh hưởng tối thiểu mà vẫn có thể tạo ra âm thanh lạ và có đệm này để nó có thể phần còn lại trên chân của các cầu thủ trong khi chúng tôi nằm trong máy quets , đang chơi nhạc trên lưng và nó hoạt động giống thế này- điều này không thực sự sản sinh ra bất kỳ âm thanh nào nó gửi ra ngoài cái gọi là tín hiệu MIDI hoặc một dụng cụ âm nhạc kỹ thuật số giao diện tông qua các dây dẫn vào hộp rồi vào các máy tính rồi nó tạo ra âm thanh mẫu chất lượng cao như thế này (âm nhạc) (âm nhạc) CL : okey, nó đã hoạt động và ví thế thông qua phím đàn piano này hiện nay chúng tôi có phương tiện để tạo được một quá trình âm nhạc và nghiên cứu nó vì vậy bạn phải làm gì bây giờ để có được bàn phìm tuyệt vời này ? bạn không thể nói đại loại -"thật tuyệt với chúng ta có bàn phím này" chúng ta thật sự đã đưa ra một thí nghiệm khoa học và vì vậy những thí nghiệm này thực sự là phần còn lại điều gì xảy ra trong bộ não trong suốt quá trình ghi nhớ và học tập và điều gì xảy ra trong não khi một số thứ như là một cách tự nhiên hay là do sự ứng biến theo cách cố làm để thích hợp và thuộc về tính năng động cơ giác quan cấp dưới Và như vậy, tôi có ở đây những gì chúng ta gọi là mô hình Có một mô hình quy mô, chỉ là chơi một quy mô lên và xuống, ghi nhớ. Và sau đó có ứng biến trên quy mô một - 1/4 ghi chú, máy nhịp, tay phải - có vẻ khoa học và rất an toàn nhưng âm nhạc thì thật sự nhàm chán Và sau đó có một đáy, mà được gọi là mô hình jazz. Và vì vậy những gì chúng ta đã làm được là chúng tôi đưa người chơi jazz chuyên nghiệp đến NIH, và chúng tôi đã cho họ nhớ bản nhạc này bên trái, phía dưới trái - đó là cái mà các bạn đang nghe và sau đó chúng tôi đã có họ ứng biến với những thay đổi hợp âm chính xác cùng. Và nếu bạn có thể nhấn biểu tượng âm thanh dưới bên phải, đó là một ví dụ về những gì đã được ghi lại trong máy. (âm nhạc) vì vậy cuối cùng, nó không phải hầu hết là một trường tự nhiên nhưng họ có thể chơi thứ âm nhạc thực sự và tôi đã nghe bản độc tấu này tới 200 lần tôi vẫn thích nó Và với nhạc sĩ họ cảm thấy thoải mái tới cùng và vì thế chúng tôi lần đầu tiên đo số lượng các nốt vậy trong thực thế họ có thể chơi nhiều nốt hơn khi họ đang thăng hoa không ? đó không phải là điều đang diễn ra hãy nhìn vào hoạt động của bộ não tôi sẽ cố gắng làm cô đọng cho bạn dễ hiễu Đây là những bản đồ tương phản được hiển thị bớt giữa những cái thay đổi khi họ đang thăng hoa so với khi bạn đang cố gắng ghi nhớ một cái gì đó Trong màu đỏ là một khu vực có hoạt động trong vỏ não trước trán, các thùy trán của não. Và trong màu xanh là khu vực này đã ngừng hoạt động. Và vì vậy chúng tôi đã nghiên cứ lĩnh vực trọng tâm này được gọi là vỏ não trước trán trung gian rằng nó đã đi lên trong quá trình hoạt động Chúng tôi đã có bản vá này rộng của khu vực được gọi là vỏ não trước trán bên rằng nó đã đi xuống trong hoạt động, và tôi sẽ tóm tắt đó cho các bạn ở đây Bây giờ đây là những khu vực đa chức năng của não. Như tôi đã nói, đây không phải là các lĩnh vực nhạc jazz của não Họ làm một máy chủ lưu trữ toàn bộ những điều mà phải làm với sự tự phản ánh nội quan, sự hoạt động não, vân vân Thực sự ý thức được đặt ở thùy trán. nhưng chúng ta có sự kết hợp này của một khu vực đó là được cho là liên quan đến tự giám sát, tắt, và khu vực này đó là được cho là tự truyện, hoặc tự ý, quay về. Và chúng tôi nghĩ rằng, ít nhất trong khảo sát sơ bộ nó là một nghiên cứu , nó có thể sai nhưng nó vẫn chỉ là một nghiên cứ Chúng tôi nghĩ rằng ít nhất một giả thuyết hợp lý là nó , trở lên sáng tạo bạn phải có phân ly này lạ ở thùy trán của bạnư Một khu vực lượt về, và một khu vực lớn đóng tắt, để bạn không bị ức chế, do đó, bạn sẵn sàng để tạo ra những sai lầm, để bạn không phải thường xuyên tắt đi tất cả các xung sinh sản mới. ây giờ rất nhiều người biết âm nhạc mà không phải luôn luôn là một hoạt động đơn độc thỉnh thoảng nó là hoạt động cộng đồng và vì thế câu hỏi tiếp theo là Điều gì xảy ra khi các nhạc sĩ được giao dịch trở lại và vân vân một cái gì đó gọi là bốn chân, kinh doanh, đó là cái gì họ làm bình thường trong một thử nghiệm nhạc jazz? Vì vậy, đây là một blues mười hai thanh. Và tôi đã chia nó ra thành các nhóm bốn thanh ở đây, do đó bạn sẽ biết làm thế nào bạn sẽ trao đổi Bây giờ những gì chúng tôi làm là chúng ta đã đưa một nhạc sĩ vào máy quét - cùng một cách - sau khi đã cho họ ghi nhớ giai điệu này và sau đó có một nhạc sĩ trong phòng điều khiển giao dịch trở lại và nhiều phản ứng khác đây là một nhạc sĩ anh Mike Pope một trong bassists tốt nhất thế giới và piano tuyệt vời. anh ta đang chơi một phần nhỏ mà chúng ra vừa thấy chỉ là một chút tốt hơn so với tôi đã viết nó. Mike vào đi Y tá : không có gì trong túi bạn chứ Mike ? Mike Pope : không , không có gì cả ( y tá : Okey) CL: Bạn phải có thái độ tốt để chấp nhận nó ( haha ) ít thật sự khá hài hước và vì thế bây giờ chúng ta đang xem lại anh ấy ở trong đó . bạn có thể nhìn thấy chân anh ấy trên đó và tôi ở trong phòng điều khiển , chơi lại ( nhạc ) Mike Pop : đây là một ví dụ khá điển hình nó giống thế này và nó khá tốt nó không nhanh quá thực tế chúng tôi đã phải thực hiện hết lần này tới lần khác để bạn thích nghi với môi trường xung quanh. Vì vậy, điều khó khăn nhất đối với tôi là vận động để nhìn vào bàn tay tôi thông qua 2 chiếc gương nằm và không thể di chuyển ngoại trừ tay tôi đó là một sụ thách thức nhưng ngược lại chắc chắn đố là thời điểm có những khoảnh khắc của thực tế, chắc chắn. lẫn âm nhạc trung thực-to-Thiên Chúa, CL: Tại thời điểm này, tôi sẽ mất một vài phút. Và vì vậy những gì bạn đang thấy ở đây - Và tôi đang làm một tội Hồng y trong khoa học, cái chỉ cho bạn thấy dữ liệu sơ bộ. Đây là một chủ đề của dữ liệu. thực tế dữ liệu của Mike Pope tôi cho bạn thấy những gì ở đây? Khi anh ấy đang giao dịch bằng bốn chân với tôi, ứng biến so với ghi nhớ, khu vực ngôn ngữ của mình sáng lên, diện tích của ông Broca, cái mà kém cách nếp não ở phía bên trái anh ấy thực sự đã có một cái tương đồng ở bên phải. Đây là một khu vực được cho là liên quan đến việc giao tiếp diễn cảm. Điều này toàn bộ ý niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ, cũng có thể có một cơ sở thần kinh để nó trong thực tế, sau khi tất cả, và chúng ta có thể nhìn thấy nó khi hai nhạc sĩ đang có một cuộc trò chuyện âm nhạc. bây giờ,chúng ta đã thực hiện trên thực tế điều này trên tám đối tượng và chúng ta chỉ nhận được tất cả các dữ liệu cùng nhau Vì vậy, hy vọng chúng tôi sẽ có một cái gì đó để nói nó có ý nghĩa. Bây giờ khi tôi nghĩ về ngẫu hứng và ngôn ngữ, và những gì tiếp theo? Rap, tất nhiên, rap - phong cách tự do và tôi luôn bị cuốn hút bởi phong cách tự do cho phép tôi chơi video này ở đây Tôi có làn da nâu, 5-10 là tôi Rockin 'nó khi tôi được, trong vùng lân cận của bạn Toàn bộ sức mạnh tổng hợp phong cách, nhận ra symm Đi và cố gắng để làm tổn thương tôi, chia tay 'em xuống chemic Không phải là số 10 MC, nói về cách được tôi được Kiểu nó như Kennedy, cuối giống như một 10 đến ba Khi tôi nói khi tôi được, cô gái nói rằng cắt uốn cong chính như vậy có rất nhiều điều tương tự giữa những việc đang diễn ra ở trong cách rap tự do và jazz Có, trên thực tế, rất nhiều correlus giữa hai hình thức âm nhạc Tôi nghĩ rằng trong khoảng thời gian khác nhau. Trong rất nhiều cách khác nhau, rap phục vụ cùng một chức năng xã hội mà jazz sử dụng để phục vụ. Vì vậy, làm thế nào để bạn học tập rap một cách khoa học? Và đồng nghiệp của tôi nghĩ tôi điên, nhưng tôi nghĩ rằng nó rất khả thi. Và vì vậy đây là những gì bạn làm: bạn có một phong cách nghệ sĩ tự do đi vào và ghi nhớ một rap mà bạn viết cho họ, cái mà họ chưa từng được nghe và rồi bạn có phong cách tự do tôi nói với các thành viên trong phòng thí nghiệm của mình rằng tôi sẽ đọc rap tại ted và học nói không anh đừng và tôi nghĩ ( vỗ tay) nhưng đây là thứ Với màn hình lớn, bạn có thể tất cả rap với tôi. Được rồi? Vì vậy, những gì chúng tôi đã cho họ làm là đã ghi nhớ này còn thấp hơn âm thanh biểu tượng vui Đây là điều kiện kiểm soát. Đây là những gì họ nhớ. Máy vi tính: ♫ Bộ nhớ, thump. ♫ Thump của nhịp trong một lặp lại được biết đế Nhịp điệu và vần điệu, họ làm cho tôi hoàn thành Lên cao là tuyệt khi tôi đang trên mic Spittin 'vần điệu mà hit bạn như bị sét đánh Tôi tìm kiếm sự thật trong cuộc tìm kiếm vĩnh cửu Niềm đam mê của tôi không phải là thời trang, bạn có thể thấy tôi mặc quần áo Tâm thần từ, trong đầu của tôi xuất hiện Thì thầm những lời duy nhất tôi có thể nghe Nghệ thuật phát hiện và cho rằng đó là lơ lửng Bên trong tâm trí của những người kháng NgheĐọc ngữ âm Từ điển - Xem từ điển chi tiết Tất cả các từ đổ ra như mưa Tôi cần một nhà khoa học điên để kiểm tra bộ não của tôi ( vỗ tay) tôi đảm bảo rằng , điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa (­cười) và bây giờ là điều tuyệt vời về những phong cách tự do họ sẽ nhận ra những ám hiệu từ khác nhau họ không biết cái gì đang đến nhưng hưng họ sẽ nghe thấy một cái gì đó ra khỏi dải quấn Đi trước và nhấn biểu tượng âm thanh chính xác họ sẽ được ám hiệu bởi những từ vuông như "like""not" và "head" anh ta không biết cái gì đang đến tôi thích mấy kiểu như ngoài trái đất, thiên cảnh Quay trở lại những ngày, tôi thường ngồi trong kim tự tháp và suy ngẫm Với hai micro lơ lửng trên đầu của tôi Xem nếu tôi vẫn có thể lắng nghe, spittin 'tắt âm thanh Xem những gì bạn cười toe toét Tôi dạy các em ở lại lớp học Thông tin về tin nhắn của apocalyptical Không thực sự mặc dù, vì em đã có để giữ cho nó đơn giản dạo nhạc Gây phương hại chơi Super Mario hộp hop [không rõ ràng] hip CL : Một lần nữa nó là điều tuyệt với đang diễn ra Nó làm cái gì đó, thần kinh, là một dấu ấn dù bạn có thích hay không thì âm nhạc là một sự không tương đồng nói một cách sáng tạo , nó chỉ là một điều phi thường Đây là một đoạn video ngắn về cách chúng tôi thực sự làm điều này trong một máy quét. ( cười) (Video) CL: Chúng tôi đang ở đây với Emmanuel. CL: dù gì, Điều đó đã được ghi lại trong máy quét, (Video) CL: Đó là Emmanuel trong máy quét. anh ta vừa ghi nhớ một giai điệu Top của nhịp với không lặp lại Nhịp điệu và vần điệu làm cho tôi hoàn thành Trèo lên là tuyệt khi tôi đang trên mic Spittin 'vần điệu rằng sẽ đánh bạn như bị sét đánh Tôi tìm kiếm sự thật trong cuộc tìm kiếm vĩnh cửu Tôi đang đi vào thời trang, bạn có thể thấy tôi mặc quần áo CL : tôi chuẩn bị dừng nó ở đó. chúng tôi nhìn thấy cái gì trong não cậu ấy ? oh đây thực sự là não của 4 rapper Và những gì chúng ta thấy, chúng tôi thấy các lĩnh vực ngôn ngữ sáng lên và rồi nhắm mắt lại khi bạn có được tự do-phong cách so với ghi nhớ, bạn đã có các khu vực lớn hình ảnh chiếu sáng lên. Bạn đã có tiểu não hoạt động chính, đó là tham gia phối hợp của động cơ. Bạn đã nâng cao hoạt động não khi bạn đang làm một công việc tương đương, khi mà nhiệm vụ là một trong những sáng tạo và các nhiệm vụ khác được ghi nhớ. Nó rất sơ bộ, nhưng tôi nghĩ nó khá tuyệt Vì vậy, chỉ để kết luận, chúng tôi đã có rất nhiều câu hỏi để hỏi. Và như tôi đã nói, chúng tôi sẽ đặt câu hỏi ở đây, không trả lời chúng. Nhưng chúng tôi muốn nhận được ở gốc của thiên tài sáng tạo là những gì, thần kinh Và tôi nghĩ, với những phương pháp này, chúng tôi đang dần tìm ra nó Và tôi hy vọng trong 10, 20 năm tới bạn thực sự sẽ nhìn thấy thực tế, các nghiên cứu có ý nghĩa nói rằng khoa học đã bắt kịp với nghệ thuật, và có lẽ chúng ta đang bắt đầu ngay bây giờ để đến đó. Và vì vậy tôi muốn cảm ơn bạn đã dành thời gian cho tôi. Tôi đánh giá cao nó ( vỗ tay) Chúng tôi chia phụ nữ thành hai nhóm khi nói đến việc chụp X-quang tuyến vú -- một nhóm là những người cho kết quả chụp rất tốt và đã có hàng ngàn người đã được cứu; còn nhóm kia là những người không đạt được kết quả tốt. Bạn có biết mình thuộc về nhóm nào không? Cho dù bạn không biết, bạn cũng không phải là người duy nhất. Bởi vú đã trở thành một bộ phận cơ thể mang tính chính trị. Sự thật đã bị đánh mất sau những lời nói hoa mỹ từ báo chí, chính trị gia, chuyên gia X-quang, và các công ty chẩn đoán hình ảnh. Tôi sẽ làm hết sức mình trong buổi sáng hôm nay để trình bày những gì tôi cho là sự thật. Trước hết, tôi xin nói thật. Tôi không phải là một bệnh nhân ung thư vú đã sống sót. Tôi không phải là một chuyên gia X-quang. Tôi không có bằng sáng chế, và chưa bao giờ nhận tiền từ một công ty chẩn đoán hình ảnh nào. Và tôi cũng không vì phiếu bầu của các bạn. (Cười) Tôi chỉ là một bác sĩ nội khoa đã có đam mê với đề tài này khoảng 10 năm trước khi một bệnh nhân của tôi đặt ra một câu hỏi. Cô ấy đến gặp tôi sau khi tìm thấy một khối u ở ngực. Chị gái của cô ấy bị chẩn đoán mắc ung thư vú ở độ tuổi 40. Cả tôi và cô ấy đều đang mang thai vào lúc ấy, và tim tôi chỉ thấy đau nhói vì cô, khi nghĩ rằng cô hẳn phải rất sợ hãi. May mắn thay, khối u của cô được chẩn đoán là lành tính. Nhưng cô đã hỏi tôi một câu hỏi: tôi có bao nhiêu tự tin rằng tôi sẽ sớm tìm ra một khối u từ ảnh X-quang tuyến vú của cô nếu cô thật sự có? Vì vậy tôi đã nghiên cứu ảnh X-quang của cô, và tham khảo các tài liệu về X-quang, tôi đã sốc khi khám phá ra rằng trong trường hợp của cô, khả năng có thể sớm phát hiện ra khối u trên ảnh X-quang là ít hơn một lần gieo đồng tiền. Các bạn hẳn có thể nhớ một năm trước dư luận đã bùng nổ sau khi Cơ quan Đặc nhiệm Phòng ngừa Bệnh của Mỹ tham khảo lại tài liệu về phương pháp chụp X-quang tuyến vú của thế giới và ban hành văn bản hướng dẫn khuyến cáo không nên đi chụp X-quang tuyến vú đối với phụ nữ trong độ tuổi 40. Giờ đây mọi người tranh nhau chỉ trích cơ quan đó, ngay cả khi hầu hết trong số họ chẳng biết rõ gì về lĩnh vực chụp X-quang tuyến vú. Thượng nghị viện chỉ mất 17 ngày để cấm việc sử dụng các hướng dẫn đó trong việc xác định mức bảo hiểm. Các chuyên gia X-quang rất giận dữ về hướng dẫn này. Các chuyên gia chụp tuyến vú ưu tú của Mỹ đã gởi thông điệp này đến tờ Washington Post. Các chuyên gia X-quang lại bị chỉ trích vì chỉ lo bảo vệ lợi ích tiền tài của họ. Thế nhưng trong con mắt của tôi, các chuyên gia ấy là những anh hùng. Chúng ta luôn thiếu những chuyên gia chụp X-quang đủ trình độ để đọc các ảnh chụp tuyến vú, đó là do ảnh chụp tuyến vú là một trong những loại ảnh phức tạp nhất phải đọc trong ngành X-quang, và do các chuyên gia chụp ảnh thường xuyên bị kiện hơn vì những ca ung thư vú không phát hiện được so với các căn bệnh khác. Chính chi tiết này đã cho thấy. Ở đâu cho phép hút thuốc, nơi đó sẽ rất dễ bị cháy. Yếu tố chịu trách nhiệm nhiều nhất gây ra đám cháy đó là mật độ mô vú. Mật độ mô vú là tỉ lệ giữa lượng mô mỡ -- đánh dấu bằng màu vàng trong hình -- với các mô liên kết và biểu mô -- đánh dấu bằng màu hồng. Tỷ lệ đó chủ yếu được xác định trong gien. 2/3 phụ nữ ở độ tuổi 40 có mật độ mô vú cao, đó là lý do phương pháp chụp tuyến vú không có hiệu quả cao đối với họ. Mặc dù mật độ mô vú thường giảm khi chúng ta già đi, có đến 1/3 phụ nữ vẫn có mô vú dày trong nhiều năm sau khi mãn kinh. Vậy làm sao biết mật độ vú của bạn có cao hay không? Bạn cần phải đọc các chi tiết trong bản báo cáo chụp tuyến vú của bạn. Các chuyên gia X-quang phân loại mật độ vú bằng bốn hạng mục dựa trên hình dáng của mô vú trên ảnh chụp. Nếu mật độ vú dưới 25%, đó gọi là vú nhiễm mỡ. Hạng mục tiếp theo là mật độ của các nang xơ rải rác, tiếp đến là dày nhưng không đồng nhất và rất dày. Nếu vú lọt vào hai hạng mục này, chúng được xem là dày. Vấn đề với mật độ vú chính là nó thật sự là con sói đội lốt cừu. Cả khối u và mô vú dày đều có màu trắng trên ảnh X-quang, và tia X không thể phân biệt rõ giữa hai loại. Dễ dàng thấy được khối u này ở phần trên của bộ ngực nhiều mỡ này. Nhưng hãy tưởng tượng nó sẽ khó như thế này để tìm ra khối u trong bộ ngực dày đặc này. Đó là lý do tại sao chụp X-quang tuyến vú tìm ra hơn 80% khối u ở các bộ ngực nhiều mô mỡ, nhưng chỉ gần 40% ở các bộ ngực với mô vú rất dày. Tin xấu là mật độ vú dày khiến việc tìm ra ung thư trở nên khó khăn, nhưng hoá ra đó cũng là một nhân tố dự đoán hiệu quả nguy cơ ung thư vú của bạn. Nguy cơ này còn nguy hiểm hơn có một người mẹ hay chị từng mắc ung thư vú. Vào thời điểm người bệnh nhân đặt ra câu hỏi này cho tôi, mật độ vú vẫn còn là một vấn đề mờ mịt trong các tài liệu về X-quang, và rất ít những phụ nữ từng chụp tuyến vú, hay các bác sĩ yêu cầu chụp tuyến vú, biết về điều này. Nhưng tôi còn gì để cho cô ấy? Chụp X-quang tuyến vú đã xuất hiện từ những năm 1960. Nó hầu như thay đổi không đáng kể. Ngạc nhiên thay, có rất ít cải tiến, trước khi chụp kỹ thuật số được cho phép vào năm 2000. Chụp tuyến vú kỹ thuật số vẫn là chụp X-quang vú, nhưng các hình ảnh có thể được lưu trữ và xử lí theo công nghệ số, cũng như cách chúng ta dùng máy ảnh kỹ thuật số. Nước Mỹ đã đầu tư 4 tỉ đô-la chuyển đổi qua các thiết bị chụp tuyến vú kỹ thuật số. Và chúng ta gặt hái được gì từ khoản đầu tư đó? Trong cuộc nghiên cứu được tài trợ với 25 triệu đô-la tiền thuế, người ta thấy rằng chụp kỹ thuật số chẳng hề tốt hơn so với phương pháp chụp truyền thống. Thực tế, nó còn tệ hơn đối với phụ nữ cao tuổi. Thế nhưng nó có kết quả tốt hơn ở một nhóm người, đó là những phụ nữ dưới 50 tuổi chưa mãn kinh và có mô vú dày. Với những phụ nữ đó, phương pháp chụp kỹ thuật số giúp phát hiện gấp đôi các trường hợp ung thư, nhưng cũng chỉ ở tỷ lệ 60%. Như vậy chụp tuyến vú kỹ thuật số đã là một bước tiến dài đối với các nhà sản xuất thiết bị chụp tuyến vú kỹ thuật số, nhưng nó vẫn là một bước tiến rất nhỏ đối với phụ nữ nói chung. Thế còn siêu âm thì sao? Siêu âm tạo ra nhiều sinh thiết vốn không cần thiết, so sánh với các kỹ thuật khác, nên nó không được sử dụng rộng rải. MRI hoạt động rất nhạy trong việc tìm ra khối u, nhưng giá thành cũng rất cao. Khi chúng ta nghĩ về kỹ thuật đột phá, có thể thấy một chiều hướng xuất hiện ở hầu hết mọi nơi, đó là các thiết bị công nghệ dần trở nên nhỏ hơn và rẻ hơn. Hãy nghĩ đến chiếc iPod đặt bên cạnh máy stereo. Trong ngành y tế đó lại là chuyện hoàn toàn trái ngược. Máy móc dần trở nên to hơn và càng lúc càng đắt hơn. Chụp cho một phụ nữ trẻ độ tuổi trung bình với máy MRI cũng đại loại như lái một chiếc Hummer đến cửa hàng tạp hoá. Đơn giản là có quá nhiều thiết bị. Một lần chụp MRI đắt hơn một lần chụp X-quang tuyến vú kỹ thuật số 10 lần. Và sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận sự thật là các tiến bộ trong ngành y tế không thể cứ mãi đi cùng với giá thành cao. Malcolm Gladwell viết một bài báo trên tờ New Yorker về các tiến bộ, và ông đã chứng minh rằng các khám phá khoa học hiếm khi là sản phẩm của một cá nhân thiên tài nào đó. Thật ra, các ý tưởng lớn có thể được soạn thảo lại, bạn đơn giản chỉ cần tụ họp những người có cái nhìn khác nhau vào một phòng và thuyết phục họ trao đổi về những thứ mà thông thường họ không bàn đến. Cũng giống như bản chất của TED. Ông đã trích lời một nhà phát minh, "Lúc duy nhất một bác sĩ và một nhà vật lý học đến với nhau là khi nhà vật lý học bị bệnh." (Cười) Chẳng là lạ đời, bởi bác sĩ là người gặp vô vàn những vấn đề mà họ không ngờ là có giải pháp. Còn nhà vật lý học lại có vô vàn giải pháp cho những thứ mà họ không ngờ là vấn đề nan giải. Hãy xem qua bức hoạt hình này được đính kèm trong bài báo của Gladwell và cho tôi biết bạn có thấy được điều gì khó chịu trong cách họ miêu tả những người năng động sáng tạo. (Cười) Nếu bạn cho phép tôi thả mình với chút ít sáng tạo, tôi sẽ kể một câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầy may rủi giữa vấn đề từ bệnh nhân của tôi và giải pháp từ một nhà vật lý học. Không bao lâu sau lần khám của cô ấy, tôi được giới thiệu cho một nhà vật lý nguyên tử học tại Mayo tên là Michael O'Conner, ông là một chuyên gia trong việc chụp hình tim, một ngành không liên quan đến tôi. Tình cờ ông cho tôi biết về một hội nghị ông vừa dự ở Israel, người ta bàn về một loại thiết bị mới dò tìm bằng tia gamma. Chụp hình bằng tia gamma vốn đã xuất hiện từ lâu trong việc chụp hình tim, và người ta thậm chí còn thử dùng nó để chụp hình vú. Thế nhưng vấn đề là các thiết bị dùng tia gamma cấu tạo bởi những ống khổng lồ và cồng kềnh, chứa đầy những tinh thể lấp lánh như thế này, và đơn giản là không thể đưa chúng đến vùng ngực đủ gần để tìm những khối u nhỏ. Lợi thế tiềm tàng chính là không như tia X, tia gamma không bị ảnh hưởng bởi mật độ vú. Tuy vậy kỹ thuật này lại không thể tìm thấy những khối u nhỏ. Và việc đó lại là yếu tố then chốt để có cơ hội sống sót. Nếu bạn có thể phát hiện ra một khối u khi nó có kích cỡ chưa đến 1cm, tỉ lệ sống sót là hơn 90%, nhưng nó giảm rất nhanh khi kích cỡ khối u tăng lên. Michael cho tôi biết về một loại thiết bị tia gamma ông đã từng thấy qua, chính là nó đây. Nó được cấu tạo, không phải từ những ống cồng kềnh, mà là một lớp mỏng từ vật liệu bán dẫn, có tác dụng như thiết bị dò tìm bằng tia gamma. Tôi bắt đầu trao đổi với ông về vấn đề của mật độ vú, và chúng tôi nhận ra chúng tôi có thể đặt thiết bị này vòng quanh vùng ngực đủ gần để có thể thật sự phát hiện các khối u nhỏ. Sau khi dán chặt một dãy những khối này bằng keo dính -- (Cười) -- Michael chặt rời một chiếc đĩa tia X từ một thiết bị chụp X-quang tuyến vú sắp sửa bị vứt đi. Chúng tôi gắn thiết bị tìm kiếm mới vào, và quyết định đặt tên chiếc máy này là Thiết bị Chụp ảnh Ngực Phân tử, hay MBI. Đây là hình ảnh từ bệnh nhân đầu tiên của chúng tôi. Bạn có thể thấy, sử dụng kỹ thuật chiếu tia gamma cũ, trông nó cứ như các vết nhiễu. Thế nhưng với thiết bị mới này, chúng tôi bắt đầu nhìn thấy các đường nét của một khối u. Vậy là nhóm chúng tôi, một nhà vật lý nguyên tử, một bác sĩ nội khoa, không lâu sau có thêm Carrie Hruska, một kỹ sư y sinh học, và hai bác sĩ chụp X-quang, chúng tôi đã thách thức thế giới bất khả phạm của chụp X-quang với một thiết bị lắp ghép bằng băng dính. Khi nói rằng chúng tôi đã vấp phải hàng loạt những thái độ hoài nghi trong những năm đầu chỉ là một lời nói nhẹ nhàng. Tuy vậy, chúng tôi thật sự tin tưởng rằng chúng tôi có thể chinh phục được nó đến nỗi chúng tôi càng lúc càng thực hiện nhiều sửa đổi hơn cho hệ thống này. Đây là thiết bị tìm kiếm hiện nay của chúng tôi. Bạn có thể thấy là nó trông hoàn toàn khác. Toàn bộ băng dính đã biến mất, và chúng tôi gắn thêm một thiết bị dò tìm thứ hai bên trên ngực, càng giúp cải tiến hiệu quả dò tìm khối u hơn. Và thiết bị này hoạt động như thế nào? Bệnh nhân sẽ được tiêm một liều chất đánh dấu phóng xạ sẽ được hấp thụ bởi các tế bào khối u phát triển nhanh, nhưng các tế bào thông thường thì không. Và đây chính là khác biệt chủ yếu so với chụp X-quang. Chụp X-quang dựa trên sự khác nhau trong hình dáng của khối u giữa các mô ở phần nền, và chúng ta thấy rằng các khác biệt đó có thể bị lu mờ ở các mô vú dày. Thế nhưng MBI khai thác tương tác khác biệt của khối u ở cấp độ phân tử và vì vậy, nó không bị ảnh hưởng bởi mật độ vú. Sau khi tiêm, ngực của bệnh nhân sẽ được đặt giữa các thiết bị dò tìm. Và nếu bạn đã từng đi chụp X-quang tuyến vú -- nếu bạn đủ già để đi chụp tuyến vú -- bạn biết điều gì sẽ đến tiếp theo đó: đau đớn. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng chụp tuyến vú là ngành X-quang duy nhất dưới sự điều khiển của luật liên bang, và các điều luật đòi hỏi phải có một khối lượng tương đương bình xăng xe nặng hơn 18kg đè lên ngực bạn trong lúc chụp. Với MBI, chúng tôi chỉ dùng một lực đè nén rất nhẹ và không hề gây đau. (Vỗ tay) Và thiết bị dò tìm sẽ truyền hình ảnh đến máy vi tính/ Đây là một ví dụ. Bạn có thể thấy ở bên phải, một bức chụp X-quang cho thấy một khối u mờ, các cạnh của khối u còn bị che phủ bởi các mô dày. Thế nhưng hình ảnh từ MBI cho thấy khối u rõ ràng hơn, cùng với một khối u thứ hai, có ảnh hưởng rất lớn khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân. Trong ví dụ này, dù ảnh chụp X-quang chỉ cho thấy một khối u, chúng tôi có thể tìm thấy 3 khối u kín đáo -- trong đó có một khối chỉ vào khoảng 3mm. Cơ hội đến với chúng tôi năm 2004. Sau khi chúng tôi chứng minh có thể tìm ra các khối u nhỏ, chúng tôi dùng những hình ảnh đó để tìm tài trợ từ Quỹ Tài trợ Susan G. Komen. Chúng tôi đã rất phấn khởi khi họ quyết định trao cơ hội cho một nhóm nghiên cứu họ chưa từng gặp mặt và cấp tiền để chúng tôi nghiên cứu 1,000 phụ nữ với mô vú dày, nhằm so sánh kỹ thuật chụp X-quang với MBI. Trong số các khối u mà chúng tôi phát hiện ra, kỹ thuật chụp X-quang chỉ tìm thấy 25% số khối u đó. MBI tìm ra đến 83%. Đây là một ví dụ từ nghiên cứu đó. Ảnh X-quang kỹ thuật số được đọc theo cách thông thường và cho thấy rất nhiều mô dày, nhưng ảnh MBI cho thấy một vùng có lượng hấp thu rất lớn, tương ứng với một khối u 2cm. Trong trường hợp này, một khối u 1cm. Và trong trường hợp này, một thư ký y tế 45 tuổi ở Mayo, mẹ cô đã mất vì ung thư vú khi cô còn nhỏ, muốn được tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi. Ảnh chụp X-quang của cô cho thấy một vùng mô rất dày, nhưng ảnh MBI cho thấy một vùng có lượng hấp thu đáng lo ngại, mà chúng tôi có thể chiếu lên ảnh màu. Điều này tương ứng với một khối u to bằng quả banh golf. May mắn là khối u đã được loại bỏ trước khi nó kịp lan đến các hạch bạch huyết của cô. Giờ đây chúng ta đã biết rằng kỹ thuật này có thể phát hiện ra 3 lần số khối u ở ngực có mô vú dày, chúng ta đã giải quyết được một vấn đề rất quan trọng. Chúng tôi phải tìm ra cách làm giảm liều phóng xạ. Chúng tôi đã mất 3 năm qua sửa đổi hệ thống chụp của chúng tôi trên từng phương diện để thực hiện được điều đó. Tôi rất vui mừng báo cáo rằng giờ chúng tôi chỉ dùng một lượng phóng xạ tương đương với một liều lượng có hiệu quả khi sử dụng kỹ thuật chụp X-quang kỹ thuật số. Và ở liều lượng thấp này, chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, hình ảnh này lấy được 3 tuần trước từ một phụ nữ 67 tuổi ảnh X-quang kỹ thuật số bình thường, nhưng ảnh MBI cho thấy một vùng hấp thu, được chứng minh là một khối ung thư lớn. Như vậy, không chỉ phụ nữ trẻ được hưởng lợi từ điều này. Cả phụ nữ cao tuổi hơn với mô vú dày cũng thế. Hiện nay chúng tôi thường chỉ sử dụng 1/5 lượng phóng xạ được dùng trong các kỹ thuật gamma khác. MBI cho ra 4 hình ảnh ở mỗi vú. MRI cho ra hàng ngàn ảnh. Một bác sĩ chụp X-quang cần nhiều năm đào tạo chuyên môn để có thể phân biệt thành thạo các chi tiết bình thường của cơ thể với những dấu hiệu đáng lo ngại. Tôi lại ngờ là ngay cả những người không phải bác sĩ X-quang trong phòng này cũng có thể tìm thấy khối u trên ảnh MBI. Đó là lý do tại sao MBI có khả năng trở thành một công nghệ đột phá. Nó có độ chính xác tương đương MRI, ít và giá cả chỉ bằng một phần nhỏ. Bạn có thể hiểu rằng tại sao vẫn có thể có những thế lực trong ngành chụp vú ủng hộ giữ nguyên hiện trạng của ngành. Sau khi đạt được những kết quả chúng tôi cho là đáng chú ý, bản thảo của chúng tôi bị từ chối bởi 4 tập san. Sau lần từ chối thứ tư, chúng tôi yêu cầu xem xét lại bản thảo, bởi vì chúng tôi đặc biệt nghi ngờ một trong số các nhà phê bình từ chối chúng tôi gặp mâu thuẫn khi lợi ích tài chính của họ bị cạnh tranh bởi kỹ thuật này. Bản thảo của chúng tôi sau đó đã được chấp thuận và sẽ được đăng vào tháng này trên tập san Radiology. (Vỗ tay) Chúng tôi vẫn phải hoàn thành các nghiên cứu sử dụng liều thấp, và sau đó các khám phá của chúng tôi sẽ cần được tái tạo ở các trung tâm khác. Điều này có thể kéo dài 5 năm hay nhiều hơn. Nếu kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi, tôi sẽ không được hưởng lợi gì về tài chính. Và điều đó rất quan trọng đối với tôi, bởi nó cho phép tôi tiếp tục đưa sự thật đến với các bạn. Thế nhưng tôi nhận ra -- (Vỗ tay) tôi nhận ra rằng kỹ thuật này được sử dụng như thế nào sẽ phải dựa vào các thế lực kinh tế và chính trị không kém phần quan trọng hơn các lý thuyết khoa học đúng đắn. Máy MBI giờ đã được thông qua bởi FDA, nhưng nó vẫn chưa xuất hiện rộng rãi. Như vậy cho đến khi có thứ gì đó được phổ biến dành cho phụ nữ có mô vú dày, có những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân. Thứ nhất, biết về mật độ vú của bạn. 90% phụ nữ không biết điều đó, và 95% phụ nữ không biết rằng điều đó làm tăng tỉ lệ ung thư vú của bạn. Bang Connecticut trở thành bang đầu tiên và duy nhất yêu cầu thông báo cho phụ nữ về mật độ vú của họ sau khi chụp X-quang tuyến vú. Tôi tham dự một hội thảo về chụp tuyến vú với 60,000 người ở Chicago tuần trước. Tôi kinh ngạc khi biết có một cuộc tranh cãi nóng bỏng về vấn đề có nên cho phụ nữ biết mật độ mô vú của họ là bao nhiêu hay không. Tất nhiên chúng ta nên làm như thế. Và nếu bạn không biết, hãy hỏi bác sĩ của bạn hoặc đọc các chi tiết trên bản báo cáo chụp tuyến vú của bạn. Thứ hai, nếu bạn chưa mãn kinh, hãy cố gắng sắp xếp chụp X-quang tuyến vú trong hai tuần đầu của chu kỳ kinh, khi mật độ vú sẽ giảm đi ít nhiều. Thứ ba, nếu bạn phát hiện có sự thay đổi dai dẳng ở ngực, hãy kiên quyết đi chụp thêm nhiều lần. Thứ tư và là điều quan trọng nhất, những tranh cãi về chụp X-quang sẽ còn diễn ra, nhưng tôi tin là phụ nữ 40 tuổi hoặc hơn nên đi chụp X-quang tuyến vú mỗi năm. Chụp X-quang không hoàn hảo nhưng đây là xét nghiệm duy nhất được chứng minh giúp giảm tỉ lệ tử vong vì ung thư vú. Nhưng ngọn cờ tử vong này lại chính là thanh kiếm những người ủng hộ X-quang nhiệt tình nhất sử dụng để ngăn trở các đổi mới. Một số phụ nữ bị mắc ung thư vú sẽ qua đời trong nhiều năm nữa. Và hầu hết họ, may mắn thay, sẽ sống sót. Như vậy, sẽ mất 10 năm hoặc hơn để bất kỳ phương pháp chụp nào có thể chứng minh là giảm được tỉ lệ tử vong từ ung thư vú. Chụp X-quang là phương pháp duy nhất xuất hiện đủ lâu để có thể chứng minh lời tuyên bố đó. Đã đến lúc chúng ta chấp nhận những thành công vượt bậc của kỹ thuật chụp X-quang và cả những nhược điểm của nó. Chúng ta cần cá nhân hoá việc chụp quét dựa trên mật độ mô vú. Với những phụ nữ không có mô vú dày, chụp X-quang vẫn là lựa chọn tốt nhất. Nhưng với phụ nữ có mô vú dày, chúng ta cũng không nên hoàn toàn từ bỏ, chúng ta cần cho họ một thứ gì đó tốt hơn. Những đứa bé mà chúng tôi từng mang trong người khi bệnh nhân của tôi hỏi câu hỏi này giờ đây đều đã học trung học, và câu trả lời vẫn còn lâu mới đến. Cô ấy đã gởi đến tôi những lời chúc phúc để đến chia sẻ câu chuyện này với bạn. Sau khi trải qua các sinh thiết khiến nguy cơ bị ung thư của cô tăng lên và khiến cô mất đi người chị vì ung thư, cô đã có một quyết định khó khăn, chính là phẫu thuật cắt vú dự phòng. Chúng ta có thể làm và phải làm tốt hơn nữa, không chỉ vì cho thế hệ cháu gái của cô ấy, hay con gái của tôi, mà cả cho các bạn nữa. Cảm ơn. (Vỗ tay) Và câu chuyện tuyệt vời: Câu chuyện bắt đầu vào 40 năm trước khi cha và mẹ đặt chân tới Canada Mẹ tôi đến từ Nairobi, Kenya. Cha tôi đến từ ngôi làng nhỏ nằm ngoài Amritsar, Ấn Độ. Và khi họ tới đầu vào cuối thập niên 60 Họ sống ở khu ngoại ô, cách Toronto một giờ về phía Đông. Và họ bắt đầu ổn định cuộc sống mới. Họ đi gặp nha sĩ đầu tiền, họ ăn cái hamburger đầu tiên, và họ có đứa trẻ đầu tiên. Chị tôi và tôi đã lớn lên ở đây, và chúng tôi đã có một tuổi thơ êm đềm. Chúng tôi có gia đình thân thuộc, bạn tốt, và con đường yên bình. Chúng tôi lớn lên nhận những thứ được cho rất nhiều thứ mà cha mẹ chúng tôi không thể có được khi họ lớn lên những thứ như là điện đóm luôn luôn mở trong nhà, những thứ như trường học bên kia đường và bệnh viện thì nằm ở cuối góc đường kia và kem ở sân sau. Chúng tôi lớn lên. Tôi vào trung học. Tôi tốt nghiệp trung học. Tôi dọn ra riêng, tôi có công việc, Tôi gặp một cô gái, tôi ổn định cuộc sống -- và tôi nhận ra rằng nó giống như một vở kịch nhàm chán hay là bài hát của Cat Steven (Cười) Nhưng cuộc sống đã rất tốt. Mọi thứ đều rất ổn. 2006 là một năm tuyệt vời. Dưới bầu trời xanh ngắt ở một vùng làm rượu của Ontario, vào tháng 7 tôi đám cưới, với 150 người đến chung vui gồm cả gia đình và bạn bè. 2007 là một năm tuyệt vời. Tôi tốt nghiệp, và cùng với 2 bạn thân cùng đi một chuyến phiêu lưu. Đây là hình của tôi và Chris ở bờ biển Thái Bình Dương. Chúng tôi đã thấy hải cẩu ở ngoài cửa sổ của ô tô. và chúng tôi chạy tới để chụp hình và rồi cái đầu to của chúng tôi đã che hẳn bọn hải cẩu. (Cười) Bởi thê nên bạn không thể thấy được hải cẩu. dù sao thì phong cảnh vẫn ngoạn mục, tin tôi đi. (Cười) 2008 và 2009 thì có một chút khó khăn. Tôi biết là nó khó khăn hơn nữa đối với nhiều người, không phải chỉ với tôi. Trước hết, mọi tin tức rất là nặng nề. Bây giờ tin tức vẫn u ám, và nó đã u ám từ trước đó, nhưng khi bạn mở tạp chí, mở tivi, bắt đầu là tin về tình trạng băng tan, chiến tranh trên thế giới, động đất, sóng thần, và nền kinh tế mấp mé bên bề vực sụp đổ, và sau đó đã thực sự sụp đổ, rất nhiều người trong chúng ta mất nhà, mất việc, mất lương hưu, mất kế sinh nhai. 2008, 2009 cũng là một năm nặng nề với tôi vì lý do khác. Tôi đã trải qua nhiều vấn đề cá nhân tại thời điểm đó. Cuộc hôn nhân không diễn biến tốt đẹp, và chúng tôi ngày càng xa nhau. Một hôm vợ tôi đi về nhà và lấy hết can đảm, với rất nhiều nước mắt, để có một cuộc trò chuyện trung thực. Và cô ấy bảo, "Em không còn yêu anh nữa." Đó là một trong những thứ đau đớn nhất tôi từng nghe. và chắc chắn là điều làm tan nát tim tôi nhất, cho tới một tháng sau, khi tôi biết một tin còn tan nát hơn nữa. Bạn tôi Chris, người mà tôi đã đưa ảnh ở phần trước, đã vật lộn với bệnh về thần kinh trong một khoảng thời gian. Và nếu bạn đã từng bị chứng bệnh về thần kinh, bạn hiểu rằng nó khó khăn đến mức nào. Tôi nói chuyện với Chris trên điện thoại vào 10:30 tối chủ nhật. Chúng tôi nói về chương trình TV chúng tôi đã xem buổi chiều. Và sáng thứ 2, Chris biến mất. Rất đau buồn, anh ấy đã tự kết liễu đời mình. Đó là khoảng thời gian u ám. Những đám mây đen quay vòng lấy tôi, và tôi thấy mọi chuyện rất khó khăn để nghĩ về bất cứ điều gì tốt đẹp, Tôi nhủ với bản thân rằng tôi thực sự cần một con đường để tập trung vào những thứ tích cực. Một buổi tối về nhà, tôi mở máy tính, và bắt đầu làm một website nhỏ, gọi là 1000awesomethings.com (1000 điều tuyệt diệu) Tôi cố gắng nhắc nhở bản thân về những thứ đơn giản, phổ biến, niềm vui be bé mà tất cả mọi người đều yêu thích, nhưng chúng ta đã không nói đủ -- những thứ như là người phục vụ bàn tiếp nước thêm cho bạn mà không cần hỏi, bạn ngồi trong bàn đầu tiên được gọi lên vào buổi buffet tối tại đám cưới, hay là mặc đồ lót âm ấp vừa được lấy ra từ máy sấy, hoặc là khi thu ngân mở thêm 1 quầy tính tiền tại cửa hàng và bạn là người đầu tiên trong hàng mới đó -- ngay cả khi bạn là người cuối cùng của hàng khác, nhảy ào vào. (Cười) Và lần lần, Tôi bắt đầu thấy bản thân mình với tâm trạng khá hơn. Có 50,000 blogs được tạo ra mỗi ngày. Bởi thế blog của tôi chỉ là 1 trong số 50,000 Và không có ai đọc trừ mẹ tôi. Mặc dù tôi phải nói lượng người đọc blog tôi tăng vụt như bắn tên lửa, tăng 100% khi mà mẹ đưa blog tôi cho cha đọc. (Cười) Và tôi thấy hứng thú khi có 10 người vào xem blog Và sau đó là 12 Rồi hàng trăm, rồi hàng ngàn, và rồi hàng triệu. Con số càng lúc càng lớn dần lên. Một ngày nọ tôi nhận được điện thoại, giọng nói ở đầu dây bên kia nói rằng, "Anh vừa được nhận giải blog hay nhất trên thế giới." Tôi chỉ nghĩ, hoàn toàn là giả. (Cười) (Vỗ tây) Bây giờ bạn muốn tôi chuyển tiền đến nước nào ở châu Phi? (Cười) Nhưng mà kết cục là, tôi lên máy bay, và bước đi trên thảm đỏ giữa Sarah Silverman và Jimmy Fallon và Martha Stewart. Tôi lên sân khấu để nhận giải thưởng Webby cho blog hay nhất. Và điều bất ngờ và cũng là sự thú vị chỉ đến khi tôi trở về Toronto, và hộp mail của tôi, có 10 đại diện về văn chương đang đợi tôi để nói chuyện về việc xuất bản sách. Tia sáng lóe lên cho năm mới và "Cuốn sách của điều tuyệt diệu" đã nằm ở ví trí đầu trong các sách bán chạy nhất 20 tuần liên tiếp. (Vỗ tay) Tôi đã nói là có 3 thứ tôi muốn nói ngày hôm nay. Tôi muốn nói về câu chuyện tuyệt vời, Tôi muốn chia sẻ với mọi người 3 chữ A điều tuyệt vời, và tôi để các bạn suy ngẫm. Hãy nói về 3 chữ của điều tuyệt vời - Awesome Trong những năm gần đây, Tôi không có nhiều thời gian để thực sự suy nghĩ. Nhưng dạo này, tôi có cơ hội để lùi lại một bước và hỏi bản thân. Chuyện gì trong những năm qua đã giúp tôi lập nên website, và cũng đồng thời phát triển bản thân? Tôi tổng hợp lại những thứ này, cho riêng bản thân tôi như là 3 chữ A, Đó là thái độ (attitude), nhận thức (awareness) và tính xác thực. Tôi muốn qua ngắn gọn về mỗi thứ. Về thái độ: Tất cả chúng ta sẽ có những lúc mệt mỏi và chúng ta sẽ có những lúc khó khăn. Không ai trong chúng ta có thể dự đoán tương lai, nhưng chúng ta biết 1 điều là tương lai không đi theo dự định của chúng ta. Chúng ta có những ngày tươi sáng với những khoảnh khắc đáng nhớ của nụ cười khi tốt nghiệp, cha và con gái nhảy múa trong đám cưới và tiếng đứa trẻ khỏe mạnh ré lên ở phòng hộ sản, nhưng ở giữa những khoảnh khắc đáng nhớ, cũng có khi chúng ta thấy cuộc sống chao đảo. Không hề dễ dàng khi nói về chuyện này, nhưng chồng bạn có thể rời bỏ bạn, bạn gái lừa dối bạn, cơn đau đầu nặng hơn là bạn nghĩ, hoặc con chó của bạn bị xe tông. Đây không phải là suy nghĩ đáng vui vẻ gì, nhưng con cái bạn gia nhập băng nhóm hoặc bị cái xấu ảnh hưởng. Mẹ bạn mắc bệnh ung thư, cha bạn là người ích kỷ. Và có khi bạn thấy tròng trành với cái quặn lên trong bao tử và nhói lên trong tim. Khi mà tin xấu bao trùm bạn, và khi mà nỗi đau cọ xát và dìm bạn xuống, Tôi chỉ thực sự hi vọng bạn cảm thấy rằng bạn luôn có 2 lựa chọn. Một, bạn có thể xuôi theo, và ảm đạm mãi mãi, hoặc là bạn đau lòng và đối mặt với tương lai với con mắt bình tĩnh. Có một thái độ tuyệt vời nghĩa là lựa chọn điều thứ hai, và bất kể rằng nó khó như thế nào, bất kể đau đớn ra sao, sự lựa chọn để tiến lên và đi từng bước nhỏ vào tương lai. Chữ "A" thứ 2 là sự nhận thức (awareness). Tôi thích đi chơi với đứa trẻ 3 tuổi. Tôi yêu cách chúng nhìn thế giới, bởi vì chúng đang nhìn lần đầu tiên. Tôi yêu cách chúng nhìn chăm chăm vào con bọ băng ngang qua lối đi. Tôi yêu cách chúng há hốc mồm chăm chú nhìn vào trận bóng chày đầu tiên với đôi mắt mở to và đeo găng trên tay, sờ vào đường nứt trên cái chày và tiếng kêu sột soạt của đậu phộng và mùi của hotdogs. Tôi yêu cách chúng bỏ hàng giờ hái bồ công anh ở vườn sau và đặt hoa vào vị trí trung tâm cho lễ Thanksgiving. Tôi yêu cách chúng nhìn thế giới, bởi vì chúng đang nhìn thế giới lần đầu tiên. Có nhận thức nghĩa là nghe theo tiếng nói khi 3-tuổi Bởi vì bạn đều đã từng là đứa trẻ lên ba. Nên đứa trẻ 3 tuổi vẫn là một phần của bạn. Đứa bé gái 3 tuổi đó vẫn ở bên trong bạn. Chúng ở đấy. Và có nhận thức nghĩa là nhớ rằng bạn nhìn mọi thứ bạn từng thấy lần đầu tiên. Đó là lần đầu tiên bạn gặp một chuỗi đèn xanh trên đường từ sở về nhà. Đó là lần đầu tiên bạn đi ngang qua tiệm bánh và nhận ra được hương thơm của bánh, hoặc là lần đầu tiên bạn lôi tờ $20 ra khỏi túi áo cũ và hô lên "Tiền." Chữ A cuối cùng là tính xác thực (authencity) Và cho chữ này, tôi muốn kể bạn nghe câu chuyện Quay trở lại năm 1932 khi mà nông trại đậu phộng ở Georgia, và có một bé trai tên Roosevelt Grier được sinh ra. Roosevelt Grier, hay Rosey Grier như cách mọi người thường gọi, lớn lên và trở thành hậu vệ 300 lb. 6''5 ở NFL. Anh ấy mang số 76 trong tấm hình. Anh ấy được chụp với "trận đấu 4 người dễ sợ" Có 4 anh chàng ở L.A. Rams thập niên 1960 mà bạn không muốn đấu với họ. Họ là những cầu thủ bền bỉ làm những việc họ thích, là nghiền sọ và bẻ vai trên sân bóng. Nhưng Rosey Grier còn có đam mê khác. Ở trong sâu thẳm con người, anh ấy yêu thích thêu thùa. Anh yêu việc đan len. Nó làm cho anh ấy thoải mái và nguôi ngoai, nó làm anh không còn lo sợ chuyến bay và giúp anh gặp được các cô gái. Đó là những gì anh nói. Anh yêu nó đến nỗi sau khi nghỉ hưu khỏi NFL, anh bắt đầu tham gia các câu lạc bộ. Và bắt đầu làm một quyển sách tựa là "Rosey Grier - Thêu thùa cho đàn ông" (Cười) (Vỗ tay) Đây là một cái bìa đẹp, Nếu bạn để ý, anh ấy thêu hình chính khuôn mặt của mình. (Cười) Và cái tôi yêu từ câu chuyện này là Rosey Grier là một người thật Và đó chính là sự xác thực. Nó bao hàm việc là chính bạn, và hài lòng với nó. Và khi bạn nghĩ bạn xác thực, bạn sẽ đi theo tiếng gọi trái tim, và đưa bạn vào những nơi chốn tình huống và những câu chuyện mà bạn yêu thích. Bạn gặp những người bạn muốn nói chuyện. Bạn đến những nơi bạn mơ ước. Và bạn kết thúc với việc làm theo tiếng gọi trái tim và cảm thấy cuộc sống đủ đầy. Đó là 3 chữ A Cho phần suy nghĩ, tôi muốn đưa bạn trở về với ba mẹ tôi nhập cảnh vào Canada. Tôi không biết rằng việc đó như thế nào đến một đất nước mới khi bạn ở trong tuổi 20 Tôi không biết, vì tôi chưa bao giờ làm việc đó. Nhưng tôi tưởng tượng cần phải có thái độ tuyệt vời. Tôi tưởng tượng bạn nhận thức rõ ràng về những thứ xung quanh và trân trọng những ngạc nhiên nho nhỏ mà bạn thấy ở thế giới mới. Và tôi nghĩ bạn phải xác thực, sống rất thật với bản thân để có thể trải qua những gì đang diễn ra Tôi muốn dừng bài nói chuyện khoảng 10 giây bởi vì bạn không có nhiều cơ hội để làm điều này Ba Mẹ tôi đang ngồi ở hàng đầu tiên. Tôi muốn họ nếu không phiền thì hãy đứng lên. Tôi muốn cảm ơn họ. (Vỗ tay) Khi tôi đang lớn lên, ba tôi từng kể về ngày đầu tiên của ông ở Canada. Đó là câu chuyện tuyệt vời, bởi vì những gì xảy ra là ông rời khỏi máy bay ở sân bay Toronto, và được chào đón bởi tổ chức phi lợi nhuận, mà tôi chắc chắn là ai đó trong phòng này điều khiển. (Cười) Và tổ chức đó tổ chức một bữa trưa chào mừng tất cả mọi dân nhập cư đến Canada. Và ba tôi rời máy bay và đến bữa ăn trưa và có một bữa tiệc linh đình. Có ánh mì, có dưa leo muối có oliu, có hành trắng. Có thịt gà tây nguội cuộn thịt nguội, bò quay và những thỏi phô mai nhỏ. Có sandwiches salad cá ngừ, và sandwiches trứng và sandwiches cá hồi. Và lasagna, có món thịt hầm, có bánh hạnh nhân, có bánh trái cây bơ, có nhiều, nhiều loại bánh khác. Và khi ba tôi kể chuyện, ông bảo "Điều điên khùng nhất là, Ba chưa bao giờ thấy những thứ đó, ngoại trừ bánh mì." (Cười) Ba không biết cái gì là thịt, cái gì là rau; Ba ăn oliu với bánh." (Cười) "Ba không thể tin được rằng mình có thể tới đây." (Cười) Khi tôi 5 tuổi ba từng dắt tôi tới tiệm tạp hóa Và ông chăm chú nhìn tới những nhãn nhỏ trên trái cây và rau. Và nói, "Nhìn này, con có thể tin rằng họ có xoài từ Mexico? họ có táo từ Nam Phi. Con có tin là họ có chà là từ Morocco?" Ông tiếp "Con có biết Morocco ở đâu không?" Và tôi nói "Con còn chẳng biết con đang ở đâu nữa. Có phải là A&P (tên siêu thị) không? Ông tiếp "Ba không biết Morocco, nhưng hãy tìm hiểu xem." Và chúng tôi mua chà là, và đi về nhà. Và chúng tôi lấy bản đồ khỏi giá, và tìm tới khi chúng tôi thấy được quốc gia bí ẩn đó. Và khi tôi tìm, ba tôi nói, "Con có tin là có ai đó trèo cây ở bên đó, hái quả này, bỏ vào xe tải, lái hết chặng đường tới cảng và sau đó được đưa bằng thuyền băng qua Đại Tây Dương và bỏ lên một xe tải khác và đem tới cái siêu thị nhỏ bé ở gần ngay nhà chúng ta, và được bán với giá 25 cents?" Và tôi nói, "Con không thể tin được." "Ba cũng không tin được" Mọi thứ rất tuyệt vời. Có nhiều thứ để chúng ta có thể vui vẻ." Khi tôi ngừng nghĩ về chuyện đó, Ba hoàn toàn đúng; có nhiều thứ để chúng ta phải vui. Chúng ta là loài sinh vật duy nhất trên hòn đá sự sống duy nhất trong toàn thể vũ trụ, mà chúng ta đã thấy có khả năng trải nghiệm rất nhiều điều. Ý tôi là, chúng ta là loài duy nhất với kiến trúc, và nông nghiệp, Chúng ta là loài duy nhất với trang sức, và nền dân chủ. Chúng ta có máy bay, có đường cao tốc, trang trí nội thất, và cung hoàng đạo. Chúng ta có tạp chí thời trang, tiệc tùng. Chúng ta có thể xem phim kinh dị với quái vật. Chúng ta xem hòa nhạc và lắng nghe tiếng guitar. Chúng ta có sách, tiệc buffets, và sóng radio, đám cưới và trò chơi nhào lộn. Chúng ta có thể ngủ với mền sạch. Có thể đi xem tivi với chỗ ngồi tốt. Có thể ngửi hơi bánh nướng, đi vòng vòng dưới mưa thổi bong bóng xà phòng và ngủ trưa Chúng ta có mọi thứ đấy, nhưng chúng ta chỉ có 100 năm để tận hưởng. Và đó là phần đáng buồn. Người thu ngân ở siêu thị, người quản đốc ở công ty, người theo đuôi bạn trên highway, người market từ xa gọi điện thoại trong bữa tối, mỗi người thầy bạn đã từng học, mỗi người từng ngủ dậy bên cạnh bạn, mỗi nhà chính trị ở mỗi quốc gia, mỗi diễn viên trong mỗi bộ phim, từng người trong gia đình, mỗi người bạn yêu thương, mỗi người trong phòng và bạn sẽ chết đi trong vòng 100 năm. Cuộc sống rất tuyệt vời mà chúng ta thì có ít thời gian để trải nghiệm và tận hưởng và mỗi khoảnh khắc nho nhỏ làm cuộc sống trở nên ngọt ngào. Và mỗi khoảnh khắc hiện tại, và mỗi khoảnh khắc bạn đang dần qua đi, những phút giây đều luôn luôn trôi chảy. Bạn sẽ không bao giờ trẻ như bạn bây giờ. Và đó là lý do tại sao tôi tin nếu bạn sống cuộc đời bạn với một thái độ hợp lý, chọn lựa để bước tới và bước tiếp bất kỳ khi nào cuộc sống ra đòn, sống với nhận thức về thế giới xung quanh bạn, ôm ấp suy nghĩ của trẻ 3 tuổi và nhìn thấy những niềm vui nho nhỏ để làm cuộc sống ngọt ngào và sống thật với bản thân, là chính bạn, và hài lòng với điều đó, để con con tim dẫn tối và đặt bạn vào những trải nghiệm đáng nhớ, sau đó bạn biết rằng bạn đã sống một cuộc sống giàu có và vừa ý, và tôi nghĩ bạn sống cuộc đời thật sự tuyệt diệu (awesome) Xin cảm ơn. Tôi thật sự ở đây để làm một thử thách cho con người. Tôi biết có nhiều những thử thách cho con người. Thứ mà tôi sẽ làm đó là thời gian cho chúng ta để coi lại thực sự hòa bình là gì. Hòa bình không phải là "Kumbaya, vị vua của tôi." Hòa bình không phải là chim bồ câu và cầu vòng -- dễ thương như thế. Khi tôi nhìn vào những biểu tượng của cầu vòng và chim bồ câu, tôi nghĩ tới tới sự thanh thản cá nhân. Tôi nghĩ tới thiền định. Tôi không nghĩ về cái mà tôi xem xét là hòa bình, mà là hòa bình bền vững với công lý và bình đẳng. Đó là hòa bình bền vững mà phần lớn con người trên hành tinh này tiếp cận với nguồn tài nguyên đầy đủ để sống cuộc sống hạnh phúc nơi mà những người này có đủ khả năng tiếp cận sự giáo dục và y tế, vì thế họ có thể sống tự do trong mong muốn và tự do khỏi nỗi sợ hãi. Đó được gọi là an ninh con người. Và tôi cũng không phải hoàn toàn là người theo chủ nghĩa hòa bình giống như một vài những nhiệm vụ rất rất ư quan trọng của mình những người bạn không bạo lực, như Mairead McGuire Tôi hiểu rằng loài người rất rắc rối -- để sử dụng một thế giới đẹp đẽ, bởi vì tôi hứa với mẹ mình rằng tôi sẽ dừng sử dụng F-bomb nơi công cộng. Và tôi đã cố gắng hơn và hơn nữa. Mẹ ơi, con đang rất cố gắng. Chúng ta cần một chút ít lịch sự chúng ta cần một ít quân đội, nhưng cho phòng vệ Chúng ta cần định nghĩa lại cái gì làm chúng ta an toàn trên thế giới này. Đó không phải là vũ trang cho đất nước mình đến tận răng. Đó không phải là khiến cho quốc gia khác trang bị vũ trang tận răng cho họ với những vũ khí mà chúng ta sản xuất và chúng ta bán chúng. Đó là dùng tiền hợp lý hơn để khiến cho các quốc gia trên thế giới an toàn, để làm cho con người con người trên thế giới an toàn Tôi đang nghĩ về về những gì diễn ra gần đây ở Quốc Hội, nơi mà thủ tưởng đang đề nghị 8.4 tỷ đô để cố gắng cho bầu cử START Tôi chắc chắn hỗ trợ bầu cử START Nhưng ông ta đề nghĩ 84 tỷ độ la cho việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân. Bạn có thể nghĩ ra rằng cuộc thảo luận U.N về để hoàn thành các mục tiêu Thiên Niên Kỷ là 80 tỷ độ la? Chỉ một ít số tiền đó. Đối với tôi, tôi ước nó nằm trong tài khoản ngân hàng của mình nó không, nhưng.... Với ngôn ngữ toàn cầu thì đó chỉ là chút ít tiền. Nhưng nó sẽ hiện đại hóa vũ khí mà chúng ta không cần đến và sẽ không gạt bỏ được của chúng ta, trừ khi chúng ta bỏ đi ... và có hành động để cho nó xảy ra -- trừ khi chúng ta bắt đầu tin tưởng rằng tất cả mọi thứ mà chúng ta từng nghe trong vòng 2 ngày vừa qua là những yếu đó là đến cùng với nhau để làm nên an ninh con con người Đó là cứu giúp loài hổ. Đó là dừng dùng cát hắc ín Đó là quyền tiếp cận đến các công cụ y tế mà có thể thật sự nói cho chúng ta biết ai bị ung thử Đó là tất cả những thứ đó. Đó là sử dụng đồng tiền của chúng ta cho tất cả những điều ấy. Đó là hành động. Tôi đã ở Hiroshima vài tuần trước, và Đức Giáo Hoàng -- Chúng tôi đang ngồi đó trước hàng ngàn người trong thành phố, và ở đây có khoảng 8 trong chúng tôi những người nhận giải Nobel. Và ông ta là một gã xấu, ông ấy như là một đứa trẻ hư trong nhà thờ. Chúng tôi đang nhìn chằm vào mọi người, chờ đến lược mình nói và ông ta hướng về phía tôi và nói "Jody, tôi là một nhà sư Phật Giáo." Tôi nói "Vâng, thưa Đứa Giáo Hoàng. Áo choàng của ngài nói lên điều đó." (Cười) Ông nói, "Tôi biết đó là một loại thiền định, và tôi cầu nguyện." Tôi hỏi "Điều đó tốt, điều đó tốt. Chúng ta cần nó trên thế giới này. Tôi không hiểu lắm, nhưng nó khá hay." Và ông nói, "Nhưng tôi đã trở thành người theo chủ nghĩa hoài nghi. Tôi không tin tưởng rằng thiền định và cầu nguyện có thể thay đổi thế giới này. Tôi nghĩ cái chúng ta cần là hành động Đức giáo hoàng, trong áo choàng của ông ấy là một anh hùng hành động mới của tôi Tôi đã nói chuyện với Aung Sun Suu Kyi vài ngày trước đây. Và hầu hết các bạn biết, bà ấy là một vị anh hùng cho dân chủ tại quốc gia của bà, Burma. Bạn chắc chắn cũng biết rằng bà trải qua 15 trong 20 năm qua trong tù cho nỗ lực của mình để mang đến chế độ dân chủ. Bà chỉ vừa được thả vài tuần trước đây, và chúng ta rất lo lắng để thấy bao lâu bà sẽ được tự do, bởi vì bà ấy đã bước ra những con đường ở Rangoon, kích động cho sự thay đổi. Bà đã bước ra khỏi những con đường, làm việc với đảng của mình để cố gắng xây dựng lại nó. Nhưng tôi nói với bà về nhiều vấn đề. Nhưng một điều mà tôi muốn nói, bởi vì nó như nhau như những gì mà Đức giáo hoàng đã nói. Bà bảo, "Cô biết không, chúng tôi có một con đường dài để đi để cuối cùng có được nền dân chủ trên đất nước của tôi. Nhưng tôi không tin vào hi vọng mà không có sự nỗ lực. Tôi không tin vào hi vọng của sự thay đổi, trừ khi chúng ta hành động để làm ra nó Ở đây là một người nữ anh hùng nữa của tôi Cô ấy là bạn tôi, giáo sư Shirin Ebadi, người phụ nữ hồi giáo đầu tiên mà nhận được giải Nobel hòa bình Bà đã sống lưu vong trong vòng một năm rưỡi trước. Bạn hỏi cô ấy nơi cô ấy ở -- nơi cô ấy đã sống lưu vong? Bà ấy sẽ nói là những sân bay trên thế giới Bà ấy đang đi du lịch bởi vì bà ấy bị truc xuất khỏi quốc gia tại thời điểm diễn ra bầu cử Và thay vì đi về nhà, bà hội ý với những người phụ nữ khác mà bà làm việc chung, người mà nói với bà, "Tránh xa ra. Chúng tôi cần bà tránh ra. Chúng tôi cần có thể nói với bà ngoài ấy, vì thế bà có thể đưa thông điệp về những gì đang diển ra ở đây." Một năm rưỡi bàn ấy bước ra và nói thay mặt cho những người phụ nữ khác trong đất nước của bà, Wangari Maathai -- Người nhận giải hòa bình 2004 Họ gọi bà là quý bà cây, nhưng bà còn hơn cả quý bà cây. Làm việc cho hòa bình rất ư là sáng tạo. Nó thật khó để làm việc mỗi ngày. Khi bà đang trồng những cây đó, Bạn không nghĩ hầu hết mọi người hiểu rằng cùng một thời điểm, bà đang sử dùng hành động của việc tập trung mọi người tròng cây đó để nói về cách mà vượt qua chính quyền độc tài tại quốc gia của bà Người ta không thể tụ họp mà không bị bắt và tống vào tù. Nhưng nếu chúng ta tập trung trồng cây cho môi trường, thì nó lại ổn -- sáng tạo. Nhưng nó không chỉ là người phụ nữ mang tính biểu tượng như Shirin, như Aung Sun Suu Kyi, như Wangari Maathai; đó là những phụ nữ khác trên thế giới người mà cũng đang đấu tranh cùng nhau để thay đổi thế giới. Hội Phụ Nữ Burma -- tổ chức gồm 11 phụ nữ người Burma đến với nhau bởi vì số đông là lớn mạnh. Làm việc cùng nhau là cái thay đổi thế giới chúng ta. Chiến dịch triệu chữ ký của phụ nữ trong Burma làm việc cùng nhau để thay đổi quyền con người, để mang đến nền dân chủ ở thế giới này. Khi một người bị bắt và tống vào tù, người khác đứng lên và tham gia vào phong trào -- nhận ra điều đó, nếu họ làm việc cùng nhau, họ cuối cùng sẽ mang lại sự thay đổi cho chính quốc gia mình. Mairead McGuire ở miền trung, Betty Wiliams của phía tay phải -- mang hòa bình cho Bắc Ireland. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu truyện nhanh Một tài xế xe IRA bị bắn và xe của anh ta va vào những người đang ở phía bên đường. Gồm 1 người mẹ và 3 đứa trẻ. Một đứa bé qua đời ngay tại hiện trường. Đó là chị gái của Mairead Thay vì đâm đầu vào trầm cảm, đau buồn và thất bại vào bộ mặt của sự bạo lực đó, Mairead cùng với Betty -- một người tinh lành trung thành và đứa con công giáo -- và họ hướng tới những con đường và nói, "Không còn bạo lực nữa." Và họ đã có 10,000 người mà đa phần phụ nữ -- vài người là đàn ông -- lên đường và mang đến sự thay đổi. Và họ đã là một phần sự bình yên ở tại Bắc Ireland, và họ vẫn đang tiếp tục công việc đó, bởi vì ở ngoài kia vẫn còn nhiều việc để làm hơn nữa. Đó là Rigoberta Menchu Tum. Cô cũng được nhận giải Nobel Hòa Bình. Cô đang tranh cử tổng thổng. Cô đang giáo dục những người dân bản địa trên đất nước mình về cái ý nghĩa của nền dân chủ, về cái cách mà bạn mang đến sự dân chủ cho đất nước, về cách bầu cử như thế nào nhưng cái nền dân chủ đó không chỉ là bầu cử, mà nó là về một người công nhân năng động. Đó là cái mà tôi đang bận làm -- Chiến dịch bom mìn. Một trong những thứ mà có thế làm chiến dịch này hoạt động bởi vì chúng tôi phát triển nó từ 2 NGO đến hàng ngàn trên 90 quốc gia trên toàn thế giới, làm việc cùng nhau trong sự nghiệp chung để cấm sử dụng bom mìn. Một vài người mà làm cho chiến dịch của chúng tôi có thể chỉ làm việc có lẽ một giờ mỗi tháng. Họ có lẽ tình nguyện thế thôi. Ở đây có những người, như tôi đây, làm việc cả ngày. Nhưng nó là những hành động chung của tất cả chúng tôi mà mang lại sự thay đổi đó. Trong quan điểm của tôi, cái chúng ta cần bây giờ là khiến mọi người đứng dậy và hành động để đòi lại ý nghĩa của hòa bình. Đó không phải là thế giới dơ bẩn. Nó là công việc cực khổ từng ngày một. Và nếu mỗi chúng ta người mà quan tâm về những sự khác biệt chúng ta quan tâm đến Đứng dậy và tình nguyện nhiều như bạn có thể chúng ta sẽ thay đổi thế giới này, chúng ta có thể cứu thế giới này. Và chúng ta không thể đợi những người khác, những người mà làm cho chúng ta Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi nhắc tới sự linh hoạt trong công nghệ, nó dễ dàng hơn bạn tưởng. Hôm nay bạn sẽ thấy vài diễn giả khác mà tôi đã biết, họ sẽ nói về những chuyện rất to lớn, dĩ nhiên, với công nghệ thì không hề có giới hạn. Nên tương đối mà nói, linh hoạt trong công nghệ rất đơn giản. Nếu ta nhìn vào những gì xảy ra trên Internet, với bao điều phi thường trong vòng sáu năm vừa qua, thật khó để so sánh cho đúng. Đa phần cách ta quyết định, cách ta đáng ra phải phản ứng và những gì ta mong đợi trong tương lai phụ thuộc vào cách ta xử lý và phân loại chúng. Vậy nên, tôi nghĩ phép so sánh hợp lý nhất về sự bùng nổ và suy thoái mà ta vừa trải qua với Internet là Cơn sốt Vàng. Bạn có thể nghĩ phép so sánh này rất khác so với những thứ mà bạn đã chọn so sánh. Thứ nhất, chúng đều có thật. Năm 1849, trong Cơn sốt Vàng, họ thu được hơn 700 triệu đô-la tương ứng số vàng ở California. Chuyện hoàn toàn có thật. Internet cũng là thật. Nó là một cách có thật, giúp con người giao tiếp với nhau. Nó là chuyện lớn đấy. Bùng nổ mạnh. Bùng nổ mạnh. Tụt dốc mạnh. Tụt dốc mạnh. Bạn cứ so sánh tiếp. Và cả hai đều rất được mong đợi. Tôi đâu cần nhắc bạn về mọi sự háo hức xảy ra trên Internet... như là GetRich.com. Nhưng nó có điểm giống với Cơn sốt Vàng. " Vàng. Vàng. Vàng. 68 người giàu trên tàu Portland. Chất đầy vàng. Vài người có 5.000 đô-la. Nhiều người có nhiều hơn. Vài người kiếm được tận 100.000 đô-la." Người ta thấy thích thú khi đọc những bài báo này. "Elorado của Hợp chủng quốc Hoa Kì: Sự khám phá ra những mỏ vàng vô tận ở California." Những điểm tương đồng giữa Cơn sốt Vàng và Cơn sốt Internet rất khớp nhau. Nhiều người đã từ bỏ thứ mà họ đang làm dở. Và điều tiếp theo... Cơn sốt Vàng đã kéo dài nhiều năm. Những người ở Bờ Đông năm 1849, khi họ mới biết được tin này, Họ đã nghĩ, "Thật hoang đường." Nhưng họ cứ nghe tin về những người đang giàu lên, và đến năm 1850 họ vẫn nghe điều đó. Và họ vẫn không nghĩ đó là thật. Đến năm 1852, họ nghĩ, "Mình có phải người ngu nhất hành tinh này không khi không đến California nhỉ?" Và rồi họ quyết định đi. Rất nhiều người nghĩ như vậy đó. Các cộng đồng địa phương ở Bờ Đông tập hợp với nhau, và các nhóm gồm 10,20 người... trên khắp đất Mỹ, và họ lập ra những công ty, nhưng chúng cũng chẳng tồn tại được lâu. Nhưng dù họ là luật sư hay làm ngân hàng, mọi người đều bỏ dở việc đang làm, bất kể họ có kĩ năng gì, để đi săn vàng. Người bên trái đây, bác sĩ Richard Beverley Cole. Ông sống ở Philadelphia và đã đi tuyến đường Panama. Họ đi tàu xuống Panama, đi qua eo đất, và lên một chuyến tàu khác về hướng bắc. Còn đây, bác sĩ Toland, đi xe ngựa tới California. Điểm chung ở đây là họ đều từ bỏ nghề bác sĩ của mình. Cả hai đều rất thành đạt. Một bác sĩ trị liệu, người kia là bác sĩ phẫu thuật. Điều tương tự xảy ra trên Internet, chẳng hạn như DrKoop.com. (Cười) Thời kì Cơn Sốt Vàng, mọi người thực sự đã "nhảy tàu." Cảng San Francisco chật kín với 600 chiếc tàu lúc đỉnh điểm cơn sốt. Vì khi đó, thuỷ thủ đã bỏ tàu để đi tìm vàng. Và đúng là có 600 thuyền trưởng và 600 chiếc tàu. Họ biến tàu thành khách sạn, vì họ không thể đỗ tàu đi nơi khác. Ta có cơn sốt "chấm com," và ta có cơn sốt vàng. Và ta thấy vài sự quá đà mà cơn sốt dotcom đã gây ra. Điều tương tự đã xảy ra. Cảng San Francisco lúc đó có khoảng 1300 quân nhân. Một nửa trong số họ đào ngũ để tìm vàng. Và người ta không cho phép số còn lại đi tìm họ vì người ta sợ họ sẽ không quay lại. (Cười) Một người lính gửi thư về nhà, và một câu trong đó là: "Ranh giới giữa tuân thủ luật với sáu đô-la mỗi tháng, và làm trái luật với 75 đô-la mỗi ngày là một thứ rất mơ hồ." Họ tiêu hết vốn đầu tư rất nhanh. Thực sự rất nhanh. Ảnh này từ thời sốt vàng Klondike. Đây là đường mòn White Pass. Họ chất hành lý lên lừa, và ngựa. Và họ đã không tính kĩ. Họ không ước lượng đúng quãng đường cần đi, và họ đã khiến đàn ngựa phải chở quá tải hàng trăm cân. Và thực tế, quá tải đến mức hầu hết ngựa đã chết trước khi chúng đến được đích. Nó được đổi tên thành "đường mòn Ngựa chết." Bộ trưởng Bộ Nội vụ Canada thời đó đã viết: "Hàng nghìn con ngựa chất đầy đồ nằm chết trên đường, chúng nằm chất đống dưới chân vách đá, với yên ngựa và đống hàng hoá nơi chúng ngã từ trên vách xuống, đôi chỗ chúng nằm chồng chất nhau, lấp kín cả ao bùn, chúng chỉ còn là vài nắm đất dưới chân những con ngựa khốn khổ khác đang đi tới. Thật tiếc khi thường phải nói rằng chúng kiệt sức nhưng còn sống, nhưng ta nào có hay biết, cho tới lúc chúng chết rũ rượi ngay bên cạnh chúng ta. Những hốc mắt trống rỗng ở khắp nơi, chúng là những gì còn lại sau khi lũ quạ bỏ đi. Sự vô nhân tính con đường này đã chứng kiến, sự khổ đau bao người phải chịu, thật không tưởng, không lời nào diễn tả được. Các bạn biết đấy, dù không bốc mùi như vụ vừa rồi, ta có chuyện tương tự trên internet: số vốn mất đi là vô cùng lớn. Tôi sẽ nhắc lại chuyện đó bằng cách chiếu lại thứ này. Đây là quảng cáo chiếu ở cúp Super Bowl năm 2000. - Anh nói có nhiều mẫu thiệp mời lắm mà? - Đúng vậy! Vậy tại sao cô ta có thiệp mời giống tôi? ! Điều nhỏ nhặt với người khác... - Tao phải xử mày, thằng nhóc! ...có thể rất quan trọng với bạn. - Đó là vợ anh đấy à? - 15 phút nữa cô ta mới là vợ tôi. Đây là ngày trọng đại của bạn mà... OurBeginning.com - Đời là một sự kiện. Hãy để cả thế giới biết. Jeff Bezos: Rất khó biết được quảng cáo này nói về cái gì. (Cười) Nhưng họ bỏ ra hẳn 3,5 triệu đô-la để chiếu nó tại cúp Super Bowl năm 2000, dù lúc đó doanh thu hằng năm của họ chỉ là 100.000 đô-la. Đây là chỗ phép so sánh với Cơn sốt Vàng không còn đúng nữa, và tôi nghĩ nó khác đi nhiều. Đó là, cơn sốt vàng, khi nó kết thúc, nó kết thúc luôn. Có người viết: "Nhiều người hiện đang ở Dawson thấy rất thất vọng. Họ tới đó sau hành trình hàng nghìn cây số đầy rủi ro, mạo hiểm tính mạng và tài sản, dành hàng tháng lao động cực nhọc, và tràn trề niềm hi vọng đạt được mong muốn của mình chỉ để phát hiện rằng: rằng nơi này chẳng có gì cho họ cả. Và đó dĩ nhiên là chuyện thường thấy. Vì khi đào sạch vàng, họ đã làm vậy rất nhanh. Ý tôi là, nếu ta nhìn vào Cơn sốt Vàng năm 1849, toàn bộ các lưu vực sông trên nước Mỹ... trong vòng hai năm đã bị xới tung hết Và sau đó, chỉ những công ty lớn mới sử dụng công nghệ khai thác hiện đại để khai thác vàng ở đó. Tôi nghĩ có phép so sánh đúng hơn nhiều và khiến ta thấy lạc quan hơn. Và phép so sánh đó là ngành công nghiệp điện. Có rất nhiều điểm chung giữa internet và ngành công nghiệp điện. Với ngành điện, ta thực sự phải... Một điểm chung là cả hai đều rất linh hoạt, có thể phối hợp cùng nhiều ngành khác. Chúng không chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp. Nhưng điện cũng là một ngành rất rộng, nên ta phải thu gọn nó lại. Bạn biết đấy, chẳng hạn như về phương tiện truyền tải điện, nó là cách điều phối tỉ mỉ từng chi tiết, hay truyền dữ liệu. Có rất nhiều điều thú vị về điện. Một phần của cuộc cách mạng điện năng mà tôi muốn tập trung vào là thời hoàng kim của đồ gia dụng. Một sản phẩm tuyệt vời giúp thế giới sẵn sàng dùng đồ gia dụng là bóng đèn. Vậy bóng đèn là thứ giúp cả thế giới dùng điện. Và họ đã không nghĩ rằng đồ gia dụng sẽ sử dụng đến điện. Họ không hề nghĩ tới... Họ không cho rằng họ đang mang điện tới từng nhà, Họ chỉ muốn thắp sáng từng nhà thôi. Việc đó đã mất rất lâu... Đây là một cú đầu tư cực kỳ lớn. Mọi con phố phải được đào lên. Đây là ảnh công trường ở Hạ Manhattan, ở đó họ đã xây những trạm phát điện đầu tiên, và họ đang đào hết đường lên. Công ty Edison Electric, sau này là Edison General Electric, rồi trở thành General Electric, đã trả tiền cho việc đào đường, đó là một khoảnchi phí khổng lồ. Và đó không hẳn là điều tương đồng nhất với mạng internet. Vì hãy nhớ rằng mạng đã được xây trên nền tảng hạ tầng có sẵn của mạng lưới điện thoại đường dài. Vậy nên mọi dây cáp, mọi cơ sở hạ tầng... Tôi đang nói đến thời điểm bùng nổ của mạng năm 1994 với tốc độ phát triển cỡ 2.300% mỗi năm. Sao nó phát triển được 2300% mỗi năm vào năm 1994 khi người ta không thực sự đầu tư vào mạng? Lý do vì cơ sở hạ tầng đã có sẵn rồi. Vậy, bóng đèn đã giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, và rồi đồ gia dụng bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt. Sản phẩm đầu tiên là quạt điện. Đây là quạt điện năm 1890. Thời kỳ hoàng kim của tăng trưởng đồ gia dụng đã kéo dài... tuỳ theo cách bạn tính, nhưng thường từ 40 đến 60 năm. Nó kéo dài rất lâu, bắt đầu từ khoảng những năm 1890. Quạt điện là một sản phẩm rất thành công. Bàn là điện cũng vậy. Nhân tiện, đây là khởi đầu của vụ kiện sợi a-mi-ăng. (Cười) Cái tay cầm kia có thành phần chứa sợi a-mi-ăng. Đây là máy hút bụi đầu tiên, mẫu máy Skinner năm 1905 do Công ty Hoover sản xuất. Nó nặng 92 kg, cần hai người để dùng nó, và đắt bằng một phần tư chiếc ô tô. Công ty đã chẳng bán được nhiều hàng. Những người đã mua chiếc máy đó đúng là những khách hàng rất trung thành (Cười) của mẫu máy Skinner 1905 ấy. Nhưng ba năm sau, vào năm 1908, nó chỉ nặng 18 kg. Không phải mọi sản phẩm đó đều thành công vang dội. (Cười) Đây là máy ép cà vạt chạy điện, nó chẳng được ưa chuộng lắm. Cà vạt khá khó nhàu, và người ta chẳng cần nó lắm. Những món này cũng không được ưa dùng: Máy sấy và làm ấm giày. Chưa bao giờ bán chạy. Nó có tận sáu màu liền. (Cười) Tôi không biết tại sao nữa. Nhưng tôi nghĩ, đôi khi một sáng chế đã ra đời không đúng lúc, Có lẽ đã đến lúc cho nó thêm một cơ hội nữa. Nên tôi nghĩ ta có thể làm quảng cáo Super Bowl cho thứ này. Ta cần đối tác phù hợp. Tôi nghĩ nó thật... (Cười) Tôi nghĩ rất hợp lý khi cho sản phẩm này thêm một cơ hội nữa. Máy nướng bánh rất phổ biến vì trước kia, nó nướng bánh trực tiếp với lửa, điều đó rất tốn thời gian và công sức. Tôi muốn nói đến 1 thứ. Cái này... Các bạn biết đây là gì mà. Lúc đó họ chưa sáng chế ra ổ cắm điện. Nên đây là... Hãy nhớ họ không đi dây trong nhà để đấu điện. Họ đi dây chỉ để lắp đèn, thứ đồ gia dụng duy nhất sẽ cắm vào đó. Mỗi phòng thường có một đui đèn trên trần và họ cắm dây vào đó. Nếu bạn từng thấy "Vòng quay Tiến bộ" ở Công viên Disney, bạn sẽ thấy điều đó. Các dây điện sẽ đều cắm vào đó. Tương tự, đồ gia dụng sẽ cắm điện ở đó. Ta chỉ cần tháo bóng đèn nếu ta cần cắm điện cho đồ gia dụng. Sản phẩm nổi tiếng tiếp theo là máy giặt. Đây là sản phẩm nhiều người thèm muốn. ai cũng muốn có một chiếc máy giặt điện. Bên trái là ngăn để nước xà phòng. Có mô tơ quay ở đó, nó quay và làm sạch quần áo. Đây là chỗ để vắt. Ta lấy quần áo khỏi đó và để vào đây. Và rồi quần áo được cho vào máy vắt này. Món đồ đó bán rất chạy. Người ta hay để nó ngoài sân, việc bố trí đó khá mất công. Ta phải đi dây vào nhà và cắm nó vào chiếc đui đèn. (Cười) Đó chính là điều quan trọng tôi muốn đề cập đến trong bài nói này, vì người ta chưa sáng chế ra nút tắt máy. Mãi về sau mới có nút tắt trên đồ gia dụng, vì người ta không muốn dây cắm điện cứ ở đó và chiếm chỗ chiếc đui đèn. Nên khi dùng xong là họ sẽ rút dây điện ra. Họ đã làm vậy chứ không phải tắt đi. Và như tôi vừa nói, người ta cũng chưa sáng chế ra ổ điện. Nên máy giặt là một sản phẩm khá nguy hiểm. Khi bạn tìm hiểu về nó, sẽ có rất nhiều bài mô tả kinh hoàng về tóc và quần áo bị mắc vào máy. Và họ không thể giật dây ra, vì nó cắm chặt vào đui đèn ở trong nhà. Và cũng không có công tắc, nên... ... thật không an toàn. Và bạn có thể nghĩ rằng tổ tiên ta thật ngu dốt khi cắm dây điện vào đui đèn như thế này. Nhưng, trước khi tôi phê phán tổ tiên quá nhiều, Tôi muốn cho các bạn xem, đây là phòng họp của tôi. Tôi thấy nó thật tạm bợ. Trước tiên, những chiếc đui đèn đã bị lắp ngược, nên dây cắm cứ bị tuột ra và tôi phải dán băng dính vào. Chưa là gì đâu, nó vẫn chưa phải điều tệ hại nhất. Dưới bàn tôi trông thế này này. Tôi chụp bức này hai hôm trước. Vậy là ta chưa tiến bộ nhiều lắm từ 1908, thực sự ta vẫn còn rất lộn xộn. Và ta nghĩ nó đã khá hơn rồi, nhưng bạn đã thử tự cài mạng theo chuẩn 802.11 bao giờ chưa? Tôi thách các bạn đấy. Khó lắm. Tôi quen vài tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính... việc cài đặt nó làm họ phát khóc. Khóc sướt mướt luôn. Đó là giả sử bạn đã lắp mạng dây DSL ở nhà rồi. Hãy thử cài đặt DSL trong nhà. Các kĩ sư cài nó hằng ngày còn không làm nổi. Thường họ phải đến nhà ba lần. Một anh bạn tôi đã kể chuyện rằng, không những các kĩ sư đến rồi phải chờ, khi những kĩ sư đến nhà anh ấy lần thứ ba, họ còn phải gọi người khác, Họ rất vui vì điện thoại anh ấy có loa ngoài vì họ phải chờ máy tận một tiếng để nói chuyện với người khác để gửi họ mật khẩu mạng sau khi họ đến. Đó là một mớ rất vô tổ chức. Mà DSL cũng còn rất thô sơ. Sợi cáp đồng xoắn đôi này không được thiết kế để làm việc như vậy. Bạn biết đấy, chúng ta vẫn rất thô sơ. Và vấn đề là ở đó, vì... sự linh hoạt, nếu bạn nghĩ về nó như cơn sốt vàng thì giờ bạn sẽ rất chán nản. Vì miếng vàng cuối cùng đã mất rồi. Nhưng cái hay là, với công nghệ, không có miếng cuối nào cả, mọi điều mới mẻ đều tạo ra hai câu hỏi mới, và hai cơ hội mới. Và nếu bạn tin vào điều đó, thì bạn sẽ tin rằng hiện giờ... Tôi nghĩ như thế này: tôi tin rằng ta vẫn còn rất tạm bợ và tôi còn chưa nói về giao diện người dùng trên mạng. Có rất nhiều thứ tạm bợ, rất nhiều thứ dở tệ. Ta đang ở giai đoạn Máy giặt Hurley năm 1908 của internet. Ta đang ở đó đấy. Dù ta không bị mắc tóc vào nó. Nhưng đó là mức độ thô sơ của ta hiện giờ. Ta đang ở thời 1908. Và nếu bạn tin điều đó thì những thứ như này sẽ không làm bạn khó chịu. Đây là hồi 1996: ... khiếm khuyết chồng chất - khiến trải nghiệm online rất tệ hại." 1998: "amazon. tiêuđời." Và 1998, "amazon.nổtung" Mẹ tôi ghét tấm ảnh này. Nhưng, nếu bạn tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu, nếu bạn tin đây mới chỉ là Máy giặt Harley năm 1908, thì bạn cực kì lạc quan. Và tôi nghĩ ta đang ở đó. Và tôi nghĩ phía trước ta còn nhiều cải tiến hơn là đằng sau ta. Và năm 1917, Công ti Sears... Tôi muốn trích cho đúng. Đây là quảng cáo họ đăng năm 1917. Nó nói : "Hãy dùng điện cho nhiều thứ hơn đèn". Và tôi nghĩ ta đang ở đó. Ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Xin cảm ơn. Tôi muốn nói với tất cả các bạn rằng rằng tất cả các bàn là những người nửa người nửa máy (cyborg) nhưng không phải những cyborg mà các bạn nghĩ. Các bạn không phải là RoboCop hay Kẻ Hủy Diệt mà các bạn là những cyborg mỗi khi các bạn nhìn vào màn hình máy tính hay sử dụng những chiếc điện thoại di động của mình. Vậy định nghĩa cho cyborg là gì? Định nghĩa truyền thống là đó là một cơ thể "mà được thêm những thiết bị phụ trợ bên ngoài với múc đích giúp ích trong việc thích nghi với môi trường mới." Định nghĩa này xuất xứ từ một bài báo vào năm 1960 viết về thám hiểm không gian. Bởi vì, nếu các bạn nghĩ về điều này, không gian khá là nguy hiểm; con người không nên ở đó. Nhưng con người tò mò và họ muốn trang bị cho cơ thể họ những thứ để họ có thể leo lên dãy An-pơ một ngày nào đó và ngày hôm sau thì lại trở thành một con cá dưới biển. Chúng ta hãy nhìn lại vào định nghĩa truyền thống của nhân loại học. Ai đó đến đất nước khác và nói "Những con người này mới hay làm sao, công cụ của họ mới hay làm sao, văn hóa của họ mới hấp dẫn làm sao." Và rồi họ viết một văn kiện và có thể vài nhà nhân loại học khác đọc nó và họ nghĩ rằng nó lạ. Điều đang diễn ra là chúng ta tự nhiên tìm thấy một giống loài mới. Tôi, là một nhà nhân chủng học về cyborg, tự dưng lại nói "Ồ, hay quá. Bây giờ bỗng nhiên là một thể loại người thông tuệ mới. Và hãy để ý những văn hóa tuyệt vời này mà xem. Và cả những tập tục hấp dẫn kia mà ai ai cũng đang thực hiên xung quanh cái công nghệ kia. Họ đang nhấp chuột vào những thứ linh tinh và nhìn chằm chằm vào màn hình." Có một lý do vì sao tôi lại chọn theo đuổi nghiên cứu về lĩnh vực này thay vì nghiên cứu về nhân loại học truyền thống. Và lý do chính là việc sử dụng công cụ, ngày xưa, trong vòng hàng nghìn năm, mọi thứ đã chỉ là sự biến đổi của bản thân. Nó đã giúp ta mở rộng bản thân, đi nhanh hơn, đánh mạnh hơn và đã có giới hạn. Nhưng bây giờ chúng ta xem những thứ này không phải như sự mở rộng bản thân mà là sự mở rộng tâm lý. Và bởi thế, chúng ta lại có thể đi lại nhanh hơn, liên lạc theo cách khác. Và thứ khác đã diễn ra là chúng ta đang mang theo trên người cái công nghệ Mary Poppins này. Chúng ta có thể để bất kỳ thứ gì ta muốn vào nó và nó không hề nặng lên và rồi chúng ta lại có thể tháo gỡ bất kỳ thứ gì ra khỏi nó. Bên trong máy tính của các bạn trông như thế nào? Nếu các bạn in nó ra, nó sẽ trông như là hàng tá vật liệu mà các bạn xách nó theo mọi lúc mọi nơi. Và nếu các bạn mất lượng thông tin đó, nó sẽ đồng nghĩa với việc tự nhiên các bạn bị mất một cái gì đó trong tâm trí mà các bạn cảm thấy như bị mất một cái gì đó tuy nhiên các bạn không thể thấy được điều đó, nên cảm giác đó rất lạ. Điều nữa là các bạn như có một con người thứ hai. Cho dù các bạn có thích điều đó hay không, các bạn bắt đầu online nhiều hơn và mọi người bắt đầu giao tiếp với con người thứ hai của bạn khi các bạn không ở đó. Và vì thế các bạn phải cẩn thận trong việc để cho cổng ảo của mình mở mà chính là cái wall Facebook của các bạn để người ta không viết linh tinh lên đó vào giữa đêm -- bởi nó đích xác là điều tương tự. Và bỗng dưng chúng ta bắt đầu phải bảo trì con người thứ hai của chúng ta. Các bạn phải trưng bày bản thân trong cái cuộc sống số theo cách tương tự như các bạn trưng bày bản thân trong cuộc sống a-na-lốc. Thế nên, bằng cách tương tự như khi mỗi lần các bạn thức dậy, tắm và mặc quần áo, các bạn phải học hỏi làm những thứ đó cho con người số của các bạn. Và vấn đề chính là có rất nhiều người bây giờ, đặc biệt là các vị thành niên, họ phải trải qua hai đợt vị thành niên. Họ phải trải qua đợt chính, mà đã khá là kỳ quặc rồi, và rồi họ phải trải qua đợt thứ hai của bản thân thứ hai. Và nó còn kỳ cục hơn nữa bởi vì có một lịch sử những thứ mà họ đã trải qua trên mạng. Và bất kỳ ai mới đến với công nghệ, đó chính là một vị thành niên đang ở trên mạng ngay bây giờ. Và vậy là nó rất kỳ quặc và rất khó để họ làm những thứ đó. Nên khi tôi còn nhỏ, bố tôi hay đặt tôi ngồi xuống vào ban đêm và nói "Bố sẽ dạy cho con biết về thời gian và không gian." Và tôi trả lời "Hay quá." Và một ngày ông ấy nói "Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là gì?" Và tôi trả lời "Đó là một đường thẳng. Bố nói với con hôm qua rồi mà." Tôi lúc đó nghĩ mình đúng. Bố tôi nói "Không, không. Có một cách hay hơn." Ông ấy cầm lấy một tờ giấy, vẽ hai điểm A và B ở hai bên và gập chúng lại với nhau. Và ông ấy nói "Đó là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm." Và tôi nói "Bố, bố, bố làm sao hay thế?" Ông ấy nói "Thì con chỉ việc bẻ cong không gian và thời gian, nó tốn rất nhiều năng lượng và đó là cách mà con có thể làm điều đó." Và tôi nói "Con muốn làm điều đó." Và ông ấy nói "Ừ, được" Và rồi, khi tôi đi ngủ trong vòng 10 hay 20 năm tiếp theo, tôi nghĩ vào mỗi tối "Mình muốn là người đầu tiên tạo nên lỗ hổng vũ trụ để làm cho mọi thứ tăng tốc nhanh hơn. Và mình muốn chế tạo nên một cỗ máy thời gian." Tôi đã luôn gửi tin nhắn cho chính bản thân ở tương lai bằng máy ghi cassete. Nhưng rồi khi tôi học đại học tôi nhận ra một điều rằng công nghệ không tự được sử dụng bởi vì nó hoạt động; nó được áp dụng bởi vì con người sử dụng nó và nó được tạo ra dành cho con người. Nên tôi bắt đầu nghiên cứu về nhân loại học. Và khi tôi viết bài luận văn của mình về điện thoại di động, tôi nhận ra rằng mọi người đang mang theo mình những lỗ hổng vũ trụ trong túi quần của mình. Họ không vận chuyển bản thân một cách vật lý mà bằng cách tâm lý. Họ sẽ ấn vào cái nút và họ sẽ được kết nối từ điểm A đến điểm B ngay lập tức. Và tôi chợt nghĩ "Ồ, mình hiểu rồi. Hay quá." Nên thời gian và không gian đã bị bẻ cong bởi quá trình này. Các bạn có thể đứng ở phía bên kia của thế giới thỏ thẻ điều gì đó và lời thỏ thẻ đó sẽ được nghe ở đầu bên kia. Một trong những sáng kiến khác là các bạn có thể có một loại thời gian khác nhau trên mỗi thiết bị mà các bạn dùng. Mỗi cái tab trên trình duyệt của bạn cho bạn một loại thời gian khác biệt. Và bởi thế, các bạn bắt đầu đào sâu vào bộ nhớ ngoại của các bạn -- các bạn đã để chúng ở đâu? Nên giờ tất cả chúng ta đều là những nhà cổ sinh vật học đang đào tìm kiếm những thứ ta đã mất trong những bộ não ngoại mà chúng ta đang mang theo trong túi. Và điều này tạo nên một cấu trúc hoang mang. Ôi không, nó đâu rồi? Tất cả chúng ta là (những nhật vật trong) bộ phim dài tập "I Love Lucy" trên dây chuyền sản xuất của thông tin và chúng ta không theo kịp nó. Nên điều đang diễn ra là khi chúng ta đem tất cả những thứ đó đến với khoảng không gian xã hội, chúng ta lúc nào cũng kiểm tra điện thoại. Nên chúng ta có cái thứ được gọi là sự gần gũi xung quanh. Không hẳng là chúng ta lúc nào cũng được kết nối với những người khác nhưng vào bất kỳ lúc nào chúng ta đều kết nối được với bất kỳ ai. Và nếu bán có thể in ra được tất cả mọi người trong chiếc di động của bạn, căn phòng hẳn sẽ rất chật. Đây là những người mà các bạn đang có thể tiếp cận, nói chung -- tất cả những người này, tất cả những người bạn và gia đình mà bạn có thể kết nối với. Và vì thế có những hiệu ứng tâm lý mà đồng thời xảy ra với điều này. Một thứ mà tôi thật sự lo lắng là con người không còn dành thời gian cho việc phản ánh tinh thần nữa và họ không còn đi chậm lại hoặc dừng lại, ở trong phòng cùng với những người đó mà đang đấu tranh để nhận được sự chú ý trên những giao diện thời gian đồng thời, cổ sinh vật học và cấu trúc hoang mang. Họ không chỉ ngồi đó. Và thật sự, khi bạn không còn có sự nhập liệu từ bên ngoài, đó chính là lúc bản thân được tạo hóa khi các bạn có thể thực hiện những kế hoạch lâu dài, khi các bạn có thể cố tìm xem chính mình là ai. Và rồi, khi các bạn làm điều đó, các bạn có thể tìm ra cách để thể hiện bản thân thứ hai của các bạn một cách đúng đắn, thay vì đợi cho mọi thứ đến rồi mới xử lý chúng -- và ồ, mình phải làm cái này, và mình phải làm cái này, và mình phải làm cái này. Và thế nên điều này rất quan trọng. Tôi thật sự lo sợ rằng, nhất là đối với những đứa trẻ ngày nay, chúng sẽ không phải đối mặt với khoảng thời gian không ở trên mạng này, rằng chúng sẽ có một cái văn hóa bấm chuột là có ngay và rồi mọi thứ đến với chúng và rằng chúng sẽ trở nên quá đối thích thú với nó và trở nên nghiệp ngập nó. Nên nếu các bạn nghĩa về điều này, thế giới chưa hề dừng lại. Nó có những thiết bị ngoại của chính nó và những thiết bị này đang giúp tất cả chúng ta liên lạc và tiếp xúc với nhau. Nhưng khi các bạn hình dung ra nó, tất cả những kết nối này mà chúng ta đang thực hiện ngay bây giờ -- đây là hình ảnh kết nối của Internet -- nó không giống công nghệ chút nào; thật ra nó trông rất tự nhiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà chúng ta có thể kết nối được như thế này. Và không phải là máy móc đang dần chiếm lĩnh; nó đang giúp chúng ta trở nên con người hơn, giúp chúng ta kết nối với nhau. Công nghệ thành công nhất đang tự tránh đường và giúp ta sống cuộc sống của chúng ta. Và thật sự, nó có một kết cục con người hơn là công nghệ bởi vì chúng ta đang cùng tạo nên lẫn nhau mọi lúc mọi nơi. Và đây là vấn đề quan trọng mà tôi muốn nghiên cứu: rằng mọi thứ đều đẹp đẽ, rằng đó vẫn là sự kết nối giữa con người; nó chỉ được thực hiện bằng một cách khác mà thôi. Chúng ta chỉ đang tăng cười tính con người của chúng ta và khả năng kết nối của chúng ta, mặc cho địa lý như thế nào. Đó là ví sao tôi nghiên cứu về nhân loại học nửa người nửa máy. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Nếu nhìn xung quanh mình, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thứ quanh ta chỉ bắt đầu là các loại đá và bùn bị chôn sâu dưới lòng đất ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng, dĩ nhiên, bây giờ thì chúng trông không giống đá và bùn nữa; chúng trông giống TV, máy quay, màn hình, hay những chiếc mi-crô ở đài phát thanh. Và cái sự biến đổi kì diệu này là cái mà tôi muốn tìm hiểu thông qua dự án của mình, được biết đến với cái tên Dự án Máy nướng bánh mì. Và nó cũng được truyền cảm hứng từ câu trích này của Douglas Adams, từ cuốn "Chỉ dẫn đến Thiên hà dành cho Kẻ đi nhờ xe." Và trong đó miêu tả người anh hùng của quyển sách -- một người đàn ông thế kỉ 20 -- thấy mình bị lạc vào một hành tinh lạ của những người chỉ có công nghệ sơ đẳng. Và anh ta đã tưởng rằng, phải, anh sẽ trở thành -- với những tên nhà quê này -- anh sẽ trở thành hoàng đế của bọn họ và biến đổi xã hội của họ bằng những kiến thức công nghệ tuyệt vời của mình bằng khoa học, và những nguyên tố, nhưng, dĩ nhiên, anh nhận ra rằng không có phần còn lại của xã hội con người, thì anh thậm chí còn không làm nổi một cái bánh kẹp, chứ đừng nói là một cái máy nướng bánh mì. Nhưng anh ta không có Wikipedia. Thế là tôi nghĩ, được rồi, mình sẽ thử làm một cái máy nướng bánh mì chạy điện từ đầu đến cuối. Và, với ý nghĩ rằng cái máy nướng bánh điện rẻ nhất cũng sẽ là cái máy dễ có thể tái tạo ngược lại nhất, tôi đã đi mua cái máy nướng bánh mì rẻ nhất mà tôi có thể tìm được, mang nó về nhà và tôi đã khá là hoảng khi phát hiện ra rằng, trong cái vật này, cái vật mà tôi đã mua với giá chỉ có 3 bảng 94 xu, có tới 400 phần khác nhau làm từ hơn 100 vật liệu khác nhau. Tôi không có cả đời để làm dự án này; tôi chỉ có khoảng 9 tháng. Thế là tôi nghĩ, được rồi, tôi sẽ bắt đầu với 5 loại nguyên tố. Và chúng là thép, mi-ca, nhựa, đồng và mạ kền. Thế là, bắt đầu với thép: chúng ta làm thép thế nào nhỉ? Tôi đã đến và gõ cửa của một giáo sư ở Rio Tinto thuộc ngành Khai thác Khoáng sản Cấp cao tại Trường học Hoàng gia về Mỏ và hỏi, "Người ta làm thép như thế nào?" Và Giáo sư Cilliers đã rất tốt bụng giải thích rõ ngọn ngành cho tôi nghe. Và qua trí nhớ mơ màng của tôi về môn khoa học ở lớp GCSE -- thì, thép làm từ sắt, thế là tôi gọi điên cho một mỏ sắt. Và bảo là, "Xin chào, tôi đang cố làm một cái máy nướng bánh mì. Tôi có thể đến và lấy ít sắt được không?" Không may là, khi tôi đến đấy -- Ray bước ra. Ông đã nghe nhầm tôi và tưởng là tôi đang đến bởi vì tôi muốn làm một cái tranh áp-phích (toaster/poster), và vì thế ông chưa chuẩn bị gì để đưa tôi xuống mỏ. Nhưng sau khi tôi cằn nhằn một lúc, thì ông đã đồng ý. (Video) Ray: Đây là những nếp đá vôi. Nó được tạo ra bởi các sinh vật biển 350 triệu năm trước trong một môi trường tốt, ấm và đầy nắng. Khi cậu học về địa chất, cậu có thể nhìn thấy được những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và đã có những thay đổi cực lớn trên trái đất. Thomas Thwaites: Như các bạn có thể thấy, họ đã treo đồ trang trí Giáng Sinh lên. Và dĩ nhiên, đây không còn là một mỏ đang hoạt động nữa, bởi vì, dù Ray là thợ mỏ ở đây, cái mỏ này đã bị đóng cửa và giờ được mở lại như một dạng chỗ tham quan cho khách du lịch, bởi vì, dĩ nhiên, nó không thể cạnh tranh với những mỏ còn đang hoạt động tầm cỡ lớn, như ở Nam Mỹ, Úc, hay là đâu đấy. Nhưng mà đằng nào thì, tôi cũng đã lấy được một va-li đầy quặng sắt và kéo nó về Luôn Đôn bằng tàu, và rồi tôi phải đối mặt với một vấn đề: Hừm, làm thế nào chúng ta biến cục đá này thành một thành phần cấu tạo của cái máy nướng bánh mì đây? Thế là tôi quay lại gặp Giáo sư Cilliers, và ông bảo tôi "Hãy đến thư viện" Thế là tôi nghe lời ông và tôi xem qua những cuốn sách học đại học về ngành luyện kim -- mà theo tôi là hoàn toàn vô dụng đối với những thứ tôi đang muốn làm. Bởi vì, dĩ nhiên, họ không nói rõ ra phải làm thế nào nếu bạn muốn tự làm mà không có một lò luyện kim. Thế là cuối cùng tôi đi đến Thư viện Lịch sử Tự nhiên và tìm quyển sách này. Đây là quyển sách giáo khoa đầu tiên về luyện kim ít ra là đầu tiên ở phương Tây. Và ở đây các bạn có thể nhìn thấy phần khắc gỗ đấy là cái mà tôi cuối cùng đã ngồi làm. Nhưng thay vì là ống thổi, tôi lại có một cái máy thổi lá. (Tiếng cười) Và đó là một điều mà cứ lặp đi lặp lại trong suốt dự án, tức là, càng muốn làm quy mô nhỏ bao nhiêu, thì bạn càng phải tìm cách làm từ xa xưa trong lịch sử bấy nhiêu. Và đây là kết quả của một ngày và nửa đêm luyện sắt. Tôi kéo cái thứ này ra, và nó không phải là sắt. Nhưng may thay, tôi đã tìm được một bằng sáng chế trên mạng, dành cho các lò luyện kim công nghiệp dùng sóng vi ba Và sau 30 phút chạy hết công suất, tôi đã có thể hoàn thành quá trình. Và, kế tiếp -- (Vỗ tay) Vật liệu kế tiếp mà tôi cần làm là đồng. Lần nữa, cái mỏ này đã từng một thời là mỏ đồng lớn nhất trên thế giới.. Bây giờ thì nó không còn là như thế nữa, nhưng tôi tìm được một giáo sư địa chất đã nghỉ hưu để dẫn tôi xuống đấy. Và ông nói là "Được rồi, tôi sẽ để cậu lấy ít nước từ mỏ này." Và cái lý do mà tôi muốn lấy nước là bởi vì nước đó đã chảy qua mỏ và đã nhiễm phèn và bắt đầu ăn mòn, hòa tan các khoáng sản trong mỏ. Và một ví dụ tốt của điều này là mỏ Rio Tinto, nằm ở Bồ Đào Nha. Như các bạn có thể thấy, nó có rất rất nhiều khoáng sản hòa tan ở trong. Quá nhiều, đến nỗi giờ nó là nhà cho các loại vi khuẩn ưa môi trường có axít và độc hại. Nhưng mà nói chung là, thứ nước mà tôi mang về từ đảo Anglesey, nơi có cái mỏ -- đã có đủ đồng trong đó để tôi làm những cái chấu cho cái phích cắm điện bằng kim loại của tôi. Rồi việc tiếp theo là: tôi đi đến Scotland để tìm mi-ca. Mi-ca là một khoáng sản cách điện rất tốt dùng để ngăn cản dòng điện. Đó là hình của tôi đang lấy mi-ca. Và vật liệu cuối cùng tôi sẽ nói đến hôm nay là nhựa. Dĩ nhiên, máy nướng bánh mì của tôi phải có một lớp vỏ nhựa chứ. Nhựa dẻo chính là đặc điểm của đồ điện rẻ tiền. Và bởi vì nhựa làm từ dầu, thế nên tôi đã gọi điện cho BP và dành phải nửa tiếng đồng hồ cố gắng thuyết phục phòng Quan hệ quần chúng tại BP rằng sẽ rất tuyệt cho họ nếu họ đưa tôi đến một giàn khoan dầu bằng máy bay và cho tôi một bình dầu. BP rõ ràng là có chuyện khác đang phải bận tâm. Nhưng ngay cả thế họ đã không được thuyết phục lắm và bảo "Được rồi, chúng tôi sẽ gọi lại cho anh" -- quên luôn. Thế là tôi tìm các cách khác để tạo ra nhựa. Và hóa ta bạn có thể làm nhựa từ các loại dầu khác, như là dầu từ cây cỏ, nhưng ngay cả từ tinh bột cũng được. Vì vậy đây là những cố gắng làm nhựa từ tinh bột khoai tây. Và trong một lúc thì trông nó khá là ổn. Tôi đổ nó vào khuôn, mà bạn có thể nhìn thấy ở đây, cái mà tôi đã làm ra từ thân cây. Và nó đang có vẻ rất ổn, nhưng tôi đã để nó ở ngoài, bởi vì bạn phải để nó ở ngoài cho nó khô, và thật không may, khi tôi quay lại có mấy con sên đang ăn những phần không bị ướt của khoai tây. Trong phút tuyệt vọng, tôi đã quyết định mình phải nghĩ thoáng ra một chút. Các nhà địa chất thực chất đã đặt tên -- à, thực ra họ đang tranh cãi liệu có nên đặt tên -- cho thời đại mà chúng ta đang sống -- họ đang tranh cãi liệu có nên gọi nó là một kỷ nguyên địa chất mới gọi là Anthropocene, thời đại của Con Người. Và đó là bởi vì các nhà địa chất trong tương lai sẽ có thể thấy một sự chuyển đổi lớn trong các tầng đá hiện giờ đang nằm ở dưới lòng đất. Một cách đột ngột, nó sẽ phóng ra xạ giống như trong vụ nổ Chernobyl và bằng khoảng tất cả 2 000 quả bom nguyên tử đã từng được kích hoạt kể từ năm 1945. Và sẽ có cả những sự tuyệt chủng -- như các hóa thạch sẽ tự nhiên biến mất. Thêm nữa, tôi nghĩ là trong tương lai sẽ còn có các loại nhựa nhân tạo, chất dẻo, dính vào trong đá. Thế là tôi đi tìm nhựa -- tôi quyết định là tôi có thể đào những loại đá-hiện-đại này. Tôi đã đi Manchester để đến một nơi gọi là Axion Recycling. Và họ sắp hoàn thành cái được gọi là WEEE, nghĩa là chỉ thị về rác thải điện tử ở Châu Âu. Và những chỉ thị đó được đưa vào thi hành để cố xử lý những núi đồ dùng được tạo ra và rồi được dùng trong nhà của chúng ta và sau đó đi đến bãi đổ rác. Nhưng chỉ đến thế này thôi. (Nhạc) (Tiếng cười) Và đó là cái máy nướng bánh của tôi. (Vỗ tay) Và đó là cái máy mà không có vỏ bên ngoài. Và đó là cái máy ở trên kệ bán hàng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Tôi được cho biết là anh có cắm điện vào một lần. TT: Vâng, tôi có cắm điện cho nó. Tôi không biết bạn có thể thấy được không, nhưng tôi không làm được phần cách điện cho các dây kim loại. Kew Gardens cứ khăng khăng là tôi không được đến và chặt vào cây cao su của họ. Vậy nên các dây kim loại không được cách điện. Và có 240 vôn điện đi qua các dây đồng tự chế, ổ cắm điện tự chế. Và trong khoảng năm giây, thì cái máy nướng bánh mì có hoạt động, nhưng sau đó, đáng tiếc, các thành phần gần như tự nấu chảy bản thân. Nhưng tôi thì cho rằng đây dù sao cũng là một thành công, thật đấy. BG: Thomas Thwaites. TT: Cảm ơn. Trong căn phòng này hiện nay có khoảng 600 người, nhưng thực sự có nhiều hơn thế, bởi trong mỗi chúng ta tồn tại nhiều nhân cách khác nhau. Tôi có hai tính cách cơ bản chúng mâu thuẫn và đàm luận với nhau từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi gọi chúng là "người thần bí" và "chiến binh" Tôi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hoạt động chính trị, và theo chủ nghĩa vô thần. Có một định kiến trong gia đình tôi như sau: Nếu bạn thông minh, thì bạn sẽ không theo đạo. Tôi là một cô bé hay gây chuyện trong nhà. Tôi là một đứa bé ký quặc luôn muốn có những thảo luận sâu về những thế giới có thể tồn tại ngoài những gì chúng ta có thể nhận thức bằng giác quan. Tôi đã từng muốn biết những gì con người nhìn thấy nghe và nghĩ có thực sự là một bức tranh chính xác và thực tế Để tìm câu trả lời, tôi tìm hiểu thiên chúa giáo; tôi tham gia cùng những người hàng xóm. Tôi đã đọc những tác phẩm của Sartre và Socrates. Và một điều kỳ diệu đã xảy ra khi tôi học cấp 3: Những bậc thầy từ phương Đông bắt đầu đổ bộ lên các bờ biển của Châu Mỹ. Và tôi tự nhủ với mình, "Tôi muốn trở thành một trong số họ." Rồi từ đó, Tôi bắt đầu cuộc hành trình của người bí ẩn, cố gắng tìm hiểu những thứ bên ngoài những gì mà Albert Einxtein gọi là, "Con mắt bị đánh lừa bởi những nhận thức hàng ngày." Vậy điều đó có nghĩa là gì? Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy. Bây giờ, chúng ta hãy hít bầu không khí trong lành trong căn phòng này. Bây giờ, quan sát điều lạ kỳ, dưới lớp nước, trong như một dẫy san hô ngầm phải không? Thực ra đó là khí quản Và những quả cầu nhiều mầu sắc kia là vi trùng chúng đang lơ lửng trong căn phòng này ngay lúc này, quanh mỗi chúng ta. Nếu chúng ta khồng chú ý tới những sinh vật đơn giản này, hình dung xem những gì chúng ta đang lờ đi ngay lúc này đây ở kích thước nguyên tử rất nhỏ và sau đó là ở tầm vũ trụ rộng lớn. Những năm tháng sống như người bí ẩn khiến tôi đặt câu hỏi cho chính mình về hầu hết những giả thuyết của mình. Chúng làm tôi tự hào rằng tôi không biết gì hết. Giờ đây khi phần bí ẩn trong tôi cứ luyên thuyên liên tục như vậy, thì phần chiến binh dương mắt lên. Cô ấy đề cập đến những gì hiện nay đang xảy ra trên thế giới này. Cô ấy lo lắng. Cô ấy nói, "Xin lỗi, tôi bực rồi đấy, và tôi biết một vài thứ, chúng ta nên để ý tới chúng lập tức." Tôi đã sống cả cuộc đời mình như chiến binh, làm việc về những vấn đề của phụ nữ, tham gia các chiến dịch chính trị, và là môt nhà hoạt động về môi trường. Có một việc có thể được coi là điên rồ, xảy ra cho cả hai thần bí và chiến binh trong cùng một cơ thể. Tôi luôn bị cuốn hút bởi một số ít người thành công trong lĩnh vực đó những người cống hiến cả đời mình cho nhân loại với sự bền bỉ của một chiến binh và sự dịu dàng của một người thần bí-- những người giống như Martin Luther King Jr. đã viết, "Tôi không bao giờ có thể được như tôi mong muốn, trừ khi anh có thể được như anh mong muốn." ông viết: "Đây là cấu trúc tương quan của thực tế khách quan." Sau đó mẹ Teresa, một chiến binh huyền thoại khác, nói rằng, "Vấn đề cua thế giới là chúng ta chỉ giới hạn mình ở khái niệm gia đình bé nhỏ của chúng ta." Và Nelson Mandela, người sống với tư tưởng Châu Phi của ubuntu, mang ý nghĩa tôi cần bạn để tôi được là chính tôi, và bạn cần tôi để bạn được là chính bạn. Ngày nay chúng ta đều thích tán dương cả ba chiến binh thần bí này như thể họ được sinh ra bởi dòng máu thánh thần. Nhưng sự thật là tất cả chúng ta đều có cùng khả năng như họ, và chúng ta cần làm nhữn việc họ đẫ làm ngay bây giờ. Tôi thực sự bối rối vì những cách mà tất cả nền văn hóa của chúng ta xem những người khác mình là ác quỷ bằng lời nói tới những người đối lập quanh chúng ta. Lắng nghe những tựa đề này cảu một số những cuốn sách bán chạy từ cả hai phe chính trị ở Mỹ "Chủ nghĩa tự do là một rối loạn tâm thần," " Rush Limbaugh là một thằng ngốc to béo", "Pinheads và những nhà yêu nước," "Cãi nhau với những kẻ ngốc. " Những quyển sách đó cỏ vẻ là những trò đùa vô hại, nhưng chúng thật sự nguy hiểm. Và bây giờ là những tựa đề nghe gần gũi hơn, nhưng những tác giả này có thể làm bạn ngạc nhiên: "Bốn năm rưỡi chiến đấu chống lại dối trá, ngu ngốc và hèn nhát." Ai là tác giả? Đó là tựa đề đầu tiên của Adolf Hitler dành cho cuốn "Mein Kampf" -- "Cuộc đấu tranh của tôi"-- quyển sách khởi đầu Đức Quốc Xã. Thời kỳ đen tối nhất của lịch sử loài người, ở Căm bu chia hay Đức hay Rwanda, đã bắt đầu như thế tạo khác biệt bằng cách tiêu cực. Và sau đó chuyển thành hình thái của chủ ngĩa cực đoan bạo lực. Đó là lý do tôi đã nảy ra một sáng kiến. Nó giúp tất cả chúng ta, kể cả tôi, để chống lại khuynh hướng phân biệt hóa. Và tôi biết răng chúng ta đều là những người bận rộn nên đưng lo lắng, bạn có thể thực hiện việc này tại giờ nghỉ trưa. Tôi gọi sáng kiến đó là, "Mời người khác mình ăn trưa." Nếu bạn theo đảng Cộng Hòa, bạn có thể mời một người đảng dân chủ đi ăn và ngược lại hãy nghĩ về việc mời một người đảng Cộng hòa đi ăn trưa. Nếu ý tưởng này khiến bạn ăn không ngon miệng, Tôi đề nghị bạn hãy bắt đầu với những người gấn bạn, bởi những người khác mình không hề hiếm chỉ ngay cạnh nhà bạn thôi đấy. Có thể là người đi lễ ở nhà thờ hồi giáo, , thiên chúa giáo, do thái giáo, hay ngay cả những người đi đường; hoặc những người đối lập trong tranh cãi về nạn phá thai; hay có thể là anh em họ ai đó không tin vào hiện tượng ấm lên của trái đất -- người nào đó mà cách sống của họ khiến bạn ghê sợ, hay la quan điểm của họ làm bạn phát điên. 2 tuần trước, tôi đã mới một quý bà bên đảng bảo thủ ăn trưa. Bây giờ bà ấy đã vượt qua bài kiểm tra của tôi. Bà ấy là một nhà hoạt động cho cánh hữu, à tôi làm việc cho cánh tả Và chúng tôi sử dụng một sô hướng dẫn để đảm bảo cuộc trò chuyện thành công và bạn cũng có thể dùng chúng, bởi tôi biết bạn đang chuẩn bị mời người khác mình đi ăn. Đầu tiên, xác định mục tiêu: tìm hiểu một người ở nhóm có tư tưởng đối lập với bạn. Sau đó, trước khi bạn cùng nhau, hãy thống nhất với nhau một số quy tắc nhất định tôi và người bạn dùng bữa trưa với nhau đã tìm ra những điều này: Không thuyết phục, bảo vệ hay ngắt lời. Hãy tìm hiểu, hãy trò chuyện, hãy trung thực. Và lắng nghe. Từ đó chúng tôi cư xử một cách hòa bình. Và dùng những câu hỏi sau: Hỹ chia sẻ kinh nghiệm sống của bạn với tôi. Điều gì gắn liền với bạn? Và bạn luôn muốn hỏi điều gì từ người khác lập trường? Tôi và người ăn trưa cùng mình đã tách rời một vài nhận thức nội tâm thực sự quan trọng, và tôi sẽ chia sẻ một điều với các bạn. Tôi nghĩ điều này có liên quan đến mọi vấn đề giữ mọi người ở bất cứ đâu. Tôi hỏi bà ấy lý do gì mà phe của bà lại đưa ra những luận điệu thái qua như vậy và nói những điều dối trá về phe tôi. Bà ta hỏi "Cái gì cơ?" "đại loại như chúng tôi là một đám cầm quyền, đút lót cho bọn tội phạm khủng bố." Bà ta đã bị sốc. Bà ấy nghi phe của tôi mới thường xuyên tấn công phe bà ấy, rằng chủng tôi gọi họ là bọn không não, kẻ ngoại đạo cầm súng. Và cả hai chúng tôi đều kinh ngạc về những sự bịa đặt đó đều không xuất phát từ bất kỳ một ai mà chúng tôi thực sự quen biết. Và vì vậy chúng tôi đã có sự tin tưởng chúng tôi tin vào sự thành thật của nhau. Chúng tôi cùng thống nhất rằng sẽ nói cho phe mình hiểu vì chúng tôi đã chứng kiến những cuộc trò chuyện khác có thể tạo nên vết thương va những u nhọt trong sự đa nghi và sau đó bị những người cực đoan loại dụng để gây kích động. Gần kết thúc bữa trưa, chúng tôi đều cảm thấy cởi mở với nhau. Không ai cố gắng thay đổi người kia. Nhưng chúng tôi cũng không giả vờ rằng mọi khác biệt giữa chúng tôi sẽ tan biến sau bữa cơm. Thay vào đó, chúng tôi đã thiết lập được những bước tiến triển đầu tiên, qua nhưng hành động theo phản xạ, đến thánh địa ubuntu, là nơi duy nhất những cách giải quyết cho những vấn đề có vẻ là nghiêm trọng nhất giữa chúng tôi được tìm ra Bạn nên mời một ai đó? Lần tới bạn nên tự mình thực hiện, để rút ra kết luận. Và những gì có thể xảy ra trong bữa trưa cảu bạn? Thiên đường có mở cửa và ca khúc " We are the World" được mở lên? Chắc là không Bởi ubuntu hiệu quả chậm, và cũng rất khó Hai người vừa bỏ việc giả vờ như mình biết tất cả. Hai người, hai chiến binh từ bỏ vũ khí và hướng tới nhau. Đây là điều mà đại văn hào Persian Rumi nói: "Ngoài những khái niệm về cái đúng cái sai, là một vùng trời khác. Tôi sẽ gặp bạn ở đó." (vỗ tay) Tôi có mặt ở đây để nói với các bạn rằng chúng ta đang gặp phải một vấn đề với các bé trai và đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các bé trai Văn hóa của các em không phù hợp với trường học. Và tôi sẽ chia sẻ với các bạn những phương pháp chúng ta có thể nghĩ tới để giải quyết vấn đề này. Trước tiên, tôi muốn bắt đầu bằng việc nói rằng, đây là một bé trai, và đây là một bé gái. Và đây có lẽ là suy nghĩ đặc trưng của bạn về một bé trai và một bé trai. Nếu hôm nay tôi bản chất hóa vấn đề giới tính cho các bạn thì các bạn có thể không cần nghe tôi nói. Vì thế tôi sẽ không làm việc đó; tôi cũng không có hứng làm việc đó. Đây là một dạng bé trai và bé gái khác. Điều mấu chốt ở đây là không phải tất cả mọi bé trai đều tồn tại trong những khuôn khổ cứng nhắc của suy nghĩ của chúng ta về thế nào là bé trai và thế nào là bé gái. Và cũng không phải tất cả mọi bé gái đều tồn tại trong những khuôn khổ cứng nhắc của suy nghĩ của chúng ta về thế nào là bé gái. Nhưng, trong thực tế, phần lớn các bé trai thường có những đặc trưng nhất định và phần lớn các bé gái thường có những đặc trưng nhất định. Và vấn đề ở đây là, với các bé trai, cách tồn tại của các em và văn hóa của các em hiện không thực sự ăn nhập với các trường học. Làm thế nào mà chúng ta biết điều đó? Dự án 100 Bé Gái cho chúng ta thấy một vài số liệu rất hay. Ví dụ: Cứ 100 bé gái bị đình chỉ học, có 250 bé trai bị đình chỉ học. Cứ 100 bé gái bị đuổi học, có 335 bé trai bị đuổi học. Cứ 100 bé gái theo học tại các trung tâm giáo dục đặc biệt có 217 bé trai. Cứ 100 bé gái không có khả năng học tập, có 276 bé trai. Cứ 100 bé gái bị chuẩn đoán rối loạn cảm xúc, chúng ta có 324 bé trai. Và cũng xin nói luôn rằng, tất cả những con số trên đều cao hơn nhiều nếu chẳng may bạn là người da đen, nếu chẳng may bạn là người nghèo, nếu chẳng may bạn học ở một trường quá tải. Và nếu bạn là một bé trai, nguy cơ bị chuẩn đoán ADHD sẽ cao hơn gấp bốn lần ADHD - bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý Đây là một khía cạnh khác của vấn đề. Và quan trọng là chúng ta cần ghi nhận rằng phụ nữ vẫn cần được trợ giúp tại trường học, rằng mức lương vẫn đang rất thấp, ngay cả khi đó là đặc thù của các loại hình nghề nghiệp, và rằng các bé gái vẫn phải tiếp tục vật lộn với môn toán và các một tự nhiên từ nhiều năm nay. Tất cả những điều đó đều đúng. Không có bất cứ điều gì từ những điều trên ngăn chúng ta để tâm đến những nhu cầu học vấn của các cậu bé trong độ tuổi 3 - 13 của chúng ta. Và vì thế chúng ta nên để tâm đến chúng. Thực tế, điều chúng ta cần làm là lấy ra một trang từ quyến sách giải trí của các em bởi các sáng kiến và chương trình đã được thực hiện cho phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật và toán học đều thật tuyệt vời. Những chương trình đó đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho các bé gái trong những hoàn cảnh đó. Và chúng ta cần phải nghĩ về cách mà chúng ta có thể làm điều tương tự cho các bé trai Khi các em còn thơ bé. Thậm chí cả khi các em đã lớn hơn, vẫn có một vấn đề tồn tại, đó là điều chúng tôi nhận thấy. Khi chúng tôi nhìn vào các trường đại học, hiện 60% số bằng cử nhân được trao cho phụ nữ, đó là một sự thay đổi đáng kể. Và thực tế, các nhà quản lý của các trường đại học đang cảm thấy không thoải mái một chút khi nghĩ đến việc chúng ta đang chuẩn bị tiến đến con số 70% sinh viên nữ trong các trường đại học. Điều đó khiến các nhà quản lý tại các trường đại học vô cùng lo lắng, bởi các cô gái không muốn theo học những trường không có con trai. Và chúng ta bắt đầu nhìn thấy sự ra đời của những trung tâm nam giới và các ngành nghiên cứu về nam giới để nghiên cứu việc làm thế nào để chúng ta khiến các nam sinh hứng thú việc học đại học. Nếu bạn nói chuyện với các giáo viên, có thể họ sẽ nói: "Ừm, à, các em ấy chơi điện tử và chơi đánh bạc trên mạng suốt đêm, và chơi trò World of Warcraft. Và điều đó ảnh hưởng tới thành tích học tập của các em". Bạn có biết? Trò chơi điện tử không phải là nguyên nhân. Trò chơi điện tử là một triệu chứng. Các em trai đã xao nhãng trong một thời gian dài trước khi vào đại học. Vì vậy hãy nói về lý do tại sao các em trở nên xao nhãng khi các em ở độ tuổi 3 - 13 Tôi tin rằng có ba lý do cho việc các bé trai xao nhãng với văn hóa trường học ngày nay. Lý do đầu tiên là trường học thiếu sự khoan dung. Một giáo viên nhà trẻ tôi quen, con trai cô tặng lại cô tất cả các món đồ chơi của cậu bé, và khi đó, cô ấy đã kiểm tra một lượt rồi lôi ra và vứt đi tất cả những khẩu súng cao su tí hon. Bạn không được phép có dao, gươm, rìu cao su và mọi thứ tương tự trong một phòng học nhà trẻ. Chúng ta lo sợ cậu bé đó sẽ làm gì với khẩu súng này? Tôi hỏi thật đấy. Nhưng ở đây cậu bé chính là bằng chứng về thực tế rằng ngày nay bạn không thể đánh nhau vui ở một cái sân chơi Không phải là tôi đang ủng hộ cho thói bắt nạt Cũng không phải là tôi đề xuất rằng chúng ta cần phải cho phép sử dụng súng và dao trong trường học Nhưng khi chúng ta nói rằng một cậu bé đạt cấp Hướng đạo sinh Đại bàng tại một lớp học cấp ba cậu bé có một chiếc xe bị khóa trong tại bãi đỗ xe và một con dao nhíp trong đó phải bị buộc thôi học, tôi nghĩ chúng ta đã hơi thiếu lòng khoan dung thái quá. Chúng ta cũng có thể thấy trường học thiếu lòng khoan dung qua việc làm văn của các bé trai. Ngày nay, trong nhiều lớp học bạn không được phép viết bất kỳ điều gì mang tính bạo lực Bạn không được phép viết bất cứ điều gì có liên quan đến trò chơi điện tử - những đề tài kiểu này đều bị cấm Những đứa bé trai từ trường học về nhà, và nói rằng "Con ghét làm văn". "Tại sao con lại ghét làm văn hả con trai? Có vấn đề gì với việc làm văn vậy?" "Giờ thì con phải viết những điều mà cô bảo con viết". "Được rồi, vậy cô bảo con viết về điều gì nào?" "Những bài thơ. Con phải viết những bài thơ. Và những khoảnh khắc nhỏ bé trong cuộc đời con. Con không muốn viết những thứ đó". "Được rồi. Vậy con muốn viết điều gì? Con muốn viết về những thứ gì?" "Con muốn viết về những trò chơi điện tử. Con muốn viết về việc được thăng cấp. Con muốn viết về thế giới vô cùng thú vị đó. Con muốn viết về một trận vòi rồng quét qua nhà chúng ta thổi tung mọi cửa sổ phá nát tất cả đồ đạc và giết hết tất cả mọi người". "Thôi được rồi. Được rồi". Bạn kể với giáo viên những điều đó, và họ sẽ hỏi bạn, với tất cả sự nghiêm túc, rằng "Liệu chúng ta có nên đưa đứa trẻ này tới bác sỹ thần kinh không?" Và câu trả lời là không, đó chỉ là một bé trai Đó chỉ là một cậu bé trai mà thôi. Những thứ văn chương như thế không thể được viết ra trong các lớp học hiện nay. Vậy đó là lý do đầu tiên: những quy định thiếu lòng khoan dung và cách thức chúng ta thực thi chúng. Lý do tiếp theo lý giải vì sao văn hóa của các cậu bé không tương đồng với văn hóa trường học: số lượng các giáo viên nam quá ít. Bất cứ ai trên 15 tuổi cũng không hiểu lý do của việc đó, bởi trong suốt 10 năm qua, số lượng giáo viên nam dạy tiểu học đã bị cắt giảm một nửa. Con số đó giảm từ 14 phần trăm xuống còn bảy phần trăm. Điều đó có nghĩa là 93 phần trăm số giáo viên dạy các cậu bé trai ở trường tiểu học là phụ nữ Vậy vấn đề ở đây là gì? Phụ nữ là những người rất tuyệt vời. Chắc chắn thế. Nhưng những mẫu hình nam giới cho các cậu bé những người nói rằng thông minh là cũng là một điều tốt -- các cậu bé có những người bố, có những vị linh mục có những đàn anh hướng đạo sinh đạt cấp Sói con nhưng cuối cùng thì, sáu giờ một ngày, năm ngày một tuần, chúng ở trong lớp học Và phần lớn các lớp học đó Không phải là nơi nam giới có mặt. Vì thế mà những đứa bé trai nói con đoán đây không hẳn là nơi dành cho lũ con trai Đây là nơi dành cho lũ con gái Con không giỏi trong lĩnh vực đó, nên con đoán là tốt hơn con nên đi chơi điện tử hoặc tham gia thể thao, hoặc một cái gì đó tương tự, vì rõ ràng là con không thuộc về nơi này. Nam giới không thuộc về nơi này, điều đó khá hiển nhiên Vậy đó có thể là một cách trực tiếp để chúng ta thấy sự việc xảy ra. Nhưng sâu xa hơn việc thiếu vắng sự hiện diện của nam giới trong văn hóa đó -- bạn có một phòng giáo viên và ở đó các giáo viên đang nói về chuyện Joey và Johnny đánh nhau trong sân chơi "Chúng ta sẽ xử lý những thằng bé như thế nào?" Câu trả lời cho câu hỏi đó thay đổi tùy thuộc vào việc ai đang ngồi quanh bàn. Có nam giới hiện diện quanh bàn không? Có những người mẹ đã từng nuôi dạy những đứa con trai quanh bàn không?" Bạn sẽ thấy, cuộc trò chuyện thay đổi phụ thuộc vào việc ai đang ngồi quanh chiếc bàn. Lý do thứ ba lý giải vì sao ngày nay các bé trai không hòa nhập với trường học: nhà trẻ là lớp hai kiểu cũ, các bạn ạ. Chúng ta có một chương trình học nặng được dồn nén rất chặt ngoài kia. Khi bạn lên ba, bạn cần phải biết viết tên mình đủ rõ để người khác đọc được, nếu không, chúng tôi sẽ coi bạn là chậm phát triển. Trước khi vào lớp một, bạn cần phải biết đọc các đoạn văn có thể là với một bức tranh hoặc không trong một cuốn sách có thể dày tới 25 - 30 trang Nếu không làm được điều đó, rất có thể chúng tôi sẽ cho bạn vào một chương trình đọc đặc biệt như Title 1 Và nếu bạn hỏi các giáo viên trong chương trình Title 1, họ sẽ nói với bạn rằng: với mỗi bé gái, họ có khoảng bốn đến năm bé trai trong chương trình của mình, tại các lớp tiểu học. Lý do vì sao đây là một vấn đề là thông điệp mà những bé trai nhận được rằng "con cần phải luôn làm theo điều mà các thầy cô bảo con làm". Lương của giáo viên phụ thuộc vào đạo luật "Không đứa trẻ nào tụt lại" và chương trình "Đua tranh đến đỉnh" và trách nhiệm và việc kiểm tra tất cả những thứ đó. Bởi thế cô giáo đã tìm ra cách để đưa tất cả các đứa bé trai vượt qua chương trình học đó -- và các bé gái. Chương trình học dồn nén kiểu này không tốt cho tất cả mọi đứa trẻ hiếu động. Điều xảy ra là, cô giáo nói: "Hãy ngồi xuống đi nào, hãy trật tự, làm những gì cô bảo, tuân theo các quy định, thu xếp thời gian của mình, tập trung hãy là một đứa bé gái". Đó là điều cô giáo bảo chúng. Gián tiếp mà nói, đó là điều cô giáo bảo chúng. Và đó là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nó nảy sinh từ đâu? Nó này sinh từ chính chúng ta. (tiếng cười) Chúng ta muốn con mình biết đọc khi chúng sáu tháng tuổi. Bạn đã nhìn thấy các quảng cáo chưa? Chúng tôi muốn sống ở vùng Lake Wobegon nơi mọi đứa trẻ đều giỏi hơn mức bình thường. Nhưng những điều đó thực sự không lành mạnh với con cái chúng ta. Điều đó không phù hợp về mặt phát triển, và điều đó đặc biệt không tốt cho các bé trai. Vậy chúng ta làm gì đây? Chúng ta cần gặp mặt chúng ở nơi của chúng. Chúng ta cần đặt bản thân vào văn hóa của các bé trai. Chúng ta cần thay đổi lối suy nghĩ chấp nhận trong những đứa bé trai ở cấp tiều học. Cụ thể hơn, chúng ta cần làm những công việc hết sức cụ thể. Chúng ra cần thiết kế những trò chơi tốt hơn. Phần lớn các trò chơi giáo dục ở bên ngoài hiện nay đều chỉ là các thẻ bài. Chúng chỉ là việc luyện đi luyện lại, nhưng được ca ngợi lên Chúng không có chiều sâu, những câu chuyện phong phú mà những trò chơi điện tử hấp dẫn có, và khiến cho các bé trai say mê. Vì thế chúng ta cần thiết kế những trò chơi hay hơn. Chúng ta cần nói chuyện với các giáo viên và phụ huynh và ban giám hiệu cũng như các chính trị gia Chúng ta cần đảm bảo rằng mọi người đều thấy là chúng ta cần nam giới nhiều hơn trong các lớp học. Chúng ta cần xem xét cẩn thận các quy định thiếu khoan dung của chúng ta. Những điều này có hợp lý không? Chúng ta cần nghĩ cách giảm tải chương trình học nếu có thể, cố gắng đưa các bé trai về một không gian thoải mái với chúng. Tất cả những cuộc nói chuyện về các chủ đề đó cần phải được diễn ra. Ngoài kia có một số ví dụ rất tốt về các trường học -- tờ New York Times gần đây mới viết bài về một trường học. Một nhà thiết kế game từ trường New School đã lập nên một trường học trò chơi điện tử tuyệt vời. Nhưng trường học này cũng chỉ chữa trị được cho một số ít trẻ. Và nó không có nhiều khả năng nhân rộng. Chúng ta phải thay đổi văn hóa và cảm nhận của các chính trị gia, ban giám hiệu và phụ huynh về cách chúng ta chấp nhận và những điều chúng ta chấp nhận ở các trường học hiện nay. Chúng ta phải tìm được nhiều nguồn tài trợ cho việc thiết kế trò chơi Bời những trò chơi tốt, thật sự tốt, rất tốn tiền, như trò World of Warcraft có một ngân sách khồng lồ. Phần lớn các trò chơi giáo dục không như vậy. Chúng tôi đã bắt đầu từ đâu: những đồng nghiệp của tôi -- Mike Petner, Shawn Vashaw, bản thân tôi -- chúng tôi đã bắt đầu bằng cách cố gắng xem xét thái độ của các giáo viên và tìm hiểu được họ thật sự cảm thấy thế nào về trò chơi chơi điện tử họ nói gì về việc đó. Và chúng tôi khám phá ra rằng họ chuyện trò về những đứa trẻ ở trường mình, những đứa trẻ nói chuyện về trò chơi điện từ một cách tương đối xem thường. Họ nói: "Ôi vâng. Chúng nó lúc nào cũng nói về thứ đó. Chúng nói về những hình nhân đồ chơi và những thành tích nhỏ bé hay những huy hiệu khen thưởng của chúng, hay bất cứ thứ gì chúng đạt được. Và chúng lúc nào cũng nói về những thứ đó". Và họ nói những điều đó cứ như thể là không có vấn đề gì. Nhưng nếu đó là văn hóa của bạn, hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào. Thật là khó chịu khi phải là đối tượng tiếp nhận thứ ngôn ngữ đó. Họ lo lắng về bất cứ thứ gì có liên quan đến bạo lực bởi chính sách thiếu khoan dung. Họ chắc chắn rằng phụ huynh và các nhà quản lý cũng sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ thứ gì. Chúng ta cần nghĩ đến việc xem xét thái độ của các giáo viên và tìm ra cách thay đổi những thái độ đó để giáo viên cởi mở hơn và chấp nhận văn hóa của các bé trai trong lớp học. Bởi vì, xét đến cùng, nếu chúng ta không chấp nhận, thì sẽ có những cậu bé rời bỏ trường tiểu học mà nói rằng, "Con đoán là đây là nơi dành cho lũ con gái; đó không phải là nơi dành cho con. Nên con phải đi chơi điện tử, hoặc chơi thể thao". Nếu chúng ta thay đổi được những điều đó, nếu chúng ta chú ý tới những điều đó, và chúng ta làm cho các cậu bé hứng thú trở lại với việc học các em sẽ tốt nghiệp trường tiểu học mà nói rằng: "Con thông minh". Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi vừa làm một việc mà tôi chưa từng làm bao giờ. Tôi đã trên một con tàu nghiên cứu trên biển trong một tuần lễ. Tôi không phải là một nhà khoa học, nhưng tôi được tháp tùng một đoàn nghiên cứu khoa học xuất sắc từ trường đại học Nam Florida những người đã và đang lần theo những vết dầu loang từ BP trên vịnh Mexico. Đây là thuyền của chúng tôi. Những nhà khoa học tôi đi cùng không tìm hiểu về ảnh hưởng của dầu loang trên những động vật lớn như chim, rùa, cá heo hay những thứ to lớn khác. Họ tìm hiểu những thứ rất nhỏ bị ăn bởi những thứ to hơn một chút và những thứ này bị ăn bởi những thứ to hơn nữa. Và họ tìm ra rằng những vệt dầu loang vô cùng độc hại cho các loài thực vật phù du và đây là một tin rất xấu, vì rất nhiều sự sống phụ thuộc vào sinh vật này. Đối lập với những gì chúng ta nghe được từ vài tháng trước về việc 75% lượng dầu đó đã biến mất một cách kì diệu và rằng chúng ta không phải lo lắng về vấn đề đó nữa, thảm họa này vẫn đang tiếp tục. Nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên chuỗi thức ăn ở bậc cao hơn. Chúng ta không nên quá ngạc nhiên về điều này. Rachel Carson -- mẹ đỡ đầu của thuyết môi trường học hiện đại -- đã cảnh báo chúng ta về điều này từ năm 1962. Bà đã chỉ ra rằng những người có quyền lực -- theo cách bà gọi họ -- những người rải thảm thuốc trừ sâu độc hại như DDT lên làng mạc và những cánh đồng với mục đích tiêu diệt côn trùng nhỏ chứ không phải các loài chim. Nhưng họ đã quên rằng chim ăn côn trùng, rằng chim sẻ ăn rất nhiều sâu đã bị nhiễm DDT. Và rồi trứng chim sẻ không thể nở và những loài chim hót chết hàng loạt, những thị trấn trở nên yên lặng. Vì thế có cuốn sách tựa đề "Mùa xuân yên tĩnh". Tôi đang cố chỉ ra những điều thôi thúc tôi quay trở lại Vịnh Mexico, vì tôi là người Canada, và tôi không có mối liên hệ tổ tiên nào ở đây. Tôi nghĩ điều đó chính là việc chúng ta chưa hoàn toàn nhìn nhận đúng đắn ý nghĩa của thảm họa này, hậu quả ra sao khi có một lỗ thủng trên thế giới của chúng ta, và nó có ý nghĩa gì khi chúng ta đang theo dõi trực tiếp trên TV nguồn tài nguyên từ lòng trái đất tràn ra 24 giờ một ngày hàng tháng trời. Sau khi tự nhủ với bản thân chúng ta rằng những công cụ và công nghệ có thể điều khiển tự nhiên, đột nhiên ta phải đối mặt với điểm yếu của chính mình, với sự thiếu kiểm soát, khi mà dầu vẫn cứ tràn trong mọi nỗ lực nhằm ngăn nó lại. Dàn thêm các thùng lớn, cài đặt thêm các van và, đáng nhớ nhất là, junk shot-- một ý tưởng "sáng suốt" khi ném vỏ xe hay banh gôn cũ xuống cái lổ hổng trong lòng đất đó. Nhưng thậm chí nghiêm trọng hơn nguồn năng lượng hung dữ đang trào ra từ cái giếng ấy là sự khinh suất đã dẫn đến sự hoang phí năng lượng đó-- sự thiếu cẩn trọng, thiếu kế hoạch, đặc trưng trong các hoạt động từ công tác khoan đến hoạt động dọn dẹp. Nếu có một điều mà sự khắc phục sơ sài của PB thể hiện rõ ràng đó là, như thói quen xưa nay, chúng ta trở nên quá sẵn sàng để cá cược những thứ rất giá trị và không thể thay thế được --- và làm vậy, khi không có kế hoạch dự phòng nào không một chiến lược phòng hờ nào. Và BP không phải là kinh nghiệm đầu tiên trong những năm gần đây. Những vị lãnh đạo của chúng ta cứ đâm đầu vào chiến tranh, mơ tưởng về những câu chuyện hạnh phúc về điệu nhảy thưởng bánh và thiên đường chào đón và sau đó là những năm dài kiểm soát những tổn hại chết người, Sự phản tác dụng của sự tăng đột biến các cuộc chiến và các cuộc chống nổi dậy, lại một lần nữa, không có chiến lược rõ ràng. Những nhà phù thuỷ tài chính của ta cũng rơi vào trạng thái quá tự tin tương tự, tự thuyết phục mình rằng những ảo tưởng đó là một xu hướng mới của thị trường -- một xu hướng không bao giờ khủng hoảng. Và khi khủng hoảng xảy ra, những người giỏi nhất và thông minh nhất lại xử dụng phương pháp tài chính tương tự như junk shot -- trong trường hợp này, là quẳng đi hàng đống tiền khổng lồ vô cùng cần thiết cho những dịch vụ công cộng xuống một cái hố khác. Như với BP, cái lỗ đã bị bít lại, ít nhất là tạm thời, nhưng với một cái giá rất đắt. Chúng ta phải tìm hiểu là tại sao chúng ta cứ để điều này diễn ra, vì chúng ta đứng trước trò cá cược đáng giá nhất trong tất cả: quyết định cái gì phải làm, hay không phải làm gì về sự biến đổi khí hậu. Và bây giờ như bạn đã thấy rất nhiều thời gian đã bị lãng phí, trên đất nước này và trên cả thế giới trong những cuộc tranh cãi xoay quanh khí hậu. Đặt câu hỏi là, "Nếu như những nhà khoa học của IPC đều sai hết?" Bây giờ một câu hỏi xác đáng hơn -- như nhà vật lý của MIT Evelyn Fox Keller đặt ra -- là, "Nếu như những nhà khoa học đó đều đúng thì sao?" Đưa ra những mạo hiểm, cuộc khủng hoảng khí hậu là tiếng chuông cảnh tỉnh chúng ta phải hành động dựa vào những quy tắc đề phòng -- dựa trên nguyên tắc là khi sức khoẻ con người và môi trường đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng và khi những tổn thất là không thay đổi được chúng ta không thể cứ mãi chờ một thuyết khoa học hoàn hảo chắc chắn. Thà là sai lầm trong sự thận trọng. Hơn nữa, gánh nặng để chứng minh rằng một giải pháp là an toàn không nên đặt lên những người bị hại, mà nên đặt lên ngành công nghiệp đang kiếm lợi nhuận. Nhưng chính sách về khí hậu trên một thế giới giàu có -- nếu đó là điều có thể có -- lại không dựa trên sự thận trọng, mà là trên sự phân tích lợi nhuận, giá cả-- tìm kiếm những chuỗi hành động mà các nhà kinh tế tin rằng sẽ có ảnh hưởng ít nhất trên chỉ số GDP. Thay vì đặt câu hỏi là, khi sự thận trọng là cần thiết, chúng ta có thể làm gì nhanh nhất có thể để tránh một thảm hoạ cực kì lớn, chúng ta lại tự hỏi một câu hỏi kì quái như thế này: "Chúng ta có thể đợi lâu nhất đến bao giờ trước khi chúng ta nghiêm túc hạn chế sự thải ra? Chúng ta có thể dây dưa đến tận 2020, 2030, 2050?" Hay chúng ta hỏi, "Chúng ta có thể để hành tinh này nóng hơn bao nhiêu nữa và chúng ta vẫn tồn tại được? Chúng ta có thể chịu được hai độ, ba độ, hay -- cái đích mà ta đang tiến tới -- là bốn độ?" Một điều nữa, cái giả thuyết là chúng ta có thể điều khiển một cách an toàn hệ thống khí hậu cực kì phức tạp của trái đất như thể nó là một cái nhiệt kế, làm cho hành tinh không quá nóng, cũng không quá lạnh, nhưng chỉ vừa đúng -- nghe như kiểu Goldilocks (một thuyết kinh tế có tên từ truyện cổ tích ở Anh, Goldilocks and Three Bears) -- là hoàn toàn mơ tưởng, và chắc chắn không được đề ra từ các nhà khoa học khí hậu; nó đề ra từ những nhà kinh tế áp đặt cách suy nghĩ về thuyết cơ giới lên khoa học. Sự thật đơn giản là chúng ta không biết sự ấm lên mà ta gây ra sẽ ngày càng lấn át như những mạch nối tiếp. Vì vậy một lần nữa, tại sao chúng ta cứ mạo hiểm một cách điên cuồng với những điều quý giá? Một tá những lời giải thích xuất hiện trong đầu bạn lúc này, như sự tham lam. Đây là một cách giải thích phổ biến thế, và nó cũng rất đúng. Vì chấp nhận mạo hiểm cao, như chúng ta đều biết, được trả rất nhiều tiền. Một cách giải thích khác cho sự liều lĩnh mà bạn thường nghe là sự ngạo mạn. Tham lam và ngạo mạn có liên hệ mật thiết với nhau khi nó cùng dẫn đến sự liều lĩnh. Ví dụ, nếu bạn đến gặp một nhân viên ngân hàng 35 tuổi mượn về nhà gấp 100 lần lương của một bác sĩ phẫu thuật não, thì bạn cần phải có một câu chuyện, bạn cần một câu chuyện để làm cho sự chênh lệch đó có thể chấp nhận được. Và bạn thật ra không có nhiều lựa chọn. Bạn hoặc là một kẻ lừa tiền giỏi giang khó tin, và bạn cao chạy xa bay với số tiền -- bạn qua mặt được hệ thống -- hay bạn là một thiên tài, mà thế giới chưa từng đươc biết đến. Cả hai lựa chọn này -- thiên tài và kẻ lừa đảo -- làm cho bạn trở nên vô cùng ngạo mạn và vì thế có xu hướng chấp nhận những mạo hiểm lớn hơn. Một điều nữa, Tony Hayward, cựu giám đốc điều hành của BP có một tấm bảng trên bàn ông ấy viết một khẩu hiệu rằng: "Bạn sẽ thử làm gì, khi bạn biết rằng bạn không thể thất bại?" Đó thật ra là một tấm biển khá phổ biến, và đây là một khán giả đầy những người vượt trội nên tôi cá là một vài các bạn cũng có một tấm biển như vậy. Đừng xấu hổ. Dẹp khỏi đầu bạn sự sợ thất bại sẽ là một điều có ích nếu bạn đang luyện tập cho một cuộc thi 3 môn phối hợp hay chuẩn bị một bài diễn văn cho TED nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng, những người với sức mạnh để xoay chuyển nền kinh tế hay huỷ diệt cả hệ sinh thái thì nên có một bức tranh Icarus treo trên tường bởi vì -- có lẻ không nhất thiết là cái này -- nhưng tôi muốn họ cân nhắc về những khả năng của thất bại mọi lúc. Vậy ta có sự tham lam, chúng ta có sự quá tự tin/ngạo mạn, nhưng vì chúng ta đang ở TED của những người phụ nữ, hãy xem xét một khía cạnh khác cũng có thể trong một cách nhỏ nào đó gây nên sự liều lĩnh trong xã hội. Và tôi sẽ không nhấn mạnh điểm này, nhưng nghiên cứu cho thấy, giống như những nhà đầu tư, phụ nữ thường ít chấp nhận những mạo hiểm liều lĩnh hơn là đàn ông, hoàn toàn bởi vì, như chúng ta nghe qua, phụ nữ thường không kiêu căng theo cái cách của đàn ông. Hóa ra được trả ít hơn và được khen ít hơn có những mặt tích cực của riêng nó --- ít nhất là cho xã hội. Ngược lại được nghe liên tục rằng bạn tài giỏi, được chọn lựa và được sinh ra để thống trị thì lại có những mặt tiêu cực xã hội. Và vấn đề này -- gọi là sự nguy hiểm của đặc quyền -- đưa chúng ta đến gần hơn cái nguồn gốc của xu hướng liều lĩnh của tất cả chúng ta. Vì không ai trong chúng ta -- ít ra là ở bán cầu Bắc -- cả đàn ông và phụ nữ, được miễn khỏi cảnh báo này. Đây là điều mà tôi đang đề cập đến. Dù cho chúng ta thật sự tin tưởng chúng hay cố tình phủ nhận chúng, văn hoá chúng ta còn tồn tại những ràng buộc về những mẩu truyện điển hình về sự thống trị tự nhiên và mọi thứ khác. Những câu chuyện về các mảnh đất mới và các cuộc xâm chiếm, những câu chuyện về vận mệnh trời phú, những câu chuyện về sự tận thế và sự cứu rỗi. Và khi bạn nghĩ rằng những câu chuyện này đã là quá khứ, và chúng ta đã quên đi, thì chúng lại xuất hiện ở những chổ xa lạ nhất. Ví dụ như, khi tôi đi ngang qua mục quảng cáo này ngoài nhà vệ sinh nữ ở sân bay thành phố Kansas. Nó quảng cáo mẫu mới của điện thoại Motorola, và vâng, nó nói rằng, "Đánh vào mặt mẹ thiên nhiên." Và tôi không đưa thứ này ra để phê bình Motorola -- đó chỉ là nói thêm thôi. Tôi đưa ra thứ này bởi vì -- họ không phải là một nhà tài trợ, đúng không? -- bởi vì, theo cách này, thì đây là một phiên bản ngu ngốc về nguồn gốc câu chuyện của chúng ta. Ta cứ hành hạ mẹ thiên nhiên và thắng. Và chúng ta luôn thắng, vì chế ngự được thiên nhiên là số mệnh của chúng ta. Nhưng đây không phải câu chuyện cổ tích duy nhất về chúng ta và tự nhiên. Một cái khác, còn quan trọng hơn, về một người mẹ thiên nhiên giống hệt vậy luôn nuôi dưỡng và không hề nản lòng đến nỗi chúng ta không bao giờ làm sứt mẻ sự phong phú ấy. Hãy nghe Tony Hayward một lần nữa. "Vùng vịnh Mexico là một đại dương rất lớn. Lượng dầu và chất phân tán mà ta đang đổ vào đó chỉ là rất nhỏ so với tổng lượng nước khổng lồ." Nói một cách khác, đại dương đó rất lớn, bà ấy có thể chấp nhận được. Chính cái giả thuyết cơ bản về sự vô giới hạn làm cho ta dễ dàng chấp nhận những mạo hiểm liều lĩnh mà ta đang làm. Bởi vì đây là chuyện kể thật: Dù ta có gây tổn hại thế nào, thì sẽ luôn có nhiều hơn -- nhiều nguồn nước hơn, nhiều nguồn đất hơn, nguồn tài nguyên chưa sử dụng hết. Cái mới sẽ có sẵn để thay thế cái cũ. Một công nghệ mới sẽ ra đời để khắc phục những sai lầm chúng ta vừa gây ra. Trong một cách nào đó, đây là câu chuyện về sự xây dưng châu Mỹ, cái miền đất hứa mà người Châu Âu đã tìm đến. Và đó cũng là câu chuyện của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vì chính sự trù phú của vùng đất này đã tạo nên nền kinh tế chúng ta, một nền kính tế không thể tồn tái nếu không có sự phát triển không ngừng và một tài nguyên không cạn kiệt của những vùng đất mới. Vấn đề ở đây chính là câu chuyện này là lời nói dối trắng trợn. Trái Đất luôn có giới hạn, chúng ta đả không nhìn thấy được thôi. Và bây giờ chúng ta đang đến gần các giới hạn này trên mọi miền đất. Tôi tin chắc rằng chúng ta biết điều này, như tự bẫy chúng ta vào cái thòng lọng của những câu chuyện. Chúng ta không những kể đi và kể lại những câu chuyện nhàm chán, mà chúng ta còn làm như vậy với sự điên cuồng không kiểm soát thành thật mà nói, gần như tự sát. Còn cách nào nữa để giải thích cái lổ hỗng văn hoá chiếm đóng bởi Sarah Palin. Một mặt thì cổ vũ chúng ta "Khai thác, cứ khai thác", bởi vì Chúa đã ban những tài nguyên đó xuống đất để chúng ta khai thác, một mặt khác lại ca tụng vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất Alaska trong chương trình truyền hình của bà ấy. Cả hai thông điệp nghe vô tư một cách ngớ ngẩn. Chối bỏ tất cả những nỗi sợ hãi hùng là chúng ta đã tới đường cùng. Tự nói rằng không có giới hạn nào hết. Tự nói rằng sẽ có một vùng đất mới khác. Ngừng lo lắng đi và hãy cứ mua sắm. Không phải chỉ nói đến Sarah Palin và chương trình TV của bà ta. Trong những cuộc nói chuyện về môi trường, chúng ta thường nghe nói rằng, thay vì chuyển sang nhưng nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, chúng ta nên tiếp tục như hiện tại. Sự đánh giá này, thật không may, là quá lạc quan. Sự thật là chúng ta đã cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch có thể khai thác dễ dàng đến nỗi chúng ta đã lao vào một kỉ nguyên thương mại mạo hiểm hơn, kỉ nguyên của năng lượng cùng cực. Điều đó có nghĩa là khai thác dầu ở vùng biển sâu thẳm nhất, bao gồm vùng biển băng Bắc cực nơi mà việc dọn dẹp sau đó là không thể. Nó có nghĩa là những giàn khoan dầu lớn và những hoạt động khai thác than đá khổng lồ, mà chúng ta chưa từng thấy. Và gây tranh cãi nhất, là những bãi cát hắc ín. Tôi luôn ngạc nhiên là rất ít người ở ngoài Canada biết về những bãi cát hắc ín Alberta, nơi mà năm nay sẽ trở thành nguồn nhập khẩu dầu số một cho nước Mỹ. Chúng ta nên giành một ít gian để hiểu vấn đề này, vì tôi tin rằng nó liến quan đến sự liều lĩnh và con đường chúng ta đang đi hơn những cái khác. Đây là nơi những bãi cát hắc ín tồn tại nằm dưới một trong những khu rừng Boreal tráng lệ cuối cùng. Dầu ở đây không phải ở dạng lỏng; bạn không thể cứ khoan một cái lỗ rồi bơm nó lên. Dầu ở đây có dạng chất rắn, trộn chung với đất. Vì để lấy dầu, trước hết bạn phải đốn bỏ các cây xung quanh. Sau đó ta lọc phần đất tầng mặt ra và lấy đi phần cát dầu. Quán trình này cần một lượng nước khổng lồ, và sau đó thải ra những ao nước đầy chất độc hại. Đây quả là một tin tồi tệ đối với người bản xứ sống ở hạ nguồn, những người này có khả năng bị ung thư vô cùng cao. Và bây giờ hãy nhìn những bức ảnh này, thật khó có thể tin được quy mô của quá trình khai thác này, nó có thể thấy được từ không gian và có thể lan ra với diện tích bằng cả nước Anh. Tôi nghĩ nó thật sự có ích khi nhìn thấy những chiếc xe tải dùng để dịch chuyển đất, những chiếc xe to nhất từng được sản xuất. Đó là một người dưới cái bánh xe. Ý tôi ở đây là đây không phải là khai thác dầu, cũng không phải khai thác mỏ. Đây là lột da mặt đất. Những cảnh quan sặc sỡ, rộng lớn đang bị phá huỷ từ từ, chỉ còn lại duy nhất màu xám. Và tôi phải nói rằng đây vẫn là một hành động kinh tởm nếu nó không thải ra một nguyên tố carbon nào. Nhưng sự thật là, trên trung bình để chuyển đất đó thành dầu thô nó tạo ra gấp ba lần gas hiệu ứng nhà kính so với sản xuất dầu theo lối thông thường ở Canada. Còn cách nào để diễn tả điều này, ngoài một sự điên rồ đúng nghĩa? Chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng chúng ta cần học để sống trên bề mặt hành tinh này, bằng năng lượng mặt trời, gió và sóng biển, thì ta đang mong chóng đào bới để lấy những thứ ở sâu thẳm nhất mà ta có thể tưởng tượng ra. Đây là nơi mà câu chuyện về sự phát triển không ngừng đã đưa chúng ta tới, đến cái lỗ đen ngay giữa trung tâm nước tôi -- là vết thương của cả hành tinh như giếng dầu phun của PB, mà chúng ta không thể nhìn lâu được. Như Jared Diamond và những người khác chỉ ra, đây là cách mà các nền văn minh tự sát, bằng cách phóng nhanh tốc độ một cách đáng trách ngay lúc mà họ lẽ ra nên hãm phanh. Vấn đề là những câu chuyện của chúng ta cũng đã bao hàm câu trả lời. Ở phút cuối, chúng ta cũng sẽ giải cứu giống như phim truyền hình Hollywood, như trong Rapture. Bởi vì tôn giáo muôn thuở của chúng ta là công nghệ kỹ thuật. Các bạn có lẽ đã thấy ngày càng nhiều các tiêu đề như thế này. Và thông điệp đằng sau loại kỹ thuật địa lý này, theo cách nó được gọi, là khi hành tinh nóng lên, chúng ta có thể bắn các chất như sunfat hay aluminum vào tầng bình lưu để làm phản chiếu các tia nắng mặt trời vào không gian, và như vậy làm hành tinh mát hơn. Một kế hoạch ngớ ngẩn -- và tôi bịa ra điều này -- đặt một thứ tương tự như cái vòi phun trong vườn khoảng 18.5 dặm lên bầu trời, treo lơ lửng như những quả bong bóng, để phun ra khí sunfat điôxít. Như vậy, giải quyết ô nhiễm bằng cách gây ra nhiều ô nhiễm hơn. Cũng giống như junk shot cuối cùng. Những nhà khoa học nghiêm túc trong nghiên cứu này đều nhấn mạnh rằng các kỹ thuật này hoàn toàn chưa được thử nghiệm. Họ không biết liệu chúng sẽ có hiệu quả hay không, và họ hoàn toàn không biết là có những tác dụng phụ đáng sợ nào hay không. Tuy nhiên, chỉ việc đề cập đến kỹ thuật địa lý, đang được thán phục trong một vài nhóm -- đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông -- với sự phấn khởi, hay làm nhẹ lòng. Một lối thoát đã được tìm thấy. Một miền đất mới đã được khám phá. Và quan trọng nhất, chúng ta không cần thay đổi cách sống nữa. Bạn nên hiểu rằng, đối với một số người, chúa của họ là một người mặc chiếc áo choàng. Với những người khác, đó lại là một người cầm vòi nước trong vườn. Chúng ta cần những câu chuyện mới một cách tuyệt vọng. Những câu chuyện với nhiều kiểu anh hùng khác nhau luôn dũng cảm đối mặt với nhiều mạo hiểm khác nhau -- những mạo hiểm mà không hề khinh suất, những mạo hiểm áp dụng những quy tắc đề phòng trong thực tế, thậm chí là qua những hành động trực tiếp -- như hàng trăm thanh niên sẵn sàng bị bắt khi ngăn chặn những nhà máy điện ô nhiễm môi trường hay đấu tranh khai thác mỏ trên đỉnh núi. Chúng ta cần những câu chuyện để thay thế các chuyện kể về sự phát triển không ngừng lặp đi lặp lại để nhắc chúng ta gieo nhân nào thì gặt quả đấy, rằng đây là ngôi nhà duy nhất của chúng ta; sẽ không có một lối thoát nào khác. Có thể đó là nghiệp chướng, hay vật lý, hành động và phản ứng lại, đó là sự đề phòng: cái quy tắc nhắc chúng ta rằng cuộc sống quá đắt giá để có thể liều lĩnh dù với bất kỳ lợi nhuận nào. Cảm ơn. (vỗ tay) Các bạn có thể không biết điều này, nhưng hôm nay các bạn đang chung vui trong lễ kỉ niệm của tôi. Tôi chưa lập gia đình, mà là, vào ngày này một năm trước đây, tôi thức dậy sau một tháng hôn mê, sau một cuộc phẫu thuật cấy ghép cả hai lá phổi. Tôi biết nó thật điên rồ. Điên rồ. Cám ơn các bạn. Sáu năm trước ngày đó, khi tôi vừa bắt đầu sự nghiệp của mình làm một nữ ca sĩ ppera ở Châu Âu, là lúc tôi bị chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp mạch phổi đột phát -- còn gọi là PH. Bệnh xảy ra khi thành tĩnh mạch phổi bị dày lên, làm cho bên phải của tim phải hoạt động nhiều hơn, và gây ra cái mà người ta gọi là hiệu ứng đảo ngược Grinch. Tim của tôi có kích cỡ khoảng 3,5 lần so với người bình thường, quá to. Các hoạt động thể chất vì thế mà rất khó khăn cho tất cả những ai mắc bệnh này, và thông thường sau từ 2-5 năm, bạn sẽ chết. Khi tôi đến gặp một chị chuyên gia này, cô ấy là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này và cô ấy nói tôi phải ngừng hát. Cô ấy nói rằng: "Những nốt cao ấy sẽ giết chết chị." Nhưng cô ấy không hề đưa bất cứ một bằng chứng y khoa nào để chứng thực điều cô ấy nói về mối quan hệ giữa những giai điệu opera và chứng tăng áp phổi, cô ấy khẳng định như đinh đóng cột rằng tôi đang hát bài điếu văn cho chính mình. Thể chất yếu ngăn không cho tôi làm nhiều thứ. Nhưng tôi không hề thấy bị cản trở khi tôi cất tiếng hát, và khi không khí thoát ra từ phổi tôi, đi qua các dây thanh quản rồi qua môi tôi và trở thành một thứ âm thanh, nó là cảm giác gần nhất mà tôi đã trải qua với cái gọi là sự siêu thoát. Và chỉ vì linh cảm của một ai đó, tôi sẽ không từ bỏ việc ca hát. May mắn thay, tôi đã gặp Reda Girgis, anh chàng khô khan như bánh mỳ nướng vậy, nhưng chính anh và cả nhóm làm việc của anh ở Johns Hopkins không chỉ đơn thuần muốn tôi sống sót, mà họ còn muốn tôi sống một cuộc sống thật ý nghĩa. Điều này nghĩa là phải chấp nhận hi sinh vài thứ. Tôi đến từ Colorado. Đó là một vùng đất cao hơn mặt nước biển một dặm, ở đó tôi lớn lên cùng với 10 anh chị em và bố mẹ luôn yêu chiều tôi. Độ cao so với mặt nước biển này lại càng làm trầm trọng triệu chứng bệnh của tôi. Thế là tôi phải chuyển tới Baltimore, gần khu của các bác sĩ chữa cho tôi và ở tạm trong một phòng trọ gần đó. Tôi đã không thể đi bộ nhiều như trước đây, nên tôi phải chọn đôi giày cao gót chỉ 5 inch. Tôi hoàn toàn không ăn muối mặn nữa, tôi trở thành người ăn chay trường, và tôi bắt đầu dùng những liều cực mạng thuốc sildenafil, còn gọi là Viagra. (Cười) Bố và ông ngoại tôi đã luôn cố gắng tìm phương án chữa trị mới nhất kể cả những liệu pháp trị liệu thay thế hay truyền thống để điều trị PH, nhưng sau sáu tháng, tôi không thể trèo nổi lên một ngọn đồi nhỏ. Thậm chí tôi không leo nổi một tầng cầu thang. Tôi gần như không thể đứng lên mà không cảm thấy mình sắp ngất đến nơi. Tôi phải đặt ống thông tim, để đo áp suất động mạch phổi trong, ở người bình thường chỉ vào khoảng 15 - 20. Nhưng của tôi là 146. Tôi thích làm những thứ to, và điều đó có nghĩa rằng: có một phương án trị liệu đao to búa lớn cho chứng tăng áp phổi mà người ta gọi là Flolan, và đó không chỉ là một loại thuốc; đó là một lối sống. Các bác sĩ đặt ống thông vào trong ngực tôi, ống được gắn liền với một máy bơm nặng khoảng 4,5 pound. Hàng ngày, 24 giờ, ống bơm đó ở bên cạnh tôi, để bơm thuốc trực tiếp vào trong tim, và nó không phải là một phương pháp được ưa chuộng về nhiều phương diện. Đây là danh sách những tác dụng phụ: Nếu bạn ăn quá nhiều muối, kiểu như bánh mì kẹp mứt bơ lạc, bạn sẽ phải tới thăm phòng hồi sức cấp cứu. Nếu bạn đi qua máy an ninh phát hiện kim loại, bạn có lẽ sẽ chết. Nếu trong thuốc có chút bong bóng nào -- vì bạn tự phải pha nó mỗi sáng -- và bong bóng vẫn còn trong thuốc, bạn cũng có thể chết. Nếu bạn hết thuốc, chắc chắn bạn sẽ chết. Không ai muốn theo liệu trình Flolan. Nhưng khi tôi cần nó, thì nó giống như món quà ông trời ban cho tôi. Trong vòng vài ngày, tôi lại đã có thể đi lại được, Trong vài tuần, tôi lại biểu diễn được, và trong vòng vài tháng, tôi hát ra mắt ở Trung tâm Kennedy. Cái máy bơm hơi phiền nhiễu mỗi khi tôi biểu diễn, nên tôi phải gắn nó vào phía trong của đùi bằng vòng đai và băng gạc cứu thương. Đúng nghĩa đen, hàng trăm chuyến tôi lên xuống thang máy một thân một mình cố gắng nhét cái bơm vào tất chân, hi vọng cửa thang máy không đột nhiên bật mở. Và cái ống dẫn từ ngực tôi rơi ra đúng là ác mộng cho các nhà thiết kế trang phục. Tôi tốt nghiệp cao học năm 2006, và tôi giành được học bổng để quay lại châu Âu. Vài ngày sau khi tới nơi, tôi gặp nhà chỉ huy dàn nhạc tuyệt vời, đã có tuổi này, ông bắt đầu cho tôi nhận thật nhiều vai diễn. Và không lâu sau, tôi thường xuyên đi lại làm việc giữa Budapest, Milan và Florence. Dù tôi bị gắn chặt với chú "thú cưng" cơ khí xấu xí, không ai mong muốn, nuôi dưỡng phiền phức này, cuộc sống của tôi cũng giống như phần vui vẻ của một vở opera -- rất phức tạp, nhưng rất tốt. Rồi vào tháng hai năm 2008, ông tôi qua đời. Ông có vai trò rất lớn trong cuộc sống của tất cả chúng tôi, và chúng tôi yêu mến ông vô cùng. Việc đó rõ ràng không giúp tôi chuẩn bị tinh thần cho cái sắp đến. Bảy tuần sau đó, tôi nhận được điện thoại từ gia đình. Bố tôi gặp một tai nạn giao thông thảm khốc và ông qua đời. Năm 24 tuổi, nếu tôi có chết thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng sự ra đi của bố tôi -- tôi chỉ có thể nói về sự khủng khiếp của nó bằng một câu: nó xúc tiến sự suy sụp sức khỏe của tôi. Bất chấp ý muốn của các bác sĩ và gia đình tôi, tôi phải về dự đám tang. Tôi phải chào vĩnh biệt bố tôi bằng một cách nào đấy, dù ít dù nhiều. Nhưng ngay sau đó tôi bắt đầu có biểu hiện suy tim phải, và tôi phải quay về độ cao ngang mực nước biển, tôi làm thế mà trong lòng biết rằng có lẽ tôi sẽ không bao giờ được thấy căn nhà của tôi nữa. Tôi hủy hầu hết công việc của tôi vào mùa hè đó, nhưng vẫn còn một việc ở Tel Aviv, thế là tôi đi. Sau một buổi biểu diễn, tôi gần như không thể lê mình từ sân khấu ra taxi được. Tôi ngồi phịch xuống và cảm thấy máu từ mặt tôi rút hết xuống, và trong cái nóng của sa mạc, tôi như run rẩy đóng băng. Ngón tay tôi chuyển màu xanh, và tôi nghĩ, "Cái gì đang xảy ra thế này?" Tôi nghe thấy tiếng van tim của tôi sập đóng và mở. Taxi dừng lại, và tôi kéo mình ra khỏi nó, cảm nhận rõ rệt từng gam trọng lượng cơ thể khi tôi đi bộ đến thang máy. Tôi lảo đảo ngã qua bục cửa căn hộ của tôi và bò đến phòng tắm ở đó tôi nhận ra vấn đề của mình: lúc trước tôi đã quên pha vào phần quan trọng nhất của thuốc. Tôi đang chết, và nếu tôi không pha được cái thứ đó thật nhanh, tôi sẽ không bao giờ sống sót rời cái căn hộ ấy. Tôi bắt đầu pha, và tôi cảm thấy mọi thứ như sắp rơi qua cái lỗ nào đó, nhưng tôi cứ tiếp tục. Cuối cùng, khi đã đổ vào chai cuối cùng và khử cái bong bóng cuối cùng, tôi gắn máy bơm vào ống và nằm vật đó, hi vọng nó sẽ có tác dụng đủ nhanh. Nếu nó không, có lẽ tôi sẽ gặp bố tôi nhanh hơn tôi dự tính. May mắn thay, trong vòng vài phút, tôi thấy chỗ phát ban giống như tổ ong đặc trưng xuất hiện trên chân tôi, một tác dụng phụ của thuốc, và tôi biết tôi sẽ ổn thôi. Gia đình tôi vốn không hay sợ hãi, nhưng tôi sợ thực sự. Tôi quay lại nước Mỹ, với dự tính tôi sẽ trở lại châu Âu, nhưng cái ống thông tim cho thấy tôi không được đi đâu quá xa Bệnh viện Johns Hopkins, để có thể nhào về cấp cứu bất kì lúc nào. Tôi vẫn biểu diễn nay đây mai đó, nhưng khi bệnh tình tệ hơn, thì giọng hát của tôi cũng vậy. Bác sĩ của tôi muốn tôi xếp hàng chờ ghép phổi. Tôi không muốn. Tôi có hai người bạn vừa qua đời vài tháng sau những ca phẫu thuật rất hiểm nghèo. Tôi biết một chàng trai trẻ khác nữa, cũng mắc bệnh PH ra đi trong lúc chờ phổi ghép. Tôi muốn sống. Tôi nghĩ tế bào gốc là một lựa chọn tốt, nhưng kĩ thuật ấy chưa đủ phát triển để tôi có thể sử dụng. Tôi chính thức nghỉ hát, và tôi tới Phòng khám Cleveland, để được kiểm tra lại, lần thứ ba trong vòng năm năm, xem có được ghép phổi không. Tôi ngồi đó, nói chuyện không lấy gì làm hào hứng với bác sĩ trưởng phẫu thuật cấy ghép, và tôi hỏi ông rằng nếu tôi cần ghép phổi, tôi có thể chuẩn bị như thế nào. Ông nói, "Hãy vui vẻ. Một bệnh nhân vui vẻ là một bệnh nhân khỏe mạnh." Cứ như là chỉ với một lời nói, ông đã chuyển hóa mọi suy nghĩ của tôi về cuộc sống và y học và Khổng tử. Tôi vẫn chưa muốn ghép phổi, nhưng trong vòng một tháng, tôi đã phải quay lại bệnh viện do mắt cá sưng phồng tích dịch -- trông hấp dẫn cực kì. Và suy tim phải. Cuối cùng tôi cũng quyết định đến lúc phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Đến lúc tôi nên đến Cleveland và bắt đầu cuộc đợi chờ đau khổ đằng đẵng cho người hiến tương thích. Nhưng buổi sáng hôm sau, khi tôi vẫn còn trong bệnh viện, tôi nhận được điện thoại. Người gọi là bác sĩ của tôi ở Cleveland, Marie Budev. Và họ có phổi. Phổi tương thích. Phổi ấy là từ Texas. Và mọi người đều thật sự rất mừng cho tôi, trừ tôi ra. Bởi vì, dù phổi tôi có lắm vấn đề đi chăng nữa, tôi đã dành cả cuộc đời luyện tập chúng, và tôi không đặc biệt hào hứng với việc bỏ chúng đi. Tôi bay đến Cleveland, và cả gia đình tôi nhào đến đó với hi vọng rằng họ có thể gặp tôi và nói cái mà chúng tôi đều biết có thể là lời chào vĩnh biệt. Nhưng các cơ quan được hiến không đợi chờ ai, và tôi lên bàn mổ trước khi có thể nói lời tạm biệt. Điều cuối cùng tôi nhớ là tôi nằm trên tấm chăn trắng, nói với bác sĩ phẫu thuật là tôi cần gặp mẹ tôi một lần nữa, và xin ông hãy cố gắng giữ giọng hát cho tôi. Tôi rơi vào thế giới mộng mị tận thế này. Trong cuộc phẫu thuật kẽo dài mười ba tiếng rưỡi, tim tôi ngừng đập hai lần, 40 quart máu được truyền vào người tôi. Và trong sự nghiệp 20 năm của bác sĩ phẫu thuật cho tôi, ông nói đây là mộ trong những ca ghép khó nhất mà ông đã thực hiện. Họ cứ để ngực tôi mở trong hai tuần. Bạn có thể thấy quả tim quá cỡ của tôi đập trong đó. Tôi được nối với cả tá máy móc duy trì sự sống cho tôi. Bệnh nhiễm trùng tàn phá da của tôi. Tôi đã hi vọng giọng hát của tôi có thể được giữ lại, nhưng bác sĩ của tôi biết rằng các ống thở đặt sâu vào họng tôi có lẽ đã phá hủy giọng hát rồi. Nếu chúng cứ đặt ở đó, chắc chắn tôi không bao giờ hát được nữa. Thế nên bác sĩ của tôi mời chuyên gia tai mũi họng, bác sĩ giỏi nhất ở phòng khám đó, tới khám và phẫu thuật cho tôi để dịch chuyển các ống thông quanh thanh quản của tôi. Chuyên gia nói rằng phẫu thuật như thế sẽ giết tôi mất. Thế là bác sĩ phẫu thuật của tôi đích thân thực hiện qui trình đó, một nỗ lực phút cuối để giữ giọng hát cho tôi. Dù mẹ tôi không thể chào tạm biệt tôi trước ca phẫu thuật, bà không rời giường bệnh trong những tháng hồi sức sau đó. Và nếu các bạn cần tìm một ví dụ cho đức tính kiên trì, gan góc và mạnh mẽ trong một cơ thể bé nhỏ, xinh đẹp, đó là mẹ tôi. Một năm trước chính vào ngày này, tôi thức dậy. Tôi chỉ nặng 95 pound. Có hàng tá ống dẫn vào và đi ra từ người tôi. Tôi không đi được, tôi không trò chuyện được, tôi không ăn được, không di chuyển được, hiển nhiên tôi không hát được, đến thở tôi cũng không làm được, nhưng khi tôi nhìn lên và thấy mẹ tôi, tôi không thể không mỉm cười. Dù bị một chiếc xe tải Mack cán, hay do suy tim, hay do phổi trục trặc, cái chết luôn đến. Nhưng ta không dành cả cuộc đời chỉ để tránh cái chết, phải không? Ta còn dành nó để sống nữa. Tình trạng bệnh lí không làm chết "phần người" trong bạn. Và khi người ta được cho phép theo đuổi niềm đam mê của mình, các bác sĩ sẽ có những bệnh nhân cộng tác hơn, vui vẻ hơn và khỏe mạnh hơn. Bố mẹ tôi vô cùng căng thẳng khi tôi cứ đi lại, thử vai, và đi lại biểu diễn ở đủ mọi nơi, nhưng họ biết rằng tôi làm vậy thì tốt hơn nhiều so với việc suốt ngày bị ám ảnh vì sự sống chết của tôi. Và tôi biết ơn bố mẹ vì đã hiểu như vậy. Mùa hè vừa qua, tôi chạy vòng quanh, ca hát, nhảy múa và chơi với các cháu trai, cháu gái của tôi và anh chị em, mẹ và bà tôi ở vùng núi đá Colorado Rockies, tôi không thể không nghĩ tới người bác sĩ đã bảo tôi rằng tôi không thể hát. Và tôi muốn nói với chị ấy rằng, và tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta cần thôi để bệnh tật khiến ta từ bỏ ước mơ. Khi ta thành công, ta sẽ thấy rằng bệnh nhân không chỉ sống sót; mà sống tốt và hạnh phúc. Và một vài bệnh nhân có lẽ còn hát nữa. (Vỗ tay) [Hát: Tiếng Pháp] Xin cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Cám ơn. Và tôi muốn cảm ơn nghệ sĩ chơi piano cho tôi, Monica Lee. (Vỗ tay) Cám ơn cám bạn rất nhiều. Cám ơn. Bạn biết tôi ghen tị với ai không? Đó là những người làm đúng chuyên ngành của mình. (Cười) Nhà báo từ ngành báo chí, kĩ sư từ ngành kĩ sư. Sự thật là những chuyện như vậy đã không còn là quy luật, mà là ngoại lệ. Một nghiên cứu 2010 cho biết chỉ có 1/4 sinh viên tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành của mình. Tôi tốt nghiệp với không chỉ một mà là hai bằng ngành sinh học. Bố mẹ tôi khá thất vọng vì tôi không phải là bác sĩ hay nhà khoa học. (Cười) Nhiều năm học về sao chép ADN và quang hợp không hỗ trợ gì cho sự nghiệp của tôi trong ngành công nghệ. Tôi phải tự học mọi thứ từ bán hàng, quảng bá, chiến lược thậm chí, còn tự học một ít lập trình. Tôi chưa bao giờ đảm nhận chức vụ Quản lý sản phẩm cho đến khi gửi hồ sơ năng lực đến Etsy. Tôi đã bị Google và vài công ty khác từ chối và cảm thấy rất áp lực. Công ty này mới lên sàn chứng khoán, do đó, một phần trong đơn xin việc, tôi đọc lần lượt từng hồ sơ IPO một và xây dựng một website bao gồm bản phân tích kinh doanh và bốn ý tưởng về những tính năng mới. Hóa ra là công ty đã chủ động tiến hành hai trong số ý tưởng đó và nghiêm túc xem xét ý tưởng thứ ba. Tôi được nhận. Chúng ta đều biết những người bị phớt lờ hay đánh giá thấp lúc đầu nhưng đã đứng lên chứng tỏ mọi người đã sai. Câu chuyện tôi yêu thích? Brian Acton, một quản lí công nghệ người từng bị Twitter và Facebook từ chối trước khi đồng sáng lập ra WhatsApp, nền tảng nhắn tin di động được bán với giá 19 tỉ đô-la. Hệ thống tuyển dụng được tạo nên từ thế kỉ 20 đang gây thất vọng và khiến ta bỏ lỡ những người có tiềm năng ấn tượng. Tiến bộ trong ngành robot và máy học thay đổi cách ta làm việc, tự động hoá các công việc thường nhật trong nhiều ngành nghề trong khi tăng cường và mở rộng nhân công ở các nghề khác. Với đà này, chúng ta nên mong đợi được làm các việc chưa từng làm trước đây trong phần còn lại của sự nghiệp. Vậy chúng ta cần công cụ và chiến lược nào để nhận diện nhân viên giỏi trong tương lai? Để tìm kiếm câu trả lời, tôi đã tham khảo các lãnh đạo từ nhiều ngành nghề, đọc hàng chục báo cáo và tài liệu nghiên cứu và thực hiện một số thí nghiệm tài năng của riêng mình. Hành trình của tôi vẫn chưa chấm dứt, nhưng đây là ba ý tưởng để bạn cân nhắc. Một: mở rộng sự tìm kiếm. Nếu chỉ tìm tài năng ở cùng một nơi như thường lệ -- chương trình trẻ em tài năng, trường Ivy League, các tổ chức uy tín -- chúng ta sẽ đạt được cùng một kết quả như trước đây. Bóng chày đã chuyển mình khi đội bóng túng tiền Oakland Athletics bắt đầu chiêu mộ vận động viên không ghi điểm cao theo những chuẩn mực truyền thống như chạy nước rút, nhưng có khả năng giúp đội bóng ghi điểm và chiến thắng cuộc chơi. Ý tưởng này có tác động vượt ngoài tầm thể thao. Giám đốc Thiết kế và Nghiên cứu tại Pinterest bảo tôi họ đã tạo nên một trong những đội ngũ đa dạng và năng suất nhất ở Thung lũng Silicon vì họ tin rằng không một loại người nào nắm độc quyền về tài năng. Họ đã nỗ lực tìm kiếm ngoài các trung tâm công nghệ lớn và tập trung vào hồ sơ của nhà thiết kế, thay vì dòng dõi (ám chỉ trường lớp) của họ. Thứ hai: thuê vì năng suất. Được truyền cảm hứng từ trải nghiệm xin việc của chính mình, tôi đã đồng sáng lập nền tảng tuyển dụng tên Headlight, thứ sẽ cho các ứng cử viên cơ hội toả sáng. Giống như các đội có buổi tập thử và các vở kịch có thử vai, các cử viên được yêu cầu thể hiện những kỹ năng của mình trước khi được thuê. Khách hàng của chúng tôi được hưởng lợi từ 85 năm nghiên cứu việc làm, cho thấy mẫu thử việc là một trong những yếu tố dự đoán thành công trong công việc. Khi thuê một nhà phân tích dữ liệu, hãy đưa họ một bảng tính dữ liệu lịch sử và hỏi về những thông tin quan trọng. Nếu thuê một quản lý tiếp thị, hãy yêu cầu họ lên kế hoạch tung sản phẩm mới. Nếu bạn là ứng cử viên, đừng đợi quản lý hỏi. Hãy tìm cách thể hiện kỹ năng và năng lực của riêng mình, ngoài hồ sơ và thư xin việc cơ bản. Thứ ba: nhìn toàn cảnh. Tôi đã nghe về những nhà tuyển dụng vội xem một ứng cử viên là kẻ nhảy việc dựa trên một rắc rối nhỏ duy nhất trong hồ sơ của họ; và đã đọc về những giáo sư có khả năng cao bỏ qua những lời nhắn từ học sinh vì tên họ là tên người da đen hoặc châu Á thay vì là da trắng. Lúc nhỏ, tôi gần như phải chịu sự chăm sóc đặc biệt. Sau một tháng học mẫu giáo, giáo viên viết một ghi chú dài một trang lưu ý rằng tôi bốc đồng, khó tập trung, và dù có óc tò mò tuyệt vời, tôi khiến người khác kiệt sức. (Cười) Hiệu trưởng mời bố mẹ tôi dự cuộc họp, hỏi mẹ tôi xem tôi có gặp biến chứng khi sinh không và khuyên tôi gặp bác sỹ tâm lý ở trường. Bố tôi thấy những gì đang diễn ra và nhanh chóng giải thích về hoàn cảnh gia đình. Là người mới nhập cư, chúng tôi sống trên gác xép của một ngôi nhà chăm sóc cho người mắc bệnh tâm thần. Bố mẹ tôi làm việc xuyên đêm để kiếm sống, và tôi không có nhiều cơ hội chơi chung với bạn bè cùng lứa. Có thật sự là bất ngờ khi một đứa trẻ lên năm hơi tăng động trong lớp mẫu giáo sau khi đã trải qua cả một mùa hè một mình? Cho đến khi có cái nhìn toàn diện về ai đó, đánh giá của chúng ta về họ sẽ luôn mắc sai lầm. Hãy ngừng xem năng lực và kinh nghiệm là một, bằng cấp và tài năng là một. Hãy ngừng chấp nhận lựa chọn quen thuộc, an toàn và trao cơ hội cho những người tuyệt vời. Các nhà quản lý cần từ bỏ những quy tắc tuyển dụng lỗi thời và tiếp nhận những cách mới mẻ để nhận diện và nuôi dưỡng tài năng, và các ứng cử viên có thể hỗ trợ bằng việc học cách kể chuyện theo hướng mạnh mẽ và thu hút. Chúng ta có thể sống trong thế giới mà người ta được công nhận dựa vào năng lực và có cơ hội để nhận ra tiềm năng thực sự của mình. Vậy, hãy bước ra và xây dựng nó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi rất vinh dự được có mặt ở đây và vinh dự được nói về chủ đề này chủ đề mà tôi nghĩ vô cùng quan trọng Chúng ta đã không ngừng nói về những ảnh hưởng ghê gớm của nhựa lên hành tinh này và mọi giống loài, nhưng nhựa cũng làm hại con người đặc biệt là những người nghèo Cả trong quá trình sản xuất nhựa lẫn trong quá trình sử dụng, phân hủy nhựa những người phải làm bia đỡ đạn chính là người nghèo Người ta rất lo lắng khi xảy ra vụ tràn dầu của BP bởi nhiều lý do. Người ta nghĩ: "Ôi trời! Thật kinh khủng, dâu - nó ở trong nước Nó sẽ phá hoại hệ thống sống ở đó. Con người sẽ bị thương. Thật kinh khủng, chúng sẽ làm hại những người ở Vịnh Mexico" Những gì người ta không nghĩ tới là: Nếu số dầu đó cập bờ thì sao? Nếu số dầu đó thực sự đến nơi mà nó cố gắng đến? Không chỉ được đốt trong các động cơ và góp phần hiện tượng nóng lên toàn cầu mà còn có một nơi gọi là "Cancer Alley" (hẻm ung thư) Và nguyên do nó được gọi là "Cancer Alley" là bởi ngành công nghiệp hóa dầu dùng số dầu đó và biến thành nhựa và, quá trình đó giết con người. Cụ thể là những người sống ở cái Vịnh đó. Vậy thì dầu và hóa dầu không chỉ là vấn đề khi bị tràn chúng là vấn đề khi không bị tràn Và điều mà chúng ta thường không tính đến là cái giá mà người nghèo phải trả để chúng ta những sản phẩm không phân hủy này. Điều khác mà chúng ta thường không tính đến là người nghèo không chỉ chịu bị hại trong quá trình sản xuất mà họ còn chịu đựng khi sử dụng Những người có một mức thu nhập nhất định trong chúng ta có cái gọi là lựa chọn. Lý do bạn muốn học chăm chỉ, có một công việc và không bị nghèo đói, phá sản là như vậy bạn có những sự lựa chọn, những sự lựa chọn kinh tế Chúng ta thực sự có cơ hội lựa chọn không sử dụng các sản phẩm chứa nhựa nguy hiểm, có độc trong đó. Những người nghèo khác thì không. Những người có thu nhập thấp thường là người mua các sản phẩm có hóa chất động hại mà con của họ đang sử dụng. Họ là những người đứng mũi chịu sào phải tiếp nhận một lượng lớn nhựa độc hại này và sử dụng nó. Người ta cứ nói "Chà, họ nên mua sản phẩm khác." Vấn đề là khi nghèo bạn không có lựa chọn. Bạn thường buộc phỉa mua những thứ rẻ tiền nhất cũng thường là những thứ nguy hiểm nhất Và nếu vậy vẫn chưa đủ tệ, nếu không chỉ là việc sản xuất nhựa cho người ung thư nơi như là "Cancer Alley", chết sớm hơn, thì chúng gây hại những đứa trẻ nghèo lúc sử dụng, lúc phân hủy. Một lần nữa, đó là người nghèo. những người phải chịu gánh nặng. Thường, chúng ta nghĩ chúng ta đang làm việc tốt Nếu bạn đang ở trong văn phòng, bạn đang uống nước, hoặc bất kỳ thứ gì và bạn tự nghĩ "Mình sẽ vứt thứ này đi. Không, mình sẽ tỏ ra đức hạnh. Mình sẽ ném nó vào cái thùng rác màu xanh" Bạn nghĩ "Mình bỏ cái của mình và thùng rác xanh" và nhìn đồng nghiệp của mình và nói "Tại sao, đồ ngu si cậu lại bỏ cái của cậu và thùng trắng?" Và chúng ta coi đó là chuyện đùa đạo đức Chúng ta nghĩ chính mình thật tốt Có lẽ, tôi sẽ cảm thấy mình thật tốt Không phải bạn, nhưng tôi nghĩ vậy. Vậy là chúng ta kiểu như có khoảnh khắc đạo đức tốt đẹp Nhưng nếu chúng ta có khả năng dõi theo cái chai nhỏ đó trên hành trình của nó chúng ta có thể sốc khi khám phá rằng chẳng mấy khi nó được bỏ lên một cái tàu vượt qua đại dương với một chút chi phí và nó sẽ kết thúc ở một quốc gia đang phát triển, thường là Trung Quốc Tôi nghĩ chúng ta sẽ tưởng tượng ai đó sắp nhận cái chai nói rằng: "Ôi cái chai nhỏ bé, Chúng tôi rất vui được gặp bạn, cái chai nhỏ bé" (Cười) "Bạn đã phục vụ rất tốt." Anh ta mat-xa cho cái chai tặng cái chai chiếc huy chương. Và nói: "Giờ bạn muốn làm gì tiếp theo?" Cái chai nói: "Mình chẳng biết nữa." Nhưng đó thực sự không diễn ra Cái chai đó kết thúc bằng cách bị đốt. Tái chế nhựa ở nhiều quốc gia đang phát triển nghĩa là quá trình đốt rác nhựa, quá trình đốt nhựa, và sẽ thải ra những chất độc hóa học không thể tưởng và, một lần nữa, giết con người. Vậy, những người nghèo những người làm ra những sản phẩm này ở những trung tâm hóa dầu như "Cancer Alley" người nghèo đang sử dụng những sản phẩm này một cách không cân xứng, sau đó những người nghèo những người thậm chí cở cuối quy trình tái chế cũng chết sớm hơn. và bị đe dọa ghê gớm bởi cơn nghiện dùng đồ sử dụng một lần của chúng ta (ly, muỗng, nĩa,..) Giờ bạn tự nghĩ - vì tôi biết bạn - Bạn nói "Điều này thật tồi tệ cho những người nghèo. Nó thật ghê gớm, cho những người nghèo Giá như có ai làm gì đó để giúp họ." Nhưng điều chúng ta không hiểu là ngay tại Los Angeles đây, chúng ta làm việc cật lực để giảm thiểu sương mù xảy ra tại Los Angelos này. Nhưng đoán xem? Bởi vì họ đang sản xuất quá nhiều ô nhiễm ở Châu Á bởi luật môi trường ở châu Á không bảo vệ con người , mà hầu hết không khí sạch tạo ra và không khí độc tạo ra mà chúng ta đạt được ở California này bị trôi sạch bởi không khí ô nhiễm đến từ châu Á Chúng ta dính đòn. Chúng ta chịu ảnh hưởng. Những người nghèo dính đòn trước và tệ nhất Nhưng sản xuất độc hại, việc đốt chất độc sự lỏng lẻo về tiêu chuẩn môi trường ở châu Á mới thực sự tạo ra ô nhiễm không khí nhiều như vậy. Nó vượt qua đại dương và xóa hết mọi nỗ lực của chúng ta ở California này Chúng ta trở lại như chính chúng ta những năm 70. Chúng ta ở cùng một hành tinh và chúng ta phải hiểu gốc rễ của những vấn đề này. Nguồn gốc của vấn đề này, theo tôi chính là ý tưởng của việc "sử dụng một lần". Bạn thấy đó, nếu bạn hiểu mối liên kết giữa những gì chúng ta đang làm với chất độc và ô nhiễm trên hành tinh này and những gì chúng ta đang làm với người nghèo, thì chúng ta có một rắc rối rất lớn nhưng cũng rất hữu ích, quan sát: Để phá hành tinh bạn sẽ phải phá con người. Nhưng nếu bạn tạo ra một thế giới nơi bạn không phải phá con người bạn không thể phá hành tinh. Chúng ta đang ở thời điểm mà cùng nhau tiến đến công bằng xã hội như một ý tưởng và sinh thái học như là một ý tưởng, cuối cùng chúng ta có thể thấy rằng chúng ta, dù thế nào, cũng là một ý tưởng. Ý tưởng đó là chúng ta không có đồ sử dụng một lần nào cả Chúng ta không có những nguồn lực chỉ sử dụng một lần Chúng ta không có những giống loài chỉ sử dụng một lần. và chúng ta cũng không có những con người chỉ sử dụng một lần. Chúng ta không có một hành tinh vứt đi và chúng ta không có những đứa trẻ vứt đi -- chúng đều vô giá Và chúng ta cùng quay lại điều cơ bản đó những cơ hội để hành động đang bắt đầu hiện ra. Phỏng sinh, một mô hình khoa học mới nổi, kết thúc là một ý tưởng công bằng xã hội rất quan trọng Những ai mới chỉ biết về chuyện này, phỏng sinh nghĩa là tôn trọng trí tuệ sự sáng suốt của mọi giống loài. Dân chủ, nhân tiện, nghĩa là tôn trọng sự sáng suốt của mọi người - và chúng ta sẽ nói về nó sau. Nhưng phỏng sinh nghĩa là tôn trọng sự sáng suốt của mọi giống loài. Hóa ra chúng là những sinh vật rất thông minh. Cái vỏ lớn này, hay bất kỳ thứ gì, chúng ta khá tự hào về chính mình Nhưng nếu chúng ta muốn làm gì đó cứng, chúng ta như này "Tôi biết, tôi sắp làm một thứ cứng Tôi biết, tôi sẽ kiếm lò nung và chân không (vacumms) và đào các thứ khỏi lòng đất và khiến mọi thứ nóng lên và độc hại và ô nhiễm nhưng mình sẽ có được thứ cứng này. Mình thật thông minh." và bạn nhìn sau lưng bạn, và sự tàn phá ở xung quanh bạn Nhưng đoán xem, bạn thật thông minh nhưng chưa bằng con sò. Vỏ sò rất cứng. Không có chân không. Không có lò nung lớn. Không có chất độc. Không có ô nhiễm Hóa ra những giống loài khác của chúng ta đã tìm ra cách giải quyết từ lâu lắm rồi. Làm sao để để tạo ra rất nhiều thứ mà chúng ta cần sử dụng các quy trình sinh học mà tự nhiên hiểu rõ cách dùng. Đó là sự sáng suốt của phỏng sinh học. Những nhà khoa học của chúng ta cuối cùng cũng nhận ra chúng ta có rất nhiều điều để học từ những loài khác. Tôi không có ý lấy một con chuột chọc ghẹo nó các kiểu. Tôi không có ý quan sát nó theo cách đó - quấy rối một sinh vật nhỏ. Tôi thực sự tôi trọng chúng, tôn trọng những gì chúng đã đạt được. Đó là phỏng sinh học, và nó mở ra cánh cửa đến sản xuất không phí phạm không ô nhiễm, mà chúng ta thực sự có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống cao, tiêu chuẩn cuộc sống cao mà không phá hoại hành tinh này. Ý tưởng về phỏng sinh học đó, tôn trọng trí tuệ của mọi loài sinh vật, kết hợp với ý tưởng về dân chủ và công bằng xã hội, tôn trọng sự sáng suốt và giá trị của mọi người sẽ cho chúng ta một xã hội khác. Chúng ta có thể có một nền kinh tế khác Chúng ta có thể có một xã hội xanh có thể khiến Tiến sĩ King tự hào. Đó là mục tiêu. Và con đường mà chúng ta đến đó đầu tiên là nhận ra ý tưởng về việc sử dụng một lần không chỉ làm hại đến những giống loài mà chúng ta nhắc tới mà còn làm hư hỏng chính xã hội của chúng ta. Chúng ta tự hào sống ở California này đây Chúng ta có lá phiếu này, và mọi người kiểu như "Chà, không phải ở bang của chúng ta. Tôi không biết những bang khác đang làm gì cả." (cười) Cứ tự hào. Và, tôi cũng tự hào. Nhưng California, mặc cho chúng ta đang dẫn đầu ở một vài thứ xanh, chúng ta, không may, cũng dẫn đầu thế giới về một số vấn đề cải tạo. California có mức độ đốt rác nhựa thuộc hàng cao nhất trong số 50 bang. Bây giờ, chúng ta có thử thách về đạo đức Chúng ta hết lòng giải cứu những vật liệu chết từ lòng đất nhưng đôi khi không được hết lòng về việc giải cứu cuộc sống, giải cứu con người được như vậy. Và tôi nói rằng chúng ta sống ở một đất nước chiếm 5% dân số thế giới 25% khí nhà kính nhưng cũng chiếm 25% tù nhân của thế giới. Một trên bốn người bị nhốt trên thế giới đang bị nhốt tại Mỹ. Nó nhất quán với ý tưởng này rằng việc sử dụng một lầ là điều mà chúng ta tin tưởng. Và, như một sự tiến triển phải mở rộng cử tri, phải phát triển, phải vươn ra khỏi vùng an toàn tự nhiên của chúng ta, một trong những thách thức để thành công bước này phải thoát khỏi những thứ như là nhựa và thay đổi nền kinh tế, là con người nhìn vào đây bằng sự nghi ngờ. Và họ đặt câu hỏi: Làm sao để những này quyết tâm? Một người nghèo, có thu nhập thấp, ở "Cancer Valley" ở Watts, ở Harlem, ở khu giới hạn Ấn Độ có thể nói với chính họ, "Làm sao những người này có thể hết lòng về việc đảm bảo rằng một cái chai nhựa có cơ hội thứ hai trong đời hoặc một lon nhôm có cơ hội thứ hai và khi nào thì con tôi sẽ gặp rắc rối và đi tù, nó không có cơ hội thứ hai sao?" Làm sao bước đi này có thể hết lòng nói chúng ta không có những đồ vứt đi, những vật liệu chết bỏ đi và chấp nhận sự sống bỏ đi, và công đồng như "Cancer Alley?" Và giờ chúng ta có cơ hội để thực sự tự hào về bước tiến này. Khi chúng tôi nói về chủ đề này, nó cho chúng ta thêm cuộc gọi để liên lạc với những bước tiến khác và trở nên bao hàm và phát triển và cuối cùng chúng ta có thể thoát khỏi thảm họa điên rồ này Hầu hết các bạn là người tốt, nhân hậu. Khi bạn còn nhỏ, bạn quan tâm đến cả thế giới và có đôi lúc ai đó nói bạn phải chọn một vấn đề, bạn cần phải hết lòng với vấn đề đó. Không thể yêu cả thế giới bạn phải làm việc về những cái cây hoặc bạn phải làm việc về vấn đề nhập cư. Bạn cần thúc đẩy và quan tâm đến vấn đề. Và thực sự, họ cơ bản nói với bạn "Bạn sẽ ôm một cái cây chứ? Hay ôm một đứa trẻ? Chọn đi" Bạn sẽ ôm một cái cây chứ? Hay bạn sẽ ôm một đứa trẻ? Chọn đi" Khi chúng ta bắt đầu làm việc về vấn đề như nhựa, chúng ta nhận ra rằng mọi thứ đều kết nối, và may mắn rằng hầu hết chúng ta được ban phúc để có 2 cánh tay. Chúng ta có thể ôm cả hai. Xin cảm ơn. Tôi sẽ bắt đầu với một thử thách nhỏ nhé thử thách về xử lí số liệu số liệu mà chúng ta phải giải quyết trong lĩnh vực y khoa Đó thực sự là thách thức lớn cho chúng ta Và đó là gánh nặng khủng khiếp đây là máy chụp X quang hay máy CT Đây là môt thiết bị tuyệt vời Nó dùng những tia X hay chùm tia X quét rất nhanh xung quanh cơ thể người. Chỉ cần 30 giây để cỗ máy quét và thu thập một lượng thông tin khổng lồ mà cỗ máy xuất ra. Vì vậy, đây là một cỗ máy tuyệt vời mà chúng ta có thể dùng để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, như tôi đã nói, đây cũng là một thử thách. Và bức hình này cho ta thấy thử thách đó. Đây là sự bùng nổ dữ liệu y khoa mà chúng ta có hiện nay. Chúng ta đang đối mặt với vấn đề này. Để tôi quay trở lại quá khứ. Chúng ta hãy quay lại vài năm và xem điều gì đang xảy ra. những máy móc này xuất hiện và ra đời vào thập niên 70 những cố máy quét qua cơ thể người, và tạo ra gần 100 những bức ảnh của cơ thể đó. Và để làm rõ hơn, tôi xin mạn phép, dịch lại những lát cắt thông tin đó. Điều đó tương đương 50 megabyte dữ liệu, cũng khá nhỏ so với khả năng xử lí dữ liệu ngày nay của chúng ta trên những thiết bị di động bình thường. Nếu dữ liệu chuyển thành danh bạ điện thoại thì các cuốn sổ sẽ chất cao khoảng 1 mét Hãy nhìn những việc chúng ta đang làm với máy móc chúng ta đang sở hữu ta có thể chụp được, trong vài giây, 24 000 bức ảnh của một cơ thể, điều đó tương ứng với 20 gigabyte dữ liệu hay 800 quyển danh bạ điện thoại, và chồng sổ ấy sẽ cao khoảng 200 mét Điều gì sẽ xảy ra -- và thứ ta đang thấy; đó là sự bắt đầu -- một xu hướng công nghệ đang diễn ra như việc chúng ta bắt đầu tìm các giải pháp tiết kiệm thời gian giúp tạo động lực thúc đẩy bản thân. Hãy giả định rằng ta đang thu thập dữ liệu trong năm giây, tương đương với một terabyte dữ liệu bằng khoảng 800 000 sổ điện thoại kéo dài khoảng 16 km sổ điện thoại. Đó là một sự kiên nhẫn, một bộ dữ liệu. Và đây là điều ta cần phải giải quyết. Thế nên đây là một thách thức lớn mà ta có đến tận ngày nay -- đã có 25000 bức ảnh Hãy tưởng tượng khi ta nhờ các bác sĩ X quang làm việc này họ sẽ thu thập 25000 bức ảnh, rồi sẽ phản ứng thế này: "25000, được thôi, được thôi. Có vấn đề rồi." Họ sẽ không thể làm gì hơn. Không thể nào. Thế nên ta phải làm điều gì đó thông minh hơn việc này. Việc cần làm là đặt tất cả lát cắt với nhau Hãy tưởng tượng việc cắt cơ thể ở mọi hướng, sau đó thử đặt các lát cắt cùng nhau thành một chồng dữ liệu, một khối dữ liệu. Đó thật sự là điều ta đang làm. Ta đặt Gigabyte hay terabyte dữ liệu thành khối. Vậng, khối dữ liệu chỉ chứa đựng lượng tia X mà chụp được trên cơ thể người. Việc ta cần làm là tìm ra cách hãy nhìn vào những điều ta muốn xem xét và làm những thứ trong suốt cái mà ta không muốn xem xét. Chuyển bộ dữ liệu thành vài thứ như thế này. Đó là một thách thức. Một thách thức to lớn để làm việc đó. Dùng máy tính, thậm chí chúng càng nhanh và tốt hơn mọi lúc, là thách thức khi xử lí gigabyte dữ liệu, terabyte dữ liệu và chắt lọc thông tin tương ứng. Tôi muốn xem trái tim. Tôi muốn nhìn huyết quản, muốn xem gan. hay tìm khối u, trong một số trường hợp. Đây là nơi thân yêu đến chơi. Đó là con gái tôi. Khoảng 9 giờ sáng. Nó đang chơi trò chơi trên máy tính. Nó chỉ mới 2 tuổi, có tiếng kèn. Con bé thật sự là động lực đằng sau sự phát triển của các đơn vị xử lí đồ họa. Miễn là trẻ con chơi trò chơi máy tính, đồ họa trở nên càng ngày càng tốt hơn. Hãy về nhà, bảo với con bạn chơi nhiều hơn vì đó là cái tôi cần. Bên trong cỗ máy này có thể cho tôi làm điều tôi đang làm với dữ liệu y khoa. Điều tôi đang làm là dùng các thiết bị nhỏ tuyệt vời. Như bạn biết đấy, hãy quay lại có lẽ 10 năm trước khi tôi có quỹ để mua máy tính đồ họa đầu tiên nó là cỗ máy khổng lồ. Nó là tủ vi xử lý và bộ nhớ và nhiều thứ. Tôi đã trả cỡ 1 triệu đô cho cỗ máy đó. So với ngày nay thì chiếc máy đó chỉ nhanh như chiếc iPhone. Mỗi tháng đều có thẻ đồ họa mới ra đời, đây là một trong những chiếc mới nhất từ nhà sản xuất NVIDIA, ATI, Intel. Có hàng trăm giá đỡ bạn có nhiều thứ đặt chúng vào máy tính bạn có thể làm những điều tuyệt vời với card đồ họa. Nó thật sự cho phép ta giải quyết sự bùng nổ dữ liệu y tế, cùng với một số công việc tiện lợi dưới hình thức giải thuật nén dữ liệu, chọn lọc thông tin tương ứng mà con người đang nghiên cứu. Tôi sẽ chỉ bạn vài ví dụ mà ta có thể làm. Đây là bộ dữ liệu được chụp bằng máy CT. Bạn có thể thấy đây là bộ dữ liệu đầy đủ. Một phụ nữ. Bạn có thể thấy tóc. Bạn có thể thấy cấu trúc riêng của phụ nữ. Bạn có thể thấy tán xạ của tia X trên răng, kim loại trong răng. Đó là nơi mà những hiện vật phát ra. Nhưng, việc hoàn toàn tương tác trên card đồ họa chuẩn trên máy tính thông thường, Tôi chỉ đặt vào máy bay thu gọn. Và các dữ liệu nằm bên trong, vì vậy tôi bắt đầu xoay, tôi xem nó từ nhiều góc khác nhau, và tôi thấy rằng người phụ nữ này có vấn đề. Cô ấy bị chảy máu não, và được cố định với stent nhỏ, một kẹp kim loại đang thắt chặt mạch. Chỉ bằng cách thay đổi chức năng, tôi có thể xác định những gì sẽ được làm rõ và những gì sẽ hiện lên. Tôi có thể xem cấu trúc sọ, và thấy rằng, tốt, đó là nơi mở sọ trên người phụ nữ này, và đó là nơi đi vào. Có những hình ảnh tuyệt vời. Chúng có độ phân giải thật sự cao, và thật sự chỉ ra điều mà ta có thể làm với card đồ họa chuẩn ngày nay. Hiện nay ta có thể dùng công nghệ này, và cố gắng nén nhiều dữ liệu vào hệ thống. Một trong những ứng dụng được tiến hành điều này đã nhận được chút lực kéo trên thế giới là ứng dụng mổ xác ảo. Hãy xem lại những dữ liệu cực khổng lồ chúng ta có thể làm quét toàn thân. Chúng tôi cho toàn cơ thể qua máy CT, chỉ trong vài giây ta có thể nhận tập dữ liệu của cả cơ thể. Đó là từ mổ xác ảo. Bạn có thể thấy tôi đang dần lột. Trước tiên bạn thấy túi cơ thể mà cơ thể đi vào, sau đó tôi lột lớp da, bạn có thể thấy các cơ bạn có thể xem cấu trúc xương của người phụ nữ này. Tôi muốn nhấn mạnh ở điểm này với lòng tôn trọng to lớn Bây giờ tôi sẽ chỉ cho mọi người Tôi sẽ chỉ ra vài trường hợp mổ xác ảo với sự kính trọng lớn cho những người đã chết vì bạo lực tôi đang đưa cho bạn những hình ảnh. Trong lĩnh vực pháp y và có xấp xỉ 400 trường hợp từ trước tới nay chỉ một phần của Thụy Điển mà tôi đến đã được khám nghiệm mổ xác ảo trong 4 năm qua. Đây sẽ là tình hình điển hình. Cảnh sát sẽ quyết định khi có một trường hợp vào buổi tối họ sẽ quyết định đây có phải trường hợp cần khám nghiệm tử thi? Vì vậy vào buổi sáng, khoảng 6 tới 7 giờ cơ thể sau đó được chuyển vào trong túi đựng xác và đưa tới trung tâm của chúng tôi và đang được quét qua một trong các máy CT Sau đó bác sỹ X quang cùng nhà bệnh học đôi lúc nhà khoa học pháp y, xem xét dữ liệu xuất ra, họ tham dự một phiên họp chung. Sau đó họ quyết định làm gì trong khi khám nghiệm tử thi thật. Bây giờ hãy xem xét vài trường hợp, đây là một trong các ca đầu chúng tôi có. Bạn có thể thấy chi tiết của tập dữ liệu. Nó có độ phân giải rất cao, và giải thuật này cho phép chúng ta thu nhỏ trên tất cả chi tiết. Nó tương tác hoàn toàn, bạn có thể xoay, xem nhiều thứ rất thực trên các hệ thống ở đây. Không cần nói quá nhiều về trường hợp này, đây là tai nạn giao thông, tài xế say rượu tông phải người phụ nữ. Rất. rất dễ nhận thấy tổn thương của cấu trúc xương. Nguyên nhân tử vong là do xương cổ bị gãy. Mạng sống người phụ nữ đã bị chấm dứt dưới chiếc xe, Cô ta bị đánh khá nặng bởi vết thương này. Đây là trường hợp khác, đâm bằng dao. Lần nữa chỉ cho ta những gì ta có thể làm. Rất dễ dàng nhìn thấy các chi tiết kim loại mà ta có thể thấy ở bên trong cơ thể. Bạn cũng xem được các chi tiết của răng mà thực sự là phần trám của răng bởi vì tôi thiết lập chức năng chỉ ra kim loại và cũng làm mọi thứ trong suốt. Đây là trường hợp bạo lực khác. Nó không thực sự giết người. Người bị giết bởi vết đâm ở tim, họ chỉ cần gời con dao bằng cách đặt nó vào một nhãn cầu. Đây là trường hợp khác. Nó rất thú vị để ta có thể xem các thứ như các nhát dao đâm. Đây bạn có thể thấy con dao đi qua tim. Rất dễ thấy không khí bị rò rỉ như thế nào từ phần này đến phần khác, mà rất khó khi làm mổ xác vật lý theo chuẩn mực bình thường Nó thực sự giúp ích rất nhiều trong điều tra tội phạm để xác định nguyên nhân tử vong, trong vài vụ án cũng chuyển hướng điều tra theo hướng đúng để tìm ra kẻ sát nhân thật sự. Đây là trường hợp khác tôi nghĩ là thú vị. Đây bạn có thể thấy viên đạn giáng vào kế cột sống của người này. Và cái chúng tôi đã làm là chuyển viên đạn thành nguồn sáng, viên đạn thật sự chiếu sáng, thật sự dễ dàng tìm các mãnh đạn. Trong suốt một ca mổ xác vật lý, bạn phải phanh cơ thể để tìm các mảnh đạn, Nó thật sự khó làm. Một trong những điều tôi thật sự hạnh phúc để có thể chỉ cho bạn hôm nay là bảng mổ xác ảo của chúng tôi. Nó là thiết bị cảm ứng chúng tôi phát triển dựa vào các giải thuật, sử dụng các GPU đồ họa chuẩn. Nó trông như thế này, cho bạn cảm giác cho những gì nó trông giống như Nó thật sự làm việc như chiếc iPhone khổng lồ. Vì thế chúng tôi ứng dụng tất cả các cử chỉ bạn có thể làm trên bảng, và bạn có thể nghĩ về nó như một giao diện cảm ứng khổng lồ. Nếu bạn đang nghĩ về việc mua chiếc iPad, hãy quên nó đi. Thay vào đó đây là cái bạn muốn. Steve, hy vong bạn đang nghe nó tới nó, được rồi. Vì vậy nó là thiết bị nhỏ rất tốt. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử nó. Nó thật sự là một kinh nghiệm thực tế. Nó đạt được một số lực kéo, chúng tôi đang cố gắng triển khai cố gắng áp dụng nó trong ngành giáo dục, có lẽ trong tương lai, trong nhiều tình huống lâm sàn. Có một clip ở YouTube mà bạn có thể tải và xem nếu bạn muốn truyền thông tin tới người khác về mổ xác ảo. Vâng, giờ chúng ta đang nói về cảm ứng, tôi giới thiệu tiếp "chạm" dữ liệu. Đây là chút khoa học viễn tưởng, chúng ta đang đi vào tương lai. Đây không là thứ các bác sỹ y khoa đang dùng bây giờ, nhưng tôi hy vọng họ sẽ dùng trong tương lai. Cái bạn đang nhìn thấy bên trái là thiết bị cảm ứng. Nó là chiếc bút cơ nhỏ có động cơ bước rất, rất nhanh bên trong cây bút. Và tôi có thể tạo ra một phản lực. Khi tôi gần như chạm dữ liệu, nó sẽ tạo ra các lực trong chiếc bút, nên tôi nhận phản lực. Trong tình huống cụ thể này, nó là máy quét người sống. Tôi có cây bút này, và tôi nhìn vào dữ liệu, và tôi di chuyển bút về phía đầu, và rất đột ngột tôi cảm thấy sự phản kháng Tôi có thể cảm thấy làn da. Nếu tôi ấn mạnh hơn, tôi sẽ đi qua làn da, và tôi có thể cảm nhận cấu trúc xương bên trong. Nếu tôi ấn mạnh hơn nữa, tôi sẽ đi qua cấu trúc xương, đặc biệt gần tai nơi xương rất mềm. Sau đó tôi có thể cảm nhận não bên trong, nó sẽ lấm bùn như này Nó thật sự tốt. Và đi xa hơn, đây là tim. Và đây cũng là máy quét mới tuyệt vời, chỉ trong 0.3 giây, Tôi có thể quét toàn bộ tim, và làm điều đó với độ phân giải thời gian. Chỉ nhìn vào trái tim, tôi có thể phát lại video ở đây. Đây là Karljoha, sinh viên cao học của tôi đang làm việc ở dự án này. Cậu ấy ngồi trước thiết bị Haptic, hệ thống phản lực, và cậu ấy đang di chuyển chiếc bút về phía đầu, và bây giờ tim đang đập ngay trước mặt, cậu ấy có thể xem tim đập như thế nào. Cậu ấy lấy bút và di chuyển nó về hướng tim và đặt bút lên trái tim, sau đó cảm thấy nhịp tim từ bệnh nhân sống thực sự. Rồi cậu ấy kiểm tra tim động như thế nào Cậu có thể đi vào trong, ấn vào tim, và cảm nhận các van đang di chuyển thế nào Tôi nghĩ, đây thực sự là tương lai cho phẫu thuật tim. Ý tôi là nó có thể là giấc mơ cho bác sỹ phãu thuật tim để có thể đi vào trong tim của bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật, và làm điều đó với dữ liệu độ phân giải chất lượng cao. Đây thực sự gọn gàng. Chúng ta sẽ đi xa hơn vào khoa học viễn tưởng. Và nghe một chút về MRI chức năng. Đây là một dự án thực sự thú vị. MRI sử dụng từ trường và tần số vô tuyến để quét bộ não, hoặc bất cứ phần nào của cơ thể. Vì vậy chúng tôi thật sự nhận ra điều này là thông tin của cấu trúc bộ não, nhưng cũng có thể đo sự khác biệt trong các tính chất của máu đó là oxy và máu đó cạn kiệt oxy. Điều đó có nghĩa là có thể vạch ra hoạt động của bộ não. Đây là điều mà chúng tôi đang làm việc. Bạn thấy Motts kỹ sư nghiên cứu, ở đó, đi vào hệ thống MRI, cậu ấy đang mang kính râm. Nên cậu ấy có thể nhìn một số thứ qua kính râm. Tôi sẽ trình bày vài thứ trong khi cậu ấy ở trong máy quét. Có chút kỳ quái, bởi vì cái mà Motts thấy thật là cái này. Cậu ấy đang thấy bộ não của chính mình. Vì vậy Motts đang làm vài thứ ở đây, và có lẽ cậu sẽ như thế này với tay phải, vì phía bên trái được kích hoạt trên vỏ não vận động. Sau đó cậu ấy sẽ thấy cái đó cùng lúc. Các hình ảnh là bộ não mới. Đây là vài thứ chúng ta đã nghiên cứu một chút. Đây là dãy khác của bộ não Motts. Và đây chúng tôi yêu cầu Motts tính ngược từ 100. Cậu ta đếm "100, 97, 94." Sau đó cậu ấy đếm ngược. Và bạn sẽ thấy cách bộ xử lý toán học nhỏ đang làm việc trong bộ não của anh ấy và chiếu sáng toàn bộ não. Thật tuyệt vời. Chúng tôi có thể làm điều đó trong thời gian thực. Chúng ta có thể điều tra vài thứ. Bảo anh ta làm vài điều. Bạn có thể thấy vỏ não trực quan của cậu ta được kích hoạt ở sau đầu, vì đó là nơi cậu ta thấy, anh ấy thấy não của mình. Và cậu ta đang nghe các chỉ dẫn của chúng ta khi bảo cậu ấy làm gì đó. Tín hiệu thật sự sâu bên trong não bộ, và nó đang phát sáng, vì tất cả dữ liệu ở bên trong khối này. Chỉ trong một giây bạn sẽ thấy Motts, giờ hãy di chuyển chân trái. Cậu ta sẽ đi như này. Khoảng 20 giây đi như vậy, và rất đột ngột nó sáng lên ở đây. Chúng ta đã có hoạt động vỏ não lên đó. Điều này rất, rất tốt, và đây là công cụ tuyệt vời. Và liên quan bài diễn thuyết trước ở đây, vài thứ mà ta có thể dùng như một công cụ để thật sự hiểu rõ cách các nơron và não đang hoạt động, và ta có thể làm điều đó với chất lượng trực quan rất, rất cao và độ phân giải rất nhanh. Giờ đây chúng tôi có niềm vui ở trung tâm. Đó là máy quét CAT Computer Aided Tomography Đây là con sư tử từ sở thú địa phương bên ngoài Norrkoping ở Kolmarden, Elsa. Nó được đưa đến trung tâm, và họ dùng thuốc an thần cho nó sau đó đưa nó vào máy quét. Khi đó tôi nhận toàn bộ tập dữ liệu từ con sư tử. Tôi có thể làm các hình ảnh rất đẹp này. Tôi có thể bóc lớp của con sư tử. Có thể nhìn bên trong nó. Và chúng tôi đã thử nghiệm với điều này. Tôi nghĩ đây là một ứng dụng vĩ đại cho tương lai của công nghệ này, bởi vì có rất ít người biết về giải phẫu động vật. Những gì được biết hiện cho bác sĩ thú y là thông tin cơ bản. Chúng tôi có thể quét tất cả các loại vật, tất cả loại động vật. Vấn đề duy nhất là để nó vừa vào máy. Đây là con gấu. Rất khó để nó vào. Con gấu là động vật thân thiện, đáng yêu. Và đây là mũi của con gấu. Có lẽ bạn muốn nâng niu nó, cho đến khi bạn thay đổi các chức năng và nhìn nó. Hãy chú ý con gấu. Với điều đó, tôi mạn phép cám ơn tất cả người đã giúp tôi tạo các hình ảnh này. Làm điều này là sự nỗ lực rất lớn, thu thập dữ liệu và phát triển giải thuật, viết tất cả phần mềm. Một số người rất tài năng. Phương châm của tôi là luôn chỉ thuê người thông minh hơn tôi và đa phần thông minh hơn tôi. Cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Một vài trong số những đổi mới và phát triển vĩ đại nhất trên thế giới thường xảy ra khi có sự kết hợp của hai linh vực. Vì vậy, tối nay tôi xin được kể cho các bạn về sự kết hợp mà tôi yêu thích nhất lúc này, đó là giải trí và người máy học Nếu chúng ta cố gắng tạo ra người máy có nhiều khả năng biểu cảm hơn và chúng có thể tương tác tốt hơn với xã hội con người, có thể chúng ta nên xem xét một số chuyên gia về cảm xúc và tính cách nhân tạo diễn ra trong kịch thuật. Tôi cũng hứng thú với việc tạo ra những công nghệ mới cho nghệ thuật và để thu hút mọi người đến với khoa học và công nghệ. Một số người trong một hoặc 2 thập kỷ trước đã bắt đàu tạo ra đồ nghệ thuật sử sụng công nghệ. Với việc mạo hiểm mới, Marilyn Monrobot, Tôi sử dụng nghệ thuật để tạo ra công nghệ. (Cười) Chúng ta đang ở thành phố NEW Yock. Và nếu bạn là một nghệ sỹ biểu diễn muốn hợp tác với một chú người máy đáng yêu, hoặc bạn có một chú người máy cần biểu diễn giải trí, xin hãy liên hệ với tôi, đặc vụ bot. Vói danh tiếng đang tăng cao, Bot cũng có cho nó riêng một tài khoản Twitter: @robotinthewild. Tôi xi được giới thiệu các bạn với một trong số những người máy đầu tiên của chúng tôi, Data. Nó được đặt tên sau tính cách của Sta Trek. Tôi nghĩ nó sẽ trở thành một siêu sao. Chúng tôi có người máy -- trong bộ nhớ của nó là cơ sở dữ liệu với rất nhiều câu chuyện cười. Bây giờ mỗi câu chuyện cười được gãn nhãn với những thuộc tính nhất định. Vì vậy nó biết một chút về chủ đề, nó biết về độ dài. Nó biết nó cử động bao nhiêu. Và vì vậy nó sẽ cố gắng xem phản hồi của bạn. Tôi thực sự không biết chú người máy của tôi sẽ làm gì hôm nay. (Cười) Vì vậy nó cũng có thể học từ bạn về chất lượng của những câu chuyện cười của nó và phục vụ - một chút giống như phong cách-Netflix -- về dài hạn hướng tới các cộng đồng hoặc người nghe khác nhau -- trẻ em với người lớn, các văn hóa khác nhau. Bạn có thể học từ chú người may về cộng đồng mà bạn đang sinh sống. Và cũng vậy tôi có thể sử dụng mỗi người trong số các bạn như là một người huấn luyện viên hành động cho những chú người máy tương lai của chúng tôi. Vì vậy một số trong các bạn trong khu giữa này. Bạn có những tấm bảng mầu đỏ/xanh. Nếu bạn thích những gì đang diễn ra, thì rơ mầu xanh. Nếu bạn không thích chủ đề hay màn biểu diễn, bạn có thể rơ mầu đỏ. Bây giờ đùng ngại. Ns chỉ là một người máy; Nó chưa có cảm giác. (cười) Và phần còn lại trong khán phòng, bạn vẫn được tính, vân có giá trị Có micro phôn sẽ thu lại tất cả những tiếng cười, tán thưởng của mọi người trong khán phòng và cả tiếng chê -- tôi hi vọng là không -- để giúp nó đưa ra những quyết định tiếp theo. Đúng, vì thế, hãy khởi động nó nào. Data: Xin chào TEDWomen. Rât vui được góp mặt ở đây. (Cười) (Tán thưởng) Các bạn có vẻ đang rất hồi hộp. Đã sẵn sàng cho vài chuyện cười ? (KHán giả: Vâng đúng vậy.) Sau đây là câu chuyện đầu tiên. Vâng đúng vậy, một bác sỹ nói với bạnh nhân của anh ta rằng, " tối có một tin xấu và một tin xấu hơn. Tin xấu là bạn chỉ còn sống được 24 tiếng nữa." "Thật king khủng," bạnh nhân nói. "Làm gì còn tin gì tồi tệ hơn thế !?" "Tôi đã cố gắng để liên lạc với ông từ hôm qua." (Cười) (Tán thưởng) Người Thụy Sỹ có một đội quân thú vị. 500 năm mà không chiến tranh. Heather Knight: ông ta nói về người Thụy sỹ. Data: Thật may mắn cho họ. Chưa bao giờ thấy con dao nhỏ của quân đội Thụy Sỹ dúng trong chiến đấu? "Nào anh bạn, tôi có chiếc cắt ngón chân ở đây. Bạn nhận được qua tôi, gã đằng sau tôi có một chiếc thìa." (Cười) HK: nó là một người máy Pháp. Data: Hai người thợ săn ở New Jersey đang đi vào rừng. Một người bị ngã xuống đất. Anh ta dường như không thể thở. Người còn lại rút chiếc điện thoại ra và gọi 911. Anh ta hổn hển nói với người trực máy, "Bạn của tôi bị chết. Tôi phải làm gì đây?" Ngươi trực đài nói, ' Hãy bình tĩnh lại. tôi có thể giúp đỡ. Đầu tiên, hãy chắc chắn là anh ta đã chết." Rất yên tĩnh, và người trực đài nghe một tiếng súng. Giờ có tiếng anh ta trả lời điện thoại, "Vâng, bây giờ làm gì nữa?" (Cười) (Tán thưởng) Câu hỏi: Tại sao tivi được gọi là vật trung gian? Có ai biết không? Bời vì nó khong phải là hiếm hay làm việc tốt. Mà là hoàn toàn trung thực với bạn, Tôi rất mê tivi Có ai trong số các bạn thích tivi không? (Khán giả: có.) Tối phát hiện ra là nó vô giáo dục Thực tế, ngay khi có ai đó mở tivi, tôi đi sang phóng khác đọc sách. (Cười) Đó là tất cả cho bây giờ. NÓ có đủ cho lần đấu tiên? (Tán thưởng) Các bạn hẳn là những khán giả tuyệt vời Cảm ơn. HK: Này. (Tán thưởng) Đây thực sự mới là lần đầu chúng tôi thực hiện một chưng trinh trực tiếp có tương tác với khán giả. Cảm ơn các bạn đã tham gia. Còn phải làm nhiều hơn nữa. Và chúng tôi hi vọng học được nhiều về biểu cảm cho người máy. Cảm ơn rất nhiều. (Tán thưởng) Thế giới đang thay đổi với một tốc độ rất ấn tượng. Hãy nhìn vào bản đồ nằm trên cùng tại đây, các bạn sẽ thấy rằng vào năm 2025, những dự đoán của Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ gần như ngang ngửa với nền kinh tế Mỹ. Và hãy nhìn vào biểu đồ cho năm 2050, kinh tế Trung Quốc được dự đoán là sẽ lớn gấp hai lần kinh tế Mỹ, và kinh tế Ấn độ cũng gần bằng với kinh tế Mỹ. Chúng ta nên nhớ rằng những dự đoán này được đưa ra trước khi khủng hoảng tài chỉnh phương Tây diễn ra. Hai tuần trước, khi tôi nhìn vào những nghiên cứu mới nhất của BNP Paribas dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ có một nền kinh tế lớn hơn của Mỹ. Goldman Sachs tiên đoán đó sẽ là năm 2027. Và theo nghiên cứu sau khủng hoảng thì đó là năm 2020. Chỉ một thập niên nữa thôi. Trung Quốc sẽ thay đổi thế giới trong hai lĩnh vực căn bản. Trước tiên, đây là một nước đang phát triển cực kỳ rộng lớn với dân số vào khoảng 1.3 tỉ người, đã và đang tăng trương trong hơn 30 năm với tốc độ tăng trưởng khoảng 10% một năm, Và trong vòng một thập niên nữa, đây sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây, trong kỷ nguyên hiện đại nền kinh tế lớn nhất thế giới lại là một nước đang phát triển, chứ không phải là một nước đã phát triển. Thứ hai là, lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại, nước thống trị trên thế giới-- mà tôi cho rằng đó sẽ là Trung Quốc-- lại không phải là một nước phương Tây mà là từ những nguồn gôc văn mình rất rất khác biệt. Và giờ, tôi biết đang có một nhận định phổ biến ở phương Tây đó là, khi mà các quốc gia đang hiện đại hóa thì chúng cũng được "Tây" hóa. Đây là một ảo tưởng. Người ta giả định rằng hiện đại hóa là một sản phẩm gian đơn của cạnh trạnh, thị trường và công nghệ. Nhưng không, sản phẩm đó còn được hình thành một cách cân bằng bởi lịch sử và văn hóa. Trung Quốc không giống các nước phương Tây và sẽ không trở nên giống các nước phương Tây. Nước này sẽ vẫn giữ được những đặc trưng rất cơ bản rất khác biệt Giờ đây một câu hỏi lớn rất hiển nhiên là, Chúng ta hiểu thế nào về Trung Quốc? Và chúng ta cố gắng thế nào để hiểu Trung Quốc là gì? Và vấn đề chúng ta đang gặp phải ở phương Tây vào thời điểm này nói chung đó là phương thức tiếp cận từ trước đến nay chúng ta hiểu về Trung Quốc theo những khái niệm Tây phương, áp đặt những suy nghĩ kiểu phương Tây. Điều đó là không thể được. Và giờ tôi muốn cho bạn xem ba khối nhằm cố gắng hiểu Trung Quốc là gì-- như một sự khởi đầu. Điều đầu tiên là, Trung Quốc không thật sự là một quốc gia dân tộc thuần túy Okay, Trung Quốc đã tự gọi mình là một quốc gia dân tộc thuần túy trong suốt hàng trăm năm vừa qua Nhưng bất kể ai biết chút ít gì đó về Trung Quốc đều biết rằng đất nước này có lịch sử lâu đời hơn thế rất nhiều. Đây là Trung Quốc thời kỳ thắng lợi của triều đại nhà Tần vào năm 221 trước công nguyên, cuối thời kỳ chiến tranh-- và cũng là khởi sinh của một Trung Hoa hiện đại Và các bạn có thể thấy nó khác với biên giới của Trung quốc hiện đại. Ngay sau đó, triều đại nhà Hán, mãi 2000 năm trước đây. và các bạn có thể thấy nó đã chiếm được phần lớn địa phận mà giờ đây được biết tới như là Đông Trung Quốc, Đây là nơi mà phần lớn người dân Trung Quốc sinh sống vào thời gian đó và ở hiện tại. Điều đặc biệt đó là những điều mang lại ý nghĩa cho Trung Hoa, những gì đã mang lại cho người Trung Quốc ý nghĩa của việc được làm người Trung Quốc, không phải đến từ hàng trăm năm vừa qua, cũng không đến từ giai đoạn quốc gia dân tộc thuần túy, , điều mà trước đây đã diễn ra ở phương Tây, mà, đến từ , nền văn minh của quốc gia. Ví dụ như, Phong tục tập quán như thờ cúng tổ tiên, như một quan điểm rất đặc biệt về nhà nước, tương tự, một quan điểm rất khác biệt về gia đinh, các mối quan hệ xã hội như là sự quan hệ rộng, những giá trị nho giáo, vân vân. Đây là những điều được sinh ra từ một giai đoạn của nền văn minh đất nước. Nói cách khác, Trung Quốc không giống như các nước phương Tây và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, nó được định hình bằng tinh hoa nó hiện hữu ở trạng thái của một nền văn minhh, chứ không đơn thuần chỉ là một quốc gia, và một điều thêm vào đó nữa, đó là: Dĩ nhiên chúng ta biết Trung Quốc rất rộng, rất lớn cả về mặt dân số và địa lí, với dân số khoảng 1.3 tỉ người. Điều chúng ta thường không để ý đó là thực tế rằng Trung quốc thực sự rất đa dạng và rất đa sắc tộc, và theo rất nhiều cách còn rất phân quyền nữa. Các bạn không thể điều hành một nơi rộng lớn như thế này đơn giản chỉ từ Bắc Kinh, dù chúng ta nghĩ nó như vậy. Thì cũng không bao giờ có chuyện đó. Đó mới là Trung Quốc, một nền văn minh hơn là một đất nước. Và điều đó có nghĩa là gì? Tôi thì nghĩ nó bao gồm tất cả những mối quan hệ sâu sắc, mất thiết. Tôi sẽ chỉ có các bạn thấy 2 điều rất rõ. Thứ nhất nguyên tắc quan trọng nhất của chính trị Trung Quốc là sự đoàn kết, là sự bảo vệ của nền văn minh Trung Hoa. Các bạn biết không? 2000 năm trước, Châu Âu: sụp đổ, sự chia rẽ của một đế chế La Mã thần thánh. Chúng chia tách, và vẫn chia tách như vậy từ đó. Trung Quốc, trải qua bằng ấy thời gian đã đi theo hướng hoàn toàn trái ngược luôn đau đáu giữ lấy nền văn minh ví đại nền văn minh toàn lãnh thổ. Thứ hai có lẽ buồn tẻ hơn một chút, đó là Hong Kong các bạn có nhớ sự trao trả Hong Kong của Anh với Trung Quốc năm 1997? Co thể các bạn còn nhớ cái mà hiến pháp Trung Quốc tuyên bố là một quốc gia 2 thể chế và tôi dám cược rằng hiếm có ai ở phương Tây lại tin điều đó "Một nghệ thuật trưng bày chính trị. Khi Trung Quốc tiếp quản Hong Kong, nó không phải như vậy." 13 năm ròng, hệ thống chính trị và luật pháp ở Hong Kong giờ đã khác so với năm 1997 chúng ta đã sai. tại sao chúng ta sai? Chúng ta sai bởi vì ta vẫn luôn nghĩ, theo cách tự nhiên, theo những cách thức của một quốc gia. Nghĩ về sự thống nhất nước Đức, 1990. Điều gì đã xảy ra? Cơ bản là phía Đông đã bị nuốt chửng bởi phía Tây. 1 quốc gia, 1 thể chế. Đó là sức manh của quốc gia. Nhưng các bạn không thể lãnh đạo một đất nước như Trung Quốc, một quốc gia văn hóa, dựa trên cơ sở 1 nền văn minh, một thể chế. nó sẽ không có tác dụng. Vậy thực tế phản ứng của trung Quốc đối với câu hỏi Hong Kong -- khi nó ứng với Đài Loan -- đã trả lời một cách tự nhiên: rằng 1 nền văn hóa, và nhiều chế độ. Để tôi chỉ cho các bạn thấy một khối khác để hiểu Trung Quốc hơn-- có lẽ sẽ không thú vị cho mấy Người Trung Quốc có một khái niệm rất rất khác biệt về đồng loại đối với hầu hết các nước bạn biết không trong 1.3 tỉ người trên 90% trong số họ nghĩ họ cùng thuộc một chủng tộc, người Hán. bây giờ thì hoàn toàn khác biệt so với thế giới của những đất nước đông dân khác Ấn Độ, Mỹ Indonexia, Brazil tất cả họ đều đa sắc tộc. Nhưng người Trung Quốc không cảm thấy như vậy Trung Quốc chỉ đa sắc tộc trên một tỉ lệ rất nhỏ. Vậy thì câu hỏi là vì sao? vâng câu trả lời, tôi nghĩ, cốt lõi là một lần nữa quay trở lại vấn đề nền văn minh. Lịch sử ít nhất 2000 năm, một lịch sử về chinh phạt, chiếm giữ, thu hút, đồng hóa, và vân vân, dẫn đến một quá trình nhờ nó, trải qua thời gian, khái niệm người hán nổi lên-- tất nhiên, được nuôi dưỡng bằng sự lớn lên của một cảm giác mạnh mẽ về lòng tự tôn dân tộc bây giờ thuận lợi lớn lao của bề dày lịch sử có thể nói rằng, không có người Hán Trung Quốc không bao giờ có thể thống nhất được như vậy lòng tự tôn của người Hán được bồi đắp giúp cho quốc gia này gắn chặt một khối. Trở ngại lớn nhất là người Hán có khái niệm rất mơ hồ về sự khác nhau trong văn hóa. Họ thực sự tin vào sự ưu việt của mình, và sẽ là xúc phạm nếu ai mà không như vậy. Nên thái độ của họ, ví dụ đối với những người Uyghurs và Tibetans. Hãy để tôi chỉ ra khối thứ 3, Chính phủ Trung Quốc bây giờ là một sự liên hệ giữa chính quyền và xã hội trung Quốc là rất khác so với phương tây. Bây giờ chúng ta đang ở phương Tây đại đa số nghĩ rằng ngày nay ít nhất thì trách nhiệm và thẩm quyền của đất nước là vận hành chế độ dân chủ. Vấn đề của điều khoản này chính là chính phủ Trung Quốc thích có nhiều thẩm quyền nhiều trách nhiệm đối với người dân hơn là sự thực so với bất kì các nước phương tây nào và lí do là bởi vì có 2 lí do , theo tôi nghĩ hiển nhiên là chẳng có gì để làm với một chế độ dân chủ vì trong khái niệm của chúng ta, Trung Quốc không phải là một nền dân chủ lí do cho nó là thứ nhất, chính quyền Trung Quốc mang tính chất rất đặc biệt họ thích một sự chú ý đặc biệt như là đại diện của hiện thân và dẫn lối cho nền văn minh Trung Hoa trong nền văn minh của quốc gia. Điều này gần như Trung Quốc đạt được một kiểu vai trò tinh thần. Và lí do thứ 2 là vì, trong khi ở châu Âu và Bắc Mĩ quyền lực của nhà cầm quyền luôn bị thử thách ý tôi là theo truyền thống châu Âu từng chống lại nhà thờ chống lại giới quý tộc, chống lại thương gia vân vân-- suốt 1000 năm, thì quyền lực ở Trung Quốc lại không bị thử thách không có những đối thủ dày dạn. Vậy các bạn có thể thấy cách thức quyền lực dduwwocj xây dựng ở Trung Quốc rất khác so với những gì chúng ta làm trong lịch sử phương Tây. Kết quả là, nhân tiện đây, Trung quốc có một quan điểm rất khác về bộ máy chính quyền trong khi chúng ta nhìn nó dưới con mắt người xâm nhập, một kẻ lạ mặt, một bộ phận nhất định những người có quyền lực cần được hạn chế hoặc được làm rõ và được chế ngự, người dân Trung Quốc không hề nghĩ giống như vậy một chút nào cả. Người Trung Quốc coi chính quyền như một mối thân tình nhưng không đơn thuần chỉ là 1 quan hệ thân thiết như một người thân trong gia đình nhưng thực chất không chỉ là một người thân mà là người trụ cột của gia đình tính tôn ti của gia đình. Đây là quan điểm của người Trung Quốc về chính phủ-- rất, rất khác so với chúng ta. Nó gắn chặt vào xã hội theo nhiều cách khác nhau trong trường hợp ở phương Tây tôi muốn chia sẻ với các bạn điều chúng ta đang phải giải quyết trong một bối cảnh của Trung Quốc là một mô hình kiểu mới cái mà khác chúng ta mọi thứ chúng ta phải nhìn về quá khứ biết rằng Trugn Quốc tin vào thị trường và chính phủ tôi muôn nhắc đến Adam Smith đã viết ở cuối thế kỉ 18 rằng " thị trường Trung Quốc sẽ lớn hơn và phát triển hơn và tinh xảo hơn bất kì thứ gì ở châu Âu trừ giai đoạn của người Mao vẫn tồn tại ít nhiều trường hợp như thế nhưng ở đây nó được kết hợp với một chính quyền cực kì mạnh mẽ có mặt khắp mọi nơi. Chính phủ có mặt ở khắc Trung Quốc. Tôi muốn nói , những công ty thống lĩnh, rất nhiều trong số họ là những công ti nhà nước các doanh nghiệp tư nhân, rất lơn như Lenovo vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự bảo trợ của chính phủ. Các mục tiêu kinh tế vân vân đều được thiết lập bởi chính phủ. Và chính phủ, dĩ nhiên, phải chịu trách nhiệm dàn xếp những thiệt hại ở những lĩnh vực khác như chúng ta đã quen thuộc với những điều kiểu như chính sách 1 con duy nhất. Thêm nữa, đó là 1 truyền thống rất lâu đời một truyền thống rất cổ trong quản lí đất nước tôi muốn nói, nếu các bạn muốn có một hình ảnh trực quan, thì Vạn lí trường thanh là 1 điều như thế. Nhưng cũng có một thức khác, kênh đào lớn được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 5 trước công nguyên và cuối cũng cũng được hoàn thành vào thế kỉ thứ 7 sau công nguyên dài đến 1114 dặm nối Bắc Kinh với Hàng Châu và Thượng Hải. Vậy là một lich sử dài cho một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phi thường của chính phủ Trung Quốc điều giúp chúng ta lí giải những gì hôm nay những công trình như đập Tam Điệp và rất nhiều những diễn tả khác vè năng lực của chính phủ trong lòng Trung Quốc vậy là có 3 khối để có thể hiểu về sự khác biệt của Trung Quốc một chính phủ tiên tiến ý thức dân tộc và tính chất của bộ máy chính phủ và mối quan hệ của nó với xã hội. Nhưng nói chung, chúng ta vẫn khăng khăng nghĩ rằng chúng ta có thể hiểu Trung Quốc bằng việc đơn giản là đi theo kinh nghiệm của phương Tây, nhìn bằng con mắt của người phương tây, dùng những khái niệm phương tây. Nếu bạn muốn biết tại sao chúng ta dường như chắc chắn là đã hiểu sai về Trung Quốc-- dự đoán của chúng ta về những gì sẽ diến ra ở Trung Quốc là không đúng-- đó là lí do. Thật không may, tôi nghĩ tôi phải nói rằng tôi nghĩ quan điểm đối với Trung Quốc rằng họ chính là một phương Tây thu nhỏ trong trí lực một sự ngạo mạn ngạo mạn trong ý thức chúng ta nghĩ rằng chúng ta là giỏi nhất và vì vậy ta phải có những thước đo tầm cỡ vĩ mô. Thứ 2 đó là sự ngu dốt. Chúng ta từ chối việc thực sự thừa nhận vẫn đề của sự khác biệt. Các bạn biết không, có một đoạn văn rất thú vị trong cuốn sách của Paul Cohen, một sử gia người Mỹ. Paul Cohen cho rằng phương Tay đang nghĩ về chính mình như là trung tâm của vũ trụ của mọi văn hóa. Nhưng thực sự thì không. Theo rất nhiều cách, lại rất địa phương vì đã 200 năm phương tây thống trị thế giới nó không còn cẫn thiết nữa để mà hiểu về các nền văn hóa khác những nên văn minh khác Bởi vì, cuối cùng thì nó có thể, nếu cần thiết bằng vũ lực cũng sẽ có cách riêng của nó trong khi những nền văn hóa kia những phần còn lại của thế giới, thực tế những nơi mà còn yếu thế hơn rất nhiều so với phương tây buộc phải hiểu phương tây bởi vì phương Tây hiện hữu trong xã hội của họ vì vậy kết quả là có nhiều trung tâm của vũ trụ theo rất nhiều cách hơn cả phương tây đặt câu hỏi cho Đông Á Đông Á: Nhật Bản, hàn Quốc, Trung Quốc... 1/3 dẫn số thế giới ở đây bây giờ là khu vực kinh tế lớn nhất thế giới và tôi sẽ nói cho các bạn ngay bây giờ những người Á Đông, những người đến từ Đông Á họ quá hiểu biết về phương Tây hơn là chúng ta về họ bây giờ thì vấn đề đã rất phù hợp, tôi e ngại cho đến bây giờ vì cái gì đã xảy ra? quay lại biểu đồ lúc đầu biểu đồ Goldman Sachs điều gì đang diễn ra rằng sẽ rất nhanh chóng trong lịch sử thế giới sẽ chuyển hướng sẽ bị định hình không phải bởi những nước phát triển mà bởi những quốc gia đang phát triển chúng ta đã thấy nó về nhóm G20 sẽ rất nhanh chóng chiếm vị trí của G7 hay G8 sẽ cso 2 hậu quả cho việc này thứ nhât, phương Tây đang dần dần mất đi tầm ảnh hưởng của mình với thế giới thực ra đã có một miêu tả đột ngột về vấn đề này năm ngoái Copenhagen, hội nghị biến đổi khí hậu châu Âu đã không có mặt ở bàn đàm phán cuối cùng điều cuối cùng đó đã diễn ra lúc nào? tôi có thể cá rằng 200 năm trước đây và đó sẽ là điều sẽ xảy ra trong tương lai điều rút ra thứ 2 là thế giới sẽ trở nên không thể tránh khỏi trở nên xa lạ với chúng ta bởi vì nó được quy định bỏi những nền văn hóa, kinh nghiệm và lịch sử mà chúng ta không hề quen thuộc hay thân thiết và cuối cùng, tôi sợ rằng, lấy châu Âu Châu Mĩ một chút khác biệt bời người châu Âu nói chung, tôi đành phải nói rằng là khờ khạo là thiếu quan sát về cách thức mà thế giới đang thay đổi một vài người, tôi có một người bạn Anh ở Trung Quốc ông ấy nói rằng, "lục địa này đang đi mộng du vào trong lãng quên" có thể điều đó là đúng có thể đó là sự phóng đại. Nhưng một vấn đề đi kèn theo đó là châu Âu đang mất dần các mối liên hệ với thế giới-- đó là thứ mà ta gọi là mất đi tri giác về tương lai. Ys tôi là châu Âu một thời đã ra lệnh cho tương lai trên sự tự tin của mình. Xem thế kỉ thứ 19 như một ví dụ. Nhưng, lạy thánh ala, nó không còn đúng nữa. Nếu bạn muốn cảm nhận được tương lai, muốn nếm vị tương lai hãy xem Trung Quốc, một Khổng Tử thời cổ đại. Đây là nhà ga xe lửa điều tương tự mà có lẽ bạn chưa thấy bao giờ Nó thậm chí không hề giống như ga tàu. Đây là nhà ga Quảng Châu cho những chuyến tàu tốc hành Trung Quốc thực sự đã trở thành một mạng lới rông lớn hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới và sớm trở nên lớn hơn tất cả những phần còn lại của thế giới gộp lại hay đây : bây giờ là 1 ý tưởng nhưng ý tưởng này chỉ thử nghiệm trong 1 thời gian ngắn ngoại ô Bắc Kinh đây bạn có thể thấy siêu xe buýt tầng trên có thể chở tới 2000 người di chuyển trên đường ray dọc theo đường ngoại ô và xe ô tô di chuyển bên dưới và tốc độ của nó có thể lên đến 100 dăm trên giờ đây chính là cách mà mọi thứ ở TRung Quốc sẽ di chuyển vì Trung Quốc có một vấn đề rất cụ thể khác với châu Âu khác với Mỹ Trung Quốc đông dân trong khi không dư thừa không gian vậy nên giải pháp cho tình huống này nơi mà họ sẽ có rất rất rất nhiều thành phố hơn 20 triệu người được rồi, vậy tôi nên kết thúc như thế nào nhỉ thái độ của chúng ta là gì đối với thế giới này rằng chúng ta thấy là họ đang phát triển thần kì trước chúng ta tôi nghĩ rằng sẽ có cả những điều tốt và xấu về nó nhưng tôi cho rằng, trên tất cả một bức tranh tươi đẹp về thế giới này cho 200 năm thế giới đã bị thống trị bởi một sự rải rác con người đso alf điều mà châu Aau và Mĩ đã thể hiện. Sự xuất hiện của những nước như Trung Quốc và Ấn Độ họ là 38% dân số thế giới và những nước khác như Indonexia, Brazil vân vân thể hiện một động thái quan trọng về sự dân chủ hóa trong suốt 200 năm qua. Những nên văn minh và văn hóa từng bị phớt lờ, từng không có tiếng nói từng không được lắng nghe, không được biết đến sẽ trở thành một lực lượng khác cho đại diện của 1 thế giới mới. Như những nhà nhân văn học, chúng ta tất nhiên phải chào mừng sự chuển đổi này và chúng ta sẽ phải học về nền văn minh. Con tàu lớn này đã được Zheng He chèo lái vào đầu thế kỉ 15 trong chuyến đi vĩ đại của ông vòng quanh biển nam và Đông Trung Quốc qua Ấn Độ dương và Đông Phi chiếc thuyền nhỏ đằng trước nó là cái mà 80 năm trước đây Christopher Columbus vượt Đại Tây dương (tiếng cười) hoặc nhìn kĩ hơn ở cuộn lụa tạo ra bởi ZhuZhou vào năm 1368 tôi nghĩ họ đang chơi gôn Chúa ơi, người Trung Quốc đang sáng tạo ra môn gôn chào mừng đến với tương lai. xin cảm ơn (vỗ tay) Tôi sẽ nói với các bạn về cách chúng ta có thể sử dụng một nguồn lực chưa được dùng đúng mức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đó chính là bệnh nhân, hoặc, một thuật ngữ khoa học tôi thích dùng, con người. Vì chúng ta đều là bệnh nhân, chúng ta đều là con người. Ngay cả bác sĩ đôi lúc cũng là bệnh nhân. Nên tôi muốn nói về vấn đề này như là một cơ hội mà chúng ta đã thất bại khi thực hiện ở đất nước này và, thực ra, trên toàn thế giới. Nếu bạn muốn hiểu rõ về điều này - ở mức độ sức khỏe cộng đồng, là thứ tôi được học - bạn đang xem xét các vấn đề hành vi. Bạn đang xem xét những điều mà mọi người thực ra đã được cung cấp thông tin, và họ lại không làm theo đó. Đó là vấn đề tự nảy sinh ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, nhiều dạng bệnh lý về tim, và thậm chí vài dạng ung thư - khi nói về việc hút thuốc lá. Đó đều là những hành vi mà mọi người biết họ cần làm. Họ biết những điều họ sẽ phải làm, nhưng rồi họ lại không thực hiện nó. Hiện giờ, sự thay đổi hành vi là một vấn đề tồn tại từ lâu trong y khoa. Nó diễn ra rất lâu từ thời Aristotle. Và bác sĩ thì ghét điều này, phải chứ? Ý tôi là họ phàn nàn về vấn đề này mọi lúc. Chúng ta nói về nó xét trên mặt cam kết, hoặc không tuân thủ điểu trị. Khi mọi người không uống thuốc, khi họ không làm theo chỉ dẫn của bác sĩ - đó là những vấn đề về hành vi. Nhưng dẫu cho y học lâm sàng lo nghĩ rất nhiều về việc thay đổi hành vi, không có nhiều việc được hoàn thành để cố gắng giải quyết vấn đề đó. Vậy nên điểm then chốt của nó liên quan đến khái niệm về việc đưa ra quyết định - đưa thông tin cho mọi người theo cái cách không chỉ là chỉ dạy họ hay thông báo cho họ, mà còn là giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, những lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống. Một ngành của y học, dù vậy, phải đối mặt với việc thay đổi hành vi khá nhiều, đó là nha khoa. Nha khoa dường như - và tôi nghĩ đúng thực là vậy - nhiều nha sĩ phải công nhận rằng là một ngành buồn chán, chậm tiến của y học. Không có nhiều thứ thú vị, lôi cuốn trong nha khoa. Nhưng họ đã thực sự xem xét vấn đề thay đổi hành vi và giải quyết được nó. Đó là một thành công lớn về y tế dự phòng mà chúng ta có trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Mọi người đánh răng và xỉa răng. Họ không thực hiện điều này nhiều như họ nên làm, nhưng họ vẫn thực hiện nó. Nên tôi sẽ nói về một thí nghiệm mà một vài nha sĩ ở Connecticut thực hiện khoảng 30 năm trước. Đây là một thí nghiệm đã cũ, nhưng là một thí nghiệm rất tốt, vì nó rất đơn giản, nên nó cũng dễ kể lại. Những nha sĩ này đã quyết định rằng họ muốn mọi người đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên hơn, và họ sử dụng một biến số: họ muốn làm mọi người sợ. Họ muốn nói với mọi người về tác hại nếu mọi người không đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Họ có một lượng bệnh nhân lớn. Họ chia nhóm này thành hai phần. Họ có một nhóm với nỗi sợ hãi ở mức độ thấp, họ đưa một bài thuyết trình dài 13 phút cho nhóm này, tất cả đều dựa vào khoa học, nhưng họ nói rằng, nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa, bạn có thể mắc bệnh nướu lợi. Nếu mắc bệnh này, bạn sẽ phải nhổ răng, nhưng bạn sẽ được cấy răng giả, và mọi thứ sẽ không tệ lắm. Đó là nhóm với nỗi sợ mức độ thấp. Ở nhóm có mức độ sợ hãi cao, họ làm rất căng. Họ đưa ra hình ảnh lợi bị chảy máu. Họ cho xem hình ảnh mủ chảy ra từ kẽ răng. Họ nói rằng răng của mọi người sẽ rơi ra. Họ nói rằng mọi người có thể bị nhiễm trùng và nó sẽ lan rộng từ hàm đến các phần khác trên cơ thể, và cuối cùng, vâng, mọi người sẽ mất hàm răng của mình. Mọi người sẽ có răng giả, nhưng nếu họ dùng răng giả, họ sẽ không thể ăn bắp ngô, sẽ không thể ăn táo, sẽ không thể ăn thịt bò bít tết. Mọi người sẽ phải ăn nấm trong suốt phần đời còn lại. Vậy nên hãy đi đánh răng và dùng chỉ nha khoa đi. Đó là thông điệp. Đó là thí nghiệm. Bây giờ họ đo một biến số khác. Họ muốn nắm bắt được một biến số khác, đó là cảm nhận của bệnh nhân về mức độ hiệu quả. Đó là ý niệm liệu bệnh nhân có cảm thấy mình phải thực sự thay đổi và đi đánh răng, và dùng chỉ nha khoa Vậy nên bác sĩ hỏi họ ngay từ lúc đầu, "Bạn có nghĩ rằng mình thực sự sẽ làm theo chương trình này không?" Và những ai nói: "Ừ ừ. Tôi khá chắc là vậy", họ sẽ được xếp vào nhóm có hiệu quả cao, và những người nói rằng, "Uầy, tôi sẽ không đánh răng và dùng chỉ nha khoa đủ lần đâu". họ sẽ được xếp vào nhóm có hiệu quả thấp. Vậy kết quả là thế này. Kết quả của thí nghiệm là nỗi sợ không phải là điều căn bản thay đổi hành vi của họ. Những người đánh răng và dùng chỉ nha khoa không nhất thiết là những người thực sự sợ hãi về những thứ sẽ xảy ra -- mà đó là những người cảm thấy mình có khả năng thay đổi hành vi của mình. Vây nên sự sợ hãi rõ ràng không phải là yếu tố chủ chốt. Đó là cảm giác mức độ hiệu quả. Tôi muốn tách biệt điều này, bởi vì đó là một quan sát tuyệt vời - 30 năm trước, phải, 30 năm trước - và đó là khía cạnh bị bỏ quên trong nghiên cứu. Đó là một khái niệm đã lộ ra từ công việc của Albert Bandura, người đã nghiên cứu rằng mọi người có cảm thấy quyền năng không. Khái niệm về sự hiệu quả, về cơ bản có thể cô đặc lại -- nếu một ai đó tin rằng mình có khả năng thay đổi hành vi. Đặt vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, bạn có thể mô tả nó có hay không khi ai đó cảm thấy họ nhìn thấy con đường để có một sức khỏe tốt hơn, họ thực sự có thể nhìn thấy con đường để có sức khỏe tốt hơn, đó là một khái niệm rất quan trọng. Đó là một khái niệm kinh ngạc. Chúng ta không biết rõ làm thế nào để sử dụng nó. Ngoại trừ, có thể chúng ta biết việc đó. Nỗi sợ không có tác dụng, phải chứ? Nỗi sợ không có tác dụng. Và đây là một ví dụ tuyệt vời về việc chúng ta chưa nắm rõ bài học về vấn đề này. Đây là một chiến dịch của liên đoàn tiểu đường của Mĩ. Nỗi sợ vẫn là cách chúng ta truyền tải thông tin về sức khỏe. Ý tôi, là khi tôi đưa cho đứa con 3 tuổi xem cái poster này tối qua, và nó nói rằng, " Bố ơi, tại sao lại có xe cứu thương trong nhà của họ ạ?" Và tôi phải giải thích rằng, " Họ đang cố làm mọi người sợ." Và tôi không chắc nó có tác dụng không. Và đây là điều sẽ có tác dụng: cá nhân hóa thông tin. Một lần nữa, Bandura nhận ra điều này hàng nhiều năm về trước. Khi bạn đưa những thông tin cụ thể cho mọi người về sức khỏe, họ đang như thế nào, và họ muốn đạt được như thế nào, họ sẽ đạt được gì, cách làm đó, ý niệm về con đường đó -- có khả năng làm thay đổi hành vi. Tôi sẽ trải rộng vấn đề này ra một chút. Bạn sẽ bắt đầu với dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân đến từ một cá thể, và sau đó, bạn cần kết nối nó với cuộc sống của họ. Bạn cần kết nối nó với cuộc sống của họ, không phải theo cách dựa vào sự sợ hãi, mà là theo cách giúp mọi người hiểu chuyện. Được rồi, tôi biết tôi đang ở đâu. Tôi biết vị trí của mình. Và nó sẽ không có tác dụng với tôi trong giới hạn của những con số trừu tượng những lượng thông tin quá mức khiến chúng ta bị tràn ngập. Nhưng nó sẽ có tác dụng. Nó không chỉ tác động lý trí, mà còn tác động đến trái tim chúng ta. Có những sự kết nối về mặt cảm xúc đối với những thông tin bởi vì nó xuất phát từ chính chúng ta. Những thông tin đó cần được kết nối với những lựa chọn, cần phải được kết nối với những điều, những hướng mà chúng ta có thể đi đến-- những điều kết hợp đúng đắn, những lợi ích. Cuối cùng, chúng ta cần đưa nó với những hành động cụ thể. Chúng ta luôn cần kết nối thông tin với những hành động, và sau đó các hành động này phản hồi ngược lại thành những thông tin khác nhau, và nó tất nhiên sẽ tạo ra, một vòng phản hồi. Bây giờ nó là một khái niệm rất dễ theo dõi và dễ thiết lập để thay đổi hành vi. Nhưng vấn đề ở chỗ- ở trên góc bên phải kia đó là dữ liệu cá nhân, đó là điều khá khó để thu được. Đó là một thứ đồ khó kiếm và xa hoa, cho đến bây giờ. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ đơn giản về việc sử dụng nó như thế nào. Chúng ta đều đã nhìn thấy cái này. Đó là biển báo tốc độ giới hạn. Bạn đã nhìn thấy nó nhiều lần, đặc biệt khi mà ngày nay, radar đã rẻ hơn. Và đây là cách nó sẽ hoạt động ở vòng phản hồi này. Bạn sẽ bắt đầu với dữ liệu cá nhân ở đó tốc độ giới hạn trên đường ở thời điểm đó là 25, và đương nhiên, bạn đang đi nhanh hơn tốc độ này. Chúng ta luôn như vậy. Chúng ta luôn đi nhanh hơn tốc độ giới hạn. Sự lựa chọn lúc này khá là đơn giản. Chúng ta có thể tiếp tục đi nhanh, hoặc là đi chậm lại. Chúng ta nên đi chậm lại, và việc làm bây giờ. Chúng ta sẽ nhấc chân khỏi bàn đạp ngay, và nói chung chúng ta đều làm vậy. Những thứ này đã được chỉ ra là khá hiệu quả trong việc giúp mọi người đi chậm lại. Họ sẽ giảm tốc độ từ 5-10 %. Nó sẽ kéo dài khoảng 5 dặm đến khi chúng ta lại đặt chân vào bàn đạp. Nhưng nó có tác dụng, và thậm chí có tác động đến sức khỏe. Huyết áp của các bạn có thể giảm một chút. Có thể là sẽ có ít vụ tai nạn hơn, nên sẽ có lợi ích cho sức khỏe cộng đồng. Nhưng nhìn chung, đây là vòng phản hồi rất hiện đại nhưng quá hiếm Bởi vì trong phần lớn trường hợp về chăm sóc sức khỏe, những dữ liệu bị tách khỏi hành động. Rất khó để liên kết chúng một cách hiệu quả. Nhưng chúng ta có cơ hội. Và tôi muốn nói, tôi muốn chuyển qua nói về cách chúng ta truyền tải thông tin sức khỏe trên đất nước này, cách chúng ta thực sự tiếp nhận thông tin. Đây là một quảng cáo về dược phẩm. Thực ra đó là sự lừa gạt. Đây không là quảng cáo dược phẩm thực. Không ai từng có ý tưởng thông minh hơn về việc gợi ra tên thuốc Havidol này. Điều đó hoàn toàn đúng. Đó chính xác là cách chúng ta nhận thông tin về sức khỏe và dược phẩm, và nghe có vẻ như hoàn hảo. Và khi chúng ta lật sang trang khác của tạp chí, và chúng ta thấy thứ này đây là trang mà FDA yêu cầu công ty dược phẩm đặt vào quảng cáo của họ, hoặc đi kèm theo quảng cáo của họ, và với tôi, đây là một sự giễu cợt trong ngành y. Vì ta biết rằng. Thực sự ai trong số chúng ta có thể nói rằng mọi người đọc được nó. Và ai trong số chúng ta có thể nói rằng ai có thể đọc được thứ này có thể thực sự hiểu được nó? Đó là sự cố gắng phí phạm trong truyền tải thông tin về sức khỏe. Đừng có hy vọng gì vào điều này. Đây là một cách tiếp cận khác. Cách tiếp cận đã được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở trường Y khoa Dartmouth, Lisa Schwartz và Steven Woloshin. Và họ tạo ra thứ được gọi là "hộp thông tin dược phẩm." Họ lấy cảm hừng từ mọi thứ, như Cap'n Crunch. Họ tìm đến những thông tin về dinh dưỡng và xem những gì trong ngũ cốc và thực phẩm, và thực sự giúp mọi người hiểu thành phần có trong đó. Chúng ta nên sử dụng tiêu chuẩn đó mà nhờ đó mà Cap'n Crunch sống được mang đến cho các công ty thuốc. Để tôi nói qua về bản báo cáo này. Nó nói rất rõ ràng thuốc này được dùng làm gì, cụ thể hơn nữa là nó tốt cho những đối tượng nào, nên bạn có thể bắt đầu tự nhận ra những thông tin nào thích hợp với bạn hoặc những thuốc nào thích hợp với bạn. Bạn có thể hiểu chính xác lợi ích của nó. Nó không phải là những lời hứa hẹn mơ hồ như thuốc luôn có tác dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào, mà bạn sẽ nhận được những thống kê về hiệu quả của nó Và cuối cùng, bạn sẽ biết những sự lựa chọn là gì. Bạn có thể bắt đầu xem xét những sự lựa chọn có liên quan bởi các tác dụng phụ. Tác dụng phụ có khả năng xảy ra mỗi lần bạn dùng thuốc. Và nó nói rõ ràng về điều này, và nó có hiệu quả. Tôi thích điều này. Tôi thích cái hộp thông tin dược phẩm đó. Và tôi nghĩ về đâu là cơ hội để tôi giúp mọi người hiểu những thông tin này? Hay đâu là những thông tin ngầm mà mọi người không đưa ra sử dụng? Và tôi nghĩ đến kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra mẫu máu là một nguồn thông tin tuyệt vời. Nó chứa nhiều thông tin. Nó không dành cho chúng ta. Nó không dành cho mọi người. Nó không dành cho bệnh nhân. Nó dành cho những bác sĩ. Hy vọng điều này không xảy ra: tôi nghĩ nhiều bác sĩ, nếu bạn hỏi họ, họ cũng sẽ không thật sự hiểu hết những thứ này. Và là những thông tin được đưa ra tệ nhất. Bạn hỏi Tufte, và anh ta sẽ nói, "phải, đây là sự đưa ra thông tin tệ nhất có thể." Những gì chúng tôi làm ở Wired là thứ chúng tôi đã đạt đến, và tôi dùng khoa thiết kế dùng hình ảnh để hình dung lại những báo cáo xét nghiệm. Và đây là thứ tôi muốn các bạn xem. Đây là một mẫu báo kết quả về máu trước đây, và đây là thứ về sau, là những thứ chúng tôi đã tạo ra. Bản sau lấy dữ liệu gồm bốn trang -- slide trước thật ra là trang đầu tiên trong bốn trang dữ liệu đó đó chỉ là kết quả xét nghiệm máu nói chung. Nó chỉ toàn là những giá trị, những con số mà bạn không biết rõ. Đây là bản tổng kết trong một trang của chúng tôi. Chúng tôi dùng các màu sắc. Màu được sử dụng là một điều ngạc nhiên. Và ở phía trên cùng bạn có kết quả nói chung, những thứ đập ngay vào mắt bạn từ bản báo cáo. Và bạn có thể đi sâu và hiểu cách chúng tôi đặt bạn vào những ngữ cảnh, và tôi sử dụng màu để chỉ rõ những thứ mà bạn không đạt yêu cầu. Trong trường hợp hày, bệnh nhân đang có nguy cơ bị tiểu đường bởi vì lượng đường trong máu. Cũng như thế, khi bạn xem lượng lipid và lại hiểu về mức trung bình của cholesterol là bao nhiêu và chia thành nhóm HDL và LDL. Nhưng nói một lần nữa, luôn sử dụng màu sắc và sự liên hệ với cá nhân với những thông tin này. Tất cả những giá trị khác, những trang khác đều gần như không có ý nghĩa gì khi chúng tôi tổng kết lại. Chúng tôi bảo bạn bình thường. Bạn không phải đọc những thứ nhàm chán này, Bạn không phải xem xét tỉ mỉ những thứ vô ích này. Và sau đó chúng tôi làm hai việc quan trọng để giúp cho việc hoàn thành vòng phản hồi: chúng tôi giúp mọi người hiểu thêm một chút đây là những thông tin gì và chúng nói lên điều gì. Và chúng tôi đi thêm một bước nữa- chúng tôi bảo họ có thể làm gì. Chúng tôi cho họ nhìn sâu hơn vào những lựa chọn, những việc họ có thể làm. Đây là kết quả xét nghiệm máu chung. Sau đó chúng ta làm tiếp xét nghệm CRP. Trong trường hợp này, nó có rất nhiều thứ bỏ sót. Họ có một khoảng giấy lớn để trống, và không dùng làm gì cả, nhưng chúng tôi dùng. Bây giờ, xét nghiệm CRP thường đi kèm với xét nghiệm về cholesterol, hoặc liên kết với xét nghiệm về cholesterol. Chúng tôi thực hiện một bước đó là đặt thông tin về cholesterol ở cùng một trang, đó cũng là cách bác sĩ đánh giá. Và chúng tôi nghĩ rằng bệnh nhân thực sự muốn biết rõ về sức khỏe của mình. Đó là một protein xuất hiện khi mà thành mạch của bạn bị viêm, và có nguy cơ bị bệnh về tim. Những gì bạn đang đo được nói theo một ngôn ngữ dễ hiểu. Sau đó chúng tôi sử dụng thông tin ở trong bản báo cáo. Chúng tôi sử dụng tuổi và giới tính mọi người để điền vào mục những nguy cơ. Nên chúng tôi bắt đầu sử dụng những dữ liệu chúng tôi có để tạo ra tính toán đơn giản đó là tất cả những tính toán trực tuyến để cảm thấy đâu là nguy cơ thực sự. Cái cuối cùng tôi đưa ra là xét nghiệm PSA Đây là thứ trước đó, và đây là bản sau đó. Bây giờ, chúng tôi đặt rất nhiều nỗ lực trong việc này -- nhiều bạn có thể đã biết, xét nghiệm PSA là xét nghiệm gây tranh cãi, nó thường được dùng để kiểm tra ung thư tiền tiệt tuyến, nhưng có hàng tá lý do tại sao tuyền tiền liệt lại to ra. Nên chúng tôi dành nhiều thời gian chỉ ra điều này. Chúng tôi cá nhân hóa những nguy cơ. Bệnh nhân này khoảng 50 tuổi, chúng tôi có thể cho họ một con số chính xác về khả năng bị ung thư là bao nhiêu. Trong trường hợp này là khoảng 25 %. Và thêm nữa, những việc làm tiếp theo. Chi phí của chúng tôi cho dự án này là dưới 10000 $. Đó cũng là số tiền mà tạp chí Wired đã dành ra cho dự án này. Tại sao Wired lại làm điều này? ( tràng cười) Quest Diagnostics và LabCorp, hai công ty xét nghiệm lớn nhất, năm ngoái, họ đạt lợi nhuận tương ứng khoảng 700 triệu $ và 500 triệu $. Đây không phải là vấn đề về các nguồn tài trợ cung cấp; đó là vấn đề về sự thúc đẩy. Chúng ta cần nhận ra mục tiêu của những thông tin này không phải là cho bác sĩ hay công ty bảo hiểm. Mà là bệnh nhân. Người mà cuối cùng, phải thay đổi cuộc sống của mình và làm quen với lối sống mới. Đây là nguồn thông tin cực kì có hiệu quả. Một chất xúc tác tuyệt vời để thay đổi. Nhưng chúng ta không dùng, chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Nó đang trở nên bị bỏ rơi. Tôi muốn đưa ra 4 câu hỏi mà mọi bệnh nhân đều hỏi, vì tôi không mong mọi người phát triển bản báo cáo kết quả xét nghiệm. Bạn có thể tự tạo ra vòng phản hồi này. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra cái vòng phản hồi này bằng cách hỏi những câu đơn giản như: Tôi có thể biết kết quả của mình không? Và chỉ có duy nhất một câu trả lời là (khán giả: Có.) Có. Điều đó có nghĩa gì? Giúp tôi hiểu những thông tin này là gì. Đâu là những lựa chọn cho tôi? Và sau đó, còn gì nữa ? Làm sao tôi có thể hợp nhất thông tin này để chuyển thành hướng đi xa hơn cho mình. Và tôi muốn kết thúc bằng việc chỉ ra rằng mọi người đều có khả năng hiểu những thông tin này. Nó không vượt tầm với của mọi người. Bạn không cần phải có trình độ học vấn như mọi người trong phòng này. Người bình thường cũng có khả năng hiểu những thông tin này, chỉ khi ta nỗ lực giới thiệu cho họ bằng cách kết nối được họ vào đó. Việc kết nối họ vào là điều cần thiết vì nó không chỉ đưa cho họ thông tin; nó cho họ cơ hội thực hiện. Sự kết nối phải như vậy. Nó khác với sự tuân thủ theo. Nó thực sự khác với cách chúng ta nói về hành vi trong y khoa hiện nay. Và những thông tin ở ngoài kia Hôm nay tôi nói về những thông tin tiềm tàng, tất cả những thông tin tồn tại trên hệ thống y khoa chúng tôi không đưa ra sử dụng. Nhưng tất cả những dạng thông tin khác được đưa ra rộng rãi, và chúng ta cần nhận ra khả năng của những thông tin để thu hút mọi người, để giúp mọi người và thay đổi cuộc sống của chúng ta. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay). (Cười) Tôi đã e sợ phái nữ Lúc này không phải là tôi không e sợ, mà tôi chỉ học cách giả vờ. Tôi đã học được cách trở nên linh động Thực tế là tôi đã phát triển vài cách thức thú vị giúp tôi đối mặt với nỗi sợ này Để tôi giải thích cho các bạn. Trở lại những năm 50 và 60, khi tôi đang lớn lên, người ta nghĩ rằng những bé gái phải tốt bụng và ân cần và dễ thương, dịu dàng, mềm mỏng. Và chúng tôi buộc phải nhận những vai trò không rõ ràng Chúng ta không rõ mình nên trở thành cái gì (Cười) Có nhiều kiểu mẫu xung quanh chúng ta Ta có mẹ, dì, chị em họ, chị em gái, và tất nhiên phương tiện truyền thông lúc đó dội vào chúng ta những hình ảnh và từ ngữ biểu ta trở nên như thế nào. Mẹ tôi lúc bấy giờ thì khác Bà là một người nội trợ, nhưng bà và tôi không cùng nhau đi chơi và làm những việc của nữ giới Bà không mua quần áo hồng cho tôi. Thay vào đó, bà biết tôi cần gì và bà mua cho tôi một quyển truyện tranh. Tôi lập tức ngấu nghiến quyển sách. Tôi vẽ, và vẽ Và vì gia đình tôi hoan nghênh sự khôi hài dí dỏm nên tôi có thể vẽ, làm những gì tôi muốn không phải thể hiện, không phải nói năng Tôi đã rất nhút nhát tôi vẫn nhận được sự ủng hộ Tôi bắt đầu trở thành một họa sĩ biếm họa Bây giờ khi chúng ta còn trẻ Ta không luôn luôn biết rằng - hoặc có thể chúng ta biết ngoài kia có những quy tắc nhưng chúng ta không luôn luôn biết rằng chúng ta không thực hiện chúng đúng đắn, thậm chí ngay từ lúc lọt lòng ta đã bị đóng mác với những điều đó, và chúng ta được biểu rằng màu quan trọng nhất trên thế giới là màu gì. Ta được nói rằng mình nên trông như thế nào. (Cười) Ta được biểu mặc gì (Cười) và làm tóc ra sao (Cười) và cư xử thế nào Những quy tắc mà tôi đang nói tới luôn được điều khiển bởi nền văn hóa của chúng ta. Ta đang được điều chỉnh cho phù hợp. Lực lượng cảnh sát chính là phụ nữ, bởi vì chúng ta là người duy trì truyền thống Chúng ta lưu truyền qua các thế hệ Không chỉ vậy, ta luôn có ý niệm mơ hồ có điều gì đó được đặt kì vọng ở ta Và trên tất cả những quy tắc này chúng vẫn đang thay đổi (Tiếng cười) Ta không biết được điều gì sắp xảy ra trong nửa thời gian còn lại vậy nên ta đang ở vị trí rất mong manh (Tiếng cười) Nếu giờ bạn không thích những quy tắc này, và nhiều người trong chúng ta không -- Tôi đã không thích, và giờ vẫn vậy thậm chí dù tôi thực hiện chúng trong nửa thời gian trước đây, không thực sự nhận ra tôi đang tuân thủ chúng -- có cách nào hay hơn là dùng sự hài hước để thay đổi những quy tắc đó? Sự hài hước dựa trên truyền thống xã hội Nó đi ngược lại những gì ta biết. về cách ứng xử và cách ăn mặc và nó gây bất ngờ và gây buồn cười Nếu bạn kết hợp PHỤ NỮ với SỰ KHÔI HÀI sẽ được gì? Tôi nghĩ câu trả lời là SỰ THAY ĐỔI Bởi vì phụ nữ đủ sâu sắc và thực tế, và chúng ta biết rõ về truyền thống chúng ta có thể đem tới một cái nhìn khác Bấy giờ tôi bắt đầu vẽ giữa rất nhiều hỗn độn Tôi đã lớn lên không xa đây lắm ở Thủ đô Washington trong lúc diễn ra phong trào đòi quyền công dân, các vụ ám sát, các thông tin về vụ Watergate và sau đó là phong trào nữ giới bình quyền Tôi nghĩ mình đang vẽ cố gắng ghi lại những gì đang diễn ra Rồi gia đình tôi lộn xộn Tôi vẽ để giúp gia đình mình gần lại bên nhau (Cười) bằng tiếng cười để mang gia đình gần lại bên nhau Nhưng không ổn Bố mẹ tôi ly hôn, em tôi bị bắt giữ Nhưng tôi đã tìm được chính mình Tôi nhận ra mình không cần phải mang giày cao gót không phải mặc đồ màu hồng Tôi thấy thoải mái Khi tôi lớn hơn một chút những năm 20 tuổi tôi nhận ra không có nhiều phụ nữ vẽ tranh hoạt họa Tôi nghĩ "Chà, mình có thể phá vỡ bức tường này của nghệ thuật hoạt họa" Và tôi đã làm, trở thành một họa sĩ hoạt họa Và rồi những năm 40 tuổi, tôi bắt đầu nghĩ "Tại sao tôi không làm gì đó nhỉ?" Tôi luôn thích tranh biếm họa chính trị vậy tại sao tôi không làm gì với nội dung những bức tranh của mình để khiến người khác nghĩ về những quy tắc ngớ ngẩn mà chúng ta đang đi theo và khiến họ cười Bây giờ cách vẽ của tôi một cách cụ thể là -- (Cười) Cách vẽ của tôi là cách vẽ với quan điểm của một người Mỹ Tôi không dừng được. Tôi sống ở đây Cho dù tôi đi nhiều nơi Tôi vẫn suy nghĩ như một phụ nữ Mỹ Tôi tin rằng những quy tắc tôi nói đến là phổ biến ở nhiều nơi -- tất nhiên mỗi nền văn hóa có cách ứng xử cách ăn mặc và những truyền thống riêng và mỗi phụ nữ đều phải đối mặt với những thứ giống nhau này ở Mỹ, chúng ta như vậy Kết quả là chúng ta, những phụ nữ, bởi vì chúng ta thực tế và sâu sắc, chúng ta biết rõ truyền thống chúng ta có khả năng cảm nhận đặc biệt. Công việc gần đây của tôi là hợp tác với các họa sĩ hoạt họa quốc tế Tôi rất thích thú Và tôi rất biết ơn sức mạnh của tranh hoạt họa nói lên sự thật chỉ ra những vấn đề một cách nhanh chóng và ngắn gọn Và không chỉ vậy, nó còn đem đến cho người xem không chỉ sự hiểu biết mà còn là những cảm xúc Công việc cho phép tôi hợp tác với những họa sĩ hoạt họa nữ khắp thế giới -- ở các nước khác như Ả Rập Saudi, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ Argentina, Pháp chúng tôi ngồi cùng nhau và cười nói chuyện và chia sẻ những khó khăn Và những phụ nữ này đang làm việc rất chăm chỉ để tiếng nói của họ được lắng nghe trong vài trường hợp khó khăn Tôi hạnh phúc được làm việc với họ Chúng tôi trò chuyện về làm thế nào phụ nữ lại có nhận thức mạnh mẽ như vậy bởi vì sự nhạy cảm tinh tế của chúng ta và vai trò làm người giữ truyền thống nên chúng ta là nhân tố rất quan trọng làm nên sự thay đổi Và tôi nghĩ, tôi thật sự tin rằng chúng ta có thể thay đổi điều này bằng một tràng cười Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi yêu tha thiết phong cảnh nước Mỹ và cách mà những hình thái vật lý của đất đai, từ thung lũng Trung Tâm của California đến nền đá ở Manhattan, thực sự định hướng cho lịch sử và tính cách của chúng ta. Nhưng có 1 điều rất rõ ràng. Trong suốt 100 năm qua, đất nước chúng ta -- và đây là 1 bản đồ nước Mỹ -- một cách có hệ thống san phẳng và làm tương đồng phong cảnh đến độ chúng ta đã quên mất mối liên hệ của mình với cây cỏ và động vật sống sát cạnh mình và đất bùn dưới chân. Và công việc của tôi góp phần hình dung lại những mối liên hệ này và xây dựng lại chúng. Biểu đồ này cho thấy điều mà chúng tôi đang giải quyết trong môi trường xây dựng. Và nó thực sự là 1 ngã ba của sự tăng dân số thành thị, sự đa dạng sinh học tụt dốc và đương nhiên, mực nước biển tăng lên và khí hậu thay đổi. Khi tôi nghĩ đến thiết kế, tôi nghĩ rằng cần phải cố gắng để dàn xếp lại những đường vẽ trong biểu đồ này một cách hữu ích hơn. Và bạn có thể thấy từ mũi tên biểu thị rằng bạn đang ở đây, tôi đang cố gắng phân loại mớ hỗn độn này thành 2 phạm vi riêng biệt của thành thị và sinh thái học, và đưa chúng lại 1 cách mới thú vị hơn. Thời của những siêu cơ sở hạ tầng đã chấm dứt. Ý tôi là, những giải pháp bắt đầu ở tầm vĩ mô, đơn chức, và đòi hỏi nhiều vốn thực sự sẽ không được chấp nhận. Chúng ta cần những công cụ mới và những phương pháp mới. Tương tự vậy, ý tưởng của kiến trúc ví như loại kiến trúc này trên cánh đồng, bỏ hết bối cảnh, :)) thực sự không phải là-- :)) thật xin lỗi, nó khá là rõ ràng --:)) nó không phải là phương pháp mà chúng ta cần. Chúng ta cần những câu chuyện mới, những anh hùng mới và những công cụ mới. Giờ tôi muốn giới thiệu đến các bạn anh hùng mới của tôi trong cuộc chiến chống lại sự thay đổi khí hậu toàn cầu và đó là hàu phương Đông. Mặc dù nó chỉ là 1 sinh vật rất nhỏ và rất giản dị, sinh vật này rất phi thường, bởi vì nó có thể tích tụ lại thành những cấu trúc siêu đá ngầm, nó có thể lớn lên, bạn có thể nuôi lớn nó, và như tôi đã nói, nó khá là ngon nữa. Những con hàu này từng là nền tảng của một dự án thiết kế đô thị có tính chất tuyên ngôn mà tôi đã thực hiện về cảng New York, tên gọi là "kiến trúc hàu." Và ý tưởng cốt lõi của kiến trúc hàu là khai thác năng lượng sinh học từ những con trai, lươn và hàu --♫ những sinh vật sống ở cảng -- đồng thời, khai thác khả năng của những người sống trong cộng đồng để tạo ra sự thay đổi. Đây là bản đồ của thành phố tôi, New York, với những điểm ngập lụt bằng màu đỏ. Và phần được khoanh tròn là địa điểm tôi sẽ đề cập tới, kênh Gowanus và đảo Governors. Nếu bạn nhìn vào bản đồ này, tất cả phần màu xanh chỉ nước, và tất cả những điểm màu vàng là trên cạn. Nhưng bạn có thể nhìn thấy, chỉ qua trực cảm từ bản đồ này, bến cảng đã bị nạo vét và san phẳng dần, và biến đổi từ một bức tranh sinh thái giàu có thành một mớ bùn và rác trong vài năm. Những góc nhìn khác về kênh Gowanus. Hiện giờ Gowanus đang bốc mùi hôi thối -- tôi sẽ thừa nhận điều đó. Vấn đề nằm ở sự chảy tràn của nước thải và sự nhiễm bẩn, những tôi cũng biện luận rằng phần lớn mọi thành phố đều có tình trạng tương tự, và đó là điều mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Và đây là bản đồ của tình trạng này, chỉ chất gây ô nhiễm bằng màu vàng và xanh, khuếch tán thêm bởi dòng chảy mới của sóng cồn và mực nước biển tăng. Và chúng ta thực sự có rất nhiều điều cần làm. Khi chúng tôi bắt đầu dự án này, 1 trong nhứng ý tưởng cốt lõi là nhìn lại lịch sử và cố gắng tìm hiểu cái gì đã ở đó. Và bạn có thể thấy từ bản đồ này, đó là dấu hiệu địa lý phi thường của 1 chuỗi các đảo nằm ngoài bến cảng cùng các đầm lầy mặn và các bãi biển nơi làm suy yếu đi các con sóng tự nhiên cho vùng dân cư phía trên. Chúng tôi cũng nhận ra rằng, vào thời điểm đó bạn có thể ăn 1 con hàu lớn bằng cả cái đĩa ở kênh Gowanus. Ý niệm của chúng tôi thực sự hướng tới tương lai, khai thác trí thông minh của các mô hình định cư trên cạn. Và ý tưởng này có 2 giai đoạn cốt lõi. Một là phát triển một hệ sinh thái nhân tạo mới, một rặng đá ngầm nằm ngoài bến cảng, giúp bảo vệ các mô hình định cư mới ở vùng nội địa và Gowanus. Bởi vì nếu bạn có nước sạch hơn và chậm hơn, bạn có thể tưởng tượng ra 1 cách sống mới với nguồn nước đó. Và dự án này thực sự chú tâm vào 3 vấn đề cốt lõi theo 1 cách mới và thú vị. Và giờ, quay trở lại với những con hàu anh hùng của chúng ta. Một lần nữa, nó là 1 sinh vật thú vị 1 cách lạ thường. Nó ăn tảo và các mảnh vụn, rồi thông qua các hệ cơ quan dạ dày đẹp quyến rũ này, trả lại nước sạch hơn. 1 con hàu có thể lọc tới 50 gallon nước mỗi ngày. Mảng đá ngầm hàu cũng chiếm tới khoảng 1/4 bến cảng của chúng ta và có khả năng lọc nước ở cảng nhanh thôi. Chúng chính là chìa khóa cho văn hóa và nền kinh tế của chúng ta. Về cơ bản, New York được xây dựng trên lưng của những người bắt sò, và những con phố này được xây dựng trên những vỏ hàu. Bức ảnh này chụp 1 xe bán hàu, giờ thì đã trở thành những xe bán hotdog thường ngày. Và 1 lần nữa, chúng ta nhận lấy sự kết thúc ngắn ngủi ở đây. (Tiếng cười) Cuối cùng thì, những con hàu có thể làm suy giảm sóng biển và gắn vào nhau tạo nên những cấu trúc đá ngầm tự nhiên tuyệt diệu. Chúng thực sự trở thành những kẻ làm suy giảm sóng của tự nhiên. Và chúng trở thành những nền đá của bất kỳ hệ sinh thái cảng nào. Rất nhiều, rất nhiều sinh vật phụ thuộc vào chúng. Và chúng tôi bị ấn tượng bởi những con hàu, đồng thời bởi vòng đời của chúng. Nó có thể chuyển từ một cái trứng đã được thụ tinh thành một ấu trùng hàu trôi nổi trong nước, và khi chúng sẵn sàng gắn vào 1 con hàu khác, rồi trở thành 1 con hàu trưởng thành, đực hay cái., chỉ trong vài tuần. Chúng tôi đã diễn giải lại vòng đời này trên khuôn mẫu trưng bày và lấy Gowanus như là 1 vườn ươm hàu khổng lồ nơi mà hàu có thể được nuôi lớn ở kênh Gowanus, và tập hợp lại ở giai đoạn ấu trùng rồi được cấy ở mảng đá ngầm Bayridge. Và ý tưởng cốt lõi ở đây là nhấn nút tái khởi động và tái thiết một hệ sinh thái sao cho thật sạch và năng suất. Vậy dải đá ngầm hoạt động thế nào? Rất, rất đơn giản. Khái niệm cơ bản chính là sự thay đổi khí hậu không phải là cái thứ mà-- câu trả lời sẽ không từ trên trời rơi xuống Và với cái giá 20 tỉ đô, chúng ta nên bắt đầu và làm việc với những gì chúng ta có và những gì đang chờ chúng ta phía trước. Bức ảnh này đơn giản chỉ ra, đây là phạm vi của cọc biển nối liền với các sợi thừng được bện chặt. Bạn đang hỏi chúng là gì phải ko? Chúng chỉ là những thứ rất rẻ tiền, có sẵn ở kho dụng cụ nhà bạn. Và thử tưởng tượng xem chúng ta thực sự có khả năng tổ chức 1 buổi bán hàng để bắt đầu dự án mới của mình. (Tiếng cười) Và trong các xưởng, hơn là ngồi vẽ, chúng tôi đã bắt đầu học đan. Nội dung là thực sự bện các sợi thừng lại với nhau và phát triển 1 cơ sở hạ tầng mềm mới để hàu có thể sinh trưởng trong đó. Bạn có thể nhìn thấy ở biểu đồ này chúng phát triển như thế nào từ 1 khoảng trống hạ tầng thành 1 cộng đồng thành thị mới. Và chúng phát triển 1 cách mãnh liệt với mối đe dọa của sự thay đổi khí hậu. Đồng thời chúng tạo ra những điều cực kỳ thú vị khác, một không gian lưỡng cư công cộng mới, nơi bạn có thể hình dung ra cách làm việc, bạn có thể hình dung tái sáng tạo theo 1 cách mới. Và cuối cùng, chúng tôi nhận ra rằng mình đang tạo ra 1 công viên nước mới cho thế kỷ nước tiếp theo -- một công viên lưỡng cư. Vậy nên hãy mặc bộ Tevas vào đi. Bạn có thể tưởng tượng ra việc lặn với bình khí nén ở đây. Đây là 1 bức ảnh của các học sinh trung học, các thợ lặn đang làm việc với chúng tôi. Bạn có thể hình dung ra 1 cách sống mới với 1 mối quan hệ mới với nước, đồng thời sự kết hợp các chương trình khoa học và giải trí dưới dạng giám sát. 1 từ vựng mới cho thế giới dũng cảm này: đó là "flupsy". Đó là từ viết tắt của hệ thống nhà nổi. Và với thiết bị tuyệt vời có sẵn này đơn giản là là 1cái bè nổi với vườn ươm hàu ở phía dưới. Và nước được khuấy tung lên với cái bè này. Và bạn có thể thấy 8 cái hốc trong đó nơi chứa các con hàu con và nuôi lớn chúng. Và thay vì 10 con hàu, giờ bạn có 10 000 con. Và rồi những quả trứng này sẽ được gieo trồng. Và đây là tương lai của Gowanus với các tấm bè hàu ở bờ biển -- 1 hệ thống "flupsy" của Gowanus. Từ mới đó. Và đồng thời những con hàu được ươm trồng cho cộng đồng dọc theo bờ kênh. Cuối cùng, sẽ thật thú vị khi nhìn thấy 1 cuộc diễu binh của "flupsy" và chúc mừng những quả trứng hàu bởi chúng sẽ chìm xuống mảng đá ngầm. Tôi đã được hỏi 2 điều về dự án này. Một là, tại sao ko thực hiện nó ngay bây giờ? Và hai là, khi nào thì chúng ta có thể ăn những con hàu đó? Câu trả lời là, chưa phải bây giờ, chúng đang làm việc. Nhưng với tính toán của chúng tôi, thì khoảng năm 2050, bạn có khả năng ăn 1 con hàu Gowanus đấy. Tóm lại, đó chỉ là 1 bộ phận tiêu biểu của thành phố, nhưng ước mơ của tôi, hi vọng của tôi là, khi bạn quay trở lại thành phố của mình, chúng ta có thể cùng hợp tác để gây chú ý và sửa đổi phong cảnh của thành phố mình hướng tới 1 tương lai bền vững hơn, sống động hơn và ngon hơn nữa. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi sắp có 1 ý kiến khá đơn giản và tôi sẽ nói mãi cho đến khi bạn tin điều đó rằng tất cả chúng ta đều là những người chế tạo tôi thật sự tin vậy. Tất cả chúng ta đều là những nhà chế tạo. Chúng ta sinh ra là để chế tạo. Chúng ta có khả năng này để tạo ra nhiều thứ, để nắm giữ các thứ với đôi tay ta Chúng ta dùng từ "nắm giữ" theo lối ẩn dụ cũng để diễn tả rằng "hiểu mọi thứ" Chúng ta không chỉ sống, mà còn chế tạo; Chúng ta sáng tạo mọi thứ Tôi sẽ cho các bạn xem 1 nhóm những người chế tạo từ Hội chợ Người chế tạo và nhiều nơi khác Nó không thật sự hoàn chỉnh Nhưng nó là 1 cái xe đạp cao đặt biệt Chiếc xe đạp "di chuyển khá khó khăn", nó đến từ Oakland Và đây là 1 cái xe máy nhỏ đặt biệt cho quý ông với kích cỡ như vầy Nhưng ông ấy cố khởi động, hay lái nó với sự luyện tập. (cười) Và ông ấy tự hỏi "Tôi có thể làm được không? Chuyện này có thể làm được không? Rõ ràng là việc đó có thể Vậy thì những người chế tạo đầy nhiệt huyết, họ là người nghiệp dư họ là những người đam mê cái mà họ làm Không hẳn lúc nào họ cũng biết tại sao họ làm điều đó. Chúng ta đã và đang nói đến những người chế tạo ở Hội chợ người chế tạo Hội chợ này được tổ chức ở Detroit hè vừa rồi và nó sẽ được tổ chức lần nữa vào mùa hè tới, ở Henry Ford Nhưng chúng ta tổ chức chúng ở San Francisco -- (Cười) ---và ở New York Đó là 1 sự kiện tuyệt vời để gặp gỡ và nói chuyện với những người chế tạo các thứ và ở đó để chỉ cho bạn xem và bàn về chúng và có một cuộc trò chuyện tuyệt vời (Đoạn phim) Chàng trai: Tôi sẽ lấy 1 trong số chúng. Dale Dougherty: Đó là những cái bánh nướng xốp bằng điện Chàng trai: Các bạn lấy chúng ở đâu thế? Muffin: Trượt cùng chúng tôi không? (Chàng trai: không) DD: Tôi biết Ford sắp cho ra đời 1 loại xe điện mới Nhưng chúng tôi đã có trước Phụ nữ: Trượt cùng chúng tôi nhé? DD: Tôi gọi điều này là bay lơ lửng trong mưa. Và bạn có thể khó mà nhận ra rằng, nó - bộ điều khiển ở đỉnh chóp làm cho nước đổ ra chỉ trước và sau khi bạn qua phần giữa cái hồ Tưởng tượng 1 đứa trẻ: "Tôi sẽ bị ướt chứ? Tôi sẽ bị ướt chứ? Không, tôi không bị ướt. Tôi sẽ bị ướt chứ? Tôi sẽ bị ướt chứ?" Đó là trải nghiệm của 1 cách lái xe khéo léo. Và đương nhiên, chúng ta có thời trang Người ta tái chế mọi thứ thành thời trang Tôi không biết, chắc cái này gọi là đồ lót bóng rổ, hay là vài thứ giống như vậy. Những sinh viên nghệ thuật họp lại cùng nhau dùng các bộ phận máy tản nhiệt cũ và nấu chảy chúng ra để làm ra nhiều thứ mới Họ đã làm vậy vào mùa hè, và nó rất nóng Và cái này thì phải giải thích 1 chút đây Bạn biết chúng là gì, phải không? Billy-Bob, hay là Billy Bass hay là cái gì đó giống vậy Trên màn hình là chàng trai đã làm ra thứ này, nhà vật lý Và anh ta sẽ giải thích sơ nó hoạt động thế nào (Đoạn phim) Richard Carter: Tôi là Richart Carter và đây là Sashimi Tabernale Choir. Đồng ca:♫Khi anh ôm em trong vòng ta♫ RC: Đây là 1 máy điều khiển trong 1 chiếc Volvo cũ Đồng ca:♫Anh lâng lâng cảm xúc♫ ♫Anh tin tưởng vô cùng♫ ♫Rằng em yêu anh♫ DD: Richard đã đi từ Houston năm ngoái để thăm chúng ta ở đây, Detroit và trưng bày chiếc Sashimi Tabernacle Choir tuyệt vời Vậy thì, bạn có phải là 1 nhà chế tạo? Có bao nhiêu người ở đây nói rằng bạn là nhà chế tạo, giơ tay lên nào? Thật là tốt Nhưng sẽ có 1 vài trong số bạn không nhận mình là nhà chế tạo. Và lần nữa, nghĩ xem nào. Bạn chế biến thức ăn, bạn dựng nơi trú ẩn... Bạn là những nhà chế tạo ra rất nhiều thứ. Và phần nào gây hứng thú cho tôi hôm nay, là bạn là nhà chế tạo ra chính thế giới của bạn, và những công nghệ đặt biệt chỉ có trong cuộc sống của bạn Bạn là người lái hay là hành khách để sử dụng cụm từ Volkswagen Những nhà chế tạo luôn tự làm chủ. Đó là những gì cuốn hút họ, đó là tại sao họ làm cái mà họ làm Họ muốn khám phá mọi thứ hoạt động thế nào, họ muốn tiếp cận nó họ muốn kiểm soát nó, họ muốn sử dụng nó theo cách riêng của họ Những nhà chế tạo hôm nay, ở một mức độ nào đó, nhiệt huyết đến cùng. Họ không theo số đông Họ có chút gì đó, rất khác biệt. Họ biết phá cách trong cái họ làm. Nhưng lúc này khá bình thường để nghĩ rằng bạn là nhà chế tạo Đó không phải là điều mà bạn chưa từng nhắc đến. Và tôi tìm được 1 đoạn phim cũ. Và tôi sẽ nói với bạn nhiều hơn nữa về nó, nhưng chỉ... (Nhạc) (Đoạn phim) Diễn giải: Với tất cả những điều về người Mỹ, chúng ta là những nhà chế tạo Với sức mạnh chúng ta, khối óc và tâm hồn chúng ta, chúng ta cùng nhau, chúng ta hình thành, chúng ta định dạng những nhà chế tạo và những nhà tạo hình và kết hợp chúng lại với nhau DD: Đấy, nó tiếp tục chỉ ra cho bạn người ta làm các thứ từ gỗ một người ông làm con thuyền trong cái chai và phụ nữ làm bánh như bữa ăn bình thường trong ngày. Nhưng đó mang chút tự hào rằng chúng ta chế tạo mọi thứ rằng thế giới xung quanh ta, được tạo ra bởi chúng ta Nó không chỉ tồn tại, mà ta làm ra nó, chúng ta gắn kết với nó theo cách đó. Và tôi nghĩ điều đó vô cùng quan trọng. Bây giờ tôi sẽ kể cho bạn 1 điều thú vị về việc này. Đây là một cái cần quay -- đấy là 1 cuộn phim công nghiệp nhưng nó được chiếu ở 1 rạp di động năm 1961 ở vùng Detroit và nó là phần trước "kẻ ngớ ngẩn" của Alfred Hitchcock (Cười lớn) Vì vậy tôi nghĩ điều gì đó đang diễn ra ở đây một thế hệ mới của những nhà chế tạo phần thêm của "kẻ ngớ ngẩn" Đây là Andrew Archer. Tôi gặp Andrew ở 1 buổi gặp mặt cộng đồng tổ chứng chung Hội chợ Nhà chế tạo Andrew chuyển tới Detroit từ Duluth, Minnesota. Và tôi trò chuyện với mẹ cậu ấy, và tôi đã hoàn thành 1 câu chuyện về cậu ấy cho 1 tạp chí tên Kidrobot. Cậu ấy chỉ là 1 đứa trẻ lớn lên chơi với những dụng cụ thay vì đồ chơi Cậu thích tháo rời mọi thứ. Mẹ cậu dành cho cậu 1 phần của nhà để xe, và cậu thu nhặt những thứ từ bãi phế liệu, làm các thứ linh tinh Và sau đó, cậu không thích trường học nhưng cậu lại tham gia 1 cuộc thi về robot và cậu nhận ra cậu có năng khiếu và, quan trọng hơn, cậu có niềm đam mê thật sự với nó Và cậu bắt đầu chế tạo robot. Và khi tôi ngồi kế cậu, cậu kể tôi nghe về công ty mà cậu lập ra, và cậu đang chế tạo những robot cho các nhà máy tự động để di chuyển mọi thứ xung quanh sàn nhà máy. Và đó là lý do anh chuyển đến Michigan. Nhưng anh chuyển đến đây cũng để gặp những người đang làm cái mà cậu đang làm. Và điều này dẫn đến những ý tưởng quan trọng hôm nay. Đây là Jeff và Bilal và rất nhiều người khác ở 1 hội thảo công nghệ. Và có khoảng hơn 3 hội thảo công nghệ khác ở Detroit Và thậm chí có những cái mới từ lần cuối tôi tham gia. Nhưng chúng như các câu lạc bộ. Họ chia sẻ dụng cụ, chia sẻ không gian, chia sẻ chuyên môn về những gì để làm Và đó là 1 hiện tượng thú vị xuyên qua thế giới Họ là những người thật sự, vận dụng công nghệ Hãy để tôi nói lại lần nữa --vận dụng. Họ không cần phải biết họ đang làm gì hay tại sao họ làm vậy. Họ đang vận dụng. để khám phá ra công nghệ có thể làm được gì, và có thể khám phá ra họ có thể tự làm được gì năng lực của chính họ là gì. Và bây giờ điều mà tôi nghĩ mới bắt đầu một lý do khác để chế tạo được đưa ra hôm nay có những dụng cụ mới tuyệt vời ngoài kia. Và bạn có thể thấy rõ chúng trên màn hình, nhưng Arduino: Arduino là một hệ thống phần cứng mã nguồn mở. Đó là một chip điều khiển nhỏ Nếu bạn không biết chúng là gì, chúng chỉ là những bộ não. Những bộ não của những dự án chế tạo. Và đây là ví dụ Không biết bạn có nhìn rõ không, đây là 1 hộp thư một hộp thư thông thường và một Arduino. Vậy bạn tìm ra cách thực hiện cái này bạn bỏ cái này vào hộp thư Và khi ai đó mở hộp thư của bạn nó gửi thông báo, và tin nhắn cảnh báo đến chiếc iphone của bạn Bây giờ đó có thể là 1 con chó giữ cửa có thể là ai đó đi lang thang đến nơi mà họ không nên, như là đứa em trai nhỏ vào phòng chị nó Có vô số loại việc khác nhau và bạn có thể tưởng tượng. Và bây giờ là - một máy in 3D một dụng cụ khác- thật sự, thật sự thú vị Đây là Makerbot. và có những phiên bản công nghiệp của cái này -- khoảng $20000 Và những người bạn này đưa ra 1 phiên bản tự chế với $750. Và có nghĩa là những người đam mê và người bình thường có thể có cái này và bắt đầu kết nối với máy in 3D Họ không biết họ muốn làm gì với nó, nhưng họ sắp khám phá ra nó Họ chỉ khám phá ra nó khi chạm tay vào nó và vận dụng nó Một trong những điều tuyệt nhất là, Makerbot có nâng cấp, một vài cái khung mới cho cái hộp. Bạn in ra cái vỏ ngoài rồi thay thế cái cũ bằng cái mới. tuyệt chứ? Vì vậy, nhà chế tạo gặt hái công nghệ từ mọi nơi xung quanh chúng ta. Đây là 1 máy dò làn sóng cái mà được phát triển từ 1 đồ chơi Hotwheels. Chúng đã làm nhiều thứ thú vị. Chúng thật sự tạo ra nhiều nơi mới, thám hiểm nhiều nơi. và bạn sẽ nghĩ --- Quân đội đang lười biếng. Vâng, có cả 1 cộng đồng những người chế tạo được cả máy bay tự điều khiển hay xe cộ... những thứ mà bạn có thể lập trình đề tự nó bay, không cần cán gậy hay gì đó, để tìm ra đường đi của nó. Niềm đam mê làm những điều mà họ đang làm. Chúng ta mới có một dụng cụ giúp tìm hiểu vũ trụ, thám hiểm vũ trụ DIY Đây là thời khắc tuyệt nhất của lịch sử nhân loại để yêu vũ trụ. Bạn có thể chế tạo riêng cho mình 1 vệ tinh, và để nó bay vào vũ trụ tốn khoảng $8000 Nghĩ xem bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm NASA đã tiêu tốn để có 1 vệ tinh đưa vào vũ trụ Thật sự, những người làm việc cho NASA họ đang cố gắng tiên phong trong việc sử dụng các bộ phận không còn sử dụng, những thứ rẻ nhưng không chuyên biệt hóa để có thể kết nối chúng lại và gửi chúng vào không gian Những nhà chế tạo là nguồn của sự đột phá, và tôi nghĩ nó gợi nhớ về vài thứ như ngày phát minh ra chiếc máy vi tính cá nhân Đây là Steve Wozniak. Ông đã học về máy vi tính ở đâu nhỉ? Đó là câu lạc bộ máy tính Homebrew --- giống như hội thảo công nghệ Và ông nói,"tôi có thể đi cả ngày dài để trò chuyện với mọi người và chia sẻ ý kiến miễn phí" Chà ông đã làm tốt hơn là miễn phí. Nhưng nó quan trọng là hiểu rằng nhiều nguồn gốc của nền công nghiệp của chúng ta -- thậm chí như Henry Ford--- đến từ các ý tưởng vận dụng và khám phá mọi thứ theo nhóm. Vâng, tôi không thuyết phục rằng bạn là 1 nhà chế tạo. Tôi hy vọng tôi có thể thuyết phục được bạn. rằng thế hệ tới của chúng ta nên là những nhà chế tạo, rằng trẻ con thật sự hứng thú với điều này với khả năng kiểm soát thế giới vật lý và có thể sử dụng những thứ như điều khiển nhỏ và chế tạo robot. Và chúng ta đem điều này vào trường học, vào cộng đồng bằng nhiều, nhiều cách -- khả năng sửa đồ lặt vặt, để tạo hình và tạo hình lại thế giới xung quanh ta. Một cơ hôị tuyệt vời hôm nay --- đó là cái mà tôi thật sự quan tâm nhất -- câu trả lời của câu hỏi : Nước Mỹ sẽ chế tạo cái gì? Đó là nhiều nhà chế tạo hơn. Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) hôm nay tôi sẽ làm một cuộc tranh luận mà sẽ có vẻ hơi điên rồ phương tiện truyền thông xã hội và sự chấm dứt của giới tính Hãy để tôi giải thích Hôm nay tôi sẽ tranh luận rằng những ứng dụng của truyền thông xã hội mà chúng ta đều biết và thích, hoặc thích việc ghét bỏ chúng thật ra đang góp phần hỗ trợ để giải phóng chúng ta những giả định vô căn cứ mà cộng đồng của chúng ta có về giới tính tôi nghĩ là truyền thông xã hội thật ra đang giúp chúng ta tháo giỡ những ấn tượng bất di bất dịch mà rất ngớ ngẩn và hạ thấm phẩm giá mà chúng ta thấy ở khắp các phương tiện truyền thông và quảng cáo về giới tính. nếu bạn không để ý, xu hướng chung của phương tiện truyền thông tạo ra một hình ảnh bị bóp méo về cuộc sống của chúng ta cũng như về giới tính Và tôi nghĩ là mọi thứ sẽ thay đổi Bây giờ, hầu hết các công ty truyền thông tivi, radio, báo chí, các trò chơi... Họ sử dụng những phương pháp phân đoạn thị trường rất cứng nhắc để hiểu khán giả đấy là nhân khẩu học trường phái cũ Họ tạo ra những nhãn hiệu vô cùng hạn chế để định hình chúng ta bây giờ điều điên khùng là các công ty truyền thông tin rằng nếu bạn thuộc về một loại nhân chủng cụ thể rồi căn cứ vào đó người ta có thể dự đoán được bạn bằng một cách nào đó bạn sẽ có một gu nhất định bạn thích một số thứ nhất định và cái thành quả kỳ quái của điều này là phần lớn nền văn hoá dân gian của chúng ta thật ra được dựa trên giả định này về nhân khẩu học. Xét về độ tuổi nhân khẩu học Lấy độ tuổi từ 18 đến 49 làm ví dụ nó có một thành quả lớn cho việc tạo nên của thông tin đại chúng của đất nước này từ những năm 1960, khi thế hệ sinh sau thời ký hậu chiến thế giới II vẫn còn trẻ Bây giờ họ đã nằm ngoài độ tuổi nhân khẩu học đó nhưng vẫn là trường hợp các công ty xếp hạng lớn như Nielson, thậm chí không tính đến khán giả xem Tivi độ tuổi 54 trở lên Trong môi trường thông tin của chúng ta cứ như thể họ không tồn tại Nếu bạn xem "Mad Men" (Những người đàn ông điên) như tôi đấy là phim truyền hình ưa thích ở Mỹ Tiến sỹ Faye Miller làm điều gì đó được gọi là nghiên cứu xã hội được ra mắt lần đầu tiên vào những năm 1960, mà bạn cố thể tạo ra những dữ liệu tâm lý phức tạp của người tiêu dùng. Nhưng nghiên cứu xã hội đã thực sự không có ảnh hưởng lớn đối với kinh doanh truyền thông Nó thực sự chỉ là nghiên cưu nhân khẩu học cở sở. Tôi ở trung tâm Norman Lear ở trường đại học USC. và chúng tôi đã làm rất nhiều nghiên cứu từ 7, 8 năm đổ lại đây về nhân khẩu học và những hính thức mà nó ảnh hưởng đến truyền thông và giải trí trong đất nước này và cả ở nước ngoài Và từ 3 năm gần đây, chúng tôi đã cụ thể nhìn vào truyền thông xã hôi để xem điều gì đã thay đổi và chúng tôi đã tìm ra một số điều khá thú vị. tất cả những người tham gia vào mạng lưới truyền thông xã hội thuộc về loại nhân khẩu học kiểu cũ mà những công ty truyền thông và quảng cáo đã dùng để hiểu họ. nhưng bây giờ đây việc xếp loại này thậm chí kém ý nghĩa hơn trước đây. Bởi vì với những công nghệ truyền thông trực tuyến nó dễ dàng hơn nhiều cho chúng ta để thoát khỏi một vài cái hộp nhân khẩu học của chính mình. Chúng ta có thể kết nối với mọi người tương đối tự do và tự định hình lại tính cách của chúng ta trực tuyến chúng ta cố thể nói dối về tuổi tác trên mạng một cách dễ dàng Chúng ta cũng cố thể kết nối với mọi người mà có cùng sở thích với chúng ta chúng ta không cần công ty truyền thông để giúp chúng ta làm việc này Vì vậy, những công ty truyền thông truyền thống, đương nhiên đang xem xét rất kỹ càng những cộng động giao lưu qua mạng họ biết đây sẽ là một khối lượng khán giả lớn trong tương lai. Họ cần phải tìm ra giải pháp riêng Đây là một điều khó khăn đối với họ bởi họ vẫn đang cố sử dụng nhân khẩu học để hiểu họ bởi đó là tỷ lệ quảng cáo được xác định như thế nào Khi họ giám sát lượng sử dụng của bạn và bạn đều biết điều đó Họ đang đi qua một giai đoạn thực sự khó khăn để tìm ra tuổi tác, giới tính và thu nhập của bạn. Họ có thể làm một vài dự đoán được giáo dục. Nhưng họ có nhiều thông tin hơn về những hoạt động trức tuyến của bạn những thứ bạn thích và hấp dẫn bạn cái đó dễ tìm ra hơn nhiều việc tìm ra bạn là ai mặc dù việc này làm bạn hơi dùng mình nó có một ưu điểm về việc gu của bạn bị giám sát. tự nhiên gu của bạn được tôn trọng theo cách mà trước đây chưa hề có Hồi trước nó đã được giả sử cho nên khi bạn xem trực tuyến cách mà mọi người tổng hợp lại họ không tổng hợp lại theo tuổi tác, giới tình và thu nhập họ tổng hợp lại theo những thứ mà họ yêu những thứ mà họ thích. Và nếu mà bạn nghĩ một chút về điều này, quan niệm được của mọi người được chia xẻ, chúng ta trở thành một tổng hợp mạnh mẽ hơn nhiều. rằng khi ta bị ràng buộc bởi những phương pháp nhân khẩu học. Tôi thật sự muốn biết rằng bạn thích ""Buffy the Vampire Slayer" hơn là bạn bao nhiêu tuổi. cái đó cho tôi biết được một điều đáng kể về bạn.. Còn một điều nữa mà chúng tôi đã phát hiện ra về truyền thông xã hội nói thật ra, điều này khá sẽ làm bạn khá bất ngờ. Thật ra phụ nữ đang thực sự lèo lái cuộc cách mạng truyền thông xã hội nều bạn nhìn đến số liệu thống kê của thế giới trong từng độ tuổi phụ nữ thực sự nhiều hơn đàn ông khi nhìn đến việc sử dụng công nghệ thông tin xã hội Còn nếu bạn nhìn đến số lượng thời gian mạ họ bỏ ra trên những trang Web, họ thật sự thống trị khoảng không công nghệ thông tin xã hội đang tạo gia sự thay đổi to lớn cho truyền thông ngày xưa. Vấn đề ở đây là, ảnh hưởng kiểu nào sẽ có đối với văn hoá của chúng ta và cái ảnh hưởng này sẽ mang lại ý nghĩa gì cho phụ nữ? nếu tình huống là phương tiện truyền thông xã hội đang thống trị các phương tiện tuyên truyền cũ và nếu phụ nữ đang thống trị công nghệ truyền thông xã hội thì phải chăng việc đấy có nghĩa là phụ nữ sẽ tiếp quản công nghệ truyền thông toàn cầu? Và có lẽ nào chúng ta sẽ đột nhiên nhìn thấy nhiều nhân vật nữ trong phim hoạt hình trong những trò chơi và phim truyền hình dài tập? Liệu những bộ phim bom tấn sắp tới sẽ có diễn viên nữ đóng vai chính? Liệu nó có thể xảy ra không rằng bỗng nhiên phong cảnh của phương tiện truyền thông sẽ trở thành phong cảnh nữ tính hơn? Thật ra thì tôi không nghĩ mọi chuyện sẽ xảy ra như vậy. Tôi cho rằng các công ty truyền thông sẽ thuê nhiều phụ nữ hơn bởi vì họ nhận ra rằng điều này là quan trọng cho kinh doanh. Và tôi nghĩ rằng phụ nữ sẽ tiếp tục thống trị trong quả cầu truyền thông xã hội Nhưng tôi cũng cho rằng, phụ nữ, một cách vô cùng trớ trêu, sẽ chịu trách nhiệm tìm cách giải quyết triệt để vấn đề về các loại giới tồi tệ giống như các bộ phim có nữ diễn viên chính và tất cả các phân loại giới khác mà giả thiết rằng trong các nhóm nhân khẩu học nhất định yêu thích một số thứ người La tinh thích một số thứ nhất định giới trẻ thích một số thứ nhật định đây là một nhận định quá đơn giản. Cái phương tiện truyền thông giải trí mà chúng ta sẽ thấy trong tương lai sẽ được dựa trên các dữ liệu nhiều hơn và đồng thời sẽ dựa trên các thông tin mà ta xác định được từ những cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích nơi phụ nữ đang thật sự điều khiển hành động này. Có thể bạn tự hỏi, vậy thì tại sao ta lại cần biết việc gì khiến người ta tiêu khiển? Vì sao tôi nên biết điều này? đương nhiên là các công ty công nghệ truyền thông và các nhà quảng cáo của ngày xưa cần biết điều này Nhưng lý lẽ của tôi là nếu bạn muốn hiểu cái thế giới này thì có thế là bạn nên tìm hiểu ra điều gì mang lại niềm đam mê, nụ cười cái gì họ tìm đến khi họ rảnh rỗi Đây là một điều vô cùng quan trọng mà bạn cần biết về con người Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian trong sự nghiệm để tìm hiều về công nghệ truyền thông và giải trí và xem cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào. Và tôi nghiên cứu không phải chỉ vì nó rất lý thú , mặc dù đúng là như vậy, việc đó rất là hay, nhưng đồng thời bởi vì các cuộc nghiên cứu của chúng tôi liên tiếp cho thấy rằng giải trí và chơi có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. như niềm tin của họ về mặt trính trị chẳng hạn cũng như về mặt sức khoẻ. Và vì vậy, nếu bạn có ý muốn tìm hiểu về trái đất này, hãy quan sát xem người khác giải trí như thế nào đó sẽ là một sự khởi đầu tốt. Vậy hãy tưởng tượng một bầu không khí truyền thông mà không bị ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu khập khiễng về giới tính và các đặc tính nhân khẩu học khác Bạn có thể tưởng tượng được thành quả không? Tôi rất mong chờ xem thành quả của nó. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Việc chạy bộ: chỉ đơn giản là rẽ phải, trái, phải, trái -- có phải vậy không? Nghĩa là, chúng ta đã làm như vậy trong hai triệu năm, thật kiêu ngạo khi thừa nhận điều đó tôi có một vài thứ để nói những điều chưa được nói ra và thực hiện tốt hơn trước đó. Điều thú vị về chạy bộ, như tôi đã khám phá ra, đó là có một điều kì lạ xảy ra trong hoạt động này mọi lúc. Cụ thể là: Một vài tháng trước, nếu bạn đã nhìn thấy tôi ở cuộc thi chạy ma-ra-tông tại thành phố New York, tôi chắc rằng bạn nhìn thấy một điều mà không ai nhận ra trước đó. Một phụ nữ người Ethiopia tên là Derartu Tulu đã bắt đầu tại vạch xuất phát. Cô ấy 37 tuổi, chưa từng nhận được một giải thưởng chạy ma-ra-tông nào trong vòng 8 năm, và một vài tháng trước cô ấy gần như chết đi trong khi sinh con. Dararty Tulu đã sẵn sàng bỏ cuộc và nghỉ lưu trong lĩnh vực thể thao, nhưng cô quyết định quyết tâm hết mình và cố gắng lần cuối cho ngày cuối cùng trong vòng loại sự kiện, cuộc thi chạy ma-ra-tông tại thành phố New York. Ngoại trừ một điều -- tin xấu với Daratu Tulu -- một vài người khác cũng có ý nghĩ tương tự, bao gồm người đã đạt huy chương vàng Olympic và Paula Radcliffe, một "con quỷ", nữ vận động viên chạy ma-ra-tông nhanh nhất trong lịch sử. Với chỉ 10 phút vượt qua cả kỉ lục của giới vận động viên nam, Paula Radcliffe thực sự là vô địch. Đó là cuộc thi của cô. Khi tiếng súng cất lên, thậm chí không hề tỏ ra thua kém; cô vượt qua sự thua kém đó. Những điều đó thật quá khó khăn. Và 22 dặm trong vòng chạy 26 dặm, đó là thành tích của Derartu Tulu vượt qua cả đối thủ dẫn đầu. Ở đây có một điều thực sự kì lạ xảy ra Paula Radcliffe, người chắc chắn ẵm khoản tiền thưởng lớn đã bị thua bởi cánh tay bất lực của Derartu Tulu, đột nhiên nắm lấy chân của mình và bị ngã. Chúng ta hẳn đều biết phải làm gì trong trường hợp này chứ? Bạn cho cô ta một cú huých bất chợt vào răng với khuỷu tay của mình và cán đích. Derartu Tulu làm hỏng kế hoạch. Thay vì đi tắt, cô ngã xuống, tóm lấy khuỷu tay Paula Radcliffe, và nói,"Thôi nào. Hãy tiếp tục với chúng tôi. Cô có thể làm được mà." Paula Radcliffe, thật không may, đã đứng dậy được. Cô vượt lên vị trí dẫn đầu. và chạy nhanh về vạch đích. Nhưng cô lại bị ngã lần nữa. Và lần thứ hai Derartu Tulu nắm lấy cô và cố gắng kéo cô dậy. lúc đó Paula Radcliffe đã nói, "Tôi thua rồi. Hãy chạy tiếp đi." Đó là một câu chuyện thú vị, và tất cả chúng ta đều biết nó kết thúc ra sao. Cô ấy mất giải thưởng, nhưng trở về nhà với một thứ còn lớn lao và quan trọng hơn nhiều. Ngoại trừ việc Derarty Tulu lại làm hỏng kế hoạch lần nữa. Thay vì thua cuộc, cô ấy vượt qua vị trí dẫn đầu và chiến thắng, trong cuộc thi chạy ma-ra-tông thành phố New York, trở về nhà với một tờ séc giá trị lớn. Đó là một câu chuyện cảm động, nhưng nếu bạn tìm hiểu sâu hơn một chút, bạn sẽ phân vân chính xác điều gì đã diễn ra tại đó. Khi bạn có hai ngoại lệ trong một sinh vật, đó không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Khi bạn có một người cạnh tranh và khoan dung hơn bất kì người nào khác trong cuộc thi, đó càng không phải là một sự trùng hợp. Bạn chỉ cho tôi xem một sinh vật với đôi chân như màng bơi và có mang, nước đóng một vai trò nào đó. Một người có trái tim nhân hậu như vậy, khi đó đã có một sự nối kết. Và câu trả lời cho vấn đề này, theo tôi, có thể được làm sáng tỏ tại Dãy Hẻm Copper tại Mexico, nơi có một bộ lạc, một bộ tộc ẩn dật, được gọi là Indians Tarahumara. Người Tarahumara nổi tiếng vì ba điều. Thứ nhất, cách sống của họ hầu như không thay đổi trong suốt 400 năm qua. Khi những người đi chinh phụ đặt chân đến Bắc Mĩ, bạn có hai lựa chọn: hoặc là chống lại và tham gia hoặc là đầu hàng. Người Maya và người Aztec đã tham gia, đó là lí do tại sao Người Tarahumara có một chiến thuật khác. Họ đã bỏ cuộc và trốn tránh trong mạng lưới phức tạp này hệ thống mạng nhện các hẻm núi được gọi là Dãy Hẻm Copper, và họ tồn tại cho đến những năm 1600s -- về cơ bản giống như cách họ đã thường làm. Điều thứ hai đáng nói về người Tarahumara đó là, ở độ tuổi già -- 70 tới 80 -- những người này không phải là vận động viên chạy ma-ra-tông, họ chạy còn hơn cả ma-ra-tông. Họ không chạy 26 dặm, mà là 100, 150 dặm một lần, và hầu như không có thương tích, không có vấn đề gì cả. Điều cuối cùng đáng nói về người Tarahumara đó là tất cả những gì chúng ta sẽ nói về ngày hôm nay, tất cả những gì chúng ta đang cố để đạt được sử dụng công nghệ và sức mạnh trí não để giải quyết-- những thứ như bệnh tim mạch, cholesterol và ung thư, tội phạm, chiến tranh, bạo lực và bệnh trầm cảm lâm sàng-- người Tarahumara không biết về những điều đó. Họ được tách khỏi tất cả các chứng bệnh hiện đại. Vậy đâu là sự kết nối? Chúng ta một lần nữa nói về những kẻ ngoài cuộc. Có một vài lí do và ảnh hưởng ở đây. Những nhóm các nhà khoa học tại Harvard và Đại học Utah đang vắt óc để cố gắng tìm ra những gì người Tarahumara đã biết. Họ đang cố gắng lí giải một vài những bí mật. Và một lần nữa, một bí mật lại được gói gọn trong một bí mật khác-- có lẽ chìa khoá liên kết giữa Derartu Tulu và người Tarahumara được ẩn trong ba bí mật khác, giống như đây: Ba điều -- nếu bạn có câu trả lời, hãy nói qua mic, bởi vì không ai khác biết câu trả lời. Và nếu bạn biết, bạn sẽ thông minh hơn bất kì ai trên Trái Đất này. Điều bí ẩn số một: Hai triệu năm về trước não người to lên về kích thước. Người Australopithecus có bộ não nhỏ bằng hạt đậu. Đột nhiên loài người xuất hiện -- Homo erectus -- cái đầu to bằng quả dưa. Để có một bộ não với kích thước đó, bạn cần một nguồn năng lượng calo cô đặc. Nói cách khác, loài người xa xưa ăn động vật chết -- không cần phải bàn cãi, đó là thực tế. Duy có một vấn đề đó là, loại vũ khí có viền chỉ mới xuất hiện vào khoảng 200,000 năm trước. Vậy là theo một cách nào đó trong vòng gần hai triệu năm, chúng ta giết động vật mà không cần tới bất kì loại vũ khí nào. Ngày nay chúng ta không sử dụng sức mạnh của mình bởi vì chúng ta là những sinh vật lớn nhất trong sinh giới. tất cả các động vật khác đều mạnh hơn chúng ta. Chúng có răng nanh,móng vuốt, sự nhanh nhẹn, tốc độ. Chúng ta nghĩ rằng Usain Bolt chạy nhanh. Usain Bolt có thể bị đánh bại bởi một con sóc. Chúng ta không nhanh. Đó là một sự kiện Olympic: đánh bại một con sóc. Bất kì ai đuổi kịp con sóc sẽ nhận được huy chương vàng. Vì thế không vũ khí, không tốc độ, không sức mạnh, không răng nanh, không móng vuốt, không Chúng ta đang giết các động vật đó như thế nào? Đó là điều bí ẩn thứ nhất. Điều bí ẩn thứ hai: Cho đến nay phụ nữ đã được ghi nhận tại Olympic từ khá lâu rồi, nhưng có một điều đáng nói về tất cả các vận động viên chạy nước rút nữ -- họ đều tệ hại kinh khủng. Không có một người phụ nữ nhanh nhất hành tinh và đã không bao giờ có. Người phụ nữ nhanh nhất chạy được một dặm trong vòng 4 phút 15 giây. Tôi có thể ném đá và cốc vào đầu một nam sinh trung học có thể chạy nhanh hơn 4 phút 15 giây. Vì một vài lí do chúng ta thực ra rất chậm. (Tiếng cười) Những khi tham gia chạy ma-ra-tông chúng ta chỉ nói về -- việc bạn đã được phép chạy ma-ra-tông trong 20 năm. Bởi vì, trước những năm 1980, ngành khoa học y tế đã chỉ ra rằng nếu một phụ nữ cố chạy 26 dặm -- có ai biết rằng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chạy được 26 dặm, và tại sao bạn bị cấm chạy ma-ra-tông trước những năm 1980? (Tiếng của khán giả: Tử cung của cô ấy sẽ bị rách.) Tử cung của cô ấy sẽ bị rách. Vâng. Bạn sẽ bị rách các cơ quan nội tạng. Tử cung sẽ bị bong ra, nghĩa đen là rơi ra khỏi cơ thể. Tôi đã tham gia rất nhiều cuộc chạy ma-ra-tông và chưa thấy điều gì như vậy cả. (Tiếng cười) Vậy là phụ nữ đã được phép tham gia chạy ma-ra-tông được 20 năm. Trong khúc cua ngắn như vậy, các bạn đã tránh khỏi việc bị rách nội tạng dẫn đến thực tế là bạn chỉ kém có 10 phút trong kỉ lục nam thế giới. Bạn vượt qua giới hạn 26 dặm, đạt tới một khoảng cách mà khoa học y tế đã chứng minh rằng nó nguy hiểm tới con người -- hãy nhớ rằng Pheidippdies đã chết khi anh chạy được 26 dặm -- bạn đạt tới 50 và 100 dặm, và đột nhiên đó lại là một trò chơi khác. Bạn có thể hình dung Ann Trason, hay Nikki Kimball, hay Jenn Shelton, bạn đặt họ vào một cuộc thi chạy 50 hay 100 dặm chống lại bất kì ai trên thế giới và đó là một cái tung đồng xu xem ai sẽ thắng. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Một vài năm trước, Emily Baer đăng kí tham gia một cuộc thi chạy được gọi là Hardrock 100, nói cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về cuộc thi. Họ cho bạn 48 giờ đồng hồ để hoàn thành phần thi. Emily Baer -- 500 vận động viên chạy -- đã ở vị trí thứ 8 trong top 10, ngay cả khi cô dừng lại ở tất cả các trạm y tế. để cho con bú trong quá trình thi -- và tuy vậy, cô đã vượt qua 492 người. Điều bí ẩn cuối cùng: Vì thế tại sao phụ nữ lại mạnh mẽ hơn khi mà con đường chạy dài hơn? Điều bí ẩn thứ ba là: Ở trường Đại học Utah, họ bắt đầu bấm giờ cho những người tham gia chạy ma-ra-tông. Và những gì họ nhận ra đó là, nếu bạn bắt đầu chạy ma-ra-tông khi 19 tuổi, hàng năm bạn sẽ càng ngày càng chạy nhanh hơn cho đến khi bạn đạt tới tuổi 27. Và sau đó, bạn ngã quỵ trước sự khắc nghiệt của thời gian. Bạn trở nên càng ngày càng chậm đi, cho đến khi bạn quay lại chạy với tốc độ khi còn 19 tuổi. Khoảng 7 năm, tám năm để đạt được đỉnh cao, và rồi bạn trượt khỏi đỉnh cao đó, cho tới khi quay về vị trí ban đầu. Bạn nghĩ rằng sẽ mất tám năm đề quay lại tốc độ ban đầu, có lẽ là 10 năm -- không, là 45 năm. những người đàn ông và phụ nữ 60 tuổi chạy như khi họ 19 tuổi. Bây giờ tôi sẽ thách thức bạn với bất kì hoạt động thể lực khác -- và làm ơn đừng nói là golf -- thứ nào đó mà thực sự nặng nhọc -- nơi các lão khoa đang tiến hành cũng như họ làm như những thiếu niên. Giờ bạn có ba bí mật. Liệu có một mảnh trong bức tranh xếp hình đó có thể gói gọn tất cả những thứ này lại không? Bạn phải luôn cẩn thận phòng việc ai đó lật lại lịch sử và cố gắng đưa cho bạn câu trả lời toàn cầu, bởi vì, ở tiền lịch sử, bạn có thể nói bất cứ cái quái gì bạn muốn và đi xa khỏi nó. Nhưng tôi sẽ nói cho bạn điều này: Nếu bạn đặt một mảnh ghép vào giữa trò chơi ghép hình này, lập tức tất cả sẽ tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. Nếu bạn băn khoăn, thế tại sao người Tarahumara không đánh nhau và không chết vì bệnh tim mạch, tại sao một người phụ nữ Ê-ti-ô-pi-a nghèo tên là Derartu Tulu có thể khoan dung và có tính cạnh tranh cao, và tại sao theo một cách nào đó chúng ta có thể tìm thức ăn không cần đến vũ khí, có lẽ đó chỉ bởi loài người, cũng như chúng ta nghĩ bản thân mình như là bá chủ của vũ trụ này, thực sự chẳng có phát triển gì nhiều hơn một đàn chó săn. Có thể chúng ta tiến hoá như một bầy động vật đi săn. Bởi vì một ưu điểm chúng ta có trong tự nhiên -- một lần nữa, đó không phải là răng nanh, móng vuốt hay tốc độ -- thứ duy nhất chúng ta thực sự, thực sự giỏi đó là mồ hôi. Chúng ta thực sự giỏi trong việc có mồ hôi và mùi vị. Tốt hơn bất cứ loài động vật có vú nào trên Trái Đất, chúng ta có thể tiết mồ hôi rất tốt. Nhưng ưu điểm đó chỉ đem lại một chút khó chịu về cộng đồng đó là trên thực tế, khi tiến hành chạy dưới điều kiện nắng nóng trong một quãng đường dài, chúng ta là vô địch, chúng ta giỏi nhất trên hành tinh. Bạn cưỡi ngựa trong một ngày nắng nóng, và sau năm hay sáu dặm, con ngựa đó có lựa chọn. Hoặc là tiếp tục thở, hoặc là đi vào chỗ mát để nghỉ ngơi, nhưng nó không thể làm cả hai việc -- còn chúng ta có thể. Vậy điều gì xảy ra nếu chúng ta tiến hoá như những loài động vật đi săn? Điều gì sẽ đến nếu chúng ta chỉ có mỗi một ưu điểm tự nhiên trên thế giới đó là thực tế chúng ta không thể tụ tập thành một nhóm, đi ra ngoài kia Savannah Châu Phi, bắt một con linh dương và đi chơi theo bầy đàn, chạy cho đến chết? Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm; chúng ta có thể chạy khá xa trong một ngày nắng nóng. Vậy nếu đó là sự thật, một vài thứ khác cũng đã có thể đúng. Chìa khoá cho việc trở thành một phần của đàn đi săn đó là từ "bầy đàn." Nếu bạn đi một mình, và cố gắng rượt theo một con linh dương, Tôi cá rằng sẽ có hai xác chết ở Savannah Bạn cần một bầy đàn để hỗ trợ lẫn nhau. Bạn cần những người 64, 65 tuổi. những người đã từng làm việc này trong một thời gian dài để biết bạn thực sự tóm được con linh dương nào. Bầy đàn bùng nổ và tập hợp nhau lại một lần nữa. Các nhà theo dõi xuất sắc là một phần của đàn. Họ không thể đứng sau cáchd dó 10 dặm. Bạn cần có phụ nữ và thanh thiếu niên vì bạn được lợi hai lần trong đời từ prôtêin động vật đó là khi bạn là một bà mẹ cho con bú và một thiếu niên đang lớn. Chẳng có nghĩa gì khi để con linh dương kia chết và tộc người muốn ăn nó cách đó 50 dặm. Họ cần phải thuộc một bầy đàn. Bạn cần có những học sinh 27 tuổi này ở đỉnh cao sức mạnh của họ sẵn sàng giết mồi, và bạn cần có thanh niên những người học tất cả những thứ có liên quan. Đàn sẽ ở bên cạnh nhau. Một điều nữa khá đúng: bầy đàn này không thể quá thực tế. Bạn không thế theo tất cả các khúc cua xung quanh, cố gắng săn con linh dương. Bạn không thể là một bầy đầy giận dữ. Bạn không thể mang thù hận. Giống như là, "Tôi đang không săn con linh dương của anh kia. Anh ấy giận tôi. Hãy để anh ấy săn con linh dương của mình." Bầy đàn phải có khả năng tự xoa dịu, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Những gì bạn phải hứng chịu, nói cách khác, là khá giống nhau như người Tarahumara -- một bộ lạc không hề thay đổi từ thời Đồ Đá. Đó thực sự là một cuộc tranh luận quyết liệt rằng có thể người Tarahumara đang làm đúng như những gì tất cả chúng ta đã làm trong hai triệu năm. Đó là chúng ta trong thời hiện đại với những người đi chệch hướng. Chúng ta xem việc chạy nhnw là một thứ ngoại lai, sự trừng phạt bạn đang phải gánh chịu là bạn ăn pizza vào tối hôm trước. Nhưng có thể đó là thứ hoàn toàn khác. Chúng ta có thể là những người lấy đi ưu điểm này của mình và phá hỏng nó. Phá hỏng như thế nào? Chúng ta đã phá hỏng một thứ gì đó ra sao? Chúng ta cố gắng quy nó ra tiền mặt. Cố gắng cân nó, đóng gói và làm cho no trở nên tốt đẹp hơn và bán nó cho mọi người. Và điều xảy ra là chúng ta đang bắt đầu tạo ra những thứ êm ái lạ mắt này, chúng giúp việc chạy tốt hơn, được gọi là giầy chạy. Lý do cá nhân tôi ghét giày chạy là bởi vì tôi đã mua một triệu đôi giày và tôi liên tục bị đau. Tôi nghĩ rằng, nếu ai đó ở đây chạy -- tôi có một cuộc trò chuyện với Carol; chúng tôi nói trong hậu trường khoảng 2 phút, và cô ấy nói về chấn thương chân. Bạn hãy nói với một vận động viên chạy, tôi đảm bảo, trong vòng 30 giây, cuộc nói chuyện biến thành chấn thương. Vậy nếu con người tiến hoá thành vận động viên chạy, nếu đó là một lợi thế của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta lại kém như vậy? Tại sao chúng ta liên tục bị chấn thương? Điều gây tò mò về việc chạy và chấn thương trong khi chạy đó là chấn thương trong khi chạy là mới mẻ trong thời đại của chúng ta. Nếu bạn đọc văn học dân gian và thần thoại, bất kì bí ấn nào, bất kì loại truyện nào, việc chạy thường có liên quan đến sự tự do, sự sống, sức trẻ và sức sống vĩnh cửu. Chỉ trong thời đại của chúng ta việc chạy mới trở nên gắn với sự sợ hãi và đau đớn. Geronimo đã từng nói "Những người bạn duy nhất của tôi là đôi chân. Tôi chỉ tin đôi chân của mình." Đó là bởi vì một vận động viên ba môn thể thao phối hợp người Apache đã nói bạn chạy 50 dặm vượt qua sa mạc, tham gia chiến đấu tay không, bắt trộm một đàn ngựa để lấy da mang về nhà. Geronimo không bao giờ nói, "À, bạn biết đấy, gót chân Asin của tôi -- tôi nói nhỏ nhẹ. Tôi cần phải vượt qua tuần này," hoặc "Tôi cần qua đào tạo. Tôi không tập yoga. Tôi chưa sẵn sàng." Con người luôn chạy và chạy. Chúng ta ở đây ngày hôm nay. Chúng ta có công nghệ số. Tất cả các ngành khoa học được rút ra từ thực tế rằng tổ tiên chúng ta có thể làm những điều phi thường hàng ngày, chỉ dựa trên đôi chân trần chạy những quãng xa. Vậy làm thế nào chúng ta có thể quay lại thời kì đó lần nữa? Tôi sẽ đưa cho bạn điều đầu tiên, đó là hãy tránh khỏi một thứ đóng gói, bán hàng, tiếp thị. Tránh khỏi tất cả những đôi giày chạy bốc mùi. Ngừng việc tập trung vào các cuộc thi chạy ma-ra-tông, mà nếu bạn chạy trong bốn giờ, mẹ kiếp. Nếu là trong vòng 13.59.59 phút, bạn thật tuyệt vời vì bạn đủ tiêu chuẩn cho một cuộc chạy khác. Chúng ta cần lấy lại cảm giác khôi hài và vui sướng tôi nói rằng, sự trần trụi đã làm cho người Tarahumara trở thành nền văn hoá khoẻ mạnh và thanh bình nhất trong thời đại chúng ta. Vậy đâu là lợi ích? Vậy thì đã sao? Có phải bạn đã đốt cháy Haagen-Dazs vào đêm hôm trước? Nhưng có lẽ cũng có một lợi ích khác. Không cần phải bàn quá sâu về vấn đề này, hãy tưởng tượng một thế giới nơi tất cả mọi người có thể và phá triển bằng bài tập này làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn, thanh bình hơn, khoẻ mạnh hơn, tránh khỏi stress -- nơi bạn không cần phải quay lại văn phòng như một thằng điên nữa, nơi bạn không phải trở về nhà với bao lo toan đặt lên đầu nữa. Có lẽ có một thứ gì đó trong chúng ta ngày nay và đó là những gì người Tarahumara luôn có. Tôi không nói rằng chúng ta quay lại Hẻm Copper để sống bằng ngô, chế độ ăn uống của người Tarahumara, nhưng có một điều ở trong đó. Và nếu chúng ta tìm ra nó, sẽ có một giải Nobel cỡ bự trao cho bạn. Vì nếu một ai đó có thể tìm ra cách phục hồi bản năng tự nhiên điều mà chúng ta đã hưởng thụ trong suốt quãng thời gian tồn tại của mình, chúng ta hưởng thụ nó cho đến những năm 1970 hoặc tương tự như vậy, những lợi ích đó, xã hội và thể chất chính trị và đầu óc, sẽ là đáng kinh ngạc. Vậy những gì tôi đã nhìn thấy ngày hôm nay là những gì của một tiểu văn hoá đang phát triển gồm những vận động viên chạy chân trần, mọi người tháo bỏ giày. Và những gì họ cùng nhận ra là bạn bỏ giày, bạn thoát khỏi stress, bạn thoát khỏi những chấn thương và bệnh tật. Và điều bạn tìm ra là có một thứ mà người Tarahumara đã biết trong suốt một thời gian dài, điều khá thú vị. Tôi đã tự mình trải nghiệm điều đó. Tôi làm tổn thương cả đời bình, và khi gần đạt ngưỡng tuổi 40 tôi tháo bỏ những đôi giày và bệnh tật của tôi cũng không còn nữa. Hi vọng đó là những gì chúng ta có thể được lợi. Tôi rất cảm khích các bạn vì đã nghe hết câu chuyện này. càm ơn các bạn râaat nhiều. (Tiếng vỗ tay) "Tôi sẽ" Tôi sẽ không nhảy theo điệu trống chiến đấu của bạn. Tôi sẽ không thả vào đó tâm hồn và xương máu của chính mình Tôi sẽ không hòa mình vào những giai điệu đó. Tôi biết nó. Nó chẳng mang đến sự sống. Tôi biết những nỗi đau mà chiến tranh mang lại cho con người. Họ đã sống, bị săn đuổi, bị cướp bóc, và đau đớn khôn cùng. Tôi sẽ không nhảy theo tiếng trống rền vang của bạn. Tôi sẽ không lắc lư, nhún nhảy theo nó vì bạn. Tôi sẽ không căm thù nó vì bạn hay thậm chí căm thù chính bạn. Tôi sẽ không giết một ai vì bạn. Hơn thế nữa tôi sẽ không chết vì bạn. Tôi sẽ không thương xót cho cái chết của những kẻ giết người cũng như kẻ liều chết. Tôi sẽ không bên bạn hay chiến đầu cùng những trái bom cho dù tất cả mọi người đều sẽ theo. Ai cũng có thể sai. Cuộc sống là một quyền của con người, mọi người đều có nó. Tôi sẽ không bao giờ quên quê hương mình. Chính tay tôi sẽ tự tạo ra chiếc trống. Rồi cùng với những người yêu quý của mình, cùng nhau chúng tôi cất lên những giai điệu thanh bình. Chúng sẽ thành những điệu trống cho hòa bình. Tôi sẽ là chính mình. Sẽ không cho mượn tên mình và giai điệu thanh bình của chính mình vào nhịp đập chiến tranh. Tôi sẽ nhảy múa và kháng cự và nhảy múa và kiên trì và nhảy múa. Nhịp đập còn tim này sẽ lớn hơn cả sự chết chóc Điệu trống chiến tranh dồn dập sẽ không lớn hơn chính hơi thở này. Haaa Làm gì đi chứ những người của TED ? Cho tôi nghe gì đó đi nào. (Tiếng vỗ tay) Ôi những con người tôn sùng hòa bình. Những con người khát khao hơn cả hòa bình Tôi hiểu. Gần đây tôi đã sai rất nhiều. Rất nhiều lần. Vì thế tôi đã không thể nghĩ ra được gì đế nói hôm nay cả. Không phải là tôi không chuẩn bị gì. Tôi đã chuẩn bị rất kĩ trang phục của mình cho hôm nay, (Tiếng cười) chuẩn bị những ý kiến của bản thân, và cố gắng làm cho nó hợp lý cả về quá khứ và tương lai. Thi ca làm được điều đó. Nó mang đến cho bạn. Nó chỉ vào chính bạn. Ngay bây giờ đây tôi sẽ đọc một bài thơ mà tôi chỉ vừa mới chọn nó. Nhưng trước hết tôi cần bạn chỉ cần ngồi như thế này trong 10 phút và nghĩ về một người phụ nữ không có ở đây. Giữ cô ấy lại với bạn. Bạn không cần phải nói thật to tên của người ấy, chỉ cần nghĩ về họ. Bạn đang nghĩ đấy chứ? Bài thơ "Mảnh vỡ khổ đau." Lịch sử đã chỉ ra. Những gì chưa được viết sẽ dự đoán được tương lai, phản chiếu quá khứ. Tôi thì lại nghĩ khác có thể nó giới hạn rằng, đàn ông là khởi nguồn của bạo lực. Con trai của ai sẽ là người gây ra nó? Đứa trẻ nào sẽ làm tàn lụi 1 ngày mới? Những cái chết kia làm ta đau khổ biết dường nào. Ta yêu quý chúng biết bao. Ta tiếc thương cho những người phụ nữ. Những con chó cái bị đánh đập hàng ngày. Chính họ đang lâm nguy. Chiến tranh và thời niên thiếu đau đớn. Tất cả màu sắc tươi đẹp đều tàn rụi, chúng ta đang đứng nhìn. Xin đừng nhìn vào những cái bóng phía sau tôi. Tôi mang nó trong mình. Tôi sống trong chu trình của ánh sáng và bóng đêm. Nửa ồn ào và tĩnh lặng. Tôi hiểu rằng, chưa bao giờ là chính mình hay là kẻ khác. Ốm đau, khỏe mạnh,hiền lành và bạo lực. Thật khó mà hiểu được con người này. Tôi đã là một cơn bão. mù quáng và ngu ngốc -- vẫn thế mà thôi. Con người mang đến cho chính nó mù quáng và bệnh tật. Tôi luôn phức tạp. Đàn bà bị nhào nặn trước khi bị hiếp. Rào cản ngôn ngữ không ngăn được tôi. Kinh nghiệm và sự già giặn trong tôi. Mọi thứ vẫn là mọi thứ. Một người phụ nữ mất 15, hay 20, người thân thuộc của mình. Một người phụ nữ mất sáu. Một người phụ nữ mất chính đầu của mình. Một người phụ nữ tìm kiếm những thi thể. Một người phụ nữ tồn tại bằng những rác rưởi. Một người phụ nữ bắn chính mình. Một người phụ nữ bắn chính chồng mình. Một người phụ nữ trói buộc chính mình. Một người phụ nữ sinh con. Một người phụ nữ sinh giữa biên giới. Một người phụ nữ không còn tin tình yêu sẽ đến tìm cô. Một người phụ nữ chưa bao giờ tin. Những con tim trốn chạy sẽ đi về đâu? Vỡ tan, văng tục. chạy trốn đến nơi mà họ chưa từng đến. Đối mặt với cô độc. Chúng ta tiếc thương cho từng người. hay chúng ta im lặng. Cột sống tôi như quằng lại. Con người đang đứng bên vách vúi cheo leo. Bom mìn để lại đằng sau. Những quả bom nổ chậm vẫn còn đó. Một sự âm ỉ trong khổ đau. Khói thuốc. Bom đạn. Xác chết trẻ em. Những bàn tay, khói. Nhân chứng, khói. Cải cách, khói. Sự cứu rỗi, khói. Sự chở che, khói. Hơi thở. Đừng sợ vì những gì đã nổ tung. Nếu bạn sợ, hãy sợ những thứ chưa nổ kia. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) [Video có chứa nội dung người lớn. Khán giả cân nhắc trước khi xem] Tiffany Kagure Mugo: Ok. Lỡ đăng ký rồi, không còn đường lui đâu. (Tiếng cười) Siphumese Khundayi: Chào các bạn. TKM: Chào mọi người. TKM: Bạn nghĩ bạn đã biết về tình dục. Xác suất cao là bạn nhầm. Và chúng tôi, ở đây, để nói với bạn điều đó. SK: Chúng tôi sẽ nói với bạn rằng dù bạn đến từ đâu Abuja đến Alabama, Dubai hay trung tâm London, tình dục đã và sẽ còn thay đổi. Và chúng ta cần hiểu điều này để giữ cho tình dục an toàn và nóng bỏng. TKM: Giờ đây, hành động vuốt ve cơ thể trần trụi của nhau đang có vài thay đổi. Và những thay đổi đó chịu ảnh hưởng của vô vàn suy nghĩ. Ngay cả bạn, một người trưởng thành, vẫn sẽ có những suy nghĩ thầm kín về tình dục của riêng mình. Có cả tốt, cả xấu và cả kì lạ. (Tiếng cười) SK: Khi để ai đó thấy vòng ba lộ thiên của mình, bạn có từng nghĩ những ý nghĩ thầm kín ấy sẽ ảnh hưởng đến việc liệu bạn sẽ muốn họ mơn trớn khuỷu tay, hôn lên đùi hay gào thét tên bạn? Một người phải có hành động và đánh giá riêng khi đã trải qua những cuộc tình nóng bỏng nhất. TKM: Và chúng tôi sẽ chia sẻ cách để có đời sống tình dục nóng bỏng. Điều đầu tiên bạn cần là giải thoát những ý nghĩ xấu về tình dục. SK: Nghĩ về những thứ bạn cần thay đổi. TKM: Và những thứ bạn cần tôn vinh cho những điều mới mẻ. Chúng tôi sẽ đưa bạn vào chuyến khám phá về tình dục: những điều tồi tệ nhất, hành động gợi dục nhất trong lịch sử, và tương lai của tình dục. SK: Với hơn bảy tỉ người trên hành tinh này, loài người đã làm tình suốt quãng thời gian dài với tần suất lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta làm tình giỏi. Một ví dụ mà tôi đang có trong đầu - "văn hoá" cưỡng hiếp. TMK: Cách văn hoá và truyền thống giới hạn khoái cảm. SK: Hay thậm chí, ý nghĩ rằng núm vú cần được đối xử như cách DJ chà đĩa khi cố chỉnh to âm. TKM: Đó là điều gây khó chịu với riêng tôi. SK: Chúng ta đều sợ tình dục. TKM: Và chúng ta cần ai đó để đổ lỗi cho nỗi sợ đó. Nỗi sợ về cơ thể người phụ nữ trừ khi bạn là người tận hưởng nó. SK: Hãy nghĩ đi. Thật dễ dàng để đến và nói với ai đó: "Khuỷu tay tôi đau" nhưng hãy thử nói: "Xin lỗi, âm vật của tôi đang "rung động" kì lạ. Bạn biết chỗ nào bán thuốc mỡ cho việc đó không?" Chờ xem điều gì sẽ xảy ra nhé. (Tiếng cười) TKM: Không tốt đẹp gì đâu. Đã có lần tôi thách bạn mình đến siêu thị và nói từ "đùi" với người lạ. Không ai dám làm kể cả khi họ có thể nói về "đùi" gà. (Tiếng cười) SK: Một số quan niệm về văn hoá và lịch sử đã đóng đinh sâu trong suy nghĩ chúng ta. Chúng ta không lấy làm kì lạ khi phát hoảng vì ai đó nhắc đến "núm vú" chứ không phải "đầu gối trái". Chúng ta tránh đụng chạm đến tình dục. Bước đầu tiên là chấp nhận nó tồn tại nhưng không phải để bán sản phẩm như nước đóng chai hay cà phê. Và sự xa rời thực tế của các cảnh phim hay thứ mà bạn "vô tình" xem trên mạng (phim heo). TKM: Mhm Nên để chữa căn bệnh này, hãy chấp nhận rằng chúng ta có những suy nghĩ sai lệch về tình dục. SK: Hãy hít thật sâu --- (Hít thở) Và hãy để mọi thứ trôi ra. Giờ thì hơi không "trong sáng" -- rằng văn hoá và xã hội đã khiến ta nghĩ sai về làm tình. Nhưng vấn đề không nằm ở đó. Có những thứ trong quá khứ dạy ta cải thiện hiện tại. TKM: Nếu có rượu Merlot, và ước chi là có thật, tôi sẽ mời các vị tổ tiên một ly vì có nhiều cách mà xã hội châu Phi bàn về tình dục trước khi nhắc đến chữ "t". SK (thì thầm): "T" trong "thực dân hoá" ấy TKM: Hiểu chứ? Xã hội châu Phi có những nơi cho giao lưu và tâm linh giảng dạy về tình dục lành mạnh. Chúng tôi có những trường về tình dục dạy về những ám hiệu gợi dục. Chúng tôi có những nơi cho thiếu niên hội họp, để hiểu và biết chính xác cách xử lý ham muốn và chỉ cho người lớn cách giải toả stress và bức bách "người lớn". SK: Những nơi mà bạn không cần giấu diếm hoá đơn tín dụng hay xoá cuộc gọi miễn phí. Những nơi đó rất cần thiết cho phụ nữ. TKM: Có những hành vi tình dục ở châu Phi chỉ dành cho phụ nữ và cụ thể là khoái cảm của họ. SK: Chúng tôi sẽ nói về một loại cụ thể mang tên "osunality". TKM: Còn được biết đến với tên "dục cảm châu Phi". Chào mừng đến với Thunderdome. Dục cảm mang nhiều hình dạng khắp thế giới. Giờ, xin hãy cúi đầu trước "Kama Sutra" quyển sách đầu tiên về cách sống khoái cảm. Vượt lên trên những mô tả đơn thuần về các tư thế tình dục uốn, xoắn, nó là hướng dẫn chi tiết về cách sống. Điều đặc biệt thu hút chúng tôi là nó tập trung vào phụ nữ và cách tạo cho họ khoái lạc. TKM: Hoan hô "Kama Sutra", nhưng hãy quay lại với dục cảm châu Phi. SK: Xin lỗi, hãy quay lại với chủ đề chính nào. Nkiru Nzegwu nói rằng Osun, một orisha của người Yoruba, thường được gắn với nước, sự tinh khiết, sinh sản, tình yêu và quan trọng nhất, nhục dục, là biểu tượng cho nguồn năng lượng ở nữ giới có khả năng chuyển biến và hồi sinh sức sống. Bà nói rằng phụ nữ tiêu biểu cho quyền năng của osun khoe sự gợi cảm của mình một cách cởi mở và phóng khoáng. Và bà tiếp tục ... TKM: Đây là nguyên văn: "Dòng chảy không cần tạo nên sự thai nghén hay sinh nở cũng không có ý chỉ quy luật của khoái lạc nằm ở sự giao cấu. Quy luật của khoái cảm nằm ở nguồn năng lượng sáng tạo còn được ẩn dụ như "mật ngọt osun". Xin lỗi, tôi không muốn trích sai câu nói đó. Vậy nên mật ngọt osun và osunality khằng định sự tự nhiên của dục cảm và khoái cảm. Osun, như một nữ thần sinh sản ở châu Phi, nhấn mạnh tầm quan trọng của dục cảm ở phụ nữ nhưng không làm giảm dục cảm ở đàn ông. Chúng tôi có Tonga, Bemba, Sande và những trường phái triết lý khiêu dâm tương tự đã dạy những phụ nữ trẻ về nội lực. TKM: Ở châu Phi, có rất nhiều thứ để nói về tính đồng vận của tình dục và cách nó hợp tác vì lợi ích xã hội. Ví dụ, ở Rwanda, đã có cảnh báo về sự dâng cao của nước sông do phụ nữ phóng dịch. (Tiếng cười) SK: Quan điểm đương thời lại coi tình dục như một cuộc chiến mà ai cũng đều cố thắng đối thủ. TKM: Chúng ta "nện gái" cuồng nhiệt, dùng tình dục như một vũ khí, làm cao giá, và chinh phục - một cuộc chiến quyền lực chưa có hồi kết. SK: Và mọi cuộc chiến luôn có kẻ bại trận. TKM: Khả năng khám phá thiên hướng tình dục mà không biến nó thành mối đe doạ là cốt lõi của tình dục an toàn. SK: Mọi thứ trở nên thú vị hơn rồi đây. TKM: Vậy việc tách tình dục khỏi việc bị nhìn nhận như một con quái vât trong đêm có ý nghĩa gì? Việc làm tình trên bàn bếp, bãi biển biệt lập, ghế sau xe hơi, hay thậm chí trong chăn có những tiềm năng nào? Học từ quá khứ đến hiện tại, lý thuyết cơ bản về tình dục phải được trình bày, giải thích và công bố về những kìm nén tình dục và bất công về dục cảm. TKM: Thái độ tích cực về giới tính và tình dục cũng có những điều mới mẻ cần khám phá. SK: Chúng tôi muốn nhắc lại mật osun để kết nối với quan niệm mới về tình dục và khoái cảm. Từ đó, có thể tạo ra một định nghĩa mới phù hợp hơn và bớt giống một cỗ quan tài khô dần bóp nghẹt sức sống của chúng ta. Có rất nhiều người lập đồ thị cho đời sống tình dục của mình. Nhưng, vì như HOLAAfrica -- SK: Chúng ta làm tình qua mạng - TKM: Thật ngớ ngẩn nếu không nhắc đến địa hạt công nghệ ấy. Nhiều phụ nữ lên mạng, kể những chuyện thú vị về âm vật, về động tác gợi tình. SK: Tôi rất thích từ "động tác gợi tình". TKM: Chắc chắn rồi. Nhưng đó không phải chủ đề chính. Những phụ nữ làm sống dậy tác phẩm của tổ tiên bằng những câu chuyện thú vị vốn đã bị chôn vùi. SK: Họ hỏi rằng có phải ta đã quá sợ hãi để đặt câu hỏi dẫn đến những tình huống khó xử. TKM: Chuẩn rồi. Một địa hạt khác có đồ thị tình dục là giới đồng tính nữ và dục vọng của họ. SK: Hãy nghĩ đến "50 sắc thái Xám" bỏ qua gã trai giàu không hiểu gì về đồng thuận. (Tiếng cười) TKM: Nên dục vọng ở đây, thực chất cũng là trò chơi dây nhợ. SK: Shibari, còn gọi là Kinbaku, là nghệ thuật chơi dây của Nhật. Nghĩa đen là công cụ bắt trói, nó dần được hiểu theo nghĩa tình dục và phổ biến trên toàn cầu như một dạng trói buộc mỹ miều của ham muốn. TKM: Và nó đến với châu Phi. Ai mà nghĩ giới đồng tính nữ châu Phi lại có ham muốn tình dục kỳ lạ vậy? Với quá khứ bị bạo dâm, nô lệ và không được toàn quyền trên chính thân thể mình, bạn sẽ hỏi liệu như thế có quá sớm? SK: Thực sự không. Những phụ nữ này đã dạy ta rằng bất chấp lịch sử đen tối dày vò thân thể phụ nữ trên lục địa xinh đẹp này, họ vẫn tích cực xây đắp ý nghĩa tình dục và khoái cảm. TKM: Ý chúng tôi không phải là mọi người cần có xu hướng tình dục kì lạ. Nhưng nếu giới đồng tính nữ có thể vượt qua quá khứ bạo dâm, nô lệ, thực dân những phong tục, văn hoá tôn giáo cổ hủ, để tái định nghĩa tình dục và khoái cảm thì bạn cũng có thể. SK: Bạn có thể làm được. Vâng bạn có thể. (Tiếng cười) TKM: Nó có nghĩa là loại bỏ những suy nghĩ tình dục sai lệch, phát huy những cái tốt và tạo ra những cái mới rằng chúng ta có sự kết nối sâu sắc với một trong những hành vi tự nhiên nhất của con người. SK: Điều đó có nghĩa là tìm ra những sai lệch. TKM: Xác định những gì là kinh điển và những gì cần được tiếp nhận. Con người có sức mạnh để cải tiến. Và tình dục cũng có thể được cải tiến. TKM: Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Điều tôi nghĩ là tôi sẽ làm là tôi sẽ bắt đầu bằng một yêu cầu nhỏ. Tôi muốn tất cả các bạn hãy ngưng lại trong giây lát, chính các bạn những con người yếu đuối khốn khổ, và tự nhận định kiếp sống khổ ải của mình. (tiếng cười) Đó là lời khuyên mà thánh Benedict đã ban cho các môn đồ vào thế kỉ thứ 5 Đó là lời khuyên mà tự bản thân tôi cũng quyết định làm theo khi tôi bước sang tuổi 40 Cho đến tận lúc ấy, tôi vẫn là một "chiến binh văn phòng" truyền thống -- Tôi ăn rất nhiều, uống cũng nhiều, Tôi làm việc cật lực và tôi đã lơ là gia đình mình. Và tôi đã quyết định rằng tôi sẽ thử thay đổi cuộc sống Cụ thể hơn, tôi quyết định tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề gai góc của sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc vậy là tôi bước ra khỏi chốn công sở, và dành hẳn một năm ở nhà với vợ và bốn đứa con nhỏ. Nhưng tất cả những gì tôi học được về sự cân bằng từ cái năm ấy là tôi thấy nó thật đơn giản để cân bằng công việc và cuộc sống khi tôi không còn công việc nữa. (tiếng cười) cách đó không khôn ngoan cho lắm nhất là khi hết tiền Vậy là tôi lại đi làm và từ đó, tôi đã dành 7 năm đương đầu với nghiên cứu và viết về cần bằng giữa công việc và cuộc sống Tôi nhận thấy 4 điều mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn sau đây thứ nhất, nếu xã hội muốn cải thiện vấn đề này thì chúng ta phải có một cuộc tranh luận thẳng thắn nhưng vấn đề là có quá nhiều người nói quá nhiều lời nhảm nhí về cân bằng giữa cuộc sống và công việc Tất cả những trao đổi về linh hoạt thời gian hay ăn mặc tự do vào thứ sáu hay quyền về sớm chăm con chỉ nhằm che giấu đi vấn đề cốt lõi đó là một công việc nhất định và những lựa chọn cho sự nghiệp về cơ bản không thể hòa hợp với việc trở nên gắn bó một cách có ý nghĩa trên cơ sở ngày này sang ngày khác với một gia đình mới. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là nhìn nhận thực tế hoàn cảnh của bạn. Và thực tế hoàn cảnh xã hội của chúng ta là có hàng nghìn và hàng nghìn con người ngoài kia đang sống với nỗi tuyệt vọng thảm thiết, nơi họ làm việc vất vả trong nhiều giờ với công việc họ không yêu thích để giúp họ mua những thứ mà họ chẳng cần để gây ấn tượng với những người họ không thích. tiếng cười (vỗ tay) Theo tôi, việc đi làm trong bộ quần jean, áo phông vào thứ sáu thực sự chẳng hề chạm đến điểm mấu chốt của vấn đề. (tiếng cười) Điểm thứ 2 tôi quan sát được là chúng ta cần đối diện với sự thật rằng chính phủ và các tổ chức sẽ không giải quyết vấn đề thay chúng ta Chúng ta nên dừng mong đợi ngoài kia đó là tùy ở mỗi người trong việc kiểm soát và chịu trách nhiệm về lối sống của chính mình. nếu bạn không tự tạo lối sống cho mình, một ai đó sẽ làm giúp bạn, và có thể bạn sẽ không thích khái niệm của họ về sự cân bằng. Điều đặc biệt quan trọng là -- clip này sẽ không được post trên Internet, phải không? Chắc tôi sắp bị đuổi việc rồi -- điều đặc biệt quan trọng là bạn đừng nên bao giờ trao chất lượng cuộc sống của mình vào tay của những kẻ làm kinh tế. Ở đây tôi không nói đến những công ty tệ những lò giết mổ tâm hồn con người như tôi đã gọi. (tiếng cười) Tôi nói về tất cả các công ty. Bởi vì các doanh nghiệp vốn đã được thiết kế để bóc lột càng nhiều ở bạn càng lợi cho họ. Đó là bản chất của họ, có trong gen của họ, họ luôn làm như vậy -- cho dù là những công ty tốt, có thiện chí. Một mặt, việc bố trí nhà trẻ ngay tại nơi làm việc có vẻ là một sáng kiến tuyệt diệu. Nhưng mặt khác, nó là cơn ác mộng, điều đó có nghĩa là, bạn bỏ nhiều thời gian hơn ở nơi công sở chết tiệt. Chúng ta phải có trách nhiệm thiết lập và củng cố những ranh giới mà chúng ta muốn trong cuộc đời. Quan sát thứ 3 của tôi là chúng ta cần phải cẩn trọng với khung thời gian ta đã chọn dựa trên đó mà đánh giá sự cân bằng của ta. trước khi tôi đi làm trở lại sau 1 năm ở nhà tôi ngồi xuống và viết ra một bản thảo chi tiết, từng bước một cho một ngày cân bằng lí tưởng mà tôi khao khát có được nó như thế này: tỉnh dậy sảng khoái sau một giấc ngủ ngon làm "chuyện ấy" dẫn chó đi dạo ăn sáng với vợ và các con lại "làm chuyện ấy" (tiếng cười) chở bọn trẻ đi học trên đường đến văn phòng làm việc trong 3 giờ chơi thể thao với bạn vào giờ nghỉ trưa. quay lại làm việc trong 3 giờ nữa gặp bạn bè và đi uống chút gì đó cuối buổi lái xe về nhà ăn tối với vợ và các con Tập thiền trong nửa giờ làm "chuyện ấy" dẫn chó đi dạo. Làm "chuyện ấy" một lần nữa đi ngủ (vỗ tay) Khoảng bao lâu thì tôi lại có một ngày như vậy một lần? (tiếng cười) chúng ta nên thực tế một chút tôi không thể làm tất cả chúng trong một ngày chúng ta cần kéo dài khung thời gian để đánh giá sự cân bằng trong cuộc sống nhưng chúng ta cần kéo dài nó mà không rơi vào cạm bẫy của " tôi sẽ có cả cuộc đời khi tôi nghỉ hưu, khi các con tôi có thể tự lập khi vợ tôi bỏ tôi, sức khỏe tôi xuống dốc, tôi chẳng có lấy một tri kỉ, hay một thú vui sót lại." (tiếng cười) một ngày là quá ngắn ngủi, nhưng sau khi nghỉ hưu lại là quá dài phải có một cách nào đó ở giữa và quan sát thứ tư của tôi: là chúng ta cần phải học cách cân bằng theo một cách cân bằng năm ngoái, môt người bạn đến thăm tôi cô ấy đồng ý rồi tôi mới kể -- cô ấy đến thăm tôi hồi năm ngoái và nói, " Nigel, tôi vừa đọc cuốn sách của anh. và nhận ra rằng cuộc sống của tôi chẳng cân bằng chút nào nó hoàn toàn bị công việc thống trị tôi làm việc 10 giờ mỗi ngày, tôi đi lại mất 2 giờ nữa tất cả các mối quan hệ của tôi đều đổ vỡ tôi chẳng còn gì trừ công việc và thế là tôi cố gắng điều chỉnh và xem xét lại cuộc sống của mình vậy là tôi đến phòng tập thể thao." (tiếng cười) Ở đây tôi không muốn chế giễu nhưng một "con chuột văn phòng" khỏe đẹp, ở công sở 10 tiếng mỗi ngày thì chẳng cân bằng hơn, chỉ khỏe đẹp hơn mà thôi. (tiếng cười) Nhưng đáng yêu làm sao, việc tập thể dục có thể liên quan đến những phần khác của cuộc sống. phần lí trí và phần tình cảm cả phần tinh thần nữa và để cho cân bằng tôi tin rằng ta đều phải chú ý đến mọi khía cạnh chứ không phải chỉ cố co bụng được 50 cái. Nghe thật là đáng nản nhỉ. bởi vì có người vẫn nói, " Chết rồi vợ ơi, anh không có thời gian tập thể dục; vì em còn muốn anh đi nhà thờ và gọi điện cho mẹ anh nữa mà." và tôi hiểu tôi thực sự hiểu làm sao nó lại có thể nản đến như vậy nhưng một sự cố xảy ra một hồi năm kia đã cho tôi một cái nhìn mới vợ tôi, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay, gọi đến văn phòng tôi và nói, "Nigel, anh phải đón thằng út nhé," Harry "ở trường" vì tối hôm ấy cô ấy cũng đang bận bịu ở đâu đó với 3 đứa kia. Thế là chiều ấy, tôi về sớm một tiếng và đến đón Harry ở cổng trường tôi bước dọc theo công viên lạc trong đám xích đu, chơi mấy trò ngớ ngẩn. rồi đi cùng con lên đồi, tới quán cà phê chúng tôi cùng ăn pizza và uống trà rồi lại xuống đồi về nhà và tôi tắm cho con mặc cho nó bộ py-gia-ma người dơi tôi đọc cho nó nghe 1 chương trong cuốn "James và cây đào khổng lồ" của Roald Dahl. tôi đặt nó vào giường, kéo chăn đắp cho con hôn lên trán nó và nói "chúc ngủ ngon, con yêu" và bước ra khỏi phòng con khi tôi vừa ra khỏi phòng thằng bé gọi "bố à?" tôi quay trở lại " ừ con yêu" thằng bé tiếp" Bố, hôm nay là ngày tuyệt nhất trong đời con" thực sự, tôi đã chẳng làm gì tôi không đưa nó đến Disney World hay mua cho nó một bộ trò chơi điện tử ý tôi ở đây là nhưng điều nhỏ làm nên ý nghĩa cố gắng làm cân bằng hơn không có nghĩa là phải thay đổi toàn bộ cuộc sống của bạn chỉ cần những sự đầu tư nhỏ nhất vào đúng chỗ bạn sẽ cải thiện một cách căn bản chất lượng các mối quan hệ, cũng như chất lượng cuộc sống của mình. hơn nữa, tôi nghĩ nó có thể biến đổi cả xã hội vì nếu có đủ người làm việc đó chúng ta có thể thay đổi định nghĩa chung của xã hội về sự thành công khỏi khái niệm sáo mòn đơn điệu "người thắng cuộc là kẻ có nhiều tiền nhất lúc chết", bằng một định nghĩa sâu sắc và cân bằng hơn về hình thái của một cuộc sống đáng sống. Và tôi nghĩ đó là một ý tưởng đáng được nhân rộng. (vỗ tay) Từ khi tôi còn là một cô bé khi xem phim "Chiến tranh giữa các vì sao" (Star Wars) lần đầu tiên, tôi đã bị cuốn hút bởi ý tưởng về robot cá nhân. Khi còn là một cô bé, tôi đã rất thích cái ý tưởng về một con robot có thể giao lưu với chúng ta như một người bạn hữu ích và đáng tin cậy -- đem lại niềm vui và làm giàu cuộc sống của chúng ta và giúp chúng ta cứu một vài dải thiên hà. Vâng, tôi biết là robot như vậy thật sự không tồn tại, nhưng tôi biết tôi muốn tạo nên chúng. Và 20 năm đã trôi qua, bây giờ tôi đã là một nghiên cứu sinh tại trường MIT tôi nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, vào năm 1997, NASA vừa đưa lên sao Hỏa con robot đầu tiên. Nhưng trớ trêu thay, chúng ta vẫn chưa có robot ở trong nhà. Tôi còn nhớ tôi đã suy nghĩ mãi về những lý do cho việc này. Và một lý do làm tôi giật mình. Từ xưa đến nay người máy luôn được tạo ra để giao lưu với đồ vật, không phải với con người -- và tất nhiên là không phải giao tiếp theo chuẩn mực bình thường của xã hội loài người và không phải theo cái cách mà sẽ giúp mọi người chấp nhận robot trong cuộc sống hàng ngày. Đối với tôi, điều này là một lỗ hổng, là điều mà robot chưa thể làm được. Và thế là năm đó, tôi bắt tay vào việc xây dựng con robot này, Kismet, con robot mang tính xã hội đầu tiên trên thế giới. 3 năm sau, sau vô số các lập trình, sau vô số những giờ làm việc với những nghiên cứu sinh khác tai phòng thí nghiệm Kismet cuối cùng cũng sẵn sàng để giao tiếp với con người. (Video) Nhà khoa học: Tôi muốn cho bạn xem một thứ. Kismet: (nói linh tinh không có nghĩa) Nhà khoa học: Đây là cái đồng hồ mà bạn gái tôi đã tặng tôi. Kismet: (nói linh tinh không có nghĩa) Nhà khoa học: Ừ! Nhìn này! Nó có một chút màu xanh này! Tuần rồi, suýt nữa là tôi đánh mất nó đấy. Cynthia Breazeal: Kismet giao lưu với con người như một đứa trẻ chưa biết hoặc sắp biết nói, mà cũng có lý thôi vì nó là con robot đầu tiên của thể loại này Nó không nói một thứ tiếng nào hết. Nhưng điều đấy không quan trọng. Con robot nhỏ bé này đã có thể chạm đến điều gì đó mang đậm tính xã hội trong mỗi chúng ta. Điều này mở ra hy vọng cho một phương cách hoàn toàn mới để chúng ta có thể giao tiếp với robot. Vì vậy, vài năm trở lại đây tôi tiếp tục tìm hiểu về lĩnh vực giao tiếp giữa các cá nhân với nhau cho robot, bây giờ ở phòng thí nghiệm về các phương tiện truyền thông với một nhóm sinh viên rất tài năng. Một trong những người máy tôi thích nhất là Leonardo. Chúng tôi đã hợp tác với Stan Winston Studio để tạo ra Leonardo Và tôi muốn cho các bạn xem một khoảnh khắc của Leo mà tôi thấy rất đặc biệt. Matt Berlin đang giao tiếp với Leo. anh ấy đang giới thiệu Leo cho một đối tượng mới. Vì nó mới, nên Leo chẳng biết phản ứng thế nào với nó. Nhưng mà như con người, Leo có thể học cách phản ứng trong khi theo dõi Matt Berlin. (Video) Matt Berlin: Xin chào, Leo! Leo ơi, đây là "Cookie Monster". Leo có thể tìm thấy "Cookie Monster" không? Leo ơi, "Cookie Monster" là kẻ xấu. Hắn rất xấu, Leo ạ. "Cookie Monster" rất độc ác. Nó là một con quái vật đáng sợ. Và nó muốn ăn bánh của Leo. (cười) (CB): Vâng, Leo và "Cookie Monster" có vẻ khởi đầu không suôn sẻ cho lắm, nhưng mà hai đứa bây giờ đã thích nhau hơn nhiều. Và tôi đã học được sau khi xây dựng những hệ thống này rằng robot thật ra là một công nghệ xã hội rất đáng kinh ngạc. Thật ra robot có khả năng bật lên công tác xã hội của chúng ta và giao tiếp với chúng ta như một đối tác đấy chính là điểm hữu dụng của robot. Với cách suy nghĩ mới mẻ đấy, chúng ta có thể tưởng tượng ra những câu hỏi, những khả năng mới cho robot mà trước đây chúng ta chưa từng nghĩ đến. Vậy ý tôi là gì khi tôi nói "bật lên cái công tác xã hội"? Vâng, một trong những điều tôi đã học được là nếu chúng ta chế tạo nên robot để giao tiếp với chúng ta và sử dụng cùng một thứ ngôn ngữ hình thể, và cùng một kiểu cử chỉ -- giống như Nexi, robot hình người ở đây -- chúng tôi thấy cách con người phản ứng với robot rất giống cách con người phản ứng với con người. Con người dựa vào những cử chỉ để đo tính thuyết phục, để xem ai đó có dễ gần không, có thu hút không, có đáng tin cậy không. Và robot cũng hoạt động như vây. Chúng tôi nhận thấy rằng robot thực chất đang dần trở thành một công cụ rất hay cho khoa học để nghiên cứu hành vi của con người. Để trả lời những câu hỏi như, làm thế nào, mà sau một lần gặp gỡ ngắn ngủi, chúng ta đều có thể ước tính được độ đáng tin cậy của người kia. Có thể là nhờ sự bắt chước, nhưng mà như thế nào? Có phải là sự bắt chước của một số cử chỉ nhất định mang tính quyết định không? Thật ra rất khó nói vì chúng ta không thể biết và hiểu điều này chỉ qua quan sát con người vì khi giao tiếp, chúng ta ứng xử một cách vô thức. Chúng ta không thể kiểm soát bản thân vì nó nằm trong tiềm thức. Nhưng mà với robot thì chúng ta có thể. Và trong đoạn phim này -- video clip này được quay ở phòng thí nghiệm của giáo sư David DeSteno tại trường Đại học Northeastern. Anh ấy là một nhà tâm lý học mà chúng tôi đang hợp tác cùng. Trên thực tế, một nhà khoa học đang kiểm soát một cách chặt chẽ những ứng xử của Nexi để nghiên cứu được vấn đề này. Và điểm mấu chốt là -- lí do điều này thực hiện được là -- chúng tôi nhận thấy rằng con người vẫn xử sự như một con người kể cả khi chúng ta đang giao tiếp với robot. Dựa vào phát hiện quan trọng đó, chúng ta có thể bắt đầu tưởng tượng một loại ứng dụng mới cho robot Ví dụ như là nếu robot phản ứng với tín hiệu không lời của chúng ta, thì chúng sẽ có một công nghệ liên lạc rất mới mẻ và hay ho. Các bạn hãy tưởng tượng: Nếu bạn có một con robot làm phụ kiện cho điện thoại di động Bạn gọi cho một người bạn, và cô ấy sẽ gắn cái điện thoại vào robot, và, tèn ten! Bạn trở thành MeBot -- bạn có thể trao đổi bằng mắt, bạn có thể nói chuyện với bạn bè, bạn có thể đi lại, có thể làm các động tác -- chẳng khác gì bạn đang có mặt thực sự ở đó, phải không? Để tìm hiểu câu hỏi này học trò của tôi, Siggy Adalgeirsson, đã làm một cuộc điều tra trong đó chúng tôi mời những người tham gia vào phòng thí nghiệm và đề nghị họ cùng hợp tác làm một việc gì đó với một cộng tác viên từ xa. Công việc bao gồm những việc như là nhìn một số đồ vật để trên bàn và bàn xem chúng có quan trọng và phù hợp để thực hiện một công việc nào đó không -- công việc cuối cùng trở thành việc cần làm để sống sót-- và chúng tôi đề nghị họ đánh giá xem những độ vật này quan trọng và có giá trị đến mức nào. Cộng tác viên từ xa là một nhà thí nghiệm của nhóm chúng tôi họ dùng 1 trong 3 công nghệ khác nhau để giao tiếp với những người tham gia bài thí nghiệm. Người thứ nhất chỉ dùng màn hình giống như là nói chuyện qua video như chúng ta có hiện nay. Người tiếp theo, để tăng thêm sự chuyển động, dùng màn hình được đặt trên một chân đế di chuyển được. Trường hợp này cũng giống như khái niệm "hội họp từ xa" -- đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Và cuối cùng là MeBot với khả năng biểu cảm một cách đầy đủ. Sau buổi giao lưu, chúng tôi nhờ những người tham gia cho điểm về chất lượng của cuộc nói chuyện với công nghệ, với cộng tác viên từ xa thông qua công nghệ này bằng nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi đánh giá sự cuốn hút về tâm lý -- Bạn đồng cảm như thế nào đối với người kia? Chúng tôi đánh giá sự tham gia nói chung. Chúng tôi đánh giá sự ham muốn cho việc hợp tác của những người tham gia. Và đây là nhưng gì chúng tôi nhìn thấy khi chỉ dùng đến màn hình Hóa ra khi bạn chuyển động thêm -- khả năng đi vòng vòng quanh bàn-- bạn có thêm một chút động lực. Và bạn có thêm động lực khi bạn bổ sung sự biểu cảm. Có vẻ sự thể hiện xã hội vật lý thật ra làm nên một sự thay đổi đáng kể. Bây giờ chúng ta thử đặt tình huống này vào chút ít khung cảnh. Hiện nay, chúng ta đều biết rằng các gia đình đang ngày càng sống tách biệt nhau, và điều này chắc chắn gióng chuông cảnh báo về mối quan hệ gia đình và sự gắn bó giữa các thành viên gia đình qua khoảng cách không gian. Giống như tôi, tôi có ba cậu con trai và tôi muốn chúng nó có một quan hệ tốt với ông bà chúng. Nhưng bố mẹ tôi lại sống rất xa chúng tôi, nên tôi không thể cho 3 đứa gặp ông bà thường xuyên được. Chúng tôi thử dùng Skype, nói chuyện điện thoại, nhưng mà 3 thằng đều rất nhỏ, chúng nó đâu có thích nói chuyện, chúng nó chỉ thích chơi thôi. Chúng nó rất thích ý tưởng về robot như là loại hình công nghệ vui chơi từ xa mới. Vì thế tôi tưởng tượng là, trong một tương lai gần mẹ tôi có thể ngồi trước máy tính, mở ra một trình duyệt và cắm vào robot nhỏ. Và thông qua robot-bà ngoại, bà có thể chơi, thật sự chơi với những đứa cháu của bà, trong thế giới thật, với những đồ chơi thật của chúng nó. Tôi có thể hình dung các bà có thể chơi trò chơi xã hội với đám cháu gái và bạn bè của chúng, và có thể chia sẻ tất cả các hoạt động khác nhau quanh nhà, giống như kể chuyện đêm khuya. Và thông qua công nghệ này, ông bà có thể tham gia một cách chủ động vào cuộc sống của những đứa cháu họ. theo cách dường như không thể hiện nay. Hãy nghĩ về một số lĩnh vực khác, chẳng hạn như sức khỏe. Tại Hoa Kỳ ngày nay, hơn 65% dân số thừa cân hoặc béo phì, và hiện giờ cũng là vấn đề lớn với con cái chúng ta. Và chúng ta biết rằng chúng ta sẽ dần dần già đi, nếu như bạn bị bệnh béo phì khi bạn trẻ, sẽ dẫn đến các căn bệnh mãn tính và sẽ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn là gánh nặng kinh tế to lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Nếu robot có thể tham gia nếu chúng ta thích hợp tác với robot nếu robot có sức thuyết phục có lẽ robot có thể giúp đỡ bạn duy trì chương trình tập luyện và ăn kiêng, chúng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Đại loại như Jiminy kỹ thuật số -- trong câu chuyện cổ tích nổi tiếng -- một kiểu hiện diện hỗ trợ thân thiện luôn luôn sẵn sàng để có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn đúng cách, đúng lúc, giúp bạn hình thành thói quen lành mạnh. Chúng tôi thực sự nghiên cứu ý tưởng này trong phòng thí nghiệm. Và đây là người máy Autom. Cory Kidd tạo ra robot này trong công trình tiến sỹ của anh ta. Và đã tạo ra một người máy huấn luyện viên thể dục và ăn kiêng. Nó có thể thực hiện một vài kỹ năng không lời đơn giản. Có thể ra hiệu bằng mắt với bạn. Có thể chia sẻ thông tin bằng nhìn xuống màn hình. Bạn sẽ sử dụng giao diện màn hình để điền thông tin như là bao nhiêu calo bạn đã ăn trong ngày bạn tập thể dục nhiều như thế nào. Và sau đó, nó có thể giúp theo dõi hộ bạn. Và robot nói chuyện với một giọng nói nhận tạo để bạn tham gia vào một cuộc đối thoại huấn luyện được mô phỏng theo các luấn luyện viên thật và các bệnh nhân, vân vân. Và nó sẽ xây dựng mối liên minh công việc với bạn thông qua hội thoại đó. Nó có thể giúp bạn đặt mục tiêu và theo dõi sự tiến bộ của bạn, và nó sẽ khuyến khích bạn. Và một câu hỏi thú vị là, liệu sự liên hệ xã hội có thực sự quan trọng? Liệu có vấn đề gì nếu đó chỉ là robot? Hay chỉ có chất lượng lời khuyên và thông tin mới là vấn đề? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu ở khu vực Boston nơi chúng tôi đặt ba biện pháp can thiệp trong nhà người dân trong vài tuần. Một trường hợp là robot Autom như ở đây. Một trường hợp khác là máy tính chạy cùng một giao diện màn hình cảm ứng, đưa ra cùng một nội dung hội thoại, không khác chữ nào. Chất lượng các lời tư vấn giống y như nhau. Và trường hợp thứ ba chỉ là bút và thời khóa biểu trên giấy, bởi vì đó là sự can thiệp chuẩn mực/truyền thống mà bạn thường có khi bạn bắt đầu một chương trình ăn kiêng và luyện tập. Một trong những thứ mà chúng tôi muốn xem xét không phải là người ta giảm bao nhiêu cân, mà là người ta giao tiếp với robot bao lâu. Bởi vì thách thức không phải là giảm cân, mà thực chất là giữ cho không bị tăng cân. Bạn giao tiếp càng lâu với một trong những sự can thiệp này, thì nó thực sự là thành công lâu dài, hiển nhiên, chắc chắn. Điều đầu tiên tôi muốn đánh giá là bao lâu, người ta giao tiếp bao lâu với những hệ thống này. Hóa ra người ta giao tiếp với robot nhiều hơn một cách đáng kể, thậm chí cả khi chất lượng tư vấn trên máy tính hoàn toàn tương tự. Khi người ta được yêu cầu đánh giá về chất lượng của liên minh công việc, người ta đánh giá robot cao hơn và họ tin tưởng robot nhiều hơn. (cười) Khi bạn nhìn vào mối dây liên kết tình cảm, nó hoàn toàn khác biệt. Người ta đặt tên cho người máy. Người ta mặc quần áo cho người máy. (cười) và thậm chí khi chúng tôi đến lấy robot khi kết thúc nghiên cứu, họ đi ra xe và chào tạm biệt robot. Họ không làm thế với cái máy tính. Điều cuối tôi muốn nói ngày hôm nay là tương lai của phương tiện truyền thông của trẻ em. Chúng ta biết rằng trẻ em ngày nay dành rất nhiều thời gian trước màn hình máy tính, đó có thể là trò chơi TV hay trò chơi máy tính hoặc là không gì cả. Các con trai tôi, chúng yêu màn hình. Chúng yêu màn hình. Nhưng tôi muốn chúng chơi, là một người mẹ, tôi muốn chúng chơi giống như thế giới trò chơi thực. Và tôi có một dự án mới trong nhóm mà tôi muốn trình bày tới các bạn hôm nay gọi là Playtime Computing (Giờ ra chơi được lập trình) hãy thử tưởng tượng những đặc điểm hấp dẫn của phương tiện truyền thông kỹ thuật số và thực sự đem chúng ra khỏi màn hình, đem chúng vào thế giới thực của trẻ, nơi mà chúng có thể đảm nhận nhiều vai trò của trò chơi trong thế giới thực. Đây là khám phá đầu tiên của sáng kiến này, nơi mà nhân vật có thể là thực hoặc ảo, và nơi nội dung kỹ thuật số có thể thực sự rời khỏi màn hình đi vào thế giới thực rồi quay trở lại. Tôi thích nghĩ về điều này như là trò Atari Pong giữa hai thế giới thực và ảo. Nhưng chúng ta có thể thúc đẩy sáng kiến này xa hơn. Liệu điều gì xảy ra -- (Trò chơi) Nathan: Đến rồi đây. Yay! CB: -- nếu nhân vật tự mình đi vào thế giới của bạn? Lũ trẻ thực sự thích thú khi nhân vật trở thành thực và đi vào thế giới của chúng. Và khi ở trong thế giới của chúng, chúng có thể kết nối và chơi với nó theo cách hoàn toàn khác biệt với cách mà chúng chơi trên màn hình. Một ý tưởng quan trọng khác là khái niệm này về sự nhất quán của nhân vật khi chuyển hóa giữa các hiện thực. Những thay đổi mà trẻ em làm trong thế giới thực cần được chuyển vào thế giới ảo. Vì thế, Nathan đã thay đổi chữ A thành số 2. Bạn có thể tưởng tượng là các biểu tượng này cho nhân vật những năng lượng đặc biệt khi chúng đi vào thế giới ảo. Vì thế chúng đưa nhân vật trở về thế giới ảo. Và bây giờ nó đã có "năng lượng số", thay vì "năng lượng chữ". Cuối cùng, điều tôi cố gắng làm ở đây là tạo ra một trải nghiệm nhập vai thực sự cho trẻ em, nơi mà chúng cảm thấy như được trở thành một phần của câu chuyện đó, một phần của trải nghiệm đó. Và tôi muốn thắp sáng trí tưởng tượng của chúng như trí tưởng tượng của tôi lúc bé đã từng được khai sáng khi xem "Chiến tranh giữa các vì sao" Nhưng tôi muốn làm nhiều hơn thế. Tôi thực sự muốn chúng tạo ra những trải nghiệm này. Tôi muốn chúng phát triển trí tưởng tượng của chúng một cách đúng nghĩa theo cách trải nghiệm riêng của chúng. Vì thế chúng tôi đang nghiên cứu phát triển nhiều ý tưởng về "hội họp từ xa" (telepresence) và "hiện thực hỗn hợp" (mixed reality) mà thực sự cho phép lũ trẻ đưa ra dự án ý tưởng vào không gian này nơi mà những đứa trẻ khác có thể giao tiếp với chúng xây dựng dựa trên chúng. Tôi thực sự muốn đến với những cách thức mới của phương tiện truyền thông của trẻ em mà nuôi dưỡng tính sáng tạo, sự ham hỏi và sự đổi mới. Điều này rất quan trọng. Đây là dự án mới. Chúng tôi mời nhiều trẻ em tham gia vào không gian này, và bọn chúng cho rằng khá thú vị. Nhưng tôi cho rằng, điều mà chúng thích nhất là robot. Điều chúng quan tâm đến là robot. Robot đã chạm vào cái gì đó mang tính nhân bản sâu sắc trong mỗi chúng ta. Và nếu chúng giúp đỡ chúng ta trở nên sáng tạo và đổi mới, hay chúng đang giúp đỡ ta cảm nhận sâu sắc hơn mối liên hệ bất kể khoảng cách, hoặc chúng trở thành bạn tri kỷ đáng tin cậy của chúng ta người giúp đỡ chúng ta đạt được mục tiêu cá nhân để trở thành những "cái tôi" vĩ đại và tốt nhất, đối với tôi, robot là để phục vụ cho con người. Cám ơn (Vỗ tay) Hawa Abdi: Rất nhiều người -- 20 năm trong trường hợp của Somalia -- phải tham chiến. Nên không có công ăn việc làm, chẳng có lương thực. Hầu hết trẻ em đều suy dinh dưỡng rất nặng, như thế này đây. Deqo Mohamed: Nên chị biết đấy, trong bất kì cuộc nội chiến nào, người bị ảnh hưởng nhất là phụ nữ và trẻ em. Bệnh nhân của chúng tôi hầu hết đều là phụ nữ và trẻ nhỏ. Họ ở trong sân nhà chúng tôi. Đó là nhà chúng tôi; chúng tôi chào đón họ. Đây là trại tạm mà chúng tôi có hiện giờ 90 000 người, 75% trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Pat Mitchell: Và đây là bệnh viện của các bạn. Đây là quang cảnh bên trong. HA: Chúng tôi thực hiện sinh mổ và một vài loại phẫu thuật khác bởi vì mọi người cần được giúp đỡ. Chính phủ chẳng có để mà bảo vệ họ. DM: Mỗi sáng chúng tôi có khoảng 400 bệnh nhân, có thể nhiều hay ít hơn chút. Nhưng đôi khi chúng tôi chỉ có 5 bác sĩ và 16 y tá, và để chăm sóc hết số bệnh nhân thì chúng tôi hoàn toàn kiệt sức. Nhưng chúng tôi chọn những ca bệnh nặng nhất, và sắp xếp lại lịch cho những người còn lại sang ngày hôm sau. Việc này rất khó khăn. Và bạn thấy đấy, chính những người phụ nữ đang mang theo những đứa trẻ, những người phụ nữ tìm đến với bệnh viện, chính họ đã xây dựng những căn nhà. Đấy là nhà của họ. Và chúng tôi có một ngôi trường. Đây là tương lai rạng rỡ -- hai năm trở lại đây chúng tôi mở một trường tiểu học có 850 học sinh, trong đó hầu hết là phụ nữ và các em bé gái. (Vỗ tay) PM: Và các bác sĩ có vài luật lệ nghiêm chỉnh về việc ai được khám chữa ở phòng khám. Chị và cháu có thể giải thích các nguyên tắc để được nhận vào khám không? HA: Những người tìm đến với chúng tôi, chúng tôi vô cùng chào đón. Chúng tôi chia sẻ với họ tất cả những gì mình có. Nhưng chỉ có hai nguyên tắc. Thứ nhất: không có dòng tộc được đối xử đặc biệt hay bè phái chính trị nào trong xã hội Somali cả. [Bất kì ai] tạo ra những thứ đó chúng tôi nhất quyết không chấp nhận. Thứ hai: Không có bất cứ người đàn ông nào được đánh đập vợ cả. Nếu anh ta đánh đập, chúng tôi sẽ tống hắn ta vào tù, và chúng tôi sẽ kêu gọi các trưởng lão. Đến tận khi họ đích thân xác nhận trường hợp này, chúng tôi sẽ không bao giờ thả hắn ta ra. Đó là 2 nguyên tắc của chúng tôi. (Vỗ tay) Một điều khác mà tôi đã nhận ra, rằng phụ nữ là người mạnh mẽ nhất trên khắp thế giới. Bởi vì trong 20 năm trở lại đây, phụ nữ Somali đã đứng lên. Họ là những người lãnh đạo, và chúng tôi là những người lãnh đạo trong cộng đồng của chúng tôi và là hi vọng cho những thế hệ mai sau. Chúng tôi không chỉ là người đứng nhìn bất lực hay là nạn nhân của nội chiến. Chúng tôi có thể hòa giải. Chúng tôi có thể làm bất kì việc gì. (Vỗ tay) DM: Như mẹ tôi nói đấy, chúng tôi là hi vọng cho tương lai, còn đàn ông ở Somalia chỉ chém giết mà thôi. Vậy nên chúng tôi đặt ra hai nguyên tắc trên. Ở một trại có những 90 000 người, anh phải đặt ra vài nguyên tắc, nếu không cãi lộn sẽ nổ ra. Thế nên không có chia rẽ bè phái, và không kẻ đàn ông nào được đánh đập vợ cả. Chúng tôi có một cái kho nho nhỏ mà chúng tôi đã biến thành phòng giam. Nếu anh đánh vợ, anh sẽ phải vào đấy. (Vỗ tay) Vậy nên gia tăng quyền lực cho phụ nữ và đem đến cho họ cơ hội-- chúng tôi luôn ở bên họ; họ không phải đấu tranh một mình. PM: Chị và cháu đang điều hành một phòng khám. Nó cung cấp các chăm sóc y khoa vô cùng, vô cùng cần thiết cho những người không tài nào có được. Chị và cháu còn điều hành một cộng đồng văn minh. Hai người đặt ra những nguyên tắc của riêng mình, nhờ đó phụ nữ và trẻ em cảm thấy an toàn hơn gấp bội. Hãy nói với tôi về quyết định của chị, bác sĩ Abdi, và quyết định của cháu, bác sĩ Mohamed, về việc làm việc cùng mẹ -- quyết định trở thành bác sĩ và cùng làm việc với mẹ trong hoàn cảnh như thế này. HA: Tuổi của tôi -- vì tôi sinh năm 1947 -- vào lúc đó, chúng tôi có chính phủ, luật pháp và trật tự. Nhưng một ngày tôi tới bệnh viện -- mẹ tôi bị bệnh -- và tôi thấy ở bệnh viện, các bác sĩ được đối xử như thế nào, họ quyết tâm ra sao để cứu người ốm. Tôi ngưỡng mộ họ, và quyết định trở thành bác sĩ. Không may mắn là mẹ tôi qua đời khi tôi mới 12 tuổi. Ba tôi cho phép tôi được theo đuổi hi vọng của mình. Mẹ tôi qua đời vì một vấn đề phụ khoa, nên tôi quyết định trở thành chuyên gia phụ khoa. Đó là lí do tại sao tôi trở thành bác sĩ. Hãy để bác sĩ Deqo tự giải thích. DM: Về phần tôi, mẹ tôi đã chuẩn bị từ khi tôi còn nhỏ để tôi trở thành bác sĩ, nhưng thực lòng tôi không muốn. Có lẽ tôi muốn trở thành nhà sử học, hay là phóng viên. Tôi yêu công việc đó, nhưng mọi thứ diễn biến không như mong đợi. Khi chiến tranh nổ ra -- cuộc nội chiến -- Tôi thấy mẹ tôi giúp đỡ mọi người và mẹ thật sự cần sự trợ giúp của tôi, và sự chăm sóc quan trọng tới thế nào với chị em phụ nữ, để trở thành nữ bác sĩ ở Somalia giúp đỡ phụ nữ và trẻ nhỏ. Và tôi nghĩ là, có khi tôi vừa làm phóng viên, vừa làm bác sĩ phụ khoa. (Tiếng cười) Vậy nên tôi tới Nga, và mẹ tôi nữa vào thời Liên bang Xô-viết. Vì một vài nét tính cách trong chúng tôi, có lẽ chúng tôi sẽ phù hợp với một nền tảng giáo dục Xô-viết chắc chắn. Vậy nên tôi cũng quyết định làm vậy. Em gái tôi thì khác. Cô ấy đây. Cô ấy cũng là bác sĩ. Cô ấy cũng tốt nghiệp ở Nga. (Vỗ tay) Và rồi trở về làm việc với mẹ chúng tôi chỉ là vì những gì chúng tôi chứng kiến trong cuộc nội chiến -- khi tôi 16 tuổi, và em gái 11 khi nội chiến nổ ra. Vì sự cần thiết và vì những người chúng tôi thấy vào những năm đầu thập kỉ 90 đã khiến chúng tôi quay trở lại làm việc vì họ. PM: Thế trở ngại lớn nhất của hai người là gì khi làm việc, mẹ và con, trong những tình huống nguy hiểm và đôi khi đáng sợ tới vậy? HA: Vâng, tôi đang làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, rất nguy hiểm. Và khi tôi nhìn thấy những người đang cần tôi, tôi ở bên họ để giúp đỡ, vì tôi có thể làm gì đó cho họ. Hầu hết mọi người đã di tản ra nước ngoài. Nhưng tôi ở lại với những người đó, và tôi đang cố làm một điều gì đó -- bất kì điều nhỏ nhoi gì tôi có thể làm được. Tôi đã thành công ở chỗ của tôi. Bây giờ chỗ tôi có 90 000 người họ tôn trọng lẫn nhau, không đánh nhau. Chúng tôi cố đứng lên bằng đôi bàn chân của mình, để làm chút gì đó, dù nhỏ, để giúp đỡ đồng bào mình. Tôi rất biết ơn các con gái của tôi. Khi chúng về với tôi, chúng giúp tôi chữa bệnh cho mọi người để giúp đỡ họ. Chúng làm mọi thứ vì bệnh nhân. Chúng là làm những gì tôi khao khát chúng làm. PM: Thế đâu là điều tuyệt với nhất khi cháu làm việc với mẹ và đâu là phần khó khăn nhất? Mẹ tôi rất kiên quyết, đó là phần khó nhất Bà luôn đòi hỏi chúng tôi phải làm nhiều hơn. Và khi anh nghĩ anh không thể làm được nữa rồi, bà sẽ thúc đẩy anh, và tôi sẽ làm được. Đó là phần tuyệt nhất. Bà đào tạo chúng tôi cách làm việc và trở thành những con người tốt hơn và làm sao để phẫu thuật trong nhiều giờ liền -- 300 bệnh nhân mỗi ngày, 10, 20 ca phẫu thuật, và anh vẫn phải quản lí trại tạm -- đó là cách bà đào tạo chúng tôi. Không như những phòng khám bệnh đẹp đẽ ở đây, 20 bệnh nhân, anh đã mệt mỏi rồi. Anh phải gặp 300 bệnh nhân, 20 ca phẫu thuật và quản lí 90 000 người. PM: Nhưng các bạn làm điều đó vì những lí do cao cả. (Tiếng vỗ tay) Xin chờ đã. HA: Cám ơn chị DM: Cám ơn cô. (Tiếng vỗ tay) HA: Cám ơn các bạn rất nhiều. (DM: Cám ơn các bạn rất nhiều.) Tôi xin được bắt đầu với một vài ví dụ ngắn. Đây là tuyến tơ ở bụng của một con nhện. Chúng sản sinh ra sáu loại tơ khác nhau rồi se thành một loại sợi, bền hơn bất cứ loại sợi nào con người từng tạo ra. Loại gần đây nhất chúng ta tạo ra là sợi aramit. Và việc làm ra được loại sợi này yêu cầu ở nhiệt độ và áp suất cực lớn, cùng với rất nhiều chất thải ô nhiễm. Nhưng con nhện tạo ra tơ ở nhiệt độ và áp suất thông thường, với nguyên liệu là ruồi chết và nước. Điều này cho thấy chúng ta cần phải học hỏi thêm. Con bọ này có thể phát hiện ra đám cháy cách đó 80 km. Xa gấp xấp xỉ 10,000 lần phạm vi của máy phát hiện đám cháy. Và hơn nữa, nó không cần có dây nối với một trạm điện sử dụng năng lượng hóa thạch. Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy phỏng sinh có thể đem lại điều gì. Nếu chúng ta có thể học cách tạo ra mọi thứ và làm mọi thứ theo cách thiên nhiên vận hành, chúng ta có thể tiết kiệm được gấp 10 lần, 100 lần, thậm chí 1000 lần năng lượng và các nguồn tài nguyên được sử dụng. Và nếu chúng ta muốn tạo ra sự tiến bộ bằng cuộc cách mạng lâu dài, tôi tin rằng cần phải mang lại ba sự thay đổi lớn. Thứ nhất là tăng cơ bản hiệu quả sử dụng tài nguyên. Thứ hai là chuyển đổi từ cách sử dụng tài nguyên một cách lãng phí, lâu dài và gây ô nhiễm sang mô hình vòng tròn khép kín. Và thứ ba là thay đổi từ nền kinh tế sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng mặt trời. Và với ba sự thay đổi đó, tôi tin rằng phỏng sinh đưa ra cho chúng ta rất nhiều giải pháp cần thiết. Bạn có thể xem thiên nhiên như một cuốn sách giới thiệu sản phẩm, và các sản phẩm đó đã được hưởng lợi từ một giai đoạn nghiên cứu và phát triển kéo dài 3,8 tỷ năm. Và ở mức độ đầu tư đó, việc sử dụng các sản phẩm đó rất có ý nghĩa. Vì vậy tôi sẽ nói về một số dự án khai thác ý tưởng này. Hãy bắt đầu với sự gia tăng cơ bản trong hiệu quả sử dụng tài nguyên. Khi chúng tôi tham gia Dự án Eden, chúng tôi phải dựng một nhà kính rất lớn ở một nơi mà không chỉ không hợp quy cách, mà còn liên tục biến đổi bởi nó vẫn đang được khai thác. Đây thực sự là một thử thách, và thực sự thì các ví dụ từ sinh học đã chỉ dẫn cho chúng tôi rất nhiều. Ví dụ như, bong bóng xà phòng cho chúng ta ý tưởng về hình dáng một tòa nhà không phụ thuộc vào số tầng. Nghiên cứu về các hạt phấn, động vật thủy sinh biển và các phân tử cac-bon giúp chúng ta phát minh ra các giải pháp cấu trúc hiệu quả nhất sử dụng hình lục giác và ngũ giác. Bước tiếp theo là chúng tôi muốn tối đa hóa kích cỡ của những hình lục giác này. Để làm điều đó, chúng ta phải tìm ra một thứ thay thế cho thủy tinh, với kích cỡ đơn vị rất rất nhỏ. Và trong tự nhiên, có rất nhiều ví dụ về các cấu trúc rất hiệu quả dựa trên các màng điều áp. Vì thế chúng ta bắt đầu tìm hiểu về loại vật liệu gọi là ETFE này. Nó là một loại polime có độ bền cao. Những gì bạn cần làm là đặt 3 lớp vật liệu này với nhau, dính cạnh của chúng lại, và bơm lên. Điều tuyệt vời ở đây là bạn có thể làm cho nó to gấp xấp xỉ 7 lần kích cỡ của kính. Và trọng lượng của nó chỉ bằng 1% so với kính hai lớp. Đó là tiết kiệm 100 lần. Và vậy là chúng ta đã tham gia vào một vòng tròn tích cực trong đó một bước đột phá tạo điều kiện phát triển một thứ khác. Và với những cái gối lớn và nhẹ như thế, chúng ta chỉ cần sử dụng ít thép hơn nhiều. Với ít thép hơn, ánh mặt trời chiếu vào sẽ nhiều hơn, có nghĩa là chúng ta không cần bật máy sưởi nhiều trong mùa đông. Và với trọng lượng tổng thể nhẹ hơn trong cấu trúc thượng tầng, ta có thể tiết kiệm phần nền móng. Và cuối dự án, chúng tôi phát hiện ra rằng trọng lượng của cấu trúc thượng tầng còn nhẹ hơn trọng lượng của không khí bên trong tòa nhà. Vì thế, tôi nghĩ Dự án Eden là một ví dụ khá tốt về ý tưởng sinh học làm tăng cơ bản hiệu quả sử dụng các tài nguyên – với chức năng tương tự, nhưng chỉ cần một phần nhỏ các nguồn lực đầu vào. Và thực sự thì có rất nhiều ví dụ trong thiên nhiên có thể gợi cho bạn các giải pháp tương tự. Ví dụ, bạn có thể phát triển kết cấu mái nhà siêu hiệu quả dựa trên hoa loa kèn nước khổng lồ ở Amazon, toàn bộ tòa nhà lấy cảm hứng từ vỏ bào ngư, những cái cầu siêu nhẹ lấy cảm hứng từ tế bào thực vật. Có một thế giới của vẻ đẹp và hiệu quả đang chờ chúng ta khai thác bằng công cụ thiết kế tự nhiên. Giờ tôi muốn nói về ý tưởng biến chu trình thẳng thành một chu trình khép kín. Cách chúng ta sử dụng tài nguyên đó là bòn rút chúng, biến chúng thành các sản phẩm có vòng đời ngắn, rồi sau đó thải chúng đi. Thiên nhiên thì lại rất khác. Trong hệ sinh thái, chất thải hữu cơ trở thành dinh dưỡng cho những thứ khác trong hệ. Và hiện cũng đang có các dự án đang bắt chước hệ sinh thái. Một trong những dự án tôi thích là dự án ‘Bìa Các-tông dành cho Trứng Cá Muối’ của Graham Wiles. Trong khu vực của họ có rất nhiều cửa hiệu và nhà hàng thải ra thực phẩm, bìa cứng và nhựa, rồi đổ vào một bãi đất. Điều họ làm với các tấm bìa cứng bỏ đi thật sự rất thông minh. Và tôi sẽ nói về điều này qua hoạt họa sau. Họ được trả tiền để thu thập rác từ các nhà hàng. Sau đó họ xé nhỏ bìa các tông và bán chúng cho các trung tâm đua ngựa để làm giường cho ngựa. Khi số bìa đó bẩn, họ lại được trả tiền để thu thập chúng. Họ đem chúng vào hệ thống làm sâu từ phân bón, sản sinh ra nhiều giun dùng để nuôi cá tầm Siberia, từ đó làm ra trứng cá muối bán lại cho các nhà hàng. Như thế một quá trình thẳng đã được biến thành một mô hình khép kín, và và tạo thêm giá trị cho quá trình này. Graham Wiles đang tiếp tục tăng thêm các yếu tố vào quá trình này, biến dòng chất thải trở thành một hệ thống sinh ra giá trị. Và giống như các hệ trong tự nhiên có xu hướng tăng sự đa dạng và độ bền bỉ theo thời gian, dự án này thực sự có ý nghĩa rằng số các khả năng sẽ tiếp tục tăng. Và tôi biết đó là một ví dụ quanh co, nhưng tôi nghĩ rằng hàm ý của nó khá cấp tiến, bởi nó gợi ý rằng chúng ta có thể biến một vấn đề lớn, vấn đề về chất thải, thành cơ hội. Và đặc biệt, ở các thành phố, chúng ta có thể nhìn vào sự chuyển hóa toàn bộ của các thành phố, và xem đây như các cơ hội. Và đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện ở dự án mà tôi sẽ nói tiếp theo, với Dự án Mobius, chúng ta có thể cố gắng tổ chức các hoạt động cùng lúc, trong cùng một tòa nhà, nhờ đó, rác từ hoạt động này sẽ trở thành dinh dưỡng cho hoạt động khác. Và loại nhân tố tôi đang nói đến, trước tiên, là một nhà hàng nằm trong một nhà kính sản suất, hơi giống De Kas ở Amsterdam. Sau đó chúng tôi sẽ có một nồi nấu kỵ khí có thể xử lý mọi chất thải dễ bị thối rữa ở đây, biến chúng thành nhiệt lượng cho nhà kính và thành điện hòa vào lưới điện. Chúng ta sẽ có một hệ thống xử lý nước thải, biến nước thải thành nước sạch và tạo ra năng lượng từ các chất rắn, chỉ sử dụng cây và các vi sinh vật. Chúng ta sẽ có một trại cá với thức ăn từ chất thải thực vật từ nhà bếp, và giun từ phân bón và lại cung cấp cá ngược trở lại cho nhà hàng. Chúng ta cũng sẽ có một cửa hàng cà phê, và những hạt bỏ đi có thể được sử dụng làm lớp nền để nuôi nấm. Vì thế, bạn có thể thấy rằng chúng tôi đang tạo ra một vòng tuần hoàn gồm thực phẩm, năng lượng và nước trong cùng một tòa nhà. Và để cho vui, chúng tôi đề nghị áp dụng mô hình này cho một cái bùng binh hiện đang là vật thừa thãi ở trung tâm Luân đôn. Một số quý vị có thể sẽ nhận ra nó. Và chỉ cần lên kế hoạch một chút, chúng ta có thể biến đổi một không gian dành riêng cho giao thông thành một không gian mở cho mọi người, kết nối con người bằng thực phẩm và biến rác thải thành các cơ hội trong chu trình khép kín. Dự án cuối cùng tôi muốn nói đến là Dự án Rừng Sahara mà hiện nay chúng tôi đang thực hiện. Một số người ngồi đây có thể ngạc nhiên khi biết rằng các khu vực hiện đang là các sa mạc khá lớn chỉ một thời gian ngắn trước đây thực ra lại là rừng. Ví dụ, khi Julius Caesar đến Bắc Phi, một vùng rộng lớn ở Bắc phi bị các rừng cây tuyết tùng và cây bách che phủ. Và trong quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất, các loại cây tạo ra khí hậu ôn hòa ngày nay đã chiếm hữu dần đất đai. Và điều trái ngược đã xảy ra. Càng nhiều cây cối mất đi, vấn đề biến đổi khí hậu càng trầm trọng và làm sự sa mạc hóa càng trầm trọng hơn. Và hình hoạt họa này cho thấy hoạt động quang hợp diễn ra trong nhiều năm. Và những gì bạn có thể thấy là biên giới của các sa mạc chuyển dịch khá nhiều. Và nó đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng ta có thể can thiệp làm sự dịch chuyển này dừng lại không, hay trái lại, lại làm trầm trọng hơn sự sa mạc hóa. Và nếu nhìn vào các sinh vật tiến hóa để thích nghi với cuộc sống sa mạc, sẽ thấy một số ví dụ tuyệt vời về sự thích nghi với tình trạng khan hiếm nước. Đây là bọ cánh cứng Namibia, nó đã tiến hóa để có thể tự tìm được nước ngọt trong sa mạc, bằng cách ra ngoài vào ban đêm, bò lên đỉnh của một đụn cát, và bởi nó có một lớp vỏ ngoài đen xỉn, có thể tỏa nhiệt ra ngoài trời đêm và trở nên mát hơn so với xung quanh. Vì thế khi những cơn gió ẩm thổi từ ngoài biển vào, những giọt nước nhỏ sẽ đọng lại trên vỏ của nó. Trước khi mặt trời mọc, nó lật úp vỏ ngoài lên, và nước sẽ chảy vào miệng. Sau khi uống xong, nó đi vào hang và trốn suốt cả ngày. Và sự khéo léo đó, nếu bạn gọi như vậy, thậm chí còn hơn thế. Bởi nếu nhìn gần vào vỏ của con bọ, bạn sẽ thấy rất nhiều bướu nhỏ trên đó. Và những cái bướu đó có thể thấm nước: chúng thu hút nước. Giữa các bướu đó là một lớp vỏ sáp không thấm nước. Và tác dụng của nó là khi giọt nước bắt đầu hình thành trên vết bướu, bám chặt và có dạng giọt hình cầu, thì chúng sẽ cơ động hơn là đọng ở dạng màng trên toàn bộ vỏ ngoài của con bọ. Vì thế thậm chí khi chỉ có một lượng ẩm nhỏ trong không khí, nó vẫn có thể thu được nước hiệu quả và chuyển vào miệng mình. Đây là một ví dụ rất tuyệt vời về sự thích nghi với một môi trường rất hạn chế nguồn lực – và với ý nghĩa đó, nó rất liên quan tới các loại thách thức mà chúng ta sắp phải đối mặt trong vài năm hoặc vài thập kỷ tới. Chúng tôi làm việc với người đã phát minh ra Nhà kính Nước biển. Đây là nhà kính thiết kế cho các vùng duyên hải khô cằn, phương cách hoạt động của nó là, do bao quanh bởi bức tường gắn thiết bị làm bay hơi, nên khi bạn đổ nước biển lên đó và gió thổi qua, nó sẽ làm tăng độ ẩm lên và trong quá trình đó sẽ được làm mát. Vì vậy, bên trong nó mát và ẩm, có nghĩa là cây trồng cần ít nước hơn. Và trở lại nhà kính, hơi ẩm tụ lại thành nước ngọt theo cách giống hệt như của chú bọ kia. Và thông qua Nhà kính nước biển đầu tiên được xây dựng, họ thấy rằng nó làm ra nhiều nước ngọt hơn một chút so với nhu cầu của các cây trồng bên trong. Vì thế họ bắt đầu mở rộng mô hình này trên các vùng đất quanh đấy. Và sự kết hợp giữa nhà kính và độ ẩm cao đã đem lại hiệu quả khá ấn tượng trong vùng. Bức ảnh này được chụp vào ngày hoàn thiện, và chỉ một năm sau, nó trông thế này. Nó giống như một vết mực màu xanh lá trải rộng từ tòa nhà, biến vùng đất khô cằn thành một vùng đất màu mỡ về mặt sinh học – và với ý nghĩa đó, nó đã vượt qua được mục đích thiết kế bảo vệ để đạt được mục đích phục hồi. Vì thế, chúng tôi muốn mở rộng quy mô và ứng dụng ý tưởng phỏng sinh để tối đa hóa lợi ích. Và khi bạn nghĩ về thiên nhiên, bạn thường nghĩ về sự cạnh tranh. Nhưng thực tế thì trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh, bạn chỉ có thể tìm thấy những ví dụ về các mối quan hệ cộng sinh. Vì thế một nguyên tắc phỏng sinh quan trọng là tìm cách cùng lúc ứng dụng các công nghệ trong các cụm cộng sinh. Và công nghệ lý tưởng mà chúng ta sử dụng cho Nhà kính Nước biển là tập trung vào năng lượng mặt trời, sử dụng gương thu năng lượng, tập trung vào nhiệt lượng của mặt trời để tạo ra điện. Và để cung cấp cho bạn ý tưởng về tiềm năng của CSP, coi rằng chúng ta đã thu được một năng lượng gấp 10,000 lần từ mặt trời mỗi năm khi sử dụng năng lượng dưới tất cả các dạng – 10,000 lần. Vì thế vấn đề năng lượng của chúng ta không hề khó khăn. Đó là một thử thách đối với tài nghệ của ta. Và dạng hợp lực mà tôi đang nói đến, trước hết, là các công nghệ có thể hoạt động tốt trong các sa mạc nắng nóng. CSP cần một nguồn cung nước sạch không chất khoáng. Đó chính xác là điều mà Nhà kính Nước biển tạo ra. CSP thải rất nhiều nhiệt lượng thừa. Có thể tận dụng tất cả nhiệt lượng đó để làm nhiều nước biển hơn nữa bay hơi và nâng cao các lợi ích phục hồi hơn nữa. Và cuối cùng, dưới bóng râm của những tấm gương, chúng ta có thể trồng tất cả các loại cây không thể mọc trực tiếp được dưới ánh mặt trời. Hệ thống đó trông như thế này. Ý tưởng ở đây là chúng ta tạo ra hàng rào dài của các nhà kính hướng ra gió. Chúng ta sẽ tập trung vào các nhà máy năng lượng mặt trời ở khoảng giữa lối đi. Một số bạn có thể thắc mắc rằng chúng ta sẽ làm gì với lượng muối thừa kia. Và với phỏng sinh, nếu bạn có một tài nguyên không được sử dụng đúng mức, bạn sẽ không nghĩ rằng, “mình sẽ làm thế nào để bỏ cái đống này đi?”, mà bạn sẽ nghĩ, “mình có thể thêm vào hệ thống cái gì để tạo thêm giá trị?” Và hóa ra là những thứ khác nhau sẽ kết tinh ở các giai đoạn khác nhau. Khi bạn làm nước biển bay hơi, thứ đầu tiên kết tinh là canxi cacbonat. Nó đọng lại ở trên máy làm bay hơi – như hình minh họa bên trái – dần dần bị đóng cặn lại thành canxi cacbonat. Vì vậy, sau một lúc, chúng ta có thể lấy nó ra, sử dụng nó như một khối vật liệu xây dựng nhẹ. Và nếu bạn nghĩ về cac-bon có trong đó, nó có thể ra khỏi bầu khí quyển, ra biển và sau đó bị nhốt lại trong một sản phẩm xây dựng. Tiếp theo là natri clorua. Bạn cũng có thể nén nó thành một tòa nhà, như họ đã làm ở đây. Đây là một khách sạn ở Bolivia. Và sau đó, có tất cả các loại hợp chất và các nguyên tố mà chúng ta có thể chiết xuất, như phốt phát, mà chúng ta cần phải đem bón cho đất ở sa mạc. Và đó có thể chỉ là vấn đề về các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có trong nước biển. Vì vậy, chúng ta có thể chiết xuất các yếu tố có giá trị như pin liti để dùng cho pin hiệu suất cao. Và trong một số nơi thuộc vùng Vịnh Ả Rập, độ mặn của nước biển không ngừng nâng cao do việc xả nước muối thải từ các nhà máy khử muối. Điều đó đẩy hệ sinh thái tới gần sự sụp đổ. Giờ chúng ta sẽ có thể sử dụng tất cả chỗ nước muối thải. Chúng ta có thể làm nó bốc hơi để tăng cường các lợi ích phục hồi và lấy muối, biến một vấn đề chất thải khẩn cấp thành một cơ hội lớn. Thực sự Dự án Rừng Sahara là một mô hình cho chúng ta cách thức tạo ra thực phẩm không cacbon, dồi dào năng lượng tái tạo ở những nơi gặp vấn đề về nước trầm trọng nhất hành tinh cũng như ở các vùng bị sa mạc hóa. Vì vậy, trở về với những thách thức lớn mà tôi đã đề cập ban đầu: tăng hiệu quả tài nguyên, chu trình khép kín và nền kinh tế năng lượng mặt trời. Chúng không chỉ khả thi, mà còn rất quan trọng. Và tôi tin chắc rằng việc nghiên cứu cách thiên nhiên giải quyết vấn đề của nó sẽ đưa ra rất nhiều giải pháp. Nhưng có lẽ trên hết, cách suy nghĩ này đem lại cho chúng ta một cách nói thực sự tích cực về thiết kế bền vững. Quá nhiều các cuộc nói chuyện về môi trường sử dụng ngôn ngữ rất tiêu cực. Nhưng ở đây đó là về sự phối hợp, sự phong phú và tối ưu hóa. Và đây là một điểm quan trọng. Antoine de Saint-Exupery đã từng nói, “Nếu bạn muốn xây dựng một đội tàu, bạn không nên ngồi đó và nói về nghề mộc. Không, bạn cần nhen nhóm trong tâm hồn mọi người một ngọn lửa về các cuộc thám hiểm ở ngoài khơi xa.” Và đó là những gì chúng ta cần phải làm, vì vậy hãy nghĩ tích cực, và hãy làm cuộc đổi mới trở thành khoảng thời gian thú vị nhất từ trước tới nay. Cảm ơn các bạn (Tiếng vỗ tay) (Huýt sáo) (Vỗ tay) (Cám ơn) (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều Đó là huýt sáo Tôi đang cố huyết sáo bằng tiếng Anh Người đàn ông tròn trịa, tóc xoăn đến từ Hà Lan này là ai -- tại sao ông ấy lại huýt sáo? Thực ra, tôi huýt gió kể từ khi tôi bốn tuổi -- khoảng tầm bốn tuổi Bố tôi từng lúc nào cũng húyt gió khắp nơi trong nhà and tôi cứ ngỡ đó là một phần trong cách giao tiếp của gia đình tôi. Vì vậy tôi huýt gió cùng với ông ấy. Và thậm chí cho đến khi tôi 34 tuổi, lúc nào tôi cũng quấy rầy và khiến mọi người khó chịu với việc huýt sáo của mình. Bởi vì, thành thật mà nói, huýt gió có thể coi là một tật xấu của tôi. Tôi huýt gió một mình, tôi húyt gió trong lớp học, tôi huýt gió lúc đang đi xe đạp, tôi huýt gió ở mọi nơi. Và tôi huýt gió ở một buổi tiệc đón giáng sinh nữa với gia đình thông gia của tôi. Và tôi nghĩ, họ có những bài nhạc giáng sinh thật tệ. Và một khi tôi nghe nhạc mà tôi không thích, tôi cố để làm cho nó hay hơn. Bài "Con tuần lộc mũi đỏ Rudolph" -- bạn biết bài đó chứ? (Huýt gió) Nhưng nó còn có thể biến tấu như thế này. (Huýt gió) Nhưng trong một buổi tiệc giáng sinh kia -- thật ra là một bữa tối -- bữa ấy làm tôi rất khó chịu. Chị dâu tôi nhắc tôi một vài lần, "Làm ơn đừng huýt gió nữa." Nhưng tôi cứ không thể dừng được. Và tại một thời điểm -- và lúc đó tôi đã uống một ít rượu, tôi phải thừa điều đó -- tại thời điểm đó tôi nói, "Nếu có một cuộc thi, em sẽ tham gia." và hai tuần sau Tôi nhận được một tin nhắn: "Em sẽ đi Mỹ đó." (Cười) Đựoc thôi, tôi chuẩn bị được đi Mỹ. Tôi rất thích, nhưng tại sao? Vì vậy tất nhiên tôi gọi chị ấy ngay lập tức. chị ấy tìm trên google, và chị ấy tìm thấy cuộc thi huýt sáo thế giới ở Mỹ, tất nhiên. Chị ấy khồng nghĩ tôi sẽ đi. Và tôi sẽ mất mặt lắm. Tôi không biết câu đó có đúng ngữ pháp tiếng Anh không. Nhưng những người nói tiếng Hà Lan ở đây sẽ hiểu ý tôi muốn nói gì. (Cười) Tôi đã rất mất mặt (Vỗ tay) Và cô ấy nghĩ, "Anh ta chắc sẽ khồng bao giờ đi đâu. Nhưng thật ra tôi đã đi. Tôi đến Louisburg ở miền bắc Carolina, phí đông nam nước Mỹ. và tôi bước vào thế giới húyt sáo và tôi cũng tham gia cuộc thi huýt gió thế giới và tôi đã chiến thằng ở đó năm 2004. (vỗ tay) Điều đó -- Điều đó thật tuyệt, tất nhiên. Và để bảo về danh hiệu của mình -- như judokas do và những vận động viên thể thao -- Tôi nghĩ, năm 2005 hãy quay trở lại đó xem sao, và tôi tiếp tục giành giải quán quân. Sau đó tôi không thể tham dự cuộc thi trong vòng vài năm. Và năm 2008 tôi tham gia một lần nữa ở Nhật, thành phố Tokyo, và tôi lại giành giải quán quân. Và chuyện mới xảy ra ở đây là tôi đứng ở đây, ở Rotterdam, ở một thành phố xinh đẹp, đứng trên một sân khấu lớn, và nói về chuyện huýt gió. Và trên thực tế tôi kiếm tiền từ huýt gió, tại thời điểm này. Vì vậy tôi bỏ việc làm của tôi là làm y tá. (vỗ tay) Và tôi cố sống giấc mơ của tôi -- nhưng thực ra, đó chưa bao giờ là giấc mơ của tôi, nhưng điều đó nghe thật tuyệt. (cười) Okay, tôi không phải là người huýt gió duy nhất ở đây. bạn nghĩ, "Hả, ý bạn là gì?" Thật ra, bạn sẽ huýt gió cùng tôi Và sau đó như thường lệ: mọi người nhìn nhau và nghĩ, "Trời đất ơi" Tại sao? Tôi có thể đi về được không?" Không, bạn không thể Thật ra huýt gió rất đơn giản. Bản nhạt mà tôi sẽ huýt theo được gọi là "Fête de la Belle." Bản nhạc này dài khoàng 80 phút. Không không không. Nó chỉ dài bốn phút thôi. Và tôi muốn luyện tập cho bạn cách huýt gió trước. Vậy thì tôi sẽ huýt tông của bài nhạc nhé. (Huýt gió) (Cười) Xin lỗi. Tôi quên mất một điều. Bạn húyt với cái tông giống tôi. (cười) Tôi đã từng nhiều giọng khác nhau, (Huýt gió) Đây thật sự là một điều rất hứa hẹn. Đây thật sự là một điều rất hứa hẹn, Tôi sẽ hỏi những người ở phía sau cánh gà mở nhạc lên. Và nếu nhạc bắt đầu, tôi sẽ chỉ chỗ nào để bạn huýt gió theo. và chúng ta sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra, Oh, hah. Tôi thật sự xin lỗi các bạn kĩ sự ở sau cánh gà. (Cười) Tôi đã quen với việc đó rồi. Tôi sẽ tự bắt đầu Được rồi, chuẩn bị. (Cười) (nhạc) (huýt gió) Được rồi. (Huýt gió) Rất dễ phải không? (Huýt gió) Phần sô lô chuẩn bị đến. Tôi nghĩ tôi nên làm phần đó. (Huýt gió) (vỗ tay) Max Westerman: Geert Chartrou, nhà vô địch thổi sáo thế giới. Geert Chatrou: Cám ơn. Cám ơn. Chúng ta tới đây để nói về lòng trắc ẩn. Nhưng lòng trắc ẩn, theo quan điểm của tôi, có một vấn đề. Nó thiết yếu trong đời sống của chúng ta cũng thiết thực như chúng ta đã biết trong cuộc sống của mỗi người, từ "lòng trắc ẩn" đang dần bị mai một trong văn hóa của chúng ta, và đây cũng là điều đang được đặt dấu hỏi trong ngành báo chí. Nó được coi là một bài hát Kumbaya ủy mị. Hoặc có thể xem như có khả năng gây mệt mỏi. Karen Armstrong đã nói những gì tôi đang nghĩ là một câu truyện chỉ mang tính minh họa cho một bài diễn thuyết ở Hà Lan mà thôi và, sau bức màn sự thật, "lòng trắc ẩn" đã được dịch thành lòng thương hại. Giờ đây, mỗi khi xuất hiện trên bản tin lòng trắc ẩn thường mang nghĩa của một hình thái thoải mái và dễ chịu hay chỉ là mảng bên lề của những anh hùng mà bạn sẽ không bao giờ trở thành có khi là những kết thúc có hậu có khi là những biểu hiện của sự hi sinh mà điều đó giờ đây quá to lớn để trở thành sự thật hầu như mọi lúc. Mộng tưởng trong văn hóa của chúng ta về lòng trắc ẩn đã bị coi nhẹ bởi những viễn cảnh lý tưởng. Và những gì tôi muốn làm hôm nay trong một vài phút nữa là làm sống lại ngôn ngữ. Và tôi mong các bạn cũng sẽ lắng nghe tiền đề cơ bản của tôi rằng từ ngữ rất quan trọng, bởi chúng giúp ta nhận định lại cách hiểu chính bản thân chúng ta cách chúng ta hòa mình với thế giới và cách chúng ta đối nhân xử thế. Khi nước Mỹ lần đầu tiên đối mặt với sự đa dạng màu da thực sự vào những năm 1960 chúng ta đã chọn sự khoan dung là đức tính cốt lõi của một công dân với những gì chúng ta đã đạt được. Giờ đây, nếu nhìn trong từ điển, "khoan dung" lại có nghĩa là sự cho phép, sự nuông chiều và sự chịu đựng. Trong y học, đó là thử nghiệm giới hạn của sự phát triển trong môi trường không thuận lợi. Khoan dung giờ không còn là đức tính sống nữa; nó chỉ là một tư tưởng. Và nó dùng quá nhiều não để cảm nhận được bằng cả trái tim và tấm lòng và thái độ khi mọi thứ trở nên khó khăn. Và tất cả hiện giờ đều khó khăn từng ngày. Tôi nghĩ rằng nếu không thể đặt tên cho nó, chúng ta đang cùng phải trải nghiệm rằng ta đã cố gắng hết sức có thể với lòng khoan dung là đức tính dẫn đường cho ta. Lòng trắc ẩn là hậu duệ xứng đáng. Đây là hệ thống qua tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa dân tộc lòng trắc ẩn, tuy nhiên, lại vượt quá những hệ thống đó "Lòng trắc ẩn" là một miếng ghép từ vựng nhỏ có thể thay đổi chúng ta nếu ta thực sự cho nó chìm vào những chuẩn mực cho chính bản thân chúng ta và mọi người đều nằm trong không gian riêng tư và không gian công dân. Vậy "lòng trắc ẩn" là gì, theo một cách đầy đủ và toàn diện nhất? Vậy nguồn gốc và bộ phận cấu thành là gì? Có gì trong những đức tin ấy? Để bắt đầu đơn giản nhất Tôi muốn nói rằng lòng trắc ẩn là tốt bụng Tốt bụng nghe có vẻ là từ ôn hòa và nó thiên về những luận điệu xưa cũ. Nhưng tốt bụng là sản phẩm phụ hàng ngày của những đức tính vĩ đại. Và nó là dạng mang nhiều ngụ ý nhất của sự hài lòng. Lòng trắc ẩn cũng là sự hiếu kì Lòng trắc ẩn nuôi nấng và rèn luyện sự tò mò. Tôi thích câu nói mà tôi nhận được từ hai người phụ nữ những người đổi mới tín ngưỡng ở Los Angeles, Aziza Hasan và Malka Fenyvesi. Họ đều tận tụy để tạo ra một viễn tưởng mới về cuộc sống hòa thuận giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. Khi làm vậy, họ đã nuôi nấng cái người ta gọi là "sự hiếu kì không có giả định". Đó chính là nền tảng của lòng khoan dung. Lòng trắc ẩn cũng có thể đồng nghĩa với đồng cảm. Hoặc có thể có chút tương đồng với lòng khoan dung và hòa giải, nhưng lòng trắc ẩn cũng mang ý nghĩa riêng của nó trong từng hành động lời nói hàng ngày. Nó cũng được gắn liền với những phẩm chất thực tiễn như sự hào phóng hay thân thiện chẳng hạn và cứ xuất hiện, phát triển tiếp. Tôi nghĩ rằng lòng trắc ẩn cũng có thể liên tưởng tới cái đẹp -- và ý tôi là sự sẵn sàng nhìn thấy cái đẹp trong mọi người xung quanh ta, không chỉ là nhìn những thứ trong họ mà cần sự giúp đỡ của ta. Tôi thích những điều mà người bạn Hồi Giáo của tôi thường nói rằng tiếng nói của vẻ đẹp là tâm hồn cốt lõi bên trong mỗi con người. Theo nguồn tư tưởng ấy, từ điểm nhìn của tôn giáo lòng trắc ẩn cũng đưa chúng ta đến lãnh địa của những điều kì bí -- thúc đẩy chúng ta nhìn nhận, không chỉ sắc đẹp, mà có thể nhìn thấy Chúa trong một phút chịu đựng nào đó, trên khuôn mặt của một người lạ mặt, trên bề mặt của sự giao thoa tôn giáo. Tôi không chắc có thể chỉ cho bạn sự khoan dung trông ra sao nhưng tôi hoàn toàn có thể nói cho bạn lòng trắc ẩn như thế nào -- bởi vì nó luôn hiện hữu Khi ta nhìn thấy nó, ta sẽ nhận ra và nó thay đổi cách ta suy nghĩ về những gì có thể làm được những gì là khả thi. Đây là điều quan trọng khi chúng ta kết nối những ý tưởng lớn -- đặc biệt là một ý nghĩ mang tính tinh thần như lòng trắc ẩn -- gắn liền điều đó khi ta thể hiện với mọi người xung quanh ta trong thời gian, không gian, ngấm trong máu thịt của ta -- cuộc sống với muôn hình vạn trạng. Và lòng trắc ẩn cũng kiếm tìm diện mạo. Tôi bắt đầu hiểu rõ điều này nhất từ Matthew Sanford. Tôi không thể tưởng tượng được bạn sẽ hình dung thế nào khi bạn nhìn thấy ảnh của anh ấy. Anh ấy bị liệt. Matthew bị liệt nửa dưới từ lúc 13 tuổi trong một tai nạn xe hơi đã cướp đi mạng sống của bố và chị gái anh ấy. Đôi chân của Matthew không còn đi lại được nữa, và... và...anh ấy đã trải qua điều này như một sự đồng hành hơn là sự dằn vặt, tiếc nuối -- và anh đã tự mình trải qua những điều khủng khiếp ấy để có thể hàn gắn lại vết thương. Là một giáo viên dạy yoga, anh ấy mang đến kinh nghiệm cho mọi người vượt qua khoảng cách của khả năng hay tàn tật, sức khỏe, ồm đau hay tuổi tác. Matthew nói rằng anh ấy chỉ là một cái kết cực đoan của khoảng cách mà tất cả chúng ta đều đang ở trên đó. Anh ấy đang làm một công việc thú vị với những cựu chiến binh trở lại từ Iraq và Afghanistan. Và Matthew đã có một quan sát đáng chú ý mà tôi sẽ trình bày với các bạn. Tôi, ngay cả Matthew cung không thể giải thích với các bạn. Nhưng anh ấy nói rằng vẫn chưa gặp người nào mà chỉ quan tâm xem mình trông như thế nào, trong sự yếu đuối và ân sủng của nó mà cùng lúc ấy không hề động lòng trắc ẩn với mọi thứ xung quanh. Lòng trắc ẩn cũng có thể là thế này. Đây là Jean Vanier. Jean Vanier giúp thành lập cộng đồng L'Arche, tổ chức mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới, xã hội xung quanh cuộc sống với những người bị tâm thần -- mà đa số bị mắc hội chứng Đao. Cộng đồng mà Jean Vanier sáng lập, như chính bản thân Vanier, luôn có sự nhẹ nhàng. "Sự nhẹ nhàng" là một từ khác tôi muốn giành nhiều thời gian hơn cho việc định nghĩa lại. Chúng ta dành nhiều thời gian cho văn hóa trở nên chia rẽ và hung hăng, và tôi cũng dành nhiều thời gian về việc đó Và lòng trắc ẩn cũng có những phẩm chất đó. Nhưng nói đi nói lại, lòng trắc ẩn thực sự đưa chúng ta về triết lí của sự nhẹ nhàng. Jean Vanier nói rằng công việc của ông ấy cũng giống như bao người khác -- người bạn tri kỉ, đáng kính của ông -- đức mẹ Teresa không phải người tiên phong trong việc thay đổi thế giới mà là người đầu tiên thay đổi về cách nhìn nhận chính mình. Ông nói rằng những gì họ đã làm với L'Arche không phải là giải pháp mà là một điềm báo, một dấu hiệu. Lòng trắc ẩn hiếm khi là một giải pháp, nhưng nó luôn là dấu hiệu nhìn nhận thực tế có chiều sâu hơn, về những tiềm năng nằm sâu trong mỗi con người. Và lòng trắc ẩn là mắt xích của những vòng tròn lớn và lớn hơn nữa bằng những dấu hiệu, những câu chuyện chứ không bao giờ bằng thống kê và chiến lược. Chúng ta cũng cần những điều đó, nhưng ta cũng đang chạm tới cái giới hạn của nó. Và trong lúc ta đang làm điều đó, tôi nghĩ chúng ta đang khám phá lại sức mạnh của truyện kể -- rằng loài người, chúng ta cần những câu chuyện để tồn tại và phát triển và để thay đổi. Truyền thống và văn hóa chúng ta luôn nhận thức được điều này, đó là lí do tại sao họ luôn nuôi dưỡng những câu truyện bằng cả trái tim và mang chúng đến với ta. Tất nhiên, mỗi câu truyện mà ẩn chứa sau đó là chìa khóa của lương tâm và lời dạy của Do thái giáo để hàn gắn thế giới -- tikkun olam. Và tôi sẽ không bao giờ quên câu truyện từ tiến sĩ Rachel Naomi Remen, người nói với tôi những điều mà ông của cô ấy từng dặn, rằng khi tạo hóa mới được hình thành có một điều đã xảy ra và ánh sáng ban đầu của vũ trụ đã bị vỡ thành vô số mảnh. Nó ở trạng thái là những mảnh vỡ trong từng khía cạnh của tạo hóa. Và rằng tiếng gọi cao nhất của loài người là tìm ra ánh sáng ấy, chỉ ra khi ta nhìn thấy nó, thu thập lại, và làm vậy để cứu thế giới. Giờ đây tất cả mọi thứ cứ như một câu truyện cổ tích. Một số đồng nghiệp của tôi có thể kể theo cách này. Rachel Naomi Remen nói rằng đây là câu truyện quan trọng và nâng cao vị thế cho thời đại chúng ta, bởi vì câu truyện này cho rằng mỗi người và tất cả chúng ta có thể yếu đuối hay thiếu sót hay cảm thấy không đầy đủ, đều có chính xác những gì ta cần để giúp thay đổi phần nào thế giới mà ta có thể nhìn hay chạm. Những mẩu truyện như thế những dấu hiệu như trên là những công cụ thực tế trong thế giới mong muốn đem lại lòng trắc ẩn tới vô vàn những hình ảnh khổ đau mà có thể áp đảo chúng ta. Rachel Naomi Remen đang thực sự đem lại lòng trắc ẩn trở lại đúng chỗ đứng của nó trong khoa học trong ngành dược của cô ấy trong buổi thực tập của các bác sĩ tương lai. Và xu hướng mà Naomi Remen đang làm, làm thế nào mà những đức tính đáng quí đang tìm lại chỗ đứng trong từ vựng của ngành dược -- ngành mà Fred Luskin đang làm -- tôi nghĩ đó là một trong những bước tiến đột phá của thế kỉ 21 -- rằng khoa học, thực ra đang tìm lại điều đáng quí như lòng trắc ẩn, dần đưa nó ra khỏi lĩnh vực của chủ nghĩa lý tưởng. Tôi tin rằng, điều này đang làm thay đổi khoa học và cũng sẽ thay đổi tôn giáo. Nhưng đây là khía cạnh từ khoa học thế kỉ 20 mà có thể làm bạn ngạc nhiên trong việc bàn luận về lòng trắc ẩn. Chúng ta đều biết Albert Einstein người mà đưa ra định lí E=mc2. Chúng ta thường không nghe nhiều về Einstein người đã mời một nghệ sĩ opera người Mỹ gốc Phi, Marian Anderson, ở nhà ông ấy khi bà đi diễn ở Princeton bởi vì khách sạn tốt nhất ở đây sẽ không có chỗ dành cho cô. Chúng ta không nghe về Einstein người từng sử dụng danh tiếng của mình để ủng hộ cho những người tù chính trị ở Châu Âu hay những chàng trai Schottsboro ở Nam Mĩ. Einstein thực sự tin rằng khoa học nên vượt qua sự phân biệt dân tộc và quốc gia. Nhưng ông coi những nhà vật lí học, hóa học trở thành người cung cấp vũ khí hủy diệt hàng loạt vào đầu thế kỉ 20. Ông từng nói rằng khoa học trong thế hệ ông đã trở thành lưỡi dao sắc nhọn trong tay một đứa trẻ 3 tuổi. Và theo như Einstein tiên đoán rằng khi chúng ta sẽ sống hiện đại hơn và công nghệ tiên tiến hơn, ta cần những đức tính quí báu văn hóa chúng ta luôn được đặt lên trước hơn không kém. Ông thích nói về thiên tài tâm linh của lứa tuổi. Một vài sở thích của ông là Moses Jesus, Buddha, St. Franicis of Assisi, Gandhi -- ông yêu quí người đương thời của ông, Gandhi. Einsstein cũng nói rằng -- và tôi nghĩ đây là lời trích dẫn lần nữa, điều này chưa được truyền lại cho người thừa kế -- rằng "những người này là những thiên thài trong nghệ thuật sống, cần thiết hơn cho nhân phẩm, sự an toàn và thú vui nhân loại hơn cả những người khám phá ra kiến thức khách quan." Mặc niệm về Einstein có thể không phải là cách hay để hiểu về long trắc ẩn và áp dụng nó cho tất cả chúng ta, nhưng thực ra đúng là như thế. Tôi muốn chỉ cho các bạn toàn bộ tấm hình này bởi vì bức chụp này là sự tương đồng với cái gọi là "lòng trắc ẩn" trong văn hóa chúng ta -- ta xóa sạch nó và làm nông cạn cái ý nghĩa sâu xa của nó trong cuộc sống rối ren. Vì vậy trong tấm ảnh này bạn thấy một tâm hồn đang hướng mắt ra ngoài cửa sổ nhìn vào một nhà thờ -- không phải. Đây chính là một tấm ảnh đầy đủ. và các bạn có thể thấy một người đàn ông mặc khoác da, và hút xì gà. Và bằng cách nhìn cái bụng này, chắc là anh ấy không tập yoga thường xuyên. Chúng tôi đã đặt hai bức ảnh cạnh nhau trên trang web của chúng tôi, có người đã nói rằng: " Khi tôi nhìn thấy bức ảnh thứ nhất Tôi tự hỏi, anh ấy đang nghĩ gì vậy nhỉ? Và khi tôi nhìn sang tấm còn lại, tôi tự hỏi Anh ấy là lại người như thế nào? Anh ấy thuộc típ đàn ông gì?" Anh ấy là người phức tạp. Anh ấy vô cùng khoan dung trong một số mối quan hệ nhất định và cực kì thờ ơ với người khác. Và thường sẽ khó khăn hơn để trở nên từ bi với người gần gũi với chúng ta, điều này là một thành phần trong lòng trắc ẩn, nằm ở mặt tiêu cực, mà rất cần sự quan tâm của chúng ta. Gandhi thực tế không hoàn thiện con người. Martin Lụther King Jr và Dorothy Day cũng vậy. Kể cả Đức mẹ Teresa. Và tất cả chúng ta. Và tôi muốn nói đó là sự giải phóng để nhận ra rằng không có khó khăn nào -- theo những gì Fred Luskin nói -- rằng những lỗ hổng ấy mới tạo nên chúng ta. Xã hội chúng ta bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo và giấu nhẹm đi những vấn đề còn tồn đọng. Điều mà đáng để nhận ra rằng những vấn đề ấy, thực chất là những tài nguyên dồi dào nhất cho sự tăng tiến tới đỉnh cao của lòng từ bi, đối với việc đem lại lòng từ bi đến với đau khổ và niềm vui của người khác. Rachel Naomi Remen là bác sĩ giỏi bởi vì sự chiến đấu kiên cường và bền bỉ của cô ấy với căn bệnh Crohn. Einstein trở thành một nhà nhân đạo, không phải bởi kiến thức khổng lồ về không gian, thời gian và vật chất mà bởi ông là người Do Thái khi Đức xây dựng chủ nghĩa phát xít. Và Karen Amstrong, tôi nghĩ các bạn cũng sẽ nói rằng rằng đây là một trong số những trải nghiệm đau thương nhất trong một cuộc sống mà, với sự ngoằn ngoèo, đã dẫn tới điều lệ cho lòng từ bi. Lòng từ bi không thể giảm xuống thành phong thánh như nó bị hạ thấp thành sự thương hại. Vì vậy tôi muốn đưa ra một định nghĩa chuẩn xác cho lòng trắc ẩn -- nhân thể, đây là Einstein và Paul Robeson -- và đây sẽ là cho chúng ta để gọi lòng trắc ẩn là công nghệ tinh thần. Truyền thống của chúng ta chứa một sự hiểu biết sâu rộng về lòng trắc ẩn, và ta cần trí tuệ ấy để khai thác cho chính chúng ta. Nhưng lòng từ bi cũng như ở nhà vậy khi không theo tôn giáo, cũng như trong tôn giáo. Vì vậy tôi xin mượn lời Einstein cho kết thúc ngày hôm nay và nói rằng loài người, tương lai của nhân loại, cần công nghệ này cũng nhiều như cần tất cả mọi thứ khác mà đã nối chúng ta lại và đặt trước mắt chúng ta những tiềm năng đáng sợ và tuyệt diệu của việc thực sự trở thành một chủng người. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn bạn nhìn vào đứa bé này. Bạn bị thu hút bởi ánh mắt của bé gái này và làn da mà ai cũng thích vuốt ve. Nhưng hôm nay tôi sẽ nói về một điều mà bạn không thể thấy, những gì đang diễn ra trong bộ não bé nhỏ của đứa bé này. Những công cụ tối tân của thần kinh học giải thích cho chúng rằng những gì đang diễn ra trong đầu cô ấy không thua gì so với ngành khoa học tân tiến nhất. Và những gì chúng ta đang hiểu được sẽ đưa ra một vài cách giải thích về cái mà những và văn và nhà thơ mô tả như là "khung trời rộng mở" của một đứa trẻ. Người mà chúng ta thấy ở đây là một người mẹ ở Ấn Độ, và cô ấy đang nói tiếng Koro, một ngôn ngữ vừa được khám phá. Và cô ấy đang nói chuyện với đứa con nhỏ của cô ấy. Cái mà người mẹ này -- cũng như 800 người nói tiếng Koro trên toàn thế giới -- hiểu rằng, để bảo toàn ngôn ngữ này, họ cần phải dùng ngôn ngữ đó với những đứa trẻ. Và điều đó đặt ra cho ta một câu hỏi. Tại sao bạn không thể duy trì một ngôn ngữ bằng cách nói chuyện với bạn và tôi, hay nói cách khác, người lớn? Bởi vì điều đó có liên quan tới bộ não của bạn. Cái mà chúng ta nhận thấy ở đây là ngôn ngữ có một khoảng thời gian quan trọng nhất định để học. Để đọc biểu đồ này, bạn hãy nhìn vào tuổi của bạn ở năm trên trục ngang. (Cười) Và bạn sẽ thấy trên trục dọc khả năng học thêm một ngôn ngữ thứ hai. Trẻ sơ sinh và trẻ em là thiên tài cho đến khi chúng lên bảy tuổi, khả năng của chúng sẽ giảm đi. Sau dậy thì, chúng ta không còn ở trên biểu đồ nữa. Không có một nhà khoa học nào bất đồng với biểu đồ này, nhưng những phòng thí nghiệm trên toàn thế gới đang cố gắng tìm hiểu tại sao nó lại như thế. Cái nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của tôi tập trung vào giai đoạn quan trọng đầu tiên trong sự phát triển -- và đó là khoảng thời gian mà những đứa trẻ cố gắng nhận biết những âm điệu sử dụng trong ngôn ngữ của chúng. Chúng tôi nghĩ là bằng việc nghiên cứu về cách những đứa trẻ tiếp thu âm điệu chúng tôi sẽ có một một hình cho ngôn ngữ đó, và có thể là cho những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ về cách xã giao, cảm xúc và sự phát triển tư duy. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu những đứa trẻ sử dụng một phương pháp mà chúng ta sử dụng khắp mọi nơi trên toàn thế giới và âm điệu của mọi ngôn ngữ. Đứa trẻ ngồi trong lòng của mẹ, và chúng tôi dạy chúng lắc đầu mỗi khi một âm điệu thay đổi -- ví dụ như từ "a" tới "i". Nếu chúng làm như thế vào thời điểm thích hợp, cái hộp đen sẽ sáng lên và một con gấu trúc sẽ đánh một hồi trống. Một đứa trẻ sáu tháng tuổi rất thích thú với thí nghiệm này. Chúng ta đã thấy được gì? Thật vậy, mọi đứa trẻ trên thế giới đều là những con người mà tôi gọi là công dân của thế giới Chúng có thể phân biệt mọi âm điệu của mọi ngôn ngữ, bất kể quốc gia nào mà chúng tôi kiểm tra và bất kể ngôn ngữ nào mà chúng tôi sử dụng. Và điều đặc biệt ở đây là tôi và các bạn không thể làm được như thế. Chúng ta là những người lắng nghe theo sự ràng buộc của văn hóa. Chúng ta có thể phân biệt âm điệu của ngôn ngữ của chúng ta, nhưng chúng ta không thể làm điều đó với tiếng nước ngoài. Vì vậy dẫn đến một thắc mắc, khi nào những công dân của thế giới đó trở thành những người lắng nghe theo văn hóa ngôn ngữ như chúng ta? Và câu trả lời là: trước ngày sinh nhật lần thứ nhất của chúng. Cái mà bạn thấy ở đây là hiệu suất của thí nghiệm xoay đầu của nhưng đứa trẻ được kiểm tra ở Nhật và Mỹ, ở Seattle, khi chúng nghe âm "ra" và "la" -- những âm quan trọng trong tiếng Anh, nhưng lại không quan trọng trong tiếng Nhật. Từ khoảng sáu đến tám tháng, những đứa trẻ hoàn toàn giống nhau. Hai tháng sau một điều kì diệu xảy ra. Những đứa trẻ ở Mỹ tiến triển tốt hơn, những đứa trẻ ở Nhật thì lại tiến triển thụt lùi, nhưng cả hai nhóm trẻ em đang chuẩn bị cho cùng một ngôn ngữ mà chúng sẽ học. Vì vậy câu hỏi ở đây là, chuyện gì đang xảy ra trong thời gian hai tháng quan trọng này? Đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của âm thanh, nhưng điều gì đang xảy ra ở đó? Có hai điều đang xảy ra. Thứ nhất, những đứa trẻ vừa chăm chú lắng nghe chúng ta, vừa thu nhập số liệu khi chúng nghe những gì chúng ta nói -- chúng đang thu nhập số liệu. Vậy hãy lắng nghe hai người mẹ nói bằng ngôn ngữ của mẹ -- ngôn ngử phổ thông mà chúng ta dùng khi nói chuyện với trẻ em -- đầu tiên bằng Tiếng anh và sau đó bằng tiếng Nhật. (Video) Người mẹ từ Mỹ: Ah, Mẹ yêu đôi mắt vừa to vừa xanh của con -- thật là đẹp và đáng yêu. Người mẹ Nhật: [ tiếng Nhật ] Patricia Kuhl: Trong quá trình xây dựng một cuộc hội thoại khi những đứa trẻ lắng nghe, cái mà chúng thức sự làm là thu nhập số liệu của ngôn ngữ mà chúng nghe. Và những sự phân bố đó lớn dần lên. Và điều mà chúng ta đã khám phá ra chính là những đứa trẻ rất nhạy cảm với các thống kê, và số liệu thống kê của tiếng Nhật và tiếng Anh rất khác nhau. Tiếng Anh có rất nhiều âm R và L điều mà sự phân bố cho ta thấy. Và sự phân bố của tiếng Nhật thì hoàn toàn khác, ở đây chúng ta thấy một nhóm của những âm điệu trung trung, được biết đến như âm R của tiếng Nhật Vì vậy những đứa trẻ tiếp thu các thông kê của ngôn ngữ đó và điều đó làm thay đổi bộ óc của chúng; từ những người công dân của tế giới thành những người lắng nghe theo văn hóa dân tộc như chúng ta. Nhưng những người lớn như chúng ta không thể tiếp thu những sác xuất đó được nữa. Chúng ta đã bị chi phối bởi những âm thanh trong trí nhớ mà đã được hình thành rất sớm trong quá trình phát triển của chúng ta. Những gì chúng ta đang thấy ở đây đang thay đổi nhận thức của chúng ta về quá trình phát triển của trẻ. Chúng ta đang tranh luận từ góc nhìn của toán học rằng quá trình học ngôn ngữ có thể chậm lại khi sự phân bố (của các thống kê) trở nên ổn định. Điều này gây ra nhiều thắc mắc về những người biết nói hai thứ tiếng. Những người nói ha tứ tiếng phải có trong đầu 2 bộ thống kê cùng một lúc và dùng chúng ở thời điểm khác nhau, tùy theo người mà họ đang nói chuyện. Vì vậy chúng tôi tự hỏi, những đứa trẻ có thể tính thu nhập số liệu của một ngôn ngữ hoàn toàn mới không? Và chúng tôi kiểm tra điều này bằng cách cho những đứa trẻ Mỹ những đứa chưa bao giờ tiếp cận một ngôn ngữ thứ hai, tiếp cận với tiếng Trung Quốc lần đầu tiên trong quá trình phát triển của chúng. Chúng tôi biết rằng, khi những người nói một thứ tiếng được kiểm tra ở Taipei và Seattle về âm điệu của tiếng Trung Quốc cho kết quả giống nhau. Sáu, tám tháng, chúng hoàn toàn như nhau. Hai tháng sau, một điều kì diệu xảy ra. Nhưng những đứa trẻ Đài Loan cho kết quả tốt hơn chứ không phải những đứa trẻ Mỹ. Cái mà chúng tôi làm là để cho những đứa trẻ Mỹ, trong khoảng thời gian này tiếp cận với tiếng Trung Quốc. Giống như các bạn có bà con người Trung Quốc đến thăm trong vòng một tháng và họ đến ở nhà của bạn và nói chuyện với những đứa trẻ 12 lần. Đây là những gì chúng tôi làm trong thí nghiệm này. (Video)Người nói tiếng Trung Quốc: [ tiếng Trung Quốc ] PK: Vậy chúng tôi đã làm gì với bộ não bé nhỏ của chúng? (Cười) Chúng tôi đã phải có một nhóm kiểm soát để bảo đảm rằng chỉ với việc vào phòng thí nghiệm không thể cải thiện khả năng nói tiếng Trung của bạn. Vì vậy một nhóm trẻ em đến và nghe tiếng Anh. Và chúng ta có thể thấy từ biểu đồ rằng tiếp cận với tiếng Anh không cải thiện tiếng Trung của chúng. Những hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với những đứa trẻ mà được tiếp cận với tiếng Trung 12 lần. Chúng đã rành tiếng Trung như những đứa trẻ ở Đài Loan những đứa trẻ đã nghe tiếng Trung trong 10 tháng rưỡi. Điều mà thí nghiệm này chứng minh chính là những đứa trẻ thu nhập số liệu của ngôn ngữ mới. Bất cứ cái gì bạn để trước mặt chúng, chứng sẽ thu nhập số liệu của cái đó. Nhưng chúng tôi tự hỏi con người đã có ảnh hưởng gì trong thí nghiệm này. Vì vậy chúng tôi kiểm tra một nhóm trẻ em nữa bằng cách mà chúng tôi đã làm như trước, vẫn 12 lần, nhưng bằng tivi và một nhóm trẻ em khác chỉ tiếp cận duy nhất với âm thanh và nhìn vào con thú bông ở trên màn hình. Chúng ta đã làm gì với bộ não của chúng? Cái mà bạn thấy ở đây là kết quả của những đứa trẻ chỉ tiếp cận với âm thanh -- không học được thêm bất cứ cái gì -- và kết quả của những đứa trẻ xem tivi -- cũng không học được điều gì. Nó đòi hỏi một con người để cho những đứa trẻ thu nhập số liệu. Bộ não xã hội điều khiển khi những đứ trẻ thu nhập số liệu. Chúng tôi muốn vào trong bộ não của chúng và xem sự khác biệt này xảy ra khi những đứa trẻ xem tivi thay vì tiếp xúc với con người. May thay, chúng tôi có một thiệt bị mới, gọi là magnetoencephalography, cho phép chúng tôi làm được điều này. Nó nhìn giống như máy sấy tóc ở Sao hỏa. Nhưng nó hoàn toàn an toàn, hoàn toàn im lặng. Chúng ta đang nhìn thấy chính xác đến từng mili mét về chiều dài và chính xác đến từng mili giây sử dụng 306 SQUID -- đây là những thiết bị lượng tử siêu dẫn -- để lọc ra những từ trường thay đổi khi chúng ta suy nghĩ. Chúng ta là những người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu những đứa trẻ với cái máy MEG khi bọn trẻ đang học tập. Đây là bé Emma. Bé ấy được sáu tháng tuổi. Và bé ấy đang lắng nghe nhiều thứ tiếng khác nhau bằng cái tai nghe ở trong tai cô ấy. Bạn có thể thấy, bé gái này có thể di chuyển được. Chúng tôi đang theo dõi diễn biến của bộ não của cô ấy với một quả cầu nhỏ trong cái nón, để cô ấy có thể tự do di chuyển. Đây là một kỹ thuật chưa từng có. Chúng ta đang thấy gì ở đây? Chúng ta đang thấy bộ não của đứa bé này Khi đứa bé nghe một từ trong ngôn ngữ của cô ấy vùng âm thanh trong đầu cô ấy sáng lên, và sau đó những vùng xung quanh có liên quan đến tư duy, làm cho bộ não hoạt động với những vùng khác nhau, và vì thế, một vùng của bộ não làm cho vùng khác bắt đầu hoạt động. Chúng ta đang đi trên một thời đại vàng của kiến thức về sự phát triển của bộ não của trẻ em. Chúng ta sẽ có đủ khả năng để thấy bộ não của một đứa trẻ khi chúng trải qua một cảm xúc nào đó, khi chúng học nói và đọc, khi chúng giải một bài toán, khi chúng có một sáng kiến. Và chúng ta có thể có khả năng sáng tạo ra những can thiệp dựa trên não bộ cho những đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập. Cũng như nhà thơ và nhà văn miêu tả, chũng ta sẽ thấy, tôi nghĩ, sự mở mang kì diệu, tối đa và hoàn toàn mở mang, của đầu óc của một đứa trẻ. Trong quá trình tìm hiểu về bộ não trẻ em, chúng ta dẽ khám phá những chân lý sâu sắc về cái gì làm con người đặc biệt, và trong quá trình đó, chúng ta có thể giữ đầu óc chúng ta luôn mở rộng để học tập trong suốt cuộc đời của chúng ta Cám ơn (vỗ tay) Vào một ngày khi tôi mười tuổi, tôi tìm thấy một hộp đồ cũ của của bố. Trong đó, bên dưới đống sách giáo trình đại học của ông, là một chiếc quần nhung ống loe màu đen. Cái quần trông rất tệ -- cũ rích và bị mốc. Và tất nhiên, tôi rất thích nó. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy thứ nào như vậy. Cho đến hôm đó, tất cả những gì tôi từng biết và mặc là bộ đồng phục ở trường, mà trên thực tế, tôi rất biết ơn điều này, vì từ khi còn rất nhỏ, tôi nhận ra mình có điều gì đó khác biệt. Tôi chưa bao giờ giống những cậu bé khác cùng tuổi tôi chơi thể thao rất tệ, mà có thể là cậu bé yếu ớt nhất. (Cười) Tôi thường hay bị bắt nạt. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mình cần trở nên vô hình để tồn tại. Và bộ đồng phục đã giúp tôi trông không khác gì những đứa trẻ khác. (Cười) Vâng, gần như vậy. Tôi cầu nguyện hàng ngày: "Chúa ơi, làm ơn khiến con giống như mọi người khác" Tôi nghĩ lời cầu nguyện đó đã đi thẳng đến hòm thư thoại của Chúa. (Cười) Và cuối cùng, một điều khá rõ ràng là tôi đã không trở thành đứa con trai như bố tôi hằng mong muốn. Xin lỗi, Bố. Tôi đã không thay đổi một cách thần kỳ. Tôi lớn lên và ngày càng mơ hồ về điều mà mình thực sự muốn. Vì thế, ngày mà chiếc quần ống loe màu đen đến với tôi, điều gì đó đã xảy ra. Tôi không chỉ tìm thấy một chiếc quần. Tôi nhìn thấy cơ hội. Ngày hôm sau, tôi đã mặc nó đến trường mặc kệ chuyện gì xảy ra. Ngay khi mặc chiếc quần xấu tệ đó và siết chặt thắt lưng vào, ngay lập tức, tôi thấy huênh hoang một cách lạ thường. (Cười) Suốt quãng đường tới trường, và sau đó là đường về nhà vì ngay lập tức tôi bị trả về nhà -- (Cười) Tôi đã biến thành một ngôi sao nhạc rock da nâu. (Cười) Tôi không còn bận tâm việc mình đã ăn mặc không đúng mực. Ngày hôm ấy, tôi đã ăn mừng vì điều đó. Ngày hôm ấy, thay vì trở nên vô hình tôi chọn cách được chú ý chỉ bằng việc mặc một thứ khác biệt. Ngày hôm ấy, tôi phát hiện ra sức mạnh của thứ chúng ta mặc. Ngày hôm ấy, tôi khám phá ra sức mạnh của thời trang, và tôi đã yêu nó kể từ đó. Thời trang có thể kết nối những khác biệt của chúng ta với thế giới. Và với sự thật đơn giản đó, Tôi nhận ra những khác biệt này -- chúng không còn là sự xấu hổ mà trở thành cách ta thể hiện những tính cách độc đáo của mình. Và chúng ta nên thể hiện bản thân mình, mặc cái chúng ta muốn, Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Cảnh sát thời trang đến bắt bạn vì mặc đồ lỗi mốt? (Cười) Vâng. Vâng, trừ khi cảnh sát thời trang có nghĩa hoàn toàn khác. Người đoạt giải Nobel Malala đã thoát khỏi các phần tử cực đoan Taliban vào tháng 10 năm 2012. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2017, cô ấy đã đối mặt với một kẻ thù khác. Khi những kẻ trên mạng trêu đùa về bức ảnh cô gái 20 tuổi mặc quần bò ngày đó. Những lời chế nhạo ấy, sự thù ghét mà cô nhận được, từ "Khi nào thì cái khăn ấy sẽ rơi?" cho đến, tôi xin trích dẫn, "Đó là lý do viên đạn đã găm trực tiếp vào đầu cô ta thời gian trước đó." Bây giờ, khi hầu hết chúng ta mặc quần bò ở New York, London, Milan, Paris chúng ta có thể không nghĩ rằng đó là một đặc ân; điều gì đó mà ở một nơi khác có thể chịu hậu quả, điều gì đó mà một ngày có thể bị tước đoạt. Bà của tôi là một phụ nữ rất thích tận hưởng niềm vui trong việc diện đồ. Gu thời trang của bà khá sặc sỡ. Và màu mà bà rất thích mặc có thể là điều duy nhất thể hiện con người thật của bà, điều duy nhất mà bà được quyền quyết định, bởi vì như hầu hết các phụ nữ cùng thế hệ khác ở Ấn Độ, bà chưa bao giờ được phép tồn tại ngoài những gì thuộc về phong tục và truyền thống. Bà lấy chồng năm 17 tuổi, và sau 65 năm kết hôn, khi ông tôi đột ngột qua đời, mất mát của bà là rất lớn. Nhưng hôm đó, bà đồng thời mất một thứ khác nữa, niềm vui duy nhất của bà: được mặc đồ sặc sỡ. Tại Ấn Độ, theo phong tục, khi một phụ nữ Hindu trở thành góa phụ, cô ấy chỉ được phép mặc đồ trắng kể từ ngày chồng mất. Chưa từng ai khiến bà mặc đồ trắng. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ bà biết, những người sống lâu hơn chồng mình, trong đó có mẹ của bà, đã làm như vậy. Sự áp đặt này đã ăn sâu, thấm nhuần, khiến bà từ chối lựa chọn. Bà đã qua đời năm nay, và cho đến ngày bà mất, bà tiếp tục chỉ mặc màu trắng. Tôi có tấm ảnh chụp với bà lúc trước, thời gian ấy bà hạnh phúc hơn. Trong đó, bạn không thể nhìn rõ bà đang mặc gì -- đó là bức ảnh đen trắng. Tuy nhiên, từ nụ cười của bà, bạn biết rằng bà đang diện đồ màu. Đó cũng là cách thời trang có thể làm. Nó có sức mạnh khiến chúng ta vui sướng, niềm vui tự do lựa chọn cách chúng ta muốn trông ra sao, muốn sống thế nào -- một sự tự do đáng để giành lấy. Và đấu tranh cho tự do, sự phản kháng, đến từ nhiều hình thức. Các góa phụ ở Ấn độ giống như bà tôi, nghìn người trong số họ, sống ở một thành phố gọi là Vrindavan. Màu trắng ở khắp mọi nơi trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, thời gian từ 2013 trở lại đây, các góa phụ Vrindavan bắt đầu tổ chức Holi, lễ hội đầy màu sắc của Ấn Độ, nơi mà họ bị cấm tham gia. Vào một ngày tháng ba, những phụ nữ này lấy thứ bột màu truyền thống tại lễ hội và tô màu cho nhau. Với mỗi nắm bột sắc màu họ ném vào không trung, bộ sari trắng bắt đầu nhuộm dần màu sắc Và họ không dừng lại cho đến khi hoàn toàn bị phủ trong các sắc màu cầu vồng, thứ mà họ bị ngăn cấm. Màu sẽ được giặt sạch vào hôm sau, tuy nhiên, trong khoảnh khắc đó, Đó là giây phút tuyệt vời của họ. Giây phút này, bất kỳ phản ứng nào, đều có thể là bước đầu tiên trong cuộc chiến chống lại sự áp đặt. Và thời trang -- Có thể tạo ra phản ứng mang tính trực quan -- trên chúng ta, nghĩa đen. Bài học về sự ngoan cường đã luôn được dạy bởi những nhà thiết kế thời trang vĩ đại: các tác phẩm của họ. Jean Paul Gaulter đã cho chúng ta thấy rằng phụ nữ có thể là vua. Thom Browne -- đã chỉ chúng ta thấy rằng đàn ông có thể đi giày cao gót. Và Alexander McQueen, trong buổi trình diễn mùa xuân năm 1999, với hai cánh tay robot khổng lồ ở giữa sàn diễn. Và người mẫu, Shalom Harlow bắt đầu xoay giữa ở giữa, hai cánh tay khổng lồ này -- lúc đầu lén lút và rồi sau đó trở nên quyết liệt, để màu phun lên người cô. McQueen, trước khi tự kết liễu đời mình, đã dạy chúng ta rằng cơ thể này là một tấm vải bạt, một tấm vải bạt chúng ta có thể vẽ theo bất kì cách nào ta muốn. Một người cũng yêu thế giới thời trang, là Karar Nushi. Anh từng là sinh viên và diễn viên đến từ Iraq. Là người yêu màu sắc và chiết trung. Tuy nhiên, anh ấy sớm nhận những lời đe dọa vì cách ăn mặc của mình. Không hề nao núng, anh ấy vẫn luôn tuyệt vời. Đến tháng 7/2017, khi Karar được phát hiện đã chết trên một con phố đông đúc tại Baghdad. Anh ấy đã bị bắt cóc, bị tra tấn, và nhiều nhân chứng nói rằng thi thể ông ấy có nhiều vết thương. Vết dao đâm. Cách đó hai nghìn dặm tại Peshawar, nhà hoạt động chuyển giới người Pakistan Alisha bị bắn nhiều phát vào tháng 5/2016. Cô được đưa tới bệnh viện, Nhưng vì mặc đồ phụ nữ, cô đã bị từ chối đưa vào khu của đàn ông hay của phụ nữ. Những gì chúng ta mặc đôi khi có thể là sự sống hoặc cái chết. Và thậm chí trong cái chết, chúng ta đôi khi không được lựa chọn. Alisha đã chết ngày hôm đó và sau đó được chôn cất như một người đàn ông. Thế giới này là sao vậy? Vâng, nó là thứ chứa đựng nỗi sợ một cách tự nhiên, cảm thấy bị đe doạ bởi sự giám sát, chúng chống lại cơ thể chúng ta và cái chúng ta mặc. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi lớn hơn là khi chúng ta đầu hàng, hòa trộn và bắt đầu tan biến vào những người khác, chuẩn mực sai lầm này càng phổ biến, sự áp đặt sẽ càng ít sốc hơn. Với những đứa trẻ chúng ta đang nuôi dạy, sự bất công ngày hôm nay có thể trở thành bình thường vào ngày mai. Chúng sẽ quen dần với điều này, và chúng cũng có thể bắt đầu nhìn nhận những thứ khác biệt như một sự bẩn thỉu, thứ gì đó đáng bị ghét bỏ, thứ gì đó cần bị tiêu huỷ, như những ngọn đèn bị tắt, từng cái một, cho đến khi bóng tối trở thành một lối sống. Tuy nhiên, nếu tôi ngày hôm nay, và bạn ngày mai, thậm chí sẽ thêm nhiều người nữa, nếu chúng ta nắm lấy quyền được là chính mình, thì trong thế giới bị phủ trắng bạo lực, Chúng ta sẽ trở thành những mũi tiêm sắc màu, giống như những góa phụ của Vrindavan. Khi chúng ta đoàn kết lại thì liệu tâm ngắm của khẩu súng, liệu có thể nhắm vào Karar, Malala, Alisha? Họ có thể giết hết chúng ta không? Giờ là lúc chúng ta đứng lên, để nổi bật. Nơi sự giống nhau đồng nghĩa với an toàn, với những điều đơn giản như cái ta mặc, ta sẽ thu hút mọi ánh nhìn về phía mình để nói rằng luôn có sự khác biệt trên thế giới này và sẽ luôn luôn có. Hãy quen với nó. Và điều này chúng ta có thể không cần nói bằng lời. Thời trang có thể cho ta ngôn ngữ về sự bất đồng, cho ta sự can đảm. Thời trang cho ta khoác sự can đảm lên ống tay áo. Hãy mặc nó. Mặc nó như một bộ giáp. Mặc nó bởi nó quan trọng. Và mặc nó vì bạn quan trọng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã dành rất nhiều thời gian đi du lịch vòng quanh thế giới trong những ngày này nói chuyện với các nhóm sinh viên và chuyên gia. Và ở khắp mọi nơi tôi đều nghe những chủ đề tương tự nhau. Một mặt, người ta nói " Bây giờ là lúc thay đổi." Họ muốn là một phần của sự thay đổi đó. Họ nói về khao khát muốn sống có mục đích và ý nghĩa. Nhưng mặt khác, Tôi nghe mọi người nói về sự sợ hãi, một cảm giác e ngại rủi ro. Họ nói: "Tôi thực sự muốn theo đuổi một cuộc sống có mục đích, nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu. Tôi không muốn làm thất vọng gia đình hoặc bạn bè của tôi. " Tôi làm việc giúp đỡ người nghèo đói. Và họ nói, "Tôi muốn giúp thế giới bớt đói nghèo, nhưng nó có nghĩa gì với sự nghiệp của tôi ? Tôi sẽ bị lạc hậu phải không? Tôi sẽ không thể kiếm đủ tiền? Tôi sẽ không bao giờ kết hôn hoặc có con? " Và như một phụ nữ chưa kết hôn cho đến khi đã quá già -- tôi vui vì tôi đã chờ đợi -- (Cười) -- và không có con cái, Tôi nhìn những người trẻ tuổi này và tôi nói, "Công việc của bạn không phải là trở nên hoàn hảo. Công việc của bạn là trở thành con người. Và không có gì quan trọng xảy ra trong cuộc sống mà không phải trả giá." Những cuộc đối thoại này thực sự phản ánh những gì đang xảy ra ở cấp quốc gia và quốc tế. Các nhà lãnh đạo và chính chúng ta muốn tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta không nói về sự trả giá, chúng ta không nói về những hy sinh. Một trong những trích dẫn yêu thích của tôi từ văn học được viết bởi Tillie Olsen, nhà văn người Mỹ vĩ đại từ miền Nam. Trong truyện ngắn "Oh Yes", bà ấy nói về một người phụ nữ da trắng trong những năm 1950 cô ấy có một con gái kết bạn với một cô bé người Mỹ gốc Phi. Và cô ấy nhìn đứa con của mình với cảm giác tự hào, nhưng cô cũng tự hỏi, cô sẽ phải trả giá những gì? "Sống hòa nhập còn hơn sống vô cảm. " Nhưng câu hỏi thực sự là, cái giá phải trả nếu không dám thách thức là gì? Cái giá của sự không cố gắng là gì? Tôi được đặc ân trong cuộc sống để quen biết các nhà lãnh đạo phi thường những người đã chọn sống cuộc sống hòa nhập. Một phụ nữ mà tôi biết là đồng chí của tôi trong một chương trình mà tôi điều hành tại Quỹ Rockefeller bà tên là Ingrid Washinawatok. Bà là nhà lãnh đạo của bộ tộc da đỏ Menominee, một người Mỹ bản địa Và khi chúng tôi tụ họp lại như những đồng chí, bà ấy đã khiến chúng tôi phải suy ngẫm về việc làm thế nào các già làng trong văn hóa người Mỹ bản địa ra quyết định. Bà ấy nói, họ thực sự đã hình dung về khuôn mặt của những đứa trẻ trong bảy thế hệ tương lai, nhìn ngắm chúng từ Trái đất. Và họ sẽ nhìn ngắm chúng, và giữ gìn chúng như người quản gia cho tương lai đó. Ingrid hiểu rằng chúng ta đang kết nối với nhau, không chỉ như những con người, mà còn với mọi sinh vật sống trên hành tinh. Và bi kịch, trong năm 1999 khi bà ở Columbia làm việc với những người U'wa tập trung vào việc bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của họ, bà và hai đồng nghiệp bị bắt cóc bị tra tấn và bị giết hại bởi FARC (Lực lượng Vũ trang Cách mạng của Colombia ). Kể từ đó, bất cứ khi nào chúng tôi tập hợp những đồng chí, chúng tôi luôn để một cái ghế trống cho tinh thần của bà. Và sau hơn một thập kỷ, khi tôi nói chuyện với các đồng chí NGO (tổ chức phi chính phủ), dù ở Trenton, New Jersey, hay văn phòng của Nhà Trắng, và chúng tôi nói về Ingrid, tất cả họ đều nói rằng họ đang cố gắng để kết hợp trí tuệ của bà với tinh thần của bà và thực sự tin cậy vào công việc còn dang dở của sứ mệnh cuộc đời bà. Khi chúng tôi nghĩ về di sản, tôi nghĩ không có sức mạnh nào hơn thế, mặc cho cuộc đời bà ngắn ngủi. Và tôi đã xúc động trước phụ nữ Campuchia, những phụ nữ xinh đẹp, những người giữ nét truyền thống của các điệu nhảy cổ điển tại Campuchia Và tôi đã gặp họ vào đầu những năm 90. Trong những năm 1970, dưới chế độ Pol Pot, Khmer Đỏ giết chết hơn một triệu người. Và chúng tập trung và nhắm tới các tầng lớp thượng lưu và trí thức, các nghệ sĩ, các vũ công. Vào cuối chiến tranh, chỉ có 30 trong số các vũ công cổ điển vẫn còn sống. Những phụ nữ tôi vinh dự được gặp có ba người là những người sống sót, họ kể những câu chuyện của họ khi nằm trong giường cũi tại các trại tị nạn. Họ nói rằng họ đã cố gắng chăm chỉ nhớ những khúc vũ điệu, hy vọng rằng những người khác vẫn còn sống và đang làm như vậy. Và một người phụ nữ đứng đó với sự uyển chuyển hoàn hảo, tay cô ở hai bên sườn, cô ấy nói về cuộc đoàn tụ của 30 người sau chiến tranh và nó đã diễn ra tuyệt vời như thế nào. Những giọt nước mắt rơi trên mặt cô, nhưng cô không bao giờ đưa tay lên để lau nước mắt. Những người phụ nữ này quyết định rằng họ sẽ truyền lại không phải cho thế hệ những cô gái kế tiếp, bởi những cô gái này đã quá lớn rồi, mà cho thế hệ sau. Và tôi ngồi đó trong phòng thu xem những phụ nữ này vỗ tay -- những giai điệu tuyệt đẹp -- như những nàng tiên cổ tích nhỏ bé mặc những chiếc áo lụa màu sắc tuyệt đẹp, đang nhảy múa xung quanh họ. Và tôi nghĩ, sau cùng của điều tàn nhẫn này, đây là cách con người thực sự cầu nguyện. Bởi vì họ đang tập trung vào việc tôn vinh những gì đẹp nhất về quá khứ của chúng ta và xây dựng nó thành một sự hứa hẹn về tương lai. Và điều mà những phụ nữ này hiểu rõ là đôi khi những điều quan trọng nhất mà chúng ta làm và dành thời gian là những điều mà chúng ta không thể đo đếm. Tôi cũng đã bị tác động bởi mặt tối của quyền lực và lãnh đạo. Và tôi đã học được rằng sức mạnh, cụ thể là với hình thức tuyệt đối của nó, là một nhà cung cấp cơ hội bình đẳng. Năm 1986, tôi chuyển đến Rwanda, làm việc với một nhóm rất nhỏ phụ nữ Rwanda để khởi sự một ngân hàng tài chính vi mô của nước này Và một phụ nữ là Agnes - ở ngoài cùng bên trái -- là một trong ba người phụ nữ đầu tiên là nghị sĩ ở Rwanda, và những gì bà để lại là trở thành một trong những gốc rễ của Rwanda. Chúng tôi xây dựng tổ chức này dựa trên công bằng xã hội, bình đẳng giới, ý tưởng nâng cao vị thế của phụ nữ. Nhưng cuối cùng Agnes quan tâm nhiều về những cạm bẩy của quyền lực hơn là những nguyên tắc. Mặc dù bà đã là một phần của việc xây dựng một tổ chức tự do, một tổ chức chính trị tập trung vào sự đa dạng và khoan dung, khoảng ba tháng trước khi diệt chủng, bà đã thay đổi gia nhập đảng cực đoan, Hutu trở thành Bộ trưởng Bộ tư pháp dưới chế độ diệt chủng bà được biết đến là một người kích động đàn ông giết chóc nhanh hơn và ngừng hành xử như phụ nữ. Bà ta đã bị kết án loại tội ác diệt chủng. Tôi đã tới thăm bà tại các nhà tù, ngồi ngay bên cạnh, đầu gối chạm vào nhau, và tôi đã phải thừa nhận với chính mình rằng con quái vật tồn tại trong tất cả chúng ta, nhưng có lẽ phần quái vật không quá nhiều, nhưng nó là những phần không lành lặn trong chính chúng ta nỗi đau buồn, sự xấu hổ bí mật, cuối cùng điều đó thật dễ dàng cho những kẻ mị dân giày vò những phần không lành lặn này, những mảnh vỡ này, nếu bạn để cho chúng ta nhìn những người khác, thấp kém hơn chính mình- và cuối cùng, làm những việc khủng khiếp. Và không có một nhóm người nào dễ bị tổn thương trước những loại tác động đó hơn là những nam giới trẻ. Tôi đã nghe nói rằng động vật nguy hiểm nhất trên hành tinh này chính là những nam thanh niên. Và vì vậy trong một cuộc hội họp chúng tôi tập trung vào phụ nữ, đầu tư cho các cô gái của chúng ta rất quan trọng chúng tôi tạo ra một sân chơi chúng tôi tìm cách tôn vinh họ, chúng ta phải nhớ rằng các cô gái và phụ nữ hầu như bị cô lập và bạo hành họ là nạn nhân và bị lờ đi ở những nơi rất xã hội nơi mà đàn ông và con trai của chúng ta cảm thấy không được trao quyền, không thể nào lo liệu được. Và khi họ ngồi trên những góc phố tất cả họ có thể nghĩ đến trong tương lai là thất nghiệp, thất học, thất vọng, sau đó cũng thật dễ hiểu làm thế nào mà nguồn gốc lớn nhất của tình trạng này có thể đến từ một bộ đồng phục và một khẩu súng. Đôi khi đầu tư rất nhỏ, có thể giải phóng tiềm năng vô hạn tồn tại trong tất cả chúng ta. Một trong những đồng chí Quỹ Acumen tại tổ chức của tôi, Suraj Sudhakar, có thứ mà chúng ta gọi là trí tưởng tượng của đạo đức -- đó là khả năng đặt mình vào tình cảnh của người khác và lãnh đạo từ quan điểm đó. Và ông đã làm việc với nhóm nam giới trẻ họ đến từ khu ổ chuột lớn nhất thế giới, Kibera. Họ là những chàng trai đáng kinh ngạc. Họ cùng nhau bắt đầu một câu lạc bộ sách cho một trăm người dân ở các khu nhà ổ chuột, họ đang đọc về các tác giả của TED và họ thích điều đó. Và sau đó họ tạo ra một cuộc thi về kế hoạch kinh doanh. Sau đó, họ quyết định rằng họ sẽ làm TEDx's. Và tôi đã học được rất nhiều từ Chris và Kevin Alex và Herbert và tất cả những người đàn ông trẻ. Alex, theo một cách nào đó, diễn đạt điều đó tuyệt nhất. Anh nói, "Chúng tôi đã từng cảm thấy mình không là gì cả, nhưng bây giờ chúng tôi cảm thấy chúng tôi là một ai đó." Và tôi nghĩ rằng chúng ta sai khi nghĩ rằng thu nhập là cầu nối. Thực sự những gì con người chúng ta khát khao là trở nên hiện hữu với những người khác. Và lý do các chàng trai trẻ nói với tôi rằng họ đang làm TEDx's là bởi vì họ phát bệnh và mệt mỏi vì những hội thảo ở những khu nhà ổ chuột chỉ tập trung vào HIV, hoặc cái được nhất chỉ là tài chính vi mô. Và họ muốn ăn mừng những gì đẹp đẽ về Kibera và Mathare -- những phóng viên báo chí và những nhà sáng tạo, nghệ sĩ vẽ tường, giáo viên và các nhà doanh nghiệp. Họ đang làm điều đó đấy. Và tôi ngả mũ kính phục những người bạn tại Kibera. Công việc tôi tập trung vào làm từ thiện hiệu quả hơn và chủ nghĩa tư bản toàn diện hơn. Tại quỹ Acumen chúng tôi nhận các nguồn lực từ thiện và đầu tư vào cái mà chúng tôi gọi là vốn dài hạn (patient capital)-- tiền sẽ đầu tư vào các doanh nhân quan tâm tới người nghèo, họ không giống những người nhận từ thiện thụ động mà là các tiêu điểm của sự thay đổi những người muốn giải quyết vấn đề của riêng mình và tự đưa ra các quyết định. Chúng tôi cho mượn 10 đến 15 năm, và khi chúng tôi lấy số tiền đó lại, chúng tôi đầu tư vào các sáng kiến ​​khác tập trung vào sự thay đổi. Tôi biết nó hoạt động Chúng tôi đã đầu tư hơn 50 triệu đô la tại 50 công ty. Và những công ty này đó mang lại 200 triệu đô la khác vào các thị trường bị lãng quên. Năm nay, họ đã chuyển giao 40 triệu dịch vụ như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và nhà ở các dịch vụ khẩn cấp , năng lượng mặt trời, để mọi người có thể có cách hành xử tốt hơn trong việc giải quyết vấn đề của họ. Vốn dài hạn thì bất tiện cho những người tìm kiếm các giải pháp đơn giản những loại quá dễ dàng, bởi vì chúng tôi không coi lợi nhuận là một công cụ thô sơ. Nhưng chúng tôi tìm thấy những doanh nhân ấy họ đặt con người và hành tinh này lên trước cả lợi nhuận. Cuối cùng, chúng tôi muốn là một phần của sự vận động về đo lường tác động, đo lường những gì là quan trọng nhất với chúng ta. Và giấc mơ của tôi là trong một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một thế giới nơi mà chúng ta không chỉ tôn vinh những người có tiền và kiếm nhiều tiền hơn từ nó, mà chúng ta còn tìm thấy những cá nhân có nguồn tài nguyên của chúng ta và chuyển đổi nó để thay đổi thế giới theo những cách tích cực nhất. Và chỉ khi chúng ta tôn vinh họ chúc mừng họ và cho họ địa vị xã hội thì thế giới này sẽ thực sự thay đổi. Tháng 5 vừa qua, tôi đã có khoảng thời gian 24 giờ đặc biệt nơi mà tôi nhìn thấy hai tầm nhìn của thế giới tồn lại bên cạnh nhau-- một tầm nhìn dựa trên bạo lực và cái còn lại dựa trên điều tốt đẹp hơn. Nó xảy ra vào ngày tôi ở Lahore, Pakistan vào ngày mà hai nhà thờ Hồi giáo đã bị tấn công bởi những người ném bom tự sát. Các nhà thờ Hồi giáo đã bị tấn công là bởi vì những người cầu nguyện bên trong là từ một giáo phái đặc biệt của đạo Hồi họ không được những người chính thống tin họ hoàn toàn là người Hồi giáo. Và những kẻ đánh bom tự sát không chỉ lấy đi một trăm sinh mạng, chúng còn làm nhiều hơn nữa, bởi vì chúng đã tạo ra nhiều hận thù, nhiều giận dữ, nhiều sợ hãi hơn và sự tuyệt vọng hoàn toàn. Nhưng trước đó 24 giờ, Tôi ở cách những nhà thờ Hồi giáo này 13 dặm thăm một trong những nơi được nhận đầu tư Acumen của chúng tôi, và Jawad Aslam là một người đàn ông tuyệt vời, người dám sống một cuộc sống hòa nhập. Sinh ra và lớn lên ở Baltimore, ông nghiên cứu bất động sản, làm việc trong lĩnh vực bất động sản thương mại, và sau 9/11 ông đã quyết định tới Pakistan để tạo sự khác biệt. Trong hai năm, ông kiếm tiền rất khó khăn, một mức lương nhỏ bé, nhưng ông học việc với một người phát triển nhà ở tuyệt vời tên là Tasneem Saddiqui. Và ông ấy có một giấc mơ, xây dựng một cộng đồng nhà ở trên mảnh đất cằn cỗi bằng cách sử dụng vốn dài hạn, nhưng ông vẫn tiếp tục trả một cái giá Ông đã đứng trên nền tảng đạo đức và từ chối đưa hối lộ. Phải mất gần hai năm chỉ để đăng ký đất đai. Nhưng tôi đã nhìn thấy vị trí của tiêu chuẩn đạo đức có thể gia tăng như thế nào từ hành động của một con người. Hôm nay, 2.000 người sống trong 300 căn nhà trong cộng đồng rất đẹp này. Có nhiều trường học, trạm y tế và các cửa hàng. Nhưng chỉ có một nhà thờ Hồi giáo. Và vì vậy tôi hỏi Jawad, "Ông làm thế nào để định hướng? Đây là một cộng đồng thực sự đa dạng. Ai có quyền sử dụng nhà thờ Hồi giáo vào thứ Sáu? " Ông nói, "Một câu chuyện dài. Đó là một con đường khó khăn, nhưng cuối cùng các nhà lãnh đạo của cộng đồng đến với nhau, nhận ra rằng chúng tôi chỉ có những người khác Và chúng tôi quyết định rằng chúng tôi sẽ bầu ra ba thầy tu có uy tín nhất và những thầy tu sẽ thay phiên nhau, để nói lời cầu nguyện vào ngày thứ sáu. Nhưng cả cộng đồng, tất cả các giáo phái khác nhau, bao gồm cả người Shia và Sunni, sẽ ngồi lại với nhau và cầu nguyện. " Chúng ta cần có loại lãnh đạo đạo đức và lòng dũng cảm trong thế giới của chúng ta. Chúng ta phải đối mặt với những vấn đề rất lớn của thế giới - cuộc khủng hoảng tài chính, nóng lên toàn cầu sự sợ hãi và những thứ khác ngày một lớn lên. Và hàng ngày chúng ta chọn lựa. chúng ta có thể chọn một con đường dễ dàng hơn, một con đường nhiều hoài nghi hơn, dựa trên đôi khi là những mơ ước về môt quá khứ không như nó đã xảy ra, nỗi sợ hãi lẫn nhau, khoảng cách và lỗi lầm, hoặc chúng ta có thể đi theo con đường khó khăn hơn nhiều của sự chuyển đổi, của điều tốt đẹp hơn, của lòng từ bi và tình yêu, và cũng là trách nhiệm và công bằng. Tôi đã có vinh dự lớn làm việc với nhà tâm lý học trẻ em Tiến sĩ Robert Coles ông đã đứng lên vì sự thay đổi trong phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ. Và ông kể câu chuyện không thể tin được khi làm việc với một cô bé sáu tuổi tên là Ruby Bridges, đứa trẻ đầu tiên để xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc ở các trường học miền Nam trong trường hợp này New Orleans. Và ông nói rằng mỗi ngày cô bé sáu tuổi, mặc chiếc váy xinh đẹp của cô, bước đi với sự lịch thiệp thực sự qua một đám người da trắng đang la hét giận dữ, gọi cô bé là quái vật, đe dọa đầu độc cô- những khuôn mặt biến dạng. Và mỗi ngày ông quan sát cô bé, trông cô bé giống như đang nói chuyện với mọi người. Và ông nói, "Ruby, cháu đang nói gì vậy?" Cô bé nói, "Cháu đâu có nói chuyện." Cuối cùng, ông nói, "Ruby, chú thấy rằng cháu đang nói mà. Cháu đang nói gì vậy? " Và cô nói, "Tiến sĩ Coles, cháu không nói chuyện; Cháu đang cầu nguyện." Ông nói, "Vậy cháu cầu nguyện điều gì?" Cô bé trả lời, "Cháu cầu nguyện, Chúa tha thứ cho họ vì họ không biết những gì họ đang làm. " Ở tuổi thứ sáu, đứa trẻ này đang sống một cuộc sống hòa nhập, và gia đình cô đã trả một cái giá cho điều đó. Nhưng cô bé đã trở thành một phần của lịch sử và mở ra một ý tưởng rằng tất cả chúng ta có quyền tiếp cận giáo dục. Câu chuyện cuối cùng của tôi là về một người đàn ông trẻ đẹp trai tên là Josephat Byaruhanga một đồng chí Quỹ Acumen khác người đến từ Uganda, một cộng đồng nông nghiệp Chúng tôi đã tìm cho anh một công việc tại công ty ở Tây Kenya chỉ cách 200 dặm. Và anh nói với tôi vào cuối năm của cuối cuộc đời "Jacqueline, nó rất khiêm tốn, bởi vì tôi suy nghĩ như một nông dân và một người châu Phi Tôi cần hiểu làm thế nào để vượt qua rào cản văn hóa Nhưng đặc biệt khi tôi nói chuyện với các phụ nữ châu Phi, Tôi đôi khi có những sai lầm - rất khó cho tôi khi học cách lắng nghe. " Anh nói, "Vì vậy, tôi kết luận rằng, bằng nhiều cách, lãnh đạo giống như một bông lúa Bởi vì đến mùa lúa ở đỉnh cao quyền hạn của mình, nó rất đẹp, nó xanh mướt, nó nuôi dưỡng thế giới, nó vươn đến tận thiên đường Nhưng ngay trước khi thu hoạch, nó uốn cong xuống với lòng biết ơn lớn lao và sự khiêm nhường chạm vào đất mẹ nơi chúng mọc lên. " Chúng ta cần các nhà lãnh đạo. Chúng ta cần dẫn dắt từ một nơi có sự táo bạo để tin rằng chính chúng ta có thể lan tỏa một chân lý cơ bản rằng tất cả những người đàn ông đều bình đẳng với những người ông, phụ nữ và trẻ em trên hành tinh này. Và chúng ta cần phải có sự khiêm nhường để nhận ra rằng chúng ta không thể làm điều đó một mình. Robert Kennedy đã từng nói rằng "vài người trong chúng ta có sự vĩ đại để uốn nắn lịch sử, nhưng mỗi người trong chúng ta có thể làm việc để thay đổi một phần nhỏ của các sự kiện. Và khi cộng gộp tất cả những hành động đó lịch sử của thế hệ này sẽ được viết nên. " Cuộc sống của chúng ta là quá ngắn ngủi, và thời gian của chúng ta trên hành tinh này rất quý giá, tất cả những gì chúng ta có là những người khác. Vì vậy, mỗi người trong số các bạn có thể chăng sống cuộc sống hòa nhập. Chúng sẽ không nhất nhiết là những cuộc sống dễ dàng, nhưng cuối cùng, nó là tất cả để duy trì chúng ta.. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) tôi sẽ nói về một thứ mà tôi gọi là mạng lưới. nó là một sự thay đổi cơ bản cần thiết trong mối quan hệ với vật chất,với những điều trong cuộc sống của chúng ta. và nó đang bắt đầu nhìn vào-- không thường xuyên và cũng không cho mọi thứ -- nhưng trong một thời điểm chắc chắc nó sẽ tiếp cận các loại hàng hóa và dịch vụ sẽ bao trùm chính nó. và đó là sự theo đuổi một thứ tốt hơn dễ dàn chia sẻ và chúng ta có những truyền thống chia sẻ lâu lắm chia sẻ phương tiện giao thông rượu và thức ăn và những trải nghiệm quý báu trong quán cà phê ở Amsterdam. chúng ta chia sẻ những cuộc vui chơi thể thao, cắm trại buổi hòa nhạc ngoài trời, thư viện trường đại học tất cả những thứ này đều là những chia sẻ cơ bản nhưng chia sẻ không giới hạn bắt đầu và kết thúc với cái mà tôi đề cập như là nguồn gốc của sự chia sẻ cơ bản và vì tôi nghĩ về mạng lưới và tôi nghĩ ồ thế cái gì đang định hướng nó như thế nào để nó xảy ra như bây giờ tôi nghĩ là có một cơ số những định hướng mà tôi muốn mang đến cho các bạn như một kiến thức nền tảng. Một là cuộc suy thoái -- đã khiến chúng ta tư duy lại về mối quan hệ của chúng ta với những thứ trong cuộc sống của chúng ta liên quan đến giá trị đang bắt đầu hướng đến với giá trị thực sự. thứ 2 ,dân số gia tăng và đông đúc hơn ở thành thị nhiều người hơn, khoảng không ít hơn ít vật dụng hơn khí hậu biến đổi chúng ta đang cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống cá nhân cũng như cộng động trên hành tinh này cũng như thế, gần đây đã có sự không tin tưởng vào những nhãn hiệu lớn, nhãn hiệu toàn cầu trong một chuỗi những nền công nghiệp khác nhau và điều đó đã tạo ra một sự cởi mở nghiên cứu chỉ ra rằng tại đây , tại bang này và ở canada , châu âu hầu hết chúng ta cởi mở hơn với các công ty địa phương hay những nhãn hiệu chưa từng nghe tới ngược lại trước đó , chúng ta song hành cùng nhãn hiệu lớn đến mức chúng ta chắc chắn rằng chúng ta đã hoàn toàn tin tưởng và kết quả là chúng ta được kết nối nhiều hơn với nhiều người trên hành tin hơn bao giờ hết trừ trường hợp chúng ta đang ngồi cạnh ai đó (cười) một điều khác cũng đáng được xem xét là việc chúng ta đã đầu tư nhiều hơn từ thập kỷ này sang thật kỷ khác và 10 tỉ đô la đã dành cho đầu tư đến mức bây giở chúng là gia sản của chúng ta đó là những cơ sở hạ tầng cho phép chúng ta đi từ điểm A đến điểm B và di chuyển những thứ cũng theo cách đó nó cũng là Mạng , di động cho phép chúng ta được kết nối và tạo ra tất cả những cơ sở và hệ thống và đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ này cơ sở hạ tầng này thật sự là gia tài của chúng ta cho phép chúng ta tham gia thật sự vào những trải nghiệm mới và thú vụ và vì thế với tôi, công ty mạng lưới, một công ty mạng lưới điển hình mang cho chúng ta đồng thời 3 thứ khả năng kết nối với người khác -- hầu hết chúng ta đang đi bộ quanh những thiết bị di động này đó là GPS ,Web cho phép chúng ta tìm những người khác và những vật trong thời gian và khoảng không thứ 3 là những thứ vật chất thấy rõ trên bản đồ những nhà hàng, những nơi gặp gỡ nhưng cũng với GPS và các công nghệ khác như RFID và tiếp tục mở rộng ra chúng ta cũng có thể theo dấu những vật đang di chuyển như một chiếc xe , hệ thống vận chuyển một cái hộp di chuyển xuyên qua thời gian và không gian nó thiết lập để tạo ra khả năng tiếp cập hàng hóa và dịch vụ thuận tiện và tốn ít chi phí hơn trong nhiều trường hợp hơn là sở hữu chúng ví dụ , tôi muốn sử dụng Zipcar ( một dịch vụ chia sẻ xe) bao nhiêu người ở đây đã dùng thử dịch vụ này chia sẻ ô tô hoặc xe đạp ồ nhiều đó. vâng cám ơn các bạn một cách đơn giản thì Zipcar là công ty chia sẻ xe lớn nhất trên toàn cầu họ không sáng tạo ra nó chia sẻ xe thật sự được sáng tạo ra ở châu âu một trong những người sáng lập đi đến thụy sĩ để tìm bổ xung thêm một số nơi và thốt lên , ồ nó trong thật tuyệt tôi nghĩ chúng ta có thể làm nó ở cambridge mang nó đến cambridge và họ đã bắt đầu với 2 phụ nữ robin chase cùng với những người khác họ đã khởi động nó Zipcar có một vài thứ thật sự quan trọng đầu tiên họ thật sự thấu hiểu rằng nhãn hiệu chỉ là nói xuông, sản phẩm mới thực sự là điều còn lưu lại và vì vậy họ đã rất khéo léo tìm cách đóng gói car sharing. họ làm nó lôi cuốn, sống động họ làm nó có sức cuốn hút nếu bạn đã là thành viên của câu lạc bộ bạn là một zipster những chiếc xe bạn chọn trông không như một chiếc xe của một ông cảnh sát về hưu nó bị khoét sâu hoặc một thứ gì đó họ chọn những chiếc xe sexy họ nhắm đến những trường đại học họ chắc chắn rằng nhân khẩu học cho những người họ đang nhắm đến nhưng chiếc xe phù hợp nó là một trải nghiệm rất thú vị và những chiếc xe được lau sạch , đáng tuin cậy, và tất cả đều hoạt động và cũng từ quan điểm nhãn hiệu, chúng ta có nhiều quyền lợi nhưng cơ bản chúng ta hiểu rằng họ không phải là một công ty xe. họ hiểu rằng họ là một công ty thông tin về xe vì khi chúng ta mua một cái xe chúng ta đi đến người thỏa thuận, chúng ta có một sự tương tác và thỏa hiệp nhanh nhất có thể nhưng một khi bạn chia sẻ xe và bạn có một dịch vụ chia sẻ xe bạn có thể sử dụng một E.V để giao dịch ( E.V là công cụ giao tiếp điện tử) bạn có thể trao đổi vì bạn đang làm một dự án ở nhà khi bạn đi đón dì bạn ở sân bay bạn chọn một chiếc sedan và bạn đang đi lên núi để trượt tuýet bạn có những dụng cụ khác trên xe để làm những việc đó trong khi đó, những người này đang ngồi lại. sưu tập các kiểu dữ liệu về các xử sự và làm sao chúng ta tương tác với dịch vụ nó không chỉ là một lựa chọn cho họ nhưng họ tin tưởng đó là cấp thiếp cho zipcar và những công ty mạng lưới khác để làm ngây ngất chúng ta được như một dịch vụ trợ giúp bởi vì chúng tôi đưa họ nhiều thông tin và chúng ta được giao quyền để thật sự nhìn thấy làm sao nó là cái mà chúng ta đang di chuyển họ thực sự có một cơ sở tốt để dự đoán cái gì chúng ta sẽ muốn tiếp theo và cái phần trăm của một ngày bạn có nghĩ một người trung bình sử dụng một cái xe? bao nhiêu phần trăm thời gian đoán nào? oh những điều này thực sự rất tốt tôi đang tưởng tượng nó khoảng 20% khi mới bắt đầu con số vượt qua hoa kỳ và châu âu là 8 % và về cơ bản mặc dù nếu bạn nghĩ đó là 10% 90% của thời gian một vài thứ giá trị cho chúng ta rất nhiều tiền-- về mặt cá nhân, và chúng ta cũng tổ thành phố của chúng ta quanh nó và tất cả các kiểu như thế 90% nó ngồi vòng quanh và với lý do này tôi nghĩ một những đề tài khác với mạng lưới là điều đó cần thiết, nếu chúng ta siết chặt về thứ mà chúng ta ném đi có rất nhiều giá trị trong những thứ này cái cài đặt với zipcar - zipcar đã bắt đầu vào năm 2000 và năm cuối cùng 2010 2 công ty xe đã bắt đầu một đó là ở Anh gọi là WhipCar và một cái khác là RelayRides ở Hoa kỳ họ đều là bạn đồng trang lứa trong dịch vụ chia sẻ xe bới vì có 2 thứ thật sự hiệu quả cho dịch vụ chia sẻ xe một là phải có xe hai là với một trong 2 khối lớn tại nơi bạn đứng ồ cái xe đó là một trong 2 khối lớn từ nhà bạn hoặc văn phòng bạn có lẽ là xe của hàng xóm bạn và nó có lẽ cũng sẵn có vì vậy mọi người đã tạo ra ngành kinh doanh này. Zipcar đã bắt đầu 1 thập kỷ trước vào năm 2000 nó mất 6 năm để có được 1000 xe trong dịch vụ WhipCar cái đã bắt đầu tháng 4 năm ngoái nó mất sáu tháng để có một 1000 xe thật sự choáng mọi người đang kiếm từ khoảng 200 đến 700 đô một tháng từ việc cho phép hàng xóm của họ sử dụng xe của họ khi họ không dùng tới nó giống như cho thuê xe để đi du lịch từ khi tôi ở đây tôi hi vọng một vài người trong số khán giả là người kinh doanh xe ( cười) tôi đang nghĩ rằng,nó đến từ công nghệ chúng ta xem truyền hình cáp wifi ngay trên máy tính nó sẽ thật sự tuyệt vời nếu bất kỳ phút nào bây giờ các bạn có thể bắt đầu chia sẻ cái ô tô đã dùng bởi vì nó làm cho chúng ta linh hoạt hơn nó cho phép chúng ta có thêm lựa chọn và tôi nghĩa dù sao đi nữa chúng ta cũng sẽ đi đến đó cơ hội và thách thức với kinh doanh theo mạng và những công ty như Zipcar hay Netflix là mô hình kinh doanh hoàn toàn theo mạng lưới và những nơi khác bạn có nhiều công ty về xe sản xuất ô tô những người đang bắt đầu đưa ra chính chiếc xe của họ để làm dịch vụ cũng như một nhãn hiệu thân thuộc hoặc như một thử nghiệm , tôi nghĩ đó là tạo ra những chia sẻ hấp dẫn chúng ta chắn chắn đã trải nghiệm trong cuộc sống khi chia sẽ là không thể cưỡng lại chỉ thế làm sao chúng ta làm nó tái diễn một lần nữa và quy mô hóa nó chúng ta cũng biết rằng, bởi vì chúng ta được kết nối trong cộng đồng mạng xã hội đến múc dễ dàng để tạo ra sự vui vẻ trong một nơi nhỏ nó dễ được làn truyền bởi vì chúng ta kết nối với người khác và nếu tôi có một trải nghiệm thú vị tôi sẽ đăng lên tweetster hoặc tôi nó cho 5 người đứng cạnh tôi, một chuyến đi mới ngược lại như chúng ta biết , sự thật thì càng thật hơn và chúng ta có LudoTruck ở Losangerles đang làm những việc mà những người sành xe làm họ đã có khá nhiều người ủng hộ về cơ bản có thể lại lần nữa vì tôi là một doanh nhân công nghệ tôi nhìn vào mọi thứ như một nền tảng nền tảng là lời mời tạo ta craigslist Itunes và Iphone\ tất cả đều là mạng lưới cả facebook cũng vậy những nền tảng này mời gọi những người phát triển và tất cả mọi người đến với ý tưởng và cơ hộ của họ để tạo ra và nhắm đến một ứng dụng cho những khán giả đặc biệt. thật lòng mà nói, nó đầy những bất ngờ bởi vì tôi ko nghĩ bất cứ ai trong chúng ta ở phòng này có thể đoán được những ứng dụng có thể xảy ra tại facebook, xung quanh facebook ví dụ 2 năm trước đây khi Mark thông báo rằng họ sẽ đi với một nền tảng theo cách này tôi nghĩ các thành phố cũng sẽ là nền tảng và chắc chắn Detroit là một nền tảng lời mời của nhà sản xuất và các nghệ sĩ, doanh nhân họ thức sự đã kích thích sự sáng tạo tuyệt vời và giúp một thành phố thịnh vượng phát đát đó là lời mời tham gia và thành phố có , lịch sử, mời tất cả những người tham gia bây h chúng ta cũng đang nói rằng chúng ta cũng có những lựa chọn khác ví dụ, các ngành trong thành phố có thể mở cửa những dữ liệu quá cảnh google đã tạo ra một dự liệu quá cảnh có sẵn API và nó về 7 hay 8 thành phố ở Hoa kỳ nó đã cũng cấp dữ liệu quá cảnh và những nhà phát triển khác đang xây dựng những ứng dụng nó có một quán cà phê ở Portland và một nửa trong đó một ít ở quán cà phê với tất cả sự bất ngở bắt đầu chỉ cho tôi rằng chuyến xe bus tiếp theo sẽ đến trong 3 phút chuyến tàu đang đến trong vòng 16 phút và đó là dữ liệu thật , đáng tin nó là bên phải nơi tôi đang ở tôi có thể kết thúc nó/ và cơ hội tuyệt vời này có trên khắp nước Mĩ bây giờ khoảng 21 % của không gian thương mại và công nghiệp không gian đó không quan trọng không gian quanh đó thiếu sức sống sự sống động và tham gia có những thứ này - bao nhiêu người ở đó có nghe về kho mở cửa hay cửa hàng mở của ? oh tuyệt. tôi là một fan cuồng của cái này và nó là một thứ rất mạng lưới cần thiết có những kiểu nhà hàng ở Oakland , gần nơi tôi sống có những cửa hàng mở của 3 tuần và họ làm một công việc tuyệt vời là tạo ta những sự kiện mang tình cộng đồng xảy ra cho thức ăn rất vui nhộn, nó xảy ra trong những khu vực rất chuyển tiếp cái xảy ra sau đến đó sau đó nó mất khoảng một năm để đến đây họ thật sự bắt đầu cho thuê và tạo ra và mở rộng một nơi rất rõ nét và nghệ thuật bây h đang bắt đầu trở lên tuyệt vời hơn và thu hút nhiều người hơn đó là một ví dụ The Crafty Fox là người phụ nữ này người đã đi vào ngành thủ công và cô ta tạo ra những phiên chợ thủ công quanh lôn đôn nhưng những thứ như này đang xảy ra trong nhiều môi trường khác nhau từ quan điểm của tôi , một trong những điều mà kho mở cửa làm là tạo ra dễ hỏng và cấp thiết nó tạo ra 2 từ hay nhất cho bất kỳ một người kinh doanh nào bán tháo và cơ hội đến sự tin tưởng thật sự và sự chú ý là một điều tuyệt vời rất nhiều cái chúng ta nhìn thấy trong mạng lưới có nhiều thứ đã có trong nền tảng mà chúng ta đã xây dựng cho phép chúng ta định nghĩa , chọn lọc và xắp xếp cho phép chúng ta thử mọi thứ như một doanh nhân khởi nghiệp đi đến thị trường để nói chuyện với mọi người lằng nghe chọn lọc một vài thứ và quay về nó thật sự giá trị nó rất là có mạng lưới. cơ sở hạ tầng cho phép điều đó kết lại chúng ta di chuyển về phía cuối tôi cũng chỉ muốn khuyến khích và tôi rất sẵn lòng chia sẽ thất bại của mình cũng như mặc dù không phải giai đoạn này ( cười) tôi chỉ muốn nói về một trong những thứ quan trọng khi chúng ta nhìn một sự lãng phí khi mà chúng ta nhìn vào những cách mà chúng ta có thể trở lên hào phóng và đóng góp cho người khác nhưng cũng tạo ra một nền kinh tế tốt hơn môi trường tốt hơn bằng việc chia sẻ những thất bại một ví dụ nhanh là Velib trong năm 2007 đến thẳng paris với một đề xuất táo bạo một dịch vụ chia sẻ xe đạp lớn họ đã phạm rất nhiều lỗi cũng có một số thành công nhưng họ rất rõ ràng hoặc họ đã trở lên như thế theo các mà họ để lộ ra cái họ đạt được và không đạt được và B.C ở Barcelona và vòng B và Boris Bikes ở London không ai phải nhắc lại phiên bản screw-ups 1.0 và bài học đắt giá đã xảy ra ở paris vì vậy cơ hội khi chúng ta được kết nối cũng là để chia sẻ thành công và thất bại chúng ta bắt đầu một vài thứ chúng ta nhìn cách mà công ty mạng đang tiến đến và sự mời gọi đó là sự lôi kép nhưng rất sơn tôi có một website đó là một chỉ dẫn và nó bắt đầu với 1200 công ty và trong 2,5 tháng cuối nó lên tới 3300 công ty nó phát triển liên tục nhưng nó cũng chỉ là mới bắt đầu tôi chỉ muốn chào đón tất cả các bạn trên chiếc xe cám ơn rất nhiều (Vỗ tay) Pat Mitchell: Câu chuyện về chiếc ghim cài này là gì vậy? Madeleine Albright: Đó là mảnh vỡ của kính trần nhà. PM: Oh. Thật là sự lựa chọn đúng đắn, tôi phải nói vậy, cho TEDWomen (chuyên mục Phụ nữ TED). MA: Phần lớn thời gian tôi sử dụng khi thức dậy vào buổi sáng là cố gắng tìm hiểu chuyện gì sẽ diễn ra. Và sẽ không một mảnh ghim cài nào tồn tại nếu không có Saddam Hussein. Và tôi sẽ kể cho bạn nghe chuyện đã xảy ra. Tôi được cử tới Liên Hợp Quốc với tư cách là 1 đại sứ đặc mệnh. Và đó là sau Chiến tranh Vùng Vịnh. Và tôi là một đại sứ đã được đào tạo. Và lệnh ngừng bắn đã được chuyển thể thành một sê-ri những nghị quyết được phê chuẩn, và tôi được chỉ đạo là phải liên tục nói những điều cực kỳ kinh khủng về Saddam Hussein cái mà ông ta xứng đáng -- ông ta đã xâm chiếm một quốc gia khác. Và bất thình lình, một bài thơ xuất hiện trên các báo ở Baghdad so sánh tôi với rất nhiều thứ khác, mà trong số đó là hình tượng một con rắn chưa từng xuất hiện Và rồi tôi tình cờ có được chiếc ghim cài hình con rắn này. Nên tôi đã đeo nó khi chúng ta đề cập đến Iraq. (Tiếng cười) Và khi tôi ra ngoài để gặp giới báo chí họ tập trung lại, và hỏi, "Tại sao bà lại đeo chiếc ghim cài hình con rắn đó?" Tôi trả lời, "Bởi vì Saddam Hussein đã so sánh tôi với một con rắn tuyệt vời." Và rồi tôi đã nghĩ, thế đấy, nó chỉ là trò vui thôi. Tôi ra ngoài và mua rất nhiều chiếc ghim cài điều đó thực tế sẽ thể hiện tôi nghĩ là những gì chúng ta sẽ làm một ngày nào đó. Câu chuyện bắt đầu như thế đó. PM: Vậy bộ sưu tập đã lớn thế nào rồi? MA: Khá lớn đó. Bây giờ nó đang đi du lịch. Tại thời điểm này nó đang ở Indianapolis, nhưng nó đã từng ở Smithsonian. Và nó đi cùng với một quyển sách kêu gọi "Hãy đọc những chiếc ghim cài của tôi." (Tiếng cười) PM: Vậy đó có phải là một ý tưởng hay. Tôi nhớ khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, và đã có rất nhiều cuộc bàn luận lúc nào cũng nói về việc bà đang mặc gì, trông bà thế nào -- điều này xảy ra với rất nhiều phụ nữ, đặc biệt nếu họ ở cương vị đứng đầu. Vậy bà cảm thấy thế nào về điều đó -- về tất cả -- MA: Thực ra nó có làm tôi khó chịu bởi vì không ai từng miêu tả một người đàn ông đang mặc gì. Nhưng mọi người lại để ý vào những bộ quần áo mà tôi có. Và điều thú vị là, trước khi tôi đến New York với tư cách là đại sứ Liên Hợp Quốc, tôi đã nói với Jeane Kirkpatrick, người đã làm đại sứ trước tôi, và bà nói, "Bà sẽ phải tống khứ hết những bộ quần áo giáo sư của mình. Đi ra ngoài và trông như một nhà ngoại giao." Và điều đó đã mang đến cho tôi rất nhiều cơ hội để đi mua sắm. Nhưng, vẫn luôn tồn tại rất nhiều kiểu câu hỏi về việc, bạn có đội mũ không? Váy của bạn ngắn đến đâu? Và một trong những điều đó -- nếu bạn nhớ Condoleezza Rice tại một số sự kiện và bà ấy đã đi giày bốt, rồi bà ấy bị bình phẩm về việc đó. Trong khi không một thanh niên nào bị bình phẩm. Và đó chỉ là điều tối thiểu thôi. PM: Đối với tất cả chúng ta, đàn ông và phụ nữ, đều tìm kiếm cách xác định vai trò của mình, và thực hiện vai trò đó một cách khác biệt trong thế giới này và định hướng tương lai. Làm sao bà xử lý được để cân bằng giữa việc là một tiếng nói ngoại giao cứng rắn và mạnh mẽ của đất nước này trước thế giới và bà cảm thấy thế nào về bản thân với tư cách là người mẹ, người bà, người nuôi dưỡng. Và như thế làm sao bà giải quyết được nó? MA: Phần thú vị nhất là tôi đã được hỏi về suy nghĩ của mình khi trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên chỉ vài phút sau khi tôi được bổ nhiệm. Và tôi đã nói, "Tôi là phụ nữ trong 60 năm, nhưng tôi mới chỉ làm Ngoại trưởng có vài phút thôi." Là vậy đó. (Tiếng cười) Nhưng cơ bản là, tôi thích được là một người phụ nữ. Vậy nên những gì đã xảy ra -- và tôi nghĩ chắc hẳn có vài người trong số khán giả sẽ đồng cảm với điều này -- Tôi đến buổi họp đầu tiên của mình tại Liên Hợp Quốc. Và đó là lúc mọi thứ bắt đầu, bởi vì đó là một tổ chức của nam giới. Và tôi ngồi đó -- có 15 thành viên của Hội đồng Bảo An -- và 14 người đàn ông nhìn chằm chằm vào tôi, và tôi nghĩ -- bạn biết chúng ta đều thế nào mà. Các bạn muốn có được cảm giác về căn phòng đó, và làm những người như tôi, và liệu tôi có thực sự nói những điều thông minh? Và bất chợt tôi nghĩ, đợi đã nào. Tôi đang ngồi sau tấm biển ghi "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ". Và nếu tôi không phát biểu ngày hôm nay thì sẽ chẳng ai nghe thấy tiếng nói của Hoa Kỳ. Và đó là lần đầu tiên tôi có cảm giác rằng tôi phải vượt qua chính mình trong khuôn mẫu một người phụ nữ bình thường và khó bảo để quyết định rằng tôi phải phát biểu thay mặt đất nước của chúng ta. Và điều đó xảy ra nhiều hơn ở nhiều thời điểm khác, nhưng dù sao đi nữa, tôi thực sự nghĩ rằng có 1 lợi thế tuyệt vời khi là phụ nữ. Tôi cho rằng chúng ta giỏi hơn rất nhiều ở quan hệ cá nhân, và tiếp đó có thể thấy rõ là khả năng nói ra đúng điều cần được nói. Nhưng để tôi kể cho các ban, tôi có một cháu gái nhỏ nhất, và khi cô bé tròn 7 tuổi vào năm ngoái, nói với mẹ bé, con gái tôi, "Có vấn đề gì to tát khi bà Maddie trở thành Ngoại trưởng ạ? Chỉ có con gái mới là Ngoại trưởng mà." (Tiếng cười) (Vỗ tay) PM: Bởi đó là thời của cô bé. -- (MA: Sẽ là như vậy.) PM: Đó thật là một sự thay đổi. Bà đã đi hầu như khắp thế giơi, đó là việc mà bà làm thường xuyên, vậy bà đánh giá thế nào về chuyện kể toàn cầu về phụ nữ và các em gái? Chúng ta đang ở đâu? MA: Tôi nghĩ chúng ta đang thay đổi dần dần, nhưng rõ rằng là có những ngóc ngách trong các quốc gia, nơi mà không có gì khác đi cả. Và vì vậy, nó có nghĩa là chúng ta phải ghi nhớ rằng, trong khi nhiều người trong số chúng ta đã có những cơ hội to lớn -- và Pat, chị đã trở thành người dẫn đầu thực sự trong ngành của mình -- thì vẫn còn rất nhiều phụ nữ không có khả năng lo lắng và chăm sóc bản thân mình và hiểu rằng chính phụ nữ phải giúp những phụ nữ khác. Và đó là những gì tôi đã cảm thấy -- và tôi đã nhìn nhận điều này từ một vấn đề an ninh quốc gia -- khi tôi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi đã quyết định rằng những vấn đề của phụ nữ phải được đặt vào trọng tâm của chính sách ngoại giao Mỹ không phải bởi vì tôi là nữ giới, mà bởi vì tôi tin rằng xã hội sẽ trở nên tốt hơn khi mà phụ nữ được trao quyền hành về mặt chính trị và kinh tế, thì những giá trị được truyền đạt, tình hình sức khỏe trở nên tốt hơn, giáo dục tốt hơn, và thịnh vượng kinh tế lớn hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải -- nhiều người trong số chúng đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau nơi mà chúng ta có tiếng nói về mặt kinh tế và chính trị -- vì thế chúng ta cần giúp đỡ những phụ nữ khác. Và tôi đã thực sự cống hiến bản thân mình cho điều này, cả khi làm việc ở Liên Hợp Quốc và sau đó trên cương vị Ngoại trưởng. PM: Và bà đã nhận được sự đáp lại từ việc biến nó trở thành vấn đề trung tâm của chính sách ngoại giao chưa ạ? MA: Từ một số người. Tôi nghĩ rằng họ đã từng nghĩ đây chỉ là một vấn đề mềm mỏng mà thôi. Điều căn bản mà tôi quyết định thực ra là những vấn đề của phụ nữ chính là những vấn đề khó khăn nhất, bởi vì họ là những người phải đối mặt với sự sống và cái chết ở rất nhiều khía cạnh -- và bởi vì, như tôi đã nói, điều đó thực sự quan trọng đối với cách mà chúng ta suy nghĩ. Ví dụ thế này, một số cuộc chiến đã từng diễn ra khi tôi còn đương nhiệm, rất nhiều người phụ nữ, họ là nạn nhân chính của cuộc chiến đó. Ví dụ, khi tôi bắt đầu, chiến tranh đang diễn ra ở Balkans. Phụ nữ ở Bosnia bị cưỡng hiếp. Và chúng ta đã cố gắng thành lập một tòa án tội ác chiến tranh để giải quyết một cách rành mạch những vấn đề kiểu này. Và nhân tiện đây, một trong những điều tôi đã làm trong suốt giai đoạn đó là, khi tôi mới chuyển đến Liên Hợp Quốc, và khi tôi ở đó, đã có 183 quốc gia thành viên. Và giờ là 192 nước. Nhưng lúc đó là một trong những lần đầu tiên mà tôi không phải tự tay nấu bữa trưa. Và tôi đã nói với trợ lý của mình, "Đi mời những nữ đại diện thường trực khác lại đây." Tôi đã nghĩ khi tôi về tới căn hộ của mình sẽ có rất nhiều phụ nữ ở đó chứ. Nhưng tôi đến đó, và chỉ có 6 phụ nữ khác, trên tổng số 183 quốc gia. Và những quốc gia có các nữ đại diện là Canada, Kazakhstan, Philippines, Trinidad Tobago, Jamaica, Lichtenstein và tôi. Là một người Mỹ, tôi quyết định thành lập một buổi họp kín. (Tiếng cười) Và chúng tôi thực đã làm vậy, và tự gọi mình là G7. (Tiếng cười) PM: Có phải là 7 cô gái không ạ? (MA: Đúng thế.) MA: Và chúng tôi đã tổ chức vận động hành lang đại diện cho những vấn đề của phụ nữ. Và chúng tôi sắp xếp đưa 2 nữ thẩm phán vào tòa án tội ác chiến tranh này. Và sau đó điều xảy ra là họ có thể tuyên bố rằng cưỡng dâm là một vũ khí chiến tranh, rằng điều đó thật vô nhân tính. (Vỗ tay) PM: Khi bà nhìn quanh thế giới và bà thấy, trong rất nhiều trường hợp -- dĩ nhiên là ở phương Tây -- phụ nữ đang dần tiếp cận nhiều hơn với những vị trí dẫn đầu, và cả ở những nơi khác một số rào cản đã được dỡ bỏ, nhưng vẫn còn rất nhiều bạo lực, vẫn còn rất nhiều vấn đề, và chúng ta vừa nghe đó, có nhiều phụ nữ hơn nữa đang ở trên các bàn thương thuyết. Và giờ bà đã ở một trong những bàn thương thuyết đó, khi mà không có phụ nữ nào, khi có thể chỉ có bà -- một tiếng nói, có thể một hay hai người khác. Bà có tin rằng, và có thể cho chúng tôi biết tại sao, sự thay đổi đáng kể đang diễn ra ở những vấn đề như bạo lực và hòa bình, xung đột và hòa giải trên một nền tảng vững chắc? MA: Tôi nghĩ thế này, khi mà có nhiều phụ nữ hơn, thì tinh thần của cuộc đối thoại sẽ thay đổi, đồng thời mục đích của nó cũng thay đổi. Nhưng không có nghĩa rằng toàn bộ thế giới sẽ trở nên tốt hơn nhiều nếu nó được điều hành hoàn toàn bởi phụ nữ. Và nếu các bạn nghĩ vậy, thì bạn phải quên hết trường trung học đi. (Tiếng cười) Nhưng điều căn bản là vẫn có một cách, khi mà có nhiều phụ nữ hơn ở các bàn thương thuyết, đó là sự cố gắng để phát triển việc nhận thức. Ví dụ như, điều mà tôi làm khi đến Burundi, chúng tôi tập hợp những phụ nữ Tutsi và Hutu lại với nhau và bàn về một số vấn đề đang diễn ra tại Rwanda. Và tôi đã nghĩ khả năng của phụ nữ là đặt bản thân mình -- tôi nghĩ tốt hơn họ nên đặt mình vào vị trí của nam giới và thấu cảm hơn. Tôi cho rằng điều này giúp dưới dạng sự trợ giúp nếu có nhiều phụ nữ hơn trong phòng. Khi tôi còn là Ngoại trưởng, chỉ có 13 nữ bộ trưởng ngoại giao khác. Và thật là tốt khi một trong số họ xuất hiện. Ví dụ, bà ấy giờ là tổng thống của Phần Lan, nhưng Tarja Halonen từng là bộ trưởng bộ Ngoại giao nước này, và, ở một giai đoạn khác, làm chủ tịch EU. Đó thực sự là điều tuyệt vời. Bởi vì một trong số những điều tôi nghĩ các bạn sẽ hiểu. Chúng tôi đến một cuộc họp, có vài người nam trong phái đoàn của tôi, khi tôi nói, "Tôi cảm thấy chúng ta nên làm điều gì đó," họ nói, "Bà có ý gì khi nói, tôi cảm thấy?" Và rồi Tarja ngồi ở cái bàn đối diện. Bất chợt chúng tôi bàn về việc kiểm soát quân sự, và bà ấy nói, "Tôi cảm thấy chúng ta nên làm điều này." Và những đồng nghiệp nam của tôi điều tiếp nhận nó một cách bất ngờ. Nhưng tôi nghĩ nó thực sự giúp có được nhiều hơn những phụ nữ then chốt ở những vị trí ngoại giao. Điều khác mà tôi cho rằng cũng rất quan trọng là: Có rất nhiều chính sách an ninh quốc gia không hoàn toàn chỉ là chính sách ngoại giao, nó còn liên quan tới ngân sách, ngân sách quốc phòng, và khả năng giải quyết nợ của các quốc gia. Vậy nên nếu bạn thấy phụ nữ trên rất nhiều thông báo chính sách ngoại giao, họ có thể giúp đỡ lẫn nhau khi mà quyết định về ngân sách được thực hiện ở quốc gia của mình. PM: Vậy làm sao chúng ta có thể tạo ra sự cân bằng chúng ta đang tìm kiếm trên thế giới? Để có nhiều tiếng nói của phụ nữ hơn trên diễn đàn? Nhiều hơn những người đàn ông tin tưởng rằng sự cân bằng là tốt nhất? MA: Tôi nghĩ một trong số những điều này: Tôi là chủ tịch của một tổ chức tên là Viện Dân chủ Quốc gia hoạt động nhằm giúp đỡ những ứng cử viên nữ. Tôi nghĩ chúng ta cần giúp các nước khác đào tạo phụ nữ làm việc trong các văn phòng hành chính, để tìm ra, trong thực tế, làm sao họ có thể phát triển tiếng nói chính trị. Tôi cho rằng chúng ta cũng cần khuyến khích cho các doanh nghiệp được thành lập và đảm bảo cho phụ nữ giúp đỡ lẫn nhau. Giờ tôi nói thế này rằng tôi cảm thấy rất đúng về việc, bởi vì tôi ở cái tuổi mà khi bắt đầu sự nghiệp của mình, tin hay không tùy bạn, nhưng vẫn còn những người phụ nức khác chỉ trích tôi rằng: "Sao bà không ở trong bãi để xe?" hay "Con cái bà có phải chịu khổ bởi vì bà không có mặt mọi lúc không?" Và tôi đã nghĩ rằng chúng ta có xu hướng khiến người khác cảm thấy tội lỗi. Thực ra, tôi nghĩ "tội lỗi" (guilt) là tên đệm của mọi phụ nữ. Và tôi nghĩ điều cần làm là chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau. Và phương châm của tôi là sẽ có một nơi đặc biệt ở địa ngục dành cho những phụ nữ không giúp đỡ người khác. (Vỗ tay) PM: Vâng Ngoại trưởng Albright, tôi đoán rằng bà sẽ ở trên thiên đàng. Cảm ơn bà đã tham gia với chúng tôi hôm này. MA: Cảm ơn tất cả các bạn. Cảm ơn Pat. (Vỗ tay) Đó là buổi sáng thứ hai. Tại Washington, tổng thống của Hoa Kỳ đang ngồi trong phòng Bầu dục, đánh giá xem có nên tấn công Al Qaeda ở Yemen hay không. Tại số 10 đường Downing, David Cameron đang cố gắng quyết định có nên cắt giảm việc làm khu vực công cộng nhiều hơn để ngăn chặn một cuộc suy thoái kép. Ở Madrid, Maria Gonzalez đang đứng ở cửa, lắng nghe con mình khóc và khóc, cố gắng quyết định xem nên để đứa bé khóc cho đến khi nó ngủ hay đón lấy đứa bé và ôm nó. Và tôi đang ngồi bên cạnh giường của cha mình ở bệnh viện, cố gắng quyết định xem liệu tôi nên để ông uống chai nước 1,5 lít mà các bác sĩ vừa mới đi vào và nói với tôi, "Cô phải làm cho ông ấy uống hôm nay,"-- cha tôi đã không uống gì bằng miệng trong 1 tuần-- hay là, bằng cách cho ông uống chai nước này, tôi có thể thực sự giết ông. Chúng ta đối mặt với những quyết định quan trọng với những hệ quả quan trọng trong suốt cuộc đời của chúng ta. Và chúng ta có chiến thuật để đối phó với những quyết định này. Chúng ta bàn về chúng với những người bạn, chúng ta lùng sục mạng Internet, chúng ta tìm kiếm thông qua những cuốn sách. Nhưng vẫn vậy, thậm chí ở thời kì của Google và TripAdvisor và Amazon Recommends, các chuyên gia vẫn là đối tượng mà chúng ta dựa vào nhiều nhất-- đặc biệt khi mức độ liều lĩnh cao và quyết định thực sự quan trọng. Bởi vì trong một thế giới tràn ngập dữ liệu và cực kỳ phức tạp, chúng ta tin rằng các chuyên gia có khả năng xử lý thông tin hơn chúng ta-- có thể đi đến những kết luận tốt hơn so với những gì chúng ta tự quyết định. Và trong thời kỳ ngày nay thỉnh thoảng làm chúng ta lo sợ và bối rối, chúng ta cảm thấy được trấn an nhờ cái uy quyền gần giống như cha mẹ của các chuyên gia họ nói với chúng ta rất rõ ràng đó là gì chúng ta có thể và không thể làm gì. Nhưng tôi tin rằng đó chính là một vấn đề lớn, một vấn đề với hậu quả nguy hiểm tiềm tàng đối với một xã hội, một nền văn hóa và những cá nhân. Điều đó không có nghĩa là những chuyên gia không đóng góp lớn lao cho thế giới.. tất nhiên, họ có chứ. Vấn đề là ở chúng ta, chúng ta đã trở nên nghiện các chuyên gia Chúng ta đã trở nên nghiện sự chắc chắn của họ, sự tự tin của họ, sự dứt khoát của họ, và trong tiến trình này, chúng ta đã nhượng lại trách nhiệm của mình, thay thế trí tuệ và sự hiểu biết của mình cho những lời nói thông thái của họ. Chúng ta đã từ bỏ năng lực của mình, thỏa hiệp với sự bất an và sự không chắc chắn của mình vì hình tượng với sự quả quyết mà họ tạo ra. Điều này là không hề phóng đại. Trong một thí nghiệm gần đây, một nhóm người trưởng thành được chụp quét não bộ bởi một máy cộng hưởng từ (MRI) khi họ đang lắng nghe các chuyên gia nói. Các kết quả khá bất ngờ. Khi họ lắng nghe giọng nói của các chuyên gia, phần não đưa ra các quyết định độc lập tắt đi. Nó hoàn toàn chết. Họ lắng nghe bất cứ cái gì mà các chuyên gia nói tiếp nhận lời khuyên, dù đúng hay sai. Nhưng các chuyên gia cũng sai chứ. Bạn có biết rằng các nghiên cứu đã cho thấy các bác sĩ chuẩn đoán sai 4 trong số 10 lần? Bạn có biết rằng nếu bạn tự điền vào tờ khai thuế của bạn, theo thống kê hầu như bạn điền đúng hơn nhiều so với khi có một người cố vấn thuế làm nó cho bạn? Và sau đây, tất nhiên, có một ví dụ mà tất cả chúng ta đều biết: các chuyên gia tài chính đã rất sai rằng chúng ta đang sống trong một cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Vì lợi ích sức khỏe, vì sự giàu có và sự an toàn của tập thể, chúng ta buộc phải giữ cho phần não đưa ra quyết định độc lập được bật. Và tôi đang nói về điều đó như một nhà kinh tế học vài năm trước, tôi đã tập trung vào nghiên cứu về việc chúng ta nghĩ gì chúng ta tin ai và tại sao. Nhưng .. tôi cũng nhận thức được sự trớ trêu ở đây-- bản thân tôi là một chuyên gia, một giáo sư, người cố vấn cho thủ tướng, người đứng đầu của các công ty lớn, những tổ chức quốc tế, nhưng tôi là một chuyên gia tin rằng vài trò của các chuyên gia cần phải thay đổi, chúng ta cần mở mang đầu óc hơn, dân chủ hơn, và rộng mở hơn với những người chống đối quan điểm của chúng tôi. Vì vậy để giúp các bạn hiểu thêm tôi đến từ đâu, hãy để tôi mang bạn vào thế giới của tôi, thế giới của những chuyên gia. Bây giờ tất nhiên có những ngoại lệ, những ngoại lệ tuyệt vời, thúc đẩy văn minh. Nhưng nghiên cứu của tôi cho thấy các chuyên gia đều có khuynh hướng hình thành những ý kiến kiên định, trong những trường phái này quan điểm cốt lõi nổi bật thường là quan đểm đối lập ngấm ngầm mà các chuyên gia rất thường hay thể hiện, thường là xuất phát từ sự ngưỡng mộ đối với những thầy phán. Thông báo chính thức của Alan Greenspan rằng sự tăng trưởng kinh tế các năm sẽ tiếp tục và tiếp tục, không bị các đối thủ cản trở, tất nhiên là cho đến sau khủng hoảng. Bạn thấy đấy, chúng ta cũng học được rằng các chuyên gia bị định vị, chịu ảnh hưởng, bởi tập quán xã hội và văn hóa trong thời đại của họ-- hoặc là những bác sĩ ở nước Anh thời kì nữ hoàng Victoria, các bác sĩ này đưa phụ nữ vào bệnh viện tâm thần vì đã bộc lộ những ham muốn tình dục, hay là những bác sĩ tâm thần ở Mỹ cho đến tận năm 1973, họ đã phân loại, xác định đồng tính là một bệnh thần kinh. Và những điều trên nghĩa là những định kiến mất quá lâu để thay đổi, sự phức tạp và sắc thái của vấn đề bị lờ đi, và tiền bạc cũng lên tiếng-- Bởi vì tất cả chúng ta đều đã nhìn thấy bằng chứng các công ty dược phẩm thành lập quỹ nghiên cứu về thuốc thoải mái bỏ qua những tác động xấu nhất của thuốc, hay những nghiên cứu sản phẩm mới được những công ty thực phẩm tài trợ phóng đại quá mức những lợi ích về sức khỏe của các sản phẩm mà họ sắp đưa vào thị trường. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng các công ty thực phẩm đã phóng đại thường là 7 lần so với một nghiên cứu được tiến hành độc lập. Và chúng ta cũng biết rằng tất nhiên các chuyên gia, cũng mắc sai lầm. Họ mắc sai lầm mỗi ngày những sai lầm sinh ra do sự bất cẩn. Một nghiên cứu gần đây trong Dữ liệu Phẫu thuật (the Archives of Surgery) báo cáo rằng các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các buồng trứng khỏe mạnh, mổ nhầm phía của bộ não, tiến hành chữa trị nhầm bàn tay khuỷu tay, mắt, chân và những sai lầm cũng xuất phát từ suy nghĩ sai Một lỗi suy nghĩ thường gặp ví dụ của các bác sĩ X-quang-- khi họ nhìn vào các bản quét CT-- họ bị ảnh hưởng quá mức bởi bất cứ gì mà các bác sĩ khám bệnh đã nói với họ họ chắc chắn vấn đề của bệnh nhân là gì. Vì vậy nếu một bác sĩ X-quang nhìn vào một bản quét của một bệnh nhân bị viêm phổi, điều xảy ra là nếu họ nhìn thấy bằng chứng của bệnh viêm phổi trên bản quét, họ chỉ đơn giản là ngừng xem xét nó-- cho nên họ bỏ qua một khối u đang nằm thấp hơn 3 inch trên phổi của bệnh nhân. Tôi vừa mới chia sẻ với bạn một vài hiểu biết sâu hơn trong thế giới của các chuyên gia Tất nhiên, không chỉ những hiểu biết tôi có thể chia sẻ, mà tôi còn hi vọng những điều đó cho bạn ít nhất một cảm nhận rõ ràng về việc tại sao chúng ta cần ngừng tôn kính họ, tại sao chúng ta cần phản đối , và tại sao chúng ta cần làm cho khả năng đưa ra quyết định độc lập của chúng ta được bật. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó? Để tiết kiệm thời gian, tôi muốn tập trung chỉ vào 3 chiến lược. Đầu tiên, chúng ta phải sẵn sàng và sẵn lòng thách thức các chuyên gia và loại bỏ niềm tin vào họ như là các tín đồ hiện đại. Điều đó không có nghĩa là phải trở thành một tiến sĩ trong mọi lĩnh vực đơn lẻ, bạn sẽ hài lòng khi nghe điều đó. Nhưng nó có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự có can thiệp thường xuyên của họ ví dụ, khi chúng ta muốn họ giải thích vài thứ cho chúng ta theo ngôn ngữ mà chúng ta có thể hiểu. Chuyện là như vậy, khi tôi đang phẫu thuật, bác sĩ nói với tôi, Hãy cẩn thận, bà Hertz, với hyperpyrexia" trong khi ông ta chỉ cần nói đơn giản là theo dõi một bệnh sốt cao? Bạn thấy đấy, sẵn sàng chống lại các chuyên gia cũng là sẵn lòng đào sâu vào những biểu đồ, những công thức, những dự báo, những phỏng đoán của họ và chuẩn bị những câu hỏi để làm điều đó.. những câu hỏi như: Điều nào là nền tảng cho điều đó? Điều đó dựa trên bằng chứng nào? Điều tra của ông tập trung vào điều gì? Và cái gì đã bị bỏ qua? Công bố gần đây về các chuyên gia thử nghiệm thuốc trước được đưa ra thị trường quy trình thử nghiệm thuốc thông thường là đầu tiên chủ yếu là trên động vật đực và sau đó chủ yếu là trên nam giới. Dường như họ đã bỏ qua một sự thật là hơn nửa dân số thế giới là phụ nữ. Và những phụ nữ ít được quan tâm về mặt y tế bởi vì bây giờ hóa ra là nhiều loại thuốc gần như không được tiến hành với phụ nữ như ở nam giới.. và những loại thuốc tiến hành tốt vậy thì có gây hại cho phụ nữ sử dụng chúng. Trở thành một người chống đối là nhận ra những dữ kiện của các chuyên gia và phương pháp luận của họ có thể dễ dàng tìm ra chỗ hổng. Thứ hai là, chúng ta cần tạo ra một không gian cho cái mà tôi gọi là bất đồng quan điểm có kiểm soát. Nếu chúng ta thay đổi những kiểu mẫu, nếu chúng ta tạo ra sự đột phá, nếu chúng ta phá hủy những thần thoại, chúng ta cần tạo ra một môi trường mà ý kiến của chuyên gia đang tự loại bỏ nó trong đó chúng ta mang lại những quan điểm mới, đa dạng, trái ngược, khác biệt trong cuộc thảo luận, một cách không sợ hãi, với sư hiểu biết rằng sự tiến bộ xảy đến không chỉ từ sáng kiến, mà còn từ sự tiêu diệt những ý tưởng đó.. và cũng từ kiến thức bao quanh chúng ta trên những quan điểm khác biệt, trái ngược, khác thường, Tất cả những nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng điều đó có thể làm chúng ta thông minh hơn. Việc khuyến khích những quan điểm trái ngược là một ý kiến gây nổi loạn bởi vì nó chống lại những thói quen những thói quen vây hãm chúng ta bằng những quan điểm và lời khuyên mà chúng ta tin hoặc muốn là thật. Và đó là tại tôi nói về sự cần thiết quản lý chính kiến một cách tích cực. Giám đốc của Google, Eric Schmidt là một chuyên viên thực tế về triết lý này Trong các cuộc họp, ông tìm kiếm người trong phòng mà.. khoanh tay trước ngực, trông bối rối một chút. ông sẽ lôi kéo họ vào cuộc tranh luận, cố gắng nhận ra xem có phải họ thực sự là là người có quan điểm khác biệt họ có bất ý kiến bất đồng hay không. Quản lý chính kiến là nhận ra các giá trị của sự phản đối, không đồng ý và sự khác biệt. Nhưng chúng ta cần tiến xa hơn. chúng ta cần định nghĩa lại một cách nghiêm túc các chuyên gia là ai. Một niềm tin cố hữu đó là các chuyên gia là những người có học vấn cao, nhiều danh hiệu, bằng cấp giá trị những cuốn sách bán chạy nhất.. địa vị cá nhân cao. Nhưng chỉ cần tưởng tượng nếu chúng ta là loại bỏ niềm tin chuyên gia là một nhóm người có kỹ năng cao và thay vào đó là niềm tin rằng ý kiến chuyên gia được dân chủ hóa.. bằng cách đó ý kiến chuyên gia không chỉ thuộc về các bác sĩ và giám đốc mà còn của các cô gái bán hàng..vâng. Best Buy, một công ty điện tử tiêu dùng có tất cả những nhân công.. lao công, trợ lý bán hàng, những người làm việc văn phòng hậu thuẫn phía sau, không chỉ là một đội dự đoán.. để đặt cược, vâng đặt cược, vào những thứ như là một sản phẩm có nên được bán trước Giáng sinh hay không, như là công ty có nên lấy ý kiến mới của khách hàng hay không, như là một dự án sẽ công bố đúng thời điểm hay không. Bằng cách tận dụng và chấp nhận các ý kiến trong công ty, Best Buy có thể khám phá, ví dụ, một cửa hàng sẽ được mở ở Trung Quốc.. một cửa hàng lớn, quy mô.. đã không mở ra đúng thời điểm. Bởi vì khi công ty yêu cầu nhân viên của mình, tất cả các nhân viên, đặt cược vào liệu cửa hàng có được mở đúng thời điểm hay không, một nhóm từ ban tài chính đặt cược tất cả vào điều điều ngược lại Hóa ra ra họ nhận thấy, điều không ai khác trong công ty nhận thấy được, nhận thấy tín hiệu công nghệ không có chuyên gia dự báo nào, ngay cả chuyên gia có mặt ở Trung Quốc, thậm chí nhận ra Các chiến lược mà tôi đã thảo luận trong buổi tối hôm nay.. việc ủng hộ cho những ý kiến đối lập, việc loại bỏ các chuyên gia, dân chủ hóa việc đưa ý kiến chuyên môn, những chiến lược chống đối là những chiến lược mà tôi nghĩ là sẽ phục vụ và ủng hộ cho chúng ta khi chúng ta cố gắng giải quyết các thách thức những thời kì rối bời, phức tạp, và khó khăn này. Vì vậy nếu chúng ta giữ cho phần não đưa ra quyết định độc lập được bật, nếu chúng ta thách thức chuyên gia, nếu chúng ta hoài nghi nếu chúng ta phân quyền, nếu chúng ta chống đối, đồng thời nếu chúng ta trở nên thoải mái hơn khi có sự khác biệt, sự không chắc chắn và nghi ngờ, và nếu chúng ta cho phép các chuyên gia bộc lộ bản thân họ cũng cũng theo những cách này, chúng ta sẽ xây dựng bản thân tốt hơn nhiều trước những thách thức trong thế kỷ 21. Vì bây giờ, hơn bao giờ hết, không phải là thời đại của sự đi theo mù quáng, chấp nhận mù quáng, tin tưởng mù quáng. Bây giờ là thời đại để đối mặt với thế giới với cặp mắt mở to.. vâng, sử dụng các chuyên gia để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, để chắc chắn.. tôi không muốn làm cho bản thân mất việc hoàn toàn ở đây nhưng tôi đang nhận thấy sự hạn chế của họ và tất nhiên, của cả chúng ta. Cảm ơn. Vỗ tay Chim nhại đúng thật là cừ khôi. (Tiếng cười) Đúng vậy. Chim nhại -- giống chim nhại ở phương Bắc là vua của thế giới loài vật. Chúng lắng nghe và bắt chước và phối âm lại những gì mà chúng thích Nó gào lên ngoài cửa sổ mỗi buổi sáng Tôi có thể nghe thấy chúng hát lại âm thanh của tiếng còi xe như đó là bài hát mừng xuân. Ý tôi là nếu các bạn có thể nói được cái gì thì chim nhại có thể kêu lên được cái đó. Hãy thử kiếm tra thử xem, tôi sẽ đi bắt chim nhại. Tôi sẽ bẫy chúng ở khắp cả nước và nhẹ nhàng đăt chúng vào hũ mật ong giống như những cốc cocktail Molotov chim nhại. (Tiếng cười) Và khi tôi lái xe qua một vùng lân cận, nơi người ta bắt được rất nhiều, tôi sẽ lấy một con chim nhại mà tôi đã bắt được tại một khu vực lân cận nơi mà hàng xóm không bắt con nào và thả nó đi. Nó bay lên, kêu lên những từ như, "Juanito, Juanito, viente a comer mi hijo"! Ô, tôi sắp nhại lại tiếng của Johnny Appleseed. (Tiếng cười) Dạo quanh qua những con phố, ca vang trên nóc xe Cadillac với ghế sau to, xếp 13 bao giấy màu nâu Walmart chất đầy chim nhại và tôi sẽ biết được câu chuyện của mọi người. (Tiếng cười) Tôi sẽ biết một gã khờ trến mạng tin tức nói là "Chúng tôi sẽ trở lại trong chốc lát với nhiều căng thẳng hơn" Tôi sẽ biết vài tên khốn ở vũng nước đã hỏi nước đá hiệu gì Tôi sẽ biết được một quý bà tại hiệu giặt ủi người mà dường như luôn biết được rằng thế nào là tử tế. Tôi sẽ biết được nhân viên bưu chính lên kế hoạch ăn tối. Tôi sẽ biết lần cuối bạn nói dối. Tôi sẽ biết được, "Em yêu, đưa anh cái hướng dẫn TV chết tiệt" Tôi sẽ biết được một câu nói ngắn gọn, đơn độc với một lỗi cú pháp "Vâng, tôi đoán tôi có thể đi vào, nhưng chỉ trong một phút" (Tiếng cười) Tôi dự một lớp tiếng Anh ở phố Tàu, "Trời Mưa, Mưa như trút nước" Tôi sẽ đặt một con chim nhại trên chuyến tàu đêm chỉ để thu âm tiếng ngáy của một ông già. Tôi sẽ biết người tình cũ của bạn nói với ai đó, "Chào buổi sáng" Tôi sẽ nghe được tiếng chào buổi sáng của mọi người. Tôi không quan tâm bạn chào bằng tiếng nào. Aloha. Konichiwa. Shalom. Ah-Salam Alaikum. Mọi người là mọi người, mọi người ở đây. Có lẽ tôi sẽ làm một cái lồng mạ vàng. Tôi viền đáy với giấy tập cũ Bên trong, tôi đặt một con chim nhại dùng để -- giải thích ngắn gọn là, cha mẹ lập dị (Tiếng cười) Một cây vỹ cầm liên quan gì đến công nghệ? Thế giới này đi về đâu? Tại một đầu, là các thanh vàng -- tại đầu kia là toàn bộ hành tinh Chúng ta cách xa rìa 12 tỷ năm ánh sáng. Chỉ là ước đoán. Không gian dài và rộng liên tục vô định, nhưng các bạn không thể mua vé để đi du lịch thương mại tới không gian ở Mỹ bởi vì các quốc gia bắt đầu ăn giống như chúng ta, sống như chúng ta và chết như chúng ta. Có lẽ các bạn muốn thay đổi cái nhìn chăm chú, bởi vì đó là một con sa giông sắp tái sinh chi của nó, và những cái bắt tay dễ lây lan mầm bệnh hơn là hôn. Có khoảng 10 triệu thể thực khuấn trung bình một công việc. Và bên trong một chiếc ống nano là một thế giới rất lạ. Phụ nữ có thể nói chuyện, người da đen thì trượt tuyết, người da trắng xây những căn nhà kiên cố, chúng ta xây dựng mặt trời vững mạnh. Bề mặt trái đất rõ ràng đã bị thủng lỗ, và chúng ta đang ở đây, ngay chính giữa. (Tiếng cười) Chính âm thanh của sự sống đã kêu gọi chúng ta đến và học hỏi. Khi tất cả các con chim nhại bé nhỏ bay đi, chúng sẽ không kêu giống như bốn ngày vừa qua. Và khi tôi nghe được tất cả các cố vấn làng trên, các giáo viên xóm dưới, các họa sỹ và các nhà buôn bán thua lỗ, nhà thuyết giáo người Philippine, người thổi kèn lá người pha chế rượu, bác sỹ khoa ngực, kẻ nổi loạn, người đổ rác, một đại biểu quốc hội ở địa phương đang được mọi người chú ý, những gã ở trên trực thăng bay trên đầu. Mọi người đều bị nghe thấy. Mọi người xem con chim nhại trung thực này như một nhân chứng. Và tôi đang làm điều đó. Tôi sẽ làm cho đến khi mọi thứ lan rộng ra, với các phòng tán gẫu và những kẻ bắt chước và những bà mẹ vuốt ve những đứa trẻ ngủ và hát, "Im lặng, đứa con bé bỏng, không nói chuyện nữa, hãy chờ người đàn ông có con chim nhại tới." (Tiếng cười) Và rồi tiếp đến là một đoàn thông tấn xã, và các cuộc phỏng vấn người đi đường, các lá thư cho nhà biên tập. Mọi người sẽ hỏi ai chịu trách nhiệm cho những âm thanh khắp thành phố, cả nước của những con chim nhại này và cuối cùng thì ai đó cũng sẽ mách về Hội đồng Thành phố Monterey, California cho tôi, và họ sẽ trao cho tôi chìa khóa bước vào thành phố này. Một chiếc chìa khóa mạ vàng, ngoại cỡ để mở cửa thành phố và đó là những gì ma tôi cần, bởi vì nếu tôi có được nó, tôi có thể mở cửa không khí. Tôi sẽ lắng nghe những gì còn sót, và tôi sẽ đặt một con ở đó. Cám ơn TED. (Vỗ tay) Chris Anderson: Wow. (Vỗ tay) Wow. (Vỗ tay) Khuôn mặt của chúng ta đặc biệt quan trọng vì đó là vẻ ngoài của chúng ta mà ai cũng có thể nhìn thấy được. Nhưng chúng ta cũng đừng nên quên một điều rằng nó có chức năng khác. Chúng ta có một bộ sọ cứng bảo vệ cơ quan quan trọng nhất trong mỗi cơ thể chúng ta: não. Đó là nơi mà các giác quan của chúng ta tụ tập, những giác quan đặc biệt của chúng ta -- nhìn, nói nghe, ngửi và nếm. Và phần xương này giống muối tiêu, như chúng ta có thể thấy, ánh sáng chiếu xuyên qua hộp sọ với các hốc và các xoang, làm ấm và ẩm không khí chúng ta hít vào. Nhưng cũng tưởng tượng, nếu không khí được luồn vào khối xương đặc, thì đầu của chúng ta sẽ trở nên chết đặc chúng ta sẽ không thể nào ngước lên trời chúng ta cũng không thể nào nhìn thấy được thế giới xung quanh. Người phụ nữ này đang chết dần vì khối u trên xương mặt của cô ấy đang ăn dần miệng và mũi của khuôn mặt cô ấy, nên cô ta không thể thở và ăn được. Những phần liên kết với các xương mặt mà tạo ra được kết cấu mặt của chúng ta là những phần cơ truyền đạt cảm xúc trên khuôn mặt, truyền tải ngôn ngữ, và cả hệ thống tín hiệu xã hội của chúng ta. Và phủ lên các phần này là lớp da, và lớp da rất phức tạp ba lớp tế bào phải gập cong đúng góc độ chổ này và chổ nọ, và một lớp da mỏng tại khu vực mắt, và da dày hơn tại những vùng như gò má, và khác màu. Nên tạo ra những giác quan trên vùng mặt. Chúng ta muốn hôn ở đâu trên khuôn mặt? Môi. Hoặc có thể là những đốt ngấn ở tai. Là khuôn mặt mà chúng ta bị hấp dẫn. Nhưng cũng đừng quên lông. Các bạn hãy nhìn vào hình bên tay trái đó là hình con trai tôi với hàng lông mày. Nhìn xem thằng bé trông kỳ dị thế nào nếu không có hàng lông mày. Đó hiển nhiên là điều khác biệt. Và thử tưởng tượng ra lông mọc giữa mũi của thằng bé, nhìn còn dị hợm hơn. Chứng tự ti bề ngoài là một dạng của thực tế là chúng ta không nhìn thấy mình như những người khác. Đó là sự thật rất khó chịu khi mà chúng ta chỉ nhìn thấy mình trong gương, và chúng ta chỉ nhìn thấy chính mình trong những khung hình ghi lại một thời điểm của một khoảnh khoắc mà chúng ta sống. Chứng tự ti về hình thức là một chứng mà những người có thể được xem là dễ nhìn thì coi bản thân mình như một người xấu xí dị hợm và phải luôn dựa vào phẫu thuật thẩm mỹ. để chỉnh sửa lại hình dạng của khuôn mặt mình. Thực ra họ không cần điều này, họ cần được trợ giúp về tinh thần. Max rất tử tế khi đưa bức hình này cho tôi. Anh ta không có chứng tự ti, nhưng tôi vẫn dùng bức hình của anh ấy để chứng minh rằng anh ấy nhìn giống như một người tự ti. Cách khác là anh ấy hoàn toàn bình thường. Tuổi tác là một chuyện khi thái độ của chúng ta đối với những thay đổi bề ngoài của mình. Nên trẻ em tự nhận xét mình, học cách nhận xét mình bằng thái độ của những người lớn xung quanh chúng. Đây là một ví dụ điển hành: Rebbecca bị chứng u ác tính về máu chứng bệnh này phát triển trong họp sọ, làm mất chức năng cơ quan mũi, và cô ấy gặp khó khăn về thị giác. Như chúng ta thấy đó, nó che khả năng nhìn của cô. Cô ấy sẽ gặp nguy hiểm, trong trường hợp cô ấy làm hư cái gì, thì máu sẽ chảy ào ạt ra. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bố mẹ hoặc những người họ hàng thân của trẻ tỏ ra thương yêu chúng. Trẻ lớn lên và quen dần với khuôn mặt của mình; chúng nghĩ chúng rất đặc biệt. Thật ra, thỉnh thoảng bố mẹ cãi nhau về việc là những em bé này có nên lấy phần da chết ra hay không. Và thường thì họ phản ứng hơi dữ dội vì đứa trẻ mà họ yêu mến thay đổi một cách hoàn toàn mà họ không còn nhận ra. Nhưng những người lớn khác thì nói những lời rất đau đớn. Họ nghĩ rằng "sao mà dám đem thằng bé ra khỏi nhà và làm những người khác sợ. Tại sao anh không làm chuyện gì đó? Sao anh không lột bỏ nó đi?" Và những đứa trẻ khác vì tò mò mà đến và chọc vào lớp da hư đó, bởi vì - tò mò một cách tự nhiên. Và điều đó rõ ràng làm dấy lên một điều ở đứa trẻ đối với phần tự nhiên không bình thường của chúng. Sau phẩu thuật, mọi thứ trở nên bình thường. Người lớn cư xử tự nhiên hơn., và những đứa trẻ này chơi với những em bé khác hòa đồng hơn. Đối với những thanh thiếu niên -- chỉ cần nghĩ về những năm thanh thiếu niên của mình -- chúng ta phải trải qua những lúc thay đổi bi hài và quá lố trên khuôn mặt của chúng ta. Chúng ta cố gắng để tìm kiếm chính mình. Chúng ta mong chờ sự đồng tình từ bạn của mình. Nên khuôn mặt của chúng ta rất quan trọng đối với chúng ta khi chúng ta cố gắng giới thiệu mình với thế giới. Nên nhớ rằng chỉ có một hạt mụn nhỏ có thể làm chúng ta điêu đứng vài ngày. mỗi ngày chúng ta đứng trước gương bao lâu để ngắm nhìn mình trong gương luyện tập cái nhìn kiêu ngạo, cái nhìn nghiêm chỉnh cố làm cho giống với Sean Connery, như tôi từng làm, cố vướng một bên chân mày. Đó chắc là một khoảng thời gian kinh khủng. Tôi chọn hình của Sue để đưa ra vì hình này cho thấy hàm dưới của cô hơi trồi ra ngoài và môi dưới hơi trồi ra theo. Tôi xin đề nghị là tất cả chúng ta thử đẩy hàm dưới của mình về phía trước, và quay về phía người kế mình, đẩy hàm dưới về phía trước, quay người về hướng người kế bên và nhìn họ -- họ trông rất là khó chịu. Đó chính xác là điều mà người khác hay nói với Sue. Cô ấy chưa bao giờ nhìn khó chịu. Nhưng mọi người hay nói với cô ấy "sao trông cô khó chịu thế" Mọi người cứ đưa ra ý kiến sai về thần thái của cô ấy. Giáo viên và bạn bè luôn đánh giá thấp cô ấy, cô luôn bị trêu ghẹo ở tưoờng. Nên cô quyết định phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt mình. Sau cuộc phẫu thuật, cô ấy nói "khuôn mặt tôi phản ánh tính cách tôi. Bây giờ mọi người hiểu rằng tôi là người lạc quan, rằng tôi là một người vui vẻ." Và điều thay đổi này có thể đạt được đối với những thanh thiếu niên. Có phải đây là một sự thay đổi thật sự, hay nó chỉ là một ảo giác của chính bản thân mình. Thật ra chúng tôi nghiên cứu về thái độ hành vi của thanh thiếu niên để nhận dạng được các bệnh nhân có một cuộc phẫu thuật khuôn mặt theo cách đúng nhất. Và điều mà chúng tôi nhận thấy là -- chúng tôi trộn các tấm hình lại với nhau để họ không thể nhận ra trước và sau -- mà điều chúng tôi nhận ra là các bệnh nhân cho rằng mình đẹp hơn sau khi phẫu thuật. Điều này thì không đáng ngạc nhiên, nhưng chúng tôi cũng hỏi họ nhận xét về mình một cách chân thành, thông minh, hòa đồng, và thẳng thắn. Họ đều được nhận thấy là ít bình thường hơn ở mọi góc độ -- dữ dội hơn, v..v - trước phẫu thuật. Sau phẫu thuật, họ được nhìn nhận là thông minh hơn, thân thiện hơn, chân thành hơn, và ít dữ dội -- và chúng ta chưa tiến hành phẫu thuật tố chất hay tính cách của họ. Khi con người già hơn, họ không chọn các phẫu thuật này. Sự hiện diện của họ trong phòng tư vấn là kết quả của dây và cây đỡ của vận đen. Điều xảy ra với họ là họ phải chịu đựng căn bệnh ung thư hoặc bệnh trầm cảm. Và đây là bức hình của Henry sau vài tuần cậu ấy phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư từ phần trái của khuôn mặt - xương má, đến hàm trên, đuôi mặt. Anh ấy trông khá ổn vào thời điểm này. Nhưng trong vòng hơn 15 năm sau đó, anh phải có thêm 14 cuộc phẫu thuật, như một chứng bệnh phá hủy khuôn mặt của anh ấy và phá hủy cả những dự tính của tôi. Tôi học rất nhiều từ Henry. Henry dạy tôi rằng chúng ta có thể tiếp tục làm việc. Anh ấy làm việc như một người chủ nhiệm. Anh tiếp tục chơi cricket Anh ấy tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Và có thế là vì anh ta có một công việc thàng công và ổn định và một gia đình đầy tình thương và anh có khả năng hòa nhập vào xã hội. Anh ấy giữ được thái độ ôn hòa. Tôi không có ý là anh ấy đã vượt qua được điều này; anh ấy không vượt qua điều gì cả. Có một điều còn hơn cả thế. Anh ấy phớt lờ nó. Anh ấy phớt lờ về những lộn xộn xảy ra trong cuộc đời của anh và không nhận thức về nó. Đó là điều mà những người này có thể làm. Henriapi cũng là một ví dụ cho hiện tường này. Đây là một cậu thanh niên ở độ tuổi 20 mà chuyến đi đầu tiên khỏi Nigeria của cậu là cùng với khối u ung thư mà cậu phải đến Anh để phẫu thuật. Đó là cuộc phẫu thuật dài nhất của tôi. Phải mất tới 23 tiếng. Tôi tiến hành phẫu thuật cùng với bác sỹ giải phẫu thần kinh. Chúng tôi phải lấy hết xương từ phần bên phải của khuôn mặt -- mắt, mũi, xương sọ, da mặt -- và cấy lại từ các tuyến từ phía sau. Cậu ta tiếp tục làm việc với vị trí là y tá khoa thần kinh. Cậu lập gia đình. Có một con trai tên là Jeremiah. Và cậu ấy lại nói, "bức hình của tôi với con tôi Jeramial cho tôi thấy rằng tôi là một người đàn ông thành công như tôi cảm nhận" Khiếm khuyến trên khuôn mặt cậu ta không hề ảnh hưởng đến cầu ta, vì cậu ta có được sự hổ trợ từ gia đình, và cậu ấy có một công việc đang hoàng và thành công. Chúng ta cũng thấy được rằng chúng ta có thể thay đổi khuôn mặt mọi người. Nhưng khi chúng ta thay đổi khuôn mặt, liệu chúng ta có thay đổi được chính chúng ta, để trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn? Ví dụ, có hai dạng phẫu thuật mặt. Chúng ta có thể phân loại như sau. Có thể nói là chúng ta có các bệnh nhân những người chọn để phẫu thuật khuôn mặt -- như Sue. Khi họ phẫu thuật khuôn mặt, họ cảm thấy là cuộc đời của họ thay đổi, vì theo cách mà những người khác nhìn nhận họ như những người tốt hơn. Họ không cảm thấy khác biệt. Họ cảm thấy là họ đạt được gì đó những điều mà họ chưa bao giờ có được rằng khuôn mặt họ phản ảnh tình khi họ. và thức dự thì sự khác biệt giữa phẫu thuật thẩm mỹ và kiểu phẫu thuật này. Vì chính chúng ta có thể nói, "Kiểu phẫu thuật này có thể được xem như là thẩm mỹ." Nếu chúng ta tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, bệnh nhân thường không vui. Họ cố để đạt được sự khác biệt trong cuộc đời họ. Cô ấy không cố đạt được sự khác biệt nào trong cuộc đời của cô ấy, cô ấy chỉ muốn có được một khuôn mặt phù hợp với tính cách của cô. Nhưng sau đó chúng ta có những người khác những người không chọn phẫu thuật khuôn mặt. Họ là những người muốn bỏ bớt phần mặt của mình. Tôi sẽ bỏ nó đi, và chúng ta sẽ chỉ có một lớp phẳng cho những người ủy mỵ trong chính chúng ta, Họ tự ép mình. Và một lần nữa, tôi xin nhắc lại, nếu chúng ta có một gia đình biết quan tâm và một công việc tốt, thì chúng ta có thể có được một cuộc sống bình thường và vẹn toàn. Bản chất của mình sẽ không thay đổi. Đó có phải thật sự là về bề ngoài và những lo lắng về nó một hiện tượng rất Tây? Gia đình Muzetta phản biện lại điều này. Đây là cô bé nhỏ người Bangladesh đến từ đỉnh hương Tây của London đang mang trong mình khối u bên mặt phải của mình, mà chính khối u này làm cho cô bé mù, khối u đang lớn dần và sẽ sớm giết cô bé. Sau khi cô bé phẫu thuật để loại bỏ khối u, bố mẹ cô bé mặc cho cô bé áo đầm màu tím xanh rất đẹp, với một nơ cài tóc, và họ muốn có được một bức hình để khoe với cả thế giới, mặc dù họ là những người Muslim gốc và người mẹ mặc đồ truyền thống. Nên nó không đơn giản là hiện tượng bên Tây. Chúng ta nhận xét trên khuôn mặt của người khác lúc nào cũng vậy. Việc này tiếp tục xảy ra từ khi chúng ta có thể nghĩ về Lombrosso và cách mà ông ta ứng dụng để định dạng những khuôn mặt tội phạm. Ông ấy từng nói chúng ta có thể thấy những khuôn mặt tội phạm, nhận xét về họ dựa trên những bức hình được đưa ra. Những người đẹp thường được nhận xét rằng họ có vẻ thân thiện hơn. Chúng ta thử nhìn O.J -- một người đẹp trai. Chúng ta thích đi chơi cùng anh ta. Anh ta nhìn rất thân thiện. Hiện nay chúng ta đều biết anh ta bị buộc tội đánh vợ, và thực sự không phải là một anh chàng tốt. Mà đẹp thường không đi đôi với tốt, và tất nhiên là không đi đôi với hạnh phúc. Nên chúng ta nói về khuôn mặt nguyên trạng và đưa ra ý kiến về khuôn mặt không di động, nhưng thực ra, chúng ta thấy thỏa mái hơn khi bình luận về những khuôn mặt di động. Chúng ta cho rằng chúng ta có thể bình luận lên các biểu hiện của khuôn mặt người khác. Những thành viên trong bồi thẩm đoàn của Anh trong hệ thống pháp lý Anh thích nhìn nhân chứng trực tiếp để xem là họ có thể nhận biết được dấu hiệu nói dối nào không -- một nháy mắt, một sự ngại ngùng. Nên họ muốn được nhìn trực tiếp nhân chứng. Todorov đã nói cho chúng tôi rằng, trong một phần mười của một giây, chúng ta có thể đưa ra nhận xét trên khuôn mặt của một người nào đó. Liệu chúng ta có thỏa mái với hình ảnh này không? Có. Liệu chúng ta có vui không nếu khuôn mặt của bác sỹ mình, luật sư, và khuôn mặt của người hổ trợ tài chính bị bao bọc? Chắc chắn là chúng ta không thấy thỏa mái. Nhưng chúng ta rất giỏi khi đưa ra nhận xét trên các chuyển động và bề ngoài của khuôn mặt? Sự thật là có qui định là một luật năm phút -- không phải là lần thứ mười của một giây như Todorov, nhưng là một luật năm giây. Nếu bạn tiếp xúc với một ai đó trong vòng năm phút, Bạn bắt đầu nhìn sâu hơn bề mặt khuôn mặt của họ, và người mà ngay từ đầu bạn bị cuốn hút có thể trở nên rất chán và bạn không còn hứng thú với người ta, và những người mà bạn không tìm kiếm tức thì, vì bạn không thấy người ta hấp dẫn, trở nên hấp dần hơn vì vẻ đẹp tính cách của họ. Nên khi chúng ta nói nhiều về hình thức khuôn mặt. Chúng ta muốn chia sẽ một ít thẩm mỹ mà chúng ta làm -- nơi chúng ta làm và nơi chúng ta đang làm. Đây là hình ảnh của Ann người đã bỏ hàm phải của mình và phần sọ. Chúng ta có thể thấy hình ảnh sau khi phẩu thuật, chúng tôi đã cố gắng để sửa lại cho cô ấy một cách thành công. Nhưng cũng chưa tốt được. Đây là những điều Ann muốn. Cô ấy muốn đi vượt thác, muốn leo núi. Và đó là những gì cô ấy muốn đạt được, và đó là những gì chúng tôi phải hoàn thành. Bức hình này rất sợ, nên tôi đặt tay tôi lên trên. Đây là hình ảnh của Adi, một giám đốc ngân hàng người Nigerian người có khuôn mặt bị bỏ đi trong một lần bị cướp. Và anh ta mất cả phần hàm dưới, môi và cảm và hàm trên và cả răng. Và đây là hình ảnh mà anh ấy đã đưa cho chúng tôi. "Tôi muốn giống như thế này. Còn đây là khuôn mặt của tôi trước đó." Và với kỹ thuật hiện đại, chúng tôi dùng máy tính để tạo hình mẫu. Chúng tôi tạo một cái hàm mẫu không xương. Sau đó chúng tôi bẻ cong cái dĩa đặt lên nó. Chúng tôi đặt nó ở chổ mà chúng tôi nghĩ rằng đặt đúng vị trí. Sau đó chúng tôi đặt xương và khăn giấy từ đằng sau. Các bạn có thể nhìn thấy cái dĩa đang có những gì. và có thể nhìn luôn cả mô cấy trong đó -- để trong một cuộc phẫu thuật chúng ta đạt được điều này và điều này. Và cuộc sống của bệnh nhân được hồi phục. Đó là một tin tốt. Tuy nhiên, da cằm không nhìn giống như trước. Đó là phần da từ lưng của anh ta. Nó dày hơn, xẩm màu hơn, khô hơn, nó không có những đường viền. Và đó là điều mà chúng tôi đang thất bại. Và đó là phần mà chúng tôi cần cấy mặt. Cấy da mặt có một vai trò có lẽ đối với những bệnh nhân bị cháy để thay da. Chúng tôi có thể thay cấu trúc lớp sọ dưới, nhưng chúng tôi vẫn chưa giỏi về thay da mặt. Nên nó rất giá trị để có được công cụ trong bộ trang thiết bị của chúng tôi. Nhưng bệnh nhân phải dùng thuốc mê mà điều này sẽ hạn chế khả năng đề kháng của cơ thể trong suốt quãng đời còn lại của họ. Điều này có nghĩa là gì? Họ dễ bị rủi ro về nhiểm bệnh, tăng lên về tính ác tính. Điều này không phải là một cuộc phẫu thuật cứu vãn cuộc đời -- giống như tim, hoặc gan, hoặc phổi. mà nó là chất lượng của cuộc đời, kết quả là, là những điều mà những bệnh nhân sẽ nói nếu họ mắc bệnh ung thư ác tính trong vòng 10 hoặc 15 năm sau, "Tôi mong rằng tôi được dùng kỹ thuật chữa bệnh truyền thống hơn là cái này, vì tôi đang chết bởi ung thử ác tính?" Chúng ta chưa biết được. Chúng tôi cũng không biết được cảm giác họ như thế nào về nhận thức và nhân dạng. Bernard Devauchelle và Sylvie Testelin người có cuộc phẫu thuật đầu tiên đang nghiên cứu về vấn đề này. Những tình nguyện cũng trở nên ít dần trên mặt đất, vì sẽ có bao nhiêu người muốn khuôn mặt yêu quí của mình bị cắt đi tại thời điểm chết. Nên có rất nhiều vấn đề về phẫu thuật cấy da mặt. Mà tin tốt lành là tương lại hoàn toàn ở đây -- và tương lai là tái tạo lớp màn. Chỉ cần tưởng tượng, tôi có thể tạo ra lớp sinh vật. Tôi có thể bỏ nó vào đúng vị trí. Tôi có thể cho vào một vài tế bào, các nhân tế bào từ mông của bệnh nhân, một ít chất hữu có được lập trình theo gen và giữ nguyên trạng, để khoảng bốn tháng và khuôn mặt phát triển lại. Cái này giống như phương thức Julia Child. Nhưng chúng tôi vẫn gặp vấn đề. Chúng ta có ung thư miệng để giải quyết. Chúng ta vẫn chưa chửa hết bệnh nhân - nó là loại bệnh ung thư rất khó chịu. Chúng tôi vẫn chưa làm tốt được. Ở Anh, chúng tôi có một nhóm trường hợp bị thương mặt giữa những người trẻ. Chúng tôi vẫn không thể nào loại bỏ các vết sẹo. Chúng tôi cần nghiên cứu. Và tin tốt nhất là các bác sỹ phẫu thuật biết là chúng tôi cần nghiên cứu Và chúng tôi được thành lập hội từ thiện để giúp chúng tôi gây quỹ nghiên cứu y tế để đưa ra được cách thức chữa bệnh tốt nhất và tốt hơn trong tương lại, để mà chúng tôi không chỉ ngồi trên đám cỏ và nói "OK, chúng tôi ổn. Cứ để mọi chuyện như vậy đi." Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Năm lên chín, lần đầu tiên, tôi được nghe ông kể về nỗi kinh hoàng mà ông đã chứng kiến sáu năm trước, một hỗn loạn đã giết chết 39 người ở quê hương tôi Nashik, Ấn Độ, trong lễ hội Nashik Kumbh Mela 2003, một trong những dịp tụ hội mang tính tôn giáo lớn nhất thế giới. 12 năm một lần, hơn 30 triệu tín đồ đạo Hindu đổ về thành phố chúng tôi nơi được xây dựng chỉ cho 1.5 triệu người, và ở lại trong vòng 45 ngày. Mục đích chính là tẩy trần tất cả tội lỗi bằng việc tắm trong dòng sông Godavari. Và hỗn loạn có thể dễ dàng xảy ra vì đám đông có mật độ cao di chuyển với tốc độ chậm. Ngoài Nashik, sự kiện này còn diễn ra ở ba nơi khác tại Ấn Độ, với tần suất khác nhau, từ năm 2001 đến 2014, hơn 2.400 người đã chết vì hỗn loạn tại những sự kiện này. Điều làm tôi đau buồn nhất là nhìn những người xung quanh chấp nhận những cái chết quen thuộc của quá nhiều người tại mỗi lễ hội Kumbh Mela diễn ra tại thành phố. Tôi đã tìm cách thay đổi điều này, và nghĩ rằng tại sao mình không thể tìm giải pháp cho nó. Vì tôi biết nó sai. Từng học lập trình và yêu thích sáng tạo, tôi đã cân nhắc ý tưởng điên rồ này - (Cười) [Người thích sáng tạo luôn có cách] Tôi cân nhắc ý tưởng xây dựng một hệ thống có thể giúp kiểm soát dòng người và ứng dụng vào lễ hội Kumbh Mela năm 2015, để giảm thiểu hỗn loạn từ đó, giảm số lượng người chết. Nó dường như là một nhiệm vụ bất khả thi, một giấc mơ quá lớn, đặc biệt là với một chàng trai 15 tuổi, nhưng giấc mơ đã trở thành hiện thực năm 2015, chúng tôi không chỉ thành công trong việc giảm thiểu hỗn loạn và mức độ hỗn loạn, mà còn đánh dấu năm 2015 như lễ hội Nashik Kumbh Mela đầu tiên không có bất kì hỗn loạn nào. (Vỗ tay) Lần đầu tiên trong lịch sử sự kiện này diễn ra mà không có thương vong. Chúng tôi đã làm điều đó như thế nào? Tất cả bắt đầu khi tôi tham gia một workshop của MIT Media Lab năm 2014 được gọi là Kumbhathon, với mục tiêu là giải quyết khó khăn quy mô lớn của Kumbh Mela. Chúng tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề hỗn loạn, chúng tôi chỉ cần biết ba điều: số lượng người, địa điểm, và tỉ lệ dòng người trên một phút. Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm công nghệ giúp chúng tôi biết ba thứ này. Liệu có thể phân bổ thẻ mang tần sóng vô tuyến để nhận dạng người? Chúng tôi nhận thấy việc phân bổ 30 triệu thẻ tên là quá đắt và không thực tiễn. Liệu có thể dùng máy quay CCTV với kỹ thuật xử lý hình ảnh? Một lần nữa, quá đắt cho quy mô đó, cùng với những bất lợi của việc không thể di chuyển và hoàn toàn vô dụng khi trời mưa, điều thường xảy ra ở Kumbh Mela. Liệu có thể dùng dữ liệu tháp điện thoại di động? Có vẻ là một giải pháp hoàn hảo, nhưng trớ trêu là, hầu hết mọi người không mang theo điện thoại di động tại các lễ hội như Kumbh Mela. Hơn nữa, dữ liệu cũng không sẵn sàng đưa vào sử dụng. Chúng tôi muốn một thứ có thời gian thực, chi phí thấp, vững chắc và chống thấm nước, và dễ dàng có được dữ liệu để xử lý. Chúng tôi đã xây dựng Ashioto, nghĩa là "bước chân" trong tiếng Nhật, gồm một tấm thảm di dộng có cảm biến áp suất để đếm số người đi trên nó, và gửi dữ liệu qua mạng internet tới phần mềm phân tích dữ liệu tiên tiến mà chúng tôi đã tạo ra. Những lỗi như đếm quá số lượng hoặc gấp đôi số bước chân, được khắc phục bằng can thiệp thiết kế. Chiều rộng tối ưu của thảm là 40.5 cm sau khi chúng tôi thử nghiệm nhiều kích cỡ khác nhau và xem xét độ dài sải chân trung bình của một người để tránh người ta đạp trúng vào thiết bị cảm biến. Chúng tôi thử nghiệm với thiết kế mẫu được làm trong ba ngày, bằng bìa cứng và lá nhôm. (Cười) Nó hoạt động. Chúng tôi tạo ra một cái khác với bảng ghép nhôm và các tấm áp điện có chức năng tạo ra một xung điện nhỏ dưới áp lực. Chúng tôi đã thử nghiệm 30 lần ở các nơi công cộng, trong các nhà hàng, siêu thị và khu đền đông đúc... để xem phản ứng của mọi người. Và mọi người để chúng tôi làm các thử nghiệm này vì họ phấn khích xem dân bản địa cải thiện các vấn đề cho thành phố. Khi đó, tôi 15 tuổi và các thành viên trong đội vừa hơn 20. Khi thiết bị cảm biến đổi màu, mọi người sợ và hỏi chúng tôi những câu hỏi như: "Tôi có bị điện giật nếu bước lên nó không?" (Cười) Hay, nếu rõ ràng nó là một thiết bị cảm biến điện trên đất, họ sẽ nhảy qua nó. (Cười) Nên chúng tôi quyết định thiết kế một vỏ bọc cho cảm biến này để mọi người không phải lo lắng. Sau một vài thử nghiệm, chúng tôi quyết định sử dụng một cảm biến công nghiệp, như một công tắc an toàn ở những khu vực nguy hiểm và một tấm cao su nê-ô-pren đen làm vỏ bọc. Một lợi ích khác của việc sử dụng cao su đen là bụi sẽ tích tụ trên bề mặt một cách tự nhiên, thậm chí, ngụy trang nó trên mặt đất. Chúng tôi còn phải chắc rằng thiết bị cảm biến không cao hơn 12mm. Nếu không mọi người có thể vấp vào nó, và từ đó dẫn tới hỗn loạn. (Cười) Chúng tôi không muốn thế. (Cười) Chúng tôi thiết kế một thiết bị cảm biến chỉ dày 10mm. Dữ liệu được gửi tới máy chủ đúng thời gian, và bản đồ nhiệt được vẽ ra, xem xét tất cả thiết bị hoạt động trên mặt đất. Chính quyền có thể được cảnh báo nếu sự di chuyển của đám đông chậm đi hoặc mật độ đám đông vượt quá ngưỡng mong đợi. Chúng tôi lắp đặt năm chiếu thảm kiểu này ở Nashik Kumbh Mela 2015, và đếm được hơn nửa triệu người trong vòng 18 giờ, đảm bảo rằng dữ liệu sẵn có trong thời gian thực tại các điểm khác nhau, đảm bảo một dòng người an toàn. Cuối cùng, hệ thống này với nhiều cải tiến khác, là biện pháp giúp ngăn chặn hỗn loạn xảy ra tại lễ hội đó. Mã hóa được sử dụng bởi Ashioto trong suốt lễ hội Kumbh Mela sẽ sớm được đưa ra phát hành, miễn phí cho mọi người. Tôi sẽ rất vui nếu ai đó sử dụng mã này để giúp các buổi tụ hội trở nên an toàn hơn. Thành công tại Kumbh Mela đã truyền cảm hứng cho tôi giúp đỡ những người bị nạn trong hỗn loạn. Thiết kế của hệ thống này giúp nó có thể thích nghi khá tốt tại bất cứ sự kiện nào có sự tụ hội của người dân. Và ước mơ mới của tôi là cải thiện, thích nghi và triển khai hệ thống này khắp thế giới để ngăn chặn thiệt mạng và đảm bảo một dòng người an toàn, vì mỗi mạng người là rất quý giá, dù là ở hòa nhạc hay sự kiện thể thao, lễ hội Maha Kumbh Mela ở Allahabad, lễ hộiHajj ở Mecca, cuộc diễu hành Shia tới Karbala hay tại thành phố Vatican. Mọi người nghĩ chúng ta có thể làm được không? (Khán giả) Có! Xin cảm ơn. (Reo hò) (Vỗ tay) Công nghệ tương lai luôn mang đến hai điều: sự hứa hẹn và những hệ luỵ không lường trước. Và đó là những hệ luỵ mà tôi muốn khám phá. Và trước khi tìm hiểu cách công nghệ tương lai có thể tác động đến chúng ta, tôi muốn dành một chút thời gian tìm hiểu những hệ luỵ không lường trước của một vài công nghệ gần đây, đó là mạng xã hội. Mạng xã hội, một vài năm trước đây, là một công nghệ tương lai của bạn. Bây giờ nó chính là bạn. Mạng xã hội được cho là sẽ mang chúng ta đến gần với nhau theo những cách mà ta không bao giờ tưởng tượng ra. Và người ta đã dự đoán đúng. Ba cô gái này đang nói chuyện với nhau mà không có những ánh nhìn ái ngại lạ lẫm (Cười) Tôi gọi đây là sự tiến bộ. Chúng ta cho rằng có thể bắt kịp một cơn sóng truyền thông, theo cách mà thế giới chưa từng thấy. Và điều đó đã xảy ra. Và điều này cũng xảy ra. (Hát) Một trong những điều này không giống những điều khác. (Nói) Hãy nhìn vào bức hình này. Nếu bạn chọn anh chàng đọc sách, thì bạn sai rồi -- hoặc, như cách một vị tổng thống nói, "Sai!" (Cười) Rõ ràng, ba anh chàng này đều đang đọc, và chỉ một người, ở phía cuối, là đang nghe nhạc và chơi "Candy Crush." (Cười) Vậy, chúng ta được kết nối nhiều hơn, hay chúng ta chỉ kết nối nhiều hơn với thiết bị của chúng ta? Mạng xã hội được cho là đã đặt chúng ta vào một khuôn viên thật sự, nơi chúng ta gặp gỡ người khác với những thảo luận và ý tưởng đầy thách thức. Và thay vào đó những gì chúng ta nhận được là trò chơi khăm. Đây là một dòng tweet tôi nhận được. "Chuck, không ai muốn nghe lý luận chính trị ngu xuẩn, thiển cận của con đâu! Bố mong con mắc phong và chết đi. Yêu con, Bố" (Cười) Đây là điều thú vị về dòng tweet nếu bạn nhìn vào nó, như hầu hết trò chơi xỏ, nó không quá tệ, vì ông ta chúc tôi bị "phnog" thay vì "phong" và "phnog" thì không đáng sợ chút nào. (Cười) (Vỗ tay) Cùng với những lời trêu chọc, chúng ta có cách hoàn toàn mới để tra tấn giới trẻ -- bắt nạt trực tuyến. Một khái niệm mà bà mẹ 75 tuổi của tôi dường như không thể hình dung được. "Hả, vậy họ có đánh thằng bé không?" "Không mẹ à, họ không đánh." "Thế có lấy tiền không?" "Không mẹ à, họ không có lấy." "Họ ấn mặt nó vào bồn cầu không?" "Không mẹ, họ không làm" "Vậy, họ đã làm gì?" Họ tấn công thằng bé trên mạng." "Tấn công trên mạng hả?" (Cười) "Vậy tại sao con không tắt mạng đi?" (Cười) "Cả thế hệ bọn con là một đám bạc nhược." (Cười) Bà có lý. (Cười) Bà có lý. Đó là tôi chưa nói về những gì mạng xã hội làm với việc hẹn hò. Tôi đã dùng Grindr cho đến khi tôi nhận ra nó không phải ứng dụng ăn liền. (Cười) Và tôi cũng không thể nói với bạn về Tinder, trừ một thực tế là nếu bạn nghĩ có một giới hạn cho số lượng quan hệ tình dục nặc danh chúng ta có thể có trên hành tinh này, bạn đã bị nhầm một cách đáng buồn. (Cười) Rồi chúng ta sẽ đi đến đâu từ điểm này? Hãy nhảy vào ngay và chơi những bản hay nhất. Xe hơi không người lái. Một thứ mà đã có nhiều năm nay, mà không có sự hỗ trợ của máy tính. (Cười) (Vỗ tay) Vì trong nhiều năm, chúng ta vừa lái xe, vừa nhắn tin, trang điểm, cạo râu, đọc sách --thật sự đọc sách -- đó có thể là tôi. (Cười) Một điều nữa là từ khi xe không người lái được chia sẻ, hầu hết mọi người không có xe, và điều đó có nghĩa là DMV sẽ biến mất. DMV -- tôi biết bạn đang nói về cái gì. "Không lẽ nào anh chàng này lại đang đứng đây và quảng cáo cho DMV." Tôi không biết bạn thế nào, nhưng tôi không muốn sống trong thế giới nơi mà ánh đèn huỳnh quang chói mắt những dòng chữ vô tận, những chứng từ đáng sợ chờ điền vào và những viên chức quan liêu vô hồn, bất mãn nhắc nhở tôi rằng tôi rất ư là may mắn đã không làm việc ở đây. (Cười) Đó là dịch vụ thật sự mà họ cung cấp. DMV: hãy đến làm mới đăng ký, hài lòng khi biết rằng bạn đã có những lựa chọn tốt. (Cười) Không ai sở hữu xe trong tương lai nữa, điều đó có nghĩa là thanh thiếu niên sẽ không có nơi để làm tình. Bạn biết nó có nghĩa là gì. Có nghĩa là họ sẽ đặt hàng xe không người lái chỉ để làm việc đó. Tôi không muốn bước vào một chiếc xe và đặt câu hỏi: "Tại sao chiếc xe này có mùi rắc rối, thất bại và hổ thẹn?" (Cười) Nếu tôi muốn hỏi câu đó, tôi sẽ đi vào phòng ngủ của chính mình. (Cười) Vậy thì còn gì để chúng ta hướng đến nữa? Đúng, đó là trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, vâng. Bạn biết rằng, có một thời gian mà trí tuệ nhân tạo là một trò cười. Ý tôi là, đúng là một lời châm biếm mà bạn có thể nghe ở một buổi tiệc khi ai đó gợi lên trong cuộc trò chuyện: "Trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo thật sự chỉ có thể là Quốc hội Hoa Kỳ của chúng ta. Ha, ha, ha, ha, ha." Giờ nó không khôi hài nữa. (Cười) Stephen Hawking, Elon Musk và Bill Gates công khai lên tiếng chỉ ra nỗi lo ngại đáng sợ về trí tuệ nhân tạo. Nó giống như Jesus, Moses và Muhammad cùng nhau đến và nói, "Các anh-- đây là điều mà tất cả chúng ta có thể tin vào." (Cười) Bạn có thể muốn đồng ý, là những gì tôi đang nói. Chúng ta thật sự đang dạy những cỗ máy cách nghĩ, cách hiểu hành vi của chúng ta, cách phòng vệ và thậm chí cách lừa dối. Điều gì có thể sai lầm ở đây? (Cười) Một điều chắc chắn là: thứ được tạo ra luôn oán hờn người tạo ra nó. OK? Những người Titan nổi dậy chống lại Chúa; Lucifer chống lại Jehovah. Và bất cứ ai có con ở tuổi niên thiếu đã từng nghe những lời này: "Con ghét ba mẹ và ba mẹ đang phá hoại đời con! Con ghét ba mẹ!" Giờ hãy tưởng tượng cảm xúc này với cỗ máy mà có thể nhanh trí hơn bạn và được trang bị vũ khí. (Cười) Kết quả là gì? Chắc chắn là vậy. (Cười) Những gì chúng ta cần làm trước khi hoàn thiện trí tuệ nhân tạo là hoàn thiện cảm xúc nhân tạo. Bằng cách đó, chúng ta có thể dạy cho những rô bốt hay những cỗ máy cách yêu chúng ta vô điều kiện, để khi chúng nhận ra vấn đề thật sự duy nhất trên hành tinh này là chúng tạ, thay vì hủy diệt chúng ta -- điều mà hoàn toàn hợp lý -- chúng sẽ thấy chúng ta vô cùng đáng yêu -- (Cười) giống phân em bé vậy. (Cười) "Trời ạ, tôi yêu cách bạn huỷ hoại hành tinh này. Tôi không thể nổi điên với bạn vì bạn quá dễ thương! Bạn thật là dễ thương!" (Cười) Không thể nói về việc này mà không nhắc đến rô bốt học. OK? Hãy nhớ khi nào bạn đã nghĩ rô bốt học rất ngầu? Tôi nhớ khi tôi nghĩ rô bốt học rất ngầu, cho đến khi tôi nhận ra chúng sẽ thế chỗ của con người, từ người giao hàng cho đến bác sĩ phẫu thuật tim. Mặc dù một thứ rất đáng thất vọng về rô bốt học là chén thánh rô bốt học và nó vẫn chưa xảy ra. Tôi đang nói về cô bạn gái rô bốt, giấc mơ của một gã cô đơn trong tầng hầm không cửa sổ người một ngày nào đó tuyên thệ rằng: "Tôi sẽ cưới tác phẩm của mình." Và thực sự có một cuộc vận động để ngăn chặn điều này xảy ra, vì nỗi sợ hãi bị khai thác. Và chính tôi đang chống lại cuộc vận động đó. Tôi tin rằng chúng ta nên có những cô bạn gái rô bốt. Tôi tin rằng chúng nên đến với một giao ước bình quyền và trí tuệ nhân tạo, để cô ấy có thể nhìn một anh chàng và nói, "Em quá tốt dành cho anh. Em đi đây." (Cười) (Vỗ tay) Và cuối cùng, tôi phải nói về kỹ thuật sinh học, một lĩnh vực khoa học hứa hẹn chấm dứt bệnh tật thậm chí trước khi nó bắt đầu, để giúp chúng ta sống lâu hơn, trọn vẹn hơn, khoẻ mạnh hơn. Và khi bạn kết hợp điều đó với phần cứng cấy ghép, bạn đang nhìn vào hình mẫu tiếp theo của sự tiến hóa loài người. Và tất cả điều đó nghe có vẻ rất tuyệt, cho đến khi bạn nhận ra nó thật sự đi đến đâu. Một nơi: những đứa trẻ thiết kế sẵn, không quan trọng bạn đang ở đâu trên thế giới hay chủng tộc của bạn là gì, những đứa bé sẽ nhìn giống hệt như vậy. (Cười) Cậu bé đó ngạc nhiên vì cậu vừa nhận ra bố mẹ cậu là người da màu. (Cười) Bạn có thể tưởng tượng cậu ấy tại buổi tiệc trong 20 năm nữa? "Vâng, bố mẹ tôi là người da màu. Ý tôi là nó có hơi kỳ quặc, nhưng bạn nên xem xếp hạng uy tín của tôi. Ấn tượng, rất ấn tượng." (Cười) Giờ thì tất cả điều này có vẻ đáng sợ, và ai trong khán phòng này cũng biết không phải thế. Công nghệ không đáng sợ. Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ. Điều đáng sợ là chúng ta và những gì chúng ta sẽ làm với công nghệ. Chúng ta sẽ cho phép nó phơi bày loài người chúng ta phơi bày bản chất của chúng ta và củng cố thực tế rằng chúng ta thực sự là những người chịu trách nhiệm? Hay chúng ta cho phép nó phơi bày con quỷ đen tối và sâu kín nhất trong ta? Câu hỏi thật sự không phải công nghệ có đáng sợ hay không. Câu hỏi thật sự là: Phần người trong bạn như thế nào? Cảm ơn. (Vỗ tay) Lúc còn bé, Tôi được nuôi dưỡng bởi người già Ha-woai bản địa -- ba người phụ nữ họ chăm sóc tôi lúc cha mẹ tôi làm việc Năm đó là 1963. Chúng tôi ở trên biển, lúc ấy là hoàng hôn Chúng tôi ngắm nhưng ngôi sao đang xuất hiện và thủy triều lên nó kéo dài bờ biển , chúng ta biết điều này Những hòn sỏi trên cát quen thuộc với chúng ta Nếu bạn thấy nhũng người phụ nữ này trên phố trong những bộ áo bạc màu bạn có thể xua đuổi họ vì nghèo và bình dị Đây là một sai lầm Những người phụ nữ này là hậu duệ của những nhà thám hiểm Pô-ly-nê-đi được dạy dỗ theo cách cũ bởi những người lớn tuổi. Và bây giờ họ truyền lại nó vào trong tôi. Họ dạy tôi tên của những cơn gió và những trận mưa của thiên văn theo nhũng ngôi sao Có một mặt trăng mới ở chân trời Người Ha-woai coi đây là một đêm tốt để đánh bắt cá. Họ bắt đầu ngâm nga Điệu ngâm(hát) Ha-woai Khi họ ngừng hát họ ngồi thành một vòng tròn và hỏi tôi có đi với họ không Họ muốn dạy cho tôi về sứ mệnh của mình Tôi nghĩ mỗi 7 tuổi khi trải qua chuyện này (cười) "Em gái, một ngày nào đó thế giới sẽ có rắc rối Con người sẽ quên sự khôn ngoan của họ Nó sẽ làm những người già phải lên tiếng từ những góc xa của thế giới để kêu gọi sự cân bằng thế giới. bạn sẽ đi xa. Đôi khi nó sẽ là một con đường lẻ bóng Chúng ta sẽ không ở đó Nhưng bạn sẽ nhìn sâu vào đôi mắt của những người không quen và bạn sẽ nhận ra họ hàng xa gia đình của bạn Và nó sẽ làm tất cả các bạn Và nó sẽ làm tất cả các bạn Những từ ngữ này, Tôi dữ và mang theo cả cuộc đời Bởi vì ý tưởng làm một mình làm tôi kinh hoàng. Năm nay 2007 Tôi đã xa cộng đông ở đảo Micronesia Satawal dài một nửa dặm rộng một dặm Đó là nhà của người cố vấn của tôi. Tên anh ấy là Pius Piailug Mau là một Palu một trưởng tàu Anh ấy cũng nghĩ cơn sóng lớn nhât đã thấy trên thế giới Có một vài khó khăn thuộc palu phía trái ở đảo này Theo truyền thống thì khá lạ thường những thủy thủy đi thuyền băng qua 3 triệu dặm vuông Thái bình dương không sử dụng công cụ chỉ đường Họ có thể tổng hợp từ thiên nhiên dựa vào mọc và vị trí của các ngôi sao, theo một trình tự và chỉ dẫn của sóng ,của các chuyến bay chắc chắn loài chim Ngay cả những gợi ý nhỏ của màu sắc mặt dưới của một đám mây sẽ cho họ thông tin và giúp họ định hướng chính xác hướng đi Khi các nhà khoa học phương tây có thể tham gia với Mau trên những ca-nô và xem anh ấy đi vào thân tàu Hóa ra chỉ là một người đàn ông già đang nghỉ ngơi và sự thật, cái thân của ca nô là khoang chứa của tàu Nó là nơi chính xác nhất để cảm nhận được nhịp điệu và trình tự và hướng đi của sóng Mau, trên thực tế, thu thập dữ liệu rõ ràng sử dụng toàn bộ cơ thể của mình Đó là những gì ông đã được huấn luyện để làm từ khi ông lên năm tuổi. Bây giờ khoa học có thể không dùng phương pháp này, nhưng những người Polynesia vẫn sử dụng nó tơí ngày nay bởi vì nó cung cấp cho họ một xác định chính xác của các góc độ và hướng về tàu của họ Các Palu cũng có một khả năng kỳ lạ để dự báo thời tiết trong ngày trước khi nó xảy ra. Đôi khi tôi muốn đi với Mau vào một đêm mây phủ và chúng tôi sẽ ngồi ở bờ biển phía đông của hòn đảo, và ông sẽ tìm ra. Và sau đó ông sẽ nói, "Được rồi, chúng ta đi." Ông thấy tia sáng đầu tiên của đêm ông biết những gì mà thời tiết đã có trong ba ngày tới ngay lúc này những thành tựu của họ, trí tuệ và khoa học, là phi thường, và họ là như vậy có liên quan cho những lần mà chúng tôi đang chúng tôi đang đi trong bão Chúng tôi đang ở thời điểm quan trọng như vậy của lịch sử chung của chúng ta. Họ đã so sánh để các phi hành gia - những người trưởng tàu già người căng buồn rộng mở đại dương trong đôi xuồng hàng ngàn dặm từ một hòn đảo nhỏ. Ca nô của họ, tên lửa của chúng ta biển của họ, không gian của chúng ta. Sự khôn ngoan của những người lớn tuổi không phải là một bộ sưu tập những câu chuyện về người già ở một số vị trí từ xa. Đây là một phần của câu chuyện chung của chúng ta. Đó là di sản của nhân loại. Chúng ta không thể để mất nó. năm nay là 2010. Cũng như phụ nữ ở Hawaii đã nuôi tôi lớn nên dự doán hế giới đang gặp khó khăn Chúng ta đang sống trong một xã hội ngập tràn với dữ liệu vẫn còn thiếu sự khôn ngoan. Chúng ta đã kết nối 24 / 7, vẫn có sự lo lắng, sợ hãi, trầm cảm và cô đơn là ở mức cao mọi thời đại. Chúng ta tất nhiên phải chính xác. Một pháp sư châu Phi cho biết, Sự thờ phụng của xã hội như hề trong khi nhà vua đứng mặc thường phục. Sự liên kết giữa quá khứ và tương lai là mong manh. Điều này tôi biết mật thiết, bởi vì ngay cả khi tôi đi du lịch trên toàn thế giới để lắng nghe những câu chuyện và ghi lại chúng, Tôi đấu tranh. Tôi bị ám ảnh bởi thực tế là tôi không còn nhớ tên của các cơn gió và những cơn mưa. Mau qua đi năm tháng trước đây, nhưng di sản và bài học của mình sinh sống. Và tôi nhắc nhở mình mà trên toàn thế giới có nền văn hóa với lượng lớn của kiến ​​thức trong đó, như có thuyết phục mạnh mẽ như những thuyển trưởng Micronesian, rằng sẽ miễn nhiệm rằng đây là một di chúc để rực rỡ, rực rỡ công nghệ và khoa học và trí tuệ đó là biến mất nhanh chóng. Bởi vì khi anh chết đi một thư viện bị đốt cháy Và trên khắp thế giới, thư viện bị đốt cháy. Tôi biết ơn đối với thực tại mà tôi đã có một người cố vấn như Mau người đã dạy tôi làm thế nào để điều khiển Và tôi nhận ra thông qua một bài học mà ông đã chia sẻ mà chúng tôi tiếp tục tìm ra cách Và đây là những gì ông nói: "Hòn đảo này là thuyền; các xuồng, hòn đảo. " Và những gì ông nói có nghĩa là, nếu bạn là đi bằng đường biển và xa nhà, sự tồn tại của bạn phụ thuộc vào tất cả mọi người trên tàu. Bạn không thể làm cho các chuyến đi một mình, bạn đã không bao giờ có nghĩa Điều này nhắc nhở của mỗi người về chính mình là hoàn toàn không bền vững. Nó luôn luôn được. Vì vậy, trong kết thúc, tôi sẽ cung cấp cho bạn này: hành tinh là xuồng của chúng ta và chúng ta là những người đi biển xa Đúng hướng bắt đầu trong lòng con người. Đây là bản đồ quan trọng nhất của tất cả. Cùng với nhau, chuyến đi của chúng ta mới tốt (Vỗ tay) Phải nói rằng tôi hơi lo lắng một chút vì tôi sẽ nói vài điều căn bản, về cách nghĩ khác về ung thư tới những khán giả mà có nhiều người am hiểu về ung thư hơn cả tôi. Nhưng tôi cũng nghi ngờ rằng tôi không lo lắng như tôi tưởng bởi tôi khá chắc là tôi đúng về điều này. (Cười lớn) Và trên thực tế, đây sẽ là cách điều trị ung thư trong tương lai. Để nói về ung thư, tôi sẽ phải nói rằng chúng ta phải... để tôi chiếu một slide lớn ở đây. Đầu tiên, tôi sẽ cho các bạn thấy một góc nhìn khác về hệ gen học Tôi muốn đặt nó vào một bức tranh lớn hơn tất cả những gì đang diễn ra và rồi sẽ nói đôi điều về cái mà bạn chưa từng nghe qua như Protein học. Giải thích những điều này là cơ sở cho cái mà tôi nghĩ là một ý tưởng khác về cách tiến hành điều trị ung thư. Hãy bắt đầu với hệ gen học. Đây là một chủ đề nổi bật. Đây là thứ chúng ta được học nhiều điều nhất Đó là một vấn đề lớn. Nhưng nó cũng có những phần trọng yếu. Cụ thể hơn, các bạn có thể đều đã nghe về tương quan rằng hệ gen cũng như là bản vẽ cơ thể của chúng ta, và nếu như nó là sự thật thì thật tuyệt, nhưng không phải vậy. Nó như là danh sách các bộ phận cơ thể bạn. Nó không chỉ ra cách các bộ phận được liên kết với nhau như thế nào, điều gì dẫn đến điều gì và nhiều thứ khác.. Cho nên nếu có thể đặt ra một phép tương quan, rằng bạn đang cố tìm sự khác nhau giữa một nhà hàng có đồ ăn ngon, đảm bảo chất lượng, với một nhà hàng chất lượng kém, và tất cả những gì bạn có là danh sách về tất cả các nguyên liệu mà họ có trong kho thực phẩm của họ. Nếu vậy, khi bạn đến một nhà hàng Pháp bạn nhìn quanh kho và thấy rằng họ có mỡ động vật thay vì bơ, bạn có thể nói rằng, "Ah tôi tìm ra vấn đề của họ rồi, Tôi có thể giúp nhà hàng họ nấu ăn một cách lành mạnh hơn." Và có thể có các trường hợp đặc biệt như vậy. Bạn hoàn toàn có thể tìm ra điểm khác nhau giữa một nhà hàng Trung Quốc và một nhà hàng Pháp qua những gì họ có trong kho thực phẩm. Cho nên danh sách nguyên liệu có cho bạn biết vài điều, và đôi khi nó cho bạn thấy được khuyết điểm nằm ở đâu. Nếu họ có quá nhiều muối, bạn có thể đoán rằng họ dùng quá nhiều muối, hoặc đại loại như thế. Nhưng nó rất hạn chế, vì để thực sự biết một nhà hàng có tốt không, bạn cần nếm thức ăn và biết những gì diễn ra trong bếp, bạn cần thành phẩm của tất cả các nguyên liệu. Cho nên nếu tôi xét một người thì tôi dựa vào hệ gen của anh ta, Nó cũng tương tự như thế. Phần hệ gen mà ta có thể đọc chính là danh sách nguyên liệu. Và tất nhiên, có đôi lần chúng ta có thể tìm thấy các nguyên liệu không tốt. Xơ nang là một bệnh ví dụ mà nếu bạn có "nguyên liệu xấu" thì bạn mắc bệnh, và chúng ta có thể suy ra trực tiếp sự tương quan giữa "căn bệnh" và "nguyên liệu". Nhưng ngoài ra, bạn cần phải biết điều gì đang diễn ra ở đó, bởi vì đa số người bệnh đều đã từng khỏe mạnh, họ có hệ gen giống nhau. Cho nên gen cho bạn biết nhiều thứ về cơ địa. Điều bạn có thể biết được là sự khác nhau giữa người châu Á và châu Âu bằng cách xem danh sách nguyên liệu của họ. Nhưng đa phần bạn không thể thấy sự khác nhau giữa người khỏe mạnh và người bệnh ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Vậy tại sao mọi người lại coi trọng di truyền học đến vậy? Đầu tiên, bởi vì chúng ta có thể đọc nó, và điều đó thật tuyệt. Nó rất hữu ích trong vài trường hợp nhất định. Nó cũng là thắng lợi to lớn về mặt lý thuyết cho ngành sinh học. Nó là giả thuyết duy nhất mà các nhà sinh học học tìm ra đúng. Nó là cơ sở cho Darwin và Mendel và những người khác. Và là thứ duy nhất người ta có thể dự đoán cấu trúc. Cho nên Mendel có ý tưởng rằng gen là một thứ trừu tượng, và Darwin xây dựng cả một giả thuyết dựa vào sự tồn tại của gen, và sau đó Watson và Crick đã nghiên cứu và khám phá ra gen. Điều này xảy ra suốt trong vật lý. Bạn dự đoán một hố đen, và bạn nhìn ra kính viễn vọng và bạn nhìn thấy nó. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra trong sinh học. Cho nên chiến thắng vĩ đại này -- nó tốt đến mức nó gần như là một trải nghiệm tôn giáo trong sinh học. Và thuyết tiến hóa của Darwin chính là giả thuyết nòng cốt. Cho nên một lý do khác mà nó rất nổi tiếng là bởi vì chúng ta có thể đo lường chúng một cách số hóa Và trên thực tế, nhờ có Kary Mullis, bạn cơ bản có thể đo lường hệ gen của bạn trong nhà bếp của bạn với thêm vài nguyên liệu khác. Ví dụ, bằng việc đo lường hệ gen, ta biết được rất nhiều về mối quan hệ của ta với các loài động vật khác qua sự gần gũi về bộ gen, hay cách mà chúng ta có liên quan với nhau - cây phả hệ, hay là cây sự sống. Có một lượng thông tin khổng lồ về di truyền học chỉ qua việc so sánh sự tương đồng gen. Dĩ nhiên, ứng dụng trong y học, điều đó rất hữu ích bởi đó chính là loại thông tin mà bác sĩ có được từ tiền sử y khoa của gia đình bạn ngoại trừ có thể, hệ gen của bạn cho biết nhiều về tiền sử bệnh của bạn hơn chính bạn. Vậy nên qua việc đọc hệ gen, chúng ta có thể biết nhiều về gia đình bạn hơn cả chính bạn. Và vì thế chúng tôi có thể khám phá ra những điều mà bạn có thể tìm thấy nó ở người thân nhưng chúng có thể rất đáng ngạc nhiên. Tôi đã làm thử bài 23andMe (23 và Tôi) và đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tôi mập và hói. (Cười lớn) Nhưng đôi khi bạn có thể biết được nhiều điều hữu ích về điều đó. Nhưng hầu hết điều bạn cần biết để biết rằng bạn có bệnh không, không phụ thuộc vào cơ địa của bạn, mà là những gì đang thật sự diễn ra trong cơ thể bạn. Vậy để làm được điều đó, điều bạn thật sự cần làm là nhìn vào những thứ mà gen của bạn đang sản xuất ra và những gì diễn ra sau quá trình di truyền và đó chính là nội dung của Protein học. Cũng như hệ gen làm nên ngành nghiên cứu về tất cả các loại gen Protein học là ngành nghiên cứu về tất cả các loại Protein. Và Protein là tất cả những thứ bé nhỏ trong cơ thể bạn đang phát ra tín hiệu giữa các tế bào với nhau thực chất, những cơ quan đang hoạt động đó là nơi các hoạt động diễn ra. Về cơ bản, cơ thể con người là một cuộc hội thoại đang diễn ra giữa các tế bào và nội bào với nhau về việc sinh trưởng và chết đi, và khi bạn bị bệnh, điều gì đã xảy ra với cuộc hội thoại đó Vậy nên vấn đề ở đây là gì? Không may, chúng ta không có phương pháp nào để giải quyết cả, cũng như việc đo lường hệ gen. Cho nên vấn đề là đo lường nếu bạn đo lường tất cả các Protein, đó là quá trình rất phức tạp. Nó yêu cầu hàng trăm bước, và rất nhiều thời gian. Điều quan trọng là có bao nhiêu Protein, nếu lượng Protein thay đổi 10% thì rất đáng quan tâm. Vì vậy nó không đơn giản bằng DNA. Về cơ bản thì vấn đề chính là vài người, trong quá trình dài hơi này, họ chỉ tạm ngừng một chút và bỏ quên vài thứ trong Enzim và tất nhiên tất cả các số liệu từ trước trở nên vô dụng. Vì thế ta không thu được cùng một kết quả khi thực hiện theo cách này. Rất nhiều người đã thử nghiên cứu. Tôi cũng đã thử một vài lần rồi cũng từ bỏ bởi vì vấn đề đó. Tôi liên tục nhận được những cuộc gọi từ nhà ung thư học tên David Agus. Trí Tuệ Ứng Dụng nhận được rất nhiều cuộc gọi từ những người muốn giúp họ Và tôi đã không nghĩ rằng đây là một cuộc gọi nên gọi lại, cho nên tôi cứ cho anh ta vào danh sách chờ. Và cho đến một ngày, tôi nhận được cuộc gọi từ John Doerr, Bill Berkman và Al Gore trong cùng một ngày bảo tôi hãy gọi điện lại cho David Agus. (Cười lớn) Tôi kiểu, "Cậu này có vẻ có nhiều thông tin đây." (Cười lớn) Chúng tôi bắt đầu trò chuyện, và anh ta nói "Tôi rất cần một cách tốt hơn để đo lường Protein" Và tôi thì, "Tôi không thể tìm ra được, sẽ không dễ đâu." Anh ta thì "Không, không. Tôi thật sự cần nó. Ý tôi là, tôi nhìn bệnh nhân chết đi mỗi ngày vì ta không biết điều gì đang diễn ra bên trong cơ thể họ. Chúng ta cần một cửa sổ nhìn vào trong ấy" Và anh ta giảng cho tôi các ví dụ cụ thể về những lần anh ta rất cần nó. Và tôi nhận ra đây có thể là một thay đổi lớn nếu chúng tôi có thể thực hiện được nó, vậy nên tôi nói, "Hãy cùng tìm hiểu nào." Trí Tuệ Ứng Dụng chi đủ kinh phí để chúng tôi cứ thể mà tiến hành nghiên cứu thứ gì đó mà không cần tài trợ hay xin phép ai hay gì cả. Vậy là chúng tôi bắt đầu lao vào nghiên cứu. Trong lúc nghiên cứu, chúng tôi nhận ra đây là vấn đề cơ bản -- cái hớp cà phê đó -- việc con người phải làm cái quá trình phức tạp này và cái thật sự cần được thực hiện là tự động hóa quá trình này như một dây chuyền và tạo nên các robot để đo lường các chỉ số Protein. Vậy nên chúng tôi tiến hành thực hiện nó, và cùng với David, chúng tôi đã sáng lập một công ty nhỏ tên Protein Học Ứng Dụng thiết kế dây chuyền robot đo lường Protein theo một cách tỉ mỉ. Và tôi sẽ cho bạn thấy cách đo lường protein ấy như thế nào Về cơ bản, những gì chúng tôi làm là lấy một giọt máu của một bệnh nhân, phân loại các protein có trong giọt máu đó dựa theo trọng lượng và độ trơn của chúng, sắp xếp chúng trong một hình ảnh. Vì thế chúng tôi có thể nhìn thấy hàng trăm ngàn đặc điểm cùng một lúc chỉ từ một giọt máu. Ta có thể lấy một giọt khác ngày mai, và bạn sẽ thấy rằng các protein sẽ khác đi, chúng sẽ khác sau khi bạn ăn hay sau khi bạn ngủ. Chúng thật sự cho ta biết những gì đang diễn ra. Vậy nên hình ảnh này, trông như một vết bẩn lớn với bạn, lại là thứ khiến tôi sướng run lên và khiến tôi thấy rằng chúng tôi đi đúng hướng. Vậy nên nếu tôi phóng to hình ảnh này, tôi có thể chỉ cho các bạn ý nghĩa của nó. Chúng tôi phân loại protein - từ trái qua phải là trọng lượng của các mảnh mà chúng tôi thu được, và từ trên xuống dưới là độ trơn của chúng. Vậy chúng tôi phóng to vào đây để chỉ cho các bạn thấy một chút của nó. Mỗi một đường này tượng trưng cho một tín hiệu chúng tôi thu được từ một mảnh protein Và bạn có thể thấy cách các đường thẳng này tạo nên các cụm đốm, đốm, đốm, đốm, đốm. Và đó là bởi vì chúng tôi đang đo trọng lượng chính xác đến mức carbon có nhiều đồng vị khác nhau, cho nên nếu nó có thêm một neutron, chúng tôi đo nó như một hóa chất khác. Vậy nên chúng tôi thật ra đang đo từng đồng vị như một chất khác nhau. Và nó cho bạn khái niệm về độ nhạy cảm tinh tế của quá trình này. Vậy nên nhìn thấy hình ảnh này đại loại như được trở thành Galileo nhìn vào các vì sao qua kính viễn vọng lần đầu tiên, và chợt nói, "Wow, nó phức tạp hơn chúng ta tưởng nhiều." Nhưng chúng ta có thể thấy cái thứ ngoài kia thấy các đặc điểm của nó. Cho nên đây là dấu ấn của cái mà chúng tôi đang cố gắng tìm hoa văn của nó. Chúng ta có thể sử dụng thông tin này ví dụ như, chúng ta nhìn vào hai bệnh nhân một phản ứng với một loại thuốc và một không phản ứng với thuốc, và hỏi, "Điều khác nhau gì đang diễn ra bên trong họ?" Vậy nên chúng ta có thể có những đo lường đủ chính xác để có thể đặt hai bệnh nhân lên và tìm ra điểm khác biệt. Ở đây chúng ta có màu xanh lá là Alice và màu đỏ là Bob. Chúng ta cân đo họ. Đây là dữ liệu thật. Và bạn có thể thấy, đa số chúng trùng nhau và nó có màu vàng, nhưng có những thứ chỉ có Alice có và có những thứ chỉ có Bob có. Và nếu như chúng ta có thể tìm ra quy luật của những thứ của những người phản ứng với thuốc, chúng ta thấy rằng trong máu họ có điều kiện cho phép họ phản ứng với loại thuốc này. Chúng ta có thể thậm chí không biết đây là loại protein gì, nhưng ta có thể đây là dấu hiệu cho phản ứng với bệnh. Theo tôi nghĩ, điều này đã vô cùng hữu ích cho mọi loại y học. Nhưng tôi nghĩ rằng đây thật ra chỉ là khởi đầu cho cách mà chúng ta sẽ điều trị ung thư. Vậy hãy để tôi nói đến ung thư. Vấn đề của ung thư khi mà tôi bắt đầu vấn đề này, tôi thật sự chẳng biết gì về nó, nhưng làm việc với David Agus, tôi bắt đầu theo dõi cách ung thư được điều trị và tham gia xem các ca phẫu thuật cắt khối u. Và khi tôi nhìn nó, đối với tôi nó chẳng có ý nghĩa gì cả cách chúng ta từng tiếp cận ung thư, và để khiến nó có nghĩa, tôi phải học bắt nguồn của nó. Chúng ta điều trị ung thư cứ như nó là một căn bệnh truyền nhiễm. Chúng ta điều trị nó như một thứ đi vào cơ thể ta mà chúng ta phải giết nó. Và đây là hình mẫu lớn. Đây là một trường hợp nữa mà một ví dụ giả định trong sinh học thực sự hoạt động đó là thuyết vi khuẩn của bệnh. Bác sĩ thường được đào tạo để chuẩn đoán đó là, phân loại bạn vào một mục và áp dụng một liệu pháp đã được khoa học chứng minh điều trị cho chẩn đoán bệnh đó và điều đó áp dụng tốt cho các bệnh truyền nhiễm. Cho nên nếu chúng tôi phân bạn vào mục nhiễm giang mai, chúng tôi sẽ cho bạn penicillin. Chúng tôi biết rằng cách đó hiệu quả. Nếu bị sốt rét, chúng tôi sẽ cho bạn quinine hay một loại thuốc tương tự. Và đó là thứ cơ bản mà bác sĩ được đào tạo, và nó hiệu quả đến kỳ diệu trong các trường hợp bệnh truyền nhiễm Chứng tỏ được tính hiệu nghiệm đó rất người trong khán phòng này có lẽ đã không còn sống sót nếu như các bác sĩ không làm vậy. Nhưng bây giờ hãy áp dụng điều đó cho các loại bệnh hệ thống như ung thư. Vấn đề là, trong ung thư, không hề có một thứ gì khác trong cơ thể bạn. Nó chính là bạn, cơ thể bạn có lỗi. Cuộc hội thoại trong cơ thể bạn bị xáo trộn bằng cách nào đó. Vậy làm sao để chúng ta chẩn đoán được? Chúng tôi chia nó ra thành từng phần cơ thể bạn biết đấy, nơi nó xuất hiện và chúng tôi phân bạn vào các mục khác nhau dựa trên phần cơ thể đó. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho một loại thuốc ung thư phổi, một loại cho ung thư tuyến tiền liệt và một loại cho ung thư vú, và chúng tôi điều trị chúng như các căn bệnh riêng biệt và cách phân chia này liên quan đến những gì đang diễn ra. Và đương nhiên, nó không tác động nhiều đến căn bệnh vì ung thư là sự đổ vỡ của hệ thống. Và thực tế, tôi nghĩ chúng ta cũng sai khi chúng ta nói về ung thư như một thứ gì đó. Tôi nghĩ đây là một sai lầm lớn. Tôi nghĩ rằng ung thư không nên là một danh từ. Chúng ta nên nói về ung thư như một việc chúng ta làm, chứ không phải một thứ chúng ta có. Vậy nên những khối u này, chúng là triệu chứng của ung thư. Và có lẽ cơ thể của bạn đang ung thư mọi lúc, nhưng có rất nhiều hệ thống trong cơ thể bạn kiểm soát việc ung thư. Để cho bạn dễ hình dung ý của tôi khi nghĩ về ung thư như một động từ, hãy tưởng tượng chúng ta không hề biết gì về sửa ống nước, và cách mà chúng ta nói về nó, chúng ta sẽ về nhà và thấy vệt rỉ trong nhà bếp và nói rằng, "Ôi nhà tôi có nước." Chúng ta có thể chia nó ra -- thợ ống nước sẽ nói, "Nước rỉ ở đâu?" "Nó trong nhà bếp." "Oh, vậy hẳn là bạn có nước nhà bếp." Đây tương tự như những gì chúng ta đang nói về ung thư. "Nước nhà bếp, trước hết, chúng ta sẽ vào đó và lau sạch nó. Và sau đó chúng ta biết rằng rắc Drano xung quanh bếp sẽ giúp chúng ta. Trong khi đó, với nước phòng khách, sẽ tốt hơn nếu ta rải hắc ín trên mái nhà" Và nó nghe thật ngớ ngẩn, nhưng đó cơ bản là những gì chúng ta làm. Và tôi không nói rằng bạn không nên lau khô nước nhưng tôi nói rằng đó không phải là vấn đề đó là triệu chứng của vấn đề. Cái mà chúng ta cần... là quá trình mọi việc diễn ra, và nó xảy ra ở mức các hoạt động của protein, xảy ra ở mức độ của tại sao cơ thể bạn không thể tự chữa lành theo cách nó vẫn làm? Bởi vì bình thường, cơ thể bạn phải luôn xử lý vấn đề này. Cho nên nhà bạn phải xử lý rỉ nước mọi lúc nhưng nó tự sửa chữa được. Nó tự rút nước đi và các việc khác. Cho nên cái chúng ta cần là có một mô hình nguyên nhân-kết quả của diễn biến trong cơ thể, và protein học tạo điều kiện cho chúng ta xây dựng một mô hình như vậy. David giúp tôi được mời vào nói tại Học viện Ung thư Quốc gia và Anna Barker cũng có ở đó. Vậy nên tôi trình bày bài nói và nói, "Tại sao quý vị không làm như thế này?" Và Anna nói, "Bởi vì không ai trong ngành ung thư nhìn sự việc theo hướng này. Nhưng cái chúng ta sẽ làm là chúng ta tạo ra một chương trình cho mọi người ở ngoài ngành ung thư hợp tác với các bác sĩ thật sự am hiểu về ung thư và lập ra các chương trình nghiên cứu khác nhau." Vậy nên David và tôi áp dụng vào chương trình này và thành lập một liên đoàn tại USC (University of Southern California) nơi chúng tôi có các nhà ung thư học và các nhà sinh vật học giỏi nhất thế giới từ cảng Cold Spring, Stanford, Austin ... Tôi sẽ không điểm danh qua mọi địa điểm -- có một dự án nghiên cứu có thể kéo dài 5 năm nơi chúng tôi cố gắng xây dựng một mô hình ung thư như thế này. Chúng tôi thí nghiệm trên chuột trước, và chúng tôi sẽ giết rất nhiều chú chuột trong quá trình đó, nhưng chúng sẽ chết vì mục đích cao cả. Và chúng tôi sẽ thực sự cố gắng đến mức chúng tôi có được một mô hình dự đoán để có thể hiểu khi nào ung thư xảy ra, điều gì thực sự xảy ra trong đó và liệu pháp nào có thể điều trị ung thư đó. Cho phép tôi kết thúc bằng một hình ảnh về liệu pháp điều trị ung thư trong tương lai. Tôi nghĩ rằng dần dần khi mà chúng ta có một trong các mô hình này cho con người, và chắc chắn từ từ chúng ta sẽ có -- ý tôi là có thể chúng tôi sẽ không đi đến cùng nhưng dần dần chúng tôi sẽ có một mô hình máy tính thật tốt kiểu như một mô hình khí hậu toàn cầu cho thời tiết. Nó có nhiều loại thông tin khác nhau về diễn biến của quá trình của cuộc hội thoại protein trên nhiều mức độ khác nhau. Và vì vậy chúng tôi sẽ giả định trên mô hình đó loại ung thư của bạn và nó cũng dùng cho bệnh xơ cứng teo cơ 1 bên hay bất kỳ loại bệnh suy giảm hệ thống thần kinh nào, những thứ như vậy chúng tôi sẽ mô phỏng chỉ riêng cho bạn, chứ không phải một người chung chung, nhưng là thứ thật sự xảy ra bên trong bạn. Và trong mô hình mô phỏng đó, chúng tôi có thể thiết kế riêng cho bạn một chuỗi các trị liệu, có thể là các liệu pháp rất nhẹ nhàng, với lượng thuốc rất nhỏ, Nó có thể là những thứ như, đừng ăn vào ngày hôm đó, hoặc cho họ một chút hóa trị, có thể là một chút xạ trị. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ thi thoảng làm phẫu thuật và cứ thế nữa. Nhưng thiết kế một chương trình trị liệu dành riêng cho bạn và giúp cơ thể bạn hướng về trạng thái bình thường, trạng thái khỏe mạnh Bởi vì cơ thể bạn sẽ làm hầu hết việc chữa trị nếu ta lựa được những sai lầm Chúng ta sẽ điều chỉnh lại nó. Về cơ bản, cơ thể bạn có rất nhiều cơ chế để chữa trị ung thư, và chúng ta chỉ phải điều chỉnh chúng về đúng hướng và khiến chúng làm việc của chúng. Vì vậy, tôi tin rằng đây sẽ là cách điều trị ung thư trong tương lai. Nó đòi hỏi rất nhiều công sức bỏ ra, rất nhiều nghiên cứu. Sẽ có nhiều các đội như đội của chúng tôi cũng làm về đề tài này. Nhưng tôi nghĩ rằng dần dần, chúng ta sẽ thiết kế cho tất cả mọi người một liệu pháp chữa trị ung thư riêng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) (Khán giả vỗ tay) (Âm nhạc) (Khán giá vỗ tay) Nghệ sĩ Angella Ahn: Xin cám ơn. (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều Chúng tôi rất vinh dự được tham dự hội nghị TEDWomen. chia sẻ âm nhạc của mình với khán giả. Thật là một sự kiện lớn và đầy cảm hứng. Những gì các bạn vừa thưởng thức là bản "Skylife" được sáng tác bởi David Balakrishnan. Chúng tôi sẽ biểu diễn thêm một bản nhạc nữa. Được sáng bởi Astor Piazzolla, một nhà soạn nhạc người Argentina. Chúng ta nói về những ý tưởng khác nhau ông ấy đã có một ý tưởng rằng âm nhạc nên xuất phát từ trái tim Đó là giữa thế kỷ 20 khi âm nhạc bắt nguồn từ trái tim, rất đẹp và có hồn không phải là phổ biến nhất trong thế giới nhạc cổ điển. Mà nó mang tính hàng lâm và lý thuyết. Và ông ấy vẫn quyết viết nên những bản nhạc làm mê lòng người. Và sau đây là "Oblivion" sáng tác bởi Astor Piazzolla Xin cám ơn (Âm nhạc) (Khán giả vỗ tay) Trong một căn phòng có rất nhiều con trai có một bé gái khoảng 9, 10 tuổi đang ngồi chính giữa căn phòng, xung quanh là rất nhiều sách. Đó là cô gái duy nhất trong căn phòng và giống như họ hàng, bạn bè là nữ khác hiện đang ở nhà thay vì trường học bởi lẽ ngoài con trai ra, họ không được phép đi học. Nơi cô ấy đang sống không có nổi một trường học dành cho nữ. Cô ấy được sinh ra trong bộ tộc bảo thủ Baloch, nơi mà phụ nữ được nhắc đến là một vấn đề thuộc đạo đức. Cô ấy là người con trưởng khi mang thai, bố mẹ cô ấy đã mong ngóng một người con trai. Nhưng họ đã không được thỏa ước nguyện khi đó lại là một bé gái. Theo tục lệ gia đình con gái phải ở trong nhà. Nhưng người chú, cử nhân đại học, mong muốn cho cô ấy một cơ hội để ngắm nhìn thế giới và trở thành một phần của xã hội. May mắn thay, tên cô ấy có thể dùng được cho cả nam và nữ. Vì thế, người chú đã nhìn thấy cơ hội để thay đổi cuộc đời cô cháu gái của mình và đã quyết định nuôi nấng như một đứa con trai. Khi mới ba tháng tuổi, một đứa bé gái đã trở thành một bé trai. Bé gái ấy được cho mặc quần áo bé trai, được phép đi ra ngoài và được đi học như những bé trai khác. Cô ấy được tự do và rất tự tin. Hàng ngày cô ấy đều quan sát, ghi chú những sự bất công mà nữ giới phải đối mặt trong ngôi làng của cô bé. Khi một tờ báo được giao đến nhà, lần lượt từ người đàn ông lớn tuổi nhất đến trẻ nhất trong nhà sẽ đọc. Đến khi người phụ nữ cầm được tờ báo, nó đã trở thành tin cũ. Cô gái ấy đã hoàn thành năm lớp 8 Vào lúc đó, nỗi sợ hãi thực sự đến. Đó sẽ là lúc kết thúc quá trình học tập của cô. Bởi sự lựa chọn duy nhất để tiếp tục, đó là ngôi trường cấp ba cách nhà năm cây số. Con trai có xe đạp đi nên rất thoải mái. Nhưng cô ấy biết chắc rằng bố mình sẽ không để cô tự đến trường thậm chí khi cô ấy đóng giả là con trai "Bố không thể để con làm như thế. Và bố cũng không có đủ thời gian để đưa con đi và về. Xin lỗi con gái, điều đó hoàn toàn không thể." Cô ấy rất thất vọng. Tuy nhiên một điều kì diệu đã xảy ra. Một người họ hàng xa đề nghị dạy học cho cô chương trình học lớp 9 và 10 trong kì nghỉ hè. Đây là cách cô ấy hoàn thành chương trình trung học phổ thông. Cô gái mà tôi đang kể với các bạn chính là tôi Shameem. (vỗ tay) Suốt hàng thế kỷ qua mọi người đã đấu tranh cho bản thân họ. Mọi người được yêu thương hay ưu ái vì danh tính của mình, quốc tịch và chủng tộc của mình. Đồng thời, mọi người bị ghét bỏ, xa lánh cũng bởi quốc tịch, danh tính, chủng tộc, giới tính và tôn giáo của mình. Danh tính định đoạt địa vị xã hội cho dù bạn ở bất cứ đâu. Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ trả lời tôi ghét câu hỏi về danh tính. Hàng triệu cô gái trên thế giới này đang bị tước đoạt quyền cơ bản của họ bởi vì họ là nữ giới. Tôi có thể đã rơi vào tình trạng đó nếu tôi không được nuôi nấng như con trai. Tôi đã quyết tâm tiếp tục học để được tự do. Sau khi tốt nghiệp, đăng kí thi đại học thậm chí không hề dễ dàng với tôi. Tôi đã tuyệt thực mất ba ngày. (cười) Sau đó, tôi được cho phép vào đại học. (cười) (vỗ tay) Theo cách đó tôi đã tốt nghiệp đại học. Hai năm sau, đến lúc tôi vào đại học bố tôi chuyển sang tập trung vào các em trai tôi. Chúng cần đi học, có công việc và hỗ trợ gia đình. Và là một người phụ nữ vị trí của tôi phải là ở nhà. Tuy nhiên, tôi không từ bỏ. Tôi đăng kí một chương trình hai năm cho nhân viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Sau đó tôi nghe nói về chương trình phát triển nông thôn Thardeep, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy cộng đồng nông thôn. Tôi đã trốn bố mẹ đi. Tôi đã bay năm giờ đồng hồ đến phỏng vấn. Đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà đến thế. Tôi đã tiến tới gần nhất với tự do. May mắn thay, tôi đã được nhận, nhưng việc khó khăn nhất là đối diện với bố tôi. (cười) Họ hàng luôn đe dọa bố tôi rằng con gái ông ấy đang đi lang thang, trêu rằng thấy con gái ông ấy vượt biên. Khi tôi trở về, tôi chẳng mong gì hơn là được nhận việc ở Thardeep. Vì thế đêm đó, tôi đã thu dọn hết hành lý và đi vào phòng bố nói với ông ấy rằng "Sáng mai, xe bus sẽ đến. Nếu bố tin con, nếu bố tin con, bố hãy đánh thức con dậy và đưa con đến trạm xe bus. Nếu bố không làm thế, con cũng hiểu được." Sau đó tôi lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, bố đang đứng cạnh tôi để đưa tôi đến trạm xe bus. (vỗ tay) Hôm đó, tôi đã nhận ra tầm quan trọng của ngôn từ. Tôi đã hiểu cách ngôn từ tác động lên trái tim chúng ta, về tầm quan trọng của ngôn từ trong cuộc sống này. Tôi nhận ra ngôn từ có sức mạnh hơn hẳn chiến tranh. Ở Thardeep, tôi phát hiện ra nước Pakistan mà tôi chưa từng biết đến từ trước một quốc gia phức tạp hơn nhiều tưởng tượng của tôi. Trước đó, tôi đã luôn nghĩ mình có một cuộc sống thật khó khăn. Nhưng ở đây, tôi thấy điều phụ nữ Pakistan đang phải chịu đựng. Điều đó thực sự mở rộng tầm mắt tôi. Một số phụ nữ có 11 người con nhưng không có gì để cho chúng ăn cả. Họ phải đi bộ ba tiếng mỗi ngày để tới giếng lấy nước. Bệnh viện gần nhất ở cách xa 32 cây số. Nếu một người phụ nữ chuyển dạ, cô ấy phải cưỡi lạc đà đến bệnh viện. Vì đường xa nên cô ấy có thể tử vong trên đường đi. Bây giờ, đối với tôi Thardeep không chỉ dừng lại là công việc. Tôi đã phát hiện ra sức mạnh của mình. Giờ đây, khi tôi kiếm được tiền, tôi bắt đầu gửi tiền về nhà. Họ hàng và hàng xóm biết việc này. Họ bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục. Khi ấy, một số người bắt đầu cho con gái mình đi học. Dần dần, việc các cô gái vào đại học trở nên dễ dàng và dễ chấp nhận hơn. Ở làng tôi bây giờ không có bất kỳ cô gái nào thất học. (vỗ tay) Phụ nữ đang làm việc trong các đơn vị y tế và thậm chí trong sở cảnh sát. Cuộc sống rất tốt. Nhưng đâu đó trong trái tim tôi tôi nhận ra rằng, ngoài ngôi làng này, đất nước của tôi cần nhiều thay đổi hơn nữa. Đó cũng là lúc tôi tham gia chương trình giao lưu ngắn hạn Acumen. Tôi gặp nhiều lãnh đạo giống mình ở khắp đất nước. Tôi cũng nhận thấy họ đang mạo hiểm với cuộc sống của chính mình. Tôi bắt đầu hiểu được lãnh đạo thực sự có ý nghĩa thế nào. Do đó tôi quyết định quay trở về quê hương làm giáo viên ở một ngôi trường hẻo lánh. Tôi phải đi dạy bằng xe bus hai tiếng mỗi sáng và tối. Mặc dù có vất vả nhưng vào ngày đầu tiên tôi biết mình đã lựa chọn đúng. Ngày đầu bước vào ngôi trường này Tôi thấy hình ảnh của những Shameem bé nhỏ đang nhìn chằm chằm vào tôi (cười) với ánh mắt tràn đầy ước vọng, như ước mơ tự do hồi còn nhỏ của tôi. Các bé gái rất háo hức học tập nhưng trường lại thiếu giáo viên. Các bé gái ngồi ở đó, tràn đầy hy vọng, nhưng không học được gì và chúng bỏ đi. Tôi không thể chịu nổi cảnh tượng này. Tôi sẽ không quay đầu lại, Tôi đã tìm thấy lý tưởng của mình. Tôi đăng kí cho một vài người bạn để giúp tôi dạy. Tôi mở cánh cửa với thế giới bên ngoài cho các cô gái của tôi thông qua các hoạt động ngoại khóa và sách vở. Tôi kể chúng nghe về các nhà lãnh đạo tài ba nhất thế giới như Martin Luther King và Nelson Mandela. Năm ngoái, một vài học sinh của chúng tôi đã đỗ vào đại học. Đối với tôi, tôi chưa bao giờ ngừng học. Hiện tại, tôi đang chuẩn bị hoàn thành chương trình học tiến sĩ giáo dục. (vỗ tay) Điều này sẽ giúp tôi có một vị trí quản lý ở hệ thống trường học và tôi sẽ được quyền quyết định nhiều hơn và đóng vai trò quan trọng hơn trong hệ thống đó. Tôi tin rằng nếu không giáo dục phái nữ chúng ta sẽ không thể tạo ra hòa bình cho thế giới, chúng ta sẽ không giảm được tình trạng tảo hôn, chúng ta sẽ không giảm được tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, chúng ta sẽ không giảm được tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ. Vì những lẽ đó, chúng tôi phải không ngừng cùng nhau hành động. Ít nhất tôi đang làm điều tôi có thể mặc dù tương lai còn ở xa phía trước. Con đường này không hề dễ dàng. Nhưng tôi có ước mơ và bây giờ tôi không định quay đầu lại. Cảm ơn. (vỗ tay) Đúng 10 năm trước đây, tôi đã ở Afghanistan. Tôi phụ trách đưa tin về cuộc chiến tại Afghanistan, và tôi đã chứng kiến, trong vai trò một phóng viên của Al Jazeera, sự đau khổ và sự tàn phá của một cuộc chiến như vậy. Hai năm sau đó tôi phụ trách đưa tin về một cuộc chiến khác - cuộc chiến ở Iraq. Tôi ở ngay trung tâm của cuộc chiến bởi vì tôi đưa tin về cuộc chiến đó từ khu vực phía bắc Iraq. Và rồi cuộc chiến kết thúc với sự thay đổi thể chế, giống như cuộc chiến ở Afghanistan. Và cái thể chế ấy cái mà chúng ta đã xóa bỏ là chế độ độc tài, một chế độ độc đoán, mà trong nhiều thập niên tạo ra một cảm giác tê liệt trong quốc gia ấy, trong mỗi người dân của đất nước ấy Tuy nhiên, sự thay đổi ấy đến từ những can thiệp bên ngoài nó đưa người dân đến những tình trạng thậm chí còn tồi tệ hơn và hằn sâu thêm cảm giác tê liệt và tự ti trong thế giới Ả Rập. Trong nhiều thập niên, chúng ta đã sống dưới những chế độ chuyên chế -- trong thế giới Ả Rập, và Trung Đông Những chế độ đã tạo ra điều gì đó trong chúng ta trong suốt thời kỳ ấy. Năm nay tôi đã 43 tuổi. Trong suốt 40 năm qua, tôi đã chứng kiến số phận tương tự của những vị vua và tổng thống đã cai trị chúng ta -- sự lỗi thời, già cỗi, chuyên chế, và suy đồi -- những chế độ mà chúng ta đã trải qua. Và trong một khoảnh khắc tôi tự hỏi, có phải chúng ta sống để chứng kiến một sự thay đổi thực sự đang diễn ra, sự thay đổi ko đến từ những can thiệp bên ngoài, từ sự chiếm đóng, từ sự xâm lược của các quốc gia khác và hằn sâu thêm cảm giác tự ti của chúng ta? Đối với những người Iraq: phải, họ đã thoát khỏi sự cai trị của Saddam Hussein, nhưng rồi họ phải chứng kiến đất đai của họ bị chiếm đóng bởi những thế lực ngoại bang họ đã cảm thấy buồn, cảm thấy lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Và đó là lý do họ đã nổi dậy. Đó là lý do họ không thể chấp nhận. Và trong những chế độ cai trị hiện hành, những người lãnh đạo nói với công dân của họ, "Các bạn có muốn thấy một tình trạng tương tự như ở Iraq? Các bạn có muốn thấy những cuộc chiến tranh dân sự, những cuộc thanh trừng đảng phái? Các bạn có muốn thấy sự tàn phá? Các bạn có muốn thấy các đội quân ngoại quốc tràn lên mảnh đất của các bạn?" Và những người dân tự nghĩ, "Có lẽ chúng ta nên chấp nhận cái chế độ chuyên chế này, nó là hệ thống của chúng ta, hơn là một viễn cảnh khác." Đó là một trong những điều tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy. Trong 10 năm qua, thật không may chúng tôi đã đưa ra những hình ảnh về sự tàn phá, về sự giết chóc, do những xung đột đảng phái, những hình ảnh về bạo lực, phát sinh từ một mảnh đất tươi đẹp, một khu vực đã từng là nguồn gốc của những nền văn minh, của nghệ thuật và văn hóa trong hàng ngàn năm. Hôm nay tôi ở đây để nói với các bạn rằng tương lai mà chúng ta hằng mơ ước cuối cùng đã đến. Một thế hệ mới, được giáo dục, được kết nối, được thôi thúc bởi những giá trị phổ quát và một tư duy toàn cầu, đã tạo ra một thực tại mới cho chúng ta, Chúng ta đã tìm ra một phương cách mới để biểu lộ những gì chúng ta cảm thấy và để nói lên những gì chúng ta mơ ước. Những người trẻ tuổi này, những người đã khôi phục lại niềm tin trong các dân tộc của chúng ta, những người đã đem đến cho chúng ta ý nghĩa của sự tự do và khiến chúng ta tự tin xuống phố. Không có điều gì xảy ra. Không bạo lực. Không gì cả. Đơn giản hãy đi ra khỏi nhà, và nói lên tiếng nói của bạn, hãy nói, "Chúng tôi muốn chấm dứt chế độ này". Đó là những gì đã diễn ra ở Tuynisi. Trong một vài ngày, chính quyền Tuynisi đã đầu từ hàng tỷ đô la vào các cơ quan an ninh hàng tỷ đô la để duy trì, hay cố gắng duy trì, những nhà tù của họ, nhưng chính quyền ấy đã sụp đổ, và biến mất, do tiếng nói của công chúng. Những người dân đã được thôi thúc xuống phố và nói lên tiếng nói của mình, họ muốn xóa bỏ chế độ. Các cơ quan tình báo muốn ngăn chặn những người dân này. Họ tìm ra cái gọi là Facebook, cái gọi là Twitter. Họ bị bất ngờ bởi những gì đang diễn ra. Và họ nói, "Những đứa trẻ này đã lạc lối." Họ yêu cầu những người cha, người mẹ hãy xuống phố và đưa những đứa trẻ đó về nhà. Đó là những gì họ đã nói. Đó là sự tuyên truyền của họ. "Đưa những đứa trẻ này về nhà, bởi vì chúng đang lạc lối rồi." Nhưng, thưa vâng, những người trẻ tuổi này họ được thôi thúc bởi những giá trị phổ quát, họ có đủ lý tưởng để hình dung về một tương lai tươi sáng và họ cũng đủ những suy nghĩ thực tế để cân bằng những mong muốn ấy với quá trình để biến những điều ấy thành hiện thực -- không sử dụng bạo lực, không tạo sự hỗn loạn, Những người trẻ tuổi này, họ đã không về nhà. Những người cha, người mẹ đã xuống phố nhưng là để ủng hộ những đứa con của mình. Đó là cách mà cuộc cách mạng đã được tiến hành tại Tuynisi. Chúng tôi, đài truyền hình Al Jazeera, đã bị cấm ở Tuynisi trong nhiều năm, và chính quyền không cho phép bất cứ phóng viên nào của Al Jazeera trên đất nước của họ. Nhưng chúng tôi tìm thấy những người dân ở trên phố, họ đều là phóng viên của chúng tôi, họ cung cấp cho bộ phận tin tức của chúng tôi những hình ảnh, những đoạn băng hình và những tin tức. Và đột ngột, phòng xử lý tin tức của chúng tôi ở Doha trở thành một trung tâm tiếp nhận tất cả những thông tin cung cấp bởi những người dân bình thường -- những người được kết nối và những người có tham vọng những người đã tự giải phóng chính mình khỏi sự tự ti. Và chúng tôi đã đưa ra quyết định: Chúng tôi sẽ quảng bá những thông tin này. Chúng tôi sẽ trở thành tiếng nói cho những người dân không có tiếng nói. Chúng tôi sẽ truyền đi một thông điệp. Vâng, một số những người trẻ tuổi này đã kết nối với mạng Internet, nhưng sự kết nối trong thế giới Ả Rập là rất yếu bởi rất nhiều nỗi đau mà chúng ta đang phải chịu đựng. Nhưng Al Jazeera tiếp nhận tiếng nói từ những người dân này và đưa tiếng nói ấy đến với mọi người. Chúng tôi đưa tiếng nói ấy vào mọi căn phòng của thế giởi Ả Rập -- và trên phạm vi quốc tế qua kênh tiếng Anh của chúng tôi. Và mọi người bắt đầu cảm thấy có một điều gì mới mẻ đang đến. Và rồi tổng thống Tuynisi, Zine al-Abidine Ben Ali, đã từ chức. Sau đó đến Ai Cập, và tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Và giờ đến lượt Libya như các bạn thấy. Và sau đó là Yemen. Và rất nhiều quốc gia khác đang cố gắng nhận ra và khám phá lại cảm giác ấy cảm giác "Làm thế nào để xây dựng một tương lai tươi sáng, hòa bình và khoan dung?" Tôi muốn nói với các bạn đôi điều, rằng Internet và sự kết nối đã tạo ra một tư tưởng mới. Nhưng tư tưởng này vẫn sẽ trung thành với đất nước và vùng lãnh thổ mà nó bắt nguồn. Và trong khi đó là sự khác biệt cơ bản so với tất cả những nỗ lực trước đây nhằm tạo sự thay đổi, trước khi chúng ta nghĩ đến, và chính quyền nói với chúng ta -- và thậm chí đôi khi điều đó là đúng -- rằng chúng ta buộc phải chấp nhận sự thay đổi, và mọi người bác bỏ điều đó, vì họ nghĩ nó xa lạ với văn hóa của họ, nhưng tôi đã luôn tin rằng thay đổi sẽ đến từ bên trong, rằng thay đổi phải là một sự hòa giải với văn hóa, và sự đa dạng văn hóa, với niềm tin vào truyền thống và lịch sử của chúng ta, nhưng đồng thời, tiếp nhận các giá trị phổ quát, kết nối với thế giới, dung hòa với thế giới bên ngoài. Và thời điểm đó đang đến với thế giới Ả Rập. Đó là thời điểm đúng đắn, và đó là thời điểm thực tế hiện nay mà chúng ta thấy sự hội tụ của tất cả những ý nghĩa đó và tạo ra sự khởi đầu của kỷ nguyên tươi đẹp này bắt nguồn từ khu vực của chúng ta. Các tầng lớp chóp bu đã xử lý vấn đề này như thế nào -- cái tầng lớp được gọi là chóp bu chính trị? Trước Facebook, họ đem những con lạc đà vào quảng trường Tahrir Square Trước Al Jazeera, họ bắt đầu tạo nên tinh thần dân tộc. Và sau đó khi họ thất bại, họ bắt đầu nói đến âm mưu của chính quyền Tel Aviv và Washington nhằm chia rẽ thế giới Ả Rập. Họ bắt đầu nói với phương Tây, "Hãy chú ý đến Al-Qaeda. Al-Qaeda đang tiếp quản lãnh thổ của chúng tôi. Họ là những người Hồi giáo đang cố gắng tạo ra những Imara mới. Hãy chú ý đến những người này họ đang đến với thế giới của các người để phá hủy nền văn minh tuyệt vời của các người. May mắn thay, người dân hiện nay ko dễ bị lừa dối. Bởi vì những lãnh đạo tha hóa trong khu vực này đã mất đi ngay cả khả năng lừa dối của họ. Họ đã và đang không thể hình dung làm thế nào để đương đầu với thực tại này. Họ đã mất đi -- họ đã bị tách khỏi quần chúng nhân dân. và chúng ta đang chứng kiến họ sụp đổ nối tiếp nhau. Al Jazeera không phải là một công cụ của cách mạng. Chúng tôi không tạo ra những cuộc cách mạng. Tuy nhiên, khi những sự kiện quan trọng diễn ra, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm đưa những tin tức ấy đến với mọi người. Chúng tôi đã bị cấm ở Ai Cập, và những phóng viên của chúng tôi, một số đã bị bắt giữ. Nhưng hầu hết những người dân hợp tác với chúng tôi và những nhà báo của chúng tôi, họ đã bí mật đến Ai Cập -- hoàn toàn tự nguyện -- để thông tin về những gì đã xảy ra tại quảng trưởng Tahrir. Trong 18 ngày, những máy quay của chúng tôi đã trực tiếp truyền đi tiếng nói của những người dân ở quảng trường Tahrir. Tôi nhớ có một đêm ai đó đã gọi vào máy di động của tôi -- một người bình thường mà tôi không biết -- từ quảng trường Tahrir Anh ấy nói với tôi, "Tôi xin ông đừng tắt những chiếc máy quay. Nếu đêm nay ông tắt những chiếc máy quay ấy, sẽ diễn ra một cuộc diệt chủng. Ông đang bảo vệ chúng tôi bằng cách truyền đi những gì diễn ra tại quảng trường Tahrir." Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải gọi cho những phóng viên của chúng tôi ở đó và phải gọi cho bộ phận tin tức của chúng tôi để nói với họ, "Hãy làm hết khả năng để giữ những chiếc máy quay ấy hoạt động vào đêm nay, bởi vì những người ở đó thực sự cảm thấy tự tin khi ai đó đang đưa tin về những việc làm của họ -- và họ cũng cảm thấy họ đang được bảo vệ." Do đó chúng tôi đã có một cơ hội để tạo ra một tương lai mới trong thế giới đó. Chúng tôi có một cơ hội để bắt đầu và để nghĩ về tương lai như một điều gì đó cởi mở với thế giới. Chúng ta sẽ không lặp lại sai lầm ở Iran, của cuộc cách mạng Misdaq. Hãy để mọi người -- đặc biệt là phương Tây -- không nghĩ về thế giới của chúng ta chỉ dựa trên những lợi nhuận từ dầu mỏ, hay những mối quan tâm về một ảo tưởng về an ninh và sự ổn định. An ninh và sự ổn định của những chế độ chuyên chế không thể tạo ra bất cứ điều gì ngoài khủng bố, bạo lực và sự tàn phá. Chúng ta hãy chấp nhận lựa chọn của người dân. Chúng ta không đưa ra và lựa chọn người mà chúng ta muốn để quyết định tương lai của họ. Tương lai cần phải nằm trong tay của chính những người dân, ngay cả những khi tiếng nói của họ có thể đe dọa chúng ta lúc này. Bởi những giá trị của dân chủ và quyền tự quyết cái mà đang tràn qua Trung Đông tại thời điểm này là cơ hội tốt nhất cho thế giới, cho phương Tây và phương Đông, để nhìn thấy sự ổn định và sự an toàn để nhìn thấy tình bằng hữu và sự khoan dung từ thế giới Ả Rập, hơn là những hình ảnh bạo lực và khủng bố. Chúng ta hãy ủng hộ những người dân này. Chúng ta hãy đứng lên vì họ. Và chúng ta hãy từ bỏ sự ích kỷ nhỏ nhen để đón nhận thay đổi, và để cùng tôn vinh với những người dân này một tương lai tuyệt vời với hy vọng và sự khoan dung. Tương lai ấy đã tới, và tương lai ấy chính là bây giờ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tôi chỉ có một vài câu hỏi dành cho ông. Cảm ơn ông đã tới đây hôm nay. Xin ông cho biết ý nghĩa lịch sử của những gì đã diễn ra? Đó có phải là một sự kiện của năm, sự kiện của thập kỷ, hay là một điều gì hơn thế nữa? Wadah Khanfar: Trên thực tế, đó có thể là sự kiện lớn nhất mà chúng tôi từng đưa tin. Chúng tôi đã đưa tin về nhiều cuộc chiến. Chúng tôi đã đưa tin về rất nhiều thảm họa, rất nhiều vấn đề khó khăn, rất nhiều vùng xung đột, rất nhiều điểm nóng trong khu vực, bởi vì chúng tôi phụ trách chủ yếu về những vấn đề ấy Nhưng câu chuyện lần này -- một câu chuyện lớn, và tuyệt đẹp Nó không chỉ là những gì bạn đưa tin chỉ vì bạn phải đưa tin về một sự việc lớn xảy ra. Bạn đang chứng kiến lịch sử thay đổi. Bạn đang chứng kiến sự ra đời của một kỷ nguyên mới. Và đó là tất cả câu chuyện. CA: Rất nhiều người ở phương Tây vẫn còn hoài nghi, hoặc nghĩ rằng đó có thể chỉ là một giai đoạn trung gian trước khi xảy ra sự hỗn loạn. Ông có thực sự tin rằng có thể có một cuộc bầu cử dân chủ tại Ai Cập lúc này, rằng một chính quyền có thể được lập ra kết hợp với những giá trị mà ông vừa đề cập? WK: Trên thực tế những người dân, sau sự sụp đổ của chính quyền Hosni Mubarak, những người trẻ tuổi đã tự tổ chức thành các nhóm và hội đồng, họ canh gác cho sự chuyển đổi ấy và giữ nó ko bị chệch hướng nhằm đảm bảo những giá trị dân chủ, nhưng đồng thời cũng tiến hành một cách hợp lý và dựa trên lý trí, không làm đảo lộn trật tự. Theo tôi, những thanh niên này thông minh hơn nhiều so với, ko chỉ những chính trị gia cao cấp, ngay cả tầng lớp trí thức cao cấp, ngay cả những lãnh đạo đối lập thuộc các đảng chính trị. Chính thời khắc này đây, những thanh niên trong thế giới Ả Rập đã thông minh hơn rất nhiều và có đủ khả năng tạo sự thay đổi hơn những người đi trước -- bao gồm các chế độ chính trị, văn hóa và tư tưởng xưa cũ. (Vỗ tay) CA: Chúng ta sẽ không dính líu đến chính trị hay can thiệp theo cách đó. Xin ông cho biết điều gì mà mọi người ở TED hôm nay, ở phương Tây này, nên làm nếu họ muốn kết nối hay tạo một sự khác biệt và họ tin vào những gì đang diễn ra tại đây? WK: Tôi nghĩ chúng ta đã khám phá một vấn đề rất quan trọng trong thế giới Ả Rập -- mà mọi người quan tâm, mọi người quan tâm đến sự chuyển đổi to lớn này. Ông Mohamed Nanabhay, người mà đang ngồi với chúng ta hôm nay, người đứng đầu trang mạng Aljazeera.net, ông ấy nói với tôi về sự tăng thêm 2,500 phần trăm lượng truy cập vào website của chúng tôi, từ rất nhiều nơi trên thế giới, 50 phần trăm trong số đó đến từ châu Mỹ. Bởi vì chúng tôi khám phá ra rằng mọi người quan tâm, và họ muốn biết -- họ đang tiếp nhận luồng thông tin từ Internet của chúng tôi. Thật không may ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chúng tôi không đưa tin về bất cứ thành phố nào ngoài Washington tại thời điểm này cho kênh tiếng Anh của Al Jazeera. Nhưng tôi có thể nói với các bạn, đây là thời điểm cần được ghi nhận thông qua việc kết nối chúng ta với những người dân trên phố để bày tỏ sự ủng hộ đối với họ và biểu lộ cảm nghĩ này, một cảm nghĩ chung, về việc ủng hộ những người nghèo khổ, ốm yếu và những người bị áp bức để tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta. CA: Thưa ông Wadah, một nhóm các thành viên của cộng đồng TED, TEDX Cairo, đang nhóm họp khi chúng ta nói chuyện. Họ có một số diễn giả ở đó. Tôi tin rằng họ đã lắng nghe buổi nói chuyện của ông. Cảm ơn ông vì đã truyền cảm hứng cho họ, và cho tất cả chúng tôi. Cảm ơn ông rất nhiều. (Vỗ tay) Hai tuần trước tôi đang ở trong studio của mình ở Paris, và điện thoại của tôi reo. Tôi nghe máy, "Này, JR, anh đã thắng giải TEDPrize 2011. Anh phải nghĩ một điều ước để cứu thế giới." Tôi đã hoang mang. Tôi không thể cứu thế giới, không ai có thể làm được. Thế giới này bị đảo lộn. Có những tên độc tài thống trị thế giới, dân số gia tăng theo hàng triệu, không còn cá dưới biển, Bắc Cực đang tan chảy, và theo như chủ nhân giải TED Prize trước nói, chúng ta đang béo dần lên. (Cười) Có thể người Pháp là ngoại lệ. Sao cũng được. Và tôi đã gọi lại. và nói với cô ấy, "Này Amy nói với mấy người ở TED rằng tôi sẽ không xuất hiện. Tôi không thể làm gì để cứu thế giới" Cô ý đã nói rằng "Này, JR, lời ước của anh không phải để cứu thế giối, nhưng để thay đổi thế giới." "À, được thôi" (Cười) "Hay đấy." Ý tôi là, công nghệ, chính trị, kinh doanh đều làm thay đổi thế giới... không phải luôn luôn theo một hướng tích cực, nhưng chúng thay đổi thế giới. Nghệ thuật thì sao? Nghệ thuật có thể thay đổi thế giới không? Tôi bắt đầu khi tôi mới 15 tuổi. Và khi đó, tôi không hề nghĩ về việc thay đổi thế giới; Tôi vẽ graffiti... viết tên mình khắp mọi nơi sử dụng thành phố như một tấm vải. Tôi đã đến những đường hầm ở Paris, trên những mái nhà với những người bạn. Mỗi chuyến đi là một cuộc dạo chơi, một chuyến thám hiểm Như thể là để lại dấu ấn của mình cho xã hội, như nói là "Tôi đã ở đây" trên đỉnh một tòa nhà. Thế nên khi tôi tìm được một chiếc máy ảnh rẻ tiền trong sân ga tàu điện ngầm, Tôi đã bắt đầu ghi lại những cuộc thám hiểm với những người bạn của tôi và đưa cho họ những bản photocopy rất nhỏ, chỉ thế này thôi. Đó là, ở tuổi 17 tôi bắt đầu dán chúng. và làm nên "expo de rue" đầu tiên của tôi, nghĩa là triển lãm vỉa hè. Tôi viền chúng với màu sắc nên bạn sẽ không lầm tưởng nó với quảng cáo. Ý tôi là, buổi triển lãm tốt nhất trong thành phố mà tôi có thể tưởng tượng ra. Tôi sẽ không bao giờ phải làm một quyển sách và trình bày cho một phòng tranh. và đợi họ quyết định nếu tác phẩm của tôi đủ đẹp để triển lãm cho công chúng. Tôi muốn nắm quyền quyết định trực tiếp với công chúng trên những con phố và đó là Paris. Tôi sẽ thay đổi phụ thuộc vào những nơi tôi đi tên của triển lãm. Đây là ở trên đại lộ Champs-Elysees. Tôi đã khá là tự hào về nó. Vì tôi mới chỉ 18. và đã ở tận trên đó ở đỉnh Champs-Elysees. Và khi những bức ảnh mất đi, Thì cái khung vẫn còn đó. (Cười) Tháng 11 năm 2005, Những con phố rừng rực. Một làn sóng biểu tình đã tràn vào Paris. Mọi người dán mắt vào màn hình TV, xem những hình ảnh đáng sợ và ghê tởm được chụp từ biên của khu mình ở. Ý tôi là, những đứa trẻ, mất kiểm soát, ném những trái lựu đạn xăng, tấn công cảnh sát và lính cứu hỏa, cướp lấy mọi thứ có thể từ những cửa hàng. Có nhiều tội phạm, kẻ lười đảo nguy hiểm vùng vẫy trong chính môi trường của chúng. Và khi tôi nhìn thấy điều đó - Điều đó có phải là sự thật? ảnh của tôi trên một bức tường nhìn thấy bởi lửa của chiếc xa đang cháy một tác phẩm tôi thực hiện một năm trước một tác phẩm không hợp pháp - vẫn còn đó. Ý tôi là, đó là những khuông mặt của bạn bè tôi. Tôi biết những người này. Tất cả bọn họ đều không phải là thiên thần, thế nhưng họ cũng không phải là ác quỷ. Thế nhưng nó vẫn kỳ quặc khi nhìn thấy những bức tranh và ánh mắt đầy nhìn chằm chằm vào tôi qua TV Thế là tôi quay lại đó với một ống kính 28mm Nó là cái duy nhất tôi có lúc bấy giờ. Nhưng với ống kính đó, bạn có thể nhìn gần như là 10 inches từ phía người được chụp. Thế nên bạn chỉ có thể thực hiện với niềm tin của họ. Và tôi đã chụp 4 ảnh chân dung của mọi người từ Le Bosquet. Họ đã mang những vẻ mặt đáng sợ để đùa cợt với dấu ấn của cá nhân họ. Và sau đó tôi treo những tấm poster lớn khắp nơi ở khu trung lưu Paris với tên, tuổi , thậm chí cả số nhà của những người đó. Một năm sau, triển lãm đã được trưng bày trước cửa tòa thị chính Paris. Và chúng tôi xuất phát từ việc chụp ảnh, mà ảnh bị đánh cắp và bóp méo bởi giới triều thông, để rồi bây giờ tự hào đứng lên với những bức ảnh của chính mình. Đó là nơi tôi nhận ra sức mạnh của giấy và keo dán. Và liệu nghệ thuật có thay đổi được thế giới không? Một năm sau, Tôi đang lắng nghe tất cả mọi thứ về xung đột ở Trung Đông. Vào thời điểm đó, hãy tin tôi, họ chỉ nói về bất đồng giữa người Israel và người Palestine, Và với bạn tôi, Marco, chúng tôi quyết định đến đó và xem những người Palestine và Israel thực sự là ai Và liệu họ có khác biệt không? Khi đến nơi, chúng tôi đi ra phố, bắt chuyện với mọi người, và chúng tôi nhận ra rằng mọi việc có chút khác biệt so với những điều cường điệu chúng tôi nghe qua giới truyền thông. Thé nên chúng tôi quyết định chụp chân dung của những người Palestine và Israel đang cùng làm một công việc -- tài xế taxi, luật sư, đầu bếp, Chúng tôi bảo họ thể hệ trên khuôn mặt của sự tin tưởng Không phải là một nụ cười, vì điều đó không nói gì về con người và cảm xúc của mình. Tất cả bọn họ đều đống ý được dán bên cạnh nhau Tôi quyết định dán ảnh ở tám thành phố ở Israel và Palestine và trên cả hai phía của bức tường. Chúng tôi bắt đầu triển lãm tranh bất hợp pháp lớn nhất từ trước tới nay. Tôi gọi đó là dự án Mặt đối mặt. Những chuyên gia nói rằng "không thể nào". Họ sẽ không chấp nhận. Quân đội sẽ bắn anh, và quân Hamas sẽ bắt cóc anh." chúng tôi nói rằng "Được thôi, hãy thử và cố hết sức." I yêu cái cách những con người này hỏi tôi, "Bức ảnh tôi sẽ to thế nào?" "Nó sẽ to bằng nhà anh." "Khi chúng tôi bắt đầu trình bày lên tường, chúng tôi bắt đầu từ phía Palestine." Và khi chúng tôi đến với chỉ chiếc thang Và nhận ra rằng thang không đủ cao. Và những anh chàng Palestine đã nói, "Cứ bình tĩnh. Tôi sẽ tìm cho anh một giải pháp." Và anh ta đã đến Nhà thờ Thánh đản và mang về một chiếc thang cũ rất cũ đến mức chiếc thang này có thể chứng kiến chúa Jesus sinh ra đời. (Cười) Chúng tôi làm dự án Mặt đối mặt với chỉ 6 người, hai chiếc thang, hai cây cọ, một chiếc ô tô thuê, một chiếc máy ảnh và 20 nghìn feet vuông giấy. Chúng tôi đã được giúp đỡ bằng mọi cách từ mọi nơi trong cuộc sống. OK, ví dụ, như ở Palestine. Chúng tôi đang ở Ramallah. Và chúng tôi đang dán ảnh chân dung ở hai mặt của con phố chợ đông đúc. Mọi người tới xung quanh và bắt chuyện, "Các anh đang làm gì ở đây?" "Ồ, thực ra chúng tôi đang làm một dự án nghệ thuật và chúng tôi đang dán ảnh một người Israel và một người Palestine làm cùng một việc Và cả hai người này đều là tài xế taxi." Sau đó luôn luôn là một sự im lặng. "Ý anh là anh đang dán một khuôn mặt Israeli thể hiện một nét mặt ngay tại đây?" "Vâng, vâng, đó là một phần của dự án." Và tôi luôn dành khoảng khắc đó, và chúng tôi hỏi họ, "Vậy anh có thể phân biệt ai với ai không?" Đa phần bọn họ đều không thể phân biệt được. (Vỗ tay) Chúng tôi thậm chí còn dán ảnh lên cả tháp quân sự của Israeli, và chả có điều gì xảy ra cả. Khi bạn dán một bức ảnh, chỉ có giấy và keo dán. Ai cũng có thể xé, viết, thậm chí phóng ếu lên tấm ảnh đó một số bức khá là cao để làm việc đó, tôi đồng ý nhưng nhũng con người trên phố, họ chính là những người giám sát. Mưa và gió sẽ cuốn bay những bức ảnh. Chúng không thể tồn tại mãi. Nhưng chính xác 4 năm sau, những bức ảnh, hầu hết vẫn ở đó. Dự án Mặt đối mặt đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nghĩ là không thể đều là có thể và, mọi người biết không, thậm chí là đơn giản. Chúng tôi không hề đẩy lùi ranh giới, chúng tôi chỉ chỉ ra rằng chúng tôi đi xa hơn cái mà mọi người vẫn nghĩ. Ở Trung Đông, tôi đã trải nghiệm những tác phẩm của mình ở những nơi không có (nhiều) bảo tàng. Và thử nghiệm này ở trên phố khá là thú vị. Thế là tôi quyết định sẽ đi xa hơn theo hướng này và tới những nơi không có một bảo tàng nào cả. Khi mọi người tới những xã hội đang phát triển, phụ nữ là trụ cột của cộng đồng, nhưng đàn ông vẫn là những người nắm giữ những con phố. Thế là chúng tôi đã có ý tưởng về một dự án nơi những người đàn ông sẽ tỏ sự kính trọng tới người phụ nữ bằng cách dán những bức ảnh của họ. Tôi gọi đó là dự án "Phụ nữ là anh hùng". Khi tôi lắng nghe những câu chuyện khắp mọi nơi tôi đi qua trên những đại lục, Tôi không thể nào hiểu hết được những tình huống rắc rối của những sự bất đồng, Tôi chỉ quan sát. Thỉnh thoảng không nói lời nói nào, không câu nào, chỉ những giọt nước mắt. Tôi chụp ảnh và dán chúng. "Phụ nữ là anh hùng" mang tôi đến mọi nơi trên thế giới. Đa phần những nơi tôi đến, tôi quyết định tới đó vì tôi nghe qua truyền thông. Ví dụ như tháng 6 năm 2008 Tôi đang xem TV ở Paris, và tôi đã nghe về những điều khủng khiếp xảy ra ở Rio de Janeiro (Brazil). Ở khu dân cư nghèo đầu tiên của Brazil tên là Providencia. 3 đứa trẻ, 3 học sinh đã bị bắt giữ bởi quân đội bởi vì bọn chúng không mang theo giấy tờ tùy thân. Và quân đội đã bắt giữ chúng, thay vì mang chúng tới đồn cảnh sát, họ mang chúng tới nơi tập trung của quân đội và bọn trẻ đã bị chém thành từng mảnh. Tôi đã rất sốc. Toàn Brazil đã rất sốc. Tôi nghe nói đó là một trong những khu bạo lực nhất, bởi vì nhóm vận chuyển thuốc phiện quản lý nơi đó. Thế là tôi đã quyết định tới đó. Và khi tôi tới nơi Tôi không hề có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức phi chính phủ nào. Ở nơi đó chả có gì, chả có công ty du lịch, tổ chức phi chính phủ, không gì cả không có nhân chứng. Và tôi chỉ đi quanh, và gặp một người phụ nữ, và tôi cho cô ấy xem quyển sách của mình. Và cô ấy đã nói rằng "Anh biết không?" Chúng tôi đói văn hóa. chúng tôi cần văn hóa nơi đây." Và tôi đã bắt đầu với những đứa trẻ. Tôi chỉ chụp một vài tấm ảnh của những đứa trẻ, và ngày tiếp theo tôi đến với những tấm poster và chúng tôi cùng dán chúng lên. Một ngày sau đó, khi tôi quay lại, những bức ảnh đã bị cào xé. Nhưng không sao. Tôi muốn họ cảm thấy rằng nghệ thuật này thuộc về họ. Và ngày sau đó, tôi tổ chức một cuộc họp ở quảng trường chính một số phụ nữ đã đến. Họ đều liên quan tới 3 đứa trẻ đã bị giết. Những người mẹ, người bà, người bạn thân. Họ đều muốn hét lên câu chuyện đau thương. Và sau đó, mọi người trong khu đều cho tôi "tín hiệu xanh" Tôi chụp thêm ảnh, và chúng tôi bắt đầu dự án. Mấy tên chủ buôn thuốc phiện khá là lo lắng về việc chúng tôi chụp ảnh ở nơi này, và tôi đã bảo họ "Các ông biết không? Tôi không hứng thú với việc chụp lại bạo lực và vũ khí. Mấy thứ đó đã được chiếu đủ trên truyền thông rồi. Những gì tôi muốn trưng bày là một cuộc sống vĩ đại. Và thực ra tôi đã nhìn nó xung quanh trong mấy ngày qua." Và đó thực ra là một bức tranh ẩn dụ, vì đó là bức ảnh đầu tiên chúng tôi làm mà không ai trong thành phố này có thể nhìn. Đó chính là nơi 3 đứa trẻ bị bắt giữ, và đó là người bà của một đứa. Trên những bậc tháng đó, nơi những kẻ vận chuyển luôn đứng nơi có rất nhiều bạo lực. Mọi người ai cũng hiểu về dự án. Và chúng tôi đã dán ảnh ở khắp nơi, cả ngọn đồi. (Vỗ tay) Và điều thú vị đó là giới truyền thông không hề tham gia. ý tôi là, mọi người thấy đó. Họ đã có thể quay phim chúng tôi từ một khoảng cách xa bằng trực thăng và dùng những ống kính rất dài, và chúng tôi sẽ thấy mình đang dán ảnh trên TV. Và họ sẽ đưa lên một số điện thoại "hãy gọi số này nếu ai biết điều gì đang diễn ra ở Providencia." Chúng tôi chỉ làm một dự án và ra đi nên giới truyền thông không thể biết. Và làm thế nào ta có thể biết về dự án? Họ phái đến và tìm những người phụ nữ và tìm lời giải thích từ họ. Vậy đã tạo nên một cầu nối giữa giới truyền thông và những người phụ nữ vô danh. Chúng tôi luôn di chuyển. Chúng tôi đã tới Châu Phi, Sudan, Sierra Leone, Liberia, Kenya. Ở những nơi bị chiến tranh tàn phá như Monrovia, những người dân tới bắt chuyện với bạn. Họ muốn biết bạn muốn làm gì. Họ luôn hỏi tôi "Mục đích của dự án là gì?" Anh có phải là thuộc tổ chức phi chính phủ? Anh có phải trong giới truyền thông?" Nghệ thuật. Chỉ làm nghệ thuật. Một số người đặt câu hỏi, " Tại sao chỉ đen trắng?" chẳng nhẽ anh không có ảnh màu ở Pháp?" (Cười) hoặc họ sẽ hỏi "Có phải tất cả người trong ảnh đều đã chết?" Một số người hiểu về dự án sẽ giải thích cho những người khác. Và tôi nghe thấy một người nói cho một người đàn ông chưa hiểu rõ về dự án, "Anh biết đấy, anh đã ở đây một vài giờ rồi cố hiểu, cố thảo luận với mấy người khác. Trong lúc đó, anh không hề nghĩ về việc ngày mai anh sẽ ăn gì. Đó là nghệ thuật." Tôi nghĩ chính sự tò mò của mọi người đã thôi thúc họ đến với dự án. Và sau đó nó trở thành một cái gì đó lớn hơn. trở nên mong muốn, sự cần thiết, một cái gì đó không rõ. Ở trên cây cầu này ở Monrovia, một cựu lính nổi dậy đã giúp chúng tôi dán một bức chân dung của một người phụ nữ có thể đã bị lạm dụng trong chiến tranh. Phụ nữ luôn luôn là những người đầu tiên bị lạm dụng trong những xung đột. Đây là Kibera, Kenya, một trong những khu ổ chuột lớn nhất ở Châu Phi. Mọi người có thể đã xem những bức ảnh về bạo động sau bầu cử xảy ra năm 2008. Lần này chúng tôi phủ kín những mái nhà, nhưng chúng tôi không hề dùng giấy. vì giấy không thể ngăn mưa thấm vào trong nhà chỉ có vinyl mới chống thấm. Và khi đó nghệ thuật trở nên hữu ích. Và mọi người giữ lấy. Mọi người có biết điều tôi yêu nhất, ví dụ như, khi bạn nhìn thấy con mắt lớn nhất ngoài kia có rất nhiều ngôi nhà trong đó. Và khi tôi tới đó một vài tháng trước những bức ảnh vẫn ở đó, và chỉ mất một ảnh của đôi mắt. Và tôi hỏi người dân điều gì đã xảy ra. "Ồ, lão ta vừa chuyển nhà." (Cười) Khi mái nhà được che đậy, một người phụ nữ đùa, "Bây giờ Chúa có thể nhìn thấy tôi." Khi bạn nhìn Kibera bây giờ, họ nhìn lại. OK, Ấn Độ. Trước khi tôi bắt đầu, tôi chỉ muốn mọi người được biết, là mỗi khi chúng tôi tới đâu, đều không có một hướng dẫn viên du lịch, nên chúng tôi như một tiểu đoàn chúng tôi là một nhóm bạn đến đó, và chúng tôi cố dán ảnh lên tường. Nhưng có những nơi mà bạn không thể dàn gì lên tường Ở Ấn Độ, điều đó là không thể. Tôi nghe nói vì văn hóa và vì luật, họ sẽ bắt giữ chúng tôi ngay lúc đầu. Nên chúng tôi quyết định dán trắng, trắng cả bức tường. Và tưởng tượng những người da trắng dán giấy trắng. Nên mọi người sẽ đến và hỏi, "này, anh đang làm gì thế?" "Ồ anh biết đấy, chúng tôi chỉ đang làm nghệ thuật." "Nghệ thuật?" Tất nhiên, họ đều thấy mơ hồ. Nhưng bạn biết Ấn Độ có nhiều bụi trên phố đến mức nào, và càng nhiều bụi trong không khí, trên giấy trắng bạn có thể thấy được, nhưng có những đoạn dính như là ở mặt sau của những miếng sticker. nên càng nhiều bụi, những bức ảnh sẽ càng hiện ra. Và chúng tôi có thể đi bộ trên phố ngày hôm sau và những bức ảnh sẽ tự hiện lên. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Và chúng tôi không bị bắt lần này. Mỗi dự án, đó là một bộ phim từ "Phụ nữ là anh hùng." (Nhạc) OK. Cho mỗi dự án chúng tôi làm một bộ phim. Và như đa phần các bạn thấy, đó là đoạn trich từ "Phụ nữ là anh hùng" nhứng tấm hình, bức ảnh, được chụp liền nhau. Và những bức ảnh tiếp tục di chuyển ngay cả khi không có chúng tôi. (Cười) (Vỗ tay) Mong rằng mọi người sẽ xem bộ phim, và sẽ hiểu được thêm về quy mô của dự án và những gì mọi người cảm nhận khi họ thấy những bức ảnh. Vì đó là một phần lớn của dự án. Có những lớp sâu hơn sau mỗi bức ảnh. Sau mỗi bức ảnh là một câu chuyện. "Phụ nữ là anh hùng" tạo nên một sức mạnh mới trong mỗi cộng đồng, và những người phụ nữ giữ sức mạnh đó sau khi chúng tôi đã ra đi. Ví dụ như, chúng tôi thực hiện sách ,không để bán để cho mỗi cộng đồng. Nhưng để có nó, họ phải để một trong những người phụ nữ ký. Chúng tôi làm thế ở đa số các nơi. Chúng tôi quay lại thường xuyên. Và ở Providencia, ví dụ, ở khu dân cư, có tôi có một trung tâm quản lý. Ở Kibera, mỗi năm cũng tôi phủ thêm nhiều mái nhà. Bởi vì tất nhiên, khi chũng tôi đi, những người khác ở ngoài dự án sẽ hỏi "Này, thế mái nhà của tôi thì sao?" Và chúng tôi quyết định quay lại mỗi năm và tiếp tục làm dự án. Một điểm rất quan trọng với tôi là tôi không có thương hiệu hay công ty nào tài trợ. Nên tôi không có trách nhiệm với ai ngoại trừ chính mình và những con người đó. (Vỗ tay) Và thế là đủ cho tôi một trong những điều quan trọng trong dự án. Tôi nghĩ, hôm nay, điều quan trọng ngang với kết quả là cách bạn làm. Và đó luôn luôn là một phần cụ thể trong công việc. Và một điều khác quan trọng là ranh giới tôi có với ảnh và quảng cáo. Chúng tôi đi dán một số ảnh ở Los Angeles về một dự án khác tuần trước. Và tôi được mới đến dán ở bảo tàng Nghệ thuật đương đại. Nhưng ngày hôm sau, thành phố gọi họ và nói, "Nhìn này, chúng ta sẽ phải hạ chúng xuống. Vì những bức ảnh này có thể coi là quảng cáo. và vì luật, chúng phải được hạ xuống" Nhưng hãy nói với tôi, quảng cáo cho cái gì? Những con người tôi chụp đều tự hào vì là một phần của dự án và có ảnh họ trong cộng đồng Nhưng họ thường bảo tôi hứa Họ hỏi tôi "Hãy mang câu chuyện của tôi với anh" Và tôi đã làm. Đó là Paris. Đó là Rio. Ở mỗi nơi, chúng tôi triển lãm với một câu chuyện, và câu chuyện đó đi theo tôi. Mọi người hiểu quy mô đầy đủ của dự án. Đó là London. New York. Và hôm nay, chúng ở với bạn ở Long Beach. Gần đây tôi bắt đầu một dự án nghệ thuật cộng đồng nhưng tôi sẽ không dùng tác phẩm của mình nữa. Tôi sẽ dùng Man Ray, Helen Levitt, Giacomelli, tác phảm của người khác. Hôm nay nó không còn quan trọng bức ảnh là của ai. Điều quan trọng là làm gì với những bức ảnh, ý nghĩa nó tạo nên nơi nó được dán. Ví dụ như, tôi dán bức ảnh của một đền thờ ở Thụy Sỹ. một vài tuần trước họ bỏ phiếu cho luật cấm đền thờ Hồi giáo trong cả nước. (Vỗ tay) Bức ảnh của 3 người đàn ông đeo mặt nạ dưỡng khí đã được chụp ở Chernobyl, và tôi dán ở miền Nam nước Ý, nơi mà mafia thỉnh thoảng chôn rác dưới lòng đất. Bằng một vài cách, nghê thuật có thể thay đổi thế giới. Nghệ thuật đáng nhẽ ra không phải để thay đổi thế giới, hay là thay đổi những điều dĩ nhiên, nhưng là để thay đổi những góc nhìn. Nghệ thuật có thể thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới. Nghệ thuật có thể tạo nên một sự so sánh. Thực ra sự thật rằng nghệ thuật không thể thay đổi mọi thứ tạo nên một không gian khách quan để trao đổi và bàn luận và cho ta cơ hội để thay đổi thế giới. Khi tôi làm những tác phẩm của mình, tôi thường có hai phản ứng. Mọi người nói "Ồ, tại sao anh không đi Iraq hay là Afgahanistan. Sẽ có ích đấy. hoặc là "Tôi có thể giúp được gì?" Tôi cho rằng đa số mọi người ở đây thuộc vào loại thứ hai. và thế là tốt, vì cho dự án đó, tôi sẽ yêu cầu các bạn đi chụp ảnh và dán chúng,. Và điều ước của tôi là: (trống) (Cười) Tôi mong mọi người sẽ đứng lên cho những gì bạn quan tâm bởi tham gia một dự án nghệ thuật toàn cầu, và cùng nhau chúng ta sẽ thay đổi thế giới. Và điều đó bắt đầu từ đây. Và vâng, mọi người trong phòng. Mọi người đang theo dõi. Tôi mong điều ước này sẽ thực sự bắt đầu từ bây giờ. Nếu có một chủ đề mà bạn đam mê, một người có câu chuyện mà bạn muốn kể lại hay là những bức ảnh của chính mình nói cho tôi biết bạn đứng lên vì điều gì. Chụp những bức ảnh, hay chân dung, tải lên mạng, tôi sẽ cho bạn tất cả chi tiết và tôi sẽ gửi lại cho bạn poster. hãy tham gia vào từng nhóm và làm lộ ra những điều về thế giới này. Tất cả những thông tin đều ở trên website: insideoutproject.net sẽ được bắt đầu từ hôm nay. Những gì chúng ta thấy thay đổi con người của chính ta. Khi chúng ta cùng hành động, tổng thể thì thường lớn hơn phép cộng của từng phần. Và tôi tin rằng, cùng nhau, chúng ta sẽ tạo nên một thứ gì mà thế giới sẽ ghi nhớ. Và mọi việc bắt đầu từ đây và phụ thuộc vào các bạn. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Xin cám ơn. (Vỗ tay) Đó là cuộc cách mạng 2.0 Không một ai là anh hùng. Không có ai là anh hùng. Bởi vì mọi người đều là anh hùng. Mỗi người đều đã làm một điều gì đó. Tất cả chúng ta đều dùng Wikipedia. Khi bạn nhận ra ý tưởng chính của Wikipedia nơi mà thông tin được tạo thành bằng sự đóng góp của mỗi người. Và cuối cùng đến một ngày chúng ta đã xây dựng nên từ điển bách khoa toàn thư lớn nhất trên thế giới. Từ một ý tưởng nghe thật điên rồ, chúng ta đã có được từ điển bách khoa toàn thư lớn nhất trên thế giới. Và trong cuộc cách mạng Ai Cập, cuộc cách mạng 2.0, mỗi người đều đã đóng góp một phần nào đó -- dù là nhỏ hay lớn, họ đều đã đóng góp một thứ gì đó -- để mang đến cho chúng ta một trong những câu truyện thần kỳ nhất trong lịch sử con người khi nói về những cuộc cách mạng. Thật xúc động khi thấy tất cả những người Ai Cập thay đổi một cách hoàn toàn. Nếu bạn nhìn vào thực tế, Ai Cập, trong 30 năm qua, đang xuống dốc và vẫn đang xuống dốc. Mọi thứ đều trở nên tồi tệ. Mọi thứ đều sai cả. Chúng tôi chỉ xếp hạng cao khi đề cập đến nghèo đói, tham nhũng, thiếu tự do ngôn luận, thiếu hoạt động chính trị. Những điều đó là thành quả của cái chế độ "vĩ đại" của chúng tôi. Nhưng dù thế không hề có điều gì xảy ra cả. Điều đó không phải bởi vì người dân sống hạnh phúc hay là họ không cảm thấy thất vọng. Thực ra, mọi người thất vọng một cách cực độ. Nhưng lý do tại sao ai cũng im lặng là điều mà tôi gọi là rào cản tâm lý sợ hãi. Ai cũng đều sợ cả. Không phải tất cả mọi người. Thực ra đã có một số người Ai cập dũng cảm mà tôi phải cảm ơn vì sự quả cảm của họ -- đã dám phản kháng khi vài trăm người, bị đánh đập và bắt bớ. Nhưng thực ra, phần đông vẫn sợ hãi. Mọi người đã không thực sự muốn bị rắc rối, phiền toái. Một kẻ độc tài không thể tồn tại nếu không có vũ lực. Chúng muốn mọi người sống trong sợ hãi. Và cái rào cản tâm lý sợ hãi đó đã hiệu quả trong rất nhiều năm trời, và rồi khi Internet xuất hiện, công nghệ, BlackBerry, SMS. Đã giúp kết nối chúng tôi lại với nhau. Những nền tảng chia sẻ thông tin như YouTube, Twitter, Facebook đã giúp chúng tôi rất nhiều, bởi vì về cơ bản, nó đem lại cho chúng tôi ấn tượng là "Trời ạ, tôi không đơn độc. Có rất nhiều người cũng đang thất vọng." Có rất nhiều người đang thất vọng. Có rất nhiều người cùng chung một giấc mơ. Có rất nhiều người ưu tư về sự tự do của họ. Nhiều người có cuộc sống tốt nhất trên thế giới này. Họ đang sống trong hạnh phúc. Họ đang sống trong những căn biệt thự của mình. Họ hạnh phúc; họ không có rắc rối gì cả. Nhưng họ vẫn luôn cảm thấy nỗi đau của người Ai cập. Nhiều người trong chúng tôi không thực sự hạnh phúc khi xem một băng ghi hình về một người dân Ai cập đang tìm miếng ăn trong rác rưởi trong khi nhiều người khác đang ăn cắp hàng tỉ đồng Ai cập từ tài sản của quốc gia. Internet đã đóng vai trò quan trọng, giúp mọi người nói lên suy nghĩ của mình, để cộng tác với nhau, cùng bắt đầu suy nghĩ. Đó là một cuộc vận động mang tính giáo dục. Khaled Saeed đã bị giết vào tháng 6 năm 2010. Tôi vẫn nhớ bức hình. Tôi vẫn nhớ rõ từng chi tiết nhỏ của bức ảnh. Bức ảnh đó thật kinh khủng. Anh ấy bị tra tấn, bị hành hình cho đến chết. Nhưng rồi câu trả lời của chính quyền là gì? Anh ấy bị đánh chết một cách dã man. Đó là câu trả lời của họ: "Hắn ta là một kẻ tội phạm. Hắn là kẻ mới trở về từ những điều xấu xa." Nhưng người dân không quan tâm đến điều đó. Người dân không tin vào điều đó. Bởi vì nhờ có Internet, sự thật đã chiến thắng và tất cả mọi người đều biết điều đó. Và tất cả mọi người bắt đầu nhận thấy rằng "anh ta có thể là người anh em của tôi." Anh ấy là một gã trung lưu. Bức hình của anh ấy được chúng tôi nhớ mãi. Một trang web đã được tạo ra. Một người điều hành dấu mặt đã mời mọi người tham gia vào trang này, và không hề có một kế hoạch nào cả. "Chúng ta dự định làm gì?" "Tôi không biết." Chỉ trong vài ngày, hàng vạn người ở đó -- những người Ai Cập đầy giận giữ đòi Bộ Nội vụ "Đủ rồi. Mang những kẻ đã giết chết người đàn ông này ra ngoài công lý." Nhưng dĩ nhiên, chính quyền không hề lắng nghe. Thật là một câu chuyện đầy thú vị -- cái cách mà mọi người bắt đầu cảm giác về quyền làm chủ. Mỗi người là chủ nhân của trang web này. Mọi người bắt đầu đóng góp ý tưởng. Thực tế, một trong những ý tưởng nực cười nhất đó là, nghe này, chúng ta hãy đứng yên lặng. Chúng ta hãy cùng nhau bước ra đường, đối mặt với biển cả, quay lưng lại những con đường, mặc áo đen, đứng lặng yên trong một giờ, không làm gì cả và sau đó chỉ đơn giản rời đi, trở về nhà. Đối với một vài người, điều đó như là. "Ồ, đứng yên lặng. Và kế tiếp là rung nhẹ." Mọi người đã cười nhạo ý tưởng đó. Nhưng thực ra khi mọi người xuống đường -- lần đầu tiên đã khoảng hàng ngàn người ở Alexandria -- có cảm giác như là -- thật thú vị. Thật tuyệt vời. Bởi vì nó đã kết nối mọi người từ thế giới ảo, đem họ lại cùng nhau trong thế giới thực, chia sẻ cùng một giấc mơ, cùng một sự thất vọng, cùng một cơn giận dữ, cùng một khao khát tự do. Và họ đã làm diều đó. Nhưng rồi chính quyền đã học được điều gì? Không gì cả. Họ đã tấn công những người dân. Họ đã ngược đãi những người dân, dù cho thực tế là những người này đã rất hòa hoãn -- họ thâm chí đã không chống đối. Và rồi mọi thứ đã tiến triển cho tới khi cuộc cách mạng Tunisian nổ ra. Trang web đó lại, một lần nữa, được điều hành bởi những người này. Thực tế, công việc của người điều hành dấu mặt là thu thập những ý tưởng, giúp mọi người bỏ phiếu và nói với mọi người những gì họ dự làm. Mọi người đã chụp ảnh; có người đã thông báo việc vi phạm nhân quyền ở Ai Cập; mọi người đưa ra những ý tưởng, họ đã thức sự bỏ phiếu chọn lựa những ý tưởng, và sau đó mọi người thực hiện những ý tưởng này; họ đã tạo ra những đoạn băng ghi hình Mọi việc được thưc hiện bởi người dân và cho chính người dân, và đó là sức mạnh của Internet. Không hề có ai là người lãnh đạo. Người lãnh đạo là chính mỗi cá nhân trên trang web đó. trải nghiệm từ người Tunisian, như Amir đã nói, đã thức tỉnh tất cả chúng tôi, chỉ cho chúng tôi thấy rằng có một con đường. Và chúng tôi có thể. Chúng tôi có thể thực hiện nó. Chúng tôi có chung những vấn đề, chúng tôi có thể chỉ đổ ra đường phố. Và khi tôi nhìn thấy đường phố ngày 25, Tôi đã lùi lại và nói, "Ai Cập trước ngày 25 không thể nào là Ai Cập sau ngày 25. Cuộc cách mạng đang diễn ra. Đó không là sự kết thúc, Đó là khởi đầu của sự kết thúc." Tôi đã bị giam giữ vào đêm ngày 27. Cảm ơn Chúa, tôi đã có thể thông báo được địa điểm và mọi thứ. Nhưng họ đã bắt giữ tôi. Và tôi sẽ không nói về những gì tôi đã trải qua, bởi bây giờ không phải là để nói về tôi. Tôi đã bị giam trong 12 ngày, bị bịt mắt, còng tay. Và tôi đã không thực sự nghe được bất cứ điều gì. Tôi đã không biết bất cứ điều gì. Tôi đã không được phép nói chuyện với bất cứ ai. Và khi tôi được thả ra. Ngày kế tiếp tôi đã ở Tahrir. Nghiêm túc mà nói, với sự thay đổi mà tôi có thể nhận ra tại quảng trường, Tôi nghĩ đó là 12 năm trời. Tôi đã không hề có trong đầu hình ảnh về người Ai Cập, người Ai Cập đáng kinh ngạc. Sự sợ hãi không còn nữa. Giờ là sự mạnh mẽ -- là sức mạnh. Mọi người tràn đầy nội lực. Thật tuyệt vời khi thấy mọi người đã tràn đầy sức sống như thế và giờ đang lên tiếng đòi quyền của họ. Một sự trái ngược hoàn toàn. Sự cực đoan trở thành sự khoan dung. Ai có thể tưởng tượng được trước ngày 25, nếu tôi nói với các bạn rằng hàng trăm ngàn người Thiên Chúa giáo chuẩn bị cầu nguyện và hàng vạn người Hồi giáo sẵn sàng bảo vệ họ, và sau đó hàng trăm ngàn người Hồi giáo chuẩn bị cầu nguyện trong khi hàng vạn người Thiên Chúa giáo sẵn sàng bảo vệ họ -- điều đó thật lạ kỳ. Và tất cả những khuôn mẫu mà nhà cầm quyền đã cố gắng áp đặt lên chúng tôi qua những thứ mà họ gọi là sự tuyên truyền, hoặc thông tin đại chúng, đã bị chứng tỏ là sai lầm. Cả cuộc cách mạng này đã chỉ cho chúng tôi sự ngu ngốc của chế độ đó và sức mạnh và đầy kinh ngạc của những người đàn ông, phụ nữ Ai Cập, sự đơn giản và tuyệt vời của những con người này bất cứ khi nào họ có một giấc mơ. Khi tôi nhìn thấy điều đó, Tôi đã trở lại và tôi viết trên Facebook. Và đó là niềm tin cá nhân, bất chấp những điều gì sắp xảy đến, bất chấp những tiểu tiết. Tôi đã nói, "Chúng ta sẽ chiến thắng. Chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta không hiểu chính trị. Chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta không chơi trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta không hề có một lịch trình. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt chảy ra từ đôi mắt cũng chính là từ tâm hồn của chúng ta. Chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta có những giấc mơ. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta sẵn sàng đứng lên vì giấc mơ của mình." Và thực tế điều gì đã xảy ra. Chúng tôi đã chiến thắng. Điều đó không phải bởi điều gì cả, mà bởi vì chúng ta tin tường vào giấc mơ của mình. Chiến thắng này không phải những sự việc cụ thể của những gì sẽ xảy ra trên chính trường. Chiến thắng ở đây là chiến thắng của phẩm giá của mỗi người Ai Cập. Thực tế, một người lái taxi đã nói với tôi, Nghe này, tôi đang hít thở sự tự do. Tôi cảm thấy tôi có phẩm giá của mình thứ mà tôi đã mất trong quá nhiều năm trời." Đối với tôi đó là chiến thắng, bất chấp tất cả những chi tiết. Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn là câu nói mà tôi xác tín, mà người dân Ai Cập đã chứng minh tính đúng đắn của nó, đó là sức mạnh của nhân dân vĩ đại hơn nhiều những gì mà những kẻ nắm giữ quyền lực đang có. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là về vấn đề ngân sách quốc gia. đây có lẽ là chủ đề buồn chán nhất trong cả buổi sáng hôm nay. Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng, tôi nghĩ đây là chủ đề quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm đến Ngân sách quốc gia là một khoảng tiền rất ,rất lớn tôi sẽ chỉ cho bạn các con số và nó cần một chút xem xét kỹ lưỡng sự hiểu biết là rất thấp nhiều người trong cuộc có những lợi ích đặt biệt hoặc lợi ích ngắn hạn khiến họ không nghĩ về những tác động của xu hướng này. và những ngân sách là chìa khóa của tương lai chúng ta nó là chìa khóa cho con em chúng ta Hầu hết các quỹ giáo dục từ mẫu giáo đến hết trung học, hay các trường đại học lớn và cao đẳng cộng đồng hầu hết tiền cho những thứ này đang được trích ra từ ngân sách quốc gia Nhưng chúng ta có một vấn đề đây là bức tranh tổng quan Kinh tế Hoa Kỳ rất lớn 14,7 nghìn tỉ đô trong miếng bánh này chính phủ tiêu 36 % vì đây là sự kết hợp ở cấp độ liên bang chính là cấp độ lớn nhất, đến cấp độ bang và địa phương và thật sự là trong cách kết hợp này mà chúng ta có cái nhìn tổng quan về điều gì đang diễn ra bời vì có rất nhiều vấn đề phức tạp như Medicaid và tiền nghiên cứu chảy qua những ranh giới này nhưng chúng ta đang tiêu 36% Và chúng ta đang dấu diếm điều gì? Một câu hỏi kinh doanh đơn giản. câu trả lời là 26% Bây giờ nó để lại 10 phần chăm thiếu hut. Một con số khá là to tát. một vài trong đó, trên thực thế, là bởi vì sự thật rằng chúng ta mới có cuộc khủng hoảng kinh tế khoản thu đi xuống một vài khoảng chi tăng lên nhưng hầu hết không phải vì lý do đó Mà hầu hết là vì theo cách các khoảng nợ đang tăng lên theo xu hướng, và nó tạo ra một thách thức lớn. trên thực tế, đây là bức tranh dự đoán có rất nhiều thứ ở đây tôi có thể nói rằng chúng ta có thế tăng thu nhập quốc gia, hoặc sự đổi mới y tế sẽ làm tiêu dùng tăng cao hơn đó làm một bức tranh ngày cáng khó khăn ngay cả khi tạm cho rằng nền kinh tế hiện nay đang làm ăn khá tốt có lẽ tốt hơn cả sau này đây là cái mà bạn thấy trên hầu hết các mức độ Bây giờ, làm sao mà chúng ta đã đến đó ? làm sao bạn có vấn đề như thế này? Tất cả về sau, ít nhất là trên giấy tờ, Sẽ có quan điểm là tất cả ngân qũy của bang đều cân bằng. chỉ một bang nói rằng họ không phải cân bằng ngân sách nhưng điều này có nghĩa thực sự là có một giả thiết Không hề có một sự cân bằng thực sự đang diễn ra. theo một nghĩa nào đó, trò chơi mà họ che dấu điều này làm mờ mịt đi chủ đề này rất nhiều rằng mọi người không nhìn thấy những thứ này chính những thách thức khá là rõ ràng. khi Jerry Brown trúng cử đây là thách thức được rao cho ông đó là, thông qua các mánh lới quảng cáo và vài điều khác được gọi là cân bằng ngân sách ông ta đã làm thâm hụt 25 tỉ đô trong 76 tỉ đô theo định mức chi tiêu. bây giờ ông ta đưa ra một số suy nghĩ về khoảng một nửa mà ông ta sẽ cắt một nửa khác có lẽ trong một tập hợp các bước rất phức tạp thuế sẽ được thông qua nhưng ngay cả như vậy khi bạn đi đến tương lai gần nhiều loại chi phí trợ cấp, chi phí sức khỏe tăng lên thì thu nhập quốc gia không tăng lên kịp. bạn rơi vào cảnh túng quẫn vậy cái gì cho phép chúng ta giấu đi điều này? thât sự là có mấy mẹo nhỏ hay hay và mấy điêu này bằng cách nào đó được để ý tới. báo cáo nói " nó không thật sự cân bằng " "nó có hố" nó kéo dài thâm hụt chi tiêu nó phá hỏng các mánh quảng cáo Và thực sự khi bạn thực sự tập trung những người tại Enron ko bao giờ làm điều này (Enron : tập đoàn năng lượng hàng đầu Hoa Kỳ) điều này quá hiển nhiên đến mức cực cùng. Có ai để ý đến đến một vài thứ mà mấy người này làm? họ mượn tiền Đáng nhẽ ra họ không được phép, nhưng họ có cách Họ làm cho bạn trả nhiều tiền hơn vào chiếm giữ tài sản chỉ để giúp dòng tiền mặt của họ chạy ra họ bán hết các tài sản trì hoãn các khoản thanh toán bán sạch các khoản thu từ thuốc lá và California không phải là duy nhất thực tế là có 5 bang tệ hơn và chỉ thật sự 4 bang không phải đối mặt với thách thức lớn vì nó có tính hệ thống trên toàn quốc thực sự xuất phát từ thực tế rằng nghĩa vụ lâu dài chăm sóc sức khỏe cần nhiều tiền hơn để cách tân nghỉ hưu sớm và trợ cấp chỉ tăng thêm gánh nặng cho bạn và chỉ riêng sự hào phóng mà những lỗi kế toán được phép phát triển qua thời gian bạn gặp rắc rối rồi đây là quyền lợi chăm sóc sức khỏe của những người về hưu để 3 triệu sang một bên, tính đến 62 triệu đô tiền nợ tồi tệ hơn cả một công ty kinh doanh ô tô và mọi người đã thấy nó và biết rằng nó sẽ dẫn đến một vấn đề lớn chỉ dự đoán mỗi phần y tế đã từ 26% lên chiếm tới 42% ngân sách vậy cái gì sẽ là tiếp theo? để tồn tại chung với điều đó bạn phải cắt chi tiêu cho giáo dục một nửa đây thực sự là cuộc đối đầu giữa trẻ và già ở một mức độ nào đó nếu bạn không thay đổi bức tranh thu nhập nếu bạn không giải quyết cái mà bạn đang làm với việc chăm sóc sức khỏe bạn sẽ giảm đầu tư cho thế hệ trẻ hệ thống rất lớn các trường đại học ở California những điều tuyệt vời đang diễn ra sẽ không xảy ra nữa xa hơn nó có nghĩa là từ bỏ phát triển sĩ số của lớp học trong hệ thống giáo dục có rất điều thứ để bàn có nên để giáo viên trẻ ra đi ? hay để hạn chế số giáo viên giỏi bỏ ngành ? đây là điều cần tranh luận : nếu bạn tăng sĩ số lớp, bạn sẽ làm đó ở đâu ? hiệu quả ra sao ? thật không may, khi bạn tới đó, mọi người cảm thấy hoang mang và nghĩ, "ồ có thể bạn nghĩ điều đó vẫn ổn" thực tế chi tiêu cho giáo dục không nên bị cắt có nhiều cách, nếu đó là tạm thời tối thiếu hóa ảnh hưởng nhưng nó là một vấn đề. đó cũng thật sự là vấn đề ở nơi chúng ta cần đến công nghệ cũng đóng vai trò chúng ta cần tiền để thử nghiệm với nó để có những công cụ ở đó có ý tưởng cho rằng trả lương cho giáo viên để hiệu quả hơn đo lường điều đó, đưa cho họ phản hồi quay video của giờ giảng đó là điều mà tôi nghĩ rất quan trọng bạn phải chi đô la cho chính hệ thống đó và cho động cơ chi trả đó trong một tình huống ở nơi bạn nhận thấy phát triển bạn đầu tư vào đó thân chí nếu bạn cháy túi bạn có thế xoay sở tiền đầu tư nhưng kiểu cắt giảm mà chúng ta đang bàn nó sẽ càng ngày càng khó để có những động cơ cho sự xuất sắc và hướng đến sử dụng công nghệ theo cách mới vậy cái gì đang xảy ra ? các chuyên gia ở đâu đó là lỗi ở đây Sự thật là chả có chuyên gia nào cả (Cười) nó là một kiếu bầu cử, một cách để chúng ta thể hiện chỉ nhìn vào sự chi tiêu này California sẽ tiêu hơn 100 tỉ đô la Microsoft 38 tỉ Google khoảng 19 tỉ chỉ số IQ tốt trong phân tích số liệu bên trong cả Google và Microsoft và bên ngoài, với các nhà phân tích và mọi người có hàng tá ý kiến có nên chi tiêu hay không? đừng. sẽ phí tiền thôi. còn về những điều này? nó thật sự khá ấn tượng Mỗi người có một quan điểm riêng đó là một phản hồi tuyệt vời và những con số được sử dụng để ra quyết định nếu bạn xem xét kỹ chi tiêu cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe đặc biệt trong những xu hướng dài hạn bạn không liên quan đến những con số quan trọng hơn về vốn và học tập vậy chúng ta cần làm gì ? chúng ta cần những công cụ tốt hơn chúng ta có thể lấy vài thứ ra khỏi internet tôi sẽ sử dụng website của tôi để đăng những thứ như một bức tranh cơ bản chúng ta cần nhiều hơn có vài cuốn sách tốt về chi tiêu trong trường học và việc tiền đến từ đâu điều đó thay đổi như thế nào qua thời gian và thách thức chúng ta cần tính toán tốt hơn chúng ta cần chấp nhận sư thật rằng những công nhân hiện tại. trách nhiệm tương lại chúng ta tạo ra nó nên vượt ra ngoài vấn đề về ngân sách hiện tại chúng ta cần hiểu tại sao họ thực hiện kế toán lương hưu cái cách họ làm nó nên giống kế toàn cá nhân hơn đó là tiêu chuẩn vàng và cuối cùng chúng ta cần thưởng cho các nhà chính trị bất cứ khi nào họ nói có vấn đề dài bạn chúng ta không thể nói " ồ vậy anh là người mang tin xấu à? " chúng tôi vừa bắn bạn thực thế có nhiều thứ giống như này : Erskine Bowles, Alan Simpson và những thứ khác họ đã bàn qua và đưa ra lời để nghị cho tổng thế chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe ở các bang nhưng thực thế côn việc của họ là đẩy ra Trên thực tế, các tuần sau đó, việc cắt thuế đã được thực hiện làm tình cảnh trở lên tồi tệ hơn với cái họ đã tính toán chúng ta cần những mảnh này bây giờ tôi nghĩ đây là một vấn đề có thể được giải quyết Hoa Kỳ là một quốc gia lớn với nhiều người chúng ta phải cuốn mọi người vào bởi vì đây là về giáo dục và chỉ nhìn vào điều đang xảy ra với học phí với trường đại học California và dự án đề ra cho 3,4,5 năm Không hề dễ chi trả được. và những thứ kiểu này đầu tư vào giới trẻ sẽ làm cho chúng ta tốt hơn cho phép chúng ta đóng góp nó cho phép chúng ta làm nghệ thuật công nghệ sinh học , phần mềm và tất cả những thứ màu nhiệm khác và dòng cuối cùng là chúng ta cần quan tâm đến ngân sách quốc gia bởi vì nó quan trọng cho tương lai của con em chúng ta và chính chúng ta cám ơn vỗ tay Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với một cơn khủng hoảng nghiêm trọng trong y học trong việc thiếu nội tạng cấy ghép. Sự thật là chúng ta đang có tuổi thọ cao hơn. Y học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi kéo dài tuổi thọ của chúng ta. Vấn đề chính là, khi chúng ta già đi, các cơ quan nội tạng dễ bị hư hại hơn. Vì vậy, hiện nay chúng ta không có đủ nội tạng để xoay sở. Thực tế, trong 10 năm vừa qua, số lượng bệnh nhân cần ghép nội tạng đã tăng lên gấp đôi, trong khi đó, số lượng các ca cấy ghép hầu như không thay đổi. Đó đang là vấn đề cấp bách cho cộng động. Đây là lúc lĩnh vực này được đưa vào ứng dụng, ngành mà chúng tôi gọi là y học tái sinh. Ngành này bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn phải dùng đến giá thể, các vật liệu sinh học -- giống như các mảnh vải ghép thành chiếc áo choàng hay sơ mi của bạn -- nhưng là loại vật liệu có thể cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân chúng sẽ hoạt động tốt và giúp bạn phục hồi. Hoặc chúng ta có thể sử dụng các tế bào, có thể là tế bào của chính bạn hay từ các cụm tế bào gốc khác. Hoặc dùng cả hai nguồn; chúng ta có thể sử dụng kết hợp vật liệu sinh học và các tế bào. Đó là thành tựu trong lĩnh vực đó ngày nay. Thế nhưng đây không phải là một ngành mới. Một điều thú vị, có một quyển sách xuất bản từ năm 1938, tựa đề "Nuôi trồng các cơ quan nội tạng." Tác giả đầu tiên là Alexis Carrel, từng đoạt giải Nobel. Ông là người đã phát minh ra các kỹ thuật được dùng để khâu các mạch máu ngày nay. Một số loại mô mạch máu chúng ta dùng ngày nay cũng do Alexis thiết kế. Tuy vậy, tôi muốn các bạn hướng sự chú ý đến đồng tác giả: Charles Lindbergh. Đây chính là Charles Lindbergh, người đã dành hết cuộc đời hợp tác với Alexis tại Học viện Rockefeller tại New York trong lĩnh vực nuôi trồng nội tạng. Nếu lĩnh vực này ra đời từ sớm như vậy, tại sao lại có quá ít thành tựu ứng dụng? Điều này phải kể đến có quá nhiều trở ngại. Nếu tôi phải lựa chọn ra 3 trở ngại, trở ngại đầu tiên chính là phải lựa chọn thiết kế sao cho bộ phận đó có thể vào cơ thể và hoạt động tốt trong thời gian dài. Với những tiến bộ ngày nay, chúng ta có thể giải quyết vấn đề đó rốt ráo. Trở ngại thứ hai là ở các tế bào. Chúng ta không thể nuôi cấy đủ số lượng tế bào ở ngoài cơ thể. Hơn 20 năm qua, chúng tôi chủ yếu hướng vào vấn đề này. Nhiều nhà khoa học thời nay có thể nuôi cấy nhiều loại tế bào -- cộng thêm chúng ta có tế bào gốc. Thế nhưng, ngay cả ở năm 2011 vẫn có một số loại tế bào nhất định không thể nuôi cấy từ bệnh nhân. Tế bào gan, tế bào thần kinh, tế bào tuyến tụy -- chúng ta vẫn chưa thể nuôi cấy những loại tế bào này. Trở ngại thứ ba là sự lưu thông máu, nguồn cung cấp máu để các cơ quan hay các mô có thể tồn tại ngay sau khi được tái tạo. Chúng tôi đang sử dụng vật liệu sinh học. Đây là một loại vật liệu sinh học. Chúng tôi có thể đan, dệt hay tạo hình chúng như các bạn thấy ở đây. Thiết bị này hoạt động tựa như máy làm kẹo bông gòn. Các bạn có thể thấy chất lỏng được bơm vào, tạo ra cấu trúc sợi giống như kẹo bông gòn để tạo ra cấu trúc thể ống như thế này, đây chính là vật liệu sinh học chúng ta có thể dùng để giúp cơ thể tự tái sinh từ tế bào của chính mình. Đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm. Đây là một bệnh nhân nhập viện với một cơ quan nội tạng đã hư hại, chúng tôi đã tạo ra một trong những vật liệu sinh học thông minh, và dùng vật liệu đó để thay thế và phục hồi cơ quan của bệnh nhân. Những gì chúng tôi đã làm là dùng vật liệu sinh học như một chiếc cầu để các tế bào của cơ quan đó có thể bước qua chiếc cầu, nói nôm na, để lấp đầy những khoảng trống và giúp tái tạo phần mô bị hư tổn. Và đây là bệnh nhân đó, 6 tháng sau, kết quả chụp X-quang cho thấy phần mô tái sinh, đã hoàn toàn hồi phục khi kiểm tra dưới kính hiển vi. Chúng tôi có thể chỉ dùng đến tế bào. Đây là những tế bào chúng tôi thu thập được. Đây là những tế bào gốc chúng tôi tạo ra từ các nguồn nhất định, và chúng tôi có thể định hướng chúng thành tế bào tim. Chúng bắt đầu đập trong môi trường nuôi cấy. Có nghĩa là chúng biết nhiệm vụ của mình. Thông tin di truyền giúp tế bào nhận biết mình phải làm gì, và chúng bắt đầu đập theo nhịp cùng nhau. Ngày nay, rất nhiều thử nghiệm lâm sàng sử dụng các loại tế bào gốc khác nhau để chữa bệnh tim. Và hiện đang được thử nghiệm ở bệnh nhân. Hoặc nếu chúng tôi phải dùng đến các cấu trúc lớn hơn để thay thế các cơ quan có kích thước lớn, chúng tôi có thể dùng tế bào từ bệnh nhân, hay từ một cụm tế bào nào đó, cùng với vật liệu sinh học, giá thể, kết hợp với nhau. Như vậy, khái niệm cơ bản là nếu một cơ quan nào đó bị thương hay hư hại, chúng tôi sẽ trích ra một mẩu rất nhỏ của cơ quan đó, nhỏ hơn kích thước nửa con tem. Chúng tôi sẽ trích xuất các tế bào, và nuôi cấy chúng bên ngoài cơ thể. Chúng tôi sẽ dùng một giá thể từ vật liệu sinh học, vẫn vậy, cũng giống như một mảnh vải ghép thành áo bạn. Chúng tôi sẽ tạo hình vật liệu đó, và dùng các tế bào bao phủ bên ngoài giá thể đó từng lớp một -- giống như làm một chiếc bánh ngọt nhiều tầng, nói nôm na như vậy. Chúng tôi sẽ đưa chiếc bánh vào một thiết bị tương tự như lò hấp để tạo thành cơ quan đó và mang ra trình làng. Đây là một van tim mà chúng tôi đã tái tạo. Như bạn thấy ở đây, chúng tôi có giá thể của một van tim và chúng tôi gieo cấy tế bào lên đó, và chúng tôi mang ra thử nghiệm. Các bạn có thể thấy những cấu trúc lá đóng mở -- của van tim này vốn đang được dùng trong các thí nghiệm khoa học để có thể ứng dụng vào các nghiên cứu sau này. Một kỹ thuật khác mà chúng tôi đã áp dụng cho các bệnh nhân có dính dáng đến bàng quang. Chúng tôi trích ra một mảnh rất nhỏ từng bàng quang của bệnh nhân -- nhỏ hơn kích thước của nửa con tem. Chúng tôi nuôi cấy các tế bào bên ngoài cơ thể, tạo giá thể, bao bọc giá thể với tế bào -- tế bào của bệnh nhân, hai loại tế bào khác nhau. Chúng tôi đặt cấu trúc đó vào thiết bị lò vi sóng với môi trường tương tự như trong cơ thể người -- 37 độ C, 95 phần trăm oxy. Một vài tuần sau, chúng ta có một bàng quang tái tạo có thể được cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân như thế này, chúng tôi thật ra chỉ ráp nối các vật liệu với nhau. Chúng tôi dùng phương pháp tạo hình ảnh 3 chiều nhưng chúng tôi vẫn làm nên những vật liệu sinh học này thủ công. Giờ đây chúng tôi tìm ra nhiều phương pháp tốt hơn để tái tạo những cấu trúc này từ các tế bào. Giờ đây chúng tôi áp dụng một kỹ thuật mà đối với các tạng đặc, ví dụ như gan, chúng tôi sẽ lấy những phần gan bị đào thải. Như bạn biết, rất nhiều cơ quan không hề được dùng đến, mà sẽ bị đào thải. Chúng tôi lấy những mẫu gan này, vốn sẽ không được dùng đến, và bỏ chúng vào một thiết bị giống như máy giặt để rửa sạch những tế bào. Hai tuần sau, bạn có một vật thể trông như một lá gan. Bạn có thể cầm lá gan trên tay, nhưng nó không hề có tế bào, chỉ là khung xương của lá gan. Chúng tôi sẽ phủ đầy khung xương này với tế bào, mà vẫn bảo vệ những mạch máu. Chúng tôi đã phủ đầy những mạch máu trước với tế bào mạch máu của bệnh nhân và sau đó cho các tế bào gan thấm dần vào bên trong nhu mô. Tôi vừa cho các bạn xem quá trình tạo ra một lá gan người vừa mới tháng trước sử dụng kỹ thuật mới này. Một kỹ thuật khác mà chúng tôi sử dụng là kỹ thuật in. Đây đích thực là một máy in phun để bàn, thế nhưng nó không dùng mực, mà dùng các tế bào. Các bạn có thể thấy ở đây, đầu in nhiệt đang trong quá trình hoạt động để in ra cấu trúc này, cần đến 40 phút để hoàn thành bản in. Một trục nâng 3D sẽ dịch xuống một lớp tế bào mỗi khi đầu in nhiệt quét qua xong. Cuối cùng bạn sẽ có một cấu trúc hoàn chỉnh. Chỉ cần lấy nó ra khỏi máy in và đưa vào cấy ghép. Đây là một mô xương các bạn sẽ được thấy trong trang này, nó cũng được in từ một chiếc máy in phun và cấy ghép vào đây. Đây là tất cả những phần xương mới tạo ra từ kỹ thuật này. Một kỹ thuật mới mà chúng tôi đang nghiên cứu hiện tại, thế hệ kỹ thuật mới trong tương lai, là tạo ra những chiếc máy in phức tạp hơn. Như chiếc máy mà chúng tôi đang thiết kế sẽ cho phép chúng tôi in thẳng lên người bệnh nhân. Các bạn thấy ở đây -- tôi biết điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng đó chính là phương thức hoạt động của nó. Bởi vì trong thực tế, những gì bạn có thể nghĩ đến sẽ là cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với vết thương, và rồi bạn dùng máy scan, cấu trúc như một chiếc giường phẳng kết hợp máy scan. Như bạn thấy, ở bên phải trang, bạn sẽ dùng một kỹ thuật scan trước hết nó sẽ quét qua vết thương trên người bệnh nhân và truyền tín hiệu về để các đầu in phun tuần từ in ra những lớp tế bào cần thiết lên thẳng người bệnh nhân. Đây chính là cách chiếc máy hoạt động. Đây là chiếc máy scan đang trong quá trình quét qua vết thương. Sau khi hoàn thành công việc, nó sẽ truyền tín hiệu về các lớp tế bào, cho biết chính xác vị trí của từng lớp. Bạn có thể thấy ở đây chúng tôi đã làm thử nghiệm trên một vết thương giả lập. Và chúng tôi dùng gel, để sau này có thể tách lớp gel ra và nghiên cứu. Sau khi các tế bào được in lên người bệnh nhân chúng sẽ bám chắc vào vị trí đó. Đây là một kỹ thuật mới vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu các máy in phức tạp hơn nữa. Trong thực tế, trở ngại lớn nhất của chúng tôi là các tạng đặc. Tôi không biết các bạn có nhận ra hay không, 90% các bệnh nhân đang chờ nội tạng cấy ghép thực ra chỉ cần một quả thận. Bệnh nhân đang chết đi từng ngày bởi vì chúng ta không có đủ nguồn cung cấp nội tạng. Cho nên điều trở ngại -- là những nội tạng to, nhiều mạch máu, cần nhiều nguồn cung cấp máu, và tất nhiên là nhiều tế bào. Vì vậy chúng tôi áp dụng chiến lược này -- đây là một máy quét CT, dùng tia X -- và chúng tôi quét từng lớp tế bào một, sử dụng công nghệ phân tích hình ảnh dựa trên trắc lượng hình thái trên máy tính và công nghệ dựng hình 3D để áp dụng ngay cho thận của những bệnh nhân này. Chúng tôi sẽ có thể dựng hình của những quả thận này, tạo mô hình quay 360 độ để nghiên cứu quả thận với các đặc tính chính xác về thể tích, và chúng tôi sẽ có thể lấy những thông tin này và định dạng chúng thành dữ liệu vi tính cho máy in. Khi chúng tôi quét qua các lớp của cơ quan nội tạng, từng lớp một sẽ được phân tích; và như các bạn thấy ở đây, thông tin của mỗi lớp đó sẽ được gởi qua một máy tính và thiết kế ra một cơ quan mới cho bệnh nhân. Đây là chiếc máy in ngoài đời. Và đây là lúc nó đang trong quá trình in. Trên thực tế, chúng tôi có mang chiếc máy đó đến đây. Như vậy khi chúng ta đang trao đổi, bạn có thể nhìn thấy chiếc máy in nằm ở hậu trường. Đây chính là chiếc máy in đã in ra cấu trúc quả thận mà bạn vừa thấy. Việc in một quả thận cần khoảng 7 tiếng, và nó đã bắt đầu quá trình in được khoảng 3 tiếng rồi. Tiến sĩ Kang sẽ bước lên sân khấu và cho các bạn xem một trong những quả thận chúng tôi đã in ra trước khi đến đây. Mang đôi găng vào đã. Cám ơn. Lùi về phía sau. À, đôi găng có vẻ hơi nhỏ so với tay tôi, nhưng không hề gì. Các bạn có thể thấy quả thật được in ra từ sớm hôm nay. (Vỗ tay) Quả thận này có vẻ không được chắc lắm. Tiến sĩ Kang đã hợp tác với chúng tôi trong công trình nghiên cứu này và là một phần của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Cám ơn tiến sĩ Kang. Tôi rất cảm kích điều đó. (Vỗ tay) Đây là một thế hệ kỹ thuật mới. Các bạn đã được tận mắt nhìn thấy chiếc máy in trên sân khấu. Thật sự có một kỹ thuật mới đang được nghiên cứu. Thực tế là, chúng tôi đã có lịch sử dài trong những thành tựu như thế này. Tôi sẽ chia sẻ một đoạn phim kể về những kỹ thuật đã được áp dụng trên bệnh nhân. Đây là một đoạn phim rất ngắn -- chỉ khoảng 30 giây -- về một bệnh nhân được nhận một cơ quan nội tạng. (Phim) Luke Massella: Tôi bị bệnh rất nặng. Tôi đã phải nằm liệt giường. Tôi không thể đến trường. Điều đó làm tôi thấy mình thật đáng thương. Tôi không thể ra ngoài và chơi bóng rổ mỗi giờ chơi mà không cảm thấy như mình sẽ bất tỉnh mỗi khi chơi xong. Bệnh của tôi rất nghiêm trọng. Tôi sẽ phải đi lọc máu thường xuyên suốt phần đời còn lại, và tôi thậm chí chẳng muốn nghĩ đến việc cuộc đời mình sẽ như thế nào nếu mình lâm vào tình cảnh đó. Vì vậy, sau cuộc giải phẫu, tôi cảm thấy cuộc đời tốt đẹp hơn rất nhiều. Tôi đã có thể làm được nhiều thứ. Tôi có thể đấu vật trong trường. Tôi còn trở thành đội trưởng của đội tuyển trường, thật tuyệt làm sao. Tôi đã có thể trở thành một đứa trẻ bình thường với bạn bè xung quanh. Và bởi vì họ dùng tế bào của chính tôi để tạo nên bàng quang cho tôi, nó sẽ hoàn toàn thuộc về tôi. Nó sẽ thuộc về tôi suốt cuộc đời này, và tôi cảm thấy yên tâm. (Vỗ tay) Juan Enriquez: Các thí nghiệm đôi khi thành công và thật tuyệt khi điều đó xảy ra. Luke, xin mời. (Vỗ tay) Vâng, Luke, từ tối hôm qua trở về trước, lúc nào là lần cuối cùng bạn gặp Tony? LM: 10 năm trước, khi tôi được phẫu thuật -- và thật tuyệt khi được gặp ông ấy. (Cười) (Vỗ tay) JE: Hãy kể chúng tôi nghe về những việc bạn đang làm. LM: Giờ tôi đang theo học Đại học Connecticut. Tôi là sinh viên năm nhì và đang học về viễn thông, TV và truyền thông đại chúng. Và cơ bản là cố sống như một đứa trẻ bình thường, như tôi ngày trước vẫn thường mơ ước. Thế nhưng mơ ước khó thành hiện thực khi tôi bị dị tật chẻ đôi cột sống bẩm sinh, thận và bàng quang của tôi không hoạt động được. Tôi đã phải giải phẫu 16 lần và mọi thứ trở nên vô vọng khi tôi bị suy thận vào năm 10 tuổi. Lần giải phẫu đó đã giúp tôi trở thành như ngày hôm nay và đã cứu cuộc đời tôi. (Vỗ tay) JE: Và Tony đã thực hiện hàng trăm cuộc giải phẫu như thế? LM: Theo như tôi biết, ông ấy làm việc rất hăng say trong phòng thí nghiệm của mình và đưa ra những ý tưởng táo bạo. Theo tôi biết, tôi là một trong 10 người đầu tiên được giải phẫu. Khi tôi lên 10, tôi vẫn chưa biết được điều đó kì diệu như thế nào. Tôi chỉ là một đứa trẻ, và tôi chỉ, "Ừm. Thì đi vậy. Mình sẽ đi giải phẫu." (Cười) Tất cả những gì tôi muốn chỉ là muốn khỏe mạnh hơn, và tôi vẫn không biết được sự kỳ diệu của nó cho đến khi tôi trưởng thành và chứng kiến những điều kỳ diệu ông ấy đang làm. JE: Khi bạn bất ngờ nhận được cuộc gọi này -- Tony không thích hoa trương, chúng tôi đã phải tốn nhiều công để thuyết phục một người khiêm tốn như Tony cho phép chúng tôi mời Luke đến đây. Vâng Luke, khi bạn đến gặp các giáo sư trong ngành viễn thông -- bạn đang theo học ngành thông tin liên lạc -- để xin phép được đến tham dự TED, vốn cũng có chút dính dáng đến thông tin liên lạc, họ đã phản ứng như thế nào? LM: Hầu hết các giáo sư đều ủng hộ và họ còn nói, "Nhớ chụp hình và cho tôi xem clip khi nó được đăng lên mạng," và "Rất mừng cho cậu." Cũng có vài người khá kiên quyết, nhưng tôi đã nói nói chuyện với họ. Tôi cứ cho họ qua một bên. JE: Vâng, được gặp bạn là một hân hạnh và đặc ân. Cảm ơn rất nhiều. (LM: Cảm ơn rất nhiều.) JE: Cảm ơn, Tony. (Vỗ tay) Tôi đã được sinh ra vào ngày cuối cùng của năm cuối cùng của thập niên 70. Tôi đã được nuôi dưỡng bằng lý tưởng "Tự do là chính mình" -- (Cổ vũ) hip hop dù trong gia đình không có nhiều sự ủng hộ cho hip hop cho lắm. Cám ơn. Cám ơn hip hop -- và Anita Hill. (Cổ vũ) Bố mẹ tôi rất cấp tiến (Cười) đã trở thành những người lớn. Bố tôi từng nói, "Chúng ta muốn cứu thế giới, nhưng thay vào đó chúng ta chỉ giàu lên". Chúng tôi thực ra thuộc tầng lớp trung lưu ở Colorado Springs, bang Colorado, thế là bạn đủ hiểu rồi đó. Tôi được nuôi dưỡng với sự nhận thức rất nặng nề về những nhiệm vụ chưa hoàn tất. Và ở tuổi 30 chín muồi, tôi vẫn luôn nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của việc trưởng thành trong thời khắc khủng khiếp, nhưng tươi đẹp này. Và tôi đã quyết định cho chính mình rằng, trưởng thành là hành trình thực sự đầy nghịch lý. Nghịch lý đầu tiên là việc trưởng thành gồm có việc từ bỏ quá khứ và sau đó nhận lại nó. Tôi lớn lên trong tinh thần nữ quyền. Khi tôi chỉ là một cô bé con, mẹ tôi đã sáng lập liên hoan phim phụ nữ lâu đời nhất trên thế giới bây giờ. Và khi những đứa trẻ khác đang xem truyền hình thực tế và hoạt hình, tôi đã xem những phim tài liệu đầy tính riêng tư làm bởi và về phụ nữ. Bạn có thể thấy được ảnh hưởng của việc đó. Nhưng bà không phải là người ủng hộ nữ quyền duy nhất trong nhà. Bố tôi thực sự đã rút khỏi câu lạc bộ kinh doanh dành cho nam giới ở quê nhà ông nói rằng ông sẽ không bao giờ tham gia một tổ chức mà một ngày nào đó sẽ chào đón con trai ông, nhưng không chấp nhận con gái ông. (Vỗ tay) Ông ấy thực ra đang ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay) Mánh lới ở đây là anh trai tôi sẽ thử trở thành một nhà thơ, chứ không phải một doanh nhân, nhưng ý định đó đã rất đúng. (Cười) Trong bất cứ trường hợp nào, tôi không mang danh nghĩa là người bảo vệ nữ quyền, mặc dù nó luôn ở quanh tôi, bởi vì tôi liên hệ nó với những nhóm phụ nữ của mẹ tôi, những cái váy thời trang và đệm vai của bà không lẫn đi đâu được trong hành lang của trường trung học Palmer nơi tôi cố trở nên sành điệu mọi lúc. Nhưng tôi nghi ngờ rằng có điều gì đó rất quan trọng về mọi thứ liên quan tới nữ quyền này, nên tôi bắt đầu lén đến tủ sách của mẹ lấy vài quyển và đọc -- không bao giờ, đương nhiên, tôi thú nhận là đã làm việc này. Tôi thực sự không mang danh người theo phái nữ quyền cho đến khi tôi đến học trường đại học Barnard và tôi nghe Amy Richards và Jennifer Baumgardner nói chuyện lần đầu tiên. Họ là đồng tác giả của quyển "Manifesta". (Bản tuyên ngôn) và bạn có thể sẽ hỏi rằng, khoảng khắc quan trọng nào làm dấy lên tinh thần bình đẳng giới trong tôi? Tất lưới. Jennifer Baumgardner đã mặc nó lúc đó. Tôi đã nghĩ rằng chúng thực sự gợi cảm. Và tôi quyết định, được thôi, tôi có thể đeo bảng chủ nghĩa nữ quyền. Tôi nói với bạn điều này -- với nguy cơ tự bôi xấu mình, vì tôi nghĩ rằng một phần trong công cuộc bảo vệ nữ quyền là việc chấp nhận rằng tính thẩm mỹ đó, vẻ đẹp đó, niềm vui đó thật sự quan trọng. Có rất nhiều làn sóng chính trị hiện đại mà không hề động đến những phần nhỏ vì những xu hướng văn hóa. Đã có ai nghe về hai anh chàng này như là một ví dụ chưa? Tính bình đẳng giới của tôi vay mượn rất nhiều từ mẹ, nhưng cũng rất khác biệt. Mẹ tôi nói, "Chế độ gia trưởng." Tôi nói "sự giao nhau." Thế nên nòi giống, tầng lớp, giới tính, khả năng tất cả những điều này đều đi vào kinh nghiệm của chúng ta khi nhắc đến ý nghĩa của việc là một người phụ nữ. Tính công bằng? Vâng. Chắc chắn là một vấn đề về nữ quyền. Nhưng đối với tôi, việc nhập cư cũng vậy. Cám ơn. Mẹ tôi nói "Diễu hành biểu tình" Tôi nói "Tổ chức trên mạng." Tôi đồng biên tập, với một nhóm những người phụ nữ rất thông minh và tuyệt vời một website gọi là Feministing.com Chúng tôi là ấn bản về nữ quyền được đọc phổ biến nhất từ trước đến nay. Tôi nói với bạn điều này vì tôi nghĩ đó là rất quan trọng để nhìn thấy sự tiếp nối. Viết blog về nữ quyền là phiên bản thế kỷ 21 của việc nâng cao nhận thức. Nhưng chúng tôi cũng có những ảnh hưởng chính trị nhất định. Feministing đã có khả năng rút những món hàng khỏi những giá của Walmart. Chúng tôi nhận được thư ghét bỏ từ một gã quản lý ghét phụ nữ vừa bị đuổi khỏi 1 trường thuộc Big 10. Và một trong những thành công lớn nhất của chúng tôi là việc nhận thư từ những cô bé tuổi teen ở bang Iowa nói rằng" Em google Jessica Simpson và tìm thấy trang web của chị. Em nhận ra rằng nữ quyền không chỉ là ghét bỏ nam giới và đi dép Berkenstocks." Thế là chúng tôi đã có khả năng lôi kéo thế hệ sau theo một cách hoàn toàn mới. Mẹ tôi nói "Gloria Steinem." Tôi nói "Samhita Mukhopadhyay, Miriam Perez, Ann Friedman, Jessica Valenti, Vanessa Valenti, vân vân và vân vân." Chúng ta không muốn một người hùng duy nhất. Chúng ta không muốn một biểu tượng duy nhất. Chúng ta không muốn một khuôn mặt duy nhất. Chúng ta là hàng ngàn đàn ông và đàn bà khắp đất nước này viết bài trên mạng, tổ chức cộng đồng, thay đổi thể chế từ bên trong -- tất cả tiếp tục sự nghiệp vĩ đại mà bà và mẹ chúng ta đã bắt đầu. Cám ơn. (Vỗ tay) Điều này đưa tôi đến nghịch lý thứ hai: nhìn nhận sự nhỏ bé của chúng ta và tin tưởng vững vàng vào sự vĩ đại của chúng ta cùng một lúc. Rất nhiều người thuộc thế hệ của tôi -- thuộc về gia đình gia giáo và nền giáo dục đề cao tính tự trọng -- đã được dạy rằng chúng ta là những bông tuyết nhỏ đặc biệt -- (cười) sẽ vào đời và cứu thế giới. Phần đông chúng ta lớn lên trong 3 chữ đó. Chúng ta bước lên bục tốt nghiệp, bay bổng với kỳ vọng to tát, và khi chúng ta đáp lại xuống đất, chúng ta nhận ra chúng ta chả biết gì về cứu thế giới thực sự. Giới truyền thông thường mô tả thế hệ của tôi là lãnh đạm. Và tôi nghĩ đúng hơn là chúng ta bị áp đảo. Công bằng mà nói có quá nhiều thứ để bị áp đảo -- khủng hoảng môi trường, chênh lệch giàu nghèo trong đất nước này không như những gì chúng ta chứng kiến từ năm 1928, và trên toàn thế giới, một sự chênh lệch giàu nghèo vô đạo đức vẫn luôn tiếp diễn Tính bài ngoài tăng -- nạn buôn bán bé gái và phụ nữ. Nhiêu đó đủ để làm bạn thấy áp đảo. Tôi tự trải nghiệm điều này lần đầu tiên khi tôi tốt nghiệp Đại học Barnard năm 2002. Đầy nhiệt huyết, tôi sẵn sàng làm nên sự khác biệt. Tôi vào đời và làm tại một tổ chức phi lợi nhuận, Tôi học cao học, [phone - banked], Tôi biểu tình, làm tình nguyện, và không cái nào có vẻ có ích. Và trong một đêm u ám tháng 12 năm 2004, tôi quây quần bên gia đình, và nói rằng tôi hoàn toàn vỡ mộng. Tôi thừa nhận mình đang ở trong một thứ ảo tưởng tăm tối -- về việc viết một lá thư về những sai trái trên thế giới và tự thiêu trên thềm Nhà Trắng. Mẹ tôi nhấp một ngụm nước vị biển quen thuộc, mắt đẫm lệ, bà nhìn thẳng vào tôi và nói "Mẹ sẽ không ủng hộ cho sự tuyệt vọng của con." Bà nói, "Con thông minh hơn, sáng tạo hơn, và kiên cường hơn thế." Nó dẫn tôi đến nghịch lý thứ ba. Trưởng thành nghĩa là nhắm đến thành công vang dội và hoàn thành bởi thất bại thảm hại. (Cười) (Vỗ tay) Parker Palmer, nhà văn có sức ảnh hưởng lớn tới tôi, và ông viết rằng số đông trong chúng ta bị kiềm hãm "giữa thói tự mãn đề cao bản thân và tính tự ti xem thường bản thân." Bạn có thể thấy rằng, Tôi đã không tự thiêu. Tôi làm điều tôi biết làm trong cơn tuyệt vọng, viết lách. Tôi viết quyển sách tôi cần đọc. Tôi viết về 8 người vĩ đại trên khắp đất nước này làm việc vì công bằng xã hội. Tôi viết về Nia Martin - Robinson, người con đất Detroit và hai nhà hoạt động dân quyền, đã cống hiến đời mình để bảo vệ môi trường. Tôi viết về Emily Apt người mà ban đầu là nhân viên phúc lợi xã hội vì nghĩ rằng đó là việc cao quý nhất cô có thể làm, nhưng nhanh chóng nhận ra, không những cô không thích nó, mà còn không thật sự làm tốt việc đó. Điều cô thật sự yêu thích là làm phim Nên cô đã làm phim về hệ thống phúc lợi xã hội và tạo nên sức ảnh hưởng lớn. Tôi viết về Maricela Guzman, con gái dân nhập cư Mexico, người đã nhập ngũ để có tiền học đại học. Cô đã bị tấn công tình dục trong trại và sau đó đồng thành lập nhóm Service Women's Action Network Điều tôi học được từ họ và những người khác là tôi không thể đánh giá họ dựa trên những thất bại trước khi đạt được mục tiêu cao cả. Phần đông làm việc trong những hệ thống cứng nhắc -- quân đội, Quốc hội, hệ thống giáo dục, vân vân Nhưng họ đã xoay sở để trở thành lực lượng nhân đạo. Vào cuối ngày, điều gì có thể quan trọng hơn thế. Cornel West nói rằng, "Dĩ nhiên đó là một thất bại. Nhưng thất bại đó lớn thế nào?" Tôi không nói chúng ta từ bỏ ước mơ to lớn, điên rồ. Tôi muốn nói chúng ta hoạt động trên hai phía. Một mặt, chúng ta thật sự theo sau những hệ thống nứt nẻ mà chúng ta là một phần của nó. Nhưng mặt khác, chúng ta phát triển lòng tự tôn trong hoạt động thường ngày, khiến cho một ngày của ai đó trở nên tốt đẹp hơn, công bằng hơn, vân vân. Khi tôi là một cô bé Tôi có vài thói quen kỳ lạ. Một trong số đó là Nằm dài trên sàn bếp trong căn nhà thời thơ ấu, và mút ngón cái tay trái và nắm lấy những ngón chân lạnh cóng của mẹ bằng tay phải. (Cười) Tôi nghe bà nói chuyện điện thoại, việc mà bà làm thường xuyên. Bà nói về họp Hội đồng, bà sáng lập tổ chức hòa bình, bà cho quá giang xe hơi, an ủi bạn bè -- tất cả những công việc hàng ngày đầy quan tâm và sáng tạo. Và chắc rằng khi lên ba lên bốn, tôi lắng nghe giọng nói dỗ dành của bà. Nhưng tôi nghĩ tôi học được bài học đầu tiên về nhà hoạt động. Những nhà hoạt động mà tôi phỏng vấn không có điểm chung nào trừ một điều họ luôn nhắc tới mẹ họ như hình bóng to lớn ảnh hưởng sâu sắc đến họ. Đa phần khi còn trẻ, ta thường tìm nơi xa một tấm gương về cuộc sống ý nghĩa, đôi khi họ ở ngay trong căn bếp của ta, nói chuyện điện thoại, nấu bữa tối cho ta, làm những việc giữ cho trái đất xoay tròn. Mẹ tôi và những người phụ nữ như bà đã dạy tôi rằng cuộc sống không phải là vinh quang, chắc chắn, hay yên ổn. Mà nó là chấp nhận nghịch lý. là đối đầu với sức áp đảo. và yêu thương nhau chân thành. Và vào cuối ngày, những điều đó làm nên thử thách và thành quả của đời người. Cám ơn. (Vỗ tay) Đây là một trong những bài ưa thích của Thomas tên là "Điều bạn làm với cái bạn có" ♫Hẳn bạn từng gặp người như hắn♫ Dáng hắn ta cao gầy và khỏe ♫Cơ thể hệt loài chó săn thỏ♫ Trí tuệ sắc bén và tinh xảo Nhưng trái tim hắn chỉ như cây nguyệt quế xoay quanh bản thân Cho đến khi mọi thứ hắn làm đều mang lại nỗi đau cho ai đó Không chỉ những điều bạn có từ bẩm sinh Nó là những gì bạn chọn theo Không phải điều bạn chia sẻ lớn lao nhường nào Mà là thực sự bạn chia sẻ được bao nhiêu Không phải là cuộc chiến bạn mơ ước Nó là những gì bạn thực sự đấu tranh Không phải điều bạn được cho Mà là điều bạn làm với những thứ mình có Đôi chân khỏe mạnh để làm gì khi bạn chỉ biết chạy trốn? Giọng nói thật hay để làm gì Khi chẳng nói được gì tốt lành Sức mạnh cơ bắp để làm gì khi chỉ để chen lấn và xô đẩy Và đôi tai thính kia để làm gì Khi bạn không thể nghe được tiếng những người mình yêu Đôi chân khỏe mạnh để làm gì Khi bạn chỉ biết chạy trốn Giọng nói thật hay để làm gì Khi chẳng có gì hay để nói Sức mạnh và cơ bắp để làm gì Khi chỉ để chen lấn và xô đẩy Và đôi tai thính kia để làm gì Khi bạn không thể nghe được tiếng những người mình yêu Giữa những kẻ lợi dụng người xung quanh mình Và những kẻ dùng đòn roi Giữa những kẻ đầy quyền lực Và những người luôn đau khổ Giữa những kẻ chạy đến vinh quang và những người không thể chạy Nói tôi biết đâu là kẻ khập khiễng Và người nào chạm đến mặt trời ai chạm được đến mặt trời Ai chạm được đến mặt trời (Vỗ tay) Học viện Khan được biết đến nhiều nhất bởi bộ sưu tập các video, do đó trước khi tôi bắt đầu nói sâu hơn hãy để tôi giới thiệu với các bạn một đoạn phim tóm tắt ngắn (Video) Salman Khan: Vậy cạnh huyền là năm. Những hóa thạch của loài vật này chỉ có thể được tìm thấy tại vùng này của Nam Mỹ cái dải xinh xắn này -- và phần này của Châu Phi Chúng ta có thể lấy tích phân của bề mặt và ký hiệu thông thường là sigma viết hoa. Quốc hội: Họ thường thành lập ra Ủy ban An toàn chung nghe có vẻ họ là một ủy ban đáng mến. Chắc bạn đã nhận ra, đây là chất Anđehyt và nó là một chất rượu. Bắt đầu phân tách thành các bộ phận phản ứng kích thích và các tế bào bộ nhớ. Một ngân hà. Ô kìa, lại có một ngân hà khác. Ồ nhìn này, lại thêm một ngân hà nữa. Và nếu nói về đô la thì 30 triệu của họ, cộng với 20 triệu đô la từ nhà sản xuất Mỹ. Nếu điều này không làm bạn sững sờ thì quả thật bạn không hề có cảm xúc. (Cười) (Vỗ tay) SK: Đến thời điểm này chúng tôi đã có khoảng 2,200 video bao gồm tất cả các môn học từ số học cơ bản đến giải tích véc tơ và một vài thứ bạn thấy ở đây. Mỗi tháng có một triệu học sinh dùng trang web của chúng tôi, xem khoảng 100 đến 200,000 video mỗi ngày. Nhưng những gì mà tôi sắp nói ra ở đây là chúng tôi sẽ làm như thế nào ở bước kế tiếp Nhưng trước khi tôi bắt đầu, Tôi muốn kể một chút về thực sự tôi bắt đầu như thế nào. Và một vài người trong số các bạn có thể biết, khoảng năm năm về trước, tôi là một nhà phân tích tại một quỹ đầu tư phòng hộ. Và lúc đó tôi ở Boston, và tôi phụ đạo từ xa cho mấy người em họ của mình ở New Orleans. Và tôi bắt đầu đưa những video YouTube của mình lên thực sự thì đây chỉ như là việc có-thì-tốt, đó chỉ là tài liệu bổ trợ cho những người em họ của tôi -- thứ mà có thể giúp bồi dưỡng kiến thức thêm cho chúng hoặc tương tự như vậy. Và ngay sau khi tôi đưa những video YouTube đầu tiên của mình lên, một điều thú vị đã xảy ra -- thực ra thì là một loạt sự kiện thú vị xảy ra. Điều đầu tiên đó là sự phản hồi từ mấy người em họ. Chúng nói với tôi rằng chúng thích tôi trên YouTube hơn là gặp mặt đối mặt với tôi. (Cười) Và khi mà bạn đã vượt qua được cái lời khen châm biếm đó, thì bạn nhận thấy thực ra có điều gì đó rất đáng để suy nghĩ. Chúng nó với tôi rằng chúng thích cái phiên bản tự động của người anh họ của mình hơn người anh bằng xương bằng thịt. Ban đầu, thì nó nằm ngoài trực giác, nhưng khi mà bạn thực sự nghĩ về điều đó dưới quan điểm của mấy người em họ thì điều này lại mang nhiều ý nghĩa. Đây là trường hợp mà giờ đây chúng có thể tạm dừng và lặp lại anh họ của mình, trong khi không cảm thấy làm tốn thời gian của tôi. Nếu chúng phải ôn lại cái gì đó điều mà lẽ ra chúng phải học vài tuần trước rồi, hoặc có thể là một vài năm về trước, chúng không cần phải thấy xấu hổ và hỏi lại anh họ của chúng nữa. Chúng có thể chỉ việc xem lại những video đó. Nếu thấy chán, chúng có thể bỏ qua. Chúng có thể xem vào những lúc phù hợp với thời gian biểu và theo tiến độ riêng của mình. Và có thể cái việc khó có thể được coi trọng là thời điểm cái lần đầu tiên, cái lần đầu tiên ấy khi mà bạn cố gắng vặn óc suy nghĩ về một khái niệm mới, điều cuối cùng bạn cần đó là một ai đó nói , "Bạn có hiểu gì không?" Và đó cũng là những gì xảy ra khi tôi hướng dẫn những người em họ của mình trước đây. Và bây giờ thì chúng có thể làm trong căn phòng thân thuộc của chúng Một điều nữa đã xảy ra đó là -- Tôi đưa những video của mình lên YouTube chỉ là -- Tôi thấy chẳng có lý do gì mà cần phải giữ chúng cho riêng mình nên tôi để cho những người khác xem. Và mọi người bắt đầu ghé thăm. Và tôi bắt đầu nhận được một vài lời bình luận và vài bức thư và nhiều hình thức phản hồi khác từ những người ngẫu nhiên khắp nơi trên thế giới Và đây chỉ là một vài trong số đó. Đây thực ra là từ một trong số những video giải tích đầu tiên. Và có ai đó viết trên YouTube đây là một bình luận trên YouTube: "Lần đầu tiên tôi đã mỉm cười khi tính đạo hàm." (Cười) Và hãy tạm dừng một chút ở đây. Người này làm một phép tính đạo hàm rồi anh ta cười. Và sau đó, phản hồi lại chính lời bình luận đó -- trong cùng một chuỗi các lời bình luận. Bạn có thể vào YouTube và xem những bình luận này -- một người khác viết : "Tôi cũng vậy. Thực ra tôi đã có một tâm trạng thoải mái một cách tự nhiên cả một ngày nay. Vì tôi nhớ là tôi có nhìn thấy những cái phần ma trận này trên lớp rồi, và bây giờ tôi cảm thấy như, 'tôi biết kung fu." (Cười) Và chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi khác trong cùng một đoạn bình luận Việc này rõ ràng đã giúp mọi người. Nhưng sau đó, khi mà số lượng người xem càng ngày càng tăng, Tôi bắt đầu nhận được thư từ nhiều người, và mọi thứ bắt đầu trở lên rõ ràng rằng việc này thực ra không còn đơn thuần là việc có-thì-tốt nữa. Đây là một đoạn trích từ một trong số những lá thư. "Con trai 12 tuổi của tôi bị bệnh tự kỷ và nó từng có một quãng thời gian khủng khiếp với môn toán. Chúng tôi đã thử tất cả mọi thứ, xem tất cả mọi thứ, mua tất cả mọi thứ. Tình cờ chúng tôi thấy video của anh dạy về thập phân và nó đã rất hữu ích. Rồi tiếp đến với phần giải phân số đáng sợ. Một lần nữa, con tôi đã hiểu bài. Chúng tôi không thể tin được điều này. Nó phấn khích vô cùng." Và chắc các bạn có thể tưởng tượng được, tôi đã từng là một nhà phân tích tại quỹ đầu tư phòng hộ. Thường thì tôi thấy thật lạ lẫm khi tôi làm gì đó mang lại lợi ích cho xã hội. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng tôi đã thấy phấn khích, và tôi tiếp tục. Và sau đó một vài điều khác bắt đầu giúp tôi nhận ra. Rằng, việc tôi làm không chỉ giúp các em tôi bây giờ, hoặc những người gửi thư đến cho tôi, nhưng những nội dung này sẽ không bao giờ cũ đi, và chúng có thể giúp những con cái họ hoặc thậm chỉ cháu chắt họ. Nếu như Isaac Newton từng làm những video về giải tích, Thì tôi đã không phải làm rồi. (Cười) Giả dụ là ông ta khá trong việc này. Chúng ta không biết được đâu. (Cười) Một điều nữa xảy ra -- và thậm chí tại thời điểm này đây, tôi nói, "Ừ thì, có thể đó là tài liệu bổ trợ. Nó tốt những học sinh có động lực. Có thể nó tốt cho những học sinh được dạy tại gia." Nhưng tôi không nghĩ nó sẽ là điều gì đó mà sẽ bằng cách nào đó thâm nhập được vào lớp học. Nhưng sau đó tôi bắt đầu nhận được thư từ những người giáo viên. Và họ viết rằng, "Chúng tôi dùng những video của anh để thay đổi việc dạy trên lớp. Anh giảng bài, vậy còn chúng tôi bây giờ làm..." và điều này có thể xảy ra trong tất cả những lớp học trên nước Mỹ ngày mai, "... những gì tôi làm đó là biến các bài giảng thành bài tập về nhà cho học sinh. Và những gì từng là bài tập về nhà, giờ đây tôi để học sinh làm tại lớp." Và tôi muốn dừng lại ở đây một chút cho -- (Vỗ tay) Tôi muốn tạm dừng một giây, bởi có một vài điều thú vị. Một là, khi giáo viên làm việc đó, thì lợi ích hiển nhiên -- là học sinh của họ bây giờ có thể thưởng thức video theo cùng một cách mà những người em họ tôi đã trải nghiệm. Chúng có thể dừng, lặp lại theo tiến độ riêng của mình, theo thời gian biểu riêng của mình Nhưng điều mà còn thú vị hơn nữa là -- và đây là điều nằm ngoài trực giác khi bạn nói về công nghệ trong lớp học -- bằng việc loại bỏ loại bài giảng một-cỡ-cho-tất-cả và để học sinh tiếp thu bài giảng tại nhà theo tiến độ riêng của từng em, và sau đó khi bạn bước vào lớp, hãy để các em làm bài, hãy để giáo viên đi vòng quanh, hãy để học sinh thực sự được trao đổi với nhau, những giáo viên này đã dùng công nghệ để tạo ra sự giao tiếp giữa người với người trong phòng học. Họ đã dùng kiểu giáo dục cũ nhằm loại bỏ sự tương tác giữa con người với nhau 30 đứa trẻ che tay lên miệng không được phép trao đổi với nhau Một người giáo viên, cho dù tốt đến đâu đi chăng nữa thì đều buộc phải giảng bài theo một giáo trình một-cỡ-cho-tất-cả đến 30 học sinh -- những khuôn mặt lộ rõ việc chẳng hiểu gì, phảng phất chút phản kháng và giờ đây đó là kinh nghiệm con người. Bây giờ thì chúng đã thực sự được giao tiếp với nhau. Do vậy, khi có Học viện Khan -- Tôi thôi việc và chúng tôi đã trở thành một tổ chức thực sự chúng tôi làm việc không vì lợi nhuận -- câu hỏi là, làm thế nào để chúng tôi đưa những việc này lên một tầm cao mới? Làm thế nào chúng tôi có thể mang những gì các nhà giáo kia đang làm tới cái kết luận rất đỗi tự nhiên của họ? Và, do vậy những gì tôi chỉ cho các bạn thấy ở đây, đây là chính là những bài tập mà tôi viết ra cho các em họ mình. Những bài tập ban đầu tôi viết khá thô sơ. Đây là phiên bản đã được trau chuốt hơn. Nhưng mô hình ở đây là, các câu hỏi sẽ được tạo ra nhiều như nhu cầu của bạn cho tới khi bạn hiểu được khái niệm, cho tới khi bạn trả lời đúng 10 câu liền một lúc. Và các video của Học viện Khan luôn ở đó. Bạn nhận được gợi ý, từng bước giải chi tiết cho vấn đề đó, nếu bạn không biết cách làm. Nhưng cái mô hình ở đây dường như khá đơn giản: 10 câu trả lời đúng liền nhau, sau đó bạn tiếp tục. Nhưng điều này về cơ bản lại khác so với những gì đang diễn ra trong lớp học. Trong một lớp học truyền thống, bạn có một số bài tập về nhà, bài tập, bài giảng, bài tập, bài giảng, và sau đó bạn sẽ có một bài kiểm tra nhanh. Và dù kết quả của bài kiểm tra đó chỉ là 70%, 80%, 90% hoặc là 95%, thì cả lớp vẫn sẽ được tiếp tục với bài học mới. Và thậm chí số học sinh đạt được 95%, thì điều gì sẽ xảy ra với 5% các em không biết? Có thể các em không biết chuyện gì xảy ra khi bạn lấy lũy thừa không của một số nào đó. Và khi bạn dựa vào đó để phát triển lên khái niệm tiếp theo. Đó cũng giống như tưởng tượng học đi xe đạp, và có thể tôi dạy bạn trước, và tôi đưa cho bạn chiếc xe đạp để tập trong hai tuần. Và hai tuần sau tôi quay lại, và tôi nói. "Để xem nào. Bạn có vấn đề với việc quẹo trái. Và bạn có vẻ không dừng lại được. Bạn chỉ đạt được 80% mức độ của một người đi xe đạp." Nên tôi dán một điểm C lên trán của bạn và sau đó tôi nói, "Đây là xe đạp một bánh." Nhưng dù cho điều này nghe có vẻ thật nực cười, thì chính xác đây là những gì đang xảy ra trong các lớp học của chúng ta lúc này. Và vấn đề ở đây là khi bạn tua nhanh kiến thức và những học sinh ưu tú đột nhiên bắt đầu thi trượt đại số và bạn không ngờ chúng còn bắt đầu trượt cả giải tích mặc dù các em rất thông minh và có giáo viên giỏi. Và lý do thường là những em này có những lỗ hổng kiến thức to như trong phomát Thụy Sỹ mà cứ nhiều lên dần dần trong suốt quá trình học. Vậy mô hình của chúng tôi là học toán theo cách bạn học bất cứ thứ gì, giống như cách bạn học đi xe đạp Ngồi được trên xe. Ngã xe. Cứ học mãi cho đến khi bạn thành thục. Mô hình truyền thống, đưa ra những hình phạt khi bạn thử nghiệm và thất bại, nhưng lại không hề trông chờ ở bạn sự tinh thông. Chúng tôi khuyến khích bạn thử nghiệm. Chúng tôi khuyến khích bạn thất bại. Nhưng chúng tôi mong bạn đạt được sự tinh thông. Đây chỉ là một trong số những môđun. Đây là lượng giác học. Đây là các hàm số dịch chuyển và phản chiếu. Và chúng phù hợp với nhau. Bây giờ chúng tôi có khoảng 90 những thứ giống vậy. Và bạn có thể ghé thăm trang web ngay bây giờ. Tất cả đều miễn phí. Chúng tôi không cố rao bán thứ gì. Nhưng ý tưởng chung là mọi thứ đều nằm gọn trong bản đồ kiến thức này. Cái điểm phía trên cùng, đó đơn giản là phép tính cộng một số. Giống như một cộng một bằng hai. Và cái mô hình ở đây là, khi bạn đạt được 10 trong một hàng về chủ đề đó, nó sẽ tự động đưa bạn đi tiếp tới những môđun cao cấp hơn. Tức là nếu bạn tiếp tục đi xuống xa hơn theo bản đồ kiến thức, chúng ta sẽ tiếp thu thêm được càng nhiều kiến thức toán cao cấp. Xuống xa hơn, bạn sẽ bắt đầu tiếp cận với kiến thức tiền đại số cơ bản. Xa hơn nữa, bạn sẽ gặp đại số một, đại số hai, và một chút kiến thức giải tích sơ cấp. Và ý tưởng ở đây là, từ đây chúng tôi có thể dạy tất cả mọi thứ -- vâng, tất cả mọi thứ đều có thể được dạy trong khung hình như thế này. Vậy bạn có thể tưởng tưởng -- và đây là những gì chúng tôi đang làm -- đó là từ bản đồ kiến thức này bạn có kiến thức lôgic, bạn biết lập trình máy tính, bạn biết ngữ pháp, bạn hiểu di truyền học, và tất cả dựa trên những kiến thức cốt lõi đó, nếu bạn biết cái này và cái kia, bây giờ bạn đã sẵn sàng cho khái niệm tiếp theo Và điều đó có thể rất phù hợp với những người học độc lập, và tôi khuyến khích, một là, bạn giúp con mình cùng làm, nhưng tôi cũng khuyến khích tất cả mọi người trong khán phòng tự làm. Nó sẽ thay đổi những gì xảy ra xung quanh bàn ăn tối. Nhưng thứ chúng tôi muốn làm là dùng cái kết luận tự nhiên của việc thay đổi cách dạy trong lớp học điều mà những người giáo viên trước đó đã đề cập tới trong email họ gửi cho tôi. Và do đó những gì tôi giới thiệu tới các bạn ở đây, đây là những dữ liệu thực từ một mô hình thí điểm tại một trường của quận Los Altos nơi họ chọn hai lớp năm và hai lớp bảy và loại bỏ hoàn toàn chương trình giảng dạy môn toán cũ. Bọn trẻ không còn sử dụng sách giáo khoa nữa, chúng không còn phải nghe những bài giảng một-cỡ-cho-tất-cả nữa. Chúng học theo học viện Khan, chúng học theo chương trình phần mềm này, cho khoảng một nửa chương trình toán. Và tôi muốn làm rõ một điều, chúng tôi không coi việc này như một phương pháp dạy toán hoàn chỉnh. Những gì dự án này làm -- và đây là chính những gì đang diễn ra tại Los Altos -- nó giúp tăng thêm thời gian rảnh rỗi. Đây là việc lấp đầy những ô trống và tìm lời giải, bạn hãy cố gắng làm sao để biết cách vượt qua hệ thống những phương trình, và hệ thống này giúp bạn có thêm thời gian dành cho xây dựng mô hình, chơi trò chơi, cho cơ giới học, cho việc lắp ráp rô bốt, cho việc ước lượng xem cái đồi kia cao bao nhiêu dựa vào cái bóng của nó. Và mô hình ở đây là giáo viên vào lớp hàng ngày, mỗi em học sinh học theo tiến độ riêng của mình -- và đây là một cái bảng điện tử trực tiếp từ trường học ở quận Los Altos -- và họ nhìn vào cái bảng này. Mỗi dòng đại diện cho một học sinh. Mỗi cột là một trong số những khái niệm. Màu xanh lá cây có nghĩa là học sinh đã đạt đến trình độ thành thạo. Màu xanh da trời nghĩa chúng đang trong quá trình học -- không có gì phải lo lắng. Màu đỏ có nghĩa chúng đang gặp khó khăn. Và những gì mà giáo viên cần làm chỉ đơn giản là nói, "Hãy để tôi tập trung vào những em học sinh mang màu đỏ." Hoặc thậm trí còn tuyệt với hơn, "Hãy để tôi nhờ những em màu xanh đã thành thạo với khái niệm đó làm đội tiền phong và giúp bạn cùng lớp của chúng." (Vỗ tay) Bây giờ tôi đến từ thực tế đầy dữ liệu, do đó chúng ta không muốn giáo viên tiếp cận và can thiệp và phải hỏi khó học sinh những câu như: "Ồ, em không hiểu chỗ nào?" hoặc "Em hiểu gì?" và tất cả những câu khác nữa. Do đó mô hình của chúng tôi là thực sự trang bị cho giáo viên càng nhiều dữ liệu càng tốt -- những dữ liệu, mà trong hầu hết mọi lĩnh vực, mọi người mong đợi, nếu bạn làm trong ngành tài chính hay tiếp thị hoặc sản xuất. Và do vậy giáo viên có thể thực sự chuẩn đoán học sinh hổng phần nào và việc tương tác với học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất có thể. Do đó giờ đây giáo viên có thể biết chính xác học sinh đạt tới trình độ nào, bọn chúng dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày, chúng đã xem những video nào rồi, chúng tạm ngừng xem lúc nào, chúng dừng xem những gì, những bài tập nào chúng đang sử dụng, chúng đang tập chung vào phần nào? Vòng tròn phía ngoài chỉ cho chúng ta thấy những bài tập nào học sinh chú trọng vào. Vòng tròn bên cung cấp thông tin về những video chúng quan tâm. Và số liệu hiển thị khá chi tiết do đó bạn có thể biết được một cách cụ thể những câu hỏi học sinh đã trả lại đúng hoặc sai. Màu đỏ là đúng, xanh là sai. Câu hỏi tận cùng bên trái là câu hỏi đầu tiên học sinh thử làm. Chúng xem video ngay chỗ kia. Và sau đó bạn có thể thấy, dần dần chúng đã có thể đạt được 10 câu trên một hàng. Bạn có cảm giác như thể bạn có thể thấy chúng nỗ lực giải quyết 10 câu cuối cùng. Chúng cũng làm bài nhanh hơn. Chiều cao thể hiện chúng cần bao nhiêu lâu để hoàn thành. Do đó khi bạn nói về việc học theo tiến độ cá nhân, mọi người đều hiểu được -- nói theo kiểu sư phạm, cách học phân biệt -- nhưng nó có vẻ hơi bất thường khi bạn chứng kiến những gì trong lớp học. Bởi vì mỗi khi chúng tôi tiến hành việc này, trong mỗi lớp chúng tôi làm, lần này qua lần khác, nếu bạn tiến hành trong năm ngày, sẽ có một nhóm học sinh đạt được vị trí đầu lớp và cũng có một nhóm học sinh khác chậm hơn một chút. Và theo mô hình truyền thống, nếu bạn thực hiện một cuộc đánh giá nhanh, bạn sẽ nói, "Đây là những học sinh có năng khiếu, và đây là những em tiếp thu chậm. Có thể chúng nên được theo dõi theo cách khác. Có thể chúng ta nên xếp chúng vào các lớp khác nhau." Nhưng khi bạn để học sinh làm việc theo tiến độ riêng của từng em -- và chúng ta vẫn thấy lần này qua lần khác -- bạn thấy có những em cần thêm một chút thời gian cho khái niệm này hay khái niệm kia, nhưng một khi chúng vượt qua được khái niệm đó, chúng sẽ vượt lên phía trước. Và những em mà sáu tuần trước bạn từng nghĩ chúng chậm hiểu, giờ đây bạn sẽ nghĩ chúng có tài. Và bạn chứng kiến điều này lần này qua lần khác. Và nó khiến bạn thực sự tự hỏi bao nhiêu những danh hiệu có thể rất nhiều người trong chúng ta được hưởng thực ra chỉ là do sự trùng khớp ngẫu nhiên của thời gian. Giờ đây điều đáng quý như những gì bạn thấy đây tại một quận như Los Altos, mục tiêu của chúng tôi là dùng công nghệ để nhân tính hóa, không chỉ ở Los Altos, mà còn trên quy mô toàn cầu, những gì đang diễn ra trong ngành giáo dục. Và thực sự, điều đó là một chi tiết khá thú vị. Bao nhiêu những cố gắng nhân tính hóa lớp học tập trung vào tỷ lệ học sinh-giáo viên. Trong suy nghĩ của của tôi, chỉ số liên quan là tỷ lệ giữa thời gian quý giá của học sinh với giáo viên. Do đó theo như mô hình truyền thống, phần lớn thời gian của giáo viên là để dành cho việc giảng và chấm bài và những gì gì nữa. Có thể 5% lượng thời gian của họ là thực sự dành cho việc ngồi cạnh học sinh và thực sự làm việc với chúng. Giờ thì 100% thời gian được dành cho việc này. Vậy một lần nữa, dùng công nghệ, không chỉ thay đổi lớp học, mà bạn còn nhân tính hóa cả lớp học, tôi có thể chứng minh, với hệ số năm hoặc 10. Và xem những gì quý giá đã diễn ra ở Los Altos, hãy tưởng tượng những gì điều này có thể giúp những học sinh lớn tuổi những người cảm thấy xấu hổ khi phải quay lại trường và học những gì lẽ ra họ nên học trước khi, trước khi quay lại đại học. Tưởng tượng những gì điều này mang lại cho những đứa trẻ đường phố ở Calcutta những đứa trẻ phải giúp gia đình chúng vào ban ngày, và đó là lý do chúng không thể tới trường. Bây giờ thì chúng có thể dành ra hai giờ đồng hồ mỗi ngày và trau dồi lại, hoặc theo kịp được tốc độ và không cảm thấy xấu hổ về những gì chúng biết hoặc không biết. Giờ thì tưởng tượng điều gì xảy ra khi -- chúng ta nói về học sinh giúp nhau học trong một lớp. Nhưng đây là một hệ thống tích hợp tất cả. Không có lý do nào chúng ta không thể có việc phụ đạo đồng cấp đó bên ngoài một lớp học. Tưởng tượng những gì sẽ diễn ra nếu học sinh ở Calcutta đột nhiên có thể phụ đạo con trai của bạn, hoặc con bạn có thể phụ đạo cho đứa trẻ Calcutta đó? Và tôi nghĩ những gì bạn thấy dần hiện rõ nét là khái niệm về một lớp học toàn cầu. Và đó là điều thiết yếu trong tôi đang có gắng dựng lên. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bill Gates: Tôi đã thấy những điều anh đang làm trong hệ thống mà liên quan đến sự thúc đẩy và phản hồi -- điểm năng lực, phù hiệu khen thưởng. Nói cho tôi biết anh đang nghĩ gì vậy? SK: Ồ vâng. Không, chúng tôi có một nhóm tuyệt vời đang làm điều đó. Và tôi phải nói rõ là, bây giờ không chỉ có mình tôi nữa. Tôi thì vẫn làm tất cả các video, nhưng chúng tôi có một nhóm tuyệt vời đang phát triển phần mềm. Vâng, chúng tôi đã tích hợp một số ứng dụng trò chơi trong đó nơi bạn có thể đạt được những phù hiệu đó, chúng tôi đang bắt đầu tạo ra bảng thành tích theo từng lĩnh vực, và bạn đạt được điểm. Điều này thực ra khá thú vị. Chỉ là những dòng chữ in trên phù hiệu hoặc số lượng điểm bạn đạt được khi làm gì đó, Chúng ta thấy được trên cơ sở hệ thống mở rộng, như là hàng chục nghìn những em học sinh lớp năm hoặc lớp sáu di chuyển theo hướng này hoặc hướng kia, phụ thuộc vào loại phù hiệu nào bạn trao cho các em. (Cười) BG: Và sự cộng tác mà anh đang làm với Los Altos,™ điều đó bắt đầu ra sao? SK: Los Altos, điều này có vẻ hơi điên rồ. Lại một lần nữa, tôi không hề mong đợi điều này sẽ được sử dụng trong lớp học. Có người từ hội đồng của họ tiếp cận tôi và nói, "Anh sẽ làm gì nếu như anh được quyền tự do làm điều gì mình thích trong phạm vi lớp học?" Và tôi nói, "À, tôi sẽ chỉ để mỗi học sinh làm việc theo tiến độ của từng em trên cái gì đó như cái này và chúng ta sẽ tạo ra một cái bảng điều khiển." Và họ nói, "Ồ, điều này có vẻ hơi bị tiến bộ quá. Chúng tôi cần phải suy nghĩ đã." Và tôi cũng như những người khác trong nhóm nghĩ thầm, "Họ sẽ chẳng bao giờ muốn làm điều này đâu." Nhưng quả thực ngay ngày hôm sau họ nói, "Anh có thể bắt đầu trong hai tuần được chứ?" (Cười) BG: Vậy thì toán học lớp năm là những gì anh đang làm bây giờ? SK: Hiện giờ thì có hai lớp năm và hai lớp bảy. Và họ đang thực hiện ở cấp quận. Tôi nghĩ cái mà họ hứng thú chính là khả năng theo dõi những đứa trẻ này. Đây không chỉ là điều chỉ diễn ra ở trường học. Chúng tôi thậm trí còn chứng kiến có những em học sinh còn tự học ngay cả khi Giáng sinh. Và chúng tôi có thể theo dõi tất cả mọi thứ. Và thực sự họ có thể theo dõi học sinh khi họ tiến hành cho toàn quận. Qua những kỳ nghỉ hè, khi mà các em học sinh chuyển sang giáo viên khác, bạn có nguồn dữ liệu liên tục mà thậm trí ngay cả ở cấp quận cũng có thể thấy được. BG: Vậy thì dữ liệu hiện thị mà chúng ta đã thấy là dành cho các giáo viên truy cập và theo dõi những gì thực sự đang diễn ra với những học sinh của mình. Vậy anh sẽ nhận được phản hồi từ biểu đồ dữ liệu của giáo viên để hiểu những gì họ nghĩ? SK: Oh vâng. Phần lớn những thứ đó thông số từ phía giáo viên. Chúng tôi tạo một số cho học sinh để các em có thể nhìn thấy thông tin về mình. nhưng chúng tôi có một khâu thiết kế rất chặt chẽ với chính các giáo viên. Và họ nói rất thẳng thắn rằng, ''Này anh, cái này hay đấy, nhưng...'' Lấy ví dụ cái biểu đồ trọng tâm, rất nhiều giáo viên từng nói, ''Tôi có cảm giác rằng rất nhiều các em học sinh nhảy nhót lung tung và không hề tập trung vào một chủ đề nào hết.'' Do vậy chúng tôi tạo ra cái sơ đồ tập trung đó. Tất cả đều hướng tới giáo viên. Mọi chuyện cho tới nay khá là điên rồ. BG: Những gì được tạo ra đã sẵn sàng cho thời khắc quan trọng chưa? Anh có nghĩ các lớp học trong năm học tới nên thử nghiệm cái này chưa? SK: Vâng, nó đã sẵn sàng. Chúng tôi đã có hàng triệu người tham gia vào trang web rồi, do đó chúng tôi có thể quản lý một vài người nữa. (Cười) Không, không có lý do nào điều đó không thể xảy ra trong mọi lớp học tại Mỹ trong tương lai. BG: Và tầm nhìn của việc phụ đạo. Ý tưởng đó là, nếu tôi gặp khó khăn về một chủ đề nào đó, bằng cách nào đó ngay trong giao diện người dùng tôi sẽ tìm ra những người tình nguyện, có thể kiểm tra uy tín của họ, và tôi có thể sắp xếp lịch và kết nối với những người đó? SK: Chắc chắn rồi. Và đây là điều tôi muốn đề nghị tất cả mọi người trong khán phòng nên làm. Những bảng theo dõi mà các giáo viên có, bạn cũng có thể đăng nhập ngay bây giờ và về cơ bản bạn có thể trở thành người hướng dẫn cho con của mình, hoặc cháu của mình, hay anh em họ, hoặc có thể là những đứa trẻ tại câu lạc bộ Các cô cậu nhóc. Và vâng, bạn có thể trở thành một người thầy, một người gia sư, thực sự là ngay tức thì. Vâng, tất cả đã được thiết lập sẵn. BG: Vâng, quả thật là tuyệt vời. Tôi nghĩ anh vừa mới trình bày cái nhìn mới về tương lai của nền giáo dục. Cảm ơn anh. (SK: Cảm ơn) (Vỗ tay) Mark Zuckerberg, một phóng viên đã hỏi ông một câu hỏi liên quan đến các thông tin cập nhật trên Facebook (news feed) người phóng viên đó hỏi, "Tại sao chúng lại quan trọng đến vậy?" Và Zuckerberg đã trả lời, "1 con sóc chết ở sân trước nhà bạn có thể liên quan đến những mối quan tâm của bạn lúc này hơn là những người chết ở châu Phi." Và tôi muốn đề cập tới một trang web dựa trên ý tưởng về sự liên quan ấy sẽ như thế nào. Khi tôi lớn lên ở 1 vùng nông thôn thuộc Maine, Internet là là một điều gì đó thực sự khác biệt. Đó là sự liên kết với thế giới, Đó là điều gì đó có thể kết nối tất cả chúng ta với nhau. Và tôi chắc rằng nó sẽ thật tuyệt đối với nền dân chủ và cho xã hội của chúng ta. Nhưng rồi có 1 sự thay đổi trong việc luân chuyển các thông tin trên mạng, và nó diễn ra một cách thầm lặng. Và nếu chúng ta ko để ý tới nó, nó có thể trở thành 1 vấn đề thực sự. Tôi chú ý tới điều này lần đầu tiên ở 1 nơi mà tôi đã dành rất nhiều thời gian -- Facebook của tôi. Tôi là người tiến bộ, về mặt chính trị -- bất ngờ lớn phải không -- nhưng tôi luôn luôn tìm gặp những người bảo thủ. Tôi thích nghe những điều họ đang nghĩ tới; tôi muốn thấy họ liên kết với cái gì; tôi muốn học được 1 điều gì đó. Và tôi thực sự ngạc nhiên khi tới 1 ngày, tôi nhận ra rằng những người bảo thủ dần biến mất trong phần cập nhật Facebook của tôi. Hóa ra là Facebook đã quan sát những đường link mà tôi đã truy cập, và nhận ra rằng tôi đã truy cập vào các đường link của những người theo chủ nghĩa tự do nhiều hơn là của những người bảo thủ. Không hề hỏi ý kiến tôi về điều này, Facebook đã tự loại bỏ họ. Và rồi họ biến mất. Facebook không phải là nơi duy nhất làm những công việc biên tập vô hình, dựa trên những thuật toán, cho trang web của họ. Google cũng đang làm điều tương tự. Nếu tôi tìm kiếm điều gì đó, và bạn cũng tìm kiếm 1 điều tương tự, thậm chí là ngay bây giờ, tại cùng 1 thời điểm, chúng ta có thể sẽ nhận được những kết quả rất khác nhau. Thậm chí nếu bạn đã đăng xuất, 1 kĩ sư đã nói với tôi, có tới 57 dấu hiệu để Google quan sát -- từ loại máy tính mà bạn đang dùng, trình duyệt bạn sử dụng cho tới vị trí của bạn -- họ đã sử dụng chúng để điều chỉnh các kết quả tìm kiếm cho phù hợp với cá nhân bạn. Hãy nghĩ về điều này 1 chút -- không còn 1 Google chuẩn nữa đâu. Và bạn biết đấy, điều khôi hài là thực sự rất khó để nhận ra nó. Bạn không thể biết các kết quả của bạn khác biệt thế nào so với của 1 người khác. Nhưng khoảng hai tuần trước, tôi đã đề nghị 1 nhóm bạn cùng tìm kiếm trên Google với từ khóa "Egypt" (Ai Cập) rồi gửi tôi bản chụp màn hình mà họ có. Và đây là bản chụp từ anh bạn Scott của tôi. Còn đây là của Daniel. Khi tôi đặt chúng cạnh nhau, thậm chí bạn không cần đọc những đường link để thấy chúng khác nhau đến thế nào. Nhưng khi bạn đọc những đường link này, chúng khá là khác thường đấy. Daniel không hề nhận được bất kỳ thứ gì về cuộc biểu tình ở Ai Cập ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Còn của Scott thì đầy những thứ như vậy. Và đây thực sự là 1 vấn đề lớn ở thời điểm này, về việc các kết quả tìm kiếm đang trở nên khác nhau như thế nào. Không chỉ là Google hay Facebook đâu. Đó là 1 thứ đang lan tràn trong các trang web. Có rất nhiều công ty đang thực hiện việc cá nhân hóa như vậy. Yahoo News, trang tin tức lớn nhất trên mạng, đang được cá nhân hóa -- những người khác nhau sẽ nhận được những thứ khác nhau. Huffington Post, the Washington Post, the New York Times -- tất cả đều đang thực hiện việc cá nhân hóa theo nhiều cách khác nhau. Và nó hướng chúng ta, 1 cách rất nhanh chóng, tới 1 thế giới mà ở đó Internet sẽ cho chúng ta thấy cái mà nó nghĩ chúng ta muốn thấy, nhưng không phải luôn là những gì chúng ta cần. Như Eric Schimidt đã nói, "Se rất khó khăn cho mọi người để xem hay sử dụng một thứ mà chưa hề được điều chỉnh để phù hợp với họ." Và tôi cho rằng đây chính là vấn đề. Tôi cho rằng, nếu chúng ta để tất cả những hệ thống "lọc" này lại với nhau, cùng với tất cả những thuật toán, chúng ta sẽ nhận được cái mà tôi gọi là "bong bóng lọc." (filter bubble) Và cái bong bóng lọc của bạn là một thế giới thông tin duy nhất của riêng bạn mà bạn sống trong đó trên thế giới mạng. Và những thứ có trong đó phụ thuộc vào việc bạn là ai, và bạn làm gì. Nhưng vấn đề là bạn không thể quyết định điều gì sẽ được đưa vào. Và quan trọng hơn, bạn thực sự không thể thấy điều gì đã được bỏ đi. Và một trong những vấn đề đối với bong bóng lọc đã được phát hiện bởi 1 nhóm các nhà nghiên cứu ở Netflix. Khi họ quan sát các hàng đợi tại Netflix, họ nhận ra 1 điều rất khôi hài như phần lớn chúng ta đã nhận thấy, đó là có 1 số bộ phim bằng cách nào đó đã được sắp xếp để đưa đến cho chúng ta Những bộ phim này được đưa vào hàng đợi, và sẽ được đưa ra một cách nhanh chóng. Và "Người sắt" (Iron Man) được đưa ra, và "Waiting for Superman" cũng ko phải đợi lâu. Cái mà họ khám phá ra là trong những hàng đợi Netflix của chúng ta có 1 cuộc đấu tranh lớn đang diễn ra giữa những điều mong muốn lâu dài và những ý muốn nhất thời. Bạn biết tất cả chúng ta đều muốn là người đã xem "Rashomon," nhưng ngay lúc này chúng ta lại muốn xem "Ace Ventura" lần thứ tư. (Tiếng cười) Vậy nên sự biên tập tốt nhất cần đưa đến cho chúng ta 1 phần từ cả 2. Nó đưa đến cho chúng 1 chút về Justin Bieber và 1 chút về Afghanistan. Nó mang đến 1 vài thông tin về rau quả, và 1 vài thông tin về bữa tráng miệng. Và sự thách thức đối với những bộ lọc dựa trên thuật toán, những bộ lọc hướng tới cá nhân này, chính là, bởi vì chúng hầu như chỉ quan sát những thứ chúng ta truy cập đầu tiên, nó có thể loại bỏ sự cân bằng đó. Thay vì nhận được thông tin về một bữa ăn cân bằng, bạn có thể bị bao vây bởi thông tin về đủ thứ thức ăn tạp nham. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng thực tế chúng ta có vấn đề với những sai lầm của Internet. Trong thế giới truyền hình -- đó là cách mà những điều không thể tưởng tượng được đang diễn ra -- trong thế giới truyền hình, có những người gác cửa, những biên tập viên, họ kiểm soát các luồng thông tin. Rồi internet ra đời, nó thổi bay họ đi và nó cho phép chúng ta liên kết với nhau, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng đó không hẳn là những gì đang diễn ra lúc này. Những gì chúng ta thấy dường như là sự truyền đi ngọn đuốc từ những người gác cửa tới những cơ chế dựa trên thuật toán. Và vấn đề là những thuật toán này chưa được cài đặt trong nó những quy tắc xử thế như là những nhà biên tập đã làm. Vậy nếu những thuật toán tổ chức thế giới cho chúng ta, nếu chúng quyết định cái chúng ta được thấy và không được thấy, thì chúng ta cần chắc chắn rằng chúng không chỉ hướng tới với sự liên quan. Chúng ta cần chắc chắn rằng chúng đồng thời chỉ ra những thứ không dễ chịu hay đầy thử thách hay quan trọng -- đó là điều mà TED đang làm -- những quan điểm khác biệt. Và chúng ta thực sự đã ở đây từ trước đó như là 1 xã hội. Vào năm 1915, không nhiều tờ báo đổ mồ hôi công sức cho những trách nhiệm công dân của họ. Rồi họ nhận ra rằng mình đang làm 1 việc thực sự quan trọng. Rằng, trong thực tế, bạn không thể có được một nền dân chủ thực sự nếu công dân không nhận được những luồng thông tin tốt. Rằng những tờ báo là quan trọng, bởi vì chúng đóng vai trò như 1 bộ lọc, rồi đạo đức nhà báo được nâng lên. Nó đã chưa thực sự hoàn hảo, nhưng nó đã đi cùng chúng ta trong suốt thế kỷ trước. Và tới giờ, chúng ta dường như quay trở lại năm 1915 với các trang web. Và chúng ta cần những người gác cửa mới để mã hóa trách nhiệm đó thành những dòng mã nguồn mà họ đang viết. Tôi biết rằng có rất nhiều người ở đây đang làm việc cho Facebook và Google -- như Larry và Sergey -- những người đã góp phần xây dựng nên nền tảng web như bây giờ, và tôi thực sự biết ơn về điều đó. Nhưng chúng tôi cần các bạn chắc chắn rằng những thuật toán này sẽ được mã hóa trong chúng một ý thức về cuộc sống cộng đồng, một ý thức về trách nhiệm công dân. Chúng tôi cần các bạn chắc chắn rằng, chúng đủ rõ ràng để chúng tôi có thể nhìn thấy những quy tắc quyết định những gì sẽ đi qua hệ thống lọc của các bạn. Và chúng tôi cần các bạn cung cấp cho chúng tôi sự kiểm soát, để chúng tôi có thể quyết định điều gì sẽ bị lọc hay không. Bởi vì tôi cho rằng chúng ta thực sự cần Internet như là 1 thứ mà chúng ta từng mơ tới. Chúng ta cần nó để liên kết tất cả mọi người lại. Chúng ta cần nó để giới thiệu với chúng ta những ý tưởng mới, những con người mới và những triển vọng mới. Và nó sẽ không như vậy nếu nó khiến chúng ta bị cách ly trong 1 hệ thống web của cá nhân. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tưởng tượng nếu bạn có thể ghi lại cuộc đời bạn... mọi điều bạn nói, mọi thứ bạn làm, sẵn sàng có trong một ký ức hoàn hảo ngay trên tay bạn, nên bạn có thể quay lại và tìm những khoảnh khắc đáng nhớ và hồi tưởng chúng, hay lướt qua vệt thời gian và khám phá các hình mẫu trong chính cuộc đời của bạn mà đã đi qua chưa được khám phá. Và đó chính là cuộc hành trình mà gia đình tôi đã bắt đầu 5 năm rưỡi trước. Đây là vợ và là người cộng tác của tôi, Rupal. Và vào ngày này, vào thời điểm này, chúng tôi đã bước vào nhà với đứa con đầu lòng của chúng tôi, bé trai tuyệt vời của chúng tôi. Và chúng tôi đi vào nhà với một hệ thống ghi hình đặc biệt trong nhà. (Phim) Người đàn ông: Được rồi. Deb Roy: Khoảnh khắc này và hàng ngàn khoảnh khắc đặc biệt khác đối với chúng tôi, đã được thu tại nhà chúng tôi vì trong mỗi phòng trong nhà, nếu bạn nhìn lên, bạn sẽ thấy một máy quay và một micro. và nếu bạn nhìn xuống, bạn sẽ có một tầm nhìn bao quát của căn phòng. Đây là phòng khách của chúng tôi, phòng ngủ em bé, nhà bếp, phòng ăn và phần còn lại của ngôi nhà. Và tất cả được lưu trong một dãy đĩa được thiết kế cho việc thu liên tục. Viì ậy chúng ta đang lướt qua một ngày trong nhà chúng tôi khi mà chúng ta đi từ sáng sớm cho tới chiều tà và cuối cùng, tắt đèn đi ngủ. Trong vòng 3 năm, chúng tôi đã ghi 8 tới 10 tiếng mỗi ngày, tích lũy xấp xỉ 250.000 giờ hình và tiếng Vì vậy bạn đang xem một mẫu trong cái mà cho đến nay gọi là bộ sưu tập phim gia đình lớn nhất từng được làm. (Tiếng cười) Và cái mà dữ liệu này thể hiện cho gia đình chúng tôi ở mức độ cá nhân, ảnh hương đã là rất lớn, và chúng tôi vẫn tiếp tục học giá trị của nó. Vô số thời điểm tự nhiên, không giả tạo, được thu lại, và chúng tôi đang bắt đầu học làm cách nào để khám phá chúng và tìm chúng. Nhưng cũng có một lý do khoa học dẫn tới dự án này, đó là để dùng dữ liệu tự nhiên theo chiều dọc này để hiểu quá trình một đứa trẻ học ngôn ngữ như thế nào-- đứa trẻ đó là con trai chúng tôi Và vì với nhiều điều khoảng riêng tư để bảo vệ mọi người đã được ghi lại trong dữ liệu, chúng tôi để những thành phần của dữ liệu cho nhóm nghiên cứu tin cậy của tôi tại MIT vì vậy chúng tôi có thể bắt đầu gỡ ra những mẫu trong bộ dữ liệu khổng lồ này, cố gắng hiểu sự ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với tiếp nhận ngôn ngữ. Vì vậy chúng ta xem ở đây là vào một trong những thứ đầu tiên chúng tôi bắt đầu làm. Đây là vợ tôi và tôi đang nấu bữa sáng trong bếp. Và khi chúng tôi di chuyển qua không gian và thời gian, một kiểu cuộc sống hoạt động trong nhà bếp mang tính thường nhật. Để có thể chuyển đổi 90.000 giờ phim không ý nghĩa này sang một thứ gì đó mà chúng tôi có thể bắt đầu thấy, chúng tôi sử dụng chương trình phân tích chuyển động để thực hiện, khi chúng ta di chuyển theo không gian và thời gian, cái mà chúng tôi gọi là các con sâu không-thời gian. Và nó trở thành một phần của bộ công cụ của chúng tôi để có thể nhìn và thấy địa điểm của các hoạt động trong dữ liệu, và với nó, tìm ra hình thức của, cụ thể là, những nơi con trai chúng tôi di chuyển trong nhà. thì chúng tôi có thể tập trung các nỗ lực chuyển đổi tất cả các môi trường nói quanh con trai chúng tôi -- tất cả các từ mà nó nghe từ tôi, vợ tôi, và người giữ trẻ của chúng tôi, và theo thời gian, các từ ngữ bắt đầu hình thành. Vì vậy với công nghệ đó và dữ liệu đó và khả năng để, với sự giúp đỡ của máy móc, chuyển âm, chúng tôi hiện tại đã chuyển xấp xỉ hơn 7 triệu từ từ những chuyển âm trong nhà của chúng tôi. Và với nó, để tôi giới thiệu với các bạn đi một vòng đầu vào trong dữ liệu này. Tôi chắc là hẳn các bạn,, từng xem những đoạn phim tua nhanh một bông hoa nở khi mà bạn tăng thời gian chạy. Tôi muốn các bạn trải nghiệm sự nở hoa của thể nói. Con trai chúng tôi, sau lần sinh nhật đầu của nó, nói "gaga" để chỉ "water". Và trong vòng nửa năm, nó dần học để phỏng theo thể hoàn chỉnh nhất, "water" Vì vậy chúng ta sẽ đi qua nửa năm trong khoảng 40 giây. Không có phim ở đây, vì vậy bạn có thể tập trung vào âm thanh, chỉ âm thanh, của một dạng mới của một con đường: "gaga" thành "water" (Âm thanh) Em bé: Gagagagagaga Gaga gaga gaga guga guga guga wada gaga gaga guga gaga wader guga guga water water water water water water water water water. DR: Nó làm được rồi, phải không. (Vỗ tay) Và nó không chỉ học từ "water". Sau khoảng thời gian 24 tháng, 2 năm đầu mà chúng tôi thực sự tập trung vào, đây là một bản đồ về mọi từ mà đứa trẻ học được theo thứ tự thời gian. Và bởi vì chúng tôi có một bản ghi chép đầy đủ, chúng tôi đã xác định được từng từ trong 503 từ mà đứa trẻ học được vào lần sinh nhật thứ hai của nó. Nó là một đứa trẻ biết nói sớm. Và vì vậy chúng tôi bắt đầu phân tích tại sao. Tại sao một vài từ học được trước những từ khác? Đây là một trong những kết quả trước hết hoàn thành trong nghiên cứu của chúng tôi khoảng hơn 1 năm làm chúng tôi sửng sốt. Cách để phiên dịch biểu đồ tương đối đơn giản này là dựa vào chiều cao chỉ thị độ phức tạp của lời nói của người chăm sóc bé dựa trên chiều dài của lời nói. Và cột dọc là số lần. Và tất cả dữ liệu, chúng tôi sắp xếp dựa trên ý tưởng sau: Mỗi lần đứa trẻ học một từ, chúng tôi sẽ quay lại và nhìn vào tất cả từ mà nó đã nghe có chứa từ đó. Và chúng tôi ghi nhận độ dài của câu nói. Và cái mà chúng tôi tìm ra hiện tượng gây tò mò này, rằng lời nói của người chăm sóc được giảm xuống một cách có hệ thống đến mức tối thiểu, làm cho ngôn ngữ đơn giản hết mức có thể, và rồi dần nâng lên phức tạp. Và điều kỳ diệu là sự lên xuống đó xếp ngay ngắn một cách gần như chính xác với khi mỗi từ được sinh ra -- từ này tới từ khác một cách có hệ thống. Vì vậy có vẻ như là tất cả 3 người chăm sóc chính-- tôi, vợ tôi và người giữ trẻ -- tôi nghĩ rằng, chúng tôi đang định hình lại ngôn ngữ của mình một cách có hệ thống và ít ý thức để giúp đứa trẻ học được một từ và nhẹ nhàng giúp nó học những từ phức tạp hơn. Và sự ngụ ý của điều này -- có nhiều, nhưng cái mà tôi muốn chỉ ra, là phải có những vòng phản hồi tuyệt vời. Tất nhiên, con trai tôi đang học từ môi trường ngôn ngữ của nó, nhưng môi trường đang học từ nó. Môi trường đó, tức là mọi người, ở trong một vòng phản hồi khép kín và tạo ra một dạng của cấu trúc cho đến bây giờ vẫn chưa được chú ý Nhưng đó là xét từ khía cạnh ngữ cảnh nói. Vậy còn ngữ cảnh nhìn như thế nào? Chúng ta không đang xem -- Xem đây là một mặt cắt của nhà chúng tôi. Chúng tôi lấy những dữ liệu từ máy quay, và làm vài phép chỉnh quang học, và rồi chúng tôi có thể làm thành mô hình 3 chiều. Và chào mừng đến ngôi nhà của chúng tôi. Đây là một khoảnh khắc, một khoảnh khắc được ghi lại bằng nhiều phía máy quay. Mục đích chúng tôi làm vậy là để tạo một cỗ máy kí ức, nơi mọi người có thể quay lại và bay vòng quanh bằng cách tương tác và rồi thổi cuộc sống trong đoạn phim vào hệ thống này. Cái mà tôi sắp làm là chiếu cho các bạn một đoạn phim tua nhanh có độ dài 30 phút, một lần nữa, về cuộc sống trong phòng khách. Trên sàn nhà là tôi và con trai tôi Và có phần mềm phân tích phim theo vết cử động của chúng tôi. Con trai tôi là vệt màu đỏ, tôi là vệt màu xanh. Chúng tôi đang ở trên ghế, nhìn ra ngoài cửa sổ xem xe chạy. Và cuối cùng, con trai tôi chơi trong chiếc xe tập đi một mình. Bây giờ chúng dừng lại, 30 phút phim, chúng ta chuyển thời gian thành trục thẳng đứng, và chúng ta mở một tầm nhìn của những vệt tương tác mà chúng tôi để lại. Và chúng ta thấy những cấu trúc tuyệt vời này -- những nút nhỏ của hai dải màu này chúng tôi gọi chúng là những điểm nóng. Dải xoắn chúng tôi gọi là điểm nóng đơn. Và chúng tôi nghĩ rằng chúng ảnh hưởng tới cách mà ngôn ngữ được học. Cái mà chúng tôi muốn làm là bước đầu hiểu được sự tương tắc giữa những hình mẫu và ngôn ngữ mà con trai tôi tiếp xúc để xem nếu chúng ta có thể đoán cái cấu trúc khi từ ngữ được nghe nhận ảnh hưởng tới khi mà chúng được học như thế nào -- nói cách khác, mối quan hệ giữa các từ và nghĩa của chúng. Vì vậy đây là cách mà chúng tôi tiếp cận. Trong đoạn phim này. Một lần nữa, con trai tôi được đánh dấu. Nó là vạch màu đỏ phía sau Và đây là người giữ trẻ của chúng tôi ở cửa. (Phim) Người giữ trẻ: Con muốn uống nước hả? (Em bé: Aaaa ) Người giữ trẻ: Được rồi (Em bé: Aaaa ) DR: Cô ta cho uống nước, và để lại 2 vạch tới nhà bếp để lấy nước. Và cái mà chúng tôi làm là sử dụng từ "nước" để đánh dấu khoảnh khắc, một phần hành động đó. Bây giờ chúng tôi sử dụng lượng lớn dữ liệu và ghi nhận mọi thời điểm con trai chúng tôi nghe từ "nước" và ngữ cảnh mà nó thấy xuất hiện từ "nước", chúng tôi sửa dụng nó xuyên qua đoạn phim và tìm mọi hoạt động mà có liên quan tới nước. Và cái mà dữ liệu để lại là một bức tranh. Chúng tôi gọi chúng là bức tranh từ vựng. Đây là một bức tranh về từ "nước", và các bạn có thể thấy hầu hết mọi hoạt động là trong nhà bếp. Đó là nơi có mấy cái đỉnh đó ở phía bên trái. Về độ tương phản, chúng tôi có thể dịch âm thanh này với bất kỳ từ nào. Chúng ta có thể chọn từ "bye" trong từ "good bye." Và chúng ta có thể xem rõ ở cửa ra vào của ngôi nhà. Và chúng tôi xem, và tìm ra, như các bạn có thể đoán được là một sự tương phản trong bức tranh nơi mà từ "bye" xuất hiện nhiều hơn một cách có cấu trúc. Vì vậy chúng tôi sử dụng những cấu trúc này để bắt đầu suy đoán thứ tự của việc tiếp nhận ngôn ngữ. và đó là công việc chúng tôi đang làm bây giờ. Trong phòng lab của tôi, nơi mà chúng tôi đang làm việc, tại MIT -- đây là ở phòng lab kĩ thuật. Nơi đây trở thành nơi yêu thích của tôi ghi hình về bất cứ không gian nào. Ba trong số những người làm chính trong dự án này, Philip DeCamp, Rony Kubat và Brandon Roy ở trên hình: Philip là một người cộng tác thân thuộc trong tất cả các hình ảnh mà các bạn đang xem. Và Michael Fleischman là một nghiên cứu sinh tiến sĩ khác trong lab của tôi người này mà làm việc phân tích phim ghi hình gia đình này với tôi và anh ta có được quan sát sau: rằng "chỉ có cách là chúng ta phân tích về việc ngôn ngữ liên kết với sự kiện như thế nào để đưa ra nền tảng chung về ngôn ngữ, chúng ta có thể làm ý tưởng giống vậy với nhà của anh, Deb ạ, và chúng ta có thể áp dụng nó vào phương tiện công cộng." Và vì vậy cố gắng của chúng tôi có một chuyển biến ngoài mong đợi. Suy nghĩ về truyền thông đại chúng là nơi cung cấp nền tảng hiểu biết chung và các bạn có công thức để mang ý tưởng này tới một nơi mới. Chúng tôi đã bắt đầu phân tích nội dung TV sử dụng cũng những nguyên lý như vậy -- phân tích cấu trúc sự kiện của một lần phát sóng TV -- các phần của các chương trình, quảng cáo, tất cả mọi thành phần làm nên một cấu trúc sự kiện. Và chúng tôi hiện tại sử dụng đĩa vệ tinh, lấy và phân tích một mảng hay của tất cả chương trình TV được xem ở Mỹ. Và bây giờ bạn không phải đi và trang bị micro trong phòng khách để ghi lại các cuộc đối thoại của mọi người, bạn chỉ cần chỉnh sang nguồn truyền thông sẵn sàng ở chế độ công khai. Vì vậy chúng tôi lấy khoảng 3 tỉ ý kiến một tháng. Và rồi điều kì diệu xuất hiện. Bạn có được cấu trúc sự kiện, nền tảng ý nghĩa của các từ xuất hiện từ các chương trình TV; bạn có các cuộc hội thoại về những chủ đề đó: và thông qua phân tích về ngữ nghĩa -- đây thực sự là dữ liệu thực mà bạn đang tìm kiếm từ phân tích dữ liệu của chúng tôi -- mỗi đường màu vàng cho thấy một liên kết hình thành giữa một ý kiện tự nhiên và một mẫu cấu trúc sự kiện từ phát sóng TV. Giờ thì ý tưởng tương tự cũng có thể được xây dựng. Và chúng tôi có bảng từ này. trừ những từ không lấy từ trong phòng khách của tôi. thay vì là ngữ cảnh, các hoạt động chung mới là là nội dung dẫn tới các cuộc nói chuyện trên TV. Và cái mà chúng tôi thấy ở đây, những tòa nhà chọc trời, là nội dung bình luận liên quan tới chủ đề trên TV. Cùng khái niệm, nhưng khi nhìn vào các động lực của việc giao tiếp trên một khía cạnh rất khác. Động lực đó hình thành theo một cách thiết yếu cần thiết, chứ không hẳn là, như là việc đo lường nội dung dựa trên số lượng người đang xem. điều này cho chúng tôi dữ liệu cơ bản để nhìn vào các tính chất tiềm năng của chủ đề. Và chỉ như cách chúng ta nhìn vào các vòng phản hồi và các hoạt động trong một gia đình, chúng ta bây giờ có thể tạo ra khái niệm giống vậy và nhìn vào một nhóm người lớn hơn nhiều. Đây là tập hợp con của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi == chỉ 50.000 trong hàng triệu dữ liệu-- và biểu đồ xã hội kết nối chúng thông qua các nguồn công cộng sẵn có. Và nếu bạn cho các dữ liệu vào một nơi, một nơi thứ hai để chứa nội dung. Chúng ta có các chương trình và các sự kiện thể thao và các quảng cáo, và tất cả cấu trúc liên kết kết nối các dữ liệu đó với nhau tạo nên một biểu đồ nội dung. Và sau đó là biểu đồ ba chiều quan trọng. Mỗi một liên kết mà bạn đang xem được biểu diễn ở đây là một liên kết thực sự được tạo ra giữa điều mà một ai đó nói ra và kà một phần nội dung. Hiện tại có hàng triệu những liên kết này cho chúng ta mối liên kết của các biểu đồ xã hội và cách mà chúng liên hệ với nội dung. Và chúng ta hiện tại có thể bắt đầu dò tìm cấu trúc bằng những cách thú vị. Và nếu chúng ta, như là dò con đường của một mẩu tin dẫn dắt người nào đó bình luận về nó, và rồi chúng ta đi theo bình luận đó, và rồi nhìn vào toàn bộ biểu đồ xã hội được kích hoạt và rồi theo ngược về để thấy mỗi liên hệ giữa biểu đồ xã hội và nội dung, một cấu trúc rất thú vị hiện ra. Chúng tôi gọi đó là xem kép, nếu bạn muốn, thì sẽ là phòng khách ảo. Có những động cơ cuốn hút hoạt động diễn ra. Không phải là một chiều. Một mẫu nội dung, một sự kiện, làm cho người nào đó nói. Họ nói chuyện với những người khác. Điều này dẫn đến điều chỉnh hành trở ngược vi với đối tượng truyền thông, và những vòng luân chuyển này điều khiển toàn bộ hành vi. Một ví dụ khác -- rất khác biệt -- một người thật khác trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi -- và chúng tôi tìm thấy ít nhất hàng trăm, thay vì lài hàng ngàn, những người như vậy. Chúng tôi gọi người đó bằng một tên. Đây là một nhà phê bình truyền hình bán chuyên nghiệp có tỉ lệ người hâm mộ cao. Vì vậy nhiều người đang nghe theo người này -- chịu ảnh hưởng rất nhiều -- và họ có khuynh hướng nói về những thứ chiếu trên TV. Vì vậy người này là một liên kết quan trọng trong việc kết nối phương tiện truyền thông và phương tiện xã hội với nhau. Một ví dụ cuối cùng từ dữ liệu này: Đôi khi nó thực sự là một mẩu tin đặc biệt. Vì vậy nếu chúng ta nhìn vào mẩu tin, Nhà nước liên minh của Tổng thống Obama phát biểu từ vài tuần trước, và nhìn vào cái mà chúng ta thấy trong tập dữ liệu tương tự này, ở một mức độ tương tự, các tính chất hấp dẫn của mẩu tin này là thực sự đáng chú ý. Một cuộc hội thoại bùng nổ trên cả nước trên thực tế là sự phản hồi lại những điều được phát sóng. Và tất nhiên, thông tất cả các đường thẳng này là dòng chảy ngôn ngữ không cấu trúc. Chúng ta có thể chụp X-quang và có được một nhịp thời gian hiện thực của đất nước, cái nhìn thời gian thực về các phản ứng xã hội về những mạch dẫn khác nhau trong một biểu đồ xã hội được nội dung kích hoạt. Vì vậy, để tóm tắt lại, ý tưởng ở đây là: Khi thế giới giới chúng ta được trang bị công cụ ngày càng nhiều và chúng ta có những khả năng để thu thập và liên kết các chấm giữa những cái mà người ta nói và ngữ cảnh mà họ đang nói. điều mà đem đến một khả năng để thấy các cấu trúc xã hội mới và các động lực điều này trước đó chưa hề thấy được. Nó giống như là xây một cái kính hiển vi hay một cái kính viễn vọng và khám phá ra các cấu trúc mới về hành vì của chúng ta quanh việc giao tiếp Và tôi nghĩ ý nghĩa của việc này thực sâu sắc. dù nó là vì khoa học, để quảng cáo, hay cho mục đích của chính phủ, hay có thể cho tất cả, cho cá nhân chúng ta và vì vậy quay lại với con trai của tôi, khi tôi đang chuẩn bị buổi nói chuyện này, nó đang nhìn qua vai của tôi, và tôi cho nó thấy những cái đoạn phim mà tôi cho các bạn xem hôm nay, và tôi hỏi sự đồng ý của nó -- và nó chấp nhận. Và rồi tôi tự ngẫm, "Điều đó không tuyệt sao, toàn bộ cơ sở dữ liệu này, tất cả những đoạn thu này, ba sẽ giao lại cho con và em gái của con," đứa em mà được sinh ra 2 năm sau. "Và các con sẽ có thể quay lại và trải nghiệm lại những khoảnh khắc mà với trí nhớ bình thường của mình, các con có thể chưa bao giờ có thể nhớ được như bây giờ." Và nó im lặng một lúc. Và tôi nghĩ. "Tôi đang nghĩ gì vậy? Nó mới 5 tuổi. Nó chưa hiểu điều này đâu." Và ngay khi tôi đang có ý nghĩ đó, nó nhìn lên tôi và nói, "Vậy khi con lớn lên, con có thể chiếu cái này cho con của con phải không?" Và tôi nghĩ, "Wow, đây là thứ đầy quyền lực." Vì vậy tôi muốn nói cho các bạn về một khoảng khắc cuối từ gia đình tôi. Đây là lần đầu tiên con trai chúng tôi đi hơn 2 bước một lần -- được ghi lại trong đoạn phim. Và tôi thực sự muốn các bạn tập trung vài cái điều như tôi đang dẫn bạn đi đây Đó là một môi trường đầy xáo trộn: nó là cuộc sống tự nhiên. Mẹ của tôi trong nhà bếp, đang nấu ăn, và, tất cả mọi nơi, trong lối đi, Tôi nhận ra nó đang sắp làm việc đó, sắp bước hơn 2 bước. các bạn nghe tôi cỗ vũ con, đang nhận ra điều đang diễn ra, và rồi phép màu xuất hiện. Hãy nghe kỹ Sắp được 3 bước, con trai tôi nhận ra cái gì đó màu nhiệm đang diễn ra. Và vòng phản hồi tuyệt diệu nhất xảy ra, và nó thở vào, và nó thì thầm "wow" và một cách bản năng tôi phản hồi lại như vậy. Và vì vậy quay lại thời gian tới thời điểm đáng nhớ đó. (Phim) DR: Hey. Tới đây. Con làm được không? Oh, con trai. Con làm được không? Em bé: Yeah. DR: Mẹ, nó đang đi nè. (Tiếng cười) (Vỗ tay) DR: Cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là một con sông. Đây là một dòng suối. Đây là một con sông. Tình trạng này đang diễn ra trên khắp cả nước. Có đến hơn 10 ngàn dặm sông suối khô cạn trên nước Mỹ. Trên bản đồ này, những khu vực có tranh chấp về nguồn nước được tô màu. Vấn đề tương tự cũng đang xuất hiện ở phía Đông. Lý do khác nhau tùy vào từng tiểu bang, nhưng phần lớn là đều rất chi tiết. Chỉ riêng ở bang Montana đã có 4000 dặm sông suối khô cạn. Chúng là nơi cá và các động vật hoang dã khác sinh sôi, Chúng là những huyết mạch của hệ sinh thái, và chúng thường là những huyết mạch khô cạn. Tôi muốn kể một câu chuyện của một trong những con sông khô cạn đó bởi vì đó là một hình mẫu cho câu chuyện lớn hơn. Đây là Lạch Prickly Pear. Nó chảy qua một khu dân cư trải dài từ Đông Helena đến Hồ Helena. Nó nuôi dưỡng cá bao gồm cả cá hồi đốm Bắc Mĩ, cá hồi nâu và cá nhiều màu. Gần như hàng năm trong hơn 100 năm nay, nó trở nên như thế này vào mùa hè. Chuyện đã xảy ra như thế nào? Hãy quay lại thời điểm bắt đầu là những năm cuối của thế kỉ XIX khi mà con người bắt đầu xây dựng nhà cửa ở Montana. Nói ngắn gọn, đã từng có rất nhiều nước và không có quá nhiều người. Nhưng nhu cầu nước ngày càng cao những người đến định cư trước tiên quan tâm đến vấn đề này, năm 1865, Montana thông qua đạo luật đầu tiên về nước. Về cơ bản, đạo luật quy định tất cả mọi người định cư xung quanh đều có thể dùng chung dòng suối. Tệ thay, ngày càng có nhiều người muốn dùng chung dòng suối, và những người đầu tiên đến đó đủ lo lắng để cho gọi luật sư. Những vụ kiện mở màn xuất hiện vào năm 1870 và 1872, tất cả đều liên quan đến Lạch Prickly Pear. Đến năm 1921, Tòa án tối cao Montana đã ra phán quyết trong trường hợp Lạch Pricky Pear rằng những người đến đầu tiên có quyền ưu tiên trong việc sử dụng nước. Điểm mấu chốt ở đây là những quyền ưu tiên đó. Vấn đề là hiện nay, mọi nơi trên phía Tây đều xảy ra tình trạng như thế này. Một số trong những dòng sông đó có lượng nước, mà những người ưu tiên được quy định để sử dụng, nhiều gấp 50 đến 100 lần lượng nước trên thực tế. Và những người có quyền ưu tiên, nếu họ không sử dụng quyền của mình, họ sẽ đối mặt với việc mất quyền lợi, cũng với những giá trị kinh tế gắn cùng với nó. Vì vậy họ không có động cơ để giữ gìn nguồn nước. Và vấn đề không chỉ là do số người, mà còn là do hệ thống luật pháp tự nó không khuyến khích sự tiết kiệm. bởi vì bạn sẽ mất quyền dùng nước nếu bạn không sử dụng nó. Và sau hàng thập kỉ kiện tụng và 140 năm kinh nghiệm, các dòng sông vẫn trở nên như thế này. Đó là một hệ thống đổ vỡ. Không tồn tại một động cơ để bảo tồn nguồn nước, bởi nếu bạn không dùng quyền ưu tiên, bạn sẽ mất quyền đó. Và tôi chắc các bạn đều biết rằng, điều này đã tạo ra rất nhiều tranh cãi giữa những người nông dân và những người bảo vệ môi trường. Được rồi. Giờ tôi chuẩn bị đổi chủ đề đây. Phần lớn các bạn đều sẽ rất phấn khởi khi biết rằng phần còn lại của bài thuyết trình là miễn phí. Và một số sẽ phấn chấn khi biết rằng nó liên quan đến bia. (Tiếng cười) Có một hiện tượng đang diễn ra trên toàn nước Mĩ, đó là sự quan tâm của các công ti về dấu ấn nước (water footprint) của họ. Họ quan tâm tới việc đảm bảo một lượng nước cần thiết, họ đang cố gắng để sử dụng nước thực sự hiệu quả, và họ đang chú ý tới sự ảnh hưởng của việc sử dụng nước tới nhãn hiệu của mình. Vậy đấy, đây là một vấn đề quốc gia, nhưng tôi đang chuẩn bị nói với bạn một câu chuyện khác ở Montana, và nó liên quan tới bia. Tôi cá là bạn không biết rằng cần 5 cốc nước để làm ra một cốc bia. Nếu bạn tính cả đến sự thất thoát thì cần tới hơn một trăm cốc nước để làm ra một cốc bia. Hiện nay, những người pha chế bia ở Montana đã cố gắng rất nhiều để tiết kiệm nước, nhưng họ vẫn sử dụng tới hàng triệu gallon nước. Ý tôi là, trong bia có nước. Vậy họ có thể làm gì với dấu ấn nước còn lại, điều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái? Những hệ sinh thái ấy vô cùng quan trọng với những người ủ bia ở Montana và khách hàng của họ. Suy cho cùng, có một mối ràng buộc giữa nước và nghề cá. Và đối với một số người, có một mối ràng buộc rất mật thiết giữa nghề cá và bia. (Tiếng cười) Và những người pha chế ở Montana và khách hàng của họ đang lo lắng, và họ đang tìm một giải pháp; Vậy làm thế nào để họ sử dụng những dấu ấn nước còn lại? Hãy nghĩ về Prickly Pear. Cho đến bây giờ, sự quản lí nước trong kinh doanh chỉ bó hẹp trong đo lường và giảm thiểu, và chúng tôi đang tính đến bước tiếp theo là tái tạo. Hãy nghĩ về Prickly Pear. Ở đó có một hệ thống đổ vỡ. Bạn không có động lực để bảo tồn nguồn nước, bởi vì bạn sẽ mất quyền ưu tiên nếu không sử dụng chúng. Và chúng tôi quyết định liên kết hai thế giới đó lại -- thế giới của các công ti với dấu ấn nước của họ và thế giới của những người nông dân với những quyền ưu tiên của họ trên những con sông. Tại một số bang, những người có quyền ưu tiên có thể để nước của họ ở lại dòng sông trong khi vẫn bảo vệ chúng một cách hợp pháp và giữ quyền ưu tiên. Suy cho cùng, đó là quyền của họ, và nếu họ muốn dùng quyền đó để giúp những đàn cá sinh sôi trên những dòng sông, thì đó là quyền của họ. Nhưng họ không có động lực để thực hiện. Vì thế, sau khi làm việc với những xí nghiệp nước địa phương, chúng tôi tạo ra động cơ cần thiết. Chúng tôi trả tiền cho việc giữ nước lại. Đó là những gì đang diễn ra tại đây. Người này đã đồng ý và đang đóng thiết bị lấy nước lại, để nước chảy bình thường trên dòng sông. Anh ta không hề mât quyền của mình, anh ta chỉ chọn áp dụng quyền đó, hay một phần của nó, cho dòng sông, thay vì cho đất liền. Bởi vì anh ấy là một người có quyền ưu tiên, anh ta có thể giữ cho nó không bị sử dụng bởi những người khác. Được chứ? Anh ta được trả để giữ nước ở lại dòng suối. Người đàn ông này đang đo lượng nước mà anh ta sẽ không lấy khỏi dòng sông. Sau đó chúng tôi sẽ đem lượng nước đo được chia ra làm hàng ngàn phần lợi tức nhỏ. Mỗi phần có một số seri và một chứng nhận, sau đó những người pha chế rượu và những người khác mua những chứng nhận đó như một cách để đưa nước trở lại những hệ sinh thái xuống cấp. Những người pha chế trả tiền để tái tạo lại lượng nước ở dòng sông. Việc này cung cấp một cách thức đơn giản, rẻ, và đáng kể để đưa nước trở lại những hệ sinh thái xuống cấp, trong khi đưa ra lựa chọn kinh doanh cho những người nông dân và một cách thức đơn giản giải quyết vấn đề dấu ấn nước cho các công ti kinh doanh. Sau 140 năm tranh cãi và 100 năm với những dòng suối khô cạn, một tình trạng mà kiện tụng và các quy định chưa giải quyết được, chúng tôi kết hợp một giải pháp dựa trên thị trường với những người sẵn sàng mua và bán -- một giải pháp không cần tới kiện tụng. Đó là cung cấp những người quan tâm tới dấu ấn nước của họ một cơ hội thực sự để đưa nước tới những nơi cần thiêt, tới những hệ sinh thái xuống cấp, trong khi đem lại cho người nông dân một lựa chọn kinh tế ý nghĩa về việc nước của họ sẽ được sử dụng như thế nào. Những hợp đồng đó tạo ra những liên minh chứ không phải đối thủ. Chúng liên kết mọi người hơn là chia rẽ họ. Và chúng cung cấp những sự trợ giúp kinh tế cần thiết cho cộng đồng nông thôn. Và quan trọng nhất, nó đang mang lại hiệu quả. Chúng tôi đã đưa được hơn bốn tỉ gallon nước về các vùng sinh thái. Chúng tôi đã liên kết những người nắm quyền ưu tiên với những ngưởi ủ bia ở Montana, với những khách sạn và doanh nghiệp chè ở Oregon và với những công ti công nghệ cao dùng có nhu cầu nước rất lớn ở vùng phía Tây Nam. Và khi chúng ta tạo nên những liên kết ấy, chúng ta có thể và chúng ta sẽ biến những nơi thế này thành thế này. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi bắt đầu công việc hiện tại, tôi nhận được khá nhiều lời khuyên, đó là hãy phỏng vấn 3 chính trị gia mỗi ngày. Và từ đó sẽ có nhiều mối quan hệ với các chính trị gia. Tôi có thể nói với bạn rằng họ đều là "quái vật" cảm xúc, bằng cách này hay cách khác. Họ có cái mà tôi gọi là chứng nói nhiều, họ nói quá nhiều đến nỗi họ tự làm cho mình trở nên mất trí. (Tiếng cười) Nhưng cái mà họ có là những kĩ năng xã hội tuyệt vời. Khi bạn gặp họ, họ kìm hãm bạn, nhìn thẳng vào mắt bạn, họ xâm chiếm những khoảng trống riêng tư của bạn, và họ xoa dịu phía sau đầu bạn nữa. Tôi từng dùng bữa tối với 1 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa vài tháng trước người đã để tay ông ta trên đùi tôi suốt cả bữa ăn -- và siết chặt nó. Cũng từng 1 lần -- đó là nhiều năm về trước -- tôi nhìn thấy Ted Kennedy và Dan Quayle gặp nhau tại cầu thang của Thượng Nghị viện. Là bạn bè, họ ôm chầm lấy nhau rồi họ cùng cười phá lên, và mặt họ chỉ cách xa nhau từng này thôi. Sau đó họ cùng bước đi và họ di chuyển bàn tay mình lên và xuống. Và tôi cảm thấy đó như là, "Hãy đặt 1 phòng nào đó. Tôi không muốn nhìn thấy cảnh này." Nhưng họ có những kĩ năng xã hội đó. Một trường hợp khác: Trong vòng bỏ phiếu kì trước, tôi đã dõi theo Mitt Romney quanh vùng New Hampshire. Và ông ta đã vận động tranh cử với 5 đứa con trai hoàn hảo nhất: Bip, Chip (Tiền), Zip, Lip (Môi) và Dip (Ngoại giao). (Tiếng cười) Và rồi ông ta tham gia 1 bữa tối. Khi đến đó, ông ta giới thiệu bản thân với gia đinh kia và nói, "Các bạn đến từ làng nào của New Hampshire vậy?" Sau đó ông đã miêu ta căn nhà mà ông sở hữu trong ngôi làng của họ. Ông ấy đã đi xung quanh căn phòng, vì chuẩn bị phải rời bữa tiệc, ông ấy đã chỉ tên của hầu hết mọi người mà ông chỉ vừa mới gặp. Tôi nghĩ thế này, "Thế đấy, đó chính là kĩ năng xã hội." Nhưng sự ngược đời là, khi mà rất nhiều người trong số họ "lọt vào" hệ thống hoạch định chính sách, thì nhận thức xã hội đó dần biến mất và họ bắt đầu nói chuyện như thể những nhân viên kế toán vậy. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã xem xét hàng loạt những sai lầm. Chúng ta đã từng cử những nhà kinh tế học đến Liên bang Xô-viết với những kế hoạch tư nhân hóa khi nó sụp đổ, và cái mà họ thực sự thiếu chính là niềm tin xã hội. Chúng ta đã xâm chiếm Iraq bằng quân sự mà không để ý đến thực tế văn hóa và tâm lý. Chúng ta sở hữu 1 chế độ luật lệ tài chính dựa trên những giả định mà những nhà giao dịch là những sinh vật có lý trí những người sẽ không làm gì ngu ngốc cả. Trong suốt 30 năm, tôi đã xem xét tới việc cải cách giáo dục và chúng ta đơn giản chỉ tổ chức lại những cái hộp quan liêu -- những hiến chương, các trường tư, những hóa đơn -- nhưng chúng ta chỉ thu được những kết quả đáng thất vọng hết năm này đến năm khác. Và thực tế là, mọi người có thể học hỏi từ những người mà họ yêu quý. Và nếu chúng ta không đề cập đến quan hệ cá nhân giữa giáo viên và học sinh, chúng ta đang không nhắc đến thực tế đó, nhưng thực tế lại được lược bỏ trong quá trình xây dựng chính sách. Và điều đó dẫn tôi đến cho tôi 1 câu hỏi: Tại sao những con người hòa hợp với xã hội nhất trên Trái Đất này đều hoàn toàn trở nên vô nhân đạo khi họ nghĩ về chính sách? Và tôi đã đi đến kết luận, đây chính là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn nhiều. Đó là, trong rất nhiều thế kỉ, chúng ta thừa hưởng toàn cảnh bản tính con người dựa vào những ý niệm chúng ta đã bị chia nhỏ bản chất của bản thân, và lí trí bị tách khỏi những xúc cảm và những tiến trình xã hội tới mức lí trí có thể ngăn cản những cảm xúc mạnh mẽ. Và điều đó dẫn tới cái nhìn của con người rằng chúng ta là những cá nhân có lí trí những người phản ứng thẳng thắn với những khích lệ. Và nó cũng dẫn đến những cách nhìn về thế giới quan nơi người ta cố gắng sử dụng những giả định vật lý để đánh giá hành vi con người. Điều này tạo ra một sự cắt giảm lớn, 1 cái nhìn nông cạn về bản chất con người. Chúng ta rất giỏi khi đề cập đến những thứ hữu hình, nhưng lại thực sự yếu kém khi nói đến cảm xúc. Chúng ta giỏi nói về kĩ năng sự an toàn và sức khỏe, nhưng kém cỏi khi bàn về tính cách. Alasdair Maclntyre, một nhà triết học nổi tiếng, đã từng nói, "Chúng ta có những khái niệm về đạo đức cổ về đức hạnh, danh dự, lòng hào hiệp, nhưng chúng ta không còn có một hệ thống để liên kết chúng lại nữa." Và điều đó dẫn đến một đường lối chính trị nông cạn và trong tất cả những nỗ lực của loài người. Bạn có thể nhìn thấy điều này trong cách chúng ta nuôi dạy con cái. Bạn đến trường tiểu học lúc 3 giờ chiều và nhìn những đứa trẻ đi ra, chúng phải đeo trên vai những chiếc ba lô nặng đến 80 pounds (khoảng 40 cân) Nếu có cơn gió thổi chúng đi xa, chúng sẽ chỉ như những con bọ bẹp dí trên mặt đất. Và bạn có thể nhìn thấy những chiếc xe này chạy đến gần -- thường thì đó là Saabs và Audis hay Volvos, bởi vì trong những khu vực cụ thể, có 1 chiếc xe đắt tiền là điều thường được chấp nhận, miễn là nó đến từ một đất nước thù địch với chế độ ngoại giao của Mỹ -- Ổn thôi. Chúng sẽ được chọn bởi những sinh vật mà tôi gọi là "những bà mẹ thượng hạng" những người phụ nữ thành công trong sự nghiệp những người vẫn dành thời gian đảm bảo rằng con cái họ sẽ đỗ vào trường đại học Harvard. Và bạn vẫn thường nói với "những bà mẹ thượng hạng" đó, vì họ thực ra được nhắc đến ít hơn cả con cái họ nữa. (Tiếng cười) Do vậy, tại thời điểm thụ thai, chúng đã làm những bài tập "húc đầu" nhỏ Những đứa trẻ chập chững biết đi, chúng khoe những chiếc thẻ học tiếngTrung Quốc với mọi vật. Khi đang đón chúng về nhà, họ muốn chúng phải được mở mang đầu óc, vì thế họ dẫn chúng đến công ty kem Ben & Jerry's với những chính sách ngoại giao của công ty. Trong 1 cuốn sách của mình, tôi từng nói đùa rằng Ben & Jerry' lẽ ra nên sản xuất kem đánh răng vì hòa bình -- không diệt vi khuẩn, chỉ làm chúng rời đi mà thôi. Và họ đã có thể trở thành hãng bán hàng vĩ đại. (Tiếng cười) Sau đó họ tới Whole Foods để mua sữa bột cho trẻ sơ sinh. Whole Food là một trong những cửa hàng tạp hóa khá phát triển nơi đây tất cả nhân viên thu ngân đều như đang nợ tiền Amnesty International vậy. (Tiếng cười) Họ mua những bữa ăn nhẹ với rong biển được gọi là Veggie Booty với súp lơ, loại dành cho trẻ con, những đứa trẻ sẽ về nhà và nói, "Mẹ ơi, mẹ à, con muốn có ăn món ăn nhẹ phòng bệnh ung thư trực tràng." (Tiếng cười) Và vậy là những đứa trẻ đó được nuôi dưỡng theo cách như vậy, bỏ qua những thành tựu mà chúng ta có thể làm ra được -- chuẩn bị cho kì thi SAT, kèn ô-boa, bài tập bóng đá. Chúng được chọn vào những trường đại học danh tiếng, có công việc tốt, và đôi khi chúng thành công bằng chính sức mình ở những lĩnh vực chung, và kiếm được cả một đống tiền. Đôi lúc bạn có thể nhìn thấy chúng ở những địa điểm nghỉ mát như Jackson Hole hay Aspen. Chúng đã trở nên thanh lịch và thon thả -- không có bắp đùi to lắm; chúng chỉ có 1 con bò cái thanh lịch nổi bật trên tất cả. (Tiếng cười) Và chúng có những đứa con của riêng mình, chúng được hưởng những gien tốt bằng cách kết hôn với những người đẹp, bà nội của chúng trông giống như Gertude Stein vậy, còn con gái chúng thì giống Halle Berry -- Tôi không biết làm sao chúng làm được điều đó nữa. Chúng có 3 đứa con và nhận ra rằng thật là đúng mốt bây giờ khi nuôi những chú chó cao bằng 1/3 trần nhà của bạn. Và thế là chúng mua những con chó xù xì nặng tới 160 pound -- nhìn giống như khủng long vậy, tất cả đều được đặt tên theo nhân vật trong truyện Jane Austen. Và rồi khi già đi, chúng vẫn chưa thực sự phát triển được 1 triết lý sống, nhưng chúng rút ra rằng, "Mình đã thành công ở mọi thứ rồi mà, mình sẽ không chết đâu." Vậy nên họ thuê những huấn luyện viên riêng, chúng chộp lấy Cialis như thể anh ta là thanh kẹo bạc hà. Bạn có thể thấy chúng trên những ngọn núi trên đó. Chúng trượt tuyết xuyên quốc gia với những biểu hiện dữ tợn khiến Dick Cheney trông giống như Jerry Lewis vậy. (Tiếng cười) Và bởi chúng rít lên bên cạnh bạn, như thể bị cái bàn là nhỏ Raisinet trượt lên trên đang đi lên đồi vậy. (Tiếng cười) Đó là 1 phần của cuộc sông, nhưng không phải là tất cả. Trong suốt những năm gần đây, tôi nghĩ rằng chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất loài người và cả về việc chúng ta là ai. Nó không dựa vào thần học hay triết học, mà nằm trong việc nghiên cứu tâm trí, và vượt qua tất cả tầm ảnh hưởng của nghiên cứu này, từ nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh học cho đến những nhà khoa học về nhận thức, những nhà kinh tế ứng xử, và cả nhà tâm lý học, xã hội học, chúng ta đang xây dựng một cuộc cách mạng trong nhận thức. Và khi bạn kết hợp chúng lại với nhau, nó sẽ dẫn cho chúng ta đến cái nhìn mới về bản chất con người. Khác xa với cái nhìn duy vật lạnh lùng về tự nhiên, đó là một chủ nghĩa nhân văn mới, một sự say mê mới. Và tôi nghĩ khi bạn tổng hợp nghiên cứu này, bạn sẽ bắt đầu với ba hiểu biết cốt lõi. Đầu tiên là trong khi phần ý thức tỉnh táo viết tự truyện về loài của họ, ý thức tiềm thức khác thực hiện phần lớn công việc. Có 1 cách để giải thích rõ điều này, đó là ý thức con người có thể thu nhận hàng triệu mảnh thông tin trong một phút, mà chỉ có thể nhận thức một cách có chủ ý 40 thông tin. Điều đó dẫn tới những trường hợp kì dị. Một trong những nhân vật ưa thích của tôi là những người có tên Dennis những người dường như trở thành nha sĩ, những người tên Lawrence trở thành luật sư bởi vì 1 cách vô thức, chúng ta bị hút về những thứ nghe có vẻ quen thuộc, đó là lý do tại sao tôi đặt tên con gái mình là Tổng thống của Liên bang Brooks. (Tiếng cười) Một phát hiện khác đó là tiềm thức, khác xa với việc bị cho là ngớ ngẩn hay định giới tính, thực ra khá thông minh. Vì thế, một trong những điều đòi hỏi nhận thức nhiều nhất của chúng ta là mua đồ đạc. Thực sự rất khó tưởng tượng ra một cái ghế tràng kỉ, và trông nó ra sao trong ngôi nhà của bạn. Cách bạn nên làm là nghiên cứu về đồ đạc, để chúng được "ướp" trong tâm trí bạn, làm bạn rối bời, rồi vài ngày sau đó, đi với sự gan dạ của bạn, vô tình bạn tìm ra nó. Sự hiểu biết thứ hai đó là cảm xúc nằm ở trung tâm ý nghĩ của chúng ta. Người bị đột quỵ và thương tổn ở vùng xử lý cảm xúc của não không thông minh lắm, thực ra đôi khi họ khá cần sự trợ giúp. Có một người kiệt xuất trong lĩnh vực này đang ở đây trong buổi tối ngày hôm nay sẽ có cuộc trò chuyện vào sáng mai -- đó là Antonio Damasio. Một trong những điều ông thực sự chỉ ra cho chúng ta là cảm xúc không bị cách biệt với lý trí, nhưng chúng là nền tảng lý trí bởi chúng nói cho bạn biết phải định giá cái gì. Vậy nên đọc và điều khiển cảm xúc của mình là một trong những hoạt động chủ yếu của sự sáng suốt. Hiện tại tôi là 1 người đàn ông trung niên; tôi không hẳn đã thoải mái với những cảm xúc. Một trong những câu truyện về não bộ ưa thích miêu tả những người trung niên này. Họ đặt mình vào máy chụp não bộ -- có thể cách đó không chính xác, nhưng tôi không quan tâm -- họ được cho xem xem một bộ phim kinh dị, sau đó miêu tả những cảm giác với vợ của mình. Và sự nội soi não cho kết quả giống hệt trong cả hai hoạt động. Nó chỉ là nỗi khiếp sợ tuyệt đối thôi. Tôi đang nói về cảm xúc như là Gandhi nói về thói sự tham lam, nhưng quá trình tổ chức cốt lõi là cách mà chúng ta suy nghĩ. Nó chỉ ra cái gì cần ghi nhớ. Não bộ là bản ghi lại cảm xúc của một cuộc đời. Và sự hiểu biết thứ ba đó là trước hết, chúng ta không phải là những cá nhân biết tự kiềm chế. Chúng ta là những động vật xã hội, không phải động vật có lý trí. Chúng ta nảy ra nhiều vấn đề bên cạnh các mối quan hệ, và chúng ta thâm nhập 1 cách sâu sắc, người này với người khác. Khi chúng ta nhìn thấy một người khác, chúng ta phản ứng lại trong tâm trí mình những gì chúng ta nhìn thấy trong tâm trí họ. Khi trông thấy một chiếc ô tô săn đuổi trong một bộ phim, phần lớn chúng ta cảm thấy như thể đang ở trên chính chiếc xe ấy.. Khi chúng ta xem sách khiêu dâm, chúng ta hơi có cảm giác như đang quan hệ tình dục, mặc dù có thể không hẳn là như vậy. Và khi chúng ta nhìn thấy những đôi tình nhân đi bộ dưới phố, khi đám đông ở Ai Cập hay Tunisia bị mắc phải bởi một căn bệnh truyền nhiễm, hay sự xâm nhập sâu sắc. Và cuộc cách mạng để tìm ra chúng ta là ai đưa đến cho chúng ta một cái nhìn khác, theo tôi nghĩ, đó là về chính trị, một cái nhìn khác quan trọng nhất, về nguồn gốc sự nhìn nhận của con người. Chúng ta giờ đây là con cháu của Sự Khai sáng Pháp. Chúng ta tin rằng lý trí là khả năng lớn nhất. Nhưng tôi thấy rằng nghiên cứu này chỉ ra rằng sự Khai sáng Anh, hay sự Khai sáng Xcốt-len, với David Hume, Adam Smith, thực ra luận giải nhiều hơn việc chúng ta là ai -- lí trí thường yếu, tình cảm của chúng ta thì mạnh mẽ, và tình cảm thường đáng tin cậy. Nghiên cứu này chỉnh sửa lại những thành kiến trong văn hóa của chúng ta, những thành kiến nhân tính hóa sâu sắc. Chúng mang lại cho chúng ta nhận thức sâu xa hơn điều mà thực sự thường phát triển trong cuộc sống. Và khi nghĩ đến nguồn gốc sự nhìn nhận của con người chúng ta nghĩ về những thứ có thể đo đạc được dễ dàng -- như là điểm số, điểm SAT, bằng cấp, hay số năm đi học. Điều mà nó thực sự nếu làm tốt sẽ dẫn đến 1 cuộc sống có ý nghĩa hơn, là những điều sâu sắc hơn, những điều mà thậm chí chúng ta không thể diễn đạt thành lời. Giờ hãy để tôi lấy ra hai thứ Theo tôi nghiên cứu này chỉ ra rằng chúng ta nên cố gắng tìm hiểu. Năng khiếu đầu tiên, hay tài năng, đó là khả năng của trí óc -- khả năng cho phép đi vào tâm trí của người khác và tìm hiểu điều gì họ phải đưa ra. Trẻ con có khả năng này khi sinh ra. Meltzoff, ở trường đại học Washington, nghiên cứu 1 đứa trẻ 43 phút tuổi. Ông ấy nói chuyện huyên thuyên với đứa trẻ. Và nó khua môi lại với ông ấy. Trẻ con sinh ra để thâm nhập vào tâm trí mẹ chúng và thu nhận những thứ chúng cần -- mô hình này được dùng để tìm hiểu thực tế. Ở Mỹ, 55% trẻ sơ sinh có cuộc trò chuyện hai chiều khép kín với mẹ của chúng chúng học cách làm sao để liên hệ với những người khác. Và những người có cách liên lạc này có bước khởi đầu to lớn trong đời. Những nhà khoa học ở đại học Minnesota đã thực hiện nghiên cứu giúp họ tiên đoán chính xác tới 77%, ở độ tuổi 18 tháng, những người chuẩn bị tốt nghiệp trung học, dựa vào những người có sự gắn bó tốt với mẹ. 20% trong số những đứa trẻ không có quan hệ đó. Họ gọi đó là cái mà họ gọi là quan hệ ngăn ngừa. Họ có vấn đề trong việc liên hệ với người khác. Họ sống cả đời như những con thuyền bị ghim vào với gió -- muốn tiến gần hơn với con người, nhưng thực sự không có cách nào để thực hiện điều đó. Và đó là một kĩ năng mà Hoover dùng để tăng kiến thức, từ người này đến người khác. Kĩ năng thứ hai là sự thăng bằng. Khả năng có được sự thanh thản khi đọc những định kiến và sai lầm trong tâm trí của chính bạn. Ví dụ thế này, chúng ta là những cỗ máy thừa tự tin. 95% chúng ta là những giáo sư đã nói rằng họ giỏi hơn giáo viên nói chung. và 96% sinh viên đại học nói rằng họ có nhiều hơn những kĩ năng xã hội căn bản. Tạp chí Time đã hỏi những người Mỹ, "Có phải bạn nằm trong 1% những người kiếm tiền giỏi nhất không?" 19 phần trăm người Mỹ nói họ nằm ở 1% đó. (Tiếng cười) Nhân tiện, đó còn chính là đặc điểm tiêu biểu liên quan với giới tính. Đàn ông chết đuối nhiều gấp 2 lần phụ nữ, vì đàn ông nghĩ rằng họ có thể bơi qua hồ. Một vài người có khả năng và sự nhận biết về thành kiến và sự thừa tự tin của mình. Họ có tính khiêm tốn nhận thức luận. Họ sẵn sàng tiếp thu khi đối diện với sự mơ hồ. Họ có khả năng điều chỉnh sức mạnh của sự kết luận với sức mạnh của bằng chứng. Họ thực sự hiếu kì. Và những đặc điểm này thường không liên quan và không tương quan với IQ. Đặc điểm thứ ba là Me-de, cái mà chúng ta có thể gọi là sự thông minh đường phố -- đây là 1 từ Hi Lạp. Đó là sự nhạy cảm với môi trường vật chất, khả năng chọn ra những khuôn mẫu trong môi trường -- Một ví dụ. Một trong số các đồng nghiệp của tôi ở tờ Times đã thực hiện bài báo về lính Mỹ ở Iraq những người có thể nhìn xuống con phố và khám phá ra bằng cách nào đó có IED hay quả mìn trên đường phố hay không. Họ không thể nói với bạn họ làm thế bằng cách nào, nhưng họ có thể cảm thấy lạnh, cảm thấy cái lạnh, và họ thường đúng hơn là sai. Thứ ba là cái bạn có thể gọi là sự đông cảm, khả năng làm việc nhóm. Và nó thường có ích rất nhiều, vì những nhóm thì thông minh hơn những cá nhân khác-- và các nhóm hoạt động mặt đối mặt thì còn thông minh hơn nhiều sơ với các nhóm giao tiếp bằng phương pháp điện tử, bởi vì 90 phần trăm việc giao tiếp của chúng ta là không bằng lời nói. Và sự hiệu quả của một nhóm không được xác định bởi IQ của nhóm đó, mà được đánh giá bằng việc họ giỏi giao tiếp thế nào, việc họ đổi lượt bao nhiêu lần trong cuộc nói chuyện. Bạn không thể nói về đặc điểm này như là sự pha trộn. Bất kì đứa trẻ nào đều có thể nói, "Con là hổ đây," và giả vờ là hổ. Có vẻ nó thật đơn giản. Nhưng trên thực tế, nó lại phức tạp một cách kì lạ để tiếp nhận khái niệm "Tôi" và khái niệm "hổ" rồi sau đó pha trộn chúng với nhau. Nhưng đó chỉ là nguồn của sự đổi mới. Ví dụ như những gì mà Picasso đã làm là tiếp nhận khái niêm của nghệ thuật phương Tây và khái niệm mặt nạ châu Phi sau đó trộn lẫn chúng với nhau -- không chỉ về mặt hình học, mà cả hệ thống tinh thần thừa kế từ chúng. Và một lần nữa, đó là chúng ta không thể đếm hay đo những kĩ năng này được. Điều cuối cúng mà tôi sẽ đề cập là cái mà bạn có thể gọi là sự nhận biết vô thức. Và đó không phải là một khả năng, đó là xu thế và sự thúc đẩy. Trí óc tỉnh táo ham muốn thành công và uy tín. Trí óc vô thức thì khao khát những khoảnh khác của sự siêu việt khi mà đường đi của trí óc biến mất chúng ta sẽ lạc lối trong sự thách thức hay một nhiệm vụ -- khi mà một người thợ lành nghề cảm thấy lạc lối trong chính nghề của mình, khi mà một nhà tự nhiên học cảm thấy hòa làm một với thiên nhiên, khi mà một tín đồ hòa mình với tình yêu của Chúa. Đó là cái mà những tâm trí vô thức khao khát tới. Và rất nhiền người trong chúng cảm thấy nó trong tình yêu khi mà tình nhân của mình cảm thấy bị "tan chảy". Và một trong những miêu tả đẹp nhất mà tôi tình cờ thấy được trong nghiên cứu này là cách mà những trí óc thâm nhập được viết nên bởi một nhà lý luận và khoa học xuất sắc tên là Douglas Hogstadter ở trường đại học Indiana. Anh ấy kết hôn với 1 người phụ nữ tên là Carol, và họ đã có 1 quan hệ tuyệt vời. Khi con họ 5 tuổi và 2 tuổi, Carol bị đột quỵ và có một khối máu tụ trong não, sau đó mất đột ngột. Hofstadter đã viết một cuốn sách có tựa đề "Tôi là 1 cái móc kì lạ" (I am a Strange Loop) Trong suốt cuốn sách đó, anh đã miêu tả quãng thời gian -- vài tháng sau khi Carol qua đời -- anh tình cờ thấy ảnh của vợ trên mặt lò sưởi, hay trên bàn làm việc trong phòng ngủ. Và đây là những gì anh viết: "Tôi nhìn vào khuôn mặt cô ấy, và tôi đã nhìn thật sâu rồi tôi cảm thấy rằng mình đã ở phía sau đôi mắt cô ấy. Ngay lập tức tôi thấy mình đang nói những giọt nước mắt như trào ra. 'Đó là tôi. Đó là chính tôi.' Và những từ ngữ tưởng như đơn giản đó mang lại rất nhiều suy nghĩ tôi đã từng có trước đây, về sự "nung chảy" trong tâm hồn với một thực thể tồn tại ở mức cao hơn, về thực tế rằng ở tại trung tâm của cả hai tâm hồn thể hiện những hi vọng và ước mơ đồng nhất cho con cái họ, về ý niệm rằng những hi vọng đó không bị phân cách và khác biệt, nhưng chúng chỉ là hi vọng, một điều rõ ràng mà xác định cả hai chúng tôi đã hợp nhất lại thành một -- đó là thực thể mà tôi chỉ mới lờ mờ tưởng tượng trước khi chúng tôi lấy nhau và có con. Tôi nhận ra rằng, mặc dù Carol đã mất, điều cốt lõi đó ở cô ấy vẫn không hề chết, mà tồn tại rất rõ ràng trong tâm trí tôi." Những người Hi Lạp nói rằng chúng ta phải trải qua con đường để đi đến sự thông thái. Thông qua sự chịu đựng, Hogstadter hiểu ra họ thực sự thâm nhập sâu sắc thế nào. Thông qua những chính sách không thành công trong suốt 30 năm qua, theo tôi, chúng ta có thể thừa nhận, cái nhìn về bản chất con người của chúng ta nông cạn như thế nào. Và giờ đây vì chúng ta đương đầu với sự nông cạn và những sai lầm xuất phát từ sự bất lực để nhận thấy chiều sâu về việc chúng ta là ai, đưa đến cuộc cách mạng trong ý thức -- nhiều người trong rất nhiều lĩnh vực khám phá ra chiều sâu của bản chất chúng ta và bắt đầu với điều kì diệu này, chủ nghĩa nhân đạo mới này. Khi Freud khám phá ra ý thức của ông về sự vô thức, nó đã có ảnh hưởng rộng lớn tới xu hướng của thời đại. Giờ đây chúng ta đang khám phá cái nhìn xác thực hơn về sự vô thức -- về cái sâu thẳm trong mỗi chúng ta. Nó đang dần trở thành ảnh hưởng tuyệt vời, sâu sắc và mang tính con người hơn lên văn hóa của chúng ta. Xin cảm ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn tất cả mọi người ở đây suy nghĩ trong một giây về một sự thật rất đơn giản đó là, cho đến này những gì chúng ta biết về vũ trụ đến với chúng ta từ ánh sáng. Chúng ta đứng trên Trái đất và nhìn lên bầu trời đêm và nhìn thấy sao với đôi mắt thường. Mặt trời đốt tầm nhìn ngoại biên của chúng ta, ta nhìn ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng, và từ khi Galileo hướng chiếc kính viễn vọng sơ đẳng đến những thành phần của bầu trời, những gì được biết đến về vũ trụ đến với chúng ta qua ánh sáng, trải qua bao nhiêu thời kỳ trong lịch sử vũ trụ bao la. Và với những chiếc kính viễn vọng hiện đại ta có hiện nay, chúng ta đã có khả năng thu thập những bộ phim câm đáng kinh ngạc của vũ trụ những seri ảnh chụp quay ngược thời gian đến tận Big Bang. Tuy nhiên, vũ trụ không phải là một bộ phim câm, vì vũ trụ không hề yên lặng. Tôi muốn thuyết phục mọi người rằng vũ trụ có một bản nhạc nền và bản nhạc đó được chơi trên chính khoảng không. Bởi vì khoảng không có thể lắc lư như một cái trống. Nó có thể mang âm thanh này vượt vũ trụ nơi đã xảy ra những sự kiện rất lớn trong lịch sử. Bây giờ chúng ta có thể thêm vào một ví dụ của một sáng tác vĩ đại mà chúng ta có từ vũ trụ đó là một bản sáng tác của không gian. Và mặc dù chúng ta chưa từng nghe đến âm thanh ngoài vũ trụ, chúng ta rất nên thử, trong vài năm tới, bắt đầu tăng âm lượng để nghe những gì đang diễn ra ngoài kia. Và trong hoài bão này để thu thập bài hát từ vũ trụ, chúng ta xay tiêu điểm đến các hố đen và những hứa hẹn chúng mang lại, vì hố đen có thể đập vào không gian như dùi trống và có một bài hát rất riêng, mà tôi muốn cho các bạn nghe một vài dự đoán của chúng tôi về bài hát vũ trụ sẽ ra sao. Bây giờ hố đen rất tối trên một bầu trời đêm. Chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy chúng. Chúng không được đưa đến với chúng ta bằng ánh sáng, ít nhất không phải là trực tiếp. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng một cách gián tiếp, vì những hố đen giận dữ phá hoại trong môi trường của chúng. Chúng phá hủy những ngôi sao xung quanh. Chúng tích lũy những mảnh vụn xung quanh. Nhưng chúng sẽ không đến với chúng ta trực tiếp qua ánh sáng. Một ngày nào đá chúng ta sẽ nhìn thấy một cái bóng một hố đen sẽ rất nổi trên một nền sáng, nhưng chúng ta chưa nhìn được thế. Tuy nhiên hố đen có thể được nghe thấy ngay cả khi chúng không được nhìn thấy, và đó là vì chúng đánh lên vũ trụ như một cái trống. Và chúng tôi còn chịu ơn ý nghĩ rằng khoảng không có thể lắc lư như một cái trống từ Albert Einstein, một người chúng ta nợ nần rất nhiều. Einstein đã nhận thấy rằng nếu khoảng không trống rỗng, nếu vũ trụ trống rỗng, thì sẽ như bức ảnh này, ngoại trừ có thể không có những ô vuông được vẽ lên. Nhưng nếu chúng ta bay tự do trong khoảng không, ngay cả khi không có những ô vuông này chúng ta có thể tự vẽ nó bằng chính sức mình, vì chúng ta sẽ nhận thấy rằng mình di chuyển theo đường thẳng, những đường thẳng không thể làm lệch xuyên qua vũ trụ. Einstein cũng nhận ra rằng và đây là phần chính trong cả vấn đề rằng nếu ta có đủ năng lượng hay khối lượng trong vũ trụ nó sẽ làm cong đi khoảng không. Và một đồ vật rơi tự do đang trôi qua, mặt trời chẳng hạn, và nó sẽ bị làm cong theo đường cong tự nhiên. Đó là thuyết tương đối của Einstein. Bây giờ, cả ánh sáng cũng sẽ bị bẻ cong bởi những đường đó. Và bạn có thể bị bẻ rất rất nhiều đến mức bạn sẽ đi theo quỹ đạo quanh Mặt trời, như là Trái đất, hay là mặt trăng đi quanh Trái Đất. Đấy là những đường cong tự nhiên của không gian. Những gì Einstein không hề nhận ra chính là, nếu bạn lấy Mặt trời và đè nén nó xuống tới đường kính 6 kilômét cũng như là lấy 1 triệu lần khối lượng của Trái đất và bạn lại nén nó xuống 6 kilômét nữa, bạn sẽ tạo nên một hố đen, một vật thể dày đặc tới độ mà nếu ánh sáng lại gần, nó sẽ không bao giờ thoát ra được -- một bóng đen trong vũ trụ. Einstein không phải là người nhận ra điều này, mà là Karl Schwarzchild một người Đức Do Thái trong Thế chiến thứ nhất tham gia quân đội Đức khi đã là một nhà khoa học có tiếng tăm, tham gia mặt trận với Nga. Tôi thích tưởng tượng ra Schwarzchild trong chiến tranh, trong những hào chiến tính toán quỹ đạo đạn cho đại bác, và sau đó, ở giữa đó, tính toán công thức của Einstein trong hào chiến. Và ông ấy đã đọc thuyết tương đối mới được xuất bản của Einstein, và đã rất kinh ngạc với lý thuyết này. Và ông đã nhanh chóng ước đoán một giải pháp toán học chuẩn xác có thể mô tả một thứ rất phi thường: những đường cong quá mạnh mà không gian sẽ theo đó mà cong như là một thác nước chảy xuống cổ họng của một cái hố. Và ngay cả ánh sáng cũng không thoát khoải dòng chảy này. Ánh sáng sẽ bị kéo xuống dưới hố cùng với tất cả những vật khác, và những gì còn lại sẽ chỉ là cái bóng. Sau đó ông ta đã viết cho Einstein, và nói rằng " Ông sẽ thấy đó, chiến tranh đã đủ nhân từ với tôi, mặc cho bom đạn dày đặc. Tôi đã có thể thoát khỏi tất cả và đi qua mảnh đất của những ý tưởng của ông." Và Einstein đã rất ấn tượng với đáp án chính xác này, và tôi mong rằng cũng ấn tượng với sức cống hiến của nhà khoa học này. Đây là một nhà khoa học chăm chỉ làm việc đưới điều kiện khắc nghiệt. Và ông đã đêm ý tưởng của Schwarzchild đến viện khoa học Đức tuần sau đó. Nhưng Einstein luôn nghĩ rằng những hố đen chỉ là một sự sai lệch toán học. Ông không tin rằng chúng tồn tại trong tự nhiên. Ông nghĩ rằng tự nhiên sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự hình thành của chúng. Đó là nhiều thập kỷ trước khi từ chuyên môn hố đen được đặt và mọi người nhận ra rằng hố đen là những vật thể vũ trụ có thật trên thực tế chúng là trạng thái chết của những ngôi sao rất lớn đã dập tắt ở cuối đời. Bây giờ Mặt trời của chúng ta sẽ không dập tắt thành một hố đen. Vì thực ra nó chưa đủ lớn. Nhưng nếu chúng làm một cuộc thí nghiệm ý nghĩ nhỏ mà Einstein rất thích làm chúng ta có thể tưởng tượng đè nén mặt trời xuống 6 ki lô mét và đặt một trái đất nhỏ bé quanh nó theo quỹ đạo, có thể là 30 ki lô mét bên ngoài hố đen mặt trời. Và Trái đất sẽ tự phát sáng, vì bây giờ không còn mặt trời nữa, chúng ta không còn nguồn ánh sáng nào khác nên hãy cho trái đất nhỏ tự phát sáng. và bạn nhận ra rằng bạn có thể đặt trái đất trong một quỹ đạo 30 ki lô mét bên ngoài hố đen. Hố đen này thực ra có thể đặt vừa vào trong Manhattan. Nó có thể sẽ chạm đến Hudson một chút trước khi nó phá hủy trái đất. Đó đơn giản là những gì chúng ta đang nói đến. Chúng ta đang nói đến một vật thể mà bạn có thể đè nén xuống đến một nửa diện tích Manhattan. Nên nếu chúng ta dịch chuyển trái đất rất gần 30 ki lô mét bên ngoài và ta thấy rằng nó đi theo quỹ đạo hoàn hảo xung quanh hố đen. Có những huyền thoại rằng hố đen ăn tươi nuốt sống mọi thứ trong vũ trụ, nhưng thực ra bạn phải đến rất gần để rơi vào đó. Điều rất đặc biệt là : từ một điểm thuận lợi ta luôn có thể nhìn thấy trái đất. nó không thể trốn đằng sau hố đen. Ánh sáng từ trái đất, một vài ánh sáng rơi vào hố, nhưng một vài có thể đi vòng và đến với chúng ta. Thể nên bạn không thể giấu gì sau một hố đen. Nếu đây là Battlestar Galactica và bạn đang đánh với người Cylons, đừng trốn sau hố đen. Họ có thể nhìn thấy bạn. Bây giờ, mặt trời của chúng ta sẽ không biến thành hố đen; nó chưa đủ lớn, và đã có chục ngàn hố đen trong thiên hà. Và nếu một cái tới gần ngân hà, nó sẽ như thế này. và chúng ta sẽ nhìn thấy bóng của hố đen đó trên nên hàng tỉ ngôi sao trên giải ngân hà và đường bụi sáng. Và nếu chúng ta rơi đến gần hố đen này, chúng ta sẽ nhìn thấy những tia sáng xung quanh nó, và chúng ta có thể bắt đầu đến gần những cái bóng đó và không để ý đến những gì đã diễn ra. Sẽ rất tệ nếu chúng ta cố châm ngòi tên lửa và ra khỏi đó vì chúng ta sẽ không có khả năng, cũng như ánh sáng cũng không thể thoát. Và ngay cả khi hố đen rất tối khi nhìn từ phía ngoài, nó không hề tối bên trong. bởi vì tất cả ánh sáng trong vũ trụ có thể rơi ra đằng sau chúng ta. Và ngay cả khi đó, dựa vào một hiện tượng gọi là sự giãn nở của thời gian, đồng hồ của chúng ta sẽ có vẻ chậm hơn sẽ gần hơn tới thời gian trên ngân hà, sẽ giống như là sự tiến hóa của thiên hà đã đẩy nhanh và bắn tới chúng ta, ngay trước khi chúng ta bị đè chết bởi hố đen. Đó sẽ là một kinh nghiệm sống chết khi bạn nhìn thấy ánh sáng ở phía cuối đường hầm, nhưng đây tất nhiên là một kinh nghiệm với cái chết hoàn toàn. (Cười) Và không có cách nào để kể cho ai cả về ánh sáng ở cuối đường hầm này. Ngày nay chúng ta chưa bao giờ nhin thấy một cái bóng như là của một hố đen, nhưng hố đen có thể được nghe thấy, ngay cả khi chúng không thể nhìn thấy được. Hãy tưởng tượng ra một tình huống thiên văn học thực tế tưởng tượng hai hố đen đã tồn tại cùng nhau trong một thời gian dài. Có thể chúng bắt đầu là những ngôi sao và sụp đổ thành hai hố đen mỗi cái nặng gấp 10 lần khối lượng của Mặt Trời. Và bây giờ chúng ta sẽ đề nén chúng xuông 60 cây số Chúng có thể bị xoay quanh hàng trăm lần mỗi giây. Và vào cuối vòng đời, chúng sẽ xoay vòng quanh nhau với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng. Và chúng sẽ đi tầm hàng ngàn cây số. trong một phần trăm mỗi giây. Và nếu làm như vậy, chúng sẽ không chỉ làm cong đi khoảng không mà còn để lại dấu ấn một tiếng chuông của vũ trụ, một làn sóng trong khoảng không. Khoảng không bị ép và kéo dài khi chúng bất nguồn từ những hố đen này đập vào vũ trụ. Và chúng đi vào vũ trụ với vận tốc ánh sáng. Mô hình máy tính này dựa vào một nhóm nghiên cứu tại trụ sở NASA tại Goddard. Phải mất gần 30 năm cho bất cứ ai trên thế giới để giải vấn đề này. Đây là một trong những nhóm. Có hai hố đen trong quỹ đạo xung quanh nhau một lần nữa, với những đường cong này. nếu bạn có thể nhìn được - những đường cong này hơi khó nhìn nhưng nếu bạn có thể nhìn thấy những đường sóng màu đỏ, đó là những đường sóng tạo ra từ lực hấp dẫn. Chúng cơ bản là những âm thanh của không trung , và chúng sẽ đi ra từ những hố đen này với vận tốc ánh sáng khi chúng kết hợp lại và tạo ra âm thanh đến một hố đen tĩnh lặng vào cuối ngày. Nếu bạn đứng đủ gần, tai bạn sẽ dội lại với sự xiết chặt và kéo dài của khoảng không. Bạn sẽ có thể nghe thấy âm thanh, Và bây giờ, đầu bạn sẽ bị xết và kéo dài ra, và ban có thể sẽ có khó khăn cố tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Nhưng tôi sẽ chơi cho bạn âm thanh mà chúng tôi dự đoán. Đây là sản phẩm từ nhóm của tôi một mô hình máy tính kém lung linh hơn một chút. Tưởng tượng một hố đen nhẹ hơn rơi vào một hố đen nặng hơn. Âm thanh bạn đang nghe chính là âm thanh của hố đen nhỏ đập vào khoảng không mỗi khi nó đền gần hơn. Nếu nó đi ra xa, âm thanh sẽ nhỏ hơn một chút. Nhưng nó như một cái vồ, và nó có thể làm nứt không gian, nhảy tưng tưng như một cái trống. Và chúng ta có thể dự đoán âm thanh nó sẽ như thế nào. Chúng ta biết rằng, nếu nó rơi vào, âm thanh sẽ nhanh hơn và to hơn. Và khi đó, chúng ta có thể nghe thấy hố đen nhỏ rơi vào hố đen lớn (Âm thanh lớn dần lên) Và sau đó sẽ không còn gì nữa. Tôi chưa từng nghe âm thanh này với âm lượng lớn thế này - nghe có vẻ kịch tính hơn. Khi ở nhà nó nghe bớt kịch tính hơn. Chỉ như là ding ding ding Đây là một âm thanh khác từ nhóm chúng tôi. Không, tôi không cho bạn xem bất cứ hình ảnh nào, bởi vì hố đen không để lại những dấu vết nào, và không gian không được tô vẽ, để bạn có thể thấy được những đường cong. Nhưng nếu bạn trôi trong không gian trong một kỳ nghỉ không gian và bạn nghe thấy điều này bạn sẽ muốn tiếp tục di chuyển. (Cười) Muốn đi khỏi âm thanh. Cả hai hố đen đều đang di chuyển. Cả hai đều đang đến gần nhau hơn. Trong trường hợp này, cả hai đều lắc lư khá nhiều. Và khi đó chúng sẽ nhập vào nhau. (Đập mạnh) Không, bây giờ không còn gì nữa. Bây giờ âm thanh líu lo đấy rất đặc trưng khi hố đen nhập vào nhau và âm thanh đó rung rinh vào phút cuói. Đó là phỏng đoán của chung tôi cho những gì chúng ta sẽ thấy. May mắn là chúng ta đang ở khoảng cách khá an toàn ở Long Beach, California và chắc chắn rằng, ở nơi nào đó trong vũ trụ hai hố đen vừa nhập vào. Và chắc chắn, khoảng khôn quanh chúng ta đang phát ra âm thanh sau khi di chuyển khoảng 1 triệu năm ánh sáng, hay là 1 triệu năm, với vận tốc ánh sáng để đến với chúng ta. Nhưng âm thanh này quá nhỏ để chúng ta có thể nghe. Có những thí nghiệm công nghiệp đang được xây dựng trên Trái đất một cái gọi là LIGO sẽ đánh hơi sự trệch hướng trong sự siết và kéo dài của khoảng không với tỉ lệ ít hơn một phần của hạt nguyên tử trong vòng 4 cây số. Đây là một thí nghiệm đầy tính tham vọng, và nó sẽ ở mức độ nhạy cảm cao nhất trong vòng một vài năm tới. Cũng có những sứ mệnh cho không gian, mà mong rằng sẽ được phóng trong vòng 10 năm tới, gọi là LISA. Và LISA sẽ có khả năng nhìn thấy những hố đen cực lớn những hố đen hàng triệu hay hàng tỉ lần khối lượng của Mặt Trời. Trong hình ảnh thu được từ kính Hubble này, ta nhìn thấy hai ngân hà. Chúng trông giống như là bị đóng băng chặt. Và mỗi cái có thể chứa một hố đen cực lớn ở tâm. Nhưng chúng không hề đóng băng, chúng thực ra đang nhập vào nhau. Hai hố đen đang va chạm, và sẽ nhập trong vòng 1 tỉ năm. Đó sẽ đi ra ngoài khả năng của con người để ghi âm một bài hát với độ dài như thế. Nhưng LISA có thể nhìn thấy những lần cuối của hai hố đen sớm hơn trong lịch sử vũ trụ, 15 phút cuối trước khi chúng rơi vào nhau. Và đó không chỉ là những hố đen, mà còn là bất cứ sự nhiễu loạn lớn nào trong vũ trụ và cái lớn nhất chính là Big bang. Và khi sự nhiễu loạn đó được tạo ra, có ý kiến khá là nhạo báng như là "Ồ, ai tin vào Big Bang cơ chứ? " Nhưng thật ra, điều này có thể chính xác hơn, bởi vì nó có thể tạo ra tiếng đập; nó có thể tạo ra âm thanh. Hoạt hình này là từ những người bạn tôi ở Pronton Studios mô tả Big Bang từ bên ngoài. Chúng tôi không muốn làm thế; chúng tôi muốn ở bên trong vũ trụ, bởi vì không có cái gì gọi là đứng bên ngoài vũ trụ cả. Nên tưởng tượng rằng bạn ở bên trong Big Bang Nó ở mọi nơi, xung quanh bạn. và vũ trụ rung rinh. 14 tỉ năm qua và bài hát này vẫn luôn vang lên quanh chúng ta Nhưng ngân hà hình thành, và thế hệ của những vì sao hình thành trong những ngân hà này. Và xung quanh 1 ngôi sao, ít nhất một ngôi sao, là một hành tinh có sự sống. Và đây chúng ta đang xây dựng những thí nghiệp này, làm những tính toán, viết những mã máy tính. Tưởng tượng 1 tỉ năm trước, hai hố đen va đập vào nhau. Bài hát này đã vang lên trong vũ trụ trong cả thời gian này. Chúng ta lúc đó chưa ở đây. Càng đến gần hơn 40 ngàn năm trước, chúng ta vẫn đang vẽ lên những hang động. Như là xây dựng những nhạc cụ vội vã. Càng đến gần hơn, và vào năm 20.... năm nào cũng thế khi những máy dò của chúng ta đạt độ nhạy bậc nhất chúng ta sẽ xây dựng chúng, sẽ bật những máy móc lên và bang, chúng ta bắt được nó - bài hát đầu tiên từ vũ trụ. Nếu nó là Big Bang chúng ta có thể bắt được, nó sẽ như thế này. Đây là một âm thanh khủng khiếp. Đây là định nghĩa của tiếng ồn. Đây là một âm thanh trắng, một sự vang âm hỗn loạn Nhưng nó ở quanh chúng ta mọi nơi nếu nó chưa bao giờ bị xóa bỏ bởi một vài quá trình khác trong vũ trụ. Và nếu chúng ta bắt đươc, nó sẽ là âm nhạc với tai chúng ta, vì nó sẽ là những vang âm yên bình của khoảng khắc tạo hóa của chúng ta của vũ trụ. Thế nên, trong một vài năm tới, chúng ta sẽ có khả năng tăng âm cho bản nhạc này một chút ghi âm lại vũ trụ trong phòng thu. Nhưng nếu chúng ta tìm thấy những khoảnh khắc sớm nhất, nó sẽ đưa chúng ta gần hơn tới sự hiểu biết về big bang, và mang cúng ta gần hơn đến việc hỏi những câu hỏi khó nhất. Nếu chúng ta chạy bộ phim về vũ trụ ngược lại, chúng ta biết rằng có Big Bang trong quá khứ và chúng ta có thể nghe thấy âm thanh chói tai của nó. nhưng liệu Big Bang của chúng ta có phải là Big Bang duy nhất không? Ý tôi là chúng ta phải hỏi, nó đã từng xảy ra trước đây chưa? Nó sẽ xảy ra nữa không? Ý tôi là, trong tinh thần của TED, để mang lại những kỳ quan, chúng ta có thể hỏi những câu hỏi, ít nhất là vào những phút cuối này, những câu hỏi có khả năng ám ảnh ta mãi mãi. nhưng ta phải hỏi rằng: Có khả năng nào mà vũ trụ của chúng ta những gì còn sót lại của những phần lịch sử vĩ đại? Hoặc là, có khả năng nào, chúng ta chỉ là một nhánh mỗi nhánh có một Big Bang riêng trong quá khứ hình thành có thể một vài chỗ có hố đen với những tiếng trống, có thể một vài chỗ sẽ không có có thể một vài chỗ có sự sống, và có thể không không phải trong quá khứ, không phải trong tương lai, nhưng có thể làm thế nào để liên hệ với chúng ta? Thế nên ta phải tự hỏi, nếu có nhiều vũ trụ, và trong một vài phần của những ngân hà vũ trụ khác có sự sống không? Đây là những vật sống trong vũ trụ vậy nếu có, thì những vật này có đang tự hỏi về chúng ta và về sự hình thành của chúng không? Và nếu có, tôi có thể tưởng tượng ra chúng như chúng ta tính toán, viết mã máy tính, xây dựng nhạc cụ, cố dò lấy những âm thanh dù nhỏ nhất về hình thành của chúng và tự hỏi ai đó còn đang ngoài kia. xin cám ơn. cám ơn. (Vỗ tay) Hồi còn ở New York, tôi là trưởng ban phát triển một tổ chức phi lợi nhuận tên là Robin Hood. Khi không đấu tranh chống đói nghèo, tôi chiến đấu với thần lửa trong vai trò đội phó của một công ty cứu hỏa tình nguyện. Trong thị trấn của chúng tôi, các nhân viên tình nguyện chỉ hỗ trợ thêm cho đội ngũ nhân viên cứu hỏa chính thức hết sức lành nghề, anh phải đến hiện trường đám cháy thật sớm nếu muốn được giao làm gì đó. Tôi nhớ đám cháy đầu tiên của mình. Tôi là người tình nguyện thứ hai tới hiện trường, nên khả năng cao là tôi sẽ được xông vào. Nhưng thực tế vẫn là một cuộc chạy đua với những nhân viên tình nguyện khác tới chỗ anh đội trưởng quản lí để nhận nhiệm vụ. Khi thấy được anh đội trưởng, thì anh ta đang mải mê nói chuyện với người chủ căn nhà, hẳn là chị ta đã có một trong những ngày tồi tệ nhất cuộc đời. Bấy giờ là giữa đêm, ngoài trời mưa tầm tã, chị chủ nhà đang đứng dưới dù, trong bộ pijama và đôi chân trần. và nhà chị đang bừng bừng cháy. Anh chàng tình nguyện viên đến trước tôi -- hãy gọi anh ta là Lex Luther -- (Tiếng cười) chạy đến gặp chỉ huy trước và được yêu cầu đi vào trong cứu chú chó của chủ nhà. Ôi, chú chó! Tôi ghen tị đến choáng cả người. Hẳn đây là gã luật sư hay tay quản lí tài chính nào đó nguyên phần đời còn lại hắn ta sẽ đi kể với mọi người rằng hắn đã xông vào một tòa nhà đang cháy để cứu một sinh linh sống, chỉ vì gã ta nhanh hơn tôi chừng năm giây. Ồ, tôi là người tiếp theo. Đội trưởng vẫy tay gọi tôi lại. Anh ta nói, "Bezos, tôi cần anh đi vào trong nhà. Tôi cần anh lên cầu thang, xông qua ngọn lửa, và lấy cho chị này một đôi giày." (Tiếng cười) Tôi thề đấy. Thế nên, dù đó không hẳn là những gì tôi mong đợi, nhưng tôi cũng đi -- lên cầu thang, xuống sảnh, qua những anh lính cứu hỏa "thật", tới lúc này thì họ dập lửa cũng gần xong rồi, tôi bước vào phòng ngủ chính để lấy một đôi giày. Vâng, tôi biết các bạn đang nghĩ gì, nhưng tôi chả cảm thấy anh hùng chút nào hết. (Tiếng cười) Khi mang đôi giày xuống cầu thang tôi đã gặp gã "địch thủ" cùng con chó quí báu ở cửa trước. Chúng tôi mang "báu vật" mỗi người ra ngoài cho chị chủ nhà, ở đó, chằng ngạc nhiên gì, "báu vật" của hắn ta nhận được nhiều sự chú ý hơn của tôi. Vài tuần sau, ban của tôi nhận được một lá thư từ chị chủ nhà cám ơn chúng tôi vì những nghĩa cử anh hùng trong việc cứu lấy căn nhà cho chị. Hành động tử tế nhất mà chị lưu ý hơn hết thảy: ai đó đã lấy cho chị hẳn một đôi giày. (Tiếng cười) Kể cả trong nghề nghiệp chính của tôi ở Robin Hood hay việc phụ trong vai trò nhân viên cứu hỏa tình nguyện, tôi đã chứng kiến những hành động hào hiệp và tốt đẹp ở tầm vóc lớn lao, song tôi cũng được chứng kiến những hành động đơn giản trên phương diện cá nhân nhưng vẫn rất cao cả và anh dũng. Và các bạn có biết tôi học được gì không? Chúng đều quan trọng cả. Vậy nên khi tôi nhìn quanh căn phòng này nhìn những người hoặc là đã đạt được, hay đang ở trên đường để đạt được, những thành công đáng kể, tôi xin đưa ra lời nhắn nhủ này: đừng chờ đợi. Đừng đợi tới khi bạn kiếm ra một triệu đô đầu tiên để tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của ai đó. Nếu bạn có gì để cho đi, hãy cho ngay đi. Phục vụ đồ ăn trong nhà bếp, dọn dẹp công viên khu phố, làm người hướng dẫn. Không phải ngày nào ta cũng có cơ hội cứu sống một ai đó, nhưng mỗi ngày ta được cho cơ hội làm cuộc sống người khác tốt đẹp hơn. Vậy nên hãy tham gia cuộc chơi, cứu những đôi giày, Xin cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Mark, Mark, hãy quay lại đây nào. (Vỗ tay) Mark Bezos: Xin cảm ơn các bạn. Trên màn hình là một nói rất hay "Ánh sáng tạo nên cảnh trí, ánh sáng đem đến cảm nhận về không gian, và ánh sáng cũng là sự biểu đạt của cấu trúc." Câu này không phải của tôi. Mà của Le Corbusier, một kiến trúc sư nổi tiếng. Hãy nhìn đây, và bạn sẽ hiểu ý ông tại một trong những tòa nhà tuyệt mỹ ông thiết kế -- nhà nguyện Notre Dame du Haut Ronchamp -- nơi ông tạo ra thứ ánh sáng mà chỉ có thể tạo ra được với sự có mặt của bóng tối. Và tôi nghĩ, sự tinh hoa của bài thuyết trình dài 18 phút này -- là sẽ không có ánh sáng đẹp lành mạnh và có ích nếu không có bóng tối phù hợp. Chúng ta thường thắp sáng văn phòng như thế này. Chúng ta có điều lệ và tiêu chuẩn quy định rằng ánh sáng phải có cường độ nhất định và có sự đồng nhất cao. Đây là cách chúng ta tạo ra ánh sáng đồng nhất từ tường này đến tường kia với một hệ thống mạng đèn đều đặn. Và điều này khác hẳn với hình ảnh tôi vừa đưa ra từ Le Corbusier. Nếu chúng ta áp dụng những điều lệ và tiêu chuẩn này cho đền Pantheon ở Rome, nó sẽ chẳng bao giờ có được dáng vẻ như thế này, vì thứ ánh sáng tuyệt đẹp thế này thứ ánh sáng hài hòa tỏa ra khắp tòa nhà một cách tự nhiên này chỉ có thể đạt được vì có cả bóng tối trong cùng tòa nhà. Tương tự như câu nói của Santiago Calatrava tôi tạo ra ánh sáng vì sự thoải mái và tiện nghi cho những tòa nhà" Ý ông không muốn nói đến sự thoải mái của một bữa ăn 5 món so với bữa ăn chỉ có 1 món, ông thực sự muốn nói đến sự thoải mái về chất lượng tòa nhà. Ý của ông là bạn có thể nhìn thấy bầu trời và bạn có thể cảm nhận ánh nắng mặt trời. Và ông ấy thiết kế những tòa nhà lộng lẫy thế này nơi bạn có thể nhìn thấy bầu trời, và cảm nhận ánh nắng mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp hơn đều là nhờ có sự hài hòa của ánh sáng ở nơi sáng cũng như ở chỗ tối. Và mấu chốt của vấn đề tất nhiên chính là mặt trời. Hình ảnh này của mặt trời có lẽ gợi lên sự tàn ác và hung hãn. Nhưng chúng ta đừng quên rằng toàn bộ năng lượng của trái đất thực ra được cung cấp bởi mặt trời. Và ánh sáng chính là một dạng của nguồn năng lượng ấy. Mặt trời đem đến sự vận động, làm thay đổi màu sắc, ánh mặt trời làm nên vẻ đẹp cho môi trường sống của chúng ta, như trong tòa nhà này -- Bảo tàng Nghệ thuật Atlanta, thiết kế bởi Renzo Piano, người Ý, cùng với Công ty thiết kế ánh sáng Arup, một đội ngũ các nhà thiết kế ánh sáng tài ba, đã tạo ra một sự hài hòa tinh tế của ánh sáng trong không gian, thay đổi theo ánh mặt trời bên ngoài, nhờ những ô cửa nhỏ xinh này trên mái nhà Đây chính là một cách gián tiếp, để bạn nhìn thấy mặt trời. Những gì họ làm là tạo ra một yếu tố xây dựng tổng thể để cải thiện chất lượng không gian xung quanh những vị khách tham quan bảo tàng. Và họ tạo ra những cấu trúc mái vòm như thế này để ngăn ánh nắng gay gắt, nhưng đồng thời vẫn mở rộng để đón nhận ánh sáng trời. Và bạn có thể thấy quá trình họ thiết kế tuyệt tác này với các mô hình vật lý cùng các phương pháp định tính cũng như định lượng để đi đến kết quả cuối cùng đó là sự kết hợp một cách hài hòa và toàn diện của ánh sáng với công trình kiến trúc. Họ tự cho phép mình phạm vài lỗi nhỏ trong suốt quá trình. Như bạn thấy có vài đốm nắng chiếu thẳng xuống sàn nhà, nhưng họ có thể dễ dàng lần ra nguồn gốc của chúng. Bằng cách này, họ cho phép mọi người trong tòa nhà tận hưởng ánh mặt trời, mặt tốt đẹp của mặt trời. Và bạn có thể tận hưởng ánh mặt trời bằng nhiều cách, tất nhiên rồi. Có thể đơn giản như thế này, hay thế này, hơi đặc biệt một chút, Ảnh này được chụp năm 1963 -- họ đang quan sát nhật thực ở Mỹ. Mặt trời hơi chói chang một chút, thế là mọi người đã tìm ra một giải pháp thông minh thế này. Tôi nghĩ đây là hình ảnh minh họa rõ ràng nhất ý tôi muốn nói -- đó là sự vận động tuyệt vời mà mặt trời đem vào những tòa nhà này, đã tạo ra chất lượng cho môi trường xây dựng và thực sự cải thiện cuộc sống của chúng ta. Và hình ảnh này thể hiện bóng tối cũng nhiều như thể hiện ánh sáng, bởi vì nếu không thì bạn sẽ chẳng thấy được những sự vận động này. Trái ngược với văn phòng bạn thấy ở phần đầu, đây là một tòa nhà văn phòng nổi tiếng, tòa White Group. Họ tư vấn về sử dụng năng lượng xanh, hoặc gì đó tương tự. Và họ thực sự áp dụng những lí thuyết họ thường tư vấn, vì văn phòng này hoàn toàn không có bóng đèn điện. Nó chỉ có cửa sổ kính rất rộng ở một bên tường cho phép ánh nắng mặt trời chiếu thật sâu vào trong phòng, tạo ra một không gian tuyệt đẹp và linh hoạt Bạn có thể làm việc ở một góc rất tối, hoặc ở một nơi rất sáng. Nhưng thực ra mắt người có thể thích nghi một cách đáng ngạc nhiên với tất cả những điều kiện ánh sáng khác nhau này Cùng với nhau chúng đã tạo nên một môi trường không bao giờ nhàm chán và không bao giờ tối tăm, và vì thế, giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta. Tôi phải giới thiệu nhân vật này với các bạn. Đây là Richard Kelly người được sinh ra đúng 100 năm trước, đó cũng là lý do tôi nhắc đến ông ở đây, như một cách tưởng niệm. Vào những năm 1930, Richard Kelly là người đầu tiên thực sự định ra một phương pháp cho ngành thiết kế ánh sáng đương đại. Ông ta đưa ra 3 khái niệm, đó là "focal glow", tạm dịch là "ánh sáng tiêu điểm" hay "ánh sáng để nhìn thấy" "ambient luminescence", "ánh sáng tạo môi trường" hay "ánh sáng để chiêm nghiệm" và "play of briliants", "ánh sáng trình diễn" hay "ánh sáng để chiêm ngưỡng" từ những ý tưởng đối lập nhau về ánh sáng trong kiến trúc được kết hợp để tạo nên trải nghiệm đẹp đẽ này. Bắt đầu với "ánh sáng tiêu điểm" Ý ông ấy muốn nói đến những thứ như thế này -- nơi mà ánh sáng chỉ ra hướng của không gian và dẫn đường cho bạn. Hay như ở đây, ánh sáng ông thiết kế cho General Motors, cho một phòng triển lãm xe. Và bạn bước vào không gian đó, và bạn cảm thấy, "Ôi! thật là ấn tượng," đó là vì cái "tiêu điểm" này, cái nguồn ánh sáng mạnh mẽ ở ngay giữa. Với tôi, nó giống như trong nhà hát, và lát nữa đây, tôi sẽ quay lại ý này Chính ánh đèn sân khấu chiếu lên người nghệ sĩ đã khiến bạn tập trung. Đó cũng có thể là ánh mặt trời xuyên qua những đám mây và chiếu sáng những mảng đất, làm nó nổi bật lên so với không gian mờ tối xung quanh. Hay giống như trong các cửa hàng, trong khu mua sắm -- chiếu sáng các mặt hàng và tạo điểm nhấn để giúp bạn nhìn thấy rõ. "Ánh sáng tạo môi trường" là một khái niệm hoàn toàn khác. Richard Kelly xem đó là một thứ ánh sáng vô tận, không có bất kì điểm nhấn nào, một nơi mà tất cả các chi tiết đã hòa tan vào sự vô tận. Và tôi thấy nó là một thứ ánh sáng dễ chịu giúp chúng ta thư giãn và chiêm nghiệm. Hoặc giống như ở đây: Bảo tàng Khoa học Quốc gia Luân Đôn, nơi mà ánh sáng màu xanh này trùm lên tất cả các hiện vật và khu trưng bày trong một động thái tổng thể. Và cuối cùng là quan niệm "ánh sáng trình diễn" của Kelly Đây quả là một "màn trình diễn của ánh sáng" phía chân trời Hong Kong, hay có thể là cái đèn chùm của nhà hát opera, hay ở ngay chính trong nhà hát này, nó là một vật trang trí, lớp kem phủ trên chiếc bánh, một thứ gì đó vui nhộn, hay chỉ là một chi tiết bổ sung cho môi trường kiến trúc. Ba thành tố riêng biệt này, kết hợp để tạo nên một môi trường ánh sáng khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Và chúng ta chỉ có thể tạo nên chúng từ bóng tối. Tôi sẽ giải thích sâu hơn. Tôi đoán đó là ý tưởng mà Richard Kelly (bên trái), đang cố giải thích cho Lugwig Mies Van der Rohe. Và ngay sau lưng họ là tòa nhà Seagram mà sau này trở thành một biểu tượng của ngành thiết kế chiếu sáng đương đại. Vào thời đó, đã bắt đầu có một số thử nghiệm sử dụng liệu pháp ánh sáng. Bức ảnh này chụp ở Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, nơi mọi người được phơi nắng cho khỏe. Đây là một câu chuyện hơi khác, về khía cạnh sức khỏe của ánh sáng, khác với những gì tôi nói nãy giờ. Trong y học hiện đại, có một hẳn một quan niệm về ánh sáng gần như theo cách hiểu của ngành hóa sinh. Về lý thuyết, khi chúng ta nhìn các sự vật, ánh sáng vàng giúp ích nhiều nhất, chúng ta nhạy cảm với nó nhất. Nhưng nhịp sinh học của con người, cái "đồng hồ" bảo chúng ta nên ngủ hay thức nên tỉnh táo hay nghỉ ngơi, vân vân, được kích thích chủ yếu bởi ánh sáng xanh lam. Và bằng cách điều chỉnh lượng ánh sáng xanh lam trong môi trường, chúng ta có thể giúp mọi người thư giãn, hoặc tỉnh táo, ngủ hoặc thức. Bằng cách này trong tương lai gần, các bệnh viện có thể dùng ánh sáng để giúp bệnh nhân khỏe lại sớm hơn, bình phục nhanh hơn. Hoặc trên máy bay, chúng ta có thể vượt qua những mệt mỏi. Hoặc trong trường học, chúng ta có thể giúp bọn trẻ học tốt hơn vì chúng tập trung hơn vào bài học. Bạn có thể nghĩ ra nhiều ứng dụng hơn nữa. Nhưng tôi muốn nói sâu hơn đến sự kết hợp của ánh sáng và bóng tối như là một một phẩm chất của cuộc sống. Mục đích của ánh sáng tất nhiên là các tương tác xã hội -- để liên kết chúng ta với môi trường xung quanh. Đó là nơi chúng ta tụ họp khi cần trao đổi gì đó với nhau. Nói bao quát hơn, ánh sáng làm nên thế giới này. Đây là hình ảnh trái đất vào buổi đêm. Và tôi cho đây là hình ảnh gây shock nhất trong bài nói hôm nay. Vì tất cả ánh sáng ở đây chiếu lên trời. Nó không hề chiếu xuống mặt đất đúng như mục đích sử dụng. Và chẳng giúp ích gì cho loài người cả. mà chỉ làm hỏng bóng đêm. Ở phạm vi toàn cầu thì như thế này. Thật đáng kinh ngạc những gì bạn thấy ở đây-- biết bao nhiêu ánh sáng chiếu lên trời và không bao giờ chạm tới mặt đất. Bởi vì nếu chúng ta thấy trái đất theo đúng cách, hình ảnh của nó sẽ đẹp và đầy cảm hứng như thế này nơi bóng tối dành cho trí tưởng tượng và sự chiêm nghiệm bóng tối cũng giúp gắn kết chúng ta với mọi vật. Thế giới đang thay đổi, và đô thị hóa là một động lực lớn cho mọi thứ. Tôi chụp bức ảnh này 2 tuần trước ở Quảng Châu, và tôi chợt nhận ra rằng 10 năm trước, ở đây chẳng có gì giống mấy tòa nhà này. Nó từng là một thành phố nhỏ hơn nhiều, và tốc độ đô thị hóa thật không thể tin nổi, thật khủng khiếp. Và chúng ta cần phải hiểu những câu hỏi mấu chốt này: Con người đi lại trong không gian của những đô thị mới này như thế nào? Họ trao đổi văn hóa bằng cách nào? Chúng ta phải làm gì để giải quyết các vấn đề, ví dụ như giao thông? Và ánh sáng giúp ích thế nào? Bởi vì các kĩ thuật mới, đã đạt được những thành quả rất thú vị để đóng góp vào những giải pháp đô thị hóa và cung cấp cho chúng ta môi trường tốt hơn. Chỉ mới đây thôi hệ thống chiếu sáng của chúng ta còn sử dụng những loại đèn này. và tất nhiên, cả đèn halogen, đèn huỳnh quang và những thứ tương tự khác. Bây giờ thì ta có đèn LED, đây là phiên bản mới nhất, bạn có tin nó nhỏ như vậy không? Và chính điều này cho chúng ta một cơ hội quý giá, bởi vì kích thước li ti của chúng cho phép chúng ta đặt ánh sáng ở nơi ta thực sự cần. có thể tắt đi ở những nơi không cần thiết và ở nơi chúng ta có thể "bảo tồn" bóng tối. Với tôi, đó thực sự là một gợi ý thú vị và là một hướng mới cho ngành chiếu sáng trong môi trường kiến trúc phục vụ cuộc sống con người. Vấn đề là tôi muốn giải thích cho bạn cụ thể hơn nhưng 4 cái bóng đèn LED gộp lại cũng chỉ vừa trên đầu ngón tay của tôi, nên bạn chẳng thể nhìn thấy được. Vì thế tôi cầu cứu phòng thí nghiệm, và họ nói họ có thể làm cái gì đó. Họ đã chế tạo cho tôi bóng đèn LED lớn nhất trên thế giới dành riêng cho hội thảo TEDx Amsterdam. Nó đây. Nó giống hệt như cái ở trên màn hình -- nhưng lớn gấp 200 lần. và tôi sẽ giải thích thật ngắn gọn để bạn thấy nó làm việc thế nào. Hiện nay, tất cả đèn LED đều cho ánh sáng xanh lam. Không thoải mái và dễ chịu lắm. Vì thế, người ta bọc đèn LED bằng lớp phospho. Phospho được kích thích bởi ánh sáng xanh và phát ra ánh sáng trắng ấm áp và dễ chịu. rồi bạn gắn chụp đèn lên, thế là bạn có thể "gói" ánh sáng lại, và đem tới nơi nào bạn cần mà không làm rơi rớt chút ánh sáng nào lên bầu trời hay bất kì nơi nào khác. Như vậy bạn có thể bảo tồn bóng tối và tạo ra ánh sáng. Tôi chỉ muốn cho bạn xem để hiểu cụ thể nguyên lý làm việc của đèn LED. Xin cám ơn. Nếu nghĩ xa hơn, Chúng ta có thể cân nhắc lại cách chúng ta chiếu sáng các thành phố. Chúng ta phải nghĩ lại về việc coi ánh sáng là một giải pháp mặc định. Tại sao những đường cao tốc này phải được chiếu sáng liên tục? Có thực sự cần thiết không? Hay chúng ta có thể chọn lọc hơn và tạo ra một môi trường tốt hơn để tận hưởng cả bóng tối nữa? Chúng ta có thể dùng ánh sáng nhẹ nhàng hơn không? Như ở đây -- thực chất là một mức chiếu sáng rất thấp. Chúng ta có thể để mọi người tham gia nhiều hơn vào các công trình chiếu sáng, để họ thực sự cảm thấy có mối liên hệ với chúng, như thế này. Hoặc ta có thể tạo nên những bức điêu khắc đơn giản nhưng cho ta thật nhiều cảm hứng khi ở gần chúng. Và chúng ta có thể bảo tồn bóng tối được không? Vì để tìm được một nơi như thế này trên trái đất bây giờ thực sự là một thách thức rất lớn. Và tìm được bầu trời lấp lánh sao thế này lại càng khó hơn. Ngay cả trên biển, chúng ta cũng tạo ra nhiều ánh điện mà thực ra phải bỏ đi, để cuộc sống của các động vật được cải thiện hơn. Một ví dụ là các loài chim di trú đã bị lạc hướng bởi những dàn khoan này. Và chúng tôi phát hiện ra là khi đổi những đèn này thành màu xanh lá cây, các loài chim đã tìm được đúng hướng. Chúng không bị làm rối nữa. Và một lần nữa, sự nhạy phổ đóng vai trò then chốt ở đây Từ tất cả các ví dụ này, tôi cho rằng, chúng ta nên bắt đầu tạo ra ánh sáng từ bóng tối, và dùng bóng tối như là một bức toan -- như cách của các họa sĩ làm, như trong bức tranh này của Edward Hopper. Tôi cảm thấy "sự ngưng đọng" trong bức tranh này. Khi xem tranh, tôi tự hỏi, những nhân vật trong đấy là ai? Họ từ đâu đến? Họ sẽ đi đâu? Chuyện gì mới xảy ra? Cái gì sẽ xảy đến trong 5 phút nữa? Và nó thể hiện tất cả các câu chuyện đó và sự ngưng đọng đó chỉ bằng bóng tối và ánh sáng. Edward Hopper quả là một bậc thầy thực sự, ông đã kể chuyện chỉ bằng cách dùng những mảng sáng và tối. Chúng ta có thể học tập ông và tạo ra những không gian kiến trúc thú vị hơn và nhiều cảm hứng hơn. Chúng ta có thể ứng dụng trong không gian thương mại như thế này. Và bạn vẫn có thể đi ra ngoài và tận hưởng show diễn lớn nhất trong vũ trụ, tất nhiên, đó chính là bản thân Vũ trụ. Để tôi cho bạn xem tấm hình tuyệt vời và hàm súc này của bầu trời, từ trong thành phố, nơi bạn chẳng thấy gì ngoài một, hai ngôi sao, cho đến vùng nông thôn, nơi bạn có thể tận hưởng màn trình diễn tuyệt mỹ và hoành tráng của những ngôi sao và các chòm sao. Trong ngành kiến trúc cũng vậy, Bằng cách coi trọng bóng tối khi thiết kế chiếu sáng, bạn sáng tạo ra những không gian thú vị hơn nhiều và điều đó thực sự cải thiện cuộc sống của chúng ta. Đây là ví dụ nổi tiếng nhất, Nhà thờ Ánh Sáng do Tadao Ando thiết kế. Tôi cũng liên tưởng đến Khu spa ở Vals thiết kế bởi Peter Zumthor, nơi sáng và tối được kết hợp rất nhẹ nhàng, tương tác với nhau để định hình không gian. Hoặc ga tàu điện ngầm phía nam của Richard McCormack ở Luân Đôn, nơi bạn có thể nhìn thấy bầu trời, mặc dù bạn đang ở trong lòng đất. Và cuối cùng, tôi muốn nói rằng phần lớn cảm hứng cho thiết kế chiếu sáng là từ các nhà hát. Và thật là tuyệt vời khi hội thảo này được diễn ra lần đầu tiên trong một nhà hát, bởi vì chúng ta thực sự phải mang ơn các nhà hát. Sẽ chẳng có những phối cảnh đầy cảm hứng như thế này nếu không có một nhà hát. Và theo tôi, nhà hát là nơi chúng ta thực sự đề cao cuộc sống bằng ánh sáng. Xin chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Kính chào quí vị khán giả. Trước hết, thật tuyệt vời khi tôi được hiện diện ở đây trong những ngày vừa rồi. Và thêm nữa, tôi cảm thấy thật vinh hạnh khi được kết lại cuộc gặp gỡ đặc biệt này, với những bài diễn thuyết mà chúng ta đã cùng chia sẻ. Tôi thấy đồng cảm, ở nhiều khía cạnh, đối với những gì mà mình được nghe. Tôi đã đến thẳng đây từ khu rừng mưa nhiệt đới khuất sâu ở Ecuador, nơi mà bạn chỉ có thể đến được bằng máy bay, nơi có những thổ dân với khuôn mặt đầy những nét sơn vẽ và những chiếc lông vẹt phủ đính trên đầu, nơi những người này đang nỗ lực đấu tranh để ngăn chặn những công ty xăng dầu và những con đường xâu xé khu rừng của họ. Họ đang đấu tranh để duy trì cách sống riêng của mình trong khu rừng - một thế giới trong lành, một vùng đất chưa bị xáo trộn, một vùng đất chưa ô nhiễm. Và điều đã làm tôi vô cùng ngạc nhiên, cũng chính là điều mà chúng ta đang đề cập đến ở đây, tại TED, là ở đó, ngay giữa rừng mưa nhiệt đới đó, có một số tấm pin năng lượng mặt trời - những tấm đầu tiên ở vùng này tại Ecuado và chúng chủ yếu dùng để bơm nước lên để phụ nữ không phải đi xuống để lấy. Nước thì sạch, nhưng vì họ có rất nhiều pin, nên họ có thể trữ rất nhiều điện. Mỗi nhà - tôi nghĩ, có 8 nhà cả thảy trong cộng đồng nhỏ này - đã có thể có điện tôi nghĩ là khoảng nửa tiếng vào mỗi tối. Và có một Tộc trưởng ăn mặc rất lộng lẫy như ông hoàng, có một cái laptop. (Cười) Người đàn ông này, người đã từng đi khỏi nơi đó nhưng đã quay trở lại, nói rằng: "Bà biết không, chúng tôi đã bất ngờ bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới, thậm chí chúng tôi không biết đến người da trắng 50 năm trước, còn bây giờ chúng tôi lại có laptop ở đây, cùng rất nhiều thứ chúng tôi muốn học hỏi từ thế giới hiện đại. Chúng tôi muốn học về việc chăm sóc sức khỏe Chúng tôi muốn biết điều người khác làm -- Chúng tôi cảm thấy hứng thú về điều đó. Và chúng tôi muốn học những ngôn ngữ khác. Chúng tôi muốn biết tiếng Anh, tiếng Pháp có thể cả tiếng Trung Quốc nữa, chúng tôi giỏi về ngôn ngữ mà." Vậy là ông ấy ở đó cùng cái laptop bé nhỏ của mình, kiên cường chiến đấu chống lại những áp lực nặng nề -- từ nợ nần - món nợ nước ngoài của Ecuador, chiến đấu chống lại áp lực từ Ngân hàng thế giới, IMF và tất nhiên từ những người muốn khai thác cánh rừng để lấy dầu. Và, đi thẳng từ đó đến đây. Nhưng, tất nhiên, chuyên ngành thực sự của tôi lại nằm ở các nền văn minh khác nhau -- Tôi không thể gọi đó là một nền văn minh thực sự Mà là một cách sống khác biệt, một sự tồn tại khác biệt. Chúng ta đã thảo luận lúc nãy - trong bài nói tuyệt vời của Wade Davis về những nền văn minh khác nhau trên khắp thế giới nhưng thế giới lại không chỉ do con người tạo ra, mà còn do rất nhiều loài động vật khác. Và tôi mang đến diễn đàn TED này, những gì tôi mang đi toàn thế giới, tiếng nói của thế giới động vật. Chúng ta thường xem 1 vài slide, hay một đoạn phim ngắn về chúng nhưng những sự sống này còn hàm chứa nhiều ý nghĩa nữa. Do đó, tôi muốn gửi đến các bạn lời chào từ một người bạn tinh tình từ khu rừng xanh Tanzania -- Ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh! (Vỗ tay) Tôi nghiên cứu tinh tinh ở Tanzania từ năm 1960. Trong suốt thời gian đó, có rất nhiều công nghệ hiện đại đã thực sự thay đổi cách làm việc của các nhà sinh học. Ví dụ, lần đầu tiên, vài năm trước, bằng cách đơn giản là thu một ít mẫu phân chúng tôi đã có thể phân tích ra thông tin ADN -- và đó cũng là lần đầu tiên, chúng tôi thực sự biết rằng con tinh tinh đực nào là cha của mỗi một con tinh tinh con. Bởi vì tinh tinh có tập tính giao phối rất lộn xộn. Do đó, nó mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới. Chúng tôi sử dụng GSI - địa... gì đó, GSI - để xác định khu vực phân bố của tinh tinh. Và chúng tôi sử dụng - các bạn có thể thấy tôi không thực sự hiểu rõ những thứ này - chúng tôi đang dùng hình ảnh vệ tinh để quan sát sự suy giảm diện tích rừng trong khu vực này. Và tất nhiên, nhờ những sự phát triển về tia hồng ngoại, bạn có thể quan sát động vật trong đêm, và những thiết bị hỗ trợ quay video, thu âm đang trở nên ngày càng gọn nhẹ và tốt hơn. Rất nhiều, rất nhiều cách chúng ta có thể làm ngày nay điều mà chúng ta đã không thể làm khi tôi bắt đầu nghiên cứu vào năm 1960. Đặc biệt khi mà tinh tinh, và các loài động vật khác có não lớn, nghiên cứu điều kiện nuôi nhốt, công nghệ hiện đại đang giúp chúng tôi rất nhiều trong nghiên cứu về những cấp độ cao hơn trong nhận thức của những loài động vật này. Chúng ta biết rằng ngày nay chúng có khả năng thực hiện được những gì được cho là hoàn toàn bất khả thi bằng khoa học so với lúc tôi mới vào nghề. Tôi nghĩ rằng tinh tinh được nuôi nhốt có kỹ năng tốt nhất trong việc tư duy là cô tinh tinh được gọi là Ai ở Nhật Bản - tên cô ấy nghĩa là 'tình yêu' -- và cô ấy có một người cộng tác nhạy cảm tuyệt vời làm việc cùng. Cô ấy yêu thích cái máy tính của mình -- cô ấy sẽ rời bỏ nhóm, những dòng nước, những cành cây và mọi thứ của mình. Cô ấy chạy đến ngồi vào chiếc máy tính -- cô ấy ghiền một trò chơi cho trẻ con. Cô ấy 28, và cô ấy làm các thứ trên màn hình máy tính cùng với bàn chuột cảm ứng nhanh hơn hầu hết mọi người. Cô ấy làm được những thứ phức tạp mà tôi còn không có giờ để biết, nhưng điều bất ngờ về cô tinh tinh này là cô ấy không thích phạm sai lầm. Nếu cô ấy đi sai, điểm sẽ không cao, thì cô ấy sẽ đến và đập lên kính -- vì cô ấy không thể thấy người thí nghiệm, để hỏi cách chơi khác. Và cô ấy có khả năng tập trung cao độ trong 20' hoặc hơn, và giờ cô ấy muốn chơi lại từ đầu chỉ vì muốn chơi tốt hơn. Thức ăn là không quan trọng -- cô ấy sẽ nhận 1 phần thưởng nhỏ, như một quả nho khô cho một bước đi đúng -- nhưng cô ấy sẽ làm mà không cần nó, nếu bạn nói với cô ấy trước. Vậy chúng ta có ở đây là một cô tinh tinh sử dụng một cái máy tính. Tinh tinh, khỉ đột, đười ươi cũng có thể học những kí hiệu của con người. Vấn đề ở đây là khi lần đầu tiên tôi đến Gombe vào năm 1960 -- Tôi nhớ rất rõ, rất sinh động, như thể mới ngày hôm qua -- lần đầu tiên, khi tôi đi qua đám cây, hầu hết những con tinh tinh đều chạy trốn khỏi tôi, mặc dù một số con thì có vẻ quen hơn một chút -- tôi nhìn thấy một con đen thui, cúi người qua một cái ụ mối, và tôi quan sát kỹ nó qua ống nhòm. May thay, một con đực trưởng thành tôi đặt tên là David Greybeard -- nhân tiện, khoa học lúc đó bảo không nên đặt tên cho chúng; chúng nên được đặt theo số, như thế thì khoa học hơn. Sao cũng được, David Greybeard -- và tôi thấy nó đang bứt những cọng cỏ và dùng nó để khơi mối ra từ trong tổ. Không chỉ có thế -- anh ta thỉnh thoảng còn lấy một cành con bứt hết lá -- biến đổi một vật cho phù hợp với mục đích nào đó -- là bước đầu của kỹ năng chế tạo công cụ. Điều khiến nó thú vị và là bước đột phá là vào lúc đó, người ta nghĩ rằng con người, và chỉ mỗi con người, sử dụng và làm ra công cụ. Khi tôi còn đi học, chúng tôi được xem như đàn ông, những người chế tạo công cụ. Nên khi Louis Leakey, người thầy của tôi, nghe được tin này, ông ấy bảo: "Ah, ta phải định nghĩa lại "con người" và "công cụ," hoặc chấp nhận tinh tinh như loài người." (Cười) Chúng ta giờ đã biết chỉ mỗi ở Gombe thôi thì đã có 9 cách khác nhau tinh tinh dùng những thứ khác nhau cho những mục đích khác nhau. Hơn nữa, ta biết ở nhiều nơi tại Châu Phi, bất kỳ nơi nào tinh tinh được nghiên cứu, lại có những hành vi sử dụng công cụ hoàn toàn khác. Và bởi vì có vẻ như những hành vi này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua việc quan sát, bắt chước và tập luyện - đó là một định nghĩa của văn hóa loài người. Điều chúng ta tìm thấy là trong hơn 40 năm tôi và những người khác nghiên cứu về tinh tinh các loài khỉ lớn khác, và những loài động vật có vú với cấu trúc não và hệ thống xã hội phức tạp. chúng tôi đã phát hiện ra rằng không có một đường biên rõ ràng nào tách biệt loài người khỏi vương quốc của các loài vật còn lại. Đó là một đường biên rất mờ nhạt. Nó càng mờ nhạt hơn mỗi khi ta phát hiện động vật làm những việc mà chúng ta, với sự ngạo mạn của mình, từng nghĩ chỉ có ở con người. Những con tinh tinh -- không có thời gian để thảo luận về cuộc sống đầy say mê ấy, nhưng chúng có một tuổi thơ dài, 5 năm, được bú mớm và ngủ với mẹ, và sau đó là 3, 4, hoặc 5 năm phụ thuộc cảm xúc vào mẹ, và thậm chí là cả khi con non tiếp theo ra đời. Đây là giai đoạn quan trọng để học hỏi, khi hành vi còn linh hoạt và còn cực kỳ nhiều điều nữa để nghiên cứu từ xã hội loài tinh tinh. Mối liên hệ khăng khít lâu dài phát triển suốt quá trình thơ ấu cùng mẹ, cùng anh chị, có thể kéo dài suốt cả cuộc đời, lên tới 60 năm. Chúng thật ra có thể sống lâu hơn 60 năm bị nuôi nhốt, mà chúng tôi chỉ mới làm 40 năm ở vùng hoang dã cho đến nay. Chúng tôi phát hiện ra loài tinh tinh có khả năng thương cảm và lòng vị tha. Chúng tôi phát hiện trong sự giao tiếp bất ngôn ngữ của chúng -- có rất nhiều -- chúng có rất nhiều âm thanh, được dùng trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng chúng còn sử dụng xúc giác, tư thế, điệu bộ, và chúng làm gì? Chúng hôn, ôm, nắm tay nhau. Chúng vỗ lên lưng nhau, đi nghênh ngang; chúng dứ quả đấm -- những kiểu chúng ta vẫn làm, và chúng làm điều đó trong cùng ngữ cảnh. Chúng có sự cộng tác rất tinh vi. Thỉnh thoảng chúng đi săn, không thường xuyên lắm nhưng khi đi săn, chúng cho thấy một sự cộng tác rất tinh vi, và chúng cùng chia sẻ con mồi. Chúng tôi phát hiện chúng biểu lộ cảm xúc, giống như -- có lẽ đôi khi giống cách chúng ta biểu lộ bản thân như: hạnh phúc, buồn bã, sợ hãi, tuyệt vọng. Chúng biết nỗi đau tinh thần lẫn thể chất. Và tôi không có đủ thời gian để đi chi tiết hơn để chứng minh những điều này cho các bạn, để dành cho việc có rất nhiều sinh viên thông minh, ở các trường đại học tốt nhất, học về cảm xúc ở loài vật, học về tính cách các loài vật. Chúng ta biết rằng tinh tinh và một số loài vật khác có thể tự nhận biết mình trong gương - bản thân nó với những con khác. Chúng có khiếu hài hước, và những thứ như thế thường được xem là đặc quyền của loài người. Nhưng điều này dạy chúng ta một sự tôn trọng mới không chỉ đối với loài tinh tinh, nhưng là với một số loài vật khác mà chúng ta cùng chia sẻ hành tinh này. Một khi chúng ta đã chuẩn bị để thừa nhận điều này, chúng ta không còn là loài sinh vật với tính cách, tâm trí và trên mọi cảm giác, khi ta bắt đầu nghĩ về cách chúng ta sử dụng và lạm dụng rất nhiều sinh vật có tri giác, trí khôn trên hành tinh này, nó sẽ gây ra một cảm giác xấu hổ sâu sắc, ít nhất là đối với tôi. Một điều đáng buồn là những con tinh tinh này -- hơn bất kỳ loài vật nào khác, đã dạy chúng ta biết khiêm tốn một chút -- lại đang biến mất rất nhanh trong môi trường hoang dã. Chúng biết mất vì những lý do mà tất cả mọi người trong khán phòng này đều biết rất rõ. Nạn phá rừng, sự gia tăng dân số, nhu cầu về đất đai. Chúng biết mất bởi vì một số công ty gỗ nhảy vào và cắt trụi. Chúng biến mất ngay tại tâm điểm lãnh thổ của chúng tại Châu Phi bởi vì những công ty gỗ đa quốc gia đã đến và làm đường -- như cách họ muốn làm ở Ecuador và những nơi mà rừng vẫn còn hoang sơ -- để khai thác dầu và gỗ. Và điều này đã đưa đến lưu vực Congo, và nhiều nơi khác trên thế giới thứ được gọi là buôn bán thịt rừng. Nó có nghĩa là dù cho hàng trăm, có thể là hàng ngàn năm, con người đã sống trong những khu rừng đó, hay bất kỳ tập quán nào, hài hòa với thế giới của họ, chỉ giết những con thú họ cần cho bản thân và gia đình -- thì giờ, đột nhiên, nhờ những con đường, những thợ săn đi và về từ các thị trấn. Họ bắn hạ tất cả mọi thứ, bất kỳ cái gì di chuyển to hơn con chuột nhắt; họ phơi khô hay hun khói nó. Và giờ chúng được vận chuyển trên những chuyến xe chở gỗ hay xe khai mỏ, đi đến bán ở các thị trấn. Người ta sẽ trả tiền cao hơn cho miếng thịt rừng so với thịt nuôi -- Đó là sự ưa thích thuộc về văn hóa. Điều đó không bền vững, và những trại đốn gỗ đồ sộ trong rừng giờ đang có nhu cầu về thịt, nên những người thợ săn Pygmy ở lưu vực Congo - những người đã từng có một lối sống tuyệt vời trong hàng trăm năm, giờ lại trở nên sai lạc. Họ được cấp vũ khí; họ bắn cho trại gỗ; họ được tiền. Nền văn hóa của họ đang bị hủy diệt, cùng với những loài động vật mà họ phụ thuộc. Thế nên, khi trại gỗ dời đi, chẳng còn lại gì. Chúng ta đã nói đến việc đánh mất sự đa dạng văn hóa, và tôi đã và đang tự mình chứng kiến nó. Một hình ảnh đầy tàn nhẫn ở Châu Phi -- tôi yêu Châu Phi, và chúng ta thấy gì ở Châu Phi? Chúng ta thấy nạn chặt phá rừng; chúng ta thấy sự sa mạc hóa; chúng ta thấy nạn đói ồ ạt; chúng ta thấy bệnh tật, và chúng ta thấy sự gia tăng dân số ở những vùng nơi con người đông hơn số lượng đất đai có thể nuôi sống, và họ thì quá nghèo để mua thức ăn từ nơi khác. Liệu những người chúng ta đã nghe nói đến hôm qua, trên hòn đảo Phục Sinh, chặt đến cái cây cuối cùng -- liệu họ ngu xuẩn chăng? Họ không biết điều gì đang xảy ra? Có chứ, nhưng nếu bạn thấy nạn đói khủng khiếp ở một số vùng này của thế giới không phải là câu hỏi "Hãy để cái cây đó cho ngày mai." "Tôi sẽ nuôi gia đình bằng gì hôm nay?" Tôi có thể có được vài đô từ cái cây cuối cùng này thứ sẽ giúp chúng tôi sống lâu thêm chút, và rồi chúng tôi sẽ cầu nguyện cho điều gì đó sẽ đến và cứu chúng tôi khỏi cái kết không thể tránh khỏi này. Đó là một hình ảnh đầy thương tâm. Có một thứ khiến chúng ta rất khác biệt so với tinh tinh hay các sinh vật khác, đó là ngôn ngữ nói đầy tinh vi -- một ngôn ngữ mà ta có thể nói với con cái về những thứ không có ở đây. Chúng ta có thể nói về quá khứ xa xôi, kế hoạch cho tương lai xa xôi, thảo luận ý tưởng với nhau, nhờ đó các ý tưởng có thể triển nở từ sự khôn ngoan kết hợp của một nhóm. Ta có thể thực hiện nó bằng cách bàn bạc; thông qua video, thông qua từ ngữ viết tay. Và chúng ta đang lạm dụng sức mạnh mà chúng ta cần phải cẩn trọng, và chúng ta đang phá hủy thế giới. Ở các nước phát triển, nó còn tệ hơn, bởi vì chúng ta tiếp cận với rất nhiều thông tin ngu xuẩn về những thứ chúng ta đang làm. Bạn biết không, chúng ta đang nuôi dạy những đứa trẻ trong một thế giới, nơi mà ở nhiều khu vực, nước đang đầu độc chúng? Không khí thì gây hại cho chúng, thức ăn được lớn lên từ những vùng đất ô nghiễm đang đầu độc chúng. Và nó không chỉ xảy ra ở những nước đang phát triển xa xôi; nó ở khắp mọi nơi. Bạn có biết ta có khoảng 50 chất hóa học trong cơ thể mà 50 năm trước không có? Có rất nhiều căn bệnh, như hen suyễn và một số loại ung thư, đang tăng lên ở những nơi chất thải độc hại bẩn thỉu được đổ chôn. Chúng ta đang làm hại chính mình khắp mọi nơi, cũng như làm hại các loài động vật, cũng như bản thân thiên nhiên -- Bà mẹ Thiên nhiên, người cho chúng ta sự sống. Bà mẹ Thiên nhiên, nơi tôi tin chúng ta cần dành thời gian, nơi cây cối, hoa lá, chim chóc tốt cho sự phát triển tâm lý của chúng ta. Vậy mà có hàng trăm, hàng trăm trẻ em ở nước phát triển chẳng thấy được tự nhiên, vì chúng lớn lên trong các khối bê-tông tất cả những gì được biết là thực tế ảo, không có cơ hội để đi và nằm dài dưới nắng, hay vào rừng, với những đốm nắng soi từ trên tấm màn. Khi tôi đi du lịch vòng quanh thế giới, bạn biết đấy, tôi phải rời khỏi rừng -- nơi tôi yêu thích. Tôi phải để lại những chú tinh tinh tuyệt vời cho sinh viên và các nhân viên tiếp tục nghiên cứu bởi vì, phát hiện ra chúng suy giảm từ khoảng 2 triệu 100 năm trước còn khoảng 150,000 con hiện nay, Tôi biết tôi phải rời khỏi khu rừng để làm điều tôi có thể làm để tăng nhận thức trên khắp thế giới. Và tôi càng nói nhiều về cảnh ngộ của loài tinh tinh, tôi càng nhận ra thực tế rằng tất cả mọi thứ đều liên kết với nhau, và vấn đề của những nước đang phát triển thường bắt nguồn từ sự tham lam của các nước phát triển, tất cả kết hợp với nhau, và tạo ra -- không phải là điều ý nghĩa, hy vọng nằm ở điều ý nghĩa -- nó tạo ra một sự vô nghĩa. Sao ta làm điều đó? Ai đó đã hỏi tôi hôm qua. Khi tôi đi khắp thế giới, tôi liên tục bắt gặp những người trẻ mất hy vọng. Bọn trẻ cảm thấy tuyệt vọng, chúng cảm thấy, "Chúng ta làm gì không quan trọng, ăn, uống, vui vẻ, vì ngày mai ta sẽ chết. Tất cả đều vô vọng -- truyền thông luôn nói thế." Và rồi tôi gặp một số người tỏ ra giận dữ, và sự giận dữ có thể biến thành bạo lực, thứ mà chúng ta đều quen thuộc với nó. Tôi có 3 cháu nhỏ, và khi một trong những sinh viên của tôi nói với tôi tại trường cấp 3 hay đại học, chúng bảo, "Chúng cháu giận dữ, " hay "Bọn cháu thấy cực kỳ tuyệt vọng, bởi vì bọn cháu cảm thấy người lớn thỏa hiệp với tương lai cháu, và bọn cháu chẳng làm gì được cả." Và tôi nhìn vào mắt những đứa cháu, và nghĩ chúng ta đã làm hại hành tinh này bao nhiêu từ khi tôi ở tuổi chúng. Và tôi thấy cực kỳ xấu hổ, và đó là tại sao vào năm 1991 tại Tanzania, tôi khởi động một chương trình có tên là "Cội rễ và Mầm non." Có những tờ rơi ở quanh khu vực bên ngoài, và nếu ai có thể làm bất kỳ điều gì cho con trẻ và quan tâm đến tương lai, tôi xin bạn hãy lấy một tờ. "Cội rễ và Mầm non là một chương trình vì hy vọng." Cội rễ tạo ra mội nền tảng vững chắc. Mầm non trông nhỏ bé, nhưng khi chạm được ánh nắng chúng có thể đâm xuyên những bức tường. Hãy xem bức tường gạch như tất cả vấn đề mà chúng ta đã giáng xuống hành tinh này. Và, bạn thấy đấy, đây là một thông điệp về hy vọng. Hàng trăm, ngàn người trẻ khắp thế giới có thể xuyên thủng nó, và kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Và thông điệp quan trọng nhất của "Cội rễ và Mầm non" là từng người chúng ta tạo ra điều khác biệt. Từng cá nhân đều có vai trò của nó. Từng người tác động đến thế giới xung quanh chúng ta mỗi ngày, và các bạn - những nhà khoa học - biết bạn thật sự không thể thậm chí nếu bạn nằm trong giường cả ngày, bạn thở khí ôxy thải khí CO2, có thể sẽ đi vệ sinh, những thứ kiểu như thế -- bạn đang tạo ra sự khác biệt cho thế giới. Vậy nên, chương trình "Cội rễ và Mầm non" đưa những trẻ tham gia vào 3 loại dự án. Và đây là những dự án giúp tạo ra một thế giới tốt hơn quanh chúng. Một dự án để quan tâm và chăm sóc cộng đồng của chính mình. Một cho các loài động vật, bao gồm cả động vật nuôi -- và tôi phải nói rằng, tôi học mọi thứ về hành vi động vật thậm chí trước khi tôi đến Gombe và tinh tinh từ con chó của tôi, Rusty, bạn đồng hành thơ bé của tôi. Và loại dự án thứ ba: dành cho môi trường địa phương. Điều mà những đứa trẻ phụ thuộc vào đầu tiên, chúng bao nhiêu tuổi -- và chúng tôi tiến hành từ mẫu giáo đến tận đại học. Nó phụ thuộc vào việc bạn ở thành phố hay nông thôn. Nó phụ thuộc vào việc nơi đó giàu có hay nghèo đói. Nó phụ thuộc vào việc nó thuộc về nơi nào của Mỹ. Chúng ta giờ ở tất cả mọi bang, và vấn đề ở Florida khác với vấn đề ở New York. Nó phụ thuộc vào quốc gia họ thuộc về -- và chúng tôi đã có mặt ở trên 60 nước, với khoảng 5,000 nhóm hoạt động -- và có những nhóm ở khắp những nơi mà tôi vẫn tiếp tục nghe thấy và những nơi mà tôi chưa từng thấy, bởi vì những đứa trẻ đang đang thực hiện và tự mở rộng chúng. Tại sao? Bởi vì chúng làm chủ nó, bởi vì tụi trẻ là người quyết định chúng sẽ làm gì. Đó không phải là điều mà ba mẹ chúng bảo, hay thầy cô giáo bảo. Điều đó rất hiệu quả, nhưng nếu chúng tự quyết định, "Chúng con muốn làm sạch dòng sông này và đưa cá về nơi từng là nơi chúng ở. Chúng con muốn làm sạch những mảnh đất độc hại ở nơi này và làm một vườn rau sạch. Chúng con muốn đi và dành thời gian với những người già nghe câu chuyện của họ và ghi lại lịch sử truyền miệng của họ. Chúng con muốn đi làm việc ở trại chó. Chúng con muốn biết về những con thú. Chúng con muốn..." Bạn biết đấy, nó cứ tiếp diễn như thế, và tôi thấy tràn đầy hy vọng. Tôi đi khắp thế giới 300 ngày một năm, mọi nơi đều có nhóm "Cội rễ và Mầm non" ở nhiều lứa tuổi. Mọi nơi có những đứa trẻ mắt lấp lánh bảo "Hãy nhìn sự khác biệt chúng con đã tạo nên." Và giờ đến lượt công nghệ vào cuộc, bởi vì với phương tiện liên lạc điện tử mới này những đứa trẻ có thể liên lạc với nhau trên khắp thế giới. Và nếu có bất kỳ ai quan tâm, giúp đỡ, chúng tôi có rất nhiều ý tưởng, nhưng chúng tôi cần giúp đỡ -- cần giúp đỡ để xây dựng một hệ thống đúng đắn thứ sẽ giúp những người trẻ này truyền đạt niềm sôi nổi của chúng. Nhưng còn, -- và điều này rất quan trọng -- truyền đạt nỗi tuyệt vọng của chúng, để nói rằng: "Chúng cháu đã thử, không hoạt động, nên làm gì?" Và sau đó, có những nhóm khác sẽ trả lời những đứa trẻ có thể là nhóm ở Mỹ, có thể là nhóm ở Israel, bảo rằng: "À, cháu làm hơi sai. Đây mới là cách cháu nên làm." Triết lý rất đơn giản. Chúng tôi không tin vào bạo lực. Không bạo lực, không bom, không súng đạn. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Bạo lực sẽ dẫn đến bạo lực, ít nhất là theo cách nhìn của tôi. Vậy chúng ta giải quyết thế nào? Công cụ để giải quyết vấn đề là kiến thức và sự hiểu biết. Biết về thực tế, nhưng còn thấy được bức tranh toàn cảnh. Làm việc chăm chỉ và bền bỉ -- không từ bỏ -- yêu thương và trắc ẩn đưa đến sự tôn trọng tất cả mọi loài sống. Còn bao nhiêu phút? Một, hai? Chris Anderson: Một -- một đến hai. Tôi sẽ nói thêm hai phút nữa. (Cười) Bạn sẽ đến và lôi tôi đi à? (Cười) Thế nào cũng được -- về cơ bản, "Cội rễ và Mầm non" đang bắt đầu thay đổi cuộc sống của người trẻ. Đây là điều mà tôi cống hiến hầu hết năng lượng của mình vào. Và tôi tin rằng một nhóm thế này có thể có tác động lớn, không chỉ bởi vì bạn chia sẻ công nghệ với chúng tôi, nhưng là bởi vì có rất nhiều người trong số các bạn có con trẻ. Và nếu bạn đưa chương trình này đến cho con cái bạn, chúng sẽ có cơ hội rất tốt để ra ngoài và làm việc tốt, bởi vì chúng có bố mẹ như bạn. Và rõ ràng là tất cả các bạn quan tâm nhiều thế nào đến việc cố gắng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là một điều rất đáng khích lệ. Nhưng những đứa trẻ đã hỏi tôi -- và điều này không hơn 2' đâu, tôi hứa -- bọn trẻ hỏi, " Bà Jane, bà thật sự có hy vọng về tương lai? Bà đi nhiều nơi, bà nhìn thấy nhiều điều khủng khiếp xảy ra." Đầu tiên, trí não con người -- tôi không cần phải nói điều gì về nó. Giờ chúng ta biết những vấn đề gì đang xảy ra khắp thế giới, trí não con người giống các bạn đang cố gắng giải quyết những vấn đề đó. Và chúng ta đã nói rất nhiều về điều đó. Thứ hai, khả năng hồi phục của tự nhiên. Chúng ta có thể phá hủy một dòng sông, và chúng ta có thể hồi sinh chúng. Chúng ta có thể nhìn thấy cả khu vực bị tàn phá và nó có thể hồi sinh để ra hoa lần nữa, bằng thời gian và một chút giúp sức. Thứ ba, người diễn giả cuối cùng đã đề cập đến -- hay là người kế cuối, nói về tính bất khuất của con người. Quanh chúng ta là những con người tuyệt vời những người làm ra những thứ xem như như bất khả thi. Nelson Mandela -- Tôi đã lấy một mảnh đá vôi từ nhà tù Robben Island, nơi ông ấy bị đày suốt 27 năm, và được thả ra mà không hề cay đắng, ông ấy có thể lãnh đạo dân tộc mình từ nỗi sợ hãi phân biệt chủng tộc mà không hề phải tắm máu. Ngay cả sau sự kiện 11/9 -- lúc đó tôi đang ở New York và tôi thấy sợ hãi -- tuy nhiên, có rất nhiều con người dũng cảm, có rất nhiều yêu thương và lòng trắc ẩn. Và sau đó khi tôi đi khắp đất nước và cảm thấy nỗi sợ -- nỗi sợ dẫn con người đến cảm giác họ không thể lo lắng về môi trường thêm nữa, trong trường hợp họ có vẻ như không yêu nước -- và tôi cố gắng khích lệ họ, một số người nghĩ ra một đoạn trích ngắn từ Mahatma Gandhi, "Nếu bạn nhìn lại ngược dòng lịch sử nhân loại, bạn sẽ thấy tất cả chế độ tàn bạo được thay thế bởi chế độ tốt." Và chỉ sau đó một người phụ nữ mang đến cho tôi một cái chuông nhỏ, và tôi muốn kết thúc với ghi chú này, Cô ấy nói, "Nếu bà nói đến hy vọng và hòa bình, hãy rung nó." Chiếc chuông được làm ra từ kim loại lấy từ một bãi mìn đã gỡ, từ những khu thảm sát của Pol Pot -- một trong những chế độ tàn độc nhất trong lịch sử nhân loại -- nơi con người bắt đầu cùng chung lưng với nhau sau khi chế độ này sụp đổ. Nên, vâng, đây là hy vọng, và hy vọng ở nơi đâu? Nó ở trong tay những nhà chính trị gia? Nó trong tay chúng ta. Trong tay bạn và trong tay tôi và trong tay con cái của chúng ta. Nó thật sự phụ thuộc vào chúng ta,. Ta là người có thể tạo nên sự khác biệt. Nếu chúng ta dẫn dắt sự sống nơi chúng ta cố ý để lại một dấu ấn sinh học khả thi nhỏ nhất nếu chúng ta mua những thứ theo đạo đức cho phép và không mua những thứ chúng ko cho phép, chúng ta có thể thay đổi thế giới qua một đêm. Cảm ơn. Đây là một câu chuyện về London gọi là "Ngọn đồi của Người thả diều" nơi mà tôi từng bỏ ra hàng giờ hỏi rằng "Khi nào anh ấy quay trở lại? Khi nào anh ấy quay trở lại?" Vậy nên đây là 1 câu chuyện khác gửi đến chàng trai ấy người mà tôi đã không còn tình cảm gì nữa Nhưng đây là về "Ngọn đồi của người thả diều" Là một bài hát rất đẹp viết bởi Martin Evan thật ra là viết cho tôi Boo Hewerdine, Thomas Dolby Cảm ơn rất nhiều vì đã mời tôi đến. Đây thật là 1 vinh hạnh được hát cho quý vị. Cảm ơn rất nhiều. ♫ Em còn nhớ khi chúng ta từng đi ♫ ♫ lên đến Ngọn đồi của người thả diều ♫ ♫ Những đêm mùa hè, thật tĩnh lặng ♫ ♫ với thành phố bên dưới ta ♫ ♫ và cuội đời trải ra trước mắt ♫ ♫ trước những ngôn từ cay nghiệt và ngu xuẩn ♫ ♫ đã được thốt lên một cách cay nghiệt và ngu xuẩn ♫ ♫ Có những đêm anh nghĩ về em ♫ ♫ và rồi anh đi lên ♫ ♫ Ngọn đồi của Người thả diều ♫ ♫ bao bọc khỏi cái lạnh của mùa đông ♫ ♫ và nơi nào đó trong thành phố bên dưới anh ♫ ♫ em đang ngủ say ♫ ♫ và anh khẽ thắc mắc ♫ ♫ liệu anh có thể mò mẫm vào giấc mơ của em đôi lúc ♫ ♫ Em đang ở đâu? ♫ ♫ Hỡi tình yêu mùa hè hoang dại của anh ♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu? ♫ ♫ Năm tháng có đối xử tốt với em không? ♫ ♫ Và em có đôi khi nghĩ về anh ♫ ♫ trên Ngọn đồi của Người thả diều?♫ ♫ Ôi, anh cầu mong cho một ngày sẽ đến ♫ ♫ Chúng ta sẽ không nói một lời ♫ ♫ Ta sẽ không cần tới nó ♫ ♫ Đôi khi im lặng là vàng ♫ ♫ Chúng ta sẽ chỉ đứng trong cái tĩnh lặng của đêm tối ♫ ♫ và thì thầm lời tạm biệt cho sự đơn độc ♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu? ♫ ♫ Tình yêu hè hoang dại của anh ♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu ♫ ♫ Và em có đôi khi nghĩ về anh ♫ ♫ Và em có bao giờ kết thúc chuyến leo núi đó không? ♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu? ♫ ♫ Tình yêu hè hoang dại của anh ♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu? ♫ Năm tháng có đối xử tốt với em không? ♫ ♫ Và em có bao giờ kết thúc chuyến leo núi đó không? ♫ ♫ trên Ngọn đồi của Người thả diều?♫ ♫ ...của Người Thả Diều♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu? Bây giờ em đang ở đâu? ♫ ♫ Bây giờ em đang ở đâu? ♫ ♫ ...của Người Thả Diều ♫ (Vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn rất nhiều Nếu tôi có một cô con gái thay vì Mẹ, con tôi sẽ gọi tôi là Điểm B, vì như vậy thì con sẽ biết rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, ít nhất con cũng sẽ tìm được đường đến tôi. Và tôi sẽ vẽ hệ thái dương lên lòng bàn tay con, để con phải học cả bầu trời trước khi có thể nói, "Ôi, con đã biết cái đó rõ như lòng bàn tay của mình rồi." Và con sẽ học rằng cuộc sống này sẽ tát vào mặt con chờ con đứng dậy để có thể đá con vào bụng. Nhưng bị đánh hộc hơi thì phổi con mới nhớ rằng không khí tuyệt vời như thế nào Có những nỗi buồn mà cao dán hay thơ ca cũng không thể xoa dịu được Vì vậy lần đầu con nhận ra rằng nữ siêu nhân sẽ không đến giải cứu, Mẹ muốn con biết rằng con không phải đeo tấm khăn choàng một mình. Vì dù cho con giang tay rộng cỡ nào, thì bàn tay con cũng sẽ quá bé nhỏ để có thể tóm lấy tất cả nỗi đau con muốn xoa dịu Tin mẹ đi, mẹ đã thử rồi. "Và, con yêu," tôi sẽ nói với con tôi, đừng ngẩng mũi lên cao như thế Mẹ biết cái mánh đó, mẹ đã làm nó cả tỷ lần Con chỉ chờ mùi khói lần theo nó đến ngôi nhà đang cháy và tìm thấy một cậu bé đã mất tất cả trong đám cháy để xem thử con có cứu được cậu bé đó không Hoặc tìm lấy cậu bé đã châm lửa đám cháy để xem thử con có thể thay đổi cậu không." Nhưng tôi biết con gái sẽ làm vậy bất cứ giá nào, vì vậy tôi sẽ luôn giữ trong nhà sô cô la và giày đi mưa bởi vì không có nỗi đau nào mà sô cô la không làm dịu được. Ok, có một vài nỗi đau sô cô la không giúp được. Nhưng đó là lúc ta cần giày đi mưa. Bởi vì mưa sẽ rửa trôi mọi thứ, nếu được cho phép. Tôi muốn con nhìn thẳng vào thế giới qua phần bên cạnh của con tàu có đuôi bằng kính, để nhìn qua một cái kính hiển vi vào những vũ trụ to lớn đang tồn tại trên đầu kim của tâm trí con người, bởi vì đó là cách mẹ tôi dạy tôi. Là sẽ có những ngày như thế này ♫ Sẽ có những ngày như thế này, mẹ tôi nói ♫ Khi con giang rộng đôi tay để bắt lấy mà chỉ thu lại những vết cắt bầm tím; Khi con bước ra khỏi buồng điện thoại và cố bay đi và những người mà con muốn cứu lại là những người đang giẫm lên khăn choàng của con; khi bốt của con tràn đầy nước mưa, và sự thất vọng lên đến tận cổ. Đó chính là những ngày con có thêm lý do để nói cảm ơn Bởi vì không có gì đẹp đẽ hơn cái cách biển cả cứ ôm lấy bãi cát, dù cho bao lần nó bị đẩy ra xa. Con sẽ thổi cơn gió vào sự thất thường của thắng thua Con sẽ đặt vì sao lên những sự khởi đầu mới Và cho dù bao nhiêu trận cuồng phong xảy ra trong một phút. hãy chắc chắn là tâm trí con tập trung vào vẻ đẹp của cuộc đời kỳ lạ này. Đành rằng từ một đến tin-người-quá-mức thì tôi thật sự quá ngây thơ. Nhưng tôi muốn con biết rằng thế giới này được tạo ra từ đường cát Nó có thể tan biến quá dễ dàng nhưng đừng lo, hãy thè lưỡi ra mà nếm nó. "Con yêu," Tôi sẽ nói con, 'hãy nhớ, mẹ con là người hay lo, còn ba con là người chiến binh, và con là cô gái với đôi tay nhỏ và đôi mắt to không biết ngừng học hỏi.' Hãy nhớ rằng những đều tốt đẹp đến ba lần và những điều xấu cũng vậy. Và luôn luôn xin lỗi khi con đã làm gì sai phạm. Nhưng đừng bao giờ xin lỗi cho cách mà mắt con không ngừng sáng lên. Giong nói con nhỏ, nhưng đừng ngừng ca hát. Và cuối cùng, khi đời trao cho con những cơn đau đầu khi chiến tranh và căm hận chui qua khe cửa và những tờ rơi trên các góc phố tràn đầy những thất bại và sự nghi ngờ hãy bảo họ rằng họ nên gặp mẹ con. Cám ơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Được rồi, bây giờ tôi muốn các bạn dừng lại một chút. và tôi muốn bạn nghĩ đến ba điều mà bạn biết là đúng. Nó có thể về bất cứ thứ gì bạn muốn -- công nghệ, giải trí, thiết kế, gia đình bạn, bạn có gì cho bữa sáng. Luật duy nhất là đừng nghĩ quá kỹ. Ok, sẵn sàng chưa? Bắt đầu. Okay. Và đây là ba điều mà tôi biết là đúng. tôi biết rằng Jean-Luc Godard đã đúng khi ông nói, "một câu chuyện tốt phải có mở bài, thân bài, và kết. dù không cần phải theo trình tự đó." Tôi biết rằng tôi rất run và hứng khởi khi được đứng trên đây. làm cho khả năng giữ bình tĩnh của tôi giảm thiểu một cách đáng kể (Cười) và tôi biết tôi đã chờ cả tuần để kể cho cá bạn câu chuyện cười này. (cười) Tại sao con bù nhìn lại được mời đến TED? Vì nó rất nổi bật trong cánh đồng. (Cười) Xin lỗi. Ok, đó là ba điều mà tôi biết là đúng. Nhưng có rất nhiều điều tôi thấy rất khó hiểu. Vì vậy tôi viết thơ để giải thích. Đôi khi cách duy nhất mà tôi biết để suy nghĩ là viết một bài thơ Và đôi khi tới cuối bài thơ tôi nhìn lại và nghĩ, "Ồ, thì ra đó là vậy." Và đôi khi tôi đến cuối bài thơ nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề gì. nhưng ít ra tôi có thêm một bài thơ mới. Thơ nói là loại hình nghệ thuật của văn thơ trình diễn. Tôi nói với mọi người rằng nó bao gồm sáng tạo thơ ca mà không chỉ ở trên trang giấy, rằng có cái gì đó về nó đòi hỏi phải được nói ra hoặc được nhìn thấy. Khi tôi mới bước vào trung học, tôi luôn luôn lo lắng. Tôi bị chậm lớn nhưng lại dễ bị kích động. Nhưng bất kể nỗi sợ hãi khi bị người khác nhìn quá lâu, tôi bị hấp dẫn bởi ý tưởng về thơ nói. Tôi cảm thấy rằng hai tình yêu bí mật của mình, thơ ca và sân khấu, đã hợp lại, có một đứa bé, một đứa bé tôi cần làm quen. Và tôi đã quyết định thử. Bài thơ nói đầu tiên của tôi bao bọc bởi trí tuệ của một cô bé 14 tuổi nói về sự bất công của việc được coi là không nữ tính. Bài thơ rất giận dữ, và khá là phóng đại, nhưng những bài thơ nói tôi đã xem cho đến thời điểm đó chủ yếu là giận dữ, nên tôi nghĩ như vậy là tốt rồi. Lần đầu tiên tôi trình diễn khán gia cổ vũ và hò hét, và khi tôi rời khỏi sân khấu tôi vẫn còn run. Tôi thấy có người vỗ vào vai tôi, và khi quay lại nhìn một cô gái cao lớn trong một cái áo nỉ tiến lại từ đám đông. Cô ấy chắc phải cao đến 2 mét và nhìn như là có thể đánh bật tôi chỉ với một tay, nhưng thay vào đó, cô ấy chỉ gật đâu với tôi và nói "Ê này, tôi cũng cảm thấy như vậy đó. Cám ơn" Và sấm chớp đã nổi lên. Tôi đã hoàn toàn bị thu phục. Tôi tìm thấy một quán bar ở phía Đông Manhattan có một chương trình trình diễn thơ nói tự do hàng tuần, và bố mẹ tôi, dù bất ngờ nhưng vẫn ủng hộ hết mình, đã đưa tôi đến đó để tận hưởng mọi thứ về thơ nói. Tôi trẻ hơn mọi người ở đấy ít nhất chục năm nhưng sao đó, các nhà thơ tại câu lạc bộ thơ Bowery không cảm thấy khó chịu bởi một đứa bé 14 tuổi lang thang ở đó -- thật ra, họ còn chào mừng tôi. Và ở đó, lắng nghe họ chia sẻ những câu chuyện của mình tôi học được rằng thơ nói không phải giận dữ nó có thể vui hoặc đau đớn hoặc nghiêm trọng hoặc ngớ ngẩn. Câu lạc bô thơ ca Bowery trở thành lớp học và nhà của tôi. Và những nhà thơ trình diễn ở đó đã khuyến khích tôi chia sẻ câu chuyện của mình. Không quan tâm đến việc là tôi chỉ 14 tuổi -- họ nói với tôi rằng, "Hãy viết về tuổi 14." Tôi làm vậy và hàng tuần, tôi đứng đó, ngạc nhiên sung sướng khi những cô chú người lớn với học thức đầy mình cười với tôi và cảm thông cùng tôi và vỗ tay và nói tôi rằng, 'này, tôi cũng cảm thấy thế đấy." Bây giờ tôi có thể chia hành trình thơ nói của mình thành ba giai đoạn Một là lúc tôi nói, "Tôi có thể. Tôi có thể làm việc này," và đó là nhờ cô gái cao lớn trong chiếc áo nỉ. Hai là khi tôi nói, "Tôi sẽ tiếp tục. Tôi yêu thơ nói. Tôi sẽ quay trở lại mỗi tuần." Giai đoạn ba bắt đầu khi tôi nhận ra rằng tôi không phải viết thơ một cách tức giận, nếu đó không phải là tôi. đây là những điều rất cụ thể với tôi, và tôi càng chú tâm vào những điều này, thì thơ của tôi càng kỳ quái, nhưng càng lúc tôi thấy nó như là của tôi hơn. Không phải chỉ là "viết những gì bạn biết," mà nó còn là nơi tụ hợp tất cả những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn thu được tới giờ phút đó để giúp bạn đi sâu khám phá những điều chưa biết. tôi dùng thơ ca để giúp giải quyết những điều tôi chưa hiểu nhưng những bài thơ mới tôi viết tràn đầy ký ức của những nơi tôi đã từng đi qua. Khi tôi đến đại học, tôi gặp một nhà thơ khác cũng chia sẽ niềm tin của tôi ở phép màu của thơ nói. Và thật ra, Phil Kaye và tôi cũng thật tình cờ có trùng họ. Và khi tôi còn đang ở trung học, tôi đã tạo ra dự án V.O.I.C.E, như là một cách để khuyến khích bạn bè tôi cùng làm thơ nói với tôi. Nhưng Phil và tôi quyết định thay đổi dự án V.O.I.C.E thay đổi sứ mệnh sử dụng thơ nói như là một cách để giải trí, giáo dục và tạo nguồn cảm hứng. Chúng tôi tiếp tục đi học, nhưng trong thời gian nghỉ chúng tôi đi khắp nơi, biểu diễn và dạy từ đứa bé 9 tuổi cho đến sinh viên cao học, từ California đến Indiana đến Ấn Độ đến một trường trung học công ngay đối diện khuôn viên trường đại học. Và chúng tôi chứng kiến rất nhiều lần cái cách mà thơ nói mở những lỗ khóa. Nhưng hóa ra đôi khi văn thơ có thể rất đáng sợ. Kết quả là một số lần, bạn phải lừa những người trẻ để họ viết thơ. Và tôi nghĩ ra việc liệt kê. Tất cả mọi người đều có thể liệt kê. Và danh sách đầu tiên tôi cho học sinh làm là "10 điều tôi biết là đúng" Và đây là điều xảy ra, và bạn cũng sẽ phát hiện ra điều này nếu chúng ta bắt đầu đọc to danh sách của mình , Vào một thời điểm nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng một ai đó cũng có chung một ý tưởng với bạn, hay một điều gì đó gần giống với ý tưởng trong danh sách của bạn. Và một người khác sẽ có những điều hoàn toàn trái ngược với những điều của bạn. Và rồi sẽ có một người có những ý tưởng mà bạn chưa nghe thấy bao giờ Và rồi, một người sẽ viết về một vấn đề mà bạn tưởng là bạn biết hết rồi dưới một góc nhìn mới. Và tôi bảo với mọi người rằng bốn chỗ giao nhau đó, là nơi những câu chuyện vĩ đại bắt đầu những câu chuyện về những điều mà bạn yêu thích với ý tưởng của người khác đóng góp vào. Hầu hết mọi người tỏ ra thích thú với bài tập này, nhưng một học sinh, một tân sinh viên tên là Charlotte có vẻ không được thuyết phục lắm. Charlotte liệt kệ rất tốt, nhưng cô bé không chịu viết một bài thơ nào cả "Thưa cô", cô bé nói, 'em không phải là một người thú vị em không có gì hay ho để nói cả." Tôi giao cho cô bé liệt kệ hết thứ này đến thứ khác Rồi một ngày, tôi ra bài liệt kê "10 điều đáng lẽ ra tôi phải học được rồi" Điều thứ 3 trong danh sách của Charlotte là "Đáng lẽ ra tôi phải nhớ là không nên thích người nào tuổi gấp ba lần mình" Tôi hỏi cô bé thế nghĩa là gì cô nói "Dạ, nhưng câu chuyện dài dòng lắm" và tôi nói "Charlotte, cô thấy chuyện đó nghe khá thú vị đấy chứ" Rồi Charlotte viết bài thơ đầu tiên của mình một bài thơ tình khác hẳn tất cả các bài thơ tình tôi đã từng nghe trước đây Và bài thơ bắt đầu "Anderson Cooper thật là đẹp trai" (Cười) "Bạn có nhìn thấy anh ấy trong chương trình 60 Phút, bơi đua với Michael Phelps mặc mỗi chiếc quần bơi lao xuống nước, quyết tâm đánh bại nhà vô địch? Sau cuộc đua, anh hất mái tóc ánh bạc còn ướt nhẹp và nói "Anh đúng là một vị thần!" Không, Anderson, anh mới chính là vị thần" (Cười) (Vỗ tay) Tôi biết rằng quy tắc đầu tiên để giữ bình tĩnh và tỏ ra cool là chống lại sự bối rối, là không bao giờ để điều gì đe dọa ảnh hưởng hoặc kích thích bạn. Có một người nói với tôi rằng nó giống như là đi qua cuộc đời như thế này. Bạn bảo vệ bản thân khỏi những nỗi đau buồn không ngờ tới nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng tôi muốn đi qua cuộc đời mình như thế này và mặc dù nó đồng nghĩa với việc tôi phải bắt lấy những nỗi đau buồn kia, khi những điều tuyệt vời và đẹp đẽ rơi xuống đời tôi, tôi sẽ sẵn sàng để bắt lấy chúng. Tôi dùng thơ nói để giúp học sinh của mình tìm lại những điều kỳ diệu để chống lại ước muốn bản năng của sự bình tĩnh và xa lạnh thay vào đó, tích cực tham gia vào mọi việc xung quanh mình để họ có thể suy diển lại sự việc và kiến tạo ra những ̣điều mới mẻ. Tôi không nghĩ thơ nói là loại hình nghệ thuật lý tưởng Ngược lại tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách tốt nhất ̣để kể từng câu chuyện Tôi viết nhạc kịch, tôi làm phim ngắn bên cạnh những bài thơ Nhưng tôi dạy thơ nói vì nó dễ lưu truyền. Không phải ai cũng có thể đọc các nốt nhạc hoặc sở hữu một chiếc máy ảnh nhưng ai cũng có thể giao tiếp, bằng cách này hay cách khác và ai cũng có các câu chuyện mà chúng ta có thể học theo. Thêm vào đó, thơ nói cho chúng ta sự cảm thông ngay lập tức Nhiều khi chúng ta cảm thấy cô độc như là không ai hiểu mình cả nhưng thơ nói nói rằng nếu như bạn có khả năng diễn tả bản thân mình và có sự dũng cảm để kể lại các câu chuyện và ý kiến đó bạn sẽ được tán thưởng và lắng nghe bởi một căn phòng đầy những người cùng trang lứa hoặc những người trong cộng đồng. Va có thể kể cả một cô gái to lớn trong chiếc áo nỉ cũng sẽ cảm thông với những gì bạn vừa chia sẻ Và đó là một sự khám khá tuyệt vời nhất là khi bạn mới 14 tuổi. Thêm vào đó, bây giờ với YouTube sự kết nối đó không còn bị giới hạn trong căn phòng nhỏ nữa. Tôi cảm thấy thật may mắn là sẽ có bản lưu dữ của các màn biểu diển mà tôi có thể chia sẻ với các học sinh của mình. Nó cho họ nhiều cơ hội hơn để tìm một nhà thơ hoặc một bài thơ mà họ có thể đồng cảm với. Rất dễ để bị sa vào, khi mà bạn đã phát hiện ra, thói quen viết đi viết lại một bài thơ duy nhất hoặc kể đi kể lại một câu chuyện duy nhất khi mà bạn đã phát hiện ra là nó sẽ làm cho bạn được tán thưởng. Học diễn tả bản thân thôi là chưa đủ, bạn cần phải học cách để phát triển và khám phá và chấp nhận rủi ro, thách thức bản thân. Đó chính là bước thứ ba: làm cho những gì bạn làm ngập tràn với những điều cụ thể và đặc biệt của cá nhân bạn mà thôi, kể cả khi những điều đó thay đổi liên tục. Bởi vì bước thứ ba là mãi mãi. Nhưng bạn không thể bắt đầu bước thứ ba, trước khi bạn bắt đầu bước một: Tôi có thể. Tôi đi lại rất nhiều khi tôi dạy học, vì thế không phải lúc nào tôi cũng có thể chứng kiến học sinh của mình đi đến bước thứ ba, nhưng tôi đã rất may mắn với Charlotte là tôi đã có thể theo sát cuộc hành trình của cô bé. Tôi đã ở đó khi cô nhận ra rằng, bằng cách cho những gì mà cô biết là đúng vào trong việc viết lách của mình cô có thể tạo ra những bài thơ mà chỉ Charlotte có thể viết về con mắt và thang máy và Dora Người tìm kiếm. Và tôi luôn cố gắng để kề những câu chuyện mà chỉ mình tôi có thể kể như là câu chuyện này chẳng hạn. Tôi đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ tìm cách hay nhất để kể câu chuyện này, và tôi băn khoăn không biết có phải cách hay nhất sẽ là một bài PowerPoint hay là một đoạn phim ngắn và đâu mới là bắt đầu, phần giữa và kết thúc? Và tôi băn khoăn không biết liệu khi tôi đến được phần kết của cuộc nói chuyện ngày hôm nay là tôi có thể thấu rõ được mọi thứ hay không. Tôi luôn nghĩ là sự khởi đầu của mình là ở Bowery Poetry Club, nhưng có thể nó đã bắt đầu từ trước đó rất lâu. Khi chuẩn bị cho TED, tôi tìm thấy trang nhật ký này trong một tờ báo cũ. Tôi nghĩ ngày 54 tháng 12 thực ra là ngày 24. Rõ ràng là từ khi tôi còn bé, tôi đã đi qua cuộc đời như thế này. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đã đi như thế. Tôi muốn được giúp mọi người tìm lại điều kỳ diệu đó, để muốn được tham gia, để muốn được học hỏi, và để muốn được chia sẻ những gì họ vừa học, những điều mà họ vừa phát hiện ra là đúng và những điều mà họ vẫn đang cố gắng tìm ra câu trả lời. Và tôi xin phép được kết thúc với bài thơ này. Khi họ dội bom Hiroshima, vụ nổ như tạo ra một siêu tân tinh hạng nhỏ khiến tất cả cây cối, động vật và con người ở trong tầm ngắm trực tiếp của ánh mặt trời gay gắt đó tan ngay thành bụi. Và những gì còn sót lại của thành phố cũng sớm nối bước đi theo. Sự tàn phá lâu dài của sóng hạt nhân khiến cả một thành phố và những người dân của nó tan biến thành khói bụi. Khi tôi được sinh ra, mẹ tôi bảo rằng tôi nhìn xung quanh cả căn phòng bệnh viện với cái nhìn như thể muốn nói: 'Cái này á? Tôi đã làm cái này cả tỳ lần trước đây rồi' Mẹ nói tôi có một đôi mắt già. Khi ông Genji của tôi qua đời, tôi mới có năm tuổi nhưng tôi cầm tay mẹ tôi và nói với bà, 'Mẹ đừng lo, ông sẽ quay lại như một em bé thôi' Kể cả vậy, cho một người có vẻ như đã làm chuyện này trước đây cả tỷ lần, tôi vẫn chưa thấy hết được mọi thứ. Đầu gối tôi vẫn run lẩy bẩy mỗi lần tôi đứng trên sân khấu Sự tự tin của tôi có thể được đo bằng vài thìa trà nhỏ hòa lẫn vào các bài thơ tôi viết, và cái vị nó để lại trong miệng tôi vẫn thật kỳ lạ. Nhưng ở Hiroshima, có những người bị quét đi không ̣để lại một dấu vết đề lại chỉ một chiếc đồng hồ hoặc một trang nhật ký. Thế nên chẳng hề gì nếu trong hành lý của tôi có đầy những trở ngại, tôi vẫn cố gắng, với hy vọng một ngày nào đó tôi sé viết một bài thơ mà tôi có thể tự hào để lại trong một viện bảo tàng như là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của mình. Bố mẹ tôi đặt tên tôi là Sarah, một cái tên Kinh Thánh. Trong câu chuyện được kế, Chúa bảo với Sarah là cô sẽ làm được những chuyện không-làm-được và cô cười, bởi vì cô Sarah đầu tiên cô không biết mình sẽ làm gì với những điều không tưởng đó Và tôi? Tôi thực ra cũng không biết mình sẽ làm gì, nhưng tôi thấy những điều không tưởng hàng ngày Không tưởng được là cố gắng để kết nối trong thế giới này, là cố gẳng để giữ lấy những người khác khi mọi thứ đang nổ tung xung quanh bạn, biết rằng khi bạn đang nói mọi người thực sự đang lắng nghe chứ không chỉ chờ đến lượt họ để nói Họ cảm thấy những điều mà bạn cảm thấy vào đúng lúc mà bạn cảm thấy chúng. Đó là điều mà tôi luôn cố gằng vươn tới mỗi lần tôi mở miệng nói sự kết nối không tưởng đó. Có một bức tường ở Hiroshima bị thiêu đen bởi sóng phóng xạ Nhưng trên những bậc thang, có một người ngồi đó chặn lại những tia phóng xạ chiếu vào tảng đá Và thứ duy nhất còn sót lại ở đó bây giờ là cái bóng vĩnh cửu của ánh sáng hy vọng. Sau quả bom nguyên tử, các chuyên gia nói rằng sẽ mất 75 năm cho mảnh đất bị phóng xạ tàn phá của thành phố Hiroshima có bất ký thứ gì mọc lên từ đó. Nhưng mùa xuân đó, chồi non đã nảy lên từ đất. Khi tôi gặp bạn, trong giây phút đó, tôi đã không còn là một phần trong tương lai của bạn. và rất nhanh, tôi trở thành một phần trong quá khứ Nhưng trong giây phút đó, tôi được chia sẻ với hiện tại của bạn Và bạn, bạn được chia sẻ hiện tại của tôi Và đó là món quà tuyệt vời nhất. Thế nên nếu bạn bảo với tôi rằng tôi có thể làm được những điều không tưởng, có thề tôi sẽ cười Tôi không biết liệu tôi có thể thay đổi thế giới này được chưa bởi vì tôi thực sự không biết nhiều về nó, và tôi cũng không biết gì nhiều về sự đầu thai, nhưng nếu bạn làm cho tôi cười hết cỡ, thỉnh thoảng tôi quên mất mình đang ở thế giới nào. Đây không phải là lần đầu tiên của tôi ở đây. Đây cũng sẽ không phải là lần cuối cùng. Những lời này cũng không phải là những lời cuối cùng của tôi Nhưng chỉ để đề phòng, tôi đang cố gắng hết sức mình để làm mọi việc đúng lần này. Cảm ơn các bạn. ̣(Vỗ tay) Cảm ơn. ̣(Vỗ tay) Cảm ơn ̣(Vỗ tay) Có thể bạn biết cái cảm giác thức dậy với một đống tin nhắn chưa đọc trong điện thoại. Lịch làm việc thì đầy ắp các cuộc hẹn, đôi khi được đánh dấu hai, ba lần. Bạn thấy thật bận bịu. Và cảm thấy mình được việc. Nhưng cuối cùng thì, bạn vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Bạn cố tìm xem đó là gì. Nhưng trước khi tìm ra, ngày tiếp theo lặp lại y chang. Đó là những gì tôi từng cảm thấy hai năm trước. Tôi thấy căng thẳng; thấy lo lắng, thấy mình như đang mắc kẹt. Thế giới quanh tôi chuyển động quá nhanh Và tôi không biết mình phải làm gì. Tôi bắt đầu tự hỏi: Làm cách nào để bắt kịp mọi thứ? Làm cách nào để tìm được sự mãn nguyện, trong một thế giới chuyển động nhanh như thậm chí, nhanh hơn ta nghĩ? Tôi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời. Tôi nói với nhiều người, tôi nói với bạn bè, tôi nói với gia đình mình. Thậm chí, tôi còn tìm đọc rất nhiều sách self-help. Nhưng tôi vẫn không hài lòng. Thành thật thì, càng đọc self-help, tôi lại càng căng thẳng và lo lắng. (Cười) Giống như tôi cho tâm trí ăn nhiều thức ăn nhanh và thần kinh tôi bị béo phì. (Cười) Tôi đã định bỏ cuộc, đến một ngày, tôi thấy quyển sách này. "Đạo Đức Kinh: Sách về Đạo và Đức." Đây là tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa được viết ra cách nay hơn 2.600 năm. Đến giờ, đây là quyển sách mỏng nhất, bé nhất trên kệ sách . Chỉ có 81 trang. Mỗi trang có một bài thơ ngắn. Tôi nhớ đã lật đến một bài thơ đặc biệt. Nó đây. Thật đẹp, phải không? (Cười) Để tôi đọc to cho các bạn nghe. "Bậc thượng thiện giống như nước. Làm lợi vạn vật mà không tranh giành. Lựa chỗ thấp mà trú ngụ. Trong tâm tính, nó thâm sâu. Trong diễn đạt, nó trung thực. Bị ngăn trở, nó vẫn mềm mỏng. Chịu dẫn dắt, nó không kiểm soát. Lúc hành động, nó hoà hợp với thời. Hài lòng với chính mình Nên nước không bao giờ lầm lỗi." Wow! Tôi vẫn nhớ khi lần đầu đọc bài thơ này. Tôi cảm thấy rùng mình dọc xương sống. Tôi vẫn có cảm giác này khi đọc nó cho các bạn. Sự lo lắng và căng thẳng của tôi đột nhiên biến mất. Kể từ ngày đó, tôi cố áp dụng các ý niệm trong bài thơ này vào cuộc sống của mình. Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn ba bài học mà tôi rút ra từ triết lý của nước - ba bài học mà tôi tin đã giúp tôi tìm được sự mãn nguyện trong hầu hết những việc mình làm. Bài học đầu tiên là sự khiêm nhường. Khi ta nghĩ về nước chảy ở một dòng sông, nước luôn chảy dưới thấp. Nước giúp cây cối phát triển và giúp muôn thú sinh sống. Nước không hề thu hút sự chú ý về mình, nước cũng không cần bất kỳ phần thưởng nào. Nước khiêm nhường. Nhưng nếu không có sự đóng góp khiêm nhường của nước, cuộc sống mà ta biết sẽ không thể hiện hữu. Sự khiêm nhường của nước dạy tôi vài điều quan trọng. Nó dạy tôi rằng thay vì hành xử như thể tôi biết rõ mình đang làm gì hay tôi biết hết mọi câu trả lời, Hoàn toàn ổn khi nói: "Tôi không biết. Tôi muốn học thêm nữa, và tôi cần bạn giúp." Nó cũng dạy tôi rằng, thay vì khoe khoang những gì đạt được, khuyến khích người khác thành công cũng khiến ta cảm thấy mãn nguyện. Nó dạy tôi rằng, thay vì làm những điều để vượt lên phía trước, sẽ đáng giá và ý nghĩa hơn nếu giúp người khác vượt qua khó khăn để đi đến thành công. Thái độ khiêm nhường ấy đã giúp tôi có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh. Tôi thực sự quan tâm đến các câu chuyện và trải nghiệm khiến họ trở nên độc đáo và tuyệt diệu. Cuộc sống trở nên vui hơn, vì mỗi ngày, tôi khám phá thêm nhiều điều thú vị, nhiều ý tưởng và giải pháp mới cho các vấn đề tôi chưa từng biết. Tất cả nhờ vào ý tưởng và sự giúp đỡ của những người khác. Mọi dòng chảy rồi sẽ về với biển vì biển thấp hơn các dòng chảy đấy. Sự khiêm nhường cho nước quyền năng. Nhưng tôi nghĩ nó giúp ta giữ được sự tỉnh táo để hiện hữu, để học và chuyển hóa từ câu chuyện của những người quanh mình. Bài học thứ hai mà tôi học là hòa hợp. Khi dòng nước chảy về phía tảng đá, nó chảy vòng qua đá. Nước không bực bội, Nước không giận dữ, Nước không khó chịu. Thực sự là nước không tỏ thái độ gì. Khi đối mặt với trở ngại, nước sẽ tìm ra cách giải quyết, không áp lực, không đối đầu. Khi ngẫm nghĩ về điều này, tôi bắt đầu hiểu ra tại sao mình căng thẳng. Thay vì hòa hợp với môi trường xung quanh, tôi chống lại nó. Tôi buộc mọi thứ thay đổi vì cho rằng mình phải thành công hay để thể hiện bản thân. Cuối cùng thì, không gì thay đổi. Và tôi càng bực bội. Chuyển sự chú ý từ đạt được nhiều thành công hơn, sang nhiều hòa hợp hơn, ngay lập tức, tôi cảm thấy bình tĩnh và tập trung. Tôi bắt đầu tự hỏi: Cách cư xử này có khiến tôi, và môi trường xung quanh hòa hợp hơn? Điều này có phù hợp với bản chất của tôi? Tôi trở nên thoải mái hơn, đơn giản là chính mình, thay vì cố trở thành một người mà tôi mong đợi. Công việc trở nên dễ dàng hơn, vì tôi không còn chú ý vào những việc mình không thể điều khiển mà chỉ làm những gì có thể. Tôi ngừng tranh đấu với bản thân, tôi học cách làm việc với hoàn cảnh để tìm cách giải quyết vấn đề. Tự nhiên không vội vã. Nhưng mọi thứ vẫn được hoàn thành. Đó là cách Đạo Đức Kinh nói về năng lượng của sự hòa hợp. Cũng như nước luôn có cách giải quyết mà không áp lực hay đối đầu, tôi tin ta sẽ tìm được cảm giác bằng lòng khi thử chuyển sự chú ý từ cố đạt được nhiều thành công sang hòa hợp. Bài học thứ ba tôi học được từ triết lý về nước là sự cởi mở. Nước sẵn sàng thay đổi. Tùy theo nhiệt độ, nước có thể ở thể lỏng, rắn hoặc khí. Tùy theo vật chứa, nước có thể là bình trà, chiếc tách hay bình hoa. Thực tế, khả năng thay hình đổi dạng và sự uyển chuyển giúp nước tồn tại bao đời, dù môi trường xung quanh có thay đổi. Chúng ta sống trong thời đại liên tục thay đổi. Không còn có thể trông mong sự ổn định ở mỗi một công việc hay chỉ theo đuổi mỗi một nghề. Chúng ta cũng được trông đợi luôn tự đổi mới kỹ năng để giữ được giá trị. Tại nơi làm việc, chúng ta tổ chức các cuộc "hackathon", nơi các nhóm nhỏ hay các cá nhân cùng nhau giải quyết công việc trong khung thời gian nhất định. Điều làm tôi thấy thú vị là những nhóm thắng cuộc thường không phải là nhóm có các thành viên giàu kinh nghiệm, mà gồm các thành viên luôn sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng quên để học, và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, xoay trở để giải quyết các tình huống luôn thay đổi. Cuộc sống đôi khi giống như "hackathon". Mỗi người chúng ta phải tiến bước, mở lòng và cùng tạo nên hiệu ứng. Ta có thể nấp mình đằng sau cánh cửa đóng kín, tiếp tục bị tê liệt vì những suy nghĩ hạn hẹp: "Tôi sẽ chẳng bao giờ có thể bàn về triết học Trung Hoa trước đám đông." (Cười) Hay ta có thể mở lòng và tận hưởng chuyến đi. Đây chắc chắn là một trải nghiệm thú vị. Thế nên, khiêm nhường, hòa hợp và cởi mở là những bài học tôi học được từ triết lý của nước cho đến giờ. Nước được viết tắt rất đẹp là H-H-O, hay H2O. (Cười) Nước cũng trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của tôi. Vì thế bây giờ, mỗi khi căng thẳng, chưa mãn nguyện, lo lắng hay chỉ là không chắc sẽ làm gì, tôi sẽ đơn giản hỏi: Nước sẽ làm gì? (Cười) Câu hỏi đơn giản và đầy quyền năng này được truyền cảm hứng từ một quyển sách được viết từ lâu trước thời đại bitcoin, công nghệ-tài chính, kỹ thuật số đã làm thay đổi cuộc sống của tôi theo chiều hướng tốt hơn. Hãy thử, và cho tôi biết nó giúp được gì cho các bạn. Và tôi rất mong đợi điều đó. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi chỉ mới 4 tuổi khi tôi thấy mẹ tôi sử dụng máy giặt lần đầu tiên trong cuộc đời bà ấy. Đó là một ngày trọng đại đối với mẹ tôi. Mẹ tôi và bố đã tiết kiệm tiền trong nhiều năm để có thể mua cái máy giặt đó. Và trong cái ngày đầu tiên mà nó được sử dụng, kể cả bà nội tôi cũng được mời tới để xem chiếc máy. Và thậm chí bà còn bị kích động hơn nữa. Trong suốt cuộc đời bà đã phải đun nước bằng bếp củi, và giặt bằng tay cho bảy đứa con. Và giờ đây, bà đang được nhìn thấy máy móc làm công việc đó. Mẹ tôi cẩn thận mở cánh cửa, và chất đầy đồ giặt vào trong chiếc máy như thế này. Và khi bà đóng cánh cửa, bà nội nói, "Không, không, không, không. Để ta, để ta nhấn cái nút." Và bà nội đã nhấn cái nút, và bà nói, "Ồ, thật kì diệu. Ta muốn xem nó. Đưa ta cái ghế nào. Đưa ta cái ghế. Ta muốn ngắm nhìn nó." Và bà ngồi xuống đó trước cái máy, rồi nhìn ngắm toàn bộ quá trình giặt. Bà ấy cứ như bị thôi miên vậy. Đối với bà nội tôi, cái máy giặt thực sự là điều kì diệu. Ngày nay, tại Thụy Điển và các quốc gia giàu mạnh khác, mọi người đang sử dụng rất nhiều loại máy móc khác nhau. Hãy nhìn này, những ngôi nhà đầy những máy móc; tôi thậm chí không thể kể hết tên của chúng. Và họ cũng vậy, khi họ muốn di chuyển, họ sử dụng những chiếc máy "bay" mà có thể đưa họ đến những nơi xa xôi. Nhưng, trên thế giới, còn có rất nhiều người vẫn phải đun nước bằng bếp củi, và nấu ăn bằng bếp củi. Thậm chí đôi khi họ không có đủ thức ăn. Và họ sống dưới mức nghèo đói. Có tới hai tỉ con người sống chỉ với ít hơn 2 đô-la mỗi ngày. Và những người giàu có nhất ở kia -- 1 tỉ con người đó -- họ sống trên cái mà tôi gọi là "mức hàng không," bởi họ chi hơn 80 đô-la mỗi ngày cho tiêu dùng cá nhân. Nhưng đó mới chỉ là một, hai, ba tỉ người, và hiển nhiên là có tới 7 tỉ người trên thế giới, nên dĩ nhiên là có một, hai, ba, hay bốn tỉ người nữa, những người sống giữa mức nghèo khó và "mức hàng không". Họ có điện, nhưng câu hỏi đặt ra là, bao nhiêu người trong số đó có máy giặt? Tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát kĩ lưỡng về thông số thị trường, và nhận thấy rằng, quả thực là, máy giặt đã thâm nhập vào phía dưới "mức hàng không", và ngày nay có thêm một tỉ người ngoài đó sống trên "mức máy giặt". (Tiếng cười) Và họ tiêu hơn 40 đô-la mỗi ngày. Vậy nên có 2 tỉ người đã được dùng máy giặt. Vậy còn 5 tỉ người còn lại, họ giặt bằng cách nào? Hay, chính xác hơn, bằng cách nào mà phần lớn phụ nữ trên thế giới giặt giũ? Bởi vì vẫn còn tồn tại những cách giặt giũ khó khăn cho phụ nữ. Họ giặt như thế này: bằng tay. Đây là một công việc nặng nhọc và tiêu tốn thời gian mà họ phải làm trong nhiều giờ mỗi tuần. Và đôi khi họ còn phải mang nước từ những nơi xa xôi về để giặt giũ tại nhà. Hoặc là học phải mang đồ giặt đến những dòng suối rất xa. Và họ muốn có máy giặt. Họ không muốn phải dành phần lớn cuộc đời mình thực hiện công việc vất vả này với năng suất tương đối thấp. Và không có gì khác biệt giữa điều mong muốn của họ và của bà tôi cả. Hãy nhìn vào đây, hai thế hệ trước ở Thụy Điển -- mang nước về từ dòng suối, đun nóng chúng bằng củi và giặt như vậy.£ Và mong muốn có máy giặt của họ giống hệt như nhau vậy. Nhưng khi tôi diễn thuyết với những sinh viên thuộc ngành môi trường, họ nói với tôi, "Không, không thể nào tất cả mọi người trên thế giới có ô tô và máy giặt được." Làm sao họ có thể nói với người phụ nữ này rằng cô ấy không thể có được một cái máy giặt? Sau đó tôi hỏi những sinh viên của mình, tôi đã hỏi họ -- trong suốt 2 năm nay tôi vẫn hỏi, "Bao nhiêu người trong số các bạn không sử dụng ô tô?" Và một vài trong số họ tự hào giơ tay lên và nói, "Em không sử dụng ô tô." Và rồi tôi đã đặt ra một câu hỏi thật khó khăn: "Bao nhiêu người trong số các bạn tự giặt tay quần jeans và mọi tấm ga trải giường?" Không ai giơ tay cả. Kể cả những nhân vật nòng cốt trong phong trào Xanh đều sử dụng máy giặt. (Tiếng cười) Vậy làm sao mà một vật được mọi người sử dụng và họ cho rằng những người người khác sẽ không thể ngừng sử dụng nó; điều gì đặc biệt với nó vậy? Tôi đã phải thực hiện một bản phân tích về năng lượng sử dụng trên thế giới. Chúng đây. Nhìn đây, bạn thấy có 7 tỉ con người ở đó: những người "trên không", những người "giặt giũ" những người "bóng đèn" và những người "lửa". Một đơn vị như thế này là một đơn vị năng lượng của nhiên liệu hóa thạch -- dầu, than đá hoặc gas. Đó là những thứ tạo nên phần lớn điện và năng lượng trên thế giới. Và có 12 đơn vị được sử dụng trên toàn thế giới, và 1 tỉ người giàu có nhất, họ sử dụng 6 đơn vị trong số đó: Một nửa số năng lượng đang được sử dụng bởi một phần bảy dân số thế giới. Và những người có máy giặt, nhưng không phải một ngôi nhà với đầy đủ máy móc, họ sử dụng hai đơn vị. Và nhóm người này sử dụng 3, 1 đơn vị cho 1 tỉ người. Và những người này vẫn có điện. Nhưng còn những người ở phía đó, họ thậm chí không sử dụng 1 đơn vị cho mỗi 1 tỉ người. Và như thế tạo nên 12 đơn vị năng lượng. Nhưng mối bận tâm chính của những sinh viên môi trường -- và họ đúng -- chính là về tương lai. Xu hướng là gì? Nếu chúng ta chỉ nối dài những xu hướng, mà không dùng bất cứ bản phân tích tiên tiến thực sự nào, đến năm 2050, sẽ có 2 điều dẫn tới sự gia tăng của việc sử dụng năng lượng. Một là, sự gia tăng dân số, Hai là, sự phát triển kinh tế. Sự gia tăng dân số sẽ diễn ra phần lớn ở những người nghèo nhất, bởi vì họ có tỉ lệ tử vong trẻ em cao và mỗi người phụ nữ có nhiều con. Và như vậy ta sẽ có thêm 2 ở đây, nhưng điều đó không làm thay đổi sự tiêu dùng năng lượng nhiều lắm. Chính sự phát triển kinh tế sẽ khiến điều đó xảy ra. Những nền kinh tế đang nổi lên -- tôi gọi họ là phương Đông Mới -- họ sẽ nhảy qua đường chân trời. "Wopp!" họ sẽ nói. Và họ sẽ bắt đầu sử dụng năng lượng nhiều như là phương Tây cũ đang làm vậy. Và những con người này, họ muốn máy giặt chứ. Tôi nói với bạn đó. Họ sẽ đến đó. Và làm nhân đôi mức độ sử dụng năng lượng. Và chúng ta hi vọng rằng những những người nghèo sẽ bắt đầu sử dụng đèn điện. Và họ sẽ bắt đầu có gia đình 2 con đi cùng với sự gia tăng dân số không ngừng. Nhưng tổng mức sử dụng năng lượng sẽ tăng lên thành 22 đơn vị. Và 22 đơn vị này vẫn được sử dụng nhiều nhất bởi những người giàu nhất. Vậy cần phải làm gì đây? Bởi vì sự rủi ro, khả năng cao của sự thay đổi khí hậu là thật. Là thật đó. Nên dĩ nhiên là họ cần sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Họ cần thay đổi hành vi bằng những cách nào đó. Họ cũng cần bắt đầu sản xuất năng lượng xanh, thật nhiều năng lượng xanh hơn nữa. Nhưng cho đến khi mà họ có mức sử dụng năng lượng trên mỗi người giống với các nhóm khác, tốt hơn họ không nên khuyên người khác -- phải làm gì và không được làm gì. (Vỗ tay) Ở đây chúng ta có thể tạo ra nhiều năng lượng xanh hơn tất cả. Đó là điều chúng ta hi vọng sẽ xảy ra. Và đó là thách thức thực sự trong tương lai. Nhưng tôi có thể chắc chắn với các bạn rằng, người phụ nữ trong căn chòi ở Rio này, cô ấy thực sự muốn có một cái máy giặt. Và cô ấy đã thực sự hạnh phúc khi Bộ trưởng Bộ Năng lượng cung cấp điện cho tất cả mọi người -- quá hạnh phúc đến mức cô ấy thậm chí đã bỏ phiếu cho bà. Và bà trở thành Dilma Rousseff, tổng thống dân cử của một trong những nền cộng hòa lớn nhất thế giới -- đã từ Bộ trưởng Bộ Năng lượng trở thành tổng thống. Nếu bạn sở hữu nền dân chủ, nhân dân sẽ bầu cử cho những cái máy giặt. Họ yêu mến chúng. Và đâu là điều kì diệu với họ? Mẹ tôi đã giải thích điều kì diệu với chiếc máy này ngay từ cái ngày đầu tiên ấy. Bà nói, "Bây giờ, Hans, chúng ta đã chất đầy đồ giặt; chiếc máy sẽ làm công việc đó. Và giờ chúng ta có thể tới thư viện. Bởi vì đó chính là điều kì diệu: bạn giặt đồ, và điều gì bạn sẽ lấy ra được từ chiếc máy? Bạn lấy sách ra khỏi những chiếc máy, những cuốn sách cho thiếu nhi. Và mẹ dành thời gian đọc cho tôi. Bà yêu công việc đó. Tôi được dạy "ABC." Đó là nơi tôi bắt đầu sự nghiệp giáo sư của mình, khi mẹ có thời gian đọc cho tôi. Và bà còn lấy sách cho bản thân nữa. Bà cố gắng học tiếng Anh và học nó như là một ngoại ngữ. Bà đã đọc rất nhiều tiểu thuyết, rất nhiều tiểu thuyết khác nhau. Và chúng tôi thực sự, thực sự yêu mến chiếc máy này. Và chúng tôi, mẹ tôi và tôi, đều nói "Cảm ơn sự công nghiệp hóa. Cảm ơn nhà máy thép. Cảm ơn nhà máy điện. Và cảm ơn ngành công nghiệp hóa chất đã đem đến cho chúng tôi thời gian để đọc sách." Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi vừa mới trở về từ một cộng đồng nơi nắm giữ một bí mật đối với sự sống còn của con người. Nơi đó giới nữ điều khiển các hoạt động, giao hợp để chào nhau, và đóng vai trò điểu khiển trong ngày-- nơi đó sự vui vẻ là một vấn đề hệ trọng. Và, không, đó không phải là Burning Man hay San Francisco. (Cười) Các quý bà và quý ông, hãy nhìn họ hàng của chúng ta. Đây là thế giới của tinh tinh lùn (bonobo) hoang dã trong rừng già ở Congo. Cùng với tinh tinh (chimpanzee), tinh tinh lùn (bonobo) là bà con đang sống gần nhất của quý vị. Điều đó có nghĩa là chúng ta có chung một tổ tiên, một bà mẹ tiến hóa đã sống cách nay khoảng 6 triệu năm. Ngày nay, loài tinh tinh nổi tiếng về sự bạo động của chúng. (Cười) Thật không may, chúng ta đã quá tập trung vào khía cạnh này trong các bản tường trình về sự tiến hóa con người. Nhưng tinh tinh lùn cho chúng ta thấy mặt còn lại của một đồng xu. Trong khi loài tinh tinh được thống trị bởi những con đực to lớn, đáng sợ thì xã hội tinh tinh lùn lại được điều hành bởi những con cái đầy quyền lực. Những con vật này đã thực sự phát triển được một số thứ, bởi vì điều này dẫn đến một xã hội khoan dung nhiều hơn nơi mà vũ lực chết người không còn được nhìn thấy. Nhưng không may, tinh tinh lùn lại được hiểu biết ít nhất trong số những loài khỉ hình người lớn. Chúng sống sâu trong rừng già Congo, và rất khó để nghiên cứu chúng. Congo là một nghịch lý-- một vùng đất của sự đa dạng sinh học và vẻ đẹp tuyệt vời, nhưng bản thân nó cũng là nơi đen tối nhất-- nơi xảy ra những xung đột vũ lực đã diễn ra ác liệt trong nhiều thập kỷ và cướp đi nhiều mạng sống gần như bằng Thế chiến thứ nhất. Không có gì đàng ngạc nhiên là sự hủy diệt này cũng gây nguy hiểm cho sự sống còn của tinh tinh lùn. Buôn bán thịt rừng và việc mất rừng đồng nghĩa với việc số lượng tinh tinh lùn còn sống trên thế giới không còn đủ để lấp đầy một sân vận động nhỏ-- và chúng ta thậm chí không cam đoan được điều đó có đúng thật không. Nhưng, trong vùng đất của vũ lực và hỗn độn này, quý vị có thể nghe thấy những tiếng cười ẩn nấp lay động cây cối. Những họ hàng này là ai? Chúng ta biết đến chúng như là những con khỉ hình người "làm tình, không chiến tranh" bởi vì chúng giao phối thường xuyên, nhiều bạn tình và giao phối với cả hai giới để kiểm soát những xung đột và giải quyết các vấn đề xã hội. Bây giờ, tôi không nói về giải pháp cho tất cả những vấn đề của loài người-- bởi vì có nhiều vấn đề về cuộc sống của tinh tinh lùn hơn là về người đảo Kama Sutra. Tinh tinh lùn, giống như con người, thích chơi đùa trong suốt cuộc sống của chúng. Chơi đùa không chỉ là những trò chơi trẻ con. Đối với chúng ta và chúng, chơi đùa là nền tảng để liên kết những mối quan hệ và nuôi dưỡng sự bao dung. Đó là nơi chúng ta học cách tin tưởng, và học về những luật lệ của trò chơi. Chơi đùa làm tăng sự sáng tạo và sự dẻo dai, và nó cũng hình thành nên tất cả những đa dạng-- đa dạng tương tác đa dạng hành vi, đa dạng kết nối. Và khi quý vị quan sát tinh tinh lùn chơi đùa, quý vị đang nhìn thấy các gốc rễ tiến hóa của tiếng cười, vũ điệu và lễ nghi của con người. Chơi đùa là một chất kết dính gắn chúng ta với nhau. Bây giờ, tôi không biết quý vị chơi như thế nào, nhưng tôi muốn cho quý vị thấy hai đoạn phim độc đáo vừa mới có được từ tự nhiên. Trước tiên, nó là một kiểu chơi bóng của tinh tinh lùn-- và tôi không có ý là môn bóng đá. Ở đây, chúng ta có một con cái non và một con đực tham gia vào trò chơi đuổi bắt. Hãy nhìn xem con cái đang làm gì Đây có thể là nguồn gốc tiến hóa của một cụm từ, "cô ta bắt anh ta bằng những quả bóng" (Cười) Tôi chỉ nghĩ rằng con đực thích được yêu ở đây hơn, đúng vậy. Vâng. (Cười) Vì vậy, trò chơi giới tính là giống nhau ở cả tinh tinh lùn và con người. Và đoạn phim này thực sự thú vị bởi vì nó cho thấy-- Đoạn phim này thực sự thú vị vì nó cho thấy sự sáng tạo khi mang những yếu tố khác thường vào trò chơi-- ví dụ tinh hoàn-- và cả cách mà trò chơi đòi hỏi sự tin tưởng và cả khuyến khích sự tin tưởng-- cùng lúc với sự vui vẻ tột độ. Nhưng trò chơi là một sự luân phiên kiểu dạng. (Cười) Chơi đùa là vô định hình, và nó có thể có nhiều dạng, một số thì lặng lẽ hơn, giàu tưởng tượng, tò mò hơn-- có thể là nơi điều kì diệu một lần nữa được khám phá. Và tôi muốn quý vị nhìn vào đây, đây là Fuku, một con cái trẻ, và nó đang nghịch nước một cách lặng lẽ. Tôi nghĩ, giống như nó, chúng ta thỉnh thoảng chơi một mình, và chúng ta khám phá ra biên giới của thế giới bên trong và bên ngoài của ta. Và đó là sự tò mò thích thú dẫn chúng ta đến khám phá, dẫn chúng ta đến tương tác. Và sau đó những kết nối không mong đợi mà chúng ta hình thành nên là nơi nuôi dưỡng thực sự cho sự sáng tạo. Đây chỉ là một vài hiểu biết nhỏ trong những hiểu biết sâu sắc mà tinh tinh lùn dành tặng ta về quá khứ và hiện tại của chúng ta. Nhưng chúng cũng giữ một bí mật cho tương lai của chúng ta, một tương lai nơi mà chúng ta cần thich nghi với một thế giới ngày càng thách thức thông qua sự sáng tạo nhiều hơn nữa và sự hợp tác tốt hơn. Bí mật đó là: chơi đùa là chìa khóa cho những khả năng này. Theo một cách khác, chơi đùa là tấm thẻ thích nghi hoang dã. Để thích nghi thành công với một thế giới đang thay đổi chúng ta cần chơi đùa. Nhưng chúng ta sẽ tạo ra thú vui tuyệt nhất chứ? Chơi đùa thật sự không vô bổ. chơi đùa là cần thiết. Đối với tinh tinh lùn và con người đều như nhau, cuộc sống không chỉ là màu hồng. Tại những thời điểm ít thích hợp nhất để chơi đùa, có thể chính là thời điểm vui chơi trở nên khẩn cấp nhất. Và vì vậy, đồng loại linh trưởng của tôi ơi, chúng ta hãy cùng giữ lấy món quà từ sự tiến hóa và chơi đùa cùng với nhau để chúng ta lại khám phá sự sáng tạo, tình đồng loại và những điều kì diệu. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi định nói về thiết kế, nhưng không phải kiểu thiết kế mà ta vẫn biết. Tôi muốn nói về cái đang xảy ra hiện nay trong văn hóa khoa học và công nghệ sinh học, vì lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có quyền năng để thiết kế cơ thể, thiết kế cơ thể động vật, thiết kế cơ thể người. Trong lịch sử của hành tinh chúng ta, đã có ba làn sóng tiến hóa lớn. Làn sóng đầu tiên là tiến hóa của Darwin. Như các bạn đã biết, các loài sống trong các sinh quyển đặc trưng và các môi trường đặc trưng, và thông qua các đột biến ngẫu nhiên các môi trường đó sẽ lựa chọn những thay đổi nào được giữ lại. Thế rồi loài người bước ra khỏi dòng chảy Darwin của lịch sử tiến hóa và tạo nên làn sóng lớn thứ hai của tiến hóa, đó là việc chúng ta thay đổi môi trường mà chúng ta tiến hóa trong đó. Chúng ta biến đổi sinh quyển của mình bằng cách tạo ra nền văn minh. Và đó là đợt tiến hóa lớn thứ 2 diễn ra trong khoảng vài trăm nghìn năm --- 150 ngàn năm của quá trình tiến hóa. Bằng cách thay đổi môi trường, chúng ta đã gây sức ép mới lên cơ thể để tiến hóa. Cho dù dựa vào các cộng đồng sống nhờ nông nghiệp cho đến y học hiện đại, chúng ta đã thay đổi sự tiến hóa của bản thân. Giờ đây chúng ta đang tiến vào làn sóng lớn thứ ba của lịch sử tiến hóa, nó đã được gọi bằng nhiều tên: tiến hóa có chủ đích, tiến hóa theo thiết kế -- rất khác biệt với thiết kế thông minh -- nhờ đó chúng ta đang thực sự thiết kế và thay đổi có chủ đích các hình thái sinh lý sinh sống trên hành tinh này. Vì vậy tôi muốn đưa bạn qua một "tour tham quan" về vấn đề đó và phần cuối sẽ nói một chút về những ảnh hưởng gây ra bởi sự thay đổi này lên chúng ta, và lên giống nòi cũng như văn hóa của chúng ta. Thật sự là chúng ta đã làm việc này lâu rồi. Chúng ta bắt đầu gây giống thú vật có chọn lựa từ nhiều ngàn năm trước. Ví dụ như loài chó, bây giờ chó là loài sinh vật được thiết kế có chủ đinh. Không còn một con chó nào trên quả đấy này là sinh vật tự nhiên. Chó là kết quả của việc gây giống có lựa chọn theo ý chúng ta. Nhưng ngày xưa làm được chuyện này rất khó khi phải chọn các con con có vóc dáng đặc trưng rồi gây giống chúng. Giờ thì ta không phải làm như vậy nữa. Đây là con bò lai (beefalo). Con này lai giữa trâu và bò. Và người ta đang tạo ra chúng, một ngày không xa bạn sẽ mua được món chả bò lai trong siêu thị. Đây là một con dê lai (geep) lai giữa dê và cừu. Các nhà khoa học tạo con vật nhỏ xíu dễ thương này để cuối cùng đem giết và ăn nó. Tôi nghĩ rằng họ nói nó có vị như gà. Đây là con cama. Cama là con lai của lạc đà có bướu và lạc đà không bướu, được tạo ra để tận dụng được sức khỏe dẻo dai của lạc đà có bướu và một số "cá tính" của lạc đà không bướu. Hiện nay người ta dùng chúng ở một số trang trại nhất định. Còn đây là con liger, loài thú họ mèo lớn nhất trên thế giới -- là con lai giữa sư tử và hổ. Nó to lớn hơn cả con hổ. Và trong trường hợp con liger, người ta thực sự đã tìm thấy 1-2 con trong tự nhiên. Nhưng mấy con ở đây được các nhà khoa học tạo ra sử dụng cả lai giống chọn lọc và kĩ thuật di truyền. Và cuối cùng, được yêu thích nhất, là con zorse. Không phải hình photoshop đâu nhé; sinh vật thật đấy. Như vậy, một trong những việc chúng ta đang làm là dùng sự cải tạo gen, hoặc liệu pháp di truyền, hoặc phương pháp gây giống có chọn lọc bình thường kết hợp với một chút kĩ thuật di truyền. Nếu mọi chuyện chỉ có vậy thì đó sẽ chỉ là một chuyện thú vị. Nhưng hiện tại, một việc với quyền lực cực kì mạnh mẽ đang tiếp diễn. Đây là những tế bào động vật bình thường được biến đổi di truyền để mang một gen phát sáng có nguồn gốc từ sứa biển. Chúng ta đều biết các loài động vật sống ở vùng biển sâu có thể phát sáng. Vậy thì, người ta trích gen phát sáng đó, rồi đưa vào tế bào động vật. Đây là những tế bào bình thường. Còn ở đây là những tế bào phát ra dạ quang khi được chiếu bằng nguồn sáng có bước sóng nhất định. Một khi người ta làm được chuyện đó với tế bào, họ cũng có thể làm tương tự với cả sinh vật. Người ta tạo ra những con chuột con phát sáng, những chú mèo phát sáng. Nhân tiện, lý do những con mèo này thì màu da cam, còn mấy con kia thì màu xanh là vì gen tạo ra màu da cam được trích từ san hô, trong khi gen tạo màu xanh được lấy từ sứa. Có cả heo phát sáng, chó phát sáng, và, thực ra, cả khỉ phát sáng nữa. Và nếu bạn có thể tạo ra khỉ phát dạ quang -- mặc dù bước nhảy vọt của liệu pháp di truyền thực chất là giữa khỉ và khỉ hình người -- nếu người ta có thể làm được với khỉ, rất có thể họ đã biết cách làm trên khỉ hình người, điều đó có nghĩa là người ta có thể làm trên con người. Nói cách khác, về lí thuyết, chỉ trong một tương lai gần, chúng ta sẽ có đủ tiềm lực công nghệ sinh học để tạo ra những con người phát ra dạ quang. Như vậy chúng ta sẽ nhìn thấy nhau trong bóng tối hơn. Và thực tế hiện nay, ở nhiều bang, bạn có thể đi mua những con vật nuôi phát sáng. Đây là những con cá ngựa vằn. Bình thường chúng sọc màu đen và màu bạc. Nhưng những con cá này đã được thay đổi di truyền để có màu vàng, xanh, và đỏ, và chúng được bán khá rộng rãi ở một số bang. Một số nước khác thì đã cấm chúng. Không ai biết phải làm gì với những loại sinh vật mới này. Không có cơ quan chính phủ nào -- không phải EPA hay FDA -- quản lý thú nuôi biến đổi di truyền. Bởi vậy một số bang quyết định chấp nhận chúng, một số bang khác thì quyết định cấm. Chắc hẳn vài bạn đã đọc về quá trình suy xét của FDA về cá hồi biến đổi di truyền. Con cá hồi ở phía trên là cá hồi Chinook đã được biến đổi di truyền, sử dụng gen từ những con cá hồi này cùng với gen từ những con cá bình thường chúng ta hay ăn để làm chúng lớn nhanh hơn với lượng thức ăn ít hơn. Và ngay lúc này, FDA đang cố gắng đưa ra quyết định cuối cùng cho việc này, có thể, sớm thôi, bạn sẽ được ăn loại cá này -- nó sẽ được bán rộng rãi ở chợ. Và trước khi bạn lo lắng quá mức về chuyện con cá, thì ngay ở đất Mỹ này, đa phần thức ăn bạn mua ở siêu thị đã chứa những yếu tố biến đổi di truyền. Như vậy, trong khi chúng ta lo lắng về biến đổi di truyền chúng ta đã đồng thời cho phép nó tiếp diễn trên đất nước này -- khác hẳng với các nước châu Âu -- chúng ta không có bất kì quy định nào, và thậm chí chẳng có dấu hiệu nhận diện nào trên bao bì. Mấy con này đều là những con vật sinh sản vô tính đầu tiên của từng loài. Ở góc dưới bên phải, là cừu Dolly, con cừu sinh sản vô tính đầu tiên -- hiện nay đã được nhồi bông và trưng bày một cách tự hào trong một bảo tàng tại Edinburgh; Ralph, chú chuột sinh sản vô tính đầu tiên; CC, con mèo vô tính đầu tiên; Snuppy, con chó sinh sản vô tính đầu tiên Snuppy là tên tắt cho "chú cún của trường ĐH quốc gia Seoul" (Seoul National University) được clone tại Hàn Quốc bởi chính người đàn ông mà vài người trong số các bạn có thể vẫn nhớ là đã phải từ chức một cách nhục nhã vì ông ta tuyên bố rằng ông ta đã tạo ra được phôi nguời sinh sản vô tính, mà thực chất không phải. Ông ta thực chất là người đầu tiên sinh sản vô tính loài chó, việc này rất khó, vì bộ gen của chó rất bền. Còn đây là Prometea, con ngựa sinh sản vô tính đầu tiên. Nó thuộc loài Haflinger, được clone tại Ý, thực sự là "cái nhẫn vàng" của ngành sinh sản vô tính, vì có nhiều con ngựa đã thắng những cuộc đua quan trọng đã bị thiến. Nói cách khác, công cụ để nhân giống đã bị lấy mất. Nhưng nếu bạn có thể sinh sản vô tính con ngựa đó, bạn sẽ có cả 2 lợi thế, vừa có một con ngựa thiến để chạy đua lại vừa có bản sao di truyền của nó để nhân giống. Đây là những con bê vô tính đầu tiên, rồi sói xám vô tính. Và cuối cùng là những con heo con vô tính: Alexis, Chista, Carrel, Janie và Dotcom. (cười) Thêm vào đó, chúng ta đã bắt đầu sử dụng kĩ thuật sinh sản vô tính để cứu những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Còn đây là những ứng dụng của động vật trong sản xuất dược phẩm và những thứ khác trong cơ thể chúng để phục vụ cho con người chúng ta. Ví dụ, với kháng thể thrombin trong con dê đó -- nó đã được biến đổi di truyền để sản xuất ra phân tử kháng thể đó trong sữa để sản xuất ra phân tử kháng thể đó trong sữa để phục vụ cho công ty GTC Genetics. Thêm vào đó, những con heo chuyển gen (transgenic pigs) hoặc loại trừ gen (knockout pigs) từ Viện khoa học động vật quốc gia (National Instutite of Animal Science) của Hàn Quốc sẽ được dùng chính để sản xuất đủ các loại thuốc và nhiều loại hóa chất công nghiệp khác họ muốn máu và sữa của những con vật này họ muốn máu và sữa của những con vật này sản xuất ra, thay vì sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Đây là 2 sinh vật được tạo ra để cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Con bò tót (guar) là một loài móng guốc của vùng Đông Nam Á đang có nguy cơ tuyệt chủng. Một tế bào xôma hay tế bào thể, được trích từ con bò tót, rồi cấy vào tử cung của con bò thường, và rồi con bò thường này sinh ra một con bò tót. Người ta cũng làm tương tự với loài cừu mouflon, một loài cừu sắp tuyệt chủng. Nó được mang thai bởi một con cừu thường, mà thực ra làm nảy ra một vấn đề sinh học thú vị. Chúng ta có 2 loại ADN trong cơ thể. Chúng ta có ADN trong nhân tế bào mà mọi người vẫn thường gọi chung là ADN, nhưng chúng ta cũng có cả ADN trong ti thể (mitochondria), ti thể là bộ máy phát năng lượng của tế bào. Bộ gen đó được di truyền từ người mẹ. Vậy cho nên, thứ mà bạn có ở đây không phải con bò guar hay con cừu mouflon, mà là một con guar với ti thể của con bò thường, tức là nó có bộ gen ti thể của bò thường. và một con cừu mouflon với bộ gen ti thể của một loài cừu khác. Chúng thực chất là những con vật lai, không phải động vật thuần chủng. Và điều này cũng đặt ra vấn đề về định nghĩa tên gọi cho các loài vật trong thời đại công nghệ sinh học -- một vấn đề nan giải mà chúng ta vẫn chẳng biết giải quyết thế nào cho đúng. Những con vật đáng yêu này là loài gián châu Á. Và những gì họ làm là cấy điện cực vào hạch và não của nó và một máy phát trên lưng, và nó được đặt trên một trackball của máy tính. Và bây giờ, bằng một cần điều khiển, người ta có thể đưa con vật này vòng vòng trong phòng và điều khiển nó sang trái, sang phải tiến hay lùi. Họ đã tạo ra một con robot côn trùng, hay "bọ robot" (bugbot). Mọi việc còn tệ hơn -- (cũng có thể là hay hơn). Đây chính là một dự án rất quan trọng của DARPA -- DARPA viết tắt cho Defense Research Agency -- một trong những dự án của họ là những con bọ hung khổng lồ này Họ lồng dây vào cánh của chúng. Rồi họ gắn chip điện tử trên lưng chúng, và họ có thể lái chúng bay trong phòng. Người ta có thể "bảo" chúng rẽ trái, rẽ phải. Người ta có thể bắt chúng bay lên nhưng thực sự không thể bắt chúng hạ cánh. Họ "đặt" chúng cách mặt đất khoảng 2.5 cm, rồi tắt hết các máy móc đi, thế là chúng rơi cái bụp. Nhưng đó là cách duy nhất họ có thể làm cho phần hạ cánh. Mà thực sự, công nghệ này đã phát triển tới mức mà con vật này -- một con bướm đêm. Khi con bướm này còn là một con nhộng, họ đã đặt dây vào chúng và họ đưa chúng vào công nghệ máy tính. vì thế khi con nhộng chuyển thành bướm, nó đã được đặt dây sẵn rồi. Các dây dẫn đã có sẵn trong người nó, và người ta chỉ cần "kết nối" nó vào công nghệ của họ, là có ngay những con bọ robot để gửi ra do thám. Hiện nay, người ta đặt những camera tí hon trên người chúng nhưng có lẽ một ngày nào đó sẽ là đủ loại vũ khí đến vùng chiến sự. Mà chẳng phải chỉ có côn trùng. Đây là con robot chuột (ratbot hay robo-rat) của Sanjiv Talwar ở SUNY Downstate. Tương tự, nó được công nghệ hóa, nó có điện cực được cấy vào cả 2 bán cầu não, nó có camera trên đỉnh đầu. Mấy nhà khoa học có thể điều khiển nó đi sang trái, sang phải. Họ cho nó chạy qua mê cung, kiểm soát đường đi của nó. Họ đã tạo ra một robot sinh học. Các nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm của giáo sư Sanjiv Talwar nói, "Như vậy có đạo đức không? Chúng tôi đã lấy đi quyền tự chủ của sinh vật này." Tôi sẽ trở lại vẫn đề đó sau. Người ta cũng làm thí nghiệm trên khỉ. Đây là Miguel Nicolelis ở trường Duke. Ông ta dùng những con khỉ cú, lồng dây vào người chúng để theo dõi não của chúng khi chúng di chuyển, đặc biệt là quan sát sự chuyển động của cánh tay phải. Chương trình máy tính "học" cách não bộ của con khỉ điều khiển cánh tay của nó theo nhiều cách. Sau đó họ cắm cái máy tính vào một cánh tay giả, như bạn thấy ở đây, họ đặt cánh tay ở một phòng khác. Rất nhanh, chương trình máy tính học, bằng cách đọc sóng não của con khỉ, cách điều khiển cánh tay đặt ở một phòng khác làm đủ mọi việc cánh tay con khỉ đã làm. Sau đó, ông ta đặt một màn hình video vào chuồng khỉ để cho nó xem cánh tay giả, và con khỉ thích quá. Nó nhận ra là cánh tay giả sẽ làm bất cứ chuyển động nào cánh tay của nó thực hiện. Dần dần, nó chuyển động và chuyển động, rồi cuối cùng nó không chuyển động cánh tay của chính nó nữa mà nhìn chằm chằm vào màn hình, để điều khiển cách tay giả ở căn phòng kia chỉ với sóng não của nó -- điều đó có nghĩa là con khỉ đó con vật linh trưởng đầu tiên trong lịch sử thế giới có 3 cánh tay độc lập. Và chúng ta không chỉ đưa kỹ thuật vào các loài vật. Đây là Thomas DeMarse ở Đại học Florida. Ông ta dùng 20 ngàn rồi 60 ngàn tế bào thần kinh của chuột -- chỉ là những tế bào thần kinh chuột riêng lẻ -- đặt chúng lên một con chip. Chúng tự tập hợp lại thành một mạng lưới, thành một con chip hoàn chỉnh. Rồi ông ta dùng nó như là một bộ phận máy tính của một hệ thống mô phỏng mô hình bay. Như vậy, chúng ta đã có chíp máy tính sinh học được làm bằng các tế bào thần kinh tự tập hợp. Cuối cùng, Mussa-Ivaldi tại Northwestern dùng một bộ não nguyên vẹn của con cá lươn. Đây là não của con cá lươn. Nó còn sống nguyên, một bộ não nguyên vẹn được nuôi trong môi trường dinh dưỡng với những điện cực gắn vào các phía, cắm vào các cảm ứng ánh sáng vào bộ não, rồi đặt lên một cái xe -- cái xe đây, bộ não được đặt ở giữa -- và sử dụng bộ não này làm bộ xử lý duy nhất của cái xe, khi bạn bật một ngọn đèn và chiếu vào cái xe, cái xe chuyển động về phía ánh sáng; khi bạn tắt nguồn sáng, nó di chuyển ra xa. Nó khoái ánh sáng, Như vậy bây giờ chúng ta cả bộ não còn sống của con cá lươn. Nó suy nghĩ những suy nghĩ của con cá lươn, nằm đó trong môi trường dinh dưỡng? Tôi cũng không biết, nhưng thực sự nó là một bộ não hoàn toàn còn sống mà chúng ta tìm mọi cách giữ cho còn sống để thực hiện mệnh lệnh chúng ta đưa ra. Như vậy, chúng ta đang ở một giai đoạn mà chúng ta tạo ra sinh vật để phục vụ mục đích của con người. Đây là con chuột được tạo ra bởi Charles Vacanti ở Đại học Masachusetts. Ông ta biến đổi gen của nó để làn da của nó gây ít phản ứng miễn dịch với da người, rồi ông cấy một miếng giá thể của tai người dưới da nó và tạo ra một tai người mà sau đó có thể được lấy ra và ghép lên người. Kỹ thuật biến đổi gen kết hợp với công nghệ polymer sinh lý (polymer physiotechnology) và kỹ thuật cấy ghép mô khác loài (xenotransplantation). Đó là những gì chúng ta có thể làm hiện nay. Cuối cùng, cách đây không lâu, Craig Venter tạo ra tế bào nhân tạo đầu tiên, ông ta dùng một tế bào, một bộ máy tổng hợp ADN, tạo ra một gen nhân tạo, rồi đưa vào một tế bào khác -- bộ gen không phải của tế bào mới này -- và tế bào này sinh sản như các tế bào bình thường khác. Nói một cách khác, đây là sinh vật đầu tiên trong lịch sử trái đất được sinh ra bởi ... máy tính -- nó không có cha mẹ theo nghĩa sinh học. Và tạp chí The Economist đặt ra vấn đề: "Sinh vật nhân tạo đầu tiên và hệ quả của nó." Bạn có thể từng nghĩ là sự cấu thành sự sống xảy ra ở một nơi giống giống thế này. (cười) Nhưng thực ra, phòng thí nghiệm của Frankenstein's không giống thế. Mà phải như thế này, Đây là máy tổng hợp ADN, và ở dưới chỉ là 4 lọ đựng A, T, C, và G -- 4 thành phần hóa học tạo ra chuỗi ADN của chúng ta. Và rồi, chúng ta cần xem xét một số vấn đề. Lần đầu tiên trong lịch sử của hành tinh này, chúng ta có khả năng thiết kế các sinh vật một cách trực tiếp. Chúng ta có thể biến đổi "trường sự sống" (plasma of life) với quyền năng mạnh chưa từng có. Và nếu trách nhiệm đó đặt lên vai chúng ta. Liệu mọi việc có ổn không? Liệu có ổn không, nếu chúng ta biến đổi và tạo ra bất kì sinh vật nào chúng ta muốn? Liệu chúng ta có quyền lực tự do để thiết kế các con vật không? Liệu một ngày nào đó, chúng ta có thể đến cửa hàng thú nuôi Pets"R"Us và yêu cầu "Nghe này, tôi muốn có một con chó. Tôi thích nó có cái đầu của chó Dachshund (chó lạp xưởng) thân hình của chó săn, có thể có một ít lông màu hồng, và hãy làm cho nó phát dạ quang." Liệu chúng ta có công nghiệp hóa việc tạo ra sinh vật để tạo ra thuốc và các hóa chất công nghiệp khác trong sữa, máu, nước bọt và các loại dich cơ thể khác và tàng trữ chúng như các cỗ máy sản xuất sinh học. Liệu chúng ta có quyền tạo ra những robot sinh học, khi chúng ta lấy đi sự tự chủ của các con vật và biến chúng thành những "đồ chơi"? Rồi bước cuối cùng là một khi chúng ta hoàn thiện những công nghệ này trên loài vật và bắt đầu áp dụng trên loài người, chúng ta sẽ sử dụng những quy tắc đạo đức nào? chúng ta sẽ sử dụng những quy tắc đạo đức nào? Điều này thực sự đang xảy ra, không phải trong khoa học viễn tưởng. Chúng ta không chỉ dùng những kỹ thuật này trên loài vật, mà đã bắt đầu áp dụng một vài thứ trên chính cơ thể con người. Hiện nay, chúng ta đang nắm quyền kiểm soát quá trình tiến hóa của loài người. Chúng ta trực tiếp thiết kế tương lai của các loài trên hành tinh này. Điều này đặt lên chúng ta một trách nhiệm cực kì to lớn Đó không phải chỉ là trách nhiệm chủa các nhà khoa học và đạo đức học những người thường nghĩ và viết về vấn đề này. Mà đó là trách nhiệm của tất cả mọi người vì nó sẽ quyết định kiểu hành tinh nào và kiểu cơ thể nào loài người chúng ta sẽ có trong tương lai. Xin cám ơn. (vỗ tay) Giờ tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng một robot có thể đeo vào người mang đến cho bạn những khả năng phi thường, hoặc một robot có thể giúp người đi xe lăn đứng dậy và bước đi. Tại Berkley Bionics, chúng tôi gọi những robot này là bộ xương ngoài (exoskelentons) Chúng không khác gì 1 vật mà bạn mặc vào buổi sáng, và nó sẽ cho bạn thêm sức mạnh, đồng thời giúp tăng cường tốc độ của bạn, và nó sẽ giúp bạn, ví dụ, quản lý việc giữ thăng bằng. Nó thực sự là sự hợp nhất thực sự của con người và máy móc. Nhưng không chỉ có thế -- nó sẽ hợp nhất và mạng lưới bạn với thế giới và các thiết bị khác ngoài cuộc sống. Đây không chỉ là những suy nghĩ viển vông. Bây giờ, để cho bạn xem những gì chúng tôi đang làm bằng việc bắt đầu nói về lính Mỹ, trung bình họ phải mang khoảng 100 lbs. trên lưng, và họ đang bị yêu cầu mang thêm thiết bị. Rõ ràng, việc này gây ra một số biến chứng nghiêm trọng -- đau lưng, 30 % số lính mắc phải -- đau lưng mãn tính. Vì vậy chúng tôi nghĩ chúng tôi sẽ giải quyết thách thức này bằng cách tạo ra một bộ xương ngoài. Bây giờ, để tôi giới thiệu cho các bạn về HULC-- thiết bị mang vác cho con người (Human Universal Load Carrier) Người lính: Với bộ xương ngoài HUCL, tôi có thể mang tới 200 lbs. trên các loại địa hình khác nhau trong nhiều giờ. Thiết kế thoải mái của nó cho phép ngồi xổm, lê, trườn và chuyển động nhanh nhẹn. Nó cảm nhận được những gì tôi muốn làm, hướng nào tôi muốn đi, và sau đó làm tăng sức mạnh và sự bền bỉ của tôi. Eythor Bender: Đối tác công nghiệp của chúng tôi giới thiệu thiết bị này, bộ xương ngoài này trong năm nay. Vì vậy nó là sự thật. Bây giờ hãy chuyển qua thiết bị cho những người sử dụng xe lăn, một thiết bị mà tôi đặc biệt đam mê. Có khoảng 68 triệu người phải sử dụng xe lăn trên thế giới. Khoảng 1% của tổng dân số. Và ước tính đó thực ra còn thấp hơn thực tế. Chúng ta đang nói đến ở đây về, thường, những người trẻ với chấn thương cột sống, trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời -- 20, 30, 40 tuổi -- bất lực và xa lăn là lựa chọn duy nhất. Nhưng nó cũng là dân số già con số sẽ nhân lên nhiều lần. Và lựa chọn duy nhất, khá nhiều -- khi đột quỵ hoặc các biến chứng khác-- là dùng xe lăn. Và đó thực sự là giải pháp cho 500 năm vừa qua, từ sự giới thiệu rất thành công của nó, tôi phải nói như vậy. Vì vậy chúng tôi nghĩ nên bắt đầu viết lên một chương hoàn toàn mới của di chuyển. Để tôi giới thiệu với các bạn về eLEGS bây giờ nó được mặc bởi Amanda Boxtel cô bị chấn thương cột sống khi 19 tuổi, và kết quả là cô không thể đi lại được từ lúc 19 tuổi tới nay. (Vỗ tay) Amanda Boxtel: Cảm ơn. (Vỗ tay) EB: Amanda đang mặc thiết bị eLEGS của chúng tôi, như tôi đã nhắc tới. Nó có một số cảm biến-- chúng là những cảm biến được đặt hoàn toàn trong cái nạng chúng gửi tín hiệu lại cho máy tính của chúng tôi được đặt ở đây sau lưng cô ấy. Bộ pin cũng nằm ở đây động cơ điện được đặt tại hông của cô ấy cũng như tại đầu gối của cô ấy nó đưa cô tiến về phía trước trong tư thế bước đi rất mềm mại và tự nhiên. AB: Tôi đã 24 tuổi và khi tôi đang trượt tuyết khi đột ngột thực hiện cú nhảy lộn nhào trong khi trượt xuống đồi tôi bị tê liệt. Trong giây phút trượt ngã, tôi mất toàn bộ cảm giác và cử động phần dưới xương chậu. Không lâu sau, một bác sỹ bước vào phòng bệnh của tôi, và ông ta nói, "Amanda, cô sẽ không bao giờ đi lại được nữa." Và đó là 19 năm trước. Ông ấy đã cướp đi mọi hi vọng của tôi. Công nghệ thích ứng đã có thể giúp tôi học cách làm sao để lại có thể trượt tuyết đường dốc, và ngay cả đi xe bằng tay. Nhưng chưa từng có thiết bị nào được phát minh mà có khả năng giúp tôi đi lại được, cho tới giờ. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) EB: Như mọi người thấy, chúng tôi có công ngệ chúng tôi có 1 địa điểm để ngồi xuống và đã thảo luận với mọi người. Điều này là trong tầm tay, và chúng tôi có tất cả các tiềm năng ở đây giúp thay đổi cuộc sống của những thế hệ tương lai-- không chỉ là dành cho binh lính, hoặc cho Anmanda ở đây và tất cả những người phải sử dụng xe lăn, mà là cho tất cả mọi người AB: cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Hát) (Vỗ tay) Các bạn vừa gặp Claron McFaddon. Chị là ca sĩ giọng soprano đẳng cấp thế giới đã từng học tập tại Rochester, New York. Các vai diễn opera lừng danh của chị nhiều vô kể và rất đa dạng. Vào tháng Tám năm 2007, Claron được trao tặng Giải thưởng Nghệ thuật Amsterdam, nhận vô số lời ngợi khen về tài năng của chị, vốn tiết mục đáng kinh ngạc và cực rộng lớn, và cá tính sân khấu mạnh mẽ. Xin hãy chào mừng Claron McFadden. (Vỗ tay) Giọng ca của con người: bí ẩn, bột phát, ban sơ. Với tôi, giọng ca của con người là con tàu đưa mọi loại cảm xúc đi xa -- có lẽ trừ cảm giác đố kị. Và hơi thở, hơi thở chính là thuyền trưởng con tàu ấy. Một đứa bé ra đời, hít hơi thở đầu tiên -- (Tiếng thở) và chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kì của sự diễn cảm qua thanh âm -- bí ẩn, bột phát và ban sơ. Vài năm trước, tôi đi Thái Lan để thiền ẩn dật. Tôi muốn một nơi cho tôi sự tĩnh lặng tuyệt đối và biệt lập tuyệt đối. Tôi dành hai tuần ở nơi này trong túp lều bẻ nhỏ của riêng tôi -- không âm nhạc, không gì cả, âm thanh của thiên nhiên -- cố gắng tìm ra cốt lõi của sự tập trung, sống trong hiện tại. Vào ngày cuối cùng tôi ở đó, chị phụ nữ trông coi nơi đó đến và chúng tôi trò chuyện một phút và rồi chị nói với tôi, "Chị hát bài gì cho tôi có được không?" Và tôi nghĩ, nhưng đây là một nơi tĩnh lặng tuyệt đối. Tôi không thể làm ầm lên được. Chị ấy nói, "Đi mà, hát cho tôi nghe." Thế là tôi nhắm mắt lại, tôi hít một hơi và cái đầu tiên thoát ra từ cổ họng tôi là bài "Mùa hạ," Porgy và Bess. ♫ Mùa hạ đến và cuộc sống thoải mái làm sao ♫ ♫ Những chú cá nhảy múa và cây bông vươn cao ♫ ♫ Ồ, bố em giàu có và mẹ em thật xinh đẹp ♫ ♫ Thế nên, bé con nào ♫ ♫ Đừng khóc đấy ♫ Và tôi mở mắt ra, và thấy rằng chị đã nhắm mắt lại. Và sau một lát, chị mở mắt ra và chị nhìn tôi rồi nói, "Cứ như ngồi thiền vậy." Và trong khoảnh khắc đó tôi hiểu ra rằng mọi điều mà tôi tới Thái Lan để tìm kiếm, để kiếm tìm, tôi đã có trong giọng ca của tôi rồi -- cái điềm tĩnh, nhưng cảnh giác, cái tập trung, nhưng nhận thức rõ xung quanh, và sống hoàn toàn trong thực tại. Khi bạn sống hoàn toàn trong thực tại, khi tôi sống hoàn toàn trong thực tại, chiếc tàu của sự diễn cảm rộng mở. Dòng cảm xúc có thể chảy từ tôi sang bạn và quay trở lại. Một trải nghiệm vô cùng sâu sắc. Có một tác phẩm của một nhà soạn nhạc, nhà soạn nhạc người Mỹ tên là John Cage, nó tên là "Aria." Nó được viết riêng cho một ca sĩ đáng kinh ngạc tên là Cathy Berberian. Và điều đặc biệt về tác phẩm này -- nếu bạn thấy đằng sau tôi -- nó không có nốt nào cả. Không có nốt nhạc nào, không nốt giáng, nốt thăng. Nhưng nó là một dạng cấu trúc, và người ca sĩ trong cấu trúc này hoàn toàn tự do để sáng tạo và ngẫu hứng. Ví dụ có các màu khác nhau mỗi màu có thể được gán một dòng nhạc khác nhau -- pop, đồng quê và cao bồi miền Tây, opera, jazz -- và bạn chỉ cần nhất quán với màu sắc đó thôi. Bạn thấy đấy, có các đường khác nhau: bạn chọn nhịp độ của riêng mình, theo cách của riêng mình để đi theo đường, nhưng ít nhiều bạn phải theo đúng đường ấy. Và những chấm bé nhỏ này, chúng thể hiện một loại âm thanh mà không phải kiểu thể hiện giọng ca theo thanh âm, theo lời hát. Sử dụng cơ thể -- có thể là hắt hơi, có thể là tiếng ho, có thể là động vật -- (ho) chính thế -- vỗ tay, bất kì cái gì. Và có các loại chữ khác nhau. Có tiếng Ác-mê-ni, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý. Thế nên trong cấu trúc này anh hoàn toàn tự do. Với tôi, tác phẩm này là bài tụng ca giọng hát bởi vì nó bí ẩn -- như ta thấy đấy -- nó khá là bột phát, và nó ban sơ. Thế nên tôi muốn chia sẻ tác phẩm này với bạn. "Aria", tác giả John Cage. (Tiếng hát) ♫ Không cách nào khác ♫ ♫ Trong không gian, nên hãy cứu rỗi ♫ (Tiếng hát) ♫ Để gặt hái trái thơm ♫ (Tiếng hát) (Vỗ tay) Tôi biết các bạn đang nghĩ gì. Bạn nghĩ rằng tôi đang đi lạc, và có ai đó sẽ bước lên sân khấu này trong giây lát và nhẹ nhàng dẫn dắt tôi quay trở về chỗ ngồi của mình. (vỗ tay) Tôi bị mọi người nghĩ thế suốt ở Dubai. "Bạn đến đây để nghỉ ngơi à?" (cười) "Bạn đến đây để thăm những đứa trẻ hay sao?" "Bạn định ở đây trong bao lâu?" Thực tình mà nói, tôi hy vọng là lâu hơn thế. Tôi hiện đã sống và dạy học ở vùng Vịnh hơn 30 năm. (vỗ tay) Và trong những năm này, tôi thấy được nhiều sự đổi thay. Bây giờ số liệu thống kê đó là khá sốc. Và tôi muốn nói chuyện với tất cả quý vị hôm nay về sự mất dần của ngôn ngữ và sự toàn cầu hóa của tiếng Anh. Tôi muốn nói với bạn về bạn của tôi một người dạy tiếng Anh cho người lớn ở Abu Dhabi. Và một ngày đẹp trời, cô ấy quyết định đêm học sinh của cô ấy tới một vườn cây để dạy họ về từ vựng thiên nhiên. Nhưng cuối cùng cô ấy lại là người phải học tất cả những từ ngữ Ả Rập cho các cây cối địa phương, cũng như cách sử dụng chúng-- làm thuốc, mỹ phẩm, nấu ăn hay thảo mộc. Làm sao mà những học sinh này biết được những kiến thức đó? Tất nhiên là từ ông bà của họ hay ngay cả ông bà cố của họ. Tôi không cần thiết phải nói cho bạn biết nó quan trọng thế nào để có thể giao tiếp, chia sẻ qua thế hệ. Nhưng buồn thay hôm nay ngôn ngữ đang chết dần đi ở một tỷ lệ chưa từng thấy trước đây. Một ngôn ngữ chết đi mỗi 14 ngày. Cùng lúc đó, Tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ toàn cầu, không cần tranh cãi. Liệu có sự liên quan nào ở đó hay không? Tôi không biết. Nhưng tôi biết rằng tôi đấy thấy được rất nhiều thay đổi. Khi tôi đên vùng Vịnh lần đầu, đó là ở Kuwait trong những ngày khi mà nó vẫn còn nghèo khó. Thực ra cách đây không lâu lắm. Hình ảnh đó hơi bị sớm hơn một chút. Nhưng tuy nhiên, Tôi được tuyển bởi Hội Đồng Anh cùng với 25 giáo viên khác. chúng tôi là một trong những người đầu tiên không theo giáo đạo Muslim đến dạy cho các trường học của chính phủ ở Kuwait. Chúng tôi được mang đến để dạy tiếng Anh bởi vì chính phủ họ muốn hiện đại hóa đất nước và tăng sức mạnh cho công dân của họ bằng giáo dục. Và tất nhiên là Anh Quốc cũng được lợi từ một phần sự giàu sang đáng yêu của dầu mỏ. Được. Bây giờ thì một sự thay đổi chính tôi đã chứng kiến -- về làm sao dạy tiếng Anh biến từ một lợi ích cho cả hai bên thành một công việc kinh doanh toàn cầu đồ sộ mà nó trở thành như ngày nay. Không còn chỉ là một ngoại ngữ trên giáo trình của nhà trường. Và không chỉ có mỗi đất mẹ Anh Quốc. Nó đã trở thành một phong trào cho mỗi quốc gia nói tiếng Anh trên trái đất. Và tại sao không? Tất cả vì nền giáo dục tốt nhất -- theo Xếp hạng Trường Đại Học Thế Giới mới nhất-- được tìm thấy ở những trường đại học ở Anh và Hoa kỳ. Vì vậy tất cả mọi người muốn có một nền giáo dục Anh ngữ, tự nhiên thôi. Nhưng nếu bạn không phải là một người địa phương bạn phải đậu một bài kiểm tra Vậy bây giờ, điều đó còn đúng không khi chúng ta loại một học sinh chỉ qua xét tuyển khả năng ngôn ngữ? Có lẽ bạn có một nhà khoa học máy tính một thần đồng Vậy anh ta có cần khả năng ngôn ngữ tương đương với một luật sư hay không? Tôi không nghĩ vậy. Chúng ta, giáo viên tiếng Anh, loại bỏ những người như vậy suốt. Chúng ta đặt bản chỉ dẫn "dừng lại", và chúng ta dừng họ trên con đường sự nghiệp của họ. Và họ không thể theo đuổi ước mơ của họ nữa cho tới khi nào họ có chứng chỉ tiếng Anh. Bây giờ, để tôi nói thử theo cách này, nếu tôi gặp một người Hà Lan chỉ nói được duy nhất tiếng Hà Lan, một người có thể chữa bệnh ung thư liêu tôi có thể dừng anh ta lại trong việc bước vào đại học Anh hay không? Tôi không nghĩ vậy. Nhưng quả thực, đó chính là điều chúng ta làm. Chúng tôi những giáo viên tiếng Anh là những người gác cống. Và bạn phải thõa mãn chúng tôi trước rằng tiếng Anh của bạn phải đủ tốt. Bây giờ, điều đó có thể trở nên nguy hiểm nếu ban quá nhiều quyền lợi cho một bộ phận nhỏ của xã hội có lẽ rào cảng sẽ trở nên toàn cầu Được. "Nhưng," tôi nghe bạn nói, "còn những nghiên cứu?" "chúng đều bằng tiếng Anh." Vậy những cuốn sách đều viết bằng tiếng Anh, những tạp chí cũng được viết bằng tiếng Anh, nhưng đó chỉ là một tiên đoán tự hoàn thành. nó nuôi những yêu cầu về Anh ngữ. và tiếp tục như thế. Tôi hỏi bạn, thế điều gì đã xảy ra với dịch ngữ? Nếu bạn nghĩ về thời hoàng kim của Islam, hồi ấy người ta dịch rất nhiều họ dịch từ Latin qua tiếng Hy Lạp qua Ả Rập, qua Ba Tư rồi dịch chúng qua những ngôn ngữ gốc Đức tới châu Âu rồi qua những ngôn ngữ gốc La Mã. Vậy ánh sáng chiếu lên Thời Kỳ Đen Tối của châu Âu. Bây giờ, đừng hiểu sai ý tôi; Tôi không chống lại việc dạy tiếng Anh, tất cả những giáo viên Anh ngữ ở ngoài kia. Tôi thích điều này, chúng ta có một ngôn ngữ toàn cầu. Chúng ta cần một ngôn ngữ như thế ngày nay, hơn tất cả những thời điểm khác. Nhưng tôi chống lại việc sử dụng nó để làm hàng rào cản trở. Liệu chúng ta có thực sự muốn kết thúc với 600 ngôn ngữ với ngôn ngữ chính là tiếng Anh hoặc tiếng Trung? Chúng ta cần nhiều hơn thế. Vậy chúng ta vẽ giới hạn ở đâu? Hệ thống này đang xem rằng trí tuệ thông minh ngang bằng với kiến thức về tiếng Anh điều đó khá độc đoán. (vỗ tay) Và tôi muốn nhắc nhở bạn rằng những vĩ nhân mà cống hiến mang lại cho giới trí thức ngày hôm nay không bắt buộc phải biết Anh ngữ, họ không phải đậu một bài kiểm tra tiếng Anh. Ví dụ như Einstein. Ông ấy bị cho rằng cần được chữa trị thêm ở trường vì ông ấy, trên thực tế, mắc chứng khó đọc. Nhưng may mắn thay cho thế giới, ông ta không cần phải đậu một bài kiểm tra tiếng Anh. Bởi vì họ không bắt đầu cho tới năm 1964 với TOEFL bài kiểm tra tiếng Anh của Hoa Kỳ. Bây giờ thì nó đã nổ ra. Có rất nhiều và rất nhiều bài kiểm tra Anh ngữ. Và hàng triệu học sinh lấy những bài kiểm tra này mỗi năm. Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng, với tôi và bạn, lệ phí thi này không mắc, chúng cũng ổn thôi, nhưng chúng đang cản trở hàng triệu người nghèo. Vì thế ngay lập tức, chúng ta loại bỏ họ. (vỗ tay) Điều này gợi tôi nhớ đến một tiêu đề báo tôi đọc gần đây "Giáo dục: Một Sự Ngăn Cách Lớn" Bây giờ tôi hiểu Tôi hiểu vì sao mọi người chú tâm vào Anh ngữ họ muốn con cái của họ có cơ hội tốt nhất trong cuộc sống và để làm điều đó, họ cần một nền giáo dục Tây phương bởi vì, tất nhiên, những công việc tốt nhất dành cho những người tốt nghiệp đại học phương Tây mà tôi đã cho thấy ở lúc đầu nó là một vòng tròn. Được. Vậy để tôi kể cho bạn nghe về hai nhà khoa học, hai nhà khoa học người Anh. họ đang làm một thí nghiệm về gene và về chi trước và sau của động vật. Nhưng họ không thể đạt được kết quả mong muốn. Họ không biết làm thế nào, cho tới khi một nhà khoa học Đức đến phát hiện ra rằng họ đang sử dụng hai từ cho chi trước và chi sau, trong khi gien không phân biệt điều đó và người Đức không sử dụng như vậy. Vậy là đúng rồi, vấn đề đã được giải quyết. Nếu bạn không thể nghĩ ra một giải pháp, bạn chết cứng. Nhưng nếu một ngôn ngữ khác có thể nghĩ ra giải pháp đó, thì bằng cách hợp tác, chúng ta có thể học hỏi và đạt được hơn rất nhiều. Con gái của tôi, tới Anh quốc từ Kuwait. Con tôi đã học môn khoa học và toán bằng tiếng Ả Rập. Nó là một trường Ả Rập. Nó phải dịch tất cả thành tiếng Anh ở trường trung học. Và con tôi là học sinh giỏi nhất ở trong lớp trong nhưng môn học này. Điều đó nói với chúng ta rằng, khi học sinh đến từ những nước khác, chúng ta không cho họ đủ sự công nhận cho những điều họ thực sự biết, và họ biết những điều đó trong ngôn ngữ của họ. Khi một ngôn ngữ chết đi, chúng ta không biết chúng ta đã mất đi những gì trong ngôn ngữ đó. Điều này - tôi không biết bạn đã xem trên CNN gần đây-- họ tặng giải thưởng Anh Hùng cho một cậu bé chăn cừu người Kenya một người không thể học vào ban đêm ở làng của cậu ấy như những đứa trẻ khác trong làng bởi vì đèn dầu, có khỏi và nó làm hại mắt của cậu ấy. Và một khía cạnh khác, sẽ chẳng bao giờ có đủ dầu bởi vì một đô-la một ngày có thể mua những gì cho bạn? Vì thế cậu ấy sáng chế ra một chiếc đèn năng lượng mặt trời miễn phí. Bây giờ thì những đứa trẻ trong làng đạt được điểm giống nhau ở trường như những đứa trẻ có điện ở nhà. (vỗ tay) Khi cậu ấy nhận giải thưởng này, cậu ấy nói những lời như thế này: "Trẻ em có thể dẫn dắt châu Phi từ những gì của hôm nay, một châu lục tối tăm thành một châu lục tươi sáng." Một ý tưởng đơn giản, nhưng nó có thể đạt được những kết quả xa xôi. Những người không có ánh sáng, dù là nghĩa bóng hay nghĩa đen, không thể đậu bài thi của chúng ta, và chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều họ biết. Hãy không để chúng ta giữ họ, và bản thân mình ở trong bóng tối. Hãy tôn vinh sự đa dạng. Ghi nhớ ngôn ngữ của bạn. Sử dụng nó để phố biến những ý tưởng tốt đẹp. (vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Ý tưởng đằng sau sâu máy tính Stuxnet thật ra rất đơn giản. Chúng ta không muốn Iran có được bom hạt nhân. Công cụ chính của họ để phát triển vũ khí hạt nhân là cơ sở làm giàu uranium Natanz. Những hộp màu xám mà bạn thấy là những hệ thống điều khiển thời gian thực dùng để điều khiển tốc độ truyền động và các van. Nếu chúng ta thành công trong việc làm hỏng các hệ thống này chúng ta thật sự có thể tạo ra nhiều rắc rối cho lò ly tâm. Hộp xám không chạy phần mềm Windows; chúng là một công nghệ khác hoàn toàn. Nhưng nếu ta có thể cài một virus Windows tốt trong máy tính xách tay của một kĩ sư máy chịu trách nhiệm điều chỉnh cái hộp xám này thì ta có thể hành động. Và đó là âm mưu của Stuxnet. Thế là chúng tôi bắt đầu với một chương trình cài mã (dropper) trong Windows. Mã phá hoại thâm nhập hộp xám, làm hư lò ly tâm, và chương trình hạt nhân của Iran bị đình hoãn -- thì nhiệm vụ hoàn thành. Nghe thật dễ dàng phải không? Để tôi nói cho các bạn biết cách chúng tôi khám phá ra chuyện đó. Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu Stuxnet 6 tháng về trước, không một ai biết mục đích của nó là gì. Điều duy nhất được biết, là nó rất là phức tạp bên phần Windows, phần cài mã, sử dụng nhiều lỗ hổng zero-day. Và nó có vẻ muốn làm gì đó với các hộp xám này, các hệ thống điều khiển thời gian thực. Nó làm chúng tôi chú ý, và chúng tôi thử một thí nghiệm trong đó chúng tôi lây nhiễm Stuxnet vào môi trường của mình và thử kiểm tra nó. Và có vài chuyện rất thú vị đã xảy ra. Stuxnet xử sự như một con chuột thí nghiệm không thích phô mai của chúng tôi -- ngửi ngửi, nhưng không muốn ăn. Tôi không hiểu tại sao hết. Và sau khi chúng tôi thử nghiệm với những mùi vị phô mai khác nhau, Tôi nhận ra rằng, đây là cách tấn công trực tiếp. Hoàn toàn trực tiếp. Chương trình cài sẽ chủ động săn tìm trong hộp xám nếu thấy được một cấu hình đặc trưng và thậm chí nếu cái chương trình mà nó đang tìm cách lây nhiễm đang thật sự chạy trên mục tiêu. Còn nếu không thì Stuxnet không làm gì cả. Chuyện đó làm tôi rất chú ý, và chúng tôi bắt đầu xử lý chuyện này từ sáng tới tối, vì tôi nghĩ rằng chúng tôi không biết thật sự mục tiêu là gì. Ví dụ như, nó có thể là một nhà máy điện của Mĩ, hoặc một nhà máy hóa chất của Đức. Vì thế chúng tôi buộc phải tìm ra mục tiêu là gì thật sớm. Thế là chúng tôi trích ra và phục hồi mã tấn công, và chúng tôi khám phá ra là nó được chèn trong 2 trái bom kĩ thuật số -- một trái nhỏ và một trái lớn. Và chúng tôi cũng thấy được là chúng được thiết kế rất chuyên nghiệp bởi những người rõ ràng nắm được thông tin bên trong. Họ biết từng chút một về những thứ mà họ phải tấn công. Có lẽ họ còn biết cả cỡ giày của người vận hành nữa. Vậy là họ biết mọi thứ. Và nếu bạn đã nghe là chương trình cài mã của Stuxnet phức tạp và có công nghệ cao, để tôi nói cho bạn biết: mã phá hoại còn cao cấp hơn nhiều. Nó cao cấp hơn mọi thứ mà chúng tôi từng biết. Ở đây bạn có thể thấy một phần của chính mã tấn công này. Chúng tôi đang nói về -- khoảng 15.000 dòng lệnh. Trông rất giống mã assembler ngày xưa. Giờ tôi muốn nói với các bạn bằng cách nào mà chúng tôi hiểu được mã lệnh này. Cái mà chũng tôi tìm đầu tiên là hàm gọi hệ thống, vì chúng tôi biết chúng làm gì. Rồi chúng tôi tìm bộ timer và cấu trúc dữ liệu và cố liên hệ chúng với thế giới thực -- tới các mục tiêu trong thế giới thực. Vì thế chúng tôi cần các giả thuyết về mục tiêu để kiểm chứng và so sánh với mã lệnh. Để có được các giả thuyết mục tiêu, chúng tôi nhớ rằng vì rõ ràng nó chỉ nhằm mục đích phá hoại, nên phải là một mục tiêu có giá trị cao, và nhiều phần là nằm ở Iran, vì đó là nơi mà hầu hết các vụ gây nhiễm được báo cáo. Bạn không thể tìm thấy hàng ngàn mục tiêu như vậy ở đó được. Rõ ràng chỉ có nhà máy điện hạt nhân Bushehr và cơ sở làm giàu thanh nhiên liệu Natanz. Thế là tôi yêu cầu trợ lý, "Cho tôi danh sách của tất cả các chuyên gia về lò ly tâm và nhà máy điện trong dữ liệu khách hàng." Và tôi gọi họ và xin ý kiến để đối chiếu kiến thức chuyên môn của họ với cái mà chúng tôi có trong mã và dữ liệu. Kết quả khá thành công. Chúng tôi đã có thể liên hệ được giữa trái bom kĩ thuật số bé xíu này với bộ điều khiển rotor. Rotor là bộ phận chuyển động bên trong lò ly tâm, cái vật màu đen mà bạn thấy ở đây. Và nếu bạn có thể can thiệp vào vận tốc của chiếc rotor này, bạn thực sự có thể làm gãy nó và sau cùng làm cả lò ly tâm nổ tung. Chúng tôi cũng thấy rằng mục tiêu của cuộc tấn công là thật sự tiến hành một cách từ từ và đáng sợ -- để rõ ràng là làm cho các kỹ sư bảo trì phải phát điên lên, đến nỗi họ không thể khám phá ra nhanh chóng. Chúng tôi hiểu được trái bom kĩ thuật số lớn bằng cách tìm hiểu thật kĩ dữ liệu và cấu trúc dữ liệu. Ví dụ như, con số 164 rõ ràng nổi bật trong mã lệnh; bạn không thể bỏ qua nó. Tôi bắt đầu nghiên cứu các bài báo khoa học về cách các lò ly tâm được xây dựng ở Natanz và thấy rằng chúng được xây trong các tầng, và mỗi tầng chứa 164 lò ly tâm. Vậy là rõ, 2 thứ phù hợp với nhau. Và mọi chuyện còn tốt hơn nữa. Các lò ly tâm ở Iran được chia thành 15 giai đoạn. Và hãy đoán xem chúng tôi đã tìm thấy gì trong mã tấn công? Một cấu trúc hoàn toàn tương tự. Lại một lần nữa, mọi thứ rất ăn nhập với nhau. Chuyện này làm chúng tôi rất tự tin về cái chúng tôi đang quan sát. Nhưng đừng hiểu lầm, mọi chuyện không đơn giản đâu. Các kết quả này đạt được qua nhiều tuần làm việc khó nhọc. Và chúng tôi thường đi vào ngõ cụt và phải làm lại từ đầu. Dù sao đi nữa, chúng tôi đã hiểu ra là cả 2 trái bom kĩ thuật số đều nhằm vào cùng một mục tiêu, nhưng từ những góc khác nhau. Bom nhỏ tấn công một tầng, rồi xoay nhanh rotor và làm chậm chúng lại, còn bom lớn thì xử lý 6 tầng khác và điều khiển các van. Như vậy chúng tôi rất tự tin rằng chúng tôi đã xác định được mục tiêu là gì. Là Nataz, chỉ Natanz mà thôi. Vì thế chúng tôi không phải lo là những mục tiêu khác có thể bị Stuxnet đánh. Có cái này rất hay đã làm tôi rất ngạc nhiên. Ở dưới đây là hộp xám, và ở trên đỉnh bạn có thể thấy các lò ly tâm. Bây giờ cái mà thứ này làm là ngăn chặn quá trình nhập dữ liệu từ các cảm biến -- ví dụ như, từ cảm biến áp suất và cảm biến rung động -- và nó tạo ra các mã hợp pháp, vẫn tiếp tục chạy trong suốt cuộc tấn công, với dữ liệu cung cấp giả. Thật sự là dữ liệu giả này đã được ghi trước bởi Stuxnet. Nó giống như là trong phim Hollywood khi vụ trộm diễn ra, camera an ninh bị chồng lên bằng video thu sẵn. Hay quá phải không? Ý tưởng ở đây rõ ràng là không chỉ đánh lừa những người điều hành trong phòng điều khiển. Thật ra nó nguy hiểm và hung hăng hơn nhiều. Ý tưởng này là là phá hỏng một hệ thống an toàn kĩ thuật số. Chúng ta cần các hệ thống an toàn kĩ thuật số ở những nơi mà con người không phản ứng đủ nhanh. Chẳng hạn như trong nhà máy điện, khi tua bin hơi nước chạy nhanh quá, bạn phải mở van xả trong vòng một phần nghìn giây. Rõ ràng là chuyện này con người không làm được. Vì vậy đây là chỗ ta cần hệ thống an toàn kĩ thuật số. Và khi chúng bị phá hoại, thì những chuyện tồi tệ sẽ xảy ra. Nhà máy có thể nổ tung. mà người điều hành và hệ thống an toàn không hay biết. Thật là đáng sợ. Nhưng mọi sự còn tệ hơn nữa. Và cái tôi sắp nói rất quan trọng. Các bạn thử nghĩ xem. Cuộc tấn công này là chung chung. Không có gì đặc trưng để nói cả, nó chỉ nhắm tới lò ly tâm hay là chỉ nhắm tới việc làm giàu uranium. Cho nên nó cũng có thể dành cho, ví dụ như, một nhà máy điện hay là một nhà máy xe hơi. Nó chung chung. Và với vai trò là kẻ thực hiện cuộc tấn công, bạn không phải mất công chuyển mã phá hoại bằng thẻ USB như chúng ta đã thấy trong trường hợp của Stuxnet. Bạn cũng có thể dùng công nghệ sâu thông thường để lây lan. Chỉ cần lây nhiễm nó càng rộng càng tốt. Và nếu bạn làm vậy, cuối cùng bạn sẽ có một thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian điều khiển. Đó là hệ quả mà chúng ta phải đối mặt. Rất đáng tiếc là, phần lớn các mục tiêu cho những cuộc tấn công kiểu này không nằm ở khu vực Trung Đông. Chúng ở Mĩ, châu Âu và Nhật Bản. Tất cả những vùng màu xanh, chúng là môi trường đầy mục tiêu. Chúng ta phải đối mặt với các hệ quả, và chúng ta nên bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tôi có một câu hỏi. Ralph, có nhiều nguồn tin cho là Mossad là tổ chức chính đứng sau việc này. Ý kiến của anh thế nào? Ralph Langer: Okay, anh thật tình muốn biết sao? Được rồi. Okay. Theo ý tôi, Mossad có liên quan, nhưng Israel không đóng vai trò dẫn dắt. Cho nên thế lực cầm đầu vụ này là một siêu cường trong không gian điều khiển. Chỉ có một siêu cường như vậy mà thôi, và đó là Hoa Kỳ -- Như vậy cũng may Bởi vì nếu khác đi, thì các vấn đề của chúng ta còn lớn hơn nữa. CA: Cám ơn đã làm chúng tôi sợ đến vậy. Cám ơn Ralph. (Vỗ tay) Adrian Kohler: Vâng, chúng tôi ở đây hôm nay để nói về quá trình tiến hóa của chú ngựa rối. Basil Jones: Nhưng thật ra chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình tiến hóa này với một chú linh cẩu. AK: Tổ tiên của loài ngựa. Chúng tôi sẽ làm vài trò với chú này. (Tiếng cười) Hahahaha. Linh cẩu là tổ tiên của ngựa bởi vì nó là một nhân vật trong vở diễn có tên gọi "Faustus ở châu Phi," của nhà hát Handspring năm 1995, trong đó nó phải chơi cờ đam với nàng Helen thành Troy. Đạo diễn của vở kịch này là nghệ sĩ, đạo diễn nhà hát người Nam Phi, William Kentridge. Thế nên nó cần chi trước rất linh hoạt. Nhưng, như mọi con rối khác, nó còn có các thuộc tính khác. BJ: Một trong số đó là hơi thở, và nó đại khái là thở được. AK: Haa haa haaa. BJ: Việc thở vô cùng quan trọng với chúng ta. Đó là dạng chuyển động căn bản cho bất kì con rối nào trên sân khấu, theo ý chúng tôi. Đó là điều khác biệt giữa con rối -- AK: Úi chà! BJ: Và diễn viên. Những con rối lúc nào cũng phải tỏ ra là đang sống thật. Đó là loại câu chuyện nguyên thủy chúng kể trên sân khấu, khát khao tuyệt vọng để được sống. AK: Vâng, về cơ bản nó là vật thể không sống, như các bạn thấy đấy và nó chỉ sống bởi vì ta khiến cho nó sống. Một diễn viên đấu tranh để chết được trên sân khấu, nhưng một chú rối phải đấu tranh để sống được. Và theo một mặt nào đó, đây là một hoán dụ cho cuộc sống. BJ: Thế là mọi giây phút trên sân khấu, con rối đều đang đấu tranh. Thế nên chúng tôi gọi đây là thành quả của thiết kể bằng cảm xúc dùng những kĩ thuật tối tân của thế kỉ 17 -- (Tiếng cười) để biến danh từ thành động từ. AK: Ồ, thực ra cách gọi tôi thích hơn là nó là một vật thể dựng từ gỗ và vải có các chuyển động dựng vào trong, để thuyết phục ta tin rằng sự sống chảy trong nó. BJ: Thế cũng được. AK: Nó có tai, tai nó chuyển động theo khi đầu di chuyển. BJ: Và nó có những vách ngăn này làm từ gỗ dán, phủ vải -- thú vị là, nó thực tế rất giống những ca-nô bằng gỗ dán mà ba của anh Adrian đã từng làm khi anh còn là một cậu bé trong xưởng của ông. AK: Ở Cảng Elizabeth, ngôi làng ngoài Cảng Port Elizabeth ở Nam Phi. BJ: Nhưng mẹ anh là nghệ sĩ diễn rối. Và khi chúng tôi gặp nhau ở trường mỹ thuật và yêu nhau năm 1971, tôi ghét rối lắm. Tôi thật sự nghĩ rằng chúng dưới tầm tôi. Tôi muốn trở thành một nghệ sĩ tiên phong -- và Punch and Judy hiển nhiên không phải là nơi tôi muốn đến. Và, trên thực tế, mất chừng 10 năm để khám phá ra những con rối Bambara Bamana ở Mali, Tây Phi; ở đó có một truyền thống nghệ thuật rối tuyệt vời, để tái khám phá, hay lần đầu khám phá một niềm kính trọng với loại hình nghệ thuật này. AK: Thế là năm 1981, tôi thuyết phục Basil và vài người bạn mở một công ti múa rối. Và 20 năm sau, thật kì diệu, chúng tôi hợp tác với một công ti của Mali, Gánh diễn Sogolon Marionette từ Bamako, để cùng chế tạo một chú hươu cao cổ cao. Nó chỉ được gọi là "Ngựa Cao," to bằng con hươu cao cổ thật. BJ: Và lại nữa, ta thấy cấu trúc như cũ. Các vách ngăn giờ đã biến thành các vòng bằng mây tre, nhưng cho cùng thì vẫn là cấu trúc đấy. Có hai người đi cà kheo ở trong, cà kheo cho họ chiều cao, và ai đó ở đằng trước, dùng một dạng bánh lái để di chuyển cái đầu. AK: Người ở chân sau cũng điều khiển cả cái đuôi, hơi giống con linh cẩu kia -- cùng cơ chế, chỉ to hơn mà thôi. Và anh này điều khiển chuyển động tai. BJ: Thế, vở diễn này được Tom Morris, Nhà Hát Quốc Gia ở London xem. Và vừa đúng khoảng thời gian đó, mẹ anh ta đã nói, "Con đã đọc quyển sách của tác giả Michael Morpurgo tên là "Ngựa Chiến" chưa?" AK: Chuyện kể về một cậu bé yêu mến một chú ngựa. Chú ngựa bị bán ra Chiến Tranh Thế Giới thứ Nhất, và cậu bé nhập ngũ để tìm chú ngựa của mình. BJ: Thế là Tom gọi điện cho chúng tôi và nói rằng, "Các anh nghĩ các anh có thể làm cho chúng tôi một chú ngựa cho một vở diễn ở Nhà Hát Quốc Gia không?" AK: Có vẻ là một ý tưởng thú vị. BJ: Nhưng nó phải được cưỡi. Phải có người cưỡi trên nó. AK: Nó phải cho người cưỡi, và tham gia vào các cuộc tiến công của kị binh. (Tiếng cười) Một vở diễn về kĩ thuật cày bừa đầu thế kỉ 20 và tiến công của kị binh là thử thách nho nhỏ cho phòng tài chính của Nhà Hát Quốc Gia ở London. Nhưng họ đồng ý để nó tiếp tục một lúc. Thế nên chúng tôi bắt đầu bằng một bài kiểm tra. BJ: Đây là Adrian và Thys Stander, anh này sẽ tiếp tục thiết kể hệ thống khung tre cho con ngựa, và hàng xóm kế bên của chúng tôi, Katherine, đang cưỡi trên cái thang. Trọng lượng rất khó xử lí nếu nó cao quá cả đầu bạn. AK: Và một khi chúng tôi đã cho Katherine trải qua cái địa ngục đó, chúng tôi biết có lẽ chúng tôi sẽ làm được một chú ngựa cưỡi được. Thế nên chúng tôi dựng một mẫu. Đây là mẫu bằng bìa cứng, bé hơn chú linh cẩu một chút. Bạn sẽ chú ý thấy cái chân làm bằng gỗ dán và cấu trúc ca-nô vẫn còn ở đó. BJ: Và hai bộ phận điều khiển ở trong. Nhưng lúc đó chúng tôi không nhận ra rằng thật ra chúng tôi cần bộ điều khiển thứ ba, bởi vì chúng tôi không thể điều khiển cái cổ từ phía trong và cùng lúc làm con ngựa đi lại được. AK: Chúng tôi bắt đầu làm việc trên nguyên mẫu sau khi mẫu nhỏ được chấp thuận, và nguyên mẫu mất nhiều thời gian hơn một chút so với tính toán của chúng tôi. Chúng tôi phải vứt đi đống chân bằng gỗ dán, và thay bằng mây tre. Và chúng tôi có cái thùng thiết kế riêng cho nó. Nó phải được vận chuyển tới London. Chúng tôi dự tính sẽ chạy thử nó trên con đường cạnh nhà chúng tôi ở Cape Town, và nửa đêm rồi mà chúng tôi vẫn chưa chạy thử. BJ: Thế là chúng tôi lấy cái camera, và sắp xếp con rối thành nhiều tư thế nước kiệu khác nhau. Và chúng tôi gửi nó đi tới Nhà Hát Quốc Gia, hi vọng họ tin rằng chúng tôi đã tạo ra cái hoạt động được. (Tiếng cười) AK: Một tháng sau, chúng tôi có mặt ở London với cái thùng to đùng này, và một studio đầy những người sắp cộng tác với chúng tôi. BJ: Chừng 40 người. AK: Chúng tôi khiếp đảm. Chúng tôi mở nắp, chúng tôi lấy con ngựa ra, và nó hoạt động được thật; nó đi lại và có thể cưỡi được. Ở đây tôi có một đoạn clip 18 giây quay những bước đi đầu tiên của nguyên mẫu. Đây là studio của Nhà Hát Quốc Gia, nơi họ xào nấu những ý tưởng mới. Nó chưa được bật đèn xanh. Biên đạo, Toby Sedgwick, sáng tác ra một chuỗi chuyển giao rất đẹp theo đó chú ngựa con, dựng từ que củi và các nhánh con lớn lên thành chú ngựa lớn. Và Nick Starr, đạo diễn của Nhà Hát Quốc Gia, thấy chính khoảnh khắc đó, lúc đó ông đứng ngay bên cạnh tôi -- và ông như tè dầm đến nơi vậy. Và thế là show diễn được bật đèn xanh. Và chúng tôi trở về Cape Town và thiết kế lại toàn bộ con ngựa. Đây là bản kế hoạch. (Tiếng cười) Và đây là nhà máy của chúng tôi ở Cape Town, nơi chúng tôi sản xuất ngựa. Các bạn có thể thấy khá nhiều khung xương ở phía hậu cảnh đó. Các chú ngựa hoàn toàn được làm thủ công. Có rất ít công nghệ của thế kỉ 20 trong đó. Chúng tôi cắt bằng la-de một ít trên gỗ dán và vài mảnh nhôm. Nhưng bởi vì chúng cần nhẹ và linh hoạt, và mỗi mảnh đều khác nhau, chúng không thể sản xuất hàng loạt được, xui làm sao! Thế, đây là vài chú ngựa làm dở sẵn sàng được xử lí tiếp ở London. Và bây giờ chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn: Joey. Joey, chú bé có đó không? Joey. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Joey. Joey, lại đây nào. Không, không, tôi không có. Anh ta có đấy; ở trong túi. BJ: Joey. AK: Joey, Joey, Joey, Joey. Lại đây nào. Đứng đây cho mọi người xem được. Đi lại đi nào. Nào nào. Tôi sẽ chỉ mô tả -- tôi sẽ không nói quá to đâu. Có thể cậu chàng sẽ khó chịu. Đây, Craig đang xử lí phần đầu. Anh có dây cáp giống phanh xe đạp dẫn xuống bộ phận điều khiển đầu anh cầm trong tay. Mỗi dây cáp điều khiển hoặc một cái tai, riêng biệt, hoặc cái đầu lên xuống. Nhưng anh cũng trực tiếp điều khiển cái đầu bằng cách dùng tay. Rõ ràng hai cái tai là điểm biểu thị cảm xúc rất quan trọng của chú ngựa. Khi chúng chỉ thẳng về phía sau, chú ngựa đang sợ hãi hay tức giận, tùy vào cái gì đang xảy ra phía trước chú, xung quanh chú. Hoặc là, khi thoải mái hơn, đầu ngả xuống, và đôi tai lằng nghe, cả hai bên. Thính giác rất quan trọng đối với ngựa. Nó gần như là quan trọng ngang thị giác vậy. Ở đây, Tommy có cái ta gọi là vị trí trung tâm. Anh đang điều khiển cái chân. Các bạn thấy cái dây chằng từ chú linh cấu, chân trước của linh cẩu, tự động kéo cái vòng lên. (Tiếng cười) Loài ngựa khó đoán trước thật đó. (Tiếng cười) Cái cách móng guốc ngựa nhấc lên ngay lập tức cho bạn cảm giác là đây là một hành động của ngựa bạn có thể tin được. Chân sau cũng có động tác đấy. BJ: Và Mikey cũng có, qua ngón tay anh, khả năng di chuyển đuôi từ trái qua phải, và từ trên xuống dưới bằng tay kia. Và gộp hai cái đó lại, khả năng biểu cảm qua đuôi khá là phức tạp. AK: Anh có muốn nói cái gì về vấn đề thở không? BJ: Thở đối với chúng tôi là thử thách lớn. Adrian nghĩ rằng anh sẽ phải xẻ đôi ngực của con rối và làm nó thở như thế -- bởi vì đó là cách ngựa thở, mở rộng lồng ngực. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng, nếu làm thế thật, là khán giả, các bạn sẽ không thấy được sự thở. Thế nên anh tạo ra một rãnh dẫn ở đây, và ngực di chuyển lên xuống theo rãnh đó. Cho nên thật ra là khá phi tự nhiên, cái chuyển động lên xuống này, nhưng ta thấy nó giống như thở. Và nó rất, rất đơn giản vì điều thật sự xảy ra là diễn viên rối sẽ thở bằng đầu gối của anh ta. AK: Vài thứ liên quan đến cảm xúc khác. Nếu tôi chạm vào chú ngựa ở đây trên lớp da, diễn viên rối trung tâm có thể lắc phần thân từ bên trong và khiến da rùng mình. Các bạn sẽ chú ý thấy, dĩ nhiên, là chú rối được dựng từ thanh mây tre. Và tôi muốn các bạn tin rằng đó là một lựa chọn vì mỹ thuật, rằng tôi đang tạo một bức tranh ba chiều của một chú ngựa mà bằng cách nào đó có thể chuyển động trong không gian. Nhưng dĩ nhiên, lí do thật là vì mây tre rất nhẹ, nó mềm dẻo, nó chịu lực tốt, và nó có thể uốn được. Và thế nên đó là một lí do rất thiết thực tại sao nó lại được làm từ mây tre. Còn bộ da được làm từ lưới nylon xuyên thấu, để cho, nếu người chịu trách nhiệm ánh sáng muốn con ngựa gần như biến mất, cô ấy có thể làm sáng phông nền và chú ngựa sẽ trở nên như ma vậy. Các bạn sẽ thấy phần cấu trúc xương của nó. Hoặc là nếu chiếu sáng từ phía trên, nó sẽ trở nên rắn chắc hơn. Một lần nữa, đó là một yếu tố thiết thực. Những người bên trong chú ngựa cần nhìn thấy bên ngoài. Họ cần có khả năng diễn theo các diễn viên khác trong vở diễn. Và hoạt động của họ cần chú ý cao độ. Ba cái đầu đang tạo nên một nhân vật. Nhưng bây giờ chúng tôi muốn các bạn bắt Joey đi vài bước. Và đứng lại. (Rên) Cám ơn. Và bây giờ chỉ -- (Vỗ tay) Đến với ta từ California đầy nắng ta có Zem Joaquin sẽ cưỡi ngựa cho ta xem. (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Nhạc) Thế, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng màn trình diễn của chú ngựa các bạn thấy đây là của ba anh chàng đã nghiên cứu tập tính ngựa vô cùng thấu đáo. BJ: Không thể nói chuyện với nhau trên sân khấu bởi vì họ cũng được gắn mic. Tiếng động mà bộ ngực rất lớn này tạo ra, của con ngựa -- tiếng rên và rầm rĩ và mọi thứ -- thường bắt đầu từ một nghệ sĩ, tiếp tục đến người thứ hai và kết thúc bằng người thứ ba. AK: Mikey Brett từ Leicestershire. (Vỗ tay) Mikey Brett, Craig, Leo, Zem Joaquin và Basil và tôi. (Vỗ tay) Cám ơn các bạn. Cám ơn. (Vỗ tay) Đó là ngày 13 tháng Mười năm 2012, ngày mà tôi sẽ không thể nào quên. Tôi ở trên xe đạp, cảm giác như đang đi qua một ngọn đồi cằn cỗi không điểm dừng. Đó không đơn thuần chỉ là một ngọn đồi: đó là 15 dặm đường dốc để đến một thị trấn tên là Hawi toạ lạc ở Đảo Lớn, Hawaii. Và đó không chỉ là một chuyến đạp xe đó là trận vô địch Ironman thế giới. Tôi vẫn còn cảm thấy cơ bắp mình đang đốt cháy. Tôi đã vật lộn, kiệt sức và mất nước, và có thể cảm nhận được sức nóng toả ra từ mặt đường, ước chừng khoảng 98 độ. Tôi đã đi được một nửa chặng của cuộc thi đạp xe trong khuôn khổ cuộc thi danh tiếng nhất, dài hơi nhất thế giới, kéo dài chỉ trong một ngày. Cứ mỗi năm, suốt thời thơ ấu, tôi đều theo dõi cuộc thi này qua chiếc TV của gia đình. Tôi ngồi cạnh cha mình trên chiếc sô-pha màu cam và nâu của những năm 1970s và nhớ rằng mình hoàn toàn kính phục trước cách những vận động viên tự thúc đẩy bản thân đến giới hạn trong cuộc thi khốc liệt này. Và để các bạn không hiểu sai ý tôi, gia đình tôi không đơn thuần là những khán giả. Họ có tinh thần thể thao mạnh mẽ, và tôi luôn là người tham gia bên ngoài lề, cổ vũ anh chị em của mình hoặc tiếp nước cho họ trong các cuộc thi địa phương. Tôi đã khao khát được thi đấu, nhưng không thể. Dù không thể chơi thể thao, tôi vẫn muốn trở nên thật năng động trong cộng đồng của mình. Thời trung học, tôi tham gia tình nguyện ở bệnh viện địa phương. Ở đại học, tôi là thực tập sinh tại Nhà Trắng, du học ở Tây Ban Nha và chu du khắp châu Âu một mình với dây chỉnh hình chân và nạng. Sau tốt nghiệp, tôi chuyển đến New York và làm trong ngành tư vấn quản lý, lấy bằng thạc sĩ, kết hôn và hiện đã có một bé gái. (Vỗ tay) Ở tuổi 28, tôi được giới thiệu tới bộ môn đạp xe tay, và sau đó là ba môn phối hợp. Thật may mắn, tôi đã gặp Jason Fowler, một nhà vô địch Ironman thế giới, ở một hội trại dành cho những vận động viên khuyết tật. Và cũng như tôi, anh ấy thi đấu cùng với chiếc xe lăn. Nhờ sự động viên từ anh ấy, ở tuổi 34, tôi quyết định tham gia Kona. Kona, còn gọi là giải Ironman của Hawaii là cuộc đua cự ly dài lâu đời nhất trong giải đấu. Và nếu cảm thấy lạ lẫm, thì hãy xem nó như giải ba môn phối hợp tầm cỡ Super Bowl. Giải đấu này, đối với một vận động viên ngồi xe lăn như tôi bao gồm bơi ngoài trời, cự ly 2.4 dặm trên Thái Bình Dương, và đua xe đạp tay, cự ly 112 dặm, trên trường dung nham -- Nghe thật đặc biệt, nhưng mọi thứ không nên thơ như miêu tả, mà khá hoang vắng -- Cuối cùng, bạn kết thúc bằng cuộc chạy marathon, cự ly 26.2 dặm trong cái nóng 90 độ cùng chiếc xe lăn đua. Đúng, đây là một cuộc đua, chỉ dùng tay với tổng cự ly 140.6 dặm. trong vòng dưới 17 giờ đồng hồ. Chưa từng có vận động viên nữ ngồi xe lăn nào hoàn thành cuộc đua này. Bởi sự khắc nghiệt, và thời gian thi đấu vô cùng eo hẹp. Thế là tôi, đã đánh liều tất cả. Và khi đã hoàn thành chặng đua 15 dặm, tôi thấy chùn bước. Không có cách nào để tôi hoàn thành chặng thi bơi trong thời gian giới hạn với 10.5 giờ đồng hồ, bởi vì tôi đã bị bỏ lại trong chặng đua gần hai tiếng. Tôi phải đưa ra quyết định khó khăn là bỏ cuộc. Tháo bỏ con chip tính giờ của mình, tôi trao nó lại cho nhân viên giám sát. Ngày thi đấu của tôi đã kết thúc. Bạn thân của tôi, Shannon và Shawn, chồng tôi đang đợi tôi trên đỉnh đồi Hawi để đưa tôi trở về thị trấn. Và trên đường về, tôi bắt đầu khóc. Tôi đã thất bại. Ước mơ hoàn thành giải vô địch Ironman thế giới hoàn toàn đổ vỡ. Tôi thấy xấu hổ. Tôi cảm thấy như mình đã phá hỏng nó, và lo ngại rằng bạn bè, gia đình và đồng nghiệp sẽ nghĩ gì về tôi. Tôi sẽ viết gì lên Facebook đây? (Cười) Tôi sẽ giải thích ra sao rằng mọi việc diễn ra không theo như kế hoạch? Một vài tuần sau đó, tôi kể với Shannon về "thảm hoạ" Kona này, và cô ấy bảo tôi: "Minda à, những ước mơ và mục tiêu to lớn chỉ xảy ra khi ta sẵn sàng thất bại" Tôi biết mình phải bỏ thất bại sau lưng để có thể bước tiếp, và đó chẳng phải là lần đầu tiên tôi đối mặt với những thách thức. Tôi được sinh ra ở Bombay, Ấn Độ, và trước ngày sinh nhật đầu tiên, tôi mắc bệnh bại liệt, và không thể cử động nửa thân dưới được nữa. Không có khả năng chăm sóc tôi, mẹ đẻ đã để tôi lại trại mồ côi. May mắn thay, tôi được nhận nuôi bởi một gia đình Mỹ, và chuyển đến Spokane, Washington một thời gian ngắn sau sinh nhật ba tuổi. Bẵng đi vài năm sau, tôi trải qua hàng loạt cuộc phẫu thuật ở vùng hông, chân và lưng nhằm giúp tôi có thể đi lại cùng nạng và dây chỉnh hình. Là một đứa trẻ, tôi phải vật lộn với khiếm khuyết của mình. Tôi thấy mình lạc lõng. Mọi người lúc nào cũng nhìn vào tôi, tôi thấy xấu hổ khi mang dây chỉnh hình ở lưng và chân, và lúc nào cũng giấu đôi chân mình sau lớp quần dài. Với một cô bé như tôi, những chiếc dây dày và nặng trên chân trông thật không xinh đẹp hay nữ tính. Trong thế hệ của mình, tôi là một trong số rất ít người Mỹ sống chung với bại liệt tính đến thời điểm hiện tại. Rất nhiều người mắc bại liệt ở các nước đang phát triển không thể tiếp cận với hệ thống y tế, giáo dục, hay những cơ hội tương tự như ở Mỹ. Nhiều người còn không thể sống đến tuổi trưởng thành. Tôi có nhận thức khiêm nhường rằng, nếu như không được nhận nuôi, tôi chắc sẽ chẳng thể đứng trước các bạn ngày hôm nay. Thậm chí còn không thể sống sót. Tất cả chúng ta, trong cuộc đời mình sẽ có thể đối mặt với những mục tiêu khó chinh phục. Và tôi muốn chia sẻ với mọi người điều tôi học được khi cố gắng lần nữa. Một năm sau nỗ lực đầu tiên tại giải đấu, vào một buổi sáng Chủ Nhật đầy nắng, chồng tôi, Shawn, đưa tôi xuống làn nước ở bến tàu Kona và, với 2500 người, vừa có bạn thân, vừa có những thí sinh, chúng tôi bắt đầu bơi khi súng báo hiệu được bắn, lúc 7 giờ sáng Tôi chú ý vào từng sải tay một, hòa vào giữa dòng người đếm từng sải tay -- một, hai, ba, bốn-- và nhấc đầu lên để nhìn rất thường xuyên nhằm đảm bảo là mình không bị tụt lại. Và khi tôi đã bơi đến rìa đá, Shawn nhấc tôi lên, đưa tôi ra khỏi làn nước. Tôi vô cùng sững sờ và rùng mình khi Shawn nói rằng tôi vừa vượt qua thời gian bơi dài một giờ và 43 phút. Với phần đua xe đạp, tôi có tám giờ và 45 phút để hoàn thành chặng đua 112 dặm. Tôi chia nó thành những chặng từ bảy đến mười dặm để giảm bớt độ khắc nghiệt của cuộc đua. 40 dặm đầu tiên trôi qua nhanh chóng vì được một cơn gió cùng chiều hỗ trợ. Lúc bốn giờ chiều, tôi đã đến dặm thứ 94. Tôi tính toán và nhận ra mình đang rơi vào cơn khủng hoảng thời gian bởi tôi còn đến 18 dặm đường trong khi chỉ còn ít hơn 90 phút. và trong đó bao gồm một vài con dốc khá cao. Tôi thấy áp lực, và sợ hãi rằng tôi sẽ không thể hoàn thành một lần nữa. Vào thời khắc đó, tôi gạt đi tiếng nói bên trong, rằng: "Tiếp tục sẽ đau đớn đấy. Bỏ cuộc đi." Và tôi nói với bản thân mình, "Minda, hãy tập trung nào. Chú tâm vào điều mày kiểm soát được, đó chính là thái độ và sự nỗ lực." Tôi quyết định chấp nhận cảm giác khó chịu và nói với mình: "Đi nhanh hơn, quên những cơn đau đi, và hãy tập trung toàn lực." Trong 90 phút tiếp theo, tôi nỗ lực như thể đời mình phụ thuộc vào nó vậy Và khi đến được thị trấn, tôi nghe trên loa phát thanh, "Minda Dentler là một trong những người cuối cùng hoàn thành chặng đua" Tôi đã làm được! (Vỗ tay) Chỉ ba phút sau đó. (Cười) Đó là vào lúc năm giờ 27 phút, tôi đã phải thi đấu ròng rã trong mười giờ rưỡi. Mười dặm đầu tiên trong phần thi chạy trôi qua khá nhanh, tôi thấy phấn khích vì vượt qua được nhiều người bằng ba bánh xe lăn của mình thay vì bằng hai chân như họ. Mặt trời lặn nhanh chóng, và tôi thấy mình đang dần tiến tới chân đồi Palani, nhìn trực diện vào con dốc dài nửa dặm tựa như núi Everest, ở dặm thứ 124 của chặng đua. Bạn bè và gia đình tôi đã đứng sẵn ở trạm dừng để cổ vũ tôi. Tôi đã vật lộn, mệt mỏi, tuyệt vọng nắm lấy vành xe cố không để mình bị tụt lại. Khi đã đến đỉnh dốc, tôi rẽ trái vào một con đường dài 15 dặm trên cao tốc Queen K, hoàn toàn kiệt sức. Tôi tiếp tục tiến lên, hết sức chú tâm vào mỗi cái đẩy xe. Khoảng chín giờ rưỡi tối, Tôi rẽ phải lần cuối cùng vào đường Ali'i. Tôi nghe đám đông gào thét, và cảm thấy tràn đầy xúc động. Tôi đã vượt qua vạch kết thúc. (Vỗ tay) Và tổng thời gian thi đấu của tôi là 14 giờ và 39 phút. Lần đầu tiên trong 35 năm lịch sử, một vận động viên nữ ngồi xe lăn hoàn thành giải đấu Ironman. (Vỗ tay) Và đó không phải một vận động viên nữ nào khác. Đó là tôi. (Cười) Một trẻ mồ côi bại liệt đến từ Ấn Độ Bất chấp những trở ngại, tôi đã đạt được ước mơ. Và nhờ vào sự cam kết với bản thân, tôi dần nhận ra việc hoàn thành giải đấu Ironman có ý nghĩa hơn cả việc chinh phục Kona. Đó là câu chuyện chiến thắng bệnh bại liệt và những khiếm khuyết có thể chữa trị. Nó không chỉ dành cho tôi, mà còn cho hàng triệu trẻ em, những ai đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi những bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Ngày nay, chúng ta có nhiều cơ hội loại bỏ những bệnh này hơn bao giờ hết ở khắp ngõ ngách trên thế giới. Giữa thập niên 1980s, bại liệt ảnh hưởng hơn 350,000 trẻ em mỗi năm tại hơn 125 quốc gia. Có 40 ca bệnh mỗi giờ, một con số kinh ngạc. Trái lại, trong năm nay, báo cáo cho thấy, tỉ lệ chỉ còn 12 ca tại những quốc gia thường xuyên có bệnh. Từ năm 1988, hơn 2.5 tỷ trẻ em đã được tiêm ngừa bại liệt, và xấp xỉ 16 triệu trẻ em, đang mắc bệnh như tôi, có thể đi lại. Mặc cho sự tiến triển vượt bậc này, chúng ta biết rằng trừ phi được chữa trị tận gốc, bại liệt vẫn là mối nguy có thật, đặc biệt đối với trẻ em ở những cộng đồng nghèo nhất thế giới. Căn bệnh vẫn có thể bộc phát ở những nơi hẻo lánh và khắc nghiệt nhất, và từ những nơi đó, bệnh sẽ lan xa. Và một giải đấu Ironman khác đang đợi tôi: đó là chấm dứt căn bệnh bại liệt. Tôi tự nhắc mình mỗi ngày, khi nhìn vào con gái mình, Maya, một cô bé hai tuổi rưỡi. Con bé có thể leo lên chiếc thang trong công viên, tự đẩy chiếc xe của mình hay đá quả bóng băng qua cỏ. Hầu hết những điều tôi quan sát thấy con bé làm được ở độ tuổi ấy gợi nhắc tôi về những điều mà ngày trước tôi không thể thực hiện. Khi con bé được hai tháng tuổi, tôi đưa bé đi tiêm mũi vắc-xin ngừa bại liệt đầu tiên. Khi bác sĩ chuẩn bị mọi thứ cho mũi tiêm, tôi xin phép được chụp lại khoảnh khắc ấy. Khi rời khỏi phòng tiêm, tôi thấy mắt mình ướt đẫm. Tôi đã khóc suốt quãng đường về nhà. Trong thời khắc ấy, tôi nhận ra, cuộc sống của con gái sẽ rất khác biệt so với tôi. Con bé sẽ không bao giờ phải bất động tay chân do bại liệt, nhờ sự tồn tại của vắc-xin, nhờ tôi đã đưa con đi tiêm ngừa. Con bé có thể làm những gì mình muốn, giống như các bạn vậy. (Cười) Và giờ tôi muốn đặt một câu hỏi cho mọi người: Giải Ironman của riêng bạn đại diện cho điều gì? Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi còn là một cậu bé, tôi rất mê ô-tô. Năm tôi 18 tuổi, người bạn thân nhất của tôi ra đi trong một tai nạn xe hơi. Như thế này đây. Và rồi tôi quyết định rằng tôi sẽ dành cuộc đời mình để cứu sống cả triệu người mỗi năm. Hiện giờ tôi vẫn chưa thành công đâu, nên đây chỉ là báo cáo tiến trình công việc mà thôi, nhưng hôm nay tôi tới đây để kể cho các bạn về ô tô tự lái. Lần đầu tôi biết tới khái niệm này là ở cuộc thi Thử Thách DARPA. Ở cuộc thi này chính phủ Mỹ treo giải thưởng cho người nào dựng được một chiếc xe có thể tự lái qua sa mạc. Và dù có cả trăm đội dự thi, những chiếc xe đều chẳng ra làm sao cả. Và thế là chúng tôi, ở Đại Học Stanford, quyết định sẽ xây dựng một chiếc xe tự động. Chúng tôi phát triển phần cứng và phần mềm. Chúng tôi khiến chiếc xe 'học' từ chúng tôi và rồi thả nó chạy tự do trên sa mạc. Và điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra: nó trở thành chiếc xe đầu tiên quay lại được từ Thử Thách DAPRA -- và Stanford thắng được 2 triệu đô-la. Nhưng tôi vẫn chưa cứu được bất kì mạng người nào hết. Từ đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu xây dựng ô tô tự lái có thể tự động lái đi đâu cũng được -- bất kì đường nào ở California. Chúng tôi đã lái 140,000 dặm rồi. Ô tô của chúng tôi có thiết bị cảm ứng, nhờ vào đó chúng, thật là kì diệu, có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh chúng và tự quyết định về mọi mặt của việc lái xe. Đó là cơ chế lái xe hoàn hảo. Chúng tôi đã lái trong các thành phố như là San Francisco đây. Chúng tôi đã lái từ San Francisco đến Los Angeles, qua đường cao tốc số 1. Chúng tôi chạm trán người chạy bộ thể dục, đường cao tốc đông nghẹt, trạm thu phí cầu đường, và chẳng có lấy một người sau vô lăng; cái xe cứ tự động lái vậy thôi. Trên thực tế nó đã lái cả 140,000 dặm, mà thậm không có ai để ý hết. Đường núi, ngày hay đêm, và cả con đường Lombard ngoằn ngoèo này ở San Francisco nữa. (Tiếng cười) Đôi khi ô tô của chúng tôi hăng tới mức chúng còn làm vài tiểu xảo nho nhỏ nữa. (Video) Tiếng người: Ôi lạy chúa tôi. Cái gì đây? Một người khác: Nó đang tự lái kìa. Sebastian Thrun: Giờ đây tôi không thể khiến bạn tôi, Harold, sống lại được nữa. nhưng tôi có thể làm gì đó cho tất cả những người đã khuất. Các bạn có biết là tai nạn liên quan đến lái xe là lí do tử vong hàng đầu cho thanh thiếu niên? Và bạn có nhận ra rằng hầu hết các tai nạn này đều cho lỗi ở người chứ không phải lỗi máy móc, và vì thế có thể dùng máy móc để ngăn chặn? Bạn có nhận ra rằng ta có thể tăng sức chứa của các đường cao tốc lên gấp hai hay ba lần nếu ta không còn phải phụ thuộc vào sự chính xác chủ quan của người lái để đi đúng làn đường vạch sẵn -- bằng cách cải thiện năng lực định hướng và nhờ vậy lái xe gần nhau hơn một chút trên các làn đường hẹp hơn một chút và dẹp hết mọi sự tắc đường trên đường cao tốc? Bạn có nhận ra rằng bạn, khán giả TED trung bình tiêu hết 52 phút mỗi ngày vào giao thông, phí phạm thời gian khi di chuyển hàng ngày? Bạn có thể lấy lại khoảng thời gian này đấy. Tổng cộng lại đó là 4 tỉ giờ đồng hồ bị lãng phí trong nước ta mà thôi. Và đó là 2.4 tỉ gallon xăng dầu bị phí phạm. Giờ đây tôi nghĩ là chúng ta có một viễn cảnh, một công nghệ mới và tôi thật sự trông chờ thời điểm khi mà thế hệ con cháu ta nhìn lại và nói rằng thật đáng buồn cười khi mà có lúc con người phải lái xe hơi. Xin cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi từng muốn trở thành một ngôi sao nhạc rock. Tôi mơ về nó, và đó là tất cả những gì tôi mơ tới. Chính xác hơn, thì tôi muốn trở thành ngôi sao nhạc pop. Đó là vào cuối những năm 80s. Tôi gần như muốn trở thành thành viên thứ năm của ban nhạc Depeche Mode hoặc Duran Duran. Họ sẽ không cho tôi vào. Tôi không đọc được nhạc, nhưng tôi chơi nhạc cụ và trống điện tử. Tôi lớn lên trong thị trấn trang trại nhỏ ở phía bắc Nevada. Lúc đó tôi đã biết chắc chắn cuộc sống của mình sẽ ra sao. Và khi tôi vào đại học tại University of Nevada, Las Vegas năm 18 tuổi, tôi rất ngạc nhiên khi biết ở đây không có lớp đại cương ngôi sao nhạc pop 101, hay thậm chí chương trình cho ngành này. Và người chỉ huy dàn hợp xướng ở đây biết rằng tôi biết hát ông đã mời tôi tham gia vào dàn hợp xướng. Tôi nói, "Tất nhiên rồi. Tôi rất thích điều này. Nó thật tuyệt vời." Tôi rời khỏi phòng và nói, "Không đời nào." Những thành viên dàn hợp xướng ở trường cấp 3 của tôi khá lập dị, sẽ không bao giờ tôi có viêc gì phải làm với những người này. Khoảng một tuần sau, một người bạn của tôi tới và nói rằng, "Nghe này, cậu phải gia nhập dàn hợp xướng. Cuối kỳ, bọn tớ sẽ tới Mexico, mọi chi phí được chi trả. Dàn hợp xướng giọng nữ cao toàn những cô gái hấp dẫn." Tôi tưởng tượng tới Mexico và các cô gái, tôi có thể làm bất cứ điều gì. Tôi đến buổi tập đầu tiên ở dàn hợp xướng, thử giọng nam trầm và ngoái lại để xem họ đang làm gì. Họ mở quyển sách nhạc, người chỉ huy bắt nhịp, và, bùm, họ bắt đầu vào đoạn Kyrie trong bản "Requiem" của Mozart. Trong suốt cuộc đời mình, tôi nhìn mọi thứ chỉ với hai màu: trắng và đen, đột nhiên chúng hoàn toàn trở nên muôn màu. Đó là thứ điên rồ nhất tôi từng trải qua -- trong khoảnh khắc đó, nghe thấy những âm thanh hòa hợp và không hòa hợp mọi người hát, đứng cạnh nhau, một hình ảnh chung. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cảm thấy tôi là một phần của điều gì đó lớn hơn bản thân mình. Té ra, có rất nhiều các cô gái dễ thương ở khu giọng nữ cao. Một vài năm sau, tôi quyết định viết một bản cho dàn hợp xướng như một món quà tới vị chỉ huy đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi bắt đầu từ từ học đọc nhạc từ đó, dần dần từng chút một. Bản nhạc đó được xuất bản, tôi lại viết một bản khác, và nó cũng được xuất bản. Rồi tôi bắt đầu học chỉ huy dàn nhạc, lấy bằng thạc sĩ tại tại trường Juilliard. Và tôi đứng trước các bạn, ở một vị trí ngỡ như không thể xảy ra với vai trò một nhạc sĩ và chỉ huy dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp. Một vài năm trước, một người bạn đã gửi cho tôi một địa chỉ Youtube và nói, "Cậu cần phải xem cái này." Chính là cô gái trẻ này đã gửi đoạn video cho tôi, hát đoạn nữ cao của bản "Sleep" mà tôi sáng tác. (Video) Britlin Losee: Chào ngài Eric Whitacre. Tôi là Britlin Losee, và đây là đoạn video tôi muốn tặng ông. Trong này, tôi hát bản "Sleep." Tôi chỉ hơi lo lắng một chút thôi. ♫ Nếu có tiếng động ♫ ♫ vào ban đêm ♫ Eric Whitacre: tôi hoàn toàn sững sờ. Britlin thật ngây thơ và ngọt ngào, giọng hát của cô ấy rất trong trẻo. Tôi thậm chí còn thích nhìn ra phía đằng sau cô ấy. Tôi có thể nhìn thấy một con gấu bông ngồi trên chiếc piano phía sau trong phòng cô ta. Quả là một đoạn phim tình cảm. Tôi có ý này: nếu tôi có thể khiến 50 người làm điều tương tự, hát phần của họ -- nữ cao, nữ trầm, nam cao và nam trầm -- ở bất cứ đâu trên thế giới, gửi những đoạn video lên YouTube, chúng ta có thể cắt nó ra và tạo một dàn hợp xướng ảo. Tôi viết trên blog của mình, "OMG OMG" ("Trời ơi Trời ơi"). Tôi thực sự đã viết "OMG," mong rằng đó là lần cuối ở nơi công cộng. (Tiếng cười) Tôi gửi lời kêu gọi này tới các ca sĩ. Tôi cho tải miễn phí bản nhạc mà tôi đã viết vào năm 2000 tên là "Lux Aurumque", có nghĩa là "ánh sáng và vàng." Mọi người bắt đầu đăng tải những đoạn videos của họ. Bây giờ tôi cần phải nói, trước đó, những gì tôi làm là gửi các bản chỉ huy dàn nhạc do chính tôi chỉ huy. Nó được quay hoàn toàn trong im lặng, bởi tôi nghe những đoạn nhạc trong đầu mình, tưởng tượng đó là dàn hợp xướng sau này. Cuối cùng, tôi chơi đoạn piano ở đằng sau để các ca sĩ có cái mà nghe. Sau đó những đoạn video bắt đầu được gửi đến ... (Giọng hát) Đây là Cheryl Ang từ Singapore. (Giọng hát) Đây là Evangelina Etienne (Giọng hát) từ Massachusetts. (Giọng hát) Stephen Hanson từ Thụy Điển. (Giọng hát) Đây là Jamal Walker từ Dallas, Texas. (Giọng hát) Trong bản nhạc thậm chí còn có một đoạn solo nữ cao, nên tôi có buổi thử giọng. Và một số nữ cao đã gửi đoạn của họ. Về sau này, tôi được biết, từ những người tham gia phần này, rằng họ thu khoảng 50 hoặc 60 lần cho tới khi cảm thấy đạt yêu cầu -- họ mới đăng tải. Và đây là người chiến thằng của đoạn solo nữ cao. Đó là Melody Myers từ Tennessee. (Giọng hát) Tôi thích nụ cười của cô ấy khi hát nốt cao nhất -- "Không vấn đề gì đâu, mọi thứ vẫn ổn." (Tiếng cười) Và trong số đó có chàng trai tên là Scott Haines. Anh ấy nói, "Nghe này, đây là dự án mà tôi đã trông mong cả đời. Tôi muốn là người sắp xếp những video này." Tôi nói, "Cảm ơn, Scott. Rất mừng là bạn đã tìm ra tôi." Và Scott tập trung tất cả những đoạn video lại, lọc âm thanh, đảm bảo mọi thứ theo trật tự. Sau đó, chúng tôi đăng đoạn video này lên YouTube, khoảng một năm rưỡi trước. Đây là "Lux Aurumque" được hát bởi Dàn hợp xướng Ảo. (Giọng hát) Vì thời gian nên tôi sẽ dừng nó tại đây. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Và còn nữa. Còn nữa. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Và phản ứng của tôi cũng giống như các bạn vậy. Tôi thực sự đã bật khóc trong lần đầu tiên xem nó. Tôi không thể tin được sự nên thơ của nó -- những tâm hồn này ở trên hoang đảo của họ, gửi tới nhau thông điệp điện tử trong những chiếc lọ. Và đoạn video được lan truyền. Chúng tôi có một triệu người xem trong tháng đầu tiên và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ video ấy. Bởi vậy, rất nhiều ca sĩ bắt đầu nói, "Được rồi, thế còn Dàn hợp xướng Ảo 2.0?" Và tôi quyết định chọn bản mà Britlin đã hát, "Sleep", một bản nhạc mà tôi đã viết vào năm 2000 cho Dàn hợp xướng Ảo 2.0 -- phổ thơ bởi người bạn thân của tôi, Charles Anthony Silvestri. Một lần nữa, tôi đăng tải đoạn video chỉ huy, và bắt đầu nhận những bản trình bày. Lần này chúng tôi có một số thành viên lớn tuổi hơn. (Giọng hát) Một số nhỏ tuổi hơn. (Video) Nữ cao: ♫ Gối đầu trên gối ♫ ♫ An toàn trên giường ♫ EW: Đó là Georgie từ nước Anh. Cô ấy mới 9 tuổi. Đó chẳng phải là điều ngọt ngào nhất bạn từng thấy sao? Có người còn làm cả 8 video -- một giọng nam cao hát cả đoạn của nữ cao. Đây là Beau Awtin. (Video) Beau Awtin: ♫ An toàn trên giường ♫ EW: Và mục tiêu của chúng tôi -- một mục tiêu khá là độc đoán -- có một đoạn video trên MTV hát bài "Lollipop" có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới chỉ để hát giai điệu ngắn đó. Và có 900 người tham gia vào bài hát này. Và tôi nói với các ca sĩ, "Đó là mục tiêu của chúng ta. Đó là con số mà chúng ta phải vượt qua." Chúng tôi kết thúc việc nhận video trình diễn vào mùng 10 tháng Một, số video tổng cộng là 2.051 từ 58 quốc gia khác nhau. Cảm ơn. (Vỗ tay) Từ Malta, Madagascar, Thái Lan, Việt Nam, Jordan, Ai Cập, Israel, tới cận bắc như Alaska hay cận Nam, New Zealand. Và chúng tôi còn lập một trang Facebook để các ca sĩ đăng tải thông điệp của họ, cảm nhận của họ khi hát. Tôi chọn được một vài trong số đó tại đây. "Chị gái và tôi từng hát với nhau trong dàn hợp xướng. Bây giờ chị ấy là phi công trong không quân phải di chuyển liên tục. Thật tuyệt vời khi được hát cùng nhau một lần nữa!" Tôi thích ý tưởng cô ấy hát cùng chị của mình. "Ngoài việc đó là thứ âm nhạc đẹp đẽ, thật tuyệt vời khi biết rằng tôi là một phần của cộng đồng những người tôi chưa gặp bao giờ, nhưng đã biết nhau." Và thông điệp yêu thích của tôi, "Khi tôi bảo với chồng mình tôi sẽ là một phần của dàn hợp xướng này, anh ấy nói tôi không có giọng hát phù hợp." Vâng, tôi chắc rằng rất nhiều người trong số bạn cũng đã hiểu điều này. Tôi cũng vậy. "Tôi cảm thấy rất tổn thương, và đã khóc một ít, nhưng dù anh ấy nói gì đi chăng nữa, vẫn có thứ gì đó trong tôi thúc giục tôi. Ước mơ thành hiện thực là một phần của dàn hợp xướng, tôi chưa từng tham gia vào cái gì cả. Khi tôi tìm một nơi trên bản đồ Google Earth, Tôi phải tới thành phố gần nhất, cách nơi tôi ở 400 dặm. Bởi tôi ở Alaska, vệ tinh là thứ duy nhất kết nối tôi với thế giới." Có hai điều ở đây khiến tôi thấy cảm động. Đầu tiên đó là con người sẽ đi bao xa tuỳ thích để tìm và kết nối nhau lại. Không quan trọng đó là công nghệ gì. Và điều thứ hai đó là mọi người dường như cảm thấy sự kết nối thực. Nó không phải là một dàn hợp xướng ảo. Có những người khi lên mạng đã trở thành bạn; mặc dù họ chưa gặp nhau. Nhưng, tôi cũng tự cảm nhận được tinh thần ảo này với tất cả bọn họ. Tôi cảm nhận được sự gần gũi với dàn hợp xướng -- như thể một gia đình. Tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện hôm nay bằng việc chiếu thử bài "Sleep" bởi Dàn hợp xướng Ảo 2.0. Nó sẽ được ra mắt lần đầu tiên hôm nay. Chúng tôi chưa hoàn thành xong đoạn video. Bạn có thể tưởng tượng, với 2000 đoạn video YouTube cùng một lúc, thời gian hoàn thành rất kinh khủng. Chúng tôi có ba phút đầu tiên. Một niềm vinh hạnh lớn lao đối với tôi khi có thể cho các bạn xem trước. Các bạn là những người đầu tiên được xem video này. Đây là "Sleep," bởi Dàn hợp xướng Ảo. (Video) Dàn hợp xướng Ảo: ♫ Buổi tối treo ♫ ♫ dưới ánh trăng ♫ ♫ Một sợi chỉ bạc trên đụn cát tối dần ♫ ♫ Với đôi mắt nhắm và đầu óc nghỉ ngơi ♫ ♫ Tôi biết rằng giấc ngủ sắp đến ♫ ♫ Gối đầu trên gối, ♫ ♫ an toàn trên giường, ♫ ♫ hàng ngàn bức tranh tràn vào đầu tôi ♫ ♫ Tôi không thể ngủ ♫ ♫ đầu óc tôi đang lơ lửng ♫ ♫ chân tay tôi lại như được làm từ chì ♫ ♫ Nếu có tiếng động vào ban đêm ♫ Eric Whitacre: Cảm ơn các bạn rất, rất nhiều. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là người tin tưởng vô hạn vào giáo dục thực hành. Nhưng quý vị phải có những công cụ đúng. Nếu tôi định dạy con gái tôi về điện tôi sẽ không đưa cho con bé một cái mỏ hàn hay nếu con bé tìm được một cái bảng tạo mẫu thực sự quá khổ so với bàn tay nhỏ bé của nó. Vì vậy học trò tuyệt vời của tôi Sam và tôi quyết định tìm thứ gì đó hữu hình nhất mà chúng tôi có thể nghĩ đến, bột nhào. Và vì thế chúng tôi trải qua một mùa hè tìm kiếm những công thức bột nhào khác nhau. Những công thức này có thể trông thực sự giống nhau đối với bất kì ai đã từng làm bột nhào tại nhà-- các thành phần chính hầu hết quý vị có thể có trong nhà bếp của mình. Chúng tôi có hai công thức ưa thích-- một có những thành phần chính này và hai thì có đường thay cho muối. Và chúng thật tuyệt. Chúng tôi có thể tạo ra những kiến trúc nhỏ tuyệt vời với chúng. Nhưng điều thực sự tuyệt là khi quý vị kết hợp chúng với nhau. Quý vị thấy rằng bột nhào muối, nó dẫn điện. Đây là điều không mới. Nó chứng minh rằng cục bột nhào thông thường mà quý vị mua ở cửa hàng dẫn điện, và các giáo viên vật lý tại trường cấp ba đã sử dụng điều đó trong nhiều năm trời. Nhưng bột nhào làm tại nhà có điện trở bằng một nửa so với bột nhào thương mại. Và bột nhào đường thì sao? Nó có điện trở gấp 150 lần so với bột nhào muối. Vậy điều đó có nghĩa là gì? Điều đó nghĩa là nếu kết hợp chúng với nhau qúy vị có mạch điện-- mạch điện mà những bàn tay nhỏ bé, sáng tạo nhất có thể tự thiết kế. Vỗ tay Và tôi muốn làm một thử nghiệm nhỏ cho quý vị. Nếu tôi lấy cục bột nhào muối-- một lần nữa, nó giống như cục bột nhào một đứa trẻ có thể làm-- và tôi cắm nó vào-- đây là bộ pin hai dây dẫn, một bộ pin đơn giản-- quý vị có thể mua chúng ở Radio Shack và nhiều nơi khác tốt hơn-- quý vị cuối cùng có thể làm sáng nhiều thứ. Nếu bất kì ai trong quý vị đã học kỹ thuật điện, đều có thể tạo ra một mạch điện đỏan mạch. Nếu tôi đẩy chúng lại với nhau, đèn tắt. Đúng, dòng điện muốn chạy qua cục bột nhào, chứ không phải qua bóng đèn LED này. Nếu tôi tách chúng ra lần nữa, tôi có ánh sáng. Vâng bây giờ nếu tôi lấy bột nhào đường, cục bột nhào đường này không muốn dẫn điện. Nó giống như một bức tường đối với điện vậy. Nếu tôi đặt nó ở giữa, bây giờ tất cả những cục bột nhào đang tiếp xúc nhau, nhưng nếu tôi gắn cái đèn vào lại, tôi vẫn có ánh sáng. Thực sự, thậm chí tôi có thể thêm nhiều chuyển động vào công trình điêu khắc của tôi. Nếu tôi muốn quay một cánh quạt, hãy chộp lấy một cái động cơ, để đó cho vài cục bột nhào, gắn động cơ vào và chúng ta có chuyển động quay. Vỗ tay Và một khi bạn có những nền tảng, chúng ta có thể làm một mạch điện phức tạp hơn một chút Chúng tôi gọi đó là mạch điện sushi. Nó rất phổ biến với những đứa trẻ. Tôi cắm nguồn điện vào nó. Và bây giờ tôi có thể bắt đầu nói về mạch điện song song và nối tiếp. Tôi có thể bắt đầu cắm vào nhiều cái đèn. Và chúng ta có thể nói về những thứ như tải điện Điều gì xảy ra nếu tôi cắm nhiều đèn và sau đó thêm vào một cái động cơ? Nó sẽ yếu đi. Chúng ta thậm chí có thể thêm vào những bộ vi xử lý và chúng như là một đầu vào tạo ra âm nhạc nghe rất mềm như chúng ta vừa làm. Bạn có thể tạo các mạch điện song song và nối tiếp cho những đứa trẻ sử dụng. Vậy tất cả đều ở trong bếp nhà bạn. Tuy vậy, chúng tôi cố gắng chuyển nó thành một phòng thí nghiệm thiết kế điện. Chúng tôi có một website, tất cả đều ở đó. Chúng là những công thức tại nhà. Chúng tôi có một vài video. Quý vị có thể tự làm chúng. Và điều đó thật vui khi chúng ta trình diễn chúng để nhìn thấy chúng đi đến đâu. Chúng tôi có một bà mẹ ở Utah sử dụng chúng với những đứa trẻ của đến một nhà nghiên cứu khoa học ở Anh và một nhà phát triển chương trình giảng dạy ở Hawaii. Vì vậy tôi khuyến khích bạn chộp lấy vài cục bột nhào, một ít muối, một ít đường và bắt đầu chơi đùa. Chúng ta thường không nghĩ về nhà bếp như là một phòng thí nghiệm thiết kế điện hay những đứa trẻ là những nhà thiết kế mạch điện, nhưng có thể chúng ta nên nghĩ như vậy. Hãy tận hưởng niềm vui. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) 10 năm về trước, vào một buổi sáng thứ Ba, Tôi thực hiện một pha nhảy dù tại Fort Bragg, Bắc Carolina. Đó là một buổi tập định kỳ như nhiều buổi khác tôi đã thực hiện kể từ khi trở thành lính nhảy dù 27 năm trước đó. Chúng tôi đến trường bay sớm bởi đó là quân đội và bạn phải luôn đi sớm. Trước tiên là các động tác khởi động, tiếp theo phải mang dù vào với sự trợ giúp của một đồng đội khác. Và bạn mang dù T10 vào người. Phải cẩn thận để ý cách mang dây đặc biệt là dây chân bởi vì phải mang vào giữa hai chân. Sau đó, mang dù dự bị lên người và tiếp theo là chiếc balo rất nặng. Và rồi huấn luyện viên đến, đó là một hạ sĩ quan nhảy dù nhiều kinh nghiệm. Ông ấy kiểm tra mọi thứ, nắm lấy dây điều chỉnh dù thắt mọi thứ chặt lại để chúng ép chặt vào ngực bạn vai bạn bị đè xuống, và dĩ nhiên, ông ấy thắt chặt dây để giọng nói của bạn cũng sẽ cao thé lên vài quãng. Rồi bạn ngồi xuống và chờ, vì quân đội là vậy. Rồi bạn chất đồ lên máy bay, đứng dâỵ và xuất phát tất cả mọi người ì ạch theo một hàng lên máy bay rồi ngồi xuống những chiếc ghế vải bạt ở hai bên máy bay. Đợi thêm một chút nữa Không Quân dạy lính cách đợi chờ như vậy. Và rồi ta cất cánh. bạn sẽ cảm thấy đau tôi nghĩ mọi thứ đã được sắp xếp như vậy -- phải đủ đau để khiến bạn muốn nhảy. Bạn chẳng thực sự muốn nhảy, nhưng bạn muốn thoát ra ngoài. Quay lại chuyện bạn vào trong máy bay và bay đi 20 phút sau khi cất cánh, các huấn luyện viên bắt đầu ra lệnh. Họ nói bạn có 20 phút -- đó là cảnh báo về thời gian. Bạn ngồi đó, ừ được thôi. Rồi họ nói còn 10 phút. Và dĩ nhiên, bạn phản ứng bằng cách tỏ ra không hề sợ. Điều đó giúp tăng sự tự tin của tất cả mọi người. Rồi họ nói, "chuẩn bị." Rồi họ hô, "Lính nhảy dù. Đứng dậy." Nếu là lính nhảy dù, thì giờ hãy đứng dậy. Nếu bạn có phận sự ở lại trên boong, cũng đứng dậy. Và rồi bạn nối mọi thứ lại, móc dây neo vào. Đúng lúc đó, bạn nghĩ, "Ê, biết sao không? Có lẽ mình sẽ nhảy. Chẳng còn cách nào khác để thoát khỏi đây." Bạn kiểm tra mọi thứ lần nữa, và rồi họ kéo cửa mở. Và đó là buổi sáng ngày thứ 3 giữa tháng 9, trời bên ngoài khá đẹp. Không khí trong lành uà vào trong. Huấn luyện viên bắt đầu kiểm tra cửa. Và rồi khi đến lúc, đèn xanh bật sáng, huấn luyện viên ra lệnh, "Nhảy." Người đầu tiên lao ra, và bạn còn ở trong hàng, bạn loạng choạng tiến đến gần cửa. Nhảy là từ không đúng; bạn rơi. Bạn rơi ra ngoài cửa, bạn bị hút vào dòng trượt. Việc đầu tiên bạn làm là khoá cơ thể vào một vị trí đầu cúi xuống ngực, hai cánh tay dang rộng, đặt trên dù dự bị. Phải làm vậy bởi vì 27 năm trước, một trung sĩ không quân đã dạy tôi điều đó. Tôi không biết làm vậy thì có gì khác, nhưng ông ấy nghe có vẻ có lý, và tôi sẽ chẳng dại gì đi thử xem giả thuyết của ông có sai hay không. Và rồi bạn chờ một cú giật mạnh khi dù của bạn mở. Nếu bạn không có cảm giác giật sốc, có nghĩa bạn không mang dù bạn có một loạt vấn đề hoàn toàn mới. Nhưng thường thì bạn có dù, và thường thì nó mở bung ra. Và dĩ nhiên, nếu dây buộc chân không đúng vị trí, lúc đó, bạn sẽ thấy giật lần nữa. Bùm. Bạn nhìn xung quanh, thấy mình đang ở dưới tán dù và bạn nói: "Vậy là tốt." Giờ bạn chuẩn bị cho điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ tiếp đất. không thể chậm trễ. Và bạn không thể hoàn toàn quyết định nơi nào để tiếp đất. bởi vì người ta làm như thể bạn có thể lái dù nhưng thực sự là bạn chỉ rơi xuống. Thế là bạn nhìn quanh: hạ cánh ở đâu bây giờ. bạn cố gắng sẵn sàng. Khi đến gần mặt đất, bạn hạ ba lô theo dây hạ xuống dưới người mình. để nó sẽ không đè trên người khi bạn hạ cánh và bạn chuẩn bị dù cho cú hạ cánh. Quân đội dạy rằng phải vận dụng năm điểm- ngón chân, bắp chân, bắp đùi, mông và các cơ dùng hít đất. Hạ cách nhẹ nhàng, xoay người và lăn tròn. Sẽ không đau đâu. Trong hơn 30 năm nhảy dù, tôi chưa lần nào thành công. (Cười) Tôi luôn hạ cánh giống như một quả dưa hấu rơi từ cửa sổ tầng 3. (Cười) Và ngay khi tôi chạm đất, là tôi kiểm tra ngay xem mình có bị gãy cái gì mà mình cần không. Tôi lắc đầu, và tự hỏi mình câu hỏi muôn thủa: "Tại sao trước kia mình không làm trong ngân hàng chứ?" (cười) Tôi nhìn xung quanh, và rồi tôi thấy một lính nhảy dù khác, một thanh niên hay một cô gái trẻ, Họ đã lôi cabin M-4 ra ngoài. và nhặt thiết bị của mình lên. Họ làm mọi thứ mà chúng tôi đã dạy họ. Tôi nhận ra rằng nếu họ phải ra chiến trường họ sẽ làm những gì chúng tôi đã dạy và sẽ theo lệnh người chỉ huy. Và nếu họ rời chiến trường đó là bởi vì chúng tôi dẫn đường cho họ ra khỏi đó. Tôi bị lại thấy say sưa với tầm quan trọng của công việc mình làm. Thế là sáng thứ Ba đó, tôi phải nhảy nhưng nó không phải là một cú nhảy bình thường. đó là ngày 11 tháng 9 năm 2001. Khi chúng tôi cất cánh khỏi trường bay, nước Mỹ vẫn còn hòa bình. Khi chúng tôi hạ cánh ở vùng thả lính, mọi thứ đã thay đổi. Những suy nghĩ của chúng tôi về khả năng những người lĩnh trẻ phải tham chiến vốn chỉ là lý thuyết thì nay đã là sự thực -- và vai trò người lãnh đạo dường như rất quan trọng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi-- Tôi đã là một thiếu tướng 46 tuổi. Tôi đã thành đạt, nhưng mọi thứ đã khác nhiều nên tôi sẽ phải tự tạo ra những thay đổi lớn lao. Sáng hôm đó, tôi chưa biết vậy. Tôi được nuôi lớn với những câu chuyện truyền thống về taì lãnh đạo. Robert E. Lee, John Buford ở Gettysburg. Tôi cũng lớn lên với những ví dụ cụ thể về tài lãnh đạo. Đây là bố tôi ở Việt Nam. Tôi được nuôi daỵ để tin tưởng rằng người lính là những người khỏe và thông thái dũng cảm và trung thành-- họ không nói dối, lừa đảo, ăn trộm hay bỏ rơi đồng đội của mình. Và tôi vẫn tin rằng một người lãnh đạo thực sự phải như vậy. Nhưng trong 25 năm đầu sự nghiệp, Tôi có cả tá những kinh nghiệm khác. Một trong những tiểu đoàn trưởng đầu tiên của tôi, Tôi công tác trong tiểu đoàn của ông ta 18 tháng lần duy nhất ông ta nói chuyện với Trung uý McChrystal là ở dặm 18 trên một cuộc hành quân 25 dặm. và la mắng tôi ầm ĩ đến khoảng 40 giây. Tôi không chắc lần đó có gọi là tương tác giữa người với người không. Nhưng sau đó 2 năm, khi tôi là một chỉ huy cấp úy, Tôi rời khỏi trung tâm đào tạo quốc gia. Chúng tôi lên đường hành quân. nhóm của tôi tiến hành đột kích lúc bình minh-- Bạn biết đấy, kiểu tấn công vào lúc rạng sáng rất kinh điển: chuẩn bị cả đêm, di quân tới điểm xuất kích. Tôi có nguyên đoàn quân được trang bị vũ khí. Chúng tôi xông lên và bị đánh tan tác. Bị đánh tan ngay lập tức. Quân địch hầu như chẳng phải nhỏ gịot mồ hôi nào. Sau trận đánh, họ mang một rạp hát di động đến và làm cái mà họi gọi là "nghiệm thu hậu chiến" để dạy cho bạn thấy bạn đã làm gì sai. Kiểu lãnh đạo bằng cách làm bẽ mặt hạ cấp. Họ treo một màn hình lớn lên, họ cho bạn xem lại mọi thứ. "...Đáng lẽ anh phải làm thế này, anh đã bỏ qua cái kia, v.v." Tôi bước ra khỏi đó, cảm thấy ê chề không khác gì một con rắn vừa bị xe ngựa cán bẹp dí. Tôi phải đến gặp chỉ huy tiểu đoàn bởi tôi đã làm ông ta thất vọng. Tôi đến để xin lỗi, thì ông ta nói, "Standy, tôi nghĩ anh đã làm rất tốt." Chỉ bằng một câu, ông ấy đã vực chí khí tôi dậy, giúp tôi đứng lên trên đôi chân của mình, và dạy tôi một điều rằng nhà lãnh đạo có thể để bạn thua và tuy vậy, sẽ không để bạn thành một kẻ thất bại. Khi ngày 11/9 đến, Tướng McChrystal, 46 tuổi, nhìn thấy một thế giới hoàn toàn mới. Thứ nhất là những thứ hiển nhiên mà bạn đã quá quen thuộc: môi trường đã thay đổi-- tốc độ, sự tinh vi, tính nhạy bén của mọi thứ giờ diễn ra nhanh quá, đôi khi mọi việc tiến triển nhanh hơn khả năng con người có thể thực sự kịp suy nghĩ về chúng. Nhưng tất cả những việc chúng ta làm đều nằm trong các hoàn cảnh khác nhau. Quan trọng hơn là lực lượng mà tôi lãnh đạo đã mở rộng trên hơn 20 nước. Và thay vì có thể có tất cả những người lãnh đạo then chốt ngồi trong một phòng để cùng đưa ra một quyểt định và ta có thể nhìn thẳng vào mắt họ, giúp họ xây dựng niềm tin vào chính mình và được họ tin tưởng. Giờ đây, tôi đang chỉ huy một lực lượng phân tán và phải dùng những thủ pháp khác. Tôi phải dùng hội thảo qua video, chat, e-mail, điện thoại-- Tôi phải dùng mọi thứ có thể không chỉ để thông tin liên lạc, mà để chỉ huy. Một người 22 tuổi hoạt động đơn độc cách xa tôi hàng ngàn dặm phải an tâm khi liên lạc với tôi. Tôi phải tin tưởng họ và ngược lại. và tôi cũng phải xây dựng lòng tin ở họ. đó là một kiểu lãnh đạo mới đối với tôi. Có lần, chúng tôi có một chiến dịch đòi hỏi phải phối hợp từ nhiều địa điểm khác nhau. Mội cơ hội xuất hiện -- không có đủ thời gian để tụ họp mọi người lại. Nên chúng tôi gom các thông tin tình báo lại chúng tôi phải vạch ra khả năng hành động. Chuyện đó rất nhạy cảm. Chúng tôi phải trình lên với ban chỉ huy thuyết phục họ rằng đây là điều cần phải làm, và phải làm nó bằng các công cụ điện tử. Chúng tôi đã thất bại. Nhiệm vụ không thành công. Sau đó, điều cần làm là tôi phải chủ động cố xây dựng lại lòng tin của lực lượng, tái tạo lại sự tự tin cho họ -- tôi và họ, và họ và tôi, và những sĩ quan cấp trên và chúng tôi là một lực lượng - Tất cả đều làm được trừ việc đặt tay lên vai khích lệ một ai đó. Một yêu cầu hoàn toàn mới. Hơn nữa, con người đã thay đổi. Có lẽ bạn cho rằng lực lượng mà tôi chỉ đạo toàn là những tay biệt kích mặt lạnh nắm đấm thép mang theo mình đống vũ khí kỳ quặc. Trên thực tế, phần lớn binh lính của tôi trông hoàn toàn giống các bạn. Nam có, nữ có, trẻ có, già có không chỉ từ quân đội mà còn từ các tổ chức khác nhau, rất nhiều người được chúng tôi cắt cử chỉ qua một cái bắt tay. Thế nên, thay vì đưa ra mệnh lệnh, bạn lại đang xây dựng sự đồng thuận và bạn đang xây dựng ý thức về mục đích chung của tập thể. Có lẽ thay đổi lớn nhất là hiêu rằng sự khác biệt giữa các thế hệ. và tuổi tác đã khác trước rất nhiều. Tôi tìm đến một trung đội Biệt kích đang thực hiện một sứ mệnh ở Afghanistan, Lần đó, một trung sĩ trong trung đội đã mất một nửa cánh tay khi ném trả một quả lựu đạn của Taliban về lại phiá kẻ địch sau khi nó rơi vào chỗ đội anh đang đứng. Chúng tôi bàn về sứ mệnh đó. và cuối cùng tôi đã làm điều tôi thường làm với một đội quân như vậy. Tôi hỏi, "Các câụ đã ở đâu vào hôm 11/9?" Một cậu lính biệt kích trẻ ngồi phiá sau i-- tóc rối bời, mặt đỏ bừng và bạt gió vì đã chiến đấu trong những cơn gió lạnh ở Afghanistan Cậu đáp, 'Lúc đó tôi học lớp 6, thưa xếp." Điều đó nhắc tôi nhớ rằng chúng tôi đang vận hành một lực lượng buộc phải chia sẻ cùng mục tiêu và nhận thức. Nhưng cậu lính lại có những kinh nghiệm sống khác, và nhiều khi một kho từ ngữ khác một tập hợp kỹ năng hoàn toàn khác với các phương tiện truyền thông số hơn hẳn tôi và nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Tuy vậy, chúng tôi cũng cần có ý thức tập thể chung. Điều đó cũng tạo ra một thứ mà tôi gọi là đảo ngược chuyên môn vì ở các cấp thấp, chúng tôi có rất nhiều thay đổi trong công nghệ, chiến thuật, và nhiều nữa rồi đột nhiên, những điều mà chúng tôi đã làm từ ngày trẻ đến giờ quân lính không còn dùng đến những thứ như vậy nữa. Vì vậy, một nhà lãnh đạo phải làm sao để vẫn đáng tin cậy và xứng đáng với chức vụ khi họ chưa bao giờ làm những thứ mà cấp dưới đang làm? Đó chính là một thách thức hoàn toàn mới cho nhà lãnh đạo Và nó buộc tôi phải trở nên rõ ràng dễ hiểu hơn, sẵn lòng lắng nghe nhiều hơn, sẵn lòng để cấp dưới cố vấn ngược lại cho mình hơn Thế nhưng, một lần nữa, không phải tất cả mọi người đều có thể ngồi trong một phòng. Rồi một điều nữa. Bạn và cấp lãnh đạo của bạn chịu một tác động. Một tác động tích lũy. Không phải lần nào bạn cũng chỉnh lại, hay sạc pin lại Một đêm, tôi đứng trước màn hình ở Iraq cùng với một sĩ quan cấp trên chúng tôi đứng nhìn một toán quân của mình đang dẹp lửa. Tôi nhớ ra con trai của anh ta ở trong quân của mình. Tôi bèn hỏi," Này John, con trai anh đâu? Cậu bé thế nao?" Anh ta đáp: "Nó khoẻ, thưa xếp. Cảm ơn anh đã hỏi thăm." Tôi nói, "Giờ nó ở đâu?" Anh ta chỉ vào màn hình nói, " Nó đang dẹp lửa chỗ kia." Hãy nghĩ về việc bạn xem anh trai hay bố con gái, con trai, hay vợ của bạn đang cứu lửa ngoài đời và bạn không thể làm gì để giúp họ. Hãy tưởng tượng rằng bạn biết điều đó trong nhiều năm. Nó tích lũy dần thành một áp lực mới lên người lãnh đạo. Bạn phải đứng nhìn và chăm sóc cho nhau. Có lẽ tôi học được nhiều nhất là về các mối quan hệ. Tôi học được rằng chúng là sức mạnh giúp gắn kết tập thể lại với nhau. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, tôi trưởng thành trong các trung đoàn biệt kích. Mỗi buổi sáng ở trung đoàn biệt kích, mỗi lính biệt kích -- có hơn 2000 người - đều nói sáu câu tín điều của lính biệt kích. Có thể bạn biết 1 dòng trong đó. Nó như vầy: "Tôi sẽ không bao giờ bỏ đồng đội thất thế rơi vào tay kẻ thù." Nó không phải là câu cửa miệng cũng chẳng phải thi ca Đó là lời thề nguyện. mà mỗi lính biệt kích hứa với các lính biệt kích khác bất kể có chuyện gì xảy ra, bất kể cái giá phải trả là gì nếu anh cần tôi, tôi sẽ đến. Và mỗi lính biệt kích đều được các lính khác hứa cùng một điều như vậy. Hãy nghĩ về điều đó. Nó có sưc mạnh kỳ diệu. Có lẽ nó còn mạnh hơn cả lời thề ước hôn nhân. Và họ đã sống đúng theo câu đó khiến nó có sức mạnh đặc biệt Và sợi dây tập thể gắn kết họ trở nên kỳ diệu. Tôi đã học được rằng các mối quan hệ cá nhân còn quan trọng hơn khi nào hết. Chúng tôi đang trong một chiến dịch khó khăn tại Afganistan năm 2007, một người bạn cũ mà tôi đã có nhiều năm trong sự nghiệp của mình, đồng hành cùng ông ấy tôi còn là cha đỡ đầu của một trong những đứa con của họ Ông ấy gửi cho tôi một mảnh giấy bỏ trong phong thư, trong đó có câu trích dẫn của Sherman dành cho Grant nó nói, "Tôi biết nếu tôi lâm vào trắc trở, thì nếu còn sống, bạn sẽ đến tìm." Có mối quan hệ như vậy, với tôi, hóa ra là vô cùng quan trọng tại nhiều thời điểm trong sự nghiệp. Tôi học được rằng bạn phải dành tình cảm cho người khác trong môi trường như thế này, vì nó là một môi trường khắc nghiệt. Đó là đoạn đường tôi đã đi qua. Tôi mong nó chưa chấm dứt. Tôi đã trở nên tin tưởng rằng một người là chỉ huy tốt không phải vì họ đúng; mà họ tốt vì họ sẵn lòng học hỏi và tin tưởng người khác. Điều đó không hề dễ. Nó không giống với máy tập thể dục bụng mà cứ tập 15 phút một tháng, bạn sẽ có một cái bụng rắn chắc như bia. (Cười) Và đời không phải lúc nào cũng công bằng. Bạn có thể bị hạ gục, và thấy đau và có sẹo. Nhưng nếu bạn là một người lãnh đạo, những người bạn tin cẩn sẽ giúp bạn đứng lên. Và nếu bạn là một người lãnh đạo, những người trông cậy vào bạn sẽ cần bạn đứng vững trên chân mình. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Người hạnh phúc nhất trên thế giới trông như thế nào? Chắc chắn là không giống như tôi rồi. Mà ông ta trông như thế này. Ông ta tên là Matthieu Ricard. Vậy bạn phải làm gì để trở thành người hạnh phúc nhất trên thế giới? Thật ra thì có một cách để đo độ hạnh phúc trong não bộ. Bằng cách đo độ kích hoạt tương đối của tiền não thùy bên trái trong FMRI với lại bên phải vỏ não trước trán. Và độ hạnh phúc của Matthieu thì vượt mọi thang đo. Độ hạnh phúc của ông vượt xa mọi người đã từng được các nhà khoa học đo. Điều đó dẫn đến câu hỏi: Ông ta nghĩ gì khi đang được đo? Chắc là cái gì đó hư hỏng lắm. (Cười) Thật ra, ông ta đang thiền về lòng từ bi. Kinh nghiệm của Matthieu là lòng từ bi là trạng thái hạnh phúc nhất từng có. Đọc về Matthieu là một trong những thời khắc chủ chốt nhất của đời tôi. Ước mơ của tôi là tạo ra những điều kiện cho hòa bình thế giới trong quãng đời của mình -- và để làm vậy bằng cách tạo ra những điều kiện cho sự an bình nội tâm và lòng từ bi trên toàn thế giới. Tìm hiểu về Matthieu đã giúp tôi nhìn công việc của mình theo một khía cạnh khác. Quét não của Matthieu cho thấy rằng lòng từ bi không phải là chuyện vặt vãnh. Lòng từ bi là điều tạo ra hạnh phúc. Lòng từ bi mang đến niềm vui. Và sự hiểu biết tuyệt vời này thay đổi hoàn toàn vấn đề. Bởi vì, nếu lòng từ bi là chuyện vặt vãnh, thì không ai muốn làm cả -- chắc trừ Dalai Lama hay ai đó. Nhưng nếu lòng từ bi mang lại niềm vui, thì ai ai cũng sẽ làm. Vì thế, để tạo ra các điều kiện cho lòng từ bi trên toàn cầu, tất cả những gì chúng ta phải làm là tái định nghĩa lại lòng từ bi như là một thứ gì đó đem lại niềm vui. Nhưng chỉ niềm vui thôi thì chưa đủ. Nếu lòng từ bi cũng sinh lợi thì sao? Chuyện gì xảy ra nếu lòng từ bi cũng có ích cho việc kinh doanh? Khi đó mọi ông chủ, mọi nhà quản lý trên thế giới, sẽ muốn có lòng từ bi -- như thế này. Điều đó sẽ tạo nên những điều kiện cho hòa bình thế giới. Vì thế, tôi bất đầu để ý xem lòng trắc ẩn sẽ hiện diện như thế nào trong doanh nghiệp. May mắn là tôi không phải tìm đâu xa. Bởi vì cái tôi tìm nằm ngay trước mắt mình -- ở Google, công ty của tôi. Tôi biết có những công ty đầy lòng từ bi khác trên thế giới, nhưng Google là nơi tôi quen thuộc vì tôi đã làm việc ở đó được 10 năm, cho nên tôi sẽ dùng Google như một ví dụ. Google là một công ty sinh ra từ chủ nghĩa lý tưởng. Nó là một công ty phát đạt nhờ chủ nghĩa lý tưởng. Và có lẽ nhờ vậy mà lòng từ bi có tính hệ thống và phổ biến trong toàn công ty. Tại Google, sự thể hiện của lòng từ bi của công ty hầu như luôn theo một khuôn mẫu. Nó là một khuôn mẫu khá ngộ nghĩnh. Nó khởi đầu với một nhóm nhỏ Googler tự bắt tay vào làm một cái gì đó. Và họ thường không cần xin phép; chỉ xắn tay áo và làm thôi. và các nhân viên khác của Google tham gia vào, rồi nó trở nên lớn hơn. Và có khi nó đủ lớn để trở thành chính thức. Hay là nói cách khác, mọi thứ luôn diễn ra từ dưới lên. Để cho tôi cho các bạn vài ví dụ. Ví dụ đầu tiên là sự kiện cộng đồng lớn nhất hàng năm -- nơi mà Googler trên khắp thế giới đóng góp sức lao động của họ cho cộng đồng địa phương -- được khởi xướng và tổ chức bởi ba nhân viên trước khi trở thành chính thức -- bở vì nó trở nên quá lớn mạnh. Có một ví dụ khác, ba Googlers -- một đầu bếp, một kĩ sư và, rất là vui là có thêm một chuyên gia mát xa -- ba người này biết được là ở một vùng ở Ấn Độ nơi có 200 000 người sinh sống mà không có một cơ sở y tế nào hết. Vậy họ đã làm gì Họ đơn giản bước lên và tổ chức một buổi gây quỹ. Và họ quyên đủ tiền để xây dựng bệnh viện này -- bệnh viện đầu tiên loại này cho 200 000 người. Trong suốt đợt động đất ở Haiti, một số kĩ sư và quản lý sản phẩm tự động đến gặp nhau và thức suốt đêm để tạo một công cụ cho phép nạn nhân động đất tìm kiếm người thân. Và sự thể hiện của lòng từ bi còn có thể thấy ở các văn phòng quốc tế của chúng tôi. Ví dụ như ở Trung Quốc, một nhân viên cấp trung khởi xướng một cuộc thi hành động xã hội lớn nhất ở Trung Quốc với sự tham gia của hơn 1000 trường học ở Trung Quốc -- bàn thảo các chủ đề như giáo dục, đói nghèo, chăm sóc sức khỏe và môi trường. Có rất nhiều các hoạt động xã hội có hệ thống trong toàn Google, đễn nỗi công ty quyết định hình thành một đội trách nhiệm xã hội chỉ để hỗ trợ những nỗ lực này. Và ý tưởng này một lần nữa có nguồn gốc từ những "thường dân" hai Googler đã viết bản mô tả công việc cho chính họ và tình nguyện đăng ki làm việc này. Và tôi thấy điều này rất tuyệt vời khi đội trách nhiệm xã hội đã không được hình thành từ một chiến lược kinh doanh toàn diện nào đó. Đó chỉ là hai người nói "Hãy làm điều này đi," và công ty nói "Được." Như vậy, hoá ra là, Google là một công ty đầy lòng từ bi, bởi vì các Googler nghiệm ra rằng lòng từ bi mang đến niềm vui. Nhưng nói lại một lần nữa, niềm vui thì chưa đủ đâu. Lòng từ bi cũng đem đến lợi ích kinh doanh thực sự. Vậy chúng là gì? Ích lợi đầu tiên của lòng từ bi là nó tạo nên những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có hiệu quả cao. Điều này có nghĩa là gì? Có ba thành phần của lòng từ bi. Có thành phần về xúc cảm, chính là "Tôi cảm thông với bạn." Có thành phần về nhận thức, chính là "Tôi hiểu bạn." Và có một thành phần về sự thúc đẩy, đó là "Tôi muốn giúp đỡ bạn." Vậy cái này có liên quan gì đến việc lãnh đạo doanh nghiệp? Theo một nghiên cứu rất toàn diện của Jim Collins, và được ghi lại trong quyển sách "Từ tốt đến vĩ đại", thì cần có một dạng nhà lãnh đạo đăc biệt để đưa một công ty từ tốt đẹp lên vĩ đại. Và ông ta gọi đó là "nhà lãnh đạo cấp độ 5". Đây là những nhà lãnh đạo mà ngoài việc có khả năng làm việc rất cao, còn sở hữu hai phẩm chất quan trọng, và đó là sự khiêm tốn và tham vọng. Đây là những lãnh đạo có tham vọng làm những điều thiện lành. Và bởi vì họ tham vọng làm cái thiện, họ không có nhu cầu tự tôn. Và theo nghiên cứu, họ là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tốt nhất. Và nếu bạn quan sát các phẩm chất này trong ngữ cảnh của lòng từ bi, chúng ta thấy rằng thành phần nhận thức và xúc cảm của lòng từ bi -- thấu hiểu và thông cảm với người khác -- sẽ ngăn cản, làm giảm bớt, cái mà tôi gọi là sự ám ảnh về bản thân quá mức trong mỗi chúng ta -- từ đó tạo nên những điều kiện cho tính khiêm tốn. Thành phần thúc đẩy của lòng từ bi tạo nên ước vọng cho những điều thiện lành. Hay nói cách khác, lòng từ bi là cách để nuôi dưỡng nhà lãnh đạo cấp độ 5. Và đây là lợi ích kinh doanh hấp dẫn đầu tiên. Lợi ích hấp dẫn thứ hai của lòng từ bi là nó tạo nên một lực lượng lao động đầy cảm hứng. Nhân viên truyền cảm hứng cho nhau hướng đến cái thiện. Nó tạo ra một cộng đồng sôi nổi, đầy năng lượng nơi mà người ta ngưỡng mộ và tôn trọng nhau. Ý tôi là, bạn đi làm vào buổi sáng, và bạn làm với ba người mới quyết định là sẽ xây một bệnh viện ở Ấn Độ. Làm sao bạn không thấy hứng khởi vì những người đó -- các đồng nghiệp của mình? Sự truyền cảm hứng cho nhau này khuyến khích sự hợp tác, tính chủ động và tính sáng tạo. Nó khiến chúng tôi trở thành một công ty có hiệu quả cao. Thế thì sau khi tất cả điều vừa nói, thì cái gì là công thức bí mật để nuôi dưỡng lòng từ bi trong môi trường doanh nghiệp? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có ba thành phần. Thành phần đầu tiên là tạo ra một văn hóa hào hứng quan tâm đến cái thiện. Vì thế hãy luôn nghĩ công ty và công việc của bạn đang phụng sự cho cái thiện như thế nào? Hay là, làm thế nào để bạn có thể phụng sự tốt hơn cho cái thiện? Ý thức được việc phụng sự cái thiện có thể tạo ra rất nhiều cảm hứng cho bản thân và nó tạo nên một mảng đất màu mỡ để lòng từ bi sinh sôi nảy nở. Đó là điều đầu tiên. Thành phần thứ hai là sự tự chủ. Ở Google, chúng tôi có rất nhiều sự tự chủ. Và một trong những nhà quản lý nổi tiếng của chúng tôi đùa rằng đây là điều ông ta nói, "Google là nơi mà bệnh nhân nội trú quản lý bệnh viện tâm thần." Và ông ta tự coi mình như một trong những bệnh nhân nội trú ấy. Nếu bạn đã có văn hóa của lòng từ bi và chủ nghĩa lý tưởng, và bạn để cho người của công ty mình được tự do hành động, họ sẽ làm những điều đúng đắn theo cách từ bi nhất. Thành phần thứ ba là tập trung vào sự phát triển nội tâm và sự phát triển cá nhân. Ví dụ như, việc đào tạo lãnh đạo ở Google nhấn mạnh rất nhiều vào các phẩm chất nội tâm, như là sự tự nhận thức, sự tự làm chủ, lòng cảm thông và lòng từ bi, bởi vì chúng tôi tin rằng khả năng lãnh đạo bắt nguồn từ tính cách con người. Chúng tôi thậm chí có xây dựng một chương trình học 7 tuần về trí tuệ xúc cảm, mà chúng tôi gọi đùa là "Tìm kiếm bên trong bạn". Thật ra nó không hư đốn như là nghe vậy đâu. Tôi được đào tạo để thành một kĩ sư, nhưng tôi lại là một trong những người sáng lập và hướng dẫn viên của khóa học, tôi thấy chuyện này thật hài hước, bởi vì đây là công ty tin tưởng giao cho một kĩ sư dạy về trí tuệ xúc cảm. Công ty này thiệt là. (Cười) Thế thì khoá học "Tìm kiếm bên trong bạn" sẽ như thế nào? Nó đi theo ba bước. Bước đầu tiên là rèn luyện sự tập chung chú ý. Sự tập trung chú ý là bước căn bản cho mọi khả năng nhận thức và xúc cảm cao hơn. Vì thế, bất kì chương trình đào tạo trí thông mình xúc cảm nào cũng đều phải bắt đầu với việc rèn luyện sự tập trung chú ý. Ý tưởng ở đây là để rèn luyện sự tập trung chú ý để tạo ra một tâm trí có thể bình thản và sáng suốt cùng một lúc. Và điều này tạo ra nền tảng cho trí tuệ xúc cảm. Bức thứ hai theo sau bước thứ nhất. Bước thứ hai là phát triển sự tự nhận thức bản thân và làm chủ bản thân. Sử dụng khả năng tập trung chú ý cao độ của bước một, chúng tôi tạo nên một sự thấu hiểu có độ phân giải cao trong quá trình nhận thức và xúc cảm. Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là có khả năng quan sát dòng suy nghĩ của chúng ta và quá trình cảm xúc một cách sáng suốt rõ ràng, khách quan từ góc nhìn của người thứ ba. Và một khi bạn có thể làm được như vậy, bạn sẽ có sự tự tri (hiểu biết về bản thân mình), sự hiểu biết này tạo điều kiện cho việc làm chủ bản thân. Bước thứ ba, theo sau bước thứ hai, là tạo ra những thói quen tinh thần mới. Điều này nghĩa là gì? Hãy thử tưởng tượng điều này. Tưởng tượng mỗi khi bạn gặp bất kì ai, mỗi khi bạn gặp người trong công ty bạn, suy nghĩ theo bản năng, theo thói quen đầu tiên của bạn sẽ là "Tôi muốn bạn hạnh phúc. Tôi muốn bạn hạnh phúc." Tưởng tượng bạn có thể làm điều đó. Có được thói quen này, thói quen tinh thần này, sẽ thay đổi mọi thứ tại nơi làm việc. Bởi vì ước muốn tốt đẹp này sẽ được nhận biết một cách vô thức bởi người khác, và nó tạo nên sự tin tưởng, và lòng tin tạo nên nhiều mối quan hệ nghề nghiệp tốt đẹp. Và điều này cũng tạo ra những điều kiện cho lòng từ bi ở nơi làm việc. Một ngày nào đó, chúng tôi hi vọng phổ biến miễn phí chương trình "Tìm kiếm bên trong bạn" để cho mọi người trong thế giới kinh doanh sẽ ít nhất là có thể dùng nó để tham khảo. Và để kết thúc. Tôi muốn dừng lại ở đúng nơi tôi đã bắt đầu, với hạnh phúc. Tôi muốn trích dẫn người này -- người mặc chiếc áo dài đó, chứ không phải người kia -- Ngài Dalai Lama, người đã nói "Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực tập lòng từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi." Tôi thấy điều này rất đúng, cả cho mức độ cá nhân cũng như mức độ doạnh nghiệp. Và tôi hy vọng rằng lòng từ bi sẽ vừa đem lại niềm vui vừa sinh lợi cho bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã dành một vài năm để trải nghiệm cuộc sống trong những hoàn cảnh rất khắc nghiệt và đồng thời cũng rất nguy hiểm Tôi sống trong ngục khắc nghiệt Tôi làm việc trong mỏ than nguy hiểm Tôi quay phim trong những vùng đang có chiến tranh vừa khó khăn vừa nguy hiểm và trong 1 tháng tôi chỉ ăn duy nhất 1 thứ-- ban đầu ăn rất ngon, nhưng sau vài tuần thì thấy ớn, đến những ngày cuối cùng thì phát sợ lên được. Thực ra, xuyên suốt sự nghiệp của mình, Tôi luôn luôn đẩy bản thân vào những hoàn cảnh rất khắc nghiệt với mục đích là tìm hiểu và thể hiện các vấn đề xã hội dưới 1 góc nhìn thú vị và hấp dẫn, thể hiện các vấn đề đó sao cho hầu hết mọi người đều có thể hiểu được chúng. Chính vì vậy nên khi tôi biết tin là mình sẽ có mặt ở đây để thuyết trình về vấn đề quảng bá sản phẩm và vấn đề tài trợ, Tôi đã nghĩ ngay là mình cần làm điều gì đó thật khác biệt. Có lẽ một số trong các bạn cũng biết, Khoảng 2 tuần trước, tôi có rao 1 quảng cáo trên Ebay. Đồng thời tôi cũng viết tin nhắn trên Facebook, và trên Twitter, Tôi hi vọng 1 cá nhân hay tổ chức nào đó sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu bản quyền tên bài TEDTalk của tôi. (Cười) Thật sự thú vị, một số cá nhân và tổ chức, dù là hoạt động lợi nhuận hay không, đã hồi đáp về cơ hội độc nhất vô nhị này-- vì tôi biết có nằm mơ Chris Anderson cũng không cho tôi đứng ở đây lần hai-- (Cười) cơ hội để sở hữu bản quyền tên bài thuyết trình các bạn đang xem, mặc dù vào lúc rao tin, nó chưa hề có tiêu đề, cũng chẳng có mấy nội dung và thậm chí cũng chả rõ nó nói về vấn đề chi Vì vậy thứ bạn được sở hữu đại loại sẽ như thế này: Tên bạn xuất hiện vị trí này: Một bài thuyết trình TED mà bạn không rõ nó nói về điều gì rất có thể nội dung của nó sẽ khiến bạn cảm thấy sốc thậm chí nó có thể khiến bạn cảm thấy mình thật ngờ nghệch khi đồng ý mua nó. Nhưng dẫu sao đi nữa, đây rõ ràng là 1 cơ hội quảng bá truyền thông tuyệt vời. (Cười) Các bạn có đoán được có bao nhiêu người sẽ xem bài thuyết trình này không? chắc chắn là vô số. Xin chú ý, đây chỉ là minh họa. (Cười) Như vậy, mặc dù tiềm ẩn rủi ro, vẫn có người sẵn sàng chi tiền mua bản quyền tên bài thuyết trình này. Nếu như là 1 năm trước đây, Tôi cũng không biết liệu có ai dám chi tiền để làm điều này. Nhưng trong dự án quay phim mới đây, chúng tôi đã tập trung vào vấn đề quảng cáo và phân phối sản phẩm. Như tôi đã nói vài phút trước đây, Tôi tự đưa mình vào những hoàn cảnh vô cùng khó khăn xuyên suốt nhiều năm, nhưng thật sự chưa từng có điều gì khiến tôi cảm thấy thật sự khó khăn và nguy hiểm bằng gặp mặt những nhân vật này: (Cười) Các bạn có thể nhận ra ý tưởng của tôi trong bộ phim mới này. (Video) Morgan Spurlock: Ý tưởng của tôi là quay một bộ phim về các sản phẩm của quý công ty nhằm quảng cáo cho công ty, đồng thời chi phí cho thực hiện bộ phim cũng chính là tiền mà quý công ty dự định dùng vào các quảng cáo truyền thống. Như vậy bộ phim sẽ có tên là: "Bộ Phim Tuyệt Vời Nhất" Như vậy trong "Bộ Phim Tuyệt Vời Nhất", Tất cả mọi chi tiết xuất hiện từ đầu đến cuối, đều là quảng bá, từ những giây đầu tiên cho đến những giây cuối cùng-- các anh sẽ thấy tên thương hiệu xuất hiện trước nhất, chẳng hạn ở đây là Thương hiệu X. Nhãn hiệu Qualcomm Stadium, hay Staples Center ... tất cả những sản phẩm này sẽ gắn liền với bộ phim trong tương lai -- vĩnh viễn bộ phim sẽ luôn truyền tải mục đích của nó -- (Michael Kassan: Nó có vẻ vô nghĩa.) Ý anh là? (MK:Nó có vẻ dư thừa) Trong lương lai, trường tồn? Tôi là một người rỗi hơi? (MK: tôi chỉ nói vui :) Đây là cách diễn đạt hình tượng. "Trong tương lai". "trường tồn" Chúng ta không chỉ đơn thuần cho khán giả thấy tên thương hiệu, mà còn muốn đảm bảo rằng mọi sản phẩm xuất hiện trong bộ phim đều bán chạy. Chẳng hạn, nếu chúng ta bán 1 đôi giày thì nó chính là đôi giầy tốt nhất anh từng đi ... Chiếc xe tuyệt vời nhất anh từng lái từ "Bộ Phim Tuyệt Vời Nhất" loại đồ uống hảo hạng nhất anh từng nếm trong "Bộ Phim Tuyệt Vời Nhất" Xavier Kochhar: nói tóm lại ý của anh là, ẩn sau mặt nổi rằng các thương hiệu là 1 phần của bộ phim, thì các thương hiệu cũng đồng thời là nguồn tài chính cho bộ phim? Chính xác tôi đang nói về quá trình bộ phim được dàn dựng. Mục đích bao trùm của bộ phim là rất rõ ràng. các anh sẽ thấy cách các sản phẩm được xuất hiện trong bộ phim này. đó chính là ý tưởng xuyên suốt trong bộ phim, từ bắt đầu cho đến hết. Tôi rất hy vọng CEG đồng ý hợp tác. Robert Friedman: Tôi thấy ý tưởng của anh thực sự nực cười, ngay khi bắt đầu nghe anh nói, tôi đã cho rằng khách hàng không hề có hứng thú với nó. Guy: Tôi không nghĩ là khách hàng sẽ có hứng với cách tiếp cận này. Anh có thể đảm bảo hiệu quả của quảng cáo thông qua 1 bộ phim không? tôi không muốn nói thẳng nhưng anh có dự đoán được điều gì sẽ xảy ra khi bộ phim được trình chiếu không ? (tôi không biết) David Cohn: Anh cần bao nhiêu tiền để thực hiện dự án này? 1,5 triệu USD. (DC: Ổn đấy.) John Kamen: Tôi thiết nghĩ anh sẽ khó mà thuyết phục được họ, dẫu sao nó cũng đáng để anh cố gắng thuyết phục một vài thương hiệu nổi tiếng. XK: Ai mà biết nổi, rất có thể khi bộ phim được hoàn thành, chúng ta cũng vẫn chỉ như 1 lũ ngốc. MS: Theo anh thì phản ứng của mọi người sẽ như thế nào? Stuart Ruderfer: Hầu hết sẽ trả lời "Không" Nhưng vấn đề nằm ở nội dung bộ phim hay vấn đề là ở tôi? JK: Cả hai. MS: ... Thật khó mà lạc quan trong những lúc như này. Vậy các anh có thể giúp tôi không? Tôi rất cần sự trợ giúp. MK: Tôi có thể giúp anh. MS: Tuyệt. (MK: Ổn thôi.) Tuyệt vời. MK: Chũng tôi cần tìm hiểu xem những hãng nào muốn tham gia dự án của anh. MS: Tất nhiên rồi. (MK: Đó không phải điều dễ dàng.) Khi các anh tiếp xúc với những người mà .. MK: Chúng tôi có việc khác cần làm bây giờ. (MS: OKê) Tắt ngay camera cho tôi. MS: Tôi thiết nghĩ "Tắt camera" có nghĩa là hãy nói chuyện mà không có lưu lại gì hết. nó cũng đồng thời có nghĩa là "Chúng tôi không có hứng với bộ phim của anh." Và cứ như vậy, lần lượt, Tất cả các công ty tiềm năng đều không quan tâm dự án. Không có bất kỳ một công ty nào có hứng với bộ phim này. Tôi đã rất sốc. Tất cả bọ họ đều không hề muốn tham gia vào dự án đó. Tôi thật sự thất vọng, bởi lẽ tôi luôn nghĩ rằng mục đích của công tác quảng cáo, chính là làm sao cho càng nhiều người biết về sản phẩm càng tốt, càng nhiều người biết về nó càng hiệu quả. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, sự tương tác của các phương tiên truyền thông hiện đại và truyền thống cũng như viễn cảnh của truyền thông không phải đơn thuần chỉ là một loại phương tiện để truyền đạt một mớ bòng bong các thông tin. Không, đó không phải điều tôi nghĩ. Vấn đề ở đây chính là, Ý tưởng của tôi có 1 lỗi rất nghiêm trọng, và lỗi đó chính là điều này. Ồ không, đó không phải là vấn đề. Đó hiển nhiên không phải là vấn đề. Bức hình này hoàn toàn okê. Tuy nhiên điều mà bức hình này minh họa cho, lại là vấn đề khi bạn tìm kiếm transparency trên chương trình Google Image. bức hình này chính là -- (Cười) (Tiếng vỗ tay) Đây chính là 1 trong những bức ảnh đầu tiên chương trình tìm ra. Tôi thích cái cách mà các bạn nghĩ, nhưng không :) (Cười) Đây mới chính là vấn đề : Transparency -- không giả tạo, cũng chẳng gian dối; dễ dàng nhìn xuyên thấu; rất dễ hiểu; được phân loại dựa trên tính rõ nét hoặc sự dễ dàng thâm nhập thông tin, đặc biệt là khi nói tới tính thực dụng trong kinh doanh -- dòng dưới cùng này có lẽ chính là vấn đề lớn nhất. các bạn thấy đấy, chúng ta nghe nói rất là nhiều về transparency. Những chính trị gia nói về nó, tổng thống cũng nói đến nó. Thậm chí một CEO cũng nói về khái niệm này. Nói đến thực hiện một điều gì đó mới mẻ, hay tạo sự thay đổi bất thường. Tại sao? Đơn giản là transparency vô cùng đáng sợ -- (Gaoo) tựa như tiếng gào thét của chú gấu mẻ răng nà. (cười) đó là điều không thể dự đoán trước kết quả -- (♫♫) (Cười) Giống như sự phân tách đột ngột của con đường quê này. đồng thời nó cũng rất mạo hiểm. (cười) điều gì có thể là ngu hiểm? Ngoàm một bát đầy Cool Whip. (Cười) Hành động đó thật sự rất kinh dị. Khi tôi bắt đầu cuộc nói chuyện với đại diện các công ty và nói rằng tôi muốn trình bày về mục đích của minh, Thì họ nói ngay: "Okê, bọn tôi không phản đối anh trình bày ý tưởng" Bọn tôi không phản đối ý tưởng của anh, nhưng chúng tôi chỉ có hứng với ý tưởng của mình thôi. các bạn thấy đấy, khi tôi còn là 1 cậu bé bố tôi vẫn thường hay khiến tôi khó trả lời -- và đây là ánh mắt mà ông ấy thường nhìn tôi -- bố tôi bảo: "con trai, mọi chuyện đều có ba mặt của nó" đây là điều con muốn nói đây là điều bố muốn nói và đây là kết quả của cuộc thảo luận." như các bạn thấy, trong dự án này, tôi muốn trình bày tiềm năng của quảng cáo bằng phim. Và mới chỉ có duy nhất một công ty có hứng tham gia -- và nguyên nhân duy nhất cùng là vì Jogn Bond và Richard Kirshenbaum đã quen tôi trong nhiều năm trời -- Tôi cho rằng mình phải tự bắt tay vào kế hoạch của mình, không nên nhờ đến những nhân vật trung gian nữa. cùng với cả đoàn làm phim đến từng công ty một. và điều mà các bạn nhận ra -- hay ít ra là điều mà tôi nhận ra -- chính là, khi bạn trao đổi thông tin với các công ty này, ý tưởng, khái niệm về nhãn hiệu là không rõ ràng. (Video) MS: một số bạn bè của tôi thực hiện những bộ phim Hollywood rất hấp dẫn, một số bạn bè khác thì tự mình dàn dựng những bộ phim, cũng như tôi. và nhóm bạn thứ nhất nói với tôi rằng nguyên nhân chính khiến phim của họ thành công chính là sự nổi tiếng của những đối tác họ hợp tác. còn nhóm bạn thứ hai cua tôi thì nói rằng: "Làm sao để chúng ta có thể cạnh tranh được với những bộ phim sản xuất ở Hollyhood ?" để cạnh tranh được, bộ phim cần có 1 cái tên là "Bộ Phim Tuyệt Vời Nhất" vậy khán giả sẽ nhận ra Ban trong phim như thế nào? bất kể thời điểm nào tôi đi, bất kể lần nào tôi mở hộp đựng thuốc, bạn cũng đều nhìn thấy nhãn hiệu khủ mùi Ban. bất cứ lần nào tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn với ai đó, tôi sẽ hỏi: "anh đã sẵn sàng cho buổi phỏng vấn chưa? có vẻ anh đang hơi hồi hộp tôi muốn giúp anh bình tĩnh trở lại. có lẽ anh nên uống chút trước khi chúng ta phỏng vấn" như vậy chúng tôi sẽ cố tình tạo ra những cảnh quay kiểu này. cho dù đó là "Floral Fusion" hay là "Paradise Winds," tất cả chắc chắn sẽ xuất hiện trên phim. chúng ta sẽ tạo những cảnh quay cho cả nam và nữ -- có thể là bất cứ loại sản phẩm nào. đây là một yếu tố hoàn toàn khả thi. Bây giờ tôi rất sẵn lòng trả lời những thắc mắc của các anh và cung bao gồm luôn cảnh quay này trong phim. Karen Frank: Chúng tôi là một thương hiệu nhỏ. Cũng giống kiểu anh nói, quay một bộ phim nhỏ. đây rõ ràng là một khó khăn lớn đối với công ty chúng tôi chúng tôi không có thực lực tài chính bằng những thương hiệu khác. do đó nên nếu tham gia dự án này thì -- anh biết đấy, quảng bá Ban với khán giả -- có vẻ là 1 lý do khiến chúng ta thấy hứng thú. MS: Ý của chị khi miêu tả về Ban là gì? Ban chưa là gì hết. KF: Đó là 1 câu hỏi khó. (cười) Người phụ nữ: công nghệ hiện đại. MS: Chúng ta không miêu tả nó bằng công nghệ ai đó đang cố lảng tránh câu hỏi. Người đàn ông: Chúng ta có nói tới sự tình táo, đầy sức sống. Tôi nghĩ "đầy sức sống" là một cách diễn đạt tuyệt vời, trái ngược với "những mùi khó chịu" Nó làm chúng ta tỉnh táo. bằng cách nào chúng ta duy trì sự sảng khoái dài lâu hơn, nhiều lần sảng khoái hơn. những thứ kiểu đó rất có ích. MS: Và đó là một sự hợp tác vô cùng có lợi. Vậy tôi thì sao? một con người bình thường ? Tôi muốn hỏi những người dân trên phố, những người bình thường như tôi, Họ sẽ giúp tôi hiểu về phong cách riêng cúa mình. (Video) MS: Anh coi mình thuộc trường phái phong cách nào? Thanh niên: Hử, phong cách của tôi? Tôi cũng không biết nữa. Tôi rất ưa chuộng quần áo hợp thời trang. Người phụ nữ: Phong cách của thập kỷ 80 dùng đồ da như ở thập kỷ 80 trừ phi đến ngày giặt đồ. MS: Phong cách của anh là gì, Gerry? Gerry: Nét riêng biệt (MS: Nét riêng biệt.) Thanh niên: Tôi nghĩ phong cách của mình chính là màu đen huyền ảo. Tôi rất khoái những thứ có màu tối rất nhiều thứ xám và tối màu. Nhưng thông thường tôi có dùng 1 thứ phụ kiện, chẳng hạn như kính chống nắng, hoặc những đồ bằng thủy tinh. Người phụ nữ: Nếu coi anh Dan như một nhãn hiệu thì tôi sẽ trả lời rằng anh ấy là chiếc xe Mercedes Benz mui trần cổ điển Người đàn ông: Phong cách của tôi Tôi cho là mình thuộc tuýp sống tự do. Người phụ nữ: hơi hippi, cũng hơi yogi, đại loại như 1 cô gái đẹp -- thật tình mình cũng không rõ. Người đàn ông: Mình là một anh chàng đồ chơi. Mình bán khắp nơi các đồ chơi dành cho các con vật cưng. Mình nghĩ đó là cái riêng biệt của mình. mình biết đây là một nghề hơi kỳ lạ. Người đàn ông: Phong cách của tôi chính là FedEx, vì tôi đi phân phối sản phẩm. Người đàn ông: Một nhà văn chưa thanh công và thích uống rượu. Như vậy có coi là 1 câu trả lời chứ? Luật sư: Tôi là người có phong cách luật sư . Tôm: Tôi đơn giản là Tôm. MS: Nhìn đi nhìn lại, chúng ta không thể ai cũng có tên Tôm, nhưng tôi luôn thấy mình là một sự pha lẫn của nét đẹp đen tuyền và thích tự do bay nhảy. (Cười) các bạn ạ, tôi nhận ra là mình cần nhờ sự tư vấn từ một chuyên gia. Tôi cần gặp người có thể thấu hiểu trí não tôi. Người có đủ khả năng giúp tôi nhận biết được "phong cách cá nhân" Tôi đã đến công ty Olson Zaltman in Pittsburg. Công ty này đã giúp nhiều công ty, như Nestle, Febreze, Hallmark xác định phong cách riêng biệt của họ. Công ty này đã thành công trong những trường hợp đó, vì thế tôi có lý do để tin rằng họ sẽ giúp được tôi. (Video) Abigail: Anh có mang theo các bức ảnh phải không? MS: Đúng vậy, bức ảnh đầu tiên tôi muốn nói đến là 1 bức ảnh về gia đình tôi. A: Anh hãy kể tôi nghe bằng cách nào bức ảnh liên quan đến cách suy nghĩ và cảm xúc của anh. MS: Những người thân này đã dạy dỗ tôi về cuộc sống. Anh có thể kể cho biết cảm nhận của anh về cuộc sống này. MS: Cuộc sống này? Đó là cách chúng ta xử sự -- với những người xung quanh mình, với bạn bè, với gia đình, công việc chúng ta làm, cách chúng ta hưởng thụ và trải nghiệm cuộc đời. Tất cả những kinh nghiêm này đều bắt đầu từ một nơi, và đối với tôi thì nó khởi nguồn từ mái ấm gia đình tôi ở miền tây Virginia. A: Kế tiếp, anh muốn chia sẻ về điều gì? MS: Thứ hai là: Đây là cảnh về 1 ngày đẹp nhất trong đời . A: Anh hãy kể tôi nghe bằng cách nào bức ảnh liên quan đến cách suy nghĩ và cảm xúc của anh. MS: Nó miêu tả ước mơ của tôi hồi còn bé. tôi có hứng thú với những điều đặc biệt. tôi thích những điều kỳ lạ. A: Anh có thể giải thích rõ hơn về điều đó không? Con dao bầu đó là gì? trạng thái định hình trong anh bây giờ là như nào? Vì sao đổi mới là cần thiết? vùng màu đó có ý nghĩa gì ở đây ? Kể tôi nghe thêm về thời điểm đó. anh khó hiểu về điều gì trong con người anh. Anh đã thay đổi ở những mặt nào? anh không cần phải lo lắng. Anh đã có những biến chuyển đột ngột gì trong cuộc sống? MS: AAAAAA! (A: Xin cảm ơn) Ồ, tôi mới là người phải nói cảm ơn chứ. Rất cảm ơn vì anh đã kiên nhẫn giải thích. (MS: đó là điều thú vị mà) A: Ôkê. (MS: Cảm ơn chị rất nhiều) . MS: Ôi chao, tôi không còn tỉnh táo để nhận ra điều gì vừa diễn ra nữa. Cảm giác như vừa trải qua một cơn ác mộng. Lindsay Zaltman: Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là: Con người anh ẩn chứa hai quan điểm tách biệt nhưng lại bổ sung lẫn nhau, các mặt trong phong cách cá nhân của anh -- Phong cách của Morgan Spurlock bao gồm sự chắc chắn và liều lĩnh. chúng gắn kết với nhau cực ky hài hòa. Tôi nghĩ có sự mẫu thuẫn xảy ra ở đây. Một số công ty dường như chỉ tập trung vào một khía cạnh mạnh của họ chứ không hề đánh giá bao quát cả hai mặt. đặc điểm rất tự nhiên đó là, hầu hết các công ty đều có xu hướng tránh tiến hành những kế hoạch họ không chắc chắn, tránh sự sợ hãi thất bại, những yếu tố này, anh đã vận dụng chúng, theo chiều hướng tích cực cho dự án của anh, có những thương hiệu nổi tiến cũng đã đi theo chính con đường đo đây chính là 1 thương hiệu thâm niên, Apple. Còn đây là Target, Wii, Mini của Mini Coopers, và JetBlue. Đây đều là những thương hiệu kết hợp hài hòa sự chắc chắn và liều lĩnh. Tất cả đã từng đóng vai trong trong sự thành công của họ, nhưng rồi họ thay dổi cách hoạt động, Tuy nhiên, phong cách chắc chắn pha lẫn liều lĩnh thực sự là một công cụ tuyệt vời. MS: Một phong cách chắc chắn pha lẫn liều lĩnh. Vậy còn phong cách của mọi người ở đây thì sao? Nếu ai đó hỏi các bạn về phong cách cá nhân của mình, Thì các bạn sẽ trả lời thế nào? các bạn có phong thái lạc quan ? Hay các bạn có phong thái bi quan ? Các bạn có ngại phải thay đổi, chỉ muốn duy trì tình trạng hiện tại? phong thái lạc quan hướng đến những điều mới mẻ, sinh động, vui vẻ tựa như anh chàng trong phim Fresh Prince, tính nhất thời, thích phiêu lưu, thích mạo hiểm, giống như Errol Flynn, nhanh lẹ, không tin vào điều siêu nhiên, độc đoán huyền bí, giống như Gandalf. hay các bạn theo chiều hướng ngược lại? các bạn có thông minh, trí tuệ , như điệp viên 007? các bạn có bảo thủ, cố chấp, thấu hiểu người khác như Oprah? Bạn có phải là người đáng tin cậy, ít thay đổi cách sống, quen thuộc, an toàn, chắc chắn, tin tưởng vào Chúa, trầm lặng giống như Dalai Lama hay Yoda? xuyên suốt thời gian dựng bộ phim này, có đến trên 500 công ty dù thuộc nhóm nào đi nữa, đều từ chối tham gia dự án của chúng tôi. Họ không muốn tham gia vào bộ phim này, mà có lẽ lý do chính ở đây chính là vì, họ không chắc chắn về hiệu quả của bộ phim. Tuy nhiên, chúng tôi thực tế vẫn nhận được sự hợp tác của 17 công ty 17 công ty dám chấp nhận mạo hiểm, những công ty muốn thực hiện kinh doanh với những con người có phong cách giống như tôi, những người đã mở ra 1 con đường mới một con đường mà thông thường chúng ta không thể ngờ được một cách tiếp cận mà một nhà quảng cáo chắc chắn sẽ không bao giờ quên đó là cách tiếp cận về quảng bá đầy trí tuệ, Chúng tôi sẽ truyền tải thông điệp trong bộ phim về cách các chuyên gia sử dụng công nghệ MRI để xác định các phần trung tâm của bộ não dưới cả hai góc độ thương mại và làm phim. Chúng tôi đã đến thành phố Sao Paulo, nơi chính phủ ngăn cấm quảng cáo ngoài trời. Toàn bộ thành phố trong khoảng 5 năm gần nhất không hề có một bảng quảng cáo, không áp phích, không tờ rơi, không một hình thức quảng cáo nào hết. (Tiễng vỗ tay) Chúng tôi đi đến khu vực trường học nơi duy nhất các công ty có thể gắn băng zôn không có bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ giống như vậy. Điều khiến tôi cảm thấy bất ngờ nhất chính là, dự án này nhận được rất nhiều phản hồi, Thành quả lớn nhất tôi đạt được chính là việc tôi đã làm việc trực tiếp với các công ty. và những thứ mà các thương hiệu xuất hiện trong phim đạt được họ có thể cắt giảm số lượng nhà phân phối trung gian, cắt giảm các đại lý Có lẽ các đại lý đó không cảm thấy vui với dự án này. Tôi đã làm việc miệt mài cùng với các đồng sự thiết kế nghệ thuật. Chúng tôi đã cùng nhau tạo ra những nét riêng biệt, những thứ có khả năng ảnh hưởng đến suy nghĩ của mọi người, nhứn thứ có thể làm thay đổi cách nhìn nhận của moi người về thế giới khách quan này. Dự án này có thực sự mang lại lợi ích cho các đối tác, nó cợ thưc sự thành công? Hãy cùng nhìn lại từ khi bộ phim được công chiếu trong liên hoan phim Sundance. Theo như số liệu thống kê của Burrelles, tính từ tháng một trở đi, các bạn chú ý là con số này chưa phải là cuối cùng -- chúng tôi đã nhận được 900 triệu phản hồi của truyền thông về bộ phim. Đây là số liệu thu nhận được chỉ trong hơn 2 tuần. và hoàn toàn xuất hiện trên Internet -- không hề tính đến các tòe báo, không hề tính đến ti vi. Bộ phim vẫn chưa hề bắt đầu công chiếu chính thức. không xuất hiện trên Internet. cũng như chưa hề công chiếu trên các quốc gia bên ngoài biên giới. Như vậy là, bộ phim đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ rõ ràng không hề tồi đối với một dự án mà ban đầu, gần như tất cả các công ty đều khuyên khách hàng của họ không nên quan tâm. Điều tôi luôn tin tưởng đó là khi chúng ta nắm lấy cơ hội, chúng ta chấp nhận mạo hiểm, trong sự mạo hiểm ẩn chứa cơ hội. Tôi tin tưởng rằng nếu các bạn ngăn cản mọi người đối mặt với nguy hiểm, các bạn cũng đang ngăn cản họ đạt được thành công. Tôi tin tưởng rằng, nếu các bạn khuyến khích nhân viên đối mặt với tình huống mạo hiểm, các bạn thực sự sẽ giúp cho toàn bộ công ty đi đến thành công. Tôi cảm nhận được rằng chúng ta cần phải khuyến khích mọi người đối mặt với sự mạo hiểm. chúng ta cần phải động viên họ không ngại ngần sợ hãi nắm bắt những cơ hội trước mắt. Nói tóm lại, chúng ta phải coi sự sợ hãi là điều hết sức bình thường. Chúng ta phải nhốt con gấu vào trong cái lồng này. (Cười) Đối mặt sự sợ hãi. Đối mặt sự nguy hiểm. Ngoạm một thìa thật bự, chúng ta phải đối mặt nguy hiểm. cuối cùng chúng ta phải nhìn nhận vào sự thật (Transparency.) Hơn bao giờ hết, tính trung thực có giá trị của nó. như đảm bảo tiêu chí mình đặt ra, tôi muốn nói với các bạn rằng, Bài thuyết trình của tôi "Embrace Transparency," được tài trợ bởi những con người quý mến, tập đoàn EMC tổ chức này đã chi ra 7.100 $ trên Ebay để sở hữu bản quyền tên bài thuyết trình. (Tiếng vỗ tay) EMC: Nhà cung cấp các nền tảng lưu trữ thông tin đến với tất cả các tổ chức trên toàn thế giới. EMC giới thiệu "Embrace Transparency." Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) June Cohen: Anh Morgan, Theo cách nói transparency của anh, thì khoản tiền 7.100 $ đang lưu lạc nơi đâu vậy ? MS: Đó thật là một câu hỏi thú vị. Tôi có một tờ ngân phiểu được gửi từ tổ chức trụ sở chính tới tổ chức TED, Tập đoàn Sapling -- tờ ngân phiếu trị giá 7.100 $ để đảm bảo cho tôi xuất hiện trên TED vào năm sau :) (Cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi có một niềm hạnh phúc đặc biệt trong đời là được làm việc trong những dự án hết sức thú vị. Nhưng dự án hay nhất tôi từng tham gia là xung quanh anh chàng này. Đây là TEMPT. TEMPT từng là một trong những họa sĩ đường phố lỗi lạc nhất của thập niên 80. Một ngày kia, anh ấy đi chạy về và nói, "Bố ơi, con bị tê chân." Và đó là sự bắt đầu của căn bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Đến bây giờ thì TEMPT bị liệt hoàn toàn. Anh ấy chỉ còn điều khiển được đôi mắt. Tôi được giới thiệu với anh. Tôi có một công ty làm thiết kế và hoạt họa, nên rõ ràng nghệ thuật graffiti là một phần phức tạp khó hiểu của những gì chúng tôi say mê và kính trọng trong thế giới nghệ thuật. Thế là chúng tôi quyết định sẽ tài trợ cho Tony (tên thật của TEMPT), và ước muốn của anh. Tôi đến gặp anh trai và bố của Tony và nói với họ, "Chúng tôi sẽ tài trợ cho ông số tiền này. Ông sẽ làm gì với nó?" Người anh trai nói, "Tôi chỉ muốn lại có thể trò chuyện với Tony. Tôi chỉ muốn giao tiếp được với anh ấy và anh ấy có thể nói chuyện với tôi." Rồi tôi nói, "Chờ đã, có phải là -- Tôi đã thấy Stephen Hawking -- không phải những người liệt vẫn có khả năng giao tiếp sao thông qua máy móc ấy?" Anh ta nói, "Không, trừ khi anh thuộc tầng lớp thượng lưu, anh có chế độ bảo hiểm thật tốt, còn không thì anh chẳng làm gì được đâu. Những thiết bị đó không dành cho dân thường." Tôi hỏi, "Thế thực sự các anh giao tiếp bằng cách nào?" Các bạn đã xem phim "Bình dưỡng khí và cánh bướm" ("The Diving Bell and the Butterfly") chưa? Đó là cách họ giao tiếp -- bằng cách chạy ngón tay trên bảng chữ cái. Tôi nói, "Lạc hậu quá, làm sao như vậy được?" Thế là tôi gặp họ chỉ với mong muốn viết một tờ ngân phiếu, thay vào đó, tôi viết tấm ngân phiếu này và tôi cũng chẳng biết làm thế nào mà đổi nó thành tiền mặt được. Tôi cam kết với anh và bố của Tony ngay lúc đó -- Như thế này, "OK, tôi cam kết thế này: Tony sẽ nói được, chúng tôi sẽ kiếm cho anh ta một cái máy, và chúng tôi sẽ tìm cho anh ta một cách để vẽ trở lại. Bởi vì thật là éo le, một người vẫn còn tất cả tài năng nghệ thuật lại không thể thể hiện nó ra." Tôi trình bày tại một hội nghị vài tháng sau đó. Tôi gặp mấy anh chàng này, nhóm GRL, Phòng thí nghiệm nghiên cứu nghệ thuật graffiti, và họ có một công nghệ cho phép họ chiếu sáng lên một bề mặt rồi vẽ lên nó bằng bút laser, và nó được ghi vào không gian âm. Họ đi khắp nơi và lắp đặt những hệ thống như thế này. Họ kể rằng có cả một vòng đời cho tất cả những gì được vẽ lên đó. Đầu tiên, là những bộ phận sinh dục, rồi những câu chửi rủa, rồi những lời phỉ báng Bush cuối cùng thì người ta tiến tới nghệ thuật. Nhưng luôn luôn có một vòng đời cho các tác phẩm của họ. Thế rồi tôi về nhà và ăn tối với vợ tôi và kể cho nàng nghe về mấy thứ đó, và chúng tôi chợt ồ lên, "Khoan, nếu chúng ta biết có một công nghệ này nơi anh có thể dùng mắt để điều khiển mọi thứ, tại sao ta không nghĩ ra một cách để TEMPT điều khiển tia laser và anh ta lại có thể vẽ graffiti, nếu được vậy thì sẽ thật tuyệt vời." Thế là cuộc chiến bắt đầu. và khoảng 2 năm sau, không, khoảng 1 năm sau, sau một loạt sự sắp xếp rồi ... tái sắp xếp, chúng tôi làm được vài thứ. Đầu tiên là đập nát cửa mấy công ty bảo hiểm, và sau đó là chế tạo cho TEMPT một cái máy để giao tiếp -- một "cái máy của Stephen Hawking". (vỗ tay) Thật là tuyệt. Tony là anh chàng vui tính nhất tôi biết, nghiêm túc đấy -- Tôi gọi anh ấy là Yoda, vì khi bạn nói chuyện với anh ta, hay nhận email từ anh ta, bạn sẽ cảm thấy, "Tôi chẳng là cái đinh gì. Anh chàng này mới thật là hay." Một việc nữa là chúng tôi đem 7 lập trình viên trên khắp thế giới -- theo đúng nghĩa là từ mọi ngóc ngách của thế giới -- về nhà tôi. Vợ tôi, bọn trẻ, và bản thân tôi chuyển ra nhà xe, còn mấy hacker và lập trình viên này và những lý thuyết gia âm mưu và những kẻ vô chính phủ chiếm dụng ngôi nhà. Nhiều bạn bè tôi nghĩ rằng chúng tôi cực kì ngu ngốc mới làm thế và rằng chúng tôi sẽ quay lại nhà để thấy tất cả tranh ảnh bị gỡ xuống và tranh graffiti được vẽ đầy tường. Nhưng trong vòng hơn 2 tuần, chúng tôi đã lập trình, và đi dạo trên đường bờ biển Venice, bọn trẻ nhà tôi tham gia, con chó nhà tôi cũng tham gia, và chúng tôi chế ra cái này. Cái này gọi là EyeWriter (bút viết bằng mắt), và bạn thấy mô tả ở đây. Đây là một cặp kính râm rẻ tiền chúng tôi mua ở đường bờ biển Venice, mấy sợi dây đồng vài thứ mua ở Home Depot và Radio Shack, Chúng tôi kiếm được một máy quay phim PS3, tháo tung nó ra, hàn nó lên một bóng đèn LED, và bây giờ bạn có một thiết bị miễn phí -- bạn có thể tự làm, chúng tôi đã xuất bản bộ mã miễn phí, bạn có thể tải phần mềm miễn phí. Chúng tôi đã tạo ra một thiết bị mà tuyệt đối không có giới hạn gì. Không có công ty bảo hiểm nào có thể nói "KHÔNG" Không bệnh viện nào có thể từ chối Bất kì ai bị liệt có thể dùng thiết bị này để thực sự vẽ hoặc giao tiếp sử dụng chính đôi mắt của họ. (vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn rất nhiều. Thật là vui quá. Như vậy là kết thúc 2 tuần, chúng tôi trở lại phòng bệnh của TEMPT. Tôi thích tấm ảnh này, vì đây là phòng người khác và đây là phòng của Tony. mọi thứ lộn xộn bề bộn này là để chuẩn bị cho một "lễ khánh thành". Và sau hơn một năm thiết kế, 2 tuần viết chương trình, những ngày nhịn ăn và những đêm thức trắng, Tony đã vẽ trở lại, lần đầu tiên sau 7 năm. Thật là một hình ảnh tuyệt vời, đây là hệ thống hỗ trợ sống, và anh ta đang nhìn sang những thiết bị hỗ trợ sống. Chúng tôi phải đá vào giường để ra hiệu cho anh ta nhìn ra ngoài. Và chúng tôi lắp đặt một máy chiếu chiếu ra một mảng tường của bãi đậu xe bên ngoài bệnh viện. Và anh ấy đã vẽ, lần đầu tiên, với sự chứng kiến của gia đình và bạn bè -- và bạn có thể tưởng tượng không khí trong bãi đậu xe như thế nào. Khôi hài nhất là chúng tôi phải lẻn vào bãi đậu xe, giống hệt như chúng tôi đang ở khu graffiti một cách chính thống. (Tiếng cười) Khi mọi việc xong xuôi, anh ấy gửi email cho chúng tôi, anh ấy viết thế này: "Đó là lần đầu tiên tôi được vẽ thứ gì đó trong 7 năm. Tôi cảm thấy tôi đang bị nhấn chìm trong nước, và ai đó đã cúi xuống và kéo đầu tôi lên để tôi thở." Thật là tuyệt vời phải không. (Vỗ tay) Đó gần như tiếng gọi xung phong cho chúng tôi. Thúc giục chúng tôi tiếp tục tiến lên và phát triển. Và chúng tôi đã đi được khá xa. Đây là một thiết bị kì diệu, nhưng hiện giờ nó còn rất đơn sơ, chẳng khác gì một tấm bảng vẽ tự xóa của trẻ con (Etch A Sketch). Và một người có tiềm năng nghệ thuật lớn như Tony xứng đáng nhiều hơn thế. Vì thế chúng tôi đang cố nghĩ ra thêm làm sao làm cho nó tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn. Từ lúc ấy, nỗ lực của chúng tôi được công nhận bằng nhiều cách. Chúng tôi dành được vài giải thưởng. Nhớ nhé, nó miễn phí; chẳng ai trong chúng tôi dùng nó để kiếm tiền. Thậm chí nó được làm bằng tiền túi của chúng tôi. Nên có tiền thưởng thì thật là tuyệt vời. Armstrong Twitter về chúng tôi, và rồi tháng 12 thì tạp chí Time vinh danh chúng tôi họ xếp chúng tôi vào top 50 phát minh của năm 2010, thật là khoái. (Vỗ tay) Điều hay nhất về việc này -- và đây chính là cái làm hoàn thiện cả chu kì -- vào tháng tư năm nay, ở Geffen MOCA, trung tâm Los Angeles, sẽ có cuộc triển lãm "Nghệ thuật của những con phố" và "Nghệ thuật của những con phố" sẽ có sự tham gia của gần như cả đám "bất lương" của nghệ thuật đường phố -- Banksy, Shepard Fairey, CAWs, -- tất cả những người này sẽ tham gia. TEMPT cũng sẽ tham gia triển lãm, thật tuyệt vời phải không? (Vỗ tay) Về cơ bản, tôi muốn nói là: Nếu bạn thấy điều gì là "không thể", hãy biến nó thành "có thể". Mọi thứ trong hội trường này đã từng là không thể -- sân khấu này, cái máy tính này, cái mic này, cái EyeWriter này nữa -- đã từng là không thể ở thời điểm nào đó. Nên tôi kêu gọi tất cả các bạn -- Hãy biến chúng thành có thể. Tôi chẳng phải là một lập trình viên, chưa bao giờ đụng đến "công nghệ nhận biết bằng mắt" nhưng tôi đã nghĩ ra một việc, và tự kết nối với những người tài giỏi và chúng tôi làm được việc đó. Và đây là câu hỏi tôi mong muốn các bạn tự hỏi mình từng ngày một khi bạn nghĩ ra việc gì đó là cần thiết phải làm. Nếu không bây giờ -- thì bao giờ? Nếu mình không làm, thì ai làm? Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Có ai trong số các bạn còn nhớ các bạn muốn trở thành ai khi 17 tuổi không? Các bạn có biết tôi đã muốn làm gì không? Tôi đã từng ước trở thành một tay đua. (Tiếng cười) Tôi muốn đua xe, và muốn trở thành một cô nàng cao bồi và tôi ước là Mowgli trong "Quyển sách rừng xanh" Bởi vì những điều đó đều thật tự do biết mấy cảm nhận làn gió len qua từng sợi tóc -- đó chính là tự do. Và vào sinh nhật lần thứ 17 của tôi, bố mẹ tôi, những người biết rất rõ niềm đam mê tốc độ của tôi, đã tặng tôi một bài học về cách lái xe như là một món quà sinh nhật. Không phải để tôi lái xe, mà cho tôi giấm mơ được lái xe. Cũng vào sinh nhật 17 tuổi tôi đă đi cùng em gái tôi mà không hề hay biết gì, như tôi vẫn vậy trong suốt cuộc đời -- cô em gái có thị lực kém của tôi -- đến gặp một chuyên gia về mắt. Bởi vì những người chị luôn có nhiệm vụ phải hỗ trợ em mình Và em gái tôi đã mong muốn trở thành một phi công -- Chúa hãy giúp nó. Vì thế, tôi đã có một cuộc kiểm tra mắt chỉ để lấy lệ Vào hôm sinh nhật 17 tuổi đó, sau cuộc kiểm tra mắt qua loa đó bác sĩ đã nhận ra đó tình cờ chính là sinh nhật tôi Bác ấy đã hỏi tôi "Thế cháu định tổ chức sinh nhật thế nào nào?" Tôi nhớ đến bài học lái xe đó và tôi trả lời, "Cháu sẽ học lái xe ạ." Ngay lúc đó, không ai nói một lời nào đó là một trong những khoảng lặng kinh khủng khi bạn nhận ra rằng có điều gì đó không ổn. Bác sĩ quay sang phía mẹ tôi, ông hỏi, "Chị vẫn chưa nói gì với cháu sao?" Vào ngày sinh nhật 17 tuổi, giống như Janis Ian đã từng nói, Tôi đã phát hiện ra sự thật khi 17 tuổi: Từ khi sinh ra tôi đã hoàn toàn bị mù. Và bạn biết không, sao tôi có thể sống đến tuổi 17 mà không hề hay biết điều đó? Ồ nếu ai đó nói rằng nhạc đồng quê chẳng mạnh mẽ chút nào, hãy để tôi nói với bạn điều này: Tôi có thể thành công như ngày hôm nay là nhờ sự hâm mộ của bố tôi dành cho Johnny Cash và bài hát "Cậu bé tên Sue." Trong 3 người con của bố mẹ tôi, tôi là con cả. Tôi ra đời năm 1971. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tôi được sinh ra, bố mẹ tôi phát hiện ra rằng tôi mắc một chứng bệnh gọi là mắt bạch tạng. Tôi biết điều đó chẳng có nghĩa lý gì với các bạn hết. Nhưng hãy để tôi kể cho các bạn nghe phần quan trọng nhất của câu chuyện. Tôi không nhìn thấy chiếc đồng hồ này và không thể biết được thời gian vì thế hỡi chúa đáng kính, woohoo! tôi co thể mua thêm một chút thì giờ Nhưng quan trọng hơn, hãy để tôi nói với các bạn -- Tôi sẽ tiến lên thật gần trên này. Đừng sợ, Pat. Này. Các bạn có nhìn thấy bàn tay này không? Phủ bên ngoài bàn tay này là một lớp kem Vaseline. Mọi quý ông trong khán phòng này, kể cả anh, Steve, đều là George Clooney. (Tiếng cười) Và các quý bà, các vị đều thật đẹp. Mỗi khi tôi muốn mình trông xinh đẹp, tôi sẽ bước ra xa cách chiếc gương ba phít, tôi sẽ không phải nhìn thấy những nếp nhăn hằn rõ trên khuôn mặt từ những cái nheo mắt mà tôi vẫn hay làm để tránh những tia sáng tối tăm Điều lạ là hồi ba tuổi rưỡi, ngay trước khi tôi bắt đầu đến trường bố mẹ tôi đã có một quyết định kỳ quái, khác thường nhưng vô cùng dũng cảm Không cần trường học cho học sinh có nhu cầu đặc biệt. Không nhãn mác. Cũng không giới hạn. Năng lực và khả năng tiềm tàng của tôi. Bố mẹ tôi đã quyết định nói với tôi rằng tôi có thể nhìn. Cũng giống như cậu bé Sue của Johnny Cash, một cậu bé được đặt cho cái tên của con gái, tôi đã lớn lên và học từ những kinh nghiệm cách để trở nên cứng cỏi và những kĩ năng sinh tồn khi bố mẹ không còn bên cạnh để bảo vệ tôi, hay đều đã qua đời. Nhưng quan trọng hơn, họ đã dạy tôi biết cách tin tưởng, hoàn toàn tin rằng tôi có thể làm được. Vậy nên khi tôi nghe người chuyên viên về mắt nói về những điều đó, một từ "không" thẳng thừng, mọi người hãy tưởng tượng tôi đã suy sụp như thế nào. Đừng nghĩ sai về tôi, bởi vì khi tôi lần đầu tiên nghe điều đó -- ngoài việc cho rằng bác sĩ kia thật điên rồ -- tôi như bị một cú thụi mạnh vào ngực -- giống như thế này "huh". Ngay lập tức tôi lấy lại được bình tĩnh. Nó giống như thế này. Lúc đó điều đầu tiên tôi nghĩ đến là mẹ tôi người đang khóc nức nở bên cạnh tôi. Và trong khi bước ra khỏi phòng khám, tôi đã thề với chúa, "Mình sẽ lái xe. Mình sẽ lái xe. Mọi người điên rồi. Mình sẽ lái xe. Mình biết mình có thể lái xe." Và cũng với cùng một quyết tâm lì lợm mà bố tôi đã truyền cho tôi khi tôi mới chỉ là một đứa trẻ -- ông đã dạy tôi cách chèo thuyền, dù biết rằng tôi chẳng thể nhìn thấy tôi đang đi đâu, cũng chẳng thể nhìn thấy bờ, tôi cũng không thể trông thấy những cánh buồm và không thấy được đích đến. Nhưng bố tôi bảo tôi hãy tin tưởng và cảm nhận những cơn gió lùa vào mặt tôi. Chính những làn gió phả vào mặt đã làm tôi tin rằng ông bác sĩ bị điên và tôi sẽ lái xe. Trong 11 năm tiếp đó, tôi thề rằng không ai có thể phát hiện ra là tôi bị mù, bởi vì tôi không muốn thất bại, tôi không muốn là một người yếu đuối. Tôi đã tin là tôi sẽ thành công. Tôi đâm qua cuộc đời như cách mà chỉ mình làm được. Tôi đã từng là một nhà khảo cổ học, và tôi làm vỡ các thứ. Và rồi tôi quản lý một nhà hàng, và tôi vấp chân lên các thứ. Và rồi tôi đi làm massage. Và rồi tôi đi thiết kế vườn cảnh. Và rôi tôi đi học kinh doanh. Những người tàn tật nhận được nền giáo dục rất tốt. Tôi đỗ vào và nhận được công việc tư vấn toàn cầu với Accenture. Và họ thậm chí còn không biết. Niềm tin có thể đưa bạn đi xa đến mức đáng kinh ngạc. Năm 1999, khi tôi đã làm công việc đó được hai năm rưỡi, một chuyện xảy ra -- tuyệt vời thay, mắt tôi quyết định rằng, đủ rồi. Và trong một thời gian ngắn, vô cùng bất ngờ, chúng suy giảm rõ rệt. Và tôi đang thuộc một trong những môi trường cạnh tranh cao nhất thế giới, nơi mà bạn làm mạnh, chơi mạnh, anh phải là số một, anh phải là số một. Và hai năm đó, tôi thực ra chỉ thấy được rất lờ mờ. Và tôi đã đứng trước quản lý nhân sự, năm 1999 nói một điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nói. Tôi đã 28 tuổi. Mọi người đã có ý niệm chung về những việc tôi làm được và không làm được. Và tôi chỉ đơn giản nói là, "Xin lỗi. Tôi không nhìn thấy, và tôi cần giúp đỡ." Nhờ giúp đỡ có thể vô cùng khó khăn. Các bạn đều biết nó rất khó khăn; bạn không cần phải tàn tật mới biết điều đó. Chúng ta đều biết chấp nhận điểm yếu và thất bại khó khăn đến thế nào. Và điều đó thật đáng sợ, phải không? Nhưng lòng tin đã nâng đỡ tôi suốt thời gian đó. Có thể nói, sống trong thế giới bình thường khi bạn không nhìn thấy được, khá là khó - thực sự khó khăn. Sân bay là một nơi khủng khiếp. Lạy chúa tôi. Và làm ơn, những nhà thiết kế ở đây. Các nhà thiết kế, làm ơn giơ tay lên, dù tôi không nhìn thấy các bạn. Tôi luôn vào nhầm toilet cho đàn ông. Và không có phải vì tôi có vấn đề về thính giác. Nhưng tôi có thể nói với các bạn, dấu hiệu nho nhỏ cho toilet đàn ông hay phụ nữ được xác định bằng một hình tam giác. Bạn đã bao giờ thử nhìn hình đó với một lớp vaseline trước mắt chưa? Một hình thật quá nhỏ, đúng không? Và bạn biết mệt mỏi thế nào khi phải cố gắng tỏ ra hoàn hảo trong khi bạn không như thế, hoặc tỏ ra là ai khác bản thân bạn? Vậy nên sau khi thú nhận mình không nhìn thấy với người quản lý nhân sự, họ cho tôi đi gặp chuyên viên nhãn khoa. Và tôi không hề biết người đó sẽ thay đổi cuộc sống của mình. Nhưng trước khi gặp anh ta, tôi đã rất mất định hướng. Tôi không biết mình là ai nữa. Và người chuyên viên nhãn khoa đó, ông ta không cần kiểm tra mắt tôi. Lạy chúa, đó là cách điều trị. Và ông ta hỏi tôi vào câu hỏi, trong số đó có rất nhiều "Tại sao?" Tại sao cô phải đấu tranh quá mệt mỏi để không phải là mình? Và cô muốn làm gì, Caroline?" Bạn biết đấu, khi bạn đi làm cho một công ty tư vấn toàn cầu, họ gắn một con chip vào đầu bạn, và bạn sẽ như thế này, "Tôi yêu Accenture. Tôi yêu Accenture. Tôi yêu công việc của mình. Tôi yêu Accenture. Tôi yêu Accenture. Tôi yêu công việc của mình. Tôi yêu Accenture." Bỏ việc là thất bại. Và ông ấy hỏi, "Cô có yêu nó không?" Tôi thậm chí không thể thốt lên lời vì quá nghẹn ngào. Tôi cảm thấy quá -- làm sao để tôi nói với ông ta được? Lúc đó ông ấy hỏi tôi "Khi còn nhỏ cô muốn làm gì?" Giờ nghe này, tôi sẽ không nói với ông ta "Tôi muốn đua xe ô tô và xe máy." Không phù hợp với thời điểm lúc đó chút nào. Thế nào ông ấy cũng nghĩ tôi bị điên. Và khi tôi rời văn phòng ông ấy, ông ấy gọi tôi lại và nói "Tôi nghĩ đến lúc rồi. Tôi nghĩ đã đến lúc dừng chiến đấu và làm điều gì khác." Và cánh cửa đóng lại. Và cái yên lặng bên ngoài một văn phòng bác sĩ, cái yên lặng đó, rất nhiều chúng ta đều biết. Ngực tôi đau nhói. Tôi không biết mình sẽ đi đâu. Tôi không biết. Nhưng tôi biết trò chơi đã kết thúc. Và tôi về nhà, và bởi nối đau trong ngực quá nhức nhối, tôi nghĩ "Mình sẽ chạy." Không phải là một điều hợp lý cho lắm. Và tôi chạy theo con đường mình đã biết quá rõ. Tôi biết đường chạy này quá rõ, như lòng bàn tay mình vậy. Tôi luôn luôn chạy trên đó một cách hoàn hảo. Tôi đếm số bước và những cột đèn và mọi thứ mà những người thị lực kém thường đụng phải. Và có một hòn đá tôi luôn luôn quên. Tôi chưa bao giờ vấp vào nó, chưa bao giờ. Lúc đó tôi đập mạnh vào hòn đá đó, bật khóc không dừng được. Đổ vỡ, thảm hại trên một hòn đá giữa tháng 3 năm 2000 -- thời tiết đặc trưng của Ireland một ngày thứ 4 -- xám xịt, nước mũi nước mắt vòng quanh -- tự than vãn một cách lố bịch. Tôi đã vấp ngã, và tôi đã đổ vỡ, và tôi đã tức giận. Và tôi không biết phải làm gì. Tôi ngồi đó khá lâu, "Làm thế nào tôi có thể đứng lên khỏi hòn đá này và về nhà được? Bởi tôi sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?" Và tôi nghĩ về cha mình, tôi nghĩ rằng "Lạy chúa, giờ con thật không đúng với Sue." Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại trong óc, chuyện gì đã xảy ra? Sai lầm ở đâu? Tại sao tôi không hiểu? Và bạn biết đấy điều đặc biệt về nó đó là tôi chỉ đơn giản không có câu trả lời nào; tôi đã mất niềm tin. Nhìn xem lòng tin đã đưa tôi tới đâu. Và giờ tôi đã đánh mất nó. Và giờ tôi thật sự không thể thấy. Tôi như bị vò nát. Khi đó tôi nhớ rằng người chuyên viên nhãn khoa hỏi mình "Cô muốn là ai? Cô muốn là ai? Khi còn nhỏ cô muốn là ai? Cô có yêu việc mình làm không? Làm điều gì đó khác biệt. Cô muốn là ai? Làm điều gì đó khác biệt. Cô muốn là ai? Và thật chậm rãi, chậm rãi, chậm rãi, điều đó xảy ra. Nó xảy ra như thế này. Giây phút nó đến nó nổ tung trong tâm trí tôi và trong trái tim, một điều khác biệt, "Chà, Mowgli trong "Quyển sách rừng xanh" thì sao? Mình cũng không kỳ dị hơn thế là bao." Và khoảnh khắc đó, khoảnh khắc điều đó đến với tôi, xin thề với Chúa, nó giống như là 'woohoo!' bạn biết không -- một điều để tin tưởng. Và không ai có thể bảo tôi không. Phải, anh có thể nói tôi không thể làm khảo cổ. Nhưng anh không thể bảo tôi, không, cô không thể làm Mowgli, bởi vì sao anh biết không/ Chưa ai từng làm việc đó, thế nên tôi sẽ làm nó. Và tôi là trai hay gái không quan trọng, giờ tôi sẽ biến đi. Thế là tôi đứng dậy khỏi hòn đá, và, lạy chúa tôi, tôi chạy về nhà. Tôi chạy như bay về nhà, và tôi không ngã, tôi không va đập. Và tôi chạy lên cầu thang, và có một trong những quyển sách tôi luôn yêu quý, "Du hành trên chú voi của tôi" viết bởi Mark Shand -- không biết ai trong số các bạn biết quyển này không. Tôi với lấy quyển sách xuống, và ngồi lên ghế sofa nghĩ rằng "Tôi biết mình sẽ làm gì. Tôi sẽ làm Mowgli. Tôi sẽ đi xuyên Ấn Độ trên lưng một con voi. Tôi sẽ trở thành một người quản voi." Và tôi không biết làm cách nào mình sẽ trở thành một người quản voi. Từ chuyên viên tư vấn quản lý toàn cầu tới người quản voi. Tôi hoàn toàn không biết làm cách nào. Tôi hoàn toàn không biết thuê voi thế nào, kiếm voi thế nào. Tôi không nói tiếng Hindi. Tôi chưa từng tới Ấn Độ -- không có bất cứ ý niệm nào. Nhưng tôi biết mình sẽ làm được. Bởi vì, khi bạn đưa ra một quyết định vào đúng nơi đúng lúc, Chúa ơi, cả vũ trụ sẽ làm điều đó cho bạn. Chín tháng sau cái ngày vấp ngã đó, tôi có cuộc gặp không biết mặt trước duy nhất trong cuộc đời và một chút voi cao 2 mét 3 tên là Kanchi. Và cùng nhau chúng tôi sẽ băng qua hàng ngàn cây số xuyên Ấn Độ. (Vỗ tay) Điều có tác động mạnh mẽ nhất, không phải là những thứ tôi chưa đạt được trước đó -- Chúa ơi, tôi đã làm được một số việc. Nhưng bạn biết đấy, tôi đã tin vào một điều sai lầm. Bởi tôi không tin vào bản thân -- chính bản thân tôi, mọi điều về tôi -- mọi điều về tất cả chúng ta. Bạn có biết chúng ta đều tỏ ra là người khác đến mức nào không? Và bạn biết không, khi bạn thực sự tin vào bản thân mình và mọi thứ của mình, những điều xảy ra thật phi thường. Và bạn biết không, chuyến đi đó, hàng ngàn cây số đó, đã gây đủ tiền cho 6000 cuộc giải phẫu mắt. 6000 người được nhìn thấy nhờ vào đó. Khi tôi xuống khỏi con voi, bạn có biết điều tuyệt vời nhất là gì không? Tôi bỏ việc ở Accenture. Tôi ra đi, và trở thành một nhà doanh nghiệp xã hội, tôi thành lập một tổ chức với Mark Shand gọi là Gia đình Voi, hoạt động về bảo tồn voi châu Á. Và tôi thành lập Kanchi vì tổ chức của tôi sẽ phải được đặt theo tên con voi của tôi, bởi vì tàn tật giống như một con voi trong phòng. Tôi muốn các bạn nhìn điều này theo cách tích cực -- không từ thiện, không thương hại. Tôi muốn hoạt động duy nhất trong lĩnh vực lãnh đạo kinh doanh và truyền thông để hoàn toàn thay đổi lại sự tàn tật theo một cách khả thi và đầy hào hứng. Điều đó thật phi thường. Đó là điều tôi muốn thực hiện. Và tôi thôi không nghĩ về những câu "không", hay không nhìn thấy, hay tất cả những thứ không thể đó nữa. Điều đó dường như là khả thi. Và bạn biết đấy, phần kỳ lạ nhất là, khi tôi đi tới TED, chân thành mà nói, tôi sợ đến chết điếng. Và tôi nói, đây là những khán giả tuyệt vời, và tôi đang làm gì trên này? Nhưng khi tôi đang tới đây, bạn sẽ rất vui khi biết rằng, tôi có dùng cây gậy có biểu tượng trắng của mình, vì thật tuyệt khi không phải xếp hàng ở sân bay. Và tôi đi đến đây cảm thấy tự hào một cách hạnh phúc rằng mình không nhìn được. Có một chuyện là, một người bạn rất tốt của tôi, nhắn tin cho tôi khi tôi đang lên, biết rằng tôi cảm thấy rất run. Dù tôi tỏ ra tự tin, tôi thấy rất run. Anh ấy nói "Là chính mình." Thế nên tôi ở đây. Đây là tôi, bản thân tôi. (Vỗ tay) Và tôi đã học được, bạn biết không, ô tô và xe máy và những chú voi, đó không phải là tự do. Tuyệt đối sống đúng với chính mình, đó là tự do. Và tôi chưa bao giờ cần đôi mắt để thấy -- chưa bao giờ. Tôi đơn giản chỉ cần tầm nhìn và niềm tin. Và nếu bạn thực sự tin tưởng -- tôi muốn nói rằng tin tưởng từ đáy lòng -- bạn có thể tạo ra thay đổi. Và chúng ta cần tạo ra nó, bởi mọi cá nhân trong chúng ta -- phụ nữ, đàn ông, gay, không gay, tàn tật, hoàn hảo, bình thường, sao cũng được -- mọi người trong chúng ta phải là bản thân tốt nhất của chính mình. Tôi không muốn bất cứ ai là vô hình nữa. Chúng ta đều phải được công nhận. Và quá đủ với những nhãn mác, những giới hạn -- bỏ chúng đi. Bởi chúng ta không phải những lọ mứt; chúng ta là những con người phi thường, khác biệt, tuyệt vời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Tiếng khán giả vỗ tay) Cảm ơn các bạn (Nhạc nổi lên) ♫ Lướt trên ánh sáng lung linh ♫ ♫ Giữa hai thế giới ♫ ♫ Đứng giữa trung tâm của thời gian ♫ khi nó không ngừng trôi Làm biến đi những ảo giác Xoay vòng giữa nhứng kết luận của quá khứ Tự hỏi rằng liệu những băn khoăn trăn trở của chúng ta có trở nên rõ ràng Giá mà tôi có thể đi khắp mọi nơi Giá mà tôi có thể đi khắp mọi nơi Giá mà bây giờ tôi có thể đi khắp mọi nơi Tôi sẽ muốn ở đây Tìm kiếm tương lai giữa vòng quay của mọi thứ mà con người đang dần lãng quên Cố gắng nhìn thế giới qua lăng kính của những đống đổ nát chúng ta thải ra hàng ngày Người ta thường nói rằng không có gì là vĩnh cửu nhưng tất cả những chất dẻo được làm ra đều ở đây và không thể chối cãi được rằng ta sẽ có thể làm chũng tan biến Giá mà tôi có thể đi khắp mọi nơi Giá mà tôi có thể đi khắp mọi nơi Giá mà tôi đến được mọi nơi trong truyền thuyết Tôi sẽ muốn được ở đây Roman, Bồ Đào Nha Nước Anh, nước Đức Chủ nghĩa khác biệt của Mỹ, quá xa với tầm với của chúng ta Sự lặp lại diễn biến một cách điên rồ của đế chế đang dần thay đổi tâm nguyện và tuân thep luật pháp một cách cưỡng ép mãi mãi như thế này Nhưng thế giới không thể chịu đựng lâu hơn được nữa Chúng ta không thể làm được Nếu chúng ta không thông minh và mạnh mẽ hơn Thế giới đang dần bị hủy hoại bởi sự tham lam của con người Vì một lý do gì đó Giá mà tôi có thể đi bất cứ đâu Giá mà tôi có thể đến bất cứ nơi nào cần kịp lúc Giá tôi có thể đi bất cứ đâu và thay đổi mọi thứ Tôi sẽ ở đây Người ta nói rằng không có gì là mãi mãi Nhưng tất cả những thứ nhựa dẻo đã được chế biến đều ở đây Và không ai trong chúng ta có thể khiến chúng tự tan biến được Và thế giới không thể đón nhận nó lâu hơn được nữa Chúng ta sẽ không thể làm được Nếu chúng ta không thông minh và mạnh mẽ hơn Thế giới đang thay đổi từng ngày vì sự ham muốn tột cùng của con người Vìì một lý do nào đó Và thế giới sẽ không thể đón nhân, bạn sẽ nhận ra ngay thôi Nếu đại dương không thể đươc, thì hoặc chúng ta sẽ làm Thế giới sắp rung chuyển bằng mọi giá Vì một lý do gì đó Giá mà tôi có thể đến bất cứ đâu Giá mà tôi có thể đến bất cứ đâu kịp lúc Giá mà tôi có thể đi đến bất cứ đâu và thay đổi Nó sẽ giống như bây giờ Khán giả vỗ tay Cảm ơn các bạn Khán giả vỗ tay Đầu tiên , đó là một đoạn video. Vâng, đó là một quả trứng đang được đánh Nhưng,khi bạn nhìn nó Tôi hi vọng bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được rằng làm điều đó không khó Bởi vì bạn có thể biết rằng điều gì đang xảy ra Đó là quả trứng thì không thể tài nào khuấy được chính nó. Và bây giờ bạn sẽ thấy lòng đỏ và lòng trắng đã được tách ra làm hai Và tiếp theo chúng ta sẽ đổ lại thành một cái trứng Và chúng ta điều biết tất cả những điều thuộc về mình rằng đây không phải là cách mà vũ trụ vận hành Qủa trứng được đánh là một chất đặc sệt ,đầy hương vị , nhưng đó chỉ là một chất bột đặt biệt . Một quả trứng là một điều vừa xinh đẹp vừa phức tạp và nó thậm chí còn có thể tạo ra nhiều điều phức tạp hơn thế nữa, chẳng hạn như là những chú gà Và chính chúng ta hiểu được rằng vũ trụ không chuyển động từ một chất đặc sệt đến sự phức tạp. Thật sự,bản năng này được phản ánh trong một trong những định luật cơ bản nhất của vât lý. quy luật thứ hai của nhiệt động lực học , hay là quy luật của entropy Điều đó nói một cách cơ bản rằng khuynh hướng chung của vũ trụ là chuyển động từ trật tự và cấu trúc đến cấu trúc của cấu trúc và trật tự thực tế đối với chất bột đặc này Và đó là lí do tại sao đoạn video này có vẻ xa lạ Nhưng chưa hãy nhình xung quanh chúng ta Chúng ta thấy được gì là sự phức tạp gây sửng sốt Eric Beinhocker ước tính rằng chỉ riêng thành phố New York Có 10 triệu đầu lâu, hay là các hàng hoá khác biệt được giao dịch. Con số này sẽ gấp hàng trăn lần ở trên khắp hành tinh Các loài này bị buôn bán bỏi loài người Với dân số gần 7 tỉ người Con người kết nối với nhau bởi buôn bán, đi lại và Internet Trở thánh một hệ thống toàn cầu mang tính đa dạng kỳ diệu Vậy đây là một thách đố lớn Trong vũ trụ đượcđiều hành bởi định luật thứ hai của nhiệt động lực học làm sao nó có thể để tạo ra sự phức tạp như tôi đã miêu tả Loại đa dạng được giới thiệu bởi các bạn và tôi và trung tâm hội nghị Vâng câu trả lời dường như là vũ trụ có thể tạo ta sự đa dạng nhưng rất khó khăn Ở trong những chiếc túi, xuất hiện cái mà bạn đồng nghiệp của tôi,Fred Spier, gọi là "những điều kiện Goldilocks" không quá nóng, cũng không quá lạnh, chỉ thích hợp cho việc tạo ra sự đa dạng Và những điều phức tạp hơn một chút xúât xuất hiện Và nơi mà bạn có những điều phức tạp hơn bạn có thể nhận được những điều phức tạp hơn Và theo cách này ,việc xây dựng sự phức tạp qua từng giai đoạn Mỗi gian đoạn là huyền bí bởi vì nó tạo ra ấn tượng về một điều gì đó hoàn toàn mới xuất hiện hầu như từ những nơi không xác định trong vũ trụ Chúng ta đề cập những khoảnh khắc lịch sử đó như là những ngưỡng cửa Và ở mỗi ngưỡng cửa sẽ trở nên khó khăn hơn. Những điều phức tạp trở nên mong manh, và dễ vỡ hơn nữa, Những điều kiện Goldilocks trở nên nghiêm ngặt hơn, và trở nên khó khăn hơn để tạo ra sự phức tạp. Bây giờ chúng ta là những sinh vật cực kì phức tạp dám liều lĩnh để biết về câu chuyện vũ trụ tạo nên sự phức tạp như thế nào bất chấp quy luật thứ hai và tại sao sự phức tạp lại có nghĩa là lỗ hổng và dễ vỡ Và đó chính là câu chuyện mà chúng ta sẽ nói trong lịch sử vĩ đại này Nhưng để làm được nó , bạn có vài thứ cần làm điều đó có thể là ngay lần đầu tiên, dường như là hoàn toàn không thể. Bạn phải có một cuộc điều tra về toàn bộ lịch sử của vũ trụ. Vậy chúng ta hãy cùng làm điều này. (Cười) Hãy bắt đầu bằng việc quay ngược thời gian 13,7 tỉ năm để bắt đầu một thời đại. Chẳng có gì ở quanh chúng ta cả. Đó thậm chí không phải là thời gian hay không gian. Bạn có thể tưởng tượng ra những điều tối tăm ,trống rỗng nhât và đóng khối nó trong một gazillion và đó là nơi mà chúng ta tồn tại. Và sau đó thật bất ngờ , bang ! một tiếng nổ lớn .Một vũ trụ xuất hiện ,toàn bộ vũ trụ Và chúng ta đã vượt qua ngưỡng cửa đầu tiên Vũ trụ ở đây thật là nhỏ bé,nó nhỏ hơn cả một nguyên tử Nó cực kì nóng Nó chứa đựng mọi thứ trong vũ trụ ngày nay, vì vậy bạn có thể tưởng tượng,nó đang vỡ ra, và nó lan ra với một tốc độ đáng kinh ngạc. Trước hết đó chỉ là một vết mực , nhưng những điều riêng biệt bắt đầu xuất hiện rất nhanh từ vết mực đó Trong giây thứ nhất , chính năng lượng tự chuyển hoá vào những năng lượng riêng biệt bao gồm cả điện từ và lực hấp dẫn Và năng lượng làm cho mọi thứ khác trở nên khá bí hiểm nó đông lại để tạo ra vật chất những vi lượng sẽ tạo ra những proton và những lepton bao gồm cả electron Tất cả những điều này xảy ra ở những giây đầu tiên Bây giờ chúng ta sẽ tiến đến 380.000 năm Đó là lần thứ hai khi con người xuất hiện trên hành tinh này Và bây giờ những nguyên tử đơn giản xuất hiện của khí hidro và khí heli Ngay lúc này tôi muốn dừng lại một chút 380.000 năm sau khi vũ trụ bắt đầu bởi vì thật sự chúng ta biết khá nhiều về vũ trụ trong giai đoạn này chúng ta biết tất cả những điều trên là cực kì đơn giản Nó bao gồm những đám mây lớn của những phân tử khí hydro và khí heli và chúng không có cấu trúc gì cả Chúng thật sự là một loại chất đặc sệt thuộc về vũ trụ Nhưng điều này không hoàn toàn đúng Những nghiên cứu gần đây bởi các vệ tinh như:WMAP đã chỉ ra rằng thực sự chỉ có hững sự khác biệt nhỏ ỏ trong bối cảnh đó Những gì bạn thấy ở đây các khu vực màu xanh chỉ có khoảng 1/1000 so với mức độ lạnh ở các khu vực màu đỏ. Có những sự khác biệt rất nhỏ, nhưng đó là đủ để vũ trụ có thể di chuyển tới giai đoạn kế tiếp của việc tạo ra sự phức tạp. Và ở đây nó hoạt động như thế nào. Trọng lực có sức mạnh hơn cả. khi có nhiều chất hơn Vì vậy nơi mà bạn có thể nhận thấy những khu vực dày đặc hơn, trọng lực bắt đầu kết lại thành những đám mây từ những nguyên tử khí hydro và khí heli. Cho nên chúng ta có thể tượng vũ trụ vỡ tan ra thành một tỉ đám mây. Và mỗi đám mây là đượcnén lại, trọng lực trở nên mạnh hơn khi mật độ tăng lên, nhiệt độ bắt đầu tăng lên ở giữa những đám mây, và sau đó là ở trung tâm của mỗi đám mây, nhiệt độ vượt qua ngưỡng nhiệt độ là 10 triêu độ các proton bắt đầu nóng chảy, đó là một sự giải phóng năng lượng lớn, và bang ! một tiếng nổ vang lên Chúng ta đã có những vì sao đầu tiên Khoảng 200 triệu năm sau vụ nổ Bing Bang, những vì sao bắt đầu xuất hiện khắp vũ trụ, hàng tỉ vì sao Và vũ trụ bây giờ trở nên thú vị và phức tạp hơn Những vì sao sẽ tạo nên những điều kiện Goldilocks để vượt qua hai ngưỡng cửa mới Khi những vì sao có kích thước rất lớn mất đi chúng làm nhiệt độ trở nên nhiệt độ quá cao đến nỗi các proton bắt đầu nóng chảy trong tất cả những sự kết hợp kì lạ để hình thành nên tất cả các yếu tố của bảng tuần hoàn Nếu ,giống như tôi, bạn đang đeo một chiếc nhẫn vàng nó đã được luyện trong một vụ nổ sao băng Cho nên bây giờ vũ trụ trở nên phức tạp hơn về phương diện hoá học Và về phương diện hoá học nó làm cho vũ trụ trở nên phức tạp hơn nó có khả năng tạo ra nhiều thứ hơn thế nữa và điều gì sẽ xảy ra đó là, xung quanh các mặt trời vừa hình thành , những ngôi sao vừa được hình thành tất cả những yếu tố này kết hợp lại ,chúng xoay vòng xung quanh năng lượng của ngôi sao chuyển động xung quanh chúng chúng tạo nên những phần tử và bông tuyết chúng tạo nên những hạt bụi nhỏ chúng tạo ra những tảng đá và những hành tinh nhỏ và cuối cùng chúng hình thành những hành tinh và mặt trăng đó là hệ năng lượng mặt trời của chúng ta đã được hình thành như thế nào cách đây 4,5 tỉ năm trước đây Những hành tinhcủa đá giống như trái đất của chúng ta dường như phức tạp hơn các vì sao bởi vì chúng chứa đựng sự đa dạng lớn hơn của các vật chất Như vậy chúng ta đã đi qua ngưỡng cửa thứ tư của sự phức tạp Bây giờ , mọi thứ trở nên cứng hơn Giai đoạn tiếp theo xuất hiện các thực thể và trở nên dễ vỡ hơn, vói mức độ tổn thương đáng kể, nhưng chúng cũng có nhiều sự sáng tạo hơn và có khả năng phát sinh ra sự phức tạp nhiều hơn nữa. tất nhiên , tôi đang nói về những cá thể sống những cá thể này được tạo ra bởi chất hoá học chúng ta là những hộp đa hoá chất khổng lồ. Vì vậy chất hoá học bị thống trị bởi năng lượng điện từ nó hoạt động thông qua những mảng tế bào nhỏ hơn cả trọng lực, và điều này lý giải tại sao tôi và bạn là nhỏ hơn so với các vì sao hay các hành tinh Bây giờ những điều kiện hoá học lí tưởng là gì ? Các điều kiện Goldilocks là gì ? Vâng đầu tiên ,bạn cần có năng lượng nhưng không quá nhiều Bởi lẽ ở giữa trung tâm của vì sao , có quá nhiều năng lượng, đến nỗi bất cứ nguyên tử kết hợp nào sẽ vỡ ra ngoài thêm một lần nữa Nhưng cũng không quá ít Không gian ở giữa những thiên hà, có quá ít năng lượng đến nỗi những nguyên tử không thể kết hợp với nhau được Tất cả những điều bạn cần chỉ là một khối lượng phù hợp và những hành tinh mà nó chuyển hoá sẽ phù hợp bởi vì chúng ở gần các vì sao ,nhưng không quá gần Bạn cũng cần có sự đa dạng lớn của các yếu tố hoá học và bạn cần chất lỏng như nước Tại sao? Vâng cũng như trong khí ,các nguyên tử chuyển động qua lại với nhau quá nhanh đến nỗi chúng ta không thể giật mạnh lên Trong các chất rắn , các nguyên tử mắc kẹt với nhau, chúng không thể chuyển động được. Đối với các chất lỏng, chúng có thể hành trình đi đâu đó và cuộn mình lại và liên kết để hình thành những phân tử. Bây giờ chúng ta sẽ tìm những điều kiện Goldilocks ở đâu? Vâng những hành tinh thật vĩ đại và trái đất ở giai đoạn sơ khai đã hầu như là hoàn hảo Đó là khoảng cách chính xác từ vì sao của nó đến những đại dương mênh mông nước Và sâu bên dưới những đại dương đó tại các vết nứt của lớp vỏ Trái Đất bạn sẽ thấy sự bốc nhiệt từ bên trong Trái đất và bạn vùa nhận được những yếu tố của sự đa dạng vĩ đại Vì vậy tại những lỗ thông hơi ở đại dương sâu thẳm chất hoá học tuyệt vời bắt đầu xuất hiện và các nguyên tử đã kết hợp trong tất cả các loai kết hơp kì lạ Nhưng tất nhiên ,cuộc sống là đa dạng hơn so vói các chất hoá học kì lạ Làm thế nào bạn có thể ổn định những phân tử khổng lồ này đó dường như có thể làm được Vâng đây là nơi mà cuộc sống đua ra một thủ thuật hoàn toàn mới Bạn không thể ổn định từng cá thể bạn chỉ ổn định mẫu đó điều mà mang đến thông tin và bạn cho phép mẫu đó tự sao chép chính nó Và DNA ,tất nhiên là phân tử tuyệt vời bởi nó chứa đựng thông itn Bạn sẽ làm quen với các chuỗi xoắn kép của DNA Mỗi bậc thang bao gồm thông tin Vì vậy DNA lưu trữ thông tin về cách hình thành sinh vật và DNA còn sao chép chính nó Nó sao chép và phân tán các khuôn mẫu qua các đại dương khi thông tin lan rộng chú ý rằng thông tin đã trở thành một phần của câu chuyện chúng ta Mặc dù vẻ đẹp thật sự của DNA nằm trong sự khoong hoàn hảo của nó khi nó tự sao chép khi trong hàng tỉ bâc thang có khuynh hướng có lỗi và điều này có nghĩa là thực chất DNA là kiến thức Nó đang tích luỹ những cách mới trong việc tạo ra các sinh vật bởi vì xuất hiện lỗi Do đó DNA là kiến thức Và nó đang tạo ra sự đa dạng và sự phức tạp lớn hơn chúng ta có thể thấy điều này xãy ra hơn 4 tỉ năm qua Vì hầu hết khoảng thời gian của cuộc sống trong thời gian đó trên trái đất sinh vật đã khá đơn giản chỉ một tế bào nhưng chúng có sự đa dạng rất lớn và bên trọng là sự phức tạp sau đó khoảng 600 đến 800 triệu năm cách đây các sinh vật đa bào xuất hiện chúng ta có nấm , cá cây cối lớp lưỡng cư, bò sát và sau đó là khủng long Thỉnh thoảng xuất hiện các thảm hoạ cách đây 65 triệu năm Một hành tinh nhỏ đổ bộ trên trái đất gần Yucatan Peninsula tạo ra các điều kiện tương đương với điều kiện của một cuộc chiến hạt nhân khi khủng long tuyệt chủng Điều tồi tệ cho khủng long nhung là tin vui cho tổ tiên của chúng ta họ phát triển hưng thịnh ở nhũng nơi được để lại bởi khủng long Và con người chúng ta là một phần của xung tiến hoá sáng tạo bắt đầu cách đây 65 triệu năm với cuộc đổ bộ của một tiểu hành tinh Con người xuất hiện cách đây khoảng 200.000 Và tôi tin chúng ta đang bước đến như là một ngưỡng cửa của câu chuyện lịch sử vĩ đại này Để tôi giải thích lí do tại sao Chúng ta đã thấy rằng DNA học được trong một phương chiều nào đó nó tích lũy thông tin Nhưng nó là quá chậm DNA tích lũy thông tin thông qua những sai sót ngẫu nhiên một trong số đó chỉ xảy ra để tiến hành công việc Nhưng DNA đã thật sự phát sinh ra một cách tiến hóa nhanh hơn nó đã tạo ra những cá thể sống có não bộ và những cá thể đó có thể nghiên cứu trong thời gian thực tế Chúng thu thập thông tin , chúng nghiên cứu Có một điều đáng buồn là khi chúng chết đi .những thông tin đó cũng biến mất theo chúng Hiện taị điều gì tạo nên sự khác biệt của con người đó chính là ngôn ngữ của loài người Chúng ta đã được ban cho một hệ thống ngôn ngữ , một hệ thống giao tiếp rất mạnh mẽ và chính xác đến nỗi chúng ta có thể chia sẻ những gì chúng ta học được với một sự chính xác rằng nó có thể tích lũy thông tin trong bộ nhớ tổng hợp Và điều này có nghĩa rằng nó có thể tồn tại lâu hơn các cá thể nghiên cứu những thông tin đó và nó có thể tích lũy từ thế hệ này qua các thế hệ khác Và đó là lí do tại sao chúng ta là một loài rất sáng tạo và đầy quyền lực và đó là lý do tại sao chúng ta có một lịch sử Chúng ta dường như là loài duy nhất trong bốn tỉ năm để có tài năng này tôi gọi đây là khả năng nghiên cứu tổng hợp Đó là điều tạo nên sự khác biệt giữa chúng ta Chúng ta có thể thấy điều này trong công cuộc nghiên cứu trong những giai đoạn sớm nhất của lịch sử loài Chúng ta tiến hóa như một loài trên những vùng thảo nguyên châu Phi nhưng sau đó bạn có thể thấy sự di cư của loài người đến những môi trường mới đến các miền sa mạc , khu rừng rậm vào thời kì băng hà lãnh nguyên của Siberia với môi trường khắc nghiệt sang châu Mỹ ,châu Úc Mỗi lần di cư liên quan đến việc nghiên cứu nghiên cứu những phương cách mới để khai thác môi trường những phương cách mới để làm quen với môi trường xung quanh Sau đó cách đây 10.000 năm đã khám phá ra được sự thay đổi bất ngờ của khí hậu toàn cầu với sự kết thúc của kỉ băng hà cuối cùng con người học được cách trồng trọt Nông nghiệp là nguồn năng lượng có sản lượng cao Và khám phá ra rằng năng lượng , quần thể người được nhân rộng Xã hôi loài người trở nên rộng lớn hơn ,dày đặc hơn và được kết nối với nhau nhiều hơn Và sau đó cách đây khoảng 500 năm con người bắt đầu liên kết với toàn cầu thông qua tàu thủy ,tàu điện qua điện báo , Internet, cho đến khi chúng ta dường như hình thành được một bộ não toàn cầu của gần như bảy tỉ cá thể Và bộ não đó đang học với tốc độ chóng mặt Và cách đây 200 năm ,những thứ khác đã xảy ra chúng ta đã gặp được một nguồn năng lượng khác đầy may mắn trong những nhiên liệu hóa thạch Vì vậy những nguồn nguyên liệu hóa thạch và nghiên cứu tổng hợp cùng với nhau giải thích sự phức tạp đáng kinh ngạc mà chúng ta thấy xung quanh mình Vì vậy , ở đây chúng ta quay trở về với trung tâm qui ước Chúng ta đang ở trong một cuộc hành , một cuộc hành trình trở về của 13,7 tỉ năm Tôi hi vọng bạn đồng ý rằng đây là một câu chuyện đầy sức ảnh hưởng Và đó là câu chuyện mà ở đó con người đóng một vai trò đáng ngạc nhiên và sáng tạo Nhưng nó cũng tồn tại những cảnh báo nguy hiểm Việc nghiên cứu tổng hợp là một động lực rất , rất mạnh mẽ , và điều đó không rõ ràng rằng con người chúng ta chịu trách nhiệm với nó . Tôi nhớ rất rõ như một đứa trẻ lớn lên ở nước Anh sống qua cuộc khủng hoảng tên lửa Cuban Chỉ trong vòng một vài ngày toàn bộ sinh quyển dường như đã ở trên bề mặt của sự hủy diệt Và những vũ khí giống nhau vẫn còn đó và họ vẫn còn vũ trang Nếu chúng ta tránh cái bẫy đó thì những thứ khác đang đợi chúng ta Chúng ta đang đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch với một tốc độ như vậy chúng ta dường như làm suy yếu những điều kiện Goldilocks làm cho nó có thể là những nền văn minh nhân loại để phát triển mạnh trong vòng mười năm qua Vì vậy điều mà lịch sử vĩ đại có thể làm là chỉ cho chúng ta thấy bản chất của sự phức tạp và mong manh của mình và những nguy hiểm mà chúng ta đang đối mặt nhưng nó cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng sức mạnh của chúng ta cùng với việc nghiên cứu tổng hợp Và bây giờ , cuối cùng là , đây là điều tôi muốn Tôi muốn cháu trai Daniel của tôi và bạn của nó cùng thế hệ của nó trên toàn thế giới biết được câu chuyện lịch sử to lớn này và hiểu nó một cách sâu sắc cho chúng hiểu rằng cả những thách thức mà chúng ta đang đối mặt và cả những cơ hội mà chúng ta có Và đó là lí do tại sao nhóm chúng tôi đang xây dựng một giáo trình trực tuyến miễn phí trong lịch sử vĩ đại dành cho học sinh trung học trên toàn thế giới Chúng tôi tin rằng lịch sử vĩ đại sẽ là một công cụ trí tuệ sáng tạo cho họ khi Daniel và thế hệ của nó đối mặt với những thách thức lớn và cũng như các cơ hội rộng mở phía trước chúng ở ngưỡng cửa thứ ba trong lịch sử của hành tinh xinh đẹp của chúng ta Cám ơn sự quan tâm của các bạn (Tiếng vỗ tay) Bao nhiêu lần chúng ta nghe thấy rằng mọi người không quan tâm? Bao nhiêu lần bạn được nhắc nhở rằng sự thay đổi thật sự đáng kể không thể xảy ra bởi vì phần lớn mọi người đều quá ích kỉ, quá ngu dốt hoặc quá lười biếng để cố gắng tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng? Hôm nay tôi đề xuất với các bạn rằng tính lãnh đạm mà chúng ta nghĩ chúng ta biết nó thực ra không hề tồn tại, mà đúng hơn là, mọi người có quan tâm, nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới thế giới ấy tích cực làm nản lòng những ai muốn nỗ lực cam kết bằng cách liên tục đặt ra những chướng ngại vật và rào cản trên con đường của chúng ta. Và tôi sẽ đưa ra 1 vài ví dụ về những điều tôi nói. Hãy bắt đầu với tòa thị chính. Bạn đã từng nhìn thấy 1 trong những thứ này trước đây chưa? Đây là 1 quảng cáo trên báo. Nó là thông cáo về việc thay đổi kết cấu quy vùng cho 1 tòa nhà văn phòng mới. để cho người dân quanh vùng này biết điều gì đang diễn ra. Như bạn thấy đấy, đọc nó là điều không thể. Bạn cần đọc đến 1 nửa dưới mới tìm ra địa chỉ mà họ đang nhắc tới, và xa hơn 1 chút, với phông chữ nhỏ tí để tìm ra thực sự thì nó liên quan gì tới bạn. Hãy tưởng tượng xem nếu 1 khu vực tư nhân quảng cáo 1 cách tương tự -- nếu Nike muốn bán 1 đôi giày và lại đặt quảng cáo trên báo như thế này. (Vỗ tay) Vâng, điều đó không bao giờ xảy ra cả. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những quảng cáo như thế này, bởi vì Nike thực sự muốn bạn mua giày của họ. Trong khi thành phố Toronto rõ ràng là không muốn bạn để tâm vào quá trình hoạch định đó, nếu không thì quảng cáo của họ sẽ phải như thế này cơ -- với tất cả những thông tin, về cơ bản, được trình bày 1 cách rõ ràng. Chừng nào mà thành phố phát hành những thông cáo như thế này để cố gắng khiến mọi người tham gia, thì, dĩ nhiên là, mọi người sẽ không bao giờ làm cả. Nhưng đó không phải là sự lãnh đạm; đó là sự ngăn chặn có chủ tâm. Khu vực công cộng. (Vỗ tay) Cái cách mà chúng ta ngược đãi những khu vực công cộng chính là 1 chướng ngai vật to lớn đối với bất kì sự thay đổi chính sách cải cách nào. Bởi vì chúng ta, về cơ bản, đang đặt 1 cái mác giá vào sự tự do diễn đạt. Bất kì ai có nhiều tiền đều lấy được tiếng nói lớn nhất, thống trị môi trường thị giác và tinh thần. Vấn đề với mô hình này là có nhiều thông điệp đang kinh ngạc cần được truyền bá lại không có lợi để nói ra. Vậy nên bạn sẽ không bao giờ thấy chúng trên bảng dán thông cáo cả. Phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ của chúng ta với sự thay đổi chính trị, phần lớn bằng cách lờ đi chính trị hay tập trung vào những người nổi tiếng và các vụ bê bối. Nhưng kể cả khi họ đề cập đến những vấn đề chính trị quan trọng, họ sẽ làm theo cách mà tôi cảm thấy sự can ngăn để tham gia. Và tôi sẽ cho bạn 1 ví dụ: tạp chí Now từ tuần trước -- tiến tới khu buôn bán kinh doanh ở Toronto. Đây là câu chuyện trang bìa. Đó là bài báo về buổi biểu diễn ở nhà hát, và nó mở đầu với các thông tin cơ bản như là nó ở đâu, trong trường hợp bạn thực sự muốn đi xem nó sau khi đọc bài báo -- ở đâu, thời gian, website. Cũng giống như vậy -- đây là 1 bài phê bình phim, 1 bài phê bình nghệ thuật, và 1 bài phê bình sách -- họ cung cấp nơi đọc nếu bạn muốn đi. 1 cửa hàng -- có thể bạn chỉ muốn đọc về nó, hoặc bạn có thể muốn đến đó chăng. Vậy nên họ cho bạn biết nó ở đâu, giá cả thế nào, địa chỉ, số điện thoại, v.v. Vậy là bạn đã bắt đầu với những bài báo chính trị của họ. Đây là 1 bài báo tuyệt vời về cuộc đua bầu cử quan trọng đang diễn ra. Nó nói về các ứng viên -- được viết rất tốt -- nhưng không hề có thông tin, không có bước tiếp theo, không có website cho chiến dịch, không thông tin về việc khi nào thì cuộc tranh luận công khai diễn ra, văn phòng chiến dịch nằm ở đâu. Và đây là 1 bài báo tốt khác về chiến dịch mới chống lại sự tư nhân hóa đường xá không có 1 thông tin liên lạc nào cho chiến dịch. Thông điệp có vẻ như người đọc có khả năng muốn ăn, muốn đọc quyển sách, muốn xem bộ phim, nhưng không hề tham gia vào cộng đồng. Và bạn có thể nghĩ nó là 1 điều nhỏ thôi, nhưng theo tôi nó quan trọng bởi vì nó tạo ra tinh thần chung và nó củng cố cho ý tưởng nguy hiểm là chính trị là 1 môn thể thao chỉ để ngắm chứ không để tham gia. Anh hùng: Bạn nhìn nhận khả năng lãnh đạo như thế nào? Hãy nhìn vào 10 bộ phim này. Chúng có chung điều gì? Hay ai đó? Chúng đều có những nhân vật chính đã được chọn trước. Ai đó đến với họ và nói, "Anh là người được chọn. Đó là 1 lời tiên đoán. Anh phải cứu thế giới này." Và rồi ai đó đi ra và cứu thế giới bởi vì họ được bảo phải làm thế, với vài người bám đuôi đi cùng. Điều đó giúp tôi hiểu tại sao rất nhiều người thấy thật khó khăn để nhận là người chỉ huy. Bởi vì câu chuyện truyền một 1 thông điệp sai lầm về ý nghĩa của sự lãnh đạo. Sự cố gắng anh hùng là sự cố gắng tập thể, đó là điều thứ nhất. Thứ 2 là, điều đó là không hoàn hảo; nó không lộng lẫy; và nó không hề bất chợt bắt đầu và bất chợt kết thúc. Nó là 1 quá trình diễn ra trong cả đời bạn. Nhưng quan trọng nhất là, nó là tự nguyện. Nó phải là tự nguyện. Đến khi nào mà chúng ta vẫn dạy trẻ con rằng chủ nghĩa anh hùng bắt đầu khi ai đó xóa bỏ cái dấu trên trán bạn, hay ai đó bảo bạn rằng bạn là 1 phần của lời tiên tri, họ đã bỏ qua đặc tính quan trọng nhất của sự lãnh đạo, đó là nó nó đến từ trong tâm hồn. Nó là cách theo đuổi ước mơ của chính bạn -- dù không được mời gọi, không được mời gọi -- và rồi làm việc với người khác để biến những ước mơ đó thành thật. Đảng chính trị: ôi cậu bé. Những đảng chính trị có thể và nên là 1 trong những điểm bắt đầu cơ bản để mọi người tham gia vào chính trị. Thay vào đó, chúng đã trở thành, đáng buồn thay, những tổ chức tầm thường và không sáng tạo, chúng phụ thuộc nặng nề vào những nghiện cứu thị trường, việc bỏ phiếu, và những nhóm tiêu điểm, và rồi họ đều kết thúc bằng cách nói những điều giống hệt nhau, phần lớn là phun lại những điều chúng ta muốn nghe và vì thế không dám trình bày những ý tưởng táo bạo và sáng tạo. Và người dân có thể cảm thấy những điều đó, và nó nuôi dưỡng tính hoài nghi cay độc. (Vỗ tay) Tình trạng từ thiện: Những nhóm mang danh nghĩa từ thiện ở Canada không được phép công khai quảng bá. Đây là 1 vấn đề lớn, 1 chướng ngại vật lớn trong việc thay đổi, bởi vì nó có nghĩa là 1 vài trong số những tiếng nói nồng nhiệt và có hiểu biết nhất đã bị dập im hoàn toàn, đặc biệt là trong các kì bầu cử. Điều đó dẫn chúng ta tới vấn đề cuối cùng, đó là những cuộc bầu cử. Như bạn thấy đấy, những cuộc bầu cử ở Canada là 1 trò đùa tuyệt đối. Chúng ta sử dụng những hệ thống lạc hậu, mà không hề công bằng và tạo ra những kết quả ngẫu nhiên. Canada hiện nay được lãnh đạo bởi 1 đảng mà phần lớn người Canada không thực sự muốn. Làm sao chúng ta có thể, 1 cách trung thực và thành thực, cổ vũ mọi người bỏ phiếu khi mà những là phiếu không hề được đếm ở Canada? Bạn có thể ghép tất cả lại với nhau và dĩ nhiên là con người rất thờ ơ. Giống như là cố gắng đâm vào bức tường gạch vậy. Không phải tôi cố tình bi quan bằng cách lôi tất cả những chướng ngại vật này ra nói và giải thích tại sao chúng nằm ở con đường của chúng ta. Mà thực tế ngược lại: tôi thực sự nghĩ rằng con người là tuyệt vời và thông minh và họ có quan tâm, Nhưng, như tôi đã nói, chúng ta sống trong 1 môi trường nói mà tất cả những chướng ngại vật được đặt ra ngáng đường. Chừng nào ta còn tin những con người, những người hàng xóm của mình, là ích kỉ, ngu dốt và lười biếng, thì sẽ không có bất kì hi vọng nào. Nhưng chúng ta có thể thay đổi tất cả những điều tôi vừa nhắc đến. Chúng ta có thể mở rộng tòa thị chíng. Chúng ta có thể sửa đổi những hệ thống bầu cử. Chúng ta có thể dân chủ hóa khu vực công cộng. Thông điệp chính của tôi là, nếu chúng ta có thể định nghĩa lại sự lãnh đạm, không phải như 1 hội chứng bên trong cơ thể, mà là 1 chuỗi phức tạp của những rào cản văn hóa, những rào cản đang kêu gọi được dỡ bỏ, và nếu chúng ta có thể định nghĩa rõ ràng, chúng ta có thể xác định rõ ràng, những chướng ngại vật đó là gì, và sau đó nếu chúng ta có thể cùng làm việc để tháo dỡ những chướng ngại vật này, thì chuyện gì cũng có thể Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một Cha xứ Anh giáo. Tôi là một linh mục trong 20 năm qua. Phần lớn thời gian, tôi luôn đấu tranh và trăn trở với những câu hỏi về bản chất của Chúa. Chúa là ai? Và tôi ý thức được rằng khi bạn nói từ "Chúa" nhiều người sẽ cụt hứng ngay lập tức. Và đa số, cả trong và ngoài nhà thờ vẫn mường tượng về Ngài như một người kiểm soát trời đất, người đặt ra luật lệ, người cảnh sát nơi trời cao quy định mọi thứ và khiến mọi việc xảy ra. Ngài sẽ bảo vệ con chiên của mình, và đáp lại những tín đồ trung thành. Và trong sự tôn sùng của nhà thờ, tính từ được dùng nhiều nhất khi nói về Chúa là "toàn năng." Nhưng tôi có vấn đề với điều đó. Tôi ngày càng cảm thấy không thoải mái với nhận thức này về Chúa trong thời gian qua. Ta có thực sự tin rằng Chúa là người đàn ông lãnh đạo ta vẫn hằng nghĩ trong sự tôn thờ và nghi thức tế lễ suốt từng ấy năm ? Dĩ nhiên, có những nhà tư tưởng đã đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau về Chúa. Khám phá phần nữ tính, gìn giữ phương diện thần thánh. Đề xuất rằng Chúa nên thể hiện bản thân qua sự vô quyền hạn thay vì quyền lực. Thừa nhận rằng Chúa là một định nghĩa không thể lý giải được Tìm ra sự giao thoa sâu sắc với những tôn giáo và triết học khác và cách nhìn nhận cuộc sống như một phần của cuộc tìm kiếm ý nghĩa mang tính phổ biến toàn cầu . Những quan điểm này được biết đến trong những ngành học thuật tự do, nhưng giới tăng lữ như tôi không sẵn lòng phơi bày chúng, vì lo sợ sẽ tạo ra căng thẳng và chia rẽ trong giới giáo đường, bởi sợ làm xáo trộn niềm tin giản đơn của những tín đồ truyền thống. Tôi đã lựa chọn không gây xáo động. Sau đó, vào ngày 26/12 năm ngoái, mới hai tháng trước, cơn động đất ngầm gây ra sóng thần. Và hai tuần sau, sáng Chủ Nhật, ngày 9/1, tôi thấy mình đang đứng trước giáo đoàn của mình - những người theo đạo Cơ Đốc thông minh, thiện chí và sâu sắc nhất - và tôi phải thay mặt họ bày tỏ tình cảm và những câu hỏi của chúng tôi. Tôi có đáp án của riêng mình, nhưng tôi còn có một vai trò chung, và một điều gì đó cần được nói ra. Và đây là điều tôi đã nói. Ngay sau trận sóng thần tôi đọc được một bài báo viết bởi tổng giám mục của Canterbury - tiêu đề chính xác - về thảm kịch ở Nam Á. Mấu chốt của những gì ông nói là: Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tàn phá và mất đi người thân không muốn những lí thuyết suông là làm sao Chúa để điều đó xảy ra. Ông viết, "Nếu một thiên tài sùng đạo nào đó đưa ra một lời giải thích chính xác tại sao tất cả những cái chết ấy là có ý nghĩa, liệu ta có cảm thấy hạnh phúc, an toàn hay tin tưởng hơn về Chúa?" Nếu người đàn ông xuất hiện trên mặt báo nắm tay đứa con đã chết đứng ngay trước mặt chúng ta bây giờ, ta sẽ chẳng thể nói gì với anh ta. Một lời đáp sẽ không thích hợp. Phản hồi hợp lí duy nhất là sự im lặng cảm thông và những trợ giúp mang tính thực tiễn. Đó không phải lúc để giải thích, giảng đạo hay nói chuyện thần thánh; mà là khoảng khắc cho những giọt nước mắt. Điều này đúng. Và giờ chúng ta ở đây, tại nhà thờ của tôi ở Oxford, ngay sát với sự kiện xảy ra một thời gian trước, nhưng với niềm tin bị sứt mẻ. Và chúng tôi muốn một lời giải thích từ Chúa. Chúng tôi yêu cầu một lời giải thích từ Ngài. Vài người kết luận ta chỉ có thể tin vào Chúa - người sẻ chia nỗi đau của ta. Ở một mặt nào đó, Chúa phải cảm nhận nỗi đau, nỗi thống khổ, và vết thương tinh thần ta cảm nhận. Mặt khác, sự tồn tại của Chúa phải có khả năng đi vào lòng người và trải nghiệm sự đau đớn bên trong. Và nếu điều này là sự thật, Chúa cũng phải biết đến niềm vui và sự tán dương của tinh thần con người. Chúng ta muốn một vị Chúa có thể cùng rơi lệ và cùng vui mừng với mọi người Với tôi đó là một lời khẳng định vừa thuyết phục lại vô cùng xúc động về niềm tin của tín đồ Cơ Đốc Giáo về Chúa. Hàng trăm năm qua, với sự thịnh hành của giáo hội chính thống, sự thật được chấp nhận là rằng, Chúa là Cha, là tạo hóa, là không thay đổi. và vì vậy bằng cái định nghĩa không thể cảm nhận nỗi đau hay nỗi buồn. Giờ vị Chúa không thay đổi có vẻ hơi lạnh lùng và dửng dưng với tôi. Và sự kiện đau thương của thế kỉ 20 khiến người ta đặt câu hỏi về sự lạnh lùng, vô cảm của Chúa. Vụ thảm sát hàng triệu người trong hầm và trong những trại hành quyết khiến người ta đặt câu hỏi "Khi xảy ra những điều này, Chúa ở đâu? Chúa là ai trong tất cả những thứ này ?" Và câu trả lời là "Chúa ở đây với chúng ta, hay Chúa không còn xứng đáng với lòng trung thành của chúng ta nữa." Nếu Chúa đứng ngoài cuộc, quan sát nhưng không dính líu, thì Chúa có thể cũng tồn tại, nhưng ta không muốn biết về Người. Nhiều người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc giờ cảm thấy như thế này, tôi biết. Và tôi cũng nằm trong số đó. Vậy là ta có một vị Chúa đau khổ - một vị Chúa kết nối sâu sắc với thế giới và với mọi linh hồn sống. Tôi rất ủng hộ quan điểm này về Ngài. Nhưng chưa đủ. Tôi cần phải hỏi thêm vài câu hỏi nữa, và tôi hi vọng chúng là những câu hỏi các bạn cũng muốn hỏi, cũng như một vài người trong các bạn. Vài tuần qua tôi bị đánh động một số lần rằng những ngôn từ cầu nguyện của tôi có chút không thích hợp, chút thoái thác. Chúng tôi có dịch vụ xe đẩy vào mỗi sáng thứ ba cho các bà mẹ và trẻ nhỏ Và tuần trước chúng tôi hát cho bọn trẻ một trong những bài chúng yêu thích "Người khôn ngoan xây nhà trên tảng đá" Có lẽ một vài người biết bài này. Một vài đoạn như thế này: "Người ngu dốt xây nhà trên cát / Và lũ đến / Và ngôi nhà trên cát bị cuốn đi." Và cùng tuần đó, tại một tang lễ, chúng tôi hát bài thánh ca tương tự "Chúng ta cày ruộng và gieo mạ" một bài thánh ca đậm chất Anh. Trong đoạn thứ hai có câu, "Gió và sóng tuân theo Người" Thật không? Tôi cảm thấy chúng tôi không thể hát lại bài đó trong nhà thờ, sau những gì đã xảy ra. Và câu hỏi lớn đầu tiên là về sự kiểm soát. Có phải Chúa có kế hoạch cho mỗi chúng ta ? Phải chăng người nắm quyền điều khiển ? Có phải Chúa sắp đặt mỗi khoảnh khắc ? Có phải gió và sóng theo lệnh Người ? Đôi khi, những tín đồ Cơ Đốc Giáo kể về cách Chúa sắp xếp mọi chuyện cho họ, vì thế mọi thứ đã tiến hành thuận lợi. những khó khăn được vượt qua, bệnh tật được chữa lành, rắc rối được giải quyết, tìm được một bến đỗ vào thời điểm thích hợp. Tôi nhớ ai đó đã nói điều này với tôi, với đôi mắt ánh lên nhiệt huyết xác nhận về niềm tin của cô ấy và lòng tốt của Chúa. Nhưng liệu Chúa có thể hay sẽ làm những việc đó -- can thiệp vào để thay đổi dòng chảy của các sự kiện -- thế thì nhất định Ngài đã có thể ngăn chặn cơn sóng thần. Liệu ta có vị Chúa bản địa nào có thể làm những chuyện nhỏ nhặt như làm bến đỗ, nhưng không phải những chuyện lớn như những con sóng với vận tốc 500 dặm 1 giờ? Điều đó là không thể chấp nhận được với những tín đồ Cơ Đốc Giáo thông tuệ, và ta phải công nhận điều đó. Chúa không chịu trách nhiệm cho trận sóng thần, và cũng không kiểm soát nó. Sau thảm kịch, những câu chuyện sinh tồn bắt đầu xuất hiện. Bạn có lẽ đã nghe một vài trong số chúng: người đàn ông đã lướt sóng, cô học sinh nhận ra mối nguy hiểm vì cô vừa học về sóng thần ở trường. Và rồi có giáo đoàn rời nhà thờ thường lệ bên bờ biển của mình để đi phục vụ trên những ngọn đồi. Nhà thuyết giáo đưa ra một bài diễn thuyết dài, vì vậy họ đã không gặp nguy hiểm khi con sóng ập đến. Sau cùng ai đó đã nói rằng Chúa chắc hẳn đã quan tâm đến họ. Vậy câu hỏi kế tiếp là về sự thiên vị. Ta có thể dành được sự ưu ái của Chúa bằng việc thờ phụng hay tin tưởng Người ? Chúa có yêu cầu lòng trung thành như bất kỳ đế chế cổ đại ? Một vị Chúa dõi theo tín đồ của mình, và những người theo Cơ Đốc Giáo sẽ ổn, trong khi những người khác phải chết ? Một trật tự chúng ta và họ, và một vị Chúa tội lỗi với sự thiên vị tồi tệ nhất? Điều đó thật kinh khủng, và đó sẽ là điểm tôi tham gia với tư cách thành viên của mình. Một vị Chúa như thế chỉ là kẻ vô đạo đức so với lí tưởng cao cả của nhân loại. Vậy Chúa là ai, nếu không phải người giật dây hay người che chở con chiên của mình ? Có lẽ Chúa chấp nhận và cho phép những điều tồi tệ xảy ra, vì thế chủ nghĩa anh hùng và sự cảm thông mới có thể xuất hiện Có lẽ Ngài đang kiểm tra chúng ta: kiểm tra sự thiện nguyện, đức tin. Có lẽ có kế hoạch quan trọng, lớn lao tính đến những nỗi đau kinh hoàng vì thế mọi thứ cuối cùng sẽ tốt đẹp. Có thể, nhưng những quan điểm này đều là biến thể của việc Chúa điều khiển mọi thứ, người chỉ huy tối cao đùa bỡn sự hi sinh của những đơn vị cho một chiến dịch vĩ đại. Ta vẫn có ấn tượng về một vị Chúa tạo ra sóng thần và cho phép Auaschwitz. (trại lao động cưỡng bức thời Đức quốc xã) Trong cuốn tiểu thuyết tuyệt với của mình, "Anh em Karamazov," Dostoevsky nói với Ivan, nhờ chuyển lời đến cậu em trai sùng đạo và ngây thơ của mình, Alyosha: "Nếu những nỗi đau của trẻ nhỏ sẽ quyết định tất cả sự đau khổ cần thiết để có được lẽ phải, thì tôi sẵn sàng nói rằng toàn bộ lẽ phải không đáng một xu. Ta không thể trả giá quá nhiều cho vé vào cổng. Không phải tôi không chấp nhận Chúa. Tôi thực sự, đầy kính trọng, sẽ trả lại tấm vé ấy cho Người" Hoặc có lẽ Chúa đã sắp đặt vũ trụ vận hành từ lúc ban đầu và sau đó từ bỏ quyền kiểm soát mãi mãi, do đó hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra, và sự tiến hoá thực hiện quá trình của nó. Điều này dường như dễ chấp nhận hơn, nhưng cuối cùng nó vẫn đặt ra cho Chúa trách niệm về mặt đạo đức. Phải chăng Chúa là một vị khán giả lạnh lùng, vô cảm ? Hay là người yêu thương bất lực, dõi xem với sự cảm thương vô hạn những chuyện Người không thể kiểm soát hay thay đổi ? Có phải Chúa liên quan mật thiết đến nỗi đau của ta, và Người cảm nhận được nó trong cơ thể mình ? Nếu ta tin vào điều như thế này, ta phải hoàn toàn quên đi người giật dây, người chỉ huy toàn quyền, từ bỏ những hình mẫu truyền thống. Ta phải nghĩ lại về Chúa. Có lẽ Người chẳng làm gì hết. Có lẽ Chúa không phải là một tác nhân như tất cả chúng ta. Những quan điểm tôn giáo sơ khai xem Chúa như một loại người siêu nhiên, làm tất cả mọi việc trên đời. Đánh bại những người Ai Cập, dìm chế họ trong Biển Đỏ, tàn phá những thành phố, nổi cơn thịnh nộ. Người ta biết đến Chúa qua những hành động vĩ đại của Người. Nhưng sẽ ra sao nếu như Chúa không hành động, nếu như Ngài chẳng làm gì hết? Sẽ ra sao nếu như Chúa ngự trị trong vạn vật ? Tâm hồn yêu thương của vũ trụ. Một sự hiện diện cảm thương bên trong, củng cố và giữ gìn mọi thứ. Sẽ ra sao nếu như Chúa ngự trị trong vạn vật ? Trong mạng lưới quan hệ phức tạp và những kết nội tạo nên cuộc sống. Trong vòng quay tự nhiên của sự sống và cái chết, sự sáng tạo và huỷ diệt xảy ra liên tục. Trong quá trình tiến hóa. Trong sự phức tạp và huy hoàng đáng kinh ngạc của thế giới tự nhiên. Trong ý thức tập thể, trong tâm hồn con người. Trong các bạn, trong tôi, tâm hồn, thể xác và tinh thần. Trong cơn sóng thần, trong những nạn nhân Trong chiều sâu của mọi thứ. Trong sự hiện diện và sự vắng mặt. Trong sự giản đơn và phức tạp. Trong sự đổi thay và phát triển. Làm thế nào mà sự tiềm ẩn bên trong này của Chúa tạo nên sự ảnh hưởng ? Khó đểnhận biết được, và cần thêm nhiều câu hỏi nữa. Có phải Chúa chỉ là một cái tên khác của vũ trụ, không hề có sự tồn tại độc lâp ? Tôi không biết. Ta có thể quy kết nhân cách cho Chúa ở quy mô nào ? Tôi cũng không biết ? Cuối cùng thì, chúng ta phải nói, "Tôi không biết". Nếu ta biết thì Chúa sẽ không còn là một vị thần. Việc có lòng tin vào Chúa sẽ giống như việc tin tưởng một lòng nhân ái cần thiết trong vũ trụ, và ít giống với việc tin vào hệ thống những khẳng định mang tính học thuyết. Không đáng mỉa mai sao khi những tín đồ Cơ Đốc Giáo kiên quyết tin vào một cá thể vô định không thể nào biết được. và rồi gán Người trong những học thuyết cứng rắn và hệ thống khép kín? Làm sao người ta có thể thực hành một lòng tin như vậy ? Bằng việc tìm kiếm vị Chúa bên trong. Bằng việc nuôi dưỡng nội tâm của tôi. Trong tĩnh lặng, trong thiền định, trong không gian bên trong, trong cái tôi còn lại khi tôi nhẹ nhàng gác lại những xúc cảm và những ý tưởng, băn khoăn vụt qua. Trong ý thức về những cuộc độc thoại nội tâm. Và làm ta có thể sống trong một niềm tin như vậy? Sao tôi có thể sống với một niềm tin như thế? Bằng việc tìm kiếm kết nối mật thiết với nội tâm của bạn. Loại quan hệ tự thâm tâm nói chuyện với thâm tâm. Nếu Chúa ở trong tất cả mọi người, thì có một nơi tụ họp nơi những mối quan hệ của tôi với bạn, trở thành cuộc gặp gỡ ba chiều. Có một câu chào của người Ấn Độ, cái mà tôi chắc các bạn đều biết: "Namaste", cùng với một sự cúi chào đầy tôn kính, cái mà, dịch một cách đại khái là, "Phần nào của Chúa trong tôi chào hỏi phần nào của Chúa trong bạn." Namaste. Và sao một người củng cố được niềm tin ấy? Bằng việc tìm kiếm chiều sâu có mặt trong mọi thứ. Trong âm nhạc và thơ văn, trong thế giới tự nhiên của cái đẹp và trong những điều bình dị nhỏ bé hằng ngày. có một hiện diện sâu thẳm bên trong khiến chúng trở nên khác thường. Điều đó cần sự chú tâm sâu sắc và sự chờ đợi kiên nhẫn, một thái độ trầm ngâm và sự rộng lượng chào đón với những người mà trải nghiệm của họ khác với của tôi. Khi tôi đứng lên nói với đồng bào mình về Chúa và cơn sóng thần, Tôi không có câu trả lời cho họ. Không có túi hành lí chật cứng niềm tin với sự đề cập từ kinh thánh để chứng minh. Chỉ là những hoài nghi và đặt câu hỏi, sự không chắc chắn. Tôi đã đưa ra một vài gợi ý, có lẽ là những cách nghĩ mới về Chúa. Những cách cho phép chúng ta tiếp tục, xuôi theo con đường mới chưa có dấu chân. Nhưng cuối cùng, điều duy nhất tôi dám chắc là, "Tôi không biết" và đó có thể là lời khẳng định tôn giáo sâu sắc nhất trong tất cả. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi là con gái của một người làm đồ giả, không giống những người làm đồ giả khác ... Khi bạn nghe từ "làm đồ giả", bạn thường hiểu là "hám lợi". Bạn hiểu là "làm tiền giả", "làm tranh giả" Bố tôi không phải một người như vậy. Trong 30 năm cuộc đời, ông làm giấy tờ giả -- không phải cho bản thân, mà luôn là cho người khác, và để cứu giúp những người bị ngược đãi, bị áp bức. Để tôi kể về ông. Đây là bố tôi năm ông 19 tuổi. Mọi chuyện bắt đầu với ông vào Thế Chiến thứ 2, năm 17 tuổi ông thấy mình chui vào một xưởng làm giấy tờ giả. Ông nhanh chóng trở thành chuyên gia làm giấy tờ giả cho quân Kháng chiến. Chuyện này không tầm thường -- sau giải phóng, ông tiếp tục làm giấy tờ giả cho mãi đến những năm 70. Khi tôi còn nhỏ tất nhiên tôi không biết gì về điều này. Đây là tôi, là khuôn mặt đang làm trò ở giữa. Tôi lớn lên ở ngoại ô Paris tôi nhỏ tuổi nhất trong 3 đứa. Tôi có một người bố "bình thường" như bao người khác, ngoại trừ sự thật là ông lớn hơn 30 tuổi ... uhm, cơ bản là ông đủ tuổi ông của tôi. Dù sao, ông là một nhiếp ảnh gia và là một nhà giáo dục đường phố, ông luôn dạy chúng tôi phải nghiêm chỉnh tuân theo luật pháp. Và tất nhiên là ông chưa bao giờ nói về cuộc đời trước đây của mình khi ông là một người làm đồ giả. Nhưng có một sự cố mà tôi sắp kể sau đây, có lẽ là điều khiến tôi nghi ngờ đôi điều. Lúc đó tôi đang học trung học và bị điểm kém, là một chuyện hiếm gặp đối với tôi, nên tôi quyết định giấu bố mẹ tôi. Để làm vậy, tôi lên kế hoạch giả chữ kí của họ. Tôi bắt đầu giả chữ kí của mẹ, bởi vì chữ kí của bố rõ là khó giả. Thế, tôi bắt đầu làm. Tôi lấy vài tờ giấy rồi bắt đầu tập, tập, tập, cho đến khi tôi thấy mình viết cứng tay rồi, và kí thật. Sau đó, trong lúc kiểm tra cặp, mẹ tôi cầm bài tập của tôi lên và lập tức nhìn thấy chữ kí giả. Bà la mắng xối xả chưa từng có. Tôi trốn vào phòng ngủ, nằm dưới chăn, rồi tôi đợi bố tôi đi làm về có thể nói là, với sự sợ hãi kinh khủng. Tôi nghe ông bước bước vào. Tôi vẫn nằm trong chăn. Ông bước vào phòng tôi, ngồi ở góc giường, và im lặng, nên tôi kéo chăn ra khỏi đầu, khi ông nhìn tôi ông phì cười. Ông cười rất dữ, ông không thể dừng lại được, và tay ông thì cầm bài tập của tôi. Rồi ông nói, "Mà thực là, Sarah, đáng ra con có thể tập thêm! Con không thấy nó quá nhỏ à?" Thực ra, nó khá nhỏ. Tôi sinh ra ở Algeria. Ở đó tôi nghe người ta gọi bố tôi là một "moudjahid" có nghĩa là "lính". Sau đó, khi ở Pháp, tôi rất thích nghe trộm người lớn nói chuyện, tôi nghe đủ chuyện về cuộc đời trước đây của bố tôi, đặc biệt là những gì ông đã "làm" trong Thế Chiến II, những gì ông đã "làm" trong chiến tranh Algeria. Và trong đầu, tôi nghĩ rằng "làm" trong một cuộc chiến nghĩa là làm một người lính. Nhưng hiểu bố tôi, và ông luôn nói rằng ông là một người chuộng hòa bình, không bạo lực, tôi thấy thật khó hình dung ông với một cái mũ cối và khẩu súng. Thực sự, hình tượng đó rất xa vời với tôi. Một ngày, khi bố tôi đang làm việc với một hồ sơ để nhập quốc tịch Pháp cho chúng tôi, tôi chợt thấy vài giấy tờ khiến tôi chú ý. Đó là thật! Những cái đó là của tôi, tôi sinh ra là một người Argentina. Mà giấy tờ tôi chợt thấy sẽ giúp chúng tôi có cơ sở nói với chính quyền là một giấy tờ từ quân đội đại diện cho các tổ chức bí mật cảm ơn bố tôi vì việc ông đã làm. Rồi đột nhiên tôi thốt lên "wow!" Bố tôi, một đặc vụ bí mật? Rất giống James Bond. Tôi muốn hỏi ông nhiều câu hỏi mà ông không trả lời. Sau đó, tôi tự hỏi mình rằng một ngày nào đó tôi sẽ phải hỏi ông. Và rồi tôi làm mẹ và có con trai, cuối cùng quyết định đã đến lúc -- ông nhất định phải nói cho tôi biết. Tôi đã làm mẹ còn ông đang ăn mừng sinh nhật thứ 77, đột nhiên tôi rất rất lo sợ. Tôi sợ ông sẽ đi đem sự im lặng đi cùng và đem theo cả những bí mật. Tôi cố gắng thuyết phục ông rằng câu chuyện đó rất quan trọng với chúng tôi, và có thể còn với những người khác nếu ông chia sẻ. Ông quyết định kể tôi nghe và tôi đã viết một cuốn sách, mà lát nữa tôi sẽ lấy ra kể một vài trích đoạn. Vậy, chuyện của ông. Bố tôi sinh ra ở Argentina. Bố mẹ ông là người gốc Nga. Cả gia đình đến định cư ở Pháp những năm 30. Bố mẹ ông là người Do Thái, Nga và trên tất cả, họ rất nghèo. Nên năm 14 tuổi bố tôi phải đi làm. Với bằng tốt nghiệp duy nhất, là chứng chỉ tốt nghiệp tiểu học, ông tìm cho mình công việc thợ nhuộm - người lau khô. Đó là nơi ông khám phá ra gì đó thực sự diệu kì, và khi ông nói về điều đó, nó thật tuyệt vời -- đó là ảo thuật của hóa nhuộm. Trong thời gian đó đang diễn ra chiến tranh mẹ ông bị giết khi ông mới 15 tuổi. Sự việc này cùng lúc với khi ông dồn hết tâm trí và sức lực vào hóa học bởi vì đó niềm an ủi duy nhất với ông. Cả ngày ông đặt nhiều câu hỏi với ông chủ để học, để tích lũy nhiều và nhiều kiến thức, đến tối, khi không ai nhìn ngó nữa, ông làm thí nghiệm. Ông gần như rất thích việc tẩy mực. Tất cả những điều này là để nói rằng nếu bố tôi thực là người làm đồ giả thì gần như do ngẫu nhiên. Gia đình ông là người Do Thái, vì thế họ bị truy lùng. Cuối cùng họ đều bị bắt và bị đưa tới trại Drancy họ xoay sở để chạy trốn vào phút cuối cùng, nhờ vào giấy tờ quốc tích Argentina. Họ đã thoát, nhưng họ luôn gặp nguy hiểm. Cái nhãn "Do Thái" to lớn vẫn nằm trên giấy tờ tùy thân. Chính ông tôi là người quyết định cần giấy tờ giả mạo. Bố tôi luôn luôn tuân thủ luật lệ cho dù ông bị ngược đãi, ông cũng không bao giờ nghĩ đến giấy tờ giả. Nhưng chính ông là người đến gặp người đàn ông quân Kháng chiến. Vào thời đó giấy tờ có bìa cứng, và được điền bằng tay, nêu công việc của bạn. Để sống sót, ông cần có việc làm Ông yêu cầu người đàn ông đó viết chữ "thợ nhuộm". Người đàn ông đột nhiên nhìn rất, rất thích thú. Là một "thợ nhuộm", bạn có biết cách để tẩy dấu mực? Tất nhiên là ông biết. Đột nhiên người đó bắt đầu giải thích rằng thực ra toàn quân Kháng chiến có một vấn đề lớn: thậm chí những chuyên gia hàng đầu cũng không thể xóa được dấu mực, gọi là "không tẩy", mực xanh "Waterman" Bố tôi lập tức trả lời rằng ông biết chính xác cách tẩy đi như thế nào. Lúc đó, người đàn ông đó hẳn rất ấn tượng với cậu thanh niên 17 tuổi này người ngay tức khắc cho ông cái công thức, nên ông đã nhận cậu ta. Thực ra, dù không biết gì về nó, ông đã phát minh ra một thứ mà chúng ta có thể thấy ở bất cứ hộp bút học sinh nào: được gọi là "bút xóa" (Vỗ tay) Nhưng đó chỉ mới là bắt đầu. Đó là bố tôi. Ngay khi ông vào phòng thí nghiệm, dù ông là người trẻ tuổi nhất, ông lập tức nhận thấy có một vấn đề với việc làm giấy tờ giả. Hoạt động làm giả không có cải tiến nào thêm. Nhưng nhu cầu thì vẫn tăng và việc làm giả trên các giấy tờ đã có sẵn thật khó. Ông tự nhủ cần phải làm giả ngay từ đầu. Ông bắt đầu làm máy in. Ông làm bản khắc quang. Ông khởi xướng làm mấy con tem bằng cao su. Ông bắt đầu phát minh ra đủ kiểu đồ -- với một số vật liệu ông đã tạo ra máy ly tâm từ một cái bánh xe đạp. Dù sao đi nữa, ông phải làm tất cả những việc này vì ông hoàn toàn bị ám ảnh của thành phẩm đạt được. Ông đã làm một phép tính đơn giản: Trong một giờ ông có thể làm được 30 giấy tờ giả. Nếu ông ngủ một giờ, 30 người sẽ chết. Ông ý thức mình phải có trách nhiệm cho tính mạng của người khác khi chỉ mới 17 tuổi -- và còn cảm thấy tội lỗi vì là kẻ sống sót, vì ông trốn khỏi trại giam còn bạn bè ông thì không -- ý thức đó theo suốt cuộc đời ông. Và điều này có thể giải thích vì sao, trong 30 năm, ông tiếp tục làm giấy tờ giả mạo trả giá bằng sự hi sinh. Tôi muốn nói về những hi sinh đó, bởi vì có quá nhiều. Rõ ràng có sự hi sinh về tiền của bởi vì ông luôn từ chối nhận tiền trả công. Đối với ông, nhận tiền có nghĩa là một con buôn vụ lợi. Nếu ông nhận tiền công, ông sẽ không thể nói "có" hay "không" khi ông cho rằng có một lý do thỏa đáng hay không thỏa đáng. Vì vậy ông làm nghề nhiếp ảnh vào ban ngày, và làm thợ làm giả vào ban đêm trong 30 năm. Đối với ông đã không còn thời gian ngày và đêm. Và rồi còn cả sự hi sinh về cảm xúc: Làm sao có thể sống với một người phụ nữ khi có nhiều bí mật như vậy được? Làm sao một người có thể giải thích ông làm gì trong phòng thí nghiệm vào ban đêm, tất cả các đêm? Tất nhiên, còn có một sự hi sinh khác nữa liên quan tới gia đình mà về sau tôi mới hiểu nhiều hơn. Một ngày bố tôi giới thiệu tôi với chị gái tôi. Ông còn giải thích rằng tôi có một anh trai nữa, và lần đầu tôi gặp họ tôi chỉ mới 3 hay 4 tuổi, còn họ lớn hơn tôi 30 tuổi. Giờ thì họ đều đã ở tuổi ngũ tuần. Để viết cuốn sách đó, tôi hỏi chị gái tôi. Tôi muốn biết bố tôi là ai, người bố mà chị biết. Chị giải thích rằng người bố mà chị có sẽ nói với anh chị là ông sẽ đến đón vào ngày Chủ nhật để dắt đi bộ. Họ sẽ thay quần áo chỉnh tề và đợi ông, nhưng ông sẽ không bao giờ đến. Ông sẽ nói "Bố sẽ gọi". Ông không gọi. Và rồi ông không đến Một ngày nọ ông biến mất hoàn toàn. Thời gian trôi qua, lúc đầu họ nghĩ ông hẳn đã quên mất họ rồi. Thời gian trôi, và cuối cùng sau gần 2 năm, họ nghĩ "Có lẽ bố chúng ta đã chết". Và thế là tôi hiểu việc hỏi bố quá nhiều câu hỏi đã xoáy vào cả quá khứ ông không muốn nói về vì nó đau đớn. Và trong khi anh chị khác mẹ của tôi nghĩ rằng mình đã bị bỏ rơi, mồ côi, thì bố tôi đang làm giấy tờ giả. Và nếu ông không nói cho họ biết là bởi vì muốn bảo vệ họ. Sau giải phóng, ông làm giấy tờ giả để những người sống sót trong các trại tập trung di cư tới Palestine trước khi lập ra nước Israel. Sau đó, ông là một người trung thành chống đối thực dân, ông làm giấy tờ cho người Algeria trong chiến tranh Algeria. Sau chiến tranh Algeria, ở tại trái tim của phong trào kháng chiến quốc tế tên ông được lưu truyền, và cả thế giới đến gõ cửa nhà ông. Ở Châu Phi có các nước đấu tranh giành độc lập: Guinea, Guinea-Bissau, Angola. Rồi bố tôi liên hệ với tổ chức chống phân biệt chủng tộc của Nelson Mandela. Ông làm giấy tờ giả cho những người da đen Nam Phi bị ngược đãi. Cũng có Mỹ Latinh nữa. Bố tôi đã giúp những người chống lại chế độ độc tài ở Cộng hòa Dominica, Haiti, và rồi chuyển qua Brazil, Argentina, Venezuela, El Salvador, Nicaragua, Colombia, Peru, Uruguay, Chile và Mexico. Và rồi cả chiến tranh Việt Nam. Bố tôi làm giấy tờ giả cho lính đào ngũ Mỹ họ là những người không muốn đưa tay chống lại người Việt Nam. Cũng không ngoại trừ Châu Âu. Bố tôi đã làm giả giấy tờ cho những người chống đối Franco ở Tây Ban Nha, Salazar ở Bồ Đào Nha, chống lại chế độ độc tài của tên đại tá ở Hy Lạp, và thậm chí cả ở Pháp. Chỉ có một lần, xảy ra vào tháng 5 năm 1968. Bố tôi hẳn nhiên rất quan tâm theo dõi các cuộc biểu tình trong tháng Năm, nhưng trái tim ông lại ở nơi khác, cũng như thời gian của ông vì ông có hơn 15 nước để phục vụ. Có một lần, ông nhận lời làm giấy tời giả cho một người bạn có thể thấy quen. (Cười) Những ngày đó ông trẻ hơn nhiều, và bố tôi nhận làm hồ sơ giả để ông có thể trở lại và diễn thuyết ở một cuộc họp. Ông nói với tôi rằng những giấy tờ đó dính dáng tới truyền thông nhất và ít hữu ích nhất mà ông từng làm trong suốt đời. Nhưng, ông đồng ý làm, thậm chí dù Daniel Cohn-Bendit không bị nguy hiểm gì cả, chỉ vì đó là một cơ hội tốt để qua mặt các nhà chức trách, và để cho họ thấy không có gì thưa rỗng hơn là những ranh giới -- mà ý tưởng thì không có ranh giới. Cả tuổi thơ tôi, trong khi bố của bạn bè kể chúng nghe chuyện cổ Grimm, bố tôi kể tôi chuyện về những người hùng rất thầm lặng có lý tưởng sống khó lay chuyển họ đã tạo nên những điều kì diệu. Những anh hùng đó không cần một quân đội phía sau họ. Dù sao đi nữa, không ai theo họ cả, ngoại trừ một ít đàn ông và phụ nữ có niềm tin và lòng can đảm. Về sau tôi hiểu hơn rằng đó thực ra là câu chuyện của riêng ông, bố tôi kể để đưa tôi vào giấc ngủ. Tôi hỏi ông có khi nào nghĩ đến những hi sinh của ông, có khi nào ông tiếc nuối. Ông nói không. Ông nói rằng ông không thể chứng kiến hay chịu đựng bất công mà không làm gì cả. Ông đã tin, và đến giờ ông vẫn tin rằng có thể có một thế giới khác -- một thế giới mà ở nơi đó không ai cần phải một người làm giả. Ông vẫn mơ về nó. Bố tôi đang có mặt trong phòng này ngày hôm nay. Ông tên là Adolfo Kaminsky, và tôi sẽ mời ông đứng dậy. (Vỗ tay) Cảm ơn. Đây là ngôn từ của tôi, nhưng không phải giọng nói của tôi. Đây là Alex, giọng nói điện tử tốt nhất mà tôi có thể tìm được một tính năng tiêu chuẩn trên mọi máy tính Macintosh. Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi chưa từng băn khoăn về khả năng phát ngôn của mình. Nó tự nhiên như hơi thở vậy. Những ngày đó, tôi sống trên một thiên đường ngu ngốc Sau khi các cuộc phẫu thuật ung thư lấy đi của tôi khả năng nói và ăn uống, tôi bị giam hãm trong cái thế giới ảo này nơi mà cái máy tính là một phần chức năng sống của tôi. Gần đây, chúng ta được nghe những nhà hùng biện lưu loát và sáng giá tại TED. Tôi cũng từng làm được như vậy. Có thể tôi không thông minh bằng, nhưng ít ra cũng nói được nhiều như vậy. Tôi muốn dành cuộc nói chuyện của tôi hôm nay đơn thuần cho việc nói, và về khả năng nói hay không thể nói gắn chặt với đặc tính của một con người như thế nào cũng như đòi hỏi sự ra đời của một sinh linh mới khi nó bị lấy đi. Tuy nhiên, tôi thấy rằng chỉ nghe một giọng nói điện tử trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ rất đơn điệu. Vậy nên tôi đã nhờ vài người bạn ở TED đọc to giùm tôi. Đầu tiên là vợ tôi, Chaz. Chaz Ebert: "Chaz là người đã đứng bên tôi trong suốt 3 lần phẫu thuật làm lại hàm cho tôi và khôi phục khả năng nói. Trong lần mổ đầu tiên do ung thư tuyến nước bọt tái phát năm 2006, Tôi tưởng sẽ được ra viện kịp để quay lại với chương trình phê bình phim của tôi, 'Ebert và Roper ở rạp phim.' Tôi đã thu trước nhiều show đủ cho 6 tuần tôi đi phẫu thuật và hồi phục. Các bác sĩ đã lấy một xương mác từ chân tôi và một chút mô từ vai tôi tạo thành một bộ hàm mới. Lưỡi, thanh quản và dây thanh âm của tôi thì vẫn tốt, chưa bị làm sao cả." (Tiếng cười) (Tiếng cười) "Tôi đã rất lạc quan, và đúng như vậy. Lần phẫu thuật đầu thành công mỹ mãn. Tôi tự ngắm tôi qua gương và trông tôi cũng được lắm. Hai tuần sau, tôi đã sẵn sàng để về nhà. Khi tôi đang dùng iPod mở một bài hát của Leonard Cohen "I'm Your Man" tặng các bác sĩ và y tá chăm sóc tôi. Bỗng nhiên, tôi bị chảy máu lênh láng Động mạch cảnh của tôi bị vỡ. Lạy Chúa, tôi vẫn còn ở phòng bệnh và các bác sĩ đang có mặt ở đó. Chaz nói với tôi rằng nếu như bài hát đó không dài thế thì có lẽ tôi đã lên xe và đang trên đường về. và có thể sẽ phải chết ở đó. Cám ơn ông, Leonard Cohen vì cứu sống tôi." (Vỗ tay) Cuộc phẫu thuật thứ hai -- giúp nối lại trong 5 hay 6 ngày gì đó và rồi nó lại vỡ ra. Và rồi nỗ lực lần thứ 3 cũng giúp nối lại động mạch của tôi khá ổn, đến khi nó đổ bể. Một bác sĩ từ Brazil nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy ai sống được khi bị vỡ động mạch cảnh. Và trước khi tôi rời bệnh viện, sau một năm điều trị, tôi có cả thảy 7 lần vỡ động mạch cảnh. Chưa bao giờ người ta cho tôi biết rằng tôi sẽ không thể nói được nữa; chỉ là điều đó đã quá rõ ràng rồi. Giọng nói của con người là sự kết hợp khéo léo của hơi thở bên trong thanh quản của con người và hệ hô hấp. Chúng ta cần phải giữ và điều chỉnh được hơi thở để tạo ra các âm thanh. Do đó, hệ thống nhất thiết phải kín hơi đễ giữ được khí. Vì tôi đã mất hàm dưới nên tôi không còn giữ được hơi, và do đó lưỡi và tất cả các bộ phận tạo âm khác của tôi cũng trở nên bất lực." Dean Ornish: " Trong một khoảng thời gian dài ban đầu, tôi đã viết các tin nhắn trên các cuốn ghi chú. Rồi tôi thử gõ các từ trên máy tính xách tay. và sử dụng giọng nói được cấy sẵn trong đó. Cách này nhanh hơn, và chẳng ai phải cố để đọc chữ viết của tôi. Tôi đã thử nhiều giọng nói điện tử có sẵn trên mạng, và trong nhiều tháng tôi dùng một giọng Anh, mà Chaz gọi là ngài Lawrence." (Tiếng cười) "Đó là giọng dễ nghe nhất mà tôi có thể tìm được. Sau đó hãng Apple phát hành giọng của Alex, thứ tốt nhất mà tôi từng biết. Nó biết những thứ như là sự khác biệt giữ một dấu chấm cảm và một dấu chấm hỏi. Khi nó thấy một khoảng nghỉ, nó biết cách tạo một câu sao cho nghe như câu đang kết thúc thay vì lơ lửng trong không khí. Có tất cả các loại mã html mà bạn có thể dùng để điều khiển độ ngân và luyến của giọng nói điện tử, và tôi đã kiểm nghiệm chúng. Đối với tôi, chúng có chung 1 vấn đề căn bản, đó là: chúng quá chậm. Khi tôi đang ở trong tình huống đối thoại, tôi cần gõ thật nhanh và bắt kịp câu chuyện. Mọi người không có thời gian hoặc đủ kiên nhẫn để chờ tôi loay hoay với đống mã lệnh cho tất cả các từ hay cụm từ. Nhưng giọng nói riêng của chúng ta thì có ý nghĩa gì? Điều này ảnh hưởng như thế nào đến việc bạn là một người ra sao? Khi người ta nghe Alex phát ra những từ ngữ của tôi, họ có bị ngắt quãng không? Liệu điều này có tạo ra sự phân biệt hay khoảng cách giữa một người với người kia không? Tôi cảm thấy như thế nào khi không thế nói được? Tôi đã cảm thấy, và vẫn cảm thấy một khoảng cách lớn với phần lớn mọi người. Tôi trở nên không thoải mái khi bị tách ra khỏi cái máy tính Cho dù trong tình huống đó, tôi thấy mọi người đều thông cảm cho những khó khăn trong việc nói năng của tôi. Nên Chaz đã gợi ý đi tìm một công ty có khả năng tạo ra một giọng nói theo yêu cầu sử dụng giọng của tôi trên các chương trình tivi trong khoảng 30 năm. Đầu tiên tôi phản đối. Tôi nghĩ sẽ rất rùng rợn khi nghe giọng của chính mình phát ra từ một cái máy tính. Có cái gì đó thoải mái hơn khi giọng nói đó không phải của tôi. Nhưng tôi quyết định thử một lần. Và chúng tôi liên lạc một công ty ở Scotland nơi có thể tạo ra giọng nói điện tử cá nhân. Họ chưa bao giờ tạo một giọng nào từ các dữ liệu được ghi âm trước cả. Tất cả các giọng nói họ làm đều được tạo ra nhờ một người khác nói bằng cách ghi âm các từ gốc trong một buồng điều khiển. Nhưng họ vẫn sẵn lòng thử. Nên tôi gửi cho họ băng ghi âm nhiều giờ giọng của tôi, cộng thêm nhiều mẩu ghi âm bình luận mà tôi đã làm cho các bộ phim dạng DVDs. Và nó nghe như tôi nói vậy, nó thật sự giống. Có một lý do cho điều đó; nó chính là tôi. Tuy nhiên điều đó không đơn giản như vậy. Các đoạn băng từ sô truyền hình của tôi không thực sự có ích vì có quá nhiều âm thanh khác xen vào -- ví dụ như nhạc phim hay tiếng Gene Siskel đang phản bác tôi." (Tiếng cười) "Và các từ tôi nói thường được nhấn mạnh đặc biệt nên chúng không phù hợp lắm khi ở cùng một câu. Tôi sẽ cho các bạn nghe thử một đoạn. Đây là vài bình luận mà tôi đã ghi lại để dùng khi Chaz và tôi xuất hiện trên chương trình Oprah Winfrey. Và đây là một giọng mà chúng tôi gọi là Roger Jr. hay Roger 2.0." Roger 2.0: Oprah, tôi không thể diễn tả hết sự vui sướng khi được trở lại chương trình của cô. Chúng ta đã nói chuyện từ lâu lắm rồi, và giờ chúng ta lại gặp nhau lần nữa. Đó là phiên bản đầu tiên cho giọng nói điện tử của tôi. Nó vẫn cần nâng cấp, nhưng ít nhất là nó nghe giống tôi và không như HAL 9000. Khi tôi nghe nó lần đầu tiên, tôi rùng hết cả mình. Khi tôi gõ bất cứ thứ gì, giọng này sẽ phát ra bất cứ cái gì tôi gõ. Khi tôi đọc cái gì đó, nó sẽ đọc bằng giọng của tôi. Tôi đã gõ trước những từ này, vì tôi không nghĩ là có gì thích thú khi ngồi xem tôi gõ phím cả. Giọng nói được tạo bởi một công ty ở Scotland tên là CereProc. Tôi thấy rất ổn khi nhiều từ mà các bạn đang nghe được trích ra từ lời bình luận của tôi cho 'Casablanca' và 'Citizen Kane'. Đây là giọng nói đầu tiên mà họ làm riêng cho một cá nhân. Có khá nhiều giọng tốt khác có sẵn cho các máy tính, nhưng chúng giống giọng của ai đó, trong khi giọng này nghe như là tôi vậy. Tôi dự định sẽ dùng nó trên tivi, đài và cả trên mạng nữa. Những ai cần một giọng nói nên biết rằng hầu hết các máy tính đã có hệ thống giọng nói tích hợp sẵn. Nhiều người mù đang dùng chúng khi họ tự đọc báo trên Web. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng, ở cấp một, họ bảo rằng tôi nói quá nhiều, và bây giờ tôi vẫn có thể. (Tiếng cười) Roger Ebert: Các bạn nghe đấy, nó giống hệt tôi, nhưng các từ cứ lên lên xuống xuống. Ngữ điệu không được tự nhiên cho lắm. Những người tốt bụng ở Scotland vẫn đang cải tiến giọng nói của tôi, và tôi rất lạc quan về điều đó. Tuy nhiên đến giờ, giọng Alex của Apple vẫn là cái tốt nhất tôi từng nghe. Tôi đã viết blog về nó và thực sự đã có một bình luận từ chính diễn viên lồng tiếng Alex này. Anh ta nói rằng mình đã ghi âm rất nhiều giờ với các ngữ điệu khác nhau dùng trong giọng này. Thật sự cần một lượng mẫu rất lớn. John Hunter: " Cả đời tôi nói như máy. Giờ đây tôi đã nói những lời cuối cùng của đời mình, và thậm chí tôi không còn nhớ chắc chắn là tôi đã nói những gì. Tôi cảm thấy mình giống như người anh hùng trong câu chuyện của Harlan Ellison có nhan đề 'Tôi không có miệng và tôi phải hét.' Vào thứ 4, David Christian giải thích với chúng tôi rằng loài người mới chỉ là một khoảnh khắc nhỏ trong suốt thời gian tồn tại của vũ trụ. Trong hầu hết hàng triệu, hàng tỉ năm, chẳng có sự sống nào trên địa cầu cả. Trong hầu hết thời gian sự sống bắt đầu trên trái đất, chẳng có sự sống thông minh nào. Chỉ khi chúng ta biết truyền đạt kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo, thì sự khai sáng văn minh mới bắt đầu. Trong ngôn từ của vũ trụ học, thì nó mới chỉ khoảng 10 phút trước mà thôi. Cuối cùng, công cụ tiên tiến và kỳ bí nhất của loài người đã xuất hiện, máy vi tính. Điều này hầu như diễn ra trong suốt cuộc đời tôi. Một số trong những cái máy tính nổi tiếng đầu tiên được lắp ở quê nhà tôi tại Urbana, nơi sản sinh ra HAL 9000. Khi tôi nghe câu chuyện tuyệt vời của Salman Khan vào thứ tư, về trang web của học viện Khan nơi các giáo viên dạy hàng trăm môn học cho các sinh viên trên khắp thế giới, tôi đã hồi tưởng lại. Đó là khoảng năm 1960. Khi tôi - báo cáo viên của một tờ báo địa phượng - vẫn còn học trung học, tôi được cử đến phòng thí nghiệm máy tính của đại học Illinois để phỏng vấn các nhà chế tạo về thứ gọi là PLATO. Những bước đầu tiên của lập trình logic cho hệ thống dạy học tự động. Đó là một hệ thống lệnh hỗ trợ bởi máy tính, mà ngày nay chạy trên một máy tính gọi là ILLIAC. Các lập trình viên nói rằng nó có thể hỗ trợ các sinh viên trong quá trình học tập. Tôi ngờ là, 50 năm về trước ấy, họ thậm chí đã mơ về điều mà Salman Khan vừa hoàn thành. Nhưng đó không phải là vấn đề. Cái chính là PLATO mới chỉ 50 năm tuổi, một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Nó đã tiếp tục phát triển và hoạt động dưới dạng này hay dạng khác trên các máy tính tinh vi hơn rất nhiều, cho đến 5 năm trước. Tôi đã đọc từ Wikipedia rằng, bắt đầu bằng một khởi đầu khá khiêm tốn, PLATO đã thiết lập các diễn đàn, công cụ tin nhắn, kiểm tra trực tuyến, thư điện tử, phòng chat, ngôn ngữ qua ảnh, và các chương trình chat chia sẻ màn hình từ xa và các trò chơi nhiều người tham gia. "Kể từ khi trình duyệt web đầu tiên được phát triển ở Urbana, dường như quê nhà tôi, vùng phía nam Illinois, là nơi khai sinh ra phần lớn thế giới online mà chúng ta có ngày nay. Nhưng tôi không đến đây để quảng cáo đâu." (Tiếng cười) "Tôi đến đây như một người muốn được giao tiếp. Tất cả những điều này đều diễn ra trong cuộc đời của tôi. Tôi bắt đầu viết trên máy tính vào những năm 70 khi một trong những hệ thống Atech đầu tiên được cài đặt ở thời báo Chicago Sun. Tôi đã xếp hàng ở Radio Shack để mua một trong những Model 100's đầu tiên. Và khi tôi bảo những người trong phòng ấn bản ở Giải thưởng Hàn lâm rằng tốt hơn họ nên lắp đặt vài đường điện thoại cho kết nối Internet, họ còn chẳng biết là tôi đang nói cái gì. Khi tôi mua cái máy để bàn đầu tiên, nó là một cái DEC Rainbow. Có ai còn nhớ không nhỉ?" (Vỗ tay) "Tờ thời báo The Sun cử tôi đến liên hoan phim Cannes với cái máy tính xách tay cỡ một cái va ly tên là Porteram Telebubble. Tôi tham gia Compuserve khi nó mới có ít người và hiện tại tôi có nhiều người theo đuổi trên Twitter đấy." (Tiếng cười) CE:" Tất cả những điều này đã xảy ra chỉ trong chớp mắt mà thôi. Thật không thể tưởng tượng nổi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi thật quá may mắn khi sống trong khoảnh khắc này của lịch sử. Thực sự, tôi rất may mắn khi sống trong lịch sử, vì nếu không có trí tuệ và trí nhớ thì sẽ không có lịch sử. Trong hàng tỷ năm, vũ trụ tiến hóa mà hoàn toàn không được biết tới. Giờ đây chúng ta sống trong thời đại Internet, cái dường như tạo ra một dạng của sự hiểu biết toàn cầu. Và bởi vì thế, tôi có thể giao tiếp tốt như tôi đã từng có thể. Chúng ta được sinh ra trong một hộp kín của không gian và thời gian. Chúng ta sử dụng từ ngữ và giao tiếp đễ phá vỡ nó và tiếp cận với những cái khác. Đối với tôi, Internet khởi đầu như một công cụ hữu ích và giờ đây nó trở thành cái gì đó tôi phụ thuộc vào trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi không thể nói, tôi chỉ có thể gõ phím rất nhanh. Các giọng nói điện tử thỉnh thoảng không quá giả tạo, nhưng với cái máy tính của mình, tôi có thể giao tiếp rộng hơn trước kia rất nhiều. Tôi cảm thấy như thể blog của tôi, email của tôi, Twitter và Facebook cho tôi một sự thay thế trong hội thoại hàng ngày. Chúng không phải là sự tiến bộ, nhưng chúng là tất cả những gì tôi có thể làm. Chúng giúp tôi được nói. Không mấy người có đủ kiên nhẫn như vợ tôi, Chaz. Nhưng trên mạng, mọi người nói cùng tốc độ. Cả cuộc phiêu lưu này là một quá trình học hỏi. Mỗi khi một cuộc phẫu thuật thất bại, tôi mất đi một phần xương thịt mình. Giờ đây, tôi chẳng còn tý hàm nào cả. Khi lấy các cơ từ hai vai của tôi, xác bác sĩ phẫu thuật khiến tôi đau lưng và giảm khả năng đi lại bình thường của tôi. Kỳ lạ rằng chân tôi vẫn tốt, và chính là vai tôi làm chậm bước đi của tôi. Khi các bạn thấy tôi bây giờ, Tôi trông như thể con ma trong nhà hát vậy." Nhưng không, anh không phải. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Khi ai đó nhìn vào một người như tôi tự nhiên thôi họ sẽ nghĩ rằng tôi đã mất một vài giác quan nào đó. Người ta --" (Vỗ tay) "Người ta nói to hơn--" Tôi xin lỗi. Phiền mọi người. (Vỗ tay) "Người ta nói to hơn và chậm hơn với tôi. Đôi khi họ coi là tôi đã điếc. Có những người không muốn nhìn vào tôi." Tin tôi đi, ý anh ấy không phải thế vì -- như thường lệ, hãy để tôi chỉ đọc nó thôi. (Tiếng cười) Anh không bao giờ nên để vợ anh đọc những thứ như thế này. (Tiếng cười) "Một cách tự nhiên thôi, người ta không muốn nhìn thấy sự đau ốm. Chúng ta không thích những gì gợi đến sự sống chết mỏng manh của mình. Đó là lý do tại sao viết trên Internet đã trở thành vật cứu mạng của tôi. Khả năng suy nghĩ và viết của tôi không hề bị ảnh hưởng. Và trên Web, giọng nói thật của tôi có chỗ để thể hiện. Tôi cũng đã gặp nhiều người khuyết tật khác cũng giao tiếp theo cách này. Một trong số các bạn Twitter của tôi còn chỉ có thể gõ phím bằng ngón chân. Một trong số những blog hài hước nhất trên Web được viết bởi một người bạn tôi tên là Người què hài hước." (Tiếng cười) " Google anh ấy và anh sẽ làm bạn phải cười đấy. Tất cả những người đó đang nói, theo cách này hay cách khác, rằng những gì bạn thấy không hẳn đã đúng. Nên tôi đến đây không phải để phàn nàn. Tôi có nhiều thứ khiến tôi hạnh phúc và xoa dịu muộn phiền. Tôi dường như, trong thời gian hiện tại, miễn nhiễm với ung thư. Tôi đang viết khỏe hơn bao giờ hết. Rất năng suất. Nếu như tôi rơi vào tình huống này chỉ 1 vài cái khoảnh khắc trước đó của vũ trụ thôi, có lẽ tôi đã bị cô lập như một nhà tu hành. Cõ lẽ tôi sẽ giam hãm trong những suy nghĩ của mình. Nhờ có sự đi lên của tri thức nhân loại, nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật số, tôi có một giọng nói, và tôi không cần phải hét lên," RE: Đợi chút, tôi muốn nói thêm điều này nữa. Một người đến gặp bác sĩ tâm thần. Bác sĩ nói, "Anh bị điên." Người bệnh nói,"Tôi muốn nghe thứ khác" Bác sĩ nói, "Được rồi, anh thật đáng sợ." (Tiếng cười) Mọi người đều biết bài kiểm tra cho trí tuệ nhân tạo -- bài kiểm tra Turing. Một người kiểm nghiệm cuộc đối thoại giữa một người và một máy tính. Nếu người kiểm định không phân biệt được máy tính và người thật, thì máy tính đã vượt qua cuộc kiểm định. Giờ tôi giới thiệu một bài kiểm tra cho giọng nói máy tính -- bài kiểm tra Ebert. Nếu một giọng nói máy tính có thể nói đùa thành công và căn thời gian và thể hiện tốt như Henny Youngman, thì đó là giọng nói mà tôi cần. (Vỗ tay) Xin chào, tên tôi là Marcin -- nông dân, kỹ sư công nghệ. Tôi sinh ra ở Ba Lan nhưng giờ đang ở Mỹ. Tôi đã lập một nhóm có tên là Open Source Ecology- tức Sinh thái học mã nguồn mở Chúng tôi nhận định 50 loại máy quan trọng nhất mà theo chúng tôi cuộc sống hiện đại này cần để tồn tại-- từ máy cày, lò bánh mỳ, máy làm mạch điện tử. Sau đó chúng tôi bắt đầu tạo ra một phiên bản mã nguồn mở, hay một phiên bản DIY (nghĩa là Tự làm) để bất kỳ ai cũng có thể chế tạo và bảo trì với giá thấp hơn nhiều lần. Chúng tôi gọi đó là Các dụng cụ tiêu chuẩn cần cho một ngôi làng ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện. Tôi kết thúc tuổi 20 của mình với một Bằng Tiến sĩ về năng lượng nhiệt hạch và tôi phát hiện ra mình thật vô dụng Tôi không có kỹ năng thực hành. Khi thế giới mở ra cho tôi những lựa chọn, và tôi nhận lấy chúng. Tôi đoán bạn sẽ gọi đó là phong cách của một người tiêu dùng chính hiệu :) Rồi tôi mở một trang trại ở Missouri và học làm kinh tế trang trại. Tôi mua một cái máy cày -- và rồi nó hỏng. Tôi trả tiền để sửa nó -- rồi nó lại hỏng lần nữa. Rất nhanh sau đó tôi cũng khánh kiệt. Tôi nhận ra rằng các công cụ rẻ tiền và thực sự phù hợp mà tôi cần để có thể an cư lạc nghiệp vẫn chưa hề tồn tại. Tôi cần các công cụ mạnh, có các khối rõ ràng, hiệu suất cao và tối ưu, rẻ tiền chế tạo từ các vật liệu tái chế ở địa phương mà có thể tồn tại cả đời, và không lỗi thời. Tôi nhận ra rằng tôi sẽ phải tự tạo ra chúng Nên tôi đã làm điều đó. và tôi thử nghiệm chúng. Tôi nhận ra năng suất công nghiệp có thể đạt được bằng những vi mạch... Sau đó tôi công bố các thiết kế 3D, các sơ đồ thiết kế, các video hướng dẫn và chi phí trên một trang bách khoa thư mở Sau đó những người cộng tác từ khắp nơi trên thế giới xuất hiện và tạo ra các mẫu máy thử nghiệm mới trong các chuyến thăm ủng hộ dự án. Đến nay, chúng tôi đã chế tạo 8 trên tổng số 50 máy, Và giờ đây dự án đang bắt đầu tự nuôi sống được mình. Chúng tôi hiểu rằng mã nguồn mở đã thành công với các công cụ để quản lý kiến thức và sự sáng tạo Và điều tương tự cũng đang diễn ra với phần cứng Chúng tôi tập trung vào phần cứng vì chính chúng có thể thay đổi cuộc sống của con người theo những cách mà có thể sờ mó hay nhìn thấy được. Nếu chúng ta có thể làm giảm đi những rào cản trong nông nghiệp, xây dựng, sản xuất, thì chúng ta có thể giải phóng một lượng cực lớn tiềm năng con người. Và không chỉ ở các nước đang phát triển, các công cụ của chúng tôi được tạo ra cho cả những người nông dân, thợ xây, nhà buôn, nhà chế tạo ở Mỹ Chúng tôi nhận được nhiều sự khích lệ từ những người này, những người mà giờ đây có thể bắt đầu một công ty xây dựng, một khâu sản xuất, một quy trình CSA hữu cơ hay chỉ là bán điện lại cho mạng lưới. Mục tiêu của chúng tôi là một nhà kho của những thiết kế đã công bố thật rõ ràng, thật hoàn thiện, đến mức chỉ cần ghi vào một đĩa DVD là đủ cho một bộ công cụ khai sáng ban đầu. Tôi đã trồng hàng trăm cái cây trong một ngày Tôi nén 5000 viên gạch cũng trong một ngày từ đất bẩn dưới chân tôi và lắp một cái máy cày trong 6 ngày Với những gì tôi thấy, thì đây chỉ là sự mở đầu Nếu như ý tưởng này đúng đắn, thì tác dụng của nó sẽ là rất lớn Sự phân phối rộng rãi hơn của các công cụ sản xuất, chuỗi cung cấp mạnh và thân thiện với môi trường và một văn hóa Tự làm mới có thể giúp ta vượt qua sự thiếu thốn không đúng với năng lực xã hội Chúng tôi đang khám phá các giới hạn của những gì chúng ta có thể làm cho một thế giới tốt đẹp hơn với công nghệ phần cứng mở. Cám ơn. Vỗ tay. Tôi rất may mắn vì đã được học kĩ thuật cấy ghép dưới sự chỉ dẫn của hai bác sĩ phẫu thuật tiên phong: bác sĩ Thomas Starzl, người đã thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên trên thế giới vào năm 1967, và Ngài Roy Calne, người đã thực hiện ca ghép gan đầu tiên trên toàn nước Anh. sau đó một năm. Tôi trở về Singapore và, vào năm 1990, thực hiện thành công, lần đầu tiên ở châu Á, một ca ghép gan từ gan hiến bởi một bệnh nhân đã qua đời bất chấp muôn trùng khó khăn. Giờ đây khi tôi nhìn lại, việc thực hiện ca phẫu thuật có lẽ lại là phần dễ nhất. Dễ thứ nhì là quyên góp đủ tiền để thực hiên ca phẫu thuật. Có lẽ phần khó khăn nhất là việc thuyết phục nhà làm luật -- vấn đề này của tôi còn được mang ra tranh cãi ở Quốc hội -- rằng một bác sĩ phẫu thuật nữ trẻ tuổi được trao cơ hội làm nhà tiên phong cho cả đất nước. 20 năm đã qua bệnh nhân của tôi, chị Surinder, là bệnh nhân được ghép gan sống lâu nhất trên toàn châu Á cho đến nay. (Tiếng vỗ tay) Và có lẽ còn quan trọng hơn, tôi thật tự hào được làm mẹ đỡ đầu cho bé trai 14 tuổi con chị. (Tiếng vỗ tay) Nhưng không phải mọi bệnh nhân trên danh sách chờ ghép đều được may mắn đến vậy. Sự thật là, đơn giản là số cơ quan được hiến không thể nào đáp ứng được nhu cầu. Khi mà nhu cầu được ghép các cơ quan ngày càng tăng, một lí do chính là do dân số đang lão hóa nhanh chóng, nguồn cung vẫn không thay đổi. Chỉ riêng ở Hoa Kì, 100,000 đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ có tên trong danh sách chờ được ghép bộ phận, và hàng ngày, hàng tá trong số họ qua đời vì thiếu người hiến các bộ phận đó. Cộng đồng cấy ghép đã tích cực vận động việc hiến cơ quan. Và món quà của sự sống đã được nới rộng từ người chết não đến người thân thích còn sống -- những người thân thích có thể hiến một bộ phận hoặc một phần bộ phận, như là một mảnh gan, cho họ hàng hoặc người yêu quí. Nhưng vì số bộ phận được hiến vẫn thiếu trầm trọng, món quà của sự sống lại tiếp tục được nới rộng ra từ họ hàng còn sống đến những người hiến còn sống, dù không liên hệ máu mủ. Và sự cho phép này đã dẫn đến một vấn đề đạo đức gây tranh cãi chưa từng có và thật bất ngờ. Làm sao anh có thể phân biệt được một người hiến tình nguyện hảo tâm với một người bị bắt buộc hay ép bằng vũ lực hay với, ví dụ như là, một người vợ, người chồng bị bạo hành, bố mẹ vợ hay chồng, một nô dịch, một nô lệ, một người làm thuê? Ở đâu và làm thế nào ta có thể vạch được đường ranh giới? Nơi tôi ở, có quá nhiều người sống dưới định mức nghèo khó. Và ở một vài vùng, việc hiến cơ quan vì mục đích lợi nhuận để đổi lấy tiền đã dẫn đến một ngành buôn bán phát đạt liên quan đến người hiến còn sống dù không thân thích. Ngay sau khi tôi thực hiện thành công ca ghép đầu tiên, tôi nhận nhiệm vụ tiếp theo, đó là đi đến các nhà tù để lấy các cơ quan từ tử tù. Vào thời điểm đó tôi đang mang bầu. Đáng lẽ thời kì mang bầu phải là những phút giây hạnh phúc viên mãn trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nhưng thời kì hạnh phúc của tôi bị hoen ố bởi những suy nghĩ u ám -- ý nghĩ về việc đi bộ qua gian biệt giam tử tù được bảo hộ cẩn mật của nhà tù. và đây là con đường duy nhất dẫn tôi đến phòng mổ tạm bợ. Và mỗi lần, tôi lại cảm thấy những cái nhìn chòng chọc lạnh cả sống lưng của những tù nhân bị kết án tử hình dõi theo tôi. Và trong suốt hai năm, tôi đấu tranh với tình thế khó xử ấy, dậy vào lúc 4 rưỡi mỗi sáng thứ Sáu, lái xe đến nhà tù, quỳ xuống, tay đeo găng và đã cọ sạch, sẵn sàng nhận tử thi của một tử tù mới hành hình, lấy các cơ quan rồi đem những cơ quan này tới bệnh viện và rồi ghép món quà của cuộc sống này cho một bệnh nhân trong buổi chiều ngày hôm đó. Dĩ nhiên, tôi được thông báo là mọi việc đã được cho phép. Nhưng trong cuộc đời tôi, một kĩ năng đáng quí mà tôi đã học được là khơi nên những cảm giác xung đột -- xung đột từ nỗi buồn vô hạn và sự nghi ngờ vào bình minh đến niềm vui mừng khi ghép một món quà của sự sống vào lúc hoàng hôn. Trong nhóm của tôi một hay hai đống nghiệp của tôi bị những sự kiện này ám ảnh đến suốt cuộc đời. Vài người trong chúng tôi chế ngự cảm xúc, nhưng thật ra là không ai còn như cũ được nữa. Tôi thật sự băn khoăn khi mà việc lấy cơ quan từ tử tù cũng được coi là đáng tranh cãi về đạo đức, ít ra là bằng việc lấy tế bào gốc từ phôi người. Và trong tâm trí tôi tôi nhận ra rằng, là một bác sĩ phẫu thuật tiên phong, với tầm ảnh hưởng nhất định, tôi có nhiệm vụ là phải nói lên thay lời những người chưa đủ tầm ảnh hưởng. Nó làm tôi băn khoăn liệu có cách nào tốt hơn -- cách tốt hơn để tránh cái chết mà vẫn mang lại món quà của sự sống việc này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn lao tới hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới. Và vừa đúng thời điểm đó, việc phẫu thuật đã tiến triển từ to sang nhỏ, từ những vết mổ thật rộng đến những kỉ thuật nhỏ như lỗ khóa, chỉ cần rạch những vết bẻ xíu. Và trong cấy ghép, cơ sở chuyển từ các bộ phận nguyên vẹn đến tế bào. Vào năm 1988, ở Đại Học Minnesota, tôi tham gia vào một chuỗi nhỏ các ca ghép nguyên cả tụy. Tôi đã chứng kiến kĩ thuật này khó khăn đến thế nào. Và việc này cho tôi nguồn cảm hứng chuyển từ việc ghép nguyên các bộ phận sang, có lẽ là, chỉ ghép tể bào mà thôi. Tôi tự nói với bản thân, sao ta lại không lấy những tế bào ra khỏi tuyến tụy những tế bào tiết ra insulin để chữa tiểu đường -- và ghép những tế bào này nhỉ? -- về mặt kĩ thuât, qui trình này đơn giản hơn nhiều so với việc phải xử lí muôn vàn phức tạp của việc ghép nguyên một cơ quan. Và vào thời điểm đó, nghiên cứu tế bào gốc, đang bắt đầu tiến triển, sau sự kiện tách riêng biệt, lần đâu tiên trên thế giới, tế bào gốc từ phôi người vào những năm 1990. Việc tế bào gốc, như là tế bào chủ đạo, có thể tạo ra hàng loạt loại tế bào khác nhau -- tế bào tim, gan, tế bào tiểu đảo tụy -- thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông và trí tưởng tượng của công chúng. Và tôi cũng bị mê hoặc bởi công nghệ mới, cách mạng này, và việc này khơi gợi một biến chuyển trong suy nghĩ của tôi, từ ghép nguyên cơ quan đến ghép tế bào mà thôi. Tôi tập trung nghiên cứu tế bào gốc như một nguồn tiềm năng cho cấy ghép tế bào. Ngày nay, ta đã nhận ra rằng có rất nhiều loại tế bào gốc. Tế bào gốc từ phôi thu hút nhiều sự chú ý nhất, cơ bản là vì tính toàn năng của chúng -- nghĩa là chúng có thể dễ dàng phân hóa thành hàng loạt loại tế bào khác nhau. Nhưng vấn đề đạo đức gây tranh cãi xung quanh tế bào gốc phôi -- là việc những tế bào này được lấy từ phôi bào 5 ngày tuổi -- đã xúc tiến nghiên cứu về các loại tế bào gốc khác. Giờ đây, trước ánh mắt giễu cợt của các đồng nghiệp, tôi động viên phòng thí nghiệm của tôi tập trung nghiên cứu vào cái mà tôi nghĩ là nguồn tế bào gốc ít gây tranh cãi nhất, mô mỡ, đúng vậy, là mỡ -- ngày nay có nguồn cung cấp dồi dào -- bạn và tôi, tôi nghĩ là, đều rất sung sướng khi quăng được mô mỡ đi. Tế bào gốc từ mô mỡ là tế bào gốc người trưởng thành. Tế bào gốc từ người trưởng thành có trong bạn và tôi -- trong máu, trong tủy xương, trong mỡ, da và các bộ phận khác. Và rồi hóa ra là mỡ là một trong những nguồn cung tốt nhất tế bào gốc từ người trưởng thành. Nhưng tế bào gốc người trưởng thành không phải là tế bào gốc phôi. Và hạn chế là đây: tế bào gốc người trưởng thành là tế bào trưởng thành đã phân hóa và, cũng như một con người đã trường thành các tế bào này bị hạn chế hơn trong suy nghĩ và hạn chế hơn trong biểu hiện và không thế tạo ra hàng loạt loại tế bào phân hóa phong phú như tế bào gốc phôi được. Nhưng vào năm 2007, hai nhân vật xuất sắc, Shinya Yamanaka từ Nhật Bản và Jamie Thompson từ Mỹ, đã có một phát minh thật đáng ngạc nhiên. Họ phát hiện ra rằng, tế bào người trưởng thành, lấy từ bạn và tôi, có thế được lập trình lại để thành giống như tế bào phôi, họ gọi chúng là tế bào IPS viết tắt của Induced Pluripotent Stem Cells, có nghĩa là tế bào gốc đa năng nhân tạo. Và bạn biết không, các nhà khoa học khắp thế giới, trong phòng thí nghiệm, đang có một cuộc chạy đua để biến đổi tế bào trưởng thành đang lão hóa -- tế bào trưởng thành đang lão hóa từ bạn và tôi -- họ đang chạy đua để lập trình lại các tế bào này thành các tế bào IPS hữu dụng hơn nhiều. Và tại phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi đang tập trung vào việc lấy tế bào mô mỡ và lập trình lại hàng đống mỡ thành những suối nguồn tế bào tươi trẻ -- tế bào mà ta có thế dùng để tạo nên các tế bào khác đã phân hóa hơn, mà một ngày có thể dùng để cấy ghép tế bào. Nếu nghiên cứu này thành công, nó sẽ làm giảm sự cần thiết của việc nghiên cứu và hi sinh phôi bào người. Thật vậy, có rất nhiều đồn thổi, cũng như hi vọng rằng viễn cảnh những tế bào gốc này một ngày nào đó sẽ tạo ra cách chữa cho hàng loạt căn bệnh. Bệnh tim, đột quị, tiểu đường, chấn thương tủy sống, loạn dưỡng cơ, bệnh về võng mạc -- có bệnh nào trong số này đặc biệt liên quan tới cá nhân bạn không? Vào tháng 5 năm 2006, một chuyện khủng khiếp đã xảy đến với tôi. Tôi đang chuẩn bị bắt đầu một ca phẫu thuật tự động, nhưng khi bước ra khỏi thang máy để đi vào ánh sáng chói lòa của phòng mổ, tôi nhận ra rằng thị lực bên trái của tôi nhanh chóng chìm vào bóng tối. Vài ngày trước đó, tôi đã va khá mạnh vào đợt trượt tuyết cuối xuân -- đúng vậy tôi đã ngã. Và tôi bắt đầu thấy sao trăng trôi nổi tôi đơn giản tảng lờ, nghĩ mọi sự là do nhìn mặt trời quá nhiều ở vùng cao. Sự việc xảy đến với tôi có thể đã là thảm họa, nếu không phải vì ngay bên cạnh tôi là cơ sở phẫu thuật đầy đủ. Và tôi khôi phục được tầm nhìn của mình, sau một thời gian dài hồi sức -- ba tháng -- đầu luôn phải cúi xuống dưới. Trải nghiệm này đã dạy tôi phải cảm thông hơn với bệnh nhân của mình, đặc biệt với những người có bệnh về võng mạc. 37 triệu người trên khắp thế giới bị khiếm thị toàn phần, và 127 triệu người nữa bị khiếm thị ở một mức độ nào đó. Ghép võng mạc từ tế bào sản sinh từ tế bào gốc đang trong giai đoạn nghiên cứu, có lẽ một ngày sẽ khôi phục được thị lực, hoặc một phần thị lực, cho hàng triệu bệnh nhân với bệnh võng mạc trên khắp thế giới. Thật vậy, ta sống trong thời đại vừa khó khăn vừa thật lý thú. Khi dân số thế giới lão hóa, các nhà khoa học đang chạy đua để tìm các cách mới để nâng cao năng lực tự phục hồi của cơ thể từ tế bào gốc. Một thực tế là khi cơ quan hay mô của chúng ta bị tổn thương, tủy xương của ta sản sinh ra tế bào gốc vào hệ tuần hoàn. Và các tế bào gốc này trôi trong dòng máu và đi tới các cơ quan bị tổn thương tiết ra protein kích thích phát triển để chữa mô tổn thương. Tế bào gốc có thể dùng làm vật liệu để sửa chữa các bộ khung bị tổn thương trong cơ thể ta, hay để cung cấp tế bào gan mới để chữa gan bị hủy hoại. Khi ta đang nói chuyện đây, có chừng 117 ca thử nghiệm phòng khám nghiên cứu việc sử dụng tế bào gốc cho các bệnh gan. Điều gì đang đợi phía trước? Bệnh tim là lí do tử vong hàng đầu trên thế giới 1.1 triệu người Mỹ bị nhồi máu cơ tim hàng năm. 4.8 triệu bị suy tim. Tế bào gốc có thể dùng để mang protein kích thích sinh trưởng tới sửa chữa tế bào cơ tim bị tổn thương hay để phân hóa thành tế bào cơ tim để khôi phục chức năng tim Có chừng 170 ca thí nghiệm phòng khám nghiên cứu vai trò của tế bào gốc trong bệnh tim. Dù vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, có thể tế bào gốc một ngày sẽ tiên báo một bước nhảy vọt trong khoa tim. Tế bào gốc đem lại hi vọng cho những sự khởi đầu mới -- những bước nhỏ, từng bước một, tế bào thay cho cơ quan, sửa chữa thay vì thay thế. Liệu pháp tế bào gốc có lẽ một ngày sẽ làm giảm nhu cầu ghép cơ quan. Những công nghệ tiềm năng mới luôn luôn bí ẩn. Khi ta nói đây, ca thí nghiệm phòng khám đầu tiên dùng tế bào gốc phôi cho chấn thương tủy sống đang trong quá trình thực hành sau khi được cho phép bởi USFDA. Và ở Anh, tế bào gốc thần kinh để trị đột quị đang được nghiên cứu trong một giai đoạn thí nghiệm. Các nghiên cứu thành công mà ta hoan nghênh ngày nay được mang lại bởi trí tò mò, sự cống hiến và tận tâm của cá nhân các nhà khoa học và nhà tiên phong trong lĩnh vực y khoa. Mỗi người đều có câu chuyện của riêng họ. Câu chuyện của tôi là cuộc hành trình của tôi từ cơ quan đến tế bào -- Một cuộc hành trình qua tranh cãi, lấy cảm hưng từ hi vọng -- hi vọng rằng, khi ta già đi, bạn và tôi một ngày có thể đón mừng trường thọ cùng cuộc sống chất lượng hơn. Xin cám ơn. Những học trò thường hỏi tôi rằng, "Xã hội học là gì?" Và tôi nói rằng, "Đó là môn học về cách mà con người được hình thành bởi những thứ mà họ không thể thấy." Và chúng lại hỏi, "Vậy sao có thể trở thành một nhà xã hội học? Làm sao em có thể hiểu được những động lực vô hình đó?" Và tôi nói, "Sự thấu cảm. Hãy bắt đầu bằng sự thấu cảm. Vì tất cả đều bắt đầu với sự thấu cảm. Hãy ra khỏi vị trí của mình, và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác." Để tôi đưa ra một ví dụ. Hãy tưởng tượng ra cuộc sống của tôi, nếu hàng trăm năm trước Trung Quốc là nước hùng mạnh nhất trên thế giới và họ đến nước Mỹ tìm kiếm nguồn than đá, và họ đã tìm được, sự thật là, họ còn tìm được rất nhiều ở đây. Chẳng bao lâu sau, họ bắt đầu chở lượng than ấy, hàng tấn, hàng tấn, hàng xe nối dài, hàng tàu nặng trịch, về Trung Quốc và nhiều nơi khác nữa trên thế giới. Và vì thế họ trở nên giàu sụ. Và họ xây dựng những thành phố lộng lẫy nhờ vào nguồn than đá đó. Và trở lại đây, nước Mỹ, chúng ta thấy sự tước đoạt kinh tế lẫn nỗi tuyệt vọng. Đó là cái mà tôi thấy được. Tôi thấy con người phải đấu tranh để sống, không biết cái gì xung quanh, và cái gì sẽ đến. Và tôi tự hỏi mình, "Sao điều này lại có thể, sao chúng ta lại quá nghèo ở nước Mỹ này, bởi vì than đá là nguồn của sự giàu có ư, nhiều tiền đến vậy ư?" Và tôi nhận ra rằng, bởi vì người Trung Quốc làm lợi cho chính họ bằng một tầng lớp thống trị ngay trên đất Mỹ này họ cướp tiền, và những nguồn lực cho chính họ. Và còn lại chúng ta, phần rất lớn trong chúng ta, phải giành nhau để sống. Và người Trung Quốc đưa cho nhóm nhỏ thống trị ấy hàng tá vũ khí quân đội cùng những công nghệ tiên tiến để chắc chắn rằng những người như tôi sẽ không nói gì để chống lại mối quan hệ này. Nghe có quen không ạ? Và họ làm những việc như hỗ trợ người Mỹ cách bảo vệ nguồn than đá. Và mọi nơi, là biểu tượng của Trung Quốc -- mọi nơi, là sự nhắc nhở thường trực. Và trở lại với Trung Quốc, họ nói gì ở Trung Quốc? Không gì cả. Họ không nói về chúng ta. Họ không nói về than đá. Nếu bạn hỏi họ, họ sẽ nói, "Ồ, than hả, chúng tôi cần than. Tức là, đừng hòng tôi hạ nhiệt độ lò sưởi của tôi. Đừng mong chờ điều đó." Và tôi tức giận, tôi phẫn nộ, và rất rất nhiều người giống như tôi. Và chúng ta đấu tranh lại, rồi tình hình tệ đi. Và Trung Quốc đánh trả bằng cách ghê tởm. Và trước khi chúng ta nhận ra, thì xe tăng và hàng đội binh lính lũ lượt kéo đến, và rất nhiều người chết, và đó thật sự, rất rất khó khăn. Có hình dung ra cảm giác của bạn nếu bạn ở vị trí của tôi? Có thể hình dung ra bạn bước ra khỏi toà nhà này và thấy hàng tá xe tăng hay xe tải chở đầy binh lích phục kích ngoài ấy? Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào. Vì bạn biết tại sao họ ở đây, bạn biết họ đang làm gì ở đây. Và bạn chỉ cảm thấy phẫn nộ và sợ hãi. Nếu bạn có thể, thì đó là thấu cảm -- là thấu cảm đấy. Rời khỏi vị trí của bạn, đến đây và đặt bạn vào vị trí của tôi. Và bạn sẽ cảm nhận được. Được rồi, như thế chỉ là khởi đầu. Chỉ là khởi đầu thôi. Và bây giờ chúng ta sẽ xem xét một trải nghiệm căn bản thật sự. Và phần còn lại của bài nói, tôi muốn bạn hãy đặt mình vào vị trí của những người Ả Rập đạo Hồi bình thường sống ở vùng Trung Đông -- và đặt biệt, ở Iraq. Và giúp bạn rõ hơn, có thê hình dung bạn là thành viên của một gia đình ở Baghdad -- và bạn chi muốn những điều tốt đẹp nhất cho con bạn. Bạn muốn con bạn có một cuộc sống tốt hơn. Rồi bạn xem tin tức, bạn chú ý, bạn đọc báo, bạn đi uống cafe với bạn của mình, và bạn đọc báo từ khắp thế giới. Và đôi khi bạn thấy cả vệ tinh nhân tạo, CNN từ nước Mỹ. Bạn đã có được khái niệm gì và những điều mà người Mỹ nghĩ. Nhưng thật sự, bạn chỉ khát khao một cuộc sống tốt hơn cho bản thân. Đó là những gì bạn muốn. Bạn là người Ả Rập đạo Hồi sống ở Iraq. Bạn muốn cuộc sống tốt hơn cho chính mình. Và đây, để tôi giúp bạn. Để tôi giúp bạn cảm nhận rõ hơn về những điều mà có thể bạn đang nghĩ đến. Thứ nhất: sự xâm phạm vào lãnh thổ của bạn 20 năm về trước, và trước đó, lí do mà người ta dòm ngó lãnh thổ bạn, cụ thể là nước Mỹ, là dầu. Tất cả là vì dầu, bạn biết điều đó, mọi người đều biết. Mọi người trở lại nước Mỹ này đều biết đó là vì dầu. Vì những người khác có những kế hoạch cho tài nguyên của bạn. Đó là tài nguyên của bạn, không phải của ai khác. Là lãnh thổ của bạn, là tài nguyên của bạn. Mà ai khác lại có ý đồ với chúng. Và bạn biết tại sao họ có ý đồ không ạ? Bạn biết tại sao họ cứ dòm ngó chúng không? Vì toàn bộ hệ thống kinh tế của họ đều phụ thuốc vào dầu -- dầu từ nước ngoài, dầu mà không phải của họ từ những nơi khác trên thế giới. Bạn nghĩ gì về những người này? Người Mỹ, họ giàu. Ôi nhìn này, họ sống trong nhà to, họ có xe hơi to, họ tóc vàng, mắt xanh, họ hạnh phúc. Bạn nghĩ vậy. Dĩ nhiên là không đúng. Nhưng các phương tiện cứ gây ấn tượng, đó như là cái gì bạn có. Và họ có thành phố lớn, những thành phố đều phụ thuộc vào dầu. Nhìn lại quê hương, bạn thấy gì? Nghèo, sự tuyệt vọng, xung đột. Nhìn này, bạn không sống trong một nước giàu. Đó là Iraq. Đó là điều bạn thấy. Bạn thấy con người đấu tranh để tồn tại. Ý tôi là, không hề dễ dàng, bạn thấy nhiều cái nghèo. Và bạn cũng thấy gợn lòng vì điều này. Những con người muốn chiếm đoạt tài nguyên của bạn, và bạn thấy điều này ư? Bạn nói về những gì mà bạn thấy -- Người Mỹ không nói đâu, nhưng bạn nói. Và điều này, sự quân sự hoá của thế giới, và nó ở ngay đây, ngay trung tâm nước Mỹ. Và nước Mỹ phải chịu trách nhiệm gần như một nửa của sự dàn trải quân sự trên thế giới -- bốn phần trăm dân số thế giới. Bạn cảm nhận được nó, bạn thấy nó mỗi ngày mà. Đó là một phần cuộc sống của bạn. Bạn nói về chúng với bạn bè. Bạn đọc về chúng. Và trở lại, khi Saddam Hussein còn đương quyền, người Mỹ không ai quan tâm tội ác của ông ta. Khi ông ta thả khí độc vào Kurds và cả Iran, không ai quan tâm cả. Khi dầu đang bị đe doạ, và dường như một chút, đã có vấn đề rồi. Và cái bạn thấy, cái gì nữa, nước Mỹ, là trục của Đảng dân chủ trên cả thế giới, họ dường như lại không hề ủng hộ các nước dân chủ trên thế giới. Có rất nhiều quốc gia, sản xuất dầu, không dân chủ, nhưng được Mỹ hỗ trợ. Lạ nhỉ. Ồ, những sự xâm lược này, hai cuộc chiến này, 10 năm bị chế tài, và 8 năm chiếm đóng, cuộc nổi dậy làm buông lỏng con người, hàng trăm của hàng ngàn cái chết, tất cả là vì dầu. Cứ nghĩ đi. Bạn nói về nó. Nó cứ luôn hiện diện trong đầu bạn. Bạn hỏi, "Làm sao có thể chứ?" Và người đàn ông này, ông ta có thể là bất cứ ai -- ông bạn, chú bạn, ba bạn, con trai bạn, người hàng xóng bạn, giáo sư hay học trò bạn. Một đời hạnh phúc, vui sướng, rồi bỗng chốc đau thương và buồn thảm. Mọi người trong đất nước bạn đều bị chà xát bởi bạo lực, máu, và vế thương, nỗi sợ hãi, mọi người. Không riêng ai trong đất nước bạn mà không bị tang thương. Nhưng còn cái khác nữa. Còn điều khác nữa về những người này, về người Mỹ, người đã ở đó. Có vài thứ về họ mà bạn thấy -- họ lại không nhận ra. Và bạn thấy gì? Người Cơ đốc giáo. Họ là người Cơ đốc giáo. Họ thờ chúa Cơ đốc, và họ luôn mang bên mình quyển kinh thánh. Quyển kinh thánh có huy chương nhỏ trên đó viết "Quân đội Mỹ". Và chỉ huy họ, chỉ huy của họ: trước khi họ gửi con trai hay con gái mình vào chiến trận đất nước bạn -- và bạn biết lý do -- trước khi họ gửi chúng đi, họ đến nhà thờ Cơ đốc, và họ cầu nguyện, họ xin sự bảo vệ và dẫn đường từ vị Chúa của mình. Tại sao? Chà, dễ thấy mà, khi con người chết trong chiến tranh, họ là người Hồi giáo, họ là người Iraq -- họ không phải là người Mỹ. Bạn không muốn người Mỹ phải chết. Bảo vệ binh lính chúng ta. Và bạn cảm nhận điều gì phải không -- đương nhiên rồi. Và họ làm những điều tuyệt vời. Bạn đọc về nó, bạn nghe về nó mà. Họ ở đó xây trường học và giúp mọi người, đó là những điều mà họ muốn làm. Họ làm những điều tuyệt vời, nhưng họ cũng là những điều tồi tệ. và bạn không thể phân biệt được. Và người đàn ông này, như là Lt. Gen. William Boykin. Ý tôi là, đây là người đàn ông đã nói rằng Chúa của bạn là sai rồi. Chúa của bạn chỉ giống như thần tượng thôi, Chúa tôi mới đúng nè. Và cách giải quyết vấn đề ở Trung Đông theo ông ta, là bắt tất cả bạn trở thành người Cơ đốc giáo -- bỏ đi tôn giáo của bạn. Và bạn biết mà. Người Mỹ không đọc về người đàn ông này. Họ không biết gì về hắn ta, nhưng bạn biết. Bại lại cho qua. Bạn bỏ ngoài tai những lời hắn. Thật là nghiêm trọng. Ông ta là một trong những chỉ huy trong cuộc xâm lược lần hai ở Iraq. Và bạn nghĩ, "Chúa ơi, nếu người này nọi vậy, thì những người lính đều nói vậy hết rồi." Và từ này, George Bush gọi đây là một chiến dịch. Trời, người Mỹ, họ chỉ phản ứng, "Ồ, chiến dịch à. Tuỳ thôi. Tôi không để ý lắm." Bạn biết nó nói lên điều gì mà. Đó là chiến tranh tôn giáo chống lại người Hồi. Nhìn này, đánh chiếm, cưỡng ép họ, lấy đi tài nguyên của họ. Nếu họ không chịu, giết họ. Là như vậy đấy. Và bạn nghĩ, "Ôi lạy Chúa, những người Cơ đốc giáo sắp đến giết chúng ta." Đó là sợ hãi. Bạn thấy sợ hãi. Phải thôi, bạn thấy sợ hãi. Và người đàn ông này, Terry Jones: Đây là người đã muốn dìm Hàn Quốc trong biển lửa. Và người Mỹ nói: "À, hắn là một gã ngớ ngẩn. Hắn quản lý một khách sạn, hắn có ba tá người dưới quyền trong nhà thờ." Họ cười vào mặt ông ta. Hay họ không. Vì trong khung cảnh mọi thức khác, tất cả đều khớp. Tức là, dĩ nhiên, là cách mà người Mỹ chấp nhận. nên tất cả mọi người ở Trung Đông, không chỉ trong đất nước bạn, cũng đồng tình. "Ông ta muốn dìm Hàn Quốc trong biển lửa, sách tôn giáo của ta. Người Cơ đốc giáo hả, ai là người Cơ đốc giáo? Bọn họ rất ác, rất kém cỏi -- họ chỏ có như vậy thôi." Đó là những gì bạn nghĩ về người Ả Rập Hồi giáo, như một người Iraq. Đương nhiên bạn sẽ nghĩ vậy. Và người em họ của bạn nói là, "Này chị, nhìn trang web này nè. Chị phải xem cái này -- Cuộc đóng quân Tra tấn Kinh thánh. Bọn người Cơ đốc giáo gàn dở. Họ dạy những đứa con họ thành người lính của Jesus. Và họ mang những đứa trẻ ấy, dạy chúng trả qua những điều này cho đến khi chúng biết cách nói, "Vâng ạ, thưa ngài," những thứ như giữ gìn, bảo quản lựu đạn, vũ khí. Và nhìn trang web này. Nó đề là "Quân đội Mỹ". Những người Cơ đốc giáo này, họ điên rồi. Sao lại làm thế với con cháu mình?" Và bạn xem trang web. Và dĩ nhiên, người Cơ đốc giáo trở lại nướ Mỹ, hay ai khác, nói rằng, "À, đây là vài cái nhà thờ nhỏ, ở đâu đâu ấy". Bạn không hề biết. Với bạn, nó như là người Cơ đốc giáo. Dường như đã xong rồi, trang Web, cuộc tra tấn Kinh thánh. Và nhìn này: họ thậm chí còn dạy con cháu họ -- họ huấn luyện hệt như cách Hải quân Mỹ làm. Thú vị không ạ. Và điều đó làm bạn sợ, điều đó hăm doạ bạn. Và những người này, bạn thấy họ. Bạn thấy đó, tôi, Sam Richards, tôi biết những người này là ai. Họ là học trò tôi, bạn tôi, Tôi biết bạn nghĩ gì mà: "Ông sao biết được." Khi bạn thấy họ, họ có thể là ai khác, họ có thể là cái gì khác. Đó chính là cái mà họ đối với bạn. Chúng ta không nhận ra ở nước Mỹ này, nhưng bạn nhận biết được theo cách đó. Vậy ở đây. Dĩ nhiên, bạn đã sai lầm. Bạn khái quát chúng. Bạn sai. Bạn không hiểu người Mỹ. Đó không phải cuộc xâm lược người Cơ đốc giáo. Chúng ta không đến đó vì dầu thôi đâu, vì nhiều lý do khác nữa kìa. Bạn nhận thức sai. Bạn nhầm lẫn nó. Và dĩ nhiên, đa số trong các bạn không ủng hộ cuộc nổi dậy; bạn không ủng hộ việc đánh giết người Mỹ; bạn không ủng hộ khủng bố. Đương nhiên là bạn không rồi. Chỉ vài người có. Nhưng vài người trong số bạn có. Và đấy là cách nhìn hai mặt. Và bây giờ, chúng ta sẽ làm cái này. Bước ra khỏi vị trí của bạn cái mà bạn đang ở bây giờ ấy và ướm vào một vị trí bình thường thôi. Bây giờ quay trở lại nào, được chứ. Ta tiến đến một nguyên lý căn bản. Và ta nhìn lại quê hương. Tấm ảnh này: người phụ nữ này, trời ơi, tôi cảm nhận được bà ấy. Tôi cảm nhận được. Bà ấy là chị tôi, là vợ tôi, là chị họ, hay là người hàng xóm. Bà ấy có thể là bất cứ ai với tôi. Mọi người đứng ở đấy, mọi người trong bức ảnh. Trời ơi, tôi cảm thấu được bức ảnh. Và đó là những gì tôi muốn bạn làm. Trở về với ví dụ ban đầu của tôi về Trung Quốc nào. Tôi muốn bạn trở lại. Đó là vì than, đúng không, lý do mà người Trung Quốc đến đất Mỹ này ấy. Và tôi muốn bạn hình dung một người phụ nữ Trung Quốc nhận lấy một lá cờ Trung Quốc vì bà thương cảm những người đã chết trên đất Mỹ vì cuộc chiến than đá. Và quân lính Trung Quốc, và những người còn lại cũng là Trung Quốc. Vậy là người Mỹ, bạn thấy thế nào về bức ảnh này? Bạn thấy gì trong khung cảnh này? Cố nghĩ đi nào. Nhập tâm vào nó. Khung cảnh ở đây này. Là một người Mỹ, quân đội Mỹ, Người phụ nữ Mỹ mất người thân yêu của mình ở Trung Đông -- ở Iraq hay Afghanistan. Bây giờ, đặt bạn vào vị trí, vị trí của người Ả Rập đạo Hồi sống ở Iraq. Bạn nghĩ gì và cảm thấy gì về bức ảnh này, về người phụ nữ này? Được rồi. Theo dõi tôi nhé, vì tôi đang làm việc mạo hiểm lắm. Và tôi muốn mời bạn mạo hiểm cùng tôi. Những người đàn ông này, họ là những người phản động. Họ bị quân lính Mỹ bắt, vì cố giết người Mỹ. Và có thể họ thành công. Có thể họ thành công. Đặt bạn vào vị trí những người Mỹ mà bắt họ. Bạn có thấy giận dữ? Bạn có thấy rằng bạn chỉ muốn bắt những người này và vặn cổ họ không? Bạn kịp không ạ? Nó không khó đến vậy đâu. Bạn chỉ -- ôi trời. Và bây giờ, đặt bạn vào vị trí của họ. Vậy họ là kẻ giết người đầy thú tính hay người bảo vệ yêu nước? Là loại người nào? Bạn có nhận thấy sự giận dữ, sự sợ hãi, sự phẫn nộ của họ về những gì xảy đến với đất nước họ? Bạn có hình dung ra có thể một trong số họ, vào lúc sáng cúi xuống và ôm lấy đứa con mình và nói rằng, "Con yêu, ba sẽ về ngay thôi. Ba ra ngoài kia, để bảo vệ sự tự do của con, cuộc sống của con. Ba ra ngoài kia, để trông chừng chúng ta, tương lai đất nước chúng ta." Bạn có tưởng tượng ra không ạ? Bạn có nghĩ đến lời nói như vậy không? Bạn theo kịp không ạ? Bạn nghĩ họ cảm thấy thế nào? Bạn thấy đấy, đó là thấu cảm. Và đó cũng là thấu hiểu. Bây giờ, bạn có thể hỏi, "Được rồi, Sam, tại sao ông lại làm chuyện này? Sao ông lại lấy ví dụ này, trong hàng đống ví dụ khác?" Và tôi nói, bởi vì...bởi vì. Bạn được quyền ghét bỏ những người này. Bạn được quyền, chỉ để ghét những người này đến từng tế bào của bạn. Và nếu tôi có thể làm cho bạn ướm được vào đôi giày người khác và bước đi một inch (2,54 cm), một inch nhỏ xíu thôi, và hình dung ra sự phân tích xã hội học thì bạn cũng có thể phân tích những mặt khác của cuộc sống bạn chứ? Bạn có thể đi một dặm khi bạn thấu hiểu được tại sao người ta lái xe 40 dặm một giờ trên làn đường, hoặc con trai bạn, hoặc người hàng xóm cứ làm phiền bạn vì cứ cắt cỏ vào sáng Chủ nhật. Dù đó là gì, bạn có thể thấu hiểu được tất. Và đó là những gì tôi nó với học trò tôi: bước ra khỏi thế giới nhỏ, hạn hẹp của bạn. Rồi bước vào một thế giới nhỏ, hạn hẹp của một người khác. Và rồi cứ làm lại, làm lại, và làm lại. Và bỗng nhiên tất cả những thế giới nhỏ, hạn hẹp đó, hoà hợp lại thành một trang web phức tạp. Và chúng trở thành một thế giới to lớn, phức tạp. Và đột nhiên, vô thức bạn nhận ra, bạn nhìn thế giới bằng một con mắt khác. Mọi thứ thay đổi. Mọi thứ trong cuộc sống của bạn thay đổi. Và đó, dĩ nhiên, là những gì tôi muốn nói. Cảm nhận đời sống những người khác, cái nhìn khác. Lắng nghe người khác, để làm sâu sắc chính chúng ta. Tôi sẽ không nói rằng tôi ủng hộ khủng bố ở Iraq, vì là nhà xã hội học, những gì tôi sẽ nói là tôi thấu hiểu. Và giờ đây, có lẽ -- có lẽ -- bạn cũng thế. Xin cảm ơn. Vỗ tay. Vào năm 1995 tôi đang học đại học, tôi và một người bạn lái xe từ Providence, Rhode Island sang Portland, Oregon Và bạn biết đấy, chúng tôi còn trẻ và thất nghiệp, nên chúng tôi đi theo những đường phụ xuyên qua các công viên và rừng quốc gia -- cơ bản là đi theo con đường xa nhất có thể được. Và khi đang ở giữa bang South Dakota, tôi quay sang bạn tôi và hỏi cô ấy một câu hỏi đã làm tôi khó chịu xuốt 2.000 dặm "Cái chữ Trung Quốc mà tôi thấy hoài bên lề đường có nghĩa gì vậy?" Bạn tôi ngây ra nhìn tôi. Có một anh ngồi ở hàng ghế đầu tiên đang nhìn giống hệt cô ta lúc đó. (Cười) Và tôi nói, "Bạn thấy đó, mấy tấm biển mà chúng ta đi ngang qua có chữ Trung Quốc trên đó đó." Cô ta nhìn tôi một hồi, rồi bật lên cười, bởi vì cô ấy hiểu ra ý tôi đang nói gì. Và điều mà tôi đang nói chính là cái này. (Cười) Cái chữ Trung Quốc nổi tiếng cho khu vực ngồi nghĩ. (Cười) Tôi đã dành 5 năm qua để suy nghĩ về những tình huống giống như vậy -- tại sao chúng ta thỉnh thoảng lại hiểu nhầm những ký hiệu xung quanh chúng ta, và chúng ta phản ứng như thế nào trong những trường hợp đó, và điều đó cho ta thấy gì về bản chất của con người. Nói một cách khác, cũng như Chris vừa nói, Tôi đã dành 5 năm qua để suy nghĩ về bị sai lầm. Bạn có thể nghĩ rằng đây là một lựa chọn nghề nghiệp kỳ lạ, nhưng thực ra nó có một điểm mạnh: không có ai cạnh tranh cả. (Cười) Thực ra, hầu hết tất cả chúng ta làm mọi thứ để tránh suy nghĩ về sai lầm, hoặc ít ra là tránh suy nghĩ về khả năng là chúng ta sai. Chúng ta hiểu điều đó một cách trừu tượng. Chúng ta biết rằng ai trong hội trường này cũng đã từng làm sai. Nhân loại, nói chung, là dễ bị sai lầm -- đồng ý thôi. Nhưng khi nói đến chính bản thân của tôi bây giờ, về những điều mà tôi tin tưởng, ngay trong thời điểm này, thì bỗng nhiên những khái niệm trừu tượng về sai lầm lại biến đi đâu mất -- và tôi không thấy được điều gì mà tôi sai cả. Và điều quan trọng là, hiện tại là nơi chúng ta đang sống. Chúng đi họp trong hiện tại; chúng ta đi nghĩ mát trong hiện tại; chúng ta đi bầu cử trong hiện tại. Cho nên thật ra mà nói, chúng ta đi trong cuộc sống, luôn luôn nghĩ là chúng ta đúng trong tất cả mọi việc. Tôi nghĩ đó là một vấn đề. Tôi nghĩ đó là một vấn đề cho mỗi cá nhân chúng ta, trong cuộc sống cá nhân và trong công việc, và tôi nghĩ đó là một vấn đề cho nền văn hoá của chúng ta, nói chung. Vì vậy, điều mà tôi muốn làm hôm nay là, đầu tiên, nói về tại sao chúng ta luôn luôn có cảm giác là chúng ta đang đúng. Và sau đó, là nói về tại sao như vậy là một vấn đề. Cuối cùng, tôi muốn thuyết phục các bạn là có một cách để chúng ta không có cảm giác đó nữa, và, nếu các bạn làm được như vậy, thì đó là bước nhảy lớn nhất, về mặt đạo đức, trí tuệ và sáng tạo, mà bạn có thể làm được. Vậy thì tại sao chúng ta luôn có có cảm giác là chúng ta đang đúng? Một lý do thật ra liên quan đến cảm giác bị sai. Để tôi hỏi các bạn một câu -- hay để tôi hỏi các bạn này một câu, vì các bạn ngồi đây: Các bạn cảm thấy thế nào -- về mặt cảm xúc -- khi bị sai? Ghê sợ. Tồi tệ. Xấu hổ. Được rồi. Ghê sợ, tồi tệ, xấu hổ -- cảm ơn, đây là những câu trả lời hay, nhưng đó thật ra là những câu trả lời cho một câu hỏi khác. Các bạn đã trả lời câu hỏi: Bạn cảm thấy thế nào khi nhận ra là mình sai? (Cười) Nhận ra là mình sai có thể có cảm giác như vậy và những cảm giác khác, đúng không? Ý của tôi là nó có thể khủng khiếp, nó có thể có ích, nó cũng có thể rất buồn cười, giống như câu chuyện về cái chữ Trung Quốc của tôi vậy. Nhưng lúc đang bị sai chẳng có cảm giác gì hết. Để tôi đưa ra một điều tương tự. Các bạn có nhớ cái phim hoạt hình Loony Tunes có con chó sói tội nghiệp luôn đuổi theo con chim cu nhưng không bao giờ bắt được không? Trong hầu hết tất cả các tập của phim hoạt hình này, luôn có cảnh con chó sói đuổi theo con chim cu rồi con chim cu chạy khỏi một cái vực, thật ra không sao cả, nó một con chim, nó biết bay. Nhưng con sói lại chạy khỏi cái vực ngay sau con chim cu. Điều buồn cười -- ít nhất là lúc bạn 6 tuổi -- là con sói cũng không bị sao cả. Nó vẫn tiếp tục chạy -- cho tới lúc mà nó nhìn xuống chân và nhận ra là nó đang lơ lửng trên không. Đó là lúc nó té xuống. Khi chúng ta sai về một việc nào đó -- không phải là lúc chúng ta nhận ra là chúng ta sai, mà là ngay trước đó -- chúng ta cũng giống con sói đó vậy sau khi nó chạy quá cái vực và trước khi nó nhìn xuống. Bạn thấy đấy, chúng ta đã sai rồi, chúng ta đã vướng vào vấn đề rồi, nhưng chúng ta lại cảm thấy chúng ta đang rất vững vàng. Cho nên tôi nên chỉnh lại một điều mà tôi nói lúc nãy. Chúng ta một cảm giác khi đang bị sai; cái cảm giác giống như chúng ta đang đúng. (Cười) Chính vì lý do này, một lý do cơ cấu, mà chúng ta luôn có cảm giác là chúng ta đúng. Tôi gọi điều này la mù lỗi. Gần như lúc nào cũng vậy, chúng ta không có một tín hiệu tự nhiên nào để cho chúng ta biết là chúng ta đang làm sai một cái gì đó, cho đế lúc quá trễ. Nhưng còn một lý do khác nữa -- đây là một lý do văn hóa. Hãy nghĩ về lúc chúng ta học tiểu học. Bạn đang ngồi trong lớp học, và giáo viên của bạn đang phát bài kiểm tra, và một bài giống như vầy. Đây không phải là bài kiểm tra của tội. (Cười) Bạn đang học tiểu học, và bạn biết chính xác phải nghĩ gì về đứa trẻ có bài kiểm tra đó. Đó là một đứa trẻ yếu, hay nghịch phá, và không bao giờ làm bài tập về nhà. Vì vậy khi bạn lên 9 tuổi, bạn đã biết rằng, thứ nhất, những người làm sai là những người lười biếng, thiếu trách nhiệm và không thông minh -- thứ hai nữa, là để thành công trong cuộc sống chúng ta không được lầm lỗi. Chúng ta học những bài học xấu này rất nhanh. Và rất nhiều người trong chúng ta -- và tôi nghĩ rằng -- đặc biệt là những người trong hội trường này -- phản ứng với điều đó bằng cách trở thành trở thành những học sinh điểm 10, những người hoàn thiện, những người quá thành đạt. Đúng không, ngài chủ tịch tài chích, vật lý thiên văn, chạy siêu marathon? (Cười) Tất cả các bạn đều là các nhà chủ tịch tài chính, vật lý thiên văn, chạy siêu marathon. Vậy là tốt thôi. Ngoại trừ việc chúng ta bắt đầu lo lắng về khả năng là chúng ta đã làm điều gì đó sai. Bởi vì theo những gì đã nói, làm một cái gì đó sai có nghĩa là có một cái gì đó sai trong chúng ta. Vì thế, chúng ta luôn cố nghĩ là chúng ta đúng, bởi vì điều đó làm chúng ta cảm thấy thông minh, có trách nhiệm có đạo đức và an toàn. Để tôi kể các bạn nghe một câu chuyện. Một vài năm trước, có một phụ nữ đi đến bệnh viện Beth Israel Deaconess để giải phẩu. Bệnh viện Beth Israel ở Boston. Nó là một bệnh viện giảng dạy của đại học Harvard -- một trong những bệnh viện tốt nhất trong nước. Người phụ nữ này đi vào bệnh viện và được đưa vào phòng mổ. Cô ta được gây mê, và bác sĩ phẫu thuật làm công việc của họ -- khâu cô ta lại và đưa cô tà vào phòng dưỡng sức. Mọi thứ có vẻ tiến hành trôi chảy. Khi cô ta tỉnh dậy, và cô ta nhìn xuống người của mình, cô ta nói, "Tai sạo lại băng bó bên không bị bệnh của tôi?" Phía không bị bệnh của người cô ta bị băng bó là tại vì bác sĩ phẫu thuật đã làm một cuộc giải phẫu lớn ở bên chân trái của cô ta thay vì ở bên chân phải. Khi viện phó về chất lượng chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện Beth Israel phát biểu về sự kiện này, ông ta nói một điều rất thú vị. Ông ta nói, "Vì một lý do nào đó, bác sĩ giải phẫu cảm thấy là ông ta đang phẫu thuật ở phần cơ thể đúng của bệnh nhân." (Cười) Bài học của câu chuyện này chính là tin tưởng nhiều quá vào cảm giác đang ở phía đúng của một việc gì đó có thể rất nguy hiểm. Cái cảm giác luôn đúng bên trong mà chúng ta luôn trải qua không phải là một chỉ dẫn đáng tin cậy cho những gì đang thật sự diễn ra trong thế giới bên ngoài. Và khi chúng ta làm ra vẻ như vậy, và ngừng suy nghĩ về cái khả năng là chúng ta có thể sai, chính là chúng ta lại làm những việc như đổ 200 triệu gallon dầu vào vịnh Mexico, hủy hại nền kinh tế thế giới. Vì vậy đây là một vấn đề thực tế rất quan trọng. Nhưng nó cũng là một vấn đề xã hội rất quan trọng. Hãy suy nghĩ một chút về ý nghĩa của việc cảm thấy đúng. Nó có nghĩa là bạn nghĩ rằng những điều bạn tin tưởng diễn tả một cách chính xác thực tế. Và khi bạn có cảm giác như vậy, bạn có một vấn đề phải giải quyết, đó chính là, làm sao bạn giải thích về tất cả những người bất đồng ý kiến với bạn? Hóa ra, tất cả chúng ta giải thích những người đó một cách giống nhau, bằng cách dựa vào những giả định rất đáng tiếc. Điều đầu tiên mà chúng ta làm khi có ai đó bất đồng với chúng ta là chúng ta cho rằng họ không biết gì hết. Họ không có những thông tin mà chúng ta có, và khi chúng ta hào phóng chia sẽ những thông tin đó, họ sẽ thấy tỉnh ngộ và đồng ý với chúng ta. Khi làm vậy không được, khi mà hóa ra những người này có những thông tin giống chúng ta và họ vẫn bất đồng ý kiến, thì chúng ta dùng một giả định thứ hai, đó là những người này là những người không thông minh. (Cười) Tất cả bọn họ đều có những phần đúng của câu đó, nhưng họ quá tối dạ để có thể ráp lại thành câu trả lời. Và khi làm vậy cũng không được, khi mà hoa ra những những người bất đồng với chúng ta có tất cả những thông tin mà chúng ta có và họ thật ra rất thông minh, thì chúng ta đi đến giả định thứ ba: họ biết sự thật, nhưng họ cố tình xuyên tạc sự thật vì một mục đích xấu tâm nào đó. Đây là một thảm họa. Chính sự ràng buộc với sự đúng đắn của chúng ta khiến chúng ta phạm sai lầm và khiến chúng ta đối xử với nhau một cách kinh khủng. Nhưng đối với tôi, điều khó hiểu nhất và điền đáng buồn nhất trong việc này là chúng ta đã quên đi điều quan trọng nhất về con người. Nó giống như chúng ta muốn tưởng tượng rằng bộ não của chúng ta là những cửa sổ hoàn toàn trong suốt và chúng ta chỉ cần nhìn xuyên qua chúng và diễn tả thế giới một cách chính xác. Vá chúng ta muốn những người khác cũng nhìn qua những cái cửa sổ như vậy và thấy những điều giống như chúng ta thấy. Sự thật không phải như vậy, và nếu nó là như vậy, thì cuộc đời sẽ trở nên vô cùng nhàm chán. Điều kỳ diệu của bộ óc của chúng ta không phải ở chổ chúng ta có thể nhìn thấy thế giới là như thế nào. Nó nằm ở chổ chúng ta có thể nhìn thấy thế giới không phải như thế nào. Chúng ta có thể nhớ quá khứ, và chúng ta có thể nghĩ về tương lai, chúng ta có thể tưởng tượng về việc trở thành một người nào khác ở một nơi nào khác. Và tất cả chúng ta làm như vậy một cách khác nhau đó chính là lý do tải sao chúng ta có thể nhìn lên bầu trời ban đêm và thấy cái này hay cái này hay cái này. Ồ, và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta làm sai. 1200 năm trước khi Descartes nói câu nói nổi tiếng "Tôi suy nghĩ cho nên tôi tồn tại," thánh Augustine, đã ngồi xuống và viết, "Fallor ergo sum" -- "Tôi làm lỗi cho nên tôi tồn tại." Augustine đã hiểu được rằng khả năng phạm sai lầm của chúng ta, không phải là một khuyết tật đáng xấu hổ của loài người, là một thứ mà chúng ta có thề loại bỏ hoặc vượt qua được. Đó là một điền hoàn toàn cơ bản của chúng ta. Bởi vì, không giống như Chúa, chúng ta thật ra không biết cái gì đang diễn ra ở trên đó. Và không giống như tất cả các động vật khác, chúng ta ám ảnh với việc cố gắng tìm hiều nó. Đối với tôi, chính sự ám ảnh này là nguồn gốc của tất cả những năng suất và sáng tạo của chúng ta. Năm ngoái, vì một số lý do nào đó, tôi hay lắng nghe chương trình radio "This American Life" ("Cuộc sống Mỹ này"). Thế là tôi nghe và nghe, vào một lúc nào đó, tôi bắt đầu cảm thấy rằng tất cả các câu chuyện đều về vấn đề bị sai lầm. Và suy nghĩ đầu tiên của tôi là, "Tôi bị điên rồi. Tôi đã trở thành người đàn bà điên cuồng về sai lầm. Tôi bắt đầu tưởng tượng nó ở mọi nơi," điều này đã từng xảy ra. Nhưng một vài tháng sau đó, tôi có dịp phỏng vấn Ira Glass, người dẫn chương trình đó. Và khi tôi đề cập điều này với anh ta, anh ta nói, "Không đâu, cô thật ra đã nghĩ đúng rổi," anh ta cũng nói, "là nhân viên chương trình, chúng tôi đùa là tập nào của chương trình cũng có chủ đề bí mật giống nhau. Và chủ đề bí mật đó là: 'Tôi nghĩ điều này sẽ xảy ra nhưng điều khác lại xảy ra.' Và điều quan trọng là," Ira Glass nói, "chúng ta cần điều đó. Chúng ta cần những khoảnh khắc về ngạc nhiên, đảo ngược và sai lầm để làm cho câu chuyện có ý nghĩa." Và cho tất cả chúng ta, những khán khả, là thính giả, là đọc giả, chúng thích những chuyện như vậy. Chúng ta thích những tình tiết phức tạp, những khúc mắc, và những kết thúc bất ngờ. Khi nói đến những câu chuyện, chúng ta thích bị sai lầm. Nhưng, bạn nên biết rằng, những câu chuyện của chúng ta là như vậy bởi vì cuộc sống của chúng ta là như vậy. Chúng ta nghĩ là điều này sẽ xảy ra nhưng thay vì vậy một việc khác lại xảy ra. George Bush nghĩ rằng ông ta sẽ xâm lược Iraq, tìm ra một đống vũ khí hủy diệt hàng loạt, giải phóng mọi người và mang dân chủ đến vùng Trung Đông. Và một điều khác lại xảy ra. Hosni Mubarak nghĩ rằng ông là sẽ là nhà độc tài của Ai Cập đến hết cuộc đời, cho đến khi ông ta quá già hoặc quá bệnh và có thể chuyển quyền lực sang cho con trai của ông ta. Nhưng một điều khác lại xảy ra. Và có lẻ bạn nghĩ rằng bạn sẽ lớn lên và cưới người yêu thời cấp ba của bạn, dọn về xóm cũ và cùng nhau nuôi con cái. Nhưng một điều khác lại xảy ra. Và tôi phải nói với các bạn rằng tôi nghĩ là tôi đã viết một cuốn sách vớ vẩn về một đề tài mà ai cũng ghét cho một khán giả không hiện hữu. Và một điều khác lại xảy. (Cười) Ý tôi là, đây là cuộc sống. Dù tốt hay xấu, chúng ta dựng lện những câu chuyện khó tin về thế giới xung quanh chúng ta, và cái thế giới đó quay lại và làm chúng ta sửng sốt. Không phải xúc phạm, nhưng toàn bộ hội nghị này là một tưởng niệm không thể tin nổi về khả năng làm sai của chúng ta. Chúng ta đã trải qua nguyên một tuần đề nói về những sáng tạo, những tiến bộ, và những cải tiến nhưng các bạn có biết tại sao chúng ta lại cần những sáng tạo, những tiến bộ và những cải tiến này không? Đó là vì phân nữa những thứ độc đáo và thay đổi thế giới của TED 1998 à. (Cười) Nó đã không xảy ra như chúng ta mong đợi đúng không? (Cười) Phản lực cá nhân của tôi đâu, Chris? (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta lại ở đây một lần nữa. Cuộc đời là như vậy. Chúng ta tìm ra một ý tưởng mới. Chúng ta kể một câu chuyện khác. Chúng ta tổ chức một hội nghị khác. Chủ đề của hội nghị này, giống như các bạn đã nghe hàng triệu lần, là sự khám phá lại những điều kỳ diệu. Đối với tôi nếu bạn thật sự muốn khám phá lại sự kỳ diệu, bạn nên bước ra ngoài cái không gian chật chội, khiếp sợ của sự đúng đắn và nhìn xung quanh nhìn ra cái không gian vô tận cái phức tạp và huyền bí của vũ trụ và có thể nói rằng, "Wow, tôi không biết. Có thể là tôi sai." Cảm ơn. (Vỗ tay). Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi rất may mắn khi được đứng ở đây Tôi cảm thấy thực sự may mắn Tôi đã thực sự bị gây ấn tượng bởi lòng tốt được dành cho tôi. Tôi đã gọi cho vợ tôi, Leslie Và tôi đã nói, " Em à, có rất nhiều người tốt Họ đang cố gắng để làm nhiều điều tốt Anh có cảm giác giống như mình đang đứng giữa các thiên thần vậy" Đó là một cảm giác thật Nhưng hãy để tôi bắt đầu buổi nói chuyện -- Tôi thấty đồng hồ đang chạy Tôi là một giáo viên trường công và tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện của người quản lý của tôi Cô ấy tên là Pam Moran ở tỉnh Albemarle, Virginia một ngọn đồi thấp dưới chân ngọn núi Blue Ridge và cô ấy là người quản lý rất hiện đại Cô ấy sử dụng những cái bảng thông minh, cô ấy viết blog dùng Tweet, và cả Facebook Cô ấy dùng tất cả những thứ thuộc vê công nghệ cao Cô ấy là người đứng đầu về công nghệ và giảng dạy Nhưng trong văn phòng của cô ấy Có những chiếc bàn ăn, những chiếc bàn bị bào mòn bởi thời tiết được làm bằng gỗ rất cũ kỹ tróc từng mảng sơn xanh, rất ọp ẹp Và tôi đã nói, "Pam, bạn là một người hiện đại, một người tiên phong Tại sao có những chiếc bàn cũ kỹ này trong văn phòng của bạn?" Và cô ấy đã nói với tôi "Như bạn biết, tôi lớn lên ở miền tây nam Virginia trong những mỏ than và những khu đất nông nghiệp của vùng nông thôn Virginia và chiếc bàn này nằm trong bếp của ông tôi Nơi chúng tôi trở về sau khi chơi, còn ông trở về sau một ngày làm việc và chúng tôi đã ngồi quây quần bên chiếc bàn này mỗi tối Và khi tôi trưởng thành, tôi đã được nghe rất nhiều kinh nghiệm sự hiểu biết và sự từng trải tại chính cái bàn này Tôi đã bắt đầu gọi nó là chiếc bàn uyên bác Và khi ông qua đời, tôi đã lấy chiếc bàn và mang nó đến phòng làm việc của tôi nó khiến tôi luôn nhớ về ông Nó nhắc nhở tôi về những gì đang diễn ra xung quanh mình. Dự án mà tôi sẽ nói với bạn nó được gọi là trò chơi hòa bình thế giới và cơ bản nó cũng là một không gian trống Và tôi thích nghĩ về nó nó thực sự như là một chiếc bàn uyên bác của thế kỉ 21. Để bắt đầu hãy trở lại năm 1977 Khi đó tôi là chàng trai trẻ và đã từng vào và ra khỏi trường đại học Và bố mẹ tôi đã rất kiên nhẫn Nhưng tôi đã định cư tạm thời ở ấn độ trong một cuộc điều tra thần bí Và tôi nhớ lần cuối cùng tôi trở lại từ Ấn độ trong chiếc áo choàng trắng dài của tôi và với bộ râu rậm cùng với cặp kính John Lennon của tôi Tôi đã nói với cha tôi "Cha, con nghĩ con chỉ vừa mới tìm thấy sự khai sáng tinh thần" Ông nói, "Tốt nhưng mà có một thứ còn cần thiết hơn" Tôi nói, "Đó là cái thì thế cha?" "Một công việc" (Cười) Và họ đã yêu cầu tôi có một chứng chỉ về cái gì đó Và tôi đã có 1 chứng chỉ và nó thế mà hóa ra là kiến thức Nó là một chương trình giáo dục thực nghiệm Đó có thể là nha khoa, nhưng lại có từ "thực nghiệm" trong chương trình này. và đó là những gì tôi phải áp dụng. Và tôi đã đi phỏng vấn xin việc Ở trường công Richmond ở Virginia, thủ đô tôi đã mua 3 bộ trang phục--phá vỡ những nguyên tắc thường lệ của mình. đã giữ chùm râu dài và bộ tóc xoăn của mình. và đôi giày diễn thuyết của tôi, kiểu những năm 70 Tôi đã đi bộ đến, ngồi xuống và đã có cuộc phỏng vấn Và tôi đoán họ đã bế tắc trong việc tìm kiếm các giáo viên bởi vì người giám thị, tên cô ấy là Anna Aro đã nói rằng cô ấy đã có công việc là dạy dỗ những đứa trẻ có năng khiếu Và tôi đã thực sự bị sốc, bị choáng Tôi đứng dậy và nói, "ồ, cám ơn, nhưng tôi phải làm gì" (Cười) việc giáo dục năng khiếu không thực sự lấy đi quyền nắm giữ quá nhiều. Không thực sự có nhiều thứ để sử dụng và tôi nói" tôi phải làm gì?" và câu trả lời của cô ấy khiến tôi bị sốc.Nó khiến tôi bị choáng. Câu trả lời của cô ấy tạo ra một khuôn mẫu cho toàn bộ nghề nghiệp tôi có về sau cô ấy nói "bạn muốn làm gì?" và câu hỏi đó không có chương trình trực tiếp hay thủ công nào tiếp theo. không có tiêu chuẩn nào trong việc giáo dục năng khiếu theo cách đó và cô ấy đã dọn dẹp khoảng trống để tôi cố gắng từ sau đó để dọn dẹp cho những sinh viên của tôi, một khoảng trống nhờ đó mà chúng có thể tạo và làm ra những thứ có ý nghĩa ngoài sự hiểu biết của chính họ và điều này đã xảy ra vào năm 1978, tôi đã làm công việc dạy học nhiều năm sau đó và một người bạn của tôi đã giới thiệu tôi với một nhà làm phim trẻ tuổi. tên cậu ấy là Chris Farina. hôm nay cậu ấy tự trả tiền để đến đây. chris,cậu có thể đứng lên và để chúng tôi có thể thấy cậu một nhà làm phim trẻ, biết nhìn xa trông rộng (vỗ tay) bộ phim này tên là "Hòa bình thế giới và những huy hiệu thứ 4 khác" Anh ấy đề xuất bộ phim với tôi--nó là một chủ đề tuyệt vời Anh ta đã đề xuất bộ phim với tôi và tôi đã nói "ồ,có lẽ bộ phim sẽ được chiếu trên truyền hình địa phương và chúng ta có thể nói xin chào với những người bạn của mình" nhưng bộ phim thực sự đã có chỗ đứng bây giờ bộ phim vẫn trong tình trạng mắc nợ,nhưng Chris đã điều khiển được nó thông qua chính sự hy sinh của anh ấy để đưa bộ phim ra ngoài Vì vậy chúng tôi đã làm một bộ phim và nó hóa ra là một câu chuyện nói về tôi nhiều hơn là nói về một giáo viên. đó là một câu chuyện kể về việc giảng dạy và những giáo viên Và nó là một điều rất đẹp Và có điều lạ là, khi tôi xem bộ phim tôi có cảm giác kì lạ khi xem nó tôi không thấy được chính tôi Những gì tôi thấy là các giáo viên của tôi đến bên cạnh tôi tôi thấy thầy giáo dạy môn hình học của tôi ở trường trung học.thầy Rucell cười gượng gạo dưới cái bộ râu rậm rậm Đó là nụ cười tôi dùng--đó là nụ cười của ông ấy tôi thấy đôi mắt sáng ngời của Jan Polo. đó không phải là ánh mắt trong cơn giận dữ mà đó là ánh mắt chứa đựng yêu thương, tình yêu mãnh liệt dành cho sinh viên của cô ấy Và đôi lúc tôi thấy được ánh mắt đó và tôi thấy cô Ethel J .Banks© người bận những chiếc áo đính ngọc trai và đi giày cao gót đến trường tiểu học mỗi ngày Và bạn biết, cô ấy luôn nhìn chằm chằm vào những giáo viên cũ Bạn biết có một cười Và tôi thậm chí không đang nói với về những ai đằng sau tôi Bởi vì tôi có đôi mắt ở đằng sau đầu tôi cười bạn biết cô giáo đó chứ? tôi đã không dùng cái nhìn đó thường xuyên nhưng tôi sẽ làm nó trong tiết mục của tôi Và cô Banks như là một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm đối với tôi và sau đó tôi thấy cha mẹ tôi,những thầy cô đầu tiên của mình cha tôi, một người đầy sáng tạo, nhà tư tưởng rộng lớn Đó là người anh Malcolm ở phía bên phải Và mẹ tôi người dạy tôi ở lớp 4 trong những ngôi trường cô lập ở Virgina người chính là nguồn cảm hứng của tôi và thực sự, tôi cảm thấy như thế khi tôi xem một bộ phim Tôi có điệu bộ giống bà, như thế này Tôi cảm thấy thích tôi là một sự nối tiếp của bà Tôi là một phần những hành động trong việc dạy của cô ấy Và đó là những điều rất tuyệt vời Tôi sử dụng để dạy con gái tôi ở trường tiểu học, Madeline Và để mà những cử chỉ của mẹ tôi tiếp tục được thực hiện Nó là một cảm giác rất ngạc nhiên để có được sự kế thừa đó và để tôi có thể đứng đây trên đôi vai của rất nhiều người Tôi không cô đơn ở đây có rất nhiều người ngay trong sân khấu này Và để nói với bạn về World Peace Game nó đã bắt đầu như thế này Nó là một tấm bảng bằng gỗ dán kích thước 4x5 bước chân trong một ngôi trường nội ô bên trong thành phố, 1978 Tôi đã tạo ra một bài học cho những sinh viên ở Africa Chúng tôi đặt tất cả những vấn đề của thế giới ở đó và tôi đã nghĩ, hãy để chúng tôi giải quyết nó Tôi đã ko muốn thuyết trình hoặc đọc một cuốn sách Tôi đã muốn chúng bị chôn vùi và học cách cảm nhận thông qua những cơ thể đó Vì vậy tôi đã nghĩ, chúng giống như chơi những trò chơi Tôi sẽ làm cái gì đó--Tôi đã không nói về tính tương tác Chúng tôi không có điều đó vào những năm 1978 Nhưng có cái gì đó tương tác và do đó chúng tôi đã tạo nên một trò chơi và nó đã được tiến triển từ khối 4x4x4 foot cấu trúc thủy tinh plexi Và nó gồm 4 lớp Plexi Có một lớp không khí bao bọc bên ngoài với các hố đen và các vệ tinh và các vệ tinh khảo sát và các mỏ hình sao Có một tầng không khí và một tầng chân không với các đám mây chính là những cái hộp xốp bằng cotton chúng tôi đặt xung quanh Các khoảng trống không khí và những lớp khí quyển Tầng mặt đất và mặt biển với hàng nghìn mẫu trò chơi Thậm chí cả bên dưới tầng nước biển với các tàu ngầm và các mỏ dưới biển Có 4 quốc gia xung quanh tấm bảng Những đứa trẻ sẽ đặt tên cho các quốc gia đó -- có nước nghèo, có nước giàu Chúng có tài sản, thương mại và nền quân sự khác nhau Và mỗi quốc gia có một chính phủ Có một thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, bộ trưởng quốc phòng một kế toán trưởng, hoặc trưởng ban tài chính Tôi chọn một thủ tướng dựa trên mối quan hệ của tôi với chúng Tôi đề nghị chúng một công việc, chúng có thể quay về và sau đó chúng lựa chọn nội các của chính chúng Có một ngân hàng thế giới, thương nhân chi nhánh và một Liên hợp quốc Có cả nữ thần về thời tiết người điều tiết thời tiết (Cười) Đó chưa phải là tất cả sau đó có một tài liệu 13 trang về cơn khủng hoảng với 50 vấn đề đan xen Để mà chỉ cần một thứ thay đổi là mọi thứ khác cũng thay đổi tôi đưa chúng vào trong một ma trận phức tạp và chúng tin tưởng tôi bởi vì chúng tôi có một mối qua hệ giàu có và sâu sắc và với cơn khủng hoảng đó chúng tôi có -- hãy nhìn -- cả về tình trạng căng thẳng về sắc tộc chúng tôi có cả hóa học và sự rò rỉ hạt nhân sự phát triển hạt nhân cả về sự tràn dầu, thảm họa môi trường tranh luận về thực trạng nước, sự ly khai nền cộng hòa nạn đói, nạn tuyệt chủng những động vật quý hiếm và vấn đề nóng lên toàn cầu Nếu Al Gore ở đây Tôi sẽ gửi những học sinh lớp 4 của tôi từ trường Agnor-Hurt và Venable tới bạn bởi vì họ đã giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu trong một tuần (Cười) (Vỗ tay) Và họ cũng thực hiện nó vài lần (Cười) Do đó tôi cũng có trong trò chơi một kẻ phá hoại một vài đứa trẻ -- nó cơ bản là những kẻ phá rồi và tôi có những kẻ phá rối để sử dụng bởi vì chúng, trên bề mặt đang cố gắng cứu thế giới và vị trí của chúng trong trò chơi Nhưng chúng cunxg cố gắng để hủy hoại mọi thứ trong trò chơi Và chúng thực hiện một cách bí mật thông qua những thông tin sai lệch nhập nhằng và không thích hợp đang cố gắng để khiến mọi người phải nghĩ thật kỹ kẻ phá rối là đây và chúng tôi cũng đọc từ Sun Tzu's "The Art of War" Học sinh lớp 4 hiểu được nó -- 9 tuổi -- và chúng sử dụng cái đó để hiểu như thế nào là được, không được phép đầu tiên chúng làm các con đường để cung cấp và phá hủy con đường chiến tranh Chúng học các bỏ qua những phản công thiển cận và thúc đẩy sự tư duy để suy nghĩ xa hơn và lô gích hơn Stewart Brand đang ở đây, và một trong các ý tưởng của trò chơi này đến từ anh ấy với một điều khoản Coevolution quarterly dựa trên sức mạnh hòa bình Và trong trò chơi, đôi khi các học sinh thực sự tạo nên sức mạnh hòa bình Tôi chỉ là một người theo dõi đồng hồ Tôi chỉ là người thông tin, tôi chỉ là người tổ chức Các học sinh vận hành trò chơi Tôi không có cơ hội để tạo ra bất kỳ chính sách nào một khi chúng bắt đầu chơi Vì vậy tôi sẽ chỉ cần chia sẻ với bạn Trò chơi hòa bình thế giới là nghiêm túc Bạn thực sự thấy mình được trải nghiệm giống như làm thế nào để bảo vệ thế giới Nhìn kìa, Ngài Hunter đang làm điều đó bởi vì anh ấy nói thời gian của anh ấy bị phung phí rất nhiều và anh ấy đang cố gắng để nói với chúng ta làm sao để thu xếp vấn đề đó John Hunter: Tôi đã đề nghị chúng một -- (Vỗ tay) Thực sự, Tôi không thể nói với chúng bất kỳ điều gì, bởi vì tôi không biết câu trả lời và tôi thừa nhận một sự thật với chúng rằng: tôi không biết và bởi vì tôi không biết, chúng đã tự tìm kiếm câu trả lời Và do đó tôi nói xin lỗi chúng Tôi nói, "Tôi rất xin lỗi, các bạn nhưng sự thật là chúng tôi phải để lại thế giới này cho các bạn với tình trạng bi thảm như thế này và chúng tôi hy vọng các bạn có thể sửa chữa nó giúp chúng tôi và có thể trò chơi này sẽ giúp các bạn học được cách làm sao để làm điều đó" Nó là một lời xin lỗi chân thành và chúng đón nhận nó rất là nghiêm chỉnh Bây giờ bạn có thể đang ngạc nhiên về tất cả những thứ nhìn trông rất phức tạp này Khi trò chơi bắt đầu, đây là những gì bạn thấy JH: phải rồi, chúng ta đang trong cuộc đàm phán. Tiếp (Người nói chuyện) JH: Câu hỏi tôi dành cho bạn là, ai là người phụ trách lớp chúng ta Nó là một câu hỏi nghiêm túc, ai thực sự là người phụ trách Tôi đã học cách nhượng lại quyền kiểm soát lớp học đối với tất cả các học sinh với toàn bộ thời gian Có một sự tin tưởng và một sự thỏa thuận và một sự hiến dâng đối với lý tưởng Tôi đơn giản không phải làm những gì tôi đã nghĩ rằng tôi phải làm như là một giáo viên mới điều khiển mọi buổi nói chuyện và trả lời các thắc mắc trong lớp học Nó là không thể. Kiến thức chung của chúng nhiều hơn hẳn của tôi và tôi thừa nhận điều đó với chúng một cách công khai Tôi sẽ chia sẻ nhanh với bạn một vài câu chuyện về một vài điều kỳ diệu đã xảy ra Trong trò chơi chúng ta có một vài em gái nhỏ và cô bé chính là bộ trưởng bộ quốc phòng của một quốc gia nghèo nhất Và với tư cách bộ trưởng quốc -- cô ấy có cả một quân đoàn xe tăng và lực lượng không quân hùng hậu Cô ấy là hàng xóm của một cường quốc rất giàu có về dầu mỏ và không hề có sự kích động nhưng bất thình lình cô ấy đã tấn công, chống lại mệnh lệnh của thủ tướng của cô ấy. vùng dầu mỏ của nước láng giềng Cô ấy đã hành quân đến vùng dự trữ dầu mỏ bao vây nó mà không cần tốn một viên đạn nào chiếm giữ nó và nước láng giềng đã không thể tiếp tục bất kỳ hoạt động quân sự nào bởi nguồn tài nguyên của họ đã bị bao vây Tất cả chúng tôi đã cáu giận với cô ấy, "Tại sao bạn lại làm điều này" Đây là trò chơi hòa bình thế giới. Bạn làm sao thế? (Cười) Đó mới chỉ là cô gái nhỏ, mới 9 tuổi Cô ấy đã nói, "Tôi biết tôi đang làm những gì" với những người bạn gái của mình cô ấy đã nói rằng Đó là một sự bất hòa và chúng ta đã học về cái này, bạn không thực sự muốn vượt qua một cô gái 9 tuổi với những chiếc xe tăng (cười) Chúng là những đối thủ khó khăn nhất và chúng tôi đã thực sự bối rối Tôi đã nghĩ tôi là một giáo viên thất bại. Tại sao cô ấy lại làm điều đó Nhưng tôi đã phát hiện ra, vài ngày sau khi chơi trò chơi và có những thay đổi nơi chúng tôi đưa ra sự đàm phán từ một đội thực ra có một cuộc đàm phán định kỳ với tất cả các đội và mỗi đội đưa ra một sự thay đổi sau đó chúng tôi trở lại đàm phán, cứ lặp lại như vậy tuần tự Thậm chí mỗi một vòng như vậy là một ngày của trò chơi như vậy một vài ngày sau đó, nó trở nên rõ ràng rằng chúng tôi đã tìm ra đất nước ưu việt€ đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công quân sự để thống trị thế giới nếu chúng có nguồn tài nguyên, chúng sẽ làm điều đó Cô bé có thể thấy phương hướng và mục đích trước tất cả những người còn lại và biết rõ những gì đã đang xảy ra và đưa ra những quyết định rất bình tĩnh để tấn công trong trò chơi hòa bình Bây giờ cô bé sử dụng cuộc chiến nhỏ để ngăn chặn cuộc chiến lớn do đó chúng tôi đã dừng lại và đã có những cuộc thảo luận rất suôn sẻ về rằng liệu cái đó là đúng tốt hay là không tốt Rằng những thứ chúng tôi đưa vào trò chơi, những hoàn cảnh Tôi đã không thiết kế ra để dạy chúng Nó đến một cách tự phát thông qua sự hiểu biết được thu thập của chúng (Vỗ tay) Một ví dụ khác, một điều tuyệt vời đã xảy ra Chúng tôi có một bức thư trong trò chơi Nếu bạn là một người chỉ huy quân sự và bạn tiến hành những phân đội những cái đồ chơi bằng nhựa trên bảng -- và bạn mất chúng tôi đặt trong một bức thư Bạn phải viết thư gửi đến cha mẹ của họ đây chỉ là những gia đình tưởng tượng của đội quân tưởng tượng giải thích những gì đã xảy ra và đưa ra lời chia buồn của bạn Bạn sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn trước cuộc chiến và khi tình huống này được đưa ra thực sự mùa hè trước tại trường học Agnor-Hurt ở vùng Albemarle một trong những vị chỉ huy quân sự của chúng tôi đã đọc lá thư đó và một trong những đứa trẻ khác đã nói, " Thưa ông Hunter, Chúng ta hãy hỏi -- có một gia đình ở đây" Đã có một gia đình ghé thăm vào ngày hôm đó, chỉ ngồi phòng phía sau Hãy đề nghị người mẹ đó đọc lá thư Nó sẽ chân thực hơn nếu cô ấy đọc nó" Và chúng tôi đã làm như thế, chúng tôi đề nghị cô ấy và cô ấy đã cầm lấy bức thư "Chắc chắn rồi" Cô ấy bắt đầu đọc. Cô ấy đọc một câu Cô ấy đọc hai câu Trước khi đọc câu thứ 3, cô ấy đã khóc Tôi cũng khóc Mọi người đều hiểu rằng khi chúng ta mất một ai đó, không ai là kẻ chiến thắng cả Chúng ta đều thua cuộc và nó là một điều kỳ lạ và một sự cảm thông kỳ lạ Tôi sẽ cho bạn thấy những gì mà bạn của tôi David nói về điều này Anh ấy đã tham gia rất nhiều trận đánh David: Chúng ta đã có đủ người cho cuộc tấn công Ý tôi, chúng ta đã may mắn Nhưng bây giờ tôi cảm thấy thực sự khó hiểu Bởi vì tôi đang sống với những gì Sun Tzu đã nói một tuần trước Anh ấy đã nói "Những người tham gia cuộc chiến và chiến thắng sẽ muốn trở lại và những người đã thất bại sẽ muốn quay lại và giành chiến thắng" Và tôi đã là người chiến thắng Do đó tôi tiếp tục tham gia những cuộc chiến khác nữa Và tôi nghĩ nó chính là số mệng của cuộc sống những gì Sun Tzu đã nói JH: Tôi thấy rùng mình mỗi khi thấy điều đó Điều đó là một loại cuộc chiến mà bạn muốn nó xảy ra Và tôi không thể thiết kế nó, tôi không thể lập kế hoạch về điều đó và tôi không thể kiểm nghiệm nó Nhưng nó là sự đánh giá hiển nhiên Chúng tôi biết rằng đó là một sự đánh giá tin cậy đáng để học hỏi Chúng tôi có rất nhiều dữ liệu, nhưng tôi nghĩ đôi lúc chúng tôi vượt quá giới hạn với sự thật và những gì đang diễn ra Vậy tôi sẽ chia sẻ câu chuyện thứ 3 Đó là câu chuyện về bạn của tôi Brenan Chúng tôi đã chơi trò chơi một lần sau buổi học trong rất nhiều tuần, khoảng 7 tuần vầ chúng tôi cơ bản đã giải quyết được tất cả 50 vấn đề đan xen vào nhau để giành chiến thắng trong trò chơi, tất cả 50 vấn đề phải được giải quyết và mọi tài sản của đất nước đã được tăng hơn so với điểm bắt đầu Một vài nước nghèo, một vài nước giàu có. Có cả hàng tỉ Chủ tịch ngân hàng thế giới đã là từng là học sinh lớp 3 Chú bé nói, "Có bao nhiêu chữ số 0 trong con số một nghìn tỉ? Tôi đã tính toán nó ngay tức thì" Nhưng chú bé đã thiết lập một chính sách tài chính trong trò chơi đối với những người chơi đang tham gia cùng chú bé Đến mức đội đó đã là nghèo nhất thậm chí trở nên nghèo hơn Không có cách nào để họ chiến thắng và giờ đã sắp đến 4 giờ, sắp hết giờ Còn khoảng 1 phút nữa và sự thất vọng đang bao trùm khắp căn phòng Tôi đã nghĩ, tôi đang thất bại khi là một giáo viên Tôi nên làm gì đó để chúng có được chiến thắng chúng không nên bị thất bại giống như thế này Tôi đã thua chúng và tôi đã cảm thấy quá buồn và chán nản đột nhiên, Brenman đi bộ qua chỗ của tôi và anh ấy túm lấy chuông, chiếc chuông reo lên để báo hiệu sự thay đổi hoặc sự triệu tập của nội các và anh ấy chạy trở lại ghế của anh ta, rung mạnh chuông mọi người chạy đến chỗ anh ấy, có tiếng đang thét lên có tiếng la hét, làn sóng những bộ hồ sơ của họ Họ đưa ra những bộ hồ sơ với đầy đủ các tài liệu mật Họ đang khoa chân múa tay, đang chạy vòng quanh Tôi không biết những gì họ đang làm. Tôi đã mất kiểm soát đối với lớp học Hiệu trưởng đi vào, tôi bị đuổi việc Cha mẹ chúng đang nhìn qua những ô cửa sổ và Breman chạy lại chỗ anh ta. Mọi người quay trở lại vị trí Anh ta lắc chuông lần nữa. Anh ta nói, " chúng ta có" -- và chỉ còn 12 giây "chúng ta có tất cả những quốc gia góp vốn chung vào nguồn dự trữ chung và chúng ta có 600 tỉ đô la Chúng ta đang đề nghị nó như là một món vật phẩm đối với những nước nghèo này Và nếu họ đồng ý, nó sẽ làm tăng giá trị tài sản của họ và chúng ta có thể thắng trò chơi Các bạn đồng ý chứ?" Và chỉ còn 3 giây Mọi người nhìn vào thủ tướng của nước đó và anh ta nói, "Vâng." và trò chơi đã thắng Lòng trắc ẩn tự phát điều có có thể không được lên kế hoạch Nó nằm ngoài dự đoán và mong muốn Mỗi trò chơi chúng thôi chơi là khó khăn Một vài trò chơi có nhiều vấn đề về xã hội một vài thì có nhiều vấn đề về kinh tế Mội vài thì về chiến tranh Nhưng tôi không cố gắng để phủ nhận Tôi khuyến khích chúng và, thông qua kinh nghiệm của chính chung, học cách không phải đổ máu như thế nào để không làm những gì chúng cho là sai và chúng tìm ra cái gì là đúng đó là cách của chúng, của chính chúng Và do vậy trò chơi này Tôi đã học được rất nhiều Nhưng tôi muốn nói rằng giá mà chúng có thể nắm bắt được phương pháp tư duy phên phán hoặc phương pháp tư duy sáng tạo từ trò chơi này và tác động tích cự vào thế giới chúng có thể sẽ cứu tất cả chúng ta giá mà Và đại diện cho tất cả giáo viên của tôi với những người đang gánh vác trách nhiệm để tôi đứng đây Cám ơn, cám ơn, cám ơn (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói về điều mà tôi nghĩ là một strong những cuộc khám phá lớn nhất mà con người đã khởi đầu, nó chính là cuộc thám hiểm để tìm hiểu về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ đó. Sự hứng thú của tôi về chủ đề này, và nhiệt huyết tôi dành cho nó, bắt đầu khá tình cờ. Tôi đã mua một bản của cuốn sách này, "Vũ trụ và Tiễn Sĩ Einstein" -- một quyển sách cũ, bìa mỏng từ một cửa hàng sách cũ ở Seatle. Một vài năm sau đó, ở Bangalore, một đêm nọ tôi cảm thấy khó ngủ, và tôi cầm quyển sách này lên, nghĩ rằng nó có thể ru tôi ngủ trong vòng 10 phút. Và như nó đã xảy ra, tôi đọc quyển sách này một mạch từ nửa đêm đến 5 giờ sáng hôm sau. Sau đó tôi cảm thấy luồng cảm xúc mãnh liệt của sự vì nể và hứng khởi đối với vũ trụ và đối với khả năng của chúng ta đã khám phá ra những kiến thức đó. Và cảm giác đó vẫn chưa rời bỏ tôi. Cảm giác ấy đã "châm ngòi" cho tôi để thực sự thay đổi sự nghiệp của chính mình từ một kỹ sư phần mềm thành một nhà văn chuyên viết về khoa học -- để tôi có thể phần nào tận hưởng niềm vui của khoa học, và sự vui sướng của việc truyền đạt nó tới những người khác. Và cảm giác đó đã dẫn dắt tôi đến với một kiểu hành hương, để đi, theo nghĩa đen, đến tận cùng trái đất để thấy những kính viễn vọng, máy dò, những dụng cụ mà người ta đã và đang tạo ra, để dò thăm dò vũ trụ một cách chi tiết hơn. Và nó dẫn dắt tôi từ những nơi như Chile -- Sa mạc Atacama ở Chile tới Siberia tới những vùng mở ngầm, ở những rặng núi Nhật Bản, đến Bắc Mỹ, tới tận cùng Châu Nam cực. và tới cả Cực Nam. Và hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh và câu chuyện từ những chuyến đi này. Tôi đã dành vài năm vừa rồi để ghi lại những nỗ lực của một vài người đàn ông và phụ nữ rất dũng cảm những người đang đặt, thực sự mà nói, cuộc sống của họ vào trong hiểm nguy mọi lúc làm việc ở những vùng xa xôi và thù địch để họ có thể thu được những tín hiệu mờ nhất từ vũ trụ để chúng ta có thể hiểu nó hơn. Đầu tiên tôi bắt đầu với một đồ thị hình tròn. và tôi hứa là đây là lần duy nhất tôi sẽ sử dụng biều thị hình tròn trong cả cuộc trình bày này Nhưng nó sẽ cho thấy tầm kiến thức của chúng ta về vũ trụ. Tất cả những lý thuyết về vật lý chúng ta có hôm nay giải thích cái gì là vật chất -- thứ tạo ra chúng ta -- và đó là 4% của vũ trụ Những nhà thiên văn học và vũ trụ học và vật lý học nghĩ rằng có cái gì đó gọi là vật chất tối trong vũ trụ, chúng tạo nên 23% của vũ trụ, và một thứ gọi là năng lượng tối, thứ xuyên qua kết cấu của không gian-thời gian, tạo nên 73% nữa. Vì vậy nếu bạn nhìn vào đồ thị hình tròn này, 96% của vũ trụ, ở điểm này trong công cuộc thám hiểm của chúng ta, đều là bí ẩn hoặc chưa được thông hiểu. Và hầu hết các thí nghiệm, những kính viễn vọng tôi đi xem đã theo một cách nào đó, đưa ra những câu hỏi này đây là 2 bí hiểm sinh đôi của vật chất tối và năng lượng tối. Tôi sẽ đem bạn xuống một vùng mỏ ngầm ở Bắc Minnesota nơi mà con người đang tìm kiếm thứ gọi là vất chất tối. Ý tưởng ở đây là chúng ta tìm kiếm một tín hiệu của phân tử của vật chất tối chạm vào máy dò. Lý do vì sao chúng ta phải đi xuống dưới lòng đất là vì nếu bạn thực hiện thí nghiệm này ở trên mặt đất, sẽ có sự nhiễu sóng tín hiệu mà có lẽ được tạo ra từ những tia vũ trụ, hoặc sóng radio, và ngay cả chính cơ thể của chúng ta. Bạn có thể không tin, nhưng ngay cả cơ thể của chúng ta có đủ phóng xạ để làm nhiễu thí nghiệm này Vì thế họ đi sâu xuống dưới mỏ để tìm một môi trường đủ tĩnh cho phép họ nghe được tiếng va chạm dù là nhỏ nhất khi phân tử vật chất tối chạm vào máy dò. Tôi đã đi xem một trong những thí nghiệm này và thực sự là, bạn chẳng thể thấy được mấy, vì trong đó tối om. Đây là một hang động bị bỏ lại bởi dân mỏ từ năm 1960. Và những nhà vật lý đến, bắt đầu sử dụng nó từ khoảng những năm 1980. Những người đào mỏ đầu thế kỷ trước làm việc, theo nghĩa đen, trong ánh nến. Ngày nay, bạn sẽ thấy bên trong mỏ, một nửa dặm dưới đất. Một trong những phòng thí nghiệm dưới đất lớn nhất thế giới. Và, cùng với nhiều thứ khác, họ đang cố tìm kiếm vật chất tối. Một cách khác để tìm kiếm năng lượng tối, một cách gián tiếp. Nếu vất chất tối tồn tại trong vũ trụ, trong giải ngân hà của chúng ta, thì những phân tử này sẽ đang va mạnh vào nhau và tạo ra những phân tử khác mà chúng ta đã biết một trong số đó là nơtrino. Có thể dò được nơtrino bằng những dấu hiệu chúng để lại khi chúng chạm vào phân tử nước. Khi một nơtrino chạm vào một phân tử nước chúng phát ra một loại ánh sáng màu xanh da trời, một chớp nháy màu xanh lam, và bằng cách tìm kiếm ánh sáng xanh này, bạn có thể hiểu phần nào về nơtrino và gián tiếp hiểu được một chút về vật chất tối mà có thể là nguồn tạo ra nơtrino này. Nhưng bạn cần một lượng nước rất lớn để làm được thí nghiệm này. Bạn cần hàng chục triệu tấn nước gần như một tỷ tấn nước để có cơ hội bắt được nơtrino này Và liệu có thể tìm được nguồn nước như vậy ở đâu? Vầng, người Nga có một "bể chứa ở sân sau" của riêng họ Đây chính là hồ Baican. Nó là hồ lớn nhất thế giới. Nó dài 800 km. Và rộng khoảng 40 đến 50 km ở hầu hết các chỗ, sâu khỏang 1 - 2 km. Điều mà người Nga đang làm là xây những máy dò và đặt chúng khoảng 1km dưới bề mặt hồ để họ có thể thấy được những chớp xanh lam này. Và đây là quang cảnh tôi thấy khi đặt chân tới nơi đây. Đây là hồ Baican ở điểm khốc liệt nhất của mùa đông Siberia. Toàn bộ nước đã đóng băng. Và những đường chấm đen mà bạn thấy ở nền, chính là những lều băng nơi các nhà vật lý đang làm việc. Họ phải làm việc trong mùa đông vì họ không có tiền để làm việc vào mùa hè và xuân, nếu như họ làm vậy, họ phải cần thuyền và tàu ngầm để làm việc Vì thế họ đợi tới mùa đông -- khi hồ hoàn toàn đóng băng -- và họ dùng lớp băng dầy 1 mét này làm nền để dựng lều băng và làm việc. Đây là những người Nga đang làm việc trên băng trong thời điểm lạnh nhất của mùa đông Siberia. Họ phải đục lỗ trên lớp băng, lặn xuống nước -- dòng nước rất, rất lạnh -- để có thể lấy những dụng cụ của họ và mang chúng lên bờ, sửa chữa và kiểm tra máy móc đặt chúng lại dưới hồ và rời đi trước khi mặt băng tan Bởi vì lớp băng cứng đó tồn tại trong hai tháng và nó có rất nhiều đường nứt. Và bạn phải tưởng tượng, có nguyên cả một hồ lớn như biển bên dưới lớp băng đó, đang lay chuyển. Tôi vẫn không hiểu được chuyện một người đàn ông Nga ngực trần làm việc, nhưng điều đó cho thấy anh ta làm việc vất vả như thế nào. Và những người này, khoảng một tá người, đã làm việc trong vòng 20 năm qua, tìm kiếm những hạt phân tử có thể tồn tại hoặc không. Họ đã cống hiến cuộc đời họ cho nó. Và nói thêm cho bạn, họ tiêu tốn hết 20 triệu (dollar) trong suốt 20 năm. Đó là một môi trường rất khắc nghiệt. Họ làm việc với một khoản tiền ít ỏi. Nhà vệ sinh của họ thực sự mà nói là những chiếc hố đào trên mặt đất che đi bởi một miếng ván gỗ. Điều kiện hơi sơ sài, nhưng họ làm việc này mỗi năm. Từ Siberia tới sa mạc Atacama ở Chile, để thấy thứ gọi là The Very Large Telescope -- Kính Viễn Vọng Rất Lớn. Kính Viễn Vọng Rất Lớn là một trong những thứ mà các nhà thiên văn học làm họ đặt tên những chiếc kính viễn vọng của họ hơi thiếu sáng tạo. tôi có thể nói cho bạn biết một thực tế, là kính viễn vọng tiếp theo mà họ làm sẽ được gọi là Kính Viễn Vọng Cực Lớn. (cười) và bạn sẽ không tin tôi nhưng mà cái kính tiếp theo sẽ được gọi là Kính Viễn Vọng Cực Kỳ Lớn. Dù gì đi nữa, nó cũng là một tác phẩm lạ thường của ngành kỹ thuật. Đây là 4 cái kính viễn vọng 8.2 met. Và những kính viễn vọng này, cùng nhiều thứ khác đang được sử dụng trong nghiên cứu sự mở rộng của vũ trụ theo thời gian. Và càng hiểu thêm về điều đó, bạn sẽ hiểu hơn thứ năng lượng tối này -- thứ đã tạo ra vũ trụ -- là gì. Một tác phẩm của ngành kỹ thuật nữa mà tôi muốn cho bạn thấy khi nhìn vào cái kính viễn vọng này là chiếc gương. Từng chiếc trong bộ 4 gương này, đều được tạo ra từ một mảnh kính, một mảnh đá nguyên khối từ công nghệ gốm hiện đại, được nghiền nhỏ và đánh bóng tới độ chính xác như vậy Cách duy nhất để hiểu được quá trình này là hãy hình dung một thành phố như Paris, với những tòa nhà của nó và tháp Eiffel, nếu như bạn nghiền Paris tới độ chính xác đó, bạn sẽ thu được những mẩu đất cao 1 mm. Và những chiếc gương cũng phải trải qua quá trình đánh bóng tương tự. Mộ bộ kính viễn vọng đặc biệt. Đây là một góc nhìn khác. Lý do vì sao bạn phải dựng kính viễn vọng ở những nơi như Sa Mạc Atacama là bởi vì độ cao của sa mạc. Không khí khô hạn rất tốt cho kính viễn vọng, và hơn thế nữa, mây thường ở dưới đỉnh của ngọn núi này nên kính viễn vọng có khoảng 300 ngày trời trong trong một năm. Cuối cùng, tôi muốn đưa bạn đến Châu Nam Cực. Tôi muốn dành hầu hết thời gian của tôi ở vùng này. Đây là biên giới cuối cùng của vũ trụ. Một trong những thí nghiệm lý thú nhất, một trong những thí nghiệm khó khăn nhất, đang được thực hiện ở Châu Nam Cực. Tôi ở đó để quan sát một chuyến bay khí cầu dài, cơ bản là sẽ cần kính viễn vọng và những dụng cụ khác đem lên tới tầng khí quyển cao, qua tầng bình lưu cao lên 40 km. Và đó là nơi mà họ thực nghiệm những thí nghiệm, và sau đó quả khí cầu, chở vật nặng, được mang xuống. Đây là chúng tôi hạ cánh ở Ross Ice Shelf ở Châu Nam Cực. Đấy là một chiếc máy bay chở hàng Mỹ C-17 mang chúng tôi đến từ New Zealand tới McMurdo ở châu Nam Cực và ở đây chúng tôi định đậu xe buýt tôi không biết bạn có thể đọc được dòng chữ này không, "Ivan chiếc xe Bus khủng khiếp" Và nó mang chúng tôi đến McMurdo. Đây là cảnh đón chào bạn ở McMurdo. Và bạn có thể chỉ thấy được sơ sơ túp lều ở đây. Nó được dựng bởi Robert Falcon Scott và người của ông ấy khi họ mới tới Châu Nam Cực trên chuyến đi đầu tiên của họ tới Cực Nam. Bởi vì thời tiết quá lạnh, tất cả những gì bên trong túp lều của họ lúc đấy vẫn còn được giữ lại. với những phần còn lại của bữa ăn cuối cùng mà họ nấu. Đây là một nơi đặc biệt. Chính nó là McMurdo. Khoảng 1000 người làm việc ở đó vào mùa hè, và khoảng 200 vào múa đông khi ngoài trời hoàn toàn tối trong 6 tháng. Tôi đã ở đây để xem họ phóng loại dụng cụ đặc biệt này. Đây là một cuộc thử nghiệm tia vũ trụ được phóng lên tới tận tầng bình lưu cao tới độ cao 40km. Điều tôi muốn bạn tưởng tượng ở đây là 2 tấn cân nặng. Bạn đang sử dụng khí cầu để mang cái gì đó nặng 2 tấn lên tới tận 40 km. Và những kỹ sư, nhà kỹ thuật, vật lý tập trung lại ở Ross Ice Shelf, bởi Châu Nam Cực -- tôi sẽ không đi đến lý do tại sao -- nhưng nó là một trong những nơi tốt nhất để thả những quả khí cầu này, ngoại trừ khí hậu. Khí hậu, như bạn có thể tưởng tượng, đây là mùa hè và bạn đang đứng trên 200 feet ( ~ 67 m) băng. Và một núi lửa ở phía sau, với những băng hà trên đỉnh/ Điều mà họ phải làm là ráp lại cả khí cầu -- sợi vải, sợi dù và tất cả -- trên băng và thổi khí helium vào. Quá trình tốn khoảng 2 giờ và khí hậu có thể thay đổi trong khi họ đang ráp lại khí cầu. Ví dụ như, ở đây, đằng sau họ đang giăng tấm vải khinh khí cầu, sau đó bơm khí heli vào. 2 xe tải này mà bạn thấy ở phía cuối mỗi xe chứa 12 bể khí helium nén. Bây giờ, trong trường hợp khí hậu thay đổi trước khi thả khí cầu, họ phải gói tất cả các thùng lại mang chúng về phía sau của Trạm McMurdo. Và quả khí cầu đặc biệt này, bởi vì nó phải được thả khi chở 2 tấn. nó là một quả khí cầu khổng lồ. Chỉ sợi vải không nặng 2 tấn Để giảm trọng lượng, nó rất mỏng, như là giấy gói bánh kẹp. và họ phải gói nó lại, bỏ nó vào thùng và nhảy lên trên để có thể nhét lại nó vừa vào hộp lần nữa -- ngoại trừ, lần đầu tiên, ở Texas. Ở đây, họ không thể làm được với loại giày mà họ đang mang, vì thế họ cởi giày ra, đi chân không nhảy lên những chiếc hộp trong trời giá lạnh và làm việc đó. Đấy chính là sự tận tâm mà những con người này có. Quả khí cầu ở đây đã được làm đầy với khí helium, bạn có thể thấy đây là một cảnh rất tráng lệ. Đây là cảnh cho bạn thấy quả khí cầu và vật nặng từ đầu đến cuối. Vậy là quả khí cầu được thổi khí helium ở phía bên trái, và sợi vải chạy dọc ở giữa nơi có một mảnh điện tử phát nổ nối với giây dù, và sau đó dây dù nối với cục nặng. Nhớ rằng tất cả những dây dợ được hoàn thành bởi con người trong cơn lạnh giá dưới 0 độ. Họ mặc khoảng 15 ký quần áo nhưng họ phải cởi găng tay để làm việc. Tôi muốn chia sẻ với bạn cuộc phóng khí cầu Radio: Ổn rồi, thả quả khí cầu, thả quả khí cầu, thả quả khí cầu. Anil Ananthaswamy: và cuối cùng tôi muốn chia sẻ hai hình ảnh. Đây là đài quan sát ở Himalayas, và ở Ladakh, Ấn Độ. Thứ mà tôi muốn bạn nhìn vào đây là kính viễn vọng phía bên phải. Xa xa phía bên trái là viện Phật giáo 400 tuổi. Đây là bức cận cảnh của Viện Phật giáo. tôi ngỡ ngàng trước sự xếp đặt của hai chuyên ngành vĩ mô của nhân loại. Một thứ tìm tòi vũ trụ từ bên ngoài, một thứ nữa thì từ bên trong. Cả hai đều yêu cầu sự yên lặng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là tất cả những nơi tôi đã đến để xem kính viễn vọng, nhà vũ trụ học và thiên văn học tìm kiếm một thứ yên lặng đặc biệt, dù đó là sự tĩnh sóng radio hay ánh sáng hay bất cứ thứ gì. Rõ ràng là nếu chúng ta hủy diệt sự tĩnh lặng trên trái đất chúng ta sẽ bị kẹt ở một hành tinh mà không có khả năng nhìn ra phía trước, bởi vì chúng ta không hiểu được những tín hiệu từ không gian. Xin cảm ơn vỗ tay Hãy tưởng tượng đến 1 vụ nổ lớn khi bạn vượt qua ngưỡng 3000 bộ. Hãy hình dung 1 máy bay tràn ngập khói. Tưởng tượng động cơ kêu cạch, cạch, cạch, cạch, cạch, cạch, cạch. Thật sự khiến người ta phát điên. Phải, tôi đã có được 1 chiếc ghế độc nhất ngày hôm đó. Tôi ngồi ở số 1D. Và tôi là người duy nhất có thể nói chuyện với nhân viên chuyến bay. Tôi nhìn họ ngay tức khắc, và họ nói, "Không có vấn đề gì đâu. Chắc hẳn chúng ta đâm phải vài con chim." Người phi công đã lái chiếc may bay vòng quanh, và chúng tôi chưa đi xa lắm. Tôi vẫn nhìn thấy được Manhattan. Hai phút sau, có 3 điều xảy ra cùng 1 lúc. Người phi công lái chiếc máy bay dọc theo sông Hudson. Và thường thì đó không phải là lộ trình đâu. (Tiếng cười) Ông ấy tắt hết động cơ. Và giờ hãy hình dung bạn ở trong 1 chiếc may bay hoàn toàn không có tiếng động. Rồi ông ấy chỉ nói 3 tiếng -- 3 từ lãnh đạm nhất mà tôi từng nghe. Ông ta nói, "Brace for impact." (Chuẩn bị va chạm) Và tôi không còn phải nói chuyện nhiều với nhân viên chuyến bay nữa. (Tiếng cười) Tôi có thể nhìn thấy trong mắt cô ấy, sự khiếp sợ. Và thế là hết đời. Giờ tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều tôi đã học được vào ngày đó. Tôi học được rằng mọi thứ thay đổi trong chốc lát. Chúng ta có 1 danh sách ghi lại những thứ chúng ta muốn có trong cuộc đời, và tôi nghĩ tới tất cả những người tôi muốn gặp mà chưa gặp được, tất cả hàng rào mà tôi muốn chỉnh sửa, tất cả những trải nghiệm tôi muốn có nhưng chưa bao giờ thực hiện. Và tôi nghĩ về tương lai, và chợt nghĩ đến 1 câu nói, đó là, "Tôi thu thập những chai rượu dở." Bởi vì nếu rượu đã sẵn sàng, và mọi người đã ở đó, tôi sẽ mở nó. Tôi sẽ không còn muốn trì hoãn bất cứ thứ gì trong đời. Và sự cấp bách đó, mục đích đó, thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi. Điều thứ hai mà tôi học được là -- và như thể khi chúng ta dọn dẹp cầu George Washington, nơi không được qua lại nhiều lắm -- tôi nghĩ tới, wow, tôi thực sự cảm thấy 1 sự hối tiếc. Tôi đã sống 1 cuộc sống tốt. Với bản chất và những lỗi lầm của mình, tôi đang cố gắng làm mọi thứ tốt hơn. Nhưng với bản chất của mình, tôi cũng cho phép lòng tự trọng của mình len lỏi vào. Và tôi hối tiếc về khoảng thời gian tôi phí hoài vào những việc không đáng với những người xứng đáng. Và tôi nghĩ về mối quan hệ với vợ tôi, bạn bè tôi, và với mọi người. Và sau cùng, như để chỉ trích nó, tôi quyết định loại bỏ những năng lượng tiêu cực khỏi cuộc đời. Nó không hoàn hảo, nhưng nó tốt hơn nhiều. Tôi đã không cãi nhau với vợ trong 2 năm. Và cảm giác đó thật tuyệt. Tôi không còn cố gắng để làm đúng, tôi chọn việc được hạnh phúc. Và điều thứ 3 mà tôi học được -- đó chính là khi chiếc đồng hồ tinh thần của bạn bắt đầu đếm, "15, 14, 13." Bạn có thể nhìn thấy nước tràn vào. Và tôi nói, "Xin hãy bơm căng chúng." Tôi không muôn thứ này vỡ thành 20 mảnh như bạn vẫn nhìn thấy ở các tài liệu. Và khi chúng tôi đi xuống, tôi có cảm giác, wow, chết không thực sự đáng sợ. Như thể chúng ta đã chuẩn bị cho nó suốt cả cuộc đời. Nhưng nó thực sự đáng buồn. Tôi không muốn phải đi; tôi yêu cuộc đời mình. Và cái buồn thực sự được tạo ra với 1 ý nghĩ, đó là, tôi chỉ ước 1 điều thôi. Tôi ước có thể thấy các con mình trưởng thành. Khoảng 1 tháng sau, tôi có mặt ở buổi biểu diễn của con gái, cô bé học lớp 1, chưa hẳn là 1 tài năng nghệ thuật... (Tiếng cười) Và tôi bối rối, tôi đã khóc như 1 đứa trẻ con. Và nó tạo ra mọi ý thức về cuộc sống đối với tôi. Tôi nhận ra rằng, khi liên kết 2 điểm lại chỉ có 1 thứ ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi đó là trở thành 1 người bố tuyệt vời. Hơn tất cả, hơn tất cả, mục tiêu duy nhất tôi có trong cuộc đời là trở thành 1 người bố tốt. Tôi đã được trao tặng 1 món quà kỳ diệu, là không phải chết ngày hôm đó. Và tôi cũng được tặng 1 món quà khác, điều có thể được thấy ở tương lai và trở lại rồi sống khác đi. Tôi thách thức các bạn đang bay ngày hôm nay, tưởng tượng ra những điều tương tự sẽ diễn ra trong máy bay bạn -- nhưng không -- hãy chỉ tưởng tượng, bạn sẽ thay đổi như thế nào? Điều gì bạn sẽ hoàn thành với những việc đang chờ được hoàn thành bởi vì bạn nghĩ bạn sẽ ở đây mãi mãi? Làm thế nào bạn có thể thay đổi các mối quan hệ của mình và những khả năng xấu trong chúng? Và 1 điều nữa, liệu bạn có trở thành 1 phụ huynh tốt như bạn có thể? Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bạn muốn trở nên tốt đẹp hơn theo cách nào? Nếu với một vài thay đổi trong gen, bạn có thể có trí nhớ tốt hơn -- chính xác hơn, đúng và nhanh hơn. Hoặc trở nên cân đối, khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn. Các bạn có muốn trở nên hấp dẫn và tự tin hơn? Sống lâu hơn? Hoặc có thể bạn là một trong những người luôn muốn sáng tạo hơn. Bạn muốn điều gì nhất? Các bạn muốn điều gì, nếu chỉ được chọn một? (Người nghe: sáng tạo.) Sự sáng tạo. Bao nhiêu người chọn sáng tạo? Hãy giơ tay. Để tôi đếm. Một vài người. Bằng số những người sáng tạo ở đây. Rất tuyệt. Bao nhiêu người sẽ chọn trí nhớ? Nhiều hơn một chút. Sức khỏe thì sao? Ít hơn. Tuổi thọ? À, phần lớn. Rất vui vì tôi là bác sĩ. Nếu bạn có được một trong những điều này có thể sẽ có một thế giới khác. Có phải đây chỉ là tưởng tượng? Hay thực sự khả thi? Tiến hóa là một chủ đề quen thuộc tại hội thảo TED hằng năm, nhưng hôm nay tôi muốn trình bày quan điểm của một bác sĩ. Nhà di truyền học thế kỷ 20 T.G. Dobzhansky, ông đồng thời là một nhà truyền đạo của nhà thờ đạo Chính Thống tại Nga. Ông viết một bài luận tên là "Sinh học vô nghĩa trừ khi được soi sáng bởi tiến hóa" Nếu bạn là một trong những người không chấp nhận bằng chứng của sự tiến hóa, bạn có thể, ngay bây giờ, tắt máy trợ thính tháo thiết bị liên lạc -- tôi cho phép -- và có thể một lần nữa coi cuốn sách của Kathryn Schultz là sai lầm vì phần còn lại của bài nói này sẽ không có ý nghĩa gì với bạn cả. (Tiếng cười) Nhưng nếu bạn chấp nhận sự tiến hóa sinh học, hãy suy nghĩ về điều này: đây là vấn đề về quá khứ, hay tương lai? Điều này có đúng với các loài khác không? hay có đúng với chúng ta không? Đây là một cách nhìn khác về cây sự sống. Trong hình này tôi đã minh họa bằng một cây với các nhánh tỏa ra mọi hướng, nếu các bạn nhìn vào phần viền của cây sự sống này, tất cả các loài ở đầu nhánh đã thành công trong tiến hóa: chúng tồn tại cho đến bây giờ; chúng thể hiện sự thích nghi với môi trường. Phần về loài người của nhánh này, tận cùng kia, chính là điều chúng ta quan tâm nhất. Chúng ta tách ra từ tổ tiên chung với loài hắc tinh tinh khoảng 6 đến 8 triệu năm trước. Trong khoảng từ đó đến nay đã có 20 đến 25 loài vượn người khác nhau. Một số loài xuất hiện và biến mất. Chúng ta đã tồn tại khoảng 130 000 năm. Dường như chúng ta cách rất xa các phần khác của cây, nhưng thực tế phần cơ bản của tế bào người khá giống với tế bào các loài khác. Các bạn có biết chúng ta có thể lợi dụng và điều khiển cơ cấu hoạt động của một loại vi khuẩn thông thường để sản xuất loại protein của insulin dùng trong việc điều trị tiểu đường? Hợp chất này không giống insulin người; loại protein này về mặt hóa học hoàn toàn giống với hợp chất từ tuyến tụy trong cơ thể người. Nói về vi khuẩn các bạn có biết ruột người chứa nhiều vi khuẩn hơn số tế bào trong cơ thể chúng ta? Có thể nhiều hơn đến 10 lần. Thử nghĩ xem, khi Antonio Damasio hỏi về sự tự nhận thức về bản thân, bạn có nghĩ về đám vi khuẩn đó không? Ruột người là một môi trường lý tưởng cho chúng. Nó ấm, tối, ẩm lại rất thoải mái. Và chúng ta cung cấp dủ dinh dưỡng mà chúng không cần mất công gì cả. Rất dễ dãi cho vi khuẩn, chỉ thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi việc bài tiết. Nhưng ngoài những lúc đó bạn vẫn là một môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn cũng như chúng là một phần thiết yếu đối với cuộc sống. Vi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng bảo vệ bạn trước một số bệnh dịch. Nhưng tương lai thì sao? Phải chăng loài người chúng ta đã đạt được giai đoạn cân bằng của sự tiến hóa? Hay, chúng ta được định sẵn để trở thành một điều gì khác -- một loài thích nghi tốt hơn với môi trường? Hãy trở lại với vụ nổ Big Bang 14 tỉ năm trước -- trái đất, hệ mặt trời, 4,5 tỉ năm trước -- những dấu hiệu đầu tiên của sự sống trên trái đất, có thể 3 đến 4 tỉ năm trước -- sinh vật đa bào đầu tiên, khoảng 800 triệu đến 1 tỉ năm -- và loài người, cuối cùng cũng xuất hiện ở 130 000 năm trước. Trong bản giao hưởng bất tận của vũ trụ cuộc sống trên trái đất chỉ là một khuông nhạc; vương quốc của các loài động vật giống như một khuông nhạc; và sự tồn tại của con ngươì là một nốt đơn. Đó là chúng ta. Đây là phần giải trí của bài nói chuyện hôm nay, hy vọng các bạn thấy thú vị. (Tiếng cười) Khi tôi còn là sinh viên năm nhất, lần đầu tiên tôi được học Sinh vật. Tôi đã đam mê vẻ đẹp của sinh học. Tôi yêu sức mạnh của tiến hóa, và tôi nhận ra một điều rất cơ bản đối với mọi sự sống trong những sinh vật đơn bào, mỗi tế bào chỉ đơn giản là phân chia, và mọi thông tin di truyền trong tế bào đó được truyền sang hai tế bào con. Nhưng khi sinh vật đa bào xuất hiện, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Sinh sản qua giao phối có mặt. Và điều quan trọng là, với sự xuất hiện của sinh sản giao phối duy trì bộ gen, phần còn lại của cơ thể có thể không còn tồn tại. Bạn có thể nói rằng, việc không thể tránh được cái chết trong vòng tiến hoá đồng thời với quá trình sinh sản bằng giao phối. Tôi phải thú nhận rằng, khi tôi còn là sinh viên tôi đã nghĩ, ok, tình dục/ chết, tình dục/chết, chết vì tình dục -- khá logic lúc đó, nhưng mỗi năm trôi qua, tôi lại có thêm nhiều nghi ngờ. Tôi đã hiểu được cảm xúc của George Bums, người đã giữ phong độ biểu diễn ở Las Vegas tuyệt vời cho tới khi ông 90 tuổi. Một đêm, có tiếng gõ cửa phòng khách sạn. Ông mở cửa. Đứng trước ông là một cô gái tiếp thị quyến rũ. Cô gái nhìn ông và nói "Em đến vì tình dục." "Tốt thôi," Geore trả lời, "Tôi nhận món súp." (Tiếng cười) Tôi nhận ra rằng là một bác sĩ tôi làm việc với mục đích khác với mục đích của sự tiến hóa -- không hẳn là trái ngược, nhưng khác nhau. Tôi đang cố gắng bảo toàn cơ thể, Tôi muốn chúng ta khỏe mạnh. Tôi muốn chống lại các bệnh tật để bảo vệ sức khỏe con người. Tôi muốn chúng ta sống lâu và mạnh khỏe. Tiến hóa là truyền bộ gen tới thế hệ tiếp theo, thích nghi và tồn tại thế hệ này kế tiếp thế hệ khác. Từ góc nhìn của tiến hóa, bạn và tôi như những tên lửa vận chuyển bộ gen vào quỹ đạo tiếp theo rồi sau đó tự hủy vào đại dương. Chúng ta đều hiểu cảm xúc của Woody Allen trong câu "Tôi không muốn đạt được sự bất tử nhờ công trình của mình, tôi muốn đạt được nó nhờ không phải chết." (Tiếng cười) Tiến hóa không nhất thiết chuộng kẻ sống lâu nhất. to lớn nhất khỏe nhất, hay nhanh nhất, thậm chí cả kẻ khôn ngoan nhất. Tiến hóa ủng hộ những sinh vật thích nghi tốt nhất với môi trường sống. Đó là sự thử thách duy nhất để tồn tại và thành công. Dưới đáy biển, vi khuẩn ưa nhiệt có thể tồn tại ở nhiệt độ rất cao nếu có cá ở đây, nhiệt độ này đủ để làm cá hấp nhưng nó đã tạo ra một môi trường tốt cho vi khuẩn. Điều này có ý nghĩa gì khi chúng ta nhìn lại những điều đã xảy ra trong quá trình tiến hóa và khi ta nghĩ lại về vị trí của loài người trong sự tiến hóa, đặc biệt khi ta hướng tới giai đoạn tiếp theo, tôi cho rằng có một số khả năng. Thứ nhất, đó là chúng ta sẽ không tiến hóa nữa. Chúng ta đã chạm tới một sự thăng bằng. Lý do cho việc này gồm, đầu tiên, thông qua y học, chúng ta có thể bảo tồn một lượng lớn gen mà bình thường đã bị chọn lọc loại ra khỏi dân số. Thứ hai, chúng ta là một loài đã tự định hình môi trường tới mức làm chính nó thích nghi với chúng ta giống như ta thích nghi với nó. Chúng ta nhập cư và giao thoa quá nhiều tới mức bạn không thể có sự cô lập cần thiết để tiến hóa xảy ra. Khả năng thứ hai là tiến hóa theo phương thức truyền thống, xảy ra nhờ tác động của tự nhiên. Luận điểm ở đây là bánh xe tiến hoa lăn chậm rãi nhưng không thể dừng lại được. Về sự cô lập cần thiết, khi chúng ta chiếm được các hành tinh xa xôi, sẽ có sự cô lập và thay đổi về môi trường có khả năng dẫn tới tiến hóa một cách tự nhiên. Nhưng còn một khả năng thứ ba, một khả năng hấp dẫn và đáng sợ. Tôi gọi đó là thuyết tân tiến hóa -- sự tiến hóa mới không theo cách tự nhiên mà được định hướng và chọn lựa bởi chúng ta với các lựa chọn cá nhân. Vậy thì nó xảy ra như thế nào? Làm sao chúng ta có thể làm được điều này? Trước tiên hãy suy nghĩ về thực tế rằng con người hiện đại, tại một số nước, đang chọn lựa con cái của mình. Ở một số quốc gia, họ chọn nhiều nam hơn nữ. Điều này không hẳn có ích cho xã hội, nhưng đó là điều cá nhân và gia đình đang chọn lựa. Nghĩ xem nếu điều đó là khả thi, bạn có thể chọn, không chỉ đơn giản là giới tính của con cái, mà còn có thể thay đổi về cơ thể mình như điều chỉnh gen để phòng chữa bệnh. Sẽ thế nào nếu bạn có thể sử dụng công nghệ biến đổi gen để loại trừ tiểu đường hay bệnh Alzheimer giảm nguy cơ ung thư, loại bỏ tai biến? Bạn có muốn tạo ra những thay đổi đó trong gen của minh? Khi chúng ta nhìn tới tương lại, những thay đổi này đang ngày càng khả thi. Dự án Bộ gen người bắt đầu năm 1990, tiến hành trong 13 năm và tốn 2,7 tỉ đô la. Sau khi nó kết thúc năm 2004, bạn đã có thể tiến hành công việc tương tự với 20 triệu đô trong 3 đến 4 tháng. Ngày nay, bạn có thể có chuỗi 3 tỉ cặp gen người với chỉ 20 000 đô trong 1 tuần. Không lâu nữa chúng ta sẽ có bộ gen người 1000 đô và ngày càng dễ tiếp cận hơn đối với mọi người. Một tuần trước, Học viện Kỹ thuật Quốc gia đã trao giải Draper cho Francis Arnold và Willem Stemmer, hai nhà khoa học đã độc lập phát triển các kỹ thuật đẩy nhanh tốc độ của quá trình tiến hóa và sản xuất các protein mong muốn hiệu quả hơn -- hay như Frances Arnold gọi là "tiến hóa được điều khiển" Vài năm trước, Giải Lasker được trao cho nhà khoa học Shinya Yamanaka cho nghiện cứu trong đó anh lấy một tế bào từ da người, một nguyên bào sợi, và bằng thay đổi chỉ 4 gen, anh ấy đã làm cho tế bào đó trở về một tế bào gốc -- tế bào có khả năng trở thành mọi tế bào trong cơ thể người. Những thay đổi này đang tới gần. Công nghệ tương tự dùng trong việc tạo ra insulin người từ vi khuẩn có thể làm cho các loại virus không những bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bản thân chúng mà còn hỗ trợ miễn dịch đối với các loại virus khác. Tin hay không, đang có một thử nghiệm được tiến hành với vắc-xin chống cảm cúm được chiết xuất từ tế bào cây thuốc lá. Bạn có thể tưởng tượng được một vài thứ tốt từ cây thuốc lá không? nhưng đây chính là hiện thực, và trong tương lai sẽ còn khả thi hơn nữa. Tưởng tượng khi đó chỉ với hai thay đổi nhỏ bạn có thể biến đổi các tế bào trong cơ thể, nhưng nếu điều đó xảy ra với con cái chúng ta thì sao? Nếu ta có thể thay đổi tinh trùng và trứng, hay biến đổi trứng mới thụ tinh, và cho đứa trẻ một cơ hội tốt hơn để sống khỏe manh -- không có tiểu đường, xuất huyết, giảm nguy cơ ung thư? Ai chẳng muốn những đứa con khỏe mạnh hơn? Công nghệ đó ngành khoa học tương tự có thể tạo ra những thay đổi để ngừa bệnh, cũng có thể tạo ra những siêu thuộc tính, khả năng siêu phàm - giúp tăng cường trí nhớ. Tại sao lại từ chối trí thông minh như Ken Jennings, đặc biệt là khi ta có thể tăng cường nó với thế hệ tiếp theo của chiếc máy Watson? Cơ bắp linh hoạt để chạy nhanh hơn và lâu hơn? Sống lâu hơn? Những khả năng này thật khó cưỡng lại. Và khi chúng ta có thể truyền nó cho thế hệ tiếp theo và lựa chọn những thuộc tính theo ý mình, chúng ta đã biến tiến hóa kiểu truyền thống thành tân tiến hóa. Một quá trình bình thường diễn ra trong 100 000 năm có thể được nén xuống còn 1000 năm -- và điều này có thể diễn ra trong vòng 100 năm tới. Đây là những lựa chọn mà con cháu chúng ta, hay con cháu của chúng có thể sẽ có. Chúng ta sẽ dùng những khả năng này để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn, thành công hơn, đàng hoàng hơn? Hay, chúng ta sẽ chỉ chọn những tính trạng mong muốn cho một bộ phận nào đó chứ không phải cho tất cả mọi người? Liệu chúng ta sẽ tạo ra một xã hội nhàm chán và đơn điệu hay sống động và linh hoạt hơn? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải trả lời. Câu hỏi quan trọng nhất, đó là - chúng ta có khả năng phát triển sự hiểu biết, và kế thừa trí tuệ đó rằng chúng ta sẽ có sự lựa chọn sáng suốt không? Dù gì đi chăng nữa, và sớm hơn bạn tưởng, chúng ta sẽ phải quyết định. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trạng thái an toàn có 2 dạng: một là cảm giác, hai là thực tế Chúng khác nhau Bạn có thể cảm thấy an toàn ngay cả khi không phải vậy. Và bạn có thể an toàn ngay cả khi bạn không cảm thấy vậy Thực sự, có 2 khái niệm riêng biệt được áp vào cùng một từ. Việc tôi muốn làm trong buổi nói này là tách chúng ra nhận biết được khi nào chúng “phân kỳ” và chúng “hội tụ” như thế nào. Và ngôn ngữ thực sự là một vấn đề ở đây. không có nhiều khái niệm chính xác Nếu bạn nhìn sự an toàn từ góc độ kinh tế, Đó là một sự đánh đổi. Mỗi lần bạn nhận được vài thứ an toàn, bạn luôn đánh đổi vài thứ. cho dù đây là một quyết định cá nhân cho dù bạn sắp lắp một thiết bị chống trộm trong nhà hay là một quyết định mang tầm quốc gia, bạn sẽ xâm lược vài nước khác, bạn sẽ đánh đổi vài thứ. cả tiền bạc và thời gian, tiện nghi, những khả năng có thể những quyền tự do cơ bản Và câu hỏi đặt ra khi bạn nhìn vào bất cứ điều gì an toàn không phải là liệu nó có giúp chúng ta an toàn hơn, mà là nó có đáng để đánh đổi không. Bạn đã từng nghe thấy vài năm qua, thế giới an toàn hơn vì Saddam Hussein mất thế lực Câu hỏi đặt ra là, nó có đáng như vậy? Bạn có thể ra quyết định của riêng bạn, Rồi bạn sẽ quyết định liệu cuộc xâm lược có đáng giá không Đó là cách bạn nghĩ về sự an toàn về việc đánh đổi. Thường là không có đúng hay sai ở đây. Vài người trong chúng ta có hệ thống chống trộm ở nhà vài người thì không. Điều đó sẽ tùy thuộc vào nơi chúng ta sinh sống chúng ta sống một mình hay có một gia đình chúng ta có bao nhiêu thứ tốt đẹp, chúng ta sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu rủi ro trộm cắp. Trong chính trị cũng vậy, có nhiều ý kiến khác nhau. Rất nhiều lần, những đánh đổi còn giá trị hơn sự an toàn mà ta nhận được Và tôi nghĩ điều đó thực sự quan trọng. Mọi người có một trực giác tự nhiên về những đánh đổi này. Chúng ta làm điều đó hàng ngày. Tối qua, trong phòng khách sạn tôi ở, tôi quyết định khóa 2 chốt cánh cửa. Hay bạn ngồi trong xe và lái đến đây. Khi chúng ta đi ăn trưa và quyết định thức ăn không nhiễm độc và chúng ta sẽ ăn chúng Chúng ta thực hiện những đánh đổi này lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày. Chúng chỉ là một phần cuộc sống. Hãy tưởng tượng một con thỏ trên một cánh đồng đang ăn cỏ Và con thỏ sẽ gặp một con cáo. Con thỏ sẽ cân nhắc để đổi lấy an toàn “Tôi nên đứng lại, hay nên chạy trốn?” Nếu bạn nghĩ về nó, những con thỏ giỏi cân nhắc sẽ có xu hướng sống và sinh sản, và những con thỏ tệ trong việc đó sẽ bị ăn hoặc chết đói. Vì thế bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta, một loài thành công trên hành tinh này bạn, tôi, tất cả mọi người sẽ thực sự giỏi trong việc đánh đổi. Tuy nhiên, có vẻ như, lặp đi lặp lại, rằng chúng ta tệ hại một cách vô vọng trong việc đó Tôi nghĩ đó là một câu hỏi cơ bản là thú vị Tôi sẽ cho bạn câu trả lời ngắn gọn. Câu trả lời là, chúng ta đáp lại những cảm giác về sự an toàn và không thực tế. Hầu như mọi lúc, điều đó xảy ra. Hầu hết thời gian, cảm giác và thực tế giống nhau. Hiển nhiên, điều đó đúng đối với hầu hết người thời tiền sử. Chúng ta phát triển khả năng này vì nó có ý nghĩa tiến hóa. Một cách nghĩ về nó là chúng ta được tối ưu hóa cao cho các quyết định rủi ro đó là loài đặc hữu sống trong những nhóm gia đình nhỏ ở vùng cao nguyên Đông Phi vào 100,000 năm TCN 2010 New York, không quá lâu. Hiện có vài thành kiến trong nhận thức rủi ro Nhiều cuộc thử nghiệm tốt trong việc này. Bạn có thể thấy một số thành kiến xuất hiện lặp đi lặp lại Tôi sẽ cho bạn 4 ví dụ. Chúng ta có xu hướng thổi phồng những rủi ro lớn và hiếm gặp và hạ thấp những rủi ro thông thường Vậy giữa việc bay so với lái xe thì sao Những điều chưa biết được nhận thức là rủi ro hơn những thứ quen thuộc. Một ví dụ, người ta sợ bị bắt cóc bởi người lạ khi những dữ liệu cho thấy bắt cóc bởi người thân phổ biến hơn nhiều Việc này là đối với trẻ em. Thứ ba, những rủi ro được nhân hình hóa được cho là tốt hơn những rủi ro ẩn danh. Nhưng Bin Laden đáng sợ hơn bởi vì ông ta có tên Và thứ tư là mọi người đánh giá thấp những rủi ro trong các tình huống họ kiểm soát được và đánh giá quá cao chúng trong tình huống họ không kiểm soát được. Vậy khi bạn phóng nhảy dù hoặc hút thuốc, bạn xem nhẹ những rủi ro. Nếu một rủi ro ập đến bạn, nạn khủng bố chẳng hạn bạn sẽ quan trọng hóa nó vì bạn không cảm thấy nó nằm trong tầm kiểm soát của bạn Có một loạt những thành kiến khác thành kiến về nhận thức, ảnh hưởng đến những quyết định rủi ro của chúng ta Có một khám phá khả dụng, mà về cơ bản nghĩa là chúng tôi ước tính xác suất vài thứ gợi nhớ lại một cách dễ dàng Bạn có thể tưởng tượng nó hoạt động như thế nào Nếu bạn nghe nhiều về cọp tấn công vậy hẳn có nhiều cọp xung quanh Bạn không nghe thấy sư tử tấn công vậy hẳn không có nhiều sư tử xung quanh Điều này xảy ra cho đến khi bạn tìm thấy trên báo. Bởi vì những gì các tờ báo làm là lặp đi lặp lại những rủi ro hiếm gặp. Tôi nói với mọi người nếu nó là tin trên báo, đừng lo lắng Bởi vì theo định nghĩa, tin tức là những thứ mà hầu như không bao giờ xảy ra. (Cười) Khi vài thứ quá phổ biến, nó không còn lên báo nữa tai nạn xe hơi, bạo lực gia đình, Đó là những rủi ro mà bạn lo lắng. Chúng ta cũng là một loài kể chuyện. Chúng ta đáp lại những câu chuyện nhiều dữ liệu hơn Có vài trường hợp mù số cơ bản xảy ra. Ý tôi là, trò đùa “Một, Hai, Ba, Nhiều” khá đúng. Chúng ta thực sự giỏi ở những con số nhỏ. 1 trái xoài, 2 trái xoài, 3 trái xoài, 10,000 trái xoài, 100,000 trái xoài Còn nhiều trái xoài nữa bạn có thể ăn trước khi chúng thối rữa Một nửa, một phần tư, một phần năm chúng ta giỏi với chúng Một phần một triệu, một phần một tỉ, Cả hai đều hầu như không bao giờ xuất hiện Nên chúng ta gặp rắc rối với những rủi ro không quá phổ biến. Những gì mà thành kiến về nhận thức làm là chúng hoạt động như những bộ lọc giữa chúng ta và thực tế Và kết quả là cảm giác đó và thực tế không trùng khớp Chúng khác nhau. Bây giờ bạn cũng có một cảm giác bạn thấy an toàn hơn so với thực tế Có cảm giác sai về an toàn. Hay nói cách khác, đó là một cảm giác sai về sự không an toàn Tôi viết rất nhiều về “rạp chiếu an ninh”, là những sản phẩm làm mọi người cảm thấy an toàn nhưng thực sự không làm gì cả. Không có một từ chính xác cho thứ làm cho chúng ta an toàn, nhưng không làm chúng ta cảm thấy an toàn. Trở lại về kinh tế. Nếu kinh tế, thị trường kiểm soát sự an toàn và nếu mọi người thực hiện các cuộc đánh đổi dựa trên cảm giác về sự an toàn, thì việc khôn ngoan mà các công ty thực hiện để khuyến khích kinh tế là làm cho mọi người cảm thấy an toàn. Có hai cách để làm điều này. Một, bạn có thể làm cho mọi người thực sự an toàn và hy vọng họ để ý. Hai, bạn có thể làm cho mọi người chỉ cảm thấy an toàn và hy vọng họ không chú ý đến. Điều gì làm mọi người để ý? Vài ba thứ: hiểu về sự an toàn, về những rủi ro, những mối đe dọa các biện pháp đối phó, chúng hoạt động ra sao Nếu bạn biết, có khả năng cảm giác của bạn hợp với thực tế hơn. Có đủ ví dụ thực tiễn sẽ giúp bạn. Tất cả chúng ta biết tỉ lệ tội phạm trong khu phố của chúng ta, vì chúng ta sống ở đó, và chúng ta có cảm giác về nó mà về cơ bản giống với thực tế. Rạp hát an ninh bị phơi bày khi nó rõ ràng hoạt động không hợp lý. OK, điều gì khiến mọi người không chú ý? Một sự thiếu hiểu biết. Nếu bạn không hiểu những rủi ro, bạn không biết những chi phí tiêu tốn, có khả năng bạn đánh đổi sai, và cảm giác của bạn không hợp với thực tế. Chưa đủ ví dụ. Có một vấn đề cố hữu với các sự kiện xác suất thấp. Nếu, ví dụ, nạn khủng bố hầu như không bao giờ xảy ra, thực sự khó để đánh giá hiệu quả của các biện pháp chống khủng bố. Đây là lý do bạn vẫn hiến tế trinh nữ và tại sao việc đổ lỗi cho thần thánh vẫn hoạt động tốt Không có đủ những ví dụ về thất bại. Những cảm giác cũng che khuất các vấn đề những thành kiến nhận thức tôi nói lúc nãy nỗi sợ hãi, những tín ngưỡng dân gian, cơ bản là một mô hình thực tế không đầy đủ Để tôi làm cho những thứ này phức tạp hơn Tôi có cảm giác và thực tế. Tôi muốn thêm một yếu tố thứ ba. Tôi muốn thêm mô hình Cảm giác và mô hình nằm trong đầu chúng ta Thực tế thì ở bên ngoài. Nó không đổi; nó là sự thật. Cảm giác dựa vào trực giác của chúng ta Mô hình được dựa vào lý do. Trong một thế giới nguyên sơ và đơn giản, thực sự không có lý do cho một mô hình vì cảm giác gần với thực tế. Bạn không cần một mô hình. Nhưng trong thế giới hiện đại và phức tạp bạn cần những mô hình để hiểu nhiều rủi ro chúng ta đối mặt. Không có cảm giác về vi trùng. Bạn cần một mô hình để hiểu chúng. Mô hình này là một đại diện thông minh của thực tế. Nó, dĩ nhiên, được giới hạn bởi khoa học, bởi công nghệ. Chúng ta không thể có lý thuyết về mầm bệnh trước khi chúng ta phát minh ra kính hiển vi để thấy chúng Nó bị giới hạn bởi những thành kiến nhận thức của chúng ta Nhưng nó có khả năng gạt đi những cảm giác của chúng ta. Chúng ta lấy những mô hình này ở đâu? Chúng ta lấy chúng từ những thứ khác. Chúng ta lấy chúng từ tôn giáo, từ văn hóa giáo viên, người già. Cách đây vài ba năm, Tôi đi săn ở Nam Phi. Thợ săn đi cùng tôi lớn lên ở Công viên Quốc gia Kruger Anh ấy có vài mô hình rất phức tạp về cách sống sót Và nó tùy thuộc vào việc bạn bị tấn công bởi sư tử hay báo, tê giác hay voi, khi bạn phải chạy đi, khi bạn không thể chạy khi bạn phải trèo lên cây, khi bạn không thể trèo cây. Và anh ấy hiểu làm thế nào để sống sót. Tôi được sinh ra ở New York. (Cười) Vì chúng tôi có những mô hình khác nhau dựa trên những kinh nghiệm khác nhau. Những mô hình có thể đến từ phương tiện truyền thông từ các quan chức được bầu cử của chúng ta. Hãy nghĩ về mô hình khủng bố, bắt cóc trẻ con, an ninh hàng không, an toàn xe hơi. Những mô hình có thể đến từ công nghiệp. Hai thứ tôi đang theo là camera giám sát thẻ ID. Khá nhiều những mô hình bảo mật máy tính ra đời từ đó. Nhiều mô hình ra đời từ khoa học. Những mô hình sức khỏe là ví dụ tuyệt vời Hãy nghĩ về ung thư, cúm gia cầm, cúm lợn, SARS. Tất cả những cảm giác an toàn của chúng ta về những bệnh đó đến từ những mô hình dành cho chúng ta từ khoa học được chọn lọc thông qua phương tiện truyền thông Những mô hình có thể thay đổi. Những mô hình không ổn định. Khi chúng ta trở nên thoải mái hơn trong môi trường của chúng ta Mô hình của chúng ta có thể di chuyển đến gần hơn cảm giác của chúng ta Một ví dụ, nếu bạn quay trở lại 100 năm trước khi điện lần đầu tiên trở nên phổ biến, có nhiều nỗi sợ về nó. Ý tôi là, có những người sợ nhấn chuông cửa vì có điện trong đó, và nó nguy hiểm Đối với chúng ta, chúng ta rất dễ chịu xung quanh điện Chúng ta thay bóng đèn mà thậm chí không nghĩ về nó. Mô hình an toàn của chúng ta xung quanh điện Là một cái gì đó mà khi sinh ra chúng ta đã có. Nó đã không thay đổi khi chúng ta lớn lên. Và chúng ta giỏi về nó. Hoặc suy nghĩ về những rủi ro trên Internet qua các thế hệ. Ba mẹ bạn tiếp cận bảo mật mạng ra sao so với cách bạn làm, so với cách con cái chúng ta làm. Những mô hình cuối cùng đã dần bị bỏ lại phía sau. Trực quan chỉ là một cách nói khác của quen thuộc Khi mô hình của bạn gần với thực tế, và nó hội tụ với những cảm xúc, Bạn thường không biết là nó ở đó. Một ví dụ về nó xảy ra từ năm ngoái và về cúm lợn. Khi cúm lợn lần đầu xuất hiện, những tin tức ban đầu đã gây ra nhiều phản ứng thái quá Nó đã có một cái tên, làm nó đáng sợ hơn bệnh cúm thông thường thậm chí nghĩ nó gây chết người nhiều hơn. Và mọi người nghĩ bác sĩ sẽ có khả năng đối phó với nó. Đó là cảm giác thiếu kiểm soát. Và 2 điều đó đã gây rủi ro nhiều hơn. Điều mới lạ mất dần, nhiều tháng trôi qua đã có một số chấp nhận, mọi người đã quen với nó. Không có dữ liệu mới, nỗi sợ ít hơn. Đến mùa thu, mọi người đã nghĩ các bác sĩ chắc đã giải quyết xong. Và có sự phân chia mà mọi người phải chọn giữa sợ hãi và chấp nhận thực chất là sự sợ hãi và sự thờ ơ Họ hơi nghiêng về nghi ngờ. Khi vắc – xin có vào mùa đông năm ngoái, đã có nhiều người, một con số bất ngờ, đã từ chối để có được nó như một ví dụ thú vị về cảm giác an toàn của mọi người thay đổi như thế nào cách mà mô hình của họ thay đổi hơi kinh khủng khi không có thông tin mới, không có tín hiệu mới. Loại này xảy ra rất nhiều. Tôi sắp cung cấp cho bạn thêm một thứ phức tạp nữa. Chúng ta có cảm giác, mô hình, thực tế. Tôi có một cái nhìn rất tương đối về an toàn Tôi nghĩ nó tùy thuộc vào quan sát viên. Và hầu hết những quyết định an toàn Có một lượng lớn người tham gia. Và các bên liên quan với những đánh đổi cụ thể sẽ cố gắng gây ảnh hưởng đến quyết định. Tôi gọi đó là chương trình nghị sự của họ. Bạn nhìn vào chương trình nghị sự đây là tiếp thị, đây là chính trị đang cố gắng thuyết phục bạn có một mô hình chống lại một cái khác đang cố thuyết phục bạn bỏ qua một mô hình và tin vào những cảm giác của bạn, cách ly những người có những mô hình bạn không thích. Điều này không phải là không phổ biến. Một ví dụ, một ví dụ tuyệt vời, là rủi ro của việc hút thuốc. Trong lịch sử, 50 năm qua, rủi ro của việc hút thuốc cho thấy một mô hình thay đổi như thế nào, nó cũng cho thấy làm cách nào một nền công nghiệp chống lại một mô hình mà nó không thích. Hãy so sánh với cuộc tranh luận về hút thuốc gián tiếp có thể sau khoảng 20 năm. Về siết dây an toàn. Khi tôi là một đứa trẻ, không ai siết dây an toàn Ngày nay, không đứa trẻ nào sẽ để bạn lái nếu bạn không siết dây an toàn. Hãy so sánh với cuộc tranh luận về túi khí có thể sau khoảng 30 năm. Tất cả là những ví dụ của việc thay đổi mô hình Những gì chúng ta học được là thay đổi mô hình là việc khó Những mô hình rất khó để đánh bật. Nếu chúng tương đương với cảm giác của bạn, Bạn thậm chí không biết bạn có một mô hình. Và có một thành kiến nhận thức khác tôi sẽ gọi là thành kiến xác nhận, nơi mà chúng ta chấp nhận các dữ liệu xác nhận niềm tin của chúng ta và bác bỏ những dữ liệu trái ngược với niềm tin của chúng ta Bằng chứng chống lại mô hình của chúng ta, có khả năng chúng ta bác bỏ, ngay cả khi nó thuyết phục. Nó phải rất thuyết phục trước khi chúng ta chú ý đến Những mô hình mới rất khó kéo dài thêm một khoảng thời gian. Nóng lên toàn cầu là ví dụ điển hình Chúng ta thấy khủng khiếp với những mô hình trải qua 80 năm. Chúng ta có thể làm đến vụ thu hoạch sau Chúng ta có thể làm thường xuyên đến khi con cái chúng ta lớn lên Nhưng 80 năm, chúng ta không giỏi. Nó là một mô hình rất khó để chấp nhận. Chúng ta có thể có cả hai mô hình trong đầu cùng lúc đúng vậy, đó là một vấn đề nơi mà chúng ta đang nắm giữ cả hai niềm tin Đúng vậy, sự bất hòa nhận thức. Cuối cùng, mô hình mới sẽ thay thế mô hình cũ. Những cảm giác mạnh mẽ có thể tạo ra một mô hình. Ngày 11 tháng 9 đã tạo ra một mô hình an ninh trong đầu của nhiều người. Những trải nghiệm cá nhân về tội phạm cũng có thể làm điều đó nỗi lo sợ về sức khỏe cá nhân, một nỗi sợ về sức khỏe trong các tin tức. Bạn có thể thấy những cái được gọi là sự kiện bóng đèn bởi những chuyên gia tâm thần. Họ có thể tạo ra một mô hình ngay tức thì, bởi vì họ rất đa cảm. Trong thế giới công nghệ, chúng ta không có kinh nghiệm để đánh giá mô hình. Chúng ta dựa vào những cái khác. Chúng ta dựa vào sự ủy nhiệm. Ý tôi là, nó hoạt động miễn sao nó khắc phục những cái khác Chúng ta dựa vào những cơ quan chính phủ để cho chúng ta biết dược phẩm nào an toàn. Tôi đã bay đến đây ngày hôm qua. Tôi đã không kiểm tra máy bay. Tôi đã dựa vào vài nhóm khác để xác định liệu máy bay có an toàn để bay Chúng ta ở đây, không ai trong chúng ta sợ mái nhà đang sắp sửa sụp đổ xuống không phải vì chúng ta đã kiểm tra, mà vì chúng ta khá chắc rằng tiêu chuẩn xây dựng ở đây là tốt. Nó là một mô hình chúng ta chỉ chấp nhận khá nhiều bởi lòng tin. Bây giờ, những gì chúng ta muốn là mọi người đủ quen thuộc với những mô hình tốt hơn. nó được phản ánh trong cảm giác của họ cho phép họ thực hiện những đánh đổi an toàn Khi những điều này không trùng khớp, Bạn có 2 lựa chọn. Một, bạn có thể sửa cảm giác của mọi người phản đối trực tiếp những cảm giác. Nó là thao tác, nhưng nó có thể làm được. Thứ hai, cách trung thực hơn là thực sự sửa chữa mô hình. Thay đổi xảy ra chậm. Cuộc tranh luận về hút thuốc mất 40 năm, và đó là một cách dễ dàng. Vài thứ trong số này là khó khăn. Nghĩa là, thực sự, mặc dù thông tin có vẻ giống như hy vọng lớn nhất của chúng ta Tôi đã nói dối. Hãy nhớ tôi đã nói về cảm giác, mô hình, thực tế tôi nói thực tế không thay đổi. Nó thực sự thay đổi Chúng ta sống trong thế giới công nghệ Thực tế thay đổi mọi lúc. Vì thế có lẽ, lần đầu tiên trong loài chúng ta cảm giác đuổi theo mô hình, mô hình đuổi theo thực tế thực tế chuyển động Chúng có thể không bao giờ đuổi kịp. Chúng ta không biết. Nhưng về lâu dài, cả cảm giác và thực tế đều quan trọng Và tôi muốn kết thúc bằng hai câu chuyện ngắn để minh họa điều đó. Năm 1982, tôi không biết mọi người có nhớ có một dịch bệnh ngộ độc Tylenol tại Hoa Kỳ. Đó là một câu chuyện khủng khiếp Ai đó đã lấy một chai Tylenol cho thuốc độc vào, đậy nắp lại, đặt nó trở lại trên kệ Có người khác đã mua nó và đã chết. Đã có vài ba vụ tấn công bắt chước. Không có bất kỳ rủi ro thực sự nhưng mọi người đã sợ hãi Và đây là cách mà ngành công nghiệp thuốc chống trộm được phát minh Những nắp chống trộm ra đời từ việc này. Nó hoàn toàn là rạp chiếu an ninh. Như một bài tập về nhà, hãy nghĩ 10 cách để đối phó nó Tôi sẽ cho bạn một cách, một ống tiêm. Nhưng nó làm mọi người cảm thấy tốt hơn. Nó làm cảm giác của họ về an toàn khớp với thực tế hơn. Câu chuyện cuối cùng, vài năm trước một người bạn của tôi sinh con Tôi đến thăm cô ấy trong bệnh viện. Hóa ra bây giờ, khi một em bé được sinh ra họ đeo một vòng tay RFID lên em bé, và một cái tương ứng lên người mẹ, vì thế bất cứ ai khác bế em bé đi khỏi nhà hộ sinh Cảnh báo hoạt động. Tôi đã nói, “Chà, thật rõ ràng. nạn bắt cóc trẻ em ngoài bệnh viện tràn lan thế nào". Tôi về nhà. Tôi tìm hiểu Nó cơ bản không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, nếu bạn là một bệnh viện, và bạn cần lấy em bé đi xa khỏi mẹ nó, ra khỏi phòng để làm một số xét nghiệm, tốt hơn bạn nên có vài rạp chiếu an ninh hoặc cô ấy sẽ chặt tay bạn ra. (Cười) Nó quan trọng đối với chúng ta, những người trong chúng ta thiết kế an ninh những người nhìn vào chính sách bảo mật, hay thậm chí nhìn vào chính sách công cộng theo những cách ảnh hưởng đến an toàn. Nó không chỉ là thực tế, nó là cảm giác và thực tế Điều quan trọng là chúng gần như giống nhau. Nó quan trọng rằng, nếu cảm giác của chúng ta phù hợp với thực tế chúng ta thực hiện những đánh đổi an toàn tốt hơn. Xin cảm ơn. Chúng ta hẳn đều đã từng thắc mắc làm sao những bộ não vĩ đại đạt được thành tựu, phải không? Và khi những thành tựu ấy càng đáng kinh ngạc, thì ta càng gọi họ là thiên tài, có thể là người ngoài vũ trụ, đến từ 1 hành tinh khác, chắc chắn không giống chúng ta. Nhưng điều đó có thật không? Để tôi bắt đầu bằng 1 ví dụ. Các vị hẳn đều biết câu chuyện về trái táo của Newton chứ? OK. Nó có thật không? Có thể là không. Nhưng vẫn thật khó tin là chẳng có trái táo nào. Ý tôi là có 1 số bàn đạp nào đó, 1 số điều kiện nhất định nào đó làm cho định luật vạn vật hấp dẫn không đến nỗi bất khả tư nghị. Và chắc chắn nó không phải là bất khả, ít nhất là đối với Newton. Điều đó khả thi, và vì một lý do nào đó, nó cũng ở đó, có sẵn tại một điểm nào đó, dễ dàng như hái một quả táo. Đây là 1 quả táo. Còn Einstein thì sao? Liệu thuyết tương đối có là 1 bước nhảy vọt lớn trong lịch sử của ý tưởng mà không ai khác nghĩ ra được? Hoặc, nó cũng là 1 thứ gần kề và khả thi tất nhiên là đối với Einstein, và ông đạt được nó bằng từng bước nhỏ trên con đường khoa học khác thường của mình Tất nhiên chúng ta không thể hình dung ra con đường này, nhưng nó không có nghĩa là con đường không có ở đó. Vậy, tất cả điều này có vẻ rất gợi liên tưởng nhưng tôi xin nói rằng hầu như không chắc chắn nếu chúng ta thực sự muốn nắm bắt nguồn gốc của những ý tưởng tuyệt vời và nói rộng hơn là cách chúng ta nắm bắt cái mới trong cuộc sống. Là 1 nhà vật lí, 1 nhà khoa học, tôi đã học được rằng đặt ra câu hỏi đúng đã là một nửa giải pháp. Nhưng tôi nghĩ bây giờ chúng ta bắt đầu có 1 khuôn khổ khái niệm tuyệt vời để hình dung và đặt ra những câu hỏi đúng. Vì vậy, hãy để tôi đưa bạn đến biên giới của những điều đã biết, hoặc ít nhất, những gì tôi biết, và để tôi chỉ ra rằng những điều đã biết có thể là 1 điểm xuất phát lôi cuốn và có tác động mạnh để nắm bắt ý nghĩa sâu xa của những thứ như sự đổi mới, cách tân, hay có thể là sự sáng tạo. Vậy chúng ta đang bàn về "cái mới", và tất nhiên, khoa học đằng sau nó. Cái mới có thể bước vào cuộc sống của ta theo nhiều cách khác nhau, có thể rất cá nhân, như khi tôi gặp 1 người mới, tôi đọc một cuốn sách mới, hay nghe một bài hát mới. Hoặc nó có thể mang tính toàn cầu, Ý tôi là, cái chúng ta gọi là sự đổi mới. Nó có thể là 1 lý thuyết mới, 1 công nghệ mới, nhưng nó cũng có thể là 1 cuốn sách mới nếu bạn là nhà văn, hoặc nó có thể là 1 bài hát mới nếu bạn là nhà soạn nhạc. Trong tất cả các ví dụ toàn cầu này, cái mới dành cho tất cả mọi người, nhưng trải nghiệm cái mới có thể cũng đáng sợ, vậy cái mới cũng có thể làm chúng ta sợ hãi. Tuy vậy, trải nghiệm cái mới nghĩa là khám phá 1 không gian rất đặc biệt, không gian của những gì có thể, không gian của những điều làm được, không gian của các khả năng. Đó là một khoảng không rất lạ, vì vậy tôi sẽ cố giải thích về không gian này. Nó có thể là một không gian hữu hình. Trong trường hợp đó, ví dụ như, cái mới có thể là leo lên điện Machu Picchu lần đầu, như tôi đã làm hồi 2016. Nó có thể là 1 không gian về khái niệm, như tiếp thu thông tin mới, làm cho nó có nghĩa, tóm lại, học tập. Nó có thể là một không gian sinh học. Ý tôi là, hãy nghĩ về cuộc chiến không bao giờ kết thúc giữa virus và vi khuẩn với hệ miễn dịch của chúng ta. Và bây giờ là tin xấu. Chúng ta rất, rất tệ trong việc nắm bắt không gian này. Nghĩ xem. Hãy làm 1 thí nghiệm. Hãy nghĩ về tất cả những gì bạn có thể làm trong, chẳng hạn, 24 giờ kế tiếp. Ở đây từ khóa là "tất cả". Tất nhiên bạn có thể hình dung 1 vài lựa chọn, như uống nước, viết thư, hoặc ngủ suốt bài nói chuyện chán ngắt này, nếu có thể. Nhưng không phải tất cả mọi việc. Nghĩ về 1 cuộc xâm lược từ người ngoài hành tinh, bây giờ, ở đây, Milan, hay như tôi - tôi đã ngừng suy nghĩ trong 15 phút. Vậy, rất khó để hình dung không gian này, nhưng thực ra chúng ta có 1 lý do để tự bào chữa. Không dễ để hình dung không gian này, bởi vì chúng ta đang cố gắng hình dung 1 cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, cái gì đó chưa từng xảy ra trước đây, vì vậy chúng ta không có manh mối. Một giải pháp điển hình có thể là nhìn về tương lai với đôi mắt của quá khứ, tức là dựa vào các chuỗi sự kiện trong quá khứ và hy vọng nó đủ để dự đoán tương lai. Nhưng chúng ta biết điều này không hiệu quả. Ví dụ, đây là dự báo thời tiết lần đầu, và nó không thành công. Nó thất bại vì sự phức tạp của các hiện tượng liên quan. Vì vậy, bây giờ chúng ta biết rằng dự đoán phải dựa trên mô hình, có nghĩa là tạo ra 1 mô hình tổng hợp cho cả hệ thống, mô phỏng mô hình này và sau đó dự báo hệ thống trong tương lai thông qua mô hình này. Và bây giờ chúng ta có thể làm điều này trong nhiều trường hợp với sự trợ giúp của rất nhiều dữ liệu. Nhìn vào tương lai với con mắt của quá khứ có thể gây nhầm lẫn kể cả đối với máy móc. Hãy nghĩ về điều này. Trong 1 giây hãy hình dung chính bạn ở giữa Vùng hẻo lánh của Úc. Bạn đứng đó dưới ánh mặt trời. Và bạn nhìn thấy một cái gì đó kỳ lạ đang xảy ra. Chiếc xe đột ngột dừng lại cách rất, rất xa một con chuột túi đang băng qua đường. Bạn nhìn kỹ hơn và bạn nhận ra chiếc xe không có người lái. Nó không khởi động lại, thậm chí sau khi con chuột túi đã đi mất. Vậy, vì một số lý do, các thuật toán lái chiếc xe đó không biết xử lý thế nào khi gặp con thú kỳ lạ này nhảy lung tung trên đường. Thế là nó dừng lại. Bây giờ, tôi nên nói cho các bạn biết đó là 1 câu chuyện có thật. Nó đã xảy ra cách đây vài tháng với những chiếc xe tự lái của Volvo ở giữa Vùng hẻo lánh của Úc. (Tiếng cười) Đó là một vấn đề chung, và tôi đoán nó sẽ có ảnh hưởng ngày càng nhiều trong tương lai gần trí tuệ nhân tạo và máy mọc tự học. Đó cũng là một vấn đề rất cũ, tôi cho rằng từ thế kỷ 17, nhưng tôi đoán chúng ta giờ có công cụ và đầu mối mới để giải quyết nó. Vì vậy, tôi sẽ lùi một bước, về cách đây 5 năm. Italy. Rome. Mùa đông. Mùa đông năm 2012 rất đặc biệt ở Rome. Rome trải qua 1 trong những đợt tuyết rơi lớn nhất lịch sử. Mùa đông năm đó cũng đặc biệt với tôi và các đồng nghiệp của tôi, vì chúng tôi có 1 cái nhìn sâu sắc về các chương trình toán học có thể - tôi nhắc lại, có thể, các chương trình toán học có thể hình dung sự xuất hiện của cái mới. Tôi nhớ ngày hôm đó bởi vì tuyết rơi, và vì thế chúng tôi bị mắc kẹt lại ở khoa, và không thể về nhà, thế là chúng tôi uống cà phê, thư giãn và tiếp tục thảo luận. Nhưng 1 lúc nào đó - có lẽ không phải chính xác là ngày hôm đó - tại 1 lúc nào đó chúng tôi đã kết nối được giữa vấn đề của cái mới với 1 khái niệm đẹp đẽ được đề xuất từ nhiều năm trước bởi Stuart Kauffman, điều khả thi liền kề. Vậy điều khả thi liền kề bao gồm nhiều thứ. Nó có thể là ý tưởng, là các phân tử, là sản phẩm công nghệ mà chỉ cách 1 bước tới sự thật, và bạn có thể đạt được chúng qua các điều chỉnh gia tăng và tái kết hợp các tài nguyên hiện có. Ví dụ, nếu tôi nói về mạng lưới bạn bè của tôi, Không gian khả thi liền kề là tất cả bạn bè của bạn bè tôi mà chưa là bạn với tôi. Tôi hy vọng nó rõ ràng. Nhưng giờ nếu tôi gặp một người mới, tên Briar chẳng hạn, tất cả bạn cô ấy ngay lập tức sẽ bước vào không gian khả thi liền kề của tôi, đẩy ranh giới của nó xa hơn. Vậy, nếu bạn thực sự muốn nhìn từ quan điểm toán học tôi chắc chắn là bạn muốn - bạn có thể nhìn lên bức tranh này. Vậy giả sử đây là vũ trụ của bạn. Tôi biết tôi đang đòi hỏi rất nhiều. Ý tôi là, đây là vũ trụ của bạn. Bây giờ bạn là điểm màu đỏ. Và điểm màu xanh lá cây là điểm liền kề có thể của bạn, cái gì đó bạn chưa bao giờ tiếp xúc trước đây. Bạn đang sống cuộc sống bình thường của bạn. Bạn di chuyển trong không gian của bạn. Bạn đi uống rượu. Bạn gặp bạn bè. Bạn đọc một quyển sách. Tại một thời điểm nào đó, bạn đi vào điểm màu xanh lá cây, và bạn gặp Briar lần đầu tiên. Và điều gì xảy ra? Điều xảy ra là có một phần mới, một phần hoàn toàn mới trong không gian, mở ra với bạn trong khoảnh khắc này, ngay cả khi không có khả năng nào để bạn thấy trước điều này trước khi chạm tới điểm đó. Và phía sau điểm này sẽ có một tập hợp rất lớn các điểm có thể trở thành khả thi ở một số giai đoạn sau này. Bạn thấy đấy, không gian của những điều khả thi rất kỳ dị, bởi vì nó không được xác định trước. Đó không phải là điều ta có thể xác định trước. Đó là 1 cái gì đó liên tục hình thành và tái định hình bởi hành động và lựa chọn của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi đã rất phấn khởi trước những kết nối chúng tôi tìm ra - các nhà khoa học đều như vậy. Và dựa trên điều này, chúng tôi đã hình thành công thức toán học về liền kề có thể, 20 năm sau khi đề xuất của Kauffman xuất hiện lần đầu. Theo lý thuyết của chúng tôi - đây là điểm chính - Ý tôi là, nó chủ yếu dựa trên 1 sự tương tác phức tạp giữa cách thức không gian của các khả năng này mở rộng và tái cấu trúc, và cách thức chúng tôi khám phá nó. Sau buổi khai nhãn năm 2012, chúng tôi quay lại với công việc thực sự, bởi vì chúng tôi phải nghiên cứu lý thuyết này và chúng tôi đi đến một số dự đoán nhất định để đem thử nghiệm trong đời thực. Tất nhiên, chúng tôi cần 1 khuôn khổ có thể kiểm tra được để nghiên cứu sự sáng tạo. Hãy để tôi giới thiệu 1 số dự đoán chúng tôi đưa ra. Điều đầu tiên liên quan đến tốc độ đổi mới, mức độ mà bạn quan sát thấy cái mới trong các hệ thống rất khác nhau. Lý thuyết của chúng tôi dự đoán rằng tốc độ đổi mới đi theo 1 đường cong phổ quát, như cái này. Đây là tỷ lệ đổi mới so với thời gian trong những điều kiện rất khác nhau. Và bằng cách nào đó, chúng tôi dự đoán rằng tốc độ đổi mới sẽ giảm dần theo thời gian. Tức là, sự đổi mới được dự đoán sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn tiến bộ theo thời gian. Nó thật gọn gàng. Thật thú vị. Thật đẹp. Chúng tôi đã rất vui. Nhưng câu hỏi là, nó có đúng không? Tất nhiên chúng ta nên kiểm tra trong thực tế Thế là chúng tôi trở lại với thực tế và chúng tôi thu thập rất nhiều dữ liệu, hàng terabyte dữ liệu theo dõi những đổi mới trên Wikipedia, Twitter, cách chúng ta viết phần mềm miễn phí, thậm chí cả cách chúng ta thưởng thức âm nhạc Tôi không thể kể hết, chúng tôi đã rất kinh ngạc, hài lòng và vui sướng khi khám phá ra rằng những dự đoán chúng tôi đưa ra trong lý thuyết thật sự trùng khớp với các hệ thống có thực, nhiều hệ thống có thực khác nhau. Chúng tôi đã rất phấn khích. Hiển nhiên là chúng tôi đã đi đúng hướng và dĩ nhiên chúng tôi không thể dừng lại được. nên chúng tôi không dừng lại. Vì thế chúng tôi tiếp tục, đến 1 lúc nào đó, chúng tôi phát hiện thêm 1 điều mà chúng tôi gọi là "đổi mới tương quan". Nó rất đơn giản. Nên tôi đoán tất cả chúng ta đều trải qua chuyện này. Khi bạn nghe "Suzanne" do Leonard Cohen hát, và trải nghiệm này kích hoạt niềm đam mê của bạn với Cohen để bạn bắt đầu điên cuồng tìm nghe toàn bộ tác phẩm của ông ấy. Và rồi bạn biết được Fabrizio De André có thu âm 1 phiên bản tiếng Ý của "Suzanne" vân vân và vân vân. Bằng 1 cách nào đó vì 1 lý do nào đó, khái niệm về liền kề khả thi đã gắn chặt với niềm tin chung rằng cái này dẫn đến cái kia trong nhiều hệ thống khác nhau. Nhưng lý do mà chúng tôi phấn khích là bởi vì lần đầu tiên chúng tôi thực sự có thể đưa ra nền tảng khoa học cho trực giác này và bắt đầu đưa ra các dự đoán về cách mà chúng ta trải nghiệm cái mới Vậy cái mới có tương quan lẫn nhau. Chúng không xảy ra ngẫu nhiên. Và đây là 1 tin tốt, vì nó ngụ ý rằng các nhiệm vụ bất khả thi có lẽ không hề bất khả thi, nếu chúng ta được trực giác mách bảo, bằng cách nào đó kích hoạt 1 phản ứng dây chuyền tích cực. Nhưng có 1 hệ quả thứ ba từ sự tồn tại của điều liền kề khả thi mà chúng tôi gọi là "sóng đổi mới". Nói 1 cách đơn giản, trong âm nhạc, nếu không có làn sóng đổi mới, chúng ta sẽ vẫn chỉ nghe Mozart hoặc Beethoven suốt, điều đó cũng tuyệt, nhưng chúng ta không chỉ nghe như thế, Chúng ta còn nghe Pet Shop Boys hoặc Justin Bieber - cũng có người nghe chứ (Tiếng cười) Vậy, chúng tôi có thể thấy rõ tất cả các hình mẫu này trong lượng lớn dữ liệu chúng tôi thu thập và phân tích. Ví dụ, chúng tôi phát hiện ra những hát phổ biến trong âm nhạc được sáng tác liên tục, bạn biết đấy, và sau đó biến mất, vẫn để lại chỗ cho các bài hát kinh điển. Bằng cách nào đó, làn sóng đổi mới dâng lên và xuống trong khi dòng triều luôn giữ những bài kinh điển. Có sự cộng sinh giữa những bài kinh điển và các bài mới phổ biến. Lý thuyết của chúng tôi không chỉ dự đoán những làn sóng đổi mới. Nếu thế thì cũng thường thôi. Nhưng nó còn giải thích lý do đằng sau các làn sóng đó, và đó là những lý do rất cụ thể, vì loài người chúng ta thể hiện các chiến lược khác nhau trong không gian của điều khả thi. Một số người có xu hướng dò lại những con đường đã biết Chúng tôi gọi họ là những người khai thác Một số luôn lao vào những cuộc phiêu lưu mới Chúng tôi gọi họ là những người thăm dò Và chúng tôi phát hiện ra là tất cả các hệ thống đã được tìm hiểu ở ngay giữa hai chiến lược này, giống như 80% khai thác, 20% thăm dò, cái gì đó luôn ở rìa của sự đổi mới Có vẻ như sự cân bằng khôn ngoan, có thể nói 1 sự cân bằng bảo thủ, giữa quá khứ và tương lai, giữa khai thác và thăm dò, đã có chỗ và có lẽ cần thiết trong hệ thống của chúng ta. Nhưng 1 lần nữa, tin tốt là chúng ta giờ có các công cụ khoa học để điều tra sự cân bằng này, có thể đẩy nó xa hơn trong tương lai gần. Như bạn có thể tưởng tượng, tôi thật sự phấn khích trước tất cả những việc này Đề án toán học của chúng tôi đã cung cấp các tín hiệu và gợi ý để nghiên cứu không gian của các khả năng và cách thức mà tất cả chúng ta tạo ra và khám phá nó. Nhưng còn nữa. Tôi đoán đây là điểm khởi đầu cho một thứ có tiềm năng trở thành 1 hành trình nghiên cứu khoa học tuyệt vời về cái mới, nhưng tôi cũng muốn nói đây là 1 nghiên cứu có tính cá nhân Và tôi đoán điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả và tác động rất lớn đến các hoạt động chính như học tập, giáo dục, nghiên cứu, kinh doanh. Ví dụ, nếu bạn nghĩ về trí thông minh nhân tạo, Tôi chắc - ý tôi là, về trí tuệ nhân tạo, trong tương lai gần ta phải dựa vào ngày càng nhiều cấu trúc của liền kề khả thi, để cơ cấu lại nó, để thay đổi nó, mà còn để đối phó với những điều chưa biết về tương lai. Song song đó, chúng ta có rất nhiều công cụ, các công cụ mới để điều tra sự sáng tạo hoạt động thế nào và điều gì châm ngòi sự đổi mới. Và mục đích của tất cả những điều này là để nuôi dạy một thế hệ có thể đưa ra ý tưởng mới để đối mặt với những thách thức phía trước. Chúng ta đều biết. Tôi nghĩ đó là một chặng đường dài để đi, nhưng các câu hỏi, và công cụ, bây giờ đã có, liền kề và khả thi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi nghĩ tôi sẽ nói 1 chút về cách mà tự nhiên tạo ra vật chất. Tôi mang đến đây 1 vỏ bào ngư. Cái vỏ bào ngư này là 1 vật liệu phức hợp sinh học nó có 98% khối lượng là canxi cacbonat và 2% là protêin. Nhưng, nó bền gấp 3000 lần những bản sao địa chất. Và rất nhiều người có thể đã sử dụng những cấu trúc tương tự như những chiếc vỏ bào ngư, ví dụ như phấn viết bảng. Tôi đã bị mê hoặc bởi cách mà tự nhiên tạo ra các vật liệu, và có rất nhiều quy trình để chúng thực hiện công việc đầy tinh tế này. Một phần trong số đó là những vật chất này là những cấu trúc vĩ mô, nhưng chúng được tạo ra ở tầm nano. Chúng được tạo ra ở tầm nano, và chúng sử dụng protêin được mã hóa trong gen để tạo ra những cấu trúc thực sự tinh vi. Tôi nghĩ sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn có thể trao sự sống cho những cấu trúc vô tri, như pin hay pin sử dụng năng lượng mặt trời? Hãy thử tưởng tượng, nếu chúng có được 1 số khả năng như là cái vỏ bào ngư, trong việc xây dựng những cấu trúc thực sự tinh vi ở nhiệt độ phòng và áp suất không khí, sử dụng những hóa chất không độc hại và không thải ra bất kì hóa chất độc hại nào vào môi trường? Đó chính là tầm nhìn mà tôi luôn nghĩ tới. Và sẽ ra sao nếu bạn có thể "trồng" pin ở 1 cái đĩa Petri? Hoặc, sẽ ra sao nếu bạn có thể đưa thông tin di truyền mã hóa cho pin để nó thực sự trở nên tốt hơn như là 1 chức năng của thời gian, và làm như vậy bằng 1 cách thân thiện với môi trường? Và giờ, quay trở lại với chiếc vỏ bào ngư này, bên cạnh cấu trúc nano của nó, 1 điều nữa thực sự rất hấp dẫn, đó là khi bào ngư đực và cái kết đôi với nhau, chúng truyền đi những thông tin di truyền cho thấy, "Đây là cách để tạo ra những vật chất tinh vi. Là cách có thể làm ở nhiệt độ phòng và áp suất không khí, sử dụng các vật liệu không độc." Tảo cát cũng vậy, ở trên slide này, chúng là những cấu trúc thủy tinh. Mỗi khi tảo cát sinh sản, chúng truyền đi những thông tin di truyền cho thấy, "Đây là cách tạo thủy tinh ở đại dương có cấu trúc nano hoàn hảo. Và bạn có thể làm điều tương tự, lăp đi lặp lại." Vậy sẽ ra sao nếu bạn có thể làm điều tương tự với pin mặt trời hoặc pin hóa học? Tôi muốn nói rằng chất liệu sinh học tôi khoái nhất là nhóc con mới 4 tuổi của tôi. Nhưng bất kì ai đã từng có, hay biết về trẻ con đều biết chúng là những sinh vật phức tạp đến đáng kinh ngạc. Vậy nếu bạn muốn thuyết phục chúng làm những điều chúng không muốn, điều đó là rất khó. Vì thế, khi chúng ta nghĩ đến các công nghệ tương lai, thực chất là chúng ta nghĩ đến việc sử dụng vi khuẩn và vi rút, những sinh vật đơn giản. Liệu bạn có thể thuyết phục chúng làm việc với 1 chiếc hộp công cụ mới để có thể tạo ra nhưng cấu trúc sẽ trở nên quan trọng với tôi hay không? Đồng thời, chúng tôi nghĩ về những công nghệ tương lai. Chúng tôi bắt đầu với sự hình thành Trái Đất. Về cơ bản, sẽ mất đến cả tỉ năm để sự sống tồn tại trên Trái Đất. Và rất nhanh chóng, chúng trở thành đa tế bào, chúng có thể tái tạo, chúng có thể sử dụng sự quang hợp như là 1 nguồn năng lượng. Nhưng chỉ tới 500 triệu năm trước -- trong thời kì địa chất Cambri -- thì những sinh vật ở biển mới bắt đầu tạo nên những vật chất cứng. Trước đó, chúng đều là những cấu trúc mềm và có lông tơ. Cũng trong khoảng thời gian đó có sự tăng lên của canxi, sắt, và silicon trong môi trường. Và những sinh vật này học cách tạo ra những vật chất cứng. Và đó cũng là điều là tôi muốn làm -- thuyết phục sinh học làm việc với "phần còn lại của bảng tuần hoàn". Giờ nếu bạn nhìn vào sinh học, có rất nhiều cấu trúc như DNA và kháng thể và prôtêin hay ri-bô-xôm mà chúng ta biết chúng chính là những cấu trúc nano. Vậy là tự nhiên đã cho chúng ta những cấu trúc thực sự tinh vi ở mức nano rồi. Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể trang bị cho chúng và thuyết phục chúng đừng trở thành những kháng nguyên làm những việc tương tự như HIV? Mà chúng ta có thể thuyết phục chúng tạo ra pin mặt trời cho chúng ta? Và đây là 1 số ví dụ: đây là một vài cái vỏ trong tự nhiên. Chúng là những vật liệu sinh học tự nhiên. Cái vỏ bào ngư ở đây -- nếu bạn bẻ gãy nó, bạn có thể thấy nó thực sự có cấu trúc nano. Còn đây là tảo cát tạo bởi SIO2, và chúng là vi khuẩn điện từ có thể tạo ra những nam châm 1 cực nhỏ dùng để định vị. Chúng đều có chung 1 đặc điểm là những vật chất này đều được kết cấu ở tầm nano, và chúng có các chuỗi DNA để mã hóa cho chuỗi protein, mà mang đến cho chúng những bản thiết kế cho phép xây dựng những cấu trúc thực sự tuyệt vời. Và giờ, quay trở lại với cái vỏ bào ngư, bào ngư tạo ra cái vỏ này bằng những protêin đó. Những protein này tích điện âm nên chúng có thể "hút" nguyên tử canxi từ môi trường xung quanh, sắp xếp thành 1 lớp canxi rồi 1 lớp cacbon, canxi rồi cacbon. Những protêin tạo thành bởi các axit amin cho thấy, "Đây là cách để xây dựng các cấu trúc. Đây là chuỗi DNA, còn đây là chuỗi protein để tạo nên nó." Và ý tưởng thú vị là, sẽ ra sao nếu bạn có thể lấy bất kì vật chất nào bạn muốn, hay bất kỳ nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn, và tìm chuỗi DNA tương ứng, sau đó mã hóa nó thành 1 chuỗi protêin để tạo nên 1 cấu trúc, nhưng không phải là cái vỏ bào ngư -- mà 1 thứ khác, thông qua tự nhiên, chưa bao giờ chúng có cơ hội thực hiện. Và đây là 1 bảng tuần hoàn hóa học. Tôi yêu nó lắm. Hàng năm, trong lớp học cho sinh viên mới tại MIT, tôi cho in các bảng tuần hoàn với câu nói, "Chào mừng đến với MIT. Giờ bạn nằm trong nguyên tố của mình." Và nếu bạn lật sang mặt bên kia thì sẽ thấy các axit amin với các độ pH tương ứng với điện tích của các axit amin. Và tôi đã phát bảng tuần hoàn này cho hàng ngàn người. Tôi nói, đây là MIT, mà đây là Caltech, nhưng tôi vẫn còn thừa vài cái đấy, ai đó muốn lấy. Và tôi đã thực sự may mắn khi đón Tổng thống Obama đến thăm phòng thí nghiệm của mình năm nay trong chuyến thăm của ngài đến MIT, và tôi thực sự muốn đưa ông ấy 1 bảng tuần hoàn. Tôi đã thức đến tận khuya, và nói chuyện với chồng mình, "Làm sao em có thể đưa cho Tổng thống Obama 1 bảng tuần hoàn đây? Sẽ ra sao nếu ông nói, 'Oh, tôi đã có 1 cái rồi,' hay, 'Tôi đã thuộc nó rồi'?" Và rồi ông đến thăm phòng thí nghiệm của tôi và xem xét xung quanh -- đó thực sự là 1 chuyến thăm tuyệt vời. Và rồi, tôi nói, "Thưa ngài, tôi muốn đưa cho ngài 1 bảng tuần hoàn phòng khi ngài gặp chuyện phiền phức và cần tính trọng lượng của phân tử." Và tôi đã nghĩ "trọng lượng phân tử" nghe có vẻ ít kì quặc hơn là "khối lượng phân tử gam". Và rồi ông ấy nhìn nó, và nói, "Cảm ơn. Tôi sẽ xem nó 1 cách định kỳ." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Sau đó trong giờ thuyết trình về năng lượng sạch, ông đã lấy nó ra và nói, "Và những người ở MIT, họ phân phối những bảng tuần hoàn." Về cơ bản, điều mà tôi chưa nói với bạn là khoảng 500 triệu năm trước, những sinh vật bắt đầu tạo nên vật chất, nhưng mất đến 50 triệu năm để có thể làm tốt được nó. Và chúng đã mất khoảng 50 triệu năm để học cách làm sao để tạo ra cái vỏ bào ngư 1 cách hoàn hảo. Và đề tài này hơi khó "bán" cho các nghiên cứu sinh. "Tôi có 1 dự án tuyệt vời -- 50 triệu năm." Và chúng ta buộc phải phát triển cách nào đó để làm việc này nhanh hơn. Chúng tôi sử dụng những vi rút không độc tên là M13 có chức năng nhiễm vào vi khuẩn. Và nó có 1 cấu trúc DNA rất đơn giản cho phép bạn thâm nhập để cắt và dán thêm những chuỗi DNA bổ sung. Bằng cách này, nó cho phép vi rút phiên mã các chuỗi protêin bất kì. Đó chỉ là công nghệ sinh học rất đơn giản mà thôi. Và về cơ bản, bạn có thể làm việc đó cả tỷ lần. Bạn có thể thâm nhập và có hàng tỉ các vi rút khác loại nhưng đều giống nhau về mặt di truyền, chỉ khác nhau ở ở 1 chuỗi DNA mã hóa cho 1 protêin. Giờ, nếu bạn lấy tất cả 1 tỉ vi rút đó, và đặt chúng trong 1 giọt chất lỏng, bạn có thể bắt chúng tương tác với bất kì thứ gì bạn muốn trong bảng tuần hoàn. Dựa trên quá trình của sự tiến hóa chọn lọc này, bạn có thể làm được điều gì đó bạn muốn, như là "trồng" pin hay các pin năng lượng mặt trời. Thực ra vi rút không thể tái tạo chính mình, chúng cần 1 vật chủ. Một khi bạn đã tìm ra 1 trong số một tỷ đó, bạn có thể gây nhiễm nó vào 1 vi khuẩn, và tạo ra hàng triệu hay hàng tỉ phiên bản của chuỗi đặc biệt đó. Vậy điều tuyệt vời khác về sinh học là sinh học mang đến cho bạn những cấu trúc thực sự tinh tế với những mạng lưới tuyệt vời. Và với những vi rút dài và nhỏ này, chúng ta có thể khiến chúng thể hiện khả năng "trồng" thứ gì đó như là chất bán dẫn hay nguyên liệu cho pin. Và đây là 1 cục pin năng lượng lớn mà chúng tôi đã trồng trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi đã thiết kế 1 con vi rút có thể thu được ống cacbon nano. Thực ra 1 phần trong con vi rút đó tóm được cái ống cacbon nano. Còn phần còn lại mang 1 chuỗi có khả năng trồng vật liệu điện cực cho 1 cục pin. Và sau đó nó tự kết nối với đầu thu. Vậy là thông qua quá trình tiến hóa có chọn lọc, chúng tôi đã đi từ 1 vi rút có khả năng tạo ra 1 cục pin không giá trị đến 1 vi rút có thể tạo ra 1 cục pin tốt rồi đến vi rút tạo ra những pin năng lượng cao và tất cả được tạo ra ở nhiệt độ phòng, về cơ bản là ngay trên mặt bàn thí nghiệm. Và cục pin này đã tới Nhà Trắng trong 1 buổi họp báo, chính tôi đã mang nó tới. Bạn có thể nhìn thấy -- nó đang chiếu sáng cái đèn LED này. Và nếu chúng ta có thể đo tỉ lệ nó, chúng ta thực sự có thể dùng nó để chạy Prius của bạn, đó chính là ước mơ của tôi -- có thể lái 1 chiếc xe lấy năng lượng từ vi rút. Về cơ bản, bạn có thể lấy 1 trong số 1 tỉ, rồi khuyếch đại lên. Bạn có thể khuếch đại nó ở trong phòng thí nghiệm. Rồi để nó tự "lắp ráp" thành những cấu trúc như 1 cục pin. Chúng tôi có khả năng làm việc đó với chất xúc tác. Đây là ví dụ của phương pháp tách nước bằng phương pháp quang xúc tác (photocatalytic). Và chúng tôi đã có thể thiết kế 1 con vi rút để lấy các phân tử hấp thụ ánh sáng rồi xếp chúng trên bề mặt của vi rút và biến nó thành 1 cái ăng ten, và bạn có thể vận chuyển năng lượng thông qua vi rút. Sau đó chúng tôi cho nó gen thứ 2 để trồng 1 hợp chất vô cơ có thể sử dụng để tách nước thành oxy và hydro, hay có thể dùng trong nhiên liệu sạch. Tôi mang ví dụ này tới đây. Và những sinh viên của tôi hứa chắc rằng nó sẽ hoạt động. Đây là những dây nano lắp ráp bởi vi rút. Khi bạn chiếu sáng chúng, bạn có thể thấy chúng nổi bong bóng. Và bằng cách kiểm soát gen, bạn có thể kiểm soát nhiều vật liệu khác nhau để cải tiến hiệu suất của thiết bị. Và ví dụ cuối cùng là những pin sử dụng năng lượng mặt trời. Bạn có thể làm điều này với chúng. Chúng tôi đã thiết kế các vi rút có thể thu được các ống cacbon nano và sau đó trồng Ti02 xung quanh chúng -- và sử dụng cách này để thu điện tử dựa vào các thiết bị. Và chúng tôi nhận ra rằng, thông qua các ứng dụng của liệu pháp di truyền, chúng tôi thực sự có thể tăng hiệu suất của các pin mặt trời này để lưu lại các con số cho các hệ thống nhạy sáng kiểu này. Và tôi cũng mang tới đây 1 trong số chúng để bạn xem chơi sau bài nói này. Đây chính là 1 cục pin mặt trời lấy gốc từ vi rút. Thông qua sự tiến hóa và chọn lọc, chúng ta có thể tăng hiệu suất của pin mặt trời từ 8% lên tới 11%. Và tôi mong rằng tôi đã có thể thuyết phục bạn rằng có rất nhiều điều thú vị và tuyệt vời cần học hỏi về cách mà tự nhiên tạo ra vật chất -- và tiến tới bước tiếp theo để xem liệu bạn có thể thúc đẩy, hay lợi dụng việc này, để tạo ra những thứ mà tự nhiên chưa từng mơ tới. Cảm ơn các bạn. Vì vậy trong vòng một năm rưỡi qua, nhóm của tôi tại Push Pop Press và Charlie Melcher và Melcher Media đã tiếp tục tạo ra cuốn sách tương tác dài bằng cuốn sách thật đầu tiên. Nó được gọi là "Sự lựa chọn của chúng ta" và tác giả là Al Gore. Nó là phần tiếp theo của phim "Một sự thật mất lòng" và nó nghiên cứu tất cả các giải pháp sẽ giải quyết khủng hoảng khí hậu. Cuốn sách bắt đầu như thế này. Đây là lớp vỏ. Khi trái đất quay, chúng ta có thể nhìn thấy vị trí mình đang ở. Sau đó chúng ta có thể mở cuốn sách này và lướt qua các chương để xem qua cuốn sách. Hoặc, chúng ta có thể lướt bằng các trang ở dưới cùng. Và nếu chúng ta muốn phóng to một trang, chúng ta có thể đơn giản là mở nó ra. Và bất cứ cái gì bạn nhìn thấy trong cuốn sách, bạn có thể chọn với 2 ngón tay và nhấc ra khỏi trang và mở ra. Và nếu bạn muốn quay trở lại và đọc cuốn sách lần nữa, bạn chỉ cần lật nó lên lại và đặt nó trở lại trên trang đó. Và trang này hoạt động theo cách tương tự; bạn chọn nó và mở nó ra. (Ghi âm) Al Gore: Tôi tự nghĩ đa số những người nhìn những cối xay gió và cảm thấy rằng chúng là một phần bổ sung ấn tượng vào phong cảnh này. Mike Matas: Và vì vậy qua toàn bộ cuốn sách này, Al Gore sẽ giúp bạn biết và giải thích những tấm ảnh này. Bức ảnh này, bạn thậm chí có thể nhìn thấy một bản đồ tương tác Phóng to nó và nhìn thấy nơi nó được chụp. Và trong cả cuốn sách này, có cảnh phim tài liệu hơn một tiếng đồng hồ và các phim hoạt họa tương tác. Vì vậy bạn có thể mở cái này (Ghi âm ) AG: Phần lớn tua-bin gió hiện đại bao gồm một số lượng lớn... MM: Nó bắt đầu chạy ngay lập tức. Và trong khi nó đang chạy, chúng ta có thể cho đi ngược chiều gió và đặt nó lại tại trang đó, và bộ phim vẫn chạy. Hoặc chúng ta có thể phóng nhỏ đến bảng của bảng mục lục, và đoạn phim đó vẫn chạy. Nhưng một trong số những điều tuyệt vời nhất trong cuốn sách này là những thông tin đồ họa tương tác. Điều này cho thấy thế gió ở mọi nơi trên nước Mỹ. Nhưng thay vì chỉ cho chúng ta thấy thông tin, chúng ta có thể dùng ngón tay và khám phá, và nhìn thấy, từng bang một, ở đó thế gió chính xác là bao nhiêu. Chúng ta có thể làm tương tự với năng lượng địa nhiệt và năng lượng mặt trời. Đây là một trong số những sở thích của tôi. Vì vậy điều này cho thấy... (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Khi gió đang thổi, bất kỳ năng lượng vượt mức nào đến từ cối xay gió đều được chuyển vào pin. Và khi gió bắt đầu ngưng dần, bất kỳ năng lượng vượt mức nào đều sẽ được chuyển trở lại vào nhà -- các đèn này không bao giờ tắt. Và toàn bộ cuốn sách này, nó không chỉ chạy trên iPad. Nó cũng chạy trên iPhone. Và vì vậy bạn có thể bắt đầu đọc trên iPad của bạn trong phòng khách và sau đó chọn nơi mà bạn đã ngừng ở trên iPhone. Và nó hoạt động theo cách chính xác như thế. Bạn có thể chỉ vào bất kỳ trang nào. Mở nó ra. Vì vậy đó là đầu đề đầu tiên của Push Pop Press, "Sự lựa chọn của chúng ta" của Al Gore. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Thật là đẹp mắt. Bạn có muốn trở thành một chủ báo, một người cấp giấy phép công nghệ không? Công việc ở đây là gì? Có điều gì mà những người khác có thể làm? MM: Vâng, chúng tôi đang xây dựng một công cụ làm nó trở nên thực sự dễ dàng cho các chủ báo ngay bây giờ để có thể xây dựng nên nội dung. Vì vậy đội của Melcher Media, ở bờ biển phía Đông -- và chúng tôi ở bờ biển phía Tây, đang xây dưng phần mềm -- điều khiển công cụ của chúng tôi và, hàng ngày, lôi vào những hình ảnh và văn bản. CA: Vậy bạn muốn cấp giấy phép phần mềm này cho các chủ báo để làm nên những cuốn sách tuyệt vời như thế này? (MM: Vâng) Được rồi. Mike, cảm ơn rất nhiều. MM: Cảm ơn anh. (CA: Chúc may mắn) (Tiếng vỗ tay) Tên tôi là Arvind Gupta, và tôi là người làm đồ chơi. Tôi đã làm đồ chơi trong 30 năm rồi. Vào thập niên 70, khi tôi đang học đại học. Đó là thời điểm rất cách mạng. Biến động chính trị xảy ra, sinh viên xuống đường ở Paris, nổi dậy chống lại nhà cầm quyền. Nước Mỹ choáng váng bởi phong trào chống chiến tranh Việt Nam, phong trào Dân Quyền. Ở Ấn Độ thì có phong trào Naxalite, một phong trào (không rõ). Nhưng các bạn biết đấy, khi có một xáo trộn về chính trị trong xã hội, nó phát ra rất nhiều năng lượng. Phong trào Quốc Gia của Ấn Độ là nhân chứng của điều đó. Nhiều người từ bỏ công việc lương cao và lao vào Phong trào Quốc Gia. Vào đầu những năm 70, một trong những chương trình quan trọng ở Ấn Độ là tái thiết khoa học cơ bản cho trường làng. Có một người tên là Anil Sadgopal, học tiến sĩ ở Caltech trở về với tư cách là một nhà sinh học nguyên tử tại viện nghiên cứu nổi tiếng Ấn Độ, TIFR. Ở tuổi 31, cô không thể liên hệ loại nghiên cứu (không rõ), mà cô đang làm với cuộc sống của những người bình thường. Vì vậy cô đã thiết kế và bắt đầu một chương trình khoa học trong làng. Rất nhiều người đã được truyền cảm hứng. Khẩu hiệu của đầu những năm 70 là "Đến với người dân. Sống với họ, yêu họ. Bắt đầu từ cái họ biết. Xây dựng trên cái họ có." Nó giống như là khẩu hiệu định hình vậy. Thực ra, tôi đã bỏ ra 1 năm. gia nhập Telco, làm xe tải TATA, khá gần với Pune. Tôi làm việc ở đó trong 2 năm, và tôi nhận ra rằng tôi không được sinh ra để làm xe tải. Thường một người không biết mình muốn làm gì, nhưng họ đủ biết mình không muốn làm gì. Vì vậy tôi nghỉ 1 năm, và tôi đến với chương trình khoa học tại làng. Và đó là một bước ngoặt. Đó là một ngôi làng rất nhỏ -- chợ mở mỗi tuần chỉ một lần để mọi người nhét tất cả mọi thứ vào lu vại của mình. Tôi đã nói: "Tôi sẽ ở đây một năm." Vì vậy tôi chỉ mua hàng được bán trên đường mỗi thứ một cái. Và tôi tìm thấy một thứ là miếng cao su đen này. Nó được gọi là ống van vòng. Khi bạn bơm hơi vào xe đạp, bạn dùng một mẩu của nó. Có một vài mẫu này -- bạn lấy một mẩu của ống van vòng, gắn 2 que diêm vào, bạn tạo ra một khớp linh hoạt. Nó là khớp của các ống. Bạn bắt đầu bằng việc dạy các góc -- góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Nó giống như là một đôi vậy. Nếu bạn có 3 cái, bạn có thể gắn chúng lại, và tạo ra một hình tam giác. Với 4 cái, bạn tạo ra một hình vuông, một hình ngũ giác, một hình lục giác, bạn tạo ra tất cả các hình đa giác. Chúng có vài thuộc tính tuyệt vời. Hãy xem hình lục giác này, nó giống như là một con trùng amip, luôn thay đổi thuộc tính. Bạn có thể kéo cái này ra, và nó trở thành một hình chữ nhật. Hay đẩy nó vào tạo thành một hình bình hành. Nó rất linh động. Hãy nhìn hình ngũ giác này, kéo cái này ra -- nó trở thành hình chiếc thuyền. Đẩy nó và nó thành hình ngôi nhà. Cái này trở thành tam giác cân -- một lần nữa, rất linh động. Hình vuông này nhìn có vẻ vuông vức và cứng nhắc. Nhưng đẩy nó một tí -- trở thành hình thoi. Nó trở thành hình chiếc diều. Nhưng khi đưa một đứa trẻ một hình tam giác, thì nó không thể làm gì với thứ đó. Tại sao lại dùng hình tam giác? Vì hình tam giác là cấu trúc duy nhất chắc chắn. Chúng ta không thể làm một cây cầu với các hình vuông, vì xe lửa chạy qua, nó sẽ lắc. Người bình thường biết điều này, Nếu bạn tới một ngôi làng ở Ấn Độ, người dân có thể không học kỹ sư, nhưng không ai làm một cái mái nhà như thế này. Vì nếu họ lợp mái, nó sẽ gãy. Họ luôn làm một cái mái hình tam giác. Đây là khoa học cuộc sống. Nếu bạn chọc một cái lỗ ở đây và để vào một que thứ 3, bạn sẽ có một khớp chữ T. Và nếu tôi chọc tất cả 3 que vào 3 đỉnh của tam giác, tôi sẽ có một khối tứ diện. Bạn có thể tạo ra tất cả các hình 3D. Bạn tạo một khối tứ diện như vầy. Và một khi bạn làm những thứ này, bạn tạo ra một ngôi nhà nhỏ. bằng cách đặt cái này lên trên. Bạn có thể làm một khớp 4 que, một khớp 6 que. Bạn chỉ cần thật nhiều thôi. Đây là một khớp 6 que, bạn tạo ra một khối 20 mặt. Bạn có thể chơi với nó. Cái này tạo ra một lều tuyết. Vào năm 1978. khi tôi là một chàng kỹ sư trẻ 24 tuổi. tôi nghĩ điều này tốt hơn nhiều so với việc làm xe tải. (Vỗ tay) Sự thật là, nếu bạn bỏ 4 hòn bi vào bên trong, bạn mô phỏng cấu trúc phân tử của metan, CH4. 4 nguyên tử hydro, 4 đỉnh khối tứ diện, còn cái này biểu diễn nguyên tử carbon. Từ đó, tôi nghĩ rằng tôi thực sự được vinh dự đi đến hơn 2000 ngôi trường trên đất nước của tôi -- trường làng, trường công, trường thành phố, nhóm các trường đại học nổi tiếng ở miền Đông nước Mỹ -- Tôi đã được mời bởi hầu hết các ngôi trường đó. Mỗi lần tôi tới một ngôi trường, tôi thấy ánh mắt sáng ngời của những đứa trẻ. Tôi thấy hy vọng, niềm vui trên gương mặt chúng. Trẻ em muốn tạo ra thứ gì đó. Chúng muốn làm gì đó. Chúng tôi làm rất nhiều bơm. Và đây là một cái bơm nhỏ với nó bạn có thể thổi một trái bong bóng. Nó là một cái bơm thực sự. Bạn có thể thổi được bong bóng. Và chúng tôi có một khẩu hiệu là điều tốt nhất trẻ em có thể làm với đồ chơi là đập vỡ chúng. Tất cả những gì bạn làm là -- khơi gợi cho chúng -- Đây là cái ruột xe đạp cũ và cái nắp bằng nhựa cũ Cái nắp sẽ vào gọn gàng trong cái ruột xe đạp. Và đây là cách mà bạn làm một cái van bạn đặt vào một miếng băng dính nhỏ. Không khí đi 1 chiều. Vâng, chúng tôi làm thật nhiều bơm. Và đây là một cái khác -- bạn lấy một cái ống hút, và đặt một cái que bên trong, bạn cắt hai đường ở hai phần. bây giờ bạn sẽ bẻ các que này thành một hình tam giác, quấn băng keo xung quanh. và đây là cái bơm. Cái bơm này, nó giống như một cái vòi phun nước vậy. Nó giống như là một cái máy ly tâm. Nếu bạn xoay thứ gì đó, nó có xu hướng văng ra. (Vỗ tay) Với quan điểm -- nếu bạn (không rõ), cô ấy sẽ làm điều đó với chiếc lá thốt nốt. Nhiều đồ chơi dân dã của chúng tôi có các nguyên lý khoa học tuyệt vời. Nếu bạn xoay cái gì đó, nó có xu hướng văng ra. Nếu tôi xoay bằng 2 tay, bạn có thể thấy điều thú vị với Quý Ngài Bay này. Đúng vậy. Đây là một món đồ chơi làm từ giấy. Nó tuyệt vời. Có 4 bức ảnh. Các bạn thấy côn trùng, ếch, rắn, đại bàng, bướm, ếch, rắn, đại bàng. Đây là tờ giấy mà bạn có thể (không rõ) -- được thiết kể bởi một nhà toán học ở Harvard vào năm 1928, Arthur Stone, được ghi nhận bởi Martin Gardner trong nhiều cuốn sách. Nó mang lại niềm vui lớn cho trẻ em. Chúng học về chuỗi thức ăn. Ếch ăn côn trùng; Rắn ăn ếch; Đại bàng ăn rắn. Với một tờ giấy photocopy, cỡ A4 -- bạn có thể ở một trường thành phố, hay ở trường công -- một tờ giấy, một tỷ lệ và một cây bút chì, không cần keo, không cần kéo. Trong 3 phút, bạn chỉ gấp thế này. Bạn sử dụng nó làm gì chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của bạn. Với một tờ giấy nhỏ hơn, bạn làm một cái nhỏ hơn. Với một tờ giấy lớn hơn, bạn làm một cái lớn hơn. Đây là một cây bút chì với vài khe ở đây. Bạn đặt một cái quạt nhỏ ở đây. Nó là một món đồ chơi có từ trăm năm trước rồi. Đã có 6 nghiên cứu về cái này. Có vài rãnh ở đây, bạn có thể thấy. Và nếu tôi lấy một cây nhỏ -- nếu tôi chà nó, điều gì đó thật tuyệt xảy ra. 6 nghiên cứu về điều này. Sự thật là, Feynman, khi còn là một đứa trẻ, rất thích thú điều này. Ông viết một bài về nó. Bạn không cần một vành va chạm Hadron 3 tỷ đô la để làm điều này. Nó dành cho mọi đứa trẻ, và chúng thích thú nó. Nếu bạn đặt một chiếc đĩa màu, tất cả 7 màu hòa quyện lại. Và đây là cái mà Newton nói đến 400 năm trước, rằng ánh sáng trắng được hình thành từ 7 màu, chỉ bằng cách xoay vòng nó. Đây là một cái ống hút. chúng tôi chỉ dán 2 đầu lại bằng băng keo, xén góc phải và góc trái dưới, và tạo thành các lỗ ở góc đối diện, có một lỗ nhỏ ở đây. Đây là một loại ống hút thổi. Tôi chỉ đặt cái này vào trong. Có một cái lỗ ở đây, và tôi đóng nó lại. Cái này tốn rất ít tiền -- nhưng mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em khi chúng làm nó. Chúng tôi tạo ra một mô-tơ điện đơn giản. Đây là cái mô-tơ đơn giản nhất trên thế giới. Cái mắc nhất là cục pin bên trong. Nếu bạn có một cục pin, bạn chỉ tốn 5 xu để làm nó. Cái ruột xe đạp cũ, cho bạn một dải cao su rộng, 2 ghim an toàn. Đây là một cái nam châm vĩnh cửu. Bất cứ khi nào dòng điệu đi qua ống xoắn, nó trở thành một nam châm điện. Sự tương tác của cả 2 nam châm này làm cho cái mô-tơ xoay. Chúng tôi đã làm 30.000 cái. Các giáo viên đã dạy khoa học trong thời gian dài đằng đẵng, họ chỉ làm rối rắm định nghĩa và thao thao bất tuyệt về nó. Khi giáo viên làm, trẻ em làm. Bạn có thể thấy mắt chúng sáng ngời. Chúng thích thú học về khoa học. Và khoa học này không phải là trò chơi của người giàu. Ở nước dân chủ, khoa học phải được coi trọng, được dạy cho trẻ em. Chương trình này đã bắt đầu với 16 trường và lan rộng tới 1.500 trường công. Hơn 100.000 trẻ em học khoa học bằng cách này. Và chúng tôi đang cố nhìn thấy những triển vọng. Hãy nhìn này, đây là giấy gói thực phẩm Tetra Pak -- vật liệu xấu cho môi trường. Có 6 lớp -- 3 lớp nhựa, nhôm -- được dán với nhau. Chúng hòa với nhau, vì vậy bạn không thể chia chúng ra. Bây giờ, bạn có thể làm một mạng lưới nhỏ như vậy gấp chúng, dán chúng lại với nhau và làm một khối 20 mặt. Vài thứ rác thải, gây hại cho các loài chim biển, cũng có thể được tái chế một cách rất, rất vui vẻ -- tất cả các hình khối lý thuyết trong khoa học có thể tạo ra từ những thứ thế này. Đây là một ống hút nhỏ, bạn xén 2 góc ở đây, và nó trở thành một cái mõm cá sấu con. Bạn cho nó vào miệng, và thổi. (Tiếng kèn) Nó là một thứ làm đứa trẻ thích thú, và giáo viên ghen tỵ, theo như họ nói. Bạn không thể thấy âm thanh được tạo ra như thế nào, vì phần rung nằm trong miệng của tôi. Tôi sẽ để nó ở ngoài, để thổi ra. Tôi sẽ hút không khí vào. (Tiếng kèn) Không ai cần phải rối rắm cách tạo ra âm thanh với dao động dây làm gì. Cách khác là bạn tiếp tục thổi, tiếp tục phát ra âm thanh, và bạn tiếp tục cắt nó. Và điều hay diễn ra. (Tiếng kèn) (Vỗ tay) Và khi bạn còn một mẩu nhỏ -- (Tiếng kèn) Đây là cái mà bọn trẻ dạy bạn. Bạn cũng có thể làm. Trước khi tôi đi xa hơn, có một vài điều đáng được chia sẻ. Đây là miếng chạm dành cho trẻ em khiếm thị. Đây là sợi dây đai Velcro, đây là bảng vẽ của tôi, và đây là cây bút của tôi, được làm từ hộp phim. Nó giống như là sợi dây câu, một sợi dây câu cá. có một sợi len ở đây. Nếu tôi quay tay cầm, tất cả len cuộn vào trong, Và cái mà trẻ khiếm thị có thể làm là vẽ. Len dính trên Velcro. Có tất cả 12 triệu trẻ khiếm thị ở nước tôi -- (Vỗ tay) họ sống trong bóng tối. Và đây trở thành một món quà tuyệt vời cho chúng. Có một nhà máy sản xuất cho trẻ khiếm thị, không thể cung cấp thực phẩm cho chúng, không thể cung cấp vitamin A cho chúng. Nhưng đây là món quà tuyệt nhất cho chúng. Cái này không có bằng sáng chế. AI cũng có thể làm. Nó rất, rất đơn giản. Bạn có thể thấy, đây là một máy phát điện. Một máy phát điện quay tay. Có 2 nam châm. Đây là một ròng rọc lớn làm bởi miếng đệm cao su giữa 2 CD cũ. Ròng rọc nhỏ và 2 nam châm mạnh. Và sợi này dẫn một dây dẫn gắn với cái đèn LED. nếu tôi xoay cái ròng rọc này, cái nhỏ sẽ xoay nhanh hơn nhiều một từ trường xoay xuất hiện. Dây tất nhiên có thể bị cắt, lực sẽ được tạo ra. Và bạn có thể thấy, cái đèn LED này sẽ sáng. Vì vậy đây là một máy phát điện quay tay. Và, đây là, một lần nữa, nó chỉ là một cái vòng, một cái vòng thép với những cái đai ốc thép. Và cái mà bạn có thể làm là nếu bạn xoay nhanh nó, những cái đai ốc sẽ vẫn đi tới. Hãy tưởng tượng một đám trẻ đứng vòng tròn và đợi cái vòng thép được chuyền qua. chúng sẽ rất vui khi chơi với nó. Và cuối cùng, chúng tôi dùng rất nhiều báo cũ để làm nón. Đây là cái nón đặc trưng của Sachin Tendulkar. Một cái nón cricket tuyệt vời. Khi bạn thấy Nehru và Gandhi lần đầu, đây là cái nón Nehru -- chỉ phân nửa tờ báo. Chúng tôi làm nhiều đồ chơi với giấy báo, đây là một số thứ. Bạn có thể thấy -- Một con chim vỗ cánh. Tất cả báo cũ được chúng tôi cắt thành các hình vuông nhỏ. Và nếu các bạn có một trong những con chim này -- trẻ em ở Nhật đã xếp chim trong nhiều năm. Và các bạn có thể thấy, đây là một con chim bồ câu đuôi quạt. Và cuối cùng, tôi sẽ kết thúc bằng một câu chuyện. "Câu chuyện về chiếc mũ thuyền trưởng." Thuyền trưởng này là thuyền trưởng của một chiếc tàu trên biển. Nó đi rất chậm. Có nhiều hành khách trên tàu, và họ đang buồn chán, vì vậy thuyền trưởng mời họ lên boong tàu. "Mặc tất cả quần áo sặc sỡ của các bạn và múa hát, và tôi sẽ cung cấp đồ ăn và thức uống cho các bạn." Thuyền trưởng đội một cái nón mỗi ngày tham gia cuộc vui. Ngày đầu, nó là một cái nón vành khổng lồ, giống như một cái nón thuyền trưởng. Đêm đó, khi mọi hành khách đang ngủ, ông ta gấp cái mũ thêm 1 gấp, sang ngày thứ hai, ông ta đội một cái nón cứu hỏa -- với một máng nhỏ giống như cái nón của nhà thiết kế, bởi vì nó bảo vệ dây sống. Đêm thứ hai, ông ta lấy cái nón đó gấp thêm 1 nếp nữa. Ngày thứ ba, nó thành một cái nón của người đi săn -- giống như cái nón của nhà thám hiểm. Và đêm thứ ba, ông ta gấp nó thêm 2 gấp nữa -- đây là một cái nón rất, rất nổi tiếng, như bạn từng thấy trong bất kì phim nào của Bollywood, loại nón mà cảnh sát đội, nó gọi là nón zapalu. Nó được sử dụng khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi không quên rằng ông ta là thuyền trưởng của con tàu. Và đó là con tàu. Và bây giờ là kết thúc. Mọi người rất thích chuyến hải hành. Họ đã múa hát. Bất ngờ, có một cơn bão và những cơn sóng khổng lồ. Chiếc tàu nhảy múa và tung mình theo các con sóng. Một con sóng khổng lồ xuất hiện và táp vào mạn trước làm vỡ nó. Và một con sóng khác xuất hiện và táp vào mạn sau, và làm vỡ nó Và một con sóng thứ ba bên này. Nuốt chửng cầu tàu và phá vỡ nó. Và chiếc tàu chìm, và thuyền trưởng mất tất cả, ngoại trừ cái áo phao. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Phyllis Rodriguez : Chúng tôi ở đây hôm nay bởi vì giữa chúng tôi có một thứ tình cảm mà phần lớn mọi người cho rằng một tình bạn khác thường. Và đó thực sự là một tình bạn khác thường. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi cảm thấy rất tự nhiên với nó. Trước tiên tôi biết được rằng con trai của tôi đã có mặt tại Trung tâm Thương mại Thế giới sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chúng tôi đã không biết nó đã ra đi chưa cho đến 36 sau giờ đồng hồ sau. Lúc đấy chúng tôi biết rằng đó là chính trị. Chúng tôi sợ những gì đất nước của chúng ta sẽ làm để thay mặt cho con trai chúng tôi -- chồng tôi, Orlando, gia đình và chính tôi. Và khi tôi nhìn thấy nó -- tuy nhiên, qua cơn sốc cái cơn sốc khủng khiếp đấy và sự bùng nổ khủng khiếp trong cuộc sống của chúng tôi chúng tôi không hề có ý định trả thù. Một vài tuần sau khi Zacharias Moussaoui đã bị xử trên sáu tội danh âm mưu khủng bố và chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu án tử hình cho anh ta, nếu bị kết tội, chồng tôi và tôi đã lên tiếng phản đối một cách công khai. Qua đó và thông qua các tổ chức nhân quyền chúng tôi được tập hợp với nhiều gia đình của các nạn nhân khác. Khi tôi thấy Aicha trên các phương tiện truyền thông cô ấy đến đây khi con trai cô được xét xử, Tôi đã nghĩ: "Cô ấy thật dũng cảm. Một ngày nào đó tôi muốn gặp cô ấy khi tôi mạnh mẽ hơn." Tôi vẫn còn trong nỗi đau buồn sâu sắc; Tôi biết lúc đấy tôi không có nghị lực. Nhưng tôi biết một ngày nào đó tôi sẽ tìm thấy cô ấy, hoặc chúng tôi sẽ tìm đến nhau. Bởi vì, khi mọi người nghe nói con trai tôi là nạn nhân Tôi nhận được sự cảm thông ngay lập tức. Nhưng khi mọi người biết được những gì con trai cô ấy bị buộc tội cô ấy không hề được cảm thông. Nhưng sự đau khổ của cô ấy cũng sâu sắc như nỗi đau của tôi. Và chúng tôi gặp nhau hồi tháng 11 năm 2002 Và bây giờ Aicha sẽ kể cho quí vị nghe điều đó đã xảy ra như thế nào. Aicha el-Wafi: Kính thưa quý ông, quý bà, tôi là mẹ của Zacharias Moussaou. Và tôi đã hỏi Tổ chức Nhân quyền cho tôi liên lạc với cha mẹ của các nạn nhân Và thế là họ đã giới thiệu tôi với 5 gia đình. Tôi nhìn thấy Phyllis, và tôi đã quan sát cô ấy. Cô ấy là người mẹ duy nhất trong nhóm. Những người khác đều là anh trai, chị gái Và tôi đọc được trong mắt cô ấy rằng cô cũng là một người mẹ, như tôi. Là một người mẹ, tôi đã trải qua rất nhiều đau khổ. Tôi lấy chồng năm 14 tuổi Tôi đã mất một đứa con khi tôi 15 đứa thứ hai khi tôi 16 Câu chuyện của Zacharias quả thật là quá sức chịu đựng Và tôi vẫn đang đau khổ bởi vì con trai tôi như thể đang bị chôn sống. Tôi biết cô ấy khóc rất nhiều cho con trai Nhưng ít nhất cô ấy biết con mình đang ở đâu. Còn con tôi, tôi không biết nó đang ở đâu. Tôi không biết nó còn sống không. Tôi không biết nó có đang bị tra tấn không. Tôi không biết điều gì đã xảy ra với nó. Vì vậy tôi đã quyết định kể câu chuyện của mình để cho sự đau khổ của tôi trở thành một điều tích cực cho những người phụ nữ khác. Cho tất cả những người phụ nữ, tất cả những người mẹ đã tạo ra cuộc sống, các cô có thể trả ơn, các cô có thể thay đổi. Những điều đấy đều tùy thuộc vào giới phụ nữ chúng ta bởi vì chúng ta là phụ nữ, và vì chúng ta yêu những đứa con của mình. Chúng ta phải nắm lấy tay nhau và cùng nhau làm việc gì đó. Điều này không chống lại phụ nữ, mà là vì chúng ta, cho phụ nữ, và cho các con của chúng ta. Tôi phản đối bạo lực, phản đối khủng bổ. Tôi đi đến trường học để nói chuyện với các cô gái Hồi Giáo trẻ để chúng nó không chấp nhận bị ép buộc kết hôn khi chúng nó còn quá nhỏ. Nếu tôi có thể cứu được một cô bé để nó tránh được việc kết hôn và sự đau khổ như tôi đã trải qua, thì đó là một điều tốt. Đó chính là lý do để tôi đứng đây nói chuyện với quý vị. PR: Tôi xin được nói rằng tôi đã học được rất nhiều từ Aicha, ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên cùng với những gia đình khác -- đó là một cuộc họp rất riêng tư với sự quản lý an ninh, vì lúc đấy là tháng 11 năm 2002 và, thẳng thắn mà nói, chúng tôi - những thành viên gia đình nạn nhân - cảm thấy sợ tinh thần "siêu yêu nước" ở thời điểm đó -- Chúng tôi cũng hồi hộp. "Tại sao bà ta lại muốn gặp chúng ta?" Và cô ấy cũng lo lắng. "Tại sao chúng tôi lại muốn gặp cô ta?" Chúng ta muốn gì từ nhau? Trước khi chúng tôi biết tên hay bất kì điều gì về nhau, chúng tôi đã ôm chầm lấy nhau và bật khóc. Rồi chúng tôi ngồi quanh một vòng tròn với sự hỗ trợ, với sự giúp đỡ, từ những người có kinh nghiệm trong quá trình hòa giải. Và Aicha bắt đầu cô ấy nói, Tôi không biết rằng con trai tôi có tội hay vô tội, nhưng tôi muốn các bạn biết là tôi thành thực xin lỗi cho những gì đã xảy ra cho gia đình các bạn. Tôi biết đau khổ là thế nào và tôi cảm thấy rằng, nếu một người gây ra tội ác, anh ta cần được xét xử công bằng và phải chịu tội." Nhưng cô đã tìm đến chúng tôi theo cách đó. Phải nói là, cô ấy đã làm mọi người thấy thoải mái hơn Và sau đấy, chúng tôi đều kể câu chuyện của mình và tất cả chúng tôi kết nối với nhau như những con người. Đến cuối buổi chiều ấy -- khoảng 3 tiếng sau bữa trưa -- chúng tôi cảm thấy như thể là chúng tôi đã biết nhau từ lâu lắm rồi. Và tôi thấy ở cô ấy, một phụ nữ rất mực khoan dung không chỉ trong hoàn cảnh hiện thời mà cả trước đấy, không chỉ qua những gì con trai cô ấy phải trải qua mà cả cuộc đời mà cô ấy đã sống. Tôi chưa từng gặp ai có một cuộc sống khắc nghiệt như vậy, từ một nền văn hóa và môi trường hoàn toàn khác lạ với tôi. Và tôi cảm thấy cái mà chúng tôi có là sự liên kết đặc biệt, mà tôi rất trân trọng. Và tôi nghĩ là tất cả đều bắt nguồn từ sự sợ hãi giữa chúng ta, nhưng khi ta làm được bước đầu để rồi nhìn lại và nhận thấy rằng: "Ô, cũng đâu có khó lắm đâu Còn ai nữa mà tôi có thể gặp mà tôi chưa biết mà có thể khác biệt với tôi đến thế chứ?" Vì vậy, Aicha, cô có muốn nói gì để kết luận cho hôm nay không? Bởi vì chúng ta hết thời gian rồi. Cười. AW: Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta phải cố gắng để hiểu lẫn nhau Chúng ta phải khoan dung, phải có một trái tim khoan dung, một tinh thần khoan dung. Chúng ta cần phải kiên trì, phải chiến đấu chống lại bạo lực. Và tôi hy vọng là một ngày nào đó chúng ta sẽ sống cùng nhau trong hòa bình và trong sự kính trọng lẫn nhau Và đấy là tất cả những gì tôi muốn nói. Vỗ tay. Xin chào quý vị khán giả. Tôi muốn các bạn xem thứ này. (Tiếng cười) Hãy xem nó như một điểm ảnh, một điểm ảnh biết bay. Trong phòng thí nghiệm của chúng tôi, thứ này gọi là thiết kế biết cảm nhận. Hãy để tôi kể bạn nghe đôi chút về nó. Giờ nếu bạn lấy bức ảnh này - Tôi thuần gốc Ý, và mỗi thằng nhóc ở Ý đều lớn lên với bức ảnh này trên tường phòng ngủ của nó. Nhưng lý do tôi muốn cho các bạn xem thứ này là bởi vì có một điều rất thú vị đã xảy ra ở cuộc đua Formula 1 trong một vài thập kỷ qua. Cách đây một khoảng thời gian, nếu bạn muốn thắng giải cuộc đua Formula 1, bạn kiếm tiền, và bạn đặt cược tiền của bạn vào một tay đua cừ và một chiếc xe đua tốt. Và nếu chiếc xe và tay đua đủ xuất sắc, thì bạn sẽ thắng giải. Ngày nay, nếu bạn muốn thắng giải, thật ra bạn lại cần thêm một thứ như vầy -- một thứ có thể điều khiển chiếc xe đua theo thời gian thực, có một vài ngàn thiết bị cảm biến để thu nhận thông tin từ chiếc xe, chuyển thông tin này vào hệ thống, và rồi xử lý nó và sử dụng nó với mục đích đưa ra quyết định sẽ làm gì với chiếc xe và thay đổi mọi thứ trong thời gian thực khi có được thông tin. Theo ngôn ngữ kỹ thuật, đây là thứ mà bạn có thể gọi là hệ thống quản lý thời gian thực. Và cơ bản thì, hệ thống này bao gồm hai phần - một bộ phận cảm ứng và một bộ phận kích hoạt. Ngày hôm nay điều thú vị chính là các hệ thống quản lý thời gian thực đang dần đi vào cuộc sống của chúng ta. Các thành phố, trải qua vài năm gần đây, đã được phủ đầy đủ các mạng, các lưới điện. Chúng đang trở nên giống như các máy điện toán ở ngoài trời vậy. Và, cũng giống như các máy điện toán ở ngoài trời, chúng cũng dần phản ứng theo một cách khác để có thể được cảm nhận và được kích hoạt Nếu chúng ta chỉnh sửa các thành phố này, chắc hẳn sẽ là một việc lớn đây. Tôi cũng muốn nói thêm rằng các thành phố chỉ chiếm hai phần trăm bề mặt Trái Đất, nhưng lại chiếm đến 50 phần trăm dân số thế giới. Người thành thị sử dụng đến 75% tổng năng lượng - và chiếm đến 80% tổng lượng khí CO2 thải ra. Vậy nên nếu chúng ta đủ sức làm điều gì đó đối với các thành phố này, đó chắc hẳn phải là công việc vĩ đại. Ngoài các thành phố ra, tất cả những thứ cảm ứng và kích hoạt này đang đi dần vào những vật dụng thường ngày của chúng ta. Cái đó chụp ở cuộc triển lãm Paola Antonelli sẽ tổ chức ở MoMA trong năm nay, trong khoảng mùa hè. Nó gọi là "Nói chuyện với tôi nào". Những vật dụng của chúng ta, môi trường của chúng ta, đang bắt đầu biết nói chuyện với chúng ta đấy. Theo một nghĩa nào đó, nó gần giống như mọi nguyên tử hiện có đều đang trở thành một thiết bị cảm biến và đồng thời là một thiết bị kích hoạt. Và điều đó đang thay đổi căn bản giữa con người chúng ta với môi trường bên ngoài. Theo một nghĩa nào đó, nó gần như giống với ước mơ thuở xưa của Michelangelo ... bạn biết đấy, khi Michelangelo điêu khắc tượng Moses, chuyện kể rằng kết cục thì ông ta lấy một chiếc búa, và quăng thẳng vào tượng Moses -- thật sự ra bạn vẫn có thể nhìn thấy một con chip nhỏ ở bên dưới -- và nói rằng, à không la lên rằng, "Perché non parli? Sao không nói gì đi hả?" Giờ đây thì, lần đầu tiên, môi trường của chúng ta đang bắt đầu biết nói chuyện với chúng ta rồi đấy. Và tôi sẽ cho bạn xem một vài ví dụ -- một lần nữa, cũng với ý tưởng về việc cảm nhận môi trường và kích hoạt nó. Hãy bắt đầu với việc cảm nhận trước nhé. Dự án đầu tiên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn thực ra cũng là một trong những dự án đầu tiên của phòng thí nghiệm chúng tôi. Chuyện này xảy ra cách đây 4 năm rưỡi ở Ý. Và những gì chúng tôi đã làm ở đó thực ra là sử dụng một loại mạng mới mà vào thời điểm đó đã được triển khai rộng rãi trên khắp thế giới -- đó chính là mạng điện thoại di động -- và sử dụng các thông tin nặc danh được tập hợp từ mạng này, dù gì thì những thông tin này cũng được tổng đài tổng hợp để có thể hiểu xem thành phố này hoạt động thế nào. Mùa hè năm đó là một mùa hè may mắn - năm 2006. Đó là thời điểm nước Ý thắng giải World Cup bóng đá. Một vài trong số các bạn còn nhớ, đó là trận giữa Ý và Pháp, và rồi cuối cùng Zidane lại va chạm đầu với một cầu thủ đối phương. Và đằng nào đi nữa thì cuối cùng Ý cũng thắng. (Tiếng cười) Nào hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra ngày hôm ấy chỉ bằng việc quan sát các hoạt động diễn ra trên mạng điện thoại. Và đây, bạn có thể thấy thành phố chúng ta như thế nào. Các bạn có thể thấy Đấu trường Colosseum ở giữa, dòng sông Tiber. Đó là vào buổi sáng, trước khi trận đấu bắt đầu. Bạn có thể thấy cột mốc thời gian ở phía trên. Đầu giờ trưa, người người ở nơi nọ nơi kia gọi điện thoại và di chuyển. Trận đấu bắt đầu - mọi thứ im lặng. Pháp ghi bàn. Ý ghi bàn. Giờ giải lao, mọi người tranh thủ gọi điện thoại và đi tắm. Hiệp hai bắt đầu. Hết giờ thi đấu. Hiệp phụ thứ nhất, hiệp phụ thứ hai. Zidane, va chạm vào đầu một cầu thủ đối phương. Ý thắng. Yeah. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Chà, đêm đó, mọi người đổ xô đi ăn mừng ở khu trung tâm. Bạn thấy cái đỉnh to đấy rồi đó. Ngày hôm sau, mọi người ra khu trung tâm để gặp đội vô địch và ngài thủ tướng lúc đó Và rồi mọi người giải tán. Bạn có thể thấy hình ảnh của một nơi gọi là Circo Massimo, nơi mà, từ thời La Mã, người ta hay tụ tập ở đó để ăn mừng -- để tổ chức một bữa tiệc lớn, và bạn có thể thấy đỉnh ở cuối ngày. Đó chỉ là một ví dụ cho thấy ngày nay chúng ta có thể cảm nhận thành phố của chúng ta như thế nào, theo một cách mà trước giờ chúng ta chưa bao giờ cảm nhận chỉ cách đây vài năm thôi. Một ví dụ ngắn khác về cảm nhận: bây giờ không phải là về người nữa, mà là về những thứ mà chúng ta sử dụng và tiêu dùng. Ngày nay, chúng ta biết mọi thứ chúng ta biết các vật dụng từ đâu mà có. Đây là một sơ đồ minh họa cho bạn thấy tất cả những con chip làm nên một chiếc máy tính Mac, chúng đã đến được với nhau bằng cách nào. Nhưng chúng ta lại rất ít biết về nơi mà mọi thứ sẽ đến. Vì vậy trong dự án này, chúng tôi đã phát triển một vài thẻ theo dõi để theo dấu các thứ rác thải khi chúng được chuyển đi qua cả một hệ thống. Vậy nên chúng tôi đã bắt đầu với một số tình nguyện viên các tình nguyện viên này đã giúp chúng tôi ở Seattle, chỉ hơn một năm trước đây thôi, để đeo thẻ theo dõi những thứ mà họ sẽ vứt đi -- đủ loại đồ vật khác nhau, như các bạn có thể thấy ở đây -- những thứ mà dù gì họ cũng sẽ vứt đi. Và rồi chúng tôi gắn một con chip nhỏ, một cái thẻ nhỏ, lên những thứ rác thải này và bắt đầu theo dấu chúng. Đây là những kết quả mà chúng tôi có được. (Tiếng nhạc) Từ Seattle... sau một tuần. Với thông tin này chúng tôi nhận ra rằng có rất nhiều lỗ hổng không hiệu quả trong hệ thống này. Thực ra chúng ta có thể làm tương tự như vậy nhưng với ít năng lượng hơn. Trước đây chúng ta không hề có dữ liệu này. Nhưng chúng ta đã phí sức quá nhiều trong khâu vận tải. Nhưng một điều khác nữa đó chính là chúng ta tin rằng nếu hôm nay chúng ta nhìn thấy chiếc tách mà chúng ta vứt đi, chúng không hề biến mất, mà vẫn còn tồn tại đâu đó trên hành tinh này. Và cái chai nhựa chúng ta vứt đi mỗi ngày vẫn còn sờ sờ ra đấy. Và nếu chúng ta có thể cho mọi người thấy sự thật đó, thì chúng ta cũng có thể thúc đẩy mọi người thay đổi hành vi của họ. Và đó cũng là một lý do để thực hiện dự án này. Đồng nghiệp của tôi ở Học viện Công nghệ Masschusetts (MIT), anh Assaf Biderman, anh ấy có thể kể cho các bạn nghe nhiều hơn về cảm nhận và nhiều thứ tuyệt vời khác mà chúng ta có thể làm với cảm ứng, nhưng tôi muốn chúng ta chuyển sang phần thứ hai mà chúng ta đã thảo luận ban đầu, và đó chính là kích hoạt môi trường của chúng ta. Và dự án đầu tiên là dự án mà chúng tôi đã làm vài năm trước đây ở Zaragoza, Tây Ban Nha. Dự án này khởi đầu với một câu hỏi từ ngài thị trưởng, ngài đã bước đến chỗ chúng tôi và nói rằng Tây Ban Nha và miền Nam Châu Âu có một truyền thống tốt đẹp đó là dùng nước ở không gian công cộng, trong một kiến trúc. Và câu hỏi là: Làm sao có thể ứng dụng công nghệ, những công nghệ tiên tiến, để phát huy truyền thống đó? Và một trong những ý tưởng được phát triển từ một xưởng ở MIT đó là, hãy tưởng tượng chiếc ống nước này, và bạn có các van, các van dạng solenoid, những chiếc vòi, mở và đóng. Các bạn có thể tạo ra một thứ giống như một bức màn nước với những điểm nhỏ làm bằng nước. Nếu những điểm nhỏ này rơi xuống, bạn có thể viết lên nó, bạn có thể trình diễn các mẫu trang trí, các bức ảnh, văn bản. Và bạn cũng có thể tiến đến và nó sẽ mở ra và cho phép bạn nhảy vào trong, giống như trong bức ảnh này. Chúng tôi đem thứ này đến cho Thị trưởng Belloch xem. Và ông ấy rất thích. Và chúng tôi được lệnh phải thiết kế một kiến trúc ở ngay cổng vào cuộc triển lãm. Chúng tôi gọi nó là Digital Water Pavilion (Ngôi nhà nước kỹ thuật số). Toàn bộ kiến trúc này được làm bằng nước. Không có cửa sổ hay cửa ra vào nào cả, nhưng khi bạn đến gần, nó sẽ mở ra cho bạn vào. (Tiếng nhạc) Mái nhà cũng phủ đầy nước. Và nếu có gió, nếu bạn muốn giảm lượng nước bị bắn lên, bạn có thể hạ thấp mái xuống. Hoặc bạn có thể đóng ngôi nhà lại, và toàn bộ kiến trúc này sẽ biến mất, giống như trong trường hợp này đây. Các bạn biết đấy, những ngày này, trong suốt những ngày mùa đông khi mà mái nhà bị dỡ xuống, bạn luôn gắt gặp hình ảnh những người đã từng tham quan ở đó nói rằng "Họ đánh sập cái nhà rồi." Không, họ không hề đánh sập nó, chỉ là khi mái nhà bị dỡ xuống toàn bộ kiến trúc gần như biến mất. Đây là cách kiến trúc này hoạt động. Bạn có thể thấy người ta đang bối rối không biết chuyện gì đang xảy ra bên trong. Và đây là tôi đang cố gắng không để bị ướt, trong lúc đang kiểm tra mấy thiết bị cảm biến mở màn nước. Tôi nên kể cho các bạn nghe chuyện gì đã xảy ra vào một đêm đêm đó tất cả các thiết bị cảm ứng đều ngưng hoạt động. Nhưng thực ra thì đêm đó thậm chí còn vui hơn những đêm khác nhiều. Tất cả bọn trẻ ở Zaragoza rủ nhau đến đây chơi, bởi vì cách giao tiếp với kiến trúc này đã trở thành một thứ gì đó khác hẳn. Không còn là cái kiến trúc biết mở ra để cho bạn vào trong nữa, mà là một kiến trúc tạo ra những đường cắt và những lỗ tròn giữa màn nước, và bạn phải nhảy vào sao cho không bị ướt. (Video) (Tiếng ồn của đám đông) Và điều đó, đối với chúng tôi mà nói, rất thú vị, bởi vì, với vai trò là kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thiết kế, chúng tôi luôn nghĩ xem người ta sẽ sử dụng những thứ chúng tôi thiết kế ra như thế nào. Nhưng rồi thì thực tế luôn khó lường. Và đó là cái hay của việc làm ra những thứ mà người ta sử dụng và biết tương tác với con người. Đây là một tấm hình chụp ngôi nhà lúc ấy. với những điểm nhỏ vật chất, những điểm nhỏ được làm bằng nước, và rồi trình chiếu lên nó. Và đây là điều khiến chúng tôi nghĩ đến những dự án tiếp theo mà tôi sẽ cho các bạn xem ngay bây giờ. Đây, hãy tưởng tượng những điểm ảnh đó có thể thực sự bay lên. Hãy tưởng tượng bạn có những chiếc trực thăng nhỏ có thể bay trong không trung, và rồi từng chiếc với một điểm nhỏ thay đổi ánh sáng -- gần giống một đám mây biết bay trên không vậy. Sau đây là một đoạn video. (Tiếng nhạc) Vậy hãy tưởng tượng một chiếc trực thăng, giống như chiếc chúng ta đã thấy trước đây, bay với những chiếc khác, cùng một lúc. Và như vậy bạn có được đám mây này đây, Bạn có thể có một dạng màn hình linh hoạt, giống như vầy -- một hình thể thông thường trong không gian hai chiều. Hoặc cũng thông thường, nhưng trong không gian ba chiều, nơi mà chỉ có ánh sáng thay đổi, chứ không phải là vị trí của các điểm ảnh. Bạn có thể bày trò với một loại khác. Hãy tưởng tượng màn hình của bạn có thể xuất hiện theo các tỷ lệ và kích thước khác nhau, ở các độ phân giải khác nhau. Nhưng khi đó toàn bộ thứ này có thể chỉ là một đám mấy 3D gồm các điểm nhỏ mà bạn có thể tiến đến và đi xuyên qua nó và nhìn thấy từ rất nhiều hướng khác nhau. Đây là những thứ thực sự điều khiển Flyfire (Lửa bay) và đáp xuống để tạo nên một mạng ô vuông như trước. Khi bạn bật đèn lên, bạn sẽ thấy thứ này. Hệt như thứ chúng ta đã thấy lúc đầu. Và hãy tưởng tượng mỗi chiếc trong số chúng được con người điều khiển. Bạn có thể có mỗi điểm ảnh với dữ liệu đầu vào phụ thuộc vào con người, vào chuyển động của con người, vân vân. Tôi muốn cho các bạn xem thứ này lần đầu tiên ngay tại đây. Chúng tôi đã làm việc cùng Roberto Bolle, một trong những diễn viên múa ba lê hàng đầu -- là ngôi sao của Metropolitan ở New York và La Scala ở Milan -- và đã ghi lại chuyển động của anh trong không gian 3D với mục đích sử dụng nó để làm dữ liệu đầu vào cho Flyfire. Và đây bạn có thể xem Roberto múa. Bạn có thể thấy những điểm nhỏ ở bên trái, những độ phân giải khác nhau được ghi lại. Nó vừa là scan 3D trong thời gian thực và là ghi hình chuyển động. Nhờ đó bạn có thể tái hiện lại toàn bộ động tác. Bạn có thể làm tất cả những thứ này. Nhưng khi đó, một khi bạn có được những điểm ảnh, bạn có thể bày trò với chúng và vui đùa với màu sắc và các chuyển động và trọng lực và xoay vòng. Vì vậy chúng tôi muốn dùng thứ này như một dữ liệu đầu vào khả dĩ cho Flyfire. Tôi muốn cho các bạn xem dự án cuối cùng mà chúng tôi đang thực hiện. Đó là dự án cho Thế Vận Hội Olympics tại London. Tên gọi là The Cloud (Đám mây). Và ý tưởng ở đây là, một lần nữa, hãy tưởng tượng, chúng ta có thể lôi kéo mọi người làm điều gì đó và thay đổi môi trường của chúng ta -- hầu như là để tham gia vào thứ mà chúng tôi gọi là tạo mây -- cũng giống như xây khó thóc, nhưng là với một đám mây. Hãy tượng tượng mỗi người đóng góp cho một điểm ảnh. Và tôi nghĩ điều đáng chú ý đã xảy ra trong vài năm qua chính là, trong một vài thập kỷ qua, chúng đã đi từ thế giới vật chất sang thế giới kỹ thuật số. Điều này đã số hóa mọi thứ, kiến thức, và giúp mọi người có thể tiếp cận chúng thông qua Internet. Giờ đây, lần đầu tiên -- và cuộc vận động bầu cử của Obama đã cho chúng ta thấy điều này -- chúng ta có thể đi từ thế giới kỹ thuật số, từ năng lực tự tổ chức của các mạng lưới, đến thế giới vật chất. Điều này là có thể, trong trường hợp của chúng ta, Chúng ta muốn sử dụng nó trong việc thiết kế và làm ra một biểu tượng. Điều đó có nghĩa là một thứ gì đó được xây nên trong một thành phố. Nhưng ngày mai điều này là có thể, nhằm giải quyết những thách thức trong vấn đề tiếp cận ngày nay -- hãy nghĩ đến biến đổi khí hậu hay phát thải CO2 -- làm cách nào chúng ta đi từ thế giới số sang thế giới thực. Vậy nên ý tưởng chúng ta có thể nối kết mọi người để cùng nhau làm việc này. Một lần nữa, đám mây là một đám mây, làm từ các điểm nhỏ, cũng giống như một đám mây thật được tạo ra bởi các hạt. Các hạt này là nước, nơi mà đám mây của chúng ta là một đám mây điểm ảnh. Đó là một cấu trúc thực ở London, nhưng được bao phủ bởi các điểm ảnh. Bạn có thể vào trong, cảm nhận những trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể nhìn thấy từ bên dưới, chia sẻ những khoảnh khắc chính yếu của Olympics năm 2012 và hơn thế nữa, và có thể sử dụng nó như một cách để kết nối với cộng đồng. Cả đám mây thực trên bầu trời và thứ mà bạn có thể trèo lên đỉnh của nó, giống như đỉnh núi mới của London. Bạn có thể bước vào bên trong. Và một dạng mới của đèn hiệu kỹ thuật số soi đường trong đêm -- nhưng điều quan trọng nhất một loại trải nghiệm mới cho bất kỳ ai leo lên đến đỉnh. Xin cám ơn các bạn đã lắng nghe (Tiếng vỗ tay) Với vai trò là một nhà thiết kế thời trang, tôi đã luôn hướng tới các loại vật liệu giống như thế này, hay thế này, hoặc có thể là thế này. Nhưng sau đó, tôi có dịp gặp một nhà sinh học, và giờ tôi đang nghĩ về vật liệu giống như thế này -- trà xanh, đường, một ít vi khuẩn và một chút thời gian. Về cơ bản, tôi đang sử dụng công thức làm trà Kombucha, một loại hỗn hợp cộng sinh gồm vi khuẩn, men và các vi sinh vật khác. Chúng tạo ra xenluloza trong quá trình lên men. Qua thời gian, những sợi nhỏ này tạo thành các lớp trong dung dịch và tạo nên một lớp màng trên bề mặt. Đầu tiên, chúng tôi tiến hành pha trà. Tôi pha khoảng 30 lít trà mỗi lần, và thêm một vài cân đường trong khi trà vẫn còn nóng. Chúng tôi khuấy hỗn hợp đến khi đường tan hoàn toàn rồi sau đó đổ hỗn hợp vào một cái bồn tắm. Ta cần kiểm tra cho tới khi nhiệt độ đã giảm tới dưới 30 độ C. Sau đó, chúng tôi thêm vi sinh vật vào cùng với một ít axit acetic. Và khi bạn đã hoàn thành chu trình này, thì bạn có thể tái chế lại dung dịch đã lên men trước đó. Chúng ta cần duy trì một nhiệt độ tối ưu cho quá trình lớn lên của vi sinh vật. Và tôi sử dụng một tấm đệm nhiệt đặt lên trên mỗi bồn tắm rồi dùng máy điều nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ. Và thực tế thì, khi thời tiết nóng, tôi có thể chỉ cần nuôi nó ở ngoài trời. Và đây là trang trại vải vóc thu nhỏ của tôi. Sau khoảng ba ngày, bong bóng bắt đầu xuất hiện trên mặt dung dịch. Điều này có nghĩa là dung dịch đã được lên men hoàn toàn. Và vi khuẩn đang tiêu hóa lượng đường dinh dưỡng trong dung dịch. Từ đó, chúng xe nên các sợi tơ nano này từ xenluloza tinh khiết. Và chúng dần dính lại với nhau, tạo nên các lớp rồi cho ta một lớp trên mặt chất lỏng. Sau khoảng hai đến ba tuần, chúng tôi quan sát thấy một thứ dày khoảng một inch. Ở bên trái là cái bồn được để sau năm ngày, còn cái ở bên phải là sau 10 ngày. Và đây là một sự phát triển thầm lặng. Bạn không phải làm bất cứ việc gì với nó; bạn đơn giản chỉ cần xem nó lớn lên. Nó không cần ánh sáng. Và khi thời gian thu hoạch đã đến, bạn lấy nó ra khỏi bồn và rửa nó với nước xà phòng lạnh. Vào lúc này, nó rất nặng và chứa khoảng 90% là nước, vì thế, chúng ta cần để nước bốc hơi. Do đó, tôi trải nó lên trên một tấm thảm gỗ. Một lần nữa, bạn có thể làm việc đó ngoài trời và để nó tự khô đi. Và khi khô đi, nó co lại, và những gì bạn có được, phụ thuộc vào công thức làm trà của bạn, có thể nó sẽ giống như một loại giấy rất nhẹ và trong suốt, hay giống như một loại da thực vật đàn hồi. Và sau đó bạn có thể cắt nó ra và may nó theo cách thông thường, hoặc bạn có thể sử dụng vật liệu ướt để quấn nó xung quanh một hình khối ba chiều. Và sau khi bốc hơi, nó sẽ tự kết chặt lại, tạo nên các đường nối. Màu của chiếc áo vét này có được hoàn toàn từ trà xanh. Tôi thấy nó trông cũng khá giống da người, và điều này làm tôi rất thích thú. Vì nó là chất hữu cơ, nên tôi rất say mê việc thử và giảm đến mức tối thiểu sự tham gia của các chất hóa học. Tôi có thể khiến nó đổi màu mà không cần thuốc nhuộm bằng một quá trình oxi hóa sắt. Sử dụng màu nhuộm từ hoa quả để tạo nên các trang trí từ vật liệu hữu cơ. Và sử dụng chàm, để khiến nó kháng khuẩn. Trên thực tế, cotton cần tới 18 lần ngâm trong thuốc nhuộm chàm để đạt tới màu tối như thế này. Và nhờ có tính năng hấp thụ rất tốt của loại xenluloza này, nó chỉ cần một lần, một khoảng thời gian rất ngắn để có được màu tối ấy. Một điều tôi vẫn chưa làm được là khiến nó có khả năng chống thấm nước. Vì vậy, nếu tôi đi ngoài trời mưa trong khi mặc bộ trang phục này, tôi sẽ ngay lập tức hấp thu một lượng lớn nước. Và nó sẽ trở nên rất nặng, và cuối cùng các đường nối sẽ có thể bị đứt ra -- khiến tôi có cảm giác như đang không mặc gì. Đây có thể là một chất liệu tốt trên sân khấu, nhưng chắc chắn nó không lí tưởng cho trang phục hằng ngày. Cái mà tôi đang tìm là một cách để giúp vật liệu này có được các đặc tính mà tôi cần. Vậy, điều tôi muốn làm là nói với một con vi khuẩn ở tương lai, "Dệt cho tôi một sợi chỉ. Xếp nó theo đường này. Làm cho nó kỵ nước. Và khi bạn đang ở trong nó, hãy quấn nó quanh hình khối ba chiều này." Xenluloza từ vi khuẩn thực ra đã được sử dụng để chữa lành vết thương, và có thể trong tương lai được dùng cho mạch máu thích ứng sinh học, hay thậm chí có thể thay thế mô xương. Nhưng với sinh học nhân tạo, chúng ta có thể nghĩ tới việc dùng loại vi khuẩn này để chế tạo một số vật liệu có chất lượng, số lượng và hình dáng như ta mong muốn. Tất nhiên, điều đó thật thú vị với một nhà thiết kế. Bởi khi tôi bắt đầu nghĩ về nó, wow, chúng ta thực sự có thể nghĩ đến việc phát triển các sản phẩm có thể phân hủy. Điều gây hứng thú với tôi về việc tận dụng vi khuẩn là hiệu quả của chúng. Chúng ta chỉ làm nên ra những gì chúng ta cần mà không tạo ra chất thải. Và trên thực tế, chúng ta có thể làm ra nó từ rác thải -- ví dụ như chất thải chứa đường từ một nhà máy chế biến thực phẩm. Cuối cùng, khi đã qua sử dụng, chúng ta có thể phân hủy chúng một cách tự nhiên cùng với phần bỏ đi của hoa quả. Tôi không muốn nói rằng xenluloza từ vi khuẩn sẽ thay thế cho cotton, da, hay các nguyên liệu dệt khác. Tuy vậy, tôi cho rằng nó có thể là một sự bổ sung rất thông minh và bền vững cho nguồn nguyên liệu ngày càng quý giá của chúng ta. Cuối cùng, có thể nó thậm chí cũng không trở thành mốt thời trang khi chúng ta chứng kiến ảnh hưởng của những con vi khuẩn này. Ví dụ như, chúng ta có thể nghĩ tới việc nuôi lớn một cái đèn, một cái ghế, một cái xe hơi hay thậm chí là một ngôi nhà. Vậy tôi nghĩ rằng câu hỏi tôi dành cho các bạn là: Trong tương lai, bạn sẽ chọn nuôi lớn cái gì? Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Suzanne, tôi xin hỏi một vài phút, cái bạn đang mặc không phải là ngẫu nhiên. (Suzanny Lee: Vâng.) Đây có phải là một trong những bộ vet mà bạn tạo ra? SL: Vâng, đúng vậy. Có thể là, một phần trong dự án vẫn đang diễn ra, bởi vì cái áo này thực tế là đang dần phân hủy trước mắt các bạn. (Cười) Nó đang hấp thụ mồ hôi của tôi, và nó đang tiêu hóa chúng. BG: Okay, vậy chúng tôi sẽ để cô đi và cứu lấy nó. Suzanne Lee. (SL: Cám ơn.) (Vỗ tay) Vũ trụ thật sự rất lớn. Chúng ra sống trong một thiên hà có tên gọi là Ngân Hà. Có khoảng một trăm tỷ ngôi sao trong Ngân Hà. Và nếu bạn cầm một chiếc máy ảnh hướng nó ra một phần bất kỳ của bầu trời và giữ cửa chớp mở chừng nào máy ảnh của bạn còn được gắn với Kính Thiên Văn Vũ Trụ Hubble nó sẽ cho thấy thứ như thế này. Mỗi một đốm màu nho nhỏ ở đây là một thiên hà xấp xỉ cỡ Ngân Hà của chúng ta - nghĩa là một trăm tỷ ngôi sao nằm trong mỗi đốm màu đó. Có tới khoảng một trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ biểu kiến. 100 tỷ là con số duy nhất bạn cần biết. Tuổi của vũ trụ, tính từ Vụ Nổ Lớn cho tới nay, là một trăm tỷ năm xét theo tuổi chó. (Cười) Điều đó sẽ cho bạn biết về vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Việc bạn có thể làm với bức tranh cỡ này đơn giản là chiêm ngưỡng nó. Đẹp tuyệt vời. Tôi thường tự hỏi: áp lực tiến hóa là cái gì đã khiến tổ tiên của chúng ta ở vùng Veldt - cái nôi của loài người - thích nghi và tiến hóa đến độ có thể thật sự thưởng thức bức hình về các thiên hà khi mà họ chẳng có gì cả. Nhưng chúng ta cũng muốn hiểu điều đó. Với vai trò nhà vũ trụ học, tôi muốn hỏi: tại sao sao vũ trụ lại như thế này? Một manh mối quan trọng chúng ta có, đó là vũ trụ biến đổi theo thời gian. Nếu bạn nhìn một trong số các thiên hà này và đo vận tốc của nó, bạn sẽ thấy nó đang di chuyển xa khỏi bạn. Và nếu bạn nhìn một thiên hà ở xa hơn, bạn sẽ thấy nó đang di chuyển nhanh hơn. Vì vậy chúng ta nói vũ trụ đang phình ra. Dĩ nhiên, điều đó có nghĩa là trong quá khứ, mọi thứ gần nhau hơn. Trong quá khứ, vũ trụ đông đúc hơn, và cũng nóng hơn. Nếu bạn dồn mọi thứ lại với nhau, nhiệt độ sẽ tăng lên. Cái đó dễ hiểu. Điều khó hiểu là vũ trụ trong những thời khắc đầu tiên, gần Vụ Nổ Lớn, lại rất, rất mịn. Có thể bạn nghĩ rằng điều đó chẳng có gì phải ngạc nhiên. Không khí trong căn phòng này rất mịn. Bạn có thể nói "Ừ, có lẽ mọi thứ tự làm chúng mịn ra." Nhưng các điều kiện gần Vụ Nổ Lớn rất, rất khác so với các điều kiện của không khí trong căn phòng này. Cụ thể là mọi thứ đậm đặc hơn nhiều. Lực hấp dẫn của mọi thứ mạnh hơn nhiều tại thời điểm gần Vụ Nổ Lớn. Điều bạn phải nghĩ đến là chúng ta có một vũ trụ với một trăm tỷ thiên hà, mỗi thiên hà chứa một trăm tỷ sao. Trong những thời khắc đầu tiên, cả trăm tỷ thiên hà đó được nén lại trong một phạm vi lớn cỡ này - nghĩa đen đấy, ở những thời điểm đầu tiên. Và bạn phải hình dung rằng việc nén lại đó không có một lỗi nào, không có bất kỳ điểm nhỏ nào lại có nhiều hơn một vài nguyên tử hơn điểm khác. Bởi nếu thế, chúng sẽ đổ sụp dưới tác dụng của lực hấp dẫn tạo thành một hố đen khổng lồ. Giữ cho vũ trụ hết sức mịn ở thời điểm ban đầu không hề dễ, đó là một sự sắp xếp tinh vi. Đấy là manh mối cho thấy vũ trụ buổi ban đầu không phải được sắp xếp ngẫu nhiên. Có điều gì đó đã khiến mọi sự theo hướng ấy. Chúng ta muốn biết đó là gì. Một phần hiểu biết của chúng ta về điều này được đưa ra bởi Ludwig Boltzmann, nhà vật lý học người Áo ở thế kỷ 19. Đóng góp của Boltzmann là ở chỗ ông ấy giúp ta hiểu về entropy. Bạn đã nghe về entropy. Nó là tính ngẫu nhiên, tính lộn xộn, tính hỗn loạn của một số hệ thống. Boltzmann đã đưa ra một công thức - hiện giờ được khắc trên bia mộ của ông - công thức giúp định lượng entropy. Về cơ bản mà nói entropy là số lượng các cách mà chúng ta có thể sắp xếp các hợp phần của hệ thống sao cho bạn không chú ý, sao cho nhìn bằng mắt thường nó không hề thay đổi. Nếu xét về không khí trong phòng này, bạn không chú ý đến từng nguyên tử đơn lẻ. Một tổ hợp entropy thấp là tổ hợp mà chỉ có một số cách sắp xếp để nó trông y hệt như thế. Một tổ hợp entropy cao là tổ hợp có nhiều cách sắp xếp để trông nó không đổi. Đây là kiến thức có tính quan trọng chủ yếu, vì nó giúp ta giải thích nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học - nguyên lý nói rằng entropy tăng trong vũ trụ, hoặc trong một phần riêng rẽ của vũ trụ. Lý do của sự tăng entropy đơn giản là bởi có nhiều hơn nhiều các cách để đạt mức entropy cao hơn là entropy thấp. Đây là một hiểu biết tuyệt vời, nhưng nó bỏ qua điều gì đó. Nhân tiện đây, hiểu biết về sự tăng entropy này nằm sau cái mà chúng ta gọi là mũi tên thời gian, sự khác biệt giữa quá khứ và tương lai Mọi sự khác biệt giữa quá khứ và tương lai là bởi entropy đang tăng lên - thực tế là bạn có thể nhớ quá khứ chứ không phải tương lai. Thực tế là bạn được sinh ra, rồi sống, rồi chết, luôn luôn theo thứ tự đó, là bởi entropy đang tăng lên. Boltzmann giải thích rằng nếu bắt bắt đầu với entropy thấp, thì lẽ tự nhiên là nó tăng lên, bởi vì có nhiều hơn các cách để đạt entropy cao. Điều mà ông ấy không giải thích là tại sao ban đầu entropy lại thấp như vậy. Cái thực tế rằng entropy của vũ trụ thấp là sự phản ánh cho thực tế là vũ trụ buổi ban đầu rất, rất mịn. Chúng ta muốn hiểu điều đó. Đấy là việc của các nhà vũ trụ học chúng tôi. Không may, đó không thật sự là chủ đề mà chúng tôi đã dành đủ sự chú ý cho. Đấy không phải là một trong những điều đầu tiên người ta sẽ nói, nếu bạn hỏi một nhà vũ trụ học hiện đại, "Những vấn đề nào chúng ta đang cố gắng giải quyết vậy?" Một trong số những người hiểu rằng đây là một vấn đề là Richard Feynman. 50 năm trước, ông ấy đã trình bày một loạt các bài giảng khác nhau, Ông đã trình bày các bài giảng nổi tiếng thứ đã trở thành "Đặc tính của nguyên lý vật lý." Ông giảng cho sinh viên Caltech và chúng trở thành "Bài giảng Feynman về Vật lý." Ông giảng cho sinh viên đã tốt nghiệp của Caltech và chúng trở thành "Bài giảng Feynmann về Hấp dẫn." Trong mỗi một cuốn sách, mỗi một nhóm bài giảng, ông nhấn mạnh vấn đề khó hiểu này: Tại sao vũ trụ ở buổi ban đầu lại có entropy nhỏ như vậy? Và ông nói - Tôi không giả giọng đâu nhé - ông nói, "Vì lý do nào đó, vũ trụ ở một giai đoạn có entropy rất thấp bởi năng lượng nội tại của nó, và từ lúc đó, entropy đã tăng lên. Mũi tên thời gian không thể được hiểu hoàn toàn cho tới khi bí ẩn về khởi đầu của lịch sử vũ trụ được bóc tách xa hơn đi từ suy đoán tới thấu hiểu." Và đó là việc của chúng tôi. Chúng ta muốn biết - câu hỏi đó từ 50 năm trước, bạn đang nghĩ "Chắc là đến nay chúng ta đã tìm ra rồi." Nói đến nay chúng ta đã tìm ra là không đúng. Lý do khiến vấn đề tệ hơn chứ không khá hơn là bởi vì năm 1998 chúng ta phát hiện một điều cốt yếu của vụ trũ mà trước đó chưa biết. Chúng ta biết rằng nó có gia tốc. Vũ trụ không chỉ đang phình ra. Nếu bạn nhìn thiên hà này, nó đang di chuyển ra xa. Nếu bạn đi đến đến một tỷ năm sau và nhìn lại nó, bạn sẽ thấy nó đang di chuyển nhanh hơn. Tất cả các thiên hà đang di chuyển khỏi chúng ta càng ngày càng nhanh. Vì vậy ta nói vũ trụ đang gia tốc dương. Không như entropy thấp ở vũ trụ buổi ban đầu, mặc dù chúng ta không biết câu trả lời cho điều này, ít nhất chúng ta có một lý thuyết hay có thể giải thích nó, nếu lý thuyết này đúng, đó là lý thuyết về năng lượng tối. Đấy là ý tưởng rằng chân không có năng lượng tự thân. Trong mỗi xentimét khối của không gian, bất kể có thứ gì hay không, bất kể có các hạt, vật chất, bức xạ hoặc cái gì khác hay không, vẫn có năng lượng, kể cả trong chính bản thân không gian. Và năng lượng này, theo Einstein, giải phóng sức ép vào vũ trụ. Nó là xung lực vĩnh cửu đã đẩy các thiên hà tách khỏi nhau. Bởi vì năng lượng tối, không như vật chất hay bức xạ, không mất dần khi vũ trụ phình ra. Số năng lượng trong mỗi xentimét khối giữ nguyên, kể cả khi vũ trụ càng ngày càng lớn. Điều này dẫn đến những hàm ý quan trọng về việc vụ trụ sẽ ra sao trong tương lai. Một điều là: vũ trụ sẽ phình mãi mãi. Hồi tôi bằng tuổi bạn, chúng ta không biết vũ trụ sẽ tiếp diễn ra sao. Một số người nghĩ rằng trong tương lai vũ trụ sẽ tái sụp đổ. Einstein tin vào ý tưởng này. Nhưng nếu có năng lượng tối, và nó không biến mất, thì vũ trụ sẽ cứ tiếp tục phình ra, mãi mãi và mãi mãi. 14 tỷ năm đã tồn tại, 100 tỷ năm theo tuổi chó, nhưng trong tương lai, số năm tồn tại là vô hạn. Trong lúc ấy, với tất cả ý nghĩa và mục đích, đối với chúng ta, không gian vũ trụ có vẻ giới hạn. Không gian có thể giới hạn hoặc vô hạn, nhưng vì vũ trụ đang gia tốc, nên có những phần của vũ trụ chúng ta không thể thấy và sẽ không bao giờ thấy. Có một phạm vi nhất định của không gian nơi chúng ta đến được bao quanh bởi đường chân trời. Vì vậy mặc dù thời gian tiếp diễn mãi, đối với chúng ta, không gian có giới hạn. Điều cuối cùng, chân không có nhiệt độ. Trong những năm 1970, Stephen Hawking đã cho chúng ta biết rằng hố đen, mặc dầu bạn nghĩ nó đen, lại thực sự phát ra bức xạ, khi bạn xét dưới góc độ cơ học lượng tử. Đường cong không-thời gian quanh hố đen mang tới dao động cơ học lượng tử và hố đen phát xạ. Tính toán tương tự một cách chính xác bởi Hawking và Gary Gibbons chỉ ra rằng, nếu có năng lượng tối trong chân không, thì toàn bộ vũ trụ đều phát xạ. Năng lượng trong chân không mang tới các dao động lượng tử. Và kể cả nếu vũ trụ sẽ trường tồn vĩnh viễn, các vật chất và bức xạ thông thường mất dần đi, sẽ luôn luôn còn một số bức xạ, một số thăng giáng nhiệt, kể cả trong chân không. Vậy điều này có nghĩa là vũ trụ giống như một hộp khí tồn tại vĩnh viễn. Ồ, vậy thì hàm ý của điều này là gì? Hàm ý đó được nghiên cứu bởi Boltzmann hồi thế kỷ 19. Ông nói, à, entropy tăng bởi có nhiều hơn nhiều các cách để vũ trụ có entropy cao hơn là có entropy thấp. Nhưng đấy là phát biểu mang tính xác suất. Nó chắc chắn sẽ tăng, và xác suất lớn vô cùng. Đó không phải là điều bạn cần lo lắng - như việc không khí trong phòng này sẽ tụ tập vào một góc và làm chúng ta chết nghẹt. Điều đó gần như không thể xảy ra. Trừ khi họ khóa cửa lại và nhốt chúng ta ở đây mãi mãi, điều đó sẽ xảy ra liền. Mọi thứ được cho phép, mọi hình thể được cho phép có thể tạo ra bởi các phân tử trong căn phòng này, sẽ dần dần được tạo ra. Vì thế Boltzmann nói, nhìn kìa, bạn có thể bắt đầu với một vũ trụ ở trạng thái cân bằng nhiệt. Ông không biết về Vụ Nổ Lớn, không biết về sự phình của vũ trụ. Ông nghĩ rằng không gian và thời gian được giải thích theo Isaac Newton - chúng là tuyệt đối, không bao giờ thay đổi. Do đó ý tưởng của ông về vũ trụ tự nhiên là vũ trụ trong đó các phân tử khí trải đều ở mọi nơi - các phân tử trải đều. Nhưng nếu bạn là Boltzmann, bạn sẽ biết rằng, nếu bạn chờ đủ lâu, các dao động ngẫu nhiên của các phân tử đó đôi lúc sẽ đưa chúng tới dạng entropy thấp hơn. Và rồi, tất nhiên, xét theo lẽ thường, chúng sẽ phình trở lại. Vậy là entropy không phải là luôn tăng - bạn có thể có các dao động chuyển thành entropy thấp các trạng thái được tổ chức cao hơn. Mà nếu điều đó là thật, thì Boltzmann đã phát minh ra hai ý tưởng nghe rất hiện đại - đó là đa vũ trụ và nguyên lý nhân quan. Ông nói, vấn đề với cân bằng nhiệt là chúng ta không thể sống ở đó. Nhớ rằng, bản thân cuộc sống phụ thuộc vào mũi tên thời gian. Chúng ta sẽ không thể nào xử lý thông tin, chuyển hóa năng lượng, đi lại và trò chuyện, nếu chúng ta sống trong cân bằng nhiệt. Vậy nếu bạn hình dung một vũ trụ vô cùng lớn một vũ trụ lớn vô hạn, với các phần nhỏ ngẫu nhiên đâm vào nhau, thỉnh thoảng sẽ có các dao động nhỏ trong trạng thái entropy thấp, và rồi chúng bình thường trở lại. Nhưng cũng sẽ có những dao động lớn. Thỉnh thoảng, bạn sẽ tạo ra một hành tinh, một ngôi sao, hoặc một thiên hà hoặc một trăm tỷ thiên hà. Do đó Boltzmann nói, chúng ta sẽ chỉ sống trong một phần của đa vũ trụ trong phần tập hợp của các hạt dao động lớn vô hạn này, nơi cuộc sống có khả năng diễn ra. Đó là khu vực có entropy thấp. Có lẽ vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong số những thứ đôi lúc xuất hiện. Giờ nhiệm vụ về nhà của bạn là suy nghĩ thật sự về chuyện này, suy ngẫm ý nghĩa của nó. Carl Sagan có lần đã nói một câu nổi tiếng "để tạo ra một chiếc bánh táo trước tiên bạn phải tạo ra cả vũ trụ." Nhưng ông ấy không đúng đâu. Theo kịch bản của Botzmann, nếu bạn muốn làm bánh táo bạn chỉ phải chờ di chuyển ngẫu nhiên của các nguyên tử tạo thành chiếc bánh táo cho bạn. Điều đó sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nhiều so với chuyển động của các nguyên tử tạo thành vườn táo tạo thành ít đường và lò nướng để rồi tạo thành chiếc bánh táo cho bạn. Vậy là kịch bản này có những dự đoán. Và các dự đoán là những dao động giúp tạo ra chúng ta là tối thiểu. Kể cả nếu bạn hình dung rằng căn phòng hiện chúng ta đang ở đây tồn tại, là thực và chúng ta ở đây, và chúng ta có không chỉ ký ức mà còn cảm giác rằng có điều gì đó bên ngoài kia được gọi là Caltech, là nước Mỹ, là Ngân Hà. việc những ấn tượng đó dao động ngẫu nhiên trong não của bạn dễ hơn nhiều so với việc chúng thực sự dao động ngẫu nhiên ở Caltech, ở Mỹ và trong thiên hà. Tin tốt là bởi kịch bản này không phản ánh sự thực, nó không đúng. Cái kịch bản dự đoán rằng chúng ta sẽ là dao động tối thiểu. Thậm chí nếu bạn bỏ thiên hà của chúng ta ra bạn sẽ không có cả trăm tỷ thiên hà khác. Và Feynman cũng hiểu điều này. Feynman nói, "Từ giả thuyết rằng thế giới là một dao động tất cả các dự đoán cho thấy nếu chúng ta nhìn vào một phần thế giới nơi ta chưa từng thấy trước đây, chúng ta sẽ thấy nó hỗn độn, và không giống phần chúng ta vừa nhìn - đó là entropy cao. Nếu trật tự của chúng ta là do dao động chúng ta sẽ không trông chờ trật tự ở bất cứ đâu ngoại trừ nơi ta vừa chú ý. Do vậy chúng ta kết luận vũ trụ không phải là một dao động." Ồ, tốt quá. Câu hỏi là vậy thì câu trả lời đúng là gì? Nếu vũ trụ không phải là một dao động vậy tại sao vũ trụ buổi ban đầu lại có entropy thấp? Và tôi rất muốn nói cho bạn câu trả lời, nhưng mà hết giờ mất rồi. (Cười) Đây là vũ trụ mà chúng tôi kể cho bạn so với vũ trụ thật sự tồn tại. Tôi mới chỉ cho bạn tấm hình này. Vũ trụ đang phình ra trong suốt 10 tỷ năm qua hoặc tầm đó. Nó đang nguội đi. Nhưng giờ chúng ta biết đủ về tương lai của vũ trụ để có thể nói nhiều hơn. Nếu năng lượng tối còn ở xung quanh, các ngôi sao xung quanh chúng ta sẽ dùng hết nhiên liệu hạt nhân của chúng, và sẽ ngừng cháy. Chúng sẽ sụp thành các hố đen. Chúng ta sẽ sống trong một vũ trụ không có gì ngoại trừ các hố đen. Vũ trụ đó sẽ kéo dài 10 mũ 100 năm - lâu hơn nhiều vũ trụ bé nhỏ của chúng ta đã sống. Tương lai sẽ dài hơn nhiều so với quá khứ. Nhưng kể cả các hố đen cũng không kéo dài vĩnh viễn. Chúng sẽ tàn lụi và chúng ta sẽ không còn gì ngoài chân không. Về cơ bản, chân không đó kéo dài vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn chú ý là chân không phát ra bức xạ thực sự có các dao động nhiệt và nó chuyển hóa trong tất cả những kết hợp khả dĩ khác nhau của các góc độ tự do tồn tại trong chân không. Vì thế kể cả nếu vũ trụ kéo dài vĩnh viễn sẽ chỉ có một số nhất định những thứ có khả năng xảy ra trong vũ trụ. Tất cả chúng diễn ra qua một giai đoạn thời gian tương đương với 10 mũ 10 mũ 120 năm. Đây là hai câu hỏi dành cho bạn. Thứ nhất: Nếu vũ trụ kéo dài tới 10 mũ 10 mũ 120 năm vậy thì tại sao chúng ta lại được sinh ra trong 14 tỷ năm đầu tiên trong ánh hồng ấm áp, dễ chịu của Vụ Nổ Lớn? Tại sao chúng ta không sinh ra trong chân không? Bạn có thể nói, "Ồ làm gì có gì mà sống," nhưng điều đó không đúng. Bạn có thể là một dao động ngẫu nhiên xuất hiện từ hư không. Sao lại không như thế? Thêm công việc về nhà cho bạn. Như tôi đã nói, không hẳn là tôi biết câu trả lời. Tôi đang trình bày cho bạn kịch bản ưa thích của tôi. Hoặc mọi chuyện đơn giản là như thế. Chẳng có giải thích nào cả. Đây là sự thật tàn bạo về vũ trụ mà bạn nên biết để chấp nhận và đừng hỏi nữa. Hoặc có thể là Vụ Nổ Lớn không phải khởi đầu của vũ trụ. Một quả trứng, một quả trứng lành lặn, là một dạng entropy thấp, tuy nhiên, khi chúng ta mở tủ lạnh chúng ta không nói, "A, ngạc nhiên làm sao lại thấy dạng entropy thấp này trong tủ lạnh nhà mình." Đó là bởi quả trứng không phải là một hệ kín; nó chui ra từ con gà. Biết đâu vũ trụ chui ra từ một con gà vũ trụ. Biết đâu có một thứ gì đó tự nhiên, qua sự phát triển của các quy luật vật lý tạo ra cái gốc của vũ trụ, như vũ trụ của chúng ta có dạng entropy thấp. Nếu điều này là thật thì nó đã diễn ra nhiều hơn một lần; chúng ta có thể là một phần của đa vũ trụ lớn hơn nhiều. Đó là kịch bản ưa thích của tôi. Các nhà tổ chức đã yêu cầu tôi kết thúc bằng một suy đoán táo bạo. Suy đoán táo bạo của tôi là dứt khoát tôi sẽ được xác nhận bởi lịch sử. Và 50 năm nữa tính từ bây giờ, tất cả những ý tưởng ngông cuồng hiện tại của tôi sẽ được chấp nhận như lẽ phải bởi giới khoa học và cộng đồng không chuyên môn. Tất cả chúng ta sẽ tin rằng vũ trụ bé nhỏ của chúng ta chỉ là một phần nhỏ của đa vũ trụ lớn hơn nhiều. Và hay hơn nữa, chúng ta sẽ hiểu điều gì đã diễn ra trong Vụ Nổ Lớn về mặt giả thuyết chúng ta sẽ có thể so sánh với những gì quan sát được. Đây chỉ là dự đoán. Tôi có thể sai. Nhưng chúng ta, loài người, đã và đang suy nghĩ về việc vũ trụ như thế nào tại sao nó lại như vậy, trong suốt nhiều, nhiều năm. Thật háo hức khi nghĩ rằng cuối cùng một ngày nào đó, chúng ta có thể biết câu trả lời. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói rằng, trong những năm gần đây-- tôi có được cơ hội thực hiện hội nghị kín này. Và tôi có một vài hoạt động mở đầu bất ngờ. Khoảng 8 năm về trước, Billy Gramham đã mang đến cho tôi. Và tôi nghĩ rằng (Tiếng cười) Tôi nghĩ rằng chắc là chẳng có cách nào khác để vượt qua nó. Nhưng tôi chỉ muốn nói-- và tôi không có ý mỉa mai-- tôi nghĩ tôi có thể lên tiếng vì những các bạn khi nói rằng tôi cầu chúa Chúa cho bạn trở thành Tổng Thống Mỹ. (Vỗ tay) Được rồi, đó chính là tên bài nói của tôi hôm nay. (Tiếng cười) Tôi muốn đưa ra một khái quát ngắn gọn. Trước hết, hãy nhớ tôi hoàn toàn đúng đắn về mặt chính trị, mọi thứ đều có ảnh hưởng đến tôi. Nếu bạn bị đau dạ dày hay đầy bụng, đã đến lúc kiểm tra lại Blackberry của bạn. (Tiếng cười) Hãy cùng xem lại, đây là bài nói trên TED của tôi. (Tiếng cười). Chúng ta sẽ kể vài câu chuyện đùa một vài trò khôi hài và một số bài thơ trào phúng Và rồi chúng ta sẽ nói đến ngôn ngữ mẹ đẻ. (Tiếng cười). Vậy, một trong những câu hỏi tôi đặt ra cho mình là, đây có phải là bài diễn thuyết trên TED khó nhất cho đến nay? Cùng cố gắng và tóm gọn mọi thứ lại, được chứ? Hình ảnh về sự phục hồi tay chân và những khuôn mặt đầy mụn đậu mùa: 21% hội nghị (Tiếng cười) Nhắc đến gấu ở các cực chết đuối: 4% Hình ảnh sự sống bị lũ lụt hay dịch cúm: 64%. (Cười) Và David Pogue hát những giai điệu. (Tiếng vỗ tay) Bởi đó là bài nói khổ nhất trên TED nhất mà tôi cộng tác với Neil Gershenfeld cho bài nói năm tới. Và nếu như hội nghị ở đâu cũng đau đớn vậy, sang năm ta sẽ mang một chiếc túi hét lớn. (Cười) Tất nhiên đó sẽ là chiếc túi của Nhãn hiệu Cradle To Cradle (Cười) Nên các bạn có thể đi như vậy. (Cười) Mang nó tới đây và mở nó ra, Aaaah! (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) Trong khi đó, trở lại trường Đại Học TED, người phụ nữ kì lạ này dạy bạn cách chặt miếng Sun Chips. (Cười) Robert Wright-- tôi không biết Tôi thấy nếu có ai đó cần Helen đưa thuốc chống suy nhược cho, có thể là anh ta lắm. Tôi muốn cố ý cản trở lượng dopamine của anh ta (Cười) Anh ấy nói về đạo đức. Đạo đức trong lớp học Kinh tế là, chúng tôi muốn ném anh về Thời kì Đồ Đá. Đạo đức trong lớp học Kinh Doanh là, đừng bỏ bom Nhật Bản, họ tạo ra xe của tôi. Và đạo đức hàng đầu là, đừng ném bom Mexico, họ lau nhà tôi. (Cười) Vâng, nó sai về chính trị. Được rồi, bây giờ tôi muốn làm điều này cho bạn ... (Cười) Được rồi, đây là Tôi nói [lầm bầm, lầm bầm -- lầm bầm, lầm bầm, lầm bầm, lầm bầm, lầm bầm] -- ahhh! (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) Tôi muốn cho các bạn thấy-- Tôi muốn nói về cuộc cách mạng giao diện máy tính mới, cho phép bạn làm việc cùng với những hình ảnh vô cùng đơn giản bởi bạn-- là người dùng giao diện tự nhiên. (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) Và bạn có thể-- bạn có thể dùng cử chỉ tay thật tự nhiên giống như thế này. (Vỗ tay) Lúc này, có giáo sư Havard ở đây bà đến từ Havard, tôi chỉ muốn nói và và bà thực sự là giáo sư đến từ Havard. Và bà đang nói về những vũ trụ 7 chiều đảo ngược. Như các bạn biết, bộ não có lực hấp dẫn. Đó là một bộ não kém. Và đó là não yếu ớt của tôi, nó kém vô cùng, đến mức không thể hiểu nổi bà ấy đang nói về cái cái quái gì. (Cười) Bây giờ (Cười) một thứ vô cùng quan trọng với tôi là cố gắng tìm ra điều gì trên Trái Đất khiến tôi đang ở đây. Và đó là lý do tôi đi và mua cuốn sách bán chạy nhất về buôn bán. Bạn biết đó, nó cơ bản dùng như giả thuyết trung ương Thần Thoại Hy Lạp. Và được viết bởi một người đàn ông tên là Pastor Rick Warren, và quyển sách mang tên "Cuộc sống điều khiển cá heo" (Tiếng cười) Và Rick một người ngoại giáo tôi nghĩ là một người phù hợp, theo cách nhất định nào đó. Và bây giờ chúng ta sẽ có một chút hình dung về Rick Warren. OK. (Cười) Được rồi. Bây giờ, màu đỏ là Rick Warren, và xanh sẽ là Daniel Dennett, được chứ? (Tiếng cười.) Cán cân đo bắt đầu từ 0% hay theo thuyết vô thần, đến 100% Kinh Thánh là có thực. Và đây là những quyển sách đã bán được, quy mô lô-ga. (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) 30,000, 300,000, ba triệu, ba mươi triệu, ba trăm triệu OK, bây giờ họ đang ẩu đả. Họ đang giành giật. Tiếng cười Và Rick Warreon đang dẫn trước, đi đầu. Vâng, và cái chân mà anh ta lập nên đang ngày một rộng hơn. (Cười) Nhưng ý tưởng nguy hiểm của Dawin đang trở lại. Nó đang trở lại. Để tôi mở cái vệt lại bạn sẽ thấy nó rõ hơn. (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay) Hiện tại, một điều vô cùng quan trọng là, Nicholas Negroponte nói với ta về điệu nhảy vòng-- Tôi xin lỗi... (Tiếng cười.) về một chiếc laptop cho mỗi đứa trẻ. Bây giờ hãy thảo luận về một vài đặc điểm quan trọng đối với thiết bị cải tiến này. Tôi sẽ nói với bạn về thông số mẫu, và sau đó tôi sẽ trực tiếp cho bạn thấy. Trước hết, nó cần phải nhỏ. Nó phải phẳng, để vận chuyển được. Nhẹ. Dễ dàng mang theo. Tiêu thụ rất ít năng lượng. Độ phân giải rất cao. Dễ nhìn vào ban ngày. Có thể vận hành mọi nơi. Và có thể áp dụng rộng rãi. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu-- Neil Gershenfeld và Fab Labs ra ngoài thị trường. Họ làm khảo sát; chúng tôi về; và nghĩ mình có một mẫu hoàn hảo về thứ mà học sinh trong ngành đang kiếm tìm. Và nó đây, chiếc máy tính với giá 100 đô. (Tiếng cười.) Được rồi, được rồi, được rồi, được rồi, tốt lắm, tốt lắm. (Tiếng cười.) Tôi mua thiết bị này ở Clifford Stoll, khoảng 900 đồng đô la. Anh ấy và nhóm học sinh trung học đang làm một thí nghiệm khoa học. Nên chúng tôi kiểm tra và khép lại ở đó, và xem người dùng cần sa. (Tiếng cười.) Xem người dùng cần sa. Liệu ta có thể tìm mọi cây cần sa không Jim Young? Chỉ khi chúng tôi mở khóa cửa. (Tiếng cười.) Được rồi, bây giờ, đậu mùa là loại bệnh cực kì đáng sợ. Ta có bác sỹ Larry Brilliant tư vấn về cách trừ diệt bệnh đậu mùa. Tôi muốn cho bạn xem các giai đoạn của bệnh đậu mùa. Chúng ta bắt đầu. Đây là ngày đầu tiên. (Tiếng cười.) Ngày thứ hai. Ngày thứ ba, cô ấy có những mụn to ở lưng. Ngày thứ ba. Ngày thứ tư. (Tiếng cười.) Ngày thứ năm và ngày thứ sáu. (Tiếng cười.) Giờ đây tin tốt là, bởi tôi là chuyên gia y tế được đào tạo 1 cách chuyên nghiệp, Tôi biết dù cô ấy có sợ cuộc sống, cô ấy vẫn sẽ hồi phục đầy đủ. (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) Bây giờ tin tốt về kiến trúc sư cho nhân loại đó là họ là nhóm người đáng kinh ngạc nhất. Họ đã đang tài trợ cho một cuộc thi sáng tạo để tìm ra giải pháp về nơi ở y học mới, những giải pháp thực tập ở châu Phi, và họ có một cuộc thi sáng tạo. Bây giờ, điều tuyệt vời là, Larry Brilliant được bổ nhiệm người đứng đầu thành lập Google, và ông quyết định ông sẽ hỗ trợ-- ông sẽ hỗ trợ dự án của Cameron. Và cách ông quyết định ủng hộ dự án đó đó là cách chuyển hơn 50,000 thùng hàng phần ăn Google. (Tiếng cười.) Vậy nên tôi muốn đưa vài mẫu. Bạn biết, Liên hợp quốc mất 20 năm để thêm nắp vào lều Nhưng tôi nghĩ chúng ta có điều thú vị hơn. Đây là ngôi nhà làm bằng trái cây. (Tiếng cười). (Tiếng vỗ tay.) Và những chiếc bánh quy cuộn phủ lên kẹo sô cô la trắng. Và điều tuyệt vời là, khi bạn hoàn thành, tốt -- bạn có thể ăn nó. Nhưng điều tôi cực kì phấn khích đó là ngôi nhà bánh granola. (Tiếng cười.) Và ngôi nhà ấy có mái viền nắng đặc biệt để gom nước và tái chế chúng. và thật tuyệt, ở bên này nó có những con dê cáu bẳn và vài con gấu gôm trong ánh sáng. (Tiếng cười.) Nhưng ở bên này, có những con gấu có đường, để khuếch tán ánh sáng yếu hơn. Và chúng tôi-- chỉ muốn cho bạn xem nó trông như thế nào. (Tiếng cười.) (Tiếng vỗ tay.) Vậy nên, Einstein -- Einstein, hãy nói cho tôi -- bài hát yêu thích của ông là gì? Không, tôi nói bài hát yêu thích của ông là gì? Không, tôi nói bài hát yêu thích của ông là gì? "Free Bird." (Tiếng cười.) (Tiếng vỗ tay.) Được rồi, vậy nên, Einstein, nhóm nhạc yêu thích của ông là gì? Ông có thể nói lại không? Nhóm nhạc yêu thích của ông là gì? Được, thêm lần nữa Tôi sẽ cho ông trợ giúp. Nhóm nhạc yêu thích của ông đó là Diana Ross và -- Khán giả: Supreme! Tom Reilly: Chính xác. (Tiếng vỗ tay.) Liệu ta có thể nghe giọng trên máy tính không? (Tiếng cười.) "Free Bird" nhắc chúng ta nếu bạn nghe "Free Bird" ngược lại, đây là thứ bạn sẽ nghe. Máy tính: Satan. Satan. Satan. Satan. Satan. Satan. Satan. TR: Thật khó nghe hết thông điệp (Tiếng cười) nên tôi muốn giúp bạn một chút. Máy tính: Ma vương ngọt ngào của ta. Dan Dennett thờ Satan. Mua cuốn "Cuộc sống theo mục đích," hoặc Satan sẽ mang linh hồn bạn đi. (Tiếng cười.) TR: Vậy nên, chúng ta nói rất nhiều về sự nóng lên toàn cầu, nhưng, bạn biết đó, Jill đã nói rằng, nó có vẻ tuyệt-- thời tiết đẹp vào đông, và thành phố New York. và Jay Walker chỉ ra rằng, nó không đáng sợ lắm. Nên, tôi nghĩ, tôi khá giỏi về nhớ điều gì. Nên tôi cố hiểu một quy trình sáng tạo để tìm ra một thuật ngữ thay cho "sự nóng lên toàn cầu". Nên ta bắt đầu với Babel Fish. Ta đặt trong sự biến đổi khí hậu. và rồi ta chuyển từ tiếng Anh sang Hà Lan thành "Het globale Verwarmen." Từ tiếng Hà Lan sang tiếng Trung thành "Hordahordaneecheewa." (Tiếng cười.) Từ tiếng Trung sang tiếng Bồ Đào Nha: Aquecer-se Global. Từ tiếng Bồ Đào Nha sang Pig Latin. (Tiếng cười.) Acquecer-se ucked-fay. Và rồi cuối cùng quay lại tiếng Anh, thật là chúng ta điên hết cả rồi. (Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) Giờ tôi không biết bạn, nhưng Michael Shermer nói về thiện ý cho loài người-- một cách tiến hóa, chúng được thiết kế để nhìn mẫu trong vật. Ví dụ như, trong bánh mì kẹp bơ. Giờ, bạn có thể nhìn cẩn thận và xem bạn có thấy Đức Mẹ Đồng Trinh không? Tôi đã cố làm nó rõ hơn. 9Tiếng cười.) Liệu có phải Đức Mẹ Đồng Trinh không? Hay là Mena Trott? Nên, tôi nói với Josh về trung tâm hội nghị và những hội nghị. Nó ngày càng lớn hơn. Nó to hơn đôi chút. Nó to lên ở rìa chỗ này một chút. Nên tôi muốn nghĩ ra một chương trình-- cách ta có thể làm lại cấu trúc này để cung cấp tốt hơn cho TED. Nên trước hết ta quyết định -- (Tiếng cười.) rằng ta cần khoảng một phần ba hiệu sách, 1/3 quán cà phê Google, khoảng 20% đơn đăng kí, 80 phần trăm khách sạn xa hoa, khoảng 5 phần trăm cho phòng nghỉ. Và tất nhiên, ta cần phòng chờ truyền hình sảnh và hội Steinbeck. Giờ, tôi sẽ cho bạn xem cách dịch sang chương trình sáng tạo. Vậy nên, đầu tiên, Một vấn đề với Monterey là biến đổi khí hậu và sự tan chảy đảo băng, nước biển tăng khoảng 20 feet và lũ cuốn trôi trung tâm hội nghị. Nên ta sẽ xây lại tòa nhà mới bằng cột. Nên ta xay tòa nhà bằng cột, rồi trên đó -- (Tiếng cười.) nơi ta dựng thính phòng mới Steinbeck. (Tiếng cười.) Và điều kỳ diệu về hiệu sách này, nó có hình xoắn ốc, thiết kế theo hệ thống phân loại thập phân. (Tiếng cười.) Rồi chúng ta sẽ làm một thang cuốn để giúp bạn lên đó. Cuối cùng, ta sẽ để khách sạn Marriott Hotel và quảng trường Portola lên trên cùng. (Tiếng vỗ tay.) Giờ đây, tôi không biết bạn, nhưng đôi khi tôi lại có những hình ảnh này trong đầu bị tách rời khi sinh. Tôi không biết bạn, nhưng khi gặp Aubrey de Grey tôi lập tức đi đến gặp Gandalf ở bến cảng Xám. (Tiếng cười.) Được rồi. Bây giờ, tất nhiên chúng ta vừa nghe, rằng ở đây chúng ta đều là người lính. Nên điều tôi thực sự muốn bạn làm lúc này, lấy một mẩu giấy trằng. Các bạn đều có chứ? Và tôi muốn bạn lấy ra một chiếc bút, và tôi muốn bạn viết một ghi chú khủng bố. (Tiếng cười.) Nếu chúng ta lấy ELMO lúc này -- nếu ta lấy ELMO, thì ta sẽ có, bạn biết mà, tôi sẽ đưa bạn một mẫu để bạn làm theo, được chứ? (Tiếng cười.) (Bọn ta bị bệnh than. Các người lo sợ chưa?) Và rồi tôi muốn bạn gập tờ giấy thành máy bay. Và khi bạn gập nó thành một chiếc máy bay, tôi muốn bạn lấy ít bột than đó -- (Tiếng cười.) và tôi muốn bạn để nó vào máy bay đó. Và rồi tôi muốn bạn ném nó tới Jim Young. (Tiếng cười.) May thay, tôi là người nhận giải TED năm nay. Và tôi muốn thấy -- tôi muốn đưa đoạn phim này cho cha tôi, Homer. Được rồi. Bây giờ, đoạn phim này không nặng lắm, nên tôi cố làm nó nặng hơn. Nên tôi sẽ cố và làm nó khi đọc thuộc lại số pi. (Tiếng cười.) 3.1415, 2657, 753, 8567, 24972 -- -- 85871, 25871, 3928, 5657, 2592, 5624. (Tiếng vỗ tay.) Liệu ta có thể có âm nhạc được không nhỉ? (Tiếng nhạc. Tiếng cười. Tiếng vỗ tay.) ( Đỉnh núi TED tan vỡ) Bây giờ, tôi muốn dùng bài nói này bàn đôi chút về sự biến đổi khí hậu. Trở lại năm 1968, Bạn sẽ nhìn thấy dãy núi Brokeback trải dài phủ tuyết trong 151 inch. Thêm vào đó, ở đó còn có dốc, tôi muốn bạn xem người da đen trượt tuyết. (Tiếng cười.) Nhưng năm tháng trôi qua, mười năm sau, tuyết bị xóa mòn, và, nếu bạn để ý, cây cối đã chuyển vàng. Mực nước hồ bắt đầu cạn dần. Vài năm sau, không còn chút tuyết nào nữa. Và cây cũng chuyển sang màu nâu. Thật không may, năm nay, đáy hồ hoàn toàn cạn nước. Và tôi sợ, nếu ta không làm gì cho Trái Đất, 20 năm nữa, nó sẽ trông như thế này. (Tiếng cười.) (Tiếng cười.) Thưa Phó Tổng thống, tôi ước mình biết cách loại bỏ ông. (Tiếng cười.) (Tiếng vỗ tay.) Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay.) Thật tuyệt khi được có mặt ở TED. Bạn biết đấy, tôi nghĩ sẽ có những sự trình diễn đáng kinh ngạc ngoài sức tưởng tượng của tôi, nhưng những khái niệm đáng ngạc nhiên nhất là những khái niệm tôi không thể bỏ qua được. Những điều nhỏ trong cuộc sống, đôi khi ta lãng quên, như sự thụ phấn, mà ta cứ cho là dĩ nhiên phải thế. Và bạn không thể kể chuyện về các tác nhân thụ phấn -- ong, dơi, chim ruồi, bướm -- mà lại không kể chuyện về hoa cỏ và chúng đã tiến hóa cùng nhau như thế nào trong hơn 50 triệu năm. Tôi đã quay chậm hoa 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày một tuần, trong hơn 35 năm rồi. Xem chúng chuyển động là một vũ điệu tôi xem không biết chán. Niềm kinh ngạc trào dâng trong tôi, nó mở cửa trái tim tôi. Vẻ đẹp và sự quyến rũ, tôi tin là công cụ sinh tồn của tự nhiên, bởi vì ta sẽ bảo vệ những gì ta yêu mến. Mối quan hệ của chúng là câu chuyện tình nuôi sống cả địa cầu. Nó nhắn nhủ ta rằng ta là một phần của tự nhiên, ta không hề tách rời khỏi tự nhiên. Khi tôi biết về sự biến mất của những con ong, khoa học gọi là Rối loạn Sụp đổ bầy ong (Colony Collapse Disorder-CCD), nó thôi thúc tôi hành động. Chúng ta phụ thuộc vào các tác nhân thụ phấn để có hơn một phần ba số trái cây và rau quả mà chúng ta ăn. Và rất nhiều nhà khoa học tin rằng đây là vấn đề nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt. Mong manh như là chim hoàng yến trong mỏ than vậy. Nếu các tác nhân thụ phấn biến mất, chúng ta cũng vậy. Nó nhắc ta nhớ rằng ta là một phần của tự nhiên và ta cần chăm sóc nó. Điều thôi thúc tôi quay phim tập tính của các sinh vật thụ phấn là một điều mà tôi đã hỏi các nhà cố vấn khoa học của mình: Điều gì thôi thúc các sinh vật thụ phấn? Vâng, câu trả lời của họ là, "Tất cả chỉ là sự liều lĩnh và phần thưởng mà thôi." Như một đứa bé tròn mắt ngạc nhiên, tôi nói "Vì sao lại thế?" Và họ nói, "Ồ, bởi vì chúng muốn sinh tồn." Tôi tiếp tục, "Tại sao?" "Ồ, để sinh sản được." "Ồ, tại sao?" Và tôi nghĩ có thể họ nói là, "Ồ, tất cả chỉ vì giao phối mà thôi." Và Chip Taylor, chuyên gia bướm chúa của chúng tôi, anh ta đáp lời, "Chẳng có gì là vĩnh viễn cả. Mọi thứ trong vũ trụ đều tàn đi." Và tôi ngạc nhiên vô cùng. Bởi vì tôi nhận ra rằng tạo hóa phát minh ra sinh sản như là một cơ chế để cho sự sống có thể tiếp diễn, một lực của sự sống đi xuyên qua chúng ta và biến ta thành một liên kết trong qui trình tiến hóa của sự sống. Hiếm khi nhìn thấy được bằng mắt thường, mối giao nhau này giữa thế giới động vật và thế giới thực vật thực sự là một khoảnh khắc diệu kì. Nó là thời khắc huyền bí nơi cuộc sống tái sinh, hết lần này đến lần khác. Vậy nên đây là chút mật ngọt từ thước phim của tôi. Tôi hi vọng các bạn sẽ uống nó, ríu rít, và trồng vài hạt cây để giúp thụ phấn cho một khu vườn thân thiện. Và hãy luôn dành thời gian thưởng thức hương hoa, hãy để vẻ đẹp của nó ngập tràn lòng bạn, và khám phá cảm giác kinh ngạc diệu kì ấy. Đây là vài hình ảnh từ bộ phim. (Nhạc) (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Chuyến đi để tôi trở thành một chuyên gia, chuyên chụp ảnh và nghiên cứu vùng cực, bắt đầu khi tôi được bốn tuổi, khi gia đình tôi chuyển từ miền Nam Canada tới đảo Bắc Baffin, phía trên đảo Greenland. Chúng tôi sống cùng với người Eskimo. Trong cộng đồng nhỏ gồm 200 người Eskimo, chúng tôi là một trong số ba gia đình ngoại tộc. Và trong cộng đồng này, chúng tôi không có lấy một cái ti-vi; chúng tôi không có máy tính, tất nhiên là cả rađio. Chúng tôi thậm chí không có cả điện thoại. Tất cả thời gian tôi đều ở ngoài với người Eskimo, chơi đùa. Tuyết và băng đá là hộp cát của tôi, và người Eskimo là thầy giáo của tôi. Và đó là nơi tôi trở nên thực sự gắn bó với vùng đất cực này. Và tôi đã biết sẽ có một ngày tôi sẽ làm điều gì đó mà tôi phải làm để nỗ lực chia sẻ tin tức về nó và bảo vệ nó. Tôi muốn chia sẻ với các bạn, chỉ trong hai phút thôi, vài hình ảnh, một phần tiêu biểu cho công việc của tôi, trên nền nhạc tuyệt vời của Brandi Carlile, "Have You Ever" (Bạn đã bao giờ từng) Tôi không biết tại sao đài National Geographic lại làm vậy, trước giờ họ chưa bao giờ làm như vậy, nhưng họ cho phép tôi cho các bạn xem một vài hình ảnh từ một bộ sưu tập tôi vừa mới hoàn thành nhưng chưa được công bố. National Geographic không công bố. Vì vậy tôi rất phấn khởi vì có thể chia sẻ với các bạn. Những hình ảnh này là -- các bạn sẽ thấy chúng ở phần đầu của đoạn chiếu -- không chỉ là bốn bức hình -- mà còn là về một con gấu nhỏ sống ở Rừng Gấu Lớn (Great Bear Rainforest). Nó trắng tinh, nhưng không phải là gấu vùng cực. Nó là một con gấu thần thánh, hay chính là gấu Kermode (của người da đỏ). Chỉ còn 200 con gấu như vậy sống sót. Chúng hiếm hơn cả gấu trúc. Tôi ngồi đó trên dòng sông trong suốt hai tháng mà không thấy con gấu nào cả. Tôi nghĩ, sự nghiệp mình kết thúc rồi. Tôi nói chuyện đó với National Geographic. Tôi đang nghĩ cái quái gì vậy? Tôi có hai tháng ngồi đó và tìm ra những giải pháp khác cho cuộc đời tiếp theo của mình, sau khi là một nhiếp ảnh gia, bởi vì họ sắp sa thải tôi rồi. Bởi vì National Geographic là một tạp chí; lúc nào họ cũng hối thúc chúng tôi, họ sản xuất hình ảnh, chứ không phải những lời thứ lỗi. (Cười) Và sau hai tháng ngồi đó -- một ngày nọ, khi đang suy nghĩ vậy mọi việc đã chấm dứt rồi, thì con gấu đực trắng khổng lồ này xuất hiện, ngay cạnh tôi, cách tôi khoảng một mét, nó lội xuống và bắt cá rồi đi vào rừng ăn cá. Và rồi tôi dành nguyên cả ngày sống trong giấc mơ thuở ấu thơ dạo quanh khu rừng cùng với con gấu này. Nó băng qua khu rừng già này ngồi xuống cạnh cái cây 400 năm tuổi này rồi đi ngủ. Tôi thực ra đã thiếp đi cách con gấu khoảng 1m ngay trong rừng, và chụp ảnh nó. Tôi rất phấn khởi cho các bạn xem những tấm hình đó tiêu biểu cho công việc mà tôi đã làm ở vùng cực. Hãy thưởng thức. (Nhạc) Brandi Carlile: ♫ Bạn có từng dạo một mình trong rừng cây? ♫ ♫ Ở đó mọi thứ cảm thấy như là chính nó ♫ ♫ Bạn là một phần của cuộc sống nơi đó ♫ ♫ Bạn là một phần của điều tuyệt vời ♫ ♫ Nếu bạn đã từng dạo một mình trong rừng cây ♫ ♫ Ooh, ooh, ooh ♫ ♫ Nếu bạn đã từng dạo một mình trong rừng cây ♫ ♫ Bạn có từng nhìn lên bầu trời đầy sao? ♫ ♫ Nằm ngửa và tự hỏi tại sao ♫ ♫ Vì sao lại có nó? ♫ ♫ Tôi tự hỏi, tôi là ai? ♫ ♫ Nếu bạn đã từng nhìn lên bầu trời đầy sao ♫ ♫ Ooh, ooh, ooh, ooh ♫ ♫ Aah, ah, aah ♫ ♫ Ah, oh, oh, ah, ah, oh, oh ♫ ♫ Bạn có từng nhìn lên bầu trời đầy sao? ♫ ♫ Bạn có từng bước đi trong tuyết? ♫ ♫ Cố gắng quay lại nơi bạn xuất phát ♫ ♫ Bạn sẽ dừng lại ♫ ♫ Không biết sẽ đi đâu ♫ ♫ Nếu bạn đã từng bước đi trong tuyết ♫ ♫ Ooh, ooh, ooh, ooh ♫ ♫ Aah, ah, aah, ah, aah ♫ ♫ Ah, ah, oh, ah, ah, oh, ah ♫ ♫ Oh, ah, ah, ah ♫ ♫ Ah, ah, oh, ah, ah, oh, oh ♫ ♫ Nếu bạn đã từng bước đi, bạn sẽ biết ♫ (Vỗ tay) Paul Nicklen: Cảm ơn rất nhiều. Đoạn phim đã hết. Đồng hồ tôi đang đếm. Được rồi, dừng thôi. Cảm ơn rất nhiều. Tôi rất cảm kích. Lúc nào chúng ta cũng tràn ngập tin tức rằng băng biển đang biến mất đi và nó đang ở mực thấp nhất. Thực tế là các nhà khoa học lúc đầu chỉ nói băng biển sẽ biến mất trong 100 năm tới, rồi họ nói 50 năm. Bây giờ họ lại nói băng ở Bắc Băng Dương, trong khoảng thời gian mùa hè sắp sửa biến mất trong 4 đến 10 năm nữa. Điều đó có nghĩa là gì? Một lúc sau khi đọc thấy điều này, nó bỗng trở thành tin tức. Bạn dán mắt vào điều đó. Và điều tôi đang cố gắng làm với công việc là đối diện với điều này.. Tôi muốn mọi người hiểu và có được khái niệm rằng nếu chúng ta mất hết băng đá, chúng ta đứng bên bờ mất hết toàn bộ hệ sinh thái. Viễn cảnh đặt ra là chúng ta có thể mất các loài gấu cực, chúng có thể tiệt chủng, trong vòng 50 đến 100 năm tới. Sẽ không có loài đặc trưng nào thu hút hơn, đẹp hơn, lôi cuốn hơn với tôi để giữ tôi tiếp tục công việc. Gấu vùng cực là những tay săn mồi đáng nể. Đây là con gấu mà tôi ngồi cùng một lúc trên bờ biển. Không có băng tuyết xung quanh. Nhưng có một tảng băng nổi trên nước và một con sư tử biển trên đó. Và con gấu này về phía con sư tử biển kia -- một con sư tử biển có lông nặng khoảng 360 kg -- vồ lấy nó, bơi trở lại và ăn thịt nó. Con gấu no bụng, nó quá vui vẻ và quá mập để ăn con sư tử biển này, đấy, khi tôi tiếp cận nó -- cách khoảng 60m -- để có được bức hình này, con gấu chỉ chống cự lại để tiếp tục ăn thịt sư tử biển. Và vì ăn nên nó quá sức no -- có khoảng 90kg thịt trong bụng nó -- và nó ăn bằng một bên miệng, nhai lại bằng bên miệng còn lại. Bởi vậy, miễn là còn có băng thì những con gấu này sẽ sống, nhưng tảng băng này đang biến mất. Chúng tôi ngày càng tìm thấy nhiều xác gấu chết ở Bắc Cực. Khi tôi là nhà sinh học làm việc với gấu vùng cực 20 năm trước, chúng tôi không bao giờ thấy gấu chết. Và trong 4 hay 5 năm qua, chúng tôi thấy gấu chết nổi lên ở khắp mọi nơi. Chúng tôi thấy chúng ở Biển Beaufort, nổi lên ở mặt biển hở nơi mà băng tuyết đã tan chảy hết. Năm ngoái tôi tìm thấy một cặp gấu ở Nauy. Chúng tôi thấy chúng trên băng. Những con gấu này đã cho thấy những dấu hiệu biểu hiện sức ép lên sự biến mất các tảng băng. Đây là một gấu mẹ và gấu con hai năm tuổi hành trình trên một con tàu cách bờ một trăm dặm giữa hư không, chúng đang đi trên mảng băng lớn này, mảng băng thật tuyệt cho chúng; chúng được an toàn ở đây. Chúng không phải chết vì bị giảm nhiệt độ. Chúng đang tiến tới đất liền. Nhưng không may, 95% các tảng băng trôi ở Bắc Cực ngay lúc này đây đang lùi xa dần so với điểm đến trên đất liền và không đưa hệ sinh thái vào bất cứ tảng băng nào. Những con sư tử biển vòng này, Những nhóm các con sứa béo, nhỏ bé nặng gần 70kg này là nguồn sống chính của gấu cực. Và chúng không giống những con hải cẩu vùng cảng như các bạn thấy đây. Những con sư tử biển vòng này chỉ gắn bó toàn bộ cuộc đời chúng với băng biển. Chúng sinh đẻ trong băng, rồi nuôi con trong các hốc nằm dưới lớp băng ở Bắc Cực. Và đây là một bức hình về tảng băng bị hủy hoại Đây là một mảng của khối băng nhiều năm tuổi đã được 12 năm tuổi. Và điều mà các nhà khoa học không dự đoán được là khi tảng băng này tan, những bọc lớn chứa nước đen này đang hình thành và chúng đang hấp thu năng lượng mặt trời và thúc đẩy quá trình tan chảy. Đây là chúng tôi đang lặn ở Biển Beaufort. Tầm nhìn 180m; chúng tôi đang được buộc dây an toàn; tảng băng này đang di chuyển đi khắp nơi. Tôi mong tôi có thể dành ra nửa tiếng kể các bạn nghe chúng tôi suýt chết trong chuyến lặn này như thế nào. Nhưng điểm quan trọng trong bức hình này là bạn thấy một mảng băng nhiều năm tuổi là núi băng lớn ở phía góc. Trong một mảng băng đơn lẻ như thế, có 300 loài vi sinh vật. Và trong mùa xuân, khi mặt trời trở lại trên băng tuyết, hình thành nên thực vật phù du, phát triển bên dưới băng, và rồi sau đó thành các tấm tảo lớn hơn, và rồi có cả hệ sinh vật phù du được nuôi dưỡng trên thể sống đó. Đó thực sự là điều tảng băng làm được nó đóng vai trò như một khu vườn. Nó là đất trong khu vườn. Nó là khu vườn mọc ngược. Mất đi tảng băng đó giống như việc mất đi miếng đất khu vườn. Đây là tôi đang ở nơi làm việc của mình. Tôi mong các bạn biết ơn văn phòng làm việc của mình Đây là khi sau một giờ ở dưới băng. Tôi không cảm nhận được môi mình; mặt tôi đóng băng; Tôi không cảm nhận được tay; không cảm nhận được chân. Tôi trở lên và tất cả những gì tôi muốn là thoát khỏi nước. Sau một giờ ở trong những điều kiện như thế này, quá khắc nghiệt nên khi tôi lặn xuống gần như mọi lần lặn tôi đều nôn vào người điều điều chỉnh của tôi, bởi cơ thể tôi không chịu đựng được những cái lạnh đè nén lên đầu tôi. Bởi vậy tôi chỉ vui sướng khi chuyến lặn kết thúc. Tôi đưa máy ảnh cho trợ lý của tôi, Tôi đang nhìn anh ấy và tôi đang chuẩn bị "Woo. Woo. Woo" Nghĩa là "Cầm lấy máy ảnh tôi". Còn anh ấy thì nghĩ tôi đang nói "Chụp anh tôi đí" Vì thế mà chúng tôi có sự cố trao đổi thông tin này. (Cười) Nhưng nó có giá trị. Tôi đang cho các bạn xem hình những con cá voi trắng, cá voi đầu cong, và kỳ lân biển, gấu vùng cực, và sư tử biển ngày nay, nhưng ở đây bức hình này có ý nghĩa đối với tôi nhiều hơn bất cứ bức hình nào tôi từng chụp. Tôi được thả xuống lỗ băng này, cái lỗ mà các bạn vừa thấy, tôi tìm kiếm bên dưới mặt dưới tảng băng, và tôi hoa mắt; tôi nghĩ tôi bị chóng mặt. Tôi bắt đầu rất lo lắng -- không có dây, không dây an toàn, cả thế giới đang di chuyển quanh tôi -- và tôi nghĩ "Rắc rối rồi" Nhưng điều xảy ra là toàn bộ mặt dưới đầy nhóc hàng triệu các loài giáp xác hai chân và chân kiếm đang bơi quanh và kiếm ăn trên mặt dưới tảng băng, sinh sản và sinh sống. Đây là nền tảng của toàn chuỗi thức ăn của Bắc Cực, ngay tại đây. Và nếu ở đây, ở tảng băng này có năng suất thấp, thì năng suất ở loài chân kiếm giảm. Đây là một con cá voi đầu cong. Cứ cho là khoa học cho rằng ngay hiện tại nó là loài động vật sống lâu nhất thế giới. Con cá voi này rất có thể đã hơn 250 năm tuổi rồi. Con cá voi này có thể được sinh ra trong khoảng thời kì bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp. Nó có thể đã sống sót qua 150 năm nghề đánh bắt cá voi. Và giờ đây mối đe dọa lớn nhất của nó là sự biến mất của băng phương Bắc bởi vì những loài chúng ta đang đưa về phía Nam. Kỳ lân biển, những con kỳ lân biển khổng lồ này có ngà dài 2,5m không thường có mặt ở đây; chúng có thể ở vùng nước mở. Nhưng chúng buộc phải đến những lỗ băng nhỏ xíu này để có thể thở, có thể thở được, bởi vì bên dưới tảng băng đó là các bầy cá tuyết. Mà cá tuyết có ở đó là bởi vì chúng ăn những loài chân kiếm và giáp xác. Phần yêu thích của tôi đây. Vào thời điểm cuối cuộc đời tôi, tôi sẽ nhớ tới một chuyện hơn là những thứ khác. Thậm chí thời điểm đó tinh thần chịu đựng mạnh mẽ đến đâu, tôi không nghĩ là mình sẽ có một trải nghiệm khác như điều tôi đã làm với những con sư tử biển này. Loài sư tử biển, từ thời của Shackleton (nhà thám hiển 1874-1922), đã có một thiện cảm xấu. Miệng chúng có kiểu cười ghê tởm. Chúng có đôi mắt đen trong ghê sợ thế kia và những chấm trên cơ thể. Chúng rõ ràng trông như thuộc thời tiền sử và chút đáng sợ. Và thảm thương là năm 2004, một nhà khoa học đã bị một con sư tử biển lôi xuống, bị chết đuối và bị ăn thịt. Và mọi người dường như là "Chúng ta biết là chúng nguy hiểm mà. Chúng ta biết chúng như thế" Vì vậy người ta thích tạo thành kiến. Và đó là khi tôi có một ý tưởng là: Tôi muốn đến Nam Cực, lội vào nước với rất nhiều sư tử biển mà tôi có thể và cho chúng một cơ hội công bằng -- tìm ra rằng liệu chúng là những con vật nguy hiểm, hay chúng bị hiểu sai. Vì thế đây chính là câu chuyện đó Oh, chúng còn ăn cả chim cánh cụt nữa. (Cười) Là một loài động vật, loài người, chúng ta thích nói chim cánh cụt thật dễ thương, vì vậy, sư tử biển ăn thịt chúng, nên sư tử biển là xấu xa và không tốt. Không phải như vậy. Chim cánh cụt không biết rằng nó dễ thương. Còn sư tử biển không biết nó là một loại quái vật to lớn. Đây chỉ là một chuỗi thức ăn đang diễn ra. Chúng cũng to lớn. Chúng không phải là những con hải cẩu bến cảng này. Chúng dài 3,5m, nặng 450 kg. Chúng cũng công kích một cách hiếu kì. Bạn có 12 du khách chen chúc trong một cái thuyền Zodiac, trôi nổi trên mặt nước đầy băng này, và một con sư tử biển tiến đến và cắn vào cái phao. Thuyền bắt đầu chìm, họ đua nhau quay trở lại thuyền và trở về nhà và kể câu chuyện họ bị tấn công. Tất cả những điều những con sư tử biển đang làm -- là chỉ cắn một cái bong bóng. Nó chỉ nhìn thấy cái phao lớn này giữa biển -- nó không có tay -- nó sắp sử cắn một chút thì thuyền nổ, người ta bỏ đi. (Cười) Vì vậy năm ngày đi qua biển Drake Passage -- không dễ thương vậy. Sau năm ngày đi qua biển Drake Passage, chúng tôi cuối cùng đến được Nam Cực. Tôi cùng với trợ lý người Thụy Điển của tôi và một hướng dẫn viên. Tên anh ấy là Goran Ehlme đến từ Thụy Điển -- Goran. Anh ấy có nhiều kinh nghiệm với sư tử biển. Tôi thì chưa từng thấy chúng. Thế nên chúng tôi đi quanh cái vũng trong con thuyền Zodiac nhỏ của chúng tôi, và có một con sư tử biển quái vật này đây. Thậm chí trong giọng nói, anh ấy nói "Đó là một con sư tử biển lớn đầy máu, kìa" (Cười) Con sư tử biển này đang ăn đầu chim cánh cụt, và quật nó ra sau, ra trước. Và những gì nó đang cố gắng làm là rút xương con chim cánh cụt, để nó có thể ăn thịt không xương, và rồi bỏ đi và bắt một con khác. Vì vậy con sư tử biển này bắt một con chim cánh cụt khác, tiến tới phía dưới cái thuyền, thuyền Zodiac, bắt đầu húc vào vỏ thuyền. Và chúng tôi đang cố gắng để không rơi xuống nước. Và chúng tôi ngồi xuống, đó chính là lúc Goran nói với tôi, "Đây là một con sư tử biển tốt. Đến lúc anh xuống nước rồi đó" (Cười) Tôi nhìn Goran, tôi nói với anh ấy "Quên đi". Nhưng tôi nghĩ mình có thể đã dùng từ khác bắt đầu bằng chữ Q. Nhưng anh ấy đã đúng. Anh ấy la tôi, va nói "Đây là lý do vì sao chúng ta ở đây. Còn anh thì định đưa chuyện ngớ ngẩn này cho National Geographic. Bây giờ anh sắp làm thế rồi đó. Anh không thể nói cáo lỗi được" Thế nên miệng tôi khô khốc -- có thể không tệ như bây giờ -- nhưng miệng tôi thật khô khốc đến vậy. Còn chân tôi thì run. Tôi không cảm nhận được chân mình. Tôi mang chân vịt vào. Tôi chỉ có thể hé môi. Tôi đặt ống thở vào miệng, và tôi lăn qua bên mé thuyền rơi xuống nước. Và đây là điều đầu tiên cô nàng làm. Cô nàng lao tới tôi, nhấn chìm máy ghi hình của tôi -- răng cô nàng lồi lõm như vầy -- nhưng Goran, trước khi tôi nhảy xuống nước, đã cho tôi một lời khuyên đáng ngạc nhiên. Anh ấy nói "Nếu anh sợ, hãy nhắm mắt lại, rồi thì cô nàng sẽ bỏ đi" (Cười) Đó là tất cả những gì toi phải làm ngay thời điểm đó. Nhưng tôi chỉ mới bắt đầu chụp những bức hình này. Cô nàng tỏ ra đe dọa vậy trong vài phút, rồi điều kinh ngạc nhất xảy ra -- cô nàng thư giãn hoàn toàn. Nó bỏ đi, bắt một con chim cánh cụt. Cô nàng dừng lại cách tôi khoảng 3m, và ở đó với con chim cánh cụt này, con chim cánh cụt vẫy vùng, cô nàng để nó đi. Con chim cánh cụt bơi về phía tôi, bỏ đi. Cô nàng bắt một con khác. Làm lần này đến lần khác. Và tôi có ý nghĩ là cô nàng đang cố bắt cho tôi một con chim cánh cụt. Không vậy thì tại sao cô nàng thả những con chim cánh cụt này ở chỗ tôi? Và sau khi cô nàng làm như vậy 4 hay 5 lần, cô nàng bơi cạnh tôi với vẻ thất vọng trên mặt. Các bạn không muốn nhân cách hóa quá vậy, nhưng tôi thề là cô nàng nhìn tôi như thể "Cái loài ăn thịt vô dụng này sắp chết đói trong vùng biển của tôi rồi". (Cười) Vì vậy khi nhận ra tôi không thể bắt những con chim cánh cụt đang bơi, cô nàng bắt những con chim cánh cụt khác và chầm chậm đem lại chỗ tôi, đớp lấy như vậy, và rồi cô nàng để chúng đi. Không có tác dụng. Tôi đang cười rất dữ và rất cảm động mặt tôi đầy nước, bởi vì tôi đang khóc dưới nước, chỉ vì điều này quá kinh ngạc. và vì vậy mà không có tác dụng. Vậy nên cô nàng bắt một con chim cánh cụt khác và thử kiểu trình diễn hấp dẫn như điệu ba-lê lướt xuống tảng băng như thế này. Và cô nàng chọn sẽ đem chúng tới và cho tôi. Điều này tiếp diễn trong bốn ngày. Điều này không diễn ra một vài lần. Và rồi cô nàng nhận thấy tôi không thể bắt những con còn sống, nên cô nàng bắt cho tôi những con đã chết. (Cười) Giờ thì tôi có 4 hay 5 năm con chim cánh cụt nổi trên đầu mình, còn tôi chỉ việc ở đó ghi hình. Cô nàng thường dừng lại và có vẻ buồn chán như vậy trên mặt kiểu "Bạn có thực vậy không đó?" Bởi vì cô nàng không thể tin là tôi không thể ăn con chim cánh cụt này. Bởi vì trong thế giới của cô nàng, bạn chỉ sinh sản hoặc ăn -- mà tôi thì đang không sinh sản. (Cười) Đó vẫn chưa đủ; cô nàng bắt đầu quẳng những con chim cánh cụt lên đầu tôi. Cô nàng đang cố ép tôi ăn. Thúc đẩy xung quanh tôi. Cô nàng đang cố ép máy ghi hình tôi ăn, là cái giấc mơ của mọi nhiếp ảnh gia. Cô nàng chán nản, thổi bong bóng vào mặt tôi. Cô nàng sẽ, tôi nghĩ, cho tôi biết là tôi sắp chết đói rồi. Nhưng cô nàng vẫn chưa dừng lại. Cô nàng sẽ không ngừng cố gắng cho tôi ăn chim cánh cụt. Và trong những ngày cuối cùng với cô nàng này tôi nghĩ tôi đã đẩy nó đi quá xa, tôi lo lắng, bởi cô nàng đến với tôi, lộn ngửa, và kêu như tiếng búa khoan phát ra từ cổ họng, gokgokgokgok như vậy. Và tôi nghĩ, cô nàng sắp cắn rồi. Cô nàng chuẩn bị cho tôi biết cô nàng quá chán với tôi. Điều đã xảy ra là một con sư tử biển khác lặng lẽ bơi phía sau tôi, còn cô nàng thì làm vậy để cảnh báo. Cô nàng đuổi con sư tử biển to lớn đó đi, bơi đi và bắt chim cánh cụt và đem về cho tôi. (Cười) Đó không phải là con sư tử biển duy nhất tôi ở cùng dưới nước. Tôi ở dưới nước với 30 con sư tử biển khác, và tôi chưa hề gặp một cuộc đụng độ đáng sợ. Chúng là những con vật đặc biệt nhất tôi từng làm việc chung, và cũng giống với gấu cực. Và chỉ giống với gấu cực là những con vật này sống dựa trên một môi trường băng giá. Tôi quá xúc động rồi. Xin lỗi. Đó là một câu chuyện ghi sâu vào tim tôi, và tôi tự hào chia sẻ với các bạn. Tôi rất thiết tha với nó. Bất cứ ai muốn cùng tôi đến Nam Cực hay Bắc Cực, tôi sẽ dẫn bạn đi, hãy cùng đi nào. Chúng ta kết thúc câu chuyện tại đây. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Tôi thực sự xúc động khi ở đây. Tôi sẽ trình bày về 1 vật liệu xưa theo cách mới mà vẫn đang tiếp tục khiến chúng ta kinh ngạc, nó có thể ảnh hưởng đến cách nghĩ của chúng ta về khoa học vật chất, về công nghệ cao -- và cũng có thể, nó đồng thời tạo ra 1 vài thứ cho y học và cho sức khỏe toàn cầu, giúp cho sự tái trồng rừng. Đó là những trình bày đậm nét của tôi. Tôi sẽ nói thêm cho các bạn rõ. Vật liệu này thực ra có 1 vài đặc điểm khiến nó dường như quá tốt để trở thành sự thật. Nó bền vững; đây hẳn là 1 chất liệu bền vững để có thể xử lý trong môi trường nước và ở nhiệt độ phòng -- và nó có thể bị vi khuẩn làm cho thối rữa, như vậy bạn có thể quan sát nó phân hủy ngay lập túc trong 1 cốc nước hay có thể bền vững trong nhiều năm. Nó không có đôc; nó được gây nhiễm vào cơ thể người mà không gây ra bất kỳ phản ứng miễn dịch nào. Nó thực sự có thể hòa nhập vào cơ thể. Và nó mang tính công nghệ, nên nó có thể tạo ra những thứ như vi điện tử, hay các lượng tử. Và vật chất đó trông như thế này đây. Trên thực tế, vật chất mà bạn nhìn thấy trong suốt. Vật chất này tạo nên chỉ từ hợp chất của nước và prôtein. Và vật chất đó chính là lụa. Nó khác với những gì chúng ta từng nghĩ về lụa. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để tái tạo 1 thứ đã tồn tại khoảng 5 thiên niên kỷ? Quá trình khám phá, nói chung là, được truyền cảm hứng từ tự nhiên. Chúng tôi thực sự thấy kinh ngạc với loài tằm -- loài tằm mà bạn thấy đang nhả tơ như vậy. Loài tằm đã làm được 1 điều kỳ lạ: chúng sử dụng 2 thành phần, prôtein và nước, những thứ có sẵn trong các tuyến của chúng, để tạo ra 1 vật liệu bảo vệ bền vững hiếm có -- so sánh với các loại vải kĩ thuật như Kevlar. Trong quy trình ngược mà chúng ta biết, và quen thuộc với nó, trong ngành công nghiệp dệt, tạo ra rồi tháo những cái kén tằm và rồi dệt nên những thứ đẹp tuyệt vời. Chúng tôi muốn biết làm thế nào để phát triển từ nước và prôtein đến Kevlar lỏng, và Kevlar tự nhiên. Sự hiểu biết là ở chỗ làm thế nào bạn vận hành ngược đi từ kén đến các tuyến rồi thu được nước và prôtein, những vật liệu ban đầu. Sự hiểu biết này được biết đến khoảng 2 thập kỷ trước bởi 1 người mà tôi may mắn được làm việ cùng, David Kaplan. Và chúng tôi bắt đầu thu được vật liệu ban đầu. Chúng được đem trở lại những khuôn mẫu. Và chúng tôi sử dụng nó để làm rất nhiều thứ -- ví dụ như phim Chúng tôi tận dụng những thứ rất đơn giản. Công thức để tạo nên những cuộn phim này là lợi dụng thực tế rằng prôtein rất thông minh ở những việc mà nó làm. Chúng biết cách tự lắp ráp. Vậy nên công thức rất đơn giản: bạn lấy lụa, nhúng nó vào nước, rồi đợi prôtein tự lắp ráp. Và rồi bạn tháo prôtein ra và thu được phim, như thể prôtein tự tìm đến nhau vì [nước bay hơi.] Nhưng tôi muốn nói rằng những cuộn phim này cũng mang tính kỹ thuật. Điều đó nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là bạn có thể dùng chung nó với những thứ khác đặc trưng cho công nghệ, như là vi điện tử hay công nghệ nano. Bức ảnh của đĩa DVD ở đây chỉ là minh họa cho việc lụa có thể trải trên bề mặt của địa hình rất mỏng, có nghĩa là bạn có thể tái tạo những đặc điểm này ở dạng nano. Và nó có khả năng tái tạo thông tin trong chiếc đĩa DVD. Và bạn có thể lưu trữ thông tin bằng nước và prôtein. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, bằng cách viết 1 đoạn thư tín lên mảnh lụa, ngay ở đây, đoạn thư ở phía đó. Và cũng giống như với DVD, bạn có thể đọc nó ở phương diện quang học. Nó yêu cầu 1 bàn tay vững chắc, đó là lý do tại sao tôi quyết định thực hiện nó trên sân khấu, trước cả ngàn khán giả. Để tôi xem nào. Bạn thấy đấy, mảng phim trong suốt như thế này, và rồi... (Vỗ tay) Và sự kỳ công đáng kinh ngạc nhất đó là tay tôi phải giữ nó trong khoảng thời gian đủ lâu để được thế này. Một khi bạn đã biết những thuộc tính của chất liệu này, bạn có thể làm rất nhiều thứ. Không chỉ giới hạn phim. Chất liệu này có thể tạo ra rất nhiều dạng khác. Nếu bạn táo bạo 1 chút, và tạo nên rất nhiều hợp phần quang học khác nhau hay bạn dùng những mạng vi ăng-ten hình lăng trụ, như là 1 cuộn băng phản chiếu ở giày chạy. Hay bạn có thể tạo ra những thứ rất đẹp như là 1 chiếc máy ảnh có thể chụp được. Bạn có thể tạo ra chiều không gian thứ 3 cho cuộn phim. Và nếu bạn có được 1 góc phù hợp, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy 1 kỹ thuật tạo ảnh 3 chiều xuất hiện ở cuộn phim làm từ lụa. Và bạn cũng có thể làm những điều khác nữa. Bạn hãy hình dung rằng bạn có thể sử dụng prôtein nguyên chất để dẫn ánh sáng, và thế là chúng ta có được những vật liệu quang học. Nhưng lụa cũng rất linh hoạt và chúng có thể làm nhiều hơn cả quang học. Bạn có thể nghĩ tới rất nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như, nếu bạn lo lắng về việc phải tới bác sĩ và mắc kẹt với cái kim tiêm, chúng ta sẽ sử dụng các kim tiêm siêu nhỏ. Trên màn hình, bạn đang nhìn thấy 1 sợi tóc người được đặt trên 1 cây kim tiêm làm bằng lụa -- chỉ để các bạn nhìn thấy khả năng kích thước thôi. Bạn có thể nhìn những thứ lớn hơn. Bạn có thể mua những bánh răng, đai ốc và bu-lông -- những thứ bạn có thể mua tại Whole Foods. Và những bánh răng này hoạt động cả trong nước nữa. Vậy là bạn có thể hình dung tới những bộ phận kĩ thuật thay thế. Hoặc bạn có thể sử dụng chất lỏng Kevlar nếu cần 1 thứ gì đó thật khỏe để thay thế cho, ví dụ như, các tĩnh mạch ngoại vi, hoặc cho toàn bộ xương. Và bạn có ở đây 1 ví dụ nhỏ của 1 sọ người nhỏ -- chúng tôi gọi nó là Yorick thu nhỏ. (Tiếng cười) Và bạn có thể tạo ra các vật, ví dụ như, cốc và như thế, nếu bạn có đính thêm 1 ít vàng, 1 ít chất bán dẫn bạn có thể tạo ra các phần tử cảm biến gắn vào bề mặt của thức ăn. Bạn có thể làm những bộ phận điện tử để bọc kín và gói lại. Hay nếu bạn là 1 người thời trang, hãy xăm 1 vài LED bằng lụa. Và như các bạn thấy đấy, đây thực sự là 1 tính chất đa dụng của các dạng vật liệu, và bạn có nó với lụa. Nhưng vẫn còn 1 vài đặc điểm khác thường nữa. Ý tôi là, tại sao chúng ta muốn làm những điều này trở thành sự thật? Tôi đã đề cập 1 cách ngắn gọn vào lúc đầu: prôtein có thể bị vi khuẩn làm cho thối rữa và tương thích sinh học. Bạn có thể thấy ở đây 1 bức ảnh của chỗ cắt mô. Vậy nó có nghĩa là gì, có phải nó bị vi khuẩn là cho thối rữa và tương thích sinh học? Bạn có thể gây nhiễm nó trong cơ thể mà không cần sửa chữa cái dùng để gây nhiễm. Điều đó có nghĩa là tất cả các thiết bị mà bạn thấy trước đây, và tất cả các dạng, theo nguyên tắc, có thể bị gây nhiễm và biến mất. Và bạn có thể thấy ở vết cắt mô đó, trong thực tế, bạn thấy 1 phần viền phản xạ. Vậy là, giống như 1 cái ô tô nhìn bạn trong bóng tối, ý tưởng là bạn có thể nhìn thấy, nếu bạn chiếu sáng vào mô, bạn có thể thấy các phần sâu hơn của mô đó bởi vì có 1 phần viền phản xạ ánh sáng được làm bằng lụa. Và bạn thấy đó, nó được khôi phục ở trong mô. Và sự khôi phục trong cơ thể người không chỉ là điều duy nhất. Sự khôi phục trong môi trường là quan trọng. Bạn có 1 cái đồng hồ, bạn có prôtein, và giờ 1 cái cốc bằng lụa như thế này có thể bị ném đi mà không thấy tội lỗi. (Vỗ tay) Không giống như những cái cốc làm bằng polyxetiren mà, 1 cách đáng tiếc, đang tràn ngập trong đất đai hàng ngày. Nó không có độc, vậy nên bạn có thể dùng nó để bọc quanh thức ăn và nấu chúng. Nó không ngon miệng đâu, và tôi cần sự trợ giúp với điều đó. Nhưng có vẻ như, điều đáng quan tâm nhất là nó có 1 sự tuần hoàn kín. Trong quá trình tự lắp ráp, lụa hoạt động như là 1 cái kén với những chất sinh học. Vậy nên nếu bạn thay đổi công thức, và thêm vào 1 số thứ khi đổ vào -- bạn thêm vào 1 số thứ trong dung dịch lụa lỏng -- đó là các enzym, hoặc các kháng nguyên hay vắc xin, quá trình tự lắp ráp bảo quản chức năng sinh học của các chất phụ gia này. Và nó tạo ra các vật liệu tích cực và tương tác với môi trường. Và từ trước, bạn đã nghĩ tới việc có thẻ thực sự sử dụng chúng để gắn xương -- những mảnh xương bị gãy lại với nhau -- và vận chuyển thuốc cùng lúc, khi xương bạn đang được chữa trị, ví dụ như vậy. Hoặc bạn có thể để thuốc vào trong ví mình, chứ không phải trong tủ lạnh. Chúng tôi đã tạo ra các thẻ lụa với các kháng thể penixilin trong đó. Và chúng tôi giữ chúng ở 60 độ C, hay 140 độ F, trong 2 tháng mà không bị suy giảm hiệu lực của penixilin. Và nó có thể là -- (Vỗ tay) có khả năng là 1 sự thay thế tốt cho những con lạc đà trong tủ lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời. Và dĩ nhiên là, sẽ không cần thiết để lưu giữ nếu bạn không thể sử dụng. Và đó là 1 đặc điểm khác thường khác mà vật liệu này có, chúng có thể bị suy yếu theo lập trình. Và bạn có thể thấy 1 sự khác biệt ở đây. Ở phía trên, bạn có 1 mảnh phim được lập trình để không bị suy yếu, và ở phần đáy, mảnh phim đó được lập trình để bị suy biến trong nước. Và bạn có thể thấy mảnh phim ở phía đáy giải phóng những gì bên trong nó. Và cho phép phục hồi những gì chúng ta lưu trữ trước đó. Và cũng cho phép kiểm soát sự phân phát thuốc và sự phục hồi trong môi trường ở tất cả các dạng mà bạn đã thấy. Và sự phát hiện này thực sự cho chúng ta 1 sợi chỉ. Chúng tôi thực sự say mê với ý tưởng rằng bất cứ điều gì bạn muốn làm, bạn muốn thay thế 1 tĩnh mạch hay xương, hoặc bạn muốn các vi điện tử bền vững hơn, hoặc uống cà phê trong 1 cái cốc mà có thể vứt bỏ nó mà không có cảm giác tội lỗi, hay mang thuốc trong ví của mình, chuyển nó vào trong cơ thế hay chuyển nó qua sa mạc, câu trả lời có thể nằm ở sợi chỉ lụa. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Khi còn là một đứa trẻ, tôi luôn mong ước được trở thành anh hùng. Tôi muốn cứu cả thế giới và làm mọi người có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tôi biết là cần một sức mạnh rất lớn thì mới có thể biến giấc mơ của tôi thành sự thật. Do đó tôi thường tưởng tượng ra các cuộc phiêu lưu để tìm các thiên thể trong thiên hà từ hành tinh Krypton, một việc làm rất thú vị, nhưng không mang lại nhiều kết quả. Khi tôi lớn hơn một chút và nhận ra rằng khoa học viễn tưởng không phải là nơi chứa đựng một sức mạnh siêu phàm, tôi đã quyết định dấn mình vào cuộc phiêu lưu làm khoa học thực sự, để tìm những điều thật sự có ý nghĩa. Và điểm khởi đầu của tôi cho hành trình này chính là California với một chương trình nghiên cứu dài 30 năm của UC Berkley, nghiên cứu các bức ảnh của sinh viên trong một cuốn sách niên giám cũ và cố để tính toán sự thành công và hạnh phúc trong cuộc đời của họ. Bằng việc nghiên cứu nụ cười của các sinh viên, những nhà nghiên cứu từ đó có thể dự đoán một cuộc hôn nhân sẽ trở nên thỏa mãn và bền vững như thế nào, nó sẽ có được bao nhiêu điểm trong những bài kiểm tra chuẩn hóa về sự hạnh phúc và nó sẽ truyền cảm hứng được cho những người khác ra sao. Trong một cuốn sách niên giám khác, tôi đã tìm thấy hình ảnh của Barry Obama. Lần đầu tiên khi nhìn tấm hình này, tôi đã nghĩ rằng những sức mạng siêu nhiên đó đến từ cổ áo của ông ấy. Nhưng giờ thì tôi biết tất cả các điều đó đến từ nụ cười của ông ấy. Giờ chúng ta sẽ nói về một ví dụ khác đến từ dự án nghiên cứu vào năm 2010 của trường Đại học Wayne State nó dựa trên những thẻ bóng chày trong thập niên 40 của thế kỉ 20 của những cầu thủ thi đấu trong Major League. Nghiên cứu đã cho thấy rằng một cầu thủ cười bao nhiêu có thể nói nên cuộc đời của cầu thủ đó. Những cầu thủ mà không cười trong bức hình của mình có tuổi thọ trung bình chỉ 72.9 năm. Trong khi đó những cầu thủ cười trong bức hình có tuổi thọ gần 80 năm (Cười) Một điều rất tốt là chúng ta thực sự sinh ra cùng với nụ cười. Bằng việc sử dụng kĩ thuật siêu âm 3D, chúng ta có thể nhìn thấy thai nhi đang trong giai đoạn phát triển cũng có những nụ cười thậm chí khi còn trong bào thai. Khi đứa trẻ được sinh ra chúng sẽ tiếp tục cười -- về cơ bản, phần lớn ở trong giấc ngủ. Và thậm chí những đứa trẻ mù cũng cười với những tiếng nói của con người. Cười là một trong những biểu hiện cơ bản, mang đặc tính sinh học nhất của tất cả mọi người. Trong những nghiên cứu được tiến hành ở Papua New Guinea, Paul Ekman, nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất thế giới về nét mặt thấy rằng ngay cả các thành viên của bộ tộc Fore những người hoàn toàn không tiếp xúc với văn hóa phương Tây, và cũng nổi tiếng với các nghi lễ ăn thịt đồng loại khác thường của họ, cũng dùng những nụ cười để diễn tả cảm xúc trong những trường hợp mà tôi và bạn cũng sẽ cười. Từ Papua New Guinea tới kinh đô điện ảnh Hollywood rồi tới nghệ thuật đương đại ở Bắc Kinh, chúng ta vẫn thường xuyên cười, và bạn cười để thể hiện sự thích thú và sự hài lòng. Có bao nhiêu người trong khán phòng này cười trên 20 lần một ngày? Xin hãy giơ tay lên. Ồ, wow. Và ở ngoài khán phòng này hơn một phần ba dân số thế giới cười hơn 20 lần một ngày, và có dưới 14% dân số thế giới cười ít hơn 5 lần một ngày. Trên thực tế, những người có được nhiều khả năng siêu phàm ấy nhất chính là trẻ em, chúng cười trên 400 lần trên ngày. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ở bên cạnh trẻ em những người cười rất thường xuyên làm bạn thường xuyên cười hơn? Một nghiên cứu gần đây tại đại học Uppsala ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng, thật khó để nhịn cười khi bạn nhìn một ai đó đang cười. Bạn sẽ hỏi tại sao ư? Bởi vì nụ cười có khả năng lây lan và nó chặn lại sự kiểm soát mà chúng ta thường đặt trên cơ mặt của chúng ta. Bắt chước một nụ cười và trải nghiệm nó một cách thực tế giúp chúng ta nhận biết được đâu là nụ cười thật và đâu là nụ cười giả tạo, và từ đó chúng ta cũng có thể nhận biết được trạng thái cảm xúc của những người đang cười. Trong một nghiên cứu về sự bắt chước của đại học Clermont-Ferrand ở Pháp, các tình nguyện viên đã được hỏi để xác định đâu là nụ cười thật đâu là nụ cười giả trong khi ngậm một chiếc bút chì trong miệng để cản trở các cơ gây cười. Nếu không sử dụng bút chì, các tình nguyện viên là những người phán xét tuyệt với, Nhưng khi có bút chì trong miệng, khi họ không thể bắt chước nụ cười họ nhìn thấy, sự phán đoán của họ đã bị hạn chế. (Cười) Bên cạnh việc nêu lên thuyết tiến hóa trong cuốn "Nguồn gốc muôn loài", Charles Darwin cũng đã viết về những lí thuyết về các phản ứng phản hồi trên khuôn mặt. Theo thuyết này hành động cười tự nó đã làm chúng ta cảm giác thoải mái hơn -- chứ không chỉ đơn thuần là một kết quả của cảm giác thoải mái. Trong bài nghiên cứu của mình, Darwin trên thực tế đã trích dẫn những nhận xét của nhà thần kinh học người Pháp Gullilaume Duchenne, người đã dùng sốc điện vào cơ mặt để gây ra và kích thích những nụ cười. Xin đừng cố gắng thử điều này tại nhà. (Cười) Trong một nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này của người Đức các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để đo hoạt động của não trước và sau khi tiêm Botox để kiểm soát các cơ cười. Những điều tìm thấy phù hợp với học thuyết của Darwin bằng việc cho thấy rằng những phản hồi trên khuôn mặt thay đổi quá trình xử lí của các nơ-ron thần kinh trong những vùng cảm xúc của não bộ bằng cách giúp chúng ta cảm giác tốt hơn khi cười. Cười kích hoạt cơ chế tận hưởng trong não bằng cách mà ngay cả chocolate -- một loại thức ăn nổi tiếng với việc tạo cảm giác thoải mái -- cũng không thể sánh được. Các nhà nghiên cứu ở Anh đã tìm ra rằng một nụ cười có thể tạo ra những kích thích não bằng với việc dùng 2.000 thanh Chocolate. (Cười) Chờ chút, nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng nụ cười có mức độ kích thích ngang với việc nhận được 16,000 bảng Anh. Điều đó tương đương với $25,000 một nụ cười. Đó là một điều không tồi chút nào. Và hãy nghĩ theo cách này: 25,000 nhân với 400 -- quả là không ít những đứa trẻ có được cảm giác giống như Zuckerberg mỗi ngày. Và không giống chocolate cười nhiều thật sự rât có lợi cho sức khỏe của bạn Nó có giúp bạn giảm lượng hóc môn gây ra stress như cortisol, adrenaline và dopamine, và làm tăng lượng hoc môn gây cảm giác hưng phấn như endorphin và làm giảm huyết áp. Và nếu như vậy vẫn chưa đủ, thì cười có thể giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm trong mắt người khác. Một nghiên cứu gần đây tại trường Đại học Penn State đã chỉ ra rằng khi bạn cười bạn không chỉ trông đáng yêu và nhã nhặn hơn, mà còn trông tự tin hơn. Vì vậy bất cứ khi nào bạn muốn có một dáng vẻ tuyệt vời và tự tin, giảm căng thẳng hay cải thiện cuộc hôn nhân của bạn, hoặc có cảm giác như đang ăn một núi chocolate thượng hạng mà không phải gánh vào sự phiền toái từ calo -- hay giống như tìm thấy $25,000 trong túi của một cái áo vét mà bạn đã không mặc từ rất lâu, hay bất cứ khi nào bạn muốn có được một nguồn năng lượng cực lớn một thứ giúp bạn và những người xung quanh sống lâu hơn, khỏe hơn, và hạnh phúc hơn, Cười! (Vỗ tay) Tên tôi là Amit. Và 18 tháng trước, tôi đã làm việc tại Google, tôi đã chia sẻ ý tưởng về các bảo tàng và nghệ thuật với sếp của tôi tại đó, và bà ấy cho phép tôi thực hiện nó. Tôi đã mất tới 18 tháng. Rất nhiều cuộc đàm phán và các câu chuyện thú vị, tôi sẽ cho bạn biết, với 17 bảo tàng cực kỳ đáng chú ý ở chín quốc gia. Nhưng tôi sẽ tập trung vào bản đề-mô. Có rất nhiều lý do để chúng tôi thực hiện điều này. Tôi cho rằng lý do của cá nhân tôi được giải thích một cách rất đơn giản trên màn hình, và đây là lối vào. Tôi đã lớn lên ở Ấn Độ. Tôi được hưởng 1 nền giáo dục tuyệt vời -- tôi không phàn nàn về điều đó -- nhưng tôi không có được sự tiếp cận với nhiều bảo tàng và các tác phẩm nghệ thuật. Rồi khi tôi bắt đầu đi du lịch và đến thăm các bảo tàng, tôi cũng bắt đầu học được rất nhiều. Khi đang làm việc tại Google, tôi cố gắng đưa khát khao này gần hơn với công nghệ để khiến nó dễ dàng thực hiện hơn. Vậy nên tôi thành lập một đội gồm những người rất giỏi, và chúng tôi bắt tay thực hiện nó. Tôi chắc chắn sẽ làm việc với bản đề-mô và để tôi nói cho bạn xem một vài điều đáng quan tâm kể từ khi chúng tôi bắt đầu. Đơn giản thôi: bạn vào trang web GoogleArtProject.com. Và bạn sẽ được dạo quanh với tất cả các bảo tàng ở đây. Bạn có thể thấy Uffizi, MoMA, Hermitage, Rijks, và Van Gogh nữa. Thực ra tôi sẽ tiếp cận với một trong những nơi ưa thích của mình, đó là Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York. Có 2 cách để bước vào -- rất đơn giản. Click chuột, và, bang, bạn đã ở trong bảo tàng. Không quan trọng bạn đang ở đâu -- Bombay, Mexico, không thành vấn đề. Bạn có thể đi xung quanh và tận hưởng. Bạn muốn đến những phòng khác nữa? Mở bản đồ ra, và, chỉ với 1 click, bạn ở đó. Rồi bạn muốn đi tới cuối hành lang. Tiếp tục đi. Tận hưởng. Và khám phá. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Nhưng tôi chưa đến phần hay nhất mà. (Tiếng cười) Giờ tôi đang đứng trước 1 bức vẽ yêu thích của mình, The Harvesters của Pieter Breugel ở Met. Bạn có thể thấy bản chú thích này. Nếu bảo tàng cung cấp cho chúng tôi bức ảnh, bạn có thể click vào đó. Và giờ là 1 trong số chúng. Và tất cả đây đều thuộc về công nghệ thông tin biến đổi dữ liệu. Dành cho những ai thực sự yêu thích nghệ thuật, bạn có thể click vào đây -- và tôi sẽ làm thế ngay bây giờ. Đây là một trong những bức ảnh mà chúng tôi chụp bằng công nghệ mà chúng ta gọi là gigapixel. Ví dụ như, bức ảnh này có thể lên tới khoảng 10 tỉ pixel. Và rất nhiều người đã hỏi tôi: "Anh có gì từ 10 tỉ pixel đó?" Giờ tôi sẽ cho bạn thấy thực sự bạn có được gì từ 10 tỉ pixel này. Bạn có thể phóng to thu nhỏ rất dễ dàng. Bạn có thể thấy một vài điều thú vị đang diễn ra. Tôi yêu người đàn ông này; dáng vẻ của ông ta thực sự vô giá. Nhưng sau đó bạn thực sự muốn đi sâu hơn. Và tôi bắt đầu dạo quanh, và tìm thấy điều gì đó đang diễn ra ở đây. Và tôi cảm thấy, "Đợi đã. Điều này có vẻ thú vị đây." Tôi bước vào và bắt đầu chú ý tới những đứa trẻ thực ra đang đánh cái gì đó. Tôi làm một nghiên cứu nhỏ, nói chuyện với một vài người bạn ở Met, và tìm ra rằng đó là một trò chơi gọi là ném sóc (squail), bạn sẽ đánh một con ngỗng bằng cái gậy đó vào ngày thứ năm, ngày Xưng tội. Và hình như nó khá là phổ biến. Tôi không biết tại sao họ làm vậy, nhưng tôi học được vài điều về nó. Và giờ hãy đi thật sâu nữa, bạn có thể thấy được những vết rạn. Và giờ tôi sẽ đưa đến cho bạn một vài luật phối cảnh, tôi sẽ phóng to ra, để bạn có thể thấy thực sự bạn đã có được gì. Đây là nơi chúng ta đang ở, và đây là bức tranh. (Vỗ tay) Và phần hay nhất vẫn chưa đến mà -- trong vài giây nữa thôi. Giờ hãy thật nhanh chóng chuyển tới MoMA, ở New York. Đây là một bức yêu thích khác của tôi, The Starry Night. Giờ ví dụ mà tôi đã đưa bạn lúc nãy là về việc tìm những chi tiết. Những sẽ ra sao nếu bạn muốn thấy từng nét vẽ? Và sẽ ra sao nếu bạn muốn biết làm thế nào mà Van Gogh đã tạo ra kiệt tác này? Bạn phóng to ra. Bạn thực sự đi vào nó. Và tôi đến một phần ưa thích của mình trong bức vẽ này, và tôi thực sự thấy được các vết rạn. Và đây là The Starry Night, theo tôi, chưa từng được thấy như vậy trước đây. Tôi sẽ chỉ cho bạn một điều đặc biệt khác nữa. Có rất nhiều thứ ở đây, nhưng tôi không có thời gian. Đây thực sự là một phần thú vị. Nó được gọi là Bộ sưu tập. Bất kì ai trong số các bạn -- không quan trọng bạn giàu, hay nghèo, bạn có 1 ngôi nhà lạ lùng hay không -- không thành vấn đề. Bạn có thể đến và tạo dựng 1 bảo tàng online của riêng mình -- tạo ra một bộ sưu tập của bạn thông qua các bức ảnh này. Rất đơn giản, bạn đi vào -- và tôi đang tạo ra cái gọi là Sức mạnh của Zoom (sự phóng to thu nhỏ) -- và bạn có thể thực hiện nó. Đây là bức The Ambassadors, được đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia. Bạn nó thể chú thích cho những thứ này, gửi đến bạn bè của mình và thực sự bắt đầu trao đổi về việc bạn cảm thấy thế nào khi chiêm ngưỡng những kiệt tác này. Và theo tôi, tóm lại là, đối với tôi, điều quan trọng là những điều tuyệt vời này không hẳn đến từ Google. Theo ý kiến của tôi, thậm chí không phải từ các bảo tàng. Dường như tôi không nên nói vậy. Nhưng thực sự nó đến từ những họa sĩ. Và đó chính là trải nghiệm khiêm tốn của tôi về nó. Tôi mong rằng với phương tiện trung gian kĩ thuật số này chúng ta có thể cảm nhận giá trị các tác phẩm nghệ thuật của họ và giới thiệu nó trên mạng. Và câu hỏi lớn nhất mà tôi nhận được bây giờ là, "Anh làm thế chỉ để tái tạo lại trải nghiệm khi đến bảo tàng thôi sao?" Câu trả lời là không. Nó bổ sung thêm cho trải nghiệm. Đó là tất cả. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi quyết định khi tôi được hỏi làm việc này rằng điều tôi thực sự muốn nói chính là về bạn của tôi, Richard Feyman Tôi là một trong những người may mắn biết ông và trải nghiệm sự hiện diện của ông Và tôi sẽ kể về Richard Feynman tôi biết. chắc rằng các bạn ở đây có thể kể cho bạn về Richard Feyman họ biết và nó có thể là về Richard Feynman nào đó Ông là người với nhiều, nhiều phần Trước hết, ông là nhà khoa học rất, rất, rất vĩ đại Ông là một diễn viên. Bạn thấy ông diễn. Tôi cũng có may mắn tham dự bài giảng trên ban công Bài giảng tuyệt vời Ông ta là nhà triết học. Ông ta là người chơi trống. Ông là nhà giáo tuyệt vời. Richard Feynman còn là nhà ông bầu, một ông bầu vĩ đại Ông ta đầy nam tính, kiểu đầy lợi thế nam tính Ông ta yêu thích cuộc tranh đấu trí tuệ Ông ta có cái tôi vĩ đại Nhưng người đàn ông có, cách nào đó, nhiều khoảng trống ở dưới đáy. Và tôi nói nhiều khoảng trống, trong trường hợp của tôi Tôi không thể nói với ai khác, nhưng trong trường hợp của tôi Nhiều khoảng trống cho một cái tôi khác lớn hơn Xem nào, không lớn như anh ấy nhưng cũng khá lớn Tôi thường cảm thấy ổn với Dick Feynman Ở với ông ấy thường rất vui Ông ấy làm tôi cảm thấy mình thông minh Làm thế nào để một người như vậy làm ta cảm thấy mình thông minh Ông làm tôi thấy mình thông thái, Ông làm tôi thấy ông thông thái. Ông làm tôi thấy chúng tôi đều thông thái, và hai chúng tôi có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Và thực sự, chúng tôi học lý cùng nhau. Chúng tôi chưa có bài báo nào chung, nhưng chúng tôi rất vui. Ông ta yêu thích chiến thắng, thắng trò chơi phái mạnh, thỉnh thoảng ông tham gia. Và ông không chỉ chơi với tôi, nhưng với mọi loại người. Ông thường thắng. Nhưng khi ông không thắng, khi ông thua, ông cười và làm như vui lắm vậy như thể ông ta đã thắng. Tôi nhớ có lần ông kể tôi nghe về chuyện cười sinh viên chọc ông. Tôi nghĩ chuyện đó dành cho sinh nhật ông- họ ăn trưa cùng ông tại một tiệm sandwich ở Pasadena. Chắc tiệm vẫn còn, tôi không rõ. Họ chọn Sandwich dành cho các ngôi sao. Ta có thể có sandwich Marilyn Monroe. Ta có thể dùng sandwich Humphrey Bogart. Sinh viên đến đó trước, và sắp xếp để gọi sandwich Feynman. Từng người một, họ đến và gọi sandwich Feynman. Feynman thích câu chuyện này. Ông kể tôi nghe chuyện này, và ông thực sự hạnh phúc, ông cười. Khi ông kể xong, tôi nói với ông, "Dick, tôi tự hỏi điều gì làm nên khác biệt giữa sandwich Feynman và sandwich Susskind." Và không ngừng nhịp nào, ông nói,"xem nào, chúng như nhau. Điều khác biệt duy nhất là sandwich Susskind có nhiều thịt nguội hơn." "Thịt nguội" là nhân tố xấu (Cười lớn) Xem nào, tôi quá vội ngày hôm đó, và tôi nói, "Đúng, nhưng không nhiều thịt xông khói nữa" (Cười lớn) (Vỗ tay) Và sự thật là sandwich Feynman có nhiều thịt nguội nhưng không có thịt xông khói. Điều Feynman ghét tệ hơn bất kỳ thứ gì khác. là trí thức giả tạo, sự giả vờ, ngụy biện giả, từ chuyên ngành. Tôi nhớ vào khoảng giữa những năm 80. Dick, tôi và Sidney Coleman đã gặp vài lần trên San Francisco tại nhà một gã giàu có tận trên San Francisco cho bữa tối. Và lần cuối gã giàu có mời chúng tôi, gã cũng mời vài triết gia, Những người này là triết gia của trí óc. Chuyên ngành của họ là triết lý về ý thức. Và họ dùng toàn từ chuyên môn. Tôi cố gắng nhớ những từ này. "đơn", "đôi" nhóm từ ở khắp nơi. Tôi không biết chúng có nghĩa gì, Dick và Sydney cũng thế. Và ta nói về gì nhỉ? Nào, ta nói về gì khi ta nói về trí óc? Có một điều hiển nhiên để đề cập đến; Một cái máy có thành trí óc được không? Ta có thể làm cái máy mà nghĩ như con người có ý thức? Chúng tôi ngồi xung quanh và nói về nó chúng tôi có thể giải quyết vấn đề. Nhưng vấn đề với những triết gia là họ quá triết lý và khi họ đáng ra phải khoa học hơn. Sau hết, đó là câu hỏi mang tính khoa học. Và điều này rất, rất nguy hiểm quanh Dick Feynman. (Cười lớn) Feynman để họ có nó- ở cả 2 mang tai, ngay giữa những cặp mắt. Nó khá tàn nhẫn, nó khá vui-- ồ, nó khá vui. Nhưng nó thực sự tàn nhẫn. Ông ta đập bể trái bóng của họ. Nhưng điều tuyệt vời là- Feynman phải rời nơi đó sớm một chút, Ông không khỏe, nên ông đi về sớm. Và Sidney và tôi bị bỏ lại với hai triết gia. Và điều tuyệt vời nữa là mấy triết gia này đang bay bổng. Họ quá hạnh phúc. Họ đã gặp người vĩ đại; họ đã được hướng dẫn bởi người vĩ đại; họ có niềm vui bất tận họ bị xô vào đống bùn... Và nó là điều thật đặc biệt. Tôi nhận ra rằng có điều gì đặc biệt ở nơi Feynman, kể cả khi ông làm điều ông làm, Dick-- là người bạn của tôi; tôi gọi ông ta là Dick-- Dick và tôi cũng có chút thân quen. Tôi nghĩ nó có thể là mối quan hệ đặc biệt mà tôi và ông có. Chúng tôi thích nhau; chúng tôi thích những thứ giống nhau. Tôi cũng thích những trò chơi trí tuệ phái mạnh. Đôi khi tôi thắng, nhưng đa phần ông thắng nhưng chúng tôi cùng thích nó. Và Dick bị thuyết phục ở vài điểm rằng ông và tôi có vài tính cách tương tự nhau Tôi không nghĩ ông đúng. Tôi nghĩ điểm duy nhất tương đồng giữa chúng tôi là chúng tôi cùng thích nói về mình. Nhưng ông bị thuyết phục bởi điều này. Và người đàn ông này cực kỳ tò mò. Và ông muốn hiểu nó là gì và tại sao thế rằng có những kết nối ngộ nghĩnh. Một ngày nọ, chúng tôi đang đi bộ. Chúng tôi ở Pháp, tại Les Houches. Chúng tôi đang ở trên ngọn núi, năm 1976. Và Feynman nói với tôi "Leonardo..." Lý do ông gọi tôi là "Leonardo" là vì chúng tôi đã cùng ở Châu Âu, và ông luyện tiếng Pháp. (Cười lớn) Và ông nói, "Leornardo, khi còn nhỏ anh gần mẹ hơn hay gần bố hơn?" Tôi nói: "À, người hùng của tôi là bố. Ông lao động, và chỉ học đến lớp 5. Ông ta là thợ máy tài giỏi, và ông dạy tôi sử dụng các công cụ. Ông dạy tôi tất cả những thứ về máy móc. Ông cũng dạy tôi về định lý Pytago Ông ta không gọi nó là cạnh huyền, ông gọi nó là đường tắt." Và mắt Feynman sáng rỡ lên. Ông cứ như cái bóng đèn. Và ông nói rằng ông từng có mối quan hệ tương tự vậy với cha của ông. Thực ra, đôi lúc ông đã bị thuyết phục rằng là một nhà vật lý giỏi, thì rất quan trọng để có những mối quan hệ kiểu vậy với bố của mình. Tôi xin lỗi vì cuộc trò chuyện này, nhưng đây là điều thực sự đã xảy ra. Ông nói rằng ông hoàn toàn bị thuyết phục rằng nó cần thiết, một phần thiết yếu để một nhà vật lý học trẻ lớn lên. Là Dick, ông, hiển nhiên, muốn kiểm chứng điều này. Ông muốn bước ra và làm thí nghiệm. (Cười lớn) À, ông ta đã làm vậy. Ông bước ra và làm thí nghiệm. Ông hỏi bạn ông về điều ông nghĩ là nhà vật lý giỏi, "Mẹ bạn hay nhạc bạn nghe ảnh hưởng bạn?" Họ đều là đàn ông, và với một người đàn ông, mỗi người họ đều nói, "Mẹ tôi" (Cười lớn) Họ quẳng mớ lý thuyết đó, vào thùng rác của lịch sử. (Cười lớn) Nhưng ông rất hào hứng rằng ông cuối cùng cũng gặp được ai đó người có cùng trải nghiệm với bố của anh ấy như ông đã từng có với bố mình. Và đôi khi, ông bị thuyết phục rằng đây là lý do chúng tôi hợp nhau. Tôi không biết. Có lẽ. Ai mà biết chứ? Nhưng để tôi nói cho bạn nghe một chút về nhà vật lý học Feynman Kiểu của Feynman-- à, "kiểu" không phải là từ đúng. "Kiểu/ phong cách" làm ta nghĩ đến cái nơ ông đeo, hoặc bộ vest ông đang đóng. Nó có gì đó sâu hơn vậy, nhưng tôi không thể nghĩ ra từ nào cho nó. Kiểu khoa học của Feynman, là luôn tìm những thứ đơn giản nhất những giải pháp căn bản cho vấn đề xử lý được. Nếu không xử lý được, ta cần phải tìm gì đó thú vị hơn. Không nghi ngờ gì, một phần của điều này là niềm hạnh phúc và thỏa mãn của ông. để cho người khác thấy ông có thể nghĩ đơn giản hơn ông có thể. Nhưng ông cũng tin tưởng sâu sắc rằng, ông tin tưởng chắc chắn, rằng nếu ta không thể giải thích một điều gì một cách đơn giản, thì ta chưa hiểu nó. Vào những năm 1950, người ta gắng làm rõ Khí siêu lỏng Helium hoạt động ra sao. Có một lý thuyết. Đó là một lý thuyết phức tạp; Tôi sẽ nói cho bạn nó là gì sớm thôi. Nó thực sự là lý thuyết siêu phức tạp. Đầy những tích phân công thức phức tạp đầy toán và đại loại thế. Và nó chạy, nhưng nó không hoàn toàn ổn. Nó chỉ đúng khi phân tử heli phải rời xa, rất xa nhau. Và không may thay, những phân tử heli trong heli lỏng nằm chồng lên nhau. Feynman quyết định, theo kiểu nhà vật lý học heli nghiệp dư, và ông cố gắng tìm ra nó. Ông có ý tưởng, một ý tưởng rất rõ ràng. Ông cố tìm ra rằng hàm sóng lượng tử của số lớn phân tử sẽ trông thế nào. Ông cố gắng làm nó trực quan, theo một số nguyên tắc đơn giản. Một số nhỏ của các nguyên lý rất rất đơn giản. Đầu tiên là khi phân tử Heli chạm nhau, chúng đẩy nhau. Và giả định rằng hàm sóng phải về 0, và nó phải tan biến khi phân tử Heli chạm nhau. Sự thật khác là trạng thái đầu tiên-- trạng thái năng lượng thấp của hệ thống lượng tử-- hàm sóng thường rất mượt; là một số nhỏ nhất các giao động. Và ông ngồi xuống-- và tôi tưởng như ông chẳng còn gì khác hơn là một mẩu giấy và cây viết chì-- và ông cố ghi chép, và ông đã ghi chép. hàm đơn giản nhất ông nghĩ được, và các điều kiện biên và rằng hàm sóng tan biến khi va chạm xảy ra và nó mượt ở khoản giữa. Ông viết xuống một thứ đơn giản-- thực ra là quá đơn giản, mà tôi nghĩ rằng một học sinh thông minh thực sự ở trung học người chưa học đại số cũng có thể hiểu ông viết cái gì. Vấn đề là, thứ đơn giản mà ông viết ra giải thích tất cả những gì tại lúc được biết về heli lỏng, và sau đó một thời gian. Tôi luôn cố tự hỏi rằng chuyên gia-- một chuyên gia vật lý heli-- chắc sẽ hơi xấu hổ về điều này. Họ có những kỹ thuật siêu phàm, và họ không thể làm điều này. Ngẫu nhiên, tôi sẽ nói cho bạn biết kỹ thuật siêu phàm đó là gì. Nó chính là kỹ thuật lược đồ Feynman. (cười lớn) Ông làm ra nó năm 1968. Vào năm 1968, trong đại học của tôi-- tôi không ở đó lúc đó-- họ đang nghiên cứu cấu trúc của proton. Proton hiển nhiên được là từ một nhóm các hạt nhỏ; nhưng điều này cũng được biết đến. Và cách nó được phân tích, hiển nhiên, bằng lược đồ Feynman. Đó là cái mà lược đồ Feynman được cấu trúc để làm-- để hiểu các hạt. Thí nghiệm được tiến hành rất đơn giản: ta đơn giản lấy proton, và ta va mạnh nó với electron. Đây là thứ lược đồ Feynman được dùng. Vấn đề duy nhất là lược đồ Feynman khá phức tạp. Nó là những hàm tích phân khó. Nếu ta có thể giải được, ta có thể đạt được lý thuyết xúc tích. nhưng nếu ta không thể -- thì chúng thực sự quá phức tạp. Người ta cố gắng giải chúng. Bạn có thể làm nó trong lược đồ một vòng lặp. Đừng lo về vòng lặp tiếp theo. Một vòng, hai vòng--- có thể ta cần làm lược đồ ba vòng lặp, nhưng nhiều hơn thì ta không thể làm gì. Feynman nói "Quên chúng đi. Chỉ nghĩ đến proton thôi như là một nhóm, một bầy các hạt nhỏ" Ông gọi nó là "partons". Ông nói, "Chỉ nghĩ đến chúng như một nhóm các parton di chuyển nhanh." Bởi chúng di chuyển thật sự quá nhanh, Và suy ra rằng chuyển động nội sẽ rất chậm Khi Electron va chạm bất ngờ-- Nó giống như cú chụp bất ngờ của proton. Ta thấy gì? Chúng không chuyển động, và bởi chúng không chuyển động trong quá trình thí nghiệm, bạn không phải lo lắng nó sẽ chuyển động ra sao. Bạn không phải lo về lực giữa chúng. Bạn chỉ cần nghĩ về chúng như một quần thể Partons bất động." Đây là mấu chốt để phân tích thí nghiệm này. Rất hiệu quả. Có người nói từ "cách mạng" là từ xấu. Tôi cho là vậy, nhưng nó bao hàm rất, rất sâu trong hiểu biết của ta về proton, và những hạt trên nó. À, tôi có một số điều nữa tôi sắp nói với bạn về mối quan hệ với Feynman, rằng ông ta thế nào, nhưng tôi thấy tôi còn đúng nữa phút nữa. Nên tôi nghĩ tôi sẽ kết thúc bằng cách: Tôi không thực sự nghĩ Feynman có thể thích sự kiện này. Tôi nghĩ ông sẽ nói "tôi không cần điều này." Nhưng... Làm sao chúng ta thực sự tôn vinh Feynman? Tôi nghĩ câu trả lời là chúng ta nên tôn vinh Feynman bằng cách lấy nhiều thịt nguội ra khỏi sandwich của ta nhiều nhất có thể. (Vỗ tay). Hãy thử nghĩ về một ngày của bạn. Bạn thức dậy, cảm nhận cơn gió mát lành vuốt qua mặt khi bạn bước ra khỏi cửa, gặp gỡ những người đồng nghiệp mới và có những cuộc thảo luận thú vị, và thấy ngạc nhiên khi bạn biết một điều gì đó mới mẻ. Nhưng tôi cược rằng có một điều mà bạn chưa nghĩ tới trong hôm nay một điều rất gần gũi mà bạn hầu như không nghĩ về nó thường xuyên. Và điều đó là tất cả những cảm xúc, cảm giác, quyết định và hành động đều được điều khiển bằng chiếc máy tính trong đầu bạn được gọi là bộ não. Và đây, não bộ có vẻ đơn giản khi nhìn từ bên ngoài -- một vài pound thịt hồng-xám, vô định hình -- nhưng thành tựu của thần kinh học trong 100 năm qua đã cho phép chúng ta nhìn sâu hơn vào não bộ, và thấy được sự phức tạp của cấu trúc bên trong. Và điều này cho ta biết não bộ là một mạng lưới vô cùng phức tạp được tạo nên từ hàng trăm tỉ tế bào được gọi là nơ-ron. Không giống như những chiếc máy tính do con người ra, những chiếc máy chỉ có một số ít cấu kiện -- chúng ta biết chúng hoạt động ra sao, bởi chúng ta đã tạo ra chúng -- còn bộ não được cấu thành từ hàng ngàn loại tế bào, có thể là hàng chục ngàn. Chúng có những hình dạng khác nhau; chúng được tạo ra từ những phân tử khác nhau; chúng điều khiển và kết nối tới các vùng khác nhau của não bộ. Và chúng cũng thay đổi khác nhau ở mỗi trạng thái nhiễm bệnh. Hãy làm cho việc này rõ ràng hơn. Đây là một nhóm các thế bào, những tế bào khá nhỏ, gây ức chế tế bào và làm dịu các tế bào lân cận. Chúng là một trong các tế bào mà có lẽ bị teo ở những rối loạn như tầm thần phân liệt. Chúng được gọi là tế bào rọ (basket cell). Và loại tế bào này là một trong hàng ngàn loại tế bào mà chúng ta đang nghiên cứu. Những loại tế bào mới đang được tìm ra hàng ngày. Thêm một ví dụ thứ hai: những tế bào hình chóp, to lớn này chúng có thể bao phủ một phần đáng kể của não bộ. Chúng dễ bị kích thích. Và chúng là loại tế bào mà có thể hoạt động thái quá ở những rối loạn như động kinh. Mỗi tế bào nói trên là một cấu kiện điện tử đang kinh ngạc Chúng nhận thông tin từ hàng ngàn đồng sự thượng nguồn và tự tính toàn thông tin đầu ra của chúng, khi mà chúng truyền đi một mức nhất định nào đó, sẽ đi tới hàng ngàn đồng sự hạ nguồn của chúng. Và những bước xử lí này, chỉ mất khoảng vài phần ngàn giây, xảy ra thàng ngàn lần trong một phút ở mỗi tế bào trong 100 tỉ tế bào, khi bạn sống suy nghĩ và cảm thụ Vậy làm sao để chúng ra tìm ra công dụng của loại mạch này? Theo lý tưởng, chúng ta xét toàn mạng lưới và "bật", "tắt" những loại tế bào khác nhau và xem xét nếu chúng ta có thể biết được các chức năng nhất định của một loại tế bào nào đó và những loại tế bào nào bị lỗi ở một tình trạng bệnh lý nhất định nào đó. Nếu chúng ta có thể kích hoạt các tế bào, chúng ta có thể thấy được sức mạnh thật sự mà chúng có thể có, những thứ mà chúng có thể tiếp nhận hay chống lại. Nếu chúng ta có thể vô hiệu hóa chúng, chúng ta có thể thử và tìm ra chúng cần cho chức năng gì. Và đó là câu chuyện mà tôi sẽ nói với các bạn ngày hôm nay. Thành thật mà nói, khi mà chúng tôi đã trải qua 11 năm, qua cố gắng tìm được phương thức để điều khiển trạng thái của các mạch, tế bào, các phần và các đường dẫn của não bộ tắt và bật, để hiểu được khoa học, và cũng để giải quyết một vài vấn đề đang đối diện với chúng ta. Trước khi tôi nói với các bạn về công nghệ này, có một điều không hay là một bộ phận đáng kể trong chúng ta ngồi tại phòng này nếu chúng ta sống đủ lâu, thì có lẽ sẽ bị mắc bệnh rối loạn về não. Đã có hàng tỉ người bị mắc các loại rối loạn về não mà làm họ bất lực. Và những con số không làm j` ngoài đánh giá khách quan. Những rồi loạn này -- tâm thần phân liệt, Alzheimer's, chán nản, nghiện -- chúng không chỉ đánh cắp thời gian sống của chúng ta, chúng còn thay đổi con người chúng ta; chúng lấy đi cá tính của ta và thay đổi cả cảm xúc của ta -- và thay đổi cả con người chúng ta. Vào thế kỉ 20, có một vài hi vọng đã được nhen nhóm qua sự phát triển của ngành dược trong chữa trị các chứng rối loạn tâm thần. Và khi mà rất nhiều loại thuốc đã và đang được phát triển mà có thể làm dịu đi các triệu chứng của rồi loạn thần kinh, nhưng không một phương pháp nào được xem là có thể chữa trị hoàn toàn trong thực tế. Và một phần nguyên nhân là do chúng ta đang dìm não bộ vào hóa chất. Mạch phức tạp này cấu tạo bởi hàng ngàn loại tế bào khác nhau đang bị chìm trong một loại chất. Đó cũng giải tích vì sao mà hầu hết các loại thuốc, không phải là tất cả, đang ở trên thị trường có thể để lại một vài tác dụng phụ nghiêm trọng. Giờ đây một số người đã có được niềm an ủi từ những thiết bị điện tử mô phỏng được cấy vào não. Và đối với bệnh Parkinson, cấy ốc tai , việc này thực sự đã có thể mang tới một vài phương pháp chữa trị đối với những người bị những chứng rối loạn nhất định. Nhưng dòng điện cũng sẽ đi theo tất cả mọi hướng -- theo con đường điện trở nhỏ nhất, nơi xuất phát của một phần dòng điện. Và nó cũng ảnh hưởng tới các mạch bình thường cũng như các mạch bất thường mà bạn muốn điều trị. Nên chúng ta lại được đưa về với ý tưởng về điều khiển siêu chính xác. Liệu chúng ta có thể truyền thông tin tới nơi mà ta muốn một cách chính xác? Vì vậy, khi tôi bắt đầu học thần kinh học 11 năm trước đây, Tôi đã được đào tạo như một kỹ sư điện và một nhà vật lý, và điều đầu tiên tôi nghĩ là về, nếu những tế bào thần kinh là các cấu kiện điện tử, thì việc mà chúng ta cần làm là tìm một cách nào đó để thay đổi những hiện tượng điện từ bên ngoài. Nếu chúng ta có thể bật điện trong một tế bào, nhưng không ảnh hưởng tới những tế bào lân cận, thì việc đó sẽ trao cho chúng ta công cụ mà ta cần để kích hoạt và vô hiệu hóa những tế bào khác nhau, hiểu được những tế bào đó có hoạt động gì và vai trò của chúng đối với mạng lưới mà chúng tồn tại trong đó. và bên cạnh đó việc này cũng cho phép chúng ta có đc sự kiểm soát siêu chính xác mà chúng ta cần để sắp xếp lại các tính toán mạch đã bị sai lệch Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện được điều đó? Cũng có nhiều phân tử tồn tại trong tự nhiên, có thể cho phép chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Bạn có thể nghĩ chúng như những phân tử protein nhỏ bé giống như pin mặt trời. Nếu chúng ta có thể cấy các phân tử này vào tế bào thần kinh, thì những nơ-ron này sẽ trở thành điều khiển về mặt điện được bằng ánh sáng. Và những tế bào lân cận không có các phân tử nhạy sáng sẽ không bị ảnh hưởng. Có một thủ thuật khác mà bạn cần để biến điều này thành sự thật, và đó chính là khả năng truyền ánh sáng tới não bộ. Và để làm việc đó -- não bộ không bị tổn thương -- bạn có thể đặt -- tận dụng lợi thế của tất cả những thành tựu dùng trong lĩnh vực Internet và viễn thông tin liên lạc v...v... -- các sợi quang được kết nối với thiết bị laser mà bạn có thể sử dụng để kích hoạt, ví như trong các động vật thí nghiệm, hay trong nghiên cứu tiền lâm sàng, các nơ-ron và xem chúng có phản ứng gì. Vậy chúng ta có thể làm đc điều đó bằng cách nào? Trong năm 2004, với sự hợp tác cùng Gerhard Nagel và Karl Deisseroth, tiềm năng này đã trở thành sự thật. Có một loại tảo nhất định trong tự nhiên, và nó cần hướng về ánh sáng để có thể quang hợp 1 cách tối ưu. Và chúng cảm nhận ánh sáng bằng những "đốm mắt" nhỏ, chúng hoạt động không giống mới mắt của chúng ta. Trong màng tế bào của chúng, hoặc vỏ của chúng, có chứa các phân tử protein nhỏ mà thực sự có thể chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Vì vậy, các phân tử này được gọi là channelrhodospins. Và mỗi phân tử protein này hoạt động như các tế bào mặt trời mà tôi đã nói lúc trước. Khi ánh sáng xanh làm nóng chúng,chúng sẽ mở ra 1 lỗ hổng nhỏ và cho phép các hạt nhiễm điện thâm nhập vào "đốm mắt". Và điều này làm cho những "đốm mắt" có các tín hiệu điện giống như việc sạc pin bằng năng lượng mặt trời Vì thế việc chúng tôi cần làm là lấy những phân tử đó và cấy chúng vào các nơ-ron. Và bởi vì chúng là những phân tử protein nên DNA của chúng đã đc mã hóa. Vì thế việc tất cả chúng tôi cần làm là lấy các DNA này đặt nó vào một liệu pháp gen trung gian, giống như virus, và đặt nó vào các nơ-ron. Thời kì này là quãng thời gian mà liệu pháp gen phát triển mạnh, và rất nhiều chủng loại virus xuất hiện. Nên điều này trở thành một việc vô cùng dễ dàng để thực hiện. Vào 1 buổi sáng sớm mùa hè năm 2004, chúng tôi đã thử nghiệm điều đó và nó đã thành công ngay ở lần thử đầu tiên. Bạn lấy DNA này và đặt vào các tế bào thần kinh. Nơ-ron sử dụng cơ chế tạo protein tự nhiên để tạo ra những protein nhạy sáng nhỏ bé này và cấy chúng lên toàn bộ tế bào, giống như việc lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời lên mái nhà vậy Và điều tiếp theo mà bạn biết, nếu bạn có 1 tế bào thần kinh mà có thể hoạt động với ánh sáng. thì đây là một công cụ vô cùng mạnh mẽ. Một trong những thủ thuật bạn phải làm là tìm ra cách để đưa các gen này tới các tế bào mà bạn muốn. mà không phải là những tế bào lân cận. Và bạn có thể làm được điều đó; bạn có thể biến đổi các virus sao cho chúng chỉ xâm nhập vào một số tế bào chứ không phải các tế bào khác. Và còn một thủ thuật di truyền học mà bạn có thể sử dụng để lấy được các tế bào quang hoạt. Lĩnh vực này ngày này được gọi là quang di truyền học (optogenetics). Và chỉ thêm một ví dụ về những việc mà bạn có thể làm, bạn có thể lấy một mạng lưới phức tạp, sử dụng một trong những loại virus này để vận chuyển gen tới chỉ một loại tế bào trong mạng lưới dày đặc này. Tiếp đến khi mà bạn chiếu sáng lên toàn bộ mạng lưới, thì chỉ loại tế bào đã cấy sẽ được kích hoạt. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét lại loại tế bào xô (basket cell) mà tôi đã nói với các bạn trước đó -- loại tế bào mà bị teo lại trong bệnh tâm thần phân liệt và gây ức chế. Nếu chúng ta có thể đưa gen đó tới các tế bào này -- và tất nhiên các tế bào sẽ không bị thay thế bởi gen mà chúng ta đưa tới -- rồi nháy sáng xanh lên toàn bộ mạng lưới của não, chỉ những tế bào được cấy ghép này sẽ bị ảnh hưởng. Và khi ánh sáng không còn nữa, những tế bào này quay lại trạng thái bình thường, vì vậy chúng không có vẻ phản ứng chống lại việc cấy ghép. Bạn không những sử dụng phương pháp này để nghiên cứu chức năng, vai trò của các tế bào này trong việc tính toán của não bộ, mà bạn còn có thể sử dụng phương pháp này để biết được -- có lẽ chúng ta nên kích thích hoạt động của các tế bào này, nếu chúng thực sự bị teo. Bây giờ tôi muốn kể cho các bạn nghe 1 vài câu chuyện ngắn về việc chúng tôi đã sử dụng phương pháp này, cả ở mức độ khoa học, lâm sàng và tiền lâm sàng. Một trong những câu hỏi mà chúng tôi phải đối mặt đó là tìn hiệu nào trong não mang tới cảm giác được khen thưởng? Bởi vì nếu bạn có thể tìm ra được những tín hiệu này, thì đó sẽ là những tín hiệu điều khiển việc học hỏi. Não bộ sẽ làm việc nhiều hơn mỗi khi nó nhận được sự khen thưởng. Và có cả những tín hiệu bị sai lệch ở các rối loạn như nghiện. Vì thế nếu chúng ta có thể tìm ra những tế bào đó là loại nào, chúng ta có thể tìm được những mục tiêu mới mà có thể sử dụng để kiểm soát hay chống lại chất gây nghiện, hay sử dụng để thay thế các điện cực đặt bên trong cho những người có khuyết tật rất nghiêm trọng. Để làm được điều đó, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng với 1 mô hình đơn giản trong khi hợp tác vs nhóm Fiorella, nơi một phía của chiếc hộp nhỏ này, nếu con vật đi tới đó, nó sẽ nhận được một xung ánh sáng để làm cho những tế bào khác nhau trong não nhạy cảm với ánh sáng. cho nên nếu những tế bào này sinh ra cảm giác khen thưởng, thì con vật sẽ đi tới góc đó nhiều hơn. Và nếu đó là điều xảy ra, con vật này sẽ đi tới phải bên phải và gãi gãi mũi nó ở đó, và nó nhận được một chớp sáng xanh lỗi lần nó làm điều đó. Nó sẽ làm việc đó hàng trăm lần. Có các nơ-ron dopamine, mà một số bạn có thể đã biết chúng trong một số các trung tâm khoái cảm trong não. Chúng tôi đã chỉ ra rằng một hành động ngắn này thực chất là đủ để kích thích việc học. Bây giờ chúng ta có thể khái quát ý tưởng. Thay vì chỉ kiểm soát một điểm trên não, chúng ta có thể tạo ra các thiết bị bao quát cả não bộ, mà có thể đưa ánh sáng vào theo không gian ba chiều -- hệ thống những sợi quang, được kết nối với từng nguồn sáng nhỏ riêng biệt. Và rồi chúng ta có thể thí nghiệm trên các tế bào cô lập mà chỉ được làm trên đĩa ngày nay -- như kiểm tra thông lượng cao trên toàn bộ não đối với các tín hiệu mà có thể làm một số thứ xảy ra. Hoặc chúng có thể là những mục tiêu để điều trị rối loạn về não. Và 1 câu chuyện tôi muốn kể cho các bạn nghe là về việc chúng tôi tìm ra đích cho việc điều trị căng thẳng tâm lý sau sang chấn như thế nào -- một hình thức của sự lo lắng và sợ hãi không kiểm soát. Và một trong những việc mà chúng tôi đã làm là sử dụng một kiểu sợ hãi rất cổ điển. Điều này trở lại với thời kì Pavlovian (Phản ứng có điều kiện). Nó được gọi là điều kiện sợ hãi Pavlovian -- khi mà một âm thanh kết thúc cùng với một cơn sốc ngắn. Sốc không phải là đau đớn, nhưng nó đem lại 1 chút khó chịu. Và theo thời gian - trong trường hợp này, một con chuột, là 1 động vật thí nghiệm hiệu quả, chúng thường được dùng trong các thí nghiệm như vậy -- con vật học được nỗi sợ hãi khi nghe âm thanh đó. Con vật sẽ phản ứng bằng cách đứng lại, kiểu giống với con nai trước ánh đèn pha ô tô. Câu hỏi được đặt ra chúng ta tìm được vùng nào trong bộ não mà giúp ta vượt qua được sự sợ hãi này? Nên việc chúng tôi làm là chúng tôi cho phát lại âm thanh đó sau khi nó đã được kết hợp với nỗi sợ hãi. Nhưng chúng tôi kích hoạt một số mục tiêu trong não, các mục tiêu khác nhau, sử dụng hệ thống sợi quang mà tôi đã nói với bạn về trong slide trước đó, để thử và tìm ra mục tiêu nào có thể làm cho não bộ vượt qua được kí ức về sự sợ hãi. Đoạn video ngắn này sẽ cho bạn thấy 1 trong những mục tiêu trên não bộ mà chúng tôi đang nghiên cứu. Đây là một khu vực trong vỏ não trước trán, vùng mà chúng sử dụng tri thức cho việc thử vượt qua trạng thái cảm xúc ác cảm. Và con vật sẽ được nghe một âm thanh -- và một chớp sáng sẽ được bật cùng lúc. Ở đây không có âm thanh, nhưng các bạn có thể thấy con vật đứng im. Âm thanh này từng có nghĩ là điều không hay sẽ tới. Và có một chiếc đồng hò nhỏ ở góc dưới phía bên trái, nên bạn có thể thấy con vật ở trong tình trạng này khoảng 2 phút. Và trong clip kế tiếp là chỉ 8 phút sau đó. Và cũng âm thanh đó được phát ra, và chớp sáng sẽ lại chớp. Được rồi, nó đây. Ngây bây giờ. Và giờ các bạn có thể thấy, chỉ 10 phút trong thí nghiệm, mà chúng tôi đã trang bị bộ não bằng quang hoạt một vùng để khắc phục biểu hiện của những kí ức sợ hãi. Trong vài năm gần đây, chúng tôi tôi đã trở lại nghiên cứu cây sự sống (tree of life), bởi vì chúng tôi muốn tìm các cách để tắt các mạch trong não bộ. Nếu chúng tôi có thể làm điều đó, thì đó sẽ là một sức mạnh to lớn. Nếu bạn có thể vô hiệu hóa các tế bào chỉ cho một vài phần nghìn giây hoặc vài giây, bạn có phát hiện ra vai trò cần thiết của chúng trong các mạch mà chúng có mặt. Và chúng tôi đã và đang nghiên cứu các tế bào trên toàn bộ cây sự sống -- ở mỗi vương quốc của sự sống ngoại trừ động vật, chúng tôi thấy hơi khác nhau. Và chúng tôi phát hiện tất cả các loại phân tử, chúng được gọi là halorhodopsins hoặc archaerhodopsins, đều phản ứng lại với ánh sáng xanh và vàng Và chúng làm điều ngược lại với phân tư có channelrhodopsin kích hoạt khi có ánh sáng xanh mà tôi đã nói với bạn trước đó. Ví dụ cho thấy ý kiến của chúng tôi về hướng phát triển của điều này. Xét ví dụ với bệnh động kinh, mà ở bệnh này, não hoạt động quá mức. Nếu sử dụng thuốc thất bại trong việc điều trị động kinh, thì một trong những cách làm là loại bỏ một phần của bộ não. Nhưng việc này rõ ràng không thể trả lại trạng thái ban đầu, và có thể có các tác dụng phụ. Điều gì xảy ra nếu chúng ta có thể dừng hoạt động của não trong một thời gian ngắn, cho đến khi cơn động kinh hết đi, và giúp não bộ trở lại trạng thái ban đầu của nó -- kiểu như một hệ thống động học được xoa dịu xuống trạng thái ổn định. Đoạn hoạt họa sâu sẽ giải thích khái niệm này chúng tôi làm những tế bào này sẽ bị tắt khi có ánh sáng, và chúng tôi chiếu sáng vào, và chỉ trong thời gian đủ để cắt cơn, chúng tôi hi vọng rằng có thể tắt được chúng đi. Và mặc dù chúng tôi không có dữ liệu để cho các bạn thấy ở đây, nhưng chúng tôi rất nhiệt huyết trong việc này. Giờ tôi muốn kết thúc bằng một câu chuyện, mà chúng tôi nghĩ là một khả năng khác -- có thể các phân tử này, nếu bạn có thể kiểm soát siêu chính xác, có thể dùng được trong não để tạo nên 1 phương pháp lắp bộ phận giả,quang học giả. Như tôi đã nói rằng sự kích thích điện là không giống nhau. 75,000 người mắc Prrkinson's được cấy ghép các vật kích thích sâu trong não. Khoảng 100,000 người cấy ốc tai, mà cho phép họ có thể nghe được. Có một việc khác, đó là bạn phải ghép các gen này vào các tế bào. Và 1 niềm hi vọng mới về liệu pháp Gen đang được phát triển bởi vì virus cũng giống như virus liên quan tới các tuyến (adeno-associated virus) mà có thể hầu hết chúng ta trong phòng này đang mang trên người, và nó không có bất cứ triệu chứng gì, khi được áp dụng cho hàng trăm bệnh nhân để chuyển Gen vào não bộ hay cơ thể Và cho đến nay, không có 1 triệu chứng bất lợi nghiêm trọng nào liên quan đến virus. Có một điều quan trong cuối cùng, đó chính là các protein, mà được lấy từ tảo và vi khuẩn và nấm, và toàn bộ cây sự sống. Hầu hết ta không có nấm hoặc các loại tảo trong não, vậy não của chúng sẽ phản ứng thế nào nếu chúng ta đặt nấm và tảo vào? Các tế bào sẽ chịu đựng được? Liệu hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng? Ở những thời kì đầu này -- những phương pháp này chưa được áp dụng lên người -- nhưng chúng tôi đang có những nghiên cứu đa dạng để thử và trải nghiệm điều này. Và cho đến nay chúng ta chưa thấy phản ứng công khai về mức độ nghiêm trọng nào đối với những phân tử này hay đối với sự chiếu sáng bộ não bằng ánh sáng. Thành thật mà nói đây mới chỉ là những buổi ban đầu, nhưng chúng tôi vô cùng nhiệt huyết với nó. Tôi muốn kết thúc bằng một câu chuyện, mà chúng tôi nghĩ rằng có thể có khả năng là một ứng dụng lâm sàng. Hiện nay có nhiều hình thức của bệnh mù khi mà các tế bào cảm quang, các cảm biến sáng tự nhiên mà nằm ở phía sau mắt chúng ta, bị mất. Tất nhiên, võng mạc là một cấu trúc phức tạp. Hãy phóng to nó để mọi người có thể nhìn thấy cụ thể hơn. các tế bào cảm quang có thể thấy ở đây, ngay phía trên, và rồi các tín hiệu được các cảm quang thu nhận và được chuyển hóa bởi sự tính toán đa dạng, cho đến lớp tế bào ở dưới cùng, các tế bào hạch, chuyển tiếp thông tin đến não, nơi mà chúng ta hiểu là tri giác. Trong nhiều dạng của bệnh mù, như viêm võng mạc sắc tố, hoặc thoái hóa điểm vàng, các tế bào cảm quang bị teo hoặc bị phá hủy. Vậy làm sao để điều trị tình trạng này? Thậm chí không rõ ràng là một loại thuốc nào có thể chữa được, bởi vì không có gì để cho các loại thuốc gắn kết vào. Mặt khác, mắt vẫn có thể nhìn thấy được ánh sáng. Ánh sáng vẫn còn rõ rệt và bạn có thể nhận được ánh sáng. Nên sẽ thế nào nếu chúng ta chỉ lấy những channelrhodopsins này và các phân tử khác và cấy chúng lên một vài trong những tế bào dự trữ khác và chuyển chúng thành những máy quay nhỏ bé. Bởi vì có nhiều tế bào trong mắt chúng có khả năng là những chiếc máy ảnh với có độ phân giải cao. Đó là một vài công việc mà chúng tôi đang thực hiện. Được thực hiện dưới sự chỉ đảo bởi một trong những cộng tác viên của chúng tôi, Alan Horsager ở USC, và đang trong tiến trình thương mại hóa bởi công ty Eos Neuroscience, gây quỹ bởi NIH. Và bạn đang thấy ở đây là một con chuột đang giải một mê cung. Đó là một mê cung 6 cánh. Và có một chút nước trong mê cung để ép con chuột di chuyển, nếu không nó sẽ chỉ ngồi một chỗ. Và tất nhiên mục đích của mê cung này là làm sao ra khỏi nước và đi tới cái bệ nhỏ đó là ở phía dưới. Con chuột khá là thông minh, nên cuối cùng nó có thể giải được ma trân này, nhưng nó tìm theo kiểu dò từng cửa (brute-force search) Nó bơi xuống từng cửa cho tới khi nó tìm đến được cái bệ. Nên nó không chỉ sử dụng thị giác để làm điều đó. Con chuột này có sự biến đổi khác mà biểu thị cho các loại mù lòa ở con người. Vì thế mà chúng ra phải hết sức cẩn thận khi thử nghiệm trên những vật thí nghiêm khác nhau này, và vì thế chúng tôi đưa ra một phương pháp tiếp cận tổng quát. Vậy bằng cách nào mà chúng ta có thể giải quyết được điều này? Chúng tôi đang làm chính xác những gì đã được vạch từ slide trước Chúng tôi sẽ lấy những cảm biến với ánh sáng xanh này và cấy chúng lên một lớp các tế bào ở giữa võng mạc ở phía sau của mắt và chuyển chúng thành một chiếc máy ảnh. Giống như việc đặt các tấm pin mặt trời trên những tế bào thần kinh để làm cho chúng nhạy sáng. ánh sáng được chuyển hóa thành điện trên chúng. Con chuột này đã bị mù vài tuần trước thí nghiệm này và được nhận một liều các phân tử nhạy sáng qua virus. Và giờ các bạn có thể thấy, con vật đã tránh các bức tường và đi tới cái bệ và rút ra kinh nghiệm sử dụng mắt lần nữa. Và để chỉ ra sức mạnh của điều này: những con vật mù có thể đi tới bệ nhanh như Nghiên cứu tiền lam sáng này, theo tôi, báo trước hy vọng cho những thứ như thế này chúng toi hy vọng có thể làm được điều này trong tương lai Tóm lại, tôi muốn chỉ ra rằng chúng tôi cũng đang khám phá mô hình kinh doanh mới cho lĩnh vực thần kinh học. Chúng tôi đang phát triển những thiết bị này, nhưng chúng tôi chia sẻ miễn phí chúng với hàng trăm nhóm trên toàn thế giới, để mọi người có thể nghiên cứu và cố gắng điều trị các chứng rối loạn khác nhau. Và đó là hy vọng của chúng tôi, bằng cách tìm hiểu mạch não bộ ở mức độ mà cho phép chúng ta có thể sửa chữa và thiết kế chúng, chúng ta có thể đương đầu với các rối loạn mà tôi đã trình bày trước đó, trong thực tế chưa một bệnh nào đã chữa được, và trong thế kỉ 21 biến chúng thành quá khứ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Một vài khái niệm vẫn hơi mơ hồ. (Tiếng cười) Nhưng những ý tưởng về việc có thể kiểm soát sự lên cơn hay bệnh động kinh bằng ánh sáng thay vì bằng thuốc, và có thể nhắm tới chúng một cách chuyên biệt là điều đầu tiên. Điều thứ hai mà tôi nghĩ rằng anh đã nói đó là các anh giờ có thể điểu khiển bộ não theo 2 màu. giống như việc bật/tắt công tắc. Đúng như vậy Như vậy là mọi xung đi qua não có thể phiên thành mã nhị phân. EB: Ồ, đúng vậy Đó là ánh sáng xanh, chúng ta có thể điều chỉnh thông tin, và đó ở dạng của mức logic 1. Và khi tắt nó đi, nó giống mới mức logic 0. Vì vậy, hy vọng của chúng tôi là cuối cùng sẽ xây dựng được các bộ đồng xử lý với não mà có thể làm việc cùng với não, từ đó có thể cải thiện các chức năng ở người khuyết tật. Và trên lí thuyết, điều này cũng có nghĩa khi một con chuột cảm nhận, đánh hơi, nghe, chạm, anh có thể mô hình nó ra như là xâu các bit nhị phân 0 và 1. Đúng là như vậy. Chúng tôi hi vọng có thể dùng cách này để kiểm tra những mã thần kinh nào có thể điều khiển một số hành vi cùng 1 số ý nghĩ và cảm giác để hiểu hơn về bộ não. Có phải điều đó có nghĩa rằng, một ngày nào đó anh có thể tải về kí ức và có lẽ là tải chúng lên? Đó là điều khiến chúng tôi làm việc chăm chỉ. Hiện tại thì chúng tôi đang làm một vài công ciệc mà ở đó chúng tôi đang cố gắng lát não bộ bằng các yếu tố ghi nhớ. Vì vậy, chúng ta có thể ghi lại thông tin và sau đó đưa chúng quay trở lại -- kiểu tính toán mà não bộ cần nhằm để tăng thêm tính xử lý thông tin bộ não. JE: Điều đó sẽ thay đổi được một số thứ. Cảm ơn anh. (EB: Cảm ơn.) (Vỗ tay) Chào, tên tôi là Thomas Heatherwick. Tôi có một studio ở London ở đó có một cách đặc biệt để tiếp cận với công việc thiết kế các công trình. Khi tôi lớn lên, Tôi đã làm quen với việc chế tạo vật liệu thủ công và chế tạo ra các phiên bản thu nhỏ. Và từ đó tôi quan sát các công trình lớn hơn và thấy rằng các tòa nhà có ở khắp mọi nơi được thiết kế và xây dựng ngoài kia như tôi đã thấy không có hồn và lạnh tanh. Và ở mô hình nhỏ ở cỡ đôi bông tai hay cái tách nhỏ hoặc lớn bằng một nhạc cụ chúng nhìn có hồn và chi tiết hơn. Điều đó đã tác động đến tôi. Công trình đầu tiên tôi làm cách đây đã 20 năm. Và từ đó đến nay, 20 năm, Tôi đã gầy dựng nên một xưởng thiết kế ở London. À, nhân tiện nói luôn, đó là mẹ tôi, trong tiệm nữ trang của bà ở London. Tôi từng ngồi ở đó để đếm mấy chuỗi hạt đó. Tôi đang định chỉ cho mọi người chưa biết đến công việc tại studio của tôi, một vài dự án đã hoàn thành. Đây là bệnh viện. Đây là cửa hàng của công ty làm túi xách. Studio của nghệ sĩ. Đây là công trình điêu khắc làm từ hàng gần một triệu mét dây và 150.000 chuỗi hạt pha lê to bằng trái banh golf. Và đây là cửa sổ trưng bày. Còn đây là hai tháp làm lạnh cho một trạm biến điện. ở gần Nhà thờ St. Paul's ở London. Còn đây là một ngôi đền ở Nhật Bản. của một vị sư. Một quán cafe gần biển ở Anh. Và rất nhanh sau đó, một thứ mà chúng tôi thực hiện mới đây chúng tôi được Thị trưởng của London chỉ định thiết kế một chiếc xe buýt mới làm sao để cho hành khách thấy thoải mái như trước. Bởi chiếc xe buýt Routemaster ban đầu có thể có vài người ở đây từng được đi phía sau xe có khoang rộng -- cõ lẽ, mấy cái xe Routemaster này đang ở California hết rồi sao đấy. Chẳng còn cái nào ở London Thế nên bạn bị kẹt trên xe buýt. Khi xe chuẩn bị dừng cách trạm dừng khoảng 3m, bạn cứ như đang ở tù. Và Thị trưởng thành phố muốn giới thiệu lại kiểu xe buýt có khoang mở phía sau. Thế là chúng tôi đến làm việc với Sở giao thông công chánh, và ở sở này không có vẻ như có trách nhiệm tạo ra một chiếc xe buýt mới trong suốt 50 năm rồi. Và chúng tôi đã rất may mắn có cơ hội để làm điều đó. Nói gọn lại thì chiếc xe buýt tiêu thụ năng lượng ít hơn 40%. Nó được gắn động cơ ... Và chúng tôi đang cố gắng để cải thiện tất cả mọi thứ từ tấm vải cho đến hình dạng cấu trúc và tính thẩm mỹ. Tôi sẽ giới thiệu sau đây 4 dự án chính. Đây là dự án cho một cây cầu. Chúng tôi được giao nhiệm vụ thiết kế cây cầu có thể mở Và mở -- thì dường như mọi người luôn thích mấy cây cầu có thể dựng lên nhưng điều đó rất bình thường. Tôi nghĩ tất cả chúng ta thường đứng và nhìn. Những cây cầu mà chúng ta thấy nó mở và đóng -- Tôi nhìn thấy chán ngán. tôi từng xem một phóng viên ảnh bóng đá trượt người theo quả bóng và ai đó đã đạp lên đầu gối anh ta và chân anh ta bị gẫy tương tự như này Khi chúng tôi nhìn mấy cây cầu này không thể nào không liên tưởng như thể nó đang bị gẫy. Và đây là công trình Paddington ở London. Cây cầu bạn thấy đây nhìn rất chán. Nó làm từ thép và gỗ. Nhưng hãy khoan đánh giá, chúng tôi tập trung vào cách nó vận hành. (Vỗ tay) Chúng tôi thích cái ý tưởng hai phía đầu cầu có thể chạm vào nhau. (Vỗ tay) Thực ra thì chúng tôi làm nó chuyển động chậm lại Bởi mọi người hơi sợ khi lần đầu thấy nó. Nó gập lại nhanh. Một dự án được làm rất gần đây là thiết kế một nhà máy điện sinh khối -- nghĩa là nhà máy điện sử dụng rác thải hữu cơ. Trên bản tin, các nguồn nước trong tương lsi các nguồn năng lượng đều bắt nguồn từ nguyên liệu giấy. Vậy nên chúng tôi tự hào vì cách mà chúng tôi tạo ra năng lượng. Nhưng gần đây, các báo cáo thường niên của các công ty năng lượng đều không thấy có trạm phát điện. Cứ như một đứa trẻ chạy ngang qua cánh đồng vậy. (Cười) Thế nên khi có kỹ sư tìm đến chúng tôi và đề nghị chúng tôi phối hợp với họ làm trạ phát điện, điều kiện của chúng tôi cho phép có thể hợp tác với họ và thế là là thôi, chúng tôi không đơn giản là chỉ trang trí một trạm phát điện bình thường Mà chúng tôi phải học - và kể cả yêu cầu họ dậy lại cho chúng tôi Và chúng tôi đi khắp nơi cùng họ học từng chi tiết nhỏ, và thấy rằng có rất nhiều thứ không hiệu quả, đã không được tận dụng. Mà chỉ chiếm diện tích và trưng bày chúng mà không tận dụng hết công dụng của chúng. Thế nên chúng tôi tìm cách đề phối hợp tất cả những thứ đó lại -- thay vì mỡ hỗn tạp, thì gom lại thể thống nhất. Và chúng tôi phát hiện -- vùng này là một trong những nơi nghèo nhất ở Anh. Nơi tồi tệ nhất ở Anh. Có 2000 căn nhà mới ở đây ngay cạnh trạm phát điện. Như thể nó có một cộng đồng xung quanh Cho thấy tầm quan trọng của một biểu tượng. Và chúng tôi có quyền tự hào về nơi này và không có điều gì để cảm thấy xấu hổ. Thế nên chúng tôi xem xét làm thế nào để xây dựng trạm điện thay vì khiến dân cư phải dời đi và xây một hàng rào kiên cố bao quanh thì nên làm sao đó có thể kéo bạn lại. Và nó -- Tôi đang cố để -- cao lên 200 ft. Vậy nên chúng tôi thấy rằng nên thử làm một công viên năng lượng và thực tế đã tập hợp ọi thứ trong vùng lại và dùng nguồn đá sỏi trong vùng và chúng tôi đã có thể làm một trạm phát điện vận hành yên tĩnh. Đơn giản vì đất có thể làm khuếch tán âm thanh. Và chúng tôi cũng thấy rằng có thể làm cho kiến trúc tối ưu hơn nữa và tương xứng với giá trị của một công trình kiến trúc. Dự án hoàn thành nó sẽ không chỉ là một trạm phát điện Khoảng không gian trên nóc đủ để bạn có thể làm lễ trưởng thành (Cười) Và đó là môt công viên năng lượng Mọi người có thể đến để khám phá nó và chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh, đó là độ cao lý tưởng cho việc này. Ở Thượng Hải, nơi chúng tôi được mời đến để xây -- không tôi nhầm, chúng tôi không được mời. Mà chúng tôi đã vật lộn để thắng trong một cuộc thi dành vé đến đó. (Cười) Chúng tôi dành cơ hội xây công trình của Vương Quốc Anh. Một triền lãm toàn là những công trình của tưởng tượng. Có đến 250 công trình. Một trong những triển lãm lớn nhất thế giới trước giờ. Có hàng triệu người ghé thăm mỗi ngày. 250 công trình của các quốc gia trưng bày. Và chính phủ Anh đã nói rằng "Bọn anh phải nằm trong tp 5." Nó trở thành mục tiêu của chính phủ -- làm sao để nổi bật trong khu hỗn tạp đó cuộc trưng bày của những tác phẩm ngẫu hứng? Thế nên chúng tôi thấy là chỉ nên làm một thứ, chỉ một mà thôi. chứ chẳng nên tham làm tất cả. Và chúng tôi cũng thấy rằng. dù chúng tôi có làm gì đi nữa thì cũng chẳng thể làm pho-mát cho nước Anh. (Cười) Nhưng sự thật là, triển lãm này là về tương lai của các thành phố, và đặc biệt người dân của nữ hoàng Victoria khởi nguồn cho việc đưa thiên nhiên vào thành phố. Và triển lãm thế giới công viên đầu tiên thời hiện đại được tổ chức tại Anh. Và viện nghiên cứu thực vật có quy mô đầu tiên là ở London. Họ có một dự án cực đồ sộ nơi họ thu thập 25% tất cả các loài thực vật trên thế giới. Và chúng tôi thình lình nhận ra điều đó. Và mọi người đều thống nhất cây cối đều đẹp. Vì tôi chưa từng nghe ai nói "Tôi chẳng thích cây" bao giờ, Và hoa cũng thế. Chẳng thấy ai nói là "Tôi không thích hoa." Chúng tôi nhận ra rằng hạt thì -- dự án này đã còn hạt thì ở những vườn thực vật lớn cũng không bao giờ thấy hạt Bạn phải đến khu vườn ở trung tâm thành phố ở đó họ có trưng vài gói giấy nhỏ. Dấu hiệu ban đầu cho dự án. Thế là chúng tôi biết là phải làm dự án về những hạt giống, đại loại là cung điện trưng bày những hạt giống. Nhưng làm sao để trưng những thứ nhỏ xíu xiu thế? Và bộ phim "Công việ kỷ Jura" đã chỉ cho chúng tôi biết. Bởi mẫu DNA của khủng long lưu lại trong hổ phách đã mách nước cho chúng tôi rằng những thứ nhỏ nhắn này có thể bảo tồn và làm cho chúng có vẻ quý giá, hơn là vẻ ngoài - những hạt giống. Và thách thức là, làm thế nào để kết hợp ánh sáng và những thứ này? Chúng tôi không muốn công trình và ý đồ đứng độc lập. Thế nên chúng tôi cố nghĩ, làm sao để tất cả đồng điệu. Mà bên cạnh đó, ngân sách của chúng tôi chỉ bằng nửa các nước trong khu vực. Tình thế còn là vấn đề vị trí đặt công trình to bằng cái sân bóng đá. Và lần này thì một thứ đồ chơi đã gợi ý cho chúng tôi. (Video) (Nhạc): ♫ ♫ ♫ Thomas Heatherwick: Đó, bạn đã thấy. Và ý tưởng là từ 66.000 hạt giống mà họ đồng ý giao chúng tôi, đặt từng hạt vào trong khối cấu trúc trong từng sợi tóc quang học đặc biệt mọc ra từ khối hộp đó, chỉ là khối hộp đơn giản, tạo nên một công trình mà có thể rung rinh trong gió. Và toàn bộ những thứ này lay động nhẹ khi có gió thổi. Còn bên trong, lúc ban ngày -- mỗi thanh thủy tinh có chức năng hứng sáng đưa vào trung tâm. Còn ban đêm, ánh sáng nhân tạo trong mỗi thanh sẽ tỏa ra bên ngoài. Và để tiết kiệm chi phí, chúng tôi tập trung nguồn lực. Thay vì xây dựng một công trình rộng bằng cả sân banh, chúng tôi tập trung về một yếu tố. Và chính phủ đã đồng ý phương án đó và không làm gì khác, tất cả cùng làm. Không gian còn trống là không gian công cộng. Hàng triệu người đến đây mỗi ngày, thế nên đó cũng là để có thêm không gian cho mọi người. Chúng tôi hợp tác với nhà cung cấp Astro Turf để thiết kế bản mẫu của cung điện hạt giống thế nên, dù bạn chỉ nhìn thấy một góc, thì cũng cảm thấy nó khá giòn và mềm, đó là những góc mà bạn thấy ở công trình đó. Bạn biết là khi một con thú bị phẫu thuật người ta phải cạo một ít da của nó để gạt lông ra -- và để đi đi vào được cung điện hạt giống này, chúng tôi cũng đã vạt đi một góc. Và chẳng có gì bên trong; chẳng có giọng nói của người nổi tiếng; chẳng có màn chiếu; không có truyền hình; không có ánh đèn màu; chỉ có sự im lặng và nhiệt độ hơi lạnh. và khi một đám mây ngang qua, bạn sẽ thấy đám mấy lơ lửng ở đầu những thanh truyền ánh sáng. Đó là dự án mà chúng tôi đã làm công trình tổng thể nhìn có vẻ tự nó biểu diễn chứ không phải do cố gắng tạo ra như vậy. (Cười) Và điểm nhấn là cách mà mọi người tương tác. Ý tôi là, đó là điều tối thiểu mà bạn có thể làm ở cuộc triển lãm. Và điều tôi muốn cho các bạn thấy. Chính phủ Anh -- mọi chính phủ đều là thành khách hàng ít tiềm năng nhất mà bạn từng hy vọng có được. Đã có rất nhiều chỉ trích. Nhưng có một sự ủng hộ ngầm. Mà khi đó bất ngờ -- thực sự, công trình tiếp sau đây. Đó là Sở chỉ huy của phòng Đầu tư và Thương mại Vương Quốc Anh, một khách hàng của chúng tôi, với trẻ em Trung Quốc, những người sống ở đó. (Video) Trẻ em: 1, 2, 3, lăn. (Cười) TH: Xin lỗi vì cái giọng hơi rồ của tôi khi đó. (Cười) Công trình cuối cúng, kết cấu là cái gì đó. Thể hiện trong những dự án mà chúng tôi đang làm, những công trình bóng bẩy, mang một hình thù kì dị, nhưng làm từ cùng nguyên vật liệu, là điều gì đó mà chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm, và thay thế thử nghiệm. Và công trình ở Malaysia một khu chung cư cho nhà phát triển bất động sản. Xây trên một khu đất nó đây. Thị trưởng Kuala Lumpur nói là, nếu phát triển cái này nó có thể giúp ích gì đó cho thành phố. có thêm diện tích nền, để xây dựng. Thế nên có một sự khuyến khích cho những người để suy nghĩ về điều đó tốt hơn cho thành phố. Với những công trình chung cư thường thấy ở mọi nơi trên thế giới là bạn có tòa tháp và bạn nhồi nhét vài cái cây vào các góc, bạn cũng thấy mấy cái xe hơi đậu. Và thực ra chỉ có vài phần tầng trệt là để bạn khám phá. còn bên trên thì treo đủ mọi loại tấm áp-phích. Và thật ra phần diện tích tầng trệt là lãng phí nhất ở những công trình này. Một khi có thể xây dựng chóp ngược như này phần đáy sẽ thu nhỏ lại và tập trung vào phần đỉnh khoảng không đó có giá trị thương mại cho nhà phát triển bất động sản. Và bằng cách liên kết các tháp lại chúng tôi có thể sử dụng dụng đến 90% diện tích tạo thành khu rừng nhiệt đới, thay vì chỉ có 10% các bụi cây lẻ tẻ và nhiều đường bao quanh công trình. (Vỗ tay) Chúng tôi đang xây nó. Nhìn chúng tương đối giống nhau, thế nên tiết kiệm được chi phí Chúng chỉ khác ở độ cao mà thôi. Và điều quan trọng là là cố gắng mang lại những thiết kế khác lại cho khu đất, thay vì nhận chìm nó xuống. Đã hết phần trình bày của tôi. Cảm ơn (Vỗ tay) Cảm ơn, (Vỗ tay) June Cohen: Cảm ơn anh, anh Thomas. Anh thật thú vị. Vì có chút thời gian dư, Nên tôi nghĩ anh có thể nói thêm chút về những hạt giống này, liệu có phải anh lấy từ TH: Đây chỉ là mấy hạt để thử nghiệm khi chúng tôi xây công trình đó mà thôi. Có tất cả 66.000 hạt như này. Mỗi sợi quang dài 22 ft. Khi ánh sáng đến-- và bị chặn ở phía đầu sợi quang bên ngoài hộp và truyền theo sợ quang rọi lên các hạt. Việc chống thấm hơi điên đầu chút xíu. Vì mọi công trình đều đối mặt với chuyện này, nhưng khi bạn quả quyết sẽ khoan để đặt 66.000 hạt vào trong-- chúng tôi đã phải chờ khá lâu. Và có một người từ phía nhà thầu đã tính toán ra kích thước-- không phải chuyện dễ -- người có thể giải quyết vấn đề để có được kết cấu chống thấm cho công trình. JC: Càm ơn anh Thomas. (Vỗ tay) Tôi là một bác sĩ nhi và cũng là một bác sĩ gây mê, nên tôi kiếm sống bằng việc làm cho những đứa trẻ ngủ. (cười) Và tôi là một nhà học thuật, nên tôi làm cho khán giả ngủ miễn phí. (cười) Nhưng điều tôi thực sự làm là quản lí cho dịch vụ điều trị các cơn đau tại bệnh viện Nhi Packard ở Standford, Palo Alto. Và từ kinh nghiệm của khoảng 20 đến 25 năm làm việc này mà tôi muốn truyền đạt với các bạn sáng hôm nay rằng những cơn đau là 1 căn bệnh. Thường thì các bạn nghĩ đến những cơn đau như triệu chứng của 1 căn bệnh Và thật vậy, đa số các trường hợp. Nó là triệu chứng của một khối u hay bệnh lây nhiễm một cơn viêm hoặc là cuộc phẫu thuật. Nhưng khoảng 10% các trường hợp, ngay cả khi bệnh nhân đã phục hồi từ những sự kiện này, cơn đau vẫn tiếp tục. Nó tiếp tục hàng tháng và thậm chí đến hàng năm. Và khi điều đó xảy ra, cơn đau chính là căn bệnh. Và trước khi tôi nói với các bạn về cách mà chúng tôi nghĩ điều đó xảy ra, cũng như chúng ta làm được gì về điều này, tôi muốn cho các bạn thấy rằng các bệnh nhân sẽ cảm thấy thế nào. Hãy tưởng tượng, nếu có thể rằng tôi đang dùng chiếc lông này dể vuốt ve trên cánh tay của bạn, như tôi đang làm trên tay tôi đây Bây giờ, tôi muốn các bạn hình dung, rằng tôi vuốt ve cánh tay bạn với cái này. Xin cứ ngồi yên tại chỗ. (cười) Một cảm giác rất khác biệt. Điều đó có liên quan gì đến những cơn đau mãn tính? Hãy tưởng tượng, hai ý tưởng cùng lúc Hình dung bạn sẽ ra sao nếu tôi vuốt ve cánh tay bạn bằng chiếc lông này nhưng não bạn lại bảo là đây là cách bạn cảm nhận -- và đó là cảm nhận của các bệnh nhân với chứng đau mãn tính. Thực ra, thử tưởng tượng một điều còn kinh khủng hơn. Rằng tôi vuốt ve tay con cái bạn bằng chiếc lông này, và não của các cháu lại bảo rằng các cháu đang chạm phải ngọn đuốc nóng này Đó là cảm nhận của một bệnh nhân của tôi, Chanler người các bạn nhìn thấy trên hình Như các bạn thấy đó, đó là một cô gái trẻ và xinh đẹp Cô bé được 16 tuổi khi tôi gặp cô hồi năm ngoái và cô bé mong muốn trở thành một vũ công chuyên nghiệp. Trong một lần tập dợt bài nhảy, cô bé ngã lên cánh tay mình và bị trật cổ tay. Bạn sẽ hình dung, cũng như cô bé, rằng trật cổ tay chỉ là một việc nhỏ trong đời. Quấn cổ tay bằng băng dán ACE uống ibuprofen (một loại thuốc giảm đau) một vài tuần và thế là hết chuyện. Nhưng trong trường hợp của Chandler, đó mới chỉ là bắt đầu câu chuyện. Đây là hình ảnh cánh tay của cô bé khi cô đến với trung tâm của tôi 3 tháng sau khi cú trật tay. Bạn có thể nhìn thấy cánh tay bị đổi màu thành tím bầm Khi chạm vào, cảm giác lạnh như chạm phải xác chết. Các cơ đông cứng, tê liệt we gọi đó là chứng co giật cơ mất kiểm soát* Cơn đau từ cổ tay đã lan đến cả bàn tay, đến các đầu ngón tay và từ cổ tay lên cả khuỷu tay, gần đến tận vai. Nhưng điều tệ nhất là, đó không phải cơn đau suốt 24 giờ Kinh khủng nhất chính là cô bé bị chứng allodynia, * thuật ngữ y khoa dành cho triệu chứng mà tôi vừa minh họa cho các bạn bằng chiếc lông vũ và ngọn đuốc. Ngay cả cái chạm nhẹ nhàng nhất lên cánh tay bằng bàn tay, hay thậm chí là ống tay áo hay vải vóc quần áo khi cô thay đồ cũng khiến cô bé cảm thấy đau đớn bỏng rát. Làm sao hệ thần kinh có thể sai đến thế? Làm sao hệ thần kinh có thể hiểu sai lệch một cảm giác vô hại như cái chạm của bàn tay và biến nó thành một cảm giác kinh khủng như cảm giác chạm phải ngọn lửa. Vâng, bạn rất có thể hình dung hệ thần kinh trong cơ thể giống như mạng lưới điện trong nhà. Trong nhà bạn, dây điện đi trong tường, từ công tắc đèn cho đến hộp nối trên trần và từ hộp nối ra bóng đèn. Và khi bạn bật công tắc, đèn sáng lên. Khi bạn ngắt công tắc thì đèn cũng tắt. Cho nên con người hình dung hệ thần kinh cũng giống vậy. Khi bạn lỡ giáng búa vào ngón tay, những "sợi dây" trong cánh tay bạn - cái mà chúng tôi gọi là những dây thần kinh tuyền tín hiệu đến cho hộp nối trong tủy sống nơi những dây mới, dây thần kinh thu thập tín hiệu và truyền lên não và bạn nhận biết là ngón tay bạn đang bị đau. Nhưng trong tình huống này, dĩ nhiên, trong cơ thể chúng ta mọi thứ phức tạp hơn thế rất rất nhiều. Thay bì giống như trường hợp hộp nối trong tủy sống đơn giản chỉ là một dây thần kinh nối dây thần kinh kế tiếp bằng cách tiết ra những gói màu nâu nhỏ chứa thông tin hóa học được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh theo cách một-nối-một tuyến tính thực tế xảy ra là các chất dẫn truyền thần kinh phát tán ra trong không gian 3 chiều ngang, dọc, lên, xuống trong tủy sống và bắt đầu tương tác với các tế bào kế cận. Những tế bào nay, gọi là tế bào thần kinh đệm một thời từng được xem là phần cấu trúc không quan trọng của tủy sống chẳng có nhiệm vụ gì hơn là giữ những phần quan trọng khác liên kết nhau như giữ những dây thần kinh. Nhưng hóa ra là các tế bào thần kinh đệm có một vai trò sống còn trong việc điều hòa và nhân tín hiệu và trong trường hợp của cơn đau, việc suy diễn sai lệch các cảm nhận giác quan. Những tế bào thần kinh đệm này trở nên kích hoạt. Nhân DNA của chúng bắt đầu tông hợp những protein mới và lại phát tán ra rồi tương tác với các tế bào kế cận làm cho chúng tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất này phát tán lại kích hoạt các tế bào thần kinh đệm kế cận, và cứ thế, cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta có cái gọi là vòng phản hồi dương tính Gần giống như là ai đó vào nhà bạn và đi lại các dây dẫn làm cho lần sau khi bạn bật công tắt đèn, thì toalet xả nước 3 lần hay máy rửa chén được bật lên, hoặc là màn hình máy tính bị tắt đi. Nghe thật điên khùng, nhưng đó thật sự là điều xảy ra khi bạn bị đau mãn tính. Và đó là lý do tại sao cơn đau trở thành chính căn bệnh. Hệ thần kinh có tính linh hoạt nó thay đổi, biến hình để phản ứng lại với kích thích. Vâng, và chúng ta làm gì được về điều đó? Chúng ta làm gì được trong trường hợp như của Chandler? Chúng tôi chữa trị những bệnh nhân này bằng một phương cách khá thô bạo vào thời điểm này. Chúng tôi dùng thuốc điều chỉnh-triệu chứng để chữa thuốc giảm đau thực ra mà nói thì không có hiệu lực lắm cho những cơn đau dạng này. Chúng tôi chọn các dây thần kinh mà đang "ồn ào" và hoạt động trong khi chúng ở trạng thái yên tĩnh và làm cho chúng "ngủ" bằng các thuốc gây mê cục bộ Và quan trọng nhất, cách chúng tôi làm là dùng một quá trình nghiêm ngặt, và thường là không dễ chịu cho lắm của trị liệu vật lý và trị liệu nghề nghiệp để huấn luyện lại cho các dây thần kinh trong hệ thần kinh để chúng phản ứng lại bình thường trước những cảm nhận về cử động và giác quan trong đời sống hàng ngày. Và thêm vào đó chúng tôi còn hỗ trợ bằng một chường trình trị liệu tâm lý chuyên sâu để giải quyết tình trạng trầm uất, nản lòng hay thất vọng của bệnh nhân những tình trạng này luôn luôn đi kèm với những cơn đau mãn tính nặng nề. Cuộc trị liệu đã thành công, như bạn đang nhìn thấy trong video này của Chandler sau 2 tháng được chữa trị, đang thực hiện động tác búng người ngược. Tôi vừa ăn trưa cùng cô bé hôm qua, vì hiện giờ cô là sinh viện đại học môn khiêu vũ ở tại Long Beach này. Và tình trạng cô bé hiện thời hoàn toàn tuyệt vời. Nhưng tương lai còn tươi sáng hơn, Tương lai hứa hẹn rằng có một loại thuốc mới được phát triển không phải các thuốc điều-chỉnh-triệu-chứng chỉ có tác dụng che giấu căn bệnh như hiện thời mà sẽ là thuốc điều-chỉnh-bệnh giải quyết trực tiếp từ nguồn gốc vấn đề và nhắm vào các tế bào thần kinh đệm nói trên hay những protein nguy hiểm mà các tế bào thần kinh đệm tạo ra, tràn lan khắp nơi và làm cho hệ thần kinh trung ương đảo lộn hay nhắm vào tính linh hoạt có khả năng suy diễn sai lệch và nhân lên cảm nhận giác quan mà ta gọi là cảm giác đau đớn. Thế nên tôi hi vọng rằng tương lai, những lời tiên tri của George Carlin sẽ được hiện thực hóa người đã nói rằng: "Triết lý của tôi là: "Có đau đớn mới có thu hoạch" Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Tôi muốn dẫn các bạn vào một cuộc hành trình đến thế giới xa lạ. Và đó không phải là cuộc hành trình cần một chuyến đi nhiều năm ánh sáng, mà nó đi đến một nơi được định nghĩa bởi ánh sáng. Một sự thật ít được đánh giá là hầu hết động vật trong đại dương tạo ra ánh sáng. Tôi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình nghiên cứu về hiện tượng được gọi là Phát quang sinh học (bioluminescence). Tôi nghiên cứu nó vì tôi nghĩ rằng hiểu biết nó là rất quan trọng để hiểu biết cuộc sống trong đại dương nơi mà phần lớn sự phát quang sinh học xảy ra. Tôi cũng sử dụng nó như một công cụ để hình dung và theo dõi sự ô nhiễm. Nhưng chủ yếu là tôi bị cuốn hút bởi nó. Kể từ lần lặn đầu tiên trong tàu lặn sâu, khi tôi di chuyển xuống và tắt hết ánh sáng và nhìn thấy những màn trình diễn pháo hoa, tôi đã là người nghiện sự phát quang sinh học. Nhưng tôi quay trở lại từ những chuyến đi lặn đó và cố gắng chia sẻ trải nghiệm này bằng những từ ngữ, nhưng chúng thực sự không xứng với nhiệm vụ này. Tôi cần một vài cách để chia sẻ trải nghiệm này trực tiếp hơn. Và lần đầu tiên tôi nghiệm ra cách đó là trong tàu lặn một người nhỏ được gọi là Deep Rover. Đoạn phim tiếp theo, bạn sẽ thấy chúng tôi đã kich thích sự phát quang sinh học như thế nào. Và điều đầu tiên bạn sẽ thấy là một màn hình cắt ngang rộng khoảng một mét. (Phim) Người tường thuật: Phía trước tàu ngầm một màn hình hỗn độn sẽ tiếp xúc với những sinh vật thân mềm của biển sâu. Khi ánh sáng của tàu ngầm tắt đi, thì có thể thấy được sự phát quang sinh học -- ánh sáng được tạo ra khi chúng va chạm với cái bẫy. Đây là lần đầu tiên hiện tượng này được ghi hình lại. Edith Widder: Tôi ghi hình hiện tượng đó với một máy quay tăng cường có độ nhạy cảm của mắt người khi thích nghi với bóng tối. Có nghĩa là đó thực sự là những gì bạn nhìn thấy nếu bạn lặn xuống trong một chiếc tàu ngầm. Nhưng để thử chứng mình sự thật đó với bạn, tôi đã mang theo một vài phiêu sinh vật phát quang sinh học trong tình thế chắc chắn là một nỗ lực điên rồ trình diễn cuộc sống. (Cười) Vì vậy, nếu chúng ta tắt hết ánh sáng và để nó trong bóng tối như ở đây chẳng hạn, tôi có một bình thủy tinh chứa những phiêu sinh vật phát quang sinh học. Và bạn sẽ chú ý rằng ngay bây giờ không có ánh sáng phát ra từ chúng, hoặc là chúng đã chết -- (Cười) hoặc là tôi cần kích động chúng theo một vài cách để bạn thấy phát quang sinh học thực sự trông như thế nào. (Há hốc miệng vì kinh ngạc) Tiếc quá. Thật xin lỗi. (Cười) Tôi dành hầu hết thời gian làm việc trong bóng tối; Tôi quen với điều đó rồi. Vâng. Ánh sáng đó được tạo ra bởi song chiên tảo (tảo đơn bào hai roi) phát quang sinh học một loại tảo đơn bào. Tại sao tảo đơn bào cần có khả năng tạo ra ánh sáng? Vâng, nó sử dùng ánh sáng để tự bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi. Chớp sáng giống như tiếng kêu cứu. Nó được biết đến như là chuông báo động phát quang sinh học. Và giống như một cái chuông trong xe hay nhà của bạn, có nghĩa là phát ra ánh sáng cảnh báo sự không mong muốn đối với kẻ xâm phạm, bằng cách đó để bắt kẻ săn mồi hoặc làm hắn sợ tránh xa ra. Có rất nhiều động vật sử dụng mẹo này, ví dụ cá rồng đen (black dragonfish). Nó có một cơ quan ánh sáng dưới mắt, một râu cằm. Nó còn có rất nhiều cơ quan ánh sáng khác bạn không thể thấy, nhưng bạn sẽ thấy ở đây trong một phút nữa. Đôi khi, chúng tôi phải theo đuổi nó trong tàu ngầm bởi vì vận tốc cực đại của nó là 1 knot (1.85km/h), đó là vận tốc cực đại của tàu ngầm. Nhưng điều đó thật đáng giá, bởi vì chúng tôi đã bắt được nó trong một thiết bị bắt giữ đặc biệt, nuôi nó trong phòng thí nghiệm trên tàu, và sau đây mọi thứ trên con cá này sẽ phát sáng. Điều này thật khó tin. Các cơ quan sáng dưới mắt đang chớp sáng. Cái râu cằm đang phát sáng. Các cơ quan sáng trên bụng phát sáng, vây phát sáng. Đó là tiếng kêu cứu; nghĩa là nó thu hút sự chú ý. Đúng là hiện tượng. Và thông thường bạn không nhìn thấy hiện tượng này, bởi vì chúng ta đã làm cạn kiệt sự phát quang ánh sáng khi nuôi dưỡng chúng trong những cái lưới. Có những cách khác bạn có thể tự bảo vệ với ánh sáng. Ví dụ, con tôm này giải phóng chất hóa học phát quang sinh học vào nước giống cách một con mực hay một con bạch tuộc giải phóng đám mây mực Nó làm mù hoặc làm rối trí kẻ săn mồi.. Con mực nhỏ này được gọi là súng bắn lửa bởi vì nó có thể làm như vậy. Bây giờ nó trông như một miếng thức ăn ngon lành, hay một cái đầu heo có cánh -- (Cười) nhưng nếu nó tấn công, nó đẩy ra ngoài một cơn mưa ánh sáng -- thật sự, một cơn mưa thủy lôi photon. Tôi hầu như không để ánh sáng trong khoảng thời gian này để bạn có thể thấy lượng ánh sáng đó va chạm vào màn hình cắt ngang và sau đó là bừng sáng lên. Đúng là một hiện tượng. Có rất nhiều động vật trong đại dương rộng lớn -- phần lớn chúng tạo ra ánh sáng. Và chúng tôi có một ý nghĩ khá tốt, đối với hầu hết chúng, tại sao. Chúng sử dụng hiện tượng này để tìm thức ăn, thu hút bạn tình, tự bảo vệ khỏi kẻ săn mồi. Nhưng khi bạn đi xuống đáy đại dương, mọi thứ thực sự lạ lẫm. Và một vài loài động vật này có thể là nguồn cảm hứng cho những gì bạn thấy trong phim "Avatar (hiện thân)" nhưng bạn không cần phải đi đến tận Pandora để thấy chúng. Chúng là những thứ giống như thế này. Đó là san hô vàng, một bụi. Nó mọc rất chậm. Thực sự, người ta cho rằng một vài trong chúng tương đương 3000 tuổi, đó là một lý do mà đánh cá dưới đáy biển không được cho phép. Một lý do khác là bụi san hô đáng kinh ngạc này bừng sáng. Vì vậy nếu bạn cọ vào nó, bất cứ nơi nào trên người bạn đã cọ vào sẽ có ánh sáng lam-lục nhấp nháy điều đó thật đáng kinh ngạc. Và bạn nhìn thấy những thứ như thế này. Nó trông giống vài thứ từ cuốn sách của tác giả Dr Seuss -- chính xác là tất cả những cách thức của những sinh vật bao trùm điều này. Chúng là cỏ chân ngỗng bẫy ruồi. Bây giờ nếu bạn chọc vào nó, nó kéo những xúc tu vào trong. Nhưng nếu bạn tiếp tục chọc nó, nó bắt đầu tạo ra ánh sáng. Và cuối cùng nó trông giống một dải ngân hà. Nó tạo ra một loạt ánh sáng, có lẽ vì một số dạng là để tự bảo vệ. Có nhiều sao biển có thể tạo ra ánh sáng. Và có những sao biển giòn (brittle star) tạo ra những dải ánh sáng nhảy múa cùng với những cánh tay của chúng. Cái này trông như một cái cây, nhưng nó thực sự là một động vật. Và nó neo mình trong cát bằng cách thổi căng một bong bóng ở cuối thân. Vì vậy cuối cùng nó có thể giữ thân mình trong dòng chảy rất mạnh, như bạn thấy ở đây. Nhưng nếu chúng ta thu thập nó một cách rất hiền hòa, và nuôi chúng trong phòng thí nghiệm và chỉ ép chặt nó xuống đáy thân, nó tạo ra ánh sáng phát ra từ gốc thành một chùm sáng, thay đổi màu sắc khi nó di chuyển, từ lục sang lam. Sự đổi màu và hiệu ứng âm thanh được thêm vào để bạn quan sát thoải mái nhất. (Cười) Nhưng chúng tôi không biết tại sao nó làm như vậy. Đây là một con khác. Nó cũng là một con bút biển (sea pen). Nó là một sao biển giòn chuyên đi quá giang. Nó có ánh sáng xanh hình kiếm Và giống như một con bạn đã thấy nó có thể tao ra những dải ánh sáng. Vì vậy nếu tôi ép chặt gốc, dải ánh sáng phát ra từ gốc đến đỉnh. Nếu tôi ép chặt đỉnh, chúng phát ra từ đỉnh đến gốc. Vì vậy bạn nghĩ sao nếu tôi ép chặt nó ở giữa? (Há hốc miệng kinh ngạc) Tôi thực sự thích thú ý kiến của các bạn về điều đó. (Cười) Vì vậy có một ngôn ngữ của ánh sáng trong đại dương sâu thẳm, và chúng tôi chỉ đang bắt đầu hiểu biết nó. Và một cách mà chúng tôi tiếp tục điều đó là việc bắt chước những kiểu trình diễn này. Đây là một cái bẫy quang học mà chúng tôi đã sử dụng. Chúng tôi gọi nó là sứa điện. Nó chính xác là 16 đèn LED màu xanh lam mà chúng tôi lên chương trình để tạo ra những kiểu trình diễn khác nhau. Và chúng tôi quan sát chúng với một hệ thống máy quay mà tôi phát triển được gọi là Mắt dưới biển nó sử dụng ánh sáng đỏ xa mà hầu hết động vật không nhìn thấy được. vì vậy nó không gây chú ý. Vì vậy tôi chỉ muốn cho bạn thấy một vài phản ứng mà chúng tôi đã thu nhận được từ các động vật ở biển sâu. Đây là màu trắng và đen của máy quay. Nó không có độ phân giải cao. Và những gì bạn đang nhìn thấy ở đây là hộp mồi với một bầy -- giống như là gián đại dương -- có đầy động vật đẳng túc trong hộp. Và ngay trước mặt là một con sứa điện. Và khi nó bắt đầu chớp sáng, chính xác nó là một trong những cái đèn LED nhấp nháy rất nhanh. Ngay khi nó bắt đầu chớp sáng -- trông nó sẽ to ra, bởi vì nó nở hoa trên cái máy quay -- Tôi muốn bạn nhìn vào ngay đây. Có một số thứ nhỏ nhắn ở đó đang phản ứng lại. Chúng tôi đang nói chuyện với một vài thứ. Về cơ bản, nó trông giống một chuỗi ngọc trai nhỏ. thực chất, có tới 3 chuỗi ngọc trai. Và nó đã rất kiên cố. Nó đã ở Bahamas khoảng 2000 feet Về căn bản chúng tôi có một phòng chat đang diễn ra ngay đây, bởi vì một khi nó bắt đầu, mọi người sẽ nói chuyện. Và tôi nghĩ cuối cùng đây là một con tôm giải phóng chất hóa học phát quang sinh học vào nước. Nhưng một điều tuyệt vời là, chúng ta đang nói chuyện với nó. Chúng tôi không biết chúng tôi đang nói gì. Một cách cá nhân, tôi nghĩ nó là thứ gì đó quyến rũ. (Cười) Và cuối cùng, tôi muốn cho bạn thấy một vài phản ứng mà chúng tôi đã ghi hình được với một webcam ở dưới biển sâu đầu tiên trên thế giới, chúng tôi đã lắp đặt nó ở Monterey Canyon năm ngoái. Chúng tôi là những người duy nhất bắt đầu phân tích tất cả những dữ liệu này. Đây là một nguồn sáng đầu tiên, nó giống như những vi khuẩn phát quang sinh học. Và nó giống một cái que quang học chỉ ra các xác thối rữa ở đáy của đại dương. Vì vậy những công nhân quét đường đến, nó là cá mập sáu mang khổng lồ. Và tôi không thể nói chắc chắn rằng nguồn sáng thu hút nó , bởi vì có một cái mồi ngay đó. Nhưng nếu nó bị theo sau bởi một dải mùi, nó có lẽ đến từ một hướng khác. Và nó dường như đang cố gắng ăn con sứa điện. Đó là một con cá mập sáu mang khổng lồ dài 12 feet. Vâng, cái tiếp theo đến từ cái webcam. và đây sẽ là một màn trình diễn chong chóng. Đây là một hồi chuông cảnh báo. Và đó là một con mực Humboldt, một con mực Humboldt vị thành niên. Đây là vị trí 3000 feet ở Monterey Canyon. Nhưng nếu nó là một chuông báo động, bạn không thể mong đợi nó tấn công con sứa một cách trực tiếp. Nó được cho rằng sẽ tấn công những gì đang tấn công con sứa. Nhưng chúng tôi nhìn thấy một chùm phản ứng giống thế này. Gã này là một trầm lặng hơn một chút. "Này, chờ một phút. Có vài thứ khác ở kia." Hắn ta đang nghĩ về nó. Nhưng hắn ta kiên định. Hắn ta tiếp tục quay lại. Và khi hắn ta đi xa trong khoảng vài giây để nghĩ về nó nhiều hơn, và nghĩ, "Có thể nếu mình đến từ một góc khác." (Cười) Không. Vì vậy chúng tôi bắt đầu hiểu nó, nhưng mới chỉ là sự bắt đầu. Chúng tôi cần thêm nhiều cặp mắt quan sát trong quy trình này. Vì vậy nếu bất kì ai trong bạn có cơ hội lặn xuống trong một tàu ngầm, bằng mọi phương tiện, hãy leo vào và đâm đầu theo nó. Đây là thứ gì đó nên nằm trong danh sách cái xô của mọi người, bởi vì chúng ta sống trên một hành tinh đại dương. Hơn 90%, 99%, không gian sống trên hành tinh của chúng ta là đại dương. Đây là một nơi kỳ diệu đầy rẫy những màn trình diễn ánh sáng đáng kinh ngạc và những sinh vật kì lạ và tuyệt diệu, dạng sống ngoài hành tinh mà bạn không cần phải du lịch đến một hành tinh khác để nhìn thấy. Nhưng nếu bạn đâm đầu theo nó, hãy nhớ tắt hết đèn. Nhưng tôi cảnh báo bạn rằng, nó gây nghiện đấy. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thomas Dolby: Với sự trân trọng nhất xin chào mừng người phụ nữ đáng yêu, vui vẻ, và nói hai thứ tiếng Rachelle Garniez. (Vỗ tay) (Tiếng chuông) (Kèn trumpet) ♫ Khi anh ôm em trong vòng tay ♫ ♫ Anh thì thầm với em, ♫ ♫ Em thấy cuộc sống màu hồng. ♫ ♫ Anh ta nói với em những lời của tình yêu, ♫ ♫ Và nói nó mỗi ngày, ♫ ♫ Những lời nói làm em lay động ♫ ♫ Nó xâm chiếm trái tim em ♫ ♫ Nó làm em hạnh phúc ♫ ♫ Em không hiểu vì sao. ♫ ♫ Với em thế là đủ. Em đã hoàn toàn thuộc về anh ♫ ♫ Trọn đời ♫ ♫ Anh nói với em những lời nguyện ước. ♫ ♫ Và em thấy trong anh ♫ ♫ và em thấy trong em ♫ ♫ Trái tim em thổn thức ♫ (Vỗ tay) Tôi quen với việc nghĩ rằng khán giả của TED nằm trong số những người có tầm ảnh hưởng, thông minh, tri thức, khôn ngoan, từng trải và cách tân nhất trên thế giới. Và tôi nghĩ rằng đó là sự thực. Tuy nhiên, tôi cũng có lý do để tin rằng rất nhiều, nếu không nói là hầu hết các bạn đang thực sự buộc dây giày sai. (Cười) Tôi biết rằng điều này có vẻ lố bịch. Tôi biết rằng điều này có vẻ buồn cười. Nhưng hãy tin tôi, tôi đã sống cuộc sống đáng buồn này cho tới 3 năm về trước. Và điều đã xảy ra đó là khi tôi mua, đối với tôi, 1 đôi giày đắt tiền. Nhưng đôi giày đó lại đi kèm với những chiếc dây nylon tròn, và tôi không thể buộc được. Do đó tôi quay lại cửa hàng và nói với người chủ, "Tôi yêu đôi giày này, nhưng tôi ghét những chiếc dây." Ông ấy ngó đến và nói, "Ồ, ông đã buộc sai cách rồi." Và trước thời điểm đó, tôi đã nghĩ rằng, ở tuổi 50, 1 trong những kỹ năng sống mà tôi nắm vững đó là buộc dây giày. Nhưng không phải vậy - hãy để tôi cho các bạn thấy. Đây là cách mà hầu hết chúng ta được dạy để buộc dây giày. Nhưng thực ra - cảm ơn các bạn. Đợi chút, còn nữa. Nhưng thực ra, nút thắt này có 2 dạng là dạng bền và dạng yếu. và chúng ta được học để buộc dạng yếu. Giờ tôi sẽ nói. Nếu kéo sợi dây ở đáy của nút thắt, bạn sẽ thấy cái nơ tự hướng theo chiều dài của chiếc giày. Đây là dạng yếu của chiếc nút. Nhưng đừng lo. Nếu ta làm lại và chỉ đơn giản buộc theo hướng ngược lại xung quanh chiếc nơ, chúng ta sẽ có được dạng bền của chiếc nút. Và nếu bạn kéo cái dây ở dưới chiếc nút, bạn sẽ thấy cái nơ hướng theo chiều ngang của chiếc giày. Đây là dạng bền của nút thắt. Nó sẽ bị tuột ít hơn. Nó sẽ ít khiến bạn phiền hơn. Và không chỉ có vậy, nó trông đẹp hơn. Chúng ta sẽ làm lại 1 lần nữa. (Vỗ tay) Bắt đầu như bình thường, buộc theo chiều ngược lại. Điều này sẽ hơi khó đối với trẻ em, nhưng tôi nghĩ là bạn sẽ làm được. Kéo chiếc nút. Và đây, dạng bền của nút thắt. Giờ, cùng với chủ đề của ngày hôm nay, tôi muốn chỉ ra rằng - và đây là cái các bạn đã biết - đôi khi, chỉ 1 thuận lợi nhỏ ở 1 nơi trong cuộc sống có thể thu được những kết quả to lớn ở 1 nơi khác. Chúc sống lâu và thành đạt. (Vỗ tay) Tôi nghĩ rằng số liệu có thể làm cho chúng ta trở nên con người hơn Chúng ta đang thu thập và tạo ra đủ thứ loại số liệu về cách mà chúng ta đang sống và nó làm cho chúng ta có thể kể những câu chuyện đầy ngạc nhiên Gần đây, một nhà lý luận truyền thông Tweet, "Văn hóa thế kỷ 19 được định nghĩa bởi tiểu thuyết Văn hóa thế kỷ 20 được định nghĩa bằng phim ảnh, và văn hóa thế kỷ 21 sẽ được định nghĩa bằng giao diện." Và tôi nghĩ rằng là nó sẽ được chứng minh là đúng Cuộc sống của chúng ta được thúc đẩy bằng số liệu, và sự biểu hiện của nhứng số liệu đó là một cơ hội đẻ chúng ta tạo ra những giao diện đầy ngạc nhiên để kể những câu chuyện lớn Tôi sẽ cho bạn thấy một vài dự án mà tôi đã làm trong một vài năm qua phản ánh cuộc sống và hệ thống của chúng ta đây là một dự án gọi là Mẫu Hình Chuyến Bay Bạn đang nhìn vào hình ảnh hàng thông của Bắc Mỹ trong vòng 24 tiếng đồng hồ Như bạn thấy, tất cả mọi thứ bắt đầu lòa dần về bóng đêm và bạn thấy con người đi ngủ Theo đó, bạn thấy ở phía Tây máy bay đang bay khắp nơi, máy bay chấm đỏ bay về phía Đông Và rồi bạn thấy mọi người bắt đầu thức dậy ở bở Đông sau đó là những chuyến bay châu Âu ở phía góc bên phải Mọi người đang di chuyển từ Đông sang Tây Bạn thấy San Francisco và Los Angeles bắt đầu chuyến đi của họ tới Hawaii từ góc dưới bên trái Tôi nghĩ, nói là có 140000 máy bay bay đang bị quan sát bởi chính phủ trong một lúc là một chuyện nhưng nó là một chuyện khác để thấy hệ thống đó hạ triều và thông chuyển đây là một hình ảnh khác cho thấy thời gian trôi với cùng một số liệu nhưng tôi đã dùng màu sắc khác nhau để mã chúng theo oại để bạn có thể thấy sự đa dạng của những máy bay ở trên bầu trời ngay trên đầu chúng ta và tôi bắt đầu tạo ra những hình ảnh này rồi bỏ vào Google Maps và cho phép bạn phóng to lên để thấy từng sân bay và những mô hình đang diễn ra ở đó Vậy ở đây chúng ta có thể thấy màu trắng biểu hiện độ cao thấp và xanh dương là độ cao cao hơn và bạn có thể phóng to. Lấy Atlanta chẳng hạn Bạn có thể thấy đây là một sân bay vận chuyển hàng chính có đủ thứ đang diễn ra ở đây bạn có thể thay đổi giữa độ cao với hình mẫu và những nhà sản xuất bạn thấy lần nữa ở đây, sự đa dạng bạn có thể kéo vòng quanh đẻ xem một vài sân bay khác nhau và những hình mẫu mà họ có Kéo lên phía bờ Đông Bạn có thể thấy một vài sự biến động xảy ra ở New York với bộ điều khiển hàng không phải đối mặc với những sân bay chính này ở cạnh nhau Vậy hãy phóng ra một chút, chúng ta thấy lần nữa nước Mỹ - bạn thấy Florida ở ngay góc phải di chuyển qua phái bờ Tây Bạn thấy San Francisco và Los Angeles một vùng lớn ít giao thông giữa Nevada và Arizona và đó là chúng ta ngay dưới đó với L.A. và biển Long Beach ở dưới cùng tôi bắt đầu nhìn kỹ vào những chu vi khác nhau bởi vì bạn có thể chọn cái mà bạn muốn lấy dữ liệu vào Đây là những chuyễn bay bay lên so với những chuyến đang hạ cánh và bạn thấy, qua thời gian, cách các sân bay thay đổi bạn thấy những mẫu hình bắt đầu phát triển ở đáy màng hình và bạn thấy, những sân bay bắt đầu đổi hướng Vậy đây là một dự án khác mà tôi làm việc với phòng thí nghiệm Những Thành Phố Hợp Lý ở MIT và đây là mường tượng sự giao tiếp quốc tế đây là cách New York giao tiếp với những thành phố quốc tế và chúng tôi dựng nó thành một cầu sống ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại ở New York cho cuộc triễn lãm Thiết Kế Bộ Não Mềm Dẻo Và nó dẫn tuyến sống với 24 tiếng đồng hồ giữ trước để bạn có thể thấy mối quan hệ thay đổi và một vài thông tin dân số qua hệ thống dữ liệu mạng điện thoại và biểu lộ bản thân Đây là dự án nữa mà tôi làm việc với phòng thí nghiệm Những Thành Phố Hợp Lý và CurrentCity.org và nó mường tượng tin nhắn điện thoại gửi tới ở thành phố Amsterdam Vậy bạn đang nhìn thấy triều dân và xuống của những người gửi tin nhắn điện thoại từ những phần khác nhau của thành phố cho tới khi chúng ta đến đêm cuối năm, khi mọi người cùng nói "Năm mới hạnh phúc!" (cười) vậy đây là một dụng cụ có tính tương tác để bạn có thể di chuyển vòng quanh và xem những phần khác nhau của thành phố Đây là nhìn vào một sự kiện khác. Nó gọi là Ngày của Nữ Hoàng Lần nữa, bạn có thể thấy triều dân và xuống của những người đang gửi tin nhắn từ những phần khác nhau của thành phố và sau đó bạn sẽ thấy mọi người bắt đầu tập trung ở trung tâm thành phố để chào mừng đêm trước đó, diễn ra ngay ở đây. Và sau đó bạn thấy người ta chào mừng ngày sau đó và bạn có thể tạm ngưng và tua tới tua luôi để xem nhiều giai đoạn khác nhau Vậy bây giờ tới một thứ hoàn toàn khác. Một vài người có thể nhận ra cái này Đây là máy chơi cờ của Baron Wolfgang von Kempelen và con robot tuyệt vời này chơi cờ cực kỳ giỏi trừ một điều: nó không phải là một con robot Nó chính là một người không chân ngồi trong một cái hộp và điều khiển cái máy chơi cờ này Đây chính là nguồn cảm hứng của Amazon gọi là Người Thổ Nhĩ Kỳ Máy Móc - đặc tên theo người đàn ông này nó dựa trên giả thuyết rằng có một vài thứ rất dễ dàng cho con người, và rất khó cho máy móc Vậy họ làm dịch vụ mạng này và nói, "Bất cứ nhà lập trình nào cũng có thể viết mảng phần mềm này và gõ vào bộ não của hàng ngàn người Con mọt trong tôi nghĩ: "ôi chao, thật tuyệt vời!" Tôi có thể gõ vào bộ não của hàng ngàn người" Và một con mọt khác trong tôi nghĩ, "Điều này thật tồi tệ. Thật kỳ quặc. Nó nói lên điều gì về tương lai của nhân loại, khi mà tất cả chúng ta bị gắn vào cái máy này?" Tôi có lẽ là hơi bị cực đoan Nhưng nó nói lên điều gì khi chúng ta không có ngữ cảnh của thứ mà chúng ta đang làm việc, và chúng ta chỉ là những kẻ làm công nhỏ bé? Vậy bạn có thể tạo ra dụng cụ vẽ này Tôi hỏi mọi người vẽ mặt con cừu nhìn về phía bên trái và tôi nói, "Tôi sẽ trả 2 xu cho sự đóng góp của bạn" Và tôi bắt đầu thu thập cừu Và tôi thu thập rất nhiều cừu rất nhiều cừu Tôi lấy 10000 con cừu đầu tiên mà tôi thu thấp được và bỏ chúng vào một trang mạng gọi là TheSheepMarket.com nơi mà bàn có thể mua một bộ sưu tập của 20 con cừu Bạn không thể chọn một con cừu riêng lẻ nhưng bạn có thể mua một lô tem và bỏ chúng lên cái lưới này bạn thấy đấy, bằng cách cuộn qua từng cái một, Cái nhân tính đằng sau cái quá trình hoàn toàn máy móc này Tôi nghĩ là có điều gì đó rất thú vị khi nhìn mọi người đi qua công việc vất vả sáng tạo này điều mà tất cả chúng ta có thể liên hệ đượcm quá trình sáng tạo này để tạo ra cái gì đó từ hư không Tôi nghĩ điều này thú vị khi đặc cạnh nhân loại so với cái lưới kẻ phân phối đồ sộ này. thực sự ngạc nhiên điều mà nhiều người làm. Vậy đây là một vài dữ liệu từ dự án này thu thập khoảng 11 con cừu một giờ, cái mà có thể tính ra lương là 69 xu một giờ Có tất cả 662 con cừu bị từ chối vì chúng không gặp được tiêu chuẩn giống cừu và đã bị ném ra khỏi đàn. (Tiếng cười) Lượng thời gian sử dụng để vẽ kéo dài từ 4 giây đến 46 phút điều đó cho bạn thấy được nhiều kiểu động cơ thúc đẩy và nhiệt huyết có tất cả 7599 người đóng góp vào dự án này hoặc có địa chỉ IP riêng biệt có nghĩa là gần với số người thực sự đóng góp nhưng chí có một người trong số 7599 người nói điều này (Tiếng cười) Điều mà tôi rất ngạc nhiên bởi Tôi tưởng mọi người đều sẽ thắc mắc: "Tại sao tôi vẽ một con cừu?" Và tôi nghĩ đó một câu hỏi rất đugns Có rất nhiều lý do để tôi chọn con cừu Con cừu là con vật đầu tiên được nuôi bỏi những sản phẩm sản xuất bằng máy móc là con đầu tiên được chọn để nuoi cấy con đầu tiên để nhân đôi vô tính rõ ràng là, chúng ta nghĩ cừu nhưng những kẻ đi theo Và điều này được ám chỉ tron "Hoàng Tử Bé" khi mà người kẻ chuyện hỏi hoàng tử vẽ một con cừu anh ta vẽ một con nọ sau một con khác và người kể chuyện chỉ hài lòng khi hoàng tử vẽ một chiếc hộp Người kể chuyện nói rằng, "Nó không phải là về sự sao chép khoa học của một con cừu Nó là về sự suy diễn của riêng bạn để làm một điều gì đó khác biệt." Và tôi thích điều đó. Vậy đây là một đoạn băng từ "Thời hiện đại" của Charlie Chaplin Nó cho thấy Charlie Chaplin đang đối mặc với một vài sự biến đổi chính trong cuộc Cách Mạng Công Nghiệp vậy là không còn có những người làm giầy mà bây giờ có nhiều người đục lỗ vào những đôi giầy và cái ý tưởng về quan hệ giữa một người với công việc thay đổi ratas nhiều vì vậy tôi nghĩ đây là một đoạn băng thú vị để chia thành 16 mảnh và cho vào Người Thổi Nhĩ Kỳ Máy Móc với một dụng cụ vẽ Điều này chủ yếu cho phép - cái mà bạn nhìn thấy bên trái của khung cũ và bên phải bạn thấy cái khung đó được giải thích bởi 16 người những người hoàn toàn không biết họ đang làm gì và đây là nguồn cảm hứng của dự án tôi làm việc với người bạn Takashi Kawashima của tôi Chúng tôi quyết định sử dụng Người Thổ Nhĩ Kỳ Máy Móc cho chính xác lý do mà nó được tạo ra, để kiếm tiền Vậy là chúng tôi lấy một tờ 100 đô và chia thành 10000 mảnh nhỏ và chúng tôi bỏ và Người Thổ Nhĩ Kỳ Máy Móc Chúng tôi hỏi mọi người vẽ cái mà họ thấy Nhưng ở đây không có tiêu chuẩn cừu như lần trước Mọi người, nếu như họ vẽ một hình ảnh giống cây gậy hay là mặt cười nó có thể được đưa vào tờ tiền Vậy điều mà bạn thấy ở đây chính là sự biểu hiện cho việc mọi người làm việc ấy giỏi như thế nào cái mà họ được hỏi để làm. Vậy chúng tôi lấy những tờ 100 đô này và chúng lên một trang mạng gọi là TenThousandsCents.com, nơi mà bạn có thể xem lướt qua và thấy hết sự đóng góp của từng cá nhân và bạn có thể đổi tờ một trăm đô thật cho tờ một trăm đô giả và tặng cho Dự Án Một Trăm Đô Máy Tính Cầm Tay cái mà bây giờ được biết tới là Mỗi Đứa Trẻ Một Máy Tính Cầm Tay. Lần nữa điều này cho thấy sự đóng góp khác nhau bạn thấy một vài người vẽ rất đẹp như hình ảnh trên cùng này dùng rất nhiều thời gian để tạo nên một hình ảnh thật. Và những người khác sẽ vẽ những đường thẳng hoặc mặt cười Ở đây bên tay phải, ở giữa bạn thấy anh chàng này viếc, "1 xu thật sao?" Đó là tất cả cái mà tôi được trả để làm điều này hay sao? Cười Vậy là dự án Người Thổ Nhĩ Kỳ Máy Móc vừa rồi mà tôi chuẩn bị nói với bạn được gọi là Xây Xe Đạp cho 2000 Đây là một sự cộng tác với bạn của tôi Daniel Massey Bạn có thể nhận ra hai anh chàng này đây là Max Mathews và John Kelly từ Bell Labs trong những năm 60 Họ sáng tác bài hát "Tiếng Chuông Cây Cúc" làm nên máy tính biết hát đầu tiên của thế giới Bạn có thể nhận ra nó từ "2001: Thiên sử Không Gian" Khi HAL's đang chết dần ở cuối phim, anh ấy bắt đầu hát bài này, để ám chỉ khi máy tính trở thành con người vì vậy chúng tôi tổng hợp lại bài hát này Bài hát nghe như thế này Chúng tôi phân tích chúng thành những nốt riêng lẻ trong âm nhạc cũng như âm thanh lời khi hát Tiếng Chuông Cây Cúc: hoa cúc, hoa cúc, ... Aaron Koblin: và chúng tôi lấy những mảnh riêng lẻ này và cho và tờ yêu cầu của Người Thổ Nhĩ Kỳ Máy Móc Đây là cái mà nó trở thành nếu chúng được bỏ vào trang mạng của chúng tôi. bạn gõ vào mã của bạn sau đó bạn kiểm tra mic bạn sẽ được nuôi và một đoạn băng đơn giản. (Tiếng còi) Và sau đó bạn sẽ cố gắng tự tạo ra âm thanh đó với giọng của bạn. sau khi bạn xem lại nó và chấp nhận rằng đó là cái mà bạn sẽ nộp vào bạn có thể nộp nó vào Người Thổ Nhĩ Kỳ máy móc mà không biết ngữ cảnh nào khác và đây là cái mà chúng tôi có được sau lần đầu tiên nhận bài nộp Máy thu: Hoa cúc, hoa cúc cho tôi câu trả lời của em tôi đang gần phát điên vì tình yêu của em Nó không thể là một cuộc hôn nhân đặc sắc tôi không thể trả nổi một xe ngựa nhưng tôi sẽ trông rất ngọt ngào trên chiếc ghế của một chiếc xe đạp tạo cho hai ta Aaron Koplin: Vậy James Surowieki có ý tưởng này từ sáng suốt của đám đông những người nói rằng một đám người luôn thông minh hơn bất cứ cá nhân nào Chúng tôi muốn nhìn thấy điều này áp dụng trong việc tạo phân phối âm nhạc theo tính hợp tác khi không ai có một ý tưởng là họ đang làm việc gì vậy nếu bạn lên trang BicycleBuiltforTwoThousand.com bạn có thể nghe tất cả những âm thanh này cùng nhau tôi xin lỗi về điều này. (tiếng ồn) Điệp khúc: Hoa Cúc, Hoa Cúc Cho tôi câu trả lời tôi đang gần phát điên tất cả cho tình yêu cho em nó không thể là một cuộc hôn nhân xa xỉ tôi không thể trả cho một chiếc xe ngựa nhưng tôi sẽ trông thật ngọt ngào trên chiếc ghế của chiếc xe đạp cho hai ta Aaron Koblin: Vậy trong giây lác hãy bước lùi một tý khi tôi ở UCLA cho cao học Tôi làm việc cho một nơi gọi là Trung Tâm cho Cảm Nhận Mạng Lưới Gắn Sẵn Và tôi đang viết phần mềm cho máy quét la-de thị giác Vậy cơ bản là chuyển động không gian ba chiều và nó được xem bởi một giám đốc ở LA tên là James Frost người nói rằng, "Đợi đã. Ý anh là chúng ta có thể tạo ra một phim âm nhạc mà không cần phải quay phim?" Thế là chúng tôi làm điều đó chúng tôi tạo một phim âm nhạc cho ban nhạc Radiohead và tôi nghĩ điều tôi thích nhất từ dự án này không phải chỉ là tạo ra một thước phim với la-de mà chính là chúng tôi mở nguồn cho nó và chúng tôi tạo nó thành một dự án Google Code nơi mà mọi người có thể tải tài liệu và mã nguồn để tạo nên bản riêng của họ và mọi người tạo nên những thứ rất tuyệt vời Đây là 2 cái tôi thích nhất Bảng đóng Thom Yorke và một LEGO Thom Yorke cả một kênh trên Youtube có tất cả những người nộp những nội dung rất thú vị Gần đây, có người nào đó còn in 3 chiều cái đầu của Thom Yorke hôi ghê nhưng cũng hay vậy là với mọi người làm những điều tuyệt vời và hiểu họ đang làm gì tôi rất hứng thú trong việc thứ làm một dự án kết hợp khi mọi người làm cùng nhau để tạo nên điều gì đó và tôi gặp một đạo diễn phim âm nhạc Chris Milk chúng tôi bắt đầu thảo luận ý tưởng để tạo một dự án phim âm nhạc hợp tác những chúng tôi biết chúng tôi cần một người phù hợp để kiểu như phối hợp đằng sau và xây dựng một cái gì đó Vậy chúng tôi cho cái ý tưởng đó vào một góc trong một vài tháng anh đạo diễn cuối cùng nói chuyện với Rick Rubin người đang kết thúc album cuối của Johnny Cash gọi là "Ain't No Grave." Lời của bài hát tựa album là "Không có mộ nào có thể giữ cơ thể tôi xuống." và chúng tôi nghĩ đó là hoàn hảo cho dự án xây dựng sự tưởng nhớ một cách phối hợp và là một sự làm sống lại cho Johnny Cash vậy là chúng tôi hợp lại với bạn tôi Ricardo Cabello, được biết tới là Mr.Doob một nhà lập trình giỏi hơn tôi nhiều và anh ấy tạo ra dụng cụ vẽ flash đầy ngạc nhiên này như bạn biết một phim hoạt hinh là một dãy hình ảnh cái chúng tôi làm là cắt những hình ảnh lưu trữ của Johnny Cash với 8 khung ảnh mỗi giây và cho phép mọi người vẽ từng khung ảnh để đan vào video nhạc thay đổi đa dạng này tôi không có thời gian để cho bạn thấy hết nhưng tôi muốn cho bạn thấy 2 đoạn băng ngắn một là sự bắt đầu của băng nhạc này và cái theo đó là một đoạn băng ngắn của những người đóng góp vào dự án này nói một tý về nó (âm nhạc) Không có mồ nào có thể kéo tôi xuống không có mồ nào có thể kéo thôi xuông khi tôi nghe tiếng trumpet tôi sẽ cưỡi ra khỏi mặt đất không có mồ nào có thể dữ cơ thể của tôi (vỗ tay) Còn cách nào tốt hơn để tưởng nhớ một con người hơn là tạo cái gì đó cho một bài hát của anh ta. Người đóng góp: tôi rất khi ông ấy mất và tôi chỉ nghĩ nó sẽ rất tuyết và rất tốt để đóng góp cái gì đó để tưởng nhớ ông ấy Nó cho phép bài hát cuối của ông ấy trở thành một sự tưởng nhớ đang sống và thở cho tất cả những hình ảnh vẽ bởi người hâm mộ, mỗi hình ảnh có một điều gì đó rất mạnh mẽ tôi đã thấy tất cả mọi người từ Nhật, Venezuela, tới Mỹ tới Knoxville, Tennessee Mặc dù khác biệt từ hình ảnh này qua hình ảnh khác nó rất thân mật xem đoạn băng trong phòng tôi tôi có thể thấy bản thân không hiểu sự bắt đầu của nó và tôi cứ cố gắng qua những vấn đề cho tới khi tôi có thể tạo nên bức tranh bằng bộ điều khiển để tất cả từ giải quyết lấy Tôi có thể hiểu được khi tôi biết mình đang làm gì và rất nhiều ánh sáng và bóng tối đến với nó trong một cách rất kỳ lạ đó là điều mà tôi thích về nhạc của Johnny Cash nó chính là đoạn tóm tắt của cuộc đời ông ấy tất cả những thứ đã xảy ra điều tốt và xấu bạn đang nghe thấy cuộc sống của một con người Vậy nếu bạn lên trang JohnnyCashProject.com, điều mà bạn thấy là đoạn băng được mở ở trên và ở dưới là những hình ảnh riêng lẻ mà mọi người nộp vào dự án vậy dự án này chưa xong nhưng đây là một dự án tiếp tục mà mọi người có thể hợp tác bạn có thể lướt qua những hình ảnh nhỏ bên này và thấy những người vẽ những hình ảnh đó và nơi chúng được vẽ và nếu bạn tìm thấy một hình ảnh gì đó làm bạn hứng thú bạn có thể nhấp chuột để mở một pan-nô thông tin để bạn có thể đánh giá hình ảnh đó điều giúp nó được đưa lên đầu trang bạn có thể thấy cách nó được vẽ và một lần nữa, bạn có thể chơi lại và xem sự đóng góp cá nhân thêm vào đó, như được đưa ra, là tên nghệ sĩ và địa điểm thời gian họ dùng để vẽ nó và bạn có thể chọn kiểu. Cái này được gắn là "Trừu tượng" nhưng có những kiểu khác mà bạn có thể chọn chia đoạn băng theo nhiều cách khác nhau bạn có thể nói, "Tôi muốn xem kiểu vẽ chấm hoặc vễ phát hoặc vễ thực tế." và ở đây lần nữa, bản trừu tượng mà đã trở nên hơi kỳ quặc một tý vậy dự án cuối cùng tôi muốn nói với bạn là một sự hợp tác nữa với Chris Milk và nó được gọi là "Sự Hoang Dại Dưới Phố" Một băng nhạc cho Arcade Fire Chris và tôi rất ngạc nhiên bởi tiềm năng bây giờ của dụng cụ trang mạng hiện đại khi bạn có video và âm thanh HTML5 và sức mạnh của JavaScript để biểu hiện nhanh chóng một cách ngạc nhiên và tôi muốn đẩy cái ý tưởng của một video nhạc cho trang mạng vượt qua khỏi khung cửa sổ 4:3 hay là 16:9 và cố gắng làm cho nó chơi và nhảy trên màng ảnh nhưng điều quan trọng nhất, tôi nghĩ chúng ta thực sự muốn tạo nên một kinh nghiệm mà không giống như dự án Johnny Cash nơi mà bạn có một nhóm của những người sử dụng nhiều thời gian để đóng góp cái gì đó cho tất cả mọi người Thử nghĩ nếu chúng ta có một sự cam kết thấp nhưng tạo ra cái gì đó duy nhất theo tính cả nhân cho mỗi người đóng góp? dự án này bắt đầu bằng cách hỏi bạn làm sao để cho biết địa chỉ của căn nhà bạn lớn lên và bạn gõ địa chỉ vào nó thực sự tạo một video nhạc chỉ cho bạn lấy từ google máp và những hình ảnh đường phố tạo thành một kinh nghiệm vậy nó nên được xem ở nhà với bạn cho vào địa chỉ của bạn tôi có thể cho bạn thấy chút ít về điều bạn có thể trông đợi Bây giờ cuộc sống đang thay đổi nhanh bây giờ cuộc sống đang thay đổi nhanh hy vong điều gì đó tinh khiết sẽ ở lại hy vọng rằng điều gì đó tinh khiết sẽ ở lại chúng ta từng đợi chúng ta từng đợi ôi chúng ta từng đợi đôi khi nó không bao giờ tới đôi khi nó không bao giờ tới vẫn tiếp tục với nỗi đau chúng ta từng đợi nó chúng ta từng đợi nó chúng ta từng đợi no stooi nghĩ rằng có điều gì đó mà bạn có thể lấy được tự cuộc nói chuyện của tôi hôm nay chính là điều giao diện có thể trở thành một dụng cụ kể chuyện đầy sức mạnh và như chúng ta đã thu thập thêm một cách cá nhân và xã hội những dữ kiện phù hợp chúng ta có cơ hội, và có lẽ là nghĩa vụ để tiếp tục nhân loại và kể những câu chuyện đầy ngạc nhiêu như chúng ta cùng tìm hiểu và hợp tác Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với các bạn Trong vòng 18 phút tới đây Một ý tưởng phi thường Thực ra, đó thực sự là một ý tưởng lớn lao. Nhưng để bắt đầu Tôi muốn đề nghị tất cả các bạn Chỉ nhắm mắt trong 2 giây Và thử nghĩ về một công nghệ hay một sáng chế khoa học nào Mà các bạn cho rằng có thể thay đổi cả thế giới. Và giờ tôi đánh cuộc rằng, trong tất cả các khán giả tại đây, Cá bạn đang nghĩ tới những thứ công nghệ vĩ đại nào đó, Những thứ mà tôi thậm chí còn chưa biết đến, Tôi tuyệt đối chắc chắn. Nhưng cũng đảm bảo, khá đảm bảo, Chắc chắn không ai có thể nghĩ tới thứ này. Đây là vắc xin phòng bệnh bại liệt. Và đây thực sự là một thứ vô cùng phi thường Đến nỗi trước đây không ai có thể tưởng tượng được sự có mặt của nó ngày nay, Và vì điều này có nghĩa là chúng ta có thể cho rằng điều đó là hiển nhiên. Đây là một công nghệ vĩ đại. Chúng ta có thể cho rằng đây là điều hoàn toàn hiển nhiên. Nhưng trước đây thì không hoàn toàn vậy Ngay cả tại Carlifornia này đây, nếu chúng ta quay lại vài năm trước, nơi đây là cả một câu chuyện hoàn toàn khác. Mọi người kinh hãi căn bệnh này. Họ khiếp sợ căn bệnh bại liệt, và căn bệnh này gây khủng hoảng trong quần chúng. Và vì những cảnh tượng như thế này. Trong bức hình này, con người đang sống trong những cái phổi sắt. Đây là những người hoàn toàn khỏe mạnh 2 hay 3 ngày trước đây, nhưng rồi 2 ngày sau đó, họ không thể thở được nữa, và virus bệnh bại liệt đã làm tê liệt, không chỉ tay và chân, mà còn cả những cơ quan để thở của họ. Và thường họ sẽ phải sống nốt cuộc đời còn lại của họ, trong chiếc phổi sắt này, để thở. Căn bệnh này rất khiếp đảm; không có thuốc chữa, va không có vắc xin. Căn bệnh này khiếp đảm đến mức Tổng thống Mỹ phải tiến hành một nỗ lực quốc gia phi thường Để tìm cách ngăn chặn nó 20 năm sau, họ đã thành công Và phát triển một loại vắc xin phòng bệnh bại liệt. Nó được chào đón như một điều kì diệu của khoa học vào cuối những năm năm mươi Cuối cùng cũng có một loại vắc xin phòng trừ căn bệnh tồi tệ này. Và ngay tại nước Mỹ này nó đã có một tác động phi thường Như các bạn đã thấy, virus đã chấm dứt. và nó ngừng rất, rất nhanh Nhưng trường hợp này không diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên nó lại diễn ra rất nhanh ở Mỹ Đến mức chỉ tháng trước, Jon Stewart đã nói: (Video) Jon Stewart: Vẫn còn có nơi có bệnh bại liệt? Vì tôi tưởng rằng nó đã bị xóa bỏ giống như cái cách bệnh đậu mùa bị xóa bỏ vậy. Bruce Aylward: Úi, Jon, bênh bại liệt chỉ gần như bị xóa bỏ thôi. Còn sự thật là ngày nay, bệnh bại liệt vẫn tồn tại. Chúng tôi đã làm bản đồ này để chỉ cho Jon thấy một cách chính xác nơi bệnh bại liệt vẫn tồn tại. Đây là một bức hình. Không còn nhiều nơi tồn tại căn bệnh này. Nhưng lí do không còn nhiều nơi có căn bệnh này Là vì đã có một sự chung tay phi thường của tập thể/cá nhân làm việc âm thầm, gần như không được biết đến, với phần lớn các bạn ngày nay. Họ đã làm việc trong 20 năm cố gắng xóa bỏ căn bệnh này. Và chỉ còn lại một số ít trường hợp các bạn có thể thấy trên biểu đồ này. Nhưng chỉ năm ngoái thôi, chúng ta chịu một cú shock kinh hoàng khi nhận ra rằng như vậy vẫn chưa đủ với virus như virus bại liệt Và đây chính là lí do: ở 2 đất nước này nơi chưa bao giờ xuất hiện căn bệnh này trong khoảng 1 thập kỷ ở phía bên kia bán cầu đột nhiên có sự bùng nổ tồi tệ của căn bệnh này Hàng trăm người bị tê liệt Hàng trăm người chết Trẻ con cũng như người lớn ở cả 2 trường hợp chúng tôi có thể sử dụng các chuỗi gen để kiểm tra virus bại liệt và chúng tôi có thể kết luận rằng những con virus này không phải bắt nguồn từ những đất nước này chúng đến từ nơi cách xa đây hàng nghìn dặm trong một trường hợp, nó bắt nguồn từ một châu lục khác và không chỉ dừng ở đấy, chúng lan sang những nước này rồi chúng có thể lan qua những chiếc máy bay thương mại và lan xa hơn nữa đến những nơi như Nga chẳng hạn nơi mà lần đầu tiên trong lịch sử, năm ngoái trẻ em bị tàn tật và tê liệt bởi căn bệnh mà họ chưa bao giờ nhìn thấy trong bao nhiêu năm nhưng giờ đây, tất cả những sự bùng phát mà tôi vừa chỉ cho các bạn đều đã được kiểm soát chúng có vẻ chấm dứt rất, rất nhanh nhưng thông điệp mà tôi muốn nói vẫn rất rõ ràng bệnh bại liệt vẫn còn là một dịch bệnh bùng nổ và gây phá hủy nó chỉ xảy ra ở một phần khác của thế giới và ý muốn lớn lao của chúng tôi là điều kì diệu của khoa học trong thập kỉ này phải là sự chấm dứt hoàn toàn của viên tủy xám vì vậy tôi muốn nói với các bạn một chút về những điều mà sự kết nối này, Hội Polio Partnership đang cố gắng thực hiện chúng tôi không tìm cách kiểm soát bệnh bại liệt chúng tôi chỉ muốn giảm chúng xuống còn một số ít trường hợp vì dịch bệnh này như một ngòi lửa chúng có thể bùng phát lại nếu chúng ta không dập tắt chúng hoàn toàn vì vậy điều mà chúng tôi đang tìm kiếm là một giải pháp tạm thời chúng tôi muốn thế giới này là nơi mà mọi trẻ em, như các bạn ở đây, đều có thể cho là thế giới không có bại liệt vì vậy chúng tôi đang tìm một biện pháp tạm thời đây là nơi mà chúng tôi đã gặp may mắn đây là một trong số ít virus trên thế giới mà có những vết rách đủ lớn trên lớp vỏ giáp sắt của chúng để chúng tôi có thể thự hiện một điều nào đó thật sự phi thường loại virus nàu chỉ có thể sống trên con người nhưng chúng chỉ có thẻ sống trên cơ thể người trong một thời gian ngắn chúng không thể sống sót trong một môi trường hoàn toàn khắc nghiệt và chúng tôi đã có một loại vắc xin khá tốt mà tôi vừa chỉ cho các bạn chúng tôi đang nỗ lực quét sạch loại virus này mục đích của chương trinhg xóa bỏ virus này là tiêu diệt chính virus gây nên bênh baị liệt khắp mọi nơi trên trái đất nhưng bây giờ chúng tôi không có những số liệu khi làm những việc như thế này để xóa bỏ dịch bệnh điều này đã được thực hiện sáu lần trong vòng thiên niên kỉ qua nhưng chỉ thành công chính xác nhất một lần và vi sự xóa bỏ dịch bệnh vẫn là một sự mạo hiểm của cộng đồng sự mạo hiểm này khá ồ ạt nhưng thành quả của nó -- kinh tế, con người, sự thúc đẩy thì vô cùng to lớn một nghị sĩ Mỹ cho rằng tổng số tiền đầu tư mà nước Mỹ chi cho việc xóa bỏ bệnh thủy đậu đã trả lại cứ mỗi 26 ngày cho số tiền chữa trị và tiền vắc xin được dự tính tước và nếu chúng ta hoàn thành việc xóa bỏ bệnh bại liệt thì những nước nghèo nhất trên thế giới có thể tự tiết kiệm được 50 tỷ đô trong vòng 25 năm tới đó chính là số tiền mà chúng ta đang hướng tới nhưng việc chấm dứt bệnh thủy đậu vô cũng khó khăn rất, rất khó khăn nhưng việc xóa bỏ bệnh bại liệt, theo nhiều khả năng, còn khó khăn hơn nữa và có một số ít lí do cho điều đó lí do thứ nhất là khi chúng ta bắt đầu xóa bỏ bệnh bại liệt khoảng 20 năm trước đấy số nước nhiễm phải căn bệnh này gấp đôi so với khi chúng ta bắt đầu với căn bệnh thủy đậu và dân số ở những đất nước này thì lớn gấp 10 lần đó là một nỗ lực to lớn thách thức thứ hai mà chúng ta phải đối mặt khác với vắc xin phòng bệnh thủy đậu mà khá bền vững, chỉ một liều thuốc cũng có thể bảo vệ mạng sống của bạn thì vắc xin bại liệt lại rất mong manh chúng suy giảm khá nhanh trong vùng nhiệt đới và chúng tôi phải cài đặt bộ kiểm tra vắc xin đặc biệt này trên mỗi một lọ thuốc nhỏ nên chúng sẽ thay đổi rất nhanh khi chúng tỏa ra qua nhiều nhiệt chúng tôi có thẻ kết luận rằng đó không phải là một loại vắc xin tốt dùng cho trẻ em chúng không đủ mạnh và không thể bảo vệ trẻ em dù gì, trẻ em cần nhiều liều lượng vắc xin thách thức thứ 3 có lẽ là thách thức lớn hơn, lớn nhất đó là, khác với bệnh thủy đậu, bạn thường thấy kẻ thù của mình hầu như những người bị nhiễm bệnh thủy đậu đều có triệu chứng phát ban vì vậy bạn có thể vượt qua dịch bệnh này bạn có thể tiêm vắc xin phòng trừ bênh và chấm dứt chúng nhưng bệnh bại liệt thì hầu như hoàn toàn khác phần lớn những người bị nhiễm virus bại liệt không cho thấy dấu hiệu của bệnh vì vậy hầu như không thể thấy kẻ thù của chúng ta bởi vậy chúng ta cần một cách khác để diệt trừ dịch bệnh này chứ không như cái cách được dùng với bệnh thủy đậu chúng ta phải tạo lập một trong những bước chuyển biến xã hội lớn nhất trong lịch sử khoàng hơn 10 triệu người có lẽ khoảng 20 triệu người phần lớn là tình nguyện viên, những người đã làm việc trong suốt 20 năm qua cho cái được gọi là sự hợp tác quốc tế lớn nhất trong thời bình những người này, 20 triệu người này đã tiêm vắc xin cho khoảng hơn 500 triệu trẻ em mỗi năm một số lượng lớn thời gian đạt tới đỉnh điểm của cuộc hợp tác giờ đây việc cung cấp vắc xin bại liệt rất đơn giản chỉ cần nhỏ 2 giọt, như thế này nhưng để đạt tới con số 500 triệu người thì còn khó khăn hơn rất rất nhiều và những người tiêm vắc xin này, những tình nguyện viên này, họ phải dẫn thân vào những khu ổ chuột đô thị khắc nghiệt nhất, dày đặc nhất thế giới họ phải di chuyển dưới cái nắng oi ả tới những vùng xa xôi nhất, khó đạt chân đến nhất trên thế giới. và họ cũng phải tìm cách tránh đạn vì chúng tôi làm việc hợp tác với nhau dưới những lệnh ngừng bắn và sự ngừng bắn không ổn định để tìm cách tiêm vắc xin cho trẻ em ngay cả ở những nơi bị ảnh hưởng bởi chiến tranh một phóng viên người đã quan sát chương trình của chúng tôi tại Somalia 5 năm trước nơi đã xóa bỏ bệnh bại liệt không chỉ một, mà 2 lần, vì họ bị nhiễm lại ông ấy ngồi ở ngoài đường quan sát một trong những chiến dịch bại liệt, bày tỏ và một vài tháng sau đó ông ấy viết đây là sự trợ cấp quốc tế đạt tới đỉnh điểm của anh hùng cả những người anh hùng này đén từ nhiều nghành nghề và tầng lớp khác nhau, với đủ các loại nền tảng nhưng một trong những điều phi thường nhất là Rotary International. đây là một nhóm một đội quân tình nguyện mạnh mẽ khoảng triệu người đã cùng làm việc để xóa bỏ bệnh bại liệt trong hơn 20 năm. họ đã làm rất đúng trong tất cả mọi việc. cần rất nhiều năm để xây dựng cơ sở hạ tầng vì ảnh hưởng của việc xóa bỏ bệnh bại liệt-- nên việc này đã diễn ra trong 15 năm, dài hơn số năm nó đáng lẽ được xây dựng -- nhưng một khi đã được xây dựng, kết quả đạt được vô cùng lớn lao. chỉ trong vòng 2 năm những đất nước tiến hành xỏa bỏ bệnh bại liệt đã nhanh chóng tiêu diệt được cả 3 loại virus bại liệt, chỉ còn lại 4 nước mà các bạn có thể thấy trên đây nhưng trong số những ngước này cũng chỉ còn một phần vẫn còn dịch bệnh và rồi tới năm 1999 một trong 3 loại virus bại liệt mà chúng tôi tìm cách xóa bỏ đã bị tiêu diệt hoàn toàn trên toàn thế giới -- bằng chứng của tư tưởng. và rồi giờ đây. khoảng 99% sự sự thuyên giảm -- hơn 99% sự giảm sút-- số lượng trẻ em bị tê liệt bởi dịch bệnh tồi tệ này khi chúng tôi bắt đầu chiến dịch, 20 năm trước đây 1000 trẻ em bị tê liệt mỗi ngày bởi loại virus này năm ngoái con số là 1000. Cùng lúc đó Chương trình xóa bỏ bệnh bại liệt Đang thực hiện để giúp đỡ rất nhiều vùng khác Chương trình đã giúp kiểm soát dịch cúm như dịch SARS chẳng hạn Họ cũng tìm cách giúp đỡ trẻ em bằng những việc làm khác Như cung cấp những liều vitamin A, những mũi tiêm phòng bệnh sởi và cung cấp những màn ngủ để phòng chống bệnh sốt rét trong một vài chiến dịch Nhưng điều thú vị nhất Là chiến dịch xóa bỏ bệnh bại liệt đã làm những việc khiến chúng ta một cộng đồng quốc tế Giúp đỡ được từng trẻ em, từng cộng đồng riêng lẻ Những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới Cũng được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất Không quan trọng về mặt địa lý, sự nghèo khổ Văn hóa hay ngay cả chiến tranh Bởi vậy mọi thứ trông rất thú vị Nhưng rồi 5 năm trước Loại virus, chính loại virus cũ này lại tấn công trở lại Vấn đề đầu tiên mà chúng tôi gặp phải Đó là, tại 4 đất nước này, căn cứ của loài virus Chúng tôi không thể tìm được nguồn gốc Và để làm mọi chuyện tồi tệ hơn Loài virus này bắt đầu lan rộng ra khỏi 4 đất nước trên Đặc biệt là từ phía bắc Ấn Độ, bắc Nigeria Đến những vùng rộng lớn của châu Phi, châu Á, và ngay cả châu Âu Gây nên sự bùng phát kinh hãi Tại những vùng chưa từng biết đến dịch bệnh này trong bao nhiêu thập kỉ Và rồi Tại một trong những nguồn virus bại liệt quan trọng nhất, bền bỉ nhất Và khắc nghiệt nhất trên thế giới Chúng tôi phát hiện ra rằng vắc xin của chúng tôi chỉ đạt hiệu quả Một nửa so với hiểu quả đáng lẽ chúng phải có Trong điều kiện như vậy Các vắc xin không có đủ sự kìm chặt cần thiết Trong ruột trẻ em Để bảo vệ các em Tại thời điểm đó Có một điều vô cùng khủng khiếp, như các bạn có thể tưởng tượng, Sự mất tác dụng , có thể gọi đó là sự mất tác dụng Và chúng diễn ra rất, rất nhanh rồi đột nhiên,một vài tiếng nói quan trọng Trong cộng đông sức khỏe thế giới Kêu gọi rằng: “dừng lại đã Chúng ta nên từ bỏ ý định xóa bỏ bệnh bại liệt này đi Chúng ta hãy tạo lập một sự kiểm soát- thế là đủ rồi" Nhưng cũng hấp dẫn như cái ý định kiểm soát ấy Đó là một tiền đề sai lầm Sự thật tàn bạo là Nếu chúng ta không có đủ ý chí hay kĩ năng Hay lượng tài chính cần thiết Để chu cấp cho trẻ em, những em bé dễ tổn thương nhất trên thế giới Những thứ đơn giản như Vắc xin bại liệt truyền qua đường miệng Thì sớm thôi Hơn 200 000 trẻ em Sẽ lại bị tê liệt bởi dịch bệnh này Hằng năm Tuyệt nhiên chẳng có gì đáng ngờ Những trẻ em này cũng như Umar Umar 7 tuổi Em đến từ bắc Nigeria Em sống với gia đình ở đó Với 8 anh chị em Umar cũng bị bại liệt Umar bị tê liệt cả đời Chân phải của em đã bị tê liệt Vào năm 2004 Chân phải này của em ấy Giờ phải chịu một cú đập tồi tệ Vì em phải vừa bò vừa đi Vì như vậy em mới nhanh Bắt kịp với các bạn, các anh chị em của em Hơn là bám vào cái nạng của em để đi Nhưng Umar là một học sinh diệu kì, em là một đứa trẻ phi thường Bạn có lẽ không thể xem được chi tiết ở đây Đây là bảng điểm của em Các bạn có thể thấy, em ấy đạt được số điểm tuyệt đối Em ấy đạt 100% trong các môn quan trọng Ví dụ như môn thơ ca cho trẻ mẫu giáo Nhưng tôi rất vui khi có thể nói với các bạn rằng Umar tuy là một trẻ em điển hình bị mắc bệnh bại liệt ngày nay Nhưng sự thật không phải vậy Umar là đứa trẻ ngoại lệ Trong một trường hợp ngoại lệ Thực tế là bệnh bại liệt ngày nay Đã trở nên rất khác Bệnh bại liệt tấn công vào những cộng đồng nghèo nhất thế giới Khiến các em sống trong những vùng này bị bại liệt Và khiến các gia đình Ngày càng nghèo khổ hơn Bởi vì họ đang tìm kiếm một cách vô vọng Và sử dụng những đồng tiền ít ỏi họ kiếm được Cố gắng trong vô ích Tìm cách cứu chữa cho con họ Nhưng chúng tôi cho rằng các em xứng đáng những điều tốt hơn thế Bởi vậy nên chúng tôi càng cứng rắn hơn Trong chiến dịch xóa bỏ bại liệt Khoảng 2 năm trước Khi mọi người đều nói rằng:”chúng ta nên hoãn chiến dịch này lại” Hiệp hội Polio Partnership Quyết định bắt đầu chiến dịch một lần nữa Và cố gắng tìm ra những giải pháp đổi mới Những cách mới để cứu lấy những trẻ em Mà chúng tôi cứ để lỡ hết lần này đến lần khác ở phía bắc Ấn Độ, chúng tôi bắt đầu định vị bản đồ những trường hợp nhiễm bệnh bằng việc sử dụng những hình ảnh vệ tinh như thế này để định hướng việc đầu tư của chúng tôi cũng như những người di cư tiêm vắc xin để chúng tôi có thể cứu chữa hàng ngàn trẻ em ở thung lũng sông Koshi nơi không có một dịch vụ y tế nào ở phía bắc Nigeria những quan chức chính trị và những nhà lãnh đạo Hồi giáo họ tham gia trực tiếp vào chương trình để giúp giải quyết các vấn đề về hậu cần và lòng tin cộng đồng rồi họ bắt đầu sử dụng những thiết bị này-- lại nói về những thiết bị thú vị những thiết bị nhỏ này, những thiết bị theo dõi GIS như thế này họ cài vào trong đồ chứa vắc xin của những người tiêm vắc xin để có thể theo dõi họ rồi đến cuối ngày, họ nhìn lại để xem những người này đã đến từng con đường, từng ngôi nhà hay chưa đây là sự tận tâm mà chúng tôi tìm kiếm để cứu chữa đến tùng trẻ em mà chúng tôi đã bỏ lỡ và ở Afghanistan , chúng tôi dùng một phương pháp mới tiếp cận những người đàm phán chúng tôi làm việc mật thiết với Ủy ban quốc tế Hội chữ thập đỏ để đảm bảo rằng chúng tôi có thể đến với từng em nhỏ nhưng khi chúng tôi cố gắng làm những điều phi thường này khi những con người gặp phải vấn đề này phải cố gắng thực hiện ại phương pháp của họ chúng tôi quay trở lại với vắc xin, một vắc xin 50 tuổi đời chúng tôi đã nghĩ rằng, chúng ta có thể làm ra vắc xin tốt hơn cuối cùng khi họ đến với từng đứa trẻ Chúng ta sẽ đổi lại được những giá trị tốt hơn và điều này đã tạo nên sự cộng tác phi thường trong nền công nghiệp chỉ trong vòng 6 tháng chúng tôi thử nghiệm loại vắc xin mới mà hướng tới mục tiêu, chỉ trong 2 năm trước là 2 loại virus bại liệt cuối cùng trên thế giới ngày 9 tháng 6 năm 2009 chúng tôi có kết quả thử nghiệm đầu tiên với loại vắc xin này nó đã trở thành một thứ thay đổi cuộc chơi loại vắc xin mới này có công dụng gấp 2 lần trên cặp virus bại liệt cuối cùng so với vắc xin trước đó ngay lập tức chúng tôi sử dụng loại vắc xin này chỉ trong vòng 2 tháng, chúng tôi đưa loại vắc xin này vào sản xuất và nó bắt đầu vượt khỏi đường sản phẩm để được đưa vào miệng của các em nhỏ trên thế giới. chúng tôi không bắt đầu ở những nơi dễ dàng nơi đầu tiên mà vắc xin được sử dụng là phía bắc Afghanistan vì ở những nơi như thế thì những em nhỏ mới được hưởng lợi ích nhiều nhất từ những công nghệ như thế này trong 2 ngày vừa qua tại TED tôi đã chứng kiến những diễn giả thách thức khán giả nhiều lần để tin vào những điều không thể làm được bởi vậy 7 giờ sáng hôm nay tôi đã khiến Chris và nhóm sản xuất tức giận với việc nhờ họ tải về các dữ liệu của chúng tôi ở Ấn Độ một lần nữa để các bạn thấy được những điều được đưa ra ngày hôm nay đã chứng minh rằng những điều không thể là có thể chỉ 2 năm tước thôi, mọi người nói rằng điều này là không thể hãy nhớ rằng, bắc Ấn Độ từng là một cơn bão hoàn chỉnh khi chịu ảnh hưởng của dịch bại liệt hơn 500 000 trẻ em được sinh ra tại 2 bang chưa từng dập tắt dịch bại liệt Uttar Pradesh và Bihar 500 00 trẻ em mỗi tháng Hệ thống vệ sinh vô cùng tồi tệ Và vắc xin cũ của chúng tôi, các bạn còn nhớ chứ Chỉ đạt hiệu quả một nửa so với hiệu quả đáng lẽ nó phải có Nhưng điều phi thường đã diễn ra Hôm nay đánh dấu tròn 6 tháng Lần đầu tiên trong lịch sử Không một trẻ em nào bị bại liệt ở Uttar Pradesh hay Bihar (vỗ tay) Ấn Độ không hề đặc biệt tại nhà của Umar ở đất nước Nigeria, 95% đã giảm ở số trẻ em bị bệnh bại liệt trong năm qua. và chỉ trong 6 tháng qua, số nơi bị nhiễm lại dịch bại liệt đã giảm đi so với bất kì thời điềm nào khác trong lịch sử. thưa các vị, với sự kết hợp của những con người thông minh, những công nghệ tiên tiến và sự đầu tư thông minh, dịch bại liệt giờ có thể bị xóa bỏ ở bất cứ đâu chúng ta có những thách thức lớn, các bạn có thể tưởng tượng được không để hoàn thành nhiệm vụ này nhưng các bạn có thể thấy đó điều này hoàn toàn có thể làm được điều đó cũng đem lại lợi ích thứ 2 xóa bỏ dịch bại liệt là một đầu tư tuyệt với khi nào mà vẫn còn trẻ em ở những nơi nào đó vẫn còn bị bại liệt bởi loại virus này thì đó sẽ là sự nhắc nhở khắc nghiệt rằng chúng ta, một xã hội vẫn thất bại trong việc cung cấp cho các em những dịch vụ cơ bản nhất vì lí do đó, việc xóa bỏ dịch bại liệt là sự công bằng tối thượng nó tối thượng trong pháp lý xã hội những người tạo nên tác động xã hội lớn lao mà đã tham gia vào chiến dịch xóa bỏ dịch bại liệt sẵn sàng làm nhiều hơn nữa cho những trẻ em này họ sẵn sàng cung cấp đến các em những lưới ngủ và những thứ khác nhưng tư bản hóa sự nhiệt tình của họ tư bản hóa năng lượng của họ là kết thúc công việc mà họ đã bắt đầu cách đây 20 năm chấm dứt dịch bại liệt là điều cần làm đó là điều đúng đắn để làm và chúng ta đang trong thời buổi kinh tế khắc nghiệt nhưng như David Cameron của vương quốc Anh đã nói 1 tháng trước khi ông bàn về dịch bại liệt không bao giờ có thời điểm sai để làm một việc đúng xóa bỏ dịch bại liệt là một điều đúng đắn cần làm chúng ta đang ở bước ngoặt trong nỗ lực suốt 20 năm vừa qua giờ chúng ta đã có vắc xin mới cách giải quyết mới phương thức mới chúng ta có cơ hội để viết nên một chương hoàn toàn không có dịch bại liệt trong lịch sử loài người nhưng nếu chúng ta lẩn tránh vấn đề chúng ta sẽ mất mãi mãi cơ hội để xóa bỏ dịch bệnh lịch sử và đây là tư tưởng cần được truyền bá hãy chấm dứt bệnh bại liệt ngay bây giờ hãy giúp chúng tôi lan truyền câu chuyện này hãy giúp chúng tôi tạo nên một sức đẩy như vậy thì rất sỡm thôi mỗi em nhỏ, mỗi cha mẹ ở khắp mọi nơi có thể hưởng cuộc sống không có bệnh bại liệt mãi mãi. cảm ơn các bạn ( vỗ tay) Bill Gates: ừm Bruce à, theo ông thì đâu có lẽ là nơi khó khăn nhất trong chiến dịch ấy? Nơi đâu chúng ta cần khôn ngoan nhất? 4 nơi mà các bạn vừa được xem, những nơi mà chúng tôi không hề dừng lại Là bắc Nigeria, bắc Ấn Độ Và một góc phía bắc Afghanistan Và phần biên giới Pakistan Đó là những nơi khó khăn nhất Những điều thú vị là, trong số 3 nơi trên Ấn Độ trông khá ổn, như các bạn vừa thấy trên dữ liệu đó Còn, Afghanistan, Afghanistan, chúng tôi cho là Nơi có lẽ phải dập tắt dịch bệnh nhiều lần Nơi đấy cứ liên tục bị nhiễm lại dịch Bởi vậy những việc khó khăn nhât hiện là: giúp nơi đỉnh điểm của Nigeria Và Pakistan hoàn thành việc xóa bỏ dịch bệnh Vâng, đó là những việc khó khăn nhất BG: Thế còn vấn đề tài chính? Hãy cho chúng tôi hình dung được chi phí cho 1 năm thực hiện chiến dịch Việc xin tài trợ có dễ dàng không? Và việc này sẽ như thế nào trong 2 năm tới? BA: Điều đó rất hay Chúng tôi dùng khoảng 750 triệu Đến 800 triệu đô la 1 năm Đó là tổng số tiền cho 500 000 triệu trẻ em Nó trông có vẻ nhiều. thực sự đó là một số tiền khá lớn Nhưng khi cung cấp đến 500 triệu trẻ em cùng thời điểm Chỉ còn 20, 30 cent 1 em Như vậy vẫn chưa đủ Nhưng hiện giờ chúng tôi vẫn chưa có số tiền lớn đến vậy Chúng tôi đang có khó khăn trong vấn đề tài chính. Chúng tôi phải làm tắt Mà mỗi lần chúng tôi làm tắt lại có nhiều nơi bị nhiễm dịch mà đáng lẽ không bị nhiễm, và như ậy lại chậm tiến trình của chúng tôi Và việc đầu tư lớn cũng cần cái giá đắt một chút BG: ồ, hy vọng chúng ta sẽ giúp thế giới giải quyết chuyện này và chính phủ các quốc gia sẽ giữ sự rộng rãi của họ chúc ông may mắn. chúng tôi luôn sát cánh bên ông cảm ơn. (BA: cảm ơn) ( vỗ tay) Câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay nói về những thử thách tôi gặp phải với tư cách là một nghệ sỹ Iran, một nữ nghệ sỹ Iran một nữ nghệ sỹ Iran sống lưu vong. Điều này có những mặt được và mặt xấu. Mặt xấu là dường như chính trị không buông tha những người như tôi. Mỗi một nghệ sỹ Iran, bằng hình thức này hay hình thức khác, đều liên quan đến chính trị. Chính trị đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi. Nếu bạn đang sống tại Iran, bạn phải đối mặt với chính sách kiểm duyệt, đàn áp, tống giam, tra tấn -- và đôi khi, hành hình. Nếu bạn đang sống bên ngoài đất nước Iran như tôi, bạn đang sống một cuộc sống lưu vong -- đối mặt với nỗi khát khao hướng về cũng như sự chia cắt khỏi những người yêu dấu và gia đình. Vì thế, chúng ta không để cho khoảng trống đạo đức, cảm xúc, tâm lý và chính trị cản trở chúng ta khỏi thực tế là chúng ta có trách nhiệm với xã hội (Iran). Điều lạ là, một nghệ sỹ như tôi thấy trách nhiệm rằng mình phải là tiếng nói phải là người phát ngôn của đồng bào mình, thậm chí khi tôi - thật tình là - không có tiếp xúc với đất nước của chính mình. Đồng thời, những người như tôi, chúng tôi đang chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Chúng tôi phê phán người phương Tây, nhận thức của phương Tây về danh tính của chúng tôi -- về hình ảnh được xây dựng về chúng tôi, về những người phụ nữ và đời sống chính trị của chúng tôi, về tín ngưỡng của chúng tôi. Chúng tôi đấu tranh để tự hào và yêu cầu được tôn trọng. Và đồng thời, chúng tôi chiến đấu trên một mặt trận khác. Đó là chế độ của đất nước mình, chính phủ đang điều hành nó, một chính phủ tàn bạo, đã làm mọi tộc ác có thể để có thể nắm giữ quyền lực. Những nghệ sỹ như chúng tôi đang gặp rủi ro. Chúng tôi đang trong tình thế rất nguy hiểm. Chúng tôi đe doạ thể chế mà chính phủ đang điều hành. Nhưng oái ăm thay, tình trạng này đã thêm sức mạnh cho toàn thể chúng tôi, vì chúng tôi (những người nghệ sỹ) được xem như là trung tâm của cuộc tranh luận văn hoá, chính trị, và xã hội tại Iran. Chúng tôi truyền cảm hứng, khơi gợi, động viên và mang đến hy vọng cho đồng bào Iran. Chúng tôi là những người đưa tin của đồng bào, và người giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nghệ thuật là vũ khí của chúng tôi. Văn hoá là một cách thức kháng chiến. Thi thoảng tôi thấy ghen tỵ với những nghệ sỹ phương Tây vì sự tự do thể hiện của họ vì thực tế là họ có thể tách mình ra khỏi ảnh hưởng của chính trị ra khỏi thực tế rằng họ chỉ đang phục vụ một khán giả, chủ yếu là văn hoá phương Tây. Nhưng đồng thời, tôi quan ngại về phương Tây, bởi vì thường trong đất nước này, thế giới phương Tây mà chúng ta đang có văn hoá đối mặt với nguy cơ trở thành một loại hình giải trí. Đồng bào chúng tôi phụ thuộc vào những nghệ sỹ, và văn hoá thì nằm ngoài khả năng giao tiếp. Hành trình trở thành nghệ sỹ của tôi bắt đầu từ một nơi rất riêng tư. Tôi đã không bắt đầu bình luận xã hội về đất nước của mình. Bức tranh mà các bạn đang thấy trước mắt được chụp khi tôi trở về Iran lần đầu tiên sau 12 năm xa cách. Thời điểm chụp là sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Khi tôi không ở tại Iran, cuộc cách mạng Hồi giáo diễn ra và đã thay đổi hoàn toàn đất nước từ văn hoá Ba tư sang Hồi giáo Tôi trở về cốt yếu để đoàn tụ cùng gia đình mình và để kết nối bản thân tìm ra vị trí của mình trong xã hội. Nhưng thay vì thế, tôi nhận ra một đất nước thuộc một ý thức hệ mà tôi không thể nhận ra nữa. Hơn thế, tôi trở nên hứng thú khi tôi đối mặt với sự tiến thoái lưỡng nan của mình và những câu hỏi, tôi dần nghiên cứu về cuộc cách mạng Hồi giáo bằng cách nào mà nó thực sự đã thay đổi một cách khó tin cuộc sống của những người phụ nữ Iran. Tôi cực kỳ hứng thú với chủ đề về người phụ nữ Iran, theo cách thức mà họ, về tính lịch sử, là hiện thân của cuộc cải tổ chính trị. Bằng cách nghiên cứu về người phụ nữ, bạn có thể hiểu cấu trúc và ý thức hệ của đất nước Iran. Vì thế tôi đã tiến hành một vài công việc mà ngay lập tức trả lời một số câu hỏi của tôi về cuộc sống, và đã đưa công trình của tôi đến một tranh luận lớn hơn về chủ đề: nỗi thống khổ, câu hỏi của những ai sẵn sàng đứng ở ngã giao của tình yêu dành cho Chúa, niềm tin, và bạo lực, tội ác và sự hung tàn. Đối với tôi, điều này trở nên cực kỳ quan trọng. Và dù thế, tôi có một vị trí không bình thường về chủ đề này. Tôi đã là người ngoài trở về Iran để tìm vị trí của mình, nhưng tôi đã không ở vào vị trí để mà phê phán chính phủ hay ý thức hệ của cuộc cách mạng Hồi giáo. Điều này thay đổi từ từ cùng lúc tôi tìm ra tiếng nói của mình và tôi khám phá ra những điều mà tôi không biết rằng tôi có thể biết. Vì thế nghệ thuật của tôi trở nên phê phán một chút. Con dao của tôi trở nên sắc hơn. Và tôi rơi vào một cuộc sống lưu vong. Tôi là một nghệ sỹ nay đây mai đó. Tôi làm việc tại Ma-rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mêhicô. Tôi đi mọi nơi để huyễn hoặc bản thân rằng đó là Iran. Giờ tôi đang thực hiện một vài bộ phim. Năm ngoái, tôi hoàn thành một phim với tên gọi "Những người phụ nữ không có bóng dáng đàn ông." Bộ phim nói về lịch sử, nhưng là một lịch sử khác của người Iran chúng tôi. Bối cảnh vào năm 1953 khi tình báo Mỹ tiến hành đảo chính và lật đổ lãnh đạo dân chủ tiến sỹ Mossadegh. Cuốn sách này được viết bởi một người phụ nữ Iran, Shahrnush Parsipur. Đó là một cuốn tiểu thuyết thực tế tuyệt vời. Cuốn sách đã bị cấm phát hành, và tác giả lãnh án tù 5 năm. Lý do mà tôi đam mê quyển sách, và lý do tôi chuyển thể nó thành phim, là vì nó đã đề cập đến những câu hỏi của việc là một người phụ nữ -- một cách truyền thống và mang tính lịch sử ở Iran -- và câu hỏi của bốn người phụ nữ đi tìm lý tưởng của sự thay đổi, tự do và dân chủ -- khi mà đất nước Iran, như một nhân vật nữa, cũng đấu tranh cho một lý tưởng của sự tự do và dân chủ và sự độc lập khỏi những can thiệp từ bên ngoài. Tôi làm bộ phim này vì tôi cảm thấy nó quan trọng để bộ phim lên tiếng với những người Phương Tây về lịch sử của chúng tôi là một đất nước. Để các bạn nhớ đến Iran sau cuộc cách mạng hồi giáo. Nhớ rằng Iran đã từng là một xã hội lâu đời, và chúng tôi có nền dân chủ, và nền dân chủ đã bị đánh cắp bởi chính phủ Hoa Kỳ, bởi chính phủ Anh Quốc. Bộ phim này cũng chuyển tải thông điệp tới những đồng bào Iran kêu gọi họ quay về với quá khứ lịch sử và nhìn nhận bản thân mình trước lúc họ bị "hồi giáo hoá" -- trong cách chúng ta ăn mặc, trong cách chúng ta nghe nhạc, trong đời sống trí thức của chúng ta. Và trên hết, trong cách chúng ta đấu tranh cho nền dân chủ. Đây là một số cảnh quay từ bộ phim của tôi. Có một vài hình ảnh cuộc đảo chính. Và chúng tôi hoàn thành bộ phim tại Casablanca, dựng lại toàn bộ các ảnh. Bộ phim này cố gắng cân bằng giữa việc kể về một câu chuyện chính trị và câu chuyện về người phụ nữ. Trở thành một hoạ sỹ, thật sự là tôi quan tâm trước tiên đến việc sáng tạo nghệ thuật chuyển tải đời sống chính trị, tôn giáo, những câu hỏi của người phụ nữ, và trở thành một công trình nghệ thuật quan trọng, vĩnh cửu và đại chúng. Những thách thức tôi gặp phải là làm cách nào để thực hiện điều đó -- bằng cách nào kể một câu chuyện chính trị một cách ẩn dụ bằng cách nào gây cảm xúc với khán giả nhưng cũng khiến tâm trí bạn làm việc. Đây là một số ảnh và diễn viên của bộ phim. Đây là phong trào xanh mùa hè năm 2009 khi bộ phim của tôi được công chiếu -- cuộc nổi dậy bắt đầu ở những đường phố Tehran. Điều mà tôi thấy là oái ăm một cách khó tin là khoảng thời gian mà chúng tôi cố gắng thể hiện trong bộ phim, cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và công bằng xã hội, tự lặp lại bây giờ một lần nữa ở Tehran. Phong trào xanh đã truyền cảm hứng cho thế giới. Nó đem lại sự quan tâm và chú ý tới những đồng bào Iran đã đứng lên đấu tranh cho quyền cơ bản của con người và đấu tranh cho nền dân chủ. Điều quan trọng nhất đối với tôi là, một lần nữa, sự hiện diện của người phụ nữ. Họ hoàn toàn truyền cảm hứng cho tôi. Nếu trong cuộc cách mạng Hồi giáo, hình ảnh người phụ nữ được thể hiện là rất dễ phục tùng và không hề có tiếng nói riêng, bây giờ chúng tôi nhận thấy một thế hệ phụ nữ mới trên những đường phố Tehran -- những người phụ nữ được giáo dục, suy nghĩ cấp tiến và không gò bó bởi truyền thống cởi mở về tình dục, không có nỗi sợ và nghiêm túc theo thuyết nam nữ bình quyền. Những người phụ nữ này và những chàng trai trẻ kia đoàn kết đồng bào Iran trên toàn thế giới, trong và ngoài. Tôi sau đó khám phá ra tại sao tôi được truyền cảm hứng nhiều đến vậy từ những người phụ nữ Iran. Vì rằng, trong mọi hoàn cảnh, họ đã đẩy xa biên giới. Họ đối mặt với nhà cầm quyền. Họ phá vỡ mọi luật lệ theo những cách từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Và một lần nữa, họ đã chứng tỏ bản thân mình. Tôi đứng đây để nói rằng những người phụ nữ Iran đã tìm ra một giọng nói mới, và giọng nói của họ đang cho tôi giọng nói của mình. Và tôi thật sự thấy hãnh diện là một phụ nữ Iran và một nữ nghệ sỹ người Iran thậm chí nếu tôi chỉ được làm việc ở phương Tây bây giờ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong vài tuần vừa qua, tôi đã có cơ hội đến Saudi Arabia. Điều đầu tiên mà tôi, là một người Hồi giáo, muốn làm đó là đi đến Mecca và thăm Kaaba, một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của Hồi giáo. Và tôi đi đến đó trong trang phục nghi lễ truyền thống của mình; Tôi đến nhà thờ Hồi giáo; Tôi thực hiện nghi lễ cầu nguyện; Tôi đã quan sát mọi nghi lễ ở đó. Và trong lúc đó, bên cạnh mọi sự linh thiêng về tâm linh, có một chi tiết trần tục tại Kaaba điều đó khá là thú vị đối với tôi. Đó là thiếu sự tách biệt của giới tính. Diễn đạt một cách khác, nam giới và nữ giới cùng nhau thực hiện nghi thức lễ bái Họ cùng nhau làm nghi lễ tawaf, nghi lễ hành hương của những người Hồi giáo, khi họ đi vòng xung quanh tượng đài Kaaba. Họ cùng nhau làm nghi thức cầu nguyện Và nếu bạn còn phân vân tại sao điều đó thú vị, bạn phải chứng kiến những điều khác ở Saudi Arabia, bởi vì đó là một đất nước mà nơi đó có sự phân chia rạch ròi về giới tính. Nói một cách khác, là nam giới, bạn thường không được ở chung một không gian vật lý với nữ giới. Và tôi đã chú ý điều đó một cách hóm hỉnh. Tôi dời khỏi Kaaba để thưởng thức ẩm thực tại trung tâm Mecca. Tôi đi tới nhà hàng đồ ăn nhanh Burger King gần nhất. Và tôi đã tới đó -- Tôi chú ý rằng ở đó có một khu vực dành cho nam giới, mà đã được phân chia cẩn thận với khu vực cho nữ giới. Tôi đã phải cử hành nghi lễ, đặt món và ăn ở khu vực cho nam giới. "Điều đó rất khôi hài," Tôi tự nhủ với bản thân mình vậy, "bạn có thể pha trộn với người khác giới tính tại Kaaba linh thiêng, nhưng lại không phải ở nhà hàng Burger King." Khá là khôi hài. Nhưng cũng đáng chú ý. Bởi vì Kaaba và những nghi lễ chung quanh nó là những truyền thống, nghi thức xuất hiện từ những thời kì sơ khai nhất của văn hóa Hồi giáo, của thời kì ngài tiên tri Muhammad. Và nếu có một sự nhấn mạnh thời kì đó để phân biệt rạch ròi nam giới và nữ giới thì những nghi thức chung quanh Kaaba đã được thiết kế theo tinh thần như vậy. Nhưng hiển nhiên là sự phân biệt giới tính đã không xuất hiện vào thời kì đó. Vì vậy nên những nghi thức đã được sắp xếp như hiện tại. Điều này, tôi nghĩ, cũng được khẳng định bởi một thực tế là sự tách biệt nữ giới trong việc thành lập một xã hội phân chia giới tính là điều bạn không tìm thấy ở Koran, nơi trung tâm của đạo Hồi -- trung tâm huyết mạch, thiêng liêng mà tất cả những người theo đạo Hồi, bao gồm cả tôi, quan niệm vậy. Và tôi nghĩ nó không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên khi bạn thấy quan niệm đó ở nguồn gốc của Hồi giáo. Bởi vì rất nhiều học giả nghiên cứu về lịch sử của đạo Hồi nghĩ -- học giả Hồi giáo hay người phương Tây-- giả định rằng thực tế sự phân biệt thể chất giữa giới tính xuất hiện tại thời kì phát triển sau này của đạo Hồi, khi đạo được lan truyền tới những nền văn hóa và truyền thống đã phát triển tại Trung Đông. Sự tách biệt của nữ giới thực tế là một phong tục của người La Mã phương Đông và Ba Tư, Đạo Hồi đã chọn và thu nạp phong tục đó thành một phần trong đạo của mình. Trên thực tế, đó chỉ là một ví dụ của một hiện tượng bao quát hơn. Điều mà chúng ta gọi ngày nay là luật Hồi giáo, đặc biệt là văn hóa Hồi giáo -- những nền văn hóa rất đa dạng và phong phú nền văn hóa ở Saudi Arabia có nhiều khác biệt so với nơi tôi sinh ra ở Istanbul hay Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, nếu như bạn nói tới văn hóa Hồi giáo, thì nới đây có một thông điệp chính, hoàn thiện nhất, nơi bắt đầu tôn giáo, rồi sau đó là rất nhiều truyền thống, tư tưởng, thói quen được thêm vào tổng thể đó. Có rất nhiều văn hóa truyền thống ở vùng Trung Đông -- văn hóa Trung Cổ. Từ thực tế đó, chúng ta có thể rút ra 2 bài học quan trọng. Thứ nhất, Hồi giáo-- ngoan đạo, kín đáo, tin tưởng vào người Hồi giáo-những người luôn muốn trung thành vào tôn giáo của họ -- không nên nắm giữ tất cả mọi thứ trong văn hóa của họ, và nghĩ rằng điều đó mới thực sự là quy củ. Có thể một trong số những truyền thống đó là không tốt và chúng cần phải được thay đổi. Một mặt khác, những người phương Tây khi họ nhìn vào văn hóa Hồi giáo và thấy một số vấn đề là rắc rối, thì cũng không ngay lập tức kết luận rằng đó chính là những quy định có sẵn của người Hồi giáo. Bởi vì có thể đó chỉ là văn hóa Trung Đông đã bị hiểu lầm, pha trộn với văn hóa Hồi giáo. Có một lệ thường được gọi là cắt bao quy đầu ở phụ nữ. Đó là một điều tồi tệ và kinh khủng. Đơn giản, nó là một cuộc tiểu phẫu để ngăn chặn sự khoái cảm của phụ nữ trong quan hệ tình dục. Và người phương Tây, phương Đông hay Châu Mỹ, là những người không biết điều đó trước đây đã chứng kiến việc làm đó trong một số cộng đồng người Hồi giáo di cư tới từ Bắc Phi. Họ đã nghĩ rằng đó thật là một tôn giáo tồi tệ đã ban hành, quy định những điều như vậy. Nhưng thực ra nếu bạn nhìn thấy lần cắt bao quy đầu phụ nữ bạn sẽ nhận ra lệ đó không có liên quan gì tới Hồi giáo, đó chỉ là một thông lệ của Bắc Phi đã đẩy lùi Hồi giáo lại. Nó đã tồn tại hàng ngàn năm về trước. Và đáng chú ý là một số người Hồi giáo thực hiện thông lệ đó. Họ đến từ Bắc Phi, chứ không phải những nơi khác. Ngoài ra còn có những cộng đồng không phải Hồi giáo ở Bắc Phi -- người tin theo vào tâm linh, thậm chí cả người Cơ đốc giáo và những người thuộc bộ tộc Do Thái ở Bắc Phi đều thực hiện thông lệ cắt bao quy đầu ở phụ nữ. Vậy thì vấn đề ở đây dường như là với một niềm tin vào Hồi giáo sẽ có thể trở thành một truyền thống mà người Hồi giáo tin và làm theo. Điều tương tự xảy ra với hủ tục giết người trong gia đình khi họ làm ảnh hưởng đến danh dự của dòng tộc, một chủ đề nói tới ở phương tiện truyền thông phương Tây -- cũng là một hành động tồi tệ. Chúng ta thực sự được chứng kiến việc đó ở một số cộng đồng Hồi giáo Nhưng ở một số nơi không theo Hồi giáo ở vùng Trung Đông, như người Cơ đốc giáo, người phương Đông, bạn cũng sẽ thấy việc làm tương tự như vậy. Chúng ta có trường hợp bi thảm của việc giết người trong gia đình trong cộng đồng Armenian chỉ vài tháng trở lại đây. Hiện tại đó là những điều liên quan đến văn hóa chung, nhưng tôi cũng rất quan tâm tới văn hóa chính trị kể cả những nơi mà tự do hay dân chủ được tôn trọng, hay là nơi có một nền chính trị chuyên chế khi nhà nước có quyền áp đặt mọi thứ cho công dân. Và không có một bí mật nào cả khi mà rất nhiều hoạt động của người Hồi giáo ở vùng Trung Đông có khuynh hướng độ đoán, một số nơi còn được gọi là "đế chế Hồi giáo" như ở Saudi Arabia, Iran và nơi nặng nề nhất ở Taliban, Afghanistan, -- không nghi ngờ về điều đó. Ví dụ như ở Saudi Arabia có một hiện tượng được gọi là cảnh sát tôn giáo. Và những người cảnh sát đó áp đặt cách sống Hồi giáo cho tất cả công dân, bằng bạo lực-- phụ nữ bị bắt buộc phải che đầu họ lại -- mặc quần áo truyền thống hijab, quàng khăn phủ đầu. Bây giờ điều đó khá là độc đoán, và là điều tôi muốn phê phán. Nhưng tôi nhận ra rằng những người không theo Hồi giáo, hay những diễn viên không có đức tin vào Hồi giáo chung một vị trí địa lý, đôi khi cũng cư xử giống nhau, Tôi nhận ra vấn đề có thể nằm ở chỗ văn hóa chính trị bao trùm cả vùng, chứ không chỉ riêng bị ảnh hưởng bởi Hồi giáo. Hãy để tôi lấy một ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi sinh ra, một nền cộng hóa tự do về tôn giáo cho tới tận gần đây, chúng tôi đã từng có những người cảnh sát phi tôn giáo, họ bảo vệ trường đại học chống lại những sinh viên che mặt. Nói cách khác, họ ép học sinh không được che khuôn mặt. Tôi nghĩ ép mọi người bỏ khăn che mặt thể hiện sự chuyên chế như việc bắt họ che mặt. Sự lựa chọn phải do những người công dân. Nhưng khi tôi chứng kiến điều đó, tôi nói " Có thể vấn đề chỉ là văn hóa chuyên chế của tôn giáo, và một số người Hồi giáo bị ảnh hưởng bởi điều đó." Nhưng những người phi tôn giáo cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó. Lại có thể đó là vấn đề của văn hóa chính trị, vậy thì chúng ta phải nghĩ tới việc làm thế nào để thay đổi văn hóa chính trị. Hiện tại có một số câu hỏi tôi có trong đầu một vài năm gần đây khi tôi viết sách. Tôi nói, "Tôi sẽ thực hiện một cuộc nghiên cứu điều tra về vấn đề sao đạo Hồi có thể trưởng thành như ngày nay, và con đường nào đã được quyết định ,con đường nào đã có thể được quyết định thay thế. Tên của cuốn sách là "Hồi giáo không cực đoan: Đạo hồi kêu gọi tự do" Như tựa đề giới thiệu, tôi đã nghiên cứu về truyền thống Hồi giáo và lịch sử tư tưởng Hồi giáo từ cách nhìn của sự tự do cá nhân, và tôi cố gắng tìm hiểu điều gì là điểm mạnh khi nói tới tự do cá nhân. Có những điểm mạnh ở truyền thống Hồi giáo , là tôn giáo một thần, đã định nghĩa con người là chủ thể tự chịu trách nhiệm cho bản thân, có khả năng tạo ra chủ nghĩa cá nhân ở Trung Đông , giúp nó tránh khỏi chủ nghĩa cộng đồng của bộ lạc. Bạn có thể rút ra nhiều ý tưởng, suy nghĩ về điều đó. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nhìn nhận được nhiều vấn đề với truyền thống Hồi giáo. Có một thứ gây sự tò mò: hầu hết những điều trên trở thành vấn đề sau này, không phải từ điều trung tâm nhất của Hồi giáo, văn bản Koran, nhưng một lần nữa là văn hóa, truyền thống và tư tưởng, hay là hiểu từ văn bản Koran mà người Hồi giáo làm nên từ thời Trung Cổ. Lấy ví dụ trong văn bản Hồi giáo Koran không có nghi thức tử hình bằng ném đá. Không có hình phạt khi bỏ giáo. Không có hình phạt về những vấn đề cá nhân như uống rượu. Những điều tưởng chừng làm nên luật lệ của Hồi giáo lại cũng chính là những điều phức tạp, gây ra rắc rối, được phát triển sau này từ những sự suy diễn lại của người theo đạo. Điều đó có nghĩa người Hồi giáo ngày nay có thể nhìn thấy những sự việc và nói, Trung tâm của tôn giáo chúng tôi xuất hiện và tồn tại với chúng tôi. Đó là niềm tin của chúng tôi và chúng tôi trung thành với nó. Nhưng chúng ta có thể thay đổi cách hiểu của nó, theo thời gian và niên đại khác nhau trong thời ki Trung Cổ. Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới khác với những giá trị khác và những thể chế chính trị khác. Cách suy diễn đó là có thể và thực tế. Bây giờ, nếu tôi là người duy nhất suy nghĩ cách đó, thì chúng ta sẽ gặp rắc rối. Nhưng đó không phải là trường hợp ở đây. Trên thực tế, từ thế kỉ 19 cho tới nay đã có một sự cải cách, thay đổi toàn bộ-- bất kể bạn gọi nó là gì -- truyền thống, xu hướng của tư duy Hồi giáo. Và bắt đầu từ những nhà trí thức, chính khách của thế kỉ 19, và đầu thế kỉ 20, họ nhìn nhận Châu Âu với nhiều điều để ngưỡng mộ, ví dụ như khoa học và công nghệ. Và không chỉ có vậy; bao gồm cả nền dân chủ, nghị viện, sự đại diện, sự công bằng dân chủ. Những nhà tri thức, chính khách Hồi giáo của thế kỉ 19 đã nhìn thấy những điều đó ở Châu Âu. Họ phân vân rằng tại sao mình không có những điều đó. Và họ nhìn nhận lại truyền thống Hồi giáo, thấy được những vấn đề còn khúc mắc, rắc rối, nhưng những điều đó không phải là căn gốc của tôn giáo này và có thể thay đổi được sau này cũng như văn bản Koran có thể được đọc lại trong thế giới hiện đại. Khuynh hướng đó được gọi chung là sự hiện đại hóa Hồi giáo, và nó được phát triển nhờ những nhà trí thức và học giả, không chỉ tồn tại trên những ý tưởng, mà cả là những chiến dịch chính trị. Và đó cũng giải thích vì sao ở thế kỉ 19 đế quốc Ottoman, những người chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Trung Đông, đã làm nên sự cải cách quan trọng-- ví dụ như cải cách trao cho người theo đạo Cơ đốc giáo và người Do Thái quyền công bằng tự do dân chủ, cải cách trong việc chấp nhận hiến pháp, chấp nhận nghị viện đại diện, phát triển tư tưởng tự do về tôn giáo. Những điều đó là lí do vì sao đến thời kì thế kỉ cuối của đế chế Ottoman, nó đã trở thành nền dân chủ nguyên thủy, một chế độ quân chủ lập hiến. Sự tự do là một yếu tố chính trị quan trọng trong thời điểm đó. Tương tự như ở những quốc gia Ả rập, khi nhà sử học Ả rập gạo cội Albert Hourani đã gọi đó là thời kì tự do. Ông ấy đã viết một cuốn sách "Arabic Thought in the Liberal Age." Thời kì tự do, ông ấy định nghĩa là ở thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Đáng chú ý là xu hướng nổi trội vào đầu thế kỉ 20 giữa những người tin vào Hồi giáo, nhà tri thức và nhà nghiên cứu tôn giáo. Nhưng có một yếu tố gây tò mò ở thời gian còn lại thế kỉ 20, bởi vì chúng ta chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng trong sự hiện đại hóa của Hồi giáo. Trong đó, sự phát triển của đạo Hồi như một hệ tư tưởng đọc đoán, tương đối gay gắt, ngược lại với xu hướng phương Tây, và có nguyện vọng sắp xếp xã hội, được xây dựng dựa trên tư tưởng toàn diện hoàn hảo. Vì vậy, tư tưởng Hồi giáo là một ý tưởng phức tạp đã gây ra rất nhiều vấn đề trong thế kỉ 20. Và thậm chí là cả tình thái cực độ của Hồi giáo đã dẫn đến chủ nghĩa khủng bố dưới tên Hồi giáo -- mà thực tế là một hành động, tôi nghĩ là trái ngược lại với Hồi giáo, nhưng đôi khi, hiển nhiên là những người cực đoan không nghĩ theo hướng đó. Nhưng mà có một câu hỏi gây tò mò: Nếu sự hiện đại hóa Hồi giáo quá phổ biến ở thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, thì tại sao nó lại không phổ biến vào thời gian cuối thế kỉ 20? Và đó là câu hỏi, tôi nghĩ, cần phải được thảo luận cẩn thận. Trong cuốn sách của tôi, tôi cũng đã nghiên cứu về vấn đề đó. Và thực tế bạn không cần phải là một nhà khoa học để có thể hiểu được điều đó. Bạn chỉ cần nghiên cứu về lịch sử chính trị của thế kỉ 20, bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thay đổi. Văn cảnh thay đổi. Ở thế kỉ 19, khi người Hồi giáo lấy Châu Âu làm ví dụ, họ rất độc lập và tự tin nhiều hơn. Vào những năm đầu thế kỉ 20, với sự sụp đổ đế chế Ottoman, cả Trung Đông bị xâm chiếm. Và khi bạn có thuộc địa, bạn sẽ có gì nữa? Bạn có những người chống lại đế chế thuộc địa. Vì vậy Châu Âu không còn là ví dụ để học tập; mà nó là thù địch để đấu tranh và kháng lại. Nên đã có một sự suy giảm rất nhanh chóng trong tư tưởng tự do ở thế giới Hồi giáo, và bạn thấy sự phòng thủ nhiều hơn, cứng nhắc và phản ứng căng thẳng, dẫn tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc ở Ả rập, và hệ lụy cuối cùng là tư tưởng Hồi giáo. Khi chế độ thuộc địa kết thúc, những thứ mà bạn có ở đó chủ yếu là những kẻ vô tôn giáo độc tài, tuyên bố họ là đất nước, nhưng không mang lại nền dân chủ cho đất nước, và thành lập chế độ độc tài riêng. Tôi nghĩ phương Tây, ít nhất là một số quyền lực ở phương Tây, đặc biệt ở Hoa Kì, đã sai lầm khi ủng hộ những người phi tôn giáo độc tài đó, lầm tưởng họ sẽ giúp đỡ vì lợi ích của họ. Nhưng thực tế những người độc tài đó đàn áp chế độ dân chủ trong đất nước của họ và đàn áp nhóm người Hồi giáo ở đó , điều đã khiến những người Hồi giáo phản ứng dữ dội hơn. Vì vậy ở thế kỉ 20, bạn có chu kỳ luẩn quẩn ở thế giới Ả rập khi mà chủ nghĩa độc tài đàn áp chính những con người của họ bao gồm cả người Hồi giáo sùng đạo, và họ đã phản ứng một cách dữ dội. Mặc dù vậy, có một đất nước mà người dân có thể né tránh hoặc bỏ trốn khỏi vòng luẩn quẩn. Đó là đất nước mà tôi sinh ra, Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ bị chiếm đóng thành thuộc địa, vì vậy nó giữ được nên độc lập sau sự sụp đổ của đế chế Ottoman. Đó là một điều để ghi nhớ. Họ không chia sẻ chung cường điệu chống lại thuộc địa mà bạn thấy ở những nước khác cùng miền. Thứ hai, quan trọng hơn cả, Thổ Nhĩ Kỳ đi theo chế độ dân chủ sớm hơn bất kể đất nước nào chúng ta đang nói tới. Năm 1950, Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc bỏ phiếu bầu cử tự do và công bằng, đánh dấu sự chấm hết của chế độ chuyên quyền thế tục, mốc dấu cho sự bắt đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Và những người Hồi giáo sùng đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra họ có thể thay đổi thể chế chính trị nhờ bầu cử. Họ nhận ra nền dân chủ có mối liên hệ tương xứng với văn hóa Hồi giáo, tương xứng với những giá trị của họ, và họ ủng hộ chế độ dân chủ. Đó là một kinh nghiệm mà không phải tất cả các nước Hồi giáo khác ở Trung Đông có cho tới gần đây. Thứ hai, trong 2 thế kỉ vừa qua, nhờ có toàn cầu hóa, nhờ có nền kinh tế thị trường, và sự phát triển của giới trung lưu, chúng tôi, ở Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy điều tôi định nghĩa là sự hồi sinh của việc hiện đại hóa Hồi giáo. Hiện tại có nhiều người sùng đạo Hồi ở thành thị hơn những người khi nhìn vào truyền thống của họ và nhận ra là có một số vấn đề với những giá trị truyền thống đó. Họ hiểu rằng cần có sự thay đổi, cần đặt ra những câu hỏi và sự cải cách. Và họ nhận ra ở Châu Âu, họ tiếp tục nhận ra những ví dụ để học tập. Họ thấy những điều, ít nhất có thể đưa ra ý tưởng, xu hướng. Vì vậy mà tiến trình E.U. sự cố gắng của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập E.U., đã được ủng hộ từ bên trong đất nước bởi những nhà sùng đạo Hồi giáo, trong khi một số nước phi tôn giáo lại chống lại điều đó. Tiến trình đó đã có một chút lu mờ bởi không phải tất cả những người Châu Âu đều hoan nghênh -- nhưng đó lại là một vấn đề thảo luận khác. Nhưng những ý kiến ủng hộ E.U. ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỉ qua đã gần trở thành một quan điểm của Hồi giáo, được ủng hộ bởi những người Hồi giáo tự do và đương nhiên là những người phi tôn giáo tự do. Nhờ có điều đó Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể tạo nên sự thành công mà văn hóa Hồi giáo đã trở thành một phần trong cuộc chơi của chế độ dân chủ, và thậm chí là góp phần phát triển nền dân chủ và kinh tế của đất nước Hiện tại, đó là một ví dụ gây nhiều cảm hứng cho nhiều việc làm, bước tiến của Hồi giáo hay nhiều nước ở thế giới Ả rập. Bạn chắc chắn đã chứng kiến sự kiện mùa xuân Ả rập, nó bắt đầu từ Tunis và Ai cập. Những người Ả rập nổi dậy chống lại những nhà độc tài của họ. Họ đòi quyền dân chủ; họ đòi hỏi quyền tự do. Họ không biến thành boogyman mà những nhà độc tài sử dụng để biện minh cho chế độ của mình. Họ nói chúng tôi muốn tự do, dân chủ Chúng tôi là những người tin tưởng vào đạo Hồi, nhưng chúng tôi muốn sống như những người tự do trong một xã hội dân chủ." Đương nhiên, đó là một con đường dài. Nền dân chủ không phải có thể xây dựng trong thời gian ngắn; nó là một quá trình Nhưng đó là một thời đại hứa hẹn tốt đẹp trong thế giới Hồi giáo. Và tôi tin với sự hiện đại hóa Hồi giáo bắt đầu từ thế kỉ 19, nhưng phải gây dựng lại từ thế kỉ 20 bởi những vấn đề chính trị ở thế giới Hồi giáo, đang được hồi sinh. Tôi nghĩ thông điệp được rút ra chính là Hồi giáo, mặc dù tồn tại những hoài nghi về phương Tây, có những tiềm năng riêng của nó để xây dựng nền dân chủ theo cách riêng, con đường bình đẳng, tự do. Họ nên được cho phép xây dựng và đi theo con đường đó. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) (Nhạc) (Tiếng vỗ tay) Nhiều người tin rằng lái xe là một hoạt động chỉ dành riêng cho những người nhìn được. Một người khiếm thị điều khiển phương tiện một cách an toàn và độc lập từng được nghĩ như một nhiệm vụ bất khả thi cho đến tận bây giờ. Xin chào, tên tôi là Dennis Hong, và chúng tôi mang đến tự do và sự độc lập cho những người khiếm thị bằng cách chế tạo một phương tiện cho họ. Trước khi nói về chiếc xe hơi cho những người khiếm thị, tôi sẽ nói sơ qua về một dự án khác tôi đang tham gia tên là DARPA Urban Challege. Đó là dự án xây dựng một chiếc xe như người máy có thể tự điều khiển. Bạn bấm nút khởi động, không ai đụng vào cái gì, và nó có thể tự động đưa bạn đến đích. Vì vậy vào năm 2007, đội chúng tôi đã thưởng 500 nghìn đô la với giải ba trong cuộc thi này. Cũng khoảng thời gian đó, Hiệp hội người khiếm thị quốc gia, hay là NFB, thử thách hội đồng nghiên cứu xem ai có thể phát triển một chiếc xe hơi có thể giúp người khiếm thị lái an toàn và độc lập. Chúng tôi đã quyết định thử tham gia, vì chúng tôi nghĩ, này nó có thể khó đến mức nào. Chúng ta đã có một chiếc xe tự động. Chỉ cần đặt một người khiếm thị vào đó và chúng ta hoàn thành đúng không? (cười) Chúng tôi đã không thể sai lầm hơn thế. Điều NFB thực sự muốn không phải một phương tiện có thể lái người khiếm thị đi mà là một phương tiện mà một người khiếm thị có thể chủ động đưa ra những quyết định và lái Vì vậy chúng tôi đã phải bỏ tất cả và bắt đầu lại từ đầu. Để kiểm tra ý tưởng táo bạo này, chúng tôi đã phát triển một chiếc xe mẫu nhỏ để kiểm tra tính khả thi. Và vào mùa hè 2009, chúng tôi đã mời đến hàng chục người khiếm thị trẻ từ khắp nơi trên cả nước và mang lại cho họ cơ hội thử nghiệm. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng vấn đề với chiếc xe này là nó được thiết kế để di chuyển trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ, với một chỗ đậu xe kín và phẳng thậm chí những làn đường được phân chia bởi những nón lưu lượng giao thông. Vì vậy với sự thành công này, chúng tôi quyết định tiến thêm một bước, để phát triển một chiếc xe thật có thể được lái trên những con đường thật. Vậy nó làm việc thế nào? Đây là một hệ thống khá phức tạp, nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích một cách đơn giản. Vậy chúng ta có 3 bước Chúng ta có nhận biết, ước tính và giao diện không nhìn. Hiển nhiên người lái không thể nhìn thấy, nên hệ thống cần phải nhận biết môi trường và tập hợp thông tin cho người lái. Vì vậy chúng tôi sử dụng một đợn vị đo lường ban đầu Nó đo gia tốc, gia tốc góc như tai con người, phần tai trong. Chúng tôi nối thông tin đó với đơn vị GPS để ước tính vị trí của chiếc xe. Chúng tôi cũng dùng 2 chiếc máy quay để nhận diện các làn đường. Và chúng tôi cũng dùng 3 chiếc máy xác định phạm vi bằng la-se Những tia la-se sẽ quét không gian để xác định những chướng ngại vật một chiếc xe đang tới gần từ phía trước hay phía sau và cả những chướng ngại vật qua đường hay bất kì cản trở nào xung quanh chiếc xe. Vậy toàn bộ lượng thông tin này được truyền đến máy tính, và máy tính có thể làm hai việc. Thứ nhất, việc đầu tiên, là chạy toàn bộ lượng thông tin để hiểu được môi trường xung quanh-- đây là những làn đường, có những chướng ngại vật-- và rồi truyền thông tin này đến cho người lái xe. Hệ thống này cũng thông minh đủ để tìm ra lối đi an toàn nhất cho chiếc xe. Vì vậy chúng ta cũng có thể tạo ra những hướng dẫn làm sao để kiểm soát được phương tiện. Nhưng vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để truyền đạt những thông tin và hướng dẫn này tới một người không thể nhìn đủ nhanh và chính xác để lái? Chính vì thế chúng tôi đã phát triển nhiều dạng công nghệ giao diện phi thị giác cho người dùng. Bắt đầu từ hệ thống âm thanh ba chiều, áo khoác rung động, bánh xe với âm lệnh, ống đệm, thậm chí giày tạo áp suất lên bàn chân. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ nói về ba trong số những giao diện phi thị giác cho người dùng này. Giao diện đầu tiên được gọi là DriveGrip. Đây là một đôi găng tay, với phần gây rung động ở khớp nên bạn có thể truyền những chỉ dẫn như làm thế nào để quay phương hướng và cường độ. Một thiết bị khác được gọi là SpeedStrip. Đây là một chiếc xe -- trên thực tế đây là một chiếc ghế thư giãn. Chúng tôi đã tháo nó ra và sắp xếp lại bộ phận rung theo những cách khác nhau. Và chúng tôi cho chúng khả năng truyền đạt thông tin về tốc độ, và đồng thời những chỉ dẫn làm sao để dùng khí ga và bàn đạp thắng. Và ở đây các bạn có thể thấy cách mà máy tính cảm nhận môi trường xung quanh. Và bởi vì các bạn không thể thấy sự rung động, chúng tôi đã đặt đèn LED đỏ trên người lái để anh ta có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra. Đây là dữ liệu về cảm giác, và dữ liệu này được truyền tới thiết bị qua máy tính. Hai thiết bị DriveGrip và SpeedStrip này vô cùng hiệu quả. Nhưng vấn đề ở đây là đây là những thiết bị cần hướng dẫn điều khiển. Vậy nên nó không thật sự mang lại tự do phải không? Máy tính nói cho bạn làm thế nào để lái rẽ trái rẽ phải, tăng tốc, dừng. Chúng tôi gọi đó là vấn đề người lái sau. Vì vậy chúng tôi đã không đi theo những thiết bị này nữa mà đang tập trung hơn vào những thiết bị thông tin. Một ví dụ điển hình cho thiết bị thông tin không nhìn này được gọi là AirPix. Hãy nghĩ về nó như một cái điều khiển cho người khiếm thị. Nó như một viên thuốc nhỏ, với rất nhiều lỗ trên đó, và khí nén thoát ra từ những lỗ đó, nên nó có thể tạo nên hình ảnh. Vậy nên dù bạn có không nhìn thấy, khi để tay lên nó bạn có thể thấy những làn đường và chướng ngại vật. Thực chất bạn cũng có thể thay đổi tần suất khí thoát ra và có thể cả nhiệt độ. Nên thực chất nó là một giao diện đa chiều cho người dùng. Ở đây bạn có thể thấy chiếc máy quay bên trái và bên phải phương tiện và cách mà máy tính giải mã chúng và truyền thông tin tới AirPix. Chúng tôi đang trình bày một mô phỏng việc một người khiếm thị lái xe với AirPix. Sự mô phỏng này rất hữu dụng cho những người khiếm thị tập xe cũng như việc kiểm tra những ý tưởng khác nhau cho các loại giao diện không nhìn khác nhau. Đó là cách mọi thứ hoạt động. Chỉ mới một tháng trước vào ngày 29 tháng 1 chúng tôi đã công bố phương tiện này tới công chúng lần đầu tiên tại trường đua nổi tiếng thế giới Daytona International Speedway trong cuộc đua Rolex 24. Chúng tôi cũng đã có một vài bất ngờ. Hãy cùng xem. (Nhạc) (Clip) Thông báo: Đây là một ngày lịch sử Anh ấy đang đi tới khán đài, anh Federistas. (Cổ vũ) (Tiếng còi) Xe giờ đã tới khán đài Và anh ấy đang theo sau chiếc xe tải phía trước Đầu tiên là một chiếc hộp. Hãy xem liệu Mark có tránh nó không Anh ấy làm được. Anh ấy đã rẽ qua phía bên phải. Chiếc hộp thứ ba đã vượt qua. Chiếc hộp thứ tư cũng đã qua. Và anh ấy đã vượt qua một cách hoàn hảo giữa hai chiếc hộp Chiếc xe đang tiến gần hơn để vượt qua chặng đường Đó là tất cả những gì về nó, một bức tranh sống động về sự táo bạo và khả năng sáng tạo vô biên. Anh ấy đang tiến gần tới cuối đường đua, vượt qua giữa những chiếc thùng đã được dựng ở đó. (còi) (vỗ tay) Dennis Hong: Tôi thấy hạnh phúc cho bạn. Mark sẽ lái xe đưa tôi trở lại khách sạn. Mark Roccobono: chắc chắn rồi (vỗ tay) DH: Từ khi bắt đầu dự án này, chúng tôi đã nhận được hàng trăm thư tay, thư điện tử, cuộc gọi của nhiều người từ khắp nơi trên thế giới. Có những lá thư cảm ơn chúng tôi, nhưng thỉnh thoảng cũng có những lá thư buồn cười như thế này: "Bây giờ tôi hiểu tại sao có hệ thống chữ nổi trên máy ATM" (cười) Nhưng thỉnh thoảng-- (cười) Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng nhận được Tôi sẽ không gọi đó là bức thư ghen ghét mà là những bức thư với sự lo lắng "Tiến sĩ Hong, anh có điên không, khi cố gắng đưa những người khiếm thị ra đường? Anh chắc chắn không còn tỉnh táo" Nhưng loại phương tiện này là một mẫu thử và nó sẽ không xuất hiện trên đường cho tới khi nó được chứng thực an toàn hoặc thậm chí hơn thế so với những phương tiện hiện nay. Và tôi thực sự tin tưởng rằng điều đó có thể xảy ra. Nhưng mà xã hội liệu họ có chấp nhận ý tưởng mới này không? Chúng ta sẽ làm thế nào với bảo hiểm cho lái xe? Chúng ta sẽ làm thế nào để cấp bằng lái? Có rất nhiều trở ngại khác nhau bên cạnh những thử thách về công nghệ mà chúng ta cần phải đương đầu trước khi điều này trở thành hiện thực. Dĩ nhiên, mục đích chính của dự án này là để xây dựng một chiếc xe hơi cho người khiếm thị. Nhưng tiềm năng, quan trọng hơn thế là giá trị to lớn của công nghệ tuyệt vời từ dự án này. Bộ phận cảm ứng được dùng có thể nhìn xuyên bóng tối, sương và mưa. Và cùng với loại giao diện mới, chúng ta có thể sử dụng những công nghệ này và ứng dụng tạo ra những chiếc xe an toàn hơn cho người bình thường. Hoặc cho người khiếm thị, những thiết bị trong nhà hàng ngày trong môi trường học tập, làm việc. Thử tưởng tượng trong một lớp học, giáo viên viết trên bảng và một học sinh khiếm thị có thể nhìn và đọc được với những thiết bị không nhìn này. Điều đó là vô giá. Vì vậy hôm nay, những gì tôi cho các bạn xem chỉ mới là sự bắt đầu. Cám ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Tôi đã trải qua quãng thời gian tuyệt vời nhất của năm trước làm việc cho một bộ phim tài liệu về hạnh phúc của riêng tôi -- cố gắng tìm hiểu xem liệu tôi có thể thật sự luyện tập cho trí não của tôi theo một hướng cụ thể, như việc tôi có thể huấn luyện cơ thể tôi, để tôi có thể kết thúc bằng việc phát triển cảm xúc của một hạnh phúc nhìn chung. Và rồi vào tháng 1 này, mẹ tôi mất, và theo đuổi một bộ phim như thế trở nên như thể đó là thứ cuối cùng hấp dẫn tôi Vậy là theo một phong cách thiết kế rất điển hình, ngớ ngẩn, sau bao năm làm lụng vất vả, gần như tất cả những gì tôi có để trình chiếu là những tiêu đề cho bộ phim. (Âm nhạc) Chúng vẫn được hoàn thành khi tôi đang ở trong đợt nghỉ phép với công ty của tôi tại Indonesia. Chúng ta có thể thấy ở đây phần đầu tiên được thực hiện bởi những chú heo. Nó có hơi quá nặng mùi, và chúng tôi muốn thêm một chút tính nữ vào trong cách nhìn và đã thuê một chị vịt người đã thực hiện nó một cách phù hợp hơn -- chính là thời trang. Xưởng phim tại Bali của tôi chỉ cách rừng khỉ 10 phút Và những chú khỉ, đương nhiên, được coi như loài hạnh phúc nhất giữa muôn loài. Vậy nên chúng tôi đã huấn luyện để chúng có thể làm ba từ riêng biệt, để đặt chúng đúng vị trí. Các bạn có thể thấy, ở đây vẫn còn một vấn đề nhỏ trong cách trình bày Chữ kiểu serif không thật sự nằm đúng vị trí. Vậy là đương nhiên, điều mà bạn không thật sự làm bởi chính bạn thì sẽ không bao giờ được xem là đã làm thật sự. Vậy nên đây là hình ảnh chúng tôi leo lên những cái cây và treo nó ngang qua Thung lũng Sayan tại Indonesia. Trong năm đó, thứ mà tôi đã làm nhiều nhất là đọc đủ loại nghiên cứu, xem qua rất nhiều dữ liệu về đề tại này. Và hóa ra rằng đàn ông và đàn bà đưa ra kết quả rất, rất giống nhau về mức độ hạnh phúc. Đây là một bản tổng quan rất ngắn gọn về tất cả những nghiên cứu tôi đã xem qua. Rằng thời tiết chẳng đóng vai trò gì cả. Nếu bạn sống trong một điều kiện khí hậu tốt nhất, tại San Diego của Mỹ, hay trong điều kiện khí hậu tồi tệ nhất, tại Buffalo, New York, bạn vẫn cứ trở nên hạnh phúc ở bất cứ nơi nào. Nếu bạn làm được hơn 50,000 USD một năm ở Mỹ, bất kỳ mức lương tăng bạn sẽ được nếm trải sẽ chỉ có một ảnh hưởng bé tí teo lên hạnh phúc nói chung của bạn. Người da đen cũng hạnh phúc hệt như người da trắng. Nếu bạn già hay trẻ cũng chẳng thật sự làm nên khác biệt. Nếu bạn xấu xí hay thật sự ưa nhìn suy cho cùng cũng chẳng có gì khác biệt. Bạn sẽ thích nghi và quen với nó. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe nằm trong tầm kiểm soát nó không thật sự quan trọng. Đây là điều quan trọng. Vậy bây giờ người đàn bà bên phải thật ra lại hạnh phúc hơn người đàn ông bên trái rất nhiều -- nghĩa là, nếu như bạn có nhiều bạn, và bạn có một tình bạn ý nghĩa, điều đó sẽ làm nên khác biệt lớn. Cũng như vậy đối với việc kết hôn -- bạn thường sẽ trở nên hạnh phúc hơn nhiều so với khi bạn còn độc thân. Một đồng nghiệp của tôi cũng làm TED speaker, Jonathan Haidt, đã đến với phép so sánh nhỏ bé xinh đẹp giữa nhận thức và vô thức. Anh ấy nói rằng nhận thức là người cưỡi voi nhỏ bé này cưỡi trên một chú voi khổng lồ, vô thức. Và người cưỡi nghĩ rằng anh ta có thể nói con voi làm gì, nhưng thật sự chú voi có những ý tưởng riêng của chú. Nếu tôi nhìn lại cuộc sống của cá nhân tôi, Tôi sinh năm 1962 tại Áo. Nếu tôi được sinh ra sớm hơn 100 năm, những quyết định lớn nhất đời tôi sẽ được người ta quyết định thay cho tôi -- nghĩa là tôi có thể sẽ ở lại trong thị trấn mà tôi đã sinh ra; tôi rất có thể sẽ làm công việc mà cha tôi đã từng làm; và rất có thể sẽ cưới một người phụ nữ mà mẹ tôi đã chọn. Dĩ nhiên, tôi, và tất cả chúng ta, chịu nhiều trách nhiệm cho những quyết định lớn của đời ta. Chúng ta sống nơi chúng ta muốn -- ít nhất là tại phương Tây. Chúng ta trở thành người mà chúng ta thích. Chúng ta chọn nghề nghiệp của riêng ta, và chúng ta chọn những người bạn đồng hành của riêng ta. Và vì thế khá là ngạc nhiên rằng phần lớn chúng ta để cho vô thức ảnh hưởng đến những quyết định theo những cách mà thường chúng ta không để ý đến. Nếu bạn nhìn lên những thống kê và bạn thấy rằng anh chàng tên George, khi anh ta quyết định anh muốn ở tại vùng nào -- Florida hay Bắc Dakota? -- anh ta đến và ở tại Georgia. Và nếu bạn nhìn vào anh chàng tên Dennis, khi anh ta quyết định rằng liệu anh ta nên trở thành một luật sư, hay một bác sĩ hay là một giáo viên? -- khả năng lớn nhất là anh ta muốn trở thành một nha sĩ. Và nếu Paula quyết định liệu cô ấy nên cưới Joe hay Jack, một cách nào đó Paul nghe có vẻ hứa hẹn nhất. Và vì vậy cho dù ta đi đến những quyết định rất quan trọng dựa trên những lý do rất ngớ ngẩn, nó vẫn đúng trên quan điểm thống kê rằng có nhiều Georges sống ở Georgia hơn và có nhiều Dennise trở thành nha sĩ hơn và có nhiều Paula người sẽ cưới Paul hơn tính khả thi trên quan điểm thống kê (cười) Hiện tại, dĩ nhiên tôi nghĩ rằng thôi nào, đó là dữ liệu của Mỹ. Và tôi nghĩ, ôi dào, những người Mỹ ngớ ngẩn đó. Họ bị ảnh hưởng bởi những thứ mà họ không biết đến. Điều này hoàn toàn vô lý. Và rồi, đương nhiên, tôi nhìn lại bố và mẹ tôi -- (cười) Karolina và Karl, và ông bà, Josefine và Josef. Vậy nên tôi vẫn đang chờ một Stephanie. Tôi nhận ra vài điều. Nếu tôi cá nhân hóa toàn bộ điều này một chút và nhìn xem điều gì khiến tôi hạnh phúc khi trở thành một nhà thiết kế, câu trả lời đơn giản nhất, đương nhiên là được làm nhiều thứ mà tôi thích làm hơn và ít phải làm những thứ mà tôi không thích làm -- cho những gì mà nó có thể sẽ giúp ích để biết tôi thật sự thích làm điều gì. Tôi là một người thường xuyên liệt kê mọi thứ thành danh sách, vậy nên tôi viết ra bản danh sách này. Một trong chúng là suy nghĩ mà không bị áp lực. Đây là một dự án mà chúng tôi đang làm hiện tại với một hạn chót rất thoải mái. Và đây là một quyển sách về văn hóa, và, các bạn có thể thấy, văn hóa đang nhanh nhẹn lướt đi vòng quanh. Làm những thứ như những gì tôi đang làm hiện giờ -- đi du lịch đến Cannes. Ví dụ mà tôi có ở đây là một cái ghế bắt nguồn từ năm tôi ở tại Bali -- bị ảnh hưởng rõ rệt bên ngành sản xuất và văn hóa của địa phương, không kẹt lại phía sau một màn hình vi tính đơn cả ngày dài và nên đi đây đó. Những dự án thiết kế có ý thức cần một số lượng khó tin những kỹ thuật khác nhau, chỉ đơn giản là chiến đấu trực tiếp với sự thích nghi. Trở nên gần gũi với nội dung -- đó là nội dung thật sự gần với trái tim tôi. Đây là một chiếc xe buýt, hay một phương tiện di chuyển. cho một buổi từ thiện của một Tổ chức Phi Chính phủ dành cho việc nhân đôi số tiền dành cho ngành Giáo dục tại Mỹ -- được thiết kế cẩn thận, vậy nên, chỉ cách 5cm, nó vẫn nhẹ nhàng chui qua cầu vượt. Có được kết quả cuối cùng -- thứ chui ra khỏi máy in một cách tốt đẹp, như một tấm danh thiếp cho một công ty hoạt hình tên Sideshow trên thấu kính dạng lá. Làm việc cho các dự án mà thật sự có những tác động rõ rệt, như một quyển sách cho một nghệ sĩ người Đức quá cố mà vợ của ông đã đến với chúng tôi với một yêu cầu rằng hãy làm cho chồng bà trở nên nổi tiếng. Chuyện xảy ra chỉ mới cách đây sáu tháng, vậy mà giờ đây nó đang dấy lên một sức hút khó tin tại Đức. Và tôi nghĩ rằng người góa phụ này sẽ rất thành công trong cuộc chiến này. Và cuối cùng, tham gia vào dự án mà tôi biết rằng 50% dự án dựa trên hiểu biết về kỹ thuật và 50% còn lại sẽ là mới. Vậy là trong trường hợp này, đây là một dự án bên ngoài cho Singapore về những màn hình khổng lồ như tại Quảng trường Thời Đại Và dĩ nhiên, là một nhà thiết kế, tôi biết những thứ, về kỹ thuật in ấn, dù rằng chúng tôi đã không thành công khi làm việc với mấy con vật đó. Nhưng tôi không biết nhiều đến thế về sự vận động hay phim ảnh. Và từ góc nhìn đó chúng tôi đã biến nó thành một dự án đáng yêu. Nhưng cũng đồng thời vì nội dung khá gần gũi. Trong trường hợp này, việc có một quyển nhật ký giúp ta tự phát triển bản thân. Tôi bắt đầu viết nhật ký từ khi 12 tuổi. Và tôi nhận thấy nó ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của tôi một cách đáng kinh ngạc. Trong trường hợp này cũng là vì nó là một phần của một trong rất nhiều cảm xúc mà dựa trên đó chúng tôi xây dựng toàn bộ series -- mà tất cả những tình cảm ban đầu đến từ quyển nhật ký. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Có bao nhiêu người theo Thuyết Sáng tạo trong căn phòng này? Hình như không. Tôi nghĩ chúng ta đều là những người theo Thuyết Đắc-uyn. Và có rất nhiều người theo Thuyết Đắc-uyn những người cảm thấy lo lắng và một chút khó chịu muốn xem xem mức giới hạn mà thuyết này có thể đạt đến là bao xa Không sao cả. Bạn biết mạng nhện chứ? Đương nhiên rồi, chúng là những kết quả của cuộc cách mạng. Thế còn mạng lưới trên toàn thế giới? Không chắc lắm. Beaver Dams? Có. Hoover Dam? Không. Họ nghĩ nó là gì khi nó ngăn chặn những kết quả từ sự khéo léo của con người khỏi việc trở thành chính mình, trái của cái cây cuộc đời, và vì vậy, với một ý nghĩa nào đó, phải nghe theo quy luật tiến hóa? Và mọi người thì đang chịu đựng một cách thích thú với ý tưởng áp dụng tư tưởng tiến hóa vào tư tưởng – đó là suy nghĩ của chúng ta. Và vì vậy, tôi sẽ nói một chút về điều đó, tôi nhớ là có rất nhiều việc phải làm trong chương trình ngày hôm nay. Được rồi, thủ tưởng tượng bạn đang ở trong rừng, hoặc là một đồng cỏ và bạn thấy con kiến này đang bò trên một phiến cỏ. Nó bò lên trên đỉnh, rồi ngã, rồi nó lại bò tiếp, ngã tiếp, rồi lại tiếp tục bò Nó cố gắng để ở lại nơi cao nhất của phiến cỏ. Con kiến này đang làm gì vậy? Mục đích của việc này là gì? Vì cái gì mà con kiến này cứ mãi cố bò lên đỉnh phiến cỏ? Việc này có ý nghĩa gì với con kiến? Và câu trả lời là: không gì cả. Điều này chả có ý nghĩa gì với nó cả. Vậy thì tại sao nó vẫn đang làm việc đó? Chỉ là vì trùng hợp thôi ư? Đúng vậy, nó là một con sán. Là sán mũi mác. *Fluke vừa có nghĩa là trùng hợp vừa có nghĩa là con sán. Nó là một loại kí sinh nhỏ vùng não. Loại ký sinh mà sẽ chui vào bụng của một con cừu hay là một con bò để tiếp tục vòng đời của nó Còn cá hồi, bạn biết đó, nó bơi ngược dòng để tìm đến nơi đẻ trứng và sán mũi mác thì bám vào một con kiến đi ngang qua nó, bò lên não con kiến và khiến cho con kiến phải bò lên phiến cỏ như một chiếc xe chạy được trên mọi địa hình. Vậy thì việc này chẳng có nghĩa lý gì với con kiến Não bộ của con kiến đã bị chiếm đoạt bởi một loài kí sinh tác động đến não, dẫn đến hành vi tự sát. Khá là đáng sợ. Vậy thì có điều gì tương tự như thế xảy ra với loài người không? Tất nhiên là chỉ đại diện cho một nguyên nhân nào đó, chứ không phải là sức khỏe di truyền của một cá nhân nào Nó có thể đã xảy ra với bạn, như “đạo Hồi” có nghĩa là “từ bỏ” hay “ bỏ qua hết thảy thú vui của bản thân để quy phục thánh Allah” Đó là những ý kiến chứ không phải là loại giun sán chiếm đoạt não bộ chúng ta Vậy bây giờ có phải tôi đang nói rằng một bộ phận quan trọng của dân số thế giới đã bị điều khiển bởi những ý tưởng đã ăn sâu vào đầu họ không? Không, nó còn tệ hơn thế nữa Đa số mọi người đều bị (Tiếng cười) Có rất nhiều ý tưởng đáng để hy sinh: Tự do, nếu bạn đến từ New Hampshire (Tiếng cười) Công lý. Sự thật. Chủ nghĩa Cộng sản Đã có rất nhiều người phải nằm xuống vì Chủ nghĩa Cộng sản, và cũng có rất nhiều người phải hy sinh bản thân vì Chủ nghĩa Tư bản Nhiều người bỏ mạng vì đạo Công giáo và đạo Hồi Đây chỉ là một số nhỏ những ý tưởng có thể khiến ta sẵn sàng hy sinh. Chúng có tính lây lan. Hôm qua, Amory Lovins đã nói về “infectious repititis.“ Thực vậy. Đó là một thuật ngữ lạm dụng. Đó là kỹ thuật không suy nghĩ. Đa phần sự di tản văn hóa chẳng sáng tạo chút nào, suy nghĩ “chưa thoát ra khỏi chiếc hộp” Đó gọi là “infectious repititis,” và chúng ta cũng nên có cho mình một giả thuyết của việc điều gì đang diễn ra khi nó thực sự xảy đến Như vậy chúng ta mới có thể hiểu những điều kiện của sự lây nhiễm. Những vật chủ chăm chỉ lan truyền những ý tưởng này đến những vật chủ khác. Bản thân tôi là một nhà tâm lý, và một trong những chướng ngại nghề nghiệp của chúng ta là mọi người thường hỏi ý nghĩa của cuộc đời này là gì Và bạn phải có một khẩu hiệu cho riêng mình, bạn biết đó. Bạn phải nói một điều gì đó. Chẳng hạn như lời phát biểu của tôi Bí mật của hạnh phúc: đó là tìm thấy điều gì đó quan trọng hơn bản thân bạn và dâng hiến cuộc đời bạn cho nó. Đa số trong chúng ta – bây giờ thì “thập niên của tôi” là nguồn cảm hứng trong quá khứ - giờ chúng ta đang thực sự làm điều đó. Một loạt các ý tưởng đã thay thế một cách đơn giản các nhu cầu sinh học của chúng ta trong cuộc sống của chính mình. Đây chính là điều tốt nhất của chúng ta. Không phải việc chúng ta có bao nhiêu con cháu. Giờ nhìn xem, đây là một tác động sinh học rất thâm thúy. Đó là sự lệ thuộc của thú vui di truyền với những thú vui khác. Và không một loài nào có thể làm được điều tương tự như vậy. Vậy thì chúng ta sẽ nghĩ như thế nào về nó? Điều này một mặt là tác động lớn, rất lớn về sinh học. Hiển nhiên là như vậy Giờ thì chúng ta muốn dùng những học thuyết nào để xem xét? Vâng, Rất nhiều học thuyết. Nhưng làm sao để có thể kết hợp chúng lại với nhau? Suy nghĩ về những ý tưởng tái tạo; những suy nghĩ mà được tái tạo từ bộ não này sang bộ não khác. Richard darwins, người bạn sẽ nghe sau này, đã sáng tạo ra thuật ngữ “memes”, và đưa ra phiên bản đầu tiên rõ ràng và sống động nhất của ý tưởng này trong quyển sách tên là “Gien ích kỷ” của ông. Bây giờ tôi đang ở đây, nói về ý tưởng của ông ấy. À, bạn thấy đó, không phải của ông ấy. Đúng, ông ấy là người bắt đầu. Nhưng bây giờ thì nó là ý tưởng của tất cả mọi người. Và ông ấy thì không chịu trách nhiệm cho những gì mà tôi nói về “memes”. Tôi mới là người chịu trách nhiệm cho điều này. Thật ra thì tôi nghĩ tất cả mọi người đều chịu trách nhiệm cho không chỉ những tác động có chủ tâm của chúng ta, mà còn chịu trách nhiệm cho xu hướng sử dụng sai thuật ngữ này. Vì vậy tôi nghĩ điều này thật sự quan trọng, đối với Richard, đối với tôi, rằng những ý tưởng này không bị lạm dụng, và không bị sử dụng sai. Rất dễ để dùng sai chúng. Đó là lí do tại sao mà chúng nguy hiểm. Nó chỉ nói về một công việc toàn thời gian cố gắng ngăn cản những người sợ hãi về những ý tưởng này khỏi việc cường điệu chúng và rồi chạy trốn khỏi sự cố ý tai hại. Vì vậy chúng ta phải không ngừng kiên trì và bền bỉ, cố gắng chỉnh sửa những cách hiểu sai lầm như thế thì lòng tốt và những biến thể hữu dụng từ những ý tưởng của chúng ta mới có thể tiếp tục được lan tỏa. Nhưng đó là một vấn đề. Chúng ta không có nhiều thời gian, và tôi chỉ đi nhanh qua nó thêm một chút nữa thôi, bởi vì có rất nhiều thứ nữa cần phải nói. Vậy, hãy để tôi nói luôn: memes giống như là vi-rút vậy. Đó là điều Richard đã nói, vào năm 93. Và bạn có thể nghĩ rằng “ồ, làm sao có thể như vậy? Ý tôi là, vi-rút – bạn biết đó, là một thứ! Còn một meme thì được làm từ gì?" Hôm qua, Negroponte đã nói về vi-rút viễn thông nhưng mà vi-rút là gì? Một con vi-rút là một axit nucleic dạng dây cộng thêm cả thái độ. (Tiếng cười) Đúng vậy, có một điều gì đó ở nó có xu hướng làm cho nó tái tạo còn tốt hơn cả hiệu ứng một cuộc thi gây ra. Đó gọi là meme. Một túi thông tin kèm theo thái độ. Một meme được làm từ gì? Những cái bit được làm từ gì hả mẹ? Không phải là silicon. Chúng được làm từ thông tin, và có thể được mang đi dưới hoàn cảnh vật chất nào. Một từ ngữ thì được làm từ cái gì? Thỉnh thoảng khi mọi người nói “memes có thật sự tồn tại?” Nói “từ ngữ tồn tại? Chúng có nằm trong bản thể học của anh không?” Nếu có, vậy thì từ ngữ là memes mà có thể đánh vần được. Như thế thì có rất nhiều memes khác mà chúng ta không thể đánh vần được. Có rất nhiều loại memes khác nhau. Còn nhớ the Shakers chứ? Lấy nó cho đơn giản nhé? Nội thất đẹp và đơn giản? Và tất nhiên là chúng cơ bản là đã bị tiêu diệt rồi. Và một trong những lí do nằm trong tín điều của Shaker-dom là một người không nên lấy chồng hoặc vợ. Không chỉ đối với những giáo sĩ. Mà là tất cả mọi người. Vâng, không lấy gì làm ngạc nhiên khi họ đều tuyệt chủng cả rồi. Nhưng thực tế thì đó không phải là lí do mà họ tuyệt chủng. Họ đã tồn tại cũng lâu như họ đã từng ở vào thời điểm mà mạng lưới an toàn của xã hội chưa xuất hiện. Đã có rất nhiều góa phụ và trẻ mồ côi, những người có hoàn cảnh như vậy, họ rất cần có một gia đình nhận nuôi. Vì vậy, họ luôn sẵn sàng có nhu cầu chuyển đổi. Và họ giữ cho điều đó được tiếp tục. Và theo nguyên tắc thì điều đó có thể được tiếp tục mãi mãi, với cuộc sống độc thân hoàn hảo về phía những vật chủ. Ý tưởng thì được nghe theo chỉ trong chốc lát thay vì được truyền đi qua nhiều thế hệ. Vậy thì những ý tưởng có thể tồn tại dù thực tế rằng chúng không được đi tiếp đến những đời sau. Một meme có thể được phát triển thay vì sở hữu một tác động tiêu cực đối với sức khỏe di truyền. Sau hết, loại meme dành cho Shaker-dom cơ bản là một vật ký sinh làm triệt sản. Cũng có nhiều vật ký sinh như vậy, chúng làm cho vật chủ bị vô sinh. Đó là một phần trong kế hoạch của chúng. Chúng không cần phải có trí óc để tạo ra kế hoạch. Tôi chỉ muốn lưu ý các bạn về chỉ một trong rất nhiều ẩn ý nói về những quan điểm về meme, tôi khuyên là nên như thế. Tôi không có nhiều thời gian để đi sâu hơn vào nó nữa. Quyển sách hay của Jared Diamond, “Súng, Những mầm bệnh và Thép,” Ông nói về mầm bệnh là như thế nào, nhiều hơn là về súng và thép, điều đã chinh phục được một bán cầu mới – bán cầu phía Tây – nơi đã chinh phục được phần còn lại của thế giới. Khi những nhà thám hiểm và những nhà du hành châu Âu di tản ra, họ mang theo trong mình những mầm bệnh mà cơ bản đã được miễn dịch với bản thân họ, những mầm bệnh mà họ đã biết cách làm sao để chịu đựng được qua hàng trăm, hàng ngàn năm, chung sống với gia súc – những con vật mang nguồn bệnh. Và những nguồn bệnh này đã tiêu diệt người bản xứ, những người không hề miễn dịch với chúng. Và rồi bây giờ chúng ta lại đang làm lại việc đó. Lần này là những ý tưởng độc hại. Hôm qua, một nhóm người –Nicholas Negroponte và những người khác – đã phát biểu về những điều tốt đẹp đang diễn ra khi chúng ta lưu truyền những ý tưởng, nhờ vào công nghệ vượt bậc trên toàn thế giới. Và tôi đồng ý. Đó là một điều cực kỳ, cực kỳ tuyệt vời. Nhưng giữa những ý tưởng không thể không được lan rộng ra khắp thế giới, nhờ vào công nghệ tiên tiến của chúng ta, là rất nhiều ý tưởng độc hại. Bây giờ, điều này ít nhiều cũng đã được chú ý đến. Sayyid Qutb là một trong những cha đẻ của Đạo Hồi cuồng tín, một trong những nhà lý luận đã truyền cảm hứng cho Osama bin Laden. “Thứ hướng đến cuộn phim, show thời trang, các cuộc thi sắc đẹp, phòng nhảy, những quầy rượu và các trạm phát tin.” Memes. Những meme này đang tràn ra toàn thế giới và chúng đang hủy hoại tất cả các nền văn hóa. Chúng đang phá hoại các ngôn ngữ. Chúng đang thiêu rụi tất cả truyền thống và lệ thường của chúng ta. Và đó không phải là lỗi của chúng ta, điều này không còn đúng nữa khi mà những mầm bệnh của chúng ta tấn công đến những người chưa phát triển hệ miễn dịch của họ. Chúng ta đều có hệ miễn dịch với tất cả những thứ tạp nham nằm bên bờ văn hóa của mình. Chúng ta là một xã hội tự do, vì vậy chúng ta để mặc cho những thứ đồi trụy – chúng ta chỉ nhún vai bỏ qua. Chúng chỉ như là một cơn cảm lạnh nhẹ. Chúng không hề gì đối với chúng ta. Nhưng chúng ta nên nhận thấy rằng đối với rất nhiều người trên thế giới, Chúng thực sự là một vấn đề. Và chúng ta nên được cảnh giác về điều này. Khi chúng ta lan truyền nền giáo dục cũng như công nghệ của mình, một trong những việc mà chúng ta đang làm là trở thành vật trung gian của memes mà đang được quan sát một cách chính xác bởi những vật chủ của rất nhiều memes khác. Là một sự đe dọa khủng khiếp đối với memes yêu thích của chúng – những memes mà chúng đã chuẩn bị để hy sinh bản thân mình. Vậy thì bây giờ, làm thế nào để chúng ta cho những meme tốt biết về những meme xấu? Đó không phải là việc của ngành khoa học nghiên cứu về meme. Ngành nghiên cứu về meme là trung lập, một cách có đạo đức. Và nó nên như vậy. Đây không phải là nơi của sự ghét bỏ hay tức giận. Nếu bạn có một người bạn chết vì căn bệnh AIDS, vậy thì bạn ghét AIDS. Nhưng cách thức để đối diện với nó là phải làm khoa học, Và hiểu được cách nó lan rộng, tại sao lại với một quan điểm trung lập, một cách có đạo đức. Hãy dựa trên thực tế. Thực hiện các ẩn ý. Còn không gian cho sự đam mê có đạo đức khi chúng ta có được sự thật Và có thể tìm ra điều tuyệt vời nhất mà mình nên làm. Và với những mầm bệnh, mẹo là không nên cố tiêu diệt chúng. Bạn sẽ không bao giờ có thể triệt tiêu được những mầm bệnh. Tuy nhiên, điều mà bạn có thể làm là khuyến khích các hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng và những điều tương tự mà có thể sẽ khuyến khích cuộc cách mạng không độc hại. Điều đó sẽ phần nào cổ vũ sự lan truyền các thể đột biến lành của những thứ độc hại nhất. *Thứ ở đây là chỉ cấp phân loại dưới loài trong sinh vật học Thời gian tôi chỉ có chừng đó thôi, cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã chú ý. Đây là hình biểu diễn não bộ của bạn. Và não bộ của bạn có thể chia thành 2 phần. Có nửa trái, nửa thiên về logic, và nửa phải, nửa thiên về trực giác. Và nếu chúng ta có một thang đo khả năng của mỗi bán cầu, chúng ta có thể vẽ sơ đồ não bộ. Và ví dụ, đây sẽ là ai đó có thiên hướng lập luận logic. Và đây là một người thiên hoàn toàn về trực giác. Vậy não bộ của bạn sẽ ở đâu trong thang đo này? Vài người trong số chúng ta có thể chọn một trong hai thái cực, nhưng tôi nghĩ với đa số khán thính giả, não bộ của bạn sẽ như thế này -- với khả năng cao ở 2 bán cầu não cùng lúc. Không phải là chúng nhất thiết phải riêng rẽ. Cùng một lúc bạn có thể tuân theo vừa logic vừa trực giác Và do đó tôi cho rằng tôi là một trong số những người đó, bên cạnh đa số những nhà vật lý lượng tử thực nghiệm khác, những người cần có logic tốt để móc nối những ý tưởng phức hợp Nhưng cùng lúc, chúng ta cần trực giác tốt để làm thí nghiệm hiệu quả. Làm thế nào để phát triển trực giác? Chúng ta thích chơi với các thứ. Vậy chúng ta ra ngoài và chơi với nó, và chúng ta xem nó hoạt động như thế nào. Và chúng ta phát triển trực giác theo cách đó. Và thực sự bạn làm điều y hệt thế. Vậy một trực giác mà bạn có thể đã phát triển qua các năm là một vật chỉ có thể ở một chỗ tại một thời điểm xét. Ý tôi là, nghe có vẻ kỳ cục khi nghĩ rằng một thứ có thể ở hai nơi trong cùng một thời điểm, nhưng bạn không được sinh ra với lập luận này, bạn phát triển nó. Và tôi nhớ mình từng quan sát một đứa trẻ chơi với một cái chặn xe hơi. Nó mới chỉ là một đứa trẻ mới chập chững biết đi, và nó cứ vấp ngã luôn. Nhưng tôi cược là với cái chặn xe đã dạy cho nó một bài học hết sức có giá trị, và đó là những vật to lớn không cho phép bạn bước qua nó, và chúng luôn ở nguyên một chỗ. Và vì thế đây là một hình mẫu cơ sở về thế giới, trừ khi bạn là một nhà vật lý nguyên tử, Nó sẽ là một hình mẫu kinh khủng cho một nhà vật lý nguyên tử, bởi họ không đùa nghịch với những cái chặn xe hơi, họ chơi đùa với những phân tử bé nhỏ kỳ lạ. Và khi họ chơi đùa với những phân tử của họ, họ thấy họ làm những việc hơi kỳ cục -- như thể họ có thể bay qua các bức tường, hoặc họ có thể ở hai nơi khác nhau trong cùng một thời điểm. Và thế là họ viết ra toàn bộ những quan sát đó, và họ gọi đó là lý thuyết của cơ học lượng tử. Và đó là vật lý vài năm về trước; bạn cần cơ học lượng tử để mô tả những phân tử nhỏ xíu. Nhưng bạn không cần nó để mô tả các vật thể lớn trong đời sống quanh ta. Điều này không thực sự phù hợp với trực giác của tôi, và có thể chỉ vì tôi không thường xuyên chơi đùa với các phân tử. Vâng, thỉnh thoảng tôi có chơi đùa với chúng, nhưng không thường xuyên. Và tôi chưa từng thấy chúng. Ý tôi là, chưa ai từng nhìn thấy tận mắt một phân tử. Nhưng nó cũng không phù hợp với khía cạnh logic của tôi. Bởi vì nếu mọi thứ được tạo thành bởi các hạt phân tử và tất cả các hạt phân tử đều tuân theo cơ học lượng tử, thì lẽ ra mọi vật đều phải tuân theo cơ học lượng tử? Tôi không thấy lý do nào cho rằng không thể như vậy. Và thế là tôi cảm thấy tốt hơn hẳn về toàn bộ sự việc nếu chúng ta có thể bằng một cách nào đó cho thấy rằng một vật thể bình thường cũng tuân theo cơ học lượng tử. Vậy vài năm trước, tôi bắt đầu làm như vậy. Tôi làm được một cái. Đây là vật thể đầu tiên mà bạn có thể nhìn thấy mà đã ở trong một sự chồng chập lượng tử. Vậy cái mà chúng ta nhìn thấy ở đây là một chip vi tính nhỏ. Và bạn có thể nhìn thấy chấm màu xanh ở chính giữa. Và rằng mẩu kim loại mà tôi chuẩn bị nói tới này trong một phút nữa. Đây là một bức ảnh của vật thể này. Và ở đây tôi sẽ phóng to lên một chút. Chúng ta đang nhìn thẳng vào phần trung tâm. Và đây là một ảnh siêu lớn cận cảnh của mẩu kim loại. Và điều chúng ta đang nhìn vào là một mẩu kim loại, và nó có dáng như một chiếc ván trượt, và nó đang chìa ra ở rìa. Và thế là tôi làm thứ này theo cách gần như cách làm một chip điện tử. Tôi bước vào một căn phòng vô trùng với một mạch bán dẫn silic và tôi vận hành với các máy móc cỡ lớn trong khoảng 100 giờ. Cuối cùng, tôi phải tự tạo ra chiếc máy của mình -- để làm ra cái hố dạng bể bơi này ở bên dưới thiết bị. Thiết bị có khả năng ở trạng thái chồng chất lượng tử, nhưng nó cần một chút giúp đỡ. Đây, để tôi cho các bạn một phép loại suy. Bạn hiểu khó chịu như thế nào khi ở trong một chiếc thang máy chật cứng người? Ý tôi là, khi tôi ở trong một chiếc thang máy một mình, tôi làm đủ trò kỳ cục, nhưng khi những người khác bước vào và tôi dừng làm những trò đó, vì tôi không muốn làm phiền họ, hoặc, thật lòng mà nói, làm kinh sợ họ. Vậy cơ học lượng tử cho rằng các vật tĩnh cũng cảm thấy như vậy. Những người đi cùng thang máy đối với các vật thể tĩnh không chỉ là con người, mà còn là ánh sáng chiếu vào nó và gió thổi qua nó và nhiệt độ trong phòng. Và thế là chúng ta biết rằng, nếu chúng ta muốn nhìn thấy mẩu kim loại này hoạt động theo nguyên tắc cơ học lượng tử, chúng ta sẽ phải loại ra tất cả các "người đi cùng" khác. Và đó là điều chúng tôi đã làm. Chúng tôi tắt đèn đi, và chúng tôi đặt nó vào môi trường chân không, làm lạnh nó chỉ trên nhiệt độ 0 tuyệt đối (-273 độ C) một chút xíu. Bây giờ, một mình trong thang máy, mẩu kim loại tự do hoạt động theo bất kỳ cách nào nó muốn. Và rồi chúng tôi đo chuyển động của nó. Chúng tôi thấy rằng nó chuyển động theo những cách hết sức kỳ lạ. Thay vì chỉ đứng yên một chỗ, nó rung. Và cách thức dao động của nó thể hiện như thế này -- như một cái bể: dãn ra và co vào. Bằng cách cho nó một cú thúc, chúng tôi có thể làm cho nó vừa rung và vừa không rung trong cùng một thời điểm -- điều mà chỉ xảy ra với cơ học lượng tử. Vậy điều tôi đang nói ở đây là một thứ gì đó thực sự tuyệt vời. Có nghĩa gì khi một vật thể vừa rung vừa không rung trong cùng một thời điểm? Vậy hãy suy nghĩ về các hạt nguyên tử. Vậy một trường hợp: toàn bộ hàng nghìn tỷ nguyên tử tạo nên mẩu kim loại đó đang ngồi yên một chỗ và trong cùng thời điểm đó chính những nguyên tử đó đang chuyển động lên xuống. Bây giờ ở những thời điểm xác định khi chúng thẳng hàng. Thời gian còn lại chúng bị đẩy tới hỗn loạn. Điều này có nghĩa là mọi nguyên tử đều ở hai nơi khác nhau trong cùng một thời điểm, đồng nghĩa với việc toàn thể miếng kim loại ở hai nơi khác nhau. Tôi nghĩ điều này hết sức thú vị. (Tiếng cười) Thật đấy. (Vỗ tay) Thật đáng để tôi tự nhốt mình trong một căn phòng vô trùng làm việc suốt những năm qua. Bởi vì, nhìn này, tỉ lệ giữa một nguyên tử và mẩu kim loại gần bằng tỉ lệ giữa mẩu kim loại đó và bạn. Vậy nếu một nguyên tử đơn có thể ở hai nơi khác nhau trong cùng một thời điểm, mẩu kim loại có thể ở hai nơi khác nhau, sao bạn lại không thể? Ý tôi là, đây là tiếng nói của khía cạnh logic trong tôi. Vậy tưởng tượng nếu bạn ở nhiều nơi khác nhau trong cùng một thời điểm, nó sẽ như thế nào? Nhận thức của bạn sẽ điều khiển cơ thể bạn bị phân tách trong không gian như thế nào? Có một phần khác của câu chuyện. Là khi chúng tôi làm ấm nó lên, và bật đèn và nhìn vào trong chiếc hộp, chúng tôi thấy mẩu kim loại vẫn ở đó nguyên vẹn. Và tôi phát triển trực giác, cho rằng có vẻ như là mọi vật thể trong thang máy là những vật thể lượng tử bị nhồi vào trong một không gian bé xíu. Bạn nghe rất nhiều cuộc nói chuyện về cách mà cơ học lượng tử nói rằng mọi vật đều có mối liên hệ với nhau. Không hẳn như vây; nó còn hơn thế, nó sâu sắc hơn. Những mối liên kết đó, mối liên kết giữa bạn và toàn thể những thứ quanh bạn, xác định bạn là ai theo nghĩa đen. Và đó là sự kỳ cục đầy sâu sắc của cơ học lượng tử. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là Jessi và đây là cái va li của tôi. Nhưng trước khi tôi cho bạn xem những thứ bên trong, tôi xin thú nhận trước mọi người một điều, đó là, tôi nghiện việc phối hợp quần áo với nhau. Tôi thích tìm tòi, ăn mặc, và gần đây nhất là, chụp ảnh và viết blog về từng bộ quần áo được kết hợp ngẫu hứng với những gam màu khác nhau cho mỗi dịp khác nhau. Nhưng tôi không hề mua quần áo mới. Tất cả quần áo của tôi đều là đồ si-đa được mua ở những cừa hàng quần áo cũ và những cửa hàng bình dân. Ồ, cảm ơn. Mua quần áo cũ, đã qua sử dụng giúp tủ quần áo của tôi giảm gánh nặng đến môi trường và đến cái ví tiền của tôi. Tôi tiếp xúc với những người nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau; nên chuyện tiêu tiền luôn có lí do chính đáng; Ngoại hình của tôi khá đặc biệt; nên việc mua sắm giống như đơn thương độc mã tìm kho báu vậy. Ý tôi là, hôm nay tôi sẽ tìm mua cái gì đây? Nó có vừa với tôi không? Tôi có thích màu đó không? Giá có dưới 20 đô la không? Nếu tất cả các câu trả lời đều là có, tôi cảm thấy như thể mình đã thắng cuộc. Trở lại với cái va li của tôi và những thứ tôi mang theo cho chương trình TED thú vị tuần này. Nghĩa là một cô gái với những bộ cánh thế này sẽ mang gì bên người? Vì vậy, tôi sẽ cho các bạn thấy chính xác tôi đã mang cái gì. Tôi mang theo bảy cái quần trong và chỉ có thế. Chính xác là những cái quần lót đủ dùng cho một tuần là tất cả những gì tôi để trong va li. Tôi cược là tôi có thể tìm thấy những bộ quần áo khác tôi có thể mặc được ngay khi tôi đến Palm Springs. Và vì bạn không thấy tôi là người phụ nữ xuất hiện ở TED chỉ với nội y -- (Cười) nên nghĩa là tôi đã tìm thấy những bộ quần áo mặc được. Và tôi thực sự muốn cho các bạn xem những bộ quần áo dùng trong một tuần của tôi ngay bây giờ. Nghe có vẻ thú vị phải không? (Vỗ tay) Và song song với việc này, tôi cũng chuẩn bị kể các bạn vài bài học cuộc đời tin hay không thì tùy bạn, mà tôi đã thu lượm được trong cuộc hành trình không mặc quần áo mới. Vậy thì chúng ta cùng bắt đầu với Chủ Nhật. Tôi gọi bộ này là hổ tỏa sáng. Bạn không cần tốn nhiều tiền để trông xinh đẹp. Bạn có thể lúc nào cũng trông thật độc đáo với ít hơn 50 đô la. Cả bộ này, tính luôn cái áo khoác, chỉ tốn 55 đô la, và đó là bộ đắt nhất mà tôi đã mặc trong cả tuần. Thứ Hai: Màu sắc là chủ đạo. Về mặt sinh lý thì hầu như không thể mặc một cái quần đỏ sáng màu khi đang có tâm trạng xấu. (Cười) Nếu bạn vui vẻ, bạn sẽ làm người khác vui vẻ theo. Thứ Ba: Sự hòa hợp được đánh giá cao. Tôi dành phần lớn cuộc đời mình cố gắng là chính mình và đồng thời cố gắng thích nghi, hòa hợp. Hãy là chính mình. Nếu xung quanh bạn là những người có gu giống như bạn, họ không chỉ chấp nhận, mà họ còn đánh giá cao nữa. Thứ Tư: Vỗ về đứa trẻ trong bạn. Đôi khi người ta nói với tôi rằng tôi như đang chơi trò mặc đồ, hoặc là tôi khiến họ nhớ về thời họ mới bảy tuổi. Tôi chỉ cười và nói, "Cảm ơn." Thứ Năm: Tự tin là bí quyết. Nếu bạn nghĩ bạn trông ổn khi mặc bộ nào đó, thì bạn hãy mặc nó. Hay nếu như bạn thấy mình không hợp với bộ nào kia, cũng có thể là bạn đúng. Mẹ tôi đã dạy tôi như thế ngày ngày. Nhưng chỉ đến khi tôi sang tuổi 30 tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của nó. Và tôi sẽ làm sáng tỏ điều này chỉ trong vài giây. Nếu bạn tin rằng mình xinh đẹp cả tâm hồn và ngoại hình, thì không có gì có thể ngăn bạn thể hiện điều đó. Và trong khán đài này, không ai trong chúng ta là ngoài lệ cả. Bạn có thể khuấy động bất cứ cái gì bạn muốn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Thử Sáu: Sự thật của vũ trụ -- năm từ dành cho bạn: Vàng xe-quin hợp mọi thứ. Và cuối cùng, thứ Bảy: Phát huy phong cách đặc trưng của riêng bạn thật sự là cách tuyệt vời để thể hiện bản thân với mọi người. mà không phải nói bất cứ điều gì. Điều đó đã được chứng minh nhiều lần khi trong tuần này mọi người bước đến phía tôi đơn giản vì những thứ tôi mặc trên người. Và chúng tôi đã có những cuộc trao đổi vô cùng thú vị. Tất nhiên là không thể để vừa tất cả những bộ đồ này vào cái va li nhỏ xíu này được. Vậy nên trước khi tôi về nhà ở Brooklyn, tôi sẽ quyên góp tất cả lại. Vì sau tuần này, bản thân tôi đang cố gắng tiếp thu một bài học rằng cho đi là tốt. Tôi không cần phải giữ chúng theo cảm tính, bởi vì ở mỗi ngõ ngách, sẽ luôn có những bộ quần áo lạ mắt, đầy màu sắc, lấp lánh chờ đợi tôi, chỉ cần tôi để tâm một chút và quan sát. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn, (Vỗ tay) Sức mạnh. Đó là từ đến trong tâm trí tôi Chúng ta là những kỹ sư công nghệ mới Chúng ta có rất nhiều dữ liệu, nên chúng ta có rất nhiều sức mạnh Chúng ta có bao nhiêu sức mạnh? Cảnh trong phim: "Apocalypse Now" - một bộ phim tuyệt vời Chúng ta phải mang người hùng của chúng ta, Capt. Willard, đến miệng sông Nung để anh ta có thể đuổi theo Col. Kurtz. Cách chúng ta làm là mang anh ta bay đến và thả xuống. Đến cảnh này: bầu trời dày đặc phi đội trực thăng mang anh ta đến Và có tiếng nhạc nền to, hồi hộp, thứ âm nhạc hoang dã này. ♫ Dum da ta da dum ♫ ♫ Dum da ta da dum ♫ ♫ Da ta da da ♫ Nó mang rất nhiều sức mạnh. Đó là thứ sức mạnh tôi cảm nhận được trong căn phòng này Đó là thứ sức mạnh chúng ta có bởi tất cả những dữ liệu mà chúng ta có Hãy cùng xem một ví dụ Chúng ta có thể làm gì Với dữ liệu của chỉ một người? Chúng ta có thể làm gì với dữ liệu của người đó? Tôi có thể xem những bản lưu tài chính của bạn Tôi có thể nói cho bạn biết bạn có thanh toán hóa đơn đúng hạn không Tôi biết bạn có đáng để cho vay hay không Tôi có thể nhìn vào các bản lưu y tế, tôi có thể thấy tim bạn vẫn còn đang đập thấy bạn có đáng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm không. Tôi có thể nhìn vào kiểu bạn nhấp chuột. Khi bạn đến thăm website của tôi, tôi thực sự biết những gì bạn sắp sửa làm, bởi vì tôi đã thấy bạn ghé thăm hàng triệu wesite trước đây. Và tôi xin lỗi phải nói với bạn rằng bạn giống như tay chơi bài poker, bạn có một câu chuyện Tôi có thể kể chuyện với dữ liệu phân tích rằng bạn sắp sửa làm gì thậm chí trước khi bạn làm nó. Tôi biết bạn thích gì, tôi biết bạn là ai. Và điều đó xảy ra thậm chí trước khi tôi nhìn vào thư hay điện thoại của bạn. Đó là những thứ chúng ta có thể làm được với dữ liệu mà chúng ta có. Nhưng tôi thực sự không có mặt ở đây để nói về những gì chúng ta có thể làm. Tôi ở đây để nói về những gì chúng ta nên làm. Điều gì là đúng đắn để làm? Giờ tôi thấy vài ánh mắt mù mờ như "Tại sao bạn lại hỏi chúng tôi điều gì là đúng để làm? Chúng ta chỉ là những người xây dựng nên nó. Người khác sẽ dùng chúng." Đủ công bằng. Nhưng nó làm tôi nghĩ lại. Tôi nghĩ về chiến tranh thế giới thứ hai -- một vài kĩ nghệ gia vĩ đại, một vài nhà vật lĩ vĩ đại, nghiên cứu về sự phân rã và kết hợp hạt nhân -- những khái niệm liên quan đến hạt nhân Chúng ta tập hợp những nhà vật lí này ở Los Alamos để xem những gì họ sẽ xây dựng. Chúng ta muốn con người xây dựng công nghệ suy nghĩ về những gì chúng ta sẽ làm với công nghệ đó Vậy nên, chúng ta sẽ nên làm gì với dữ liệu của anh ta? Chúng ta có nên thu thập nó, tập trung nó lại, để làm cho kinh nghiệm trực tuyến của anh ta tốt hơn? Để chúng ta có thể kiếm tiền? Để chúng ta có thể bảo vệ chính mình nếu anh ta trở nên không còn tốt nữa? Hay chúng ta nên tôn trọng riêng tư của anh ấy bảo vệ lòng tự trọng của anh ta và để anh ta được yên? Điều gì nên làm? Nên làm thế nào để nhận ra điều đó Tôi biết: nguồn lực đám đông. Hãy để đám đông làm việc đó. Để hâm nóng không khí, hãy bắt đầu với một câu hỏi đơn giản mà tôi chắc rằng mọi người ở đây đều có ý kiến về nó iPhone và Android. Hãy giơ tay -- iPhone Uh huh. Android. Bạn nghĩ rằng với một nhóm người thông minh chúng ta sẽ không trở thành trò hề cho những chiếc điện thoại xinh xắn. (Tiếng cười) Câu hỏi tiếp theo, khó hơn một chút. Chúng ta có nên thu thập mọi dữ liệu về một người để làm cho trải nghiệm của anh ta tốt hơn và để bảo vệ chúng ta trong trường hợp anh ta không còn tốt nữa? Hay chúng ta nên mặc kệ anh ta? Thu thập dữ liệu của anh ta Để mặc kệ anh ấy Bạn an toàn rồi. Thật tốt. (Tiếng cười) Rồi, câu hỏi cuối cùng câu hỏi khó hơn khi cố gắng đánh giá chúng ta nên làm gì trong trường hợp này, chúng ta có nên sử dụng khuôn khổ đạo đức luận của Kant không hay chúng ta nên sử dụng khuôn khổ nhân quả của Mill? Kant Mill Không nhiều biểu quyết lắm (Tiếng cười) Vâng, đó là một kết quả tồi tệ. Tồi tệ, bởi vì chúng ta có những ý kiến mạnh hơn về những thiết bị cầm tay của chúng ta hơn về những khuôn khổ đạo đức mà chúng ta nên dùng dể đưa ra những quyết định. Làm sao để chúng ta biết phải làm gì với những sức mạnh chúng ta có nếu chúng ta không có một khuôn khổ đạo đức nào? Chúng ta biết nhiều về hệ điều hành cho di động, nhưng chúng ta thực sự cần một hệ điều hành đạo đức. Hệ điều hành đạo đức là gì? Tất cả chúng ta đều biết về đúng và sai, đúng không. Bạn cảm thấy tốt khi bạn làm điều gì đó đúng, bạn cảm thấy tệ khi bạn làm điều gì sai. Bố mẹ chúng ta dạy chúng ta rằng: Khen ngợi điều tốt, khiển trách điều xấu. Nhưng làm sao để chúng ta nhận ra cái gì đúng, cái gì sai? Và ngày qua ngày, chúng ta có những kĩ thuật để sử dụng. Có thể chúng ta chỉ cần theo cảm tính của mình. Có thể chúng ta sẽ yêu cầu biểu quyết -- chúng ta dùng sức mạnh đám đông. Hoặc có thể chúng ta sẽ đẩy nó cho người khác hỏi nhà chức trách, xem những gì họ nói. Nói cách khác, đó là một kiểu ngẫu nhiên kiểu bột phát làm sao chúng ta có thể nhận ra chúng ta nên làm gì. Và có lẽ, để chắc chắn, cái chúng ta thực sực cần là một khuôn khổ đạo đức có thể hướng dẫn chúng ta, nói chúng ta điều gì là đúng và sai ngay từ đầu, và làm thế nào để chúng ta có thể biết cần làm gì trong một tình huống cụ thể. Vậy hãy lấy một khuôn khổ đạo đức. Chúng ta là người của những con số, sống bằng những con số. Làm sao để chúng ta có thể sử dụng những con số như là nền tảng của khuôn khổ đạo đức? Tôi biết một người biết đích xác việc đó Một người thông minh -- đã mất cách đây 2500 năm. Plato, đúng vậy. Mọi người còn nhớ ông ta không - nhà triết học già? Bạn thường ngủ suốt lớp triết học đó. Và Plato, ông ta có nhiều mối quan tâm như chúng ta có. Ông ta lo nghĩ về đúng và sai. Ông ta muốn biết rằng cái gì là xác đáng. Nhưng ông ta nghĩ rằng tất cả những gì có vẻ như sắp được làm chỉ là sự ý kiến cân nhắc về nó. Anh ta nói một cái gì đó là chân lý. Cô ta nói một cái khác mới là chân lý. Đó là một kiểu thuyết phục khi anh ta nói và khi cô ta nói. Tôi bị tiến thoái lưỡng nan, tôi chẳng đạt được gì cả. Tôi không muốn ý kiến, tôi muốn kiến thức. Tôi muốn biết sự thật về công lý -- như tôi có sự thật trong toán. Trong toán, chúng ta biết những dữ kiện khách quan. Hãy lấy một số, bất kì số nào -- số hai. Số ưa thích, tôi thích số này. Có những sự thật về số hai Nếu bạn có hai vật gì đó, bạn thêm hai, bạn sẽ có bốn. Điều này luôn đúng cho dù bạn đang nói về vật gì. Đó là sự thật rõ ràng về dạng thức của số hai, một dạng thức trừu tượng. Khi bạn có hai thứ của bất kì thứ gì -- hai mắt, hai tai, hai mũi, chỉ là hai thứ thấy được -- tất cả những thứ đó đều là dạng thức của số hai. Tất cả chúng tham gia vào những sự thật mà số hai có. Tất cả chúng có đặc tính hai trong bản thân chúng. Và vì thế, nó không phải là vấn đề của bản thân ý kiến. Điều gì xảy ra nếu, Plato nghĩ rằng, đạo đức giống như toán học? Nếu có một dạng thức thuần túy của công lý? Nếu có những sự thật về công lý, và bạn có thể nhìn thấy thế giới xung quanh và thấy những điều nào tham gia, tham gia một phần vào dạng thức đó của công lý? Từ đó bạn sẽ biết cái gì thực sự là chân lý, và cái gì không. Điều này không liên quan đến ý kiến hoặc hình thức.. Đó là một tầm nhìn tuyệt vời. Ý tôi là, hãy nghĩ về nó. Thật vĩ đại. Thật là nhiều tham vọng. Nhiều tham vọng như chính chúng ta. Ông ấy muốn giải quyết các vấn đề về đạo lý. Ông ấy muốn những sự thật khách quan. Nếu bạn cũng nghĩ theo cách đó, bạn đã có một nền tảng đạo đức Platon. Nếu bạn không nghĩ theo cách đó, ồ, bạn có rất nhiều bè bạn trong lịch sử triết học phương Tây, bởi vì ý tưởng tốt -- bạn biết đấy, con người chỉ trích nó lên. Aristotle, thực tế, ông không hài lòng. Ông ấy nghĩ nó không thực tế. Aristotle nói rằng "Chúng ta chỉ nên tìm kiếm sự chính xác ở mỗi đối tượng mà đối tượng đó cho phép." Aristotle nghĩ rằng đạo lý không giống lắm với toán học. Ông ấy nghĩ đạo lí là vấn đề đưa ra quyết định luôn và ngay sử dụng những nhận xét xác đáng nhất để tìm ra con đường đúng đắn. Nếu bạn cũng nghĩ như thế, Plato không phải là kiểu người dành cho bạn. Nhưng đừng đầu hàng vội, có thể còn những cách khác mà chúng ta có thể sử dụng những con số như là nền tảng của khuôn khổ đạo đức. Bạn nghĩ sao về: Sẽ ra sao nếu như ở bất kì tình trạng nào bạn cũng có thể vừa tính toán, nhìn những lựa chọn, chọn ra điều tốt nhất và biết phải làm gì tiếp theo? Điều này nghe có quen không? Đó là khuôn khổ đạo đức vị lợi. John Stuart Mill là một người ủng hộ vĩ đại của học thuyết này -- cũng là người rất tử tế và chỉ mới mất cách đây 200 năm. Cơ bản của chủ nghĩa vị lợi -- Tôi chắc chắn rằng ít nhất bạn cũng đã quen với nó. Có ba người đã ủng hộ Mill trước khi quen với học thuyết đó Nhưng đây là cách mà nó thực hiện. Sẽ ra sao, nếu đạo lí, nếu những gì tạo nên đạo lí, chỉ là vấn đề của nó có tối đa hóa sự hài lòng và tối thiểu hóa nỗi đau hay không? Nó mang những thứ chân thực vào trong hành động. Nó không phải là một dạng quan hệ của những hình thức trừu tượng. Nó là vấn đề của kết quả. Bạn chỉ nhìn vào kết quả và xem xét, một cách toàn cục, liệu nó có tốt hơn hay xấu hơn. Xem xét vậy sẽ trở nên đơn giản. Sau đó chúng ta biết chúng ta phải làm gì. Hãy cùng xem một ví dụ. Giả sử tôi đến và nói "Tôi sắp lấy điện thoại của anh" Không phải chỉ bởi vì nó đã đổ chuông trước đó, mà tôi lấy nó bởi vì tôi đã thực hiện sự tính toán nhỏ. Tôi đã nghĩ rằng, gã này trông đáng nghi ngờ. Và sẽ ra sao nếu gã đang gửi thông điệp đến nơi ẩn nấp của Bin Laden hoặc kẻ nào đang chăm sóc cho Bin Laden -- và gã thực sự giống một tên khủng bố, một kẻ ung nhọt. Tôi sắp tìm thấy vấn đề, và khi tôi tìm thấy nó, tôi sẽ chống lại sự thiệt hại to lớn mà gã có thể gây ra Đó là một công cụ cực kì hữu ích để chống lại sự thiệt hại như thế. Và so với sự đau đớn nhỏ mà nó có thể gây ra -- bởi vì nó gây ra sự lúng túng khi tôi nhìn vào điện thoại của anh ta và nhìn thấy anh ta đang có vấn đề với FarmVille và tất cả điều đó -- nó bị tràn ngập bởi những giá trị khi nhìn vào chiếc điện thoại đó. Nếu bạn cảm thấy theo cách đó đó là một lựa chọn vị lợi. Nhưng có thể bạn cũng không cảm thận theo cách đó. Có thể bạn nghĩ, đó là điện thoại của anh ta. Thật là sai khi lấy điện thoại của anh ta, bởi vì anh ta là một con người và anh ta có quyền và địa vị của mình, và chúng ta không thể xen vào điều đó. Anh ta có quyền tự do. Điều này không bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta tính toán. Có những thứ bản thân nó đã là sai -- giống như nói dối là sai giống như hành hạ trẻ em vô tội là sai. Kant thể hiện rất tốt ở điểm này, và ông ấy nói tốt hơn chúng ta nói về nó Ông ấy nói chúng ta nên sử dụng suy luận của mình để làm rõ những qui luật mà chúng ta nên dùng để dẫn dắt đạo đức của mình. Và khi đó nhiệm vụ của chúng ta là làm theo những qui luật đó. Nó không liên quan gì đến sự tính toán cả. Vì thế hãy dừng lại. Chúng ta đúng về những thứ triết học này. Và điều này đã diễn ra hàng ngàn năm, bởi vì đó là những câu hỏi khó, và tôi thì chỉ có 15 phút. Nên hãy rút gọn lại. Bạn nên làm như thế nào để đưa ra quyết định? Nên làm như Plato, như Aristotle, như Kant, như Mill? Chúng ta nên làm gì? Câu trả lời là gì? Đâu là công thức mà chúng ta có thể sử dụng ở bất kì tình huống nào để quyết định rằng chúng ta nên làm gì, chúng ta có nên sử dụng dữ liệu của anh ta hay không? Công thức là gì? Không có 1 công thức nào hết. Không hề có một câu trả lời đơn giác. Đạo đức là vấn đề khó. Đạo đức yêu cầu sự suy nghĩ. Và rằng nó không hề thoải mái Tôi biết, phần lớn thời gian trong sự nghiệp của tôi là cho trí tuệ nhân tạo, cố gắng xây dựng những cỗ máy có thể có một số suy nghĩ như chúng ta, có thể cho chúng ta một số câu trả lời. Nhưng những cỗ máy đó không thể. Bạn không thể chỉ lấy tư duy con người và nhét vào một cỗ máy. Chúng ta là những thực thể duy nhất có thể suy nghĩ. Thật hạnh phúc rằng chúng ta không phải là máy móc, chúng ta có thể tư duy. Không chỉ chúng ta có khả năng tư duy, mà chúng ta phải tư duy. Hannad Arendt nói rằng, "Sự thật đáng buồn là những điều xấu xa trên thế giới này không phải được làm bởi những người muốn trở thành kẻ xấu. Những điều xấu đến từ những kẻ không biết tư duy." Bà gọi điều đó là "sự tầm thường của kẻ xấu." Và đáp lại cho điều đó là là chúng ta cần thực hành tư duy từ mỗi cá nhân theo đúng nghĩa. Hãy làm nó. Hãy tư duy. Thực tế, hãy bắt đầu luôn bây giờ. Mọi người trong phòng hãy làm việc này: nghĩ về lần cuối cùng bạn ra một quyết định lần mà bạn đã lo lắng về điều định làm, lần mà bạn tự hỏi "Mình nên làm gì bây giờ?" Hãy nhớ lại điều đó. Và bây giờ hãy áp dụng nó và nói "Mình đã đi đến quyết định đó như thế nào? Mình đã làm gì? Mình có theo những gì thực lòng mình không? Mình có ai ủng hộ không? Hoặc mình có vướng vào vấn đề pháp lí không?" Hoặc ngay bây giờ chúng ta có nhiều lựa chọn hơn. "Chúng ta có đánh giá được sự vừa lòng tối đa như Mill không? Hoặc như Kant, chúng ta có dùng lí trí để làm rõ cái gì là bản chất sự thật không?" Hãy nghĩ về nó, thực sự chăm chú vào nó. Điều này rất quan trọng Nó quan trọng đến nỗi chúng ta dùng đến 30 giây quí giá của thời gian TEDtalk chỉ để nghĩ về nó Bạn sẵn sàng chưa. Bắt đầu. Dừng lại. Tốt lắm. Những gì bạn vừa làm, là bước đầu tiên hướng tới chịu trách nhiệm về những gì chúng ta nên làm với sức mạnh của mình. Giờ bước tiếp theo -- hãy thử nó. Tìm một người bạn và giải thích với họ làm thế nào để đưa ra quyết định đó. Không phải lúc này. Hãy đợi đến khi tôi hoàn thành bài nói. Hãy làm nó sau bữa trưa. Và đừng tìm một người bạn kĩ nghệ gia nào; hãy tìm người nào đó khác biệt với bạn. Tìm một nghệ sĩ, một nhà văn -- hoặc, tìm một nhà triết học và nói với họ. Thực tế, tìm một người nào đó từ cộng đồng. Tại sao? Bởi vì họ nghĩ về những vấn đề một cách khác biệt hơn là chúng ta nghĩ như một kĩ sư công nghệ. Một vài ngày trước đây, ngay ngã tư bên đường từ đây, có hàng trăm người tụ tập cùng nhau. Họ là những kĩ sư công nghệ và nhà nhân chủng học ở hội thảo lớn BiblioTech. Và họ tụ tập cùng nhau bởi vì những kĩ sư công nghệ muốn biết suy nghĩ từ góc nhìn của nhà nhân chủng học là như thế nào. Bạn tìm thấy một số người từ Google nói chuyện với người nào đó có cùng văn hóa. Bạn đang nghĩ về sự tương đồng từ các nhà hát Pháp thế kỉ 17 -- chúng sẽ chịu đựng ra sao trước quĩ đầu tư tư bản? Nó thật thú vị. Đó là một một cách tư duy hoàn toàn khác. Và khi bạn tư duy theo cách đó, bạn trở nên nhạy cảm hơn với những mối lo của nhân loại, điều này là quan trọng để đưa ra những quyết định mang tính đạo lí. Ngay lúc này đây, hãy tưởng tượng rằng bạn đến và tím thấy một người bạn nhạc công. Và bạn đang nói cho anh ta về những gì chúng ta đang nói đến, về những dữ liệu cách mạng và tất cả những thứ này -- thậm chí có thể thêm một ít thanh âm nhiễu của nhạc nền này. ♫ Dum ta da da dum dum ta da da dum ♫ Ồ, người bạn nhạc sĩ của bạn sẽ dừng bạn lại và nói rằng, "Bạn biết không, nhạc nền cho cuộc cách mạng dữ liệu của bạn là opera, là Wagner. Nó dựa trên huyền thoại Norse. Đó là Chúa trời, và là đấng sáng tạo đã vượt quá những nhung lụa kì ảo." Điều này thật thú vị. Giờ nó còn là một bản nhạc kịch đẹp tuyệt vời. Và chúng ta tiến bộ nhờ vở nhạc kịch đó. Chúng ta tiến bộ bởi đó là cuộc chiến giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai. Và chúng ta quan tâm về đúng và sai. Chúng ta quan tâm cái gì diễn ra trong vở nhạc kịch đó. Chúng ta quan tâm về những gì diễn ra trong phim "Apocalypse Now" Và chúng ta tất nhiên quan tâm về những gì diễn ra với công nghệ. Chúng ta có rất nhiều sức mạnh ngày nay, và nó phụ thuộc vào chúng ta để đánh giá xem nên làm cái gì. Và đó một tin tốt lành. Chúng ta là những người viết nên vở nhạc kịch này. Đây là bộ phim của chúng ta. Chúng ta xem xét cái gì sẽ diễn ra với công nghệ. Chúng ta quyết định mọi thứ sẽ kết thúc như thế nào. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Lớn lên ở Montana, tôi có hai ước mơ. Tôi muốn trở thành nhà cổ sinh vật học nghiên cứu về khủng long, và muốn có một con khủng long làm thú cưng. Đó là điều tôi luôn phấn đấu trong suốt đời mình. Tôi rất may mắn trong những năm đầu sự nghiệp. May mắn trong việc tìm kiếm. Tôi đọc không giỏi. Thực ra, tôi không đọc nhiều lắm. Tôi bị mắc chứng khó đọc, nên việc đọc là rất khó khăn. Thay vào đó, tôi ra ngoài và tìm kiếm mọi thứ. Rồi nhặt chúng lên. Cơ bản là tôi luyện kiếm tiền trên phố. (Tiếng cười) Tôi đi thơ thẩn quanh các ngọn đồi, và cũng tìm được một vài thứ. Tôi cũng có đủ may mắn trong việc tìm kiếm những quả trứng đầu tiên tại Tây Bán cầu và những chú khủng long con đầu tiên trong tổ, những phôi thai khủng long đầu tiên, những mỏ xương khổng lồ. Chuyện này xảy ra vào thời điểm mọi người bắt đầu nhận ra rằng khủng long không phải là loài bò sát xanh lè, to lớn, ngu ngốc như trong suy nghĩ nhiều năm của họ. Người ta bắt đầu nhen nhóm ý nghĩ rằng loài khủng long rất đặc biệt. Và thế là, tại thời điểm đó, tôi đã có thể đưa ra một số học thuyết thú vị với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Chúng tôi có thể nói rằng dựa trên những bằng chứng có được loài khủng long đã dựng tổ, sống thành bầy đàn, chăm sóc con cái chúng, kiếm thức ăn cho con chúng, và di chuyển theo đàn lớn. Đó quả là những thứ thú vị. Tôi tiếp tục tìm kiếm và phát hiện ra rằng khủng long ưa sống thành đàn. Chúng tôi tìm được nhiều bằng chứng cho thấy khủng long có sự thay đổi từ lúc còn nhỏ cho tới khi trưởng thành. Vẻ ngoài của chúng thay đổi một đặc điểm của những loài động vật sống thành bầy đàn. Trong các nhóm động vật này, vẻ ngoài của con non luôn khác với con trưởng thành. Những con trưởng thành có thể nhận ra những con non; và ngược lại. Từ đó, chúng tôi có những bức tranh rõ nét hơn về vẻ ngoài của chúng. Và chúng cũng chẳng hề đuổi theo những chiếc xe Jeep. (Tiếng cười) Nhưng tôi đoán chính đặc điểm sống theo bầy đàn đã hấp dẫn Michael Crichton. Trong sách của mình, ông ấy bàn về những loài động vật sống theo bầy đàn. Dĩ nhiên người tiếp theo, Steven Spielberg, đã miêu tả khủng long như những sinh vật có tính cộng đồng cao. Tiêu điểm của câu chuyện này là tạo ra một con khủng long, và vì vậy, giờ ta sẽ nói tới chuyện đó trong "Công viên kỷ Jura". Michael Crichton là một trong những người đầu tiên nhắc tới việc tái sinh loài khủng long. Mọi người đều biết, phải vậy không? Tôi nghĩ tất cả các bạn đều đã xem "Công viên kỷ Jura". Nếu muốn tạo một con khủng long, hãy đi tìm một miếng hóa thạch nhựa cây hay còn gọi là hổ phách có chứa vài con côn trùng hút máu, loại tốt. Lấy con côn trùng ra và hút lấy một ít DNA, bởi hiển nhiên tất cả côn trùng hút máu thời kì đó đều hút DNA của loài khủng long. Tiếp theo, các bạn đưa DNA đó về phòng thí nghiệm và nhân nó lên. Tôi đoán các bạn sẽ tiêm nó vào trong một quả trứng đà điểu, hay trứng loài nào đó tương tự, rồi chờ đợi, và nhìn kìa, một chú khủng long con chui ra khỏi trứng. Tất cả mọi người đều vui mừng. (Tiếng cười) Niềm vui kéo dài. Họ tiếp tục lặp lại quy trình. Rồi dần dần... có cả một đàn khủng long sống thành cộng đồng, và cùng nhau, lập mưu nổi dậy. Dĩ nhiên đó là bộ phim của Steven Spielberg những con khủng long nổi loạn truy đuổi loài người. Còn tôi cho rằng tất cả đều biết nếu có một miếng hổ phách chứa một con côn trùng, khoan vào trong, và lấy ra được thứ gì đó từ con côn trùng đó, nhân bản nó, lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ có một căn phòng đầy muỗi. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Cũng có thể là một bụi cây không biết chừng. Giờ nếu bạn muốn có DNA khủng long, hãy tìm tới những chú khủng long thật sự. Đó là những gì chúng tôi đã làm. Trở lại năm 1993, thời điểm bộ phim ra mắt, chúng tôi đã nhận được trợ cấp từ Quỹ Khoa học Quốc gia để tiến hành trích DNA từ một con khủng long, chúng tôi đã chọn con bên trái, khủng long bạo chúa, một sinh vật xinh đẹp. Một trong số cựu học viên tiến sĩ của tôi, tiến sĩ Mary Schweitzer, có kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện điều này. Cô ấy nhìn vào xương của con khủng long, một trong những chiếc xương to, và tìm thấy vài cấu trúc thú vị. Đó là những tế bào hình tròn màu đỏ, trông giống những tế bào máu. Chúng nằm bên trong một thứ giống như mạch máu, dài xuyên suốt bộ xương. Vì thế, cô ấy nghĩ: chà, có thể là gì nhỉ? Cô ấy lấy mẫu chúng. Nhưng đó không phải là DNA; cô ấy đã không tìm thấy DNA. Bù lại, cô ấy tìm ra heme, một đơn vị sinh học cấu thành huyết sắc tố. Kết quả này thật sự rất tuyệt. Rất thú vị. Chúng tôi đã thu được loại heme 65 triệu năm tuổi. Dù tiếp tục cố gắng, chúng tôi không thể thu được gì hơn. Rồi vài năm trôi qua, chúng tôi bắt đầu Dự án Hell Creek. Đó là một dự án khổng lồ nhằm tìm được nhiều hóa thạch khủng long nhất có thể, và hy vọng sẽ tìm thấy những con còn lưu giữ nhiều tư liệu hơn. Và tại miền đông Montana nơi có nhiều đất trống, cằn cỗi, và ít người sinh sống. Nếu tới đó, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thứ. Và quả thật như thế. Chúng tôi tìm thấy rất nhiều khủng long bạo chúa, nhưng có một con rất đặc biệt, chúng tôi gọi nó là B-rex. B-rex được tìm thấy dưới một nghìn khối đất đá. Đó không phải là một bộ hóa thạch hoàn chỉnh, không lớn lắm, nhưng lại rất đặc biệt. Tôi cùng đồng nghiệp đã kiểm tra, và có thể kết luận, bằng cách nhìn vào vòng tăng trưởng, rằng B-rex chết ở độ tuổi 16. Chúng tôi không biết chính xác khủng long sống lâu tới đâu, vì vẫn chưa tìm thấy con nhiều tuổi nhất. Nhưng con này chết ở độ tuổi 16. Chúng tôi gửi mẫu của nó tới Mary Schweitzer, và cô ấy có thể xác định B-rex là một con cái dựa vào mô tủy sống tìm thấy bên trong xương. Mô tủy sống được cấu thành từ can-xi, hay cơ bản là kho lưu trữ can-xi, khi một con vật mang thai, hay khi một con chim đẻ trứng. Đây là đặc điểm tạo mối liên hệ giữa loài chim và khủng long. Mary còn tìm được nhiều hơn nữa. Cô ấy nhúng xương vào axit. Ai cũng biết rằng xương khi đã hóa thạch, nếu cho vào axit, sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. Trường hợp này thì không. Vẫn còn những mạch máu sót lại. Đó là những mạch máu rõ ràng, dẻo dai. Và đó là mô mềm đầu tiên thu được từ một con khủng long. Thật phi thường. Cô ấy còn tìm thấy tế bào xương, là những tế bào nằm trên khúc xương. Và dù có cố gắng nhiều lần, chúng tôi vẫn không thu được DNA, tuy nhiên, cô ấy đã tìm thấy bằng chứng về protein. Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ-- chà, có lẽ dữ liệu đã bị hỏng ngay sau khi được đưa khỏi mặt đất. Có lẽ tốc độ phân hủy của chúng là rất nhanh. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng một phòng thí nghiệm trên chiếc xe tải 18 bánh, và lái nó tới khu khảo cổ nơi chúng tôi có thể tìm được những mẫu thể tốt hơn. Chúng tôi thu được những mẫu thể tốt hơn thật. Những tế bào tốt hơn. Mạch máu tốt hơn. Còn có cả protein collagen. Những thu hoạch tuyệt vời. Nhưng vẫn không có DNA. Chúng tôi phát hiện rằng DNA khủng long, như tất cả các DNA khác, tiêu hủy rất nhanh. Rằng chúng tôi sẽ không thể làm những gì mà người ta đã làm trong phim "Công viên kỷ Jura". Không thể nào tạo ra một con khủng long dựa trên một con khủng long thật. Nhưng chim chóc chính là khủng long. Chúng là những con khủng long còn sống sót. Chúng tôi phân loại chúng như loài khủng long. Chúng tôi gọi chúng là khủng long không biết bay và biết bay. Loài không biết bay là những loài to lớn đã tuyệt chủng. Loài biết bay là loài chim ngày nay. Thế nên, chúng tôi không phải tạo ra khủng long nữa bởi chúng vốn dĩ đang tồn tại. (Tiếng cười) Biết mà, các bạn cũng tệ như học sinh lớp 6 vậy. (Tiếng cười) Bởi học sinh lớp 6 sẽ nhìn vào đó và nói "Không phải". (Tiếng cười) "Bác có thể gọi chim săn mồi velocirapto là khủng long, trông chúng thật tuyệt." (Tiếng cười) "Nhưng gà thì không thể." (Tiếng cười) Đó chính là vấn đề của chúng ta, mà bạn có thể tưởng tượng. Gà chính là khủng long. Sự thực là vậy. Các bạn không thể cãi lại bởi chúng tôi là những nhà phân loại và đó là cách phân loại của chúng tôi. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Nhưng học sinh lớp 6 thì mặc kệ. "Thế bác sửa lũ gà đi." (Tiếng cười) Và đó là những gì mà tôi muốn nói với các bạn: cách sửa lũ gà. Có rất nhiều cách để sửa lũ gà. Bởi sự tiến hóa luôn diễn ra, và chúng ta có những công cụ cho quá trình này. Ta gọi đó là công cụ điều chỉnh sinh học. Chúng ta có sự lựa chọn. Và hiểu rõ quá trình chọn lọc. Chúng ta bắt đầu với sinh vật giống sói và kết thúc với giống chó Maltese. Ý tôi là -- đó chắc chắn là nhờ sự điều chỉnh gen. Hay bất kì giống chó nhỏ có vẻ ngoài thật hài hước nào. Chúng ta còn có kĩ thuật chuyển gen. Kĩ thuật này cũng rất tuyệt. Lấy gen của một loài rồi cho vào một loài khác. Đó là cách người ta tạo nên Cá Phát Sáng. Lấy gen phát sáng từ san hô hay sứa biển rồi cho vào một con cá ngựa, và phụt, chúng phát sáng. Trông chúng thật tuyệt. Và hiển nhiên cũng tăng khả năng lợi nhuận. Giờ thì người ta còn tạo cả Thỏ Phát Sáng và đủ thứ phát sáng khác. Không chừng sẽ có cả Gà Phát Sáng nữa đấy. (Tiếng cười) Tôi không nghĩ chừng ấy đủ làm hài lòng học sinh lớp 6. Nhưng đó là một chuyện khác hẳn. Ta gọi đó là sự lai tạo giống. Và lai tạo giống cơ bản là loài mới sẽ mang đặc trưng của loài cũ hợp thành. Chắc các bạn cũng từng nghe rằng thi thoảng trẻ sinh ra có đuôi bởi đó là đặc điểm của tổ tiên chúng. Và vì vậy có vô số sự lai tạo giống có thể xảy ra. Thi thoảng rắn sinh ra cũng có chân. Và đây là một ví dụ. Một con gà có răng. Một đồng nghiệp của tôi tên Matthew Harris tại trường Đại học Wisconsin ở Madison đã tìm ra một cách kích thích gen mọc răng, từ đó có thể kích hoạt loại gen này và tạo ra gà có răng. Đó là một đặc điểm hay mà ta có thể lưu giữ lại. Chúng ta biết mình có thể sử dụng nó. Chúng ta có thể tạo ra loài gà có răng. Tiến tới rất gần rồi. Thế còn tốt hơn là Gà Phát Sáng. (Tiếng cười) Một người bạn, đồng nghiệp của tôi, tiến sĩ Hans Larsson tại trường Đại học McGill, đang nghiên cứu sự lai tạo. Anh ấy quan sát chúng, quan sát gen trong phôi thai chim, quá trình chúng phát triển, và thấy hứng thú với việc loài chim rụng đuôi như thế nào. Anh ấy cũng hứng thú với sự chuyển hóa của cánh tay, bàn tay, cho tới đôi cánh. Anh ấy cũng đang tìm kiếm những loại gen như vậy. Và tôi nói rằng: "Chà, nếu anh có thể tìm thấy chúng, tôi có thể lật ngược lại quá trình và tạo ra thứ mà tôi cần dành cho các cháu lớp 6." Anh ấy đồng ý. Đó là những gì chúng tôi tìm kiếm. Nếu nhìn vào tứ chi của khủng long, một con velociraptor cũng có bộ xương tương tự có móng vuốt. Loài chim cổ xưa, Archaeopteryx, cũng có xương tứ chi giống vậy. Nhưng như bạn có thể thấy ở chim bồ câu, hay một con gà, một con chim nào đó, lại có xương chi trước có vẻ kì quặc, bởi vì chúng là đôi cánh. Nhưng điều hay ho là nếu nhìn vào phôi thai, khi phôi thai phát triển thì chi trước lại trông có vẻ giống chi trước của loài archaeopteryx. Ba ngón tay có ba đốt. Nhưng rồi một loại gen trỗi dậy từ chối những đặc điểm này. Thứ mà chúng tôi tìm kiếm chính là loại gen đó. Chúng tôi muốn ngăn nó hoạt động, để giữ nguyên xương chi trước, và thế là sẽ nở ra một con gà có chi ba ngón, giống như loài archaeopteryx. Tương tự đối với cái đuôi. Về cơ bản, chim chóc cũng có đuôi. Vì vậy ta biết rằng trong phôi thai, khi chúng dần trưởng thành, chúng sẽ có những chiếc đuôi khá dài. Nhưng một loại gen đã hoạt động và loại bỏ cái đuôi đó. Và đó là thứ mà chúng tôi tìm kiếm. Chúng tôi muốn ngăn việc tái thu hồi cái đuôi đó lại. Vì vậy, điều mà chúng tôi cố gắng làm là lấy lũ gà ra, sửa chữa chúng và tạo ra gà-khủng-long. (Tiếng cười) Đó sẽ là một chú gà có vẻ ngoài tuyệt cú mèo. Nhưng đó chỉ là những bước rất cơ bản. Là thực tế những gì chúng tôi đang tiến hành. Mọi người luôn hỏi rằng: "Tại sao phải làm vậy? Tại sao phải tạo ra nó? Việc đó tốt lành gì cơ chứ?" Chà, đó là một câu hỏi hay. Tôi nghĩ đó là một cách hay để dạy lũ trẻ về sinh học tiến hóa và sinh học phát triển cùng những điều tương tự. Thẳng thắn mà nói, nếu Colonel Sanders cẩn thận với việc dùng từ, thì ông ta có thể có thêm một tấm quảng cáo. (Tiếng cười) Đằng nào thì -- Khi gà-khủng-long nở ra, hiển nhiên đó sẽ là loài vật trong tấm ảnh này, hay là chú gà con trong tấm ảnh, điều này còn phụ thuộc vào công nghệ, giải trí và thiết kế. Cám ơn vì đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) Câu chuyện này nói về việc dùng trí tưởng tượng một cách nghiêm túc. 14 năm về trước lần đầu tiên tôi biết đến một loại vật liệu rất phổ biến này, đó chính là lưới đánh cá nó được dùng theo cách giống nhau trong suốt hàng thế kỷ Và hôm nay, tôi đang dùng nó để tạo ra những hình thể lâu dài đầy gợi cảm, sóng cồn kích cỡ của những tòa nhà thuộc khuynh hướng hội họa trừu tượng ở những thành phố trên khắp thế giới. Tôi đã từng nghĩ mình không được sinh ra để làm điều này. Tôi chưa bao giờ học về nghệ thuật điêu khắc, nghề kỹ sư hay kiến trúc. Thực tế là sau khi học xong đại học tôi đã nộp đơn vào 7 trường về nghệ thuật và đã bị tất cả 7 trường này từ chối. Tôi tự mình xuất phát vả trở thành một nghệ sĩ và tôi đã vẽ tranh trong suốt 10 năm, khi tôi được trao học bổng Fullbright theo học tại Ấn Độ. Cam kết sẽ tổ chức những buổi triển lãm tranh, tôi gửi chuyển những bức tranh của mình theo đường biển và đến Mahabalipuram. Kỳ hạn cuối cùng cho buổi triển lãm đã đến. nhưng những bức tranh của tôi thì chưa hoàn tất. Tôi phải làm điều gì đó. Ngôi làng đánh cá này nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc. Vì thế, tôi đã thử đúc khuôn đồng. Nhưng để làm những hình thể lớn thì quá nặng và đắt đỏ. Tôi đã đi dạo trên bờ biển, quan sát những ngư dân bó những chiếc lưới của họ vào trong những gò cát. Tôi đã nhìn thấy việc này hằng ngày nhưng lần này tôi đã thấy điều khác biệt -- một sự tiếp cận mới với nghệ thuật điêu khắc, một phương pháp để làm hình dạng đầy thể tích mà không cần đến những nguyên liệu rắn và nặng Tác phẩm điêu khắc ưng ý đầu tiên của tôi được làm với sự cộng tác cùng những ngư dân này. Đó là một bức chân dung tự họa với chủ đề "Những vòng hông rộng" (tiếng cười) chúng tôi kéo chúng lên những chiếc cột để chụp hình. Tôi đã phát hiện ra rằng những bề mặt mềm mại của chúng được lộ ra mỗi khi gió thổi nhẹ theo những hình mẫu có thể thay đổi liên tục. Tôi đã bị mê hoặc. Tôi tiếp tục học những nghề thủ công truyền thống và cộng tác với những người thợ thủ công tếp đó là ở Lithuania với những người sản xuất đăng ten Tôi thích chi tiết sắc nét nó sinh ra công việc của tôi nhưng tôi muốn làm chúng lớn hơn -- để chuyển đổi từ việc trở thành một vật thể mà bạn nhìn thấy thành một thứ gì đó mà bạn có thể bị lạc trong đó. Quay trở về Ấn Độ để làm việc với những ngư dân kia, chúng tôi đã làm một cái lưới với 1,5 triệu nút thắt hình hoa bó -- được cố định trong 1 thời gian ngắn ở Madrid. Hàng ngàn người đã thấy nó, và một trong số họ là người thành thị chính là Manual Sola-Morales người đang thiết kế lại bến cảng ở Porto, Bồ Đào Nha. Ông ấy đã hỏi tôi có thể xây dựng công trình này như một phần vĩnh cửu của thành phố hay không. Tôi không biết mình có thể làm được điều này và bảo tồn tác phẩm nghệ thuật của mình hay không cái gì lâu bền, được xây dựng và vĩnh cửu tất cả những điều đó đối lập với phong cách riêng, mỏng manh và sớm nở tối tàn. Tôi đã tìm kiếm một cấu trúc có thể tồn tại dưới những tia tử ngoại không khí mặn, ô nhiễm và cùng lúc đó vẫn giữ được đủ mềm mại để di động trong gió Chúng tôi cần một thứ gì đó để giữ cái lưới trên cao ra khỏi khu vực giữa vòng xoay trên giao lộ. Vì thế chúng tôi đã nâng nó bằng chiếc đai sắt nặng 45,000 pao Chúng tôi phải thiết kế nó để di chuyển dễ dàng trong 1 cơn gió nhẹ ở mức trung bình và tồn tại trong những cơn cuồng phong. Nhưng khi đó chẳng có phần mềm kỹ thuật nào để thiết kế một thứ xốp và có thể di chuyển. Tôi đã gặp một anh kỹ sư hàng không tài ba người đã thiết kế những chiếc thuyền cho giải vô địch đua thuyền Hoa Kỳ Anh ta là Peter Heppel. Anh ấy đã giúp tôi vượt qua thử thách nhân đôi này để đạt được hình dạng chính xác và di chuyển nhẹ nhàng Tôi không thể xây dựng nó theo cách mà tôi đã biết bởi vì những chiếc nút thắt hình hoa bó không thể chống chịu lại được gió bão. Vì thế tôi đã xây dựng mối quan hệ với một nhà máy sản xuất lưới đánh cá công nghiệp, học hỏi những yếu tố biến đổi trong máy móc của họ, và tìm ra một cách để buộc chúng lại. Chẳng có ngôn ngữ nào có thể chuyển đổi cái nghề thủ công cổ truyền mang đậm phong cách riêng này thành những thứ mà máy móc có thể sản xuất. Vì thế, chúng tôi phải tạo ra nó. 3 năm sau và thêm 2 đứa trẻ nữa, chúng tôi nâng nó lên thành cái lưới đăng ten rộng 50,000 sq.ft Thật khó có thể tin được rằng đó chính là điều mà tôi đã tưởng tượng ra bây giờ đã được xây dựng, kiên cố và chẳng bị bỏ sót thứ gì khi thể hiện ra. (Vỗ tay) Chỗ giao nhau này đã từng là vô nghĩa và bị giấu tên. Bây giờ thì nó đã có ý nghĩa riêng. Tôi đi bộ bên dưới nó lần đầu tiên. Ngay khi tôi xem kế hoạch dùng gió được trình bày ra, Tôi cảm thấy được che chở và, cũng tại thời điểm đó tôi thấy mình được kết nối với bầu trời vô tận. Cuộc đời tôi ko còn giống như trước nữa. Tôi muốn tạo ra những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc trong không gian ở các thành phố trên khắp thế giới. Tôi sẽ chia sẻ hai khuynh hướng mới trong công việc của tôi. Tòa nhà lịch sử - trụ sở của thành phố Philadelphia: tôi nhận thấy rằng quảng trường của nó cần một nguyên liệu điêu khắc mà nhẹ hơn cả lưới. Do vậy, chúng tôi đã thử nghiệm với những nguyên tử nước nhỏ bé đã được nguyên tử hóa để tạo ra một màn sương khô được tạo hình bởi gió. Và trong thử nghiệm đã phát hiện ra rằng nó có thể được tạo hình bởi những người có thể tương tác và di chuyển qua nó mà không bị ướt. Tôi dùng nguyên liệu điêu khắc này để phác họa các hướng đi của xe điện ngầm trên mặt đất trong thời điểm thực tế -- tương tự như hình chụp X quang hệ thống tuần hoàn của thành phố đang trải ra. Thử thách tiếp theo, là sự kiện xảy ra hai năm một lần của Châu Mỹ được tổ chức tại Denver đã yêu cầu tôi có thể mô tả 35 quốc gia của bán cầu Tây và mối liên kết của họ trong 1 tác phẩm điêu khắc được không. (tiếng cười) Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, nhưng tôi đã trả lời đồng ý. Tôi đã đọc về trận động đất gần đây ở Chi-lê và cơn sóng thần xẻ dọc toàn bộ Thái Bình Dương. Nó đã thay đổi kiến tạo địa tầng của Trái Đất, làm tăng sự quay vòng của hành tinh và làm ngắn lại độ dài ngày thực tế. Vì thế tôi đã liên hệ với Cơ quan Quản trị đại dương và khí quyển Quốc gia (NOAA) và tôi yêu cầu họ chia sẻ cơ sở dữ liệu về cơn sóng thần, và chuyển đổi nó vào trong công trình này. Tên gọi của nó "1.26" đề cập đến con số của những phần triệu của giây mà độ dài ngày trên Trái Đất bị ngắn lại. Tôi không thể xây dựng nó với 1 một vòng đai thép, theo cách mà tôi đã biết. Hình dạng của nó quá phức tạp. Do vậy, tôi đã thay thế vỏ kim loại bằng một mắt lưới mềm mại và chắc chắn có kết cấu vững chắc hơn thép 15 lần. Công trình kiến trúc này giờ đây hoàn toàn mềm mại, khiến nó trở nên rất nhẹ và có thể buộc lên những tòa nhà hiện tại -- thực sự trở thành một phần kết cấu của thành phố này. Không có phần mềm nào có thể chế tạo ra những hình thể mạng lưới phức tạp này và tạo kiểu cho chúng với trọng lực. Vì thế, chúng tôi phải chế tạo nó. Sau đó tôi nhận được một cuộc điện thoại từ thành phố New York hỏi xem liệu tôi có thể ứng dụng những ý tưởng này tại quảng trường Thời đại hay công viên trên cao Highline. Phương pháp xây dựng mềm mới này cho phép tôi thiết kế những nơi này và tạo ra những tác phẩm kiến trúc này tại vỏ ngoài của những tòa nhà chọc trời Chúng chưa nhận được tài trợ vốn, nhưng tôi đang mơ ước về việc mang những điều này tới các thành phố trên khắp thế giới tới những nơi mà chúng được cần tới nhất. 14 năm trước, tôi đã tìm kiếm vẻ đẹp trong những đồ vật truyền thống, những hình mẫu thủ công. Bây giờ tôi kết hợp chúng với những vật liệu công nghệ cao và kỹ thuật để tạo ra những hình thể sóng gió đầy gợi cảm vỏ ngoài của những tòa nhà. Tiềm năng nghệ thuật của tôi đang lớn dần. Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện cuối cùng này. Tôi nhận được điện thoại của một người bạn ở Phoenix. Một luật sư văn phòng người chẳng bao giờ quan tâm đến nghệ thuật, chưa từng đến thăm quan viện bảo tàng nghệ thuật địa phương, đã kéo tất cả mọi người ở tòa nhà và bảo họ nằm xuống dưới tác phẩm điêu khắc. Ở đó, họ mặc những trang phục công sở, đang nằm dài trên cỏ, và chú ý tới mô hình thay đổi của gió bên cạnh những người mà họ ko quen biết, chia sẻ sự khám phá lại về kỳ quan này. Cám ơn các bạn. (tiếng vỗ tay) Cám ơn các bạn. Xin cảm ơn. Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn. Xin cám ơn. (tiếng vỗ tay) Năm 2007, tôi đã quyết định cần phải định nghĩa lại cách chúng ta suy nghĩ về phát triển kinh tế. Mục tiêu mới của chúng ta nên là cái mà mọi gia đình nghĩ đến, nơi họ đều muốn sống và làm việc, họ có thể chọn lựa trong số ít nhất là một số thành phố khác nhau tất cả cạnh tranh lẫn nhau để thu hút cư dân mới. Giờ thì chúng ta đi xa mục tiêu đó rồi. Có hàng tỷ người ở các nước đang phát triển thậm chí không có một thành phố nào đón chào họ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên về các thành phố là chúng giá trị hơn nhiều so với chí phí xây dựng nên chúng. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng dựng nên hàng chục, có thể hàng trăm thành phố mới cho toàn thế giới Điều này đối với quý vị nghe có vẻ phi lý nếu quý vị chưa từng nghĩ về các thành phố mới. Mà chỉ mới nghĩ tới khu chung cư thay thế cho các thành phố. Hãy tưởng tượng là một nửa số người muốn sống ở chung cư là có nhà; nửa còn lại vẫn chưa có. Quý vị có thể cố gắng tăng sức chứa bằng cách thêm người ở vào những chung cư hiện có. Nhưng quý vị có biết mình vừa vướng vào chuyện là những căn hộ và khu vực chung quanh đó có những quy tắc để không gây phiền hà và làm hư hỏng công trình. Vì vậy thật khó để thêm người như vậy. Nhưng quý vị có thể tới một nơi hoàn toàn mới, xây một khu chung cư hoàn toàn mới, với điều kiện quy định ở đó phù hợp với công trình đó thay vì cứ đi theo lối cũ. Vì thế tôi đã đề xuất Chính phủ dựng nên những khu vực kiểu mới đủ lớn để chứa các thành phố và đặt tên là: những thành phố đặc quyền. Gần như cùng lúc, sau khi tôi nghiệm ra điều đó, Javier và Octavio nghĩ về những khó khăn của việc cải cách ở Honduras. Mỗi năm có khoảng 75.000 người Honduras rời đất nước tới Mỹ, và họ muốn yêu cầu, điều họ có thể làm là đảm bảo cho những người đó có thể sống và làm việc như khi ở Honduras. Có một điểm là, Javier nói với Octavio, "Sẽ như thế nào nếu chúng ta có vài khoảng đất trống -- sẽ như thế nào nếu chúng ta chỉ việc cho một Đại sứ quán -- cho Đại sứ quán Hoa Kỳ vài mảnh; cho Đại sứ quán Canada vài mảnh -- và nếu người dân muốn đi làm theo chế độ của Canada hay của Hoa Kỳ, thì họ có thể kiếm việc, làm mọi thứ họ muốn ở những mảnh đất thuộc Đại sứ quán đó nếu không thì họ phải đến Canada hoặc Mỹ để làm?" Mùa hè năm 2009, Honduras vượt qua một khủng hoảng nhiều tổn thất. Vào kỳ bầu cử định kì sau đó, Pepe Lobo thắng cử trên cơ sở hứa hẹn cải cách, và cả giải tỏa những xung đột. Ông ấy đề nghị Octavio đứng đầu nhóm nhân viên cho mình. Còn tôi lúc đó đang chuẩn bị thuyết trình ở TEDGlobal. Qua quá trình chọn lọc thử và sai, làm việc rất nhiều với người dùng, tôi cố gắng phân rã khái niệm phức tạp này về thành phố đặc quyền thành các thành phần đơn giản. Điểm đầu tiên là tầm quan trọng của những quy định, như là quy định quý vị không thể đến và làm phiền những người chủ hộ hiện tại. Chúng tôi để tâm rất nhiều đến các công nghệ mới, nhưng cần đưa công nghệ và quy tắc vào quy trình. Và thường là các quy tắc giữ chúng ta lại. Vào mùa thu năm 2010, một người bạn từ Guatemala gửi Octavio một đường dẫn đến bài TEDTalk. Anh ấy cho Javier xem. Họ gọi cho tôi. Họ nói :"Hãy trình bày cho các nhà lãnh đạo nước chúng ta." Thế là tháng 12 chúng tôi gặp nhau ở Miami, trong một phòng họp khách sạn. Tôi cố gắng giải thích điểm này về giá trị của các thành phố, giá trị đáng giá hơn nhiều so với chi phí xây dựng. Và tôi đã dùng slide này để cho thấy một mảnh đất trống giá trị như thế nào ở một nơi như thành phố New Yorrk. Hãy để ý, đôi khi một mét vuông đất đáng giá hàng ngàn đô-la. Nhưng đó là một đề tài bàn luận khá trừu tượng, và đôi chỗ bị chững lại, Octavio nói rằng "Paul, có thể chúng ta nên xem bài TEDTalk" (Cười) Vì vậy mà bài TEDTalk dùng những khái niệm rất đơn giản, một thành phố đặc quyền là nơi quý vị khởi đầu trên một vùng đất tự do, một nơi đặc quyền có những chế độ luật lệ nhất định và cho mọi người cơ hội lựa chọn để bước vào, sống với dưới những chế độ đó hay không. Vì vậy tôi được Tổng thống Honduras đề nghị ông ấy nói rằng chúng ta cần thực hiện dự án này, dự án này là quan trọng, dự án này có thể là con đường đất nước chúng ta hướng tới. Tôi được yêu cầu đến Tegucigalpa và diễn thuyết lần nữa vào ngày 4-5 tháng 1. Tôi đã trình bày một bài nói thực tế khác có một slide như thế này, nó nhấn mạnh rằng, nếu bạn muốn tạo nên nhiều giá trị cho một thành phố, thì việc đó phải rất to lớn. Đây là hình chụp thành phố Denver, và phần được khoanh lại là sân bay mới đã được xây ở Denver. Chỉ riêng sân bay này đã chiếm diện tích hơn 100 km vuông. Lúc đó tôi đang cố thuyết phục người dân Honduras rằng nếu quý vị xây một thành phố mới, quý vị phải bắt đầu với một nơi rộng ít nhất 1.000 km vuông. Tức là hơn 250 trăm ngàn ta. Mọi người lịch sự tán thành. Khuôn mặt khán giả rất nghiêm túc và tập trung. Người đứng đầu hội nghị bước lên sân khấu và nói, "Thưa giáo sư Romer, cám ơn bài thuyết trình của ngài rất nhiều, nhưng chúng ta có thể xem bài TEDTalk. Tôi có nó trong laptop của tôi." Thế là tôi ngồi xuống, rồi họ mở bài TEDTalk. Và điều cốt yếu là đó là một thành phố mới cho người dân những lựa chọn mới. Quý vị có thể lựa chọn thành phố mình đến nó có thể là ở Honduras, thay vì hàng trăm dặm về phía Bắc. Và những nhà lãnh đạo cũng có nhiều lựa chọn. Bởi vì các nhà lãnh đạo trong Chính phủ Honduras sẽ cần các nước bạn giúp đỡ, cần những lợi ích từ phía các nước bạn giúp họ thiết lập chế tài trong vùng đặc quyền này và thi hành, để mọi người có thể tin rằng vùng đặc quyền đó thực sự là có thật. Cách nhìn nhận của Tổng thống Lobo chính là việc đảm bảo thi hành thực hiện, cũng là điều tôi đang nghĩ tới như cách cho các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng thành phố đều quan trọng như nhau đối với các thành phần khác nhau ở Honduras những người này đã trải qua sợ hãi và nghi hoặc trong nhiều năm. Chúng tôi đã đến và quan sát tại chỗ. Bức hình này chụp ở đó. Dễ là cả một ngàn km vuông. Không lâu sau đó, ngày 19 tháng 1, người ta bầu chọn trong hội nghị cải cách Hiến pháp để có một phần trong Hiến pháp cho phép các đặc khu. Ở một đất nước mà vừa trải qua cuộc khủng hoảng, các phiếu bầu hội nghị dành cho sự cải cách Hiến pháp này là 124 Tất các bên, tất cả các thành phần xã hội đều ủng hộ. Để trở thành một phần của Hiến pháp, quý vị phải thông qua Hội nghị 2 lần. Ngày 17 tháng 2 họ thông qua một lần nữa với 114 phiếu bầu Lập tức ngay sau cuộc bỏ phiếu, ngày 21-24 tháng 2, một phái đoàn có khoảng 30 người Honduras đến hai nơi trên thế giới thích hợp nhất để đưa vào dự án xây dựng thành phố. Một ở Hàn Quốc. Đây hình của một trung tâm thành phố lớn mới nó đang được dựng lên ở Hàn Quốc -- lớn hơn ở trung tâm thành phố Boston. Mọi thứ quý vị thấy ở đó đã được xây trong 4 năm, sau 4 năm để xin giấy phép. Nơi còn lại là dự án thành phố rất thú vị ở Singapore. Thực ra họ đã xây hai thành phố ở Trung Quốc rồi và đang chuẩn bị cái thứ ba. Vì vậy nếu quý vị suy nghĩ thực tế về điều này, thì đây, chúng ta đang ở đây. Họ đã có một địa điểm; họ đang dùng địa điểm này cho thành phố thứ hai. Họ đặt một hệ thống pháp lý cho phép các nhà quản lý vào đó và cũng có một hệ thống pháp lý bên ngoài. Một đất nước đã tình nguyện để Toàn án Tối cao trở thành nơi kêu gọi cho hệ thống luật pháp mới ở đó. Có các nhà thiết kế và xây dựng thành phố họ rất thích thú. Thậm chí họ có thể đem lại một số khoản tài chính. Nhưng có một thứ quý vị thấy là họ đã làm được đó là có rất nhiều người đến thuê. Có nhiều doanh nghiệp muốn đặt ở Mỹ, đặc biệt là ở nơi có khu thương mại tự do, và có nhiều người muốn đến đó. Khắp thế giới có 700 triệu người nói rằng ngay lúc này họ thích đi đâu đó vĩnh viễn. Mỗi năm có 1 triệu người rời Mỹ La Tinh đến nước Mỹ. Nhiều người trong số này là người cha rời xa gia đình đi kiếm việc làm -- đôi khi là một bà mẹ độc thân phải kiếm đủ tiền chỉ để chi trả cho thức ăn và áo quần. Buồn thay, đôi lúc còn có cả trẻ em chúng đang tìm cách đoàn tụ với cha mẹ trong vài trường hợp, cả 10 năm chúng vẫn chưa được gặp lại. Vậy là ý tưởng kiểu nào nếu nó là ý tưởng hướng tới xây dựng một thành phố hoàn toàn mới ở Honduras? Hay là xây cả tá thành phố như vậy, hay cả trăm thành phố như vậy trên khắp thế giới? Sẽ là ý tưởng kiểu nào khi ý tưởng hướng tới mục đích để mỗi gia đình đều có lựa chọn giữa các thành phố cạnh tranh lẫn nhau thu hút cư dân mới? Đây là một ý tưởng đáng được nhân rộng. Các bạn của tôi ở Honduras muốn tôi nói lời cảm ơn quý vị, TED ạ. (Vỗ tay) Tôi muốn các bạn tưởng tượng có hai cặp vợ chồng vào khoảng giữa năm 1979 vào đúng cùng một ngày, đúng một thời điểm, mỗi cặp thụ thai một đứa trẻ -- OK. Hai cặp vợ chồng, mỗi cặp thụ thai một đứa bé. Đừng mất quá nhiều thời gian tưởng tượng quá trình thụ thai, vì nếu bạn chỉ lo tưởng tượng việc thụ thai, thì bạn sẽ chẳng thèm nghe tôi nói gì nữa. Nên hãy tưởng tượng một giây lát thôi. Và trong trường hợp này, Tôi muốn tưởng tượng rằng, ở trường hợp của cặp thứ nhất, tinh trùng mang một nhiễm sắc thể Y, gặp nhiễm sắc thể X của trứng. Còn ở cặp thứ hai, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, gặp một nhiễm sắc thể X khác trong trứng. Cả hai bào thai đều sống sót, và phát triển tốt. Chúng ta sẽ trở lại với những người này sau. Tôi thường đóng 2 vai trò khác nhau trong hầu hết những công việc tôi làm. Ở vai trò thứ nhất, tôi nghiên cứu lịch sử giải phẫu học. Tôi được đào tạo để làm một nhà sử học, và đề tài nghiên cứu của tôi trong vai trò này là cách con người giải quyết vấn đề giải phẫu học -- cấu tạo cơ thể con người và cơ thể động vật -- cách họ đối phó với các loại dịch cơ thể, và các khái niệm về cơ thể; và quan niệm của họ về cơ thể con người. Vai trò thứ hai của tôi là một nhà hoạt động, một người bảo hộ cho bệnh nhân -- hay, đôi khi, tôi là một người bảo hộ kém kiên trì -- cho các bệnh nhân. Trong trường hợp đó, tôi làm việc với những người có kiểu hình cơ thể khác với các tiêu chuẩn xã hội thông thường. Đối tượng của tôi là các cặp song sinh dính liền, hai con người trong cùng một cơ thể. Hoặc những người lùn -- họ thấp hơn nhiều so với người bình thường. Và nhiều nhất là những người có giới tính bất thường -- những người không có cơ thể nam hoặc nữ theo đúng định nghĩa chuẩn. Và một cách khái quát, chúng ta có thể dùng thuật ngữ "lưỡng tính" (intersex) cho trường hợp này. Có nhiều dạng kiểu hình lưỡng tính. Tôi sẽ cho các bạn vài ví dụ về những cách tạo ra các giới tính không phải giới tính chuẩn nam và nữ. Ví dụ thứ nhất, một người có nhiễm sắc thể X và Y bình thường, và một gen tên là SRY trên nhiễm sắc thể Y "bảo" tuyến tiền sinh dục (proto-gonad), mà chúng ta đều có khi còn là bào thai, phát triển thành tinh hoàn. và trong giai đoạn bào thai, tinh hoàn tiết ra hoocmon sinh dục nam testosterone. Nhưng vì cá thể này thiếu các thụ thể (receptor) để nhận thông tin từ testosterone, cơ thể của họ không phản ứng với testosterone. Bệnh này gọi là "Hội chứng vô cảm với kích thích tố nam" (Androgen insensitivity syndrome - AIS) Họ tạo ra nhiều testosterone, nhưng không có phản ứng nào với nó. Kết quả là, cơ thể của họ phát triển theo chiều hướng của một cơ thể nữ. Khi đứa trẻ được sinh ra, nhìn nó giống như con gái. Nó là một bé gái, và được nuôi dạy như một bé gái. và thường là chỉ khi đến tuổi dậy thì và cô bé lớn lên và bắt đầu phát triển ngực, nhưng không có kinh nguyệt, thì người ta mới phát hiện ra có gì đó không bình thường. Và họ làm một số xét nghiệm và phát hiện ra là, thay vì có buồng trứng và tử cung, cô bé thực ra có tinh hoàn, và mang một nhiễm sắc thể Y. Nào, điều quan trọng bạn cần hiểu là bạn có thể nghĩ người này thực sự là giới tính nam, nhưng không phải. Nữ, cũng như nam, mang trong cơ thể thứ gọi là các tuyến thượng thận. Chúng nằm ở đằng lưng. Và các tuyến thượng thận này tiết ra hoóc môn sinh dục nam androgens, Và các tuyến thượng thận này tiết ra hoóc môn sinh dục nam androgens, Phần lớn phụ nữ như tôi -- tôi tin tôi mang giới tính nữ điển hình -- Tôi không thực sự biết tôi mang nhưng nhiễm sắc thể nào nhưng tôi nghĩ có lẽ tôi khá điển hình -- phần lớn phụ nữ như tôi mẫn cảm với androgen. Chúng tôi tạo ra androgen, và có phản ứng với androgen. Kết quả là bộ não của những người như tôi tiếp xúc với androgens nhiều hơn so với những phụ nữ có tinh hoàn những người có hội chứng vô cảm với kích thích tố nam. Như vậy giới tính thực sự rất phức tạp, những người lưỡng tính không chỉ có nghĩa là họ ở lưng chừng của dải phổ giới tính (sex spectrum) -- mà theo cách nào đó, họ có thể ở bất kì quãng nào trong dải phổ. Một ví dụ khác là vài năm trước đây, tôi nhận một cuộc gọi của một anh chàng 19 tuổi, anh ta được sinh ra và nuôi dưỡng như một bé trai, có bạn gái, quan hệ tình dục với bạn gái, có đời sống của một người đàn ông và anh ta vừa mới phát hiện ra mình có buồng trứng và tử cung. Anh ta mắc phải một dạng đặc biệt của bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh (Congenital adrenal hyperplasia - CAH). Anh ta có 2 nhiễm sắc thể X, và khi còn trong bụng mẹ, tuyến thượng thận của anh ta hoạt động quá mạnh và tạo ra một môi trường giàu kích thích tố nam. Kết quả là, bộ phận sinh dục của anh ta bị "nam hóa", bộ não của anh ta được tiếp xúc với những thành tố điển hình của kích thích tố nam. và anh ta được sinh ra như một bé trai -- không ai nghi ngờ gì. và chỉ khi đã 19 tuổi anh ta bắt đầu có những vấn đề sức khỏe vì chảy máu kinh bên trong, và bác sĩ phát hiện ra anh ta mang bộ phận sinh dục nữ bên trong. Một ví dụ nhỏ khác về hiện tượng lưỡng tính là Một số người có 2 nhiễm sắc thể X có tuyến sinh dục hỗn hợp, khi họ có mô buồng trứng được bao bọc trong mô tinh hoàn. Chúng tôi vẫn không biết giải thích hiện tượng đó chính xác thế nào. Như vậy giới tính có rất nhiều biến thể. Lý do mà các trẻ với những kiểu cơ thể như thế này -- như bị lùn, song sinh dính liền, hoặc lưỡng tính -- thường được bình thường hóa bằng cách giải phẫu không phải vì nó thực sự giúp chúng cải thiện sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh. Lý do chúng được phẫu thuật là vì chúng là mối đe dọa cho cách chúng ta phân loại xã hội. Hoặc hệ thống đã được đặt nền móng trên ý niệm là một kiểu hình giải phẫu học nhất định tạo ra một đặc tính nhận dạng nhất định. Chúng ta có định nghĩa một phụ nữ phải có đặc tính nhận dạng của giới tính nữ; một người da đen thì phải có đặc tính giải phẫu học của người Châu Phi dựa trên lịch sử cá nhân. Và vì thế chúng ta có một ý niệm đơn giản khủng khiếp. và khi chúng ta nhìn một cơ thể với thứ gì đó khá khác biệt, chúng ta giật mình hoảng hốt vì những cách phân loại đó. Nền văn hóa của chúng ta có rất nhiều ý tưởng hay ho lãng mạn về chủ nghĩa cá nhân. Và quốc gia này (Mỹ) thực sự được lập nên dựa trên một ý niệm rất lãng mạn về chủ nghĩa cá nhân. Bạn có thể tưởng tượng bạn sẽ hoảng hốt thế nào khi bạn có những đứa con được sinh ra mà là 2 người trong cùng một cơ thể. Nơi tôi gặp phải khó khăn từ những vấn đề này gần đây nhất là năm ngoái, khi Caster Semenya, vận động viên chạy người Nam Phi bị vặn vẹo kiểm tra về giới tính ở giải đấu quốc tế ở Berlin. Có rất nhiều phóng viên gọi cho tôi, hỏi tôi. "Người ra sẽ làm những xét nghiệm gì để kiểm tra xem Caster Semenya là nam hay nữ?" Và tôi phải giải thích cho họ rằng, chẳng có xét nghiệm nào làm được việc đó cả. Thực chất, bây giờ chúng ta đã biết rằng giới tính rất phức tạp, đủ để chúng ta phải chấp nhận là tự nhiên không kẻ bất kì đường phân chia nào giữa nam và nữ, hay giữa nam, nữ và lưỡng tính; chính chúng ta tạo ra những đường phân chia trên tự nhiên. Bởi vậy cái chúng ta có ở đây là một kiểu tình thế khi mà nền khoa học của chúng ta phát triển càng xa, thì chúng ta càng phải tự chấp nhận là các hạng mục mà chúng ta vẫn tin là các hạng mục giải phẫu học ổn định dựa trên những tiêu chuẩn rất đơn giản của đặc điểm nhận dạng thực ra mờ nhạt hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Và không chỉ về phương diện giới tính. Mà cả về phương diện sắc tộc, điều đang trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với hệ thống thuật ngữ của chúng ta. Nhìn kĩ hơn, chúng ta rơi vào đủ mọi kiểu lĩnh vực khó chịu. Ví dụ như chúng ta xem xét về thực tế là chúng ta chia sẻ 95% bộ gen với loài tinh tinh. Chúng ta phải nghĩ như thế nào về thực tế là chúng ta thực sự chỉ khác loài tinh tinh ở vài nucleotide? Và khi nền khoa học của chúng ta tiến xa hơn, chúng ta cũng lún sâu hơn vào "khu vực không an toàn" nơi chúng ta phải thừa nhận rằng hệ thống phân loại đơn giản chúng ta vẫn dùng có thể là đơn giản thái quá. Chúng ta có thể thấy điều đó trong đủ mọi khía cạnh của cuộc sống loài người. Một trong những khía cạnh đó là trong văn hóa nước Mỹ ngày nay, cuộc chiến về sự bắt đầu và sự kết thúc của sự sống. Chúng ta có những cuộc tranh luận khó khăn về thời điểm mà chúng ta có thể quyết định một cơ thể đã trở thành một con người để trao cho nó một quyền khác với khi nó còn là bào thai. Chúng ta có những tranh luận rất khó khăn ngày nay -- có lẽ không được cởi mở như trong y học -- về câu hỏi, khi nào thì một người nào đó chết. Trong quá khứ, tổ tiên của chúng ta đã chẳng phải vật lộn với câu hỏi khi nào thì một người nào đó chết. Cùng lắm thì họ đặt một cái lông chim dưới mũi của người đó, và nếu nó còn động đậy thì họ chưa đem chôn người đó, nếu cái lông ngừng động đậy thì đem chôn. Nhưng ngày nay, chúng ta gặp trường hợp khi chúng ta muốn lấy những cơ quan nội tạng còn sống ra khỏi cơ thể một người và ghép chúng cho những người khác. Và hệ quả là chúng ta vướng vào cuộc đấu tranh với câu hỏi cực kì khó khăn này để quyết định là một người đã chết. Và điều đó đưa chúng ta đến một tình thế vô cùng khó khăn khi chúng ta không còn có những phân loại đơn giản nhưng trước nữa. Giờ có thể bạn nghĩ rằng tất cả những sự đổ vỡ về hệ thống phân loại sẽ làm cho một người như tôi hạnh phúc. Tôi là một người tiến bộ về chính trị, tôi bảo vệ những người có cơ thể bất thường, nhưng tôi phải thú nhận với các bạn rằng chính điều đó làm tôi lo lắng. Tôi thật sự căng thẳng khi nhận ra rằng những hạng mục này bất ổn và mong manh hơn chúng ta từng nghĩ. Và nó khiến tôi căng thẳng từ góc nhìn về sự dân chủ. Để giải thích cho các bạn về sức ép đó, trước hết tôi phải thú nhận với các bạn là tôi là một fan lớn của những "Người cha Lập quốc" (the Founding Fathers). Tôi biết họ là những người phân biệt chủng tộc và giới tính, nhưng họ thật vĩ đại. Ý tôi là, họ thật dũng cảm và táo bạo và suy nghĩ vô cùng cấp tiến đến nỗi cứ vài năm tôi lại phải xem lại vở nhạc kịch rất bèo "1776", và không phải vì phần âm nhạc của nó, cái đó hoàn toàn có thể quên đi. Mà vì những gì xảy ra vào năm 1776 với những Người cha Lập quốc. Những Người cha Lập quốc, theo quan điểm của tôi, về căn bản là những nhà hoạt động về giải phẫu học, và đây là lí do. Họ đã phủ nhận một khái niệm giải phẫu học và thay nó bằng một khái niệm khác Khái niệm mới thật cấp tiến và đẹp đẽ đó đã làm chỗ dựa cho chúng ta suốt 200 năm. Nếu các bạn còn nhớ, những người cha của chúng ta đã phủ nhận khái niệm của chế độ quân chủ. Và chế độ quân chủ về cơ bản dựa trên một khái niệm rất đơn giản của giải phẫu học. Các vị vua thời cổ đại không có khái niệm gì về ADN, nhưng họ đã có khái niệm về quyền lợi dòng nòi. Họ có khái niệm về dòng giống hoàng tộc. Họ có ý niệm là những người có trong bộ máy chính trị phải là những người có quyền lực chính trị vì họ thừa hưởng dòng máu chính trị truyền từ ông nội đến cha đến con và xa hơn nữa. Những người cha Lập quốc phủ nhận ý niệm đó, và họ thay nó bằng một khái niệm giải phẫu học mới, và khái niệm mới đó là tất cả con người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Họ san bằng sân chơi đó và quyết định là giải phẫu học quan trọng là vì tính đại chúng, chứ không phải sự khác biệt trong giải phẫu học. Và đó thực sự là một việc rất cấp tiến. Họ làm như vậy vì đó là một phần của sự khai sáng nơi hai sự vật phát triển cùng nhau. Đó là sự phát triển của nền dân chủ, đồng thời với sự phát triển của nền khoa học. Điều đó thể hiện rất rõ trong lịch sử về những Người cha Lập quốc, nhiều người trong số họ rất quan tâm đến khoa học, và họ quan tâm đến một khái niệm về thế giới tự nhiên. Họ bắt đầu từ bỏ những sự giải thích một cách siêu nhiên, và họ bác bỏ những thứ như khái niệm siêu nhiên về quyền lực, nơi nó được chuyển giao bởi vì một khái niệm rất mơ hồ về quyền lợi dòng nòi. Họ tiến gần hơn đến một khái niệm tự nhiên. Hãy thử nhìn lại bản Tuyên ngôn Độc lập, trong đó họ nói về thiên nhiên và vị Chúa của thiên nhiên. Họ không nói và Chúa và thiên nhiên của Chúa. Họ nói về quyền năng của đấng tự nhiên để nói cho ta biết ta là ai. Như vậy, một phần nào đó, họ đến với chúng ta với một khái niệm khái niệm đó là về tính đại chúng của giải phẫu học. Và bằng cách đó, họ khéo léo đã đặt nền tảng cho phong trào đấu tranh vì quyền con người trong tương lai. Họ không thực sự nghĩ như vậy, nhưng họ làm việc đó vì chúng ta, và nó thật tuyệt. Thế chuyện gì xảy ra những năm sau đó? Ví dụ đầu tiên là giới phụ nữ, những người muốn có quyền bầu cử, sử dụng khái niệm của những Người cha lập quốc cho rằng tính quần chúng của giải phẫu học quan trọng hơn sự khác biệt về giải phẫu học và họ quyên bố, "Việc chúng tôi có tử cung và buồng trứng không đủ khác biệt để chúng tôi bị tước bỏ quyền bầu cử, quyền công dân, quyền sở hữu tài sản, vân vân và vân vân." Và nữ giới đã thành công với lý lẽ đó. Tiếp theo đó là sự thành công của phong trào đấu tranh vì quyền công dân, nơi chúng ta có thể thấy những người như Sojourner Truth nói rằng "Tôi không phải là một phụ nữ sao?" Chúng ta thấy nam giới trong đoàn diễu hành vì phong trào quyền công dân họ tuyên bố "Tôi là một người nam." Một lần nữa, những người da màu kêu gọi chúng ta coi trọng tính đại chúng hơn sự khác biệt của giải phẫu học, và một lần nữa, họ thành công. Chúng ta thấy kết quả tương tự trong phong trào đấu tranh cho quyền của người tàn tật. Vấn đề là ở chỗ khi chúng ta bắt đầu nhìn vào tính đại chúng, chúng ta đồng thời bắt đầu đặt câu hỏi tại sao chúng ta vẫn giữ những sự phân chia nhất định. Cũng như các bạn, tôi muốn giữ một số sự phân định, dựa theo giải phẫu học, trong nền văn hóa chúng ta. Ví dụ, tôi không muốn trao cho một con cá những quyền tương tự như một con người. Ý tôi không phải là chúng ta từ bỏ giải phẫu học hoàn toàn. Ý tôi không phải là một đứa trẻ 5 tuổi nên được phép quan hệ tình dục hoặc kết hôn. Như vậy một số phân định về giải phẫu học là hoàn toàn có lý và tôi nghĩ chúng ta nên giữ lại. Nhưng thử thách là ở chỗ ta cần phải xác định những sự phân định nào cần giữ và tại sao ta nên giữ chúng và chúng có ý nghĩa gì. Hãy quay lại câu chuyện về 2 con người được thụ thai ở đầu bài thuyết trình này. Chúng ta có 2 con người, cùng được thụ thai vào giữa năm 1979, trong cùng một ngày. Hãy thử tưởng tượng, một người là Mary, bị sinh non 3 tháng, cô ấy được sinh ra ngày 1 tháng 1 năm 1980. Người kia là Henry, sinh đúng tháng, vào ngày 1 tháng 3 năm 1980. Đơn giản là vì Mary được sinh sớm hơn 3 tháng, cô ta được trao cho đủ mọi thứ quyền 3 tháng sớm hơn so với Henry -- quyền được quan hệ tình dục, quyền được bầu cử, quyền được uống rượu. Henry phải chờ tất cả những quyền đó, không phải vì cậu ta nhỏ tuổi hơn (tuổi sinh học) ngoại trừ việc cậu ta được sinh ra sau. Chúng ta thấy đủ mọi điều kì lạ về những quyền mà họ được hưởng. Henry, được cho là nam giới -- mặc dù tôi chưa nói với bạn là cậu ta có nhiễm sắc thể X và Y -- được thừa nhận có giới tính nam và có thể bị gọi quân dịch, điều mà Mary chẳng cần phải để tâm lo lắng. Mặt khác, Mary, không thể có những quyền tương tự như Henry ở tất cả các tiểu bang, ví dụ, quyền kết hôn. Henry có thể kết hôn với một phụ nữ, ở mọi tiểu bang, nhưng Mary chỉ có thể kết hôn với một phụ nữ ở một vài tiểu bang. Như vậy chúng ta còn giữ những cách phân loại giải phẫu học mà theo nhiều cách hiểu, vẫn còn mơ hồ và cần xem xét lại. Và câu hỏi tôi đặt ra là: Chúng ta phải làm gì đây, khi nền khoa học của chúng ta quá tiến bộ về ngành giải phẫu học, chúng ta đạt tới điểm mà chúng ta phải công nhận là một nền dân chủ dựa trên giải phẫu học có thể đã bắt đầu sụp đổ? Tôi không muốn từ bỏ khoa học, nhưng cùng lúc đó, đôi lúc tôi cảm thấy khoa học được tạo ra từ chính chúng ta. Như vậy chúng ta phải đi đâu? Có vẻ như những gì đang diễn ra trong nền văn hóa của chúng ta là một kiểu quan điểm giáo điều: "Chúng ta cần phải kẻ đường ranh giới ở một chỗ nào đó, nên chúng ta sẽ kẻ đường ranh giới ở một chỗ nào đó." Nhưng nhiều người vướng vào một tình thế rất kì lạ. Ví dụ, Texas đã có lúc quyết định rằng kết hôn với một người đàn ông có nghĩa là bạn không có nhiễm sắc thể Y, còn kết hôn với một phụ nữ đồng nghĩa với việc bạn có nhiễm sắc thể Y. Trên thực tế họ không thực sự xét nghiệm nhiễm sắc thể. Nhưng điều này cũng rất kì, vì câu chuyện tôi kể ở phần đầu về hội chứng vô cảm với kích thích tố nam. Nếu chúng ta xem xét một trong những người cha đẻ của nền dân chủ đương đại, Dr. Martin Luther King, ông đưa ra một giải pháp trong bài diễn thuyết "Tôi có một giấc mơ" ("I have a dream") Ông nói rằng chúng ta nên đánh giá con người "không phải dựa trên màu da của họ, mà dựa trên những tố chất của họ," đi xa dần khỏi giải phẫu học. Và tôi muốn nói rằng, "Phải, nghe có vẻ hay đấy." Nhưng trên thực tế, bạn làm điều đó như thế nào? Làm thế nào để đánh giá con người dựa trên tính cách và tố chất của họ? Tôi cũng muốn chỉ ra rằng tôi không chắc đó là cách chúng ra nên dùng để phân bố quyền con người, bởi vì, tôi phải công nhận rằng, tôi biết có những chú chó săn vàng (golden retriever) có thể xứng đáng được hưởng các dịch vụ xã hội nhiều hơn một số người tôi biết. Tôi cũng muốn nói rằng có thể có những con chó săn Labrador có khả năng ra những quyết định thông minh, chính xác và trưởng thành về những mối quan hệ tình dục hơn một vài người trung niên tôi biết. Vậy làm thế nào để áp dụng được câu hỏi về tố chất con người? Hóa ra nó khó hơn chúng ta nghĩ. Một phần nào đó, tôi cũng tự hỏi, sẽ ra sao nếu tố chất con người hóa ra là cái gì đó có thể scan được trong tương lai -- có thể nhìn thấy bằng cách chụp não (fMRI)? Chúng ta có thực sự muốn đi xa đến mức đó không? Tôi cũng không chắc chúng ta đang đi đến đâu. Nhưng tôi biết chắc là rất quan trọng khi nước Mỹ trở thành người tiên phong khi nghĩ về khía cạnh này của nền dân chủ. Chúng ta đã thành công trong cuộc chiến cho nền dân chủ, và tôi chắc chúng ta sẽ lại thành công trong tương lai. Ví dụ, chúng ta không ở trong tình thế như người dân Iran, nơi mà người đàn ông có cảm xúc tình dục với người đàn ông khác sẽ có thể bị giết chết, trừ khi anh ta sẵn sàng chuyển đổi giới tính, trong trường hợp đó, anh ta sẽ được phép sống. Chúng ta không có những luật lệ như vậy. Tôi thực sự mừng là chúng ta không có những tình thế như vậy -- tôi có nói chuyện với một bác sĩ giải phẫu vài năm trước ông ta đem một cặp song sinh bị dính liền về Mỹ để tách rời chúng, một phần là để tạo danh tiếng cho bản thân ông ta. Nhưng khi tôi gọi điện cho ông ta, và hỏi tại sao ông lại làm ca giải phẫu này -- đây là một ca giải phẫu có tỉ lệ thành công rất thấp -- ông ta trả lời rằng, ở nước khác, những đứa trẻ này sẽ bị đối xử rất tệ, và vì thế ông ta phải làm cuộc giải phẫu này. Phản ứng của tôi là, "Ông có nghĩ tới việc cho những đứa trẻ này tị nạn chính trị tại Mỹ thay vì một cuộc giải phẫu tách rời chúng chưa?" Hoa Kì đem tới cho con người một cơ hội to lớn cho phép họ được là chính họ, mà không bắt buộc họ phải thay đổi chỉ vì lợi ích và thể diện của quốc gia. Vì thế tôi nghĩ chúng ta nên là người tiên phong. Và để khép lại bài nói, tôi muốn đề nghị với các bạn rằng tôi đã nói nhiều về những người cha. Và tôi muốn tưởng tượng nền dân chủ sẽ như thế nào, hoặc đã có thể như thế nào, nếu chúng ta có sự đóng góp to lớn hơn từ những người mẹ. Và tôi muốn nói điều này, hơi cấp tiến cho một phụ nữ, đó là tôi nghĩ rằng có thể có một cách nhìn nhận khác nhau đến từ những kiểu hình giải phẫu khác nhau, đặc biệt khi chúng ta để cho con người suy nghĩ theo từng nhóm. Hàng năm trời, bởi vì tôi quan tâm đến hiện tượng lưỡng tính, tôi đồng thời cũng quan tâm đến nghiên cứu về khác biệt của giới tính. Và một điều tôi đang rất quan tâm là nhìn vào sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về cách họ tư duy và và vận hành trong thế giới. Và những gì chúng tôi biết được từ những nghiên cứu "xuyên văn hóa" (cross-cultural) là phụ nữ, nói chung -- không phải mọi phụ nữ, nhưng nói chung -- thường có khuynh hướng lưu tâm nhiều đến những mối quan hệ phức tạp và đến việc chăm sóc những người khốn khó hơn trong nhóm. Và nếu chúng ta nghĩ theo cách ấy, chúng ta có một tình thế rất thú vị. Lâu lắm rồi, khi tôi còn đang học tiến sĩ, một trong những giáo sư của tôi, người biết tôi quan tâm đến nữ giới Thì từ trước đến giờ tôi vẫn tự coi mình là một phụ nữ mà -- Ông ta đặt ra một câu hỏi rất kì lạ. Ông ta hỏi “Hãy nói cho tôi nghe phong trào nam nữ bình quyền thì có gì nữ tính.” Và tôi nghĩ, “Đó là câu hỏi ngớ ngẩn nhất tôi được nghe. Phong trào nam nữ bình quyền là nhằm xóa đi khác biệt về giới tính, bởi vậy, thuyết nam nữ bình quyền chẳng nữ tính tí nào.” Nhưng càng nghĩ về câu hỏi của ông ấy, tôi càng nhận ra rằng có lẽ đúng là có điều gì đó nữ tính trong phong trào nam nữ bình quyền. Đó là, nói chung, có lẽ có điều gì đó, khác biệt giữa bộ não của phụ nữ và nam giới làm cho giới nữ chúng ta quan tâm nhiều hơn đến những mối quan hệ xã hội phức tạp và lưu tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc những người khốn khó. Như vậy, khi những người cha lưu tâm tuyệt đối đến giải pháp để bảo vệ các công dân, có thể, nếu chúng ta đưa các bà mẹ vào khái niệm này, chúng ta sẽ có một khái niệm mới, không chỉ liên quan đến việc bảo vệ các cá thể, mà còn liên quan đến sự chăm lo lẫn nhau. Và đó có thể là mục đích chúng ta hướng đến trong tương lai, khi chúng ta đặt nền dân chủ cao hơn giải phẫu học -- khi chúng ta không nhìn vào từng cá thể, để nhận dạng, mà quan tâm nhiều hơn đến những mối quan hệ. Và cùng với việc loài người chúng ta cố gắng tạo ra một cộng đồng hoàn hảo, chúng ta cũng suy nghĩ về những gì chúng ta làm cho nhau. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Xét từ bề ngoài mọi việc của John đều tiến triển tốt đẹp. Anh ấy mới ký hợp đồng bán căn hộ ở New York với số lãi 6 con số, và anh ta mới chỉ ở đó 5 năm. Trường đại học mà anh đã tốt nghiệp với bằng thạc sĩ vừa đề nghị với anh một công việc giảng dạy, nghĩa là, sau nhiều năm, lần đầu tiên anh ta có không những thu nhập mà còn nhiều lợi ích khác nữa. Tuy nhiên, mặc dù mọi việc đều tiến triển tốt đẹp với John, anh ta đang phải vật lộn với nghiện ngập và trầm cảm dai dẳng. Tối 11 tháng 6 năm 2003, anh ấy trèo lên thành cầu Manhattan và nhảy xuống dòng nước nguy hiểm phía dưới. Ngạc nhiên thay -- không, kỳ diệu thay -- anh ta sống sót. Cú nhảy đã nghiền nát cánh tay phải của anh, làm vỡ toàn bộ các xương sườn, đâm thủng phổi, và anh ấy trôi lúc tỉnh lúc mê khi cơ thể xuôi dọc theo sông Đông, dưới cây cầu Brooklyn và dạt vào đường chạy của chuyến phà ra đảo Staten, hành khách đi phà đã nghe thấy tiếng rên rỉ đau đớn của John và báo cho thuyền trưởng, người đã liên lạc với cứu hộ để vớt anh ta lên từ sông Đông và đưa đến bệnh viện Bellevue. Đây chính là lúc câu chuyện của chúng ta bắt đầu. Khi John cố gắng làm lại cuộc sống -- đầu tiên về mặt thể xác, sau đó là cảm xúc, rồi tinh thần -- anh ấy nhận ra có quá ít cách giải thoát mà những người đã từng muốn tự tử giống như anh ta có thể tìm đến. Các nghiên cứu cho thấy cứ 20 người muốn tự tử thì có 19 người sẽ thất bại. Nhưng những người đã tự tử hụt sẽ có khả năng thành công nhiều hơn 37 lần trong lần thứ hai. Đó thực sự là một thành phần xã hội đang gặp nguy hiểm với rất ít giải pháp hỗ trợ họ. Điều gì sẽ xảy ra khi họ cố gắng trở lại cuộc sống, vì những điều cấm kỵ xung quanh tự sát, chúng ta không biết phải nói gì, và hầu như không ai nói gì. Điều đó làm tăng sự cô lập đối với những người như John. Tôi biết rất rõ câu chuyện của John vì tôi chính là John. Và hôm nay, đây là lần đầu tiên tôi thừa nhận công khai câu chuyện của bản thân. Nhưng sau khi mất đi một người thấy đáng kính vào năm 2006 và một người bạn tốt năm ngoái vì tự sát và tham dự TEDActive năm ngoái, tôi biết rằng mình phải bước ra khỏi im lặng và vượt qua những điều mọi người thường tránh né để trình bày về một ý tưởng cần được lan rộng -- đó chính là những người đã phải lựa chọn một cách khó khăn để trở lại cuộc sống, họ cần nhiều giải pháp và sự trợ giúp hơn. Như Dự án Trevor đã nói, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, Mọi chuyện đang thực sự tốt đẹp hơn. Và hôm nay tôi đã chọn bước ra khỏi một thứ vỏ ốc khác, để khuyến khích các bạn, thôi thúc các bạn, nếu bạn là một người đã từng nghĩ đến hay thử tự sát, hoặc biết ai đó như thế, hãy lên tiếng về việc đó, kêu gọi sự giúp đỡ. Một cuộc nói chuyện cần có, và một ý tưởng cần lan rộng. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Một vài năm trước đây khi tôi tham dự Hội nghị TED ở Long Beach, Tôi gặp Harriet. Chúng tôi đã quen nhau qua mạng - không phải theo cách bạn nghĩ đâu. Chúng tôi quen nhau bởi cả hai đều biết Linda Avey, một trong những nhà sáng lập công ty gen trực tuyến đầu tiên. Và vì chúng tôi chia sẻ thông tin di truyền với Linda, cô ấy biết Harriet và tôi cùng có loại DNA ty thể rất hiếm - Haplotype K1a1b1a - có nghĩa chúng tôi có họ hàng với nhau. Chúng tôi thực sự có liên quan tới người băng Ozzie. Vì vậy, Ozzie, Harriet và tôi hiện đã có nhóm Facebook riêng. Tất cả các bạn đều có thể tham gia. Và khi tôi gặp Harriet tại Hội nghị TED năm sau đó, cô ấy đã mua áo phông haplotype qua mạng. (Cười) Tại sao tôi lại kể câu chuyện này, và nó liên quan gì tới sức khỏe? Cách tôi gặp Harriet là một ví dụ về việc tận dụng công nghệ liên ngành, phát triển theo cấp số nhân ảnh hưởng đến tương lai chúng ta - từ phân tích gen chi phí thấp đến khả năng phát triển tin sinh học kết nối tới Internet và các mạng xã hội. Những gì tôi muốn nói là sự hiểu biết các công nghệ này. Chúng ta thường nghĩ một cách tuyến tính. Nhưng giả sử bạn có một lá hoa súng và nó phân chia từng ngày - hai, bốn, tám, 16 - trong 15 ngày bạn có 32.000. Trong một tháng? Bạn sẽ có một tỷ. Vì vậy, nếu suy nghĩ theo cấp số nhân, chúng ta sẽ thấy nó ảnh hưởng đến các công nghệ hiện đại ra sao. Và có rất nhiều công nghệ mà chúng ta có thể sử dụng đòn bẩy để tác động đến y học tương lai, để giải quyết những thách thức lớn tồn đọng hôm nay, từ chi phí khám bệnh đắt đỏ cho tới già hóa dân số, sử dụng thông tin không triệt để, sự rời rạc của dịch vụ y tế và sự khó khăn trong việc áp dụng đổi mới. Và điều quan trọng chúng ta có thể làm là di chuyển đường cong sang trái. Chúng ta tiêu nhiều tiền vào 20% cuối đời. Sẽ ra sao nếu chúng ta chi nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện tình trạng của bản thân, đồng thời thúc đẩy công nghệ? Công nghệ yêu thích của tôi, một ví dụ về công nghệ cấp số mũ, là thứ trong túi của mọi người. Đó thực sự là những cải tiến đáng kể. Ý tôi là iPhone 4. Hãy tưởng tượng những gì iPhone 8 có thể làm được. Tôi đã có cái nhìn sâu sắc về nó. Tôi đã từng phụ trách một phần y dược của Đại học Singularity có trụ sở tại Silicon Valley. Và chúng tôi cùng tụ họp vào mỗi mùa hè khoảng 100 sinh viên tài năng đến từ nhiều nơi, nghiên cứu công nghệ cấp số nhân trong y sinh học, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, không gian, và tìm cách phổ biến và tận dụng chúng nhằm đạt được những mục tiêu không tưởng. Chúng tôi cũng có các chương trình 7 ngày. Và tháng tiếp theo là Future Med, một chương trình áp dụng các công nghệ vào chế biến thuốc. Tôi đã đề cập tới điện thoại trước đó. Mỗi chiếc điện thoại có hơn 20.000 ứng dụng khác nhau - thậm chí có ứng dụng mà bạn có thể đi tiểu lên con chip kết nối với iPhone và kiểm tra nếu bạn nhiễm STD. Tôi không biết tôi có muốn dùng nó không. Có nhiều loại ứng dụng khác giúp điện thoại có khả năng chẩn đoán như: đo đường huyết trên iPhone của bạn và gửi kết quả cho bác sĩ để họ và bạn đều có thể hiểu rằng bạn mắc bệnh tiểu đường. Công nghệ cấp số nhân tác động ra sao tới y tế? Đầu tiên là nhanh hơn. Theo luật Moore, máy tính có tốc độ ngày càng tăng, có khả năng làm những thứ phức tạp hơn. Chúng thậm chí có thể vượt qua khả năng trí lực của con người. Nhưng ấn tượng nhất là hình ảnh. Khả năng nhìn thấu bên trong cơ thể với độ phân giải cao thực sự đáng kinh ngạc. Và chúng ta có nhiều phân tầng công nghệ - quét PET, CT và chẩn đoán phân tử - để khám xét ở các cấp độ khác nhau. Bạn sẽ thấy máy quét MRI có độ phân giải cao nhất hiện nay, một cải tiến của Marc Hodosh, người phụ trách TEDMED. Và giờ chúng ta thấy bên trong bộ não với độ phân giải chưa từng có, và chúng đã tái tạo lại, và thậm chí có thể tái thiết kế, hoặc phân tách não nhờ đó chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh tật và cách điều trị. Chúng ta có thể nhìn rõ bộ não theo thời gian thực qua fMRI. Với sự hiểu biết về quá trình và các mối liên hệ trong não chúng ta sẽ hiểu được tác dụng của thuốc chữa bệnh và làm chúng trờ nên hiệu quả hơn, ví dụ, thuốc an thần. Các máy quét ngày càng nhỏ và ít tốn kém hơn. Và dữ liệu từ các thiết bị này thực sự trở thành một thách thức. Chúng chiếm khoảng 800 cuốn sách, hay 20 GB. Trong vài năm tới sẽ là 1 terabyte, hay 800.000 cuốn sách. Làm thế nào để bạn tận dụng thông tin đó? Tôi sẽ không yêu cầu những người ở đây thực hiện nội soi, nhưng nếu bạn trên 50 tuổi, bạn nên thực hiện việc đó. Làm sao để tránh đầu nhọn của cây gậy? Đó là bản chất của nội soi đại tràng. So sánh hai hình, nếu là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh bạn có thể đi qua đại tràng của bệnh nhân và, với trí thông minh nhân tạo, xác định khả năng bị tổn thương. Ồ, đừng quên khi kết hợp A.I. với X quang, chúng ta sẽ thấy các tổn thương bị ẩn giấu trước đó. Điều này sẽ khuyến khích mọi người nội soi mặc dù chúng ta không muốn. Đây là ví dụ về mô hình này, chúng ta đang tiến tới thế giới hội nhập của y sinh học, công nghệ thông tin, không dây, di động - thời kỳ y học kỹ thuật số. ngay cả ống nghe cũng là kỹ thuật số. Và tất nhiên, có một ứng dụng cho nó. Chúng ta đang tiến đến thời đại của máy xử lý thông tin đa năng. Vì vậy, máy siêu âm cầm tay về cơ bản sẽ thay thế ống nghe. Chúng hiện có giá rẻ hơn trước kia rất nhiều - khoảng 5.000 đô la, tôi có thể có sức mạnh của một thiết bị chẩn đoán mạnh mẽ. Cùng với sự ra đời của hồ sơ y tế điện tử - tại Hoa Kỳ, y học điện tử chiếm ít hơn 20 phần trăm. Ở Hà Lan, con số đó cao hơn 80%. Hiện tại chúng ta đang sáp nhập dữ liệu y tế, số hóa các nguồn thông tin, chúng ta có thể khai thác chúng. Là một bác sĩ, tôi có thể truy cập dữ liệu bệnh nhân bất cứ nơi nào thông qua thiết bị di động. Và bây giờ, chúng ta đang ở trong thế kỷ iPad. Và mới tháng trước, ứng dụng đầu tiên được FDA phê chuẩn cho phép bác sĩ X quang đọc được hình chụp trên thiết bị di động. Vì vậy, chắc chắn, các bác sĩ ngày nay hoàn toàn dựa vào các thiết bị này. Như bạn thấy chỉ khoảng một tháng trước, Watson từ IBM đã đánh bại hai nhà vô địch trong "Jeopardy". Hãy tưởng tượng trong vài năm nữa, khi chúng ta bắt đầu áp dụng điện toán đám mây, khi chúng ta có bác sĩ ảo kết nối với bộ não của chúng ta để đưa ra quyết định và chẩn đoán ở trình độ không tưởng. Giờ đây, bác sĩ không cần phải đi đến phòng khám nữa. Chỉ khoảng 20% số cuộc gặp là khám trực tiếp. Chúng ta đang trong thế giới ảo - từ cuộc gặp mặt online qua American Well, cho đến một hệ thống thăm khám sức khỏe phức tạp của Cisco. Khả năng tương tác với các dịch vụ y tế rất khác nhau. Và khả năng này ngày càng được cải tiến. Bạn tôi Jessica đã gửi hình của vết rách trên đầu cô và tôi có thể đưa ra chẩn đoán mà không cần đưa cô ấy đi khám. Chúng ta có thể tận dụng công nghệ game, như Microsoft Kinect, và hack nó để kích hoạt chẩn đoán, ví dụ, chẩn đoán đột quỵ, thông qua thiết bị phát hiện chuyển động đơn giản. Chúng ta có thể đến thăm bệnh nhân thông qua robot - đây là RP7; nếu tôi là chuyên gia huyết học, đến thăm một phòng khám, một bệnh viện. Những việc này sẽ được nâng cấp qua một bộ công cụ gia dụng. Hãy tưởng tượng chúng ta có mạng lưới không dây. Bạn có thể lên mạng. Bạn có thể Tweet trọng lượng của bạn. Chúng tôi có còng huyết áp không dây. Chúng ta chỉ cần dùng 1 thiết bị thay vì nhiều thứ lỉnh kỉnh. Công cụ đó là iRhythm, được phát triển tại Đại học Stanford- thay thế hoàn toàn các công nghệ trước với giá khá rẻ và hiệu quả hơn nhiều. Giờ cũng đang là thời đại định lượng. Người ta có thể mua thiết bị hàng trăm đô la, như chiếc Fitbit nhỏ nhắn này. Tôi có thể đo lượng calo tiêu hao. Tôi có thể có được số liệu đó hàng ngày. Tôi có thể chia sẻ với bạn bè, bác sĩ. Đồng hồ Zeo sắp ra sẽ đo nhịp tim của bạn, một bộ đầy đủ các công cụ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình. Khi chúng ta bắt đầu tích hợp thông tin, chúng ta sẽ biết cách tận dụng và có cái nhìn sâu hơn vào bệnh lý và sức khỏe. Thậm chí còn có gương đo nhịp tim. Và tôi cho rằng chúng ta sẽ có thiết bị đính trên quần áo, nhằm giám sát bản thân 24/7. Cũng như hệ thống OnStar trong xe hơi, ánh sáng màu đỏ sẽ hoạt động. Nó sẽ được dùng để kiểm tra sức khỏe và báo cáo thể trạng hiện tại của bạn. Trong vài năm tói, bạn sẽ nhìn vào gương và nó sẽ bắt đầu khám xét bạn. (Cười) Đối với những gia đình có con nhỏ, bạn có muốn tã lót không dây hỗ trợ bạn... có vẻ không cần thiết lắm. Nhưng nó sẽ xuất hiện. Chúng ta đã nghe rất nhiều về công nghệ và kết nối mới. Và tôi nghĩ rằng một số các công nghệ sẽ cho phép chúng tôi kết nối với nhiều bệnh nhân hơn, và mất nhiều thời gian hơn và thực sự đóng vai trò quan trọng với y dược, bởi sự phát triển không ngừng. Chúng ta đã nói về cải tiến bệnh nhân. Vậy còn các bác sĩ? Các bác sĩ phẫu thuật giờ đây có thể đi vào bên trong cơ thể và phẫu thuật thông qua robot, ở một trình độ không tưởng thậm chí 5 năm trước đây. Giờ chúng đang được cải tiến liên tục trên thực tế. Vì vậy, các bác sĩ có thể nhìn vào trong bệnh nhân, các khối u, các mạch máu. Thông tin này sẽ hỗ trợ ra quyết định. Một bác sĩ ở New York có thể giúp bác sĩ tại Amsterdam. Và chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phẫu thuật không vết, NOTES, nơi robot nội soi có thể đi ra từ dạ dày và lấy túi mật ra mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Nó được gọi là NOTES, và sắp xuất hiện - về cơ bản nó là phẫu thuật không vết, được thực hiện bởi robot. Vậy còn các yếu tố khác? Đối với những người bị liệt - sẽ có kỷ nguyên máy tính thông minh, hay BCI, khi chip được đặt lên vỏ não vận động của bệnh nhân liệt tứ chi và họ có thể kiểm soát xe lăn hay thậm chí một cánh tay robot. Những thiết bị này ngày càng nhỏ và được dùng phổ biến hơn. Dù mới trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng nếu có thể kết nối chúng ví dụ, với chi giả, như cánh tay DEKA phát triển bởi Dean Kamen và đồng nghiệp, nó có 17 cách chuyển động và cho phép những người bị mất một tay có khả năng điều khiển cao hơn trước kia. Chúng ta đang thực sự bước vào kỷ nguyên phụ kiện robot. Nếu bạn từng bị đột quỵ - bạn có thể đeo những chi tăng cường. Hoặc nếu bạn bị liệt - tôi đã đến thăm Berkley Bionics - họ đã phát triển eLEGS. Đây là một bệnh nhân bị liệt đang tập đi bởi nhờ các khung xương. Anh ấy không phải ngồi xe lăn. Đây mới chỉ là sơ khai của phụ kiện robot. Bằng cách tận dụng các công nghệ, chúng ta sẽ giúp người khuyết tật có thể hoạt động thậm chí hơn cả người thường. Đây là Aimee Mullins, người bị mất 2 chân khi còn nhỏ, và Hugh Herr, một giáo sư tại MIT, phải bỏ 2 chân do một tai nạn leo núi. Và bây giờ cả hai có thể leo trèo, di chuyển nhanh hơn so với những người bình thường. Vậy còn những vấn đề khác? Rõ ràng xu hướng béo phì đang tăng theo cấp số nhân, kéo theo chi phí khổng lồ. Xu thế trong y học là tối thiểu cấp số nhân. Ví dụ: chúng ta đang trong thời đại của "Chuyến du hành tuyệt vời", iPill. Bạn có thể nuốt thiết bị tích hợp này. Nó có thể chụp ảnh hệ thống tiêu hóa, giúp chẩn đoán và điều trị khi nó di chuyển qua đường tiêu hóa. Chúng ta thậm chí còn có robot siêu nhỏ có thể tự đi qua cơ thể bạn một lần nữa và làm những điều bác sĩ phẫu thuật không thể một cách ít đau đớn hơn. Đôi khi chúng có thể tự lắp ráp trong hệ thống tiêu hóa của bạn và tự làm công việc cần thiết. Về phía tim, máy tạo nhịp tim đã nhỏ hơn và dễ dàng thiết đặt hơn do đó không cần đào tạo bác sĩ tim mạch cho việc này nữa. Và chúng có kết nối không dây với điện thoại vì vậy bạn sẽ luôn được theo dõi từ xa. Chúng ngày càng được thu nhỏ. Đây là thiết kế của Medtronic, nó nhỏ hơn một đồng xu. Võng mạc nhân tạo, được đưa vào phía sau nhãn cầu và cho phép người mù có thể nhìn. Dù mới chỉ là thử nghiệm, nhưng trong tương lai nó sẽ thay đổi mọi thứ Với những người bình thường như chúng ta, kính áp tròng hỗ trợ sinh hoạt sẽ rất thú vị. Nhờ Bluetooth, WiFi, nó sẽ truyền hình ảnh tới mắt bạn. Nếu bạn gặp khó khăn duy trì chế độ ăn, một số bức ảnh có thể nhắc nhở bạn lượng calo bạn sẽ tiêu thụ. Nếu để các nhà nghiên cứu dùng điện thoại để có thể nhìn thấy vi sinh vật và đưa dũ liệu lên đám mây, họ sẽ chẩn đoán tốt hơn. Thực tế, thời đại y học trong phòng thí nghiệm đã thay đổi hoàn toàn. Chúng ta có thể tận dụng microfluidics, như con chip được làm bởi Steve Quake tại Stanford. Microfluidics có thể thay thế phòng thí nghiệm. Nó cho phép hàng ngàn xét nghiệm được thực hiện tại các điểm chăm sóc trên toàn thế giới. Và điều này sẽ đưa công nghệ đến các vùng nông thôn hẻo lánh và giảm mạnh chi phí khám chữa cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ. Nếu chúng ta đi xa hơn nữa, chúng ta sẽ bước vào kỷ nguyên y học siêu vi, khả năng làm các thiết bị siêu nhỏ. Chúng ta có thể thiết kế tế bào hồng cầu hoặc robot theo dõi hệ thống máu hay hệ thống miễn dịch, hay thậm chí robot xóa sổ các cục máu đông ở động mạch. Vậy tại sao chúng lại ngày càng rẻ? Không liên quan lắm tới y học, nhưng đĩa cứng 10 MB từng có giá $300, giờ đã rẻ hơn rất nhiều Với y học gen, chi phí 1 bộ gen khoảng một tỷ đô la tại thời điểm 10 năm trước. Hiện chúng chỉ còn khoảng vài ngàn đô la - và sẽ là vài trăm trong những năm tới. Chúng ta sẽ làm gì với bộ gen trăm đô la? Chúng ta tiến hành hàng triệu thí nghiệm. Và chúng ta bắt đầu thu thập thông tin. Và chúng ta bước vào kỷ nguyên y học cá nhân - sẽ có thuốc cho từng người tại từng thời điểm - thay vì kê thuốc tương tự cho tất cả mọi người - loại thuốc "bom tấn", thuốc mà không phải ai cũng dùng được. Nhiều công ty khác nhau đang tận dụng các phương pháp trên. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ, đến từ 23andMe. Dữ liệu của tôi chỉ ra tôi có nguy cơ trung bình phát triển thoái hóa điểm vàng. Nhưng nếu tôi cùng dữ liệu đó, tải lên deCODEme, Tôi có thể thấy nguy cơ tiểu đường loại 2. Thậm chí ở mức rất cao. Tôi có thể muốn xem có bao nhiêu món tráng miệng vào buổi trưa. Nó có thể thay đổi hành vi của tôi. Tận dụng kiến ​​thức dược động học - công dụng và liều lượng thuốc tôi cần sẽ trở nên ngày càng quan trọng, và khi vào tay của cá nhân và bệnh nhân, sẽ giúp họ chọn thuốc một cách sáng suốt. Vì vậy, nó không chỉ là gen, mà là chi tiết về thói quen, môi trường sống của chúng ta. Lần cuối bác sĩ hỏi nơi bạn sống là khi nào? Geomedicine: nơi bạn sống, những gì bạn tiếp xúc, có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của bạn. Chúng ta có thể nắm bắt được thông tin đó. Vì vậy, gen, tế bào, môi trường, các dữ liệu đổ dồn vào những bác sĩ, làm thế nào để chúng tôi quản lý nó? Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của y học hệ thống, nơi chúng ta có thể tích hợp tất cả các thông tin này. Bằng cách nhìn vào các mô hình, ví dụ 10.000 dấu hiệu sinh học trong một thí nghiệm duy nhất, chúng ta có thể nhìn vào những mô hình nhỏ và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Thứ này đã được gọi là thuốc P4 bởi Lee Hood, cha đẻ của lĩnh vực này, Chúng ta sẽ biết những gì có khả năng xảy ra. Chúng ta có thể phòng ngừa; và mỗi người có biện pháp khác nhau; nó sẽ trở nên ngày càng phổ biến. Thông qua trang web như Patients Like Me hay quản lý dữ liệu trên Microsoft HealthVault và Google Health, kết hợp chúng một cách có tổ chức ngày càng trở nên quan trọng. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ nữa. Hiện huyết áp cao chủ yếu được điều trị qua thuốc. Sẽ ra sao nếu chúng ta có thiết bị mới và loại bỏ các mạch máu điều hòa huyết áp bằng một liệu pháp duy nhất để chữa huyết áp cao? Đây là thiết bị làm điều đó. Nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm. Vậy còn những bệnh nhân ung thư? Phải, tôi là bác sĩ ung bướu và tôi biết hầu hết thuốc chữa ung thư là chất độc. Chúng tôi đã học tại Đại học Stanford rằng các tế bào ung thư gốc có thể được tìm thấy, chúng là nguyên nhân chính gây tái phát ung thư. Nếu bạn nghĩ ung thư giống như cỏ dại, chúng ta sẽ chỉ cần nhổ sạch chúng. Nhưng sau đó nó sẽ quay trở lại. Chúng ta đã tấn công sai mục tiêu. Các tế bào ung thư gốc vẫn tồn tại, và các khối u sẽ tái phát trong tương lai. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu cách xác định tế bào ung thư gốc và cách chữa trị lâu dài. Các phương pháp sẽ được cá nhân hóa, cùng khả năng tận dụng tất cả dữ liệu, phân tích khối u và tiến tới một phương thức thực tế, cụ thể cho từng bệnh nhân. Tôi sẽ kết thúc với y học tái tạo. Tôi đã học rất nhiều về tế bào gốc - tế bào phôi gốc đặc biệt mạnh mẽ. Các tế bào gốc trưởng thành có trên khắp cơ thể. Chúng được sử dụng trong cấy ghép tủy xương. Geron năm ngoái đã có thí nghiệm đầu tiên sử dụng tế bào phôi gốc của người để điều trị tổn thương tủy sống. Tuy chỉ mới thử nghiệm, nhưng đầy hứa hẹn. Chúng tôi sử dụng tế bào gốc trưởng thành cho xét nghiệm lâm sàng trong khoảng 15 năm để tiếp cận một loạt vấn đề, đặc biệt là tim mạch. Chúng tôi lấy tế bào tủy xương để điều trị một bệnh nhân nhồi máu cơ tim, kết quả chức năng tim được cải thiện sử dụng các tế bào tủy xương của chính mình. Tôi đã sáng chế ra thiết bị MarrowMiner giúp lấy tủy xương đơn giản hơn. Nó đã được FDA chấp thuận, và hy vọng có trên thị trường vào năm tới. Hy vọng các bạn đánh giá cao thiết bị có thể lấy tủy xương dễ dàng chỉ với một mũi tiêm gây tê, thay vì là 200 mũi. Vậy liệu pháp tế bào gốc thì sao? Mỗi tế bào trong cơ thể bạn có ADN giống nhau từ khi bạn còn là phôi thai. Chúng ta có thể tái lập trình tế bào da để tạo ra tế bào phôi gốc đa năng sử dụng để điều trị nhiều cơ quan của cùng một bệnh nhân - tạo ra tế bào gốc được cá nhân hóa. Đó là kỷ nguyên mới của ngân hàng tế bào gốc của chính bạn. Tế bào tim, cơ, thần kinh của riêng bạn sẽ được giữ trong tủ lạnh và được sử dụng trong tương lai nếu cần. Chúng tôi đang tích hợp kỹ thuật di động, và tích hợp công nghệ cấp số nhân cho in ấn 3D các bộ phận cơ thể - thay thế mực in với tế bào và xây dựng nên mô hình các cơ quan trong cơ thể. Đó là cái đích mà các công nghệ hướng tới. Dù vẫn còn sơ khai, nhưng chúng ta đã thấy rất nhiều ví dụ. Vì vậy, khi bạn nghĩ về xu hướng công nghệ và cách tác động đến sức khỏe và thuốc, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên thu nhỏ, phân cấp và cá nhân hóa. Và tôi nghĩ rằng bằng cách kết hợp chúng, nếu chúng ta hiểu được và tận dụng chúng, chúng ta sẽ giúp các bệnh nhân tốt hơn, cải tiến các dịch chăm sóc sức khỏe và chữa khỏi bệnh trước khi họ bị ốm. Bởi vì tôi biết, nếu có ai mắc bệnh giai đoạn I, tôi sẽ rất vui mừng - tôi có thể chữa cho họ. Nhưng thường mọi thứ đã quá muộn - giai đoạn III hoặc IV. Vì vậy, bằng cách tận dụng các công nghệ, Chúng ta sẽ bước vào một kỷ nguyên mới mà tôi muốn gọi là Giai đoạn 0. Với tư cách một bác sĩ, tôi mong chờ mình sẽ mất việc. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn các bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cúi đầu. Mẹ tôi là một nhà từ thiện. Và tôi biết, giờ các bạn thắc mắc điều gì tôi sẽ trả lời các bạn: đúng là khá giống với Melinda Gates -- (Cười) nhưng với ít tiền hơn rất nhiều. (Cười) Mẹ tôi đã thực hiện hoạt động từ thiện tại cộng đồng của chúng tôi thông qua cách chúng tôi gọi là "isirika". Bà ấy hỗ trợ giáo dục điểm số cho trẻ nhỏ và mời nhiều em đến sống ở nhà chúng tôi để có cơ hội đến trường. Bà huy động các nguồn để xây dựng phòng khám địa phương và khoa sản được đặt tên để tưởng nhớ bà. Nhưng quan trọng nhất là, cộng đồng yêu mến bà vì khả năng tổ chức của bà, bởi bà đã thành lập một cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ, để tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề cần thiết. Bà làm mọi thứ thông qua isirika. Để tôi lặp lại từ đó lần nữa: isirika. Giờ đến lượt bạn. Hãy cùng nói với tôi. (Khán giá) Isirika. Cảm ơn. Từ đó là ngôn ngữ của tôi, Maragoli, ở miền tây Kenya, và giờ bạn nói ngôn ngữ của tôi. (Cười) Isirika là một cách sống thực tế bao gồm tổ chức từ thiện, dịch vụ và làm từ thiện cùng nhau. Bản chất của isirika là làm mọi thứ trở nên cụ thể với bất cứ ai, bạn là người chăm sóc em gái bạn -- và đúng vậy, bạn là người chăm sóc cho em trai. Trách nhiệm chung đối với việc chăm sóc người khác. Về mặt ngôn từ, nó đồng nghĩa với sự hào phóng nhưng xét theo ý nghĩa triết học sâu xa đó là sự quan tâm, cùng nhau, cho nhau. Vậy isirika thực sự là thế nào? Tôi lớn lên trong cộng đồng nông nghiệp ở tây Kenya. Tôi nhớ như in nhiều lần hàng xóm đến một nhà hàng xóm khác khi họ ốm đau và thu hoạch mùa màng giúp họ. Tôi theo mẹ tới các sự kiện cộng đồng và sự kiện của phái nữ, và nói chuyện về việc tiêm chủng ở trường xây các trung tâm y tế và những điều thực sự lớn lao, cải tạo giống cho mùa tới. Thường thì cộng đồng tập hợp lại để đóng góp tiền cho một đứa trẻ hàng xóm đến trường. Không chỉ trong nước mà còn đi học đại học nước ngoài. Vì thế chúng tôi có một bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật đầu tiên ở nước tôi đến từ làng quê. (Vỗ tay) Vì vậy... đó là những điều mà isirika làm. Chúng tôi, những đứa trẻ, bên cạnh người lớn đóng góp tiền bạc, và được ghi tên trong sổ cộng đồng, giống như người trưởng thành. Khi tôi lớn lên, học đại học ở nhà và ở nước ngoài có một vài bằng cấp ở nơi này nơi kia trở thành người có tổ chức nhận những công việc quốc tế, làm việc cho sự phát triển công việc nhân đạo và tình nguyện. Rất sớm, isirika trở nên nhỏ bé. Rồi tan biến và biến mất hẳn. Ở mỗi nơi, tôi đều học được vốn từ vựng mới. Vốn từ vựng của nhà tài trợ và người nhận. Từ vựng về đo lường tác động, hoàn vốn đầu tư... Các cộng đồng như khi tôi còn nhỏ biến thành "dân cư nghèo, dễ bị tổn thương" Đó là những cộng đồng mà văn chương miêu tả là có mức sống ít hơn 1 đô 1 ngày, và là đối tượng của chương trình xóa đói giảm nghèo. Nhân tiện, họ là đối tượng đầu tiên mà phát triển bền vững của Liên hợp quốc hướng tới Giờ đây, tôi thực sự phấn khích chúng ta đã tìm thấy cách giải quyết đói nghèo và nhiều vấn đề to lớn trên thế giới bởi chúng thực sự tồn tại. Tôi nghĩ có thể làm tốt hơn, có thể làm tốt hơn nếu làm theo isirika. Tôi sẽ nói cho bạn biết cách. Một là isirika có tính nhân đạo Bất kể bạn làm gì, hãy lấy tiền đề, chúng ta cùng là con người. Bắt đầu với việc chúng ta cùng là con người bạn sẽ nhìn nhận người xung quanh khác đi. Bạn không nhìn thấy người tị nạn đầu tiên, không nhìn thấy phụ nữ đầu tiên cũng không thấy người khuyết tật đầu tiên. Mà bạn thấy con người trước nhất. Đó là bản chất khi nhìn người đầu tiên Và khi bạn làm được điều đó, bạn trân trọng ý tưởng của người khác, bạn trân trọng sự đóng góp của họ dù nhỏ hay lớn. trân trọng thứ họ mang tới. Đó là tinh hoa của isirika. Tôi chỉ muốn tưởng tượng nó sẽ ra sao nếu mọi người trong phòng này bác sĩ, phụ huynh, luật sư, nhà từ thiện, dù bạn là ai nếu theo đuổi isirika và biến nó thành mặc định. Chúng ta có thể làm được gì cho người khác? Chúng ta có thể làm được gì cho nhân loại? Chúng ta có thể làm được gì cho vấn đề hòa bình? Ta có thể làm được gì cho y học? Tôi sẽ cho bạn vài gợi ý, bởi tôi muốn bạn đồng hành với tôi cùng tái xây dựng và cải tổ isirika. Đầu tiên, bạn phải có niềm tin rằng chúng ta cùng là con người chúng ta có một hành tinh và chúng ta không có lựa chọn thứ hai. Như thế sẽ không có bức tường nào đủ cao để chia rẽ lòng nhân đạo. Hãy từ bỏ các bức tường. Từ bỏ chúng. (Vỗ tay) Chúng ta không có hành tinh B để tới. Nó thực sự rất quan trọng. Làm rõ vấn đề này; chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn hai: nhớ, ở isirika, mọi ý tưởng đều quan trọng Các cây cầu có băng rôn lớn và chúng có đinh. Mọi ý tưởng đều được tính -- dù nhỏ hay lớn. Và thứ ba, isirika khẳng định rằng người có nhiều hơn thực sự tận hưởng đặc quyền cho đi nhiều hơn Đó là đặc quyền cho đi nhiều hơn. (Vỗ tay) Đây là lúc phụ nữ cho phụ nữ nhiều hơn. Đây là lúc cho phụ nữ nhiều hơn. Khi bố mẹ chúng tôi mang những đứa trẻ khác về sống cùng. họ đã không xin phép chúng tôi. Họ thể hiện rõ rằng họ có trách nhiệm bởi họ được đến trường và họ có thu nhập. Họ làm rõ để chúng tôi hiểu rằng tài sản của họ không phải quyền lợi của chúng tôi, đó là bài học rất hay của isirika Ta có thể dùng nó ngày nay, ở tất cả các nền văn hóa, tất cả mọi nơi, truyền cho thế hệ sau những gì chúng ta cùng làm với nhau Tôi đã, qua các năm, bắt gặp isirika ở nhiều nơi, Điều mang lại cho tôi đam mê hôm nay để nắm chặt lấy isirika là công việc tôi làm với phụ nữ trên toàn địa cầu thông qua Quỹ Toàn Cầu vì Phụ nữ, thông qua các quỹ của phụ nữ và các bước chuyển mình của phụ nữ toàn cầu. Nếu bạn làm việc với phụ nữ, bạn thay đổi mỗi ngày bởi bạn thấy họ sống cùng isirika trong những thứ họ làm. Nơi tôi làm việc, chúng tôi tin nữ lãnh đạo và ý tưởng của họ. Chúng tôi ủng hộ quỹ để họ thể mở rộng, họ có thể phát triển và họ có thể nỗ lực vì cộng đồng của chính họ. Một người phụ nữ, năm 1990, đến với Quỹ Toàn cầu với một ý tưởng lớn người phụ nữ đến từ Mexico với cái tên Lucero González. Cô muốn gây quỹ để ủng hộ cuộc vận động xuất phát từ cộng đồng ở Mexico. Cô ấy nhận tiền phụ cấp 75.000 đô la Mỹ. Hiện tại, 25 năm sau, Semillas, tên của quỹ này, đã được gây dựng và đóng góp cho cộng đồng, 17,8 triệu đô. (Vỗ tay) Họ có tác động tới hai triệu người, và họ hoạt động bởi một nhóm gồm 600.000 phụ nữ Mexico. Suốt đợt động đất gần đây, họ được bài bản tới mức có thể nhanh chóng đánh giá trong cộng đồng và những nơi khác những nhu cầu ngắn hạn và dài hạn Và tôi nói bạn nghe, rất lâu sau khi đèn tắt ở Mexico, Semillas sẽ ở đó với cộng đồng, vói những người phụ nữ trong một thời gian rất dài. Và đó là những gì tôi đang nói tới: khi chúng ta có thể giúp đỡ các ý tưởng của cộng đồng được bắt nguồn từ sự thiết lập của họ. 30 năm trước, có rất ít quỹ hỗ trợ trực tiếp dành cho người phụ nữ trong cộng đồng của họ, Ngày nay chúng ta có tới 168 quỹ dành cho phụ nữ trên khắp thế giới, 100 quỹ trong đó là ở đất nước này Và đã giúp hỗ trợ -- (Vỗ tay) Đã giúp hỗ trợ cơ bản cho những tổ chức của phụ nữ -- các tổ chức cộng đồng dưới sự lãnh đạo của những người phụ nữ và cùng với nhau chúng ta đã có thể chung sức để đem một tỉ đô la tới những tổ chức được phụ nữ lãnh đạo ấy. (Vỗ tay) Nhưng thách thức bắt đầu từ ngày hôm nay. Thách thức bắt đầu từ hôm nay bởi vì chúng ta thấy phụ nữ ở khắp nơi đang tổ chức như isirika, bao gồm những người phụ nữ tổ chức như isirika như ở TED này. Bởi vì isirika là trí tuệ xanh tươi sống giữa cộng đồng. Bạn tìm thấy nó trong cộng đồng bản xứ, trong cộng đồng nông thôn. Và những gì thực sự ăn sâu vào lòng người đó là khả năng tin tưởng và điều hành các bước hoạt động. Có ba điều mà tôi đã nghiệm ra và muốn chia sẻ với các bạn thông qua công việc của mình. Một, nếu bạn muốn giải quyết các vấn đề lớn nhất của thế giới, hãy đầu tư vào phụ nữ và con gái. (Vỗ tay) Không những họ giúp mở rộng sự đầu tư, mà họ còn chăm sóc tất cả mọi người trong cộng đồng Không chỉ là nhu cầu của họ mà còn là nhu cầu của những đứa con của họ nhu cầu của những người khác của cộng đồng nhu cầu của người già, và quan trọng nhất, họ tự bảo vệ chính mình -- điều này rất quan trọng -- và họ bảo vệ cộng đồng của mình. Những người phụ nữ tự biết bảo vệ bản thân thì sẽ biết cách tạo ra sự khác biệt. Và lý do thứ hai mà tôi nói rằng nên đầu tư vào phụ nữ và con gái bởi lẽ đó là điều đúng đắn nhất mà bạn có thể làm vào thời gian đặc biệt này. Và nếu chúng ta có trên 350 nghìn tỉ đô la vào năm 2030 số tiền này cần được nằm trong tay những người phụ nữ. Tôi lớn lên cùng isirikia. Mẹ tôi là isirika. Bà ấy không phải một dự án hay chương trình. Và bây giờ tôi truyền điều đó cho bạn. Bạn có thể chia sẻ nó với gia đình của mình, với những người bạn của mình và với cả cộng đồng của bạn, và coi isirika như là một cách sống vậy -- như là một cách sống thực tế. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Tôi là một nghệ sĩ đương đại với một xuất thân khá lạ thường. Tôi chưa từng đến một bảo tàng nghệ thuật nào mãi đến những năm hai mươi tuổi. Tôi lớn lên giữa một nơi vô danh, trên một con đường đất ở vùng nông thôn Arkansas, đến rạp chiếu phim gần nhất cũng phải mất một tiếng. Và tôi nghĩ đó là một nơi tuyệt vời để trở thành một nghệ sĩ, bơi tôi lớn lên giữa những con người kỳ quặc và màu mè họ rất giỏi tạo ra mọi thứ từ những bàn tay trắng. Và tuổi thơ của tôi quê mùa hơn là tôi có thể kể cho các bạn, và cũng trí thức hơn các bạn tưởng. Chẳng hạn, tôi và em gái tôi, ngày còn bé, chúng tôi thường tranh đua xem đứa nào ăn được nhiều não sóc nhất. (Tiếng cười) Tuy nhiên mặt khác, chúng tôi mê đọc sách nhất nhà. Và nếu mở TV lên thì chúng tôi sẽ xem phim tài liệu. Và bố tôi là người mê đọc sách nhất mà tôi biết. Ông có thể đọc chừng một hay hai cuốn tiểu thuyết một ngày. Nhưng hồi còn bé, tôi nhớ là ông hay giết ruồi trong nhà chúng tôi bằng khẩu súng BB của tôi. Và với tôi điều đó thật tuyệt vì khi đó ông sẽ vẫn ngồi trong ghế tựa là kêu lớn lên bảo tôi đi lấy khẩu BB, và tôi đi lấy nó. Và điều tuyệt vời là và điều này thú vị chết đi được; bố tôi giết ruồi bằng một khẩu súng -- cái tuyệt là ở chỗ ông biết cần nạp bao nhiêu hơi là đủ. Và ông có thể bắn nó từ cách xa hai căn phòng mà không làm hỏng cái chỗ nó đậu, bởi ông biết đích xác cần phải nạp bao nhiêu hơi đủ để giết con ruồi mà không làm hỏng cái nơi nó đậu. Mà tôi nên nói về nghệ thuật mới phải. (Tiếng cười) Không thì chúng ta sẽ ở đây cả ngày với những câu chuyện tuổi thơ của tôi mất. Tôi yêu nghệ thuật đương đại, nhưng tôi rất thường thực sự bực mình với thế giới nghệ thuật đương đại và khung cảnh nghệ thuật đương đại. Vài năm về trước, tôi đã ở hàng tháng trời ở châu Âu để xem những buổi triển lãm nghệ thuật quốc tế lớn mang nhịp đập của những điều lẽ ra phải đang diễn ra trong thế giới nghệ thuật. Và tôi bị sốc khi đi từ cuộc triển lãm này đến cuộc triển lãm khác, trong khi tôi biết rõ những điều mà tôi mong được nhìn thấy. Nhưng tôi lại không thấy được một vài điều mà tôi mong đợi hay là không thấy đủ. Nhưng hai trong số các vấn đề chính là: một là, tôi mong thấy được nhiều tác phẩm mà thu hút được một quần chúng rộng rãi hơn những tác phẩm có thể tiếp cận được. Và điều thứ hai mà tôi mong đợi là những tác phẩm có tay nghề và kỹ thuật điêu luyện hơn. Thế là tôi bắt đầu suy nghĩ và liệt kê ra tất cả những thứ mà tôi nghĩ sẽ tạo ra một cuộc triển lãm hoàn hảo sau hai năm. Và thế là tôi quyết định, tôi sẽ bắt đầu 2 năm của chính mình. Tôi sẽ tổ chức và sẽ đạo diễn nó và phổ biến nó trên khắp thế giới. Và thế là tôi nghĩ, OK, tôi phải có một số tiêu chuẩn chọn tác phẩm thế nào. Và thế là giữa tất cả các tiêu chuẩn mà tôi có, có hai vấn đề chính. Một trong số đó, tôi gọi là bài kiểm tra của Bà Ngoại. Và nó như thế này, tôi tưởng tượng ra là mình đang giải thích một tác phẩm nghệ thuật cho bà tôi trong 5 phút. Và nếu tôi có thể giải thích nó trong 5 phút, nghĩa là nó vẫn còn quá cùn hoặc quá thâm thúy khó hiểu và nghĩa là nó vẫn chưa được trau chuốt đủ. Nó cần phải được chỉnh sửa hơn nữa cho đến khi tự thân nó có thể diễn tả một cách trôi chảy. Và cái tiêu chuẩn thứ hai của tôi là Tôi ghét phải dùng từ "quy luật" vì đây là nghệ thuật -- tiêu chuẩn của tôi sẽ là ba chữ H nghĩa là đầu, tim và đôi tay. Và một tác phẩm lớn phải có đầu: nó phải có những ý tưởng trí tuệ và nội dung thú vị. Nó phải có trái tim, nghĩa là sự đam mê và trái tim và linh hồn. Và nó phải có tay, nghĩa là nó phải được chế tạo bằng tay một cách tinh xảo. Nên tôi bắt đầu nghĩ mình sẽ làm cái cuộc triển lãm hai năm một lần này như thế nào, tôi sẽ đi khắp thế giới và tìm những nghệ sĩ này như thế nào. Và bỗng nhiên một ngày tôi nhận ra có một giải pháp dễ hơn cho vấn đề này. Tự tôi sẽ làm ra mọi thứ. (Tiếng cười) Và đây là điều mà tôi đã làm. Tôi đã nghĩ là một cuộc triển lãm hai năm một lần thì phải có những nghệ sĩ. Tôi sẽ là một cuộc triễn lãm quốc tế như vậy, nên tôi cần các nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới. Nên điều mà tôi đã làm là tôi nghĩ ra một trăm nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Tôi mường tượng ra tiểu sử của họ, niềm đam mê của họ trong cuộc sống và phong cách nghệ thuật của họ và tôi bắt đầu tạo ra các tác phẩm cua họ. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi đã cảm thấy, ồ đây chính là kiểu dự án mà một có thể dành cả đời mình để thực hiện. Và thế là tôi quyết định là tôi sẽ biến nó thành một cuộc triển lãm thực sự sau hai năm. Đó sẽ là hai năm làm việc ở xưởng. Và tôi sẽ tạo ra điều này trong hai năm. Và tôi đã làm được. Tôi nên bắt đầu kể về những nghệ sĩ này. Phạm trù của họ khá là rộng. Tôi là dân kỹ thuật, nên tôi thích làm dự án, thích thử tất cả các kỹ thuật. Chẳng hạn, trong các bức tranh theo chủ nghĩa hiện thực, nó trải dài trong phạm vi từ kiểu phong cách chủ đạo cũ cho đến tranh tĩnh vật đầy hiện thực, cho đến thể loại tranh mà tôi chi vẽ bằng một sợi cọ duy nhất này. Và ở đầu kia thì có những màn biểu diễn và những bộ phim ngắn và những tác phẩm sắp đạt trong nhà ví dụ như tác phẩm sắp đặt trong nhà này và cái này và những tác phẩm sắp đặt trong nhà như cái này và cái này. Tôi biết là mình nên lưu ý là tôi làm ra tất cả những thứ này. Đây không phải là photoshop. Tôi đã ở dưới sông cùng những con cá này. Vậy bây giờ hãy để tôi giới thiệu với các bạn một số nghệ sĩ tưởng tượng của tôi. Đây là Nell Remmel. Sở thích của Nell là các quy trình nông nghiệp, và tác phẩm của cô được dựa trên những hoạt động này. Tác phẩm này được gọi là "Trái đất lật ngược" -- cô thích đem bầu trời và dùng nó để làm sạch mặt đất khô cằn. Và bằng cách sử dụng những tấm gương khổng lồ -- (Tiếng vỗ tay) Và ở đây cô đã đem những tấm gương khổng lồ đặt chúng dưới mặt đất. Cái này dài 6.7 mét. Và tôi yêu thích tác phẩm của cô ở chỗ khi tôi đi vòng quanh nó và nhìn xuống bầu trời, nhìn xuống dưới để ngắm bầu trời, bầu trời hiện ra trong một cách mới. Và có lẽ phần tuyệt nhất của tác phẩm này là vào lúc chạng vạng và bình minh khi ánh chiều ta đã rơi xuống và mặt đất trở nên tối tăm nhưng ở trên đầu trời vẫn sáng, ánh sáng vẫn còn. Và bạn đứng đó giữa mọi vật mờ tối nhưng lại có cánh cổng này làm bạn muốn nhảy vào. Tác phẩm này thật tuyệt. Nó nằm ở sân sau nhà bố mẹ tôi ở Arkansas. Và tôi thích đào hố. Thực hiện tác phẩm này rất vui, vì tôi đã có hai ngày liền đào trong đất mềm. Nghệ sĩ tiếp theo là Kay Overstry, và chủ đề yêu thích cua cô là sự phù du và thoáng chốc. Và trong tác phẩm gần đây nhất của mình, nó được gọi là "Thời tiết tôi tạo ra". Và cô tạo ra thời tiết trên phạm vi cơ thể mình. Tác phẩm này cô gọi là "Sương giá". Điều mà cô đã làm ấy là, cô ra ngoài trong một đêm lạnh và khô và cứ hà hơi tới lui trên bãi cỏ để để lại -- để để lại dấu ấn cuộc sống của mình, dấu ấn cuộc sống của cô. (tiếng vỗ tay) Và đây là 1.65 mét sương giá mà cô đã để lại. Mặt trời mọc, và nó tan đi ngay. Và cô gái này do mẹ tôi đóng. Và nghệ sĩ tiếp theo, đây là một nhóm các nghệ sĩ Nhật Bản, một tập hợp các nghệ sĩ Nhật Bản -- (Tiếng cười) ở Tokyo. Và họ thích phát triển một không gian nghệ thuật mới thay thế. Và họ cần ngân quỹ, vì thế họ quyết định nghĩ ra một số dự án gây quỹ thú vị. Một trong số đó là các tuyệt tác thẻ cào. (Tiếng cười) Và thế là điều họ làm là -- mỗi nghệ sĩ này, ở trên một tấm thẻ 23 x 18 xăng-ti-mét mà họ bán với giá 10 đô, họ đã vẽ những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và bạn mua một, thì có thể bạn sẽ nhận được một tác phẩm thực sự, cũng có thể không. Nhưng nó đã châm ngòi cho một cuộc săn hàng ở Nhật, bởi ai cũng muốn sơ hữu một tuyệt tác. Và những tấm thẻ được săn lùng nhiều nhất là những tấm mà gần như chưa bị cào hết. Và tất cả những tác phẩm đó, cách này hay cách khác, chúng nói về may mắn hay số phận hay cơ hội. Hai hình đầu tiên này là chân dung của những người trúng số độc đắc trước và sau khi họ trúng giải. Và bức này được gọi là "Rút Trúng Thăm Ngắn". (Tiếng cười) Tôi yêu những tác phẩm này vì tôi có một đứa em họ ở nhà em ấy đã giới thiệu tôi cho một người bạn, mà tôi nghĩ đó là một lời giới thiệu rất hay, em ấy giới thiệu là "Đây là anh họ Shea của mình. Anh ấy rút thăm rất giỏi." (Tiếng cười) Đây là một trong những lời khen tuyệt nhất. Nghệ sĩ này là Gus Weinmueller, anh ấy đang làm một dự án lớn có tên là "Nghệ thuật cho mọi người". Và trong dự án này anh đang làm một dự án nhỏ gọi là "Những nghệ sĩ trong nhà" Và điều mà anh làm ấy là -- (Tiếng cười) mỗi lần anh ấy ở một tuần với một gia đình. Và anh ấy xuất hiện trước cổng, trên bậc cửa nhà họ, Với bàn chải đánh răng và đồ ngủ, sẵn sàng ở với họ một tuần. Và chỉ với những thứ có sẵn, anh ấy đi vào và dựng một xưởng làm việc nhỏ. Và cả tuần đó anh ấy nói chuyện với gia đình nọ về việc họ nghĩ một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc là gì. Anh thảo luận với họ rất nhiều và anh lục tung tất cả những gì họ có để tìm chất liệu cho tác phẩm. Và anh tạo ra một tác phẩm mà trả lời cho cái mà họ nghĩ một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời là. Đối với gia đình này, anh vẽ bức tranh tĩnh vật này. Và bức tranh này phần nào lấy cảm hứng từ việc làm tổ và không gian và tài sản cá nhân. Cái dự án tiếp theo này, được tạo bởi Jaochim Parisvega. Anh này thích -- Anh tin là nghệ thuật đang ẩn mình chờ đợi ở khắp mọi nơi -- và chỉ cần một chút thúc đẩy là nó sẽ thể hiện. Và anh tạo sự thúc đẩy này bằng cách khai thác các lực lượng của tự nhiên, chẳng hạn như trong chuỗi tác phẩm này anh dùng mưa để vẽ tranh. Dự án này được gọi là "Những chiếc tổ yêu đương". Và điều anh làm là khiến cho những con chim làm nghệ thuật cho anh. Và thế là anh đặt vật liệu ở nơi mà lũ chim sẽ đến thu nhặt, và thế là chúng tạo nên những chiếc tổ này cho anh ấy. Cái này được gọi là "Chiếc tổ Khóa tình yêu". Cái này được gọi là "Chiếc tổ cuộn băng hỗn hợp nhạc tình" (Tiếng cười) Và chiếc này được gọi là "Chiếc tổ yêu đương". (Cười) Kế tiếp là Sylvia Slater. Sylvia thích đào tạo nghệ thuật. Cô là một nghệ sĩ người Thụy Sĩ rất nghiêm túc. (Cười) Và cô đang nghĩ về bạn bè và gia đình của mình họ đang làm việc ở những nơi hỗn loạn và các nước đang phát triển, và thế là cô nghĩ, mình có thể làm điều gì có giá trị cho họ, nếu một điều gì xấu xảy ra và họ phải bỏ tiền ra mới được ra khỏi biên giới hoặc phải hối lộ một người có súng. Thế là cô nghĩ ra việc tạo những tác phẩm bỏ túi này chúng là chân dung của người mang chúng. Và bạn sẽ mang cái này theo trong người, và trong tình trạng hỗn loạn, bạn có thể thanh toán và mua được cuộc sống cho mình. Và cái món mua được cuộc sống này là dành cho một giám đốc phi lợi nhuận về thoát nước. Hy vọng là bạn không bao giờ lâm vào cảnh phải sử dụng nó, và nó là của gia truyền mà bạn truyền xuống cho con cháu mình. Và cô ấy làm chúng sao cho chúng có thể tách ra thành nhiều phần để thanh toán, hoặc cũng có thể như thế này, nghĩa là đồ cầm cố. Và chúng có giá trị. Chúng là kim loại và đá quý. Và cái này phải được chia nhỏ ra. Anh này mới đây đã phải tách một phần ra để ra khỏi Ai Cập. Tác phẩm này do đôi nghệ sĩ Michael Abernathy và Bud Holland. Họ thích tạo ra văn hóa, chỉ có truyền thống. Và họ đã tìm đến một khu vực nào đó và cố gắng tạo ra một truyền thống trong một khu vực địa lý nhỏ đó. Và đây là miền Đông Tennessee, và cái mà họ quyết định là họ cần một truyền thống tích cực đi kèm với cái chết. Thế là họ nghĩ ra những điệu nhảy đáo hố. Và những điệu nhảy đào hố -- là nơi mà để kỷ niệm sinh nhật hay một dịp trọng đại nào đó, bạn tập hợp tất cả gia đình và bạn bè lại và bạn nhảy nhót ở nơi mà bạn sẽ được chôn. (Cười) Và chúng tôi rất được chú ý khi chúng tôi thực hiện nó. Tôi thuyết phục gia đình mình cùng tham gia, và họ chẳng biết tôi đang làm gì. Và tôi bảo họ là, "Hãy mặc đồ dể đi dự đám tang. Chúng ta sẽ đi làm một việc." Và rồi chúng tôi đến cái mộ này và nhảy nhót ở đó, rất là buồn cười khi chúng tôi gây được sự chú ý như vậy. Và điều xảy ra là bạn nhảy nhót trên mộ. Rồi sau khi nhảy xong, mọi người cụng ly chúc mừng và khen bạn rất tuyệt. Và cơ bản là bạn đã có một đám tang cho mình mà chính bạn được hiện diện. Đây là mẹ và bố tôi. Đây là Jason Birdsong. Anh ấy thích cách chúng ta nhìn như một con vật, cách chúng ta thích bắt chước và ngụy trang. Bạn biết đấy, chúng ta nhìn xuống một con hẻm tối hay một lối đi trong rừng rậm cố gắng nhận ra một khuôn mặt hoặc một sinh vật. Chúng ta chỉ có cách nhìn tự nhiên như thế. Và anh ấy lấy cái ý tưởng này. Và tác phẩm này: chúng không phải là lá cây thực đâu. Chúng là những mẩu vật bướm có khả năng ngụy trang tự nhiên, Thế là anh tạo chúng thành từng cặp. Đây là một đống lá khác. Chúng đều là mẫu bướm thật. Và anh ghép chúng với những bức tranh. Chẳng hạn như bức tranh này về một con rắn ở trong hộp. Thế là bạn mở hộp ra và bạn nghĩ, "Ồ, có con rắn trong đó." Nhưng thực ra đó chỉ là hình vẽ thôi. Nên anh tạo ra những cuộc đối thoại này về thực tế và sự bắt chước và động lực để bị lừa bởi những sự ngụy trang rất tốt của chúng ta. (Cười) Nghệ sĩ tiếp theo là Hazel Clausen. Hazel Clausen là một nhà nhân chủng học đã nhân dịp nghỉ phép của mình đã quyết định là, "Bạn biết không, tôi sẽ học được rất nhiều về văn hóa nếu tôi tạo ra một nền văn hóa chưa bao giờ tồn tại." Thế là cô bắt tay vào làm luôn. Cô tạo ra một dân tộc Thụy Sỹ có tên là Uvulites, và họ có bài hát yodel đặc trưng này mà họ dùng lưỡi gà để hát. Và họ cũng cho biết làm thế nào mà cái lưỡi gà -- tất cả những gì họ nói là nó rơi vì là trái cấm. Và đó là biểu tượng của nền văn hóa của họ. Và đây là từ bộ phim tài liệu gọi là "Các hoạt động tình dục và kiểm soát dân số của dân tộc Uvulites." Đây là một mẫu thêu lông thỏ đặc trưng của họ. Đây là một trong những nhà sáng lập, Gert Schaeffer. (Cười) Thực ra đây là dì Irene của tôi. Thật là buồn cười khi cho một người già làm những thứ giả tạo. Và tôi cười ngất trước tác phẩm này, vì khi nhìn nó tôi biết đó là lông thỏ của Pháp và tất cả những ruy băng cổ của Đức và len tôi lấy từ một nhà máy ở Nebraska và mang theo suốt 10 năm trời và rồi váy Trung Hoa cổ. Tiếp theo là nhóm các nghệ sĩ gọi là Những Chú Chó Đức Bạc. Phương châm của họ là truyền bá chủ nghĩa thực dụng mỗi người một lần. (Cười) Và họ thực sự hứng thú với việc chúng ta đã trở nên quen được yêu chiều quá mức như thê nào. Đây là một trong những bình luận của họ về điều đó. Và điều họ làm là họ để một bảng báo nhắc nhở lên từng ngạnh của cái hàng rào này. (Cười) (Vỗ tay) Và cái này được gọi là "Hàng rào giác quan ngựa". Nghệ sĩ tiếp theo là K.M.Yoon, Một nghệ sĩ Nam Hàn rất thú vị. Và anh đang sửa lại một truyền thống nghệ thuật Khổng Tử về đá học giả. Kế tiếp là Maynard Sipes. Và tôi quý Maynard Sipes, nhưng anh ấy chìm trong thế giới riêng của mình, và Chúa phù hộ, anh ấy bị hoang tưởng quá. Tiếp đến là Roy Penig, một nghệ sĩ người Kentucky rất thú vị, và anh ấy là người tử tế nhất. Có lần anh ấy còn bán một tác phẩm nghệ thuật để lấy một khối pho mát bởi người đó rất muốn có nó. Tiếp theo là một nghệ sĩ người Úc, Janeen Jackson, Và đây là từ một dự án của cô gọi là "Một tác phẩm nghệ thuật làm gì khi chúng ta không nhìn nó". (Cười) Tiếp đến là một thầy bói người Lithuana, Jurgi Petrauskas. Tiếp theo là Ginger Cheshire. Đây là từ một bộ phim ngắn của cô có tên là "Người cuối cùng". Và đó là em họ tôi và con chó của em gái tôi, Gabby. Tiếp theo, tác phẩm này là của Sam Sandy. Ông là một trưởng lão người châu Úc bản xứ, ông cũng là một nghệ sĩ. Và tác phẩm này lấy từ một dự án điêu khắc du lịch lớn mà ông đang làm. Đây là từ Estelle Willoughsby, Cô ấy chữa bệnh bằng màu sắc. Và cô là một trong những người có nhiều tác phẩm nhất trong số 100 nghệ sĩ kia, mặc dù năm tới cô ấy sẽ tròn 90 tuổi. (Cười) Đây là tác phẩm của Z.Zhou, anh ấy thích tình trạng cân bằng. Kế đến làm tác phẩm của Hilda Singh, và cô ấy đang làm một dự án toàn vẹn tên là "Phục trang của xã hội" Kế đến là của Vera Sokolova. Và tôi phải nói là Vera hơi làm tôi sợ. Bạn không thể nhìn thẳng vào măt1 cô, vì cô hơi đáng sợ. Và thật tốt vì cô ấy không có thật; nếu không cô sẽ nổi giận vì tôi nói thế. (Cười) Và cô là chuyên gia đo thị lực ở St. Petersburg, cô ấy sáng tạo với quang học. Kế đến là của Thomas Swifton. Đây là trích từ một bộ phim ngắn "Cuộc phiêu lưu của chàng gầy". (Cười) Và cái này là của Cicily Bennett, nó đến từ một xâu phim ngắn. Và sau cái này còn có 77 nghệ sĩ khác. Và tất cả họ cùng với 77 người nữa mà các bạn chưa được xem, đó chính là 2 năm làm việc của tôi. Cảm ơn các bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) ♫ Giống như cây thạch nam ♫ ♫ ở sườn đồi ♫ ♫ khi chúng đưa ta ♫ ♫ từ vùng Cao nguyên ♫ ♫ Giống như dòng băng ♫ ♫ từ Nam Cực ♫ ♫ nơi ta đã đặt chân ♫ ♫ ở Newfoundland ♫ ♫ Có 1 sắc màu ♫ ♫ cho nỗi buồn của tôi ♫ ♫ Có 1 cái tên cho ♫ ♫ những phiền muộn này ♫ ♫ Giống như đại dương ♫ ♫ ở giữa chúng ta ♫ ♫ Tôi là màu xanh (da trời) ♫ ♫ Màu xanh là dòng sông ♫ ♫ Màu xanh được thương nhớ ♫ ♫ Nước xanh ♫ ♫ chảy trong vắt ♫ ♫ Xanh như hành tinh này ♫ ♫ với 1 phi hành gia ♫ ♫ Dòng sông xanh ♫ ♫ của nước mắt tôi ♫ (Violon và nhạc điện tử) ♫ Và tôi tới đây ♫ ♫ tới thành phố này ♫ ♫ nơi giấc mơ bùng cháy ♫ ♫ như chiếc lò sưởi ♫ ♫ Và tôi bị choáng ngợp ♫ ♫ trong những con phố tối ♫ ♫ như thể kim cương ♫ ♫ ở trong khuôn mặt than đá ♫ ♫ Rồi cơn gió lạnh ♫ ♫ từ những hòn đảo ♫ ♫ thổi đám mây giông ♫ ♫ ngang qua ánh trăng non ♫ ♫ Giống như làn khói súng ♫ ♫ bên trên những ngôi nhà ♫ ♫ quê hương tôi ♫ ♫ Màu xanh là dòng sông ♫ ♫ Màu xanh được thương nhớ ♫ ♫ Nước xanh ♫ ♫ chảy trong vắt ♫ ♫ Màu xanh giống như hành tinh này ♫ ♫ đối với 1 phi hành gia ♫ ♫ Dòng sông xanh ♫ ♫ của nước mắt tôi ♫ ♫ Dòng sông xanh ♫ ♫ của nước mắt tôi ♫ (Violon và nhạc điện tử) (Vỗ tay) Tôi ở đây hôm nay để bắt đầu một cuộc cách mạng. Trước khi các bạn sẵn sàng chiến đấu hay ra lời hiệu triệu hoặc chọn màu cờ sắc áo cho cuộc cách mạng Tôi muốn định nghĩa cách mạng là gì Nói về cách mạng, Tôi muốn nói đến một cuộc thay đổi mạnh mẽ và sâu rộng trong cách chúng ta nghĩ và ứng xử Cách mà chúng ta nghĩ và cách mà chúng ta cư xử Vậy tại sao, Steve, Tại sao chúng ta cần một cuộc cách mạng Chúng ta cần một cuộc cách mạng Vì mọi việc không được tiến triển, mọi người đều không làm việc Và điều đó thực sự làm tôi buồn Bởi tôi phát ốm và mệt mỏi vì mọi thứ không tiến triển Bạn biết đấy, tôi phát ốm và mệt bởi ta đang phung phí tiềm năng Tôi phát ốm và mệt mỏi vì chúng ta đang trở nên lạc hậu Và chúng ta lạc hậu trong rất nhiều thứ ví dụ, các yếu tố xã hội. Chúng ta xếp ở vị trí thấp nhất ở Châu Âu về sự đổi mới Chúng ta ở ngay dưới đáy nơi mà văn hoá không coi trọng sự đổi mới Chúng ta hạng bét về chăm sóc sức khỏe và đó là điều quan trọng cho hạnh phúc Và đó chúng ta, không chỉ xếp cuối ở E.U mà chúng ta còn đứng cuối trên toàn Châu Âu Và tồi tệ nhất, Theo thống kê 3 tuần trước, nhiều bạn đã thấy trên The Economist Chúng ta là nơi thê thảm nhất trên thế giới liên quan đến GDP bình quân đầu người Nơi bất hạnh nhất trên thế giới. Đó mới chỉ là xã hội. Thử nhìn vào giáo dục 3 tuần trước chúng ta xếp ở vị trí nào trong 1 báo cáo của OECD? đứng cuối về đọc, toán và khoa học. Toàn đội sổ Về Kinh doanh: Nhận thức thấp nhất ở E.U về vấn đề doanh nhân đem lại lợi ích cho xã hội. Tại sao như vậy, điều gì đang xảy ra? Tỷ lệ thấp nhất về doanh nhân khởi nghiệp Và điều này bất chấp sự thật rằng mọi người biết các doanh nghiệp nhỏ là động cơ của nền kinh tế Họ thuê phần lớn nhân công, đóng góp phần lớn cho thuế Vậy nếu động cơ hỏng, đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Xếp bét ở Châu Âu về thu nhập bình quân đầu người Bét! Không có gì ngạc nhiên, 62% người Bung-ga-ri không lạc quan mấy về tương lai Ta bất hạnh, Ta hưởng một nền giáo dục kém và ta sở hữu những doanh nghiệp tồi. Những điều đó là sự thật các bạn à. Đấy không phải là chuyện phiếm, cũng chẳng phải giả dối Không phải các bạn à Chẳng phải âm mưu gì chống đối Bulgaria cả Đây là sự thật. Tôi nghĩ nên nói rõ, thật rõ rằng rằng hệ thống của chúng ta bị trục trặc Cách chúng ta nghĩ, cách ứng xử và hệ thống ứng xử này cũng trục trặc Chúng ta cần mạnh mẽ thay đổi cách nghĩ, cách ứng xử để biến Bulgaira tốt đẹo hơn cho bản thân, cho bạn bè cho gia đình và cả cho tương lai chúng ta Làm thế nào để đạt được điều đó? Tích cực lên. Chúng ta phải tích cực. Làm sao để làm được? Tôi nghĩ chúng ta kém bởi vì và lý do này sẽ tác động mạnh tới các bạn, là bởi vì chúng ta tự cản trở mình Ta đang tự tụt lùi vì ta không trân trọng sự vui chơi Tôi nói là "vui chơi", đúng vậy Nếu các bạn quên rằng vui chơi là gì, Nó là: Trẻ em được vui chơi Người lớn được vui chơi Chúng ta không trân trọng sự vui chơi Thật ra thì, chúng ta xem nhẹ nó Chúng ta xem nhẹ nó ở 3 mảng Xem 3 mảng đó là gì nhé Xã hội: 45 năm của điều gì? của Cộng Sản -- của xem trọng nhà nước hơn cá nhân và đè nén, cẩu thả sự sáng tạo, thể hiện cá nhân và sự cải tiến. Thay vào đó, chúng ta trân trọng điều gì? Chỉ vì nó thể hiện ra cách chúng ta áp dụng, tạo ra và sử dụng kiến thức bị ảnh hưởng bởi xã hội và thể chế Điều gì đã dạy chúng ta ở Chế độ Cộng Sản? Nghiêm túc mà nói Một cách nghiêm túc Có đấy. (Vỗ tay) một cách nghiêm túc tôi không thể kể cho các bạn bao lần tôi bị chửi ở công viên VÌ để lũ trẻ chạy nhảy xung quanh chúa trời cấm chúng chơi trên thứ dơ bẩn the kal, hay thậm chí tệ hơn, lokvi, nước - thứ sẽ giết chết chúng tôi đã được dạy bảo bởi bố và mẹ rằng chúng ta không nên để lũ trẻ chơi quá nhiều vì cuộc sống rất nghiêm khắc và ta cần dạy họ điều quan trọng của đời chúng ta có một ý niệm đang lan truyền nó là gene xã hội lan truyền đến chúng ta nó là một gene nguy hiểm mất 45 năm cho loại gene đó để tạo ra cái mà tôi gọi là nhân tố baba (tiếng cười) (vỗ tay) .Và đây là cách nó hoạt động Bước 1: Phụ nữ nói," Tôi muốn có con. một đứa trẻ hồi giáo" Bước 2: Chúng ta sẽ có em bé. Woohoo! Nhưng điều gì sẽ xảy ra ở bước 3? Tôi muốn trờ lại làm việc vì tôi cần vươn xa trong công việc hay chỉ muốn uống cafe. Tôi sẽ đưa bebko cho baba( em bé) Nhưng ta cần nhớ rằng các em bé bị nhiễm bởi các ý niệm nghiêm khắc này suốt 45 năm Vậy điều gì sẽ xảy ra? Cô ấy truyền các vi-rút đó vào các em bé và nó mất một khoảng thời gian rất dài - giống như cây gỗ đỏ ý niệm nghiêm khắc ấy để thoát khỏi hệ thống điều hành của chúng ta vậy điều gì sẽ xảy ra? Nó tiến vào hệ thống giáo dục nơi là một hệ thống lỗi thời nó đang thay đổi nhỏ trong 100 năm nó đề cao việc học vẹt việc phải ghi nhớ và tiêu chuẩn hoá. và không xem trọng việc tự thể hiện, tự khám phá bản thân, việc đặt câu hỏi, sáng tạo và chơi đùa Nó là một hệ thống nhảm nhí Có một chuyện thật là: Khi tôi đi tìm kiếm trường cho con tôi Chúng tôi đến các trường danh giá và họ nói họ sẽ cho học Toán 10 lần 1 tuần và khoa học thì 8 lần và đọc 5 lần một ngày và những thứ này và tôi nói," Còn vui chơi và nghỉ ngơi?" và họ nói," Hả? Không có chuyện đó trong lịch học đâu" (tiếng cười) chúng tôi nói," thằng bé chỉ mới 5 tuổi". Quả là một tội ác. Đó hẳn là một tội ác hệ thống giáo dục quá nghiêm khắc vì giáo dục thì phải như vậy đã tạo ra những nhân công máy móc, ngu ngốc đặt bu lông ở lỗ trước khoan. Nhưng tôi xin lỗi, vấn đề của hôm nay không là vấn đề về cách mạng công nghiệp Chúng ta cần khả năng thích nghi, khả năng học cách trở nên sáng tạo và cải tiến. Chúng ta không cần những công nhân máy móc Nhưng không, ý niệm đó đã đi sâu vào công việc, nơ Ta tạo ra các công nhân máy móc và xem họ như đồ vật của ta để chiêu dụ và rồi vứt đi. Chất lượng việc làm của Bung-ga-ri ra sao? Chuyên chế làm mọi thứ tôi nói vì tôi là chủ. Tôi là chủ thì tôi biết nhiều hơn anh. Tôi không tin, bạn là một tên tội phạm, nên tôi sẽ lắp camera (tiếng cười) Kiểm soát Bạn hẳn là tên ngốc, nên tôi sẽ đặt ra các quy trình để bạn làm theo và đừng làm khác điều đó. Họ đang hạn chế bạn, không dùng điện thoại dùng máy tính, để tìm thông tin trên mạng đừng lên các phương tiện truyền thông nào Điều đó thật tồi tệ và không chuyên nghiệp Và vào cuối ngày, nó chưa được hoàn thành vì bạn bị kiểm soát, hạn chế, và bị xem thường và bạn không được vui chơi gì cả Trong xã hội, giáo dục hay kinh doanh không đánh giá cao vui chơi Đó là lí do tại sao chúng ta tụt hậu bởi vì ta không trân trọng việc vui chơi Và bạn có thể nói,"Thật vô lý, Steve. Một ý tưởng ngu xuẩn" Không thể nào vì vui chơi Chỉ chơi đùa thôi. Điều đó thật ngu ngốc Có một ý niệm nghiêm túc trong chúng ta Tôi sẽ nói không Và tôi sẽ chứng minh điều này ở phần kế tiếp Vui chơi là chất xúc tác, là một cuộc cách mạng mà ta có thể dùng để biến Bung-ga-ri trở nên tốt đẹp hơn Vui chơi: não bộ của ta được kiểm soát để vui chơi Sự tiến hoá đã lựa chọn trên hàng triệu, hàng tỉ năm để con người và động vật được vui chơi Và bạn biết không? Sự tiến hoá đã làm rất tốt một việc là không chọn những đặc điểm bất lợi cho chúng ta và chọn những đặc điểm có lợi cho cạnh tranh Thiên nhiên luôn khôn ngoan, và nó được chọn vui chơi thông qua thế giới động vật, ví dụ Kiến cũng vui chơi Có lẽ bạn không biết điều đó Nhưng khi chúng vui chơi Chúng học được quy tắc trật tự loài, động lực của mọi vật Khi chuột vui đùa, bạn có lẽ không biết rằng khi chuột chơi càng nhiều não chúng càng to và nó học hỏi tốt hơn kể cả các kĩ năng Mèo chơi đùa. Ta đều biết mèo thích nghịch Nhưng có lẽ ta không biết rằng Những con mèo không được chơi thì không thể hoà nhập cộng đồng Nó có thể đi săn, nhưng không hoà nhập được Khi gấu chơi đùa có lẽ điều bạn không biết gấu chơi càng nhiều thì càng sống sót lâu hơn không phải con gấu nào học bắt cá giỏi hơn mà là con vui chơi nhiều hơn và một nghiên cứu cuối cùng cực kì thú vị chỉ ra rằng, một sự tương quan giữa chơi đùa và kích thước não bộ Bạn vui đùa càng nhiều, thì não của bạn càng lớn Cá heo với não khá lớn, chơi đùa rất nhiều Nhưng bạn có nghĩ rằng ai có não lớn nhất thì chơi giỏi nhất không? chính xác đó là Con người Trẻ em chơi đùa, chúng ta cũng vậy dù dân tộc nào, chủng tộc nào, màu da, tôn giáo nó là một điều phổ biến- Vui đùa không chỉ ở trẻ em mà kể cả người lớn Thuật ngữ: Neoteny-- là duy trì vui đùa và phẩm chất thiếu niên ở người trưởng thành ai có nhiều điều đó nhất? Chính là con người. Chúng ta chơi thể thao chơi giải trí, thi đấu, hoặc chuyên nghiệp Ta chơi các loại nhạc cụ Ta nhảy nhót, hát hò, hôn ta chỉ làm những thứ ngớ ngẩn loanh quanh Ta được sinh ra với bản năng để vui đùa từ khi sinh ra đến khi già Ta được sắp đặt để làm điều đó thường xuyên để vui đùa thật nhiều và không ngừng nghỉ Nó là một lợi ích cực kì lớn giống như có lợi đối với động vật cũng có lợi với con người Ví dụ, vui chơi được chứng minh kích thích phát triển hạch hạnh nhân nơi mà nó điều khiển những cảm xúc Nó được chứng minh để thúc đẩy phát triển vỏ não trước nơi mà rất nhiều nhận thức diễn ra Vậy thì, điều gì sẽ xảy ra? Ta trưởng thành về tình cảm nhiều hơn nếu ta chơi nhiều hơn Ta phát triển khả năng quyết đoán tốt hơn nếu ta được vui đùa nhiều. Những người sau đây là ví dụ Nó không phải viễn tưởng, hay chuyện phiếm nó là một ngành khoa học Đây là lợi ích của vui đùa Đó là khả năng di truyền mà ta có như đi lại, nói chuyện hay ngắm cảnh. nếu ta tự cản trở mình chơi đùa thì ta tự làm khó mình như thể ta làm với khả năng bẩm sinh khác Ta tự kiềm hãm chính mình Một bài tập nhỏ cho các bạn: nhắm mắt lại và thử tưởng tượng thế giới không vui đùa tưởng tượng một thế giới không có rạp hát, hay nghệ thuật không có âm nhạc, không nhảy múa không bóng đá, không thể thao không tiếng cười thì thế giới sẽ trông thế nào? Nó khá ảm đạm Nó khá khó chịu Giờ thử tưởng tượng nơi làm việc của bạn Vui không? Tươi không? Hoặc nơi làm việc của bạn của bạn-- nó có vui không? Nó có tươi không nào? Hay chúng nhảm nhí? đầy độc đoán, gò bó, bị hạn chế, không tin tưởng, hoặc tán thành phải không? Ta có khái niệm này rằng sự đối lập của vui chơi là làm việc Ta thậm chí thấy tội lỗi nếu ta chơi đùa khi làm việc "Ôi, đồng nghiệp thấy tôi cười cợt. Chắc tôi rành rang lắm" hay," Ôi, tôi phải núp đi vì có thể bị sếp phát hiện". Ông ta sẽ nghĩ tôi không làm việc chăm chỉ bạn nên biết, ý nghĩ của ta đang tụt lùi. Đối lập của vui đùa là không làm việc Đối lập của vui chơi là trầm cảm. Chính là trầm cảm đấy. Thực tế, vui đùa cải thiện công việc của ta Giống như lợi ích cho người và động vật, thì vui đùa cũng có lợi cho công việc Ví dụ như, nó kích thích sáng tạo nó tăng khả năng đổi mới Nó nâng cao khả năng học hỏi Nó cho ta thấy có mục đích và tự chủ hai thứ tạo động lực chủ chốt để nâng cao năng suất công việc, thông qua vui đùa. Vậy trước khi nghĩ vui đùa là không nghiêm túc, thì chơi đùa không có nghĩa là phù phiếm. động viên chuyên nghiệp thích trượt tuyết họ nghiêm túc với nó, nhưng họ yêu nó họ đang vui. họ đang tạo thói quen, họ đang cuốn theo dòng chảy. Bác sĩ có thể nghiêm túc nhưng một nụ cười hơn mười thang thuốc bổ Suy nghĩ của ta tụt hậu Ta không nên thấy có lỗi Ta nên vui đùa Một ví dụ từ các công ty tập đoàn FedEx có khẩu hiệu: con người, dịch vụ, lợi nhuận. nếu bạn đối xử người của bạn như những người khác, đối xử tốt, Họ sẽ vui, hài lòng hơn, họ có cảm giác làm chủ và có mục đích Điều gì sẽ xảy ra? Họ phục vụ bạn tốt hơn không tệ hơn, mà là tốt hơn Và khi khách hàng gọi điện yêu cầu dịch vụ và họ đc gặp nhân viên vui vẻ và tự chủ khách hàng thấy thế nào? Họ thấy tuyệt. Và nhứng khách hàng tuyệt vời làm gì? Họ mua dịch vụ và quảng cáo cho bạn bè điều này làm tăng lợi nhuận Con người, dịch vụ, lợi nhuận Vui chơi làm tăng năng suất, không làm giảm và bạn sẽ nói "Gee, FedEx ở Mỹ đang áp dụng hiệu quả điều này, nhưng nó không hiệu quả cho Bung-ga-ri Không đời nào. Chúng ta quá khác biệt". Nó không hiệu quả ở Bung-ga-ri vì 2 lý do. Một là, vui chơi là phố biến Không có gì lạ khi người Bung-ga-ri nghĩ rằng ta không thể chơi bên cạnh ý nghĩ nghiêmtúc mà ta phải gạt bỏ Hai là, tôi đã thử điều đó ở Sciant. Khi tôi đến,tôikhôngthấy khách hàng vui vẻ. Không khách hàng nào thích chúng ta Tôi hỏi họ tất cả Ta có lợi nhuận bên lề tôi đã làm điều đó Ta có lợi nhuận bên lề và ta có những cổ đông khó chịu Thông qua một số thay đổi cơ bản, thay đổi như nâng cao tính minh bạch, thay đổi như tăng cường sự tự định hướng và hợp tác, sự hợp tác mang tính thúc đẩy không chuyên quyền, nhữngđiềugiốngnhư có một kết quảtập trung. Tôi không quan tâm lúc nào bạn thức dậy, khi nào bạn đi. Tôi quan tâm khách hàng và nhân viên của bạn vui vẻ và bạn được huấn luyện điều đó. Sao tôi phải bận tâm bạn đến lúc 9 giờ? Về cơ bản thúc đấy niềm vui Thông qua việc thúc đẩy niềm vui và có một môi trường làm việc vui vẻ Ta có thể biến Sciant và, chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi nghe như rất lâu, nhưng thay đổi rất chậm mọi khách hàng từ không một ai đến tất cả đều ưa thích trên lợi nhuận trung bình ngành công nghiệp và các bên liên quan vui vẻ Và bạn có thể nói,"Sao bạn biết họ vui hay không?" Ta đã thắng, mỗi năm tham gia một trong những bảng xếp hạng về nhân viên giỏi nhất trong kinh doanh nhỏ phân tích độc lập từ những nhân viên được giấu tên theo khảo sát Nó đang làm, có thể, và hiệu quả ở Bung-ga-ri Không có gì kìm hãm chúng ta lại được ngoại trừ tâm lý của ta về sự vui chơi Vài bước ta có thể thực hiện để hoàn thành cách để tạo ra cuộc cách mạng này thông qua việc chơi đùa Đầu tiên, bạn phải tin tôi Nếu bạn không tin tôi Thì cứ việc về nhà và nghĩ về nó Thứ hai, nếu bạn không thích vui đùa bạn phải xem xét lại việc đó Bất kể cái gì khi nhỏ bạn thích thú hay cái bạn thích vào 6 tháng trước giờ bạn được thăng chức nhưng lại ko thoải mái vì bạn cảm thấy như mình phải "nghiêm túc" khám phá lại nó đi. Dù là leo núi, đọc sách hay chơi game Hãy khám phá lại nó vì bạn là chủ làm chủ tiến bộ, làm chủ suy nghĩ của mình Bạn là người quay về văn phòng làm việc hoặc trò chuyện với bạn bè và truyền ngọn lửa của cuộc cách mạng vui chơi Bạn làm điều đó,nếu bạn không cảm nhận được thì đồng nghiệp, bạn bè bạn cũng không. .Bạn phải quay về và nói " Tôi sẽ tin anh". Khái niệm kỳ lạ: Tôi thuê anh, Tôi nên tin anh Tôi sẽ để anh quyết định. Tôi trao quyền cho anh và tôi sẽ thay mặt đứng cuối hơn là đứng đầu Tôi sẽ khuyến khích lời phê bình mang tính xây dựng Tôi sẽ để bạn thách thức chính quyền Vì bằng cách thách thức thì công việc luôn được hoàn thành rằng chúng ta có thể thoát khỏi lối mòn và tạo ra giải pháp tiến bộ cho những đề hôm nay. Ta không phải luôn là một thủ lĩnh Ta sẽ xoá bỏ nỗi sợ hải Sợ hãi là kẻ thù của sự vui chơi .Và ta sẽ làm mọi thứ như xoá bỏ giới hạn Bạn biến đấy, để họ sử dụng điện thoại cho cuộc gọi cá nhân--lạy trời Để họ lên mạng Để họ nhắn tin Để họ có thời gian ăn trưa Ăn trưa giống như nghỉ ngơi cho công việc Là khi bạn bước ra ngoài thế giới tái tạo năng lượng cho não, gặp gỡ bạn bè uống bia, ăn uống, nói chuyện bạn sẽ có được những ý tưởng tuyệt vời có lẽ bạn đã không có điều đó trước đây Để họ làm vậy đi. Hãy cho họ sự tự do và nhìn chung, hãy để họ vui chơi. Để họ vui vẻ ở nơi làm việc. Ta dành hầu hết thời gian cuộc đời ở nơi làm việc và nó phải như vậy, thật là một công việc cực nhọc để mà sau 20 năm nữa, ta thức dậy và nói " Vậy thôi sao? "đó là tất cả sao?" Không thế chấp nhận được. Nepriemliv ( Cười) Nói tóm lại ta cần một sự thay đổi quyết liệt trong cách ta suy nghĩ và ứng xử, nhưng ta không cần một cuộc cách mạng công nhân ta không cần cuộc cách mạng của công nhân Cái ta cần là là cuộc nổi dậy của những tay chơi cái chúng ta cần là sự bùng lên cái ta cần là sự bùng lên Nghiêm túc thì, ta cần liên kết với nhau. Hôm này là sự bắt đầu của cuộc nổi dậy. nhưng cái bạn cần làm là dập tắt ngọn lửa của cuộc cách mạng. Bạn cần đi và chia sẻ ý tưởng và câu chuyện thành công của bạn những điều bạn đã làm về chuyện khởi động lại cuộc sống, học hành công việc với sự vui chơi. về cách mà sự vui chơi phát triển ý thức về lời hứa và việc tự thực hiện về cách chơi phát triển sự cải tiến, hiệu suất công việc và hơn thế nữa, cách nó tạo ra ý nghĩa. Vì bạn không thể tự mình thực hiện. Chúng ta phải làm cùng nhau, nếu ta làm điều này cùng nhau, và chia sẻ ý tưởng về vui chơi, ta có thể biến Bung-ga-ri tốt đẹp hơn. Cám ơn (Vỗ tay) Là một nghệ sĩ, những sự kết nối là rất quan trọng đối với tôi. Qua các tác phẩm của mình, tôi muốn làm rõ rằng con người không phải là một phần tách biệt khỏi thiên nhiên và vì thế tất cả đều liên kết với nhau. Tôi đến Nam Cực lần đầu tiên gần 10 năm về trước, nơi tôi thầy các tảng băng lần đầu. Tôi cảm thấy kinh ngạc. Tim tôi đập nhanh, đầu óc tôi thì quay cuồng lên, cố gắng hiểu xem cài gì ngay trước mắt tôi. Các núi băng trôi quanh tôi khoảng 200 ft (~61m) trên mặt nước. Tôi không khỏi ngạc nhiên là nó được tạo nên từ các bông tuyết xếp chồng lên nhau năm này qua năm khác. Các tảng băng được sinh ra khi chúng bị vỡ ra khỏi các dòng sông băng hay vỡ ra khỏi các thềm băng đá. Mỗi tảng băng đều có một cá tính của nó. Chúng có cách thức riêng trong việc tương tác với môi trường và quá trình tồn tại của nó. Một số không chấp nhận bỏ cuộc và chấp nhận kết cục đắng cay, trong khi số khác không thể tiếp tục được nên đổ nát trong đau đớn. Khi nhìn một tảng băng, có lẽ bạn nghĩ rằng nó biệt lập, nó tách biệt và cô đơn cũng giống như đôi khi chúng ta nhìn nhận chính mình vậy. Nhưng thực tế không phải thế. Khi một tảng băng tan chảy, Tôi hít vào cái không khí xưa cũ của nó. Khi một tang băng tan chảy, nó giải phóng nước sạch giàu khoáng chất chứa đầy các dạng thức sống. Tôi tiếp cận để chụp ảnh các tảng băng này tựa như tôi đang chụp ảnh tổ tiên của tôi vậy, biết rằng trong từng phút đó họ đã tồn tại như vậy và sẽ chẳng bao giờ hiện hữu như thế nữa. Khi nó tan chảy không phải nó chết không phải là kết thúc, mà là một sự tiếp nối trên vòng đời của chúng. Một số lớp đá trên các tảng băng tôi chụp ảnh có tuổi còn rất trẻ - vài nghìn năm tuổi. Một số băng khác có tuổi đời hơn 100.000 năm. Những bức ảnh cuối tôi muốn cho các bạn xem là một tảng băng tôi đã chụp ở Kekertsuatsiak, Greenland. Thực sự rất hiếm khi bạn có thể chứng kiến một tảng băng đang lăn. Và nó đây. Các bạn có thể thấy phía bên trái có một chiếc thuyền nhỏ. Đó là chiếc thuyền cao khoảng 15-ft. (~ 4.5m) Các bạn hãy chú ý vào hình dạng của tảng băng và vào chỗ tiếp giáp với mặt nước Ở đây các bạn có thể nhìn thấy, nó bắt đầu lăn, và chiếc thuyền đã đi sang cạnh bên kia, và một người đàn ông đứng đó. Đây là kích thước trung bình của một tảng băng ở Greenland. Nó khoảng 120 ft. nổi trên mặt nước. tức khoảng 40 mét. Và đoạn phim này là thời gian thực (Nhạc) Như vậy đó, tảng băng cho ta thấy những chiều khác trong tính cách của nó. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Nhạc) BeatJazz Beatjazz là 1. Live looping 2. Jazz ngẫu hứng và Thiết kế âm thanh theo chuyển động cơ thể Gia tốc kế ở mỗi tay cảm nhận vị trí của bàn tay Màu của đèn biểu thị loại âm thanh mà tôi đang chơi Ví dụ như, Đỏ = Trống Xanh dương = Bass Xanh lá cây = Hợp âm Cam = Âm mỏng Tía = Tiếng đệm Chiếc kèn bao gồm, một cái nút bấm hai miếng gảy đàn ghi-ta và rất nhiều keo dán nóng Màn hiển thị là 1 chiếc điện thoại thông minh hiển thị hệ thống thông số Vì sao? Để nguyên tử hóa văn hóa âm nhạc Vì toàn bộ các thể loại từ quá khứ đến hiện tại rồi tương lai đều có thể được nghiên cứu và trừu tượng hóa một cách trực tiếp. Và "Những nhạc công BeatJazz" trở nên phổ biến như D.J Nhưng thường là xây dựng tương lai hơn là chờ đợi nó. (Tiếng vỗ tay) Hai nơi khiến tôi cảm thấy tự do nhất không phải là một địa điểm cụ thể. Mà là những khoảnh khắc. Đầu tiên là trong một điệu nhảy Đâu đó giữa cảm giác tung người chống lại lực hấp dẫn và cảm nhận khoảng không bên dưới đang hòa vào trọng lượng cơ thể. Tôi nhảy và không khí nâng lấy tôi như thể tôi sẽ không bao giờ tiếp đất. Nơi thứ hai khiến tôi cảm thấy tự do đó là sau khi ghi bàn trên sân bóng. Cơ thể tôi ngập tràn trong loại hóa chất mà họ đổ vào EpiPen để hồi sinh người chết và tôi trở nên vô trọng lượng, vô chủng tộc. Chuyện là thế này: Làm quản lí ở một trường nghệ thuật đương đại, nhưng tôi không thật sự tin vào nghệ thuật mà không đổ máu, mồ hôi hay nước mắt. Tôi tưởng tượng con cháu mình sẽ sống trong thời đại khi mà những mặt hàng có giá trị nhất là nước sạch và sự đồng cảm. Tôi yêu những vũ điệu đẹp và tác phẩm điêu khắc kì vĩ nhiều như chàng trai bên cạnh, nhưng hãy cho tôi thứ gì đó để đồng hành. Nâng tôi dậy với tính thẩm mỹ cao cả và cho tôi một thực tế hay công cụ để biến cảm hứng đó thành thấu hiểu và hành động. Ví dụ, tôi là biên kịch thích thể thao Khi đang hoàn thành bài diễn mới nhất, /peh-LO-tah/ tôi đã nghĩ rất nhiều về việc bóng đá là cách để gia đình nhập cư của tôi nuôi dưỡng cảm giác gắng gượng và bình thường hoá và hoà nhập cộng đồng trong bối cảnh mới ở Mỹ. Trong thời điểm cao trào của bài ngoại và tấn công vào danh tính người nhập cư, tôi muốn có cái nhìn sáng suốt về cách mà môn thể thao có thể được coi như một công cụ để khẳng định cho thế hệ người Mỹ đầu tiên và trẻ nhập cư để đề nghị họ xem các chiến thuật di chuyển trên sân là gần gũi tới các mô hình di cư qua các biên giới xã hội và chính trị. Là cầu thủ hay không, người nhập cư ở Mỹ luôn trong tình thế nguy hiểm. Tôi muốn giúp lũ trẻ hiểu rằng cùng một lực chúng dùng để lên kế hoạch cho mục tiêu tiếp theo cũng có thể được dùng để định hướng cho khối địn kiến kế tiếp. Với tôi, tự do tồn tại ngay trong cơ thể. Chúng ta nói về nó một cách trừu tượng và riêng rẽ, như "bảo vệ tự do", "xây bức tường này lên", "họ ghét ta vì ta tự do." Chúng ta đều có các hệ thống được thiết kế đẹp đẽ để giam giữ hoặc trục xuất chính chúng ta, nhưng làm thế nào thiết kế được tự do? Với những đứa trẻ này, tôi muốn nói về ý tưởng tồn tại trong mỗi chúng ta mà không ai có thể lấy đi, tôi phát triển giáo trình này là một phần của lớp chính trị-khoa học, phần là về giải bóng đá, bên trong một lễ hội nghệ thuật. Nó tiếp cận lĩnh vực /peh-LO-tah/ để tạo ra các hoạt động chính trị dựa trên thể thao cho người trẻ Dự án được gọi là "Moving and Passing". (Chuyển động và Chuyền) là sự giao thoa của phát triển giáo trình, trình diễn tại địa điểm cụ thể và chính trị về hạnh phúc, trong khi dùng bóng đá như phép ẩn dụ cho câu hỏi cấp thiết về sự giải phóng giữa những người trẻ nhập cư. Tưởng tượng bạn là đứa trẻ 15 tuổi từ Honduras giờ sống ở Harlem, hoặc là cô bé 13 tuổi sinh ra ở DC bởi hai người nhập cư Nigeria. Bạn yêu thích trận đấu. Bạn đã luyện tập luồn bóng qua cột trong vòng khoảng 15 phút, và đột nhiên, một đội diễu hành kéo xuống sân. Tôi muốn kết nối niềm vui của trận đấu với sự phong phú của văn hóa, để định vị được vị trí vui vẻ trong trận đấu ở cùng tọa độ vật lý như khi được nghê thuật truyền tải thông tin chính trị, một sân khấu đầy cỏ cho tự do. Chúng tôi dành một tuần xem cách các tiền vệ giải thích vấn đề về cuộc sống của người da đen, hay cách thủ môn giải thích về kiểm soát súng đạn, hay phong cách của một hậu vệ là phép ẩn dụ hoàn hảo cho các giới hạn của chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ. Khi nghiên cứu các vị trí trên sân, chúng tôi cũng đặt tên và tưởng tượng ra tự do của riêng mình. Tôi không biết nữa, bóng đá, như là, thứ duy nhất trên hành tinh này ta có thể đồng ý cùng chơi. Bạn biết không? Nó như là môn thể thao chính thức trên quả địa cầu này. Tôi muốn kết nối niềm vui của môn thể thao tới cầu thủ bóng đá, để kết nối cầu thủ đó với những người nhập cư cũng đã rời đi tìm cuộc sống tốt hơn. Giữa những đứa trẻ này, tôi muốn kết nối lịch sử của các gia đình tới niềm hạnh phúc trên đường chạy ghi bàn, gia đình yêu cái cảm giác sau khi bóng lọt lưới, thứ gần nhất với tự do. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Hãy tưởng tượng môt buổi hòa nhạc, người ta rất có thể nghĩ đến bộ suite cho cello của Johann Sebastian Bach. Khi còn là một đứa trẻ đang học những kiệt tác vĩ đại này, âm nhạc của Bach sẽ hoà với giọng hát của những lời cầu nguyện Hồi giáo từ ngôi làng Ả Rập của phía Bắc Kibbutz ở Israel gần nơi tôi lớn lên. Vào đêm khuya, sau những giờ tập đàn, tôi lắng nghe Janis Joplin và Billie Holiday trong lúc âm thanh của nhạc tango len lỏi từ cái loa nổi của bố mẹ tôi. Tất cả trở thành âm nhạc với tôi. Tôi không nghe thấy sự khác biệt của sự ranh giới. Tôi vẫn bắt đầu mỗi ngày bằng kéo nhạc của Bach Âm nhạc của ông không bao giờ làm tôi ngưng cảm thấy nó thật mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Nhưng trong lúc tôi dần tách xa khỏi những bản nhạc cổ điển thông thường và cố gắng tìm những cách thức mới để biểu hiện âm nhạc, tôi nhận ra rằng với nguồn lực công nghệ ngày nay, không có lý do gì ta phải hạn chế những gì có thể làm được từ một nhạc cụ duy nhất. Sức mạnh và sự truyền mạch từ một người nghe, nhận thức và chơi tất cả các bè mang đến một trải ngiệm rất khác biệt. Sự phấn khích của buổi biểu diễn tuyệt vời của một giàn nhạc xuất phát từ nỗ lực để làm sao một nhóm nghệ sĩ có thể tạo ra một khái niệm đồng bộ thống nhất. Sự thú vị từ việc sử dụng multi-tracking, theo cách tôi đã làm trong bản nhạc tiếp theo, đến từ nỗ lực để xây dựng và tạo ra một toàn thể vũ trụ với nhiều lớp khác nhau, tất cả tạo ra từ một nguồn duy nhất. Cây đàn cello và giọng của tôi được hòa xếp để tạo ra tấm vải bạt âm thanh lớn này Khi các nhạc sĩ viết nhạc cho tôi, tôi yêu cầu họ quên đi những gì họ biết về cello. Tôi hy vọng tôi sẽ đến tới những vùng lãnh thổ mới để khám phá những âm thanh tôi chưa bao giờ nghe thấy trước đây. Tôi muốn tạo ra những khả năng vô tận với chiếc cello này. Tôi trở thành phương tiện chuyển tải âm nhạc, và trong quá trình đó, khi tất cả đều đúng, âm nhạc được chuyển hóa và tôi cũng vậy. (Nhạc) (Vỗ tay) Bởi vì được sinh ra và được lựa chọn, Tôi đã dành hết cả cuộc đời mình cho nền công nghiệp ôtô và 30 năm qua, tôi làm việc tại công ty ôtô Ford. Và hầu hết những năm tháng đó Tôi quan tâm đến việc làm thế nào để tôi bán được nhiều ôtô và xe tải hơn? Nhưng giờ điều tôi lo lắng là nếu như tất cả những gì chúng ta làm chỉ là bán ôtô và xe tải nhiều hơn? Điều gì sẽ xảy ra khi lượng phương tiện giao thông trên đường tăng gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí gấp bốn lần? Tôi sống với 2 niềm đam mê lớn, đầu tiên là ôtô Đúng là tôi lớn lên cùng với Ford Tôi nghĩ điều đó thật thú vị khi tôi còn là 1 đứa trẻ khi cha tôi có thể đem về nhà mẫu xe mới nhất của Ford hoặc Lincoln và đỗ nó ở lối đi vào nhà. Và tôi quyết định, vào thời điểm đó tôi khoảng 10 tuổi, sẽ thật sự thú vị nếu tôi là người thử xe. Khi cha mẹ tôi ăn tối. Họ ngồi xuống, tôi lén trốn ra khỏi nhà. Tôi nhảy vào ngồi cạnh vô lăng và lái chiếc ôtô mới trên đường và điều đó thật tuyệt vời. Và rồi 2 năm sau đó, đến tận khi -- Tôi nghĩ lúc đó tôi 12 cha tôi đem về nhà chiếc Lincoln Mark III Đó là một ngày có tuyết rơi. Khi cha và mẹ tôi ăn tối. Và tôi lẻn ra ngoài và nghĩ rằng thật là tuyệt nếu làm vài cú drift hoặc là làm một vài vòng số tám trên tuyết. Cha tôi kết thúc bữa ăn sớm tối hôm đó. Và ông ấy dảo chân ra sảnh trước nhà ngay ngoài cửa trước đúng lúc tôi đâm vào mấy cục băng và tôi gặp ông ấy ngay trước cửa với chiếc ôtô -- và kỳ thực là mọi thứ kết thúc ngay ở sảnh trước. Đó là 1 cú lái thử thú vị của tôi. Nhưng tôi thực sự trở nên yêu ôtô từ đó. Và chiếc ôtô đầu tiên của tôi là chiếc Mustang 1975 chạy điện. Dù là màu của nó không được đẹp, tôi vẫn yêu nó lắm, và nó thực sự đã gắn kết tình yêu của tôi với ôtô và điều đó vẫn còn đến tận hôm nay. Nhưng ôtô còn hơn là niềm đam mê của tôi; chúng dường như trong máu tôi. Cụ nội tôi là Henry Ford, và bên nhà mẹ tôi, cụ ngoại là Harvey Firestone. Vì vậy khi tôi sinh ra, Tôi đoán bạn có thể nói rằng tôi được đặt những kỳ vọng lớn. Nhưng cụ nội tôi, Henry Ford, thực sự tin tưởng rằng sứ mệnh của Ford là làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn và làm ra những chiếc ôtô mà mọi người đều có thể mua được. Bởi vì ông tin rằng việc di chuyển, đem đến tự do và tiến bộ. Và đó là niềm tin mà tôi muốn chia sẻ. Niềm đam mê lớn khác của tôi là môi trường. Khi còn trẻ tuổi, tôi thường đến phía Bắc Michigan câu cá ở nơi mà Hemingway từng câu ở đó và sau đó viết về nơi này. Và nơi này thực sự gây ấn tượng với tôi năm này qua năm khác, một cách rất tiêu cực, khi tôi trở lại thăm những dòng suối mà tôi yêu và những cánh đồng mà tôi từng đi xuyên qua với hàng đàn đom đóm giờ có cả một trung tâm thương mại hoặc cả tá những khu căn hộ cao cấp ở đó. Và ngay cả khi còn trẻ, điều đó thực sự cảnh báo tôi. Và toàn bộ ý niệm về bảo tồn môi trường, ở một cấp độ rất cơ bản đã thấm vào tôi. Khi học cấp 3, tôi bắt đầu đọc những tác giả như Thoreau và Aldo Leopold và Edward Abbey. Và tôi thực sự bắt đầu phát triển sự nhận thức sâu sắc về thế giới tự nhiên. Nhưng điều đó thực sự chưa bao giờ xảy ra với tôi khi tình yêu của tôi với những chiếc ôtô và xe tải lại luôn xung đột với tự nhiên. Và điều đó đã đúng đến tận khi tôi vào đại học. Và khi tôi vào đại học, bạn có thể tượng tượng được sự ngạc nhiên của tôi khi tôi đến trường rất nhiều trong số những giáo sư dạy tôi đã nói rằng công ty ôtô Ford và gia đình tôi là những thứ hủy hoại đất nước tôi. Họ nghĩ rằng trong ngành, chúng tôi chỉ quan tâm đến lợi nhuận hơn là sự tiến bộ, và rằng chúng tôi xả vào bầu trời toàn khói bụi và thẳng thắn mà nói, chúng tôi là kẻ thù. Tôi vào Ford sau khi học đại học, sau khi dồn hết tâm trí vào một vài nghiên cứu dù đó thực sự những việc đúng ra phải làm hay không nhưng tôi quyết định rằng tôi phải đi và xem rằng liệu tôi có thể thay đổi điều gì ở đây. Và khi tôi nhìn lại quãng đường hơn 30 năm qua, một đôi chút khờ dại để nghĩ rằng ở thập kỷ này tôi có thể nhưng tôi muốn thế. Và tôi thực sự tìm hiểu về điều các giáo sư của tôi đã không hoàn toàn sai. Sự thực là, khi tôi trở lại Detroit, những điều mà tôi học về môi trường đã không hoàn toàn bao quát bởi những thứ trong công ty của tôi, và thực tế là trong ngành công nghiệp này. Tôi có một vài cuộc đối thoại vô cùng thú vị, như là bạn có thể tượng tượng. Có một vài người trong công ty Ford tin rằng tất cả điều vô lý trong hệ sinh thái chỉ nên biến mất và rằng tôi cần phải dừng lại việc vẩn vơ mất thời giờ với "những nhà môi trường điên rồ". Tôi được coi như là 1 người có quan điểm cấp tiến. Và tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà tôi bị gọi lên bởi 1 thành viên trong ban quản trị cao cấp và được yêu cầu là dừng liên lạc với bất cứ nhà môi trường đã được biết hoặc bị tình nghi nào. (Cười) Tất nhiên, tôi không có ý định làm điều đó. Và tôi vẫn tiếp tục nói về môi trường. Và đó chính là chủ đề mà ngày nay chúng ta gọi là tính bền vững. Và qua thời gian, quan điểm của tôi từ chỗ gây tranh cãi đến chỗ nhận được nhiều hoặc ít hơn sự đồng thuận ngày nay. Ý tôi là, tôi nghĩ hầu hết mọi người trong ngành công nghiệp này hiểu rằng chúng tôi đã quen dần với nó. Và tin tốt là ngày nay chúng ta đã khắc phục được những vấn đề lớn, về ôtô và cả môi trường -- không chỉ ở Ford mà thực sự là cả ngành công nghiệp. Chúng ta đang đẩy hiệu suất sử dụng nhiên liệu lên những tầm cao mới. Và với những công nghệ mới, chúng ta đang giảm -- và tôi tin rồi đây sẽ loại trừ được -- khí thải CO2. Chúng ta đang bắt đầu bán những chiếc xe điện, điều đó thật là tuyệt. Chúng ta đang phát triển những động cơ thay thế làm cho ôtô trở nên dễ chấp nhận hơn trên từng khía cạnh của từ đó tiết kiệm, thân thiện hơn về mặt xã hội và môi trường Và thực tế là, mặc dù chúng ta đã biết một con đường dài phải đi và rất nhiều việc phải làm, tôi có thể thấy được cái ngày mà 2 niềm đam mê lớn của tôi -- ôtô và môi trường -- thực sự trở nên hòa hợp với nhau. Nhưng không may là, như chúng ta đang xử lý một vấn đề kỳ quái -- và như tôi đã nói, chúng ta không ở đó; chúng ta có nhiều việc phải làm, nhưng tôi có thể thấy được điểm mà chúng ta sẽ đến -- nhưng ngay cả khi chúng ta đang trong quá trình làm điều đó, một vấn đề lớn khác đang lờ mờ hiện ra và mọi người chưa nhìn nhận được nó. Đó chính là sự tự do trong lưu thông là điều mà ông cụ của tôi mang đến cho mọi người giờ đây đang bị đe dọa, giống như môi trường vậy. Vấn đề này, đưa vào những thuật những đơn giản nhất của nó là một phần của toán học. Ngày nay trên thế giới này có xấp xỉ 6.8 tỷ người. Và trong quãng đời của chúng ta, con số này sẽ tiếp tục tăng lên đến khoảng 9 tỷ. Và ở số lượng dân số như vậy, trái đất của chúng ta sẽ phải giải quyết với những giới hạn của tăng trưởng. Và với sự tăng trưởng đó sẽ dẫn đến một vài vấn đề thực tiễn gay go, một trong số đó là hệ thống giao thông của chúng ta đơn giản là không có khả năng đáp ứng đủ. Khi chúng ta nhìn vào sự tăng trưởng của ôtô, điều đó trở nên rõ ràng hơn. Giờ đây trên toàn thế giới, số lượng ô tô vào khoảng 800 triệu chiếc. nhưng với dân số nhiều hơn và người dân khá giả hơn trên toàn thế giới, số lượng đó ngày càng tăng đến khoảng 2 đến 4 tỷ ôtô vào giữa thế kỷ này. Và do đó sẽ tạo ra một kiểu tắc nghẽn giao thông trên toàn cầu mà thế giới chưa bao giờ thấy trước đó. Giờ đây nghĩ về sự ảnh hưởng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Ngày nay người dân Mỹ trung bình mất khoảng thời gian 1 tuần trong 1 năm vì tắc đường. Và đó là một sự tiêu tốn lớn về thời gian và nguồn lực. Nhưng chẳng có gì có thể so sánh với những gì đang xảy ra ở những quốc gia đang tăng trưởng nhanh nhất. Giờ đây trung bình 1 lái xe ở Bắc Kinh dành 5 tiếng để đi làm. Mùa hè vừa rồi -- rất nhiều trong số các bạn đã thấy -- đã có vụ tắc đường dài hàng trăm dặm mà phải 11 ngày mới hết tắc ở Trung Quốc. Trong những thập niêm sắp tới, 75% dân số thế giới sẽ sống ở thành phố, và khoảng 50 trong số đó sẽ có trên 10 triệu người. Vì vậy bạn có thể thấy được mức độ của vấn đề mà chúng ta đang đối mặt. Khi bạn xem xét nhân tố trong sự phát triển dân số, rõ ràng là phương thức lưu thông của chúng ta giờ đây đơn giản là sẽ không áp dụng được cho tương lai. Thực sự mà nói, 4 tỷ chiếc ôtô sạch trên đường thì vẫn là 4 triệu chiếc. Và tắc đường mà không có khói bụi vẫn là tắc đường mà thôi. Vì thế nếu ngày nay chúng ta không thay đổi thì rồi đây sẽ như thế nào? À tôi nghĩ bạn có thể bắt đầu tưởng tượng ra hình ảnh. Những vụ tắc đường như 1 triệu chứng của thử thách này, và chúng thực sự rất là bất tiện, nhưng chúng là như vậy. Nhưng một vấn đề lớn hơn là sự tắc nghẽn giao thông toàn cầu sẽ trì hoãn sự tăng trưởng kinh tế và khả năng phân phối lương thực và dịch vụ y tế của chúng ta, nói chung tới dân cư sống ở những trung tâm thành phố. Chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Vậy điều gì sẽ giải quyết vấn đề này? Vâng, câu trả lời không hoàn toàn giống nhau. Ông nội của tôi một lần nói trước khiông phát minh ra Model T, "Nếu tôi hỏi mọi người rằng điều họ muốn là gì, họ trả lời rằng "Chúng tôi muốn những con ngựa chạy nhanh hơn." Vậy câu trả lời là sản xuất nhiều ôtô hơn đơn giản là không cần phải có nhiều đường xá. Khi nước Mỹ bắt đầu tiến về phía Tây, họ không cần thêm nhiều toa tàu, họ làm thêm đường ray. Và để kết nối các vùng trên cả nước sau Thế chiến thứ II, chúng ta không làm thêm đường cao tốc 2 làn, chúng ta làm hệ thống cao tốc liên bang. Giờ đây chúng ta cần cùng bước nhảy vọt trong suy nghĩ để chúng ta tạo ra một kế hoạch có thể thực hiện được. Chúng ta sẽ sản xuất thêm những chiếc ôtô thông minh, nhưng chúng ta cũng cần phải làm thêm những con đường thông minh, điểm đỗ thông minh, hệ thống giao thông công cộng thông minh và nhiều hơn nữa. Chúng ta không muốn tốn thời gian chờ phương tiện giao thông, chờ ở những điểm soát vé hoặc tìm những điểm đỗ xe. Chúng ta cần 1 hệ thống được tích hợp sử dụng dữ liệu thời gian thực để tối ưu hóa sự di chuyển cá nhân trong một phạm vi tổng thể mà không vướng phải rắc rối hay sự thỏa hiệp nào với hành khách Và sự thực là, đó là loại hệ thống sẽ làm cho tương lai của việc di chuyển cá nhân bền vững. Giờ đây có thông tin tốt là một vài phần của việc đó đã được bắt đầu ở vài nơi khác nhau trên thế giới. Thành phố Masdar ở Abu Dhabi sử dụng ô tô điện không người lái chúng có thể liên lạc với chiếc khác, và chúng chạy bên dưới hệ thống đường xá của thành phố. Và ở phía trên, bạn có 1 loạt đường bộ hành. Ở đường 34th tại thành phố New York việc tắc nghẽn sẽ sớm được thay thế với hệ thống được kết nối của hành lang phương tiện riêng biệt Những khu vực dành cho khách bộ hành và những làn đường giao thông riêng biệt sẽ được tạo ra và tất cả chúng sẽ giảm thời gian trong giờ cao điểm mà lái xe phải đi trong phố ở New York từ khoảng 1 giờ trong giờ cao điểm giờ đây xuống còn khoảng 20 phút. Giờ đây nếu bạn nhìn vào Hong Kong, họ có 1 hệ thống cực kỳ thú vị gọi là Octopus. Nó là hệ thống thực sự gắn kết lẫn nhau giữa các phương tiện vận chuyển vào 1 hệ thống thanh toán duy nhất. Vì vậy những điểm đỗ, xe bus, tàu, họ đều vận hành trong cùng 1 hệ thống. Giờ đây dịch vụ đi chung ôtô cũng đang nở rộ trên khắp thế giới. Và những nỗ lực đó, tôi nghĩ đều tuyệt vời. Chúng đang giúp giảm việc tắc nghẽn, và chúng thực sự bắt đầu giúp giảm tiêu hao nhiên liệu. Chúng thực sự là những ý tưởng tốt sẽ giúp chúng ta tiến lên phía trước. Nhưng điều thực sự truyền cảm hứng cho tôi là điều sắp trở thành hiện thực khi ôtô của chúng ta có thể bắt đầu giao tiếp với nhau. Sẽ sớm thôi, những hệ thống giống như thứ mà chúng ta đang sử dụng ngày nay để mang âm nhạc và giải trí và hệ thống thông tin GPS vào phương tiện của chúng ta sẽ được sử dụng để tạo ra một hệ thống phương tiện thông minh. Mỗi sáng tôi lái khoảng 30 miles từ nhà ở Ann Arbor đến văn phòng ở Dearborn, Michigan. Và mỗi tối tôi trở về nhà, đường về là một điều hoàn toàn khó đoán. Và tôi thường phải rời xa lộ và tìm những lối đi khác cho tôi để trở về nhà. Nhưng sớm thôi, chúng ta sẽ đến lúc mà ôtô về cơ bản có thể giao tiếp với nhau. Vì vậy nếu chiếc ôtô phía trước tôi ở I-94 gặp tắc đường nó sẽ ngay lập tức cảnh báo xe của tôi và nói rằng xe của tôi nên tự định tuyến lại để về nhà bằng con đường tốt nhất có thể. Và những hệ thống như vậy đang được thử nghiệm, và sự thật là chúng đã sẵn sàng để tung ra vào thời điểm vàng. Nhưng tiềm năng của mạng lưới ô tô được kết nối là vô hạn. Chỉ tưởng tượng là: một ngày rất gần, bạn sẽ có thể lên kế hoạch vào trung tâm thành phố và xe của bạn sẽ kết nối với 1 hệ thống đỗ xe thông minh. Vậy bạn vào ôtô, và ngay khi vào ôtô, chỗ đỗ của bạn đã được đặt sẵn trước khi bạn đến -- chẳng cần phải lái xe vòng quan đề tìm chỗ đỗ, vấn đề lớn nhất gây tiêu tốn nhiên liệu của xe cộ ngày nay ở những khu vực thành thị là tìm kiếm chỗ đỗ xe. Hoặc nghĩ về việc đang ở thành phố New York và tìm kiếm 1 chiếc taxi bằng điện thoại thông minh của bạn vì thế bạn không phải đợi trong giá rét để bắt 1 chiếc taxi. Hoặc đang ở một hội nghị của TED trong tương lai và ôtô của bạn có thể kết nối với lịch làm việc của mọi người ở đây và báo cho bạn biết lộ trình tốt nhất để về nhà và cả lúc bạn nên về, vì thế bạn có thể tới điểm đến tiếp theo đúng giờ. Đó là một kiểu công nghệ mà sẽ hợp nhất hàng triệu phương tiện đơn lẻ vào 1 hệ thống đơn giản. Tôi nghĩ rõ ràng là chúng ta có những sự khởi đầu của bài giải cho vấn đề cực lớn này. Nhưng ngay khi chúng ta đã giải quyết được những vấn đề về CO2 và cả nhiên liệu hóa thạch, thì cũng không có ai mạ bạc đạn dược. Giải pháp đó sẽ không mang tới nhiều ôtô, nhiều đường hoặc 1 hệ thống đường ray mới; nó có thể chỉ được tìm ra, tôi tin, trong một mạng lưới toàn cầu của những giải pháp được kết nối. Giờ đây tôi biết chúng ta có thể phát triển công nghệ mà sẽ làm được việc đó, nhưng chúng ta đã sẵn sàng để ra khỏi chỗ này và tìm kiếm những giải pháp -- dù là điều đó có nghĩa là đi chung phương tiện hay hệ thống giao thông công cộng hay vài cách khác mà chúng ta vẫn chưa từng nghĩ đến, toàn bộ hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng phải ủng hộ những lựa chọn tương lai. Chúng ta cần những điều tốt nhất và sáng suốt nhất để bắt đầu tiêu khiển vấn đề này. Các công ty, doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm, tất cả họ cần phải hiểu đó là 1 cơ hội kinh doanh to lớn, cũng là 1 vấn đề xã hội lớn. Và chỉ như các nhóm nắm lấy cơ hội từ thử thách với năng lượng xanh và đó thực sự là điều đáng ngạc nhiên để tôi xem rằng có bao nhiêu năng lực não bộ, bao nhiêu tiền và bao nhiêu ý tưởng quan trọng trong 3 năm trở lại đây chỉ để rót vào lĩnh vực năng lượng xanh. Chúng ta cần những niềm đam mê và năng lượng tương tự để tấn công vào vấn đề tắc nghẽn giao thông toàn cầu. Nhưng chúng ta cần những người như tất cả các bạn trong khán phòng này, là những nhà tư tưởng tiên phong. Ý tôi thực sự là tôi cần tất cả các bạn cùng nghĩ về việc làm thế nào bạn có thể giúp giải quyết vấn đề lớn này. Và chúng ta cần những con người trên toàn thế giới; không chỉ là những nhà phát minh, chúng ta cần những người xây dựng chính sách và thành viên chính phủ cùng nghĩ về việc họ sẽ đối đáp lại thử thách này như thế nào. Điều này không thể giải quyết bởi một người hay một nhóm người. Nó đòi hỏi một chính sách năng lượng quốc gia, thực sự là mỗi quốc gia, bởi vì giải pháp ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau dựa trên mức thu nhập, mức độ ách tắc giao thông và cũng như việc phối hợp với những hệ thống vốn có. Nhưng chúng ta cần phải làm, và chúng ta cần phải làm ngay hôm nay. Chúng ta phải có cơ sở hạ tầng được thiết kế để trợ giúp cho một tương lai linh hoạt hơn. Bạn biết đấy, chúng ta đã đi được 1 chặng đường dài. Trước lúc mẫu Model T xuất hiện, hầu hết mọi người chưa bao giờ đi đâu xa nhà hơn 25 dặm trong suốt cuộc đời họ. Và sau đó, Ôtô đã cho chúng ta sự tự do lựa chọn nơi ta ở, nơi ta làm việc, nơi ta chơi đùa và thực sự là khi chúng ta chỉ ra khỏi nhà và muốn đi loanh quanh. Chúng ta không muốn đi ngược lại và mất đi sự tự do đó. Chúng ta đang dần dần giải quyết và như tôi nói lúc trước, tôi biết chúng ta đã đi được 1 chặng đường dài -- một vấn đề lớn mà chúng ta đang tập trung vào việc điều đang đe dọa nó và đó là vấn đề về môi trường, nhưng tôi tin chúng ta đều phải dùng tất cả những nỗ lực của chúng ta và tất cả sự khéo léo và sự quyết tâm để giúp giải quyết sự tắc nghẽn toàn cầu. Bởi vì làm như vậy, chúng ta sẽ giữ gìn những gì chúng ta cho là tất nhiên, cái mà tự do di chuyển và di chuyển rất dễ dàng vòng quanh thế giới. Nói thật là nó sẽ nâng cao chất lượng sống của chúng ta nếu chúng ta sửa chữa nó. Bởi vì nếu bạn có thể hình dung được như tôi đã làm, tương lai không có khói bụi và tự do di chuyển quanh đất nước và vòng quanh thế giới như chúng ta hoàn toàn có thể ngày hôm nay, điều đó xứng đáng để làm việc vất vả hôm nay để gìn giữ cho mai sau. Tôi tin chúng ta làm hết sức khi chúng ta đương đầu với những vấn đề lớn. Đó là 1 vấn đề lớn và nó sẽ không đợi. Vậy hãy bắt đầu ngay hôm nay. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà bác học hay chính xác hơn là một một nhà bác học tự kỷ cao cấp Đây là một trường hợp hiếm hoi Và càng hiếm hoi hơn nữa khi cùng với nó, như trong trường hợp của tôi, là sự tự nhận thức và là sự tinh thông ngôn ngữ. Thường thì khi tôi gặp ai đó khi họ nhận ra điều này ở tôi họ thường tỏ ra lúng túng Tôi có thể nhân ra qua đôi mắt của họ Họ muốn hỏi tôi một điều gì đó Và thường thì, cuối cùng Sự tò mò chiến thắng bản thân và họ thốt lên: "Nếu tôi cho anh ngày sinh của tôi, liệu anh có thể trả lời đó ngày nào trong tuần" (Cười) Hay họ nhắc đến căn bậc hai hay yêu cầu tôi đọc thuộc lòng một dãy số hay đoạn chữ dài Tôi mong là sẽ được các bạn tha thứ nếu hôm nay tôi ko biểu diễn các bạn xem dạng bác học cá nhân đó Thay vì vậy tôi sẽ kể các bạn nghe về một thứ còn thú vị hơn cả ngày sinh hay căn bậc hai một cái gì đó sâu sắc hơn gần gũi hơn với tâm trí của tôi, hơn là chỉ biểu diễn Tôi muốn kể các bạn nghe ngắn gọn về sự nhận thức Khi ông viết những vở kịch và những câu chuyện ngắn làm nên tên tuổi của ông Anton Cheknhov có một quyển sổ ghi chú trong đó ông ghi lại các quan sát của mình về thế giới xung quanh ông những chi tiết nhỏ nhất mà những người khác dường như thường bỏ qua Mỗi lần tôi đọc Chekhov và tầm nhin độc đáo của ông về cuộc sống loài người, Tôi tự nhắc nhở mình lý do tôi cũng trở thành một nhà văn Trong những quyển sách của tôi, Tôi khám phá ra bản chất của sự nhận thức và sự khác biệt của những dạng nhận thức khác nhau tạo nên những dạng kiến thức khác nhau và hiểu biết khác nhau Đây là ba câu hỏi tôi rút ra từ công việc của mình Thay vì cố gắng trả lời chúng, Tôi sẽ yêu cầu các bạn suy nghĩ về nó một chút qua trực giác và qua bản năng đang chảy trong trí não và trái tim của các bạn khi bạn nhìn vào chúng Ví dụ, phép tính. Bạn có cảm giác được ở đâu trên dãy sổ bài giải dường như đã hiện ra hay nhìn vào từ nước ngoài và những âm thanh Liệu bạn có cảm giác được ý nghĩa của nó rằng nó đang chỉ bạn về phía trước? Và theo ngôn ngữ thơ ca, tại sao nhà thơ lại dùng từ "thỏ rừng" hơn là từ "thỏ" Tôi yêu cầu các bạn điều này, vì tôi tin rằng nhận thức cả nhân của chúng ta, như các bạn cũng thấy đó, nằm ở trái tim về cách mà chúng ta có được hiểu biết sự phán đoán thiên về năng khiếu hơn là lý lẽ trừu tượng hướng dẫn và làm rõ tiến trình dắt chúng ta đến những gì chúng ta hiểu biết Tôi chính là một ví dụ điển hình cho điều này. Thế giới chữ và số của tôi nhòa với màu sắc, cảm xúc và tính cách cá nhân Như Juan đã nói, đó là tình trạng mà các nhà khoa học gọi là Giác quan thứ phát một cuộc tán gẫu thất thường giữa các giác quan Đây là những con số từ 1 đến 12 khi tôi nhìn chúng -- mỗi con số đều có hình dạng và tính cách riêng của chúng Số một là ánh sáng trắng chớp lóe Số sáu là một cái hố nhỏ bé và buồn rầu Những bản vẽ phác màu trắng đen ở đây nhưng trong tâm trí tôi chúng đang có màu sắc. Số ba màu xanh lá Số bốn màu xanh dương Sô năm màu vàng Tôi cũng là họa sĩ Và đây là một trong những bức vẽ của tôi. Đó là một phép nhân của hai số nguyên tố Các hình 3 chiều và không gian chúng tạo ra ở giữa tạo nên một hình mới câu trả lời cho phép cộng Còn về các số lớn hơn thì sao? Chắc hẳn các bạn ko thể kiếm ra số nào dài hơn Pi, hằng số toán học. Nó là một số bất định -- nói theo nghĩa đen là kéo dài mãi mãi Trong bức vẽ này của tôi là về 20 chữ số thập phân đầu tiên của Pi Tôi dùng màu sắc và cảm xúc và các hoa văn và kéo chúng lại với nhau thành một dạng của phong cảnh hằng số cuộn tròn Nhưng tôi không chỉ thấy màu sắc ở các con số. Với tôi, cả từ ngữ cũng vậy cũng có màu sắc và cảm xúc và hoa văn. Đây là đoạn mở đầu của quyển tiểu thuyết "Lolita." Và Nabokov cũng bị tự kỷ. Như bạn có thể nhận thấy ở đây cách tôi nhận thức âm L giúp cho sự lặp lại âm đầu nhảy ra lập tức. Một ví dụ khác thiên về toán học hơn chút nữa Và tôi tự hỏi nếu một vài trong số các bạn chú ý đến cấu trúc của câu trong "The Great Gatsby." Có một cuộc diễu hành của các âm tiết -- lúa mì, một; đồng cỏ, hai: ngôi làng Thụy Điển mất tích, ba -- một, hai, ba Và đây là một hiệu ứng dễ chịu lên tâm trí, và nó giúp cho câu làm chúng ta có cảm giác đúng đắn. Hãy trở lại với những câu hỏi Tôi đã nêu ra lúc trước 64 nhân 75 Nếu một số bạn ở đây chơi cờ vua, bạn sẽ biết rằng 64 là một con số bình phương, và đó là lý do các bàn cờ, dài 8, ngang 8 có 64 ô vuông nhỏ. Nó cho chúng ta một mẫu biểu mà chúng ta có thể ảnh hóa, chúng ta có thể nhận thức còn 75 thì sao? Nếu 100, nếu chúng ta nghĩ về 100 như một hình vuông, 75 sẽ trông giống thế này. Vì vậy cái chúng ta cần làm bây giờ là đặt hai hình này lại với nhau trong tâm trí chúng ta -- thứ gì đó giống như vầy. 64 trở thành 6,400. Và tại góc phải, bạn chẳng phải tính toán gì cả. 4 nganh, 4 lên và xuống -- là 16 Vì vậy tính tổng thực ra là yêu cầu các bạn là 16 16, 16 Dễ dàng hơn rất nhiều so với cách bạn được dạy toán trong trường, tôi chắc chắn là 16, 16, 16, 48 4,800 -- 4,000 là câu trả lời cho phép tính tổng Thật dễ dàng khi bạn biết cách. (Cười) Câu hỏi thứ hai là một từ Aixơlen Tôi cho rằng không có nhiều người ở đây nói tiếng Aixơlen Vì vậy để tôi thu gọn chọn lựa xuống còn hai. Hungginn: là một từ bày tỏ sự hạnh phúc hay sự buồn rầu? Các bạn nói gì? Được rồi. Vài người bảo rằng nó chỉ sự hạnh phúc Đa số, phần lớn mọi người, bảo nó chỉ sự buồn bã Và nó thực sự mang ý nghĩa buồn bã. (Cười) Tại sao, về thống kê, phần lớn mọi người lại bảo rằng một từ mang nghĩa buồn bã, trong trường hợp này nặng nề trong những trường hợp khác? Trong lý thuyết của tôi, ngôn ngữ tiến triển theo một cách mà nghe phù hợp với, tương xứng với chủ ý, với cá nhân kinh nghiệm trực giác của người nghe. Giờ hãy nhìn vào câu hỏi thứ ba. Là một dòng trong bài thơ viết bởi John Keats. Từ ngữ, giống như những con số, diễn tả những mối qua hệ căn bản giữa các vật thể và giữa nhưng sự kiện và các lực lượng tạo thành thế giới của chúng ta. Nó đại diện cho lý do chúng ta tồn tại trong thế giới này, đang tồn tại trong đời sống của mình hấp thu một cách trực giác những mối quan hệ đó. Và các nhà thơ, cũng như người nghệ sĩ khác, sử dụng những sự am hiểu trực giác đó. Trong trường hợp "thỏ rừng", nó là một âm mơ hồ trong tiếng Anh Nó cũng có thể mang nghĩa những sợi xơ mọc ra từ một cái đầu. Và nếu chúng ta nghĩ -- để tôi mang bức trang lên -- Các sợi sơ đại diện cho sự mong manh. Chúng cong oăn dưới những chuyển động nhẹ nhất hay sự di chuyển hay cảm xúc Vì vậy cái bạn có là một không khí của sự mong manh và căng thẳng. Chính từ thỏ rừng, về khía cạnh thú vật -- không phải là một con mèo, ko phải chó, là một con thỏ rừng -- tại sao là một con thỏ rừng? Bởi lẽ hãy vì về bức tranh, không phải từ ngữ, mà là bức tranh Đôi tai dài quá khổ, các chân dài quá cỡ, giúp chúng ta tưởng tượng về hình ảnh, cảm giác trức giác, rằng nó mang nghĩa ẻo lả và run rẩy Vậy trong những phút ngắn ngủi này Tôi hy vọng rằng tôi đã có thể chia sẻ được một ít về tầm nhìn của tôi, và chỉ cho bạn thấy rằng từ ngữ cũng có thể có màu sắc và cảm xúc, con số, hình dạng và nhân cách. Thế giới đang giàu có hơn, rộng lớn hơn là vẻ bề ngoài của nó Tôi hy vọng tôi đã cho các bạn được ước mong học cách nhìn thế giới với đôi mắt mới. Cảm ơn (Vỗ tay) Các bạn biết, việc tôi làm là viết cho trẻ em, và thực tế tôi gần như là nhà văn Mỹ được trẻ em đọc nhiều nhất. Và tôi luôn luôn nói với mọi người rằng tôi không muốn xuất hiện như một nhà khoa học. Bạn có thể thấy tôi là một nông dân, trong bộ vải da, và chưa có ai từng chọn làm nông dân cả. Tôi ở đây để kể cho bạn về những vòng tròn và sự giác ngộ. Và bạn biết đấy, sự giác ngộ giống như thứ mà bạn nhận ra rằng mình đã đánh rơi ở đâu đó. Bạn sẽ chỉ cần phải đi quanh chướng ngại để thấy nó là sự giác ngộ. Đây là một bức vẽ về một vòng tròn. Một người bạn của tôi đã vẽ nó -- Richard Bollingbroke. Nó thuộc loại vòng tròn phức tạp mà tôi sẽ cho bạn thấy. Vòng tròn của tôi bắt đầu từ những năm 60 ở một trường trung học tại Stow, Ohio nơi tôi là 1 người kì quặc. Tôi là cậu bé bị đánh dã man hàng tuần tại phòng của nam sinh, cho tới khi 1 giáo viên đã cứu sống tôi. Cô ấy cứu tôi bằng cách cho tôi tới phòng vệ sinh trong khu giáo viên. Cô ấy làm một cách bí mật, trong vòng ba năm, và tôi phải ra khỏi thị trấn. Tôi có sự ủng hộ, tôi có $85, và cuối cùng tôi ở San Francisco, California -- gặp một tình yêu -- và tới những năm 80, thấy cần thiết để bắt đầu làm việc cho một tổ chức về AIDS. Cho tới ba hay bốn năm về trước, tôi nhận được một cuộc điện thoại vào giữa đêm từ người giáo viên đó, cô Posten đã nói rằng, "Cô cần gặp con. Cô rất lấy làm tiếc vì chúng ta đã chưa bao giờ gặp nhau với tư cách người lớn. Liệu con có thể tới Ohio, và hãy mang người đàn ông mà cô biết giờ con đã tìm thấy. Và cô cần nói rằng cô bị ung thư tuyến tụy, cô muốn con hãy nhanh chóng trong việc này." Và ngày hôm sau, chúng tôi đã ở Cleveland. Chúng tôi nhìn cô ấy, cười, khóc, và chúng tôi biết cô cần phải ở tại khu nghỉ dưỡng. Tôi tìm cho cô ấy một nơi, và đưa cô tới đó, và chăm sóc cô cũng như trông coi gia đình cô, bởi đó là điều cần thiết, đó là điều mà chúng tôi biết sẽ làm như thế nào. Và khi người phụ nữ muốn gặp tôi lúc trưởng thành gặp được tôi, thì cô ấy đã ở trong chiếc hộp đựng tro cốt được đặt trên tay tôi. Và điều xảy ra đó là vòng tròn đã được khép, nó đã trở thành một vòng tròn -- và sự giác ngộ tôi nói tới đã tự hiện hữu. Sự giác ngộ đó là cái chết là một phần của cuộc sống. Cô ấy cứu tôi, tôi và người bạn giúp cô ấy. Và các bạn biết đấy, phần đó của cuộc sống cần tất cả mọi thứ mà những phần còn lại cần. Nó cần lẽ phải và cái đẹp, và tôi rất vui được đề cập về chuyện này tại đây hôm nay. Nó còn cần -- nó cần chân giá trị, tình yêu và niềm hạnh phúc. Và việc của chúng ta là lan rộng những điều đó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Không gian vũ trụ tất cả chúng ta đều biết trông nó ra sao. Chúng ta đã được vây quanh bởi hình ảnh về vũ trụ trong suốt cuộc đời chúng ta, từ những hình ảnh suy diễn trong tiểu thuyết khoa học cho tới tầm nhìn đầy cảm hứng của các nghệ sĩ những bức hình ngày càng đẹp hơn nhờ công nghệ phức tạp. Nhưng trong khi chúng ta có hiểu biết thị giác tràn ngập và sống động về không gian vũ trụ, chúng ta lại không biết âm thanh của vũ trụ ra sao. Và trong thực tế, hầu hết mọi người gắn vũ trụ với sự yên lặng. Nhưng câu chuyện về làm thế nào chúng ta hiểu về vũ trụ là một câu chuyện để lắng nghe cũng quan trọng như để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, mặc dù như vậy hiếm có ai trong chúng ta từng lắng nghe vũ trụ. Bao nhiêu người trong số bạn ngồi đây có thể mô tả âm thanh của một hành tinh hoặc một vì sao? À, trong trường hợp bạn thắc mắc, thì đây là âm thanh của Mặt Trời. (Nhiễu) (Lách tách) (Nhiễu) (Lách tách) Đây là hành tinh có tên là Sao Mộc. (Lốp bốp) Và đây là máy dò không gian Cassini xoay quanh các vành đai băng của Sao Thổ. (Lách cách) Đây là một đám rất đậm đặc của vật chất trung hòa quay vòng trong vũ trụ xa xôi. (Tiếng gõ) Vậy đó, công việc nghệ thuật của tôi là lắng nghe những âm thanh lạ thường và tuyệt diệu phát xạ bởi các thiên thể vĩ đại đã tạo nên vũ trụ của chúng ta. Có lẽ bạn tự hỏi làm sao chúng ta biết những tiếng động này là gì? Làm sao chúng ta có thể nêu sự khác biệt giữa âm thanh của Mặt Trời và âm thanh của một ẩn tinh? Câu trả lời nằm ở ngành thiên văn vô tuyến học. Các nhà thiên văn vô tuyến nghiên cứu sóng vô tuyến từ không gian sử dụng các ăng-ten và bộ thu rất nhạy giúp đưa ra những thông tin chính xác xem vật thể vũ trụ đó là gì và nó nằm ở đâu trong bầu trời đêm của chúng ta. Và giống như các tín hiệu mà chúng ta phát và thu nhận trên Trái Đất, chúng ta có thể chuyển các tín hiệu thành âm thanh bằng cách sử dụng các kỹ thuật tương tự rất đơn giản. Và do đó, thông qua thính giác chúng ta đã khám phá ra một vài trong số những bí mật quan trọng nhất của vũ trụ - phạm vi của vũ trụ, những gì tạo nên vũ trụ và thậm chí là tuổi đời của vũ trụ. Hôm nay, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện ngắn về lịch sử của vũ trụ bằng âm thanh. Nó được đánh dấu bởi ba giai thoại ngắn gọn, chỉ ra rằng làm thế nào những cuộc chạm trán tình cờ với những thanh âm lạ đã đưa cho chúng ta một số trong những thông tin quan trọng nhất chúng ta có về vũ trụ. Ồ, câu chuyện này không bắt đầu với các viễn vọng kính khổng lồ hoặc tàu vũ trụ trong tương lai mà ở một thứ có vẻ tầm thường hơn nhiều thực ra là hết sức bình thường nhưng đã mang lại cho chúng ta cuộc cách mạng viễn thông thứ đã trở thành một phần cuộc sống của mỗi chúng ta hiện nay: chiếc điện thoại. Năm 1876, tại Boston đây là Alexander Graham Bell người đang làm việc cùng với Thomas Watson sáng chế ra điện thoại. Một phần thiết yếu trong thiết lập kỹ thuật của họ là một dây kim loại có chiều nửa dặm - khoảng hơn 900 m đã được ném qua nóc của nhiều ngôi nhà ở Boston. Đường dây mang các tín hiệu điện thoại thứ sau này đã biến Bell thành cái tên mà ai cũng biết. Nhưng bất kỳ dây kim loại mang điện tích có độ dài nhất định nào ngẫu nhiên làm sao, nó cũng trở thành một ăng-ten. Thomas Watson đã dành hàng giờ lắng nghe những tiếng lách tách xì xào tiếng ríu rắt và tiếng huýt lạ lùng mà ăng-ten ngẫu nhiên của ông thu nhận được. Giờ bạn phải nhớ rằng đây là mười năm trước khi Heinrich Hertz chứng minh sự tồn tại của sóng vô tuyến - 15 năm trước khi cộng hưởng điện của Nikola Tesla được tìm ra gần 20 năm trước sự truyền dẫn sóng phát thanh đầu tiên của Marconi Vậy là Thomas Watson đã không lắng nghe chúng ta. Bởi chúng ta chưa có công nghệ để truyền phát. Vậy những tiếng động lại đó là gì? Thực tế là Watson đã nghe thấy bức xạ sóng vô tuyến tần số thấp gây ra bởi tự nhiên. Một vài trong số những tiếng lách tách đó là tia sét, nhưng những tiếng huýt kỳ quái và những âm thanh ríu rắt du dương đến lạ thường có nguồn gốc kỳ lạ hơn nhiều. Sử dụng chiếc điện thoại đầu tiên đó thực tế là Watson đã gọi tới thiên đường. Như ông đã đoán đúng một vài trong số những âm thanh này được gây bởi hoạt động của bề mặt Mặt Trời. Đó là gió mặt trời tương tác với tầng điện ly của chúng ta thứ mà ông đang lắng nghe đây - hiện tượng chúng ta có thể thấy ở vĩ độ tận cùng cực bắc và cực nam của hành tinh chúng ta - hiện tượng cực quang. Vậy là trong khi phát minh ra công nghệ thứ sẽ dẫn tới cuộc cách mạng viễn thông, Watson đã khám phá ra rằng ngôi sao ở trung tâm hệ mặt trời của chúng ta phát xạ sóng vô tuyến một cách dữ dội. Hoàn toàn tình cờ, ông đã trở thành người đầu tiên bắt sóng chúng. Chuyển tới 50 năm sau, khi mà công nghệ của Bell và Watson đã thay đổi hoàn toàn cách thức giao tiếp toàn cầu. Nhưng đi từ việc tung vài dây kim loại qua các nóc nhà ở thành phố Boston tới việc lắp đặt hàng ngàn, hàng ngàn dặm cáp tại đáy biển Đại Tây Dương là vấn đề không dễ. Và vì vậy, rất lâu trước đó, Bell đã tìm kiếm các kỹ thuật mới nhằm tối ưu hóa cuộc cách mạng của họ. Làm sao để sóng vô tuyến có thể truyền tải âm thanh mà không cần dây kim loại. Nhưng phương tiện truyền thông đó không được bảo toàn - nó gặp nhiều tiếng ồn và nhiễu. Vì thế Bell đã thuê một kỹ sư nghiên cứu những tiếng động này, cố gắng tìm xem chúng tới từ đâu, với một tầm nhìn hướng tới một cấu trúc thiết bị hóa mã hoàn hảo sẽ giúp loại bỏ chúng, để họ có thể nghĩ đến việc dùng sóng vô tuyến cho các mục đích của hệ thống điện thoại. Phần lớn các tiếng ồn mà người kỹ sư, Karl Jansky, đã phát hiện ra có nguồn gốc khá là tầm thường. Hóa ra chúng là tia sét hoặc các nguồn phát điện. Nhưng có một âm thanh liên tục xuất hiện mà Jansky không thể nhận dạng được, và dường như nó xuất hiện trong bộ tai nghe radio của anh bốn phút ban đầu của mỗi ngày. Nào, giờ thì bất cứ nhà thiên văn học nào cũng sẽ bảo bạn rằng đây là dấu hiệu phát lộ của thứ gì đó có nguồn gốc ngoài Trái Đất. Jansky đã có một phát hiện lịch sử đó là: các thiên thể vũ trụ có thể phát xạ sóng vô tuyến cũng như sóng ánh sáng. 50 năm trôi qua kể từ cuộc gặp gỡ tình cờ của Watson với Mặt Trời, kể từ lúc Jansky cẩn thận lắng nghe, thời điểm đánh dấu kỷ nguyên mới của công cuộc thám hiểm vũ trụ: Kỷ nguyên thiên văn vô tuyến. Qua vài năm sau, các nhà thiên văn học đã kết nối ăng-ten của họ với bộ khuếch đại âm thanh và tìm hiểu về bầu trời của chúng ta nhờ sóng vô tuyến, về Sao Mộc và Mặt Trời, bằng cách lắng nghe. Hãy cùng nhảy tiếp. Năm 1964, và chúng ta quay trở lại Phòng thí nghiệm Bell. Và một lần nữa, hai nhà khoa học gặp vấn đề với tiếng ồn. Arno Penzias và Robert Wilson sử dụng ăng-ten râu tại phòng thí nghiệm Holmdel của Bell để nghiên cứu Ngân Hà với độ chính xác đáng kinh ngạc. Họ thật sự đang nghe thiên hà với máy thu có độ trung thực cao. Có một điểm bất thường trong dải âm của họ. Một âm thanh liên tục bí ẩn đang làm nhiễu nghiên cứu của họ. Nó nằm trong dải tần vi sóng và nó xuất hiện từ tất cả các hướng một cách đồng thời. Việc này rất khó hiểu. Và như bất kỳ kỹ sư hay khoa học gia hiểu biết nào, họ cho rằng vấn đề hẳn phải do kỹ thuật, hẳn phải do chiếc chảo ăng-ten. Có lũ bồ câu trọ trong lòng chảo. Vì vậy có lẽ một khi họ dọn sạch phân bồ câu, rồi vận hành lại, hoạt động bình thường sẽ được tái lập. Nhưng âm thanh ấy không biến mất. Âm thanh bí ẩn mà Penzias và Wilson nghe được thực tế chính là âm thanh cổ nhất và ý nghĩa nhất chúng ta từng nghe. Đó là bức xạ vũ trụ còn lại từ chính thời khắc khai sinh vũ trụ. Đây là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên cho thấy Vụ Nổ Lớn tồn tại và vũ trụ ra đời ở khoảnh khắc đặc biệt khoảng 14.7 tỷ năm về trước. Vậy đó, câu chuyện của chúng ta kết thúc ở sự bắt đầu - sự bắt đầu của vạn vật, Vụ Nổ Lớn. Đây là âm thanh Penzias và Wilson đã nghe - âm thanh cổ xưa nhất bạn từng nghe, bức xạ nền vi sóng vũ trụ. còn lại từ Vụ Nổ Lớn. (Ầm ì) Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi tên là Joshua Walters. Tôi là một nghệ sĩ biểu diễn. Beatboxing (Tiếng cười) (Vỗ tay) Thế nhưng cùng với việc là một nghệ sĩ biểu diễn, tôi cũng là một người bị chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Tôi lại coi đó là một yếu tố tích cực, vì ở trên sân khấu, tôi càng điên loạn bao nhiêu thì tôi càng trở nên thú vị bấy nhiêu. Lúc tôi 16 tuối, ở San Francisco, trong cơn hưng cảm sốc nhất tôi đã tưởng mình là Chúa Giê-su. Có thể bạn thấy điều đó đáng sợ, nhưng thành thực mà nói, không loại thuốc phiện nào với liều lượng lớn cỡ nào có thể khiến bạn đê mê như thế như khi bạn tưởng rằng mình là Chúa Giê-su. (Tiếng cười) Tôi bị đưa đến một nơi, một bệnh viện tâm thần, và trong viện tâm thần, tất cả mọi người đều đang thực hiện show diễn solo của riêng họ. (Tiếng cười) Không có khán giả như ở đây để đánh giá lần diễn tập của họ. Họ chỉ đang luyện tập. Một ngày nào đó có lẽ họ sẽ có mặt ở đây. Khi ra khỏi đó, tôi được chẩn trị bởi một bác sĩ tâm lý. “Được rồi, Josh, sao ta không cho cháu một chút – sao ta không cho cháu một chút Zyprexa. Nhỉ? Ừm? Ít nhất thì trên cái bút của ta có ghi như vậy…” (Tiếng cười) Tại đây có nhiều người trong nghề, tôi biết. Tôi có thể thấy các bạn đang giận dữ. Nửa đầu trung học là cuộc chiến của những cơn hưng cảm, và nửa sau chìm nghỉm trong những thứ thuốc điều trị, khiến tôi ngủ suốt cả thời trung học. Quãng thời gian ấy quả thực chỉ là một cơn ngủ say trong lớp học, không hơn. Tới khi ra trường, tôi đã quyết định. Rằng tôi có thể - một mặt, xóa bỏ chứng tâm thần của mình; mặt khác, nuôi dưỡng cái thiên bẩm của mình. (Tiếng tù và) Hiện nay đang dấy lên phong trào xem chứng tâm thần như một yếu tố tích cực ít ra là phần hưng cảm của nó. Trong trường hợp bạn chưa biết gì về chứng hưng cảm, nó giống như một động cơ bị mất điều khiển – một động cơ Ferrari chẳng hạn, chạy không ngừng nghỉ. Rất nhiều diễn giả ở đây, và nhiều người trong số các bạn - những thính giả, có năng lực sáng tạo phi thường đó, nếu bạn hiểu điều tôi đang nói tới. Bạn có sức mạnh để làm những điều mà ai cũng đều cho là không thể. Có một cuốn sách của John Gartner. Trong cuốn sách với tựa đề "Ranh giới của thiên tài” đó, Christopher Columbus, Ted Turner, Steve Jobs và tất cả những bộ óc kinh doanh vĩ dại đều có năng lực đó để cạnh tranh. Một cuốn sách khác được viết cách đây không lâu – khoảng giữa những năm 90, có tên là “Chạm phải lửa” của tác giả Kay Redfield Jamison đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ, rằng cả Mozart, Beethoven và Van Gogh đều đã phải chịu đựng chứng lưỡng cực. Một vài người trong số họ đã tự kết liễu đời mình. Do vậy chứng bệnh này cũng không chỉ có mặt tích cực. Thời gian gần đây, đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Và có một bài báo trong tờ New York Times, số ra tháng 9 năm 2010 đã viết: “Hãy chỉ điên đủ độ.” Hãy điên ở mức độ vừa phải mà những nhà đầu tư đang tìm kiếm những doanh nhân có khả năng đó – bạn hiểu ý tôi chứ - . có thể không hẳn là chứng lưỡng cực, nhưng họ cũng mắc phải chứng rối loạn cảm xúc - mà trong đó, một mặt, bạn tưởng mình là Chúa Giê-su; mặt khác, bạn kiếm được rất nhiều tiền. (Tiếng cười) Cờ đã phất. Cờ đã phất. Và mọi người đều ở đâu đó giữa các ranh giới. Mọi người đều ở đâu đó giữa các ranh giới. Vì vậy mà có lẽ, bạn biết đấy, không có ai điên cả, và kể cả bị chẩn đóan là mắc bệnh thần kinh không có nghĩa là bạn bị điên. Nhưng cũng có thể, đó chỉ là do bạn nhạy cảm hơn với những gì mà người thường không thể thấy hoặc cảm nhận. Có thể không ai thực sự bị điên. Mà ai cũng đều hơi khùng một chút. Mức độ thế nào tùy thuộc vào việc bạn ở mức nào trong phổ của các rối loạn. Mức độ thế nào tùy thuộc vào việc bạn may mắn đến đâu. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Sergey Bin: Tôi muốn chúng ta cùng thảo luận một câu hỏi mà tôi biết nhiều bạn đã trăn trở từ lâu. Cách đây một vài năm, chúng tôi đã diễn thuyết tại TED. Vì nhiều bạn vẫn đang băn khoăn về câu hỏi đó nên trước khi bắt đầu tôi muốn các bạn được thoải mái. Và xin trả lời, đáp án chính là các tay đấm bốc. Nào giờ hy vọng tất cả các bạn cảm thấy thoải mái hơn. Có quý vị nào biết đây là cái gì không ạ? Khán giả: Có. SB: Vậy nó là cái gì? Khán giả: Đó là mọi người đang đăng nhập vào Google từ khắp nơi trên thế giới. SB: Wow, OK. Tôi thì không nhận ra nó là gì khi lần đầu tiên nhìn thấy. Nhưng đây là thứ đã giúp tôi thấy nó. Chúng tôi sử dụng nó trong văn phòng, nó hoạt động theo thời gian thực. Chỗ này lượng đăng nhập hơi thưa thớt. Bạn có thể thấy trên khắp thế giới mọi người đang dùng Google như thế nào. Và mỗi chấm đang xiên lên đó biểu thị cho khoảng từ 20 đến 30 tìm kiếm, hay gần như thế. Và chúng đang được đánh dấu bằng màu sắc, ngôn ngữ. Các bạn thấy ở đây: chúng ta đang ở Mỹ, và chúng đang là màu đỏ. Và đây là Monterey -- mong là tôi đoán đúng. Và Nhật Bản đang náo nhiệt về đêm, ngay ở đây. Và đây là Tokyo ở Nhât. Ở Trung Quốc hiện hoạt động rất mạnh. Ấn Độ cũng sôi nổi không kém. Vùng Trung Đông hơi trầm lắng. Và châu Âu. giờ đang là buổi trưa hoạt động tìm kiếm rất mạnh mẽ với đa dạng ngôn ngữ, Nếu tôi quay nó như thế này, thì các bạn có thể thấy -- hy vọng tôi sẽ không lắc trái đất quá nhiều. Nhưng cũng có thể thấy là ở một số nơi, tần suất dùng Google không nhiều lắm. Ví dụ như Úc, vì nước này không nhiều dân số lắm. Và đây là dự án chúng tôi đang thực hiện, ở châu Phi nơi lượng dùng không đáng kể chủ yếu ở Nam Phi và một vài thành phố đô thị khác. Nhưng căn bản, chúng tôi nhận thấy các truy vấn đến với tần suất hàng nghìn truy vấn trên giây ở bất kỳ nơi nào có điện. Và hầu như nơi nào có điện, ở đó có Internet. Và thậm chí ở Nam Cực -- ít nhất gần đây chúng tôi thỉnh thoảng thấy một truy vấn lóe lên. Và nếu chúng tôi lập bản đồ chính xác thì theo tôi Trạm Không Gian Quốc Tế cũng gửi truy vấn. Đây là một vài thử thách mà chúng tôi đang gặp phải bạn thấy đấy, thật khó để có -- chúng ta bắt đầu nào. Đây là cách chúng tôi di chuyển các bit để lấy các đáp án cho câu hỏi của mọi người. Các bạn có thể thấy rất nhiều dữ liệu đang chạy. Nó phải đi đến khắp thế giới: qua cáp quang, qua vệ tinh, qua mọi hình thức kết nối. Chúng tôi đã tốn nhiều công sức để duy trì độ trễ thấp nhất có thể. Mong rằng trải nghiệm của các bạn đều tốt đẹp. Nhưng bạn có thể thấy một lần nữa -- một số nơi kết nối nhiều hơn nơi khác, và có thể thấy toàn bộ băng thông khắp nước Mỹ, tăng lên khắp châu Á, Âu theo hướng còn lại, và ngược lại. Và giờ tôi muốn cho các bạn thấy một giây của hoạt động này sẽ trông như thế nào. Và nếu chúng ta có thể chuyển sang các slide -- đây, được rồi. Cái này được làm chậm lại. Một giây là thế này đây. Và chúng tôi đã bỏ nhiều thời gian làm công việc này để đảm bảo chúng tôi có thể theo kịp lưu lượng tải. Nào, mỗi truy vấn này đều có một cuộc đời thú vị và câu chuyện riêng. Ý tôi là, nó có thể liên quan đến sức khỏe, sự nghiệp của ai đó, một thứ quan trọng với họ. Cũng có thể chỉ là sốt cà chua hoặc trong trường hợp này, là sốt cà chua nấm. Đây là một truy vấn chúng tôi đã nhận được -- tôi đoán đó là một nhóm nhạc nổi tiếng nhất ở một số nơi trên thế giới. Bạn có thể thấy truy vấn bắt đầu ở đây. Ở Mỹ và Tây Ban Nha, nó phổ biến cùng một thời điểm. Nhưng số lần chọn kết quả ở Mỹ khác với ở Tây Ban Nha. Và từ Tây Ban Nha, nó tới Ý, và tiếp đến khá sôi động ở Đức, và bây giờ ở Anh đang thưởng thức rồi. Và tôi đoán người Mỹ cuối cùng đã bắt đầu thích nó. Và tôi muốn các bạn được nghe bài hát đó. Dù sao các bạn có thể tự nghe sau -- hy vọng tìm kiếm đó sẽ hiệu quả. Một phần của -- một phần của những việc chúng tôi muốn làm để phát triển công ty chính là có thêm các tìm kiếm. Nghĩa là mong muốn của chúng tôi là ngày càng có thêm nhiều người mạnh khỏe và có học vấn. Có thêm các các động vật nữa, nếu chúng cũng bắt đầu tìm kiếm. Nhưng một phần vì chúng tôi muốn làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nên chúng tôi đang bắt tay vào thực hiện là tổ chức Google Foundation, và hiện chúng tôi đang trong quá trình thành lập. Chúng tôi cũng có một chương trình tên là Google Grants, hiện đang đóng góp cho hơn 150 quỹ từ thiện khác nhau trên thế giới, và đây là một số quỹ từ thiện trong đó. Và bản thân tôi thấy rất hào hứng khi được góp một phần trong chương trình đó. Thực ra, nhiều tổ chức ở đây -- chúng tôi đã đưa vào hoạt động tổ chức Appro TEC, còn Quỹ Acumen thì tôi không chắc -- và nhiều diễn giả ở TED cũng đang hoạt động thông qua Google Grants. Họ cho phát quảng cáo của Google và chúng tôi xác nhận điều đó qua đó các tổ chức sẽ biết. Một trong những kết quả ban đầu của chúng tôi -- chúng tôi có một doanh nhân người Singapore hiện đang tài trợ việc học tập của 25 nữ sinh Việt Nam trong một ngôi làng, và đó là một trong các kết quả ban đầu. Và như tôi đã nói, hiện giờ rất nhiều câu chuyện như thế đang diễn ra vì chúng tôi có hàng trăm quỹ từ thiện ở đó và tổ chức Google Foundation sẽ có những nỗ lực rộng hơn nữa. Nào, có quý vị nào biết người này không? A-ha! Khán giả: Đó là Orkut. SB: Vâng! Có người đã trả lời đúng. Đây là Orkut. Có ai ở đây đã dùng mạng Orkut chưa? Có quý vị nào không ạ? Ok, không nhiều người biết về mạng xã hội này. Tôi sẽ giải thích đôi điều về nó. Đây là một trong các kỹ sư của chúng tôi. Chúng tôi thấy rằng chúng hiệu quả hơn khi được bao phủ bằng lá. Đó là cách chúng tôi tung sản phẩm ra thị trường. Orkut đã nhận thức khá rõ khi tạo ra một mạng xã hội. Tôi biết các bạn đang nghĩ, "Chỉ là một mạng xã hội khác thôi mà." Nhưng đó là ước mơ của anh ấy, và khi mọi người mong muốn làm điều gì đó, chúng tôi sẽ để họ làm. Và đây là sản phẩm anh đã xây dựng nên. Tháng trước, chúng tôi mới ra mắt Orkut trong quá trình thử nghiệm. và nó đang cất cánh. Đây là phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của chúng tôi. Bạn có thể thấy mái tóc đỏ và không biết các bạn có thể thấy chiếc khuyên mũi ở đây không. Và đây là bạn của anh ấy. Và đây là cách -- chúng tôi mới triển khai nó -- chúng tôi mới quyết định rằng mọi người sẽ gửi cho nhau lời mời dùng dịch vụ và chúng tôi đã nhờ các đồng nghiệp trong công ty xung phong phát chúng đi. Và giờ chúng tôi đã phát triển tới hơn 100,000 thành viên. Và lượng thành viên lớn lên rất nhanh, vượt ra ngoài nước Mỹ. Bạn có thể thấy, dù lượng người dùng Mỹ vẫn là chủ yếu ở đây -- nhưng chỉ chiếm 30% lưu lượng sử dụng của chúng tôi. Nhưng nó đang tiến tới Nhật, Anh và châu Âu, cùng các nước khác. Thế nên đó là một dự án nho nhỏ khá vui vẻ. Có các số liệu nhân khẩu, nhưng xin yên tâm vì tôi sẽ không làm các bạn chán ngấy với nó đâu. Đó là chương trình chúng tôi làm cho vui và để xem nó sẽ đi đến đâu. Và -- Xin quý vị chờ một chút. Larry, cậu hãy giải thích cái này với mọi người đi. Larry page: Cảm ơn cậu, Sergey. Một điều là -- cả Sergey và tôi đều học ở trường Montessori, và thiết nghĩ, ở một khía cạnh nào đó việc đó có liên quan tới Google. Và Sergey vừa nhắc tới Orkut, chương trình mà anh Orkut đã muốn thực hiện, và chúng tôi gọi nó -- ở Google, chúng tôi đã gọi nó là " thời gian 20% ," dựa trên ý tưởng 20% thời gian hành chính của bạn, nếu đang làm việc tại Google, bạn có thể làm những gì mà bản thân cho là tốt nhất. Và rất nhiều sản phẩm ở Google đã ra đời từ đó, như là Orkut và Google News. Và tôi nghĩ nhiều thành tựu khác trên thế giới cũng ra đời từ đó. Mendel, một giáo viên trung học đã khám phá ra các định luật di truyền -- vì nghiên cứu sinh học là sở thích của ông. Suy ra rất nhiều thứ hữu ích đã ra đời từ khả năng được làm theo ý muốn. Và Google News mà tôi vừa đề cập do một nhà nghiên cứu khởi xướng. Sau sự kiện 11/9, anh trở nên quan tâm tới tin tức. Và anh ấy nói, " Tại sao mình không xem tin kỹ hơn nhỉ?" Thế là, anh bắt đầu nhóm tin tức theo loại, và sử dụng nó, sau đó bạn bè anh cũng bắt đầu dùng theo. Và sau đó, không để nó phát triển ở quy mô nhỏ như thế chúng tôi đã biến nó thành Googlette, cũng chỉ là một dự án nhỏ tại Google thôi. Ba người cùng nhau làm một sản phẩm. Và chúng tôi không chắc chắn liệu nó sẽ hiệu quả hay không. Và trong trường hợp của News, lúc đầu có vài người dùng nó, sau đó ngày càng nhiều người bắt đầu sử dụng nó, và cuối cùng chúng tôi mở ứng dụng đó trên mạng, kết quả là rất rất nhiều người đang dùng nó. Và hiện nay nó là một dự án nở rộ được ngày càng nhiều người dùng. Và đây là cách chúng tôi duy trì cái mới, các sáng kiến. Tôi nghĩ, khi các công ty phát triển lớn mạnh hơn, họ thường thấy rất khó để có các dự án cải tiến cỡ nhỏ. Và chúng tôi cũng đã từng gặp vấn đề này, và chúng tôi nói rằng, " Chúng ta đang rất cần một ý tưởng mới." Các bạn biết đó, Googlettes -- một dự án nhỏ mà chúng tôi không chắc nó sẽ hiệu quả hay không. Nhưng chúng tôi mong nó sẽ hiệu quả và nếu chúng tôi thực hiện đủ các dự án nhỏ, thì một vài trong số đó sẽ thực sự hiệu quả và thành công, như Google News chẳng hạn. Nhưng sau đó chúng tôi lại gặp một khó khăn khác khi đã có hơn 100 dự án lớn nhỏ. Và không biết các bạn thế nào nhưng tôi gặp khó khăn khi phải trữ 100 dự án trong đầu cùng lúc. Và chúng tôi thấy rằng nếu viết tất cả ra rồi sắp xếp theo thứ tự -- mấy cái này đã được thay đổi. Các bạn đừng chú ý đến chúng. Ví dụ, " Buy Iceland" là từ một bài báo về truyền thông. Chúng tôi sẽ không bao giờ làm một điều điên khùng như thế. Nhưng -- dẫu sao, chúng tôi thấy rằng nếu viết và sắp xếp chúng, thì hầu hết mọi người sẽ tán thành thứ tự đúng. Và điều này khiến tôi khá ngạc nhiên, nhưng chúng tôi thấy rằng miễn là nhớ được 100 công việc trong đầu bằng cách ghi hết ra thì chúng ta có thể dễ dàng quyết định nên làm gì và quyết định nơi để đầu tư các tài nguyên của mình. Và về cơ bản, đó là việc chúng tôi đã làm kể từ khi bắt đầu tiến hành cách đây vài năm, và theo tôi nó đã cho phép chúng tôi sáng tạo và duy trì tổ chức hiệu quả. Một điều nữa chúng tôi phát hiện ra là mọi người thích làm những việc quan trọng, và do đó, họ tiến tới các công việc là ưu tiên hàng đầu. Tôi muốn nhấn mạnh một số thứ mới mà các bạn có thể chưa biết. Trước hết phải kể đến Deskbar. Bao nhiêu bạn ở đây sử dụng Google Toolbar? Các bạn giơ tay lên nhé. Có bao nhiêu bạn dùng Deskbar ạ? Các bạn thấy chưa? Các bạn nên thử nó đi. Nhưng nếu bạn vào trang của chúng tôi và tìm kiếm "Deskbar," các bạn sẽ được kết quả này. Ý tưởng là, như một thanh công cụ, nó luôn hiển thị ở đáy màn hình và các bạn có thể tìm kiếm dễ dàng. Nó giống một phiên bản thanh công cụ tốt hơn. Cảm ơn cậu, Sergey. Đây là một ví dụ khác nữa về một dự án, một số nhân viên ở Google rất nhiệt huyết và mong muốn được làm -- và họ đã làm được một sản phẩm cực kỳ tuyệt vời, sản phẩm này đã được ra mắt. Chúng tôi đã bắt đầu Google Answers, nó rất tuyệt, chỉ từ 5 đến 100 $ bạn có thể gõ một câu hỏi sau đó sẽ có một nhóm các nhà nghiên cứu nghiên cứu vấn đề đó cho bạn, dịch vụ rất đảm bảo và bạn có thể tìm được đáp án đúng cho các câu hỏi mà không cần bỏ ra ngần ấy thời gian quý giá của mình. Froogle giúp bạn tìm kiếm các thông tin mua sắm, và Blogger giúp bạn xuất bản các bài viết. Đây đều là các sản phẩm sáng tạo mà chúng tôi đã phải thử rất nhiều sản phẩm khác trong công ty. Chúng tôi cũng muốn cải tiến không gian làm việc của mình, và nhận thấy trong các cuộc họp, chúng ta phải đợi khá lâu để tắt và bật máy chiếu, và máy chiếu khá ồn nên ai cũng muốn tắt nó đi cho rảnh. Và chúng tôi cũng không thích cái cảnh ấy nên chúng tôi đã chế tạo các phụ kiện đi kèm nho nhỏ này để đóng các máy chiếu, nhờ đó có thể để máy mở suốt mà hoàn toàn không có tiếng ồn. Kế đó, chúng tôi đã tạo một phần mềm giúp quản lý cuộc họp, nên khi bạn bước vào phòng họp nó sẽ lên danh sách tất cả các cuộc họp đang diễn ra, bạn có thể dễ dàng ghi chép, các ghi chép đó tự động được gửi e-mail đến tất cả những người tham dự cuộc họp. Và vì chúng tôi đang dần trở thành một công ty toàn cầu, chúng tôi thấy những thứ này thực sự tác động đến chúng ta -- các bạn thử nghĩ xem, chúng ta có thể làm việc hiệu quả với những người không có trong phòng không? Và các trường hợp tương tự như thế. Và những điều giản đơn như thế có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Chúng tôi cũng có nhiều kỹ sư trong các cuộc họp này, và họ không giặt là đồ thường xuyên cho lắm. Và thế là, chúng tôi thấy các máy giặt đồ thật cần thiết và hữu ích, đặc biệt là cho các nhân viên trẻ tuổi của chúng tôi, và ... chúng tôi cũng cho phép mang chó đến công ty, các vật cưng nữa. Và tôi nghĩ chúng tôi đã có một nền văn hóa rất vui vẻ trong công ty, nó giúp mọi người làm việc và tận hưởng thoải mái công việc họ đang làm. Đây là "bức tranh văn hóa" của công ty. Tôi sẽ chiếu rất nhanh thôi. Chúng tôi đã để nó trên website một thời gian, nhưng chúng tôi thấy rằng sau khi để nó trên website, chúng tôi không nhận được đơn xin việc nào nữa. Nhưng dẫu sao, mỗi năm cả công ty chúng tôi đi chơi trượt tuyết một lần. Nhiều điều thú vị diễn ra trong các công ty, xuất phát từ việc các nhân viên biết nhau ngoài công ty. Và theo tôi, chúng tôi đã khích lệ thành công việc đó. Nó biến Google trở thành một công ty vui vẻ. Cùng với đó là các logo của chúng tôi, tôi nghĩ các logo đó thực sự thể hiện được nền văn hóa của công ty khi chúng tôi thay đổi mọi thứ. Trong những ngày đầu, chúng tôi được khuyên không nên thay đổi logo vì chúng tôi nên xây dựng nhãn hiệu của công ty và vì chẳng công ty nào muốn thay đổi logo của nó cả. Ai cũng muốn duy trì logo một cách chắc chắn. Và chúng tôi nói, " Haiz, như thế thì còn gì là vui nữa. Tại sao chúng ta không thử thay đổi logo hằng ngày?" Một trong những dự án chúng tôi đang thực hiện mà tôi hứng thú nhất là AdSense, và đây là một tín hiệu báo trước -- trước khi Dean tiết lộ. Nhưng ý tưởng lấy từ một tờ báo, ví dụ như chúng tôi cho các bạn xem các quảng cáo quan trọng. Và chữ hơi nhỏ và khó đọc, nội dung là về "Cuộc chiến cho New Hampshire: Howard Dean và chiếc ghế tổng thống" - bài báo về Howard Dean. Và các quảng cáo này tự động hiển thị -- như trong trường hợp này, trên tờ Washington Post -- từ nội dung trên bài viết. Và chúng tôi sử dụng hơn 150,000 nhà quảng cáo và hàng triệu quảng cáo, chọn một quảng cáo trong số đó phù hợp nhất với thứ bạn đang xem, mặc dù chúng tôi thực hiện dựa trên tìm kiếm. Tóm lại, ý tưởng của chúng tôi là khiến quảng cáo trở nên hữu ích hơn, chứ không chỉ là đống phiền toái nữa, phải không? Và điều tốt đẹp là, chúng tôi có một chương trình tự phục vụ, hàng nghìn trang web đã đăng ký chương trình này giúp họ kiếm tiền. Và tôi -- có nhiều người tôi đã gặp -- ở một buổi tiệc, tôi đã gặp anh chàng điều hành một trang web bảo tồn, và anh ấy nói, " Anh biết không, trước đây tôi chẳng kiếm được đồng nào tôi mới dùng chương trình này trên trang web của tôi và giờ đang kiếm được 10,000$ một tháng. Cảm ơn anh. Giờ tôi không phải làm thêm nữa." Và tôi nghĩ điều này đối với chúng tôi thật quan trọng, vì nó khiến Internet hiệu quả hơn. Nó khiến nội dung dễ tiếp cận hơn và công việc tìm kiếm hiệu quả hơn, khi mọi người có thể kiếm sống từ việc tạo ra nội dung chất lượng. Chúng tôi định dành những phút còn lại để nói về tương lai, nên tôi sẽ nói đôi điều về nó. Ý tưởng đằng sau nó là, để giỏi trong việc tìm kiếm, bạn phải thông minh. Vì bạn có thể gõ vào Google mọi thứ, và chờ đợi một kết quả phản hồi, đúng không? Nhưng việc tìm kiếm cũng lắm gian truân và bạn cần trí thông minh. Và công cụ tìm kiếm tốt nhất cũng cần thông minh. Đó là trí thông minh nhân tạo. Và đó là công việc chúng tôi hiện đang làm, thậm chí chúng tôi còn có một số nhân viên đủ nhiệt huyết và điên khùng để làm viêc này. Đó chính là mục tiêu họ nhắm tới. Chúng tôi luôn mong muốn Google sẽ thực sự thông minh, nhưng thực sự rất ngạc nhiên khi mọi người luôn nghĩ Google đã thông minh rồi. Thế nên tôi muốn đưa ra một ví dụ vui sau. Đây là một blog từ Iraq, nó không hẳn nó thứ tôi sắp nói tới, tôi chỉ muốn các bạn xem ví dụ sau. Sergey, cậu bôi vàng cái này giúp mình với. Chúng tôi đã quyết định -- à, bôi vàng được rồi. Cảm ơn cậu. "các tìm kiếm liên quan," ở đó. Các bạn không thể thấy nó rõ lắm, chúng tôi đã quyết định đặt tính năng này vào chương trình quảng cáo AdSense của chúng tôi, mang tên "các tìm kiếm liên quan." Và chúng tôi sẽ nói, "Có phải bạn định tìm kiếm thông tin liên quan đến," trong trường hợp này là, "Saddam Hussein," vì blog này viết về Iraq -- và bên cạnh các quảng cáo, chúng tôi nghĩ tính năng này là một ý tưởng hay. Và blog này là của một thanh niên trầm cảm, cậu ấy nói, "Các bạn biết không, mình ngủ rất nhiều." Cậu ấy viết về cuộc đời mình. Và các phép toán của chúng tôi -- dĩ nhiên không phải một người, nhưng các phép toán của chúng tôi, các máy tính của chúng tôi -- đọc blog của cậu ấy và quyết định rằng tìm kiếm liên quan là, " Mình đang chán chết đây." Và cậu ấy đã đọc nó và nghĩ rằng, ai đó đã kết luận cậu ấy thật nhàm chán, thật là xui xẻo, và cậu ấy nói,"Cái quái gì thế này, mấy tên đểu cáng ở Google kia? Tại sao không thích blog của mình chứ?" Và sau khi đọc blog của cậu ấy, thì diễn biến trở nên tệ hơn, khi máy tính quyết định tìm kiếm liên quan là, "Người đần." Và tiếp đó thì cậu ấy lại càng điên tiết hơn, và viết tiếp, còn bắt đầu chửi thề nữa. Và thế là chúng tôi đưa ra tìm kiếm liên quan "Đồ ngu." và cuối cùng kết thúc với "Đá *." Cơ bản là, cậu ấy nghĩ mình đang tiếp xúc với một thứ rất thông minh và tất nhiên là sau khi viết chương trình đó, chúng tôi đã thử nghiệm nhưng nó không hiệu quả lắm nên chúng tôi không duy trì tính năng đó nữa. Và với ví dụ đó, tôi xin khép bài diễn thuyết tại đây, Trước khi kết thúc tôi muốn nói rằng có nhiều thứ khiến tôi hào hứng khi làm việc với Google, và một trong số đó là chúng tôi có thể kiếm tiền qua dịch vụ quảng cáo, và một trong những lợi ích tôi không lường trước được là việc chúng tôi có thể giúp đỡ mọi người trên khắp thế giới, cả những nơi đang phát triển mà không phải lo lắng gì. Chúng tôi không phải lo về việc các sản phẩm bán rẻ hơn ở các khu vực còn nghèo và sau đó được tái nhập khẩu vào Mỹ -- ví dụ như ngành dược phẩm. Và tôi nghĩ chúng tôi thật may mắn khi có mô hình kinh doanh như thế vì ai ai cũng truy cập được vào dịch vụ tìm kiếm của chúng tôi, và thiết nghĩ đó là một lợi ích cực kỳ to lớn. Một điều nữa tôi muốn nhắn đến là chúng tôi có khả năng và trách nhiệm cung cấp thông tin đúng cho mọi người, và tự coi chúng tôi như một tờ báo hay một tờ tạp chí -- mà chúng tôi cần cung cấp thông tin khách quan. Thế nên chúng tôi không bao giờ nhận phí trả cho các kết quả tìm kiếm cả. Chúng tôi nhận tiền trả cho dịch vụ quảng cáo, và marketing dịch vụ đó. Điều đó khiến chúng tôi khác biệt với các đối thủ khác. Tôi nghĩ các quyết định mà chúng tôi có thể đưa ra giống như thế gây tác động rất lớn đến thế giới, và khiến tôi rất tự hào được làm việc tại Google. Xin cảm ơn. Tôi muốn bắt đầu bằng một ý tưởng Hãy tưởng tượng 4000 năm sau này Nền văn minh của chúng ta đã không còn tồn tại không còn những cuốn sách, không còn những thiết bị điện không Facebook hay Twitter Mọi hiểu biết về tiếng Anh lẫn bảng chữ cái của nó đã biến mất. Giờ hãy tưởng tượng về những nhà khảo cổ đào bới xuyên đống đổ vụn từ một trong những thành phố của chúng ta Họ sẽ tìm thấy được những gì? Có lẽ là những miếng nhựa hình chữ nhật với những kí hiệu lạ lẫm trên đó. Có lẽ vài mảnh kim loại tròn. Có lẽ là vài vật chứa hình trụ với những kí hiệu trên đó. Có lẽ một nhà khảo cổ sẽ ngay lập tức nổi tiếng khi cô tìm ra chôn dưới những ngọn đồi đâu đó ở Bắc Mỹ phiên bản lớn của những kí hiệu giống vậy. Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi mình những di vật đấy có thể nói gì về chúng ta với những người của 4000 năm sau? Đây không phải là câu hỏi chỉ mang tính giả thuyết Thực ra, đây chính là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi chúng ta cố gắng để tìm hiểu về nền văn minh thung lũng Indus tồn tại 4000 năm trước. Nền văn minh Indus được phỏng đoán là cùng thời với những nền văn minh nổi tiếng khác như Ai Cập hay Lưỡng Hà nhưng nó thật ra còn lớn hơn bất kì một trong hai cái trên. Nó chiếm giữ một diện tích cỡ khoảng 1 triệu kilomet vuông bao phủ Parkistan ngày nay, Tây bắc Ấn Độ và một phần của Afghanistan và Iran. Vì nó là một nền văn minh rộng lớn bạn có lẽ nghĩ rằng nó có những người cai trị đầy mạnh mẽ, những vị vua chúa và những lăng tẩm khổng lồ để tưởng niệm những ông vua quyền lực đó. Thực tế là những nhà khảo cổ không tìm thấy bất kì thứ gì như vậy. Họ đã tìm được những vật thể nhỏ như thế này. Đây là ví dụ cho một trong số chúng. Đương nhiên, đây chỉ là một bản sao. Nhưng đây là ai? Một ông vua? Một vị thần? Một thầy tế? Hay chỉ là một người bình thường như bạn và tôi? Chúng ta không biết. Nhưng người Indus cũng đã để lại những hiện vật với chữ viết lên đó Tất nhiên, Không phải những mảnh nhựa nhưng là những con dấu bằng đá, những miếng đồng những món đồ gốm, và ngạc nhiên hơn một tấm bảng lớn được chôn gần cổng của một thành phố. Chúng ta giờ vẫn không biết nếu nó viết Hollywood hay thậm chí là Bollywood. Sự thật là, chúng ta vẫn không biết được rằng những vật này nói lên điều gì, vì chữ viết của người Indus chưa được giải mã. Chúng ta vẫn không biết rằng những kí hiệu này mang ý nghĩa gì. Những kí hiệu thường thấy nhất trên những con dấu. Bạn có thể thấy một cái tương tự như vậy Đó là một vật thế hình vuông với hình một con thú như là kì lân trên đấy. Đây là một mảnh nghệ thuật tuyệt tác. Bạn nghĩ nó lớn cỡ nào? Lớn như thế này? Hay lớn như vậy? Để tôi chỉ cho bạn. Dưới đây là bản sao của một con dấu như vậy. Nó chỉ có kích thước 1 inch vuôn -- khá là nhỏ. Vậy chúng được dùng để làm gì? Chúng tôi biết rằng chúng được sử dụng để dập thẻ đất sét mà đã được gắn vào hàng hóa gửi đi từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy, bạn có để ý những phiếu đóng gói bạn nhận được trên hộp FedEx của bạn? Những vật này được sử dụng để làm những phiếu đóng gói. Bạn có thể hiếu kỳ ý nghĩa của những chữ viết là gì. Có lẽ chúng là họ tên của người gửi hoặc một số thông tin về hàng hóa đang được gửi từ nơi này sang nơi khác - chúng ta không biết. Chúng tôi cần phải giải mã các con chữ để trả lời câu hỏi đó. Giải mã chữ viết không chỉ là một câu đố trí tuệ, nó thực sự trở thành một câu hỏi mà liên kết trực tiếp với nền chính trị và lịch sử văn hóa của Nam Á. Trong thực tế, chữ viết đã trở thành một bãi chiến trường giữa ba nhóm người khác nhau. Trước tiên, có một nhóm người tin tưởng vững chắc rằng rằng hệ thống chữ Indus không đại diện cho một thứ ngôn ngữ. Những người này tin rằng những biểu tượng rất giống với các loại biểu tượng mà bạn tìm thấy trên biển báo giao thông hoặc các biểu tượng bạn tìm thấy trên những cái khiên. Nhóm người thứ hai thì tin rằng hệ thống chữ Indus đại diện cho một loại ngôn ngữ Ấn-Âu. Nếu bạn nhìn vào một bản đồ Ấn Độ ngày nay, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các ngôn ngữ được nói ở Bắc Ấn Độ thuộc họ ngôn ngữ Ấn-Âu. Vì vậy, một số người tin rằng hệ thống chữ Indus đại diện cho một ngôn ngữ Ấn-Âu cổ như tiếng Phạn. Còn nhóm người cuối cùng, những người tin rằng người Indus là tổ tiên của người dân sống ở miền Nam Ấn Độ ngày nay. Những người này tin rằng hệ thống chữ Indus đại diện cho một hình thức cổ xưa thuộc ngôn ngữ Dravidian, là họ ngôn ngữ được sử dụng tại phần lớn miền Nam Ấn Độ ngày nay. Và những người ủng hộ giả thuyết này chỉ ra rằng một nhóm nhỏ người nói tiếng Dravidian ở miền Bắc, thực sự gần Afghanistan, và họ nói rằng có lẽ, đã có lúc trong quá khứ Ngôn ngữ Dravidian được nói trên khắp Ấn Độ và rằng điều này cho thấy nền văn minh Indus có lẽ cũng chính là nền văn minh Dravidian. Giả thuyết nào trong số chúng có thể là sự thật? Chúng ta không biết, nhưng có lẽ nếu bạn giải mã được những con chữ bạn sẽ có thể trả lời cho câu hỏi này. Nhưng giải mã chữ viết là một nhiệm vụ rất khó khăn. Trước nhất, ta không có Rosetta Stone. Tôi không nói tới một phần mềm Ý tôi là một tạo tác cổ đại có chứa trong cùng một văn bản vừa là văn bản đã biết vừa là một văn bản chưa rõ ràng. Chúng ta không có một cổ vật cho hệ thống chữ Indus. Và hơn nữa, chúng tôi thậm chí không biết họ nói ngôn ngữ gì. Và làm cho vấn đề càng khó hơn, hầu hết các chữ viết chúng ta có rất là ngắn. như tôi đã cho các bạn thấy , chúng thường được tìm thấy trên các con dấu mà rất, rất nhỏ. Và trước những trờ ngại to lớn như vậy người ta có thể tự hỏi và lo lắng liệu ai sẽ có thể giải mã hệ thống chữ Indus. Trong phần còn lại của bài nói chuyện, tôi muốn kể cho các bạn về cách tôi đã học để ngừng lo lắng và yêu thích thách thức đặt ra bởi hệ thống chữ Indus. Tôi luôn bị cuốn hút bởi chúng kể từ khi tôi đọc về nó trong một cuốn sách giáo khoa trung học. Và tại sao tôi lại bị lôi cuốn? Vâng, vì đó là một đại ngôn ngữ cuối cùng chưa được giải mã trong thế giới cổ đại. Con đường sự nghiệp của tôi đã dẫn tôi trở thành một nhà thần kinh học tính toán, trong công việc thường ngày của tôi, tôi tạo ra mô hình máy tính của não để cố gắng hiểu cách bộ não ra các dự đoán, cách thức bộ não đưa ra các quyết định, cách thức bộ não học và vân vân. Nhưng vào năm 2007, con đường tôi đi một lần nữa đưa tôi đến hệ thống chữ Indus. Đó là khi tôi còn ở Ấn Độ, và tôi đã có cơ hội tuyệt vời để gặp một số nhà khoa học Ấn Độ những người đã sử dụng mô hình máy tính để cố gắng phân tích những đoạn văn. Và do đó, đấy cũng là lúc tôi nhận ra đây là cơ hội cho tôi để cộng tác với các nhà khoa học, và vì vậy tôi liền bắt lấy cơ hội đó. Và tôi muốn mô tả một số kết quả mà chúng tôi đã được tìm thấy. Hoặc tốt hơn, tất cả chúng ta hãy cùng giải mã. Bạn đã sẵn sàng chưa? Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi bạn có một loại ngôn ngữ chưa được giải mã là cố gắng tìm ra hướng của ngôn ngữ đó. Đây là hai văn bản có chứa một số biểu tượng trên chúng. Bạn có thể nói cho tôi chiều viết của văn bản là phải sang trái hoặc trái sang phải? Tôi sẽ cho bạn một vài giây. Được. Phải sang trái, bao nhiêu người đồng ý? Đuợc. Được. Trái sang phải? Ồ, gần như là 50/50. Đuợc. Câu trả lời là: nếu bạn nhìn vào phía bên trái của hai văn bản, bạn sẽ nhận thấy rằng có một dấu hiệu của sự dồn chữ và nó có vẻ như 4.000 năm trước đây, khi người ghi chép viết từ phải sang trái, họ thiếu chỗ để viết Và vì vậy họ đã phải nhồi nhét những dấu hiệu. một dấu hiệu khác là dưới dòng chữ trên đầu trang. Điều này cho thấy hướng viết có lẽ là từ phải sang trái, và vì vậy, đó là một trong những điều đầu tiên chúng ta đã biết, hướng viết là một khía cạnh rất quan trọng của ngôn ngữ. Và hệ thống chữ Indus có tính chất đặc biệt này Văn bản này còn cho ta thấy những tính chất nào khác của ngôn ngữ? Ngôn ngữ chứa các kiểu mẫu. Nếu tôi cho bạn chữ Q và yêu cầu bạn dự đoán các chữ cái tiếp theo, bạn nghĩ rằng sẽ là chữ cái gì? Hầu hết các bạn nói U, đúng. Bây giờ nếu tôi hỏi bạn dự đoán một chữ cái nữa, bạn nghĩ nó sẽ là gì? Chúng ta có vài ý tưởng. E, cũng có thể là I. Nó cũng có thể là A, nhưng chắc chắn không phải B, C hoặc D, phải không? Hệ thống chữ Indus cũng cho thấy các mẫu tương tự. Có rất nhiều các văn bản bắt đầu với biểu tượng hình kim cương này. Và theo sau lần lượt thường là bằng biểu tượng giống như dấu ngoặc kép này. Và tương tự như ví dụ với chữ Q và U. Theo sau biểu tượng này lần lượt có thể là các biểu tượng như hình cá và một số biểu tượng khác, nhưng không bao giờ bằng những dấu hiệu ở phía dưới. Và hơn nữa, có một số dấu hiệu thường nằm ở kết thúc văn bản, chẳng hạn như kí tự có hình chiếc hũ này và kí tự này, trên thực tế, là kí tự thường gặp nhất trong các đoạn văn. Với mô hình như vậy, đây là ý kiến của chúng tôi. Ý kiến ở đây là sử dụng một máy tính để tìm hiểu những mô hình, và vì vậy chúng tôi đã cho máy tính các đoạn văn đã tìm được. Và các máy tính đã học được một mô hình thống kê trong đó các ký hiệu có xu hướng xuất hiện cùng nhau và biểu tượng mà có xu hướng đi theo nhau. Theo mô hình của máy tính, chúng ta đánh giá mô hình bằng khảo sát bản chất của chúng Vì vậy, chúng tôi cố ý xóa một số ký hiệu, và chúng tôi có thể yêu cầu nó dự đoán những biểu tượng đã bị xóa Dưới đây là một số ví dụ. Bạn có thể xem đây có lẽ như môt trò chơi cố nhất của "Bánh Xe Vận Mệnh." Chúng tôi tìm thấy các máy tính đã thành công trong 75 phần trăm các trường hợp trong việc dự đoán các biểu tượng chính xác. Trong các trường hợp còn lại, thường thì dự đoán chính xác nằm ở lần thứ hai hay ba. Ngoài ra còn có ứng dụng thực tế cho quy trình đặc biệt này. Có rất nhiều những văn bản bị hư hỏng. Dưới đây là một ví dụ về một văn bản như vậy. Và chúng ta có thể sử dụng mô hình máy tính hiện nay để cố gắng hoàn thành văn bản này và thực hiện một dự đoán tốt nhất. Dưới đây là một ví dụ về một biểu tượng mà đã được dự đoán. Và điều này có thể thực sự hữu ích khi chúng tôi cố gắng giải mã các văn bản bằng cách tạo ra nhiều dữ liệu mà chúng tôi có thể phân tích. Bây giờ đây là một điều khác bạn có thể làm với các mô hình máy tính. Hãy tưởng tượng một con khỉ ngồi ở trước bàn phím. Tôi nghĩ rằng bạn có thể nhận được một mớ chữ cái lộn xộn ngẫu nhiên trông như thế này. Mớ trộn lộn ngẫu nhiên như thế của các chữ cái có mức độ ngẫu nhiên (entropy) cao. Đây là một thuật ngữ lý thuyết vật lý và thông tin. Nhưng chỉ cần tưởng tượng đó là một mớ chữ cái lẫn lộn ngẫu nhiên. Bao nhiêu người trong các bạn đã đổ cà phê lên bàn phím? Bạn có thể dính phải việc kẹt phím vì vậy một biểu tượng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kiểu trình tự này được cho là có mức độ ngẫu nhiên (entropy) rất thấp bởi vì không có sự thay đổi nào cả. Ngôn ngữ, mặt khác, có độ ngẫu nhiên trung bình; nó không phải quá cứng nhắc, cũng không quá ngẫu nhiên. Còn hệ thống chữ Indus thì sao? Dưới đây là một biểu đồ hiển thị mức độ hỗn loạn của một nhóm Bạn có thể thấy ở cao nhất là những chuỗi thống nhất ngẫu nhiên, đó là một mớ lộn xộn ngẫu nhiên của các chữ cái, và hay nữa, chúng tôi cũng tìm thấy trình tự DNA trong hệ gen của con người và nhạc cụ. Và cả hai đều rất, rất linh hoạt, đó là lý do tại sao bạn tìm thấy chúng trong phạm vi rất rộng. Vào cuối thấp của quy mô, bạn tìm thấy một chuỗi cứng nhắc, một chuỗi toàn điểm A, và bạn cũng tìm thấy một chương trình máy tính, trong trường hợp này bằng ngôn ngữ Fortran, mà tuân theo quy tắc thực sự nghiêm ngặt. Văn bản ngôn ngữ nằm ở khoảng giữa. Còn hệ thống chữ Indus thì sao? Chúng tôi thấy rằng hệ thống chữ Indus thực sự nằm trong phạm vi của các văn bản. Khi kết quả này được công bố đầu tiên, nó đã gây nhiều tranh cãi. Có những người kêu la phản đối, và những người này là những người tin tưởng rằng hệ thống chữ Indus không đại diện cho ngôn ngữ. Tôi thậm chí bắt đầu nhận được những lá thư căm ghét Học sinh của tôi nói rằng tôi nên thực sự nghiêm túc xem xét việc phòng thân. Ai có thể nghĩ giải mã có thể là một nghề nguy hiểm không? Kết quả này đã cho thấy những điều gì? Nó cho thấy rằng hệ thống chữ Indus chia sẻ một tính chất quan trọng của ngôn ngữ. Vì vậy, như câu nói xưa, nếu nó trông giống như một hệ thống ngôn ngữ và nó hoạt động như một hệ thống ngôn ngữ thì có lẽ chúng ta có thể có một hệ thống ngôn ngữ trong tay. Có bằng chứng nào khác chữ viết liệu có thể mã hóa được ngôn ngữ? Vâng chữ viết thực sự có thể mã hóa nhiều ngôn ngữ. Vì vậy, ví dụ, đây là một câu viết bằng tiếng Anh và cùng một câu được viết bằng tiếng Hà Lan sử dụng các chữ cái tương tự của bảng chữ cái. Nếu bạn không biết tiếng Hà Lan và bạn chỉ biết tiếng Anh và tôi đưa cho bạn một số từ bằng tiếng Hà Lan, bạn sẽ cho tôi biết rằng những từ này chứa một số mẫu rất bất bình thường. Một số chữ có vẻ không đúng, và bạn sẽ nói những từ này có lẽ không phải từ tiếng Anh. Điều tương tự cũng xảy ra trong trường hợp của hệ thống chữ Indus. Máy tính đã tìm thấy một số văn bản đây là hai trong số chúng, có cấu trúc rất không bình thường. Ví dụ như mẫu đầu tiên có tới hai kí hiệu hình cái hũ Đây là dấu hiệu thường được bắt gặp nhất trong những văn bản tiếng Indus, và nó chỉ có trong văn bản này mà có tới hai cái cùng lúc Tại sao lại có trường hợp như vậy? Chúng tôi đã đi lại và tìm nơi mà các văn bản cụ thể đã được tìm thấy và hóa ra chúng đã được tìm thấy rất, rất xa từ thung lũng Indus. Chúng đã được tìm thấy ở Iraq ngày nay và Iran. Và tại sao chúng lại được tìm thấy ở đó? Những gì tôi đã chưa nói với bạn là người Indus đã rất, rất khéo kinh doanh Họ đã từng giao dịch với những người khá xa nơi họ sống, và do đó, trong trường hợp này, họ đã đi bằng đường biển lên tới tận Lưỡng Hà, Iraq ngày nay. Và những gì có vẻ như đã xảy ra ở đây là các thương gia Indus, các thương gia, đã sử dụng chữ viết này để viết một ngôn ngữ nước ngoài. Nó giống như ví dụ về tiếng Anh và Hà Lan. Và đó sẽ giải thích tại sao chúng ta có những mô hình kỳ lạ mà chúng khác xa với loại chữ viết được tìm thấy nơi thung lũng Indus. Điều này gợi nên ý nghĩ rằng, chữ viểt Indus có thể đã được sử dụng để viểt nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Kết quả chúng ta đã có dường như chỉ đến kết luận rằng hệ thống chữ Indus có thể đại diện cho ngôn ngữ. Nếu nó đại diện cho ngôn ngữ, làm thế nào để chúng ta đọc các biểu tượng? Đó là thách thức lớn tiếp theo của chúng tôi. Bạn có thể để ý thấy nhiều kí hiệu trông giống như hình ảnh của con người, của các loài côn trùng, của các loài cá, các loài chim. Hầu hết các chữ viết cổ xưa sử dụng các nguyên tắc đố tên, đó là, sử dụng hình ảnh đại diện cho các từ. ví dụ, đây là một từ. Bạn có thể viết nó bằng cách sử dụng hình ảnh không? Tôi sẽ cho bạn một vài giây. Xong chưa? Được rồi, tốt Đây là đáp án của tôi Bạn có thể sử dụng hình ảnh của một con ong theo sau là một ảnh của một chiếc lá - và đó là "niềm tin", bên phải. Có thể có các giải pháp khác. Trong trường hợp của hệ thống chữ Indus, vấn đề là ngược lại. Bạn phải tìm ra các âm thanh của mỗi hình ảnh như vậy toàn bộ chuỗi mới có ý nghĩa. Vì vậy, đây là giống như một trò đố ô chữ, ngoại trừ việc này như là mẹ của tất cả các trò đố ô chữ bởi vì hậu quả rất cao nếu ta giải mã nó. Đồng nghiệp của tôi, Iravatham Mahadevan và Asko Parpola, đã có một số cải tiến cụ thể về vấn đề này tôi muốn cung cấp cho bạn một ví dụ nhanh về công việc của Parpola Dưới đây là một đoạn thực sự ngắn. Nó chứa bảy nét thẳng đứng tiếp theo là dấu hiệu giống cá này. Và tôi muốn đề cập rằng con dấu này đã được sử dụng cho dập thẻ đất sét mà đã được gắn vào bó của hàng hóa, vì vậy nó rất có thể là những thẻ này, ít nhất là một số trong số chúng. chứa tên của thương gia. Và hóa ra rằng ở Ấn Độ có một truyền thống lâu đời tên được dựa trên lá số tử vi và chòm sao có mặt tại thời điểm sinh. Trong các ngôn ngữ Dravidian, từ cho cá là "meen" điều cũng xảy ra với từ ngữ cho chữ sao Và như vậy bảy ngôi sao sẽ có nghĩa là "elu meen," đó là từ Dravidian cho chòm Bắc Đẩu. Tương tự như vậy, có một chuỗi sáu sao, và dịch thành "aru meen," đó là tên Dravidian cũ cho chòm sao Tua Rua (Pleiades). Và cuối cùng, có những kết hợp khác, chẳng hạn như kí hiệu này như hình con cá với mái nhà trên đỉnh đầu. Và đó có thể được dịch thành "mey meen," đó là tên Dravidian cũ cho sao Thổ. Vì vậy, đó là khá thú vị. Có vẻ như chúng ta đang đi tới đâu đó. Nhưng liệu điều này chứng minh rằng con dấu này chứa tên Dravidian dựa trên các hành tinh và các chòm sao sao? Cũng chưa. Vì vậy, chúng tôi không có cách nào chứng thực những con chữ cụ thể, nhưng nếu càng có nhiều câu trở nên có nghĩa hơn và nếu những chuỗi càng dài hơn trở nên đúng, thì chúng ta biết rằng mình đang đi đúng hướng. Hôm nay, chúng ta có thể viết một từ như TED trong chữ tượng hình Ai Cập và trong chữ hình nêm, vì cả hai đã được giải mã trong thế kỷ 19. Các giải mã của hai ngôn ngữ cho phép những nền văn minh nầy trò chuyện với chúng ta cách trực tiếp. Người Maya bắt đầu nói với chúng ta trong thế kỷ 20, nhưng nền văn minh Indus vẫn im lặng. Tại sao chúng ta phải quan tâm? Nền văn minh Indus không thuộc về những người Ấn Độ hay Nam Bắc Ấn Độ hoặc người Pakistan; nó thuộc về tất cả chúng ta. Đây là những tổ tiên của chúng ta - của bạn và tôi. Họ im lặng bởi một tai nạn đáng tiếc của lịch sử. Nếu chúng ta giải mã được chữ viết, chúng ta sẽ giúp họ nói chuyện với chúng ta lần nữa Họ sẽ nói với chúng ta về điều gì? Chúng ta sẽ tìm thấy gì ở họ? Về chúng ta? Tôi rất mong đợi để tìm hiểu. Cảm ơn (Vỗ tay) Thật là tuyệt vời khi chúng ta ở đây nói về khoảng thời gian số lượng bệnh nhân tăng lên Bạn đã nghe những câu chuyện về những bệnh nhân đang kiểm soát được căn bệnh của họ, những người cho rằng " Bạn biết không, tôi biết các rủi ro, nhưng tôi đang tìm kiếm thêm thông tin và xác định đâu là thời khắc thành công của mình." Tôi sẽ chia sẻ với bạn, cái cách mà bốn năm trước đây, tôi gần như đã chết, tìm ra bản thân mình thế nào, thực tế, tôi gần như đã chết. và cái tôi tìm ra là bước tiến của bệnh nhân điện tử. Tôi sẽ giải thích nó là gì. Tôi từng viết blog dưới cái tên "bệnh nhân Dave" và khi tôi khám phá ra điều này, tôi đã đặt lại tên mình là Dave. Nhắc đến từ "bệnh nhân": Khi lần đầu tiên cách đây vài năm tôi bắt đầu tham gia chăm sóc sức khỏe và tham gia cuộc họp như người quan sát bình thường Tôi nhận thấy rằng người ta nói về các bệnh nhân như thể không có ai đang ở trong phòng này vậy người nào đó ngoài kia. Vài cuộc trò chuyện chúng ta vẫn làm như vậy. Nhưng tôi ở đây để nói với bạn rằng: "bệnh nhân" không phải là người thứ ba. Được chứ? Bản thân bạn sẽ thấy chính mình trên giường bệnh hoặc mẹ của bạn, con của bạn có vài người đồng tình, họ nói " Đúng, tôi hiểu ý của bạn" Vậy nên khi bạn lắng nghe những gì tôi sắp nói ở đây hôm nay trước tiên, tôi muốn nói rằng tôi ở đây thay mặt cho các bệnh nhân, mà tôi đã gặp, và cả những người tôi chưa từng gặp. Điều này là để cho bệnh nhân đóng vai trò chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật. Một trong những vị bác sĩ có thâm niên tại bệnh viện chúng tôi Charlie Safran, và đồng nghiệp ông ấy, Warmer Slack đã đề cập từ lâu thất bại lớn nhất về việc sử dụng nguồn lực trong chăm sóc sức khỏe là bệnh nhân. Họ đã nói như vậy từ những năm 1970. Giờ đây, tôi sẽ quay trở lại lịch sử. Tháng 7 năm 1969. Tôi là một sinh viên năm nhất, đây là lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng. Và đó cũng là lần đầu tiên chúng ta đã nhìn thấy từ một bề mặt khác đó là nơi bạn và tôi đang ở đây nơi chúng ta sống. Nó thay đổi theo cách mà không ai có thể biết trước. Một vài tuần sau đó, Woodstock đã diễn ra. Nó kéo dài trong ba ngày với âm nhạc và niềm vui. Đây là một bằng chứng mang tính xác thực. Một bức ảnh của tôi vào năm đó. (cười) Đúng vậy, mái tóc xoăn, đôi mắt xanh-- nó thật sự là gì đó Mùa thu năm 1969. tờ The Whole Earth catalog đã được xuất bản. Đó là một tờ báo tư nhân nổi loạn. Chúng tôi nghĩ những thanh niên lập dị là những người theo chủ nghĩa khoái lạc. thế nhưng có một thành phần mạnh mẽ và tôi ở trong chuyển biến đó thành phần rất mạnh mẽ tự chịu trách nhiệm về bản thân họ. Đề tựa quyển sách là "Access to Tools" (Tiếp cận các công cụ). Cuốn sách nói về cách xây nên ngôi nhà của chính bạn, làm thế nào để tự cung cấp thức ăn, tất cả những thứ kiểu như vậy. Vào những năm 1980, một bác sĩ trẻ, Tom Ferguson, đã từng là biên tập viên y khoa của tờ Whole Earth Catalog. Anh ta nói rằng chủ yếu chúng ta làm trong y học và chăm sóc sức khỏe là tự chăm sóc bản thân. Thực tế, anh ta nói rằng 70-80% là cách chúng ta thực sự chăm sóc cơ thể mình. Anh thấy rằng chăm sóc sức khỏe chuyển qua chăm sóc y tế bởi nhiều bệnh nguy hiểm hơn, điều mấu chốt giữ ta lại là truy cập thông tin. và khi web ra đời, mọi thứ thay đổi bởi vì chúng ta không chỉ tìm kiếm thông tin, chúng ta còn có thể tìm kiếm những người giống như chúng ta, người có thể kết giao, người có thể mang đến thông tin cho ta. Anh đã tạo ra thuật ngữ "e-Patients" bệnh nhân ảo được trang bị, gắn kết, cấp quyền kích hoạt. Rõ ràng ở giai đoạn này của cuộc đời, ông có vẻ trang nghiêm và đứng đắn hơn trước kia. Giờ đây, tôi đã là một bệnh nhân dài hạn trước khi tôi nghe về định nghĩa này Năm 2006, tôi gặp bác sĩ để khám sức khỏe thường xuyên, tôi từng nói, " tôi đau vai." Tôi đã chụp X-quang, buổi sáng ngày hôm sau, bạn có thể hiểu, những người từng trải cuộc khủng hoảng y học sẽ hiểu được điều này. Buổi sáng ngày hôm đó, một vài diễn giả đặt tên ngày mà khi họ tìm ra tình trạng của họ. Với tôi, đó là lúc 9 giờ sáng. ngày 3 tháng 1 năm 2007. Tôi ở trong văn phòng, bàn làm việc đã được lau dọn sạch sẽ. Điện thoại reo và đó là bác sỹ của tôi gọi. Ông nói, "Dave, tôi đã gửi ảnh chụp X-quang lên màn hình máy tính ở nhà." Ông nói, " Vai của anh rồi sẽ ổn thôi, nhưng Dave, có cái gì đó trong phổi anh." Và nếu nhìn vào hình tròn đỏ kia, bóng của nó lẽ ra không phải ở đó. Để tóm gọn câu chuyện dài này, tôi hỏi, " Vậy tôi có cần quay lại chỗ ông không?" Ông đáp, " Chúng tôi sẽ chụp CT lồng ngực của anh." Khi kết thúc, tôi hỏi thêm, " tôi cần làm gì nữa không?" Ông nói-- nghĩ về điều này thôi Đây là lời khuyên bác sỹ dành cho bạn: " Chỉ cần về nhà và thưởng thức ly rượu vang cùng vợ của mình." Tôi thực hiện quét CAT. Kết quả cho thấy năm đốm như vậy trong phổi của tôi. Vì điểm này mà chúng tôi biết đó là ung thư. Chúng tôi biết đó không phải ung thu phổi. Điều đó có nghĩa có nó đã bị di căn từ đâu đó. Câu hỏi đặt ra là: từ đâu? Vì vậy tôi đã siêu âm. Tôi phải làm cái nhiều phụ nữ phải làm, bôi chất lòng trong suốt lên bụng và " Buzzz!" Vợ tôi đến với tôi. Cô ấy là một bác sĩ thú y. Vì vậy cô ấy đã nhìn thấy siêu âm nhiều lần. Ý tôi là, cô biết tôi không phải là một chú chó. (Cười lớn) Đây là ảnh MRI Kết quả sẽ sắc nét hơn siêu âm. Những gì chúng ta thấy trong thận là những đốm lớn ở đó. Thực ra trong số những đốm này có hai loại: một là phát triển ra phía trước đã vỡ ra và bám vào ruột. Phần còn lại phát triển ra phía sau và bám vào phần cơ lưng, đó là phần cơ lớn ở lưng mà tôi chưa bao giờ nghe đến. nhưng rồi vì điều đột ngột này mà tôi quan tâm đến nó. (Cười lớn) Tôi đã về nhà. Bây giờ, tôi lên google Tôi dùng máy tính từ 1989, trên CompuServe. Tôi đã về nhà, và tôi biết bạn không thể đọc các chi tiết tại đây; điều đó không quan trọng. Ý tôi là tôi đã truy cập trang mạng y học uy tín, WebMD, vì tôi biết cách lọc ra những trang không chất lượng. Tôi cũng thấy vợ tôi trên mạng. Trước khi tôi gặp cô ấy, Tôi đã tối ưu một số kết quả tìm kiếm. (Cười) Vì vậy, tôi đã tìm được thông tin chất lượng. Có rất nhiều cái đáng tin nguồn tin nào đáng tin cậy? Nơi nào chấm dứt cơ thể tôi và cuộc xâm nhập bắt đầu? Ung thư, khối u, là cái gì đó phát triển vượt ra ngoài mô. Điều này diễn ra như thế nào? Nơi năng lực y tế kết thúc và bắt đầu là đâu? Cái tôi đọc được trên WebMD: "Dự đoán tiến trình ung thư thận thường rất kém. Hầu hết bệnh nhân đều không thể chữa được" Tôi đã tìm kiếm trên mạng đủ lâu để biết rằng nếu tôi không ưa kết quả đầu tiên tôi có được Tôi sẽ tra cứu thêm. Và cái tôi tìm thấy trên những trang mạng khác là, thậm chí kết quả của trang thứ ba trên Google: " Viễn cảnh ảm đạm." " Tiên lượng dè dặt." Và tôi đang nghĩ, " Cái quái gì đây?" Tôi đã chẳng hề thấy ốm yếu chút nào. Ý tôi là, tôi đã thường xuyên thấy mệt mỏi và buổi chiều tối, nhưng tôi chỉ 56 tuổi, bạn biết không? Cân nặng của tôi đã giảm nhẹ, nhưng với tôi, đó là điều bác sĩ nói tôi làm. Đó thực sự là một cái gì đó. Và đây là sơ đồ của ung thư thận giai đoạn bốn từ loại thuốc cuối cùng tôi nhận được. Hoàn toàn trùng hợp, có thứ đó ở trong phổi của tôi. Ở trong xương đùi trái, còn có một thứ khác nữa. Tôi còn một chân. Chân tôi cuối cùng đã bị gãy. Có một thứ trong hộp sọ, và rồi nhờ phương pháp đo tốt, tôi đã có thêm những khối u khác, bao gồm, vào lúc trị liệu của tôi bắt đầu, khối u đã phát triển vượt ra khỏi lưỡi của tôi. Khối u thân của tôi đã di căn ra lưỡi. Và những gì tôi đọc được, tôi còn sống 24 tuần. Điều này thật tệ. Tôi đã nghĩ rằng, " Gương mặt mẹ tôi sẽ thế nào vào ngày tang lễ của tôi?" Tôi buộc phải ngồi lại và nói với con gái "tình hình là vầy" Bạn trai nó đang ở với nó. tôi nói "bố không muốn tụi con kết hôn sớm, chỉ là được làm vậy khi bố còn sống" Điều này nghiêm trọng thật. Nếu bạn tự hỏi tại sao bệnh nhân được truyền động lực và muốn giúp đỡ, nghĩ về điều này. Bác sĩ của tôi kê đơn cho một cộng đồng bệnh nhân, Acor.org một mạng lưới bệnh nhân ung thư, của tất cả những điều tuyệt diệu. Rất nhanh họ nói với tôi rằng, " Ung thư thận là một căn bệnh không phổ biến. Có lẽ anh cần đến một trung tâm chuyên khoa. Tuy rằng không có cách chữa, nhưng đôi khi vẫn có ngoại lệ điều này không thường xảy ra gọi là thuốc điều biến đáp ứng sinh học liều cao. Hầu hết các bệnh viện không cung cấp dịch vụ này, nên họ thậm chí còn không rằng nó tồn tại. Trước tiên đừng để họ đưa cho bạn cái gì khác. Và đây, là bốn bác sĩ ở Hoa Kì là những người có loại thuốc này, còn đây là số điện thoại của họ." Điều này mới tuyệt vời làm sao! (Vỗ tay) Đây là thứ đó: Chúng ta ở đây, sau bốn năm, bạn không thể tìm ra trang web cung cấp thông tin như vậy cho bệnh nhân. Chính phủ đã phê duyệt Hiệp hội ung thư Mỹ, nhưng bệnh nhân biết bệnh nhân muốn biết gì. Đó là sức mạnh của mạng lưới các bệnh nhân. Một thứ chất tuyệt vời, một lần nữa, tôi đề cập đến: nơi nào trên cơ thể tôi sẽ dừng hoạt động? Bác sĩ điều trị ung thư cho tôi và tôi đã nói chuyện rất nhiều những ngày này bởi tôi cố giữ cho cuộc nói chuyện thật xác đáng chính xác. Và ông nói, " Anh biết không, hệ thống miễn dịch rất giỏi tìm ra những kẻ xâm nhập, những vi khuẩn từ bên ngoài, nhưng khi những mô ung thư phát triển dần, đó lại là một vấn đề khác." Và tôi thực sự đã trải qua những bài tập rèn luyện tinh thần, bởi tôi đã thành lập một cộng đồng hỗ trợ bệnh nhân trên web một trong những người bạn của tôi, một người bà con thực sự, đã nói " Nhìn kìa, Dave, ai đã làm nên điều này? Anh đang tự mình thiết lập tự tấn công tinh thần chính mình sao?" Rồi chúng tôi đã cùng thực hiện. Và câu chuyện diễn ra như thế nào đều ở trong cuốn sách này. Dù sao thì, đây là cách những con số bị che dấu đi. Tôi là tôi, tôi đặt những con số từ trang web của bệnh viện từ kích cỡ khối u. vào trong một trang tính. Đừng lo lắng về những con số. Thật bất ngờ, hai dòng kẻ màu vàng đó là vị trí tôi đã tiêm hai liều điều biến đáp ứng sinh học trong hai tháng. Và nhìn vào độ sâu kích cỡ hai khối u ở giữa. Chỉ là không thể tin được. Ai biết được cái chúng ta có thể làm khi chúng ta học cách tận dụng điều đó. Phần khó khăn là một năm rưỡi sau, Tôi đã ở đó khi người phụ nữ tuyệt vời, con gái tôi kết hôn. Và khi nó đi xuống những bước này, chỉ còn tôi và nó vào khoảnh khắc ấy, tôi đã rất vui mừng khi con gái tôi không phải nói với mẹ của nó, " Con ước gì bố cũng ở đây." Và đây là cái chúng ta đang làm khi chúng ta chăm sóc sức khỏe tốt hơn Giờ đây tôi muốn nói ngắn gọn về những bệnh nhân khác những người đang làm mọi thứ để cải thiện chăm sóc sức khỏe. Đây là Regina Holliday, một họa sĩ ở Washington D.C, chồng bà chết vì ung thư thận một năm sau khi tôi mắc bệnh. Cô ấy đang vẽ một bức tranh tường vào những tuần cuối cùng đầy kinh khủng của chồng trong bệnh viện. Một trong những thứ bà đã khám phá ra là bệnh án của chồng trong tập hồ sơ này khá lộn xộn. Và bà đã nghĩ, " Nếu tôi có một nhãn hiệu thành phần dinh dưỡng ở một bên hộp ngũ cốc, vậy tại sao không có một thứ gì đó đơn giản nói với mỗi y tá mới đang làm nhiệm vụ, mỗi vị bác sĩ mới, về tình trạng của chồng tôi?" Vì vậy bà đã vẽ nhãn thông tin dinh dưỡng những thứ kiểu như thế, trong sơ đồ của chồng bà. Cô đã nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe giống như tôi vậy. Cô đã nhận ra có rất nhiều người người đã viết những cuốn sách ủng hộ bệnh nhân những cuốn sách mà bạn không chỉ nghe về các hội nghị y tế. Bệnh nhân là một nguồn tài nguyên chưa sử dụng đúng cách. Như những gì tôi nói ở phần giới thiệu, Tôi biết chút chút khi nói rằng bệnh nhân phải truy cập số liệu của họ. Thực ra tôi đã nói ở một hội nghị cách đây vài năm, " Đưa cho tôi đống tài liệu chết tiệt đó, vì các người không đáng tin để giữ chúng rõ ràng đâu." Và ở đây cô đã có đống dữ liệu chết tiệt đó-- Đó chỉ là chơi chữ thôi-- cái bắt đầu để phá vỡ, bắt đầu để vượt qua nước tượng trưng cho dữ liệu của chúng tôi. Và thực tế, tôi muốn làm một chút gì đó mang tính đối đáp cho bạn ở đây. Đây là một gã trên Twitter mà tôi biết, người làm sức khỏe IT ở ngoài Boston và anh ta đã viết một đoạn rap về e-Patient (bệnh nhân điện tử). Nó như thế này. (Cười) (Beatbox) (Rap) Đưa dữ liệu chết tiệt của tôi đây Tôi muốn là bệnh nhân điện tử như Dave Đưa dữ liệu chết tiệt của tôi đây, vì cuộc sống của tôi cần được cứu (Giọng thường) bây giờ, tôi không đi xa hơn nữa (vỗ tay)(hoan hô) Cảm ơn. thời gian khá ngắn (cười) Nghĩ về những khả năng. tại sao iPhones và iPads tiến nhanh và xa hơn các dụng cụ y tế có sẵn cho bạn để hỗ trợ việc chăm sóc gia đình? Đây là một trang mạng, VisibleBody.com, mà tôi tình cờ truy cập vào. Và tôi nghĩ, " Bạn biết đấy, tôi tự hỏi bó cơ chân của tôi là gì?" Bạn có thể nhấn vào những thứ này và loại bỏ nó. Tôi đã thấy, " Aha, đây là thận và cơ bắp chân." Và tôi đã xoay nó theo ba chiều và nói, " Giờ thì mình đã hiểu." Và rồi điều này gợi nhắc tôi về Google Earth, nơi bạn có thể đến bất kì địa chỉ nào. Lúc ấy tôi đã nghĩ, " Tại sao không dùng cái này và kết nối với những dữ liệu số và có một Google Earth cho chính cơ thể mình?" Google đã ra mắt gì vào năm nay? Bây giờ đã có trình duyệt Google Body. Nhưng bạn thấy đấy, nó vẫn có điểm chung. Đó không phải là dữ liệu của tôi. Nhưng nếu chúng ta có thể nhận được những dữ liệu đó từ phía sau kênh đào những nhà sáng tạo phần mềm có thể chộp lấy nó cái cách mà họ vẫn thường làm, Ai biết được ta sẽ còn có những gì. Một câu chuyện cuối cùng Kelly Young,một bệnh nhân viêm khớp dạng thấp từ Florida Đây là câu chuyện có thât, hé lộ chỉ vài tuần trước. bệnh nhân RA, cách họ tự gọi mình-- trang blog của cô ấy là RA Warrior-- gặp vấn đề nghiêm trọng bởi vì 40% trong số họ đều không có triệu chứng rõ ràng. Và nó rất khó để nói rằng tình trạng bệnh đang diễn tiến ra sao. Một vài bác sĩ cho rằng, " Hẳn là rất đau đớn." Thông qua những tìm kiếm trên mạng, cô đã tìm ra một hình thức quét xương hạt nhân vẫn thường được sử dụng trong các trường hợp ung thư, nhưng nó cũng sẽ phát hiện ra những dấu hiệu viêm. Và cô thấy rằng nếu như không có viêm kết quả sẽ là một màu xám đồng nhất. Vì vậy cô đã tiến hành kiểm tra. Báo cáo chẩn đoán hình ảnh cho thấy, "không có ung thư được tìm thấy" Đó không phải là điều cô định làm với nó. Vì vậy cô muốn nó được đọc lại và rồi bác sĩ đã sa thải cô. Cô cầm CD lên. Bác sỹ nói, " Nếu như không làm theo hướng dẫn của tôi, đi đi" Cô cầm lại CD ảnh chụp scan, và xem xét lại tất cả các điểm nóng. Và cô đang tích cực tham gia vào blog của mình tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đây là một bệnh nhân được ủy quyền -- không được đào tạo y tế. Là chúng ta, là bạn, là nguồn lực chưa được tận dụng trong chăm sóc sức khỏe. Những gì cô ấy có thể làm là bởi vì cô ấy đã truy cập vào những dữ liệu thô. Làm thế nào có một thỏa thuận lớn như vậy? Vâng, vào Ted2009, Tim Berners- Lee, nhà phát minh ra Web, đã có một cuộc nói chuyện về điều to lớn tiếp theo không phải là để trình duyệt tìm những dữ liệu từ bài báo của người khác mà là dữ liệu thô. Ông đã nhắc lại vào cuối buổi nói chuyện nhiều lần, " Bây giờ là dữ liệu thô! bây giờ là dữ liệu thô! Và tôi yêu cầu bạn, ba từ, làm ơn, để cải thiện chăm sóc sức khỏe: Để bệnh nhân giúp. Để bệnh nhân giúp. Để bệnh nhân giúp. Để bệnh nhân giúp. Cảm ơn. ( Vỗ tay) Cho tất cả những bệnh nhân trên khắp thế giới đang theo dõi bài nói chuyện này, chúa phù hộ bạn, tất cả mọi người- để bệnh nhân giúp Dẫn chương trình: Phù hộ cho anh. Cảm ơn rất nhiều. Đường ray Highline là một đường ray cũ và được xây dựng trên cao có độ dài khoảng một dặm rưỡi (2,4 km) xuyên qua Manhattan. Và nó vốn là đường ray chuyên trở hành hóa chạy dọc hết Đại lộ số 10. Sau này đại lộ đó được biết đến với cái tên "Đại lộ Chết" bởi vì có quá nhiều người bị chèn chết bởi tàu hỏa đến nỗi mà ngành đường sắt phải thuê một chàng trai cưỡi ngựa chạy phía trước tàu, và anh ta được biết đến như một "Cao Bồi Miền Viễn Tây." Nhưng kể cả khi có chàng cao bồi, thì mỗi tháng một người cũng chết do bị tàu chèn. Vì vậy đường ray được nâng lên trên cao. Họ đã xây đường ray cách 30 ft (9,1 m) so với mặt đất, xuyên qua ngay giữa khoảng không của thành phố. Nhưng với sự phát triển của xe tải chạy xuyên bang, đường ray này được sử dụng ngày càng ít đi. Và tới năm 1980, chuyến tàu cuối cùng đã lăn bánh. Đó là chuyến tàu chở đầy gà tây đông lạnh trong đúng Ngày lễ Tạ ơn xuất phát từ Quận Meatpacking. Và sau đó, đường ray này bị bỏ hoang. Và tôi là người sống gần đó, tôi đọc về đoạn đường ray này lần đầu tiên ở trên tờ báo New York Times, trong một bài báo nói rằng nó sẽ bị phá hủy. Và tôi đinh ninh rằng nếu có ai đó đang hành động để bảo tồn hoặc cứu nó thì tôi có thể làm một tình nguyện viên, nhưng tôi nhận ra rằng, chẳng ai có ý định đó cả. Tôi tham gia một cuộc họp hội đồng bang -- mà trước đó tôi chưa từng thực hiện điều này bao giờ -- và tôi ngồi cạnh một anh chàng tên là Joshua David, vốn là một nhà văn du lịch. Và tới cuối buổi họp, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi là hai người duy nhất có cùng chung ý tưởng; đa số mọi người, ai cũng muốn phá hủy đường ray này. Rồi chúng tôi trao đổi danh thiếp, và thường xuyên gọi cho nhau rồi quyết định thành lập tổ chức này, tổ chức có tên Những người bạn của High Line. Và mục đích đầu tiên của tổ chức là cứu đường ray khỏi bị phá hủy, nhưng sau đó chúng tôi muốn nghĩ cách xem có thể làm gì với đoạn đường ray này. Và thứ đầu tiên tạo ấn tượng với tôi, hay nói cách khác là khiến tôi thấy thú vị, đó là cảnh này nhìn từ dưới đường -- đó là cả một cơ cấu thép, có phần rỉ sét, một di tích của một nền công nghiệp. Nhưng khi tôi đi lên tới trên, nó là một đường dài dặm rưỡi (2,4 km) toàn cây cỏ dại chạy giữa không trung của thành phố Manhattan kết hợp cùng với cảnh của tòa nhà Empire State và tượng Nữ thần Tự do và dòng sông Hudson. Và đó là nơi chúng tôi khởi đầu ý tưởng, ý tưởng thống nhất tất cả cảnh quan lại, và biến chúng thành một công viên, và nguồn cảm hứng chính đến từ sự hoang sơ. Hiện nay, có rất nhiều sự phản đối. Thị trưởng Giuliani thì muốn phá hủy nó. Tôi sẽ phải đối phó với nhiều vấn đề luật pháp và tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng. Thị trưởng Bloomberg đã tới văn phòng chúng tôi, ông ta rất ủng hộ, nhưng chúng tôi vẫn phải lập đề án kinh tế. Kể từ sau ngày 11 tháng 9; thành phố đã phải trải qua những thời điểm khó khăn. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu về lợi ích kinh tế để lập nên một đồ án. Và kết quả là, chúng tôi đã tính toán sai. Chúng tôi đã nghĩ chỉ tốn 100 triệu đô la để xây dựng. Nhưng đến nay, nó đã tốn khoảng 150 triệu. Nhưng vấn đề chính là, dự án này sẽ đem lợi về kinh tế cho thành phố. chúng tôi đã khẳng định rằng sau khoảng thời gian 20 năm, giá trị của dự án so với sự tăng giá trị của thành phố và thuế gia tăng sẽ khoảng 250 triệu. Và đó cũng đủ để thành phố chấp nhận dự án này. Nhưng rồi chúng tôi tính sai về những lợi ích của công viên. Bây giờ người ta ước tính, công viên đã tạo ra khoảng nửa tỉ đô la, và tương lai, nó sẽ tạo ra thêm nửa tỉ đô la nữa, về lợi nhuận thuế cho thành phố. Chúng tôi đã thành lập một cuộc thi và lựa chọn ra một đội thiết kế. Chúng tôi làm việc với họ để thực sự tạo ra một bản thiết kế xuất phát từ cảm hứng của sự hoang sơ. Có tất cả ba khu vực. Chúng tôi đã mở cửa khu vực đầu tiên vào năm 2009. Và đó là sự thành công vượt xa mơ ước của chúng tôi. Năm vừa rồi chúng tôi có khoảng hai triệu lượt khách tham quan, gấp 10 lần con số chúng tôi dự kiến. Đây là cảnh mà tôi yêu thích ở khu vực một này, khán đài vòng cung ngay trên Đại lộ số 10. Và hiện nay, khu vực một này kết thúc ở Đường 20. Một điều nữa là công viên rõ ràng đã tạo ra một giá trị kinh tế lớn; và tôi nghĩ công viên này cũng tạo cảm hứng cho rất nhiều các kiến trúc sư. Có một điểm ở công viên mà bạn có thể đứng và ngắm nhìn các tòa nhà được thiết kế và xây dựng bởi các kiến trúc sư Frank Gehry, Jean Nouvel, Shigeru Ban, Neil Denari. Và bảo tàng Whitney đang được chuyển tới trung tâm thành phố và cũng đang xây dựng một bảo tàng mới ngay tại chân của High Line. Và nó được thiết kế bởi Renzo Piano. Và họ sẽ động thổ vào tháng Năm. Và chúng tôi cũng đã khởi công khu vực hai. Đây là những cảnh mà tôi yêu thích, cầu vượt này cao hơn 8 feet so với bề mặt của đường ray High Line, chạy xuyên qua các tán cây. Đường ray High Line trước đây được che bởi các khung quảng cáo, và chúng tôi có ý tưởng rất thú vị thay vì đặt các tranh quảng cáo vào khung, chúng tôi sẽ đặt con người vào khung đó từ hướng nhìn của thành phố. Khung này vừa mới được lắp đặt vào tháng trước. Và khu vực cuối cùng sẽ chạy vòng qua bãi đậu tàu, vốn là khu vực chưa phát triển rộng lớn nhất ở Manhattan. Và thành phố đã lập kế hoạch -- không biết tốt hơn hay xấu đi -- phát triển 12 triệu feet vuông (111,4 héc ta) mà công viên High Line sẽ vòng qua. Nhưng tôi nghĩ điều mà thật sự khiến công viên High Line trở nên đặc biệt đó là con người tới đây. Thật lòng mà nói, mặc dù tôi yêu những thiết kế mà chúng tôi đang xây, tôi vẫn luôn sợ rằng tôi sẽ không thật sự yêu nó, bởi vì tôi đã đem lòng yêu vẻ hoang sơ ban đầu -- và làm cách nào bạn có thể tái tạo điều kì diệu đó? Nhưng những gì tôi thấy đó là trong con người tới đây và cách mà họ sử dụng công viên mà với tôi, làm công viên này thực sự đặc biệt. Chỉ một ví dụ nhanh, tôi thấy rằng ngay sau khi mở cửa mọi người tới đây đều nắm tay nhau trong công viên High Line. Và tôi nhận ra rằng người dân New York không bao giờ nắm tay nhau; chúng tôi đơn giản không làm điều đó ngoài đường. Nhưng bạn có thể thấy điều gì đang diễn ra ở công viên High Line, và tôi nghĩ đó là sức mạnh mà không gian công cộng có thể đem lại để làm thay đổi cách con người sống và trải nghiệm trong thành phố của họ và giao tiếp với nhau. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một vài năm trước, tôi có cảm giác như mình đang sống mòn, và vì thế tôi quyết định đi theo con đường của nhà triết học vĩ đại người Mĩ, Morgan Spurlock, và thử làm một điều gì đó mới trong vòng 30 ngày. Ý tưởng thực ra rất đơn giản. Hãy nghĩ về những điều mà bạn đã mong muốn được thực hiện suốt cả cuộc đời và thử làm nó trong 30 ngày tới. Hóa ra, 30 ngày là một khoảng thời gian vừa đủ để thêm vào hay loại bỏ một thói quen -- như là xem tin tức chẳng hạn -- trong cuộc sống của bạn. Tôi đã học được một số điều trong khi thực hiện thử thách 30 ngày đó. Điều đầu tiên là, thay vì có những tháng trôi qua dần bị lãng quên, thì thời gian trở nên đáng nhớ hơn nhiều. Đây là một ví dụ trong thử thách chụp mỗi ngày một bức ảnh trong một tháng. Và tôi nhớ chính xác nơi tôi đã ở và những việc tôi làm vào ngày hôm đó. Và tôi cũng nhận thấy rằng khi tôi bắt đầu thực hiện những thử thách 30 ngày nhiều hơn và chăm chỉ hơn, thì sự tự tin của tôi tăng lên. Tôi chuyển từ một nhân viên say mê máy tính suốt ngày dính chặt vào bàn làm việc thành một người đàn ông đạp xe đi làm -- chỉ cho vui mà thôi. Thậm chí vào năm ngoái, tôi đã leo lên đỉnh Kilimanjaro, ngọn núi cao nhất châu Phi. Tôi chưa từng thích phiêu lưu đến vậy trước khi tôi bắt đầu thử thách 30 ngày đó. Và tôi cũng đã tìm ra rằng nếu bạn có đủ khát khao để làm một việc gì đó, bạn có thể làm mọi việc trong 30 ngày. Bạn đã bao giờ muốn viết một tiểu thuyết chưa? Cứ mỗi tháng 11, mười ngàn người cố gắng để việt những tiểu thuyết dài 500,000 từ của họ từ con số không trong vòng 30 ngày. Việc đó có nghĩa, tất cả những gì bạn phải làm là viết 1,667 từ mỗi ngày trong vòng một tháng. Và tôi đã làm điều đó. Nhân tiện, bí quyết ở đây là không đi ngủ cho tới khi bạn đã viết được số từ yêu cầu cho một ngày. Bạn có thể bị thiếu ngủ, nhưng bạn sẽ hoàn thành tác phẩm của mình. Vậy tác phẩm của tôi có phải là một tiểu thuyết vĩ đại tiếp theo của nước Mĩ? Không. Tôi viết nó trong một tháng. Nó rất kinh khủng. Nhưng trong suốt phần đời còn lại của mình, nếu tôi có gặp John Hodgman trong một buổi tiệc của TED, tôi không phải giới thiệu rằng, "Tôi là một chuyên gia máy tính." Không, không, và nếu tôi muốn tôi có thể nói, "Tôi là một tiểu thuyết gia." (Tiếng cười) Và đây là điều cuối cùng tôi muốn đề cập. Tôi học được rằng khi tôi đạt được những thay đổi nhỏ và dễ duy trì, những việc tôi có thể tiếp tục làm, thì chúng sẽ dễ trở thành thói quen của tôi hơn. Chẳng có vấn đề gì với những thử thách lớn lao hay điên cuồng. Trên thực tế, chúng chứa cả tấn điều thú vị. Nhưng chúng thường khó duy trì hơn. Khi tôi kiêng đường trong 30 ngày, ngày thứ 31 sẽ như thế này đây. (Tiếng cười) Và đây là câu hỏi dành cho các bạn: Bạn còn chờ đợi gì nữa? Tôi đảm bảo với bạn rằng 30 ngày tới đang sắp sửa qua đi dù bạn có muốn hay không, vậy tại sao không nghĩ về việc gì đó bạn đã luôn muốn được thử và bắt đầu thực hiện nó trong 30 ngày tới. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi sẽ kể cho bạn một chút về cách tái hiện các món ăn. Tôi thấy thích thú với các món ăn trong một thời gian dài. Tôi đã tự học cách nấu từ một đống sách giống như thế này. Tôi đã từng tới trường đào tạo đầu bếp tại Pháp. Và có một cách mà cả thế giới hình dung về thức ăn, cách mà cả thế giới viết và học về thức ăn. Và đó đa phần là những gì bạn sẽ tìm thấy trong các cuốn sách này. Và đó là một điều tuyệt vời. Nhưng có vài điều đã diễn ra từ khi ý tưởng của tôi về thức ăn được hình thành. Trong 20 năm qua, con người đã nhận ra rằng khoa học có một vai trò vô cùng to lớn đối với thức ăn. Thực tế, việc tìm hiểu về quá trình nấu ăn, đòi hỏi sự hiểu biết khoa học về nấu nướng -- một chút kiến thức về hóa học, một chút về vật lý và hơn thế nữa. Nhưng những điều đó lại không có trong bất kỳ cuốn sách này. Đồng thời cũng có số lượng khổng lồ các kĩ năng mà các đầu bếp đã cải tiến, một số kĩ năng về thẩm mỹ, một cách tiếp cận mới về thức ăn. Có một đầu bếp ở Tây Ban Nha tên là Ferran Adria. Anh ta đã phát triển một cách nấu rất tiên phong; một chàng trai ở Anh tên là Heston Blumenthal, anh ta cũng đã phát triển một cách nấu nướng mới. Nhưng không một kỹ năng nào mà những người này từng cải tiến trong khoảng thời gian 20 năm qua có trong bất kì cuốn sách này. Những kĩ năng đó không bao giờ được dạy trong trường. Để học được chúng, bạn phải đi làm trong những nhà hàng. Và cuối cùng, cách thức truyền thống đề quan sát món ăn là cách thức cũ Và trong vài năm trước -- 4 năm trước, nếu nói chính xác -- Tôi đã tự đặt câu hỏi, liệu có cách nào chúng ta có thể kết nối khoa học, các kĩ năng và sự kì diệu với nhau? Liệu có cách nào chúng ta có thể thể hiện cho con người thấy thức ăn theo cách mà họ chưa từng thấy bao giờ? Vì vậy chúng tôi đã cố gắng, và tôi sẽ cho các bạn thấy những gì chúng tôi làm được. Đây là một bức ảnh được gọi là mặt cắt. Đây thật ra là tấm ảnh đầu tiên tôi đã chụp cho cuốn sách. Ý tưởng ở đây là giải thích những gì diễn ra khi bạn hấp bông cải xanh. Và cách nhìn kì diệu này cho bạn thấy tất cả những gì đang diễn ra trong khi bông cải xanh đang được hấp. Và mỗi mảnh thông tin xung quanh tấm hình giải thích các sự thật. Và chúng tôi hi vọng hai điều. Điều thức nhất có thể giúp bạn giải thích những gì diễn ra khi bạn hấp bông cải xanh. Nhưng một điều nữa có thể chúng tôi sẽ khiến mọi người say mê về những thứ có chút liên quan nhiều tới kỹ năng, có thể mang một chút khoa học, hoặc một chút tính chuyên nghiệp hơn những gì trước đó đã có. Bời vì nhờ tấm ảnh đẹp kia, mà tôi có thể gói gọn trong khung nhỏ này nói về việc làm sao hấp và luộc trên thực tế mỗi cách lại cần lượng thời gian khác nhau. Hấp có thể nhanh hơn. Nhưng thực tế lại không phải vậy bởi một thứ gọi là ngưng tụ bề mặt, và điều đó giải thích được vấn đề. Tấm ảnh mặt cắt đầu tiên đã thành công, thế nên chúng tôi bảo, "Được, chúng ta hãy làm thêm vài tấm nữa." Và đây là tấm ảnh khác. Chúng tôi phát hiện ra tại sao chảo bán nguyệt lại có hình dáng như vậy. Với hình dạng này của chiếc chảo, việc sử dụng không được thuận lợi lắm; chảo bắt lửa tới ba lần. Nhưng chúng tôi có một câu châm ngôn, rằng nó chỉ đẹp trong một phần nghìn giây. (Tiếng cười) Và đây là một trong những ảnh mặt cắt đồ hộp. Một khi bạn cắt đôi mọi thứ, bạn sẽ cảm thấy rất thích thú, và bạn có thể thấy chúng tôi đã cắt đôi cái lọ cũng như cái chảo. Và ở mỗi một đoạn ghi chú kia giải thích điểm chính đang xảy ra. Trong trường hợp này, đun sôi là để dành cho thứ đồ hộp mà đã mang một lượng axit tương đối. Bạn không cần phải đun nó thật nóng cũng như tạo sức ép lên nó bởi vì các vi khuẩn không thể phát triển trong môi trường axit. Bởi vậy đây là một điều rất tuyệt cho những rau quả muối, là những thứ mà chúng ta đang thấy đây. Đây là mặt cắt của miếng hamburger. Một trong những triết lý trong cuốn sách là không có một món nào ngon hơn món khác về mặt bản chất. Vì vậy bạn có thể sử dụng mọi sự chăm chút, mọi kĩ năng, lên miếng hamburger như bạn làm với món ăn ưa thích. Và nếu bạn sử dụng nhiều kĩ thuật nhất có thể cố gắng tạo ra chiếc bánh hamburger hảo hạng cao nhất, thì sẽ hơi phức tạp một chút. Báo New York Times đã có một đoạn viết sau khi cuốn sách của tôi bị trì hoãn và đoạn báo có tiêu đề "Đợi chờ chiếc bánh kẹp làm trong 30 tiếng giờ phải đợi thêm." Bởi công thức làm bánh mì kẹp của chúng ta, một công thức đỉnh cao, nếu bạn làm bánh, bạn ướp thịt và làm hết thảy mọi thứ phải cần tới 30 tiếng. Tất nhiên, bạn thực ra không phải làm việc liên tục. Phần lớn thời gian là bạn ngồi một chỗ. Mục đích của việc chụp mặt cắt là để cho mọi người thấy những miếng hamburger theo cách mà họ chưa từng thấy bao giờ và để giải thích tính vật lý học của miếng hamburger và cả tính hóa học của nó, bởi vì, bạn tin hay không thì tùy, có một thứ liên quan tới vậy lý và hóa học, đó chính là những ngọn lửa ở dưới cái bánh. Phần lớn đặc tính của hương vị nướng không phải đến từ củi hay than. Sử dụng than củi sẽ không tạo ra sự khác biệt nhiều lắm trong mùi vị. Mà phần lớn đến từ việc nhiệt phân chất béo, hay cháy chất béo. Và khi chất béo rỏ xuống và cháy lên chính điều đó tạo ra tính chất của mùi vị. Và bây giờ bạn có thể phân vân làm sao chúng tôi tạo ra những ảnh mặt cắt? Đa số mọi người nghĩ chúng tôi sử dụng Photoshop. Và câu trả lời là: không, không hoàn toàn vậy, chúng tôi sử dụng một xưởng cơ khí. Và hóa ra, cách tốt nhất để cắt đôi thứ gì đó. là phải thật sự cắt chúng thành đôi. Thế nên chúng tôi sở hữu 2 nửa của một gian bếp tốt nhất trên thế giới. (Tiếng cười) Chúng tôi đã cắt đôi một lò nướng nhà hàng trị giá $5000. Nhà sản xuất đã nói, "Nó đem lại cho anh những gì mà anh phải cắt đôi nó ra?" Tôi trả lời: "Nó phải được tự do lộ diện" Và khi nó đã được lộ ra, chúng tôi đã sử dụng nó trong một thời gian ngắn. chúng tôi cắt đôi nó. Và bây giờ các bạn có thể thấy được làm sao mà chúng tôi chụp được những tấm hình kia. Chúng tôi đã dán một miếng kính Pyrex hoặc một tấm kính chống nhiệt ở phía trước. Chúng tôi đã sử dụng một chất silicon màu đỏ và có nhiệt độ cao để làm điều đó. Điều tuyệt vời là ở chỗ khi bạn cắt một nửa vật gì đó ra, thì bạn có một nửa còn lại. Vì thế bạn có thể chụp nửa này ở chính xác cùng một vị trí, rồi bạn có thể thay thế -- và phần đó có sử dụng Photoshop -- chỉ với các cạnh thôi. Nó gần giống với việc làm một bộ phim Hollywood khi một chàng bay trên không trung, được đỡ bởi các sợi dây, và sau đó họ xóa dây đi bằng kĩ thuật số và bạn đang bay trên không trung. Tuy vậy, đa số trường hợp không hề sử dụng miếng kính. Giống như ảnh bánh kẹp, chúng tôi chỉ đơn giản cắt cái bếp nướng làm đôi. Và vì thế mà than cứ liên tục rơi ra, và chúng tôi liên tục gắp chúng lên. Nhưng một lần nữa, tấm ảnh chỉ đẹp trong một phần ngàn giây. Chiếc chảo bán nguyệt bắt lửa 3 lần. Điều xảy ra khi bạn cắt chảo bán nguyệt làm đôi là dầu trong chảo cứ chảy vào lửa và phù! Một đầu bếp của chúng tôi đã mất đi lông mày là do vậy. Nhưng này, chúng mọc trở lại mà. Ngoài các tấm hình mặt cắt, chúng tôi cũng giải thích các vấn đề vật lý. Trong định luật Fourier về dẫn nhiệt. Đó là phương trình vi phân riêng phần. Chúng tôi có cuốn sách dạy nấu ăn duy nhất trên thế giới có phương trình vi phân riêng phần trong đó. Nhưng để làm chúng trông ngon miệng, chúng tôi đã cắt đôi một chiếc đĩa thép và để nó trên lửa và chụp nó như thế này. Có rất nhiều món ngon trong cuốn sách này. Mọi người biết rằng mọi dụng cụ khác nhau đều có công suất, đúng không nào? Nhưng có thể bạn không biết rõ về James Watt Nhưng bây giờ bạn sẽ biết, chúng tôi đã đưa tiểu sử của James Watt vào. Đó là một vài đoạn nhỏ để giải thích lý do tại sao chúng ta gọi watt là đơn vị đo công suất, và nơi mang đến nguồn cảm hứng cho ông. Hóa ra ông đã từng làm cho một nhà máy rượu thuộc Scotland nhằm tìm hiểu tại sao người ta lại phải đốt cháy nhiều than bùn đến vậy để chưng cất rượu Whiskey. Chúng tôi đã tính toán nhiều phép tính. Tôi đã tự mình viết hàng nghìn dòng mã lệnh để viết nên cuốn sách này. Đây là kết quả tính toán thể hiện cường độ nhiệt của quá trình nướng, hoặc nguồn nhiệt bức xạ khác, sẽ giảm dần khi bạn di chuyển ra xa nguồn nhiệt. Vậy khi bạn di chuyển lên trên khỏi bề mặt này, nhiệt giảm dần. Khi bạn di chuyển sang bên cạnh, nhiệt giảm dần. Chỗ có hình chiếc sừng kia là chỗ chúng tôi gọi là điểm lý tưởng. Đó là nơi mà nhiệt độ chia đều hoặc chỉ chênh nhau 10%. Vì vậy đó chính là điểm mà bạn thật sự muốn nấu. Và nó có hình dáng chiếc sừng trông rất buồn cười, mà cho tới nay tôi được biết đây là cuốn sách dạy nấu đầu tiên làm điều này. Bây giờ, nó cũng có thể là cuốn sách dạy nấu cuối cùng làm đều này. Như bạn biết, có hai cách bạn có thể tạo ra một sản phẩm. Bạn có thể bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu thị trường rồi nghiên cứu tập trung vào các nhóm khách hàng và tìm ra điều mà mọi người thực sự muốn hoặc bạn là người luôn cố gắng làm hết sức mình viết nên cuốn sách mà bạn muốn rồi hy vọng mọi người sẽ thích nó. Đây là từng bước minh họa việc xay hamburger. Nếu bạn thực sự muốn một cái hamburger tuyệt hảo, thì sẽ có sự khác biệt nếu bạn sắp xếp thẳng hàng những chiếc bột. Nó rất đơn giản, như bạn có thể thấy ở đây. Khi nó ra khỏi máy xay, bạn chỉ cần một cái khay nhỏ và bạn lấy nó ra một ít chất nó lên, cắt theo chiều dọc. Đây là cái hamburger sau cùng. 30 tiếng làm nên cái hamburger. Ta đã quan sát mọi phía cùa cái hamburger Rau diếp được ngâm trong khói lỏng. Chúng tôi cũng có vài điều về việc làm thế nào để làm ra miếng bánh kẹp. Gồm nấm, sốt cà chua -- vân vân. Bây giờ hãy quan sát cẩn thận. Đây là bắp rang. Tôi sẽ giải thích về chúng. Bắp rang ở đây minh họa cho một nguyên tắc vật lý. Nó thật đẹp phải không nào. Chúng tôi có một máy quay tốc độ cao, nhờ nó mà chúng tôi đã có nhiều thứ thú vị trong cuốn sách này. Nguyên tắc vật lý quan trọng ở đây là khi nước đun sôi chuyển thành hơi nước nó nở ra với hệ số 1600. Đó cũng là điều xảy đến với nước bên trong bắp rang. Thật là một minh họa tuyệt vời. Bây giờ tôi sẽ đưa ra một đoạn phim hơi bất thường. Chúng tôi có hẳn một chương về các chất kết dính. Và vì nhiều người đang xem loạt phim Mythbusters và CSI Tôi nghĩ, tốt thôi, hãy đặt vào trong công thức một loại chất kết dính đạn đạo. Nếu bạn có một chiếc máy quay tốt độ cao, và bạn có một khối chất kết dính này nằm xung quanh, rất nhanh chóng khi ai đó thực hiện việc này. (Thở hổn hển) Điều tuyệt vời bây giờ là loại chất keo đạn đạo này có thể tái hiện lại điều xảy đến với cơ thể khi bạn bị bắn --- đó là lý do vì sao bạn không nên bị bắn. Một điều tuyệt vời khác, khi chất keo này chảy ra, nó rơi xuống thành từng khối rất đẹp. Dù sao đi nữa, đây chính là cuốn sách. Nó đây. 2.438 trang. Và chúng cũng là những trang to đẹp. (Vỗ tay) Một người bạn của tôi phàn nàn rằng cuốn sách này quá to và quá đẹp để mang vào bếp, vì thế tập thứ sáu này sử dụng giấy chống thấm nước và có thể rửa được. (Vỗ tay) Bạn có biết có bao nhiêu loài thực vật nở hoa không? Có hơn ¼ triệu loài -- ít nhất chúng là những loài chúng ta biết đến -- ¼ triệu loài thực vật nở hoa. Và hoa thực sự là một vấn đề rắc rối. Sản sinh những bông hoa là rất khó khăn đối với thực vật. Chúng cần một lượng năng lượng khổng lồ và rất nhiều nguồn tài nguyên. Vậy tại sao thực vật lại đi đến sự phiền phức đó làm gì? Và câu trả lời tất nhiên, cũng giống như nhiều thứ khác trên thế giới, là giao phối. Tôi biết cái gì trong đầu bạn khi bạn nhìn những tấm ảnh này. Và lý do là sự sinh sản hữu tính rất quan trọng -- thực vật có thể thực hiện nhiều cách khác để sinh sản. Bạn có thể cắt chúng; chúng có thể giao phối với nhau; chúng có thể tự thụ phấn; nhưng chúng thực sự cần nhân rộng nguồn gene của chúng để hòa lẫn với những gene khác, để chúng có thể thích nghi với những ổ sinh thái (environmental niches). Sự tiến hóa xảy ra theo cách đó. Vậy cách mà thực vật truyền thông tin di truyền là thông qua hạt phấn. Vài người trong các bạn có thể đã nhìn thấy những hình ảnh này trước đó. Như tôi nói, mọi ngôi nhà nên có một kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscope-SEM) để có thể quan sát những thứ này. Có rất nhiều loại phấn hoa khác nhau tương ứng với số thực vật nở hoa. Và điều đó thực sự khá hữu dụng hơn về tính pháp y và vân vân. Đa số phấn hoa gây cảm mạo cho chúng ta là từ những thực vật phát tán hạt phấn nhờ gió. Đó là một quy trình rất không hiệu quả, là nguyên nhân khiến chúng ta nhảy mũi rất nhiều. Bởi vì bạn phải tống ra hàng đống hàng đống hạt phấn, với hi vọng rằng những tế bào giới tính, những tế bào giới tính đực của bạn, chứa trong hạt phấn, bằng một cách nào đó sẽ đến được những bông hoa khác một cách tình cờ. Vì vậy tất cả những loài thân cỏ, nghĩa là tất cả những loài ngũ cốc, và hầu hết cây cối có hạt phấn phát tán nhờ gió. Nhưng hầu hết các loài đều sử dụng côn trùng để đặt cái giá của chúng. Và đó là một cách thông minh hơn, bởi vì thực vật không cần quá nhiều hạt phấn. Côn trùng và những loài khác có thể mang hạt phấn, chuyển chúng trực tiếp đến nơi cần thiết. Vậy rõ ràng là chúng ta thấy được mối quan hệ giữa côn trùng và thực vật. Một mối quan hệ cộng sinh, liệu những loài biết bay như chim hay ong, chúng có nhận lại được thứ gì không, và thứ mà chúng nhận lại là mật hoa. Thỉnh thoảng sự cộng sinh này đã dẫn tới một sự thích nghi tuyệt diệu -- bướm chim ruồi (hummingbird hawk-moth) là một ví dụ. Thực vật có thứ gì đó, và bướm diều hâu phát tán hạt phấn đi những nơi khác. Thực vật đã tiến hóa để tạo ra những đường bay nhỏ ở đây và ở kia để làm cho những con ong bị lạc đường. Thực vật cũng có nhiều kiểu đánh dấu trông như là những con côn trùng. Đây là những bao phấn của hoa huệ tây. được tạo ra một cách thông minh để khi một con côn trùng tin cậy đậu lên, cái bao phấn búng lên và đập vào lưng con côn trùng với rất nhiều hạt phấn sẽ được đưa đến những cây khác sau đó. Và đây là một bông hoa lan có thể nó trông giống cái hàm của bạn. Và bằng cách của nó, nó buộc con côn trùng bò ra ngoài, với rất nhiều phấn hoa phủ lên người mà con côn trùng sẽ mang đi nơi khác. Hoa lan: có ít nhất 20 000 loài hoa lan -- đa dạng một cách đáng kinh ngạc. Và chúng thực hiện tất cả các loại mưu mẹo. Chúng phải cố gắng và thu hút những tác nhân thụ phấn để đặt cái giá của chúng. Cây lan này, là lan Darwin bởi vì nó là cây lan được ông nghiên cứu và có một sự tiên đoán tuyệt vời khi ông nhìn thấy nó. Bạn có thể thấy rằng có một cái ống mật rất dài bắt nguồn từ hoa lan. Và về cơ bản côn trùng phải làm gì -- đây là chính giữa một bông hoa -- nó phải dính cái vòi nhỏ của nó ngay vào chính giữa và theo đường ống mật đi xuống để hút mật. Và Darwin đã nói, khi quan sát bông hoa này, "Tôi đoán có thứ gì đó đã đồng tiến hóa với bông hoa này" Và đủ chắc chắc rằng, đó chính là côn trùng. Và ý tôi là, thông thường cái vòi ở dạng cuộn lại, nhưng trong dạng duỗi thẳng đứng, nó trông như thế này. Bây giờ bạn có thể hình dung thế này nếu mật hoa là một thứ giá trị và đắt đỏ đối với thực vật và mật hoa thu hút nhiều tác nhân thụ phấn, sau đó, cũng giống như giao phối ở con người mọi người có thể bắt đầu đánh lừa. Họ có thể nói, "Tôi có một ít mật hoa. Anh có muốn ghé thăm và lấy nó không? Bây giờ là một thực vật. Ờ đây có một loài thực vật mà côn trùng ở Nam Phi rất thích. Và chúng đã tiến hóa với cái vòi dài để lấy mật từ đáy hoa. Còn đây là một sự bắt chước. Loài thực vật này đang bắt chước loài thực vật đầu tiên. Còn đây là một con ruồi vòi dài nó không lấy được tí mật hoa nào từ sự bắt chước này. Bởi vì sự bắt chước không cho nó bất kì mật hoa nào. Nó đã nghĩ là nó sẽ lấy được một ít. Không những con ruồi này không lấy được mật hoa từ những thực vật ngụy trang, mà nó còn -- nếu bạn nhìn rất gần hơn nữa ngay cuối đầu của nó, bạn có thể thấy nó dính một ít phấn hoa mà nó sẽ mang đến những cây khác, nếu một vài nhà thực vật học không đến và dính nó vào một tấm thẻ màu xanh. (Cười) Giờ đây sự lừa dối lan truyền khắp thế giới thực vật. Bông hoa này có những chấm đen: đối với chúng ta có thể chúng cũng chỉ là những chấm đen, nhưng nếu tôi nói với bạn rằng, đối với một con côn trùng đực đúng loài, chúng sẽ trông như hai con cái đang sẵn sàng làm tình đấy. (Cười) Và khi con côn trùng đến đó và đậu trên nó; dập mình nó trong phấn hoa, tất nhiên, nó sẽ mang phấn hoa đến cây khác, nếu bạn quan sát tấm ảnh từ kính hiển vi điện tử quét - mọi - nhà - nên - có, bạn có thể thấy thực ra có vài sự trang trí 3 chiều ở đó. Điều này có lẽ làm cho côn trùng cảm thấy tuyệt, cũng như trông rất đẹp. Và những tấm ảnh từ kính hiển vi này -- đây là một cây lan bắt chước côn trùng -- bạn có thể nhìn thấy nhiều phần cấu trúc khác nhau có màu sắc và kết cấu khác nhau đối với mắt chúng ta, có rất rất nhiều kết cấu khác nhau để côn trùng có thể nhận biết được. Còn cây này tiến hóa để bắt chước một bề mặt bóng loáng như kim loại mà bạn thấy ở một vài bọ cánh cứng. Dưới kính hiển vi điện tử quét, bạn có thể nhìn thấy bề mặt đó -- thật sự khác biệt so với những bề mặt mà chúng ta đã quan sát. Thỉnh thoảng cả một cây bắt chước một côn trùng, thậm chí đối với chúng ta. Ý tôi là, tôi nghĩ nó trông giống như một loại động vật hay thú nuôi đang bay. Nó là một thứ tuyệt vời, kinh ngạc. Cây này rất là thông minh. Nó được gọi là đá vỏ chai. Thỉnh thoảng tôi nghĩ về nó như một thứ gây đau đớn Với đúng loài ong, nó sẽ trông giống một con ong rất hung dữ và con ong sẽ đến và húc vào phần đầu lần này đến lần khác cố gắng đuổi nó đi, và tất nhiên, con ong tự bao phủ chính nó với phấn hoa. Nó còn có một mánh khác nữa nó bắt chước một cây lan khác có nguồn dự trữ thức ăn tuyệt vời cho côn trùng. Nhưng thực ra nó không có bất cứ thứ gì cho côn trùng cả. Vì vậy nó đã đánh lừa ở hai cấp độ -- thật là khó tin. (Cười) Ở đây chúng ta nhìn thấy một cây hoàng lan, một thành phần của rất nhiều dầu thơm. Thật ra tôi đã ngửi thấy một vài người có mùi này từ sớm hơn. Những bông hoa này không phải lòe loẹt. Chúng đang gửi một chuỗi mùi thơm tuyệt vời đến bất kì côn trùng nào thích nó. Cây này thì mùi không tuyệt lắm. Hoa này có mùi rất rất buồn nôn và nó được thiết kế, một lần nữa, được tiến hóa, để trông giống một xác thối. Vì vậy những con ruồi thích nó. Chúng bay đến và thụ phấn. Đây là hoa helicodiceros, hay còn gọi là hoa loa kèn ngựa chết. Tôi không biết thực sự mùi ngựa chết như thế nào, nhưng hoa này gần như có mùi rất giống mùi đó. Nó thực sự rất kinh khủng. Và những con ruồi xanh không thể kìm chế được. Chúng lao vào thứ này, và chúng bay vào trong nó. Chúng đẻ trứng, và nghĩ rằng đây là một cái xác thối tuyệt vời, mà không nhận ra rằng không hề có chút thức ăn nào cho những cái trứng, rằng những cái trứng này đang chết dần, nhưng trong khi ấy loài cây này lại được lợi, bởi vì những lông tơ giải phóng và con ruồi bay đi để thụ phấn cho bông hoa tiếp theo -- thật tuyệt vời. Đây là một cây loa kèn, Arum maculatum, quý tộc và quý bà, hay cây chân bê ở đất nước này. Tôi chụp ảnh thứ này tuần trước ở Dorset. Nó đang tăng nhiệt cao hơn nhiệt độ ngoài môi trường đến 15 độ -- thật đáng kinh ngạc. Và nếu bạn nhìn vào trong nó, có một loại đập ngăn sau cái trụ dài, ruồi bị thu hút bởi nhiệt độ -- nhiệt độ làm bốc hơi những chất hóa học bay hơi, những con ruồi nhuế (loài ruồi nhỏ bay thành đàn) chúng bị bẫy dưới cái khoang chứa này. Chúng uống mật ngon và sau đó tất cả chúng đều trở nên dính. Đến tối chúng bị bao phủ bởi phấn hoa trút xuống chúng, và sau đó những cái lông tơ mà chúng ta đã thấy trước đó, chúng cong xuống và cho phép những con ruồi chui ra ngoài với rất nhiều phấn hoa -- một thứ tuyệt vời. Bây giờ nếu bạn nghĩ thứ đó tuyệt vời, thì đây là một trong những thứ ưa thích nhất của tôi. Đây là cây Trầu bà tay Phật (Philodendron selloum). Bất kì ai ngồi đây đến từ Bazil, hẳn biết cây này. Nó là thứ đáng kinh ngạc nhất. Ở đó có một thứ hình thù như dương vật dài khoảng 1 foot. Và nó làm vài thứ mà không loài thực vật nào tôi biết làm điều đó, và đó là khi nó nở hoa -- có một cái trụ dài chính giữa ở đó -- trong khoảng 2 ngày, nó chuyển hóa theo một cách tương tự như động vật. Vì vậy thay vì ăn tinh bột, thức ăn của thực vật, nó ăn một thứ tương tự như mỡ nâu và đốt cháy nó với tốc độ như đang đốt cháy mỡ, đang chuyển hóa, gần giống tốc độ của một con mèo nhỏ. Và năng lượng phát ra gấp đôi so với một con chim ruồi, cùng khối lượng -- hoàn toàn kinh ngạc. Nó còn thực hiện vài điều kì lạ khác nữa. Nó không chỉ sẽ tăng nhiệt độ của chính nó lên 115 độ F, 43 đến 44 độ C trong hai ngày, mà còn duy trì nhiệt độ ổn định. Có một cơ chế điều hòa nhiệt để giữ cho nhiệt độ ổn định. Bây giờ tại sao nó lại làm như vậy? Tôi nghe thấy bạn hỏi câu này. Bạn sẽ không biết rằng, có một vài bọ cánh cứng thích làm tình ở nhiệt độ đó. Và chúng chui vào trong, chúng làm mọi thứ trong đó. (Cười) Và thực vật này trút phấn hoa xuống chúng, và khi kết thúc chúng bay đi và thụ phấn. Nó là một thứ tuyệt vời làm sao. Hầu hết những tác nhân thụ phấn mà chúng ta nghĩ đến là côn trùng, nhưng tuy vậy ở vùng nhiệt đới, nhiều loài chim và bướm lại thụ phấn. Và nhiều loài hoa vùng nhiệt đới có màu đỏ, đó là bởi vì bướm và chim nhìn tương tự như chúng ta, chúng ta nghĩ và có thể nhìn màu đỏ rất tốt. Nhưng nếu bạn quan sát quang phổ, chim và chúng ta nhìn màu đỏ, xanh lục và xanh lam và nhìn thấy phổ đó. Côn trùng nhìn thấy màu xanh lục, xanh lam và cực tím, và chúng nhìn được nhiều dải màu cực tím. Đó là những thứ xuất hiện ở phía cuối phổ. "Và sẽ rất tuyệt nếu chúng ta có thể nhìn thấy đó là cái gì." Tôi nghe thấy bạn hỏi vậy. Vâng chúng ta có thể chứ. Vậy một con côn trùng đang nhìn thấy gì? Tuần trước tôi chụp những bức ảnh về hoa hồng đá, helianthemum, ở Dorset. Đây là những bông hoa vàng nhỏ như tất cả chúng ta đều thấy, hoa vàng nhỏ bao phủ nơi này. Và đây là những bông hoa với ánh sáng nhìn thấy được. Nếu bạn lấy đi màu đỏ, trông chúng sẽ như thế này. Hầu hết những con ong không nhận biết màu đỏ. Và sau đó tôi đặt thêm bộ phận lọc tia cực tím vào máy ảnh của tôi và phơi sáng rất rất lâu với những tần số ánh sáng cực tím đặc biệt và đây là cái tôi thu được. Và đó là một cái mắt bò thực sự tuyệt vời. Bây giờ chúng ta không biết chính xác con ong nhìn thấy gì, bạn chỉ biết cái tôi đang nhìn thấy khi tôi gọi nó là màu đỏ. Chúng ta không biết điều gì đang diễn ra, hãy để yên cho đầu óc côn trùng, đầu óc của bất kì con người nào. Nhưng sự đối lập sẽ thấy một vài thứ như thế. Vậy tuyệt hơn rất nhiều từ nền tảng. Đây là một bông hoa nhỏ khác -- dải tần số ánh sáng cực tím khác, bộ phận lọc khác để phù hợp với những tác nhân thụ phấn. Và đó là một thứ đáng xem. Chỉ trong trường hợp bạn nghĩ rằng tất cả những bông hoa vàng đều có tài sản này -- không bông hoa nào bị hại trong quá trình chụp tấm ảnh này, nó chỉ là được gắn vào giá đỡ, nó không bị làm hại đâu-- sau đó dưới ánh sáng cực tím, nhìn nó kìa Và đó có thể là nền tảng của kem chống nắng, bởi vì kem chống nắng hấp thụ ánh sáng cực tím. Vì vậy có thể chất hóa học trong đó hữu dụng. Cuối cùng, có một cây hoa anh thảo buổi tối mà Bjorn Rorslett gửi cho tôi từ Norway -- họa tiết ẩn tuyệt vời. Và tôi thích ý tưởng về những thứ ẩn dấu. Tôi nghĩ có một vài thứ nên thơ ở đây. Những bức ảnh này được chụp với bộ phận lọc tia cực tím, phần lọc này được dùng chủ yếu cho những nhà thiên văn học để chụp ảnh về sao Kim -- thực ra là những đám mây của sao Kim. Đó là mục đich sử dụng chính của máy lọc này. Sao Kim, tất nhiên, là thần tình yêu và ái tình, là câu chuyện về hoa. Và chỉ vì những bông hoa rất nỗ lực cố gắng thu hút tác nhân thụ phấn để đặt cái giá của chúng. bằng cách nào đó chúng cũng được sắp xếp để thuyết phục chúng ta trồng những cánh đồng lớn đầy hoa và tặng chúng cho những người khác vào ngày sinh và ngày mất, và đặc biệt là vào ngày cưới, khi bạn nghĩ về nó, nó là khoảng khắc gói gọn sự vận chuyển vật liệu di truyền từ một sinh vật sang sinh vật khác. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Có một thời gian trong cuộc đời tôi mà mọi thứ đều có vẻ hoàn hảo. Tất cả những nơi tôi đến, tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà. Mỗi người tôi gặp, Tôi cảm thấy như đã biết họ từ lâu. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn cách mà tôi đến được nơi đó Và điều tôi học được từ lúc tôi rời bỏ nơi đó. Đây là nơi câu chuyện bắt đầu. Và nó khơi dậy một câu hỏi về sự tồn tại, là nếu tôi trải qua trải nghiệm này với sự nhận thức hoàn toàn và sự liên kết hoàn chỉnh. sao không thấy tôi trong tấm hình đây là đâu , khi nào ? Đây là Los Angeles, bang California, nơi tôi sống và đây là bức hình của cảnh sát. Đó chính là xe của tôi. Chúng tôi chỉ cách bệnh viện lớn nhất Los Angeles chưa đến 1 dặm. bệnh viện tên là Cedars-sinai. Và tình huống là một chiếc xe chở những trợ y đang trên đường về từ bệnh viện sau giờ làm việc chạy qua một đống mảnh vụn, họ được cảnh sát bảo rằng không ai sống sót trong chiếc xe rằng người tài xế đã chết, rằng tôi đã chết. và cảnh sát đang đợi đội cứu hoả đến để mở chiếc xe để lôi thi thể cuả người tài xế ra. và khi họ làm điều đó, họ tìm thấy họ tìm thấy tôi -- xương sọ của tôi vỡ vụn và xương cổ thì bị nghiền nát? Ngoại trừ xương sườn, xương chậu và hai cánh tay còn tất cả đều bị nghiền nát nhưng vẫn còn tiếng tim đập. Và thế là họ đưa tôi đến bệnh viện gần đó Cedars-Sinai, ở đó tôi đã nhận 45 đơn vị máu bởi tôi bị mất máu ở trong-- điều đó có nghĩa là tôi thay toàn bộ lượng máu trong người-- trước khi họ có thể cầm được máu. tôi được cho vào pháp trợ sinh hoàn toàn tôi bị nghẽn mạch máu nặng, não tôi rơi vào tìng trạng hôn mê. Tình trạng hôn mê được đo trên mức độ 3 đến 15 15 là mức hôn mê nhẹ . 3 là mức hôn mê sâu nhất. Và nếu nhìn bạn có thể thấy rằng chỉ có một cách bạn có thể hôn mê đến mức độ 3. Đó là khi hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sống từ bên ngoài. Tôi ở tình trạng hôn mê mức 3 đó hơn một tháng trời. và ở bên trong tôi là cấp độ hôn mê sâu nhất, giữa vành sự sống và cái chết tôi trải nghiệm mối liên kết hoàn toàn và sự nhận thức toàn diện của thế giới bên trong. Gia đình tôi thì nhìn vào từ bên ngoài cố gắng tìm giải đáp một câu hỏi về sự tồn tại về khả năng kết nối từ não bộ hôn mê mà họ đang nhìn đến não bộ thực cái mà tôi định nghĩa đơn giản là chức năng của bộ não còn lại trong đầu tôi Để đặt tình trạng này vào một bối cảnh rộng hơn, tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng rằng mình là một người ngoài hành tinh bất diệt nhìn trái đất từ không gian và chương trình yêu thích của bạn trên đài truyền hình vệ tinh giải ngân hà là kênh Trái Đất, và chương trình yêu thích của bạn là chương trình người trái đất . Và lý do mà tôi nghĩ nó sẽ rất thú vị với bạn là vì sự nhận thức rất thú vị Nó rất khó lường trước được và thật mỏng manh. Và đây là cách chúng ta bắt đầu . Chúng ta đều bắt đầu ở thung lũng Awash ở Ethiopia. Chương trình bắt đầu với những hiệu ứng đặc biệt hoành tráng, bởi có sự biến đổi khí hậu đầy đe doạ-- điều này khá thú vị ngang với hiện tại Bởi trái đất quay quanh trục của nó và sự biến đổi khí hậu đầy đe doạ kia, chúng ta phải tìm ra cách tìm được thức ăn ngon hơn và chúng ta phải học -- Lucy kìa;đó chính là cách chúng ta bắt đầu -- Chúng ta phải học cách làm bể xương thú vật, dùng dụng cụ để làm điều đó và ăn tuỷ chúng để bộ não chúng ta lớn dần. Vì thế chúng ta thực ra nuôi dưỡng sự nhận thức của mình bằng cách đối chọi với sự đe doạ của trái đất. Bây giờ bạn hãy tiếp tục xem sự nhận thức tiến hoá đến điểm mà tại đây ở Madhya Pradesh,Ấn độ có một trong hai hòn đá nghệ thuật nổi tiếng được tìm thấy. đó là một bộ phận hình chén mà phải tốn 40 đến 50000 nhát chạm khắc bằng dụng cụ đồ đá mới tạo nên được, và nó là sự biểu hiện của nghệ thuật được biết đến đầu tiên trên hành tinh này. Và lý do mà nó liên kết chúng ta với sự nhận thức ngày nay là cái mà tất cả chúng ta vẫn có ngày nay, hình đầu tiên chúng ta vẽ khi còn là một đứa trẻ là một vòng tròn. và rồi thứ tiếp theo chúng ta làm là vẽ một dấu chấm ở giữa vòng tròn chúng ta vẽ một con mắt-- và con mắt đó tiến hóa qua lịch sử của chúng ta. Đây một vị thần Ai Cập Horus, là biểu tưởng của sự giàu có ,sự khôn ngoan và sức khỏe. và cái đó quay về ngay với hiện tại với tờ dollar ở nước Mĩ có một con mắt trời. Xem tất cả những điều này trong chương trình tivi từ vũ trụ, bạn nghĩ chúng tôi biết,chúng tôi hiểu rằng tài nguyên quí giá nhất trên hành tinh xanh này là sự nhận thức của chúng tôi. Vì đó là thứ đầu tiên chúng tôi vẽ; chúng tôi bao quanh mình hình ảnh của nó; nó có lẽ là hình ảnh chung nhất của trái đất. Nhưng chúng tôi không hề như thế.Chúng tôi xem nhận thức của mình là điều hiển nhiên. Khi tôi sản xuất ở Los Angeles,tôi chưa bao giờ nghĩ về nó một giây. Cho đến khi nó bị lấy ra khỏi tôi, tôi chưa bao giờ nghĩ về nó. Và điều mà tôi học được từ tai nạn đó và trong suốt thời gian hồi phục là sự nhận thức đang bị đe dọa trên hành tinh này ở cách mà nó chưa bao giờ được đe dọa trước đây. Đây là một số ví dụ. Và lý do tôi được vinh dự đứng đây để nói hôm nay tại Ấn độ là bởi vì Ấn độ có một sự khác biệt đau lòng của một đất nước là trung tâm thế giới về chấn thương sọ não. Những con số thống kê thật đau lòng. Không có sự ngắt quãng mạnh và đột ngột nào được tạo ra giữa não bộ thật và tiềm năng não bộ hơn là chân thương sọ não trầm trọng. mỗi một người có thể sẽ phải chịu cả mười năm điều trị hồi sức, có nghĩa là nếu không thay đổi điều gì, Ấn độ đang chồng chất một nhu cầu của nghìn năm điều trị hồi sức, Điều bạn tìm thấy ở Mỉ là cứ 20 giây có một chấn thương-- là 1 nghìn rưỡi mỗi năm-- mỗi 40 giây là một cơn đột quỵ và có ai đó mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer mỗi 70 giây tất cả những căn bệnh này biểu hiện sự cắt đứt giữa não bộ ảo và não bộ thực. và nếu bạn nhìn toàn bộ trái đất, đây là một vài loại khác . Tổ chức sức khỏe thế giới nói với chúng tôi rằng u sầu là căn bệnh số một trên thế giới về khía cạnh những năm sống với sự ốm yếu. Chúng tôi tìm thấy nguồn thứ 2 của sự ốm yếu là chứng u sầu trong độ tuổi từ 15 đến 44. Bọn trẻ cuả chúng ta đang trở nên trầm cảm với mức phát triển nhanh chóng đáng hoảng sợ. Tôi khám phá trong quá trình hồi phục cuả mình rằng nguyên nhân thứ 3 về cái chết cuả thiếu niên là tự tử. Nếu bạn nhìn vào những thứ khác -- sự chấn động não. Một nửa ca nhập viện vào E.R cuả thanh niên là vì chấn động não. Và nếu tôi nói về chứng đau nửa đầu, 40% dân số chịu đựng cơn đau đầu từng cơn . 15% chịu đựng chứng đau nửa đầu tiêu diệt họ từng ngày . Tất cả những điều này là do -- chứng nghiện máy tính, thêm vào đó, thứ chúng ta làm thường xuyên nhất là sử dụng những máy móc điện tử đó. Một thiếu niên trung bình gửi 3300 tin nhắn mỗi tháng. Chúng ta đang nói về xã hội rút lui vào trầm uất và sự tách rời khi chúng ta có khả năng sẽ đối diện với sự thay đổi khí hậu thảm khốc tới. Vì thế mà thứ bạn đang tự hòi khi xem chương trình người hành tinh là chúng ta đang đối diện và nhắm vào sự thay đổi khí hậu khủng khiếp đang tiến về phía chúng ta bằng cách phát triển sự nhận thức cuả chúng ta, hay chúng ta lại tiếp tục rút lui? Và điều đó có thể sẽ dẫn bạn tới một ngày nào đó xem một tập tại trung tâm y tế Cedars-Sinai và nghĩ về sự khác biệt giữa bộ não tiềm năng và bộ não thật. Có một hàng EEG MRI dày đặc lần dấu vết của 156 kênh thông tin. Đây không phải là EEG của tôi tại Cedars; đây là EEG cuả bạn tối nay và tối qua. Đó là thứ mà bộ não chúng ta làm mỗi tối để tiêu hoá một ngày và chuẩn bị liên kết từ bộ não tiềm năng khi chúng ta ngủ với bộ não thực khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng hôm sau Đây là tình trạng của tôi khi tôi trở về từ bệnh viện sau gần 4 tháng. Hình móng ngựa mà bạn có thể nhìn thấy trong não sọ cuả tôi là nơi họ phẫu thuật và đi vào trong não tôi để làm những cuộc phẫu thuật Nhưng nếu bạn nhìn vào con mắt cuả sự nhận thức, một con mắt mà bạn có thể thấy, tôi đang nhìn xuống, nhưng hãy để tôi kể cho bạn tôi cảm thấy thế nào lúc đó. Tôi không cảm thấy trống rỗng. Tôi cảm thấy mọi thứ cùng một lúc. Tôi cảm thấy đói và no,nóng và lạnh, vui vẻ và trầm uất. Bởi nãi là chiếc máy tính đa chức năng đầu tiên của thế giới, nó chứa nhiều tình trạng cùng một lúc. và với tất cả máy điều chỉnh bên trong não tôi đã bị phá huỷ, tôi cảm giác được tất cả mọi thứ cùng một lúc. Nhưng hãy quay vòng và nhìn vào trứơc mặt tôi. Đây là cảnh quay tiến đến thời điểm mà hệ thống sức khoẻ của tôi được tháo ra hãy nhìn vào đôi mắt kia. Tôi không có khả năng tập trung đôi mắt đó. Tôi không thể đọc một hàng trong một cuốn sách. Nhưng hệ thống đã giúp tôi hồi phục bởi gia đình tôi bắt đầu khám phá ra không có khái niệm lâu dài trong hệ thống sức khoẻ tổn thương thần kinh ,10 năm phục hồi, yêu cầu một cái nhìn lâu dài. Nhưng hãy nhìn say đôi mắt của tôi. Đây là máy quét phóng xạ gamma sử dụng phóng xạ gamma để vẽ ra chức năng 3 chiều trong não bộ. Cần một phòng thí nghiệm để thấy trên 3 chiều nhưng tôi nghĩ bạn có thể thấy trên 2 chiều sự cân đối đẹp và sự phát sáng cuả bộ não bình thường khi làm việc. Đây là não cuả tôi. đây là kết quả cuả hơn một phần ba não phải của tôi bị hùy hoại bởi cơn đột quỵ. Vì thế khi chúng ta tiến về phía trước và khám phá về hệ thống sức khỏe đã đưa chúng ta đi gia đình tôi phải cố tìm ra giải pháp và câu trả lời. Và trong quá trình tốn nhiều năm đó -- một trong những bác sĩ nói rằng sự hồi phục cuả tôi, mức độ tiến triển cuả tôi, từ số chấn thương đầu mà tôi chịu thật là thần kì. Và đó là khi tôi bắt đầu viết một cuốn sách, bởi tôi không nghĩ nó thần kì, tôi nghĩ đã có những yếu tố thần kì, nhưng tôi cũng không nghĩ là ai đó phải đấu tranh và tìm câu trả lời là đúng khi đây là bệnh dịch trong xã hội chúng ta. Vì thế từ kinh nghiệm trong sự hồi phục cuả mình, tôi muốn chia sẻ 4 khía cạnh riêng -- Tôi gọi là 4 chữ C cuả sự nhận thức -- giúp tôi phát triển bộ não tiềm năng tiến về lại với não thật tôi dùng mỗi ngày . Chữ C đầu tiên là cuộc huấn luyện nhận thức. không giống như đống nát vụn cuả xe tôi, sự dẻo dai của não có nghĩa là luôn có khả năng điều trị huấn luyện bộ não để bạn có thể lấy lại mức độ nhận thức và ý thức. Sự dẻo dai có nghĩa là luôn có hy vọng cho lý do cuả chúng ta -- hy vọng cho khả năng cuả chúng ta xây lại chức năng đó Thật vậy, bộ não có thể xác định lại chính nó, và điều này được chứng minh bởi hai chuyên gia Hagen và Silve trong những năm 1970 Trên toàn cầu sẽ có tới 30% trẻ em ở trường học có những điểm yếu trong học hành mà không tự sửa chữa được, nhưng với điều trị đúng cách, chúng có thể được kiểm tra ,phát hiện và sửa chữa và tránh những thất bại tri thức. Nhưng cái mà tôi khám phá ra là hoàn toàn không thể tìm ra ai cung cấp điều trị đó hay quan tâm. Đây là cái bác sĩ thần kinh đưa cho tôi khi tôi thực sự tìm được ai đó ứng dụng được nó. Tôi không phải là bác sĩ, vì thế tôi không nói về nhiều lần khám khác nhau. Hãy chỉ nói về thang điểm IQ IQ cao nhất là xử lý thần kinh bạn nắm bắt thông tin ghi nhớ và nhớ lại thông tin nhanh thế nào-- Điều đó cần thiết cho thành công trong cuộc sống ngày nay. Và bạn có thể thấy ở đây có ba cột chưa được kiểm tra-- đó là khi tôi chìm trong hôm mê Và khi mà tôi dần đến điểm mà tôi đạt 79 điểm, đây là mức điểm dưới trung bình. Trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ , nếu bạn đạt mức trung bình , bạn ổn . đó là khi tôi được xuất khỏi hệ thống. IQ trung bình có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là khi tôi có 2 tiếng rưỡi để làm bài kiểm tra mà bất cứ ai ở đây chỉ tốn 50 phút tôi có lẽ sẽ đạt điểm F Đây là mức rất rất thấp để được ra khỏi hệ thống chăm sóc y tế. Rồi sau đó tôi được huấn luyện nhận thức. để tôi cho bạn thấy điều gì xảy ra với cột bên phải Khi tôi tập luyện nhận thức qua thời gian Điều này đáng lẽ không xảy ra IQ đáng lẽ phải ổn định và vững chắc lúc 8 tuổi. Tờ báo của hiệp hội y tế quốc gia kiểm tra cuốn hồi ký của tôi toàn diện điều này thật kì lạ Tôi không phải là một bác sĩ.Tôi không có chút kiến thức y học nào. Nhưng họ thấy những bằng chứng rằng có những thông tin giá trị và quan trọng trong cuốn sách này, và họ sẽ bình luận về nó khi họ kiểm tra nó toàn diện. Nhưng họ có hỏi một câu hỏi. Họ hỏi rằng " điều này có thể lặp lại không?" Đó là một câu hỏi khá hay bởi hồi ký của tôi đơn giản tôi đã tìm giải pháp cho mình như thế nào Câu trả lời là có, và lần đầu tiên tôi rất vui có thể chia sẻ hai ví dụ. Đây là một vài người và điều họ làm trong cuộc huấn luyện nhận thức lúc 7 và 11 tuổi. Và đây là một người nữa ở phổ thông và đại học Và người này đặc biệt thú vị. Tôi sẽ không đi vào sự phân tán bên trong của những lần khám, nhưng họ vẫn còn có một vấn đề thần kinh. Nhưng người đó có lẽ bị coi là không có khả năng học. Và họ đi học đại học Và có một cuộc đời đầy cơ hội Khía cạnh thứ hai: Tôi vẫn bị chứng đau nửa đầu. Hai yếu tố có hiệu quả với tôi là đầu tiên 90% cơn đau đầu và cổ là do sự mất cân bằng của cơ bắp và xương. Hệ thống xương hàmđóng vai trò quan trọng Và khi tôi trải qua điều đó và tìm giải pháp, Đây là sự liên hệ giữa TMJ và răng. Gần 30% dân số bị rối loạn, nhiễm bệnh hay răng hàm không hoạt động ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Tôi may mắn tìm được vị nha sĩ áp dụng toàn bộ công nghệ của vụ trụ mà bạn sắp thấy để chứng minh rằng nếu ông ta xếp lại răng hàm tôi những cơn đau đầu sẽ dần biến mất, và thế răng tôi đã không ở đúng chỗ. Rồi ông ta chỉnh hàm tôi đúng vị trí trong khi xếp răng tôi thẳng hàng Vậy rõ ràng răng giữ hàm tôi đúng vị trí. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể tôi. Điều này nghe thật lạ hơn là một tuyên bố táo bạo-- Làm thế nào mà hàm lại ảnh hươtng đến toàn cơ thể? Để tôi đơn giản chỉ cho bạn thấy, Nếu mai tôi bảo bạn nhét một hạt cát vào giữa răng và đi dạo Bạn sẽ đi bộ được bao xa trước khi bỏ hạt cát ra? Đó chỉ là một sự không thẳng hàng nhỏ. Nhớ rằng , không có dây thần kinh trong răng Đó là lý do trước và sau chương trình này đã chứng minh rằng Thật khó để thấy sự khác biệt. Giờ bạn hãy nhét vài hạt cát vào giữa răng và thấy sự khác biệt. Tôi vẫn bị chứng đau nửa đầu Vấn đề tiếp theo xuất hiện là 90% cơn đau đầu và cổ gây ra bởi sự mất thăng bằng, 10% còn lại hầu hết là do, nếu bạn bỏ chứng phình mạch , ung thư não và những vấn đề về hormon-- vòng tuần hoàn máu. Tôi được bảo thế này tại trung tâm y học UCLA, hình dung máu chảy khắp cơ thể bạn như một hệ thống kín. Có một đường ống lớn máu chảy qua và xung quanh la dây thấn kinh lấy nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ máu. Đơn giản thế. Nếu bạn ấn vào đường ống bịt kín hai đầu Nó sẽ làm phình một chỗ nào khác. Nếu chỗ phình đó ở trong dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, bộ não Bạn sẽ bị chứng đau nửa đầu Đây là mức độ đau mà chỉ những người bị mới biết. Sử dụng công nghệ này, Nó vẽ biểu đồ 3 chiều MRI, MRA, MRV, một khối MRI. Sử dụng công nghệ này, chuyên gia tại trung tâm y học UCLA có thể xác định Đường ống mạch máu bị nén ở đâu. Một phẫu thuật mạch gỡ bỏ gần hết mạch gân đầu tiên ở hai bên cơ thể tôi Trong những năm tháng sau đó Tôi cảm thấy dòng chảy thần kinh của chính sự sống quay về. Giao tiếp - Communication - là chữ C tiết theo. Nó rất quan trong. Tất cả nhận thức là về giao tiếp. Và ở đây, may mắn thay, một trong những khách hàng của bố tôi có chồng làm việc tại Hội nghiên cứu khoa học của tổ chức Alfred Mann Alfred Mann là một nhà vật lý và nhà cải cách tài giỏi ông bị mê hoặc với sự lấp đầy lỗ hổng trong nhận thức, phục hồi thính giác cho người điếc,thị giác cho người mù hay hoạt động cho người liêt. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ hôm nay về hoạt động cho người liệt. Tôi mang theo từ Nam California chiếc máy FM này Nó được cầm bằng tay. Nó nặng không đến 1 gram Vì thế cấy 2 chiếc vào cơ thể sẽ không nặng đến 1 dime. Năm chiếc cũng chưa nặng bằng 1 đồng rupee. Nó sẽ đi đâu bên trong cơ thể? nó đã được thử nghiệm và kiểm tra mức chịu đựng trong cơ thể hơn 80 năm. Nó đi vào và ở trong đó. Đây là những nơi được cấy vào. Khái niệm rằng chúng làm việc--chúng đang làm mẫu-- là ta đặt chúng tại những điểm cơ động của cơ thể nơi chúng được cần đến. Đơn vị chính sẽ đi vào bên trong não. một chiếc máy FM, ở trong vỏ của não, vỏ động cơ , sẽ gửi những tín hiệu trực tiếp từ những điểm cơ động trong những cơ bắp tương ứng để người đó có thể di chuyển cánh tay cùng lúc nếu họ mất kiểm soát cánh tay của mình. Những chiếc FM khác cấy trong đầu ngón tay, ngay mặt tiếp xúc, sẽ gửi tin trở lại vỏ não cảm ứng , để người đó cảm giác được cảm giác chạm vào. Đây có phải là khoa học viễn tưởng? Không. Bởi tôi đang mang trên mình sự ứng dụng đầu tiên của công nghệ này. Tôi không có khả năng kiểm soát chân trái của mình. Chiếc radio đang kiểm soát từng bước chân tôi đi. bộ cảm ứng nhấc chân cho tôi mỗi lần tôi bước đi. Để kết thúc,tôi muốn chia sẻ lý do riêng tư khiến điều này có nghĩa thật nhiều với tôi và thay đổi hướng đi cuộc đời tôi. Khi tôi hôn mê, một trong những sự tồn tại mà tôi cảm nhận được là có ai đó bảo vệ mình. Khi tôi tỉnh khỏi hôn mê, tôi nhận ra gia đình mình , nhưng tôi không nhớ quá khứ của mình. Dần dần ,tôi nhớ ra người bảo vệ đó là vợ tôi. Và tôi thì thầm tin tốt đó qua quai hàm bị vỡ bị đóng chặt với người y tá đêm. Và buổi sáng hôm sau , mẹ tôi tới giải thích rằng tôi đã không luôn trên giường trong căn phòng này, mà tôi làm việc ở hãng film ,đài truyền hình và rằng tôi bị tai nạn xe hơi và rằng tôi đã kết hôn , nhưng Marcy bị mất ngay trong tai nạn trong thời gian tôi bị hôn mê, cô ấy được chôn ở quê nhà của cô ấy ở Phoenix. Trong những năm tháng sau đó, tôi phải cố tìm ra cái gì còn lại với mình. nếu mọi thứ khiến hôm nay đặc biệt đều biến mất. và tôi phát hiện những đe doạ này với nhận thức và cách nó đi khắp thế giới bao phủ cuộc sống của càng ngày càng nhiều người tôi khám phá ra cái thực sự còn lại Tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua đe doa với nhận thức, rằng chương trình người trái đất sẽ vẫn được chiếu hàng thế kỉ nữa. Tôi tin rằng chúng ta tất cả đều có thể vùng lên và toả sáng. Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Lakshmi Pratury: hãy ở lại một chút. (vỗ tay) Các bạn biết không, khi tôi nghe về câu chuyện của Simon Hãy ngồi xuống;Tôi chỉ muốn nói chuyện với ông ấy một chút khi tôi đọc cuốn sách của ông ấy, tôi đã đến LA để gặp ông ấy Và thế là tôi đã ngồi trong nhà hàng này đợi một người đàn ông đến người mà dĩ nhiên sẽ có chút khó khăn Tôi không biết mình đã nghĩ gì vậy! Và ông ta đến Tôi đã không nghĩ rằng người mà tôi sắp gặp là ông ấy. Rồi chúng tôi gặp và nói chuyện, Và ông ấy không giống như giống như một người không có gì hết Và tôi ngạc nhiên trước vai trò của công nghệ trong sự hồi phục của ông. Chúng tôi có quyển sách của ông ngoài kia ở quầy sách. Thứ làm tôi ngạc nhiên là sự chi tiết từng tí một mà ông ấy viết về mỗi một bệnh viện ông ấy đến mỗi một điều trị ông ấy trải qua, mỗi một lần suýt thoát nạn của ông ấy, và sự tình cờ thế nào khi ông ấy gặp những công nghệ cách tân Vì tôi nghĩ chi tiết nhỏ lướt qua con người rất nhanh. Hãy kể chúng tôi nghe một ít về thứ ông đang mang ở chân Simon Lewis: Tôi biết mình đã canh đến lúc này như không có thời gian để làm gì hết -- được thôi. Đây là thiết bị điều khiển. nó ghi lại mỗi bước chân cuả tôi trong 5 ,6 năm qua và nếu tôi làm thế này,có lẽ chiếc micro sẽ không nghe thấy. tiếng kêu nhỏ đó nối tiếp 2 tiếng kêu nưã đã được bật/ khi tôi ấn lần nữa ,nó sẽ kêu 3 lần điều đó nghĩa là nó đã sẵn sàng để hoạt động. đó chính là bạn tôi. ý tôi là, tôi sạc nó mỗi tối . và nó hoạt động. Nó hoạt động . và điều tôi sẽ nói thêm nhưng vì không có thời gian... nó làm điều gì ư? hãy để tôi cho các bạn xem dưới đây. ngay dưới đây,nếu chiếc camera có thể thấy, là một chiếc anten nhỏ ngay dưới gót chân tôi có một thiết bị cảm ứng phát hiện khi chân tôi rời mặt đất-- nó được gọi là thiết ị nâng gót . nó lúc nào cũng nhấp nháy . tôi sẽ gỡ nó ra để các bạn có thể thấy nó luôn nhấp nháy . Nó đang gửi tính hiệu tức thời . và nếu bạn đi nhanh hơn, nếu tôi đi nhanh hơn, nó nhận ra cái gọi là quãng thời gian là quãng giữa mỗi lần nâng gót và nó tăng mức độ kích thích . thứ khác mà họ đang thí nghiệm -- mà tôi đã không có thời gian để nói trong bài diễn thuyết của mình -- là họ phục hồi chức năng thính giác cho hàng ngàn người điếc . tôi có thể kể cho bạn câu chuyện ;đây sẽ là một công nghệ bị bỏ rơi, nhưng Alfred Mann gặp người bác sĩ sắp nghỉ hưu bác sĩ Schindler ông ấy sắp nghỉ hưu -- tất cả kĩ thuật sắp bị mất đi, bời không một nhà y tế nào tiếp nối vì đó chỉ là một vấn đề nhỏ. Nhưng có hàng triệu người điếc trên thế giới, và phương pháp câý Cochlear đã mang lại thính giác cho hàng nghìn người. Nó hiệu quả. một kĩ thuật khác họ đang thử nghiệm trên võng mạc nhân taọ cho người mù. và đây là thế hệ có thể cấy. tôi đã không nói đến trong bài diễn thuyết đây thực ra là bộ xương ngoài . tôi nên làm rõ điều này. vì thế hệ đầu tiên là xương ngoài nó bao quanh chân quanh phần bị ảnh hưởng tôi phải nói với các bạn rằng,chúng kì diệu -- có hàng trăm con người luôn làm việc trong toà nhà đó-- kĩ sư, nhà khoa học, thành viên đội khác -- Alfred Mann đã thành lập tổ chức này để thúc đẩy cuộc nghiên cứu này bởi ông ta thất không có công ty nào sẽ đâu tư vào đây khán giả quá ít bạn nghĩ có rất nhiều người bại liệt trên thế giới, nhưng khán giả quá ít và lượng thời gian và số nghiên cưú những khoản thanh toán FDA thời gian thu lợi lại quá nhiều để V.C có thể quan tâm đến . Vì thế ông ấy thấy nhu cầy và ông ấy nhảy vào Ông ta là một con người rất vượt trội. Ông ta tạo ra rất nhiều khoa học đỉnh cao. LP: Khi bạn có dịp , hãy dành chút thời gian với Simon. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Xin chào buổi sáng tất cả các bạn. Tôi đang làm việc với những sinh vật bé xíu tên là tế bào. Và hãy để tôi kể các bạn nghe việc nuôi cấy những tế bào trong phòng thí nghiệm diễn ra như thế nào. Phòng thí nghiệm nơi tôi làm việc là nơi những tế bào được tách ra khỏi môi trường tự nhiên của chúng. Chúng tôi đặt chúng vào những cái đĩa mà chúng tôi hay gọi là đĩa petri . Và chúng tôi cho chúng ăn - tất nhiên là vô trùng - phương tiện nuôi cấy tế bào - giống như thức ăn của chúng - và chúng tôi nuôi chúng trong những tủ ấp. Tại sao tôi thực hiện điều này? Chúng tôi quan sát những tế bào trên đĩa, và chúng chỉ ở trên bề mặt. Nhưng điều chúng tôi thực sự đang làm trong phòng thí nghiệm là lấy mô ra khỏi tế bào. Thế nghĩa là gì? Nghĩa là chúng tôi đang nuôi một trái tim thật, hoặc có thể nói là, một mảnh xương mà có thể cấy vào trong cơ thể. Không chỉ vậy, chúng còn có thể được dùng làm các mô hình bệnh tật. Với mục đích này, những kĩ thuật nuôi cấy tế bào truyền thống thật sự không đảm đương được. Những tế bào tỏ ra nhớ nhà; cái đĩa không giống như nhà của chúng. Nên chúng tôi cần tái tạo môi trường sống tự nhiên cho chúng để giúp chúng tồn tại. Chúng tôi gọi cách thức này là mô hình mô phỏng sinh học - sao chép môi trường trong phòng thí nghiệm. Lấy quả tim làm ví dụ, \ Điều gì khiến quả tim khác biệt? Quả tim đập một cách nhịp nhàng, không ngừng nghỉ và miệt mài. Chúng tôi sao chép đặc điểm này vào trong phòng thí nghiệm bằng cách áp dụng hệ thống nuôi cấy tế bào với các điện cực. Những điện cực này hoạt động giống như những máy điều hòa nhịp tim tí hon giúp tế bào hợp tác trong phòng thí nghiệm. Chúng ta còn biết điều gì nữa về trái tim? Tế bào cơ tim khá tham lam. Cơ chế tự nhiên nuôi sống tế bào cơ tim trong cơ thế bạn bằng đường cung máu dày đặc. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi tách các phần thành những khuôn nhỏ trong những vật liệu sinh học nơi chúng tôi nuôi tế bào. Và cách này giúp việc nuôi cấy tế bào được trôi chảy, thức ăn của tế bào qua những cái giàn nơi chúng tôi nuôi tế bào - rất giống với những gì bạn tưởng tượng từ ống mao dẫn trong quả tim. Nên tôi rút ra bài học đầu tiên: Những gì lớn lao của cuộc sống đều từ những điều bé nhỏ. Hãy lấy sự kích điện làm ví dụ. Hãy xem chỉ một yếu tố có thể mang tầm quan trọng như thế nào. Góc bên trái, bạn nhìn thấy hình ảnh một mô cơ tim đang hoạt động mà tôi tách từ tế bào của chuột thí nghiệm. Nó khoảng cỡ của một cây thục quỳ nhỏ. Và sau một tuần, nó bắt đầu đập. Bạn hãy nhìn lên góc trên bên trái. Không sao cả nếu bạn không nhìn thấy rõ. Thật tuyệt vời khi thấy những tế bào đó đập. Nhưng điều thật sự tuyệt vời hơn nữa là khi những tế bào đó được kích thích bằng điện như dùng máy điều hòa nhịp tìm, thì chúng đập càng mạnh hơn. Và tôi lại có thêm bài học thứ hai: tế bào làm hết mọi việc. Đôi khi, những kĩ sư mô tế bào gặp phải vài sự khủng hoảng nhân dạng, vì những kiến trúc sư xây cầu và xây những thứ to lớn, những kĩ sư máy tính thì làm ra máy tính, còn việc chúng tôi làm là thúc đẩy những tế bào tự tạo ra công nghệ cho nó. Điều này nghĩa là gì? Hãy lấy ví dụ thật đơn giản. Hãy tự nhủ bản thân rằng tế bào không phải một khái niệm trừu tượng. Hãy nhớ rằng tế bào của chúng ta duy trì sự sống cho ta theo một cách rất tự nhiên. "Chúng ta là những thứ chúng ta ăn," có thể diễn đạt lại là," Chúng ta là những gì tế bào của ta ăn." Và trong trường hợp những thực vật trong ruột của ta, những tế bào này có thể không phải là người. Nhưng cũng cần lưu ý là những tế bào cũng hỗ trợ quá trình sống của chúng ta. Sau những thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác là tập hợp tế bào tiếp nhận thông tin và phiên dịch cho chúng ta. Một câu hỏi được đặt ra là: chúng ta có nên mở rộng khả năng quản lí môi trường ra gồm cả hệ sinh thái của chính cơ thể chúng ta không? Tôi mời các bạn cùng thảo luận tiếp với tôi về chủ đề này, và tôi cũng chúc các bạn nhiều may mắn. Chúc cho những tế bào không bị ung thư của bạn không trở thành sinh vật bị đe dọa. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Sau khi tự cắt cổ tay bằng mảnh gương vỡ cô gái rơi vào giấc ngủ chập chờn, mệt mỏi ở một ga xe lửa Vào sáng sớm, khi nhà vệ sinh ở ga tàu mở cửa Cô thấy hai chân đau rã rời, nhưng vẫn cố gắng bước đi Khi cô thấy hình ảnh mình trong gương, cô bắt đầu khóc. Gương mặt cô bẩn thỉu và đẫm nước mắt; áo của cô rách rưới và dính đầy máu Cô ấy trông như thể đã ở ngoài đường 3 tháng chứ không phải mới 3 ngày. Cô cố gắng hết sức kỳ rửa bản thân Tay và bụng cô ấy đau khủng khiếp Cô cố rửa vết thương, Nhưng mỗi khi cô ấy ấn vào nó, máu lại bắt đầu chảy. Cô cần được khâu vết thương, nhưng cô chắc chắn sẽ không tới bệnh viện Họ đã từng gửi trả cô về nhà Về với ông ta. Cô thắt chặt áo khoác của mình -- phải, thắt chặt áo khoác để cầm máu Cô nhìn lại mình trong gương. Cô trông khá hơn trước một chút nhưng vẫn cần được chăm sóc. Lúc ấy, cô chỉ biết làm một việc duy nhất. Cô đi ra khỏi nhà ga và đến một tủ điện thoại công cộng gần đó. (Tiếng chuông điện thoại) (Tiếng chuông điện thoại) Giọng nữ: Samaritans, tôi có thể giúp gì? Xin chào, đây là Samaritans. Tôi có thể giúp gì? Cô gái: (Khóc) Em -- Em không biết. Giọng nữ: Chuyện gì đã xảy ra? Giọng em nghe rất đau khổ. (Cô gái khóc) Sao chúng ta không bắt đầu với tên em? Tôi là Pam. Tôi có thể gọi em là gì? Em đang nói chuyện từ đâu? Em an toàn chứ? Đây là một tủ điện thoại ở London. Giọng em nghe rất trẻ. Em bao nhiêu tuổi? Mười bốn tuổi. Và điều gì đã khiến em đau khổ đến vậy? Em chỉ muốn chết. Mỗi ngày em tỉnh dậy và ước mình đã chết. Nếu ông ta không giết em thì em nghĩ, em muốn tự mình làm việc đó. Pam: Tôi vui vì em đã gọi. Hãy kể từ đầu nào. Sophie Andrews: Pam tiếp tục dịu dàng kêu cô gái nói về bản thân. Cô không nói nhiều; Có rất nhiều đoạn im lặng. Nhưng cô biết cô ở đó, và việc có Pam ở bên kia đầu dây khiến cô cảm thấy an lòng. Cô gái 14 tuổi gọi cuộc điện thoại đó chính là tôi. Tôi chính là người ở trong tủ điện thoại. Tôi đã chạy trốn khỏi nhà, ngủ bụi trên những con đường ở London. Lúc ấy tôi đang bị lạm dụng tình dục bởi cha tôi và bạn ông ta. Tôi tự làm đau mình mỗi ngày, tôi đã thử tự tử. Lần đầu tôi gọi cho Samaritans, tôi mới 12 tuổi và hoàn toàn tuyệt vọng. Khi đó mẹ đã bỏ rơi tôi được một vài tháng. bà ra đi và để tôi ở lại nhà. Và sự lạm dụng mà tôi phải trải qua dưới bàn tay của cha tôi và bạn ông ta đã khiến tôi bị hủy hoại hoàn toàn. Tôi đã chạy trốn, tôi đã bỏ học, Tôi đã say xỉn về nhà. Tôi mất tất cả hy vọng và chỉ muốn chết. Và đó là khoảnh khắc Samaritans xuất hiện. Samaritans đã phổ biến từ năm 1953. Đó là một đầu số trợ giúp 24/7 ở Anh dành cho bất cứ ai cảm thấy tuyệt vọng hoặc muốn tự vẫn. Điều mà tôi đã trải qua. Tình nguyện viên trả lời các cuộc gọi suốt 24h mọi ngày trong năm mọi cuộc gọi đều được giữ bí mật Trong thời niên thiếu của tôi khi tôi tuyệt vọng nhất, Samaritans trở thành cứu tinh của tôi. Họ cam kết với tôi một sự bí mật tuyệt đối. Và điều đó cho phép tôi tin tưởng họ. Dù cho câu chuyện của tôi có gây khó chịu đến thế nào, họ đều không thể hiện ra. Họ luôn ở đó với tôi, luôn lắng nghe mà không hề phán xét. Hầu hết trường hợp, họ động viên tôi tìm kiếm sự trợ giúp; Tôi chưa bao giờ cảm thấy mất kiểm soát với họ kể cũng thú vị vì tôi cảm thấy mình mất kiểm soát hoàn toàn với mọi thứ trong cuộc sống. Cảm giác như hành động tự hại bản thân là điều duy nhất tôi có thể kiểm soát. Vài năm trước, tôi đã xoay xở để kiểm soát một số thứ trong cuộc đời mình. Và tôi đã có sự hỗ trợ thích hợp xung quanh tôi cho phép tôi sống với những gi đã xảy ra. Tôi đã trở thành một người sống sót từ nạn lạm dụng thay vì một nạn nhân. Ở tuổi 21, tôi liên lạc lại với Samaritans Lần này là vì tôi muốn trở thành một tình nguyện viên Muốn được đền đáp bằng một điều gì đó cho tổ chức đã thực sự cứu vớt cuộc đời tôi. Tôi biết chỉ đơn giản là lắng nghe một cách đồng cảm cũng có thể mang đến tác động vô cùng lớn. Tôi biết việc có ai đó lắng nghe tôi mà không hề phán xét sẽ mang đến một sự khác biệt to lớn. Nên tôi bắt kịp chương trình học tìm một người tôi có thể thuyết phục để cho tôi một công việc và tận hưởng việc làm tình nguyện viên ở Samaritans. Và khi tôi nói "thưởng thức", đó là một từ kì cục vì không ai lại muốn suy nghĩ về một người hoàn toàn khốn cùng hoặc đau đớn. Nhưng tôi biết tác động to lớn của một đôi tai biết lắng nghe và việc có ai đó ở bên tôi trong giờ phút tuyệt vọng đó tạo nên tác động to lớn nhất và tôi có một cảm giác rất trọn vẹn khi tôi có thể giúp đỡ mọi người như một "Samaritan". Trong những năm tôi làm việc ở Samaritans, tôi được yêu cầu thực hiện nhiều vai trò. Nhưng tôi nghĩ đỉnh điểm là năm 2008, Khi tôi được yêu cầu giữ chiếc ghế quản lý tổ chức trong ba năm. Vậy là tôi đã từ một người gọi điện tổn thương từ tủ điện thoại, tuyệt vọng tìm sự giúp đỡ thành người đứng đầu của một tổ chức cấp quốc gia và chịu trách nhiệm cho 22.000 tình nguyện viên. Tôi thật sự thường đùa rằng nếu bạn cứ gọi điện đến hoài có khi sau này bạn sẽ quản lý chỗ đó luôn (Tiếng cười) Vốn là điều tôi đã làm. Trong thế giới này, nơi mà chúng ta cố chuyên nghiệp hóa mọi thứ, tôi đoán vậy tôi thật sự hiểu hành động lắng nghe đơn giản đó có thể thay đổi cuộc đời một con người. Tôi nghĩ nó là một hình mẫu đơn giản có thể áp dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Những năm 1980, khi tôi gọi đến Samaritans lạm dụng trẻ em là một vấn đề không ai muốn nói đến. Nạn nhân thường bị đổ lỗi, nạn nhân thường bị phán xét. Và nó là một chủ đề xấu hổ, không ai thực sự muốn nói về nó. Ngày hôm nay, sự phán xét và nỗi xấu hổ vây quanh một vấn đề khác. Có một vết nhơ khác ở ngoài kia. Và vết nhơ của ngày hôm nay là việc bàn về sự cô đơn. Sự cô đơn và cô lập gây nên những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Việc sống cơ đơn có thể gây ra một tác động rõ rệt lên cơ thể bạn. Những nghiên cứu có hệ thống gần đây cho thấy nó thật sự làm gia tăng tỉ lệ tử vong, hay tỉ lệ chết trẻ, đến hơn 30 phần trăm. Nó có thể làm tăng huyết áp, tăng mức độ trầm cảm và thật sự tương đương với tỉ lệ tử vong do lạm dụng rượu bia hay thuốc lá. Cô đơn thậm chí gây hại hơn hút 15 điếu thuốc Trong 1 ngày. Không phải một đời, mà chỉ trong một ngày. Nó cũng góp phần làm trầm trọng thêm bệnh giảm sút trí tuệ. Nên nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra người cô đơn có nguy cơ mắc Alzheimer cao gấp đôi người bình thường. Tất nhiên, có nhiều người sống một mình nhưng không cô đơn. Tuy nhiên chăm sóc một người bị bệnh suy giảm trí tuệ có thể là một việc rất cô đơn. Một nghiên cứu nổi bật gần đây chỉ ra một định nghĩa rất rõ ràng về sự cô đơn. Cô đơn là một cảm giác khó chịu khách quan bởi việc thiếu hoặc mất kết nối giữa người với người Và nó xảy ra khi có sự chênh lệch giữa mức độ chất và lượng của những mối quan hệ mà chúng ta có với mức độ mà chúng ta muốn. Trong đời tôi, sự giúp đỡ tốt nhất mà tôi từng nhận được đến từ những mối liên kết cá nhân và việc được lắng nghe một cách đầy cảm thông. Những chuyên gia, tôi biết rõ tôi đang nói chuyện trong căn phòng đầy chuyên gia, là vô cùng quan trọng Nhưng đối với tôi, một tình nguyện viên hi sinh thời gian cá nhân để lắng nghe tôi một cách bí mật và không phán xét có một tác động to lớn, làm thay đổi cuộc đời tôi. Và đó là một điều thật sự ở lại bên tôi. Nên như bạn có thể thấy, trong thời niên thiếu của tôi tôi hoàn toàn lạc lối, tôi tồn tại mỗi ngày tự hỏi không biết ngày mai mình có còn sống hay không Nhưng tác động to lớn của việc có người lắng nghe tôi duy trì trong tôi. Khi tôi cuối cùng đã có mục đích sống khi tôi cảm thấy mình có thể sống với những chuyện đã xảy ra tôi muốn đền đáp. Và theo kinh nghiệm của tôi, những người đã được giúp đỡ theo một cách khiến cuộc đời họ thay đổi luôn luôn muốn đền đáp lại. Nên tôi đền đáp bằng cách bỏ ra 25 năm làm tình nguyện viên cho Samaritans. Và sau đó, vào năm 2013, Nhận ra toàn bộ vấn đề của sự cô đơn tôi thành lập một đường dây trợ giúp quốc gia mới ở Anh cho người già, gọi là The Silver Line, với mục đích hỗ trợ người già neo đơn. Trong thời gian ngắn hoạt động, chúng tôi đã nhận 1.5 triệu cuộc gọi. Và tôi biết chúng tôi đã tạo ra tác động lớn lao, dựa trên những phản hồi nhận được Một số người gọi đến chỉ để có một cuộc trò chuyện thân thiện cũng có thể để tìm thông tin về dịch vụ công ở địa phương. Một số khác gọi đến vì họ muốn tự tử. Một số gọi đến để báo cáo về việc bị lạm dụng. Và một số chỉ đơn giản, như tôi đã từng, đầu hàng trước cuộc sống. Tôi nghĩ thành lập một đường dây trợ giúp là một ý tưởng thật sự đơn giản. Tôi nhìn lại những ngày đầu, khi tôi có một danh xưng kiêu kì, tổng giám đốc, Tôi là tổng giám đốc của chính tôi. Phải nói rằng, tôi đã có cuộc gặp tuyệt nhất trong sự nghiệp của mình (Tiếng cười) làm tổng giám đốc của chính mình. Nhưng mọi chuyện cứ tiến triển, và giờ năm 2017 chúng tôi có một đội ngũ 200 người lắng nghe những người lớn tuổi mỗi ngày trong năm, 24/7. Chúng tôi cũng có 3000 tình nguyện viên thực hiện những cuộc gọi hàng tuần từ nhà của họ. Với những người thích thư tay, Chúng tôi cũng cung cấp Silver Letters, chúng tôi ghi những lá thư tay cho những người già vẫn thích việc nhận thư. Và chúng tôi đã giới thiệu một thứ gọi là Silver Circles -- bạn hẳn để ý tôi làm chủ từ "Silver" -- đặt "silver" trước một thứ và thứ đó của chúng tôi Silver Circles là một cuộc gọi nhóm nơi mọi người nói về những sở thích tương đồng. Nhóm ưa thích của tôi là nhóm âm nhạc, nơi mọi người, mỗi tuần, chơi nhạc cụ cho nhau nghe qua điện thoại. Không phải lúc nào cũng cùng một nốt ở cùng một thời điểm. (Tiếng cười) Nhưng họ thật sự vui. Và "vui" là một từ thú vị, vì tôi đã nói rất nhiều về sự tuyệt vọng, cô đơn và lẻ loi. Nhưng nếu bạn đến đường dây của chúng tôi ở Anh, bạn sẽ nghe thấy tiếng cười Vì ở Silver Line, chúng tôi muốn nuôi dưỡng cuộc sống tuyệt vời của những người già cùng tất cả những trải nghiệm mà họ mang đến. Và đây là một ví dụ, một trích đoạn của một trong số những cuộc gọi của chúng tôi (Âm thanh) Chào buổi sáng, bạn đang gọi đến Silver Line. Tôi là Alan, tôi có thể giúp gì? Giọng nữ: Chào buổi sáng Alan. Alan: Xin chào. Giọng nữ: (hớn hở) Xin chào! Alan: Sáng nay bạn cảm thấy thế nào? Giọng nữ: Tôi ổn, cảm ơn. Alan: Tôi vui khi biết thế. Giọng nữ: Điện thoại thật tuyệt vời, anh biết chứ? Alan: Nó là một phát minh đặc biệt, nhỉ? Giọng nữ: Tôi nhớ khi tôi còn là một đứa bé rất nhiều năm về trước, nếu anh muốn gọi điện cho ai đó anh phải tới cửa hàng và dùng điện thoại ở cửa hàng trả tiền sử dụng điện thoại cho cửa hàng và sau đó thực hiện cuộc gọi. Nên anh không thể gọi điện bất cứ khi nào anh muốn. Alan: Ồ, thật bất ngờ. Giọng nữ: (Tiếng ho) Ồ, tôi xin lỗi. (Tiếng ho) Thứ lỗi cho tôi. Anh phải, anh biết đấy, để dành cuộc gọi của mình cho những lúc thật sự quan trọng. Và giờ, tôi ở đây, ngồi trong nhà của mình vẫn còn mặc chiếc váy ngủ, vẫn sử dụng được điện thoại, điều đó không tuyệt vời sao? Alan: Vâng, đúng vậy. (Tiếng cười) SA: Và đó là một cuộc gọi điển hình mà chúng tôi thường nhận được. Một người thật sự xem chúng tôi như người trong gia đình. Nên tôi nghĩ, Silver Line đang giúp những người già giống như cách mà Samaritans đã giúp tôi. Họ ở đó 24/7, họ lắng nghe một cách bí mật và thường không cho lời khuyên nào cả. Chúng tôi lắng nghe mà không đưa ra lời khuyên thường xuyên đến mức nào? Điều đó thật sự rất khó. Thường trên cuộc gọi, một cụ già sẽ nói, "Anh cho tôi vài lời khuyên được không?" Và 20 phút sau, họ nói, "Cám ơn vì lời khuyên của anh" và chúng tôi nhận ra mình chưa đưa lời khuyên nào cả. (Tiếng cười) Chúng tôi lắng nghe và lắng nghe, và chúng tôi không hề ngắt lời Nhưng với người đó, có lẽ chúng tôi đã cho lời khuyên. Gần đây chúng tôi có khảo sát trên The Silver Line với 3000 người lớn tuổi, hỏi về cảm nghĩ của họ với dịch vụ của chúng tôi. Và một cụ già đơn giản quay lại và nói, lần đầu tiên trong đời bà, bà có được cái mà chúng tôi gọi trong trò cricket là một thủ thành và là cái mà các bạn gọi trong trò bóng chày là người bắt bóng. Tôi đã ở đây 48 tiếng, và tôi đang nói tiếng Anh Mỹ họ sẽ không nhận ra khi tôi về nhà. (Tiếng cười) Nhưng lần đầu tiên trong đời, bà ấy có một người bắt bóng, điều này rất, rất quan trọng. Và giờ nó trở thành một vòng tuần hoàn, vì thật sự, những người đã gọi đến Silver Line để tìm kiếm một người bắt bóng nay trở thành người bắt bóng bằng cách đền đáp lại trở thành những tình nguyện viên và là một phần trong gia đình chúng tôi Nên tôi kết thúc bài nói chuyện của mình tại chính nơi tôi đã bắt đầu, về trải nghiệm của chính tôi. Vì khi tôi nói về cuộc đời mình tôi luôn nói rằng tôi đã may mắn Và mọi người thường hỏi tôi tại sao. Đó là vì, ở mọi giai đoạn trong đời mình tôi đều may mắn có được ai đó ở cạnh mình vào đúng thời điểm một ai đó tin tưởng tôi, vốn là điều đã giúp tôi tin tưởng vào bản thân thêm một chút, đó thật rất quan trọng. Và mọi người đều cần một người bắt bóng ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Đây là người bắt bóng của tôi. Cô ấy chính là Pam. Và cô ấy đã trả lời cuộc gọi của tôi khi tôi mới 14 tuổi, trong tủ điện thoại hơn 30 năm về trước. Cho nên đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của một kết nối đơn giản giữa người với người Vì nó thường mang sức mạnh có thể cứu cả một cuộc đời. Cám ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Vâng, Tôi bắt đầu với một quảng cáo được truyền cảm hứng bởi George Orwell mà Công ty Apple đã phát hành vào năm 1984 (Phim) Big Brother: Chúng ta là một tập thể với một ý chí, một quyết tâm, một sự nghiệp. Kẻ thù của chúng ta sẽ tự nói cho đến chết, và chúng ta sẽ chiến đấu khi họ đang bối rối. Chúng ta sẽ đánh bại họ. Narrator: vào ngày 24 tháng 1, Hãng máy tính Apple sẽ giới thiệu chiếc Macitosh Và bạn sẽ thấy tại sao năm 1984 không hề giống "1984" Rebecca MacKinnon: Vâng, thông điệp cốt yếu của đoạn phim vẫn còn rất mạnh mẽ cho đến tận hôm nay. Công nghệ được tạo ra bởi những công ty cách tân sẽ tạo ra tự do cho chúng ta. Hơn hai thập kỷ sau đó, Apple ra mắt iPhone ở Trung quốc và bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma ra cùng với một số ứng dụng nhạy cảm về chính trị khác theo đề nghị của chính phủ Trung quốc cho những ứng dụng tiếng Trung. Nhà vẽ tranh biếm họa chính trị Mỹ, Mark Fiore cũng có ứng dụng biếm họa của mình được kiểm duyệt ở Mỹ bởi vì một số nhân viên Apple lo lắng rằng nó sẽ gây khó chịu cho một vài nhóm. Ứng dụng của ông đã không được chấp thuận cho đến khi ông giành được giải Pulizer. Một tạp chí tin tức của Đức, Stern, đã có những ứng dụng bị loại bỏ bởi vì bộ phận chăm sóc khách hàng của Apple cho rằng nó có một chút gì đó bất bình thường đối với người sử dụng bất chấp thực tế rằng đây là một tạp chí hợp hoàn toàn hợp pháp để bán ở các sạp báo trên toàn nước Đức. Và đã có nhiều tranh luận hơn, gần đây Apple đã loại bỏ một ứng dụng phản kháng của người Palestine sau khi chính phủ Israel tuyên bố những mối quan tâm rằng nó có thể được sử dụng để tổ chức các cuộc tấn công bạo động. Vì vậy, đây là vấn đề của chúng ta, chúng ta có một tình huống là những công ty tư nhân đang áp dụng các tiêu chuẩn kiểm duyệt một cách khá tùy tiện và thông thường là hẹp hơn so với những tiêu chuẩn hiến pháp về tự do ngôn luận mà chúng ta đang có ở các nền dân chủ. Hoặc là họ đang họ đáp ứng những yêu cầu kiểm duyệt của những chế độ độc tài không phản ánh sự đồng tình của người dân về cai trị. Hoặc họ đang đáp ứng những yêu cầu và các mối quan tâm của chính phủ không có thẩm quyền đối với phần lớn hoặc hầu hết những người dùng hoặc người xem đang tương tác với các nội dung câu hỏi. Vì vậy trong tình huống này. Trong thế giới tiền Internet, chủ quyền đối với những tự do vật lý, hoặc tương tự, là đang bị điều khiển hoàn toàn bỏi chính quyền các quốc gia. Nhưng bây giờ chúng ta có những nhận thức mới về chủ quyền cá nhân trong không gian mạng. Và quyết định của họ về luật phần mềm, kĩ thuật, thiết kế, điều khoản dịch vụ tất cả các hoạt động như luật qui định những gì chúng ta có thể hoạt không thể làm đối với cuộc sống 'số'. Và những chủ quyền, có tính chất xuyên xuốt, liên kết với nhau một cách toàn cầu này, theo một vài cách nào đó thách thức chủ quyền của các quốc gia theo những cách rất thú vị nhưng đôi khi cũng hành động vượt ra và mở rộng nó vào khi mà điều khiển vượt quá những gì mọi người có thể hoặc không thể làm với thông tin có nhiều tác động hơn bao giờ hết đối với việc thi hành quyền lực trong thế giới vật chất. Sau tất cả, dù cho các nhà lãnh đạo của thế giới tự do cần một chút giúp đỡ từ những qui định Hồi giáo trên Facebookistan nếu anh muốn tái đắc cử vào năm tới. Và những nền tảng này đã chắc chắn là rất hữu dụng đối với các nhà hoạt động chính trị ở Tuy-ni-di và Hy lạp trong mùa xuân trước và sau đó. Như Wael Ghonim, nhà điều hành Google người Ai Cập hằng ngày, nhà hoạt động Facebook bí mật ban đêm đã nói rất hay với CNN sau khi Mubarak đã bị lật đổ, nếu bạn muốn một xã hội tự do dân chủ chỉ cần cho họ Internet." Nhưng, lật đổ chính phủ là một chuyện và việc xây dựng một nền dân chủ ổn định là chuyện phức tạp hơn. Ở bên trái, có một bức ảnh chụp bởi một nhà hoạt động Ai Cập người là một phần cuộc nổi dậy ở cơ quan an ninh Ai cập hồi tháng 3. Và nhiều nhân viên đã băm nhỏ nhiều tài liệu đến mức có thể và để lại phía sau hàng đống, Tuy nhiên, một số các tập tin được bỏ lại phía sau còn nguyên vẹn, và một số nhà hoạt động chính trị đã tìm thấy hồ sơ giám sát của riêng mình đầy những bản ghi chép trao đổi thư điện tử của họ, những trao đổi qua tin nhắn điện thoại của họ, ngay cả những cuộc trao đổi thoại trực tuyến trên Skype. Và một nhà hoạt động chính trị thực sự đã tìm thấy một hợp đồng của một công ty phương tây bán công nghệ giám sát cho các lực lượng an ninh Ai Cập. Và các nhà hoạt động chính trị Ai Cập cho rằng các công nghệ giám sát này vẫn đang còn tiếp tục được sử dụng bởi những chính quyền quá độ vận hành những hệ thống mạng đó. Và ở Tuy-ni-di, sự kiểm duyệt thực sự bắt đầu trở lại vào tháng năm -- không hoàn toàn rộng khắp như dưới thời Tổng thống Ben Ali. Nhưng bạn sẽ thấy ở đây, một trang bị chặn những gì xảy ra khi bạn cố gắng vào dĩ nhiên Facebook và một vài website khác mà những chính quyền quá độ đã khống chế, có thể gây ra bạo động. Để phản đối vấn đề này, blogger Slim Amamou, người đã bị tống giam dưới thời Ben Ali và sau đó trở thành một phần của chính phủ quá độ sau cuộc nổi dậy, Ông đã từ chức để phản đối. Nhưng đã có nhiều tranh luận ở Tuy-ni-di về làm thế nào để giải quyết vấn đề này Thực tế, trên Twitter, có rất nhiều người ủng hộ cho cuộc cách mạng họ nói, "Vâng thực sự, chúng tôi rất muốn dân chủ và tự do bày tỏ ý kiến, nhưng có một vài loại phát ngôn cần được giới hạn bởi vì nó quá bạo lực và có thể gây mất ổn định cho nền dân chủ của chúng tôi Nhưng vấn đề là làm sao để bạn quyết định ai có quyền quyết định và làm thế nào để bạn chắc chắn là họ không lạm dụng quyền lực của họ? Như Riadh Guerfali, một cựu chiến binh về thông tin, hoạt động ở Tuy-ni-di nhận xét xự kiện này, "Trước đây mọi chuyện khá đơn giản: bạn có những người tốt ở một bên và những kẻ xấu ở phía khác. Ngày nay, mọi chuyện phức tạp hơn nhiều" Xin chào đến với dân chủ, các bạn Tuy-ni-di và Ai cập của chúng ta. Sự thật là dù cho các cộng đồng dân chủ ngày nay chúng ta không có câu trả lời thích đáng cho việc làm sao để cân bằng nhu cầu về an ninh và thực thi luật, ở một mặt và sự bảo vệ quyền tự do dân sự và quyền tự do ngôn luận ở mặt khác trong những hệ thống mạng kĩ thuật số của chúng ta. Thực tế, ở Hoa Kỳ, bất cứ điều gì bạn nghĩ về Julian Assange, dù cho mọi người không cần là người ủng hộ anh ta thì cũng bị thu hút bởi chính cái cách mà chính phủ Hoa Kì và một số công ty đã xử lý Wikileaks. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Amazon đã đưaWikileaks ra khỏi danh sách khách hàng sau khi nhận được chỉ thị của Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, dù cho sự thực là Wikileaks không bị buộc tội, để bị đơn phương kết án, về bất kỳ tội danh nào. Vì vậy chúng tôi cho rằng Internet là một công nghệ vượt biên giới. Đây là bản đồ mạng xã hội toàn cầu, và dĩ nhiên Facebook đã chinh phục nhiều nơi trên thế giới - nó vừa tốt mà cũng vừa xấu, tùy thuộc vào quan điểm của bạn về cách Facebook quản lý dịch vụ của họ. Nhưng biên giới vẫn tiếp tục tồn ại ở một vài nơi trên hệ thống không gian mạng. ở Brazil và Nhật, đó là vì những lý do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng nếu quan sát Trung quốc, Việt Nam và một số quốc gia theo hình mẫu nhà nước Xô Viết những gì xảy ra ở đó là đang có vấn đề. Bạn có một tình huống mà mối quan hệ giữa chính phủ và các công ty mạng xã hội nội địa đang tạo ra một tình huống tại đây, thực sự, sự thúc đẩy tiềm năng về những nền tảng này là bị khống chế bởi những mối quan hệ giữa các công ty và chính phủ. Hiện nay ở Trung quốc, có một "bức tưởng lửa cực lớn", mà mọi người đều biết, nó chặn Facebook và Twitter và bây giờ là Google + và rất nhiều trang web từ nước ngoài. không thể phủ nhận rằng điều này đã thực hiện được một phần nhờ công nghệ của phương Tây. Nhưng đây mới chỉ là một nửa câu chuyện. Phần còn lại của câu chuyện là những yêu cầu mà chính phủ Trung quốc đưa ra đối với tất cả những công ty hoạt động trên Internet Trung quốc, được biết như là một hệ thống kỷ luật tự giác. Trong tiếng Anh, điều này nghĩa là kiểm duyệt và giám sát người dùng. Và đây là một nghi lễ mà tôi đã tham dự vào năm 2009 sự kiện mà cộng đồng Internet của Trung quốc trao giải thưởng cho 20 công ty hàng đầu đã có thực hiện tốt nhất những qui tắc tự giác ví dụ như kiểm soát nội dung. Và Robin Li, CEO của Bai du, Công cụ tìm kiếm thống trị ở Trung quốc là một trong những ví dụ điển hình. Ở nước Nga, người ta không chặn Internet như vậy và cũng không trực tiếp kiểm duyệt những trang web. Nhưng, đây là một trang web có tên gọi là Rospil một trang chống tham nhũng. Và vào đầu năm nay, có một vấn đề rắc rối đã xảy ra Mọi người hiến tặng cho Rospil qua một hệ thống xử lý thanh toán được gọi là Yandex Money đột nhiên nhận được những cuộc gọi đe dọa từ những thành viên của một đảng dân tộc chủ nghĩa người đã có được chi tiết về những người hiến tặng cho Rospil thông qua những thành viên của những dịch vụ an ninh người mà bằng những cách nào đó đã tiếp cận được những thông tin này từ những người trong Yandex Money. Điều này có một ảnh hưởng khủng khiếp đối với khả năng sử dụng Internet của mọi người để làm cho chính phủ có trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta có một vấn đề trong thế giới ngày nay khi mà ở nhiều và nhiều quốc gia mối quan hệ giữa công dân và chính phủ là được thực hiện thông qua Internet, chủ yếu là bao gồm những dịch vụ hoạt động và tư nhân. Vì vậy, tôi cho rằng vấn đề quan trọng không phải là cuộc tranh cãi về vấn đề Internet sẽ giúp những người tốt nhiều hơn hay người xấu nhiều hơn. Dĩ nhiên, nó sẽ tạo sức mạnh cho bất kỳ ai có kỹ năng sử dụng công nghệ và hiểu rõ nhất về Internet và đối thủ của họ cũng như vậy. Câu hỏi cấp thiết nhất mà chúng ta cần nêu ra lúc này là làm thế nào để chắc chắn rằng Internet mở ra một thói quen thường ngày của công dân. Bởi vì tôi nghĩ tất cả các bạn sẽ đồng ý rằng mục đích chính đáng duy nhất của chính phủ là phục vụ công dân. Và tôi sẽ tranh cãi rằng mục đích chính đáng duy nhất của công nghệ chính là cải thiện cuộc sống của chúng ta, không phải là thao túng hay biến chúng ta thành nô lệ. Vì vậy, vấn đề ở đây là, chúng ta phải biết làm sao để chính phủ phát huy tinh thần trách nhiệm. chúng ta không cần phải làm thường xuyên, nhưng chúng ta cần phải biết phương pháp để làm điều đó một cách khôn ngoan và có tổ chức. Bằng cách nào bạn làm cho chủ quyền không gian mạng có trách nhiệm với lợi ích công cộng trong khi phần đông những giám đốc điều hành cho rằng bổn phận chính của họ là tạo lợi nhuận tối đa cho những cổ đông? Và những qui định của chính phủ thường là không cải thiện nhiều lắm. Ví dụ như, bạn có những tình huống ở nước Pháp Nơi mà tổng thống Sarkozy nói với những giám đốc điều hành của các công ty Internet, "Chúng ta là những đại diện chính đáng duy nhất cho lợi ích công cộng" Nhưng rồi ông ấy đi và những luật quán quân như là luật "quá tam ba bận" về chống vi phạm bản quyền cắt kết nối Internet của công dân bởi vì họ chia sẻ tập tin, Luật mà đã bị báo viên đặc biệt của Liên hợp quốc chỉ trích ở trên diễn đàn Tự do ngôn luận như là một vi phạm không cân xứng của quyền công dân đối với thông tin liên lạc, và đã làm tăng sự nghi ngờ ở giữa những nhóm xã hội dân sự về vấn đề có hay không một vài đại diện chính phủ là có xu hướng bảo vệ lợi ích của công nghiệp giải trí hơn là bảo vệ quyền của công dân. Và đây là ở nước Anh cũng có một sự quan tâm đến Luật hoạt động kinh tế kỹ thuật số đã đặt ra nhiều nhiệm vụ hơn đối với những trung gian tư nhân để kiểm soát những hành vi của công dân. Vì vậy, điều chúng ta cần phải nhận ra là nếu chúng ta muốn có một hệ thống Internet phục vụ công dân trong tương lai, chúng ta cân một phong trào tự do về Internet rộng hơn và vững chắc hơn. Cuối cùng, các công ty đã không dừng việc làm ô nhiễm nước ngầm như là một vấn đề chính hoặc thuê một đứa trẻ 10 tuổi là quan trọng, chỉ bởi vì các cơ quan hành pháp thức giấc mỗi ngày và quyết định nó là điều đúng đắn phải làm. Đó là kết quả hàn chục năm của phong trào chủ nghĩa tích cực bền vững, sự ủng hộ tích cực của những người liên quan và sự ủng hộ của người tiêu dùng. Tương tự như vậy, chính phủ không ban hành luật lao đọng và môi trường trí tuệ chỉ bởi vì những chính trị gia thức giấc mỗi ngày. Đó là kết quả của chủ nghĩa tích cực chính trị bền vững và trường tồn khi đó bạn có những qui định đúng, và khi đó bạn có những hành vi hợp tác đúng đắn Chúng ta cần phải tiếp cận như vậy đối với Internet. Chúng ta cũng sẽ cần cuộc cải cách chính trị. Khoảng 800 về trước, những quý tộc nước Anh đã quyết định rằng quyền thiêng liêng của các vị vua không còn có ý nghĩa quan trọng đối với họ, và họ buộc vua John ký vào bản Hiến chương Magna Carta, công nhận dù cho nhà vua người ban hành những luật lệ thiêng liêng vẫn phải tuân thủ một bộ quy tắc cơ bản. Điều này làm nổi bật vòng tròn về cái mà chúng ta có thể gọi là cải cách chính trị, để cuối cùng dẫn đến ý tưởng về sự đồng tình của người dân -- và được thực hiện lần đầu tiên bởi chính phủ cách mạng triệt để ở trên khắp nước Mỹ. Nhưng bây giờ chúng ta cần tìm ra làm sao để tạo sự thống nhất về hệ thống mạng Và trông như thế nào? Trong lúc này, chúng ta vẫn chưa biết. Nhưng sẽ có yêu cầu đổi mới có nghĩa rằng không chỉ cần tập trung vào chính trị trong địa chính trị nhưng nó cũng sẽ cần để trả lời những câu hỏi về quản lý kinh doang, và hành vi đầu tư, sự lựa chọn của khách hàng và thậm chí cả thiết kế và kỹ thuật phần mềm.. Mỗi người và tất cả chúng ta có một phần vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới mà trong đó chính phủ và công nghệ phục vụ người dân trên toàn thế giới chứ không phải là một điều gì khác. Cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sự cực đoan có vẻ như đang tăng cao trên những nước mà người Hồi Giáo chiếm đa số trong suốt thập kỷ qua? Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để xoay ngược tình thế ấy? Bạn đã bao giờ nhìn vào những cuộc nổi dậy của người Ả Rập và nghĩ, "Làm sao để đoán trước được điều này? hoặc là "Làm sao để chuẩn bị kỹ càng hơn cho tình huống này?" Câu chuyện của cá nhân tôi, hành trình của cá nhân tôi, điều đưa tôi đến với sân khấu của TED ngày hôm nay, là một sự diễn giải chính xác điều đã đang xảy ra trên các đất nước mà Hồi giáo chiếm đa số trong suốt những thập niên qua, ít nhất là như vậy và hơn thế nữa. Tôi muốn chia sẻ vài câu chuyện với các bạn, và cả một vài quan niệm của tôi về sự thay đổi và vai trò của các phong trào xã hội tạo ra sự thay đổi ở các xã hội đa số là Hồi giáo. Hãy để tôi bắt đầu với việc đưa ra một tóm lược rất, rất ngắn gọn về lịch sử thời gian, nếu tôi có thể tự cho phép. Ở xã hội trung đại có các bổn phận được định nghĩa rõ ràng. Và nhân dạng được định nghĩa đơn thuần bởi tôn giáo. Và rồi chúng ta chuyển tới một thời kỳ vào thế kỷ 19 với sự đi lên của một nhà nước châu Âu nơi mà nhân dạng và lòng bổn phận được đánh giá bởi chủng tộc. Vậy nhân dạng được định nghĩa đơn thuần bởi chủng tộc, và liên bang thể hiện điều này. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, chúng ta tiến lên. Tôi gọi đó là kỷ nguyên của tính công dân -- nơi mà người ta có thế đa chủng tộc nhưng đều là công dân bình đẳng của một nhà nước. bạn có thể là một người Ý gốc Mỹ, một người Ireland gốc Mỹ, Một người Pakistan gốc Anh. Nhưng tôi tin rằng bây giờ chúng ta đang tiến tới một kỷ nguyên mới, và kỷ nguyên mà tờ New York Times đề cập gần đây như là "Kỷ nguyên của phép cư xử" Cách tôi định nghĩa kỷ nguyên của sự cư xử là một thời gian của các bổn phận liên quốc gia, nơi mà nhân dạng được định nghĩa nhiều hơn bởi quan niệm và các chuyện kể. Và những quan niệm và câu chuyện đó đẩy con người ta qua các biên giới đang nhanh chóng bắt đầu ảnh hưởng tới cách cư xử của con người. Bây giờ đó không nhất thiết phải là tin tốt, bởi tôi cũng tin rằng sự thù ghét cũng đạt tính toàn cầu ngang với sự yêu thương. Nhưng thật ra tôi tin là những người đã và đang thực sự có lợi ích trong kỷ nguyên của phép cư xử cho tới nay, cho tới gân đây, cho tới sáu tháng trở lại đây, những người đã và đang giành được nhiều lợi ích nhất trong kỷ nguyên của phép cư xử và các mối liên minh xuyên quốc gia, sử dụng các hoạt động điện tử và các loại kỹ thuật không biên giới khác, những người hưởng lợi nhờ điều này là những kẻ cực đoan. Và đó là điều tôi muốn phân tích ở đây. Nếu chúng ta nhìn vào các tín đồ Hồi giáo, nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng của phát xít cánh hữu, một điều mà họ rất giỏi, một điều mà thực ra họ đã vượt xa, là liên lạc xuyên biên giới, sử dụng kỹ thuật để tổ chức lại, để truyền bá thông điệp của họ và để tạo nên những hiện tượng toàn cầu. Bây giờ tôi biết, bởi trong suốt 13 năm của cuộc đời mình, tôi tham gia vào một tổ chức Hồi giáo cực đoan. Và tôi thực ra đã là một nguồn lực mạnh mẽ trong việc truyền bá các ý tưởng xuyên biên giới. Và tôi đã chứng kiến sự đi lên của Hồi giáo cực đoan khác hẳn so với đức tin Hồi giáo, và cách thức nó gây ảnh hưởng tới những tín đồ đồng giáo phái khắp thế giới. Và câu chuyện của tôi, câu chuyện của cá nhân tôi, là bằng chứng xác đáng cho kỷ nguyên của phép cư xử mà tôi đang định phân tích ở đây. Nhân thể, tôi là một gã trai Essex, sinh ra và lớn lên ở Essex ở Anh, Tất cả những người từ Anh quốc đều biết đến tiếng tăm của những người vùng Essex. Nhưng được sinh ra ở Essex, ở tuổi 16, tôi gia nhập một tổ chức. Ở tuổi 17, tôi đã tuyển những người từ Đại học Cambridge vào tổ chức này. Ở tuổi 19, tôi đã là nhà lãnh đạo quốc gia của nước này ở Vương quốc Anh. Ở tuổi 21, tôi đồng sáng lập tổ chức này ở Pakistan. Ở tuổi 22, tôi đồng sáng lập tổ chức này ở Đan Mạch. Tới năm 24 tuổi, tôi bị bắt giữ tại Ai Cập, bị liệt vào danh sách đen ở 3 quốc gia vì đã cố gắng lật đổ chính phủ của họ, bị tình nghi và thấm vấn bằng vũ lực tại các nhà tù Ai Cập và bị tuyên án 5 năm tù. Bây giờ cuộc hành trình đó, và điều đưa tôi từ Essex đến khắp thế giới -- nhân tiên, chúng tôi cười vào mặt lũ hoạt động dân chủ chúng tôi cảm thấy họ đến từ ngày hôm qua. Họ đã hết thời. Tôi học cách sử dụng email từ tổ chức cực đoan mà tôi tham gia. Tôi học cách liên lạc hiệu quả xuyên biên giới mà không bị phát hiện. Cuối cùng tôi cũng bị phát hiện, tất nhiên, ở Ai Cập. Nhưng cách mà tôi học để sử dụng công nghệ vào mục đích của mình là bởi vì tôi là một phần của một tổ chức cực đoan bị ép buộc phải suy nghĩ vượt lên các trò vặt vãnh của các quốc gia. Kỷ nguyên của phép cư xử: nơi mà các ý tưởng và các câu chuyện tượng trưng cho cách cư xử và nhân dạng và các bổn phận. Như tôi đã noi, chúng tôi nhìn vào các khuôn mẫu xã hội và lôi chúng ra làm trò đùa. Và không chỉ các tín đồ Hồi giáo cực đoan làm điều này. Nhưng thậm chí nếu bạn nhìn qua khung cảnh châu Âu trong thời gian gần đây, chủ nghĩa phát xít cánh tả cũng bắt đầu quay trở lại. Một dạng bài Hồi giáo cũng đang phát triển và nó phát triển liên quốc gia. Và hậu quả là nó ảnh hưởng tới bầu không khí chính trị trên khắp Châu Âu. Và điều đang thực sự xảy ra là điều chúng ta trước đó gọi là cá nhân hoặc các nhóm cực đoan bị phân lập đã trở nên liên thông một cách toàn cầu hóa và nhờ thế trở thành, hoặc đang trở thành, điều thường thấy. Bởi vì Internet và các kỹ thuật kết nối đang kết nối họ vòng quanh thế giới. Nếu bạn nhìn vào sự gia tăng của chủ nghĩa phát xít trên khắp châu Âu gần đây, bạn sẽ nhìn thấy điều đang xảy ra đang ảnh hưởng tới chính trị đối nội, nhưng hiện tượng này lại là liên quốc gia. Ở một số nước, các tòa tháp Hồi giáo bị cấm. Ở một số nước khác, khăn trùm đầu bị cấm. Ở các nước khác, sự chay tịnh và cách giết mổ kiểu Hồi giáo bị cấm. ngay lúc này. Và mặt ngược lại, chúng ta có những tín đồ Hồi giáo cực đoan cũng đang làm điều tương tự với cộng đồng của họ. Và họ là những nhóm mang chủ nghĩa địa phương đang được kết nối theo một cách mà khiến họ cảm thấy họ thật thời thượng. Bây giờ điều mà không thể xảy ra trước kia. Họ đã có thể cảm thấy bị phân lập cho tới khi các kỹ thuật kiểu này xuất hiện và kết nối họ theo một cách khiến họ cảm thấy như một phần của một hiện tượng lớn hơn. Vậy những người khao khát dân chủ đang ở đâu? Tôi tin rằng bọn họ đang bị bỏ xa. Và tôi sẽ cho bạn một ví dụ ngay tại đây. Nếu có ai đó trong số các bạn nhớ kịch bản đánh bom ngày Noel: Có một người đàn ông tên Anwar al-Awlaki. Công dân Mỹ, gốc Yemen, đang trốn ở Yemen, người đã gợi ý cho một người Nigeria, con trai của Thống đốc ngân hành quốc gia Nigeria. Sinh viên người Nigeria học tại Anh, được huấn luyện tại Yemen, đón một chuyến bay ở Amsterdam để đánh bom nước Mỹ. Trong lúc đó, kẻ tâm thần được đại diện bởi cha của mình, Thống đốc ngân hàng quốc gia Nigeria, cảnh báo CIA rằng con trai đẻ của ông sắp tấn công, và lời cảnh báo này bị bỏ ngoài tai. kẻ tâm thần, như bị đánh giá bởi nhà nước, chưa hoàn toàn bước vào kỷ nguyên của phép cư xử, không nhận ra tầm ảnh hưởng của các phong trào xã hội xuyên quốc gia, bị bỏ lại sau. Và kế hoạch đánh bom ngày Noel suýt thành công trong việc tấn công Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Một lần nữa với ví dụ cánh hữu: chúng tôi thấy rằng, mỉa mai thay, các nhà dân tộc bài ngoại đang tối đa hóa các lợi ích của toàn cầu hóa. Vậy tại sao họ thành công? Và tại sao những người khao khát dân chủ bị tụt lại? Chúng ta cần hiểu sức mạnh của các hoạt động xã hội. Và một phong trào xã hội bao gồm, theo ý tôi, nó bao gồm 4 phần chính. Nó bao gồm các quan niệm và các câu chuyện và các biểu tượng và các nhà lãnh đạo. Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ, một ví dụ mà mọi người ở đây đều sẽ biết, và đó là ví dụ về Al-Qaeda. Nếu tôi hỏi bạn về quan niệm của Al-Qaeda, đó là thứ ập tới trong tâm trí bạn ngay lập tức. Nếu tôi yêu cầu bạn nghĩ về các câu chuyện của họ -- Phương Tây trong cuộc chiến với Đạo Hồi, nhu cầu bảo vệ Đạo Hồi trước Phương Tây -- những câu chuyện này ập tới trong tâm trí bạn ngay lập tức. Tình cờ, sự khác nhau giữa các quan niệm và các câu chuyện: quan niệm là căn nguyên mà người ta tin vào; còn câu chuyện là cách để truyền bá căn nguyên đó -- sựt tuyên truyền, nếu bạn thích, của căn nguyên. Vậy các quan niệm và câu chuyện của Al-Qaeda ập tới tâm trí bạn ngay lập tức. Nếu tôi yêu cầu bạn nghĩ về các biểu tượng của họ và những người lãnh đạo của họ, chúng ập tới tâm trí bạn ngay lập tức. Một trong số những kẻ cầm đầu đã bị giết ở Pakistan gần đây. Vậy những biểu tượng và những kẻ cầm đầu xuất hiện ngay trong đầu bạn. Và đó là sức mạnh của các phong trào xã hội. Chúng liên quốc gia, gắn với những quan niệm và câu chuyện và những biểu tượng và những kẻ lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu tôi yêu cầu bạn tập trung vào Pakistan, và yêu cầu bạn nghĩ về các biểu trưng và các nhà lãnh đạo dân chủ ở Pakistan ngày nay, bạn sẽ gặp khó khăn để nghĩ xa hơn vụ ám sát Benazir Bhutto. Điều này có nghĩa là, vị lãnh tụ này không còn tồn tại nữa. Một trong những vấn đề chúng ta đang đối mặt là, trong hướng nhìn của tôi, là không có những phong trào xã hội mang tính toàn cầu, được dẫn dắt bởi những người trẻ, những thường dân, cổ động cho văn hóa dân chủ ở các xã hội mà Hồi giáo chiếm chủ yếu. Không có đối thủ của Al-Qaeda, không phải là khủng bố, cho dân chủ ở các xã hội mà Hồi giáo chiếm chủ yếu. Không có quan niệm, câu chuyện, nhà lãnh đạo, và biểu trưng cố động văn hóa dân chủ trong dân chúng. Điều này dẫn tới câu hỏi tiếp theo. Tại sao các tổ chức cực đoan, cánh hữu hoặc Hồi giáo cực đoan -- những người muốn áp đặt một phiên bản của đạo Hồi lên phần còn lại của xã hội -- lý do tại sao họ đang thành công trong việc tổ chức một cách toàn cầu, trong khi những người khao khát văn hóa dân chủ tụt lại phía sau? Và tôi tin rằng đó là vì 4 lý do. Tôi tin rằng, lý do số 1, là sự hài lòng. Bởi vì những người mong muốn văn hóa dân chủ đang cầm quyền, hoặc có những xã hội đang dẫn dắt những xã hội hùng mạnh, toàn cầu hóa, những quốc gia hùng mạnh. Và cấp độ của sự hài lòng đồng nghĩa với việc họ không cảm thấy sự cần thiết để cổ động cho văn hóa ấy. Thứ hai, tôi tin là, là sự đúng đắn về chính trị. Chúng ta có một sự chần chừ khi tấn thành sự phổ biến văn hóa dân chủ, vì chúng ta đang liên hệ nó với -- chúng ta liên hệ sự tin tưởng vào sự phổ biến của các giá trị của chúng ta -- với sự cực đoan. Vậy mà thực ra, bất kể khi nào chúng ta nói về nhân quyền, chúng ta nói rằng Nhân Quyền mang tính phổ thông. Nhưng thực ra tiến hành cổ động hướng nhìn đó là liên quan tới hoặc sự tân bảo thủ hoặc với Hồi giáo cực đoan. Nói chung rằng tôi tin rằng văn hóa dân chủ là điều tốt nhất chúng ta đạt được như một hình thức tổ chức chính trị liên hệ với sự cực đoan. Và lý do thứ ba, sự lựa chọn dân chủ ở các xã hội mà Hồi giáo chiếm đa số bị hạ cấp thành một sự lựa chọn chính trị, có nghĩa là các đảng chính trị ở nhiều xã hội trong số ấy yêu cầu người ta bỏ phiếu cho họ với tư cách đảng dân chủ, nhưng rồi các đảng khác yêu cầu người ta bỏ phiếu cho họ với tư cách đảng quân sự -- muốn nắm quyền bằng sự độc tài quân sự. Và có đảng thứ ba nói rằng "Bỏ phiếu cho chúng tôi, chúng tôi sẽ thiết lập một chế độ Thần Quyền" Vậy dân chủ đã đơn thuần trở thành một sự lựa chọn chính trị giữa nhiều dạng lựa chọn khác có thể có trong các xã hội đó/. Và hậu quả là khi những đảng phái được bầu cử, và không thể tránh được việc thất bại, hoặc không thể trành khỏi chuyện họ gây ra các sai lầm chính trị, dân chủ bị đổ tội cho những sai lầm chính trị ấy. Và khi người ta nói, "Chúng tôi đã thử chế độ dân chủ. Chả hiệu quả lắm. Hãy đem quân đội trở lại." Và lý do thứ tư, tôi tin rằng, là điều tôi đã dán mác ở đây như tư tưởng chống đối. Điều tôi muốn nói là, nếu cộng sản nắm đa số quyền lực ở thế giới ngày nay, sẽ dễ dàng hơn cho các nhà hoạt động dân chủ để sự dụng các hoạt động dân chủ như một hình thức đấu tranh với chủ nghĩa thực dân, hơn là tình hình hiện nay với nước Mỹ nắm đa số quyền, chiếm những vùng đất nhất định và cổ xúy các quan niệm dân chủ. Và gần như đó là 4 lý do gây nhiều khó khăn để phát tán văn hóa dân chủ như một sự lựa chọn văn minh, chứ không đơn thuần là một sự lựa chọn chính trị. Khi nói về những lý do đó, hãy phân tích một số định đề. Có phải là do sự bất bình? Sự thiếu hiểu biết? Theo các số liệu, phần lớn những người tham gia các tổ chức cực đoan đều rất hiểu biết. Theo các số liệu, trình độ học vấn trung bình của họ cao hơn trình độ học vấn trung bình của xã hội Phương Tây. Không khó để cho thấy rằng nếu sự nghèo đói là lý do duy nhất, thì ừm, Bin Laden đến từ một trong những gia đình giàu có nhất vùng Saudi Arabia. Người được ủy thác của ông ta, Ayman al-Zawahiri, vốn là một bác sĩ nhi -- không phải một kẻ vô học. Sự trợ giúp quốc tế cho phát triển đã kéo dài hàng năm trời, nhưng sự cực đoan ở những xã hội đó, ở rất nhiều xã hội trong số đó đang có chiều hướng đi lên. Và điều tôi tin là thiếu sót chính là các hoạt động thực chất từ nhân dân trong bộ phận dân chúng, bên cạnh sự trợ giúp quốc tế, bên cạnh giáo dục, bên cạnh y tế. Không tách biệt với những thứ trên, mà đặt vào bên cạnh chúng, trong việc cổ động một nhu cầu đúng mức cho nền dân chủ trong dân chúng. Và đây là điều tôi tin rằng trường phái tân bảo thủ đã đi ngược lại. Trường phái này có triết lý rằng bạn bước tới qua đường lối tiếp viện để áp đặt các giá trị dân chủ từ trên xuống. Trong khi các tổ chức Hồi giáo và cánh tả, trong suốt các thập kỷ qua, đã xây dựng các nhu cầu về tư tưởng hệ trong dân chúng. Họ đã và đang gây dựng các nhu cầu nhân sinh cho các giá trị của họ trong dân chúng, và chúng ta đã và đang nhìn thấy sự chuyển dịch chậm chạp của những xã hội đó thành những xã hội đòi hỏi một hình thức của Hồi giáo. Các phong trào quần chúng ở Pakistan đã được đưa ra sau sự nổi dậy của Ả rập chủ yếu bởi các tổ chức thừa nhận Chủ nghĩa Thần quyền, hơn là một cuộc nổi dậy vì dân chủ. Bởi vì từ trước khi chia cắt, họ đã gây dựng nhu cầu tư tưởng hệ của họ trong dân chúng. Và điều cần thiết là một phong trào đúng đắn liên quốc gia, được dẫn dắt bởi những người trẻ hiệu quả trong việc chủ động cổ vũ cho văn hóa dân chủ -- điều còn cần thiết hơn là các cuộc bầu cử. Nhưng không có tự do ngôn luận, không thể có các cuộc bầu cử tự do và bình đẳng. Không có nhân quyền, không thể có sự bảo vệ cho vận động bầu cử. Không có quyền tự do tín ngưỡng, không thể có quyền gia nhập các tổ chức. Vậy điều cần có là những tổ chức trong lòng dân tự cổ vũ cho văn hóa dân chủ để tạo ra nhu cầu trong dân chúng về văn hóa này. Điều nó sẽ làm được là tránh khỏi vấn đề tôi đã nhắc đến trước đó, khi mà hiện nay chúng ta có các đảng phái đại diện cho dân chủ đơn thuần như một sự lựa chọn chính trị ở những xã hội đó bên cạnh các sự chọn lựa khác như là độc tài quân sự và Thần quyền. Khi mà nếu chúng ra bắt đầu gây dựng nhu cầu trong dân chúng trên một cấp độ văn minh, hơn là đơn thuần trên một cấp độ chính trị, một cấp độ vượt lên chính trị -- những phong trào không phải là các đảng chính trị mà là để tạo nên nhu cầu văn minh cho nền văn hóa dân chủ. Điều chúng ta cuối cùng sẽ đạt được là ý tưởng mà bạn thấy trên màn hình ở đây -- ý tưởng cho rằng người ta nên bỏ phiếu trong một nền dân chủ đang tồn tại, chứ không phải cho một nền dân chủ. Nhưng để tiến tới đó, nơi mà dân chủ dệt nên sợi vải của xã hội và các sự lựa chọn chính trị bên trong sợi vải đó, nhưng chắc chắn không phải là Thần học và độc tài quân sự -- có nghĩa là bạn đang bỏ phiếu trong một nền dân chủ, một nền dân chủ đang tồn tại, và nền dân chủ đó không chỉ đơn thuần là một trong những sự lựa chọn trên lá phiếu. Để tiến tới đó, chúng ta thực sự cần gây dựng nhu cầu trong những xã hội đó từ dân chúng. Để kết thúc, làm thế nào để điều đó xảy ra? Ai Cập là một khởi đầu tốt. Các cuộc nổi dậy ở Ả râp thể hiện rằng điều này đang xảy ra. Nhưng điều đã xảy ra trong các cuộc nổi dậy ở Ả rập và điều đã xảy ra ở Ai Cập đặc biệt có tính thanh trừ. Điều xảy ra ở đó là một liên minh chính trị tập trung lại với nhau vì một mục tiêu chính trị, và mục tiêu đó là loại bỏ người lãnh đạo. Chúng ta cần bước tiếp một bước nữa. Chúng ta cần cho thấy cách chúng ta có thể giúp đỡ các xã hội đó chuyển từ sự hợp tác chính trị, sự hợp tác chính trị lỏng lẻo, thành sự hợp tác văn minh phục vụ cho quan niệm và các câu chuyện của văn hóa dân chủ đại chúng. Bởi vì nó là không đủ để loại đi một nhà lãnh đạo, hoặc kẻ cầm quyền hoặc kẻ độc tài. Điều này không bảo đảm rằng tiếp sau đó sẽ có một xã hội xây dựng trên nền tảng các giá trị dân chủ. Nhưng về căn bản, xu thế khởi nguồn từ Ai Cập đã phát tán khắp khu vực MENA -- khu vực Trung Đông và Bắc Mỹ. Vậy khi chủ nghĩa xã hội Ả rập bắt đầu ở Ai Cập, nó phát tán khắp khu vực. Trong thập niên 80 và 90 khi Đạo Hồi bắt đầu ở khu vực này, nó phát tán khắp toàn bộ khu vực MENA. Và khao khát mà chúng ta có ở thời điểm này -- như những người Ả rập trẻ tuổi đang minh chứng và cùng lúc thanh tẩy bản thân họ sẵn sàng hy sinh vì những điều lớn hơn khủng bố -- và có một cơ may rằng văn hóa dân chủ có thể bắt đầu ở khu vực này và phát tán ra khắp phần còn lại của các nước xung quanh đó. Nhưng điều này yêu cầu giúp đỡ các xã hội đó chuyển dịch từ các hợp tác chính trị đơn thuần sang xây dựng các phong trào xã hội đại chúng cổ động cho văn hóa dân chủ. Và chúng ta đã bắt đầu ở Pakistan với một phong trào gọi là Khudi, nơi chúng ta làm việc trong dân để khuyến khích giới trẻ tạo ra các cam kết đúng đắn cho văn hóa dân chủ. Và với điều này tôi sẽ kết thúc. Thời gian của tôi đã hết, cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Có ai ở đây đã từng đến Aspen, Colorado? Đây không phải đùa; đó không phải những câu nói đùa. Liệu điều này như thế nào? Gần đây tôi đã đến Aspen và tình cờ đến với bài hát này. ♫ Người đàn ông da đen đến Aspen ♫ ♫ và thuê ngôi nhà gỗ đầy màu sắc. ♫ ♫ Cười khúc khích vào những câu hỏi ♫ ♫ nâng cao sự hiện diện của họ. ♫ ♫ Dành cho quý ông ♫ ♫ chúng tôi chí ít cũng không giống nhau. ♫ "Có phải bạn...?" "Không." ♫ Đó là một thiên đường mùa đông ♫ ♫ trong bụng của quái vật. ♫ ♫ Và người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Người đàn ông da đen gửi lại sushi ♫ ♫ với sự tinh tế trong ánh mắt khinh miệt của Yakuza.♫ ♫ Chúng tôi làm nghệ thuật hiện đại ♫ ♫ với mỡ trong thịt xông khói♫ ♫ và mái tóc được chải bóng mượt.♫ ♫ Chúng tôi bí mật chơi nhạc Beethoven ♫ ♫ bên điện thoại của mình.♫ ♫ Chúng tôi có thể kể bạn nghe nó tuyệt thế nào ♫ ♫ nhưng không thể cho bạn thấy nó có cảm giác thế nào ♫ ♫ khi người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Khi người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Người đàn ông da đen giờ là học sinh ♫ ♫ nhạy cảm chuyện đồng tính.♫ ♫ Chúng tôi mặc áo thun mang ý mỉa mai ♫ ♫ ngâm trong mã vạch mờ đếm đến ba. ♫ ♫ Chúng tôi rửa tội trong hồ Walden ♫ ♫ giữa một đám héo úa ♫ ♫ bởi vì dòng máu sạch của Chúa ♫ ♫ không thể làm công việc uyên thâm. ♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết.♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết.♫ ♫ Người Trung Quốc có thể nhảy rất cao♫ ♫ và người Đức nấu thức ăn bằng tâm hồn ♫ ♫ Những chàng da trắng đọc rap và dân hippie thì ngủ trưa ♫ ♫ nỗi sợ của họ dẫn đến việc trông họ có vẻ khiếm nhã. ♫ ♫ Jazz bây giờ ở ngoại ô ♫ ♫ đó là Marsalisly sạch sẽ. ♫ ♫ Và bây giờ chúng tôi đã có Viagra ♫ ♫ mọi người là một chiếc máy sex. ♫ ♫ Vì thế người đàn ông da đen trượt tuyết♫ Ta có thể làm gì nữa? ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Vài đứa trẻ tôi sẽ miêu tả như bạn bè ♫ ♫ nói tôi bị cuộc đua ám ảnh.♫ ♫ Sự xa hoa của ý kiến của bạn ♫ ♫ cho thấy bạn được ban phước. ♫ ♫ Nhìn đi, tôi có những bài thơ về hoàng hôn ♫ ♫ những bông hoa và cơn mưa. ♫ ♫ Tôi đã đọc nó cho những cảnh sát ♫ ♫ nhưng nó đều là hư vô. ♫ ♫ Vì thế người đàn ông da đen trượt tuyết♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết...♫ thật thanh lịch. ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ ♫ Người đàn ông da đen trượt tuyết. ♫ Đó là Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 tại một trại tù binh ở Đức và người đàn ông này Archie Cochrane là một tù binh chiến tranh đồng thời là bác sĩ, và ông ấy gặp phải vấn đề. Đó là những người ông ta chăm sóc đang phải chịu đựng trạng thái đau đớn và suy nhược mà Archie không thực sự hiểu được. Triệu chứng ở đây là sự sưng phồng lên của những mô mềm dưới da. Nhưng ông ta không biết rằng đó là do bệnh truyền nhiễm hay thiếu chất dinh dưỡng. Ông ấy cũng không biết chữa trị nó như thế nào cả. Và ông ta đang hoạt động trong nơi ở của kẻ địch. Và người ta làm những điều tồi tệ trong chiến tranh. Những tên lính canh gác người Đức, họ cảm thấy buồn chán. Họ xả súng vào trại tù nhân một cách ngẫu nhiên để giải trí. Trong một dịp nọ, Một trong những người lính gác đã ném một quả lựu đạn vào phòng vệ sinh của tù nhân trong khi tất cả họ đang ở đó. Anh ta nói rằng đã nghe thấy giọng cười khả nghi. Và Archie Cochrane, với tư cách là bác sĩ của trại, đã là một trong những người đầu tiên dọn dẹp đống lộn xộn. Chúng ta cũng nên biết thêm một điều là: chính Archie bản thân cũng đang phải trải qua căn bệnh này. Cho nên mọi chuyện có vẻ hơi tuyệt vọng. Nhưng Archie Cochrane là một người có khả năng xoay xở tốt. Chính ông đã từng lén đưa vitamin C vào trong trại, và bây giờ ông quyết định nắm giữ nguồn cung cấp marmite trên thị trường chợ đen. Hẳn là bây giờ các bạn sẽ đang thắc mắc marmite là gì. Thực ra nó là một loại bơ yêu thích cho bữa sáng của người Anh. Nó nhìn giống như dầu thô. Và có vị ... kích thích. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B12 Chính vì thế, Archie cố hết sức để chia những bệnh nhân thành 2 nhóm bằng nhau. Ông đưa nhóm đầu tiên vitamin C. B12 cho nhóm còn lại. Và rất cẩn thận, tỉ mỉ ghi chép kết quả vào một cuốn sổ tay. Chỉ vài ngày sau, mọi thứ đã dần sáng sủa rằng cho dù cái gì gây ra căn bệnh đi chăng nữa, thì marmite chính là thuốc chữa. Vì thế ngay sau đó Cochrane chạy đến gặp những người Đức đang quản lý nhà tù. Và bây giờ bạn có thể tưởng tượng và thời điểm đó -- quên tấm hình này đi, và tưởng tượng gã đàn ông này với bộ râu quai nón và bộ tóc đỏ bù xù. Ông ấy không thể cạo râu -- một hình mẫu của Billy Connolly. Cochrane bắt đầu huênh hoang với những người Đức với giọng Scottish -- trôi chảy bằng tiếng Đức, nhưng vẫn là giọng Scottish và giải thích với họ cái cách mà nền văn hóa của người Đức đã là như vậy cái mà đã đưa Schiller và Goethe đến với thế giới. Và ông ta không thể hiểu rằng làm sao những hành động man rợ này có thể được tha thứ. Sau khi trút hết sự thất vọng của mình. Ông ấy quay trở lại về nơi đóng quân của mình, suy sụp và khóc bởi vì ông ấy tin rằng mọi thứ đã trở nên vô vọng. Nhưng một bác sĩ trẻ người Đức vô tình nhặt được quyển sổ ghi chép của Archie Cochrane và nói với những đồng nghiệp của mình rằng, "Bằng chứng này là không thể chối cãi được. nếu chúng ta không cung cấp vitamin cho tù nhân, thì đó đúng là một tội ác chiến tranh." Sáng hôm sau, Vitamin B12 đã đuợc chuyển tới trại, và những bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Tôi không kể các bạn câu chuyện này vì tôi nghĩ Archie Cochrane là một gã công tử bột mặc dù ông ấy chính là như vậy. Và tôi thậm chí cũng không kể cho các bạn nghe câu chuyện này bởi vì tôi nghĩ chúng ta nên tiến hành những thí nghiệm ngẫu nhiên trong tầm kiểm soát một cách cẩn thận trong tất cả lĩnh vực của chính sách xã hội, mặc dù tôi nghĩ điều đó hoàn toàn tuyệt vời. mà tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này bởi vì Archie Cochrane, cả cuộc đời ông ấy, đấu tranh chống lại nỗi đau đớn. để rồi nhận ra rằng nó làm suy nhược cá thể và hủy hoại cộng đồng. Và rồi đặt tên cho nó. Ông ấy gọi nó là God complex. Bây giờ tôi có thể diễn tả những triệu chứng của God complex một cách rất, rất dễ dàng. Những triệu chứng đó là, cho dù vấn đề có phức tạp đến đâu đi chăng nữa, bạn chắc chắn phải có một niềm tin mãnh liệt rằng bạn đúng một cách không thể sai về giải pháp của mình. Archie đã từng là một bác sĩ. Nên ông ấy qua lại với những bác sĩ khác rất nhiều. Và rất nhiều trong số bác sĩ cũng đều phải chịu đựng God complex. Tôi bây giờ là một nhà kinh tế học, không phải là bác sĩ, nhưng tôi lúc nào cũng có thể thấy được God complex xung quanh ở những đồng nghiệp của tôi. Tôi thấy nó ở những nhà kinh doanh của chúng ta. Tôi thấy nó ở những nhà chính trị gia mà chúng ta bầu -- Những người mà, đối diện với thế giới siêu phức tạp, nhưng bị thuyết phục tuyệt đối rằng họ hiểu cách mà thế giới vận hành. Và bạn có biết, với cái tương lai hàng tỉ năm mà chúng ta vẫn nghe nói đến thế giới đơn giản là quá phức tạp để hiểu như thế. Để tôi cho bạn một ví dụ. Hãy tưởng tượng một lúc rằng, thay vì Tim Harford đang trước mặt bạn, mà là Hans Rosling đang thuyết trình về biểu đồ của anh ta . Bạn biết Hans chứ một Mick Jagger của TED. (Tiếng cười) Và ông ấy có thể đưa ra những thống kê đầy ấn tượng, những diễn xuất hoạt hình tuyệt vời. Và chúng đều phi thường, đó là thành quả thần kỳ. Nhưng một kiểu biểu đồ của Hans Rosling: hãy nghĩ một chút, đó không phải là cái mà nó đưa ra, nhưng thay vào đó hãy nghĩ về cái mà nó để lại. Nó cho ta biết GDP, dân số, tuổi thọ, đó chỉ là vậy. Ba dữ liệu của mỗi quốc gia -- ba dữ liệu. Ba dữ liệu đó không là gì cả. Ý của tôi là, hãy nhìn vào biểu đồ này xem. Nó được làm bởi nhà vật lý học Cesar Hidalgo. Ông ta đang ở MIT. Và bạn sẽ không thể hiểu được thậm chí là 1 chút, nhưng đó là cái cách mà nó xuất hiện. Cesar đã tạo ra cơ sở dữ liệu của hơn 5,000 sản phẩm khác nhau, và ông đã dùng kĩ thuật của hệ thống phân tích để tìm hiểu cơ sở dữ liệu này và vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa những sản phẩm khác nhau. Và đó là một thành quả tuyệt vời. Bạn chỉ ra tất cả những mối quan hệ nối kết, tất cả những mối tương quan này. Và tôi nghĩ nó hết sức hữu dụng trong việc tìm hiểu cách mà nền kinh tế tăng trưởng. Một thành quả lỗi lạc. Cesar và tôi đã cố để viết một phần cho tờ New York Times để giải thích cách mà nó vận hành. Và những gì chúng tôi học được là thành quả của Cesar quá dễ để giải thích trong tạp chí New York Times. 5,000 sản phẩm -- vẫn chưa là gì cả. 5,000 sản phẩm -- tưởng tượng bạn đang đếm mỗi loại sản phẩm trong dữ liệu của Cesar Hidalgo. Tưởng tượng bạn có một giây cho mỗi loại sản phẩm. Trong khoảng thời gian đó, bạn có lẽ đếm được hết 5,000. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn làm điều tương tự cho mỗi loại sản phẩm bày bán khác nhau ở Walmart. Có khoảng 100,000 loại. Bạn sẽ tốn cả ngày. Bây giờ hãy tưởng tượng để đếm mỗi sản phẩm và dịch vụ khác nhau đang được bán ở một nền kinh tế lớn như Tokyo, London hay New York. Nó thậm chí còn khó hơn ở Edinburgh bởi vì bạn phải đếm tất cả whisky và vải tartan. Nếu bạn muốn đếm từng sản phảm và dịch vụ được yêu cầu ở New York -- nó là 10 tỉ -- điều này sẽ khiến bạn tốn 317 năm. Và đó là sự phức tạp của nền kinh tế mà chúng ta đã tạo nên. Và tôi chỉ mới đang đếm những lò nướng bánh ở đây. Chứ chưa thử để giải quyết vấn đề ở Trung Đông. Sự phức tạp ở đây là không thể tin được. Và đó mới chỉ là 1 phần nhỏ của bối cảnh này -- cái xã hội mà bộ não của chúng ta mở ra có khoảng 300 sản phẩm và dịch vụ. Bạn có thể đếm chúng trong vòng 5 phút. Và điều này chính là sự phức tạp của thế giới quanh chúng ta. Có lẽ đó là lý do tại sao chúng ta thấy rằng God complex quá cám dỗ. Chúng ta có xu hướng rút lui và nói rằng, "Chúng tôi có thể vẽ một bức tranh, vài biểu đồ, và hiểu nó, chúng tôi đã hiểu nó vận hành thế nào." Chúng ta không hiểu. Không bao giờ hiểu. Tôi không có gắng để truyền tải một thông điệp vô hình ở đây. Và tôi cũng không nói rằng chúng ta không thể giải quyết những vấn đề phức tạp trong cái thế giới phức tạp này. Rõ ràng là chúng ta có thể. Nhưng cái cách để giải quyết chúng là với sự nhún nhường -- để loại bỏ đi God complex và sử dụng những kỹ thuật giải quyết vấn đề hiệu quả. Và chúng ta có một giải pháp sẽ có hiệu quả. Bây giờ các bạn hãy cho tôi xem một hệ thống phức tạp thành công, và tôi sẽ cho các bạn thấy một hệ thống mà được rút ra từ phép thử và sai sót. Đây là một ví dụ. Đứa bé này là sản phẩm của phép thử và sai sót. Tôi nhận ra rằng đó là một phát biểu tối nghĩa. Có lẽ tôi nên làm rõ điều này. Đứa bé này là một cơ thể con người: nó đã tiến hóa. Sự tiến hóa ở đây là gì? Sau hàng triệu năm, đa dạng và chọn lọc, đa dạng và chọn lọc -- thử và sai sót, thử và sai sót. Và nó không chỉ là hệ thống sinh học mà tạo ra phép màu qua phép thử và sai sót. Bạn có thể dùng nó trong một bối cảnh công nghiệp. Vì vậy hãy nói rằng bạn muốn tạo chất tẩy rửa. Hãy nói bạn là Unilever và bạn muốn làm sạch một nhà máy ở gần Liverpool. Bạn làm điều đó như thế nào? Bây giờ bạn có một thùng lớn này chứa đầy chất tẩy dạng lỏng. Bạn bơm nó bằng một cái vòi dưới một áp suất cao. Và tạo ra bình phun thuốc tẩy. Sau khi bình phun khô đi, nó sẽ đọng lại thành bột. Chúng rơi xuống sàn nhà. Bạn bốc nó lên. Và bạn đặt nó vào những cái thùng các-tông. Bạn bán nó tại siêu thị. Kiếm thật nhiều tiền. Làm cách nào bạn thiết kế cái vòi đó? Điều đó trở nên rất quan trọng. Bây giờ nếu bạn đổ tại cho God complex, cái mà bạn làm là bạn thấy mình là một vị thần nhỏ. Bạn phát hiện ra bản thân mình là nhà toán học, bạn phát hiện ra mình là nhà vật lý -- ai đó hiểu được động lực của chất lỏng này. Và anh ta hoặc cô ấy sẽ, tính toán hình dáng tốt nhất của chiếc vòi. Và bây giờ Unilever đã làm điều đó và nó không hoạt động -- quá phức tạp. Thậm chí vấn đề này, quá phức tạp. Nhưng giáo sư di truyền học Steve Jones đã mô tả cái cách mà Unilever thực sự đã giải quyết vấn đề này -- phép thử và sai sót, đa dạng và chọn lọc. Bạn lấy một cái vòi và tạo 10 kiểu dáng ngẫu nhiên từ chiếc vòi đó Bạn thử hết tất cả 10 cái, rồi giữ lại cái hoạt động tốt nhất. Bạn tạo 10 cái khác nhau từ cái vòi đó. Thử hết 10. Bạn giữ lại cái hoạt động tốt nhất. Bạn thử hết 10 cái khác nhau từ cái cái đó Bạn thấy cách mà nó hoạt động, đúng không. Và sau 45 thế hệ, bạn sẽ có chiếc vòi không thể tin được. Nó trông giống ô cờ một chút -- hoạt động tuyệt đối phi thường. Chúng ta không có một chút ý kiến nào về việc tại sao nó lại hoạt động, không một chút nào. Và khoảnh khác mà bạn lùi lại một bước từ God complex -- hãy thử tạo cho mình một đống việc, và hãy dùng một cách có hệ thống để quyết định xem cái nào hoạt động và cái nào không -- bạn có thể giải quyết vấn đề của bạn. Bây giờ quá trình phép thử và sai sót quả thực phổ biến hơn cả trong những tổ chức thành công hơn là chúng ta quan tâm để nhận ra. Và chúng ta đã được nghe nhiều về cái cách mà những nền kinh tế hoạt động. Nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Làm cách nào mà nó trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới? Tôi có thể đưa cho các bạn đủ loại số liệu và sự kiện về nền kinh tế Mỹ, nhưng tôi nghĩ cái dễ thấy nhất là: 10% của những công ty tập đoàn Mỹ biến mất hằng năm. Đó là một tỉ lệ thất bại khổng lồ. Phải nói là nó cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ thất bại của người Mỹ. 10% người Mỹ không biến mất mỗi năm. Điều đó dẫn chúng ta đến kết luận Các công ty Mỹ đi xuống nhanh hơn cả người Mỹ, và vì vậy họ phát triển nhanh hơn người Mỹ. Để rồi cuối cùng, họ đã phát triển đến đỉnh cao của sự hoàn mỹ mà họ sẽ khiến chúng ta thành những con vật cưng -- (Tiếng cười) dĩ nhiên là nếu họ không làm như vậy. Đôi lúc tôi vẫn băn khoăn. Nhưng đó là quá trình của phép thử và sai sót giải thích cho sự phân kỳ tuyệt vời này, thành quả phi thường này của các nền kinh tế phương Tây. Nó đã không đến vì lý do bạn bỏ vào đó những con người thông minh tuyệt đỉnh để đảm nhiệm. Nó tới thông qua phép thử và sai sót. Bây giờ tôi có vẻ nói nhiều về điều này trong vài tháng qua và mọi người thỉnh thoảng nói với tôi, "Tim à, điều đó là hiển nhiên. Rõ ràng là phép thử và sai sót rất quan trọng. Thí nghiệm hiển nhiên là rất quan trọng. Tại sao bạn cứ phải nói quanh quẩn về những điều rất hiển nhiên này?" Vì vậy tôi nói, được, ổn thôi. Bạn nghĩ nó rõ ràng? Tôi sẽ thừa nhận nó rõ ràng Khi trường học bắt đầu dạy những đứa trẻ rằng có những vấn đề không có một câu trả lời chính xác Hãy dừng việc đưa cho chúng danh sách những câu hỏi mà mỗi câu đều có một câu trả lời. Và có một người thông thái ở trong góc đằng sau bàn giáo viên và biết tất cả đáp án. Và nếu bạn không thể tìm ra câu trả lời, rõ ràng là bạn lười biếng hoặc ngu ngốc. Khi nào trường học dừng làm thế trong mọi lúc, tôi sẽ thừa nhận rằng, đúng vậy, nó quá rõ ràng để thấy phép thử và sai sót là một điều tốt. Khi một nhà chính trị gia đứng dậy vận động cho văn phòng bầu cử và nói, "Tôi muốn chỉnh sửa lại hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Tôi muốn chỉnh sửa lại hệ thống giáo dục của chúng ta. Tôi chẳng có biết sẽ thực hiện điều đó như thế nào. Tôi có một nửa tá ý tưởng. Chúng ta sẽ thử nghiệm chúng. Và tất cả có lẽ sẽ thất bại. Sau đó chúng ta lại thử nghiệm một vài ý tưởng khác. Chúng ta sẽ tìm ra cái gì đó hiệu quả. Và sẽ xây dựng dựa trên đó. Chúng ta sẽ loại bỏ những cái mà không hiệu quả. Khi một nhà chính trị vận động trên nền tảng đó, và quan trọng hơn cả, khi những người bầu cử như bạn và tôi sẵn sàng bỏ phiếu cho kiểu chính trị gia như vậy, thì khi đó tôi sẽ thừa nhận rằng nó quá rõ ràng để phép thử và sai sót vận hành, và như thế - cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Cho tới lúc đó, cho tới lúc đó Tôi sẽ vẫn nói về phép thử và sai sót và tại sao chúng ta nên loại bỏ God complex. Bởi vì thật khó để thừa nhận khả năng gây ra sai lầm của chính chúng ta. Điều đó thật khó chịu. Và Archie Cochrane đã hiểu điều đó cũng như ai khác. Đây là phép thử mà ông ấy đã làm nhiều năm sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 Ông ấy muốn thử nó và câu hỏi là, nó đâu rồi những người bệnh nhân đó nên bình phục từ những cơn đau tim? Liệu họ nên bình phục trong một phòng đặc trị về tim tại bệnh viện, hay họ nên bình phục tại nhà? Tất cả những bác sĩ tim đều cố gắng để bắt ông ấy im lặng. Họ đều có God complex. Họ biết rằng bệnh viện của họ là nơi tốt cho những bệnh nhân. Và họ biết điều đó là trái với đạo đức để tiến hành bất kì phép thử hay thí nghiệm nào. Tuy nhiên, Archie đã sắp xếp để có sự cho phép làm điều này. Ông ấy đã tiến hành phép thử của mình. Và sau khi thí nghiệm được vận hành một thời gian, ông ấy tập hợp tất cả đồng nghiệp của mình lại quanh bàn làm việc của mình, và nói, "vâng, thưa các ngài, chúng ta có một vài kết quả sơ bộ. Chúng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhưng chúng ta có thứ này. Hóa ra là các bạn đúng và tôi sai. Điều đó nguy hiểm cho những bệnh nhân để hồi phục từ những cơn đau tim tại nhà. Họ nên ở bệnh viện." Mọi người ồn lên, và các bác sĩ bắt đầu đập bàn và nói, "Chúng tôi đã luôn nói ông là trái với đạo đức, Arichie. Ông giết những con người đó với những thử nghiệm lâm sàn. Ông cần phải dừng điều đó lại ngay lập tức. Dừng nó lại ngay bây giờ" Và có một sự náo loạn. Archie để đám đông lặng xuống. Và rồi ông ta lại nói, "Quả thực điều đó rất thú vị, thưa quý ông, bởi vì khi thôi đưa ra bảng kết quả, Tôi đã hoán đổi hai cột lại với nhau. Và điều này thành ra chính bệnh viện của các ông mới đang giết chết mọi người, và họ đáng lẽ ra nên ở nhà. Các ông muốn dừng những thử nghiệm ngay lập tức, hay chúng ta nên đợi cho đến khi có những kết quả chính xác hơn?" Sự trầm lắng chạy khắp căn phòng họp. Nhưng Cochrane phải làm việc đó. Và lý do để ông ấy làm cái việc như vậy là vì ông ấy hiểu sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều khi đứng đó và nói rằng, "Đây là thế giới nhỏ bé của tôi, Tôi là chúa, tôi hiểu mọi thứ. Tôi không muốn những quan điểm của tôi được thử thách. Tôi không muốn những kết luận của tôi được kiểm tra." Điều đó cảm thấy thoải mái hơn hẳn đơn giản là hãy bỏ đi những luật lệ. Cochrane hiểu rằng sự không chắc chắn đó, sai lầm đó, mà đang được thử thách, họ sẽ bị tổn thương. Và thỉnh thoảng bạn cần phải sốc vì điều đó. Bây giờ tôi sẽ không giả bộ mà nói rằng điều này là dễ dàng. Nó không dễ. Thậm chí còn rất đau đớn. Và từ khi tôi bắt đầu nói về chủ đề này và tìm hiểu nó, Tôi thực sự bị ám ảnh bởi cái gì đó một nhà toán học người Nhật Bản đã nói về chủ đề này. Một thời gian ngắn sau chiến tranh, người đàn ông trẻ này, Yutaka Taniyama, đã phát triển sự phỏng đoán phi thường này gọi là sự phỏng đoán Taniyama-Shimura Hóa ra nó đã trở thành công cụ thực sự cho nhiều thập kỉ sau này trong việc chứng minh định lý cuối cùng của Fermat. Thực tế, nó thành ra là tương đương với việc chứng minh học thuyết cuối cùng của Fermat. Bạn chứng minh cái này, bạn chứng minh cái khác. Nhưng nó vẫn luôn là một sự phỏng đoán. Taniyama đã cố, cố và cố và ông ấy đã không bao giờ có thể chứng minh nó là đúng. Không lâu sau sinh nhật lần thứ 30 của ông vào năm 1958, Yutaka Taniyama đã tự tử. Bạn của ông ấy, Goro Shimura -- người cùng làm việc với ông ấy -- một vài thập kỉ sau, dựa trên cuộc đời của Taniyama. Ông ấy nói, "Anh ta không phải là một con người cẩn thận dưới tư cách là một nhà toán học. Anh ta phạm rất nhiều lỗi. Nhưng anh ta lại phạm những lỗi đó theo một hướng đi tốt. Tôi luôn cố để cạnh tranh với anh ta, nhưng tôi nhận ra rằng điều đó rất là khó để phạm phải một lỗi tốt." Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Pat Mitchell: Chị đã mang đến các bức ảnh từ Thời báo Yemen. và sẽ cho chúng tôi xem, để giới thiệu một Yemen khác với chúng tôi. Nadia Al-Sakkaf: Tôi rất sung sướng được ở đây. Và tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn một số bức ảnh cho thấy tình hình hiện tại ở Yemen. Bức ảnh này cho thấy một cuộc cách mạng do phụ nữ khởi xướng. Và nó cho thấy phụ nữ và đàn ông đang dẫn đầu một cuộc biểu tình chung. Bức ảnh kia cho thấy nhu cầu thay đổi đang lan rộng. Rất nhiều người ở đó. Cuộc nổi dậy rất căng thẳng. Bức ảnh này cho thấy cách mạng đã cho phép ta có cơ hội để đào tạo, và giáo dục. Những phụ nữ này đang học cách sơ cưú và học về quyền lợi của họ theo hiến pháp. Tôi rất thích bức này. Tôi chỉ muốn cho các bạn thấy rằng hơn 60 phần trăm dân số Yemen không quá 15 tuổi. Và họ bị loại khỏi các quyết định quốc gia giờ đây họ lại tràn ngập ở các tin tức nóng nhất tay giương cao cờ. Tiếng Anh - Bạn sẽ thấy. Đây là quần jeans tất bó, và một câu tiếng Anh -- khả năng cho thế giới cùng biết những gì đang xảy ra trong đất nước của mình. Và các câu nói này đã đánh thức nhiều tài năng Người Yemen đang sử dụng hoạt hình và nghệ thuật, các bức hoạ, tranh truyện, để kể cho thế giới và cho nhau nghe về những gì đang diễn ra. Hiển nhiên, luôn có một mặt trái của sự việc. Và đây là một trong những bức ảnh ít gây sốc về cuộc cách mạng và cái giá chúng tôi phải trả. Sự đoàn kết của hàng triệu người Yemen ở khắp đất nước chỉ đòi hỏi có một thứ. Và cuối cùng, rất nhiều người đang cho rằng cuộc cách mạng của Yemen sẽ làm đất nước này tan vỡ. Có nghiã là sẽ thành nhiều quốc gia khác nhau? Sẽ như là một Somalia khác? Nhưng chúng tôi muốn nói cho thế giới biết rằng: không, dưới cùng một bóng cờ, chúng tôi sẽ vẫn là người Yemen. PM: Cảm ơn chị đã cho xem những bức ảnh đó. Và theo nhiều cách, chúng đúng là kể một câu chuyện khác hơn là câu chuyện về Yemen, một quốc gia hay xuất hiện trong bản tin. Và vậy nhưng bản thân chị lại phủ nhận những lời miêu tả về Yemen đó. Ta hãy dành một chút thời gian nói về chuyện đời của chính chị. Cha của chị bị sát hại. Thời báo Yemen đến nay là một tờ báo độc lập bằng tiếng Anh đã có danh tiếng vững chắc. Vậy ngày đầu, chị đã làm thế nào để đi đến quyết định đảm nhận vai trò chỉ huy một tờ báo trong thời điểm xung đột như vậy? NA: À, để tôi cảnh báo các bạn trước nhé rằng tôi không phải là một cô gái Yemen truyền thống. Tôi đoán đến phút này, hẳn bạn đã nhận thấy điều đó. (cười) Ở Yemen, đa số phụ nữ đeo mạng che mặt. và ngồi trong nhà không tham gia nhiều vào đời sống bên ngoài. Nhưng có thật nhiều tiềm năng, Tôi ước gì tôi có thể cho bạn thấy Yemen của tôi. Tôi ước gì bạn có thể thấy Yemen qua đôi mắt tôi. Lúc đó, bạn sẽ biết rằng có thật nhiều điều thật đẹp về nó. Tôi may mắn vì được sinh ra trong một gia đình có một người cha luôn khích lệ các con, trai lẫn gái Ông nói chúng tôi đều bình đẳng như nhau. Ông là một người thật xuất chúng. Và mẹ tôi cũng vậy -- tôi nợ gia đình mình - một câu chuyện. Tôi học ở Ấn Độ. Vào năm thứ ba, tôi bắt đầu thấy hoang mang vì tôi người Yemen nhưng đồng thời hoà lẫn với nhiều bạn học trong trường đại học. Thế là tôi về nhà và hỏi: "Cha ơi, con chẳng biết mình là ai, Con không hoàn toàn Yemen, cũng không phải người Ấn." Và ông đáp: "Con là chiếc cầu nối." Và đó là một điều tôi ghi trong tâm mãi mãi. Thế là từ đó, tôi là chiếc cầu và rất nhiều người đã dẫm lên tôi mà đi PM: Tôi không nghĩ vậy. NA: Nhưng điều đó giúp cho thấy rằng một số người là người tạo ra thay đổi trong xã hội. Và khi tôi thành tổng biên tập thực ra là sau bước anh trai tôi -- cha tôi qua đời vào năm 1999, và anh tôi kế nghiệp đến năm 2005 -- và mọi người đếu cược rằng tôi sẽ không đủ khả năng gánh vác. "Con bé này từ đâu chõ vào và khoe mẽ chỉ bởi vì nhà nó sở hữu tờ báo đó," hay đại loại vậy. Mới đầu rất khó khăn. Tôi không muốn mâu thuẫn với mọi người. Nhưng nói xin mạn phép nam giới, và đặc biệt là cánh đàn ông lớn tuổi, họ không muốn tôi làm cùng. Bạn biết đấy, thành ra rất khó để thực hiện thẩm quyền của mình. Nhưng một phụ nữ phải làm điều mà một phụ nữ phải làm. (vỗ tay) Và trong năm đầu, tôi buộc phải sa thải một nửa trong số họ. (cười) (vỗ tay) Tuyển nhiều phụ nữ hơn. Tuyển nhiều thanh niên trẻ hơn. Và ngày nay chúng tôi có một ban tin tức cân bằng về giới hơn. Một điều khác là sự chuyên nghiệp. Mấu chốt là phải chứng minh bạn là ai và làm được gì. Tôi không biết có phải mình đang huênh hoang không, nhưng chỉ trong năm 2006, chúng tôi đã giành ba giải thưởng quốc tế. Một trong số đó là IPI Giải Truyền thông Tiên phong Tự do. Đó chính là câu trả lời cho tất cả nhân dân Yemen. Ở đây, tôi muốn một điều được ghi nhận vì chồng tôi đang ở đằng kia trong phòng này. Xin anh đứng dậy một chút giúp em. Anh ấy đã luôn rất ủng hộ tôi. (vỗ tay) PM: Và ta nên ghi chú là anh ấy cũng cùng làm việc với chị trong toà báo Trong việc đảm nhận trọng trách này và thực hiện nó từ trước đến nay, chị đã trở thành chiếc cầu nối giữa một xã hội truyền thống xưa cũ hơn và một xã hội khác mà chị đang xây dựng với tờ báo của mình Vậy cùng với việc thay đổi nhân sự chị cũng phải đối mặt với xác định lại vị trí của mình điều chúng ta luôn phải đối diện, đặc biệt với phụ nữ, và điều đó liên quan đến hình ảnh bên ngoài chiếc váy đầm, chiếc mạng che mặt. Vậy chị đã giải quyết chuyện đó ra sao với bản thân mình và với các nữ nhân viên của mình? NA: Như các bạn đã biết, hình ảnh của nhiều phụ nữ Yemen là rất nhiều vải đen là những người phụ nữ che mặt, đậy kín cơ thể. Điều đó đúng. Và phần lớn lý do là vì phụ nữ không được phép, không được tự do cho bản thân thấy khuôn mặt của chính mình. Phần lớn đó là cách áp đặt truyền thống của những người có quyền hành như đàn ông, như ông bà và tương tự vậy. Và điều đó liên quan đến năng lực kinh tế và khả năng của một người phụ nữ dám nói "Tôi đang cống hiến cho gia đình này cũng bằng hoặc nhiều hơn anh." Phụ nữ càng được trao quyền thì họ sẽ càng có thể vứt tấm mạng che mặt đi, chẳng hạn, hay tự lái xe hay có công việc riêng hay có thể đi du lịch. Nên một gương mặt khác của Yemen thực chất là gương mặt nằm đằng sau tấm mạng. Và phần lớn chính việc trao quyền kinh tế sẽ cho phép người phụ nữ dỡ mạng đi. Tôi đã làm điều này thông qua công việc của mình. Tôi đã liên tục cố khích lệ các thiếu nữ trẻ. Chúng tôi bắt đầu bằng việc khích lệ họ cởi mạng khi ở chỗ làm. Và sau đó, khi đi công tác, bạn có thể cởi mạng ra. Vì tôi không tin rằng anh có thể là nhà báo mà đeo mạng làm sao anh có thể nói chuyện với mọi người với một khuôn mặt bị che kín? Nhiều chuyện như vậy. Nó là một phong trào và ở Yemen, tôi đóng vai trò hình mẫu. Nhiều người nể trọng tôi. Nhiều thiếu nữ trẻ nể trọng tôi. Và tôi cần chứng minh cho họ thấy rằng, đúng vậy, bạn vẫn có thể kết hôn vẫn có thể làm mẹ vẫn có thể được xã hội tôn trọng nhưng đồng thời điều đó không có nghiã là bạn phải lẫn đi vào đám đông. Bạn có thể là chính mình, có khuôn mặt của mình. PM: Nhưng thông qua việc công khai đấu tranh vừa đưa ra một hình ảnh khác về phụ nữ Yemen vừa giúp phụ nữ làm ở toà báo đạt được nhiều thứ khác -- việc đó có đẩy bản thân chị vào nguy hiểm không? NA: Thời báo Yemen, qua 20 năm, đã trải qua nhiều biến cố. Chúng tôi đã bị khởi tố tờ báo bị đóng cửa hơn ba lần rồi. Nó là một tờ báo độc lập, nhưng cứ đi mà nói điều ấy với các nhà chức trách. Họ cho rằng cứ có thứ gì phản đối họ, thì có nghiã là chúng tôi là tờ báo phe chống đối. Có những thời điểm thực sự khó khăn. Một số phóng viên của tôi bị bắt bớ. Một số vụ phải đến hầu toà. Cha tôi bị ám sát. Ngày nay, tình hình tốt hơn rất nhiều. Chúng tôi đã tạo được uy tín. Và ở những thời điểm cách mạng hay nhiều biến động như hôm nay, điều cực kỳ quan trọng là kênh truyền thông độc lập phải có tiếng nói riêng. Điều quan trọng là bạn sẽ vào trang YemenTimes.com, và quan trọng là bạn sẽ lắng nghe tiếng nói của chúng tôi. Đây có lẽ là điều tôi sẽ chia sẻ cùng bạn trên kênh truyền thông phương Tây -- về thực tế là có rất nhiều định kiến -- người ta nghĩ về Yemen chỉ trong một khung hình: Yemen tóm lại là như thế này. Như vậy không công bằng. Không công bằng đối với tôi và với đất nước tôi. Rất nhiều ký giả đến Yemen và muốn viết về Al-Qaeda hay nạn khủng bố. Tôi chỉ muốn chia sẻ cùng bạn: câu chuyện về một ký giả đã đến và muốn quay một phim tài liệu mà những người biên tập yêu cầu. Và rốt cuộc, anh ta lại viết một câu chuyện mà làm chính tôi ngạc nhiên hip hop -- những thanh niên Yemen trẻ bộc lộ bản thân qua khiêu vũ và puchu puchu (cười) Cái đó đó. (PM: Rap. Break dance.) Đúng rồi, break dance. Tôi chẳng già đến vậy đâu. Chỉ không cập nhật với chuyện đó. (cười) (vỗ tay) PM: Đúng vậy. Thật ra đó là một phim tài liệu có thể xem online NA: ShaketheDust.org PM: "Shake the Dust." (NA: "Shake the Dust.") PM: ShaketheDust.org Và rõ ràng nó cho thấy một Yemen khác. Các bạn đã bàn về trách nhiệm của báo giới. Chắc chắn rằng khi nhìn vào cách chúng ta cách biệt bản thân mình khỏi những người khác chúng ta tạo ra sự sợ hãi và nguy hiểm từ việc thiếu hiểu biết, thiếu sự thấu hiểu thực thụ, Bạn nghĩ gì về cách báo chí phương Tây nói riêng đang nói về những chuyện đang xảy ở những khu vực khác đặc biệt là chuyện ở nước bạn? NA: À, có câu nói thế này "Người ta sợ điều mình không biết, và căm ghét điều mình sợ." Nên về căn bản, đó là do thiếu nghiên cưú. Nó gần như là việc bạn phải nghiên cứu trước đi chứ hãy dấn thân vào Chẳng thể nào viết bài về nhảy dù sau khi đã nhảy dù 2 ngày vào một quốc gia khác và cho rằng bạn đã nghiên cứu đủ và hoàn tất câu chuyện. Thế nên tôi mong rằng thế giới sẽ biết Yemen của tôi, đất nước tôi, dân tộc tôi. Tôi là một ví dụ, và còn nhiều người khác nữa như tôi. Có thể những người như chúng tôi chưa nhiều, nhưng nếu chúng tôi được quảng bá như là những hình mẫu tích cực thì sẽ có nhiều người khác - nam và nữ - cũng sẽ dần dần thu hẹp khoảng cách -- và trở thành cầu nối -- giữa Yemen và thế giới và kể những câu chuyện về sự giác ngộ về sự thông tri và đồng cảm. Tôi nghĩ Yemen sắp sửa bước vào một tình thế rất tồi tệ trong hai ba năm tới.. Điều đó là lẽ tất nhiên. Nhưng sau hai năm - chính là cái giá chúng tôi sẵn lòng trả, thì chúng tôi sẽ lại đứng dậy trên đôi chân mình trong một nước Yemen mới với một dân tộc trẻ hơn, mạnh hơn một dân tộc dân chủ. (vỗ tay) PM: Nadia, tôi nghĩ chị vừa mang cho chúng tôi một cách nhìn Yemen rất khác thường.. Và chắc chắn rằng bản thân chị và điều chị làm đã cho chúng tôi thấy được tương lai mà chúng tôi sẽ đón nhận và cảm kích. Chúc chị mọi điều may mắn nhất. YemenTimes.com NA: Và trên Twitter nữa nhé. PM: Chị thât là cập nhật. (vỗ tay) Tôi yêu Internet. Thật. Hãy nghĩ đến tất cả những thứ mà nó mang lại cho chúng ta. Hãy nghĩ đến tất cả những dịch vụ mà chúng ta dùng tất cả những khả năng kết nối tất cả những hình thức giải trí tất cả những việc kinh doanh, thương mại Tất cả đều đang diễn ra trong một vòng đời của chúng ta Tôi gần như chắc chắn rằng một ngày chúng ta sẽ viết sách lịch sử hàng trăm năm kể từ bây giờ. Lúc đó thế hệ của chúng ta sẽ được nhớ đến như cái thế hệ mà đã lên mạng cái thế hệ mà đã xây dựng được một cái gì đó thật sự mang tính toàn cầu. Nhưng mà đồng thời, cũng đúng là Internet có vấn đề, thậm chí là những vấn đề nghiêm trọng vấn đề về an ninh và vấn đề về riêng tư. Tôi đã rành cả sự nghiệp chống lại những vấn đề này. Hãy để tôi chỉ cho các bạn đôi điều. cái này là Bộ Não (Brain) đó là một cái đĩa mềm đĩa mềm loại 5¼ inch bị nghiễm bệnh Brain A Đó là con vi-rút đầu tiên mà chúng ta đã tìm ra cho máy tính PC. Và thật ra chúng ta biết Bộ Não đến từ đâu. Chúng ta biết vì có ghi thế trong cái mã. Cùng xem nhé. Được rồi. Đó là phần boot sector của một đĩa mềm bị nhiễm vi-rút Và nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào bên trong chúng ta sẽ thấy rằng ngay ở đó có ghi là: "Chào mừng đến ngục tối" Và tiếp là 1986, Basit và Amjad, Basit và Amjad là tên Pakistani là tên. Thực ra, có một số điện thoại và địa chỉ ở Pakistan. (cười) 1986 Bây giờ là 2011. Đấy là 25 năm trước. Cái vấn đề với vi-rút cho máy PC này đã được 25 tuổi. Nửa năm trước, tôi đã quyết định tự mình đi Pakistan Để xem nào, đây là một vài bức hình tôi chụp ở Pakistan Đây là thành phố Lahore, khoảng 300 km phía nam của Abbottabad, nơi mà Bin Laden bị bắt. Đây là một cái nhìn điển hình. Và đây là cái phố hoặc đường dẫn đến cái toà nhà này, ở chỗ 730 Nizam ở thị trấn Allama Iqbal. Tôi gõ cửa. (cười) Đoán xem ai ra mở cửa? Basit và Amjad; họ vẫn còn ở đấy. (cười) (vỗ tay) Người đang đứng là Basit. Người đang ngồi là anh trai Amjad. Đây là người đã viết ra vi-rút đầu tiên cho máy PC. Và đươc nhiên, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện rất thú vị. Tôi hỏi họ tại sao. Tôi hỏi họ họ cảm thấy thế nào khi họ bắt đầu. Tôi khá là toại nguyện khi biết rằng cả Basit và Amjad đều bị nhiễm vài chục lần những con vi-rút không liên quan những năm kế tiếp. Đời này thật ra cũng có công lý chứ không phải không. Nhưng cái con vi-rút mà chúng ta thấy ở những năm 1980, 1990 hẳn nhiên không phải là vấn đề nữa. Vì vậy hãy để tôi cho các bạn một vài ví dụ để xem máy con vi-rút đấy đã trông như thế nào. Tôi đang chạy một hệ thống mà có khả năng đế chạy những chương trình cũ trên máy tính hiện đại. Vì vậy, hãy để tôi gắn kết một số ổ đĩa. Đi qua đó. Những gì chúng tôi có ở đây là một danh sách các virus cũ. Nào, hãy để tôi chạy một số virus trên máy tính của tôi. Ví dụ, chúng ta hãy đi với virus Centipede. Và bạn có thể thấy ở phía trên của màn hình, có cái centipede rượt qua máy tính của bạn khi bạn bị nhiễm cái này. Bạn biết rằng bạn bị nhiễm, bởi vì nó hiện ra. Đây là một con vi-rút khác tên là Crash phát minh ở Nga vào năm 1992. Hãy để tôi chỉ cho bạn xem một con vi-rút mà thực sự làm ra một số âm thanh. (tiếng ồn) ví dụ cuối cùng hãy đoán xem con vi-rút Walker làm gì nào. Có, có một chàng trai đi bộ qua màn hình của bạn khi bạn bị nghiễm. Khá là dễ để biết rằng mày bạn đã bị vi-rút khi chúng được tạo ra bởi những người với sở thích này hoặc bởi thanh thiếu niên. Ngày nay, vi-rút con còn được tao ra bởi những người có sở thích tạo ra vi-rút và thanh thiếu niên. Ngày nay, vi-rút là một vần đề toàn cầu. Những gì chúng tôi có ở đây trên nền là một ví dụ về hệ thống của chúng tôi mà chúng tôi chạy trong phòng thí nghiệm, nơi chúng tôi theo sự lan nhiễm của virus trên toàn thế giới. Vì vậy, chúng tôi thực sự có thể thấy trong thời gian thực mà chúng tôi đã chặn vi-rút ở Thụy Điển và Đài Loan Nga và một số nơi khác. Trong thực tế, nếu tôi chỉ cần kết nối với các hệ thống phòng thí nghiệm của chúng tôi qua mạng, chúng tôi có thể thấy trong thời gian thực chỉ một vài giả thuyết về việc có bao nhiêu loại vi-rút bao nhiêu mẫu về phần mềm độc hại ta có thể tìm thấy hằng ngày Đây là con vi-rút mới nhất mà chúng tôi tìm thấy năm trong tệp tin tên là Server.exe Và chúng tôi tìm thấy nó ở đây ba giây trước và con trước đó, sáu giây trước. Và nếu ta kéo xuống thì quá là khủng khiếp. Chúng tôi tìm thấy hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn, chỉ trong vòng 20 phút trước đay trên những phần mềm độc hại hằng ngày. Vậy thì chúng nó từ đâu ra? Ngày nay, đó là các băng nhóm tội phạm có tổ chức viết ra những con vi-rút này bởi vì họ kiếm tiền với virus của họ. Những bang nhóm như là hãy đi đến GangstaBucks.com. Đây là một trang hoạt đông ở Moscow nơi mà những kẻ này mua máy tính bị nhiễm vi-rút. Vì vậy, nếu bạn là một người viết virus và bạn đang có khả năng lây nhiễm các máy tính Windows, nhưng bạn không biết phải làm gì với nó, bạn có thể bán những máy tính bị nhiễm máy tính của người khác - cho những kẻ này. Và họ thực sự sẽ trả tiền cho các máy tính này. Làm thế nào để những kẻ này làm ra tiền bằng những cái máy tính bị vi-rút này. Có nhiều cách, chẳng hạn như trojan cho ngân hàng sẽ ăn cắp tiền từ tài khoản ngân hàng trực tuyến của bạn khi mà bạn lên tài khoản trức tuyến, hoặc keyloggers. Keyloggers nằm trên máy bạn và bạn không nhìn thấy, và chúng lưu lại tất cả những gì bạn đánh. bạn đang ngồi trên máy tính của bạn và bạn đang thực hiện tìm kiếm của Google. Mỗi Google tìm kiếm bạn gõ được lưu và gửi đến những tên tội phạm. Tất cả các email bạn viết sẽ được lưu và gửi đến những tên tội phạm. với tất cả các mật khẩu, và tất cả những thứ khác. Nhưng cái mà bọn nó đang thực sự tìm kiếm hầu hết là những buổi nơi bạn lên trực tuyến và mua hàng trực tuyến trong bất kỳ cửa hàng trực tuyến nào. Bởi vì khi bạn mua hàng tại các cửa hàng trực tuyến, bạn sẽ được gõ vào tên của bạn, địa chỉ giao hàng, số thẻ tín dụng và mã số thẻ tín dụng bảo mật. Và đây là một ví dụ của một tập tin chúng tôi tìm thấy từ một máy chủ một vài tuần trước đây. Đó là số thẻ tín dụng, đó là ngày hết hạn, đó là mã bảo vệ, và đó là tên của chủ sở hữu của thẻ. Một khi bạn có được truy cập vào thông tin thẻ tín dụng của người khác, bạn có thể đi trực tuyến và mua bất cứ điều gì bạn muốn với thông tin này. rõ ràng đây là một vấn đề. Bây giờ chúng ta có cả một thị trường ngầm và hệ sinh thái kinh doanh xây dựng xung quanh tội phạm trực tuyến. Một ví dụ về những kẻ này thực sự có khả năng kiếm tiền từ hoạt động của mình như thế nào. Chúng tôi đã có một cái nhìn tại các trang của INTERPOL và tìm kiếm những kẻ bị truy nã. Chúng tôi tìm thấy những người như Bjorn Sundin, từ Thụy Điển, với đồng phạm, cũng được liệt kê trên trang những kẻ bị truy nã của INTERPOL Anh Shaileshkumar Jain, một người Mỹ Những kẻ đang chạy một hoạt động gọi là IMU, một hoạt động tội phạm mạng mà thông qua nó những kẻ này ghi được hàng triệu. Cả hai cái này đều vẫn đang chạy trốn. Không ai biết chúng nó đang ở đâu. Các quan chức Mỹ, chỉ cần một vài tuần trước đây, đóng một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ của anh Jain này, và tài khoản ngân hàng có 14.900.000 đô la Mỹ. Số lượng tội phạm tiền trực tuyến tạo ra là rất đáng kể. Và điều đó có nghĩa là rằng bọn tội phạm trực tuyến khác thực sự có thể đủ khả năng để đầu tư vào các cuộc tấn công của chúng. Chúng ta biết rằng bọn tội phạm trực tuyến đang thuê lập trình viên, thuê người kiểm tra, mật mã của chúng, để có hệ thống back-end với cơ sở dữ liệu SQL. Và họ có thể đủ khả năng để xem làm thế nào chúng ta làm việc - như là làm thế nào an ninh làm việc - và tìm cách đi phá vỡ bất kỳ biện pháp phòng ngừa an ninh chúng ta xây dựng. Chúng nó cũng sử dụng tính chất toàn cầu của Internet làm lợi thế. Ý tôi là, Internet là quốc tế. Chính vì vậy nó mới gọi là Internet. Nếu bạn thử nhìn vào những gì đang xẩy ra trên thế giới trực tuyến đây là một cái video được tạo nên trên Clarified Networks, nó minh họa làm thế nào một phần mềm độc hại duy nhất là có thể di chuyển trên khắp thế giới. Hoạt động này, được cho là từ Estonia, chuyển động từ nước này sang nước khác ngay sau khi trang web bị bắt đóng. Vì vậy, chúng ta không thể loại được mấy kẻ này. Chúng nó chuyển từ nước này sang nước khác, từ quyền lực pháp lý này sang quyền lực pháp lý khác -- di chuyển xung quanh thế giới, bằng cách sử dụng thực tế là chúng ta không có khả năng để làm cảnh sát toàn cầu hoạt động như thế này. Internet là như thể là một người được cho vé máy bay miễn phí để gặp những tôi phạm trực tuyến của toàn thế giới. Bây giờ, bọn tội phạm, những người không có khả năng tìm được chúng ta trước kia có thế nắm được thông tin của chúng ta. Vậy thì làm thế nào bây giờ để tìm bọn tôi phạm trực tuyến? Làm thế nào để bạn thực sự theo dõi chúng. Để tôi cho bạn một ví dụ. Cái chúng ta có ở đây là một tập tin khai thác. Ở đây, tôi đang nhìn đến bãi chứa Hex của một tập tin hình ảnh, mà có chứa một sự khai thác. về cơ bản, nó có nghĩa là nếu bạn đang cố gắng xem tập tin hình ảnh trên máy tính Windows của bạn,, nó thật ra chiếm lấy máy tính của bạn và chạy mã lệnh. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào cái ảnh này có cái tiêu đề hình ảnh, và đây là khi mà mã lệnh thực tế của cuộc tấn công bắt đầu. Và mã số đó đã được mã hóa, vậy thì hãy giải mã nó. Nó đã được mã hóa với chức năng XOR 97. Bạn phải tin tôi. Thật đấy, thật đấy. Và chúng ta có thế đi ra đây và thật sự bắt đầu giải mã nó. Cái phần màu vàng của mã này đã được giải mã. Tôi biết, trông nó chả khác máy với bản gốc. Nhưng mà bạn cứ tiếp tục nhìn kỹ mà xem. Bạn sẽ thấy những gì thực sự ở đây bạn sẽ thấy một cái đỉa chỉ của website unionseek.com/d/ioo.exe Bạn có thể thấy hình này trên máy tính nó thật ra sẽ tải về và chạy chương trình này. Đây là cái cửa sau mà sẽ lâm chiếm cái máy tính của bạn. Nhưng mà thú vị hơn, Nếu chúng ta tiếp tục giải mã, chúng ta sẽ thấy một thứ rất bí hiểm, là cái O600KO78RUS. Cái mã này ở ngay dưới cái mã hoá như thể là một thế loại chữ ký. Chẳng dùng đế làm gì. Tôi nhìn vào nó, cố gằng tìm hiểu xem nó là cái gì. Và đương nhiên là tôi đã tìm nó trên google, không có kết quả, nó không có trên google. Vì vậy tôi nói chuyện với mấy anh ở phòng thí nghiệm, Chúng tôi có mấy người Nha ở phòng thí nghiệm của chúng tôi, mà một sống số họ bảo là phần cuối của cái mã này la rus như là Russia (Nga) và 78 là mã số của thành phố St. Petersburg Ví dụ như là, bạn có thể tìm thấy nó trong số điện thoại hoặc là biển số xe, mấy thứ như vậy. Vì vậy, tôi đi tìm liên lạc ở St. Petersburg, Qua một con đường dài, chúng tôi đã tìm thấy cái trang web này Có một anh chàng người Nga này đã hoạt động trực tuyến từ nhiều năm có trang web riêng, có một cái blog trên trang Live Journal nổi tiêng. Anh ta viết blog về cuộc đời của mình, và cuộc sống của anh ta ở St. Petersburg, anh ta ở những năm đầu của tuổi 20 -- về con mèo của anh ta, về cô bạn gái. Anh ta có một cái xe ô tô rất xịn Quả thật, anh ta láy một chiếc Mercedes-Benz S600 V12 với một động cơ 6 lít với hơn 400 mã lực. Quả là một cái xe xin cho một anh chàng hơn 20 một chút ở St. Petersburg. Làm sao tôi biết về cái xe của anh ta? Anh ta viết blog về cái xe ô tô nốt. Thật ra anh ta đã bị tai nạn ô tô ở trung tâm thành phố St. Petersburg, thật ra anh ta đã đâm xe mình vào một xe khác anh ta đã cho lên blog những hình ảnh của vụ tai nạn đây chính là con Mercedes của anh ta -- và đây là con Lada Samara và anh ta đâm vào. và bạn có thể thấy là cái biển xe của con Samara kết thúc với 78RUS. Và nếu bạn nhìn kỹ vào cảnh của bức tranh, bạn sẽ thấy là cái biển xe của con Mercedes có ghi O600KO78RUS. Tôi không phải là luật sư, nhưng mà nếu là luật sư, và tôi sẽ nói "tôi xong trường hợp này" (cười) Vậy thì chuyện gì xẩy ra khi tôi phạm trực tuyến bị bắt? Thật ra thì phần lớn thường là mọi chuyện không đi xa đến thế này. Phần lớn của những tội án trực tuyến chúng ta còn không biết cuộc tấn công được làm từ châu lục nào. Và kể cả khi chúng ta tìm ra chúng tôi phạm trực tuyến thường thì không có kết quả gì hết. Cảnh sát địa phương không hành động, hoặc nếu họ làm, không có đủ bằng chứng, hoặc vì một lý do nào đó, chúng ta không thể bắt chúng. Tôi ước gì mọi chuyện đã dễ dàng hơn, thật không may là không được như vậy. Nhưng mọi chuyện đang thay đổi rất nhanh chóng. Bạn đã nghe đến những thứ như Stuxnet. Nếu bạn nhìn đến những gì Stuxnet đã làm nó đã làm nhiễm những cái này Đó là một cái Siemens S7-400 PLC lập trình logic [điều khiển] Và đây là những gì chạy cơ sở hạ tầng của chúng tôi. Đây là những gì chạy tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. PLC, những hộp nhỏ mà không có màn hình hiển thị, không bàn phím được lập trình, được đưa ra, và chúng nó làm công việc của chúng. Ví dụ, cầu thang máy trong toà nhà này nhiều khả năng được điều khiển bởi một trong những cái này. Và khi Stuxnet làm nhiễm một trong mấy cái này, đó là một cuộc cách mạng lớn về các loại rủi ro mà chúng ta phải lo lắng. Bởi vì tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta đang được chạy bởi những cái này. Ý tôi là, chúng ta có cơ sở hạ tầng quan trọng. Bạn đi đến bất kỳ nhà máy, bất kỳ nhà máy điện nào, bất kỳ nhà máy hóa chất, bất kỳ nhà máy chế biến thực phẩm nào, bạn nhìn quanh -- tất cả mọi thứ đang được điều hành bởi máy tính. tất cả mọi thứ đang được điều hành bởi máy tính. Mọi thứ đều phụ thuộc vào các máy tính này. Chúng ta trở nên rất phụ thuộc vào Internet, vào những điều hết sức cơ bản nhỡn tiền như điện vào máy tính để làm việc và điều này thực sự trở thành một vấn đê của chúng ta Chúng ta cần tìm ra một cách để tiếp tục làm việc thậm chí cả khi máy tính bị hỏng (cười) (vỗ tay) vì vậy sự chuẩn bị có nghĩa là chúng ta có thể làm nhiều thứ ngay cả khi những điều không có ở đây Đó thực sự là những điều cơ bản khi nghĩ về tính liên hoàn, nghĩ về những phương án dự phòng nghĩ về những việc có thể thực sự trở thành vấn đề Bây giờ tôi nói với các bạn (cười) tôi yêu Internet, tôi rất yêu hãy nghĩ về tất cả những dịch vụ mà chúng ta bằng trực tuyến Hãy nghĩ về tất cả những gì nó có thể tước đoạt đi từ bạn nếu một ngày bạn không thật sự có nó vì lý do này hay lý do kia Tôi nhìn thấy cái đẹp trong tương lai của Internet nhưng tôi lo lắng rằng chúng ta không thấy điều đó Tôi lo lắng vì chúng ta đâm đầu vào vấn đế bởi vì tội phạm trực tuyến Tội phạm trực tuyến là một điều có thể có thể tước bỏ những khả năng đó khỏi chúng ta (cười) Tôi đã giành cả đời mình bảo vệ mạng Và tôi thực sự cảm thấy rằng nếu chúng ta không đấu tranh chống lại tội phạm trực tuyến thì chúng ta sẽ rơi vào khả năng rủi ro mất tất cả những điều này. Chúng ta cần làm việc này trên toàn cầu và chúng ta cần làm ngay bây giờ Điều chúng ta cần phải làm là tăng cường luật pháp toàn cầu, để tìm ra trực tuyến những băng đảng tội phạm những băng đảng tội phạm này làm hàng triệu đô la từ những cuộc tấn công. Điều này trở nên quan trọng hơn là những chương trình chống vi-rút hoặc chạy tường lửa Những điều thực sự quan trọng là chúng ta thực sự cần tìm ra những người đứng đắng sau những việc tấn công này Và thậm chí quan trọng hơn nữa là chúng ta cần tìm ra người có liên quan có thể trở thành một phần của tội phạm trực tuyến thế giới này nhưng hiện nay họ chưa làm điều đó Chúng ta cần tìm ra người có những kỹ năng nhưng không có cơ hội và trao cho họ cơ hội để sử dụng những kỹ năng của mình cho điều tốt đẹp Xin cảm ơn rất nhiều (vỗ tay) Đón nhận sự khác biệt. Lần đầu tiên nghe thấy điều này, tôi đã nghĩ, đón nhận sự khác biệt tức là đón nhận chính bản thân mình. Và cuộc hành trình đến với sự thấu hiểu và chấp nhận quả thật rất thú vị đối với tôi, Nó đã mang đến cho tôi một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về ý niệm bản ngã của mỗi người, và tôi muốn chia sẻ điều này với các bạn ngày hôm nay. Mỗi chúng ta đều có một cái tôi, nhưng tôi không nghĩ rằng nó có sẵn ở đó từ khi chúng ta được sinh ra. Các bạn có biết rằng những đứa bé sơ sinh đồng nhất chúng với toàn bộ thế giới xung quanh; rằng chúng không hề khác biệt hay tách rời nhau. Thế nhưng ý niệm về sự đồng nhất với thế giới xung quanh ấy nhanh chóng biến mất. Giai đoạn ban đầu đã kết thúc -- ý thức về sự đồng nhất: thuở ấu thơ, thời kỳ non nớt, trạng thái nguyên thuỷ. Chúng không còn hiện hữu nữa. Thay vào đó là sự khác biệt. Một lúc nào đó trong những năm tháng đầu đời, trong bạn đã có một bản ngã xuất hiện. Một mẩu nhỏ bé trong cái ý niệm đồng nhất tách rời ra, và lớn dần với những niềm tin bao bọc xung quanh nó. Tất cả những điều này, quan điểm, tư tưởng, trở thành sự thật, và bắt đầu hình thành nên tính cách của chúng ta, giá trị của chúng ta. Chính cái tôi ấy trở thành phương tiện điều khiển cách thức chúng ta ứng xử trong cuộc sống thực tại. Nhưng bản thân cái tôi đó là một sự phản chiếu dựa trên sự phản chiếu của người khác. Đó có thật là chúng ta hay không? Hay đó là con người mà chúng ta muốn trở thành, hay nên trở thành? Đi tìm lời giải đáp cho sự tương tác giữa cái tôi và giá trị thực của bản thân là một điều vô cùng khó khăn trong suốt thời kỳ trưởng thành của tôi. Cái bản ngã mà tôi mang theo vào đời đã bị từ chối hết lần này đến lần khác. Tôi hoảng loạn khi thấy nó không thể hòa nhập vào bất cứ nơi đâu, Và tôi hoang mang khi thấy nó bị từ chối. Tất cả những điều đó khiến tôi sợ hãi, tự ti và vô vọng. Tôi đã sống trong sự ám ảnh về bản thân suốt một thời gian dài. Nhưng ngược lại, cái tôi của tôi bị hủy hoại nhiều đến mức tôi bắt đầu nhận ra nó tồn tại theo một mô thức nào đó. Bản ngã của tôi biến đổi, bị tác động, bị phá huỷ nhưng một điều gì đó đã trỗi dậy - có lúc mạnh mẽ hơn, có lúc đầy hận thù, và nó không muốn ở đó chút nào. Cái thực thể gọi là bản ngã ấy luôn biến đổi. Và không biết bao nhiêu lần bản ngã của tôi mất đi trước khi tôi nhận ra rằng nó chưa bao giờ tồn tại? Tôi lớn lên ở bờ biển Anh quốc vào những năm 70. Cha tôi là người da trắng đến từ Cornwall và mẹ tôi là người da đen đến từ Zimbabwe. Ngay cả ý nghĩ rằng chúng tôi là một gia đình cũng khó chấp nhận đối với nhiều người. Nhưng Tạo hóa có cách thức riêng của Người, và một đứa trẻ da nâu ra đời. Nhưng khi tôi được chừng 5 tuổi, Tôi nhận ra rằng mình không giống những đứa trẻ khác. Tôi là một đứa bé da đen, không tôn giáo theo học tại một ngôi trường Thiên chúa của người da trắng. Tôi là một người không bình thường. Và bản ngã của tôi đã phải chạy vòng quanh để xác định nơi tôi thuộc về, để tôi cố gắng hoà mình vào nơi đó. Bởi vì cái tôi của tôi muốn hòa nhập, muốn nhân bản chính nó, muốn cảm giác được thuộc về một nơi nào đó. Điều đó khẳng định sự tồn tại và tầm quan trọng của nó. Và điều này rất quan trọng. Nó đóng một vai trò vô cùng thiết yếu. Không có cái tôi, chúng ta không thể đối mặt với những thứ khác. Chúng ta không thể ấp ủ những dự định, bước lên bậc thang danh vọng, đến ngưỡng cửa thành công. Nhưng màu da của tôi không ổn. Mái tóc của tôi không ổn. Cuộc đời tôi cũng không ổn. Bản thân tôi là một cá thể khác biệt, nghĩa là, trong xã hội này tôi không thực sự tồn tại. Và tôi biệt lập ngay trước khi tôi trở thành bất cứ thứ gì khác ngay cả trước khi trở thành một cô gái. Tôi chỉ là một con số không biệt lập. Nhưng một thế giới khác đã mở ra quanh tôi, đó là: nghệ thuật biểu diễn và khiêu vũ. Nỗi ám ảnh của cái tôi không còn đeo đẳng khi tôi nhảy múa. Tôi hoàn toàn quên mất bản thân mình. Và thực sự, tôi là một vũ công giỏi. Tôi muốn mang tất cả cảm xúc của mình vào trong điệu nhảy. Tôi nhìn thấy một con người hoàn toàn khác so với tôi trong đời thực. Vào tuổi 16, Tôi bắt gặp một cơ hội khác, tôi nhận vai diễn đầu tiên trong một bộ phim. Thật khó khăn để diễn đạt bằng ngôn từ cảm giác bình yên mà tôi có được khi hóa thân vào vai diễn. Cái bản ngã trúc trắc của tôi đã thực sự hòa nhập vào một cá thể riêng biệt khác. Cảm giác ấy thật tuyệt vời. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận sự tồn tại của mình bên trong một cá thể hoàn chỉnh - mà tôi có thể chế ngự, định đoạt và mang hơi thở sự sống đến cho nó. Nhưng rồi bộ phim kết thúc, tôi trở về với cái tôi tan vỡ của mình. 19 tuổi, Tôi đã là một diễn viên chuyên nghiệp, nhưng vẫn hoang mang trên con đường tìm kiếm bản thân mình. Tôi đăng ký ngành nhân chủng học tại trường đại học. Giáo sư Phyllis đã phỏng vấn tôi, Bà hỏi tôi : "Em định nghĩa như thế nào về chủng tộc?" Ồ, tôi nghĩ mình có câu trả lời cho câu hỏi này. Và tôi nói, "Màu da." "Vậy có nghĩa là về sinh học, di truyền học?" Bà hỏi. Bởi vì, Thandie này, điều đó không chính xác. Thực ra có rất nhiều sự khác biệt về mặt di truyền giữa một người da đen Kenya và một người da đen Uganda hơn là giữa một người da đen Kenya và một người da trắng Na Uy. Và vì nguồn gốc của tất cả chúng ta đều bắt đầu từ Châu Phi, vậy nên ở châu Phi, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để tạo ra sự đa dạng di truyền." Nói một cách khác xuất phát điểm của chủng tộc không bắt nguồn từ dữ liệu sinh học hay khoa học. Một mặt, kết quả. Đúng không? Mặt khác, định nghĩa của tôi về bản ngã đã mất đi nhiều tính tin cậy của nó. Nhưng điều gì mới là đúng đắn, dữ liệu sinh học và khoa học là gì, có thực là tất cả chúng ta đều đến từ Châu Phi - trên thực tế, là từ một người phụ nữ tên Eva sống cách đây 160,000 năm. Và chủng tộc là một ý niệm phi logic mà con người tạo ra từ chính sự sợ hãi và thiếu hiểu biết của mình. Kỳ lạ thay, những kiến thức mới mẻ này cũng không chữa trị được căn bệnh tự ti, và ám ảnh khác biệt của tôi. Khao khát được biến mất của tôi vẫn rất mãnh liệt. Tôi tốt nghiệp Cambridge; Tôi có một sự nghiệp tươi sáng; nhưng tôi vẫn mang trong mình một cái tôi tan rã, vụn vỡ. Tôi cố chữa lành vết thương bằng cách ăn uống vô độ và rồi tìm đến một bác sĩ trị liệu. Và đương nhiên là tôi đã làm như thế. Tôi vẫn tin rằng cái tôi của mình vẫn luôn luôn như vậy Tôi vẫn đặt niềm tin vào giá trị bản thân lên trên tất cả mọi thứ khác. Và ngoài ra thì còn có thể gợi ý gì được nữa? Chúng ta đã tạo ra một hệ thống giá trị hoàn chỉnh và một thực tế khách quan để làm điểm tựa cho giá trị của bản thân. Hãy nhìn vào ngành công nghiệp xây dựng hình ảnh bản thân những loại hình công việc nó sản sinh ra, doanh thu nó mang lại. Chúng ta đã chính xác với giả thuyết rằng bản ngã của mỗi người là một thực thể sống. Nhưng không phải vậy, nó chỉ đơn thuần là một sự phản chiếu, bộ não thông minh của chúng ta vẽ ra để lừa gạt chính chúng ta từ một thực tế bất động. Nhưng có một điều có thể mang lại cho cái tôi một sự nối kết sơ khai và vô tận -- đó chính là sự đồng nhất là cốt lõi nguyên thủy của chúng ta. Cuộc đấu tranh của cái tôi trong hành trình tìm kiếm chính bản thân nó sẽ không bao giờ có điểm dừng trừ khi xuất hiện một kết nối giữa nó và người tạo ra nó - một kết nối với các bạn và với tôi. Và đó là khi bạn ý thức về sự hợp nhất sơ khai và sự phản chiếu của cái tôi. Đầu tiên, chúng ta hãy nghĩ về những thời điểm chúng ta quên đi chính bản thân mình. Đó là những khi tôi nhảy múa, hay hóa thân vào vai diễn. Tôi được nối kết với bản chất nguyên thủy của mình, và bản ngã của tôi tan biến. Trong những thời điểm đó, tôi cảm thấy mình được nối kết với mọi thứ chung quanh mặt đất, không khí, âm thanh, nguồn năng lượng từ khán giả. Tất thảy giác quan của tôi đều sống động như cách một đứa bé cảm nhận về thế giới chung quanh nó - cảm giác về sự hợp nhất. Và khi diễn xuất, tôi hóa thân vào một cái tôi khác, tôi truyền sự sống vào bản thể đó. Vì khi cái tôi biến mất thì sự khác biệt, phán xét cũng không còn tồn tại. Tôi đảm nhận mọi vai diễn từ một hồn ma chất chứa thù hận trong chế độ chiếm hữu nô lệ đến một vị bộ trưởng ngoại giao năm 2004. Dù là vai diễn nào tất cả đều gắn liền với bản thân tôi. Tôi thực sự tin rằng chìa khóa thành công trong sự nghiệp điện ảnh cũng như trong hành trình tìm kiếm bản thân tôi chính là sự từ bỏ cái bản ngã đã từng khiến tôi sợ hãi và bất an. Tôi luôn tự hỏi vì sao mình lại có thể cảm nhận nỗi đau của người khác một cách sâu sắc vì sao tôi có thể nhìn thấy một điều gì đó đặc biệt từ một người rất đỗi bình thường. Đó là vì tôi không để cái tôi ảnh hưởng đến cảm nhận và đánh giá của mình. Tôi nghĩ bản thân mình đã thiếu mất một thứ gì đó và việc tôi có khả năng thấu hiểu cảm giác của người khác đồng nghĩa với việc tôi không có bất kỳ cảm nhận gì về bản thân mình. Cái tôi đầy mặc cảm thực chất lại dẫn tôi đến với con đường của sự khai sáng. Khi tôi nhận ra và hiểu rõ rằng bản ngã của tôi chỉ là một sự phản chiếu và nó có một chức năng nào đó, một điều thú vị đã xảy ra. Tôi không để nó tác động quá nhiều đến mình nữa. Tôi xác lập quyền lợi cho nó. Tôi tìm kiếm liệu pháp cho nó. Tôi bắt đầu quen với sự thất thường của nó. Nhưng tôi không e dè về bản ngã của mình nữa. Tôi tôn trọng bản ngã của tôi và những đặc tính của nó. Dần dà, tôi luyện tập thói quen sống theo bản chất sơ khai của mình. Một khi bạn làm được điều này phép màu sẽ đến. Tôi đến Congo vào tháng 2, ca hát và nhảy múa với những người phụ nữ đã vượt qua sự hủy hoại của bản ngã một cách kỳ diệu Những cá thể trên mảnh đất tươi đẹp đó đang bị hủy hoại vì chính những iPods, Pads va Bling, Tất cả những thứ tiện nghi này đang tước đi khả năng đồng cảm, thấu hiểu nỗi đau và mất mát của những người bên cạnh chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta tiếp tục sống với cái tôi sai lầm của mình tức là chúng ta đang làm giảm giá trị cuộc sống đồng thời tự tách mình ra khỏi thế giới chung quanh. Và trong thế giới tan rã đó, chúng ta xây dựng hàng loạt nhà máy tối tăm kín bưng phá hủy thế giới đại dương và cưỡng hiếp phụ nữ trong những cuộc chiến tranh cuồng nộ. Hãy nhìn lại cái tôi của mỗi người và bạn sẽ thấy: Những đứt gãy đã bắt đầu xuất hiện trong một thế giới mà ta đã dày công xây dựng Đại dương tiếp tục trào dâng cơn thịnh nộ qua những vệt nứt gãy dầu hỏa và biển máu. Điều quan trọng là chúng ta chưa biết làm thế nào để sống hài hòa với thiên nhiên và vạn vật. Chúng ta chỉ đang điên cuồng tìm cách để sống với chính loài người chúng ta mà thôi -- hàng tỷ con người chúng ta. Mà cũng không hẳn là thế, chính xác hơn là những cái tôi của chúng ta đang cố tìm cách để sống với nhau và rồi sự tan rã trong mối dây cố kết con người dần trở nên sâu sắc hơn. Chúng ta hãy cùng sống với nhau nghỉ ngơi mỗi khi cần. Khi từ bỏ gánh nặng của bản ngã, chúng ta sẽ đến gần hơn với ánh sáng của tri thức, và tìm thấy bản chất sâu thẳm bên trong mình, sự kết nối với vũ trụ và hàng vạn sinh linh khác. Chúng ta đã từng nghiệm chứng sự hợp nhất này từ thuở ấu thơ. Đừng sợ hãi sự trống rỗng vô biên. Nó thực hơn tất thảy những gì chúng ta tự tạo ra. Hãy nghĩ đến một cuộc sống khi chúng ta đề cao tính vô ngã, trân trọng những đặc ân của cuộc đời và tin tưởng vào tương lai diệu kỳ. Cuộc sống bắt đầu từ sự nhận thức giản đơn. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Đây là một bức ảnh được chụp bởi họa sĩ Michael Najar, và nó thực sự có thật, theo đúng nghĩa nào đó khi anh ta tới Argentina để chụp bức ảnh. Nhưng nó cũng là 1 sự hư cấu. Đã có rất nhiều hành động đi sâu vào tìm hiểu Và những gì người nghệ sĩ đó đã làm được là anh ta đã thực sự thiết kế lại, số liệu hóa từng đường nét của những ngọn núi dựa theo sự bất ổn lên xuống của chỉ số chứng khoán Dow Jones. Như vậy những gì các bạn đang thấy hình ảnh những vách núi đá cao cùng với thung lũng này chính là hình ảnh của nền khủng hoảng kinh tế năm 2008. Bức ảnh này được chụp khi chúng ta đang chìm trong chính cái thung lũng này. Tôi không rõ chúng ta hiện tại đang đứng ở đâu. Bức ảnh này tượng trưng cho chỉ số chứng khoán Hang Seng ở Hồng Kông. và cũng với một địa hình tương tự. Tôi phân vân không biết vì sao. Đây là nghệ thuật . Đây là một sự ẩn dụ. Nhưng tôi nghĩ vấn đề là đây là phép ẩn dụ thực sự hiệu quả. Và cùng với những ảnh hưởng này điều tôi muốn nói đến ngày hôm nay là chúng ta nên nhìn lại một chút về vai trò của nền Toán học đương đại không chỉ là toán kinh tế nói riêng, mà là toán học nói chung. Rằng thời kỳ chuyển tiếp của nó từ một thứ mà con người tách ra và tìm thấy căn nguyên từ vạn vật trở thành một thứ bắt đầu có hình dạng -- thế giới quanh ta và bên trong ta. Và các thuật toán đặc trưng mà căn bản là phép toán mà các máy tính sử dụng để quyết định các thứ. Chúng yêu cầu sự nhạy bén thực sự, bởi vì chúng được lặp đi lặp lại. Chúng trở nên cứng nhắc và hóa vôi, và chúng trở thành thật. Và tôi đã nghĩ về điều này, ở mọi chỗ, ở trên một chuyến bay vượt Đại Tây Dương vài năm về trước, vì tôi tình cờ ngồi cạnh một nhà vật lý học người Hungari khoảng bằng tuổi tôi và chúng tôi đã nói chuyện về cuộc sống của các nhà vật lý Hungary trong thời chiến tranh lạnh. Và tôi nói, "Vậy các anh đã làm gì?" Và anh ta nói, "Ừ thì chúng tôi đã hầu như vô hiệu hóa máy bay tàng hình." Và tôi nói, "Đó là một công việc tốt đấy. Thú vị thật. Thế nó hoạt động như thế nào?" Và để hiểu vấn đề này, bạn cần phải hiểu một chút về cách thức hoạt động của máy bay tàng hình. Và vì thế -- đây là một sự tối giản qua mức -- nhưng căn bản, nó không phải như là bạn có thể phát một tín hiệu radar xuyên qua khối sắt 156 tấn trên trời. Nó sẽ không biến mất. Nhưng nếu bạn có thể chọn thứ to lớn dường đó, và có thể biến nó thành hàng triệu thứ nhỏ xíu -- thứ gì đó như một đàn chim -- vậy và khi radar dò nó có thể nhìn thấy mọi đàn chim trên trời. Và nếu bạn là một cái radar, thì đó là một việc tồi tệ Và anh ta nói, "À. Nhưng đó là nếu anh là một chiếc radar. Vậy chúng tôi không dùng radar. chúng tôi tạo một chiêc hộp đen dò các tín hiệu điện, truyền tin điện tử. Và bất kỳ khi nào chúng tôi nhìn thấy một đàn chim có thiết bị điện tín, chúng tôi nghĩ nó có liên quan tới người Mỹ." Và tôi nói, "Ừ. Hay đấy. Vậy các anh đã phủ nhận hoàn toàn 60 năm nghiên cứu hàng không. Hành động tiếp theo của các anh là gì? Các anh làm gì khi trưởng thành?" Và anh ta nói, "À thì, các dịch vụ kinh tế." Và tôi nói, "Ồ." Bởi vì các dịch vụ này đã xuất hiện trong các bản tin gần đây. Và tôi nói, "Thế nó hoạt động như thế nào?" Và anh ta nói, "À thì đang có khoảng 2,000 nhà vật lý ở Wall Street, và tôi là một trong số đó." Và tôi nói, "Thế chiếc hộp đen của Wall Street là gì vậy?" Và anh ta nói, "Thật buồn cười khi anh hỏi thế, vì thực sự nó được gọi là "Thương mại hộp đen" - Black Box Trading. Đôi khi được gọi là Algo Trading -- Thương mại thuật toán." Và thương mại thuật toán đã phần nào tiến hóa vì các nhà buôn thuộc các tổ chức có chung vấn đề mà Không quân Hoa Kỳ gặp phải, đó là họ chuyển những vị trí này -- dù là Proctor & Gamble hay là Accenture, gì cũng được -- họ đang chuyển hàng triệu cổ phiếu của thứ gì đó quanh thị trường. Và nếu họ đồng loạt làm như vậy, nó như là chơi poker và cược tất cả ngay lập tức. Bạn chỉ cần lật tay. Vậy họ phải tìm một cách -- và họ dùng các thuật toán để làm điều này -- phá vỡ thứ to lớn đó thành một triệu giao dịch nhỏ. Và phần kỳ diệu và đáng sợ là đó là chính phép toán được dùng để chia nhỏ những thứ to lớn thành hàng triệu thứ nhỏ hơn cũng có thể dùng để tìm hàng triệu thứ nhỏ rồi vá chúng lại với nhau và tìm hiểu xem điều gì đang thực sự xảy ra trên thị trường. Vậy nếu các bạn cần có hình dung về điều đang xảy ra trên thị trường cổ phiếu ngay lúc này, điều các bạn có thể hình dung là một mớ các thuật toán được lập trình để che giấu, và một mớ các thuật toán khác được lập trình để tìm kiếm chúng và hành động. Và tất cả đều vận hành trơn tru. Và đó là 70% của thị trường chứng khoán Mỹ, 70% của hệ thống vận hành trước đó được biết đến như tiền trợ cấp của các bạn, tiền cầm cố của các bạn. Và điều tồi tệ nào có thể xảy ra chứ? Điều tồi tệ đó là một năm trước, chín phần trăm của toàn bộ thị trường biến mất trong năm phút, và người ta gọi đó là Flash Crash of 2:45 - Sự sụp đổ chớp nhoáng lúc 2h45. Đột nhiên, 9% biến mất, và tới ngày nay chưa một ai nhất trí về việc đã xảy ra, bởi vì không ai đặt trước, không ai yêu cầu nó xảy ra. Không ai kiểm soát được điều đã xảy ra. Tất cả những gì họ đã có chỉ là một màn hình trước mặt họ có các con số trên đó và chỉ một nút đỏ ghi chữ "Stop" Vậy đó, chúng tôi đang viết các thứ, chúng ta đang viết những thứ mà chúng ta không còn có thể đọc được. Và chúng ta đã và đang tiếp tay cho một thứ gì đó bất hợp pháp. Và chúng ta mất đi ý thức về điều đang thực sự xảy ra trong thế giới mà chúng ta đã tạo nên. Và chúng ta bắt đầu con đường của riêng chúng ta. Có một công ty ở Boston tên là Nanex, và họ dùng toán và phép màu và thứ gì đó tôi không biết, và họ chạm được tới mọi dữ liệu trên thị trường và họ tìm thấy, đôi lúc, vài thuật toán. Và khi họ tìm chúng, họ lôi chúng ra và gắn chúng lên tường như gắn những con bướm. Và họ làm điều chúng ta đã luôn làm khi đối mặt với số lượng lớn dữ liệu mà ta không hiểu được -- đó là đặt cho chúng một cái tên và một câu chuyện. Và đây là một thứ họ tìm thấy, họ gọi là Knife - Con Dao, Carnival - Lễ hội hóa trang, Boston Shuffle - Lập lờ Boston, Twilight - Chạng vạng Và điều khôi hài là tất nhiên, những thuật toán này không chỉ chạy quanh thị trường. Bạn có thể tìm thấy những thứ này ở bất cứ nơi đâu một khi bạn học cách tìm kiếm chúng. Bạn có thế tìm được nó ở đây: cuốn sách về loài ruồi mà bạn có thể đang tìm trên Amazon. Bạn có thể đã để ý khi giá khởi điểm của nó là 1.7 Triệu dollar. Dù vậy nó vẫn hết hàng... (Tiếng cười) Nếu bạn mua nó ở giá 1.7 triệu ấy vẫn còn là rẻ. Vài tiếng sau, nó tăng giá tới 23.6 Triệu dollar chưa kể vận chuyển. Và câu hỏi là: Không ai mua bán gì; chuyện gì vừa xảy ra thế? Và bạn thấy điều này trên Amazon cũng như trên Wall Street. Và khi bạn thấy các hành động tương tự, bạn thấy bằng chứng của các thuật toán mâu thuẫn, các thuật toán bị khóa trong các vòng lặp, mà không có sự giám sát của con người, không có sự giám sát của con người để nói rằng, "Thực ra thì, 1.7 triệu là khá nhiều." (Tiếng cười) Và cũng như đối với Amazon, chuyện tương tự xảy ra với Netflix. Và vì vậy Netflix đã trải qua vài thuật toán khác nhau qua các năm. Họ bắt đầu với Cinematch và đã thử một vài thuật toán khác: Dinosaur Planet (hành tinh khủng long), Gravity (lực hấp dẫn). Họ đang dùng Pragmatic Chaos (mớ hỗn độn thực dụng) Pragmatic Chaos, giống như mọi thuật toán của Netflix, đang cố gắng làm cùng một điều. Đó là cố gắng nắm bắt bạn, trên vỏ sụn bên trong xương sọ, để nó có thể gợi ý bộ phim nào bạn muốn xem tiếp -- một điều cực kỳ khó. Nhưng độ khó của vấn đề và sự thật là chúng ta chưa hoàn toàn giải quyết được nó, không kéo đi hiệu ứng của Pragmatic Chaos. Pragmatic Chaos, cũng như mọi thuật toán của Netflix, quyết định, 60% số lượng phim được thuê. Vì thế một mẩu thông tin mã hóa về bạn chịu trách nhiệm cho 60% số phim đó. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể đánh giá những bộ phim đó trước khi chúng được làm nên? Thế có phải tiện không? Vài nhà khoa học số liệu từ Anh đang ở Hollywood, và họ có các thuật toán dựng truyện -- một công ty gọi là Epagogix. Và bạn có thể chạy thử kịch bản của mình qua đó, và họ có thể nói cho bạn, một cách định lượng, rằng đó là một bộ phim 30 triệu đô hay 200 triệu đô. Và vấn đề là đây không phải Google. Đó không phải thông tin. Đó không phải là thống kê tài chính; đó là văn hóa. Và cái mà bạn nhìn thấy ở đây, hoặc cái mà bình thường bạn không thực sự thấy là vật lý của văn hóa. Và nếu như những thuật toán này, như những thuật toán ở Wall Street, ngày nào đó bị sập và trở nên xiên xẹo, làm thế nào mà ta biết được, nó sẽ trông như thế nào? Và nó đang ở trong nhà bạn. Chúng đang ở trong nhà bạn. Có 2 loại thuật toán đấu tranh cho phòng khách nhà bạn. Đó là 2 con robot lau chùi khác nhau có nhiều quan niệm rất khác nhau về định nghĩa của sự sạch sẽ. Và bạn có thể thấy điều đó nếu bạn quay chậm và gắn đèn lên chúng. Và chúng như kiểu những kiến trúc sư bí ẩn trong phòng ngủ của bạn. Và ý tưởng rằng chính kiến trúc bằng cách nào đó hướng tới sự tối ưu hóa thuật toán là không hề viển vông. Nó siêu thực và nó đang diễn ra quanh bạn. Bạn cảm thấy rõ nhất khi bạn ở trong một chiếc hộp kim loai được hàn kín, một thang máy kiểu mới, chúng được gọi là thang máy kiểm soát đích đến. Đó là những chiếc tháng máy mà bạn phải ấn nút tầng mà bạn sẽ tới trước khi bạn bước vào thang máy. Và nó sử dụng cái được gọi là bin packing algorithms -- thuật toán đóng gói Vậy không chiếc thang nào cho phép tất cả mọi người vào buồng thang máy họ thích. Tất cả những người muốn vào tầng 10 vào xe số 2, và tất cả những người muốn vào tầng 3 vào xe số 5. Và vấn đề là người ta sợ. Người ta hoảng hốt. Và bạn hiểu tại sao. Bạn hiểu tại sao. Bởi vì chiếc thang máy thiếu một vài bộ phận quan trọng, như những cái nút. (Tiếng cười) Như những thứ mà con người sử dụng. Tất cả những gì nó có chỉ là con số đi lên hoặc đi xuống và chiếc nút đỏ ghi chữ "Stop" Và đó là thứ chúng ta đang thiết kế. Chúng ta đang thiết kế cho loại ngôn ngữ máy móc này Và bạn có thể chịu đến bao xa? Bạn có thể chịu đến bao xa? Bạn có thể chịu được rất, rất xa. Vậy để tôi đưa vấn đề trở về Wall Street. Bởi vì thuật toán của Wall Street phụ thuộc vào một tiêu chí hơn hẳn các tiêu chí khác, đó là tốc độ. Và chúng vận hành trên đơn vị phần nghìn và phần triệu giây. Và để cho bạn hiểu một phần triệu giây là gì nó tốn 500 000 phần triệu giây cho một cú click chuột. Nhưng nếu bạn là một thuật toán ở Wall Street và bạn chậm 5 phần triệu giây, bạn là kẻ thua cuộc. Vậy nếu bạn là một thuật toán, bạn sẽ kiếm tìm một kiến trúc sư như người tôi gặp ở Frankfurt người lúc đó đang moi ruột một tòa nhà chọc trời -- ném ra ngoài toàn bộ đồ đạc, mọi thiết bị hạ tầng phục vụ nhu cầu con người, và chỉ đặt những thanh sắt trên sàn nhà sẵn sàng đặt những server vào đó -- Tất cả để cho một thuật toán có thế tiến gần hơn tới Internet Và bạn nghĩ về Internet như một hệ thống được phân bố. Và tất nhiên, chính thế, nhưng nó được phân bố thành các không gian Ở New York, nó được phân bố từ khách sạn Carrier trên phố Hudson. Và đó là nơi mà các sợi dây nối đến thành phố trực tiếp. Và sự thật là bạn càng xa nơi đó, bạn sẽ bị trễ vài phần nghìn giây Những anh chàng phố Wall, Marco Polo và Cherokee Nation, họ chậm 8 phần triệu giây so với những anh chàng ở trong những tòa nhà bị moi ruột quanh khách sạn Carrier. Và điều đó sẽ tiếp tục xảy ra Chúng ta đang tiếp tục khoét rỗng chúng, bởi vì các bạn, từng inch một từng bảng một và từng dollar một không một ai trong số các bạn có thể vắt ra tiền từ không gian đó như thuật toán Boston Shuffle. Nhưng nếu bạn nhìn rộng ra, nếu bạn nhìn rộng ra, bạn sẽ thấy một bán kính 825 dặm giữa New York và Chicago được xây dựng trong vài năm qua bởi một công ty tên là Spread Networks. Đây là một sợi cáp quang được đặt giữa 2 thành phố để truyền một tín hiệu nhanh gấp 37 lần thời gian một cú click chuột -- chỉ để cho những thuật toán ấy, chỉ để cho Carnival và Knife. Và khi bạn nghĩ về điều này, rằng chúng ta đang cho chạy qua nước Mỹ với thuốc nổ và cưa đá để một thuật toán có thể kết thúc một hợp đồng nhanh hơn 3 phần triệu giây, tất cả vì một khuôn mẫu liên lạc mà không con người nào có thể biết được đó là một kiểu định mệnh được định trước và sẽ luôn tìm những biên giới mới. Không may thay, chúng ta đã cắt giảm công việc của mình. Đây chỉ là lý thuyết Có vài nhà toán học ở MIT và sự thật là tôi không thực sự hiểu phần lớn những gì họ nói. Nó bao gồm dải sáng hình nón và chồng chập lượng tử, và tôi không hiểu hết chỗ đó. Nhưng tôi có thể đọc chiếc bản đồ này. Và chiếc bản đồ này ghi rằng nếu bạn đang định kiếm tiền ở những thị trường có chấm đỏ, đó là nơi người ta ở, là các thành phố, bạn phải đặt các server ở chỗ các chấm xanh để làm điều đó hiệu quả nhất. Và điểu mà bạn có thể đã để ý về những chấm xanh đó là rất nhiều chấm ở giữa đại dương. Và đó là điều ta sẽ làm, ta sẽ dựng những bong bóng hay thứ gì đó tương tự, hay cái phà. Chúng ta sẽ thực sự chia cắt mặt nước để kéo tiền ra khỏi không khí, bởi vì đó là một tương lại tươi sáng nếu bạn là một thuật toán, (Tiếng cười) Và đó không phải là tiền bạc mà đó là động lực được tiền bạc thúc đẩy. Rằng chúng ta đang thực sự đất liền hóa Trái đất với kiểu hiệu suất thuật toán này. Và trong ánh sáng đó, bạn quay trở lại và bạn nhìn vào những bức ảnh của Michael Najjar, và bạn nhận ra chúng không phải là phép ẩn dụ, chúng là lời tiên đoán. Chúng là lời tiên đoán cho kiểu hiệu ứng đất liền, và hoạt động địa chất của loại toán mà chúng ta đang tạo ra. Và hình sdangs phối cảnh luôn được tạo ra bởi sự hợp tác kỳ là, không mấy dễ dàng này giữa thiên nhiên và con người. Nhưng giờ đây có một lực thứ ba song song hợp tác: thuật toán -- Boston Shuffler, Carnival. và chúng ta phải hiểu chúng như tự nhiên, và theo một cách nào đó thì đúng thế. Xin cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Con người có một ước mơ là có thể bay như chim. Chim là loài rất lẹ làng. Chúng bay mà không cần bộ phận nào quay, mà bay chỉ bằng cách vỗ cánh. Do đó chúng tôi quan sát các loài chim, và cố gắng tạo ra một mô hình siêu nhẹ, và phải có chất lượng khí động học hoàn hảo để có thể tự nó bay được và chỉ bằng cách vỗ cánh. Vì thế còn gì tốt hơn là mô phỏng theo Chim mòng biển, với cách nó tự do bay lượn và bổ nhào trên biển, và sử dụng nó như là mô hình chính? Rồi chúng tôi lập một nhóm. Bao gồm cả những người không chuyên và chuyên trong lĩnh vực khí động lực học trong ngành chế tạo tàu lượn. Nhiệm vụ là chế tạo một mô hình bay siêu nhẹ trong nhà có thể bay lượn đầu các bạn. Vì thế các bạn hãy cẩn trọng nhé. Có một vấn đề: để chế tạo ra mô hình nhẹ đến mức không gây nguy hại cho ai nếu nó rơi xuống. Vậy tại sao chúng tôi làm công việc này? Chúng tôi là một công ty trong ngành tự động học, và chúng tôi muốn tạo ra một kết cấu rất nhẹ vì nó tiết kiệm năng lượng. Và chúng tôi cũng muốn học thêm về khí lực hoá và hiện tượng dòng khí. Bây giờ tôi muốn các bạn hãy đeo thắt lưng an toàn vào và đội mũ lên. Có thể chúng ta sẽ thử cho SmartBird bay một lần. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Vỗ tay) Bây giờ chúng ta có thể quan sát chú SmartBird. Đây là con chim không hề có da. Sải cánh của nó khoảng 2 mét. Chiều dài khoảng 1,6 mét, và trọng lượng, của nó chỉ 450 gram. Và tất cả làm bằng sợi các bon. Ở bên trong ta có một mô tơ, và bộ phận truyền động trong đó. chúng tôi dùng bộ phận truyền động để truyền dẫn chuyển động của mô tơ. bên trong mô tơ, ta có ba bộ cảm biến từ trường, nhờ đó ta biết chính xác cánh đang ở đâu. Và nếu chúng ta vỗ lên vỗ xuống ... chúng ta có khả năng bay như chim. Vì thế nếu bạn đi xuống, bạn sẽ có diện tích đẩy lớn Và nếu bạn đi lên, cánh không còn rộng như thế nữa, và nó dễ kéo lên hơn. Rồi, việc tiếp theo chúng tôi làm, hay chính là thách thức chúng tôi đã làm là định hướng cho chuyển động này. Chúng tôi phải chuyển nó, đi lên và đi xuống. Chúng tôi phải tách cánh. Với cái cánh đã tách này chúng tôi có phần nâng ở phần cánh trên, và phần đẩy ở phần cánh dưới. Chúng tôi cũng biết được làm thế nào để tính toán hiệu suất khí động lực. Chúng tôi có kiến thức về hiệu năng điện cơ rồi sau đó chúng tôi có thể tính toán hiệu suất khí động lực. Vì vậy, nó nâng lên từ xoắn thụ động sang xoắn chủ động từ 30% lên tới 80%. Việc tiếp theo chúng tôi làm, chúng tôi phải kiểm soát và điều chỉnh toàn bộ kết cấu. Chỉ khi bạn kiểm soát và điều chỉnh nó, bạn sẽ đạt được hiệu suât khí động lực mong muốn. Tổng lượng năng lượng tiêu thụ vào khoảng 25 watt để cất cánh và từ 16 đến 18 watt trong khi bay. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Markus, tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho nó bay thêm một lần nữa. Markus Fischer: Vâng, chắc chắn rồi. (Cười) (Kinh ngạc) (Hoan hô) (Vỗ tay) Câu hỏi ngày hôm nay không phải là: Tại sao chúng ta xâm lược Afghanistan? Câu hỏi là: Tại sao chúng ta vẫn ở Afghanistan sau một thập niên? Tại sao chúng ta chi 135 tỷ dollar? Tại sao chúng ta có 130,000 quân lính trên chiến trận? Tại sao nhiều người bị sát hại hơn trong tháng trước so với bất kỳ tháng nào trước đó của cuộc xung đột này? Làm thế nào chuyện này lại xảy ra? 20 năm qua đã trở thành thời đại của sự can thiệp, và Afghanistan chỉ là một hồi đơn giản trong một bi kịch năm hồi. Chúng ta bước ra khỏi cuộc Chiến tranh Lạnh trong nỗi tuyệt vọng. Chúng ta đối đầu với Rwanda; với Bosnia; và tìm lại được sự tự tin của mình. Trong hồi thứ ba, chúng ta tới Bosnia và Kosovo và có vẻ như là chúng ta đã thành công. Trong hồi thứ tư, với sự ngạo mạn, và với sự tự tin thái quá đang lớn dần lên, chúng ta xâm lược Iraq và Afghanistan. Và trong hồi thứ năm, chúng ta ngập sâu trong một mớ lộn xộn đáng xấu hổ. Vậy câu hỏi là: Chúng ta đang làm gì? Tại sao chúng ta vẫn bế tắc ở Afghanistan? Và câu trả lời, tất nhiên, mà chúng ta vẫn cứ nhận được là như sau: Chúng ta được bảo rằng chúng ta tới Afghanistan bởi vụ khủng bố 11/9, và chúng ta ở đó bởi vì quân phiến loạn Taliban là một mối đe dọa tồn tại cho an ninh toàn cầu. Theo lời tổng thống Obama, "Nếu quân Taliban trở lại nắm quyền, chúng sẽ kéo theo quân khủng bố Al-Qaeda, những người sẽ cố gắng giết càng nhiều người của chúng ta càng tốt." Câu chuyện chúng ta được nghe kể là có một sự in dấu nhẹ nhàng ban đầu -- theo một cách nói khác, chúng ta mắc vào một tình huống không có đủ quân, không có đủ trang thiết bị, và người Afghan đã chán nản. Họ không cảm thấy có chút tiến triển nào cũng như sự phát triển kinh tế và an ninh, và vì vậy quân Taliba trở lại. Chúng ta đáp trả vào năm 2005 và 2006 bằng quân tiếp viện, nhưng chúng ta vẫn chưa đưa đủ quân lính lên chiến trận. Và chỉ tới năm 2009, khi tổng thổng Obama cho phép tăng viện, chúng ta mới có đủ, theo lời của Clinton, "chiến thuật, sự lãnh đạo và nguồn lực," vì thế, như tổng thống cam đoan lại với chúng ta, chúng ta đang tiến dần tới việc thực hiện mục tiêu của mình. Tất cả đều sai. Từng câu khẳng định đó đều sai. Afghanistan không hề đưa ra một đe dọa tồn tại tới an ninh toàn cầu. Và cũng vô cùng khó xảy ra chuyện quân Taliban có thể giành lại chính quyền -- vô cùng khó để chúng có thể chiếm giữ Kabul. Họ đơn giản là không có lựa chọn quân sự thông thường. Và nếu ngay cả khi họ có thể làm vậy, ngay cả khi tôi sai, cũng vô cùng khó xảy ra trường hợp quân Taliban sẽ mời gọi quân khủng bố Al-Qaeda. Từ góc nhìn của quân Taliban, đó là sai lầm lớn nhất của họ lần trước đó. Nếu họ đã không mời Al-Qaeda trở lại, họ vẫn nắm quyền tới ngày hôm nay. Và ngay cả khi tôi nhầm lẫn về hai điều đó, ngay cả khi họ có thể chiếm lại đất nước, ngay cả khi họ mời quân khủng bố quay trở lại, cũng vô cùng khó khăn để Al-Qaeda có thể tăng cường mạnh mẽ khả năng gây tổn hại tới nước Mỹ hoặc Châu Âu. Bởi đây không còn là những năm 90 nữa. Nếu căn cứ của Al-Qaeda được đóng gần Ghazni, chúng ta có thể tấn công mạnh vào đó, và sẽ rất khó khăn để quân Taliban có thể bảo vệ chúng. Hơn nữa, nó không chỉ đơn giản rằng sai lầm tại Afghanistan là bước in dấu nhẹ nhàng. Theo kinh nghiệm của tôi, thực ra là, bước in dấu nhẹ nhàng cực kỳ có lợi. Và những quân lính chúng ta mang thêm vào -- là hình ảnh chuẩn xác về David Beckham trên những khẩu súng máy chìm -- làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, chứ không tốt hơn. Khi tôi đặt chân tới Afghanistan vào mùa đông 2001 - 2002, tôi đã nhìn thấy những quang cảnh như thế này. Một cô bé, nếu may mắn, trong góc phòng tối -- may mắn có thể đọc được kinh Koran. Nhưng trong những ngày đầu đó khi chúng ta được bảo là chúng ta không có đủ quân lực, chúng ta đã tạo ra nhiều tiến triển ở Afghanistan. Trong vài tháng, đã có thêm hơn 2,5 triệu bé gái được đến trường. Tại Sangin nơi tôi bị ốm vào năm 2002, phòng khám gần nhất cách ba ngày đi bộ. Ngày nay, có 14 phòng khám chỉ riêng trong khu vực đó. Đã có những tiến bộ tuyệt vời. Chúng ta từ chỗ hầu như không có người Afghan nào có điện thoại di động dưới thời Taliban tới một tình huống là, gần như sau một đêm, 3 triệu người Afghan có di động. Và chúng ta đã có những tiến bộ về truyền thông tự do. Chúng ta có những tiến bộ về bầu cử -- tất cả đi kèm với thứ mà ta gọi là "bước in dấu nhẹ nhàng". Nhưng khi chúng ta bắt đầu đổ thêm nhiều tiền, khi chúng ta bắt đầu đầu tư vào nhiều trang thiết bị hơn, mọi thứ trở nên tồi tệ chứ không tốt hơn. Sao vậy? Đầu tiên hãy nhìn vào việc nếu bạn đổ 125 tỉ dollar một năm vào một đất nước như Afghanistan nơi mà tổng thu nhập quốc dân là 1 tỉ dollar 1 năm, bạn sẽ nhấn chìm mọi thứ. Nó không chỉ đơn thuần là sự tham nhũng và lãng phí mà bạn tạo nên; bạn đã về bản chất thay thế những ưu tiên của chính phủ Afghanistan, chính phủ có được nhờ bầu cử, với những xu hướng quản lý vi mô của khách nước ngoài trong các chuyến du lịch ngắn ngày với những ưu tiên của riêng họ. Và điều tương tự xảy ra với quân lính. Khi tôi tới Afghanistan, tôi đã ở với những người như thế này. Đây là Sĩ quan Haji Malem Mohsin Khan của Kamenji. Sĩ quan Haji Malem Mohsin Khan của Kamenji là một vị chủ nhà tuyệt vời. Ông ấy rất rộng lượng như rất nhiều người Afghan tôi đã từng ở cùng. Nhưng ông ấy cũng khá bảo thủ, khá bài ngoại, và mang đậm tinh thần Hồi giáo hơn là chúng ta muốn biết. Ví dụ như người này, Mullah Mustafa, đã cố bắn tôi. Và lý do tôi trông tôi hơi bối rối trong tấm ảnh này là tôi đã hơi e sợ, và tôi đã quá e sợ trong trường hợp này để hỏi anh ta, người đã chạy một tiếng qua sa mạc tới tị nạn ở ngôi nhà này, tại sao anh ta lại đến đó và muốn chụp bức ảnh này cùng tôi. Nhưng 18 tháng sau, tôi đã hỏi anh ta tại sao anh ta lại muốn bắn tôi. Và Mullag Mustafa -- người đàn ông cầm giấy bút -- giải thích rằng người đàn ông đứng ngay phía bên trái tấm hình, Nadir Shah đã cược rằng anh ta không thể đánh tôi. Ý tôi không phải là Afghanistan là nơi có đầy những người như Mullah Mustafa. Không hề; đó là một nơi tuyệt vời căng tràn sức sống và sự thông minh đến khó tin. Nhưng đó là một nơi mà sự tăng viện binh đã làm tăng sự bạo lực, hơn là làm giảm nó. Vào năm 2005, Anthony Fitzherbert, một kỹ sư nông nghiệp, có thể du hành qua Helmand, có thể ở Nad Ali, Sangin và Ghoresh, những ngôi làng mà giờ đang diễn ra các cuộc tranh đấu. Ngày nay, anh ấy sẽ không thể làm được điều đó. Vậy tôi cho rằng việc chúng ta thêm viện binh để đáp trả cho sự nổi loạn của Taliban là sai lầm. Thay vì rút lui, quân Taliban nối đuôi quân tiếp viện. Như tôi để ý thấy, viện binh khiến họ quay trở lại. Đây có phải là một quan điểm mới không? Không, đã có rất nhiều người khẳng định như vậy suốt bảy năm qua. Tôi điều hành một trung tâm ở Harvard từ năm 2008 đến 2010. Và đã có những người như Michael Semple ở đó những người nói tiếng Afghan trôi chảy, những người đã đặt chân tới hầu hết các thành phố trên đất nước. Ví như Andrew Wilder, được sinh ra ở khu vực biên giới Pakistan - Iran, phục vụ cả đời tại Pakistan và Afghanistan. Paul Fishstein người bắt đầu làm việc tại đó vào năm 1978 -- làm việc cho "Save the Children" (Hội bảo vệ trẻ em) điều hành đơn vị nghiên cứu và đánh giá khu vực Afghan. Đó là những người có thể khẳng định chắc chắn rằng sự tăng viện đã khiến Afghanistan trở nên bất ổn hơn chứ không phải ngược lại -- và chiến thuật chống phản loạn đã không có tác dụng và sẽ không có tác dụng. Dù vậy, chẳng ai nghe họ. Thay vào đó, lại là một sự lạc quan đáng ngạc nhiên. Từ năm 2004, các tướng quân đều nói, "Tôi đã nhận (từ người tiền nhiệm) một tình trạng hỗn loạn, nhưng cuối cùng tôi có những nguồn lực cần thiết và chiến thuật đúng đắn, sẽ có kết quả như mong đợi." theo lời tướng Barno vào năm 2004, "năm quyết định". Đoán thử xem nào? Kết quả không như mong đợi. Nhưng như vậy là chưa đủ để ngăn tướng Abuzaid nói rằng ông có chiến thuật và nguồn lực để đem đến kết quả, vào năm 2005, "năm quyết định" Hoặc tướng David Richards khi nhậm chức vào năm 2006, nói rằng ông có chiến thuật và nguồn lực để đem lại "năm vang dội" Hoặc vào năm 2007, thứ trưởng bộ ngoại giao Na Uy, Espen Eide, cho rằng sẽ đem tới "năm quyết định" Hoặc vào năm 2008, Đại tướng Champoux xuất hiện và nói ông sẽ đem tới "năm quyết định" Hoặc vào năm 2009, người bạn tốt của tôi, tướng Stanley McChrystal, nói rằng ông đã "ngập sâu tới đầu gối trong năm quyết định." hoặc vào năm 2010, thư ký ngoại giao Anh, David Miliband, người nói rằng cuối cùng chúng ta sẽ mang tới "năm quyết định." Và các bạn sẽ rất hài lòng khi nghe rằng vào năm 2011, năm nay, Guido Westerwelle, bộ trưởng ngoại giao của Đức, bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta đang có "năm quyết định." (Vỗ tay) Làm thế nào mà chúng ta cho phép những chuyện này xảy ra? Vâng câu trả lời, tất nhiên, là, nếu bạn chi 125 hoặc 130 tỉ dollar một năm ở một nước, bạn thu phục hầu hết mọi người, kể cả các đại diện cứu trợ -- những người bắt đầu nhận những khoản tiền kếch xù từ các chính phủ Mỹ và Châu Âu để xây trường học và trạm xá -- đã hầu như mất đi xu thế thách thức quan niệm rằng Afghanistan là một mối đe dọa tồn tại đối với an ninh toàn cầu. Họ lo lắng là, theo cách khác, rằng nếu bất cứ ai tin rằng nó không phải là mối đe dọa -- Oxfam, Save the Children -- sẽ không được nhận tiền để xây các bệnh viện và trường học. Nó cũng rất khó cho một tướng với huân chương trên ngực áo. Khó cho một chính trị gia, vì bạn lo rằng nhiều sinh mạng đã mất trong vô vọng. Bạn cảm thấy tội lỗi sâu sắc. Bạn phóng đại các nỗi sợ hãi. Và bạn hoảng loạn về nỗi nhục nhã của việc bị đánh bại. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Vâng giải pháp cho vấn đề này là chúng ta cần tìm một con đường để những người như Michael Semple và những người khác, những người đang nói sự thật, những người hiểu rõ đất nước ấy, những người đã dành 30 năm trên mảnh đất ấy -- và hơn hết thảy, thành phần bị bỏ sót -- chính những người Afghan, những người hiểu rõ điều đang xảy ra. Chúng ta cần bằng một cách nào đó đưa thông điệp của họ tới với những người hoạch định chính sách. Và điều này rất khó thực hiện bởi cấu trúc tư pháp của chúng ta. Điều đầu tiên chúng ta cần thay đổi là cấu trúc của chính phủ của ta. Rất, rất đáng buồn, các ban đối ngoại, Liên Hợp Quốc, quân đội ở những nước đó biết rất ít về điều đang xảy ra. Một lính Anh trung bình chỉ tới diễu qua trong sáu tháng; lính Ý, bốn tháng; quân đội Mỹ, 12 tháng. Các quan hệ ngoại giao chỉ gói gọn trong hệ thống các đại sứ quán. Khi họ ra ngoài, họ du hành trong những chiếc xe bóc sắt bí ẩn với những đội vệ sĩ đôi chút đáng sợ những người sẵn sàng từ 24 giờ trước đó những người nói bạn chỉ có thể đứng trên mặt đất trong 1 giờ đồng hồ Trong đại sứ quán Anh ở Afghanistan trong năm 2008, gồm 350 người, chỉ có 3 người có thể nói tiếng Dari, ngôn ngữ chính của Afghanistan, ở trình độ chấp nhận được. Và không có một người nói tiếng Pashto nào. Ở phân khu Afghan ở London chịu trách nhiệm quản lý chính sách về Afghan, tôi được kể vào năm ngoái rằng không có một thành viên nào của văn phòng đối ngoại ở khu vực đó từng phục vụ tại một trạm nào ở Afghanistan. Vì thế chúng ta cần thay đổi văn hóa quan liêu ấy. Và tôi có thể đưa ra quan điểm tương tự về nước Mỹ và Liên Hợp Quốc. Điều thứ hai, chúng ta cần kéo sự lạc quan của các tướng quân xuống. Chúng ta cần bảo đảm là chúng ta hơi hoài nghi một chút, rằng chúng ta tin rằng sự lạc quan có trong DNA của quân đội, rằng chúng ta không đáp trả nó với sự sốt sắng như hiện tại. Và thứ ba, chúng ta cần có sự nhún nhường. Chúng ta cần bắt đầu từ vị trí mà sự hiểu biết và quyền lực và tính pháp lý của chúng ta bị giới hạn. Điều này không có nghĩa là sự can thiệp diễn ra quanh thế giới là một thảm họa. Không hề. Bosnia và Kosovo là những thành công ghi dấu, những thành công to lớn. Ngày nay khi bạn tới Bosnia gần như là không thể tin được rằng điều chúng ta thấy vào đầu thập niên 90 đã xảy ra. Gần như không thể tin được những tiến triển chúng ta tạo ra từ năm 1994. Dân tị nạn quay trở lại, điều mà Ủy ban Cao cấp về Tị nạn của Liên hiệp quốc cho rằng không thể xảy ra, đã xảy ra trên diện rộng. Một triệu bất động sản được trao trả. Biên giới giữa lãnh thỗ người Bosnia theo đạo Hồi và lãnh thổ người Bosnia Serbi đã bình ổn. Quy mô quân đội quốc gia đã thu hẹp. Tỉ lệ tội phạm ở Bosnia ngày nay còn thấp hơn ở Thụy Điển. Điều này đã được thực hiện nhờ một cố gắng đến khó tin và đầy nghiêm khắc của cộng đồng quốc tế, và, tất nhiên, trên hết, của chính người Bosnia. Nhưng chúng ta cần nhìn vào hoàn cảnh. Và đây là những gì chúng ta đã mất ở Afghan và Iraq. Bạn cần hiểu rằng ở những nơi đó điều thực sự có giá trị là, đầu tiên, vai trò của Tudman và Milosevic trong việc tiến tới thỏa thuận, và cả sự thực mà những người đó trải qua, là tình hình khu vực đã cải thiện, và Liên minh Châu Âu có thể đưa ra cho Bosnia một đề nghị đặc biệt: cơ hội trở thành một phần của một câu lạc bộ mới, cơ hội để tham gia một thứ lớn hơn. Và cuối cùng, chúng ta cần hiểu rằng ở Bosnia và Kosovo, bí mật của điều ta làm được, bí mật của sự thành công, chính là sự nhún nhường của chúng ta -- chính là bản chất ngập ngừng của sự cam kết. Chúng ta chỉ trích rất nhiều người ở Bosnia vì đã chậm chạp thách thức các tội phạm chiến tranh. Chúng ta chỉ trích họ vì đã chậm chạp đưa những người tị nạn trở lại. Nhưng sự chậm chạp đó, sự cẩn trọng đó, sự thực là tổng thống Clinton đã nói từ đầu rằng lính Mỹ sẽ chỉ tiếp viện trong một năm, trở thành một thế mạnh, và nó giúp chúng ta thẳng thắn đặt ra các thứ tự ưu tiên. Một trong những điều đáng buồn nhất về sự can thiệp của chúng ta ở Afghanistan là chúng ta không quản lý được các ưu tiên của mình. Chúng ta không kết nối được nguồn lực với các ưu tiên. Bởi vì nếu điều chúng ta quan tâm là khủng bố, thì Pakistan đáng lo ngại hơn Afghanistan. Nếu chúng ta quan tâm tới bình ổn khu vực, Ai Cập còn quan trọng hơn. Nếu điều chúng ta lo lắng là sự nghèo đói và chậm phát triển, khu vực châu Phi hạ Sahara còn quan trọng hơn. Điều này không có nghĩa là Afghanistan không quan trọng, nhưng đó chỉ là một trong 40 nước trên thế giới mà chúng ta cần liên kết. Vậy nếu tôi có thể kết thúc với một phép ẩn dụ cho sự can thiệp, điều chúng ta cần nghĩ tới là sự giải cứu trên núi. Tại sao lại là giải cứu trên núi? Bởi vì khi người ta nói về can thiệp chính trị, họ tưởng tượng các lý thuyết khoa học -- tập đoàn Rand đi loanh quanh đếm 43 cuộc nổi loạn trước đó chế ra công thức toán học nói rằng bạn cần một người chống nổi loạn được đào tạo bài bản cho mỗi 20 người dân. Đó là cách nghĩ sai lầm. Bạn cần nhìn vào nó như cách bạn nhìn vào một cuộc giải cứu trên núi. Khi bạn đang giải cứu trên núi, bạn không tìm lấy người có bằng tiến sỹ về giải cứu trên núi, bạn tìm ai đó hiểu biết về địa hình. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh. Bạn hiểu rằng bạn có thể chuẩn bị, nhưng sự chuẩn bị của bạn là có giới hạn. Bạn có thể trữ nước, trữ một tấm bản đồ, chuẩn bị một ba lô đồ. Nhưng điều quan trọng là 2 vấn đề -- vấn đề xảy ra ở trên núi mà bạn không thể tính trước được, ví dụ như, băng trên sườn dốc, nhưng thứ đó bạn có thể tránh được, và những vấn đề bạn không thể đoán trước được và cũng không thể đi vòng qua được, như một trận bão tuyết bất ngờ hoặc một trận lở tuyết hoặc thay đổi thời tiết. Và chìa khóa cho điều này là một hướng dẫn viên người đã ở trên ngọn núi đó, trong mọi điều kiện nhiệt độ, ở mọi thời điểm -- một hướng dẫn viên mà, trên hết, hiểu khi nào phải quay lại, người không cố sống cố chết dấn bước khi điều kiện không thuận lợi. Điều chúng ta tìm kiếm ở lính cứu hỏa, người leo núi, và cảnh sát, và điều chúng ta cần tìm ở cuộc can thiệp, là những người đón nhận mạo hiểm khôn khéo -- không phải những kẻ nhắm mắt lao xuống vực, không phải những kẻ lao vào căn phòng đang cháy, mà là những người biết cân nhắc lợi hại, cân nhắc trách nhiệm. Bởi điều tồi tệ nhất chúng ta làm ở Afghanistan là cho rằng thất bại không phải là một sự lựa chọn. Điều này khiến thất bại trở nên không thể thấy được, không thể tưởng tượng được và không thể tránh được. Và nếu chúng ta có thể cản lại câu khẩu hiệu điên khùng này, chúng ta sẽ khám phá ra -- ở Ai Cập, ở Syria, ở Libya, và bất kể nơi nào chúng ta tới trên thế giới -- rằng nếu chúng ta thường làm được ít hơn là chúng ta ra vẻ là làm được, chúng ta có thể làm được nhiều điều hơn chúng ta sợ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Rory, anh có nhắc tới Libya ở cuối câu chuyện. Ngắn gọn thôi, anh nghĩ gì về những sự kiện mới xảy ra ở đó và sự can thiệp? Rory Stewart: Được thôi, tôi nghĩ Libya đặt ra vấn đề kinh điển. Vấn đề ở Libya là chúng ta luôn thúc ép cho trắng đen rõ ràng. Chúng ta tưởng tượng là chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là cam kết trọn vẹn và cử viện binh hoặc biệt lập hoàn toàn. Chúng ta luôn bị cám dỗ để dấn sâu vào. Chúng ta nhúng chân vào và bị ngập tới tận cổ. Điều chúng ta lẽ ra nên làm ở Libya là chúng ta đã nên bám vào giải pháp của LHQ. Chúng ta nên kiềm chế bản thân một cách nghiêm ngặt tới sự bảo vệ của dân số ở Benghazi. Chúng ta lẽ ra có thể làm được điều đó. Chúng ta lập nên một vùng cấm bay trong vòng 48 tiếng bởi vì Gaddafi không có chiếc máy bay nào trong vòng 48 tiếng. Thay vào đó, chúng ta cho phép chúng ta bị cám dỗ bởi sự thay đổi chế độ cai trị. Bằng cách đó chúng ta phá hoại sự tin cậy của mình với hội đồng bảo an, có nghĩa là rất khó để có một giải pháp về Syria, và chúng ta đang tiến gần tới thất bại. Một lần nữa, sự nhún nhuờng, sự kiềm chế, sự chân thành, những mong đợi phù hợp với thực tế và chúng ta có thể đạt được những điều đáng tự hào. BG: Rory, cảm ơn anh rất nhiều. RS: Cảm ơn. (BG: Cảm ơn.) Các thành phố là cái nôi của nhân loại. Chúng đã và đang mở rộng, đô thị hóa vẫn đang mở rộng với tốc độ cấp mũ trong suốt 200 năm qua, mà khi đến nửa sau của thế kỷ này trái đất sẽ hoàn toàn bị các thành phố chi phối. Các thành phố là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ảnh hưởng lên môi trường, sức khỏe, sự ô nhiễm, bệnh tật, tài chính kinh tế, năng lượng -- Đó là tất cả những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt bởi có các thành phố. Các thành phố là khởi điểm của tất cả các vấn đề trên. Và một cơn sóng thần của những vấn đề mà chúng ta cảm thấy mình đang gặp phải xét trên phương diện những thắc mắc về sự bền vững, thực chất lại là sự phản chiếu của sự gia tăng vượt bậc của quá trình đô thị hóa diễn ra trên hành tinh này. Đây là một vài con số. 200 năm trước, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chỉ mới được đô thị hóa chưa tới vài phần trăm. Hiện nay đô thị hóa của nó đã chiếm tới hơn 82%. Trái đất đã vượt qua mốc đô thị hóa một nửa vài năm trước. Trung Quốc đang xây nên 300 thành phố nữa trong 20 năm tới. Các bạn hãy lắng nghe điều này: Cứ mỗi tuần trong tương lai không xa, cho đến năm 2050, cứ mỗi tuần lại có hơn một triệu người đang dồn về sống ở các thành phố. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ. Mọi người trong căn phòng này, nếu bạn vẫn sẽ còn sống, các bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều đang diễn ra tại các thành phố trong hiện tượng phi thường này. Tuy nhiên, các thành phố, cho dù có một mặt tiêu cực như vậy, nhưng đồng thời cũng chính là giải pháp. Bởi lẽ các thành phố là những chiếc máy hút bụi và nam châm đã thu hút những người sáng tạo để tạo ra các ý tưởng, những sự đồi mới cách tân, của cải, vâng vâng... Cho nên chúng ta có kiểu bản chất kép như vậy Và vì vậy có một nhu cầu cấp bách cho một lý thuyết khoa học về các thành phố. Đây là những chiến hữu của tôi. Nghiên cứu này đã được thực hiện bởi một nhóm người đặc biệt và họ làm tất các các công việc, còn tôi chỉ là một gã cực kỳ vớ vẩn cố gắng ghép mọi thứ lại với nhau. (Tiếng cười) Vậy đây là vấn đề: Đây là cái tất cả chúng ta đều muốn. 10 tỉ người sống trên trái đất vào năm 2050 muốn sống ở những nơi như thấy này, sở hữu những điều như thế này, làm những việc như thế này, với nền kinh tế thì phát triển như thế này, không nhận ra rằng thước đo của sự mất trật tự tạo ra những điều như thế này, điều này, điều này, và điều này nữa. Và câu hỏi đặt ra là: Liệu đó có phải là bộ mặt của thành phố Edinburgh và London và New York trong năm 2050 không, hay sẽ trông giống như thế này? Đó là câu hỏi. Tôi phải nói rằng, rất nhiều các chỉ số cho thấy rằng nó sẽ giống như điều này nhưng chúng ta hãy bàn về chuyện đó. Cho nên phát biểu khiêu khích của tôi là chúng ta khao khát một lý thuyết khoa học nghiêm túc về các thành phố. Và lý thuyết khoa học có nghĩa là có thể định lượng được -- dựa trên những nguyên tắc chung cơ bản mà có thể đưa được vào một khuôn khổ có thể đoán định được. Đó là đòi hỏi của chúng ta. Các bạn có hiểu được không? Có quy luật chung nào không? Có hai câu hỏi mà tôi đã đặt ra trong đầu kể từ khi tôi nghĩ về vấn đề này. Câu hỏi thứ nhất là: Các thành phố có phải là một phần của sinh thái học? London có phải là một con cá voi lớn không? Edinburgh có phải là một con ngựa không? Microsoft có phải là một ụ kiến lớn? Chúng ta học được gì từ đó? Chúng ta sử dụng chúng một cách ẩn dụ -- ADN của một công ty, sự trao đổi chất của một thành phố, vân vân -- đó chỉ là những điều nhảm nhí, nhảm nhí theo nghĩa ẩn dụ, hay thực sự có những tố chất nghiêm túc trong đó? Và nếu đó là sự thật, tại sao giết chết một thành phố lại khó khăn đến vậy? Bạn có thể thả một quả bom nguyên tử xuống một thành phố, và 30 năm sau nó vẫn sống sót. Rất ít thành phố sụp đổ. Tất cả các công ty đều chết, tất cả. Và nếu bạn có một giả thuyết nghiêm túc, có thể bạn sẽ tiên đoán được khi nào Google sụp đổ. Liệu đó có phải chỉ là một phiên bản khác của điều này? Chúng tôi hiểu rất rõ nó. Nghĩa là, bất cứ câu hỏi chung chung nào mà bạn đặt ra về nó -- có bao nhiêu cái cây cùng một kích cỡ nao đó, có bao nhiêu nhánh cây cùng một kích cỡ nào đó mà một cái cây có, có bao nhiêu chiếc lá năng lượng chảy qua cành cây là bao nhiêu kích thước của tán lá, nó tăng trưởng như thế nào, tuổi thọ đạt bao nhiêu? chúng ta có một khung toán học dựa trên các nguyên tắc chung của vũ trụ mà có thể trả lời những câu hỏi trên. Và câu hỏi là chúng ta có thể làm tương tự đối với điều này không? Như vậy con đường đặt ra là nhận ra được một trong những điều phi thường nhất về cuộc sống đó là nó có thể đi theo tỉ lệ, nó có thể có tác dụng trên một phạm trù vô cùng rộng. Thật ra đây chi là một phạm trù rất nhỏ hẹp; chính chúng ta, loài động vật có vú, chúng ta là một trong số đó. Cùng chung nguyên tắc, cùng chung động lực, cùng một tổ chức đang hoạt động trong thất cả chúng, bao gồm cả chúng ta và nó có thể tăng lên tới kích cỡ hơn 100 triệu. Và đó là một trong những lý do chính khiến cuộc sống trở nên kiên cường và vững mạnh như vậy -- khả năng tăng theo tỉ lệ. Chúng ta sẽ thảo luận điều đó trong một chốc nữa. Nhưng bạn biết đấy, trong mức độ nội bộ, bạn phát triển theo tỉ lệ, mọi người trong căn phòng này phát triển theo tỉ lệ Nó được gọi là sự tăng trưởng. Đây là cách mà bạn tăng trưởng. Chuột, đó là một con chuột -- có thể là bạn. Tất cả chúng ta ít nhiều gì cũng đều như nhau cả. Và bạn thấy đấy, bạn rất quen thuộc với điều này. Bạn tăng trưởng rất nhanh và rồi bạn dừng lại. Và đường thẳng kia là tiên đoán từ cùng cái lý thuyết, dựa trên cùng những nguyên tắc, mà đã mô tả khu rừng nọ. Và đây là cho sự tăng trưởng của một con chuột. Và những điểm trên kia là những điểm dữ liệu. Đây chỉ là cân nặng so với tuổi tác. Và bạn thấy đấy, nó thôi tăng trưởng rồi. Rất, rất tốt cho sinh học -- và cũng là một trong những lý do giải thích sự kiên trì dai dẳng của nó. Rất, rất xấu cho các nền kinh tế, các công ty và các thành phố trong mô hình hiện tại của chúng ta. Đây là điều mà chúng ta tin tưởng. Đây là điều mà cả nền kinh tế của chúng ta đang đè nén lên chúng ta. được minh họa riêng trong góc bên tay trái những cây gậy khúc côn cầu. Đây là một nhóm các công ty phần mềm -- và đây là lợi nhuận so với tuổi của chúng tất cả đều được thu nhỏ và mọi người đang làm ra hàng triệu hàng tỉ đô la OK, chúng ta phải hiểu điều này như thế nào? Trước tiên chúng ta hãy nói về sinh học. Cái này dứt khoát chỉ ra cho bạn thấy sự vật tăng trưởng theo tỉ lệ như thế nào. Và đây là một biểu đồ thực sự đáng chú ý. cái được vẽ ra ở đây là tỉ lệ trao đổi chất -- bao nhiêu năng lượng cần cho một ngày để bạn sống sót -- so với trọng lượng, khối lượng của bạn, cho toàn bộ khối cơ thể của tất cả chúng ta. Và nó được vẽ ra theo cách buồn cười là tăng theo thừa số 10, nếu không bạn chẳng thể thể hiện được mọi thứ trên biểu đồ. Và cái mà bạn thấy nếu bạn vẽ nó ra trong cái cách hơi lạ lùng này, đó là tất cả mọi người đều nằm trên cùng một đường. Mặc dù đây là hệ thống phức tạp và đa dạng nhất trong vũ trụ, có một sự đơn giản đến kỳ lạ được thể hiện bởi cái này. Nó đặc biệt đáng ngạc nhiên bởi lẽ mỗi một cơ quan trong số này, mỗi một hệ thống phụ, mỗi một loại tế bào, mỗi một gien, đều đã tiến hóa trong cái hốc môi trường độc nhất của nó cùng với lịch sử độc nhất của riêng nó. Và dù thế, mặc cho tất cả những thứ trong thuyết tiến hóa của Darwin và chọn lọc tự nhiên, chúng đã bị ép phải nằm trên cùng một đường. Còn điều gì khác đang diễn ra. Trước khi tôi nói về điều đó, tôi đã viết ra ở dưới kia độ dốc của đường cong này, đường thẳng này. Nó ở khoảng ba phần tư, nghĩa là nhỏ hơn một -- và chúng tôi gọi nó là cận tuyến tính. Và mục đích của nó là đây. Nó nói rằng, nếu nó là tuyến tính, cái dốc thẳng đứng nhất, thì tăng kích cỡ của nó lên gấp đôi bạn sẽ yêu cầu một lượng năng lượng gấp đôi. Nhưng nó là cận tuyến tính, nghĩa là nếu bạn tăng kích cỡ của cơ quan lên gấp đôi, thực chất bạn chỉ cần 75% năng lượng nữa thôi. Vì vậy một điều tuyệt vời về sinh học đó là nó thể hiện tính chất kinh tế lạ thường của tỉ lệ. Bạn càng to lớn bao nhiêu về mặt hệ thống, theo những quy luật rất rõ ràng, năng lượng trên đầu người càng giảm. Bây giờ, bất cứ biến số sinh lý học nào mà bạn có thể nghĩ đến, bất cứ lịch sử cuộc đời nào bạn có thể nghĩ đến, nếu bạn vẽ nó ra theo cách này, sẽ trông như thế này. Có một sự đều đặn phi thường. Bạn cho tôi kích thước của một động vật có vú, tôi có thể cho bạn biết ở mức 90% tất cả mọi thứ về nó về các khoản sinh lý học, lịch sử đời sống, vâng vâng... Lý do của điều này là do hệ thống mạng lưới. Toàn bộ sự sống được chi phối bởi các mạng lưới -- từ trong nội bào ra ngoài thể đa bào ra đến cấp độ hệ sinh thái. Và bạn rất quen thuộc với những mạng lưới này. Đó là những điều nhỏ nhặt trong một tổng thể to lớn. Và đây là một tóm tắt của điều mà tôi đang nói. Nếu bạn đem những mạng lưới này ra, cái ý tưởng về mạng lưới này, và bạn áp dụng những nguyên tắc vũ trụ lên nó, những nguyên tắc tính toán được của vũ trụ, tất cả những cách tỉ lệ và những sức ép theo sau, bao gồm cả mô tả về khu rừng, mô tả về hệ tuần hoàn của bạn, mô tả bên trong các tế bào. Một trong số những điều tôi đã không nhấn mạnh ở phần mở đầu đó là, tốc độ của sự sống, một cách có hệ thống, càng giảm khi bạn càng trở nên to lớn hơn. Nhịp tim chậm hơn; bạn sống lâu hơn; sự khuếch tán ô xy và các dưởng chất khác qua thành tế bào chậm lại, vâng vâng... Câu hỏi đặt ra là: Những điều này có đúng không khi áp dụng lên các thành phố và các công ty? Vậy London là bản phóng to của Birmingham, Birmingham là bản phóng to của Brighton. vân vân...? New York có phải là bản phóng to của San Francisco, đến lượt nó lại là bản phóng to của Santa Fe? Chẳng biết nữa. Chúng ta sẽ thảo luận về chúng. Nhưng chúng là những mạng lưới. Và mạng lưới quan trọng nhất của các thành phố chính là các bạn. Các thành phố chỉ là biểu hiện tự nhiên của những tương tác của bạn, những tương ác của chúng tôi, và việc các cá nhân tập trung lại thành nhóm. Đây chỉ là một hình ảnh tượng trưng của điều đó. Và đây là sự tăng trưởng theo tỉ lệ của các thành phố. Nó cho thấy trong ví dụ rất đơn giản này, mà hóa ra là một ví dụ bình thường về số lượng trạm xăng như là một chức năng của kích cỡ -- đã được thể hiện với cùng một cách của sinh học -- bạn thấy một điều y chang như vậy. Có một sự gia tăng theo tỉ lệ. Rằng số lượng những trạm xăng trong thành phố giờ được giao lại cho bạn khi bạn cho tôi biết kích cỡ của nó. Độ dốc của nó còn thấp hơn tuyến tính nữa. Sự gia tăng theo tỉ lệ có tính kinh tế của nó. Càng ít trạm xăng trên đầu người thì quy mô của bạn càng lớn, điều này chẳng có gì ngạc nhiên cả. Điều đáng ngạc nhiên là đây. Sự gia tăng theo tỉ lệ xuất hiện ở khắp mọi nơi theo cùng một cách. Đây chỉ là ở các nước châu Âu, nhưng nếu bạn làm vậy ở Nhật hay Trung Quốc hay Columbia, điều tương tự luôn luôn xảy ra với cùng quy luật gia tăng theo tỉ lệ tới cùng một mức độ. Và bất cứ cơ sở hạ tầng nào mà bạn nhìn vào -- cho dù đó là độ dài của những con đường, độ dài của các đường dây điện -- bất cứ điều gì bạn nhìn thấy cũng có cùng quy luật như vậy. Đó là một hệ thống thống nhất đã tiến hóa vượt trên mọi kế hoạch và vân vân. Nhưng càng ngạc nhiên hơn nữa nếu bạn nhìn vào các chỉ số kinh tế xã hội, các chỉ số không có mối tương quan gì với sinh học, đã tiến hóa từ khi chúng ta bắt đầu hình thành nên các cộng đồng tám đến mười nghìn năm trước. Con số trên đỉnh là lương như một chức năng của kích thước được vẽ theo cùng một cách. Và con số ở đáy là cái mà bạn rút thăm chọn -- những sự siêu sáng tạo được vẽ theo cùng một cách. Và cái mà bạn thấy là hiện tượng gia tăng theo tỉ lệ. Nhưng quan trọng nhất ơ đây, Con số biểu thị tương đương với ba phần tư kia cho tốc độ trao đổi chất, là lớn hơn 1 -- nó nằm khoảng 1.15 đến 2 Đây là con số nói lên rằng bạn càng lớn bao nhiêu bạn càng có nhiều hơn trên đầu người, không như sinh học -- bạn có nhiều lương hơn, nhiều những người siêu sáng tạo hơn, nhiều bằng sáng chế, nhiều tội phạm hơn trên đầu người. Và chúng tôi đã nghiên cứu mọi thứ: các trường hợp bị AIDS, cảm cúm, vân vân... Và ở đây, chúng được vẽ cùng nhau. Để cho bạn thấy điều chúng tôi đã biểu thị, đây là thu nhập, GDP -- GDP của thành phố -- tội phạm và các bằng sáng chế trên cùng một biểu đồ. Và bạn thấy đấy, chúng cùng đi theo một đường. Và đây là kết luận. Nếu bạn nhân đôi kích cỡ của một thành phố từ 100,000 lên 200,000, từ một triệu lên hai triệu, từ 10 triệu lên 20 triệu, kiểu nào cũng được, thì một cách hệ thống bạn sẽ thấy một sự gia tăng ở mức 15% về lương, của cải, số ca nhiễm AIDS, số cành sát, bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ đến. Chúng điều tăng lên 15%. Và bạn sẽ có 15% tiết kiệm dành cho cơ sở hạ tầng. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là lý do mà cứ mỗi tuần lại có một triệu người tụ tập vào các thành phố. Bỡi lẽ họ nghĩ tất cả những điều kỳ diệu đó, như những con người sáng ạto, của cải, thu nhập, là điều cuốn hút họ, quên đi những điều xấu xa và nguy hiểm. Lý do cho điều này là gì? Tôi không có đủ thời gian để giải thích với các bạn về toán học ở đây, nhưng đằng sau nó là mạng lưới xã hội bởi vì đây là một hiện tượng toàn cầu. Cái quy luật 15% này sẽ đúng cho dù bạn ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này -- Nhật Bản, Chile, Bồ Đào Nha, Scotland, ở đâu không quan trọng. Dữ liệu luôn luôn cho thấy cùng một kết quả, cho dù các thành phố đã tiến hóa một cách độc lập. Có một điều gì đó đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Để lặp lại, tính vũ trụ, đó là chúng ta -- chúng ta chính là thành phố. Và đó chính là những tương tác của chúng ta và sự tập hợp những tương tác đó. Nên nó đây này, tôi vừa nói lại điều đó. Nên nếu chính là bởi những mạng lưới và cấu trúc toán học của chúng không giống như sinh học, tăng trưởng cận tuyến tính, quy luật thay đổi theo tỉ lệ bạn sẽ thấy tốc độ sống chậm lại khi bạn trở nên lớn hơn. Nếu các mạng lưới xã hội thay đổi tỉ lệ siêu tuyến tính -- càng tăng theo đầu người -- thì theo lý thuyết bạn sẽ tăng tốc độ sống. Bạn càng lớn hơn, cuộc sống diễn ra càng nhanh hơn. Bên trái là nhịp tim theo sinh học. Bên phải là tốc độ bước đi trong một nhóm các thành phố ở châu Âu, cho thấy sự gia tăng đó. Cuối cùng, tôi muốn nói về sự tăng trưởng. Để lặp lại, đây là cái mà chúng ta có trong sinh học, Cơ cấu của sự thay đổi theo tỉ lệ tạo điều kiện cho hành vi thiên về hai hướng trái ngược nhau này. Bạn phát triển nhanh chóng sau đó chững lại -- một phần của sự cưỡng lại của chúng ta. Điều này không tốt cho các nền kinh tế và các thành phố. Và thực sự, một trong những điều kỳ diệu về lý thuyết này là nếu bạn thay đổi tỉ lệ theo hướng siêu tuyến tính từ sự cải tiến và tạo ra của cải vật chất, thì từ cùng lú thuyết đó, thực sự bạn nhận được một đường cong hướng lên theo hàm mũ -- rất đẹp. Và thực sự nếu bạn so sánh nó với số liệu, nó sẽ rất khít khao với sự phát triển của các thành phố và các nền kinh tế. Nhưng nó có một nhược điểm kinh khủng. Đó là hệ thống sẽ sụp đổ theo định mệnh. Vì nhiều lý do -- lý do theo chủ nghĩa Malthus -- bạn hết ngồn lực. Và làm thế nào để tránh điều đó? Chúng ta đã từng làm một lần rồi. Điều chúng ta làm là, khi chúng ta phát triển và đến gần sự sụp đổ, một sự đổi mới lớn đã diễn ra và chúng ta bắt đầu lại từ đầu. Và cứ thế chúng ta bắt đầu lại từ đầu mỗi khi đến gần với sự sụp đổ. Nên vòng đổi mới cứ liên tiếp diễn ra điều đó là cần thiết để giữ vững tăng trưởng và tránh sự suy tàn. Tuy nhiên, nhược điểm của điều này là bạn phải đổi mới nhanh hơn và nhanh hơn và nhanh hơn nữa Cho nên hãy hình dung là không chỉ chúng ta đang ở trên một guồng xoay đang chạy càng lúc càng nhanh, mà chúng ta còn phải thay đổi cái guồng quay đó càng lúc càng nhanh. Chúng ta phải tăng tốc liên tục. Và câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta, với tư cách là những cá thể kinh tế xã hội, chúng ta có thể tránh được một cơn đột quỵ? Và cuối cùng, tôi sẽ kết thúc bài phát biểu này trong một hay hai phút bằng cách hỏi về các công ty. Bạn thấy đấy, các công ty cũng thay đổi tỉ lệ. Thật ra, cái trên đầu là Walmart bên tay phải. Cùng một câu chuyện đã xảy ra. Đó là việc thu nhập và tài sản tỉ lệ với kích thước của công ty được thể hiện bởi số nhân viên trong công ty đó. Chúng ta có thể sử dụng doanh số, bất cứ thứ gì bạn muốn. Nó đây: sau khi trải qua một số thăng trầm ở giai đoạn đầu, khi các công ty đang đổi mới chúng gia tăng theo tỉ lệ một cách đẹp đẽ. Và chúng ta đã thấy 23 nghìn công ty, ở Mỹ, nếu tôi được phép nói. Và tôi chỉ cho bạn thấy một phần nhỏ của điều này. Điều đáng ngạc nhiên về các công ty là chúng giai tăng theo tỉ lệ cân tuyến tính giống như sinh học, điều đó ám chỉ là chúng bị thống trị. không phải bời siêu tuyến tính đổi mới và ý tưởng, chúng trở nên bị thống trị. bởi quy luật của sự thay đổi theo tỉ lệ. Theo cách hiểu đó, bởi sự quan liêu và quản trị và chúng diễn ra rất tuyệt vời, tôi có thể nói. Nên nếu các bạn hỏi tôi về kích cỡ của một số công ty, một số công ty nhỏ, tôi cũng có thể đoán được kích cỡ của Walmart. Nếu nó gia tăng theo tỉ lệ cần tuyến tính, lý thuyết cho rằng chúng ta có thể có sự tăng trưởng Kia là Walmart. Trông không có vẻ như vậy lắm. Đó là điều chúng ta thích, những cây gậy hockey. Nhưng nếu bạn để ý, thì tôi đã gian lận. Bởi vì tôi chỉ mới đi tới năm 94 mà thôi. Chúng ta hãy tiến đến năm 2008. Đường màu đỏ kia là từ lý thuyết. Nên nếu tôi đã làm điều này vào năm 1994, tôi đã có thể đoán ra Walmart sẽ như thế nào vào hiện tại. Và rồi điều này lại được lặp lại thông qua toàn bộ hình ảnh của các công ty. Chúng ở kia. Đó là 23,000 công ty. Tất cả chúng đều bắt đầu trông giống như gậy hockey, chúng điều bẻ cong, và chúng đều chết như bạn và tôi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về, những sự vui sướng hay lạc thú trong đời sống hàng ngày. Nhưng trước hết, tôi sẽ kể các bạn nghe một câu chuyện về một người đàn ông khác thường và khá khủng khiếp tên là Hermann Goering. Goering chính là phụ tá đắc lực của Hitler trong thế chiến thứ 2, ông cũng là người kế vị của Hitler sau này. Giống như tiền nhiệm của mình, Goering tự cho rằng ông là một nhà sưu tập nghệ thuật. Ông ấy đã đi qua khắp các quốc gia Châu Âu trong thế chiến thứ 2, vừa cướp giật vừa moi móc, và thỉnh thoảng là mua nhiều bức tranh khác nhau để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Dù vậy, thứ ông ta thật sự mong muốn là một bức vẽ của Vermeer. Hitler đã có hai tác phẩm của danh họa này, còn Goering vẫn chưa sở hữu bức nào. Cuối cùng ông ta tìm thấy một người buôn bán tranh đến từ Hà Lan tên anh này là Han van Meegeren, và mua được một tuyệt tác của Vermeer với giá trị gần bằng 10 triệu đô la Mỹ. Bức tranh đó trở thành bản vẽ yêu thích nhất của Goering mãi về sau. Rồi cuộc chiến cũng kết thúc, Goering bị bắt và xét xử tại Nuremberg cuối cùng ông bị kết tội chết. Quân đồng minh khám xét bộ sưu tập của Goering và tìm thấy những bức tranh mà ông đã lưu giữ, họ tìm kiếm những người đã bán chúng cho Goering. Một ngày nọ, cảnh sát Hà Lan tiến vào Amsterdam và bắt Van Meegeren. Anh ta bị xử tội phản quốc, một tội danh với kết cục duy nhất là cái chết. Trong 6 tháng bị giam giữ, Van Meegeren thú nhận tội danh của mình nhưng anh không cho rằng mình đã phản bội lại tổ quốc. Anh nói "Tôi không hề bán một kiệt tác cho tên Đức quốc xã đó. Tôi đã tự vẽ bức tranh ấy, tôi là một người chép tranh mà!" Nhưng lúc bấy giờ không ai tin anh ta. Và anh ấy lại tiếp tục, "Tôi sẽ chứng minh điều đó. Hãy mang cho tôi một cái giá vẽ và một ít màu. Rồi tôi sẽ tạo nên một bức Vermeer đẹp hơn nhiều lần bức tranh mà tôi đã bán cho con người đáng ghê tởm đó. Tôi cũng cần một ít cồn và morphine, vì đó là thứ duy nhất giúp tôi vẽ." (Cười lớn) Và họ mang đến cho anh ấy tất cả những thứ được yêu cầu. Van tạo nên một bức Vermeer tuyệt đẹp. Tội danh phản quốc được xóa bỏ. Dĩ nhiên anh chàng này vẫn bị phạt vì đã giả mạo tranh. Nhưng mức án lúc này chỉ còn 1 năm tù giam thôi, anh ta thậm chí còn trở thành một người hùng đối với nước Hà Lan. Còn rất nhiều điều đáng nói về Van Meegeren, nhưng bây giờ chúng ta hãy trở lại với Goering trước. Đây là bức ảnh của Goering đang bị thẩm tra tại Nuremberg. Và lúc này, với tất cả những điều đã gây ra, Goering trở thành một người đàn ông kinh khủng Ngay cả với người Đức, ông ta cũng thật đáng sợ. Thẩm vấn viên người Hoa Kỳ mô tả ông ta nhưng một kẻ tâm thần thân thiện. Và bạn có thể thấy cảm thông với hành động của Goering khi ông ta biết rằng bức tranh yêu thích đó chỉ là thứ đồ giả mạo. Tiểu sử của người này kể lại rằng "Khuôn mặt của Goering lúc đó giống như thể đây là lần đầu tiên trong cuộc đời ông ta biết rằng cái ác đang tồn tại." (Cười lớn) Không lâu sau, Goering tự sát. Ông ta nhận ra rằng sau tất cả, bức tranh mà ông ấy nghĩ là thứ tuyệt hảo, thực ra chỉ là đồ giả. Mọi chi tiết đều như thật, nhưng nó không cùng nguồn gốc, đó là một tác phẩm hoàn toàn khác. Dĩ nhiên, không chỉ mình Goering bị sốc khi biết sự thật này. Trong phiên xét xử của mình, Van Meegeren cứ liên tục huyên thuyên về những kệt tác mà anh ta đã tự vẽ và gán vào tên của những nghệ sĩ khác. Tiêu biểu nhất là bức "Đức chúa Jesu ở Emmancer". Hầu hết mọi người đều cho rằng đây chính là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp của Vermeer người ta có thể vượt hàng nghìn dặm đường từ khắp nơi chỉ để chiêm ngưỡng bức tranh này nhưng thực ra nó chỉ là một thứ đồ giả. Đây không phải là tác phẩm của Vemeer mà chỉ là một bức tranh do Van Meegeren vẽ thay cho chính danh họa này. Khi điều đó được phát hiện, bức vẽ mất hết mọi giá trị và bị gỡ khỏi bảo tàng. Tại sao điều này lại nghiêm trọng đến thế? Là một nhà tâm lý học, bạn có biết vì sao nguồn gốc lại có tầm ảnh hưởng lớn đến thế không? Vì sao chúng ta phản ứng thái quá với hiểu biết của chúng ta về xuất xứ của một sự vật nào đó? Có một ý kiến nhận được sự đồng tình của khá nhiều người. Nhiều nhà xã hội học như Veblen và Wolfe cho rằng lý do khiến chúng ta quá quan tâm về nguồn góc là vì chúng ta đua đòi, hợm hĩnh, vì chúng ta đề cao vị trí trong xã hội. Ngoài những yếu tố khác, nếu bạn muốn tỏ ra mình giàu có và quyền uy như thế nào, cách tốt nhất là sở hữu một thứ chính gốc hơn là đồ giả mạo. Đơn giản vì đồ hiệu thì lúc nào cũng có ít hơn đồ nhái. Tôi đồng ý rằng quan điểm này có đôi chút thuyết phục, nhưng hôm nay tôi muốn chứng minh cho bạn thấy còn một điều khác ẩn sau tính cách này. Tôi muốn chứng minh rằng ở một mức độ nào đó, dù nhiều hay ít, chúng ta là những kẻ theo trường phát bản chất luận. Ý tôi là chúng ta không chỉ phản ứng lại với thế giới qua những gì thấy được, cảm nhận được, nghe được. Thật ra, phản ứng của chúng ta được điều chỉnh bởi niềm tin về bản chất, về nguồn gốc về nguyên liệu hay cốt lõi ẩn dấu sau một sự vật nào đó. Điều này không chỉ đúng khi chúng ta nghĩ về điều gì đó mà còn áp dụng cho cách chúng ta phản ứng với những thứ này. Niềm vui hay sự lạc thú là một điều gì đó rất sâu sắc điều này không chỉ đúng với những nỗi vui sướng ở mức độ cao như khi hội họa mang lại mà còn chính xác với những niềm vui rất giản đơn bị ảnh hưởng bởi niềm tin của chúng ta về "cốt lõi ẩn dấu". Ví dụ đơn giản như thức ăn nhé. Bạn sẽ ăn thứ này chứ? Một câu trả lời điển hình sẽ là "Tùy thôi. Đó là gì vậy?" Vài người trong số các bạn sẽ ăn nếu như đó là thịt heo chứ không phải thịt bò. Những người khác sẽ dùng nếu đó là thịt bò chứ không phải heo. Rất ít người sẽ thử nếu đó là thịt chuột hay....thịt người. Và vài người sẽ ăn nếu như đó là một miếng đậu hũ có màu sắc khác lạ. Đâu có gì ngạc nhiên phải không nào. Điều thú vị hơn là mùi vị của thức ăn sẽ phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ "mình đang ăn thứ này nè." Bằng chứng rõ ràng nhất chính là những đứa trẻ. Làm cách nào bạn khiến con của mình dù không thích ăn cà rốt và uống sữa cảm thấy thích thú hơn với những thức ăn này hoặc là cảm thấy những thứ này thiệt ngon miệng? Dễ thôi, hãy nói với chúng đây là đồ ăn từ cửa hàng McDonald's. Những đứa trẻ tin rằng thực phẩm của McDonald lúc nào cũng ngon và điều đó khiến chúng tin rằng thứ mà chúng đang ăn thiệt là ngon. Làm cách nào bạn khiến cho những người lớn uống rượu đầy hứng thú? Cũng thật đơn giản. Hãy rót rượu ra từ một cái chai mắc tiền. Bây giờ có hàng tá, thậm chí hàng trăm nghiên cứu chứng minh rằng nếu bạn tin bạn đang uống một thứ mắc tiền nó sẽ trở nên ngon hơn. Tôi có thể đưa ra bằng chứng khoa học hẳn hoi đây. Họ sử dụng một chiếc máy scan dMRI để chụp ảnh não bộ. Những người tham gia sẽ được đưa vào máy và họ uống rượu thông qua một chiếc ống. Trước mặt họ là một màn hình ghi thông tin về loại rượu. Dĩ nhiên là tất cả mọi người đều uống chung một loại rượu. Nhưng nếu họ tin rằng thứ đồ uống đó rất mắc tiền thì những phần não bộ liên quan tới sự khoái lạc sẽ sáng lấp lánh như một cây thông Nô-en. Điều đó có nghĩa không chỉ lời nói của bạn thể hiện rằng điều đó thật dễ chịu, bạn nói rằng bạn thích nó hơn mà có nghĩa bạn thực sự đang cảm nhận theo một cách khác hẳn. Hay là ví dụ trong chuyện lứa đôi nhé. Có một vài dạng kích thích tôi thường ứng dụng khi nghiên cứu vấn đề này. Nếu bạn chỉ cho những người tham gia nhìn thấy các bức ảnh, họ sẽ nói rằng đó chỉ là những người tương đối hấp dẫn. Nhưng họ cảm thấy hấp dẫn như thế nào, lãng mạn và khoái cảm như thế nào khi nhìn thấy những bức ảnh này phụ thuộc phần lớn vào suy nghĩ "Mình đang nhìn thấy ai? ". Bạn có thể nghĩ bức ảnh bên trái là một người đàn ông, bên phải là phụ nữ. Nếu như niềm tin đó sai lạc, sự hứng thú sẽ thay đổi nhiều đấy! (cười lớn) Và cũng sẽ khác biết nếu như nhân vật trong ảnh trẻ hơn hay già hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn. Và còn khác hơn nữa nếu bạn phát hiện ra con người mà bạn đang nhìn với ánh mắt thèm muốn ấy thực ra chính là hình dạng cải trang của con trai hay con gái bạn, hoặc tệ hơn nữa, cha hay mẹ bạn. Khi biết đó là hình ảnh của người thân thì sự hào hứng sẽ mất ngay thôi. Có lẽ, một trong số những phát hiện tích cực nhất từ môn "Tâm lý học về sự khoái lạc" đó là bạn có thể đẹp hơn nhiều so với diện mạo chân thực của chính bạn. Nếu bạn yêu thích ai đó, họ sẽ trở nên xinh xắn hơn trong mắt bạn. Đó là lý do tại sao những cặp vợ chồng với hôn nhân hạnh phúc thường nghĩ rằng vợ hay chồng của họ đẹp hơn nhiều so với trong suy nghĩ của bất kì người nào khác. (Cười lớn) Một ví dụ kinh điển cho phát hiện này có thể được nhìn thấy trong một loại rối loạn thần kinh tên "Hội chứng Capgras". Người mắc hội chứng này sẽ có một loại ảo tưởng đặc biệt. Họ tin rằng những người mà họ yêu quý nhất trên đời đã bị thay thế bởi một bản sao hoàn hảo. Kết quả của căn bệnh này thường rất đau thương. Bệnh nhân giết chết người mà họ yêu quý với niềm tin rằng họ chỉ khiến cho kẻ mạo danh kia biến mất. Nhưng có ít nhất một trường hợp người mắc bệnh Capgras đã có kết cục hạnh phúc. Chuyện xảy ra vào năm 1931. "Có một người phụ nữ mắc chứng Capgras, cô ta luôn than phiền về người chồng yếu sinh lý trước khi cô mắc phải căn bệnh này. Nhưng sau đó cô ta hào hứng kể lại rằng anh chồng này có một nhân cách khác rất giàu có, rắn rỏi, đẹp trai và quý phái". Dĩ nhiên người đàn ông vẫn vậy, chỉ có sự nhìn nhận của cô ta khác đi thôi. Ví dụ thứ ba là về những người đi mua hàng hóa. Thông thường mọi người thích những thứ tiện dụng, Bạn có thể đi giày vào chân, chơi gôn trên sân gôn, nhai sing gum....toàn là những việc không có ích cho bạn. Thực ra mỗi hoạt động này đều có giá trị riêng, nằm vượt xa và ẩn náu bên dưới các tác dụng trước mắt mà bạn thấy dựa trên lịch sử của chúng. Các câu lạc bộ đánh gôn của John F. Kennedy được bán với giá 3/5 triệu đô la trong một buổi đấu giá. Những miếng kẹp sing gum được thổi bởi ngôi sao nhạc pop Britney Spears được người ta mua bằng hàng trăm đô la. Thậm chí, gần đây phát triển rộ lên thị trường chuyên bán những thức ăn dở dang của người nổi tiếng! (Cười lớn) Những đôi giày này chắc là thứ đáng giá nhất đó. Dựa theo nguồn tin chưa được kiểm chứng, một gã triệu phú Ả rập muốn bỏ ra 10 triệu đô chỉ để mua đôi giày này. Chúng chính là đôi giày mà người ta quẳng vô Georger Bush tại một buổi họp báo ở Iraq vài năm về trước. (Vỗ tay) Xu hướng bị cuốn hút bởi những thứ đặc biệt không chỉ đúng trong trường hợp các vật dụng nổi tiếng. Mỗi người, hay nói đúng hơn là hầu hết chúng ta đều có những "báu vật" không thể thay thế được. Chúng đáng giá bởi chính lịch sử của chúng đó có thể là chiếc nhẫn cưới hay đôi giày của con bạn, một khi những vật này bị mất đi, bạn không thể lấy lại được nữa. Bạn có thể mua một đồ vật giống y chang hay từa tựa nó nhưng rõ ràng đó là một món đồ khác rồi. Cùng với 2 người cộng sự George Newman và Gil Diesendruck, chúng tôi tìm hiểu những yếu tố, những sự kiện gây ảnh hưởng tới các món đồ vật mà con người ưa thích. Trong một thí nghiệm nọ, chúng tôi yêu cầu các tình nguyện viên nêu tên của một người nổi tiếng mà họ hâm mộ, hay một người nào đó còn sống mà họ thích. Một trong những câu trả lời là George Clooney. Chúng tôi lại hỏi: Bạn sẽ trả bao nhiêu để mua chiếc áo len của George? Con số được đưa ra khá là cao, hơn hẳn số tiền bạn thường trả cho một chiếc áo len mới tinh tươm, hay cho một chiếc áo len của người mà bạn không ưa. Tiếp sau đó chúng tôi hỏi một nhóm tình nguyện khác, và đưa ra một số giới hạn, một số điều kiện khác. Ví dụ, chúng tôi nói với họ "Thế này nhé, giả sử bạn có thể mua cái áo len ấy, nhưng bạn không thể kể với ai, cũng không bán lại được." Và hệ quả hiển nhiên là mức giá được đưa ra giảm đi, chứng tỏ đây chính là một lý do tại sao chúng ta ưa thích một món đồ bất kỳ. Nhưng yếu tố thực sự có tác động là lời nói: "Này nhé, bạn có thể bán lại, có thể ba hoa về cái áo, nhưng trước khi tới tay bạn, chiếc áo đã hoàn toàn bạc màu." Khi chúng tôi nói như vậy, giá trị của chiếc áo giảm thậm tệ. Như khi vợ tôi đùa: "Anh đã giặt sạch những con rận của Clooney rồi còn gì!" (Cười lớn) Bây giờ quay lại một ví dụ về nghệ thuật nhé. Tôi thích Chagall. Tôi yêu những bức tranh của ông ấy. Nếu bạn muốn tặng tôi thứ gì đó sau buổi tọa đàm này, một bức Chagall là lựa chọn tốt đấy. Nhưng đừng đưa tranh chép cho tôi, ngay cả khi tôi chẳng biết nó là đồ thật hay giả. Điều đó không có nghĩa là, chắc chắn không chỉ đơn giản là tôi là một kẻ hợm hĩnh và muốn khoác loác về bức tranh gốc đâu. Thiệt ra, là do tôi muốn một thứ gì đó, với lịch sử đặc trưng của nó. Đối với hội họa, lịch sử vô cùng cần thiết. Nhà triết học Denis Dutton đã viết trong cuốn "Tài năng hội họa bẩm sinh" "Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ những giả định của chúng ta về cách mà người ta sáng tạo ra nó". Và điều đó lý giải rất rõ cho sự khác biệt giữa một bức tranh gốc và bản sao. Dù có y chang nhau, nhưng lịch sử tạo ra chúng hoàn toàn khác biệt. Bức tranh gốc hiển nhiên là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật, còn anh bạn hàng giả kia thì không hề. Cách tiếp cận này có thể giải thích được sự khác biệt về sở thích nghệ thuật của mỗi người. Đây là một tác phẩm của Jackson Pollock. Có quý vị nào thích tranh của họa sĩ này không? Ưm, tốt. Còn có ai ở đây không để tâm tới những bức vẽ này? Họ chỉ đơn giản là không thích thôi. Tôi sẽ không phân tích chuyện ai đúng hay sai, nhưng tôi sẽ dựa trên kinh nghiệm để nói về trực giác của mỗi người, đại khái là, nếu bạn thích tranh của Jackson, bạn thường có xu hướng tin rằng những tác phẩm này đòi hỏi nhiều công sức để tạo nên, cần phải bỏ ra nhiều tiền bạc, thời gian, và năng lượng sáng tạo để vẽ nên chúng. Tôi lấy Jackson làm một ví dụ là bởi có một nữ họa sĩ người Mỹ rất trẻ. Tranh vẽ của cô này đậm chất của Jackson Pollock, và các tác phẩm đó đáng giá hàng chục ngàn đô la, phần lớn là vì người tạo ra chúng còn quá trẻ. Đây là Marla Olmstead hầu hết những tác phẩm của Marla được vẽ khi cô mới 3 tuổi. Điều thú vị về Marla chính là một sai lầm to lớn của gia đình cô bé khi mời chương trình ti vi "60 phút II" đến nhà họ để quay phim cô bé đang vẽ tranh. Thế là các phóng viên loan tin rằng cha của cô bé đã huấn luyện cô. Khi đoạn phim được chiếu trên ti vi giá trị các bức vẽ của Marla không còn gì hết. Dù rằng về mặt thực thể thì vẫn là các tác phẩm đó nhưng lịch sử tạo ra chúng thì không còn như cũ nữa. Nãy giờ tôi đã nói khá nhiều về hội họa bây giờ sẽ là hai ví dụ từ lĩnh vực âm nhạc. Đây là Joshua Bell, một nghệ sĩ violin rất nổi tiếng. Nhà báo Gene Weingartin của tờ Washington Post quyết định làm một thí nghiệm táo bạo với Joshua. Câu hỏi đặt ra là: người ta sẽ thích nghệ sĩ này và âm nhạc của anh ta đến mức nào nếu họ không hề hay biết rằng họ đang nghe nhạc của Joshua? Để trả lời cho điều đó, anh chàng nhà báo yêu cầu Joshua mang cây đàn violin trị giá hàng triệu đô đi xuống nhà ga điện ngầm của thành phố Washington D.C. và đứng ở một góc chơi đàn, xem là chàng nghệ sĩ sẽ kiếm được bao nhiêu từ công việc này. Đây là một đoạn phim ngắn về thí nghiệm này (nhạc violin) Sau 45 phút chàng nghệ sĩ kiếm được 32 đô la. Không tồi. Nhưng cũng chẳng cao là mấy. Rõ ràng là để cảm nhận được âm nhạc của Joshua bạn phải biết rằng bạn đang nghe nhạc của anh ta. Thiệt ra anh ta kiếm được thêm 20 đô nữa nhưng mà không tính vào đây. Vì người phụ nữ trong khúc cuối của đoạn phim bạn thấy đó, người phụ nữ này đã biết về Joshua. Cô từng nghe anh ta chơi đàn tại thư viện của quốc hội vài tuần trước trong một bữa tiệc rất trịnh trọng. Cô ta thật sự choáng váng khi thấy Joshua chơi đàn trong một ga tàu điện ngầm Vị khác trỗi lòng thương hại. Thế là cô ta lấy ví ra và rút 20 đô đưa cho chàng nghệ sĩ. (cười lớn!) (vỗ tay) Ví dụ thứ hai liên quan tới âm nhạc là về bản nhạc của John Cage mang tên "4 phút 33 giây". Nhiều người trong số bạn chắc đã nghe qua đây là bản nhạc mà các nghệ sĩ piano chỉ ngồi đó mở cây đàn lên ngồi như vậy không làm gì hết trong 4 phút 33 giây một khoảng thời gian im lặng. Nhiều người có cách nhìn khác nhau đối với tác phẩm độc đáo này. Nhưng mà, điều tôi muốn nói chỉ là bạn có thể mua nó dễ dàng từ iTunes. (cười lớn) Chỉ cần 1 đô và 99 cent là bạn có thể lắng nghe sự im lặng đó một thứ tĩnh lặng khác với các dạng im lặng khác. (cười lớn) Nãy giờ tôi đã nói khác nhiều về sự hài lòng rồi nhỉ nhưng điều tôi muốn nói là tất cả những lý luận đó có thể được áp dụng cả cho sự đau khổ nữa. Suy nghĩ của bạn về điều bạn đang trải qua, niềm tin của bạn về bản chất điều đó sẽ ảnh hưởng tới mức độ đau đớn mà nó gây ra. Một ví dụ thú vị được thực hiện bởi Kurt Gray và Dan Wegner. Họ lôi cuốn các sinh viên đại học của Havard với một chiếc máy sốc điện. Họ cho những sinh viên này trải qua một loạt cú sốc điện Một loạt cú sốc khá đau đớn. Một nửa trong số này được cho biết về những cú sốc đó bởi người nào đó ở bên căn phòng khác, nhưng người bên phòng kia không biết rằng họ đang sốc điện những sinh viên này. Dĩ nhiên là không có ác ý gì, những người ở phòng bên kia chỉ đơn giản là nhấn nút thôi. Cú sốc đầu tiên được ghi nhận là rất đau. Cú sốc thứ hai thì giảm một chút vì họ đã quen dần. Và cứ thể cho tới cú thứ ba, tư hay năm. Sự đau đớn giảm dần. Nửa số sinh viên còn lại cũng bị sốc điện, và được thông tin rằng người ở bên kia phòng sốc điện họ với một mục đích nào đó, người ở bên kia biết rằng đang sốc điện các sinh viên này. Cú sốc đầu tiên đau như trời giáng. Cú sốc thứ hai cũng đau y như vậy Rồi cú thứ ba, thứ tư và thứ năm. Mỗi lúc lại đau hơn. nếu bạn biết ai đó đang làm một điều với bạn là có mục đích cụ thể. Ví dụ cực đoan nhất cho lý luận này chính là trong một số chuyện đau đớn khi được đặt trong tình huống hợp lý có thể trở thành hạnh phúc. Con người có một thuộc tính vô cùng thú vị đó là tìm kiếm những sự đau đớn ở liều thấp trong những tình huống kiểm soát được để đơn giản là tìm sự vui thú giống như khi chúng ta ăn ớt hay tiêu hoặc chơi trò tàu lượn siêu tốc vậy. Những điều tôi vừa nói có thể được tóm tắt một cách hoàn hảo bởi bài thơ của John Milton rất ngắn thôi, "Tâm trí của ta ở ngay trong chính nó và từ đó sinh ra thiên đường của địa ngục hay địa ngục của thiên đường." Tôi sẽ kết thúc ở đây. Cảm ơn các bạn! (Tiếng vỗ tay) Sau nhiều năm làm viêc trong thương mại và kinh tế, bốn năm trước, tôi nhận ra tôi đang làm việc ở những nơi kề cận sự cùng khổ của con người. Tôi tìm thấy tôi ở những nơi mà con người phải tranh đấu hàng ngày để tồn tại và thậm chí không thể có nổi một bữa ăn. Chiếc cốc mầu đỏ này đến từ Rwanda từ một đứa trẻ tên Fabian. Và tôi luôn mang nó bên mình như một biểu tượng thực sự của sự thử thách và niềm hy vọng. Bởi vì một cốc lương thực mỗi ngày đủ để thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Fabian. Nhưng điều tôi muốn nói ngày hôm nay là thực tế rằng trong buổi sáng nay, đã có khoảng 1 tỷ người trên thế giới -- hay nói cách khác, cứ 1 trong 7 người -- thức dậy mà không biết được làm cách nào để đổ đầy chiếc cốc này. Cứ 7 người lại có 1 người. Trước hết, tôi sẽ hỏi bạn vì sao bạn nên quan tâm đến điều này? Vì sao chúng ta nên quan tâm? Đối với hầu hết mọi người, khi họ nghĩ về sự đói khát, họ không cần phải lùi lại quá xa lịch sử gia đình họ -- có thể ngay trong chính cuộc đời họ, hay cuộc đời cha mẹ họ, hay cuộc đời của ông bà họ -- họ đã có thể hồi tưởng được những trải nghiệm của sự đói khát. Hiếm khi tôi tìm được một thính giả nào phải lùi lại rất xa trong quá khứ để lấy lại ký ức đó. Một số người được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn, một cảm xúc mà có lẽ là những hành động cơ bản của lòng nhân đạo. Như Gandhi đã nói, "Đối với một người đang bị đói, một mẩu bánh mỳ chính là gương mặt của Chúa." Những người khác thì lo ngại về hòa bình và sự an toàn, ổn định của thế giới. Chúng ta đã chứng kiến khủng hoảng lương thực vào năm 2008, sau cái mà tôi gọi là trận sóng thần lặng lẽ của cơn đói đã quét qua địa cầu khi giá lương thực tăng gấp đôi chỉ trong một đêm. Hiệu ứng gây bất ổn định của trận đói đã được biết đến xuyên suốt lịch sử loài người. Một trong những hành động nền tảng của nền văn minh là để đảm bảo cho con người có thể có đủ lương thực. Những người khác thì nghĩ về cơn ác mộng Malthusian. Liệu chúng ta có thể nuôi sống được một số dân cư sẽ lên đến 9 tỷ chỉ sau vài thập kỷ nữa? Đói, không phải là thứ có thể thương lượng. Con người cần phải ăn. Và sẽ có rất nhiều người. Nó sẽ tác động tới công việc và cơ hội lên hoặc xuống trong cả chuỗi giá trị. Nhưng tôi thực sự nhìn nhận vấn đề này theo một khía cạnh khác. Đây là bức ảnh của tôi và ba đứa con tôi. Vào năm 1987, tôi lần đầu tiên làm mẹ với đứa con đầu tiên khi đó tôi đang bế con gái và cho con bé bú thì một hình ảnh rất giống bức ảnh này hiện lên trên màn hình ti vi. Đó là một nạn đói ở Ethiopia mà chúng ta đã biết. Hai năm trước đó đã khiến hơn 1 triệu người bị chết. Nhưng nó chưa bao giờ khiến tôi xúc động như giây phút đó, bởi vì trong tấm ảnh đó là một người phụ nữ đang cố gắng cho con cô bú, nhưng cô không còn sữa. Và tiếng khóc của đứa trẻ thực sự đâm vào tim tôi, một người mẹ. Và tôi đã nghĩ, không có gì dễ bị ám ảnh hơn tiếng khóc của một đứa trẻ không được đáp ứng cơn đói của mình -- mong đợi cơ bản nhất của mỗi một con người. Và chính là vào thời điểm đó trong người tôi tràn ngập một cảm giác của thử thách và tức giận bởi thực sự chúng ta biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Đây không phải là một căn bệnh nan y mà chúng ta không có cách chữa. Chúng ta biết làm thế nào để giải quyết cơn đói. 100 năm trước, chúng ta không thể. Nhưng bây giờ chúng ta có công nghệ và các hệ thống. Và tôi choáng váng điều này không nên xảy ra. Ở tại thời đại của chúng ta, những bức hình này không nên có. Và bạn có thể đoán được không? Điều này mới chỉ xảy ra tuần trước ở Bắc Kenya. Nhưng một lần nữa, sự chết đói lại hiển hiện ở một mức độ lớn với hơn 9 triệu người đang hoang mang với câu hỏi liệu họ có thể chống chọi được tiếp cho tới ngày hôm sau. Trong thực tế, chúng ta giờ đã biết rằng cứ 10 giây chúng ta lại bị mất một đứa trẻ vì chết đói. Nó còn nhiều hơn tổng số nạn nhân của HIV/AIDS, bệnh sốt xuất huyết và bệnh lao cộng lại. Và chúng ta biết rằng vấn đề không chỉ nằm ở chỗ sản xuất lương thưc. Một trong những người thầy của cuộc đời tôi là Norman Borlaug, anh hùng của lòng tôi. Nhưng ngày hôm nay tôi muốn nói về việc tiếp cận với nguồn lương thực, bởi vì thực sự năm nay và năm ngoái, và trong suốt khủng hoảng lương thực năm 2008, chúng ta có đủ lương thực để có thể cung cấp cho mỗi người trên Trái đất 2,700kcal. Vậy tại sao chúng ta có tới 1 tỷ người không thể tìm thấy miếng ăn? Và tôi cũng muốn nói về cái mà chúng ta gọi là gánh nặng mới của tri thức. Vào năm 2008, tạp chí Lancet (một tạp chí y khoa hàng đầu) đã tập hợp lại tất cả các nghiên cứu và đưa ra dẫn chứng hết sức thuyết phục rằng nếu một đứa trẻ mà trong vòng 1000 ngày đầu tiên của sự sống -- kể từ khi bắt đầu thành phôi thai cho đến năm hai tuổi -- không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thì sự tổn hại sẽ không thể cứu chữa được. Trí não và cơ thể sẽ không thể phát triển. Và đây các bạn nhìn thấy phim chụp bộ não của 2 đứa trẻ -- một đã được cung cấp đủ dinh dưỡng, đứa kia thì bị bỏ mặc và bị suy dinh dưỡng một cách trầm trọng. Và chúng ta có thể nhìn thấy thể tích não nhỏ hơn tới 40% trong đứa trẻ bị suy dinh dưỡng này. Và đây trong hình này bạn thấy các nơ-ron và các khớp thần kinh của não không được hình thành. Và chúng ta biết điều này có ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế, mà một lát sau chúng ta sẽ nói về nó. Mặt khác khả năng kiếm tiền của những đứa trẻ này cũng bị giảm đi một nửa trong suốt cuộc đời do não bị chậm phát triển trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Chính vì biết điều này mà tôi cảm thấy có một gánh nặng thôi thúc. Bởi chúng ta thực sự biết làm thế nào để giải quyết vấn đề một cách rất đơn giản. Vậy mà, vẫn còn nhiều nơi có tới một phần ba số trẻ em, mới có 3 tuổi mà đã đang phải đối mặt với một cuộc sống gian khổ chỉ vì bị thiếu dinh dưỡng. Tôi muốn nói về những điều mà tôi đã trông thấy trên những mảnh đất đói nghèo, một vài điều mà tôi đã học được bằng cách vận dụng kiến thức kinh tế và thương mại và kinh nghiệm của tôi trong khu vực tư nhân. Tôi muốn nói cho các các bạn lỗ hổng của kiến thức nằm ở đâu. Trước hết, tôi muốn nói về phương pháp dinh dưỡng lâu đời nhất trên Trái đất, nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng cứ 22 giây có một đứa trẻ có thể được cứu nếu đứa bé được bú sữa trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời. Nhưng lấy ví dụ ở Niger, chỉ có dưới 7% trẻ em được cho bú sữa hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên. Ở Mauritania thì dưới 3%. Nhưng điều này có thể được thay đổi bằng kiến thức. Thông điệp này, câu nói này có thể được hiểu rằng đây không phải là cách làm truyền thống; mà là một cách thông minh để cứu cuộc đời đứa trẻ của bạn. Vì vậy mà bây giờ chúng ta không chỉ tập trung phân phát lương thực, mà còn cần phải đảm bảo rằng người mẹ cũng có đủ dinh dưỡng, và dạy cho họ biết về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Điều thứ hai mà tôi muốn nói đến: đó là nếu bạn sống trong một làng quê hẻo lánh ở đâu đó, con bạn không được khỏe mạnh, và nơi bạn ở đang bị hạn hán, hoặc lũ lụt, hoặc bạn bị rơi vào hoàn cảnh mà không có đủ đa dạng dinh dưỡng cần thiết, bạn sẽ làm gì? Bạn có nghĩ rằng bạn có thể tới một cửa hàng bách hóa, chọn lựa giữa những thanh dinh dưỡng, như chúng tôi có thể làm, và nhặt lấy một cái phù hợp nhất? Tôi đã tìm thấy những cặp cha mẹ trên những vùng đất đó nhận thức rất rõ rằng con của họ đang phải chịu số phận thật bi đát. Và tôi tới các cửa hàng, nếu như có, hoặc ra ngoài đồng để xem họ có thể kiếm được gì, nhưng họ không thể có được nguồn thực phẩm nào. Ngay cả khi họ biết họ phải làm gì, họ cũng chẳng có gì để thực hiện. Và tôi cảm thấy rất nóng ruột về vấn đề này, bởi vì một lĩnh vực mà chúng ta đang làm là chuyển giao những công nghệ mà rất phổ biến trong công nghệ thực phẩm trở thành phổ biến cho các vụ mùa truyền thống. Thứ này được làm bởi đậu xanh, sữa bột và một loạt vitamin phù hợp hoàn toàn với nhu cầu của bộ não. Nó chỉ tốn có 17 xu để có thể sản xuất nó thứ, mà như tôi gọi, thực phẩm nhân văn. Chúng tôi đã làm ra nó cùng với các chuyên gia công nghệ thực phẩm ở Ấn độ và Pakistan -- chỉ khoảng 3 người Nhưng nó đang làm thay đổi tới 99% số trẻ được hưởng gói dinh dưỡng này. Một gói dinh dưỡng, chỉ mất 17 xu, cho một ngày -- và thế là sự suy dinh dưỡng được giải quyết. Bởi vậy tôi rất tin tưởng rằng chúng ta có thể sử dụng những công nghệ phổ biến ở những nước giầu có hơn để biến đổi lương thực. Và nó không bị tác động bởi khí hậu. Nó không cần nước hay phải làm lạnh, là những thứ thường xuyên bị thiếu. Và những công nghệ này, có tiềm năng, như tôi thấy, giải quyết được nạn đói và suy dinh dưỡng ở những vùng đất hiểm nghèo đó. Điều tiếp theo tôi muốn nói đến là dinh dưỡng học đường. 80% người trên thế giới không có mạng an toàn thực phẩm. Khi thảm họa ập tới -- nền kinh tế bị chao đảo, người người thất nghiệp, lụt lội, chiến tranh, mâu thuẫn, chính phủ tồi tệ, tất cả những thứ đó -- chúng ta hoàn toàn không có nguồn dự trữ để có thể sử dụng Và thường thì các tổ chức hội -- như nhà thờ, chùa chiền, hay các tổ chức khác -- không có nguồn dự trữ để có thể cung cấp một mạng an ninh lương thực. Cái mà chúng tôi đã nhận ra khi làm việc với Ngân hàng Thế giới là đối với người nghèo thì an toàn lương thực, sự đầu tư tốt nhất, chính là dinh dưỡng học đường. Và nếu bạn đổ đầy chiếc cốc với các nông phẩm từ những nông trại nhỏ, bạn sẽ đạt được một hiệu ứng có tính thay đổi. Nhiều trẻ em trên thế giới không thể tới trường bởi các em phải đi ăn xin và kiếm ăn. Bởi vậy việc cung cấp thực phẩm sẽ có tác dụng thay đổi. Nó chỉ tốn chưa đến 25 xu một ngày để có thể thay đổi cuộc sống của một đứa trẻ. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là hiệu quả đối với các bé gái. Ở những quốc gia mà các bé gái không đến trường khi bạn tặng các em một bữa ăn ở trường, thì tỷ lệ các em gái nhập học sẽ đạt được mức 50%. Chúng ta nhận thấy sự thay đổi đối với vấn đề các bé gái đến trường học. Và không có gì phải tranh cãi, bởi vì nó thực sự là có tính thúc đẩy. Các gia đình cần được giúp đỡ. Và chúng tôi phát hiện rằng nếu chúng ta giữ được các bé gái tới trường, họ sẽ tiếp tục học cho tới khi họ 16 tuổi, và sẽ không lập gia đình nếu có thực phẩm trong trường học. Hay nếu như họ có thêm khẩu phần thức ăn vào cuối tuần -- nó chỉ tốn có 50 xu -- cũng giữ được các bé gái ở trường, và họ sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh hơn, bởi vì tình trạng dinh dưỡng của cơ thể có tính di truyền qua các thế hệ. Chúng ta biết có những chu kỳ bùng nổ nạn đói. Chúng ta biết điều này. Ngay bây giờ ở vùng sừng châu Phi cũng đã trải qua nó. Vậy đây có phải là một nguyên nhân không có cách giải quyết? Hoàn toàn không. Tôi muốn nói về cái mà tôi gọi là những kho hy vọng. Ở Cameroon, bắc Cameroon, các chu kỳ bùng nổ nạn đói xảy ra hàng năm đã hàng thập kỷ nay. Cứu trợ lương thực được đưa đến hàng năm khi người dân đang chết đói trong những thời kỳ mất mùa. Hai năm trước, chúng tôi quyết định, hãy thay đổi mô hình chống lại nạn đói, thay vì chỉ xuất ra thực phẩm, chúng tôi đặt vào các ngân hàng thực phẩm, Và chúng tôi nói, hãy lắng nghe, hãy rút thực phẩm ra trong thời kỳ mất mùa. Bạn có thể tổ chức, các làng quê có thể tổ chức những kho thực phẩm này. Và trong mùa thu hoạch, hãy gửi vào kho cùng với một lợi tức, lợi tức lương thực. Hãy đặt vào thêm 5 hay 10% lương thực. Trong hai năm vừa rồi đã có 500 trong những làng tổ chức kho thực này không cần tới viện trợ lương thực - họ tự cung cấp đủ cho họ. Và các ngân hàng lương thực tiếp tục phát triển. Và những chương trình dinh dưỡng học đường cho trẻ em đang được khởi động bởi những người dân trong làng. Nhưng họ chưa bao giờ có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản hay các nguồn tài nguyên. Tôi rất thích một ý tưởng xuất phát từ làng xã: chỉ cần 3 chìa khóa để mở kho dự trữ. Ở đó thức ăn là vàng. Và những ý tưởng đơn giản có thể thay đổi bộ mặt, của không chỉ những khu vực nhỏ, mà là những khu vực rộng lớn của thế giới. Giờ tôi muốn nói về cái mà tôi gọi là lương thực số hóa. Công nghệ đang thay đổi tình trạng thiếu lương thực ở những nơi đói kém truyền thống. Amartya Sen đã giành được giải Nobel khi nói rằng: "Hãy thử đoán xem, nạn đói đang xảy ra trong sự hiện hữu của lương thực bởi vì con người không có khả năng để mua nó". Chúng ta chắc chắn đã nhìn thấy điều đó trong năm 2008. Chúng ta đang nhìn thấy điều này xảy ra ở vùng Sừng châu Phi. Nơi mà giá lương thực ở một số khu vực tăng tới 240% trong năm ngoái. Lương thực không thiếu nhưng con người không thể mua nó. Bức ảnh này tôi chụp khi đang ở Hebron trong một cửa hàng nhỏ, cửa hàng này thay vì bán lương thực, thật chúng tôi cung cấp lương thực số hóa, một tấm thẻ. Nó có dòng chữ "chúc ngon miệng" bằng tiếng Arap. Và những người phụ nữ có thể quẹt thẻ để lấy 9 loại thực phẩm. Đó phải là những thực phẩm giầu chất dinh dưỡng, và phải sản xuất được ở địa phương. Và điều đã xảy ra chỉ trong năm ngoái là ngành công nghiệp sản xuất bơ sữa -- nơi tấm thẻ được sử dụng cho sữa, sữa chua trứng và các món khai vị -- đã tăng trưởng 30%. Các chủ cửa hàng đã thuê thêm người. Đây là một tình huống tất cả chúng ta đều thắng thúc đẩy nền kinh tế lương thực chuyển động. Hiện giờ chúng tôi đã chở lương thực tới hơn 30 quốc gia thông qua điện thoại di động, và thậm chí đã làm thay đổi làn sóng tị nạn ở những quốc gia này và những vấn đề khác. Có lẽ điều hấp dẫn nhất đối với tôi là ý tưởng rằng Bill Gates, Howard Buffett và những người khác đã ủng hộ mạnh mẽ, khi đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu thay vì nhìn nạn đói như những nạn nhân -- và hầu hết họ là những tiểu nông không thể sản xuất đủ lương thực hay bán lương thực để giúp cho chính gia đình họ -- điều gì xảy ra nếu chúng ta nhìn họ như là cách giải quyết, như một chuỗi giá trị để đánh bại nạn đói? Điều gì xảy ra nếu từ những người phụ nữ châu Phi những người không thể bán được bất kỳ loại thực phẩm nào -- vì những nơi đó không có đường xá, nhà kho thậm chí còn không có vật để nhặt lương thực -- điều gì xảy ra nếu chúng ta tạo ra một môi trường có điều kiện để họ có thể cung cấp lương thực cho những đứa trẻ đang bị đói ở đâu đó? Và ngày nay chương trình Mua để Phát triển đang được tiến hành ở 21 quốc gia. Và hãy đoán xem? Trong gần như hầu hết các trường hợp, khi những người nông dân nghèo được đảm bảo về thị trường -- nếu bạn nói, "Cái này chúng tôi sẽ mua 300 tấn. Chúng tôi sẽ thu hoạch nó. Chúng tôi sẽ đảm bảo nó được bảo quản đúng cách." -- thì năng xuất của họ sẽ tăng lên 2, 3, 4 lần và họ biết điều đó, bởi vì đó là cơ hội chắc chắn đầu tiên mà họ có được trong đời. Và chúng ta đang nhìn thấy người dân thay đổi cuộc sống của họ. Hôm nay, viện trợ lương thực của chúng ta -- một bộ máy khổng lồ -- 80% là được đưa tới các nước đang phát triển. Một sự thay đổi tổng thể mà thực sự có thể thay đổi từng con người đang cần lương thực. Giờ bạn sẽ hỏi, chúng ta có thể làm được gì ở tầm tổng thể này? Đã có những ý tưởng lớn, hay những ý tưởng ở cấp làng xã. Tôi muốn nói về Brazil, bởi vì tôi đã từng tới Brazil trong vòng hai năm vừa qua, khi tôi đọc được rằng Brazil đang đánh bại nạn đói nhanh hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Và điều mà tôi đã nhận ra là, thay vì đầu tư tiền vào trợ cấp lương thực và những thứ khác, họ đầu tư vào chương trình dinh dưỡng học đường. Và họ yêu cầu rằng một phần ba của số thực phẩm đó phải đến từ những nông trại nhỏ nhất nơi không có cơ hội. Và họ đang thực hiện điều này trên một quy mô rộng lớn sau khi Tổng thống Lula đã tuyên bố mục tiêu của ông là đảm bảo cho tất cả mọi người có 3 bữa ăn mỗi ngày. Và chương trình xóa đói hoàn toàn này chỉ tốn có 5% của GDP và đã đưa được hàng triệu người thoát khỏi sự nghèo đói. Nó đã làm thay đổi bộ mặt của nạn đói ở Brazil, và nó đang tạo ra những cơ hội. Tôi đã tới đó; tôi đã gặp gỡ các tiểu nông những người đã gây dựng được phương kế sinh nhai dựa trên cơ hội và nền tảng được cung cấp bởi chương trình này. Bây giờ nếu chúng ta nhìn vào tính cấp bách của nền kinh tế ở đây, đây không chỉ là vấn đề về lòng trắc ẩn. Thực tế là các nghiên cứu đã chỉ ra cái giá của sự suy dinh dưỡng và nạn đói -- mà xã hội phải trả, gánh nặng mà xã hội phải gánh vác -- chiếm 6% ở mức trung bình, hay ở một số quốc gia lên tới 11%, GDP của mỗi năm. Và nếu bạn nhìn vào 36 quốc gia đang có vấn nạn dinh dưỡng trầm trọng nhất, chúng ta đã mất đi tương đương với 260 tỷ của một nền kinh tế năng động mỗi năm Ngân hàng Thế giới dự đoán chúng ta cần tới 10 tỷ đô la -- 10.3 -- để giải quyết vấn nạn dinh dưỡng của những nước này. Bạn hãy nhìn vào các phân tích chi phí - hiệu quả, và mơ ước của tôi là đưa vấn đề này không chỉ dừng ở các cuộc tranh luận nhân đạo, mà tới các bộ trưởng tài chính trên thế giới, và nói với họ rằng chúng ta không thể không đầu tư để có thể có cung cấp đủ lương thực cần thiết cho tất cả mọi người. Điều kinh ngạc mà tôi nhận ra là sẽ không thể có sự thay đổi ở tầm vĩ mô nếu thiếu sự quyết tâm của nhà lãnh đạo. Chỉ cần một nhà lãnh đạo nói, "Tôi sẽ chịu trách nhiệm" thì mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi. Cả thế giới sẽ có thể vào cuộc và tạo ra những điều kiện và cơ hội để thực hiện. Và thực tế rằng việc Pháp đặt vấn đề lương thực thành trọng tâm của G20 là cực kỳ quan trọng. Bởi vì lương thực là vấn đề không thể giải quyết bởi từng người hay từng quốc gia. Chúng ta phải cùng hợp lực với nhau. Và tôi đã nhìn thấy những quốc gia ở Châu Phi. WFP đã không phải bận tâm 30 quốc gia bởi vì những quốc gia này đã thay đổi được bộ mặt đói nghèo của họ. Điều tôi muốn đề xuất ở đây là một thử thách. Tôi tin rằng chúng ta đang sống trong một giai đoạn lịch sử mà ta không thể chấp nhận được khi một đứa trẻ thức dậy và không biết tìm thức ăn ở đâu. Không chỉ là một thách thức, xóa đói còn là một cơ hội, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải thay đổi cách nghĩ của chúng ta. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi được có mặt ở đây cùng với những nhà cải cách và các nhà tư tưởng hàng đầu của thế giới. Và tôi muốn bạn hãy tham gia cùng với tất cả lòng nhân đạo để vẽ ra một đường trên cát và nói, "Không thể được. Chúng ta sẽ không thể chấp nhận điều này thêm nữa". Và chúng ta muốn kể cho cháu của chúng ta rằng đã có quãng thời gian tồi tệ trong lịch sử khi mà có tới 1 phần 3 số trẻ em bị liệt não và cơ thể nhưng điều này sẽ không còn xuất hiện nữa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà văn - đạo diễn, người kể những câu chuyện về sự thay đổi của xã hội vì tôi tin rằng chúng khiến trái tim ta rung động. Những câu chuyện khơi dậy lòng nhân đạo và dạy ta biết cảm thông. Những câu chuyện thay đổi chúng ta. Khi viết kịch bản và đạo diễn, tôi luôn cường điệu hóa tiếng nói của những người kém may mắn, tôi chống lại việc tự kiểm duyệt đã ngăn cản nhiều nghệ sĩ Uganda đem chính trị và xã hội lên sân khấu, kể từ sự kiện cựu tổng thống Uganda, Idi Amin ngược đãi giới nghệ sĩ. Quan trọng nhất, tôi đang phá vỡ sự im lặng khơi gợi những đối thoại có ý nghĩa về những vấn đề bị cấm đoán, những vấn đề mà "Im lặng là vàng". Các cuộc đối thoại rất quan trọng bởi chúng cung cấp thông tin và thách thức suy nghĩ của chúng ta, và thay đổi bắt đầu từ đấy. Một trong những khó khăn của tôi với chủ nghĩa tích cực là bản chất một chiều thường làm ta cảm thấy mù quáng, làm tê liệt sự đồng cảm, làm ta cho rằng những người không cùng quan điểm là thờ ơ, căm ghét bản thân, bị tẩy não, tự phụ, hay đơn thuần là ngu ngốc. Tôi tin rằng chẳng có ai là ngốc nghếch cả. Chúng ta đều là những chuyên gia, chỉ khác nhau về lĩnh vực. Đây là lý do, với tôi, câu nói "Kiên định với sự thật của bạn" lại dễ gây hiểu lầm. Bởi nếu bạn luôn ở trong sự thật của mình, theo lô-gic ấy, người mà bạn cho là sai cũng ở trong sự thật của họ, đúng chứ? Vì thế, những gì bạn có là hai thái cực loại trừ mọi khả năng đàm phán. Tôi tạo ra các bộ phim và vở kịch có tính khơi gợi để chạm đến, nhân cách hóa và khiến các bên không đồng tình đi đến bàn đàm phán để nối kết các hiểu lầm. Tôi biết việc lắng nghe từng người sẽ không tự nhiên giải quyết được vấn đề. Nhưng nó tạo cơ hội tìm ra các phương thức để cùng nhau hành động, giải quyết các vấn đề của nhân loại. Vở kịch đầu tay của tôi, "Những giọng nói câm lặng" dựa trên buổi phỏng vấn với nạn nhân cuộc chiến phía Bắc Uganda giữa chính phủ và nhóm nổi dậy LRA của Joseph Kony, tôi tập hợp các nạn nhân, nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, lãnh đạo văn hóa, Ủy ban ân xá và lãnh đạo tư pháp chuyển đổi xung quanh những đàm phán quan trọng về các vấn đề pháp lý cho nạn nhân phạm tội chiến tranh, lần đầu tiên trong lịch sử Uganda. Và nhiều điều có sức ảnh hưởng đã xảy ra, mà tôi không thể kể hết bây giờ. Các nạn nhân có được cơ hội ngồi vào bàn với lãnh đạo Ủy ban ân xá, và bày tỏ những bất công lớn lao mà họ phải gánh chịu khi Ủy ban phớt lờ thay vì tạo điều kiện cho họ tái định cư. Ủy ban ân xá nhận thức được nỗi đau của các nạn nhân và giải thích ẩn ý đằng sau cách tiếp cận sai sót của họ. Nhưng một điều tôi luôn nhớ là trong chuyến lưu diễn ở Bắc Uganda, một người đàn ông đã tiếp cận tôi và tự giới thiệu là cựu lính nổi loạn của Joseph Kony. Ông ấy nói rằng không muốn tôi rời đi trong thất vọng, bởi tràng cười mà tôi cho là không đúng lúc. Ông giải thích rằng đó là tiếng cười của sự xấu hổ và là nhận thức về sự xấu hổ của riêng ông. Ông thấy mình trong những vai diễn trên sân khấu và sự vô nghĩa của các hành động trong quá khứ của ông. Rồi, tôi nói: hãy chia sẻ sự thật của ông. Hãy lắng nghe sự thật của người khác. Bạn sẽ nhận ra có một sự thật hợp nhất, mạnh mẽ hơn nằm ở giữa. Khi sống ở Mỹ, nhiều người bạn Mỹ của tôi bị sốc trước sự thờ ơ của tôi trước các món ăn phương Tây như lasagna. (Tiếng cười) Và câu hỏi của tôi dành cho họ là: "Vậy bạn có biết malakwang không?" Và rồi tôi sẽ kể cho họ về malakwang, một món rau tuyệt hảo từ nền văn hóa của mình. Và họ sẽ kể với tôi về lasagna Và chúng tôi trở thành các cá nhân đầy đủ và giàu có hơn. Vì thế, hãy chia sẻ sự thật theo công thức của bạn. Nó sẽ giúp bữa ăn thêm ngon. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Được đứng đây là một vinh dự đối với tôi, trong ngày cuối cùng là một cô bé tuổi teen. Hôm nay tôi muốn nói về tương lai, nhưng trước tiên, tôi sẽ kể lại một chút về quá khứ. Câu chuyện bắt đầu từ trước khi tôi sinh ra. Bà của tôi ở trên tàu lửa đến Auschwitz, trại tử thần. Bà đang đi trên đường ray, đến đoạn phân nhánh. Và một cách nào đó- chúng ta không biết chính xác toàn bộ câu chuyện- nhưng đoàn tàu đi sai đường và đến một trại lao động, thay vì trại tử thần. Bà tôi đã sống sót và kết hôn với ông tôi. Họ sống ở Hungary, và sinh ra mẹ tôi. Và khi mẹ tôi 2 tuổi, cách mạng Hungary nổ ra, và họ quyết định trốn khỏi Hungary. Họ lên 1 chiếc tàu thủy, và lại trớ trêu thay, con tàu hoặc sẽ tới Canada hoặc sẽ tới Úc. Họ lên tàu mà không biết sẽ đi đâu, cuối cùng họ đã tới Canada. Để tóm tắt lại, họ đã tới Canada. Bà tôi là nhà hóa học. Bà làm tại Viện Banting ở Toronto, và bà mất ở tuổi 44 vì ung thư dạ dày. Tôi chưa bao giờ gặp bà tôi, nhưng tôi mang tên bà -- chính xác tên bà, Eva Vertes -- và tôi thích ý nghĩ rằng mình cũng mang theo cả niềm đam mê khoa học của bà. Tôi nhận thấy đam mê của mình chỉ vừa đây, chính xác là lúc tôi lên 9 tuổi. Gia đình tôi trên đường dã ngoại qua Grand Canyon. Và tôi chưa bao giờ thích đọc sách khi còn nhỏ -- bố tôi muốn tôi đọc Hardy Boys; tôi lại đọc Nancy Drew; tôi đã thử tất cả -- và tôi thực sự không thích đọc sách. Mẹ tôi đã mua quyển sách này khi chúng tôi ở Grand Canyon, đó là quyển "Khu vực nóng". Nó nói về sự bùng phát virus Ebola. Và có thứ gì đó cứ lôi cuốn tôi vào nó. Có hình một loại virus trông ngoằn nghèo trên bìa, và tôi chỉ muốn đọc nó thôi. Tôi chọn quyển sách đó, và khi chúng tôi đi từ dọc Grand Canyon tới Big Sur và tới- thực ra là ở nơi chúng ta đang ở- Monterey. Tôi đã đọc quyển sách đó, và từ lúc tôi đọc, tôi đã biết mình muốn cống hiến trong ngành y. Tôi muốn giống những nhà thám hiểm mà tôi đọc trong sách, những người tới khu rừng rậm châu Phi, vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu và tìm hiểu virus gây chết người đó là gì. Từ lúc đó, tôi đọc tất cả sách y học mà tôi có, và tôi rất yêu thích nó. Tôi đã từng là người ngoài cuộc mà quan sát thế giới y học. Cho tới khi tôi vào cấp 3, tôi nghĩ "Có thể bây giờ -- là học sinh trung học -- tôi có thể trở thành một thành phần hữu ích của thế giới y học to lớn này". Lúc đó tôi 14 tuổi, và tôi gửi mail cho các giảng viên ở trường đại học địa phương để xem liệu tôi có thể làm trong phòng thí nghiệm. Hầu như chẳng ai trả lời Nhưng tôi cũng nghĩ là sao họ phải trả lời một đứa 14 tuổi chứ. Và tôi đi tới hỏi một giảng viên, tiến sĩ Jacobs, người cho phép tôi vào phòng thí nghiệm. Lúc đó, tôi rất thích thú với khoa học thần kinh và muốn thực hiện dự án nghiên cứu về thần kinh học -- đặc biệt là quan sát những tác động của kim loại nặng lên hệ thống thần kinh. Vì vậy tôi đã bắt đầu, và làm trong đó khoảng 1 năm, và tìm thấy kết quả mà tôi nghĩ mọi người đều đoán được khi bạn cho ruồi giấm ăn kim loại nặng -- nó thực sự hủy hoại hệ thần kinh. Tủy sống có những vết nứt. Nơron thần kinh chồng chéo lên nhau. Từ đó tôi không chỉ muốn tìm hiểu sự hủy hoại, mà cả cách ngăn ngừa nó. Đó là lí do dẫn tôi đến bệnh Alzheimer's. Tôi đã bắt đầu đọc về căn bệnh này và cố làm quen với các nghiên cứu, khi tôi đang ở trong thư viện -- tôi đến thư viện y học, và tôi đọc được một bài báo về "các chất dẫn xuất của purine" Chúng có vẻ có thành phần kích thích tế bào tăng trưởng. Và vì chưa biết gì về lĩnh vực này, tôi chỉ nghĩ là "Ồ, bạn có tế bào chết của bệnh Alzheimer gây ra suy giảm trí nhớ, và rồi bạn có hợp chất này -- chất dẫn xuất purine -- là thứ kích thích tế bào tăng trưởng." Và tôi nghĩ "Có lẽ nếu nó kích thích tế bào tăng trưởng, thì nó cũng có thể cản trở tế bào chết" Đó là dự án mà tôi theo đuổi năm đó, và tiếp tục tới bây giờ. Tôi đã tìm ra rằng một dẫn xuất purine được gọi là "guanidine" ngăn cản sự phát triển tế bào khoảng 60%. Sau đó tôi trình bày kết quả này ở Hội chợ Khoa học quốc tế, đó là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của tôi. Và tôi đã được trao "Giải nhất về y học", nó giúp tôi ít nhất đặt được 1 chân vào thế giới y học rộng lớn. Từ lúc đó, và vì bây giờ tôi đã ở trong thế giới thú vị ấy, tôi muốn khám phá tất cả. Tôi muốn tất cả, nhưng điều đó là không thể. Và tôi tình cờ đến với "tế bào gốc ung thư" Đây là điều mà tôi thực sự muốn nói hôm nay- về ung thư. Khi lần đầu tiên tôi nghe về tế bào gốc ung thư, tôi không biết sao có thể kết hợp 2 thứ đó với nhau. Tôi đã nghe về tế bào gốc, và tôi nghe về chúng như một thần dược -- để điều trị bách bệnh trong tương lai. Nhưng tôi lại nghe về ung thư như loại bệnh đáng sợ nhất hiện nay, làm sao kết hợp 1 thứ tốt với 1 thứ xấu? Hè vừa rồi, tôi làm trong Đại học Stanford để nghiên cứu về tế bào gốc ung thư. Và lúc đó, tôi đọc các bài về ung thư cố gắng làm quen với lĩnh vực y học mới mẻ này. Có vẻ như các khối u thực sự hình thành từ tế bào gốc. Nó khiến tôi say mê. Càng đọc tôi càng nhìn nhận khác đi về ung thư và có vẻ như ít e sợ nó hơn. Ung thư có vẻ là hậu quả trực tiếp của việc bị thương tổn. Nếu bạn hút thuốc, bạn hủy hoại mô phổi, và làm xuất hiện ung thư phổi. Nếu bạn uống rượu, bạn hủy hoại gan, và dẫn tới ung thư gan. Nó thực sự thú vị -- có rất nhiều bài báo liên quan nếu bạn bị gãy xương, thì có thể dẫn tới ung thư xương. Bởi vì tế bào gốc -- là những tế bào có khả năng biệt hóa thành bất kì loại mô nào. Vì vậy, nếu cơ thể báo rằng bạn bị tổn thương một bào quan tức là bắt đầu xuất hiện ung thư, nó gần như là phản hồi mang tính sửa chữa. Và khi cơ thể nói rằng mô phổi đang bị tổn thương thì ta cần chữa phổi. Ung thư sẽ bắt đầu từ phổi nó cố sửa chữa -- vì bạn có thừa sự tăng trưởng của những tế bào này mang tiềm năng trở thành mô phổi. Gần như khi cơ thể bắt đầu phản hồi một cách khéo léo, nhưng lại không thể kiểm soát nó. Nó chưa đủ hoàn chỉnh để kết thúc những gì đã bắt đầu. Vì thế, nó thực sự làm tôi say mê. Tôi đoán chúng ta không thể nghĩ về ung thư- nói chi đến các bệnh khác- với những khái niệm đen trắng như vậy. Nếu chúng ta tiêu diệt ung thư theo cách ta đang làm, với hóa trị và xạ trị, là ta đang tàn phá cơ thể với chất độc, phóng xạ, đang cố giết chết ung thư. Dường như ta đang quay lại điểm bắt đầu. Ta cố loại bỏ tế bào ung thư, nhưng ta lại phơi bày ra những tổn thương trước đó mà cơ thể đã cố sửa chữa. Sao chúng ta không nghĩ tới kiểm soát nó, thay vì loại bỏ? Nếu một cách nào đó ta có thể làm những tế bào này phân hóa để trở thành mô xương, mô phổi, mô gan, làm những điều mà ung thư vốn phải làm nó sẽ trở thành quá trình sửa chữa. Ta sẽ khỏe hơn cả trước khi bị ung thư. Điều này đã thay đổi suy nghĩ của tôi về ung thư. Khi tôi đọc những bài báo về ung thư, có vẻ như rất nhiều bài báo đều tập trung về cấu trúc di truyền của ung thư vú cùng sự hình thành và tiến triển của bệnh -- theo dõi ung thư trong cơ thể, nơi chúng trú ngụ, di chuyển, Nhưng điều ấn tượng là tôi chưa bao giờ nghe tới ung thư tim, hay ung thư cơ xương. Cơ xương cấu thành nên 50% cơ thể hoặc hơn. Vì vậy lúc đầu tôi nghĩ "Có lẽ có một vài lí do hiển nhiên mà cơ xương không có ung thư -- ít nhất là tôi chưa biết tới" Nên tôi đã nghiên cứu sâu hơn, tìm thật nhiều bài báo và thật đáng ngạc nhiên -- vì có rất ít tài liệu. Một vài bài báo đi sâu tới mức nói rằng mô cơ xương chống lại được ung thư, và không chỉ vậy, nó còn chống di căn ung thư đến cơ xương. Di căn là khi 1 phần khối u bị tách ra và di chuyển theo dòng máu tới các bào quan khác nhau. Đó là di căn. Đó là phần nguy hiểm nhất của ung thư. Nếu ung thư chỉ xuất hiện tại 1 điểm, ta có thể loại bỏ nó, hoặc một cách nào đó có thể kiềm chế nó. Nhưng một khi nó bắt đầu di chuyển khắp cơ thể, là lúc nó gây chết người. Thực tế là không chỉ ung thư không bắt nguồn từ cơ xương mà nó còn có vẻ không đi tới cơ xương- hình như có điều gì đó ở đây. Những bài báo đó nói "Di căn tới cơ xương là rất hiếm" Nhưng chỉ dừng lại ở đó, không ai giải thích tại sao. Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu. Đầu tiên tôi gửi mail tới các giáo sư thuộc chuyên ngành giải phẫu cơ xương, và nói: "Có vẻ ung thư không tới cơ xương Có lí do nào cho việc này không?" Có nhiều câu trả lời tôi nhận được nói rằng cơ xương là mô biệt hóa giai đoạn cuối. Nghĩa là bạn có tế bào cơ, nhưng chúng không phân chia, nên nó không phải mục tiêu dễ dàng để ung thư tấn công. Nhưng lí do này có vẻ không chắc lắm về việc di căn không tới cơ xương. Hơn nữa, mô thần kinh- não- có ung thư, dẫu tế bào não biệt hóa giai đoạn cuối. Vì vậy, tôi đưa ra một vài giả thuyết mà tôi sẽ nghiên cứu vào tháng Năm này tại Viện Ung thư Sylvester ở Miami. Tôi nghĩ mình sẽ nghiên cứu cho tới khi tìm được câu trả lời. Nhưng trong khoa học, khi bạn có câu trả lời không thể tránh việc sẽ có thêm nhiều nghi vấn mới. Nên chắc tôi sẽ làm việc này cho tới cuối đời. Vài giả thuyết của tôi cho rằng điều đầu tiên bạn nghĩ tới cơ xương, là có rất nhiều mạch máu tới đó. Và điều đầu tiên làm tôi suy nghĩ là mạch máu là con đường của tế bào khối u. Tế bào khối u có thể di chuyển theo mạch máu. Và càng nhiều mạch máu trong mô, càng nhiều khả năng có ung thư hoặc di căn Đầu tiên tôi nghĩ: "Chẳng phải sẽ thuận tiện hơn cho ung thư tới cơ xương sao?" Và ung thư cũng cần quá trình hình thành mạch máu. Thực chất là khối u dùng mạch máu để tự vận chuyển chất dinh dưỡng cho sự phát triển của nó. Nếu không có sự hình thành mạch máu, khối u chỉ to bằng đầu cây kim và vô hại. Vì vậy sự hình thành mạch máu là quá trình then chốt cho sự sinh bệnh của ung thư. Và một bài báo đã thực sự ấn tượng với tôi khi tôi đang cố tìm hiểu tại sao ung thư không tới cơ xương, bài báo đó ghi lại 16% di căn tới cơ xương qua khám nghiệm tử thi. 16%! Nghĩa là có những khối u nhỏ như đầu kim này trong cơ xương nhưng chỉ 16% thực sự di căn -- tức là có lẽ cơ xương có thể kiểm soát sự hình thành mạch máu, có thể kiểm soát những khối u cần những mạch máu đó. Chúng ta sử dụng cơ xương rất nhiều. Đó là một phần của cơ thể -- tim của chúng ta luôn đập. Chúng ta luôn hoạt động cơ. Có thể các cơ biết một cách trực quan rằng nó cần được cung cấp máu? Nó cần co lại liên tục, do đó nó có vẻ ích kỉ. Nó muốn các mạch máu cho bản thân mình. Vì vậy, khi một khối u đi vào mô cơ xương, nó không được cung cấp máu, không thể phát triển. Điều này có nghĩa là có thể có một nhân tố ngăn việc hình thành mạch máu trong cơ xương- và có thể còn hơn thế, như là nhân tố định hướng, và nó có thể điều hướng mạch phát triển -- đây có thể là liệu pháp trong tương lai để chữa ung thư. Một điều thú vị khác là cách khối u di chuyển trong cơ thể, nó là một hệ thống phức tạp- và có một thứ được gọi là mạng lưới chemokine. Chemokine là những chất hấp dẫn hóa học. và chúng là tín hiệu "đi" hay "dừng" của ung thư. Khối u đưa ra những thụ quan chemokine, và bào quan khác -- 1 bào quan ở đâu đó trong cơ thể -- sẽ đưa ra hồi đáp chemokine tương ứng. Khối u thấy chemokine sẽ đi về hướng đó. Liệu cơ xương có thể đưa ra loại phân tử này không? Một điều thú vị khác nữa trong một vài báo cáo, khi cơ xương bị tổn thương đó là thứ tương quan với quá trình di căn tới cơ xương. Hơn nữa, khi cơ xương bị hư tổn, nó tạo ra chemokines -- tín hiệu báo rằng: "Ung thư có thể tới đây", đó là "đèn xanh" cho khối u nó khiến chemokines được thể hiện rõ rệt. Có rất nhiều sự tương tác ở đây. Ý tôi là có rất nhiều cách giải thích cho lí do khối u không tới cơ xương. Nhưng có vẻ như khi nghiên cứu bằng cách tấn công ung thư, tìm xem nơi nào không có ung thư, hẳn phải có điều gì đó -- điều gì đó làm cho loại mô này chống được ung thư. Liệu chúng ta có thể tận dụng đặc tính này hợp chất này, thụ quan này, hay bất cứ thứ gì kiểm soát được đặc tính chống khối u và ứng dụng nó vào liệu pháp ung thư chung? Một thứ gắn kết khả năng chống ung thư của cơ xương -- với loại ung thư xảy ra do phản hồi sửa chữa bị mất kiểm soát -- đó là 1 nhân tố của cơ xương, tên là MyoD. MyoD làm tế bào biệt hóa thành tế bào cơ. Vì vậy MyoD, đã được thử nghiệm trên nhiều loại tế bào khác nhau và thực sự chuyển hóa những loại tế bào đa dạng này thành tế bào cơ xương. Vì vậy, liệu có khả năng tế bào khối u có đi tới mô cơ xương nhưng khi vào trong mô cơ xương, MyoD tác động lên chúng và biến chúng thành tế bào cơ xương? Có lẽ tế bào khối u được che đậy dưới dạng tế bào cơ xương, đó là lí do tại sao nó lại hiếm như vậy. Nó không có hại, nó chỉ sửa chữa lại cơ. Cơ liên tục được sử dụng- liên tục bị tổn thương. Nếu mỗi lần chúng ta làm rách cơ hay mỗi lần ta duỗi cơ hay di chuyển sai cách, ung thư đều xuất hiện- như vậy mọi người đều sẽ có ung thư. Tôi rất ghét phải nói điều đó. Nhưng có vẻ dù cho tế bào cơ, có thể là do chức năng của nó, đã thích nghi nhanh hơn các mô khác trong việc phản hồi thương tổn, để tạo ra phản hồi sữa chữa này và thực sự có khả năng kết thúc quá trình mà cơ thể muốn. Tôi thực sự tin rằng cơ thể con người rất thông minh, và ta không thể chống lại những thứ mà cơ thể nói rằng phải làm. Điều này sẽ khác khi vi khuẩn vào cơ thể - đó là vật ngoại lai -- ta muốn loại bỏ chúng. Nhưng khi cơ thể thực sự bắt đầu một quá trình ta gọi là bệnh tật, sự loại bỏ không phải giải pháp thích hợp. Do đó từ đây, dù cho có khó tin trong tương lai có thể ung thư sẽ được sử dụng như một liệu pháp. Nếu những căn bệnh nơi các mô bị hư hỏng- ví dụ như Alzheimer's, nơi tế bào não chết và ta cần tạo ra những tế bào não mới, những tế bào chức năng mới -- điều gì sẽ xảy ra nếu ta có thể sử dụng ung thư trong tương lai? Một khối u đặt trong não và khiến chúng biệt hóa thành tế bào não? Đó là 1 ý tưởng rất khó tin, nhưng tôi tin nó có thể xảy ra. Các tế bào rất linh hoạt, các tế bào ung thư này cũng vậy – chúng ta chỉ cần sử dụng chúng đúng cách. Một lần nữa, 1 số ý tưởng có thể hơi khó tin, nhưng tôi nghĩ nếu có nơi nào để trình bày những ý tưởng như vậy thì hẳn phải tại TED xin trân trọng cám ơn. (Vỗ tay) Chúng ta đang mất đi khả năng lắng nghe của mình Chúng ta dành gần 60% thời gian giao tiếp cho việc nghe, nhưng lại không nghe tốt. Chúng ta chỉ ghi nhớ 25% những gì nghe được Không phải quý vị, không phải bài nói này, mà nói chung chung là vậy. Hãy thử định nghĩa lắng nghe là việc làm âm thanh trở nên có nghĩa. Đó là một hoạt động trí não và là một quá trình trích rút. Chúng ta sử dụng vài kỹ thuật khá là hay để làm điều này Một trong số đó là nhận diện kiểu mẫu. (Tiếng ồn đám đông) Nên trong một buổi tiệc như thế này, nếu tôi nói "Chú ý, David, Sara" một số trong quý vị chỉ giật mình. Chúng ta nhận diện các kiểu mẫu để phân biệt tiếng ồn và tín hiệu và đặc biệt là tên mình. Phân biệt là một kỹ thuật khác mà chúng ta sử dụng Nếu tôi để mặc tiếng ồn ào này tiếp tục hơn hai phút chính xác là quý vị sẽ không nghe nó nữa Chúng ta lắng nghe sự khác biệt chúng ta không để ý những âm thanh giống nhau. Và rồi có một dãy bộ lọc Tất cả âm thanh khi đi qua những bộ lọc này chỉ được giữ lại những gì chúng ta muốn chú ý. Hầu hết mọi người hoàn toàn không hay biết về những bộ lọc này. Nhưng chúng, trên một phương diện nào đó, tạo ra hiện thực, bởi vì chúng cho biết điều chúng ta đang tập trung vào lúc này. Cho quý vị một ví dụ về điều này: Mục đích đóng vai trò rất quen trọng trong âm thanh, trong sự lắng nghe. Khi tôi cưới vợ, tôi hứa là tôi sẽ luôn lắng nghe cô ấy mỗi ngày như những ngày đầu mới quen. Bây giờ hình như mỗi ngày tôi chỉ còn nghe một ít ngắn ngủi nhất định. (Tiếng cười) Nhưng đó là một mục tiêu rất đáng có trong một mối quan hệ. Nhưng không phải tất cả. Âm thanh đặt chúng ta vào không gian và thời gian. Nếu ngay bây giờ quý vị nhắm mắt lại ở trong căn phòng này, quý vị nhận biết được kích cỡ căn phòng nhờ âm thanh vang và dội trên bề mặt. Và quý vị nhận biết có bao nhiêu người xung quanh nhờ có những tiếng động rất nhỏ mà quí vị đang nhận được. Âm thanh còn đặt chúng ta vào thời gian nữa bởi vì thời gian luôn luôn gắn liền với âm thanh. Thực ra, tôi cho rằng lắng nghe là cách thức chính mà chúng ta nhận biết dòng chảy thời gian từ quá khứ tới tương lai Vì thế, có một câu nói nổi tiếng là "Độ vang là thời gian và có ý nghĩa" Như tôi nói lúc đầu, chúng ta đang mất đi sự lắng nghe của mình. Vì sao tôi nói vậy? Có nhiều lý do để giải thích Đầu tiên là chúng ta phát minh ra cách ghi lại -- đầu tiên là viết lại, rồi thu âm lại và giờ có cả ghi hình nữa. Động lực để lắng nghe chính xác và cẩn thận đã biến mất một cách giản vậy. Thứ hai là, thế giới bây giờ quá ồn ào (Tiếng ồn) dễ dàng nhìn thấy và nghe thấy tạp âm như vậy vẫn diễn ra chỉ là khó lắng nghe mà thôi thật mệt mỏi để lắng nghe. Nhiều người lẩn tránh bằng việc đeo tai nghe headphone nhưng họ lại mở lớn tiếng ra ngoài như thế này chia trường âm thanh thành hàng triệu bong bóng âm nhỏ riêng rẽ. Trong tình huống này, không ai lắng nghe ai cả Chúng ta đang trở nên thiếu kiên nhẫn Chúng ta không thích nghe giảng đạo nhà thờ nữa chúng ta thích đọc "âm thanh" Và nghệ thuật giao tiếp đang được thay thế, mà theo tôi nghĩ là rất nguy hiểm, bằng việc phát sóng cho từng cá nhân. Tôi không biết có bao nhiêu điều được lắng nghe trong buổi trao đổi này thật tiếc là điều này rất bình thường, đặc biệt là ở nước Anh. Chúng ta trở nên lãng tai Các phương tiện truyền thông quất vào chúng ta những kiểu tít thế này để thu hút sự chú ý. Và điều đó có nghĩa là chúng ta lại khó tập trung hơn khi nghe gì đó yên tĩnh, tinh tế nhẹ nhàng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, chúng ta đang mất đi khả năng lắng nghe Đây không phải là chuyện nhỏ. Bởi lắng nghe là cách chúng ta tiếp cận để hiểu. Việc nghe có ý thức luôn dẫn đến việc nắm bắt vấn đề. Và chỉ khi không chủ định lắng nghe thì những điều này mới xảy ra -- một thế giới nơi mà chúng ta không hề lắng nghe lẫn nhau thật là một nơi rất đáng sợ. Vì thế tôi muốn chia sẻ với quý vị năm bài luyện tập đơn giản, những công cụ quý vị có thể đem theo bên mình để nâng cao khả năng nghe có chủ ý. Quý vị thích chứ? (Khán giả: Có) Tốt Điều đầu tiên là sự yên lặng Chỉ cần ba phút yên lặng mỗi ngày là một bài tập tuyệt vời để khởi động lại và cân chỉnh lại đôi tai để quý vị lại có thể nghe được sự yên tĩnh Nếu quý vị không thể có được sự yên tĩnh hoàn toàn hãy đi tìm chỗ yên tĩnh, điều đó hoàn toàn ổn. Thứ hai, tôi gọi là trộn lẫn. (Tiếng ồn) Để thậm chí nếu quý vị ở vào một môi trường ồn ào như thế này -- mà phần lớn thời gian của tất cả chúng ta có mặt ở những nơi như vậy -- ngồi trong quán bar và lắng nghe có bao nhiêu kênh âm thanh tôi có thể nghe? Có bao nhiêu kênh riêng biệt trong đám hỗn độn đó mà tôi đang nghe? Quý vị cũng có thể thực hành ở một nơi cảnh đẹp, như là ở một cái hồ Có bao nhiêu con chim đang hót? Chúng đang ở đâu? Những âm thanh đó vọng đến từ đâu? Đó là một bài tập tuyệt vời để cải thiện chất lượng nghe của quý vị. Thứ bai, bài tập này tôi gọi là sự nhấm nháp và là một bài tập dễ thương. Bài tập này là để thưởng thức âm thanh đời thường Đây là một ví dụ, cái máy sấy tóc của tôi Đó là một điệu van Một, hai, ba. Một, hai, ba. Một hai ba. Tôi yêu điều này Hoặc chỉ cần thử (Máy xay cà phê) Wow! Những âm thanh cuộc sống thế này thực sự thú vị nếu bạn để ý Tôi gọi đó là dàn đồng ca ẩn dấu Nó lúc nào cũng hiện diện quanh chúng ta. Bài tập tiếp theo có thể là phần quan trọng nhất nếu quý vị chỉ có thể thực hiện được một thứ. Đây là những vị trí nghe -- ý tưởng ở đây là quý vị có thể di chuyển vị trí của mình để nghe đúng cái mà quý vị đang nghe Đây là cách thư giãn với những bộ lọc đó Quý vị có nhớ là lúc mới vào đầu tôi đã nói về những bộ lọc này Hãy bắt đầu thử với chúng để làm đòn bẫy lắng nghe chúng rõ ràng và di chuyển qua những chỗ khác. Đây chỉ là một vài vị trí nghe hay là các cấp độ của các vị trí nge mà quý vị có thể dùng Có nhiều vị trí như vậy. Hãy tận hưởng điều đó. Nó rất thú vị. Và cuối cùng, một cụm từ viết tắt. Quý vị có thể dùng cách này để nghe, trong giao tiếp Nếu quý vị là một trong số những người kia mà tôi nghĩ có thể là tất cả mọi người đang nghe bài nói này -- từ viết tắt là RASA, đó là một từ tiếng Phạn có nghĩa là nước cốt, hay là bản chất. RASA là viết tắt của chữ Receive (Thu nhận) có nghĩa là chú ý đến người khác Appreciate (Biết ơn), tạo ít tiếng ồn như là "hmmm, ô, tốt" Summarize (Tóm tắt), từ "vì vậy" rất quan trọng trọng trong giao tiếp và Ask (Hỏi), đặt câu hỏi. Bây giờ, thanh âm là đam mê của tôi, là cuộc sống của tôi. Tôi viết cả một cuốn sách về nó. Vì thế mà tôi sống để nghe. Điều đó là quá sức với rất nhiều người. Nhưng tôi tin rằng mỗi một con người đều cần lắng nghe một cách có ý thức để sống một cách trọn vẹn -- kết nối với không gian và thời gian với thế giới vật chất quanh ta kết nối thấu hiểu lẫn nhau chưa kể đến sự kết nối tinh thần, bởi vì mỗi một dòng chảy tinh thần mà tôi biết về bản chất đều chứa đựng lắng nghe và suy ngẫm. Đó là lý do vì sao chúng ta cần dạy kỹ năng lắng nghe ở trường học. Tại sao nó lại không được dạy? Bởi nó thật điên rồ. Nhưng nếu chúng ta có thể dạy kỹ năng nghe ở trường học chúng ta có thể đưa chúng ta ra khỏi con dốc trơn tuột dẫn tới thế giới đáng sợ và nguy hiểm mà tôi đã nói tới và đưa tới một nơi mà mọi người lúc nào cũng lắng nghe sáng suốt -- hoặc ít nhất là có khả năng làm được. Giờ tôi vẫn chưa tìm ra cách thực hiện điều đó, nhưng đây là TED và tôi nghĩ cộng đồng TED có khả năng làm bất cứ điều gì. Vì thế mà tôi mời quý vị kết nối với tôi, kết nối với nhau thực hiện nhiệm vụ này và hãy dạy cách lắng nghe ở trường học, để trong vòng một thế hệ, biến thế giới này thành một thế giới biết cách lắng nghe -- một thế giới của những kết nối, một thế giới thấu hiểu và một thế giới hòa bình Cảm ơn đã lắng nghe tôi hôm nay. (Vỗ tay) Đến cuối năm nay, sẽ có gần một tỉ người trên hành tinh này thường xuyên sử dụng các mạng xã hội. Điểm chung của họ đó là họ đều sẽ chết. Đó có thể là một ý nghĩ khá tối tăm, nhưng tôi cho rằng nó có một số ý nghĩa sâu xa đáng để khám phá. Điều đầu tiên khiến tôi suy nghĩ về chuyện này là một bài viết trên blog vào đầu năm nay của Derek K. Miller, một nhà báo chuyên về khoa học kỹ thuật và đã mất vì ung thư. Miller đã nhờ gia đình và bạn bè viết một bài để đăng lên ngay sau khi anh ta mất. Đây là đoạn anh ấy đã viết mở đầu. Anh ấy viết "Thế đấy. Tôi đã chết và đây là bài viết cuối cùng trên blog của tôi. Trước đó, tôi đã yêu cầu rằng ngay sau khi cơ thể tôi ngưng sống vì căn bệnh ung thư, gia đình và bạn bè tôi sẽ cho đăng mẩu tin nhắn mà tôi đã viết sẵn -- phần mở đầu cho quá trình biến một trang web đang hoạt động thành một kho lưu trữ." Khi còn là một nhà báo, kho lưu trữ của Miller có thể đã được viết ra và quản lý cẩn thận hơn tất cả, điều mấu chốt đó là tất cả chúng ta hiện nay đều tạo ra một kho lưu trữ hoàn toàn khác với mọi thứ mà được tạo ra bởi các thế hệ trước. Hãy suy ngẫm về một số dữ liệu sau. Ngay hiện tại có 48 giờ video đang được đăng tải lên YouTube mỗi phút. Có 200 triệu Tweets đang được đăng lên mỗi ngày. Và một người dùng Facebook bình thường tạo ra 90 đơn vị nội dung mỗi tháng. Giờ nghĩ về bố mẹ hay ông bà của bạn, nhiều nhất họ có thể làm được vài video quay tại nhà hay một số bức ảnh, hay một cuốn nhật ký đặt trong một cái hộp ở đâu đó. Nhưng hiện nay chúng ta đang tạo ra một kho dữ liệu số đồ sộ mà sẽ tồn tại mãi mãi trong không gian số sau khi ta đã biến mất. Và tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầy tiềm năng cho các kỹ sư. Để cho rõ ràng, tôi là một nhà báo chứ không phải một nhà kỹ thuật học, vì vậy tôi muốn một cách ngắn gọn khắc họa bức tranh hiện tại và tương lai. Ngay bây giờ chúng ta đã có một số dịch vụ được thiết kế để cho ta quyết định điều gì sẽ xảy ra đối với hồ sơ online và các tài khoản mạng xã hội của bản thân sau khi mình chết. Thật ra một trong số chúng, rất vừa vặn, tìm tới tôi khi tôi đang đăng nhập vào một nhà hàng ở New York bằng ứng dụng Foursquare. (Ghi âm) Adam Ostrow: Chào. Tử thần: Adam? AO: Vâng. Tử thần: Cái chết có thể tìm đến người mọi nơi, mọi lúc, ngay cả khi đang ăn. AO: Ai đó? Tử thần: Truy cập ifidie.net trước khi quá muộn. (Tiếng cười) Adam Ostrow: Khá ghê rợn, đúng không? Dịch vụ này, rất đơn giản, cho phép bạn tạo một tin nhắn hoặc video để đưa lên Facebook sau khi bạn chết. Một dịch vụ khác tên là 1000 Kỷ niệm. Nó cho phép bạn tạo cho người thân một vật tưởng nhớ online, trong đó có ảnh và video và những câu chuyện mà họ có thể đưa lên mạng sau khi bạn qua đời. Nhưng điều tiếp theo còn thú vị hơn. Có lẽ rất nhiều trong số các bạn đã quen thuộc với Deb Roy người mà tháng Ba năm nay đã cho thấy làm cách nào anh ta có thể phân tích hơn 90,000 giờ các video tự quay tại nhà. Tôi nghĩ rằng trong khi khả năng hiểu ngôn ngữ người và xử lý khối lượng dữ liệu lớn của máy móc liên tục được cải thiện, việc phân tích cả một đời người sẽ trở nên khả thi -- Tweets, ảnh, video, bài viết blog -- những thứ chúng ta đang tạo ra với số lượng khổng lồ. Và tôi nghĩ khi điều đó xảy ra, con người số của chúng ta sẽ có thể tiếp tục tương tác với thế giới thực sau khi ta đã mất nhờ vào sự đồ sộ của khối lượng nội dung chúng ta đang tạo ra và khả năng thấu hiểu chúng của công nghệ. Chúng ta vừa mới bắt đầu một vài thí nghiệm. Một dịch vụ tên là Tweet Tiếp Theo Của Tôi phân tích toàn bộ tài khoản twitter của bạn, mọi thứ bạn đã đăng lên Twitter, để dự đoán điều gì bạn sẽ nói tiếp theo. Ngay lúc này, các bạn thấy đấy, kết quả có thể còn hơi hài hước. Các bạn có thể tượng tượng một điều như thế này trong 5, 10 hay 20 năm nữa khi mà công nghệ của ta đã được cải thiện. Bước một bước xa hơn, phòng thí nghiệm truyền thông của MIT đang phát triển những robot có khả năng tương tác giống con người hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những robot này có thể tương tác theo những tính cách đặc biệt của một người dựa trên hàng trăm nghìn nội dung mà người đó tạo ra lúc còn sống? Cuối cùng, hãy xem lại cảnh quay nổi tiếng này từ đêm bầu cử 2008 tại Hoa Kỳ, khi CNN chiếu ảnh ba chiều thực của nghệ sĩ hip hop Will.i.am vào phòng quay của họ cho một cuộc phỏng vấn với Anderson Cooper. Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể dùng công nghệ tương tự để chiếu hình ảnh người thân vào phòng khách của ta -- giao tiếp như thật dựa trên những gì họ tạo ra khi còn sống. Tôi nghĩ rằng điều đó hoàn toàn là khả thi bởi khối lượng dữ liệu ta đang sử dụng và khả năng thấu hiểu chúng của công nghệ đều đang tăng lên theo cấp số bội. Để kết thúc, tôi cho rằng chúng ta nên nghĩ về việc liệu ta có muốn điều đó trở thành hiện thực hay không -- và nếu như vậy, điều gì mới là định nghĩa của cuộc sống và những điều tiếp sau đó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn có biết rằng chúng ta có 1,4 triệu trạm thu phát sóng lắp đặt trên thế giới? Và chúng là các trạm cố định. Và chúng ta cũng có hơn 5 tỉ các loại thiết bị. Đó là điện thoại di động. Và với những chiếc điện thoại di động, chúng ta truyền hơn 600 terabytes dữ liệu mỗi tháng. Một con số 6 với 14 con số 0 -- một con số rất lớn. Và giao tiếp không dây trở thành một công cụ như điện và nước vậy. Chúng ta dùng nó mỗi ngày. Chúng ta dùng nó trong cuộc sống hằng ngày -- cho công việc riêng tư, cho công việc kinh doanh. Và chúng ta thậm chí đôi khi được hỏi, một cách tế nhị, là tắt điện thoại vào những sự kiện như thế này. Và nó quan trọng tại sao tôi quyết định nhìn vào những vấn đề mà công nghệ này có, vì nó rất cơ bản cho cuộc sống của chúng ta. Và một trong những vấn đề là khả năng. Cách mà chúng ta truyền dữ liệu vô tuyến là bằng cách sử dụng sóng điện từ -- cụ thể là sóng radio. Và sóng radio thì hạn chế. Chúng khan hiếm; chúng mắc; và chúng ta chỉ có một khoảng nhất định. Và chính hạn chế đó không theo kịp với nhu cầu truyền tải dữ liệu không dây và số lượng byte và dữ liệu được truyền tải mỗi tháng. Và chúng đơn giản là cạn dải quang phổ. Có một vấn đề khác. Đó là vấn đề hiệu quả. 1,4 triệu trụ tín hiệu đó, hay trạm cố định, tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Và để nhắc nhở các bạn, hầu hết năng lượng khổng phải dùng để truyền tải sóng radio, mà được sử dụng để làm mát trạm cố định. Và hiệu của các trạm cố định đó chỉ có 5%. Và nó tạo nên một vấn đề lớn. Rồi có một vấn đề khác mà các bạn nhận thấy. Các bạn phải tắt điện thoại di động trong lúc bay. Trong bệnh viện, đó là vấn đề an ninh. Và an ninh là một vấn đề khác. Những sóng radio đó xuyên qua tường. Chúng có thể bị can thiệp, và ai đó có thể dùng mạng của các bạn nếu người đó có ý định xấu. Vì vậy có 4 vấn đề chính. Nhưng mặt khác, chúng ta có 14 tỉ những cái này: bóng đèn, ánh sáng. Và ánh sáng là một phần của dải quang phổ điện từ. Vì vậy nhìn vào toàn bộ dải phổ điện từ, ở đây chúng ta có tia gamma. Các bạn không muốn gần tới các tia gamma đâu, nó rất nguy hiểm. Tia X, hữu dụng khi bạn đi bệnh viện. Rồi có tia cực tím. Nó tốt cho làm nâu da, nhưng mặt khác nguy hiểm cho cơ thể người. Tia hồng ngoại -- vì vấn đề an toàn mắt, các bạn chỉ có thể dùng nó với năng lượng nhỏ. Và rồi các bạn có sóng radio, chúng có các vấn đề mà tôi vừa kể. Và ở giữa, chúng ta có dải quang phổ ánh sáng thấy được. Đó là ánh sáng, và ánh sáng có mặt hàng triệu triệu năm rồi. Và thực ra, nó tạo ra chúng ta, tạo ra sự sống, tạo ra tất cả sự sống. Vì vậy nó có thể nói là an toàn để sử dụng. Và nó không tuyệt sao khi có thể dùng để giao tiếp không dây. Không chỉ vậy, tôi so sánh nó với toàn bộ dải quang phổ. Tôi so sánh dải sóng radio -- kích thước của nó -- với kích thước của dải quang phổ ánh sáng thấy được. Và thấy gì? Chúng ta có hơn 10.000 lần hơn sóng radio, cho chúng ta sử dụng. Vì vậy không chỉ chúng ta có lượng khổng lồ quang phổ này, thử so sánh với các số liệu mà tôi vừa kể. Chúng ta có 1,4 triệu trạm thu phát sóng mắc, không hiệu quả. Và nhân nó lên 10.000, và chúng ta có 14 tỉ. 14 tỉ là số lượng bóng đèn đang được sử dụng. Vì vậy chúng ta có một cơ sở hạ tần sẵn có. Nhìn lên trần nhà, bạn thấy tất cả những bóng đèn này. Nhìn xuống sàn, các bạn cũng thấy bóng đèn. Chúng ta có thể dùng chúng để giao tiếp? Có thể. Chúng ta cần phải làm gì? Điều chúng ta cần làm là chúng ta phải thay thế những bóng đèn dây tóc không hiệu quả này, đèn huỳnh quang, với công nghệ đèn LED, bóng đèn LED. Một bóng đèn LED là một chất bán dẫn. Một thiết bị điện. Và nó có một đặc tính rất hay. Độ sáng của nó có thể thay đổi với tốc độ rất nhanh, và nó có thể bật tắt rất nhanh. Và đây là một đặc tính cơ bản mà chúng tôi khám phá với công nghệ của chúng tôi. Và để xem chúng tôi là như thế nào. Hay xem dải quang phổ gần nhất với ánh sáng thấy được -- cái điều khiển từ xa. Các bạn biết rằng cái điều khiển từ xa có một đèn LED hồng ngoại -- cơ bản là bạn bật nó, và nếu nó tắt, bạn tắt nó. Và nó tạo ra một luồng dữ liệu tốc độ thấp, đơn giản vào khoảng 10.000 bits một giây, 20.000 bits một giây. Không dùng được cho phim YouTube. Cái mà chúng tôi đã làm là chúng tôi phát triển một công nghệ với cái mà chúng tôi có thể thay thế xa hơn cái điều khiển từ xa của bóng đèn. Chúng tôi truyền tải với công nghệ của chúng tôi, không chỉ một luồng dữ liệu, chúng tôi truyền tải hàng nghìn luồng dữ liệu song song, với tóc độ thậm chí cao hơn. Và công nghệ chúng tôi phát triển -- được gọi là SIM OFDM. Và nó là một sự uốn không gian -- đó là những thuật ngữ kỹ thuật duy nhất, tôi không đi vào chi tiết -- nhưng đây là cách mà chúng tôi làm cho nguồn sáng đó truyền tải dữ liệu. Bạn sẽ nói, "Được thôi, hay đó -- một đoạn phim tạo ra trong 10 phút." Nhưng không chỉ vậy. Cái mà chúng tôi đã làm là chúng tôi đã phát triển một máy chiếu. Và tôi biểu diễn lần đầu tiên ngoài cộng đồng máy chiếu ánh sáng thấy được này. Và cái mà chúng tôi có ở đây là một cái đèn bàn bình thường. chúng tôi gán bóng đèn LED, với giá 3 đô-la Mỹ, gắn vào công nghệ xử lý tính hiệu của chúng tôi. Và rồi cái mà chúng tôi có ở đây là một cái lỗ nhỏ. Và ánh sáng đi xuyên qua lỗ đó. Có một bộ nhận tín hiệu. Bộ nhận tín hiệu sẽ chuyển đổi những thay đổi nhỏ mà chúng tôi tạo ra thành tín hiệu điện tử. Và tín hiệu điện tử đó được chuyển đổi trở lại thành luồng dữ liệu tốc độ cao. Trong tương lai chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tích hợp cái lỗ nhỏ này và những chiếc điện thoại thông minh. Và không chỉ tích hợp nhận diện hình ảnh, mà có thể sử dụng camera bên trong. Vì vậy cái diễn ra khi tôi bật đèn lên. Như các bạn trông chờ, đây là một cái đèn bàn. Đặt sách bên dưới và bạn có thể đọc. Nó thắp sáng. Nhưng cùng lúc đó, các bạn thấy đoạn video này ở trên đây. Và đó là một đoạn video, video chất lượng cao được truyền tải thông qua ánh sáng. Các bạn chỉ trích. Các bạn nghĩ, "Ha, ha, ha. Đây là một trò đùa thôi." Nhưng để tôi làm thế này. (Vỗ tay) Lần nữa. Vẫn không tin? Đó là bóng đèn này truyền dữ liệu video chất lượng cao thành những luồng nhỏ. Và nếu bạn nhìn vào cái đèn, nó thắp sáng như là các bạn trông đợi. Các bạn không cảm nhận với mắt người. Các bạn không nhận thấy các thay đổi biên độ nhỏ mà chúng tôi làm với bóng đèn này. Nó vẫn chiếu sáng, nhưng cùng lúc, chúng tôi có thể chuyển tải dữ liệu. Và các bạn vừa thấy, thậm chí ánh sáng từ trần nhà chiếu xuống bộ nhận tín hiệu. Nó có thể loại bỏ ánh sáng liên tục đó, vì cái mà bộ nhận tín hiệu quan tâm là các thay đổi nhỏ. Các bạn cũng có câu hỏi quan trọng bây giờ. Các bạn nói, "Được rồi, tôi có cần phải để nó sáng mọi lúc để nó làm việc không?" Và câu trả lời là phải. Nhưng các bạn có thể giảm ánh sáng tới mức độ mà nó như là tắt. Và các bạn vẫn có thể truyền tải dữ liệu -- điều đó là có thể. Và tôi cũng nói tới 4 thách thức. Khả năng: Chúng ta có hơn 10.000 lần dải quang phổ, 10.000 lần nhiều bóng đèn LED được gắn trong cơ sở hạ tầng. Các bạn có thể đồng ý với tôi, hy vọng vậy, không có vấn đề về khả năng nữa. Hiệu quả: Đây là truyền tải bằng chiếu sáng -- nó là thiết bị truyền tải chiếu sáng đầu tiên. Và nếu các bạn tính toán về năng lượng, truyền tải dữ liệu miễn phí -- hiệu quả năng lượng cao. Tôi không kể tới hiệu quả năng lượng cao của những bóng đèn LED. Nếu toàn thế giới sử dụng chúng, các bạn có thể tiết kiệm được hàng trăm nhà máy điện. Riêng điều đó thôi. Và rồi tôi nói đến tính sẵn có. Các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta có ánh sáng trong bệnh viện. Chúng ta cần nhìn thấy cái mà chúng ta làm. Các bạn có ánh sáng trên máy bay. Vì vậy ánh sáng ở khắp nơi. Nhìn xung quanh. Mọi thứ. Nhìn vào chiếu điện thoại thông minh của các bạn. Nó có đèn pin, một đèn pin LED. Đó là những nguồn sáng tiềm năng cho truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Và rồi về bảo mật. Các bạn có thể đồng ý với tôi rằng ánh sáng không xuyên qua tường. Vì vậy không ai, nếu tôi có ánh sáng ở đây, nếu tôi có dữ liệu mật, không ai ở mặt bên kia của căn phòng thông qua bức tường có thể đọc được dữ liệu. Và chỉ có dữ liệu khi mà có ánh sáng. Vì vậy nếu tôi không muốn bộ nhận tín hiệu nhận dữ liệu, thì cái mà tôi có thể làm, là xoay nó đi. Vì vậy dữ liệu đi về hướng đó, không ở đây nữa. Bây giờ chúng ta thực sự thấy dữ liệu đang đi đâu. Vì vậy với tôi, áp dụng của nó, với tôi, là ngoài sự tưởng tượng lúc này. Chúng ta có một thể kỷ thật tuyệt, các nhà phát triển ứng dụng thông minh. Và các bạn chỉ phải nhận thấy, nơi chúng ta có ánh sáng, thì đó là tiềm năng để truyền tải dữ liệu. Nhưng tôi có thể cho các bạn một vài ví dụ. Các bạn có thể thấy tác động ngay bây giờ. Đây là một cái điều khiển phương tiện giao thông dưới biển. Và chúng dùng ánh sáng để chiếu sáng dưới đó. Và ánh sáng này có thể được dùng để truyền tải dữ liệu không dây rằng những thứ này được dùng để liên lạc với nhau. Các môi trường an toàn về bản chất như là nhà máy hóa dầu này -- các bạn không thể dùng RF, chúng có thể tạo ra tia lửa từ ăng-ten, nhưng có thể dùng ánh sáng -- các bạn thấy nhiều đèn. Trong bệnh viện, với các thiết bị y tế mới; trên đường đèn giao thông. Các xe hơi có đèn chiếu sáng LED, đèn LED sau, và xe hơi có thể liên lạc với nhau và tránh tai nạn bằng cách trao đổi thông tin. Đèn giao thông có thể liên lạc với xe và nhiều nữa. Và khi bạn có màng triệu những cái đèn đường lắp đặt quanh thế giới. Và mọi đèn đường có thể là một điểm truy cập miễn phí. Chúng tôi gọi nó, thực sự là, một Li-Fi, ánh sáng-trung thực. Và rồi chúng ta những buồng máy bay. Có hàng trăm bóng đèn trong một buồn máy bay, và mỗi bóng đèn đó có thể trở thành một cái truyền tín hiệu không dây. Và các bạn có thể xem TED video trên đường bay dài về nhà. Cuộc sống trên mạng. Và tôi nghĩ điều đó có thể. Và, tất cả chúng ta cần làm là gắn một con chíp nhỏ vào mỗi thiết bị chiếu sáng. Và nó sẽ gộp 2 chức năng cơ bản: chiếu sáng và truyền tải dữ liệu không dây. Và sự cộng sinh đó, cá nhân tôi tin rằng có thể giải quyết 4 vấn đề cơ bản mà chúng ta đối mặt trong liên lạc không dây hiện tại. Và trong tương lai, các bạn sẽ không chỉ có 14 tỉ bóng đèn, các bạn có thể có 14 tỉ Li-Fis lắp đặt khắp thế giới -- cho một tương lai sạch hơn, xanh hơn, và thậm chí sáng hơn Cảm ơn. (Vỗ tay) Mỗi chúng ta sở hữu một đặc trưng mạnh mẽ nhất, nguy hiểm nhất, có tính nổi loạn nhất mà chọn lọc tự nhiên đã để lại. Đó là một kỹ thuật ở hệ thần kinh thính giác để mắc nối với tâm trí người khác. tôi đang nói về ngôn ngữ, tất nhiên, bởi nó cho phép bạn cấy một suy nghĩ của bạn trực tiếp vào tâm trí người khác, và họ cũng có thể làm vậy với bạn, mà không ai trong số các bạn phải tiến hành phẫu thuật. Thay vào đó, khi bạn nói, bạn đang thực chất sử dụng một dạng truyền tín hiệu không mấy khác biệt so với chiếc điều khiển tivi của bạn. Chỉ là, khi mà thiết bị đó phụ thuộc vào những xung sáng hồng ngoại, ngôn ngữ của bạn phụ thuộc vào những nhịp điệu những nhịp điệu rời rạc, của thanh âm. Và như khi bạn dùng chiếc điều khiển để thay thế sự cài đặt bên trong của chiếc TV cho phù hợp với tâm trạng của bạn, bạn dùng ngôn ngữ để thay thế sự sắp đặt bên trong não bộ của người khác cho phù hợp với sở thích của bạn. Ngôn ngữ là tiếng nói của di truyền, giành lấy thứ chúng muốn. Hãy tưởng tượng sự thích thú của một em bé khi khám phá ra rằng, chỉ đơn thuần bởi phát ra một âm thanh, nó có thể đưa các vật di chuyển quanh phòng như thể một phép màu, và thậm chí vào miệng nó. Bây giờ tính nổi loạn của ngôn ngữ được nhận ra qua từng lứa tuổi trong kiểm duyệt, trong những cuốn sách bạn không được đọc những cụm từ bạn không được dùng và những từ bạn không thể nói. Thật ra, câu chuyện về Tòa Tháp Babel trong Kinh thánh là một truyện ngụ ngôn, một lời cảnh báo về sức mạnh của ngôn ngữ. Chiểu theo câu chuyện đó, loài người từ thời xa xưa đã phát triển những lời nói dí dỏm bằng cách sử dụng ngôn ngữ để làm việc với nhau, họ có thể dựng một tòa tháp có thể đưa họ tới thiên đường. Chúa trời, tức giận bởi sự cố gắng để vượt bậc khả năng của ngài, phá hủy tòa tháp, và để chắc chắn rằng nó sẽ không thể được xây lại, ngài phân tán con người bằng cách cho họ nhiều loại ngôn ngữ khác nhau -- làm họ bối rối bằng cách cho họ nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Và điều này dẫn đến một sự trớ trêu rằng các ngôn ngữ xuất hiện để ngăn cản chúng ta giao tiếp với nhau. Thậm chí ngày nay, chúng ta biết rằng có những từ chúng ta không thể dùng, cụm từ chúng ta không thể nói, bởi nếu ta làm vậy, chúng ta có thể bị bắt, cầm tù, hoặc thậm chí bị giết. Và tất cả những điều này xuất phát từ một luồng hơi từ miệng chúng ta. Bây giờ tất cả những sự nhặng xị về một đặc trưng đơn giản của loài chúng ta nói cho chúng ta biết có những điều đáng giải thích. Và đó là làm thế nào và tại sao đặc trưng tiêu biểu này tiến hóa, và tại sao nó chỉ tiến hóa trong loài của chúng ta? Bây giờ đó là một chút ngạc nhiên rằng để có câu trả lời cho vấn đề đó, chúng ta phải sử dụng tới loài tinh tinh. Bây giờ những con tinh tinh này biết sử dụng dụng cụ, và chúng ta coi đó là dấu hiệu của sự tinh khôn. Nhưng nếu chúng thực sự tinh khôn, tại sao chung lại dùng một cái que để tìm những con mối trong lòng đất chứ không phải một cái xẻng? Và nếu chúng thực sự tinh khôn, tại sao chúng lại đập vỏ hạt bằng hòn đá? Tại sao chúng không đi vào một cửa hàng và mua một túi quả hạch mà ai đó đã đập sẵn cho chúng? Sao không? Ý tôi là, đó là điều chúng ta làm. Lý do khiến loài tinh tinh không làm việc đó là bởi chúng thiếu cái mà các nhà tâm lý học và nhân chủng học gọi là học hỏi từ xã hội. Chúng có vẻ thiếu khả năng để học từ những người khác bằng cách bắt chước hoặc đơn giản là quan sát. Kết quả là chúng không thể phát triển trên ý tưởng của con khác hoặc học từ những lỗi sai của các con khác -- lợi ích từ trí khôn của những con khác. Vì vậy chúng làm những điều giống nhau hết lần này tới lần khác. Thực tế là, chúng ta có thể đi đâu đó 1 triệu năm nữa và quay trở lại và lũ tinh tinh vẫn làm điều đó với những cái que đó để đào mối và những hòn đá đó để đập quả hạch. Có thể điều này nghe kênh kiệu, hoặc thậm chí đầy ngạo mạn. Làm sao mà ta biết được điều đó? Bởi vì đó chính là cách mà tổ tiên chúng ta, người đứng thẳng -- Homo erectus, đã làm. Những con khỉ hình người biết đứng thẳng đó đã tiến hóa trên các xavan ở Châu Phi khoảng 2 triệu năm trước, và họ làm ra những chiếc rìu tay tuyệt vời vừa khít với tay bạn. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những hóa thạch, chúng ta nhận ra rằng họ làm đúng những chiếc rìu đó hết lần này tới lần khác trong suốt một triệu năm. Bạn có thể lần theo các mẫu hóa thạch. Bây giờ nếu chúng ta đoán xem người đứng thẳng Homo erectus đã sống bao lâu, khoảng cách mỗi thế hệ là bao nhiêu, thì đó là vào khoảng 40,000 thế hệ từ cha mẹ tới con cái và những cá nhân khác quan sát, mà trong đó không hề có thay đổi về chiếc rìu. Nó không hề rõ ràng rằng họ hàng gần về gene của chúng ta, người Neanderthal, có học hỏi từ xã hội. Chắc chắn, dụng cụ của họ tinh vi hơn là của những người đứng thẳng, nhưng họ cũng cho thấy rất ít thay đổi trong suốt 300,000 năm mà người Neanderthal, sống ở lục địa Á Âu. Được rồi, điều này cho chúng ta biết rằng ngược lại với câu ngạn ngữ, "bắt chước như khỉ" điều ngạc nhiên thực sự là tất cả các loài động vật khác đều không thể làm được như vậy -- ít nhất là không làm được nhiều. Và ngay cả bức tranh này có dấu vết đáng ngờ rằng đã bị cắt ghép -- thứ gì đó từ rạp xiếc Barnum & Bailey. Nhưng nếu so sánh, chúng ta có thể học. Chúng ta có thể học bằng cách quan sát người khác rồi bắt chước những điều họ có thể làm. Chúng ta có thể chọn, từ một loạt các lựa chọn, ra cái tốt nhất. Chúng ta hưởng lợi ích từ ý tưởng của người khác. Chúng ta phát triển trên nền tảng trí tuệ của họ. Và kết quả là các ý tưởng của chúng ta được nhân rộng, và kỹ thuật được cải tiến. Sự thích nghi văn hóa có tính tích lũy này, như các nhà nhân chủng học gọi sự nhân rộng ý tưởng, là nguyên do của mọi thứ quanh bạn trong cuộc sống hàng ngày hối hả. ý tôi là thế giới đã thay đổi toàn diện so với những gì chúng ta nhận ra thậm chí là 1000 hay 2000 năm trước. và tất cả bởi vì sự thích nghi văn hóa có tính tích lũy. Chiếc ghế bạn ngồi, những ngọn đèn trong trường quay, chiếc microphone của tôi, iPad, iPod mà các bạn mang theo mình đều là kết quả của sự thích nghi văn hóa có tính tích lũy. Đối với nhiều nhà bình luận hiện nay, sự thích nghi văn hóa có tính tích lũy, hay sự học hỏi từ xã hội, đã hoàn thiện. Loài của chúng ta có thể chế tạo các dụng cụ vì thế chúng ta đã thành công theo một cách mà chưa loài nào khác làm được. Trên thực tế, chúng ta còn có thể tạo ra "các công cụ cuộc sống" -- và như tôi vừa nói, mọi thứ quanh ta. Nhưng thực chất khoảng 2000 năm trước, khi loài chúng ta mới xuất hiện và đạt được khả năng học hỏi từ xã hội, đó mới chỉ là khởi đầu của câu chuyện, chứ không phải là điểm kết thúc. Bởi việc giành được khả năng học hỏi từ xã hội tạo ra một nghịch lý xã hội và tiến hóa, giải pháp cho nghịch lý này, công bằng mà nói, sẽ không chỉ định hình tương lai của tâm lý học, mà còn là tương lai của cả thế giới. Và quan trọng nhất, nó sẽ cho chúng ta biết tại sao chúng ta có ngôn ngữ. Và tại sao nghịch lý lại xuất hiện liệu có phải là sự học hỏi xã hội là một hành vi trộm cắp qua hình ảnh. Nếu tôi có thể học hỏi bằng cách quan sát bạn, tôi có thể lấy đi ý tưởng tốt nhất của bạn, và tôi có thể hưởng lợi từ nỗ lực của bạn, mà không cần phải dành ra thời gian và công sức như bạn để phát triển chúng. Nếu tôi có thể quan sát cách bạn bắt một con cá, hay cách bạn đục rìu, để làm nó tốt hơn, hoặc nếu tôi bí mật theo chân bạn tới khoảng đất trồng nấm của bạn tôi có thể hưởng lợi ích từ kiến thức và trí tuệ và kỹ năng của bạn và thậm chí có thể bắt được con cá đó trước cả bạn. Sự học hỏi từ xã hội là hành vi trộm cắp qua hình ảnh. Và ở bất kỳ loài nào có kỹ năng này, nó sẽ khiến bạn cảm thấy cần thiết phải che giấu những ý tưởng hay nhất của mình, nếu không ai đó sẽ lấy cắp chúng. Và vì vậy khoảng 200,000 năm trước, loài chúng ta đối mặt với khủng hoảng này. Và chúng ta chỉ có 2 lựa chọn để đối mặt với sự mâu thuẫn mà hành vi trộm cắp hình ảnh mang lại. Một là chúng ta có thể rút lui về các nhóm gia đình nhỏ. Bởi vì khi ấy ích lợi từ kiến thức và trí tuệ sẽ chỉ trôi về họ hàng chúng ta. Nếu chúng ta chọn cách này, 200,000 năm trước, chúng ta có thể vẫn đang sống như người Neanderthal khi chúng ta tới Châu Âu 40,000 năm trước. Và bởi vì ở trong các nhóm nhỏ có ít ý tưởng hơn, có ít cải tiến hơn. Và các nhóm nhỏ dễ gặp tai nạn và kém may mắn hơn. Vậy nếu chúng ta đã chọn con đường đó, con đường tiến hóa của chúng ta đã hướng vào rừng rậm -- và chắc chắn đã trở thành một con đường ngắn ngủi Lựa chọn khác là phát triển hệ thống liên lạc cho phép chúng ta chia sẻ các ý tưởng và hợp tác với những người khác. Chọn cách này có nghĩa là một nguồn kiến thức và trí tuệ được nhân rộng ở quy mô lớn hơn rất nhiều sẽ trở nên sẵn có cho bất kỳ cá nhân nào so sánh với chỉ trong một gia đình cá thể hay với chỉ một cá nhân. Chúng ta chọn cách thứ hai, và ngôn ngữ là kết quả. Ngôn ngữ tiến hóa để giải quyết khủng hoảng của hành vi trộm cắp qua hình ảnh. Ngôn ngữ là một phần của kỹ năng xã hội để gia tăng lợi ích của sự cộng tác -- để đạt được các thỏa thuận, để ký kết hợp đồng và để phối hợp các hoạt động của chúng ta. Và bạn có thể thấy rằng trong một xã hội đang phát triển bắt đầu nắm bắt được ngôn ngữ, thì không có ngôn ngữ sẽ như một chú chim không có cánh. Giống như đôi cánh mở ra bầu trời cho những chú chim khám phá, ngôn ngữ mở ra sự hợp tác cho loài người khám phá. và chúng ta coi điều này là hiển nhiên, bởi vì chúng ta là một loài tự nhiên với ngôn ngữ. Nhưng bạn phải nhận thấy rằng thậm chí hành động trao đổi đơn giản nhất chúng ta tham gia cũng hoàn toàn phụ thuộc vào ngôn ngữ. Và để nhận thấy tại sao, hãy nhìn nhận hai hoàn cảnh lúc đầu của quá trình phát triển. Hãy tưởng tượng rằng bạn rất giỏi trong việc làm đầu mũi tên, nhưng bạn vô vọng khi làm những ngọn giáo có đính lông vũ. Bạn biết hai người làm giáo rất giỏi, nhưng lại vô vọng khi làm mũi tên. Vậy điều bạn làm là -- một trong hai chưa nắm được ngôn ngữ. Và hãy giả dụ là người còn lại có khả năng ngôn ngữ tốt. Vậy điều bạn làm là bạn lấy một số đầu mũi tên, và tới chỗ người chưa nói được tốt, và đặt các đầu mũi tên xuống trước mặt anh ta, hy vọng rằng anh ta sẽ hiểu bạn muốn đổi các đầu mũi tên lấy các ngọn giáo. Nhưng anh ta nhìn vào các đầu mũi tên, nghĩ rằng chúng là một món quà, nhặt chúng lên, cười, rồi quay đầu đi thẳng. Bây giờ bạn đuổi theo anh ta, khoa tay múa chân rối rít. Một cuộc ẩu đả xảy ra và bạn bi đâm bởi một trong các đầu mũi tên của chính mình. Được rồi, bây giờ bạn tua lùi cảnh này lại, và bạn đang tiến tới chỗ người có ngôn ngữ. Bạn đặt các đầu mũi tên xuống và nói, "Tôi muốn đổi những đầu mũi tên này lấy các ngọn giáo. Tôi sẽ chia anh 50/50" Người còn lại nói, "Tốt thôi. Tôi thấy thế cũng được. Làm thế đi." Và công việc thế là xong. Một khi chúng ta có ngôn ngữ, chúng ta có thể gộp lại các ý tưởng và hợp tác để có thành công mà chúng ta không có được trước khi có ngôn ngữ. Và đây là lý do loài chúng ta đã thành công trên khắp thế giới trong khi các loài khác ngồi sau song sắt vườn bách thú, héo hon mòn mỏi. Đó là lý do chúng ta xây các tàu con thoi và thánh đường trong khi phần còn lại của thế giới chọc que vào lòng đất để đào mối. Được rồi, nếu cách nhìn này về ngôn ngữ và giá trị của nó trong việc giải quyết khủng hoảng của hành vi trộm cắp hình ảnh là đúng, bất kỳ loài nào có khả năng này sẽ thể hiện sự bùng nổ về sáng tạo và thịnh vượng. Và đây chính xác là điều mà di chỉ khảo cổ thể hiện. Nếu bạn nhìn vào tổ tiên của chúng ta, Người Neanderthal và người đứng thẳng, các tổ tiên gần chúng ta nhất, họ chỉ sống hạn chế trong những vùng nhỏ trên trái đất. Nhưng khi loài cảu chúng ta xuất hiện khoảng 200,000 năm trước, gần như sau đó chúng ta nhanh chóng bước ra khỏi Châu Phi và lan ra khắp thế giới, chiếm đóng hầu hết các hệ sinh thái trên Trái đất. Bây giờ khi các loài khác bị hạn chế trong những nơi mà gene của chúng đã thích ứng, với khả năng học hỏi và ngôn ngữ, chúng ta có thể thay đổi môi trường cho phù hợp với nhu cầu của mình. Và chúng ta thành công theo một cách mà chưa loài nào làm được. Ngôn ngữ thực sự là đặc trưng hữu dụng nhất từng tiến hóa. Đó là đặc trưng giá trị nhất chúng ta có để chuyển đổi những vùng đất và tài nguyên mới thành nhiều người hơn và nhiều gene hơn hơn hẳn so với sự chọn lọc tự nhiên. Ngôn ngữ thực sự là tiếng nói của di truyền. Bây giờ mặc dù đã hình thành ngôn ngữ, chúng ta đã làm một điều rất lạ, thậm chí kỳ quái. Bởi chúng ta lan ra khắp thế giới, chúng ta phát triển hàng ngàn loại ngôn ngữ khác nhau. Hiện tại, có khoảng bảy, tám nghìn loại ngôn ngữ được nói trên khắp trái đất. Bây giờ bạn có thể nói, ừ thì, cũng là tự nhiên. Bởi chúng ta phân tách ra nên ngôn ngữ của chúng ta cũng phân tách ra một cách tự nhiên Nhưng rắc rối và sự trớ trêu thật sự là mật độ các ngôn ngữ khác nhau lớn nhất được tìm thấy ở những nơi con người sống gần nhau nhất. Nếu chúng ta tới đảo Papua New Guinea, chúng ta có thể tìm được khoảng 800 cho tới 1,000 ngôn ngữ khác biệt, ngôn ngữ khác biệt, chỉ trên hòn đảo đó. Có những nơi trên đảo mà bạn có thể gặp loại ngôn ngữ mới trong mỗi vòng bán kính 2 hoặc 3 dặm. Bây giờ, nghe hơi khó tin, tôi tùng gặp một người dân bản địa và tôi hỏi anh ta liệu có đúng là như vậy không. Và anh ta nói với tôi, "Ồ không. Còn gần hơn thế nhiều ấy chứ." Đúng như vậy: có những nơi trên hòn đảo bạn có thể gặp loại ngôn ngữ mới trong bán kính dưới một dặm. Và điều này cũng đúng trong những hòn đảo xa. Và có vẻ như là chúng ta dùng ngôn ngữ, không chỉ để hợp tác, mà còn để vạch ra những vòng ranh giới quanh nhóm hợp tác của chúng ta và để thiết lập nhân dạng, và có lẽ để bảo vệ kiến thức, trí tuệ, và kỹ năng của chúng ta khỏi bị nghe lén. Và chúng ta biết điều này bởi vì, khi chúng ta học những nhóm ngôn ngữ khác nhau và liên hệ với văn hóa của họ, chúng ta thấy rằng những ngôn ngữ khác nhau làm chậm đi dòng chảy ý tưởng giữa các nhóm. Chúng làm chậm đi dòng chảy của công nghệ. Và chúng thậm chí làm chậm đi dòng chảy của gene. Tôi không thể nói hộ bạn được, nhưng có vẻ như đây là trường hợp chúng ta không giao phối với những người chúng ta không thể nói chuyện cùng. (Tiếng cười) Bây giờ chúng ta phải đối mặt với, mặc dù, ngược với những bằng chứng chúng ta được nghe rằng chúng ta có thể có vài chuyện lăng nhăng không có chọn lọc di truyền với người Neanderthal và người Denisovan. (Tiếng cười) Được rồi, chúng ta có xu hướng, một xu hướng có vẻ tự nhiên, về sự biệt lập, về việc giữ riêng cho mình, lao vào thế giới hiện đại. Hình ảnh đáng chú ý này không phải là bản đồ thế giới. Thực ra đó là một bản đồ đường link bạn bè của Facebook. Và khi bạn đánh dấu những đường link bạn bè bằng kinh độ và vĩ độ, chúng tạo nên bản đồ thế giới. Thế giới hiện đại của chúng ta đang giao tiếp với chính nó và người khác nhiều hơn nó đã từng ở bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ. Và sự liên lạc, sự kết nối vòng quanh thế giới đó, sự toàn cầu hóa tạo ra một gánh nặng. Bởi vì những ngôn ngữ khác nhau này tạo ra một hàng rào, như chúng ta vừa thấy, đối với sự thuyên chuyển của hàng hóa và ý tưởng và công nghệ và trí tuệ. Và chúng tạo ra một rào chắn với sự hợp tác. Và không ở nơi nào chúng ta thấy rõ vấn đề hơn ở Liên Minh Châu Âu, với 27 nước thành viên nói 23 thứ tiếng chính thức. Liên Minh Châu Âu đang dành hơn một tỷ euro mỗi năm cho việc dịch tài liệu giữa 23 thứ tiếng chính thức của họ. Đó là vào khoảng 1.45 tỷ đô la Mỹ riêng cho chi phí phiên dịch. Bây giờ hãy nghĩ tới sự vô lý của việc này. Nếu 27 cá nhân từ 27 nước đó ngồi xung quanh một chiếc bàn, nói 23 thứ tiếng, vài phép tính đơn giản sẽ cho bạn thấy bạn cần một đội quân 253 phiên dịch viên đề phòng mọi trường hợp trao đổi giữa các bên. Liên Minh Châu Âu tuyển một đội ngũ thường trực gồm khoảng 2,500 phiên dịch viên. Và chỉ trong năm 2007 -- và tôi chắc là có những con số gần đây hơn -- khoảng 1.3 triệu trang văn bản đã được dịch sang tiếng Anh. Và nếu ngôn ngữ thực sự là giải pháp cho khủng hoảng trộm cắp bằng hình ảnh, nếu ngôn ngữ thực sự là đường dẫn cho sự hợp tác, kỹ thuật mà loài chúng ta phát triển để thúc đẩy dòng chảy tự do, trao đổi các quan niêm, trong thế giới hiện đại, chúng ta đối mặt với một câu hỏi. Và câu hỏi đó là liệu trong thế giới hiện đại, toàn cầu hóa này chúng ta có thể giữ toàn bộ các ngôn ngữ đó, Nói theo cách khác, tự nhiên không biết tới một trường hơp khác mà song song tồn tại các đặc trưng cùng chức năng. Một trong số đó luôn vượt trội, còn lại sẽ bị mai một. Và chúng ta thấy điều này trong cuộc hành quân không gì lay chuyển nổi tiến tới sự chuẩn hóa. Có rất nhiều cách để đong đếm moi vật -- cân, đo kích thước -- nhưng hệ đo lường đơn bị mét đang giành phần thắng. Có rất nhiều cách đong đếm thời gian, nhưng một hệ cơ số 60 kỳ quái được biết đến như là giờ, phút, giây gần như phổ biến trên toàn thế giới. Có rất, rất nhiều cách để in CD hoặc DVD, nhưng chúng cũng đang dần được chuẩn hóa. Và bạn có thể nghĩ được rất, rất nhiều thứ khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Và vậy thế giới hiện đại của chúng ta hiện nay đang thách thức chúng ta với một nghịch lý. Và đó là nghịch lý mà người đàn ông Trung Quốc này phải đối mặt, ngôn ngữ của ông ta được nói bởi nhiều người trên thế giới hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác, vậy mà ông ta đang ngồi trước bảng đen dịch các cụm từ tiếng Trung sang tiếng Anh. Và điều này dẫn đến khả năng là trong một thế giới mà trong đó chúng ta muốn thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi, và trong một thế giới mà sự lệ thuộc vào hợp tác là hơn bao giờ hết để duy trì và gia tăng cấp độ thành công của chúng ta, hành động của ông ta gợi ý chúng ta rằng có thể không thể tránh được rằng chúng ta phải đối mặt với ý tưởng cho rằng số phận của chúng ta là trở thành một thế giới với một ngôn ngữ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Matt Ridley: Mark, một câu hỏi thôi. Svante tìm ra rằng gene FOXP2, gene cho thấy sự liên hệ với ngôn ngữ, cũng được tìm thấy ở người Neanderthal. Chúng ta có ý tưởng nào về cách thức chúng ta vượt lên người Neanderthal nếu họ cũng có ngôn ngữ? Mark Pagel: Một câu hỏi rất hay. Vậy bao nhiêu trong số các bạn sẽ quen với ý tưởng rằng có một gene gọi là FOXP2 có vẻ là liên quan theo cách nào đó đến cơ chế kiểm soát hoạt động liên hệ với ngôn ngữ. Lý do tại sao tôi không tin rằng người Neanderthal có ngôn ngữ là -- đây là một suy luận đơn giản: Các xe Ferrari đều có động cơ. Xe của tôi có một động cơ, nhưng nó không phải là một xe Ferrari. Bây giờ câu trả lời đơn giản cho vấn đề đó là chỉ riêng một mình yếu tố gene không quyết định kết quả của một thứ phức tạp như ngôn ngữ. Điều chúng ta biết về FOXP2 và người Neanderthal là họ có thể đã có cơ chế kiểm soát miệng rất tốt -- ai mà biết được. Nhưng nó không có nghĩa là họ nhất thiết phải có ngôn ngữ. MR: Cảm ơn anh rất nhiều. (Vỗ tay) Con người trong thời đại ngày nay dành hơn 90% thời gian ở trong nhà, nơi họ hít thở và tiếp xúc với hàng ngàn sinh vật mà mắt thường không thể quan sát được: những vi sinh vật. Các tòa nhà là những hệ sinh thái phức tạp là nơi trú ngụ của những vi khuẩn có lợi, cũng như những vi khuẩn có hại. Yếu tố nào quyết định đến chủng loại và sự phân bố của vi khuẩn trong nhà chúng ta? Những vi khuẩn lơ lửng trong không khí tràn ngập khắp các tòa nhà Chúng có thể đi vào qua các cửa sổ hoặc qua những hệ thống thông gió. Và chính con người và các sinh vật khác mang vi khuẩn vào. Số phận của những vi khuẩn này phụ thuộc vào những tương tác phức tạp giữa chúng với con người, và với môi trường do con người tạo ra bên trong tòa nhà Hiện nay, các kĩ sư và các nhà sinh học đang hợp tác với nhau để thiết kế ra những kiểu nhà thông minh và từ đó xây dựng những công trình có lợi cho sức khỏe. Chúng ta dành phần lớn thời gian bên trong những tòa nhà với điều kiện không khí được kiểm soát chặt chẽ ví dụ như căn phòng này-- là nơi có hệ thống thông gió bao gồm hệ thống lọc khí, sưởi ấm và điều hòa. Vì chúng ta ở trong nhà trong thời gian dài, nên việc tìm hiểu sự tác động của vi khuẩn lên sức khỏe con người là rất quan trọng Tại Trung tâm Sinh học và Môi trường Xây dựng, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu trong bệnh viện chúng tôi lấy mẫu không khí và làm xét nghiệm DNA của những vi khuẩn trong mẫu khí đó. Và chúng tôi nghiên cứu ba loại phòng khác nhau. Loại thứ nhất là những phòng có hệ thống thông gió tự động, được thể hiện bằng những điểm màu xanh. Loại thứ hai là những phòng được thông gió tự nhiên, bệnh viện đã cho phép chúng tôi tắt hệ thống thông gió trong một phía tòa nhà và mở hết các cửa sổ vốn được đóng kín từ lâu, họ đã cho mở những cửa đó để phục vụ cuộc nghiên cứu. Sau cùng, chúng tôi lấy mẫu không khí ngoài trời. Khi nhìn vào trục hoành của đồ thị bạn sẽ thấy việc lọc không khí -- mà chúng ta vẫn thường làm, chúng ta dùng hệ thống thông gió cho việc đó. Nếu bạn nhìn vào những điểm xanh lá cây, biểu thị cho không khí ngoài trời, bạn sẽ nhận ra sự đa dạng về số lượng, cũng như chủng loại vi khuẩn. Nhưng khi bạn quan sát những điểm xanh dương, biểu thị không khí đã được lọc, có thể thấy độ đa dạng đã giảm. Nhưng có ít loại vi khuẩn hơn không có nghĩa là sức khỏe chúng ta được tốt hơn. Nếu nhìn vào trục tung, bạn sẽ thấy rằng khi ở trong không khí đã được lọc, bạn càng có nhiều khả năng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, hay vi trùng, nhiều hơn khi ở ngoài trời. Để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, chúng tôi sắp xếp dữ liệu theo dạng biểu đồ, để tạo thành một bản đồ thống kê để nhằm nói lên mối quan hệ giữa các hệ vi sinh vật trong các mẫu khí khác nhau. Những điểm nằm gần nhau hơn sẽ có những hệ vi khuẩn giống nhau hơn so với những điểm cách xa nhau. Và điểm đáng chú ý đầu tiên trên đồ thị là khi bạn nhìn vào những chấm xanh dương, đại diện cho không khí được lọc bằng máy, chúng không chỉ là tập hợp con của những chấm xanh lá cây, biểu thị không khí ngoài trời. Chúng tôi phát hiện rằng không khí trong phòng thông gió tự động trông hệt như cơ thể người. Chúng cũng có vi khuẩn bám trên bề mặt da người và trong miệng, trong nước bọt. Đó là bởi vì chúng ta phát tán vi khuẩn mọi lúc mọi nơi. Tất cả mọi người ngồi đây cũng đang trao đổi vi khuẩn cho nhau. Và khi bạn ở ngoài trời, những chỗ không khí nhiều vi khuẩn thường tập trung ở lá cây hoặc trong bụi đất. Tại sao cần quan tâm đến vấn đề này? Đó là vì ngành y tế là ngành tiêu thụ điện nhiều thứ hai ở Mỹ. Các bệnh viện dùng năng lượng gấp 2.5 lần các tòa nhà văn phòng. Và những mẫu thiết kế chúng ta đang áp dụng trong các bệnh viện, và trong rất nhiều tòa nhà khác, là để lọc không khí bên ngoài. Và kiểu thiết kế này có thể không có lợi ích gì cho sức khỏe. Và vì có rất nhiều ca nhiễm trùng bệnh viện, hoặc bị lây nhiễm khi ở bệnh viện, đây là dịp tốt để chúng ta xem xét lại những thói quen hiện tại của mình. Giống như việc quản lí các khu vườn quốc gia, chúng ta có thể tiến hành gây giống những loài này trong khi lại kiềm chế những loài khác, chúng tôi đang tiến tới việc xem xét thiết kế những tòa nhà hoạt động như một hệ sinh thái trong đó chúng tôi có thể khuyến khích sự sinh trưởng của những loại vi khuẩn mà chúng tôi muốn có bên trong ngôi nhà. Mọi người thường nói khỏe từ bên trong cơ thể. Vì lí do này, nhiều người ăn sữa chua men sống probiotic để có một hệ tiêu hóa tốt. Và mục đích của chúng tôi là dùng chính ý tưởng này để làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi bên trong cơ thể con người. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong suốt một thời gian dài, đó đã là tôi và cơ thể tôi. Tôi đã là sự tổng hợp của nhiều câu chuyện, của lòng tham, sự nỗ lực,, của khao khát hướng tới tương lai. Tôi đã thử để không phải hậu quả từ quá khứ dữ dội của bản thân nhưng sự chia rẽ xảy ra giữa tôi và cơ thể của tôi đã gây ra một hệ lụy khá lớn. Tôi đã luôn cố gắng để trở thành một thứ gì đó, một ai đó. Tôi chỉ đã sống trong sự cố gắng. Cơ thể tôi thường cũng theo cách này. Tôi như một cái đầu mông lung, vô định. Thật vậy, trong nhiều năm liền tôi đã đội mũ như một cách để giữ đầu mình luôn ở đúng vị trí như một cách để tôi biết mình đang ở đâu Tôi đã lo lắng rằng nếu bỏ mũ xuống thì tôi sẽ không còn đứng đây được nữa. Thực tế là đã có một bác sĩ chuyên khoa nói với tôi rằng, "Eve, cô đã đến đây được hai năm rồi, và, thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ nghĩ cô có một cơ thể." Suốt thời gian tôi sống ở thành phố này, bởi vì, thú thật là tôi sợ cây cối. Tôi chưa bao giờ có con vì những cái đầu không thể sinh con. Rõ ràng những đứa trẻ không thể sinh ra từ miệng bạn Vì không có bất kì khái niệm nào về cơ thể mình, nên tôi đã bắt đầu hỏi những người phụ nữ khác về cơ thể họ -- đặc biệt là cơ quan sinh dục, vì tôi nghĩ rằng đó là một bô phận khá quan trọng. Và cuốn " Lời tự bạch về cơ quan sinh dục " ra đời trong hoàn cảnh đó, nó đã gây ra cho tôi một nỗi ám ảnh dai dẳng tôi nói về cơ quan sinh dục của phụ nữ ở bất cứ đâu có thể thậm chí trước mặt những người lạ. Một đêm nọ, tôi đã thật sự khám phá cơ quan sinh dục của chính mình. Một trải nghiệm đầy mê hoặc. Nó khiến tôi sợ hãi, nhưng nó cho tôi năng lượng để rồi sau đó trở thành một người có định hướng, một cơ quan sinh dục có định hướng. Tôi bắt đầu thấy cơ thể mình như một thứ, một thứ có thể di chuyển nhanh, và có thể đạt được những điều khác nữa, nhiều thứ lắm, trong cùng một lúc. Tôi bắt đầu thấy cơ thể mình giống như một cái iPad hoặc một chiếc xe hơi. Tôi sẽ lái và ra lệnh cho nó. Chẳng có giới hạn nào cả. Nó là bất khả chiến bại. Tôi đã chinh phục và làm chủ cơ thể mình cũng như trái đất vậy. Tôi không nhận lời khuyên từ nó; không, tôi tổ chức và chỉ đạo đó. Tôi chẳng hề kiên nhẫn với cơ thể của mình: Tôi tách nó thành hình thành dạng tôi muốn. Tôi thật tham lam. Tôi sử dụng nhiều hơn những gì cơ thể tôi có. Nếu mệt thì tôi uống nhiều cafe espresso. Nếu sợ hãi, tôi đi đến những nơi nguy hiểm hơn. Oh chắc chắn, chắc chắn rằng, tôi cũng có những có những lúc trân trọng cơ thể mình, theo kiểu giống như những ông bố bà mẹ thích ngược đãi thì thỉnh thoảng vẫn tử tế với con mình. Như cha tôi đã thực sự tốt vào sinh nhật thứ 16 của tôi chẳng hạn. Ngày qua ngày, tôi cứ nghe mọi người xì xầm rằng tôi nên yêu cơ thể mình hơn. Vì vậy tôi đã học để làm điều này. Tôi là một người ăn chay trường. Sống điều độ và không hút thuốc. Nhưng suy cho cùng tất cả chỉ là một cách tinh vi hơn để tận dụng cơ thể mình -- một sự tách rời, giống như việc trồng rau cải ngay trên đường cao tốc vậy. Và kết quả của việc nói quá nhiều về cơ quan sinh dục của mình là, nhiều phụ nữ đã bắt đầu kể tôi nghe về cái đó của họ -- những câu chuyện về cơ thể họ. Thật vậy, những câu chuyện này đã giục tôi đi khắp thế giới, và cho tới giờ, tôi đã đến được 60 quốc gia rồi. Tôi được nghe hàng ngàn câu chuyện. Và tôi phải nói ra điều này, luôn luôn có những người phụ nữ chia sẻ với tôi về cái thời điểm mà họ cảm thấy tách rời với cơ thể của chính mình -- khi trở về nhà. Tôi cũng nghe nói về những người phụ nữ bị quấy rầy quá nhiều ngay trên giường của họ, vật lộn trong những chiếc áo kín từ đầu đến chân, để rồi bị từ bỏ đến chết trong những bãi đỗ xe, bị tạt axit ngay trong gian bếp nhà mình. Một số phụ nữ trở nên câm lặng và biến mất. Số khác thì trở nên điên loạn, sống như một cái máy giống tôi. Vào giai đoạn giữa của cuộc hành trình đó, tôi đã 40 tuổi và bắt đầu thấy chán ghét cơ thể mình, Thật ra, đó đã là tiến bộ rồi đó, vì ít nhất cơ thể tôi vẫn tồn tại đủ để tự ghét lấy chính nó. Ah, cái bụng của tôi - tôi ghét nó, bằng chứng là tôi chẳng hề đo đếm gì cả, rằng tôi già, không lung linh và cũng chẳng hoàn hảo hoặc là có thể phù hợp với một hình ảnh tổng thể đẹp đẽ nào đó được xác định trước. Cái bụng là bằng chứng rõ nhất cho sự thất bại của tôi điều đó khiến tôi bất lực, nó hỏng thật rồi. Rồi tôi sống như là để rũ bỏ nó đi và luôn bị ám ảnh về điều đó. Thật vậy, nó đã trở nên quá thể. và tôi viết một vở kịch về nó. Nhưng càng nói về nó, thì cơ thể tôi càng trở nên hiện hữu và đứt đoạn. Nó trở thành một thú tiêu khiển; Nó trở thành một loại hàng hóa mới, một thứ gì đó mà tôi bán. Sau đó tôi đi đến một nơi khác. Tôi đi ra bên ngoài những gì tôi cho là mình biết. Tôi đi đến đất nước Congo Và nghe được nhiều câu chuyện chúng làm tiêu tan hết những câu chuyện khác. Tôi nghe nhiều câu chuyện mà thấm vào da thịt tôi. Tôi nghe kể về một cô bé người mà không thể nào dừng tè dầm bởi vì có nhiều tên lính tráng to xác đã nhét cái ấy của họ vào bên trong cô bé. Tôi cũng nghe kể về một bà già 80 tuổi với đôi chân tật nguyền và bị kéo ra khỏi vòng qua đầu mình vì những tên lính đã cưỡng hiếp bà ấy như thế. Có hàng ngàn câu chuyện thế này. Và nhiều lắm những người phụ nữ với những cái lỗ trên cơ thể họ -- những cái lỗ, đường rò -- do bạo lực chiến tranh gây ra -- những cái lỗ trên tấm vải của tâm hồn họ. Những câu chuyện này đã làm đơ cứng những tế bào cũng như dây thần kinh của tôi. Và thành thật, tôi đã không ngủ được trong suốt ba năm sau đó. Tất cả những câu chuyện đó đã bắt đầu đổ máu cũng nhau. Sự cưỡng bức Trái Đất, cướp bóc khoáng sản, phá hủy cơ quan sinh dục phụ nữ -- chúng không tách rời với nhau hoặc với tôi. Những tên dân quân thậm chí đã cưỡng hiếp những em bé 6 tháng tuổi để mà đất nước của họ có thể tiếp cận được tới nguồn tài nguyên vàng và coltan để sản xuất iPhone và máy vi tính. Cơ thể tôi đã không chỉ trở thành một cỗ máy có định hướng mà bây giờ còn chịu trách nhiệm cho việc phá hoại cơ thể của những phụ nữ khác trong sự try lùng điên cuồng nhầm tạo ra nhiều cỗ máy khác nữa tấ cả dành cho việc hỗ trợ cỗ máy của tôi. Sau đó, tôi mắc chứng ung thu hoặc là tôi đã phát hiện tôi bị ung thư Nó đến nhanh như một con chim đang bay nhanh rồi đâm vào một ô cửa sổ. Đột nhiên tôi thấy mình có một cơ thể, một cơ thể đã bị châm chích, bị chọc khuấy và bị đục lỗ, một cơ thể bị cắt rời, một cơ thể với các cơ quan bị phá hủy bị dịch chuyển, sắp xếp và cơ cấu lại, một cơ thể bị quét và tìm thấy có nhiều cái ống được nhét trong đó, một cơ thể đang cháy vì hóa chất Bệnh ung thư đã nổ tung bưc tường của sự mất kết nối. Tôi đột nhiên hiểu rằng cuộc khủng hoảng trong cơ thể mình cũng chính là cuộc khủng hoảng trên thế giới, và nó đã không xảy ra sau đó, nó đang xảy ra bây giờ. Một cách đột ngột, chứng ung thư của tôi có mặt ở khắp nơi loại ung thư của sự thô lỗ, của lòng tham, bệnh ung thư đi vào trong tất thảy những ai sống trên những con đường xuất phát từ những nhà máy hóa chất -- và họ thường nghèo -- bệnh ung thư bên trong phổi của những người thợ mỏ, bệnh ung thư do áp lực vì chưa đạt đủ những thứ mình muốn, bệnh ung thư từ những chấn thương đã lâu, bệnh ung thư đến cả những con gà trong chuồng và cá bị ô nhiễm, bệnh ung thư tử cung của phụ nữ do bị cưỡng hiếp, bệnh ung thư mà có mặt ở khắp nơi do chính sự bất cẩn của chúng ta. Trong cuốn sách mới và đầy tầm nhìn của mình, cuốn "Con người mới, thế giới mới" nhà văn Philip Shepherd có nói rằng, "Nếu bạn bị tách rời với cơ thể mình, thì cũng chính là tách rời với cả thế giới, cái mà sau đó xuất hiện thành một người khác hoặc riêng rẽ với bạn, hơn là một quần thể sống mà bạn thuộc về." Trước khi ung thư xuất hiện, thế giới chúng ta là một thứ gì đó khác. Nó giống như nếu tôi đang sống trong một cái hồ ứ đọng nước và ung thư phá hủy hết tảng đá cuội thứ mà giúp chia tách tôi và đại dương rộng lớn. Bây giờ tôi đang bơi trong nó. Bây giờ tôi nằm trên bãi cỏ và chà xát cơ thể tôi, và tôi yêu cái thứ bùn dính trên chân và bàn chân mình. Hiện tại tôi làm một cuộc du hành mỗi ngày đến thăm những cây liễu đang thả mình bên dòng sông Seine và tôi thèm khát những đồng cỏ xanh trong những rừng cây bụi bên ngoài Bukavu. Và mỗi khi có mưa lớn, tôi hét lên và chạy lòng vòng, Tôi biết rằng mọi thứ được kết nối bây giờ, và vết sẹo chạy dọc thân trên của tôi là vết tích của động đất đó. Và tôi ở đấy cùng với 3 triệu người trên những con đường ở Port-au-Prince. Và ngọn lửa đang cháy trong tôi từ ngày thứ ba cho đến ngày thứ sáu chạy hóa trị chính là ngọn lửa đang thiêu đốt trong những cánh rừng trên thế giới. Tôi biết rằng những vết rổ mọc xung quanh vết thương sau khi phẫu thuật, 16 cái miệng, là vịnh Mexico ô nhiễm, và có những con bồ nông bị uống no dầu cư ngụ bên trong tôi và cả những con cá nổi lềnh bềnh nữa. Và những ống thông đường tiểu họ nhét vào cơ thể tôi một cách vô tội vạ làm tôi hét to lên giống như cách mà trái đất của chúng ta đang khóc vì những dàn khoan dầu. Trong cuộc điều trị hóa chất lần thứ hai, mẹ tôi đã bị ốm rất nặng và tôi đã đi thăm bà ấy. Và như được kết nối, điều duy nhất bà ấy muốn trước khi qua đời là được về nhà ở vịnh Mexico yêu dấu ấy. Vì vậy, chúng tôi đã đưa bà ấy trở về nhà, và tôi đã cầu nguyền rằng dầu đừng có tràn vào bờ biển của bà ấy trước khi bà ấy qua đời. Và biết ơn làm sao, mọi thứ diễn ra đúng như lời tôi cầu nguyện. Rồi mẹ tôi qua đời ở chính cái chốn thân thuộc của mình. Vài tuần sau đó, tôi đến New Orleans, và một người bạn xinh đẹp, mê tính đã bảo sẽ làm lành vết thương cho tôi. Thật là vinh hạnh. Rồi tôi đến nhà cô ấy vào một buổi sáng, ánh sáng mặt trời ở New Orleans xuyên qua rèm cửa. và bạn tôi đang chuẩn bị một cái tô lớn, tôi hỏi, "Cái gì thế ?" Cô ấy trả lời, "Dành cho bạn đó. Những bông hoa khiến nó trở nên xinh đẹp, và mật ong cho nó sự ngọt ngào." Rồi tôi hỏi," Thế phần nước kia là gì ?" Và như được kết nối, cô ấy nói, "Oh, vịnh Mexico đấy." Tôi nói, " Tất nhiên rồi." Rồi mấy người phụ nữ khác đến và họ ngồi theo vòng tròn, rồi Michaela gội đầu cho tôi với loại nước thánh đó. và hát -- ý tôi là toàn thân cô ấy hát luôn. Những người phụ nữ kia cũng hòa nhịp và họ cầu nguyện cho tôi và mẹ tôi. Và với cái "vịnh" gội ở trên đầu mình tôi nhận ra rằng nó tạo ra điều tốt nhất và tồi tệ nhất trong mỗi chúng ta. Sự tham lam và sự tàn phá đã dẫn đến việc nổ dàn khoan dầu đó. Toàn là những lời dối trá được nói ra trước và sau vụ việc. Chính mật ong ở trong nước đã làm cho nó trở nên ngọt ngào, chính dầu đã làm cho nó ốm. Nó là cái đầu đã từng trọc lóc của tôi và tôi cảm thấy thoải khi không đội nón. Chính là bản thân tôi tan chảy trong lòng của Michaela Chính là cái thứ nước mắt bị hòa lẫn trong cái vịnh đó đang chảy xuống má tôi. Tới cuối cùng nó chính là cơ thể của tôi. Nó chính là một nỗi buồn kéo dài rất lâu Nó đang tìm nơi tôi sống và cả trách nhiệm to lớn đi cùng sự kết nối. Nó là cuộc chiến tranh phá hoại ở Congo và sự thờ ơ của thế giới. Nó chính là những người phụ nữ Congo đang tăng lên từng ngày. Nó là người mẹ ra đi, ngay khi tôi được sinh ra. Đó là tôi lúc nhận ra mình rất gần với cái chết-- theo đúng kiểu của trái đất, mẹ của chúng ta, đang khó lòng níu giữ, theo kiểu của 75% của hành tinh này đang khó lòng chống lại, theo cái kiểu mà giống như chỉ có một liều thuốc cho sự sống xót. Những gì tôi học được là phải hành động với sự toàn tâm và với các nguồn lực mà mọi người xứng đáng. Nó là những người bạn hết mình và một người chị bé nhỏ. Nó là những bác sĩ giỏi và các loại thuốc chuyên sâu và các bác sĩ phẫu thuật biết sử dụng đôi tay của họ Nó là việc lót tay và những y tá thật sự đáng yêu. Nó là người chữa bệnh kì diệu và những loại dầu thơm phức Nó chính là những con người với tâm niệm về thần chú và những lễ nghi. Nó đã tồn tại một tầm nhìn về tương lai và một thứ gì đó để đấu tranh cho, bởi vì tôi biết rằng cuộc chiến đấu này không phải là của riêng mình tôi. Nó là của một triệu người cầu nguyện Nó là một ngàn bài hát ca ngợi chúa và một triệu huy chương. Nó là nhiều lắm sự giận dữ, những sự hài hước điên cuồng, nhiều sự chú ý và tổn thương. Nó là năng lượng, tình yêu và niềm vui sướng. Nó là tất cả những thứ này. Nó là tất cả những thứ này. Nó là tất cả những thứ này ở trong nước, trên thế giới, và trong cơ thể tôi. (Vỗ tay) Ngày hôm này, tôi muốn chúng ta cùng suy nghĩ về sự yếu kém của các chàng trai. Các chàng trai mau chán học; họ bị hút hồn bởi các cô nàng hoặc hình ảnh tươi mát với người đẹp Ngoài vấn đề đó ra thì chắc chẳng đáng nói. Vậy thì những dữ liệu này là cái gì? Tỉ lệ bỏ học thật đáng ngạc nhiên. Nam nhiều hơn 30% so với nữ về tỉ lệ bỏ học Tại Canada, 5 nam bỏ học so với 3 nữ. Các cô gái vượt trội hơn hẳn các chàng trai ở mọi trình độ, từ tiểu học đến sau đại học Sự khác biệt là 10% giữa việc bắt đầu đại học và các chương trình sau đại học của các chàng trai kém hơn so với các cô gái Hai phần ba sinh viên của chương trình giáo dục phục hồi là con trai. Và cũng như các bạn đã biết Số chàng trai nhiều gấp năm lần các cô gái về việc được coi là có các triệu chứng rối loạn thần kinh và do đó chúng ta sử dụng thuốc chống trầm cảm Bằng chứng của việc mất kiểm soát là gì? Đầu tiên, đó là sợ các hành động thân mật Thân mật hiểu theo nghĩa thông thường, là sự kết nối cảm xúc giữa người với người -- và đặc biệt là với một người khác giới cái người khiến bạn cảm thấy mê mẩn bị thu hút như ánh sáng đom đóm vậy. (Cười) Và hàng năm đều có một cuộc khảo sát về sự nhút nhát giữa các sinh viên đại học. và chúng ta đang thấy tỉ lệ này tăng đều hàng năm đối với các chàng trai. Và có 2 vấn đề. Một là sự ngại giao tiếp Cái nhút nhát đó đã biết thành nỗi sợ bị từ chối. Cái nhút nhát đó khiến bạn lạc lõng như ở nước ngoài. Họ không biết nói cái gì, không biết làm cái gì, đặc biệt là khi đối thoại với người khác giới Họ không biết thể hiện sự biểu cảm là thứ không thể hiện bằng lời hoặc mệnh lệnh sẽ khiến bạn cảm thấy thật dễ chịu khi nói chuyện với bất cứ ai hay lắng nghe bất cứ ai Sau đây là đề tài tôi đã công bố, được gọi là hội chứng cường độ xã hội để cố gắng giải thích tại sao cánh đàn ông lại thực sự thích ngồi với nhau hơn là buôn chuyện với một "em gái". Hóa ra, từ khi còn nhỏ các cậu bé, và sau đó là các chàng trai thích "chơi theo bầy" bầy đàn đúng nghĩa. Và có một sự hứng thú trong đầu khi ta nhìn vào, khi các chàng trai cùng với nhau trong nhóm, trong câu lạc bộ, trong các băng đảng, trong các hội đoàn, đặc biệt là trong quân sự, và trong các quán rượu Và đỉnh cao tại giải Super Bowl Sunday khi các chàng trai thay vì ngồi trong quán bar với người lạ, ngồi xem lối chơi diêm dúa của Aaron Rodger trên sân Packers, chứ không phải là xem Jennifer Lopez trần truồng trong phòng ngủ. Vấn đề của họ bây giờ là thích thế giới Internet không đồng bộ. để tạo ra sự tương tác tự phát trong các mối quan hệ xã hội Nguyên nhân là gì? Vâng, đó là một hậu quả khó lường. Tôi nghĩ đó là sự lạm dụng quá mức Internet nói chung, cũng như việc chơi video game, hay truy cập nhiều vào các nội dung khiêu dâm vậy. Vấn đề là sự kích thích khoái cảm. Nghiện ma quý, đơn giản là bạn muốn nhiều hơn nữa Kích thích khoái cảm, bạn muốn sự khác biệt. Ma túy, bạn muốn nhiều thứ giống nhau -- khác nhau. Do đó bạn cần cảm giác lạ để các khoái cảm được duy trì. Và vấn đề là nền công nghiệp đáp ứng điều đó. Jane McGonigal nói với chúng ta năm ngoái rằng các chàng trai ở tuổi 21, cậu ta tiêu tốn 10.000 giờ vào trò chơi điện tử hầu hết là chơi một mình. Và các bạn cũng nhớ là, Cindy Gallop đã thốt lên đàn ông không biết thế nào là sự khác biệt giữa "làm tình" và "đóng phim người lớn". Trung bình một chàng trai xem 50 clip khiêu dâm một tuần. Và một số anh chàng xem tới 100, rõ ràng là như vậy. (cười lớn) Và ngành công nghiệp khiêu dâm là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất ở Mỹ -- 15 tỷ đô-la hàng năm. Với mỗi 400 xưởng phim tại Hollywood, có khoảng 11.000 phim khiêu dâm được làm ra. Do vậy sức lan tỏa rất nhanh, đó là sự kích thích mới. Não của các chàng trai gắn với thế giới số một cách hoàn toàn mới về sự thay đổi, sự mới lạ và khoái cảm liên tiếp. Điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn quên đi các cảm giác cơ bản, để cảm nhận cảm giác mới một cách thụ động. Họ cũng hoàn toàn mất đi sự đồng bộ trong các mối quan hệ xã hội, thứ chỉ được xây lên băng sự chăm chút và tỉ mỉ. Vậy giải pháp là gì? Đó không phải chuyện của tôi. Tôi ở đây để cảnh báo. Giải quyết như thế nào là chuyện của các bạn. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng ai nên quan tâm? Chỉ có một số người nên quan tâm về vấn đề này chính là phụ huynh của các cậu ấm cô chiêu, chính là nền giáo dục, các game thủ, các nhà làm phim và các cô gái muốn có một bạn trai đích thực người mà họ có thể tâm sự, cùng khiêu vũ, và cùng cảm nhận tình yêu một cách từ từ. và góp phần tạo lên động lực thúc đẩy để giúp các chàng trai thoát khỏi khiếp sên vàng. Không có ý xúc phạm đến những người bảo hộ của các chú sên vàng.Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi chưa từng bị bắt giữ hay qua đêm trong ngục, chưa từng có người thân nào bị tống vào xe cảnh sát hay đi tù, hay bị kiểm soát bởi một hệ thống pháp luật đáng sợ, khó hiểu mà lúc bình thường chỉ thấy sự vô cảm, còn khi tệ nhất thì chẳng khác nào loài ác quái. Nước Mỹ đã tống giam nhiều người hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và Louisiana là nhà tù lớn nhất. Hầu hết các bạn có lẽ đều như tôi - May mắn. Tội ác và sự trừng phạt gần nhất mà ta từng thấy chỉ là trên TV. Khi đang thực hiện "Unprisoned," tôi gặp một phụ nữ cũng từng giống chúng ta - Sheila Phipps. (Ghi âm) Sheila Phipps: Trước khi con tôi vào tù, tôi từng thấy trên TV người ta đấu nhau: "Người này không làm điều đó và anh ta vô tội" Còn bạn thì làm lơ hoặc phản bác họ, kiểu như: "Ờ, sao cũng được. Không quan tâm" Đừng hiểu nhầm, ý tôi là vẫn có nhiều người đáng bị vào tù. Nhưng cũng có nhiều người vô tội phải vào tù. EA: Con trai Sheila, McKinley, thuộc số những người vô tội đó. Anh đã thụ án 17 năm cho bản án 30 năm tội ngộ sát. Anh ta chưa hề có tiền sự, không hề có bằng chứng pháp y tại hiện trường. Anh bị kết tội chỉ bởi lời khai của nhân chứng, và hàng thập kỷ nghiên cứu cho thấy lời khai nhân chứng không đáng tin như ta vẫn nghĩ. Các nhà khoa học cho rằng trí nhớ không chính xác. Nó giống với việc lắp ghép hơn là kể lại chính xác sự kiện. Từ năm 1989, kể từ khi áp dụng việc thử DNA để thả người vô tội, trên 70% các vụ kết án sai đều là dựa trên lời khai nhân chứng. Năm ngoái, công tố viên quận truy tố vụ án của McKinley bị truy tố nhiều bản án tham ô khác nhau. Khi công tố viên với 30 năm kinh nghiệm này "ngã ngựa", những nhân chứng vụ McKinley đã bước ra khai rằng họ bị công tố viên này ép cung, bao gồm cả việc hù dọa bỏ tù. Dù vậy, McKinley vẫn còn ở trong tù. (Ghi âm) SP: Trước khi chuyện xảy ra, tôi chưa bao giờ nghĩ tới nó. Thật khó tưởng tượng điều như vậy sẽ xảy ra, cho tới khi nó ập đến với con trai tôi. Nó làm tôi sáng mắt. Thực sự, thực sự khiến tôi sáng mắt. Tôi không lừa các bạn đâu. EA: Ước tính số người vô tội bị giam cầm từ 1% đến 4% số tù nhân, thoạt nghe có vẻ không nhiều, thực tế lại lên tới gần 87.000 người những người mẹ, người cha, con trai thường bị cầm tù tới cả thập kỷ, vì tội ác mà họ không hề gây ra. Chưa kể đến gần nửa triệu người chưa hề bị kết tội - nghĩa là vẫn được xem là vô tội, nhưng quá nghèo để có thể trả tiền bảo lãnh nên phải ngồi tù vài tuần đến vài tháng, chờ đến khi bản án được xét xử - hay đúng hơn là, đợi chỉ để tự bào chữa và ra tù. Tất cả họ đều có gia đình ở ngoài kia. (Ghi âm) Kortney Williams: Anh tôi bỏ lỡ ngày tốt nghiệp phổ thông của tôi vì đêm trước đó, anh ấy phải vào tù. Anh ấy bỏ lỡ tiệc sinh nhật của tôi vì hôm ấy, anh bị tống giam. Anh tôi lỡ cả ngày sinh nhật của mình vì anh đã ở không đúng nơi, không đúng thời điểm. (Ghi âm) EA: Trong suốt thời gian cậu ấy ở tù, liệu đã có bản án nào chưa hay chỉ bị bắt giam vậy thôi? KW: Đáng ra lúc đó đã kết án và có thông báo về tiền bảo lãnh, thì bản án sẽ bị bãi bỏ ... vì chẳng có bằng chứng nào cả. EA: Tôi đã gặp Kortney Williams khi đến lớp đại học của cô để nói về "Unprisoned." (Thả tù) Rồi cuối cùng, trong một tập, cô ấy lại phỏng vấn dì mình,Troylynn Robertson, (Ghi âm) KW: Sau tất cả những điều xảy ra với con dì, dì có muốn khuyên cháu điều gì khi cháu có con không? (Ghi âm) Troylynn Roberston: Dì sẽ nói rằng khi cháu có con, điều đầu tiên cháu nghĩ đến sẽ là tình thương và sự chở che, nhưng dì nói cháu này, kể cả khi có thừa sự chở che để nuôi nấng chúng với kiến thức về hệ thống pháp luật - cháu biết đó, ta luôn kể lũ trẻ nghe về ông kẹ, về kẻ xấu - những kẻ chúng phải dè chừng nhưng ta không dạy chúng cách đề phòng hệ thống luật pháp. EA: Vì hệ thống luật hình sự đang phân chia không công bằng đối với người da màu, chẳng lạ gì khi người trẻ như Kortney nhận được lời khuyên như thế. Khi mới vào trường cấp 3 nói với học sinh về "Unprisoned", tôi nhận ra gần 1/3 khán giả của tôi có người thân đi tù. (Ghi âm) Bé gái: Điều khó nhất là tìm ra nơi ông ở hay ngày ông ra tòa. Bé gái: Dạ, ổng vào tù đúng sinh nhật 1 tuổi của cháu. Bé gái: Ba cháu làm bảo vệ. Ba chứng kiến chú vào tù. Và chú ấy bị chung thân. EA: Theo Annie E. từ Quỹ Casey, số người trẻ có cha đi tù đã tăng 500% từ 1980 tới 2000. Hơn 5 triệu trẻ em ngày nay sẽ chứng kiến cha hoặc mẹ vào tù vào lúc nào đó trong thời thơ ấu. Nhưng con số này đặc biệt ảnh hưởng lên trẻ gốc Phi. Khi chúng lên 14, 1 trên 4 trẻ gốc Phi sẽ phải tiễn cha mình vào tù so với tỉ lệ 1/30 ở trẻ da trắng. Một yếu tố chính quyết định tương lai thành công của cả tù nhân và con họ là liệu họ có thể duy trì mối quan hệ trong quá trình giam giữ hay không. Thế nhưng, cuộc gọi về nhà của tù nhân có thể mắc gấp 20 tới 30 lần cuộc điện thoại thông thường, nên nhiều gia đình chọn lựa liên lạc qua thư. (Ghi âm: Đang mở thư) Anissa Christmas: Anh hai thân yêu, Năm nay, em sắp sang tuổi 16, LOL. Chẳng còn bé bỏng gì nhỉ? Anh vẫn sẽ đưa em đi dạ hội chứ? Em nhớ anh lắm. Anh là người duy nhất luôn thành thật với em. Ước gì anh ở đây để nghe em xả hết tâm sự. Rất nhiều chuyện xảy ra từ lần cuối em gặp anh. (Giọng vỡ òa) Em có tin vui nè. Em đạt giải nhất hội trại khoa học. Em là mọt sách. Bọn em sắp thi quốc gia, tin nổi không? Thời phổ thông qua nhanh dữ dội. Chưa tới 2 năm nữa, là anh sẽ thấy em tốt nghiệp. Em nghĩ nên viết cho anh vì biết trong đó buồn lắm Em muốn làm anh vui. Anissa viết thư cho anh mình khi em còn học lớp 11. Cô bé nhét những lá thư của anh mình trên khung gương phòng ngủ, và đọc đi đọc lại mãi. Tôi hi vọng rằng có lý do chính đáng cho việc anh của Anissa phải ngồi tù. Chúng ta đều muốn bánh xe công lý vận hành một cách đúng đắn nhưng khi ta nhận ra lý tưởng hào nhoáng ta được học lại khác rất xa với những gì xảy ra trong nhà tù, buồng giam và phòng xử án. (Ghi âm) Danny Engelberg: Bạn bước vào phòng xử án và.... Dù đã theo nghề khá lâu, nhưng mỗi lần như vậy, tôi vẫn không khỏi bất ngờ: "Nhiều người da màu quá", và tự hỏi người gốc Phi chiếm không tới 90% dân thành phố vậy sao lại có tới 90% tù nhân là người Mỹ gốc Phi? (Ghi âm) EA: Luật sư công Danny Engelberg không phải người duy nhất để ý số lượng người gốc Phi ra tòa bang hay bất kỳ phiên tòa nào. Thật khó để không nhận ra. Họ trông ra sao? (Ghi âm) Nam: Phần lớn là gốc Phi, như tôi. Nam: Phần lớn, tôi cho là, 85% đứng trước vành móng ngựa hoặc bị giam giữ là người da đen . Nam: Ai đứng đợi? Toàn dân da đen. Tuy cũng có vài người da trắng ở đây. Nữ: Tôi cho là khoảng 85% đang đứng ở đây là Mỹ gốc Phi. EA: Làm sao để một thanh niên da đen lớn lên ở Mỹ ngày nay hiểu được công lý là gì? Một câu chuyện "Unprisoned" khác là về một nhóm nhảy đã biên đạo bài múa có tên "Hoods Up" (Đội mũ lên) mà họ biểu diễn trước hội đồng thành phố. Khi đó, Dawonta White đang học lớp 7. (Ghi âm) Dawonta White: Chúng cháu mặc hoodie đen vì Trayvon Martin, đã bị sát hại khi mặc hoodie. Chúng cháu suy nghĩ kỹ và quyết định mặc hoodie giống Trayvon Martin. (Ghi âm) EA: Ai nảy ra ý tưởng đó? DW: Cả nhóm đều nhất trí. Cháu đã hơi sợ nhưng rồi cũng quen. Cháu thấy đó là quyết định đúng để thu hút sự chú ý của mọi người. (Ghi âm) EA: Shraivell Brown là biên đạo và diễn viên múa khác của "Hoods Up." Cậu cảm giác bị phán xét vì những gì người da đen khác có thể đã làm. EA: Em muốn cảnh sát nhìn mình thế nào, và muốn họ nghĩ ra sao? EA: Vì sao họ lại nghĩ vậy? Em nói em 14 tuổi? SB: Dạ, em 14, nhưng vì ổng nói có nhiều thằng da đen là trộm cướp hay gangster các loại, em không muốn họ nghĩ vậy về em. EA: Cho những người da trắng như tôi, điều dễ dàng và thoải mái nhất là không quan tâm -- rồi cho là hệ thống pháp luật hình sự vẫn đang làm tốt. Nhưng nếu không phải là ta có trách nhiệm hoài nghi về nó thì ai sẽ làm việc này? Có một giáo đường Do Thái ở đây giảng về sự bắt giam tập thể, và nhiều giáo sĩ đã kết luận rằng vì bắt bớ tập thể đã ném quá nhiều đời người vào hố sâu, nó càng tạo ra nhiều tội ác -- khiến người ta càng dễ gặp nguy hiểm. Theo giáo sĩ Teri Hunter, bước đầu để tiến tới hành động là sự thấu hiểu. Việc tất cả chúng ta nhận ra trách nhiệm của mình đối với vấn đề này là rất quan trọng kể cả khi không dễ để nhận ra điều đó. (Ghi âm) Teri Hunter: Bổn phận của chúng ta không phải là đóng sầm cửa lại rồi dửng dưng nói: "Chẳng phải mình". Người Do Thái chúng ta đã kinh qua điều đó: "Không phải ta" (Thế chiến thứ 2) Và khi xã hội quay lưng, hậu quả đã được ghi trong lịch sử. Trách nhiệm của người Do Thái và của thành viên của cộng đồng này là giáo dục cộng đồng -- chí ít là tại giáo đường của ta -- ở mức độ mà ta có thể. EA: Tôi vẫn dùng đại từ "ta" và "chúng ta" vì đây là hệ thống pháp luật của cả ta và con em chúng ta. Ta bầu chọn công tố viên quận, thẩm phán và nhà làm luật để điều hành những hệ thống này cho chúng ta - người dân. Là một xã hội, ta sẵn sàng bắt nhầm người vô tội còn hơn bỏ sót kẻ có tội. Ta bầu cử những chính trị gia sợ mang tiếng "dễ dãi với tội ác" cổ vũ họ thông qua những đạo luật hà khắc và chi nguồn lực khổng lồ để bắt bớ. Khi một tội ác xảy ra, ham muốn trừng phạt chớp nhoáng đã nuôi lớn văn hóa cảnh sát bẻ hướng chú trọng tìm tội phạm thật nhanh, trong khi thường thiếu nguồn lực để điều tra xuyên suốt hay thiếu sự kiểm soát trong quá trình điều tra. Chúng ta không "kiểm định" công tố viên. Trên cả nước, những thập kỷ gần đây, trong khi đói nghèo và tội phạm đều giảm số công tố viên tuyển vào và số vụ án họ ghi nhận lại tăng lên. Công tố viên quyết định có hay không việc chống lại lệnh bắt giam và tên bản án ghi lại là gì, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bị cáo có thể phải ngồi tù. Chỉ có một lần ta "kiểm định" công tố viên, đó là phần biện hộ. Hãy tưởng tượng Nữ thần Tự do: người phụ nữ bịt mắt giữ cán cân đại diện cho sự cân bằng của hệ thống luật pháp. Rủi thay, cán cân bị lệch. Phần lớn luật sư biện hộ trong nước là do chính quyền chỉ định. Những luật sư công này nhận được tiền công ít hơn khoảng 30% so với công tố viên quận, và họ thường có lượng việc lớn hơn rất nhiều so với đề xuất của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA). Sheila Phipps đã nói, có những người đáng phải vào tù nhưng khó để buộc tội người vô tội khi kết quả của ai cũng quá giống nhau. Chúng ta đều mưu cầu công lý. Nhưng khi quy trình chèn ép bị cáo một cách quá nặng nề, rất khó để đạt được công lý. Hệ thống luật pháp hoạt động vì người dân chúng ta. Nếu chúng ta không thích những gì đang diễn ra, thì chính ta phải là người thay đổi nó. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Hãy xem xét tuyên bố sau: Con người vốn chỉ sử dụng 10 phần trăm khả năng của bộ não Là một nhà thần kinh học, tôi có thể nói với bạn mặc dù Morgan Freeman nói điều này với sự truyền cảm bậc thầy đặc trưng cho diễn xuất của ông điều này hoàn toàn là sai lầm. (Tiếng cười) Sự thật là, con người lúc nào cũng đang sử dụng 100 phần trăm thể tích não bộ. Bộ não là một cơ quan cực kì hiệu quả, đòi hỏi nhiều năng lượng vốn được sử dụng triệt để và mặc dù lúc nào cũng hoạt động hết công suất, nó vẫn có vấn đề về quá tải thông tin Lượng thông tin xung quanh là quá nhiều so với khả năng xử lí của nó. Nên để giải quyết vấn đề quá tải, tiến hóa đã sinh ra một giải pháp, đó là hệ thống chú ý của bộ não. Sự chú ý cho phép chúng ta nhận thấy, chọn lọc và chỉ dẫn nguồn lực tính toán của bộ não tới một nhóm vấn đề đang hiện hữu. Chúng ta có thể xem sự chú ý là người chỉ dẫn của bộ não. Bất cứ nơi nào sự chú ý hướng tới, phần còn lại của bộ não đi theo. Nói một cách khác, nó là sếp của bộ não Và trong hơn 15 năm, tôi đã nghiên cứu về hệ thống chú ý của bộ não. Trong tất cả các nghiên cứu, tôi đặc biệt hứng thú với một câu hỏi. Nếu quả thật sự chú ý là sếp của bộ não, vậy nó có phải một vị sếp tốt? Nó có thật sự hướng dẫn tốt cho chúng ta? Và để tìm lời giải cho câu hỏi lớn này, tôi muốn biết ba điều. Thứ nhất, làm thế nào sự chú ý điều khiển sự nhận thức của chúng ta? Thứ hai, tại sao nó thường thất bại, để lại trong ta cảm xúc mơ hồ và lơ đãng? Thứ ba, chúng ta có thể làm gì với sự mơ hồ này, liệu chúng ta có thể huấn luyện bộ não để tập trung tốt hơn? để có được sự tập trung mạnh mẽ và ổn định trong những công việc ta làm hàng ngày? Nên tôi muốn cho các bạn một cái nhìn sơ bộ về cách mà chúng tôi xem xét vấn đề này Một ví dụ đầy thương tâm về cách mà sự chú ý ngừng hoạt động Và điều tôi muốn làm là sử dụng một ví dụ từ một người mà tôi biết khá rõ. Anh là một phần của một nhóm người mà chúng tôi làm việc cùng, những người mà với họ sự chú ý là vấn đề sống còn. Hãy nghĩ tới những chuyên viên y tế, lính cứu hỏa, binh sĩ hoặc hải quân. Đây là câu chuyện của một chỉ huy lính thủy, Đại úy Jeff Davis. Và khung cảnh mà tôi chia sẻ với bạn, như bạn có thể thấy, không phải là về khoảng thời gian của anh ấy ở chiến trường. Thật ra anh ấy đang qua một cây cầu ở Florida. Nhưng thay vì chú ý tới phong cảnh xung quanh , ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp và cảm nhận làn gió đại dương mát mẻ, anh đã chạy rất nhanh với ý định tông thẳng khỏi cây cầu đó. Và sau đó anh ấy đã kể với tôi anh đã cố hết sức để không làm điều đó. Bạn thấy đấy, anh ấy vừa mới trở về từ Iraq. Và trong khi cơ thể anh ở trên cây cầu đó, tâm trí anh, sự chú ý của anh hướng về nơi cách xa cả ngàn dặm. Anh đang bị nỗi đau khổ giày vò. Tâm trí anh tràn ngập lo lắng và bị chiếm giữ bởi những kí ức căng thẳng và sự khiếp sợ cho tương lai. Và tôi thật sự nhẹ nhõm vì anh ấy đã không từ bỏ cuộc sống. Vì anh ấy, là một người chỉ huy, biết rằng mình không phải người duy nhất bị dày vò; rất nhiều đồng đội của anh chắc hẳn cũng phải chịu đựng như vậy. Năm 2008, anh ấy cộng tác với tôi trong một dự án tiên phong cho phép chúng tôi kiểm tra và đề xuất một thứ gọi là bài huấn luyện sự chú tâm tới những binh sĩ đang tại ngũ. Nhưng trước khi tôi nói với bạn bài huấn luyện sự chú tâm là gì, hay kết quả của nghiên cứu đó, Tôi nghĩ chúng ta nên biết được cách thức hoạt động của hệ thống chú ý Việc chúng tôi làm trong phòng thí nghiệm phần lớn là yêu cầu đo sóng não trong phần lớn các nghiên cứu Khi đo sóng não, mọi người được đội một cái mũ thú vị trông giống như mũ bơi, có những điện cực gắn ở bên trong. Những điện cực này thu thập những hoạt động điện diễn ra trong não bộ Và chúng làm điều đó với độ chính xác đến từng miligiây. Nên chúng tôi có thể thấy những biến đổi điện áp rất nhỏ đó theo thời gian. Với cách này, nhóm có thể vẽ ra sơ đồ chính xác hoạt động của bộ não theo thời gian. Khoảng 170 miligiây sau khi chúng tôi cho người tham gia nghiên cứu xem 1 khuôn mặt trên màn hình Chúng tôi nhận thấy một dấu hiệu có thể đo được và đáng tin cậy của bộ não. Nó phát ra ngay bên dưới gáy, phía trên vùng não chịu trách nhiệm xử lý khuôn mặt. Việc này xảy ra một cách nhất trí và đúng lúc, như một tín hiệu nhận diện khuôn mặt của bộ não đến nỗi chúng tôi đã đặt cho thành phần sóng não này một cái tên. Chúng tôi gọi đó là thành phần N170. Và chúng tôi sử dụng thành phần này trong rất nhiều nghiên cứu của mình. Nó cho phép ta thấy tác động mà sự chú ý có thể gây ra cho nhận thức của ta. Tôi sẽ cho các bạn một hình dung về những thí nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện. Chúng tôi sẽ cho người tham gia xem những bức ảnh như thế này. Bạn có thể thấy 1 khuôn mặt và 1 khung cảnh nằm chồng lên nhau. Điều chúng tôi làm là yêu cầu người tham gia trong khi xem một sê-ri những bức ảnh chồng lên nhau như thế này, hãy chú ý vào một điều gì đó. Trong một số thử nghiệm, chúng tôi yêu cầu họ chú ý vào khuôn mặt. Và để đảm bảo họ làm việc đó, chúng tôi yêu cầu họ trả lời, bằng cách nhấn một cái nút, rằng khuôn mặt xuất hiện là nam hay nữ. Trong những thử nghiệm khác, Chúng tôi yêu cầu họ miêu tả khung cảnh -- nó là cảnh trong nhà hay ngoài trời? Và với cách này, chúng tôi có thể khống chế sự chú ý và xác nhận rằng người tham gia thực sự thực hiện điều được yêu cầu. Giả thuyết của chúng tôi về sự chú ý là như sau: nếu sự chú ý thực sự làm việc và ảnh hưởng đến nhận thức, có thể nó hoạt động giống như một bộ khuyếch đại. Điều đó có nghĩa khi ta hướng sự chú ý vào khuôn mặt, nó sẽ trở nên rõ ràng và nổi bật hơn, và dễ dàng nhìn thấy hơn. Nhưng khi ta hướng sự chú ý vào cảnh vật, khuôn mặt sẽ trở nên khó nhận thấy vì chúng ta phải xử lý thông tin của cảnh vật. Nên điều mà chúng tôi muốn làm là quan sát thành phần sóng não liên quan đến nhận diện khuôn mặt N170 và xem liệu nó sẽ thay đổi theo đối tượng người tham gia phải chú ý -- là khung cảnh hay khuôn mặt. Và đây là điều chúng tôi tim ra. Khi họ chú ý vào khuôn mặt, sóng N170 cao hơn. Và khi họ chú ý vào khung cảnh, như bạn thấy ở đường màu đỏ, nó thấp hơn và khoảng trống bạn thấy giữa đường màu xanh và đường màu đỏ có ý nghĩa rất lớn. Nó cho thấy sự chú ý, vốn là điều duy nhất thực sự thay đổi, vì hình ảnh họ thấy giống nhau trong cả hai trường hợp -- đã thay đổi nhận thức. Và nó làm điều đó rất nhanh. Chỉ 170 miligiây sau khi thấy khuôn mặt. Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi muốn biết điều gì sẽ xảy ra, làm cách nào để chúng ta xáo trộn hoặc giảm thiểu tác động này. Linh cảm của chúng tôi là nếu bạn đặt một người vào hoàn cảnh cực kì căng thẳng, nếu bạn làm xao nhãng họ bằng những hình ảnh khó chịu và tiêu cực, như ảnh đau đớn hoặc bạo lực -- những thứ bạn thường không may phải nhìn thấy trên bản tin -- thì việc đó sẽ ảnh hưởng đến sự chú ý của họ. Và đó chính là điều chúng tôi tìm được. Nếu chiếu những hình ảnh căng thẳng trong khi họ làm thí nghiệm này, khoảng trống trong đồ thị bị rút ngắn, năng lượng của sóng bị giảm bớt. Nên trong một số nghiên cứu khác, Chúng tôi muốn thấy, hừm... thật tệ khi stress đã gây ra điều này cho não -- nhưng nếu vấn đề nằm ở chỗ stress có ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy lên sự chú ý qua yếu tố gây sao lãng bên ngoài, nếu chúng ta không cần yếu tố gây sao lãng bên ngoài thì sao? nếu chúng ta tự làm sao lãng bản thân thì sao? Để làm điều này, về cơ bản chúng tôi cần thực hiện một thí nghiệm trong đó chúng tôi tạo điều kiện để mọi người tự gây sao lãng tâm trí họ. Nghĩa là phải suy nghĩ vẩn vơ khi chúng ta đang tham gia một hoạt động nào đó. Bí quyết để làm tâm trí sao lãng là về cơ bản, làm mọi người thấy chán. Nên hy vọng là không có quá nhiều sự sao lãng xảy ra ngay lúc này. Khi chúng ta làm mọi người thấy chán, họ vui vẻ tạo ra đủ thứ trong đầu để chúng choán hết suy nghĩ của họ. Nên chúng tôi đã nghĩ ra một thí nghiệm có thể nói là một trong những trải nghiệm chán nhất trên đời. Những gì người tham gia thấy là một chuỗi khuôn mặt trên màn hình, xuất hiện kế tiếp nhau, Họ nhấn nút mỗi khi họ thấy một khuôn mặt. Đơn giản vậy thôi. Điều đặc biệt là thỉnh thoảng, khuôn mặt sẽ bị lật úp, và nó rất ít khi xảy ra. Trong trường hợp đó họ được nói là kiềm chế không bấm nút. Rất nhanh, chúng tôi có thể nói rằng họ đã lơ đãng "thành công", vì họ nhấn nút khi khuôn mặt bị lật úp. Ngay cả khi có thể thấy rất rõ ràng rằng nó bị lật úp. Vậy là chúng tôi muốn xem điều gì xảy ra khi tâm trí mọi người lơ đãng. Và cái chúng tôi tìm được là giống như căng thẳng bên ngoài và yếu tố gây sao lãng bên ngoài trong môi trường, yếu tố gây sao lãng bên trong, chính tâm trí lơ đãng của chúng ta, cũng tạo nên khoảng trống trên đồ thị sự chú ý. Nó làm giảm khả năng chú ý. Vậy tất cả những nghiên cứu này cho chúng ta biết điều gì? Chúng cho ta biết rằng sự chú ý rất mạnh mẽ trong việc ảnh hưởng đến nhận thức. Nhưng ngay cả khi nó rất mạnh mẽ, nó cũng mong manh và dễ tổn thương. Những thứ như sự căng thẳng và lơ đãng làm giảm sút khả năng của nó. Nhưng đó là những gì xảy ra trong môi trường thí nghiệm được kiểm soát tốt. Còn ở thế giới thật thì sao? Còn ở cuộc sống thường nhật thì sao? Ngay bây giờ thì sao? Sự chú ý của bạn đang ở đâu? Để tóm tắt, tôi sẽ làm một tiên đoán về sự chú ý của bạn trong thời gian còn lại. Bạn đã sẵn sàng chưa? Đây là lời tiên đoán. Bạn sẽ không ý thức được những gì tôi nói trong 4 phút của 8 phút tiếp theo. (Tiếng cười) Đó là một thử thách, nên xin chú ý. Tại sao tôi lại nói thế? Tôi chắc chắn là các bạn sẽ vẫn ngồi đây và, bạn biết đấy, lịch sự nhìn tôi khi tôi nói. Nhưng có một lượng lớn các tài liệu chỉ ra chúng ta là những kẻ lơ đãng, chúng ta mang tâm trí rời xa nhiệm vụ trước mặt trong khoảng 50% thời gian chúng ta thức. Đó có thể là những chuyến dạo chơi nhỏ mang theo những suy nghĩ riêng tư. Khi sự lơ đãng này diễn ra, nó có thể trở thành rắc rối. Tôi không nghĩ là sẽ có hậu quả nghiêm trọng với các bạn đang ngồi ở đây hôm nay, nhưng hình dung một chỉ huy quân sự bỏ qua 4 phút chỉ thị của quân đội, hoặc một thẩm phán lạc mất 4 phút lời khai. Một bác sĩ phẫu thuật hoặc lính cứu hỏa bỏ qua bất cứ khoảng thời gian nào. Hậu quả trong những trường hợp đó có thể rất kinh khủng. Nên chúng ta sẽ hỏi tại sao chúng ta làm vậy? Tại sao chúng ta lơ đãng quá nhiều? Một phần câu trả lời là tâm trí chúng ta là một chuyên gia về du hành thời gian. Nó có thể du hành thời gian rất dễ dàng. Sẽ dễ hình dung hơn nếu chúng ta xem tâm trí như một chiếc máy nghe nhạc. Chúng ta có thể lùi về quá khứ để phản ánh đến những sự kiện đã xảy ra, phải không? Hoặc chúng ta có thể tiến đến tương lai, để lên kế hoạch cho điều ta muốn làm. Chúng ta đến quá khứ hoặc tương lai trong chế độ du hành bằng suy nghĩ này rất thường xuyên. Và chúng ta ở đó rất thường xuyên mà không nhận ra, hầu hết thời gian là ta không nhận ra, ngay cả khi chúng ta muốn chú ý. Hãy nghĩ về lần cuối bạn cố gắng đọc một quyển sách, khi bạn đọc đến cuối trang sách mà không biết mình đang đọc cái gì. Điều đó xảy ra với tất cả chúng ta. Khi điều đó xảy ra, khi ta lơ đãng mà không nhận thức được điều đó, nó sẽ kéo theo hậu quả. Chúng ta tạo ra sai lầm. Đôi lúc chúng ta lỡ mất những thông tin sống còn. Và chúng ta gặp khó khăn khi ra quyết định. Khi chúng ta căng thẳng thì còn tệ hơn. Khi trí óc chúng ta bị "quá tải". Ta không chỉ thấy quá khứ khi tâm trí ta lùi lại, mà cuối cùng chúng ta ở trong đó luôn, ta suy tư, trải nghiệm lại hay hối hận về những sự kiện đã xảy ra. Hay dưới áp lực, tâm trí ta tua tới tương lai Không phải để lên những kế hoạch hữu ích, mà để lo lắng và trầm trọng hóa những sự kiện chưa xảy ra và có khi sẽ không bao giờ xảy ra. Nên đến đây, bạn hẳn đang nghĩ về bản thân rằng tốt thôi, sự lơ đãng diễn ra rất thường xuyên. Ta thường không thể nhận thức được nó. Và khi căng thẳng, nó thậm chí tệ hơn -- sự lơ đãng diễn ra càng mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Liệu rằng chúng ta có thể giải quyết vấn đề này? Tôi vui mừng mà nói rằng câu trả lời là có. Từ nghiên cứu của mình, chúng tôi thấy rằng đối lập với căng thẳng và lơ đãng là sự chú tâm. Sự chú tâm là việc chú ý tới khoảnh khắc thực tại và ta nhận thức nó mà không tạo ra phản hồi về mặt cảm xúc với điều đang xảy ra. Nó là việc giữ cho tinh thần luôn sẵn sàng để trải nghiệm từng khoảnh khắc mở ra trong cuộc sống. Sự chú tâm không chỉ là một khái niệm lý thuyết. Nó liên quan nhiều hơn đến thực hành, bạn phải mang sự chú tâm vào cuộc sống thì mới nhận được lợi ích từ nó. Một số lượng lớn những việc mà chúng tôi đang làm là cung cấp những chương trình mang đến cho những người tham gia một tập hợp các bài luyện tập mà họ phải làm mỗi ngày để vun đắp thật nhiều sự chú tâm vào đời sống của họ. Với nhiều nhóm mà chúng tôi làm việc cùng, những nhóm chịu áp lực cao, như tôi đã nói -- binh sĩ và chuyên viên y tế -- với họ, sự lơ đãng có thể gây hậu quả khủng khiếp. Nên chúng tôi muốn chắc rằng mình cung cấp cho họ bài tập dễ thực hiện, ít gò bó về thời gian để tối ưu hóa chúng và mang lợi ích đến cho người tham gia. Khi làm việc này, điều chúng tôi có thể làm là ghi nhận những gì xảy ra, không chỉ trong cuộc sống thường nhật của họ mà còn trong những tình huống khắt khe nhất mà họ có thể phải đối mặt. Tại sao chúng tôi muốn làm việc này? Chúng tôi muốn, ví dụ, mang nó đến các bạn học sinh ngay trong mùa thi cử. Hoặc chúng tôi sẽ mang bài tập đến những nhân viên kế toán trong kì nộp thuế. Hoặc chúng tôi sẽ đưa nó cho binh sĩ khi họ được triển khai. Tại sao vậy? Vì đó là những khoảnh khắc mà sự chú ý của họ rất dễ bị phá vỡ bởi sự căng thẳng và lơ đãng. Và đó cũng là những khoảnh khắc mà chúng ta muốn sự chú ý của họ đạt đến tới hạn nhờ đó họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Nên điều chúng tôi làm trong nghiên cứu là cho họ làm những bài kiểm tra sự chú ý. Chúng tôi ghi nhận sự chú ý của họ ở đầu giai đoạn áp lực cao, và sau hai tháng, chúng tôi tiến hành ghi nhận lại, và so sánh xem có sự khác biệt nào không. Liệu những bài tập chú tâm có mang lại lợi ích? Liệu chúng ta có thể chống lại những sai sót trong sự chú ý vốn thường gia tăng khi chịu áp lực cao? Đây là điều chúng tôi tìm ra. Qua giai đoạn áp lực cao, thật không may, sự thật là nếu chúng ta không làm gì, sự chú ý sẽ giảm sút, mọi người trở nên tệ hơn ở cuối giai đoạn chịu áp lực cao so với khi trước đó. Nhưng nếu thực hiện những bài tập chú tâm, ta có thể ngăn chặn điều này. Họ giữ trạng thái ổn định, dù cũng như những nhóm khác, họ phải chịu đựng áp lực cao. Điều thậm chí ấn tượng hơn là nếu họ thực hiện chương trình luyện tập nhiều hơn khoảng 8 tuần, và hoàn toàn hoàn thành những bài tập chú tâm hàng ngày vốn cho phép họ học cách tập trung vào thực tại, thì họ sẽ giỏi hơn theo thời gian, ngay cả khi họ đang phải chịu áp lực cao. Điểm cuối cùng này rất quan trọng, vì nó cho chúng ta biết bài tập chú tâm rất giống với bài tâp thể dục: nếu bạn không thực hiện, bạn sẽ không hưởng lợi. Nhưng nếu bạn luyện tập sự chú tâm, bạn làm càng nhiều, bạn càng hưởng lợi. Tôi muốn quay lại đề cập về Đại úy Jeff Davis. Như tôi đã đề cập trong phần đầu, lính thủy dưới quyền anh ấy tham gia vào một trong những dự án đầu tiên cung cấp bài tập chú tâm. Và họ cho thấy hình mẫu chính xác này, vốn là điều mang tính khích lệ rất lớn. Chúng tôi cung cấp cho họ bài tập chú tâm ngay trước khi họ được điều đến Iraq. Và khi trở về, Đại úy Davis chia sẻ với chúng tôi anh ấy cảm nhận được lợi ích từ chương trình. Anh ấy nói không như lần trước, sau đợt triển khai này, họ nhận thức thực tại rõ hơn. Họ trở nên sáng suốt. Họ không dễ kích động. Trong một số trường hợp, họ thật sự cảm thông hơn với nhau và với những người họ gặp gỡ. Anh ấy nói, theo nhiều cách anh ấy cảm nhận những bài tập chú tâm mà chúng tôi cung cấp là những công cụ thật sự quan trọng để họ chống lại sự phát triển của chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và thậm chí cho phép họ chuyển nó thành "sự tăng trưởng sau chấn thương" (PTG). Với chúng ta, điều này rất hấp dẫn. Và cuối cùng thì Đại úy Davis và tôi -- bạn biết đấy, từ 1 thập kỉ trước, từ năm 2008 -- giữ liên lạc với nhau đến tận ngày hôm nay. Anh ấy vẫn còn tiếp tục tự luyện tập sự chú tâm hằng ngày Anh đã được thăng chức lên Thiếu tá, nhưng sau đó anh ấy thật sự đã rời khỏi Thủy Quân Lục Chiến. anh ly hôn để cưới một người khác, có thêm một đứa con và lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Trong khi trải qua tất cả những thử thách, biến chuyển và niềm vui trong cuộc đời, anh ấy vẫn tiếp tục luyện tập sự chú tâm. Như thể định mệnh, vài tháng trước, Đại úy Davis chịu đựng một cơn đau tim dữ dội ở tuổi 46. Cuối cùng anh ấy gọi điện cho tôi cách đây một vài tuần. Anh nói : "Tôi muốn kể cô nghe một việc. Tôi biết những bác sĩ đó đã chữa trị cho tôi, họ đã cứu trái tim tôi, nhưng chính sự chú tâm đã cứu mạng tôi. Sự tỉnh táo mà tôi có để dừng chiếc xe cứu thương mà sau đó đã đưa tôi đến bệnh viện," -- bản thân anh ấy, dòng suy nghĩ mà anh ấy phải tập trung vào mà không bị bóp nghẹt bởi sự sợ hãi và lo lắng đang diễn ra -- anh nói: "Với tôi, nó là món quà của sự chú tâm." Tôi thấy nhẹ nhõm khi biết anh ấy ổn. Nhưng tôi cũng thấy được động viên khi biết anh đã chuyển đổi sự chú ý của mình. Anh ấy chuyển từ có một ông chủ xấu -- một hệ thống chú ý đã suýt đẩy anh ấy rơi xuống cầu -- đến có một chỉ huy tuyệt vời, đã dẫn dắt và cứu mạng anh. Nên tôi muốn kết thúc bằng cách chia sẻ lời kêu gọi của tôi đến các bạn. Và nó đây. Chú ý vào sự chú ý của bạn. Được chứ? Chú ý vào sự chú ý của bạn và đưa bài tập chú tâm thành một trong những hoạt động sức khỏe thường nhật, để chế ngự tâm trí lơ đãng của bạn và cho phép sự chú ý trở thành người hướng dẫn đáng tin cậy của cuộc đời bạn. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Thay đổi khí hậu vốn đã là một vấn đề nghiêm trọng, và nó đang ngày càng nghiêm trọng hơn bởi vì chúng ta nhận thức được rằng mình cần làm nhiều hơn bây giờ Chúng ta nhận thức được rằng, trên thực tế, chúng ta những người sống trong một thế giới phát triển cần thực sự đẩy mạnh việc loại bỏ khí thải. Rằng, một cách hòa nhã, giờ đây đó không phải cái chỉ ở trên kế hoạch được và dường như có một chút gì đấy hơi quá khi ta nhìn vào những gì ở thực tế ngày nay và tính nghiêm trọng của vấn đề mà chúng ta đối mặt. Và khi chúng ta đối mặt với những vấn đề cấp bách, chúng ta có xu hướng tìm kiếm những câu trả lời giản đơn. Và tôi nghĩ đây là điều mà chúng ta vẫn đang làm với sự thay đổi khí hậu. Chúng ta nhìn vào nơi phát sinh khí thải -- chúng phát sinh ra từ những ống xả động cơ, những ống khói và những thứ tương tự, và rằng, được rồi, vấn đề là chúng phát sinh từ những nhiên liệu hóa thạch mà chúng ta đang tiêu thụ, và do đó, câu trả lời phải là để thay thế các nhiên liêu hóa thạch đó bằng những nguồn năng lượng sạch . Và trong khi, tất nhiên, chúng ta cần năng lượng sạch, Tôi muốn nói với các bạn rằng có khả năng với việc nhìn nhận thay đổi khí hậu như là một vấn đề của việc kiến tạo các nguồn năng lượng sạch, chúng ta trên thực tế đang gài bẫy mình và không giải quyết những khó khăn đó. Và nguyên nhân là do chúng ta đang sống trên một hành tinh đang được đô thị hóa một cách nhanh chóng đó có lẽ không phải là tin mới đối với chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi thật khó khăn để đề cập tới mức độ của việc đô thị hóa này. Cho đến giữa thế kỷ này, chúng ta sẽ có khoảng 8 tỷ người -- có thể hơn thế -- những người sống tại những thành phố hoặc trong phạm vi một ngày đi lại. Chúng ta sẽ quá tập trung tại những thành phố. Để cung cấp loại năng lượng cần thiết cho 8 tỷ người sống tại các thành phố phần nào giống với những thành phố mà những người trong chúng ta ở vùng bắc bán cầu đang sống hiện nay, chúng ta sẽ phải sản xuất một lượng năng lượng khổng lồ. Và rất có thể chúng ta không đủ khả năng để tạo ra lượng năng lượng sạch lớn như vậy Vì vậy nếu chúng ta thảo luận một cách nghiêm túc về giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu trên một hành tinh đang được đô thị hóa, chúng ta cần phải tìm giải pháp ở những nơi khác. Giải pháp, trên thực tế, có thể ở trong tầm tay hơn là chúng ta nghĩ. Bởi vì tất cả những thành phố mà chúng ta đang xây dựng đều có thể là những cơ hội. Mỗi thành phố xác định một cách rõ ràng các cư dân thành phố sẽ tiêu thụ bao nhiêu năng lượng. Chúng ta thường nghĩ về tiêu thụ năng lượng như là một việc mang tính hành vi -- giống như tôi lựa chọn bật chiếc đèn này -- nhưng thực sự, lượng năng lượng khổng lồ mà chúng ta tiêu thụ đã được xác định từ trước bởi tính chất của những cộng đồng và thành phố mà chúng ta sống. Hôm nay tôi sẽ không đưa ra thật nhiều những biểu đồ nhưng nếu tôi có thể tập trung dù chỉ một chút vào điều đó, nó sẽ thực sự cho chúng ta thấy rất nhiều những điều chúng ta cần biết -- đó đơn giản là nều bạn nhìn vào, chẳng hạn giao thông, một nguồn chính của khí thải môi trường có một mối liên hệ trực tiếp giữa việc một thành phố đông đúc là như nào và lượng khí thải mà cư dân thành phố đó thải ra không khí. Và sự tương quan, tất nhiên, là những nơi có mật độ cao hơn thường có lượng khí thải thấp hơn -- đó là điều không khó để hình dung, nếu các bạn nghĩ về nó. Một cách căn bản, chúng ta thay thế, trong cuộc sống, sự tiếp cận với những thứ mà chúng ta muốn. chúng ta ra ngoài và nhảy vào trong xe rồi chúng ta lái xe từ nơi này sang nơi khác. Và chúng ta căn bản là sử dụng sự chuyển động để đến những nơi chúng ta cần. Nhưng khi chúng ta sống trong một cộng đồng có mật độ cao hơn, đột nhiên, điều chúng ta tìm thấy, tất nhiên, là những thứ chúng ta cần thì ở gần. vì một chuyến đi bền vững nhất là chuyến đi mà bạn không bao giờ phải khởi hành ngay từ đầu đột nhiên cuộc sống của chúng ta bỗng nhiên trở bền vững hơn Và đương nhiên chúng ta có thể tăng mật độ của những cộng đồng xung quanh chúng ta Một số nơi đang làm điều đó với những khu sinh thái mới, phát triển những khu phụ cận mới ổn định, đó là những công việc tuyệt vời nếu bạn có thể làm được. Nhưng phần lớn thời gian, cái mà chúng ta thảo luận, trên thực tế, là tái cấu trúc lại các kết cấu đô thị mà chúng ta đã có. Và như vậy chúng ta đang nói về những thứ như phát triển theo kiểu lấp chỗ trống: những thay đổi rất nhỏ cho những tòa nhà, cho những nơi mà chúng ta đang phát triển. Sự bổ sung đô thị: tạo ra các khoảng không gian và cách sử dụng khác nhau từ những địa điểm vốn sẵn có. chúng ta đang ngày càng nhận ra rằng chúng ta thậm chí chẳng cần bao phủ toàn bộ thành phố. thay vào đó cái mà chúng ta cần là một sự bao phủ trung bình mà tăng theo cấp độ mà ở đó chúng ta không đi lại quá nhiều và cả những việc tương tự. Và điều đó có thể thực hiện bằng cách nâng cao mật độ bao phủ ở những nơi nhất định Các bạn có thể liên tưởng về chúng như những cột lều thực sự nâng cao mật độ bao phủ toàn bộ thành phố. Và chúng ta nhận ra khi chúng ta thực hiện nó, Chúng ta thực tế có thể cho một số địa điểm siêu dày đặc vào trong giới hạn những khoảng không gian rộng hơn điều này có thể thoải mái hơn một chút và đạt được cùng một kết quả. Hiện tại chúng ta có thể nhận ra rằng có những địa điểm mà thực sự, thực sự là rất dày đặc và người ta vẫn còn bám vào những chiếc xe của họ, nhưng thực tế là,nhìn bao quát cái mà chúng ta thấy khi có quá nhiều người với nhau trong cùng một điều kiện là một hiệu ứng ngưỡng (chuẩn bị cho sự thay đổi) , khi mọi người đơn giản là ngừng việc di chuyển quá nhiều, và ngày càng nhiều người như thế nếu họ được tập trung ở những nơi mà họ cảm thấy như ở nhà, và bỏ đi những chiếc xe của mình. đây là một sự tiết kiệm năng lượng cực kỳ, cực kỳ lớn, vì thứ xuất phát từ những ống xả, chỉ là sự bắt đầu của câu chuyện về khí thải từ xe hơi Chúng ta có sự sản xuất xe hơi , sự huỷ bỏ chúng tất cả các bãi đậu xe và đường cao tốc và khác nữa. Khi bạn thoát khỏi chúng vì mọi người thực sự không sử dụng chúng nữa bạn nhận thấy mình thực sự có thể cắt bớt lượng khí thải xuất phát từ phương tiện giao thông đến mức độ 90 phần trăm. Và mọi người đang theo xu hướng này. Khắp thế giới, chúng ta thấy rằng ngày càng có nhiều người đi theo xu hướng sống này. Họ nói rằng nó chuyển từ ý tưởng về một ngôi nhà trong mơ sang một vùng sống trong mơ. và khi bạn chồng chúng lên với các loại hình thông tin liên lạc ở khắp nơi mà chúng ta bắt đầu thấy, cái bạn thấy, thực tế là ngày càng nhiều lối vào không gian Một trong số đó là giao thông. Đây là tấm bản đồ phóng đại, cho tôi biết, trong tình huống này, tôi có thể đi được bao xa từ nhà trong 30 phút sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Một trong số chúng là việc đi bộ. Nó cũng không hẳn đã hoàn hảo. Đây là Bản đồ Đường bộ Google. Tôi hỏi làm thế nào để tới được đường lớn Ridgeway và nó cho biết tôi nên đi thẳng qua Guernsey. Nó cho tôi biết lộ trình này tuy có lẽ hơi thiếu mất vỉa hè và đường dành cho người đi bộ. (tiếng cười) Nhưng công nghệ thông tin đang ngày càng tiến bộ hơn, Và chúng ta đang bắt đầu tiếp cận với loại hướng dẫn chỉ đường này Và như chúng ta đã biết trước đó, tất nhiên, chúng tôi cũng học được cách làm thế nào để đặt thông tin lên các đối tượng ngẫu nhiên. Những thứ mà chẳng có nguồn phát nào bên trong, Chúng tôi cũng học cách làm thế nào để thêm vào trong các hệ thống ký hiệu và điều hướng này. Cái phần mà chúng ta đang tìm kiếm đó là cái mà chúng ta cho là điểm chính yếu của quá trình sản xuất và tiêu dùng, để có một đống thứ, thực tế không phải là cách chúng ta thực sự sống tốt nhất trong môi trường mật độ cao Cái mà chúng ta đang tìm kiếm là cái mà chúng ta muốn là chìa khóa dẫn đến khả năng của sự vật. Ví dụ ưa thích của tôi là cái khoan. Có ai ở đây sở hữu một cái khoan, một cái khoan máy ở nhà không? Ok. Tôi cũng có. Trung bình một cái khoan được sử dụng khoảng 6 đến 20 phút trong suốt quá trình sử dụng, phụ thuộc vào người bạn hỏi. Và nên cái chúng ta làm là chúng ta mua những chiếc khoan này mà chứa đựng khả năng tiềm ẩn của hàng nghìn lần khoan, dùng một đến hai lần để tạo một cái lỗ trên tường và đặt chúng xuống. tôi muốn chỉ ra cho các bạn những thành phố của chúng ta là phần năng lực thừa dự trữ này. trong khi chúng ta đang thử và tìm hiểu những cách mới để sử dụng các khả năng đó -- như là nấu ăn và làm băng điêu khắc hay là thậm chí một cú đánh mafia -- cái mà chúng ta có lẽ sẽ tìm ra đó là, thực tế, chuyển các sản phẩm đó đưa vào các dịch vụ mà chúng ta có quyền sử dụng khi chúng ta muốn, là hướng đi thông minh hơn nhiều Và thực tế, thậm chí chính khoảng không được đưa vào dịch vụ. Chúng ta đang nhận ra rằng mọi người có thể chia sẻ cùng những khoảng không giống nhau, làm những thứ với các không gian còn khuyết. Các toà nhà đang dần trở thành các gói dịch vụ. Nên chúng ta có những thiết kế mới. đang giúp chúng ta sử dụng tốt hơn các loại máy móc gây tiêu tốn năng lượng -- như là sưởi nóng, làm mát -- và chuyển chúng thành những thứ mà chúng ta tránh tiêu tốn năng lượng vào. chúng ta chiếu sáng các tòa nhà bằng ánh sáng ban ngày. Làm mát bằng gió. Làm nóng bằng ánh sáng mặt trời. Thực tế, khi chúng ta sử dụng tất cả những thứ này, cái mà chúng ta tìm ra, trong một số trường hợp,là năng lượng sử dụng trong các tòa nhà có thể giảm tới 90 phần trăm. Mà đưa đến một hiệu ứng ngưỡng khác Tôi thích gọi là lò sưởi vô dụng, khá là đơn giản, Nếu bạn có một toàn nhà mà không cần làm ấm bằng lò sưởi, bạn tiết kiệm được một đống tiền trước mắt. Những thứ này thực tế là rẻ hơn những thứ khác tương tự . Hiện tại khi chúng ta nhìn vào khả năng cắt giảm sử dụng sản phẩm, phương tiện giao thông, cắt giảm sử dụng năng lượng của các tòa nhà, chúng thật tuyệt vời, nhưng vẫn còn sót một số điều. Và nếu muốn các thành phố của chúng ta thực sự bền vững, Chúng ta cần suy nghĩ khác biệt một chút. Đây là một cách làm. Đây là cơ quan truyền giáo của Vancouver về như thế nào là một thành phố xanh. Và dĩ nhiên có rất nhiều người đã tâm niệm ý tưởng mà về một thành phố vững bền được bao phủ bởi màu xanh. Nên chúng ta có những tầm nhìn như thế này. Như thế này. Như thế này. Hiện tại những dự án này là ổn, nhưng chúng thực sự đang bỏ quả vấn đề quan trọng mà không phải là về những cái lá ở trên, nó là về cái hệ thống bên dưới. chẳng hạn chúng có giữ được nước mưa để mà chúng ta có thể giảm bớt lượng nước sử dụng? Nước là nguồn năng lượng dồi dào. Liệu chúng, có lẽ, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng xanh, để chúng ta có thể kiểm soát và nước chảy ra khỏi các ngôi nhà chúng ta rửa trôi và thải lọc chúng và nuôi lớn cây cối trong thành phố? Liệu chúng có gắn kết chúng ta trở lại với hệ thống xanh xung quanh chúng ta bằng cách, như là, nối chúng ta với các dòng sông và cho một sự phục hồi? Họ có cho phép quá trình thụ phấn, các con đường của loài thụ phấn nơi mà các loài ong, bướm và tương tự có thể quay trở lại các thành phố của chúng ta? Liệu chúng thậm chí có thể giải quyết các vấn đề mà liên quan đến phế thải thực phẩm, chất xơ và khác nữa, đưa chúng trở lại trong đất và cô lập khí cácbon -- thải loại khí cacbon trong quá trình sử dụng các thành phố của chúng ta ? Tôi muốn xác nhận với các bạn rằng tất cả những điều này không chỉ có khả năng, chúng vẫn đang được thực hiện bây giờ, và đó là là một việc quá tốt. Vì ngay bây giờ, nền kinh tế của chúng ta về mọi mặt vận hành như điều mà Paul Hawken đã nói, ''bằng cách lấy trộm tương lai, bán ở hiện tại và gọi nó là GDP''. Và nếu chúng ta có 8 tỉ khác hoặc bảy tỉ, hay sáu tỉ, thậm chí, con người, sống trên một hành tinh nơi mà các thành phố của họ cũng đánh cắp tương lai, chúng ta đang mất tương lai thực sự nhanh chóng. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ khác đi, Tôi nghĩ, thực tế, chúng ta có thể có những thành phố mà không chỉ có lượng khí thải bằng không, mà cả những khả năng không giới hạn khác nữa. Cám ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Từ rất lâu mà tôi có thể nhớ, Tôi đã cảm nhận được một sự kết nối sâu sắc với động vật và với đại dương. Vào cái tuổi ấy, thần tượng của cá nhân tôi là chú cá heo Flipper. Và khi lần đầu tiên tôi biết về những loài có nguy cơ tuyệt chủng, tôi đã thực sự đau khổ khi biết rằng mỗi ngày qua đi, nhiều động vật đã bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất này mãi mãi. Và tôi muốn làm một điều gì đó để giúp nhưng tôi luôn tự hỏi một người có thể làm được gì để tạo ra sự khác biệt? Và có thể sẽ mất 30 năm, nhưng cuối cùng tôi đã có lời giải đáp cho câu hỏi đó. Khi những hình ảnh đau lòng về những chú chim chìm trong dầu cuối cùng đã bắt đầu xuất hiện năm ngoái từ Vịnh Mexico trong vụ tràn dầu kinh khủng của BP, một nhà sinh học người Đức tên là Silvia Gaus đã được trích dẫn nói rằng "Chúng ta đơn giản nên giết để giải thoát đau đớn cho tất cả những chú chim dính dầu bởi vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có ít hơn một phần trăm trong số chúng sống sót sau khi được thoát ra." Và tôi hoàn toàn không đồng ý. Hơn thế nữa, tôi tin rằng mỗi động vật bị dính dầu xứng đáng có một cơ hội sống thứ hai. Và tôi muốn cho bạn biết tại sao tôi cảm thấy mạnh mẽ trong việc này. Vào ngày 23 tháng 6 năm 2000, một con thuyền tên là Treasure bị chìm ở ngoài khơi bờ biển Capetown, Nam Phi tràn 1.300 tấn dầu đã làm ô nhiễm môi trường sống của gần một nửa số lượng chim cánh cụt châu Phi. Bây giờ, con tàu đã chìm giữa đảo Robben về phía nam và đảo Dassen về phía bắc. Và đây là hai trong số những hòn đảo sinh sống chính của chim cánh cụt. Và chính xác trước đó sáu năm, ba ngày vào ngày 20 tháng 6 năm 1994, một con thuyền tên là Apollo đã chìm gần đảo Dassen phủ dầu 10.000 con chim cánh cụt một nửa số chúng đã chết. Bây giờ, khi tàu Treasure chìm năm 2000, đây chính là cao điểm của mùa sinh sản tốt nhất mà các nhà khoa học đã ghi nhận được về chim cánh cụt châu Phi-- một loài vào lúc đó được liệt vào một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Và chẳng bao lâu, gần 20.000 con chim cánh cụt đã bị bao phủ bởi thứ dầu độc hại này. Và một trung tâm cứu hộ chim biển địa phương, tên là SANCCOB ngay lập tức đã triển khai một đợt giải cứu qui mô -- và cuộc giải cứu này đã trở thành cuộc giải cứu động vật lớn nhất đã từng thực hiện. Và khi đó, tôi đang làm việc trên đường phố. Tôi đã là một người chăm sóc chim cánh cụt tại Vườn sinh vật biển New England. Và chính xác cách ngày hôm qua 11 năm, chuông điện thoại đã reo ở văn phòng chim cánh cụt. Và với cuộc gọi đó, cuộc đời tôi đã thay đổi mãi mãi. Đó là Estelle van der Meer gọi từ SANCCOB, nói rằng, "Xin hãy đến giúp. Chúng tôi có hàng ngàn con chim cánh cụt bị nhiễm dầu và hàng ngàn tấm lòng của những tình nguyện viên nhưng họ hoàn toàn không có kinh nghiệm. Và chúng tôi cần những chuyên gia về chim cánh cụt đến để hướng dẫn và quản lý họ." Vì vậy, hai ngày sau, Tôi đã lên máy bay đến Capetown với một đội ngũ các chuyên gia về chim cánh cụt. Và hình ảnh bên trong tòa nhà này là kinh khủng và kỳ quái. Sự thật, nhiều người đã so sánh nó với một khu vực chiến tranh. Và tuần trước, một bé gái 10 tuổi đã hỏi tôi, "Cô cảm thấy như thế nào khi lần đầu tiên bước vào tòa nhà đó và nhìn thấy quá là nhiều những con chim cánh cụt nhiễm dầu?" Và đây là những gì đã xảy ra. Tôi ngay lập tức được đưa trở lại cái khoảng khắc thời gian đó. Chim cánh cụt là loài rất hay kêu và thực sự, thực sự ồn ào. Và vì vậy, tôi xác định trước để bước vào tòa nhà và sẵn sàng cho những âm thanh chói tai của tiếng còi, tiếng kêu inh tai, tiếng quác quác, nhưng ngược lại, khi chúng tôi bước qua cánh cửa và vào bên trong tòa nhà, đó là một sự im lặng đến kỳ lạ. Vâng, nó quá rõ ràng đây là những con chim đã bị căng thẳng, bị bệnh và bị tổn thương. Điều đáng chú ý khác là con số tuyệt đối những tình nguyện viên. Lên đến 1000 người mỗi ngày đã đến trung tâm cứu hộ này. Và cuối cùng, suốt quá trình giải cứu này, hơn 12.500 tình nguyện viên đã từ khắp mọi nơi trên thế giới đến Capetown để giúp giải cứu những con chim này. Và điều đáng ngạc nhiên là không một ai trong họ phải có mặt ở đó -- nhưng họ đã ở đó. Vì vậy, đối với một vài người trong số chúng tôi ở đó với vai trò chuyên môn, thì phản ứng tình nguyện khác thường này đối với tai họa động vật này là sự cảm động sâu sắc và đầy nhiệt huyết. Vì vậy, vào ngày sau khi chúng tôi đến, hai trong số chúng tôi đến từ vườn sinh vật biển đã được chuyển đến phòng số 2. Và phòng số 2 có hơn 4000 chim cánh cụt dính dầu trong đó. Bây giờ xin các bạn nhớ cho, ba ngày trước đó, chúng tôi có 60 con chim cánh cụt được chăm sóc. Nên chúng tôi đã hoàn toàn quá tải và một chút lo sợ -- ít nhất là tôi. Cá nhân mà nói, tôi thực sự không biết rằng tôi có đủ khả năng để thực hiện cái công việc khổng lồ này không. Và nói chung, chúng tôi thực sự không biết là mình có thể hoàn thành việc này hay không. Bởi vì tất cả đều biết rằng chỉ trước đó 6 năm, một nửa số chim cánh cụt đã bị dính dầu và được giải cứu nhưng chỉ một nửa trong số chúng đã sống sót. Vì vậy, với khả năng của con người có thể cứu được số chim cánh cụt nhiều như thế này không? Chúng tôi, đơn giản là đã không biết được. Nhưng điều làm chúng tôi hy vọng chính là những tình nguyện viên tận tụy và dũng cảm -- ba trong số họ ở đây là là lực lượng cho chim cánh cụt ăn. Và bạn có thế để ý thấy rằng họ mang những găng tay rất dày. Và điều bạn nên biết về chim cánh cụt châu Phi là chúng có những chiếc mỏ sắc như dao cạo. Và ngay bây giờ, cơ thể của chúng tôi đã bị phủ đầy từ đầu đến ngón chân với những vết thương nham nhở được gây ra bởi những chú chim sợ hãi. Bây giờ, vào ngày sau khi chúng tôi đến, một cuộc khủng hoảng mới bắt đầu. Vết dầu loang bây giờ đã lan rộng về phía bắc đến đảo Dassen, và những nhà cứu hộ tuyệt vọng, bởi vì họ biết nếu dầu ập đến, thì sẽ không thể cứu thêm được bất kỳ con chim dính dầu nào nữa. Và thực sự không có giải pháp nào tốt cả. Nhưng rồi cuối cùng, một trong những nhà nghiên cứu đã bật ra một ý tưởng điên rồ. Anh ấy nói, " Được rồi, tại sao chúng ta không cố gắng và tập hợp những con chim đang chịu sự nguy hiểm về dầu nhất""-- họ đã gom 20.000 con -- "và chúng ta sẽ đưa chúng đi xa 500 dặm trên bờ biển tới cảng Elizabeth trong những chiếc xe tải thoáng khí và rồi thả chúng xuống vùng nước sạch ở đó và rồi để chúng tự bơi về nhà." (Cười) Do đó, ba trong số những con chim cánh cụt -- Peter, Pamela và Percy -- được mang những chiếc thẻ vệ tinh. Và các nhà nghiên cứu đã làm dấu may mắn và hy vọng rằng đúng vào lúc chúng trở về nhà, dầu đã được dọn sạch ở hòn đảo của chúng. Và may mắn thay, ngày chúng về đến, dầu đã được dọn sạch. Vâng, đó chính là một vụ cá cược lớn, nhưng nó đã được đền đáp. Và vì vậy, bây giờ họ đã biết rằng họ có thể sử dụng chiến lược này cho những vụ tràn dầu trong tương lai. Vâng, trong cuộc giải cứu cuộc sống hoang dã, cũng như trong đời sống chúng ta học từ những kinh nghiệm trước đó, và chúng ta học từ cả những thành công cũng như thất bại của chúng ta. Và vấn đề chính rút ra được từ cuộc giải cứu Apollo Sea và năm 94 là phần lớn những con chim cánh cụt đó đã chết do việc sử dụng vô tình những chiếc xe tải và những chiếc hộp vận chuyển thông khí kém -- bởi vì họ đơn giản đã không được chuẩn bị để vận chuyển quá nhiều chim cánh cụt dính dầu cùng một lúc. Vì vậy, trong sáu năm giữa hai vụ tràn dầu này, họ đã sản xuất hàng ngàn chiếc hộp thông khí tốt. Và kết quả, trong cuộc giải cứu Treasure, chỉ có 160 con chim cánh cụt bị chết trong quá trình vận chuyển, so với con số 5000. Vì vậy, chỉ riêng điều này đã là một chiến thắng vĩ đại. Một số chuyện khác học được từ cuộc giải cứu Apollo là cách huấn luyện những con chim cánh cụt để chúng có thể thoải mái lấy cá từ tay, sử dụng những chiếc hộp huấn luyện này. Và chúng tôi đã sử dụng lại những kỹ thuật này trong cuộc giải cứu Treasure. Nhưng có một điều thú vị đáng chú ý trong quá trình huấn luyện. Những con chim cánh cụt đầu tiên có thể tự ăn được là những con có mang một tấm kim loại trên cánh của chúng từ vụ tràn dầu Apollo Sea sáu năm trước đó. Vì vậy, chim cánh cụt cũng học từ những kinh nghiệm trước đó. Vâng, tất cả những con chim cánh cụt đó đã phải được làm sạch sẽ dầu trên cơ thể của chúng. Và cần hai người trong ít nhất một giờ đồng hồ chỉ để làm sạch cho 1 con chim cánh cụt. Và khi bạn làm sạch một con chim cánh cụt, điều đầu tiên là bạn phải xịt nó với một chiếc máy tẩy nhờn. Và đây là điều đem tôi đến một câu chuyện thú vị từ cuộc giải cứu Treasure. Khoảng một năm trước vụ tràn dầu này, một sinh viên 17 tuổi đã phát minh ra một chiếc máy tẩy nhờn. Và họ đã sử dụng nó rất thành công ở SANCCOB, vì vậy, họ bắt đầu sử dụng nó trong cuộc giải cứu Treasure. Nhưng chưa được bao lâu thì không còn chiếc máy tẩy nhờn nào nữa. Do đó, trong cơn hốt hoảng, Estelle từ SANCCOB đã gọi điện cho cậu sinh viên và nói, "Xin cậu hãy làm thêm nhiều chiếc máy hơn nữa." Vâng, cậu ấy đã chạy đến phòng thí nghiệm và sản xuất đủ số để làm sạch toàn bộ số chim còn lại. Vì vậy, tôi chợt nghĩ thật là một điều tuyệt vời khi một thiếu niên đã phát minh ra một sản phẩm giúp cho việc giải cứu cuộc sống của hàng ngàn động vật. Vâng, điều gì đã xảy ra với 20.000 con chim cánh cụt bị dính dầu đó? Và Silvia Gaus có đúng không? Chúng ta có nên giết để giải thoát đau đớn tất cả những con chim bị dính dầu vì dù sao phần lớn trong số chúng cũng sẽ chết? Vâng, cô ấy đã hoàn toàn sai. Sau một nửa triệu giờ đồng hồ lao động tình nguyện vất vả, hơn 90% những con chim cánh cụt dính dầu đã thành công trở về với tự nhiên. Và chúng tôi biết được từ những nghiên cứu tiếp theo rằng chúng đã sống đủ dài như những con chim cánh cụt chưa bao giờ dính dầu, và sinh sản hầu như thành công. Hơn thế nữa, khoảng 3000 con chim cánh cụt non đã được cứu và nuôi dưỡng. Và lần nữa, chúng tôi biết được từ việc theo dõi dài hạn rằng những con chim non được người nuôi dưỡng sống đến trưởng thành và tuổi sinh sản nhiều hơn những con chim non do chính cha me chúng nuôi dưỡng. Vì vậy, với kiến thức này SANCCOB có một dự án giúp đỡ chim non. Và mỗi năm họ giải cứu và nuôi lớn những chú chim non bị lạc bố mẹ. Và họ có một tỷ lệ rất ấn tượng 80% thành công Và điều này là cực kỳ quan trọng Bởi vì, cách đây một năm, chim cánh cụt châu Phi đã được tuyên bố là có nguy cơ tuyệt chủng. Và chúng có thể tuyệt chủng trong dưới 10 năm, nếu chúng ta không làm một điều gì đó ngay từ bây giờ để bảo vệ chúng. Vâng, tôi đã học được điều gì từ những kinh nghiệm sâu sắc và không thể quên được này? Một cách cá nhân, tôi đã biết được rằng tôi có khả năng xử lý nhiều hơn những gì tôi mơ ước có thể. Và tôi học được rằng một người có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Hãy nhìn vào cậu thiếu niên 17 tuổi. Và khi chúng ta đến với nhau làm việc như một, chúng ta có thể đạt được những kỳ tích. Và thực sự, trở thành một phần của những điều lớn hơn chính bản thân bạn rất nhiều là trải nghiệm bổ ích nhất mà bạn có thể có. Vì vậy, tôi muốn để các bạn tự rút ra kết luận và thách thức, tùy các bạn. Nhiệm vụ của tôi, một người phụ nữ chim cánh cụt là nâng cao nhận thức và kinh phí để bảo vệ chim cánh cụt, nhưng tại sao các bạn quan tâm về chim cánh cụt? Vâng, bạn nên quan tâm bởi vì, chúng là một loài dự báo. và chỉ cần đặt, nếu chim cánh cụt chết, có nghĩa là đại dương của chúng ta đang chết, và chúng ta cuối cùng cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì như Sylvia Earle nói, "Các đại dương là hệ thống hỗ trợ cho sự sống của chúng ta" Và có hai mối nguy hiểm chính đối với chim cánh cụt hiện nay là nạn đánh bắt quá mức và sự nóng lên toàn cầu. Và đây là hai điều mà mỗi chúng ta thực sự có sức mạnh để làm điều gì đó. Vì vậy, nếu mỗi chúng ta làm một phần, cùng với nhau, chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt, và chúng ta có thể bảo vệ chim cánh cụt thoát khỏi sự tuyệt chủng. Con người đã luôn là mối đe dọa lớn nhất đối với chim cánh cụt, nhưng giờ chúng ta là hy vọng duy nhất của chúng. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi thực sự quan tâm đến những điều gì đang diễn ra trên thế giới này Và tôi không thể hiểu được Nghèo đói, sự phá hoại, giết hại những người vô tội. Để có thể hiểu được ý nghĩa của những điều đó thật không dễ chút nào. Khi tôi 12 tuổi, tôi đã trở thành một diễn viên. Tôi đứng chót lớp. Tôi không đạt được chứng chỉ nào hết. Họ nói rằng tôi mắc chứng khó đọc. Thực ra thì tôi cũng có khả năng. Tôi được điểm D trong giờ làm gốm, là thứ duy nhất tôi có được-- nhưng lại hoàn toàn hữu ích. Và việc đáng quan tâm là mọi thứ xuất phát từ đâu. Và sau đó, trở thành một diễn viên, tôi đã làm nhiều thứ khác nhau. Và tôi đã cảm nhận ý nghĩa của việc mà tôi làm không tốt như mong đợi, nhưng chắc chắn phải hơn như thế. Lúc đó, tôi đọc một cuốn sách của Frank Barnaby, một nhà vật lý hạt nhân tuyệt vời, và ông ta nói rằng phương tiện truyền thông có trách nhiệm, rằng tất cả những khía cạnh của xã hội có một trách nhiệm để cùng nhau cố gắng và thúc đẩy mọi thứ đi lên. Điều đó đã hấp dẫn tôi, bởi vì tôi đã gắn bó với cái máy quay hầu hết cả cuộc đời tôi. Và sau đó tôi đã nghĩ, ừh, tôi nên làm điều gì đó. Có lẽ tôi có thể trở thành một nhà làm phim. Có lẽ tôi có thể dùng các thể loại phim một cách ý nghĩa để bằng cách nào đó tạo một sự khác biệt. Có lẽ là nhũng thay đổi nhỏ mà tôi có thể giúp được. Do đó tôi bắt đầu nghĩ về hòa bình, và tôi đã thực sự, như tôi đã nói, rất cảm động vì những hình ảnh này, khi cố gắng hiểu ra ý nghĩa của chúng. Liệu rằng tôi có thể nói với những người lớn tuổi hơn và hiểu biết hơn họ sẽ nói cho tôi cách họ cảm nhận những điều đang diễn ra? Bởi vì nó rõ ràng là đáng sợ một cách khủng khiếp. Nhưng tôi nhận ra, do từng tiếp xúc với nhiều thứ với tư cách là một diễn viên rằng những bài phát biểu hay thôi là không đủ, rằng phải có những ngọn núi cần phải vượt qua, rằng phải là cần những thành trình mà tôi thực hiện. Và nếu tôi thực hiện cuộc hành trình này, dù là nó thành công hay thất bại, nó thực sự chẳng liên quan. Vấn đề là tôi sẽ có những thứ cần thiết để tạo nên những câu hỏi -- Có phải nhân loại vốn là độc ác? Có phải sự hủy hoại của thế giới là không thể tránh khỏi? Chúng ta có nên có con cái hay không? Có phải đó là trách nhiệm phải làm? Vân vân... Do đó tôi nghĩ về hòa bình, và rồi tôi suy nghĩ, nơi nào là điểm bắt đầu của hòa bình? Và đó là khi tôi có ý tưởng. Không có điểm bắt đầu cho hòa bình. Không có ngày của thế giới thống nhất. Không có ngày của sự hợp tác trao đổi văn hóa. Không có ngày nhân loại đến với nhau, rũ bỏ mọi thứ mà chỉ chia sẻ với nhau -- rằng chúng ta cần phải hợp sức lại và rằng nếu chúng ta thống nhất và chúng ta hợp tác trao đổi văn hóa, đó có thể là chìa khóa cho sự tồn tại của nhân loại Điều đó có thể dịch chuyển mức độ ý thức xung quanh những vấn đề cơ bản mà con người đối diện -- nếu chúng ta làm điều đó chỉ trong một ngày. Rõ ràng rằng chúng ta không có tiền. Tôi đang sống cùng mẹ tôi. Và tôi bắt đầu viết thư tới mọi người. Các bạn nhanh chóng nhận ra thứ các bạn cần làm để giải nghĩa những điều đó. Làm như thế nào bạn tạo ra một ngày bình chọn bởi mỗi cá nhân đứng đầu trên thế giới để tạo nên ngày ngừng bắn, không bạo lực đầu tiên, ngày 21 tháng 9? Và tôi muốn đó là ngày 21 tháng 9 vì nó là con số yêu thích của ông nội tôi Ông ấy là một tù nhân chiến tranh Ông ấy nhìn thấy boom rơi ở Nagasaki. Điều này đầu độc máu ông ấy. Ông mất khi tôi lên 11. Vì vậy ông như người anh hùng của tôi. Và là lý do 21 là con số 700 người đàn ông ra đi, 23 người trở lại, hai người mất trên thuyền và 21 đến được đất liền. Và đó là điều tại sao tôi muốn là ngày 21 tháng 9. Chúng tôi bắt đầu cuộc hình trình này, và chúng tôi đã triển khai năm 1999 Và chúng tôi đã viết tới những người đứng đầu nhà nước, những đại sứ của họ, Giải thưởng Nobel hòa bình, tổ chức phi chính phủ, những đức tin, các tổ chức khác nhau -- viết tới mọi người. Và rất nhanh, vài lá thư bắt đầu trở lại. Và chúng tôi bắt đầu gây dựng Và tôi nhớ lá thư đầu tiên. Một trong số những lá thư đầu tiên từ Đạt Lại Lạt Ma. Và tất nhiên chúng tôi đã không có tiền, chúng tôi chơi ghita và kiếm tiền cho những tem thư chúng tôi gửi đi Một lá thư đến từ Đạt Lại Lạt Ma nói rằng, "Đây là một điều tuyệt vời. Hãy đến và gặp tôi. Tôi sẽ nói với anh về ngày đầu tiên của hòa bình." Và tôi đã không có tiền cho chuyến bay. Và tôi gọi ngài Bob Ayling, CEO của hãng hàng không Anh lúc đó và nói rằng, "Chào bạn, chúng tôi có lời mời. Anh có thể cho tôi một chuyến bay không? Vì chúng tôi muốn đi gặp ông ta." Và tất nhiên, chúng tôi đã đi và gặp ông ấy, thật tuyệt vời. Và rồi Giáo sư Oscar Arias đến Xin được quay trở lại slide trước, vì khi chúng tôi khởi đầu nó năm 1999 -- ý tưởng này nhằm tạo ngày ngừng bắn và không bạo lực đầu tiên -- chúng tôi đã mời hàng ngàn người. không phải hàng ngàn -- hàng trăm người, rất nhiều người -- một đám đông, vì chúng tôi sắp thử tạo nên ngày Hòa Bình Thế Giới đầu tiên, một ngày hòa bình. và chúng tôi đã mời mọi người, và không có ai đến từ phía nhà báo. Đã có 114 người -- họ hầu hết là bạn và và người thân của tôi. Và đó như là sự khởi đầu. Nhưng điều đó không vấn đề gì vì chúng tôi đã được ghi nhận, và đó mới chính là vấn đề. Với tôi, điều quan trọng thực sự là quá trình không phải về kết quả cuối cùng. Và đó là điều tuyệt với về máy ảnh. Người ta thường nói ngòi bút mạnh hơn thanh kiếm. Tôi nghĩ máy ảnh thì cũng vậy. Và chỉ trong khoảnh khắc khi mà mọi thứ trở nên đẹp đẽ và thực sự được tôn lên vẻ đẹp đó. Do vậy, dù sao chúng tôi cũng đã bắt đầu hành trình Và tại đây bạn có thể gặp những người như Mary Robinson, Tôi đã tới Geneva. Tôi đã cắt tóc, lúc ngắn lúc dài, vì mỗi lần tôi nhìn thấy Kofi Annan, Tôi thực sự lo lắng ông ấy nghĩ rằng tôi là một hippie và tôi phải cắt tóc đi. Và đó là những gì đã diễn ra. (Cười) Vâng, bây giờ tôi đã không lo lắng về điều này Thế rồi Mary Robinson nói với tôi rằng "Đó là một ý tưởng đã tới thời điểm chín muồi. Nó phải được tạo nên." Kofi Anna nói rằng, "Điều đó sẽ có lợi cho quân đội của tôi" Tổ chức thống nhất châu Phi, vào lúc đó, lãnh đạo bởi Samlim Ahmed Salim, nói rằng: "Tôi phải cho các nước châu Phi tham gia." Ngài Oscar Arias, người được trao giải thưởng Nobel hòa bình, tổng thống Costa Rica, nói rằng, "Tôi sẽ làm mọi điều có thể" Do đó tôi đến gặp Amr Moussa tại các tiểu vương quốc Ả rập Xê út. Tôi đã gặp Mandela tại các cuộc nói chuyện hòa bình Arusha Vân vân và vân vân trong khi tôi đang nghĩ làm sao để chứng tỏ ý tưởng này là thực sự có ý nghĩa. Và sau đó chúng tôi lắng nghe mọi người. Chúng tôi được ghi nhận ở khắp mọi nơi. Tôi đã đến 76 nước trong vòng 12 năm trở lại đây Và tôi luôn nói với phụ nữ và trẻ em tại những nơi tôi tới. Tôi đã ghi nhận 44.000 người trẻ tuổi. Tôi đã ghi lại khoảng 900 giờ về những suy nghĩ của họ. Tôi thực sự hiểu rõ những người trẻ tuổi suy nghĩ thế nào khi bạn nói với họ về ý tưởng này về thời điểm bắt đầu hành động cho một thế giới hòa bình hơn qua thơ, nghệ thuật, văn học của họ ca nhạc, thể thao của họ, mọi thứ có thể. Và chúng tôi đã lắng nghe mọi người. Và đó là một điều khó tin, làm việc với liên hiệp quốc với tổ chức phi chính phủ và làm lớn mạnh vấn đề này. Tôi đã cảm nhận thấy tôi đang đưa ra vấn đề thay mặt cộng đồng thế giới để cố gắng và tạo ra ngày này. Và để nó mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn, cơ hội tốt hơn mà chúng ta có để tạo dựng ngày này. Và,rồi còn việc này, đó là nơi tôi thực sự bắt đầu bắt đầu nghĩ rằng dù bất kì chuyện gì xảy ra, điều đó chẳng có ý nghĩ gì Nó không là hề có ý nghĩ nếu không tạo nên một ngày hòa bình Thực tế là, nếu tôi cố gắng và điều đó không diễn ra, sau đó tôi có thể có lời tuyên bố rằng toàn thể thế giới này không mong muốn sự thống nhất. cho tới khi, tôi nhìn thấy em bé này ở Somalia Cô bé còn nhỏ xíu với đôi chân bị nhiễm trùng nặng nề và không có thuốc kháng sinh. còn bé trai này là một người lính trẻ cậu ta nói với tôi là em đã giết người -- em khoảng 12 tuổi -- những điều này làm tôi nhận ra rằng đó không phải là một bộ phim mà tôi có thể dừng lại Và quả thật, tại thời điểm đó có những điều rất lạ đã xảy ra với tôi một sức mạnh thúc đẩy đôi "Tôi nhất định sẽ quay phim Nếu đó là bộ phim duy nhất tôi thực hiện Tôi vẫn sẽ tiếp tục quay cho tới khi nào điều đó trở thành hiện thực." Bởi vì chúng tôi cần ngăn lại, chúng tôi cần làm điều gì đó khi chúng ta liên hiệp lại -- bỏ qua mọi chính trị và tôn giáo nhưng thời điểm đó tôi có chút bối rối vì còn khá trẻ. Tôi không biết làm sao tham gia vào quá trình. Và rồi ngày 7 tháng 9, tôi được mời tới New York. Chính phủ Costa Rica và chính phủ Anh đưa tới hội đồng Liên hiệp quốc, với 54 đồng tài trợ, ý tưởng của một ngày "Ngừng bắn không bạo lực" như một ngày lịch cố định, ngày 21 tháng 9, và nó được đồng chấp nhận bởi tất cả nguyên thủ trên thế giới. (Vỗ tay) Thật tuyệt, có hàng trăm người đã cùng chung tay để giúp ước mơ của tôi trở thành hiện thực. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bọn họ. Đó là một khoảnh khắc khó tin. Tôi ở trên đại hội đồng và nhìn xuống, cảm nhận điều đó diễn ra. Và như tôi đã đề cập, khi điều đó bắt đầu chúng tôi đang ở Globe, và không có báo chí. Và giờ tôi đang nghĩ, "Ồ, báo chí sẽ thực sự lắng nghe câu chuyện này." Bất ngờ thay, chúng tôi bắt đầu thể chế hóa ngày này. Kofi Annan đã mời tôi vào một buổi sáng ngày 11 tháng 9. để làm một cuộc họp báo. Và lúc 8 giờ 00 khi tôi đứng ở đó Và tôi đang đợi ông ta xuống, và tôi biết ông ta đang đi theo hướng của mình. Nhưng rõ ràng là ông ấy không bao giờ xuống. Tuyên bố không bao giờ được đưa ra. Thế giới chưa từng được kể rằng có một ngày ngừng bắn và không bạo lực toàn cầu. Và nó rõ ràng là một khoảnh khắc bi thảm cho hàng ngàn người bị mất cuộc sống của họ, và sau đó lá kéo theo toàn bộ thế giới. Điều đã không bao giờ diễn ra. Và tôi nhớ về suy nghĩ: "Chính vì những sự thảm khốc này mà chúng ta thậm chí phải làm chăm chí hơn. Và chúng tôi phải làm ngày này trở thành hiện thực Nó đã được tạo ra nhưng chưa có bất kì ai biết. Nhưng chúng tôi phải tiếp tục hành trình này, và chúng tôi phải nói với mọi người, và chúng tôi phải chứng tỏ nó sẽ hiệu quả. Và tôi đã dời New York một cách không mong muốn, nhưng đã được tiếp thêm sức mạnh Và tôi thấy ngập tràn cảm hứng bởi vô số các khả năng giả sử ngày ấy đã thành sự thật, có thể chúng tôi không thể thấy được những điều như thế. tôi nhớ đưa bộ phim này ra và gặp những người hoài nghi. Tôi chiếu phim, và tôi nhớ ở Israel và nó chắc bị chắc chắn bị hủy hoại. bởi một số kẻ đã xem bộ phim -- rằng đó chỉ là một ngày hòa bình, điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Điều đó sẽ không có hiệu lực, bạn sẽ không ngăn cuộc chiến tại Afghanistan; Taliban sẽ không lắng nghe, vân vân. Đó chỉ là hình tượng hóa. Và nó còn tệ hơn nhiều hơn điều thực sự chỉ diễn ra theo nhiều hướng khác nhau bởi vì nó không thể không trở thành sự thật. Tôi nên phát biểu ở Somalia, Burundi, Gaza, bờ Tây, Ấn Độ, Sri Lanka, Congo, dù là bất cứ nơi đâu và tất cả họ sẽ nói rằng: "Nếu anh có thể tạo một của sổ của cơ hội, chúng tôi có thể viện trợ, có thể tiêm chủng cho trẻ em. Trẻ em có thể đứng đầu kế hoạch của họ. Họ có thể liên hiệp lại. Họ có thể đến với nhau. Nếu người ta có thể dừng lại, cuộc sống sẽ được cứu rỗi." Đó là những gì tôi đã nghe. Và tôi nghe từ những người thấu hiểu sâu sắc về mâu thuẫn. Sau đó tôi quay trở lại Liên hợp quốc. Tôi quyết định tiếp tục làm phim và làm bộ phim khác. Và tôi đã trở lại Liên hợp quốc trong vài năm. Chúng tôi đã bắt đầu đi quanh hành lang của hệ thống Liên hợp quốc, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, cố gắng liều lĩnh tìm ai đó để bước tiếp và đi đến tận cùng mơ ước để thấy rằng chúng ta sẽ làm được điều đó. Và sau khi rất nhiều những cuộc gặp gỡ, Tôi đã được truyền cảm hứng với người đàn ông này, Ahmad Fawzi, một trong những anh hùng của tôi, một cố vấn thực sự ông ấy đã khiến cho UNICEF tham gia vào công việc này. Và UNICEF, Chúa ban phước cho họ, họ nói, "OK, chúng tôi sẽ đi một chyến." Và sau đó UNAMA can thiệp vào Afghanistan. Đó là một sự kiện lịch sử. Liệu nó có thể thực hiện tại Afghanistan với UNAMA và WHO và cộng đồng dân cư,...? Và tôi sẽ đưa tất cả lên phim và tôi đang quay điều đó, tôi đang nghĩ: "Nó đây rồi. Đây là một trong những cách để hiện thực hóa ngày đình chiến Nhưng nếu không phải thì ít nhất cánh cửa được mở và đấy là một cơ hội." Và do vậy tôi quay trở lại London, tôi đi và gặp chàng trai này, Jude Law. tôi đã gặp anh ta bởi anh ta là một diễn viên, tôi cũng đã là một diễn viên. tôi có sự kết nối với anh ta, bởi chúng tôi cần có báo chí, chúng tôi cần sự thu hút này, chúng tôi cần sự tham gia của thông tin đại chúng. Vì nếu chúng tôi khuếch trương lên một chút, có thể nhiều người hơn sẽ lắng nghe và có nhiều hơn -- khi chúng tôi tiến tới một khu vực nào đó, có thể có nhiều người quan tâm hơn. Và có thể chúng tôi được trợ giúp tài chính thêm một ít nữa, tài chính là một trong những trở ngại rất lớn. Tôi sẽ không đi sâu vào điều này. Jude nói rằng: "OK, tôi sẽ làm một số phát biểu cho anh." Trong khi tôi đang làm phim về những phát biểu này, anh ta nói với tôi: "Nơi nào tiếp theo chúng ta sẽ tới?" Tôi nói: "Tôi sẽ tới Afghanistan." Anh ta nói, "Thật ư?" Và tôi có thể đánh giá qua cái nhìn thoáng qua vào sự quan tâm của anh ta. © Tôi nói với anh ta: "Anh có muốn đi với tôi không? Thực là rất thích thú nếu anh đi. Nó sẽ giúp và mang đến sự chú ý. Và sự chú ý này sẽ giúp thúc đẩy tình trạng, cũng như tất cả các mặt khác của vấn đề." Tôi nghĩ có một số điều căn bản tới thành công Một là bạn có một ý tưởng tuyệt vời. Điều khác là bạn có một người tán thành, bạn có tài chính, và bạn có thể gây chú ý. Và thực tế là tôi không thể gây chú ý, bất kể những điều tôi đã đạt được. Do đó những người này tuyệt đối quan trọng. Anh ta nói đồng ý, và chúng tôi đã tìm thấy chính mình tại Afghanistan. Đó thực sự là một điều đáng kinh ngạc khi tôi hạ cánh xuống đây, tôi đã nói chuyện với nhiều người khác nhau, và họ nói với tôi, "Anh phải khiến cho tất cả mọi người ở đây tham gia Anh không thể chỉ kì vọng điều đó được thực hiện. Anh phải đi và làm việc." Và chúng tôi đã làm, chúng tôi đã đi, và chúng tôi đã nói với những người lớn tuổi, các bác sĩ, chúng tôi nói với các y tá, chúng tôi tổ chức các hội thảo, chúng tôi đi với những người lính, chúng tôi đã ngồi với ISAF, với NATO, chúng tôi đã ngồi với chính phủ Anh. Ý tôi là, chúng tôi cơ bản đã ngồi với tất cả mọi người -- bên ngoài và bên trong các trường học với bộ trưởng giáo dục, tổ chức các cuộc hội thảo, với sự tham gia của báo chí và tất cả mọi người. Có một điều thú vị nằm trong những điều đã diễn ra. Người phụ nữ tuyệt vời mang tên Fatima Magalani là một phần vô cùng quan trọng đối với những điều đã diễn ra, như cô ấy là diễn giả cho sự phản đối lại người Nga. Và mạng lưới người Afghanistan của cô ấy thực sự ở bất cứ đâu. Và cô ấy thực sự quan trọng trong việc mang tới thông điệp. Rồi chúng tôi trở về nhà. Chúng tôi gần như đã làm được. Chúng tôi phải chờ đợi và xem điều gì diễn ra. Tôi trở về và tôi nhớ một người trong nhóm mang lá thư đến cho tôi từ Taliban. Và lá thư nói đại khái rằng: "Chúng tôi sẽ chứng kiến ngày này. Nhất định sẽ chứng kiến nó Chúng tôi sẽ nhìn nó như một cánh cửa cơ hội. Và chúng tôi sẽ không tham gia. Chúng tôi sẽ không tham gia." Điều nó có nghĩa là những người làm nhân đạo sẽ không bị bắt có hay bị giết. Và sau đó đột nhiên, tôi nhận thấy rõ ràng rằng tại thời điểm này, có một cơ hội. Và những ngày sau, 1.6 triệu trẻ em được tiêm chủng bại liệt như một kết quả của việc chúng tôi đã dừng mọi người lại. (Vỗ tay) Chũng như mọi sự đoàn kết khác, tđiều đó là điều tốt đẹp nhất, khoảnh khắc tuyệt vời nhất. sau đó chúng tôi kết hợp các thước phim và tập trung lại vì chúng tôi phải đi trở lại. Chúng tôi đưa nó tới Dari và Pashto. Chúng tôi đưa lồng tiếng địa phương vào đó. Chúng tôi quay trở lại Afghanistan, vì năm mới sắp tới và chúng tôi muốn được hỗ trợ. Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi muốn quay trở lại, vì những người ở Afghanistan là những vị anh hùng. Họ là những người tin ở hòa bình và khả năng của nó, vân vân. -- và họ làm nó thành hiện thực. Chúng tôi đã quay trở lại là chiếu cho họ bộ phim đó và nói: "Nhìn này, các bạn làm nó thành có thể. Cảm ơn các bạn rất nhiều." Chúng tôi chiếu bộ phim nhiều lần. Rõ ràng rằng nó được chiếu, và nó đáng kinh ngạc. Và năm đó, chính là năm đó, năm 2008, tuyên bố của ISAF từ Kabul Afghanistan, 17 tháng 9: " Thưa tướng Stanley McChrystal, chỉ huy của tổ chức lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Afghanistan, công bố hôm nay ISAF sẽ không thực hiện các hoạt động tấn công quân sự vào ngày 21 tháng 9." Họ nói họ sẽ ngừng lại. Và sau có tuyên bố khác đến từ sở an ninh và an toàn nói rằng, tại Afghanistan, nhờ nỗi lực của chúng tôi, bạo lực giảm xuống 70%. trong ngày này, bạo lực đã giảm xuống ít nhất 70%. Ôi, tin tức đó làm tôi sung sướng kinh khủng hơn hầu hết bất kì thứ gì. Tôi nhớ bị mắc kẹt tại New York, vào lúc đó bởi vì núi lửa cái mà tuyệt đối ít có hại hơn. Và tôi nghĩ về điều sẽ diễn ra. Và tôi tiếp tục nghĩ về con số 70% này. giảm 70% bạo lực -- mà mọi người nói điều đó hoàn toàn không thể và anh không thể làm được. Và điều đó làm tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi có 70% ở Afghnistan, sau đó chắc chắn chúng tôi sẽ có được 70% ở bất kì đâu. Chúng tôi phải tiến lên cho một thỏa thuận ngừng bắn toàn cầu. Chúng tôi cần làm cho ngày này là của ngừng bắn và không bạo lực và nỗ lực cho một thỏa thuận ngừng bắn toàn cầu, nỗ lực cho "Sự loại bỏ thù địch" lớn nhất từ trước tới nay, cả trong nước và quốc tế, một kỉ lục chưa từng được ghi nhận. Đó chính xác là điều chúng tôi phải làm. Và vào ngày 21 tháng 9 năm nay, chúng tôi sẽ khởi động chiến dịch tại O2 Arena tiến lên vì hoạt động đó,♪ để cố gắng tạo ra kỉ lục lớn nhất về sự loại bỏ thù địch. Và chúng tôi sẽ dùng tất cả mọi cách dù là khiêu vũ hay và phương tiện truyền thông xã hội và sự ghé thăm vào Facebook và các trang web, kí với đơn kiến nghị. Và bằng 6 ngôn ngữ hành chính của Quốc hội. Chúng tôi sẽ gắn kết với các chính phủ trên toàn cầu, các tổ chức liên quốc gia vô chính phủ, giáo dục, các hiệp hội, thể thao. Và các bạn có thể thấy phần "giáo dục" ở đó Tại thời điểm đó, chúng tôi có nguồn lực tại 174 quốc gia cố gắng khiến những người trẻ tuổi nắm quyền đằng sau tầm nhìn của ngừng bắn toàn cầu. Và rõ ràng là nhiều người hơn đã được cứu mạng, ý tưởng này thực sự có ích. Liên kết với Olympic -- Chúng tôi đã tới và gặp Seb Coe. Tôi nói: "London năm 2012 về thỏa thuận ngừng bắn. Rốt cuộc, đó là những điều về nó." Vì sao chúng tôi không họp nhóm tất cả lại? Sao chúng tôi không mang thỏa thuận ngừng bắn vào cuộc sống? Tại sao bạn không ủng hộ hành động thỏa thuận ngừng bắn lớn nhất từng có? Chúng tôi sẽ làm một bộ phim mới về hành động này. Chúng tôi sẽ dùng thể thao và bóng đá. Vào ngày hòa bình, người ta chơi hàng ngàn trận đấu bóng đá, từ bờ biển Brazil tới tất cả nơi nào có thể được. Do vậy, áp dụng tất cả con đường để truyền cảm hứng những hành động riêng lẻ. Và cuối cùng, chúng ta cần cố gắng. Chúng ta cần phải làm cùng nhau. Và khi tôi đứng ở đây, trước mặt các bạn, và những người xem chương trình, tôi thấy hào hứng, thay mặt cho những người tôi đã gặp, rằng có một khả năng thế giới chúng ta có thể thống nhất, rằng chúng ta có thể đến với nhau như là một, rằng chúng ta có thể thay đổi ý thức về những vấn đề căn bản xung quanh, được mang tới bởi những cá thể. Tôi với Brahimi, ngài đại sứ Brahimi. Tôi nghĩ rằng ông ta là một trong số những người đàn ông đáng kinh ngạc nhất trong mối liên hệ với vấn đề chính trị quốc tế -- tại Afghnistan, tại Iraq. Ông ta là một người đàn ông đáng ngạc nhiên. Và tôi đã ngồi với ông ấy một vài tuần trước. Và tôi nói với ông ấy: "Thưa ngài Brahimi, liệu điều vướng mắc này có thể tiến tới thỏa thuận toàn cầu không? Điều đó có thể phải không? Có phải việc chúng ta có thể làm điều này là có hoàn toàn có khả năng?" Ông ta nói: " Nó tuyệt đối có thể." Tôi nói: "Ngài có thể làm điều gì vậy? Ngài có thể đến chính phủ và hành lang nghị viện, sử dụng hệ thống?" Anh ta nói: "Không, Tôi nên nói chuyện riêng" Đó là tất cả về những cá thể. Tất cả về bạn và tôi. Tất cả là về các đối tác. Tất cả về khu vực của bạn, kinh doanh của bạn. Vì với nhau, bằng cách làm việc cùng nhau, Tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể thay đổi nhiều thứ. Và đó là một người đàn ông tuyệt vời đang ngồi ở vị trí khán giả, và tôi không biết anh ta ở đâu, người đã nói với tôi và ngày trước -- vì tôi làm một diễn tập nhỏ -- và anh ta nói: "Tôi đang nghĩ về ngày này và hình dung nó như một ô vuông với 365 ô vuông, và một trong số chúng màu trắng." Và sau đó, nó làm tôi nghĩ về một cốc nước, mộ thứ sạch sẽ. Nếu bạn tạo nên một giọt, một giọt của một điều gì đó, lên trên nước nó sẽ thay đổi nó mãi mãi Cùng chung tay, chúng ta có thể tạo nên một ngày hòa bình. Xin cảm ơn TED. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Xin cảm ơn. Sự xấu xí tiềm tàng của môi trường hàng ngày ở Mỹ là mớ hỗn độn thấy rõ Không thể làm quá về sự tuyệt vọng của chúng ta đối với ở những nơi như vậy. Cơ bản là tôi muốn thuyết phục rằng chúng ta phải làm tốt hơn, Nếu chúng ta muốn tiếp tục mục tiêu văn minh của nước Mỹ. Nhân tiện, điều đó không giúp gì cả. Không ai sống tốt hơn vì điều đó Bạn có thể mô tả nó bằng nhiều cách. Tôi thích gọi là "khu ổ chuột quốc gia di động" Bạn có thể gọi nó là đô thị hóa. Tôi nghĩ nó hợp khi được gọi là sự phân bố sai nguồn lực lớn nhất trong lịch sử. Bạn có thể gọi là cụm ảnh hưởng ngoại lai. Và nó là một vấn đề khủng khiếp. Vấn đề quan trọng nhất là, đó là những nơi không đáng quan tâm. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về điều này. Nhận thức về không gian là khả năng tạo ra những nơi ý nghĩa, chất lượng và đặc sắc, phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng xác định không gian với các tòa nhà và mượn những từ ngữ, ngữ pháp, cú pháp, nhịp điệu, và mẫu mã của kiến trúc để thể hiện chúng ta là ai. Các khu vực công cộng ở Mỹ có hai vai trò: Là nơi ở và cuộc sống của công dân chúng ta, và là biểu hiện vật chất của những lợi ích chung. Khi bạn phá hủy khu vực công cộng, đồng nghĩa bạn hủy luôn cả chất lượng sống của mình và của tất cả các đạo luật cộng đồng và cuộc sống chung diễn ra ở đây. Khu vưc công cộng ở Mỹ đa số xuất phát từ việc mở đường phố vì chúng ta không có các khuôn viên nhà thờ 1000 tuổi. và quảng trường thương mại của những nền văn hóa cổ xưa. Năng lực xác định không gian và tạo ra nơi chốn là đáng được quan tâm tất cả đến từ nền văn hóa mà tôi gọi là nền văn hóa thiết kế vì cộng đồng Đây là một tổng thể của kiến thức, phương pháp, kỹ năng, nguyên tắc mà chúng ta đã ném vào thùng rác từ sau Thế chiến thứ 2 và quyết định không cần nó nữa, chúng ta sẽ không sử dụng nó và rồi chúng ta có thể thấy hậu quả từ xung quanh mình. Các khu vực công cộng không chỉ cho biết ta ở đâu về mặt địa lý, mà còn cho biết ta ở đâu trong nền văn hóa, ta đến từ đâu, thuộc chúng tộc nào, bằng cách đó, nó cần làm cho chúng ta lờ mờ nhận ra con đường chúng ta đi để cho phép chúng ta sống trong thực tại đầy hy vọng và nếu có một điều phi thường, nếu có một thảm họa khủng khiếp ở nơi chúng ta xây dựng, môi trường chúng ta đã xây dựng cách đây 50 năm, nó ngăn chúng ta khỏi khả năng sống trong thực tại đầy hy vọng Môi trường mà ta đang sống đây, phổ biến là như vậy Nó xảy ra với Để có một không gian chất lượng và đặc sắc bạn phải biết xác định không gian Làm cách nào để làm tốt điều đó? Nếu đứng trên đường băng của Walmart ở đằng này, và nhìn cửa hàng Target ở đằng kia bạn không thể thấy được do độ cong của Trái Đấi. Đó là cách tự nhiên nói rằng bạn định nghĩa không gian rất tồi Dần dần, chẳng ai muốn ở những nơi ấy và chúng trở thành những nơi chẳng đáng quan tâm Hiện nay trên nước Mỹ, chúng ta có khoảng 38,000 nơi chẳng đáng để quan tâm. Đến một lúc nào đó, chúng ta có một quốc gia chẳng đáng để bảo vệ Tôi muốn bạn nghĩ về điều này khi mà bạn nghĩ về những người trẻ ở các nơi như Iraq, đổ máu trên cát, và bạn tự hỏi về điều cuối cùng họ nghĩ về Tổ quốc. Hy vọng nó không phải là vát bó vỉa hè giữa Chuck E. Cheese và cửa hàng Target bởi nó không đủ để người Mỹ phải đổ máu chúng ta cần những nơi tốt hơn Một không gian công cộng tốt Một nơi đáng để tâm, nơi được định nghĩa tốt Dứt khoát phải là một nơi công cộng ngoài trời Nó có điều gì đó rất quan trọng-- Nó có một lớp màng thẩm thấu xung quanh bề mặt. Đó là cách đặc biệt để nói rằng nó có cửa hàng, quầy ăn, điểm đến mọi thứ đi vào đi ra. Nó có thể thẩm thấu Bia đi vào đi ra, nữ bồi bàn đi vào đi ra, điều đó kích hoạt và biến nơi đó thành nơi người ta muốn đến Những nơi như thế ở những nền văn hóa khác, người ta tự đến vì họ thích chúng Không cần triển lãm đồ thủ công để kéo họ tới (cười) không cần có một Lễ hội Kwanzaa. Người ta đến đơn giản vì chúng làm người ta muốn đến đó. Nhưng đó là cách chúng ta làm ở Mỹ Có lẽ không gian công cộng thất bại nhất nước Mỹ, thiết kế bởi Harry Cobb và I.M. Pei, hai kiến trúc sư hàng đầu thời đó, Boston City Hall Plaza nơi ảm đạm cả người say xỉn vô gia cư cũng không muốn đến Chúng ta không thể sửa nó vì I.M. Pei vẫn còn sống, mỗi năm Havard và M.I.T có một ủy ban chung để sửa nó và năm nào họ cũng thất bại vì sợ làm I.M. Pei tổn thương Mặt khác, tòa nhà này là giải nhất một cuộc thi quốc tế về thiết kế vào khoảng năm 1966 Không phải do Pei và Cobb, mà một công ty khác thiết kế không đủ Prozac để người ta bình tĩnh trước sự xuống cấp của tòa nhà Mặt sau của Boston City Hall Plaza công trình dân sự lớn nhất ở Albany, - xin lổi - ở Boston. Thông điệp được gửi tới, từ ngữ và ngữ pháp từ công trình này gửi tới là gì? làm cách nào nó cho chúng ta biết chúng ta là ai? Sẽ khá hơn nếu đặt ở tòa nhà những bức khảm chân dung của Josef Stalin, Pol Pot, Saddam Hussein, và những nhà bạo quyền khác của thế kỷ 20 vì chúng ta sẽ được nghe điều mà toà nhà thực sự muốn nói đó là một tòa nhà bạo quyền nó muốn chúng ta thấy mình như mối mọt Đây là trên một phương diện nhỏ hơn: mặt sau cùa khu dân sự Saratoga Spring, New York. Khi tôi cho một nhóm Kiwanis ở chỗ tôi xem trình chiếu này Họ đều giận dữ đến mức bỏ dở món gà sốt kem Họ hét vào mặt tôi và nói: "Trời đang mưa lúc ông chụp tấm ảnh đó!" Nó được tin là do sự cố thời tiết. Đó là một công trình được thiết kế như một máy phát DVD lỗ cắm âm thanh, lỗ sạc -- những thứ này là việc quan trọng của các công ty kiến trúc Ta thuê họ để thiết kế những thứ này Điều gì đã xảy ra: 3 giờ sáng tại một buổi họp thiết kế 8 tiếng trước hạn chót 4 kỹ sư cố gắng hoàn thành đúng hạn Họ ngồi trên bàn họp với các bản vẽ, mô hình, với những hộp đồ ăn Hoa nẳm trên bàn Ý tôi là, họ đã nói về cái gì? Bởi bạn đã biết từ cuối cùng, câu cuối cùng của cuộc họp đó Đó là: "Mẹ nó" (Vỗ tay) (Cười) Đó là thông điệp cùa kiểu kiến rúc này chính là "Bọn tao đ** quan tâm" Trở lại ngày đẹp nhất của năm, để làm một phép thử thực tế thực ra, anh ta thậm chí sẽ không đi xuống vì (cười) nó không đủ hấp dẫn khách hàng bạn biết đấy, bọn trộm cướp không đủ giàu để phải xuống đó OK Kiểu của đại lộ Main Street ở Mỹ kiểu của những tóa nhà trung tâm, khá phổ biến khắp thế giới Không phức tạp như vậy những tòa nhà nhiều tầng, xậy ngay mặt tiền để tất cả mọi người đều đến, Những hoạt động khác thì ở những tầng dưới như chung cư, văn phòng,... Bạn cung cấp hoạt động gọi là mua sắm dưới mặt đất Họ không làm điều đó ở Monterey. Nếu bạn đến góc của giao lộ chính ngay trước trung tâm hội nghị sẽ thấy một giao lộ với bốn bức tường cho mỗi góc. Thật không thể tin được dù vậy, đó là cách tạo và tập hợp một tòa nhà thương mại trung tâm Và đây là những gì xảy ra ở Glen Falls, New York khi ta cố làm lại, nơi nó đã mất Đầu tiên họ nhích cửa hàng ra ngoài 1/2 vỉa hè để nó trông thể thao hơn Điều đó phà hủy hoàn toàn quan hệ giữa doanh nghiệp và vỉa hè, theo lý thuyết đó là chỗ cho người đi bộ (cười) Tất nhiên chẳng có người khi vẫn còn tình trạng này Và rồi do đã cắt đứt quan hệ, ta đặt một dốc xe lăn ở đó, và để cảm thấy tốt hơn, ta để một cái Band-Aid tự nhiên ở trước nó Đó là cách chúng ta làm Tôi gọi là "Band-Aids tự nhiên" bởi nhìn chung người Mỹ cho rằng thiên nhiên là giải pháp cho đô thị hóa bị hủy hoại. Thực tế, đó phải là đô thị hóa tốt và các tòa nhà tốt không chỉ là bồn hoa hay tranh vẽ núi Sierra Nevada Điều đó chưa đủ Cần xây những tòa nhà tốt Cây xanh thành phố có 4 nhiệm vụ là: đánh dấu khu vực vỉa hè, bảo vệ người đi bộ khỏi xe cộ trên đường, tạo bóng râm cho vỉa hè và giảm sự thô cứng của các tòa nhà. và tạo một mái vòm tốt nhất khắp đường phố Đó là chức năng của cây xanh bên đường Chúng không phải để làm cảnh ở các khu rừng phái Bắc. không phải để làm nền cho "Những người Mohican cuối cùng" một vấn đề của ngoại ô là nó xóa hiểu biết của chúng ta về sự khác biệt giữa làng và thị trấn giữa đô thị và nông thôn Chúng không giống nhau và chúng ta lại cứu chữa bằng cách kéo nông thôn vào với đô thị nhiều người chúng ta luôn cố làm vậy Nói hẹp hơn, thuyền mẹ đã hạ cánh, R2-D2 và C-3PO đã bay đi thăm dò để xem chúng có sống được trên hành tinh này không (cười) Phần lớn do thực tế kinh khủng của đô thị công nghiệp ở Mỹ nuôi lớn ác cảm sâu sắc đối với thành thị, lối sống ở đó và những gì liên quan Nên cái mà chúng ta thấy từ khá sớm vào khoảng giữa thế kỷ 19, ý kiến cho rằng cần có giải pháp cho thành phố công nghiệp để trở thành nơi sinh sống cho tất cả mọi người Và nó bắt đầu bằng hình thức ngoại ô đường sắt ngôi nhà nông thôn dọc theo đường sắt cho phép con người tận hưởng sự thoải mái nơi đô thị, và trở về nông thôn vào mỗi tối. Không có Wal-Mart hay cửa hàng tiện lợi nào cả Cuộc sống nông thôn đích thực Tuy nhiên nó biến đổi hơn 80 năm sau và trở thành một mầm mống gây hại Thành bức hý họa ngôi nhà miền quê, trong bức hý họa về một đất nước Đó là nỗi đau không dứt của ngoại ô và lý do nó bị xem là trò cười Bởi nó không làm được điều nó đã hứa nửa thế kỷ qua và đây là kiểu nhà phổ biến ở đây, ngôi nhà không có thứ gì trên tường vì nó muốn nhấn mạnh rằng: "Tôi là ngôi nhà nhỏ trong rừng. Không có gì trên tường Trên đầu tôi không có mắt. Tôi không thể nhìn" Đó là lớp vỏ trước đây của ngôi nhà mặt tiền, bức tranh của ngôi nhà. Bởi vì, - hãy để ý hiên nhà Trừ phi ở đây là người Munchkin, không thì chẳng ai dùng nó Thực tế nó là một TV show 24/7 có tên "Chúng tôi bình thường" Chúng tôi bình thường (x5) Hãy tôn trọng, chúng tôi bình thường Có điều gì trong những ngôi nhà đó Chúng ta biết ở đó Skippy bé bỏng đang vác súng tiểu liên sẵn sàng cho phòng tụ tập (cười) chúng ta biết cô chị Heather 14 tuổi, làm trò để có thể chơi thuốc Vì những nơi đó, thói quen đó, gây nên nỗi lo âu và trầm cảm nghiêm trọng cho trẻ và chúng lại không có kinh nghiệm về thuốc men nên chúng dùng thứ thường thấy trước Không tốt cho người Mỹ Đây là những trường ta gửi chúng đến trường trung tâm Hannibal Lecter, Las Vegas, Nevada Trường học đích thực! Nhưng người ta tin chắc rằng nếu thả những tù nhân trong đó ra họ sẽ giật một người xuống đường và nuốt gan của anh ta thế nên mọi nỗ lực là để họ ở yên trong tòa nhà Chú ý rằng tự nhiên là hiện tại (cười) Phải thay đổi dù muốn dù không Chúng ta đang bước vào thời kỳ thế giới thay đổi, kể cả nước Mỹ đánh dấu bằng sự chấm dứt của kỷ nguyên xăng dầu giá rẻ Nó sẽ thay đổi mọi thứ Chris bảo tôi đừng dài dòng về điều này, vâng, trừ nói rằng sẽ không có nên kinh tế Hydro Quên đi. Nó không xảy ra đâu Thay vào đó, có thứ cần phải làm Cần phải hạ giá, định giá lại và điều chỉnh quy mô của hầu như mọi thứ của nước Mỹ, chúng ta đã không thể bắt đầu sớm Chúng ta cần phải sống gần hơn nơi chúng ta làm việc. Chúng ta phải sống gần nhau. Cần phải trồng nhiều thực phẩm gần nơi chúng ta ở Thời kỳ của món salad Caesar 3000 dặm sắp hết rồi Chúng ta sắp có hệ thống đường sắt sẽ làm người Bulgari thấy xấu hỗ Phải làm tốt hơn thế nữa Lẽ ra ta nên bắt đầu từ 3 ngày trước May mắn là 10 năm trở lại đây, những người dân đô thị mới đã ở đó khai quật lại những thông tin đã bị vứt vào sọt rác bởi thế hệ của bố mẹ chúng ta sau Thế Chiến 2 Vì chúng ta cần nó để dựng lại các đô thị cần lấy lại những phương pháp, nguyên tắc và kỹ năng để học lại cách tạo ra những nơi ý nghĩa, nơi thiết yếu là một thực thể sống chứa đựng các cơ quan của đời sống công dân và đời sống cộng đồng, triển khai trong một kiẻu mẫu liên đới, để các khu dân cư có nghĩa triển khai trong mối liên hệ với doanh nghiệp, văn hóa và quản trị Phải học lại về những tòa nhà của các thứ ấy đường phố, tòa nhà, cách tạo ra nơi công cộng lớn nhỏ khoảng sân, quảng trường dân sự và làm cách nào để tận dụng những tài sản này. Có thể thấy vài ý tưởng đầu tiên để tái tạo lại các tài sản thảm họa trên đất Mỹ Những tòa nhà chết: ta sẽ làm gì với chúng? thực tế là, phần lớn chúng -- sẽ không được tái tạo lại không là vùng cứu hộ cho tương lai Tuy vậy chúng ta sẽ sửa lại một số bằng cách đặt chúng trở lại trên đường và khu nhà và trở lại tòa nhà nhiều lần vì sự phát triển bình thường Nếu may mắn, ta sẽ phục hồi trung tâm và khu vực lân cận và -- những thị trấn và đô thị đang có Thị trấn và đô thị là chính nó, lớn lên tại nơi của nó bởi chúng giữ những điều quan trọng phần lớn chúng vẫn sẽ ở đó mặc dù kích thước có thể giảm bớt Chúng ta có nhiều việc phải làm chúng ta không chờ được cứu bởi siêu xe hay nhiên liệu thay thế Không một số lượng hay sự kết hợp nhiên liệu thay thế cho phép chúng ta tiếp tục tàn phá, cái cách chúng ta đang phá Chúng ta sẽ làm mọi thứ theo một cách khác Và nước Mỹ không chuẩn bị chúng ta sẽ mộng du trong tương lai Chúng ta chưa sẵn sàng cho những điều sẽ đến Tôi giục các bạn hãy làm những gì bạn có thể Cuộc sống giữa thế kỷ 21 sẽ là cuộc sống nơi đây chuẩn bị để trở thành hàng xóm tốt hãy định hướng để bản thân có ích với hàng xóm và công dân trong nước Điều cuối - tôi bị nó phiền khá lâu nhưng tôi nghĩ nó rất quan trọng cho những ai ngồi đây Làm ơn, đừng coi mình là "người tiêu dùng" Người tiêu dùng khác với công dân Họ không có nghỉa vụ, trách nhiệm hay bổn phận đối với dồng loại của họ. nếu còn từ "người tiêu dùng" khi tranh luận công cộng bạn sẽ làm giảm chất lượng cuộc tranh luận Và chúng ta tiếp tục mù tịt trong tương lai khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Cảm ơn rất nhiều. Hãy ra ngoài và biến vùng đất này thành những nơi đáng được quan tâm và một quốc gia đáng được bảo vệ. (Vỗ tay) Những hệ hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời giống như những thành phố xa xăm với ánh đèn thoắt ẩn thoắt hiện, mà chúng ta không bao giờ có thể đặt chân tới. Bằng cách nghiên cứu thứ ánh sáng chớp tắt ấy, chúng ta có thể biết được cách các ngôi sao và hành tinh tương tác với nhau để hình thành một "hệ sinh thái" của riêng chúng nơi sự sống có thể sinh sôi và phát triển. Trong bức hình toàn cảnh Tokyo về đêm này, tôi đã giấu một số dữ liệu của chiếc kính thiên văn mới nhất, Kepler Mission. Các bạn phát hiện ra nó không? Nó đây. Đây chỉ là một bộ phận nhỏ bầu trời mà Kepler đang quan sát, nhắm tìm kiếm những hành tinh bằng cách đo lượng ánh sáng của hơn 150.000 ngôi sao, cùng một lúc, cứ 30 phút một lần, và cực kì chính xác. Thứ chúng tôi đang tìm kiếm là những điểm sáng nhỏ bé mờ nhạt gây ra bởi một hành tinh di chuyển ngang qua một ngôi sao và chặn bớt ánh sáng từ ngôi sao đó truyền đến đây. Chỉ sau 2 năm đưa vào vận hành, chúng tôi đã phát hiện ra hơn 1.200 hệ hành tinh tiềm tàng quanh các ngôi sao. Để các bạn dễ hình dung, trong suốt 2 thập kỉ vừa qua, chúng ta chỉ thấy khoảng 400 hệ trước khi có Kepler. Khi chúng tôi dò được những đốm sáng này, chúng tôi có thể xác định được nhiều thứ. Ví dụ, chúng tôi biết rằng có một hành tinh tồn tại ở đó, chúng tôi cũng đo được kích cỡ của nó và khoảng cách của nó đến ngôi sao chính trong hệ. Việc xác định khoảng cách rất quan trọng vì nó chúng tôi biết lượng ánh sáng mà hành tinh ấy nhận được. Việc biết khoảng cách và xác định lượng quang năng rất quan trọng, hãy tưởng tượng như việc chúng ta đang ngồi quanh đống lửa trại. Bạn cần ngồi đủ gần để giữ ấm, nhưng không quá gần đến nỗi bạn bị thiêu rụi. Tuy nhiên, có nhiều thứ để tìm hiểu về những ngôi sao này, hơn là việc bạn nhận được bao nhiêu ánh sáng từ chúng. Và đây là lí do. Đây là ngôi sao của chúng ta: Mặt Trời. thể hiện bằng ánh sáng nhìn thấy được. Đó là loại ánh sáng mà bạn có thể quan sát được bằng mắt thường. Bạn sẽ nhớ lại rằng nó trông khá giống một quả cầu màu vàng -- thứ Mặt Trời mà trẻ con hay vẽ. Nhưng bạn cũng để ý thấy thứ khác, rằng trên bề mặt Mặt Trời có những đốm màu đen. Những thứ này được gọi là vết đen, và chúng chỉ là một trong số các biểu hiện của từ trường Mặt Trời. Chúng khiến ánh sáng từ ngôi sao mất ổn định. Và chúng tôi có thể đo lường sự bất ổn này một cách rất chính xác nhờ Kepler, và truy ra những ảnh hưởng của chúng. Tuy vậy đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Nếu mắt chúng ta nhìn được tia cực tím hay tia X, chúng ta sẽ thấy rõ những biến động mạnh mẽ trong từ trường của Mặt Trời -- những biến động này cũng diễn ra trên các ngôi sao khác. Thử nghĩ rằng kể cả khi trời nhiều mây, những sự kiện này vẫn luôn diễn ra ngay trên đầu chúng ta. Vậy nên khi chúng tôi muốn tìm hiểu xem một hành tinh có phù hợp với sự sống hay không, chúng tôi không chỉ muốn biết tổng lượng quang năng mà nó nhận được hay lượng nhiệt năng có phù hợp không, mà chúng tôi còn muốn xác định điều kiện không gian xung quanh hành tinh đó -- bao gồm loại bức xạ năng lượng cao như thế này, và những tia tử ngoại và tia X do ngôi sao chính sinh ra tràn ngập trong màn bức xạ năng lượng cao này. Vì vậy, chúng ta không thể quan sát những hành tinh xung quanh các ngôi sao đó một cách chi tiết như khi chúng ta quan sát các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Đây là ảnh của Kim Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh -- 3 hành tinh trong Hệ Mặt Trời có kích cỡ gần giống nhau, nhưng chỉ một trong số chúng có điều kiện thích hợp cho sự sống. Nhưng ngay lúc này chúng ta có thể đo lường cường độ ánh sáng từ các ngôi sao và qua đó hiểu về mối quan hệ giữa các hành tinh và ngôi sao chính của hệ nhằm tìm ra lời giải về việc hành tinh nào sẽ là ứng viên cho việc truy tìm sự sống ngoài vũ trụ. Kepler tuy không thể lúc nào cũng tìm ra những hành tinh trong mọi ngôi sao nó quan sát. Nhưng tất cả những phép đo mà nó thực hiện đều rất quý giá, vì nó cho chúng ta biết về mối quan hệ giữa các vì sao và các hành tinh, và những ngôi sao nào có thể đã đặt nền móng cho việc hình thành sự sống. Kính thiên văn Kepler chỉ là dụng cụ để quan sát, chính chúng ta mới là những người đóng vai trò quyết định. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một ảo thuật gia, và kĩ thuật mà tôi ưa thích là loại sử dụng công nghệ để tạo ảo giác. Vì thế tôi muốn cho các bạn xem một vài thứ tôi đang xây dựng. Đó là một ứng dụng mà tôi nghĩ là sẽ có ích cho những người nghệ sĩ -- đặc biệt là những nghệ sĩ sử dụng truyền thông đa phương tiện. Nó đồng bộ hóa các đoạn băng qua những màn hình khác nhau của các thiết bị di động. Và tôi mượn những chiếc máy iPods này từ một số những khán giả ở đây để cho các bạn xem những gì tôi vừa nói. Và tôi chuẩn bị sử dụng chúng để bàn với các bạn một chút về chủ đề ưa thích của tôi: sự giả dối. (Âm nhạc) Một trong những ảo thuật gia mà tôi thích là Karl Germain. Ông ta có một tuyệt kĩ là làm cho một khóm hoa hồng nở ngay trước mắt các bạn. Nhưng việc tạo ra một con bướm mới là cái tuyệt diệu nhất. (Đoạn băng ghi âm) Giọng nói: Thưa quí bà và quí ông, sự khởi nguồn của cuộc sống. (Vỗ tay) (Âm nhạc) Marco Tempest: Khi được hỏi về sự lừa dối, Ông ấy đã trả lời: Giọng nói: Ảo thuật là nghề nghiệp trung thực duy nhất. Một ảo thuật gia hứa sẽ đánh lừa bạn -- và anh ta thực hiện điều đó. MT: Tôi thích cái suy nghĩ rằng mình là một giảo thuật gia trung thực. Tôi dùng rất nhiều thủ thuật nghĩa là một vài lúc tôi cũng phải lừa dối các bạn. Giờ tôi cảm thấy điều đó thật không tốt. Nhưng con người ta lừa dối hàng ngày. (Chuông kêu) Chờ chút. Người phụ nữ trong điện thoại: Này, anh đang ở đâu đấy? MT: Bị kẹt xe. Anh sẽ tới đó sớm thôi. Tất cả các bạn đều đã làm điều đó. (Tiếng cười) Người phụ nữ: Em sẽ xong trong vòng một phút nữa, anh yêu. Người đàn ông: Đó là điều mà anh vẫn hằng mong muốn. Cô gái: Trông anh thật tuyệt. MT: Sự lừa dối, là một phần tất yếu của cuộc sống. Và những cuộc thăm dò cho thấy đàn ông nói dối nhiều gấp hai lần phụ nữ -- nếu giả sử rằng tất cả những người phụ nữ được hỏi trả lời thành thật. (Tiếng cười) Chúng ta lừa dối để giành lấy lợi ích và để che giấu khuyết điểm của mình. Tôn Tử, một vị tướng của Trung Quốc đã nói rằng tất cả các cuộc chiến tranh đều dựa trên sự lừa gạt. Oscar Wilde khẳng định điều tương tự trong tình yêu. Một số người lừa đảo vì tiền. Giờ hãy cùng chơi một trò. Ba là bài, ba khả năng. Giọng nói: Đặt 5 bạn sẽ có 10, đặt 10 bạn sẽ có 20. Bây giờ, người phụ nữ ở đâu? Quân nữ hoàng ở đâu? MT: Cái này ư? Xin lỗi. Bạn sai rồi. Đấy, tôi đâu có lừa các bạn. Các bạn tự lừa mình. Sự tự lừa dối bản thân. Đó là khi chúng ta tự thuyết phục mình rằng một sự lừa dối là sự thật. Đôi khi rất khó để phân biệt hai cái đó. Những người hăng đánh bạc là những bậc thầy trong khoản tự lừa dối. (Tiếng máy đánh bạc) Họ tin rằng họ có thể thắng. Họ quên những lần thất bại. Bộ não rất giỏi việc lãng quên. Những trải nghiệm không vui rất dễ bị quên mất. Những trải nghiệm không vui biến mất rất nhanh. Đó là lí do vì sao trong cả vũ trụ rộng lớn và lạnh lẽo này, chúng ta đều thật lạc quan. Sự tự lừa dối bản thân trở thành một ảo giác tích cực -- tại sao phim ảnh lại có thể đưa chúng ta vào những cuộc phiêu lưu kì thú; tại sao chúng ta lại tin Romeo khi anh ta nói anh ta yêu Juliet; và tại sao nhũng nốt nhạc đơn độc, khi được cất lên cùng nhau, lại trở thành một bản sô-nát và tạo ra ý nghĩa. Đó là bản "Clair de Lune." Ngưởi sáng tác có tên Debussy đã nói rằng nghệ thuật là sự lừa dối lớn nhất trong tất cả. Nghệ thuật là sự lừa dối tạo nên những cảm xúc chân thực -- một sự dối trá tạo nên sự thật. Và khi bạn bị đã thuyết phục bởi sự lừa dối đó, nó trở thành ảo thuật. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đã ở trong bệnh viện một thời gian dài. Và một vài năm sau khi ra viện, tôi đã quay lại và ông chủ tịch khoa bỏng đã rất vui mừng khi gặp lại tôi -- ông nói, "Dan, tôi có một cách chữa trị mới rất tuyệt vời dành cho cậu." Tôi thấy rất phấn khởi. Tôi đi cùng ông ấy tới phòng làm việc. Và ông ấy giải thích với tôi rằng, khi tôi cạo râu, Tôi có một vài chấm đên ở bên trái khuôn mặt nơi tóc mọc, nhưng ở bên phải khuôn mặt tôi bị bỏng nặng nên tóc không mọc được, và điều đó rất mất cân đối. Và ý tưởng tuyệt vời của ông ấy là gì vậy? Ông ấy định xăm một số chấm đen lên bên phải của mặt tôi, khiến khuôn mặt tôi trở nên cân đối hơn. Nghe thật thú vị. Ông ấy yêu cầu tôi đi cạo râu. Tôi muốn nói rằng, đây là một kiểu cạo râu rất kì lạ, bởi vì khi tôi suy ngẫm về nó tôi nhận ra rằng cái cách mà mình cạo râu sẽ không bao giờ thay đổi trong suốt quãng đời còn lại của mình-- bởi vì tôi phải giữ cho bề ngang không đổi. Khi tôi quay trở lại phòng làm việc của ông ấy, tôi cũng không chắc có làm theo ông ấy nói hay không. Tôi nói, "Tôi có thể xem một số minh chứng cho phương pháp đó được không?" Thế là ông ấy cho tôi xem một số bức ảnh chụp bên má với một số chấm đen -- không hữu ích cho lắm. Tôi nói, "Điều gì sẽ xảy ra khi tôi già đi và tóc của tôi bạc? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?" "Ồ, đừng lo về việc đó," ông ấy trả lời. "Chúng tôi có máy la-ze, chúng tôi có thể tẩy trắng nó." Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc, nên tôi hỏi, "Ông biết không, tôi sẽ không làm việc đó đâu." Và sau đó tôi tôi bước vào một tâm trạng xấu hổ trong khoảng thời gian dài nhất của đời mình. Điều này được nói ra từ một người Do Thái, vậy nên nó có ý nghĩa rất lớn. (Tiếng cười) Và ông ấy hỏi, "Dan, có chuyện gì vậy? Anh thích vẻ ngoài không cân đối ư? Chả lẽ anh lại có cảm giác lạc thú sai lầm từ nó? Có phải các cô gái cảm thấy thương hại anh và quan hệ tình dục với anh thường xuyên hơn?" Tất cả đều không phải. Và điều này khiến tôi rất ngạc nhiên, bởi vì tôi đã trải qua rất nhiều phương pháp điều trị -- và tôi cũng đã quyết định không thực hiện nhiều phương pháp -- nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ (bởi các câu hỏi của bác sĩ) đến mức này. Nhưng tôi đã quyết định không theo phương pháp này. Rồi tôi đến gặp ông phó trưởng khoa và hỏi, "Chuyện gì đang xảy ra vậy? Sự xấu hổ này từ đâu mà có?" Và ông ấy giải thích là họ đã thực hiện pháp đồ đó với hai bệnh nhân rồi, và họ cần bệnh nhân thứ ba để hoàn thành báo cáo. (Tiếng cười) Giờ có thể bạn nghĩ rằng người đàn ông này là một kẻ đáng khinh. Thật vậy, ông ta có vể đúng là như thế. Nhưng hãy để tôi đưa ra một cách nhìn khác đối với một câu chuyện tương tự. Một vài năm trở lại đây, tôi đang thực hiện một số thí nghiệm của mình. Và khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi thường hi vọng rằng một nhóm sẽ cư sử khác đi. Vì thế chúng tôi lập một nhóm mà tôi hi vọng rằng họ sẽ đạt được thành tích rất cao, và một nhóm khác mà tôi tin rằng sẽ chỉ đạt kết quả thấp. Và khi tôi có kết quả, nó đúng như dự kiến -- Tôi cảm thấy rất hạnh phúc -- trừ với một người. Có một người ở trong nhóm được kì vọng có thành tích cao thực tế đạt kết quả rất tồi tệ. Và ông ta làm cho chỉ số trung bình hạ thấp, làm hỏng tính đáng kể của số liệu trong đợt thí nghiệm. Do đó tôi quan sát ông ta rất kĩ. Ông ấy già hơn tất cả những người tham gia khoảng 20 tuổi. Và tôi chợt nhớ lại rằng ông già say rượu đến với phòng thí nghiệm chỉ mong kiếm được chút tiền chính là ông ta. "Thật tuyệt!" Tôi nghĩ. "Tống cổ lão ta đi thôi. Có ai mà lại cho một lão già say xỉn vào một thí nghiệm?" Nhưng một vài ngày sau đó, chúng tôi đã suy nghĩ về vấn đề này với những học trò của tôi, và chúng tôi nói, "Điều gì sẽ xảy ra nếu ông già say đó không ở trong điều kiện ấy? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta ở trong một nhóm khác? Nếu thế chúng tôi sẽ đuổi ông ấy đi không?" Chúng tôi có thể không cần phải xem xét số liệu, và nếu chúng tôi có nghiên cứu số liệu, chúng tôi chắc sẽ nói rằng, "Thậy tuyệt! Một người đàn ông thật thông minh đạt kết quả thật tồi," bởi vì ông ấy sẽ kéo điểm trung bình của nhóm thấp xuống thấp hơn nữa, mang lại cho chúng tôi kết quả còn mạnh hơn. Vì thế chúng tôi quyết định không đuổi ông ta đi và tiếp tục thí nghiệm Nhưng bạn biết không, những câu chuyện đó, và rất nhiều nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện bị ảnh hưởng bởi sự xung đột giữa các mục tiêu, về cơ bản mang lại hai điều nổi bật đối với tôi. Điều đầu tiên là trong cuộc sống có nhiều lúc chúng ta gặp những người, mà theo một cách nào đó, muốn xăm khuôn mặt của chúng ta. Họ đơn giản là có những động cơ khiến họ trở nên mù quáng với thực tại và đưa ra cho chúng ta những lời khuyên sai lệch. Và tôi chắc chắn rằng đó là một thứ chúng ta đều nhận ra, và chúng ta chứng kiến nó xảy ra. Có thể chúng ta không nhận ra nó mọi lúc, nhưng chúng ta đều hiểu là nó có xảy ra. Điều khó khăn nhất, tất nhiên, là nhận ra rằng chính chúng ta cũng đôi lúc cũng bị động cơ của chính mình che mắt. Và đó là một bài học khó hơn rất nhiều. Bởi vì chúng ta không nhận ra sự xung đột bên trong ảnh hưởng như tới bản thân thế nào. Khi tôi đang tiến hành những thí nghiệm đó, trong tâm trí mình, tôi luôn nghĩ là mình đang giúp ích cho khoa học. Tôi loại bỏ những kết quả để có được những kết quả theo mong muốn. Không phải tôi đang làm điều xấu. Tôi tự nghĩ mình là một kị sĩ cố gắng để đưa khoa học tiến lên. Nhưng quả thực điều đó không đúng. Thực tế là tôi đã làm méo mó quá trình với những mục đích tốt. Và tôi tin rằng thử thách thực sự là nhận ra nhưng sự kiện trong cuộc sống nơi những xung đột bên trong ảnh hưởng tới chúng ta, và cố gắng để vượt qua nó mà không dựa vào những cảm tính chủ quan, mà cố gắng để làm những điều giữ cho chúng ta không trở thành nạn nhân của những hành động đó, bởi vì chúng ta có thể sẽ tạo ra nhiều kết quả không mong muốn. Tôi có mong rằng mình sẽ để lại trong các bạn một suy nghĩ tích cực. Ý tôi là, tất cả những điều tôi vừa nói chắc là rất ảm đạm -- con người có những xung đột trái chiều thật khó nhận ra, và nhiều điều tương tự. Quan điểm tích cực, tôi cho rằng, là nếu chúng ta hiểu được những lúc mình đang phạm sai lầm, nếu chúng ta hiểu được những lí do và thời khắc chúng ta thất bại, chúng ta thực sự có thể sửa chữa chúng. Và điều đó, tôi cho rằng, đáng để hi vọng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay là những gì chúng ta có thể học hỏi được qua sự nghiên cứu về bộ thông tin di truyền của người cận đại và người tuyệt chủng. Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề này, tôi muốn tóm tắt lại những gì các bạn đã biết: bộ thông tin di truyền của chúng ta, những vật chất di truyền, được cất trữ trong hầu hết các tế bào ở cơ thể chúng ta trong các nhiễm sắc thể dưới dạng ADN, là phân tử cấu trúc xoắn kép được biết tới. Và thông tin di truyền được chứa đựng trong chuỗi của bốn loại cơ bản viết tắt với những chữ cái A, T, C và G. Và những thông tin di truyền được lưu trữ trong hai bản sao -- mỗi bản trên một chuỗi ADN -- điều này rất quan trọng vì khi những tế bào mới được hình thành, hai chuỗi ADN này được kéo rời, và những chuỗi mới được tái tạo theo bản sao của hai chuỗi cũ trong một quá trình gần như là hoàn hảo. Dĩ nhiên trong tự nhiên không có gì là hoàn toàn hoàn hảo, cho nên đôi khi có những sai sót và chữ cái không phù hợp bị chèn vào. Và vì vậy chúng ta thấy được kết quả của những đột biến như vậy khi chúng ta so sánh các chuỗi ADN của tất cả chúng ta trong căn phòng này, ví dụ thế. Nếu chúng ta so sánh bộ thông tin di truyền của tôi và của các bạn, sẽ có khoảng 1200 đến 1300 chữ cái khác nhau. Và những đột biến này cứ chồng chất theo hàm số của thời gian. Cho nên nếu chúng ta xem xét thêm một loài động vật như con tinh tinh, chúng ta sẽ thấy nhiều sự khác biệt hơn nữa. Khoảng một, trong 100 chữ cái của chúng ta sẽ khác nhau với một con tinh tinh. Và nếu các bạn quan tâm đến lịch sử của một mẫu ADN, hay của cả bộ thông tin di truyền, các bạn có thể tái dựng lịch sử ADN với những sự khác nhau mà các bạn nhận thấy. Nói chung, chúng ta có thể miêu tả những ý tưởng về lịch sử này dưới dạng những cái cây như sau. Trong trường hợp này, nó rất đơn giản Hai trình tự ADN của loài người có chung một tổ tiên gần đây nhất. Đi xa hơn nữa về quá khứ thì có một trình tự ADN của loài người giống với loài tinh tinh. Và vì những đột biến này xảy ra xấp xỉ theo hàm số với thời gian, các bạn có thể biến đổi những sự khác biệt này để ước tính thời gian khi hai con người có chung một tổ tiên khoảng nửa triệu năm về trước, và với con tinh tinh thì khoảng năm triệu năm về trước. Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của những công nghệ thông tin đã cho phép các bạn xem xét nhiều mẫu ADN nhanh chóng. Hiện tại trong tíc tắc vài giờ đồng hồ chúng ta có thể xác định cả bộ thông tin di truyền của loài người. Dĩ nhiên trong mỗi người chúng ta có hai bộ thông tin di truyền -- một từ mẹ chúng ta và một từ cha chúng ta. Và chúng dài khoảng ba tỉ chữ cái. Và chúng ta sẽ thấy rằng trong hai bộ thông tin di truyền của tôi, hoặc chỉ một bộ của tôi mà chúng ta muốn sử dụng, sẽ có khoảng ba triệu sự khác biệt về sự xắp xếp. Và như vậy các bạn cũng có thể bắt đầu hỏi xem sự khác biệt di truyền này được phân phối trên thế giới. Và khi làm như vậy, các bạn sẽ tìm thấy một số biến thể di truyền nhất định ở châu Phi. Nếu các bạn để ý đến những nơi ngoài lục địa châu Phi, các bạn sẽ thấy có ít biến thể di truyền hơn. Đây là một điều bất ngờ, dĩ nhiên, vì số lượng người sống trong châu Phi ít hơn khoảng sáu đến tám lần số lượng người sống ngoài châu Phi. Nhưng những người sống trong châu Phi lại có nhiều dạng biến thể di truyền hơn. Hơn nữa gần như những dạng biến đổi di truyền ở ngoài Châu Phi đều có trình tự ADN rất tương đồng với những gì tìm thấy trong Châu Phi. Nhưng nếu các bạn chỉ xem xét trong châu Phi, thì có một thành phần trong những dạng biến đổi di truyền không hề có họ hàng nào ngoài lục địa. Vì vậy một giải thích cho hiện tượng này là một phần của những sự biến đổi di truyền ở châu Phi, không phải tất cả, đã rời khỏi lục địa và chiếm lĩnh những mảnh đất còn lại trên thế giới. Và tất cả những phương pháp để xác minh thời gian của những sự khác biệt về di truyền này đã giúp dẫn tới một điều là loài người cận đại -- những con người mà không thể phân biệt được giữa các bạn và tôi -- đã tiến hóa ở châu Phi trong thời gian rất gần đây, khoảng 100 đến 200 ngàn năm về trước. Và sau đó khoảng 100 đến 50 ngàn năm về trước, đã di cư khỏi châu Phi để định cư ở những nơi khác của thế giới. Vậy điều tôi thường hay nói là xét trên phương diện di truyền, chúng ta đều là người châu Phi. Chúng ta hoặc là đang sống ở châu Phi hiện tại, hoặc là đã rời khỏi lục địa này gần đây. Một hệ quả khác liên quan đến nguồn gốc này của người cận đại là những sự biến đổi di truyền thường được phân bố khắp nơi trên thế giới, ở nhiều địa điểm, và chúng thường thay đổi theo gradien, như từ tầm nhìn của một con chim. Và vì có nhiều sự biến đổi di truyền, và chúng thường có gradien khác nhau, có nghĩa là nếu chúng ta muốn xác định trình tự ADN -- một bộ thông tin di truyền của một cá nhân nào đó -- chúng ta có thể ước lượng khá chính xác người đó từ đâu đến, với điều kiện là bố mẹ hay ông bà của cá nhân này không di chuyển thường xuyên. Nhưng liệu như vậy có nghĩa là, như nhiều người có xu hướng nghĩ rằng, sẽ có sự khác biệt di truyền khá lớn giữa những nhóm người trên những lục địa khác nhau? Chúng ta có thể bắt đầu đưa ra những câu hỏi này. Ví dụ đang có một dự án để xác định trình tự bộ thông tin di truyền của hàng ngàn cá nhân từ những địa điểm khác nhau của thế giới. Họ đã xác định được trình tự bộ thông tin di truyền của 185 người châu Phi của hai dân cư trên lục địa này. Và họ cũng đã xác định trình tự bộ thông tin di truyền của khoảng từng đấy người ở Châu Âu và Trung Quốc. Và chúng ta bắt đầu có thể khẳng định được bao nhiêu sự biến đổi, bao nhiêu chữ cái đã thay đổi trong ít nhất một trong những bộ thông tin di truyền này. Và sự biến đổi này rất lớn: 38 triệu vị trí biến thiên. Nhưng chúng ta có thể hỏi: có sự khác biệt nào tuyệt đối giữa những người châu Phi và những người khác? Có lẽ sự khác biệt lớn nhất mà phần đông chúng ta có thể tưởng tượng ra là có thật. Với sự khác biệt tuyệt đối -- và tôi muốn đề cập đến sự khác biệt với tất cả những người sống ở châu Phi ở một vị trí nào đó, tất cả - 100 phần trăm - đều có một chữ cái, và những người ngoài châu Phi có một chữ cái khác. Và câu trả lời là trong số cả triệu sự khác biệt đó không có một vị trí nào như vậy cả. Điều này có thể bất ngờ. Có thể một cá nhân bị phân loại sai. Nên chúng ta có thể thả lỏng tiêu chuẩn một chút và đặt vấn đề: có bao nhiêu vị trí mà 95% người ở châu Phi chỉ có một sự biến đổi, 95 phần trăm một sự biến đổi khác, và con số là 12 vị trí. Đây quả thật là một điều bất ngờ. Nó có nghĩa là khi chúng ta nhìn vào một người và thấy một người từ châu Phi và một người từ châu Âu hay châu Á, ở bất cứ một vị trí nào trong bộ thông tin di truyền, chúng ta không thể ước đoán với 100 phần trăm độ chính xác là người đó sẽ mang trong mình ADN gì. Và chỉ có 12 vị trí mà chúng ta hy vọng có thể ước đoán với 95 phần trăm độ chính xác. Điều này có thể gây bất ngờ, vì dĩ nhiên, chúng ta có thể nhìn những người này và đoán một cách dễ dàng họ hay tổ tiên của họ đến từ đâu. Như vậy có nghĩa là những đặc điểm mà chúng ta thấy và dễ dàng nhận diện như: những nét đặc trưng trên khuôn mặt, màu da, cấu trúc của sợi tóc -- không được quyết định bởi một di tố nào với những tác động quá lớn nhưng được quyết định bởi nhiều dạng biến thể di truyền với tần số khác nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới. Còn một vấn đề với các đặc điểm này mà chúng ta hay dễ dàng quan sát mà tôi tin là đáng quan tâm, đó là, theo nghĩa đen, chúng chính là ở bề ngoài cơ thể của chúng ta. Chúng là những gì chúng ta vừa nêu -- những nét đặc trưng trên khuôn mặt, màu da, cấu trúc của sợi tóc. Cũng có rất nhiều đặc điểm khác mà thay đổi giữa các lục địa như cách chúng ta tiêu hóa thực phẩm, hay cách bộ phận thể kháng của chúng ta chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Nhưng tất cả những bộ phận đó của cơ thể là nơi mà ta giao tiếp với môi trường một cách trực tiếp nhất. Thật dễ dàng để hình dung những bộ phận đó bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của môi trường và thay đổi tần số những di tố liên quan đến những bộ phận này. Nhưng nếu chúng ta xem xét những bộ phận khác trên cơ thể, những nơi mà chúng ta không trực tiếp tiếp xúc với môi trường -- gan, thận, tim -- không có cách nào, chỉ bằng cách nhìn những cơ quan này, và biết chúng từ đâu đến. Một điều thú vị nữa xuất phát từ điều là con người có nguồn gốc chung gần đây nhất ở châu Phi, và đó là lúc mà những con người này xuất hiện khoảng chừng 100,000 năm về trước họ đã không phải cô độc sống trên hành tinh này. Có những dạng người khác ở xung quanh, có lẽ nổi tiếng nhất là người Neanderthal -- những dạng người tráng kiệt này, ở bên trái, được so sánh với bộ xương của người cận đại, ở bên phải -- đã tồn tại ở Tây Á cũng như châu Âu từ khoảng vài trăm ngàn năm về trước. Và câu hỏi thú vị đó là, chuyện gì đã xảy ra khi chúng gặp nhau? Chuyện gì đã xảy ra với người Neanderthal? Và để bắt đầu trả lời những câu hỏi như vậy, nhóm nghiên cứu của tôi - gần 25 năm nay - đã tìm những biện pháp để tách ADN từ những di tích của người Neanderthal và những động vật đã tuyệt chủng khoảng mười ngàn năm tuổi. Công trình này gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật trong việc tách ADN, trong việc biến đổi chúng thành dạng mà ta có thể xâu chuỗi được. Chúng tôi đã phải làm rất cẩn thận để tránh lẫn vào ADN của bản thân. Và điều này, cùng với sự kết hợp của những phương pháp xâu chuỗi các phân tử ADN một cách nhanh chóng, đã giúp chúng tôi vào năm ngoái trình bày phiên bản đầu tiên của bộ thông tin di truyền của người Neanderthal, để bất cứ ai trong quý vị cũng có thể tra khảo trên mạng về bộ di truyền của người Neanderthal, hay ít nhất là 55 phần trăm mà chúng tôi đã tái dựng lại. Và quý vị có thể so sánh nó với những bộ thông tin di truyền của người cận đại. Và một câu hỏi mà quý vị muốn đặt ra: Chuyện gì đã xảy ra khi chúng ta gặp nhau? Chúng ta đã có giao hợp với nhau không? Và cách để đặt vấn đề là nhìn vào những người Neanderthal đến từ miền Nam châu Âu và so sánh với những bộ thông tin di truyền của người cận đại. Và sau đó chúng tôi xem xét một cặp cá nhân, bắt đầu với 2 người châu Phi, xem xét hai bộ thông tin di truyền châu Phi, tìm những nơi mà chúng khác nhau, và trong mỗi trường hợp như vậy, đặt câu hỏi: Người Neanderthal như thế nào? Nó có tương xứng với người châu Phi này hay người châu Phi kia không? Chúng ta mong rằng sẽ không có sự khác biệt nào vì người Neanderthal chưa bao giờ sống ở châu Phi. Bộ thông tin di truyền của chúng không có lý do nào để giống hơn bộ thông tin di truyền của một người châu Phi này hơn người châu Phi kia. Và đúng là trường hợp như vậy. Theo thống kê thì không có sự khác biệt nào về sự tương xứng giữa một người Neanderthal với một người châu Phi này hay người châu Phi kia. Nhưng trường hợp này sẽ khác nếu chúng ta xem xét một cá nhân ở châu Âu và một cá nhân ở châu Phi. Tần suất trong sự tương xứng giữa người Neanderthal và người châu Âu, cao hơn là giữa người Neanderthal và người châu Phi. Trường hợp cũng tương tự như vậy nếu chúng ta xem xét một người Trung Hoa và một người châu Phi, người Neanderthal sẽ có sự tương xứng với người Trung Hoa nhiều hơn. Đây cũng là điều bất ngờ vì người Neanderthal chưa bao giờ ở Trung Quốc. Vì vậy mô hình mà chúng tôi đề xuất để giải thích cho hiện tượng này là khi người cận đại di cư khỏi châu Phi khoảng 100,000 năm về trước, họ đã gặp người Neanderthal. Có thể đoán chừng là họ đã gặp nhau trước tiên ở Trung Đông, nơi mà người Neanderthal đang sống lúc ấy. Nếu họ đã giao hợp ở nơi này, thì những người cận đại mà đã trở thành tổ tiên của tất cả mọi người ở ngoài châu Phi đã mang trong họ bộ thông tin di truyền với một phần Neanderthal đến những nơi còn lại trên thế giới. Để rồi hiện tại, những người sống ở ngoài châu Phi có khoảng 2.5 phần trăm ADN của họ từ người Neanderthal. Vậy thì khi có bộ thông tin di truyền của người Neanderthal để dùng tham khảo và những công nghệ để xem xét những di vật cổ và để trích xuất ADN, chúng ta có thể bắt đầu áp dụng chúng ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Và nơi đầu tiên là miền Nam Siberia ở dãy núi Alta ở một điạ phương có tên gọi là Denisova, một hang động ở đây, nơi mà những nhà khảo cổ học vào năm 2008 đã tìm thấy một mảnh xưong bé tí -- đây là một bản sao của nó -- mà họ phát hiện ra đó là của một đốt ngón tay cuối cùng của ngón tay út của một con người. Và nó đã được bảo khá tốt để chúng tôi xác minh ADN của người đó, ở mức độ rộng hơn là của một người Neanderthal, và bắt đầu so sánh nó với bộ thông tin di truyền của người Neanderthal và người cận đại. Và chúng tôi thấy rằng người này có trình tự ADN với nguồn gốc giống như của người Neanderthal khoảng 640,000 năm về trước. Và đi xa hơn nữa, khoảng 800,000 năm về trước có cùng một nguồn gốc với người cận đại. Vậy thì cá nhân này đến từ một dân cư có cùng nguồn gốc với người Neanderthal, nhưng xa hơn nữa trong quá khứ thì lại có một lịch sử độc lập. Chúng tôi gọi nhóm người này mà chúng tôi đã mô tả lần đầu tiên từ một mảnh xương nhỏ xíu, là người Denisovans, từ nơi mà họ đã được tìm thấy đầu tiên. Vậy chúng ta có thể hỏi về người Denisovans điều giống như người Neanderthals: Họ đã có giao hợp với tổ tiên của người cận đại không? Nếu chúng ta đặt câu hỏi này và so sánh bộ thông tin di truyền của người Denisovan với mọi người trên thế giới, chúng ta sẽ bất ngờ nhận ra rằng không có bất kỳ bằng chứng nào của ADN Denisova trong những người sống gần Siberia hiện tại. Nhưng chúng ta tìm thấy ADN Denisovan ở Papua New Guinea và những hòn đảo khác ở Melanesia và Thái Bình Dương. Vậy đây có thể là vì những người Denisovan này đã sống rải rác khắp nơi hơn trong qua khứ, vì chúng tôi không nghĩ rằng tổ tiên của người Malanesia đã sống ở Siberia. Từ sự nghiên cứu về những bộ thông tin di truyền của người tuyệt chủng, chúng ta có thể bắt đầu hình dung được bức tranh thế giới khi người cận đại di cư khỏi châu Phi. ở phương Tây có người Neanderthal; ở phương Đông có người Denisovans và có thể những dạng người khác nữa mà chúng ta chưa tìm ra. Chúng ta không biết chắc được biên giới của những người này ở đâu, nhưng chúng ta biết rằng ở miền Nam Siberia, nơi có cả người Neanderthal và người Denisovan, ít nhất là trong một thời gian nào đó ở quá khứ. Vậy loài người cận đại đã đến từ một nơi nào đó ở châu Phi, di cư khỏi châu Phi, và đoán chừng đã đến Trung Đông. Họ đã gặp và giao hợp với người Neanderthal, tiếp tục di cư đến khắp nơi trên thế giới, và ở một nơi nào đó ở Đông Nam Á, họ đã gặp và giao hợp với người Denisovan, và tiếp tục đến những mảnh đất xung quanh Đại Tây Dương. Và rồi những dạng người trước đó biến mất, nhưng trong hiện tại một phần của họ vẫn tồn tại trong một số chúng ta -- trong những người sống ngoài châu Phi có khoảng 2.5 phần trăm ADN của họ từ người Neanderthal, và những người sống ở Melanesia có thêm khoảng 5 phần trăm từ người Denisovan. Vậy điều này có nghĩa là cuối cùng cũng có những sự khác biệt tuyệt đối giữa người sống ngoài châu Phi và người sống trong châu Phi ỡ chỗ những người sống ngoài châu Phi có một phần cũ của loài người tuyệt chủng trong ADN của họ, trong khi những người ở trong châu Phi không có? Thật ra tôi không nghĩ trường hợp là như vậy. Đoán chừng, người cận đại đã xuất hiện ở một nơi nào đó trong châu Phi. Họ đã rải rác khắp nơi trong lục đại này, và có những dạng người cũ hơn, già hơn đã ở đó. Và vì chúng ta giao hợp ở một điểm nào đó, Tôi chắc chắn rằng sẽ có một ngày khi chúng ta sẽ có một bộ thông tin di truyền của những dạng người cũ hơn ở trong châu Phi chúng ta sẽ tìm thấy là họ cũng đã giao hợp với loài người cận đại ban đầu trong châu Phi. Tóm gọn lại, chúng ta đã đúc kết được những gì từ việc nghiên cứu bộ thông tin di truyền của loài người cận đại và loài người tuyệt chủng? Chúng ta biết được rất nhiều điều, nhưng một điều quan trọng mà tôi thấy cần đề cập là chúng ta là kết quả của sự pha trộn. Chúng ta đã pha trộn với những dạng người cũ hơn, khi chúng ta gặp họ và chúng ta đã pha trộn với nhau từ khi đó. Cám ơn sự quan tâm của quý vị Vỗ tay Tôi là nhà làm phim. Trong 8 năm qua, Tôi đã dành đời mình để ghi lại một công trình của người dân Ixraen và Palextin những người đang cố gắng chấm dứt xung đột bằng biện pháp hòa bình. Khi tôi đi công tác giữa Châu Âu và Mỹ, một câu hỏi thường xuất hiện: Gandhi của Palextin đâu rồi? Tại sao người Palextin không đấu tranh phi bạo lực? Thách thức tôi gặp phải khi nghe câu hỏi này thường có khi tôi quay về từ vùng Trung Đông nơi tôi dành thời gian quay cảnh hàng chục người Palextin đang dùng biện pháp phi bạo lực để bảo vệ vùng đất của họ và nguồn nước khỏi quân lính và người định cư Ixraen Những người lãnh đạo này đang cố gắng thúc đẩy một phòng trào phi bạo lực rộng trãi trên cả nước nhằm chấm dứt sự chiếm đóng và xây dựng hòa bình trong khu vực. Nhưng, đa số quý vị có thể chưa nghe tới họ. Sự khác biệt giữa những gì diễn ra trong thực tế và quan niệm của người ngoài là một trong những lý do chính mà chúng ta chưa có một phong trào đấu tranh hòa bình Palextin thành công. Do vậy tôi tới đây ngày hôm nay để nói về sức mạnh của sự quan tâm sức mạnh của sự quan tâm của quý vị, và sự hình thành và phát triển của những phong trào phi bạo lực ở Bờ Tây, Gaza và những nơi khác -- nhưng ngày hôm nay, đề tài trình bày của tôi sẽ là về Palextin. Tôi tin rằng yếu tố còn thiếu nhất để phát triển phong trào phi bạo lực không phải là để người dân Palextin bắt đầu tiến hành phi bạo lực, mà là chúng ta phải bắt đầu quan tâm tới những người đã tiến hành rồi. Cho phép tôi nói rõ hơn điểm này bằng cách đưa quý vị tới ngôi làng có tên là Budrus Khoảng bảy năm trước, dân làng này có nguy cơ bị xóa sổ, vì Ixaren tuyên bố họ sẽ xây hàng rào chắn và một phần của hàng rào này sẽ được xây trên ngôi làng Họ sẽ mất 40% diện tích đất và bị bao bọc, nên họ sẽ mất quyền đi lại tự do tới những nơi khác của Bờ Tây Nhờ sự lãnh đạo nhiệt tình của địa phương họ đã khởi động chiến dịch đấu tranh hòa bình để ngăn việc đó diễn ra. Tôi sẽ cho quý vị xem một vài đoạn ngắn, để quý vị có ý niệm về thực tế đã diễn ra như thế nào (Nhạc) Người phụ nữ Palextin: Chúng tôi được biết là bức tường sẽ chia cắt Palextin khỏi Ixaren. Ở Budrus này, chúng tôi hiểu rằng bức tường này sẽ cướp đất của chúng tôi. Người đàn ông Ixaren: Thực tế là bức rào chắn là một giải pháp kinh hoàng. Người đàn ông: Hôm nay quý vị được mời tham dự diễu hành hòa bình Tham gia cùng quý vị là hàng chục người anh em Ixaren Nhà hoạt động người Ixaren: Không gì khiến quân đội sợ hơn là chống đối phi bạo lực. Người phụ nữ: Chúng tôi thấy những người đàn ông đang cố đẩy quân lính, nhưng không ai trong số họ có thể làm được điều đó. Nhưng tôi nghĩ phũ nữ có thể làm được. Thành viên Đảng Fatah: Chúng ta phải xóa bỏ suy nghĩ về lối tư duy truyền thống Thành viên Đảng Hamas: Chúng tôi hoàn toàn hòa hợp, và chúng tôi muốn chia sẻ điều đó tới mọi người Palextin Đồng thanh: Đất nước thống nhất. Fatah, Hamas và Mặt trận Nhân dân Giải phóng! Phóng viên: Các cuộc xung đột giữa khu hàng rào tiếp tục. Phóng viên: Bộ đội biên phòng Ixaren được điều tới để giải tán đám đông. Họ được phép sử dụng mọi vũ lực cần thiết. (Tiếng súng) Người đàn ông: Đấy là đạn thật. Nó giống như Falluja. Súng bắn khắp nơi. Nhà hoạt động Ixaren: Tôi đã tin là chúng tôi sẽ chết Nhưng có những người khác quanh tôi thậm chí không run sợ. Quân lính Ixaren: Biểu tình phi bạo lực sẽ không chấm dứt [không rõ]. Người biểu tình: Đây là cuộc diễu hành hòa bình. Không cần dùng bạo lực. Đồng thanh: Chúng ta có thể làm được. Chúng ta có thể làm được. Chúng ta có thể làm được! Julia Bacha: Khi tôi lần đầu nghe đến câu chuyện của làng Budrus, tôi ngạc nhiên là truyền thông quốc tế đã không đề cập tới loạt sự kiện đặc biệt này đã xảy ra bảy năm trước đây, vào năm 2003. Điều còn ngạc nhiên hơn là một thực tế rằng Budrus đã thành công. Người dân, sau 10 tháng đấu tranh hòa bình, đã thuyết phục chính phủ Ixaren dời tuyến rào chắn khỏi vùng đất của họ và sang đường màu xanh, là biên giới được quốc tế công nhận giữa Ixaren và Lãnh thổ Palextin Cuộc kháng chiến ở Budrus kể từ đó đã lan sang các làng trong vùng Bờ Tây và tới những khu người Palextin ở Jerusalem. Nhưng truyền thông vẫn chủ yếu im lặng đối với những chuyện này. Sự im lặng này dẫn tới nhiều hậu quả sâu sắc đối với khả năng để đấu tranh phi bạo lực có thể phát triển, hoặc thậm chí tồn tại, ở Palextin. Đấu tranh bạo lực và đấu tranh phi bạo lực có một điểm chung quan trọng; chúng đều là một dạng nhà hát tìm kiếm khán giả vì mục tiêu của họ. Nếu những diễn viên bạo lực là những người duy nhất liên tục xuất hiện trên trang bìa và thu hút sự chú ý của quốc tế tới vấn đề Palextin, sẽ rất khó cho những người lãnh đạo phi bạo lực giải thích với cộng đồng của họ rằng sự bất tuân dân sự là một giải pháp khả thi để giải quyết tình hình của họ. Sức mạnh của sự quan tâm có lẽ không là điều ngạc nhiên với những bậc cha mẹ trong phòng này. Cách chắc chắn nhất để bắt con quý vị bớt cơn tam bành là quan tâm tới chúng ngay khi chúng nổi cơn. Cơn tam bành sẽ trở thành, theo cách gọi của các nhà tâm lý trẻ em một hành vi chức năng, vì đứa trẻ đã biết rằng nó có thể có sự quan tâm của cha mẹ nhờ việc đó. Cha mẹ có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích hành vi chỉ bằng cách mang tới hoặc từ bỏ sự quan tâm tới con cái họ. Nhưng điều này cũng đúng với người lớn. Trên thực tế, hành vi của cả cộng đồng và quốc gia có thể bị ảnh hưởng, tùy thuộc vào nơi cộng đồng thế giới muốn tập trung sự quan tâm. Tôi tin rằng cốt lõi để chấm dứt xung đột ở Trung Đông và mang tới hòa bình là chúng ta phải biến đấu tranh phi bạo lực thành một hành vi chức năng bằng cách quan tâm hơn tới những người lãnh đạo phi bạo lực đang hoạt động ngày nay. Trong quá trình mang bộ phim của tôi tới những ngôi làng ở Bờ Tây và Gâz và Đông Jerusalem, Tôi đã thấy được tác động mà chỉ một bộ phim tài liệu có thể mang lại để tác động tới sự thay đổi. Tại làng Wallejeh, rất gần Jerusalem, cộng đồng ở đây đang đối mặt với một tình huống rất giống với làng Budrus. Họ sắp bị bao vây, mất rất nhiều đất đai và không có tự do đi lại sang Bờ Tây hoặc Jerusalem. Họ đã dùng biện pháp phi bạo lực khoảng hai năm, những đã dần tỉnh mộng vì không ai quan tâm. Do đó chúng tôi đã tổ chức chiếu phim. Một tuần sau, họ đã tổ chức biểu tình có đông người tham dự nhất và kỷ luật nhất từ trước tới nay. Người tổ chức nói rằng dân làng, sau khi xem câu chuyện về Budrus chiếu trên một bộ phim, đã cảm thấy họ thực sự là những người làm theo những gì họ đang làm, và mọi người đã quan tâm. Nên họ tiếp tục cố gắng. Về phía Ixaren, có một phong trào hòa bình mới gọi là Solidariot, nghĩa là đoàn kết theo tiếng Do Thái. Người lãnh đạo của phong trào này đã dùng Budrus làm công cụ tuyển mộ chính. Họ nói rằng những người Ixaren chưa bao giờ tích cực trước đây, sau khi xem phim, đã hiểu sức mạnh của phi bạo lực và bắt đầu tham gia những hoạt động. Ví dụ về Wallajeh và phong trào Solidariot cho thấy một bộ phim độc lập với chi phí thấp có thể đóng vai trò biến đấu tranh phi bạo lực thành một hành vi chức năng. Bây giờ hãy tưởng tượng sức mạnh mà những tổ chức truyền thông lớn có thể có nếu họ bắt đầu đưa tin về những cuộc biểu tình phi bạo lực diễn ra trong những ngôi làng như Bil'in, Ni'lin, Wallajeh trong các vùng lân cận Jerusalem như Sheikh Jarrah và Silwan -- những thủ lĩnh phi bạo lực sẽ được nhiều người biết tới hơn, được tôn trọng và có hiệu quả trong công việc của họ. Tôi tin điều quan trọng nhất là hiểu rằng nếu chúng ta không quan tâm tới những nỗ lực này, chúng sẽ trở nên vô hình, và như thể chúng chưa bao giờ xảy ra. Nhưng tôi đã trực tiếp hiểu rằng nếu chúng ta quan tâm, những nỗ lực đó sẽ nhân lên. Khi được nhân lên, ảnh hưởng của chúng sẽ lớn dần trong cuộc xung đột chung giữa Ixaren và Palextin. Và đó là kiểu ảnh hưởng mà cuối cùng có thể ngăn chặn được tình hình. Những người lãnh đạo này đã chứng tỏ rằng đấu tranh phi bạo lực mang lại kết quả ở những nơi như Budrus Hãy quan tâm tới họ để họ có thể chứng tỏ phương pháp này có hiệu quả ở mọi nơi. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn tương lai của cách mà chúng ta tạo nên đồ vật. Tôi tin rằng sớm thôi, nhà cửa và máy móc sẽ tự lắp ráp, sao chép và sửa chữa bản thân chúng, Nên tôi sẽ giới thiệu với các bạn điều mà tôi tin là tình trạng xây dựng hiện nay, và so sánh nó với một vài hệ thống tự nhiên. Trong tình trạng xây dựng hiện nay, chúng ta có những tòa nhà chọc trời -- thời gian xây lắp là hai năm rưỡi, 500,000 đến một triệu linh kiện, những công nghệ khá là phức tạp, mới mẻ, đầy hấp dẫn từ thép, bê tông, và thủy tinh. Chúng ta có những cỗ máy thú vị có thể đưa ta vào không gian -- mất 5 năm lắp ráp, 2,5 triệu phần nhỏ. Nhưng mặt khác, nếu các bạn nhìn vào các hệ thống tự nhiên, + bao gồm hai triệu loại, có thể tự xoắn lại trong 10,000 phần tỉ giây, hoặc ADN với ba tỉ cặp bazơ nitơ mà chúng ta có thể sao chép trong vòng một giờ. Đó là toàn bộ sự phức tạp trong hệ thống tự nhiên của chúng ta, nhưng chúng cực kỳ hiệu quả, hiệu quả hơn rất nhiều so bất kỳ thứ gì ta có thể tạo ra, phức tạp hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì ta có thể tạo ra. Chúng hiệu quả hơn nhiều về mặt năng lượng. Chúng hiếm khi mắc lỗi. Và chúng có thể tự sửa chữa để đảm bảo tuổi thọ. Vậy nên có điều gì đó cực kỳ thú vị về những hệ thống tự nhiên. Và nếu ta có thể giải mã được điều đó để đưa vào môi trường xây dựng của chúng ta, thì sẽ có nhiều tiềm năng hấp dẫn cho cách thức mà chúng ta xây dựng. Và tôi nghĩ chìa khóa ở đây chính là sự tự lắp ráp. Nếu chúng ta muốn áp dụng sự tự lắp ráp vào môi trường vật chất, thì tôi nghĩ có bốn điểm quan trọng. Thứ nhất là chúng ta cần giải mã mọi tính phức tạp của thứ mà chúng ta muốn xây dựng -- bao gồm cả các tòa nhà và máy móc. Và chúng ta cần giải mã điều đó thành những chuỗi đơn giản -- cơ bản đó chính là ADN về cách vận hành của những thứ mà ta tạo ra. Sau đó chúng ta cần những phần có thể lập trình được có khả năng nhận được chuỗi trình tự và sử dụng nó để tự xếp lại, hoặc cấu hình lại. Chúng ta cần một chút năng lượng để kích hoạt quá trình đó, redundan Và chúng ta cần một phương thức sửa lỗi dư thừa để đảm bảo rằng ta xây dựng thành công cái ta muốn. Vậy nên tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số dự án mà tôi và các đồng nghiệp tại viện MIT đang thực hiện để đạt tới tương lai của sự tự lắp ráp. Hai dự án đầu tiên là MacroBot và DeciBot. Hai dự án này là những con rô bốt cỡ lớn có thể cấu hình lại -- hững protein dài 2,4 mét, 3,7 mét. Chúng được gắn bằng những thiết bị cơ điện những bộ cảm biến. Bạn giải mã thứ bạn mà muốn chúng xếp nên, thành một chuỗi các góc -- ở đây là âm 120, âm 120, 0, 0, 120, âm 120 -- đại loại như vậy, một chuỗi các góc, hoặc các chiều, và bạn gửi chuỗi đó qua đường dây. Mỗi đơn vị nhận thông tin của nó -- âm 120. Nó sẽ quay tới góc đó, kiểm tra xem đã đúng chưa và rồi chuyển tiếp đến phần tiếp theo. Đây là những nhà khoa học , các kĩ sư, nhà thiết kế xuất chúng đã thực hiện dự án này. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần làm sáng tỏ: Điều này thật sự có thể nhân rộng không? Ý tôi là, hàng ngàn đô la, rất nhiều giờ làm việc để làm nên con rô bốt dài 2,5 mét. Liệu chúng ta có thể thực sự nhân rộng nó lên? Liệu chúng ta có thể gắn robot vào từng phần hay không? Bước tiếp theo đưa ra câu hỏi và nhìn vào bản chất bị động, hoặc đang cố gắng cấu hình lại khả năng lập trình một cách bị động. Nhưng điều này đi đến một tầm cao hơn, và cố gắng để có sự ước tính thực sự. Về cơ bản ta sẽ gắn những khối xây dựng nền tảng có thể tính toán, được gọi là những cổng logic kĩ thuật số, trực tiếp vào từng mảnh nhỏ. Đây là cổng NAND. Bạn có một khối tứ diện, đó chính là cái cổng sẽ thực hiện phần tính toán cho bạn, và bạn có hai khối tứ diện đầu vào. Một trong số đầu vào đó là từ người dùng,giống như bạn đang xây những viên gạch. Đầu vào còn lại là từ viên gạch liền trước vừa xếp xong. Và rồi nó sẽ cho bạn một sản phẩm trong không gian 3D. Vậy nên, điều này có nghĩa là người dùng có thể bắt đầu khởi động bất cứ thứ gì họ muốn những viên gạch làm. Chúng sẽ ước tính trước đó chúng đã làm gì và những gì bạn muốn chúng làm. Và bây giờ chúng bắt đầu chuyển động trong không gian ba chiều -- lên rồi xuống. Ở phía bên tay trái, đầu vào [1,1] tương đương kết quả đầu ra là 0, đi xuống. Ở phía tay phải, đầu vào [0,0] là kết quả đầu ra là 1, đi lên. Điều này thực sự có nghĩa là các cấu trúc của chúng ta bây giờ đã có những bản thiết kế của cái chúng ta định xây. Chúng có tất cả thông tin cần thiết của việc xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có vài hình thức tự sao chép. Trong trường hợp này tôi gọi nó là sao chép tự định hướng, bởi vì cấu trúc của bạn có những bản thiết kế chính xác rồi. Nếu bạn gặp lỗi, bạn có thể thay thế từng phần. Tất cả thông tin cục bộ được gắn vào để cho bạn biết làm thế nào để sửa chữa. Nên bạn có thể có một thứ gì đó chạy dọc theo và đọc nó và có thể xuất ra từng phần một. Nó đã được gắn vào trực tiếp nên không cần phải có những chỉ dẫn từ bên ngoài. Dự án cuối cùng mà tôi muốn giới thiệu có tên là Những Chuỗi Lệch. và đây có lẽ là ví dụ hấp dẫn nhất mà chúng ta có lúc này nói về những hệ thống tự lắp ráp bị động. Hệ thống sử dụng khả năng cấu hình và khả năng lập trình để tạo nên một hệ thống bị động hoàn chỉnh. Đơn giản là bạn có một chuỗi các nguyên tố, Mỗi nguyên tố hoàn toàn giống nhau, và chúng bị lệch. Mỗi chuỗi hay mỗi nguyên tố muốn quay sang phải hay trái. Nên khi bạn lắp ráp chuỗi thì bạn đang lập trình căn bản cho nó. Bạn đang yêu cầu mỗi đơn vị nên quay sang phải hay trái. Khi bạn lắc cái chuỗi, nó sẽ xoắn lại thành bất kỳ hình dạng nào mà bạn đã lập trình như trong trường hợp này là hình xoắn ốc, hay trong trường hợp này là hai khối hộp kề nhau. Bạn có thể lập trình căn bản bất kỳ hình dạng ba chiều nào -- hay 1 chiều, 2 chiều nào thành chuỗi hoàn toàn bị động này. Vậy điều này nói gì với chúng ta về tương lai? Tôi nghĩ điều nó nói lên ở đây là có những khả năng mới cho việc tự lắp ráp, sao chép, sửa chữa trong những cấu trúc vật lý, những tòa nhà, máy móc. Những phần này sẽ có một khả năng lập trình mới. Và từ đó bạn sẽ có những khả năng tính toán mới. Chúng ta sẽ có sự tính toán không gian. Thử tưởng tượng nếu những tòa nhà, những cây cầu, máy móc, tất cả những viên gạch của chúng ta thật sự có thể tính toán. Đó là sự kỳ diệu của năng lực tính toán song song và phân phối, những khả năng thiết kế mới. Điều này thật sự rất có tiềm năng. Tôi nghĩ những dự án tôi vừa giới thiệu với các bạn chỉ là một bước nhỏ để đi đến tương lai của việc chúng ta sẽ sử dụng những công nghệ mới này để tạo ra một thế giới mới của sự tự lắp ráp hay không. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói về vấn đề lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn có nhiều bộ mặt. Một số thì mãnh liệt; một số thì phẫn nộ; Một số lại dịu dàng, và một số thì sáng suốt. Có một câu mà Dalai Latma đã từng nói, ông nói, "Tình yêu và lòng trắc ẩn là những điều thiết yếu. Chúng không phải là những hàng xa xỉ. Thiếu chúng, loài người không thể tồn tại." Và tôi sẽ đề nghị rằng, Đó không chỉ là loài người sẽ không sống sót, mà đó còn là tất cả các sinh linh trên hành tinh này mà chúng ta đã biết đến cho tới ngày hôm nay. Đó có thể là những con mèo lớn, và đó cũng có thể là những sinh vật phù du. Hai tuần trước, tôi đã ở Banglarore tại Ấn Độ. Đó thực sự là một đặc ân cho tôi khi tôi có thể được dạy ở một nhà tế bần ở vùng ngoại ô Bangalore. Và sáng sớm hôm đó, tôi đã bước vào khu đó. Trong nhà tế bần đó, có 31 người đàn ông và phụ nữ đang hấp hối. Tôi đã đi tới bên một giường bệnh của một người phụ nữ cao tuổi đang thở dồn dập, yếu ớt, và hiển nhiên là đang ở giai đoạn sau của sự hấp hối. Tôi nhìn vào khuôn mặt bà. Tôi nhìn vào gương mặt người con trai của bà đang ở ngay cạnh, và khuôn mặt anh ta như vừa bị xé nát bởi sự sầu khổ và bối rối. Và tôi đã nhớ một câu trong Mahabharata, thiên sử thi vĩ đại của Ấn độ: "Trên thế giới này điều gì kinh ngạc nhất, Yudhisthira?" Và Yudhisthira trả lời, "Điều kinh ngạc nhất trên thế giới là mọi nơi xung quanh chúng ta mọi người đều có thể chết và chúng ta không nhận ra điều đó cũng có thể xảy ra với chính chúng ta. Tôi ngước lên. Chăm sóc 31 con người đang kề cận với cái chết đó là những người phụ nữ trẻ đến từ những làng quê xung quanh Bangalore. Tôi nhìn vào gương mặt của một trong những người phụ nữ đó, và tôi đã nhìn thấy từ gương mặt đó một sức mạnh phát sinh khi lòng trắc ẩn tự nhiên thực sự hiện hữu. Tôi theo dõi những bàn tay của cô khi cô đang tắm cho một người đàn ông cao tuổi. Rồi ánh mắt chăm chú của tôi hướng về một người phụ nữ trẻ khác khi cô đang lau mặt cho một người đàn ông đang hấp hối khác. Nó nhắc nhở tôi lý do để tôi hiện hữu ở đó. Cứ khoảng chừng mỗi năm, tôi lại có đặc ân thực hiện vài nhiệm vụ ở các vùng cao nguyên Himalayas và Tibetan. Chúng tôi mở các bệnh viện thực hành ở những khu vực rất hẻo lánh nơi không hề có bất kỳ một phương tiện chăm sóc y tế nào. Và trong ngày đầu tiên của tôi ở Simikot tại Humla, xa xôi về phía tây của Nepal, vùng đất kiệt quệ nhất của Nepal, một người đàn ông cao tuổi bước vào tay ôm một bọc vải rách nát. Khi anh ta bước vào, rồi ai đó nói điều gì đó với anh ta, chúng tôi đã nhận ra anh ta bị điếc, rồi chúng tôi nhìn vào bọc vải, ở đó chúng tôi thấy một cặp mắt. Những miếng vải được gỡ ra để lộ ra một cô bé với cơ thể đã bị bỏng một cách nặng nề. Một lần nữa, những ánh mắt và bàn tay của Phật Quan âm (Avalokiteshvara) xuất hiện. Đó là những người phụ nữ trẻ, những phụ tá sức khỏe, đã lau sạch, và băng bó các vết thương trên người cô bé. Tôi biết những bàn tay và ánh mắt đó; chúng cũng làm tôi xúc động. Chúng đã khiến tôi xúc động khi đó. Chúng đã khiến tôi xúc động trong suốt 68 năm của tôi. Chúng khiến tôi xúc động từ lúc tôi mới 4 tuổi và bị mất thị lực, bị liệt một phần. Khi đó gia đình tôi đã dẫn tới một người phụ nữ có mẹ đã từng là nô lệ để chăm sóc tôi. Và người phụ nữ đó không có lòng trắc ẩn ủy mị. Cô ấy có một sức mạnh nhận thức bằng giác quan. Và thực sự chính là sức mạnh của cô, tôi tin như vậy, đã phát triển thành một thứ lực hấp dẫn soi sáng chỉ đường cho cuộc đời tôi. Vậy thì chúng ta có thể hỏi: Lòng trắc ẩn bao gồm những gì? Và nó gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Có lòng trắc ẩn có tham chiếu và có lòng trắc ẩn không có tham chiếu. Nhưng trước hết, lòng trắc ẩn phải bao gồm năng lực nhận thức rõ ràng bản chất của nỗi đau. Đó là khả năng có thể đứng một cách rất vững vàng để cũng nhận ra rằng tôi không tách rời khỏi nỗi đau này. Nhưng điều đó là không đủ, bởi vì lòng trắc ẩn, mà kích hoạt võ não vận động, có nghĩa là chúng ta phải thực sự khao khát, chúng ta phải thực sự khao khát làm biến đổi nỗi đau. Và nếu chúng ta thật may mắn, chúng ta tiến hành những hoạt động có thể làm biến đổi nỗi đau. Nhưng lòng trắc ẩn còn có một nhân tố khác, và nhân tố đó thực sự rất cần thiết. Nhân tố này là chúng ta không thể bị trói buộc với kết quả. Cho tới giờ tôi đã làm việc với những người hấp hối được hơn 40 năm. Tôi có đặc ân được làm việc ở những trại tử tù với sự bảo vệ tối đa trong sáu năm. Và tôi đã nhận ra rất rõ bằng kinh nghiệm cuộc sống của bản thân, khi làm việc với những người sắp chết và những học viên chăm sóc rằng bất cứ sự bị ảnh hưởng nào bởi kết quả sẽ bóp méo một cách sâu sắc năng lực của bản thân tôi để có thể hiện hữu một cách đầy đủ trong toàn bộ tấm thảm kịch. Và khi tôi làm việc trong hệ thống nhà tù, tôi đã cảm nhận được một cách rất rõ ràng, rằng: nhiều người trong số chúng ta ở trong phòng này, và hầu hết tất cả những người mà tôi đã cùng làm việc ở trại tử tù, hạt giống lòng từ bi của chính họ chưa bao giờ được chăm tưới. Lòng trắc ẩn thực sự là một phẩm chất mang tính di truyền của con người. Nó ở đó trong tất cả mọi người. Nhưng những điều kiện khiến cho lòng trắc ẩn được bộc lộ, được tỉnh thức, lại là những điều kiện cụ thể. Tôi có điều kiện đó, ở một chừng mực nhất định, xuất phát từ sự ốm đau hồi nhỏ của tôi. Eve Ensler, người mà các bạn sẽ lắng nghe tiếp theo, cũng đã có điều kiện đó được kích hoạt một cách kinh ngạc trong cô qua vô số những đau khổ mà cô đã phải trải qua. Và một điều thú vị là lòng trắc ẩn cũng có kẻ thù, kẻ thù đó là những thứ như sự thương hại, xúc phạm nhân phẩm, hay sự sợ hãi. Và các bạn biết đấy, chúng ta đang có một xã hội, một thế giới, bị liệt bởi nỗi sợ hãi. Và trong sự tê liệt này, dĩ nhiên, khả năng thương xót của chúng ta cũng sẽ bị liệt. Chính cái từ nỗi sợ hãi mang tính toàn cầu Chính cái cảm giác của nỗi sợ hãi là có tính toàn cầu. Bởi vậy công việc của chúng ta, với một cách nhất định là nhắm tới hình tượng này, loại khuôn mẫu này, thứ đã xâm chiếm toàn bộ tinh thần của trái đất chúng ta. Chúng ta đã biết từ khoa học thần kinh rằng lòng trắc ẩn có những phẩm chất to lớn đặc biệt. Ví dụ như: Một người khi nuôi dưỡng lòng trắc ẩn trong lúc họ đang sống trong nỗi đau, họ sẽ cảm nhận được nỗi đau đó sâu sắc hơn rất nhiều so với nhiều người khác. Tuy nhiên, họ cũng sẽ lấy lại thăng bằng sớm hơn rất nhiều. Điều này gọi là khả năng hồi phục. Nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng lòng trắc ẩn sẽ làm chúng ta kiệt sức nhưng tôi cam đoan với bạn là chính nó là một cái gì đó có thể khiến chúng ta phấn chấn. Một điều khác về lòng trắc ẩn là nó thực sự tăng cường khả năng phân tích của các nơ ron thần kinh. Nó khơi dậy tất cả các ngóc ngách của bộ não. Một điều nữa, mà đã được phát hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau ở Emory và ở Davis, v.v... là lòng trắc ẩn khiến cho hệ miễn dịch của chúng ta mạnh hơn. Hey, chúng ta đang sống trong một thế giới rất độc hại. (Tiếng cười từ khán giả) Hầu hết chúng ta co vào khi đối mặt với những chất độc tinh thần và thể chất, những chất độc của xã hội chúng ta. Nhưng lòng trắc ẩn, sự phát sinh của lòng trắc ẩn, sẽ có tác dụng huy động sự miễn dịch của chúng ta. Bạn biết không, nếu lòng trắc ẩn thực sự có ích cho chúng ta, tôi có một câu hỏi: Tại sao chúng ta không dạy dỗ con cái chúng ta về lòng trắc ẩn? (Tiếng vỗ tay) Nếu lòng trắc ẩn thực sự tốt cho chúng ta, tại sao chúng ta không đào tạo những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lòng trắc ẩn để họ có thể làm được những việc mà họ cần phải làm, để có thể chuyển hóa thực sự nỗi đau? Và nếu như lòng trắc ẩn thực sự tốt cho chúng ta, tại sao chúng ta không bầu cho nó? Tại sao chúng ta không bầu cho các chính khách hoạt động dựa trên lòng trắc ẩn? Để chúng ta có thể có một thế giới quan tâm chu đáo hơn. Trong đạo Phật, chúng ta nói: "Hãy có một tấm lưng vững vàng và một gương mặt dịu dàng". Chúng ta cần có một sức mạnh to lớn phía sau để có thể giữ chúng ta vững vàng trước mọi hoàn cảnh. Và đó cũng là khả năng bình thản về mặt tinh thần. Nhưng chúng ta cũng cần phải có một gương mặt dịu dàng - khả năng rộng mở tâm hồn để chấp nhận thế giới như chính nó, để có thể có một trái tim không nghi kỵ đề phòng. Và trong đạo Phật hình mẫu này là Avalokiteshvara, Phật Quan âm. Đó là nguyên mẫu của một người phụ nữ: nghe thấu được tiếng khóc từ những nỗi đau của thế giới. Bà có 1000 tay, và trong mỗi cánh tay có một phương tiện để giải phóng nỗi đau, và trong lòng mỗi bàn tay có những đôi mắt, đó là những đôi mắt của sự hiểu biết. Tôi cho rằng, từ hàng ngàn năm nay, những người phụ nữ đã sống như, là ví dụ minh chứng cho hình mẫu của Avalokitsevara, của Quan Âm, người nghe thấu được tiếng khóc đau khổ của thế giới chúng ta. Từ hàng ngàn năm nay, những người phụ nữ đã biểu lộ sức mạnh của lòng trắc ẩn theo một cách mà không qua chọn lọc, không qua trung gian để nghe thấu được nỗi đau như chính nó. Họ đã truyền lòng tốt vào xã hội, và chúng ta đã thực sự cảm thấy được điều đó khi nhìn những người phụ nữ tiếp nối nhau đứng trên sân khấu này trong suốt một ngày rưỡi qua. Họ đã hiện thực hóa lòng trắc ẩn qua những hành động trực tiếp. Jody Williams có nói: Ngồi thiền rất tốt. Tôi xin lỗi nhưng bà phải làm một chút việc Jody. Hãy lùi lại, để cho mẹ bạn được nghỉ ngơi, okay. (Tiếng cười) Nhưng mặt khác của sự cân bằng là bạn phải thoát ra khỏi hang động của bạn. Bạn phải bước vào thế giới như Asanga, người đã mong đợi để được nhìn thấy Phật Di Lặc sau 12 năm ngồi trong hang động. Ông nói: "Tôi đã bước ra ngoài". Rồi ông đi dọc theo con đường. Ông nhìn thấy một cái gì đó trên đường. Ông nhìn vào, đó là một con chó, ông bèn quỳ xuống. Ông nhìn thấy con chó đó có một vết thương lớn ở chân. Vết thương đã bị phủ bởi đầy giòi bọ. Ông đã dùng lưỡi của mình để gạt những con giòi đó, để không làm hại chúng. Và vào thời điểm đó, con chó đã được cảm hóa trở thành Phật của tình yêu và lòng tốt. Tôi tin rằng ngày nay những người phụ nữ và các cô gái cần phải kết hợp một cách mạnh mẽ với những người đàn ông --- với những người cha, những đứa con trai, những người anh em trai, với những người thợ hàn chì, những người dựng cầu đường, những người trông nom trẻ con và người già, các bác sĩ, luật sư, với tổng thống của chúng ta, và với tất cả sinh linh. Những người phụ nữ đang ngồi đây chính là những bông sen trong biển lửa. Cầu mong sao chúng ta có thể hiện thực hóa năng lực đó của người phụ nữ ở khắp mọi nơi. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Không phải lúc nào tôi cũng thích những kết quả ngoài mong đợi, nhưng tôi đã học cách trân trọng chúng. Tôi hiểu rằng chúng thật sự cần thiết cho sự phát triển, thậm chí cả khi chúng có vẻ tệ hại. Và tôi muốn ôn lại vai trò của những kết quả ngoài mong đợi. Hãy quay trở về 40.000 năm trước vào thời kì bùng nổ văn hóa khi mà âm nhạc, nghệ thuật và công nghệ, cùng rất nhiều thứ chúng ta đang tận hưởng rất nhiều thứ đã được sinh ra và đang được diễn thuyết ở TED. Nhà nhân chủng học Randall White từng đưa ra một nhận xét thú vị rằng nếu tổ tiên của chúng ta 40.000 năm trước có thể nhận thức được những việc họ đã làm, họ sẽ thật sự không hiểu được. Họ chỉ đang phản ứng lại với những vấn đề cấp thiết. Nhờ có họ, chúng ta có thể làm điều họ từng làm, mặc dù rằng họ không thể thật sự hiểu rõ họ đã làm điều đó như thế nào. Bây giờ, hãy trở về 10.000 năm trước Đây chính là lúc mọi thứ trở nên thú vị. Về sự thuần hóa lúa? Về khởi nguồn ngành nông nghiệp? Tổ tiên chúng ta 10.000 năm trước sẽ nói gì nếu họ được tiếp cận với công nghệ? Và tôi có thể tưởng tượng ra cảnh ủy ban báo cáo lại với họ nơi mà nông nghiệp sẽ dẫn loài người đến, trong ít nhất là hàng trăm năm nữa. Đó là tin xấu. Đầu tiên, dinh dưỡng kém, có thể là tuổi thọ thấp. Điều đó thật tồi tệ với người phụ nữ. Xương cốt còn lại từ thời kì đó cho thấy họ đã xay hạt cả sáng, chiều, tối. Thật là tệ về mặt chính trị. Đó là khởi đầu của một chế độ giai cấp bất bình đẳng giữa người với người. Nếu có sự đánh giá lý trí về công nghệ, Tôi nghĩ họ rất có thể sẽ nói rằng "Hãy hoãn mọi thứ lại." Ngay cả bây giờ, lựa chọn của chúng ta đang có những tác động ngoài ý muốn. Về mặt lịch sử, ví dụ như đôi đũa - theo một nhà nhân chủng học Nhật người đã viết bài luận án về đũa tại đại học Michigan -- Đũa đã gây ra những biến đổi lâu dài về cấu trúc xương hàm và răng của cộng đồng người Nhật. Và hàm răng của chúng ta cũng đang thay đổi tại thời điểm này. Có bằng chứng cho thấy Răng và miệng của loài người đang thu nhỏ lại. Đó không hẳn là kết quả xấu. Nhưng tôi nghĩ từ quan điểm của người Neanderthal, sẽ có nhiều sự phản đối với bộ răng yếu ớt mà ta đang có. Vậy nên những điều này phần nào liên quan đến nơi bạn và tổ tiên bạn đang sống. Trong thế giới cổ đại kết quả ngoài ý muốn rất được tôn trọng, và có ý thức tốt vê sự thận trọng, mà được phản ánh trong Cây tri thức, trong Hộp Pandora, và đặc biệt là trong thần thoại Prometheus Điều đó đã trở nên vô cùng quan trọng về ẩn dụ trong công nghệ. Và tất cả đều rất đúng đắn. Những thầy thuốc cổ đại -- đặc biệt là những người Ai Cập, những người đã nghiên cứu dược thuật ấy đã có ý thức rõ ràng về những bệnh họ có thể và không thể chữa. Bản dịch những văn bản còn lại ghi rằng, "Tôi sẽ không chữa cái này. Tôi không thể chữa cái này." Nhận thức của họ rất rõ ràng. Cả những môn đệ của Hippocrates cũng thế Bản ghi chép của người Hippocates theo những nghiên cứu gần đây -- cũng lập lại tầm quan trọng của việc không làm thiệt hại. Gần đây hơn, Harvey Cushing, người đã phát triển giải phẫu thần kinh đã thay đổi nó từ một lĩnh vực y học có số ca lớn tử vong từ phẫu thuật trở thành một lĩnh vực đầy triển vọng, ông đã ý thức rõ rằng không phải lúc nào ông cũng làm đúng Nhưng ông đã cố hết sức, và ông cất giữ những bản ghi chép chi tiết đã giúp ông thay đổi lĩnh vực y học ấy. Bây giờ nếu chúng ta nhìn tới thế kỷ 19, ta sẽ thấy một đặc điểm mới về công nghệ, Thứ chúng ta tìm thấy, không còn là những công cụ đơn giản nữa, mà là những hệ thống. Ta thấy càng nhiều hơn những máy móc lắp ráp phức tạp thì càng gây khó khăn trong việc phát hiện sai những thứ đang diễn ra. Và những người đầu tiên thấy được điều đó là những nhân viên điện báo giữa thế kỷ 19 họ là những tay hacker đầu tiên. Thomas Edison hẳn sẽ vô cùng thoải mái trong thời đại phần mềm ngày nay Và những hacker đó sử dụng 1 từ dùng để chỉ những lỗi kỹ thuật bí ẩn trong hệ thống điện báo họ gọi là BUGS có nguồn gốc từ từ "bug-con bọ" Tuy nhiên, phần lớn dân chúng khó mà nhận thức được một sớm một chiều thậm chí là những người am hiểu Samuel Clemens, Mark Twain, là một nhà đầu tư lớn vào loại máy móc phức tạp nhất mọi thời đại -- tồn tại đến năm 1918 -- được ký nhận bởi cơ quan xét và cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ. Đó là máy sắp chữ do Paige phát minh. Loại máy này có tất cả 18.000 phần. Bằng sáng chế có 64 trang văn bản và 271 hình vẽ minh họa. Cỗ máy này thật sự tuyệt vời vì nó làm được mọi thứ con người đã làm trong việc sắp chữ -- bao gồm đặt chữ lại đúng vị trí cũ, một công việc rất khó khăn. Và Mark Twain, người biết tuốt về sắp chữ thật sự bị cỗ máy này thu hút. Thật không may, ông ấy bị thu hút theo nhiều cách, vì nó làm ông phá sản ông phải đi diễn thuyết khắp nơi để có thể phục hồi tài chính. Và đó là một sự kiện quan trọng về công nghệ thế kỉ 19, cho thấy rằng tất cả những mối liên hệ này có thể làm ý tưởng xuất sắc nhất bị đỗ vỡ, ngay khi được các chuyên gia đánh giá cao. Dù vậy, đầu thế kỉ 20 cũng có vài thứ khác làm mọi việc trở nên phức tạp hơn nhiều Đó là việc tự trang bị công nghệ an toàn mà có thể gây rủi ro nếu không có. Từ bài học Titanic, với nhiều người đương thời, là phải trang bị đủ thuyền cứu hộ cho mọi người trên tàu. Và đó chính là hậu quả khi mà hàng trăm nạn nhân phải bỏ mạng vì không có thuyền để lên. Tuy nhiên, trong 1 vụ khác, quận Eastland, 1 con tàu lật úp ở cảng Chicago năm 1915 làm 841 người thiệt mạng -- nhiều gấp 14 lần so với con số thiệt mạng vụ tàu Titanic Về nguyên nhân, một phần, do lượng thuyền cứu sinh được thêm vào khiến con tàu lúc đầu đã không vững này càng không giữ được thăng bằng. Và điều đó một lần nữa chứng minh rằng khi nói về những hậu quả ngoài ý muốn, là không dễ chút nào để rút ra được những bài học đúng đắn Nó thật sự là 1 vấn đề có hệ thống, làm sao tàu chở được hàng không chở hàng và nhiều thứ khác nữa. Rồi, đến thế kỉ 20 ta lại thấy được thực tế phức tạp nhiều hơn thế nữa, nhưng vẫn còn có mặt tích cực cho thấy rằng việc sáng chế có thể có giá trị từ những trường hợp khẩn cấp có thể có lợi từ những thảm kịch. Và ví dụ ưa thích của tôi về nó là -- dù không được biết đến rộng rãi như một phép lạ công nghệ, nhưng nó có lẽ là một trong những sự vĩ đại nhất mọi thời đại, là sự bùng nổ penicilin trong thế chiến II. Penicillin được phát hiện vào năm 1928 nhưng đến trước năm 1940 không một lượng thuốc có ích về mặt y học và thương mại nào được sản xuất. Một số công ty dược tiến hành nghiên cứu, Họ làm một cách độc lập, và chẳng đi đến đâu. Thế là Cục Nghiên cứu Chính phủ tụ tập các đại diện lại và bảo họ rằng phải làm được một điều gì đó Và họ không những làm được mà còn trong vòng 2 năm họ đã mở rộng quy mô penicillin từ những lọ 1 lít thành những thùng 10.000 gallon. Đó là cách penicillin được sản xuất nhanh và là một trong những bước tiến y học bậc nhất. Cũng trong thế chiến II sự tồn tại của bức xạ mặt trời được chứng minh bởi nghiên cứu giao thoa và được các trạm radar Anh phát hiện. Vậy là đã có nhiều lợi ích trong những tai họa lợi ích đối với khoa học thuần túy, cũng như với khoa học ứng dụng và y học. Giờ chúng ta cùng đến với giai đoạn sau thế chiến II những kết quả ngoài ý muốn còn thú vị hơn nhiều. Và ví dụ ưa thích của tôi là xuất hiện lần đầu năm 1976, khi khám phá ra được loại vi khuẩn gây ra bệnh Legionaire luôn có trong môi trường nước tự nhiên, nhưng nhiệt độ chính xác của nước có trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa mới tạo ra nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sôi nảy nở tối đa của vi khuẩn Legionella. Vâng, công nghệ đối mặt với sự cứu nguy. Thế là các nhà khoa học tiến hành làm việc và họ đã phát minh ra thuốc sát trùng được dùng rộng rãi trong các hệ thống này. Nhưng 1 thứ khác đã xảy ra đầu những năm 80 và đó là một loại dịch bộc phát bí ẩn về việc hàng loạt các băng đĩa bị hỏng khắp đất nước Mỹ Và IBM, hãng tạo ra chúng, đã không biết phải làm gì. Họ triệu tập một nhóm các nhà khoa học xuất sắc nhất để điều tra, và họ tìm thấy rằng tất cả những chiếc băng đĩa này đều được đặt gần ống thông gió. Thuốc sát trùng này được tạo ra có những vụn thiết nhỏ tinh vi Những hạt thiếc này đã lắng trên đầu băng và phá hủy đầu băng. Vậy nên các nhà khoa học đã làm lại công thức thuốc sát trùng. Nhưng điều thú vị đối với tôi là trường hợp đầu tiên về một thiết bị máy móc, ít nhất là gián tiếp, chịu ảnh hưởng từ bệnh của con người. Vì thế nó cho thấy chúng ta đang ở cùng nhau, (Cười) Sự thật là, nó cũng cho thấy thứ gì đó thú vị dù năng lực của chúng ta và nền công nghệ đang được mở rộng theo cấp số nhân. thật không may, khả năng chúng ta điều chỉnh hành vi lâu dài mà cũng đang tăng nhưng chỉ tăng theo cấp số cộng. Nên một trong những vấn đề đặc trưng trong thời đại này là làm thế nào thu hẹp khoảng cách này giữa những khả năng xảy ra và tầm nhìn. Một hệ quả rất tích cực khác của công nghệ thế kỉ 20, mặc dù, là cách thức mà các loại tai họa có thể dẫn đến những tiến bộ tích cực. Có 2 nhà sử học về kinh doanh tại Đại học Maryland, Brent Goldfarb and David Kirsch, họ đã làm vài công việc cực kì thú vị nhiều trong số đó chưa được công bố, về lịch sử các thay đổi trọng đại. Họ đã tập hợp danh sách các cải tiến lớn và họ đã khám phá ra số lượng lớn nhất, thập niên lớn nhất, về các đổi mới nền tảng, như được phản ánh trong tất cả các danh sách mà người khác đã làm một số danh sách họ gộp lại -- là cuộc Đại suy thoái. Và không ai biết tại sao lại như vậy, nhưng một câu chuyện có thể phản ánh một phần nào đó về nó Đó là nguồn gốc của máy phô tô Xerox, hãng đã mừng lễ kỷ niệm lần thứ 50 vào năm ngoái. Và Chester Carlson, nhà phát minh, là một luật sư bằng sáng chế Ông thật sự không có ý định làm việc trong nghiên cứu sáng chế, nhưng ông không thể tìm được một công việc kĩ thuật thay thế. đây là công việc tốt nhất ông có thể nhận Ông ấy thất vọng về chất lượng thấp và chi phí cao của những bằng sáng chế hiện có, vì thế ông ấy bắt đầu phát triển một hệ thống sao chép khô, là cái ông đã sáng chế cuối ~ năm 30 và trở thành máy phô tô khô đầu tiên có tác dụng thực tiễn thương mại hóa năm 1960. Vậy nên đôi khi chúng ta thấy rằng, như kết quả của những sự cố, như kết quả của những người, rời bỏ công việc dự định ban đầu của học và đi sâu vào một việc khác nơi sự sáng tạo có thể tạo nên sự khác biệt, rằng những cuộc khủng hoảng và cả những sự kiện không may khác có thể có tác dụng kích thích nghịch lý vào sự sáng tạo. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là, theo tôi nghĩ, ta đang sống trong thời đại của ~ khả năng ngoài ý muốn Hãy nghĩ về thế giới tài chính, ví dụ Cố vấn của Warren Buffett, Benjamin Graham đã tự phát triển ra hệ thống đầu tư giá trị như là kết quả từ những vụ thua lỗ trong cuộc khủng hoảng năm 1929 Và ông ấy đã công bố cuốn sách ấy vào đầu những năm 1930, và nó vẫn còn được xuất bản sau này và vẫn còn là cuốn sách giáo khoa căn bản Vậy nên quá nhiều thứ sáng tạo có thể xảy ra khi con người học hỏi từ những thảm họa. Giờ nghĩ về những bệnh dịch lớn và nhỏ chúng ta đang có rệp, ong sát thủ, rác -- và rất có thể là các giải pháp cho những thứ này sẽ thật sự vượt tầm ngoài câu hỏi ngay lập tức. Nếu chúng ta nghĩ, ví dụ, về Louis Pasteur sống trong những năm 1860 được yêu cầu nghiên cứu về những bệnh của tằm trong ngành tằm tơ, và các phát hiện của ông là sự khởi đầu của thuyết mầm bệnh Vì thế mà rất thường xuyên, một số thảm họa -- thường là các hậu quả, ví dụ về sự canh tác quá mức của tằm đó là 1 vấn đề ở Châu Âu vào thời điểm đó có thể là gợi ý cho điều gì đó to lớn hơn Vì vậy điều này có nghĩa rằng chúng ta cần có một cái nhìn khác về những hậu quả không lường trước. Chúng ta cần có một cái nhìn thật tích cực. Chúng ta cần xem họ có thể làm gì cho ta. Chúng ta cần học hỏi từ những người mà tôi đã đề cập. Chúng ta cần học hỏi, ví dụ, từ Tiến sĩ Cushing người đã làm chết các bệnh nhân trong những ca phẫu thuật đầu đời Ông ấy đã có sai sót, cũng đã mắc sai lầm Và ông ấy tự học từ những sai lầm ấy Và kết quả là, khi ta nói, "Cái này không phải ca mổ não", để nhấn mạnh nó khó khăn cỡ nào cho bất cứ ai để họ học hỏi từ những sai lầm trong lĩnh vực y học được coi là không có hi vọng Và chúng ta cũng còn nhớ làm thế nào mà các công ty dược đã sẵn sàng chia sẻ vốn kiến thức, kinh nghiệm của họ, khi đối mặt với tình trạng khẩn cấp, mà họ đã không làm vậy trong từng năm qua Có lẽ họ đã có thể làm điều đó sớm hơn. Thông điệp, sau đó, đối với tôi về các hậu quả ngoài ý muốn là khi hỗn loạn xảy ra; chúng ta hãy tận dụng nó tốt hơn Cảm ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Điều tôi đang cố gắng và sẽ làm trong 15 phút tới hoặc hơn là nói cho bạn biết một ý tưởng về việc làm thế nào chúng ta có thể khiến các vật chất sống dậy. Hiện tại điều này dường như hơi quá tham vọng, nhưng khi các bạn nhìn lại chính mình, nhìn vào bàn tay mình bạn nhận ra rằng bạn đang sống. Vì vậy đây là điểm khởi đầu. Cuộc tìm kiếm này bắt đầu trên Trái Đất từ bốn tỷ năm trước đây. Đã có một cuộc sống kéo dài bốn tỷ năm cho các vật chất hữu cơ và sinh học. Và với tư cách là nhà hóa học vô cơ, bạn bè tôi và các đồng nghiệp của tôi phân biệt giữa thế giới vật chất hữu cơ, sinh vật sống và thế giới vô cơ, sinh vật chết. Và điều tôi đang cố và sẽ làm là nuôi dưỡng một vài ý tưởng về việc làm sao chúng ta có thể chuyển đổi những vật chất vô cơ không có sức sống sang dạng vật chất sống và sang dạng sinh học vô cơ. Vì vậy, trước khi chúng ta làm điều đó, tôi muốn đặt sinh học vào đúng chỗ của nó. Và tôi hoàn toàn say mê môn sinh học. Tôi thích làm sinh học nhân tạo tổng hợp. Tôi thích những thứ sống. Tôi thích kiểm soát cấu trúc sinh học. Tuy nhiên trong cấu trúc đó chúng ta phải nhớ rằng động lực của sinh học thực ra đến từ sự tiến hóa. Và sự tiến hóa, dù đã được Charles Darwin và nhiều người khác xác định, cách đây trên 100 năm, thuyết tiến hóa vẫn còn một chút khó hiểu. Khi tôi nói về thuyết tiến hóa của Darwin, tôi chỉ muốn đề cập đến một điều duy nhất, đó chính là sự tồn tại của cá thể mạnh nhất. Và vì thế hãy quên khái niệm tiến hóa về mặt lý thuyết. Hãy nghĩ về sự tiến hóa theo cách đấu tranh sinh tồn của các loài, và có một số đã thắng. Vì thế xin nhớ rằng với tư cách là nhà hóa học, tôi muốn tự hỏi bản thân mình một câu hỏi liên quan đến sinh học: Đơn vị nhỏ nhất của vật chất có khả năng tiến hóa theo thuyết của Darwin là gì? Và đây thực sự là một câu hỏi sâu sắc. Với tư cách là nhà hóa học, hàng ngày chúng tôi không quen với những câu hỏi như thế. Vì thế khi tôi nghĩ về nó, tôi lập tức nhận ra rằng sinh học đã cho chúng ta câu trả lời. Và trên thực tế, đơn vị nhỏ nhất của vật chất có thể tự tiến hóa độc lập trên thực tế chính là một tế bào đơn -- một vi khuẩn Điều này lại đặt ra ba câu hỏi thực sự quan trọng, đó là: Cuộc sống là gì? Sinh học có đặc biệt? Các nhà sinh vật học dường như thường cho là thế. Vật chất có thể tiến hóa không? Bây giờ, nếu chúng ta trả lời những câu hỏi này theo thứ tự đảo ngược câu hỏi thứ 3 -- vật chất có thể tiến hóa không? -- nếu chúng ta trả lời điều đó, thì chúng ta sẽ biết ngành sinh học đặc biệt như thế nào, và có thẻ, chỉ có thể thôi nhé, chúng ta sẽ có một vài ý tưởng về khái niệm về cuộc sống. Và đây là một vài thể vô cơ. Đây là một hạt tinh thể chết, và tôi sẽ làm một vài thứ với nó, và nó sẽ trở thành sinh vật sống. Và bạn có thể thấy một số hoạt động dạng như thụ phấn, nảy mầm, sinh trưởng. Đây là một cái ống vô cơ. Và tất cả những hạt tinh thể ở đây nằm dưới kính hiển vi cách đây một vài phút đều là vật vô tri, và chúng trông giống như đang sống. Tất nhiên, chúng không sống. Đây là một thí nghiệm hóa học, trong đó tôi đã tạo ra một vườn tinh thể. Nhưng khi tôi nhìn thấy chúng, tôi đã thực sự bị thu hút, bởi chúng trông giống như những sinh vật sống. Và khi tôi tạm dừng trong một vài giây, nhìn vào màn hình. Bạn có thể thấy một cấu trúc đang lớn dần lên, lấp đầy khoảng trống. Và nó là vật vô tri. Vì thế tôi đã lạc quan cho rằng nếu chúng ta có thể bằng cách nào đó tạo ra những vật chất có khả năng bắt chước sinh vật thì chúng ta hãy tiến lên một bước nữa. Hãy xem xem liệu chúng ta có thể thực sự khiến vật chất trở nên có sức sống. Tuy nhiên có một vấn đề, do cho tới tận một thập kỷ trước, chúng ta thường được dạy rằng cuộc sống là không thể có thực và rằng chúng ta là sinh vật tuyệt vời nhất trên vũ trụ. Trên thực tế, chúng ta đã là loài người duy nhất trong vũ trụ. Hiện nay, điều này hơi chán. Vì thế, với tư cách là nhà hóa học tôi muốn nói rằng," Chờ một chút. Điều gì đang diễn ra ở đây? Có phải cuộc sống là điều không chắc chắn có thực?" Và đây thực sự là một câu hỏi khó. Tôi cho rằng có lẽ sự xuất hiện của các tế bào đầu tiên có thực giống như sự xuất hiện của các ngôi sao. Và trên thực tế, hãy tiến thêm một bước nữa. Hãy nói rằng nếu vật lý học của sự hợp nhất đã được mã hóa trong vũ trụ, thì có thế vật lý của cuộc sống cũng có quy trình tương tự. Và vì vậy vấn đề với nhà hóa học -- và điều này cũng là một lợi thế lớn -- là chúng ta thích tập trung vào các yếu tố của chúng ta. Trong sinh học, carbon đứng ở vị trí trung tâm. Và carbon tồn tại trong vũ trụ, và trong sinh học hữu cơ, chúng ta có một cuộc sống đa dạng một cách tuyệt vời. Trên thực tế, chúng ta có những dạng sống đáng kinh ngạc mà chúng ta có thể điều khiển được. Chúng tôi rất cẩn thận trong thí nghiệm cố tránh những lỗi sai sinh học. Còn về vật chất thì sao? Nếu chúng ta có thể khiến vật chất sống được, chúng ta có tạo ra những sai sót vật chất? Hãy nghĩ đi, đây là câu hỏi nghiêm túc. Nếu chiếc bút của bạn có thể nhân đôi, điều đó có trở thành một vấn đề. Vì thế chúng ta phải nghĩ khác đi nếu chúng ta có thể khiến vật chất vô cơ thành hữu cơ. Và chúng ta cũng phải nhận thức được các vấn đề. Tuy nhiên chúng ta có thể tạo ra cuộc sống, hãy suy nghĩ một chút về những đặc trưng của cuộc sống. Và hãy bỏ qua biểu đồ phức tạp. Đây chỉ là bộ sưu tập các lộ trình trong tế bào. Và tế bào rõ ràng là một thứ rất hay. Những nhà sinh vật học tổng hợp đang điều khiển nó. Các nhà hóa học đang cố nghiên cứu những phân tử nhằm tìm kiếm bệnh. Và các bạn đều có tất cả những lộ trình diễn ra cùng lúc. Bạn có sự kiểm soát; thông tin được sao chép; chất xúc tác được tạo, mọi việc tự nhiên diễn ra. Nhưng một tế bào thì có chức năng gì? Nó phân chia, cạnh tranh, nó tồn tại. Và tôi nghĩ rằng nó là nơi chúng ta phải bắt đầu khi nghĩ về việc xây dựng ý tưởng về cuộc sống. Tuy nhiên cuộc sống còn có những đặc tưng nào khác? Tôi thích nghĩ về nó như một ngọn lửa trong một cái chai. Và vì thế cái chúng ta đang có ở đây chính là sự miêu tả của các tế bào đơn đang phân chia, chuyển hóa, đốt cháy qua các thí nghiệm hóa học. Và chúng ta phải hiểu rằng nếu chúng ta tạo ra cuộc sống nhân tạo hoặc hiểu về nguồn gốc của cuộc sống, chúng ta cần phải tiếp sức cho nó bằng cách nào đó. Vì thế trước khi chúng ta thực sự bắt đầu tạo ra cuộc sống, chúng ta phải thực sự nghĩ về việc nó đến từ đâu. Và trong một lá thư gửi đồng nghiệp, Darwin cũng bối rối khi ông nghĩ rằng cuộc sống có thể xuất hiện tại một vũng nước ấm nhỏ bé ở một nơi nào đó -- có thể ở Scotland, có thể ở Châu Phi, và có thể ở nơi nào khác. Nhưng câu hỏi trung thực nhất là, chúng ta chỉ không biết, bởi vì có vấn đề với nguồn gốc. Hãy quay trở về 4,5 tỷ năm trước đây, thời kỳ đó có vô số vật chất làm từ sự pha trộn hóa học. Và từ vật chất đó, chúng ta được hình thành. Vì thế, khi bạn nghĩ về bản chất nguồn gốc không chắc chắn của những gì tôi sẽ nói với bạn trong những phút tiếp theo, hãy nhớ là, chúng ta được tạo thành từ những vật chất trên hành tinh Trái Đất. Và cúng ta trải qua vô số thế giới. Những người RNA có thể nói về thế giới RNA. Chúng ta có protein và DNA. Sau đó chúng ta tiến đến thời tổ tiên gần đây nhất. Tiến hóa bắt đầu -- và đó là giai đoạn rất thú vị. Và giờ có chúng ta ở đây. Tuy nhiên có những trở ngại mà các bạn không thể vượt qua. Các bạn có thể giải mã gen, và có thể xem lại, bạn có thể kết nối chúng ta với nhau bằng một phân tử DNA, tuy nhiên chúng ta không thể đi quá thời đại tổ tiên gần nhất của mình, tế bào có thể nhìn được gần nhất mà chúng ta có thể suy ra hoặc tưởng niệm về lịch sử. Vì thế chúng ta không biết làm thế nào chúng ta có thể đến đây. Có hai lựa chọn, thiết kế thông minh, trực tiếp và gián tiếp -- vì Chúa, hoặc các bạn tôi. Bây giờ, nói về cuộc sống của chúng ta bắt nguồn từ ngoài Trái Đất, hoặc tương tự, sẽ chỉ đưa vấn đề rồi rắm hơn. Tôi không phải một nhà chính trị, tôi là một nhà khoa học. Có một điều khác chúng ta cần suy nghĩ đó chính là sự hiện diện của các hợp chất hóa học. Đây là điều có khả năng nhất. Vì thế chúng tôi có một số loại hỗn hợp căn bản Và nó hóa ra là nguồn tốt với tất cả 20 axit amin. Và bằng cách nào đó những axit amin này được kết hợp, và cuộc sống bắt đầu. Nhưng cuộc sống bắt đầu, có nghĩa là gì? Cuộc sống là gì? Những vật chất của cuộc sống là gì? Vào những năm 1950, Miller-Urey đã tiến hành thí nghiệm hóa học Frankenstein thú vị, trong thí nghiệm này họ đã tiến hành như trong thế giới hóa học. Họ có những nguyên vật liệu cơ bản, đặt chúng vào một bình đơn và đốt cháy chúng và cho nhiều điện cực đi qua. Và họ đã quan sát những gì có trong hỗn hợp thu được, và họ đã tìm thấy các axit amin, nhưng không có gì xuất hiện, không có tế bào. Vì thế cả thí nghiệm đã đi đến bế tắc trong một thời gian, và quay trở lại trong thập niên 80 khi khoa học phân tích và công nghệ máy tính ra đời. Trong phòng thí nghiệm của tôi, cách chúng tôi cố tạo ra cuộc sống hữu cơ bằng cách sử dụng những định dạng tương tác khác nhau. Vì thế cái chúng tôi đang cố làm là tạo ra phản ứng -- không phải trong 1 bình thót cổ, mà trong 10 bình thót cổ, và kết nối chúng với nhau, như bạn có thể thấy trong hệ thống sơ đồ này, tất cả những đường ống. Chúng tôi có thể tạo ra dòng chảy loãng siêu nhỏ, chúng tôi có thể tạo ra bản in đá, chúng tôi có thể tạo ra trên máy in 3D, chúng tôi có thể in ra thành tờ rơi cho các đồng nghiệp. Và điều quan trọng là có nhiều hợp chất hóa học chỉ là dạng bong bóng. Nhưng đó có thể đưa đến thất bại, vì thế chúng tôi cần tập trung. Và câu trả lời, tất nhiên nằm ở những con chuột. Đây là điều tôi nhớ về tố chất để trở thành nhà hóa học. Tôi nói,"Tôi cần phân tử." Nhưng tôi cần sự trao đổi chất, tôi cần năng lượng. Tôi cần thêm thông tin, và tôi cần một bình đựng. Bởi nếu tôi muốn sự tiến hóa, tôi cần thùng đựng để chúng có thể cạnh tranh. Nếu bạn có một hộp đựng, nó giống như vào trong xe ô tô của bạn. "Đây là xe của tôi, và tôi sẽ lái xe đi dạo và khoe với mọi người." Và tôi tưởng tượng bạn có điều tương tự trong sinh học tế bào với sự xuất hiện của cuộc sống. Có lẽ, những điều này kết hợp với nhau cho chúng ta sự tiến hóa. Và cách thử nó trong phòng thí nghiệm là tạo ra một mẫu vật nhỏ. Vì thế những gì chúng tôi đang cố làm và làm là tạo ra phân tử dạng khối Lego vô cơ. Hãy quên các phân tử trên màn hình, nhưng chúng là những dạng rất đơn giản. Có thể chỉ có ba hoặc bốn dạng khác nhau của các khối hình xây lắp. Và chúng tôi có thể kết hợp chúng với nhau và tạo ra hàng nghìn, hàng nghìn phân tử nano cực to có kích thước tương tự kích thước phân tử DNA và protein, nhưng không có carbon. Carbon bị cấm. Và với bộ Lego này, chúng tôi có sự đa dạng cần thiết để lưu trữ thông tin phức tạp mà không cần DNA. Nhưng chúng tôi cần tạo ra một vài hộp đựng. Và chỉ vài tháng trước trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi đã có thể mang những phân tử tương tự và tạo ra các tế bào với chúng. Và bạn có thể thấy trên màn hình một tế bào nhân tạo. Và chúng tôi hiện đang cho vào bên trong một số chất hóa học và làm một số hóa học bên trong tế bào này. Và tất cả những gì tôi muốn cho các bạn thấy đó là chúng ta có thể tạo ra phân tử trong màng sinh chất, trong tế bào thật, và sau đó tạo ra một loại lý thuyết Darwin về phân tử, sự tồn tại phân tử của vật chất khỏe mạnh nhất. Và đây là đoạn phim chỉ ra sự cạnh tranh giữa các phân tử. Phân tử cạnh tranh vì vật chất. Chúng được tạo ra từ cùng vật chất, nhưng chúng muốn hình dạng của mình chiến thắng. Chúng muốn hình dạng của chúng tiếp tục tồn tại. Và đó là chìa khóa. Nếu chúng ta có thể bằng cách nào đó khuyến khích những phân tử này nói chuyện với nhau và tạo ra những hình dạng đúng và cạnh tranh, chúng sẽ bắt đầu tạo thành các tế bào có khả năng nhân bản và cạnh tranh. Nếu chúng ta muốn làm được điều đó, hãy quên những chi tiết về phân tử. Hãy nhìn vào những gì có thể có ý nghĩa. Vì vậy chúng ta có lý thuyết tiến hóa đặc biệt này vốn chỉ áp dụng trong sinh học hữu cơ, đối vói chúng ta. Nếu chúng ta có thể tạo ra sự tiến hóa trong thế giới vật chất, thì tôi xin đề xuất chúng ta nên có học thuyết tiến hóa chung. Và điều đó rất đáng được cân nhắc. Liệu rằng sự tiến hóa có kiểm soát tính phức tạp của vật chất trong vũ trụ? Liệu có tồn tại lực thúc đẩy sự tiến hóa cho phép vật chất có thể cạnh tranh với nhau hay không? Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể bắt đầu phát triển những nền móng khác nhau nhằm khai thác được sự tiến hóa này. Bạn hãy tưởng tượng, nếu chúng ta có thể tạo ra dạng sống nhân tạo có khả năng tự cung tự cấp, thì nó không chỉ cho chúng ta biết về nguồn gốc sự sống -- có khả năng rằng vũ trụ không cần carbon để tồn tại; nó có thể sử dụng bất cứ cái gì -- chúng ta có thể tiến sâu hơn một bước và phát triển công nghệ mới, bởi vì chúng ta có thể sử dụng các phần mềm kiểm soát vào quá trình tiến hóa để mã hóa chúng. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể tạo ra một tế bào nhỏ. Chúng ta muốn đặt nó vào môi trường, và chúng ta muốn nó nhận năng lượng từ Mặt Trời. Những gì chúng ta làm là phát triển nó trong một chiếc hộp có ánh sáng. Và chúng ta không sử dụng thiết kế nữa. Chúng ta nhận thấy nó có tác dụng. Chúng ta nên tạo cảm hứng từ sinh học. Sinh học không quan tâm đến thiết kế trừ khi nó có tác dụng. Vì thế điều này sẽ tái tổ chức cách chúng ta thiết kế mọi thứ. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta bắt đầu nghĩ về cách chúng ta có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ cộng sinh với sinh học. Điều đó không tuyệt sao nếu các bạn có thể lấy những tế bào sinh học nhân tạo và kết hợp chúng với các tế bào sinh học để sửa chữa những vấn đề mà chúng ta chưa thể thực sự giải quyết? Vấn đề chính trong sinh học tế bào là chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được mọi thứ, bởi vì đó là vấn đề đa chiều do sự tiến hóa phát sinh ra. Sự tiến hóa không thể tách rời được. Bằng cách nào đó các bạn cần tìm ra chức năng nổi bật nhất. Và tôi nghiệm ra một cách sâu sắc rằng, nếu điều đó đúng, khái niệm về loại gen ích kỷ sẽ được nâng cấp, và chúng ta thực sự bàn về vật chất ích kỷ. Và điều đó có ý nghĩa gì trong một vũ trụ nơi chúng ta hiện đang là dạng sống cao nhất? Các bạn đang ngồi trên ghế. Chúng là những vật vô tri, chúng không có sức sống. Nhưng các bạn đều do các vật chất tạo nên và bạn đang sử dụng vật chất, và đang biến vật chất thành nô lệ. Vì thế sử dụng sự tiến hóa trong sinh học và trong sinh học vô cơ, đối với tôi khá cuốn hút, khá thú vị. Và chúng ta thực sự sẽ dần hiểu những bước cơ bản để biến vật vô tri trở nên có sức sống. Và một lần nữa, khi bạn đang nghĩ về việc điều này thật không tưởng, hãy nhớ rằng, 5 tỷ năm trước, chúng ta không ở đây, và không có cuộc sống. Vậy điều gì cho chúng ta biết về nguồn gốc sự sống và ý nghĩa của cuộc sống? Có lẽ, với tư cách là nhà hóa học, tôi muốn tránh dùng thuật ngữ chung chung; tôi muốn nghĩ về từ cụ thể. Vậy còn về việc định nghĩa cuộc sống? Chúng ta đang thực sự gặp khó khăn trong việc này. Và tôi cho rằng, nếu chúng ta có thể tạo ra ngành sinh học vô cơ, chúng ta có thể khiến vật chất tiến hóa, và điều đó sẽ định nghĩa được cuộc sống. Tôi cho rằng vật chất có thể tiến hóa là dạng vật chất sống, và điều này cho chúng ta ý tưởng tạo ra các vật chất có thể tiến hóa. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Chỉ là một câu hỏi nhanh Anh có tin rằng anh sẽ thành công với dự án này? Khi nào? Lee Cronin: Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống cần hàng triệu năm để tiến hóa. Chúng tôi đề xuất làm điều này chỉ trong vài giờ, khi chúng tôi thiết lập công thức hóa học đúng đắn. CA: Theo anh khi nào điều này sẽ xảy ra? LC: Hy vọng trong vòng 2 năm tới. CA: Đó sẽ là một câu chuyện gây chấn động. (Cười) Theo anh, anh tin tưởng như thế nào cơ hội đi bộ quanh các hành tinh khác ở những nơi cuộc sống không dựa vào carbon, đi bộ hay có nước hoặc điều gì khác? LC: Tôi nghĩ có 100 % cơ hội. Bởi sự thực là chúng ta quá dựa dẫm vào sinh học, nếu anh bỏ carbon đi, những thứ khác sẽ có thể xảy ra. Những thứ khác nếu chúng ta có thể tạo ra cuộc sống không dựa vào carbon, có thể chúng ta sẽ nói cho NASA biết họ thực sự cần tìm kiếm điều gì. Đừng cố đi và tìm carbon, hãy đi và tìm những vật chất tiến hóa. CA: Lee Cronin, xin chúc may mắn. (LC: Cảm ơn anh rất nhiều.) (Vỗ tay) Chào mọi người. Tôi là một nghệ sĩ và một người bố -- lần thứ hai. Cảm ơn. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn dự án nghệ thuật mới nhất của tôi. Đó là một cuốn sách trẻ em cho iPad. Nó hơi kỳ quặc và buồn cười. Tên nó là "Pop-It", Cuốn sách viết về những điều nho nhỏ trẻ em làm với cha mẹ. (Âm nhạc) Đây là tập đi vệ sinh -- như hầu hết các bạn, tôi hy vọng, đã biết. Các bạn có thể di di cái thảm. Bạn có thể khiến đứa bé đi ị. Bạn có thể làm mọi trò. Có thể thổi vỡ bong bóng. Các bạn có thể vẽ vời, bởi mọi người nên làm thế. Nhưng bạn biết đấy, tôi có một vấn đề với sách cho trẻ em. Tôi cho rằng chúng đầy những tài liệu tuyên truyền. Ít ra thì một người Ấn Độ đang cố mua một cuốn sách Mỹ như thế này ở Park Slope, quên đi. Đó không phải là cách tôi được nuôi nấng. Thế nên tôi nói "Tôi sẽ chống lại điều này với cách tuyên truyền của chính tôi." Nếu bạn để ý kỹ, đây là một cặp đồng tính đang nuôi con. Bạn không thích thế? Lắc nó lên, và bạn có một cặp đồng tính nữ. (Tiếng cười) Lắc nó lên, và bạn có một cặp đôi một nam một nữ. Bạn biết đấy, tôi còn không tin vào khái niệm một gia đình lý tưởng. Tôi phải kể với các bạn về tuổi thơ của mình. Tôi đi học tại một trường Cơ đốc truyền thống được dạy bởi các xơ, các cha, các anh, các chị. Về cơ bản, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một Sa-ma-ri tốt, và tôi đúng là như thế. Kết thúc một ngày tôi sẽ đến một nhà Ấn Độ giáo truyền thống, có lẽ là nhà Ấn Độ giáo duy nhất trong một khu chủ yếu là đạo Hồi. Về cơ bản. tôi tán thành mọi nghi lễ tôn giáo. Thực tế là, khi có một đám cưới của nhà hàng xóm, tất cả chúng tôi sẽ sơn nhà mình. Tôi nhớ mình đã khóc như mưa khi những con dê chúng tôi chơi cùng trong mùa hè trở thành những món biriani. (Tiếng cười) Tất cả chúng tôi đều phải nhịn ăn suốt tháng lễ Ramadan. Đó là một quãng thời gian rất tuyệt vời. Nhưng tôi phải nói, tôi sẽ không bao giờ quên, năm 13 tuổi, chuyện đó xảy ra. Babri Masjid -- một trong những ngôi đền đẹp nhất ở Ấn Độ, xây dựng bởi Vua Babur, tôi nghĩ là vào thế kỷ 16 -- bị phá hủy bởi những nhà hoạt động Ấn Độ giáo. Chuyện đó dẫn đến những vụ bạo loạn lớn trong thành phố của tôi. Và lần đầu tiên, tôi bị tác động bởi bất ổn trong xã hội. Đứa bé 5 tuổi nhà hàng xóm chạy vào và nói "Rags, Rags. Biết gì không bọn Ấn Độ giáo đang giết người Hồi giáo chúng ta. Cẩn thận đấy." Tôi bảo "Nhóc, tao là Ấn Độ giáo." (Tiếng cười) Thằng bé thế này "Huh!" Bạn biết đấy, tác phẩm của tôi lấy cảm hứng từ những sự việc như thế. Thậm chí trong các triển lãm phòng tranh của tôi, tôi đã cố gắng lật lại những sự kiện lịch sử như Babri Masjid, chỉ đưa vào đó những cảm xúc còn lại và hình dung về cuộc sống của tôi. Tưởng tượng lịch sử được dạy khác đi. Các bạn còn nhớ quyển sách trẻ em mà lắc lên thì giới tính của người lớn thay đổi không? Tôi có một ý tưởng khác. Đó là một cuốn sách trẻ em dạy về nền độc lập của Ấn Độ -- rất yêu nước. Nhưng khi bạn lắc lên, bạn có góc nhìn của người Pakistan. Lắc lần nữa, và bạn có góc nhìn của người Anh. (Tiếng vỗ tay) Bạn phải phân biệt sự thật với định kiến, đúng không. Ngay cả những cuốn sách của tôi cũng có những con thú đáng yêu. Nhưng chúng chính đang đóng vai chính trị địa lý. Chúng đang đóng vai Israel-Palestine, Ấn Độ - Pakistan. Tôi đang đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng. Và luận điểm của tôi là cách duy nhất để dạy sự sáng tạo là bằng cách dạy trẻ em những góc nhìn khác nhau ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Dù gì sách cho trẻ em cũng là những cuốn hướng dẫn cách dạy trẻ, nên bạn nên cho chúng những cuốn sách trẻ em dạy về nhiều góc nhìn. Và ngược lại, chỉ khi được dạy về các góc nhìn khác nhau một đứa trẻ mới có thể hình dung và đặt mình vào tư thế của một ai đó khác mình. Tôi đang đưa ra ý kiến rằng nghệ thuật và sáng tạo là những công cụ vô cùng quan trọng cho sự đồng cảm. Bạn biết đấy, tôi không thể hứa với con mình một cuộc sống không có thành kiến -- chúng ta đều có thành kiến -- nhưng tôi hứa sẽ khiến con mình có thành kiến từ nhiều góc nhìn đa dạng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Chủ đề của tôi là về sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Đô. Và câu hỏi tôi muốn tìm hiểu cùng với bạn là có hoặc không việc nền dân chủ đã giúp đỡ hay gây cản trở sự phát triển kinh tế. Bạn có thể nói là nó không công bằng, bởi vì tôi chọn hai quốc gia chỉ để tạo nên một bằng chứng chống lại nền dân chủ. Tuy nhiên, điều ngược lại chính là những gì tôi sắp làm. Tôi sẽ dùng hai quốc gia này để tạo nên một cuộc tranh luận kinh tế vì nền dân chủ, chứ không phải chống lại dân chủ. Câu hỏi đầu tiên là tại sao Trung Quốc lại phát triển nhanh hơn là Ấn Độ. Hơn 30 năm nay, xét về chỉ số phát triển GDP, Trung Quốc đã phát triển gấp 2 lần Ấn Độ. Trong vòng 5 năm lại đây, hai quốc gia đã bắt đầu khá cân bằng nhau về sự phát triển kinh tế. Nhưng trong vòng 30 năm, chắc chắn Trung Quốc đã làm được nhiều thứ hơn là Ấn Độ. Một câu trả lời đơn giản là Trung Quốc có Thượng Hải và Ấn Độ có Mumbai. Hãy nhìn đường chân trời tại Thượng Hải. Đây là khu vực Pudong. Bức ảnh về Ấn Độ là khu ổ chuột Dharavi ở Mumbai tại Ấn Độ. Ý nghĩa nằm phía sau hai bức hình là việc chính phủ Trung Quốc có thể hành động không dựa nguyên tắc pháp luật. Nó có thể được đặt ra chỉ vì lợi ích lâu dài cho đất nước và trong quá trình đó, đuổi đi hàng triệu người -- và đó chỉ là số liệu ít ỏi. Tuy nhiên ở Ấn, bạn không thể làm như vậy, vì bạn phải lắng nghe dân chúng. Bạn bị ép buộc bởi ý kiến của số đông. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ Manmohan Singh đồng ý với quan điểm trên. Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ báo tài chính của Ấn, ông ta nói rằng ông ta muốn biến Mumbai trở thành Thượng Hải. Đây là một nhà kinh tế được đào tạo từ Oxford người tin tưởng vào quyền lợi của con người, cũng phải đồng ý với chiến thuật gây sức ép của Thượng Hải. Vậy hãy gọi Thượng Hải là mô hình của sự phát triển kinh tế, nhấn mạnh vào những đặc điểm sau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế: cơ sở hạ tầng, sân bay, đường cao tốc, cầu, và những thứ tương tự. Và bạn cần một chính quyền vững chắc để làm việc đó, vì bạn không thể quá tôn trọng quyền lợi sỡ hữu cá nhân. Bạn không thể bị chi phối bởi ý kiến dư luận. Bạn cũng cần nói rõ về quyền sở hữu, nhất là với tài sản đất đai, để cho việc thi công và xây dựng cơ sở hạ tầng thật nhanh chóng. Kết quả của mô hình đó là việc nền dân chủ trở thành thứ cản trở cho sự phát triển kinh tế, hơn là sự hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế. Đây mới là câu hỏi quan trọng. Cơ sở hạ tầng quan trong như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? Đây là một vấn đề quan trọng. Nếu bạn tin rằng cơ sở hạ tầng là quan trọng cho sự phát triển kinh tế, thì bạn nên tranh luận việc một chính quyền vững chắc có là quan trọng để thúc đẩy sự phát triển. Nếu bạn tin rằng cơ sở hạ tầng không hẳn là quan trọng như mọi người nghĩ, thì bạn sẽ đặt bớt tầm quang trọng về một chính quyền vững chắc. Vậy nên để minh họa câu hỏi đó, tôi sẽ cho bạn hai quốc gia, và để cho ngắn gọn, Tôi sẽ gọi quốc gia Quốc gia 1 và quốc gia kia là Quốc gia 2 Quốc gia 1 có một lợi thế hơn Quốc gia 2 về cơ sở hạ tầng. Quốc gia 1 có nhiều điện thoại hơn, và Quốc gia 1 có hệ thống tàu sắt dài hơn. Vậy nên tôi hỏi bạn, "Đâu là China và đâu là India, và Quốc gia nào thì sẽ phát triển nhanh hơn?" Nếu bạn tin vào sự quan trọng của sơ sở hạ tầng, bạn sẽ nói rằng, "Quốc gia 1 phải là Trung Quốc. Nó phải làm tốt hơn, nhất là về sự phát triển kinh tế. Và Quốc gia 2 hẳn phải là Ấn Độ." Thực tế là quốc gia với nhiều điện thoại hơn là Liên Xô, và số liệu được lấy từ năm 1989. Sau khi quốc gia này báo cáo những số liệu đáng kinh ngạc về điện thoại, quốc gia này sụp đổ. Điều này không hề tốt. Bức hình trên là ông Khrushchev. Tôi biết là vào năm 1989 ông ta không còn thống trị Liên Xô, nhưng đó là bức hình tốt nhất mà tôi tìm được. (Cười) Điện thoại, cơ sở hạ tầng không bảo đảm về sự phát triển kinh tế. Quốc gia 2, nơi mà có ít điện thoại hơn, là Trung Quốc. Từ năm 1989, quốc gia này đã phát triển với tỷ lệ nhanh chóng mỗi năm kể từ 20 năm trở lại đây. Nếu bạn không biết gì về Trung Quốc và Liên Xô ngoài sự thật về số lượng điện thoại của họ, thì bạn có thể đã dự đoán sai về sự phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỉ tới. Quốc gia 1, nơi mà có hệ thống đường sắt lâu hơn, lại là Ấn Độ. Và quốc gia 2 là Trung Quốc. Đây là những sự thật ít người biết về hai quốc gia này. Vâng, bây giờ Trung Quốc có lợi thế về cơ sở hạ tầng hơn Ấn Độ. Nhưng trong nhiều năm, cho đến tận những năm cuối 1990s, Trung Quốc vẫn có những bất lợi về cơ sở hạ tầng so với Ấn Độ. Ở những nước đang phát triển phương tiện di chuyển thông dụng nhất vẫn là xe lửa, và người Anh đã xây dựng rất nhiều đường ray ở Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia nhỏ hơn nhưng lại có hệ thống đường ray dài hơn cho đến những năm cuối của 1990s. Rõ ràng, cơ sở hạ tầng không giải thích được vì sao Trung Quốc lại làm tốt hơn trước những năm cuối 1990s hơn là Ấn Độ. Thực tế, nếu bạn nhìn vào chứng cứ ở mọi nơi, thì chứng cứ sẽ thiên về việc cơ sở hạ tầng thực sự là kết quả của sự phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển, chính phủ sẽ tích lũy được nhiều nguồn tài nguyên hơn, và họ có thể dùng đó để đầu tư vào cơ sở hạ tầng-- hơn là việc lấy cơ sở hạ tầng làm lý do cho việc phát triển kinh tế. Và đây thực sự là câu chuyện lý giải về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Giờ tôi sẽ xem xét câu hỏi này một cách trực tiếp. Vậy thì dân chủ trì hoãn sự phát triển kinh tế? Hãy nhìn vào hai quốc gia, Quốc gia A và Quốc gia B. Quốc gia A, vào năm 1990, có khoảng 300$ bình quân mỗi người so với Quốc gia B, có khoảng 460$ bình quân mỗi người. Đến năm 2008, Quốc gia A đã vượt qua Quốc gia B với 700$ bình quân đầu người so với 650$ bình quân đầu người. Cả hai quốc gia đều ở châu Á. Nếu tôi hỏi bạn, "Hai quốc gia ở châu Á này là gì? Và quốc gia nào có nền dân chủ?" Bạn có thể phát biểu, "Vâng, có thể Quốc gia A là Trung Quốc còn quốc gia B là Ấn Độ." Thực tế, Quốc gia A là Ấn Độ với nền dân chủ, còn Quốc gia B là Pakistan -- quốc gia có một thời gian dài nằm trong chế đô quân trị. Và nó sẽ khá phổ biến nếu chúng ta so sánh Ấn Độ và Trung Quốc. Đó là bởi vì hai quốc gia này có cùng quy mô về dân số. Nhưng sự so sánh tự nhiên hơn thì phải là giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai quốc gia này tương tự nhau về địa lý. Họ có lịch sử phức tạp, nhưng có nhiều điểm chung. Với sự so sánh đó, nền dân chủ trông khá tốt trong việc phá triển kinh tế. Vậy tại sao các nhà kinh tế lại yêu chế độ độc tài? Một lý do là do mô hình Đông Á. Ở Đông Á, chúng ta có những câu chuyện về tăng trưởng kinh tế thành công ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Một vài những nền kinh tế trên được cai trị theo chế độ độc tài trong những thập niên 60, 70 và 80. Vấn đề của cách suy nghĩ đó thì như là việc hỏi những người chiến thắng xổ số vậy, "Có phải bạn đã thắng xổ số?" Và ai cũng sẽ nói rằng, "Phải, chúng tôi thắng xổ số." Và sau đó bạn sẽ rút ra kết luận tỷ lệ của việc chiến thắng xổ số là 100%. Lý do là bạn không bao giờ tìm hiểu và hỏi những người thua cuộc những ai mà cũng mua phiếu xổ số nhưng lại không thắng cuộc. Với mỗi sự thành công của chế độ độc tài ở Đông Á, có một thất bại đi cùng. Nam Hàn thành công, Bắc Hàn thì không. Đài Loan thành công, Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thì không. Miến Điện cũng không thành công. Philippines cũng không thành công. Và nếu bạn nhìn vào các con số thống kê trên toàn thế giới, thì thực sự không có gì đủ để kết luận rằng chế độ độc đài có lợi thế hơn nền dân chủ về mặt tăng trưởng kinh tế. Vì vậy mô hình Đông Á có sự lựa chọn sai lầm to lớn-- nó được biết đến như việc chọn một biến phụ thuộc, thứ mà chúng ta đều nói học sinh cần phải tránh.. Vậy chính xác tại sao cho Trung Quốc lại phát triển nhanh như vậy? Tôi sẽ đưa bạn đến cuộc Cách Mạng Văn Hóa, khi Trung Quốc phát triển dữ dội, và lấy Trung Quốc ra để so sánh với Ấn Độ dưới thời Indiara Gandhi. Câu hỏi là: Đất nước nào làm tốt hơn, Trung Quốc hay Ấn Độ? Trung Quốc thì đang trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Nhưng hóa ra là ngay cả khi trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc vẫn hơn Ấn Độ về chỉ số phát triển GDP với trung bình khoảng 2.2% mỗi năm về chỉ số phát triển GDP theo đầu người. Đó là lúc mà Trung Quốc phát triển dữ dội. Cả đất nước đều phát triển dữ dội. Điều đó có nghĩa là đất nước này có điều gì đó rất lợi thế cho chính nó trong việc phát triển kinh tế để vượt qua những khó khăn trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Lợi thế mà đất nước này có là con người -- không có gì khác ngoài con người. Đây là chỉ số dữ liệu của sự phát triển của thế giới trong những năm đầu 1990. Và đây là số liệu sớm nhất mà tôi tìm được. Tỉ lệ người lớn biết chữ ở Trung Quốc là 77% so với 48% ở Ấn Độ. Sự trái ngược về tỉ lệ biết chữ thì khá là rõ ràng giữa phụ nữ Trung Quốc và phụ nữ Ấn Độ. Tôi chưa cho bạn về định nghĩa của việc biết chữ. Ở Trung Quốc, ý nghĩa của việc biết chữ là khả năng đọc và viết 1500 kí tự Trung Quốc. Ở Ấn độ, ý nghĩa của việc biết chữ, đúng như định nghĩa của biết chữ, là khả năng, khả năng to lớn, để có thể viết tên của bạn theo cái ngôn ngữ mà bạn đang nói chuyện. Sự khác biệt giữa 2 quốc gia về việc biết chữ thì còn quan trọng hơn nhiều so với những số liệu được nêu ra. Nếu bạn nhìn vào những nguồn số liệu khác ví dụ như Chỉ số phát triển con người, hàng loạt số liệu đó, hãy quay về lại những năm đầu 1970, bạn sẽ thấy được sự tương phản rõ rệt. Trung Quốc có một lợi thế lớn về mặt con người so với Ấn Độ. Tuổi thọ trung bình: vào khoảng năm 1965, Trung Quốc có lợi thế lớn về tuổi thọ trung bình. Trung bình, nếu là một người Trung Quốc vào năm 1965, bạn sống 10 năm lâu hơn là nếu bạn là người Ấn Độ. Nên nếu bạn có sự lựa chọn giữa thành một người Trung Quốc hay người Ấn Độ, bạn sẽ muốn trở thành người Trung Quốc để có thể sống thêm 10 năm nữa. Nếu bạn quyết định như vậy vào năm 1965, điều bất lợi là vào năm sau bạn sẽ phải trải qua Cách mạng Văn hóa. Nên bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận về những sự lựa chọn này. Nếu bạn không thể chọn đất nước mình, vậy bạn sẽ muốn trở thành người đàn ông Ấn Độ. Vì nếu là đàn ông Ấn Độ, bạn sẽ có tuổi thọ trung bình hơn 2 năm so với phụ nữ Ấn Độ. Đây là sự thật khá khác thường. Ở các nước khác thì rất hiếm để có thể xảy ra điều này. Nó cho thấy sự phân biệt đối xử và thành kiến ở xã hội Ấn Độ về phụ nữ. Tin tốt là, vào năm 2006, Ấn Độ đã thu nhỏ khoảng cách giữa nam và nữ về độ tuổi trung bình. Ngày nay, phụ nữ Ấn Độ lại có tuổi thọ trung bình lớn hơn là đàn ông Ấn. Vậy nên Ấn Độ đang trở lại bình thường. Nhưng Ấn Độ còn rất nhiều việc phải làm về mặt bình đẳng giới tính. Có hai bức hình được lấy từ nhà máy may mặc ở quận Quảng Đông và nhà máy may mặc ở Ấn Độ. Ở Trung Quốc thì đều là phụ nữ. 60 đến 80% lực lượng lao động ở Trung Quốc là phụ nữ ở phần ven biển của đất nước, trong khi ở Ấn Độ thì toàn là đàn ông. Tạp chí Financial Times in tấm hình này của một nhà máy may mặc Ấn Độ với tựa đề, "India sắp vượt qua Trung Quốc trong may mặc." Bằng cách nhìn vào 2 tấm hình, Tôi nói không, sẽ còn lâu để có thể thể vượt qua China. Nếu bạn nhìn vào những nước Đông Á phụ nữ có một vai trò quan trọng về khởi đầu nền kinh tế -- về việc tạo ra phép lạ trong việc sản xuất ở các nước Đông Á. Ấn Độ vẫn còn lâu mới có thể bắt kịp được với Trung Quốc. Vấn đề là, hệ thống chính trị của Trung Quốc thì ra sao? Bạn nói về con người, bạn nói về giáo dục và sức khỏe cộng đồng, Vậy thì hệ thống chính trị thế nào? Không phải là hệ thống chính trị 1 đảng là cơ sở cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc chứ? Thực tế, câu trả lời thì sâu sắc và tinh tế hơn như vậy. Nó phụ thuộc vào sự khác biệt mà bạn thấy được giữa sự bảo thủ của hệ thống chính trị và sự năng động của hệ thống chính trị đó. Một cách bảo thủ thì Trung Quốc là hệ thống 1 đảng, độc tài -- không có gì phải thắc mắc về điều nó. Một cách năng động, nó đã thay đổi theo thời gian để trở thành ít độc tài hơn và trở nên dân chủ hơn. Khi bạn giải thích về thay đổi -- ví dụ, sự phát triển kinh tế; phát triển kinh tế là sự thay đổi -- nếu bạn giải thích về thay đổi, bạn sử dụng những thứ đã thay đổi để giải thích sự thay đổi, hơn là sử dụng sự không thay đổi để giải thích sự thay đổi Đôi khi một hiệu ứng cố định có thể giải thích sự thay đổi, nhưng hiệu ứng cố định đó chỉ giải thích sự thay đổi mà có tương tác với những thứ thay đổi. Về mặt thay đổi trong chính trị, họ đã mang đến các cuộc tranh cử khu vực. Họ đã gia tăng sự đảm bảo cho các chủ sỡ hữu, Và họ đã gia tăng sự đảm bảo cho việc thuê đất dài hạn. Có các cải cách tài chính ở cách vùng nông thôn Trung Quốc. Và cũng có cuộc cách mạng về kinh doanh ở nông thôn Trung Quốc. Theo tôi, tốc độ thay đổi trong chính trị thì quá chậm, quá từ từ. Và nhận định của tôi là nước đó sẽ phải đối mặt một số thử thách đáng kể vì họ đã không đi xa hơn và nhanh hơn trong việc cải cách chính trị. Nhưng dù thế nào đi nữa, hệ thống chính trị đó đã trở nên tự do hơn, trở nên dân chủ hơn. Bạn có thể áp dụng cùng một quan điểm năng động đó ở Ấn Độ. Thực tế, khi Ấn Độ đang phát triển ở tốc độ Hindu -- khoảng một đến hai phần trăm một năm -- đó là lúc Ấn Độ ít dân chủ nhất. Vào năm 1975, Indira Gandhi tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Chính phủ Ấn Độ đã sở hữu và điều hành tất cả các đài truyền hình. Một thực tế ít người biết về Ấn Độ những năm 1990 là việc đất nước này không chỉ thực hiện những cải cách kinh tế, mà họ còn thực hiện những cải cách về chính trị bằng cách bắt đầu các khu vực tự trị, tư nhân hóa phương tiện truyền thông và bắt đầu quy định tự do về ngôn luận. Vậy nên quan điểm năng động này thích hợp với cả Trung Quốc và Ấn Độ về mặt định hướng. Tại sao nhiều người tin rằng Ấn Độ là một thảm họa tăng trưởng? Một lý do là họ luôn so sánh Ấn Độ với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc là siêu sao trong việc tăng trưởng kinh tế. Nếu bạn là một cầu thủ NBA và bạn luôn bị so sánh với Michael Jordan, bạn sẽ trông không có ấn tượng gì cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn là một cầu thủ bóng rổ tồi tệ. So sánh với một siêu sao là một chuẩn mực sai lầm. Thực tế, nếu bạn so sánh Ấn Độ với một quốc gia phát triển trung bình ngay cả trước thời gian gần đây về sự tăng trưởng nhanh chóng của Ấn Độ -- giờ thì Ấn Độ đang tăng trưởng khoảng 8% đến 9% -- ngay cả trước thời gian này, Ấn Độ xếp hạng 4 về sự tăng trưởng kinh tế trong những nền kinh tế mới nổi. Đây thực sự là một thành tựu đáng kể. Hãy cùng nghĩ về tương lai: một con rồng so với một con voi. Quốc gia nào có động lực tăng trưởng? Tôi tin Trung Quốc vẫn có một số nguyên tắc cơ bản tuyệt vời -- chủ yếu là nguồn vốn xã hội, sức khỏe cộng đồng, ý thức về sự bình đẳng mà bạn không thể tìm thấy ở Ấn Độ. Nhưng tôi tin là Ấn Độ cũng có động lực. Ấn Độ có những nền tảng tiến bộ. Chính phủ đã đầu tư vào nền tảng giáo dục, đầu tư vào nền tảng sức khỏe. Tôi tin rằng chính phủ cần phải làm nhiều hơn, tuy nhiên, con đường mà Ấn Độ đang đi là con đường đúng đắn. Ấn Độ có những điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, trong khi Trung Quốc thì vẫn đang vật lộn với cải cách chính trị. Tôi tin rằng cải cách chính trị là một điều phải làm ở Trung Quốc để duy trì tăng trưởng. Và điều này rất quan trọng để có cải cách chính trị, để có thể chia sẽ lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế. Tôi không biết điều này có xảy ra hay không, nhưng tôi khá lạc quan. Mong rằng, năm năm sau, tôi sẽ có thể báo cáo với TEDGlobal rằng cải cách chính trị sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Mặc dù chủ đề lần này không mang bản-sắc-TED cho lắm, nhưng hãy bắt đầu chiều nay với một thông điệp từ một nhà tài trợ bí ẩn. Anonymous: Thân gửi Fox News, thật đáng tiếc khi chúng tôi nhận thấy cả tên lẫn bản chất của Anonymous đã bị tàn phá. Chúng tôi là tất cả mọi người. Chúng tôi cũng không là ai cả. Chúng tôi là những kẻ vô danh. Chúng tôi là không đếm xuể. Chúng tôi không tha thứ. Chúng tôi không quên. Chúng tôi là căn nguyên của sự hỗn loạn. Misha Glenny: Thưa quí ông, quí bà; Anonymous một tổ chức tinh vi gồm các tin tặc chính trị lộ diện vào năm 2011. Họ khá là đáng sợ. Bạn sẽ không bao giờ biết lần tấn công kế tiếp diễn ra lúc nào, ai hay hậu quả là gì. Nhưng có điều thú vị là họ rất có khiếu hài hước. Những gã này đã hack tài khoản Twitter của Fox News để thông báo về việc tổng thống Obama bị ám sát. Hẳn các bạn cũng có thể tưởng tượng được sự kinh hoàng trong phòng tin tức tại Fox rồi đấy. "Chúng ta phải làm sao bây giờ? Nên đeo khăn tang hay cụng ly ăn mừng đây?" (Cười vang) Và tất nhiên, ai có thể không thấy mỉa mai khi thành viên trong tập đoàn tin tức của ngài Rupert Murdoch là nạn nhân của một vụ hack ác ý chứ. (Cười vang) (Vỗ tay) Thi thoảng bạn xem tin tức và nghĩ: " Còn ai để hack nữa không nhỉ?" Hệ thống Sony Playstation- xong Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ- tích, Cơ quan Tội phạm Nghiêm trọng Có tổ chức của Anh- tan biến, CIA- xong nốt. Thực ra, một người bạn của tôi trong ngành bảo mật vừa nói với tôi mấy hôm trước rằng có hai loại công ty trên thế giới: những công ty biết họ bị hack, và những công ty thì không. Ý tôi là ba công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo mật mạng cho FBI đều đã bị hack. Lạy chúa lòng thành, giờ không còn gì bất khả xâm phạm nữa sao? Dẫu sao thì, nhóm Anonymous bí ẩn này -- họ cũng tự nói rồi đó -- họ đang cung cấp một dịch vụ bằng cách cho ta thấy rằng các công ty vô dụng thế nào trong việc bảo vệ dữ liệu của chúng ta. Nhưng Anonymous cũng có một vấn đề rất nghiêm trọng -- họ bị kích thích bởi các ý thức hệ. Họ tự nhận rằng họ phải đấu tranh chống lại một âm mưu hèn nhát. Họ nói chính phủ đang cố chiếm lĩnh Internet và điều khiển nó, còn họ, Anonymous, là những tiếng nói phản đối đáng tin cậy có thể chống chế độ độc tài ở Trung Đông, chống lại các tập đoàn truyền thông toàn cầu, hay các cơ quan tình báo, hoặc bất cứ ai. Và loại chí hướng này không hẳn là quá thiếu hấp dẫn. Thật thì họ có chút sơ khai. Hiện hữu luồng tư tưởng vô chính phủ nửa vời mạnh mẽ trong họ. Nhưng có điều này là đúng: chúng ta mới chỉ đang ở thời kì khởi đầu của một cuộc tranh chấp nảy lửa trong việc nắm quyền điều khiển Internet. Các trang mạng liên kết mọi thứ, và sẽ sớm thôi nó sẽ trở thành trung gian cho mọi hoạt động sống của con người. Vì Internet đã thiết kế ra một môi trường mới đầy phức tạp cho một tình thế tiến thoái lưỡng nan cũ rích khi yêu cầu bảo mật được nâng cao cùng lúc với khát khao tự do. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp. Và thật không may, đám người thường như tôi và bạn, chúng ta khó có thể hiểu rõ nó. Tuy nhiên, trong một phút giây bất ngờ đầy ngạo mạn từ vài năm trước, tôi quyết định sẽ thử làm việc đó. Tôi hiểu được phần nào. Có rất nhiều thứ mà tôi đã quan sát được trong lúc cố gắng tìm hiểu nó. Nhưng muốn giải thích toàn bộ quá trình đó thì chắc tôi cần thêm 18 phút nữa mất, nên các bạn phải tin tôi lần này thôi, và để tôi khẳng định lại những vấn đề này đều liên quan đến quản trị và bảo vệ mạng theo cách này hay cách khác, trong một cấu trúc mà ngay cả Stephen Hawking chắc cũng sẽ thấy khó khăn khi phải dùng não để xử lý. Các bạn thấy đấy. Chính giữa chỗ này là người ta đều quen thuộc, các hacker. Hacker hẳn nhiên là đầu não cho nhiều hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tới mạng máy tính. Và, vì vậy tôi tự ngẫm rằng "Ồ, mình muốn được đàm đạo với những người này." Và bạn biết không chẳng ai từng nói chuyện với các hacker. Họ hoàn toàn vô danh. Mặc dù chúng ta bắt đầu đổ hàng tỉ, trăm tỉ đô-la vào việc bảo mật mạng; những giải pháp chuyên môn tối ưu nhất -- chẳng ai muốn hỏi ý kiến những người này, các hacker, những người trực tiếp thực hiện mọi thứ. Thay vào đó, ta lại thích chọn những giải pháp hào nhoáng tốn kém gấp nhiều lần. Thế là các hacker chẳng nhận được gì. Dù tôi chưa nói đến, nhưng thật ra có một đội nghiên cứu nhỏ ở Turin, Ý gọi là Dự án Lập hồ sơ Hackers. Tại đây họ có một số nghiên cứu vô cùng thú vị về đặc điểm, năng lực, và khả năng hòa nhập của các hacker. Nhưng vì họ thuộc Liên hợp quốc nên hình như chính phủ cùng các công ty tư nhân không quá là hứng thú. Cũng vì lẽ đó nên dĩ nhiên, họ thiếu kinh phí. Nhưng cá nhân tôi cho rằng việc họ đang làm rất quan trọng. Mặc dù chúng ta có nhiều kiến thức về công nghệ trong ngành công nghiệp an ninh mạng, ta vẫn gặp hạn chế về - cứ nói tôi cổ lỗ sĩ đi - trí thông minh con người. Tới giờ tôi đã từng đề cập tới các hacker từ Anonymous, những hacker mang mục đích chính trị. Tất nhiên, hệ thống tư pháp hình sự coi họ như những tội phạm tiêu chuẩn. Thú vị ở chỗ, Anonymous không dùng thông tin hack được để vụ lợi tài chính. Còn tội phạm mạng thật sự thì sao? Tội phạm có tổ chức trên Internet bắt đầu xuất hiện từ 10 năm trước khi một nhóm hacker Ucraina tài năng thành lập một web dẫn phát sự công nghiệp hóa của tội phạm mạng. Chào mừng trở lại với đế chế bị lãng quên của CarderPlanet. Đấy là cách họ quảng cáo về mình từ 10 năm trước đây trên Mạng. CarderPlanet vô cùng đáng chú ý. Tội phạm vào đây để mua bán thông tin thẻ tín dụng bị trộm trao đổi thông tin về các phần mềm độc hại mới ra lò. Xin hãy nhớ rằng, đây là thời điểm khi ta lần đầu tiền biết đến cái người ta gọi là phần mềm độc hại. Nó được bóc tem, sẵn sàng khởi động và bạn có thể cài đặt ngay cả khi bạn không phải một hacker điệu nghệ. Và thế là CarderPlanet trở thành một cái siêu thị dành riêng cho tội phạm mạng. Những người sáng lập ra nó rất thông minh và có đầu óc kinh doanh, vì họ phải đối mặt với một thách thức khổng lồ khi mang tư cách tội phạm mạng. Thử thách đó là: Bạn định kinh doanh thế nào, làm sao để tin tưởng ai đó trên mạng bạn muốn hợp tác làm ăn dù biết người đó là tội phạm? (Cười) Việc họ có hơi ranh ma là điều dễ thấy, và hiển nhiên họ cũng muốn móc sạch túi bạn nữa. Thế là gia chủ, các thành phần cốt cán của CarderPlanet đã nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời gọi là hệ thống giao kèo có bên thứ ba. Họ chỉ định một nhân viên thành trung gian giữa người mua và người bán. Người bán đã lấy trộm được thông tin thẻ tín dụng còn người mua thì muốn sở hữu chúng. Người mua sẽ gửi cho nhân viên nọ vài đô-la ảo, và người bán sẽ bán đi thông tin thẻ bị trộm. Nhân viên lúc này sẽ giúp kiểm tra xem thẻ tín dụng kia có hoạt động không. Nếu có, hắn sẽ đưa tiền cho người bán và đưa thẻ cho người mua. Chính thứ giao dịch này đã hoàn toàn cách mạng hóa tội phạm mạng trên Internet. Từ sau đó, tất cả bắt đầu mất kiểm soát. Những thành viên được gọi là Carders đó có cả thập kỷ hả hê ăn mừng chiến thắng. Tôi từng được nói chuyện với 1 Carder, ta tạm gọi là RedBrigade, dù đó không phải nickname chính thức của anh ta nhưng tôi đã hứa không tiết lộ thông tin về người này rồi. Anh ấy kể rằng vào tầm 2003, 2004, anh ta có thể vô tư tiêu xài tại New York, lấy 10,000$ từ ATM này, rồi lấy 30,000$ từ cái ATM kia bằng thẻ tín dụng nhái. Trung bình một tuần anh ta kiếm được tầm 150,000$, miễn thuế. Anh ta kể là có lúc anh ta có nhiều tiền giấu trong căn hộ khu phía Đông đến mức anh ta chẳng biết làm gì với nó và thực sự bị rơi vào khủng hoảng. Nhưng đó lại là một chuyện hoàn toàn khác mà bây giờ tôi không muốn đi vào quá sâu. Điều thú vị về RedBrigade anh ấy không phải hacker chuyên nghiệp. Anh ta hiểu ít nhiều về công nghệ, và anh ta nhận ra rằng bảo mật là vô cùng quan trọng nếu muốn là một Carder, nhưng anh ấy không dành ngày đêm ngồi lì trước máy tính, ăn pizza uống cô ca, hay bất kể loại gì giống vậy. Anh ấy đi ra ngoài thị trấn hưởng thụ cuộc sống sung túc. Và bởi vì hackers là nhân tố duy nhất trong doanh nghiệp tin tặc. Họ là nhân tố dễ tổn thương nhất Và tôi muốn giải thích điều này với bạn bằng cách giới thiệu sáu nhận vật mà tôi đã gặp khi đang làm nghiên cứu. Dimitry Golubov, hay được biết là SCRIPT sinh ở Odessa, Ucraina vào năm 1982 Hắn đã phát triển địa bàn trên cảng Biển Đen trong những năm 90. Đây là một môi trường khó lường trước nơi mà sự phạm tội hay các hoạt động xấu xa là hoàn toàn cần thiết nếu bạn muốn sống sót Giống như một người dùng máy tính thành thạo, những gì mà Dimitry đã làm là đưa hệ thống cai trị đầu gấu trong thành phố của anh ta lên mạng toàn cầu. Và anh ta đã làm rất tốt. Nhưng bạn cũng phải hiểu rằng từ sinh nhật năm anh ta 9 tuổi, cái môi trường duy nhất anh ấy biết đến là hang ổ của bọn đầu gấu. Anh ấy không biết cách nào khác để kiếm sống và kiếm tiền. Sau đó chúng ta có Renukanth Subramaniam, hay được biết là JiLsi người tạo ra Chợ Đen sinh ra ở Colombo, Sri Lanka. Năm 8 tuổi, anh ấy và bố mẹ tị nạn đến thủ đô Sri Lanka vì băng đản Singhalese đang lục tung cả thành phố, tìm giết những người như Renu. 11 tuổi, anh ấy bị thẩm vấn bởi quân đội Sri Lanka, và bị buộc tội là một tên khủng bố, và bố mẹ anh đã gửi anh đến Anh như một người tị nạn đang tìm nơi nương náu chính trị. Năm 13 tuổi, chỉ với một chút tiếng Anh và bị bắt nạt ở trường học, anh ấy đã trốn vào thế giới của những chiếc máy tính nơi anh cho thấy tài công nghệ của mình, nhưng rồi anh ấy sớm bị cám dỗ bởi một số người trên mạng. Anh ta bị kết tội gian lận thế chấp và thẻ tín dụng, và anh ta đã được thả tự do khỏi nhà tù Wormwood Scrubs ở London vào năm 2012. Matrix001, là một quản trị viên của Chợ Đen. Được sinh ra ở phía nam nước Đức trong một gia đình trung lưu ổn định và được trọng vọng sự ám ảnh về trò chơi điện tử của anh ta dẫn tới việc hack. Và anh ta sớm đã kiểm soát được những máy chủ khổng lồ trên thế giới nơi anh ta lưu những trò chơi của mình mà anh ta đã bẻ khoá và sao chép lậu. Sự sa ngã của anh ta vào con đường tội phạm ngày càng tăng. Và cuối cùng anh ta thức tỉnh và hiểu tình trạng đó, rằng anh ta đã lún quá sâu. Max Vision, được biết với tên ICEMAN -- chủ mưu của CardersMarket. Sinh ra tại Meridian, Idaho, Max Vision là một trong những nhà kiểm thử bảo mật giỏi nhất làm việc tại Santa Clara, California cuối những năm 90 cho các công ty tư nhân và tự nguyện vào FBI. Cuối những năm 90, anh ấy phát hiện một lỗ hổng trong mạng lưới của chính phủ Mỹ, và anh ta đã ra tay khắc phục nó vì trong đó có bao gồm các cơ sở nghiên cứu hạt nhân - cứu chính phủ Mỹ khỏi một sự xấu hổ lớn về bảo mật. Tuy nhiên, vì anh ấy là một hacker, theo thói quen anh ta để lại một lỗ giun số nho nhỏ qua đó anh ta có thể xâm nhập được. Nhưng việc này đã bị phát hiện bởi một điều tra viên tinh mắt, và anh ta đã bị kết tội. Tại nhà tù mở, anh chịu ảnh hưởng của kẻ lừa đảo tài chính và những kẻ này thuyết phục anh ta làm việc cho chúng vào ngày anh ta được thả. Và người đàn ông có bộ não thiên tài này hiện đang thụ án tù 13 năm tại California. Adewale Taiwo, được biết với tên FreddyBB -- bậc thầy bẻ khoá tài khoản ngân hàng từ Abuja, Nigeria. Hắn đã đặt tên nhóm tin của hắn, bankfrauds@yahoo.co.uk trước khi đến Anh năm 2005 để học khoá học thạc sĩ về kỹ thuật hóa tại Đại học Manchester. Hắn đã gây ấnh tượng trong khu vực tư nhân, khi phát triển ứng dụng hoá học vào ngành công nghiệp dầu mỏ đồng thời điểu hành một ngân hàng toàn cầu và một tổ chức lừa đảo thẻ tín dụng trị giá hàng triệu đô đến khi bị bắt năm 2008. Cuối cùng, Cagatay Evyapan, được biết với tên Cha0 -- là một trong những hacker tiếng tăm nhất từ Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Hắn kết hợp các tuyệt kỹ của một tên mọt sách cùng với kĩ năng đánh cắp thông tin trơn tru của bậc thầy tội phạm. Một trong số những người thông minh nhất mà tôi đã gặp. Hắn còn có một thiết lập an ninh mạng cá nhân hiệu quả nhất mà cảnh sát đã từng gặp trong số những tin tặc toàn cầu. Điều quan trọng về những người này là họ có cùng một đặc điểm mặc dù họ đến từ những môi trường rất khác nhau. Họ đều học các kĩ năng để hack giữa độ tuổi thiếu niên. Họ là những người đã thể hiện khả năng vượt trội trong toán học và các môn tự nhiên. Hãy nhớ rằng, khi họ phát triển các kĩ năng hack, đạo đức của họ chưa phát triển hoàn toàn. Và đa số, trừ SCRIPT và Cha0, họ không thể hiện kĩ năng giao tiếp thực tế nào ở ngoài đời thực - mà chỉ ở trên mạng. Và một điều nữa là tỉ lệ hacker như họ những người mà có tính cách tương đồng với hội chứng Asperger. Tôi đã tranh luận vấn đề này với giáo sư Professor Simon Baron-Cohen giáo sư về phát triển tâm lý học tại Đại học Cambridge. Và ông đã có những thành tựu tiên tiến về bệnh tự kỉ và xác nhận, cho các nhà chức trách ở đây, rằng Gary McKinnon -- người đang bị truỵ nã bởi chính phủ Mỹ vì đã hack vào Lầu Năm Góc mắc phải hội chứng Asperger's và bị trầm cảm mức độ 2. Và Baron-Cohen giải thích rằng một vài khuyết tật nhất định có thể tự biểu hiện trong thế giới máy tính và hack như những kĩ năng tuyệt vời, và rằng chúng ta không nên tống giam những người có những khuyết tật và kĩ năng này vì họ đã mất cơ hội để hoà nhập với cộng đồng hoặc bị lừa. Tôi nghĩ là chúng ta đã bỏ qua một thủ thuật ở đây, vì tôi không nghĩ những người như Max Vision nên bị ngồi tù. Để tôi giải thích việc này. Ở Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác, họ đang phát triển khả năng tấn công mạng, đây là những gì họ làm. Họ chiêu mộ các hacker cả trước và sau khi họ trở nên có liên quan tới tội phạm và các hoạt động gián điệp công nghiệp, họ thay mặt nhà nước kêu gọi các hacker. Chúng ta cần tham gia và tìm cách để đưa ra những hướng dẫn cho những người trẻ này, bởi vì họ là những người kiệt xuất. Và nếu ta trông cậy, như ta đang làm, hoàn toàn vào hệ thống tư pháp hình sự và đe dọa bằng các mức án phạt, ta sẽ nuôi dưỡng một con quái vật mà ta không thể thuần hoá. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Vậy ý tưởng xứng đáng để lan truyền của ông là thuê các hacker. Làm sao để một người có thể vượt qua nỗi sợ hãi rằng hacker họ thuê có thể để lại một lỗ giun bé tí tẹo? Tôi nghĩ, ở một mức độ nào đó, bạn phải hiểu rằng các hacker cũng sẽ làm vậy thôi. Họ không do dự và bị ám ảnh về những việc họ làm. Nhưng tất cả những người tôi đã nói chuyện qua những người đã phạm pháp, họ đều nói rằng, "Làm ơn, hay cho chúng tôi một cơ hội để làm việc cho nền công nghiệp hợp pháp. Chúng tôi chỉ không biết làm sao để đến đó. Chúng tôi muốn làm việc với các anh." Được rồi, điều này có ý nghĩa đó. Cám ơn rất nhiều Misha. (Vỗ tay) Tên tôi là Kate Hartman. Tôi thích chế tạo các thiết bị đóng vai trò hỗ trợ cho các phương thức mà chúng ta liên hệ và giao tiếp với nhau. Nên tôi đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào mà con người chúng ta, liên hệ với bản thân, người khác và thế giới quanh ta. (Tiếng cười) Nên chỉ là cho các bạn biết một chút về bối cảnh câu chuyện, như June đã nói, tôi là một nghệ sỹ, một kỹ thuật viên, và một nhà giáo. Tôi giảng dạy các khóa học về điện toán vật lý và các trang thiết bị điện tử trên người. Và phần lớn những gì tôi làm thì hoặc là mặc trên người hoặc một cách nào đấy liên quan tới nhân dạng. Và bất cứ khi nào tôi nói về việc tôi làm, tôi thích tóm lược nhanh lý do tại sao cơ thể lại quan trọng. Điều này khá đơn giản. Ai cũng có một cơ thể -- tất cả các bạn. Tôi có thể đảm bảo, mọi người trong khán phòng này, những người ở đằng kia, những người ngồi trên hàng ghế đệm, những người ở tận phía trên với những chiếc laptop -- chúng ta đều có cơ thể. Đừng xấu hổ. Đó là điểm chung của chúng ta và chúng hoạt động giống như là giao diện căn bản của ta với thế giới. Nên khi làm việc với tư cách là một nhà thiết kế tương tác, hay là một nghệ sỹ làm việc với sự tham gia -- sáng tạo ra những vật sống trên, trong, và xung quanh nhân dạng -- Đó thực sự là một khoảng không mãnh liệt để làm việc. Thế nên trong công việc của cá nhân tôi, tôi sử dụng các vật liệu và thiết bị đa dạng. Nên tôi liên lạc thông qua mọi thứ từ những bộ thu phát radio cho đến cả những cái phễu và ống nhựa. Và để kể cho các bạn biết một chút về những thứ tôi làm, điểm dễ dàng nhất để bắt đầu câu chuyện là với một cái mũ. Và thế là tất cả đã bắt đầu từ một vài năm về trước, một tối muộn khi tôi đang ở trên tàu điện ngầm trở về nhà, và khi đó tôi đang suy nghĩ. Tôi là kiểu người nghĩ rất nhiều và nói rất ít. Nên tôi nghĩ rằng sẽ thật tuyệt vời như thế nào nếu tôi có thể đưa những âm thanh ồn ã này -- giống như tất cả những âm thanh của những dòng suy nghĩ trong đầu tôi -- nếu tôi có thể phân tách chúng ra thành một dạng thức cụ thể để mà tôi có thể chia sẻ với một ai đó. Và nên, tôi về nhà, chế tạo ra mô hình của chiếc mũ này đây. Và gọi nó là Chiếc mũ biết Thì thầm, vì nó phát ra những âm thanh này. Bạn có thể đội chiếc mũ và cột vào đầu nhưng cũng có thể tháo ra và dùng chung với người khác. (Tiếng cười) Rồi tôi chế tạo ra những chiếc mũ khác theo mô hình này. Cái này gọi là Chiếc mũ Tự Thoại (Tiếng cười) Công bằng mà nói, nó như là một kiểu tự diễn giải. Nó sẽ tạo ra không gian đối thoại cho một người. Và khi bạn nói thành tiếng âm thanh này thực tế sẽ được dẫn ngược về tai bạn. (Tiếng cười) Và nên khi chế tạo những chiếc mũ này, vật thể tự nó không quan trọng mà quan trọng hơn là những khoảng trống giao tiếp xung quanh nó. Vậy điều gì đã xảy ra khi một người đội chiếc mũ này lên? Họ sẽ có những trải nghiệm gì? Và họ sẽ có những chuyển biến như thế nào khi đội nó? Nhiều trong số các thiết bị này thực sự hướng đến những phương thức chúng ta liên hệ với chính mình. Thiết bị đặc biệt này có tên là "Máy khám ruột" Nó là một công cụ mà thực tế cho phép một người nghe được những âm thanh phát ra từ ruột của mình. (Tiếng cười) Và vài trong số những thiết bị này thực sự hướng đến việc thể hiện cảm xúc và giao tiếp. Và vì thế chúng ta có "Trái tim phập phồng" là một bộ phận ngoài cơ thể người đeo nó có thể dùng để diễn tả cảm xúc bản thân bằng cách thổi phồng lên hoặc làm xẹp xuống tùy theo trạng thái cảm xúc của mình. Họ có thể biểu lộ tất cả mọi dạng cảm xúc, từ ngưỡng mộ, ham muốn cho đến lo lắng hay giận dữ. (Tiếng cười) Một số thiết bị khác thì lại dùng để điều hòa các trải nghiệm Thế là chúng ta có Thiết bị Ngắt giao tiếp, công cụ sử dụng trong các cuộc tranh luận. (Tiếng cười) Và nên thực tế nó cho phép một sự chuyển giao cảm xúc một cách mạnh mẽ, nhưng nhằm mục đích hấp thu một cách cụ thể những từ ngữ được chuyển giao (Tiếng cười) Và cuối cùng, một trong số những thứ này đóng vai trò như những lời mời. Thiết bị "Uốn Lỗ Tai" thật sự chìa ra thứ gì đó để ai đó có thể nhón vào tai bạn và nói cái điều mà họ phải nói. Nên, mặc dù tôi thực sự hứng thú với mối quan hệ giữa người với người, tôi cũng cân nhắc những phương cách mà trong đó chúng ta liên hệ với thế giới quanh mình. Trở lại một vài năm trước khi lần đầu tiên tôi sống ở New York, Tôi đã nghĩ rất nhiều những hình mẫu kiến trúc quen thuộc vây quanh tôi và làm thế nào mà tôi có thể liên kết với chúng tốt hơn Và tôi đã nghĩ, "Vâng, này! Có lẽ nếu tôi muốn liên kết tốt hơn với những bức tường, có lẽ bản thân tôi cần phải tường hóa hơn. Nên tôi đã tạo ra bộ trang phục bức tường mà tôi có thể mặc như đeo một cái ba lo. Và nên tôi có thể mặc nó và thay đổi diện mạo của mình để mà tôi có thể hoặc là đóng góp hoặc là phê phán những không gian xung quanh tôi. (Tiếng cười) Và nên khi thoát khỏi điều đó, nghĩ sâu xa về đưa việc xây dựng một môi trường vào trong thế giới tự nhiên, Tôi đang tiến hành một dự án có tên gọi Tiếng gọi Sinh học --mà thực sự có thế cho phép những cây trồng trong gia đình tận dụng những phương thức kết nối của con người. Nên khi chúng thiếu nước, chúng có thể gọi điện hay để lại một tin nhắn trên Twitter. Và nên điều này thực sự làm thay đổi sự tương tác con người/cây cối, vì một cây trồng đơn lẻ trong gia đình có thể biểu đạt những điều nó cần đến với hàng ngàn người cùng một lúc. Khi suy nghĩ về quy mô, nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi là với những tảng băng -- đương nhiên rồi. Băng là những vật thể kì vĩ, và có rất nhiều lí do để trở nên ám ảnh với chúng, nhưng tôi thật sự bị lôi cuốn bởi mối liên kết con người-băng. (Tiếng cười) Bởi vì dường như có một vấn đề. Những tảng băng thật sự đang bỏ rơi chúng ta. Chúng đang dần chìm đi và biến mất -- và một số đã biến mất cùng nhau. Hiện giờ tôi đang sống ở Canada, và tôi đã đến thăm một vùng băng ở địa phương Và cái này thật sự thú vị, bởi vì, trên tất cả các vùng băng ở Bắc Mĩ, nó có lưu lượng giao thông cao nhất tính trong một năm. Có những chuyến xe buýt đã chạy qua bờ băng tích và thả hành khách xuống mặt băng. Và điều này thật sự làm tôi suy ngẫm về trải nghiệm của lần chạm mặt đầu tiên. Khi tôi gặp một khối băng lần đầu tiên, tôi sẽ làm gì? Không có giao thức xã hội nào cho điều này. Thậm chí tôi còn không biết sẽ nói xin chào bằng cách nào. Tôi có phải khắc một thông điệp lên tuyết? Hay tôi sẽ tạo một cái như vậy từ các chấm và gạch bằng nước đá -- mã Mooc-xơ bằng nước đá. Hoặc có thể tôi sẽ cần một thiết bị nói chuyện, như là một chiếc loa phóng thanh "băng" mà tôi có thể phóng đại tiếng của mình khi chĩa nó vào tảng băng. Nhưng trải nghiệm làm tôi hài lòng nhất là hành động lắng nghe, mà cũng là điều cần thiết trong bất kì mối quan hệ nào. Và tôi thật sự ngạc nhiên bởi cách nó tác động đến tôi. Sự chuyển đổi rất cơ bản trong định hướng về thể chất giúp tôi thay đổi quan điểm của mình trong mối quan hệ với băng. Và bởi vì chúng ta dùng các thiết bị để tìm cách kết nối với thế giới ngày nay, tôi đã thật sự tạo ra một thiết bị gọi là "Trang phục ôm băng" (Tiếng cười) Và nó được chế tạo từ một vật liệu phản ánh nhiệt dùng để điều hòa sự khác biệt về nhiệt độ giữa cơ thể người và băng, Và một lần nữa, đó là một lời mời con người nằm trên tảng băng và cho nó một cái ôm. Vậy thì thực sự đây chỉ là sự khởi đầu. Đây là những suy nghĩ đầu tiên về dự án này. Như là với những bức tường, về cách mà tôi muốn "tường hóa" hơn với dự án này, tôi thật sự muốn tiến thêm một bước nữa. Vậy nên ý định của tôi là thật sự sẽ dành 10 năm tới để thực hiện một xê-ri các dự án hợp tác mà trong đó tôi sẽ làm việc với những người từ các lĩnh vực khác nhau -- các nghệ sĩ, kĩ thuật viên, nhà khoa học -- để hợp tác trên dự án về cách mà chúng ta có thể cải thiện mối liên hệ con người-băng Vậy trên hết, để dừng lại tôi muốn đề cập rằng chúng ta đang ở thời đại của truyền thông và sự tăng nhanh của các thiết bị và điều đó thật to lớn, phấn khích và hấp dẫn nhưng theo tôi điều thật sự quan trọng là suy nghĩ về cách chúng ta có thể đồng thời duy trì cảm giác ngạc nhiên và một ý thức phản biện về những công cụ mà chúng ta sử dụng, và những cách mà trong đó chúng ta liên hệ với thế giới Cảm ơn. (Vỗ tay) Thưa quý ông quý bà, Tôi trình bày cho quý vị bộ gen người, (Vỗ tay) Nhiễm sắc thể, góc trên cùng bên trái. Bên tay phải phía dưới là nhiễm sắc thể giới tính. Phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X lớn, đàn ông chỉ có một X Và tất nhiên là thêm một nhiễm sắc thể nhỏ Y. Xin lỗi các chàng trai, nhưng chỉ có một điều nhỏ nhưng làm các cậu khác biệt. Vì thế nếu bạn nhìn kĩ vào bộ gen này, thì những gì bạn thấy, tất nhiên, là một cấu trúc xoắn kép -- mật mã của sự sống được giải qua bốn kí hiệu hóa sinh này, hoặc chúng ta gọi chúng là các bazơ , đúng vậy: A, X, G, và T. Có bao nhiêu bazơ trong bộ gen người? Ba tỉ. Đó có phải là con số lớn không? Tất nhiên là, ai cũng có thể đưa ra những con số lớn. Nhưng sự thật là, nếu tôi phải đặt chỉ một bazơ trên một điểm ảnh của chiếc màn hình có độ phân giải 1280 nhân 800 này, thì chúng ta sẽ cần đến 3000 màn hình để có thể nhìn thấy hết bộ gen. Vì thế con số đó thật sự là lớn. Và có lẽ bởi vì kích thước của nó, một nhóm người - tất cả đều có nhiễm sắc thể Y - quyết định họ muốn xác định trình tự nó. (Cười) Vì thế trong 15 năm, thực sợ là, khoảng 4 tỉ đô la sau đó, toàn bộ gen được xác lập trình tự và xuất bản. Năm 2003, phiên bản cuối được xuất bản, và họ vẫn đang tiếp tục cải thiện nó. Nó đã hoàn toàn được làm bằn chiếc máy giống thế này. Mỗi bazơ tốn mất 1 đô la - một cách làm rất chậm. Các bạn, hôm nay tôi đến đây để nói với mọi người rằng thế giới đã hoàn toàn thay đổi và không ai trong chúng ta biết được điều đó. Vì vậy những gì chúng tôi làm bây giờ là lấy một hệ gen, chúng tôi sao chép nó thành khoảng 50 bản, chúng tôi cắt tất cả các bản sao thành những mảnh nhỏ 50 bazơ rồi chúng tôi xác lập trình tự chúng, thành những hàng song song lớn. Sau đó chúng tôi đưa thông tin đó vào phần mềm, và chúng tôi ghép nó lại và kể cho các bạn toàn bộ câu chuyện. Và chỉ để cho các bạn hình dung cái này trông như thế nào, Dự Án Hệ Gen Người: 3 tỉ bazơ , đúng vậy. Một người thử chạy bằng một trong các máy sau: 200 tỉ bazơ một tuần. Và con số 200 tỉ đó sẽ chuyển thành 600 tỉ vào mùa hè này, và không có một dấu hiệu nào cho thấy tốc độ này sẽ giảm dần. Vì vậy cái giá cho 1 bazơ, để xác định trình tự 1 bazơ, đã giảm xuống 100 triệu lần. Điều đó tương tự như việc bạn đổ xăng cho xe hơi vào năm 1998, và đợi đến năm 2011, và bây giờ bạn có thể lái xe đến sao Mộc và trở về, hai lần. (Cười) Dân số thế giới, những chiếc máy tính cá nhân, và kho lưu trữ các tài liệu y khoa, định luật Moore, cách làm cũ liệt kê gen, và bây giờ là tất cả những thứ mới mẻ. Các bạn, đây là biểu đồ log; bạn bình thường không thấy các đường đi lên như vậy. Vì vậy công suất xác định trình tự gen người của thế giới là khoảng 50,000 đến 100,000 bộ gen người trong năm nay. Và chúng ta biết điều này dựa vào máy móc được chọn. Co số này được trông chờ sẽ tăng cấp hai, gấp ba, và có thể gấp bốn qua từng năm trong một tương lai có thể dự đoán được. Trên thực tế, có một phòng thí nghiệm chuyên biệt thực hiện 20% tổng số công suất đó. Nó được gọi là Viện Gen Bắc Kinh, Người Trung Quốc đang thực sự chiến thắng trong cuộc đua đến Mặt Trăng mới. Điều này có nghĩa là gì trong Y Học? Một người phụ nữ 37 tuổi. Cô ấy đang ở giai đoạn 2 ung thư vú thụ thể dương tính với estrogen. Cô ấy được điều trị với phẫu thuật, hóa trị và phóng xạ. Cô ấy trở về nhà. Hai năm sau, cô ấy quay lại với ung thư buồng trứng C, giai đoạn 3. Thật không may mắn, lại được điều trị bằng cách phẫu thuật và hóa trị, cô ấy quay lại ba năm sau ở tuổi 42 với nhiều tế bào ung thư buồng trứng hơn, nhiều hóa trị hơn. Sáu tháng sau, cô ấy quay lại với ung thư bạch cầu cấp tính. Cô ấy sau đó bị suy hô hấp và qua đời tám ngày sau. Đầu tiên là, cách mà cô ấy được điều trị, chỉ trong khoảng 10 năm ngắn ngủi, chỉ giống như là mất máu vô ích. Và đó là bởi vì những người như đồng nghiệp tôi, Rich Wilson, ở Viện Gen trường Đại Học Washington, người quyết định khám nghiệm tử thi của người phụ nữ này. Và ông ta xác định trình tự gen, lấy tế bào da, những tế bào khỏe mạnh, và tủy xương bị ung thư, và anh ấy xác định tình tự toàn bộ hệ gen của hai mẫu đấy, trong có khoảng vài tuần, không có kết quả gì đáng kể. Sau đó anh ấy so sánh hai bộ gen này trên phần mềm, và những gì anh ấy thấy, trong số những yếu tố khác, là một sự hủy hoại, 2000 bazơ bị hủy hoại trong số 3 tỉ bazơ trên một gen cụ thể tên là TP53. Nếu bạn có đột biến hại trên chiếc gen này, thì 90% bạn có nguy cơ bị ung thư trong cuộc đời. Vì vậy thật không may mắn, điều đó không giúp được gì cho người phụ nữ này, nhưng nó có thể có một ý nghĩa quan trọng, sâu sắc, cho gia đình cô ấy. Ý tôi là, nếu họ có cùng chung một đột biến, và họ kiểm tra di truyền này, và họ hiểu nó, thì họ có thể đến và kiểm tra thường xuyên, họ có thể phát hiện được ung thư sớm và có khả năng sống thọ thêm một thời gian đáng kể. Tôi xin giới thiệu với bạn cặp song sinh Beery, được chuẩn đoán bị bại não năm hai tuổi. Mẹ của họ là một người phụ nữ can đảm người mà không tin rằng những triệu chứng này không phù hợp với nhau, và qua nhiều nỗ lực phi thường và rất nhiều cuộc tìm kiếm trên mạng, bà ấy đã có thể thuyết phục cả cộng đồng y học rằng, thực tế là, con bà có cái gì đó khác. Cái mà chúng bị là Loạn Trương Lực phản ứng với levodopa - (dạng tổng hợp của dopamine - chất hóa học não). Và chúng được chỉ định dùng L-Dopa, và triệu chứng của chúng được cải thiện, nhưng chúng không hoàn toàn mất hết triệu chứng. Những triệu chứng quan trọng vẫn còn. Hóa ra người đàn ông trong bức ảnh này tên là Joe Beery, người may mắn được làm Giám Đốc Công Nghệ Thông Tin của một công ty tên là Công Nghệ Cuộc Sống. Đó là một trong hai công ty sản xuất ra hàng loạt những dụng cụ để xác lập trình tự gen. Và những gì ông ấy đã làm là xác định trình tự gen chính những đứa con mình. và họ tìm thấy một chuỗi đột biến trên gen tên là SPR, đảm trách việc sản xuất serotonin, cùng với những thứ khác, Và trên cả L-Dopa, họ đưa cho những đứa trẻ này thuốc tiền-serotonin và chúng bây giờ hoàn toàn bình thường. Mọi người, điều này sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu không có việc xác lập trình tự gen. Và vào thời điểm đó- vài năm trước - tốn 100 nghìn đô la. Bây giờ là 10 nghìn đô la. Năm tới sẽ là 1 nghìn đô la. Năm sau đó nữa sẽ là một trăm đô, khoảng một năm. Điều đó cho thấy việc này đang diễn ra nhanh chóng như thế nào. Đây là bé Nick -- thích Người Dơi và Súng nước. Và cuối cùng Nick xuất hiện ở một bệnh viện nhi với chiếc bụng phình ra như một nạn nhân của nạn đói. Không phải là do nó không ăn gì, mà là khi cậu bé ăn, dạ dày cơ bản là mở rộng ra và phân trào ra tràn vào ruột của nó. Sau một trăm cuộc phẫu thuật sau đó, cậu bé nhìn mẹ mình và nói: "Mẹ, làm ơn cầu nguyện cho con. Con đau lắm." Bác sĩ nhi khoa của cậu tình cờ có kiến thức về di truyền học lâm sàng và ông ta không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng ông ta nói: "Hãy xác định trình tự gen của cậu bé này." Và thứ mà họ tìm thấy là một điểm đột biến trên một gen chịu trách nhiệm điều hòa sự chết một cách hệ thống của tế bào. Vì vậy lý thuyết là cậu bé đang gặp các phản ứng miễn dịch đối với các loại thức ăn cần thiết, đó là một phản ứng tự nhiên gây nên các tế bào chết theo lịch trình. Nhưng gen điều hòa nó đã bị đột biến. Điều này cho biết, trong số những thứ khác, tất nhiên, một cách điều trị cho tủy xương cấy ghép, mà ông ta đảm trách. Và sau chín tháng phục hồi mệt mỏi, cậu bé ấy giờ đang ăn thịt bò với nước sốt A1. (Cười) Tương lai của việc sử dụng bộ gen trong việc chẩn đoán phổ quát phụ thuộc vào chúng ta hôm nay. Hôm nay, tại đây. Ý nghĩa mà việc đó mang lại cho tất cả chúng ta đó là mỗi người trong căn phòng này có thể sống thọ thêm 5, 10, 20 năm nữa chỉ nhờ một thứ này thôi. Thật là một câu chuyện kì diệu, trừ khi bạn nghĩ về dấu chân loài người trên hành tinh này và khả năng của chúng ta sản xuất thức ăn. Vì vậy nó chứng tỏ rằng cùng công nghệ đó đang được sử dụng để nuôi các dòng mới của ngô, lúa mạch, đậu nành, và các vụ khác mà thích nghi cao với hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh và thuốc trừ sâu. Bây giờ nhìn đây, khi mà chúng ta tiếp tục gia tăng dân số, chúng ta sẽ phải tiếp tục trồng và ăn các loại thức ăn biến đổi gen, và đó là lựa chọn duy nhất chúng ta sẽ phải chọn hôm nay. Trừ khi có ai đó ở trong số khán giả ở đây sẽ tình nguyện bỏ ăn? Không, không một ai. Đây là một cái máy đánh chữ một sản phẩm chủ lực trên mọi bàn giấy trong nhiều thập kỷ. Và thực tế là, chiếc máy đánh chữ đó đã bị huỷ diệt bởi thứ này. Và sau đó là nhiều phiên bản khác của máy xử lý văn bản ra đời. Nhưng cuối cùng, đó là thất bại này chồng chất thất bại. Chính Bob Metcalfe người phát minh ra cáp mạng và việc kết nối tất cả những chiếc máy tính này về cơ bản đã thay đổi mọi thứ. Và bỗng chốc chúng ta đã có Netscape, và chúng ta có Yahoo Và chúng ta có, quả thật, cả một loạt bong bóng dot-com. (Cười) Nhưng không phải lo lắng gì cả, nó đã được giải cứu bởi iPod, Facebook và, thực sự, Angry Birds. (Cười) Nhìn xem, đó là vị trí của chúng ta lúc này. Đây là một cuộc cách mạng gen. Đây là vị trí của chúng ta. Vì vậy điều mà tôi muốn bạn xem xét là: Điều đó có ý nghĩa gì khi những dấu chấm này không tượng trưng cho từng bazơ độc lập của bộ gen, mà chúng nối với các bộ gen trên khắp hành tinh này? Vì thế gần đây tôi phải mua bảo hiểm nhân thọ. và người ta yêu cầu trả lời các câu hỏi: A. Tôi chưa bao giờ xét nghiệm gen, B. Tôi đã từng một lần, tiếp theo và C. Tôi đã từng một lần và tôi sẽ không nói gì cả. May mắn thay, tôi đã có thể trả lời là A, và tôi nói một cách trung thực rằng trong trường hợp nhân viên bảo hiểm đang lắng nghe. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chọn C? Những ứng dụng dành cho gen, họ sẽ kiếm bội. Bạn có muốn biết xem là bạn thích ứng về mặt di truyền với bạn gái của bạn hay không? Chắc chắn rồi. Xác định trình tự ADN trên iPhone của bạn? Có hẳn một dứng dụng cho nó. (Cười) Hãy xoa bóp cho gen cá nhân chứ mọi người? Hiên nay đã có hẳn một phòng thí nghiệm kiểm tra gen đẳng vị 334 trên gen AVPR1, gen người ta hay gọi là "gen lừa dối." Vì vậy bất cứ ai ở đây hôm nay với người đó của mình, chỉ cần quay sang và lau miệng họ, và gửi đến phòng nghiên cứu và chắc chắn các bạn sẽ biết điều đó. (Cười) Bạn có thực sự muốn bầu cử một tổng thống có bộ gen liên quan đến nhồi máu cơ tim? Bây giờ nghĩ về nó, năm 2016 và một ứng cử viên đang dẫn đầu không những đưa ra tờ khai truy thu thuế trong bốn năm mà còn có cả bộ gen cá nhân của mình. và điều đó thật sự tốt. Và bà ấy thách thức tất cả đối thủ làm điều giống như vậy. Bạn không nghĩ là điều đó sẽ xảy ra ư? Bạn có nghĩ điều đó sẽ giúp McCain chứ? (Cười) Có bao nhiêu người trong số khán giả ở đây có cùng họ là Resnick giống tôi? Giơ tay lên ạ. Có ai không? Không ai cả. Thường thì có một hoặc hai người. Cha của cha tôi là một trong 10 anh em nhà Resnick. Tất cả bọn họ ghét lẫn nhau. Vì thế họ chuyển đến sống ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Vậy thì có vẻ như tôi có họ hàng với tất cả những ai tên Resnick mà tôi gặp, nhưng bạn không biết điều đó. Nhưng tưởng tượng rằng nếu bộ gen của tôi được nhận dạng lại, lưu trong phần mềm, và bộ gen của người anh em họ thế hệ thứ ba cũng được lưu trữ ở đó, và có một phần mềm mà có thể so sánh hai mẫu này và đưa ra những điểm tương đồng. Không khó để tưởng tượng. Công ty tôi có một phần mềm có thể làm điều đó ngay bây giờ. và hãy tưởng tượng chỉ 1 điều nữa thôi: rằng phần mềm đó có khả năng hỏi cả hai phía về một thỏa thuận chung, "Bạn có sẵn lòng muốn gặp người anh em họ thế hệ thứ ba của mình không?" Nếu cả hai đều đồng ý, Thì đây! Chào mừng đến với LinkedIn Di Truyền. (Cười) Bây giờ điều này có thể là tốt, đúng không? Bạn có một cuộc đoàn tụ dòng họ và tương tự thế. Nhưng có thể đó cũng là một điều xấu. Có bao nhiêu ông bố trong phòng? Xin mời giơ tay ạ. Được thôi, các chuyên gia nghĩ rằng từ một đến ba phần trăm trong các bạn không phải là bố đẻ của con bạn. (Cười) Nhìn đây - (Cười) Những bộ gen này, gồm 23 cặp nhiếm sắc thể, chúng không thể hiện bất cứ chuẩn mực của các mối quan hệ hay bản chất của xã hội chúng ta - ít nhất là chưa. Và giống như bất cứ công nghệ mới nào, đó thực sự nằm trong tầm tay của loài người có nên sử dụng nó để cải thiện nhân loại, hay là không. Và vì thế tôi thúc giục các bạn tình dậy và tập trung và tạo ảnh hưởng lên cuộc cách mạng gen đang diễn ra xung quanh bạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói một cách chân thành rằng, so với những bài diễn thuyết đáng khâm phục và những ý tưởng tuyệt vời đang được lan truyền, tôi ở trong một tình huống không đẹp mắt chút nào khi đứng ở đây ngày hôm nay và nói với các bạn về các chương trình tivi. Hầu như tất cả mọi người xem tivi. Chúng ta thích nó hoặc phần nào đó của nó. Đây ở nước Mỹ, mọi người thực sự yêu thích tivi. Trung bình một người Mỹ xem tivi gần năm tiếng một ngày. Ok? Tôi vô tình lại kiếm sống qua tivi, thế nên điều đó đối với tôi là rất tốt. Nhưng có nhiều người không hề thích cái ý nghĩ đó Thực ra họ còn nhiếc móc nó. Họ gọi nó là ngu xuẩn, hoặc tệ hơn thế nữa, tin tôi đi. Mẹ tôi, khi bà lớn lên, bà gọi nó là "cái hộp ngu ngốc." Nhưng tôi ở đây ngày hôm nay không phải để tranh luận về cái ý tưởng của tivi tốt hay tivi xấu; tôi ở đây ngày hôm nay là để nói cho bạn biết là tôi tin rằng các chương trình truyền hình đều có lương tâm. Lý do tôi tin rằng tivi có lương tâm là bởi vì tôi thực sự tin rằng các chương trình truyền hình phản ánh trực tiếp các nhu cầu về đạc đức, chính trị, xã hội và xúc cảm của đất nước này -- rằng tivi là cách mà chúng ta thực sự truyền đi toàn bộ hệ thống giá trị của xã hội này. Tất cả những điều đó là đặc trưng của con người, và chúng hội tụ lại thành ý tưởng về lương tâm. Vì thế ngày hôm nay, chúng ta sẽ không nói về TV tốt hay xấu. Chúng ta sẽ nói về TV đại chúng. Chúng ta sẽ bàn luận về các chương trình nằm trong tóp mười Nielsen trong vòng năm chục năm trở lại đây. Bằng cách nào mà những bản xếp hạng Nielsen này phản ánh không chỉ những gì mà bạn vừa nghe thấy, những ý tưởng vô thức của tập thể xã hội, mà những bảng xếp hạng này, qua năm chục năm qua còn phản ánh lương tâm của xã hội chúng ta. ? Bằng cách nào mà truyền thông đã tiến hóa trong những năm vừa qua, và điều đó nói gì về xã hội này? Nói về sự tiến hóa, có thể bạn sẽ nhớ từ môn sinh học rằng thế giới động vật, bao gồm con người, có bốn bản năng nguyên sơ. Đói khát, dục vọng, quyền lực và lòng tham. Làm người, điều quan trọng cần phải ghi nhớ là chúng ta đã phát triển và tiến hóa theo thời gian để điều chỉnh, hoặc chế ngự những bản năng động vật đó. Chúng ta có khả năng để cười và khóc. Chúng ta cảm thấy kinh sợ, và chúng ta có lòng trắc ẩn. Điều đó phân biệt và ngăn cách con người với động vật. Một điều khác về loài người là chúng ta muốn được giải trí. Chúng ta thích xem tivi. Điều đó rõ ràng ngăn cách chúng ta với thế giới loài vật. Động vật có thể thích chơi và vận động, nhưng chúng không thích xem. Thế nên tôi có một tham vọng là tìm ra bài học ẩn chứa sau mối quan hệ đầy tính nhân bản giữa các chương trình truyền hình và ý thức con người. Vì sao truyền thông lại tiến hóa theo cái cách mà nó đã tiến hóa? Tôi nghĩ về điều đó như kiểu hoạt hình thiên thần và ác quỷ ngồi trên hai vai ta. Có thật là tivi đóng vai trò của lương tâm con người, dụ dỗ và ban thưởng chúng ta cùng một lúc? Để bắt đầu trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi đã làm một nghiên cứu. Chúng tôi quay lại năm mươi năm, đến mùa tivi những năm 1959/1960. Chúng tôi tham khảo những shows nằm trong tóp 20 Nielson, từng năm trong vòng 50 năm, một nghìn shows. Chúng tôi nói chuyện với hơn 3,000 người -- gần 3,600 người -- tuổi từ 18 đến 70, hỏi về cảm giác của họ: Bạn cảm thấy thế nào khi xem từng show đó? Bạn có cảm thấy một sự mơ hồ về đạo đức? Bạn có cảm thấy phẫn nộ? Hay buồn cười? Nó có nghĩa lý gì với bạn? Với đội ngũ khán giả toàn cầu của TED, tôi muốn nói rằng mẫu tham khảo này là của nước Mỹ. Nhưng bạn có thể thấy rằng, những nhu cầu xúc cảm này thực sự phổ biến trên toàn thế giới. Đứng từ một góc độ thực tế, trên 80% những shows được yêu thích của nước Mỹ được chiếu ra trên toàn thế giới. Thế nên tôi thực sự hy vọng là khán giả toàn cầu có thể kết nối với ý tưởng này. Tôi muốn gửi lời cảm tạ đến hai người trước khi bắt đầu trang dữ liệu đầu tiên: Người đã truyền cảm hứng cho tôi giúp tôi khai phá ý tưởng của lương tâm và những mưu mẹo mà lương tâm chúng ta dùng để điều khiển chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tôi muốn cảm ơn vị giáo sĩ huyền thoại, Jack Stern. Và cho cái cách mà tôi sắp dùng để trình bày các dữ liệu này, tôi muốn cảm ơn ngôi sao sáng của cộng đồng TED, Hans Rosling, người mà các bạn có thể vừa mới nhìn thấy đây. Ok, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu. Ở đây các bạn có thể thấy, từ năm 1960 đến 2010, năm chục năm của cuộc nghiên cứu. Hai điều mà chúng ta sẽ bắt đầu với, nguồn cảm hứng và sự mơ hồ đạo đức trong giới hạn mục đích của buổi nói chuyện ngày hôm nay, nguồn cảm hứng là bao gồm các chương trình truyền hình làm cho tôi cảm thấy phấn chấn, làm cho tôi cảm thấy lạc quan hơn về thế giới này. Còn sự mơ hồ đạo đức là các chương trình mà tôi không phân biệt được sự khác biệt giữa đúng và sai. Và chúng ta bắt đầu, như bạn có thể thấy trong năm 1960 nguồn cảm hứng được duy trì một cách vững chắc. Nó là lý do chúng ta xem tivi. Sự mơ hồ đạo đức bắt đầu tăng lên. Về cuối những năm 60, sự mơ hồ đạo đức tăng cao cảm hứng trở thành hết thời. Vì sao? Vụ rắc rối với tên lửa của Cuba, JFK bị bắn, phong trào đòi quyền bình đẳng của người da đen, những cuộc chiến chủng tộc, chiến tranh Việt Nam MLK bị bắn, Bobby Kennedy bị bắn, Watergate. Hãy nhìn xem chuyện gì đã xảy ra. Năm 1970, những nguồn cảm hứng tụt dốc thảm hại, thay vào đó là sự tăng cao của sự mơ hồ đạo đức. Chúng gặp nhau, nhưng Ronald Reagan, vị Tổng thống ăn hình của chúng ta, đang cầm quyền. Nó cố gắng phục hồi. Nhưng xem này, nó không thể: AIDS, vụ Iran-Contra, thảm họa của con tàu Kẻ thức thách, Chernobyl. Sự mơ hồ đạo đức trờ thành chủ đề chính thống trị các chương trình truyền hình trong vòng 20 năm kể từ năm 1990. Hãy xem thử biểu đồ này. Nó cũng ghi lại những xu hướng tương tự. Nhưng trong trường hợp lại, chúng ta có sự an ủi -- hình tròn màu đỏ này -- những bình luận xã hội và sự thiếu tôn trọng trong màu xanh da trời và xanh lá cây. Lần này trên TV chúng ta có "Bonanza," đừng quên, chúng ta còn có "Gunsmoke". "Andy Griffith," chúng ta có những show gia đình về sự an ủi. Hình tròn màu đỏ đi lên. Sự an ủi vẫn được giữ nguyên. Sự thiếu tôn trọng bắt đầu gia tăng. Bình luận xã hội tăng lên đột biến Hãy xem năm 1969 chuyện gì đã xảy ra Sự an ủi, thiếu tôn trọng và bình luận xã hội, không chỉ xung đột trong xã hội chúng ta, mà thực sự còn có 2 chương trình xác minh -- "Gunsmoke" và "Gomer Pyle" -- trong năm 1969 chúng là những chương trình truyền hình xếp thứ 2 và thứ 3. Vậy thì chương trình nào xếp thứ nhất? Chương trình những thanh niên lập dị chống lại những qui ước của xã hội, "Rowan and Martin's Laugh-In." Tất cả các chương trình này tồn tại song song với nhau. Khán giả đã phản ứng rất dữ dội Hãy nhìn vào sự tăng đột biến trong năm 1966 của chương trình truyền hình. Khi nghe đến thuật ngữ công nghiệp "a breakout hit", các bạn nghĩ nó có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là trong các chương trình truyền hình năm 1966, chương trình "Smothers Brothers" đã xuất hiện hết sức bất ngờ. Đây là chương trình đầu tiên cho phép khán giả nói, "Lạy chúa, tôi có thể trình bày cảm nhận của mình về cuộc chiến tranh Việt Nam, về tổng thống thông qua ti vi chăng?" Chúng tôi gọi đó là một chương trình bùng nổ. Tiếp theo, hãy nhìn vào phần cuối của biểu đồ và xem chuyện gì xảy ra. Vào năm 1970, giới hạn đã bị phá vỡ. Sự an ủi không còn là lí do tại sao chúng ta xem ti vi nữa. Bình luận xã hội và sự bất kính gia tăng vào những năm 70. Nào hãy nhìn lên màn hình. Những năm 70 có nghĩa là ai? Norman Lear. Chúng ta có các chương trình "All in the Family," "Sanford and Son," và chương trình chiếm ưu thế -- trong top 10 chương trình của những năm 70 -- "MAS*H." Trong suốt những năm 50 khi chúng tôi nghiên cứu về ti vi, có 7 trong số 10 chương trình xếp hạng là có sự bất kính cao nhất xuất hiện trong suốt chiến tranh Việt Nam, 5 trong top 10 chương trình là trong nhiệm kì của tổng thống Nixon. Chỉ trong vòng có một thế hệ, 20 năm, và chúng ta đã phát hiện ra rằng, Ôi! Ti vi có thế làm được như vậy ư? Nó có thể làm cho chúng ta cảm thấy thế này sao? Nó có thể thay đổi chúng ta? Do đó với những người thông minh ở đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng những người làm công nghệ không gây ra sự phá hoại. Archie Bunker bị đuổi khỏi chiếc khế dễ chịu cùng với những người còn lại như chúng ta 40 năm trước đây. Trên đây là một biểu đồ nhanh. Sau đây là một biểu đồ minh họa khác tính tưởng tượng, là những chương trình được giải thích là "mang tôi ra khỏi lĩnh vực thường nhật của mình" và "làm tôi cảm thấy tốt hơn." Điều này trái ngược với điểm màu đỏ, sự thất nghiệp, chính là một thống kê đơn giản của Văn phòng cục quản lí Lao động. Các bạn nhìn này, mỗi lần tính tưởng tượng tăng lên, nó kéo theo sự tăng đột biến của thất nghiệp. Liệu rằng bạn có muốn xem chương trình về những người tiết kiệm tiền và bị thất nghiệp không? Không. Vào những năm 70 chúng ta có chương trình "Những phụ nữ robot" mà đã leo lên top 10 trong năm 1973, và chỉ theo sau "Người đàn ông 6 triệu đô la" và "Những thiên thần của Charlie." Trong năm những 1980 lại có một chiều hướng tăng đột biến khác là các chương trình về kiểm soát và quyền lực. Vậy những chương trình này là gì? Quyến rũ và giàu có "Dallas," Hòn đảo tưởng tượng" Bản vẽ không thể tin được về tinh thần quốc gia với một vài thực tế khắc nghiệt và khó thay đổi: thất nghiệp. Và sau đây là biểu đồ yêu thích của tôi, bởi đây chính là kết quả trong 20 năm cuối của cuộc nghiên cứu. Cho dù bạn có ở trong ngành của tôi hay không, thì chắc hẳn là bạn cũng đã có đọc hoặc nghe nói về sự suy giảm của chương trình sitcom 3 máy camera và sự gia tăng của chương trình truyền hình thực tế. Vâng, như chúng tôi nói trong vấn đề này, X chỉ điểm. Trong thập kỉ 90, xuất hiện các chương trình mang tính hài hước, chúng ta được xem "Friends," "Frasier," "Cheer" và 'Seinfield." Mọi thứ đều tốt đẹp, tỉ lệ thất nghiệp thấp. Nhưng hãy nhìn chỗ điểm X chỉ. Năm 2001, trong các chương trình Ti vi vào tháng 9 năm 2001, yếu tố hài hước chắc chắn đã không vượt qua những đánh giá. Vậy lí do là ở đâu? Năm 2000 diễn ra cuộc bầu cử tổng thống do tòa án tối cao quyết định. Năm này cũng xảy ra bùng nổ bong bóng Internet. Và sự kiện 11/9. Bệnh than đã trở thành một thuật ngữ xã hội. Hãy xem những gì xãy ra khi chúng ta tiếp tục. Vào đầu thế kỉ này, Internet trở nên phổ biến, chương trình truyền hình thực tế cũng phát triển mạnh mẽ. Vào thời điểm đó thì mọi người đã mong chờ gì ở Ti Vi của họ? Tôi đã muốn trả thù hoặc là cảm thấy hoài cổ. Hãy an ủi tôi; thế giới đang đổ sập trước mắt tôi. Không, họ muốn được đánh giá. Tôi có thể bầu cho anh bị mất chức Tôi có thể làm cho con gái của Sarah Palin khiêu vũ. Tôi có thể chọn thần tượng tiếp theo của nước Mĩ. Anh bị loại Tất cả đều hết sức tuyệt vời phải không? Do đo rất khác so với những chương trình truyền hình này, các chương trình giả trí theo ý nghĩa đích thực của nó đã đi qua cách đây 50 năm -- tôi đã bắt đầu từ đâu nhỉ? -- vẫn còn một bản năng cơ bản. Chúng ta là động vật, và chúng ta cũng cần có mẹ. Không có thời kì nào mà ti vi lại không có các chương trình rõ ràng và phổ biến về mẹ. Thập niên 50: June Cleever trong chương trình an ủi phiên bản gốc, "Leave it to Beaver." Lucille Ball luôn luôn làm chúng ta bật cười thông qua sự tăng lên của ý thức xã hội trong những năm 60. Maude Findlay, hình ảnh thu nhỏ của yếu tố bất kính trong những năm 70, người đã cản trợ nạn phá thai, li hôn, thậm chí cả sự mãn kinh trên ti vi. Trong thập niên 80, chúng ta đã biết đến hình ảnh loài báo corgar qua hình ảnh Alexis Carrington. Murphy Brown giữ chức phó tổng thống khi bà đưa ra ý tưởng chỉ cần bố hoặc mẹ nuôi dạy con cái. Đây là thời kì của những bà mẹ, Bree Van de Kamp. Tôi không biết liệu đây là ác quỷ hay thiên thần đang ngự trị trong lương tâm chúng ta, ở trên những chương trình truyền hình, chỉ biết rằng tôi hoàn toàn yêu thích hình ảnh này. Vậy đối với tất cả các bạn, nhưng người phụ nữ của TEDWomen, những người đàn ông của TEDWomen các khán giả trên khắp toàn cầu của TEDWomen, cảm ơn vì đã lắng nghe tôi trình bày ý kiến của mình về lương tâm của các chương trình truyền hình. Tôi cũng xin cảm ơn những người làm chương trình tuyệt vời của chúng ta những người thức dậy hàng ngày và đưa các ý tưởng lên màn ảnh trong mọi thời đại của truyền hình. Chắc chắn họ đã đem lại sự sống cho truyền hình, nhưng chính các bạn, những khán giả, thông qua ý thức xã hội tập thể, có thể đem lại sự sống, tồn tài lâu dài hoặc sức mạnh cho các chương trình hoặc là không. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng ta hãy nói về tỷ. Hãy cùng nói về quá khứ và tương lai của tỷ. Chúng ta biết rằng khoảng 106 tỷ người đã từng sống. Và chúng ta biết rằng rất nhiều trong số họ đã chết. Và chúng ta cũng biết rằng hầu hết những người đó đang và đã sống ở Châu Á. Và chúng ta cũng biết rằng có có những người đã và đang rất nghèo -- đã không sống được thọ. Hãy cùng nói về tỷ. Cùng nói về những thứ của cải trị giá 195.000 tỉ đô-la trong thế giới ngày nay. Chúng ta biết rằng hầu hết những của cải này có được sau năm 1800. Và chúng ta biết rằng đa phần trong số chúng hiện được sở hữu bởi những người mà chúng ta gọi là những người Phương Tây: người châu Âu, người Bắc mĩ, người Úc. 19% dân số thế giới ngày nay người châu Âu sở hữu 2/3 của cải. Các nhà sử gia kinh tế gọi đó là "Sự Khác Biệt Lớn". Và đồ thị này là một sự đơn giản hoá tốt nhất về câu chuyện của Sự Khác Biệt Lớn mà tôi có thể mang lại cho bạn. Nó cơ bản là 2 tỷ lệ GDP theo đầu người, tổng sản phầm trong nước theo đầu người, mức thu nhập trung bình, Đường màu đỏ là tỷ lệ giữa người Anh và người Ấn độ thu nhập theo đầu người. Và đường màu xanh là tỷ lệ của người Mỹ và người Trung quốc. Và biểu đồ này quay ngược thời gian trở lại năm 1500. Bạn có thể thấy ở đây có 1 sự khác biệt lớn theo luật số mũ. Chúng bắt đầu khá gần nhau. Thực tế, năm 1500, người trung quốc với mức thu nhập trung bình giàu hơn người Bắc Mỹ có mức thu nhập trung bình. Những năm 1970, cũng là sự kết thúc của biểu đồ, người Anh có mức thu nhập trung bình giàu hơn gấp 10 lần người Ấn độ có mức thu nhập trung bình. Và điều đó dẫn đến sự khác nhau giữa các khoản chi phí của cuộc sống. Nó dựa trên sức mua tương đương. Người Mỹ trung bình gần như giàu gấp 20 lần người Trung quốc có thu nhập trung bình vào những năm 1970. Vậy tại sao? Đó không chỉ là một bài toán kinh tế. Nếu bạn quan sát 10 quốc gia mà đã trở thành những đế chế phương Tây năm 1500, họ đã rất nhỏ bé -- chỉ chiếm 5% mặt đất thế giới, 16% dân số thế giới, khoảng 20% thu nhập. Trước năm 1913, 10 nước này, có thêm Hoa Kỳ, kiểm soát những đế chế toàn cầu lớn -- chiếm 58% lãnh thổ thế giới, về cùng chiếm từng đấyphần trăm dân số, và thực sự rất lớn, gần ¾ sản lượng kinh tế toàn cầu. Và nhận thấy rằng, hầu hết của cải đó trở về mẫu quốc, trở về nhà vua, chứ không phải các thuộc địa. Bây giờ bạn không thể chỉ đổ lỗi đó cho chủ nghĩa đế quốc -- mặc dù rất nhiều người đã cố gắng làm điều đó -- bởi 2 lý do: Thứ nhất, đế chế là thứ mà không chỉ có ở các nước phương Tây sau năm 1500. Tất cả mọi đều xây dựng đế chế. Họ đã đánh bại từ trước các đế chế phương Đông như Mughals và Ottomans. Vì vậy thực sự đế chế chưa phải là một lời giải thích tuyệt vời cho Sự Khác Biệt Lớn. Trong mọi trường hợp, như bạn có thể biết, Sự Khác Biệt Lớn đạt đỉnh cao vào những năm 1970, một khoảng thời gian đáng kể sau khi phi thực dân hoá. Đó ko phải là một câu hỏi mới. Samuel Johnson, nhà từ điển học tuyệt vời, phản đối nó thông qua nhân vật của ông Rasselas trong tiểu thuyết của ông "Rasselas, Hoàng tử xứ Absissinia," xuất bản năm 1759. "Tại sao những người Châu Âu lại mạnh mẽ; hoặc tại sao, vì họ có thể dễ dàng đến châu Á và châu Phi để buôn bán hoặc xâm lược, mà không phải là người châu Á và người châu Phi xâm chiếm lãnh thổ của họ, xây dựng thuộc địa ở các cảng của họ, và đưa ra luật pháp cho hoàng tử của họ? Ngọn gió đã mang họ trở lại cũng sẽ mang chúng ta tới đó?" Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Và bạn biết không, câu hỏi này cũng được hỏi ở cùng thời điểm bởi những người Resterners -- bởi những người còn lại của thế giới -- như Ibrahim Muteferrika, một công chức Ottaman, người đã đưa ra in ấn rất muộn cho đế chế Ottoman -- là người nói trong một quyển sách xuất bản năm 1731, " Tại sao các quốc gia theo Đạo thiên chúa rất yếu trong quá khứ, trái ngược với quốc gia theo đạo Hồi bắt đầu chiếm rất nhiều đất trong thời kì hiện đại và thậm chí một lần đánh bại quân đội Ottoman hùng mạnh?" Khác Rasselas, Muteferrika đã có câu trả lời cho câu hỏi đó, mà rất đúng. Ông nói rằng đó là vì họ có pháp luật và các quy tắc hợp lý. Đó không phải là địa lý. Có thể bạn nghĩ chúng ta có thể giải thích Sự Khác Biệt Lớn về mặt địa lý. Đó là sai lầm, vì chúng ta đã thực hiện 2 thí nghiệm tự nhiên lớn trong thế kỉ 20 để xem địa lý có quan trọng hơn thể chế không. Chúng ta thực hiện trên tất cả người Đức, chúng ta chia họ làm 2, và cho 1 nửa tiếp thu chủ nghĩa cộng sản phương Đông, và đây là kết quả. Trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, những người sống trong Cộng hoà dân chủ liên bang Đức sản xuất Trabants, một trong những chiếc ô tô tồi tệ nhất thế giới, trong khi những người ở phương Tây sản xuất ra Mercedes Benz. Nếu bạn vẫn không tin tôi, chúng ta cũng thực hiện thí nghiệm đó ở bán đảo Hàn quốc. Và chúng ta đã quyết định chúng tôi sẽ thực hiện trên người Hàn quốc trong một khu vực địa lý giống nhau với cùng một nền văn hoá, và chúng ta chia họ làm 2, và chúng ta cho những người phía Bắc chủ nghĩa cộng sản. Và kết quả là một sự khác biệt lớn hơn trong một không gian ngắn hơn ở Đức. Thừa nhận là không có sự khác nhau lớn về thiết kế thống nhất để bảo vệ ranh giới, nhưng ở hầu hết các khía cạnh khác, đó là một khác biệt lớn. Điều đó làm tôi nghĩ rằng đó không phải do đặc điểm quốc gia hay địa lý, những giải thích phổ biến cho loại này, quan trọng. Đó là ý tưởng. Đó là thể chế. Điều đó phải đúng vì một người Xcot-len đã nói vậy. Và tôi nghĩ tôi là người Xcot-len duy nhất ở đây, Edinburgh TED. Vì vậy, để tôi giải thích cho bạn rằng người thông minh nhất đã từng là người Xcot-len. Người đó là Adam Smith -- không phải Billy Connolly hay Sean Connery -- mặc dù anh ấy thực sự rất thông minh. (Cười) Smith - và tôi muốn các bạn đến và cúi mình trước tượng đài ông ấy ở Royal Mile; đó là một bức tượng tuyệt vời -- Smith, trong "Sự giàu có của các quốc gia" xuất bản năm 1776 -- đó là một điều quan trong nhất đã xảy ra vào năm đó ... (Cười) Tôi dám cá điều đó. Đã có 1 số khó khăn ở 1 vài thuộc địa của chúng tôi, nhưng ... (Cười) "Trung quốc dường như vẫn đứng lại rất lâu, và hầu như cách đây rất lâu đã nhận được những lời khen ngợi về sự giàu có mà khá phù hợp với luật pháp và các quy tắc tự nhiên của nó. Nhưng lời khen ngợi có lẽ khá nhiều ý xấu với những luật pháp và quy tắc, đất, khí hậu và tình trạng đã chấp nhận". Điều đó rất đúng và tuyệt. Và ông ấy đã nói về nó cách đây 1 thời gian dài Nhưng như bạn biết, đây là một thính giả của TED, và nếu tôi tiếp tục nói về các quy tắc, bạn sẽ tắt TV. Vì vậy tôi dịch nó sang ngôn ngữ mà bạn có thể hiểu. Hãy gọi họ là những ứng dụng sát thủ. Tôi muốn giải thích cho bạn rằng có 6 ứng dụng sát thủ mà khiến miền Tây xa rời phần còn lại của thế giới. Và chúng giống những ứng dụng trên điện thoại của bạn, theo cách hiểu đó, chúng khá đơn giản. Chúng chỉ là những biểu tượng, và bạn click vào chúng. Nhưng đằng sau biểu tượng, có cả mật mã phức tạp. Rất giống với các quy tắc. Có 6 lý do mà tôi nghĩ là giải thích cho Sự Khác biệt lớn. Một, cạnh tranh. Hai, cách mạng khoa học. Ba, quyền tài sản. Bốn, thuốc hiện đại. Năm, xã hội người tiêu dùng. Và sáu, đạo đức công việc. Bạn có thể chơi trò chơi và thử và tìm một lý do mà tôi đã quên mất, hoặc cố gắng và rút ngắn xuống 4, nhưng bạn sẽ thua thôi. (Cười) Tôi sẽ nói lại một cách ngắn gọn những gì tôi muốn nói, tổng hợp lại công việc của nhiều nhà sử gia kinh tế theo quá trình. Cạnh tranh nghĩa là không chỉ có 100 thành phần chính trị khác nhau ở châu Âu năm 1500, mà trong mỗi thành phần, đã có sự cạnh tranh giữa các hiệp hội cũng như chủ quyền. Tổ tiên của các hiệp hội ngày nay là Hiệp hội Thành phố London đã tồn tại ở thế kỉ thứ 12. Không có 1 sự tồn tại như thế này ở Trung Quốc, nơi có một bang rộng lớn bao phủ 1/5 nhân loại, và tất cả mọi người với mọi tham vọng phải vượt qua kì kiểm tra tiêu chuẩn hoá, mất khoảng 3 ngày và rất khó và liên quan đến một số lượng đặc điểm về trí nhớ và những bài luận rất phức tạp của những người theo Nho giáo. Cuộc các mạng khoa học rất khác so với khoa học của các nước phương Đông trong một số điểm quan trọng, mà điểm quan trọng nhất qua cách "làm thí nghiệm" con người có thể điều khiển thiên nhiên theo 1 cách mà trước đây dường như là không thể. Ví dụ: ứng dụng khác thường của Benjamin Robins về vật lý Newton đến đạn đạo học. Một khi bạn làm vậy, việc nghiên cứu pháo của bạn sẽ rất chính xác. Điều đó nghĩa là gì. Đó thực sự đó là một ứng dụng sát thủ. (Cười) Trong lúc ấy, không hề có một cuộc cách mạng khoa học nào khác. Đế chế Ottaman khá giống châu Âu, nhưng cũng không có cách mạng khoa học nào ở đó. Thực tế, họ đánh đổ đài thiên văn của Taqi al-Din bởi vì nó bị xem là báng bổ khi điều tra tâm trí của Chúa. Quyền về tài sản: Nó không phải chế độ dân chủ, truyền thống; mà có quy định của luật dựa trên quyền về tài sản riêng. Điều đó tạo nên sự khác nhau giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Bạn có thể đến Bắc Mĩ ký một bản giao kèo và nói "Tôi sẽ làm việc không công trong 5 năm. Bạn chỉ phải cho tôi ăn" Nhưng cuối cùng, bạn có 100 mẫu Anh đất. Đây là những đất thưởng ở nửa dưới của slide thuyết trình. Điều đó là không thể ở Mĩ Latin nơi mà đất được giữ bởi những tầng lớp cao quý con cháu của những kẻ xâm chiếm người Tây Ban Nha. Và bạn có thể thấy ở đây là sự khác nhau lớn về sự sở hữu tài sản giữa Bắc và Nam. Hầu hết mọi người ở khu vực nông thôn Bắc Mĩ làm chủ vài mảnh đất trước 1900. Ít ai ở Nam Mĩ làm được. Đó là một ứng dụng sát thủ khác. Các loại thuốc mới vào cuối thế kỉ 19 đã tạo nên sự đổi mới chính chống lại các bệnh lây nhiễm mà đã giết chết bao nhiêu người. Và đó là một ứng dụng sát thủ khác -- một sự đối lập hoàn toàn với một sát thủ, bởi vì nó nhân đuôi tuổi thọ của con người. Điều đó thậm chí đã xảy ra ở các đế chế châu Âu. Thậm chí ở những nơi như Senegal, đầu thế kỉ 20, có sự đổi mới lớn trong lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng, và tuổi thọ con người bắt đầu tăng. Nó không tăng nhanh hơn sau khi những nước này trở thành những nước tự do. Những đế chế không phải tất cả đều tồi. Xã hội tiêu thụ là những gì bạn cần cho Cách mạng công nghiệp để có một dấu mốc. Bạn cần nhiều người để mặc rất nhiều quần áo. Bạn mua một lô quần áo vào cuối tháng; Tôi đảm bảo điều đó. Đó là một xã hội tiêu thụ, và nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn hẳn những thay đổi công nghệ. Nhật bản là một xã hội không phải phương Tây đầu tiên chấp nhận nó. Sự thay thế, mà được đưa ra bởi Mahatma Gandhi, là thể chế hoá và tạo nên nghèo đói vĩnh viễn. Rất ít người Ấn Độ ngày nay mong muốn rằng Ấn Độ sẽ đi theo con đường của Mahatma Gandhi. Cuối cùng, hệ thống đạo đức. Max Weber nghĩ rằng đó chỉ dành cho người theo đạo Tin lành. Và ông ấy đã sai. Mọi nền văn hoá đều có thể có hệ thống đạo đức nếu có các quy tắc để tạo ra những khích lệ để làm việc. Chúng ta biết bởi vì ngày nay hệ thống đạo đức không còn là hiện tượng phương Tây, Tin Lành. Thực tế, các nước này đã mất hệ thống đạo đức của họ. Ngày nay, Người Hàn Quốc trung bình làm việc hơn 1000 giờ 1 năm hơn người Đức trung bình -- 1000 giờ. Đó là một phần của một hiện tượng rất kì lạ, và đó là sự kết thúc của Sự khác biệt lớn. Nước nào có hệ thống đạo đức hiện nay? Hãy nhìn những thành tựu về Toán học 15 năm tuổi. Đứng đầu bảng liên đoàn quốc tế theo nghiên cứu mới nhất của PISA, là Thượng Hải, Trung Quốc. Khoảng cách giữa Thượng Hải và Vương quốc Anh và Hoa Kì lớn ngang khoảng cách giữa Vương quốc Anh và Hoa Kì và Albania và Tunisia. Bạn chắc chắn cho rằng vì iPhone được thiết kế ở California nhưng lại lắp ráp ở Trung quốc nên phương Tây vẫn dẫn đầu về đổi mới công nghệ. Đó là một sai lầm. Về bằng sáng chế, không còn nghi ngờ gì về sự dẫn đầu ở phương Đông. Không chỉ có Nhật Bản dẫn đầu một thời gian, Nam Hàn đứng vị trí thứ 3, và Trung Quốc sắp sửa vượt Đức. Tại sao? Vì các ứng dụng sát thủ có thể được tải xuống. Đó là một nguồn mở. Mọi xã hội có thể làm theo những quy tắc này, và khi họ làm, họ có thể đạt được những gì mà phương Tây có sau 1500 -- thậm chí nhanh hơn. Đó là sự Hội tụ lại, và đó là câu chuyện lớn nhất của đời bạn. Đó là cái đang diễn ra. Chính thế hệ của chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của sự vượt trội của phương Tây. Người Mỹ trung bình trước đấy giàu hơn 20 lần người Trung Quốc trung bình. Bây giờ, chỉ còn 5 lần, và ko lâu nữa sẽ là 2.5 lần. Vì vậy tôi muốn đặt ra 3 câu hỏi cho những tỉ phú tương lai, đầu năm 2016, khi mà Hoa Kì sẽ mất vị trí kinh tế số 1 cho Trung Quốc. Câu hỏi đầu tiên là có thể bạn sẽ xoá những ứng dụng này, và chúng ta liệu có đang làm điều đó ở thế giới phương Tây? Câu thứ 2 sự sắp xếp của việc tải xuống có quan trọng không? Và liệu có phải châu Phi đã mắc phải sự sắp xếp sai? Một sự liên quan rõ ràng của lịch sử kinh tế hiện đại là khá khó để quá độ đi lên chế độ dân chủ trước khi bạn thành lập quyền bảo vệ tài sản. Cảnh báo: có thể sẽ ko hiệu quả. Và thứ 3, Trung quốc có thể làm vậy không nếu ko có ứng dụng sát thủ 3? Đó là cái mà John Locke sắp xếp theo hệ thống khi ông ấy nói rằng tự do là gốc rễ của quyền tài sản tư và sự bảo vệ của luật pháp. Đó là cơ sở cho mô hình của chính phủ đại diện phương Tây. Bức tranh này thể hiện sự phá huỷ xưởng vẽ của Ai Weiwei - nghệ sĩ người Trung Quốc ở Thượng Hải trong đầu năm nay. Giờ anh ấy được tự do sau khi bị đã ngăn cản, như các bạn biết, 1 thời gian. Nhưng tôi không nghĩ là xưởng vẽ của anh đã được xây dựng lại. Winston Churchill một lần đã định nghĩa nền văn minh trong một bài giảng của ông trong cái năm định mệnh 1938. Và tôi nghĩ những từ này đã thực sự ghìm chặt nó: "Đó là một xã hội được xây dựng trên ý kiến của nhân dân. Điều đấy nghĩa là bạo lực, quân nhân, ông chủ chuyên chế, các điều kiện của chiến tranh, nổi loạn và bạo ngược, tạo điều kiện cho nghị viện và toà án xét xử tự do tại đó luật pháp đã được lưu giữ trong một thời gian dài. Đó là nền văn minh -- và trong sự phát triển không ngừng, tự do, mưu cầu và văn hoá," tất cả những gì mà các TEDsters quan tâm nhất. "Khi nền văn minh ngự trị ở mọi đất nước, một cuộc sống sâu rộng và bớt lo âu sẽ đến với rất rất nhiều người" Rất chính xác. Tôi không nghĩ sự đi xuống của nền văn minh phương Tây chắc chắn sẽ xảy ra, bởi vì tôi nghĩ rằng lịch sử kết hợp trong mô hình vòng đời này, được minh hoạ rất sinh động bởi những bức tranh "Course of Empire" của Thomas Cole. Đó không phải cái cách của lịch sử đã làm. Đó không phải cái cách mà phương Tây đi lên, và tôi không nghĩ nó lại là cách mà phương Tây sẽ đi xuống. Phương Tây có thể sụp đổ rất bất ngờ. Nền văn minh phức tạp sẽ làm như vậy, bởi vì chúng có tác dụng, hầu hết như vậy, trên khía cạnh của sự hỗn độn. Đó là một trong những sự thấu hiểu sâu sắc nhất để thoát ra từ những nghiên cứu lịch sử về các quy tắc phức tạp như các nền văn minh. Không, chúng ta có thể duy trì mặc dù những gánh nặng nợ lớn mà chúng ta đã chồng chất, mặc dù thực tế chúng ta đã mất hệ thống đạo đức và những thành phần khác của sức mạnh lịch sử. Nhưng một thứ là chắc chắn, Sự khác biệt lớn đã qua. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Niall, Tôi chỉ tò mò về chuyến đi của bạn ở những khu vực đang bùng nổ, đó là Mỹ Latin. Bạn có suy nghĩ gì? Niall Ferguson: Tôi thực sự không đang nói về sự đi lên của phương Đông; Tôi đang nói về sự đi lên của phần còn lại, và gồm có Nam Mĩ. Một lần tôi hỏi 1 người bạn của tôi ở Harvard, "Này, có phải Nam Mĩ là một phần của phương Tây?" Anh ấy là một chuyên gia về lịch sử Mỹ Latinh. Anh ấy nói rằng, "Tôi không biết, tôi phải suy nghĩ đã" Điều đó nói với bạn một vài thứ rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng khi bạn nhìn những gì đang xảy ra ở Brazil, Chile, theo nhiều cách đã dẫn đến việc biến đổi các quy định của đời sống kinh tế, thực sự có một tương lai rất tươi sáng. Câu chuyện của tôi thực ra là về sự khác biệt ở đó ở Châu Mỹ như sự khác biệt đó ở châu Âu. BG: Và có một điểm đáng chú ý rằng Bắc Mĩ và châu Âu thực sự không chú ý đến những hướng này. Hầu như họ lo lắng về nhau. Người Mĩ nghĩ rằng mô hình của châu Âu sắp vỡ vụn mai sau. Người châu Âu lại nghĩ rằng các Đảng của Mĩ rồi sẽ tiêu tan. Và đó là tất cả những gì mà chúng tôi quan tâm đến gần đây. NF: Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng tài chính mà chúng ta thấy ở những nước phát triển -- ở cả 2 bên của Tây Đại Dương -- về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau về văn hoá chính trị. Và cuộc khủng hoảng mà mặt cấu trúc -- một phần làm với nhân khẩu học. Nhưng rồi nó cũng xảy ra với cuộc khủng cực lớn theo sau sự đòn bẩy quá mức, mượn quá mức ở khu vực tư nhân. Cuộc khủng hoảng đó, đã tập trung đc rất nhiều sự chú ý, trong đó có tôi, Tôi nghĩ là một hiện tượng phụ. Cuộc khủng hoảng tài chỉ là một hiện tượng lịch sử khá nhỏ, chỉ vừa tăng tốc tới sự thay đổi vị trí này, đã kết thúc 500 năm uy lực của phương Tây. Tôi nghĩ rằng đó mới thực sự rất quan trọng. BG: Niall, cảm ơn. (NF: Cảm ơn rất nhiều, Bruno.) (Vỗ tay) Erez Lieberman Aiden : Mọi người đều biết một bức ảnh đáng giá một nghìn từ. Nhưng chúng tôi, tại Harvard luôn thắc mắc liệu điều đó có thật sự đúng. (Tiếng cười) Vì vậy chúng tôi tập hợp một đội những chuyên gia, từ khắp Harvard , MIT, Từ điển Di sản Mỹ, Bách khoa toàn thư Britannica và cả nhà tài trợ tự hào của chúng tôi, Google. Chúng tôi đã ngẫm nghĩ về điều này trong khoảng bốn năm. Và chúng tôi đã đi đến một kết luận đầy sửng sốt. Xin thưa với quí vị rằng, một bức tranh không đáng một nghìn từ. Thực tế, chúng tôi đã tìm thấy bức tranh đáng giá 500 nghìn triệu từ! Jean-Baptiste Michel: Vậy làm thế nào chúng tôi lại đi đến kết luận này? Erez và tôi đã suy nghĩ cách nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về nền văn hoá nhân loại và lịch sử loài người thay đổi qua thời gian. Có rất nhiều cuốn sách được viết ra trong nhiều năm. Vậy nên chúng tôi nghĩ rằng, vậy cách tốt nhất để học từ chúng là đọc hết hàng triệu cuốn sách này. Tất nhiên, nếu có thang đo về độ hoành tráng của dự án này, thì nó hoàn toàn, hoàn toàn hoành tráng. Nhưng vấn đề là còn có một trục ngang cho việc đánh giá này, đó là đánh giá về mức độ thực tế. Thì điều này rất rất ít tính thực tế. (Vỗ tay) Thế là người ta có khuynh hướng tìm cách khác, đó là chọn ra một số nguồn sách và đọc chúng thật cẩn thận. Cách này cực kì thực tiễn nhưng không hoành tráng cho lắm. Điều mà chúng ta muốn thật sự là một cách thức vừa hoành tráng vừa thực tiễn. Và hoá ra có một công ty gọi là Google đã bắt đầu một dự án số hoá từ một vài năm trước khiến ta thực hiện được cách thức đó. Họ đã số hoá hàng triệu cuốn sách. Điều đó có nghĩa là, ta có thể dùng máy móc để đọc tất cả các cuốn sách trong một cú nhấn chuột. Cách này rất thực dụng và cực kì hoành tráng. ELA: Để tôi nói cho các bạn biết một chút về nơi những cuốn sách đó bắt nguồn. Từ thời xa xưa đã có những nhà sáng tác. Những nhà sáng tác này nỗ lực viết những cuốn sách. Và việc này trở nên khá dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của công nghệ in ấn vài thế kỉ trước. Từ đó, các nhà sáng tác đã có được 129 triệu cơ hội xuất bản những cuốn sách. Bây giờ nếu những cuốn sách đó không lạc vào lịch sử, thì chúng sẽ ở đâu đó trong một thư viện nào đó, và nhiều trong số đó được lưu trữ và số hoá bởi Google, nơi đến nay đã quét được 15 triệu cuốn sách. Bây giờ khi Google số hoá một cuốn sách, họ sẽ đưa nó vào một định dạng thật đẹp. Chúng ta có dữ liệu, thêm vào đó chúng ta có siêu dữ liệu. Chúng ta có thông tin về những thứ như là cuốn sách đó được xuất bản khi nào, ai là tác giả, nó được xuất bản khi nào. Và điều chúng tôi làm là lướt qua tất cả những bộ dữ liệu đó và loại bỏ hết những cái không phải là những dữ liệu chất lượng nhất. Cái còn lại là một tập hợp của 5 triệu cuốn sách. 500 tỉ từ, một chuỗi kí tự dài hơn hàng ngàn lần hệ gien con người -- một bản chữ mà khi viết ra sẽ dài bằng từ đây đi đến mặt trăng rồi vòng lại hơn 10 lần -- một mảnh thực của hệ gien văn hoá cuả chúng ta. Tất nhiên, điều chúng tôi đã làm khi đối diện với một sự phóng đại tàn bạo như thế ... (Tiếng cười) là điều mà bất kì nhà nghiên cứu đáng kính nào cũng sẽ làm. Chúng tôi trích ra một trang trong chuỗi XKCD và chúng tôi nói "Khoan đã. Chúng tôi sẽ thử thí nghiệm chúng." (Tiếng cười) JM : Tất nhiên, chúng tôi đã nghĩ là trước tiên hãy thử đưa dữ liệu ra cho người ta thí nghiệm. Và chúng tôi suy nghĩ, dữ liệu nào có thể đem ra đây? Tất nhiên, các bạn muốn lấy những cuốn sách và tung ra hết nguyên bản của 5 triệu cuốn sách. Google, cụ thể là Jon Orwant, đã bảo cho chúng tôi một công thức mà chúng tôi nên nghĩ tới. Chúng tôi có 5 triệu cuốn sách, tức bằng với năm triệu tác giả và năm triệu đơn kiện cho một cuộc kiện tụng khổng lồ. Vì thế, dù cách này rất rất hoành tráng, nhưng một lần nữa lại cực kì cực kì không thực tế. (Tiếng cười) Một lần nữa chúng tôi lại nhượng bộ Chúng tôi đã thử cách thực tế nhất nhưng ít hoành tráng Chúng tôi nói rằng, được rồi, thay vì phát hành nguyên cả văn bản, chúng tôi sẽ tung ra thống kê về những quyển sách đó. Hãy lấy một ví dụ cụm từ "Tia sáng hạnh phúc" Đây là cụm bốn từ; chúng tôi gọi đó là một four-gram. Chúng tôi sẽ cho các bạn biết một four-gram sẽ xuất hiện bao nhiêu lần trong những cuốn sách năm 1801, 1802, 1803, cho đến tận năm 2008. Qua đó chúng ta sẽ có được một chuỗi thời gian cho ta biết một câu nhất định được dùng với tần suất thế nào qua thời gian. Chúng tôi làm như thế với tất cả từ ngữ và nhóm từ trong những cuốn sách đó, kết quả chúng tôi có được một bảng khổng lồ của hai tỉ đường cho chúng tôi thấy cách nền văn hoá thay đổi qua thời gian. ELA: Chúng tôi gọi hai tỉ đường đó là hai tỉ n-gram. Chúng cho ta biết điều gì ư? Đó là mỗi n-gram đo xu hướng của nền văn hoá. Để tôi cho bạn một ví dụ. Thử giả định rằng tôi đang phát triển Mai tôi muốn nói cho các bạn biết tôi đã phát triển thế nào. Và có lẽ tôi sẽ nói là "Yesterday, I throve" ("Ngày hôm qua, tôi đã phát triển") Hay nói cách khác rằng " Yesterday, I thrived." ("Ngày hôm qua, tôi đã phát triển") Tôi nên nói theo cách nào? Làm sao biết được? Nếu là sáu tháng trước tính nghệ thuật trong lĩnh vực này là chẳng hạn bạn sẽ tìm đến nhà tâm lý học có bộ tóc tuyệt vời này và nói rằng, "Steve, anh là chuyên gia về động từ bất quy tắc. Tôi nên chia động từ đó theo cách nào?" Và ông ta sẽ nói với bạn rằng " Phần lớn người ta chia động từ đó thành "thrived", nhưng một vài người dùng "throve"." Ít nhiều bạn cũng biết rằng nếu bạn quay ngược lại 200 năm trước và hỏi nhà chính trị có bộ tóc tuyệt vời ngang ngửa này (Tiếng cười) "Tom, tôi nên nói thế nào?" Ông ta sẽ nói rằng " Ở thời kì của tôi, hầu hết người ta dùng "throve", nhưng một số dùng "thrived"." Giờ tôi sẽ cho các bạn xem dữ liệu sống Hai hàng trích ra từ bảng của hai tỷ dữ liệu kia Cái bạn đang nhìn thấy là tần số xuất hiện từng năm của "thrived" và "throve" Đây chỉ là hai trong số hai tỉ hàng. Vì thế toàn bộ dữ liệu này sẽ hoành tráng hơn cả tỉ lần cái slide này. (Tiếng cười) (Vỗ tay) JM: Vậy có bao nhiêu bức tranh khác đáng 500 tỉ từ ngữ. Ví dụ như cái này Nếu bạn chọn dịch cúm, bạn sẽ thấy những thời điểm cao trào mà bạn biết khi mà những dịch cúm lớn tiêu diệt con người khắp nơi. ELA: Nếu bạn vẫn chưa tin mực nước biển đang tăng, khí CO2 và nhiệt độ trái đất cũng thế. JM: Các bạn chắc cũng muốn xem cái n-gram này, nó nói cho Nietzsche biết rằng chúa không chết, dù bạn có lẽ sẽ đồng ý rằng ông ta cần một nhà báo giỏi hơn. (Tiếng cười) ELA : Bạn có thể nắm được một số khái niệm khá trừu tượng đại loại thế này. Để tôi kể cho bạn nghe về lịch sử của năm 1950. Phần lớn trong lịch sử chẳng ai đếm xỉa gì về năm 1950 cả Năm 1700, 1800, 1900, chẳng ai quan tâm. Trong suốt những năm 30 và 40, cũng chẳng ai quan tâm . Bất ngờ vào giữa những năm 40 bắt đầu có một chút động đậy. Người ta bắt đầu nhận ra 1950 sắp đến và có thể nó sẽ rất hoành tráng! (Tiếng cười) Nhưng không có bất cứ thứ gì có thể làm cho người ta chú ý đến năm 1950 như chính năm 1950. (Tiếng cười) Người ta đi lại xung quanh, bị ám ảnh. Họ không thể dừng nói về tất cả những thứ họ làm trong năm 1950 tất cả những thứ họ đang định làm trong năm 1950 tất cả những giấc mơ họ muốn đạt được trong năm 1950. Thực tế 1950 tuyệt vời đến nỗi nhiều năm sau đó, người ta vẫn cứ nói đến những điều kinh ngạc đã xảy ra. trong năm 51, 52, 53. Cuối cùng thì đến năm 1954, có người mới thức tỉnh và nhận ra rằng 1950 đã qua lâu rồi! (Tiếng cười) Và cứ như thế, bong bóng nổ! (Tiếng cười) Câu chuyện của năm 1950 là câu chuyện của từng năm mà chúng ta lưu lại được, với một chút sự biến hóa nhỏ bởi giờ chúng ta có những biểu đồ hay ho này Và bởi vì chúng ta có những biểu đồ hay ho này, chúng ta có thể đo đạc nhiều thứ Chúng ta có thể hỏi rằng ""Bong bóng nổ" nhanh như thế nào?" Và chúng ta có thể đo đạc điều đó một cách chính xác. Các phương trình được tính toán, các đồ thị được vẽ ra, và kết quả cuối cùng là chúng ta phát hiện ra "bong bóng nổ" ngày càng nhanh qua từng năm. Chúng ta mất dần sự quan tâm đến quá khứ một cách nhanh chóng. JM: Bây giờ chúng tôi sẽ chia sẻ một vài lời khuyên về sự nghiệp cho bạn. Cho những ai muốn nổi tiếng, chúng ta có thể học từ 25 hình tượng chính trị gia nổi tiếng nhất, các nhà sáng tác, diễn viên, v.v.v Vì vậy nếu bạn muốn nổi tiếng sớm, bạn nên làm diễn viên, bởi tiếng tăm của bạn sẽ ngày càng tăng cuối những năm 20 của bạn -- bạn vẫn còn trẻ, điều đó thật tuyêt. Nếu bạn có thể đợi một chút, bạn nên làm tiểu thuyết gia, bởi rồi bạn sẽ đầy tiếng tăm như Mark Twain, cực kì nổi tiếng. Nhưng nếu bạn muốn vươn đến đỉnh cao nhất, bạn đừng hài lòng sớm mà hãy trở thành nhà chính trị. Bạn sẽ trở nên nổi tiếng cuối những năm 50 tuổi và sẽ càng nổi tiếng hơn sau đó Những nhà khoa học cũng trở nên nổi tiếng khi họ già đi. Ví dụ như là nhà sinh học, nhà vật lý học có khuynh hướng nổi tiếng gần bằng diễn viên. Có một sai lầm mà bạn không nên phạm phải là trở thành nhà toán học. (Tiếng cười) Nếu bạn làm điều đó bạn có thể sẽ nghĩ rằng "Thật tuyệt. Mìng sẽ cố gắng hết sức trong những năm tuổi 20." Nhưng đoán thử đi, làm gì có ai quan tâm. (Tiếng cười) ELA: Còn có nhiều ghi chú nghiêm túc hơn thế này trong những n-gram đó. Ví dụ, đây là đường phát triển của Marc Chagall, một nghệ sĩ sinh năm 1887. Và nó giống con đường phát triển bình thường của một người nổi tiếng. Ông ta càng ngày càng nổi tiếng, trừ khi bạn nhìn vào nước Đức. Nếu bạn nhìn vào nước Đức, bạn sẽ thấy một thứ hoàn toàn lạ một thứ bạn chưa bao giờ thấy, đó là sự cực kì nổi tiếng của ông ấy và rồi bất ngờ tụt dốc thảm hại, cho đến tận cùng trong những năm 1933 và 1945 , rồi lại hồi phục danh tiếng sau đó. Dĩ nhiên là chúng ta nhận ra rằng sự thật thì Marc Chagall là một nghệ sĩ do thái của quốc xã Đức. Bây giờ, những dấu hiệu này thực sự rất chuẩn đến mức mà chúng ta không cần ai phải kiểm duyệt chúng. Chúng ta tự nhận ra sự việc bằng cách xử lý những dấu hiệu thật cơ bản. Đây là một trong những cách đơn giản. Chẳng hạn như một dự đoán hợp lý rằng danh tiếng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ bằng trung bình của danh tiếng trước và sau đó chia ra. Đó là thứ chúng ta dự đoán. Rồi chúng ta so sánh nó với mức độ nổi tiếng chúng ta quan sát được. Chúng ta chia cái nó với mức độ dự đoán kia. để được cái gọi là "mức độ danh tiếng bị kìm hãm" Nếu mức độ danh tiếng bị kìm hãm rất rất nhỏ , thì bạn có lẽ đang bị kìm hãm. Nếu nó rất rất lớn, thì có lẽ bạn đang được lợi từ cơ quan tuyên truyền JM: Giờ bạn hãy nhìn vào sự phân phối của mức độ bị kìm hãm trên toàn dân số. Ví dụ ở đây -- mức độ danh tiếng bị kìm hãm này của 5000 người chọn ra trong những cuốn sách tiếng anh không có sự kìm hãm được biết đến -- nó sẽ như thế này, hầu như gần bằng 1. Điều bạn mong muốn đơn giản chính là điều bạn quan sát được. Đây là sự phân phối được thấy ở Đức -- rất khác, nó được dịch chuyển về bên trái. Người ta đã nói về nó ít hơn hai lần nó đáng được. Nhưng quan trọng hơn hết là sự phân phối này trải rộng hơn nhiều . Có nhiều người cuối cùng lại ở xa hơn về phía trái của sự phân phối này những người được ít hơn đến 10 lần danh tiếng mà họ đáng có. Nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người ở xa phía bên phải họ dường như đang hưởng lợi từ giới tuyên truyền. Bức tranh này chính là dấu đóng của sự kiểm duyệt sách. ELA: Chúng tôi gọi phương pháp này là văn hoá học. Giống như di truyền học. Khác ở chỗ di truyền học là ống kính của sinh học qua cửa sổ nhìn vào chuỗi nền tảng trong hệ gen của con người. Văn hoá học cũng tương tự. Nó là sự ứng dụng của sự phân tích hàng loạt dữ liệu trên qui mô lớn vào việc nghiên cứu văn hoá con người. Tại đây, qua ống kính của dữ liệu lịch sử đã được số hoá. thay vì qua ống kính của hệ gien. Điều tuyệt vời về văn hoá học là ai cũng có thể thực hiện được nó. Tại sao mọi người đều có thể thực hiện? Mọi người đều có thể làm điều đó là nhờ ba người , Jon Orwant, Matt Gray và Will Brockman của Google nhìn thấy bản đồ mẫu của Ngram Viewer, và nói rằng "Cái này thật hay! Chúng ta phải làm thứ này cho mọi người dùng." Thế là trong chỉ hai tuần -- hai tuần trước khi bài luận văn của chúng tôi hoàn thành -- họ đã lập trình một phiên bản của NGram Viewer cho công chúng. Bạn có thể đánh một từ nào đó mà bạn thích và xem n-gram của nó ngay lập tức -- và cũng có thể xem ví dụ của tất cả các cuốn sách khác nhau mà n-gram xuất hiện trong đó. JM : Nó được sử dụng hơn một triệu lần vào ngày đầu tiên, và đây thực sự là câu chất vấn hay nhất. Người ta muốn cố gắng hết sức, bước bước chân chắc nhất về phía trước. Nhưng hoá ra vào thế kỉ 18, người ta không hề thực sự quan tâm đến điều đó . Họ không muốn là "best", họ chỉ muốn là "beft". Dĩ nhiên thật ra đó chỉ là một lỗi chính tả. không có gì to tát cả, chỉ là S từng được viết theo cách khác, gần giống chữ F. Dĩ nhiên, Google lúc đó đã không để ý đến điều này, nên chúng tôi đã viết về điều đó trong một bài báo cáo khoa học. Nhưng hoá ra đây chỉ là một sự nhắc nhở rằng dù có hay đến đâu chăng nữa thì khi bạn tìm cách hiểu những biểu đồ này, bạn phải vô cùng cẩn thận, và bạn phải áp dụng những chuẩn mực nền tảng trong khoa học. ELA : Người ta dùng phương pháp này cho đủ thứ mục đích hài hước. (Tiếng cười) Thực ra chúng tôi không nhất thiết phải nói, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn xem tất cả những bức hình này và giữ yên lặng. Người này muốn biết về lịch sử của sự giận dữ. Có rất nhiều loại giận dữ. Nếu bạn bị vấp chân, đó sẽ là một chữ A "argh". Nếu trái đất bị xâm chiếm bởi người Vogons để làm đường giữ thông tin liên lạc giữa các vì sao. đó sẽ là tám chữ A "aaaaaaaarg" Người này nghiên cứu tất cả "arghs" từ một cho đến tám chữ "A". Và kết quả là Từ "arghs" với ít chữ A tất nhiên tương ứng với những thứ gây nhiều tức giận hơn. ngoại trừ trong những năm đầu của thập niên 80, thật kì lạ! Chúng tôi cho rằng điều này có lẽ có liên quan đến Reegan. (Tiếng cười) JM: Có rất nhiều cách sử dụng dữ liệu này, nhưng điều mấu chốt là hồ sơ lịch sử đang được số hoá. Google đã số hoá 15 triệu cuốn sách. Đó là 12 phần trăm của tất cả những cuốn sách đã từng được xuất bản. Đó là một tảng lớn đáng kể của văn hoá loài người. Còn rất nhiều của nền văn hoá: nào là những bản viết tay, nào là báo chí, nào là những thứ không phải là chữ mà là nghệ thuật và những bức tranh. Những thứ này tình cờ lại có trong máy tính của chúng ta, trên những chiếc máy tính trên khắp thế giới. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ thay đổi cách chúng ta hiểu về quá khứ, hiện tại và nền văn hóa con người. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một nhà tiếp thị cải cách, và bây giờ tôi làm việc về vấn đề phát triển quốc tế. Vào tháng mười, tôi trải qua một khoảng thời gian ở Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô, đất nước lớn [thứ hai] châu Phi. Trên thực tế, đất nước này lớn gần bằng Tây Âu, nhưng mà chỉ có 300 dặm đường nhựa. Cộng Hòa Công Gô là một nơi đầy nguy hiểm. Trong 10 năm qua, năm triệu người đã chết do chiến tranh ở phía Đông. Nhưng chiến tranh không phải là lý do duy nhất làm cho cuộc sống ở Cộng Hòa Công Gô trở nên khó khăn, Cũng còn có rất nhiều vấn đề về sức khỏe nữa. Trên thực tế, tỷ lệ lan truyền HIV là 1.3 phần trăm trong những người trưởng thành. Điều này nghe không giống như một số lượng lớn, nhưng trong một đất nước với 76 triệu người, nó có nghĩa là 930 ngàn người đã bị lây nhiễm. Và bởi vì cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, chỉ có 25 phần trăm những người này nhận được thuốc chữa trị mà họ cần. Chính vì vậy mà một phần các cơ quan hỗ trợ cung cấp bao cao su với giá thấp hoặc miễn phí. Và thế là trong khi tôi ở Công Gô tôi sử dụng rất nhiều thời gian nói chuyện với mọi người về bao cao su, bao gồm Damien. Ông Damien quản lý một khách sạn ở ngoại ô Kinshasa. Đó là một khách sạn chỉ mở cửa tới nửa đêm, vì vậy nó không phải là một nơi bạn có thể ở. Mà là một nơi những cô gái mại dâm và khách của họ đến. Lúc này Damien đã biết mọi thứ về bao cao su, nhưng ông ta không bán chúng. Ông ta nói chúng không được chuộng. Điều đó không có gì là ngạc nhiên bởi chỉ có 3% người ở Cộng Hoà Công Gô dùng bao cao su. Joseph và Christine, điều hành một nhà thuốc nơi họ bán nhiều loại bao cao su, cho biết rằng bất chấp sự việc các cơ quan hỗ trợ cung cấp bao cao su giá rẻ hoặc miễn phí, và họ cũng có những chiến dịch tiếp thị đi kèm với các loại bao cao su này, nhưng khách hàng vẫn không mua các loại có thương hiệu. Họ thích hàng địa phương. Và với vai trò nhà tiếp thị, tôi thấy tò mò. Và vì thế tôi bắt đầu xem xét hình thức tiếp thị. Và hoá ra là có 3 thông điệp chính mà các cơ quan hỗ trợ sử dụng cho các loại bao cao su này đó là: nỗi sợ hãi, cấp vốn và sự tin tưởng. Họ đặt tên bao cao su là Vive, nghĩa là "sống" hay Trust (Sự tin cậy). Họ gói nó bằng dây ruy băng đỏ để nhắc nhở chúng ta về HIV, và đặt vào những chiếc hộp để nhắc nhở rằng ai đã trả tiền. trương lên các bức hình vợ chồng bạn và nói bạn hãy bảo vệ họ hoặc là nên hành động một cách cẩn trọng. Lúc này đây lại không phải là những thứ mà ai đó nghĩ tới ngay trước khi họ đi mua bao cao su. (Cười) Các bạn nghĩ đến điều gì ngay trước khi đi mua bao cao su? Tình dục! Và các công ty tư nhân bán bao cao su tại những nơi này, họ hiểu điều này. Công tác tiếp thị của họ hơi khác biệt. Tên gọi thì có lẽ không khác nhiều, nhưng hình ảnh thì có. Một vài nhãn hiệu tràn trề ham muốn, và chắc chắn là bao bì rất gây kích thích. Và điều này giúp tôi nghĩ rằng có lẽ các cơ quan hỗ trợ đã bỏ qua một khía cạnh quan trọng của tiếp thị đó là: hiểu được ai là khách hàng. Và rủi thay, đối với các cơ quan hỗ trợ khách hàng hóa ra chính là những người thậm chí không sống trong quốc gia mà họ đang công tác. Mà chính là những người ở quê nhà, những người hỗ trợ cho công việc của họ, những người như thế này. Nhưng nếu những gì mà chúng ta đang nỗ lực thực hiện là ngăn chặn sự lây lan của HIV, thì chúng ta cần suy nghĩ về khách hàng, những người mà cần thay đổi hành vi của họ -- các cặp vợ chồng, thiếu nữ, thanh niên -- những người sống phụ thuộc vào nó. Và vì thế bài học là như sau: Những gì mà bạn đang bán thật sự không phải là vấn đề; mà bạn phải suy nghĩ xem ai là khách hàng của bạn, và các thông điệp mà sẽ khiến họ thay đổi hành vi của mình là gì. Có lẽ điều đó sẽ cứu được cuộc sống của họ. Xin cám ơn (Vỗ tay) Mọi người đều biết bệnh ung thư, nhưng chúng ta thường không nghĩ ung thư là một căn bệnh truyền nhiễm. Loài Tasmanian devil đã cho chúng ta thấy rằng ung thư không chỉ là một căn bệnh truyền nhiễm, mà nó còn có thể đe dọa cả loài tuyệt chủng. Vậy đầu tiên, Tasmanian devil là gì? Nhiều người trong số các bạn có lẽ quen thuộc với Taz, một nhân vật hoạt hình, con vật xoay vòng…vòng…vòng. Nhưng nhiều người không biết đó là con vật có thật, được gọi là Tasmanian devil, và nó là thú ăn thịt có túi lớn nhất trên thế giới. Thú có túi là động vật có vú với chiếc túi giống như loài kangaroo. Cái tên Tasmanian devil xuất phát từ tiếng gào rú rất đáng sợ lúc về đêm của nó phát ra. (Tiếng gào rú) (Tiếng cười) Loài Tasmanian devil phần lớn ăn xác thối, và chúng sử dụng những cái hàm khỏe mạnh và những chiếc răng sắc nhọn của mình để nhai xương của những con vật đang bị thối rữa. Loài Tasmanian devil chỉ được tìm thấy trên đảo Tasmania, đó là một hòn đảo nhỏ nằm ở phía nam của đất liền ở nước Úc. Mặc dù có hình dáng hung tợn, loài Tasmanian devil thực sự là những con vật nhỏ nhắn rất đáng yêu. Trên thực tế, lớn lên trên đảo Tasmania, chúng tôi luôn thích thú khi chúng tôi có dịp trông thấy một con Tasmanian devil trong hoang dã. Nhưng số lượng loài Tasmanian devil liên tục trải qua sự sụt giảm nhanh cực kỳ. Thực tế, có một mối lo ngại là chủng loài này có thể đi đến tuyệt chủng ở nơi hoang dã trong vòng 20 đến 30 năm. Và lý do của việc đó là sự nổi lên của một căn bệnh mới, bệnh ung thư truyền nhiễm. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1996 khi một nhà nhiếp ảnh về đời sống hoang dã đã chụp được tấm hình này của một con Tasmanian devil có một khối u lớn trên mặt. Vào lúc đó, điều này được cho là xảy ra chỉ một lần. Động vật cũng giống như con người đôi khi cũng bị những khối u lạ. Tuy nhiên, lúc này chúng tôi tin rằng đây là lần chứng kiến đầu tiên về một căn bệnh mới, mà bây giờ là một bệnh dịch lây lan ra toàn đảo Tasmania. Căn bệnh này được thấy đầu tiên ở phía đông bắc của đảo Tasmania vào năm 1996 và đã lan truyền khắp Tasmania như một làn song khổng lồ. Bây giờ chỉ còn một phần nhỏ số lượng của loài này là chưa bị lây nhiễm Căn bệnh này xuất hiện đầu tiên như những khối u, thường thường nằm trên mặt hoặc bên trong miệng của những con Tasmanian devil bị nhiễm. Những khối u này chắc hẳn phát triển thành những khối u lớn hơn như những cái này đây. Và hình ảnh tiếp theo tôi sắp chiếu lên thì rất kinh khủng. Nhưng chắc chắn là những khối u này phát triển thành những khối u to và lở loét như khối u này. Hình ảnh này đặc biệt khắc sâu trong tâm trí tôi, vì đây là trường hợp đầu tiên chính tôi tận mắt chứng kiến. Và tôi nhớ nỗi kinh hoàng đó khi nhìn thấy con devil cái nhỏ này bị khối u lỡ loét to lớn và hôi thối bên trong miệng đã phá hủy hoàn toàn hàm dưới của nó. Nó đã không ăn được trong nhiều ngày. Những con giun kí sinh thì bơi trong ruột nó. Những khối u nhỏ khác đã làm cơ thể của nó thủng lỗ chỗ. Song, nó đang nuôi 3 con Tasmanian devil nhỏ trong túi. Tất nhiên là chúng cũng đã chết cùng với mẹ chúng. Chúng còn quá nhỏ nên không thể sống sót mà không có mẹ. Thực tế là, ở khu vực nơi nó xuất hiện, hơn 90% số lượng loài Tasmanian devil đã chết vì căn bệnh này. Các nhà khoa học trên thế giới đã bị thu hút bởi căn bệnh này, căn bệnh ung thư truyền nhiễm này mà lây lan ra toàn loài Tasmanian devil. Và chúng tôi lập tức nghĩ ngay đến bệnh ung thư cổ ở phụ nữ do một con vi rút lây lan, và bệnh dịch AIDS mà có liên quan với nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Tất cả bằng chứng làm cho chúng tôi nghĩ bệnh ung thư của loài devil này do một con vi rút lây lan. Tuy nhiên, bây giờ tôi sẽ nói cho các bạn biết là chúng tôi biết căn bệnh này không phải lây lan do vi rút. Trên thực tế, tác nhân truyền nhiễm của bệnh ung thư này là cái gì đó còn có hại hơn, và cái gì đó trước đây chúng ta chưa từng nghĩ đến. Nhưng để tôi giải thích đó là gì, trước hết tôi cần dành vài phút để nói rõ hơn về bản thân căn bệnh ung thư. Ung thư là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Trong số 3 người thì 1 người ở phòng này sẽ phát bệnh ung thư ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Chính tôi đã được cắt bỏ một khối u trong ruột già khi tôi chỉ mới 14 tuổi. Ung thư xảy ra khi một đơn bào bên trong cơ thể bạn giành được một loạt những biến đổi ngẫu nhiên ở những gien quan trọng, mà làm cho tế đó bắt đầu sản sinh ra nhiều và nhiều và nhiều bản sao của chính nó. Nghịch lý thay, khi đã hình thành, quá trình chọn lọc tự nhiên lại tạo điều kiện cho ung thư tiếp tục phát triển. Quá trình chọn lọc tự nhiên là sự sống sót của cá thể thích nghi. Và khi bạn có một lượng tế bào ung thư phân chia nhanh, nếu một trong số chúng chiếm được những biến đổi mới mà khiến chúng phát triển nhanh hơn, sẽ lấy đi chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, xâm chiếm cơ thể, thì chúng là được chọn bởi sự tiến hóa. Đó là lý do tại sao ung thư là một trong những căn bệnh khó chữa trị như vậy. Nó tiến hóa. Cho nó một loại thuốc, và những kháng tế bào sẽ phát triển trở lại. Một sự thật kinh ngạc là, trong môi trường thuận lợi và những chất dinh dưỡng thích hợp, một tế bào ung thư có khả năng phát triển mãi mãi. Tuy nhiên, ung thư buộc phải sống bên trong cơ thể của chúng ta, và tiếp tục phát triển, nó lây lan khắp cơ thể và ăn dần ăn mòn mô của chúng ta, dẫn đến cái chết của bệnh nhân ung thư và cũng dẫn đến cái chết của chính nó. Vì vậy ung thư có thể được coi như một dạng sống lạ, thời gian sống ngắn, và tự tiêu diệt -- một ngõ cụt của sự tiến hóa. Nhưng đó là cái mà bệnh ung thư của loài Tasmanian devil có được sự thích nghi tiến hóa đáng kinh ngạc. Và câu trả lời đến từ việc nghiên cứu ADN của bệnh ung thư loài Tasmanian devil. Đây là công việc của nhiều người, nhưng tôi sẽ giải thích công việc này thông qua một cuộc thí nghiệm mà tôi đã thực hiện cách đây vài năm. Trang kế tiếp sẽ ghê rợn đấy. Đây là Jonas. Nó là một con Tasmanian devil chúng tôi đã tìm thấy với một khối u lớn trên mặt. Là một nhà di truyền học, tôi luôn thích thú xem ADN và những sự biến đổi. Vì vậy tôi đã nhân cơ hội này để thu thập một số mẫu từ khối u của Jonas và một số mẫu từ những bộ phận khác trên cơ thể nó. Tôi lấy những mẫu này trở về phòng thí nghiệm. Tôi đã chiết ADN từ những mẫu này. Và khi tôi nhìn vào chuỗi ADN này, và so sánh chuỗi ADN từ khối u của Jonas với từ bộ phận còn lại của cơ thể nó tôi đã khám phá ra rằng chúng có mô tả sơ lược gien hoàn toàn khác. Thực ra là, Jonas và khối u của nó khác với nhau như bạn và người ngồi bên cạnh bạn. Vần đề mà điều này nói với chúng ta là khối u của Jonas đã không sinh ra từ tế bào của chính cơ thể nó. Trên thực tế, việc mô tả sơ lược gien đã cho chúng tôi biết khối u này của Jonas có lẽ đã sinh ra đầu tiên từ tế bào của con Tasmanian devil cái -- và rõ ràng Jonas là một con đực. Vậy thì tại sao khối u xuất hiện từ tế bào của cá thể khác lại đang phát triển trên măt của Jonas? Bước đột phá tiếp theo đến từ việc nghiên cứu trên hàng trăm căn bệnh ung thư của loài Tasmanian devil trên khắp đảo Tasmania. Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả những căn bệnh ung thư này đều có cùng ADN. Nghĩ kỹ thêm một chút. Điều đó có nghĩa là tất cả những căn bệnh ung thư này thực chất là cùng một bệnh ung thư trước kia đã phát sinh từ một cá thể devil, chúng thoát ra từ cơ thể con devil đầu tiên đó và lan rộng ra toàn số lượng loài Tasmanian devil. Nhưng làm thế nào mà bệnh ung thư có thể lan ra toàn loài> Rồi mảnh ghép của cuối cùng của bức tranh cũng đã đến khi chúng tôi nhớ tới những con devil cư xử như thế nào khi chúng gặp nhau ở nơi hoang dã. Chúng hay cắn lẫn nhau, rất hung dữ và thường là ở trên mặt. Chúng tôi nghĩ rằng những tế bào ung thư thoát ra khỏi khối u và lẫn vào nước bọt. Khi một con devil này cắn một con devil khác, theo tự nhiên nó lây nhiễm những tế bào ung thư sống qua con devil đó, vì vậy khối u tiếp tục phát triển. Vậy nên bệnh ung thư của con Tasmanian devil này có lẽ là bệnh ung thư gốc. Nó không buộc phải sống bên trong cơ thể, nơi làm cho nó lớn lên. Nó lan truyền ra khắp số lượng loài, có những sự biến đổi cho phép nó tránh được hệ thống miễn dịch, và nó là căn bệnh ung thư duy nhất mà chúng ta biết đang đe dọa toàn bộ loài tuyệt chủng. Nhưng nếu căn bệnh này có thể xảy ra ở loài Tasmanian devils, thì tại sao nó không xảy ra ở loài động vật khác hoặc thậm chí là con người? Câu trả lời là có xảy ra. Đây là Kimbo. Nó là một con chó thuộc sở hữu của một gia đình ở Mombasa thuộc Kenya. Năm ngoái, chủ của nó để ý thấy những giọt máu chảy ra từ bộ phận sinh dục của nó. Bà ấy đã dẫn nó đến bác sĩ thú y và người bác sĩ thú y đó đã khám phá ra một thứ rất ghê tởm. Và nếu như các bạn hay dễ buồn nôn thì bây giờ xin hãy nhìn sang chổ khác. Ông ấy đã khám phá ra cái này, một khối u lớn đang chảy máu ở phần gốc dương vật của con Kimbo. Bác sĩ thú y đó đã chuẩn đoán đây là khối u bị lây chuyền qua đường sinh dục, bệnh ung thư lây qua đường sinh dục làm ảnh hưởng đến loài chó. Và như là bệnh ung thư của loài Tasmanian devil dễ lây nhiễm nhờ sự lan truyền tế bào sống, thì bệnh ung thư ở loái chó cũng vậy. Nhưng bệnh ung thư của con chó này rất đáng chú ý, vì nó lây lan ra toàn thế giới. Và thực tế, những tế bào tương tự đang ảnh hưởng đến con Kimbo ở đây cũng đang gây ảnh hưởng đến những con chó ở thành phố New York, ở những ngôi làng trên dãy núi Himalaya, và ở vùng xa xôi hẻo lánh của nước Úc. Chúng tôi cũng tin rằng căn bệnh ung thư này có lẽ đã có từ rất lâu. Thực tế là, việc mô tả sơ lược gien nói lên rằng nó có lẽ nó đã mười ngàn năm tuổi, tức là bệnh ung thư này có lẽ đã xuất hiện đầu tiên từ tế bào của một con chó sói sống dọc theo vùng Neanderthals. Bệnh ung thư này rất đáng để ý. Nó là một dạng sống bắt nguồn từ động vật có vú mà chúng ta biết được. Nó là di tích sống của quá khứ xa xôi. Vì vậy chúng tôi thấy rằng căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều loài động vật. Những căn bệnh ung thư cũng có thể lây nhiễm giữa người với người chăng? Đây là câu hỏi đã thu hút Chester Southam, một bác sĩ về ung thư ở những năm 1950. Và ông ấy đã quyết định thử nghiệm căn bệnh này bằng cách cố ý tiêm bệnh ung thư vào con người từ một người khác. Và đây là một bức ảnh về tiến sĩ Southam năm 1957 đang tiêm bệnh ung thư vào một người tình nguyện, trong trường hợp này là một tù nhân của nhà lao bang Ohio. Hầu hết những người được tiến sĩ Southam tiêm đều không phát triển bệnh ung thư từ tế bào được tiêm. Nhưng một số lượng nhỏ trong số họ đã phát triển bệnh ung thư, và họ hầu hết là những người đang ốm -- mà hệ thống miễn dịch có vẻ như đã thỏa hiệp với căn bệnh. Thí nghiệm này nói với chúng ta rằng, bỏ qua những vấn đề về đạo đức, đó là… (Tiếng cười) những căn bệnh ung thư hầu như rất hiếm lây truyền trong con người. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nào đó, nó có thể xảy ra. Và tôi nghĩ rằng đây là điều các bác sĩ chuyên khoa về ung thư và các bác sĩ nghiên cứu về dịch bệnh nên quan tâm đến trong tương lai. Cuối cùng, bệnh ung thư là kết quả không thể tránh khỏi của khả năng phân chia và thích nghi với môi trường của tế bào. Nhưng nó không có nghĩa là chúng ta sẽ từ bỏ hi vọng đấu tranh chống bệnh ung thư. Trên thực tế, tôi tin rằng, với vốn kiến thức về quá trình tiến hóa phức tạp làm bệnh ung thư phát triển, chúng ta có thể đánh bại bệnh ung thư. Mục đích của riêng tôi là tiêu diệt bệnh ung thư Tasmananian devil. Chúng ta hãy ngăn chặn loài Tasmanian devil trở thành loài động vật đầu tiên bị tuyệt chủng bởi ung thư. Cảm ơn. (Vỗ tay) Nhìn chung có một hiện tượng về nhân khẩu đang diễn ra. Và nước nào có tỉ lệ vượt ngưỡng 50% là dân đô thị nghĩa là nền kinh tế đã chạm mức đỉnh. Hiện nay thế giới là bản đồ kết nối. Trước đây thì Paris, London và New York là các thành phố lớn nhất. Giờ đây, phương Tây đã không còn nổi lên như trước nữa. Các số liệu tổng thể đã vượt mức. Thật sự chuyện gì đang diễn ra thế này? Vâng, các làng mạc trên khắp thế giới đang trong cảnh vườn không nhà trống. Tại sao vậy? Sự thật không hề lãng mạn tí nào là -- và không khí đô thị khiến bạn cảm thấy tự do (như trong bài hát Downtown) ở Đức thời kỳ Phục Hưng mọi người vẫn nói thế. Thế là một số người chuyển tới những nơi như Thượng Hải, nhưng đa phần là chuyển đến các thành phố nhảy dù đầy tính thẩm mỹ. Và họ không phải những người bị nghèo đói hành hạ mà là những người muốn thoát khỏi đói nghèo càng nhanh càng tốt. Họ là những nhà thầu và nhà thiết kế tài ba. Họ sống một cuộc sống đô thị sôi động, trong cơ sở hạ tầng tự phát. Mumbai đóng góp 1/6 GDP của Ấn Độ. Người dân địa phương không ngừng cải thiện cuộc sống với sự giúp đỡ hiếm hoi từ chính phủ. Giáo dục là vấn đề chính tại các thành phố. Trên đường phố ở Mumbai có những gì? Al Gore là người tường tận hơn ai hết. Nói chung, đường phố Mumbai rất náo nhiệt với mọi hoạt động diễn ra. Tại các thành phố nhảy dù không có chuyện thất nghiệp đâu nhé. Ai cũng ra sức làm việc. 1/6 nhân loại ở đó. Và con số đó sẽ sớm tăng lên. Đây là điểm nút thứ nhất trong câu chuyện. Các thành phố đã tháo ngòi quả bom dân số. Và đây là điểm nút thứ hai. Đó là tin tốt đến từ vùng trung tâm thành phố. Các vì sao đã tỏa sáng xuống sự sống trên trái đất hàng tỷ năm qua. Và giờ chúng ta đang tỏa sáng rọi lên đó. Xin cảm ơn. Vâng, tôi chỉ muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của tôi. Tôi đã có thời gian dài dạy người lớn về sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và vẽ vô định ở nơi làm việc. Và rất tự nhiên, tôi gặp phải rất nhiều sự phản kháng, bởi vì nó bị coi như là phản tri thức và đối lập với việc học hành nghiêm túc. Nhưng tôi không đồng ý với quan điểm đó, bởi vì tôi biết được rằng vẽ vô định có một ảnh hưởng rất sâu sắc đến cách chúng ta xử lý thông tin và cách chúng ta giải quyết vấn đề. Vì vậy tôi rất tò mò là tại sao lại có sự tách rời giữa cái cách mà cộng đồng chúng ta nhìn nhận về vẽ vô định và cái cách mà thực tế chỉ ra. Do đó, tôi đã phát hiện một vài điều rất thú vị. Ví dụ, không có những điều như định nghĩa mơ hồ về từ doodle (vẽ vô định). Vào thế kỷ 17, từ doodle (vẽ vô định) được xem là ngốc nghếch hay là trò đùa -- như trong Yankee Doodle. Trong thế kỷ 18, nó trở thành một động từ, và có nghĩa là lừa đảo, nhạo báng hay là đùa cợt mọi người. Đến thế kỷ 19, nó có nghĩa là một chính trị gia thối nát. Và ngày nay, chúng ta có một định nghĩa có thể được xem là phổ biến nhất, ít nhất là theo tôi nghĩ, là như thế này: Một cách chính thức, vẽ vô định có nghĩa là giết thời gian, bỏ phí thời gian, mất thì giờ, để tạo ra những nét nguệch ngoạc không ý nghĩa, để làm việc gì đó hầu như không có giá trị, không đem lại lợi ích và không có ý nghĩa, và -- theo cách của cá nhân tôi -- để làm "không gì cả". Mọi người không thích vẽ vô định trong khi làm việc là một điều hiển nhiên. Làm "không gì cả" trong khi làm việc là đồng nghĩa với việc tự hủy hoại; nó hoàn toàn không phù hợp. (Cười) Hơn thế nữa, tôi đã nghe những câu huyện kinh khủng từ những người bị giáo viên quở mắng, dĩ nhiên, là bởi vì họ vẽ vô định khi đang học. Và những người bị lãnh đạo phê bình đã vẽ vô định khi đang họp. Có một quan điểm văn hóa rất mạnh mẽ chống lại vẽ vô định trong phạm vi mà chúng ta cho là học một cái gì đó. Và thật không may mắn, xu hướng chung là ủng hộ quan điểm này khi người ta báo cáo về một hình ảnh vẽ vô định của một người quan trọng tại một phiên điêu trần hay tương tự -- họ thường hay sử dụng những từ như "phát hiện ra" "bắt được", hay là "tìm thấy" như thể có một vài hành vi phạm tội đã được cấu thành. Và hơn thế nữa, có một sự ác cảm đối với vẽ vô định -- cảm ơn, Freud. Vào thập niên 1930, Freud đã chỉ ra tất cả rằng bạn có thể phân tích tinh thần của mọi người dựa vào những nét vẽ kỳ quặc của họ. Điều này không hoàn toàn chính xác, nhưng nó đã đúng với trường hợp của ông Tony Blair tại Diễn đàn Davos năm 2005, khi những nét vẽ kỳ quặc của ông ấy, dĩ nhiên, "được phát hiện ra" và từ đó ông ấy đã bị gán với những điều này. Bây giờ, hóa ra đó là những nét vẽ của Bill Gates. (Cười) Và Bill, nếu bạn ở đây, không có ai nghĩ bạn là người hoang tưởng tự đại cả. Nhưng điều đó thực sự đã khiến mọi người không muốn chia sẻ những nét vẽ kỳ quặc của họ. Và đây là sự thỏa thuận thực sự. Nó là những gì tôi tin tưởng. Tôi nghĩ rằng văn hóa của chúng ta tập trung quá vào thông tin lời nói mà chúng ta hầu như không nhận thấy giá trị của việc vẽ vô định. Và tôi không đồng ý với điều này. Vì vậy, với những gì tôi biết, tôi nghĩ rằng cần phải lên tiếng, Tôi có mặt ở đây để đem tất cả chúng ta đến với sự thật. Và đây là sự thật: Vẽ vô định là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ, và nó là một công cụ mà chúng ta cần để nhớ và học lại. Do đó, đây là một định nghĩa mới cho việc vẽ vô định. Và tôi hy vọng, có một người nào đó ở đây đến từ The Oxford English Dictionary, bởi vì tôi muốn nói chuyện sau buổi này. Đây là một định nghĩa thực sự: Vẽ vô định là tạo ra những nét vẽ hay ký tự một cách tự nhiên để giúp người ta suy nghĩ. Đó là lý do tại sao hàng triệu người hay vẽ vô định. Đây là một sự thật thú vị khác về vẽ vô định: Những người vẽ vô định khi phải tiếp xúc với thông tin lời nói sẽ tiếp thu được nhiều hơn so với những người không vẽ. Chúng ta cho rằng vẽ vô định là điều gì đó bạn làm khi bị mất tập trung, nhưng thực ra đó là một phương pháp để ngăn chặn sự mất tập trung. Hơn nữa, nó có một ảnh hưởng sâu sắc đến giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và quá trình xử lý thông tin theo chiều sâu. Có bốn cách mà người học tiếp thu thông tin rồi từ đó có thể đưa ra quyết định. Đó là nhìn, nghe, đọc, viết và vận động cảm giác. Bây giờ để chúng ta thực sự nghiền ngẫm thông tin và làm một điều gì đó với nó, Chúng ta phải kết hợp ít nhất là hai trong những phương pháp này, hoặc là chúng ta phải kết hợp một trong những phương pháp ấy thành cặp với một trải nghiệm cảm xúc. Đóng góp to lớn của vẽ vô định là nó đã kết hợp tất cả 4 phương pháp cùng một lúc với khả năng về trải nghiệm cảm xúc Đây là một đóng góp đầy ý nghĩa đối với một hành vi được xem là "không làm gì cả" Quả là đáng xấu hổ, nhưng nó đã làm tôi gào lên khi khám phá ra điều này. Vì vậy, người ta đã tiến hành những nghiên cứu có tính nhân loại học vào việc khai thông những hoạt động mỹ thuật của trẻ em, và kết quả tìm thấy xuyên suốt thời gian và không gian là tất cả trẻ em thể hiện sự phát triển giống nhau về lô gích hình ảnh khi chúng lớn. Nói một cách khác, trẻ em có cùng một phương thức phát triển về ngôn ngữ hình ảnh xảy ra trong một trật tự có thể đoán được. Và tôi nghĩ đó là điều thật là khác thường. Tôi cho rằng điều đó có nghĩa vẽ vô định là bản năng tự nhiên của chúng ta và chúng ta đơn giản là đang không thừa nhận bản năng này. Và cuối cùng, tuy nhiều người đã không dám nói ra nhưng vẽ vô định là một tiền thân đối với một vài giá trị văn hóa lớn nhất của chúng ta. Và đây là một ví dụ: Đây là bản phác của kiến trúc sư Frank Gehry về Guggenheim ở Abu Dhabi Và đây là điều tôi muốn nói: Thay vì, loại bỏ việc vẽ vô định ra khỏi mọi tình huống từ một lớp học, một phòng họp hay là ngay cả phòng tác chiến. Ngược lại, vẽ vô định nên được đề cao trong chính những tình huống đó khi mà mật độ thông tin rất dày đặc và nhu cầu để xử lý những thông tin đó là rất cao Và tôi sẽ giải thích cho các bạn thấy nhiều hơn. Bởi vì việc vẽ vô định là rất dễ dàng và nó không đáng sợ như một môn nghệ thuật, nó có thể được xem như là một cánh cửa qua đó chúng ta đưa mọi người đến một bậc cao hơn về kỹ năng hình ảnh. Các bạn thân mến, vẽ vô định chưa bao giờ là kẻ gây hại cho tư duy trí tuệ. Thực ra, nó chính là một trong những trợ thủ đắc lực nhất. Xin chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày 13 tháng 6 năm 2014 bắt đầu như một thứ sáu bình thường tại bệnh viện Redemption ở Monrovia, thủ đô Liberia. Redemption là bệnh viện công miễn phí lớn nhất trong thành phố. Chúng tôi được kêu gọi để phục vụ hàng trăm nghìn người. Lúc cao điểm, nó tạo áp lực lên nguồn lực của chúng tôi. Trợ cấp hàng tháng hết trong vòng vài tuần, và bệnh nhân không có giường nằm phải ngồi trên ghế. Mùa hè đó, chúng tôi có một y tá đã bị ốm một thời gian. Bệnh đủ nặng để nhập viện chúng tôi. Nhưng việc điều trị đã không có tác dụng với cô; Triệu chứng của cô tệ hơn: tiêu chảy, đau bụng cấp, sốt và rất yếu. Ngày thứ sáu đó, cô khởi phát suy liệt hô hấp cấp tính, và mắt cô ngầu đỏ. Một trong các bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật tổng quát, nghi ngờ tình trạng bệnh của cô. Ông nói triệu chứng của cô giống với bệnh Ebola. Chúng tôi tiếp tục giám sát cô, chúng tôi cố gắng giúp cô. Chúng tôi điều trị cho cô bệnh sốt rét, thương hàn và viêm dạ dày. Chúng tôi không biết bệnh đó, nhưng sau đó đã quá muộn. Sáng hôm sau, tôi vào kiểm tra bệnh nhân của mình. Tôi có thể nói bằng cách nhìn vào mắt cô rằng cô đang rất sợ hãi. Tôi gắng an ủi cô, nhưng chẳng bao lâu sau... cô ấy chết vì Ebola. Với tôi, cái chết của cô rất cá nhân. Nhưng nó chỉ là bắt đầu. Một quả bom sinh học thực sự đã phát nổ. Nhưng tin tức lan nhanh hơn cả virus, và sự hoảng loạn trải khắp bệnh viện. Tất cả bệnh nhân bỏ chạy. Sau đó, tất cả y tá và bác sĩ bỏ chạy. Đây là bắt đầu của trận sóng thần y khoa của chúng tôi -- virus Ebola hủy diệt nó để lại một vết sẹo không mờ trong lịch sử nước tôi. Tôi không được đào tạo về nó. Tôi chỉ mới tốt nghiệp trường y hai năm trước. Thời điểm đó, Toàn bộ kiến thức của tôi về Ebola đến từ một bài viết một trang. Tôi đã đọc được ở trường y. Tôi nhận thức được bệnh này rất nguy hiểm, Một trang này cũng đủ thuyết phục tôi chạy khỏi bệnh viện, vào thời khắc mà tôi nghe về ca bệnh Ebola. Nhưng cuối cùng khi nó xảy ra, tôi đã ở lại và quyết định cứu chữa. Và rất nhiều chuyên gia y tế can đảm khác cũng làm vậy. Nhưng chúng tôi đã phải trả một cái giá đắt. Rất nhiều người và chuyên gia y tế có rủi ro nhiễm bệnh cao. Nó có nghĩa là 21 ngày tính cho khả năng bị bệnh hoặc chết. Hệ thống y tế của chúng tôi rất yếu, nhân viên y tế thì thiếu kỹ năng và đào tạo. Trong nhiều tuần và tháng sau đó, nhân viên y tế chịu ảnh hưởng bởi bệnh Ebola. Hơn 400 y tá, bác sĩ và chuyên gia y tế khác bị nhiễm bệnh. Không may, bạn tôi, bác sĩ phẫu thuật đại cương người nhận ra đúng triệu chứng của ca bệnh đầu tiên đó trở thành một trong những nạn nhân. Ngày 27 tháng 7, tổng thống Liberia áp đặt sự cách ly cho những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bà đóng cửa tất cả trường học và trường đại học và ngừng các sự kiện cộng đồng lớn. Bốn ngày sau đó, Lực lượng hòa bình của Mỹ rời Liberia, Siera Leone và Guinea vì bệnh Ebola. Vào tháng tám, sáu tuần sau khi nữ y tá chết, hàng trăm người đã chết vì bệnh này mỗi tuần. Người chết ở khắp các đường phố. Nhiều tháng sau đó, Tây Phi đã mất đi hàng nghìn người vì Ebola. Tháng tám, tôi tham gia một đội để thiết lập cơ sở điều trị Ebola tại bệnh viện JFK ở Monrovia. Tôi phụ trách quản lý cơ sở điều trị Ebola thứ hai trong thành phố. Cơ sở của chúng tôi đem hi vọng tới hàng nghìn bệnh nhân, gia đình và cộng đồng. Tôi không chỉ mang đến sự chăm sóc, mà tôi đối mặt với Ebola. Sống mỗi ngày với rủi ro cao nhiễm bệnh Ebola trong đợt bùng phát tệ hại nhất là trải nghiệm tệ nhất của tôi. Tôi bắt đầu đếm số 21 ngày mỗi ngày. Tôi sống mỗi giây phút dè trước triệu chứng bệnh này. Tôi đo nhiệt độ cơ thể nhiều lần. Tôi tắm với nước khử trùng clo, cô đặc hơn được khuyên dùng. Tôi khử trùng điện thoại, quần, tay và xe ô tô của tôi. Quần áo của tôi bị tẩy trắng. Những ngày đó bạn chỉ có một mình, mọi người sợ chạm vào người khác. Mọi người được xem như một lây nhiễm tiềm ẩn. Chạm vào có thể làm họ bị bệnh. Tôi bị nhạo báng. Nhưng nếu đó là những gì với tôi, người không có triệu chứng gì, hãy tưởng tượng những gì với người mà thực sự có triệu chứng, người mà bị Ebola. Chúng tôi biết rằng để điều trị Ebola thành công, chúng tôi phải tạm dừng một số quy tắc xã hội thông thường. Tổng thống thông báo một tình trạng khẩn cấp vào tháng tám và tạm ngừng một số quyền lợi. Cảnh sát quốc gia thậm chí hỗ trợ công việc của chúng tôi đối phó với Ebola Vào tháng hai, 2015, các thành viên băng đảng đến cho việc cách ly trong cơ sở cách ly Ebola của chúng tôi. Họ cũng được biết đến như VIP Boys của Monrovia, những người nghiện thuốc nhẹ đáng sợ mà sự có mặt của họ có thể gây ra một mỗi sợ khủng khiếp, mặc dù họ không thể hợp phát mang súng. Họ trải qua thời gian cách ly 21 ngày trong cơ sở chúng tôi và không bị bắt. Chúng tôi đã nói với cảnh sát, "Nếu các anh bắt giữ họ ở đây, họ sẽ dừng việc đến đây, họ sẽ không được điều trị. Và virus Ebola sẽ tiếp tục lan rộng." Cảnh sát đồng ý, và chúng tôi có thể điều trị cho VIP Boys, và họ đã không phải lo lắng về việc bị bắt trong khi ở đây. Suốt cuộc bùng phát, Tây Phi có gần 29,000 ca bệnh. Hơn 11,000 người chết. Trong đó có 12 đồng nghiệp của tôi tại bệnh viện John F.Kennedy ở Monrovia. Tháng sáu, 2016, chính xác 23 tháng sau khi bệnh nhân Ebola đầu tiên chết, Liberia thông báo đợt bùng phát của nó kết thúc. Chúng tôi đã nghĩ khi cuộc bùng phát kết thúc, các vấn đề cũng kết thúc. Chúng tôi đã hi vọng cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Hiện tại có hơn 17,000 người sống sót ở Tây Phi. Những người thực sự đã bị nhiễm virus Ebola, đã trải qua nó và sống sót. Chúng tôi tính tỉ lệ sống sót như một thành công: Kết thúc nỗi đau cho bệnh nhân và mang niềm vui cho các gia đình. Mỗi người rời cơ sở là một khoảng khắc hoan hỉ. Ít nhất chúng tôi đã nghĩ vậy. Mô tả đúng nhất của khoảng khắc rời viện và một cái liếc mắt hiếm hoi khi đó chỉ rõ cuộc sống sau Ebola của chúng tôi được diễn tả sinh động bằng lời của bạn tốt nhất của tôi và bác sĩ Philip Ireland, trong cuộc phỏng vấn với "The Times". Ông nói tại thời điểm ông ra viện, "Có rất nhiều người ở bệnh viện JFK: gia đình tôi, anh trai tôi, vợ tôi ở đó. Rất nhiều bác sĩ khác cũng ở đó và các nhân viên truyền thông ở đó. Và tôi cảm giác như Nelson Mandela, giống như "Hành trình dài đến tự do," và tôi đi và giơ tay chạm đến thiên đường, cảm ơn Chúa vì cứu sống tôi." Và Philip nói, "Sau đó tôi thấy một thứ khác. Có rất nhiều người đang khóc mọi người hạnh phúc khi thấy tôi. Nhưng khi tôi lại gần bất cứ ai, họ lùi ra xa." Với những người sống sót sau Ebola, xã hội dường như vẫn lùi xa, thậm chí khi họ vật lộn về lại cuộc đời bình thường. Với những người sống sót, cuộc sống có thể so với ca cấp cứu khác. Họ có thể chịu chứng suy khớp và nỗi đau thể xác. Nỗi đau dần giảm đi qua thời gian. Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục chịu những cơn đau bất chợt. Một vài người sống sót bị mù, những người khác bị dị tật thần kinh. Một vài người sống sót chịu sự nhạo báng mỗi ngày theo nhiều cách. Rất nhiều đứa trẻ mồ côi. Một vài người sống sót chịu chứng rối loạn stress sau sang chấn. Và một vài người sống sót thiếu đi cơ hội giáo dục. Thậm chí các gia đình có thể bị chia lìa bởi nỗi sợ Ebola. Không có phương thuốc cho lây nhiễm virus Ebola qua tình dục. Tuy nhiên, có những can thiệp thành công cho việc ngăn ngừa nó. Chúng tôi đã làm vật cật lực về thử nghiệm tinh trùng. tư vấn hành vi, nghiên cứu và khuyến khích tình dục an toàn. Trong năm trước, không có ca nào bị lây nhiễm qua tình dục. Nhưng một vài người nam giới sống sót đã mất vợ trong nỗi sợ họ sẽ bị lây nhiễm Ebola. Đó là lý do các gia đình bị chia rẽ. Một thách thức đáng sợ với bệnh nhân Ebola sống sót là có được chăm sóc y tế đầy đủ. Theo lý thuyết, các dịch vụ y tế công của Liberia là miễn phí. Trên thực tế, hệ thống y tế của chúng tôi thiếu trợ cấp và khả năng để mở rộng chăm sóc tới tất cả các điểm cần thiết. Nhiều người sống sót đã đợi nhiều tháng để phẫu thuật để chữa lành bệnh đục thủy tinh thể. Một vài người phải nhớ lại trải nghiệm kinh hoàng, khi máu họ được thử cho Ebola tại các điểm tiếp nhận. Một vài người sống sót chịu sự tiếp nhận muộn hoặc trì hoãn do sức chứa giường hạn chế. Không có giường nào cho hơn một bệnh nhân. Đây không phải chính sách quốc gia hay quy chế chính thức, nhưng nhiều người vẫn sợ sự trỗi dậy bất chợt của virus Ebola. Hậu quả có thể rất thảm hại. Tôi từng gặp Beatrice, một người sống sót, rất nhiều lần. Cô ấy 26 tuổi. Nhiều thành viên gia đình cô bị lây bệnh, nhưng cô may mắn sống sót. Nhưng từ ngày cô được xuất viện năm 2014 để cổ vũ nhân viên y tế, cuộc sống của cô không bao giờ như cũ. Cô bị mù như di chứng của Ebola. Năm 2014, con của bạn thân tôi mới chỉ hai tháng tuổi, khi cả cha mẹ và em phải nhập vào một cơ sở điều trị Ebola ở Monroniva. May mắn, họ đã sống sót. Con của bạn tôi bây giờ đã gần ba tuổi, nhưng không thể đứng, không thể đi hay nói được. Cậu bé bị chậm phát triển. Có nhiều chịu đựng bị ẩn giấu và nhiều câu chuyện chưa được kể. Những người sống sót sau Ebola xứng đáng có sự hỗ trợ và quan tâm. Cách duy nhất chúng ta có thể đánh bại bệnh dịch này là khi chúng ta chắc thắng trong trận chiến cuối cùng này. Cơ hội tốt nhất của chúng ta là đảm bảo rằng mỗi người sống sót nhận sự chăm sóc đầy đủ tại điểm cần thiết mà không có bất cứ sự nhạo báng và phí tổn nào cho họ. Làm sao xã hội có thể nghĩ nó tự lành khi toàn bộ danh tính của một người được xác định bởi thực tế rằng họ phục hồi từ bệnh Ebola? Một bệnh trước kia mà một người không bị nữa có nên trở thành toàn bộ danh tính của họ, người nhận dạng hộ chiếu của họ phát hiện ra bạn đang đi tìm kiếm chăm sóc y tế ở nước ngoài? Đơn giản thẻ nhận dạng từ chối chăm sóc y tế cho bạn. Hoặc ngăn bạn có mối quan hệ với bạn đời của mình. Hoặc từ chối bạn có một gia đình, bạn bè hay một mái nhà. Hoặc ngăn bạn từ việc làm công việc bình thường của mình, để bạn có thể đặt thức ăn lên bàn hay có một mái nhà trên đầu. Ý nghĩa của quyền sống là gì khi cuộc đời bạn bị che phủ bởi vết nhơ và rào cản để xóa vết nhơ đó? Cho đến khi bạn có câu trả lời tốt hơn tới những câu hỏi này ở Tây Phi, công việc của chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Người Liberia là những người kiên cường. Và chúng tôi biết cách đối mặt với thách thức, thậm chí một thứ hủy diệt. Ký ức đẹp nhất của tôi về đợt bùng phát tâm điểm lên những người mà sống sót, nhưng tôi không thể quên các y tá, bác sĩ, tình nguyện viên và nhân viên vất vả những người chấp nhận rủi ro an toàn của chính họ trong phục vụ nhân loại. Và một vài người thậm chí đã thiệt mạng trong quá trình này. Trong thời gian lây nhiễm tệ hại nhất nó đã giúp chúng tôi tiếp tục hành trình hàng ngày nguy hiểm tới các khu Ebola. Chúng tôi có đam mê cho việc cứu người. Tôi có sợ trong đợt bùng phát Ebola không? Dĩ nhiên là tôi sợ. Nhưng với tôi, cơ hội để bảo vệ an ninh y tế toàn cầu của chúng ta và giữ cộng đồng an toàn ở trong và ngoài nước là một niềm vinh hạnh. Khi nguy hiểm lớn hơn, nhân loại trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi. Cộng đồng y tế toàn cầu làm việc cùng nhau để đánh bại Ebola. và rằng... đó là cách tôi biết rằng chúng ta có thể chiến thắng hậu quả của nó trong trái tim, tâm hồn và cộng đồng của chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi lớn lên trong một gia đình trung lưu, da trắng và không theo đạo vào những năm 1950 tại Mỹ. Điều này nghĩa là được ngắm pháo hoa vào Ngày Quốc Khánh 4/7, cho kẹo hay bị ghẹo vào Halloween và được nhận quà dưới cây thông vào Giáng Sinh. Nhưng theo thời gian, những truyền thống đó trở nên sáo rỗng, chỉ vì mục đích kinh doanh và khiến tôi cảm thấy thật trống rỗng. Vậy nên từ khi còn rất trẻ tôi đã tìm cách để lấp đầy khoảng trống đó để kết nối với thứ gì đó to lớn hơn. Cả thế kỉ, chưa từng có Lễ Trưởng Thành nào trong nhà nên tôi nghĩ mình nên thử một lần. (Tiếng cười) Điều tồi tệ đã xảy ra khi tôi nói chuyện một giáo sĩ Do Thái, ông ấy rất cao, như một vị thần, với mái tóc trắng bồng bềnh, ông hỏi tôi tên đệm của tôi là gì để có thể điền vào biểu mẫu. À vâng, chỉ có thế thôi. (Tiếng cười) Vậy nên dù cầm bút, tôi không hề cảm nhận được sự thân thuộc và tự tin mà mình tìm kiếm. Nhiều năm sau, tôi không thể chịu được ý nghĩ con trai mính lên 13 mà không hề được trải qua một nghi lễ nào. Do đó, tôi nảy ra ý tưởng tổ chức một chuyến đi vào sinh nhật thứ 13 và nói với Murphy rằng tôi sẽ đưa thằng bé tới bất cứ đâu mà nó muốn. Là một đứa trẻ yêu tự nhiên và say mê loài rùa, nó ngay lập tức chọn quần đảo Galapagos. Và khi con gái tôi, Katie, bước sang tuổi 13, tôi và con bé dành hai tuần dưới chân hẻm núi Grand Canyon, nơi mà Katie lần đầu tiên nhận ra rằng mình rất mạnh mẽ và dũng cảm. Kể từ đó, vợ tôi, Ashton, và rất nhiều bạn bè và họ hàng của chúng tôi, đã cho con họ đi du lịch vào sinh nhật lần thứ 13 và mọi người nhận thấy thay đổi tích cực ở cả đứa trẻ và cha mẹ chúng. Tôi không được dạy cách cầu nguyện Nhưng suốt 20 năm qua, chúng tôi vẫn luôn nắm tay nhau trước mỗi bữa ăn. Đó là một khoảng lặng tuyệt vời gắn kết chúng tôi trong khoảnh khắc. Ashton bảo mọi người: "hãy bỏ qua việc siết chặt tay" vì cô ấy không sùng đạo. (Tiếng cười) Vậy nên khi gần đây, khi gia đình bảo tôi hãy làm gì đó với hơn 250 thùng đồ mà tôi thu thập trong suốt cuộc đời, bản năng sáng tạo "nghi lễ" thôi thúc tôi phải làm gì đó. Tôi tự hỏi liệu có thể làm gì đó hơn là "Dọn mình chờ chết". "Dọn mình chờ chết" là thuật ngữ từ Thuỵ Điển chỉ việc dọn sạch tủ tầng hầm và gác mái trước khi chết, để con bạn không phải làm việc đấy sau đó. (Tiếng cười) Tôi có chụp một bức ảnh lũ con tôi mở từng hộp ra và thắc mắc tại sao tôi lại giữ một đống thứ vô dụng như thế. (Tiếng cười) Và rồi tôi tưởng tượng ra việc chúng nhìn vào bức ảnh của tôi và một phụ nữ xinh đẹp và hỏi: "Người này là ai vậy Bố?" (Tiếng cười) Đó là lúc một ý tưởng loé lên trong đầu tôi. Những gì tôi cất giữ không quan trọng bằng câu chuyện đi kèm, thứ đem lại ý nghĩa cho nó. Liệu rằng việc dùng những vật dụng để kể lại câu chuyện có là khởi nguồn của một nghi lễ mới, một nghi lễ - không dành cho trẻ 13, mà những người già hơn? Vì vậy tôi bắt đầu thử nghiệm. Tôi lấy một số thứ ra khỏi thùng, đặt chúng vào một căn phòng, sau đó, tôi mời mọi người đến, mời họ hỏi về bất kì thứ gì hấp dẫn họ. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Một câu chuyện hay đặt nền móng cho một cuộc tranh luận sâu sắc hơn, giúp các vị khách của tôi có được những liên tưởng ý nghĩa hơn đến cuộc sống của mình. Derrius [Quarles] hỏi tôi về cái áo thun hình Leonard Peltier mà tôi thường mặc vào thập niên 80, và buồn thay, không là quá vãng, ngày hôm nay. Cuộc trò chuyện của chúng tôi chuyển hướng nhanh chóng, từ số lượng lớn tù nhân chính trị trong nhà tù Mỹ, tới việc Derrius tự hỏi về di sản của Phong trào Giải phóng Người da đen những năm 60 và cuộc sống của thằng bé sẽ thế nào nếu lớn lên trong thời gian đó, thay vì khoảng 30 năm sau. Vào cuối buổi nói chuyện, Derrius hỏi tôi liệu có thể cho nó cái áo đó. Và việc tặng cái áo cho thằng bé khiến tôi cảm thấy rất tuyệt. Những cuộc nói chuyện này đã tạo ra những điểm chung, đặc biệt là giữa các thế hệ. Tôi nhận ra mình đã mở ra một nơi chốn mà mọi người có thể nói về những thứ thực sự quan trọng với họ. Và tôi nhận ra rằng mình có một sứ mệnh mới - không phải là một gã già nua sắp chết, mà là một người có trách nhiệm tiếp tục tiến bước. Khi tôi lớn lên, phần lớn cuộc sống của mọi người dừng ở tuổi 70. Hiện tại, mọi người sống lâu hơn, và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, việc bốn thế hệ sống cùng nhau là điều bình thường. Tôi 71 tuổi, và nếu may mắn một tí, tôi vẫn còn 20 hay 30 năm phía trước. Cho đi những vật dụng của tôi và chia sẻ nó với bạn bè, người thân, và mong rằng với cả người lạ, có vẻ là cách hoàn hảo để tôi bước vào giai đoạn kế tiếp của cuộc đời. Hoá ra những gì mà tôi cả đời tìm kiếm là: một nghi lễ, thay vì hướng về cái chết, lại mở rộng vòng tay đón nhận mọi điều sắp đến. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tiến lên! (Tiếng vỗ tay) Vài tháng trước, một phụ nữ 40 tuổi tới phòng cấp cứu của một bệnh viện gần chỗ tôi ở. Chị nhập viện trong trạng thái không còn tỉnh táo. Huyết áp chị cao đáng báo động - ở mức 230/170. Trong vài phút, tim chị ngừng đập. Chị được hồi sức cấp cứu, đưa vào trạng thái ổn định, nhanh chóng chuyển qua phòng chụp X-quang cắt lớp ngay bên cạnh phòng cấp cứu, vì các bác sĩ lo rằng có máu đông trong phổi. Và ảnh chụp cắt lớp cho thấy không hề có máu tụ trong phổi, nhưng nó lại cho thấy hai khối bướu trong ngực, có thể nhìn thấy và sờ thấy được - khối u vú đã di căn ra khắp toàn bộ cơ thể. Và bi kịch thật sự ở chỗ, nếu bạn xem xét hồ sơ bệnh án của chị bệnh nhân, chị đã đi khám ở bốn hoặc năm trung tâm y tế khác nhau trong hai năm trở lại đây. Bốn hoặc năm cơ hội để thấy khối u, chạm vào khối u, và can thiệp y tế ở giai đoạn sớm hơn nhiều so với khi chúng tôi gặp chị. Thưa quí vị, đây không phải câu chuyện bất thường gì. Không may mắn là nó xảy ra mọi lúc mọi nơi. Tôi hay đùa là, mà thực ra là nửa đùa nửa thật, là nếu bạn nhập viện với một chiếc cẳng đứt lìa, chả ai sẽ tin bạn cả cho đến khi họ nhận được ảnh chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, hay hội ý với khoa chỉnh hình. Tôi không phải là kẻ sợ công nghệ mới. Tôi dạy ở Đại học Stanford. Tôi là bác sĩ, chữa bệnh bằng những công nghệ tối tân. Nhưng tôi muốn chứng minh cho các bạn thấy trong 17 phút tới là khi ta lược bỏ việc trực tiếp kiểm tra cơ thể, khi y sĩ chuộng việc xét nghiệm hơn là nói chuyện và trực tiếp kiểm tra bệnh nhân, ta không chỉ bỏ sót những căn bệnh đơn giản mà đáng lẽ có thể được chẩn đoán từ giai đoạn đầu, dễ điều trị, mà ta còn mất nhiều hơn thế. Ta đang mất đi một nghi thức đặc biệt. Ta đang mất một nghi thức mà tôi tin là có sức mạnh thay đổi siêu việt, nghi thức cốt lõi trong mối quan hệ y sĩ - bệnh nhân. Có lẽ thuyết trình điều này ở TED nghe như dị giáo vậy, nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn đổi mới quan trọng nhất, theo ý kiến của tôi, với nền y học trong 10 năm tới, và đó là sức mạnh của bàn tay con người -- để ấn chạm, để xoa dịu, để chẩn đoán, và để giúp điều trị. Tôi muốn giới thiệu cho các bạn nhân vật này hình ảnh của ông có bạn sẽ nhận ra, có bạn không. Đây là Ngài Arthur Conan Doyle. Vì chúng tôi ở Edinburgh, tôi vô cùng hâm mộ Conan Doyle. Có lẽ bạn không biết là Conan Doyle theo học trường y ở Edinburgh đây, và nhân vật của ông, Sherlock Holmes, được lấy cảm hứng từ Ngài Joseph Bell. Joseph Bell là một người thầy phi thường, ai cũng nói vậy. Và Conan Doyle, khi viết về Bell, mô tả cuộc hội thoại sau giữa Bell và các học sinh của ông. Hãy tưởng tượng Bell đang ngồi trong khoa ngoại trú, với sinh viên đứng quanh, bệnh nhân bắt đầu đăng kí trong phòng cấp cứu và được ghi tên và đưa vào phòng. Có một phụ nữ đi vào cùng đứa con, và Conan Doyle mô tả lại đoạn hội thoại sau. Chị kia nói, "Chào buổi sáng." Bell nói, "Chị đi phà qua sông từ Burntisland có suôn sẻ không?" Chị đáp, "Chuyến đi tốt lắm." Rồi ông nói, "Thế cháu bé còn lại chị gửi ở đâu?" Chị đáp, "Tôi gửi cháu chỗ nhà chị tôi ở Leith." Và ông nói, "Chị đi đường tắt qua Inverleith Row để đến bệnh xá này đúng không?" Chị kia đáp, "Đúng thế." Và rồi ông nói, "Sau đây chị sẽ tiếp tục làm ở nhà máy thảm lót sàn chứ?" Chị trả lời, "Vâng." Rồi sau đó Bell giải thích cho học sinh của mình. Ông nói, "Các em thấy đó, khi chị kia nói, 'Chào buổi sáng,' Tôi nhận ra chị ấy nói giọng vùng Fife. Và chuyến phà gần nhất đến từ vùng Fife xuất phát từ Burntisland. Thế nên nhất định chị này phải đi phà sang. Các em có thấy là cái áo khoác chị ta cầm theo quá nhỏ cho cháu bé đi cùng không, thế nên, lúc khởi hành nhất định chị đó dắt theo hai đứa con, nhưng gửi lại một đứa ở đâu đó giữa đường. Các em thấy vết đất sét trên gót chân chị kia đó. Đất sét đỏ như thế, trong cả trăm dặm quanh Edinburgh không đâu có, ngoại trừ trong vườn bách thảo. Thế nghĩa là, chị ấy đi lối tắt qua Inverleith Row để tới đây. Và cuối cùng, chị ấy bị viêm da ở trên ngón tay phải chỗ viêm da mà duy chỉ thợ ở nhà máy thảm lót sàn ở Burntisland có mà thôi." Và tới khi Bell thật sự yêu cầu bệnh nhân cởi áo bắt đầu kiểm tra kĩ, các bạn có thể tưởng tượng ông còn khám phá ra bao nhiêu thứ nữa. Là một thầy giáo y khoa, và cũng là một học sinh, tôi được câu chuyện đó truyền rất nhiều cảm hứng. Nhưng có lẽ các bạn không nhận ra được rằng khả năng quan sát cơ thể, theo cách đơn giản này, chỉ dùng các giác quan, khá là mới mẻ. Bức tranh tôi chiếu cho các bạn đây là Leopold Auenbrugger người mà, vào cuối thế kỉ 18, khám phá ra việc gõ để chẩn bệnh. Chuyện kể rằng Leopold Auenbrugger là con trai một ông chủ quán rượu. Ba của ông từng đi xuống tầng hầm để gõ vào thành các thùng rượu để xem rượu còn bao nhiêu và có nên đặt tiếp hay không. Và thế là khi Auenbrugger trở thành bác sĩ, Ông cũng làm như vậy. Ông gõ nhẹ vào ngực của bệnh nhân, vào khoang bụng. Và, về cơ bản, tất cả những gì ta biết về gõ chẩn bệnh, một phương pháp mà đối với người thời đó cũng như là sóng siêu âm vậy -- các cơ quan phù nề, dịch quanh tim, dịch trong phổi, thay đổi trong ổ bụng -- tất cả những điều này ông mô tả lại trong một bản thảo tuyệt vời "Inventum Novem," "Phát minh mới," mà đáng lẽ đã chìm vào quên lãng, nếu không nhờ vị bác sĩ này, Corvisart, một bác sĩ nổi tiếng người Pháp -- nổi tiếng chỉ vì ông ta là bác sĩ riêng của một nhà quí tộc -- Corvisart giới thiệu lại và khiến công trình kia lại được ưa chuộng. Và một hay hai năm sau đó Laennac khám phá ra ống nghe khám bệnh. Laennec, người ta kể, đang đi bộ trên đường phố Paris, và thấy hai đứa trẻ đang chơi một cái gậy. Một em cào một đầu của cái gậy, và em kia lắng nghe ở đầu bên kia. Và Laennec nghĩ đây sẽ là một cách tuyệt vời để nghe tiếng động trong ngực hay trong bụng dùng cái mà ông gọi là "cái ống trụ." Sau đó ông đặt tên nó là cái ống nghe. Và chiếc ống nghe và phương pháp thính chẩn được khai sinh. Thế là trong một vài năm, cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20, đột nhiên thợ cạo kiêm phẫu thuật gia nhường chỗ cho người bác sĩ chẩn bệnh. Nếu bạn nhớ lại, thời trước đó, dù bạn đau ốm thế nào, bạn sẽ đến gặp thợ cạo kiêm phẫu thuật gia, người sẽ ráng sức hút chân không bạn, làm bạn chảy máu, thanh lọc cơ thể bạn, Và, ồ vâng, nếu bạn muốn, gã ta sẽ cắt tóc cho bạn nữa -- hai bên ngắn, đằng sau dài -- và nhổ răng bạn trong quá trình đó. Gã ta hoàn toàn không bỏ tí công nào để chẩn bệnh. Trên thực tế, có thể vài người trong số bạn sẽ biết, cái cột trước các hàng thợ cạo, có xoắn đỏ trắng, tượng trưng cho vết băng nhuốm máu của thợ cạo kiêm phẫu thuật gia, và hai đế ở hai đầu tượng trưng cho các bình hứng máu. Nhưng sự ra đời của phương pháp thính chẩn và gõ chẩn bệnh chính là một thay đổi lớn lao trời biển, thời khắc y sĩ bắt đầu xem xét bên trong cơ thể. Và bức tranh này, tôi nghĩ, thể hiện đỉnh cao, đỉnh điểm, của kỉ y khoa đó. Đây là một bức họa rất nổi tiếng: "Người Bác sĩ" của Luke Fildes. Luke Fildes được yêu cầu vẽ bức tranh này bởi Tate, người sắp sáng lập Phòng tranh Tate. Tate yêu cầu Fildes vẽ một bức họa có tầm quan trọng xã hội. Và thật thú vị là Fildes chọn đề tài này. Con trai cả của Fildes, Philip, qua đời lúc chín tuổi vào đêm Giáng Sinh, sau cơn bạo bệnh ngắn ngủi. Và Fildes vô cùng cảm động trước người y sĩ túc trực bên giường bệnh hai, ba đêm liền, đến mức ông quyết định thử mô tả người y sĩ trong thời đại này -- như để tỏ lòng tôn kính với vị y sĩ ngày xưa. Thế là bức tranh "Người Bác sĩ," một họa phẩm nổi tiếng ra đời. Nó đã được in trên lịch, tem thư ở nhiều nước khác nhau. Tôi thường băn khoăn không biết Fildes sẽ làm gì nếu ông được đề nghị vẽ bức tranh này trong thế kỉ hiện đại, vào năm 2011? Liệu ông có thế một màn hình máy tính vào chỗ người bệnh không? Tôi từng gặp rắc rối ở Thung lũng Silicon vì dám nói rằng bệnh nhân trong giường gần như chỉ là một biểu tượng cho bệnh nhân thật trong máy tính kia. Tôi đã đặt ra một từ mới cho cái thực thể trong máy tính kia. Tôi gọi nó là iPatient (bệnh nhân ảo). iPatient được chăm sóc một cách hoàn hảo trên khắp nước Mỹ. Còn bệnh nhân thật thì thắc mắc, mọi người đâu hết cả rồi? Bao giờ mới có người đến giải thích mọi thứ cho tôi? Ai là quản lí? Thật sự có sự khác nhau trên quan điểm của bệnh nhân và quan điểm của giới y sĩ chúng tôi, về thế nào là chăm sóc y tế tốt nhất. Tôi muốn cho các bạn thấy một bức ảnh cho thấy những vòng đi khám bệnh trông như thế nào khi tôi còn đang thực tập. Tâm điểm chú ý là bệnh nhân. Chúng tôi đi từ giường bệnh này sang giường bệnh kia. Bác sĩ trực tiếp điều trị điều hành thảo luận. Thường thì ngày nay, việc khám bệnh trông như thế này: nơi cuộc thảo luận diễn ra là một căn phòng xa chỗ bệnh nhân. Toàn bộ thảo luận xoay quanh hình ảnh trên máy tính, dữ liệu. Và mảnh ghép quan trọng bị thiếu là người bệnh nhân. Giờ đây, cách nghĩ của tôi được tác động bởi hai câu chuyện cá nhân tôi muốn chia sẻ với các bạn. Một chuyện là về một người bạn của tôi bị ung thư vú, cô ấy có một khối ung thư vú đã được phát hiện -- được cắt bỏ khối u tại thị trấn chỗ tôi ở. Đây là hồi tôi còn ở Texas. Và rồi cô ấy dành rất nhiều thời gian tìm hiểu để tìm trung tâm điều trị ung thư tốt nhất trên thế giới để được chăm sóc sau đó. Và cô ấy tìm thấy một chỗ và quyết định tới đó, và đã đến đó. Đấy là lí do tại sao tôi vô cùng ngạc nhiên khi vài tháng sau lại thấy cô ấy trong thị trấn của tôi, để được bác sĩ ung thư riêng cũ chăm sóc. Tôi nài ép cô ấy, tôi hỏi, "Tại sao bạn lại quay về chữa bệnh ở đây?" Và cô ấy rất ngại phải nói cho tôi. Cô ấy nói, "Trung tâm điều trị ung thư tuyệt vời lắm. Cơ sở vật chất rất đẹp, tiền sảnh khổng lồ, có người đậu xe cho, có đàn piano tự chơi, có nhân viên bảo vệ đưa mọi người đi đây đi đó. Nhưng," cô ấy nói, "họ hoàn toàn không chạm vào ngực mình." Bây giờ các bạn và tôi có thể cãi là có thể bác sĩ không cần phải chạm vào ngực của cô bạn kia thật. Họ cho cô ấy chụp ảnh cắt lớp từ trong ra ngoài. Họ hiểu về khối u trong ngực cô đến tầm phân tử; thế nên chẳng cần phải chạm đến ngực. Nhưng với cô ấy, việc đó quan trọng vô cùng. Đến mức cô ấy quyết định điều trị sau đó với bác sĩ ung thư riêng người mà, lần nào cô ấy đến khám, kiểm tra cả hai bầu ngực, kể cả mô dưới cánh tay, kiểm tra vùng dưới cánh tay kĩ càng, kiểm tra vùng cổ, vùng bẹn, kiểm tra vô cùng kĩ lưỡng. Và với cô ấy, việc đó thể hiện sự chú ý cẩn thận mà cô ấy cần. Tôi bị câu chuyện kể ấy tác động rất mạnh. Tôi cũng bị tác động bởi một trải nghiệm khác, lại cũng hồi tôi còn ở Texas, trước khi chuyển tới Stanford. Tôi vốn nổi tiếng là rất quan tâm tới các bệnh nhân bị mệt mỏi kinh niên. Cái danh tiếng này chắc bạn không nỡ rủa cho kẻ thù tệ nhất của mình phải mang đâu. Tôi nói vậy bởi có những người bệnh rất khó tính. Họ thường bị gia đình chối bỏ, có những trải nghiệm tệ hại với chăm sóc y tế họ đến gặp bạn để khám trên tinh thần là bạn sẽ nối dài danh sách những con người sẽ làm họ thất vọng. Và tôi sớm nhận ra với người bệnh đầu tiên là tôi không thể đánh giá đúng bệnh nhân vô cùng phức tạp này với cả đống hồ sơ họ mang vào trong một buổi khám có 45 phút được. Hoàn toàn không có cách nào. Và nếu tôi có cố thì cũng chỉ làm họ thất vọng mà thôi. Và thế nên tôi sử dụng phương pháp này tôi đề nghị bệnh nhân kể câu chuyện đời của họ trong suốt lần khám đầu tiên, và tôi cố gắng không ngắt lời họ. Chúng ta biết rằng bình thường một bác sĩ ở Mỹ sẽ ngắt lời bệnh nhân trong 14 giây. Và nếu tôi được chọn lên thiên đàng thì đó là bởi vì tôi đã khóa môi trong 45 phút và không ngắt lời bệnh nhân của tôi. Sau đó tôi xếp lịch kiểm tra cơ thể hai tuần sau đó, và khi bệnh nhân đến khám thật, tôi có thể kiểm tra cơ thể vô cùng kĩ lưỡng vì tôi chẳng còn phải làm gì nữa. Tôi muốn nghĩ là tôi kiểm tra cơ thể kĩ lưỡng, nhưng bởi vì cả chuyển viếng thăm bây giờ chỉ tập trung vào cơ thể thôi, tôi kiểm tra cực kì cực kì kĩ lưỡng. Và tôi nhớ bệnh nhân đầu tiên của tôi trong hàng loạt bệnh nhân đó tiếp tục kể cho tôi nghe nhiều chuyện đời hơn trong lần khám mà đáng lẽ dành kiểm tra cơ thể thôi. Và tôi bắt đầu nghi lễ của riêng tôi. Tôi bắt đầu bằng cách xem mạch, rồi kiểm tra bàn tay, rồi tôi xem xét nền móng tay, và đẩy tay lên tới hạch bạch huyết cánh tay, và tôi đang trong quá trình thực hành nghi lễ. Và khi nghi lễ của tôi bắt đầu, bệnh nhân nói nhiều này bắt đầu im tiếng dần. Và tôi nhớ tôi cảm thấy lạnh tóc gáy rằng bệnh nhân này và tôi đã quay lại với một nghi lễ nguyên thủy trong đó tôi có vai trò riêng và bệnh nhân cũng có vai trò riêng. Và khi tôi đã xong, bệnh nhân nói với tôi với vẻ kính sợ, "Tôi chưa bao giờ được kiểm tra như thế này." Vâng, nếu đó là đúng, thì nó thật sự là lời chỉ trích mạnh mẽ tới hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta, bởi vì kiểm tra như vậy ở nơi khác cũng có. Tiếp đó tôi nói với bệnh nhân, khi anh ta đã mặc quần áo, cái điều căn bản mà nhất định anh ta đã được nghe ở các cơ sở khám bệnh khác, rằng, "Mệt mỏi không phải do anh tưởng tượng trong đầu. Nó có thật đấy. Tin tốt là, không phải là ung thư, không phải lao phổi, không phải nhiễm khuẩn sa mạc hay bệnh nhiễm nấm quái đản nào đó. Tin xấu là chúng tôi không biết đích xác căn nguyên bệnh là gì, nhưng đây là điều anh nên làm, đây là điều chúng ta nên làm." Và tôi trình bày tất cả các giải pháp điều trị tiêu chuẩn mà bệnh nhân đã nghe đâu đó rồi. Và tôi luôn cảm thấy rằng nếu bệnh nhân của tôi từ bỏ việc tìm kiếm người bác sĩ màu nhiệm, phác đồ điều trị màu nhiệm và cùng với tôi bắt đầu hành trình tìm lại sức khỏe, là bởi vì tôi đã giành được quyền nói cho họ về những điều này thông qua cuộc kiểm tra. Một điều quan trọng đã xảy ra trong quá trình trao đổi ấy. Tôi mang việc này đến với đồng nghiệp khoa Nhân học ở Đại học Stanfod và kể cho họ câu chuyện ấy. Và ngay lập tức họ nói với tôi, "Ồ anh đang mô tả lại một nghi lễ kinh điển." Và họ giúp tôi hiểu rằng cốt lõi của các nghi lễ là sự biến đổi. Chúng ta lập gia đình, lấy ví dụ thế, với bao nhiêu hoa mĩ, lễ nghi và phí tổn, đế đánh dấu sự xa rời khỏi một cuộc sống lẻ loi, khốn khổ, cô đơn đến một cuộc sống hạnh phúc vĩnh viễn. Tôi chả biết tại sao các bạn lại cười nhỉ. Mục đích ban đầu là như vậy, đúng không? Chúng ta đánh dấu sự chuyển giao quyền lực bằng các nghi lễ. Chúng ta đánh dấu sự ra đi của một sinh mạng với các nghi lễ. Nghi lễ quan trọng khủng khiếp. Chúng là cốt lõi của sự biến đổi. Vâng tôi muốn trình bày cho các bạn rằng nghi lễ trong đó một người đến với một người khác và kể cho người kia nghe nhiều thứ mà họ còn không kể cho cha đạo hoặc giáo sĩ của mình, và rồi, thật không tin nổi, bên cạnh đó, còn trút bỏ quần áo và cho phép ấn chạm -- tôi sẽ nói với bạn đó và một nghi lễ quan trọng vô cùng. Và nếu bạn lược bỏ nghi lễ đó bằng cách không cởi quần áo bệnh nhân, bằng cách đặt ống nghe lên trên áo khoác, bằng cách không kiểm tra toàn diện, bạn đã bỏ lỡ cơ hội được thắt chặt mối quan hệ y sĩ - bệnh nhân. Tôi cũng là nhà văn, và tôi muốn kết bài bằng cách đọc cho các bạn nghe một đoạn nhỏ mà tôi viết có liên quan rất lớn với khung cảnh này. Tôi là một bác sĩ bệnh truyền nhiễm, và trong buổi sơ khai của HIV, trước khi ta có thuốc điều trị, tôi đã chịu trách nghiệm với bao nhiêu cảnh như thế này. Tôi nhớ, mỗi lần tôi tới giường bệnh nhân đang lâm chung, dù ở bệnh viện hay ở nhà, tôi nhớ cảm giác thất bại của mình -- cảm giác tôi không biết tôi phải nói gì; tôi không biết tôi có thể nói được gì; Tôi không biết đáng lẽ tôi phải làm gì. Và từ cảm giác thất bại ấy, tôi nhớ, tôi sẽ luôn kiểm tra bệnh nhân. Tôi sẽ lật mí mắt, tôi sẽ kiểm tra lưỡi. Tôi sẽ gõ vào ngực. Tôi sẽ nghe tim. Tôi sẽ sờ vào bụng. Tôi nhớ có biết bao nhiêu bệnh nhân, tên của họ vẫn còn lưu rõ ràng nơi cuống họng tôi, gương mặt họ vẫn rõ nét. Tôi nhó biết bao nhiêu cặp mắt khổng lồ, trống rỗng, bất an, chằm chằm nhìn tôi khi tôi thực hiện nghi thức này. Và rồi ngày hôm sau, tôi sẽ lại tới, và tôi lại làm điều đó. Và tôi muốn đọc cho các bạn đoạn kết này về một bệnh nhân. "Tôi nhớ có một bệnh nhân ở thời khắc đó chẳng hơn gì một bộ xương trong một bộ da nhăn nhúm, không thể nói gì, miệng anh ta bị vẩy nấm bao chặt mà thuốc thang thế nào cũng không làm thuyên giảm." Khi anh ta thấy tôi vào cái giờ mà hóa ra sẽ là giờ cuối cùng của anh trên dương gian, tay anh ta di chuyển như trong phim quay châm." Và khi tôi đang thắc mắc không biết anh ta định làm gì, những ngón tay như que củi của anh lần mò đến cái áo pijama của anh, loay hoay với cái nút. Tôi nhận ra rằng anh ta đang muốn cởi trần bộ ngực như cái giỏ tre cho tôi xem. Nó là một tặng phẩm, một lời mời gọi. Tôi không từ chối. Tôi gõ. Tôi bắt mạch. Tôi lắng nghe khoang ngực. Tôi nghĩ tới lúc đó hẳn anh ấy đã biết điều đó là tối quan trọng với tôi cũng như cần thiết cho anh ta. Không ai trong hai chúng tôi có thể bỏ qua nghi lễ này được, dù nghi lễ chẳng liên quan gì tới việc phát hiện ra tiếng lục đục trong phổi, hay là nhịp nhảy cóc tiêu biểu cho suy tim. Không, nghi lễ này dẫn tới duy chỉ một thông điệp mà y sĩ luôn cần truyền tải tới bệnh nhân. Dù, có Chúa Trời biết, gần đây, với sự kiêu ngạo của nghề nghiệp chúng tôi chúng tôi đã bỏ quên. Chúng tôi dường như đã quên mất rằng -- dù, trong thời bùng nổ tri thức, cả bản đồ gen của con người bày ra dưới chân, chúng tôi bị dụ dỗ tới mức lơ đễnh, quên mất cái nghi lễ thanh lọc với y sĩ, và cần thiết cho bệnh nhân -- quên mất rằng cái nghi lễ ấy có ý nghĩa và thông điệp duy nhất truyền tải tới bệnh nhân. Và thông điệp mà khi ấy tôi không thật sự hiểu rõ, ngay cả khi tôi đã truyền thông điệp ấy, thông điệp mà ngày nay tôi đã hiểu rõ hơn là như thế này" Tôi sẽ mãi mãi, mãi mãi, mãi mãi ở đó. Tôi sẽ chăm sóc anh qua cơn đau này. Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ anh. Tôi sẽ ở bên anh tới khi mọi chuyện kết thúc." Xin cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Những gì tôi muốn nói hôm nay là một ý tưởng. Ý tưởng về một loại hình trường học, mà thay đổi rất nhiều cách nghĩ thông thường của chúng ta về việc trường học để làm gì và hoạt động như thế nào. Và chẳng bao lâu nữa nó có thể đến với khu vực gần chỗ bạn. Nơi nó bắt nguồn chính là tổ chức tên là Young Foundation, một tổ chức mà trong nhiều thập niên qua, đã đưa ra nhiều cải cách trong giáo dục, giống như Đại học Mở và các loại hình như Trường học Mở rộng, Trường học dành cho Doanh nhân Xã hội, các Đại học Hè, và Trường học của Tất cả mọi thứ. Và cách đây 5 năm, chúng ta đã hỏi là điều cần thiết quan trọng nhất đối với cải cách giáo dục ở Vương Quốc Anh là gì. Và chúng ta thấy rằng vấn đề ưu tiên quan trọng nhất chính là đưa ra cùng lúc hai vấn đề. Một đó là rất nhiều thanh thiếu niên chán chường những người không thích học, cũng như không thấy được mối liên hệ giữa những gì được học ở trường với công việc trong tương lai. Và người sử dụng lao động thì luôn than phiền rằng những người trẻ mới ra trường vẫn chưa thật sự sẵn sàng cho các công việc thực tế và không có thái độ đúng đắn cũng như kinh nghiệm. Và chúng tôi đã cố gắng đặt ra câu hỏi: Loại trường học nào mà các thanh thiếu niên đang ganh đua nhau để thi vào, và loại nào không muốn thi vào? Và sau hàng trăm cuộc đối thoại, với các thanh thiếu niên, giáo viên và các bậc phụ huynh các chủ doanh nghiệp và trường học từ Paraguay cho tới Úc, và sau khi xem qua một vài bản nghiên cứu học thuật, mà chỉ ra tầm quan trọng của thứ được gọi là kỹ năng phi nhận thức - các kỹ năng về sức bật và thích ứng cao và chỉ ra rằng các kỹ năng này cũng quan trọng như các kỹ năng nhận thức -- đó là các kỹ năng học thuật chính quy. Chúng tôi đã đưa ra một câu rả lời, một câu trả lời rất đơn giản, đó chính là Trường học Thực tiễn. Và chúng tôi gọi nó Trường học Thực tiễn để trở lại ý tưởng đầu tiên về một xưởng nghệ thuật ở Thời Phục Hưng nơi tích hợp giữa học và làm. Bạn làm qua việc học, và bạn học bằng cách làm việc. Kế hoạch mà chúng tôi đưa ra có các đặc điểm như sau. Trước hết, chúng tôi muốn các trường nhỏ -- khoảng 300, 400 học viên -- tuổi từ 14 đến 19, và quan trọng là khoảng 80% chương trình học được thực hiện không phải từ việc ngồi học trong lớp, mà thông qua các đồ án đời thực, thực tế, làm việc nhận hoa hồng cho các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác. Mỗi học viên sẽ có một người hướng dẫn, giống như các giáo viên, những người này sẽ có thời gian biểu giống môi trường làm việc ở doanh nghiệp hơn rất nhiều. Tất cả kế hoạch này sẽ được thực hiện trong hệ thống công, tài trợ bởi tiền của xã hội, nhưng hoạt động độc lập. Và sẽ không có thêm khoản phí nào, không có tuyển chọn, và cho tất các học viên đều được phép học đại học, ngay cả nếu như nhiều người trong số họ muốn trở thành doanh nhân, cũng như làm việc bằng tay chân. Nền tảng cho điều này là vài ý tưởng rất đơn giản đó chính là rất nhiều thanh thiếu niên học rất tốt qua việc thực hành, học tốt nhất khi làm việc theo nhóm và học tốt nhất khi làm điều gì đó thực tế -- tất cả điều đó đều ngược lại với xu hướng đào tạo hiện nạy. Đó là một ý tưởng thật tuyệt, vì thế chúng tôi đã nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thử nghiệm. Chúng tôi đã thử, cái đầu tiên là ở Luton -- một nơi rất nổi tiếng với các sân bay và e rằng hầu như không có gì khác -- và ở Blackpool -- nổi tiếng với các bãi biển và là nơi để vui chơi. Rồi chúng tôi nhận ra rằng -- chúng tôi gặp nhiều sai lầm và rồi chúng tôi cải thiện nó -- tuy nhiên chúng tôi thấy rằng những người trẻ tuổi rất thích nó. Chúng thấy rằng nó tạo ra nhiều động lực hơn, và hào hứng hơn so với giá dục truyền thống. Và có lẽ quan trọng hơn hết, hai năm sau đó khi mà kết quả kỳ thi được thông qua, thì những học viên mà được đưa vào chương trình thử nghiệm này, những đứa mà trước đây nằm trong nhóm học lực yếu nhất, đã nhảy lên nhóm dẫn đầu -- thực tế là, nằm trong nhóm 10% học sinh có học lực tốt nhất theo chứng chỉ GCSE, là hệ thống chấm điểm của Anh. Lúc này không có gì đáng ngạc nhiên, điều đó khiến vài người nghĩ rằng chúng tôi đã chứng tỏ được điều gì đó. Thứ trưởng bộ giáo dục ở khu vực Nam Luân Đôn coi mình như là một "người hân mộ cuồng nhiệt." Và các tổ chức doanh nghiệp cũng nghĩ rằng chúng tôi đã làm được điều gì đó trên phương diện là đã trang bị cho trẻ em các công việc đời thực tốt hơn rất nhiều. Và thật sự, người đứng đầu Phòng Thương mại hiện nay là chủ tịch của Studio Schools Trust và đang hỗ trợ nó, không chỉ với các doanh nghiệp lớn, mà còn với các doanh nghiệp nhỏ trên khắp cả nước. Chúng tôi khởi đầu với hai trường. Năm nay tăng lên mười trường, Và năm tới, chúng tôi hy vọng khoảng 35 trường sẽ được mở trên khắp nước Anh, và 40 khu vực khác cũng muốn mở các ngôi trường riêng -- ý tưởng này lan rộng khá nhanh Thật thú vị, khi mà điều này diễn ra hoàn toàn không có phương tiện truyền thông nào đưa tin. Nó diễn ra mà hoàn toàn không cần phần phải sử dụng đến một số tiền lớn Nó lan rộng ra hoàn toàn bằng truyền miệng, giống như vi rut vậy, lan ra từ giáo viên, phụ huynh những người làm công tác giáo dục. Nó lan rộng là do sức mạnh của ý tưởng -- một ý tưởng rất, rất đơn giản về việc thay đổi ngành giáo dục và sắp đặt lại các thứ vốn được xem là ngoài lề, như là làm việc theo nhóm, thực hiện các hoạt động thực tiễn và đặt chúng vào trọng tâm của việc học, hơn là ngoài lề. Lúc này đây sẽ có một loạt các trường mới sẽ được mở ra vào mùa thu năm nay. Đây là một ngôi trường ở Yorkshire nơi mà tôi hy vọng là cháu trai của tôi có thể theo học. Và ngôi trường này tập trung vào các ngành sáng tạo và truyền thông. Các ngôi trường khác sẽ tập trung vào chăm sóc y tế, du lịch, kỹ sư và các lĩnh vực khác. Chúng tôi nghĩ rằng mình đã làm được một điều gì đó. Nó chưa thật sự hoàn hảo, nhưng chúng tôi nghĩ rằng đây là một ý tưởng có thể thay đổi cuộc sống của hàng ngàn, có thể là hàng triệu, thanh thiếu niên những đứa hoàn toàn chán trường lớp. Trường học không tạo động lực cho chúng. Chúng không giống như tất cả các bạn có thể ngồi đây và nghe những gì người khác nói hết giờ này đến giờ khác. Chúng muốn làm thứ gì đó, chúng muốn đôi tay mình đầy vết bẩn, chúng muốn giáo dục là để phục vụ thực tế. Và tôi hy vọng rằng vài người trong các bạn ở đây có thể giúp được chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng mình đang ở giai đoan bắt đầu của cuộc hành trình thử nghiệm và nâng cấp để biến ý tưởng Trường học Thực tiễn thành một thứ gì đó mà ngày nay, mặc dù chưa thể được xem là giải pháp toàn cầu cho tất cả trẻ em, nhưng ít nhất cũng là một một giải pháp cho một số đứa trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Và tôi hy vọng là ít nhất một vài người trong các bạn sẽ giúp chúng tôi thực hiện điều này. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi được sinh ra ở Thụy Sĩ và lớn lên ở Ghana, Tây Phi. Ghana là một nơi yên bình đối với tôi khi còn nhỏ. Tôi đã sống tự do, tôi hạnh phúc. Đầu thập niên 70 đánh dấu một thời kỳ tuyệt vời của âm nhạc và hội họa ở Ghana. Nhưng rồi vào cuối thập niên ấy, đất nước đã rơi trở lại thời kỳ bất ổn chính trị và mất quyền quản lý. Vào năm 1979, lần đầu tiên trong đời tôi thấy cuộc đảo chính quân sự. Chúng tôi, những đứa trẻ tập hợp lại ở nhà của 1 người bạn. Đó là một ngôi nhà nhỏ tối tăm. Ở đó có một chiếc ti vi đen trắng tồi tàn lập lòe phía sau, và một vị cựu tướng lĩnh, lãnh đạo bang bị bịt mắt và bị trói vào 1 cái cọc. Một đội bắn đứng ngắm và bắn -- rồi vị tướng ấy chết. Việc đó đã được truyền hình đưa trực tiếp. Và một thời gian ngắn sau đó, chúng tôi rời khỏi đất nước này, và trở lại Thụy Sĩ. Nhưng châu Âu trở thành cú sốc đối với tôi và tôi nghĩ tôi bắt đầu cảm thấy cần phải lột da để mà có thể sống được ở đây. Tôi đã muốn có thể đổi màu như tắc kè hoa. Tôi nghĩ đó là cách để mà tồn tại. Và tôi đã làm được, hay là tôi nghĩ vậy. Vì vậy tại đây năm 2008, tôi tự hỏi đâu là cuộc sống của mình. Và tôi cảm thấy tôi diễn kịch như một diễn viên. Tôi đã luôn diễn vai của người Phi lai. Tôi cũng đã diễn vai của người gốc Phi mạnh mẽ, một tay khủng bố gốc Phi. Và tôi đã nghĩ, bao nhiêu vai khủng bố tôi có thể diễn trước khi thực sự là chính mình? Và tôi trở nên hổ thẹn vì con người khác, con người gốc Phi trong tôi. Và may mắn là năm 2008 tôi quyết định trở lại Ghana, sau 28 năm vắng mặt. Tôi muốn làm một bộ phim tài liệu về cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Anh ở đó, tôi đã bắt đầu bằng cách tìm kiếm những "dấu chân" thời trai trẻ của mình. Và trước khi tôi hiểu về nó tôi đã bất ngờ bởi 1 sân khấu được vây quanh bởi hàng nghìn người đang cổ vũ trong cuộc đua chính trị. Và tôi nhận ra rằng, khi tôi rời khỏi đất nước này, những cuộc bầu cử tự do và bình đẳng trong một không khí dân chủ chỉ là một giấc mơ. Và giờ đây khi tôi trở lại, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực, dù đó là hiện thực mong manh. Và tôi đã nghĩ rằng phải chăng Ghana đã tìm lại chính mình như tôi đã tìm lại bản thân tôi? Điều gì đã xảy ra ở Ghana giống như 1 phép ẩn dụ cho những gì đã xảy ra trong tôi? Và như thể qua những tiêu chuẩn của đời sống phương Tây, tôi đã không lớn lên với toàn bộ tiềm năng của mình. Ý tôi là, Ghana cũng vậy, mặc dùng chúng tôi đã cố gắng rất nhiều. Vào năm 1957, Ghana là quốc gia đầu tiên thuộc khu vực sa mạc Sahara có được độc lập chủ quyền. Vào cuối thập niên 50, Ghana và Singapore có cùng mức GDP. Ý tôi là, ngày nay, Singapore là 1 quốc gia hàng đầu thế giới và Ghana thì không. Nhưng có thể đó là quãng thời gian chứng minh với tôi rằng vâng, thực sự quan trọng khi hiểu về quá khứ, thực sự quan trọng khi nhìn về nó ở một cái nhìn khác, nhưng cũng có thể chúng ta nên nhìn vào những điểm mạnh trong văn hóa riêng của chúng ta và xây dựng trên những nền tảng đó. Vì vậy tôi đã có mặt tại đây vào mùng 7 tháng 12 năm 2008. Những điểm bầu cử mở cửa cho cử tri vào 7 giờ sáng, nhưng cử, tri háo hức quyết định số mệnh chính trị bằng chính tay họ, đã bắt đầu xếp hàng từ 4 giờ sáng. Và họ đã đi bầu từ khắp nơi xa gần, bởi vì họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Và tôi đã hỏi một trong những cử tri, tôi nói: "Bạn định bầu ai?" Và anh ấy nói: "Tôi xin lỗi, tôi không thể nói cho anh biết." Anh ấy nói người mà anh ấy bầu nằm trong tim anh ấy. Và tôi đã hiểu, đó là cuộc bầu cử của họ, và họ đã không để cho bất kỳ ai lấy mất đi cái quyền đó của họ. Cuộc bầu cử lần thứ nhất đã không lựa chọn được người thắng cuộc rõ ràng -- vì không ai đạt được đa số phiếu -- vì vậy cuộc bầu cử thứ hai tiến hành ba tuần sau đó. Những ứng viên tiếp tục trở lại đường đua; họ đang thực hiện chiến dịch tranh cử. Tài hùng biện của các ứng viên, tất nhiên, thay đổi. Cuộc tranh cử đã nóng lên. Và rồi lời nói sáo rỗng dần ám ảnh chúng tôi. Đã xuất hiện những xác nhận về sự hăm dọa ở những điểm bỏ phiếu, những thùng phiếu bị ăn cắp. Những kết quả giả tạo dần dần sáng tỏ và những đám đông bắt đầu vượt ra khỏi sự điều hành. Chúng tôi đã chứng kiến bạo lực nổ ra trên những đường phố. Dân chúng bị đánh một cách tàn bạo. Quân đội bắt đầu nổ súng. Dân chúng hoảng loạn. Đó thực sự là 1 cuộc hỗn loạn. Và trái tim tôi lặng xuống, bởi vì tôi nghĩ, vậy là mọi thứ lại trở lại một lần nữa. Đây là một bằng chứng khác rằng người châu Phi không có khả năng điều hành chính họ. Và không vậy, tôi đang làm phim về nó, làm phim về những khiếm khuyết văn hóa của chính mình. Vì vậy khi những tiếng súng dội vang kéo dài, đã nhanh chóng bị dìm tắt bởi tiếng hát của đám đông, và tôi đã không tin những gì tôi nghe thấy. Họ đã hát, "Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi muốn hòa bình." Và tôi nhận ra điều đó đã đến, từ dân chúng. Sau tất cả, họ quyết định, và họ đã làm. Và những âm thanh đó trước đó bị bóp méo và ầm ĩ, đã đột nhiêu trở thành một giai điệu. Những âm thanh của những giọng hát du dương Vì điều đó có thể xảy ra. Một nền dân chủ có thể được xây nên một cách hòa bình. Điều đó là có thể, bằng nguyện vọng của toàn dân những người đã khẩn thiết mong muốn với tất cả trái tim và ý chí của họ vì hòa bình. Đây là một sự so sánh thú vị. Chúng ta ở phương tây, chúng ta ủng hộ những giá trị, ánh vàng chói lọi của nền dân chủ, chúng ta là ví dụ sáng chói của dân chủ. Nhưng khi điều đó đến với nó, Ghana tìm thấy chính họ với cùng một vị trí nơi mà cuộc bầu cử của Mỹ đã đổ vỡ với cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 -- Bush đấu với Gore. Nhưng thay vì sự miễn cưỡng của những ứng viên cho phép hệ thống tiến lên và dân chúng quyết định, Ghana tôn kính nền dân chủ và dân chúng của họ. Họ đã không để cho tòa án tối cao quyết định dân chúng quyết định. Giờ đây cuộc bầu cử vòng hai cũng chẳng đem lại người thắng cuộc hoàn toàn. Ý tôi là, nó thực sự là một sự kết thúc không ngờ. Ủy viên hội đồng bầu cử tuyên bố với sự tán thành của các đảng, để làm điều chưa từng có chạy lại cuộc bầu cử lần thứ hai. Vì vậy dân chúng lại đi bỏ phiếu để quyết định tổng thống của họ, chứ không phải hệ thống luật pháp. Và đoán đi, điều đó đã xảy ra Ứng viên thất bại đã từ bỏ quyền lực để rộng đường cho Ghana chuyển sang một chu trình dân chủ mới. Ý tôi là, vào thời điểm tuyệt đối cho nhu cầu tuyệt đối về nền dân chủ, họ đã không lạm dụng quyền lực. Niềm tin của họ về một nền dân chủ thực sự và vào con người đã trở nên mạnh mẽ chứng minh rằng người dân châu Phi có khả năng điều hành chính họ. Giờ đây cuộc chiến khó khăn cho Ghana và cho châu Phi vẫn chưa kết thúc, nhưng tôi có bằng chứng rằng mặt khác của dân chu vẫn tồn tại, và rằng chúng ta không được cho rằng điều đó là hiển nhiên. Giờ tôi đã học được rằng chỗ của tôi không chỉ là phương Tây hay ở châu Phi, và tôi vẫn đang tìm kiếm bản thân mình nhưng tôi đã thấy Ghana tạo ra một nền dân chủ hơn. Ghana đã dạy tôi nhìn vào con người một cách khác đi và nhìn vào chính mình một cách khác đi. Và vâng, chúng tôi những người châu Phi có thể làm được. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi vốn là một bác sĩ, nhưng lại chuyển sang làm nghiên cứu và bây giờ tôi là nhà dịch tễ học. Thực sự, không ai biết dịch tễ học là gì. Dịch tễ học là ngành khoa học giúp chúng ta nhận biết trong thế giới thực tế điều gì tốt cho bạn hay xấu cho bạn. Và dịch tễ học được hiểu rõ nhất thông qua thí dụ khoa học với những tiêu đề điên rồ, quái gở. Và đây là vài ví dụ. Những ví dụ này lấy từ tờ Daily Mail. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một tờ báo như thế. Nó đang tiến hành dự án kì quặc về triết học nhằm phân chia những thứ vô tri vô giác trên thế giới thành những thứ có thể gây ra hoặc ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, đây là một số thứ gần đây người ta cho là gây ung thư: ly hôn, Wi-Fi, đồ dùng làm vệ sinh và cà phê. Còn đây là vài thứ họ cho là ngăn ngừa ung thư: vỏ cây, hạt tiêu, cam thảo và cà phê. Vậy ngay lập tức bạn có thể thấy có nhiều mâu thuẫn. Cà phê vừa gây ra và vừa ngăn ngừa ung thư Và khi quý vị bắt đầu đọc tiếp, quý vị có thể thấy có một số vấn đề xung đột đằng sau bài báo này. Và với phụ nữ, việc nhà ngăn ngừa ung thư vú, nhưng đối với nam giới, mua sắm có thể làm cho bạn liệt dương. Vậy, chúng ta biết cần phải bắt đầu làm rõ tính khoa học đằng sau những điều này. Và những gì tôi muốn trình bày là làm rõ những tuyên bố không đáng tin. Việc làm rõ bằng chứng đằng sau những báo cáo không đáng tin này không phải là hành động trách cứ ác ý; về mặt xã hội nó có ích, nó còn có giá trị như một công cụ chú giải. Bởi vì khoa học thực sự là về xem xét các bằng chứng cho luận điểm của ai đó. Đó là những gì diễn ra trong các tạp chí chuyên ngành, trong các hội thảo hàn lâm. Phiên họp vấn đáp đưa ra những thông tin sau một cuộc giải phẫu thường là một cuộc tắm máu. Chả có ai quan tâm điều đó. Nhưng chúng ta chủ động tiếp nhận nó. Giống như việc chấp nhận một hoạt động bạo dâm trí óc. Vậy, những gì tôi sắp trình bày là tất cả những điểm chính trong nguyên tắc của tôi -- y học dựa vào chứng cứ Tôi sẽ nói chuyện với quý vị và chứng minh cách chúng hoạt động, thông qua ví dụ của những người đang mắc sai lầm. Bây giờ, chúng ta bắt đầu với loại chứng cứ dễ bị đánh bại nhất quen thuộc với con người, và đó là quyền lực. Trong khoa học, chúng tôi không quan tâm có bao nhiêu từ trong tên của bạn Trong khoa học, chúng tôi muốn biết lý do khiến bạn tin vào một cái gì đó. Làm thế nào bạn biết nó tốt cho chúng ta hay có hại cho chúng ta? Nhưng chúng tôi cũng không bị lay động trước quyền lực, vì nó quá dễ đoán. Đây là người được mệnh danh là bác sĩ, tiến sĩ Gollian McKeith, hay chính xác hơn, Gillian McKeith. (Tiếng cười) Mỗi nước đều có những người thế này. Bà ấy là quân sư về ăn kiêng trên tivi. Bà ấy có 5 chương trình giờ cao điểm, đưa ra rất nhiều lời khuyên kì lạ về sức khỏe. Hóa ra, bà ấy có một cái bằng tiến sĩ hàm thụ không chính thức đâu đó ở Mỹ. Bà ấy cũng khoe rằng mình là chuyên gia được chứng nhận của Hội cố vấn dinh dưỡng Hoa Kỳ, nghe có vẻ thú vị và hấp dẫn. Bạn có 1 cái bằng và tất cả mọi thứ. Cái này là của con mèo đã chết của tôi, Hetti. Nó là một con mèo kinh khủng. Bạn chỉ cần vào một trang web, điền vào mẫu, trả 60 đô, và nó sẽ đến bưu điện. Ngày nay, đó không phải là lý do duy nhất khiến chúng ta nghĩ người này là một kẻ khờ. Bà ấy đi ra và nói những điều như bạn nên ăn nhiều lá xanh, bởi vì nó chứa nhiều chất diệp lục và nó sẽ làm tăng lượng oxi trong máu của bạn Và những ai đã từng học sinh học nên nhớ rằng chất diệp lục và lạp lục chỉ tạo ra oxi trong ánh nắng mặt trời, và nó hoàn toàn tối đen trong ruột sau khi bạn ăn rau bi-na. Tiếp theo, chúng ta cần có khoa học đúng, chứng cứ đúng. Vậy, "Rượu van đỏ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú". Đây là tựa đề từ tờ Daily Telegraph ở Vương quốc Anh. "Một ly rượu van đỏ mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú" Như vậy là bạn đi và thấy bài báo này, và những gì bạn tìm được thực sự là một mẩu tin khoa học . Nó mô tả về những thay đổi của một enzim khi bạn nhỏ một giọt hóa chất chiết xuất từ vỏ nho màu đỏ vào vài tế bào ung thư trên một cái đĩa đặt trên ghế băng trong một phòng thí nghiệm nào đó. Và đó thực sự là thứ hữu ích để mô tả trong một bài báo khoa học, nhưng với câu hỏi về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nếu bạn uống rượu vang đỏ nó sẽ không nói với bạn điều gì cả. Thực sự, nguy cơ ung thư vú của bạn tăng dần dần với mỗi lượng cồn mà bạn uống. Vì thế chúng ta cần những nghiên cứu trên người thật. Và đây là một ví dụ khác. Đây là từ nhà ăn kiêng và dinh dưỡng hàng đầu nước Anh trong tờ Daily Mirror, tờ báo bán chạy đứng thứ hai của chúng ta. "Vào năm 2001, một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu ô-liu khi kết hợp với rau quả và các hạt đậu sẽ tạo ra khả năng bảo vệ vừa phải chống nhăn da". Sau đó họ cho bạn lời khuyên: "Nếu bạn dùng dầu ô-liu với rau sống, bạn sẽ có ít nếp nhăn hơn". Và họ rất sẵn lòng nói cho bạn cách tìm bài báo đó. Vì thế bạn đi tìm bài báo, và những gì bạn tìm được là một bài nghiên cứu quan sát Rõ ràng là không ai có thể trở lại thời điểm năm 1930, tập trung những người được sinh ra trong nhóm sản phụ lại và một nửa trong số họ ăn nhiều rau quả với dầu ô liu và một nửa ăn đồ ăn nhanh McDonald's, sau đó, đếm xem bạn có bao nhiêu nếp nhăn. Bạn phải ghi nhanh bây giờ họ như thế nào. Và tất nhiên những gì bạn tìm được là người ăn rau quả với dầu ôliu có ít nếp nhăn hơn. Nhưng đó là vì những người mà ăn rau quả và dầu ô-liu, họ kì dị, họ bất thường, họ giống bạn; họ đến với những sự kiện này. Họ là người bề trên, họ giàu có, có thể họ ít làm việc ở bên ngoài hơn, có thể họ ít phải lao động tay chân hơn, họ có trợ cấp xã hội tốt hơn, có thể họ ít hút thuốc hơn như vậy, vì một loạt những lý do đan xen về văn hóa, chính trị, xã hội, họ có thể có ít nếp nhăn hơn. Điều đó không có nghĩa là do rau và dầu ô liu. (Tiếng cười) Vì vậy, lý tưởng nhất, những gì bạn muốn làm là thử nghiệm. Và mọi người rằng nghĩ họ rất quen thuộc với khái niệm thử nghiệm. Những thử nghiệm đã quá cũ. Cuộc thử nghiệm đầu tiên là trong Kinh thánh -- Daniel 1:12. Rất dễ hiểu, bạn lấy một nhóm người, chia họ ra hai nửa, bạn đối xử nhóm này theo cách này, nhóm khác theo cách khác, và sau một thời gian ngắn, bạn theo dõi họ và quan sát những gì xảy ra đối với mỗi người. Vậy, tôi sẽ nói cho bạn về một thí nghiệm, mà có thể đó là thí nghiệm được ghi chép tốt nhất trong các phương tiện truyền thông Anh suốt hơn thập kỷ qua. Đây là thí nghiệm về những viên dầu cá. Và kết luận là dầu cá làm cải thiện hành vi và thành tích học tập của những trẻ bình thường Họ còn nói: "Chúng tôi vừa làm một thí nghiệm Tất cả các thí nghiệm trước đây đều tích cực, và chúng tôi biết thí nghiệm này cũng sẽ như vậy." Vấn đề đó nên được cảnh báo thường xuyên Vì bạn đã biết kết quả của cuộc thí nghiệm thì bạn không nên làm thí nghiệm đó. Hoặc là bạn phác họa nó, hoặc bạn thu thập dữ liệu, do đó không cần phải chọn người ngẫu nhiên nữa Vậy đây là những gì người ta định làm trong thí nghiệm. Họ có 3000 đứa trẻ, họ cho chúng những viên dầu cá lớn, 6 viên mỗi ngày và một năm sau, họ đánh giá kết quả học tập ở trường của chúng và so sánh kết quả học tập đó với những gì mà họ dự đoán kết quả học tập sẽ đạt được khi chúng không có những viên dầu cá đó. Bây giờ có ai tìm lỗ hổng trong thử nghiệm này? Không có vị giáo sư nào chuyên về phương pháp thí nghiệm lâm sàn nào được quyền trả lời câu hỏi này Do đó, dù không có sự kiểm soát hay nhóm kiểm soát nào nhưng nghe có vẻ chuyên nghiệp. Đó là một thuật ngữ chuyên môn. Những đứa trẻ có thuốc, thì kết quả của chúng được cải thiện. Nó có thể là gì khác nếu như đó không phải là do những viên thuốc? Chúng lớn hơn. Chúng ta đều trưởng thành qua thời gian. Và tất nhiên, cũng có sự ảnh hưởng của giả dược. Ảnh hưởng của giả dược là một trong những điều tuyệt vời nhất trong nền y học. Không hẳn chỉ việc dùng thuốc, thì thành tích và cơn đau của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Đó là do những niềm tin và mong đợi của bạn. Đó là ý nghĩa văn hóa của trị liệu. Và nó được chúng minh trong phần lớn các cuộc nghiên cứu lý thú so sánh giả dược này với giả dược khác. Vì thế, ví dụ, ta biết rằng 2 viên thuốc bằng đường mỗi ngày là cách trị liệu có hiệu quả hơn để loại bỏ bệnh loét dạ dày hơn so với một viên thuốc đường. Hai viên thuốc đường sẽ đánh bại một viên thuốc đường mỗi ngày. Và đó là một phát hiện thái quá và vô lý, nhưng đó là sự thật. Chúng ta biết từ ba nghiên cứu khác nhau với ba loại cơn đau khác nhau rằng truyền dịch là một phương pháp giảm đau hiệu quả hơn so với dùng thuốc đường, uống một viên thuốc giả không có thuốc trong đó -- không phải vì việc tiêm thuốc hay những viên thuốc làm gì đối với cở thể, mà bởi vì tiêm thuốc tạo một cảm giác giống như tạo ra sự can thiệp lớn hơn. Vì vậy, chúng ta biết rằng niềm tin và sự kỳ vọng có thể bị ngụy tạo, là lý do khiến chúng ta làm thử nghiệm ở nơi mà chúng ta kiểm tra giả dược -- nơi mà một nửa số người được điều trị thực sự và một nửa khác dùng giả dược. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Những gì tôi đã trình bày là những ví dụ bằng những cách rất đơn giản và dễ hiểu mà các nhà báo và người bán rong thuốc bổ sung dinh dưỡng và những nhà trị liệu dựa vào thiên nhiên có thể bóp méo bằng chứng vì mục đích riêng. Những gì tôi cảm thấy thực sự thú vị là ngành công nghiệp dược phẩm sử dụng chính xác các loại thủ thuật và các thiết bị, nhưng phức tạp hơn một chút, để xuyên tạc bằng chứng mà họ cung cấp cho các bác sĩ và bệnh nhân, mà chúng ta dùng để đưa ra những quyết định quan trọng. Vì vậy, trước hết là những thử nghiệm chống lại giả dược: mọi người nghĩ rằng họ biết là một thử nghiệm nên được so sánh các loại thuốc mới ra chống lại giả dược. Nhưng trên thực tế điều đó sai trong nhiều tình huống. Bởi vì hiện nay chúng ta đã có sẵn phương pháp điều trị rất tốt, vì vậy chúng ta không muốn biết rằng cách điều trị mới tốt hơn so với không có gì. Chúng ta muốn biết rằng đó là cách điều trị tốt nhất hiện nay mà chúng ta có. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, bạn vẫn thấy người ta làm thử nghiệm vẫn chống lại giả dược. Và bạn có thể nhận được giấy phép để mang thuốc ra thị trường với những thông tin cho thấy thà có còn hơn không, mà vô dụng đối với một bác sĩ như tôi khi phải đưa ra quyết định. Nhưng đó không phải là cách duy nhất mà bạn có thể bóp méo dữ liệu Bạn còn có thể bóp méo dữ liệu bằng cách tạo ra thứ để bạn phân biệt thuốc mới với rác rưởi thực sự. Bạn có thể đưa ra loại thuốc có tính cạnh tranh với liều lượng rất nhỏ, để mọi người không được điều trị đúng cách. Bạn có thể cung cấp cho các loại thuốc có tính cạnh tranh với một liều lượng cao, để mọi người chịu những tác dụng phụ. Và đây đúng là những gì đã xảy ra đối với thuốc làm giảm rối loạn thần kinh để trị chứng tâm thần phân liệt. Cách đây 20 năm, một thế hệ thuốc chống loạn thần mới đã được đưa ra và hứa hẹn rằng chúng sẽ có ít tác dụng phụ hơn. Vì vậy, người ta bắt đầu làm thử nghiệm các loại thuốc mới này để chống lại các loại thuốc cũ, nhưng họ đã sử dụng thuốc cũ với liều lượng cao một cách lố bịch -- 20 mg dược phẩm tổng hợp một ngày. Và đó là một kết luận đã được dự tính trước, nếu bạn đưa ra thuốc với liều cao nó sẽ có tác dụng phụ nhiều hơn và loại thuốc mới của bạn trông có vẻ tốt hơn. Cách đây 10 năm, lịch sử lại lặp lại một cách thú vị, khi thuốc risperidone, loại thuốc đầu tiên của thế hệ thuốc chống loạn thần mới, bị lộ bản quyền, vậy là bất cứ ai cũng có thể sao chép lại. Mọi người đều muốn khoe thuốc của họ tốt hơn so với risperidone, vì thế bạn thấy một loạt các thử nghiệm so sánh thuốc chống loạn thần mới chống lại thuốc risperidone với tám mg một ngày. Một lần nữa, nó không phải một đơn thuốc vô lý, bất hợp pháp nhưng quá cao so với mức bình thường. Vì vậy, bạn khiến cho thuốc của bạn trông tốt hơn. Và không phải ngạc nhiên khi nhìn chung, những thử nghiệm được hỗ trợ công nghệ có thể cho kết quả tích cực cao gấp 4 lần so với những thử nghiệm tự bỏ tiền ra. Nhưng - đó là một chữ nhưng lớn (Tiếng cười) hóa ra, khi bạn nhìn các phương pháp của các thử nghiệm do công nghiệp y dược tài trợ, chúng thật sự tốt hơn nhiều so với những thử nghiệm tự tài trợ. Tuy nhiên, họ luôn đạt kết quả mà họ muốn. Vậy việc này là thế nào ? Làm thế nào chúng ta có thể giải thích hiện tượng lạ này? Hóa ra những gì đã xảy ra là những thông tin tiêu cực đều đã mất tích nó được giấu kín khỏi các bác sĩ và các bệnh nhân. Và đây là phần quan trọng nhất của toàn câu chuyện. Nó là đỉnh cao của bằng chứng. Chúng ta cần phải có tất cả dữ liệu từ cuộc điều trị đặc biệt để biết nó có thật sự đạt hiệu quả hay không. Và đây là 2 cách mà bạn có thể phát hiện một số dữ liệu đã bị mất tích hay không. Bạn có thể sử dụng các số liệu thống kê hay những mẩu chuyện. Riêng tôi, tôi thích số liệu thống kê hơn, vị vậy, đó là những gì tôi sẽ nói trước. Đây là biểu đồ phân tích tổng hợp. Và biểu đồ phân tích tổng hợp là cách phát hiện thông minh nếu những tư liệu tiêu cực biến mất, bị mất tích. Đây là biểu đồ của tất cả các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện dựa trên một cuộc điều trị đặt biệt. Và khi các bạn hướng lên trên đỉnh của biểu đồ, những gì bạn thấy là mỗi chấm nhỏ là một thử nghiệm. Khi bạn nhìn lên, những cái chấm đó là những thử nghiệm lớn hơn, vì thế nó ít mắc lỗi hơn. Cho nên chúng có ít những kết quả dương tính, âm tính sai một cách tùy tiện. Do đó chugs bó lại với nhau. Những thử nghiệm lớn này gần với đáp án đúng. Sau đó đi xa hơn xuống phía dưới, những gì bạn thấy ở phía trên bên này là những kết quả âm tính sai, và phía trên bên này là những kết quả dương tính sai. Nếu có sự thiếu khách quan nguồn dữ liệu, nếu những thử nghiệm âm tính nhỏ biến mất, bạn có thể thấy nó trên một trong số các biểu đồ này. Vậy bạn có thể thấy ở đây, những thử nghiệm âm tính nhỏ này nên ở phía dưới bên trái đã không xuất hiện. Đây là biểu đồ chứng minh sự thiếu khách quan nguồn dữ liệu trong các nghiên cứu về sự thiếu khách quan nguồn dữ liệu. Và tôi cho rằng đó là lời nói đùa hài hước nhất về dịch tễ học từng được nghe Rằng làm thế nào để chứng minh điều đó theo số liệu thống kê, nhưng còn theo các câu chuyện thì sao? À, chúng cực kì tàn ác, thực sự là vậy. Đây là một loại thuốc gọi là reboxetine. Đây là thuốc mà tự tay tôi đã kê đơn cho các bệnh nhân. Và tôi là một bác sĩ đam mê các hoạt động trí não. Tôi hy vọng tôi cố gắng đi ra khỏi chuyên môn của mình để cố đọc và hiểu các tài liệu. Tôi đọc các thử nghiệm về điều này.Tất cả đều tích cực. Tất cả đều được thực hiện tốt.. Tôi không tìm thấy lỗi. Thật không may, hóa ra rất nhiều trong số những thử nghiệm này bị che giấu. Thực sự, có 76% trong tất cả các thử nghiệm được thực hiện với loại thuốc này bị giấu kín khỏi các bác sĩ và bệnh nhân. Giờ đây nếu bạn nghĩ về nó, nếu tôi tung đồng xu 100 lần, và tôi có quyền giữu kín với bạn các đáp án trong một nửa số lần sau đó tôi có thể thuyết phục bạn rằng tôi có một đồng xu hai mặt. Nếu chúng ta bỏ một nửa dữ liệu, chúng ta không bao giờ biết được hiệu quả thực sự của những viên thuốc này là gì. Và đây không phải là một vấn đề riêng biệt. Khoảng một nửa trong tất cả các dữ liệu thử nghiệm về thuốc chống suy nhược đã bị giữ kín. nhưng nó đi xa hơn. Tập đoàn Cochrane ở Bắc Âu đã cố gắng giữ lại các dữ liệu đó để gộp chúng lại với nhau. Các tập đoàn Cochrane là tổ chức hợp tác quốc tế phi lợi nhuận đã đưa ra bài phê bình hệ thống về tất cả các dữ liệu đã được trình diện. Và họ cần phải tiếp cận với tất cả các dữ liệu từ thử nghiệm. Tuy nhiên, các công ty giữ tư liệu đó, và Cơ quan y tế châu Âu cũng làm vậy trong ba năm liền. Đây là vấn đề đang thiếu một giải pháp. Và để chỉ rõ nó lớn thế nào, thì đây là một loại thuốc gọi là Tamiflu, mà các chính phủ trên thế giới đã chi hàng tỷ hàng tỷ đô la. Họ bỏ tiền ra với cam đoan đây là một loại thuốc sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng bệnh cúm. Chúng ta đã có dữ liệu cho thấy nó sẽ làm giảm thời gian bệnh cúm của bạn trong vài giờ. Nhưng tôi thực sự không quan tâm điều đó. Chính phủ không quan tâm điều đó. Tôi rất tiếc nếu bạn bị cúm, tôi biết là nó kinh khủng, nhưng chúng tôi sẽ không chi hàng tỷ đô la chỉ để giảm thời gian các triệu chứng cúm của bạn trong nửa ngày. Chúng tôi kê đơn những loại thuốc này, chúng tôi dự trữ nó cho những trường hợp khẩn cấp với suy nghĩ rằng chúng sẽ làm giảm số lượng biến chứng, đó là viêm phổi và đó là cái chết. Các tập đoàn Cochrane về bệnh truyền nhiễm có trụ sở tại Ý đã cố gắng để thu thập đầy đủ dữ liệu hữu dụng ra khỏi các công ty dược phẩm để họ có thể đưa ra kết luận đầy đủ về việc thuốc này có hiệu quả hay không, và họ không thể nhận được thông tin đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây đơn giản là vấn đề đạo đức lớn nhất đang đối mặt với y học hiện nay. Chúng ta không thể đưa ra quyết định khi thiếu tất cả các thông tin. Cho nên, từ đó có chút khó khăn để đưa ra vài câu kết luận tích cực. Nhưng tôi phải nói điều này: Tôi nghĩ rằng ánh nắng là chất diệt vi khuẩn tốt nhất. Mọi vấn đề đang diễn ra với cái nhìn đơn điệu, và chúng được che mắt bởi một phạm vi ảnh hưởng nhàm chán. Tôi nghĩ rằng, với tất cả những vấn đề trong khoa học, một trong những điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là phơi bày sự thật, chỉ tay vào quy trình và quan sát kĩ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Nền văn minh phát triển có thể được phản ánh qua sự phát triển của bản đồ Làm thế nào ta hiểu về thế giới xung quanh? Một trong những tấm bản đồ nổi tiếng nhất vì nó không hẳn là một tấm bản đồ. [Điều nhỏ nhặt. Ý nghĩa lớn lao] [Michael Bierut và bản đồ tàu điện ngầm London] Tàu điện ngầm ở London bắt đầu hoạt động vào năm 1908, khi tám đường ray độc lập hợp nhất thành một hệ thống. Họ cần một tấm bản đồ mô tả hệ thống đó để mọi người biết phải đi tàu nào. Tấm bản đồ họ làm ra rất phức tạp. Bạn có thể thấy sông, hồ, rừng và công viên-- tất cả ga tàu được nhồi nhét vào giữa, thậm chí, có vài địa điểm không thể điền vào hết ở lề. Về mặt địa lý, nó rất chính xác, nhưng lại không tiện dụng. Nói về Harry Beck. Harry Beck ở tuổi 29 là một nhân viên kỹ thuật làm việc theo hợp đồng cho Hệ thống tàu điện ngầm London. Ông đã rút ra được một điều, tất cả người đi tàu không thực sự quan tâm điều đang xảy ra trên mặt đất. Họ chỉ muốn biết từ ga này đến ga kia -- "Tôi sẽ lên ở chỗ nào? Xuống ở chỗ nào?" Hệ thống mới quan trọng, chứ không phải là địa lý. Ông đã nhìn ra được sự phức tạp, lộn xộn ấy, và đã đơn giản hoá nó. Các đường ray chỉ đi theo ba hướng: Hướng ngang, hướng dọc, hoặc hướng xiên một góc 45 độ. Ông còn đặt các ga cách đều nhau, và đường ray nào đi qua ga tàu nào sẽ có màu tương ứng, ông đã sửa toàn bộ bản đồ cũ và giờ, nó không còn là bản đồ mà là một sơ đồ giống như bảng mạch. Không phải là loại bảng mạch với các đường dây kim loại để tải điện, mà là các đường ray của tàu điện ngầm chở người đi từ điểm này tới điểm kia. Năm 1933, the Underground quyết định thử nghiệm bản đồ của Harry Beck. The Underground đã đưa vào dùng thử một nghìn bản đồ bỏ túi. Việc đi lại chỉ mất một giờ. Họ nhận thấy nó vô cùng hiệu quả, nên đã cho in hơn 750,000 bản, và đó là tấm bản đồ bạn thấy ngày hôm nay. Thiết kế của Beck thực sự trở thành khuôn mẫu cho việc tạo ra các bản đồ tàu điện ngầm ngày nay. Tokyo, Paris, Berlin, São Paulo, Sydney, Washington, D.C. Sự phức tạp của bản đồ địa lý đều trở thành những hình vẽ đơn giản. Tất cả đều sử dụng màu sắc khác nhau để phân biệt các đường tàu, tất cả đều sử dụng các ký hiệu đơn giản để phân biệt các loại ga tàu. Tất cả điều đó trở thành ngôn ngữ chung toàn cầu. Tôi cá Harry Beck không hề biết thứ gọi là giao diện người dùng (UI), nhưng thiết kế của ông đã làm rất tốt điều đó. Ông đã chia nhỏ khó khăn thành ba quy tắc cơ bản gần như có thể áp dụng khi gặp vấn đề trong mọi thiết kế. Đầu tiên là tập trung. Tập trung vào đối tượng bạn hướng tới. Thứ hai là sự đơn giản. Đâu là con đường ngắn nhất để đáp ứng nhu cầu đó? Điều cuối cùng là: tư duy đa chiều, đa ngành. Ai có thể nghĩ rằng một kỹ sư ngành điện lại là người biết cách đơn giản hoá một trong những hệ thống phức tạp nhất thế giới. Tất cả đều bắt đầu từ một người với cây bút chì và ý tưởng. Hoodie là một thứ đáng kinh ngạc, Nó là một trong những thứ bất hủ mà ta hầu như không nghĩ tới, vì chúng hiệu quả đến mức đã trở thành một phần trong cuộc sống. Ta gọi chúng là "tuyệt tác khiêm tốn." [Vật dụng nhỏ.] [Ý tưởng lớn.] [Paola Antonelli về Hoodie] Hoodie đã ra đời từ trước tên gọi đó, nó là biểu tượng xuyên suốt lịch sử vì lí do tốt lẫn xấu. Những cái hoodie sớm nhất mà ta có thể tìm thấy đến từ Ai Cập và La Mã cổ đại. Thời Trung Đại, bạn thấy rất nhiều thầy tu mặc áo giống áo choàng, cùng với mũ trùm đầu, và đó là "hoodie." Những quý cô thế kỷ 17 sẽ mặc hoodie như một cách để che giấu bản thân khi gặp người yêu. Và,dĩ nhiên, cũng có truyền thuyết, tưởng tượng. Đó là hình ảnh hoodie gắn với thần chết, Hình ảnh hoodie gắn với người hành hình. Đó là mặt tối của hoodie. Hiện thân hiện đại của hoodie, một cái áo được làm từ bông đan len, kèm mũ trùm với dây rút, đôi khi có túi ở bụng, được giới thiệu lần đầu vào những năm 1930 bởi công ty Knickerbocker Knitting mà hiện nay là Champion. Nó là cách giữ ấm cho vận động viên. Dù, tất nhiên, nó là loại áo nhiều chức năng và thoải mái đến nỗi rất nhiều công nhân mặc nó ở khắp nơi. Sau đó, những năm 1980, nó cũng được dân hip-hop, B-boys và dân chơi ván trượt mặc và hòa vào văn hóa đường phố của giới trẻ. Vừa cực kỳ thoải mái, hoàn hảo cho đường phố vừa tăng thêm tính ẩn danh khi cần. Và rồi, ta có Mark Zuckerberg, người thách thức quy chuẩn quần áo chỉnh tề của doanh nhân. Thú vị là, nó cũng là cách cho thấy quyền lực đã thay đổi. Nếu mặc côm lê hai mảnh, bạn có lẽ là vệ sĩ. Người có quyền lực thực sự sẽ mặc hoodie với áo sơ mi và quần jean. Thật dễ để nghĩ đến những khía cạnh bên ngoài của hoodie. Bạn có thể ngay lập tức đội mũ lên, và cảm nhận sự ấm áp sự bảo vệ, nhưng đồng thời, bạn có thể cảm nhận những khía cạnh tâm lý của nó. Ý tôi là, trùm mũ hoodie, ngay lập tức, bạn cảm thấy được bảo vệ, bạn cảm giác được ở trong vỏ bọc của chính mình. Ta biết rất rõ rằng những gì hoodie đã thể hiện nhiều năm trước ở Mỹ. Khi Travon Martin, một cậu bé Phi-Mỹ 17 tuổi, bị dân phòng khu vực bắn. Và Biểu tình Triệu Hoodie đã xảy ra trên khắp nước Mỹ, nơi mà mọi người mặc hoodies với mũ trùm đầu, và biểu tình trên khắp các đường phố chống lại định kiến này. Không mấy khi, có một loại quần áo mang tính biểu tượng và lịch sử và có nhiều công năng đến vậy như hoodie. Nên, như tất cả các loại quần áo, đặc biệt là những quần áo thiết thực, hoodie tối giản trong thiết kế nhưng lại chứa đựng đồng thời, cả một vũ trụ tiềm năng. Tôi nghĩ âm thanh là điều quan trọng của trải nghiệm dùng bút chì, nó có tiếng lạo xạo có thể nghe thấy được. [Lạo xạo] [Vấn đề nhỏ. Ý tưởng lớn.] [Caroline Weaver về Bút chì] Bút chì là một vật dụng rất đơn giản. Nó làm bằng gỗ với nhiều lớp sơn một đầu tẩy và lõi bút được làm từ than chì, đất sét và nước. Phải mất hàng trăm người, hàng thế kỷ để thiết kế được bút chì như ngày nay. Và đó là một quá trình hợp tác lâu dài mà với tôi, đã khiến bút chì trở nên hoàn hảo. Câu chuyện về cây bút chì bắt đầu từ than chì. Con người bắt đầu tìm kiếm những ứng dụng cho loại nguyên liệu mới này. Họ cắt chúng ra thành từng que nhỏ và cuộn chúng trong dây thừng, da cừu hoặc giấy rồi bán chúng trên đường phố London để viết hoặc vẽ hoặc, với nông dân và người chăn cừu là đánh dấu lên con vật của mình. Ở Pháp, Nicolas-Jacques Conté tìm ra phương pháp nghiền nhỏ than chì, trộn với bột đất sét và nước thành bột nhão. Bột nhão sẽ được đổ vào khuôn và nung trong lò, cho ra một lõi than chì chắc chắn khó gãy, rất mịn, dễ sử dụng -- đó là thứ tốt nhất lúc bấy giờ, cho đến nay, bút chì vẫn được sản xuất bằng cách đó. Cùng lúc đó ở Mỹ, bang Concord hay Massachusetts, Henry David Thoreau nghĩ ra tỷ lệ đo lường độ cứng của bút chì. Nó gồm bốn mức, Mức hai là độ cứng lý tưởng để sử dụng thông thường. Bút chì càng mềm càng chứa nhiều than chì, đường vẽ càng đậm và mượt hơn. Bút chì càng bền càng chứa nhiều đất sét nét vẽ nhạt và mảnh hơn. Ban đầu, khi được làm bằng tay, bút chì có hình tròn. Vì chúng rất khó sản xuất, người Mỹ đã cơ giới hóa nghề thủ công này. Nhiều người cho rằng Joseph Dixon là một trong những người đầu tiên phát triển máy móc thực hiện việc cắt thanh gỗ, tạo rãnh, đổ hồ dán... Họ nhận ra rằng sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn khi làm bút chì hình lục giác, và dần trở thành chuẩn mực hiện nay. Từ những ngày đầu, mọi người thích khả năng dễ tẩy xoá của chúng. Ban đầu, người ta dùng vụn bánh mì để xoá đi những vết bút chì sau này, dùng cao su và đá bọt. Năm 1858, tẩy được đính vào, khi người bán văn phòng phẩm Hymen Lipman sáng chế cây bút chì đầu tiên có đính kèm tẩy, làm thay đổi lịch sử của bút chì. Cây bút chì màu vàng đầu tiên là KOH-I-NOOR 1500. KOH-I-NOOR làm một việc điên rồ là sơn 14 lớp màu vàng lên thân bút và mạ bằng vàng 14k. Ai cũng có một cây bút chì, và mỗi cây bút chì đều có một câu chuyện. Cây "Cánh đen 602" rất nổi tiếng vì nhiều nhà văn đã sử dụng nó, đặc biệt là John Steinbeck và Vladimir Nabokov. Sau đó, công ty bút chì Dixon ra đời. Họ chịu trách nhiệm cho Dixon Ticonderoga. Nó là một biểu tượng mà mọi người sẽ nghĩ đến khi nói về bút chì, cũng như về trường lớp. Tôi nghĩ rằng, bút chì là một thứ, mà người dùng sẽ ít khi tự hỏi chúng được tạo ra thế nào và vì sao, bởi chúng vẫn luôn như thế. Theo tôi, không có cách nào có thể làm bút chì trở nên tốt hơn. Nó hoàn hảo. Bao nhiêu người chán nản tại bàn trong bao nhiêu giờ mỗi ngày và bao nhiêu ngày mỗi tuần, và bao tuần mỗi năm trong bao nhiêu năm trong đời? [Vật nhỏ. Ý tưởng lớn.] [Daniel Engber nói về thanh tiến độ] Thanh tiến độ là một công cụ chỉ báo trên máy tính về thứ gì đó đang diễn ra bên trong. Loại cổ điển được dùng suốt nhiều năm là thanh ngang. Ý tôi là, thanh này có từ những phiên bản tiền máy tính trên sổ cái, mọi người sẽ điền vào một thanh ngang từ trái sang phải để biểu thị bao nhiêu phần công việc đã hoàn thành tại nhà máy. Đây là một thứ tương tự trên màn hình. Điều đã diễn ra những năm 70 thường được nhắc tới như "cuộc khủng hoảng phần mềm" khi mà đột nhiên, các máy tính trở nên phức tạp hơn nhanh hơn những gì mà người thiết kế ra nó dự đoán. Mọi người đã sử dụng chỉ báo phần trăm hoàn thành theo những cách khác nhau. Có thể là hình ảnh đồng hồ đếm ngược hay một dãy hoa thị chạy từ trái sang phải trên màn hình. Nhưng chưa ai tiến hành khảo sát có hệ thống về những thứ này và cố gắng để hiểu: Cách chúng thực sự ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng khi ngồi trước máy tính? Một sinh viên tốt nghiệp tên là Brad Myer, đã quyết định nghiên cứu điều này vào năm 1985. Anh phát hiện ra rằng việc chỉ báo phần trăm hoàn thành có chỉ ra con số chính xác hay không. không quan trọng. Điều quan trọng là nó ở đó. Nhìn thấy nó ở đó khiến mọi người thấy thoải mái hơn, và đó là điều đáng ngạc nhiên nhất. Anh ta nghĩ về những việc thứ này có thể làm. Nó có thể làm người ta thư giãn hiệu quả. Cũng có thể cho phép người ta rời mắt khỏi máy tính và làm điều gì khác trong quãng thời gian đó. Họ sẽ nhìn và nói: "Ồ, tiến độ đến được một nửa rồi. Cần năm phút nữa. Và giờ tôi có năm phút để gửi cái fax này đi", hoặc bất kỳ thứ gì người ta làm vào năm 1985. Cả hai điều trên đều sai. Kiểu như, khi bạn nhìn vào thanh tiến độ, nó thu hút sự chú ý của bạn và biến trải nghiệm chờ đợi thành một câu chuyện thú vị mở ra ngay trước mắt: bằng cách nào đó, thời gian bạn dành để chờ đợi trong ức chế để máy tính làm một việc gì đó, đã được biến hóa thành: "Tiến độ! Ồ! Những thứ tuyệt vời đang diễn ra!" [Tiến độ...] Nhưng một khi bắt đầu nghĩ về thanh tiến độ như một thứ gì đó hơn là xoa dịu nỗi đau chờ đợi, thì bạn có thể bắt đầu lấn sân sang tâm lý học. Nếu có một thanh tiến độ chạy với tốc độ không đổi -- dù đó là điều thực sự đang diễn ra bên trong máy tính, nó khiến người ta cảm thấy nó đang chạy chậm dần. Chúng ta thấy chán. Vâng, giờ bạn có thể cải thiện bằng cách làm cho nó dường như chạy nhanh hơn thực tế, làm nó chạy nhanh hơn ban đầu, như một cú tăng tốc. Thật thú vị, người ta nghĩ: "Ồ! Nó đang thực sự hoạt động!" Rồi bạn có thể quay trở lại tốc độ tự nhiên hơn của thanh tiến độ Bạn cho rằng người ta tập trung vào sự qua đi của thời gian -- cố chờ xem cỏ mọc, cố chờ xem một bình nước, đến lúc nó sôi và bạn cố gắng làm điều đó trở nên bớt chán, bớt vất vả và ức chế hơn trước đây. Thanh tiến độ ít nhất cũng cho bạn một cái nhìn về sự bắt đầu và kết thúc và việc bạn đang tiến đến một mục tiêu. Tôi nghĩ bằng nhiều cách, nó xoa dịu nỗi sợ hãi cái chết. Có quá không? (Nhạc) ♫tôi không hiểu nổi chính bản thân mình,♫ ♫tại sao họ cứ mãi nói về tình yêu,♫ ♫nếu họ đến gần tôi,♫ ♫nếu họ nhìn vào mắt và hôn lên tay tôi.♫ ♫Tôi không hiểu nổi chính mình,♫ ♫tại sao họ nói về phép màu,♫ ♫mà không ai chịu đựng được,♫ ♫nếu anh ấy nhìn thấy tôi, nếu anh ấy lướt qua.♫ ♫Nhưng nếu đèn đỏ được bật sáng♫ ♫ ngay giữa đêm tối♫ ♫và mọi người lắng nghe bài hát của tôi,♫ ♫vậy thì mọi thứ sẽ quá rõ ràng.♫ ♫Đôi môi của tôi, chúng trao những nụ hôn nồng cháy,♫ ♫đôi chân tôi, chúng trắng ngần và mềm mại.♫ ♫Số mệnh tôi viết trên những vì sao,♫ ♫anh hãy yêu, anh hãy hôn.♫ ♫Đôi chân tôi, chúng lướt đi và trôi nổi,♫ ♫đôi mắt tôi, chúng quyến rũ và rực sáng.♫ ♫Và tôi nhảy múa như thể bị thôi miên, vì tôi biết,♫ ♫đôi môi tôi trao những nụ hôn quá đỗi nồng nàn.♫ ♫Trong những mạch máu của tôi,♫ ♫chảy dòng máu của người nghệ sĩ múa,♫ ♫bởi vì người mẹ xinh đẹp của tôi♫ ♫là Nữ hoàng của những điệu múa♫ ♫trong cung điện mạ vàng Alcazar.♫ ♫Bà ấy thật là đẹp,♫ ♫tôi thường nhìn thấy bà ấy trong những giấc mơ.♫ ♫Nếu bà ấy đánh vào chiếc lục lạc♫ ♫theo nhịp điệu nhảy quyến rũ của mình, mọi con mắt sẽ ánh lên sự ngưỡng mộ.♫ ♫Bà ấy đã thức tỉnh trong tôi♫ ♫và tôi cũng rất giống như vậy.♫ ♫Tôi nhảy múa như bà ấy vào nửa đêm♫ ♫và thẩm sâu bên trong mình tôi cảm thấy:♫ ♫Đôi môi của tôi, chúng trao những nụ hôn nồng cháy,♫ ♫đôi chân tôi, chúng trắng ngần và mềm mại.♫ ♫Nó được viết cho tôi trong những vần sao♫ ♫anh hãy hôn, anh hãy yêu.♫ ♫ Và tôi nhảy múa như thể bị thôi miên, vì tôi biết♫ ♫Đôi môi tôi trao những nụ hôn quá đỗi nồng nàn♫ (Vỗ tay) Nếu bạn nói đúng, bạn sẽ nghe như thế này: tíc - tắc, tíc - tắc, tíc - tắc, ... Nếu bạn kêu sai, nó sẽ như sau: tịt - tác, tịt - tác, ... [Những điều nhỏ.] [Ý tưởng lớn.] Sợi dây nhảy vốn là một vật đơn giản. Chúng được tạo bởi dây thừng, dây phơi quần áo hay bông sợi xe. Có lẽ là với một vài vòng xoắn nữa. (cười) Tôi không chắc là nên diễn tả thế nào. Điều quan trọng là nó có một trọng lượng nhất định, và có cả âm thanh tựa như "whip" nữa. Chúng ta không biết chắc rằng nguồn gốc của dây nhảy đến từ đâu. Có vài bằng chứng cho rằng chúng bắt nguồn từ Ai Cập, Phoenicia, và sau đó được đưa đến Bắc Mỹ bởi những người định cư Hà Lan. Sợi dây dần trở nên lớn lao khi trang phục của phụ nữ trở nên phù hợp hơn và cũng là lúc quần chẽn ra đời. Những bé gái khi xưa đã có thể chơi nhảy dây bởi vì váy của họ không thể chạm vào sợi dây nữa. Những nữ gia sư khi xưa cũng tập cho những đứa trẻ nhảy dây. Ngay cả những đứa trẻ nộ lệ Châu Phi trước thời kì nội chiến ở Nam Mỹ trước kia cũng nhảy dây. Trong những năm 1950, ở Harlem, Bronx, Brooklyn, Queens, bạn có thể thấy những cô gái chơi nhảy dây ở trên vỉa hè. Đôi khi, họ có thể xoắn hai sợi dây làm một để cùng nhảy với nhau. nhưng bạn cũng có thể tách nó ra và xoay vòng như một cái máy đánh trứng. Sợi dây nhảy giống như một khoảng thời gian liên tục đều đặn. tíc, tíc, tíc, tíc ... cho đến khi bạn thêm vần điệu, nhịp điệu và câu hát vào. Những sợi dây tạo nên khoảng trống ở giữa nơi chúng ta có thể góp sức cho một điều gì đó tuyệt vời hơn nhiều so với khu hàng xóm. Kiểu nhảy dây đôi luôn là biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa và danh tính của người phụ nữ da đen. Trở lại những năm 1950 đến năm 1970, con gái không được cho phép chơi thể thao. Con trai được hơi bóng chày, bóng rổ và bóng đá, còn con gái thì không. Nhiều thứ đã thay đổi, nhưng trong khoảng thời gian ấy các bạn gái đã kiểm soát cả sân chơi. và họ không muốn con trai vào chơi cùng. Bởi vì đó là nơi của họ - không gian quyền lực của con gái. và đó cũng là nơi họ tỏa sáng. Nhưng tôi nghĩ nơi đó cũng dành cho nam bởi vì các bạn ấy đã được nghe lén những âm thanh mà các nghệ sĩ Hip hop lấy làm giai điệu từ trò chơi của các bạn nữ da đen. (Bài hát) cold, thick shake, act like you know how to flip, Filet-O-Fish, Quarter Pounder, french fries, ice cold, thick shake, act like you know how to jump. Vì sao "Country Grammar" của Nelly thắng giải thưởng Grammy cho đĩa ghi âm Bởi vì mọi người đều biết: (Bài hát) "We're going down down baby your street in a Range Rover" Đó là lời bài hát bắt đầu của "Down down, baby, down down the roller coaster, sweet, sweet baby, I'll never let you go." Bất kì ai trưởng thành ở đô thị của người dân da đen đều biết khúc ca đó. Và vì vậy, bài hát trở thành một bản hit có sẵn Những lần nhảy dây đôi đã giúp duy trì những bài hát, lời ca và cả điệu nhảy đi kèm, đều là những điều rất tự nhiên và tôi gọi nó là "vận động truyền đạt" - ngôn ngữ của lời nói và của cơ thể Đó là thứ được truyền bá qua nhiều thế hệ Trong những cách thức thì sợi dây nhảy cũng là một cách để truyền đạt. Bạn cần một vài vật gì đó để lưu trữ kí ức qua thời gian. Vậy, bạn có thể dùng sợi dây nhảy để làm nhiều việc khác nhau. Nó vượt qua mọi nền văn hóa. Và tôi nghĩ nó vẫn sẽ còn tiếp tục bởi vì con người cần di chuyển. Và tôi cũng cho rằng, những vật đơn giản nhất lại là vật được sử dụng theo cách sáng tạo nhất. Không có nút xấu, Chỉ người tệ mà thôi. Bạn nghĩ sao? [Đồ vật nhỏ.] [Ý tưởng lớn.] [Isaac Mizrahi nói về những cái nút] Không ai biết ai là người phát minh ra nút áo. Có lẽ là từ đầu những năm 2000 năm trước công nguyên. Thời gian đầu, nó là vật trang trí, Chỉ là thứ xinh xắn được may vào quần áo. 3000 năm sau, khuyết áo ra đời và đột nhiên nút áo trở nên có ích. Nút và khuyết áo thật là một phát minh tuyệt vời. Dễ dàng chui qua khuyết áo, nó giữ mọi thứ đúng vị trí, khiến ta cảm thấy an tâm, rằng không gì có thể bị tuột. Từ thời trung đại, những thiết kế về nút không thay đổi nhiều. Nó là một trong những thiết kế bền bỉ nhất trong lịch sử. Đối với tôi, cái nút tốt nhất thường sẽ là hình tròn. Hoặc là một nút vòm với một cái đuôi nhỏ, có loại hình tròn có viền hoặc không viền. Có thể 2 lỗ hoặc 4 lỗ. Quan trọng hơn nút là khuyết áo. Một cách để tính là: lấy đường kính cộng chiều rộng nút, thêm một khoảng trừ hao. Trước khi có nút, quần áo thường thùng thình - Quần áo không có kích thước cụ thể, Và người ta thì bơi trong quần áo hoặc như thể lấy chúng làm mền. Sau đó, thời trang phù hợp với cơ thể hơn khi ta tìm ra công dụng của nút áo. Có thời điểm, đó là cách duy nhất khiến áo quần vừa khít cơ thể. Tôi nghĩ lí do để nút áo tồn tại lâu đến như vậy là vì chúng thật sự khiến quần áo gọn gàng. Dây kéo có thể hư, khóa dán gây tiếng ồn và bị hỏng theo thời gian. Nếu nút bị tuột ra thì bạn chỉ cần may nó lại. Nút áo là một thứ trường tồn. Nó không chỉ là yếu tố cơ bản nhất trong thiết kế mà còn có thể là điểm nhấn điên rồ. Khi còn nhỏ, mẹ tôi đã đan cho tôi cái áo len rất đẹp. Tôi không thích nó tí nào cho đến khi tìm thấy cái nút này, lúc những chiếc nút được đính lên áo, tôi lại thích nó mê mệt. Nếu bạn không có gu ăn mặc tốt và không thể chọn một cái nút, Hãy để ai đó chọn thay bạn. Nghiêm túc đấy! Tôi nghĩ cầu thang có lẽ là một trong những thứ truyền tải nhiều cảm xúc nhất mà kiến trúc sư có thể tác động tới. [Điều nhỏ. Ý tưởng lớn] [David Rockwell nói về Cầu thang] Hiểu đơn giản, cầu thang là thứ giúp ta đi từ A đến B ở độ cao khác nhau. Cầu thang có một ngôn ngữ chung. "Bậc thang", chính là thứ bạn bước lên. Vách đứng là thanh bản dọc ngăn cách hai bậc Rất nhiều cầu thang có nẹp tạo góc cạnh và nối lại với nhau bằng dầm cầu thang Mọi cầu thang đều được tạo nên từ những bộ phận này. Tôi cho rằng cầu thang ra đời từ khi có người bảo: "Tôi muốn đến vách đá cao hơn từ vách đá thấp này" Người ta đã dùng mọi cách để leo cao những khúc gỗ dốc, thang và những con đường tự nhiên được đi mòn theo năm tháng. Vài chiếc "cầu thang" cổ xưa nhất như kim tự tháp ở Chichén Itzá hay đường đến đỉnh Tai ở Trung Quốc đều nhằm đưa ta đến những nơi cao hơn, để thành tâm nguyện cầu hay được bảo vệ. Kĩ thuật và thiết kế ngày càng phát triển. Cầu thang giờ được làm từ đủ mọi vật liệu. Có cái thẳng đứng, có cái uốn khúc. Có cái ở trong nhà hay cả ngoài trời. Và chúng rất có ích trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, cầu thang còn là hình thức nghệ thuật Khi ta đi trên cầu thang, kiểu dáng của nó cũng ảnh hưởng đến cách ta đi, cảm xúc, cảm giác an toàn và sự kết nối với không gian xung quanh. Hãy thử hình dung ta bước xuống bậc thềm rắn chắc, rộng lớn như ở quảng trường. Từ những bậc thang này, ta quan sát được cả con đường và phố người tấp nập. Bước đi của ta vững vàng chậm rãi vì bậc thang quá rộng. Một cảm giác hoàn toàn khác so với cầu thang chật hẹp như ở quán ăn có thể làm ta trượt chân. Ta cũng có thể gặp những bậc thang cao buộc ta phải đi nhanh hơn. Cầu thang cũng giúp thêm kịch tính. Đánh dấu sự xuất hiện của người quan trọng, ngôi sao của bữa tiệc. Cầu thang là dấu tích anh hùng. Chiếc cầu thang vẫn trụ vững sau vụ tấn công ngày 11/9 vào Tháp Bắc Trung tâm Thương mại Thế giới được gọi là "Cầu thang của người sống sót" vì nó đã giúp hàng trăm người thoát đến nơi an toàn. Chiếc cầu thang nhỏ cũng tạo nên bao điều lớn lao. Bậc thềm là nơi láng giềng tụ họp nghe nhạc, ngắm nhìn thành phố. Thật kì diệu khi thấy người ta hẹn nhau nơi cầu thang. Tôi nghĩ chúng phần nào lấp đầy nhu cầu của ta được cư ngụ nơi đâu đó khác mặt đất bằng. Nên, khi ngồi ở lưng chừng cầu thang, với ta, giống như ở chốn thần tiên vậy. Tôi nhớ từng tự nhủ: "Điều này sẽ thay đổi toàn bộ cách chúng ta giao tiếp." [Điều nhỏ] [Ý tưởng lớn] [Margaret Gould Stewart nói về Hyperlink] Hyperlink (đường dẫn) là một yếu tố của giao diện, và ý tôi là, khi bạn dùng phần mềm trên điện thoại hoặc máy tính, có rất nhiều mã đằng sau giao diện cung cấp tất cả những hướng dẫn để máy tính hoạt động, nhưng giao diện là cái mà con người tương tác: Khi ta nhấn vào đây, điều gì đó sẽ xảy ra. Khi lần đầu tiên xuất hiện, chúng khá là đơn giản, và không có vẻ gì hào nhoáng. Các nhà thiết kế ngày nay có rất nhiều lựa chọn. Hyperlink được dùng như một ngôn ngữ đánh dấu : HTML. Nó là một chuỗi nhỏ gồm các mã. Và bạn ghi vào địa chỉ nơi bạn muốn gửi người đó đi. Vô cùng đơn giản để học. Và như vậy, toàn bộ các tài liệu tham khảo thông tin ở những nơi khác trên Internet là tên miền của hyperlink. Khi tôi còn đi học -- đây là thời điểm trước khi Internet phát triển. Nếu làm một bài nghiên cứu, tôi phải lết xác tới thư viện, và nếu nơi đó có cuốn sách tôi cần thì tuyệt cú mèo. Đôi khi phải đợi sách được gửi trả, nên quá trình kéo dài cả tuần. Giờ nghĩ lại, khá là điên rồ, nhờ tất cả những đổi mới tuyệt vời, không lâu sau, ta có thể tiếp cận những thứ mà hiện nay, ta xem là hiển nhiên. Năm 1945, có một người đàn ông, tên Vannevar Bush. Ông làm việc cho chính phủ Mỹ, và một trong những ý tưởng mà ông nỗ lực phát triển là: "Wow, con người đã tạo ra rất nhiều thông tin, và ta không còn có thể theo dõi những cuốn sách đã đọc hay sự liên kết giữa những ý tưởng quan trọng." Và ông nảy ra ý tưởng tên là "memex", nơi mà bạn có thể tạo một thư viện cá nhân, cho tất cả các cuốn sách và tài liệu mà bạn có quyền truy cập. Và ý tưởng kết nối các nguồn thông tin đã bắt đầu thành hình. Sau đó, vào những năm 1960, Ted Nelson đã khởi động Dự án Xanadu, ông nói: "Sẽ thế nào nếu nó không chỉ giới hạn ở những gì tôi có? Sẽ thế nào nếu tôi có thể kết nối ý tưởng giữa một khối lượng thông tin lớn hơn?" Năm 1982, các nhà nghiên cứu tại đại học Maryland phát triển một hệ thống gọi là HyperTIES. Họ là những người đầu tiên dùng văn bản chính như điểm đánh dấu liên kết. Họ tìm ra rằng liên kết màu xanh trên nền xám hoạt động hiệu quả hơn so với các màu khác, và nhiều người có thể nhìn thấy nó. Apple phát minh ra HyperCard vào năm 1987. Bạn có những tấm thẻ này và có thể tạo ra những liên kết giữa chúng. HyperCard cho phép ta nhảy cóc đến nhiều phần khác nhau trong câu chuyện. Những khái niệm kể chuyện phi tuyến tính này được thúc đẩy mạnh mẽ khi hyperlink ra đời, bởi nó cho họ nhiều cơ hội tạo ra ảnh hưởng đến mạch chuyện. Những ý tưởng và phát minh này đã truyền cảm hứng cho Tim Berners-Lee nhà phát minh World Wide Web. Hyperlink giống như một khối LEGO, khối xây dựng cơ bản tạo nên trang web phức tạp gồm nhiều kết nối có mặt khắp thế giới. Hyperlink được tạo ra không chỉ cho nhiều người sử dụng mà còn cho phép nhiều người tạo ra chúng. Với tôi, đây là một trong những thiết kế dân chủ nhất từ trước tới nay. Đêm trước khi tôi đến X-cốt-len Tôi được mới tới dẫn vòng chung kết của chương trình "Tài năng Trung Quốc" ở Thượng Hải với 80,000 khán giả trong sân vận động. Các bạn đoán xem ai là vị khách mời biểu diễn? Susan Boyle Và tôi nói với bà ấy, "Tôi sẽ tới X-cốt-len ngày mai." Bà ấy đã hát rất hay. và còn nói được một vài từ tiếng Trung Quốc. [Tiếng Trung Quốc] Nên nó không giống như "Xin chào" hay "cảm ơn," một câu nói thông thường. Mà nó có nghĩa "hành lá miễn phí." Tại sao bà ấy lại nói thế? Bởi vì đó là một đoạn của một Susan Boyle khác của nước Trung Quốc chúng tôi, - một phụ nữ khoảng 50 tuổi, làm nghề bán rau ở Thượng Hải bà này yêu thích opera phương Tây, nhưng không hiểu tiếng Anh hay tiếng Pháp hay tiếng Ý, nên bà đã thêm vào lời nhạc bằng những tên loại rau bằng tiếng Trung Quốc. (Cười) Và câu cuối cùng của bản Nessun Dorma bà ấy đang hát ở sân vận động là "hành lá miễn phí." Nên khi Susan Boyle nói câu đó, 80,000 khán giả đồng thanh hát. Rất vui nhộn. Nên tôi nghĩ cả Susan Bolye và người bán rau này ở Thượng Hải là những người đặc biệt. Không ai nghĩ rằng họ có thể thành công trong ngành có tên là giải trí, nhưng sự dũng cảm và tài năng của họ đã giúp họ vượt qua. Và một chương trình và một cái bục đã cho họ sân khấu để thực hiện giấc mơ của họ. Vâng, tạo ra sự khác biệt không quá khó. Chúng ta đều khác nhau với những quan điểm khác nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng sự khác biệt là điều tốt, vì quý vị đưa ra một quan điểm khác. Quý vị có thể có cơ hội tạo ra ảnh hưởng đặc biệt. Thế hệ của tôi đã rất may mắn khi chứng kiến và tham gia vào sự biến đổi mang tính lịch sử của Trung Quốc đã tạo ra nhiều thay đổi trong 20, 30 năm qua. Tôi nhớ rằng vào năm 1990, khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi xin việc ở phòng kinh doanh của một khách sạn 5 sao ở Bắc Kinh, Great Wall Sheraton -- khách sạn đó vẫn còn. Sau khi được phỏng vấn bởi vị giám đốc người Nhật trong nửa giờ, ông này cuối cùng nói, "Vâng, cô Yang, cô có câu hỏi nào dành cho tôi không?" Tôi lấy hết can đảm và bình tĩnh và nói, "Vâng, nhưng ông có thể cho tôi biết, ông thực sự bán cái gì?" Tôi không biết phòng kinh doanh là thế nào trong một khách sạn 5 sao. Đó là ngày đầu tiên tôi đặt chân vào một khách sạn 5 sao. Trong thời gian đó tôi đi thử giọng -- đợt thử giọng lần đầu công khai của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc -- với một nghìn những người tốt nghiệp đại học khác. Người sản xuất nói với chúng tôi họ đang tìm kiếm một khuôn mặt dễ thương, ngây thơ và trẻ đẹp. Nên khi tới lượt tôi, tôi đứng dậy và nói, "Tại sao những phụ nữ nổi tiếng trên truyền hình lúc nào cũng phải đẹp, dễ thương, ngây thơ và, như anh biết, còn phải được việc? Tại sao họ không thể có ý kiến riêng và tiếng nói riêng?" Tôi nghĩ là tôi đã xúc phạm họ. Nhưng thực ra, họ ấn tượng với lời nói của tôi. Và do đó tôi vào vòng thi thứ hai, và sau đó là vòng 3 và vòng 4. Sau 7 vòng thi, chỉ còn lại tôi. Vậy là tôi phụ trách một chương trình truyền hình quốc gia vào giờ vàng. Và quý vị tin hay không, nhưng đó là chương trình đầu tiên trên truyền hình Trung Quốc cho phép người dẫn nói lên suy nghĩ của riêng họ mà không đọc lời thoại được phê duyệt trước. (Vỗ tay) Và khán giả hàng tuần của tôi ở thời điểm đó là từ 200 đến 300 triệu người. Chỉ sau vài năm, tôi quyết định tới Mỹ và trường Đại học Columbia để học bằng sau đại học, và sau đó thành lập một công ty truyền thông riêng, mà tôi đã không nghĩ tới trong những năm tôi bắt đầu sự nghiệp. Chúng tôi đã làm nhiều việc. Tôi đã từng phỏng vấn hơn một nghìn người. Và đôi khi một số bạn trẻ đến với tôi và nói, "Cô Lan, cô đã thay đổi đời cháu," và tôi thấy tự hào về việc đó. Nhưng sau đó chúng tôi cũng rất may khi chứng kiến sự cải cách của cả nước. Tôi đã ở trong nhóm đấu thầu của Bắc Kinh để tổ chức Thế Vận Hội. Tôi đại diện cho Triển lãm Thượng Hải. tôi đã thấy Trung Quốc đang hội nhập với thế giới và ngược lại. Nhưng đôi khi tôi nghĩ, thế hệ trẻ ngày nay sẽ làm gì? Họ khác nhau thế nào, và họ sẽ tạo ra những ảnh hưởng đặc biệt gì để hình thành tương lai của Trung Quốc, hay nói rộng hơn, là thế giới? Nên ngày hôm nay tôi muốn nói với các bạn trẻ thông qua kênh truyền thông xã hội. Trước hết, họ là ai? Họ trông như thế nào? Vâng, đây là cô gái có tên là Guo Meimei -- 20 tuổi, xinh đẹp. Cô khoe những chiếc túi, quần áo và xe hơi đắt tiền của mình trên một tiểu blog của cô ấy, là phiên bản tiếng Trung Quốc của Twitter. Và cô tự nhận là tổng giám đốc của Hội Chữ Thập Đỏ ở Phòng Thương Mại. Cô ấy đã không biết rằng rằng cô đã động chạm tới một vấn đề rất nhạy cảm và khiến cả nước nghi ngờ giống như là một vụ lùm xùm chống lại sự trung thực của Hội Chữ Thập Đỏ Vụ tranh cãi này quá nóng tới mức Hội Chữ Thập Đỏ phải mở một cuộc họp báo để làm rõ và cuộc điều tra đang diễn ra. Cho tới ngày hôm nay chúng tôi biết rằng chính cô gái đó đã bịa ra tiêu đề đó-- có thể là do cô ấy cảm thấy tự hào khi liên quan tới hoạt động nhân đạo. Tất cả những đồ đắt tiền đó được bạn trai cô ta tặng làm quà anh này đã từng là ủy viên trong một tiểu ban của Hội Chữ Thập Đỏ ở Phòng Thương Mại. Rất khó giải thích. Nhưng dù sao, công chúng vẫn không chấp nhận. Nó vẫn là đề tài nóng hổi Nó cho thấy nhiều người không tin vào chính phủ hoặc những cơ quan được chính phủ hậu thuẫn, những tổ chức trước đấy thiếu tính minh bạch. Và nó cũng cho chúng ta thấy sức mạnh và tác động của truyền thông xã hội ví dụ như tiểu blog. Tiểu blog bùng nổ trong năm 2010, với số người viếng thăm tăng gấp đôi và thời gian tiêu tốn vào nó tăng gấp 3 Sina.com, một cổng tin tức lớn, chỉ riêng nó đã có hơn 140 triệu người dùng tiểu blog. Trên Tencent, đó là 200 triệu. Người viết blog được yêu thích nhất -- không phải tôi -- mà là một ngôi sao điện ảnh, cô ấy có hơn 9.5 triệu người theo dõi, hay người hâm mộ. Khoảng 80% những người dùng tiểu blog là thanh niên, dưới 30 tuổi. Và bởi vì, như quý vị biết, truyền thông truyền thống vẫn bị chính phủ kiểm soát gắt gao, truyền thông xã hội tạo một cơ chể mở để cho phép thả lỏng một chút. Nhưng vì quý vị không có nhiều cơ chế mở khác, sức nóng từ nút mở này đôi khỉ rất mạnh mẽ và thậm chí mãnh liệt. Như vậy thông qua sử dụng tiểu blog, chúng ta thậm chí có thể hiểu rõ hơn thanh niên Trung Quốc. Vậy họ khác nhau như thế nào? Trước hết, phần lớn họ được sinh ra trong những năm 80 và 90 theo chính sách một con. Và vì việc phá thai có chọn lọc bởi những gia đình trọng nam khinh nữ, giờ đây kết quả là chúng ta có số nam nhiều hơn nữ là 30 triệu. Điều đó có thể gây hiểm họa cho xã hội, nhưng ai mà biết được; chúng ta đang ở trong một thế giới toàn cầu hóa, nên họ có thể tìm kiếm bạn gái ở những nước khác. Phần lớn họ được giáo dục khá tốt. Tỉ lệ mù chữ ở Trung Quốc trong thế hệ này là dưới 1%. Ở thành phố, 80% trẻ em đi học đại học. Nhưng họ đang đối mặt với một Trung Quốc già hóa với dân số trên 65 tuổi lên tới khoảng 7% trong năm nay và khoảng 15% đến năm 2030. Và quý vị biết chúng tôi có truyền thống là người trẻ hỗ trợ người già về mặt tài chính, và chăm sóc họ khi họ ốm. Nên điều này có nghĩa là đôi vợ chồng trẻ sẽ phải nuôi 4 bố mẹ có tuổi thọ trung bình là 73. Do vậy, việc kiếm sống không dễ dàng đối với thanh niên. Người có trình độ đại học không thiếu. Ở vùng thành thị, người có trình độ đại học có lương khởi điểm khoảng 400 đô la Mỹ một tháng, còn tiền thuê nhà trung bình trên $500. Vậy họ làm gì? Họ phải ở chung -- chen chúc trong một không gian chật hẹp để tiết kiệm tiền và họ tự gọi là "lũ kiến" Và với những người chuẩn bị xây dựng gia đình và mua căn hộ riêng, họ tính họ phải làm việc từ 30 đến 40 năm mớ đủ tiền mua căn hộ đầu tiên. Với tỉ lệ đó ở Mỹ một cặp vợ chồng chỉ cần kiếm tiền trong 5 năm, nhưng ở Trung Quốc, đó là 30 đến 40 năm vì giá bất động sản tăng phi mã. Trong 200 triệu người lao động nhập cư, 60% là thanh niên. Họ thấy mình như bị kẹp giữa khu vực nông thôn và thành thị. Phần lớn không muốn quay lại miền quê, nhưng họ không có cảm giác thuộc về thành thị. Họ làm việc nhiều giờ hơn với ít thu nhập hơn, ít phúc lợi xã hội hơn. Và họ dễ bị mất việc, chịu đựng lạm phát, ngân hàng xiết chặt vốn vay, sự tăng giá của đồng nhân dân tệ hay sự giảm sút nhu cầu của châu Âu hay châu Mỹ đối với những sản phẩm họ sản xuất. Tuy nhiên, năm ngoái, một vụ việc kinh hãi ở một tổ hợp sản xuất thiết bị OEM ở Trung Quốc: 13 công nhân trẻ tuổi khoảng 18-19 và 20-21 tuổi đã tự vẫn từng người một giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Nhưng họ đã chết vì tất cả những lí do cá nhân khác nhau. Nhưng toàn bộ vụ này đã khiến cả xã hội bất bình về sự cách ly cả về mặt thể chất và tinh thần, của những công nhân nhập cư này. Với những người quay trở về quê, họ thấy mình được địa phương rất chào đón, vì vơi kiến thức, kỹ năng và mạng lưới họ đã họ ở thành phố, với sự trợ giúp của Internet, họ có thể tạo ra nhiều việc làm hơn, cải thiện nông nghiệp và tạo ra doanh nghiệp mới ở những thị trường kém phát triển hơn. Nên trong vài năm qua, khu vực duyên hải đã thấy thiếu lao động. Những biểu đồ này cho thấy một bức tranh xã hội tổng quát hơn. Đầu tiên là hệ số Engels thể hiện chi phí nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã giảm tỉ lệ trong suốt thập kỷ qua, về mặt thu nhập gia đình, tới khoảng 37% Nhưng sau đó trong 2 năm qua, nó tăng lại tới 39%, cho thấy chi phí sinh hoạt tăng. Hệ số Gini đã vượt qua mức nguy hiểm là 0.4 Giờ là 0.5 -- thậm chí còn tệ hơn là ở Mỹ -- thể hiện sự mất cân đối trong thu nhập. Và như vậy quý vị thấy cả xã hội đang trở nên bức xúc vì mất đi một phần tính linh động. Và sự cay đắng và thậm chí thù ghét với người giàu và người có quyền khá sâu rộng. Vậy nên mọi cáo buộc tham nhũng hoặc giao dịch đi cửa sau giữa chính quyền và doanh nghiệp sẽ dấy lên sự bất bình trong xã hội hay thậm chí là nghi ngờ Vậy là nhờ một số chủ đề nóng nhất trên tiểu blog, chúng ta có thể thấy điều mà giới trẻ quan tâm nhất. Sự công bằng xã hội và trách nhiệm của chính phủ là điều họ cần trước tiên. Trong khoảng thập kỷ qua, sự đô thị hóa và phát triển nhanh chóng cho chúng ta thấy nhiều báo cáo về việc phá hủy cưỡng chế nhà riêng của người dân. Và nó đã gây ra sự giận dữ và bức xúc trong giới trẻ của chúng ta. Đôi khi có người bị giết, và có người tự thiêu để phản đối. Nên khi những vụ này được đưa tin ngày càng thường xuyên trên Internet, người ta kêu gọi chính chủ có hành động ngăn chặn việc này. Một tin tốt lành là đầu năm nay, hội đồng nhà nước đã thông qua một quy định mới về việc trưng dụng và phá dỡ nhà và đã thông qua quyền ra lệnh phá dỡ cưỡng chế từ chính quyền địa phương tới tòa án. Tương tự, nhiều vấn đề khác về sự an toàn của người dân là đề tài nóng trên Internet. Chúng ta đã nghe tới không khí bị ô nhiễm, nước bị ô nhiễm, thực phẫm nhiễm độc. Và quý vị biết không, chúng tôi có cả thịt bò giả Người ta có những loại nguyên liệu mà quý vị quết lên miếng thịt gà hay cá, và nó biến thành thứ trông giống thịt bò. Và gần đây, người dân rất quan ngại về dầu ăn, vì hàng nghìn người đã bị phát hiện chế biến dầu ăn từ nước thải của các nhà hàng. Tất cả những việc này đã gây ra sự phản đối kịch liệt trên Internet. Và thật may mắn, chúng tôi đã thấy chính phủ ứng phó kịp thời hơn cũng như thường xuyên hơn đối với những quan ngại của người dân. Tuy thanh niên dường nhưng rất chắc chắn về sự tham gia của họ đối với việc thiết lập chính sách công, nhưng đôi khi họ hơi mất định hướng về thứ họ muốn cho cuộc sống cá nhân của họ. Trung Quốc chẳng bao lâu sẽ vượt Mỹ là thị trường số một của những thương hiệu xa xỉ -- đó là chưa tính tới chi tiêu của người Trung Quốc ở Châu Âu và những nơi khác. Nhưng quý vị biết đó, một nửa những người tiêu dùng này có lương dưới 2,000 đô la Mỹ. Họ không giàu chút nào cả. Họ đang lấy những cái túi và quần áo kia để thể hiện cái tôi và vị trí xã hội. Và đây là cô gái đã nói thẳng trên một chương trình hò hẹn trên truyền hình rằng cô thà khóc trong một chiếc xe BMW hơn là cười trên một chiếc xe đạp. Nhưng dĩ nhiên, chúng tôi có những thanh niên vẫn muốn cười hơn, dù đó là ở trong xe BMW hay là trên xe đạp. Trong bức tranh tiếp theo, quý vị thấy một hiện tượng rất phổ biến gọi tên là đám cưới 'trần', hay hôn nhân 'trần'. Nó không có nghĩa là họ không mặc gì trong đám cưới, mà nó thể hiện những đôi trẻ này sẵn sàng cưới mà không có nhà, xe hơi, nhẫn kim cương và không có tiệc cưới, để cho thấy quyết tâm của họ với một tình yêu chân chính. Người dân cũng đang làm việc tốt thông qua truyền thông xã hội. Và bức tranh đầu tiên cho chúng ta thấy một xe tải đang nhốt 500 con chó bị bắt cóc và không nhà cửa để chế biến thức ăn đã bị phát hiện và bị chặn trên đường cao tốc và cả nước đang theo dõi thông qua tiểu blog. Người dân đang quyên góp tiền, thức ăn cho chó và làm công tác tình nguyện để chặn xe tải đó. Và sau nhiều giờ thương lượng, 500 con chó đã được giải thoát. Và đây là cảnh người dân đang giúp tìm trẻ lạc. Một người cha đăng ảnh của con trai mình trên Internet. Sau hàng ngàn tin đi tin lại, đứa trẻ đã được tìm thấy, và chúng tôi đã chứng kiến gia đinh đoàn tụ thông qua tiểu blog. Như vậy, hạnh phúc là từ phổ biến nhất chúng ta đã nghe trong vòng hai năm qua. Hạnh phúc không chỉ liên quan tới những trải nghiệm cá nhân và giá trị cá nhân, mà đó còn là môi trường. Người dân đang suy nghĩ về những câu hỏi sau: Chúng ta liệu sẽ đánh đổi môi trường của chúng ta hơn nữa để tạo ra GDP cao hơn? Chúng ta sẽ thực hiện cải cách chính trị và xã hội như thế nào để theo kịp với tăng trưởng kinh tế, để giữ sự ổn định và bền vững? Và hệ thống có khả năng tự sửa chữa như thế nào để khiến ngày càng nhiều người hài lòng với mọi loại bất đồng xảy ra cùng một lúc? Theo tôi, đây là những câu hỏi người dân sẽ tự trả lời. Và thế hệ trẻ của chúng ta sẽ thay đổi đất nước này đồng thời chính họ cũng thay đổi. Xin cảm ơn quý vị rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi có một nghề nghiệp khá lạ. Tôi biết điều đó vì mọi người gặp tôi, giống như các đồng nghiệp, và nói, "Chris này, anh có một công việc thật lạ lùng." (tiếng cười) Và tôi hiểu ý họ, vì tôi đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc làm một nhà vật lý thuyết nguyên tử. Và tôi đã suy nghĩ về hạt quark và gluon và những vụ va chạm ion mạnh, khi tôi mới 14 tuổi. Không phải, lúc đó tôi không 14 tuổi. Nhưng sau đó, tôi thực sự có riêng một phòng thí nghiệm trong phòng sinh học thần kinh máy tính, và tôi không làm bất kỳ sinh học thần kinh nào. Sau đó, tôi làm về gen tiến hóa, và sinh học hệ thống. Nhưng tôi sẽ nói với quý vị về một thứ khác trong ngày hôm nay. Tôi sẽ kể với quý vị về việc tôi đã biết về sự sống như thế nào. Và tôi thực ra đã là kĩ sư hàng không vũ trụ gian. Tôi không thực sự là kĩ sư hàng không vũ trụ gian, nhưng tôi đang làm tại Phòng thí nghiệm Phản lực ở bang California đầy nắng ấm, nhưng giờ thì tôi ở vùng Tây Trung Bộ với thời tiết lạnh. Nhưng tôi hứng thú với trải nghiệm này. Một ngày nọ, người quản lý của NASA tới văn phòng tôi, ngồi xuống và nói, "Xin anh cho biết, làm cách nào chúng ta tìm thấy sự sống ngoài Trái đất?" Tôi rất bất ngờ, vì tôi thực ra được thuê làm về tính toán lượng tử. Nhưng tôi đã có một câu trả lời hay. Tôi nói, "Tôi không biết" Và ông ấy nói với tôi, "Dấu hiệu sinh học, chúng tôi cần tìm dấu hiệu sinh học." Và tôi nói, "Đó là gì?" Ông ta nói, "Đó là bất kỳ hiện tượng có thể định lượng cho phép chúng ta chỉ ra sự tồn tại của sự sống." Và tôi nói, "Vậy à? Vì cái đó rất dễ mà? Ý tôi là chúng ta có sự sống. Sao chúng ta không áp dụng một định nghĩa, giống như là, một định nghĩa giống Tòa án Tối cao về sự sống?" Và sau đó tôi suy nghĩ một chút về việc này và nói, "Dễ như vậy sao? vậy nếu bạn thấy một thứ như thế này thì được rồi, tôi sẽ gọi đó là sự sống - chắc chắn là thế. Nhưng có một thứ thế này " Và ông ta nói tiếp"Đó cũng là sự sống. Tôi biết thế mà" Trừ phi các bạn cho rằng sự sống được định nghĩa bởi những thứ đã chết, bạn sẽ không may mắn với điều này, bởi nó thực sự là một sinh vật rất kì lạ. Nó phát triển tới giai đoạn trưởng thành như vậy và rồi trải qua một giai đoạn Benjamin Button, và cứ thế trở lại như cũ cho đến khi nó lại là một tế bào nhỏ bé. và thực tế là lại lớn lên, rồi nhỏ lại và lớn lên-- cứ như vậy-- và không bao giờ chết. Đó thực ra là sự sống, nhưng thực sự lại không phải là cái mà chúng ta tưởng là sự sống và rồi bạn nhìn thấy một thứ như thế này Và ông ta đã như thế này" Chúa ơi, sao lại có loại sự sống như vậy?" Có ai biết không ? Nó thực tế không phải sự sống mà là một tinh thể. Một khi các bạn bắt đầu nhìn và nhìn vào những thứ nhỏ hơn-- thì người này đã viết cả một bài báo nói rằng," Này, đó chính là vi khuẩn đấy." Trừ phi, bạn nhìn kĩ hơn một chút, bạn có thể thấy rằng nó quá nhỏ để là một thứ gì tương tự như vậy. Vậy nên ông ta bị thuyết phục, nhưng, thực tế, phần lớn mọi người không như vậy. Và rồi, tất nhiên, NASA đã có một thông báo lớn, và Tổng thống Clinton đã có một cuộc họp báo, về khám phá kì diệu về sự sống trong một thiên thạch từ sao Hỏa. Tuy nhiên, ngày nay điều này vẫn đang được tranh cãi gay gắt. Nếu bạn hiểu về những bức ảnh này, thì bạn sẽ nhận ra rằng, trên thực tế, nó không hề đơn giản. Có thể tôi thực sự rất cần một định nghĩa về sự sống để làm rõ sự khác biệt đó. Vậy thì sự sống có thể được định nghĩa không? Nếu có thì chúng ta sẽ làm thế nào? Vâng tất nhiên, bạn có thể dùng Bách Khoa toàn thư nước Anh và lật tới vần L. Không tất nhiên là bạn sẽ không làm như vậy, bạn sẽ gõ nó trên Google. Và bạn có thể tìm thấy cái gì đó. Và cái bạn có thể tìm thấy-- và bất cứ định nghĩa nào mà chúng ta đã quen với, bạn sẽ bỏ nó đi. Và bạn sẽ nảy ra một thứ như thế này. Và nó đề cập tới một thứ vô cùng phức tạp với rất rất nhiều khái niệm. Ai lại có thể viết ra một thứ phức tạp và rắc rối và điên rồ như thế? Nhưng nó thực tế lại là các khái niệm rất rất rất quan trọng đấy. Tôi chỉ nhấn mạnh một số từ và nêu ra định nghĩa như sau dựa trên những thứ mà không dựa trên amino acid hay bất cứ thứ gì mà chúng ta vẫn biết, mà chỉ dựa trên những quá trình. Và nếu bạn xem xét nó, đây là điều tôi đã viết trong một cuốn sách về các dạng sống nhân tạo. Và điều này giải thích tại sao giám đốc NASA đã tới văn phòng của tôi. Vì ý tưởng là, với những khái niệm như thế, chúng ta có thể sản xuất một dạng sống. Nếu bạn tự hỏi mình, "Sự sống nhân tạo là cái quái gì ? ", hãy để tôi đưa bạn đi một chuyến đi lốc xoáy về việc làm cách nào những thứ này xảy ra. Nó xảy ra cũng lâu rồi khi một người nào đó đã tạo ra thành công một trong những loại virus máy tính đầu tiên. Đối với những người trong số các bạn còn quá trẻ, các bạn không thể có bất cứ một ý niệm gì về cách mà sự lây nhiễm này hoạt động-- qua những chiếc đĩa mềm. Nhưng điều thú vị về sự lây nhiễm những lại virus máy tính này là, nếu bạn thấy tốc độ mà chúng lây nhiễm, chúng cho thấy hành vi dữ dội mà bạn đã thấy ở virus cảm cúm. Và điều này thực tế là do sự chạy đua vũ trang giữa những tên hacker và những người thiết kế hệ thống điều hành mà mọi thứ cứ thay đổi liên tục. Và kết quả là sự phát triển của đời sống của những loại virus này, giống như sự phát sinh loài. tương tự như dạng sự sống mà chúng ta đã biết, ít nhất là ở cấp độ virus. Vậy đó có được coi là sự sống? Theo tôi được biết thì không. Tại sao?Vì thực thể này không tự nó phát triển. Thực tế thì những hacker đã lập trình nên chúng. Nhưng ý tưởng này đã nhanh chóng được cân nhắc sâu sa hơn khi một nhà khoa học làm việc tại Viên Khoa học quyết định, "Tại sao chúng ta không gói gọn những con virus nhỏ này trong thế giới nhân tạo bên trong máy tính và để chúng phát triển?" Và đây là Steen Rasmussen. Ông đã thiết kế ra hệ thống này, nhưng nó thực sự không hoạt động, vì những con virus của ông ý thực tế là tàn phá lẫn nhau. Nhưng có một nhà khoa học khác cũng theo dõi điều này, một nhà sinh thái học Và ông ý về nhà và nói"Tôi biết cách chữa nó." Và ông ta đã viết hệ Tiera , trong cuốn sách của tôi, thực tế là một trong những hệ thống sự sống nhân tạo đầu tiên-- ngoại trừ việc những chương trình này không thực sự phát triển về mức độ phức tạp. Nên quan sát việc này,nghiên cứu một chút về chúng và đây là lúc tôi bắt tay vào Và tôi đã quyết định tạo ra một hệ thống có tất cả các thành phần cần thiết để quan sát được sự tiến hóa của mức độ phức tạp, càng nhiều các vấn đề phức tạp tiến hóa liên tục xuất hiện. và tất nhiên,vì tôi không biết lập trình, tôi được trợ giúp trong việc này tôi có hai sinh viên đại học tai Học viện Khoa học Kĩ thuật California làm việc với tôi. Bên tay trái là Charles Offria , và bên tay phải là Titus Brown. Họ bây giờ đã là những giáo sư có danh tiếng tại Đại học Michigan, nhưng tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, trở lại những ngày trước kia, chúng tôi không phải là một đội có tiếng. Và tôi thực sự hạnh phúc vì không có bức ảnh nào còn sót lại mà có cả 3 chúng tôi chụp chung. Nhưng hệ thống này trông như thế nào? Tôi không thể đi vào chi tiết, nhưng những gì mà các bạn thấy ở đây là những phần thiết yếu nhất. Nhưng cái mà tôi muốn tập trung vào là loại cấu trúc tập thể này. Có khoảng 10,000 chương trình ở đây. Và tất cả những mối khác nhau có màu khác nhau. Và bạn có thấy rằng có những nhóm phát triển trên những nhóm khác, vì chúng đang lan rộng. Bất cứ khi có một chương trình nó có thể phát triển tốt hơn trong thế giới đó, vì cho dù nó có bất kì sự biến đổi nào, nó cũng sẽ lan rộng ra tất cả những cái khác và khiến cho những cái khác tuyệt chủng. Vì thế tôi sẽ cho các bạn xem một đoạn phim về sự vận động đó. Và hình thức thử nghiệm này được khởi đầu với chương trình mà chúng tôi tự viết. Chúng tôi tự viết nó, tự nhân bản nó, và rất tự hào về bản thân chúng tôi. Và chúng tôi thử nghiệm nó, và cái mà bạn sẽ nhìn ngay sau đây là luôn luôn có làn sóng đổi mới. Nhân tiện. nó đã được tăng tốc cao, nên nó có vẻ như có cả nghìn thế hệ trong một giây. Tuy nhiên, ngay lập tức hệ thống này sẽ như thể, "Có loại mã lệnh nào lại như thế này?" Nó có thể được cải tiến bằng rất nhiều cách một các nhanh chóng." Các bạn có thể thấy có rất nhiều làn sóng các thế hệ mới tràn vào các loại đã có. Và chuyển động này diễn ra trong một khoảng thời gian, cho đến khi những thứ chính đã được thu lại bởi chương trình. Và sau đó thì bạn thấy có một dạng như sự ứ lại tràn lên khi mà hệ thống sẽ chờ cho một dạng mới , như cái này, sẽ lan ra ra tất cả các đổi mới đã có từ trước và xóa đi các gen đã có từ trước, cho đến khi đạt tới một cấp độ phức tạp cao hơn. Và quá trình này cứ diễn ra liên tục. Những gì chúng ta quan sát thấy ở đây là một hệ thống sống theo một cách rất giống với cách mà chúng ta quen với sự sống. Nhưng cái mà NASA đã hỏi tôi thực sự là, "Có phải chúng có một dấu hiệu sinh học? Liệu chúng ta có thể đo được dạng sự sống này? Vì nếu chúng ta có thể, có thể chúng ta có cơ hội tìm ra sự sống ở một nơi nào đó mà không định kiến về những thứ như amino acid." Vậy thì tôi nói," có lẽ chúng ta nên xây dựng một dấu hiệu sinh học dựa trên sự sống như một quá trình tổng thể. Thực tế, có lẽ nó nên tận dụng những khái niệm mà tôi đã phát triển để thu được một hệ thống sự sống đơn giản sẽ như thế nào." Và thứ mà tôi đã nảy ra -- trước hết tôi phải giới thiệu với các bạn ý tưởng này, và có lẽ nó như một máy phát hiện ý nghĩa, hơn là máy phát hiện sự sống. Và cái cách mà chúng tôi làm điều đó -- Tôi muốn xem xem bằng cách nào mà tôi có thể phân biệt đoạn văn được viết bởi cả triệu con khỉ, với đoạn văn được viết trong cuốn sách của chúng tôi. Và tôi muốn thực hiện điều đó theo cái cách mà tôi không nhất thiết phải biết đọc ngôn ngữ đó, vì tôi biết rằng tôi cũng không thể làm như vậy. Miễn là tôi biết tới có một hệ thống chữ cái như vậy. đây sẽ là biểu đồ tần suất về mức độ mà bạn tìm thấy mỗi chữ cái trong bảng chữ cái 26 chữ trong một đoạn văn được viết bởi những con khỉ bất kì. Và rõ ràng là mỗi chữ cái này xuất hiện với tần suất khá giống nhau. Nhưng nếu bạn nhìn vào sự phân bố chữ cái trong một đoạn văn Tiếng Anh, nó y như vậy. Và tôi có thể nói với các bạn rằng, điều này rất phổ biến trong những đoạn văn Tiếng Anh. Và nếu bạn nhìn vào một đoạn văn tiếng Pháp, nó sẽ hơi khác một chút, hay tiếng Ý, tiếng Đức. Chúng đều có tần suất phân bố riêng biệt, nhưng rất phổ biến. Không kể nó nói về chính trị hay khoa học. Không kể nó là thơ hay một đoạn về toán học. Nó là một dấu hiệu rất mạnh, và rất ổn định. Miễn là những quyển sách của chúng tôi được viết bằng tiếng Anh -- vì mọi người vẫn đang viết lại nó và sao chụp lại -- nó sẽ vẫn như thế. Điều này khiến tôi nghĩ tới, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cố gắng sử dụng ý tưởng này không phải với mục đích phát hiện ra những đoạn trích bất kì từ những đoạn có ý nghĩa, mà để phát hiện ra những ý niệm có ý nghĩa trong những phần tử cấu thành nên sự sống. Nhưng đầu tiên tôi phải hỏi: những khối , như là bảng chữ cái, nguyên tố mà tôi cho các bạn xem là gì? Hóa ra chúng ta có rất nhiều phương án khác nhau cho nhưng khối đó. Chúng ta có thể dùng amino acid, dùng nucleic acid,carboxylic acids,và acid béo. Thực tế, hóa học rất phong phú và cơ thể ta đang sử dụng nó rất nhiều. Vậy nên chúng tôi, để kiểm nghiệm ý tưởng này, đầu tiên kiểm tra amino acid và một số carboxylic acids. Và đây là kết quả. Đây là những thứ bạn có được nếu bạn, ví dụ, xem sự phân bố của các amino acid trên một sao chổi hay trong khoảng không gian giữa các ngôi sao hay thực tế là ở trong một phòng thí nghiệm, nơi mà bạn chắc chắn rằng ở tình trạng nguyên thủy không có bất cứ một thứ tạp chất sống nào. Thứ bạn tìm thấy phần lớn là glycine và rồi alanine và có một số dấu vết của một số nguyên tố khác. Nó cũng rất mạnh -- thứ mà bạn tìm thấy trong những hệ thống như Trái Đất nơi mà có amino acid, nhưng không có sự sống. Giả sử bạn lấy một ít bụi bẩn và đào sâu và nó và rồi đặt nó vào những cái máy phổ này, vì có vi khuẩn ở khắp mọi nơi; hay như bạn mang nước đi khắp nơi trên Trái Đất, vì nó có đầy ắp sự sống, và bạn thực hiện những phân tích tương tự; hình ảnh sẽ hoàn toàn khác biệt. Tất nhiên sẽ vẫn có glycine và alanine, nhưng thực tế thì có rất nhiều nguyên tố nặng nữa, những amino acid nặng này, mà được sản sinh ra bởi vì nó có giá trị đối với sinh vật. Và một số cái khác mà không được sử dụng trong bộ 20, chúng sẽ thậm chí không xuất hiện dưới bât kì dạng cô cạn nào. Điều này vì thế cũng rất tràn đầy sức sống. Không kể bất kì loại cặn nào mà bạn xay nghiền ra, cho dù nó là vi khuẩn hay thực vật, động vật gì. Bất cứ nơi đâu có sự sống, bạn cũng sẽ có sự phân bố này, đối nghịch với sự phân bố kia. Nó được tìm thấy không chỉ ở amino acid. Bây giờ bạn có thể hỏi: thế còn những Avidian thì sao? Avidians là những công dân của thế giới máy tính nơi mà chúng hoàn toàn sao lại và phát triển về mức độ phức tạp. Vậy đây là sự phân bố mà bạn có được khi mà thực tế là không có sự sống. Có khoảng 28 loại cấu trúc này. Và nếu bạn có một hệ thống mà chúng bị thay thế cái này bởi cái khác, nó như là những con khỉ đánh máy . Mỗi cấu trúc xuất hiện với tần suất tương đối tương đương. Nhưng nếu bạn lấy một bộ bản sao như ở trong video mà bạn xem, nó trong như thế này. Vậy thì có một số những cấu trúc mà cực kì có giá trị với sinh vật, và tần suất của chúng sẽ rất cao. Thực tế thì có một số cấu trúc mà bạn chỉ sử dụng duy nhất có một lần. Chúng hoặc độc hại hoặc thực sự cần được sử dụng ở một cấp độ nào ít hơn mức độ bất kì . Trong trường hợp này, tần suất thấp hơn. các bạn có thể thấy, có phải nó là một dấu hiệu tràn đầy sự sống? Thực sự là nó có, bởi loại quang phổ này, như bạn đã nhìn thấy trong sách, và cũng như thứ mà bạn đã quan sát ở amno acid, không kể bạn có thay đổi môi trường hay không, nó rất mạnh, nó sẽ phản ánh môi trường. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn thấy một ít thí nghiệm mà chúng tôi đã làm. và tôi phải giải thích cho các bạn rằng, đỉnh của biểu đồ này cho thấy sự phân bố tần suất mà tôi đã nói tới Trên thực tế thì đây là môi trường không sự sống nơi mà mỗi cấu trúc xảy ra ở một tần sất tương đương. Và dưới đây, tôi cho các bạn thấy tỉ lệ biến đổi trong môi trường. Và tôi bắt đầu ở một mức độ biến đổi khá cao mà thậm chí nếu bạn giảm đột ngột chương trình sao bản nó vẫn sẽ tiếp tục phát triển để lấp đầy cả thế giới, nếu bạn thả nó vào, nó sẽ biến đổi tới chết ngay lập tức. Vậy thì không có sự sống tồn tại tại mức độ biến đổi đó. Nhưng rồi tôi sẽ từ từ giảm nhiệt độ tới ngưỡng cửa của sự sống nơi mà phù hợp cho bản sao có thể sống. Và chúng ta sẽ thả anh chàng này vào bát súp đó. Vậy thì hãy xem chuyện gì xảy ra. Đầu tiên, không có gì, không có gì, không có gì. Quá nóng, quá nóng. Bây giờ thì ngưỡng của sựu sống đã đạt tới, và tần suất phân bố đã biến đổi nhanh chóng và ổn định. Điều mà tôi đã làm là,tôi đã hơi ác, tôi lại tăng nhiệt độ lên. và tất nhiên nó chạm ngưỡng sự sống. Và tôi chỉ muốn cho các bạn thấy một lần nữa vì nó khá đẹp. Bạn chạm tới ngưỡng sống. Sự phân bố thay đổi sang "sống" và rồi bạn lại chạm ngưỡng sống nơi mà mức biến đổi quá lớn mà bạn không thể tự tái tạo, không thể sao thông tin chuyển tới cho con cái của bạn mà không có quá nhiều lỗi đấy là khả năng sao của bạn đã biến mất. Và dấu hiệu bị mất. Chúng ta có thể rút ra gì từ điều đó? Tôi nghĩ rằng chúng ta đã học được nhiều điều từ đó. Một trong số đó là, nếu chúng ta có thể nghĩ về sự sống theo một cách trừu tượng -- và chúng ta không nói về những thứ như thực vật, và chúng ta không nói về amino acid, và cũng không về vi khuẩn, mà chúng ta nghĩ về những quá trình -- vậy thì chúng ta bắt đầu quan niệm về sự sống, không phải như một thứ đặc biệt nào đó chỉ thuộc về Trái Đất, mà như một thứ tồn tại ở khắp mọi nơi. Vì nó chỉ liên quan tới những khái niệm thông tin, việc lưu trữ thông tin trong cơ sở thể chất -- bất cứ thứ gì: bit, nucleic acid, bất kì thứ gì mà là chữ cái -- và đảm bảo rằng có một số quá trình mà thông tin có thể được lưu trữ lâu hơn mà bạn nghĩ về thời gian để thông tin bị phân hủy. Và nếu mà bạn có thể làm như vậy, vậy thì bạn đã có sự sống. Vậy thì thứ đầu tiên bạn học được là hoàn toàn có thể định nghĩa sự sống về phương diện quá trình thôi, mà không phải đè cập tới những thứ mà chúng ta quan tâm, như là dạng sống trên Trái Đất là gì. Và nó lại loại bỏ chúng ta, như tất cả các khám phá khoa học, nhiều trong số chúng -- nó là sự liên tục phế truất con người -- về sự đặc biệt mà chúng ta nghĩ tới chúng ta vì chúng ta sống Chúng ta có thể tạo ra sự sống.Chúng ta có thể tạo sự sống trong máy tính. Cho rằng nó hữu hạn, nhưng chúng ta cũng đã hiểu được rằng bằng cách nào mà nó có thể xây dựng nên. Chúng ta hiểu rằng, đó không còn là một điều khó khăn nữa nếu chúng ta hiểu bản chất quá trình mà không đề cập tới bất kì cơ sở cụ thể nào, vậy chúng ta có thể ra ngoài và tìm kiếm những thế giới khác, xem liệu có chữ cái hóa học nào đang ở đó, tìm hiểu đủ về hóa học thường rồi, địa hóa của hành tinh này, để chúng ta có thể biết được sự phân bố này như thế nào mà không có sự sống, và tìm kiếm sự lệch lạc khỏi nó -- mà khẳng định rằng, "Hóa chất này không thể ở đây." Chúng ta không biết có sự sống ở đó, nhưng chúng ta có thể nói, "Ít nhất thì tôi sẽ cân nhắc kĩ càng chính xác hóa chất này và xem nó từ đâu tới." Đó có thể là cơ hội của chúng ta để tìm kiếm sự sống mà chúng chúng ta có thể không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và đấy là thông điệp đáng nhớ duy nhất mà tôi muốn truyền tải tới các bạn. Sự sống có thể ít bí ẩn hơn thực tế mà chúng ta vẽ nó lên. khi mà chúng ta nghĩ về sự sống trên những hành tinh khác. Và nếu chúng ta loại bỏ đi sự bí ẩn của sự sống, thì tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ dề dàng hơn nhiều cho chúng ta khi nghĩ về cách mà chúng ta sống, và sự đặc biệt mà chúng ta có lẽ không phải như chúng ta vẫn hằng nghĩ. Đó là những điều tôi muốn truyền tải tới các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong hộp này có gì? Dù nó là gì thì chắc cũng khá quan trọng, vì tôi đã đi lại cùng nó, di chuyển nó, từ căn hộ nọ tới căn hộ kia. (Cười) (Vỗ tay) Nghe có vẻ quen nhỉ? Quý vị có biết rằng người Mỹ chúng tôi có không gian sống gấp ba lần so với 50 năm trước đây? Gấp ba lần. Vậy quý vị có nghĩ rằng, với lượng không gian thêm này, chúng ta sẽ có dư chỗ cho mọi đồ đạc của chúng ta. Không. Có một ngành mới trong thành phố, một ngành trị giá 22 tỉ đô-la với khoảng 0.6 tỉ mét vuông: đó là ngành lưu trữ cá nhân. Vậy là chúng ta có không gian rộng gấp ba, nhưng chúng ta đã mua sắm nhiều tới mức chúng ta cần thêm nhiều không gian. Vậy hệ quả của việc này là gì? Nợ thẻ tín dụng nhiều, vấn đề môi trường quá lớn, và có lẽ không phải ngẫu nhiên, mức hạnh phúc của chúng ta giữ nguyên trong 50 năm qua. Tôi tới đây để đề xuất một phương thức tốt hơn, rằng ít hơn lại hóa ra nhiều hơn. Tôi cá là hầu hết chúng ta trong một lúc nào đó đã trải qua niềm vui của của việc mang ít đồ: ở trường đại học - trong ký túc xá, du lịch - trong phòng khách sạn, cắm trại - dựng trại rất sơ sài, có thể là một cái thuyền. Dù nó là gì, tôi nghĩ rằng, trong những thứ khác, việc này mang lại cho quý vị một chút tự do hơn, một chút thời gian hơn. Nên tôi sẽ đề xuất rằng ít đồ đạc hơn và ít không gian hơn sẽ có nghĩa là sẽ khai thác môi trường ít hơn. Nó thực sự là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền cho quý vị. Và nó sẽ đem lại sự thoải mái hơn cho cuộc sống của quý vị. Nên tôi đã khởi xướng một dự án gọi là Sắp Xếp Lại Cuộc Sống tại trang web lifeedited.org để phát triển thêm chủ đề này và để tìm ra một số giải pháp tốt trong lĩnh vực này. Trước hết: xử lý căn hộ rộng 150 mét vuông của tôi ở Manhattan cùng những đối tác là Mutopo và Jovoto.com. Tôi muốn mọi thứ -- văn phòng tại nhà, chỗ ăn tối cho 10 người ngồi, phòng cho khách, và tất cả đồ chơi diều của tôi. Với hơn 300 ý kiến đóng góp từ khắp thế giới, tôi đã có nó, chiếc hộp nhỏ quý báu của tôi. Bằng cách mua một không gian rộng 150 mét vuông, thay vì 200 mét vuông, ngay lập tức tôi đã tiết kiệm được 200,000 đô la. Không gian nhỏ hơn sẽ dành cho những tiện ích nhỏ hơn - tiết kiệm nhiều tiền hơn, nhưng chỉ chiểm không gian nhỏ hơn. Và bởi vì nó thực sự được thiết kế quanh một bộ tài sản đã được điều chỉnh - những thứ yêu thích của tôi -- và thực sự được thiết kế cho tôi, Tôi thực sự muốn ở đó, Vậy làm thế nào quý vị có thể sống với không gian nhỏ? Có ba cách chính. Trước hết, quý vị phải thay đổi triệt để. Chúng ta phải làm sạch những mạch máu của cuộc sống chúng ta. Và cái áo tôi đã không mặc trong nhiều năm? Đã tới lúc tôi phải vứt nó đi. Chúng ta phải vứt bỏ những đồ thừa ra khỏi cuộc sống của mình. và chúng ta phải học cách ngăn chặn những thứ thêm vào. Chúng ta cần nghĩ kỹ trước khi mua đồ. Hãy tự hỏi, "Thứ đó liệu có thực sự làm ta hạnh phúc hơn? Có thực thế không?" Chắc chắn, chúng ta nên mua và sở hữu vài thứ quan trọng. Nhưng chúng ta muốn những thứ chúng ta sẽ yêu mến trong nhiều năm, không chỉ là đồ vật thường. Thứ hai, câu thần chú mới của chúng ta: nhỏ mới là đẹp. Chúng ta muốn không gian hiệu quả. Chúng ta muốn những thứ được thiết kế sao cho chúng có thể được sử dụng nhiều, không chỉ là một vài lần. Tại sao phải dùng lò 6 bếp khi mà chúng ta ít khi dùng đến 3 bếp? Vậy nên chúng ta muốn mọi thứ lồng vào nhau, xếp lên nhau và chúng ta muốn nó được số hóa. Quý vị có thể lấy giấy tờ, sách vở, phim ảnh, và quý vị có thể làm cho chúng biến mất - như ảo thuật. Cuối cùng, chúng ta muốn không gian và đố dùng đa chức năng - bồn rửa kết hợp cùng nhà vệ sinh, bàn ăn thành giường - cũng không gian đó, một bàn bên nhỏ kéo thành ghế cho 10 người. Trong một sơ đồ Cải tạo Cuộc sống trình bày ở đây, chúng tôi kết hợp tường di động với đồ đạc đa năng để có thể tiết kiệm nhiều không gian. Hãy nhìn cái bàn uống nước - nó tăng về chiều cao và bề rộng để thành cái ghế cho 10 người. Văn phòng của tôi có thể gập lại, dễ dàng dấu biến đi. Chỉ dùng hai ngón tay, giường của tôi từ tường nhảy ra. Khi có khách thì sao? Chỉ cần di chuyển cái tường di động, có một vài cái giường gấp cho khách. Và tất nhiên, phòng chiếu phim của riêng tôi. Vậy tôi không nói rằng tất cả chúng ta cần sống trong diện tích 150 mét vuông. Nhưng hãy cân nhắc những lợi ích của một cuộc sống được sắp xếp lại. Từ 3,000 tới 2,000, 1,500 tới 1,000. Hầu hết chúng ta, có thể là tất cả, mọi người ở đây khá hài lòng trong một vài ngày với vài cái túi, có thể là một không gian nhỏ, một căn phòng khách sạn. Nên khi chúng ta về nhà và chúng ta đi qua cửa trước, hãy dành vài giây tự hỏi, "Liệu tôi có thể thay đổi cuộc sống của mình một chút? Liệu điều đó có cho tôi thêm tự do một chút? Có thể là thêm chút thời gian?" Trong hộp này có gì? Điều này không quan trọng. Tôi biết là tôi không cần nó. Còn những cái hộp của quý vị thì sao? Có thể, chỉ có thể là có thể ít hơn có nghĩa là nhiều hơn. Vậy hãy dành chỗ cho những đồ đạc hữu dụng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một người thu lượm rác. Và bạn sẽ tìm thấy điều đó thật là thú vị khi tôi trở thành một người lượm rác, bởi vì tôi ghét sự lãng phí. Tôi hi vọng trong vòng 10 phút, tôi sẽ thay đổi cách suy nghĩ của bạn về rất nhiều thứ trong cuộc đời của bạn. Và tôi muốn bắt đầu với ngày đầu tiên. Hẫy nghĩ lại khi chúng ta còn là một đứa trẻ. Chúng ta nhìn những thứ cần thiết cho cuộc đời chúng ta như thế nào? Có lẽ nó chỉ đơn giản là giống như những luật này: Nó là của tôi nếu tôi nhìn thấy nó đầu tiên. Một đường ống dài là của tôi nếu tôi sắp xếp một thứ gì. Càng nhiều thứ tôi có, điều đó càng tuyệt vời. Dĩ nhiên, nó là của người khác chỉ khi nó bị hỏng. (Cười) Và, sau 20 năm tái chế trong công nghiệp tái chế, với tôi nó trở nên rõ ràng rằng chúng ta không cần phải vứt đi những đồ chơi trẻ con sau khi chúng ta phát triển thành người lớn. Và hãy để tôi nói cho bạn biết tại sao tôi có quan điểm đó. Bởi vì hàng ngày qua những khu tái chế trên toàn thế giới, chúng ta có thể có được khoảng một triệu bảng từ những đồ vứt đi đó. Bây giờ một triệu bảng một ngày dường như là rất nhiều thứ nhưng nó chỉ là một phần rất nhỏ của những thứ được thải ra mỗi năm, hàng năm trên thế giới-- ít hơn 1%. Thực tế, Liên Hợp Quốc đã thống kê có khoảng 80 tỷ bảng một năm từ việc lãng phí nguồn điện mà thế giới đã thất thoát mỗi năm -- và đây cũng là một nguồn thất thoát nhiều nhất trong trong sự lãng phí đó. Và nếu bạn vứt những vật dụng bền khác như ô tô và những thứ tương tự, thì con số sẽ tăng gấp đôi. Và dĩ nhiên những nước càng phát triển, thì nó sẽ là những ngọn núi khổng lồ. Khi chúng ta nhìn lên nó, hầu hết chúng ta nghĩ về rác thải. Nghĩa là chúng ta sẽ thấy được những mỏ trên mặt đất. Và lý do chúng ta thấy được những mỏ đó chính là có rất nhiều nguyên liệu thô giá trị được lấy từ những thứ bỏ đi này ngay từ lúc đầu tiên. Và nó càng quan trọng khi chúng ta chỉ ra cách làm thế nào để lấy ra nguồn nguyên liệu từ những đống láng phí hỗn độn này. Bằng việc nghe TED trong tuần thế giới này càng ngày trở nên bé nhỏ với nhiều người hơn muốn có nhiều hơn nữa những thứ vật dụng. Tất nhiên là họ muốn đồ chơi và dụng cụ mà chúng ta đã thường phớt lờ. Và những gì làm nên những dụng cụ và trò chơi đó mà chúng ta chỉ sử dụng trong một ngày duy nhất? Hầu hết đều được làm từ nhựa và nhiều loại kim loại khác nhau. Với kim loại, chúng ta chỉ lấy được từ quặng sắt mà chúng ta khai thác ở những mỏ quặng càng lớn và thậm chí sâu hơn trên khắp thế giới. Còn nhựa chúng ta lấy từ dầu mỏ, mà chúng ta phải đi thật xa khoan những giếng thật sâu để lấy được nó. Và những hoạt động này có tác động đáng kể tới môi trường và kinh tế mà chúng ta nhận thấy hiện nay. Một tin tốt là chúng ta đang bắt đầu tìm ra nguồn nguyên liệu từ những thứ bỏ đi và bắt đầu tái chế từ những thứ hết hạn sử dụng, đặc biệt là ở những vùng như Châu Âu mà có những chính sách tái chế cho việc tái chế những đồ dùng này là yêu cầu mang tính trách nhiệm. Hầu hết những gì lấy được từ những thứ bỏ đi, nếu nó được đưa vào tái chế, đều là kim loại. Nhìn nhận một cách lạc quan -- ở đây, tôi sử dụng thép là một ví dụ điển hình cho kim loại, bởi lẽ nó là nguồn kim loại phổ biến -- nếu những món đồ của bạn được đưa vào máy tái chế, thì hơn 90% kim loại sẽ được tái sản xuất và được sử dụng cho một mục đích khác. Trong khi đó nhựa lại hoàn toàn ngược lại: ít hơn 10% được tái chế. Thực tế chỉ khoảng hơn 5%. Hầu hết chúng được đốt thành tro hoặc chôn dưới đất. Bây giờ, hầu như họ nghĩ rằng nhựa là những thứ vứt đi, hay có giá trị thấp. Nhưng thực tế nhựa có giá trị cao gấp mấy lần thép. Và sản phẩm nhựa lại được sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn trên thế giới với con số rất lớn hơn thép rất nhiều. Vậy tại sao một nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng như vậy lại không được tái chế với một tỷ lệ tương xứng với những nguyên liệu có giá trị thấp hơn? Nó chủ yếu là do kim loại dễ dàng tái chế hơn từ những nguồn nguyên liệu khác nhau và từ những thứ khác nhau. Chúng có tỷ trọng khác nhau. Có từ tính và điện tích khác nhau. Và màu sắc cũng rất khác nhau. Vì vậy cả con người hay máy móc đều dễ dàng tách chúng từ nguồn nguyên liệu khác nhau và từ những cái khác nhau. Trong khi đó nhựa lại có mật độ dày đặc hỗn độn trong một khoảng không nhỏ. Chúng còn có cả tính đặc trưng hay sự giống nhau về điện tích và từ tính. Và nhựa có thể có tất cả các màu sắc, mà bạn có thể biết. Vì thế cách phân loại truyền thống kim loại đơn giản là không phù hợp với nhựa. Một lí do khác nữa là kim loại dễ dàng được con người tái chế là vì rất nhiều thứ đồ từ những nước phát triển -- đặc biệt là ở nước Mỹ, nơi không hề có một chính sách tái chế nào như ở Châu Âu -- tìm ra phương pháp đối với những nước đang phát triển cho tái chế chi phí thấp. Những người có thu nhập ít hơn 1 USD một ngày sẽ thu lượm những thứ bỏ đi. Họ lấy những gì họ có thể, nhưng chủ yếu là kim loại -- và những thứ tương tự -- và họ để lại những gì họ không thể tái sử dụng được nữa, một lần nữa lại là nhựa. Hay họ đốt những tấm nhựa này để lấy kim loại trong những ngôi nhà như bạn thấy ở đây. Họ lấy kim loại bằng tay. Trong khi đây có thể xem là giải pháp cho nền kinh tế thấp, và cũng tất nhiên là thiếu luôn tính môi trường hay sự an toàn và sức khỏe cua con người. Tôi gọi đây là sự cá cược với môi trường. Nó không an toàn cũng không công bằng và dĩ nhiên cũng không bền vững. Bây giờ, vì nhựa quá phông phú -- chính vì thế, rõ ràng những giải pháp trên không đưa đến việc tái sử dụng nhựa -- nhưng con người lại đang cố gắng dùng lại nhựa. Đây chỉ là một ví dụ. Đây là bức ảnh tôi chụp ở trên mái nhà ở Mumbai, Ấn Độ, một khu ổ chuột lớn nhất thế giới. Họ để nhựa trên trần nhà. Họ đưa chúng dưới những mái nhà tới những cửa hàng nhỏ giống như thế này, và người ta rất cố gắng phân loại chúng, bằng màu sắc, hình dạng và cảm giác, và bằng bất cứ kĩ thuật nào họ có. Và đôi khi họ phải sử dụng đến kĩ thuật “đốt và ngửi” mà họ sẽ đốt nhựa và ngửi mùi của chúng để phán đoán loại nhựa. Không một cách nào trên đây dẫn đến bất cứ cách tái chế theo đúng nghĩa của nó. Vì thế, đừng sử dụng những phương pháp trên ở nhà. Vậy những gì chúng ta sẽ phải làm cho nguồn nguyên liệu phong phú này, ít nhất những gì chúng ta thường gọi nguyên liệu bền vững với thời gian, những loại nhựa này? Tôi chắc chắn rằng nó rất phong phú và rất giá trị để bị quên lãng dưới mặt đất hay bị bốc thành mây khói. Vì thế, khoảng 20 năm trước, tôi bắt đầu theo đuổi việc tái chế rác, và cố gắng tìm ra cách tách chúng thành những nguyên liệu giống nhau từ những nguồn khác nhau, và cuối cùng thu nạp những người bạn của tôi, trong những khu khai thác mỏ hay là nơi làm ra nhựa, và chúng tôi bắt đầu từ những phòng thí nghiệm khai khoáng khắp trên thế giới. Trên hết, chúng tôi đang khai khoáng trên bề mặt trái đất. Và chúng tôi cũng đã vén được màn bí mật. Đây là bước cuối cùng trong việc tái chế. Đây là nguồn nguyên liệu phổ biến cuối cùng được tái chế với lượng lớn trên Trái Đất. Và chúng tôi đã tìm ra được phương thức làm thế nào để làm được chúng. Trong quy trình này, chúng tôi bắt đầu vẽ lại làm thế nào để công nghiệp nhựa làm ra nhựa. Các thức truyền thống để làm ra nhựa là với dầu mỏ hay hợp chất dầu mỏ. Người ta phá vỡ mô hình phân tử, sau đó liên kết chúng lại theo những cách thức cụ thể, để làm nên những loại nhựa tốt mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúng tôi khẳng định rằng, có phương pháp bền vững hơn để sản xuất nhựa. Khôngh chỉ đứng trên quan điểm môi trường mà còn đứng trên lập trường kinh tế. Một nơi tốt để bắt đầu với sự lãng phí. Tất nhiên nó không tốn kém như dầu mỏ, và nó cũng rất phong phú, như tôi mong muốn bạn thấy được từ những bức ảnh này. Và vì chúng ta không thể bẻ gãy nhựa thành phân tử cũng như liên kết chúng lại, vậy chúng ta hãy tiếp cận phương pháp khai khoáng để tách chúng. Chúng ta sẽ phải tốn rất ít chi phí trong việc trang bị máy móc. Đương nhiên chúng ta cũng tiết kiệm được nhiều năng lượng. Hiện nay tôi không biết có bao nhiêu công trình khác trên hành tinh này có thể tiết kiệm được 80 đến 90% năng lượng so với cách làm truyền thống. Thay vì phải bỏ ra vài trăm triệu đôla để xây dựng những nhà máy hóa chất mà chỉ để tạo ra nhựa cung cấp cho đời sống của chúng ta, đề án của chúng tôi có thể sản xuất ra bất cứ loại nhựa nào mà chúng tôi đưa vào. Chúng ta làm nên chất thay thế cho nhựa được làm từ hợp chất dầu mỏ. Người sử dụng có thể tham gia vào việc tiết kiệm một lượng lớn CO2. Chúng tạo nên một vòng tròn khép kín với sản phẩm của chúng. Tất nhiên nó cũng tạo ra những sản phẩm bền vững. Trong một khoảng thời gian ngắn mà tôi có, tôi muốn chỉ ra cách làm như thế nào để tái chế chúng qua một ít hiểu biết của tôi. Đầu tiên hãy bắt đầu với cái máy kim loại, chúng sẽ cắt đồ thành những miếng nhỏ. Họ thu lấy kim loại để lại những thứ cặn bã dư thừa -- đó chính là sự lãng phí -- một hỗn hợp của nhiều thứ nguyên liệu trộn lẫn với nhau, nhưng chủ yếu là nhựa. Chúng ta loại những gì không phải là nhựa, như kim loại lẫn với mụn bào, bọt, cao su, gỗ, thủy tinh, giấy, vân vân. Nhiều khi là cả động vật chết. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tái chế, nó giống với cách tái chế truyền thống. Chúng ta lọc lấy nguyên liệu bằng việc sử dụng nam châm, sử dụng cách phân loại của không khí. Tại thời điểm này nó nghe giống như quy trình nhà máy Willy Wonka. Cuối quy trình chúng ta sẽ có được hỗn hợp chất dẻo: gồm nhiều loại nhựa và nhiều lớp nhựa. Tiếp đó, bước quan trọng công phu hơn sẽ được tiến hành, và thực sự công đoạn khó khăn, nhiều giai đoạn phân tách mới được bắt đầu. Chúng nghiền nhựa thành những miếng nhỏ như móng tay. Sau đó, chúng sử dụng quy trình tự động hóa để phân loại nhựa, Không chỉ là loại mà ngay cho cả lớp. Và sau cuối của quy trình này đưa lại một lớp nhựa: một loại, một lớp. Sau đó, chúng ta dùng phương pháp quan sát màu sắc để phân loại nguyên liệu này. Chúng ta sẽ trộn nó trong những silo 50,000-lb. Sau đó đưa chúng vào máy đúc và hóa hơi chúng, và đưa chúng vào những lỗ nhỏ, rồi làm thành sợi. Và cắt những sợi này thành viên. Và nó trở thành phổ biến trong ngành công nghiệp chất dẻo. Đây là nguyên liệu cùng loại với nguyên liệu chúng ta lấy từ dầu mỏ. Và ngày nay, chúng ta có thể sản xuất từ những thứ đồ cũ của chúng ta. để nó trở thành một thứ đồ dùng mới. (Vỗ tay) Vậy, ngay từ bây giờ thay vì vứt chúng trên những ngọn đồi ở những nước đang phát triển hay để chúng tan thành mây khói, bạn người có thể biến những thứ đồ cũ thành những thứ đồ mới trên bàn, trong văn phòng, hay tại nơi làm việc trong nhà. Đây chỉ là một trong số ít ví dụ về những công ty đang mua những sản phẩm nhựa của chúng tôi, thay vì nhựa nguyên chất, để sản xuất những sản phẩm mới. Vì thế, tôi hi vọng bạn sẽ thay đổi cách nhìn ít nhất về những thứ đồ dùng của bạn. Có thể lấy dẫn chứng từ tự nhiên. Tự nhiên lãng phí rất ít, và tái sử dụng tất cả mọi thứ. Và tôi cũng hi vọng bạn sẽ từ bỏ cách suy nghĩ bạn là người tiêu dùng -- đây là điều mà tôi ghét nhất -- mà hãy nghĩ rằng chúng ta sử dụng tài nguyên trong một dạng, cho tới khi chúng biến sang dạng khác và sẽ là dạng khác cho lần sử dụng khác sau đó. Cuối cùng, tôi hi vọng mọi người sữ đồng ý với tôi để thay đổi quy tắc cuối cùng của đứa trẻ lúc nãy thành “Nếu nó bị hỏng, nó vẫn là đồ dùng của tôi” Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi là một nhạc trưởng, và tôi ở đây để nói về niềm tin. Công việc của tôi phụ thuộc vào nó. Giữa tôi và dàn giao hưởng, phải có một niềm tin không thể lay chuyển nổi, sinh ra từ sự tôn trọng lẫn nhau, mà qua đó chúng tôi có thể tạo ra bản nhạc mà tất cả chúng tôi đều tin vào. Vào những ngày trước, việc chỉ huy dàn nhạc, chơi nhạc ít có liên quan đến vấn đề niềm tin, và thực sự mà nói, liên quan đến sự bắt buộc . Cho tới khoảng Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, nhạc trưởng luôn luôn là những kẻ độc tài -- những nhân vật chuyên chế này sẽ diễn tập, không chỉ toàn bộ với cả dàn nhạc, mà còn với cả từng người trong đó, một cách rất khắt khe. Nhưng tôi rất vui mừng được nói rằng thế giới đã tiến bộ lên rồi, âm nhạc đã thoát khỏi thời kỳ đó. Chúng ta giờ có cái nhìn và cách chơi nhạc dân chủ hơn -- một con đường 2 chiều. Với tư cách là một nhạc trưởng, tôi tới buổi diễn tập với một cảm quan sắc bén về kiến trúc bên ngoài của âm nhạc, mà bên trong sẽ là sự tự do cá nhân rộng lớn cho các thành viên dàn nhạc có thể tỏa sáng. Đối với tôi, tất nhiên, tôi hoàn toàn tin tưởng vào ngôn ngữ hình thể của mình. Đó là tất cả những gì tôi có. Đó là cử chỉ yên tĩnh. Tôi không thể quát tháo ra những lời chỉ huy khi đang chơi nhạc (Âm nhạc) Thưa quý ông và quý bà, Dàn giao hưởng Scotland. (Vỗ tay) Vậy để thực hiện công việc này, tôi rõ ràng phải có niềm tin. Tôi phải có niềm tin vào dàn nhạc, và, thậm chí quan trọng hơn, tôi phải có niềm tin vào bản thân. Hãy thử nghĩ: nếu bạn đứng ở vị trí không có niềm tin, ban sẽ làm gì? Bạn sẽ cố gắng hạn chế những sai sót một cách thái quá Và trong nghề nghiệp của tôi, thì đó có nghĩa là khoa tay múa chân quá đà. Cuối cùng bạn sẽ trở thành một chiếc cối xay gió điên dại. Và khi điệu bộ của bạn càng quá đà nó sẽ càng trở nên khó hiểu và, thực sự mà nói, là vô dụng đối với dàn nhạc. Bạn sẽ trở thành kẻ bị chế nhạo. Sẽ không còn sự tin tưởng nữa, chỉ còn sự nhạo báng. Và tôi nhớ vào đầu sự nghiệp của tôi, lúc nào cũng vậy, trong những buổi diễn thảm hại với dàn nhạc, tôi sẽ gần như điên loạn lên trên bục điều khiển, cố gắng tạo ra một đoạn cao trào tăng lên đột ngột nho nhỏ về âm lượng. Nhưng khốn nỗi, giàn nhạc không thể làm được điều đó. Những năm đầu tiên đó tôi dành rất nhiều thời gian khóc lóc một cách thầm lặng trong phòng thay đồ. Và khi đó, những lời khuyên từ một vị nhạc trưởng kì cựu người Anh, ngài Colin Davis, cũng trở nên vô nghĩa với tôi. ông nói rằng, "Charles, chỉ huy dàn nhạc giống như cầm một con chim nhỏ ở trong tay vậy. Nếu cậu giữ nó quá chặt, cậu sẽ nghiến chết nó. Nếu cậu giữ nó quá lỏng, nó sẽ bay mất." Tôi phải nói rằng, hồi đó, tôi thậm chí không thể thực sự tìm được con chim nào cả Bây giờ tôi sẽ nói về một trải nghiệm có thể nói là rất căn bản và hệ trọng đối với tôi trong lĩnh vực âm nhạc, đó là chuyến đi của tôi tới Nam Phi, một đất nước mà theo ý kiến của tôi, cuộn tròn trong âm nhạc, nhưng đó là nơi, thông qua văn hóa âm nhạc, đã dạy tôi một bài học căn bản nhất: đó là thông qua chơi nhạc ta có thể chạm tới những tầng lớp sâu hơn của việc trao gửi niềm tin cuộc sống nhớ lại năm 2000, khi tôi có cơ hội tới Nam Phi để xây dựng một công ty opera mới. Tôi đã đến đó, và tổ chức những buổi thử giọng, chủ yếu là ở những vùng nông thôn trên khắp đất nước. Tôi đã nghe khoảng 2000 cả sĩ hát và sau kéo tất cả về một công ty gồm 40 nghệ sĩ trẻ tuyệt vời nhất, và phần đông trong số đó là người da đen, nhưng vẫn có một số người da trắng. Và có một điều xuất hiện ở ngay buổi tập dượt đầu tiên đó là một trong những người da trắng hồi trước đã là một thành viên của lực lượng công an Nam Phi. Và vào những năm cuối của chế độ cũ, anh ấy thường được ra lệnh tới những thành phố nhỏ để gây hấn với người dân ở đây Bây giờ bạn có thể tưởng tượng điều này ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ trong phòng, tới không khí chung. Và thực tế, ở Nam Phi, mối quan hệ không có niềm tin nhất là mối quan hệ giữa những cảnh sát da trắng và cộng đồng da đen. Vậy chúng vượt qua khó khăn này như thế nào, thưa quý ông và quý bà? Đơn giản là thông qua ca hát. Chúng tôi hát, hát, hát, và niềm tin mới lớn dần lên một cách đáng ngạc nhiên, và tình bạn đã nở rộ. Và điều đó cho tôi mấy một sự thật cơ bản, đó là âm nhạc và những hình thức sáng tạo khác có thể đến được những nơi mà lời nói không thể đến được. Chúng tôi có một số bài, và bắt đầu diễn chúng trên quốc tế. Một trong số đó là bản "Carmen". Sau đó chúng tôi nghĩ là sẽ làm 1 bộ phim về "Carmen", Đoạn phim đã được quay tại một địa điểm trong một thành phố nhỏ bên ngoài Capetown, tên là Khayelitsha. Bản nhạc được hoát toàn bộ bằng tiếng Xhosa, đây là một ngôn ngữ âm nhạc tuyệt đẹp, có thể bạn không biết điều này. Nó được gọi là "U-Carmen e-Khayelitsha" -- nghĩa là "Carmen của Khayelitsha". Tôi muốn cho các bạn xem một phần nhỏ của đoạn clip lý do chính là tôi muốn cho các bạn thấy bằng chứng chứng minh là làm âm nhạc ở Nam Phi không hề tầm thường chút nào (Âm nhạc) (Vỗ tay) Một điều mà tôi thấy rất thích thú về âm nhạc Nam Phí đó là nó miễn phí. Âm nhạc Nam Phi hoàn toàn miễn phí. Và tôi nghĩ rằng, một cách không nhỏ, đó là do một thực tế quan trọng: họ không bị bó buộc bởi hệ thống nốt nhạc. Họ không đọc nhạc. Họ tin vào đôi tai của mình. Bạn có thể dạy một vài người Nam Phi một giai điệu chỉ trong 5 giây ngắn ngủi. Và sau đó, như thể là có phép lạ, họ sẽ tự động ứng biến với một đoạn nhạc xung quanh giai điệu đó bởi họ có thể làm vậy. Những người ở phương Tây như chúng ta, hy vọng là tôi có thể dùng cách gọi này tôi nghĩ là chúng ta có một thái độ, hoặc là cảm giác về âm nhạc bị bó hẹp -- với chúng ta, âm nhạc là vấn đề về kỹ năng và hệ thống. Và do đó nó chỉ dành cho một số ít những người tài năng, có năng khiếu. Nhưng thưa quý ông và quý bà, bất cứ người nào trong chúng ta sống trên hành tinh này có lẽ đều có mối liên hệ với âm nhạc hằng ngày. Và nếu tôi có thể nới rộng điều này trong 1 giây nữa, tôi cá rằng mỗi người người trong phòng này sẽ rất vui khi được nói với một sự tự tin và cái nhìn sắc sảo về phim ảnh, hoặc có thể là về văn học. Nhưng có bao nhiêu trong số các bạn có thể quyết đoán nói về một bản nhạc giao hưởng? Tại sao lại như vậy? Và những gì tôi muốn nói bây giờ là muốn thôi thúc các bạn hãy vượt qua sự thiếu tự tin to lớn đó đi, để lao vào, tin tưởng rằng bạn có thể tin vào đôi tai của mình, bạn có thể thấy nghe một vài lớp cơ bắp quan trọng, chất xơ, ADN, mà khiến cho một bản nhạc trở nên tuyệt vời. Tôi có một thí nghiệm nho nhỏ mà tôi muốn cho các bạn thấy. Các bạn có biết rằng từ TED có một giai điệu? Một giai điệu rất đơn giản dựa trên 3 nốt -- T, E, D. Giờ hãy đợi một chút. Tôi biết rằng các bạn sẽ nói rằng, "Nốt T không hề có trong âm nhạc." Thưa quý ông và quý bà, có một hệ thống từ rất lâu, mà các nhạc sĩ đã sử dụng từ hàng trăm năm nay, chứng minh rằng nốt T có tồn tại trong âm nhạc Nếu tôi hát trong thang âm nhạc: A, B, C, D, E, F, G -- và tôi tiếp tục với những chữ cái tiếp theo trong bản chữ cái, cùng một gam: H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T -- và đây. T, nó giống với nốt F trong âm nhạc. Vậy T chính là F. Do đó T, E, D cũng giống với F, E, D. Bây giờ bản nhạc mà chúng tôi đã chơi ở phần đầu của buổi nói chuyện này nằm rất sâu ở giữa chủ đề, đó là TED. Hãy nghe này. (Âm nhạc) Bạn có nghe thấy không? Hay tôi ngửi thấy mùi của sự nghi ngờ trong khán phòng? Được rồi, chúng tôi sẽ chơi lại từ đầu ngay bây giờ, và chúng tôi sẽ làm nổi bật, sẽ thọc chữ TED ra. Các bạn sẽ thông cảm với điệu bộ của tôi. (Âm nhạc) Ôi trời ơi, nó rất to và rõ ràng, chắc chắn đấy. Tôi nghĩ tôi nên khiến cho nó được bộc lộ rõ ràng hơn. Thưa quý ông và quý bà, sắp đền giờ uống trà rồi. Các bạn cso nghĩ là chúng ta nên hát để uống trà không? Tôi nghĩ là chúng ta cần hát để uống trà. Chúng ta sẽ hát 3 nốt nhạc kỳ diệu này: T, E, D. Các bạn sẽ hát theo tôi chứ? Khán giả: T, E, D. Charles Hazlewood: Vâng, các bạn hát giống những con bò hơn là con người. Chúng ta sẽ thử lại lần nữa nhé? Và xem này, nếu bạn thích phiêu lưu, bạn sẽ hát tới quãng này. T, E, D. Khán giả: T, E, D. CH: Một lần nữa, mạnh hơn. (Khán giả: T, E, D.) Vâng bây giờ tôi lại như một cái cối xay gió một lần nữa, bạn thấy đấy. Giờ chúng ta sẽ đặt nó vào trong ngữ cảnh âm nhạc. Nhạc sẽ nổi lên, và khi nhận được tín hiệu từ tôi, các bạn sẽ hát nốt đó nhé (Âm nhạc) Một lần nữa, thêm cảm xúc nữa đi, thưa quý ông và quý bà. Các bạn đã không vào đúng điệu rồi. Đúng rồi, thưa quý ông và quý bà. Không phải là buổi ra mắt quá tệ cho dàn nhạc TED, không tệ chút nào. Bây giờ, có một dự án mà tôi đang bắt đầu mà tôi cảm thấy rất háo hức và muốn chia sẻ cho các bạn, bởi nó là dự án về thay đổi sự nhận thức, và, thực ra, là xây dựng một tầm cao mới của niềm tin. Đứa con nhỏ nhất của tôi khi sinh ra đã bị chứng liệt não, mà bạn có thể tưởng tượng rằng, nếu bạn chưa trải qua nó bao giờ, đó là một thứ rất kinh khủng mà ta phải chấp nhận. Nhưng món quà mà cô con gái xinh xắn đó đã cho tôi, ngoài việc mà cháu được sinh ra, chính là việc cháu đã đã mở rộng tầm mắt tôi đến với một cộng đồng vốn luôn bị bỏ quên, cộng đồng những người khuyết tật. Và khi tôi nhìn vào những cuộc thi Paralympics, tôi nghĩ rằng thật khó tin công nghệ đã phát triển để chứng tỏ rằng sự tàn tật không còn là rào cản đến với trình độ cao nhất của thành tích thể thao. Tất nhiên có một khía cạnh ác nghiệt hơn về sự thực này, rằng thực sự phải mất hàng thập kỷ, thế giới mới có thể đến được vị trí của sự tin tưởng, để hoàn toàn tin rằng người khuyết tật và thể thao có thể đến được với nhau theo một cách rất thú vị và thuyết phục. Do đó tôi tự hỏi: thế còn âm nhạc thì ở đâu? Các bạn sẽ không thể nói với tôi rằng chẳng có hàng triệu người khuyết tật, chỉ tính riêng ở Anh, có khả năng lớn về âm nhạc. Do đó tôi quyết định tạo ra một bệ đỡ cho các tài năng âm nhạc đó. Nó sẽ trở thành dàn nhạc giao hưởng quốc gia đầu tiên dành cho người khuyết tật đầu tiên ở Anh. Dàn nhạc có tên là Paraorchestra. Tôi sẽ cho các bạn xem một đoạn clip về buổi tập ứng biến đầu tiên mà chúng tôi có. Đó quả là một khoảnh khắc đặc biệt. Chỉ có tôi và bốn nhạc công khuyết tật nhưng đầy tài đến kinh ngạc. Bình thường khi bạn ứng biến -- và tôi làm thế mọi lúc trên thế giới -- sẽ có một khoảnh khắc đầu sợ hãi, như nỗi sợ sẽ bị ném những chiếc mũ lên sân khấu, có thể sẽ là một khoảng lặng buồn. Và đột nhiên, như thể có phép màu, bùm! Chúng ta ở trong đó và nó trở nên hoàn toàn hỗn loạn. Bạn không thể nghe bất cứ thứ gì. Không một ai nghe. Không một ai tin. Không một ai hưởng ứng ai. Và trong căn phòng này với bốn nhạc công khuyết tật, trong vòng 5 phút nữa các bạn sẽ lắng nghe rất say sưa, và hưởng ứng nhiệt tình những đoạn âm nhạc đẹp tuyệt diệu (Video) (Âm nhạc) Nicholas:: Tên tôi là Nicholas McCarthy. Tôi 22 tuổi và là một nghệ sĩ piano chơi bằng tay trái/ Và tôi được sinh ra không có tay trái -- tay phải. Tôi làm lại một lần nữa được không? (Âm nhạc) Lyn: Khi tôi chơi nhạc, tôi cảm giác như một phi công đang lái máy bay Tôi cảm thấy như mình đang sống. (Âm nhạc) Clarence: Tôi muốn lại được chơi một loại nhạc cụ hơn cả ước mong có thể đi được. Có rất nhiều niềm vui và nhiều thứ tôi có được nhờ chơi nhạc và biểu diễn. Nó giúp tôi thoát khỏi một vài chứng bại liệt. (Âm nhạc) (Vỗ tay) CH: Tôi ước rằng một vài nhạc công này có thể đến với chúng ta ngày hôm nay, để bạn có thể trực tiếp thấy được họ tuyệt vời như thế nào. Tên của dự án là Dàn giao hưởng cho người khuyết tật (Paraorchestra) Nếu bất cứ ai trong số các bạn muốn giúp tôi bằng cách nào đó để đạt được giấc mơ mà vào thời điểm này khá là khó khăn và có vẻ không khả thi, xin hãy cho tôi biết nhé Bây giờ phần kết thúc của tôi là một bản nhạc của Joseph Haydn, nhạc sĩ thiên tài người Áo sống ở nửa sau của thế kỷ 18 -- đã dành cả đời mình làm việc cho Hoàng tử Nikolaus Esterhazy, cùng với dàn giao hưởng của ông ấy. Vị hoàng tử này rất yêu âm nhạc, nhưng ông ấy cũng yêu tòa lâu đài ở vùng nông thôn mà ông ấy đã sống suốt cả cuộc đời, nằm ở biên giới giữa Áo và Hungary, đó là nơi có tên gọi là Esterhazy -- rất xa thành phố Vienna rộng lớn. Vào một ngày nọ, năm 1772, vị hoàng tử ra lệnh rằng gia đình của những nhạc công, gia đình của nhạc công dàn nhạc giao hưởng, không được sống trong lâu đài nữa. Họ không được phép ở đây nữa, họ phải trở về Vienna -- mà như tôi đã nói, đó là cả một chặng đường dài vào thời đó. Bạn có thể tưởng tượng, các nhạc công đã hết sức thất vọng. Haydn khuyên can hoàng tử, nhưng không được. Do biết rằng vị hoàng tử yêu âm nhạc, Haydn quyết định sẽ viết một bản giao hưởng để nói lên suy nghĩ. Và chúng tôi sẽ chơi đoạn cuối của bản giao hưởng ngay bây giờ. Và bạn sẽ thấy dàn nhạc như đang chống lại một cách buồn bã. Và tôi rất vui khi nói rằng, vị hoàng tử đã thấu hiểu sự tình từ bài biểu diễn của dàn nhạc, và các nhạc công đã được đoàn tụ với gia đình của họ. Nhưng tôi nghĩ câu chuyện này đúc rút lại bài nói chuyện của tôi rất hay rằng ở đâu có niềm tin, ở đó có âm nhạc -- mở rộng ra cuộc sống. Ở đâu không có niềm tin, ở đó âm nhạc sẽ biến mất. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Tôi sinh năm 1947, đã rất lâu trước đây, và khi tôi 18 tháng tuổi, Tôi mắc bệnh bại liệt. Tôi ở trong lồng phổi nhân tạo khoảng ba tháng và ra vào bệnh viện khoảng ba năm. Bây giờ, chúng tôi có rất nhiều hàng xóm trong vùng Brooklyn, và một vài người trong số họ đã rất tích cực giúp đỡ cha mẹ tôi. Một vài người trong số họ lại thực sự sợ bị lây bệnh, và họ thậm chí không dám đi qua trước cửa nhà chúng tôi. Họ đã phải đi ngang qua đường. Tôi nghĩ đó là thời gian khi gia đình tôi bắt đầu nhận ra khuyết tật có nghĩa là gì với một số người: nỗi sợ hãi. Và một điều không chắc rằng tôi có thể sống ở nhà, mặc dù tôi đã không biết về điều này cho đến khi tôi 36 tuổi. Tôi đã có cuộc trò chuyện với cha mình vào một đêm, và ông nói, "Con biết không, khi con hai tuổi, một trong các bác sĩ đã gợi ý với mẹ con và cha để con sống trong một cơ sở chuyên biệt, để họ có thể tiếp tục cuộc sống của mình và nuôi con của họ và đại loại giải quyết xong với tất cả những thứ liên quan đến khuyết tật. Tôi đã không tin cha mình, không phải vì ông là kẻ nói dối, mà là tôi chưa bao giờ nghe về chuyện này, và thực tế là mẹ tôi đã công nhận điều đó. Bà đã không bao giờ muốn nói với tôi. Nhưng thực tế, tôi không biết tại sao tôi đã rất ngạc nhiên bởi chuyện này, vì khi tôi năm tuổi, và mẹ tôi, giống như những bà mẹ và ông bố khác ở khắp nước Mỹ, đã đưa tôi đến trường để đăng ký học, bà đẩy xe lăn của tôi tới trường nơi không xa nhà chúng tôi, kéo xe lăn lên các bậc thềm tới trường, và chúng tôi được chào đón bởi hiệu trưởng. Không thực sự chào đón. Nhưng hiệu trưởng đã nói, không, tôi không thể đến trường đó vì nó không hỗ trợ người khuyết tật. Nhưng ông nói chúng tôi không cần lo lắng, vì Hội đồng giáo dục sẽ cử một giáo viên tới nhà tôi. Và họ đã làm thế cho khoảng hai tiếng rưỡi một tuần. (Khán giả thì thầm) Nhưng như cử chỉ đẹp, họ cử thêm một nhà vật lý trị liệu người dạy tôi những kỹ năng cơ bản nhất của việc thêu chữ thập. (Cười) Tôi không thêu hôm nay. (Cười) Tôi đã không đến trường trong một tòa nhà xây dựng thực sự cho đến khi tôi chín tuổi, và sau đó tôi ở trong các lớp với những trẻ khuyết tật trong một trường mà có chủ yếu trẻ không khuyết tật. Và trong các lớp học của tôi, có những học sinh ở tuổi 21. Và sau đó, sau tuổi 21, họ đến một nơi gọi là hội thảo cho người khuyết tật với công việc phục dịch mà không kiếm được gì hoặc dưới mức lương tối thiểu. Tôi đã hiểu được sự kỳ thị. Cha mẹ tôi cũng đã hiểu được sự kỳ thị. Cha mẹ tôi đến từ Đức. Họ là người Đức gốc Do Thái đã rời đi vào thập niên 1930, chạy khỏi nạn diệt chủng Holocaust. Cha mẹ tôi lạc mất gia đình và họ mất đi cha mẹ mình. Cả cha và mẹ tôi đã mất cha mẹ trong nạn diệt chủng Holocaust. Và vì thế họ nhận ra rằng họ không thể im lặng vì những thứ sai trái đến với tôi trong cuộc đời tôi. Không phải chỉ cá nhân tôi, mà cả những thứ xung quanh tôi. Họ biết rằng vì tôi sử dụng xe lăn, không trường cấp ba nào ở New York, hay trong toàn bộ thành phố, có hỗ trợ cho xe lăn, vì vậy những gì cho rằng xảy đến là tôi sẽ quay trở lại giáo dục tại nhà cùng với rất nhiều học sinh khác. Cha mẹ tôi đã nhóm hợp lại với những cha mẹ khác. Họ đi tới Hội đồng giáo dục và họ yêu cầu Hội đồng giáo dục tạo ra một số trường cấp ba có thể tiếp cận được. Và họ đã làm vậy. Vì vậy tôi và nhiều học sinh khác cuối cùng có thể đến trường cấp ba, một trường cấp ba bình thường, và có các lớp học bình thường. Vậy chuyện gì xảy ra tiếp theo? Tôi đã học được nhiều hơn về sự kỳ thị là thế nào, và quan trọng, tôi biết được rằng tôi cần trở thành người ủng hộ của chính mình. Tôi đã vào trường đại học, Đại học Long Island, và tôi luôn muốn trở thành một giáo viên, tôi học chuyên ngành phụ và tham gia tất cả các khóa học tương ứng, sau đó khi đến thời điểm để tôi có một chứng nhận, tôi phải làm một bài thi viết, một bài thi nói, và một bài kiểm tra sức khỏe. Tại thời điểm đó, cả ba bài thi này đều được đưa ra ở những khu nhà không hỗ trợ người khuyết tật, tôi có những người bạn mà đưa tôi lên xuống các bậc thang cho những kỳ thi này, không phải trong xe lăn gắn máy. (Cười) Trong một chiếc xe lăn thường. Nhưng tôi đã vượt qua bài thi nói. Tôi đã vượt qua bài thi viết. Bài thi sức khỏe của tôi là một thứ hoàn toàn khác. Một trong những câu hỏi đầu tiên bác sĩ đã hỏi tôi là liệu tôi có thể cho cô xem cách tôi đi đến nhà tắm. Tôi lúc đó 22 tuổi và bạn biết khi bạn đến bất cứ buổi phỏng vấn nào, bạn nghĩ về tất cả các loại câu hỏi mà người ta có thể hỏi bạn? (Cười) Câu này không trong số đó. Và tôi đã rất kinh ngạc vì tôi nghe nói rằng không có người khuyết tật nào đang sử dụng xe lăn là giáo viên ở New York, nên mỗi bước đi dọc con đường mà tôi đang kỳ vọng là điều gì đó rất tệ. Nên tôi đã nói với cô, nó có phải là một yêu cầu giáo viên phải cho sinh viên xem cách đi tới nhà tắm không? Nếu là vậy, tôi có thể làm điều đó. Và không có gì ngạc nhiên, tôi bị trượt vì tôi đã không vượt qua bài kiểm tra sức khỏe. Lý do chính thức mà tôi bị từ chối công việc là chứng liệt của di chứng bại liệt - Tôi xin lỗi. Liệt cả hai chân, di chứng của bệnh bại liệt. Thật tình, tôi đã không biết từ "di chứng" nghĩa là gì, nên tôi đã xem một từ điển, và nó có nghĩa là "bởi vì". Tôi bị từ chối giấy cấp bằng vì tôi không thể đi. Vậy tôi sẽ phải làm gì? Đây là thời gian thực sự quan trọng trong đời tôi. vì nó có thể là lần đầu tiên tôi có thể thách thức cơ chế này, chính tôi, và dù tôi đang làm việc với rất nhiều bạn khác cũng bị khuyết tật những người đang khích lệ tôi tiến về phía trước, thì nó vẫn khá đáng sợ. Nhưng tôi thực sự rất may mắn. Tôi có một người bạn là một sinh viên khuyết tật ở Đại học Long Island và cũng là cộng tác viên tại tờ " Thời báo New York" và khi anh có thể trở thành một phóng viên để viết một bài thực sự tốt về những gì đã xảy ra và tại sao anh nghĩ những gì đã xảy ra là sai trái. Ngày tiếp theo có một bài xã luận ở tờ "Thời báo New York" với tựa đề "Con người và Hội đồng giáo dục" và tờ "Thời báo New York" đã ra mặt hỗ trợ cho việc tôi lấy bằng giảng dạy. (Vỗ tay) Cùng ngày hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi từ một luật sư đang viết cuốn sách về quyền công dân. Và ông đã gọi để phỏng vấn tôi, và tôi cũng đang phỏng vấn ông. Ông đã không biết điều đó. Và cuối buổi trò chuyện, tôi nói, "Liệu ông có sẵn lòng đại diện cho tôi? tôi muốn kiện Hội đồng giáo dục." Và ông đồng ý. Giờ đây, đôi khi tôi nói rằng những ngôi sao đã xếp hàng quanh phiên tòa ấy, vì chúng tôi có một thẩm phán tuyệt vời: thẩm phán nữ Mỹ Phi đầu tiên -- (Cười) Constance Baker Motley. (Vỗ tay) Và bà biết sự kỳ thị khi bà thấy nó. (Cười) Bà mạnh mẽ kêu gọi Hội đồng giáo dục cho tôi một bài kiểm tra sức khỏe khác, và họ đã làm vậy. Và tôi nhận được bằng của mình, trong khi mất một vài tháng để tôi thực sự có được đề xuất công việc từ một hiệu trưởng, Cuối cùng tôi đã có việc và bắt đầu giảng dạy mùa thu đó trong trường mà tôi đã đến học, lớp hai. Vậy rồi-- (Vỗ tay) Đó là một buổi hội thảo Ted khác. (Cười) Nhưng tôi biết cũng như bạn bè tôi, và những người tôi không biết khắp đất nước này, rằng chúng tôi phải là những người ủng hộ chính mình, rằng chúng tôi cần chiến đấu chống lại quan điểm của người khác rằng nếu bạn bị khuyết tật, bạn cần được chữa trị, rằng sự bình đằng không phải là một phần của sự công bằng. Và chúng tôi đã học được từ cuộc vận động quyền công dân và từ cuộc vận động về quyền phụ nữ. Chúng tôi đã học từ họ về chủ nghĩa hoạt động của họ và khả năng của họ để đến với nhau, không chỉ để thảo luận vấn đề mà còn thảo luận các giải pháp. Và những gì được tạo ra chúng tôi gọi là Cuộc vận động quyền người khuyết tật. Tôi muốn nói với bạn một vài điều khó hiểu. Bạn nghĩ có bao nhiêu người điều phối giao thông ở đại lộ Madison trong suốt giờ cao điểm ở New York? Bạn có đoán được không? Bao nhiêu? (Khán giả hét câu trả lời) Năm mươi. Một người có thể quá ít. Năm mươi người. Và không có xe tuần tra hỗ trợ người khuyết tật, họ đã phải tìm cách xoay sở với chúng tôi. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng hãy để tôi nói cho bạn một điều khác. Có bao nhiêu người điều phối xe buýt ở New York khi họ từ chối để bạn lên vì bạn ngồi xe lăn? Một. Đó là câu trả lời đúng. Vậy bạn phải làm gì di chuyển xe lăn của mình -- (Cười) trượt vào đúng nơi ngay trước bậc lên xuống và đẩy một chút xuống phía dưới, và sau đó xe buýt không thể chạy. (Cười) Bất cứ ai trong các bạn muốn học cách làm điều đó, nói với tôi sau buổi này. (Cười) Năm 1972, tổng thống Nixon phủ quyết đạo luật tái hòa nhập cộng đồng. Chúng tôi đã chống đối. Ông đã ký phê chuẩn nó. Sau đó các quy định cần được ban hành để thi hành luật đó đã không được ký thông qua. Chúng tôi biểu tình. Chúng đã được ký thông qua. Và khi những người Mỹ với đạo luật về người khuyết tật, ADA, Tuyên ngôn giải phóng nô lệ của chúng tôi, được xem như không được thông qua ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ, những người khuyết tật từ khắp nước Mỹ tập hợp lại với nhau và họ bò lên các bậc của trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Đó là một ngày kỳ diệu, Thượng viện và Hạ viện đã thông qua đạo luật ADA. Và sau đó tổng thống Bush đã ký đạo luật ADA. Đó là một bức ảnh tuyệt vời. Tổng thống Bush ký đạo luật ADA trên thảm cỏ Nhà Trắng. Đó là một ngày tuyệt diệu, và có khoảng 2.000 người ở đó. Đó là ngày 26 tháng 7 năm 1990. Và một trong những lời phát biểu nổi tiếng nhất trong bài diễn văn của ông là "Hãy để những bức tường ngăn cách đáng hổ thẹn này sụp đổ." Với bất cứ ai trong phòng này người 50 tuổi hoặc nhiều hơn, có thể hay thậm chí 40 hoặc nhiều hơn, bạn có nhớ thời kỳ không có những bờ dốc trên đường phố, khi xe buýt không hỗ trợ người khuyết tật, khi tàu hỏa không hỗ trợ người khuyết tật, nơi mà nhà vệ sinh không có lối đi cho xe lăn ở các siêu thị mua sắm, nơi bạn không có một người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, hay chú thích, hoặc chữ nổi hoặc bất cứ loại hỗ trợ khác. Những điều này đang thay đổi, và chúng đang truyền cảm hứng cho thế giới. Và những người khuyết tật khắp thế giới muốn có luật như của chúng tôi, và họ muốn những luật đó có hiệu lực. Và những gì chúng ta vừa thấy được gọi là Hiệp ước về Quyền cho những người khuyết tật. Nó là một hiệp ước được thông qua năm 2006. Nó đang tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm. Hơn 165 quốc gia tham gia hiệp ước này. Đây là hiệp ước nhân quyền quốc tế đầu tiên dành hoàn toàn cho người khuyết tật. Nhưng tôi rất buồn khi phải nói rằng Thượng viện Mỹ của chúng ta đã không đề xuất tới tổng thống để phê chuẩn hiệp ước này. Chúng ta đã ký nó năm 2009, nhưng nó vẫn chưa có hiệu lực cho đến khi được phê chuẩn, và tổng thống -- không tổng thống nào có thể phê chuẩn một hiệp ước mà không có sự đồng ý của Thượng viện. Chúng tôi cảm thấy thực sự cần thiết rằng Thượng viện Mỹ cần làm công việc của mình, rằng Thượng viện cần để chúng ta có thể như những người Mỹ không chỉ có khả năng hỗ trợ người khuyết tật và chính phủ khắp thế giới biết về công việc tốt đẹp mà chúng ta đang làm, mà nó thực sự quan trọng rằng người khuyết tật cũng có những cơ hội để du lịch, học tập và làm việc ở nước ngoài như bất cứ ai trong nước ta. Và khi nhiều nước không có cùng luật như chúng ta và không làm nó có hiệu lực nếu họ có nó, cơ hội cho người khuyết tật vẫn bị hạn chế nhiều hơn. Khi tôi đi ra nước ngoài, tôi luôn gặp những phụ nữ khuyết tật, và những phụ nữ đó kể cho tôi những câu chuyện về việc họ trải qua bạo lực và chiếm đoạt như thế nào và nhiều trường hợp những dạng bạo lực này đến từ thành viên gia đình và những người họ biết, những người mà có thể đang làm việc cho họ. Và những vụ việc này thường không được xét xử. Tôi gặp những người khuyết tật những người được mời làm việc bởi các doanh nghiệp vì họ sống trong một đất nước nơi có một chế độ hạn mức, và để tránh bị phạt, họ sẽ thuê bạn và sau đó nói với bạn, "Bạn không cần đến làm việc vì chúng tôi thực sự không cần bạn trong nhà máy." Tôi đã thăm các cơ sở nơi có mùi hôi hám nồng nặc để trước khi bạn mở cửa phương tiện của bạn, bạn gần như bị đẩy lùi lại, và khi vào trong những cơ sở này nơi mọi người nên sống trong cộng đồng với những hỗ trợ tương ứng và nhìn mọi người gần như trần trụi, những người dùng chất hóa học và những người đang sống cuộc đời tuyệt vọng. Có những thứ mà Mỹ cần làm nhiều hơn để sửa đổi nó. Chúng ta biết sự kỳ thị khi chúng ta thấy nó, và chúng ta cần cùng nhau chống lại nó. Vậy chúng ta có thể làm gì cùng nhau? Tôi khuyến khích tất cả các bạn nhận ra rằng khuyết tật là gia đình bạn có thể tham gia bất cứ lúc nào trong đời. Tôi muốn xem bằng các cánh tay bao nhiêu người ở đây từng gẫy xương? Và sau đó, như bạn trở về hôm nay, tôi muốn bạn có thể viết một vài câu về những gì thời gian đó giống như đối với bạn, vì tôi thường nghe mọi người nói, "Bà biết đấy, tôi không thể làm điều này hay làm điều kia. Mọi người nói với tôi theo cách khác. Họ hành động khác đối với tôi." Và đó là những gì tôi thấy và những người khuyết tật khác thấy trong những bức thư gửi nhanh. Nhưng chúng ta trong căn phòng này, những người nghe và xem bài hội thảo Ted này -- chúng ta có thể cùng nhau tạo ra sự khác biệt. Chúng ta có thể cùng nhau lên tiếng cho công lý. Chúng ta có thể cùng nhau giúp thay đổi thế giới này. Cảm ơn. Tôi phải đi bắt xe buýt đây. (Vỗ tay) Điều gì đang diễn ra trong suy nghĩ của đứa trẻ này? Nếu bạn hỏi mọi người điều này ba mươi năm trước, đa số họ, bao gồm cả những nhà tâm lý học, sẽ nói rằng đứa trẻ này khác thường, thiếu lô-gic, tự kỉ -- rằng bé không nhận thức được người khác hay hiểu về nguyên nhân và ảnh hưởng. Trong hai mươi năm gần đây, khoa học tiến bộ đã hoàn toàn bác bỏ tình cảnh đó. Theo cách nào đó, chúng ta cho rằng suy nghĩ của đứa trẻ này giống như những nhà khoa học thông minh nhất. Hãy để tôi cho các bạn thấy một ví dụ cụ thể. Có một điều em bé này có thể đang nghĩ về, trong tâm trí của đứa trẻ ấy, đó là cố gắng hình dung ra điều gì đang ở trong suy nghĩ của một đứa trẻ khác. Cuối cùng, một trong những điều khó nhất mà chúng ta phải làm là tìm ra điều mà người khác đang nghĩ hay cảm nhận. Và có lẽ điều buồn nhất đó là tìm ra điều mà người khác nghĩ và cảm nhận thực sự không chính xác như những gì chúng ta nghĩ và cảm nhận. Bất cứ ai theo đuổi chính trị có thể làm chứng việc đó khó thực hiện như thế nào đối với vài người. Chúng ta muốn biết liệu em bé và trẻ nhỏ có thể hiểu được thực sự được những điều sâu sắc về người khác không. Và giờ câu hỏi là: Làm sao chúng ta có thể hỏi chúng? Tất cả những em bé đều không thể nói chuyện, và nếu bạn bảo một bé ba tuổi kể cho bạn nghe bé nghĩ gì, bạn sẽ nhận được một màn độc thoại của ý thức về những con ngựa non, sinh nhật, và những thứ tương tự như thế. Vậy làm thế nào chúng ta đặt ra câu hỏi cho chúng? Bí mật té ra lại là bông cải xanh. Những điều chúng tôi làm -- Betty Rapacholi, một trong những học trò của tôi, và cả tôi -- thực ra là đưa cho trẻ con hai bát thức ăn: một bát là bông cải xanh tươi và bát kia là bánh quy cá vàng đầy hấp dẫn. Tất cả trẻ con, ngay cả ở Berkley, đều mê bánh quy, và không thích bông cải xanh tươi. (Tiếng cười) Điều mà Betty làm là trộn một ít vị thức ăn từ mỗi bát Và cô ấy sẽ tỏ ra như mình thích nó hoặc ghét nó. Một nửa khoảng thời gian, cô tỏ ra là mình thích bánh quy và không thích bông cải tươi -- giống như trẻ con hay bất kì một người bình thường. Một nửa thời gian khác, cô nếm một ít bông cải tươi và nói, "Mmmmm, bông cải xanh. Cô vừa nếm thử nó xong. Mmmmm" Và rồi, cô nhấm nháp một ít bánh quy, và nói, "Eo ôi, bánh quy kinh quá. Cô vừa nếm thử bánh quy. Thật kinh khủng." Lần này, cô tỏ ra như việc cô ấy muốn là đối lập lại với những gì trẻ con muốn. Chúng tôi làm thí nghiệm này với những trẻ 15 và 18 tháng tuổi. Rồi cô ấy xoè tay ra và nói, "Cháu có thể cho cô xin thêm một ít thức ăn nữa không?" Câu hỏi ở đây là: đứa trẻ sẽ đưa cho cô thứ gì, thứ mà chúng thích hay thứ cô thích? Và điều kì diệu là, những trẻ 18 tháng tuổi, chỉ đi dạo và nói chuyện, đưa cho cô bánh quy nếu cô thích chúng, và đưa bông cải xanh nếu cô thích nó. Ngược lại, những đứa trẻ 15 tháng tuổi nhìn cô chằm chằm khá lâu để xem liệu cô có giả vờ thích bông cải xanh hay không, như thể chúng không thể phân biệt rành rọt được. Sau khi quan sát một hồi lâu, chúng đưa cho cô bánh quy, thứ chúng nghĩ ai ai cũng thích ăn. Vậy là, có hai điều thực sự đáng chú ý trong chuyện này. Điều đầu tiên là, những đứa trẻ 18 tháng tuổi đã nhận ra rằng sự thực sâu xa về bản chất con người đó là chúng ta không có cùng một mong muốn. Chúng thấy rằng chúng thực sự phải giúp những người khác có được thứ họ muốn. Và điều đáng nói hơn đó là trên thực tế, những đứa trẻ 15 tháng tuổi không làm điều này giả định rằng những đứa trẻ 18 tháng tuổi đã nhận ra sự thực sâu sắc về bản chất loài người này trong vòng ba tháng từ khi chúng còn 15 tháng tuổi. Trẻ con biết nhiều hơn và học nhiều hơn những gì chúng ta từng nghĩ. Và đây chỉ là một trong số hàng trăm nghiên cứu trong vòng 20 năm gần đây thực sự chỉ ra điều đó. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trẻ con lại học được nhiều như thế? Và tại sao chúng có thể tiếp thu được nhiều thứ trong một khoảng thời gian quá ngắn như vậy? Ý tôi là, sau cùng, nếu bạn nhìn nhận trẻ con một cách hời hợt, thì chúng chỉ là những người vô dụng. Trên thực tế, theo nhiều cách, chúng còn tệ hơn là vô dụng, bởi chúng ta phải tốn quá nhiều thời gian và công sức giúp chúng sống sót. Nhưng nếu chúng ta mở rộng câu trả lời cho vấn đề này rằng tại sao chúng ta lại dành quá nhiều thời gian chăm sóc những đứa trẻ vô dụng này, thì hoá ra đó lại là một câu trả lời thực sự. Nếu chúng ta quan sát nhiều, rất nhiều loại động vật khác nhau, không chỉ động vật linh trưởng, mà còn bao gồm cả động vật có vú, chim, cả thú có túi như căng-gu-ru và gấu túi, té ra, có một mối quan hệ giữa độ dài quãng thời thơ ấu của một loài và não của chúng to đến mức nào so với cơ thể chúng và chúng thông minh, khéo léo đến mức nào. Một loài posterbird cho ý tưởng này là những con chim trên kia. Một mặt là đám New Caledonia. Đám quạ, quạ, vvv..., những loài rất thông minh. Về vài mặt, chúng thông minh như những con tinh tinh. Và đây, một con chim đại diện cho khoa học học được cách dùng công cụ để tìm thức ăn. Mặt khác, chúng ta có người bạn là loài gà công nghiệp. Gà, vịt, ngỗng, và gà tây về căn bản đều dốt. Chúng thực sự rất rất giỏi tìm thóc, ngoài việc đó ra thì chúng chẳng làm được gì nữa cả. Té ra, những con chim New Caledonia non còn đang lớn. Chúng dựa dẫm vào mẹ mớm sâu vào những cái miệng bé nhỏ đang mở trong vòng gần hai năm, một khoảng thời gian khá dài trong cuộc đời của một con chim. Trong khi loài gà thì lại khá cứng cáp trong vòng một vài tháng. Khoảng thời gian thơ ấu là lý do giải thích tại sao loài quạ lại được ở trang bìa của Khoa học và loài gà lại kết thúc đời mình trong nồi súp. Có một điều về thời thơ ấu dài đó nghe có vẻ có liên quan tới kiến thức và việc học. Chúng ta nên giải thích điều này bằng cách nào? Một số loài động vật, như gà, có vẻ như hoàn toàn hợp với việc chỉ làm một thứ khá tốt. Chúng tỏ ra khá thành thạo ở việc bới thóc trong một môi trường. Những loài khác, như quạ, thì lại không làm được điều gì tử tế cụ thể, nhưng lại học luật của các môi trường khác nhau khá giỏi. Và dĩ nhiên, chúng ta, loài người, ở vị trí còn xa hơn quạ. Chúng ta sở hữu bộ não tương quan với cơ thể mình lớn hơn bất kì loài vật nào. Chúng ta thông minh hơn, khéo léo hơn, học được nhiều hơn, sống sót trong nhiều môi trường khác nhau hơn, chúng ta di cư bao phủ toàn bộ thế giới và thậm chí ra cả ngoài vũ trụ. Những đứa trẻ, con cháu phụ thuộc vào chúng ta lâu hơn những sinh vật non của các loài khác. Con trai tôi 23 tuổi. (Tiếng cười) Ít nhất là cho tới khi chúng 23 tuổi, chúng tôi vẫn phải mớm mồi cho những cái mỏ há mồm đó. Tai sao chúng ta nhận ra tương quan này? Có một lí do, đó là chiến lược học đó, thực sự là một cách hiệu quả, tuyệt vời để sống trên thế giới, nhưng nó có một nhược điểm lớn. Nhược điểm đó là, cho tới khi bạn thực sự áp dụng tất cả những điều được học đó, bạn sẽ vẫn chỉ là kẻ bất lực. Bạn không muốn loài voi răng mấu đuổi theo mình và nói với bản thân, "Súng cao su hay một ngọn giáo chắc sẽ có tác dụng. Nhưng cái nào thực sự tốt hơn?" Bạn muốn biết tất cả những điều đó trước khi loài voi răng mấu thực sự xuất hiện. Cách những tiến hoá xem ra đã giải quyết được vấn đề đó là đi kèm với việc phân công lao động. Ý tưởng đó là, chúng ta đều có giai đoạn tuổi thơ được bảo vệ tuyệt đối. Chúng ta không phải làm gì cả. Tất cả những gì phải làm chỉ là học. Và khi trưởng thành, chúng ta vận dụng những thứ đã học được khi còn bé biến chúng thành hiện thực, đưa chúng ra thế giới. Có một cách nghĩ về vấn đề này đó là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giống như sự phân chia nghiên cứu và phát triển của loài người. Chúng là những đứa trẻ trời cho, được bảo vệ, chỉ việc ra ngoài học và có những ý tưởng tốt, còn chúng ta là nhà sản xuất và tiếp thị. Chúng ta phải đưa tất cả những ý tưởng ấy những điều đã được học khi còn nhỏ vận dụng chúng vào thực tế. Một hướng tư duy khác về vấn đề này đó là thay vì việc nghĩ về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thể những cá thể lớn khiếm khuyết, chúng ta nên nghĩ về chúng như một giai đoạn phát triển khác trong cùng một giống loài -- đại loại như sâu bướm và bướm -- ngoại trừ việc chúng thực sự là những con bướm sặc sỡ lượn quanh khu vườn và tìm thức ăn, chúng là sâu bướm những sinh vật nhỏ đang dần đi tới ngưỡng cửa của sự trưởng thành. Nếu điều này đúng, nếu những đứa trẻ đó được sinh ra để học -- câu chuyện về tiến hoá này sẽ nói lên rằng trẻ con sinh ra để học, đó là điều chúng phải làm -- chúng ta mường tượng rằng chúng sẽ là những cơ cấu học tập hiệu quả. Trên thực tế, não bộ của trẻ em là chiếc máy tính học tuyệt vời nhất trên thế giới. Nhưng những cỗ máy thực sự thì tốt hơn rất nhiều. Và gần đây, có một cuộc cách mạng trong suy nghĩ về việc học một cách máy móc. Tất cả là nhờ vào suy nghĩ của người đàn ông này, Reverend Thomas Bayes, một nhà thống kê và toán học của thế kỷ 18. Và điều Bayes thực sự làm đó là tạo ra cách máy móc, sử dụng lí thuyết xác suất để phác hoạ, miêu tả, cách các nhà khoa học nghiên cứu về thế giới. Điều các nhà khoa học làm đó là họ có một giả thuyết mà họ nghĩ có khả năng bắt tay vào thực hiện. Họ thử nghiệm đi ngược lại bằng chứng. Bằng chứng khiến họ thay đổi giả thuyết. Rồi họ thử nghiệm giả thuyết mới đó và cứ thế lặp đi lặp lại. Điều mà Bayes chỉ ra đó là một cách máy móc, chúng ta có thể thực hiện được. Và toán học là cốt lõi của những chương trình học trên máy mà chúng ta có hiện nay. Và 10 năm trước, tôi giả định rằng trẻ con cũng có thể làm được điều tương tự như vậy. Nếu bạn muốn biết điều gì đang diễn ra đằng sau những đôi mắt nâu đẹp đẽ kia, tôi nghĩ nó thực ra trông giống như thế này. Đây là sổ của Reverend Bayes. Tôi nghĩ những đứa trẻ đó thực sự đang làm những phép tính phức tạp với những xác suất điều kiện mà chúng đang xem xét lại để tìm ra cách thế giới vận hành. Bây giờ điều đó có vẻ như ở tầm với quá cao để thực sự chứng minh. Bởi sau cùng, nếu bạn hỏi những người trưởng thành về thống kê, họ trông thực sự rất ngu ngốc. Vậy tại sao trẻ con lại có thể làm những phép thống kê được chứ? Để kiểm tra điều này, chúng tôi dùng một cỗ máy được gọi là Blicket Detector. Đây là một cái hộp phát ra ánh sáng và nhạc khi bạn đặt một số thứ trên cái hộp ấy mà không phải những thứ khác. Cách sử dụng cỗ máy này rất đơn giản, phòng thí nghiệm của tôi và các nơi khác đã thực hiện hàng tá những cuộc nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ học về thế giới tốt như thế nào. Hãy để tôi đưa ra một trường hợp chúng tôi thử nghiệm với Tumar Kushner, một học sinh của tôi. Nếu tôi đưa cho bạn chiếc máy dò này, có lẽ bạn sẽ bắt đầu nghĩ về cách khiến nó chạy sẽ là đặt một khối trên chiếc máy dò. Thực tế, chiếc máy dò này hoạt động theo cách hoàn toàn khác. Bởi nếu bạn để một khối trên chiếc máy dò đó, bạn không thể nghĩ có thể bắt đầu, nó sẽ thực sự kích hoạt nhanh hai trong số ba lần. Trong khi đó, nếu bạn thực hiện điều tương tự, đặt khối đó trên chiếc máy, nó sẽ chỉ kích hoạt hai trên sáu lần, Vậy giả thuyết ít khả quan thực sự có bằng chứng thuyết phục hơn. Nó giống như thể sóng là một phương pháp hữu hiệu hơn những phương pháp khác. Chúng ta thực hiện nó; chỉ cho những đứa trẻ bốn tuổi bằng chứng này, và yêu cầu chúng khiến chiếc máy hoạt động. Và như chắc chắn, những đứa trẻ đó vận dụng bằng chứng ấy để đặt vật lên trên chiếc máy dò. Có hai điều thực sự thú vị ở đây. Điều đầu tiên đó là, tôi nhắc lại, hãy nhớ rằng, đây là những đứa trẻ bốn tuổi. Chúng mới chỉ học đếm. Nhưng theo một cách vô thức, chúng đang làm các phép tính quá phức tạp khiến chúng phải đo đếm xác suất điều kiện. Và điều thú vị còn lại đó là chúng vận dụng bằng chứng đó để đưa ra một ý tưởng, một giả thuyết về thế giới, điều nghe chừng không thể bắt đầu. Và trong các nghiên cứu chúng tôi thực hiện ở phòng thí nghiệm, những nghiên cứu tương tự, chúng tôi chỉ ra rằng những đứa trẻ bốn tuổi thực sự rất giỏi trong việc chỉ ra một giả thuyết khó xảy ra hơn người lớn khi chúng ta đưa cho họ cùng một nhiệm vụ. Vậy trong những trường hợp này, trẻ con sử dụng thống kê để tìm hiểu về thế giới, nhưng sau cùng, các nhà khoa học cũng tiến hành các thí nghiệm, và chúng ta muốn biết liệu trẻ con có thực sự làm thí nghiệm hay không. Khi trẻ con làm thí nghiệm, chúng ta gọi đó là "chĩa mũi vào mọi chuyện" hay "nghịch ngợm." Gần đây, có một loạt những nghiên cứu thú vị chỉ ra rằng cái gọi là nghịch ngợm này thực ra lại là một loại chương trình thí nghiệm dựa trên kinh nghiệm. Đây là từ phòng thí nghiệm của Cristine Legare. Điều mà Cristine làm đó là sử dụng những cỗ máy dò Blicket. Và điều cô ấy làm là cho trẻ con thấy những thứ màu vàng sẽ giúp máy di chuyển, còn những thứ màu đỏ thì không, và cô chỉ cho chúng sự bất quy tắc. Những gì bạn thấy sau đây đó là cậu bé này vượt qua năm giả thuyết trong vòng hai phút. (Video) Cậu bé: Thế còn mặt này? Giống như cái kia. Alison Gopnik: Uhm, vậy giả thuyết đầu tiên của cậu bé đã bị giả mạo. (Tiếng cười) Cậu bé: Mặt này sáng, mặt này thì chẳng có gì cả. AG: Được rồi, cháu đã vượt qua cuốn sổ thí nghiệm này. Cậu bé: Thứ gì làm cho nó sáng lên. (Tiếng cười) Cháu không biết. AG: Mỗi nhà khoa học sẽ nhận ra biểu hiện của sự thất vọng đó. (Tiếng cười) Cậu bé: Ồ, đó là bởi điều này cần phải như vậy, và điệu này cần phải như vậy. AG: Thôi được, giả thuyết thứ hai. Cậu bé: đó là lý do. Ồ (Tiếng cười) AG: Bây giờ là ý tưởng tiếp theo của cậu bé. Cậu bé nói với nhà thí nghiệm làm điều này, cố gắng đặt nó ở một nơi khác. Vẫn không hoạt động. Cậu bé: Ồ, đó là vì ánh sáng chỉ tới được đến đây, chứ không phải chỗ này. Đấy, đáy cái hộp này có chứa điện, nhưng cái này không có điện. AG: Được rồi, đó là giả thuyết thứ tư. Cậu bé: Nó đang sáng lên. Khi bạn đặt bốn cái. Bạn đặt bốn chiếc hộp trên đó và làm nó sáng lên hai chiếc này và làm nó sáng lên. AG: Được rồi, đó là giả thuyết thứ năm. Đây là một cậu bé rất -- vô cùng đáng ngưỡng mộ và thông minh, nhưng điều mà Cristine phát hiện ra đó là điều này rất phổ biến. Nếu bạn nhìn cách trẻ con chơi đùa, bạn yêu cầu chúng giải thích một điều gì đó, điều chúng thực sự làm đó là tiến hành một loạt các thí nghiệm. Đây thực sự là điều khá điển hình với những đứa trẻ bốn tuổi. Vâng, cảm giác khi là sinh vật này là gì vậy? Trở thành con bướm với khả năng kiểm chứng năm giả thuyết trong vòng hai phút có cảm giác như thế nào? Nếu quay trở lại với những nhà tâm lí học và triết gia kia, rất nhiều người trong số họ nói rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hầu như không ý thức được việc chúng có ý thức hay không. Tôi nghĩ điều ngược lại là đúng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thực ra có ý thức hơn người lớn chúng ta. Đây là điều chúng ta biết về cách vận hành ý thức của người lớn. Sự chú ý và ý thức của người lớn giống như một đốm sáng. Điều xảy đến với người lớn đó là chúng ta quyết định điều gì là có liên quan hay quan trọng, chúng ta thường để tâm đến nó. Ý thức về việc mà chúng ta để ý trở nên cực kì sáng lạn và nổi bật, còn mọi thứ khác thì tối đen đi. Chúng ta còn biết cách bộ não tiến hành việc này. Những gì xảy ra khi chúng ta chú tâm đó là vỏ não trước, trung khu điều hành của bộ não, gửi tín hiệu khiến não chúng ta trở nên linh hoạt đôi chút, dẻo dai hơn, học tốt hơn, và chấm dứt hoạt động ở phần còn lại của bộ não. Chúng ta có một sự chú ý rất tập trung, có mục đích. Nếu quan sát trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng ta thấy điều hoàn toàn khác. Theo tôi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dường như giống như một chiếc đèn ý thức hơn là một đốm sáng ý thức. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quá tồi trong việc tập trung vào một thứ. Nhưng chúng lại giỏi tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cùng một lúc. Nếu quan sát não chúng, bạn nhận ra rằng chúng chứa đầy những chất dẫn truyền thần kinh chất thúc đẩy sự học và độ dẻo dai, còn các phần ức chế chưa xuất hiện Khi ta nói trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không giỏi tập trung, ý của chúng ta là chúng rất tồi trong việc không tập trung. Chúng không giỏi trong việc loại bỏ những thứ thú vị mà có thể cho chúng biết điều gì đó và chỉ quan sát thứ quan trọng. Đó là một loại chú ý, một loại ý thức, mà chúng ta mong đợi từ những con bướm được thiết kế để học. Nếu chúng ta muốn nghĩ cách thử thứ ý thức trẻ con này như người lớn, tôi nghĩ điều tốt nhất đó là nghĩ về các trường hợp khi chúng ta rơi vào một tình huống mà mình chưa gặp phải trước đó -- khi yêu thích một ai đó, hay khi lần đầu tiên đến một thành phố mới. Điều xảy ra không phải là sự thu nhỏ ý thức, nó mở rộng, và ba ngày ở Paris dường như đầy ý thức và trải nghiệm hơn tất cả những tháng năm đi lại, nói chuyện, tham dự họp báo như một thây ma khi ta ở nhà. Nhân tiện, loại cà phê đó, thứ cà phê tuyệt vời bạn vừa uống ở dưới tầng, thực ra là bắt chước ảnh hưởng của chất dẫn truyền thần kinh trẻ con. Vậy có cảm giác như thế nào khi là một đứa trẻ con? Giống như lần đầu say đắm Paris sau khi uống hết ba cốc double-espresso. (Tiếng cười) Đó là cảm giác tuyệt vời nhưng nó có thể khiến bạn thức dậy, khóc òa lên vào lúc ba giờ sáng. (Tiếng cười) Thật tuyệt khi là một người trưởng thành. Tôi không nói quá nhiều về việc trẻ con kỳ diệu ra sao. Thật tuyệt khi là một người trưởng thành. Chúng ta có thể làm những việc như thắt dây giày và tự mình đi qua đường. Và nó hoàn toàn hợp lý khi chúng ta khiến đứa trẻ nghĩ giống như người lớn. Nhưng nếu điều chúng ta muốn là được như những con bướm kia, tư duy mở, học sáng tạo, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, cải tiến, hay ít nhất là trong một khoảng thời gian, người lớn chúng ta nên bắt đầu nghĩ như trẻ con nhiều hơn. (Vỗ tay) Khi tôi còn là một đứa trẻ và tất nhiên là tôi đã từng nhỏ xíu (tiếng cười) cha tôi đã kể cho tôi một câu chuyện về một người thợ đồng hồ vào thế kỷ thứ 18 Việc anh ấy đã từng làm là: sản xuất ra những chiếc đồng hồ đẹp một cách khó tin Rồi ngày nọ, một vị khách đến cửa hàng của anh và để nghị anh làm sạch chiếc đồng hồ mình đã mua. Người thợ mở chiếc đồng hồ ra và kéo ra từ đó một chiếc vòng điều chỉnh. Ngay lúc ấy, vị khách hàng đã để ý rằng ở phía mặt sau của chiếc vòng điều chỉnh là một dấu chạm trổ, là những mẫu tự. Vị khách hàng nói với người sửa đồng hồ, "Sao anh lại khắc nó vào mặt sau để không ai có thể thấy được nó?" người thợ xoay người lại và trả lời, "Chúa trời có thể thấy nó." Thật ra thì tôi không sùng đạo, và cha tôi cũng thế, nhưng vào lúc đó, tôi để ý có gì đó đang diễn ra. Tôi cảm nhận được một điều gì đó bên trong cái mạng lưới chằng chịt của mạch máu và dây thần kinh này, và tất nhiên cũng có một số cơ bắp trong đó nữa, tôi đoán thế. tôi đã cảm nhận được một điều gì đó. Đó là một phản ứng sinh lý học. và rồi từ đó trở đi, từ cái tuổi của tôi lúc ấy, tôi bắt đầu suy nghĩ khác hẳn về mọi việc. Và khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình là một nhà thiết kế, tôi bắt đầu hỏi bản thân mình câu hỏi đơn giản: Thật sự chúng ta suy nghĩ về vẻ đẹp, hay chúng ta cảm nhận nó? Hẳn các bạn đã có câu trả lời. Bạn có thể nghĩ rằng, thực ra tôi không chắc quý vị nghĩ thế nào, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cảm nhận cái đẹp. Và khi tôi bắt đầu thăng tiến trong sự nghiệp nhà thiết kế của mình và bắt đầu tìm thấy nhiều điều thú vị. Một trong những công việc đầu tiên là thiết kế ô tô -- có những phần rất thú vị trong công việc đó. Và trong thời gian ấy, chúng tôi tìm khám phá ra một điều, hay nói đúng hơn là tôi đã khám phá ra, một điều đã làm tôi say mê, và có thể bạn có thể nhớ nó là điều gì. Bạn có nhớ những lúc bóng đèn tắt mở, cạch cạch, khi các bạn đóng cửa xe không? Và một người nào đó, tôi nghĩ là hãng BMW, đã giới thiệu một loại đèn tắt từ từ. bạn nhớ chứ? Tôi nhớ rất rõ. Bạn có nhớ lần đầu tiên khi đang ở trong một chiếc xe và điều đó xảy ra? Tôi nhớ là đã ngồi trong chiếc xe và nghĩ...đây thật là một điều kỳ diệu. Thật sự thì tôi chưa từng gặp người nào mà không thích loại đèn mờ dần và tắt đi như thế. Tôi đã nghĩ, chuyện gì đã xảy ra vậy? Tôi bắt đầu suy nghĩ về điều này. Và câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra cho mọi người: "Bạn thích chứ?" "Vâng, rất thích." "Vì sao?" Và họ đã trả lời, "Vì nó làm cho tôi cảm thấy tự nhiên," hay, "Nó rất dễ chịu." Tôi nghĩ, như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta có thể đi sâu hơn chút không, bởi vì là một nhà thiết kế, tôi cần từ vựng, tôi cần bàn phím, để diễn tả chính xác nó xảy ra như thế nào. Và vì vậy, tôi đã làm một số thí nghiệm. Và tôi bỗng dưng nhận ra rằng có một thứ cũng làm giống y chang như vậy -- sáng chuyển sang tối trong vòng sáu giây -- chính xác là như vậy. Các bạn có biết là gì không? Có ai biết không? Nào hãy sử dụng một chút, một chút suy nghĩ, một chút động não. Đó không phải là lý trí, mà là cảm xúc. Xin hãy giúp tôi điều này Trong vòng khoảng 14 phút tới hãy cảm nhận mọi vật? Tôi không cần bạn suy nghĩ nhiều, chỉ cần bạn cảm nhận nó thôi. Tôi đã cảm nhận được sự thoải mái được hòa quyện với sự háo hức mong đợi. Và thứ mà tôi tìm thấy chính là rạp chiếu phim hay nhà hát. Điều đó cũng mới xảy ra tại đây -- sáng chuyển sang tối trong vòng sáu giây. Và khi nó diễn ra, bạn có ngồi đó và nói rằng, "Ôi không, bộ phim sắp bắt đầu rồi," hay bạn nghĩ, "Đó là điều tuyệt vời. Tôi mong đợi nó." Tôi thấy được đâu đó sự phấn khích của mong đợi"? tôi không phải là một nhà thần kinh học Tôi thậm chí còn không biết có thứ được gọi là phản xạ có điều kiện. Nhưng có lẽ là có thứ đó. Bởi vì những người tôi đã nói chuyện ở Bắc bán cầu hay đi đến rạp chiếu phim và họ cũng nhận thấy điều đó. còn một số người khác chưa bao giờ đến rạp chiếu phim hay đến nhà hát thì lại không cảm nhận giống như vậy. Mọi người đều thích nó, nhưng một số thích nó hơn cả. Điều này làm tôi nghĩ theo một cách khác. Chúng ta không cảm nhận cái đẹp. Chúng ta nghĩ về nó theo một hệ thống phản ứng-- nếu đó không phải là một ý tưởng lỗi thời. có nhiều điểm tập trung thành trung tâm khoái cảm, và có lẽ những thứ tôi nhìn thấy, cảm giác, và cảm nhận được đang lờ đi những suy nghĩ của tôi. Các dây kết nối từ bộ máy giác quan tới trung tâm khoái cảm thì ngắn hơn những dây phải đi qua vỏ não nơi suy nghĩ hình thành. Nên cảm nhận đến trước. Vậy thực sự thì chúng ta làm nó hoạt động như thế nào? và bao nhiêu phần phản ứng trong đó là tùy thuộc vào những điều chúng ta đã biết hoặc những gì chúng ta sẽ học, về một điều gì đó? Đây là một trong những thứ đẹp nhất tôi biết. Nó là một túi ni lông Lần đầu tiên nhìn thấy nó, tôi đã nghĩ rằng nó chẳng có gì đẹp đẽ cả Nhưng rồi tôi nhận ra ngay sau đó rằng, khi tôi đặt nó vào một vũng bùn nhơ hay một nơi đầy vi khuẩn và những thứ gớm ghiếc đại loại thế những giọt nước sẽ dịch chuyển qua thành chiếc túi bằng sự thẩm thấu và cuối cùng nằm trong túi một cách sạch sẽ, và có thể uống được. Thật bất ngờ, chiếc túi ni lông trở nên vô cùng đẹp đẽ đối với tôi Giờ tôi để nghị các bạn một lần nữa hãy trở lại với trạng thái cảm xúc. Xin hãy đừng dùng lý trí, mà hãy cảm nhận điều này. Nhìn này. Bạn cảm thấy gì? Nó có đẹp hay gợi sự thích thú không? Tôi đang quan sát các bạn rất kỹ càng đấy. Một vài quý ông trong có vẻ nhàm chán và một vài quý bà tỏ vẻ thích thú ai có thể nhận thấy điều gì từ nó. Có lẽ nó có một chút ngây thơ. Giờ tôi sẽ nói cho bạn biết đó là gì. Sẵn sàng chưa? Đây là hành động cuối cùng của một bé gái tên Heidi, 5 tuổi, trước khi bé lìa đời vì chứng ung thư cột sống Đó là điều cuối cùng cô bé làm, là hành động cuối cùng. Nào hãy nhìn bức tranh. Nhìn vào sự thơ ngây, nhìn vào nét đẹp bên trong nó. Giờ thì nó đã đẹp lên chưa? Dừng lại. Dừng lại. Giờ bạn thấy thế nào? Bạn cảm nhận thấy nó từ đâu? Tôi cảm nhận nó từ đây. Và tôi đang quan sát vẻ mặt các bạn, vì chúng đang nói cho tôi một vài thứ. Một phụ nữ đằng kia đang khóc. Nhưng bạn đang làm gì? Tôi quan sát những điều bạn làm. Tôi quan sát những khuôn mặt. Tôi quan sát sự phản ứng. Vì tôi cần phải biết con người phản ứng với sự vật như thế nào. Và nét mặt được bắt gặp nhiều nhất khi đối diện với cái đẹp, đẹp đến sửng sốt, là thứ mà tôi gọi là "Ôi chúa ơi". Và, không hề có nét hài lòng nào trên khuôn mặt ấy. Nó không phải là "Ồ, thật tuyệt vời!" Chân mày như thế này, đôi mắt như bị lệch đi, miệng mở to. Đó không phải là biểu hiện của sự sung sướng. Có một cái gì đó khác nữa ở trong đó. Một thứ lạ lùng gì đó đang diễn ra. Sự thoải mái có lẽ bị khắc chế bởi một loạt sự kiện khác nhau. sâu sắc là một từ mà tôi, một nhà thiết kế, cảm thấy thích nhất. Nó kích thích một sự phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, thường là buồn, nhưng nó là một phần của cuộc sống. Nó không hẳn là thú vị. Và đó chính là sự mâu thuẫn của cái đẹp. Bằng trực quan, chúng ta cảm nhận mọi thứ -- hỗn hợp của mọi thứ theo cách tốt, xấu, thú vị hoặc đáng sợ và chúng luôn đến thông qua trực quan của chúng ta, cảm nhận mọi thứ đang diễn ra. Cảm xúc xuất hiện như khi chúng ta vừa nhìn thấy bức tranh của cô bé. Đi kèm theo đó là niềm hân hoan, cảm xúc của sự siêu việt, theo kiểu "Tôi chưa hề biết nó. Đó là một điều hoàn toàn mới lạ." Điều đó đã được tích hợp sẵn. Và ngay khi chúng ta tập hợp lại những công cụ này, từ góc nhìn thiết kế, tôi vô cùng thích thú về nó, vì những điều này, như tôi đã nói, chúng đi đến trong não bộ, có vẻ như, trước cả nhận thức, trước cả khi chúng ta có thể thay đổi nó -- thủ thuật điện hóa. Điều mà tôi cũng thấy hứng thú nữa là: Liệu có thể tách rời vẻ đẹp bản chất và vẻ đẹp bề ngoài? Ý tôi là, những vẻ đẹp thuộc về bản chất, những thứ đẹp một cách sắc sảo và thanh tú, mới thực sự là vẻ đẹp toàn diện. Cực kỳ khó tìm. Có thể bạn cũng có vài ví dụ về nó. Rất khó tìm một thứ nào đó, mà tất cả mọi người đều cho rằng nó đẹp mà không có chút thông tin đi kèm trước đó. Vì vậy rất nhiều trong số đó có chỉ là vẻ đẹp bề ngoài nó đã bị điều chỉnh bởi thông tin trước khi chúng được nhận thức. Hoặc là thông tin được bổ sung sau đó. như là bức vẽ của cô bé tôi đã cho các bạn xem. Khi nói về cái đẹp bạn không thể phủ nhận một thực tế là rất nhiều thí nghiệm đã được thực hiện bằng cách này bằng khuôn mặt và những gì bạn đang có. Và điều tẻ nhạt nhất, theo tôi, chính là việc nói cái đẹp phải có cấu trúc đối xứng. Hoàn toàn không phải vậy. Có một sự thật thú vị khi một nửa khuôn mặt được bày ra cho một số người, sau đó đưa nó vào một danh sách từ đẹp nhất đến ít đẹp nhất sau đó trình ra cả khuôn mặt. Và họ khám phá ra rằng có một trùng hợp ngẫu nhiên. vẻ đẹp không phải là về sự đối xứng. Thật ra, cô gái này có khuôn mặt ít nhiều không đối xứng, cả hai phần của khuôn mặt đều đẹp. Nhưng chúng khác nhau. Là một nhà thiết kế, tôi không thể không can thiệp vào điều này, tôi phân tích nó thành những thành phần nhỏ, và cố tìm hiểu mỗi thành phần, và cảm nhận theo cách riêng của tôi. Giờ tôi có thể cảm nhận sự thích thú và nét đẹp khi tôi nhìn thẳng vào đôi mắt ấy. Tôi không nói về chân mày. Hay là lỗ tai. Tôi không chắc nó có giúp ích gì cho tôi, nhưng nó vô cùng có ích để dẫn tôi đến nơi mà những tín hiệu được phát ra. Và như tôi nói, tôi không phải là một nhà thần kinh học, nhưng để hiểu được làm thế nào tôi có thể tập hợp mọi thứ mà rất nhanh chóng vượt qua phần suy nghĩ. và mang lại cho tôi sự thoải mái trước cả sự nhận thức. Anais Nin và Talmud đã nói rất nhiều lần rằng chúng ta thấy mọi vật không phải là chính nó, mà là như chúng ta muốn thấy nó như thế nào. Tôi sẽ trình bày ra cho các bạn một cách không e thẹn, một thứ mà tôi nghĩ là đẹp. Nó chính là chiếc F1 MV Agusta. Ahhhh. Nó thật sự là... Tôi không thể nói gì về vể đẹp hoàn hảo của nó. Nhưng tôi hiểu được vì sao nó lại làm cho tôi mê mẩn đến thế, vì nó giống như là tấm palimxet của đồ vật. Nó là khối lượng của hàng ngàn lớp. Đây chỉ là một phần nhỏ nhô ra trong thế giới vật chất của chúng ta. Nó rộng lớn hơn thế. Những tính chất huyền thoại, thể thao và chi tiết của nó tạo nên tiếng vang lớn. Bạn sẽ hiểu nếu tôi nói sơ qua một vào đặc điểm của nó-- Tôi biết dòng về chảy thành lớp khi đi xuyên qua những vật nhọn xuyên không khí, và nó diễn ra một cách hoàn hảo, bạn có thể nhìn thấy được điều đó. Đó là điều làm tôi thấy thích thú. Và tôi cảm nhận điều đó ở đây. Cái bí mật lớn nhất của thiết kế máy móc tự động -- quản lý sự tương phản. Nó không hoàn toàn liên quan đến hình dáng, mà chính là cách những hình thù ấy phản chiếu ánh sáng. Ánh sáng thấp thoáng qua nó khi bạn di chuyển. nó trở thành một vật động, cho dù nó đang đứng yên -- nhờ vào sự thiết kế hoàn hảo trong phần phản chiếu. Cái đệm nghỉ ở chân đối với người lái xe đồng nghĩa với việc có một điều gì đó đang diễn ra bên dưới nó -- trong trường hợp này, có lẽ dây xích truyền động đang chậy với vận tốc 300 dặm một giờ lấy năng lượng từ động cơ. Tôi thấy vô cùng thích thú khi trí óc và đôi mắt tôi lướt nhìn qua nó. Lớp sơn titan phía trên nó. Tôi không thể diễn tả hết sự tuyệt diệu của nó. Đó là cách bạn ngăn không cho đai ốc văng ra khỏi bánh xe khi chạy ở tốc độ cao. Tôi thật sự cảm nhận được nó lúc này. Và tất nhiên, một chiếc xe đua không cần thiết phải có cái gióng xoay để giữ hai bánh trước của nó, nhưng chiếy này lại là một chiếc xe đường trường, nó được gấp vào trong khoảng trống nhỏ này. Nên nó biến mất. Tôi cũng không thể nói cho bạn rằng nó khó như thế nào để làm bộ tản nhiệt cong này. Vì sao lại làm thế? Vì tôi biết chúng ta cần phải để bánh xe gần bộ khí động học. Nên nó mắc hơn, nhưng lại tuyệt vời hơn. Và để kết luận, sự trung thành đối với thương hiệu -- Agusta, Count Agusta, từ lịch sử lâu đời của nó. phần mà bạn không biết đó là nhà thiên tài, người sáng tạo ra nó. Massimo Tamburini Người ta gọi ông ta là "Thợ hàn chì" ở Ý, hay "nhà soạn nhạc đại tài", vì thật ra ông ta là một kỹ sư đồng thời cũng là một thợ thủ công và điêu khắc Chỉ có một chút thỏa hiệp trong nó, bạn không thể thấy được. Nhưng không may thay, những thứ giống tôi và những người giống tôi luôn phải thỏa hiệp với cái đẹp. Chúng tôi phải đối mặt với nó. Cho nên tôi phải làm việc với chuỗi cung ứng, cũng như là công nghệ, và mọi thứ khác nữa. và những thỏa hiệp bị ràng buộc vào đó. hãy nhìn cô gái này Tôi có một chút thỏa hiệp phải làm. Tôi phải di chuyển phần đó một tí, chỉ một mi-li-met. Không ai để ý cả Bạn có thấy tôi đã làm gì không? Tôi dịch chuyển ba thứ một mi-li-met xinh không? Có. Đẹp không? Ít đẹp đi một chút. Nhưng rồi sau đó, tất nhiên khách hàng nói không sao cả. Vậy thì tốt rồi, đúng không? Nhưng nếu thêm 1 mi-li-met nữa thì sao? Sẽ chẳng ai để ý những thay đổi vụn vặt đó cả. Thật dễ dàng để đánh mất cái đẹp, vì cái đẹp vô cùng khó khăn để tạo ra. Và rất ít người có thể tạo ra nó. Một nhóm tập trung cũng không thể làm ra nó. Một đội cũng khó mà làm được. Nó đòi hỏi vỏ não trung tâm, để có thể dàn xếp tất cả mọi thành phần cùng một lúc. Đây là một chai nước đẹp -- một số trong các bạn biết nó -- được thiết kế bởi nhà thiết kế Ross Lovegrove Nó rất gần với cái đẹp chính gốc. Chính nó, miễn là bạn biết được nước như thế nào bạn có thể trải nghiệm điều này. Nó đẹp vì nó là hiện thân của một điều gì đó thuần khiết và thoải mái. Có thể tôi thích nó nhiều hơn bạn, vì tôi biết nó khó thế nào để tạo ra được nó. Nó vô cùng khó khăn để tạo ra một thứ có thể làm khúc xạ ánh sáng như thế, nó được tạo ra một cách chuẩn xác, mà không hề có một lỗi nào cả. Ẩn sâu trong nó, giống như câu chuyện về thiên nga, chính là hàng triệu thứ rất khó để làm. Tất cả đổ dồn vào đó. Nó là một ví dụ tuyệt vời, một vật thể đơn giản, Nhưng tất nhiên thứ mà tôi vừa giới thiệu trước đó cho các bạn lại cực kỳ phức tạp. Và chúng đều đẹp bằng nhiều cách khác nhau. Tôi đoán tất cả các bạn, cũng giống như tôi, thích xem nghệ sĩ ba-lê múa. Và sự thích thú khi xem chính là bạn biết nó khó khăn đến thế nào. Bạn cũng nhận thấy rằng nó cự kỳ đau đớn. Đã có ai từng nhìn thấy những ngón chân của nghệ sỹ ba-lê khi họ trình diễn xong? Khi cô ấy đang trình diễn những tư thế uốn lượn, có một điều vô cùng khủng khiếp diễn ra ở phía dưới. Nhận thức được điều đó làm chúng ta cảm nhận một cách mạnh mẽ hơn về cái đẹp của những gì đang xảy ra. Giờ tôi đang sử dụng một phần trăm giây một cách không đúng ở đây, hay bỏ qua cho tôi. nhưng cái mà tôi phải làm bây giờ, cảm nhận một lần nữa, điều tôi cần làm chính là cung cấp đủ cho những enzim, những kích thích trong phần đầu của quá trình mà bạn nhận biết không phải bằng lý trí, mà bằng cảm xúc. Giờ chúng ta có một thí nghiệm nhỏ. Bạn sẵn sàng chưa? Giờ tôi sẽ chiếu cho bạn xem một khoảnh khắc rất rất ngắn. Sẵn sàng chưa? Ok. Bạn có nghĩ rằng nó là một chiếc xe đạp khi tôi chiếu cho bạn xem không? Nó không phải. Hãy nói với tôi, bạn có nghĩ là nó nhanh không khi bạn lần đầu thấy nó. Vâng, bạn có. Bạn có nghĩ là nó hiện đại không? Vâng bạn có. Điểm sáng đó, thông tin đó, chạy thẳng vào đầu bạn. Và bởi vì não bạn bắt đầu suy nghĩ từ đó, giờ thì nó đã phải đối mặt với thông tin đó. Và điều tuyệt vời là, chiếc mô tô đã được thiết kế theo cách này đặc biệt là để sinh ra một cảm giác nó là công nghệ xanh và nó tốt cho bạn nó nhẹ và nó là một phần của tương lai. Vậy làm như vậy có sai không? Trong trường hợp này thì không, vì nó là công nghệ sinh thái âm thanh. bạn là nô lệ của giây lát đầu tiên. Chúng ta là nô lệ của những phần trăm giây đầu tiên -- và đó chính là nơi công việc của tôi phải tập trung vào phải thắng hoặc thua, trên kệ của một cửa hàng. Thắng hay thua ngay tại thời điểm đó. Bạn có thể thấy 50, 100 hay 200 thứ trên kệ khi bạn bước vào, nhưng tôi phải làm việc trong lãnh vực đó, để đảm bảo rằng vật cần mua làm bắt mắt bạn trước nhất. Và cuối cùng, một mảng kiến thức mà tôi yêu thích Tôi chắc rằng một số các bạn sẽ quen thuộc với điều này. Điều tuyệt diệu về điều này, và cách mà tôi trở lại vấn đề sẽ nói đến một việc mà có thể bạn ghét hoặc làm bạn chán như xếp quần áo, và nếu bạn có thể làm được như thế này -- Ai có thể làm điều đó? Có ai đã từng thử chưa? Có không? Điều đó thật tuyệt diệu, đúng không? Nhìn này. Bạn có muốn xem lại một lần nữa không? Hết giờ rồi. Chúng ta chỉ còn hai phút thôi. Nhưng hãy lên mạng, vào Youtube, tìm "folding T-shirt." Đó chính là cách những người trẻ tuổi làm không công đang phải xếp áo của bạn. Có lẽ bạn không biết. Nhưng bạn cảm nhận thế nào? Thật tuyệt vời khi bạn làm thế, bạn mong chờ được thử làm như vậy và khi bạn kể với ai đó về nó -- như là bạn đã từng làm -- bạn trông rất thông minh. kiến thức ở khắp mọi nơi, thứ mà miễn phí, bởi vì kiến thức là miễn phí -- gom chúng với nhau và chúng ta sẽ được gì? Hình thức noi theo chức năng? Thỉnh thoảng thôi. Hình thức là chứng năng. Hình thức chính là chức năng. Nó nói cho chúng ta rằng, nó cho ta câu trả lời ngay cả khi ta chưa kịp nghĩ về nó. Và tôi đã dừng sử dụng những từ như "hình thái" và là một nhà thiết kế, tôi cũng thôi không sử dụng như từ như "chức năng". Tôi đang cố gắng theo đuổi một chức năng cảm nhận của mọi thứ. Vì nếu tôi có thể làm đúng như vậy, tôi sẽ có thể làm cho nó trở nên tuyệt vời, và lập lại sự tuyệt vời đó nhiều lần. Và bạn biết những sản phẩm và dịch vụ đó, vì bạn sở hữu chúng. Đó là những thứ bạn phải vồ lấy nếu cháy nhà. Tạo ra một sự liên kết về cảm xúc giữa bạn và những thứ này chính là một mánh lới của những thành phần điện hóa xảy ra ngay khi bạn chưa kịp nghĩ về nó. Cám ơn quý vị rất nhiều.♪♫ (Vỗ tay) Chúng ta đều biết rằng World Wide Web đã thực sự thay đổi việc xuất bản, truyền thanh truyền hình, thương mại và kết nối xã hội, nhưng nó từ đâu mà ra? Tôi sẽ trích dẫn từ 3 nhân vật sau: Vannevar Bush, Doug Engelbart và Tim Berners-Lee. Và hãy cùng điểm qua về họ. Đây là Vannevar Bush. Vannevar Bush đã từng là cố vấn khoa học cấp cao của chính phủ Mỹ trong thời chiến. Và vào năm 1945, ông đã xuất bản một bài báo trong tờ tạp chí tên là Atlantic Monthly. Và tựa đề bài báo là "Như Chúng Ta Nghĩ." Và những gì Vannevar Bush nói đó là về cách thức mà chúng ta sử dụng thông tin bị rời rạc. Chúng ta không làm việc giống như thư viện hay hệ thống danh mục, hay tương tự. Não bộ làm việc bằng sự liên kết. Đang suy nghĩ một việc này, nó có thể chuyển ngay tức thời đến việc khác. Và cách mà thông tin được xây dựng thì không có khả năng theo kịp quá trình này của não bộ. Và do đó ông ấy đã đề xuất ra một cỗ máy, mà ông ý gọi là memex. Và chiếc máy này sẽ kết nối thông tin, từ một mẩu thông tin này tới một mẩu thông tin khác và cứ thế. Đây là thời điểm năm 1945. Hồi đó, máy tính là thứ gì đó mà các cơ quan mật vu đã từng sử dụng để phá mã. Và không ai biết một tí gì về nó. Đây là thời điểm mà máy tính bình thường chưa được phát minh. Và ông ấy đã đề xuất chiếc memex này. Và ông ấy có một bước đệm để các bạn kết nối các thông tin với nhau, rồi có thể xem nó lại bất cứ lúc nào. Đến nhân vật tiếp theo, có một người tên là Doug Engelbart đã đọc bài báo này, và ông ấy là sĩ quan Không Quân Mỹ. Và ông đã đọc nó tại một thư viện ở vùng Viễn Đông. Ông ấy hoàn toàn bị ấn tượng bởi bài báo này, nó như là chiếc kim chỉ đường cho phần đời còn lại của ông. Và vào giữa những năm 1960, ông ấy đã có thể thực hiện điều này khi làm việc cho Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Stanford ở California. Ông đã xây dựng một hệ thống Hệ thống này được thiết kế để tăng cường trí thông minh con người. Như là một điềm báo trước của thế giới ngày nay về đám mây điện toán và phần mềm dịch vụ, hệ thống của ông tên là NLS dùng cho hệ thống trực tuyến. Và đây là Doug Engelbart. Ông đang thuyết trình Hội Thảo Máy Tính Liên Kết Mùa Thu vào năm 1968. Hãy xem những gì ông trình bày -- ông ta ngồi trên bục giống như vậy, và trình bày hệ thống của mình. Ông ấy đeo tai nghe gắn micro giống tôi. Và ông ta vận hành hệ thống này. Như các bạn thấy, ông ấy đang làm việc với những tài liệu và đồ thị, vân vân. Và ông điều khiển tất cả mọi thứ bằng thiết kế nền tảng này, với chiếc bàn phím năm ngón và với con chuột máy tính đầu tiên, mà ông đã thiết kế riêng để vận hành với hệ thống này. Đây cũng chính là thời điểm mà chuột máy tính ra đời. Và đây là Doug Engelbart. Một vấn đề với hệ thống của Doug Engelbart đó là những chiếc máy tính khi đó có giá tới vài triệu bảng. Do đó để có một chiếc máy tính cá nhân, vài triệu bảng đắt chẳng khác gì một chiếc máy bay cá nhân; nó hoàn toàn không thực tế. Nhưng tới những năm 80 Khi mà máy tính cá nhân xuất hiện, lúc này hệ thống này đã có chỗ đứng trong các máy tính cá nhân. Và công ty của tôi, OWL đã xây dựng một hệ thống tên là Hướng dẫn cho hệ máy Apple Macintosh. Và chúng tôi đã đưa ra hệ thống siêu văn bản đầu tiên trên thế giới. Nó bắt đầu trở thành tiên phong. Apple cho ra đời ứng dụng tên là HyperCard, và họ đã hơi quá chú trọng đến nó. Họ có bài báo dài 12 trang trên tờ Wall Street Journal khi nó được giới thiệu. Và những tạp chí khác bắt đầu nói về nó. Tạp chí Byte và Truyền thông tại ACM có những số báo đặc biệt về siêu văn bản. Chúng tôi phát triển phiên bản PC cho hệ thống này cũng như phiên bản Macintosh. Và phiên bản PC trở nên khá hoàn chỉnh. Có một số ví dụ về hệ thống này trong thực tế vào cuối những năm 80. Bạn có thể gửi tải liệu, có thể thực hiện điều đó thông qua mạng. Chúng tôi đã phát triển một hệ thống mà nó có một ngôn ngữ đánh dấu dựa trên html. Chúng tôi gọi nó là hml: ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Và hệ thống này có thể xử lý một hệ thống văn bản rất rất lớn thông qua các mạng máy tính. Tôi mang hệ thống này tới một buổi triển lãm thương mại ở Versailles gần Paris vào cuối tháng 11 năm 1990. Và một thanh niên tử tế tên là Tim Berners-Lee tiếp cận tôi và hỏi, "Ông có phải Ian Ritchie?" và tôi trả lời, "Đúng vậy." Và anh ta nói, "Tôi cần nói chuyện với ông." Và anh ta kể với tôi về một hệ thống mà anh ta đã đề xuất, gọi là World Wide Web. Và tôi nghĩ rằng đó quả là một tên gọi tự phụ , bởi vì toàn bộ hệ thống được chạy trên chiếc máy tính của anh ta. Nhưng anh ta hoàn toàn tin tưởng rằng World Wide Web sẽ chiếm lĩnh thế giới vào một ngày nào đó. Và anh ta cố thuyết phục tôi để viết trình duyệt cho nó, bởi hệ thống của ông ấy không có đồ họa, font chữ hay bố cục hay bất cứ thứ gì; nó chỉ có chữ bình thường. Các bạn biết đấy, tôi nghĩ khá là thú vị, nhưng chẳng lẽ một chàng trai từ CERN lại không làm được điều này. Thế là chúng tôi không làm. Trong một vài năm sau, cộng đồng siêu văn bản cũng không chấp nhận anh ta. Năm 1992, bài thuyết trình của ông bị từ chối tại Hội thảo Siêu văn bản. Năm 1993, trong một cuộc họp bàn tại hội thảo ở Seattle, một chàng trai tên là Marc Andreessen đã trình bày trình duyệt nhỏ của mình cho World Wide Web. Và tôi thấy nó, và nghĩ, đúng là nó rồi. Và vào năm sau, năm 1994, chúng tôi có một hội thảo tại Edinburgh, và tôi không hề phản đối việc Tim Berners-Lee là diễn giả chủ đạo. Điều này đã đưa tôi vào một công ty khá danh tiếng. Có một anh chàng tên là Dick Rowe ở hãng thu âm Decca Records và đã từ chối đề nghị của The Beatles. Có một anh chàng tên là Gary Kildall người đang lái máy bay riêng đúng lúc IBM tới để tìm một hệ điều hành cho máy tính cá nhân IBM, nhưng anh ấy không có ở đó, nên họ đã quay lại tìm Bill Gates. Và 12 nhà xuất bản đã từ chối cuốn Harry Potter của J.K. Rowling, tôi đoán vậy. Ở một khía cạnh khác, chính Marc Andreessen là người đã viết nên trình duyệt đầu tiên cho World Wide Web. Và theo tạp chí Fortune, anh ấy đáng giá 700 triệu dollars. Nhưng liệu anh ấy có vui không? (Cười) (Vỗ tay) (Tiếng ghita bắt đầu) Tôi đã tìm kiếm nhiều ngày nay Chúng đã đi đâu rồi? Chúng đã đi đâu rồi? Mẹ nói với tôi ngày trước rằng tôi đã đánh mất nhiều thứ quý giá, tôi biết chúng sẽ không trở lại. Chúng đã đi đâu rồi? Mẹ nói với tôi ngày trước Chẳng ai nói với tôi rằng tôi nên bỏ rơi bạn bè. Những ngày hạnh phúc, rảo bước trên bờ biển Những ngày hạnh phúc, rảo bước trên bờ biển Những ngày hạnh phúc, rảo bước trên bờ biển Chẳng có ai nói với tôi rằng tôi nên bỏ đi những kí ức đẹp Tôi đã nhìn thấy rất nhiều thứ đẹp đẽ Nhưng giờ đây, chúng chẳng còn ý nghĩa. Lắng nghe một bài hát. Mẹ đã nói với tôi ngày trước Chẳng ai nói với tôi rằng tôi nên nghi ngờ những ngày xưa cũ Những ngày hạnh phúc, rảo bước trên bờ biển Những ngày hạnh phúc, rảo bước trên bờ biển Những ngày hạnh phúc, rảo bước trên bờ biển Chẳng có ai nói với tôi rằng tôi nên bỏ rơi những kí ức đẹp bỏ rơi những kí ức đẹp bỏ rơi những kí ức đẹp (Nhạc kết thúc) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (TIếng vỗ tay) Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội được biểu diễn tại TED New York đêm nay. Tôi là một fan và là một khán giả lâu năm của TED, và tôi đã từng sống ở Manhattan khi còn nhỏ, New York như là ngôi nhà thứ hai với tôi, cảm giác được quay trở lại thật là tuyệt. Bài hát tôi vừa trình diễn có tên là "My Mama" (Mẹ tôi) và bài hát tiếp theo tôi sẽ trình bày là sáng tác khác của tôi tên là "Black Banana" (Chuối đen). Bài hát này tôi viết về tầm quan trọng của sự kiên trì với những ước mơ của bạn. Bởi tôi nghĩ những cố gắng thì luôn được tưởng thưởng xứng đáng. Giống như trái cây sẽ chín khi thời điểm đến. Nên đây là cách hiểu của tôi về việc xây dựng tương lai. (Tiếng ghita) Vỗ tay nào các bạn. Một! Hai! Một, hai, một, hai, ba, bốn. Ngồi ở đây, giết thời gian, tôi làm như vậy cả ngày Tôi đã luôn thông minh khi nói đến việc đi xa Lấy một lon soda và lấp thật đầy cái đầu trống rỗng Khi thời điểm đến tôi sẽ đi thế nên đừng quá lo lắng Những cô gái mặc đồ tắm rửa xe vào mỗi Chủ nhật. Họ lừa dối mình, đừng nghĩ bản thân ngu ngốc quá sớm. Trái chuối ngoài cửa vẫn đang đợi ngày rục chín Thời điểm đúng lúc tôi sẽ bước đi nên đừng quá lo lắng Trái chuối-uối-uối xin đừng đi Trái chuối-uối-uối hãy đợi nó đi Trái chuối-uối-uối đến khi chỉ còn một Trái chuối đen, trái chuối đen Trái chuối-uối-uối-uối-uối Nhớ lại tháng 12 ngày trước khi ta cùng nhau đi ăn pizza. Là một đứa ngỗ nghịch, chạy thật nhanh về nhà trước giờ giới nghiêm Tôi thật ngu ngốc, vấp một phát, suýt tông vào xe hơi. Khi thời điểm đến, tôi sẽ cất bước thế nên đừng quá lo lắng Trái chuối-uối-uối đừng vội Trái chuối-uối-uối hãy đợi nó đi! Trái chuối-uối-uối đến khi chỉ còn một chút. Trái chuối đen, trái chuối đen Trái chuối-uối-uối-uối-uối Trái chuối-uối-uối đừng thúc giục tôi người ơi Trái chuối-uối-uối tất cả những gì tôi muốn là buông thả Trái chuối-uối-uối bạn phải kiên nhẫn đợi trái chín cây Trái chuối đen, trái chuối đen Trái chuối-uối-uối Trái chuối-uối-uối đừng vội Trái chuối-uối-uối nó bao gồm Trái chuối-uối-uối hãy để đêm dài tự lo Trái chuối đen, trái chuối đen Trái chuối-uối-uối Trái chuối-uối-uối Trái chuối-uối-uối (Hết nhạc) Xin cảm ơn. (TIếng vỗ tay) (Tiếng ghita) (Hết nhạc) (Tiếng vỗ tay) Được rồi, không phải tôi muốn cảnh báo những người ngồi đây, nhưng cần lưu ý rằng người ngồi bên phải bạn là kẻ nói dối. (Tiếng cười) Người ngồi bên trái bạn cũng là kẻ nói dối. Và cả người ngồi sát cạnh bạn cũng là kẻ nối dối. Tất cả chúng ta đều nói dối. Những gì tôi làm hôm nay là cho các bạn thấy những nghiên cứu giải thích tại sao tất cả chúng ta đều là kẻ nói dối, và làm thế nào để trở thành người phát hiện nói dối và tại sao bạn lại muốn đi cả một chặng đường dài từ phát hiện nói dối tới tìm ra sự thật, và cuối cùng là xây dựng niềm tin. Nói về sự tin tưởng, kể từ khi tôi viết cuốn "Phát hiện nói dối," không ai muốn gặp tôi trực diện nữa, không, không, không, không, không. Họ nói, "Được rồi mà, chúng tôi sẽ email cho cô." (Tiếng cười) Tôi thậm chí còn không uống được cà phê tại Starbucks. Chồng tôi thì nói, "Em yêu, sự lừa dối ư? Có lẽ em nên chuyên tâm vào việc nấu nướng đi thì hơn. Món Pháp chẳng hạn?" Vì vậy, trước khi bắt đầu, tôi sẽ làm rõ mục đích của mình, không phải là để dạy các bạn một trò chơi kiểu “Trúng rồi”. Người phát hiện nói dối không phải là những đứa trẻ thích soi mói, những đứa trẻ núp sau căn phòng la hét, "Trúng rồi! Trúng rồi! Lông mày của cậu co giật. Lỗ mũi của cậu phập phồng. Tôi đã xem chương trình “Thử nói dối đi. Tôi biết bạn đang nói dối." Không, người phát hiện nói dối được trang bị những kiến thức khoa học để phát hiện những lời nói dối. Họ dùng nó để đến được với sự thật, và họ làm điều mà những nhà lãnh đạo kì cựu làm mỗi ngày; có những cuộc đối thoại khó nhằn với những người khó đoán, đôi khi còn trong những thời điểm cũng rất khó khăn. Và họ bắt đầu hành trình đó bằng cách chấp nhận một nhận định cốt lõi, đó là: Nói dối là một hành động tương hỗ. Thử nghĩ xem, lời nói dối tự thân nó chỉ là một lời thốt ra từ miệng. Nó chỉ có sức nặng khi có người tin vào nó. Vì vậy, dù nghe giống kiểu tình yêu trái ngang, nhưng nghĩ xem, nếu có lúc bạn bị lừa dối, là do bạn đã đồng ý để bị gạt. Sự thật số một về nói dối: Nói dối là một hành động tương hỗ. Không phải mọi lời nói dối đều gây hại. Đôi khi ta sẵn sàng nói dối, vì các giá trị xã hội, vì phải giữ kín một bí mật cần được giữ kín thật kín. Ta nói, "Bài hát hay." "Em yêu, trông em không hề béo trong bộ cánh đó." Hay câu nói yêu thích của dân mạng, "Bạn xem, tôi mới lục thấy nó trong đống thư rác của mình. Thành thật xin lỗi." Tuy nhiên, cũng có lúc chúng ta không sẵn sàng nói dối. Và nó có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt. Năm ngoái 997 tỷ USD tổn thất do các vụ lừa đảo công ty tại Hoa Kỳ. Đó chỉ là giọt nước so với con số hàng nghìn tỷ đô la. Đó là bảy phần trăm doanh thu. Nói dối có thể có giá tới hàng tỷ đô. Hãy nhớ lại vụ Enron, Madoff, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp. Hoặc vụ việc về các gián điệp hai mang và những kẻ phản bội, như Robert Hanssen hoặc Aldrich Ames, nói dối có thể đẩy đất nước vào vực thẳm, làm hại đến an ninh, gây suy yếu nền dân chủ, giết chết những người bảo vệ chúng ta. Lừa dối là một công việc hẳn hoi. Tên lừa đảo Henry Oberlander, quả là một tay lừa có hạng. Chính quyền Anh từng nói ông ta gần như đã làm suy yếu toàn bộ hệ thống ngân hàng phương Tây. Và bạn không thể tìm ra ông ta trên Google, hay bất cứ đâu. Ông ta từng được phỏng vấn một lần, và đã nói. "Nhìn này, tôi có một quy tắc." Và đây là quy tắc của Henry, ông ta nói, "Nhìn xem, mọi người luôn sẵn sàng cho bạn cái gì đó. Họ sẵn sàng cho bạn cái gì đó để có được thứ họ đang khao khát." Và đó là mấu chốt của vấn đề. Nếu bạn không muốn bị lừa gạt, bạn phải biết, bạn đang khao khát điều gì? Tất cả chúng ta đều ghét phải thừa nhận điều đó. Chúng ta luôn ước rằng phải chi mình là người chồng, người vợ tốt hơn, thông minh hơn, mạnh mẽ hơn, cao to hơn, giàu có hơn – và vân vân. Nói dối là một nỗ lực để thu hẹp khoảng cách, kết nối mong muốn và lý tưởng của chúng ta về những người, những gì chúng ta muốn trở thành, với bản thân mình thực tại. Và chúng ta sẵn sàng khỏa lấp những khoảng trống cuộc đời đó bằng sự dối trá. Vào một ngày nhất định, nghiên cứu cho thấy rằng bạn có thể nói dối ở bất cứ đâu, từ 10 đến 200 lần. Tạm cho rằng hầu hết trong số đó là những lời nói dối vô hại. Nhưng một nghiên cứu khác cho thấy rằng một người lạ sẽ nói dối ba lần trong 10 phút đầu tiên gặp gỡ. (Tiếng cười) Khi nghe thấy điều này lần đầu, chúng ta tất thảy đều giật mình. Chúng ta không thể tin rằng nói dối thịnh hành đến vậy. Bản chất ta chống lại sự dối trá. Nhưng nếu xem xét kĩ, sự thật đang ẩn sâu bên trong. Ta nói dối với người lạ nhiều hơn là với đồng nghiệp. Người hướng ngoại nói dối nhiều hơn người hướng nội. Đàn ông nói dối về mình tám lần hơn là về người khác. Phụ nữ nói dối phần nhiều là để bảo vệ người khác. Nếu bạn là một đôi vợ chồng bình thường, bạn sẽ nói dối với bạn đời của mình một trong 10 lần trò chuyện. Bạn có thể nghĩ đó là điều xấu xa. Nếu bạn chưa lập gia đình, con số đó giảm xuống còn ba. Nói dối rất phức tạp. Nó đã đan xen thành một phần cuộc sống và công việc của ta . Chúng ta mâu thuẫn sâu sắc về sự thật. Chúng ta xem đó như một căn bản tất yếu, đôi khi vì những lý do rất tốt, khi khác chỉ vì chúng ta không thể hiểu được những khoảng trống trong cuộc đời mình. Đó là sự thật số hai về nói dối. Chúng ta chống lại sự dối trá, nhưng lại ngầm cho nó tự tác như cách mà xã hội đã từng chấp nhận trong nhiều nhiều thế kỷ qua. Nó tồn tại cũng lâu như hơi thở vậy. Nó là một phần của văn hóa, của lịch sử của chúng ta. Hãy nhớ đến Dante, Shakespeare, Kinh Thánh, Tin tức thế giới. (Tiếng cười) Dối trá có ý nghĩa tiến hóa tương đương một loài. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng các loài thông minh hơn, thì tân vỏ não sẽ lớn hơn, và nhiều khả năng nó được sử dụng để đánh lừa. Hãy nhớ đến Koko. Còn ai nhớ Koko, cô nàng gorilla từng được dạy ngôn ngữ ký hiệu? Koko được dạy để giao tiếp thông qua ngôn ngữ ký hiệu. Đây là Koko với con mèo của cô nàng. Chú mèo cưng lông lá nhỏ bé dễ thương của cô nàng. Koko từng đổ lỗi cho thú cưng làm tràn nước bể chứa. (Tiếng cười) Chúng ta được cài đặt để trở thành những nhà lãnh đạo hoàn hảo. Việc đó bắt đầu từ rất, rất sớm. Như thế nào? Trẻ sơ sinh thì giả khóc, dừng và chờ đợi xem có ai đang đến không, rồi lại khóc tiếp. Một tuổi ta học giấu diếm. (Tiếng cười) Hai tuổi ta lừa gạt. Năm tuổi ta nói dối rành rành. Phỉnh nịnh là cách giúp ta thực tập nó. Chín tuổi, ta là chuyên gia bao biện. Lúc vào đại học, ta nói dối mẹ mình một trong năm lần trò chuyện. Lúc đi làm và trở thành người lao động chính, ta bước vào một thế giới chồng chất những thư rác, những người bạn ảo, phương tiện truyền thông đảng phái, những tên trộm ẩn danh tài tình, những vụ đầu tư lừa đảo đẳng cấp thế giới, một đại dịch của sự dối trá -- nói ngắn gọn, như một tác giả từng gọi -- một xã hội sau sự thật. Nó khiến chúng ta bối rối suốt một thời gian dài. Bạn sẽ làm gì? Chúng ta cần thực hiện vài bước để kéo mình ra khỏi mớ hỗn độn này. Người phát hiện nói dối chuyên nghiệp sẽ biết được sự thật 90% thời gian. Còn chúng ta chỉ có được 54% sự thật Sao chuyện đó lại dễ dàng học được? Có người nói dối giỏi thì cũng có người nói dối kém. Không ai bẩm sinh đã nói dối . Tất cả chúng ta đều mắc những sai lầm tương tự. Vì vậy, tôi sẽ cho các bạn xem hai mẫu của việc nói dối. Và sau đó chúng ta sẽ cùng nhìn vào các điểm nổi và xem liệu có thể tự tìm ra chúng hay không. Đầu tiên là lời nói. (Video) Bill Clinton: Tôi muốn bạn lắng nghe tôi. Tôi sẽ lặp lại điều này một lần nữa. Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó, cô Lewinsky. Tôi chưa bao giờ bảo người khác nói dối, không lúc nào, không bao giờ. Những cáo buộc này là sai. Và tôi cần quay trở lại làm việc vì lợi ích của người dân Mỹ. Cảm ơn. Pamela Meyer: Được rồi, những biểu hiện lộ liễu này là gì đây? Đầu tiên, những gì chúng ta nghe thấy có vẻ như một sự chối tội. Nghiên cứu cho thấy rằng những người quá tập trung trong việc phủ nhận sẽ sử dụng lối nói trịnh trọng thay vì lối nói thông thường. Chúng ta đã nghe những từ ngữ ám chỉ xa xôi như: "người phụ nữ đó." Chúng ta biết rằng người nói dối sẽ vô thức tách mình ra khỏi chủ đề sử dụng ngôn ngữ như một công cụ. Bây giờ nếu Bill Clinton nói, "Vâng, nói thật là..." hoặc câu nói yêu thích của Richard Nixon, "Bằng sự ngay thẳng..." ông ta sẽ ngay lập tức bị lật tẩy với bất kỳ người phát hiện nói dối nào khi biết rằng cái gọi là ngôn ngữ chuẩn, sẽ càng phủ nhận chính người sử dụng. Giờ đây nếu ông ta lặp lại toàn bộ câu hỏi, hoặc thêm mắm muối vào lời khai của mình nhiều chi tiết thừa hơn -- mừng là ông đã không làm điều đó -- ông ta sẽ tiếp tục đánh mất uy tín của mình. Freud đã đúng. Freud nói, nhìn đi, có nhiều thứ trong đó hơn là chỉ một bài diễn văn: "Không một người nào có thể giữ được bí mật. Nếu miệng của anh ta đóng, anh ta đang trò chuyện bằng các ngón tay." Và tất cả chúng ta đều vậy, dù bạn có là người quyền lực đi chăng nữa. Tất cả chúng ta đều trò chuyện bằng các ngón tay của mình. Và hãy xem Dominique Strauss-Kahn, cùng với Obama, những người đang trò chuyện bằng các ngón tay. (Tiếng cười) Điều đó đưa chúng ta đến với mẫu kế tiếp, ngôn ngữ cơ thể. Với ngôn ngữ cơ thể, đây là những gì bạn cần làm. Chỉ cần đưa ra những giả định. Hãy để khoa học kiểm chứng lại kiến thức của bạn một chút. Chúng ta nghĩ rằng người nói dối lúc nào cũng đứng ngồi không yên. Và đoán xem, nửa trên cơ thể của họ lạnh đi khi nói dối. Chúng ta nghĩ rằng người nói dối sẽ không dám nhìn thẳng vào mắt ta. Và đoán xem, họ nhìn thật sâu vào mắt ta để bù lại cái lời đồn đó. Chúng ta nghĩ rằng sự ấm áp và nụ cười truyền tải sự trung thực và chân thành. Nhưng một người phát hiện nói dối chuyên nghiệp có thể phát hiện ra nụ cười giả tạo cách đó chục mét. Tất cả mọi người đều có thể phát hiện ra những nụ cười giả tạo ở đây chứ? Cơ má của bạn co lại một cách chủ ý. Nhưng nụ cười thực sự trong mắt, những nếp nhăn quanh khóe mắt. Chúng không thể tự ý nheo lại, đặc biệt là nếu bạn lạm dụng Botox (1 loại thuốc chống nếp nhăn). Đừng lạm dụng Botox, sẽ không một ai nghĩ rằng bạn đang thật lòng. Bây giờ hãy nhìn vào các điểm nổi. Bạn có thể biết chuyện gì đang diễn ra trong cuộc đối thoại không? Các bạn có thể tìm giúp tôi các điểm nổi để thấy sự khác biệt giữa lời nói và hành động của một ai đó không? Tôi biết điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng khi bạn trò chuyện với một người mà bạn nghi ngờ là đang nói dối, thái độ là thứ dễ nhận ra nhưng lại hay bị bỏ qua nhất. Một người trung thực sẽ rất hợp tác. Họ cho ta thấy họ đứng về phía ta. Họ rất nhiệt tình. Họ có thiện chí và tỏ ra hữu ích trong việc tìm kiếm sự thật. Họ sẵn sàng động não, nêu lên nghi ngờ, cung cấp thông tin. Họ sẽ nói, "Này, có thể những kẻ trong biên chế đã làm giả những hóa đơn đó." Họ sẽ tức điên lên nếu có cảm giác bị buộc buộc tội sai lầm trong suốt quá trình điều tra, không chỉ trong nháy mắt; họ sẽ tức điên lên trong suốt quá trình thẩm vấn. Và nếu bạn hỏi một người trung thực phải xử lý thế nào với những kẻ làm giả hóa đơn, họ có khuynh hướng đề nghị một biện pháp nghiêm khắc thay vì một hình phạt khoan dung. Bây giờ hãy nghĩ rằng bạn có một cuộc đối thoại y hệt với một người dối trá. Người đó lúc thì lùi, thi thoảng lại nhìn xuống, hạ giọng. có khi bất chợt tạm dừng. Hãy yêu cầu người dối trá nói về mình, họ sẽ thêm mắm dặm muối vô vàn chi tiết đôi chỗ còn không phù hợp. Và sau đó sẽ kể lại câu chuyện đó theo thứ tự thời gian nghiêm ngặt. Và những gì một người thẩm vấn chuyên nghiệp làm là vào đề một cách tự nhiên diễn tiến quá trình kéo dài hàng giờ, họ sẽ yêu cầu người đó kể chuyện theo trình tự ngược lại, và xem họ xoay sở, và ghi nhận các câu hỏi chứa nhiều sự dối trá nhất. Tại sao lại phải làm vậy? Thực ra chúng ta cũng đã làm những việc tương tự. Chúng ta trau chuốt cho lời nói, nhưng hiếm khi luyện tập những cử chỉ của mình. Chúng ta nói "có", chúng ta lắc đầu khi nói "không." Chúng ta vừa kể những câu chuyện rất thuyết phục vừa hơi nhún vai. Chúng ta phạm những tội ác khủng khiếp, và cười thỏa mãn vì đã thoát tội. Bây giờ trong kinh doanh nụ cười đó được gọi là "thú vui lừa đảo." Và chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó trong những video tiếp theo đây, và để bắt đầu - với những ai chưa biết về người đàn ông này, ông là ứng cử viên tổng thống John Edwards, người từng gây kinh ngạc toàn nước Mỹ khi có con riêng. Chúng ta hãy xem ông ta nói về việc làm xét nghiệm quan hệ huyết thống. Hãy xem liệu bạn có thể nhận ra ông ta nói "có" trong khi lắc đầu nói "không," và hơi nhún vai hay không. (Video) John Edwards: Tôi rất vui khi thực hiện nó. Tôi biết đứa trẻ này không thể là con của mình, bởi mốc thời gian của các sự kiện. Vậy nên tôi biết đó là điều không thể. Tôi rất vui khi làm xét nghiệm quan hệ huyết thống, và sẽ tiến hành nó. Phóng viên: Ngài sẽ sớm thực hiện nó chứ? Có ai - JE: À, tôi chỉ là một bên. Tôi chỉ là một bên trong xét nghiệm. Nhưng tôi rất vui khi tham gia. PM: Được rồi, những cái lắc đầu đó sẽ dễ phát hiện hơn một khi bạn đã chú ý. Đôi lúc một người biểu đạt một kiểu trong khi khoác lên mình một nét mặt khác và chỉ bị lộ ra trong nháy mắt. Kẻ giết người được xem là lộ ra nỗi buồn. Đối tác liên doanh mới của bạn có thể bắt tay, ăn mừng, ra ngoài ăn tối với bạn và sau đó lộ ra sự giận dữ. Và không phải tất cả chúng ta đều trở thành chuyên gia nhận diện nét mặt ở đây, nhưng có một điều tôi có thể dạy các bạn, một điều rất nguy hiểm và dễ nắm bắt, và đó là biểu hiện khinh thường. Với sự tức giận, ta có hai đối thủ ngang sức trên sàn đấu. Đó vẫn còn là mối quan hệ lành mạnh. Nhưng khi cơn giận chuyển thành sự khinh thường, bạn đã bị loại. Nó gắn liền với sự vượt trội đạo đức. Với lý do đó, rất, rất khó khôi phục lại như cũ. Thế này đây. Nó đánh dấu bằng việc môi cong vểnh lên trên. Đó là biểu hiện bất đối xứng duy nhất. Và khi tồn tại sự khinh thường, dù có đi kèm theo với sự lừa dối hay không -- và không phải lúc nào cũng kèm theo -- nghĩ một cách khác, đi một hướng khác, xem xét lại vấn đề, và nói, "Không, cảm ơn. Tôi không tìm ra điều này chỉ để ngủ ngon hơn vào ban đêm. Cám ơn." Khoa học đã tìm ra nhiều nhiều hơn nữa những dấu hiệu. Chúng ta biết, ví dụ, người nói dối sẽ có tỷ lệ chớp mắt thay đổi, hướng đôi chân của mình về phía lối ra. Họ sẽ đặt rào chắn giữa bản thân mình với người phỏng vấn họ. Họ thay đổi âm vực, thường làm cho nó thấp đi nhiều. Đây chính là điểm cần bàn. Hành vi chỉ đơn thuần là hành vi. Không thể là bằng chứng cho sự dối trá. Đó là những cảnh báo nguy hiểm. Chúng ta là con người. Chúng ta hành xử dối trá khắp nơi trong cả ngày . Những hành vi đó tự thân chúng vô nghĩa khi đứng đơn lẻ. Nhưng khi bạn nhìn thấy hàng tá trong số chúng, đó là tín hiệu cảnh báo. Nhìn, nghe, thăm dò, hỏi một số câu khó, vứt bỏ cái vẻ biết tuốt thong thả đó, nhập cuộc trong tư thế tò mò, đặt nhiều câu hỏi hơn, giữ lại chút tự trọng, hòa nhã với người mình đang nói chuyện. Đừng cố bắt chước những người trong chương trình "An ninh & Trật tự" và những chương trình khác, dùng vũ lực khiến đối phương phải phục tùng. Đừng quá hung hãn, không hiệu quả đâu. Bây giờ chúng ta sẽ nói rõ hơn về việc làm thế nào để nói chuyện với một người đang nói dối và làm thế nào để phát hiện ra một lời nói dối. Và như đã hứa, chúng ta sẽ cùng xem xét xem sự thật trông như thế nào. Tôi sẽ cho các bạn xem hai video về hai bà mẹ - một nói dối ,một nói thật. Đây là những phương diện được thực hiện bởi nhà nghiên cứu David Matsumoto ở California. Và tôi thấy rằng chúng là những ví dụ tuyệt vời minh họa cho việc sự thật trông như thế nào. Người mẹ này, Diane Downs, bắn những đứa con của mình ở cự ly gần, lái xe đến bệnh viện trong khi máu lũ trẻ chảy vương khắp xe, khẳng định rằng một người lạ râu tóc bờm xờm đã làm chuyện đó. Và bạn sẽ thấy khi xem video, cô ta thậm chí không thể giả vờ là một người mẹ đang đau đớn. Những gì mà bạn sẽ thấy là một sự khác biệt đáng kinh ngạc giữa các sự kiện khủng khiếp mà cô ta mô tả với thái độ rất, rất bình thản của cô ta. Và nếu nhìn kỹ, bạn sẽ phát hiện thấy thú vui lừa đảo trong suốt video này. (Video) Diane Downs: Ban đêm khi nhắm mắt lại, tôi có thể nhìn thấy Christie đang với tay về phía mình khi tôi đang lái xe, và máu cứ chảy ra liên tục từ miệng nó. Và điều đó -- có thể nó sẽ phai mờ theo thời gian -- nhưng tôi không nghĩ vậy. Đó là điều khiến tôi phiền muộn nhất. PM: Bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem video của Erin Runnion -- một người mẹ đau khổ thực sự, khi đối mặt với kẻ đã tra tấn và giết chết con gái mình tại tòa án. Ở đây không hề thấy chút cảm xúc giả tạo nào, chỉ đơn thuần là biểu hiện sự đau đớn tột cùng của một người mẹ. (Video) Erin Runnion: Tôi viết những lời này vào kỷ niệm lần thứ ba cái đêm mà ông đã mang con bé đi, và ông làm tổn thương con bé, và ông đã nghiền nát nó, ông đã làm nó sợ hãi đến khi tim ngừng đập. Và con bé đã chống trả, tôi biết con bé đã chống trả lại ông. Nhưng tôi biết con bé đã nhìn ông với đôi mắt nâu xinh đẹp đó, vậy mà ông vẫn muốn giết nó. Tôi không thể hiểu được, và sẽ không bao giờ hiểu. PM: Được rồi, không còn gì phải bàn cãi về tính chân thực của những cảm xúc đó. Bây giờ công nghệ xoay quanh việc xem xét sự thật đang trên đà phát triển, cả một ngành khoa học về nó. Chúng ta biết, ví dụ như hiện đã có các thiết bị chuyên ngành theo dõi chuyển động mắt, chụp quét não hồng ngoại, MRI giải mã các tín hiệu cơ thể truyền đi khi chúng ta đang cố nói dối. Và các công nghệ này sẽ được bày bán trên thị trường cho tất cả mọi người như một liều thuốc chữa căn bệnh dối trá, chúng sẽ vô cùng hữu ích sau này. Nhưng trong lúc đó bạn hãy tự hỏi bản thân: Bạn muốn ai đứng về phía mình trong cuộc họp, những người được đào tạo tìm ra sự thật hay những người sẽ kéo theo một cái máy điện não đồ nặng 400 pound bước vào phòng? Người phát hiện nói dối sử dụng các công cụ của con người. Như một câu nói, họ biết rằng "Tính cách thực sự của bạn đang lẩn khuất trong bóng tối." Và điều thú vị là ngày nay chúng ta có quá ít góc tối. Thế giới của chúng ta được thắp sáng 24 giờ một ngày. Nó sáng rành rành với blog và các mạng xã hội đưa tin về sự trỗi dậy của một lớp thế hệ hoàn toàn mới với những người lựa chọn cách sống công khai. Nó trở thành một thế giới khá ồn ào. Thế nên có một thách thức mà ta cần nhớ, đó là chia sẻ quá mức không phải là chân thành. Những lời tweet và tin nhắn vô độ có thể khiến chúng ta mù quáng đến mức tin rằng sự khéo léo trong ứng xử -- tính cách toàn diện -- là những gì quan trọng, và luôn luôn quan trọng. Vì vậy, trong cái thế giới ồn ào này, chúng ta nên hiểu và rõ ràng hơn trong tiêu chuẩn đạo đức của chính mình. Khi bạn kết hợp khoa học phát diện nói dối với nghệ thuật tìm kiếm và lắng nghe, bạn sẽ tránh được việc phải hợp tác nói dối. Bạn chỉ việc bắt đầu hành trình của mình bằng cách dứt khoát hơn một chút, bởi bạn đang ra tín hiệu cho những người xung quanh, bạn nói, "Này, thế giới của tôi, thế giới của chúng ta, sẽ là một thế giới trung thực. Thế giới mà tôi hướng tới là một nơi sự thật được coi trọng và dối trá bị nhận diện và loại thải." Và khi làm điều đó, mặt đất nơi bạn đang đứng đã bắt đầu chuyển động một chút. Và đó là sự thật. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi ở đây để giải thích vì sao tôi lại mặc bộ đồ ninja này. Và để làm như vậy, đầu tiên tôi sẽ nói về các độc tố môi trường trong cơ thể chúng ta. Một vài người trong các bạn có thể đã biết về chất hóa học Bisphenol A, viết tắt là BPA. Đó là một chất làm đông cứng và là một hoóc môn sinh dục nữ tổng hợp mà có thể tìm thấy trên vỏ nhãn của thức ăn hộp và một số đồ nhựa. Vì vậy BPA mô phỏng chính các loại hoóc môn của chúng ta và gây ra các vấn đề liên quan đến thần kinh và sinh sản. Đặc biệt nó có ở mọi nơi. Một nghiên cứu gần đây tìm thấy chất BPA ở trong 93 phần trăm những người từ sáu tuổi trở lên. Nhưng đó chỉ là một chất hóa học. Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Dịch Mỹ tuyên bố rằng chúng ta có 219 loại độc tố tồn tại trong cơ thể, và nó bao gồm các chất bảo quản, thuốc trừ sâu, và một số kim lại nặng như chì và thủy ngân. Đối với tôi, điều này chứng tỏ ba thứ. Đầu tiên, đừng có ăn thịt người. Thứ hai, chúng ta phải chịu trách nhiệm và đồng thời cũng là nạn nhân của ô nhiễm môi trường. Và thứ ba, cơ thể chúng ta là màng lọc và là nơi dự trữ cho các độc tố từ môi trường. Vậy điều gì sẽ xảy ra cho các chất độc này khi chúng ta chết? Câu trả lời ngắn gọn là: Chúng quay trở lại với môi trường theo cách này hoặc cách khác, để tiếp tục chu kì độc tố. Nhưng việc tổ chức tang lễ của chúng ta hiện nay làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn được hỏa táng, tất cả chất độc mà tôi vừa nêu trên sẽ được thải ra khí quyển. Nó bao gồm 5,000 pao thủy ngân (khoảng 2268 kilograms) chỉ riêng từ việc hàn răng mỗi năm. Và trong một tang lễ truyền thống của Mỹ, một cơ thể người chết sẽ được bao phủ bởi chất làm đầy và mỹ phẩm để làm cơ thể trông giống như đang sống. Sau đó nó sẽ được bơm với foocmađêhít độc (foóc môn) để làm chậm lại quá trình phân hủy - một hành động gây nên các bệnh hô hấp và ung thư cho các nhân viên tang lễ. Vì vậy bằng cách bảo quản các xác chết, chúng ta phủ nhận cái chết, đầu độc sự sống và làm hại thêm cả môi trường. Việc chôn cất xanh hay chôn cất tự nhiên mà không sử dụng các chất ướp xác, là một bước đúng đắn, mà không để lại các chất độc hại ở cơ thể chúng ta. Tôi nghĩ vẫn còn một cách khác tốt hơn. Tôi là một nghệ sĩ, vì vậy tôi muốn đưa ra một đề nghị khiêm tốn ở nơi giao thoa giữa nghệ thuật, khoa học và văn hóa. Dự án Chôn Cất Vô Cùng, một hệ thống chôn cất mới sử dụng nấm để phân hủy và làm sạch độc tố trên cơ thể. Dự Án Chôn Cất Vô Cùng đã bắt đầu từ vài năm trước với một hy vọng tạo lập nên Loài Nấm Vô Cùng -- một loài nấm lai mới có thể phân hủy xác chết, làm sạch các loại độc tố và sản sinh ra dưỡng chất nuôi rễ cây, cho ra phân bón hữu cơ sạch. Nhưng tôi nhận ra rằng gần như không thể tạo ra một loại nấm lai mới. Tôi cũng học được rằng một trong số những loại nấm ngon nhất của chúng ta đã có thể làm sạch độc tố môi trường có ở trong đất. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thể huấn luyện một đội quân làm bằng các loại nấm ăn và có khả năng làm sạch độc tố để tiêu hóa cơ thể tôi. Vì vậy hôm nay, tôi thu thập những thứ tôi lột ra được tóc, da và móng - và tôi bón chúng cho các loại nấm ăn. Khi mà nấm bắt đầu lớn, tôi chọn chiếc nào ăn nhiều nhất để trở thành Loại Nấm Vô Cùng. Đây là một dạng của quá trình tổ hợp và chọn lọc chăn nuôi cho thế giới bên kia. Vì vậy khi tôi chết, Loại Nấm Vô Cùng sẽ nhận ra cơ thể tôi và có khả năng tiêu hóa nó. Được rồi, có thể đối với một vài trong số các bạn, Điều này thực sự, thực sự điên rồ. (Cười) Chỉ một chút thôi. Tôi nhận rằng đây không phải là dạng quan hệ mà chúng ta thường ước có được ở thức ăn. Chúng ta muốn ăn, không phải bị ăn, bởi thức ăn của chúng ta. Nhưng khi tôi quan sát các cây nấm mọc lên và tiêu hóa cơ thể tôi, tôi tưởng tượng ra Loài Nấm Vô Cùng như một biểu tượng cho một cách nhìn mới về cái chết và cho mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Tôi thấy nuôi trồng loại Nấm Vô Cùng vượt trên cả thí nghiệm khoa học hay làm vườn hoặc chăm sóc vật nuôi, đó là cả một bước tiến đến việc chấp nhận sự thật rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ chết và thối rữa. Đó cũng là một bước tiến đến việc gánh lấy trách nhiệm cho chính những gánh nặng của chúng ta trên hành tinh. Trồng một cây nấm cũng là một phần của một mục đích lớn hơn nuôi trồng các loại sinh vật phân hủy được gọi là "Văn hóa phân hủy", một khái niệm được xây dựng bởi một nhà nghiên cứu sâu bọ, Timothy Myles. Loại Nấm Vô Cùng là một tập con của những chất làm phân hủy Tôi gọi "Phân Hủy Cơ Thể" và "Khắc Phục Độc Tố" là quá trình nuôi trồng các loài sinh vật phân hủy và làm sạch chất độc trong cơ thể. Và bây giờ, về bộ đồ ngủ ninja này, Một khi nó được hoàn thiện, tôi dự định hợp nhất Loài Nấm Vô Cùng thành một một số đồ vật. Đầu tiên, một bộ đồ tang lễ được ngấm bào tử nấm, gọi là Đồ Tang Lễ Nấm. (Cười) Tôi đang mặc nguyên mẫu thứ hai của bộ đồ tang lễ này. Nó được phủ bởi một chiếc lưới móc đã được gắn với bào tử cây nấm. Cái mẫu vẽ hình cây mà bạn đang nhìn thấy đây mô phỏng sự lớn lên của nấm sợi, tương đương với rễ cây. Tôi cũng làm một bộ dụng cụ những chất làm phân hủy, một chiếc cốc tai từ bao nang chứa bào tử của Loài Nấm Vô Cùng và nhiều thành phần khác làm tăng tốc độ phân hủy và chuyển đổi chất độc. Những chiếc bao nang này được ngấm với một loại thạch giàu dinh dưỡng, giống như một làn da thứ hai, có khả năng tan nhanh chóng và trở thành thức ăn sơ sinh cho các cây nấm đang mọc. Vì thế, tôi lập kế hoạch hoàn thành bộ dụng cụ nấm và những chất phân hủy trong một hoặc hai năm tới, sau đó tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm chúng, đầu tiên với thịt quá hạn ngoài siêu thị và sau đó với loài người. Và tin hay không, thì một vài người đã đề nghị được hiến cơ thể họ cho dự án để được ăn bởi nấm. (Cười) Điều tôi học được từ việc nói chuyện với những người này là chúng tôi có chung một khát khao để hiểu và chấp nhận cái chết và để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của cái chết đối với môi trường. Tôi đã tâm huyết vào ý tưởng này cũng như loài nấm, vì vậy tôi đã lập nên Nhóm Văn hóa Phân hủy, một nhóm người được gọi là những phân hủy gia. những người nhiệt tình tìm kiếm các lựa chọn sau khi chết của họ, tìm kiếm việc chấp nhận cái chết và nuôi dưỡng các loài sinh vật phân hủy như Loài Nấm Vô Cùng. Nhóm Văn hóa Phân hủy có chung một hướng nhìn về một bước chuyển trong văn hóa từ văn hóa đương đại của việc từ chối cái chết và bảo toàn xác cho đến văn hóa của sự phân hủy, một sự chấp nhận cấp tiến về cái chết và sự phân hủy. Chấp nhận cái chết nghĩa là chấp nhận rằng chúng ta là các sinh vật có quan hệ mật thiết với môi trường, như một nghiên cứu về độc tố môi trường đã chứng nhận. Một câu châm ngôn nói rằng, chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi. Và một khi chúng ta hiểu rằng chúng ta có liên hệ với môi trường, chúng ta nhìn thấy rằng sự sống sót của loài người phụ thuộc và sự sống sót của hành tinh này. Tôi tin rằng đây là sự khởi đầu của trách nhiệm thật sự về môi trường. Xin cảm ơn. (Vỗ Tay) Tôi muốn đưa bạn sang một thế giới khác. Và tôi muốn chia sẻ một chuyện tình 45 tuổi với người nghèo sống dưới 1 đôla 1 ngày. Tôi đã đến với nền giáo dục hợm hĩnh dành riêng cho người giàu, đắt đỏ ở Ấn Độ, và điều đó làm tôi khó chịu. Tôi đã được định sẵn để trở thành nhà ngoại giao, giáo viên, bác sĩ -- tất cả đều được bày sẵn. Vậy mà tôi chẳng đoái hoài đến, tôi từng là nhà vô địch bóng quần quốc gia của Ấn Độ trong 3 năm. (Cười) Cả thế giới trải ra trước mắt tôi. Mọi thứ đều ở dưới chân của tôi. Có thể tôi không làm sai chuyện gì. Và sau đó tôi đã rất tò mò, tôi muốn sống và làm việc và đơn giản là muốn chứng kiến cảnh làng quê là như thế nào. Vì thế vào năm 1965, tôi đã tiếp xúc với nạn đói Bihar nặng nhất ở miền Đông Bắc Ấn Độ, và tôi đã chứng kiến cái đói, cái chết, những người chết vì đói, lần đầu tiên. Nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi trở về nhà, nói với mẹ tôi “Con muốn sống và làm việc ở ngoài làng”. Mẹ tôi đã rơi vào trạng thái hôn mê. (Tiếng cười) “Gì đây? Cả thế giới đã bày ra trước mắt con, những công việc tốt nhất đang trước mắt con, giờ con lại muốn ra đi và làm việc tại một ngôi làng à? Ý mẹ là, có chuyện gì với con vậy?" Tôi nói “Không, con đã được giáo dục tốt, và nó khiến con băn khoăn. Và con muốn đáp lại theo cách của con.” “Con muốn làm gì ở cái làng đó? Không công việc, không tiền bạc, không an toàn, không tương lai”. Tôi trả lời “Con muốn sống và đào giếng trong 5 năm." "Đào giếng trong 5 năm ư? Con đi học ở trường đắt nhất Ấn Độ, và giờ con muốn đào giếng trong 5 năm ư?” Bà ấy không nói chuyện với tôi trong một thời gian dài, vì bà nghĩ rằng tôi đã hạ thấp gia đình. Sau đó, tôi phát hiện những kiến thức và kĩ năng lạ thường mà những người nghèo có, những kiến thức và kĩ năng chưa từng được đưa vào trào lưu -- chưa bao giờ được đồng hóa, phản ánh, hay vận dụng trong quy mô lớn. Vậy là tôi đã nghĩ đến chuyện xây dựng trường Barefoot -- trường dành riêng cho người nghèo. Những gì người nghèo nghĩ rất quan trọng cần được đưa vào trường học. Tôi đã đến ngôi làng này lần đầu tiên. Những người lớn đã đến gặp tôi và hỏi “Cậu trốn cảnh sát à?” Tôi nói “Không.” (Tiếng cười) “Cậu thi rớt à?” Tôi nói “Không.” “Cậu không kiếm được việc công chức à?” Tôi nói “Không”. “Vậy cậu làm gì ở đây? Tại sao cậu lại ở đây? Hệ thống giáo dục ở Ấn Độ hướng cậu tìm đến Pari, New Delhi và Zuritch mà; cậu đang làm cái gì ở cái làng này? Có chuyện gì mà cậu chưa nói cho chúng tôi không?” Tôi nói “Không, tôi thật sự muốn xây trường chỉ dành cho những người nghèo. Tư duy của người nghèo rất quan trọng cần được phản ánh ở trường học.” Vậy là, những người này đã cho tôi vài lời khuyên sâu sắc và chí lý. Họ nói “ Làm ơn đừng đưa nhưng ai có bằng cấp và có trình độ vào trường của cậu.” Vì vậy, nó là trường đại học duy nhất ở Ấn Độ, nơi mà nếu bạn có bằng tiến sĩ hay bằng giáo sư, bạn sẽ không có tư cách đến đây. Bạn phải là người hay trốn tránh trách nhiệm, người làm gì cũng thất bại, hay người bỏ học nửa chừng nếu muốn đến trường này. Bạn phải làm việc bằng tay. Bạn phải có phẩm chất lao động tốt. Bạn phải thể hiện rằng bạn có những kĩ năng ra lệnh cho công chúng và cung cấp dịch vụ cho công chúng. Do đó, chúng tôi đã xây dựng trường đại học Barefoot, và định nghĩa lại từ chuyên gia. Chuyên gia là ai ? Một chuyên gia là người biết kết hợp năng lực, sự tự tin và niềm tin với nhau. Một thợ dò mạch nước là một chuyên gia. Một bà đỡ truyền thống là một chuyên gia. Một người thợ làm gốm là một chuyên gia. Đây là những chuyên gia trên khắp thế giới. Bạn có thể thấy họ ở bất kỳ ngôi làng xa xôi nào khắp thế giới. Chúng tôi nghĩ những người này nên được đưa vào giáo dục bình thường và thể hiện cho người ta thấy những kiến thức và kĩ năng mà họ có được đều rất phổ thông. Nó cần được sử dụng, cần được vận dụng, cần được thể hiện ra thế giới bên ngoài -- những kiến thức và kĩ năng này thậm chí còn phù hợp với thời nay. Do đó trường hoạt động theo phong cách làm việc và cách sống của Mahatma Gandhi. Bạn ăn trên sàn nhà, ngủ trên sàn, làm việc trên sàn. Không có giao ước, không có hợp đồng. Bạn có thể ở lại với tôi 20 năm, ra đi ngày hôm sau. Nhưng không ai kiếm được hơn 100 đôla một tháng. Nếu bạn đến vì tiền thì đừng đến trường Barefoot. Nếu bạn đến để làm việc và để thử thách thì bạn sẽ đến trường Barefoot. Đó là nơi chúng tôi muốn bạn thử thách và sáng tạo những ý tưởng của bạn. Bất kể là ý tưởng gì bạn có, hãy đến đây và trải nghiệm chúng. Không có vấn đề gì nếu như bạn thất bại. Bạn tơi tả, bạn đau khổ, bạn có thể làm lại. Đó là ngôi trường duy nhất giáo viên là học viên và học viên chính là giáo viên. Đó còn là ngôi trường duy nhất không cấp giấy chứng nhận. Bạn chỉ được công nhận bằng chính cộng đồng mà bạn đang phục vụ. Bạn không cần một tờ giấy để treo lên tường để nói lên rằng bạn là một kĩ sư. Vì vậy, khi tôi nói điều này, họ đã nói “Vậy hãy thể hiện những gì có thể đi. Ông đang làm gì vậy? Nó sẽ rất khó hiểu nếu ông không thể cho chúng tôi thấy." Vậy là chúng tôi đã xây dựng nên trường Barefoot đầu tiên vào năm 1986. Do 12 kiến trúc sư Barefoot, những người không biết đọc, biết viết xây dựng với 1,50 đôla trên một bộ vuông. 150 người đã sống và làm việc tại đó. Họ đã đoạt giải Aga Khan về kiến trúc năm 2002. Nhưng sau đó, người trao giải nghi ngờ, họ nghĩ rằng đã có một kiến trúc sự khác đằng sau nữa. Tôi nói “Đúng, họ đã vẽ bản thiết kế nhưng những kiến trúc sư Barefoot mới thực sự là người xây nên ngôi trường đó.” Chúng tôi là những người duy nhất đã trả lại giải thưởng 50,000 đôla vì họ không tin tưởng chúng tôi, nên chúng tôi cho rằng họ thật sự đang bôi nhọ những kiến trúc sư trường Barefoot ở Tilonia. Tôi đã hỏi một nhân viên kiểm lâm – một chuyên gia có uy thế và bằng cấp sao -- tôi hỏi “Ngài có thể xây cái gì nơi này?” Ông ta nhìn khu đất một lúc rồi nói, “Quên nó đi. Vô phương. Thậm chí còn không đáng. Không nước, đất thì sỏi đá”. Tôi ở lại thêm một lúc rồi nói “Được rồi, tôi sẽ đi hỏi một ông lão trong làng rằng 'Tôi nên làm gì để phát triển ở vùng đất này?'" Ông ta nhìn tôi im lặng rồi nói “Cậu xây dựng cái này, xây dựng cái này, đặt cái này vào và nó sẽ hoạt động.” Đây là những gì được trông thấy hôm nay. Khi trèo lên mái nhà, tất cả những người phụ nữa nói “Quét dọn đi. Đàn ông nên quét dọn đi vì chúng tôi không muốn chia sẻ kỹ thuật này cho đàn ông. Cái này sẽ chống thấm nước cho mái nhà.” (Tiếng cười) Nó gồm vật liệu thô, và một vài thứ gì đó mà tôi không biết. Nhưng thực sự nó không làm dột nước. Từ năm 1986, nó vẫn không dột. Cái kỹ thuật đó, những người phụ nữa đã không chia sẻ cho đàn ông. (Cười) Đó là ngôi trường duy nhất hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Tất cả năng lượng được lấy từ năng lượng mặt trời. Những tấm bảng 45KW nằm trên mái nhà. Và mọi thứ sẽ hoạt động không cần có mặt trời trong 25 năm tới. Nếu mặt trời còn chiếu sáng, thì chúng tôi sẽ không có vấn đề gì với năng lượng cả. Nhưng cái hay là nó được lắp bởi một vị linh mục, vị linh mục theo đạo Hindu, người chỉ làm việc 8 năm cho trường tiểu học-- chưa hề đến trường, chưa hề đến trường đại học. Ông là biết nhiều về năng lượng mặt trời hơn bất kỳ ai mà tôi biết trên thế giới, cam đoan là như vậy. Nếu bạn đến trường Barefoot, thức ăn đều được nấu nhờ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên những người tạo ra bếp nhật năng là những người phụ nữ mù chữ, họ đã tạo ra bếp năng lượng mặt trời tinh vi nhất. Đó là bếp nhật năng có dạng hình pa-ra-bôn. Thật không may, hầu như họ có một nửa là người Đức, họ rất tỉ mỉ. (Cười) Bạn sẽ không bao giờ tìm ra những người phụ nữ Ấn nào tỉ mỉ như vậy. Chắn chắn không dù một chút, họ có thể làm ra cái bếp đó. Nhờ đó mà chúng tôi có 60 bữa cơm 2 lần mỗi ngày. được nấu bằng năng lượng mặt trời. Chúng tôi có một nha sĩ -- bà ấy là một bà ngoại nha sĩ mù chữ. Bà ấy đã chăm sóc răng của 7000 trẻ em. Kỹ thuật của những người đi chân trần, vào năm 1986 -- không một kỹ sư, kiến trúc sư nào nghĩ đến -- nhưng chúng tôi đang giữ nước mưa từ những mái nhà. Rất ít nước mưa bị lãng phí. Toàn bộ mái nhà đều được nối với lòng đất đến một bể chứa nước 400,000 lit, thế là không có giọt nước nào bị lẵng phí. Nếu chúng tôi có 4 năm hạn hán, chúng tôi sẽ có nước sử dụng từ khu sân bãi, vì chúng tôi đã trữ nước mưa. 60% trẻ em không đến trường là vì chúng phải chăm sóc súc vật như -- cừu, dê -- những việc vặt trong nhà. Vì thế chúng tôi đã nghĩ đến việc xây dựng buổi học ban đêm cho chúng. Nhờ những lớp ban đêm ở Tilonia, trên 75,000 trẻ em đi học những buổi học ban đêm. Vì đó là quyền lợi của trẻ em, không phải vì quyền lợi của giáo viên. Cho nên, những gì chúng tôi dạy trong trường này là gì? Nền dân chủ, quyền công dân, cách tính đất đai, những gì nên làm khi bị bắt, những gì nên làm khi những con vật của bạn bị bệnh. Đó là những gì chúng tôi dạy ở lớp học ban đêm. Có điều toàn bộ trường học có ánh sáng từ nhật năng. Cứ 5 năm một lần, chúng tôi có một cuộc bầu chọn. Những đứa trẻ từ 6 đến 14 tuổi đều tham gia vào quá trình dân chủ, và chúng chọn ra một thủ tướng chính phủ. Vị thủ tướng chính phủ này 12 tuổi. Con bé chăm sóc cho 20 con dê vào buổi sáng, nhưng làm thủ tướng chính phủ vào buổi tối. Con bé có một nội các riêng, một bộ trưởng về giáo dục, một bộ trưởng về năng lượng, một bộ trưởng về sức khỏe. Họ kiểm tra và giám sát 150 trường học dành cho 7000 đứa trẻ. Con bé đã nhận giải thưởng thiếu nhi thế giới cách đây 5 năm, và sau đó đi đến Thụy Điển. Lần đầu tiên trong đời ra khỏi làng. Chưa bao giờ thấy Thụy Điển. Không ngạc nhiên với tất cả những gì đang xảy ra. Rồi nữa hoàng Thụy Điển, đứng đó, đi về phía tôi và nói “Ông có thể hỏi đứa trẻ này sự tự tin của cô bé có từ đâu không? Cô bé chỉ mới 12 tuổi mà lại không kinh ngạc với bất cứ thứ gì.” Và cô bé, người đứng bên trái nữ hoàng, hướng về phía tôi rồi nhìn thẳng vào mắt nữ hoàng và nói, “Làm ơn nói với cô ấy tôi là thủ tướng chính phủ." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nơi có tỉ lệ phần trăm người mù chữ cao, chúng tôi đã sử dụng nghệ thuật múa rối. Những con rối là cách chúng tôi giao tiếp. Bạn có Jaokim Chacha, người đã 300 tuổi. Ông ta là một nhà phân tích tâm lý học. Là giáo viên của tôi. Là bác sĩ của tôi. Là luật sư của tôi. Là nhà quyên góp của tôi. Ông ấy quyên góp tiền, giải quyết những cuộc tranh luận của tôi. Ông ấy đã giải quyết những vấn đề của tôi trong làng. Nếu có xung đột trong làng, nếu việc tham gia lớp học không thuận lợi và nếu có bất đồng giữa giáo viên và phụ huynh, những con rối này kêu gọi các giáo viên và phụ huynh ra trước làng và nói “Bắt tay đi. Việc tham gia lớp học không được bỏ dở." Những con rối này được làm từ những tờ báo Ngân hàng thế giới đã được tái chế. (Cười) (Vỗ tay) Như vậy, cách tiếp xúc phi tập trung hóa, phi thần thánh hóa như thế này với những ngôi làng lấy điện từ mặt trời, chúng tôi đã rải đi khắp Ấn Độ từ Ladakn tới Bhutan -- tất cả những ngôi làng tích điện từ mặt trời nhờ những người đã được đào tạo. Rồi chúng tôi đến Ladakh, chúng tôi hỏi một người phụ nữ -- ở đây, ở -40 độ C, bạn phải đi ra khỏi nhà, vì không còn nơi nào nữa, toàn bộ nơi này bị tuyết bao phủ ở cả 2 bên -- chúng tôi hỏi người phụ nữa này rằng, “Bà thấy có những ích lợi gì từ năng lượng mặt trời?" Sau đó bà ấy nghĩ một phút rồi nói, “Đây là lần đầu tiên tôi thấy mặt chồng tôi vào mùa đông.” (Tiếng cười) Đi đến Afghanistan. Một bài học chúng tôi đã học được ở Ấn Độ là đàn ông rất khó đàn tạo (Tiếng cười) Đàn ông rất năng động, rất tham vọng, đàn ông là chiếc di động bị ép buộc nên họ đều muốn có giấy chứng nhận. (Tiếng cười) Trên toàn cầu, bạn luôn gặp xu hướng đàn ông muốn có một tờ giấy chứng nhận. Tại sao ? Vì họ muốn rời khỏi làng và đến một thành phố, tìm một công việc. Vì thế, chúng tôi đã phát hiện ra một phương pháp rất hay: đào tạo những bà cụ. Cách tốt nhất để kết nối với thế giới là gì? Ti vi? Không. Điện tín? Không. Điện thoại? Không. Mà là nói với 1 người phụ nữ. (Cười) (Vỗ tay) Vậy là chúng tôi đến Afghanistan lần đầu tiên, sau đó chúng tôi chọn 3 người phụ nữ và nói “Chúng tôi muốn đưa bà đến Ấn Độ.” Họ nói “Không thể được. Họ thậm chí còn không đi ra khỏi phòng, vậy mà ông muốn đưa họ đến Ấn Độ.” Tôi trả lời, " Vậy thì tôi sẽ nhượng bộ. Tôi sẽ đưa những ông chồng đi theo luôn." Vậy là tôi đã đưa cả những ông chồng đi theo. Tất nhiên, những người phụ nữ này thông minh hơn đàn ông nhiều. Trong 6 tháng, chúng tôi đã làm thế nào để thay đổi những phụ nữ này? Ngôn ngữ ký hiệu. Bạn không chọn ngôn ngữ viết. Bạn không chọn ngôn ngữ nói. Bạn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Thế là trong 6 tháng, họ có thể trở thành những kỹ sư năng lượng mặt trời. Họ trở về nhà và tích điện năng lượng mặt trời cho làng của họ. Người phụ nữ này đã về làng và tích điện từ năng lượng mặt trời cho làng, xây dựng nhà xưởng -- ngôi làng đầu tiên được tích điện từ nhật năng ở Afghanistan nhờ 3 người phụ nữ này. Người phụ nữ này là một người bà đặt biệt. 55 tuổi và bà ấy đã tích điện từ nhật năng giúp tôi cho 200 ngôi nhà ở Afghanistan. Và chúng hoạt động rất tốt. Bà ấy đã đi và nói cho ban kỹ sư ở Afghanistan và nói với người đứng đầu của ban về sự khác nhau giữa AC và DC. Ông ta không hiểu. Ba người phụ nữ này đã đào tạo cho 27 phụ nữ khác và tích điện nhật năng cho 100 ngôi làng ở Afghanistan. Chúng tôi đến Châu Phi, rồi chúng tôi bắt gặp hoàn cảnh tương tự. Tất cả phụ nữ ngồi ở một cái bàn từ 8 – 9 quốc gia trò chuyện với nhau, không hiểu một lời nào vì họ đang nói những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ hình thể thì rất tuyệt. Họ nói chuyện với nhau và trở thành những kỹ sư nhật năng. Tôi lại đến Sierra Leone, vị bộ trưởng này lái xe vào giữa đêm, băng qua ngôi làng này, trở lại, tiến vào làng, nói, “Ủa, chuyện này là sao?” Họ nói “Hai cụ bà này…” "Cụ bà?" Vị bộ trưởng không thể tin những gì đang xảy ra. “Họ đã đi đâu?” “Đi Ấn Độ và trở về”. Sau đó đi thẳng đến dinh tổng thống. Ông ta nói “Ngài có biết có một ngôi làng được tích điện nhật năng ở Sierra Leone này không?” Ông ta nói “Không”. Một nửa phòng nội các đã đi thăm những cụ bà vào ngày hôm sau. “Có chuyện gì vậy?” Thế là ông ấy lệnh gọi tôi rồi hỏi “Ông có thể đào tạo cho tôi 150 cụ bà không?” Tôi trả lời “Tôi không thể, thưa tổng thống. Nhưng họ. Những bà cụ sẽ làm.” Do đó, ông ấy đã xây dựng trung tâm đào tạo Barefoot đầu tiên ở Sierre Leone. Và 150 cụ bà được đào tạo ở Sierre Leone. Ở Gambia: chúng tôi đã đi chọn một cụ bà ở Gambia. Đến với ngôi làng này. Tôi biết tôi nên chọn bà cụ nào. Công chúng hội ý và nói “Hãy đưa 2 cụ bà này đi đi.” Tôi nói “Không, tôi muốn đưa cụ bà này đi.” Họ nói “Tại sao? Bà ấy không biết gì về ngôn ngữ. Ông không biết bà ấy đâu”. Tôi đáp “Tôi thích ngôn ngữ hình thể. Tôi thích cách bà ấy nói.” “Ông chồng khó tính, không thể được đâu.” Tôi gọi người chồng của bà ấy, ông ấy đến vênh váo, khéo léo, chiếc di động trên tay. “Không thể được”. “Sao lại không?” “Người phụ nữ này trông mới đẹp làm sao!” Tôi nói “Đúng vậy, bà ấy thật xinh đẹp”. “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bà ấy bỏ đi với một gã Ấn Độ?” Đó là nỗi sợ lớn nhất của ông ta. Tôi nói “Bà ấy sẽ hạnh phúc. Bà ấy sẽ gọi cho ông qua di động.” Bà ấy ra đi như một cụ bà nhưng trở về lại như một con hổ. Bà ấy xuống khỏi máy bay và nói với toàn bộ đám đông như thể bà ấy là một cựu chiến binh vậy. Bà ấy điều khiển báo chí quốc gia, và bà ấy là một ngôi sao. Khi tôi trở lại sau 6 tháng. Tôi nói “Chồng bà đâu?” “À, đâu đó thôi. Không quan trọng.” (Cười) Một câu chuyện có hậu. (Cười) (Vỗ tay) Tôi sẽ kết thúc bằng câu châm ngôn mà tôi nghĩ bạn không phải tìm những lời giải ở bên ngoài, Hãy tìm lời giải ở bên trong bạn. Và hãy lắng nghe những người có những lời giải đáp trước mặt bạn. Họ ở khắp nơi trên thế giới. Đừng lo lắng. Đừng nghe lời Ngân hàng Thế giới, hãy nghe lời những người trên mảnh đất này. Họ có tất cả những giải pháp trên thế giới. Tôi sẽ chốt lại bằng một câu trích của Mahatma Gandhi. “Đầu tiên là họ lờ bạn đi, sau đó họ cười vào bạn, sau đó họ chống đối bạn rồi bạn chiến thắng.” Cảm ơn. (Vỗ tay) Tại sao chúng ta không giải quyết nổi những vấn đề này? Chúng ta biết những vấn đề này là gì. Dường như luôn có một thứ gì đó ngăn cản chúng ta. Tại sao? Tôi nhớ ngày 15 tháng 3 năm 2000. Tảng băng B15 vỡ ra khỏi bãi băng Ross. Báo chí viết rằng "đây chỉ là một phần của quá trình tự nhiên bình thường." Thậm chí bài báo còn đi xa hơn khi viết rằng "một sự mất mát mà bình thường sẽ mất khoảng 50 đến 100 năm để bãi băng có thể tái tạo lại." Cùng một từ đó, "bình thường" nhưng có đến hai nghĩa gần như trái ngược nhau. Nếu chúng ta đi thăm tảng băng B15 sau buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta sẽ gặp một thứ cao 300 mét, dài 120 kilômét, rộng gần 30 kilômét, và nặng hai tỷ tấn. Xin lỗi nhé, điều này không phải là bình thường đâu. Và tôi nghĩ chính quan điểm của con người chúng ta khi nhìn ra thế giới qua cặp kính của sự bình thường chính là một trong những rào cản ngăn chúng ta phát triển những giải pháp thực sự. Chỉ 90 ngày sau sự kiện này thôi, khám phá có thể coi là vĩ đại nhất của thế kỷ vừa rồi đã xuất hiện. Đó là lần đầu tiên người ta đã phác thảo thành công bản đồ gen của con người Đây chính là mật mã nằm trong mỗi tế bào của 50 ngàn tỷ tế bào làm nên con người chúng ta. Và chỉ cần chúng ta lấy một chuỗi mã từ một tế bào và tháo nó ra, nó dài đến 1 mét, và dày 2 nanomet Hai nanomet tương đương với độ dày của 20 nguyên tử. Và tôi tự hỏi, điều gì sẽ xảy nếu câu trả lời dành cho vấn đề lớn nhất của chúng ta lại nằm ở những nơi bé nhỏ nhất, ở nơi mà sự khác nhau giữa cái có giá trị và cái vô giá trị chỉ là sự thêm vào hay bớt đi một vài nguyên tử? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể kiểm soát được bản chất của năng lượng, tức là hạt điện tử? Vậy là tôi bắt đầu đi khắp thế giới tìm kiếm những nhà khoa học xuất sắc nhất và tài năng nhất mà tôi có thể tìm ở các trường đại học mà các khám phá tập thể của họ đã mang lại cơ hội đưa chúng tôi đến những chân trời mới, và chúng tôi đã lập một công ty để phát triển tiếp những ý tưởng phi thường của họ. Sáu năm rưỡi sau, một trăm tám mươi nhà nghiên cứu, họ đã mang lại những tiến triển bất ngờ trong phòng thí nghiệm, và hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn ba trong số những phát minh này, những phát minh giúp chúng ta ngừng đốt rụi hành tinh của mình và thay vào đó, chúng ta có thể tạo ra tất cả năng lượng mà mình cần ở ngay nơi chúng ta đang ở, sạch, an toàn, và tiết kiệm. Hãy nghĩ đến khoảng không gian mà chúng ta dành nhiều thời gian nhất ở đó. Một lượng năng lượng khổng lồ mà mặt trời mang lại cho chúng ta. Chúng ta thích ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng, nhưng độ giữa hè, tất cả sức nóng lại tràn vào căn phòng mà chúng ta đang cố mọi cách để giữ mát. Vào mùa đông, mọi thứ lại trái ngược hoàn toàn. Chúng ta cố sưởi ấm không gian mà chúng ta đang ở, nhưng mọi hơi ấm đều thoát ra qua cửa sổ. Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu chiếc cửa sổ có thể đánh bật sức nóng này vào ngược lại trong phòng khi chúng ta cần được ấm và đánh bật chúng ra ngoài trước khi chúng có thể nhảy vào trong? Một trong những vật liệu có thể làm được điều này là một vật liệu rất đặc biệt, đó là loại carbon đã bị thay đổi trạng thái trong phản ứng tuyệt đẹp đến khó tin này. Trong thí nghiệm này, than chì sẽ được làm cho bốc hơi, và khi carbon bốc hơi ngưng tụ lại, chúng ngưng tụ thành một dạng hoàn toàn khác: dạng lưới bắt gà được cuộn lại, Nhưng carbon dạng lưới bắt gà này, gọi là carbon dạng ống nano, nhỏ hơn gấp ngàn lần so với chiều rộng sợi tóc của chúng ta, Nhưng nó lại có tính dẫn tốt gấp ngàn lần so với đồng. Sao có thể như thế được? Một trong những đặc điểm khi làm việc ở mức độ nano đó là mọi thứ đều có bề ngoài và cách thức hoạt động khác so với bình thường. Bạn nghĩ carbon màu đen. Carbon ở kích cỡ nano thực ra lại trong suốt và dẻo. Và khi nó ở thể này, nếu tôi kết hợp nó với polyme và gắn nó vào cửa sổ của bạn khi nó ở trạng thái có màu, nó sẽ đánh bật mọi sức nóng và ánh sáng ra ngoài, và khi nó ở trạng thái không có màu nó sẽ cho phép mọi ánh sáng và sức nóng đi xuyên qua và bất kỳ sự kết hợp nào ở giữa hai trạng thái đó, Và để thay đổi trạng thái của nó, chỉ cần 2 vôn từ một xung điện mili giây. Và một khi bạn thay đổi trạng thái của nó, nó sẽ ở yên đó cho đến khi bạn đổi lần nữa. Trong lúc chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khó tin này ở Đại học Florida, chúng tôi được mời đi dọc xuống hành lang để gặp một nhà khoa học khác, và ông ấy đang nghiên cứu một thứ khá là kinh ngạc khác. Thử tưởng tượng nếu chúng ta không phải phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo để đi trong đêm. Chúng ta cần nhìn mọi vật vào ban đêm, đúng không? Thứ này sẽ giúp bạn làm được điều đó. Đó là một vật liệu nano, hai vật liệu nano, một máy dò và một máy hình. Tổng chiều rộng của nó nhỏ hơn gấp 600 lần chiều rộng của một vị trí thập phân. Và nó thu mọi tia hồng ngoại trong đêm, chuyển chúng vào một hạt điện tử nằm giữa hai tấm phim nhỏ, và tạo ra một hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấu được. Lần đầu tiên tôi sẽ cho các thành viên của TED xem, nó hoạt động ra sao. Trước tiên tôi sẽ cho bạn thấy nó trong suốt như thế này. Tính trong suốt chính là chìa khóa. Đây là một tấm phim mà bạn có thể nhìn xuyên qua được. Và rồi tôi sẽ tắt đèn. Và bạn có thể thấy, thông qua một tấm phim bé xíu, sắc nét đến khó tin. Trong lúc đang nghiên cứu vấn đề này, một ý nghĩa chợt lóe lên: vật này có thể tiếp nhận bức xạ hồng ngoại, các bước sóng, và biến đổi chúng thành các điện tử. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp nó với cái này? Đột nhiên bạn đã chuyển hóa năng lượng vào trong một điện tử đặt trên một bề mặt chất dẻo mà bạn có thể dán lên cửa sổ nhà mình. Nhưng bởi vì nó dẻo, chúng ta có thể dán nó lên bất kỳ bề mặt nào. Nhà máy điện trong tương lai là không có nhà máy điện nào cả. Chúng tôi đã nói về việc tạo ra và sử dụng. Bây giờ chúng tôi muốn nói đến việc dự trữ năng lượng, và không may là thứ hay ho nhất mà chúng tôi có thể nghiên cứu được là một thứ đã được phát triển ở Pháp 150 năm trước, pin axit chì. Nếu xét trên góc độ chi phí, đơn giản thứ này là giải pháp tốt nhất. Chúng tôi hiểu rằng chúng ta sẽ không chứa đến 50 cục pin này dưới tầng hầm nhà mình để trữ năng lượng, vì thế chúng tôi tìm đến một nhóm nghiên cứu tại Đại học Texas ở Dallas, và chúng tôi đưa họ xem biểu đồ này. Thật ra đó là một bữa ăn tối bên ngoài sân bay Dallas/Fort Worth Chúng tôi nói, "Các anh làm cái này được không?" Và những nhà khoa học này, thay vì cười vào mặt chúng tôi, đã nói rằng, "Được chứ." Và thứ mà họ làm ra chính là eBox. EBox thử nghiệm các vật liệu nano mới để có thể giữ một điện tử ở bề mặt bên ngoài, giữ nó ở yên đó cho đến khi nào bạn cần dùng, và sau đó có thể giải phóng và chuyển nó đi. Làm được điều đó có nghĩa là tôi có thể tạo ra năng lượng sạch, hiệu quả và tiết kiệm ngay tại nơi tôi đang đứng. Đó là năng lượng của tôi. Và nếu tôi không cần dùng, tôi có thể chuyển hóa nó ngược lại lên cửa sổ thành năng lượng, ánh sáng, phát nó đi, thẳng đến chỗ bạn. Và vì vậy tôi không cần đến một lưới điện nào giữa chúng ta. Lưới điện tương lai sẽ là không có lưới điện nào cả, và năng lượng, thứ năng lượng sạch và hiệu quả, một ngày nào đó sẽ được giải phóng. Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ có được mảnh ghép cuối cùng, đó chính là nước. Mỗi người chúng ta, mỗi ngày, chỉ cần 8 cốc thứ này, vì chúng ta là con người. Khi chúng ta thiếu nước, như đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới và sớm thôi điều đó sẽ xảy ra ở những nơi khác nữa, khi đó chúng ta sẽ phải lấy thứ này từ biển và điều đó đòi hỏi chúng ta phải xây các nhà máy khử muối. 19 ngàn tỷ đô la chính là cái giá chúng ta phải trả. Những nhà máy này lại cần một nguồn năng lượng khổng lồ. Trên thực tế, nó sẽ cần gấp hai lần nguồn dầu của thế giới để chạy các máy bơm để tạo ra nước. Chúng ta chỉ đơn giản là sẽ không làm như vậy. Nhưng trong một thế giới mà năng lượng được giải phóng và có thể chuyển đi được một cách dễ dàng và tiết kiệm, chúng ta có thể lấy được nước ở bất kỳ nơi đâu và chuyển nó thành bất kỳ thứ gì chúng ta cần. Tôi rất hân hạnh được làm việc với những nhà khoa học tài giỏi phi phàm và tốt bụng, họ không tốt bụng hơn nhiều người trên thế giới này nhưng họ có một cái nhìn kỳ diệu đối với thế giới. Và tôi rất mừng khi chứng kiến những phát minh của họ bước ra khỏi phòng thí nghiệm và ứng dụng vào đời sống. Với tôi thì mọi chuyện bắt đầu từ trước đây rất lâu. Cách đây 18 năm, tôi nhìn thấy một tấm ảnh trên báo. Được chụp bởi Kevin Carter người đã đến Sudan để làm phim tài liệu về nạn đói ở đó. Tôi đã mang tấm ảnh này bên mình hằng ngày kể từ khi đó. Đó là tấm hình chụp một bé gái đang chết dần vì khát. Điều này thật tệ hại, theo bất kỳ chuẩn mực nào. Không gì khác ngoài sự tệ hại. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế này. Chúng ta nên làm tốt hơn thế này. Và bất kỳ khi nào tôi đi quanh và gặp ai đó nói với tôi rằng, "Anh biết gì không, anh đang làm một điều quá khó. Anh không làm được đâu. Anh không có đủ tiền. Anh không có đủ thời gian. Quanh đây còn nhiều thứ thú vị hơn nhiều," Tôi bảo, "Thử đi mà nói điều đó với con bé xem." Tôi thầm bảo như vậy đấy. Và tôi chỉ nói với anh ta "cám ơn," và bỏ đi nói chuyện với người khác. Đây là lý do tại sao chúng ta phải giải quyết những vấn đề của mình và tôi biết câu trả lời chính là làm sao để kiểm soát được một khối kiến trúc của tạo hóa, thứ chất liệu tạo nên cuộc sống: đó đơn giản là những hạt điện tử. Cám ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi làm hai việc. Tôi thiết kế máy tính di động và tôi nghiên cứu não bộ. Và buổi nói chuyện hôm nay là về bộ não và, ê, ngoài kia có một fan của não kìa. (Cười) Tôi sẽ, nếu chiếu được slide đầu tiên lên đây, và bạn sẽ thấy tựa bài nói và hai chỗ mà tôi làm việc. Thế thì tôi định bàn về tại sao ta không có một lý thuyết tốt về não bộ. Vì sao phát triển một lý thuyết như vậy quan trọng và ta có thể làm được gì. Tôi sẽ thử giải thích trong vòng 20 phút tới. Tôi có 2 chỗ làm. Hầu hết các bạn biết tôi từ những ngày ở Palm và Handspring, nhưng tôi cũng điều hành một viện nghiên cứu phi lợi nhuận gọi là Viện Khoa học Thần kinh Redwood ở Menlo Park, và chúng tôi nghiên cứu khoa học thần kinh lý thuyết, và bọn tôi nghiên cứu cách vỏ não (neocortex) hoạt động. Tôi sẽ nói về cái đó. Tôi có một slide về cuộc sống kia của tôi, cuộc đời máy tính, đó là slide này. Đây là vài sản phẩm mà tôi đã làm trong 20 năm qua, bắt đầu từ chiếc laptop nguyên thủy nhất cho đến những máy tablet đầu tiên và cứ thế, gần đây nhất là máy điện thoại Treo, và chúng tôi cứ tiếp tục làm chuyện này. Và tôi làm điều này bởi vì tôi thực sự tin rằng tính toán di động là tương lai của tính toán cá nhân, và tôi cố làm cho thế giới tốt hơn một chút bằng việc thực hiện những thứ này. Nhưng phải thú nhận rằng chuyện này là tình cờ thôi. Thật ra tôi đâu có muốn làm bất kì sản phẩm nào và khi bắt đầu sự nghiệp tôi đã quyết định là sẽ không theo đuổi công nghiệp máy tính. Và trước khi tôi kể về chuyện đó, tôi chỉ phải nói với bạn tấm hình nhỏ kia là một bức graffiti tôi lấy trên mạng hôm trước. Tôi đang ngắm bức graffiti, dòng chữ nhỏ về ngôn ngữ nhập liệu và tôi thấy một website ngợi khen những giáo viên muốn làm những thứ này, bạn biết đó, viết mã trên đầu bảng đen, và họ đã thêm graffiti vô đó, và tôi xin lỗi về chuyện đó. (Cười) Chuyện xảy ra là, khi tôi còn trẻ và mới tốt nghiệp trường kĩ sư, ở Cornell năm 79, tôi quyết định là đi làm cho Intel. Tôi làm trong ngành công nghiệp máy tính, và sau ba tháng, tôi xiêu lòng với một thứ khác, và tôi nói, "Mình chọn nghề sai rồi," và tôi trở nên yêu bộ não. Đây không phải là não thật. Đây là bức tranh của não, vẽ theo nét. Nhưng tôi không còn nhớ chính xác nó xảy ra thế nào nữa, nhưng tôi có một hồi ức rất mạnh trong tâm trí. Vào tháng 9 năm 1979, tờ Scientific America có ra một số với một chủ đề duy nhất về bộ não. Và nó rất hay. Đó là một trong những số hay nhất từ trước tới giờ. Và họ đã bàn về neuron và sự phát triển, về bệnh tật, về tầm nhìn và mọi thứ mà bạn muốn biết về bộ não. Rất là ấn tượng. Người ta thường hay có ấn tượng là chúng ta đã biết rất nhiều về não. Nhưng bài báo cuối của số đó do Francis Crick, người nổi tiếng nhờ DNA, viết. Tôi nghĩ hôm này là ngày kỉ niệm 50 năm khám phá ra DNA. Và ông ấy đã viết một câu chuyện nói đơn giản rằng, à, thật ra thì hay đó, nhưng bạn biết gì không, là chúng ta không biết một chút gì về bộ não và không ai có ý niệm gì về cách nó hoạt động, vậy thì đừng có tin những gì người khác nói với bạn. Đây là câu trích trong bài viết đó. Ông ấy nói, "Cái đang thiếu rõ ràng nhất," ông ấy là đúng là một quý ông Anh quốc đích thực nên mới nói, "Cái đang thiếu rõ ràng nhất là một cơ cấu khái quát của các ý tưởng để diễn giải các cách tiếp cận khác nhau." Tôi nghĩ rằng dùng từ "cơ cấu" là rất hay. Ông ấy không nói là chúng ta thậm chí còn không có một lý thuyết. Ông nói là chúng ta thậm chí còn không biết bắt đầu nghĩ về nó như thế nào -- chúng ta còn chưa có một cơ cấu. Ta đang ở trong những ngày của tiền mô thức (pre-paradigm) nếu nói theo Thomas Kuhn. Và tôi phải lòng với chuyện này, và tự nói với mình rằng nhìn xem ta đã có tất cả các kiến thức này về não. Còn có thể khó như thế nào nữa? Và đây là thứ mà tôi có thể làm cả đời. Tôi cảm thấy rằng mình có thể tạo sự khác biệt, và tôi cố rời bỏ máy tính để theo đuổi bộ não. Đầu tiên tôi đến MIT, lab về trí tuệ nhân tạo ở đó, và tôi nói là tôi cũng muốn tạo các máy móc thông minh, nhưng cách tôi muốn làm là tìm hiểu cách bộ não hoạt động trước. Và họ nói là, ồ, anh không cần làm vậy đâu. Chúng ta chỉ lập trình máy tính, đó là mọi thứ cần làm. Và tôi nói, không, các anh phải tìm hiểu về não. Họ nói là, ồ, anh biết không, anh sai rồi. Và tôi nói, không, các anh mới sai, và tôi đã không được nhận. (Cười) Nhưng tôi hơi thất vọng -- còn trẻ mà, nhưng tôi quay lại lần nữa vào vài năm sau và lần này thì ở California, tôi tới Berkeley. Và tôi nói là tôi sẽ đi theo hướng sinh học. Thế là tôi được nhận vào chương trình tiến sĩ ngành lý sinh, tôi xem như ổn. Giờ tôi học về não, và tôi nói, được rồi, tôi muốn nghiên cứu lý thuyết. Và họ nói, không được, anh không nghiên cứu lý thuyết về não được. Đó không phải thứ anh cần làm. Anh không được tài trợ đâu. Nếu là nghiên cứu sinh, anh không thể làm chuyện đó. Thế là tôi nói, trời ơi. Tôi rất buồn phiền. Tôi nói là nhưng tôi có thể tạo ra sự khác biệt cho ngành này. Thế là tôi quay trở lại ngành máy tính và tự nói là mình sẽ phải làm ở đây một thời gian, làm cái gì đó. Đó là lúc tôi thiết kế tất cả những sản phẩm máy tính đó. (Cười) Tôi nói là tôi muốn làm chuyện này 4 năm thôi, kiếm chút tiền, cứ như là đang có gia đình, rồi tôi sẽ trưởng thành hơn, và biết đâu ngành khoa học thần kinh sẽ trưởng thành hơn một chút. Chà, mất hơn 4 năm đó. Khoảng chừng 16 năm. Nhưng giờ tôi đang làm chuyện đó, và tôi sẽ nói cho các bạn về nó. Thế thì tại sao chúng ta nên có một lý thuyết về não tốt? Ồ, có nhiều lý do người ta làm khoa học. Lý do cơ bản nhất là người ta muốn hiểu biết. Chúng ta tò mò, và chúng ta bước ra ngoài để tìm hiểu? Tại sao chúng ta lại nghiên cứu về kiến? Ồ, vì nó thú vị. Có thể ta sẽ biết được cái gì đó hữu dụng về nó, nhưng nó thú vị và quyến rũ. Nhưng đôi khi, một ngành khoa học có những thuộc tính khác làm cho nó rất là thú vị. Đôi khi một ngành khoa học chỉ ra điều gì đó về bản thân chúng ta, nó nói chúng ta là ai. Thỉnh thoảng có chuyện như thuyết tiến hóa nói thế này hay Copernicus nói thế kia để giúp ta hiểu được chúng ta là ai. Suy cho cùng, chúng ta chính là bộ não. Não tôi đang nói chuyện với não bạn. Cơ thể chỉ là đi kèm mà thôi, nhưng não tôi đang nói chuyện với não bạn. Và nếu ta muốn hiểu được ta là ai và ta cảm xúc và nhận thức thế nào, ta sẽ thật sự hiểu được bộ não là gì. Còn một chuyện khác là đôi khi khoa học dẫn đến những lợi ích lớn cho xã hội, công nghệ, hay là việc kinh doanh, thứ gì cũng được. Và đây cũng là một lợi ích bởi vì khi ta hiểu được cách não hoạt động, ta sẽ có thể tạo nên các máy móc thông minh, và tôi nghĩ là điều đó rất tốt cho mọi thứ, và nó sẽ có lợi ích cực lớn cho xã hội như là một công nghệ cơ bản. Thế thì tại sao chúng không có một lý thuyết tốt cho bộ não? Và con người đã nghiên cứu nó trong 100 năm qua. Trước tiên hãy xem khoa học thông thường trông như thế nào. Đây là khoa học thông thường. Khoa học thông thường là một sự cân bằng khéo léo giữa lý thuyết và thực nghiệm. Và khi người làm lý thuyết nói, ồ, tôi nghĩ nó diễn ra thế này, và người làm thực nghiệm nói, không, anh sai rồi. Và nó cứ qua lại như vậy, bạn thấy không? Cách này phù hợp cho vật lý, cho địa lý. Nhưng nếu đó là khoa học thông thường, còn khoa học thần kinh thì như thế nào? Khoa học thần kình như thế này. Chúng ta có một núi dữ liệu, bao gồm giải phẫu học, sinh lý học và hành vi. Bạn không thể tưởng tượng bao nhiêu chi tiết có được về bộ não. Có 28.000 người đến dự hội nghị về khoa học thần kinh năm nay, và mỗi người đều làm nghiên cứu về não. Rất nhiều dữ liệu. Nhưng không có lý thuyết. Và lý thuyết chưa hề có vai trò chủ đạo nào trong khoa học thần kinh. Thật đáng xấu hổ. Nhưng tại sao lại như vậy? Nếu bạn hỏi một nhà thần kinh học, tại sao lại như thế? Trước tiên họ sẽ thú thật là vậy. Nhưng rồi họ sẽ nói, ồ, có nhiều lý do chúng tôi không có được một lý thuyết về não tốt. Vài người sẽ nói, ồ, chúng tôi chưa có đủ dữ liệu, cần có thêm thông tin, còn rất nhiều thứ chưa biết. Vậy thì tôi mới nói với bạn rằng có quá nhiều dữ liệu được tạo ra. Chúng ta có quá nhiều thông tin; chúng ta không biết bắt đầu tổ chức thế nào. Vậy thì có nhiều hơn lợi ích chỗ nào? Có thể chúng ta sẽ may mắn khám phá ra điều gì đó kỳ diệu, nhưng tôi không nghĩ vậy. Đây thật sự là triệu chứng của việc chúng ta không có một lý thuyết. Chúng ta không cần thêm dữ liệu -- mà cần một lý thuyết tốt về dữ liệu đó. Đôi khi người ta còn nói là bộ não quá phức tạp, cần thêm 50 năm nữa. Tôi thậm chí còn nghĩ là Chris đã nói cái gì giống vậy ngày hôm qua. Tôi không chắc anh đã nói gì, Chris, nhưng kiểu như là, ồ, nó là thứ phức tạp nhất của vũ trụ. Điều đó không đúng. Bạn còn phức tạp hơn não của bạn. Bạn sở hữu một bộ não mà. Và mặc dù bộ não nhìn rất phức tạp, mọi thứ còn phức tạp cho đến lúc nào bạn hiểu chúng. Luôn luôn là như vậy. Vậy thì tất cả những gì ta có thể nói là lớp vỏ não của tôi, phần não mà tôi quan tâm đến, có 30 tỉ tế bào. Nhưng bạn biết gì không? Điều này rất phổ biến. Sự thật là nó cứ như được lặp đi lặp lại nhiều lần vậy. Nó không phức tạp như nhìn thế đâu. Đó không phải là vấn đề. Có người nói là bộ não không thể hiểu được bộ não. Như là công án thiền. Bạn biết đấy-- (Cười) Nghe hay đây, nhưng tại sao? Ý tôi là mục đích là gì? Nó chỉ là một mớ tế bào. Bạn hiểu được lá gan của mình. Nó cũng có nhiều tế bào phải không? Nên bạn biết đó, tôi không nghĩ có gì phức tạp cả. Và cuối cùng, có những người nói là Tôi không cảm thấy như là một mớ tế bào. Tôi tỉnh táo. Tôi có kinh nghiệm, tôi sống trong thế giới. Tôi không thể là một mớ tế bào đâu. Ồ, bạn biết không, người ta đã thường tin rằng có một năng lực tinh thần để ta tồn tại, và giờ thì ta biết chuyện đó hoàn toàn không đúng. Và thật ra không có bằng chứng gì ngoài việc người ta chỉ không tin rằng tế bào có thể hoạt động theo cách của nó. Thế thì nếu ai đó đã rơi vào bẫy của thuyết nhị nguyên siêu hình, những người giỏi lắm đấy, nhưng ta có thể bác bỏ mọi thứ đó. (Cười) Không, tôi sắp nói cho bạn là có một thứ khác, và nó rất là cơ bản, nó là thế này: có một lý do khác tại sao chúng ta không có một lý thuyết về não tốt, đó là vì chúng ta có một sự thừa nhận rất vững chắc bằng trực giác nhưng lại không chính xác đã ngăn cản chũng ta thấy được câu trả lời. Có một thứ mà ta tin tưởng nhưng rõ ràng là sai lầm. Bây giờ, có cả một lịch sử về nó trong khoa học và trước khi tôi nói nó là gì, tôi sẽ nói một chút về lịch sử của nó. Bạn hãy nhìn về các cuộc cách mạng khoa học khác, và trong trường hợp này, tôi nói về hệ mặt trời, đó là Copernicus, thuyết tiến hóa Darwin, về đĩa kiến tạo, đó là Wegener. Chúng có nhiều điểm chung với khoa học não bộ. Đầu tiên là chúng có nhiều dữ liệu chưa giải thích. Rất là nhiều. Nhưng nó trở nên dễ quản lý hơn khi đã có một lý thuyết. Những trí tuệ xuất sắc nhất đã chịu thua, những người sáng láng nhất. Chúng ta giờ không thông minh hơn họ ngày xưa đâu. Nó chỉ là rất khó để suy nghĩ về những thứ đó, nhưng một khi bạn đã nghĩ rồi, khá dễ để hiểu được nó. Các con gái tôi hiểu ba lý thuyết này về mặt cơ bản trước khi chúng vào mẫu giáo. Và không có gì khó cả, bạn biết đấy, đây trái táo, đây là trái cam, trái đất thì hình cầu, đại loại như vậy. Cuối cùng, còn một điều nữa là câu trả lời luôn nằm sẵn, nhưng ta dường như lờ nó đi chính vì cái điều rõ ràng đó. Đó chính là niềm tin trực giác vững chắc nhưng sai lầm. Đối với hệ mặt trời, ý tưởng trái đất xoay vòng và bề mặt trái đất có vận tốc như là một ngàn dặm một giờ, và trái đất đi trong hệ mặt trời khoảng một triệu dặm một giờ. Điên rồ quá. Ai cũng biết là trái đất không có dịch chuyển. Bạn có cảm thấy là mình đang đi một ngàn dặm một giờ không? Dĩ nhiên là không. Bạn biết là nếu có ai từng nói là trái đất đang quay trong không gian và nó rất là lớn, người ta sẽ nhốt bạn lại, ngày xưa họ làm vậy đó. (Cười) Vật thì nó rất trực giác và rõ ràng. Thế còn thuyết tiến hóa thì sao? Cũng vậy thôi. Chúng ta đã dạy trẻ con là Kinh thánh nói rằng, Chúa tạo ra mọi giống loài, mèo là mèo, chó là chó, người là người, cây cỏ là cây cỏ, chúng không hề thay đổi. Noah đưa chúng lên tàu theo trật tự đó, đại loại thế. Và bạn biết chứ, sự thật là nếu bạn tin vào thuyết tiến hóa, chúng ta đều có chung ông tổ, có cùng một tổ tiên với cái cây ngoài hành lang. Đó là điều mà thuyết tiến hóa dạy ta. Và đó là sự thật. Không thể tin được. Đĩa kiến tạo thì cũng vậy thôi. Tất cả núi non và đại lục đều nổi trên bề mặt của địa cầu. Thấy không, nó không có nghĩa gì hết. Nó là sự thừa nhận trực giác nhưng không chính xác, đã khiến chúng ta không hiểu được bộ não? Giờ tôi sắp nói với bạn, và nó trông đương nhiên đến mức là chính xác, và là điểm cốt yếu, phải không? Thế thì tôi sẽ phản biện rằng tại sao bạn đã sai về các thừa nhận khác. Cái trực giác và đương nhiên là bằng cách nào đó trí thông minh được định nghĩa bằng hành vi, rằng chúng ta thông minh là vì cách chúng ta làm việc và cư xử một cách thông minh, tôi sẽ nói với bạn như vậy là sai. Trí thông minh được định nghĩa bằng khả năng tiên đoán. Và tôi sẽ chỉ cho bạn trong mấy slide sắp tới, cho bạn một ví dụ điều đó nghĩa là gì. Các kĩ sư thích quan sát các hệ thống thế này. Khoa học gia cũng vậy. Họ nói rằng chúng ta có một thứ trong cái hộp, chúng ta có dữ liệu và kết quả. Người làm trí tuệ nhân tạo nói vật trong hộp là một máy tính đã được lập trình vì nó tương đương với một bộ não, ta sẽ cấp cho nó vài dữ liệu bắt nó làm gì đó, có được hành vi nào đó. Và Alan Turing định nghĩa bài test Turing, về cơ bản nói rằng, chúng ta biết được thứ gì đó thông minh nếu nó cư xử như con người. Đó là thước đo sự thông minh, và nó đã tồn tại trong đầu chúng ta rất lâu. Nhưng trong thực tế tôi gọi nó là trí thông mình thật. Trí thông minh thật được tạo nên từ những thứ khác. Chúng ta trải nghiệm thế giới qua một chuỗi các mẫu hình, và ta lưu chúng lại, và nhớ lại chúng. Khi nhớ lại, ta so sánh chúng với thực tế và chúng ta luôn tiên đoán. Đó là thước đo vĩnh viễn. Một thước đo của chúng ta để nói là chúng ta có hiểu thế giới không. Tôi có đang dự đoán không? Cứ như thế. Bạn đang thông minh ngay lúc này, nhưng bạn không làm gì cả. Có thể bạn đang gãi, hoặc đang móc mũi, Tôi không biết, nhưng bạn không làm gì hết lúc này, nhưng bạn vẫn thông minh, bạn hiểu tôi đang nói gì. Chính vì bạn thông minh và biết tiếng Anh, bạn biết cái từ ở cuối của cái -- (Yên lặng) câu này. Từ đó đến với bạn, và bạn luôn luôn tiên đoán. Thế thì cái tôi đang nói là khả năng tiên đoán vĩnh viễn là kết quả trong vỏ não. Và bằng cách nào đó, sự tiên đoán dẫn tới ứng xử thông minh. Cách nó làm là thế này. Hãy thử với một bộ não không thông minh. Tôi sẽ lý luận với bộ não không thông minh, lấy một bộ não xưa cũ, không phải của loài có vú, lấy của bò sát vậy, chẳng hạn như cá sấu. Ta có một con cá sấu. Con cá sấu có vài cơ quan cảm thụ rất phức tạp. Nó có mắt tốt và tai và cơ quan cảm giác, miệng và mũi. Nó có hành xử rất phức tạp. Nó có thể chạy và trốn. Nó biết sợ và biết cảm xúc. Nó có thể ăn thịt bạn. Nó có thể tấn công. Làm được mọi thứ. Nhưng ta không xem con cá sấu thông minh lắm, không như con người. Nhưng hành xử của nó đã phức tạp rồi. Thế thì trong quá trình tiến hóa, cái gì đã xảy ra? Đầu tiên là với loài có vú, ta bắt đầu phát triển cái gọi là vỏ não. Tôi sẽ đại diện vỏ não bằng cái hộp chui ra khỏi phần đầu của não cũ. Võ nào là một lớp mới nằm trên não của bạn. Nếu bạn chưa biết, nó là thứ nhăn nheo ở trên đầu bạn, nó nhăn bởi vì bị nhét vô mà không vừa. (Cười) Không thật ra nó là vậy. Nó có cỡ một tấm khăn ăn. Và nó không vừa nên bị nhăn. Giờ hãy nhìn xem tôi vẽ. Bộ não cũ vấn đó. Bạn vẫn có não của con cá sấu. Đúng vậy. Đó là não dành cho cảm xúc. Đó dành cho những phản ứng bản năng của bạn. Và bên trên nó, ta có hệ thống bộ nhớ được gọi là vỏ não. Và hệ thống bộ nhớ nằm bên trên phần cảm nhận của não. Và khi các dữ liệu cảm nhận đến với bộ não cũ, nó cũng đến vỏ não. Và vỏ não chỉ ghi nhớ lại. Nó ngồi đó và nói là, việc của mình là nhớ hết những gì diễn ra. mình đã ở đâu, gặp ai, nghe thấy gì, cứ như vậy. Và trong tương lai, khi nó thấy thứ gì tương tự lần nữa, trong một môi trường tương tự, hay đúng là môi trường cũ, nó sẽ gợi lại. Nó bắt đầu gợi lại. À, tôi đã từng ở đây. Và anh cũng ở đây khi trước, có chuyện này đã xảy ra. Nó cho phép bạn, theo đúng nghĩa đen là đưa lại tín hiệu vào não bạn, nó cho phép bạn thấy được cái gì sắp xảy ra, sẽ cho bạn nghe được từ "câu" trước khi tôi nói ra. Và nó gửi thông tin đến bộ não cũ để cho bạn có thể quyết định thông minh hơn. Đây là slide quan trọng nhất của buổi nói chuyện, nên tôi dừng ở đây lâu một chút. Vậy thì bạn luôn có thể nói là, ồ, tôi có thể tiên đoán sự vật. Nếu bạn là một con chuột đi trong mê cung, bạn sẽ học được mê cung, lần kế tiếp bạn đến mê cung, bạn sẽ cư xử y hệt, nhưng đột nhiên, bạn sẽ thông minh hơn vì bạn sẽ nói, à, tôi nhận ra mê cung này, tôi biết đi thế nào, tôi đã từng ở đây, tôi có thể thấy được tương lai. Đó là cái xảy ra cho con người và cũng đúng cho mọi loài có vú, nó đúng cho các loài có vú, và ở con người, nó tệ hơn nhiều. Ở con người, chúng ta thật ra phát triển phần trước của vỏ não. Và tự nhiên đã có một mẹo. Nó chép lại phần sau, là phần cảm giác, và đưa lên phía trước. Nên chỉ độc nhất con người có cơ chế hệt như vậy ở phía trước, nhưng ta dùng nó để điều khiển chuyển động (motor control) Nên ta có thể tạo các chuyển động phức tạp. Tôi không có thời gian để nói về mọi thứ, nhưng nếu bạn muốn hiểu cách não hoạt động, bạn phải hiểu cách phần đầu của vỏ não của động vật có vú hoạt động, cách chúng ta lưu lại mẫu hình và tiên đoán. Vậy để tôi cho bạn vài ví dụ về tiên đoán. Tôi đã nói từ "câu". Trong âm nhạc, nếu bạn đã nghe một bài hát trước kia, nếu đã nghe Jill hát những bài đó, khi cô ấy hát, nốt kế tiếp sẽ bật lên trong đầu bạn -- bạn mong đợi nó. Nếu nó là một album, thì hết một album, bài kế tiếp bật lên trong đầu bạn. Và những chuyện này luôn xảy ra. Bạn làm ra các dự đoán. Tôi có cái gọi là thí nghiệm trong đầu "cửa bị sửa" (thought experiment). Thí nghiệm này nói là, bạn có một cái cửa ở nhà, khi bạn đang ở đây, tôi đổi nó đi, tôi có người ở nhà bạn ngay lúc này, dịch cái cửa sang chỗ khác, họ lấy tay cầm và dịch nó đi 2 inch. Và khi tối nay bạn về nhà, bạn đưa tay lên, với tới tay cầm và bạn sẽ nhận thấy là nó không đúng chỗ, bạn sẽ nói, chà, có gì xảy ra đây. Chắc mất chừng một giây để hiểu được, nhưng có gì đó đã xảy ra. Giờ tôi có thế đổi tay cầm theo cách khác. Làm cho nó lớn lên hay nhỏ đi, đổi từ bằng đồng sang bằng bạc, Tôi có thể chuyển nó thành cái cần. Có thể đổi cửa, sơn màu lên, Có thể đặt cửa sổ. Tôi có thể đổi hàng ngàn thứ với cái cửa của bạn, và chỉ trong 2 giây bạn mở cửa, bạn sẽ nhận ra có gì đó thay đổi. Giờ thì, cách tiếp cận kĩ thuật, cách tiếp cận thông minh nhân tạo với vấn đề này, là tạo nên một cơ sơ dữ liệu cửa. Nó có tất cả các thuộc tính của cái cửa. Và bạn sẽ đến bên cái cửa, bạn biết đó, hãy kiểm tra mỗi lần một thứ. Cửa, cửa, cửa, bạn biết chứ, màu sắc, bạn biết tôi muốn nói gì. Chúng ta không làm chuyện đó. Não của bạn không làm chuyện đó. Cái não làm là luôn tiên đoán ngay lập tức cái gì sắp xảy ra trong môi trường của bạn. Nếu tôi để tay lên ban, tôi mong là nó sẽ ngừng lại. Khi tôi đi mỗi bước, nếu tôi lỡ khoảng 1/8 inch, tôi biết là có gì đã thay đổi. Bạn liên tục dự đoán về môi trường của mình. Tôi sẽ nói về tầm nhìn một chút. Đây là hình của một người phụ nữ. Và khi bạn nhìn con người, mắt bạn sẽ chuyên động 2 đến 3 lần trong một giây. Bạn không ý thức được chuyện này, nhưng mắt bạn luôn dịch chuyển. Khi bạn nhìn mặt ai đó, một cách đặc trưng, bạn sẽ đi từ mắt sang mắt rồi mũi rồi miệng. Nếu bạn chuyển từ mắt sang mắt, mà có cái gì đó ở đó như là một cái mũi, bạn thấy cái mũi thay vì phải là con mắt, bạn sẽ thốt lên, chết rồi -- (Cười) Người này có gì đó kì quặc. Đó là vì bạn đang tiên đoán. Nó không phải là bạn nhìn qua rồi nói, tôi thấy gì đây? Mũi hả, cũng ok. Không, bạn mong đợi cái bạn sắp thấy. (Cười) Trong mỗi khoảng khắc. Ta kiểm tra nó bằng sự tiên đoán. Từ kế tiếp ở đây là gì? Cái này ứng với cái này cũng như cái này với cái kia. Số kế tiếp là gì trong câu này? Đây là ba hình hiển thị của một đối tượng. Thế thì cái thứ tư là gì? Đó là cách chúng ta kiểm tra nó. Toàn là về tiên đoán. Vậy thì công thức cho lý thuyết não là gì? Đầu tiên, chúng ta phải có cơ cấu đúng. Và đó là cơ cấu bộ nhớ, không phải là cơ cấu hành xử hay tính toán. Đó là cơ cấu bộ nhớ. Làm thế nào mà bạn lưu và gợi lại các chuỗi hay mẫu hình này? Đó là mẫu không và thời gian. Rồi thì trong cơ cấu đó, bạn dùng một nhóm các nhà lý thuyết. Nhà sinh học thường không phải là nhà lý thuyết giỏi. Không phải luôn là vậy, nhưng thường hay vậy, không có một lịch sử hay về lý thuyết trong sinh học. Cho nên tôi thấy những người tốt nhất là nhà vật lý, kĩ sư và toán học, nhưng người hay nghĩ theo thuật toán. Rồi thì họ phải học về giải phẫu học, về sinh lý học. Bạn phải làm cho các lý thuyết này thật thực tế theo nghĩa giải phẫu học. Ai mà đứng lên nói với bạn lý thuyết về não mà không nói được chính xác nó hoạt động trong não thế nào và cách nó kết nối trong não, thì đó không phải là lý thuyết. Và đó là việc chúng tôi đang là ở viện khoa học thần kinh Redwood. Tôi rất muốn có thêm thời gian để nói rằng chúng tôi đang tiến những bước tuyệt vời, và mong rằng sẽ có dịp quay lại sân khấu này, chắc sẽ có dịp khác không lâu để kể với các bạn. Tôi rất là háo hức. Sẽ không mất đến 50 năm đâu. Thế thì lý thuyết về não nó như thế nào? Trước hết, nó sẽ là lý thuyết về bộ nhớ. Hầu như không như bộ nhớ máy tính đâu. Nó rất là khác. Và nó là bộ nhớ của các khuôn mẫu nhiều chiều, như những thứ đi từ mắt của bạn. Nó cũng là bộ nhớ của các chuỗi. Bạn không thể học hay gợi lại cái gì ở ngoài một chuỗi. Một bài hát phải được nghe theo trình tự thời gian, và được chơi lại theo trình tự thời gian. Và các chuỗi này được gọi lại một cách liên đới tự động, nên nếu tôi thấy gì đó, tôi nghe gì đó, nó gợi cho tôi về nó, và tự động trở lại. Đó là quá trình trở lại tự động. Và tiên đoán dữ liệu tương lại là kết quả mong muốn. Và khi tôi nói, lý thuyết phải chính xác về mặt sinh học, nó phải có thể kiểm chứng, và bạn phải biết cách xây dựng nó. Nếu bạn không xây dựng nó, bạn không hiểu nó. Thế thì, thêm một slide nữa nhé. Vậy kết quả của việc này là gì? Có phải ta sẽ thật sự tạo nên các máy thông minh? Đương nhiên vậy. Và nó sẽ khác với cái mọi người nghĩ. Không nghi ngờ gì nó sẽ xảy ra, theo suy nghĩ của tôi. Đâu tiên, chúng tôi sẽ tạo nó từ silicon. Cùng một kĩ thuật mà chúng tôi dùng để tạo bộ nhớ silicon của máy tính, ta có thể dùng được ở đây. Nhưng chúng là loại bộ nhớ rất khác. Và chúng tôi sẽ gắn các bộ nhớ này vào các cảm biến, và các cảm biến sẽ cảm nhận dữ liệu của thế giới thật, những thứ này sẽ học về môi trường của chúng. Nhiều phần những thứ đầu tiên bạn thấy sẽ không phải là robot. Không phải là robot vô dụng và người ta có thể tạo được robot. Nhưng robot là phần khó nhất. Đó là não cũ, là cái khó nhất. Bộ não mới thật ra dễ hơn não cũ. Nên việc đầu tiên chúng tôi làm là những thứ không đòi hỏi nhiều về robot. Nên bạn sẽ không thấy C-3PO đâu. Bạn sẽ thấy nhiều thứ như xe hơi thông minh thật sự hiểu được giao thông và lái xe là gì và đã học được rằng những xe chớp đèn trong hơn nửa phút chắc là sẽ không quẹo đâu, những thứ như vậy đó. (Cười) Ta cũng có thể tạo ra các hệ thống an ninh thông minh. Ở bất kì nơi nào mà ta đơn giản là dùng bộ não, nhưng không động chân động tay. Đó là những thứ sẽ xảy ra trước. Nhưng cuối cùng, thế giới chính là giới hạn. Tôi không biết nó sẽ trở nên thế nào. Tôi biết nhiều người đã đầu tư vào bộ vi xử lý và nếu bạn nói chuyện với họ, họ đã biết rằng cái họ làm rất quan trọng, nhưng họ thật ra đã không biết cái gì sẽ xảy ra. Họ không chờ đợi điện thoại di động, internet hay những thứ khác. Họ chỉ biết là, ờ, phải tạo nên máy tính và bộ điều khiển tín hiệu giao thông. Nhưng rồi nó sẽ phát triển lớn lắm. Cũng hệt như vậy, đây là khoa học về não vào bộ nhớ sẽ trở thành công nghệ cơ bản, và sẽ dẫn đến nhưng thay đổi không thể tin được trong 100 năm nữa. Và tôi háo hức nhất về cách chúng ta sẽ dùng chúng trong khoa học. Tôi nghĩ là hết giờ rồi, tôi xong rồi và xin dừng bài nói ở đây. Xin chào. Nếu như bạn đang theo dõi những thông tin ngoại giao trong những tuần qua, bạn có lẽ sẽ nghe về một cuộc khủng hoảng mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ liên quan đến cuộc tấn công mạng chống lại một công ty Hoa kỳ là Google. Rất nhiều thứ đã được đưa ra bàn luận về vấn đề này. Vài người gọi đó là chiến tranh công nghệ cao thứ mà thực tế có thể là một tổ chức gián điệp -- và một cách rõ ràng, chưa được giải quyết đúng mức. Tuy nhiên khi vụ việc này đã gây ra nỗi lo sợ đang gia tăng tại các nước phương tây liên quan tới sự nổi lên của các vũ khí công nghệ cao. Sự kiện trên cũng cho thấy rằng những vũ khí này rất nguy hiểm. Đó chính là một thực tế mới: rằng chúng có thể dẫn dắt cả thế giới tới xung đột công nghệ điều có thể biến thành một cuộc chiến thực sự. Những vũ khí ảo này cũng đồng thời có thể huỷ hoại thế giới thực. Năm 1982, trong cuộc chiến tranh lạnh tại Siberia, Xô viết cũ, một đường ống đã phát nổ với với khối lượng khoảng 3000 tấn, tương đương với 1/4 quả bom nguyên tử Hiroshima. Ngày nay, chúng ta biết rằng, sự thật đã được hé mở bởi Thomas Reed, thư ký lực lượng không quân thời Ronald Reagan -- rằng vụ nổ này thực chất là kết quả của hoạt động phá hoại từ CIA, mà họ đã lập kế hoạch thâm nhập vào hệ thống quản lý công nghệ cao của đường ống đó. Gần đây nhất, chính phủ Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng tháng 9 năm 2008, hơn 3 triệu người tại bang Espirito Santo của Brazil đã rơi vào khủng hoảng, -- nạn nhân của hoạt động tội phạm khủng bố quả mail bởi những tên tội phạm công nghệ. Thậm chí đáng lo ngại hơn đối với người dân Hoa Kỳ, vào tháng 12 năm 2008, một trong những ngày linh thiêng nhất, hệ thống máy tính của CENTCOM, trung tâm điều hành kiểm soát cuộc chiến tại Irag và Afghanistan, đã bị thâm nhập bởi tin tặc những kẻ đã sử dụng những chiếc khóa USB bị nhiễm virus. Và với những chiếc khóa này, họ có thể đột nhập vào hệ thống CENTCOM để theo dõi mọi thứ, và thậm chí làm lây nhiễm virus trong hệ thống. Do đó, người dân Hoa Kỳ tỏ ra cực kỳ nghi ngại trước mối hiểm hoạ này. Tôi xin trích dẫn câu nói của Đại tướng James Cartwright, Phó chủ tịch ban quản trị tập đoàn, người phát biểu trong một báo cáo tại quốc hội rằng các cuộc tấn công công nghệ cao có tác dụng phá huỷ mạnh mẽ như những vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Thêm vào đó, người Mỹ đã quyết định chi hơn 30 tỷ đô trong vòng 5 năm tới để xây dựng tiềm lực chiến tranh công nghệ. Và xuyên suốt thế giới ngày nay, chúng ta chứng kiến một loạt cuộc chạy đua vũ khí công nghệ cao với những thiết bị hiện đại xây dựng bởi các quốc gia như Triều tiên hay thậm chí là Iran. Và những thứ bạn chưa từng nghe tới từ người phát ngôn của lầu năm góc hay Lực lượng phòng thủ Pháp rằng câu hỏi không phải là ai là đối thủ, mà thực tế là bản chất của vũ khí công nghệ cao. Để hiểu được nguyên nhân, chúng ta phải quan sát cách mà những công nghệ chiến tranh đã duy trì hay phá huỷ hoà bình hoà bình thế giới trong lịch sử. Ví dụ như, nếu như chúng ta có TEDxParis 350 năm trước, chúng ta sẽ nói về sản phẩm sáng tạo quân sự thời đó -- những công sự được vũ trang theo kiểu Vauban -- và chúng ta có thể dự đoán về một thời kỳ yên ổn trên thế giới hay tại Châu Âu cái mà thực tế đã diễn ra ở Châu Âu giữa những năm 1650 và 1750. Tương tự, nếu chúng ta có cuộc thảo luận này 30, 40 năm trước, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng của vũ khí hạt nhân, và mối đe doạ huỷ diệt song song mà chúng ám chỉ, ngăn cản 1 cuộc chiến trực tiếp giữa 2 cường quốc. Tuy nhiên nếu như chúng ta có cuộc nói chuyện này 60 năm trước, chúng ta sẽ quan sát thấy quá trình nổi lên của máy bay chiến đấu và xe tăng hiện đại, tạo ra lợi thế cho kẻ tấn công, khiến cho chủ nghĩa chớp nhoáng trở thành hiện thực và gây ra nguy cơ chiến tranh tại châu Âu. Do đó, công nghệ trong quân đội có thể ảnh hưởng tới toàn thế giới có thể tạo nên hoặc phá vỡ hoà bình thế giới -- và nó bao gồm những vũ khí công nghệ cao. Vấn đề đầu tiên: Hãy tưởng tượng kẻ đối địch tiềm tàng thông báo rằng chúng đang chế tạo vũ khí công nghệ cao, nhưng chỉ vì lý do an ninh quốc gia. Được thôi, song cái gì có thể phân biệt chúng với những vũ khí tấn công? Điều này trở nên phức tạp hơn khi mà mục đích sử dụng chúng lại càng mơ hồ. Chỉ 3 năm trước, cả Mỹ và Pháp đều tuyên bố rằng họ đang đầu tư vào hệ thống công nghệ, để bảo vệ hệ thống thông tin của họ. Nhưng ngày này cả hai nước đều cho rằng cách tốt nhất để tự vệ là tấn công. Vì vậy, họ đã tham gia với Trung Quốc, quốc gia có chính sách trong vòng 15 năm vừa tự vệ vừa tấn công. Vấn đề thứ hai là: Đất nước của bạn có thể bị tấn công mạng và toàn bộ đất nước bị tàn phá, và bạn thậm chí còn không thể biết ai đã tấn công bạn. Vũ khí công nghệ cao có những đặc điểm khác biệt: chúng có thể được sử dụng mà không để lại dấu vết. Chúng đem lại lợi thế rất lớn cho kể tấn công, bởi vì người phòng thủ không biết được đối thủ để phản công lại. Và nếu như người bị tấn công phản công lại nhầm hướng, họ có thể tạo thêm kẻ thù cho chính họ và kết thúc bởi việc bị cô lập hoàn toàn. Vấn đề này không chỉ là lý thuyết. Trong tháng 5 năm 2007, Estonia là nạn nhân của các vụ tấn công công nghệ cao đã phá huỷ hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống ngân hàng. Estonia đã đổ tội cho Nga. Nhưng Nato, mặc dùng bảo vệ Estonia, đã phản ứng rất thận trọng. Tại sao? Bởi vì Nato không thể hoàn toàn chắc chắn rằng điện Kremlin có thực sự nằm sau những cuộc tấn công này. Nói tóm lại, một mặt khi một đối thủ tiềm năng thông báo rằng họ đang xây dựng các thiết bị công nghệ cao, bạn sẽ không thể biết rằng nó được sử dụng để tấn công hay tự vệ. Mặt khác, chúng ta biết rõ rằng những vũ khí này tạo lợi thế cho việc tấn công. Trong một bài báo được xuất bản năm 1978, Giáo sư Robert Jervis của đại học Columbia New York đã mô tả một mô hình để nhận biết về việc những xung đột có thể gia tăng như thế nào. Trong hoàn cảnh mà bạn không biết liệu đối thủ của bạn có đang chuẩn bị cho tấn công hay phòng thủ, và nếu như những thứ vũ khí tạo ra lợi thế cho việc tấn công, thì trong tình huống này sẽ dễ dàng gây ra một cuộc xung đột. Đây là một tình huống đã được tạo ra bởi các vũ khí công nghệ cao ngày nay, và trong lịch sử nó đã là tình huống ở Châu Âu tại khởi đầu Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Vì vậy các vũ khí công nghệ cao rất nguy hiểm, nhưng thêm vào đó, nó đang nổi lên trong một môi trường đầy biến động hiện nay. Nếu bạn nhớ tới chiến tranh lạnh, đó là một cuộc chơi khá gian khổ, nhưng một đối thủ mạnh thi đấu với hai đối thủ khác, điều này cho phép những sự hợp tác giữa hai thế lực rất mạnh. Ngày này chúng ta đang ở thế giới đa cực với những mối quan hệ đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, như chúng ta đã chứng kiến ở Copenhagen. Và những mối liên hệ thậm chí có thể chỉ là trò lừa bịp với sự ra đời của vũ khí công nghệ cao. Tại sao? Bởi vì không có quốc gia nào biết chắc về việc các quốc gia lân cận có ý định tấn công hay không. Vì vậy những quốc gia có lẽ đang đối mặt với những hiểm hoạ mà Thomas Schelling -- người đạt giải Nobel gọi là "sự sợ hãi bị tấn công bất ngờ," giống như tôi không biết chắc người hàng xóm của mình có định tấn công mình không -- và tôi cũng có thể không bao giờ biết -- vì thế tôi sẽ cao tay tấn công trước. Vừa trong tuần qua, trên tờ báo New York Times ra ngày 26/1/2010, lần đầu tiên nó đã khám phá ra những quan chức tại Hội đồng An ninh Quốc gia đang cân nhắc khả năng sẽ tấn công trước trong trường hợp Mỹ dự đoán sẽ bị tấn công. Và những cuộc tấn công sớm này có thể không chỉ dừng lại trong không gian ảo. Vào tháng 5/2009, Đại tướng Kevin Chilton, lãnh đạo của cơ quan nguyên tử Mỹ, nhấn mạng rằng nếu như cuộc chiến công nghệ cao chống Mỹ diễn ra, tất cả quyết định đã sẵn sàng. Vũ khí công nghệ cao sẽ không thay thế những vũ khí truyền thống hay vũ khí nguyên tử -- chúng chỉ tăng thêm mức độ mới cho hệ thống khủng bố vốn có. Nhưng khi làm thế, chúng cũng gia tăng chính mối hiểm hoạ gây ra một cuộc chiến tranh -- nhưng chúng ta vừa chứng kiến, một mối đe doạ nghiêm trọng -- và một rủi ro mà chúng ta phải đối mặt với những giải pháp an ninh bao gồm tất cả chúng ta: đồng minh Châu Âu, thành viên NATO, những đồng minh và người bạn của Hoa Kỳ; những đồng minh phương Tây khác, và thậm chí bị ép buộc tham gia, Nga và Trung Quốc. Công nghệ thông tin mà Joel de Rosnay đã nói về, nơi mà sinh ra từ các nghiên cứu về lĩnh vực quân sự, đang trên đà phát triển một khả năng tấn công có thể gây ra sự phá huỷ, mà trong nay mai nếu chúng ta không thận trọng, sẽ phá vỡ hoàn toàn hoà bình thế giới. Cảm ơn (Vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn về bộ phận điện tử. Thuật ngữ này rất phổ biến trong lĩnh vực khoa học thay thế bộ phận trong cơ thể sống, bằng một thiết bị cơ điện tử hay máy. Những thứ mang sự sống kết hợp với máy móc là điều tất yếu. Đặc biệt, tôi muốn nói với các bạn về quá trình tiến hóa của bộ phận điện tử cho những người bị mất đi cánh tay. Đây là động lực của chúng tôi. Cắt bỏ đi cánh tay gây ra một khuyết tật nghiêm trọng. Ý tôi là sự khiếm khuyết về chức năng rất rõ ràng. Tay của chúng ta là công cụ tuyệt vời, và khi ta bị mất đi một cánh tay, thậm chí cả hai, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những việc mà cần đến thể lý. Tiếp đó là ảnh hưởng nghiêm trọng về cảm xúc. Thực tình, tôi dành nhiều thời gian ở phòng khám giúp bệnh nhân điều chỉnh cảm xúc, cùng với khuyết tật về thể lí. Cuối cùng là ảnh hưởng sâu sắc về mặt xã hội. Chúng ta sử dụng tay khi nói, khi chào hỏi, và tương tác với thế giới vật chất qua đôi tay. Khi chúng bị khiếm khuyết, thì đó là một rào cản. Cắt đi cánh tay thường gây ra chấn thương tâm lí, trong những trường hợp như tai nạn lao động, đụng xe, hay trường hợp bi tráng hơn là chiến tranh. Cũng có một số trẻ em sinh ra đã không có tay đó là khiếm khuyết chi bẩm sinh. Không may, chúng ta chưa đạt được thành tựu lớn về bộ phận chi trên giả. Có hai thế hệ chi giả. Loại thứ nhất được gọi là chi giả phục hồi chức năng cơ thể, được sáng chế sau cuộc nội chiến ở Mỹ, và hoàn thiện trong chiến tranh thế giới thứ 1 & 2. Các bạn thấy mô hình ở đây là của cánh tay giả năm 1912. Cũng không khác biệt lắm so với mô hình ta thấy ở bệnh nhân của tôi. Chúng hoạt động bằng cách lấy lực từ vai. Khi vai gồng lên chúng kéo sợi cáp nối, sợi cáp này sẽ có thể làm co duỗi một bàn tay, một cái móc hay gập cùi chỏ. Chúng ta vẫn sử dụng mô hình này phổ biến vì chúng rất mạnh và là thiết bị khá đơn giản. Nhưng mô hình đạt chuẩn nghệ thuật là cái chúng tôi gọi là bộ phận giả cơ điện. Chúng là những thiết bị cơ giới hóa được điều khiển bằng các tín hiệu điện nhỏ từ cơ bắp của ta. Khi cơ bắp ta co duỗi, nó phóng ra luồng điện nhỏ mà ta có thể thu thập bằng ăng ten hay điện cực và sử dụng để chạy thiết bị giả cơ giới hóa. Chúng hoạt động rất tốt trên những người vừa bị mất đi bàn tay, vì các cơ của bàn tay vẫn còn đó. Ta nắm tay lại, các cơ co lại. Ta mở tay ra, các cơ duỗi ra. Có thể cảm nhận bằng trực giác, nó hoạt động rất tốt. Vậy với mức độ cụt chi nghiêm trọng hơn? Trường hợp này ta mất cánh tay từ trên cùi trỏ, không những ta bị mất đi các cơ, mà còn mất đi cùi chỏ và bàn tay. Ta phải làm sao đây? Các bệnh nhân phải sử dụng những hệ thống mã phức tạp, các cơ cánh tay để điều khiển các chi máy. Chúng ta có các loại chi máy. Một số có sẵn trên thị trường như các bạn thấy ở đây. Nó chỉ bao gồm bàn tay có thể co duỗi, một bộ xoay cổ tay và cùi chỏ. Không có chức năng nào khác. Nếu có thì sao chúng ta có thể điều khiển chúng? Chúng tôi tự tạo cánh này tại Viện Phục Hồi Chức Năng ở Chicago, chúng tôi đã thêm vào một số cơ gấp cổ tay và các khớp vai, Để đạt được sáu máy hay sáu độ tự do. Chúng tôi đã có cơ hội làm việc với những cánh tay giả rất tiên tiến, được tài trợ bởi quân đội Mỹ, sử dụng những kiểu mẫu này, mẫu mà có được 10 độ tự do. Bao gồm những bàn tay có thể di chuyển. Nhưng quan trọng là, làm sao để điều khiển cánh tay máy này? Làm sao để kiểm soát nó? Chúng ta cần một giao diện thần kinh, cách để kết nối với hệ thần kinh của ta, hay với quá trình suy nghĩ của ta nó mang tính trực giác, tự nhiên, như đối với các bạn và tôi. Cơ thể ta hoạt động nhờ một lệnh máy trong não bộ, chạy dọc theo dây cột sống, đến dây thần kinh và ngoại vi, và sự đối nghịch chuẩn xác về cảm giác của ta. Khi ta chạm vào mình, sẽ có một sự kích thích truyền tới những dây thần kinh đó và chạy ngược về não. Khi ta mất đi cánh tay, hệ thống dây thần kinh đó vẫn còn hoạt động. Chúng có thể phát ra những hiệu lệnh. Nếu tôi đập nhẹ vào phần cuối dây thần kinh trên người cựu binh Thế chiến thứ 2 này, ông vẫn còn có thể cảm nhận cánh tay đã bị mất. Vậy nên có lẽ bạn có ý kiến, hãy đặt thiết bị vào não để thu thập những tín hiệu này, Hay đặt tại phần cuối của dây thần kinh ngoại vi và thu thập tín hiệu tại đó. Đây là những khu vực rất thú vị để nghiên cứu, nhưng cũng rất khó khăn. Ta phải đặt vào hàng trăm vi sợi để thu thập từ từng dây thần kinh nhỏ bé— các loại sợi thường phát ra những tín hiệu cực nhỏ mà có đơn vị chỉ phần triệu của vôn. Cũng quá khó để sử dụng hiện nay và cho cả bệnh nhân. Vậy nên chúng tôi phát triển một sự tiếp cận khác. Chúng tôi sử dụng máy khuếch đại sinh học, để khuếch đại những tín hiệu thần kinh— cơ bắp. Cơ bắp sẽ khuếch đại tín hiệu thần kinh gấp khoảng một ngàn lần, để chúng ta có thể thu thập chúng từ lớp trên cùng của da, Như các bạn đã thấy vừa rồi. Sự tiếp cận của chúng tôi được gọi là phục hồi phân bổ dây thần kinh mục tiêu. Hãy hình dung, người nào đó mất hoàn toàn một cánh tay, vẫn còn đó 4 dây thần kinh chính, nối xuống dưới cánh tay. Chúng tôi lấy đi dây thần kinh trong cơ ngực đặt những dây thần kinh này vào phát triển trong đó. Khi ta nghĩ “nắm tay lại”, một bộ phận trong ngực sẽ co bóp. Khi bạn nghĩ “gập cùi chỏ xuống,” một bộ phận khác sẽ co bóp. Chúng ta có thể dùng các điện cực hay ăng ten, để dò thu tín hiệu và lệnh cho cánh tay di chuyển. Ý tưởng là thế. Đây là người đầu tiên chúng tôi thử nghiệm. Tên ông là Jesse Sullivan. Ông ấy đúng là được thánh thần phù trợ-- 54 tuổi làm nghề gác đường rày, ông chạm nhầm vào dây dẫn hai cánh tay bị bỏng nặng Họ phải tháo tay từ bả vai. Jesse đến với chúng tôi tại RIC Để được trang bị những thiết bị mang tính nghệ thuật này, như các bạn thấy đây. Tôi vẫn đang sử dụng công nghệ cũ đó với một cáp nối ở bên phải ông. Ông chọn khớp nào mình muốn di chuyển bằng nút chuyển ở cằm. Bên trái ông có một bộ phận chi máy giả hiện đại có 3 khớp nối, và ông điều khiển những tấm nhỏ trên vai mà chạm vào sẽ làm cánh tay chuyển động. Jesse là một người điều khiển cần cẩu khéo léo, Ông điều khiển rất ổn theo tiêu chuẩn của chúng tôi. Ông cũng được yêu cầu mổ chấn chỉnh vùng ngực. Điều đó mang đến cho chúng tôi cơ hội, Để phục hồi phân bổ dây thần kinh mục tiêu Đồng nghiệp của tôi là bác sỹ Greg Dumanian, thực hiện cuộc phẫu thuật Trước tiên chúng tôi cắt bỏ dây thần kinh nối đến cơ bắp của ông ấy, sau đó lấy dây thần kinh ở tay rồi dịch chuyển chúng xuống dưới ngực, rồi khâu lại. Sau khoảng 3 tháng, những dây thần kinh thần phát triển chút ít và chúng tôi có thể khiến nó co giựt. Sau 6 tháng, những dây thần kinh phát triển toàn toàn, ta có thể thấy sự co duỗi rất mạnh. Nó trông thế này đây. Đây là điều xảy ra khi Jesse nghĩ duỗi và nắm bàn tay của mình, gập hay duỗi thẳng cùi chỏ. Ta có thể thấy chuyển động trong ngực ông, và những dấu khóa nhỏ kia là chỗ chúng tôi đặt ăng ten hay các điện cực. Tôi thách thức bất kì ai trong đây, làm ngực mình chuyển động được như thế này. Não ông đang nghĩ về cánh tay. Ông vẫn chưa biết cách khiến ngực có thể làm được vậy. Không có một tiến trình học tập nào cả. Đó là lí do tại sao nó mang tính trực giác Đây là Jesse trong kì kiểm tra nhỏ đầu tiên của chúng tôi, Bên tay trái, ta có thể thấy bộ phận giả nguyên thủy, ông đang sử dụng những công tắc đó để dịch chuyển những khối nhỏ từ hộp này qua hộp kia. Ông sử dụng cánh tay đó được 20 tháng nên điều khiển rất tốt. Bên tay phải, là 2 tháng sau khi được lắp đặt bộ phận giả phục hồi phân bổ dây thần kinh mục tiêu-- thứ mà giống như cánh tay thật sự, chỉ khác biệt về cách hoạt động-- Ta có thể thấy ông chuyển động nhanh hơn nhiều, và nhuần chuyễn hơn nhiều khi dịch chuyển những khối nhỏ này. Và chúng tôi chỉ mới có thể sử dụng 3 trong số các tín hiệu trong lần này. Chúng tôi đã đạt được một vài ngạc nhiên nhỏ trong khoa học. Nên rất có động lực để tạo ra công nghệ điều khiển bằng máy, để điều khiển cánh tay máy. Sau một vài tháng, ta có thể chạm vào ngực Jesse, và ông có thể cảm nhận bàn tay đã mất của mình. Xúc giác của bàn tay đã lại được phục hồi trong ngực, có lẽ vì chúng tôi đã lấy đi nhiều lớp mỡ, nên lớp da chạm sát vào cơ bắp, Chúng tôi cũng loại bỏ phân bổ dây thần kinh, ở lớp da, nếu có thể. Nên khi ta chạm vào Jesse ở đây, ông cảm nhận được ngón cái của mình; ta chạm vào đây ông cảm nhận được ngón út. Ông có thể cảm nhận lực chạm nhẹ nhỏ tới mức 1 gram. Ông cảm nhận được nóng, lạnh, sắc, cùn, như những bàn tay đã mất từng cảm nhận, hay của cả bàn tay và ngực, nhưng ông có thể chú trọng vào cả hai. Điều này thực sự thú vị với chúng tôi, vì giờ đây chúng tôi đã có một cửa ngõ, hay một đường lối đầy tiềm năng để phục hồi cảm giác, để ông có thể cảm nhận những gì mình chạm vào bằng cánh tay giả của mình. Hãy hình dung những cảm biến trên bàn tay, xuất hiện và tạo áp lực lên da của bàn tay mới này. Nên rất là thú vị. Chúng tôi cũng đã tiếp tục triển khai với đối tượng chính trong kế hoạch ban đầu, là những người bị mất chi từ trên cùi chỏ. Chúng tôi ngắt các dây thần kinh hay cắt bỏ đi, chỉ từ một phân khúc nhỏ của cơ, và để yên những phần còn lại phần mà truyền tải tín hiệu lên-xuống, Và 2 phân khúc khác mà giúp chúng ta đóng mở tín hiệu. Đây là một trong những bệnh nhân đầu tiên của chúng tôi, Chris. Ta thấy anh ấy sử dụng thiết bị nguyên thủy của mình, bên trái là sau 8 tháng sử dụng, bên phải là sau 2 tháng. Tốc độ điều khiển của ông nhanh hơn 4-5 lần khi theo dõi bằng bảng số liệu thành tích đơn giản nhỏ bé này. Thế đấy. Một trong những phần việc thú vị nhất của tôi là làm việc với những bệnh nhân rất tuyệt vời người mà cũng là những nhà đồng cộng tác viên nghiên cứu. Và chúng tôi rất vinh hạnh, có sự tham gia của Amanda Kitts ở đây. Chào mừng Amanda Kitts. (Vỗ tay) Amanda này, cho chúng tôi biết vì sao cô mất cánh tay nhé? Amanda Kitts: Tất nhiên rồi, tôi bị tai nạn xe hơi năm 2006, trên đường về nhà sau khi xong việc, một chiếc xe tải đi hướng ngược chiều lấn qua làn đường tôi chạy chạy đè lên xe tôi và trục xe tải làm đứt lìa cánh tay tôi. Todd Kuiken: sau khi cắt bỏ chi, cô đã hồi phục và được lắp cánh tay giả kiểu cũ này. Nó hoạt động như thế nào? AK: có chút ít khó khăn vì tôi phải làm việc với một cơ nhị đầu và một cơ tam đầu . Nên đối với việc đơn giản như cầm thứ gì đó lên, tôi phải gập cùi chỏ rồi phải đồng thời co duỗi để nó thay đổi chế độ. Khi tôi làm thế, Tôi phải dùng đến cơ nhị đầu để điều khiển bàn tay nắm lại, sử dụng cơ tam đầu khiến nó mở ra, đồng thời co duỗi lần nữa, khiến cùi chỏ hoạt động trở lại. TK:Có chút chậm chạm phải không? AK: có chút chậm chạm, và hơi khó để điều khiển Cô phải tập trung lắm nhỉ. TK: Được rồi, tôi nghĩ 9 tháng sau, sau khi cô được phẫu thuật tái phân bố dây thần kinh mục tiêu, cần đến 6 tháng để tái phân bố tất cả dây thần kinh. Rồi chúng tôi gắn bộ phận giả này cho cô ấy. Nó hoạt động như thế nào trên cơ thể cô? AK: nó hoạt động rất tốt, tôi đã có thể sử dụng cùi chỏ của mình, cùng lúc với bàn tay. Tôi có thể điều khiển chỉ bằng ý nghĩ Nên tôi không phải thực hiện bất kì cử động cùng co duỗi nào TK: Nhanh hơn chút nào không? AK: Nhanh hơn chút ít. Dễ dàng và tự nhiên hơn nhiều,. TK: Được rồi, đây là mục tiêu của tôi. 20 năm qua, mục tiêu của tôi là khiến ai đó, có thể sử dụng cùi chỏ của mình và bàn tay bằng trực giác, cùng lúc. Giờ thì chúng tôi có hơn 50 bệnh nhân trên khắp thế giới đã được phẫu thuật dạng này, bao gồm hơn một tá những binh sĩ bị thương trong quân đội Mỹ. Tị lệ thành công trong việc dịch chuyển các dây thần kinh là rất cao. Khoảng 96%. Vì chúng tôi đặt một dây thần kinh to bản vào một mẩu cơ, Mà cho phép việc điều khiển bằng trực giác. Những thử nghiệm chức năng nhỏ kia, tất cả đều cho thấy chúng nhanh hơn và dễ dàng hơn nhiều. Điều quan trọng nhất là, các bệnh nhân của chúng tôi trân trọng nó. Tất cả điều đó rất thú vị. Nhưng chúng tôi muốn làm tốt hơn. Có rất nhiều thông tin trong những tín hiệu thần kinh kia, và chúng tôi muốn thu thập được nhiều hơn nữa. Ta có thể di chuyển từng ngón tay, ngón trỏ và cổ tay. Chúng ta có thể làm được hơn thế không? Chúng tôi đã tiến hành một số thực nghiệm, chúng tôi gắn hàng tỉ tỉ điện cực vào các bệnh nhân, sau đó bắt họ thực hiện hai tá các nhiệm vụ khác biệt-- từ ngoe nguẩy một ngón tay đến di chuyển cả cánh tay, với đến thứ gì đó-- rồi thu thập dữ liệu. Sau đó chúng tôi sử dụng một số thuật toán mà gần giống như thuật toán nhận diện giọng nói, được gọi là nhận diện quy luật. Thấy chưa (Cười) Ta thấy ở đây, trên ngực của Jesse khi ông vừa cố gắng làm 3 điều khác biệt, ta thấy có 3 quy luật khác biệt. Nhưng tôi không thể đặt vào đó một điện cực, và sai nó, “Đi đến đó đi.” được. Nên chúng tôi hợp tác với các đồng nghiệp tại đại học New Brunswick, nghĩ ra quy luật điều khiển bằng thuật toán, mà Amanda có thể minh họa ngay đây. AK: Tôi điều khiển cùi chỏ gập lên, xuống, xoay cổ tay, như thế này, nó có thể xoay ngược lại. Tôi có cơ uốn và cơ duỗi cổ tay. Và tôi điều khiển bàn tay nắm, duỗi. TK: Cám ơn Amanda. Đây là cánh tay thử nghiệm, nhưng nó được làm từ những vật liệu công nghiệp từ đây trở xuống, và một vài thứ mà tôi mượn từ khắp nơi trên thế giới. Nó nặng khoảng hơn 3kg, xấp xỉ trọng lượng cánh tay của tôi nếu tôi mất đi cánh tay từ vị trí này. Hiển nhiên là nó nặng đối với Amanda. Thực tế, nó thậm chí nặng hơn nhiều, vì nó không được gắn vào cùng vị trí. Cô ấy phải chịu sức nặng qua các bộ dây. Điểm thú vị là nó không mang tính cơ điện tử cho lắm, nhưng mang tính điều khiển. Nên chúng tôi đã phát triển một vi máy tính, thứ mà đang nhấp nháy đâu đó sau lưng cô ấy, và đang điều khiển cánh tay này, chỉ qua cách cô ấy điều khiển nó sử dụng từng tín hiệu cơ của mình. Amanda này, khi cô mới sử dụng cánh tay này, cô mất bao lâu làm quen với nó? AK: Chỉ mất khoảng 3 đến 4 tiếng để học cách điều khiển nó. Tôi phải nối nó với máy tính, nên không phải ở chỗ nào cũng làm được. Nếu nó dừng hoạt động, tôi phải tháo nó ra Giờ thì nó có thể điều khiển được chỉ bằng một thiết bị nhỏ sau lưng. Tôi có thể đeo nó suốt. Nếu nó dừng hoạt động vì lí do nào đó, tôi có thể điều khiển lại nó. Chỉ mất khoảng 1 phút. TK: Chúng tôi rất háo hức, vì giờ đây đã có thể có những thiết bị y khoa thực tiễn. Và đó là mục tiêu của chúng tôi-- là có được thiết bị y khoa thực tiễn gắn lên người. Chúng tôi cũng khiến Amanda có thể sử dụng một số cánh tay tân tiến hơn mà tôi giới thiệu lúc đầu. Đây là Amanda đang sử dụng một cánh tay chế tạo bởi Tập Đoàn Nghiên Cứu DEKA. Và tôi tin rằng Dean Kamen đã trình bày tại TED vài năm trước. Ta có thể thấy Amanda điều khiển nó rất tốt. Đều là nhờ công nghệ nhận diện quy luật. Giờ ta đã có một bàn tay có thể thực hiện nhiều kiểu cầm nắm Điều chúng tôi làm là khiến cho bệnh nhân tự do nghĩ đến, “Quy luật cầm nắm của bàn tay nào tôi cần?” Nó sẽ chuyển qua cơ chế đó, Và rồi ta có thể thực hiện được năm hoặc sáu cử động cầm nắm bằng bàn tay này. Amanda, cô có thể thực hiện được bao nhiêu cử động với cánh tay DEKA này? AK: Tôi có thể làm được 4 cử động. Tôi làm được cử động cầm nắm toàn bàn tay, cầm nắm bằng các ngàm ngón tay. Tôi cũng nắm được bàn tay thật mạnh, và có thể nhéo nhẹ (ai đó). Nhưng cử động yêu thích nhất của tôi là duỗi bàn tay ra, vì tôi làm việc với con nít, nên cần phải vỗ tay và hát liên tục, Giờ đây tôi lại có thể làm thế, thực sự rất tuyệt. TK: Vỗ bằng bàn tay đó không được tốt cho lắm. AK: Không thể vỗ tay với cái này. TK: Đươc rồi, thật phấn khích làm sao với những thành tựu chúng ta sẽ đạt được bằng công nghệ cơ điện tử tốt hơn nếu chúng ta cải tiến những thiết bị này tốt hơn nữa, để đưa ra thị trường và trải nghiệm lĩnh vực này. Tôi muốn bạn quan sát kỹ. (Phim) Claudia: ồ! TK: Đó là Claudia, và đó là lần đầu đâu tiên cô cảm nhận được cảm giác qua bộ phận giả. Có một bộ cảm biến ở cuối bộ phận giả mà khi cô ấy chà lên những bề mặt khác nhau, cô có thể cảm nhận các kết cấu khác biệt của giấy nhám, các mặt nhám khác biệt và cáp dẹp khi chúng đè lên các dây thần kinh tái phân bố ở da bàn tay. Cô nói khi bàn tay lướt trên bàn, các ngón tay giống như nảy lên. Đó là một thực nghiệm trong phòng thí nghiệm rất thú vị về khả năng phục hồi một số cảm giác ở da. Nhưng còn những đoạn phim khác về một số thử thách của chúng tôi. Đây là Jesse đang bóp đồ chơi bằng xốp. Ông càng bóp mạnh—ta thấy một điểm màu đen nhỏ ở giữa mà đang đè lên phần da của ông để thấy ông đang bóp mạnh đến thế nào. Nhưng hãy nhìn vào những điện cực xung quanh đó. Đó là rắc rối lớn. Đáng lẽ ta phải đặt một đống những thứ này vào đó, nhưng mô tơ gây nhiều tiếng ồn ngay cạnh các điện cực. Chúng tôi thực sự đang bị thử thách về việc phải giải quyết phần đó ra sao. Tương lai vẫn tươi sáng. Chúng tôi rất hào hứng về những gì đã đạt được và nhiều điều mình muốn làm. Vì dụ như, thứ nhất là loại bỏ được vấn đề lớn kia để có được những tín hiệu tốt hơn. Chúng tôi muốn phát triển những viên nhộng nhỏ bé này bằng kích cỡ của hạt gạo trong món cơm Ý để có thể đặt vào cơ và ghi nhận những tín hiệu EMG, rồi không còn phải lo lắng về các điện cực tiếp xúc nữa. Công khai vấn đề lớn kia, để có được nhiều hơn những phản ứng cảm giác. Chúng tôi muốn chế tạo một cánh tay tốt hơn. Cánh tay này—chúng luôn được chế tạo-- phù hợp cho 50% dân số nam-- Điều đó có nghĩa chúng quá lớn với năm phần tám dân số thế giới. Nên thay vì làm những cánh tay cực mạnh, cực nhanh, chúng tôi tạo ra những cánh tay-- có thể nói là, dành cho 25% dân số phụ nữ-- mà có thể làm được nhiều việc như, duỗi ra mọi hướng và nhiều mức độ, đạt khoảng 2 độ tự do ở phần cổ tay và cùi chỏ. Nên nó sẽ nhỏ hơn và nhẹ hơn cánh tay thông minh nhất từng được chế tạo Một khi chúng ta có thể làm nó nhỏ đến vậy thì việc làm nó to ra cũng dễ hơn nhiều. Đó là một trong những mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi trân trọng sự hiện diện của các bạn hôm nay. Tôi muốn nói một chút về mặt trái của nó, trong bối cảnh ngày hôm qua. Số là Amnada bị mệt sau chuyến bay cô sử dụng cánh tay và rồi mọi thứ đều hỏng cả. Máy tính trục trặc, dây bị hư bộ chuyển quang điện tóe lửa, chúng tôi phá hỏng nguyên mạch điện trong khách sạn, suýt nữa khiến chuông báo cháy khởi động. Đó là những vấn đề tôi không có khả năng giải quyết, nhưng tôi có một đội nghiên cứu rất nhanh nhạy, Và cũng cám ơn bác sỹ Annie Simon đã đi cùng chúng tôi, và đã làm việc rất vất vả hôm qua để sửa chữa cánh tay. Khoa học mà. May mắn là nó hoạt động lại hôm nay. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Âm nhạc) Những gì bạn vừa nghe à sự tương tác của áp suất, gió và nhiệt độ khí quyển đã được ghi chép lại về cơn bão Noel vào năm 2007 Các nhạc công đã chơi một đồ thị ba chiều về dữ liệu thời tiết như thế này. Mỗi một hạt màu, mỗi một dải màu, thể hiện một yếu tố thời tiết mà có thể được đọc thành một nốt nhạc. Tôi nhận thấy thời tiết cực kỳ thú vị. Thời tiết là một hỗn hợp các hệ thống vốn đã vô hình đối với hầu hết chúng ta. Vì vậy tôi dùng đến các đường nét và âm nhạc để làm nó, không chỉ rõ ràng , mà còn dễ thấy và dễ nghe. Tất cả công việc của tôi bắt đầu rất đơn giản. Tôi thu thập thông tin từ một môi trường cụ thể sử dụng các thiết bị thu thập dữ liệu công nghệ thấp -- thường là tất cả những gì tôi có thể tìm thấy trong ổ đĩa cứng. Sau đó tôi so sánh thông tin của tôi với những thứ tôi tìm trên mạng -- các hình ảnh vệ tinh, dữ liệu thời tiết từ các trạm báo thời tiết hay các trung tâm cứu hộ xa bờ. Đó là dữ liệu biến thiên cũng như dữ liệu thực. Và sau đó tôi sắp xếp tất cả những con số này trên vùng kẹp dữ liệu mà bạn có thể nhìn thấy ở đây. Những vùng kẹp dữ liệu này hoàn toàn là các con số. Và từ tất cả những con số này, tôi bắt đầu với chỉ hai hoặc ba biến số. Từ đó bắt đầu quy trình chuyển hóa của tôi. Phương tiện chuyển hóa của tôi là một hình rổ rất đơn giản. Một hình rổ được tạo thành từ các yếu tố theo chiều ngang và chiều dọc. Khi tôi ấn các giá trị cho các yếu tố theo chiều ngang và chiều dọc đó, tôi có thể sử dụng của những thay đổi của những điểm dữ liệu này theo thời gian để hình thành nên khuôn khổ. Tôi sử dụng các mũi tên tự nhiên vì mũi tên tự nhiên có rất nhiều tính năng trong nó, cái mà tôi không thể kiểm soát hoàn toàn được. Điều đó có nghĩ là chỉ có các con số mới kiểm soát được cấu trúc, không phải tôi. Những gì tôi đưa ra là những cấu trúc như thế này. Những cấu trúc này hoàn toàn được tạo thành từ dữ liệu thời tiết hay dữ liệu khoa học. Mỗi hạt màu, chuỗi màu, biểu thị một yếu tố thời tiết. Và những yếu tố này cùng với nhau không chỉ cấu thành nên cấu trúc, chngs còn thể hiện các mối quan hệ về mặt hành vi mà chúng không tình cờ đụng phải qua một biểu đồ 2 chiều. Khi bạn đứng gần hơn, bạn mới thực sự hiểu rằng thực ra tất cả được cấu thành từ các con số. Các yếu tố cực trị được chỉ định theo các giờ cụ thể trong ngày. Vì vậy chung quy lại, bạn có khung thời gian khoảng 24 tiếng. Tuy nhiên nó cũng được dùng để ký hiệu một phạm vi nhiệt độ. vV vậy dựa vào lưới tọa độ đó, tôi có thể kết nối được các chỉ số thủy triều cao, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí và các giai đoạn của Mặt Trăng. Tôi còn chuyển hóa các dữ liệu thời tiết thành các bản nhạc. Và ký hiệu nhạc giúp tôi có một cách tinh tế hơn để chuyển hóa thông tin mà không ảnh hưởng đến nó. Vì vậy tất cả các bản nhạc được hình thành từ dữ liệu thời tiết. Mỗi một màu sắc, một dấu chấm, mỗi một dòng, là 1 yếu tố thời tiết. Và các biến này cùng tạo thành một bản. Tôi sử dụng những bản này để cộng hưởng với các nhạc công. Đây là Trio 1913 trình diễn một trong những tác phẩm của tôi tại Bảo tàng Nghệ thuật Milwaukee. Trong khi đó, tôi sử dụng những bản này như những sơ đồ để chuyển hóa thành các hình thức điêu khắc giống như thế này, mà chức năng đó vẫn có nghĩa là một bản đồ thời tiết ba chiều, nhưng ngày nay chúng đang thể hiện ma trận trực quan bằng điểm nhạc, do đó nó có thể được hiểu như một bản nhạc. Những gì tôi yêu thích ở công việc này là việc nó thử thách những giả định của chúng ta về loại ngôn ngữ trực quan thuộc về thế giới nghệ thuật so với khoa học Ở đây phần này được đọc rất khác nhau phụ thuộc vào nơi mà bạn đặt nó. Bạn đặt nó trong một bảo tàng nghệ thuật, nó trở thành một tác phẩm điêu khắc. Bạn đặt nó trong một bảo tàng khoa học, nó trở thành một bản đồ ba chiều về các dữ liệu. Bạn đặt nó trong một hội trường âm nhạc, đột nhiên nó sẽ trở thành một bản nhạc. Và tôi thực sự thích điều đó, bởi vì người xem thực sự bị kích thích vì ngôn ngữ hình ảnh là một phần của khoa học nghệ thuật so sánh với âm nhạc. Lý do khác vì sao tôi thực sự thích điều này là bởi vì nó đưa ra một hướng tiếp cận khác tới sự phức tạp của khoa học. Và không phải ai cũng có một cái bằng tiến sĩ khoa học. Vì vậy, với tôi, đó là cách tôi tiếp cận nó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn đều biết về sự thật mà tôi sắp nói đây. Tôi nghĩ theo trực giác rằng bất bình đẳng gây nên chia rẽ và ăn mòn xã hội đã tồn tại từ trước Cách mạng Pháp. Cái đã thay đổi là giờ chúng ta có thể nhìn vào những chứng cứ rõ ràng, chúng ta có thể so sánh những xã hội khác nhau, mà sự bình đẳng ít hơn hay nhiều hơn, và thấy được sự bất bình đẳng ảnh hưởng những gì. Tôi sẽ đưa bạn qua những dữ liệu đó và sau đó giải thích tại sao những mối liên hệ mà tôi sẽ trình bày là tồn tại thật sự. Nhưng đầu tiên, hãy xem chúng ta đang rất khốn khổ như thế nào. (Tiếng cười) Tôi muốn bắt đầu bằng một nghịch lý. Nó chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình tương quan với tổng thu nhập quôc dân -- và mức độ giàu có trung bình của các quốc gia. Và bạn thấy những nước ở bên phải, như Na Uy và Mỹ, giàu gấp đôi Israel, Hy Lạp, Bồ Đào Nha ở phía bên trái. mà chẳng có sự khác biệt nào về tuổi thọ trung bình hết. Không có gợi ý nào về mối quan hệ ở đó cả. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào chính xã hội của chúng ta, có đường dốc đặc biệt trong vấn đề sức khỏe giữa các tầng lớp xã hội. Đây, một lần nữa, là tuổi thọ trung bình. Đây là những khu vực nhỏ của nước Anh và xứ Wales -- những người nghèo nhất ở bên phải, giàu nhất ở bên trái. Có rất nhiều khác biệt giữa những người nghèo và những người còn lại. Thậm chí những người chỉ ngay dưới mức giàu nhất cũng có sức khỏe kém hơn những người giàu nhất. Vậy thu nhập có ý nghĩa nào đó rất quan trọng trong xã hội của chúng ta, nhưng lại chẳng có liên quan gì giữa các xã hội. Giải thích cho nghịch lý này là, trong chính xã hội của chúng ta, chúng ta đang nhìn vào thu nhập tương đối hoặc vị trí, địa vị xã hội -- nơi mà chúng ta có mối quan hệ với nhau và khoảng cách của sự khác biệt giữa chúng ta. Ngay khi bạn có ý nghĩ này, có thể bạn băn khoăn ngay: điều gì xảy ra nếu chúng ta nới rộng sự khác biệt này, hoặc thu hẹp nó, làm cho sự khác biệt thu nhập lớn hơn hoặc nhỏ đi? Và đó là những gì tôi sẽ trình bày với bạn. Tôi không sử dụng dữ liệu giả thuyết nào cả. Tôi lấy dữ liệu từ Liên Hợp Quốc -- nó cũng giống với dữ liệu của Ngân hàng Thế giới -- trên thang đo sự khác biệt về thu nhập tại các nước dân chủ có thị trường đã phát triển. Đơn vị đo chúng tôi sử dụng, vì nó dễ hiểu và bạn có thể tải về, là mức độ mà nhóm 20% những người giàu nhất giàu hơn 20% những người nghèo nhất tại mỗi đất nước. Và bạn thấy là tại những nước bình đẳng hơn ở bên trái -- Nhật Bản, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển -- nhóm 20% giàu nhất giàu hơn khoảng ba phẩy năm đến bốn lần so với nhóm 20% nghèo nhất. Nhưng ở phía bất bình đẳng hơn -- Anh, Bồ Đào Nhà, Mỹ, Sing-ga-po -- sự khác biệt lớn gấp đôi. Trên đơn vị đo này, chúng ta đang có sự bất bình đẳng gấp đôi so với một số nền dân chủ khác. Bây giờ tôi sẽ trình bày với các bạn điều đó ảnh hưởng gì đến xã hội của chúng ta. Chúng tôi thu thập dữ liệu về các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng xã hội, những vẫn đề mà thường thấy nhiều hơn ở các tầng lớp thấp của xã hội. Từ sự so sánh dữ liệu quốc tế về tuổi thọ trung bình, về điểm Toán và Văn của học sinh, về tỉ lệ trẻ tử vong, tỉ lệ giết người, tỉ lệ dân số ngồi tù, sinh sản vị thành niên, mức độ niềm tin, béo phì, triệu chứng tâm thần -- trong sự phân loại chuẩn gồm nghiện ma túy và nghiện rượu -- và tính linh động của xã hội. Chúng tôi đặt tất cả vào cùng một chỉ số. Tất cả đều có trọng số bằng nhau. Một đất nước mà có chỉ số này ở mức trung bình, thì ở đó, bạn sẽ thấy nó liên hệ với đơn vị đo sự bất bình đẳng mà tôi vừa nói đến, đơn vị mà tôi sẽ sử dụng liên tục trong các dữ liệu. Ở đất nước càng bất bình đẳng thì các chỉ số càng tệ trên tất cả các vấn đề xã hội trên. Có một sự tương quan gần đến lạ thường. Nhưng nếu bạn nhìn vào cùng các chỉ số này về sức khỏe và các vấn đề xã hội so sánh với thu nhập bình quân trên đầu người, tổng thu nhập quốc nội, chẳng có gì cả, không có mối tương quan nào. Chúng tôi đã lo một chút rằng mọi người có thể nghĩ là chúng tôi đã chỉ chọn các vấn đề phù hợp với luận điểm của mình và tự làm ra các chứng cứ hiển nhiên này, nên chúng tôi cũng viết một bài báo trên Tạp chí Y học Anh trên các chỉ số của UNICEF về đời sống của trẻ em. Nó có 40 phần được hợp lại từ những người khác nhau. Nó gồm như đứa trẻ có nói chuyện với cha mẹ không, chúng có sách ở nhà không, tỷ lệ tiêm chủng như thế nào, có bị bắt nạt ở trường không. Mọi điều đều được đánh giá. Đây, nó có mối tương quan với đơn vị đo sự bất bình đẳng. Đời sống của trẻ em càng tồi tệ hơn trong xã hội càng bất bình đẳng. Một mối tương quan đáng chú ý. Nhưng một lần nữa, nếu bạn nhìn vào chỉ số của đời sống trẻ em, trong mối tương quan với thu nhập bình quân đầu người, thì chẳng có mối liên hệ nào cả. không có gợi ý gì cho một mối liên hệ. Tất cả dữ liệu mà bạn vừa được xem nãy giờ nói lên cùng một điều. Phúc lợi của cả xã hội chúng ta không còn phụ thuộc vào thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế. Điều này rất quan trọng đối với những nước nghèo, mà không phải những nước đã phát triển. Nhưng sự khác biệt giữa chúng ta và vị trí của chúng ta trong mối quan hệ với nhau bây giờ rất quan trọng. Tôi sẽ cho bạn xem từng thành phần nhỏ trong chỉ số của chúng tôi. Đây, ví dụ là lòng tin. Nó đơn giản là tỉ lệ dân số đồng ý rằng đa số mọi người là đáng tin. Nó đến từ Khảo sát những Giá trị Thế giới (World Values Survey). Bạn thấy đó, ở phía bất bình đẳng hơn, thì khoảng 15 phần trăm dân số cảm thấy rằng có thế tin tưởng người khác. Nhưng ở những xã hội bình đẳng hơn, tỉ lệ lên tới 60 hoặc 65 phần trăm. Và nếu bạn nhìn vào mức độ tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng hoặc góp vốn xã hội, mối quan hệ tương tự mật thiết với sự bất bình đẳng. Tôi có thể nói là, chúng tôi đã làm việc này đến hai lần. Đầu tiên là với những đất nước phát triển và giàu có này, và sau đó với cách thức kiểm tra tách biệt, chúng tôi làm lại trên 50 bang Hoa Kỳ -- hỏi chung một câu hỏi: liệu những bang mà bất bình đẳng hơn có những tiêu chí trên kém hơn hay không? Đây là tiêu chí "lòng tin" từ một cuộc khảo sát chung của chính quyền liên bang liên quan đến sực bất bình đẳng. Sự phân bố rất giống trên những mức độ lòng tin tương tự. Những điều giống nhau đang lặp lại. Một cách cơ bản, chúng tôi nhận ra rằng hầu như bất cứ gì liên quan đến lòng tin trên bình diện quốc tế thì cũng liên quan đến lòng tin trong 50 bang này trong cách thức kiểm tra riêng biệt. Chúng tôi chỉ nói về một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đây là bệnh tâm thần. WHO tổng hợp lại các con số từ cùng một kiểu phỏng vấn chẩn đoán trên những người ngẫu nhiên trong đất nước cho phép chúng tôi so sánh tỉ lệ bệnh tâm thần trong mỗi xã hội. Đây là tỉ lệ trong dân số với bất kỳ triệu chứng tâm thần nào trong năm trước. Và tỉ lệ này đi từ khoảng tám phần trăm lên tớ gấp ba lần -- tất cả xã hội gấp ba lần về tỉ lệ bệnh tâm thần so với các xã hội khác. Và một lần nữa, gắn liền với sự bất bình đẳng. Đây là về bạo lực. Các chấm đỏ là các bang của Hoa Kỳ, và các tam giác xanh là các tỉnh của Canada. Hãy nhìn vào sự khác biệt này. Đi từ 15 tội giết người trên một triệu dân lên đến 150. Còn đây là tỉ lệ dân số ngồi tù. Sự khác nhau khoảng mười lần, đồ thị tăng theo hàm mũ. Nó đi từ khoảng 40 lên 400 người ngồi tù (trên 100.000 dân). Mối quan hệ đó không phải chủ yếu bởi vì nhiều tội phạm hơn. Ở một số nơi thì tội phạm là một phần của nó rồi. Mà chủ yếu là vì có nhiều bản án trừng phạt hơn, khắt khe hơn. Và xã hội càng bất bình đẳng thì dường như càng duy trì án tử hình. Đây chúng ta có tỷ lệ học sinh trung học bỏ học. Lại một khác biệt khá lớn. đó một sự thiệt hại bất thường, nếu như bạn đang nói về sử dụng nhân tài trong nhân dân. Đây là mức di động xã hội Nó thật ra là thước đo sự linh động trong sự thay đổi tầng lớp dựa trên thu nhập. Về cơ bản, câu hỏi là: liệu những người cha giàu sẽ có những đứa con giàu và những người cha nghèo sẽ có những đứa con nghèo, hay không có mối liên hệ nào giữa họ cả? Và ở phía bất bình đẳng hơn, thu nhập của người cha quan trọng hơn -- tại Anh và Mỹ. Và ở các nước Scan-di-na-vi, thu nhập của người cha ít quan trọng hơn. Mức linh động xã hội ở đây lớn hơn. Như chúng ta hay nói -- và tôi biết có rất nhiều người Mỹ trong khán phòng này -- nếu người Mỹ muốn sống giấc mơ Mỹ, thì họ nên đến Đan Mạch. (Cười) (Vỗ tay) Tôi vừa trình bày với bạn một vài điều in nghiêng trên đây. Tôi có thể nêu lên một số các vấn đề khác nữa. Tất cả những vấn đề này có xu hướng giống nhau hơn ở tầng lớp dưới của xã hội. Nhưng có vô vàn những vấn đề với sự phân cấp xã hội càng tệ hơn nhiều ở những xã hội bất bình đẳng -- không chỉ là tệ hơn một chút, mà phổ biến là gấp đôi đến gấp mười lần Hãy nghĩ về cái giá mà con người phải trả vì nó. Tôi muốn quay lại biểu đồ này mà tôi đã chiếu trước đó tại đó chúng ta tổng hợp lại để đưa ra hai điểm. Một là, trong tất cả các đồ thị, chúng ta thấy là những đất nước biểu hiện tệ hơn, dù hậu quả là gì, dường như là những đất nước bất bình đẳng hơn. và những nước biểu hiện tốt như các nước Bắc Âu và Nhật Bản. Vì thế,cái mà chúng ta đang nhìn vào là sự rối loạn chức năng xã hội nói chung liên quan đến sự bất bình đẳng. Không phải chỉ một hay hai thứ đi sai hướng, mà là hầu hết mọi thứ. Điểm thật sự quan trọng khác tôi muốn tạo ra trên biểu đồ này là, nếu bạn nhìn xuống phía dưới, Thụy Điển và Nhật Bản, Họ là những đất nước rất khác nhau trên nhiều phương diện. Vị thế của người phụ nữ, và mức gắn bó với gia đình như thế nào, ở trên hai cực đối diện trong trường hợp của các nước phát triển. Nhưng một sự khác biệt nữa cũng thật sự quan trọng là làm thế nào mà họ đạt được mức công bằng đó. Người dân Thụy Điển có thu nhập khác nhau rất lớn, và chính quyền thu hẹp khoảng cách này bằng thuế, phúc lợi cơ bản, trợ cấp hào phóng, vân vân. Nhật Bản thì lại khác. Khoảng cách trong thu nhập trước thuế của người dân nhỏ hơn nhiều. Họ có thuế thấp hơn. Phúc lợi xã hội ít hơn. Và trong những phân tích của chúng tôi với các bang Hoa Kỳ, chúng tôi cũng tìm thầy sự tương phản như vậy. Một số bang làm rất tốt qua việc phân phối lại, một số bang làm cũng tốt vì họ có khoảng cách trong thu nhập trước thuế nhỏ hơn. Nên chúng tôi kết luận là vấn đề không phải là đạt được sự bình đẳng như thế nào, có nhiều cách để đạt được bình đẳng xã hội. Tôi không nói về sự bình đẳng hoàn hảo, Tôi đang nói về điều đang tồn tại ở các nền dân chủ phát triển giàu có. Một phần khác của bức tranh thật sự bất ngờ là không chỉ những người nghèo mới bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng. Có vẻ một vài điều rất đúng trong câu nói của John Donne "Không ai là một ốc đảo cả" Và trong một số nghiên cứu, có thể so sánh là Người dân như thế nào ở các đất nước ít hay nhiều bình đẳng hơn ở mỗi tầng lớp xã hội. Đây là một ví dụ. Tỷ lệ trẻ tử vong. Một số anh bạn Thụy Điển đã phân loại rất nhiều các con số trẻ tử vong theo phân loại kinh tế-xã hội của nước Anh. Sẽ là chưa đầy đủ nếu phân loại chỉ dựa trên nghề nghiệp của người cha, mà phải là cả người cha và người mẹ. Tầng lớp mà người ta gọi là "tầng lớp xã hội thấp" là những người lao động chân tay không có chuyên môn. Tiến tới các nghề lao động chân tay có chuyên môn ở tầng lớp giữa, Rồi lao động trí óc, lên mức cao hơn là các nghề nghiệp chuyên môn -- bác sĩ, luật sư, giám đốc các công ty lớn. Bạn thấy là ở Thụy Điển biểu hiện tốt hơn Anh trên tất cả các phân lớp xã hội. Khác nhau lớn nhất là ở đáy của xã hội. Nhưng ngay cả ở tầng lớp trên, có vẻ là lợi ích nhỏ hơn trong xã hội có sự bình đẳng hơn. Chúng tôi đưa ra điều này dựa trên năm bộ dữ liệu khác nhau bao gồm kết quả giáo dục và sức khỏe trong nước Mỹ và trên toàn thế giới. Đó có vẻ là bức tranh chung -- sự bình đẳng làm nên khác biệt lớn nhất ở tầng lớp dưới của xã hội, nhưng cũng đem lại lợi ích cả ở tầng lớp trên. Tôi nên nói một chút về những gì đang diễn ra. Tôi nghĩ tôi đang nhìn vào và nói về ảnh hưởng tâm lý xã hội của sự bất bình đẳng. liên quan nhiều đến cảm giác ưu việt và thấp kém, đến việc được đánh giá cao hoặc thấp, được tôn trọng và không tôn trọng. Và đương nhiên, những cảm giác đó về trạng thái cạnh tranh bắt nguồn từ đó điều khiển sự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong xã hội. Nó cũng dẫn tới trạng thái bất an. Chúng ta lo lắng nhiều hơn rằng chúng ta được người khác đánh giá như thế nào, liệu chúng ta có hấp dẫn, thông minh, đại loại như vậy. Sự đánh giá của xã hội làm tăng thêm nỗi lo sợ sự đánh giá đó. Thú vị là, một số nghiên cứu song song trên lĩnh vực tâm lý xã hội: một số người đã xem xét 208 nghiên cứu khác nhau trong đó tình nguyện viên được mời vào một phòng thí nghiệm tâm lý thông số về hooc-môn stress, những phản ứng của họ khi làm làm các yêu cầu khó, đều được ghi nhận lại. Tổng kết lại, điều mà họ quan tâm theo dõi là kiểu stress sẽ làm tăng cao mức cortisol, hooc-môn stress trung ương. Và kết luận là những yêu cầu có đe dọa bị đánh giá xã hội -- đe dọa đến lòng tự trọng hoặc vị thế xã hội khi người khác có thể đánh giá tiêu cực khả năng của bạn. Kiểu stress này có tác động rất đặc thù lên sinh lý cơ thể. Chúng tôi cũng bị chỉ trích. Dĩ nhiên, sẽ có người không thích chủ đề này và cũng có người thấy nó thật bất ngờ. Tôi nên nói với bạn rằng có người chỉ trích chúng tôi đã lựa chọn các dữ liệu, chúng tôi chẳng bao giờ lựa chọn dữ liệu cả. Chúng tôi có một quy tắc tuyệt đối là nếu nguồn dữ liệu của chúng tôi cung cấp dữ liệu về một nước mà chúng tôi đang tìm, dữ liệu sẽ được đưa vào quá trình phân tích. Nguồn cung cấp dữ liệu này sẽ quyết đinh liệu dữ liệu có tin cậy không, không phải chúng tôi. Nếu không như vậy sẽ sinh ra thành kiến. Vậy còn với các nước khác thì sao? Có 200 nghiên cứu về sức khỏe trong quan hệ với thu nhập và sự bình đẳng trên những tạp chí khoa học. Không phải chỉ giới hạn ở các nước này, những minh chứng rất đơn giản. Những đất nước giống nhau, cùng một mức độ bất bình đẳng, thì các vấn đề nối tiếp nhau. Tại sao chúng ta không kiểm soát các nhân tố khác? Chúng tôi vừa cho bạn thấy là thu nhập bình quân trên đầu người chẳng tác động gì nhiều. Một số nước sử dụng những cách thức phức tạp để cải thiện đói nghèo và giáo dục, và tương tự. Thế nguyên nhân là gì? Những mối liên hệ trên bản thân chúng không chứng minh được nguyên nhân. Chúng tôi cũng dành một chút thời gian nghiên cứu. Và thật ra, mọi người đã biết khá rõ nguyên nhân của một số hậu quả rồi. Sự thay đổi lớn trong hiểu biết của chúng ta về các bệnh mãn tính trong các nước phát triển là stress kinh niên từ các nguyên nhân xã hội ảnh hưởng như thế nào đến hệ miễn dịch, và hệ tim mạch. Ví dụ, lý do mà bạo lực phổ biến hơn ở các xã hội bất bình đẳng là bởi vì nhiều người mong muốn được để ý như kẻ mạnh. Để đối phó với điều này, thì chúng ta phải đối phó với vấn đề thuế, cả trước-thuế và sau-thuế. Chúng ta phải kiềm chế thu nhập và văn hóa hưởng thụ của những người giàu. Tôi nghĩ chúng ta phải khiến các ông chủ có trách nhiệm với nhân viên của mình theo một cách nào đó. Tôi nghĩ thông điệp đáng quý ở đây là chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của con người bằng cách giảm cách biệt trong thu nhập giữa chúng ta. Và thật bất ngờ chúng ta có ngay giải pháp cho hạnh phúc của toàn xã hội, và nó thật tuyệt vời. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Rất hân hạnh được đến đây. Lần cuối cùng tôi phát biểu ở TED tôi nghỉ là khoảng 7 năm trước. Tôi đã nói về nước sốt mì Ý. Và tôi đoán là đã có nhiều người xem những cái video đó. Từ đó có nhiều người khi gặp tôi thì hay hỏi về nước sốt mì Ý, đó là một điều tuyệt vời trong thời gian ngắn -- (Cười) nhưng thật ra không tuyệt vời lắm nếu kéo dài suốt 7 năm. Vì thế tôi nghĩ là tôi đến đây và cố gắng đưa nước sốt mì vào quá khứ. (Cười) Chủ đề của phiên sáng nay là Những Thứ Mà Chúng Ta Tạo Ra. Cho nên tôi nghĩ là tôi sẽ kể một câu chuyện về một người đã tạo ra một trong những vật quý giá nhất trong thế hệ của anh ta. Tên của anh ta là Carl Norden. Carl Norden sinh năm 1880. Và anh là người Thụy Sĩ. Và tất nhiên, người Thụy Sĩ có thể được chia ra thành hai nhóm, nói chung: những người làm ra các vật nhỏ, tinh tế mắc tiền, và những người quản lý tiền bạc của những người mua các vật nhỏ, tinh tế đắt tiền đó. Và Carl Nordon hoàn toàn nằm trong nhóm thứ nhất. Anh là một kỹ sư. Anh học ở Đại học kỹ thuật quốc gia ở Zurich. Trên thực tế, một trong những bạn học của anh là một chàng trai tên Lenin một người sau này phá vỡ những vật nhỏ, đắt tiền và tinh tế. Carl là một kỹ sư Thụy Sĩ. Và ý tôi là một kỹ sư Thụy Sĩ chính gốc. Anh mặc com-lê; anh có một bộ râu mép rất rất nhỏ và quan trọng anh ta độc đoán anh ta đề cao bản thân có động lực và anh ta có một cái tôi khác thường; và anh ta làm việc 16 giờ một ngày; anh ta có một cảm giác mạnh mẽ về dòng điện hai chiều; anh ta cảm thấy rằng tắm nắng là dấu hiệu của đạo đức kém; anh uống rất nhiều ca phê; và anh làm việc hiệu quả nhất khi ngồi hàng giờ trong nhà bếp của nhà mẹ anh ở Zurich trong im lặng hoàn toàn với không gì hơn là một cây thước kẻ. Dù sao đi nữa, Carl Norden di dân sang Hoa Kỳ ngay trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và mở một cửa tiệm trên đường Lafayette ở trung tâm Manhattan. Và anh ta bị ám ảnh bởi câu hỏi là làm sao có thể thả bom từ máy bay. Các bạn thử nghĩ xem, trong thời đại trước thiết bị định vị toàn cầu và máy ra đa, đó hiển nhiên là một câu hỏi rất khó. Đó là một vấn đề vật lý rất phức tạp. Ta có một máy bay ở vài ngàn bộ trên không trung, đang bay với tốc độ hàng trăm dặm một giờ, và bạn cố gắng thả một vật, một quả bom, trúng một mục tiêu trong ảnh hưởng của các loại gió và mây, và bao nhiêu trở ngại khác. Có rất nhiều người, trước chiến tranh thế giới thứ nhất và giữa hai cuộc chiến, đã cố gắng giải quyết vấn đề đó, và hầu như tất cả mọi người đều không thành công. Những thiết bị ngắm bom thời đó đều cực kỳ thô sơ. Nhưng Carl Norden chính là người hoàn toàn giải được vấn đề đó. Và anh đã tạo ra một thiết bị cực kỳ phức tạp. Nó nặng khoảng 23kg. Nó được gọi là thiết bị ngắm bom Norden Mark 15. Nó có không biết bao nhiêu là đòn bẩy và vòng bi và phụ tùng và giác kế. Anh ta tạo ra một cái thiết bị phức tạp này. Và điều mà anh ta giúp mọi người làm là anh ta cho phép người ném bom mang thiết bị này lên máy bay, ngắm mục tiêu bằng mắt thường, bởi vì những người này ở trong lồng kính của máy bay ném bom, và họ nhập vào độ cao của máy bay, tốc độ của máy bay, tốc độ của gió và tọa độ của mục tiêu. Và thiết bị ngắm bom sẽ cho anh ta biết khi nào ném bom. Và như Norden đã nói một cách nổi tiếng, "Trước khi có thiết bị ngắm bom đó, những quả bom thường xuyêt trật mục tiêu ít nhất là một dặm." Nhưng anh ta nói, với thiết bị ngắm bom Mark 15 Norden, anh ta có thể ném bom trúng một thùng dưa muối từ độ cao 20,000 bộ. Tôi không thể cho bạn biết là quân đội Hoa Kỳ đã phấn khích như thế nào khi nghe tin về thiết bị ngắm bom Norden. Nó giống như là thức ăn từ thiên đường vậy. Đây là một quân đội vừa mới trải qua thế chiến thứ nhất, với hàng triệu lính chiến đấu trong các chiến hào, không đi đâu được, và không có tiến triển gì, và ở đây là một người tạo ra một thiết bị cho phép họ bay trên trời cao trên lãnh thổ của địch và hủy diệt tất cả những gì họ muốn với độ chính xác cực kỳ cao. Và quân đội Hoa Kỳ chi ra 1.5 tỷ đô la -- 1.5 tỷ đô la trong năm 1940 -- để phát triển thiết bị ngắm bom Norden. Để so sánh rõ hơn, tổng chi phí của dự án Manhattan là 3 tỷ đô la. Số tiền được chi ra cho thiết bị ngắm bom Norden bằng phân nửa số tiền chi ra cho dự án quân sự nổi tiếng nhất của thời hiện đại. Và có nhiều người, những nhà chiến lược trong quân đội Hoa Kỳ, thật sự nghĩ rằng chỉ một thiết bị này thôi sẽ là tạo ra sự khác biệt giữa chiến thắng và thất bại khi đối đầu với quân Quốc xã, và đối đầu với quân Nhật. Và đối với Norden, thiết bị này có một giá trị đạo đức cự kỳ quan trọng, vì Norden là một người sùng đạo Thiên Chúa giáo. Trên thực tế, anh ta rất khó chịu khi mọi người xem thiết bị ngắm bom đó là phát minh của anh, bởi vì trong mắt anh, chỉ có Chúa mới phát minh ra các vật. Anh đơn giản chỉ là một dụng cụ của ý muốn của Chúa. Và ý muốn của Chúa là gì? Ý muốn của Chúa là những mất mát trong bất cứ cuộc chiến nào cũng đều được giảm đến mức tối thiểu. Và thiết bị ngắm bom Norden làm được gì? Nó giúp chúng ta làm được điều đó. Nó giúp chúng ta chỉ ném bom những gì mà chúng ta hoàn toàn cần phải hủy diệt. Vì vậy trong những năm gần trước Thế chiến thứ hai, quân đội Hoa Kỳ mua 90000 thiết bị ném bom Norden với giá 14000 đô la một cái -- một lần nữa, đô la trong năm 1940, đó là số tiền rất lớn. Và họ huấn luyện 50000 lính ném bom để xử dụng những thiết bị đó -- những khóa huấn luyện chuyên sâu dài vài tháng -- bởi vì những thiết bị này căn bản là những máy điện toán thô sơ; chúng không phải dễ sử dụng. Và họ bắt những người lính ném bom này thề là nếu họ bị bắt, họ sẽ không tiết lộ một chi tiết nào về thiết bị này cho quân địch, bởi vì điều bắt buộc là kẻ thù không thể sờ vào được cái mẩu công nghệ cực kỳ thiết yếu này. Và mỗi khi thiết bị ngắm bom Norden được đem lên máy bay, nó được hộ tống bằng nhiều vệ sĩ có vũ trang. Và nó được di chuyển trong một cái hộp với một mảnh vải che lại. Và cái hộp này được còng vào tay của những người vệ sĩ. Nó không bao giờ được chụp hình. Và có một thiết bị thiêu hủy nhỏ ở bên trong, để nếu mà máy bay bị rơi, thì nó sẽ bị thiêu hủy và kẻ địch sẽ không bao giờ lấy được thiết bị đó. Thiết bị ngắm bom Norden là chiếc cốc thánh. Vậy thì điều gì đã xảy ra trong Thế chiến thứ hai? Hóa ra thiết bị này không phải là chiếc cốc thánh. Trong thử nghiệm, thiết bị ngắm bom Norden có thể thả bom trúng một thùng dưa muối từ 20000 bộ, nhưng đó là trong những điều kiện hoàn hảo. Và tất nhiên, trong chiến tranh, điều kiện không bao giờ hoàn hảo. Trước hết, thiết bị này rất khó dùng -- thật sự rất khó dùng. Không phải ai trong số 50000 người lính nem bom cũng có khả năng lập trình đúng một máy điện toán cơ bản. Thứ hai nữa, nó hay bị hỏng. Nó chứa đầy các loại con quay, ròng rọc, phụ tùng và vòng bi, và những thứ này không hoạt động tốt như mong muốn trong chiến đấu. Thứ ba, khi Norden tính toán, anh giả định là máy bay sẽ bay ở một tốc độ tương đối chậm ở một độ cao thấp. Nhưng trong chiến tranh, bạn không làm thế được; bạn sẽ bị bắn rớt. Vì vậy họ bay ở những độ cao lớn với những tốc độ rất nhanh. Và thiết bị ngắm bom Norden không hoạt động tốt được trong những điều kiện như vậy. Nhưng quan trọng hơn hết, thiết bị ném bom Norden đòi hỏi người ném bom phải nhìn thấy được mục tiêu. Nhưng tất nhiên, điều gì xảy ra trong thực tế? Mây, đúng không. Nó cần một bầu trời không mây thì mới chính xác được. Vậy thì có bao nhiều ngày mà trời không có mây bạn nghĩ ở Trung Âu từ 1940 đến 1945? Không nhiều lắm. Và để dẫn chứng cho các bạn là thiết bị ngắm bom Norden thiếu chính xác như thế nào, có một sự kiện nổi tiếng vào năm 1944 khi quân Đồng minh ném bom một nhà máy hóa chất ở Leuna, Đức. Và nhà máy hóa chất này rộng 757 mẫu Anh. Và trong hơn 22 chiến dịch ném bom, quân Đồng minh ném 85000 trái bom trên nhà máy hóa chất rộng 757 mẫu Anh này, sử dụng thiết bị ngắm bom Norden. Bao nhiêu phần trăm của những quả bom này các bạn nghĩ đã rơi trong phạm vi 700 mẫu Anh của nhà máy này? 10 phần trăm. 10 phần trăm. Và trong số 10 phần trăm rơi trúng, 16 phần trăm không nổ; chúng bị tịt ngòi. Nhà máy hóa chất Leuna, sau một trong những cuộc ném bom kịch liệt nhất trong lịch sử chiến tranh, hoạt động trở lại trong vòng vài tuần. Hơn thế nữa, tất cả các biện pháp phòng ngừa để tránh thiết bị ngắm bom Norden lọt vào tay của quân Quốc xã thì sao? Hóa ra rằng Carl Norden, một người Thụy Sĩ thật thụ, rất phục những kỹ sư Đức. Vì vậy trong những năm 1930, anh ta đã thuê rất nhiều những người này, và một trong số đó là một người tên Hermann Long, người mà vào năm 1938, đã đưa tất cả các kế hoạch chi tiết của thiết bị ngắm bom Norden cho quân Quốc Xã. Vì vậy họ cũng có thiết bị ngắm bom Norden riêng của họ trong suốt cuộc chiến -- và tất nhiên, những thiết bị đó cũng không hoạt động tốt được. (Cười) Vậy thì tại sao chúng ta lại nói về thiết bị ngắm bom Norden? Bởi vì chúng ta đang sống trong một thời đại có rất rất nhiều những thiết bị ngắm bom Norden. Chúng ta sống trong một thời đại mà có rất nhiều những người rất rất thông minh nói rằng họ đã phát minh ra những thiết bị sẽ thay đổi thế giới mãi mãi. Họ phát minh ra các trang web giúp chúng ta tự do. Họ phát minh ra thứ này, thứ kia hoặc thứ nọ để làm thế giới mãi mãi tốt hơn. Nếu bạn đi vào quân đội, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều Carl Norden. Nếu bạn đi tới Lầu Năm Góc, họ sẽ nói "Bạn biết không, bây giờ chúng tôi thật sự có thể ném một quả bom trúng một thùng dưa muối từ 20.000 bộ." Và bạn biết không, đó là sự thật; họ thật sự có thể làm như vậy. Nhưng chúng ta cần nhận thấy rất rõ là điều đó có rất ít ý nghĩa. Trong cuộc chiến ở Iraq, vào thời điểm ban đầu của cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ, không quân, gửi hai phi đội F-15E Fighter Eagles tới sa mạc Iraq trang bị với những máy chụp hình trị giá 5 triệu đô la có khả năng thấy được bề mặt của sa mạc. Và nhiệm vụ của họ là tìm và huỷ diệt -- các bạn có nhớ những máy phóng tên lửa Scud, những tên lửa đất đối không mà người Iraq phóng vào những người Israel? Nhiệm vụ của hai phi đội này là hủy diệt tất cảc các bệ phóng tên lửa Scud đó. Vì vậy họ bay ngày và đêm, thả hàng ngàn quả bom, phóng hàng ngàn tên lửa với hy vọng loại trừ cái tai họa đó. Sau khi cuộc chiến kết thúc, có một cuộc kiểm tra -- giống như quân đội và không quân luôn làm -- và họ đề ra một câu hỏi: chúng ta đã hủy diệt được bao nhiêu tên lửa Scud? Bạn có biết câu trả lời là gì không? Con số 0, không được cái nào hết. Tại sao lại như vậy? Có phải vì vũ khí của họ không chính xác? Ô không, chúng chính xác cự kỳ. Chúng có thể hủy diệt cái hộp nhỏ ngay đây từ 25000 bộ. Vấn đề là họ đã không biết những bệ phóng tên lữa Scud nằm ở đâu. Vấn đề của bom và thùng dưa muối không phải là thả trái bom vào thùng dưa muối, mà là biết tìm thùng dưa muối ở đâu. Đó luôn luôn là vấn đề khó hơn trong chiến tranh. Hãy lấy cuộc chiến ở Afghanistan làm ví dụ. Cái gì là vũ khí tiêu biểu của cuộc chiến của CIA ở Tây Bắc Pakistan? Đó là máy bay không người lái. Máy bay không người lái là gì? Đó chính là cháu của thiết bị ngắm bom Norden 15. Nó là mộ vũ khí tàn phá chính xác. Trong 6 năm vừa qua, ở Tây Bắc Pakistan, CIA đã bay hàng trăm chiến dịch máy bay không người lái, và họ đã sử dụng những máy bay này để giết 2000 lính Pakitstan và Taliban bị tình nghi. Vậy thì độ chính xác của những máy bay này như thế nào? Nó rất là phi thường. Chúng ta nghĩ là chúng ta đang ở độ chính xác 95% trong tấn công bằng máy bay không người lái. 95 phần trăm những người chúng ta giết là cần giết, đúng không? Đó là một trong những kỷ lục phi thường trong lịch sử của chiến tranh. Nhưng các bạn có biết điều quan trọng ở đây là gì không? Trong cùng khoảng thời gian mà chúng tả sử dụng những máy bay với độ tàn phá chính xác đó, thì con số của các cuộc tấn cộng, của những vụ nổ bom tự xác, và những cuộc tấn công khủng bố, nhắm vào quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan đã tăng lên gấp 10 lần. Khi chúng ta trở nên ngày càng hiệu quả hơn trong tiêu diệt họ, họ đã trở nên ngày càng giận dữ hơn, và ngày càng hăng hái hơn để tiêu diệt chúng ta. Tôi đã không kể cho các bạn nghe một câu chuyện thành công. Tôi miêu tả cho các bạn một câu chuyện trái ngược của thành công. Và đó chính là vấn đề về sư say mê của chúng ta đối với những thứ chúng ta tạo ra. Chúng ta nghĩ là những thứ chúng ta tạo ra sẽ giải quyết được những vấn đề của chúng ta, nhưng những vấn đề của chúng ta lại phức tạp hơn thế rất nhiều. Vấn đề không phải là chúng ta có bom chính xác như thế nào, vấn đề là chúng ta sử dụng bom như thế nào, và quan trọng hơn nữa, chúng ta có nên sử dụng bom hay không. Có một tái bút cho câu chuyện của Norden về Carl Norden và thiết bị ngắm bom tuyệt vời của anh. Đó là, vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, một chiếc may bay ném bom B-29 tên Enola Gay bay qua Nhật và sử dụng thiết bị ngắm bom Norden, thả một trái bom nguyên tử rất lớn lên thành phố Hiroshima. Và giống như thường lệ đối với thiết bị ngắm bom Norden, quả bom đó trật mục tiêu khoảng 800 bộ. Nhưng tất nhiên, điều đó không là vấn đề gì cả. Và đó chính là điều trớ trêu lớn nhất trong mọi thứ khi nói đến thiết bị ngắm bom Norden. Thiết bị ngắm bom trị giá 1.5 tỷ đô la của không quân được sử dụng để ném một quả bom giá 3 tỷ đô la, một quả bom không cần thiết bị ngắm nào cả. Trong khi đó, ở New York, không ai nói cho Carl Norden biết rằng thiết bị ngắm bom của anh được sử dụng ở Hiroshima. Anh là một người sùng đạo Thiên Chúa giáo. Anh nghĩ là anh đã thiết kế một thiết bị làm giảm đi thiệt hại của chiến tranh. Nó có thể sẽ làm anh đau khổ. (Vỗ tay) Tôi chuyển đến Boston 10 năm trước, từ Chicago, với hứng thú nghiên cứu về ung thư và hóa học. Bạn có thể đã biết Hóa Học là môn khoa học về chế tạo phân tử -- hoặc đối với tôi, chế tạo thuốc chữa ung thư mới. Và bạn cũng có thể đã biết rằng, đối với khoa học và y học, Boston hơi giống như một cửa hàng kẹo. Bạn không thể vượt qua một biển dừng ở Cambridge mà không đâm phải một sinh viên cao học. Quán bar được gọi là Điều Kì Diệu Của Khoa Học. Biển quảng cáo nói "Không gian thí nghiệm có sẵn." Và công bằng mà nói trong 10 năm nay, chúng ta đã hoàn toàn chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học -- trong y học gen. Chúc ta biết nhiều về bệnh nhân đến phòng khám bây giờ hơn bao giờ hết. Và chúng ta có thể, cuối cùng, trả lời câu hỏi mà đã gây áp lực trong nhiều năm: tại sao tôi lại bị ung thư? Thông tin này khá là choáng. Bạn có thể đã biết rằng, đến thời điểm hiện tại - bình minh của cuộc cách mạng, chúng ta đã biết rằng có khoảng 40,000 loại đột biến độc lập ảnh hưởng tới hơn 10,000 gen, và rằng có khoảng 500 trong số các gen này là những nguyên nhân trực tiếp, gây nên bệnh ung thư. Nhưng một cách tương đối, chúng ta có khoảng một tá dược phẩm chiến lược. Và sự thiếu thốn trong thuốc điều trị ung thư thực sự đã ập đến nhà tôi khi bố tôi được chuẩn đoán bị ung thư tuyến tụy. Chúng tôi không đưa ông ấy đến Boston. Chúng tôi đã không giải mã hệ gen của ông ấy. Chúng ta đã biết hàng thế kỉ cái gì gây nên căn bệnh quái ác này. Có ba loại protein -- Ras, MIC và P53. Đây là những thông tin cũ rích chúng ta đã biết từ những năm 80, nhưng vẫn chưa có loại thuốc nào tôi có thể kê cho một bệnh nhân với căn bệnh này hay với bất kì khối u rắn nào bị gây nên bởi ba kị sĩ của ngày tận thế bệnh ung thư. Không có bất kì thuốc nào chữa Ras, MIC, hay P53. Và bạn có thể đặt câu hỏi: Tại sao lại thế? Và một câu hỏi rất khó thỏa mãn, nhưng một cái khoa học là, nó quá khó. Vì vậy cho bất cứ lí do nào, ba loại protein này đã chạm đến lĩnh vực mà theo ngôn ngữ ngành gọi là các gen vô phương cứu chữa -- điều này giống như việc không thể dùng một chiếc máy tính hay không thể đi bộ trên Mặt Trăng. Đó là một thuật ngữ kinh khủng trong ngành. Nhưng nó có nghĩa là chúng ta đã thất bại trong việc nhận biết một bao mỡ ở những loại protein này, chuyển đổi thành cái mà chúng ta, như những thợ khóa của phân tử, có thể thiết kế thành một loại phân tử hữu cơ nhỏ hoạt động hay một thành phần thuốc. Và bây giờ khi mà tôi đã học ngành Y Học Lâm Sàng và huyết học và ung thư cũng như cấy ghép tế bào, cái mà chúng ta có, chảy qua mạng lưới quy định của FDA (Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm), là những chất này -- thạch tín, thalidomide (thuốc an thần) và dẫn xuất hóa học của khí nitơ mù tạt. Và đây là thế kỉ 21. Và vì vậy, tôi đoán bạn có thể nói rằng không hài lòng với hiệu quả và chất lượng của những loại thuốc này, tôi đã quay trở lại học Hóa với ý tưởng rằng có lẽ với việc học ngành khám phá hóa học và tiếp cận nó với bối cảnh thế giới mới đầy mạo hiểm của các nguồn mở, và các nguồn số đông, một mạng lưới hợp tác mà chúng ta truy cập thông qua các học viện, chúng ta có thể nhanh chóng mang đến phương pháp chữa trị chiến lược và hiệu quả đến bệnh nhân của chúng ta. Vì vậy làm ơn coi đây là một công việc dang dở, nhưng tôi hôm nay muốn kể cho các bạn một câu chuyện về một loại ung thư hiếm gặp gọi là ung thư biểu mô đường chính diện, về loại protein ác tính, loại protein nan y đã gây nên căn bệnh ung thư này, gọi là BRD4, và về một loại phân tử được phát triển trong phòng thí nghiệm của tôi ở Học Viện Ung Thư Dana Farber gọi là JQ1, mà tôi đặt tên một cách trân trọng từ Jun Qi, nhà hóa học đã tạo nên loại phân tử này. BRD4 là một loại protein thú vị. Bạn có thể hỏi bản thân mình, với tất cả những gì ung thư đang cố để có thể giết chết bệnh nhân, làm sao nó có thể nhớ là đó là ung thư? Khi nó hé mở hệ gen, chia tách thành hai tế bào và giải mã lại, tại sao nó lại không trở thành một con mắt, hay một lá gan, khi mà chúng có tất cả các gen cần thiết như vậy? Nó nhớ nó chính là ung thư. Và lí do vì sao ung thư, như bất cứ tế bào khác trong cơ thể, đặt các thẻ nhớ phân tử nhỏ, những miếng dán nhắc nhở nhỏ, để nhắc các tế bào "Tôi là ung thư; Tôi nên tiếp tục sinh sôi." Và những miếng dán nhắc nhở đó tham gia vào việc protein này và các protein khác cùng loại -- gọi là brodomain. Vì vậy chúng tôi tìm ra một ý tưởng, một lý do, rằng có thể, nếu chúng tôi tạo ra một nguyên tử có thể phòng ngừa được sự dính những mảnh giấy nhớ bằng cách thâm nhập vào các bao mỡ nhỏ nằm ở đáy của những tế bào protein quay, thì có thể chúng tôi sẽ thuyết phục được những tế bào ung thư, những tế bào liên kết với protein BRD4, rằng chúng không phải ung thư. Và vì vậy chúng tôi bắt đầu tập trung vào vấn đề này, Chúng tôi thành lập những thư viện hợp chất và cuối cùng tìm ra cái này và những chất tương tự được gọi là JQ1. Không phải là một công ty dược phẩm, chúng tôi có thể làm một số thứ nhất định, chúng tôi có sự linh hoạt nhất định, mà một công ty dược phẩm không có. Chúng tôi bắt đầu gửi nó cho bạn bè chúng tôi. Tôi có một phòng nghiên cứu nhỏ. Chúng tôi đã nghĩ chỉ gửi đến cho mọi người và xem xem các phân tử phản ứng như thế nào. Và chúng tôi gửi nó đến Oxford, Anh nơi mà một nhóm các nhà tinh thể học tài năng cung cấp bức ảnh này, cái đã giúp chúng tôi hiểu một cách chính xác các phân tử hiệu quả như thế nào đối với loại protein đặc biệt này. Đó là cái chúng tôi gọi là một sự kết hợp hoàn hảo của sự phù hợp hình dạng, cực kì gần gũi. Đây là một loại ung thư hiếm gặp, ung thư BRD4. Vì vậy chúng tôi làm việc với các mẫu vật chất thu thập được từ những nhà bệnh lý ở Bệnh Viện Phụ Nữ Brigham. Và chúng tôi chữa những tế bào đó với loại phân tử này, và quan sát thấy thứ gì đó vô cùng ngạc nhiên. Các tế bào ung thư, nhỏ, tròn và sinh sản nhanh, mọc lên những cái tay và phần mở rộng này. Chúng đang thay đổi hình dạng. Thực sự, tế bào ung thư đã quên chúng là ung thư và trở thành một tế bào bình thường. Điều này làm chúng tôi vô cùng phấn khởi. Bước tiếp theo là áp dụng phân tử này lên chuột. Vấn đề duy nhất là không có mẫu chuột cho loại ung thư hiếm này. Vì vậy trong khoảng thời gian chúng làm thí nghiệm này, tôi đang chăm sóc cho một anh lính cứu hỏa 29 tuổi từ Connecticut người đang gần kề cái chết chính bởi bệnh ung thư hiểm nghèo này. Loại ung thư liên kết BRD4 này phát triển trong phổi trái của anh ta, và khi anh ta cho một ống phổi mà trong đó đã rỉ ra nhiều mảnh sạn. Và trong mỗi ca khám chúng tôi sẽ ném cái đó ra. Và chúng tôi tiếp cận bệnh nhân này và hỏi nếu anh ta muốn hợp tác với chúng tôi. Có thể nào chúng tôi lấy loại chất ung thư quý giá và hiếm có này thông qua ống ngực và mang nó sang thành phố và chuyển đến cho loài chuột rồi thử nghiệm lâm sàng với nguyên mẫu thuốc? Điều này có thể vô lý, và thực sự là bất hợp pháp nếu áp dụng trên người. Và anh ta đã đồng ý. Ở Trung Tâm Gia Đình Lurie cho Hình Ảnh Động Vật, đồng nghiệp của tôi, Andrew Kung, thành công đưa loại ung thư này lên chuột mà không cần phải chạm vào nhựa. Và bạn có thể nhìn thấy mẫu chụp cắt lớp giải phóng Pezitron (PET) của một con chuột -- cái mà chúng tôi gọi là thú PET. Ung thư đang phát triển ở cái khối màu đỏ khổng lồ phía sau chi của loài vật. Và khi chúng tôi áp dụng hợp chất, sự liên kết với đường, thì sự phát triển nhanh chóng dần biến mất. Và trên cái con ở bên phải, bạn có thể thấy rằng tế bào ung thư đang phản ứng. Chúng tôi đã đang hoàn thiện các thí nghiệm lâm sàng trên bốn mẫu chuột của loại bệnh này. Và mỗi lần, chúng tôi đều nhìn thấy chỉ một thứ chung. Những con chuột bị ung thư mà sử dụng loại thuốc này sống, và những con mà không dùng thuốc bị chết. Vì vậy chúng tôi bắt đầu suy nghĩ, một công ty dược phẩm sẽ làm gì ở thời điểm đó? Chắc là họ sẽ giữ bí mật cho đến khi họ mang nguyên mẫu thuốc biến nó thành một dược phẩm hoạt tính. Và chúng tôi đã làm ngược lại. Chúng tôi xuất bản một tài liệu miêu tả tìm tòi này từ giai đoạn nguyên mẫu sơ khai nhất. Chúng tôi cung cấp cho thế giới đặc tính hóa học của phân tử này, nhìn chung theo quy tắc thì là một bí mật. Chúng tôi nói cho mọi người chính xác làm thế nào để tạo ra nó. Chúng tôi đưa cho họ địa chỉ thư điện tử của mình, gợi ý rằng nếu họ viết cho chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi cho họ miễn phí một mẫu phân tử. Chúng tôi cơ bản đã cố tạo ra một môi trường cạnh tranh hết mức có thể cho nghiên cứu này. Và điều này, thật không may, đã thành công. (Cười) Bởi vì bây giờ khi chúng tôi chia sẻ phân tử này, chỉ mới tháng 12 năm ngoái, tới 40 phòng thí nghiệm trên toàn Hoa Kì và hơn 30 phòng ở Châu Âu -- rất nhiều trong số họ là những công ty dược phẩm đang tìm cách để len vào bộ môn này, để chữa được căn bệnh ung thư hiểm nghèo đã, ơn trời, khá là mong muốn được nghiên cứu trong ngành đó. Nhưng thứ khoa học mà trở lại từ tất cả những phòng thí nghiệm về việc sử dụng loại phân tử này đã mang đến cho chúng tôi thông tin mà chúng tôi không thể một mình tìm ra được. Tế bào bạch cầu được chữa với loại hợp chất này chuyển thành những tế bào bạch cầu khỏe mạnh. Chuột bị bệnh u tủy, một loại bệnh không thể chữa được trong tuỷ xương, phản ứng mạnh mẽ với cách chữa trị bằng loại thuốc này. Bạn có thể biết rằng chất béo có trí nhớ. Thật tuyệt là có thể diễn đạt điều đó cho bạn. Và trong thực tế, loại phân tử này ngăn ngừa chất béo ở tế bào gốc này, khỏi việc nhớ là làm thế nào để béo lên cũng như việc chuột theo một chế độ ăn giàu chất béo, giống như bạn bè ở quê hương Chicago của tôi, thất bại trong việc chế tạo gan béo, một vấn đề y học lớn. Điều mà nghiên cứu này dạy chúng tôi -- không chỉ với phòng thí nghiệm của tôi, mà cả học viện của chúng tôi, và Trường Y Harvard một cách tổng quát -- đó là việc chúng tôi có những nguồn đặc biệt ở các học viện cho việc phát minh ra thuốc -- các trung trâm của chúng ta mà đã thử nghiệm các tế bào ung thư một cách khoa học nhiều hơn bất kì nơi nào khác, chưa hề tạo ra được điều này. Với tất cả các lí do bạn thấy liệt kê ở đây, chúng tôi nghĩ rằng có một cơ hội lớn cho các trung tâm giáo dục tham gia vào việc nghiên cứu sớm nhất, đau đầu, và sáng tạo trong việc sản xuất nguyên mẫu thuốc. Vậy cái gì tiếp đây? Chúng ta có phân tử này, nhưng nó hiện chưa phải là một loại thuốc. Và nó không có sẵn. Chúng ta cần phải sửa đổi nó sao cho chúng ta có thể kê cho các bệnh nhân. Và mọi người trong phòng thí nghiệm, theo dõi sát sao phản ứng với bệnh nhân, cảm thấy khá miễn cưỡng khi tạo ra một y phẩm tạo nên từ phân tử này. Ở đây tôi phải nói rằng chúng tôi có thể sử dụng sự giúp đỡ, am hiểu và sự tham gia hợp tác của bạn. Không giống như một công ty dược phẩm, chúng tôi không có nguồn hàng để có thể đặt cọc những phân tử này vào. Chúng tôi không có một đội ngũ bán hàng và nhân viên marketing có thể bảo chúng tôi làm thế nào để cạnh tranh loại thuốc này với các loại khác. Cái mà chúng tôi có chính là sự linh hoạt của một trung tâm học thuật để làm việc với những con người cạnh tranh, tâm huyết, năng nổ, hy vọng là được tài trợ đầy đủ để có thể mang những tế bào này đến các phòng khám khi cùng lúc duy trì khả năng để chia sẻ mẫu thuốc này toàn cầu. Phân tử này sẽ sớm rời khỏi những chiếc ghế và đi vào một công ty mới thành lập nhỏ tên là Dược Phẩm Tensha. Và đây thực sự là phân tử thứ 4 đại khái là tốt nghiệp từ những ống tiêm nhỏ trong quá trình tìm kiếm thuốc của chúng tôi, hai trong số đó -- một loại thuốc tại chỗ cho các tế bào bạch huyết của da, một chất miệng cho việc điều trị hàng loạt u tủy -- sẽ thực sự đến bên giường bệnh cho lần thử lâm sàng đầu tiên tháng 7 năm nay. Đối với chúng ta, đây là một cột mốc lớn và đáng quan tâm. Tôi muốn để lại với các bạn chỉ hai ý. Đầu tiên là nếu có bất kì cái gì đặc biệt ở nghiên cứu này, thì nó ít tính khoa học hơn là tính chiến lược -- rằng điều này đối với chúng ta là một thí nghiệm mang tính xã hội, một thí nghiệm mà chỉ xảy ra nếu chúng ta cởi mở và trung thực trong giai đoạn sớm nhất của nghiên cứu hóa học phát minh nếu có thể. Dãy số và chữ và biểu tượng và đóng mở ngoặc mà có thể được nhắn tin, tôi giả dụ, hoặc thông qua Twitter trên toàn cầu, là đặc tính hóa học của hợp chất đặc biệt. Và đó là những thông tin mà ta cần nhất từ các công ty dược phẩm, những thông tin về cơ chế hoạt động của những loại thuốc nguyên mẫu đầu tiên. Nhưng những thông tin này vẫn còn là điều bí mật. Và tôi thật sự tìm kiếm để tải về hai quy luật từ những thành công tuyệt vời của ngành công nghiệp khoa học máy tính: một của nguồn mở và một của nguồn số đông để nhanh chóng, một cách trách nhiệm tăng tốc cho sự ra đời của phương pháp chữa bệnh nan y cho bệnh nhân bị ung thư. Bây giờ mô hình kinh doanh sẽ bao gồm tất cả các bạn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi cộng đồng. Nó được tài trợ bởi các tổ chức. Và một điều tôi học được ở Boston rằng bạn, con người sẽ làm tất cả mọi điều cho ung thư -- và tôi trân trọng tất cả điều đó. Bạn đạp xe xuyên bang. Bạn đi bộ xuôi và ngược dòng sông. (Cười) Tôi chưa bao giờ thấy sự ủng hộ đặc biệt này cho việc nghiên cứu ung thư ở đâu cả. Và vì vậy tôi muốn cảm ơn các bạn vì đã tham gia, hợp tác và trên hết tin tưởng vào những ý tưởng của chúng tôi. (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi là người cắt giấy. (Cười) Tôi cắt để tạo nên những câu chuyện. Vì thế nên quá trình làm việc của tôi rất chân phương. Tôi lấy một mẩu giấy, mường tượng ra một câu chuyện, thỉnh thoảng tôi phác thảo vài nét, nhưng cũng có lúc tôi không cần phải làm việc này. Và vì những gì tôi tưởng tượng đã thật sự hiển hiện trên giấy, nên tôi chỉ cần cắt bỏ đi những thứ rườm rà, không liên quan đến mẩu chuyện. Vậy nên tôi không cắt giấy theo một đường thẳng. Thật ra, Tôi xem nó như một đường trôn ốc. Tôi không được sinh ra với một chiếc dao gắn trên tay Và tôi không nhớ là mình đã từng cắt giấy khi còn nhỏ. Khi đến tuổi thiếu niên, Tôi phác họa và vẽ, Tôi mơ ước trở thành một họa sĩ. Nhưng đó cũng là thời điểm tôi trở nên nổi loạn. Tôi từ bỏ tất cả mọi thứ và làm nhiều nghề quái lạ. Trong số đó, Tôi từng làm người chăm sóc cừu, người lái xe tải, công nhân phân xưởng, nhân viên lau dọn, Tôi làm trong ngành du lịch khoảng 1 năm ở Mexico và ở Ai Cập một năm. Tôi chuyển đến sống trong hai năm ở Đài Loan. Cuối cùng tôi dừng chân ở New York và trở thành hướng dẫn viên du lịch ở đấy. Và tôi vẫn làm việc với tư cách người dẫn đầu tour du lịch, tôi di chuyển như con thoi giữa Trung Quốc, Tây Tạng và Trung Á. Đương nhiên những việc này tốn rất nhiều thời gian, cho đến khi tôi đã gần bước sang tuổi 40, tôi quyết định rằng đã đến thời điểm để bắt đầu công việc nghệ thuật của mình. (Vỗ tay) Tôi đã chọn việc cắt giấy bởi vì giấy có giá thành thấp, nhẹ, và ta có thể biến hóa nó theo nhiều cách khác nhau. Tôi đã chọn thể hiện qua ngôn ngữ của những cái bóng bởi vì nó rất hiệu quả về mặt hình ảnh. Và nó cũng thể hiện thứ cốt yếu nhất của mọi điều. Từ "bóng" -- "Silhouette" bắt nguồn từ tên một vị bộ trưởng tài chính tên là Etienne de Silhouette. Ông ta đã mạnh tay cắt giảm ngân sách đến nỗi mà mọi người không còn khả năng mua được những bức vẽ được nữa, và họ cần có những bức chân dung cho riêng mình "a la silhouette." (Cười) Vì thế tôi đã tạo nên một chuỗi hình ảnh với những đường cắt sửa, rồi sau đó ghép nối chúng lại với nhau Mọi người bảo tôi rằng chúng giống như 36 góc nhìn của tòa nhà Empire Sate họ nói với tôi rằng, "Cậu sẽ làm một cuốn sách về nghệ thuật chứ." Có rất nhiều định nghĩa về một cuốn sách nghệ thuật. Chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng đối với tôi những cuốn sách nghệ thuật ấy vô cùng thú vị để có thể tường thuật lại một câu chuyện theo lối giàu hình tượng. Có thể dùng chữ nhưng cũng có thể không. Tôi có một niềm đam mê cháy bỏng đối với những bức vẽ và những con chữ. Tôi thích cách chơi chữ và sự liên hệ về mặt tiềm thức. Tôi yêu những điều kì lạ của ngôn ngữ. Ở bất cứ nơi đâu tôi cũng tìm tòi học những thứ ngôn ngữ được sử dụng ở đấy, nhưng chẳng bao giờ giỏi được. Vì vậy tôi luôn luôn tìm những từ có cùng gốc nhưng thực không phải vậy hoặc là những từ giống nhau giữa các ngôn ngữ. Chắc các bạn cũng đoán được rằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi là tiếng Pháp. Còn ngôn ngữ tôi sử dụng hằng ngày là tiếng Anh. Vậy nên tôi đã bắt tay vào làm một chuỗi công việc về những từ giống nhau giữa tiếng Pháp và tiếng Anh. Một trong số đó chính là "Spelling Spider" Spelling Spider (chú nhện đánh vần) cùng họ hàng với từ spelling bee (chú ong đánh vần) (Cười) Nhưng liên quan đến Web nhiều hơn cả. (Cười) Và con nhện này dệt nên một bảng chữ cái song ngữ. Vì thế các bạn có thể đọc được từ "architecture active" hoặc "active architecture." (kiến trúc chủ động) Con nhện này lần lượt bò khắp bảng chữ cái tìm những tính từ và danh từ giống nhau Vì thế nếu như không biết những ngôn ngữ này bạn có thể học được ngay lập tức. Một điều mang dáng dấp cổ xưa của cuốn sách này chính là những cuộn giấy. Chúng rất tiện lợi, vì bạn có thể tạo ra một bức tranh lớn trên một chiếc bàn nhỏ. Những kết quả không ngở đến của phương thức này chính là việc bạn chỉ có thể thấy một phần bức tranh của mình, do đó nó tạo nên một lối kiến trúc tự do. Và giờ thì tôi đang tạo ra các kiểu cửa sổ. Đừng chỉ nhìn riêng những gì được thể hiện ở bề mặt mà hãy quan sát nhiều thế giới riêng biệt. Tôi thường là một kẻ ngoài cuộc để nhìn xem mọi thứ vận hành như thế nào và điều gì đang diễn ra. Mỗi chiếc cửa sổ kia là một bức tranh là cả thế giới mà tôi thường xuyên ghé thăm nhiều lần. Và mỗi khi hòa mình vào thế giới này ngẫm nghĩ về bức tranh hay những từ nhàm chán miêu tả dự định trong tương lai, và những từ thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày, mà chúng ta thường dùng với cảm xúc. Đó chính là tất cả những gì có thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta đang sống trong những ngôi nhà bằng bong bóng nhỉ? Hẳn sẽ là một thế giới bay bổng, bồng bềnh trong không gian đây. Và chúng ta hầu như sẽ rất ít chạm chân đến hành tinh này. Sẽ nhẹ tênh. Vì thế thỉnh thoảng tôi ở trong ngắm nhìn ra xa mọi vật, chẳng hạn như thành phố EgoCentri và những vòng tuần hoàn khép kín. Đôi khi đấy chính là một cái nhìn mang tính toàn cầu, về những cội nguồn chung của chúng ta và việc làm thế nào để sử dụng chúng mà đạt được ước mơ. Ta cũng có thể xem chúng nhưng một tổ ấm an bình. Và nguồn cảm hứng của tôi vô cùng đa dạng. Tôi ảnh hưởng bởi những gì mình đọc, những thứ mình thấy. Tôi có vài câu chuyện cười, ví dụ như "Những nhịp đập câm lặng." (Cười) Còn lại thuộc thể loại lịch sử. Và đây là "Thành phố Kẹo Ngọt." Nó không phải là một lịch sử được xoa dịu bởi đường ngọt. Đây là câu chuyện về việc mua bán nô lệ cho đến việc tiêu thu đường quá mức với những khoảnh khắc ngọt ngào đan xen. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy xúc động trước một số mẩu tin tức, chẳng hạn như tin về trận động đất ở Haiti vào năm 2010. Cũng có khi lại chẳng liên quan đến những câu chuyện của riêng tôi. Mọi người tâm sự với tôi về cuộc sống của họ, về những kỷ niệm, những khát khao cháy bỏng, và tôi mường tượng ra một cảnh quan tâm trí. Tôi phân luồng câu chuyện quá khứ của họ để họ sẽ có một nơi để quay trở lại để quan sát cuộc sống của họ và những khả năng có thể xảy ra. Tôi gọi chúng là những thành phố của Freud. Tôi không thể thay mặt phát ngôn cho tất cả những bức tranh của mình, vì vậy tôi sẽ chỉ lướt qua một vài thế giới được đặt tên. Thành Phố Modi. Thành phố điện năng. Sự tăng trưởng điên loạn trong vòng tuần hoàn Colombus. Thành phố san hô. Mạng lưới thời gian. Thành phố hỗn loạn. Những trận chiến thường ngày. Thành phố hạnh phúc" Quần đảo nổi. Về một khía cạnh, Tôi đã phải hoàn thành" Cả 9 yards." Thật sự nó đúng là một mẩu giấy được cắt dài chín yards. (Cười) Trong cuộc sống cũng như trong những mẩu giấy, mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau. Câu chuyện này dẫn đến câu chuyện khác. Bên cạnh đó tôi cũng rất hứng thú với sức mạnh thể chất của loại hình này, bởi vì bạn phải di chuyển nếu muốn thấy được nó. Và song song với công việc cắt giấy tôi còn phải chạy. Tôi bắt đầu từ những bức vẽ nhỏ, với vài dặm ngắn. Bức tranh lớn hơn thì tôi như phải chạy marathon vậy Sau đó tôi đã chạy được 50K, rồi 60K. Rồi 50 dặm - hơn cả marathon. Và tôi vẫn có cảm giác như mình đang chạy, Đó chính là sự rèn luyện để có thể trở thành một vận động viên cắt giấy đường dài (Cười) Việc chạy như vậy giúp tôi nạp nhiều năng lượng. Đây là một cuộc chạy marathon để cắt giấy trong vòng 3 tuần ở bảo tàng nghệ thuật và thiết kế tại thành phố New York. Kết quả là "Địa ngục và Thiên đường." Nó bao gồm hai mảnh giấy cao 13 ft. Được đặt trên tầng hai của bảo tàng, nhưng thật ra nó là một bức vẽ chung nhất. Tôi gọi nó là "Địa ngục và Thiên đường" vì sự luân phiên theo ngày của chúng. Không tồn tại lằn ranh phân chia giữa hiên đường và địa ngục. Có những người sinh ra từ địa ngục, và đấu tranh lại tất cả, họ vươn đến thiên đàng. Nhưng lại có những kẻ thực hiện môt chuyến du hành đối lập. Đó chính là ranh giới. Dưới địa ngục bạn thấy sự bóc lột lao động Trên thiên đường bạn thấy những người thuê đôi cánh để đeo trên vai. Và rồi bạn có tất cả những câu chuyện riêng tư này nơi mà ta đôi khi hành xử giống nhau, và kết quả mang lại sẽ đưa ta lên thiên đàng hay vùi sâu dưới địa ngục. Vì thế "Địa ngục và Thiên đường" kể về ý chí tự do và về sự ràng buộc của số mệnh. Và thông qua việc tạo hình với giấy, bạn có được cả bức vẽ và cấu trúc của nó. Vì thế bạn có thể tháo nó khỏi tường. Đây là một cuốn sách nghệ thuật được gọi là "Dự án nhận dạng." Không phải là về những đặc điểm cá nhân. Mà có phần nghiêng về xã hội hơn. Bạn chỉ việc đứng phía sau và khoác lên. Nó giống như bao gồm nhiều lớp khác nhau về nguồn gốc của chúng ta và những gì mà ta mang đến thế giới này là một nét đặc trưng riêng. Đó chính là một dự án sách nghệ thuật khác. Thực tế, hai thứ này bao gồm trong một bức tranh. Giống như cái tôi đang mặc và cái đang được triển lãm tại trung tâm sách nghệ thuật ở thành phố New York Tại sao tôi lại gọi nó là một cuốn sách? "Bản tuyên bố về thời trang," có những lời trích dẫn khác nhau về thời trang, vậy nên bạn có thể đọc, và cũng có thể, vì định nghĩa về sách nghệ thuật là muôn hình muôn vẻ. Vì thế bạn dỡ những cuốn sách nghệ thuật khỏi tường. Bạn mặc nó đi dạo. Bạn cũng có thể giới thiệu loại hình nghệ thuật này đến với công chúng. Đây là ở Scottsdale, Arizona, nó được gọi là "Những ký ức nổi." là những miền ký ức và ngẫu nhiên lay động bởi gió. Tôi yêu nghệ thuật công chúng. Và tôi đã tham gia nhiều cuộc thi trong một thời gian dài. Sau 8 năm thua cuộc, tôi hào hứng với lời đề nghị đầu tiên về việc thiết kế Phần trăm dành cho Nghệ Thuật ở New York. Nó được dùng làm một trạm nổi cho những công nhân và lính cứu hỏa cấp cứu. Tôi làm một cuốn sách nghệ thuật bằng thép không gỉ thay vì giấy. Tôi gọi nó là "Đồng chí hướng trong công việc." Nhưng tôi thêm chong chóng gió vào cả hai bên để thể hiện rằng họ bao quát tất cả phương hướng. Với nghệ thuật công chúng, Tôi cũng có thể cắt thủy tinh. Đây là mảnh thủy tinh nhẵn ở Bronx Và mỗi lần tôi thực hiện nghệ thuật trước công chúng, Tôi mong muốn gửi gắm một điều gì đấy thật sự liên quan tới nơi được dùng để thực hiện. Do đó đối với tàu điện ngầm ở NY, Tôi đã nhận thấy sự liên hệ giữa việc đi bằng tàu điện ngầm và việc đọc. Đó chính là du lịch kịp thời, du lịch đúng giờ. Nền văn học Bronx, tất cả đều về những nhà văn ở Bronx và tác phẩm của họ. Một dự án về thủy tinh khác được trình diễn ở thư viện công cộng tại San Jose, Californa. Tôi đưa ra quan điểm về sự tăng trưởng thực vật ở San Jose. Tôi bắt đầu ở trung tâm thành phố trước với quả sồi đối với nền văn minh Ohlone Indian Sau đó tôi lấy trái từ châu Âu đem đến cho những chủ đồn điền. Và rồi là quả từ khắp thế giới cho thung lũng Silicon ngày nay Và nó vẫn đang mọc. về mặt kỹ thuật, nó được cắt, phun luồng cát, khắc và in thủy tinh thành những mảnh đậm chất kiến trúc. Bên ngoài thư viện, Tôi muốn tạo nên một nơi để khai thác tâm tư các bạn. Tôi lấy những cuốn sách trong thư viện có hình trái cây trên tựa đề và tôi dùng nó để làm khu vườn dành cho đi bộ với những quả ngọt kiến thức. Tôi trồng cả cây biblio. Đó là một cái cây, mà trong thân cây là những bộ rễ ngôn ngữ. Về hệ thống viết chữ quốc tế. Và trên những cành cây là những cuốn sách thư viện đang đâm chồi nảy lộc, ngày một lớn lên. Bạn cũng có thể dùng chức năng và hình thái trong nghệ thuật công chúng. Vậy nên ở Aurora, Colorado đó là một chiếc ghế dài. Nhưng chiếc ghế dài này có một điểm cộng. Vì nếu bạn ngả lưng một hồi lâu trên chiếc ghế dài này vào mùa hè, bạn sẽ đứng dậy đi và tạm khoe yếu tố câu chuyện trên hai bắp đùi của mình (Cười) Một chức năng hữu dụng khác, nằm ở phía nam Chicago dành cho trạm ga điện ngầm. Tên là " Hạt giống ngày mai, gieo trồng hôm nay." Đó là một câu chuyện về việc chuyển giao và những mối liên kết. Nó có tác dụng như một tấm màn chắn để bảo vệ tàu và người di chuyển, và ngăn không cho vật lạ xuất hiện trên đường ray. Để có thể biến những hàng rào chắn và cửa sổ bảo vệ thành những bông hoa thật là tuyệt. Tôi đã làm việc ở đây trong vòng ba năm vừa qua với một nhà phát triển đến từ phía Nam Bronx để mang nghệ thuật đến với cuộc sống đến với những tòa nhà tiền lương thấp và những căn hộ vừa phải. Mỗi tòa nhà có nét đặc trưng riêng. Đôi khi là về di sản của khu dân cư, hay như ở Morrisania, chúng nói về lịch sử nhạc jazz. Những dự án khác, như cái ở Paris, là về tên một con đường. Gọi là Rue des Prairies -- có nghĩa là đường Đồng cỏ Tôi mang đến đó con thỏ, con chuồn chuồn, đặt trên con đường đấy và vào năm 2009 Tôi được yêu cầu thiết kế một tấm poster để trưng bày trong những chiếc xe điện ngầm ở New York trong một năm. việc đó quả như những thính giả phải lắng nghe miễn cưỡng. Và tôi muốn giải thoát cho họ Tôi tạo nên "Vòng quanh thị trấn." Tôi cắt giấy trước, sau đó tôi trang trí màu trên máy vi tính. Do đó tôi có thể gọi nó là sản phẩm kết hợp giữa thủ công và công nghệ. Theo đó Tôi cắt giấy và sử dụng vài kỹ thuật khác. Nhưng kết quả chung nhất vẫn là tạo nên những câu chuyện. Những câu chuyện với nhiều khả năng tình tiết. với nhiều viễn cảnh phía trước. Tôi không biết những câu chuyện đó. Tôi lấy những bức vẽ từ sự tưởng tượng ở khắp nơi trên trái đất của chúng ta, từ những từ ngữ nhàm chán, những thứ ta luôn nghĩ đến, từ lịch sử. Mỗi người là một người kể chuyện, vì ai cũng có một câu chuyện để kể. Nhưng quan trọng hơn cả là mọi người phải làm khiến câu chuyện ấy trở nên hợp lý trong thế giới này. Và ở trong tất cả những vũ trụ này, sự tưởng tượng giống như một phương tiện dùng để truyền tải nhưng tâm hồn chúng ta chính là điểm đến và việc chúng ta có thể tái kết nối như thế nào với những điêu thiết yếu và thần kỳ. Đây chính là tất cả những gì liên quan đến việc cắt những câu chuyện. (Vỗ tay) Xin chào quý vị. Tôi là Hasan và là một nghệ sĩ. Và thường thì khi nghe tôi nói tôi là nghệ sĩ, họ thường nhìn tôi và hỏi "Anh có vẽ không?" hay "Anh làm việc với vật liệu gì?" Nói chung hầu hết những gì tôi làm thường liên quan một chút đến những phương pháp làm việc hơn là thực sự về một lĩnh vực gì cụ thể hay một kỹ thuật nào đặc biệt. Vì vậy những gì tôi thực sự quan tâm là việc giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Và một vài năm trước tôi đã gặp chút rắc rối. Cho phép tôi nói một chút về điều này. Mọi thứ bắt đầu ở đây. Đây là sân bay Detroit vào ngày 19 tháng 6 năm 2002. Lúc đó tôi đang quay trở lại Mỹ sau một cuộc triển lãm ở nước ngoài. Và khi tôi quay trở lại, tôi đã bị FBI bắt, gặp một nhân viên FBI, và bước vào một căn phòng nhỏ, và anh ta hỏi tôi một loạt các câu hỏi -- "Anh đã ở đâu? Anh đã làm gì? Anh nói chuyện với ai? Tại sao anh lại ở đó? Ai trả tiền cho chuyến đi của anh?" -- tất cả mọi chi tiết trên đời. Và sau đó đúng là bất thình lình, anh ta hỏi tôi, "Anh đã ở đâu vào ngày 12 tháng 9?" Và khi hầu hết chúng ta được hỏi "Bạn đã ở đâu vào ngày 12 tháng 9?" hay bất kì kiểu ngày tháng nào như vậy, thì ta thường trả lời, "Tôi không nhớ chính xác nhưng tôi có thể tra lại cho anh." Vì vậy tôi đã lôi cái PDA nhỏ của tôi ra, (PDA: Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) và tôi nói rằng, "Ok chúng ta sẽ thử tìm lại xem tôi đã có cuộc hẹn nào vào ngày 12 tháng 9." Vào ngày 12 tháng 9 -- từ 10 giờ sáng đến 10:30 sáng tôi trả hóa đơn lưu trữ hàng hóa. Từ 10:30 sáng đến 12 giờ, tôi gặp Judith -- một trong những người bạn cùng thời đại học với tôi. Từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều, tôi dạy một lớp học đại cương, 3 giờ chiều đến 6 giờ tối, tôi dạy lớp nâng cao. "Anh ở đâu vào ngày 11?" "Anh ở đâu vào ngày 10?" "Ở đâu vào ngày 29? 30?" "Anh ở đâu vào ngày 5 tháng 10?" Chúng tôi đã xem khoảng sáu tháng trong lịch của tôi. Và tôi không nghĩ là anh ấy mong chờ tôi có thêm những bản ghi nhớ chi tiết như thế về những gì tôi đã làm. Nhưng tôi đã làm được một điều tốt vì tôi không hợp với màu cam. (Cười) Thế nên anh ấy đã hỏi tôi -- (vỗ tay) "Kho dự trữ hàng hóa mà tôi đã trả tiền thuê, có cái gì trong đó?" Đây là ở Tampa, Florida, nên tôi trả lời, "Đồ mùa đông mà tôi không bao giờ cần đến ở Florida. Tất cả đồ đạc mà tôi không thể nhét vào căn hộ ổ chuột của tôi. Chỉ là những đống đồ lỉnh kỉnh từ những đợt bán đồ ga-ra, vì tôi là một gã lượm thượm với rất nhiều đồ." Và anh đó đã nhìn tôi đầy hoang mang rồi nói, "Không có chất nổ à?" (Cười) Tôi nói ngay, "Không, không, tôi khá chắc là không hề có thuốc nổ. Vì nếu có thì tôi đã phải nhớ thứ đó." Tuy nhiên anh ta vẫn còn chút phân vân, nhưng tôi nghĩ là bất cứ ai nói chuyện với tôi trong vài phút cũng đều có thể nhận ra rằng tôi chắc chắn không phải là một mối đe doạ khủng bố. Thế là chúng tôi ngồi ở đó, sau khoảng một tiếng, một tiếng rưỡi cứ đi tới lui với cái vấn đề đó, anh ấy nói "Được rồi, tôi đã có đủ thông tin cần thiết ở đây." Tôi sẽ đưa những thứ này đến văn phòng ở Tampa. Mọi người ở đó là những người khởi xướng vụ này. Họ sẽ thông báo lại cho anh, và chúng tôi sẽ lo vụ việc này." Tôi nói, "Tuyệt." Tôi vừa về nhà thì chuông điện thoại đã kêu. Người đàn ông trong điện thoại tự giới thiệu. Đại ý là, đây là cái văn phòng FBI ở Tampa, nơi mà tôi đã dành 6 tháng cuộc đời mình -- đi đi về về, chứ không phải 6 tháng liên tục. Nhân tiện đây, các bạn cũng biết là ở Mĩ, chụp ảnh các tòa nhà liên bang là phạm pháp, nhưng Google có thể giúp bạn làm điều đó. Cho nên xin gửi lời cảm ơn tới các bạn ở Google. (Vỗ tay) Vậy là tôi dành khá nhiều thời gian ở tòa nhà này. Những câu hỏi kiểu như: "Anh đã từng chứng kiến hay tham gia vào bất cứ hoạt động nào mà nó có thể gây hại cho Mĩ hoặc bất cứ một quốc gia nào?" Và các bạn hãy tưởng tượng tâm trạng bạn như thế nào khi phải làm tất cả những chuyện này. Cơ bản là bạn phải mặt đối mặt với một người mà có thể quyết định bạn sống hay chết. Hay những câu hỏi như -- thực sự trong suốt cuộc điều tra bằng máy dò nói dối, mà thực ra sau chín cuộc liên tiếp như vậy thì nó kết thúc như thế này -- một trong những câu hỏi là... câu đầu tiên là "Tên anh là Hasan phải không?" "Đúng thế." "Chúng ta đang ở Florida?" "Đúng." "Hôm nay là thứ Ba nhỉ?" "Đúng." Vì chỉ được trả lời đúng hay sai thôi. Nên tất nhiên câu hỏi tiếp tiếp theo là: "Anh có thuộc vào bất cứ một nhóm nào mong muốn phá hoại nước Mỹ không?" Tôi làm việc ở trường đại học. (Cười) Thế là tôi trả lời, "Có lẽ các anh nên hỏi trực tiếp đồng nghiệp của tôi." Nhưng họ lại nói, "Được rồi, ngoài những gì chúng ta đã trao đổi, "anh có thuộc vào bất cứ một nhóm nào muốn phá hoại nước Mỹ không?" Tôi trả lời, "Không." Vì thế sau sáu tháng và chín buổi điều tra liên tiếp, họ nói "Mọi thứ ổn rồi." Và tôi nói "Tôi biết. Đó là những gì tôi cố gắng nói với các anh suốt mấy tháng nay. Tôi biết mọi thứ ổn." và họ nhìn tôi như sinh vật lạ vậy. Kiểu như tôi đang nói, "Này, tôi đi du lịch rất nhiều." Nhưng là với FBI. Và tôi nói là "Tất cả những gì chúng ta cần là Alaska không lấy bản ghi nhớ cuối cùng," và thế là chúng tôi lại quay lại làm mọi thứ từ đầu." Có một sự quan tâm chân thành ở nơi đó. Anh ấy nói rằng, "Anh biết đấy, nếu tôi gặp bất cứ phiền phức nào, thì hãy gọi điện cho chúng tôi, chúng tôi sẽ xử lý nó." Kể từ đó, trước khi đi đâu, tôi thường gọi điện cho FBI. Tôi nói với họ, "Này các anh, tôi sẽ đến đây. Đây là chuyến bay của tôi. Chuyến bay số 7 của hãng Northwest đến Seattle vào ngày 12 tháng 3" hoặc bất cứ điều gì. Một vài tuần sau đó, tôi gọi lại cho họ và thông báo cho họ biết. Đó không phải là việc tôi phải làm nhưng tôi chọn làm điều đó. Vì tôi chỉ muốn nói rằng, "Này các anh, tôi không muốn làm như là tôi đang hành động quá bất ngờ." (Cười) "Tôi không muốn các anh nghĩ rằng tôi đang chuồn. Chỉ cho các anh biết vậy thôi." Vậy là tôi cứ làm thế, rồi lại làm thế, cứ lặp đi lặp lại. Sau đó các cuộc điện thoại chuyển thành email, các email thì mỗi ngày lại dài hơn... kèm với các bức hình, và những lời khuyên khi du lịch. Sau đó tôi đã làm một trang web. Tôi làm nó ở đây, để tôi quay lại. Tôi thiết kế website này vào năm 2003. Cái này truy ra tôi ở đâu tại bất kì thời điểm nào. Tôi đã viết mã cho điện thoại di động của mình. Cơ bản tôi quyết định là được rồi, các anh muốn theo dõi tôi hả, được thôi. Nhưng tôi sẽ tự theo dõi mình. Vậy được mà. Các anh sẽ không phải lãng phí năng lượng hay tài nguyên. Và tôi sẽ giúp đỡ các anh. Trong quá trình làm thì tôi bắt đầu nghĩ xem còn cái gì nữa họ có thể biết về tôi? Có lẽ họ có tất cả những lưu trữ về các chuyến bay của tôi. Nên tôi quyết định đưa tất cả những chuyến bay tôi đã từng đi từ lúc đẻ ra lên mạng. Như các bạn có thể thấy, đây là kí hiệu chuyến bay Delta 1252 đi từ thành phố Kansas tới Atlanta. Và bạn cũng có thể nhìn thấy đây là những bữa ăn tôi đã ăn trên máy bay. Còn đây là Delta 719 đi từ JFK tới San Francisco. Quý vị thấy không? Họ sẽ không để tôi lên máy bay với cái đó, nhưng lên máy bay rồi họ sẽ đưa nó cho tôi. (Cười) Đây là những sân bay tôi đã dạo chơi, vì tôi rất thích các sân bay. Đó là sân bay Kennedy, ngày thứ Ba, 19 tháng 5. Đây là ở Warsaw. Singapore. Bạn có thể thấy nó không có gì cả Những bức hình này được chụp nặc danh bởi bất kì ai. Nhưng nếu bạn liên hệ chúng với những dữ liệu khác, thì bạn cơ bả là đang làm công việc của một nhân viên FBI và xếp tất cả chúng lại với nhau. Khi mà bạn ở trong một tình huống mà bạn phải giải thích từng thời khắc bạn tồn tại, bạn bị đặt vào một tình huống khiến bạn phản ứng khác đi. Thời điểm mà cái này đang diễn ra, điều cuối cùng trong tâm trí của tôi là "một dự án nghệ thuật." Đương nhiên tôi không hề nghĩ đây sẽ là một dự án mới của tôi. Nhưng sau khi trải qua tất cả những thứ này, sau khi tự hỏi, cái gì vừa xảy ra vậy, sau khi ghép các mảnh lại với nhau, cái này và cái kia, thì cái cách để tự hiểu chuyện gì vừa xảy ra với chính tôi cuối cùng phát triển thành cái này, và nó thực sự đã trở thành cái dự án này. Đây là những cửa hàng tôi đi mua sắm, vì họ cần biết cả điều đó. Đây là tôi đang mua pa-tê vịt ở đường 99 thành phố Daly vào ngày Chủ nhật, 15 tháng 11. Đây là ở siêu thị Coreana, tôi đang mua kimchi vì tôi rất thích kimchi. Và tôi cũng mua thêm một ít cua ở gần đó, và một ít chitlin ở đường Safeway tại Emoryville. Và bột giặt ở West Oakland. À xin lỗi, East Oakland. Và sứa ngâm giấm tại siêu thị Hồng Kông trên đường 18, East Brunswick. Nếu các bạn xem qua sổ sách tài chính của tôi, các bạn thực sự sẽ thấy được nhiều thứ. Vậy là các bạn biết được rằng vào ngày 9 tháng 5 tôi đã mua hết 14.79 đô nhiên liệu trên Safeway Vallejo. Không chỉ là tôi đưa các thông tin ra ở đây và kia, mà bây giờ còn có một bên thứ ba, một bên độc lập, ngân hàng của tôi, để mà xác nhận đúng là tôi đã ở đó vào thời điểm đó. Như vậy từ một vài điểm này có thể thấy rằng chúng thực sự có liên quan đến nhau. Và có một sự xác nhận rõ ràng. Đôi khi chỉ là những cuộc mua bán rất nhỏ được thể hiện. Ví dụ phí giao dịch nước ngoài là 34 xu. Tất cả những dữ liệu này được tìm thấy trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của tôi, và mọi thứ hiện ra ngay lập tức. Nhiều lúc có một lượng thông tin khổng lồ. Đây chính xác là căn hộ cũ của tôi ở San Francisco. Và nhiều khi bạn tìm thấy thế này. Nhiều lúc thì lại chỉ có thế này, chỉ là một hành lang trống không ở Salt Lake City. Ngày 22 tháng 1. Và tôi có thể nói cho quý vị biết chính xác tôi đang ở với ai, đang ở đâu, vì đây là những điều tôi đã phải làm với FBI. Tôi phải nói cho họ biết từng chi tiết rất nhỏ. Tôi ở ngoài đường khá nhiều. Đây là một công viên ở Elko, Nevada bên ngoài Xa lộ 80 lúc 8:01 tối, ngày 19 tháng 8. Tôi cũng hay đến những cây xăng -- những trạm tàu điện không người... Vậy là có rất nhiều cơ sở dữ liệu, và hàng nghìn, hàng nghìn, hàng nghìn tấm ảnh. Thực sự là có 46.000 hình ảnh ngay trên website của tôi, và FBI đã xem tất cả chúng -- ít nhất thì tôi cũng tin tưởng là họ đã xem hết. Nhưng đôi khi các bạn lại chẳng lấy được thông tin gì hết, mà chỉ là một cái giường trống không. Đôi khi các bạn lại có được rất nhiều thông tin văn bản mà không hề có hình ảnh. Cho nên bạn sẽ thấy một thứ giống như thế này. Còn cái này là cửa hàng bán sandwich yêu thích của tôi ở California -- bánh sandwich Việt Nam. Có nhiều các khác nhau phân loại những bữa ăn được ăn ngoài đường, ở những ga tàu trống, trạm xăng không người. Đây là những bữa ăn tôi đã nấu ở nhà. Nhưng làm sao các bạn biết đây là những bữa ăn tại nhà? À cùng một chiếc dĩa cứ xuất hiện cả chục lần. Và như vậy, một lần nữa, bạn phải làm công việc thám tử ở đây. Đôi khi các dữ liệu lại rất cụ thể. Đây là tất cả những cái bánh taco tôi đã ăn ở thành phố Mexico gần ga tàu điện từ ngày 5 tới ngày 6 tháng 7. Vào lúc 11:39 sáng là cái này. Còn 1:56 chiều là cái này. Lúc 4:59 chiều là cái này. Vậy là cứ vài khoảnh khắc trôi qua tôi lại đánh dấu mốc thời gian của cuộc đời mình. Cứ vài khoảnh khắc tôi lại chụp một tấm ảnh. Bây giờ tất cả được làm bằng IPhone của tôi, và được kết nối trực tiếp tới máy chủ của tôi, và máy chủ của tôi sẽ làm tất cả công việc ở hậu trường, phân loại mọi thứ và ghép tất cả lại. FBI cần biết nơi tôi đang làm việc, vì họ muốn biết về công việc của tôi. Cho nên: vào ngày 4 tháng 12, tôi đã đi đến đây. Và ngày Chủ nhật, 14 tháng 6 năm 2009 -- đây là khoảng 2 giờ chiều ở Skowhegan, Maine -- đây là căn hộ của tôi ở đó. Như vậy những gì các bạn đang nhìn thấy ở đây là tất cả những mảnh ghép -- toàn bộ các thông tin. Nếu các bạn tới website của tôi, sẽ có hàng tấn thứ để thấy. Và thực sự là nó không có giao diện thân thiện lắm. Thật ra giao diện khá lá không thân thiện. Một trong những lý do là mọi thứ đều ở đó, nhưng cần phải xử lý và chọn lọc thông tin kĩ càng. Vì tôi đã để tất cả thông tin ra đó, cơ bản là tôi đang nói với các bạn rằng tôi đang nói cho các bạn mọi thứ. Trong cái mớ hỗn tạp ồn ào mà tôi đang đưa ra đây, thực sự tôi sống rất khép kín và bí mật. Và bạn thật sự biết rất ít về tôi. Tôi đang đi đến kết luận rằng cách bạn có thể bảo vệ sự riêng tư của mình, đặc biệt trong thời đại mà mọi thứ đều bị liệt kê ra hết và mọi thứ đều được lưu trữ và tất cả đều được ghi nhận, bạn cũng không cần xóa thêm bất cứ thông tin nào nữa. Thế bạn làm gì khi tất cả mọi thứ đều được công khai? Bạn phải kiểm soát chúng. Nếu tôi trực tiếp đưa cho các bạn thông tin, đó là một loại nhân dạng rất khác, khác với nếu bạn chỉ có vài mẩu tin để lọc và lượt. Một điều thú vị khác là những cơ quan tình báo -- cơ quan nào cũng vậy -- họ đều hoạt động trong một ngành mà sản phẩm chính là thông tin, hay khả năng tiếp cận thông tin hạn chế. Các thông tin của họ có giá trị là vì không ai khác có thể có được nó. Và khi tôi làm người cắt ngang đứng ở giữa và đưa thẳng thông tin cho các bạn, thì những thông tin mà FBI có không còn giá trị nữa, và vì thế tiền tệ của họ bị mất giá trị. Tôi hiểu rằng, xét trên góc độ cá nhân, điều này hoàn toàn chỉ có tính biểu tượng. Nhưng nếu 300 triệu người ở Mỹ bắt đầu làm chuyện này, chúng ta sẽ phải thiết kế lại toàn bộ hệ thống tình báo từ bước khởi đầu. Vì nó sẽ không hoạt động nếu mọi người đều chia sẻ mọi thứ. Và chúng ta đang tiến gần đến điều đó. Khi tôi bắt tay vào dự án này, mọi người đều nhìn tôi và nói "Tại sao anh lại muốn nói với mọi người anh đang làm gì hay đang ở đâu? Tại sao anh lại đưa những bức hình này lên?" Đó là cái thời đại trước khi ai cũng dùng Twitter -- trước khi 750 triệu người liên tục cập nhật "trạng thái" hay "poke" nhau. Vì thế ở góc độ nào đó, tôi lấy làm vui vì mình hoàn toàn lỗi thời. Tôi vẫn đang làm dự án này nhưng nó không có mới mẻ gì vì tất cả các bạn đều đang làm điều tương tự. Đây là một chuyện mà chúng ta làm hàng ngày, bất kể chúng ta có ý thức được hay không. Vì thế chúng ta đang tạo ra và lưu trữ lại những dữ liệu của chính mình Và như các bạn biết đấy, một vài người bạn của tôi luôn nói, "Này, anh chỉ toàn hoang tưởng. Tại sao anh lại làm cái này? Vì không ai thực sự xem chúng hết. Chẳng có ai sẽ làm phiền anh hết." Vì thế nên một trong những thứ tôi làm là xem qua việc truy cập vào máy chủ của mình. Vì nó là sự kiểm soát. Tôi đang để ý xem ai đang để ý tôi. Và tôi đã thu lượm được những cái gì. Đây là một mẩu danh sách truy cập của tôi. Các bạn có thể nhìn thấy một vài cái ở đó. Tôi đã dọn lại danh sách một ít để các bạn có thể nhìn thấy. Các bạn có thể thấy An ninh Nội địa rất thích ghé thăm -- Bộ An ninh Nội địa. Các bạn có thể thấy Cơ quan An ninh Quốc gia cũng rất hay ghé qua. Thật ra thì tôi vừa dời đến khá gần họ. Bây giờ tôi sống ngay cùng con đường với họ. Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Văn phòng hành pháp của Tổng Thống. Tôi cũng không hiểu sao họ lại truy cập vào, nhưng mà thật sự là như vậy. Tôi nghĩ họ thích nhìn một tác phẩm nghệ thuật. Và tôi vui vì chúng ta có những nhà bảo trợ cho các môn nghệ thuật thuộc các lĩnh vực này. Cám ơn, cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Hasan, tôi chỉ tò mò một chút. Anh vừa nói là "Bây giờ thì mọi thứ tự động đi từ iPhone của tôi" nhưng thực sự là anh chụp ảnh và đưa thông tin vào. Vậy anh mất bao nhiêu giờ một ngày để làm việc đó? Gần như là không mất gì cả. Nó không khác gì việc gửi một tin nhắn. Cũng chẳng khác việc kiểm tra email là mấy. Chỉ là một trong những thứ mà chúng ta đã từng vui vẻ làm trước khi có tin nhắn hay là email. Nên cũng giống như một ngày lại qua thôi. Ý tôi là khi chúng ta cập nhật một "trạng thái" mới trên Facebook, chúng ta thật sự không nghĩ sẽ mất bao lâu cho việc đó. Chỉ đơn giản là nhấp nhiều cú đúp trên điện thoại, rồi gửi đi, và thế là xong. Mọi thứ đều được tự động hóa ở khúc sau rồi. Thế khi anh ở một nơi không có mạng thì FBI có nổi điên không? À, nơi mới nhất tôi ở thì là như vậy. Nên tất cả phụ thuộc vào điểm cuối cùng. Nếu tôi ở trên một chuyến bay 12 tiếng, anh sẽ thấy sân bay cuối cùng mà từ đó tôi khởi hành. Hasan, cám ơn anh rất nhiều. (Vỗ tay) Liệu có điều gì đó khiến con người trở nên độc đáo? Có đấy! Chúng ta là những sinh vật duy nhất với tình cảm đạo đức được phát triển đầy đủ. Là những sinh vật xã hội, chúng ta bị ám ảnh bởi đạo đức. Chúng ta cần biết tại sao người ta lại đang làm những việc họ đang làm. Và cá nhân tôi cũng bị ám ảnh bởi đạo đức. Tất cả là do người phụ nữ này, bà Mary Marastela, mẹ tôi. Khi còn là một tiểu đồng trong các buổi lễ ban thánh thể, tôi đã hít vào rất nhiều hương khói, và tôi đã học được vài cụm từ tiếng Latin, nhưng tôi cũng có thời gian để suy nghĩ liệu đạo đức cao vời của mẹ tôi có phù hợp với tất cả mọi người hay không. Tôi đã thấy cả những người theo đạo và không theo đạo đều bị ám ảnh bởi vấn đề đạo đức như nhau. Tôi nghĩ, có thể có một số nền tảng khả thi cho các quyết định đạo đức. Nhưng tôi đã muốn đi xa hơn để nói rằng não bộ khiến chúng ta trở nên đạo đức. Tối muốn biết liệu có một hóa chất cho đạo đức hay không. Tôi muốn biết liệu có một phân tử đạo đức hay không. Sau 10 năm thí nghiệm, tôi đã tìm ra nó. Bạn có muốn thấy nó không? Tôi mang một chút theo mình đây. Cái ống nhỏ này có chứa phân tử đạo đức. (Cười) Nó được gọi là oxytocin. Oxytocin là một phân tử đơn giản và lâu đời chỉ được tìm thấy ở loài có vú. Ở các loài gặm nhấm, nó được biết đến là đã khiến cho các bà mẹ chăm sóc cho con cái chúng, và trong một số loài khác, nó cho phép lòng cảm thông giữa những động vật cùng hang. Nhưng ở loài người, nó chỉ được biết đến trong việc hỗ trợ trong giai đoạn sinh đẻ và cho con bú của phụ nữ, và nó được giải phóng ở cả hai giới trong khi quan hệ tình dục. Tôi có ý tưởng rằng oxytocin có thể là phân tử đạo đức. Tôi đã làm điều mà hầu hết chúng ta làm -- tôi đã thử nó trên một số đồng nghiệp. Một trong số họ nói với tôi, "Paul, đó là ý tưởng ngu ngốc nhất trên thế giới. Nó chỉ là một phân tử của phái yếu mà thôi," anh ta nói. Nó không thể quan trọng như anh nghĩ." Nhưng tôi bác lại, "Não bộ của nam giới cũng tạo ra nó mà. Hẳn là có lý do của nó." Nhưng anh ta đã đúng, đó quả thật là một ý tưởng ngu ngốc. Nhưng mà là quá ngu ngốc để có thể kiểm chứng. Nói cách khác, tôi đã nghĩ tôi có thể thiết kế một thí nghiẹm để xem liệu oxytocin có khiến con người ta trở nên đạo đức hay không. Nhưng hóa ra nó lại không quá dễ dàng như vậy. Đầu tiên, oxytocin là một phân tử rất nhát. Các mức độ chuẩn là gần như bằng không, mà không có những kích thích khiến nó phóng thích. Và khi nó được sản sinh, nó có chu kỳ phân rã trong ba phút, và phân rã càng nhanh hơn ở nhiệt độ phòng. Thí nghiệm mà tôi phải thiết kế sẽ phải tạo ra sự phóng thích oxytocin, nhanh chóng chộp lấy nó và giữ nó trong một môi trường lạnh. Tôi nghĩ tôi có thể làm được điều đó. Điều may mắn là, oxytocin đã được sản sinh cả trong não bộ và trong máu, nên tôi có thể làm thí nghiệm này mà không cần biết gì về phẫu thật thần kinh. Rồi sau đó tôi còn phải đo đạc sự đạo đức. Nói về đạo đức với chữ Đ viết hoa là một chủ đề rất rộng. Tôi đã bắt đầu từ một vấn đề nhỏ hơn. Tôi nghiên cứu một phẩm chất duy nhất: sự đáng tin cậy. Tại sao? Tôi đã đề cập vào đầu những năm 2000 các quốc gia có số lượng người đáng tin cậy cao hơn thì giàu có và phát triển hơn. Ở các quốc gia này, nhiều giao dịch kinh tế diễn ra hơn và nhiều của cải được tạo ra hơn, tình trạng nghèo đói được giảm nhiều. Các quốc gia nghèo nhìn chung là các quốc gia có sự tin cậy thấp. Vậy là nếu tôi hiểu hóa chất của lòng tin, tôi có thể giúp giảm bớt nghèo đói. Nhưng tôi cũng là một người hoài nghi. Tôi không muốn chỉ hỏi mọi người, "Anh có phải là người đáng tin không?" Thay vì thế, tôi sử dụng cách tiếp cận của Jerry Maguire để nghiên cứu: Nếu bạn là người đức hạnh, hãy cho tôi tiền của bạn. Những gì chúng tôi làm trong phòng thí nghiệm là chúng tôi dùng tiền để thử xem mọi người đạo đức hay không. Để tôi cho bạn xem chúng tôi đã làm như thế nào. Chúng tôi đã thuê một số người để làm thí nghiệm. Tất cả đều nhận được 10 đô la nếu họ đồng ý tham dự. Chúng tôi đưa cho họ rất nhiều chỉ dẫn, và chúng tôi không bao giờ lừa họ. Sau đó chúng tôi chia họ thành từng cặp bằng máy tính. Và trong mỗi cặp đôi đó, một người nhận được thông điệp nói rằng, "Bạn có muốn bỏ 10$ bạn kiếm được ở đây để cho ai đó trong thí nghiệm này?" Vấn đề là bạn không thể nhìn thấy người đó, bạn không thể nói chuyện với người đó. Bạn chỉ có thể làm việc đó một lần. Giờ thì bất kể bạn bỏ ra bao nhiêu tiền nó đều nhân lên gấp ba lần trong tài khoản của người kia Bạn sẽ giúp họ giàu hơn nhiều, Và họ sẽ nhận được một lời nhắn qua máy tính rằng có một người đã gửi cho bạn khoản tiền này. Bạn có muốn ôm hết số tiền này không, hay bạn muốn gửi lại một ít cho chủ nhân của nó? Vậy thử nghĩ đôi chút về thí nghiệm này nhé. Bạn sẽ phải ngồi trên mấy chiếc ghế cứng này trong một giờ rưỡi. Một nhà khoa học điên khùng nào đó sẽ đâm kim tiêm vào tay bạn và lấy ra bốn ống máu. Và bây giờ bạn lại muốn tôi từ bỏ số tiền này và gửi nó cho một người lạ ư? Chính điều này sinh ra kinh tế học ma cà rồng. Hãy quyết định đi và cho tôi chút máu. Thực ra, các nhà kinh tế học thực nghiệm đã làm thử nghiệm này ở nhiều nơi trên thế giới, với chi phí lớn hơn nhiều, và nhất trí quan điểm rằng số đo từ người thứ nhất đến người thứ hai là số đo lòng tin, và số tiền người thứ hai gửi lại cho người thứ nhất chính là thước đo mức độ đáng tin cậy. Nhưng trên thực tế, các nhà kinh tế lại bị lúng túng với câu hỏi tại sao người thứ hai lại trả lại tiền. Họ cho rằng tiền là tốt vậy sao không giữ lại hết? Nhưng đó không phải là những gì chúng tôi phát hiện ra. Cái chúng tôi phát hiện chính là 90% những người ra quyết định đầu tiên đều gửi tiền đi, và có 95% những người nhận được tiền đã gửi trả lại một ít cho chủ nhân của nó. Nhưng tại sao? Bằng việc đo nồng độ oxytocin chúng tôi phát hiện ra rằng người thứ hai càng nhận được nhiều tiền, thì não của họ cũng tạo ra nhiều oxytoxin hơn, và càng có nhiều oxytocin họ càng trả lại nhiều tiền hơn. Vậy là chúng ta có một bài sinh vật học về mức độ đáng tin cậy. Nhưng khoan. Thí nghiệm này sai sót ở chỗ nào? Có hai điều. Một là không có thứ gì trong cơ thể lại có thể đơn độc xảy ra cả. Vậy là chúng tôi đo thêm 9 phân tử khác có phản ứng với oxytocin, nhưng chúng không mang lại kết quả gì. Còn điều thứ hai là tôi chỉ tìm ra một mối liên hệ gián tiếp giữa oxytocin và độ đáng tin cậy. Tôi không biết chắc được liệu oxytocin có tạo nên sự đáng tin cậy không. Tôi biết, để thực hiện thí nghiệm này, tôi phải vào sâu bên trong bộ não và trực tiếp điều chỉnh lượng oxytocin. Tôi đã dùng bất kể thứ gì, chỉ thiếu điều dùng hẳn một cái khoan, để đưa oxytocin vào bên trong não của mình. Và tôi khám phá ra rằng tôi có thể làm được điều đó với một chiếc thông mũi. Vậy là cùng với các đồng nghiệp ở Zurich, chúng tôi cho 200 người sử dụng hoặc là oxytocin hoặc là thuốc giả (không có tác dụng gì cả) và tiến hành thử nghiệm lòng tin bằng tiền y như vậy, và chúng tôi phát hiện ra những người có sử dụng oxytocin không những chỉ biểu hiện một lòng tin mạnh mẽ hơn, chúng tôi còn phát hiện ra số người gửi tiền cho người lạ tăng gấp đôi -- tất cả đều không có thay đổi về cảm xúc hay nhận thức nào cả. Như vậy oxytocin chính là phân tử lòng tin, nhưng liệu đó có phải là phân tử đạo đức không? Chúng tôi đã tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa sử dụng thông mũi có chứa oxytocin. Chúng tôi đã chứng minh rằng truyền oxytocin làm tăng sự rộng lượng đến 80% trong các lần chuyển khoản đơn phương. Chúng tôi cũng cho thấy rằng oxytocin làm tăng tiền quyên góp vào từ thiện thêm 50%. Chúng tôi cũng đã thử nghiên cứu các phương pháp làm tăng lượng oxytocin mà không sử dụng thuốc. Các phương pháp này bao gồm mát-xa, khiêu vũ và cầu nguyện. Vâng, mẹ tôi rất hài lòng với phương pháp cuối. Và bất kể khi nào chúng tôi tăng lượng oxytocin, người ta lại sẵn lòng mở hầu bao và chia sẻ tiền của cho người lạ. Nhưng tại sao họ lại làm như vậy? Cảm giác sẽ như thế nào nếu não của bạn tràn ngập oxytocin? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm. Chúng tôi cho người ta xem một đoạn video về một người cha và đứa con trai 4 tuổi. Thằng bé bị ung thư não thời kỳ cuối. Sau khi xem video, chúng tôi yêu cầu họ đánh giá cảm xúc của mình và lấy máu cả trước và sau khi xem video để đo lượng oxytocin. Sự thay đổi mức oxytocin có thể dự báo được sự cảm thông của họ. Vậy là chính sự cảm thông đã liên kết chúng ta với những người khác. Chính là sự cảm thông đã khiến chúng ta biết giúp đỡ kẻ khác. Chính sự cảm thông khiến chúng ta sống có đạo đức. Ý tưởng này chẳng có gì mới cả. Một nhà triết học ít được biết đến thời bấy giờ tên là Adam Smith đã viết một quyển sách vào năm 1759 tựa là "Lý thuyết về các tình cảm luân lý." Trong quyển sách này, Smith lập luận rằng chúng ta là những sinh vật sống có đạo đức, không phải vì một lý do từ trên xuống mà là từ dưới lên. Ông cho rằng chúng ta là các sinh vật xã hội, vì thế chúng ta chia sẻ cảm xúc với đồng loại. Thế nên nếu tôi làm điều gì đó khiến bạn bị tổn thương, tôi cũng cảm thấy sự đau đớn đó. Vì thế tôi có xu hướng tránh làm những việc như vậy. Nếu tôi làm điều gì đó khiến bạn vui, tôi cũng cùng chia sẻ niềm vui đó với bạn. Vì thế tôi có xu hướng làm những điều này. Và đây cũng chính là Adam Smith 17 năm sau người đã viết một quyển sách nhỏ tựa đề là "Của cải của các quốc gia" -- tài liệu nền tảng của kinh tế học. Nhưng thực ra ông ấy lại là một nhà triết học về đạo đức, và ông ta đã đúng về lý do tại sao chúng ta sống có đạo đức. Tôi vừa tìm ra thứ phân tử đứng đằng sau đạo đức. Nhưng thật quý giá khi biết đến phân tử này, vì nó cho chúng ta biết cách làm thế nào để kích thích những hành vi này và loại bỏ những hành vi khác. Đặc biệt là, nó cho chúng ta biết vì sao chúng ta có thể nhận thấy sự vô đạo đức. Vậy là để tìm hiểu về sự vô đạo đức, hãy để tôi đưa bạn về thời kỳ 1980. Lúc đó tôi làm việc ở một cây xăng ở vùng ngoại thành Santa Barbara, California. Bạn mà ngồi ở cây xăng cả ngày xem, bạn sẽ thấy rất nhiều điều có đạo đức và vô đạo đức, để tôi kể cho mà nghe. Vào một buổi chiều Chủ nhật, một người đàn ông bước vào quầy thu ngân của tôi với một hộp nữ trang xinh xắn. Mở nó ra và bên trong là một dây chuyền ngọc trai. Và anh ta bảo: "Nè, vừa nãy tôi ở trong phòng vệ sinh nam. Và tôi thấy cái này. Anh nghĩ xem ta nên làm gì với nó đây?" "Tôi không biết, gửi nó cho phòng giữ đồ bị thất lạc đi." "Chà cái này đáng giá lắm đó. Chúng ta phải tìm xem ai là chủ nhân của nó." Tôi đáp: "Phải." Thế là chúng tôi đang cố gắng quyết định xem nên làm gì với nó vừa lúc điện thoại reo. Và người đàn ông trong điện thoại nói với giọng rất hứng khởi, "Lúc nãy tôi có ghé chỗ cây xăng của anh, và tôi có mua nữ trang cho vợ của tôi, nhưng tôi không tài nào tìm lại được." Tôi đáp: "Dây chuyền ngọc trai đúng không?" "Vâng." "Nè, có anh bạn vừa tìm thấy nó đấy." "Ôi, anh vừa cứu đời tôi. Đây là số điện thoại của tôi. Anh bảo anh ấy chờ tôi nửa tiếng nữa nhé. Tôi sẽ đến đó ngay và hậu ta anh ấy 200 đô la." Tuyệt quá, vậy là tôi bảo với người đàn ông kia: "Nghe này, thư giãn đi. Hãy tận hưởng phần thưởng ngọt ngào nhé. Cuộc đời mới đẹp làm sao." Anh ta đáp: "Tôi không làm thế được anh à. Tôi có một cuộc phỏng vấn xin việc ở Galena trong 15 phút nữa, và tôi rất cần công việc này, tôi phải đi thôi." Anh ta lại hỏi tôi, "Anh nghĩ chúng ta nên làm gì đây?" Tôi đang học trung học. Tôi không biết phải làm gì cả. Thế nên tôi nói: "Tôi sẽ giữ giúp anh vậy." Anh ta đáp: "Anh biết không, anh thật là tốt bụng, vậy chúng ta cưa đôi tiền thưởng nhé." Tôi sẽ đưa anh sợi dây chuyền, anh đưa tôi một trăm đô la, và khi anh bạn kia tới... " Bạn thấy đó. Tôi bị lừa. Đây là trò lừa cổ điển được gọi tên là trò bồ câu nhả thư, và tôi chính là con bồ câu. Cách thức hoạt động của các chiêu lừa này không phải là làm sao cho nạn nhân tin mình, mà làm sao để cho nạn nhân thấy là mình tin nạn nhân. Giờ thì chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra, Não bộ của nạn nhân giải phóng oxytocin, và bạn sẽ mở hầu bao ra và ném tiền cho kẻ khác. Vậy thì ai là kẻ điều khiển hệ thống oxytocin của chúng ta? Sau khi thí nghiệm với hàng ngàn cá nhân, chúng tôi khám phá ra rằng năm phần trăm dân số không giải phóng oxytocin khi bị kích thích. Vì vậy nếu bạn tin họ, não bộ của họ cũng không giải phóng oxytocin. Nếu có tiền trên bàn, họ sẽ giữ hết làm của riêng. Và vậy là trong phòng thí nghiệm của tôi có một từ chuyên môn hẳn hoi để gọi nhóm người này. Chúng tôi gọi họ là những thằng khốn. (Tiếng cười) Bạn sẽ chẳng muốn đi uống bia với những gã này đâu. Họ có nhiều đặc tính giống những người bị tâm thần. Có những cách khác nữa để ức chế hệ thống này. Một trong những cách đó là nuôi dưỡng không đúng cách. Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu những phụ nữ bị lạm dụng tình dục, và khoảng một nửa trong số họ không giải phóng oxytocin khi bị kích thích. Bạn cần phải nuôi dưỡng đúng cách thì hệ thống này mới phát triển bình thường được. Hơn nữa, mức độ căng thẳng cao cũng ức chế oxytocin. Chúng ta đều biết rằng, khi thực sự bị căng thẳng, chúng ta không có được những hành vi tử tế nhất có thể. Một cách ức chế oxytocin cũng khá thú vị là thông qua hoạt động của testosterone. Vậy là trong các thí nghiệm của mình, chúng tôi đã tiêm thêm testosterone vào những người đàn ông. Và thay vì chia sẻ tiền với nhau, họ lại trở nên rất ích kỷ. Nhưng điều thú vị là, những người nam có hàm lượng testosterone cao cũng có xu hướng sử dụng tiền của chính mình để trừng phạt những kẻ ích kỷ khác. (Tiếng cười) Thử nghĩ xem nhé. Điều này có nghĩa là, bên trong con người sinh học của chúng ta, chúng ta có sự hài hòa âm dương của đạo đức. Chúng ta có oxytocin giúp chúng ta liên kết với mọi người, khiến chúng ta cảm thấy những gì họ cảm thấy. Và chúng ta có testosterone. Và đàn ông có lượng testosterone cao gấp 10 lần phụ nữ, vì thế đàn ông thường làm điều này nhiều hơn phụ nữ -- chúng ta có testosterone khiến chúng ta muốn trừng phạt những kẻ có hành vi trái đạo đức. Chúng ta không cần Chúa Trời hay chính phủ để dạy bảo chúng ta phải làm gì. Tất cả đều nằm bên trong con người chúng ta. Vậy là có lẽ bạn đang tự hỏi: đây là những thí nghiệm khoa học rất tuyệt vời, nhưng liệu chúng có ứng dụng vào đời sống thực tế không? Vâng, tôi cũng lo lắng về điều đó. Thế nên tôi đã bước ra khỏi phòng thí nghiệm và xem thử liệu nó có ứng dụng gì trong thực tế hay không. Vậy là mùa hè năm ngoái, tôi đã tới dự tiệc cưới ở miền Nam nước Anh. 200 người có mặt trong dinh thự xây kiểu Victoria này. Tôi không hề quen biết bất kỳ ai trong số họ. Và tôi lái chiếc Vauxhall mới thuê này đến dự. Và tôi mang ra một chiếc máy ly tâm và đá khô và kim và ống tiêm. Rồi tôi lấy máu của cô dâu và chú rể những người đến dự tiệc, gia đình họ hàng và bạn bè trước và ngay sau khi họ tuyên thệ. (Tiếng cười) Đoán xem điều gì xảy ra nào? Đám cưới tạo ra sự giải thoát của oxytocin nhưng việc đó diễn ra một cách rất đặc biệt. Nếu đám cưới là hệ mặt trời thì ai là trung tâm? Cô dâu. Cô dâu là người có mức oxytocin tăng cao nhất. Ai là người thích đám cưới đó nhiều gần bằng cô dâu? Là mẹ của cô ấy, đúng vậy. Mẹ của cô dâu là con số hai. Sau đó đến bố của chú rể, và đến chú rể, rồi đến gia đình, sau đó đến bạn bè -- vây quanh cô dâu như các hành tinh khác vây quanh mặt trời. Nên tôi tin rằng điều đó cho thấy rằng chúng ta tạo ra cái chu trình này để gắn chúng ta với cặp đôi mới này bằng tình cảm. Tại sao vậy? Vì chúng ta cần họ để tạo ra một thế hệ mới để duy trì giống nòi này. Tôi cũng lo ngại rằng thí nghiệm về lòng tin của tôi với một số tiền nhỏ không thực sự cho thấy được chúng ta thực sự tin tưởng vào những người lạ thường xuyên như thế nào. Nên dù tôi là người sợ độ cao, mà gần đây tôi cũng giăng mình cho một người khác và bước ra khỏi máy bay ở độ cao 12,000 feet (3720 m). Tôi lấy máu trước và sau đó, và oxytocin của tôi tăng rất cao. Và có nhiều cách mà chúng ta gắn kết mình với mọi người. Ví dụ, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Hiện nay rất nhiều người sử dụng Tweeter. Nên chúng tôi đã cố tìm hiểu về vai trò của mạng xã hội và thấy rằng sử dụng mạng xã hội làm cho oxytocin tăng theo hàng chục. Nên tôi quyết định làm thử nghiệm gần đây cho Hệ thống Truyền thông Hàn Quốc. Họ cho vài phóng viên và nhà sản xuất tham gia. Và một trong những người này, có anh đó khoảng chứng 22 tuổi, oxytocin của anh ta tăng 150%. Ý tôi là, điều này rất đáng ngạc nhiên vì không ai như vậy cả. Hóa ra anh ta dùng mạng xã hội một cách kí đáo. Khi tôi viết báo cáo của mình cho phía Hàn Quốc, tôi đã nói là "Tôi không biết anh này đang làm gì" nhưng tôi đoán là nói chuyện với mẹ và bạn gái của anh ta. Họ đã kiểm tra. Anh ta nói chuyện với bạn gái mình trên Facebook. Đó chính là kết nối, là gắn kết. Nên có hàng tá cách để mà chúng ta liên kết với những người khác, và điều này có vẻ toàn cầu. Hai tuần trước, Tôi mới vừa trở về từ Papua New Guinea ở đó tôi đi lên các vùng cao nguyên -- nơi mà các bộ lạc sống cuộc sống rất đơn giản của những nông dân cứ như vậy cả hàng thiên niên kỷ. Có khoảng 800 ngôn ngữ khác nhau tại những vùng cao nguyên này. Đây là những người với một cuộc sống thô sơ nhất trên thế giới này. Và việc thoát oxytocin cũng diễn ra với họ. Nên oxytocin gắn kết chúng ta với những người khác. Oxytocin cho chúng ta cảm nhận được điều mà người khác cảm nhận. Và điều này cũng dễ dàng làm cho não của người khác giải thoát oxytocin. Tôi biết cách làm điều đó, và cách mà tôi yêu thích, mà cũng là cách dễ nhất, là... Để tôi chỉ cho các bạn. Nào. Ôm tôi một cái. (tiếng cười) Như vậy đấy. (Vỗ tay) Việc thích ôm người khác đã cho tôi một tên hiệu, đó là Bác sĩ Tình Yêu. Tôi rất vui khi chia sẻ một chút tình yêu trên thế giới này, điều đó thật tuyệt, và đây là đơn thuốc từ Bác sĩ Tình Yêu dành cho các bạn: tám cái ôm một ngày. Chúng tôi nhận thấy rằng những người với lượng oxytocin phóng thích cao hơn là những người vui vẻ hơn. Và họ vui vẻ hơn vì họ có được mối quan hệ tốt hơn đối với tất cả mọi loại người. Bác sĩ Tình Yêu đã nói tám cái ôm trong một ngày. Tám cái ôm trong một ngày -- bạn sẽ vui vẻ hơn và thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Và hiển nhiên là nếu bạn không thích chạm vào người khác, tôi luôn có thể nhét cái này vào mũi bạn. (Tiếng cười) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi xin được bắt đầu buổi tối nay bằng một điều gì đó hoàn toàn khác biệt đề nghị các bạn cùng với tôi cất bước khỏi mặt đất và hòa vào biển khơi trong giây lát. 90% không gian sống trên hành tinh này là biển khơi và đó là nơi mà cuộc sống - chủ đề của hội thảo hôm nay - nơi cuộc sống bắt đầu. Đó là một nơi đáng sống và đáng yêu, nhưng chúng ta đang thay đổi đại dương một cách nhanh chóng-- không chỉ với việc đánh cá quá mức, đánh cá vô trách nhiệm của chúng ta việc sử dụng các chất gây ô nhiễm như phân bón trồng trọt mà gần đây, với biến đổi khí hậu và Steve Schneider, tôi chắc anh ấy sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Bây giờ, chúng ta tiếp tục vá víu đại dương rất nhiều báo cáo dự đoán môi trường biển mà ta đang tạo ra sẽ là môi trường của sinh vật năng lượng thấp như sứa và vi sinh vật. Và đây có thể là môi trường biển mà ta hướng đến. Loài sứa có sức thôi miên kì lạ và đẹp, bạn sẽ thấy nhiều loài rực rỡ ở thủy cung vào thứ sáu, nhưng chúng chích rất đau, sushi sứa và sashimi không thể làm bạn no đâu. Khoảng 100 gam sứa tương đương 4 ca-lo. Nó có thể tốt cho vùng thắt lưng nhưng nó sẽ không làm bạn no quá lâu. Và vùng biển chứa đầy những con sứa không tốt cho các sinh vật khác sống dưới biển, trừ phi bạn ăn sứa. Và một loài ham ăn háo hức khởi đầu cuộc tấn công lén lút vào con sứa nhỏ bé tội nghiệp này, loài sứa buồm. Và kẻ săn mồi đó là cá thái dương biển khổng lồ, Mola mola và sứa chính là những con mồi chủ yếu của chúng. Loài vật này nằm trong "Sách kỉ lục Guinness" là loài cá có xương nặng nhất thế giới. Nó cần tới khoảng 5000 pao, chủ yếu là sứa trong mỗi bữa ăn. Và tôi nghĩ là có một sự hội tụ vũ trụ học ở đây bởi Mola mola, tên thường gọi là cá mặt trời món ăn ưa thích của nó là sứa mặt trăng. Vậy thật tuyệt khi mặt trời và mặt trăng gặp nhau theo cách này, ngay cả khi cái này ăn cái kia. Đó là những gì đặc trưng nhất về cá thái dương nguồn gốc tên thường gọi của chúng. Chúng thích phơi nắng. Chúng nằm trên bề mặt biển ta sẽ nghĩ chúng bị bệnh hoặc lười nhác nhưng đó là thói quen điển hình chúng nằm và phơi mình trên mặt nước. Tên khác của chúng, Mola mola giống tiếng Hawaii nhưng thật ra đó là chữ Latin, nghĩa là đá cối xay, cái tên giải thích cho hình dạng hơi tròn, kỳ lạ, bị hõm của cá. Như thể khi lớn lên, chúng không còn phần đuôi. Và cái lôi cuốn tôi đến với Mola trước nhất đó là hình dạng kỳ lạ của chúng. Khi bạn quan sát cá mập, chúng có dáng thuôn và bóng và khi nhìn cá ngừ, chúng như cá đuối điện Chúng chú ý tới việc di trú và sức bền, rồi bạn lại nhìn cá thái dương. (Cười) Và đây là bí ẩn nhẹ nhàng, nó thật sự có sức mạnh hơn cả một con cá ngừ đấy. Tôi ngạc nhiên muốn biết câu chuyện về loài động vật này là gì? Trong sinh học, không gì có lý ngoại trừ ánh sáng của sự tiến hóa. Mola cũng không ngoại lệ. Chúng xuất hiện ngay sau khi khủng long biến mất 65 triệu năm trước, ở thời điểm khi cá voi vẫn còn có chân và chúng có nguồn gốc từ một nhóm cá nóc nhỏ nổi loạn -- tôi sẽ kể chuyện theo phong cách của Kipling. Dĩ nhiên tiến hóa là ngẫu nhiên, khoảng 55 triệu năm trước có một nhóm cá nóc nhỏ nổi loạn như đã nói, trên cái đăng với những rạn san hô ta đang hướng đến những biển mực nước cao. Và qua rất nhiều thế hệ, nhiều sự tiến hóa cá nóc đã biến thành Mola. Nếu bạn cho mẹ thiên nhiên đủ thời gian thì đó là thứ mà mẹ sẽ tạo ra. Có lẽ chúng giống loài tiền sử và chưa hoàn thiện, còn hạn chế nhưng trên thực tế, chúng cạnh tranh cho vị trí của loài cá tiến hóa nhất ở biển bên cạnh là cá bẹt. Mọi thứ về loài cá đó đều đã bị thay đổi. Xét về loài cá -- Cá xuất hiện cách đây 500 triệu năm, và chúng khá hiện đại chỉ 50 triệu năm, thật thú vị, chúng tiến hóa không còn giống tổ tiên nữa. Chúng được sinh ra như những quả trứng nhỏ, và chúng có tên trong "Sách kỉ lục Guinness" lần nữa do với số lượng trứng nhiều nhất trong số các loài có xương sống trên hành tinh. Một con cái 4 feet sinh khoảng 300 triệu trứng, có thể mang 300 triệu trứng trong buồng trứng - hãy tưởng tượng và chúng sẽ dài hơn 10 feet. Nó mang rất nhiều trứng. Và từ cái trứng nhỏ đó, chúng trải qua hình dạng nhím lông nhọn ở giai đoạn thành cá, giống tổ tiên chúng và phát triển, đây là giai đoạn thời niên thiếu. Chúng hợp thành đàn thời niên thiếu, và trở thành loài lớn đơn độc khi trưởng thành. Ở trong góc đó chính là người thợ lặn. Chúng lại có tên trong "Sách kỉ lục Guiness" lần nữa vì là loài có xương sống phát triển to lớn nhất trên thế giới. Và vì kích thước bé nhỏ của trứng, ở giai đoạn ấu trùng đến khi trưởng thành, chúng mất khoảng 600 triệu lần để tăng trọng lượng. 600 triệu. Hãy tưởng tượng nếu bạn sinh một đứa bé, và bạn cho nó ăn. Có nghĩa là bạn mong trọng lượng của con bạn nặng bằng 6 con tàu Titanic. Tôi không biết làm thế nào bạn cho một đứa trẻ ăn như vậy nhưng ta không biết Mola lớn nhanh đến mức nào trong tự nhiên, nhưng nghiên cứu sinh trưởng trong môi trường nuôi ở Monterey Aquarium một trong những nơi đầu tiên nuôi chúng -- Có một con đạt 800 pao trong 14 tháng. Tôi đã nói, đó đúng là một người Mỹ thật sự. (Cười) (Vỗ tay) Là một kẻ đơn độc là điều tuyệt vời, đặc biệt là trong đại dương ngày nay vì hợp thành đàn từng giúp bảo vệ loài cá, nhưng giờ làm thế chính là tự sát. Nhưng không may cho loài Mola, cả khi không hợp thành đàn, chúng vẫn bị bắt vì bị giăng lưới. Nếu ta có ý định cứu thế giới khỏi sự thống trị của loài sứa, thì ta sẽ phải tìm hiểu loài sứa săn gì -- chúng sống như thế nào, cũng như loài Mola. Nhưng không may, phần lớn chúng không thoát khỏi sự đánh bắt ở California -- chiếm tới 26% mẻ lưới. Và ở Địa Trung Hải, trong đánh bắt cá kiếm chúng chiếm tới 90%. Ta phải hiểu được chúng sống thế nào. Bằng cách nào? Bạn thực hiện việc đó với một loài vật -- có ở rất ít nơi trên thế giới. Đây là một sinh vật biển khơi. Nó không biết đến ranh giới, nó không lên bờ. Làm thế nào bạn thấy được nó? Làm thế nào bạn dụ dỗ một sinh vật như nó tiết lộ bí mật? Có vài công nghệ mới tuyệt vời gần đây được sử dụng và nó là công cụ để thấy được các sinh vật biển khơi. Mọi thứ được ghi hình ở ngay đây, một thẻ đeo nhỏ ở đó. Cái thẻ đeo nhỏ này có thể ghi lại nhiệt độ, độ sâu, cường độ ánh sáng, theo thời gian, từ đó ta có thể truy ra vị trí. Và nó có thể lưu dữ liệu đến 2 năm và giữ trong thẻ, truy xuất vào thời gian được lập trình từ trước, trôi trên mặt biển, tải mọi dữ liệu, toàn bộ hành trình, đến vệ tinh, gửi trực tiếp đến máy tính và ta thu được toàn bộ dữ liệu. ta chỉ phải đánh dấu con vật và sau đó ta về nhà và ngồi xuống. Vậy điều tuyệt vời về Mola là khi ta đánh dấu chúng -- nếu bạn nhìn ở đây đó là hình động, là chỗ ta đánh dấu. Và điều này chỉ xảy ra khi có vật kí sinh trên Mola. Mola nổi tiếng vì mang rất nhiều kí sinh. Có hàng vạn kí sinh, ngay cả kí sinh của chúng cũng có kí sinh. Tôi nghĩ Donne đã viết một bài thơ về điều này. Nhưng chúng có 40 loài kí sinh và ta chỉ biết một số ít kí sinh, thật sự không nhiều. Chúng trở thành phương tiện tốt để chuyên chở trong giới đại dương. Chúng chẳng lấy làm phiền gì việc đó. Vậy ta đang cố gắng tìm kiếm gì? Ta đang tập trung về Thái Bình Dương. Ta đang theo dấu trên bờ biển California, trên Đài Loan và Nhật Bản. Ta muốn tìm hiểu các loài vật này sử dụng dòng chảy ra sao, sử dụng nhiệt độ, đại dương mở để sống sót thế nào. Ta thích theo dấu ở Monterey. Monterey là một trong số ít nơi trên thế giới tập trung lượng lớn Mola. Không phải tại thời điểm này trong năm -- mà vào khoảng tháng mười. Và ta thích theo dấu nó ở đây -- đây là ảnh chụp Monterey từ trên không nhưng không may, Mola ở đây lại trông như thế này vì có một sinh vật địa phương rất thích Mola, nhưng là thích ăn. Sư tử biển California ăn Mola ngay khi chúng vào đến vịnh, xé toạc vây cá, theo phong cách Mola, Frisbee và sau đó lôi chúng ra qua lại. Tôi không hề phóng đại, thỉnh thoảng chúng không ăn Mola, chỉ tỏ ra thù hằn. Người địa phương nghĩ đó là hành vi kinh khủng, thật là khủng khiếp khi chứng kiến cảnh này ngày qua ngày. Con Mola tội nghiệp tiến đến, bị xé thành từng miếng nhỏ, ta sẽ đi về phía nam, đến San Diego. Không có nhiều sư tử biển ở đây. Và Mola ở đây, có thể dễ thấy chúng với máy bay chỉ điểm và chúng thích nổi dưới đám tảo bẹ. Ẩn dưới đám tảo -- đó là lý do chúng đến đây vì đây chính là thời gian đi spa cho Mola. Khi chúng ở dưới các đám tảo, cá lau chùi bơi đến. Và chúng đến bạn thấy chúng bơi vào các vị trí nhỏ, "Tôi không có ý đe dọa, nhưng tôi cần mát-xa." (Cười) Chúng để vây ra ngoài và đưa mắt ra đằng sau đầu bầy cá đến lau chùi, lau chùi và lại lau chùi -- vì Mola chỉ như một món ăn gồm các kí sinh. Và đi xuống phía nam cũng rất tuyệt vời vì nước thì ấm và Mola ở đây thì thân thiện. Ý tôi là với các loại cá khác, nếu bạn tiến gần chúng, sẽ nói, "OK, làm xước da tôi bây giờ" Bạn thật sự có thể bơi cùng Mola -- chúng rất hiền lành và nếu bạn lại gần chúng, bạn có thể vuốt ve chúng và chúng thích vậy. Ta cũng theo dấu Mola ở một phần của Thái Bình Dương ta đã tới một phần khác của Thái Bình Dương và ta cũng theo dấu ở Đài Loan, Nhật Bản. Và những nơi đó, Mola bị bắt trong những lưới đặt sẵn ở các quốc gia này. Và chúng không được ném lại, chúng bị ăn thịt. Chúng tôi đã được phục vụ một bữa Mola 9 món sau khi theo dấu Mola. Dĩ nhiên không phải là con mà ta theo dấu! Và mọi thứ từ thận đến tinh hoàn, xương sống đến cơ vây cá -- Tôi nghĩ là cả con cá -- đều trở thành món ăn. Vậy phần khó nhất của việc theo dấu, giờ là sau khi bạn đeo thẻ, phải đợi hàng tháng. Và bạn tự hỏi, hi vọng cá được an toàn hi vọng nó có thể sống tự nhiên trong suốt quá trình theo dấu. Các thẻ đánh dấu là 3500 đô cho mỗi con, truyền vệ tinh thì tốn thêm 500 đô nên hi vọng là thẻ đánh dấu sẽ ổn. Và sự chờ đợi chờ là phần khó nhất. Tôi sẽ cho bạn xem dữ liệu mới nhất. Và nó chưa được công bố, nó là thông tin mật dành riêng cho TED. Khi ta nhìn vào dữ liệu này, ta sẽ nghĩ, các con vật này có vượt qua xích đạo không? Chúng có vượt Thái Bình Dương không? Và chúng tôi phát hiện ra là chúng thuộc loại chỉ ru rú xó nhà. Chúng không phải là loài ưa di trú. Đây là dấu vết của chúng: chúng tôi đã triển khai theo dấu ở Tokyo và ở Mola trong một tháng tìm hiểu ở dòng nước Kuroshio. Và sau 4 tháng, ra khỏi phần phía bắc của Nhật Bản. Và đó như là lãnh thổ của chúng. Nó rất quan trọng, vì nếu ở đó có nhiều áp lực đánh cá, thì số lượng cá không thể phục hồi. Đó là một phần rất quan trọng của dữ liệu. Nhưng cái cũng quan trọng là chúng không lười biếng. Chúng cực kì siêng năng. Và đây là một ngày của Mola -- Chúng lên và xuống, lên và xuống lên và xuống, khoảng 40 lần một ngày. Khi mặt trời lên, bạn thấy đường màu xanh là chúng bắt đầu lặn. Xuống -- và khi mặt trời lên cao hơn, chúng xuống sâu hơn một chút. Chúng xuống độ sâu 600 mét, nhiệt độ là 1độ C. và đây là lí do bạn thấy chúng trên mặt nước -- ở dưới rất lạnh. Chúng phải trồi lên, lấy năng lượng mặt trời, và lặn sâu xuống, rồi lại bơi lên xuống. Chúng tới tầng nước ở dưới, gọi là tầng sâu phân tán-- nơi đây chứa một lượng đa dạng thức ăn. Vậy không phải là kẻ lười biếng thích phơi nắng, chúng rất chăm chỉ nhảy điệu nhảy hoang dã giữa mặt nước và đáy bất chấp cả nhiệt độ. Ta thấy mẫu hình giống nhau -- bây giờ với những thẻ này ta thấy một mẫu hình giống nhau của cá kiếm, cá đuối, cá ngừ, một trò chơi ba chiều thực thụ. Đây là một phần của chương trình lớn hơn gọi là Kiểm tra sự sống biển, nơi mà chúng được theo dấu trên khắp thế giới và Mola cũng như thế. Và cái thú vị -- bạn đều du lịch và biết điều tuyệt vời nhất trong du lịch là có thể tìm được người địa phương, và tìm đến những nơi tuyệt vời bằng kiến thức địa phương. Với Điều tra sự sống biển, ta có thể chậm rãi đi tới những người địa phương và khám phá 90% không gian sống, với kiến thức địa phương. Chưa bao giờ thú vị hơn trở thành nhà sinh học như thế. Điều cuối cùng tôi muốn nói và tôi nghĩ đó cũng là điều thú vị nhất. Tôi đã tạo ra một trang web vì tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về Mola và cá thái dương. Và tôi đã tìm câu trả lời cho các câu hỏi, và tôi muốn cảm ơn những người đã gây quỹ ủng hộ, như National Geographic và Lindbergh. Nhưng mọi người viết vào web tất cả câu chuyện về các động vật này và muốn giúp tôi lấy các mẫu phân tích gen. Và cái tôi thấy tuyệt vời nhất là mọi người chia sẻ -- chia sẻ yêu thương và sự đam mê với đại dương. Tôi đã nhận các báo cáo từ các sơ Công giáo, các thầy giảng Do Thái, các tín đồ Hồi giáo, Cơ đốc giáo -- mọi người đều viết vào web mọi thứ được kết hợp bằng tình yêu cuộc sống. Và theo tôi -- những lời của Bard bất tử không thể tuyệt vời hơn: "Một cái chạm của tự nhiên làm thế giới gần nhau." Nó có thể chỉ là một con cá ngu ngốc to lớn già cỗi nhưng lại có ích. Nếu nó giúp nối kết thế giới, tôi nghĩ đó chắn chắc là loài cá của tương lai. Xe bay thì như thế nào nhỉ ? Chúng ta mơ về điều này cả trăm năm rồi. Lịch sử đã ghi nhận những nỗ lực mà đã thành công về mặt kỹ thuật ở một mức độ nào đó. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt tới mức độ mà trên đường đi tới đây sáng nay, bạn sẽ bắt gặp được một thứ gì có thể nối liền một mạch thế giới 2 chiều nơi ta đang sinh sống thoải mái với chiều thứ 3 là bầu trời. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng tôi thật sự thích trải nghiệm điều đó. Hãy cùng nhìn lại chặng đường lịch sử và nhận ra rằng, mặc dù sự thật là chúng ta có rất nhiều cải tiến để có được ngày hôm nay, những điều mà trong quá khứ không thể có được: chúng ta có vật liệu tổng hợp chúng ta có động cơ máy bay tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu suất cao nhất từ xưa tới nay, chúng ta có kính chuyên dụng dành cho buồng lái để truyền đạt các thông tin cần thiết khi bay thẳng tới buồng lái. Thế nhưng về cơ bản, ta lại không nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác. Chúng ta nhận ra mình đạt được những gì mà cha ông ta đã tạo ra từ hàng trăm năm trước rồi. Đó không phải là điều mà chúng ta muốn. Do đó, thay vì cố gắng chế tạo một chiếc xe có thể bay, chúng tôi quyết định chế tạo chiếc máy bay mà ta có thể lái đi trên đường. Điều đó dẫn đến sự ra đời của chiếc Terrafugia Trasition. Đó là một chiếc máy bay 2 chỗ ngồi, 1 động cơ và vận hành giống như những chiếc máy bay con khác. Cất cánh và hạ cánh ở sân bay địa phương Sau khi đáp xuống đất, bạn chỉ cần gập cánh lại rồi lái về nhà, đậu vào nhà xe. Thế là xong. Sau 2 năm cải tiến về thiết kế và cấu trúc, chúng tôi thử nghiệm lần đầu tiên trước công chúng vào năm 2008. Đến thời điểm này, cũng giống như các sáng chế khác, không phải lần thử nghiệm nào cũng thành công. Nhưng chúng tôi đã rút ra được một bài học thú vị. Đó là: Khi thất bại, bạn lại học được nhiều điều hơn so với việc chỉ cốt làm sao đạt được các mục tiêu thử nghiệm ngay từ lần đầu. Đến nay, chúng tôi vẫn muốn nhìn thấy chiếc máy bay mà mình đã dày công chế tạo cất cánh khỏi mặt đất như nó vốn phải như vậy đây. Đến lần thử nghiệm thứ 3, vào một buổi sáng rét buốt ở ngoại ô phía Bắc New York, chiếc "xe bay" đã cất cánh lần đầu tiên. Bức hình sau lưng tôi được chụp bởi phi công phụ của máy bay theo dõi vào khoảnh khắc ngay sau khi bánh xe nhấc lên khỏi mặt đất, lần đầu tiên. Chúng tôi đã rất hãnh diện khi hình ảnh ấy trở thành biểu tượng của việc đạt được một điều mà chẳng mấy ai tin rằng có thể tồn tại trên thế gian này. Chuyến bay thử nghiệm sau đó được tiến hành ở mức độ giảm thiểu rủi ro hết sức có thể, nhưng cuộc thử nghiệm vẫn đạt được mục tiêu đặt ra để có thể tiến hành bước kế tiếp và để đủ độ an toàn cần thiết cho động thái thâm nhập vào thị trường hàng không và thỏa mãn điều kiện về thiết kế máy bay dân dụng, đặc biệt là ở Mỹ. Một năm trước, FAA (Cục quản lý hàng không liên bang) đã miễn thuế cho chiếc Transition để cho phép chúng tôi thêm 110 lbs (~ 50 kg) trong phân khúc máy bay thể thao hạng nhẹ. Bây giờ có vẻ không hay ho cho lắm, nhưng cũng rất quan trọng bởi việc dễ dàng vận chuyển Transition như một chiếc máy bay hạng nhẹ sẽ dễ dàng để chứng thực nó hơn và cũng dễ hơn để học lái nó. Bạn có thể được cấp bằng phi công thể thao khi đạt tối thiểu 20 giờ bay. Và với 110 lbs (~50 kg ) cũng dễ cho bạn điều khiển nó hơn. Hóa ra rằng việc tạo ra mẫu thiết kế dễ dàng sử dụng mà vẫn vượt qua rào cản pháp lý, còn khó hơn là lái chúng. Với những người chủ yếu dành thời gian ở trên mặt đất như chúng tôi, điều này có lẽ là khác thường, nhưng lái xe thì có ổ gà, đá cuội, người đi bộ, những tài xế khác và một danh sách khá dài và chi tiết những tiêu chuẩn an toàn của liên bang cần phải được tuân theo. May mắn thay, cái khó mới ló cái khôn, và rất nhiều mẫu thiết kế cho chiếc máy bay này mà chúng tôi cãm thấy tự hào nhất đã ra đời để hóa giải những vấn đề đặc biệt nhất về việc vận hành nó trên mặt đất: Mọi thứ từ hộp số có tỉ số truyền biến thiên vô cấp và hệ thống làm mát bằng chất lỏng cho phép sử dụng động cơ máy bay để dừng hay di chuyển tới hộp số được thiết kế đặc biệt nhằm vận hành cánh quạt khi đang bay hay bánh xe khi đáp xuống mặt đất, tới hệ thống cánh gập tự động mà chúng ta sẽ thấy ở ngay đây, cho đến các tính năng đảm bảo an toàn khi va chạm. Chúng tôi có khoang ngồi bằng sợi cacbon nhẹ hơn 10% trọng lượng so với khung gầm bằng sắt của xe thông thường để bảo vệ phi công. Bây giờ, những điều này có vẻ như vẫn chưa đủ. Quy định dành cho xe lưu thông trên đường chưa hề được viết ra để dành cho một chiếc máy bay. Nên chúng tôi cần một chút hỗ trợ từ Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia. Bạn có thể thấy thông tin này mới đây thôi. Chúng xuất hiện vào cuối tháng trước với một số ngoại lệ đặc biệt sẽ cho phép bày bán Transition trong cùng phân khúc xe như SUV hay xe tải loại nhẹ. Là một phương tiện chở người đa dụng, giờ đây nó chính thức "được thiết kế để sử dụng không thường xuyên trên nhiều địa hình." (Cười) Giờ, chúng ta hãy xem nó hoạt động thế nào. Bạn có thể thấy rằng cánh được gập thẳng đứng dọc theo hai bên chiếc máy bay. Bạn không điều khiển cánh quạt mà điều khiển bánh xe. Và vì nó cao dưới 7ft (~2 m), bạn có thể đậu nó vừa vặn vào nhà xe có cấu trúc tiêu chuẩn. Và đó là hệ thống duỗi cánh tự động. Đó là lúc nó vận hành. Bạn chỉ cần nhấn vài nút trong khoang lái và cánh sẽ duỗi ra. Và khi cánh duỗi ra hoàn toàn, một ổ khóa bằng máy từ trong buồng lái sẽ cố định nó lại. Và giờ chiếc Transition hoàn toàn có khả năng đảm nhận bất kì tải trọng nào trong các chuyến bay chỉ như là việc hạ mui xe xuống vậy. Và rồi tất cả điều bạn nghĩ là hàng xóm của bạn sẽ nghĩ sao khi thấy nó. (Video) Phi công lái thử : Khi nó bay lên, 75% nguy cơ nằm ở lần đầu tiên. Radio: Nó thật sự bay rồi kìa. Tuyệt! Radio 2 : Thật sự thần kỳ. Radio : Cậu nghĩ sao về việc này? Mọi thứ trông thật tuyệt từ trên này. AMD: Đấy, chúng tôi thật sự phấn khích khi "chú thỏ nhỏ" ấy rời mặt đất. Sau chuyến bay đầu tiên, phi công lái thử của chúng tôi đưa ra phản hồi tốt nhất mà bạn có thể nhận được từ phi công lái thử, đó là: "[Dễ dàng đến] Không thể nhận ra một cách đáng ghi nhận". Anh ta còn nói rằng chiếc Transition là chiếc dễ tiếp đất nhất trong cả sự nghiệp 30 năm làm phi công lái thử của mình. Vì thế, dù cho việc tạo ra thứ gì đó có vẻ mang tính cách mạng, chúng tôi thực sự chú tâm vào việc làm mới từng chút một. Chúng tôi tận dụng rất nhiều công nghệ hiện đại từ hàng không và từ xe đua. Khi ctạo ra thứ gì đó thật đột phá, chúng tôi sử dụng một quy trình thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, tái thiết kế và điều đó giúp giảm thiểu rủi ro từng chút một. Từ lúc khởi tạo hãng Terrafugia 6 năm về trước, chúng tôi đã có nhiều bước chập chững. Chúng tôi bắt đầu từ ba người làm việc ở tầng hầm trường MIT khi chưa tốt nghiệp, đến bây giờ, chúng tôi có 12 người làm việc ở cơ sở sản xuất ban đầu ngoài Boston. Chúng tôi đã vượt qua thử thách như việc giữ cho khối lượng ở dưới mức dành cho xe phân khúc thể thao nhẹ , mà tôi đã nói tới, tìm kiếm cách trả lời thật lịch sự khi người quản lý nói rằng: "Nó sẽ không lọt được vào trạm thu phí với đôi cánh mở thế kia", (Tiếng cười) tới những vấn đề khác về độ bền và kỹ thuật mà chúng tôi đã nói đến khi nó hoạt động trên mặt đất. Nếu mọi thứ diễn ra như mong muốn khi thử nghiệm và xây dựng 2 dòng sản phẩm đầu tiên mà chúng tôi vẫn đang làm đây, những đơn hàng đầu tiên từ khoảng 100 khách hàng tính tới thời điểm này sẽ bắt đầu vào cuối năm sau. Chiếc Transition sẽ có giá phù hợp so với những chiếc máy bay cỡ nhỏ khác. Và tôi chắc chắn nó sẽ không thay thế chiếc Chevy của bạn, nhưng tôi nghĩ Transition sẽ là chiếc máy bay kế tiếp của bạn. Lý do ở đây: Khi mà hầu hết các chuyến bay thương mại trên thế giới bay qua một số ít các sân bay lớn, có rất nhiều nguồn lực chưa được tận dụng. Có hàng ngàn bãi đáp không được sử dụng để phục vụ các chuyến bay ở mức độ tối ưu. Trung bình, cứ khoảng 20-30 dặm (~32-48 km) lại có 1 bãi đáp trên toàn nước Mỹ. Chiếc Transition giúp bạn tận dụng nguồn lực đó một cách an toàn hơn, tiện lợi hơn và thú vị hơn. Đối với những ai chưa trở thành phi công, việc bạn không bay nhiều như mong muốn là do 4 lý do chính sau: thời thiết (chủ yếu) chi phí, thời gian di chuyển lâu và sự linh động khi di chuyển. Giờ đây, khi thời tiết xấu dần, chỉ cần hạ, gập cánh rồi lái về nhà. Đừng lo, nếu trời có hơi mưa, bạn đã có cần gạt nước rồi. Thay vì tốn tiền để giữ máy bay trong bãi đáp, bạn chỉ cần đậu trong nhà xe. Và nhiên liệu không chì mà chúng tôi sử dụng sẽ rẻ hơn và tốt hơn cho môi trường so với xăng dầu truyền thống. Thời gian di chuyển giảm đáng kể, bởi vì bây giờ, thay vì thu gom hành lý, tìm chỗ đậu, cởi giày ra hay phải đẩy máy bay ra khỏi bãi, giờ bạn chỉ cần dành thời gian đi đến nơi bạn muốn. Và sự linh động khi di chuyển không còn là vấn đề. Chỉ cần gập cánh lại và đi tiếp. Chiếc Transition mở rộng chân trời của bạn trong khi khiến thế giới nhỏ bé hơn, và dễ dàng khám phá hơn. Nó cũng khiến cuộc hành trình trở nên tuyệt vời. Tôi hy vọng bạn sẽ dành thời gian chiêm nghiệm cách mà bạn có thể sử dụng một thứ như thế để tự khám phá thế giới, và khiến chuyến hành trình thuận tiện và nhiều niềm vui hơn. Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội để chia sẻ điều này với các bạn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà thần kinh học. Trong Khoa học Thần kinh (khoa học nghiên cứu thần kinh), chúng tôi phải đối mặt với nhiều vấn đề hóc búa liên quan đến bộ não con người. Song, tôi muốn bắt đầu với một câu hỏi đơn giản nhất và đây là điều mà bạn thực sự muốn tự hỏi chính mình một lúc nào đó trong cuộc đời của bạn, bởi nó là một câu hỏi quan trọng nếu chúng ta muốn hiểu về chức năng của bộ não con người. Và câu hỏi đó là "Tại sao chúng ta và các loài vật khác có bộ não?" Không phải tất các các sinh vật trên hành tinh Trái Đất đều có bộ não, vì thế nếu chúng ta muốn biết bộ não có vai trò gì, hãy nghĩ về lý do tại sao chúng ta lại trở thành loài sinh vật tiến hóa. Bây giờ các bạn có thể lý luận rằng chúng ta có bộ não để nhận biết thế giới hoặc để suy nghĩ, và điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn suy nghĩ về câu hỏi này trong bao lâu đi nữa, cũng không thể nào biết được tại sao chúng ta có bộ não. Chúng ta có bộ não vì một và chỉ một lý do duy nhất, và đó chính là để tạo ra những vận động phức tạp và linh hoạt. Không còn lý do nào khác về sự tồn tại của bộ não. Hãy suy nghĩ về điều này. Vận động là cách duy nhất bạn có để gây ảnh hưởng/ tác động đến thế giới xung quanh bạn. Bây giờ điều này không thực sự đúng đắn. Còn có một cách khác, và đó chính là qua quá trình đổ mồ hôi. Nhưng ngoài ra, mọi thứ khác đều quay quanh sự co rút của các khối cơ Vì thế hãy nghĩ về sự giao tiếp -- lời nói, cử chỉ, văn viết, ngôn ngữ ký hiệu -- tất cả đều được điều hoà thông qua sự co rút của của các khối cơ. Vì thế thực sự cần phải nhớ rằng các quá trình cảm nhận, ghi nhớ và nhận thức đều rất quan trọng, nhưng những hoạt động này chỉ quan trọng khi thúc đẩy hoặc ngăn cản những vận động trong tương lai. Đây có thể không phải là ưu điểm của quá trình tiến hóa để thiết lập nên hồi ức về thời thơ ấu hoặc để cảm nhận màu sắc của hoa hồng nếu nó không gây ảnh hưởng đến cách bạn sẽ chuyển động sau này Cho những ai không tin vào lập luận này, chúng ta có cây cối và cỏ dại không có bộ não trên hành tinh của chúng ta, tuy nhiên chứng cứ xác thực là loài vật này ở đây con hải tiêu nhỏ bé này. Loài động vật sơ cấp này, có hệ thần kinh, bơi quanh đại dương khi chưa trưởng thành. Và vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của mình, hải tiêu bám vào đá. Và điều đầu tiên nó làm khi bám vào tảng đá, nơi nó không bao giờ rời đi, chính là tiêu hóa cả bộ não và hệ thần kinh của chính nó như một loại thức ăn. Vì thế một khi bạn không cần vận động, bạn không cần sự xa xỉ của một bộ não. Và loài động vật này thường được lấy làm ví dụ tương tự cho những gì xảy ra trong các trường đại học khi các giáo sư được phong hàm, nhưng đây là một chủ đề khác. (Vỗ tay) Vì thế tôi là một người theo chủ nghĩa di chuyển. Tôi tin rằng sự vận động là chức năng quan trọng nhất của bộ não con người -- đừng để bất kỳ ai đó nói với bạn rằng đó không phải là sự thực. Bây giờ, nếu chuyển động quan trọng đến vậy, chúng ta đã làm tốt đến đâu để hiểu phương thức bộ não chỉ huy chuyển động của cơ thể? Và câu trả lời là chúng ta chưa làm được gì nhiều cả; đây chính là vấn đề khó khăn nhất. Tuy nhiên chúng ta có thể biết được chúng ta làm tốt đến đâu bằng cách nghĩ về việc chúng ta lắp ráp máy móc tốt đến đâu đây là những thiết bị có thể làm những việc mà con người có thể làm. Hãy nghĩ về trò chơi cờ vua. Chúng ta làm tốt đến đâu trong việc quyết định đi nước cờ nào? Nếu bạn muốn cho kỳ thủ Gary Kasparov tại đây, khi ông chưa bị giam, thi đấu cờ vua với chiếc máy tính Deep Blue của IBM, thì câu trả lời là chiếc Deep Blue của IBM sẽ thắng. Và tôi nghĩ rằng nếu cho chiếc Deep Blue của IBM thi đấu với bất kỳ ai trong khán phòng này, nó sẽ luôn thắng. Vấn đề này đã được giải quyết. Thế còn về vấn đề chọn nước cờ để đi, thao tác khéo léo và đặt nó trở lại bàn cờ? Nếu bạn so sánh sự khéo léo của một đứa trẻ 5 tuổi với một chiếc rô-bốt tốt nhất ngày nay, câu trả lời thật đơn giản: đứa trẻ sẽ thắng dễ dàng. Ở đây không có cuộc thi nào cả. Tại sao vấn đề này lại quá dễ và mấu chốt của vấn đề lại quá khó? Một lý do là một đứa trẻ 5 tuổi rất thông minh có thể cho bạn biết thuật toán cho vấn đề quan trọng đó -- tìm tất cả những nước đi có thể để kết thúc trò chơi và chọn một nước đi có thể khiến bạn thắng. Vì thế nó là một thuật toán rất đơn giản. Tất nhiên còn có những nước cờ khác, nhưng với vô số máy tính chúng tôi ước lượng đưa đến gần hơn với giải pháp tối ưu. Khi trở nên thành thạo thậm chí là không rõ được thuật toán nào mà bạn phải giải quyết để trở nên khéo léo. Và chúng tôi sẽ cho rằng bạn có cả nhận thức và hành động tác động đến thế giới, là nơi vốn có nhiều vấn đề. Tuy nhiên hãy để tôi cho bạn thấy robot thế hệ mới nhất. Ngày nay, có nhiều robot rất ấn tượng, nhưng sự thao tác của robot thực sự mới chỉ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, đây là kết thúc của một dự án Tiến Sĩ từ một trong những viện nghiên cứu rô-bốt tốt nhất. Và những sinh viên đã từng huấn luyện người máy này rót nước vào cốc. Đây là một công việc khó khăn vì nước thường bị bắn tung tóe, nhưng người máy có thể làm việc đó. Tuy nhiên người máy không rót nước khéo léo theo cách mà con người thường làm. Nếu bạn muốn người máy làm những nhiệm vụ khác, thì phải cần đến chương trình Tiến Sĩ kéo dài 3 năm nữa. Không có cái gì gọi là tổng quá hoá hết từ một nhiệm vụ đến nhiệm vụ khác trong ngành nghiên cứu người máy. Bây giờ chúng ta có thể so sánh điều này với hiệu suất hoạt động tiên tiến nhất của con người Những gì tôi sắp chứng minh cho bạn chính là Emily Fox đạt kỷ lục thế giới về xếp chồng cốc. Những khán giả người Mỹ trong khán phòng này sẽ biết về cuộc thi xếp cốc. Đây là một môn thể thao trong trường học Với môn này, bạn có 12 chiếc cốc để xếp và tách ra ngược chiều kim đồng hồ theo thứ tự cho trước. Và đây là màn thi lập kỷ lục thế giới của cô ấy theo thời gian thực. (Cười) (Vỗ tay) Và cô bé khá hạnh phúc. Chúng ta không biết điều gì diễn ra trong bộ não của cô bé khi cô chơi trò này, và đó chính là điều chúng tôi muốn biết. Vì thế trong nhóm của tôi, những điều chúng tôi cố gắng làm là khám phá ra cơ chế con người điều khiển chuyển động của mình. Và nó dường như là một vấn đề dễ. Các bạn gửi mệnh lệnh xuống, nó khiến các cơ co bóp. Cánh tay hay cơ thể của bạn chuyển động, và bạn nhận được phản hồi về cảm giác từ tầm nhìn, da, từ các cơ bắp và vân vân. Vấn đề ở đây là những tín hiệu này không phải là những tín hiệu hay như bạn mong đợi. Vì thế một điều khiến việc điều khiển chuyể động khó khăn là, ví dụ, phản hồi giác quan thường gây nhiễu. Với từ "nhiễu", tôi không có ý nhắc đến âm thanh. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ này trong ngày kỹ thuật và ngành khoa học nghiên cứu thần kinh với ý nghĩa là nhiễu bất kỳ có thể gây gián đoạn đến 1 tín hiệu. Vì thế trước đây khi chưa có vô tuyến kỹ thuật số, khi bạn chuyển kênh trên đài radio bạn nghe thấy tiếng "crrcckkk" tại kênh bạn muốn nghe, đó chính là nhiễu. Nhưng xét trên diện rộng hơn, tiếng nhiễu này là cái gì đó có thể gây gián đoạn tín hiệu. Ví dụ, nếu bạn muốn đặt tay dưới một chiếc bàn và cố định vị bằng một tay khác, bạn có thể chệch vài centimet do nhiễu trong quá trình phản hồi cảm giác. Tương tự, khi bạn đặt đầu ra của động cơ lên đầu ra chuyển động, nó gây ra nhiễu lớn. Hãy quên việc cố đánh mắt bò... chỉ nhắm đến một điểm liên tục. Bạn bị phân tán do tính biến đổi của việc vận động. Và hơn thế nữa, thế giới bên ngoài, hay nhiệm vụ đều mơ hồ và hay thay đổi Một ấm trà có thể đang đầy, hoặc có thể đang cạn Nó thay đổi theo thời gian. Vì vậy chúng ta làm việc trong sự vận động thuộc cảm giác với tín hiệu nhiễu. Bây giờ tín hiệu nhiễu này lớn đến nỗi xã hội đặt một phần thưởng khổng lồ cho ai trong chúng ta có thể giảm được các hậu quả của nhiễu. Vì vậy nếu bạn đủ may mắn để có thể đánh một trái banh trắng nhỏ vào một lỗ cách xa đó hàng trăm dặm với một cây gậy bằng sắt dài, xã hội chúng ta sẽ sẵn lòng thưởng công cho bạn bằng hàng trăm triệu đô la. Bây giờ, những gì tôi cố gắng thuyết phục các bạn là bộ não cũng phải trải qua rất nhiều nỗ lực để giảm thiểu các hậu quả xấu của loại tín hiệu nhiễu và tính biến đổi này. Và để làm điều đó, tôi sẽ nói với các bạn về một giải pháp rất phổ biến trong thống kê và máy học trong vòng 50 năm qua được gọi là thuyết quyết định Bayes. Và nó gần như là trở thành một phương thức thống nhất để nghĩ về cách bộ não đối phó với sự không chắc chắn như thế nào. Và ý tưởng cơ bản là bạn muốn thực hiện suy luận và sau đó mới hành động. Vậy hãy thử nghĩ về việc suy luận. Bạn muốn tạo ra niềm tin về thế giới Vậy niềm tin là gì? Niềm tin có thể là: những mục tiêu của tôi ở đâu trong vũ trụ này? Tôi đang nhìn thấy một con mèo hay một con cáo? Nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu niềm tin bằng xác suất. Vì thế chúng tôi sẽ giới thiệu một niềm tin bằng một con số giữa 0 và 1 -- 0 nghĩa là: tôi không tin chút nào, 1 nghĩa là tôi hoàn toàn chắc chắn. Và những con số giữa hai cột mốc này cho biết mức độ không chắc chắn. Và ý tưởng chính cho thuyết suy luận Bayes. là bạn có hai nguồn thông tin mà từ đó bạn có thể suy luận. Bạn có dữ liệu. và dữ liệu trong thần kinh học là những dữ liệu đầu vào thuộc cảm giác. Vì vậy tôi có dữ liệu đầu vào thuộc cảm giác, mà tôi thể lấy để tao thành niềm tin. Nhưng cũng có một nguồn thông tin khác, đó là kiến thức sẵn có. Bạn tích lũy kiến thức trong suốt cuộc sống của bạn trong ký ức. Và quan điểm về thuyết quyết định Bayes là nó mang lại cho bạn cơ sở toán học của phương thức tối ưu để kết hợp kiến thức sẵn có với bằng chứng về cảm giác của bạn để phát sinh ra niềm tin mới. Và tôi đã viết công thức lên đó. Tôi sẽ không giải thích công thức đó là gì, nhưng nó trông rất tuyệt. Và nó mang vẻ đẹp và sức mạnh giải thích thật sự. Và những gì nó thật sự nói lên và những gì bạn muốn ước lượng, là xác suất của các niềm tin khác nhau ứng với dữ liệu đầu vào thuộc cảm giác của bạn. Vì vậy, tôi sẽ đưa ra một ví dụ trực quan Thử tưởng tượng là bạn đang học chơi tennis và bạn muốn quyết định quả banh sẽ nảy về hướng nào khi nó bay qua lưới về hướng bạn. Có hai nguồn thông tin định luật Bayes cho biết như vậy. Có bằng chứng về cảm giác -- bạn có thể sử dụng thông tin trực quan, và điều đó có thể cho biết là quả bóng sẽ rơi vào điểm đỏ. Nhưng bạn biết rằng các cảm giác của bạn không phải là hoàn hảo, và do đó có một vài biến đổi về nơi quả bóng sẽ rơi được miêu tả bằng một quầng màu đỏ, biểu diễn các con số ở giữa 0.5 và có thể là 0.1 Thông tin đó có sẵn trong bức ảnh hiện tại, nhưng có một nguồn thông tin khác không có sẵn trong bức ảnh hiện tại, mà chỉ có sẵn bằng những kinh nghiệm lặp đi lặp lại trong các trận đấu tennis và rằng quả banh không nảy lên với cùng xác suất qua sân trong suốt trận đấu. Nếu bạn đang thi đấu với một đấu thủ rất giỏi, anh ta có thể phát quả banh vào vùng màu xanh đó, là vùng phân phối sẵn có, làm cho bạn khó mà đánh trả quả banh ngược về. Bây giờ cả hai nguồn thông tin đều mang thông tin quan trọng. Và định luật Bayes cho biết rằng tôi nên nhân các con số trong vùng màu đỏ với các con số trong vùng màu xanh để có được các con số trong vùng màu vàng, mang hình eclipse, và đó là niềm tin của tôi. Vì vậy đó là phương thức tối ưu của việc kết hợp thông tin. Bây giờ tôi sẽ không kể cho các bạn về tất cả những điều này nếu không phải là cách đây một vài năm, chúng tôi đã chứng minh đây chính xác là những gì mà người ta làm khi họ học về các kỹ năng vận động mới. Và nó có nghĩa là chúng ta thật sự là các cỗ máy suy luận Bayes Khi chúng ta đi xung quanh, chúng ta học về sự thống kê của thế giới và đặt nó xuống nhưng chúng ta cũng học được rằng bộ máy cảm giác của chính chúng ta bị nhiễu như thế nào, và khi đó kết hợp những thứ này theo phương thức của Bayes. Bây giờ, phần chính yếu thuộc về Bayes là phần công thức này. Và những gì phần công thức này thật sự cho biết là tôi phải dự đoán xác suất của các phản hồi thuộc cảm giác khác nhau ứng với các niềm tin của tôi. Điều đó có nghĩa là tôi phải dự đoán về tương lai. Và tôi muốn thuyết phục các bạn rằng bộ não thật sự thực hiện việc dự đoán về các phản hồi cảm giác mà bộ não sắp sửa nhận được. Và hơn nữa, điều này thay đổi một cách sâu sắc các nhận thức của bạn với những gì bạn làm. Và để làm điều đó, tôi sẽ cho các bạn biết về bộ não xử lý như thế nào đối với các dữ liệu đầu vào thuộc cảm giác. Vì vậy khi bạn gửi một mệnh lệnh ra, bạn nhận được một phản hồi thuộc cảm giác trả về, và phép biến đổi đó được điều khiển bằng trạng thái vật lý của cơ thể và bộ máy cảm giác của bạn. Nhưng bạn có thể tưởng tượng nhìn vào bên trong bộ não. Và đây thật sự là bên trong bộ não Bạn có thể có một bộ dự đoán nhỏ, một bộ mô phỏng thuộc thần kinh, của trạng thái vật lý của cơ thể và các cảm giác của bạn Vì vậy khi bạn gửi một lệnh vận động xuống, bạn vỗ nhẹ vào bản sao đó và đưa nó vào bộ giả lập thần kinh để lường trước những hậu quả cảm giác hành động của bạn Vì vậy khi tôi lắc cái hộp tương cà này, Tôi nhận được các phản hồi cảm giác thật sự như hàm số theo thời gian ở hàng dưới cùng Và khi tôi đã có được một thiết bị dự báo tốt, nó sẽ dự đoán cùng một kiểu. Tại sao tôi lại phải làm điều đó ? dù sao đi nữa, tôi cũng sẽ nhận được cùng một phản hồi Sau đây là các lý do để giải thích cho việc này. Thử tưởng tượng, khi tôi lắc cái lọ tương cà này, và có một người nào đó tiến về phía tôi và vỗ lên mặt sau của hộp tương cà hộ tôi. Khi đó, tôi nhận được một nguồn thông tin cảm giác nữa gây ra bởi sự tương tác bên ngoài này. Vì vậy tôi nhận được hai nguồn cảm giác Tôi có được cảm giác là bạn đang vỗ lên nó và cảm giác là tôi đang lắc nó. nhưng xét trên quan điểm giác quan của tôi chúng được kết hợp với nhau thành một nguồn thông tin. Bây giờ, có lý do để bạn tin rằng bạn muốn có thể phân biệt được các sự kiện xảy ra bên ngoài cơ thể với các sự kiện xảy ra từ bên trong cơ thể Bởi vì các sự kiện xảy ra từ bên ngoài cơ thể có liên quan nhiều nhiều đến hành vi hơn là cảm giác mọi thứ đang diễn ra trong cơ thể tôi. Vì vậy có một phương pháp để tái tạo lại điều đó là so sánh các dự đoán ( chỉ căn cứ trên các mệnh lệnh vận động của bạn) so với thực tế. Nếu có bất kỳ sự khác nhau nào thì hầu như là nó là từ bên ngoài cơ thể. Vì vậy khi tôi đi vòng quanh thế giới Tôi đang dự đoán những gì tôi sẽ nhận được, và loại trừ chúng ra. Mọi thứ còn lại đối với tôi là từ bên ngoài Có chứng cứ nào cho việc này không ? Có một ví dụ minh hoạ rất rõ khi một cảm giác được phát sinh ra từ chính bản thân tôi sẽ rất khác biệt so với nếu nó được phát sinh ra bởi một người nào khác. Và vì vậy chúng ta đã biết được nơi nên bắt đầu là với việc gây kích thích. Người ta đã biết từ lâu rằng bản thân con người không thể tự gây kích thích cũng như là những người khác có thể làm điều đó. Nhưng nó chưa thật sự được chứng minh, đó là bởi vì khi bạn có một bộ giả lập thần kinh mô phỏng theo chính cơ thể bạn và loại trừ cảm giác đó ra. Vì vậy chúng ta có thể mang các thí nghiệm của thế kỉ 21 bằng cách áp dụng các công nghệ robot vào vấn đề này. Và trên thực tế, chúng ta sẽ dùng một thiết bị như cây gậy trên một tay và được gắn vào một robot, và chúng có thể chuyển động tới lui. Và kế tiếp chúng ta theo dõi chuyển động đó với một máy vi tính và sử dụng nó để điều khiển một robot khác, mà con robot này sẽ kích thích bàn tay với một cây gậy khác. Và khi đó chúng ta có thể ước lượng được nhiều thứ bao gồm cả triệu chứng "đụng vào là cười" Tôi sẽ trình diễn cho các bạn thấy chỉ một phần trong nghiên cứu của chúng tôi. Và đây, khi tôi di chuyển robot, nhưng thật sự là di chuyển tay phải tới lui theo hình sin Và khi làm lại điều đó với tay còn lại với một khoảng thời gian chờ hoặc không có thời gian chờ, trong trường hợp đó, ánh sáng chỉ kích thích vào bàn tay bạn, hoặc là với một khoảng thời gian chờ khoảng 2/10 hoặc 3/10 của một giây. Và điều quan trọng là tay phải luôn luôn chỉ làm đúng một chuyện -- di chuyển theo hình sin. tay trái luôn luôn giữ thiết bị chiếu sáng hình sin Những gì chúng ta đang thực hiện là phương pháp nhân quả có nhịp độ. Và khi chúng ta đi từ 0 đến 0.1 giây, nó trở nên càng bị kích thích Khi bạn đi từ 0.1 đến 0.2, nó trở nên bị kích thích về phía cuối. Và ở mức 0.2 của một giây nó bị kích thích một cách tương đương với con robot mà chỉ vừa mới kích thích bạn trong khi bạn không làm gì cả. Vì vậy cho dù là cái gì đi nữa chịu trách nhiệm cho sự triệt tiêu này thì cũng kết hợp cực kỳ chặt chẽ với phương pháp nhân quả có nhịp độ. Và dựa trên sự minh hoạ này, chúng ta đã thật sự thuyết phục chúng ta rằng trong lĩnh vực này bộ não đã tạo nên các dự đoán chính xác và loại trừ chúng khỏi từ các sự cảm nhận. Bây giờ, tôi phải thừa nhận rằng, đây là những nghiên cứu tệ hại nhất của tôi được thực hiện ở phòng thí nghiệm. Bởi vì việc cảm nhận kích thích trên lòng bàn tay chỉ thoáng qua, bạn cần số lượng lớn các đối tượng đóng vai trò chính làm cho chúng trở nên đáng kể. Vì vậy chúng tôi đã tìm kiếm một phương pháp khách quan hơn để đánh giá hiện tượng này. Và trong những năm vào thời điểm đó, tôi có hai con gái. Và một điều mà bạn thấy rằng khi trẻ con ngồi ở ghế sau của xe trên các chuyến đi dài, đó là chúng đánh đấm lẫn nhau -- mà bắt đầu là đứa này làm điều gì đó với đứa kia, và đứa kia đánh trả lại. Và càng lúc trở nên gay cấn hơn. Và khi trẻ con có xu hướng chuyển đánh đấm lên đến mức bạo lực. Khi đó tôi phải thét lên gọi bọn trẻ ngừng lại, thỉnh thoảng chúng đều nói với tôi rằng đứa kia đánh chúng mạnh hơn. Và bây giờ tôi tình cờ biết là bọn trẻ không nói dối, vì vậy tôi nghĩ, với tư cách là một nhà khoa học về thần kinh, điều quan trọng là tôi có thể giải thích như thế nào như thế nào mà chúng nói những sự thật mâu thuẫn nhau. Và chúng ta đặt ra giả thiết dựa trên nghiên cứu của việc kích thích rằng khi một đứa trẻ đánh vào đứa kia, chúng tạo ra mệnh lệnh vận động. Chúng dự đoán các hậu quả dựa trên cảm giác và loại trừ nó đi. Vì vậy chúng thật sự nghĩ là chúng đã đánh đứa kía ít mạnh hơn hơn là đứa kia đánh chúng -- cũng giống như việc kích thích. Trong khi đứa bị đánh thụ động không dự đoán, cảm nhận trọn vẹn lực của cú đánh. Vì vậy nếu chúng trả đũa lại với cũng một lực, đứa đầu tiên sẽ nghĩ lực đó mạnh hơn. Vì vậy chúng tôi đã quyết định thực hiện kiểm tra điều này trong phòng thí nghiệm. (tiếng cười) Bấy giờ chúng tôi không thực nghiệm với trẻ con, không thực nghiệm bằng việc đánh nhau, nhưng ý tưởng thực nghiệm là giống nhau. Chúng tôi mang vào hai người lớn. Chúng tôi bảo họ chơi một trò chơi. Và người chơi thứ nhất và thứ hai ngồi đối diện với nhau. và trò chơi thì đơn giản. Chúng tôi bắt đầu với một động cơ môtô với một đòn bẩy nhỏ, một bộ phận truyền lực nhỏ. Và chúng tôi sử dụng cái động cơ này để tạo áp lực xuống ngón tay của người chơi trong vòng ba giây và ngừng lại. Và người chơi được dặn trước rằng hãy ghi nhớ lực tác động đó và sử dụng ngón tay kia tạo ra cùng một lực tác động xuống ngón tay của người kia thông qua bộ phận truyền lực -- và họ sẽ làm như vậy. Người chơi thứ hai cũng được dặn trước rằng hãy ghi nhớ lực tác động đó. Sử dụng tay kia để tạo lực tác động ngược lại. Và họ cứ làm như vậy lần lượt đế tạo lực tác động mà họ vừa mới trải nghiệm lẫn nhau. Nhưng một cách nghiêm túc mà nói, họ đã tường thuật lại quy tắc của trò chơi trong các gian phòng khác nhau. Vì vậy họ không biết về quy tắc của người chơi còn lại. Và những gì chúng tôi đo lường được là lực tác động như là một hàm số trong một khoảng thời gian ngắn. Và nếu chúng ta xem lại những gì lúc bắt đầu, một phần tư lực Newton, với một số lượt, tốt nhất là ở đường gạch đỏ. Và những gì chúng ta thấy trong cặp đối tượng này là -- một mức tăng thêm 70% của lực tác động cho mỗi lượt. Vì vậy nó thực sự gợi ra rằng, khi thực hiện điều này -- dựa trên nghiên cứu này và những nghiên cứu khác mà chúng tôi đã thực hiện -- rằng bộ não đang bỏ qua các hậu quả thuộc cảm giác và đánh giá thấp lực tác động mà nó sản sinh ra. Vì vậy điều đó lại cho thấy rằng bộ não tạo ra các dự đoán và về cơ bản là thay đổi các nguyên lý. Vì vậy chúng ta đã tạo ra các suy luận, chúng ta tạo ra các dự đoán, bây giờ chúng ta phải phát sinh ra các hành động. Và định luật Bayes nói rằng, với sự tin tưởng của tôi, hành động nên ở một mức độ tối ưu. Nhưng chúng ta có một vấn đề ở đây. Các nhiệm vụ mang tính tượng trưng -- Tôi muốn uống, tôi muốn nhảy -- nhưng hệ vận động phải co rút lại 600 cơ bắp theo một trình tự cụ thể nào đó. Và có một khoảng cách lớn giữa nhiệm vụ và hệ vận động. Vì vậy nó có thể là cầu nối theo nhiều cách khác nhau. hãy nghĩ về việc chuyển động từ một điểm đến một điểm khác. Tôi có thể chọn hai đường này trong vô số các con đường. Sau khi đã chọn một đường cụ thể nào đó, Tôi có thể giữ tay trên đường đó theo nhiều kiểu cấu hình khớp xương khác nhau. Và tôi cũng có thể giữ tay theo một kiểu cấu hình khớp nhất định nào đó hoặc là rất là cứng nhắc hoặc là rất thoải mái Vì vậy tôi có rất rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng hoá ra là chúng ta cực kỳ theo khuôn mẫu. Chúng ta di chuyển hầu như theo cùng một cách. Và vì vậy hoá ra là chúng ta quá theo khuôn mẫu, bộ não của chúng ta có các mạch thần kinh chuyên dụng để giải mã kiểu khuôn mẫu này. Vì vậy nếu tôi lấy một vài điểm và đặt chúng trong sự chuyển động với chuyển động sinh học, mạch trong bộ não sẽ hiểu ngay lập tức cái gì đang xảy ra. Bây giờ nếu là một chùm điểm chuyển động. bạn sẽ biết rằng người này đang làm gì đó, có thể là vui, buồn, già, trẻ -- một lượng thông tin khổng lồ. Nếu các điểm này là các xe đang trên đường đua, bạn sẽ tuyệt đối không biết cái gì đang xảy ra. Tại sao lại như vậy rằng chúng ta di chuyển theo các cách cụ thể ? Hãy nghĩ về những gì thật sự xảy ra. Có thể là chúng ta không hoàn toàn di chuyển theo cùng một cách. Có thể là có sự biến động trong dân số. Và có thể một số người, mà di chuyển tốt hơn những người còn lại, có nhiều cơ hội hơn trong việc đưa con cái của họ vào thế hệ kế tiếp. Vì vậy trong các nấc thang tiến hoá, sự vận động trở nên tốt hơn. Và có lẽ là trong cuộc sống, sự vận động trở nên tốt hơn thông qua việc học. Vậy thế nào là một sự di chuyển tốt hoặc xấu ? Thử tưởng tượng là tôi muốn chặn trái banh này lại. Có hai đường có thể dẫn đến trái banh đó. Nếu tôi chọn con đường bên tay trái, Tôi có thể tính toán được các lực tác động cần thiết trong các cơ bắp của tôi như là các hàm số của thời gian. Nhưng có sự nhiễu thêm vào đây. Vì vậy những gì tôi thật sự có được, với lực tác động bằng phẳng và mong đợi là một phiên bản bị nhiễu Vì vậy nếu tôi chọn cùng một mệnh lệnh qua nhiều lần, tôi sẽ có được một phiên bản bị nhiễu cho mỗi lần, bởi vì tín hiệu nhiễu thay đổi cho mỗi lần. Những gì tôi có thể trình diễn cho các bạn thấy là tính biến đổi của sự vận động sẽ tiến triển như thế nào nếu tôi chọn cách đó. Nếu tôi chọn cách thức di chuyển khác -- chẳng hạn về bên tay phải -- khi đó tôi sẽ có một mệnh lệnh khác, một tín hiệu nhiễu khác, thực hiện thông qua một hệ thống bị nhiễu, là rất phức tạp. Những gì chúng ta có thể chắc chắn là tính biến đổi sẽ khác nhau. Nếu tôi di chuyển theo cách thức cụ thể này, tôi sau cùng có được một sự biến thiên nhỏ hơn qua nhiều lần chuyển động. Vì vậy nếu tôi phải chọn giữa hai cách thức này, tôi sẽ chọn cách bên phải bởi vì nó ít bị biến đổi hơn. Và ý tưởng cơ bản là bạn muốn lập kế hoạch cho các sự vận động để tối thiểu hoá các hậu quả xấu của tín hiệu nhiễu. Và một nhận thức có được là thật sự số lượng nhiễu hoặc tính biến đổi mà tôi trình bày ở đây trở nên lớn hơn khi lực tác động mạnh hơn. Vì vậy nên tránh các lực tác động mạnh là một nguyên lý. Chúng ta đã chứng minh rằng sử dụng điều này sẽ có thể giải thích được một lượng lớn dữ liệu -- rằng chính xác là con người chuẩn bị cho cuộc sống bằng cách lên kế hoạch cho các sự vận động để tối thiểu hoá các hậu quả xấu của tín hiệu nhiễu. Vì vậy tôi hy vọng rằng tôi đã thuyết phục được các bạn rằng bộ não hiện hữu và tiến hoá để điều khiển sự vận động và đó là một thử thách về mặt trí óc để hiểu được chúng ta làm điều đó như thế nào. Nhưng điều này cũng có liên quan đến bệnh tật và sự hồi phục. Có nhiều bệnh tật gây ảnh hưởng đến sự vận động. và hy vọng là nếu chúng ta hiểu được cách chúng ta điều khiển sự vận động như thế nào chúng ta có thể áp dụng vào công nghệ robot. Và sau cùng, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng, khi các bạn thấy các con vật làm những gì trông giống như là các tác vụ đơn giản, thực chất của sự phức tạp đang diễn ra bên trong bộ não của chúng là hoàn toàn ấn tượng. Cám ơn các bạn rất nhiều. (tiếng vỗ tay) Chris Anderson: một câu hỏi nhanh cho ông, Dan. vậy ông vận động -- (DW: Người yêu nước) -- người yêu nước. Có phải điều đó có nghĩa là ông nghĩ rằng những thứ khác chúng ta đang nghĩ trong não về -- giấc mơ, sự khát khao, sự yêu đương và tất cả những thứ này -- là một loại thứ yếu, một sự tình cờ ? DW: Không, không, thật sự tôi nghĩ chúng tất cả đều quan trọng để điều khiển hành vi vận động một cách đúng đắn để có thể tái tạo lại khi kết thúc. Vì vậy tôi nghĩ người ta học cảm nhận hoặc ghi nhớ mà không nhận biết tại sao họ đang thiết lập các hồi ức của thời thơ ấu Chẳng hạn, việc chúng ta quên hầu hết thời thơ ấu, có lẽ là cũng tốt thôi, bởi vì nó không ảnh hưởng đến sự vận động sau này của chúng ta trong cuộc sống. Bạn chỉ cần lưu trữ những thứ thật sự có ảnh hưởng đến việc vận động. CA: vì vậy ông nghĩ là người ta nghĩ về bộ não, sự nhận thức nói chung, có thể có được sự hiểu biết thấu đáo bằng cách nói rằng, sự vận động đóng vai trò ở đâu trong trò chơi này ? DW: chẳng hạn người ta đã nhận ra rằng học tưởng tượng mà thiếu nhận thức rằng tại sao họ lại có sự tưởng tượng là một sai lầm Phải học tưởng tượng với sự nhận thức rằng hệ vận động đang sử dụng sự tưởng tượng như thế nào và hệ vận động sử dụng nó rất khác nhau mỗi khi bạn nghĩ về nó theo cách đó. CA: Điều này hoàn toàn là rất thú vị. Thật sự các ơn ông. (tiếng vỗ tay) Vậy phép thuật là một lĩnh vực hướng nội Trong khi các nhà khoa học thường xuyên phát hành công trình nghiên cứu mới nhất của họ, chúng tôi, những nhà ảo thuật, không thích chia sẻ các phương pháp và mánh khóe của mình. Điều này còn đúng ngay cả với các đồng nghiệp. Nhưng nếu bạn nhìn thực hành sáng tạo là một hình thức nghiên cứu hoặc nghệ thuật sáng tạo là sự nghiên cứu và phát triển cho loài người vậy sao một nhà ảo thuật mạng như tôi lại chia sẻ nghiên cứu của anh ấy Bây giờ sự đặc biệt của tôi là sự kết hợp của công nghệ kĩ thuật số và ảo thuật. Và khoảng ba năm trước tôi bắt đầu một bài tập về sự cởi mở và tính toàn diện bằng cách tiếp cận cộng đồng phần mềm mã nguồn mở để chế tạo ra một công cụ kĩ thuật số mới cho ảo thuật - công cụ mà cuối cùng có thể chia sẻ được với các nghệ sĩ khác để bắt đầu thêm vào quá trình để có thơ nhanh hơn. Hôm nay, tôi muốn cho các bạn thấy sự hợp tác đó đã đem đến cái gì. Nó là một sự cường điệu thực tế đánh dấu bài trình chiếu và lập bản đồ hệ thống, hoặc một công cụ kể chuyện kĩ thuật số. Vui lòng tắt bớt đèn? Cảm ơn. Vậy hãy thử. Và tôi sẽ sử dụng nó để cho bạn biết quan điểm của tôi về cuộc sống trên các công cụ của cuộc sống. (Vỗ tay) (Nhạc) Rất xin lỗi, tôi quên mất cái sàn. Dậy đi. Này. Thôi nào. (Nhạc) Làm ơn đi mà. (Nhạc) Thôi nào Ồ, xin lỗi về điều đó Quên cái này. (Nhạc) Hãy thử một lần nữa. Được rồi. Anh ấy đã khám phá ra cách thức rồi. (Nhạc) (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Nhạc) Ồ (Nhạc) Được rồi. Hãy cùng thử cái này Thôi nào (Nhạc) (Cười lớn) (Nhạc) Này. (Nhạc) Bạn nghe cô ấy rồi, cứ làm đi (Cười lớn) (Vỗ tay) Xin chào. (Vỗ tay) Trong lịch sử luôn luôn có sự phân biệt rạch ròi giữa những gì con người cho rằng, một bên là những cơ thể không sống và bên kia là những cơ thể sống. Thế nên ta đi từ, ví dụ như, khối tinh thể phức tạp và tuyệt đẹp này như một vật thể không sống, và mặt khác, chú mèo phức tạp và xinh đẹp này là vật thể sống. Trong khoảng một trăm năm mươi năm qua, khoa học đã gần như xóa mờ sự khác biệt này giữa những cơ thể sống và không sống, và giờ chúng ta xét thấy rằng có thể có một sự chuyển giao tồn tại giữa hai thứ. Thử lấy một ví dụ ở đây: một con vi-rút là một sinh vật tự nhiên đúng không nào? Nhưng nó rất đơn giản, rất thô sơ. Nó không thực sự thỏa mãn tất cả điều kiện, nó không có những tính chất của cơ thể sống và thực tế nó là một vật kí sinh trên những cơ thể sống khác để, ví dụ như, sinh sản và tiến hóa. Nhưng những gì chúng ta chuẩn bị nói tới ở đây tối nay là những thí nghiệm được làm trên thái cực của phi sự sống -- thực tế là làm thí nghiêm hóa học trong phòng thí nghiệm, trộn những chất không-sống với nhau để tao ra một cấu thể mới, và những cấu thể này có thể có những đặc điểm của cơ thể sống. Thật sự những gì tôi nói tới ở đây là tạo ra một sự sống nhân tạo. Và tôi đang nói đến những đặc điểm gì? Chính là đây. Trước hết chúng tôi xét thấy rằng sự sống cần phải có một cơ thể. Giờ ta cần phải phân biệt giữa cá thể và môi trường. Sự sống còn có cả sự trao đổi chất. Đây là một quá trình mà vật thể sống có thể chuyển hóa vật chất từ môi trường thành năng lượng sống để có thể tự duy trì và phát triển. Sự sống còn phải có thông tin di truyền. Chúng ta, con người, lưu trữ thông tin này qua DNA ở trong gen, và ta truyền lại thông tin này cho con cháu. Nếu ta gộp hai tính chất đầu tiên lại -- cơ thể và sự trao đổi chất -- chúng ta có thể tạo ra một cơ thể có khả năng di chuyển và tái tạo, còn nếu chúng ta gộp những tính chất này với thông tin di truyền, ta có thể tạo ra một cơ thể giống sự sống hơn, và có thể còn tiến hóa nữa. Thế nên đây là những thứ chúng tôi đang cố gắng thực hiện trong phòng thí nghiệm: làm thí nghiệm để tạo ra một trong những đặc điểm của sự sống hoặc nhiều hơn thế. Vậy chúng tôi đã làm thế nào? Chúng tôi sử dụng một cơ thể mẫu mà chúng tôi gọi là tế bào nguyên mẫu. Bạn có thể xem cái này như là một tế bào nguyên thủy. Nó là một mẫu hóa học rất cơ bản của một tế bào sống, và ví dụ nếu bạn xem xét một tế bào trong cơ thể mà cần hàng triệu loại phân tử khác nhau gộp lại, tương tác với nhau trong một hệ thống vô cùng phức tạp để tạo ra cái mà ta gọi là sự sống. Trong phòng thí nghiệm những gì chúng tôi muốn làm cũng tương tự như thế, nhưng chỉ với hàng chục loại phân tử khác nhau -- giảm đáng kể về mặt phức tạp, nhưng vẫn cố gắng tạo ra một thứ giống như sự sống. Và đó là những gì chúng tôi làm, chúng tôi bắt đầu đơn giản và tiến tới những cơ thể sống. Ta hãy xem lời dẫn trích này của Leduc, khoảng một trăm năm trước, khi ông xem xét một loại sinh học tổng hợp: “Sự tổng hợp của sự sống, nếu có diễn ra, sẽ không phải là một sự phát hiện kì diệu mà chúng ta thường liên tưởng đến ý tưởng này.” Đó là lời đầu tiên của ông ấy. Thế nên nếu chúng ta có thực sự tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm, có thế nó cũng chẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta cả. “Nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết tiến hóa, thì những ý tưởng đầu tiên về sự tổng hợp của sự sống phải bao gồm sự tạo thành của những thể chất trung gian giữa thế giới vô cơ và hữu cơ, hoặc giữa thế giới sống và không sống, những thể chất chỉ mang một số yếu tố cơ bản của sự sống” -- thế nên, những gì tôi vừa nhắc tới -- “những yếu tố khác sẽ dần dần được cộng thêm trong quá trình phát triển qua những bước tiến hóa của môi trường.” Thế nên chúng tôi bắt đầu rất đơn giản, chúng tôi tạo ra những cấu trúc có những đặc điểm này của sự sống, và sau đó phát triển để nó trở nên giống sự sống hơn. Đây là cách chúng tôi có thể bắt đầu làm một tế bào nguyên mẫu. Chúng tôi dựa trên ý tưởng của sự tự liên kết. Có nghĩa là, tôi trộn một số hóa chất với nhau trong một ống nghiệm trong phòng thí nghiệm, và những hóa chất này bắt đầu tự liên kết với nhau tạo thành một cấu trúc lớn dần và lớn dần. Thế nên khi hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn phân tử liên kết lại với nhau sẽ tạo thành một cấu trúc lớn chưa từng tồn tại trước đó. Và cụ thể trong ví dụ này, những gì tôi sử dụng là một vài phân tử màng, trộn với nhau trong một môi trường thích hợp, và trong vòng vài giây nó sẽ tạo ra những cấu trúc khá là phức tạp và xinh đẹp như thế này. Những lớp màng này cũng khá giống với màng tế bào trong cơ thể bạn, về cấu trúc cũng như chức năng, và chúng ta có thể sử dụng chúng, như đã nói, để tạo ra cơ thể cho một tế bào nguyên mẫu. Tương tự, chúng tôi có thể làm với những cơ thể dầu và nước. Như các bạn biết đấy, khi bạn đặt dầu và nước cạnh nhau, chúng không hòa lẫn vào nhau, nhưng qua quá trình tự liên kết, chúng tôi có thể có một giọt dầu xinh xắn được tạo thành, và thực ra ta có thể sử dụng nó như cơ thể cho sinh vật nhân tạo hay tế bào nguyên mẫu, như tí nữa bạn sẽ thấy. Thế là tạo ra được cơ thể rồi phải không nào? Một số cấu trúc. Thế còn những tính chất khác của cơ thể sống thì sao? Chúng tôi tạo ra một mẫu tế bào nguyên mẫu như tôi cho các bạn xem ở đây. Chúng tôi bắt đầu với một mẫu đất sét, gọi là montmorillonit. Đây là một chất tự nhiên từ môi trường, mẫu đất sét này. Nó hình thành một bề mặt có tính chất hóa học. Nó có thể tự thực hiện quá trình trao đổi chất. Một số loại phân tử đặc biệt có xu hướng kết hợp với đất sét. Ví dụ, trong trường hợp này, RNA, màu đỏ, -- nó là bà con với DNA, một phân tử mang thông tin di truyền -- nó có thể đến gần và bắt đầu kết hợp với bề mặt của mẫu đất sét. Cấu trúc này, sau đó, có thể sắp xếp tạo ra một lớp màng bao quanh chính nó, để có thể tạo ra một cơ thể phân tử lỏng xung quanh, và nó có màu xanh trong bức ảnh này. Và thế là chỉ với quá trình tự liên kết, trộn các thứ lại với nhau trong phòng thí nghiêm, chúng tôi đã tạo ra, một bề mặt trao đổi chất với một số phân tử thông tin đính kèm bên trong cơ thể màng này, đúng không nào? Và thế là chúng ta đang trên đường tiến tới những cơ thể sống rồi. Nhưng nếu bạn thấy tế bào nguyên mẫu này, bạn sẽ không nhầm nó với một vật sống khác. Thực ra nó gần như phi sự sống. Một khi được tạo thành, nó không thực sự làm cái gì cả. Thế nên, có cái gì đó đang thiếu ở đây. Ta đang thiếu cái gì đó. Và cái ta đang thiếu chính là, ví dụ, nếu bạn có một nguồn năng lượng qua một cơ thể, những gì chúng tôi muốn là một tế bào nguyên mẫu có khả năng hấp thụ một phần năng lượng đó để duy trì bản thân, giống như một cơ thế sống. Thế nên chúng tôi tạo ra một tế bào nguyên mẫu khác và nó thực ra còn đơn giản hơn cái trước đó. Trong mẫu tế bào này chỉ là một giọt dầu, nhưng có một sự trao đổi chất hóa học trong đó, có thể khiến tế bào nguyên mẫu này sử dụng năng lượng để làm cái gì đó, để trở nên năng động, như chúng ta thấy ở đây. Bạn cho thêm một giọt nữa vào trong hệ thống. Có một vũng nước, và tế bào nguyên mẫu bắt đầu tự chuyển động trong hệ thống này. Được chứ? Giọt dầu hình thành qua quá trình tự liên kết, có sự trao đổi chất hóa học bên trong để nó có khả năng sử dụng năng lượng, và dùng năng lượng đó để tự chuyển động xung quanh trong môi trường. Như ta nghe vừa nãy, sự chuyển động rất quan trọng đối với những cơ thể sống này. Nó chuyển động, khám phá môi trường xung quanh, và tổ chức lại môi trường, như bạn thấy, bằng những làn sóng hóa học tạo ra bởi tế bào nguyên mẫu. Thế nên có thể nói nó hoạt động như một cơ thể sống đang cố gắng duy trì bản thân. Chúng ta lấy cùng tế bào nguyên mẫu này, và ta đặt nó vào một thí nghiệm khác, cho nó chuyển động. Sau đó tôi sẽ cho thêm một số thức ăn vào trông hệ thống này, và bạn thấy nó màu xanh nhé? Và tôi cho thêm một chút thức ăn vào hệ thống này. Tế bào nguyên mẫu bắt đầu chuyển động. Nó gặp phải thức ăn. Nó tự biến dạng và sau đó có khả năng leo tới những nơi có nồng độ thức ăn cao nhất trong hệ thống và ngừng ở đó. Được chưa? Thế là không chỉ hệ thống này có một cơ thể, nó có quá trình trao đổi chất, nó có thể sử dụng năng lượng, nó chuyển động vòng quanh. Nó còn có thể cảm nhận môi trường xung quanh và thực sự tìm ra những nguồn năng lượng trong môi trường để duy trì bản thân. Nào, nó không có não, nó không có một hệ thống thần kinh. Nó chỉ là một chút hóa chất mà có thể có được những hoạt động thú vị và phức tạp giống thật như thế. Nếu chúng ta đếm số hóa chất trong hệ thống đó, tính cả nước trong đĩa, ta có năm hóa chất mà có thể làm được điều này. Thế nên khi ta đặt những tế bào nguyên mẫu này trong một thí nghiệm đơn giản để xem chúng sẽ làm gì, và tùy vào điều kiện môi trường, ta có một số tế bào nguyên mẫu ở bên trái chuyện động vòng quanh và thích chạm vào những cấu trúc khác trong môi trường. Mặt khác ta có hai tế bào nguyên mẫu chuyển động thích xoay vòng quanh nhau, và chúng tạo ra kiểu như một điệu nhảy, một điệu nhảy phức tạp với nhau. Đúng không? Thế là không chỉ những tế bào nguyên mẫu có hoạt động riêng biệt, những hoạt động chúng ta nhận thấy trong hệ thống này, mà chúng ta còn có một hoạt động mang tính chất cộng đồng tương tự như sinh vật sống. Thế là giờ bạn đã siêu sao về tế bào nguyên mẫu rồi, chúng ta sẽ chơi một trò chơi với những tế bào này. Chúng ta sẽ làm hai loại khác nhau. Tế bào A có một loại hóa chất đặc biệt trong nó, mà khi được kích thích, tế bào bắt đầu rung và nhảy nhót. Nhớ nhé, đây là những thứ hết sức thô sơ, nên những tế bào nguyên mẫu nhảy múa, khá là thú vị đấy. (Tiếng cười) Tế bào nguyên mẫu thứ hai có một loại hóa chất khác bên trong, mà khi được kích thích, tế bào sẽ gộp lại với nhau và hợp nhất thành một khối lớn. Đúng không? Và chúng ta sẽ cho 2 cái vào với nhau trong cùng một hệ thống. Có loại A có loại B, và sau đó ta kích thích hệ thống và tế bào nguyên mẫu B có màu xanh lam, chúng tiến về phía nhau. Chúng hợp nhất để tạo thành một viên tròn to, và tế bào nguyên mẫu kia chỉ nhảy múa xung quanh. Và cái này sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả năng lượng của hệ thống bị dùng hết, và sau đó, trò chơi kết thúc. Sau đó tôi lặp lại thí nghiệm này rất nhiều lần, và có một lần một điều rất thú vị đã xảy ra. Tôi cho những tế bào nguyên mẫu này vào hệ thống, và tế bào A và tế bào B hợp nhất lại với nhau tạo ra một tế bào tổng hợp AB. Điều này chưa từng xảy ra trước đó. Và giờ thì có rồi. Giờ ta có tế bào AB trong hệ thống này. Tế bào AB thích nhảy nhót vòng quanh một chút, trong khi tế bào B hợp nhất, ôkê? Nhưng sau đó một điều còn thú vị hơn nữa xảy ra. Nhìn xem khi hai tế bào nguyên mẫu lớn này, những tế bào lai, hợp nhất với nhau. Giờ chúng ta có một tế bào nguyên mẫu nhảy múa và quá trình tự tái tạo. Đúng rồi. (Tiếng cười) Cũng lại chỉ với một chút hóa chất. Cách làm việc của hệ thống này là, bạn có một cơ thể đơn giản chỉ với năm hóa chất, một cơ thế đơn giản ở đây. Và khi chúng lai với nhau, bạn tạo ra một thứ khác lúc trước nó phức tạp hơn trước đó, và bạn thấy xuất hiện một loại hoạt động sống mà trong trường hợp này là sự tái tạo. Và vì chúng ta có thể làm một số tế bào nguyên mẫu thú vị mà ta thích, màu sắc thú vị và hoạt động thú vị, và chúng rất dễ làm, và chúng có những đặc điểm sống thú vị, có thể những tế bào nguyên mẫu này nói lên điều gì đó về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất. Có thế chúng tượng trưng một bước ảnh hưởng dễ dàng, một trong những bước đầu tiên khi sự sống bắt đầu trên Trái đất. Chắc hẳn, phải có những phân tử có mặt trên Trái đất ngày xưa, nhưng chúng không thể nào là những hợp chất tinh khiết mà ta sử dụng trong phòng thí nghiệm và trong những thí nghiệm tôi cho các bạn xem. Hơn thế, chúng phải là những hợp chất phức tạp của tất cả các loại, bởi vì phản ứng hóa học không được kiểm soát tạo ra một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ vô cùng đa dạng. Xem nó như một chất bùn nguyên thủy nhé? Và nó đúng là một đống thứ rất khó để có thể mô tả một cách đầy đủ thậm chí với phương pháp hiện đại, và sản phẩm nhìn nâu nâu, như chút nhựa đường ở đây, phía bên trái. Một hợp chất tinh khiết được đặt phía bên phải, để thấy sự khác biệt. Bạn sẽ thấy điều tương tự khi bạn lấy ít tinh thể đường tinh trong bếp, bạn cho vào trong chảo và cung cấp năng lượng. Bạn đun nóng, bạn bắt đầu tạo ra hoặc phá hủy những liên kết hóa học trong đường, tạo ra đường caramen màu nâu, đúng không? Nếu bạn cứ đun như thế không điều chỉnh, bạn sẽ tiếp tục tạo ra và phá hủy liên kết hóa học, tạo ra một hỗn hợp còn đa dạng hơn bao gồm những phân tử mà sau đó tạo ra thứ màu đen giống hắc ín này trong chảo, đúng, và nó rất khó để rửa sạch. Và sự khởi đầu của sự sống nhìn giống như thế đó. Bạn cần phải lấy sự sống ra khỏi cái đống này mà tồn tại trên Trái đất xa xưa, bốn, bốn tỉ rưỡi năm trước đây. Và thử thách là, bỏ tất cả những hóa chất tinh khiết trong phòng thí nghiệm, và cố làm một loại tế bào nguyên mẫu với đặc điểm sống từ những chất bùn nguyên thủy này. Và sau đó chúng ta có thể thấy quá trình tự liên kết của những giọt dầu này lại lần nữa như chúng ta thấy vừa nãy, và những đốm đen ở trong đó tượng trưng thứ hắc ín màu đen này -- thứ hắc ín hữu cơ màu đen rất phức tạp, đa dạng này. Và chúng ta cho chúng cùng vào một trong những thí nghiệm, như bạn thấy vừa nãy, và sau đó ta thấy xuất hiện những chuyển động rất sinh động. Chúng nhìn rất tốt, những chuyển động rất xinh xắn, và chúng còn có vẻ như có một dạng hoạt động kiểu như xoay quanh lẫn nhau và theo sau nhau, tương tự như những gì chúng ta đã thấy -- nhưng một lần nữa, chỉ với những điều kiện hết thức nguyên thủy, không hợp chất tinh khiết. Những tế bào nguyên mẫu hắc ín này, chúng còn có khả năng phát hiện nguồn vật chất trong môi trường. Tôi sẽ cho thêm một chút vật chất vào bên trái, ở đây, hòa vào môi trường, và bạn có thể thấy, chúng rất thích điều đó. Chúng trở nên rất hoạt động, và có thể tìm nguồn vật chất trong môi trường, giống như những gì ta thấy trước đó. Nhưng lại lần nữa, những điều này được làm trong điều kiện nguyên thủy, những điều kiện cực kì hỗn độn, chứ không phải những điều kiện vô trùng trong phòng thí nghiệm. Đây là những tế bào nguyên mẫu bé nhỏ bẩn thỉu, thực tế là vậy. (Tiếng cười) Nhưng chúng có đặc điểm sống, đó mới quan trọng. Vậy nên, làm thí nghiệm sự sống nhân tạo như thế này giúp chúng ta định nghĩa một ranh giới tiềm tàng giữa cơ thế sống và không sống. Và không chỉ có vậy, nó còn giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết vế sự sống là gì và có thế có những sự sống nào ngoài kia -- sự sống có thế rất khác biệt với sự sống mà ta thấy trên Trái đất. Và nó dẫn tôi đến thuật ngữ tiếp theo, đó là "sự sống kì dị". Đây là một thuật ngữ tạo ra bởi Steve Benner. Nó được dùng trong một bản báo cáo năm 2007 bởi Hiệp hội Nghiên cứu Quốc gia ở Hoa Kỳ, trong đó họ cố gắng tìm cách hiểu làm sao chúng ta có thể tìm kiếm sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ, ôkê, đặc biệt là nếu sự sống đó rất khác biệt với sự sống trên Trái đất. Nếu chúng ta đi tới một hành tinh khác và chúng ta nghĩ là có thể có sự sống ở đó làm thế nào chúng ta có thể nhận ra đó là sự sống? Nào, họ nghĩ ra ba tiêu chuẩn rất cơ bản. Đầu tiên -- và nó được liệt kê ra ở đây. Đầu tiên là, một cơ thể phải ở trạng thái không cân bằng. Có nghĩa là cơ thể không được chết, đơn giản là như thế. Thực ra nó có nghĩa là, bạn có một nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể mà sự sống có thế sử dụng để duy trì bản thân. Đây cũng giống như có Mặt trời chiếu sáng trên Trái đất, thúc đẩy quá trình quang hợp, duy trì hệ sinh thái. Không có Mặt trời, rất có thể sẽ không có sự sống trên hành tinh này. Thứ hai, sự sống cần phải ở dạng chất lỏng, có nghĩa là thậm chí nếu chúng ta có một số cấu trúc thú vị, phân tử thú vị với nhau nhưng chúng là chất rắn bị đông cứng, thì đây không còn là nơi đất lành cho sự sống nữa. Và thứ ba, chúng ta cần có khả năng tạo ra và phá hủy liên kết hóa học. Và một lần nữa, điều này rất quan trọng bởi vì sự sống chuyển hóa vật chất từ môi trường thành năng lượng sống để duy trì bản thân. Hôm nay tôi kể cho các bạn nghe về những tế bào nguyên mẫu rất kì dị và lạ lùng -- một số có chứa đất sét, một số có chất bùn nguyên thủy trong chúng, một số chỉ đơn giản là chứa dầu thay vì nước ở trong. Hầu hết chúng không có chứa DNA, thế nhưng chúng vẫn có những đặc điểm của sự sống. Nhưng những tế bào nguyên mẫu thỏa mãn những điều kiện chung này của cơ thể sống. Vì thế bằng những thí nghiệm hóa học này trên sự sống nhân tạo, chúng tôi hy vọng không chỉ hiểu thêm những điều căn bản về nguồn gốc của sự sống và sự tồn tại của sự sống trên hành tinh này, mà còn những sự sống có thể tồn tại ngoài vụ trụ. Cám ơn. (Vỗ tay) Xin chào. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu sơ qua với các bạn về 8 dự án của tôi, được hoàn thành với sự cộng tác của nghệ sĩ Đan Mạch Soren Pors. Chúng tôi gọi mình là Pors & Rao và chúng tôi sống và làm việc ở Ấn Độ. Tôi muốn bắt đầu bằng tác phẩm đầu tiên của mình mà tôi gọi là "Điện thoại dành cho Chú" Dự án này lấy cảm hứng từ thói quen kỳ lạ của chú tôi là liên tục sai tôi làm việc cho chú, cứ như thể tôi là 1 phần phụ thêm của cơ thể chú ấy vậy. là bật đèn hay đem cho chú 1 ly nước, lấy gói thuốc. Khi tôi lớn lên thì điều này càng tệ hơn, và tôi bắt đầu nghĩ tới nó như là 1 hình thức điều khiển. Những dĩ nhiên, tôi không bao giờ có thể nói gì cả, bởi vì Chú là 1 nhân vật được kính trọng trong gia đình người Ấn Độ. Và tình cảnh mà làm cho tôi khó chịu và hoang mang nhất chính là việc sử dụng điện thoại để bàn của chú. Chú sẽ cầm ống nghe và chờ đợi tôi quay số. Nên như là một sự hồi đáp và một món quà cho chú, tôi đã làm cho chú chiếc "Điện thoại dành cho Chú" Nó dài đến nỗi phải cần tới hai người để sử dụng nó. Chính xác đó là cách mà chú tôi sử dụng cái điện thoại được thiết kế cho 1 người dùng. Nhưng vấn đề ở chỗ là khi tôi rời khỏi nhà và đi học đại học thì tôi lại bắt đầu nhớ những mệnh lệnh của chú. nên tôi đã làm cho chú một cái máy đánh chữ bằng vàng mà thông qua nó chú có thể gửi đi những mệnh lệnh của mình đến những đứa cháu trai và cháu gái ở khắp nơi trên thế giới dưới dạng email. Cho nên việc mà chú cần làm là lấy một mảnh giấy, bỏ nó vào trục quay, gõ email hoặc mệnh lệnh của mình và kéo giấy ra. Thiết bị này sẽ tự động gửi đến người được chỉ định 1 bức thư dưới dạng email. Nên ở đây các bạn có thể thấy là chúng tôi đã gắn rất nhiều thiết bị điện có khả năng hiểu tất cả những hoạt động cơ học và số hoá chúng. Vậy nên chú tôi chỉ tiếp xúc với một giao diện cơ học. Và dĩ nhiên, cái máy phải rất oai vệ và đầy nghi thức theo kiểu mà chú tôi thích. Dự án tiếp theo là hệ thống nhạy cảm âm thanh mà chúng tôi trìu mến gọi là "Những Chú Lùn". Chúng tôi đã muốn làm việc với cảm giác được bao bọc bởi 1 nhóm những sinh vật ngọt ngào, nhạy cảm và rất hay xấu hổ. Nên chúng tôi có những tấm panô này trên tường và ẩn náu đằng sau chúng là những sinh vật bé nhỏ. Khi không gian im lặng thì những sinh vật này sẽ thò ra ngoài. Nếu im lặng hơn nữa thì chúng sẽ đưa cổ lên. Và chỉ cần âm thanh nhỏ nhất thì chúng sẽ ẩn náu trở lại. Chúng tôi gắn những tấm panô này lên 3 mặt tường của phòng và có khoảng 500 chú lùn bé nhỏ ẩn náu đằng sau. Và đây là cách nó hoạt động. Đây là đoạn phim đầu tiên. Khi không gian im lặng thì chúng bắt đầu chui ra khỏi tấm panô. Chúng nghe như con người hay những sinh vật thật sự. Nên sau một lát thì chúng trở nên miễn nhiễm với âm thanh từng làm chúng sợ. Và chúng không phản ứng với những âm thanh nền. Sau đây bạn sẽ nghe tiếng còi xe lửa mà chúng không hề có phản ứng. (Tiếng xe lửa) Nhưng chúng phản ứng với âm thanh phía trước . Các bạn nghe nhé! (Huýt sáo) Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để làm chúng trở nên giống như thật hết mức có thể. Mỗi chú lùn có hành vi, tâm hồn, tính cách, tâm trạng lên xuống riêng, v.v... Đây là những nguyên mẫu đầu tiên. Dĩ nhiên sau đó chúng tốt hơn. Và chúng tôi làm cho chúng phản ứng lại với mọi người, nhưng chúng tôi nhận ra mọi người cũng khá nghịch ngợm và trẻ con như chúng vậy. Đây là hệ thống hình ảnh gọi là "Người Mất Tích". Và chúng tôi khá là thích thú khi "chơi đùa" với khái niệm tàng hình. Làm thế nào để có thể trải nghiệm sự tàng hình? Nên chúng tôi hợp tác với 1 công ty chuyên về camera giám sát và đề nghị họ cùng chúng tôi phát triển 1 phần mềm sử dụng camera mà có thể quan sát người trong phòng, theo dấu họ và thay thế 1 người bằng phông nền, làm cho họ tàng hình. Tôi sẽ cho các bạn xem một mẫu đầu tiên. Ở bên phải các bạn có thể thấy Soren, đồng nghiệp của tôi có mặt trong phòng. Và bên trái, bạn sẽ thấy video quá trình mà camera làm tàng hình anh ấy. Soren bước vào phòng. Pop! Anh ấy tàng hình rồi. Bạn có thể thấy camera đã theo dấu và xóa hình ảnh anh ấy đi. Đây là video đầu tiên nên chúng tôi vẫn chưa xử lý các phần đè lên nhau và những cái khác, nhưng nó đã được lọc lai không lâu sau đó. Và chúng tôi đã sử dụng nó trong 1 căn phòng có camera quay lại không gian, chúng tôi có 1 màn chiếu trên mỗi bức tường. Khi mọi người bước vào phòng họ sẽ thấy bản thân trên màn hình, trừ 1 điều khác biệt: là có 1 người luôn luôn tàng hình dù họ di chuyển đến đâu trong phòng. Đây là tác phẩm "Bóng Mặt Trời". Và nó giống như 1 tờ giấy, như 1 mảnh cắt ra từ bức vẽ ngây ngô của 1 vết dầu loang hay mặt trời. Từ đằng trước, vật này trông có vẻ rất cứng cáp và khỏe mạnh, nhưng nhìn bên hông thì có vẻ như nó rất yếu. Thế là mọi người đi vào phòng và gần như bỏ qua nó, nghĩ rằng đó 1 thứ bỏ đi nằm ở đó. Nhưng chỉ cần mọi người đi ngang qua thì nó sẽ bắt đầu bò lên tường theo cách cực kỳ cứng nhắc. Và lần nào nó cũng bắt đầu kiệt sức rồi trườn xuống. (Tiếng cười) Tác phẩm này là tranh biếm họa chổng ngược của 1 người. Đầu anh ta đầy những suy nghĩ nặng nề, nặng tới nỗi nó rơi vào trong mũ luôn, còn cơ thể của anh ta thì trông như 1 cái cây. Việc mà anh ta làm là đi vòng vòng bằng cái đầu như người say với những cử động cực kỳ chậm chạp và không thể nào đoán nổi. Và cử động được hạn chế trong cái vòng tròn đó. Bởi vì nếu không có cái vòng tròn đó thì sàn nhà sẽ y chang nhau, và nó sẽ bắt đầu lang thang trong không gian. Và ở đây không có dây điện nào cả. Tôi sẽ cho các bạn thấy 1 thí dụ, mọi người bước vào phòng sẽ kích hoạt vật này. Rất chậm rãi, sau khoảng vài phút thì nó sẽ khổ sở mà dựng đứng lên, lấy đà, và nhìn giống như là nó sắp ngã vậy. Nhưng đây là 1 khoảnh khắc quan trọng, vì chúng tôi muốn truyền cho người xem cái bản năng gần như đi tới và giúp hay đỡ lấy nó. Những thật sự nó không cần điều đó, bởi vì 1 lần nữa nó tự xoay sở để dựng đứng lên được. Tác phẩm này thật sự là 1 thử thách kỹ thuật với chúng tôi, và chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ qua nhiều năm như đối với hầu hết các tác phẩm, để có được các nguyên lý cơ học đúng đắn, sự thăng bằng và động lực. Điều này rất quan trọng với chúng tôi để thiết lập khoảnh khắc chính xác mà nó sẽ đổ, bởi vì nếu chúng tôi làm nó đổ nhào thì nó sẽ hư hỏng, nhưng nếu nó nghiêng không đủ thì nó sẽ không truyền tải được thuyết định mệnh hay là ý thức muốn chạy tới và giúp đỡ. Nên tôi sẽ cho các bạn xem một đoạn phim ngắn nơi chúng tôi dựng hiện trường kiểm tra - như vậy nhanh hơn nhiều Đây là đồng nghiệp của tôi. Anh ta thả nó rơi. Bây giờ anh ta trở nên lo lắng nên anh ta sẽ chạy tới đỡ nó. Nhưng anh ta không cần phải làm vậy vì nó tự xoay sở để nhấc bổng nó lên lại được. Đây là tác phẩm mà chúng tôi đã rất hứng thú khi làm việc với sự thẩm mỹ của lông và gắn hàng ngàn sợi cáp quang lấp lánh như bầu trời đêm nhỏ xíu kích cỡ khác nhau lại. Và nó có kích thước của 1 bầu trời đêm. Chúng tôi bọc mảng lông này vào 1 vật có hình thù là 1 chú gấu bông đang treo trên trần nhà. Ý tưởng này nhằm để sắp xếp lại sự tương phản của 1 thứ rất lạnh và xa và trừu tượng như vũ trụ thành hình thù gấu bông quen thuộc rất thoải mái và thân thiết. Ý tưởng này nhằm để đến 1 lúc nào bạn sẽ thôi nhìn vào hình thù của gấu bông mà sẽ xem nó như 1 lỗ hổng trong không gian, như thể bạn đang nhìn vào bầu trời sao lấp lánh vậy. Đây là tác phẩm cuối cùng, vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và nó được gọi là "Kẻ lấp đầy không gian" Thử tưởng tượng 1 khối lập phương to cỡ này đứng trước mặt các bạn ở giữa phòng, và khi bạn tiến gần đến nó, nó sẽ thử đe dọa bạn bằng cách lớn lên thành 1 khối cao gấp 2 lần và lớn hơn gấp 8 lần thể tích của nó. Vật thể này liên tục co giãn để tạo nên 1 động lực với những người di chuyển xung quanh nó, như thể nó đang cố gắng để che giấu 1 điều gì đó hay 1 bí mật ở bên trong những đường may. Chúng tôi làm việc rất nhiều với công nghệ, nhưng thật sự chúng tôi không yêu công nghệ, vì nó làm chúng tôi khổ sở năm nay qua năm khác. Nhưng chúng tôi sử dụng nó vì chúng tôi thích thú với việc nó có thể giúp chúng tôi bày tỏ cảm xúc và hành vi của những sinh vật mà chúng tôi tạo ra. Môt khi chúng tôi nảy sinh ra ý nghĩ về 1 sinh vật nào đó thì nó giống như 1 quá trình sáng tạo để khám phá ra cách mà sinh vật này muốn tồn tại, hình dạng nào nó muốn và kiểu chuyển động nào nó muốn vậy. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi xin được bắt đầu với một câu chuyện ngắn. Câu chuyện về một cậu bé. Cha cậu ấy là một người say mê lịch sử. Ông thường nắm tay cậu bé dắt đi tham quan những di tích của một thủ đô cổ đại ở ngoại thành nơi họ dựng trại. Họ luôn dừng lại để thăm những con bò có cánh đã từng canh gác những cánh cổng của thủ đô cổ ấy, và cậu bé từng cảm thấy rất sợ những con bò có cánh này, nhưng đồng thời cũng bị kích động lắm. Người cha thường dùng những con bò để kể cho câu bé nghe những câu chuyện về nền văn minh đó và những công trình của họ. Hãy tua nhanh đến khu vực Vịnh San Francisco nhiều thập kỉ sau đó, nơi tôi bắt đầu một công ty kĩ thuật mang đến cho thế giới hệ thống quét bằng la-de 3 chiều đầu tiên. Để tôi cho các bạn biết nó hoạt động thế nào. "Quét la-de diện rộng bằng cách gửi đi những tia la-de. Hệ thống đo tín hiệu thời gian di chuyển của tia sáng, đo quãng thời gian để ánh sáng chạm vào mặt vật chất và quay trở về. Với hai cái gương, chiếc máy quét tính số đo các góc ngang và dọc, rồi đưa ra chính xác tọa độ x, y, z. Điểm này sau đó được ghi lại trong chương trình 3 chiều hóa. Tất cả đều xảy ra trong vài giây. Bạn có thể thấy là hệ thống này cực kì nhanh. Chúng thu thập hàng ngàn điểm cùng một lúc với độ chính xác rất cao và độ phân giải rất cao. Một nhà giám định với công cụ giám định truyền thống sẽ phải vất vả để giám định 500 điểm trong một ngày. Những chiếc máy này có thể giám định khoảng 10.000 điểm trong một giây. Vì thế, các bạn có thể tưởng tượng được rằng đây là một sự thay đổi về nguyên tắc trong giám định và xây dựng cũng như trong cả ngành công nghiệp tái hiện thực tế. Khoảng 10 năm trước, tôi và vợ bắt đầu một tổ chức từ thiện, và ngay lúc đó, những tượng phật lớn ở Bamiyan, cao 180 feet ở Afghanistan, bị bọn Taliban làm cho nổ tung. Những tượng phật đó biến mất trong chớp mắt. Và thật không may là, không hề có một tài liệu chi tiết nào về những tượng Phật đó. Điều này làm tôi đau lòng vô cùng. Tôi không thể không nghĩ đến số phận của người bạn cũ của tôi -- những con bò có cánh kia, và cả số phận của rất rất nhiều những di sản khác trên toàn thế giới. Cả tôi và vợ đều xúc động đến nỗi chúng tôi quyết định mở rộng sứ mệnh của tổ chức của mình để bao gồm việc bảo vệ gìn giữ những di sản thế giới bằng cách số hóa chúng. Chúng tôi gọi dự án này là CyArk, viết tắt của Cyber Archive (Hệ thống lưu trữ điện tử). Ngày nay, với sự giúp đỡ của những cộng sự trên mạng lưới toàn cầu, chúng tôi đã hoàn tất gần 50 dự án. Để tôi cho các bạn xem một vài cái trong số đó: Chichen Itza, Rapa Nui -- cái các bạn đang nhìn thấy ở đây chính là những đám mây điểm -- Babylon, Rosslyn Chapei, Pompeii, và dự án gần đây nhất , Núi Rushmore, một trong những dự án thách thức nhất của chúng tôi. Các bạn thấy đấy, chúng tôi phải phát triển một cái cần để mang chiếc máy quét lên gần nhất. Kết quả công trình của chúng tôi được sử dụng để sản xuất các sản phẩm truyền thông và các bản mô hình để gửi đến những nhà bảo vệ môi trường và các nhà nghiên cứu. Chúng tôi cũng sản xuất truyền thông để truyền bá trong công chúng -- miễn phí thông qua trang web của CyArk. Những hình ảnh này có thể dùng trong giáo dục du lịch văn hóa v.v.. Cái bạn đang nhìn thấy đây là chương trình phân tích hình ảnh 3 chiều mà chúng tôi chế tạo ra. Nó có thể hiển thị và kiểm soát các đám mây điểm trong thời gian thực, cắt chúng thành nhiều phần, và tách ra từng chiều. Đây là đám mây điểm của Tikal. Ở đây các bạn thấy hình 2 chiều truyền thống, hình vẽ bởi các kĩ sư kiến trúc dùng cho mục đích bảo tồn, và dĩ nhiên chúng tôi kể chuyện bằng cách cho người xem bay xuyên qua. Đây là một thước phim bay xuyên qua đám điểm của Tikal, và đây bạn thấy nó phô bày toàn bộ và ghi lại kết cấu trên ảnh bằng những tấm ảnh của địa điểm mà chúng tôi ghi lại. Vì thế đây thực ra không phải là một đoạn video mà thật sự là những điểm 3D với độ chính xác đến 2-3mm. Và dĩ nhiên dữ liệu có thể sử dụng để phát triển mô hình 3 chiều đặc biệt chính xác và chi tiết. Đây, bạn đang xem một mô hình được triết xuất từ đám điểm của lâu đài Stirling. Nó được sử dụng cho nghiên cứu, trong mô phỏng, và trong giáo dục. Cuối cùng, chúng tôi sản xuất phần mềm cho di động bao gồm những công cụ ảo có thuyết minh. Tôi càng đến làm việc ở nhiều khu di sản, tôi càng nhận ra rằng chúng ta đang mất dần những di tích và những câu chuyện kể nhanh hơn là chúng ta có thể bảo vệ chúng. Dĩ nhiên, động đất và tất cả những thiên tai như lũ lụt, lốc xoáy, v.v.. gây ra thiệt hại của chúng. Tuy nhiên, điều tôi nhận ra là sự hủy diệt của con người, nó không chỉ gây ra những hủy hoại đáng kể, mà thực chất còn đang ngày càng tăng lên. Như là đốt phá, sự bành trướng của đô thị, mưa axit, đấy là chưa kể đến khủng bố và chiến tranh. Ngày càng rõ ràng hơn rằng chúng ta đang thua trong trận chiến này. Chúng ta đang mất dần những địa danh, những câu chuyện, và đơn giản là chúng ta đang mất đi một mảnh -- một mảnh quan trọng -- trong kí ức chung của tất cả chúng ta. Thử tưởng tượng khi loài người không biết mình đến từ đâu. May mắn thay, trong gần 2, 3 thập kỉ gần đây công nghệ số phát triển đã giúp chúng ta chế tạo ra những công cụ giúp chúng ta trong công cuộc bảo tồn bằng kĩ thuật số, trong cuộc chiến bảo tồn bằng kĩ thuật số. Ví dụ như những hệ thống quét la-de 3 chiều, những chiếc máy tính cá nhân mạnh hơn bao giờ hết, đồ họa 3D, ảnh số với độ phân giải cao, và cả Internet. Vì mức độ huy diệt ngày càng tăng, chúng tôi nhận ra là mình cần phải thử thách chính mình và các cộng sự để tăng tốc công việc. Chúng tôi tạo ra một dự án chúng tôi gọi là thử thách CyArk 500 -- làm sao bảo tồn bằng kĩ thuật số 500 di sản thế giới trong vòng 5 năm. Chúng tôi có đủ kĩ thuật cần thiết có thể đo đạt được, và mạng lưới cộng sự của chúng tôi trên khắp thế giới đang được mở rộng và có thể mở rộng nữa với tốc độ rất nhanh, vì thế chúng tôi tự tin cho rằng dự án này có thể được hoàn thành. Tuy nhiên, với tôi con số 500 này thực sự chỉ là con số 500 đầu tiên. Để bảo quản những công trình của chúng tôi đến tương lai, chúng tôi sử dụng những trung tâm kĩ thuật nơi chúng tôi cộng tác với những trường đại học và cao đẳng để mang kĩ thuật của chúng tôi đến cho họ, để họ có thể giúp chúng tôi bảo tồn những di sản của họ, và cùng lúc đó, họ có được một kĩ thuật có ích trong tương lai. Để tôi kết thúc với một câu chuyện ngắn khác. Hai năm trước, một trong những cộng sự của chúng tôi yêu cầu chúng tôi bảo tồn bằng kĩ thuật số một di sản quan trọng -- một di tích UNESCO ở Uganda, những lăng mộ hoàng gia Kasubi. Công trình được hoàn tất thành công và dữ liệu được lưu trữ và quảng bá cho công chúng qua trang web của CyArt. Tháng ba vừa qua chúng tôi nhận được một tin buồn rằng lăng mộ hoàng gia Royal Tombs đã bị phá hủy người ta nghi ngờ là do đốt phá. Vài ngày sau đó, chúng tôi nhận được một cuộc gọi: "Dữ liệu đó có còn không? Có thể dùng nó để xây dựng lại khu lăng mộ không?" Câu trả lời của chúng tôi, dĩ nhiên, là có. Để tôi kết thúc bằng một suy nghĩ cuối cùng này. Di sản của chúng ta có giá trị hơn một kí ức tập thể -- nó là kho báu tập thể. Chúng ta có trách nhiệm với con cái của chúng ta, cháu chắt và những thế hệ sau mà chúng ta sẽ không bao giờ gặp là phải đảm bảo an toàn và truyền lại cho chúng kho báu này. Cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Cảm ơn Cảm ơn. Cảm ơn. Vâng, tôi vẫn còn ở đây bởi vì chúng tôi muốn cho các bạn xem sức mạnh của công nghệ này. Trong khi tôi đang nói các bạn đều đã bị quét. (Cười) Hai nhà pháp sư của tôi ở cánh gá sẽ giúp tôi đưa kết quả lên màn hình. (Vỗ tay) Tất cả đều là 3D và dĩ nhiên bạn có thể băng ngang qua đám điểm. Bạn có thể nhìn từ phía trên, từ trần nhà. Bạn có thể nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng tôi sẽ nhờ Doug phóng to vào một cá thể trong đám đông, để xem chúng tôi có thể có những chi tiết nhỏ cỡ nào. Vậy là bạn đã được bảo tồn bằng kĩ thuật số. chỉ trong khỏang 4 phút. (Cười) Tôi muốn cảm ơn những nhà pháp sư đây. Chúng ta may mắn có 2 trong số những cộng sự của chúng tôi tham gia ngày hôm nay: tổ chức Historic Scotland, và Trường Nghệ thuật Glasgow. Tôi muốn đặc biệt cảm ơn những nỗ lực của David Mitchell, Giám đốc Bảo tồn tại Historic Scotland. David. (Vỗ tay) Và xin cảm ơn Doug Pritchard, Trưởng ban Mô phỏng tại Trường Nghệ thuật Glasgow. Hãy cho họ một tràng pháo tay. (Vỗ tay) Cảm ơn. Đã từ rất lâu, nhân loại đã tìm hiểu về bộ não của con người. Chúng tôi vẽ biểu đồ nó, mô tả, phác họa, và mô hình hóa nó. Giờ đây nó giống như các bản đồ vật lý của thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc bởi công nghệ như Google Maps, như GPS và điều tương tự đang xảy ra đối với việc lập bản đồ bộ não, thông qua sự biến đổi. Chúng ta hãy nói về não bộ. Hầu hết mọi người, khi nhìn thấy một bộ não còn tươi nguyên, họ nói, "Nó nhìn không giống với những vật thường thấy khi một ai đó chỉ cho bạn xem một bộ não." Điển hình là, bạn đang nhìn thấy một bộ não đã cố định. Nó màu xám. Và lớp vỏ ban ngoài này, đây là hệ mạch máu nằm một cách lạ thường quanh não bộ. Đây là các mạch máu. 20% oxy đến từ phổi 20% máu được bơm từ tim, là để phục vụ cho cơ quan này. Và, kích cỡ của bộ não thì chỉ nhỉn hơn một chút so với hai nắm tay của bạn để gần nhau. Các nhà khoa học ở cuối thế kỷ 20 nhận ra rằng họ có thể lần theo đường đi của dòng máu để lập bản đồ não bộ một cách an toàn nhất khi các hoạt động đang diễn ra trong bộ não. Ví dụ như, họ có thể nhìn thấy phần phía sau của bộ não , đó là phần quay vòng vòng ở ngay kia. Ở đó là phần hành tủy, nó giúp cho bạn giữ thăng bằng. Nó giúp tôi đứng thẳng. Bộ phận này điều phối các cử động cần có sự phối hợp. Nằm bên cạnh đó, là vỏ thái dương. Đây là khu vực nơi các thông tin âm thanh được xử lý sơ bộ, và nhờ vậy bạn đang nghe thấy tôi, bạn đang gửi chúng tơi các trung tâm xử lý ngôn ngữ ở mức độ cao hơn. Nằm về phía trước của bộ não, là khu vực hình thành hầu hết các suy nghĩ phức tạp cũng như ra quyết định - đó là bộ phận được trưởng thành sau cùng ở người lớn. Tất cả quá trình ra quyết định hay lựa chọn của bạn đều xảy ra ở đây. Đó là nơi mà ngay bây giờ bạn đang quyết định điều gì đó chẳng hạn như, có lẽ tối nay bạn sẽ không ăn bít tết. Nếu như bạn nhìn sâu hơn vào bộ não. có một điều, nếu bạn nhìn vào giải phẩu cắt ngang của nó, bạn có thể nhận ra rằng, bạn không thể nhìn thấy tất cả mọi cấu trúc ở đây. Nhưng thật ra ở đây có vô vàn cấu trúc. Đó là những tế bào hay dây thần kinh, tất cả được đan bện vào nhau. khoảng một trăm năm trước đây, một số nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp nhuộm trên tế bào. Nó được minh họa ở đây, với màu xanh rất sáng. Bạn có thể nhìn thấy các khu vực ở đó những thể tế bào bình thường bị nhuộm. Và điều bạn sẽ nhận thấy là, chúng vô cùng không đồng nhất. Có vô số cách kết cấu khác nhau. Phần ngoài cùng của não là phần áo não mới. Nó là một bộ phận xử lý thông tin liên tục, nếu bạn muốn biết. Nhưng bạn cũng có thể thấy những thứ khác nằm bên dưới đó nữa. Tất cả những khu vực trống này chính là nơi mà các dây thần kinh đi xuyên qua. Và sẽ có ít tế bào hơn. Thường thì bộ não có kỏoảng 86 tỉ tế bào thần kinh. Như bạn đã thấy đó, chúng được bố trí không đồng đều. Và sự phân bố này thực sự hữu ích đối với vai trò của chúng. Và dĩ nhiên, như tôi đã nói. vì từ nay chúng ta có thể lập bản đồ chức năng của não bộ, chúng ta có thể bắt đầu kết nối chúng với từng tế bào. Bây giờ hãy nhìn sâu hơn, kĩ hơn nhé. Thử với tế bào thần kinh xem. Như tôi nói rồi đấy, có khoảng 86 tỉ tế bào thần kinh. Ở đó có những tế bào nhỏ hơn mà bạn sẽ thấy nữa. Đó là các tế bào nuôi dưỡng - astrocyte glia. Và các dây thần kinh chính là địa điểm tiếp nhận thông tin đưa vào. CHúng lưu trữ những thông tin này, chúng đang xử lý nó. Mỗi tế bào thần kinh được kết nối thông qua các xy náp với hơn 10.000 tế bào thần kinh khác trong não của bạn. Và mỗi tế bào này tương đối đặc biệt. Sự khác biệt trong chính mỗi tế bào, và của mỗi tế bào nằm trong một bộ sưu tập của não bộ được xác lập bởi những đặc điểm căn bản thuộc về tính chất hóa sinh của chúng. Đó chính là các protein Chúng là những protein điều hòa những quá trình ví dụ như sự di chuyển qua các kênh tế bào. Chúng đang điều khiển những sự kết nối của các tế bào trong hệ thần kinh. Và trên thực tế, về căn bản chúng chỉ huy tất cả mọi thứ mà hệ thần kinh cần phải làm. Nếu như chúng ta đi sâu hơn nữa. tất cả những protein này được mã hóa bởi hệ gen của chúng ta/ Mỗi người có 23 cặp nhiễm sắc thể. Trong mỗi cặp này, một chiếc từ cha, một từ mẹ. Trên các nhiễm sắc thể đó, chúng ta có khoảng 25000 gen. Chúng được mã hóa trong DNA. Bản chất của một tế bào bất kì liên quan tới những đặc tính hóa sinh được ghi trong 25000 gene này sẽ được khởi động và chúng chỉ được mở lên ở một mức nào đó. Và dự án của chúng tôi đang tìm kiếm cách nào đó để nhận biết được những thông tin này, để hiểu xem trong số 25000 gene này gene nào được khởi đông. Để tiến hành dự án như vậy, dĩ nhiên chúng tôi cần nhiều bộ não. Và chúng tôi gửi những kĩ thuật viên phòng thí nghiệm đi khắp nơi. Chúng tôi tìm kiếm các bộ não người bình thường. Điểm khởi đầu thực sự của chúng tôi là văn phòng của một người giám định y khoa. Đây là nơi mà các thi thể được đưa đến. Chúng tôi tìm kiếm các bộ não bình thường. Và chúng tôi có nhiều tiêu chí để chọn ra những bộ não đó. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng có thể thu được những bộ não người trong độ tuổi từ 20-60, và họ chết bởi những lý do tự nhiên không bị tổn thương não bộ, không có bất kì bệnh tâm thần nào và chũng không dùng các loại thuốc kích thích. do đó chúng tôi thực hiện một thử nghiệm độc tính học. Và chúng tôi rất cẩn thận về những bộ não sẽ được chọn ra. Chúng tôi cũng lựa chọn những bộ não mà chúng tôi có thể lấy ra các mô, và chúng tôi có thể được chấp thuận để lấy mô trong vòng 24 giờ sau cái chết. Bởi vì thông tin chúng tôi muốn đo đạc, các RNA - - sản phẩm từ gene - rất dễ bị phân hủy vì vậy chúng tôi cần di chuyển cực kỳ nhanh chóng. Đây là một ghi chú khi thu thập các bộ não: Bởi vì cách mà chúng tôi thu thập, và bởi vì chúng tôi yêu cầu sự chấp thuận, trên thực tế chúng tôi thu được nhiều bộ não nam giới hơn là não của phụ nữ. Đàn ông thường có nguy cơ đột tử vào giai đoạn đỉnh cao trong cuộc đời họ. Và đàn ông thường yêu cầu người bạn đời của họ, chẳng hạn như vợ, đồng ý cho đi bộ não hơn là điều ngược lại. (Tiếng cười) Và việc đầu tiên chúng tôi làm tại địa điểm thu nhận là thu thập thứ được gọi là MR. Đây là một kĩ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ - MRI. Đây là một khuôn mẫu chuẩn chúng tôi dùng để lưu trữ các dữ liệu còn lại. Do vậy chúng tôi thu thập các MR này. Và bạn có thể nghĩ về nó như một hình ảnh vệ tinh cho bản đồ của chúng tôi. Việc tiếp theo cần làm là thu thập các ảnh chụp ten-xơ thẩm thấu. Dạng ảnh này phác họa lại các kết nối chủ đạo trong bộ não. Bạn có thể nghĩ đến nó như bản đồ các đường cao tốc liên bang của chúng ta, nếu bạn muốn. Bộ não được tách khỏi hộp sọ và cắt thành những lớp mỏng 1cm. Sau đó chúng được làm đông cứng rồi chuyển tới Seattle. Và tại Seattle, chúng tôi lấy các mẫu này ra -đây là toàn bộ bán cầu não của con người- chúng tôi đưa chúng vô một chiếc máy cắt lát thịt nổi tiếng nhất. Có một lưỡi dao ở đây, nó sẽ cắt ngang qua một phần của mô và chuyển nó tới lam kính hiển vi Rồi chúng tôi sẽ nhuộm các mẫu này theo cách nào đó và sau đó scan nó lên. Thế là chúng tôi có được bản đồ đầu tiên. Tiếp tới là các chuyên gia đến họ làm bài tập định danh giải phẫu cơ bạn. Bạn có thể tưởng tượng đây là các đường bao quanh tiểu bang, nếu như bạn muốn khi nhìn vào những đường viền xinh đẹp đó. Từ đây, chúng tôi có thể phân tích bộ não kĩ lưỡng hơn nữa, cắt nhỏ thành nhiều mảnh và các mảnh nhỏ này được bỏ vô một máy điều lạnh. Bạn có thể nhìn thấy ở đây mô đông lạnh này đang được cắt ra. Nó dày khoảng 20 micromet, chỉ vào khoảng chiều dày sợi tóc của một em bé Và nên nhớ là chusngd dược đông lạnh. Và bạn có thể thấy ở đây công nghệ cổ xưa của chiếc cọ vẽ được áp dụng. Chúng tôi lấy một lam kính hiển vi Và cẩn thận làm tan chảy mẫu lên trên lam kính. Sau đó chuyển lam vô một máy robot để tiến hành nhuộm mẫu. Các nhà giải phẫu học sẽ đến và phân tích mẫu nhuộm thật kĩ càng Một lần nữa, đây là thứ họ sẽ thấy bên dưới kính hiển vi/ Bạn có thể thấy các tập hợp và hình thể của những tế bào lớn nhỏ nằm tụ lại với nhau và ở nhiều điểm khác nhau/ Rồi từ đó, những hoạt động này trở thành thường nhật. Họ đã biết cách làm thế nào để thực hiện nó. Và họ có thể, trên căn bản, làm nên một cuốn chiếu thư atlas. Đây là một bản đồ chi tiết hơn. Và các nhà khoa học dùng nó để truy ngược lại một mảnh khác trong mô để thực hiện thủ thuật cắt lát bằng tia laze Các kĩ thuật viên sẽ nhận hướng dẫn. Họ khoanh vùng dọc theo điểm đó. Rồi các tia laze bắt đầu cắt. Bạn có thể nhìn thấy tia xanh đó thực hiện quá trình cắt. Rồi các mô rời ra. Bạn sẽ nhìn thấy trên các lam kính hiển vi ở đây, đó chính là điều diễn ra trên thực tế. Có một vật chứa nằm bên dưới để thu thập các mô này. Chúng tôi dùng những mô này và tách RNA ra khỏi nó sử dụng vài kĩ thuật căn bản, sau đó chúng tôi gắn một đuôi phát huỳnh quang lên chúng. Chúng tôi lấy các vật liệu được gắn đuôi đó và đưa vào máy microarray. Bây giờ, bạn sẽ thấy chúng giống như hàng trăm đốm sáng, nhưng mỗi đốm sáng riêng biệt đó thực ra chính là một mảnh đặc trưng của bộ gene người chúng tôi sẽ chấm xuống thủy tinh. Có kỏoảng 60000 thành tố ở đây và chúng tôi đo đạc các gene một cách lập đi lập lại trong 25000 gene trong bộ gene người Chúng tôi lấy một mẫu và lai với khuôn. từ đó sẽ cho ra một dấu vân tay đặc trưng, nếu bạn muốn hình dung theo cách đó, một dấu ấn đặc trưng về hàm lượng của gene được biểu hiện trong mẫu đó. Bây giờ chúng tôi thực hiện việc này lặp đi lặp lại, cho tất cả các bộ não khác. Chúng tôi lấy khoảng 1000 mẫu từ mỗi bộ não. Đây là phần đồi hãi mã của não. Nó góp phần quan trọng trong quá trình học hỏi và trí nhở. Chúng tôi lấy kỏoảng 70 mẫu từ vùng này trong tổng số một ngàn mẫu. Mỗi mẫu này cung cấp khoảng 50000 điểm dữ liệu chúng tôi lặp lại các phép đo đạc cho một ngàn mẫu. Tính ra, chúng tôi có tổng cộng 50 triệu điểm dữ liệu đối với mỗi bộ não. Mới đây chúng tôi mới hoàn thành dữ liệu của hai bộ não. Chúng tôi tổng hợp các thông tin lại với nhau thành một thứ duy nhất, tôi sẽ cho bạn thấy dữ liệu tổng hợp đó nhìn như thế nào. Về căn bản, nó là một tập hợp thông tin lớn hơn và nó có thể được tra cứu một cách miễn phí bởi bất kì nhà khoa học nào trên thế giới. Thậm chí họ không cần đăng nhập mới dùng được các công cụ này, khai thác các dữ liệu này hay tìm ra những điều quan trọng thú vị từ nó. Đây là các mô thức chúng tôi tổng hợp lại. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thứ này từ các dữ liệu chúng tôi thu thập trước đó. Đây là các MR. Nó cung cấp khung nền. Có một thanh công cụ bên phải cho phép bạn lật qua lật lại, nó giúp bạn phóng to thu nhỏ và còn cho phép bạn tô đậm những phần cấu trúc riêng biệt. Nhưng quan trọng nhất, bây giờ chúng tôi đưa bản đồ vào khung nền giải phẫu này, nó là một khung nền phổ biến giúp mọi người hiểu các gene được biểu hiện ở đâu. Mức độ đỏ là nơi gene được hoạt động ở một mức cao độ. Màu xanh lá là các khu vực mà gene không hoạt động. Và mỗi gene cho chúng ta một dấu vân tay. Nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả 25000 gene trong hệ gene và chuyển tất cả các thông tin lên nguồn dữ liệu này. Như vậy, các nhà khoa học có thể biết được điều gì từ những dữ liệu này? Chúng tôi chỉ mới bắt đầu tự mình khai thác những dữ liệu này. Có một số điều căn bạn mà bạn sẽ muốn hiểu. Hai ví dụ kinh điển nhất là về các loại thuốc. Prozac và Wellbutrin. Chúng là các loại thuốc trầm cảm thường được kê đơn cho bán cho những bệnh nhân. Và nhớ lại, chúng tôi đang phân tích gene. Gene đưa ra các chỉ thị để tạo nên protein. Protein chính là đích ngắm của thuốc. Thuốc gắn lên protein. và "tắt" đi chức năng của những protein này hay tác động gì đó khác. Nếu bạn muốn hiểu hoạt động của thuốc, bạn sẽ cần phải hiểu bằng cách nào chúng hoạt động theo những cách mà bạn muốn, cũng như những cách mà bạn không muốn. Trong hồ sơ ghi tác động phụ và những dữ liệu khác, bạn muốn biết những gene đó được bật lên ở đâu. Và lần đầu tiên trong lịch sư, chúng tôi thực sự có thể làm như vậy. Chúng tôi có thể làm điều đó trong nhiều cá thể khác nhau mà chúng tôi đang tiến hành phân tích cho tới thời điểm này. Chúng tôi có thể nhìn xuyên thấu từng ngóc ngách của bộ não. Chúng tôi có thể thấy những dấu vân tay đặc trưng này. Và chúng tôi được kiểm chứng. Chúng tôi biết được chắc chăn trằng, trên thực tế, gene được bật lên cho những loại thuốc như Prozac, trong các cấu trúc sinh serotonin, đây là các cấu trúc từng được biết đến là bị các loại thuốc này tác động - nhưng chúng tôi thậm chí có thể nhìn thấy một cách toàn diện. Chúng tôi tìm hiểu những khu vực mà trước đó chưa ai từng phân tích, và rồi chúng tôi thấy các gene này được mở lên ở đó. Nó cũng thú vị tương tự như một tác dụng phụ vậy. Một điều khác mà bạn có thể làm với nó đó là bạn có thể, bởi vì đó là một bài tập liên hệ các mẫu hình bởi vì ở đó có những dấu vân tay đặc biệt, chúng tôi thực sự có khả năng quét qua toàn bộ hệ gene và tìm kiếm các protein khác có dấu vân tay tương tự. Như vậy nếu bạn làm trong ngành nghiên cứu dược phẩm, ví dụ, bạn có thể đọc qua một danh sách liệt kê toàn bộ những thông tin có được từ hệ gene để tìm kiếm đích tác động hữu hiệu hơn của thuốc và tối ưu hóa nó. Hầu hết các bạn có lẽ đều quen thuộc với các nghiên cứu "Liên đới toàn bộ hệ gene" thông qua những tin tức đại chúng ví dụ như. "Các nhà khoa học vừa mới tìm ra một gene trong số các gene tác động lên X. Và các dạng nghiên cứu này được công báo thường xuyên bởi các nhà khoa học và chúng rất tuyệt vời. Họ phân tích các quần thể lớn. Họ nhìn vào toàn thể bộ gene, và cố gắng tìm kiếm các điểm tập trung của những hoạt động được liên kết với những gene gây bệnh. Nhưng nếu bạn tiến hành nghiên cứu dạng này, cái mà bạn biết được chỉ đơn thuần là một danh sách các gene. Nó trả lời cho câu hỏi "cái gì", nhưng nó không trả lời được câu hỏi "ở đâu". Do vậy, điều đó rất quan trọng đối với những nhà nghiên cứu này, khi chúng tôi tạo ra một nguồn dữ liệu như thế này. Bây giờ họ có thể tới họ có thể bắt đầu tìm kiếm những chứng cớ về các hoạt động. Họ có thể bắt đầu bằng cách phân tích những con đường phổ biến - những cách khác mà họ chưa từng có khả năng để thực hiện trước đó. Do vậy tôi nghĩ khán giả này, theo một cách đặc biệt, có thể hiểu được tầm quan trọng của tính cá thể. Và tôi nghĩ mỗi người chúng ta đều có một hệ di truyền khác nhau chúng ta sống những cuộc đời riêng biệt. Nhưng sự thật là hệ gene của chúng ta giống nhau tới hơn 99%. Chúng ta giống nhau ở mức độ di truyền. Và cái mà chúng ta đang tìm kiếm thực ra là, thậm chí ở mức độ sinh hóa của bộ não, chúng ta khá tương tự nhau. Và điều này chỉ ra, không phải 99% mà là gần 99% tương quan ở một định mức hợp lý vậy gần như mọi thứ trong đám mây mù đều có tương quan. Sau đó chúng tôi tìm một số thứ nằm ở bên ngoài, những thứ nằm vượt ra khỏi đám mây. Những gene này rất thú vị. nhưng chúng cực kì ít ỏi. Nên tôi nghĩ có một thông điệp quan trọng để chúng ta ghi nhớ đó là dù chúng ta vui mừng với mọi sự khác biệt của chúng ta, chúng ta thực sự khá giống nhau thậm chí ở mức độ não bộ. Vậy thì, những sự khác biệt đó trông như thế nào? Đây là một ví dụ của nghiên cứu chúng tôi thực hiện để theo sát và hiểu rõ chính xác những sự khác biệt đó là gì chúng khá ít ỏi. Có những gene chỉ được bật lên trong một tế bào riêng lẽ. Ở đây có hai gene có thể làm ví dụ tốt mà chúng tôi tìm thấy. Một cái là RELN - nó liên quan tới việc phát triển những tín hiệu sớm. DISC1 là một gene được phát hiện trong bệnh tâm thần phân liệt Đây không phải là những người bị tâm thần phân liệt nhưng họ mang một số biến thể ở mức quần thể. Và điều mà bạn đang nhìn thấy ở đây trong người cho số 1 và số 4 tức là ngoại lệ của hai số còn lại đó là gene đã được bật lên trong những nhóm tế bào đặc biệt Những đốm tím bên trong tế bào cho phép chúng ta biết chúng được bật lên ở đâu Việc những biểu hiện này là do sự khác biệt về di truyền hay về kinh nghiệm sống, chúng tôi chưa biết. Các nghiên cứu dạng đó đòi hỏi một quần thể lớn hơn. Tôi sắp gửi đến bạn một thông điệp cuối cùng về sự phức tạp của bộ não và về quãng đường bao xa mà chúng ta cần phải đi. Tôi nghĩ các nguồn thông tin này vô cùng có giá trị, tới mức không thể tin được. Nó cung cấp một sự hướng dẫn cho các nhà nghiên cứu về địa điểm cần phải đi tới. Nhưng chúng ta mới chỉ nhìn thấy cuốn hướng dẫn của từng cá thể tại thời điểm này. Chúng ta nhất định phải đi xa hơn nữa. Tôi vừa mới kết thúc bằng cách nói Các công cụ đang ở đó, Nó thực sự giống như một lục địa chưa được khai thác và khám phá. Nó là chân trời mới, nếu bạn muốn nghĩ vậy. Và như vậy đối với những người không bị nghi ngờ nhưng bị chế giễu bởi độ phức tạp của bộ não, tương lai đang đón chờ bạn. Cảm ơn! (Tiếng vỗ tay) Bạn đã bao giờ ở vị trí quan sát được sự trỗi dậy của thung lũng SIlicon và ước rằng giá như mình biết được chuyện sắp xảy ra? (Cười) Tôi ở đây để nói về điều tôi cho rằng sẽ trở thành sự gián đoạn sâu sắc nhất của thế giới công nghệ trong vòng 15 năm qua. Và tôi tin rằng kết cục của nó sẽ hoàn toàn nói về sự gắn kết. Thực tế thì, tôi nghĩ nó có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghĩ về sự gắn kết. Bạn sẽ làm gì nếu hôm nay bạn biết rằng sẽ có một chu kỳ công nghệ quan trọng bắt đầu trong vài năm tới, và bạn có thể tham gia vào đó? Bạn sẽ làm gì? (Khán giả) Nhảy vào! Đây là tình huống tôi gặp phải: Tôi là một nhà đầu tư chuyên nghiệp vào ban ngày. Tôi đã để ý kĩ từ trước đó, và giờ tôi biết tôi cần ngủ 10 tiếng vào ban đêm. Khá là khó, bởi vì tối qua chương trình kết thúc lúc 12h30, chương trình ở Santa Rosa, vậy nên tôi đã về nhà muộn một chút. Tôi muốn bạn hiểu rằng tôi đã nghiên cứu thế giới công nghệ, và mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. Nhưng chúng đang thay đổi theo những cách mà không có nhà bình luận nào nhắc đến hiện nay. Tôi sẽ tập trung vào sáu điều đang diễn ra Tôi muốn các bạn hiểu rằng, mỗi điều trong này đều là giả thuyết, đều có thể điều chỉnh, thậm chí là có thể bị loại bỏ. Nhưng tôi muốn các bạn hiểu rằng tôi đã nghiên cứu nhóm giả thuyết này 10 tháng rồi và điều thực sự thú vị là tôi đã đem chúng cho rất nhiều người trong ngành xem, và ai cũng thấy khó hiểu. Vậy nên tôi sẽ chia sẻ với các bạn hôm nay vì tôi nghĩ cùng nhau chúng ta có cơ hội để lý giải chúng. Điều đầu tiên, tôi nghĩ nó khá rõ ràng là Windows đang chết dần. Và (vỗ tay) Tôi không có ý báng bổ Microsoft, vì tôi nghĩ, trên thực tế, Microsoft là công ty có thể làm rất nhiều thứ để duy trì sự tăng trưởng, nhưng máy tính bàn sẽ không nằm trong số đó. Và dấu hiệu chính ở đây, thứ duy nhất bạn cần biết để hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đây, đó là điện thoại thông minh về cơ bản đã khiến Windows từ việc có 96% thiết bị kết nối internet ba đến bốn năm trước xuống chỉ còn dưới 50% hiện nay. Và con số này đang giảm mạnh, và rồi sẽ chỉ còn dưới 30%, có lẽ trong khoảng một năm rưỡi nữa thôi. Microsoft có thể làm nhiều thứ. Họ có thể rút về chỉ tập trung vào Exchange và tăng giá lên. Nhưng lý do khiến điều này quan trọng là Windows và các phần mềm Doanh nghiệp liên quan -- như SAP và các công ty tương tự -- những công ty đó chiếm hàng trăm tỷ đô doanh thu. Và tôi đề nghị chúng ta sẽ phải tung bóng cho số doanh thu đó. Và trong một thế giới nơi nền kinh tế Mỹ đang không phát triển nhanh đến thế, để ai đó rời đi là cách đơn giản nhất để tạo chỗ trống cho các ngành công nghiệp mới Và đây là nơi doanh thu bắt nguồn. Nhưng đoán xem? Giống như quảng cáo dao Ginsu, không chỉ có thế! (Tiếng cười) Hóa ra Microsoft không phải là công ty duy nhất hiện đang gặp nguy hiểm. Một công ty khác là Google. Bây giờ, bạn có thể đã không tập trung vào điều này nhưng bốn năm trước tìm kiếm chủ mục chiếm 90% tổng số lượng tìm kiếm Nhưng một điều thú vị đã xảy ra. Google trở nên thành công đến mức thông số không còn quan trọng nữa. Trên thực tế, toàn bộ mạng lưới toàn cầu đã trở nên đầy rác. Nếu bạn nghĩ về điều đó, mạng gần như đã trở thành một Detroit ảo. (Tiếng cười) Nếu bạn nhìn kĩ, bạn có thể tìm thấy những thứ vô cùng thú vị. Nhưng nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể bị trấn lột. (Tiếng cười) Và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mỗi người trong chúng ta và tất cả mọi người ngoài kia đều đã tìm ra những cách khác khau để tìm thứ chúng ta cần. Chúng ta bắt đầu với Wikipedia, nhưng sau đó Facebook xuất hiện cho những vấn đề về gu thẩm mĩ và tiền, Twitter xuất hiện cho tin tức thực tế, LinkedIn cho những thứ chuyên nghiệp; Match.com cho những thứ ít chuyên nghiệp hơn; TripAdvisor cho du lịch, Yelp cho nhà hàng, Realtor.com cho tìm nhà, Dictionary.com cho từ vựng, Wordnik cho ngôn ngữ. Mọi thứ đã thực sự thay đổi. Và đây là điều thú vị: giống như Microsoft, Google có nhiều cách để đối phó với việc phát triển doanh nghiệp. Nhưng cái họ không thể làm là khôi phục ưu thế của họ trên mạng Internet. Tôi tin rằng khi khi Google xuất hiện vào năm 1998, Internet là một thế giới nguồn mở, "đuôi dài", không có người lãnh đạo. Và Google bước vào khoảng trống này, đem đến sự lãnh đạo và tiến hành một chiến lược biến mọi loại nội dung thành hàng hóa một cách có hệ thống. Cách dễ thấy nhất là nhìn vào một trang kết quả của Google: logo duy nhất trên trang đó là của Google; mọi thứ khác đều có cùng font chữ Cách biến mọi thứ thành hàng hóa đó đem lại lợi ích cực lớn cho Google và kinh khủng cho hầu hết mọi người. Và tôi tin là, về cơ bản, nó đã kết thúc -- không phải vì tìm kiếm chủ mục sắp biến mất, mà bởi vì, giống như xử lý văn bản. Từ ứng dụng quan trọng nhất chúng ta có, nó trở thành một thứ bình thường ta vẫn làm. Các bạn thấy điều này trong điện thoại di động. Bởi vì trong điện thoại di động, con người đã tìm ra nhiều cách khác để tìm cái họ muốn. Tìm kiếm chủ mục trên điện thoại di động quá rắc rối, do đó tỉ lệ tìm kiếm chủ mục trên di động chỉ chiếm một phần nhỏ so với trên máy tính bàn. Và nó cho thấy rằng sự phục hồi của Google sẽ là trong một thứ khác chứ không phải là tìm kiếm. Giả thiết thứ ba mà tôi có đã không còn gây tranh cãi nữa nhưng việc hiểu được điều gì đã xảy ra là rất quan trọng. Nếu như phần bên trái của phương trình này là mạng lưới toàn cầu nguồn mở, cùng với niềm tin của nó vào khái niệm "cái đuôi dài", niềm tin vào sự không có luật lệ, không có bảo mật và quản lý, nó thực sự là một giới hạn. Apple xuất hiện với một tầm nhìn khác. Họ nói: "Chúng tôi nghĩ mạng lưới toàn cầu đã chết. Chúng tôi sẽ lên mạng internet, bởi vì đó là kho dữ liệu lớn, và chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những nội dung có thương hiệu, sâu sắc, có giá trị và được bảo vệ bản quyền." Và số người chọn tầm nhìn của Apple áp đảo số chọn Google. Trong ba năm qua, Apple từ một kẻ thua cuộc trong lĩnh vực máy tính đến năm nay họ sẽ bán gần 100 triệu thiết bị có kết nối internet. Một trăm triệu. Họ có lẽ chỉ thiếu một chút xíu nữa là đến. Vấn đề ở đây là đó là thế giới của Apple. Ta may mắn là một phần của nó, bởi vì Steve khá khó tính với những người ông ấy cho vào. (Tiếng cười) Nhưng hãy nghĩ về điều này: Tưởng tượng Georgia trong nội chiến. OK? Apple là tướng Sherman, mạng lưới toàn cầu là tướng Joe Johnston. Và họ đã thua. Vậy nên mạng lưới nhìn vào điều này và nói: "Chúa ơi, chúng ta phải trở lại." Và cái giá để làm việc này là họ phải hi sinh Google. Vậy nên Google đã đẩy con lắc công nghệ tới giới hạn tuyệt đối của sự tiện nghi hóa, tới mức những người dành cả cuộc đời phát triển những chương trình giải trí thực sự có giá trị và hấp dẫn, những bài báo thực sự có giá trị và hấp dẫn và những cuốn tiểu thuyết thực sự có giá trị và hấp dẫn, không thể kiếm ra tiền nữa. Vậy là mạng lưới toàn cầu nói: "Được rồi, nếu Google kết thúc ở đây và Apple ở đây, HTLM 5, thế hệ kế tiếp, sẽ ở phía bên kia của Apple." Do đó trận chiến mới, thay vì là sự tiện nghi hóa đối đầu với App Store, sẽ là giữa App Store và những nội dung khác biệt. Nếu bạn không biết HTML 5 là gì thì để tôi giúp. Nó là một ngôn ngữ lập trình. Nhưng nó là một ngôn ngữ quan trọng. Bởi vì lần đầu tiên, bạn sẽ có thể xây dựng một trang web hoàn toàn có thể gắn tính tương tác vào, có thể có video, âm thanh, bất cứ thứ gì bạn muốn. Nhưng không cần Flash nữa. Đó là một thay đổi vĩ đại, bởi vì nó mở ra một bức tranh mới. Và không chỉ cho Thời báo New York, mà cho tất cả mọi người trên Wordpress, cho mọi hội nhóm... Bởi vì đột nhiên, khả năng sản xuất một sản phẩm khác biệt, vô cùng hấp dẫn, có giá trị -- thậm chí là có thể tiền tệ hóa -- xuất hiện. Và điều thực sự thú vị là, nhờ có Apple, các nhà tiện nghi hóa không thể làm gì bạn cả. Apple có thể cố ngăn chúng ta, nhưng tôi không nghĩ họ sẽ làm thế. Tôi nghĩ họ thông minh hơn thế. Vậy nên vấn đề chính là, tôi không biết chúng ta sẽ dừng lại ở đâu khi con lắc đưa lại. Nhưng tôi nghĩ những ngày của sự siêu tiện nghi hóa đã qua. Và tất cả chúng ta đều có thể tham gia. Lát nữa tôi sẽ nói cho các bạn cách làm của cá nhân tôi. Máy tính bảng. Đây là mặt kia của lý do tại sao Windows đã chết. Nếu có ai trong số các bạn không sở hữu một chiếc iPad -- Tôi không sở hữu bất cứ sản phẩm nào của Apple, nên tôi không có mục đích cá nhân trong đây, nhưng nghiêm túc mà nói, nếu bạn không có iPad, bạn không thể hiểu những điều quan trọng nhất đang diễn ra. (Tiếng cười) Tôi thực sự nghiêm túc về việc này. và tôi nghĩ cái quan trọng nhất là những tay chơi khác trên thị trường, ở thời điểm hiện tại, không có tầm ảnh hưởng. Và hãy nhớ, chính sự đầu tư của chúng ta đã xây dựng nên webOS của Palm mà HP sắp bán, sớm thôi, một ngày nào đó. (Tiếng cười) Tôi nghĩ Apple rất có khả năng thắng với thị phần gần với số họ có trên iPod hơn là trên iPhone. Ở trong khoảng 70 hay 80%. Nếu đúng thì Apple sẽ có giá trị lớn hơn 50 đến 100 tỷ đô trong một vài năm tới, so với hiện tại. Và tôi thực sự không thấy bất cứ ai thách thức họ. Rất cần phải hiểu rằng cơ cấu chi phí của Apple khá dễ chịu so với những hãng khác, khó có thể tưởng tượng bất kỳ hãng điện thoại khác bắt kịp, nhất là các hãng điện thoại Android. Bởi vì tỷ lệ lãi gộp của Apple vượt xa giá bán lẻ của hầu hết điện thoại Android. Đây là cái tôi muốn để lại cho các bạn trước nhất là như một ý tưởng đầu tư. Phố Wall phát cuồng về mạng xã hội Mạng xã hội là một buổi diễn phụ. Và tôi nói điều này với tư cách một người đầu tư phần lớn tiền vào Facebook. Nó chỉ xảy ra một lần rồi thôi. Đây không phải... mượn cách nói từ phim Star Wars thì: đây không phải là cơn cuồng bạn đang tìm kiếm. Cái chúng ta đang nói tới sẽ to lớn hơn rất nhiều. Facebook đã thắng. Nó là Windows mới. Được chứ? Một vài kẻ khác -- Twitter, Yelp, Skype, LinkedIn -- đang xây dựng những nền tảng thành công nhỏ hơn rất nhiều so với Facebook. Và họ sẽ thành công. Nhưng mọi kẻ khác đi cùng sẽ phải theo mô hình Zynga. Họ sẽ phải tự khiến mình lệ thuộc vào nền tảng của Facebook. Và việc Zynga không thể phát triển thành công bất cứ gì từ Facebook, theo tôi, là lý do chính cho sự thành công của nền tảng này. Nên nếu hiện tại bạn khởi nghiệp trong thế giới mạng xã hội, hãy xây dựng trên Facebook. Đó là lời khuyên duy nhất tôi có thể cho các bạn. Nhưng lời khuyên quan trọng nhất là: quên mạng xã hội đi. Giờ mạng xã hội là một tính năng. Không phải một nền tảng. Gắn mạng xã hội vào, như cách Catherine nói, "Gắn game hóa vào mọi thứ." Tất cả là vì sự gắn kết. Tương lai sẽ rất khác. Và câu hỏi cốt lõi là: Tất cả chúng ta sẽ làm gì về điều đó? Những gì tôi làm rất đơn giản: Tôi tin vào đầu tư với sự tiếp xúc đầy đủ. Vì thế tôi xem xét HTLM 5 khoảng một năm trước, và tôi nói: "Thứ này có thể rất quan trọng. Làm sao mình biết được?" Thế nên ban nhạc của tôi, Moonalice, một vài năm trước, chúng tôi ra một album với T Bone Burnett, mà chúng tôi nghĩ sẽ thành một hit lớn thế này thế nọ... Chà, chúng tôi đã biết được là chẳng ai quan tâm đến mấy ông già chơi nhạc hippie -- (Tiếng cười) Thế nên chúng tôi đưa hết lên mạng, lên Facebook và Twitter. Chúng tôi bắt đầu làm cái gọi là "Twittercasts," những concert live đầu tiên và sau đó là những concert ghi hình sẵn phát trên Twitter. Sau đó chúng tôi bắt đầu dùng live stream, giống như cái chúng ta đang dùng ở đây, để làm live video các buổi diễn của trên internet. Và gần đây, chúng tôi đã mua một mạng vệ tinh. Tại sao? Vì nó tốn ít hơn ba tháng tiền thuê quản lý của chúng tôi. (Tiếng cười) Và bây giờ, chúng tôi phát mọi buổi diễn của chúng tôi -- bên cạnh những buổi diễn của U2 -- trực tiếp, bằng HTML 5, qua vệ tinh, trên một hệ thống mà chúng tôi kiểm soát hoàn toàn. Chúng tôi có một ứng dụng sẽ được bán trong tháng tới. Nó -- "ứng dụng" là một từ sai; website của chúng tôi đang được nâng cấp lên HTLM 5. Và trong đó, bạn có thể nghe, từ mọi điện thoại, mọi nơi, bất kỳ bài hát nào chúng tôi từng chơi trực tuyến và xem bất kỳ video live nào chúng tôi có, gồm khoảng 150.200 buổi diễn. Gần như không tốn đồng nào để làm việc này. Và chúng tôi là một band nhạc nhỏ xíu. Giờ, tôi biết nhiều về công nghệ hơn phần lớn mọi người, nhưng đó chỉ là vì tôi biết nhiều hơn phần lớn những người đã 55 tuổi. Nhưng những người từ 18 đến 20 tuổi, đang sống trên thế giới này, sẽ có thể dùng những nền tảng này vào âm nhạc và mọi thứ khác theo một cách hoàn toàn khác. Tôi nghĩ sự sáng tạo đang quay trở lại. Moonalice là một thứ được xây dựng quanh điều đó. Chúng tôi có họa sĩ thiết kế poster cho từng buổi diễn. Chúng tôi có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ làm việc trong từng buổi diễn. Và quan điểm là, tôi tin rằng sự sáng tạo bị kiềm chế, không phải bởi công nghệ, mà bời sự xuống cấp nói chung của nền văn hóa Mỹ -- bạn biết đấy, sự miễn cưỡng của mọi người khi được giáo dục, quan điểm rằng chúng ta phải dựa vào lễ nghi và niềm tin, thay vì sự thật. Nhưng tôi nghĩ công nghệ cuối cùng sẽ giúp ích cho chúng ta Tôi nghĩ cuối cùng nó sẽ đem lại những công cụ để giúp chúng ta độc lập Và có một chút tia sáng le lói, phải không? Chúng ta thấy Mùa xuân Ả Rập và ảnh hưởng của Twitter và Facebook. Khá thú vị. Nhưng hãy tưởng tượng một thế giới nơi mọi thứ đều là một ứng dụng. Trong HTLM 5, Detroit ảo bị thay thế bằng thứ này nơi mọi dòng tweet là một ứng dụng, mọi quảng cáo là một ví dụ của một cửa hàng. Hãy nghĩ xem nó có nghĩa là gì. Thay vì nhìn thấy một quảng cáo của Amazon, bạn thấy một của hàng, ví dụ như, trên báo New York Times Book Review. Bạn có thể vừa tạo ra nhu cầu vừa thỏa mãn nó ngay tại chỗ. Tại sao? Bời vì mọi người đều được lợi. Tiết kiệm thời gian, tăng sự gắn kết, bởi vì nó giữ bạn ở lại trên trang. Chúng ta đang đi từ một mạng kiểu thang máy, nơi mà bạn đi đến những nơi khác nhau, bạn thoát ra khỏi các trang và bạn mất kết nối, tới một mô hình bảng điều khiển. Và đoán xem ai sẽ làm được điều đó? Chính bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi thành lập nhóm Improv Everywhere khoảng 10 năm trước khi tôi chuyển đến New York với niềm yêu thích diễn xuất và hài kịch. Vì tôi mới đến thành phố nên tôi không có cách nào lên được sàn diễn, vì thế tôi quyết định tạo sàn diễn của mình ở những nơi công cộng. Cái màn đầu tiên mà chúng ta sắp thấy là chuyến đi tàu điện không quần lần đầu tiên. Đoạn phim này xảy ra vào tháng 1 năm 2002. Và người phụ nữ này là ngôi sao của đoạn phim này. Cô ấy không biết mình đang bị quay phim. Cô ấy bị quay bằng chiếc máy quay trộm. Đây là chuyến tàu số 6 ở thành phố New York. Và đây là trạm dừng đầu tiên trên tuyến. Có hai người đàn ông Đan Mạch bước lên và ngồi cạnh chiếc máy quay trộm đó. Và đó là tôi trong chiếc áo khoác nâu. Lúc đó nhiệt độ khoảng 30 độ F ở bên ngoài. Tôi đội mũ và quàng khăn. Và cô gái kia đang để ý đến tôi kìa. (Cười) Và như các bạn thấy đấy, tôi không mặc quần. (Cười) Và ngay lúc đó -- ngay lúc đó cô ấy nhìn thấy tôi, nhưng ở New York luôn có những gã kì dị trên bất cứ toa tàu nào. Một người thì đâu có gì bất thường. Cô ta quay lại đọc cuốn sách của mình, trớ trêu thay cuốn sách tựa là "Cưỡng hiếp." (Cười) Vậy là cô ấy phát hiện điều bất thường, nhưng cô ấy quay lại với cuộc sống bình thường của mình. Trong lúc đó, tôi có 6 người bạn đang đợi ở 6 trạm kế tiếp cũng chỉ với chiếc quần lót như tôi. Họ sẽ bước vào từng người một. Chúng tôi sẽ giả vờ như chúng tôi không hề biết nhau. Chúng tôi giả vờ như thể đó chỉ là một sai lầm rủi ro chúng tôi đã phạm phải, quên mặc quần trong tháng một lạnh thế này. (Cười) Và vào lúc này, cô ta quyết định cất cuốn sách "cưỡng hiếp" đi. (Cười) Và cô ta quyết định để ý hơn về những gì xung quanh. Trong lúc ấy, hai người đàn ông Đan Mạch bên trái chiếc máy quay họ đang cười sặc sụa. Họ nghĩ đây là việc buồn cười nhất từ trước đến giờ. Và để ý xem cô ta giao tiếp bằng mắt với họ ngay lúc này. (Cười) Tôi thích giây phút đó trong đoạn băng, bởi vì trước khi nó trở thành một trải nghiệm chung, nó là một thứ gì đó có lẽ hơi chút đáng sợ. hoặc ít nhất một cái gì đó khó hiểu đối với cô ấy. Và một khi nó đã trở thành một trải nghiệm chung nó hài hước và là một cái gì đó mà cô ấy có thể cười. Và bây giờ chuyến tàu đang sắp đến (Cười) Cuốn băng không chiếu tất cả. Nó quay tiếp hết 4 trạm dừng tiếp theo. Tổng cộng 7 người đàn ông nặc danh bước vào đều chỉ mặc quần lót. Tại trạm dừng thứ 8, một cô gái bước vào đeo một cái túi vải lớn và thông báo rằng cô ta có nhiều quần giảm giá 1 đôla -- giống như người ta bán pin hay kẹo trên tàu. Tất cả chúng tôi đều điềm nhiên mua một cái quần và mặc vào và nói "Cảm ơn. Đây là chính là cái tôi cần hôm nay," và xuống tàu mà không để lộ chuyện gì đang diễn ra và đi về những hướng khác nhau. (Vỗ tay) Cảm ơn. Đây vẫn là từ cuộn băng đó. Tôi rất thích phản ứng của cô gái đó. Và xem lại đoạn băng đó đã truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục làm cái tôi làm. Và một trong những mục tiêu của Improv Everywhere là dàng cảnh ngay ở những nơi công cộng để tạo một trải nghiệm tích cực cho mọi người. Đó là một trò đùa tinh quái, nhưng là một trò đùa đem đến cho ai đó một câu chuyện tuyệt vời để kể. Và phản ứng của cô ta truyền cảm hứng cho tôi để làm chuyền đi tàu điện không quần hàng năm lần thứ hai. Và chúng tôi tiếp tục làm nó mỗi năm. Tháng một này, chúng tôi đã làm chuyến đi tàu điện không quần hàng năm lần thứ 10 với một nhóm đa dạng khoảng 3500 người lên tàu chỉ với quần lót ở New York -- trên hầu hết các tuyến tàu trong thành phố. Và ở 50 thành phố khác khắp thế giới, người ta cũng tham gia. (Cười) Khi tôi bắt đầu học lớp hài kịch ứng khẩu ở nhà hát Upright Citizens Brigade và gặp những con người sáng tạo khác và những nghệ sĩ, diễn viên hài khác, tôi bắt đầu tích luỹ một danh sách địa chỉ email của những người muốn làm những dự án loại này. Như thế tôi có thể làm những dự án tầm cỡ hơn. Một ngày tôi đang đi bộ qua quãng trường Union, Có một cô bé đứng sau một cái cửa sổ và cô ta đang nhảy múa. Cảnh đó rất kì lạ, bởi vì lúc đó trời đã tối, nhưng cô bé được bao bọc bởi ánh đèn huỳnh quang, và cô bé giống như đang trên sân khấu vậy, và tôi không biết tại sao cô bé lại làm như thế. Sau khoảng 15 giây, bạn cô bé xuất hiện cô bé đã ẩn náu sau một màn hình -- và bọn trẻ cười, ôm nhau rồi chạy đi. Có vẻ là cô bẻ đã bị thách để làm điều đó. Và tôi được truyền cảm hứng. Hãy nhìn toàn cảnh -- có tới 70 cửa sổ và tôi biết mình phải làm gì. (Cười) Và dư án này được gọi là "Look Up More" (Nhìn lên nữa). Chúng tôi có 70 diễn viên mặc đồ đen. Điều này hoàn toàn không được cho phép. Chúng tôi không cho các cửa hàng biết chúng tôi đang đến. Và tôi đứng ở công viên làm dấu. Dấu hiệu đầu tiên là báo mọi người giơ cao dòng chữ lớn này lên nó đánh vần "Look Up More" tên của dự án này. Dấu hiệu thứ hai là cho mọi người nhảy. Bạn sẽ thấy nó bắt đầu ngay đây. (Cười) Rồi chúng tôi nhảy. Tất cả mọi người cùng nhảy. Rồi chúng tôi để từng người nhảy một mình và những người còn lại chỉ vào người đó. (Cười) Rồi tôi đưa ra dấu hiệu mới cho người nhảy đơn tiếp theo phía dưới trong Forever 21 và anh ta nhảy. Còn vài hoạt động khác. Chúng tôi có người nhảy lên xuống, Còn tôi thì đứng một cách nặc danh mặc một chiếc áo len, bỏ tay lên và xuống một cái thùng rác để ra dấu hoạt động kế tiếp. Vì đó là ở công viên quãng trường Union, ngay ga tàu điện ngầm, nên có hàng trăm người dừng lại và nhìn lên xem chúng tôi đang làm gì. Đây là một bức ảnh đẹp hơn về hoạt động này. Sự kiện này được khơi dậy bằng một khoảnh khắc mà tôi tình cờ bắt gặp. Hoạt động tiếp theo mà tôi muốn giới thiệu đến với tôi qua một email từ một người lạ. Một cậu bé học trung học ở Texas viết cho tôi năm 2006 và nói "Anh nên kiếm thật nhiều người càng nhiều càng tốt cho họ mắc áo thun sơ mi xanh và quần khaki đi vào một cửa hàng Best Buy và đứng loanh quanh ở đó." (Cười) (Vỗ tay) Và tôi trả lời cậu bé đó ngay lập tức, tôi nói "Đúng thế. Em đúng đó. Anh nghĩ anh sẽ làm thử ngay cuối tuần này. Cảm ơn." Và đây là đoạn video. Một lần nữa, đây là năm 2005. Đây là một cửa hàng Best Buy ở thành phố New York. Chúng tôi có khoảng 80 người xuất hiện để tham gia bước vào cửa hàng từng người một. Có một cô bé 8 tuổi, một cô bé 10 tuổi. Có cả một cụ 65 tuổi đến tham gia. Đó là một nhóm người rất đa dạng. Và tôi bảo họ, "Đừng làm việc. Đừng thực sự làm việc." Nhưng cũng đừng mua sắm. Chỉ đứng loang quanh đó và đừng nhìn vào các sản phẩm." Bạn có thể nhìn thấy những nhân viên bình thường là những người có bảng tên màu vàng trên áo họ. Những người còn lại đều là diễn viên của chúng tôi. (Cười) Nhưng nhân viên cấp dưới nghĩ điều này rất hài hước. Thực tế, nhiều người trong số họ còn đi lấy máy ảnh từ phòng nghỉ và chụp hình với chúng tôi. Nhiều người trong số họ còn đùa là dắt chúng tôi vào kho hàng để lấy những chiếc tivi nặng cho khách hàng. Những người quản lý và nhân viên bảo vệ thì ngược lại, không thấy hài hước chút nào. Bạn có thể thấy họ trong đoạn phim này. Họ mặc áo vàng hoặc áo đen. Và chúng tôi ở đó khoảng 10 phút trước khi những người quản lý quyết định gọi 911. (Cười) Thế là họ bắt đầu chạy vòng vòng báo với mọi người rằng cảnh sát đang tới đó, cẩn thận, cảnh sát đang tới đó. Và bạn có thể thấy cảnh sát ở cảnh này ngay đây. Đó là một cảnh sát mặc đồ đen ngay đây đang bị quay trộm. Cuối cùng thì cảnh sát phải báo với quản lý của Best Buy rằng thực tế là mặc áo thun polo xanh và quần khaki không hề phạm pháp. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Thế là chúng tôi ở đó khoảng 20 phút; chúng tôi sẵn sàng vui vẻ ra khỏi tiệm. Một điều mà mấy người quản lý cố làm là tìm lấy những chiếc máy quay của chúng tôi. Họ bắt được một số người của chúng tôi giấu những chiếc máy quay trong túi. Nhưng có một chiếc máy quay họ không bao giờ phát hiện được là một người đã vào với một cuộn băng trắng đi lướt đến khu máy quay của Best Buy và bỏ cuộn băng vào một trong những chiếc máy quay của họ và giả vờ đang mua sắm. Tôi thích khái niệm dùng chính kỹ thuật của họ để chống lại họ (Cười) Tôi nghĩ những dự án hay nhất của chúng tôi là những dự án tại những địa điểm rõ ràng và xảy ra ở một chỗ nhất định vì một lý do nào đó. Và một buổi sáng, tôi đang đi trên tàu điện. Tôi phải chuyển tàu ở trạm 53rd St. nơi có hai cái thang cuốn khổng lồ này. Và nó là một nơi rất buồn rầu vào buổi sáng, nó rất đông. Vì thế tôi quyết định thử và diễn một cái gì đó Đây là mùa đông năm 2009 -- 8:30 sáng. Đó là giờ cao điểm vào buổi sáng. Người người đang đi vào từ Queens, đang đổi từ chuyến tàu E sang chuyến tàu số 6. Và họ đang đi lên chiếc thang cuốn to lớn này trên đường đi làm. (Cười) (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn. Đây là một tấm ảnh minh họa cảnh này tốt hơn một chút. Anh ta đã đánh tay với khoảng 2000 người ngày hôm đó, anh ta có rửa tay trước và sau đó và không hề bị bệnh. Và hoạt động đó cũng được làm mà không có giấy phép, mặc dù chẳng ai có vẻ quan tâm đến chuyện đó. Vì thế tôi nói là qua nhiều năm một trong những phê bình thông thường nhất về Improv Everywhere trên Youtube là :"Mấy người này thật là dư thời gian." Và bạn biết rồi đấy, không phải ai cũng thích điều bạn làm và tôi chắc chắn đã có được một bản mặt dày nhờ những lời phê bình trên Internet, nhưng điều đó lúc nào cũng làm tôi bực mình, bởi vì chúng tôi không có nhiều thời gian cho lắm. Những người tham gia hoạt động của Improv Everywhere có lượng thời gian thư giãn như bất kì người New York nào họ chỉ thỉnh thoảng quyết định dùng nó một cách hơi khác thường. Bạn biết đấy, mỗi thứ 7 và chủ nhật hành trăm nghìn người mỗi mùa thu tụ tập đến sân vận động bóng bầu dục để xem các trận đấu. Và tôi chưa thấy ai phê bình, khi xem một trận bóng bầu dục, nói là "Tất cả mọi người trong sân vận động thật dư thời gian." Và dĩ nhiên họ không hề có lắm thời gian. Nó hoàn toàn là một cách tuyệt vời dành cho buổi chiều cuối tuần, xem bóng bầu dục ở sân vận động. Nhưng tôi nghĩ nó cũng là một hoạt cách hoàn toàn đúng khi dành một buổi trưa đứng bất động tại chỗ với 200 người ở nhà ga Grand Central hoặc ăn mặc như "ghostbuster" và chạy trong thư viện công cộng New York. (Cười) Hoặc cùng nghe một cái MP3 giống như 3000 người khác và nhảy một cách im lặng trong công viên, hoặc huýt sáo một bài hát trong cửa hàng rau quả trong một phần của một vở nhạc kịch tự phát, hoặc nhảy vào biển ở đảo Coney với bộ quần áo chỉn chu. Bạn biết đấy, khi là trẻ con, chúng ta được dạy là phải chơi đùa. Và chúng ta chưa bao giờ được nói cho lý do tại sao chúng ta nên chơi đùa. Chúng ta chỉ chấp nhận là chơi đùa là một điều tốt. Tôi nghĩ đó chính là ý chính của Improv Everywhere. Nó có nghĩa là không có lý do gì hết, và không cần phải có một lý do. Chúng tôi không cần có lý do. Miễn là nó vui và có vẻ sẽ là một ý tưởng hài hước và có vẻ những người chứng kiến nó cũng có một thời gian vui vẻ thế là đủ với chúng tôi. Và tôi nghĩ rằng, là người lớn, chúng ta cần biết rằng không có đúng hay sai khi chơi đùa. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn anh rất nhiều, Chris. Tất cả mọi người lên trên này đều nói rằng họ sợ. Tôi không biết mình có sợ không nhưng đây là lần đầu tiên tôi nói trước một nhóm khán giả như thế này. Và tôi không có công nghệ thông minh nào cho các bạn nhìn vào. Không có slide nào, nên các bạn sẽ phải chịu đựng cùng tôi. (Cười). Những gì tôi muốn làm vào buổi sáng hôm nay là chia sẻ với các bạn vài câu chuyện và nói về một châu Phi khác. Ngay sáng nay đã có một vài sự ám chỉ đến châu Phi mà bạn lúc nào cũng nghe đến: châu Phi của HIV/AIDS, châu Phi của bệnh sốt rét, của nghèo đói, xung đột, và châu Phi của thảm họa. Đúng là những điều đó đang diễn ra, vẫn còn có một châu Phi mà bạn không nghe đến nhiều. Và đôi khi tôi rất bối rối, tôi tự hỏi mình tại sao. Đây là một châu Phi đang thay đổi, mà Chris đã ám chỉ tới. Châu Phi của cơ hội. Là một châu Phi nơi người dân muốn có trách nhiệm về tương lai của bản thân mình và định mệnh của mình. Đây là châu Phi nơi mọi người tìm kiếm sự hợp tác để thực hiện điều đó. Đó là điều tôi muốn nói ngày hôm nay. Và tôi muốn bắt đầu bằng việc kể cho bạn nghe về câu chuyện về sự thay đổi đó ở châu Phi. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2005, Ông Diepreye Alamieyeseigha một ủy viên của một trong những bang có trữ lượng dầu lớn của Nigeria, bị bắt bởi cảnh sát thành phố London trong chuyến thăm đến London. Ông bị bắt bởi đã có một số chuyển khoản trị giá 8 triệu đô la vào những tài khoản không hoạt động của ông và gia đình. Cuộc bắt giữ diễn ra bởi sự hợp tác giữa cảnh sát thành phố London và Uỷ Ban Tội Phạm Kinh Tế và Tài Chính Nigeria -- lãnh đạo bởi một trong những người có khả năng và dũng cảm nhất của chúng ta: Ngài Nuhu Ribadu. Alamieyeseigha bị buộc tội ở London. Do có một vài thay đổi, ông ta đã thoát được trong khi giả dạng phụ nữ và chạy khỏi London về đến Nigeria, nơi mà theo luật của chúng tôi, những người làm công sở như ủy viên, tổng thống -- như ở rất nhiều nước khác -- được miễn nhiễm và không bị xử tội. Nhưng người dân đã rất nổi giận bởi hành vi này đến nỗi cơ quan lập pháp của bang đã kết tội và tống ông ta khỏi nhiệm sở. Ngày hôm nay, Alams -- theo cách chúng tôi gọi tắt tên ông ta -- đang ở trong tù. Đây là câu chuyện về sự thật rằng người dân ở châu Phi không còn muốn chịu đựng tham nhũng của các nhà lãnh đạo, Đây là câu chuyện về sự thật rằng người dân muốn các tài nguyên được quản lý một cách hợp lý vì quyền lợi của họ, và không bị lấy đi khi chúng chỉ mang lợi cho một vài người cấp cao. Và do đó, khi bạn nghe về một châu Phi bị tham nhũng -- tham nhũng mọi lúc -- tôi muốn bạn hiểu rằng người dân và các chính phủ đang chiến đấu để chống lại điều này ở một vài nước, và đang có những thành công. Điều đó có nghĩa là vấn đề đã kết thúc? Câu trả lời là không. Quãng đường còn rất dài, nhưng đã có quyết tâm. Và trong cuộc đấu này đang có những thành công được ghi dấu. Do đó khi bạn nghe nói đến tham nhũng, đừng chỉ nghĩ rằng không có ai làm gì với nó -- rằng bạn không thể làm ăn ở bất cứ nước châu Phi nào vì nạn tham nhũng quá mức. Không phải thế. Đã có ý chí chiến đấu và ở nhiều nước, cuộc chiến đó đang diễn ra và nó đang dành phần thắng. Ở các nước khác, như nước tôi, nơi đã có lịch sử lâu đời về sự độc tài ở Nigeria, cuộc chiến vẫn tiếp diễn và chúng tôi còn có một chặng đường dài. Nhưng sự thật của vấn đề là điều này đang diễn ra. Kết quả đang cho thấy: sự giám sát độc lập bởi Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác cho thấy rằng trong rất nhiều ví dụ, chiều hướng tham nhũng đang giảm và sự lãnh đạo đang được cải tiến. Một nghiên cứu bởi Ủy ban kinh tế Châu Phi cho thấy xu hướng đi lên rõ ràng về sự lãnh đạo của 28 nước châu Phi. Và tôi sẽ nói thêm một điều nữa trước khi kết thúc vấn đề lãnh đạo. Đó là con người đang nói về tham nhũng, tham nhũng. Lúc nào khi họ nói về điều đó bạn ngay lập tức nghĩ đến châu Phi. Đó chính là hình ảnh những nước châu Phi. Nhưng tôi sẽ nói rằng nếu Alams có thể chuyển 8 triệu đô la vào một tài khoản ở London -- nếu những người khác đã lấy tiền ước tính rằng 20 đến 40 tỉ của các nước đang phát triển giờ đang nằm ở các nước phát triển -- nếu họ có thể làm điều đó, nó là gì? chẳng phải là tham nhũng đó sao? Ở đất nước này, nếu bạn nhận đồ ăn cắp, chẳng nhẽ bạn không bị xử phạt? Do đó khi chúng ta nói đến kiểu tham nhũng này, chúng ta hãy nghĩ về những điều đang xảy ra ở bên kia địa cầu -- nơi tiền đang được chuyển đến và làm cách nào để chặn nó. Tôi đang làm một kế hoạch cùng với Ngân hàng thế giới, về phụ hồi tài sản, cố gắng làm những gì có thể để lấy lại số tiền bị đem ra ngoài -- số tiền của các nước đang phát triển -- để đem trở lại. Bởi nếu chúng ta có thể lấy lại 20 tỉ đô ở bên ngoài về, đối với nhiều nước nó sẽ còn nhiều hơn tất cả các khoản viện trợ cộng lại. (Vỗ tay). Vấn đề thứ hai tôi muốn nói đến là ý chí cải cách. Những người châu Phi -- họ đã mỏi mệt, chúng tôi cũng mệt khi phải làm mục tiêu của sự hảo tâm là quan tâm của mọi người. Chúng tôi rất biết ơn, nhưng cũng biết rằng chúng tôi có thể tự lo đến vận mệnh của mình nếu có ý chí thay đổi. Và những điều đang diễn ra ở nhiều nước châu Phi hiện giờ là sự nhận thức rằng không ai có thể làm được điều đó ngoài chúng tôi. Chúng tôi phải làm điều đó. Chúng tôi có thể mời các cộng sự để ủng hộ mình, nhưng chúng tôi cần phải tự bắt đầu. Chúng tôi phải thay đổi nền kinh tế, thay đổi sự lãnh đạo, trở nên dân chủ hơn, mở rộng hơn cho sự thay đổi và cho thông tin. Và đây là những gì chúng tôi đã làm ở một trong những nước rộng nhất châu lục, Nigeria. Trên thực tế, nếu bạn không ở Nigeria có nghĩa là bạn không ở châu Phi. Tôi muốn nói với bạn điều đó. (Cười) Một trong bốn người châu Phi bán Sahara là người Nigeria, và nó có 140 triệu người -- hỗn độn -- những là những người rất thú vị. Bạn sẽ không bao giờ biết chán. (Cười). Những gì chúng tôi bắt đầu làm là nhận thức rằng chúng tôi phải nhận trách nhiệm và đổi mới mình. Và với sự ủng hộ của một nhà lãnh đạo người sẵn sàng, tại thời điểm đó, để thực hiện những cải cách chúng tôi sẽ tiến hành một chương trình cải cách toàn diện mà chúng tôi đã tự mình phát triển. Không phải Quỹ tiền tệ quốc tế. Không phải Ngân hàng thế giới, nơi tôi đã làm việc 21 năm và làm đến chức phó chủ tịch. Không ai có thể làm điều đó cho bạn. Bạn phải tự mình làm. Chúng tôi tiến hành một chương trình mà: bước một: đưa nhà nước ra khỏi việc kinh doanh mà nó không có liên quan gì đến. Nhà nước không nên tham gia vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ bởi nó không có hiệu quả và không có tính cạnh tranh. Do đó chúng tôi đã quyết định tư nhân hóa rất nhiều doanh nghiệp của mình. (Vỗ tay). Kết quả là, chúng tôi đã quyết định tự do hóa rất nhiều thị trường. Bạn có tin được rằng trước khi cải cách -- bắt đầu vào cuối năm 2003, khi tôi rời Washinton về nhận vị trí bộ trưởng Tài chính -- chúng tôi có một công ty viễn thông chỉ đủ để phát triển 4,500 đường dây đấu đất trong suốt 30 năm lịch sử? (Cười). Có điện thoại ở đất nước tôi là sự xa xỉ lớn. Bạn không thể có được nó. Bạn phải hối lộ để có nó. Phải làm bất cứ điều gì để có được đường điện thoại. Khi tổng thống Obasanjo ủng hộ và tiến hành tự do hóa ngành viễn thông, chúng tôi phát triển từ 4,500 đường dây đến 32 triệu đường GSM và vẫn còn nhiều nữa. Thị trường viễn thông ở Nigeria là thị trường phát triển nhanh thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Chúng tôi đang thu hút đầu tư khoảng 1 tỉ đô la mỗi năm cho truyền thông. Và không ai biết tới thị trường này, trừ một vài người thông minh. (Cười). Người thông minh nhất tiến vào đầu tiên chính là công ty MTN của Nam Phi. Và trong vòng 3 năm tôi là Bộ trưởng Tài chính, họ kiếm được lợi nhuận trung bình 360 triệu đô một lăm. 360 triệu trong một thị trường -- ở một đất nước là nước nghèo, với thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt dưới 500 đô. Vậy là vẫn có thị trường. Khi họ che dấu nó, vẫn nhanh chóng có những người khác biết được điều đó. Người Nigeria bắt đầu tự phát triển một vài công ty truyền thông không dây, và ba hoặc bốn công ty nữa tiến vào thị trường. Nhưng có một thị trường rộng lớn và mọi người không biết hoặc không muốn biết về nó. Do vậy tư nhân hóa là một trong những thứ mà chúng tôi đã làm. Một việc khác chúng tôi làm quản lý tài chính tốt hơn. Bởi vì không ai sẽ giúp đỡ hoặc ủng hộ bạn nếu bạn không biết quản lý tốt tài chính của chính mình. Ở Nigeria, với ngành dầu khí, đã có tai tiếng về nạn tham nhũng và không quản lý tài chính công tốt. Chúng tôi đã cố gắng làm gì? Chúng tôi giới thiệu một bộ luật tài khóa tách rời ngân sách khỏi giá dầu. Trước đó chúng tôi sử dụng ngân quỹ cho mọi số lượng dầu làm ra bởi vì dầu khí là ngành lớn nhất và đem lại doanh thu cao nhất cho nền kinh tế: 70% lợi nhuận của chúng tôi đến từ dầu. Chúng tôi tách rời điều đó, và ngay khi chúng tôi làm thế, chúng tôi bắt đầu đặt ngân quỹ tại giá thấp hơn giá dầu một chút và có thể tiết kiệm được phần chênh lệch. Chúng tôi không biết mình có thành công được không, thời điểm đó rất gây tranh cãi. Nhưng những cái nó làm được ngay lập tức đó là sự thay đổi nhanh chóng đã từng có trong sự phát triển kinh tế -- nơi mà, khi giá dầu càng lên cao, chúng tôi phát triển càng nhanh. Khi dầu mất giá, chúng tôi cũng bị khốn đốn. Và chúng tôi hầu như không thể chi trả bất cứ cái gì, kể cả tiền lương.. trong nền kinh tế. Cải cách mọi thứ dễ chịu đi. Chúng tôi có thể tiết kiệm được, ngay trước khi tôi thôi nhiệm, 27 tỉ đô. Và nó đi vào dự trữ quốc gia --trong khi đó- khi tôi đến vào năm 2003, chúng tôi chỉ có dự trữ 7 tỉ đô. Vào lúc tôi đi, chúng tôi đã tăng đến mức gần 30 tỉ đô. Và khi chúng ta đang ngồi đây, chúng tôi có 40 tỉ đô dự trữ nhờ vào sự quản lý tài chính hợp lý. Và nó thúc đẩy nền kinh tế, khiến nó trở nên bền vững. Tỉ giá hối đoái đã từng dao động mọi lúc giờ khá ổn định và đang được quản lý, để những nhà kinh doanh có khả năng dự đoán giá cả của nền kinh tế. Chúng tôi hạ mức lạm phát từ 28% xuống còn 11%. Và tăng GDP từ trung bình 2.3% ở thập kỉ trước lên tới khoảng 6.5% hiện giờ. Do vậy tất cả những thay đổi và cải cách mà chúng tôi có thể làm được đã có hiệu quả có thể đo được trong nền kinh tế. Và điều quan trọng hơn, vì chúng tôi muốn thoát khỏi dầu, đa dạng hóa nền kinh tế -- và còn rất nhiều cơ hội khác ở đất nước to lớn này, cũng như nhiều nước khác ở châu Phi -- điều đáng lưu ý là rất nhiều trong số những tăng trưởng này đến không đến từ ngành dầu khí, mà từ các ngành phi dầu khí. Nông nghiệp tăng trưởng hơn 8%. Cũng như ngành viễn thông, nhà ở và xây dựng, và tôi có thể liệt kê mãi mãi. Điều này nhằm minh họa với bạn rằng một khi bạn có được nền kinh tế vĩ mô ổn định, những cơ hội ở các ngành khác là vô cùng. Như tôi nói, chúng tôi có nhiều cơ hội trong nông nghiệp, chúng tôi có cơ hội ở quặng khoáng. Chúng tôi có rất nhiều khoáng sản mà chưa ai từng đầu tư hoặc khám phá. Và chúng tôi nhận ra rằng thiếu những pháp chế thích hợp để biến nó thành có thể, thì điều đó sẽ không xảy ra. Giờ chúng tôi đã có luật khoáng sản có thể so sánh với một vài luật tốt nhất trên thế giới. Chúng tôi có những cơ hội về nhà cửa và địa ốc. Đã từng không có một thứ gì trong đất nước 140 triệu người -- không có khu mua sắm như bạn đang thấy. Đây là một cơ hội đầu tư cho người thực sự muốn đầu tư. Và giờ chúng tôi có những doanh nghiệp ở khu mua sắm này đạt được gấp 4 lần doanh thu dự kiến. Vậy đó, một vấn đề lớn khác là các ngành xây dựng, địa ốc, thị trường nhà đất. Dịch vụ tài chính: chúng tôi có 89 nhà băng,rất nhiều trong số đó không thực sự làm công việc của mình. Chúng tôi củng cố lại từ 89 xuống còn 25 nhà bằng bằng cách yêu cầu họ tăng vốn -- vốn đầu tư. Và nó tăng từ 25 triệu lên đến 150 triệu đô. Ngành ngân hàng -- những ngân hàng đang được củng cố, và ổn định lại hệ thống ngân hàng đã thu hút được rất nhiều đầu tư bên ngoài. Ngân hàng Barclays của nước Anh đang mang đến 500 triệu. Standard Chartered mang đến 140 triệu. Và tôi có thể liệt kê thêm. Những đồng đô la, cứ nhiều nữa được đưa vào hệ thống. Cũng tương tự với ngành bảo hiểm. Vậy trong dịch vụ tài chính, chúng tôi có rất nhiều cơ hội. Ngành du lịch, rất nhiều nước châu Phi cũng có cơ hội lớn. Và đó là điều nhiều người biết đến Đông Phi với cuộc sống hoang dã, những chú voi, và nhiều nữa. Nhưng quản lý thị trường du lịch theo một cách có thể làm lợi cho mọi người là rất quan trọng. Vậy tôi đang cố nói gì? Tôi đang cố nói với bạn rằng có một làn sóng mới trong lục địa. Một làn sóng của sự mở cửa và dân chủ hóa mà, kể từ năm 2000, hơn hai phần ba các nước châu Phi đã có bầu cử dân chủ nhiều đảng. Không phải tất cả họ đều hoàn hảo, hoặc sẽ hoàn hảo, nhưng xu hướng là rất rõ rệt. Tôi đang cố nói với bạn rằng kể từ 3 năm trở lại đây, tỉ lệ tăng trưởng trung bình của châu lục đã tăng từ 2.5 đến khoảng 5% một năm. Điều này tốt hơn ở các nhiều nước OECD. Vậy đã rõ ràng là mọi thứ đang thay đổi. Mâu thuẫn dần lắng ở châu lục; từ khoảng 12 xung đột ở thập kỉ trước, chúng ta còn có 3 đến 4 xung đột. Một trong những xung đột lớn nhất, tất nhiên, là Darfur. Và bạn biết đấy, bạn phải chịu hiệu ứng của các nước láng giềng nơi mà nếu một vài vấn đề đang xảy ra ở một phần của châu lục, nó làm dường như cả châu lục bị ảnh hưởng. Nhưng bạn cũng nên biết rằng châu lục này không vậy -- nó là châu lục của rất nhiều nước, không phải chỉ một nước. Và nếu chúng ta giảm xuống còn 3 đến 4 xung đột, nó có nghĩa là có rất nhiều cơ hội để đầu tư vào những nền kinh tế hấp dẫn, đang phát triển ổn định khi có rất nhiều cơ hội đầu tư. Và tôi chỉ muốn nêu một điểm về sự đầu tư này. Phương pháp tốt nhất để giúp những người châu Phi ngày nay là giúp họ đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Và cách tốt nhất để làm điều đó là giúp tạo thêm việc làm. Tôi không phản đối việc chống lại căn bệnh sốt rét và thêm tiền vào đó để cứu sống trẻ em. Điều này thất sự rất tuyệt. Nhưng hãy tưởng tưởng tầm ảnh hưởng đến một gia đình: nếu bố mẹ có việc làm và đảm bảo rằng con cái họ được đến trường, họ có thể mua thuốc để chống lại bệnh tật. Nếu chúng ta có thể đầu tư vào những nơi mà bạn tự kiếm được tiền trong lúc tạo ra nhiều việc làm và giúp mọi người đứng vững tự thân mình, đó không phải là cơ hội rất tuyệt vời sao? Chẳng phải đó chính là cách làm đúng? Và tôi muốn nói rằng một trong những người tốt nhất nên đầu tư vào châu lục này chính là phụ nữ. (Vỗ tay). Tôi có chiếc CD ở đây. Tôi xin lỗi là tôi đã không nói mọi thứ đúng giờ. Không thì tôi đã có thể cho các bạn xem cái này. Nó có tựa "Châu Phi: Mở cửa cho việc kinh doanh" Và nó là một bộ phim đã được giải phim tư liệu hay nhất của năm. Hãy hiểu rằng người phụ nữ làm ra nó chuẩn bị đến Tanzaniz, nơi người ta có buổi họp vào tháng 6. Nhưng nó cho bạn thấy người châu Phi, và phụ nữ châu Phi nói riêng, những người đã phát triển doanh nghiệp, một vài trong số đó có đẳng cấp thế giới. Một trong những phụ nữ trong bộ phim này, Adenike Ogunlesi đang sản xuất quần áo trẻ em -- và bà đã bắt đầu từ một việc giải trí và phát triển nó thành việc kinh doanh. Pha trộn những nguyên liệu châu Phi mà chúng tôi có với những vật liệu từ các nơi khác. Do đó, bà ấy đã làm một đôi quần lao động với nhung kẻ, với nguyên liệu từ châu Phi trong đó. Những mẫu thiết kế rất sáng tạo. Và đã phát triển đến độ bà ấy còn có đơn đặt hàng từ Wal-Mart. (Cười) Cho 10:00 chiếc. Nó cho bạn thấy rằng chúng tôi có những người có khả năng. Và phụ nữ thường rất chăm chỉ: họ tập trung và làm việc chăm chỉ. Tôi có thể tiếp tục đưa ra nhiều ví dụ: Beatrice Gakuba ở Rwanda, người đã mở doanh nghiệp hoa và giờ đang xuất khẩu sang khu đấu giá của người Hà lan ở Amsterdam mỗi buổi sáng, và đang tuyển dụng 200 phụ nữ và đàn ông khác để làm việc cùng bà. Tuy vậy, rất nhiều trong số này đang cần đến vốn để mở rộng, bởi không ai tin rằng vượt ra ngoài đất nước của chúng tôi những điều chúng tôi có thể làm là cần thiết. Không ai nghĩ đến một thị trường. Không ai nghĩ đến cơ hội. Nhưng tôi đứng ở đây và nói rằng những người lỡ cơ hội ngày hôm nay, sẽ lỡ nó mãi mãi. Do đó nếu bạn muốn ở châu Phi, hãy nghĩ đến việc đầu tư. Nghĩ đến những Beatrice và Adenike của thế giới này, những người đang làm những điều tuyệt diệu, mang họ lại với nền kinh tế thế giới, trong lúc đảm bảo rằng những người đàn ông và phụ nữ của đất nước họ có việc làm, và lũ trẻ trong nhà được giáo dục bởi bố mẹ chúng đang có mức lương xứng đáng. Do đó tôi mời bạn đến khám phá những cơ hội. Khi bạn đến Tanzania, hãy lắng nghe kĩ lưỡng, bởi tôi chắc chắn rằng bạn sẽ nghe đến rất nhiều sự khai trương mà sẽ có chỗ cho bạn tham gia và làm lợi cho lục địa này, cho người dân và cho bản thân bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi được đề nghị nhận chức phó giáo sư bộ môn Y học và trưởng nhóm minh họa khoa học ở Đại học Yale, Khoa Y. Và nhiệm vụ của tôi là viết thật nhiều thuật toán và mã để NASA có thể làm phẫu thuật ảo chuẩn bị cho các phi hành gia sắp bay vào vũ trụ dài kì, để chắc chắn họ có thể sống trong bộ áo giáp máy. Một trong những điểm vô cùng lôi cuốn về công việc hiện nay của chúng tôi là chúng tôi được chiêm ngưỡng, thông qua các kĩ thuật scan mới, những thứ chưa ai được nhìn thấy -- ý tôi là, không chỉ trong lĩnh vực phòng chống điều trị bệnh tật, mà cả những thứ cho chúng tôi thấy những đặc điểm của cơ thể khiến ta trầm trồ kinh ngạc. Tôi nhớ ngay từ những lần đầu tiên chúng tôi quan sát collagen. Và toàn bộ cơ thể bạn, mọi thứ -- tóc, da, xương, móng -- mọi thứ đều được tạo nên từ collagen. Và nó là một loại cấu trúc giống như dây thừng xoắn xoáy như thế này. Và chỗ duy nhất mà collagen thay đổi cấu trúc là ở giác mạc của mắt. Trong mắt bạn, nó sắp xếp thành dạng mạng lưới, và nhờ đó, nó trở nên trong suốt, chứ không phải mờ đục. Một cấu trúc được xếp đặt hoàn hảo đến nỗi nhất định phải do bàn tay thánh thần tạo nên. Bởi vì ta cứ thấy cái này hết lần này qua lần khác ở các vị trí khác nhau của cơ thể. Một trong những cơ hội tôi có được là khi có anh bạn này đang nghiên cứu một chiếc máy chụp siêu từ cộng hưởng rất thú vị, ở Viện Sức khỏe Quốc gia. Và điều chúng tôi chuẩn bị làm là chụp một dự án mới về quá trình phát triển của phôi, từ lúc thụ thai đến lúc chào đời bằng những loại công nghệ mới này. Thế là tôi viết thuật toán mã hóa, và anh này dựng phần cứng -- Paul Lauterbur -- anh này sau đó giành giải thưởng Nobel vì phát minh ra ảnh chụp bằng cộng hưởng từ. Còn tôi giành được một đống dữ liệu. Và tôi sẽ cho các bạn xem một đoạn mẫu trong tác phẩm thành quả, "Từ thời khắc thụ thai đến lúc chào đời." (Nhạc) Chữ trên video: "Từ thời khắc thụ thai đến lúc chào đời" Trứng Tinh trùng Trứng được thụ tinh 24 giờ: Lần phân bào đầu tiên của em bé Vài giờ sau khi trứng kết hợp với tinh trùng, trứng đã thụ tinh chia làm hai... Và cứ mỗi 12 đến 15 giờ lại phân bào một lần. Phôi giai đoạn đầu Noãn bào vẫn nuôi dưỡng em bé. 25 ngày: Các ngăn tim trong quá trình phát triển 32 ngày: Cánh tay và bàn tay trong quá trình phát triển 36 Ngày: Bắt đầu có đốt sống sơ khai Những tuần này là giai đoạn phôi phát triển nhanh nhất. Nếu phôi lớn với tốc độ này trong suốt chín tháng, em bé lúc sinh sẽ nặng 1,5 tấn. 45 ngày Tim của phôi đập nhanh gấp đôi tim của người mẹ. 51 ngày 52 ngày: Màng lưới mắt, mũi và ngón tay trong quá trình phát triển Sự chuyển động liên tục của bào thai trong bụng mẹ là rất cần thiết cho sự phát triển cơ xương. 12 tuần: Bộ phận sinh dục chưa phát triển -- chưa biết là bé trai hay bé gái 8 tháng Quá trình sinh: giai đoạn em bé bắt đầu ra Thời khắc chào đời (Vỗ tay) Alexander Tsiaras: Xin cám ơn các bạn. Nhưng như bạn thấy đó, khi bạn thực sự bắt tay vào làm việc với những dữ liệu này, thật ngoạn mục vô cùng. Và chúng tôi cứ scan thêm mãi, làm việc cho dự án này, quan sát hai tế bào đơn giản này, chúng có một bộ máy bên trong thật đáng kinh ngạc có thể tạo ra phép nhiệm màu là chính bạn đây. Và chúng tôi cứ làm việc với những dữ liệu này, quan sát các phần nhỏ trong cơ thể, những mảnh mô tế bào bé nhỏ này vỏ phôi phát triển từ phôi giai đoạn đầu, đột nhiên làm tổ ở thành tử cung, nói rằng, "Con đến ở đây." Đột nhiên, trò chuyện trao đổi với các hóc-môn estrogen, progesterone, nói rằng, "Tôi đến ở đây, hãy trồng tôi chắc chắn ở chỗ này," cấu thành nên bào thai ba chiều phi thường này mà trong vòng 44 ngày sẽ trở thành, một thực thể bạn có thể nhận ra được, và rồi sau chín tuần, thì thực sự là một sinh linh bé nhỏ của loài người rồi. Điều kì diệu trong tất cả những thông tin này là: Làm thế nào chúng tôi có được cơ chế sinh học này trong cơ thể ta để thấy được các dữ liệu này? Tôi sẽ cho các bạn xem một thứ khá là độc đáo. Đây là tim người lúc 25 tuần tuổi. Cơ bản nó chỉ là hai sợi. Và như một tác phẩm origami tuyệt diệu, các tế bào đang phát triển với tốc độ 1 triệu tế bào mỗi giây, lúc bốn tuần tuổi, và nó cứ tự gấp mình thôi. Trong vòng năm tuần, các bạn có thể bắt đầu thấy tâm nhĩ và tâm thất sơ khai. Sáu tuần, các nếp gấp đang bắt đầu với chỗ nhú lên trong tim đã có thể kéo xuống từng van tim một cho tới khi bạn có một trái tim phát triển hoàn chính -- và rồi, về cơ bản, sự phát triển của cả cơ thể người. Phép màu nhiệm phía sau các cơ chế bên trong mỗi cấu trúc gen cho biết chính xác từng tế bào thần kinh nằm ở chỗ nào -- sự phức tạp của các model toán học mô phỏng những quá trình trên khiến con người không thể hiểu nổi. Dù tôi là một nhà toán học, tôi cũng phải trầm trồ chiêm ngưỡng làm cách nào mà các bản hướng dẫn tài tình không phạm sai lầm khi chúng dựng nên chúng ta? Đó là một bí ẩn, đó là phép màu, đó là bàn tay tạo hóa. Và rồi bạn bắt đầu xem xét cơ thể đã trưởng thành. Hãy nhìn mớ mao mạch nhỏ này nhé. Nó chỉ là một cấu trúc rất rất phụ, bé xíu, hiển vi. Nhưng về cơ bản, khi đã chín tháng tuổi và được sinh ra, bạn có gần 60,000 dặm mạch máu trong cơ thể. Ý tôi là thế, và chỉ có một dặm là thấy được thôi. 59 999 dặm đưa dưỡng chất đến và mang chất thải đi. Sự phức tạp của việc dựng nên hệ đó, trong một hệ thống duy nhất một lần nữa, lại nằm ngoài tầm hiểu biết của toán học ngày nay. Và bản hướng dẫn đó, từ tế bào đến mọi phần khác của cơ thể -- hãy chiêm ngưỡng sự phức tạp của các nếp gấp não. Làm thế nào mà nó biết được nếu gấp lại thì có thể lưu nhiều thông tin hơn. thế nên, khi bạn xem quá trình phát triển của bộ não em bé và đây là một trong những điều chúng tôi hiện đang nghiên cứu. Thực ra chúng tôi đang khởi động hai nghiên cứu mới scan não của các em bé từ thời khắc chào đời. Sáu tháng một lần, tới khi các bé sáu tuổi -- chúng tôi sẽ nghiên cứu chừng 250 em bé -- theo dõi chính xác các phần của não gấp lại như thế nào để xem làm thế nào mà quá trình phát triển hoành tráng này tạo ra kí ức, và điều kì diệu là chúng ta đây. Và không chỉ là sự tồn tại của chính chúng ta, nhưng làm thế nào mà cơ thể của người phụ nữ có thể hiểu được phải có một cấu trúc gen, không chỉ tạo nên cơ thể của riêng chị, mà còn có đủ hiểu biết cho phép chị trở thành một hệ thống miễn dịch, tim phổi biết đi về cơ bản là một hệ thống lưu động có thể nuôi dưỡng, bảo bọc em bé một cách nhiệm màu điều này, một lần nữa, nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta -- phép màu ấy là sự tồn tại, là chính chúng ta? Xin cám ơn các bạn. (Vỗ tay) (Nhạc) JETMAN: YVES ROSSY GRAND CANYON Nhiều cuộc thử nghiệm đã được tiến hành khi Yves mang chiếc cánh vào vì cơ thể Yves là một phần tạo nên chiếc tàu bay. CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM TRONG ĐƯỜNG HẦM GIÓ Cánh bay không có bộ phận điều khiển lái, không cánh gập, không bánh lái. Yves dùng chính cơ thể của anh để lái chiếc cánh. STEFAN VON BERGEN: Anh ta đổi hướng bằng cách quay đầu về một phía nào đó. Và đôi khi anh hỗ trợ thêm bằng tay, thậm chí đôi khi bằng chân. Có thể nói anh đóng vai trò là thân máy bay. Và điều đó quả là độc nhất vô nhị. Khi anh cong lưng lại anh sẽ bay cao hơn. Khi anh duỗi vai về phía trước, anh sẽ lao xuống. VÙNG NÚI AN-PƠ - THỤY SĨ EO BIỂN GIBRALTAR EO BIỂN MANCHE (EO BIỂN ANH) Anh ấy đây rồi. Đó là Yves Rossy. Tôi nghĩ chiếc cánh đang mở, vâng nó đang mở. Đây là khoảnh khắc quan trọng đầu tiên của chúng ta, nó đang mở. Anh ta đang rơi xuống. Có phải anh đang bay không? Hình như anh đã lấy lại thăng bằng. Anh đang bắt đầu lên cao. Đây chính là động tác quay 90 độ mà anh đang nói tới, nó làm anh ta tách ra. Anh ta đang bay phía trên eo biển. Đó là Yves Rossy. Bây giờ thì không còn quay lại được nữa. Anh ta đang ở trên eo biển Manche và đang tiếp tục hành trình. Thưa quý vị, một chuyến bay lịch sử đã bắt đầu. Và khi tiếp đất anh ta sẽ kéo những cái chốt này để nhả ga, để giảm tốc độ lại một chút, và sau đó làm một cú hạ cánh thật đẹp. Anh ấy đây rồi. Yves Rossy đã hạ cánh xuống nước Anh. Và bây giờ anh đang ở Edinburgh. Yves Rossy. (Vỗ tay) Và cả những thiết bị của anh nữa. Chào mừng anh, Yves. Thật đáng kinh ngạc. Những cảnh vừa rồi được ghi lại trong hơn 3 năm qua trong những thời khắc khác nhau của anh. Và còn rất nhiều, rất nhiều nữa. Vậy là việc bay lượn như chim đã trở nên khả thi. Ở trên đó cảm giác thế nào vậy? - Rất vui. Rất vui. (Cười) Tôi không có lông vũ. Nhưng đôi khi tôi có cảm giác như một chú chim. Đó quả thực là một cảm giác rất ảo, vì bình thường thì bạn có một cái gì đó rất to, một chiếc máy bay, bao quanh mình. Khi tôi đeo những cái dây nhỏ này vào, chiếc cánh bay nhỏ này, tôi thực sự cảm thấy mình giống như một chú chim. - Anh đã bắt đầu trở thành một Jetman như thế nào? - Cách đây 20 năm khi tôi khám phá ra môn rơi tự do. Khi ta rời khỏi một chiếc máy bay ta gần như trơ trụi. Ta giữ tư thế như thế này. Và đặc biệt khi ta ở một tư thế duỗi thẳng, ta sẽ có cảm giác là ta đang bay. Và đó là thứ gần nhất với mơ. Không có cái máy nào xung quanh ta. Mà ta ở trong chính môi trường đó. Cú rơi rất ngắn và chỉ có một hướng. Cho nên ý tưởng nằm ở chỗ giữ cảm giác tự do ấy, nhưng thay đổi hướng lái và tăng thời gian lên. - Tôi tò mò một chút, tốc độ tối đa của anh là bao nhiêu? - Khoảng 300 km/giờ trước khi nhào lộn. Nghĩa là khoảng 190 dặm/giờ. - Khối lượng của thiết bị anh mang theo là bao nhiêu? - Khi tôi ra khỏi máy bay với đầy đủ nhiên liệu, tôi nặng khoảng 55 ký. Tô có 55 ký trên lưng. - Và anh không hề lái? Không cần điều khiển, không có bánh lái? Chỉ đơn thuần là cơ thể anh, và chiếc cánh bay trở thành một phần của cơ thể anh và ngược lại? - Mục tiêu thật sự là như vậy, bởi vì nếu anh cho bánh lái vào, thì tức là anh sáng chế lại chiếc máy bay. Tôi muốn giữ cảm giác tự do trong chuyển động. Cũng giống như bọn trẻ chơi máy bay. Tôi muốn đi xuống như vậy. Tôi trèo lên, rồi tôi quay. Đó đúng là bay thuần túy. Không phải là cầm lái, mà đó là bay. - Cá nhân anh tập luyện gì, cho việc đó? - Thực sự thì tôi chỉ cố gắng để cơ thể khỏe mạnh. Tôi không tập bài tập vật lý đặc biệt nào. Chỉ giữ cho cơ thể linh hoạt bằng những hoạt động mới. Chẳng hạn, mùa đông vừa rồi tôi đã bắt đầu chơi môn lướt ván diều. Vậy thôi, những thứ mới mẻ. Anh cần phải thích nghi. Vì điều này là -- vì là phi công nên tôi có kinh nghiệm quản lý hệ thống -- nhưng với điều này thì anh thật sự cần tính lưu động, anh cần phải nhanh nhẹn và còn phải thích ứng thật nhanh. - Vài người trong số khán giả hỏi tôi rằng, "Làm sao anh ta thở được trên đó?" vì anh di chuyển rất nhanh và ở trên độ cao chừng 3000 mét. - Chà, trên độ cao 3000 mét, ôxi không phải là một vấn đề lớn. Chẳng hạn như những người đi xe máy, họ cũng có tốc độ như vậy. Chỉ với một loại mũ bảo hiểm gắn tích hợp, thì chuyện hô hấp là không thành vấn đề. - Sẵn đây có thiết bị của anh, xin anh hãy mô tả nó. - Tôi có 4 động cơ của Breitling. - Sải cánh dài 2 mét. Mặt nghiêng siêu vững. Bốn động cơ nhỏ, mỗi động cơ công suất đẩy 22 ki-lô, các tuabin chạy bằng dầu. Dây cương, dù. Thiết bị duy nhất của tôi là thiết bị đo độ cao và thời gian. Tôi biết tôi có nhiên liệu dùng được trong 8 phút. Nên phải kiểm tra trước khi nó hết. (Cười) Vâng, chỉ vậy thôi. Có hai chiếc dù. Nghĩa là, nếu tôi có vấn đề gì với cái thứ nhất mà tôi kéo, thì tôi vẫn có thể mở cái thứ hai. Và đây là mạng sống của tôi. Cái này thực sự quan trọng để đảm bảo an toàn. Trong 15 năm qua tôi đã sử dụng nó được khoảng 20 lần -- chưa bao giờ với loại cánh đó, mà vào khoảng thời gian đầu. Tôi có thể thả cánh ra khi tôi đang quay tròn hay đang không thăng bằng. - Chúng ta vừa chứng kiến chuyến bay vượt qua eo biển Gibraltar năm 2009 khi mà anh bị mất kiểm soát và lao xuống những đám mây và rơi xuống biển. Vậy đó là một trong những trường hợp mà anh thả hai chiếc cánh ra đúng không? - Đúng vậy. Tôi đã cố gắng xoay sở trong đám mây, nhưng lúc đó bị mất phương hướng hoàn toàn. Nên tôi đã cố lần nữa, để leo tới một độ cao. Tôi đã nghĩ, được rồi, tôi sẽ ra ngoài thôi. Nhưng hình như tôi đã làm động tác như thế này. - Một động tác nhìn có vẻ không an toàn. - Nhưng anh cảm thấy rất tuyệt, chỉ là anh không ở một độ cao thích hợp. Vì thế thứ tiếp theo tôi nhìn thấy là một màu xanh nước biển. Đó là biển. Tôi vẫn còn một chiếc máy đo độ cao bằng sóng âm. Vì vậy tôi ở độ cao tối thiểu theo chiều này -- rất nhanh -- rồi tôi kéo cái đó. Và sau đó tôi có mở dù ra. - Vậy là những chiếc cánh bay có dù riêng của chúng và anh cũng có hai chiếc dù riêng cho mình. - Chính xác. Có một chiếc dù cứu nạn cho chiếc cánh vì hai lý do: nhờ đó mà tôi có thể sửa chữa về sau, và đặc biệt là nhờ vậy không ai có thể lấy được nó, khi nó nằm ngay trên đầu. - Tôi hiểu. Anh có thể quay lại đây không? Đây thực sự là một thứ mạo hiểm. Nhiều người đã chết khi cố làm những điều như thế này. Và anh trông không giống như một gã điên; anh là một phi công người Thụy Sỹ, anh có vẻ là một người sẽ kiểm tra kĩ lưỡng mọi thứ. Tôi nghĩ là anh có những tiêu chuẩn nhất định. - Vâng. Tôi không có danh sách để kiểm tra cho cái đó. - Chúng ta đừng nói cho sếp của anh biết. - Không, đó thực sự là hai thế giới khác nhau. Chúng ta đã biết quá rõ hàng không dân sự. Chúng ta có một trăm năm kinh nghiệm. Và ta có thể thích ứng rất chính xác. Còn với chuyện rơi tự do này, tôi phải tập thích ứng với những thứ mới mẻ. Tức là, ứng biến. Đó thật sự là một cách vận dụng giữa hai phương pháp tiếp cận. Một thứ mà tôi biết rất rõ -- những nguyên lý này, chẳng hạn như chúng ta có hai động cơ trên một chiếc Airbus, nhưng chỉ với một động cơ, anh có thể làm cho nó bay được. Vì thế, phương án B -- luôn có một phương án B. Trên một chiến đấu cơ, anh có một chiếc ghế tự bung. Kia là chiếc ghế tự bung của tôi. Vì vậy tôi tiếp cận theo cách của một phi công chuyên nghiệp với lòng tôn kính của một người tiên phong trước Mẹ thiên nhiên. - Anh nói rất hay. Rất hay. Điều gì sẽ xảy ra nếu như một trong số các động cơ ngưng hoạt động? - Tôi làm một động tác lộn vòng. Sau đó tôi cân bằng lại, và tùy vào độ cao của tôi, mà tôi tiếp tục với hai hay ba động cơ. Điều đó đôi khi là khả thi -- cũng khó giải thích -- nhưng tùy theo tải trọng của tôi, tôi có thể tiếp tục với hai động cơ và cố gắng tìm một nơi thích hợp để hạ cánh, và sau đó tôi mở dù ra. - Vậy là lúc bắt đầu của chuyến bay là anh nhảy ra khỏi máy bay hay trực thăng, và tiếp tục lao xuống và tăng tốc các động cơ, và sau đó cơ bản là anh anh cất cánh đâu đó trên không trung. Và sau đó màn hạ cánh, như chúng ta vừa thấy, xuống phía kia của eo biển, là bằng một chiếc dù. Tôi tò mò một chút, anh đã hạ cánh ở đâu khi bay qua Grand Canyon? Có phải là anh đã hạ cánh trên rìa núi, hay phía dưới đáy? - Ở dưới đáy. Sau đó tôi quay lại trên xe kéo của chiếc trực thăng. Nhưng ở đó có quá nhiều đá và đầy những cây xương rồng phía trên. - Đó chính xác là lý do tôi hỏi anh. - Và còn có những dòng chảy rất buồn cười ở đó nữa. Có một hoạt động nhiệt lớn, và cũng rất khác nhau tại các độ cao. Vì vậy nên sẽ an toàn hơn nhiều cho tôi nếu hạ cánh ở phía dưới đáy. - Tôi nghĩ lúc này đây, có nhiều thính giả đang thắc mắc, "Thế thì lúc nào anh tạo ra một chiếc ghế đôi để họ có thể bay cùng anh?" - Tôi có một câu trả lời chuẩn. Các bạn đã từng nhìn thấy những con chim bay song đôi chưa? - Một câu trả lời hoàn hảo. (Vỗ tay) Câu hỏi cuối cùng dành cho anh, Yves. Điều gì tiếp theo cho anh đây? "Jetman" sẽ có sự kiện gì tiếp theo? - Trước hết tôi muốn dạy lại cho một anh chàng trẻ tuổi hơn. Tôi muốn chia sẻ, và làm những chuyến bay đội hình. Và tôi dự định xuất phát từ một vách đá, giống như phóng ra từ một vách đá. - Thay vì nhảy ra khỏi máy bay đúng không? - Đúng thế, mục tiêu cuối cùng là để cất cánh, nhưng với tốc độ ban đầu. Thực sự thì tôi tiến hành từng bước một. Nghe có vẻ hơi điên khùng, nhưng không phải vậy. Hiện tại cũng đã có thể bắt đầu ngay, chỉ là quá nguy hiểm. (Cười) Nhờ có sự phát triển của công nghệ, công nghệ tốt hơn, chuyện này sẽ trở nên an toàn hơn. Và tôi hy vọng nó sẽ dành cho tất cả mọi người. - Cảm ơn anh rất nhiều, Yves. Yves Rossy. (Vỗ tay) Tôi luôn có một niềm đam mê với máy tính và công nghệ, và tôi đã làm một vài ứng dụng cho iPhone, iPod Touch và iPad. Tôi muốn chia sẻ một số ứng dụng với các bạn ngày hôm nay. Ứng dụng đầu tiên của tôi là ứng dụng bói toán độc đáo gọi là Earth Fortune nó sẽ hiển thị màu sắc Trái Đất khác nhau dựa trên lời tiên đoán của bạn là gì. Ứng dụng thành công và yêu thích nhất của tôi là Bustin Jieber, nó là (Cười lớn) nó là trò Đập Chuột phiên bản Justin Bieber. Tôi tạo ra nó vì nhiều người ở trường học hơi không thích Justin Bieber, nên tôi quyết định làm chương trình này. Vậy nên tôi bắt tay viết chương trình này và tôi tung ra nó ngay trước kỳ nghỉ năm 2010 Nhiều người hỏi tôi, tôi đã tạo ra chúng như thế nào? Phần lớn là vì người hỏi những câu hỏi đó cũng muốn tạo ra một ứng dụng tương tự. Nhiều đứa trẻ ngày nay thích chơi game, nhưng bây giờ chúng muốn làm ra chúng nữa, và điều này khá là khó, bởi vì không có nhiều đứa trẻ biết đi đâu để học cách tạo ra một chương trình. Ý tôi là, trong bóng đá, bạn có thể một tham gia vào một đội bóng. hay chơi violin, bạn có thể đi học violin. Nhưng nếu bạn muốn làm một ứng dụng thì sao? và bố mẹ của họ, của bọn trẻ đó có thể đã làm được những điều đó khi họ còn trẻ nhưng không nhiều bậc cha mẹ đã từng viết ứng dụng. (Cười lớn) vậy, bạn đi đâu để tìm hiểu cách tạo một ứng dụng? Đây là cách mà tôi tiếp cận với nó. Đây là điều tôi đã làm. Đầu tiên, tôi viết chương trình trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để nắm được căn bản, ví dụ Python, C, Java, vân vân. Rồi Apple tung ra iPhone, và với nó, dụng cụ phát triển phần mềm iPhone ( iPhone software development kit), và dụng cụ phát triển phần mềm iPhone là một công cụ thích hợp để tạo và lập trình một ứng dụng iPhone. Nó đã mở ra một thế giới mới đầy khả năng cho tôi, và sau khi vọc dụng cụ phát triển phần mềm iPhone từng chút một, tôi làm vài ứng dụng, tôi làm vài ứng dụng để thử nghiệm. Một trong chúng là Earth Fortune, và tôi đã sẵn sàng đưa Earth Fortune lên App Store, thế là tôi thuyết phục bố mẹ trả phí 99 đô để có thể đưa ứng dụng của tôi lên App Store. Họ đồng ý, và giờ tôi có ứng dụng trên App Store. Tôi nhận được nhiều quan tâm và ủng hộ từ gia đình, bạn bè, thầy cô và cả những người làm ở Apple Store, và điều đó sự trợ giúp lớn với tôi. Tôi lấy nhiều cảm hứng từ Steve Jobs, và tôi bắt đầu một câu lạc bộ ứng dụng tại trường và một giáo viên trong trường vui lòng tài trợ cho câu lạc bộ app của tôi. Và học sinh trong trường có thể đến và học cách thiết kế ứng dụng. Đây là để tôi chia sẻ trải nghiệm của tôi với mọi người. Có một chương trình tên là iPad Pilot Program, và vài quận có nó. và tôi may mắn được tham gia chương trình đó. Một thử thách lớn là, những cái iPad nên được sử dụng như thế nào, và ứng dụng nào ta nên đưa lên iPad? Chúng tôi nhận được phản hồi từ thầy cô ở trường xem kiểu ứng dụng nào mà họ muốn. Nếu chúng tôi thiết kế ứng dụng và bán chúng, nó sẽ miễn phí với khu vực đó và các khu khác nơi chúng tôi bán, tất cả tiền từ đó sẽ đưa vào quỹ giáo dục địa phương. Ngày nay, học sinh thường biết nhiều hơn thầy cô một chút về công nghệ. (Cười lớn) Nên -- (Cười lớn) -- xin lỗi nhá -- (Cười lớn) -- nên đây là một nguồn tài nguyên dành cho thầy cô, và các nhà giáo dục mà họ nên nhận ra nguồn tài nguyên này và tận dụng tốt chúng. Tôi muốn kết thúc bằng cách nói về điều mà tôi muốn làm trong tương lai. Trước tiên, tôi muốn tạo ra thêm ứng dụng, game. Tôi đang làm việc với những nhà tài trợ để làm một ứng dụng. Tôi muốn tham gia lập trình và phát triển Android, và tôi muốn tiếp tục phát triển câu lạc bộ ứng dụng của tôi, và tìm những cách khác cho các bạn học sinh chia sẻ kiến thức với nhau. Xim cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đang trò chuyện với các bạn bằng ngôn ngữ bởi vì tôi có thể. Đây là một trong những khả năng kì diệu của con người. Ta có thể truyền tải cả những suy nghĩ phức tạp nhất. Và điều tôi đang làm, ngay lúc này, chính là tạo ra âm thanh từ miệng khi thở ra. Tôi tạo ra âm điệu, tiếng rít và cả tiếng thở, và tất cả cùng tạo nên sự rung động trong không khí. Những rung động này được truyền tới chỗ các bạn, tác động vào màng nhĩ. Sau đó, bộ não tiếp nhận những dao động này từ màng nhĩ và biến chúng thành suy nghĩ. Tôi hi vọng là như vậy. (Tiếng cười) Hi vọng nó đang diễn ra. Chính nhờ khả năng này mà con người có thể truyền tải những ý tưởng trong phạm vi không gian và thời gian rộng lớn. Ta có thể truyền tải kiến thức tới mọi người. Tôi có thể đem một ý tưởng kỳ quái vào tâm trí bạn ngay lúc này. tôi có thể nói, "Hãy tưởng tượng một con sứa vừa nhảy điệu valse trong thư viện vừa nghĩ về cơ học lượng tử " (tiếng cười) Nếu mọi thứ trong cuộc sống trước nay đều tương đối suôn sẻ, có lẽ bạn chẳng bao giờ suy nghĩ như thế này. (Tiếng cười) Nhưng giờ tôi khiến bạn nghĩ về nó thông qua ngôn ngữ. Và dĩ nhiên, thế giới không chỉ có một ngôn ngữ, có khoảng 7.000 ngôn ngữ được dùng trên toàn thế giới Trên mọi khía cạnh, các ngôn ngữ đều có điểm khác nhau. Một số ngôn ngữ khác nhau về cách phát âm, từ vựng, và cũng có thể khác nhau về cấu trúc... cấu trúc khác nhau, vô cùng quan trọng. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu ngôn ngữ ta nói có định hình cách ta suy nghĩ? Đây là một câu hỏi từ xa xưa mà con người vẫn không ngừng nghiên cứu. Charlemagne, hoàng đế của đế chế La Mã, từng nói "Nói được thêm một ngôn ngữ chính là có thêm một tâm hồn" một nhận định mạnh mẽ rằng ngôn ngữ tạo ra thực tại. Song ở một khía cạnh khác, Juliet của Shakespeare từng nói: "Cái tên nói lên điều gì? Một bông hồng dù có tên khác vẫn cứ sẽ ngọt ngào", cho thấy phải chăng ngôn ngữ không tạo nên thực tế. Những cuộc tranh luận như thế diễn ra nhiều lần suốt hàng nghìn năm qua. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào giúp ta tìm ra hướng đi đúng. Gần đây, nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới, đã bắt đầu nghiên cứu. và hiện đã có được những dữ liệu khoa học xác đáng để trả lời câu hỏi này. Tôi sẽ kể cho các bạn một vài ví dụ yêu thích. Bắt đầu với ví dụ từ một cộng đồng thổ dân ở Úc mà tôi từng có cơ hội làm việc cùng. Đây là tộc người Kuuk Thaayorre, Họ sống ngay tại Pormpuraaw tại bờ Đông của Cape York. Và điều thú vị về tộc Kuuk Thaayorre là, Người Kuuk Thaayorre không dùng những từ như "trái" hay "phải" thay vào đó, mọi thứ được xác định theo bốn hướng: Bắc, Nam, Đông và Tây. Và khi tôi nói mọi thứ, ý của tôi là mọi thứ. Bạn sẽ nói, ví dụ như, "Ô, có một con kiến trên chân Tây Nam của bạn kìa." Hoặc, "Dịch cốc sang hướng Bắc-Đông Bắc chút đi." Thực tế, cách bạn nói "xin chào" trong tiếng Kuuk Thaayoore sẽ là: "Bạn đi hướng nào đấy?" Và câu trả lời nên là, "Xa xa hướng Bắc- Đông Bắc. Thế còn bạn?" Hãy tưởng tượng bạn đi bộ cả ngày, với mỗi người bạn gặp, bạn phải báo cáo hướng đi của mình. (Cười lớn) Điều đó vô hình khiến bạn định hướng khá nhanh, phải không? Bởi bạn không thể đơn thuần đi ngang qua và nói "xin chào" nếu không biết mình đang đi đâu. Thực tế, những người nói ngôn ngữ như vậy định hướng khá tốt. Họ định hướng tốt hơn nhiều so với người bình thường. Ta thường nghĩ con người tệ hơn nhiều loài sinh vật vì một vài lý do sinh học: "Oh, chúng ta không có nam châm trong mỏ hoặc vây." Không; nếu ngôn ngữ và văn hoá huấn luyện bạn, bạn có thể làm được. Có nhiều người trên thế giới định hướng rất tốt. Và để ta đồng thuận về sự đa dạng trong cách làm điều này, tôi muốn các bạn cùng nhắm mắt trong một giây và chỉ về hướng Đông Nam. (Cười lớn) Tiếp tục nhắm mắt và chỉ tay. Ok, giờ bạn có thể mở mắt. Tôi thấy các bạn chỉ tay hướng kia, kia, kia, kia, kia.. Chính tôi cũng không biết hướng của mình (Cười lớn) Các bạn không giúp được gì mấy. (Cười lớn) Nên có thể nói độ chính xác trong phòng này không cao. Đây là sự khác biệt lớn về khả năng nhận thức của các ngôn ngữ, nhỉ? Khi mà một nhóm - rất ưu tú như các bạn - Không rõ hướng nào là hướng nào Nhưng trong một nhóm khác, tôi sẽ hỏi trẻ lên năm và chúng sẽ biết (Cười lớn) Có những sự khác biệt khác về cách mọi người nghĩ về thời gian. Ở đây, tôi có hình của ông tôi ở những độ tuổi khác nhau. Và nếu tôi hỏi một người nói tiếng Anh sắp xếp theo thứ tự thời gian, họ có thể xếp từ trái sang phải. Liên quan tới cách viết. Nếu nói tiếng Do Thái hoặc Ả Rập bạn có thể sẽ viết theo hướng ngược lại, từ phải qua trái. Vậy người Kuuk Thaayorre, bộ tộc mà tôi vừa đề cập đến sẽ xếp thế nào? Họ không dùng những từ như "trái" hay "phải". Để tôi gợi ý cho các bạn. Khi ngồi đối mặt hướng Nam, họ sắp xếp từ trái qua phải. Khi ngồi đối mặt hướng Bắc, họ sắp xếp từ phải qua trái. Khi ngồi đối mặt hướng Đông, sắp xếp theo thời gian hướng về cơ thể. Vậy kiểu mẫu ở đây là gì? Đông tới Tây, phải không? Với họ, thời gian không bó buộc với cơ thể mà là với không gian Như vậy, tôi hướng mặt về phía này, thời gian sẽ theo phía này. Hướng mặt phía này, thời gian theo phía này. Tôi đối mặt và, thời gian theo hướng này -- thật là vị kỷ khi thấy thời gian đuổi theo mình, mỗi khi xoay người. Với người Kuuk Thaayorre thời gian bó buộc với không gian Một cách nghĩ về thời gian hoàn toàn khác biệt. Còn đây là một mẹo khác rất thông minh. Giả dụ tôi hỏi có bao nhiêu con chim cánh cụt. Tôi cá các bạn có thể trả lời bằng cách, bắt đầu, "1,2,3,4,5,6,7,8." gán mỗi con với một con số, và số cuối cùng là số chim cánh cụt. Đó là mẹo nhỏ khi ta học đếm hồi nhỏ. Bạn học về dãy số và áp dụng chúng. Một mẹo ngôn ngữ nhỏ. Một vài ngôn ngữ không làm như vậy vì không có chữ số đếm chính xác. Những ngôn ngữ đó không có từ như "bảy" hay "tám". Thực tế, người nói những ngôn ngữ đó không đếm. Họ gặp vấn đề với việc đánh dấu số lượng chính xác Ví dụ, nếu tôi yêu cầu bạn gán số lượng chim cánh cụt với số lượng vịt tương ứng, bạn có thể làm điều đó bằng việc đếm. Nhưng những người không có mẹo ngôn ngữ đó không làm được điều này. Ngôn ngữ khác nhau trong cả cách phân chia phổ màu - thế giới thị giác. Một số ngôn ngữ có rất nhiều từ chỉ màu sắc, số khác lại chỉ có vài từ, "nhạt" và "đậm". Ngôn ngữ cũng khác nhau trong cách đặt giới hạn giữa màu sắc. Ví dụ, trong tiếng Anh, có từ "xanh da trời" bao hàm tất cả các màu bạn nhìn thấy trên màn hình, nhưng tiếng Nga, không có từ nào như vậy. Thay vào đó người nói tiếng Nga phải phân biệt giữa xanh nhạt, "goluboy" và xanh đậm, "siniy". Thế nên, người Nga có kinh nghiệm trong ngôn ngữ, để phân biệt hai màu sắc này. Kết quả kiểm tra khả năng phân biệt màu sắc qua giác quan, cho thấy người nói tiếng Nga nhanh hơn trong việc phân biệt giữa xanh nhạt và xanh đậm trong giới hạn ngôn ngữ. Khi nhìn vào não bộ của họ khi quan sát những màu sắc này cùng với sự dịch chuyển chậm rãi từ nhạt đến đậm, não bộ những người dùng từ khác nhau chỉ xanh đậm và xanh nhạt sẽ cho ra phản ứng đáng ngạc nhiên khi màu sắc chuyển từ nhạt sang đậm, như thể, " Ồ, có sự thay đổi rõ rệt kìa," trong khi não bộ của những người nói tiếng Anh, ví dụ, không có sự phân biệt rõ ràng này, không có gì ngạc nhiên, vì không có gì thay đổi rõ rệt. Mỗi ngoại ngữ đều có nét riêng về mặt cấu trúc. Điều mà tôi rất thích. Rất nhiều ngôn ngữ có cấu trúc giới tính: mỗi danh từ được gán một giới tính, thường là giống đực hoặc cái và giới tính này khác nhau giữa những ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, mặt trời giống cái trong tiếng Đức nhưng giống đực trong tiếng Tây Ban Nha và mặt trăng thì ngược lại. Liệu điều này có ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của mọi người? Liệu người nói tiếng Đức có nghĩ mặt trời nữ tính hơn, và mặt trăng nam tính hơn? Thực tế đúng như vậy. Thế nên, nếu bạn yêu cầu người nói tiếng Đức và Tây Ban Nha tả cây cầu thì sẽ như thế này - "cái cầu" trong tiếng Đức mang giống cái, trong tiếng Tây Ban Nha mang giống đực, Người nói tiếng Đức sẽ tả chúng "đẹp" hay "trang nhã" hay những từ miêu tả sự nữ tính. Trong khi, người nói tiếng Tây Ban Nha thường miêu tả nó "chắc chắn", hoặc "dài", những từ nam tính. (Cười lớn) Ngôn ngữ cũng miêu tả sự việc theo cách khác nhau, đúng chứ? Ví dụ, một vụ tai nạn. Tếng Anh thường nói "Anh ta làm vỡ cái bình", trong khi tiếng Tây Ban Nha, lại thường là: "Cái bình bị vỡ". hay "Cái bình tự vỡ." Đó là tai nạn, bạn sẽ không nói ai làm vỡ. Trong tiếng Anh, khá là kỳ quặc, khi ta thậm chí có thể nói: "Tôi làm gãy tay." Trong nhiều ngôn ngữ, không thể dùng cấu trúc này trừ phi bạn có vấn đề về đầu óc và cố tình tự đánh gãy tay. (Cười lớn) Và bạn đã thành công. Nếu đó là một vụ tai nạn, bạn có thể dùng cấu trúc khác. Và điều đó có những hệ quả. Những người nói ngôn ngữ khác nhau sẽ tập trung vào những thứ khác nhau phụ thuộc vào việc ngôn ngữ của họ yêu cầu họ phải làm gì. Khi đưa cùng một vụ tai nạn cho người nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, những người nói tiếng Anh sẽ nhớ ai gây ra chuyện đó, vì tiếng Anh yêu cầu bạn nói: "Anh ta làm đấy, anh ta làm vỡ bình hoa." Trong khi những người nói tiếng Tây Ban Nha lại ít nhớ ai gây ra, mà thường nhớ đó là một vụ tai nạn. Họ thường nhớ đến sự kiện. Như vậy, hai người chứng kiến cùng một sự việc, nhưng, cuối cùng, sẽ nhớ những thứ khác nhau về sự việc đó. Điều này tất nhiên liên quan mật thiết đến bằng chứng tận mắt thấy. Nó cũng liên quan tới việc quy trách nhiệm và hình phạt Nếu là người nói tiếng Anh và tôi mới chỉ cho bạn ai đó làm vỡ cái bình, và nói: "Anh ta làm vỡ bình," thay vì "Cái bình bị vỡ," dù bạn có thể chứng kiến tận mắt, bạn có thể xem video, bạn có thể thấy việc phạm lỗi, bạn sẽ có xu hướng trừng phạt ai đó, đổ lỗi cho ai đó khi tôi nói: "Anh ta làm vỡ," thay vì: "Nó bị vỡ." Ngôn ngữ dẫn dắt những suy luận về sự việc. Tôi đã đưa các bạn một vài ví dụ về việc ngôn ngữ có thể định hình sâu sắc lối suy nghĩ của ta, theo vô vàn cách. Thế nên, ngôn ngữ có thể ảnh hưởng lớn, lên không gian, thời gian, người ta có thể xếp chúng theo những khuôn mẫu hoàn toàn khác nhau. Ngôn ngữ thật sự có những ảnh hưởng sâu sắc tới cách ta nhìn nhận những con số. Có những số đếm trong ngôn ngữ của bạn, có những từ chỉ số, mở ra một thế giới toán học. Tất nhiên, nếu không đếm, bạn không thể có đại số, bạn hầu như chẳng làm được gì trước yêu cầu xây một căn phòng như thế này, hay phát sóng chương trình này. Những mẹo chữ số đưa bạn từng bước bước tới một vương quốc ý thức. Ngôn ngữ có thể có ảnh hưởng từ rất sớm đến cách ta nhìn nhận màu sắc. Những quyết định tiềm thức đơn giản và cơ bản. Chúng ta đưa ra hàng nghìn quyết định như vậy, và ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cả những quyết định nhỏ nhặt nhất. Ngôn ngữ có thể có ảnh hưởng rộng lớn. Trường hợp giới tính trong ngữ pháp có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng đồng thời, giới tính trong ngôn ngữ áp dụng cho mọi danh từ, Nghĩa là ngôn ngữ có thể định hình cách ta nghĩ về bất cứ điều gì được gọi bằng danh từ. Có rất nhiều thứ như vậy. Cuối cùng, tôi cho các bạn ví dụ về cách ngôn ngữ định hình đánh giá của cá nhân những ý nghĩ như đổ lỗi, hình phạt hay ký ức. Chúng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Giờ, vẻ đẹp của sự đa dạng ngôn ngữ cho ta thấy tâm trí con người có thể thông minh và linh hoạt đến thế nào. Tâm trí con người đã sáng tạo không chỉ một mà là 7.000 vũ trụ nhận thức - 7.000 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Và ta có thể tạo ra nhiều hơn-- ngôn ngữ, tất nhiên, là những cá thể sống, những thứ ta có thể mài dũa, thay đổi để phù hợp với nhu cầu. Điều đáng buồn là ta đang mất đi sự đa dạng ngôn ngữ này. Ta mất đi một ngôn ngữ mỗi tuần, Và theo thống kê, một nửa số ngôn ngữ trên thế giới sẽ biến mất trong hơn trăm năm tới. Điều tệ hơn là ở thời điểm hiện tại, hầu hết mọi thứ ta biết về não bộ và trí tuệ con người chủ yếu dựa trên nghiên cứu của người Mỹ nói tiếng Anh tại các trường đại học. Một nhóm thiểu số, phải không ? Nên những điều ta biết về não bộ người thực tế khá hạn hẹp và chủ quan, và vì thế, cần phải thay đổi. Tôi muốn để lại cho các bạn suy nghĩ cuối cùng. Tôi đã chia sẻ cách những người nói ngôn ngữ khác nhau suy nghĩ khác nhau nhưng tất nhiên, đó không phải là cách mà người nơi khác nghĩ, mà là chính bạn. Ngôn ngữ bạn nói định hình cách bạn nghĩ. Và điều đó cho bạn cơ hội tự hỏi: "Tại sao mình lại nghĩ theo cách này?" "Làm thế nào nghĩ khác đi?" và "Tôi mong muốn khơi gợi suy nghĩ gì?" Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn đã bao giờ muốn duy trì sự trẻ trung của mình lâu hơn chút nữa và trì hoãn sự già đi chưa? Đó đã hẳn là ước mơ của thời đại Nhưng, từ rất lâu rồi, các nhà khoa học đã nghĩ rằng điều đó là không thể xảy ra Họ cho rằng bạn sẽ chỉ lão hoá và già đi, bạn không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn điều đó. giống như thể bạn là một chiếc giày cũ mòn vậy Nhưng nếu bạn nhìn vào tự nhiên, bạn hẳn sẽ thấy là các loài động vật khác nhau có tuổi thọ khác nhau Chúng khác nhau bởi chúng mang những bộ gen khác nhau Điều đó cho thấy ở đâu đó trong những gen này, ở đâu đó trên ADN, tồn tại gen cho sự lão hoá và già đi, gen cho chúng tuổi thọ khác nhau Vậy nếu tồn tại những gen như thế, thì chúng ta có the tưởng tượng rằng nếu bạn có thể thay đổi một gen trong một thí nghiệm, gen lão hoá, thì có thể bạn sẽ làm chậm lại quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Và nếu bạn có thể làm như vậy, thì bạn sẽ tìm được gen quyết định vấn đề lão hoá. Và nếu chúng tồn tại và bạn tìm thấy chúng, thì chúng ta chắc chắn có thể làm gì đó với chúng Vậy nên chúng tôi đã được phân công để nghiên cứu tìm ra đoạn gen kiểm soát lão hoá đó Và chúng tôi không nghiên cứu trên những loài động vật thay vào đó, chúng tôi nghiên cứu một loài sâu tròn rất nhỏ tên là C. elegans, chúng chỉ bé bằng dấy phẩy trong một câu mà thôi. Và chúng tôi rất lạc quan rằng chúng tôi có thể tìm được gì đó bởi vì đã có một báo cáo về một cá thể đột biến sống lâu. Vậy nên chúng tôi bắt đầu thay đổi gen một cách ngẫu nhiên để đi tìm cá thể sống lâu đó. Và chúng tôi thực sự đã rất may mắn tìm thấy đột biến đó với tổn thương một gen duy nhất tên là daf-2 đã kéo dài gấp đôi tuổi thọ của chú sâu bé nhỏ. Như các bạn có thể thấy trên đường màu đen, sau một tháng loài sâu này có tuổi thọ rất thấp, đó là lí do chúng tôi chọn chúng cho nghiên cứu về vấn đề lão hoá đường màu đen biểu diễn sau một tháng các con sâu bình thường đều chết. Nhưng vào lúc đó, phần lớn những cá thế đột biến đều sống sót Và chỉ sau 2 lần khoảng thời gian đó, chúng mới chết Và bây giờ tôi muốn cho các bạn xem chúng thực trông như thế nào trong đoạn phim sau đây. Điều đầu tiên các bạn sẽ thấy là những chú sâu bình thường vào lúc chúng khoảng tầm tuổi của những sinh viên - những ngừoi trẻ tuổi. Chúng thực sự rất đáng yêu. Và tiếp theo các bạn sẽ thấy những con sâu đột biến khi chúng còn trẻ Và những con này sẽ sống lâu gấp đôi. Trông chúng có chút đau đớn nào không? Hoàn toàn không hề như vậy Chúng khoẻ mạnh. Và bạn dường như không thể chỉ ra bất cứ khác nhau nào giữa chúng Và chúng hoàn toàn có khả năng sinh sản bình thường, sinh ra một số lượng sâu con giống như của những chú sâu bình thường Và bây giờ hãy xem Chỉ trong 2 tuần bạn sẽ thấy, Những con sâu bình thường đã già đi. Bạn có thể thấy cái đàu bé tí dịch chuyển ở góc dưới màn hình kia. nhưng những phần còn lại chỉ nằm yên đó con vật này hẳn đã vào trong viện dưỡng lão rồi Và nếu bạn nhìn vào những mô của con vật, chúng đã bắt đầu phân huỷ Bạn biết điều đó kể cả khi bạn chưa nhìn thấy một chú sâu C. elegans bao giờ mà hẳn là phần lớn các bạn đều chưa thấy chúng bao giờ bạn có thể biết được chúng già hay không - rất thú vị phải không? Vậy là có điều gì đó về lão hoá mà gần như đúng trong mọi trường hợp nhỉ Và bây giờ là cá thể mang gen daf-2 đột biến Chỉ một gen được thay đổi trong 20,000 gen, và hãy nhìn chúng. Nó cùng tuổi với con sâu trước nhưng nó không phải vào viện dưỡng lão. nó như đang truọt tuyết vậy Đây là điều thú vị: nó già đi chậm hơn. Chú sâu này mất 2 ngày để trở nên già được bằng chú sâu bình thường kia già đi trong một ngày. Và khi tôi nói với mọi người về điều này. họ thường nghĩ về một người 80 hay 90 tuổi mà trông trẻ hơn tuổi Nhưng thực sự nó như thế này: giả sử bạn là một anh chàng 30 hay chừng ngoài 30 một chút bạn độc thân và đang hẹn hò nhiều người Và nếu bạn gặp một người bạn rất thích và muốn làm quen với cô ấy. Khi đến nhà hàng, bạn hỏi, "Vậy em bao nhiểu tuổi rồi?" Cô ta nói "Em 60." Và đó là cảm giác của bạn. Bạn sẽ không thể biết được. Sẽ không thể biết được, trừ phi cô ta nói cho bạn biết. (Cười) Được rồi. Vậy hãy xem daf-2 gene là gì? Bạn biết đấy, Gen là một đoạn ADN, chúng như là một bản hướng dẫn cho quá trình tổng hợp protein để làm gì đó. Và gen daf-2 này mã hoá cho một cơ quan cảm ứng hóc môn Và cái bạn đang thấy trong bức hình trên, là một tế bào với cơ quan cảm ứng hóc môn màu đỏ. đâm xuyên qua thành tế bào Một phần của nó trông giống như là găng tay bóng chầy vậy. Một phần của nó ở ngoài tế bào và nó tóm lấy những hóc môn đến với nó, được kí hiệu bởi màu xanh. Và phần còn lại của nó nằm trong tế bào, với nhiệm vụ là truyền tín hiệu trong tế bào Được rồi, vậy thì cơ quan cảm ứng daf-2 cố nói gì với tế bào? Tôi chỉ vừa mới nói với bạn là nếu làm đột biến gen daf-2, thì bạn sẽ làm cơ quan cảm ứng đó hoạt đông kém đi; và con vật sống lâu hơn. Vậy nên chức năng cơ bản của cơ quan cảm ứng hóc môn này là làm tăng tốc quá trình lão hoá. Đó chính là ý nghĩa của mũi tên đó. Nó có nghĩa la làm tăng tốc lão hoá. Khiến nó diễn ra nhanh hơn. Vậy dường như là con vật có một Thần Chết ở ngay bên trong nó, làm tăng tốc lão hoá. Vậy tựu chung lại, đây là một điều hết sức thú vị. Nó nói rằng quá trình lão hoá phụ thuộc vào sự kiểm soát của các gen. và các hóc môn cụ thể. Vậy những loại hóc môn đó là gì? Có rất nhiều hóc môn. Có Testosterone, Adrenalin. Các bạn hẳn biết rất nhiều về chúng Những hóc môn này giống như những hóc môn chúng ta có trong cơ thể Cơ quan cảm ứng daf-2 cũng rất giống cơ quan cảm ứng của hóc môn Insulin va IGF-1. Đến giờ thì chắc ít nhất là ai cũng đã biết về insulin Insulin là hóc môn kiểm soát sự hấp thụ dinh dưỡng vào trong các mô của bạn sau bữa ăn. Và hóc môn IGF-1 giúp cho quá trình tăng trưởng Và những chức năng này của chúng đều đã được biết đến từ lâu rồi, nhưng nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có lẽ chúng còn có 1 chức năng thú 3 mà chẳng ai biết đến, có thể chúng ảnh hướng đến quá trình lão hoá. Và có vẻ thì thực sự như vậy. Vậy là sau khám phá với C. elegans bé nhỏ, những người đang nghiên cứu trên những loài vật khác đặt ra câu hỏi, liệu nếu chúng tôi tạo ra đột biến daf-2 đột biến cơ quan cảm ứng hóc môn trên những loài vât khác chúng sẽ sống lâu hơn chứ? Và đó là trường hợp của loài ruồi Nếu bạn thay đổi hóc môn này trên ruồi, chúng sẽ sống lâu hơn. Và kể cả ở trên chuột nữa - và chuột cũng là loài thú có vú như chúng ta. Vậy chúng tuân theo một quy luật từ tổ tiên, vì chúng đã tồn tại từ rất nhiều năm trước trong tiến hoá. mà vẫn hiện hữu trong các loài động vật này. Và cũng chính những tổ tiên đó đã sinh ra loài người. Vậy thì có lẽ nó cũng sẽ có tác dụng tương tự trên người. Và đã có nhưng gợi ý cho điều đó. Một ví dụ là đã có một nghiên cứu thực hiện với một nhóm người Do Thái Ashkenaz ở thành phố New York Và cũng giống như những nhóm dân cư khác, phần lớn trong số họ sống đến khoảng 70 hoặc 80, nhưng một vài sống đến 90 rồi 100. Và điều họ tìm được, đó là những người sống đến 90 hay 100 đều hầu như mang đột biến daf-2 đó là sự thay đổi trên gen mã hoá cho cơ quan cảm ứng hóc môn IGF-1. Và những thay đổi này khiến cho gen đó không hoạt động giống như cách gen bình thường hoạt động. Nó gây tổn thương cho gen. Vậy là đã có những bằng chứng gợi ý rằng con người có thể kháng cự lại tác dụng của hóc môn gây lão hoá. Vậy câu hỏi tiếp theo tất nhiên sẽ là: Liệu nó có tác dụng nào với các bệnh liên quan đến tuổi già không? Khi bạn già đi, bạn sẽ dễ mắc phải ung thư hay Alzheimer đau tim, và những bệnh kiểu như thế. Kết quả là những cá thể đột biến này chống chọi tốt hơn với các bệnh trên. Họ hầu như không mắc phải ung thư, và nếu có thì chúng không quá nghiêm trọng. Vậy là những kết quả thực sự ấn tượng, và chúng cũng rất có lý ở chỗ, rằng nếu họ còn trẻ, tại sao họ lại có thể dễ mắc phải những bệnh của người già? Vậy, nó cho thấy rằng nếu chúng ta có một đơn thuốc điều trị để lặp lại những tác dụng như thế trên con người, thì có thể chúng ta sẽ có cách, để chống chọi với những bệnh liên quan đến người già tất cả cùng một lúc. Vậy bằng cách nào mà một hóc môn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lão hoá? Chúng hoạt động như thế nào? Thưc sự thì trong đột biến daf-2, rất nhiều gen đã được kích hoạt trên DNA mà chúng mã hoá cho nhứng protein giúp bảo vệ tế bào và các mô, và sửa chữa nhưng tổn thương. Và chúng được kích hoạt bởi một protein điều hoà gen tên là FOXO Vậy là trong đột biến daf-2, bạn nhìn thấy là tôi có 1 dấu X ở đây trên cơ quan cảm ứng Cơ quan cảm ứng không còn làm việc nữa. Trong điều kiện đó, FOXO protein có màu xanh lam đã thâm nhập vào nhân tế bào cái phần nhỏ kia ở giữa tế bào và nằm trên một gen đang kết nối với nó. Bạn chỉ thấy một gen chứ thực ra có rất nhiều gen kết hợp với FOXO. Và nó chỉ nằm trên một trong số đó. Vậy là FOXO kích hoạt rất nhiều gen. Và những gen mà nó kích hoạt bao gồm cả gen chống các độc tố gan mà tôi gọi là những gen cho cà rốt, mà những protein của chúng giúp cho các protein khác hoạt động tốt để cuộn lại chính xác và hoạt động chính xác. Và nó có thể áp tải chúng đến thùng rác của tế bào và sửa chữa chúng nếu chúng bị hỏng. Những gen sửa chữa ADN cũng năng động hơn trong những loài vật này. Và hệ miễn dịch mạnh hơn. Và trong rất nhiều gen chúng ta đã chỉ ra thực sự góp phần kéo dài tuổi thọ của những cá thể đột biến daf-2. Vậy nó rất thú vị. Những động vật này mang trong mình khả năng sống sót lâu dài hơn bình thường. Chúng có khả năng bảo vệ bản thân khỏi nhiều chấn thương, và chúng ta nghĩ rằng điều đó khiến chúng sống lâu hơn. Vậy thì về những con sâu bình thường thì sao? Khi mà cơ quan cảm ứng daf-2 hoạt động Nó kích hoạt một chuỗi những sự kiện ngăn chặn FOXO khỏi thâm nhập nhân tế bào nơi chứa ADNA Và FOXO không thể kích hoạt những gen đó được. Vậy đó là cách mà nó hoạt động. Đó là lý do chúng ta không thấy một tuổi thọ lâu dài cho đến khi có đột biến daf-2. Những điều đó có lợi như thế nào cho loài sâu? Chúng ta nghĩ rằng insulin và hóc môn IGF-1 là những hóc môn thực sự năng động trong nhưng điều kiện thuận lợi - trong những thời điểm tốt - khi thức ăn nhiều và khi ta không bị căng thẳng. Vậy thì chúng giúp xúc tiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Bạn có thể lưu trữ thức ăn, sử dụng năng lượng của chúng, phát triển, vv... Nhưng điều chúng tôi nghĩ là dưới điều kiên căng thẳng, lượng hóc môn giảm ví dụ như khi nguồn cung cấp thức ăn có hạn. Và chúng tôi nghĩ rằng, chúng được hiểu bởi động vật như là một dấu hiệu cho sự nguy hiểm, một dấu hiệu chứng tỏ mọi chuyện không ổn và nó sẽ tăng cường khả năng bảo vệ của mình. Và điều này kích hoạt FOXO, FOXO sẽ đến với DNA, và kích hoạt sự thể hiện của các gan này nhằm tăng cường các khả năng của tế bào bảo vệ và sửa chữa nó. Và đó là lí do chúng tôi nghĩ những con vật đó sống lâu hơn. Vậy bạn có thể nghĩ về như FOXO giống như là một người quản lý công trình. Có thể nó hơi lười nhác một chút, nhưng anh ta ở đó và chăm sóc toà nhà. Nhưng nó đang tàn lụi đi. Và rồi bất ngờ, anh nhận được tin sẽ có một cơn bão. Vậy là anh ta thực sự không tự làm gì nhiều. Anh ta đến bên chiếc điện thoại giống như FOXO đến bên ADN và anh ta gọi thợ sửa mái nhà, thợ sửa cửa kính, thợ sơn, người lau dọn. Và tất cả bọn họ đều đến để củng cố căn nhà. Và khi cơn bão tới, và căn nhà ở trong trạng thái vững vàng hơn rất nhiều so với bình thường. Không chỉ như thế, nó sẽ tồn tại lâu hơn, kể cả khi không có một cơn bão nào đó. Vậy đó là khái niệm cho cách hiểu của chúng ta về sự tôn tại của kéo dài tuổi thọ. Còn bây giờ là một điều rất thú vị về FOXO đó là nó có nhiều dạng. Chúng ta đều có những gen FOXO, nhưng chúng ta không thực sự có cùng dạng gen FOXO. Giống như là chúng ta đều có mắt, nhưng một vài người thì có mắt xanh lam và một vài thì có nâu. Và có những dạng nhất định của gen FOXO được tìm thấy ở phần lớn ở những người sống đến 90 hay 100 tuổi. Và đó là những trường hợp trên khắp thế giới, Như bạn có thể thấy từ những ngôi sao này Mỗi ngôi sao đại diện cho một nhóm dân cư nơi mà các nhà khoa học đã hỏi "Liệu có sự khác nhau giữa những gen FOXO trong những người sống lâu không?" và câu trả lời là có. Chúng tôi không biết cụ thể chúng hoạt động như thế nào, những chúng tôi biết rằng gen FOXO có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ con người. Và đó nghĩa rằng, nếu chúng ta tận dụng được nó, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ con người. Vậy điều này thực sự rất thú vị đối với tôi. Một FOXO là một protein được tìm thấy trong những con sâu trong nhỏ bé, nhằm ảnh hưởng đến tuổi thọ và ở đây là tuổi thọ con người. Và chúng tôi đã thử nghiêm trong phong thí nghiệm để điều chế một loại thuốc mà nó sẽ kích hoạt tế bào FOXO sử dụng tế bào cơ thể người nhằm cố gắng tạo nên một loại thuốc trì hoãn quá trình lão hoá và các bệnh liên quan đến tuổi già. Và tôi thực sự rất lạc quan về những gì đang diễn ra. Có rất nhiều protein khác nhau ảnh hưởng đến quá trình lão hoá. Và ít nhất cho một trong số đó, có một loại thuốc. Có một thứ gọi là TOR, cũng là một màng lọc dinh dưỡng khác giống như cơ chế của insulin vậy. Và đột biến gây tổn thương gen TOR giống như với đột biến daf-2 giúp kéo dài tuổi thọ của sâu ruồi và chuột. Nhưng trong trường hợp này, đã có một loại thuốc tên là rapamycin giúp kết nối các protein TOR và ngăn cản hoạt động của chúng. Và bạn có thể cho chuột dùng rapamycin ngay cả khi nó đã khá già như một ông già 60 tuổi, đó là rất già cho chuột, nếu bạn cho chuột dùng rapamycin, nó sẽ sống lâu hơn. Bây giờ, tôi không muốn các bạn dùng rapamycin. Nó là thuốc cho người, nhưng lí do ở chỗ nó lám yếu hệ miễn dịch trên người. Cho nên người ta uống nó để ngăn chặn các bộ phận cấy ghép bị từ chối. Vậy nên nó không phải là một vị thuốc hoàn hảo để sống trẻ lâu hơn. Xong, ở đây, năm 2011, có một vị thuốc có thể dùng cho chuột ở tuổi khá già có thể kéo dài tuổi thọ của chúng, mà xuất phát từ nghiên cứu khoa học này, nó đã được thử nghiệm trên nhiều loài động vật khác nhau. Vậy nên tôi rất lấy làm lạc quan, và tôi nghĩ rằng sẽ không lâu nữa, tôi hy vọng như vậy, trước khi ước mơ tuổi già trở thành hiện thực. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Matt Ridley: Cảm ơn, Cynthia. Để tôi nói thẳng nhé. Dù cô đang cố gắng tìm ra một loại thuốc có thể giải quyết vấn đề lão hoá đối với một người già như tôi những điều cô đã làm được khá tốt trong phòng thí nghiệm, nếu bạn được cho phép làm việc trên cơ sở đạo đức để bắt đầu một cuộc sống của con người từ lúc khởi đầu với những gen được thay đổi mà sẽ khiến họ sống lâu hơn? CK: À, loại thuốc mà tôi đang nói tới sẽ không thay đổi gen chúng sẽ chỉ gắn kết protein và thay đổi hoạt động của chúng thôi. Vậy nếu dừng sử dụng thuốc, protein sẽ trở lại bình thường. Bạn có thể thay đổi bản chất của một gen. Nhưng chưa có công nghệ để thực hiện việc đó. Nhưng tôi không nghĩ đó là một ý tưởng hay. Và lí do là những hóc môn này, giống như là insulin hay IGF hóc môn va con đường TOR, chúng là tối quan trọng. Nếu loại bỏ chúng hoàn toàn, bạn sẽ không thể khoẻ mạnh. Vậy có lẽ là bạn chỉ nên điều chỉnh nó rất cẩn thận thôi nhằm thu nhặt những kết quả có lợi mà không gặp vấn đề gì. Và tôi tin như thế sẽ tốt hơn, những kiểm soát như vậy tôt hơn hết nên được làm dưới dạng thuốc. Và, cũng còn một cách nữa để kích hoạt FOXO mà chẳng hề liên quan đến insulin hay IGF-1 mà có thể còn an toàn hơn. MR: Tôi không đề nghĩ là tôi sẽ thử cách đó nhưng mà... (Cười) Có một hiện tượng mà cô đã từng viết về vá nói rất nhiều về chúng đó là nhưng sự lão hoá không đáng kể. Có một vài sinh vật trên thế giới này không hề bị già đi. Xin hãy di chuyển sang bên này, nếu cô không phiền. CK: Đúng là có. Có nhiều loài động vật dường như không bị già đi. Ví dụ là loài được gọi là Rùa Blanding Chúng phát triển đến cỡ này. Chúng đã được đánh dấu và chúng đã được tìm thấy khi 70 tuổi. Và hãy nhìn những con rùa 70 tuổi này, bạn sẽ không thể nào phân biệt được chỉ bằng cách nhìn chúng, với những con rùa 20 tuổi. Và những con 70 tuổi, thực sự giỏi hơn trong việc tìm kiếm một nơi để dựng tổ, và chúng cũng có nhiều con hơn hàng năm Và cũng có những ví dụ khác của loài động vật kiểu này, ví dụ như là một vài loai chim cụ thể giống như vậy. Và không ai thực sự biết chúng có sống mãi được hay không, hay cái gì khiến chúng không già đi. Điều đó không rõ ràng. Nếu bạn quan sát những chú chim, sống rất lâu. Tế bào của nó có xu hướng chống chọi tốt hơn với rất nhiều ức chế từ môi trường như là nhiệt độ cao hay hydrogen peroxide, và những thứ tương tự như thế. Và những cá thể đột biến cũng như vậy. Chúng chống chọi tốt hơn với những ức chế đó. Vậy nó có thế là con đường mà tôi đã nói về, đã được diễn ra rất nhanh ở trên loài sâu có tuổi thọ rất khác so với con gì đó như loài chim chẳng hạn, chim sống lâu hơn rất nhiều. Và có lẽ, chúng sẽ rất khác nhau về tuổi thọ ngay cả với động vật gần như không chịu bất cứ lão hoá nào - nhưng chúng ta không rõ về điều này. MR: Và cái cô đang nói ở đây không phải là về kéo dài tuổi thọ người bằng cách ngăn chạn cái chết, cũng như là kéo dài thời gian trẻ của con người. CK: Vâng, đúng như vậy Nó giống như là, nếu bạn là một con chó. Bạn nhận ra là mình đang già đi và bạn nhìn vào một con người và bạn nghĩ, "tại sao con người không già đi?" Họ không già đi trong vòng đời của một con chó. Nó giống như vậy hơn. Nhưng bây giờ thì chúng ta là con người đang nhìn và tưởng tượng ra một người khác. MR: Thực sự cảm ơn cô rất nhiều, Cynthia Kenyon. (Vỗ tay) Trước hết, tôi muốn xin lỗi các bạn bởi vì tôi không có một dạng thuyết trình bằng PowerPoint. Vì vậy, chúng ta sẽ làm thế này thỉnh thoảng, tôi sẽ làm cử chỉ này, và trong tinh thần của dân chủ PowerPoint, các bạn có thể tưởng tượng những gì các bạn muốn thấy. Tôi dẫn một chương trình phát thanh. Chương trình phát thanh đó gọi là "Lồng khỉ vô hạn." Nó nói về khoa học, nó nói về lý luận học. Vì vậy, chúng tôi nhận rất nhiều than phiền hàng tuần -- những than phiền chúng tôi hay nhận nhất, nói là cái tên của chương trình, "Lồng khỉ vô hạn," tán dương ý tưởng của một dạng tra tấn. Chúng tôi đã cố gắng làm cho họ thấy rõ ràng rằng một lồng khỉ vô hạn rất là rộng. (Cười) Chúng còn có những người khác nói rằng, "'Lồng khỉ vô hạn' là một ý tưởng nực cười. Một số lượng vô hạn các con khỉ cũng không bao giờ viết được những tác phẩm của Shakespeare. Chúng tôi biết điều đó vì chúng tôi đã thí nghiệm thử." Vâng, chúng tôi đưa cho 12 con khỉ một máy đánh chữ trong một tuần, và sau một tuần, chúng chỉ dùng nó làm toilet. (Cười) Nhưng cái thành phần chính, cái than phiền chính mà chúng tôi nhận được -- và cái làm tôi lo ngại nhất -- là nhiều người nói, "Ô, tại sao anh cứ cố gắng làm mất đi sự huyền bí? Anh đem khoa học vào, và nó làm mất đi sự huyền diệu." Tôi là một sinh viên cao học về nghệ thuật; Tôi yêu huyền thoại và sự huyền bí và chủ nghĩa hiện sinh và tự chế diễu. Đó là công việc của tôi. Nhưng tôi không hiểu là làm sao nó làm mất đi sự huyền bí. Tất cả những huyền bí, tôi nghĩ, có lẽ bị lấy đi bởi khoa học lại được thay thế bằng những thứ khác cũng tuyệt vời như vậy. Ví dụ như chiêm tinh học: cũng như những người duy lý khác, tôi thuộc chòm sao song ngư. (Cười) Nói về chiêm tinh học -- chúng ta bỏ đi cái ý tưởng tầm thường là cuộc đời của của chúng ta có thể được phỏng đoán; là có lẻ một ngày nào đó, bạn sẽ gặp một người đàn ông may mắn người mà đang đội một cái nón. Điều đó không còn nữa. Nhưng nếu chúng ta muốn nhìn lên trời và nhìn thấy những dự đoán, chúng ta vẫn có thể. Chúng ta có thể thấy dự đoán của sự hình thành của các dãi thiên hà, của những thiên hà va vào nhau, và của những thái dương hệ khác. Đó là một điều tuyệt diệu. Nếu mặt trời một ngày nào đó có thể -- và ngay cả Trái Đất -- nếu Trái Đất có thể đọc bản chiêm tinh và thiên văn học của chính mình, một ngày nào đó nó sẽ nói, "Không phải là một ngày tốt để lên kế hoạch. Bạn sẽ bị nuốt chửng bởi một người khổng lồ màu đỏ." Và điều đó đối với tôi, nếu như bạn nghĩ là tôi lo lắng về việc mất đi các thế giới, thật ra, lý thuyết đa thế giới -- một trong những ý tưởng đẹp, hấp dẫn, và đôi khi đáng sợ nhất xuất phát từ sự giải thích của thuyết lượng tử -- là một điều rất tuyệt vời. Điều mà mỗi người ở đây, mỗi quyết định mà các bạn có ngày hôm nay, và một quyết định mà các bạn có trong cuộc đời của bạn, bạn thật ra không đặt ra quyết định đó, mà thật ra, mỗi hoán vị của tất cả các quyết định đó được tạo ra, và mỗi quyết đinh đi vào một thế giới mới. Đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu có lúc nào bạn nghĩ cuộc đời của bạn đáng bỏ đi, hãy luôn nhớ rằng ở một thế giới nào đó khác bạn còn có những quyết định tồi tệ hơn thế nữa. (Cười) Nếu như có lúc nào đó bạn nghĩ, "A, tôi muốn mọi thứ chấm dứt," đừng chấm dứt mọi thứ. Hãy nhớ rằng trong phần lớn các thế giới, bạn không hề tồn tại. Điều này đối với tôi, ở một góc độ kỳ lạ nào đó, rất rất là an ủi. Thuyết tái sinh, đó một thứ nữa bị mất đi -- thế giới bên kia. Nhưng nó thật ra không mất đi. Khoa học thật ra nói rằng chúng ta sẽ sống mãi mãi. Thật ra là có một điều kiện. Chúng ta thật ra sẽ không sống mãi mãi. Các bạn sẽ không sống mãi mãi. Ý thức của các bạn, cái tôi của các bạn, cái tôi của tôi -- những cái đó chỉ có một cơ hội này thôi. Nhưng tất cả các thứ tạo ra chúng ta, mỗi nguyên tử trong chúng ta, đã tạo ra vô số những thứ khác và sẽ tiếp tục tạo ra vô số những thứ khác mới. Chúng ta đã từng là những ngọn núi những trái táo, những chòm sao xung, và đầu gối của người khác. Ai mà biết được, có thể là một trong những nguyên tử của bạn đã từng là đầu gối của Napoleon. Đó là một điều tốt. Không giống như thứ cư ngụ trong vũ trụ, chính bản thân vũ trụ không hề hoan phí. Chúng ta hoàn toàn tái chế được. Và khi chúng ta chết đi, chúng ta không cần được đặt vào những túi tái chế. Đó là một điều tuyệt vời. Sự hiểu biết, đối với tôi, không hề lấy đi sự huyền diệu và niềm vui. Ví dụ như, vợ tôi có thể quay sang tôi và cô ta có thể nói, "Tại sao anh yêu em?" Và tôi có thể hoàn toàn thành thật nhìn vào mắt cô ấy và nói, "Bởi vì pheromone của anh và em hợp với khứu giác của nhau." (Cười) Mặc dù có lẽ tôi sẽ nói một vài điều về tóc và tính cách của cô ấy nữa. Và đó là một điều tuyệt vời ở đây. Tình yêu không mất đi vì điều đó. Cơn đau cũng không mất đi. Đó là một điều khủng khiếp, mà dù tôi hiểu về cơn đau. Nếu ai đó đấm tôi -- và bởi vì tính cách của tôi, đó là một điều hay xảy ra gần đây -- Tôi hiểu là cơn đau đến từ đâu. Trên cơ bản nó là động lượng biến thành năng lượng khi mà vector bốn là hằng số -- cơ bản nó là thế. Nhưng tôi không thể phản ứng và nói, "Ha! Có phải đó là động lượng sang năng lượng vector bốn hằng số tốt nhất mà mày có?" Không, tôi chỉ phun ra một cái răng. (Cười) Và đó cũng giống như những thứ khác -- tình yêu dành cho con cái của tôi. Tôi có một đứa con trai. Tên cháu là Archie. Tôi rất là may mắn, bởi vì nó tốt hơn tất cả những đứa trẻ khác. Bây giờ tôi biết là các bạn không nghĩ vậy. Các bạn có thể cũng có con cái và nghĩ rằng, "Ồ không, con tôi là tốt nhất." Đó là một điều tuyệt vời về tiến hóa -- sự thiên vị để nghĩ rằng con của chúng ta là tốt nhất. Thật ra trong nhiều khía cạnh, đó là tính sinh tồn. Cái sự thật mà chúng ta thấy là một phương tiện duy trì gene của chúng ta, và vì vậy chúng ta yêu nó. Nhưng chúng ta không ý thức điều đó; chúng ta chỉ yêu một cách không điều kiện. Đó là một điều tuyệt vời. Mặc dù tôi nên nói là con trai của tôi là tốt nhất. và tốt hơn con cái của các bạn. Tôi đã làm một số xét nghiệm. Và tất cả những điều này đối với tôi đem lại niềm vui, sự phấn khích và sự huyền diệu. Ngay cả thuyết cơ học lượng tử đưa cho bạn một cách thối thác để có một căn nhà bừa bộn chẳng hạn. Có lẻ là bạn đã ở nhà một mình một tuần. Căn nhà của bạn hết sức bề bộn. Vợ của bạn sắp sửa về. Bạn nghĩ bạn nên làm gì? Đừng làm gì hết. Tất cả những gì bạn cần làm là, khi cô ấy bước vào, sử dụng một giải thích bằng thuyết lượng tử, nói là, "Anh xin lỗi. Anh dừng quan sát nhà mình một chút, và khi anh bắt đầu quan sát lại, thì mọi thứ đã như vậy." (Cười) Đó là nguyên lý vị nhân mạnh của hút bụi. Đối với tôi, đó là một điều rất quan trọng. Ngay cả chuyến đi của tôi tới đấy -- niềm vui mà tôi có mỗi khi đi đến đây. Nếu bạn thật sự suy nghĩ, khi bạn bỏ đi huyền thoại thì vẫn còn một cái gì đó tuyệt vời. Khi tôi đang ngồi trên một chiếc xe lửa. Mỗi khi tôi hít thở, tôi hít vào hàng triệu tỉ tỉ các nguyên tử oxi. Khi tôi đang ngồi trên một cái ghế. Mặc dù tôi biết là cái ghế được làm từ những nguyên tử và vì vậy có rất nhiều những khoảng trống, tôi vẫn cảm thấy thoải mái. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, và tôi nhận ra rằng mỗi khi chúng ta dừng lại và nhìn ra cửa sổ, trong cái khung cửa sổ đó, bất kể chúng ta đang ở đâu, tôi đang nhìn thấy nhiều sự sống hơn tất cả những gì có trong phần còn lại của vũ trụ bên ngoài Trái Đất. Nếu bạn đi trên một chuyến du mục trên sao Thổ hay sao Mộc, bạn sẽ rất thất vọng. Và tôi nhận ra rằng tôi đang nhìn mọi thứ bằng một bộ não, bộ não của con người, một thứ phức tạp nhất mà chúng ta biết trong vũ trụ. Điều đó, đối với tôi, là một điều khó có thể tưởng tượng được. Và bạn biết không, điều đó có thể là vừa đủ. Steven Weinberg, một người đoạt giải Nobel, từng nói, "Khi vũ trụ càng trở nên dễ hiểu, thì nó càng trở nên vô nghĩa." Đối với một số người điều này có vẻ dẫn tới ý tưởng của thuyết hư vô. Nhưng đối với tôi, nó không phải vậy. Nó là một điều tuyệt vời. Tôi mừng là vũ trụ vô nghĩa. Nó có nghĩa là khi tối đến cuối cuộc đời, vũ trụ không thể xoay sang tôi và nói, "Mày đã làm được gì, thằng ngốc? Nó không phải là như vậy." Tôi có thể tạo ra mục đích riêng của mình. Bạn có thể tạo ra mục đích riêng của bạn. Chúng ta có cái quyền lực cá nhân để nói, "Đây là cái mà tôi muốn làm." Và trong một vũ trụ vô nghĩa, đối với tôi đó là một điều tuyệt vời. Tôi đã chọn viết ra những câu đùa ngớ ngẩn về thuyết cơ học lượng tử và cách giải thích Copenhagen. Các bạn, tôi nghĩ rằng, có thể làm nhiều thứ tốt hơn với thời gian của các bạn. Xin cảm ơn rất nhiều. Xin chào. (Vỗ tay) Tôi 36 tuổi và lần trải nghiệm đầu tiên của tôi với thị trường trò chơi điện tử là khi người hàng xóm khá giả mang về nhà trò chơi Atari 2600. Đó là khoảnh khắc quyết định của tôi. Hồi còn đi học, tôi đã dùng máy Apple II chơi một trò tên là "Carmen Sandiego ở đâu?" một game tuyệt vời. Đó là lần đầu tiên tôi chơi game trong phạm vi trường học. Và khi bạn hỏi mọi người về trò chơi điện tử và ảnh hưởng của nó, hầu hết mọi người nghĩ rằng Atari 2006 là mối liên hệ, chất xúc tác của thị trường game điện tử. Nhưng tôi nghĩ rằng "Carmen Sandiego ở đâu?" mới là trò chơi quan trọng nhất chủ yếu bởi vì nó là lần đầu cũng là lần cuối phụ huynh, giáo viên và trẻ nhỏ đều đồng ý rằng game điện tử thật tuyệt. (Cười) Đó là một thời gian dài về trước. Thực tế, nó là năm 1987, và bạn có thể bất ngờ khi biết rằng "Carmen Sandiego ở đâu?" tiếp tục là cú thành công to lớn quan trọng trong thị trường giải trí, mặc cho thực tế là năm 1987 đã qua từ rất lâu, và tôi chỉ mới 36 tuổi, bạn có thể tính xem. Ngày nay mọi thứ đều rất khác so với trước đây. Như một ví dụ đơn giản, năm 1987, chúng ta nghĩ rằng người này bị điên. Sau đó chúng ta gặp người này, người đã thay đổi quan điểm của chúng ta về đối tượng đó. (Tiếng cười) Mọi thứ đã thay đổi. (Tiếng cười) Trò đùa chính trị chống đối Bush khá phổ biến ở Tây Âu. (Tiếng cười) Từ năm 1987 đến bây giờ tôi đã chìm đắm trong một trò có tên "Đô thị hóa" được thiết kế bởi một người tên là Sid Meier. Trên thực tế, tôi đã dành 8-10 tiếng mỗi ngày chơi "Đô thị hóa" đó là khoảng thời gian dài mà tôi nên dành cho việc học. Tuy nhiên, tôi đã biến chính tình yêu trò chơi điện tử thành công việc được thực hiện lần đầu ở Hội nghị nhà phát triển game, giúp đỡ để bắt đầu công ty phân bố kĩ thuật số thành công đầu tiên về game, tên là Trymedia, và giờ tôi viết blog Gamification. Tôi là tác giả của hai cuốn sách về chủ đề trò chơi hóa bao gồm "Gamification by Design", được xuất bản bởi O'Reilly mới đây. Và tôi ngồi ở ghế Hội nghị cấp cao là một sự kiện kết nối mọi thứ với nhau. Theo nhiều cách, tôi là giấc mơ của các phụ huynh về cách một người có thể đổi lối sống ít vận động của việc chơi game thành một nghề thật thụ có thể kiếm được tiền. Và khi tôi nhận lời mời tới sự kiện như thế này tôi chắc rằng tất cả mọi người nghĩ tôi sẽ đứng đây và nói "Game thật tuyệt vời cho trẻ nhỏ" Phải không? Bởi vì tôi làm về game và đây là cách tôi kiếm sống. (Vỗ tay) Game sẽ giúp trẻ em. Nhưng thay vào đó, tôi muốn hỏi bạn một câu hỏi khác: Ai cần sự giúp đỡ của game? Tôi bắt đầu quá trình này sau khi đọc một bài báo trong New York Times gần đây. Trong bài báo, một nhà thần kinh học nói về cách trẻ em thể hiện bản thân với sự rối loạn thiếu hụt chú ý. Cha mẹ của chúng sẽ tới và nói: "Con của tôi không thể bị ADD, bởi vì chúng rất giỏi trong việc tập trung vào game điện tử. Nhưng khi chúng tới trường, chúng thật sự tệ." Nhà thần kinh học vạch trần ý tưởng này trong bài báo, cô ấy chỉ ra những nhà nghiên cứu như Tiến sĩ Christopher Lucas tại NYU, người từng nói game không dạy đúng loại khả năng chú ý khi mà những đứa trẻ duy trì sự chú ý nơi chúng không được các phần thưởng thật sự. Và cô ta chỉ ra các chuyên gia như Tiến sĩ Dimitri Christakis ở trường đại học Washington, đã nói rằng trẻ em chơi nhiều trò chơi điện tử có thể thấy thế giới thực không hấp dẫn và không thú vị, như kết quả việc sự nhạy cảm hóa với game. Rồi tôi ngồi và gãi đầu suy nghĩ: liệu trẻ nhỏ bị ADD, hay thế giới chúng ra quá chậm để lôi cuốn trẻ nhỏ? (Vỗ tay) Nghiêm túc suy xét bức tranh bạn đang nhìn ngay lúc này, trong thời đại của tôi, ngay cả thời ông bà việc ngồi đọc sách uống trà vào môt buổi chiều chủ nhật, tôi phải nói rằng tôi không nghĩ trẻ em ngày nay sẽ làm điều đó. Bằng chứng ở trong trò chơi mà chúng chơi. Lấy ví dụ trò chơi điện tử "World of Warcraft" Khi tôi lớn lên kĩ năng tối đa tôi mong đợi từ trò chơi điện tử là sự phối hợp tay mắt đơn giản một cần điều khiến và một nút bắn. Trẻ em ngày nay chơi game có thể gửi tin nhắn văn bản và giọng nói, vận hành một nhân vật, đi theo những mục tiêu ngắn và dài hạn, và giải quyết việc cha mẹ lúc nào cũng cản trở để nói chuyện với chúng. (Tiếng cười) Trẻ phải có một kĩ năng đa năng đặc biệt để có thể đạt được mọi thứ hôm nay. Chúng ta chưa bao giờ phải vậy. Hóa ra tất cả điều đó làm bạn thông minh hơn. Nghiên cứu bởi Arne May et AI tại trường đại học Regensburg ở Đức thấy rằng khi họ đưa những người tham gia- điều này thực hiện trên người lớn-- một nhiệm vụ đơn giản để học, như tung hứng trong vòng 12 tuần, người được yêu cầu học tung hứng hiển thị một sư gia tăng chất xám rõ rệt trong não bộ. Từ máy cộng hưởng từ, bạn có thể thấy người ta nhận nhiều chất xám hơn sau 12 tuần học tung hứng. Năm 2008, họ trở lại và làm lại nghiên cứu để thấy vì sao chất xám tăng lên. Họ phát hiện chính việc học đã sản sinh chất não bộ, chứ không phải việc thực hiện hành động tung hứng. Đó là một phát hiện thú vị. Nó cũng củng cố một ý tưởng tương tự rằng người nói được nhiều ngôn ngữ làm tốt hơn người chỉ biết một thứ tiếng trên hầu hết các bài kiểm tra tiêu chuẩn khoảng 15%. Điều gì đó đã xảy ra trong não từ hành động đó. Andrea Kuszewski, phát biểu tại Harvard, nói về năm thứ mà con người làm để tăng chất xám của họ và tự dạy mình để tăng trí tuệ lỏng của họ. "Trí tuệ lỏng" là trí tuệ chúng ra dùng để xử lí vấn đề. Nó khác biệt với trí tuệ kết tinh. Nó giúp xử lí vấn đề. Cô ấy nhận ra từ việc nghiên cứu, rằng có năm thứ bạn có thể làm: tìm kiếm sự mới lạ, thử thách bản thân, suy nghĩ sáng tạo, không chọn cách dễ dàng và tạo kết nối. Nghĩ về năm thứ đó xem. Ai trong số các bạn chơi game? Nó có giống kiểu mẫu cơ bản của một game với bạn không? Đó là năm thứ mà luôn có trong những trò chơi điện tử thành công. Nó cũng được kết nối với sự gia tăng theo cấp số mũ và liên tục trong việc học. Game vốn dĩ trình bày một quá trình liên tục của việc học với người dùng. Chúng không chỉ học trong một khoảng thời gian rồi dừng lại. Chúng liên lục phát triển và tiến lên. Cuối cùng, nó có thể giúp chúng ta giải thích hiện tượng Flynn. "Hiện tượng Flynn" cho những người không biết, là kiểu mẫu mà trí tuệ loài người đang phát triển trong suốt thời gian. Nếu bạn nhìn về lịch sử IQ, con người thực tế đang thông minh hơn. Ở Mỹ bây giờ, IQ trung bình đang tăng tại 0.36 điểm mỗi năm. Điều thú vị là trong một số nước -- tôi không muốn gọi tên cụ thể, nhưng Đan Mạch và Na Uy -- trong một số nước, tổng IQ kết tinh đã dừng hoặc giảm nhẹ hoặc suy giảm. Nhưng ở những nước khác, đặc biệt khi nhìn vào IQ lỏng, trí tuệ lỏng, số liệu đang tăng và tỷ lệ gia tăng trí tuệ lỏng đang tăng bắt đầu vào những năm 1990. Trùng hợp ư? Tôi không nghĩ vậy. (Tiếng cười) Thực tế, game được kết nối để tạo ra một loại phản ứng trong con người nên chúng ta có được sự gia tăng não bộ học sự kết nối gia tăng não đa năng, và chúng ta cũng có một mạch dopamine khỏe mạnh trong não. Như một game thể hiện sự thử thách và bạn vật lộn để đạt được và vượt qua nó, dopamine được giải phóng trong não bạn và nó tạo ra một sự củng cố bên trong. Theo lời Judy, nó tạo ra sự củng cố bên trong khiến bạn phải trở lại và tiếp tục tìm kiếm hoạt động đó lặp đi lặp lại. Nên nó thực sự là thứ quyền lực. Tôi muốn giới thiệu với bạn một nhà giáo dục hiểu điều này rất chi tiết có tên Ananth Pai. Ananth là một doanh nhân cực kì thành công người làm việc trong tái kỹ thuật quá trình. Khi con ông tới trường White Bear Lake, Minnesota, vùng ngoại ô của Minneaolis-Saint Paul, ông ấy thấy hệ thống giáo dục và quyết định phải làm gì đó. Như một người lớn, ông ấy trở về và lấy bằng thạc sĩ giáo dục và đảm nhận một lớp học tại trường tiểu học White Bear Lake. Ananth Pai thay thế chương trình giáo dục tiêu chuẩn với trò chơi điện tử dựa trên chương trình giáo dục của ông phân chia trẻ nhỏ theo phong cách học tập và đưa cho chúng máy Nintendo DS's và trò chơi máy tính. Mọi thứ được làm sẵn, không điều chỉnh gì đưa cho chúng máy Nintendo DS's và trò chơi máy tính những thứ mà cả cá nhân lẫn số đông đều chơi, để dạy cho chúng toán học và ngôn ngữ. Để tôi kể cho bạn điều gì đã xảy ra. Trong khoảng 18 tuần, lớp của Pai đi từ trình độ dưới lớp 3 trong đọc và toán tới trình độ giữa lớp 4 trong đọc và toán trong 18 tuần của chương trình giáo dục trên cơ sở game. Quan trọng hơn, khi bạn nói với bọn trẻ khi chúng được phỏng vấn trên TV, thậm chí cách xa ông Pai, chúng nói đi nói lại hai thứ, giúp chúng học trong lớp: Học là niềm vui, và học là nhiều người cùng chơi. Liệu chúng sử dụng từ ngữ chính xác hay không, chúng nói học rất vui và học là nhiều người chơi. Đây chính là chìa khóa để tạo ra trải nghiệm thành công cho trẻ. Nó cũng rất đúng rằng chúng ta cần nói về mối quan hệ giữa trẻ và bạo lực trong game. Nhiều nghiên cứu rõ ràng nói rằng game bạo lực không khiến trẻ bạo lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận ra nếu bạn có trẻ bị dẫn vào bạo lực, game bạo lực có thể khiến trẻ thành một đứa bạo lực hơn. Nếu chúng huấn luyện trẻ để làm việc khác, chúng cũng sẽ huấn luyện điều đó và chúng ta cần chấp nhận nó, và chúng ta cần bắt đầu hiểu sự kết nối giữa các trò chơi như một cách huấn luyện. Ta không thể bao che rằng chúng không ảnh hưởng trẻ. Nó không đúng. Tôi muốn gọi một nhóm người dẫn dắt xu hướng này là "Thế hệ G" Có 126 triệu thanh niên ở Hoa Kỳ và Châu Âu cộng với những đứa trẻ chúng ta không đếm được, đã hình thành Thế hệ G. Và cách mà Thế hệ G rất khác với thế hệ X, Y, và tất cả thế hệ khác mà chúng ta có thể thuộc về, ở chỗ trò chơi điện tử là hình thức giải trí căn bản mà Thế hệ G sử dụng. Nó là hình thức giải trí căn bản. Điều này bắt đầu có một ảnh hướng lớn đến xã hội. Xung quanh chúng ta, mong muốn Thế hệ G trải nghiệm giống như game sẽ tái định hình nền công nghiệp, từ Foursquare, dẫn tới sự bắt đầu của Hệ thống mạng lưới xã hội di động tới những công ty như Nike, Coke, Chase, và cũng như Kozinga, đạt được nhiều thành công nhờ vào game. Xu hướng làm cơ sở toàn bộ kiểu mẫu này được gọi là "Trò chơi hóa" (gamification) Đó là từ mà nhiều trong số bạn, đã từng nghe. Định nghĩa đơn giản trò chơi hóa có nghĩa là một quá trình sử dụng suy nghĩ trò chơi và cơ học trò chơi để thu hút khản giả và giải quyết vấn đề. Một phần lý do trò chơi hóa trở nên một chủ đề nổi bật hiện nay là bởi vì ảnh hưởng của Thế hệ G vào văn hóa và xã hội. Những kì vọng của họ khác nhau. Một vài ví dụ của trò chơi hóa mà bạn có thể đã thấy mà rất hấp dẫn với tôi là sự nổi lên của trò chơi in-dash trong xe hơi. Ngày nay, nếu bạn mua một chiếc hybrid hoặc một phương tiện điện, bạn hầu như chắc chắn sẽ thấy sản phẩm dụng cụ có giá 100 triệu đô và nghiên cứu và phát triển, trong hình dạng của một trò chơi phong cách Tamagotchi trong bảng đồng hồ được thiết kế để khiến bạn trở thành tài xế sinh thái hơn. Hầu hết cơ học trò chơi rất đơn giản: cây phát triển khi bạn lái một cách sinh thái hơn và tàn đi nếu bạn không làm, giống như thú cưng ảo Tamagotchi. Đây là một ví dụ đơn giản của trò chơi hóa tại nơi làm việc. Một ví dụ thú vị khác là một thứ được gọi là "Xổ số camera tốc độ" được thiết kế bởi Kevin Richardson, có trụ sở tại San Francisco, làm cho MTV. Anh chàng tuyệt vời. Đây là định nghĩa trong Xổ số camera tốc độ bạn biết đó camera tốc độ mà bạn đi qua và chúng chụp hình bạn và gửi bạn vé. Ở nhiều quốc gia Scandinavian, vé bạn nhận được thực chất không chỉ dựa vào tốc độ bạn chạy còn dựa vào bạn kiếm được bao nhiêu tiền: bạn kiếm càng nhiều, chiếc vé lớn hơn. Kevin tái thiết kế một camera tốc độ ở Thụy Điển thay cho việc chỉ đưa vé cho những người vượt quá giới hạn tốc độ khi đi ngang qua camera, những ai lái dưới giới hạn sẽ nhận được vé chơi xổ số để thắng số tiền của người quá tốc (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đó là lối suy nghĩ trò chơi -- mà tôi đã đặt ra trước đó, nền tảng cốt lõi của trò chơi hóa -- trong hình thức đẹp nhất và thuần túy nhất của nó: lấy một mạch củng cố âm tính lớn biến thành mạch củng cố dương tính nhỏ. Nó có tác dụng làm giảm 20% tại thời điểm can thiệp. Các tập đoàn cũng nhận thức được xu hướng của trò chơi hóa và ảnh hưởng của game tới con người như thế hệ G. Nhóm Gartner nói rằng năm 2015, 70% của Global 2000, những công ty lớn nhất trên thế giới sẽ chủ động áp dụng trò chơi hóa và 50% quá trình đổi mới sẽ được trò chơi hóa. Đó là một điều đáng kinh ngạc. Nó là một thay đổi lớn. Thứ mà điều này nhắm tới là một tương lai khá khác với thế giới chúng ta sống ngày nay. Thế hệ G và những thế hệ khác dẫn dắt trò chơi hóa đang ủng hộ cho một thế giới khác. Nó là một thế giới nơi mà mọi thứ di chuyển ở tốc độ cao hơn so với thời của bạn và tôi. Nó là thế giới nơi mà những phần thưởng khắp mọi nơi cho hành động con người làm. Phần thưởng không cần phải là tiền mặt. Chúng có thể là phần thưởng ý nghĩa, phần thưởng truy cập ý nghĩa, phần thưởng năng lượng ý nghĩa. Một thế giới nơi có phạm vi hoạt động cộng tác mở rộng. Đây là một trong nhiều thứ mà Thế hệ G khác rất nhiều so với thế hệ của tôi. Tôi nhớ khi tới trường và giáo viên vật lộn với các bài thể dục mà chúng tôi có thể làm theo đội và sẽ được chấm điểm như một đội. Cuối cùng, những bài thể dục nhóm luôn luôn chia thành điểm số cá nhân, bóp méo cách thức mà con người đã hành xử. Nhưng Thế hệ G chơi rất nhiều trò chơi mà hoàn toàn mang tính hợp tác, nơi có giá trị đội nhóm. Nó cũng sẽ ảnh hưởng thế giới theo một cách nào đó. Và Thế hệ G, tương lai vui tuơi, là một thế giới toàn cầu hơn. Hóa ra chúng ta đã mất liên lạc. Chúng ta là thế hệ mất liên hệ nhiều nhất với trẻ em ở hiện tại hay tương lai hơn bất kì thế hệ nào trong lịch sử. Chúng ta nghĩ rằng cha mẹ thời kì bùng nổ trẻ sơ sinh mất liên lạc nhiều nhất với mọi người trên thế giới. Họ là nghững người phải sống với mùa hè tình thương vấn đề sinh lí, thuốc và tất cả những thứ khác. Chúng ta vẫn gọi điện. (Tiếng cười) Ý tôi là chúng ta là những người có vấn đề và chúng ta sẽ trở thành thế hệ xa cách nhất trong lịch sử. Đương nhiên, nó cũng đúng, và tôi ở đây để nói với bạn: Trẻ nhỏ vẫn ổn. Chúng sẽ vẫn ổn. Chúng ta không cần phải lo lắng, nói một cách nghiêm khắc về trẻ và game, và ảnh hưởng của nó tới thế giới. Không chỉ trẻ nhỏ sẽ ổn; nói thẳng ra thì, những đứa trẻ sẽ trở nên rất tuyệt vời. Nhưng nó sẽ cần bạn giúp để giúp trẻ trở nên tuyệt vời. Tôi có kế hoạch cho bạn. Đây là đơn thuốc tốt nhất trong cuộc đời của bạn. Tôi sẽ viết cho bạn ngay bây giờ, trong đầu bạn, vì tôi không có tập giấy. Tôi phải đính chính là: tôi không phải bác sĩ. (Tiếng cười) Tuy nhiên, tôi sẽ kê đơn cho tất cả các bạn. Đây là kế hoạch: Nếu bạn có con hoặc làm việc với trẻ nhỏ, hoặc bạn mong được làm việc với trẻ, hoặc bạn muốn thay đổi thế giới, đây là điều cực kì hữu ích nhất mà bạn có thể làm từ giờ đến khi bạn nghỉ hưu trong căn nhà ở bãi biển Tây Ban Nha hay trong thế giới ảo, bất kì nơi nào bạn chọn để nghỉ hưu, đó là đi cùng với trẻ vào trong game. Ngừng chống lại xu hướng game nếu bạn đang làm thế. Đừng chống lại xu hướng game, Trở thành một người chơi game. Gia nhập vào game. Hiểu được nó. Hiểu được động lực làm thế nào trẻ chơi những trò mà chúng chơi. Hiểu cách tâm trí chúng hoạt động từ bên trong bối cảnh của trò chơi chứ không phải là từ thế giới bên ngoài nhìn vào. Thế giới chúng ta đang sống, thế giới của buổi chiều Chủ Nhật, uống một ly trà thảo dược, đọc vài cuốn sách cũ, thư giãn bên cửa số, nó đã kết thúc. (Tiếng cười) Không sao cả. Có nhiều thứ khác chúng ta có thể làm rất vui và hấp dẫn. Nếu bạn nhớ một điều từ bài thuyết trình này. Tôi hy vọng đó là bạn có cơ hội để chơi cùng trẻ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thực sự rất sợ. Tôi nghĩ, chúng ta sẽ không làm được đâu. Có lẽ tới giờ hầu hết các bạn đã nghe bài thuyết trình tuyệt vời của Al Gore. Một thời gian ngắn sau khi xem nó, tôi đã mời vài người bạn ăn tối với gia đình tôi. Cuộc nói chuyện về sự nóng lên toàn cầu, và tất cả mọi người đều đồng ý rằng, có một vấn đề thực sự. Chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng khí hậu. Vì thế, chúng tôi đã luân phiên thảo luận về những gì chúng ta nên làm. Khi tới lượt Mary, cô con gái 15 tuổi của tôi. Nó nói, "Con đồng ý với tất cả những điều trên. Con cảm thấy sợ và phẫn nộ". Nó quay sang tôi và nói, "Ba à, thế hệ của ba tạo ra vấn đề này, vậy ba nên khắc phục nó đi". Cuộc trò chuyện chấm dứt. Tất cả các con mắt đổ dồn về tôi. (Cười) Tôi đã không biết phải nói sao. Theo như quy tắc thứ 2 của Kleiner thì "Có những thời điểm, sự sợ hãi là lời hồi đáp thích hợp nhất." (cười) Và thời điểm đó đã tới. Chúng ta không thể đánh giá thấp vấn đề này. Nếu chúng ta đối mặt với những hậu quả thảm khốc và không thể tránh khỏi, chúng ta phải hành động, thật quyết đoán. Đối với tôi, mọi thứ đã thay đổi kể từ buổi tối ngày hôm đó. Vì thế, các cộng sự của tôi và tôi đã bắt đầu sứ mệnh này để học hỏi nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn. Và thế là chúng tôi lên đường. Chúng tôi bay tới tới Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, tới Bentonville, Arkansas, Washington D.C Sacramento. Giờ tôi muốn chia sẻ với các bạn những gì chúng tôi học được từ những cuộc hành trình đó. Bởi vì chúng ta học được càng nhiều, nhận thức của chúng ta càng trưởng thành. Bạn biết đấy, tôi và những cộng sự ở Kleiner được được kết nối với nhau, và vì vậy khi chúng tôi nhận thấy một vấn đề hay cơ hội lớn như dịch cúm gia cầm hay việc y học cá thể hóa, chúng tôi gặp mặt người giỏi nhất chúng tôi biết. Đối với cuộc khủng hoảng khí hậu này, chúng tôi đã gây dựng một mạng lưới những siêu sao từ những nhà hoạt động chính trị đến những nhà khoa học, doanh nhân, và những lãnh đạo doanh nghiệp. Khoảng 50 người. Tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn về những gì chúng tôi học hỏi được từ đó và bốn bài học tôi lĩnh hội được trong năm ngoái. Bài học đầu tiên chính là những doanh nghiệp có những tác động rất lớn, và điều này quan trong rất nhiều. Đây là câu chuyện về cách War-Mart đầu tư dự án xanh và ý nghĩa của nó. Hai năm trước, CEO Lee Scott tin rằng sống xanh là bước tiến lớn tiếp theo, và vì thế Wal-mart đã đưa mục tiêu xanh trở thành ưu tiên số một. Họ cam kết rằng họ sẽ đóng những cửa hàng hiện có và cắt giảm 20% năng lượng tiêu thụ, giảm 30% số cửa hàng mới, trong vòng bảy năm. Ba nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong một cửa hiệu là hệ thống sưởi và điều hòa, sau đó là hệ thống chiếu sáng và sau đó là hệ thống giữ lạnh. Hãy nhìn những gì mà họ đã làm. Họ sơn trắng mái ngói của tất cả cửa hiệu. Họ thiết kế các cửa sổ trần thông minh để có thể tận dụng ánh sáng ban ngày và giảm nhu cầu về đèn chiếu sáng. Thứ ba, họ đặt những hàng hóa cần giữ lạnh sau những cánh cửa đóng kín với đèn LED. Tại sao các bạn lại muốn chạy hệ thống giữ lạnh cả cửa hàng? Có những giải pháp đơn giản, hiệu quả dựa trên công nghệ sẵn có. Tại sao Wal-mart có ảnh hưởng lớn như vậy? Họ quá lớn. Họ là công ty tư lớn nhất tại Mỹ. Họ là khách hàng tiêu thụ điện nhiều nhất. Họ sở hữu số phương tiện đường bộ lớn thứ hai. Và họ có một trong những chuỗi cung ứng khổng lồ nhất, với 60,000 nhà cung cấp. Nếu Wal-mart là một quốc gia, họ sẽ là đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc. Và có lẽ quan trọng nhất, họ có ảnh hưởng đáng kể tới các công ty khác. Khi Wal-mart tuyên bố họ sẽ sống xanh và tạo ra lợi nhuận, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những tổ chức lớn khác. Vì thế, hãy để tôi nói với bạn điều này: Khi Wal-mart cắt giảm được 20% năng lượng tiêu thụ, nó sẽ mang lại ảnh hưởng cực kỳ lớn. Tuy vậy, tôi e rằng, như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta cần Wal-mart và tất cả các công ty khác làm giống nhau. Điều thứ hai chúng tôi học được đó là ảnh hưởng từ các cá nhân, và đó là sức ảnh hưởng khổng lồ. Tôi kể một câu chuyện khác về Wal-mart cho các bạn nhé? Wal-mart có hơn 125 triệu khách hàng Mỹ. Đó là 1/3 dân số Mỹ. 65 triệu bóng đèn huỳnh quang được tiêu thụ năm ngoái. Wal-Mart cam kết sẽ bán 100 triệu bóng đèn khác vào năm tới. Đó không phải là việc dễ dàng. Người tiêu dùng không thực sự thích những chiếc bóng đèn đó. Ánh sáng của chúng khá tức cười, hơi mờ, và tốn thời gian khởi động. Nhưng hiệu quả nó mang lại thì thật lớn lao. 100 triệu đèn huỳnh quang đồng nghĩa với việc chúng ta tiết kiệm 600 triệu đô la trong hóa đơn tiền điện, và giảm 20 triệu tấn CO2 mỗi năm. Thực sự không dễ dàng để khiến khách hàng lựa chọn đúng đắn. Có một điều ngớ ngẩn là chúng ta dùng hai tấn thép, thủy tinh, nhựa để mang lời xin lỗi tới các khu mua sắm. Thật ngớ ngẩn khi chúng ta đóng chai nước tại Fiji và vận chuyển tới đây. (cười) Thật khó để thay đổi hành vi khách hàng, bởi khách hàng không hiểu rõ những chi phí này. Các bạn có biết không? Các bạn có biết có bao nhiêu CO2 thải ra khi các bạn lái xe hoặc bay tới đây? Tôi không biết, và tôi nên biết điều đó. Những ai quan tâm đến tất cả điều này sẽ hành động tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết cái giá thực sự là gì. Nhưng nếu chúng ta vẫn giả vờ rằng CO2 tự nhiên, nếu những nguồn sử dụng gần như là vô hạn, làm sao chúng ta có thể tạo ra thay đổi? Tôi thực sự e ngại, vì tôi nghĩ, những thay đổi được trông đợi từ cá nhân hiển nhiên là không đủ. Bài học thứ ba của chúng tôi nhận được là sức ảnh hưởng của chính trị. Trên thực tế, chính sách là tối thượng. Tôi muốn kể một câu chuyện hậu trường với bạn về mạng lưới công nghệ xanh mà tôi đã mô tả Vào cuối buổi họp đầu tiên, chúng tôi cùng nhau bàn luận về các bước hành động, và cách giám sát. Và Bob Epstein giơ tay. Anh ấy đứng dậy. Bạn biết đấy, Bob là chuyên gia công nghệ ở Berkerley, người sáng lập Sybase. Bob nói, điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm hiện giờ là chỉ rõ ra tại Sacramento, California, rằng chúng ta cần một hệ thống quản trị dựa trên thị trường, để cắt giảm lượng khí thải nhà kính tại California. Đó là điều thực sự cần thiết, và đương nhiên là quan trọng. Nó sẽ tốt cho nền kinh tế California. Thế nên, tám chúng tôi tới Sacramento vào tháng 8, gặp gỡ bảy nhà lập pháp còn lưỡng lự, và vận động cho đạo luật AB32. Các bạn biết không? Sáu trong số bảy đã ủng hộ đạo luật này, đạo luật đó do vậy được thông qua, với 47phiếu thuận và 32 phiếu chống. (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Tôi nghĩ đó là đạo luật quan trọng nhất năm 2006. Tại sao ư? Vì California là bang đầu tiên ở Mỹ đặt mục tiêu giảm 25% khí thải nhà kính trước năm 2020. Kết quả là, chúng ta sẽ tạo ra 83,000 việc làm mới, 4 tỷ đô la trong thu nhập hàng năm, và giảm lượng CO2 phát thải bởi 174 triệu tấn một năm. California chiếm khoảng 7% lượng CO2 phát thải của Mỹ. Nó chỉ chiếm 1.5% tổng lượng CO2 phát thải trên cả nước. Đó là một sự khởi đầu tốt, nhưng, tôi đã rất e ngại khi mới bắt đầu. Thực tế là, tôi dám chắc rằng chỉ California là không đủ. Đây là một câu chuyện về chính sách quốc gia mà chúng ta cần học hỏi. Bạn biết đấy, Tom Friedman từng nói, "Nếu không đi, làm sao bạn biết"? Thế là chúng tôi tới Brazil để gặp tiến sỹ Jose Goldemberg. Ông là cha đẻ của cuộc cách mạng ethanol. Ông nói rằng chính phủ Brazil đã yêu cầu mỗi trạm xăng sẽ cung cấp cả ethanol. Và họ cũng yêu cầu các phương tiện mới sẽ linh hoạt trong sử dụng nhiên liệu. Chúng sẽ chạy bằng cả ethanol hoặc xăng thông thường. Và, đây là những gì đã diễn ra ở Brazil. Hiện tại có 29,000 máy bơm ethanol -- so với con số 700 máy ở Mỹ, và con số 2 nhỏ bé ở California -- trong ba năm tới, những dòng xe mới sẽ tăng từ 4% lên 85% về độ sử dụng nhiên liệu linh hoạt. So sánh với cả nước Mỹ: 5% trong sử dụng nhiên liệu linh hoạt. Các bạn biết gì không? Hầu hết khách hàng không biết xe của họ có tính năng đó. Tại Brazil, họ đã thay thế 40% lượng xăng tiêu thụ bởi xe hơi bằng ethanol. Nó tương đương 59 tỷ đô la, từ năm 1975 mà họ không vận chuyển tới Trung Đông. Nó đã tạo ra hàng triệu việc làm, và giảm 32 triệu tấn CO2. Thực sự rất đáng kể. Nó tương đương 10% tổng lượng CO2 phát thải của cả nước. Tuy vậy, Brazil chỉ chiếm 1.3% tổng lượng CO2 phát thải trên thế giới. Do đó, phép màu ethanol tại Brazil, tôi e rằng, thực sự là chưa đủ. Trên thực tế, tôi e rằng, những chính sách tốt nhất của chúng ta đều sẽ là chưa đủ. Bài học thứ tư, và cuối cùng, của chúng tôi là về tiềm năng của những cải cách cơ bản. Tôi muốn nói về một vấn đề nhức nhối và một bước nhảy vọt trong công nghệ. Mỗi năm có 1.5 triệu người chết vì những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Đó là bệnh sốt rét. 6000 người chết 1 ngày. Chỉ cần hai đô la là đủ cho một liều thuốc và mua dễ dàng tại một hiệu thuốc. Vậy mà, hai đô la lại là quá đắt đối với châu Phi. Một đội ngũ các nhà nghiên cứu Berkerley với 15 triệu đô la từ quỹ Gates đang nghiên cứu, thiết kế một phương cách mới để chế tạo ra những thành phần chủ đạo, còn gọi là artemisinin, và giá thành của thuốc sẽ giảm 10 lần. Họ sẽ cứu được hàng triệu con người -- ít nhất một triệu người mỗi năm. Một triệu người được sống. Công nghệ đột phá ở đây chính là sinh học tổng hợp. Điều này ngang với hàng triệu năm tiến hóa bằng việc tái cấu trúc vi khuẩn để tạo ra những sản phẩm hữu ích. Giờ đây, việc các bạn làm đó là, thâm nhập vào vi khuẩn, thay đổi cơ chế trao đổi chất, và tạo ra một nhà máy hóa học sống. Các bạn có thể đặt câu hỏi, John, vậy nó liên quan gì tới sống xanh và khủng hoảng khí hậu? Liên quan rất nhiều đấy. Chúng tôi đã thành lập công ty Amyris, công nghệ họ sử dụng có thể tạo ra những nguồn nhiên liệu sinh học tốt hơn. Đừng bỏ qua chúng. Chúng thực sự rất đáng kể. Điều đó đồng nghĩa rằng chúng ta có thể điều khiển, tối ưu hóa các phân tử trong chuỗi nhiên liệu. Nếu như mọi việc suôn sẻ, chúng ta sẽ có những vi khuẩn được thiết kế trong những bể có nhiệt độ ấm sẽ ăn và tiêu hóa đường, sau đó bài tiết ra nhiên liệu sinh học tốt hơn. Nhờ những con vi khuẩn đó, có lẽ cuộc sống sẽ tốt hơn. Alan Kay nổi tiếng vì đã nói Các tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra chúng Dĩ nhiên, tại Kleiner, chúng tôi hơi xin lỗi khi nói cách tốt thứ hai chính là đầu tư cho nó. Vậy nên chúng tôi đã đầu tư 200 triệu đô la cho những công nghệ đa dạng và thực sự đột phá phục vụ cho những cải tiến công nghệ xanh. Và chúng tôi khuyến khích những người khác làm tốt như vậy. Chúng tôi đã nói rất nhiều về điều này. Năm 2005, 600 triệu đô la đã được đầu tư cho những công nghệ mới mà các bạn đang thấy. Vào năm 2006, nó tăng gấp đôi thành 1.2 tỷ đô. Tuy vậy, tôi e rằng, chúng ta cần nhiều, nhiều hơn thế nữa. Thực trạng thứ nhất, Doanh thu của Exxon năm 2005 là một tỷ đô một ngày. Bạn có biết, họ chỉ đầu tư 0.2% doanh thu vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển không? Thực trạng thứ hai: ngân sách của tổng thống mới dành cho năng lượng tái tạo mới vừa đủ một tỷ đô. Ít hơn doanh thu một ngày của Exxon. Thực trạng thứ ba: tôi dám chắc các bạn không biết rằng nguồn năng lượng trong những lớp đá nóng đủ đáp ứng cho nhu cầu của cả nước Mỹ trong một ngàn năm tới. Và ngân sách liên bang chỉ đòi hỏi 20 triệu đô cho việc nghiên cứu phát triển năng lượng địa nhiệt. Quả là một tội ác khi chúng ta không đầu tư thêm vào việc nghiên cứu năng lượng ở đất nước này. Và tôi thực sự e ngại rằng ngân sách đó chắc chắn là không đủ. Trong một năm học hỏi, chúng tôi chứng kiến rất nhiều bất ngờ. Ai mà nghĩ rằng một nhà bán lẻ hàng đầu có thể tạo ra lợi nhuận từ sống xanh? Ai sẽ nghĩ rằng một doanh nghiệp về cơ sở dữ liệu có thể thay đổi luật pháp California? Ai sẽ nghĩ rằng phép màu năng lượng sinh học ethanol tới từ một nước đang phát triển ở Nam Mỹ? Ai sẽ nghĩ rằng những nhà khoa học đang tìm kiếm phương thuốc cho sốt rét lại có bước đột phá ở nhiên liệu sinh học? Và ai sẽ nghĩ rằng chừng ấy hành động là chưa đủ? Chưa đủ để ổn định lại khí hậu. Chưa đủ để giữ cho băng tại Greenland không tan chảy. Các nhà khoa học nói rằng -- họ chỉ đang dự đoán-- rằng chúng ta cần giảm lượng phát thải khí nhà kính một nửa, càng nhanh càng tốt. Bây giờ, chúng ta đã có sự đồng thuận chính trị tại Mỹ về vấn đề này, nhưng, chúng ta chỉ có một bầu khí quyển, và bằng cách nào đó, chúng ta cần có sự đồng thuận này trên toàn thế giới. Đặc biệt là Trung Quốc. Hãy hình dung quy mô vấn đề, Trung Quốc thải ra 3.3 triệu tấn CO2; Mỹ thải ra 5.8 triệu tấn Theo kịch bản "tiêu chuẩn", Trung Quốc sẽ thải ra 23 triệu tấn vào năm 2050. Nó tương đương lượng CO2 trên toàn thế giới hiện nay. Tiếp tục kịch bản "tiêu chuẩn", chúng ta sẽ bị diệt vong. Khi tôi ở Davos, thị trưởng Đại Liên, Trung Quốc bị thúc ép về các chiến lược giảm CO2, và ông ấy đã nói với những người theo dõi, "Nước Mỹ phát thải CO2 trên đầu người cao gấp bảy lần Trung Quốc." "Vậy tại sao Trung Quốc phải hy sinh tăng trưởng của mình để phương Tây tiếp tục xả thải vô tội vạ?" Có ai trả lời được câu hỏi này không? Tôi không trả lời được. Chúng ta cần xây dựng một định chế để tất cả mọi người, tất cả quốc gia sẽ đi tới một kết quả đúng đắn, có lợi, và thích hợp nhất. Ngành năng lượng thế giới trị giá 6000 tỷ. Nó là cội rễ của mọi thị trường. Các bạn còn nhớ Internet chứ? Công nghệ xanh -- sống xanh -- lớn hơn cả Internet. Nó là cơ hội kinh tế lớn nhất trong thế kỷ 21. Hơn nữa, nếu thành công, nó sẽ là bước ngoặt quan trọng nhất cho cuộc sống trên hành tinh này tới thời điểm hiện tại, như Bill Joy nói, chúng ta đã đi từ metan tới oxi trong khí quyển Hiện tại đây là câu hỏi khó, nếu như quỹ đạo của tất cả các công ty, cá nhân, chính sách, cải cách trên toàn thế giới là không đủ, vậy chúng ta phải làm gì? Tôi không biết. Mỗi người chúng ta đều muốn thay đổi thế giới và tạo ra sự khác biệt, bằng mọi cách. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi hành động của các bạn -- tôi kêu gọi các bạn -- hãy đặt mục tiêu sống xanh lên hàng đầu. Các bạn có thể làm gì ư? Các bạn trở thành cacbon trung tính. Truy cập ClimateCrisis.org, hay CarbonCalculator.com và mua tín dụng cacbon. Tham dự cùng các nhà lãnh đạo trong việc quy định, vận động hành lang trong việc giảm lượng khí nhà kính tại Mỹ. Có sáu đạo luật đang đệ trình quốc hội. Hãy khiến một đạo luật được thông qua. Điều quan trọng nhất mà các bạn làm được đó là sử dụng sức mạnh cá nhân, danh thiếp để lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức của bạn sống xanh. Hãy làm như Wal-mart, thực hiện sống xanh vì khách hàng, nhà cung cấp, và vì chính tổ chức của bạn nữa. Phá vỡ tư duy lối mòn. Bạn có thể hình dung sức ảnh hưởng tạo ra khi chính bạn khiến Amazon, eBay, Google, Microsoft hay Apple thực hiện sống xanh không? Nó sẽ lớn hơn Wal-mart rất nhiều. Tôi đang nóng lòng chờ đợi những hành động của cộng đồng TED trong cuộc khủng hoảng này. Tôi thực sự mong rằng chúng ta sẽ nhân rộng sức mạnh, tài năng, và ảnh hưởng của mỗi chúng ta để giải quyết vấn đề này. Bởi vì nếu chúng ta làm được, tôi có thể trông chờ vào một cuộc trò chuyện mà tôi sẽ có với con gái tôi vào 20 năm tới. (vỗ tay) Tôi muốn nói với bạn về một thứ khá to lớn. Chúng ta sẽ bắt đầu từ đây. 65 triệu năm trước loài khủng long có một ngày đen tối. (Cười) Một mảnh đá rộng khoảng 6 dặm (9.6km), di chuyển với tốc độ khoảng 50 lần tốc độ của một viên đạn súng trường, va vào Trái Đất. Nó phát ra toàn bộ năng lượng ngay lập tức, và đó là một vụ nổ khó có thể tưởng tượng nổi. Nếu bạn đem tất cả các quả bom nguyên tử được chế tạo trong đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh, gộp chúng lại và làm chúng nổ cùng một lúc, đó sẽ là một phần triệu của lượng năng lượng phát ra vào lúc đó. Loài khủng long đã có một ngày rất tồi tệ. Đúng không? Một mảnh đá rộng 6 dặm rất là lớn. Tất cả chúng ta sống ở Boulder. Nếu bạn nhìn ra cửa sổ, bạn có thể thấy ngọn Long's Peak, và bạn có lẽ quen thuộc với nó. Bây giờ, bưng ngọn Long's Peak, và đặt nó vào trong không gian. Đem Meeker, núi Meeker. Gộp vào đó và đặt luôn nó vào không gian, rồi đỉnh Everest, và K2, và những ngọn Indian. Bây giờ thì bạn bắt đầu có thể hiểu được chúng ta đang nói về chừng nào đá rồi đúng không? Chúng ta biết là nó lớn như thế nào bởi vì chúng ta biết được sự tác động nó có và cái vực thẳm mà nó để lại. Nó va vào chổ mà bây giờ chúng ta gọi là Yucatan, vịnh Mexico. Bạn có thể thấy ở đây, đây là bán đảo Yucatan, nếu bạn nhận ra Cozumel nằm ngoài bờ biển ở đó. Đây là độ lớn cái vực thẳm mà nó để lại. Nó khổng lồ. Để các bạn có cảm giác nó lớn thế nào, thì cái tỷ lệ ở đây là 50 dặm ở bề mặt, 100 km ở dưới đáy. Cái đó rộng khoảng 300 km -- 200 dặm -- một mảnh đất trủng khổng lồ đã bới lên một lượng đât rất lớn để văng ra xung quanh Trái Đất và đốt cháy khắp hành tinh, làm tung bụi lên che hết ánh nắng mặt trời. Nó hủy diệt khoảng 75% các loài trên Trái Đất. Thật ra không phải thiên thạch nào cũng lớn như vậy. Một số thiên thạch nhỏ hơn vậy. Đây là một cái đã bay qua Hòa Kỳ vào tháng 10 năm 1992. Nó bay tới vào một đêm thứ sáu. Tại sao điều đó lại quan trọng? Bởi vì khi đó, máy quay phim vừa mới bắt đầu trở nên phổ biến, và mọi người hay đem nó, cha mẹ hay đem theo nó đến các trận bóng bầu dục của bọn trẻ họ để quay con cái chơi bóng. Và bởi vì nó bay đến ngày thứ sáu, nhiều người đã quay được cảnh tuyệt vời của vật thể này bị phá vở khi nó bay qua West Virgina, Maryland, Pennsylvania và New Jersey cho đến khi nó làm thế này cho một chiếc xe ở New York. (Cười) Đây không phải là một chổ trủng rộng 200 dặm, nhưng bạn có thể thấy mảnh đá nằm ở đây, bự khoảng quả bóng bầu dục, đâm vào chiếc xe đó và gây ra thiệt hại như vậy. Cái thiên thạch này có lẽ bự khoảng một chiếc xe buýt khi nó mới bắt đầu đi vào Trái Đất. Nhưng nó bắt đầu bị vỡ ra bởi áp xuất khí quyển, nó xụp đổ, và những mảnh vở nhỏ bay ra và gây ra thiệt hại. Tất nhiên bạn không muốn nó bay vào chân bạn hay đầu của bạn, bởi vì nó sẽ gây ra thiệt hại như vậy. Đó là điều xấu. Nhưng nó sẽ không hủy diệt tất cả sự sống trên Trái Đất, vì vậy nó cũng ổn thôi. Nhưng hóa ra, bạn không cần mảnh đá rộng 6 dặm để gây ra nhiều thiệt hại. Có một điểm trung bình giữa một hòn đá nhỏ và một hòn đá khổng lồ, và thật ra, nếu các bạn có bao giờ tới gần Winslow, Arizona, có một chổ trũng trong sa mạc ở đó, nó mang tính biểu tượng tới nỗi nó được gọi là chổ thủng thiên thạch. Để các bạn có cảm nhận về độ lớn, nó rộng khoảng 1 dặm. Nếu bạn nhìn vào phần trên, đó là một bãi đậu xe, và đó là những chiếc xe giải trí ở đó. Nó rộng khoảng 1 dặm, sâu khoảng 600 bộ (200m). Cái vật tạo ra chỗ thủng này có lẽ rộng từ 30 đến 50 thước anh (10-15m), bằng khoảng kích thước của phòng hội họp Mackey này. Nó bay vào với một tốc độ phi thường, đâm vào mặt đất, nổ tung và phát ra một năng lượng khoảng chừng một qua bom nguyên tử 20 megaton -- một quả bom nặng. Đây là khoảng 50,000 năm trước, vì vậy nó có lẽ đã hủy diệt một vài con trâu hay sơn dương, hay cái gì tương tự trong sa mạc, nhưng nó không gây ra thảm họa toàn cầu. Hóa ra những thiên thể này không cần đâm vào mặt đất mới gây ra thiệt hại. Ở đây, vào năm 1908, ở Siberia, gần vùng Tunguska -- đối với những ai hâm mộ Dan Aykroyd và đã xem "Ghosbusters", khi anh ta nói về cái rạn nứt đa chiều lớn nhất từ vụ nổ ở Siberia 1909, anh ta đã nói sai ngày, nhưng điều đó không sao. (Cười) Nó là vào năm 1908. Điều đó cũng không sao. Tôi có thể chấp nhận điều đó. (Cười) Một mảnh đá nữa bay vào khí quyển Trái Đất và mảnh đá này nổ tung ở phía trên mặt đất, vài dặm phía trên bề mặt Trái Đất. Lượng nhiệt từ vụ nổ này làm cháy khu rừng bên dưới nó, và sau đó sóng xung kích đi xuống và đánh ngã cây cối trong vòng hàng trăm dặm vuông. Cái mảnh đá đó đã gây ra thiệt hại khổng lồ. Một lần nữa, cái mảnh đá đó có lẽ cũng chừng kích cở của phòng hội họp mà chúng ta đang ngồi. Trong trường hợp của chổ thủng thiên thạch, nó được làm từ kim loại và kim loại cứng hơn nhiều, vì vậy nó có khả năng đâm vào mặt đất. Cái thiên thạch ở Tunguska có lẻ làm bằng đá, và nó dễ vở hơn, vì vậy nó đã nổ tung trong không trung. Dù sao đi nữa, đây là những vụ nổ phi thường, 20 megaton. Giờ, khi những thiên thể này nổ, chúng sẽ không gây ra những thiệt hại sinh thái toàn cầu. Chúng sẽ không gây ra những gì giống như cái đã giết khủng long. Chúng không đủ lớn. Nhưng chúng sẽ gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu, bởi vì chúng không cần phải đâm vào mặt đất để gây ra những thiệt hại như vậy. Chúng không cần phải gây ra hủy hoại toàn cầu. Nếu một trong những thiên thạch này đâm vào bất cứ ở đâu, nó sẽ gây hoảng sợ. Nhưng nếu nó va vào một thành phố, một thành phố quan trọng -- không phải là có thành phố nào quan trọng hơn thành phố nào, nhưng chúng ta phụ thuộc nhiều vào một số thành phố hơn về mặt kinh tế toàn cầu -- nó sẽ tạo ra một thiệt hại to lớn cho chúng ta dưới dạng một nền văn minh. Vậy thì bây giờ sau khi tôi đã hù các bạn hết hồn ... (Cười) thì chúng ta có thể làm gì về vấn đề này? Đây là một mối đe dọa có thể xảy ra. Hãy để tôi nhấn mạnh là chúng ta chưa có một va chạm khổng lồ như cái giết chết loài khủng long 65 triệu năm trước. Những vụ va chạm nhỏ xảy ra thường xuyên hơn, nhưng có lẽ với tần số thiên niên kỷ, mỗi vài thế kỷ hoặc vài ngàn năm, nhưng nó vẫn là vấn đề cần quan tâm. Vậy thì chúng ta làm gì đối với chúng? Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tìm ra chúng. Đây là hình của một thiên thạch bay ngang qua chúng ta vào năm 2009. Nó ngay ở đây. Nhưng bạn có thể thấy là nó rất mờ. Tôi cũng không biết là các bạn ở hàng cuối có thấy không. Những cái này chỉ là sao thôi. Đây là một hòn đá rộng khoảng 30 thước anh (10m), ví thế nó cùng kích thước với cái đã nổ phía trên Tunguska và đâm vào Arizona 50.000 năm trước. Những thứ này rất mờ. Chúng rất khó thấy, và bầu trời thì thật sự rất lớn. Chúng ta phải tìm những thiên thạch này trước. Tin tốt ở đây là chúng ta đang tìm kiếm chúng. NASA đã đầu tư tiền vào việc này. Viện khoa học quốc gia, và các nước khác cũng làm việc này. Chúng ta đang xây dựng những kính thiên văn để tìm ra những đe dọa. Đó là một bước đầu tiên tuyệt vời, vậy thì bước thứ hai là gì? Bước thứ hai là nếu chúng ta nhìn thấy một cái nào hướng về chúng ta, chúng ta phải chặn nó. Chúng ta chặn bằng cách nào? Có lẽ các bạn đã nghe nói về thiên thạch Apophis. Nếu chưa, thì bạn sẽ nghe bây giờ. Nếu bạn đã nghe nói về ngày tận thế của người Maya vào 2012, bạn sẽ nghe nói về thiên thạch Apophis, bởi vì đằng nào bạn cũng luôn chú ý lắng nghe những thông tin về ngày tận thế. Apophis là một thiên thạch được khám phá vào năm 2004. Nó rộng khoảng 250 thước anh (80m), vì thế nó tương đối lớn, bạn biết rồi đó, nó lớn hơn một sân bóng bầu dục -- và nó sẽ bay ngang qua Trái Đất vào tháng tư năm 2029. Và nó sẽ bay gần chúng ta đến nỗi, nó thật ra sẽ bay bên dưới những vệ tinh thời tiết của chúng ta. Lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ làm cong quỹ đạo của thiên thạch này đến nỗi nếu nó vừa đủ, nếu nó bay qua phần không gian này, khu vực hình quả thận gọi là lỗ khóa này, lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ làm cong nó vừa đủ để bảy năm sau vào ngày 13 tháng tư, một ngày thứ sáu năm 2036 ... (Cười) -- bạn không thể nào lên những kế hoạch như vậy được -- Apophis sẽ va vào chúng ta. Với chiều rộng khoảng 250 thước Anh, nó sẽ gây ra thiệt hại không thể tưởng tượng nổi. Tin tốt ở đây là cái khả năng nó thật sự bay qua cái lỗ khóa và va vào chúng ta lần kế tiếp là một phần triệu, khoảng như vậy -- một xác xuất rất thấp, vì thế bản thân tôi không mất ngủ ban đêm vì lo về vấn đề này chút nào cả. Tôi không nghĩ Apophis là một vấn đề. Thật ra, Apophis là một cơ hội rất tốt, vì nó đánh thức chúng ta về mối nguy hiểm của những thiên thạch này. Cái thiên thạch này được khám phá một vài năm trước và nó có thể va vào chúng ta trong vài năm sau. Nó sẽ không va, nhưng nó cho chúng ta một cơ hội để nghiên cứu những loại thiên thạch này. Chúng ta đã không thật sự hiểu được những lỗ khóa này, và bây giờ chúng ta hiểu, và hóa ra điều thật sự quan trọng là làm sao bạn biết cách ngăn chặn những thiên thạch như thế này? Để tôi hỏi bạn, điều gì sẽ xảy ra, nếu bạn đang đứng giữa đường và một chiếc xe chạy về hướng bạn? Bạn sẽ làm gì? Bạn làm như vầy. Đúng không? Dịch ra chỗ khác. Chiếc xe sẽ chạy ngang qua bạn. Nhưng chúng ta không di chuyển được Trái Đất, ít nhất là không dễ dàng, nhưng chúng ta có thể di chuyển một thiên thạch. Và hóa ra, chúng ta đã từng làm việc đó. Vào năm 2005, NASA phóng một vệ tinh thăm dò gọi là Deep Impact, nó va vào -- va một mảnh của nó vào trung tâm của một sao chổi. Sao chổi cũng gần giống như thiên thạch vậy. Mục đích không phải là đẩy nó đi chỗ khác. Mục đích là tạo một chỗ trủng để bới lên những vật liệu và xem xem có gì bên dưới bề mặt của sao chổi, mà chúng ta đã biết khá nhiều rồi. Chúng ta đã di chuyển cái sao chổi đó một ít, không nhiều lắm, nhưng đó không phải là điểm chính. Tuy nhiên, hãy nghĩ như thế này. Cái sao chổi này quay quanh mặt trời với tốc độ 10, 20 dặm một giây. Chúng ta phóng một vệ tinh và cho va vào nó. Đúng không? Hãy tưởng tượng xem điều đó khó thế nào, và chúng ta đã làm được. Điêu đó có nghĩa là chúng ta có thể làm một lần nữa. Nếu chúng ta cần, nếu chúng ta thấy một thiên thạch đang bay về hướng chúng ta, và nó hướng chính xác về chúng ta, và chúng ta có hai năm. Chúng ta phóng trúng nó. Bạn có thể thử -- bạn biết đó, nếu bạn xem phim, bạn có thể nghĩ, tại sao chúng ta không dùng vũ khí hạt nhân? Bạn có thể thử làm vậy, nhưng vấn đề là thời điểm. Bạn phóng một vũ khí hạt nhận vào vật này, bạn phải làm nổ nó trong vòng vài phần ngàn giây nếu không bạn sẽ trượt mất nó. Và có nhiều vấn đề khác nữa khi làm vậy. Nó rất khó làm. Nhưng đó chỉ là đâm thôi mà? Điều đó dễ chứ. Tôi nghĩ ngay cả NASA cũng làm được điều đó, và họ đã chứng tỏ là họ làm được. (Cười) Vấn đề là, khi bạn phóng trúng cái thiên thạch này, nó thay đổi quỹ đạo, ban đo cái quỹ đạo đó và bạn phát hiện rằng, chúng ta vừa mới đẩy nó vào cái lỗ khóa, và bây giờ nó sẽ va vào chúng ta trong 3 năm. Vậy thì ý kiến của tôi là tốt thôi. Đúng không? Nó sẽ không va vào chúng ta trong 6 tháng. Đó là điều tốt. Bây giờ chúng ta có 3 năm để làm cái gì khác. Và bạn có thể phóng trúng nó lần nữa. Cái này thì lại vẻ vụng về. Bạn có lẽ sẽ đẩy nó vào một lỗ khóa thứ ba hay cái gì tương tự, vì vậy bạn không làm vậy. Và đây là phần quan trọng, đây là phần mà tôi yêu thích. (Cười) Sau cái màn vũ lực "Rrrr bùm! Chúng ta sẽ phóng thẳng vào mặt cái thiên thạch này," rồi chúng ta đeo găng tang. (Cười) Có một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư và phi hành gia, và họ gọi nhau là Nhóm B612. Những ai đã từng đọc "Hoàng tử nhỏ", sẽ hiểu được ngụ ý ở đây, tôi hy vọng vậy. Hoàng tử nhỏ sống trên một thiên thạch gọi là B612. Đây là những người rất thông minh -- cả nam và nữ -- phi hành gia, giống như tôi đã nói, kỹ sư. Rusty Schweickart, phi hành gia trên Apollo 9, nằm trong nhóm này. Dan Durda, một người bạn của tôi đã tạo ra hình ảnh này, làm việc ở đây tại viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, trên đường Walnut. Anh đã tạo ra những hình ảnh này, và anh thật ra là một trong những phi hành gia làm việc với họ. Nếu chúng ta thấy một thiên thạch sắp sửa va vào Trái Đất và chúng ta có đủ thời gian, chúng ta có thể phóng trúng nó để di chuyển nó vào một quỹ đạo tốt hơn. Nhưng cái mà chúng ta làm là chúng ta phóng một vê tinh thăm dò nặng khoảng 1 hoặc 2 tấn. Nó không cần phải lớn -- chỉ vài tấn, không lớn lắm -- và chúng ta đậu nó gần cái thiên thạch. Bạn không đậu trên nó, bởi vì những thiên thạch này luôn xoay vòng vòng. Rất khó có thể đậu trên chúng. Thay vì vậy, bạn đậu gần nó. Lực hấp dẫn của cái thiên thạch sẽ kéo cái vệ tinh, và cái vệ tinh thì có trọng lượng một vài tấn. Nó có một lực hấp dẫn rất nhỏ, nhưng cũng đủ để kéo cái thiên thạch, và bạn có tên lửa đặt sẵn, cho nên bạn có thể -- ô bạn gần thấy được nó ở đây, nhưng có những chùm tên lửa -- và bạn cơ bản, là những cái này được kết nối bởi lực hấp dẫn riêng của chúng, và nếu bạn di chuyển cái vệ tinh một cách rất chậm, rất rất nhẹ nhàng, bạn có thể rất dễ dàng khéo léo di chuyển cái thiên thạch đó vào một quỹ đạo an toàn. Bạn có thể đặt nó vào quỹ đạo xung quanh Trái Đất để bạn có thể khai thác nó, mặc dù đó là một việc hoàn toàn khác. Tôi sẽ không đi vào đó. (Cười) Nhưng chúng ta sẽ giàu! (Cười) Hãy nghĩ về việc đó, đúng không? Có những hòn đá khổng lồ bay trong không trung, và chúng chuẩn bị va vào chúng ta, và chúng chuẩn bị gây thiệt hại chúng ta, nhưng chúng ta đã khám phá ra cách để đối phó, và đã có tất cả các thứ cần thiết để làm điều đó. Chúng ta có phi hành gia với những kính thiên văn đang tìm kiếm chúng. Chúng ta có những người thông minh, rất rất thông minh quan tâm đến vấn đề này và đang tìm ra cách để giải quyết và chúng ta có công nghệ để làm việc này. Cái vệ tinh đó thật ra không thể sử dụng tên lửa hóa học. Tên lửa hóa học có lực đẩy quá mạnh, mạnh hơn cần thiết. Cái vệ tinh chỉ sẽ bay đi chỗ khác. Chúng ta đã phát minh ra một cái gọi là động cơ ion, đó là một động cơ có sức đẩy rất rất rất thấp. Nó tạo ra một lực bằng với lực một tờ giấy đặt lên trên bàn tay của bạn, vô cùng nhẹ, nhưng nó có thể chạy hàng tháng và hàng năm, cung cấp cái lực đẩy rất nhẹ đó. Nếu có ai ở đây là người hâm mộ của phim Star Trek, họ gặp một chiếc phi thuyền ngoài hành tinh có động cơ ion, và Spock đã nói "Họ có công nghệ rất phức tạp. Họ đi trước chúng ta hàng trăm năm với động cơ này." Vâng, bây giờ chúng ta có một động cơ ion. (Cười) Chúng ta không có chiếc Enterprise, nhưng hiện nay chúng ta đã có một động cơ ion. (Vỗ tay) Spock. (Cười) Vậy thì ... đó là điểm khác biệt, đó là điểm khác biệt giữa chúng ta và loài khủng long. Cái này đã xảy ra với chúng. Nó sẽ không xảy ra với chúng ta. Điểm khác biệt giữa loài khủng long và chúng ta là chúng ta có một chương trình không gian và chúng ta có thể bầu cử, và vì thế chúng ta có thể thay đổi tương lai của chúng ta. (Cười) Chúng ta có khả năng thay đổi tương lai của chúng ta. 65 triệu năm sau, chúng ta sẽ không phải có xương của chúng ta bám bụi trong một viện bảo tàng. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) XIn giới thiệu với mọi người, robot Rezero Người bạn bé nhỏ này được triển khai bởi một nhóm 10 sinh viên đại học tại Phòng thí nghiệm hệ thống tự động ở ETH-Zurich Chú robot này thuộc dòng robot tên là Ballbots. Thay vì dùng bánh xe, robot Ballbot giữ thăng bằng và di chuyển chỉ trên một trái bóng. Điểm đặc trưng của hệ thống này là chỉ có một điểm duy nhất tiếp xúc với nền đất. Điều đó có nghĩa là robot này vốn khó giữ thăng bằng. Giống như là việc tôi phải đứng trên một chân. Các bạn chắc tự nhủ mình rằng, lợi ích của con robot bấp bênh này là gì ? Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ giải thích một chút. Đầu tiên, tôi sẽ giải thích làm cách nào Rezero thật sự giữ được thăng bằng. Rezero giữ thăng bằng nhờ vào việc liên tục xác định góc nghiêng với một bộ cảm biến. Sau đó nó sẽ tương tác lại và tránh ngã xuống nhờ sự điều chỉnh hài hào các động cơ motor. Sự điều chỉnh này diễn ra 160 lần mỗi giây, và nếu có bất kì sai sót nào trong tiến trình này, Rezero sẽ ngã ngay lập tức xuống sàn. Để di chuyển và giữ thăng bằng, Rezero cần phải xoay quả bóng. Quả bóng được điều khiển nhờ vào 3 bánh xoay đặc biệt giúp Rezero có thể di chuyển bất kì hướng nào và cũng có thể xoay quanh tại chỗ cùng một thời điểm. Do đặc trưng bấp bênh của mình nên Rezero luôn luôn vận động. Đó là thủ thuật. Chính xác là nhờ vào dự dao động bấp bênh đã giúp cho robot di chuyển linh động hơn. Hãy thử nào. Bạn chắc hẳn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra Nếu tôi đẩy nhẹ vào con robot. Trong trường hợp này, nó sẽ cố gắng giữ nguyên vị trí của nó. Trong phần giới thiệu tiếp theo, tôi xin giới thiệu mọi người các đồng nghiệp của tôi là Michael, phụ trách máy tính, và Thomas, người sẽ giúp tôi trên sân khấu. Trong trạng thái tiếp theo, Rezero sẽ bị động, và chúng tôi có thể di chuyển nó lòng vòng. Không cần dùng nhiều lực, tôi có thể điều khiển vị trí và tốc độ của nó. Tôi cũng có thể làm nó xoay vòng tròn Và trạng thái tiếp theo, chúng tôi sẽ để Rezero đi theo một người. Nó luôn luôn giữ một khoảng cách cố định với Thomas. Nhờ vào một bộ cảm biến la-ze được gắn trên đỉnh của Rezero. Cùng cách này, chúng tôi có thể cho nó đi xung quanh một người. Chúng tôi gọi đây là chế độ quỹ đạo. Được rồi, cảm ơn anh Thomas. (Tiếng vỗ tay) Vậy thì ứng dụng của công nghệ này là gì ? Hiện tại, đó chỉ là 1 thử nghiệm, nhưng tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy những ứng dụng khả thi trong tương lai. Rezero có thể được sử dụng trong phòng triễn lãm hay công viên. Với một màn hình, nó có thể giới thiệu thông tin hoặc hướng dẫn mọi người đi đây đó một cách vui vẻ và thú vị. Còn trong bệnh viện, thiết bị này có thể được dùng để vận chuyển các thiết bị y tế. Nhờ vào hệ thống Ballbot, nó có dấu chân rất nhỏ và có thể dễ dàng di chuyển đây đó. Và dĩ nhiên, ai lại không muốn ngồi trên một trong những chú robot này Và còn rất nhiều những ứng dụng thiết thực khác. Nó còn có một điều thú vị nữa với công nghệ này ♫ (Nhạc) ♪(Tiếng vỗ tay) Cảm ơn mọi người ♪(Vỗ tay) Cảm ơn mọi người Thưa quý vị có mặt hôm nay. Tôi rất muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện. Ngày xửa ngày xưa hồi thế kỷ 19 ở nước Đức, chỉ có sách. Trong suốt thời gian đó, sách là ông vua kể chuyện. Sách thật thiêng liêng. Sách ở khắp mọi nơi. Nhưng mà nó hơi nhàm chán. Bởi vì trong 400 năm tồn tại của mình, những người kể chuyện chẳng bao giờ phát triển sách trở thành một thiết bị kể chuyện. Nhưng rồi có một tác giả xuất hiện, và ông ấy thay đổi cuộc diện mãi mãi. (Nhạc) Tên ông ấy là Lothar, Lothar Meggendorfer. Lothar Meggendorfer muốn chấm dứt điều này, và nói: "Cái gì đủ thì cũng đã đủ rồi!" Ông nắm lấy cái bút, và vồ lấy cái kéo. Người đàn ông này từ chối tuân theo các quy ước thông thường và quyết định làm khác đi. Lịch sử sẽ biết về Lothar Meggendorfer như là -- ai khác nữa nhỉ? -- người đầu tiên trên thế giới phát minh sách động cho trẻ em. (Nhạc) Vì sự thú vị, và sự kỳ diệu này, mọi người đều thích thú. (Tiếng chúc mừng) Họ hạnh phúc vì câu chuyện sẽ lưu truyền lâu hơn, và rằng trái đất vẫn tiếp tục quay. Lothar Meggendorfer không phải là người đầu tiên phát triển cách thức kể chuyện, và nhất định không phải là người cuối cùng. Dù những người kể chuyện có nhận ra hay không, họ đang nối tiếp tinh thần của Meggendorfer khi họ phát triển nhạc kịch thành đại nhạc hội, tin tức phát thanh thành nhạc kịch phát thanh, phim chụp đến phim chuyển động rồi phim có tiếng, phim màu, phim 3D, trên bằng từ và trên DVD. Dường như không có cách gì chống lại ảnh-hưởng-Meggendorfer này. Và rồi mọi thứ còn thú vị hơn nhiều khi Internet xuất hiện. (Tiếng cười) Bởi vì, không những mọi người có thể phát câu chuyện của mình ra khắp thế giới, mà họ còn có thể sử dụng một số lượng thiết bị dường như vô hạn. Ví dụ như, một công ty có thể kể một câu truyện tình yêu qua chính bộ máy tìm kiếm của mình. Một hãng sản xuất phim Đài Loan có thể thể hiện chính trị nước mỹ bằng 3D. (Tiếng cười) And một người đàn ông sẽ kể câu chuyện về cha anh ta bằng một cổng giao tiếp tên là Twitter để nói về những thứ không hay mà cha anh ta đã thể hiện. Sau tất cả những điều này, mọi người dừng lại; bước lùi một bước. Họ nhận ra rằng, trong 6.000 năm của việc kể chuyện, họ đã đi từ vẽ hình săn bắn lên vách hang động đến diễn tả lại Shakespeare trên trang Facebook. Đó là lý do để ăn mừng. Nghệ thuật kể chuyện vẫn không thay đổi. Và phần lớn là, các câu chuyện được xào nấu lại. Nhưng cách mà người ta kể chuyện luôn phát triển với sự đổi mối tinh tế và nhất quán. Và họ nhớ về một người, một người Đức tuyệt vời, mỗi khi một thiết bị kể chuyện mới được ra lò. Và vì thế, những khán giả -- đáng yêu và xinh đẹp -- sẽ mãi mãi sống hạnh phúc. (Tiếng vỗ tay) Khi tôi tốt nghiệp đại học UCLA, tôi chuyển tới sống ở Bắc California. Đến một thị trấn gọi là Elk. Nó nằm bên bờ biển Mendocino. Lúc đó không có điện thoại hay TV, nhưng mà có dịch vụ đưa thư. Cuộc sống hồi đó khá là an nhàn, nếu như bạn còn chút kí ức về nó. Tôi đến tiệm bách hóa mua một cốc cà phê... ... và cả một cái bánh sô-cô-la hạnh nhân. Sau đó tôi đặt chuyển về một bộ phim... ... tới San Francisco, và xem kìa, chỉ 2 ngày sau... ... nó đã được chuyển tới nhà. Còn nhanh hơn là nhích từ chút trong làn xe kẹt cứng... ... ở Hollywood. Hồi đó tôi không có nhiều tiền... Nhưng tôi có thời gian và sự hiếu kỳ. (Tiếng nhạc nổi lên) Vậy là tôi bắt đầu chụp ảnh theo kĩ thuật quay nhanh. Tôi mất cả tháng trời để có được một khung ảnh dài bốn phút. Bởi vì tôi chỉ có đủ tiền để chụp nhiêu đó. Tôi say mê chụp các bức ảnh hoa nở nhanh... Không ngừng nghỉ, liên tục 24/7. Và làm như thế suốt 30 năm liền. Nhìn những bông hoa như đang múa làm tôi quên đi tất cả mệt mỏi. Vẻ đẹp từ màu sắc, hương vị, và xúc giác mà chúng mang lại khiến chúng ta ngỡ ngàng. Nó còn là nguồn thực phẩm cho chúng ta hằng ngày. (Tiếng nhạc dịu nhẹ) Vẻ đẹp và sự quyến rũ chính là vũ khí sinh tồn của tự nhiên. Bởi vì chúng ta bảo vệ những gì mà mình yêu mến. Nó khiến chúng ta mở lòng... Và nhận ra rằng chúng ta là một phần không thể tách rời của thiên nhiên. Khi chúng ta hòa mình vào thiên nhiên... ... nó khiến chúng ta kết nối lại với nhau... Vì rõ ràng rằng tất cả chúng ta là một. Khi người ta ngắm các bức ảnh tôi chụp, rất nhiều lần họ thốt lên rằng: "Ôi trời đất tôi." Từ "ôi" cho biết bạn đã thực sự bị thu hút... Nó làm bạn thức tỉnh, đánh thức sự quan tâm của bạn. Từ "tôi" nghĩa là nó đã chạm tới sâu thẳm... ... trong tâm hồn bạn. Nó mở rộng cánh cửa để tiếng nói từ nội tâm được vang lên và được lắng nghe. Còn "trời đất?" Đó chính là một cuộc hành trình cá nhân mà ai trong chúng ta đều muốn được đi tới... ... được truyền cảm hứng, được thấy rằng chúng ta thực sự hòa vào vũ trụ... Ở nơi mà chứa đầy sự sống. Bạn có biết 80% thông tin... .. mà chúng ta nhận được là từ đôi mắt? Và nếu bạn so sánh năng lượng ánh sáng với khoảng âm... ... thì nó chỉ tương đương với một quãng tám mà một đôi mắt trần có thể thấy được. ... có nghĩa là rơi đúng vào khoảng giữa. Và chúng ta không cảm thấy may mắn khi bộ não của chúng có thể... ... chuyển xung lực điện từ năng lượng ánh sáng... ... để tạo thành hình ảnh truyền tới mắt, cho chúng ta tha hồ khám phá thế giới xung quanh. Và bạn không thấy hạnh phúc sao khi trái tim đập trong lồng ngực... ... mang lại một cảm rung động... ... khi chúng ta thưởng thức và đắm chìm trong sự vỡ òa... ... trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời? (Tiếng nhạc vang lên) Vẻ đẹp của thiên nhiên chính là món quà... ... mang đến sự nhận thức biết ơn sâu sắc. (Tiếng nhạc) Vậy nên món quà mà tôi muốn chia sẻ với mọi người hôm nay... ... chính là dự án tôi đang thực hiên mang tên: Vén Màn Hạnh Phúc Dự án này cho chúng ta biết sơ qua hạnh phúc là gì... ... từ cái nhìn của một đứa bé tới một ông lão... ... ở thế giới ấy. Khi cháu xem TV... Nó giống như một chương trình truyền hình, cảm giác không có thật... Nhưng khi thực sự khám phá... ... bạn sẽ hình dung ra nhiều thứ hơn bạn tưởng... Và khi tiếp nhận nhiều sự tưởng tượng... ... nó khiến cho bạn muốn đi sâu hơn... ... để có thể được nhìn thấy nhiều cảnh đẹp hơn... Nó như một con đường vậy, nó có thể dẫn đến một bãi biển xanh mát... Hoặc cũng có thể là một thứ khác, tươi đẹp hơn. (Âm nhạc) Tiếng ông lão: Bạn nghĩ hôm nay chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác ư? Thực ra không phải vậy. Đây chính là một ngày được trao cho bạn... Ngày hôm nay. Nó được ban tặng, là một món quà. Là món quà mà chỉ có khoảnh khắc này bạn mới có... Và phản ứng thích hợp nhất... ... chính là cảm thấy may mắn. Nếu như bạn luôn có một tấm lòng biết ơn... ... đối với món quà to lớn là ngày đặc biệt hôm nay bạn nhận được... Nếu bạn học cách đón nhận như thế... ... như thể đây là ngày đầu tiên... ... và cuối cùng của cuộc đời bạn... ... thì một ngày của bạn trôi qua rất có ý nghĩa. Bắt đầu một ngày mới bằng cách mở to đôi mắt... ... và thích thú với việc bạn có thể mở to đôi mắt... ... trước những dãy màu cuộc sống phơi bày trước mắt... ... chỉ để cho húng ta thưởng thức. Hãy nhìn lên bầu trời đi. Chúng ta hiếm khi ngước nhìn lên trời. ... nên chúng ta ít khi nhận ra nó khác biệt thế nào... Lúc trước và lúc sau đều khác biệt, với những đám mây đến rồi đi. Chúng ta chỉ để ý đến thời tiết. Mà với thời tiết, chúng ta cũng chẳng để ý nhiều. Ta không quan tâm đến sự thay đổi đa dạng của nó. ... mà chỉ biết có thời tiết tốt và thời tiết xấu. Ngày hôm nay, thời tiết rất đặc biệt. Nó có thể chỉ xảy ra một lần trong đời... ... và không bao giờ có lần thứ hai. Những vần mây trên trời sẽ không bao giờ như thế... ... giống như lúc này đây. Hãy mở to đôi mắt, và ngắm nhìn xung quanh. Hãy nhìn những gương mặt mà bạn đã gặp gỡ. Mỗi người đều có một câu chuyện riêng của chính mình đằng sau gương mặt ấy. Một câu chuyện mà bạn có lẽ không bao giờ thấu hiểu... ... không chỉ có câu chuyện của họ, mà cả của tổ tiên họ. Chúng ta lướt qua quá khứ... ... và ngay khoảnh khác này đây, ngày hôm nay... ... những người bạn đã gặp, những cuộc đời qua nhiều thế hệ... ... và ở khắp nơi trên khắp trái đất này... ... cùng chảy về đây và gặp bạn tại nơi này... ... như một dòng nước mát đầy sinh lực, nếu như bạn chịu mở rộng tấm lòng và uống nó. (Tiếng nhạc) Hãy mở lòng và đón nhận những món quà mà nền văn minh nhân loại... ... đã ban cho chúng ta. Như khi bạn bật công tắc, đèn điện phát sáng. Như khi vặn vòi nước, nước ấm, nước lạnh tuôn ra... ... và thậm chí cả nước uống được. Đó là món quà mà hàng triệu triệu người trên thế giới này... ... sẽ không bao giờ nhận được. Đây chỉ là vài trong vô số món quà... ... có thể khiến chúng ta mở rộng trái tim. Và tôi ước rằng bạn sẽ mở lòng... ... trước những điều may mắn ấy và để nó chảy trong con người bạn... ... và để những người bạn gặp được hôm nay... ... sẽ cảm thấy may mắn vì con người bạn... Vì đôi mắt bạn... Vì nụ cười của bạn... Vì cái khẽ chạm của bạn... Hay chỉ vì sự hiện diện của bạn. Hãy để sự biết ơn này ngập tràn... ... trong trái tim bạn và những người xung quanh... ... như thế, hôm nay sẽ là một ngày thật tuyệt vời. (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) Louie Schwartzberg: Xin cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi, cũng như nhiều người, là một trong 2 tỉ người trên trái đất sống ở thành phố. Và có những ngày -- không biết các bạn thì sao -- nhưng có những ngày tôi cảm thấy mình lệ thuộc quá nhiều vào người khác cho rất nhiều thứ trong cuộc sống của tôi. Và những ngày này, điều đó trở nên hơi đáng sợ. Nhưng cái mà tôi nói hôm nay là cách mà chính sự phụ thuộc lẫn nhau đó thật sự trở thành một cơ sở hạ tầng xã hội cực mạnh mà chúng ta có thể thực sự khai thác để giúp giải quyết một số vấn đề xã hội sâu nhất, nếu chúng ta áp dụng hình thức cộng tác mở. Một vài năm trước, Tôi đọc một bài báo viết bởi Michael Pollan, một ký giả tờ New York Times trong đó anh ta tranh luận rằng trồng một số thực phẩm của chúng ta là một trong những điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho môi trường. Và vào thời điểm tôi đọc bài báo đó, trời đang giữa mùa đông và tôi không có chỗ để chứa đất trong căn hộ chung cư ở New York của tôi. Vì vậy tôi cơ bản là chỉ muốn sắp xếp để đọc tạp chí Wired số tới và tìm hiểu xem làm cách nào mà các chuyên gia có thể tìm ra cách để giải quyết tất cả các vấn đề đó cho chúng ta vào tương lai. Nhưng đó thật ra lại chính là vấn đề mấu chốt mà Michael Pollan muốn nói trong bài viết này -- là khi chúng ta chuyển giao trách nhiệm về tất cả mọi thứ cho các chuyên gia thì chúng ta cũng tạo ra cái mớ hổn độn mà chúng ta thấy trong hệ thống thực phẩm. Vì tôi cũng biết một chút, từ công việc của chính tôi, về cách mà NASA đã sử dụng cách trồng cây trong nước để trồng thực phẩm trong không gian. Và bạn có thể thực sự đạt được mức thu hoạch tối ưu bằng cách sử dụng đất lỏng cao cấp chạy qua rễ cây. Và đối với cây, căn hộ chung cư của tôi cũng biệt lập giống như ngoài không gian vậy. Nhưng tôi có thể cung cấp ánh sáng tự nhiên và khí hậu điều hòa quanh năm. 2 năm sau đó: chúng tôi có những nông trại trên cửa sổ, là những hệ thống trồng cây bằng nước xếp thẳng đứng để trồng thực phẩm trong nhà. Và cách hoạt động của nó là có một cái bơm ở dưới đáy, thỉnh thoảng bơm chất lỏng có chứa chất dinh dưỡng lên trên, rồi chất lỏng đó thấm xuống hệ thống rễ của cây trong khi các rễ này được treo, bọc trong những hạt đất sét -- và không có đất ở đây. Ánh sáng và nhiệt độ khác nhau ở mỗi tiểu khí hậu ở mỗi cửa sổ, vì vậy nông trại cửa sổ cần một nông dân, và người đó phải quyết định loại cây gì người đó sẽ trồng trong nông trại của cô ta, và cô ta sẽ sử dụng phân hữu cơ hay không. Trở về thời gian đó, nông trại cửa sổ lúc đầu chỉ là một ý tưởng kỹ thuật khá phức tạp và cần nhiều thử nghiệm (để hoàn thiện). Và tôi thực sự rất muốn nó trở thành một dự án mở, vì trồng cây bằng nước là một trong những lĩnh vực có nhiều đăng ký bản quyền nhất ở Mỹ hiện tại và có thể trở thành 1 lĩnh vực tương tự như Monsanto, khi mà công ty tư nhân nắm độc quyền trong lĩnh vực thực phẩm cho con người. Vì vậy tôi quyết định rằng, thay vì tạo ra 1 sản phẩm, cái tôi sẽ làm là mở dự án này cho nhiều người đồng phát triển. Những hệ thống đầu tiên của chúng tôi, hoạt động cũng tương đối. Chúng tôi thực sự có thể trồng khoảng một vụ xà lách một tuần© trong một cửa sổ ở 1 căn hộ chung cư bình thường ở New York. Và chúng tôi đã có thể trồng cà chua dâu và dưa leo, nhiều thứ lắm. Nhưng những hệ thống đầu bị rỉ nước, ồn và hao điện tới nỗi Martha Stewart chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận. (Cười) Vì vậy để thu hút thêm những người cùng phát triển, chúng tôi đã tạo ra một trang thông tin trên mạng xã hội trên đó chúng tôi đưa lên các kiểu thiết kế, chúng tôi giải thích chúng hoạt động như thế nào, và chúng tôi thậm chí đi xa hơn là chỉ ra các điểm không tốt trong những hệ thống đó. Và rồi chúng tôi mời mọi người trên khắp thế giới xây dựng và thử nghiệm với chúng tôi. Và hiện tại trên trang web này, chúng tôi có 18.000 người. Và chúng tôi có nông trại cửa sổ trên toàn thế giới. Cái mà chúng tôi đang làm là cái mà NASA hay là một công ty lớn gọi là R&D, hay là nghiên cứu và phát triển. Nhưng cái mà chúng tôi gọi nó là R&D-I-Y, hay là nghiên cứu và tự mình phát triển nó. Ví dụ, Jackson có một đề nghị là chúng tôi sử dụng bơm không khí thay vì bơm nước. Để làm được điều này thì cần phải xây dựng hàng đống hệ thống, nhưng khi mà nó hoạt động, chúng tôi đã có thể giảm lượng cạc-bon gần phân nửa. Tony ở Chicago thì chuyên về trồng thử các loại cây, cũng như nhiều người trồng cây trên cửa sổ, và anh ta đã có thể làm cho cây dâu của mình cho quả trong chín tháng trong điều kiện ít ánh sáng bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ dinh dưỡng cho cây. Và các người trồng cây ở Phần Lan đã thay đổi các nông trại cửa sổ của mình để thích ứng với những ngày tối vào mùa đông bằng cách đặt thêm đèn LED giúp cây tăng trưởng và hiện tại họ đang truyền bá kinh nghiệm này như một phần của dự án. Vì vậy nông trại cửa sổ đã phát triển qua một quá trình biến đổi nhanh chóng tương tự như phần mềm. Cũng như với mọi dự án nguồn mở, quyền lợi thực sự là sự hợp tác giữa các nhóm với các mối quan tâm cụ thể cùng phát triển các hệ thống của họ phục vụ cho các mối tâm của họ và với các mối quan tâm chung. Vì vậy đội nòng cốt của tôi và tôi có thể tập trung vào các phát triển mang lại lợi ích chung cho mọi người. Và chúng tôi có thể giúp đỡ những người mới tham gia. Vì vậy cho những người thích tự làm, chúng tôi cung cấp miễn phí các hướng dẫn đã được thử nghiệm vì vậy mọi người, ở bất cứ đâu trên thế giới, có thể tự làm những hệ thống đó miễn phí. Và bảng quyền của các hệ thống này cũng được đăng ký và được giữ bởi cộng đồng. Và để có quỹ cho dự án, chúng tôi hợp tác để tạo các sản phẩm mà chúng tôi bán cho trường học và cho các cá nhân những người mà không có thời gian để tự làm hệ thống của họ. Và trong cộng đồng của chúng tôi, một loại hình văn hóa đã xuất hiện. Trong văn hóa đó, tốt hơn là bạn là một người thử nghiệm để hỗ trợ ý tưởng của người khác hơn là chỉ là người đưa ra ý tưởng. Cái mà chúng tôi có được ở dự án này là chúng tôi có sự hỗ trợ cho công việc của chính mình, đồng thời là một thử nghiệm, nhưng lại có đóng góp thực sự cho cách mạng môi trường trong một cách, khác hơn với chỉ lắp đặt các bóng đèn thế hệ mới. Nhưng tôi nghĩ là Eileen thể hiện tốt nhất cái mà chúng tôi thực sự làm được từ dự án này, đó là sự thích thú trong khi cộng tác. Cô ấy nói cái này giống như thấy một người nào đó ở nửa vòng bên kia trái đất thích thú với ý tưởng của bạn, xây dựng nó lên và rồi ghi công ý tưởng đó là đóng góp của bạn. Nếu chúng ta thực sự muốn thấy cách ứng xử của người tiêu dùng thay đổi rộng khắp theo hướng mà chúng ta đang nói tới như là các nhà môi trường và thực phẩm, có thể chúng ta chỉ cần đào sâu thuật ngữ "người tiêu dùng" và thấu hiểu những người đang làm ra sản phẩm. Các dự án nguồn mở thường có một động lực phát triển riêng của họ. Và cái mà chúng ta thấy là R&D-I-Y đã phát triển vượt ra mô hình nông trại trên cửa sổ và đèn LED thành các tấm thu năng lượng mặt trời và hệ thống nước. Và chúng tôi đang xây dựng trên các sáng kiến của các thế hệ đang vượt qua chính chúng tôi. Và chúng tôi nhìn về những thế hệ phía trước và thấy họ thực sự cần chúng ta thay đổi cách sống của mình từ bây giờ. Vì vậy chúng tôi muốn các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá lại các giá trị của sự hợp tác công dân, và để tuyên bố rằng tất cả chúng ta vẫn là những người đi đầu. (Vỗ tay) Nếu cuộc sống là một cuốn sách, và bạn là tác giả , bạn muốn câu chuyện của mình sẽ diễn ra như thế nào? Đó là câu hỏi đã làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Sinh ra và lớn lên ở vùng sa mạc Las Vegas nóng nực, tất cả những gì tôi muốn là tự do. Tôi mơ mộng được đi du lịch vòng quanh thế giới, sống ở nơi có tuyết rơi và hình dung ra tất cả những câu chuyện mà mình muốn kể. Lên 19 tuổi, một ngày sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi dọn đến sống ở nơi có tuyết và trở thành một nhà trị liệu mát-xa. Tất cả những gì tôi cần là đôi bàn tay và chiếc bàn mát-xa bên cạnh và tôi có thể đi tới bất cứ nơi đâu. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy tự do, không phụ thuộc và hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình. Cho tới khi cuộc đời tôi đi tới một bước ngoặt. Một ngày nọ, tôi đi làm về sớm vì nghĩ rằng mình bị cảm, chưa tới 24 giờ sau đó tôi đã ở trong bệnh viện được hỗ trợ bởi thiết bị duy trì sự sống, với chưa tới 2% khả năng sống sót. Cho tới nhiều ngày sau đó, khi tôi đang hôn mê bác sỹ đã chẩn đoán tôi bị viêm màng não do vi khuẩn, một căn bệnh lây nhiễm qua đường máu, có thể ngăn chặn bằng vắc-xin. 2 tháng rưỡi sau đó, tôi mất đi lá lách và thận khả năng nghe bên tai trái và cả hai cẳng chân. Khi bố mẹ đẩy tôi bằng xe lăn ra khỏi bệnh viện, tôi cảm thấy mình như vừa được lắp ráp lại, như một con búp bê bị chắp vá. Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất đã qua đi cho đến khi tôi nhìn thấy đôi chân mới của mình lần đầu tiên. Đôi cẳng chân được tạo bởi một khối kim loại kềnh càng với những cái ống được chốt lại tạo nên mắt cá chân và một bàn chân cao su màu vàng với dây cao su được đắp nổi từ ngón chân tới mắt cá để trông như mạch máu. Tôi không biết nên mong đợi gì và cũng không mong đợi gì cả. Mẹ đứng bên cạnh tôi và những giọt nước mắt lăn dài trên má cả hai mẹ con. Tôi đeo đôi chân giả to đùng và đứng dậy. Nó rất đau đớn và hạn chế sự hoạt động tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới là làm thế nào tiếp tục chu du thế giới với thứ này? Làm thế nào để tiếp tục sống một cuộc sống phiêu lưu với những câu chuyện như tôi từng mong muốn? Và bằng cách nào có thể tiếp tục trượt ván tuyết? Ngày hôm đó, tôi về nhà, lết lên giường, và cuộc sống của tôi trông như thế này trong mấy tháng tiếp theo. Tôi mất đi ý thức, chạy trốn khỏi thực tại với đôi chân giả đặt ngay bên cạnh. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng, cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng tôi biết rằng để có thể tiếp tục bước về phía trước, tôi phải từ bỏ Amy của ngày hôm qua và học cách đón nhận một Amy mới. Đó là khi tôi nhận ra rằng không nhất thiết cứ phải cao 5.5 ft (1m68) nữa. Tôi có thể cao theo ý muốn! (Cười) (Vỗ tay) Hay thấp chừng nào tôi thích tùy vào việc tôi đang hẹn hò với ai. (Cười) Và nếu tôi lại trượt ván tuyết, chân của tôi sẽ không bao giờ bị lạnh. (Cười) Hơn hết, tôi nghĩ tôi có thể điều chỉnh kích cỡ bàn chân để vừa với mọi đôi giày trên kệ giảm giá. Và tôi đã làm điều đó! Có rất nhiều lợi ích. Cũng chính lúc này, tôi tự hỏi câu hỏi về định nghĩa cuộc sống: Nếu cuộc đời tôi là một cuốn sách và tôi là tác giả, tôi sẽ viết nên một câu chuyện như thế nào? Và tôi bắt đầu tưởng tượng. Tôi mơ mộng như hồi còn bé, và hình dung chính mình đang sải bước duyên dáng, giúp đỡ những người khác trên hành trình của mình và lại trượt ván tuyết. Tôi không chỉ nhìn thấy mình đang lao xuống một ngọn núi đầy tuyết mà còn thực sự cảm thấy thế. Tôi có thể cảm nhận gió ập vào mặt, nhịp tim đập nhanh, như thể điều đó đang xảy ra trong khoảnh khắc ấy. Đó là lúc mở ra một chương mới của cuộc đời tôi. Bốn tháng sau, tôi quay lại với chiếc ván trượt, mặc dù mọi việc không như tôi mong muốn: Đầu gối và mắt cá chân của tôi không gập lại được và lúc đó, tôi đã làm tất cả những người trên cáp treo hoảng hồn khi ngã, mà chân vẫn còn dính vào ván trượt (Cười) rồi nó tiếp tục văng xuống núi trong khi tôi thì vẫn ở yên vị ở trên đỉnh núi. Tôi đã rất sốc, cũng như bất cứ ai, tôi sốc và rất nản lòng, nhưng tôi biết rằng nếu có thể tìm được một đôi chân phù hợp, tôi có thể lại tiếp tục chơi. Đó là khi tôi nhận ra rằng đối với giới hạn và chướng ngại: chỉ có hai cách đối mặt một, khiến chúng ta phải dừng bước, hoặc hai, buộc chúng ta phải sáng tạo. Tôi đã nghiên cứu cả năm trời, mà vẫn không thể tìm ra được loại chân giả nào phù hợp, không thể tìm được nguồn hỗ trợ nào. Vì vậy, tôi quyết định tự mình làm lấy một đôi. Người làm chân giả và tôi gắn các bộ phận một cách ngẫu nhiên và tạo ra một đôi chân giả có thể dùng để trượt ván tuyết. Như mọi người thấy, những chiếc chốt gỉ, cao su, gỗ và ruy-băng hồng. Và vâng, tôi còn có thể đổi màu móng chân nữa. Đôi chân giả này và món quà sinh nhật thứ 21 tuyệt vời nhất mà tôi từng được nhận - một quả thận mới từ bố tôi đã cho phép tôi lại theo đuổi giấc mơ của mình. Tôi bắt đầu trượt ván tuyết. rồi quay lại làm việc, và tiếp tục đi học. Đến năm 2005, tôi đồng sáng lập một tổ chức phi lợi nhuận cho thanh niên và những người tàn tật trẻ tuổi có thể tham gia vào những hoạt động thể thao. Từ đó, tôi có cơ hội tới Nam Phi, giúp hàng ngàn đứa trẻ được đi giày để chúng có thể tới trường. Và chỉ mới Tháng Hai vừa qua, tôi đã giành được 2 huy chương vàng Thế Giới liên tiếp. (Vỗ tay) Điều đó giúp tôi giành được vị trí cao nhất về khả năng thích nghi trong môn trượt ván tuyết dành cho nữ. 11 năm trước, khi mất đi đôi chân, tôi hoàn toàn không biết điều gì sẽ tới. Nhưng nếu bạn hỏi tôi hôm nay rằng liệu tôi có muốn thay đổi hoàn cảnh của mình, tôi sẽ nói không. Bởi vì đôi chân không làm tôi què quặt. Nếu có bất cứ điều gì cản trở tôi, nó buộc tôi phải dựa vào trí tưởng tượng và tin tưởng vào những điều khả dĩ và đó là lý do tôi tin rằng trí tưởng tượng có thể là công cụ để phá bỏ những rào cản, bởi vì trong tâm trí, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì, trở thành bất cứ thứ gì. Tin tưởng vào ước mơ và đối mặt với nỗi sợ hãi cho phép chúng ta sống cuộc sống vượt qua mọi giới hạn. Và tuy rằng chủ đề hôm nay là sự đổi mới không biên giới, tôi phải nói rằng trong cuộc đời mình, sự đổi mới chỉ có thể xảy ra nhờ những giới hạn của chính tôi. Tôi đã học được rằng biên giới là nơi thực tế kết thúc nhưng cũng là nơi trí tưởng tượng và câu chuyện bắt đầu. Điều mà tôi muốn thử thách các bạn ngày hôm nay là thay vì chỉ nhìn vào những chướng ngại và sự hạn chế như thứ gì đó rất tiêu cực và tồi tệ, ta có thể bắt đầu nghĩ đến nó như những phúc lành, những món quà tuyệt vời thắp lên sự sáng tạo và giúp ta tiến xa hơn ra khỏi những gì ta nghĩ mình có thể. Đây không phải là phá bỏ những biên giới mà là ra khơi cùng với chúng và nhìn ngắm những miền đất kì diệu mà chúng có thể mang ta tới. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy gặp Tony. Anh ta là sinh viên của tôi. Anh ta tầm tuổi tôi, và anh ta đang ở trong nhà tù San Quentin State. Khi Tony 16 tuổi một ngày nọ, trong một khoảnh khắc, "Đó là súng của mẹ. Hãy bắn nó, đe dọa gã ta. Hắn là một tên du côn. Hắn lấy tiền của ta, chúng ta phải lấy tiền của hắn. Điều đó sẽ dạy hắn một bài học. Rồi vào phút cuối cùng, tôi nghĩ, 'Không thể làm thế. Điều này là sai lầm.' Bạn tôi nói 'Thôi nào, hãy làm đi.' Tôi nói 'Ừ thì làm.' Và ba từ này, Tony sẽ nhớ, bởi vì điều tiếp theo anh ta biết, là anh ta nghe thấy tiếng nổ. Có một tên côn đồ đang nằm trên mặt đất, lênh láng máu. Và đó là tội mưu sát -- từ 25 năm đến tử hình, có thể được thả vào năm 50 tuổi nếu may mắn và Tony không cảm thấy may mắn nhiều như thế. Nên khi chúng tôi gặp nhau tại lớp học triết học trong tù, và Tôi nói "Trong lớp học này, chúng ta sẽ thảo luận về nguồn gốc của đạo đức," Tony ngắt lời tôi. "Ông sắp dạy tôi về đúng và sai? Tôi biết cái gì là sai. Tôi đã từng sai. Tôi được nhắc nhở điều này hằng ngày, bởi mọi khuôn mặt tôi thấy, mọi bức tường trước mặt, rằng tôi đã sai. Nếu như tôi có thể thoát khỏi đây, sẽ luôn có một điều gắn với tên tôi. Tôi là tù nhân, tôi bị đóng mác 'sai'. Vậy ông còn định dạy cho tôi những gì nữa về đúng và sai?" Tôi nói với Tony rằng, "Xin lỗi, nhưng nó tệ hơn cậu nghĩ. Cậu nghĩ cậu biết về đúng và sai? Vậy cậu có thể nói tôi biết thế nào là sai? Không, đừng chỉ đưa tôi một ví dụ. Tôi muốn biết bản chất của cái sai, ý tưởng về sự sai. Ý tưởng đó là gì? Cái gì làm cho một thứ trở nên sai? Làm sao chúng ta biết được là nó sai? Có thể bạn và tôi không cùng quan điểm. Có thể một trong 2 chúng ta sai về sự sai. Có thể là bạn, có thể là tôi -- nhưng chứng ta không phải ở đây để trao đổi ý kiến; mỗi người đều có một ý kiến riêng. Chúng ta ở đây vì kiến thức. Kẻ thù của chúng ta là sự lười tư duy. Đây là triết học." Và điều gì đó đã thay đổi với Tony. "Có thể tôi đã sai. Tôi mệt mỏi vì sai trái. Tôi muốn biết thế nào là sai. Tôi muốn biết điều tôi biết." Những gì Tonay thấy ở khoảnh khắc đó là sự phản chiếu của triết học, sự phản chiếu mà bắt đầu bằng sự nghi ngờ -- điều được Kant gọi là "sự ngưỡng mộ và sợ hãi với bầu trời đầy sao và những định luật đạo đức bên trong." Những điều gì mà sinh vật như chúng ta có thể biết được? Đó là sự phản chiếu luôn mang chúng ta trở về với điều kiện của sự tồn tại -- điều mà Heidegger gọi là "luôn luôn có mặt ở đó." Đó là sự phản chiếu của sự thắc mắc về những gì chúng ta tin tưởng và tại sao chúng ta lại tin tưởng -- như Socrates gọi là "cuộc đời bị kiểm tra." Socrates là người đủ thông thái để biết rằng ông ta không biết gì cả. Socrates mất trong tù, triết học của ông vẫn nguyên vẹn. Từ đó Tony bắt đầu làm bài tập về nhà của mình. Anh ta học những lí do và duyên cớ, những nguyên nhân và hệ quả, những điều hợp lí, những điều bất hợp lí Nói chung, Tony đã nhận thấy được cốt lõi của triết học. Cơ thể anh ta ở trong tù, nhưng trí óc anh được tự do. Tony học về sự lộn xộn mang tính bản thể, sự lo lắng mang tính nhân thức, sự mơ hồ mang tính đạo đức, sự lố bịch siêu hình. Đó là của Plato, Descartes, Nietzsche và Bill Clinton Và khi anh ta đưa tôi bản báo cáo của anh, trong đó anh ta chỉ ra rằng sự phân loại bắt buộc đôi khi quá cương quyết để giải quyết những xung đột ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày và anh ta yêu cầu tôi nói cho anh ta biết có thực sự chúng ta đáng bị lên án về đạo đức suy đồi, tôi trả lời "Tôi không biết. Chúng ta hãy nghĩ về nó." Bởi vì ở khoảnh khắc đó, không còn dấu hiệu cho cái tên của Tony, đó chỉ còn hai chúng tôi đứng đó. Đó không còn là giáo sư và tù nhân, đó chỉ là hai trí tuệ sẵn sàng để thực hành triết học. Và tôi nói với Tony "Hãy nghĩ nào." Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Đây là Johnny Depp, dĩ nhiên rồi. Còn đây là vai của Johnny Depp. Và đó là vết xăm vai nổi tiếng của Johnny Depp. Một số các bạn có thể đã biết rằng, năm 1990, Depp đã đính hôn với Winona Ryder, và anh ta đi xăm vai phải của mình "Mãi mãi Winona." Và rồi 3 năm sau đó -- công bằng mà nói, cũng có thể gọi là mãi mãi so với tiêu chuẩn Hollywood -- họ chia tay nhau, và Johnny đi sửa sang lại một chút. Và giờ trên vai của anh ta là, "Mãi mãi Wino." (Tiếng cười) Cũng như Johnny Depp, và 25 phần trăm người Mỹ giữa độ tuổi 16 và 50, tôi có một vết xăm. Lúc đầu tôi nghĩ đến việc vẽ xăm vào lúc trung tầm 20 tuổi, nhưng sau đó tôi cố tình đợi một thời gian rất dài Bởi vì chúng ta đều biết những người có vết xăm khi họ mới 17 tuổi hoặc 19 hoặc 23 và hối hận về điều đó khi họ 30 tuổi. Điều đó không xảy ra với tôi. Tôi đi xăm năm 29 tuổi, và tôi đã hối hận ngay lập tức. Và với "hối hận", ý tôi là tôi bước ra khỏi nơi làm vết xăm -- nó chỉ cách đây khoảng vài dặm về Phía Hạ Đông, và tôi có một cơn khủng hoảng tinh thần vô cùng lớn trong ánh sáng ban ngày rực rỡ trong góc đường Đông Broadway và đường Canal. (Tiếng cười) Một nơi rất tốt để khổ sở vì chẳng ai thèm quan tâm cả. (Tiếng cười) Và rồi tối hôm đó tôi về nhà, tôi chịu một cơn khủng hoảng tinh thần còn lớn hơn, mà tôi sẽ kể trong ít phút nữa. Và tất cả những điều này khiến tôi khá sửng sốt, vì trước đó, tôi luôn tự hào về bản thân vì đã sống hoàn toàn không có nuối tiếc gì cả. Tôi đã phạm khá nhiều lỗi lầm và có những quyết định ngu xuẩn, dĩ nhiên. Tôi hay như thế lắm. Nhưng lúc nào tôi cũng cảm thấy, bạn biết không, là tôi đã cố hết sức mình với thực lực của mình lúc đó, và những thông tin tôi có trong tay. Tôi đã nhận được một bài học từ đó. Nó gần như đã đưa tôi trở thành người như ngày hôm nay. Và được rồi, tôi sẽ không thay đổi nó đâu. Nói cách khác, tôi đã thấm nhuần văn hóa Kool-Aid của chúng ta về sự hối hận, tức là hối tiếc những điều đã xảy ra trong quá khứ đúng là lãng phí thời gian, và chúng ta luôn luôn nên hướng về phía trước chứ không phải nhìn lại sau lưng, và rằng một trong những thứ tốt và cao quý nhất chúng ta có thể làm là cố gắng sống một cuộc sống không nuối tiếc. Ý tưởng này được thể hiện một cách tinh tế trong câu nói: "Những thứ không có cách chữa thì không nên quan tâm; cái gì qua rồi thì hãy cho qua." Và ban đầu nó giống như kiểu một dạng triết lí rất đáng ngưỡng mộ -- mà chúng ta có lẽ đều đồng tình với triết lí đó... cho tới khi tôi cho các bạn biết ai đã nói điều đó. Đúng, đây là Cô nương MacBeth đơn giản là bảo chồng cô ta đừng có quá mềm yếu cảm thấy tội lỗi vì đã giết người. Và khi điều này xảy ra, Shakespeare đang tính toán điều gì đó, như ông ấy thường làm. Bởi vì không có khả năng trải nghiệm sự hối hận thực ra là một trong những đặc điểm đã được chẩn đoán của những người bị rối loạn nhân cách chống xã hội. Tiện thể, nó còn là một đặc điểm của một số dạng chấn thương não bộ. Vì thế mà những người bị chấn thương vòm tiền não thường không có khả năng cảm nhận sự hối hận thậm chí sau khi có những quyết định rõ ràng rất dở tệ. Thế nên thực tế là nếu bạn muốn sống một cuộc sống không nuối tiếc, luôn có một lựa chọn sẵn sàng cho bạn. Nó gọi là phẫu thuật não. Nhưng nếu bạn muốn hoạt động hoàn toàn bình thường, và hoàn toàn con người và có lòng nhân ái, tôi nghĩ bạn nên học cách sống, không phải là sống không nuối tiếc, mà sống với những nuối tiếc đó. Thế nên ta hãy bắt đầu bằng việc định nghĩa một số thuật ngữ. Nuối tiếc là gì? Nuối tiếc là cảm xúc chúng ta trải nghiệm khi chúng ta nghĩ rằng tình huống hiện tại của chúng ta có thể tốt hơn hoặc hạnh phúc hơn nếu chúng ta đã làm khác đi trong quá khứ. Thế nên nói cách khác, sự nuối tiếc yêu cầu hai thứ. Thứ nhất, nó yêu cầu một hoạt động trung gian -- trước hết chúng ta phải lập một quyết định. Và thứ hai, nó cần sự tưởng tượng. Chúng ta cần phải có khả năng tưởng tượng quay ngược lại quá khứ và đi theo một lựa chọn khác, và sau đó chúng ta cần có khả năng kéo dài trí tưởng tượng này đến thời hiện tại và tưởng tượng xem giờ mọi thứ sẽ như thế nào. Và thực tế là, chúng ta tưởng tượng càng nhiều một trong những thứ này, càng có nhiều hoạt động trung gian và sự tưởng tượng liên hệ với một sự nuối tiếc nào đó, thì sự nuối tiếc đó càng sâu sắc. Ví dụ như, bạn đang trên đường tới tiệc cưới của người bạn thân nhất của mình và bạn đang cố đi đến sân bay mà lại bị mắc kẹt vì tắc đường, cuối cùng bạn cũng đến cổng sân bay, và bạn nhỡ mất chuyến bay. Bạn sẽ tiếc hơn nhiều trong trường hợp đó nếu bạn nhỡ chuyến bay mất ba phút hơn là nếu bạn nhỡ 20 phút. Tại sao? Đó là bởi vì, nếu bạn nhỡ chuyến bay trong 3 phút, rất dễ dàng tưởng tượng ra rằng bạn có thế lập những quyết định khác mà có thể sẽ dẫn tới những kết quả tốt đẹp hơn. "Đáng ra tôi phải đi lên cầu chứ không phải qua cái đường hầm. Đáng ra tôi nên vượt đèn vàng." Đây là những điều kiện rất phổ thông để tạo ra sự nuối tiếc. Chúng ta thấy nuối tiếc khi ta nghĩ là ta có trách nhiệm với những quyết định tồi tệ, mà suýt nữa thành công. Bây giờ trong cái khung sườn đó, chúng ta rõ ràng có thể thấy tiếc nuối về rất nhiều thứ, Chương trình ngày hôm nay là về kinh tế hành vi học. Và hầu hết những gì ta biết về sự nuối tiếc đến với chúng ta từ chính lĩnh vực đó. Ta có một kho tài liệu to lớn về khách hàng và những quyết định tài chính và những nuối tiếc liên quan đến chúng -- hay đơn giản là sự nuối tiếc của người mua. Thế nhưng cuối cùng thì, các nhà nghiên cứu cũng phải nhìn lại và nói rằng, tốt thôi, thế nhưng nhìn chung, chúng ta nuối tiếc điều gì nhất trong cuộc sống? Đáp án như thế này đây. Và sáu sự nuối tiếc lớn nhất -- những thứ chúng ta nuối tiếc nhất trong cuộc sống: Thứ nhất là giáo dục. 33 phần trăm sự hối hận của chúng ta liên quan đến những quyết định về giáo dục. Ta mong ước ta có thể đã có hơn. Ta ước ta có thể đã sử dụng nền kiến thức của chúng ta tốt hơn. Ta ước ta có thể đã chọn một ngành học khác. Những thứ khác cũng xếp hạng rất cao trong bảng danh sách hối hận bao gồm sự nghiệp, tình cảm, phụ huynh, vô số các quyết định và lựa chọn khác về ý thức về bản thân chúng ta và cách chúng ta dành thời gian thư giãn -- hoặc thực ra cụ thể hơn, cách chúng ta không biết dành thời gian thư giãn. Những sự hối hận còn lại liên quan đến những thứ sau: tài chính, vấn đề gia đình không liên quan đến tình cảm hay phụ huynh, sức khỏe, bạn bè, tinh thần và cộng đồng. Nói cách khác, chúng ta biết hầu hết những gì chúng ta đã biết về sự nuối tiếc bằng tài chính học. Nhưng thực tế là, khi bạn nhìn tổng quát với những gì con người nuối tiếc trong cuộc sống, bạn biết không, những quyết định tài chính của chúng ta không xếp hạng gì hết. Chúng chỉ đóng góp khoảng 3 phần trăm tổng số hối hận của chúng ta. Và nếu bạn ngồi đó lo lắng về mũ lớn với mũ nhỏ, hoặc công ty A với công ty B, hoặc nên mua Subaru hay Prius, bạn biết không, bỏ qua đi. Kỳ quặc là, bạn sẽ không còn quan tâm đến nó nữa trong năm năm tới. Thế nhưng với những thứ mà ta thật sự quan tâm đến và thực sự thấy nuối tiếc sâu sắc, cảm giác đó sẽ như thế nào? Chúng ta đều biết câu trả lời ngắn gọn. Rất kinh khủng. Cảm giác hối hận thật tồi tệ. Thế nhưng thực ra hối hận kinh khủng tuân theo 4 cách cụ thể và kiên định. Yếu tố kiên định đầu tiên của sự hối hận đơn giản là sự phủ nhận. Khi tôi về nhà tối hôm đó sau khi đi làm vết xăm của mình, tôi thức trắng cả đêm. Và trong vòng vài giờ đồng hồ đầu tiên, chí có một suy nghĩ duy nhất trong đầu tôi. Và suy nghĩ đó là, "Làm nó biến mất đi!" Đây là một phản ứng cảm xúc đơn giản không thể tin được. Ý tôi là, nó ở ngay đó và nói "Tôi muốn mẹ tôi!" Chúng ta không cố gắng giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng không cố gắng hiểu xem vấn đề đó xảy đến thế nào. Chúng ta chỉ muốn nó biến mất. Đặc điểm thứ hai của sự hối hận là cảm giác bối rối. Một điều khác mà tôi nghĩ trong phòng ngủ của mình tối hôm đó là, "Sao mình có thể làm việc đó được nhỉ? Mình đã nghĩ gì vậy?" Đây là cảm giác ghét bỏ từ một phần trong ta đã đưa ra những quyết định khiến ta hối hận. Chúng ta không thể nhận biết phần người đó. Chúng ta không hiểu phần người đó. Và chúng ta chắc chắn không có chút gì cảm thông cho phần người đó -- điều này giải thích yếu tố kiên định thứ ba của sự nuối tiếc, chính là một khao khát mãnh liệt được trừng phạt bản thân. Đó là lí do tại sao, khi đối mặt với sự hối hận, chúng ta luôn luôn nói, "Giá mà tôi được đá đít chính mình." Yếu tố thứ tư ở đây là cái mà những nhà tâm lý học gọi là Sự hối hận dai dẳng. Dai dẳng có nghĩa là tập trung một cách ám ảnh và lặp đi lặp lại cùng một việc. Hậu quả của sự dai dẳng đơn giản là lấy 3 yếu tố đầu tiên của sự hối hận và đặt chúng vào một vòng tròn vô tận. Thế nên nó không phải là tôi ngồi đó trong phòng ngủ tối hôm đó, nghĩ rằng, "Làm nó biến mất đi." Mà là tôi ngồi đó và nghĩ, "Làm nó biến mất đi. Làm nó biến mất đi. Làm nó biến mất. Làm nó biến mất đi." Thế nên nếu bạn nhìn vào những tài liệu tâm lí, có bốn yếu tố có tính kiên định quyết định sự hối hận. Nhưng tôi muốn chỉ ra rằng còn có yếu tố thứ năm nữa. Và tôi nghĩ về nó như một dạng báo động về sự tồn tại. Tối hôm đó trong căn hộ của tôi, sau khi tôi đã đá đít mình hoặc các thứ khác xong, tôi nằm trên giường một lúc lâu, và tôi nghĩ về những mảnh da ghép. Và sau đó tôi nghĩ về cách, giống như bảo hiểm du lịch không bao gồm những hành động của Chúa, có thể bảo hiểm sức khỏe của tôi cũng không bao gồm những hành động ngu ngốc. Thực tế mà nói, không có bảo hiểm nào bao gồm những hành động ngu ngốc cả. Điều cốt yếu về những hành động ngu ngốc đó là chúng khiến bạn không thể có bảo hiểm, chúng khiến bạn phơi bày với thế giới và phơi bày với chính sự yếu đuối và sai lầm của mình khi đối mặt với, thành thực mà nói, một vũ trụ khá là thờ ơ. Đây rõ ràng là một trải nghiệm hết sức đau đớn. Và tôi nghĩ là nó đặc biệt đau đớn cho chúng ta ở phương Tây hiện giờ trong sự kiểm soát mà đôi khi tôi coi như một nền văn hóa Control-Z -- Control-Z như một lệnh máy tính, hủy bỏ. Chúng ta quá quen với việc không phải đối mặt với những thực tế khó khăn của cuộc sống, trên một phương diện nào đó. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng tiền hoặc bằng công nghệ -- chúng ta có thể hủy bỏ và thờ ơ và không theo đuổi. Và vấn đề là có một số thứ nhất định xảy ra trong cuộc sống mà chúng ta khát khao thay đổi nhưng ta không thể. Đôi khi thay vì Control-Z, chúng ta thực chất chẳng có quyền kiểm soát nào cả. Và cho những ai luôn kiểm soát sự ngông cuồng và là người cầu toàn, và tôi biết chỗ mà tôi đang nói đấy nhé -- điều này khó làm lắm, bởi vì chúng ta muốn tự làm mọi thứ và ta muốn làm nó thật đúng. Giờ có một trường hợp như sau về những người kiểm soát sự ngông cuồng và cầu toàn không nên có vết xăm, và tôi sẽ nói lại điều đó trong ít phút nữa. Nhưng trước hết tôi muốn nói rằng mức độ và sự cố chấp mà chúng ta trải qua những cảm giác của sự hối hận cùng, thay đổi rõ ràng tùy theo những thứ cụ thể mà bạn thấy nuối tiếc. Ví dụ, đây là một trong những máy tự động sản xuất hối hận yêu thích của tôi trong cuộc sống hiện đại. (Tiếng cười) Chữ: Trả lời tất cả. Và thứ tuyệt vời nhất về sự sáng tạo kĩ thuật hết sức xảo quyệt này đó là thậm chí chỉ với một thứ này thôi, chúng ta có thể trải qua một tràng cám giác hối tiếc kinh khủng. Bạn có thể nhấn "Trả lời tất cả" cho một cái email, và phá hỏng một mối quan hệ. Hoặc bạn có thể chỉ có một ngày xấu hổ không tưởng tượng được ở chỗ làm. Hoặc bạn có thể có ngày làm việc cuối cùng. Và nó thậm chí không đả động đến những hối hận sâu thẳm nhất của cuộc đời. Bởi vì tất nhiên, đôi khi chúng ta có những quyết định đưa đến những hậu quả kinh khủng và không thể sửa chữa được, cho sức khỏe, hạnh phúc và công việc của bản thân bạn hay của người khác và trong trường hợp xấu nhất, thậm chí là cả mạng sống của họ. Giờ rõ ràng là, những sự hối hận đó, vô cùng dai dẳng và đau đớn. Ý tôi là, thậm chí cả sự hối hận về "Trả lời tất cả" có thế khiến chúng ta đau đớn dữ dội trong nhiều ngày. Làm sao chúng ta sống nổi với điều này? Tôi muốn khuyên rằng có 3 thứ có thể giúp chúng ta sống hòa bình với sự hối hận. Và điều đầu tiên là biết chấp nhận sự phổ biến của nó. Nếu bạn tra Google chữ hối hận và vết xăm, bạn sẽ có 11.5 triệu kết quả. (Tiếng cười) FDA ước tính rằng trong số tất cả những người Mỹ có vết xăm, 17 phần trăm hối hận vì đã đi xăm. Đó là Johnny Depp, tôi và 7 triệu người bạn khác. Và đó chỉ là sự hối hận về vết xăm thôi nhé. Chúng ta đều có trong đó. Cách thứ hai chúng ta có thể chấp nhận sự hối hận là cười vào bản thân ta. Trong trường hợp của tôi, đây không thực sự là một vấn đề, vì thực ra cười vào bản thân mình rất dễ khi bạn 29 tuổi và bạn muốn mẹ bạn bởi vì bạn không thích vết xăm mới của mình. Nhưng nó dường như là một sự gợi ý tàn nhẫn hoặc xảo quyệt khi chúng ta nói đến những hối hận sâu sắc hơn. Nhưng tôi không nghĩ có trường hợp như vậy đâu. Trong tất cả chúng ta ai đã trải qua những sự nuối tiếc mà vô cùng đau khổ và hối hận sẽ hiểu rằng óc hài hước và thậm chí là sự hài hước xấu xa đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta tồn tại. Nó kết nối những trái cưc của cuộc sống lại với nhau, cực dương và cực âm, và nó gửi một chút dòng chảy của cuộc sống lại cho ta. Cách thứ ba mà tôi nghĩ có thể giúp ta chấp nhận sự hối hận là thời gian, mà, như ta biết, chữa lành mọi vết thương -- ngoại trừ những vết xăm, chúng là vĩnh viễn. Thế là đã vài năm rồi kể từ khi tôi có vết xăm. Và các bạn có muốn nhìn nó không? Được rồi. Thật ra, bạn biết gì không, tôi nên nói trước là bạn sẽ thất vọng đấy nhé. Bởi vì thực ra nó nhìn cũng không kinh khủng lắm đâu. Tôi không xăm hình mặt của Marilyn Manson trên những phần cơ thể không cẩn thận hay đại loại thế. Khi người ta nhìn thấy vết xăm của tôi, hầu hết bọn họ thích nó. Chỉ là tôi không thích nó trông như thế. Và như tôi nói lúc trước, tôi là một người cầu toàn. Nhưng dù sao tôi cũng sẽ cho các bạn xem. Đây là vết xăm của tôi. Tôi có thể đoán được các bạn đang nghĩ gì. Thế nên để tôi đảm bảo với các bạn một điều. Một số những sự hối hận của bạn không xấu xa như bạn nghĩ đâu. Tôi có vết xăm này bởi vì tôi dành hầu hết những năm tuổi đôi mươi của mình sống xa quê hương và du lich đây đó. Và khi tôi trở lại và ổn định ở New York sau đó, Tôi lo rằng tôi sẽ quên mất một số bài học quan trọng nhất mà tôi học hỏi được trong quãng thời gian đó. Đặc biệt hai thứ mà tôi học được về bản thân mình mà tôi không muốn quên đi đó là tiếp tục khám phá quan trọng như thế nào và, cùng lúc đó, để ý đến những giá trị thực của bản thân cũng quan trọng không kém. Và điểm mà tôi yêu thích nhất về chiếc la bàn này đó là nó bao gồm cả hai ý tưởng này trong cùng một hình ảnh. Và tôi nghĩ nó có thể dùng như một thiết bị ghi nhớ vĩnh viễn. Và tôi đã xăm nó. Thế nhưng hóa ra, nó chẳng gợi tôi nhớ tới những thứ như tôi nghĩ, nó thường xuyên gợi tôi nhớ tới một thứ khác. Thực ra nó gợi tôi nhớ tới một trong những bài học quan trọng nhất mà sự hối hận dạy ta, một trong những bài học quan trọng nhất mà cuộc đời dạy ta. Và trớ trêu thay, tôi nghĩ đó có thể là thứ quan trọng duy nhất tôi có thể đã xăm lên người mình -- như là một nhà văn, nhưng còn như một con người nữa. Đó là, nếu chúng ta có mục tiêu và ước mơ và chúng ta muốn làm thật tốt và nếu chúng ta yêu con người và không muốn làm họ tổn thương hay đánh mất họ, chúng ta nên cảm thấy đau khổ khi ta phạm phải sai lầm. Cái chính không phải là sống không nuối tiếc. Cái chính là không ghét bỏ bản thân vì có những nuối tiếc đó. Bài học mà tôi cuối cùng nhận được từ vết xăm của mình và rằng tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay đó là: Chúng ta cần phải biết học cách yêu những thứ bị lỗi và không hoàn hảo mà chúng ta tạo ra và cách tha thứ bản thân vì đã tạo ra chúng. Hối hận không nhắc nhở ta rằng ta đã làm việc tồi tệ. Nó nhắc nhở ta rằng ta biết ta có thể làm tốt hơn. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Vào năm 1994, tôi đến thăm một tù nhân ở Cam-pu-chia, và tôi đã gặp một cậu bé 12 tuổi. Cậu bé đã bị tra tấn và không được quyền có luật sư bảo vệ. Khi nhìn vào đôi mắt của cậu bé, tôi nhận ra rằng mặc cho hàng trăm lá thư tôi đã viết cho các tù nhân chính trị, lúc ấy tôi không bao giờ sẽ viết một lá thư cho cậu bé ấy vì cậu bé mới 12 tuổi, cái tuổi mà chưa thể làm được gì quan trọng cho người khác. Cậu bé không phải là một tù nhân chính trị. Cậu là một cậu bé 12 tuổi đã ăn cắp một chiếc xe đạp. Lúc ấy tôi cũng nhận ra rằng điều này không chỉ xảy ra ở Cam-pu-chia, mà còn ở 113 nước đang phát triển mà ở đó vẫn còn hiện tượng tra tấn, 93 nước trong số các nước này đều có luật được thông qua nói rằng các tù nhân đều có quyền có luật sư và có quyền không bị tra tấn. Và những gì tôi nhận ra đã mở ra một cánh cửa cơ hội tuyệt vời cho chúng ta tiến tới xây dựng một cộng đồng cùng nhau chấm dứt tra tấn trong việc điều tra. Chúng ta thường nghĩ về tra tấn như tra tấn chính trị hay khai thác chỉ nhằm mục đích xấu, nhưng trong thực tế 95 phần trăm các cuộc tra tấn ngày nay không dành cho các tù nhân chính trị. Nó dành cho những người sống trong những hệ thống pháp luật thối nát và không may thay bởi tra tấn là cách điều tra rẻ tiền nhất -- nó rẻ hơn là có một hệ thống pháp luật tử tế, rẻ hơn là thuê luật sư hay được người tư vấn -- hầu như lúc nào cũng vậy. Tôi tin rằng ngày nay chúng ta có thể có một cộng đồng thế giới tốt đẹp hơn, nếu chúng ta quyết định tiến tới cùng nhau xoá bỏ tra tấn trong việc điều tra, nhưng điều này đòi hỏi 3 thứ. Thứ nhất là đào tạo, trao quyền hành, và sự kết nối toàn cầu của những người bào chữa. Thứ hai là việc đảm bảo một cách hệ thống quyền cho người phạm tội được có người tư vấn ngay từ đầu. Và thứ ba là cam kết tham gia đến cùng. Và vậy là trong năm 2000, tôi bắt đầu tự hỏi điều gì xảy ra nếu chúng ta đi cùng hợp lực? Chúng ta có thể làm gì cho 93 đất nước này? Và tôi đã thành lập Những Cầu nối Quốc tế đến Công lý với một sứ mệnh đặc biệt là chấm dứt tra tấn như một công cụ điều tra và đảm bảo đầy đủ những quyền lợi trong quá trình xét xử ở 93 nước bằng việc thay thế các luật sư cũ ở các cơ quan cấp dưới của sở cảnh sát và ở trong các phòng xử án. Kinh nghiệm đầu tiên của tôi là ở Cam-pu-chia, và tôi vẫn còn nhớ lần đầu đến Cam-pu-chia năm 1994 và nơi đó vẫn có ít hơn 10 luật sư trong nước bởi Khơ-me đỏ đã giết tất cả bọn họ. Và kể cả 20 năm sau, vẫn chỉ có đúng 10 luật sư trong nước, bởi vậy hậu quả là bạn bước vào nhà tù và không chỉ gặp những cậu bé 12 tuổi, mà bạn sẽ gặp phụ nữ, và bạn nói, "Tại sao cô lại ở đây?" Người phụ nữ đáp lại, "Tôi đã ở đây được 10 năm bởi vì chồng tôi phạm tội ác, nhưng họ không thể tìm ra hắn." Bởi vậy đó là nơi mà không có luật lệ nào hết. Nhóm đầu tiên của những người bào chữa đã cùng nhau đứng lên và tôi vẫn còn nhớ, khi tôi đi huấn luyện, tôi nói, "Được rồi, thế các bạn muốn điều tra những gì? Đã có một sự im lặng dài trong lớp, cuối cùng một phụ nữ đứng lên, và cô ấy nói " Khrew", nghĩa là "giáo viên." Cô ấy nói, "Tôi đã biện hộ cho hơn 100 người, và tôi không bao giờ làm một cuộc điều tra nào, bởi vì tất cả bọn họ đều thú tội." Và chúng tôi đã nói chuyện, như một lớp học, thực tế là thứ nhất, những lời thú tội có thể không phản ánh sự thật, nhưng thứ hai, chúng tôi không muốn khuyến khích cảnh sát tiếp tục làm thế, đặc biệt là điều đó chống lại luật pháp. Và phải có rất nhiều cố gắng cho những người biện hộ để quyết định là họ muốn bắt đầu đứng lên và bảo vệ lẫn nhau để thực thi đúng những điều luật này. Và tôi vẫn nhớ trường hợp đầu tiên khi mà họ đến, đủ 25 con người, cô ấy đứng lên, và họ ở phía sau, ủng hộ cô ấy, và thẩm phán giữ nguyên phán quyết, "Không, không, không, không, ta sẽ làm theo chính xác cách mà chúng ta vẫn thường làm." Nhưng một ngày, một vụ hoàn hảo xảy ra, và đó là người đàn bà làm nghề bán rau, bà ấy ngồi ngoài một ngôi nhà. Bà ấy nói bà ấy thực sự nhìn thấy một người chạy ra ngoài mà bà ấy nghĩ là đã ăn trộm một số nữ trang, nhưng cảnh sát đến, họ bắt bà ấy, và không có gì trên người bà ấy. Lúc ấy bà ấy đang mang thai. Bà ấy có những vết đốt của điếu thuốc lá trên người. Kết cục bà ấy đã sảy thai. Và khi người ta mang trường hợp người này tới thẩm phán, lần đầu tiên ông ta đứng lên và nói, "Vâng, không có bằng chứng ngoại trừ lời thú tội từ tra tấn của nghi phạm. và nghi phạm sẽ được phóng thích." Và những người bào chữa bắt đầu gặp hết vụ này đến vụ khác, và bạn sẽ thấy, họ đã bước những bước đầu tiên để thay đổi lịch sử đất nước Cam-pu-chia. Nhưng Cam-pu-chia không phải là đất nước duy nhất thay đổi. Tôi đã từng nghĩ, chỉ là Cam-pu-chia thôi sao? Hay còn là những đất nước? Nhưng có quá nhiều nước. Tại Burundi, tôi đi vào nhà tù và đó không phải là một cậu bé 12 tuổi nữa, mà là một cậu bé 8 tuổi lấy trộm một chiếc điện thoại di động. Hoặc một người phụ nữ, tôi bế đứa con cô ấy, đó thực sự là một đứa trẻ dễ thương, và tôi đã nói: "Cháu bé nhà cô thật dễ thương" Nhưng đó không phải là một đứa bé, cô bé đã 3 tuổi rồi. Và cô ấy nói, "Vì con bé này mà tôi phải ở đây," bởi vì cô ấy đã bị buộc tội trộm cắp 2 chiếc tã lót và đồ dùng cho đứa bé gái và cô ấy vẫn ở trong tù. Và khi tôi đến gặp quản lý trại giam, tôi nói: "Ngài phải để họ đi. Thẩm phán sẽ tha cho họ ra ngoài." Và ông ta nói, " Được thôi, chúng ta có thể nói về chuyện này, nhưng nhìn tù nhân của tôi xem. 80 phần trăm của hai nghìn người ở đây không có luật sư. Liệu chúng tôi có thể làm gì đây?" Bởi vậy những luật sư bắt đầu can đảm cùng nhau đứng lên tổ chức một hệ thống nơi họ có thể tiếp nhận các vụ kiện, sự việc Nhưng ta nhận ra rằng cái làm nên sự khác biệt không phải là việc huấn luyện các luật sư, mà chính là sự hợp lực hành động của họ. Ví dụ, ở Cam-pu-chia, có một người phụ nữ không đi một mình mà có tận 24 luật sư cùng cô ấy đứng lên. Và tương tự, ở Trung Quốc, họ luôn kể với tôi, "Nó giống như một ngọn gió mát lành cho sa mạc khi chúng ta có thể cùng nhau đứng lên." Hoặc ở Zim-ba-bu-ê, tôi còn nhớ ông Innocent, sau khi rời nhà tù nơi mọi người đã đứng lên cùng nhau và nói "Tôi đã ở đây trong vòng 1 năm, 8 năm, 12 năm mà không có 1 luật sư nào," ông ấy đến và chúng tôi đã cùng nhau huấn luyện và ông ấy nói, "Tôi đã nghe nói rằng" -- bởi vì ông ấy nghe người ta lầm bầm và càu nhàu -- "Tôi đã nghe họ nói rằng chúng tôi không thể giúp tạo ra công lý bởi chúng tôi không có nguồn lực cần thiết." Và sau đó ông ta nói, "Nhưng tôi muốn anh biết rằng sự thiếu hụt nguồn lực không bao giờ là một lý do bào chữa cho sự không công bằng." Và với điều đó, ông ta đã thành công tổ chức 68 luật sư tiếp nhận hồ sơ vụ việc một cách hệ thống. Nhưng điều quan trọng ở đây mà chúng ta thấy là việc huấn luyện và sớm có luật sư bảo hộ. Gần đây tôi có đi Ai Cập, và thực sự được truyền cảm hứng khi gặp một nhóm luật sư, và những gì họ kể với tôi là, "Này, hãy nhìn đi, chúng tôi không có cảnh sát trên đường phố bây giờ. Và cảnh sát là một trong những lý do chính tại sao chúng tôi có một cuộc cách mạng. Họ đã từng tra tấn bất kì ai bất kì lúc nào." Và tôi nói, "Nhưng gần đây có những 10 triệu đô-la đổ vào việc phát triển của hệ thống pháp luật ở đây." Đã có chuyện gì vậy?" Tôi đã tiếp xúc với một trong những cơ quan phát triển, và họ đang đào tạo những người khởi tố và các thẩm phán, mà đây thường là định kiến chống lại những người bào chữa. Và họ đã chỉ cho tôi một cuốn sách hướng dẫn và đúng là một cuốn sách rất tốt. Tôi nói, "Tôi sẽ sao chép nó" Nó chứa mọi điều trong đó. Luật sư có thể đến sở cảnh sát. Nó thực sự rất hoàn hảo. Bên khởi tố có được đào tạo rất hoàn hảo. Nhưng tôi nói với họ, "Tôi chỉ có một câu hỏi, đó là, lúc mọi người đến được trụ sở uỷ viên công tố, đã có chuyện gì xảy ra với họ?" Và sau một thoáng ngừng, họ nói, "Họ đã bị tra tấn." Bởi vậy, những mẩu nhỏ, không chỉ là chứng cứ cho các luật sư, mà là giúp tìm ra một cách thực thi một cách hệ thống quyền được có luật sư tư vấn, bởi vì trong hệ thống thì chúng là cái để bảo vệ cho những người đang bị tra tấn. Và lúc tôi nói với các bạn, tôi cũng ý thức được rằng nó nghe như thể, "Ồ, được thôi, nghe như chúng ta có thể làm được đấy, nhưng thực sự chúng ta có thể làm được không?" Bởi vì nó nghe rất to tát. Và có rất nhiều lí do tại sao tôi tin chuyện này là có thể. Lý do đầu tiên là những người trên mặt đất mà cố gắng tìm ra cách để tạo ra phép màu bởi sự cống hiến của họ. Không phải chỉ là ông Innocent ở Zim-ba-bu-ê, người mà tôi đã kể cho các bạn, mà còn là những người bào chữa trên khắp thế giới đang trông đợi ở những mảnh ghép này. Chúng ta có một chương trình gọi là Người Tạo ra Công lý, và chúng ta thừa nhận có những con người rất dũng cảm và muốn hành động, nhưng chúng ta có thể ủng hộ họ như thế nào? Do đó, một cuộc thi online đã ra đời. Chỉ với 5 nghìn đô-la, nếu bạn có thể nghĩ ra một ý tưởng mới mẻ để đổi mới cho việc thi hành công lý. Và đã có 30 Người Tạo ra Công lý đến từ khắp nơi trên thế giới, từ Sri Lanka đến Swaziland và DRC, những người mà với chỉ 5 nghìn đô đã làm nên những điều kì diệu, thông qua chương trình SMS, thông qua chương trình luật pháp song song, qua bất kì thứ gì họ có thể làm được. Và không chỉ những Người Tạo ra Công lý, mà cả những người mà chúng ta thấy rất can đảm đang tìm hiểu những ai trong mạng lưới của họ và họ có thể đẩy nó tiến tới như thế nào. Vì thế ở Trung Quốc, ví dụ, những điều luật tốt được ban hành quy định rằng cảnh sát không thể tra tấn người và họ sẽ bị trừng phạt nếu làm thế. Tôi đã ngồi bên cạnh một trong luật sư rất can đảm của chúng tôi, và tôi nói, "Làm thế nào để chúng ta có thể biến điều luật này thành hiện thực? Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng nó được thi hành?" Điều luật này đúng là rất tuyệt. " Và anh ấy đã nói với tôi, "Ồ, bạn có tiền không?" Tôi trả lời, "Không." Và anh ấy nói, "Không sao, chúng ta vẫn có thể tìm ra cách nào đó." Và vào ngày 4 tháng 12, anh ấy đã huy động được 3000 thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản, từ 14 trường luật hàng đầu, những người có thể tự tổ chức, phát triển những tấm áp phích về điều luật mới, đến từng đồn cảnh sát và bắt đầu cái mà anh ấy gọi là một cuộc cách mạng luật pháp không bạo lực để bảo vệ quyền công dân. Vậy là tôi đã nói về thực tế rằng chúng ta cần phải đào tạo và ủng hộ những luật sư bào chữa. Chúng ta cần có một hệ thống đảm bảo quyền được sớm có luật sư tư vấn. Nhưng thứ ba và quan trong nhất là chúng ta cần tạo ra lời cam kết cho nỗ lực này. Và người ta thường nói với tôi, "Bạn biết đấy, điều này thật tuyệt, nhưng nó cũng lý tưởng quá. Sẽ không bao giờ xảy ra đâu." Và lý do tôi nghĩ rằng những từ này khá thú vị, là vì chúng là những loại từ giống nhau được dùng cho những người quyết định họ sẽ chấm dứt nạn nô lệ, hay chấm dứt phân biệt chủng tộc. Bắt đầu với một nhóm người nhỏ quyết định muốn đóng góp. Có một bài thơ chúng tôi rất thích mà những người bào chữa chia sẻ với nhau, đó là: "Hãy can đảm lên những người bạn, đường còn dài, lối mòn không bao giờ quang, và cũng rất cam go mạo hiểm, nhưng sâu thẳm trong lòng, bạn không hề cô đơn." Và tôi tin rằng nếu chúng ta có thể cùng nhau đứng lên như một cộng đồng thế giới ủng hộ không chỉ những người bào chữa, mà tất cả những ai trong hệ thống những ai đang chờ đợi nó, chúng ta có chấm dứt tra tấn dùng như một công cụ điều tra tội phạm. I kết thúc luôn, bởi tôi chắc câu hỏi sẽ là -- và tôi sẽ rất vui được trả lời bạn bất kì lúc nào -- "Nhưng chúng ta thực sự có thể làm gì?" Ô, tôi nên nói điều này. Trước tiên, bạn biết bạn có thể làm gì. Nhưng thứ hai là, tôi nên kết thúc với một câu chuyện của Vishna, người truyền cảm cho tôi để bắt đầu tổ chức Những Cầu nối Quốc tế đến Công lý. Vishna lúc ấy là một cậu bé 4 tuổi sinh ra trong tù ở Cam-pu-chia ở tỉnh Kandal. Nhưng bởi vì anh ấy sinh ra trong tù, mọi người yêu quý anh ấy, kể cả những người lính canh, bởi thế anh ấy là người duy nhất được cho phép chui ra vô các chấn song sắt nhà tù. Cho nên, bạn biết đấy, có những chấn song sắt. Và theo thời gian Vishna lớn lên, điều đó nghĩa là điều gì lớn hơn? Đầu cậu ta lớn hơn. Và cậu ta vượt qua chấn song đầu tiên cái thứ hai và sau đó là cái thứ ba, và sau đó thực sự chậm rãi di chuyển đầu cậu ta để có thể dễ dàng qua lọt, và trở lại, cái thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Và cậu ta chộp lấy ngón út của tôi, bởi vì những gì cậu ta muốn làm hàng ngày là cậu ta được đi thăm. Tôi biết, cậu ta không bao giờ thăm được tất cả mọi người mỗi ngày, nhưng cậu ta muốn được thăm tất cả 156 tù nhân. Và tôi bế cậu ta lên, và cậu ta luồn ngón tay vào. Hay nếu nó là những gian tù tối, nó giống như những hộp sắt bị đập dẹp lại, và cậu ta sẽ luồn những ngón tay vào. Và phần lớn tù nhân nói rằng cậu ấy là sự niềm vui và tia nắng ấm áp của họ, và họ mong đợi cậu ấy. Và tôi đã nói, Vishna đấy. Cậu bé 4 tuổi. Cậu ấy sinh ra trong tù mà hầu như chẳng có gì, không có sự chăm sóc tốt, nhưng có bản tính phiêu lưu anh hùng, cái mà tôi tin rằng tất cả chúng ta sinh ra đều có. Cậu ấy nói, "Có lẽ tôi không thể làm mọi thứ. Nhưng tôi là một con người. Tôi có thể làm gì đó. Và tôi sẽ làm điều mà tôi có thể làm." Thế nên tôi cảm ơn các bạn vì đã có trí tưởng tượng đầy tiên tri để tưởng tượng một thế giới mới mà trong đó có tất cả chúng ta bên nhau, và mời các bạn cùng bước vào chuyến hành trình với chúng tôi. Cảm ơn. Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi xin trình bày về chủ đề nhận thức. Với chủ đề này, tôi có một câu đố. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Quá trình nhận thức bắt đầu từ khi nào? Để trả lời câu hỏi này, có thể các bạn đang nghĩ về ngày đầu tiên ở trường tiểu học, hoặc nhà trẻ, lần đầu tiên mà trẻ con ở trong phòng học cùng giáo viên. Hoặc cũng có thể chúng ta liên tưởng đến lúc còn nhỏ khi trẻ con học đi, học nói và học cách dùng nĩa. Hoặc có thể chúng ta sẽ nghĩ ngay đến giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, thời kỳ quan trọng nhất của quá trình nhận thức là những năm tháng đầu đời. Vì thế câu trả lời cho câu hỏi của tôi sẽ là: Việc học bắt đầu từ khi trẻ sinh ra. Hôm nay tôi xin được trình bày cùng các bạn một chủ đề mà có thể sẽ làm cho các bạn ngạc nhiên và có vẻ sẽ làm các bạn hoài nghi. Nhưng vấn đề này đã được chứng minh qua các bằng chứng mới nhất từ ngành tâm lý học và cả ngành sinh học. Đó chính là: Một vài quá trình nhận thức quan trọng nhất của mỗi người đã diễn ra trước khi chúng ta được sinh ra, tức là, chúng diễn ra khi chúng ta còn trong bụng mẹ. Hiện nay tôi là một phóng viên mảng khoa học. Tôi viết báo và các chuyên đề tạp chí. Và tôi cũng là một người mẹ, Và hai vai trò này cùng được thể hiện trong cuốn sách tôi đã viết có tên gọi "Nguồn Gốc". "Nguồn gốc" là phần khởi đầu quan trọng của một lĩnh vực mới và thú vị được gọi là nguồn gốc bào thai. Nguồn gốc bào thai là một nguyên lý khoa học chỉ vừa mới xuất hiện trong hai thập kỷ vừa qua, và nó được dựa trên một lý thuyết cho rằng sức khỏe và thể trạng trong suốt cuộc đời của chúng ta bị ảnh hưởng chủ yếu bởi khoảng thời gian chín tháng chúng ta nằm trong bụng mẹ. Lý thuyết này không chỉ hấp dẫn tôi về mặt khoa học thuần túy, mà tôi còn bị thu hút với tư cách của một người sắp làm mẹ trong lúc đang nghiên cứu về đề tài này. Và một trong những điều thú vị nhất mà tôi gặt hái được từ công việc này, đó là tất cả chúng ta đều đang tìm hiểu và khám phá về thế giới trước cả khi chúng ta chào đời. Khi lần đầu bồng ẵm những đứa bé trên tay, chúng ta nghĩ rằng chúng là những tinh thể trong suốt, vô tri vô giác về mặt chức năng, nhưng thực tế, chính chúng ta đã góp phần định hình nên các bé từ chính thế giới mình đang sống. Hôm nay tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những điều kỳ diệu mà các nhà khoa học đang khám phá về quá trình nhận thức của bào thai khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ. Trước tiên hết chúng nhận biết được giọng nói của người mẹ. Vì các âm thanh từ thế giới bên ngoài phải đi qua lớp màn bụng dưới và qua bọc nước ối, những âm thanh bào thai nhận biết được, bắt đầu từ tháng thứ tư, là không âm hoặc âm bị rò. Một nhà nghiên cứu cho rằng những âm thanh đó nghe giống như tiếng của thầy của Charlie Brown trong bộ phim hoạt hình xưa "Những hạt đậu phụng"(Peanuts). Nhưng tiếng nói của người mẹ vang lại trong cơ thể của mình, và truyền đến bào thai dễ dàng hơn. Và bởi vì bào thai luôn nằm bên trong người mẹ, nên nó có thể cảm nhận được âm thanh của người mẹ nhiều hơn. Một khi em bé chào đời, nó sẽ nhận ra được giọng nói của mẹ và trẻ nhỏ luôn muốn nghe giọng của mẹ mình hơn giọng của những người khác. Từ đâu chúng ta biết được điều này? Trẻ sơ sinh hầu như chưa thể làm được điều gì, ngoại trừ một việc chúng rất giỏi: đó là bú. Các nhà nghiên cứu đã dựa vào thực tế này để lắp đặt hai núm vú cao su. Khi em bé bú một núm vú cao su, thì nó sẽ nghe được giọng của mẹ mình trong tai nghe. Và nếu nó bú vào núm vú còn lại thì nó sẽ nghe giọng của một người phụ nữ khác. Đứa bé sẽ thể hiện ngay rằng nó thích giọng của mẹ mình bằng cách chọn cái núm vú đầu tiên. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trẻ sẽ giảm tốc độ bú khi bị hấp dẫn bởi một điều gì đó, và bú bình thường trở lại khi chúng bắt đầu chán. Đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra: Khi những người mẹ cứ đọc đi đọc lại một đoạn của tác phẩm "Con Mèo trong cái nón" của Giáo sư Seuss trong lúc họ đang mang thai, thì những đứa bé khi chào đời cũng sẽ nhận biết được đoạn văn đó. Một kiểu thí nghiệm mà tôi rất thích đó là khi những phụ nữ đang mang thai xem một bộ phim truyền hình dài tập nào đó trong suốt quá trình mang thai thì đứa bé của họ khi sinh ra có thể nhận biết được nhạc nền của bộ phim đó. Các bào thai còn nhận biết được cả ngôn ngữ được dùng trong môi trường chúng được sinh ra. Một nghiên cứu năm ngoái cho thấy rằng từ khi sinh ra, từ thời điểm được sinh ra, trẻ khóc theo ngữ giọng đặc trưng tiếng mẹ đẻ của chúng. Trẻ em Pháp khóc theo nốt cao trong khi trẻ em Đức kết thúc bằng nốt trầm, bắt chước theo tông điệu của những ngôn ngữ này. Vậy tại sao quá trình nhận thức trong giai đoạn bào thai này lại hữu dụng? Đó có thể là cách giúp giúp bé tồn tại. Ngay từ thời điểm được sinh ra, trẻ em đáp lại giọng nói của người chăm sóc chúng nhiều nhất - đó là người mẹ. Thậm chí cả khi khóc, tiếng khóc cũng giống như tiếng nói của mẹ, và chính điều này càng thắt chặt tình mẫu tử hơn, Cũng có thể chính điều này là một lực đẩy giúp bé học, hiểu và nói tiếng mẹ đẻ. Nhưng âm thanh không phải là điều duy nhất mà bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ. Còn cả khứu giác và vị giác. Trong bảy tháng đầu tiên, các chồi vị giác của bào thai được phát triển hoàn toàn, đồng thời, các thụ quan khứu giác giúp trẻ tiếp nhận và phân biệt mùi vị bắt đầu hoạt động. Mùi vị thức ăn mà người mẹ hấp thụ truyền qua lớp nước ối, được hấp thụ một lần nữa bởi bào thai. Trẻ nhỏ thường nhớ và có xu hướng thích những mùi vị này một khi được sinh ra đời. Trong một cuộc thăm dò, một nhóm phụ nữ có thai được yêu cầu uống nhiều nước ép cà rốt trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai, trong khi một nhóm khác chỉ uống nước lọc. Sáu tháng sau, người ta để cho các bé uống hỗn hợp nước ép cà rốt và ngũ cốc, đồng thời ghi nhận lại những nét mặt và biểu cảm của các bé khi chúng uống. Những đứa bé có mẹ đã uống nước ép cà rốt trước đó thì uống thứ hỗn hợp này nhiều hơn. Và vẻ mặt của các bé cho thấy dường như chúng muốn uống thêm nhiều hơn nữa. Một thí nghiệm khác của Pháp diễn ra ở Dijon đã chỉ ra rằng những người mẹ hấp thụ thức ăn có vị cam thảo và hoa hồi trong quá trình mang thai thì đứa bé sẽ thể hiện sự ưa thích của mình đối với vị hoa hồi trong ngày đầu tiên của đời mình, và được chứng thực lại một lần nữa trong ngày thứ tư sau khi chào đời. Những đứa bé mà mẹ chúng không ăn hoa hồi trong quá trong quá trình mang thai thì cho rằng hoa hồi "ghê quá". Điều này nghĩa là người mẹ đã dạy cho bào thai nhận biết những món ăn nào ngon và an toàn cho chúng. Bào thai cũng được dạy về nền văn hóa đặc trưng mà trẻ sắp trở thành một thành viên trong đó thông qua một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa, đó là thức ăn. Trẻ được giới thiệu những đặc trưng về mùi vị của nền văn hóa ẩm thực địa phương trước cả khi chúng được sinh ra. Mà thật ra những bào thai này còn được dạy những bài học lớn hơn. Nhưng trước khi bàn về vấn đề đó, Tôi muốn nhắc đến một chuyện mà chắc các bạn đang thắc mắc. Ý niệm về quá trình nhận thức của bào thai có thể khuyến khích các bạn càng nỗ lực hơn trong việc nuôi dưỡng bào thai - bằng cách mở nhạc Mozart cho các bé nghe thông qua những headphones được đặt trên bụng. Nhưng thực ra, quá trình mang thai chín tháng, quá trình hình thành và phát triển diễn ra trong bụng lại có sức ảnh hưởng lớn hơn thế. Hầu hết những điều mà phụ nữ mang thai gặp phải hàng ngày -- bầu không khí, đồ ăn thức uống, các loại dược phẩm, thậm chí cả cảm xúc của người mẹ -- đều ảnh hưởng đến bào thai. Chúng là một chuỗi ảnh hưởng mang đặc tính cá nhân như bản thân của người phụ nữ. Bào thai tiếp nhận những đặc tính này vào trong cơ thể, và biến chúng thành một phần của chính cơ thể mình. Không chỉ thế, bào thai còn tiếp nhận những đặc trưng của người mẹ như một nguồn thông tin mà tôi gọi là những tấm danh thiếp di truyền từ thế giới bên ngoài. Vậy nên những gì bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ không phải là bản nhạc "Magic Flute" của Mozart mà là những câu trả lời đóng vai trò thiết yếu cho sự tồn tại của chính đứa bé. Liệu đứa bé sẽ được sinh ra trong một gia cảnh sung túc hay thiếu thốn? Được chở che, chăm sóc hay phải đối mặt với những hiểm nguy và đe dọa? Liệu trẻ có được sống một cuộc sống dài lâu và tươi đẹp hay ngắn ngủi và vội vã? Đặc biệt, mức độ ăn kiêng và căng thẳng của người phụ nữ mang thai cũng đưa ra những gợi ý quan trọng về điều kiện tồn tại của bé, như một ngón tay lớn lên trong gió. Sự điều chỉnh có định hướng của bộ não thai nhi và các bộ phận khác trong cơ thể là một trong những đặc tính riêng biệt chỉ con người mới sở hữu. Khả năng thích ứng linh hoạt, khả năng ứng phó trước sự đa dạng của môi trường sống, từ nông thôn đến thành phố, từ lãnh nguyên lạnh giá đến sa mạc cằn cỗi. Để kết thúc phần này, tôi muốn kể cho các bạn nghe hai câu chuyện về cách thức mà những người mẹ đã dạy cho đứa bé biết về thế giới xung quanh trước khi chúng chào đời. Vào mùa thu năm 1944 những ngày đen tối nhất của Chiến Tranh Thế Giới thứ II, Quân đội Đức phong tỏa phía Tây của Hà Lan, và cùng lúc, vứt bỏ hết các chuyến hàng chở lương thực, thực phẩm. Cuộc vây hãm của Đảng Quốc Xã này đã diễn ra ngay trong mùa đông buốt giá - một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong vài thập kỷ qua. Trời lạnh đến nỗi các con kênh đều bị đóng băng. Thực phẩm nhanh chóng trở nên khan hiếm, nhiều người Hà Lan chỉ được tiêu thụ 500 calo cho một ngày - chỉ bằng một phần tư so với khẩu phần ăn trước chiến tranh. Khi việc thiếu lương thực kéo dài hàng tháng liền, một vài người đã phải ăn củ của hoa tulip. Đầu tháng năm, nguồn lương thực dự trữ vốn dĩ đã hạn chế của quốc gia bị cạn kiệt hoàn toàn. Bóng ma chết chóc của nạn đói bao trùm khắp nơi. Và đến ngày 5 tháng 5 năm 1945, cuộc vây hãm kết thúc đột ngột khi Hà Lan được giải phóng với sự trợ giúp của Các Nước Liên Bang. Người ta cho rằng "Mùa Đông Đói kém" này đã giết chết khoảng 10,000 người và làm cho hàng ngàn người khác lâm vào bệnh tật. Và một phần dân số khác cũng bị ảnh hưởng -- 40,000 bào thai trong bụng mẹ vào thời điểm cuộc vây hãm đang diễn ra. Sự suy dinh dưỡng trong quá trình mang thai đã để lại một vài hậu quả rõ ràng ngay sau đó. Tỷ lệ trẻ bị chết non, dị dạng, suy dinh dưỡng và chết yểu cao hơn. Nhưng những hậu quả khác thì chưa hiển hiện ra ngoài trong nhiều năm sau đó. Hàng thập niên sau "Mùa Đông Đói", các nhà nghiên cứu đã ghi nhận lại những trường hợp một số người ra đời trong thời kỳ đó có khuynh hướng mắc phải bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh liên quan đến tim mạch khi về già hơn những người có điều kiện phát triển bình thường trong bụng mẹ. Những cá thể đã trải qua tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ còn là bào thai có vẻ như đã thay đổi cơ thể họ theo vô số hướng khác nhau. Họ phải chịu chứng cao huyết áp, thiếu cholesterol, hạ đường huyết, và chứng tiền tiểu đường. Tại sao việc thiếu dinh dưỡng trong bụng mẹ lại gây ra những chứng bệnh như vậy? Người ta lý giải rằng đó là vì các bào thai đã cố tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Khi thực phẩm trở nên khan hiếm, các bào thai đã chuyển nguồn dinh dưỡng đến bộ phận thiết yếu nhất trong cơ thể, đó là não, và dành ít dưỡng chất hơn cho những bộ phận khác, như tim và gan. Điều này sẽ giúp bào thai duy trì sự sống trong thời gian ngắn, nhưng hệ quả tất yếu sẽ đến sau này - những bộ phận bị thiếu dinh dưỡng trước đó dễ tổn thương và dễ mắc bệnh. Nhưng có thể đó chưa phải là tất cả những gì đang diễn ra. Dường như những bào thai được chỉ dẫn từ trong bụng mẹ để điều chỉnh chức năng sinh lý một cách phù hợp. Chúng tự trang bị cho mình để thích nghi với thế giới mà chúng sắp phải đối mặt ngay bên ngoài bụng mẹ. Bào thai điều chỉnh quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý học để phù hợp với môi trường đang chờ đợi nó. Và cơ sở thông tin cho các bào thai đó là dựa vào những gì mẹ chúng ăn. Bữa ăn mà một phụ nữ mang thai hấp thụ được xem như một câu chuyện, một chuyện cổ tích về sự sung túc đủ đầy hoặc một chuỗi của những thiếu thốn, nghèo khổ. Câu chuyện này truyền đạt thông tin đến bào thai và giúp bào thai cấu trúc cơ thế và hệ cơ quan của nó -- để phù hợp với những điều kiện sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của nó trong tương lai. Đối mặt với nguồn lực cực kỳ khan hiếm, một đứa trẻ có thể trạng nhỏ bé với nhu cầu năng lượng khiêm tốn thực ra sẽ có nhiều cơ hội hơn để sống đến tuổi trưởng thành. Vấn đề chỉ thật sự xuất hiện khi những người phụ nữ mang thai, theo một cách nào đó, lại là những người kể chuyện không chính xác, khi các bào thai nhận được thông tin về một thế giới khan hiếm bên ngoài bụng mẹ nhưng cuối cùng, chúng lại được sinh ra trong một gia cảnh đầy đủ, sung túc. Đây là những gì xảy ra với những đứa trẻ của Hà Lan vào "Mùa Đông Đói". Và tỷ lệ cao hơn của bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch là kết quả của việc đó. Những cơ thể mà trước đây phải chắt chiu từng calorie thì nay lại được cung cấp một nguồn calories dồi dào từ chế độ dinh dưỡng thời hậu chiến tranh phía Tây. Thế giới mà chúng nhận thức trong bụng mẹ hóa ra lại không giống với thế giới mà chúng được sinh ra. Và đây là một câu chuyện khác. Vào lúc 8:46 sáng ngày 11 tháng 09 năm 2001, có khoảng hàng ngàn người trong khu Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York -- đã đổ xô ra khỏi tàu lửa, các cô phục vụ chuẩn bị bàn ghế cho một buổi sáng đông đúc, các nhà môi giới đang làm việc trên điện thoại tại phố Wall. 1.700 người trong số những người này là các phụ nữ đang mang thai. Khi chứng kiến cảnh máy bay đâm thẳng vào hai tòa tháp và chúng đổ sập xuống, rất nhiều phụ nữ mang thai đã bị ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng đó - nó cũng ảnh hưởng đến những người sống sót khác trong thảm họa này - sự hỗn loạn tràn ngập khắp nơi, những đám mây cuộn tròn bụi và xà bần, nỗi sợ hãi về cái chết làm tim đập liên hồi. Một năm sau sau thảm họa 9/11, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra một nhóm phụ nữ mang thai đã từng chứng kiến cuộc tấn công vào Tòa Nhà thương mại thế giới. Những đứa con của những người phụ nữ này bắt đầu có những dấu hiệu của chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý, gọi tắt là PTSD, vì những gì họ đã trải qua. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đặc điểm về mặt sinh học có khả năng dẫn đến chứng PTSD - một tác động được nhắc đến nhiều nhất đối với những đứa trẻ có mẹ đã trải qua những biến cố trong ba tháng cuối của thai kỳ. Hay nói cách khác, những người mẹ với chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý sẽ chuyển tiếp tình trạng dễ tổn thương của mình vào đứa con trong lúc chúng vẫn còn trong bụng. Và bây giờ hãy nghĩ về điều này: Chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý là một phản ứng sai lệch của cơ thể nhằm chống lại căng thẳng, khiến cho nạn nhân phải chịu đựng vô vàn đau đớn một cách không cần thiết. Nhưng có một cách nghĩ khác về PTSD. Cái hiện tượng mà chúng ta xem như một bệnh lý đôi khi lại là một sự thích nghi hữu dụng trong một vài trường hợp. Nhất là trong một môi trường nguy hiểm, những biểu hiện đặc trưng của PTSD -- sự chú ý thái quá đến môi trường xung quanh, khả năng phản ứng nhanh đối với nguy hiểm -- có thể cứu được bản thân người đó. Có người cho rằng sự di truyền triệu chứng PTSD từ trong bụng mẹ mang tính thích ứng chỉ là suy đoán mà thôi, nhưng tôi cảm thấy ý kiến này tương đối hợp lý. Nó có nghĩa là, thậm chí trong thời kỳ thai nghén, những người mẹ đã báo hiệu cho đứa bé rằng ngoài kia là một thế giới dữ dội, họ nói với chúng rằng, "Cẩn thận con nhé." Cho tôi được giải thích thêm. Nghiên cứu về bào thai không nhằm đổ lỗi cho người mẹ về những gì xảy ra trong quá trình mang thai, mà là tìm ra cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe và thể trạng của thế hệ tiếp theo. Nỗ lực quan trọng phải bao gồm việc tập trung vào quá trình nhận thức của bào thai trong chín tháng ở trong bụng mẹ. Nhận thức là một trong những hoạt động trọng yếu nhất của con người và nó bắt đầu ở một giai đoạn sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ. Xin cảm ơn. Vỗ tay Thứ mà tôi sẽ trình bày đến các bạn trước, một cách nhanh nhất có thể là một công trình cơ bản, một công nghệ mới mà chúng tôi đã mang đến Microsoft trong cuộc sát nhập cách đây một năm. Đây là Seadragon. Là một môi trường mà bạn có thể tương tác trong phạm vi xa hoặc gần với nhiều loại dữ liệu hình ảnh. Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều Gb ảnh điện tử ở đây và gần như đang liên tục thu hẹp lại, xoay trái phải, xếp đặt lại chúng bằng mọi cách mà ta muốn Và không quan trọng chuyện lượng thông tin ta cần đến lớn bao nhiêu, những bộ sưu tập này và những hình ảnh đó lớn bao nhiêu. Tất cả đều là những hình ảnh chụp từ máy ảnh số, nhưng cái này chẳng hạn, là bản quét từ Thư viện Quốc hội, và có khối lượng khoảng 300 mega điểm ảnh. Những cũng chẳng có gì khác biệt vì điều duy nhất làm giới hạn khả năng của một hệ thống như thế này chính là số điểm ảnh trên màn hình của bạn tại bất cứ thời điểm nào. Kiến trúc của nó cũng rất đa dạng. Đây là một quyển sách, ví dụ về dữ liệu không hình ảnh. Đây là quyển Ngôi nhà lạnh lẽo của Dickens. Mỗi cột là một chương. Để chứng minh với các bạn rằng đây chính là một văn bản và không phải là hình ảnh, chúng ta có thể làm như thế này, để thực sự thấy rằng đây là phần trình bày của một văn bản; nó không phải là một bức tranh. Có thể đây là một cách để đọc một quyển sách điện tử Tôi không khuyến khích cách này. Đây là một trường hợp thực tế hơn. Đây là một số báo của tờ The Guardian. Mỗi bức ảnh to bắt đầu một mục. Và nó thực sự mang lại cho bạn sự hứng khởi và vui vẻ khi đọc một tờ báo thực sự và là một phương tiện đa dạng xuyên suốt. Chúng tôi đã làm thay đổi một chút với góc của tờ báo The Guardian này. Chúng tôi đã tạo ra một mẩu quảng cáo với độ phân giải cao-- cao hơn hẳn cái thường có ở quảng cáo thông thường -- và chúng tôi đính thêm nhiều nội dung khác. Nếu bạn muốn xem các nét đặc trưng của chiếc xe này, bạn có thể xem ở đây. Cũng có thể xem các mẫu khác, thậm chí cả đặc tính kĩ thuật. Và điều này mang đến một vài ý tưởng về việc vượt qua giới hạn trên màn hình. Chúng tôi mong rằng điều này có nghĩa là sẽ không còn các quảng cáo dạng pop-up và các dạng tương tự -- chúng không cần thiết. Tất nhiên, bản đồ là một trong những ứng dụng thiết yếu cho công nghệ dạng này. Và tôi sẽ không dành thời gian nói nhiều về nói ngoài việc nói rằng chúng tôi cũng đóng góp vào lĩnh vực này. Nhưng đó là những con đường ở nước Mỹ được xếp chồng trên bản đồ của NASA. Nên hãy kéo lên, bây giờ, xem một thứ khác. Nó đã có ở trên trang web và bạn có thể tìm hiểu thêm. Đây là một dự án tên gọi Photosynth, kết hợp hai công nghệ khác nhau. Một trong số đó là Seadragon và công nghệ còn lại là một nghiên cứu tầm nhìn điện tử bởi Noah Snavely, sinh viên cao học của trường đại học Washington, đồng chỉ đạo bởi Steve Seitz ở UW và Rick Szeliski ở Trung tâm nghiên cứu Microsoft. Dự án này đã có trên mạng. Được cấp nguồn bởi Seadragon. Bạn có thể thấy khi chúng tôi tiến hành thử những góc nhìn này, khi chúng tôi lướt qua các hình ảnh và có sự trải nghiệm về sự phân giải nhiều lớp. Nhưng sự sắp đặp không gian của các hình ảnh ở đây rất có ý nghĩa. Các thuật toán máy tính đã xắp xếp những hình ảnh này cùng nhau. và chúng tương ứng với không gian thật, trong đó những bức hình này -- tất cả được chụp gần Grassi Lakes ở Canadian Rockies -- Giờ các bạn có thể thấy ở đây những yếu tố của slide-show được ổn định hoặc toàn bộ hình ảnh, và những thứ này được liên hệ không gian với nhau. Tôi không chắc mình có đủ thời gian để trình bày về các môi trường khác. Có một vài môi trường với nhiều không gian hơn rất nhiều. Tôi muốn đề cập thẳng đến một trong những bộ dữ liệu nguyên bản của Noah -- có nguồn gốc từ một mẫu nguyên thủy của Photosynth mà chúng tôi bắt đầu nghiên cứu lần đầu vào mùa hè -- để trình bày cho các bạn những gì tôi nghĩ là điểm nút đằng sau công nghệ này, công nghệ Photosynth. Và nó thực sự không rõ rệt nếu chỉ nhìn vào những môi trường được tạo dựng trên trang web. Chúng tôi đã phải lo lắng về luật sư và những điều khác. Đây là bản tái thiết nhà thờ Notre Dame đã được làm hoàn toàn bằng máy tính từ những hình ảnh lấy từ Flickr. Bạn chỉ cần đánh "Notre Dame" vào Flickr, và bạn có thể thấy hình ảnh những cậu sinh viên mặc áo phông, hoặc ảnh của trường và nhiều nữa. Và mỗi hình nón màu cam này báo hiệu một hình ảnh được coi là thuộc mẫu hình này. Và đây là tất cả những hình ảnh lấy từ Flickr, và chúng được liên kết không gian theo cách này. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu chúng một cách rất đơn giản. (Vỗ tay). Bạn biết đấy, tôi chưa từng nghĩ rằng cuối cùng mình lại làm việc ở Microsoft. Và thật phấn khởi khi được đón nhận như thế này. (Cười). Tôi nghĩ các bạn có thể thấy ở đây có rất nhiều các loại máy ảnh: nó có tất cả từ máy ảnh điện thoại đến máy SLR chuyên nghiệp, một số lớn trong chúng được cài vào trong môi trường này. Và nếu có thể, tôi sẽ tìm những loại kì cục nhất. Có rất nhiều loại được bít kín bởi các mặt, và nhiều hơn nữa. Vài nơi trong này thực ra đã có một series các bức ảnh -- chúng ta bắt đầu. Đây là một bức ảnh của Notre Dame được đăng kí đúng. Chúng ta có thể khám phá bức ảnh này để có cái nhìn của môi trường này. Ý chính ở đây là chúng ta có thể làm những điều tương tự với môi trường xã hội. Giờ nó đang lấy dữ liệu từ tất cả mọi người -- từ một bộ nhớ về hình ảnh trái đất và nối chúng lại với nhau. Tất cả những bức ảnh đó được nối lại với nhau và nó tạo nên những thứ còn tuyệt vời hơn tất cả các phần góp lại. Giờ ta có một mẫu mô phỏng toàn bộ Trái đất. Hãy coi nó như bản thêm của chương trình Trái đất Ảo của Stepehn Lawler. Và đây là thứ mà càng trở nên phức tạp khi người ta sử dụng, và lợi ích từ nó càng trở nên lớn hơn cho người dùng. Những bức ảnh của người dùng sẽ được đính với dữ liệu dang meta khi một người khác nhập vào. Nếu có ai đó có thể tag tất cả những vị thánh này và điền thông tin về họ, thì bức ảnh về nhà thờ Notre Dame của tôi sẽ cập nhật những thông tin này luôn, và tôi có thể dùng nó như điểm vào để lướt vào không gian đó, dữ liệu đó, sử dụng hình ảnh của những người khác, và thực hiện thao tác xuyên mô hình và xuyên mạng lưới người xử dụng. Và tất nhiên, sản phẩm đi kèm sau đó là những mô hình giàu tính hình ảnh về những khu vực thú vị của thế giới, được thu thập không chỉ từ những ảnh chụp từ trên máy bay hay vệ tinh mà còn từ bộ nhớ có tính năng thu thập dữ liệu. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Không biết tôi hiểu có đúng không? Rằng điều mà phần mềm của ngài đang cho phép, đó là tại một thời điểm nào đó, trong vòng vài năm tới, tất cả những bức ảnh được chia sẻ bởi bất cứ ai trên thế giới chúng sẽ được kết nối với nhau? BAA: Đúng vậy. Những gì phầm mềm này là để khám phá. Nó tạo nên những siêu kết nối giữa những hình ảnh. Và nó làm điều đó dựa trên nội dung bên trong bức ảnh. và điều đó làm bạn thực sự phấn khích khi nghĩ đến những thông tin phong phú mà những hình ảnh này có. Chẳng hạn khi bạn thực hiện lệnh tìm kiếm hình ảnh trên mạng, bạn gõ vào những cụm từ, và những từ khóa trên trang web chứa rất nhiều thông tin về bức ảnh đó. Giờ, nếu bức ảnh đó được kết nối với tất cả những bức ảnh của bạn thì sao? Thì khối lượng của liên kết ngữ nghĩa và khối lượng thông tin phong phú kèm với nó là rất lớn. Đây chính là hiệu ứng mạng lưới điển hình. CA: Blaise, điều này thực sự kì diệu. Xin chúc mừng. BAA: Cảm ơn rất nhiều. (Âm nhạc) Chào buổi trưa. Chắc là các bạn đều biết, chúng ta đang đối mặt với thời điểm kinh tế khó khăn. Tôi tìm đến các bạn với một đề xuất khiêm tốn để làm nhẹ gánh nặng tài chính. Ý tưởng này xuất hiện khi tôi trò chuyện cùng một người bạn của tôi là một nhà vật lý học ở trường MIT. Anh ấy đã rất vất vả để giải thích cho tôi về: một thực nghiệm tuyệt vời, trong đó dùng tia hồng ngoại (laser) để làm nguội dần vật chất. Thật ra anh ấy đã làm tôi nhức đầu ngay từ lúc bắt đầu, bởi vì ánh sáng không làm nguội. Nó làm mọi thứ nóng lên. Nó đang diễn ra ngay tại đây, vào lúc này. Lý do mà các bạn có thể nhìn thấy tôi đang đứng ngay đây bởi vì căn phòng này chứa hơn 100 nhân mười luỹ thừa mười tám quang tử (photon), và chúng đang chuyển động ngẫu nhiên trong không gian, gần bằng với vận tốc của ánh sáng. Tất cả chúng có màu sắc khác nhau, chúng đang gợn sóng với các tần số khác nhau, và chúng đang nảy lên từ mọi bề mặt, kể cả tôi, một số trong chúng đang bay thẳng vô mắt các bạn, đó là lý do não của các bạn cấu thành một hình ảnh tôi đang đứng đây. Tia hồng ngoại là chuyện khác. Nó cũng dùng các quang tử (photon), nhưng chúng đều được đồng bộ hoá, và nếu bạn tập trung chúng thành một chùm, bạn có được một thứ công cụ vô cùng hữu dụng. Sự kiểm soát của một tia hồng ngoại là cực kỳ chuẩn xác đến mức bạn có thể thực hiện phẫu thuật bên trong một con mắt, bạn có thể sử dụng nó để lưu trữ một lượng lớn các dữ liệu, và bạn có thể sử dụng nó trong cái thực nghiệm hay ho này cái thực nghiệm mà bạn tôi đã rất vất vả để giải thích. Đầu tiên, bạn nhốt các nguyên tử (atom) trong một cái chai đặc biệt. Nó sử dụng các trường điện từ để cô lập các nguyên tử từ tiếng ồn của môi trường. Bản thân các nguyên tử thì khá là bạo lực. nhưng nếu bạn bắn các tia hồng ngoại một cách thật chính xác để điều chỉnh cho đúng tần số, một nguyên tử sẽ nhanh chóng hấp thụ những quang tử và có xu hướng làm chúng chậm lại. Từng chút một, nó lạnh dần cho đến cuối cùng thì nó tiếp cận điểm không tuyệt đối. Bây giờ nhé, nếu bạn sử dụng đúng loại nguyên tử và bạn làm nó đủ lạnh chuyện thực sự kỳ lạ xảy ra. Nó không còn ở dạng chất rắn, chất lỏng hay khí nữa. Nó đi vào một trạng thái mới được gọi là trạng thái siêu lỏng (superfluid). Các nguyên tử đã mất đi đặc điểm nhận diện đặc biệt của chúng, các quy tắc của thế giới lượng tử giành quyền kiểm soát, và điều đó khiến cho các chất siêu lỏng mang những thuộc tính kỳ quặc. Ví dụ nhé, nếu bạn chiếu sáng thông qua một chất siêu lỏng, nó có thể làm các quang tử chuyển động chậm lại còn vận tốc 60 cây số / giờ. Một thuộc tính kỳ quặc khác nữa là nó lưu động mà hoàn toàn không có độ nhớt hay là ma sát, vậy nên, nếu bạn mở nắp chai ra, nó sẽ không ở yên bên trong chai nữa. Một màng phim mỏng sẽ bò lên thành chai từ bên trong, chảy tràn qua miệng chai và trào ra ngoài. Tất nhiên, ngay khoảnh khắc mà chất siêu lỏng này va chạm với môi trường bên ngoài, nhiệt độ của nó tăng lên, dù chỉ là một phần rất nhỏ của một độ, và ngay lập tức trở lại trạng thái vật chất bình thường. Các chất siêu lỏng là một trong những thứ mong manh nhất mà chúng tôi đã từng khám phá. Còn đây là niềm vui thú tuyệt vời của khoa học: sự thất bại của trực giác chúng tôi qua thực nghiệm. Nhưng thực nghiệm không là điểm kết thúc của câu chuyện, bởi vì bạn vẫn phải truyền lại kiến thức cho người khác. Tôi có bằng tiến sĩ ngành sinh học phân tử. Tôi vẫn hầu như không hiểu những điều mà phần lớn các nhà khoa học đang nói đến. Vì vậy, khi bạn tôi cố gắng giải thích về thực nghiệm kể trên, hình như anh ấy nói càng nhiều, thì tôi càng mù mờ. Bởi vì nếu bạn đang cố gắng để vẽ nên cho ai đó một bức tranh toàn cảnh về một ý tưởng phức tạp, để thực sự nắm bắt bản chất của vấn đề, bạn dùng càng ít từ, người ta càng dễ tiếp thu. Trong thực tế, hay nhất có thể là không nói gì cả. Tôi nhớ đã nghĩ rằng phải chi bạn tôi đã có thể đã giải thích về toàn bộ thử nghiệm đó chỉ với một điệu nhảy. Tất nhiên, dường như chẳng bao giờ có người vũ công nào xung quanh khi bạn cần họ. Thật ra, ý tưởng này không điên khùng như nó nghe có vẻ như thế. Bốn năm trước, tôi đã bắt đầu một cuộc thi gọi là "Hãy để bằng tiến sỹ của bạn nhảy múa" (Dance Your Ph.D) Thay vì giải thích nghiên cứu của mình bằng từ ngữ, các nhà khoa học phải giải thích nó với điệu nhảy. Đáng ngạc nhiên là, cách đó có vẻ hiệu nghiệm. Khiêu vũ thực sự có thể làm khoa học dễ hiểu hơn. Nhưng đừng tin lời tôi. Lên Internet và tìm kiếm từ khoá "Hãy để bằng tiến sỹ của bạn nhảy múa" ("Dance Your Ph.D.") Hiện có hàng trăm các nhà khoa học nhảy múa chờ đợi bạn. Điều đáng ngạc nhiên nhất mà tôi rút ra được trong khi điều hành cuộc thi này là một số nhà khoa học đang làm việc trực tiếp với vũ công trong nghiên cứu của họ. Ví dụ nhé, tại trường đại học Minnesota, có một kỹ sư ngành y sinh tên David Odde, ông làm việc với các vũ công để tìm hiểu cách các tế bào di chuyển. Các tế bào di chuyển bằng cách thay đổi hình dạng của chúng. Khi một tín hiệu hóa học giạt vào một phía, nó kích thích các tế bào mở rộng hình dạng của chúng về phía đó, vì các tế bào liên tục tiếp xúc vào và kéo dãn trong môi trường. Vì vậy, nó cho phép các tế bào rỉ ra dọc theo các hướng đúng. Nhưng điều mà có vẻ rất chậm rãi và thanh nhã khi nhìn bên ngoài lại thực sự rất hỗn loạn bên trong, bởi vì các tế bào kiểm soát hình dáng của chúng bằng một bộ khung của các sợi protein bền vững, và những sợi này liên tục rơi rụng. Nhưng ngay vào lúc chúng tiêu tan, lại có thêm nhiều protein gắn vào các điểm cuối và mọc dài ra, vậy nên, tế bào thay đổi liên tục chỉ để duy trì hiện trạng y như lúc ban đầu. David xây dựng các mô hình toán học về điều đó, sau đó ông kiểm tra chúng trong phòng thí nghiệm, nhưng trước khi làm việc đó, ông làm việc với các vũ công để tính toán xem những loại mô hình nào cần được xây dựng đầu tiên. Nó cơ bản là một thảo luận tự do hiệu quả, và khi tôi ghé thăm David để tìm hiểu về nghiên cứu của anh, anh đã sử dụng các vũ công để giải thích cho tôi chứ không phải phương pháp thường dùng: PowerPoint. Và chuyện đó khiến tôi nêu lên đề xuất khiêm tốn này. Tôi nghĩ rằng những bài thuyết trình PowerPoint dở là một mối đe dọa nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. (Cười rộ) (Vỗ tay) Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào cách thức mà bạn tính nó, nhưng có ước tính chuyện đó tiêu hao 250 triệu đô la mỗi ngày. Thử giả định các bài thuyết trình trong nửa tiếng cho một nhóm khán giả trung bình gồm bốn người với tiền lương 35,000 đô la, và giả sử một cách dè dặt rằng khoảng một phần tư của các bài thuyết trình là hoàn toàn lãng phí thời gian, và cho rằng có khoảng 30 triệu bài thuyết trình PowerPoint được tạo ra mỗi ngày, sẽ làm tổng con số lãng phí hàng năm lên đến 100 tỷ đô la. Tất nhiên, đó chỉ là thời gian mà chúng ta đang mất đi với các bài thuyết trình. Còn những chi phí khác nữa, bởi vì PowerPoint chỉ là một công cụ, và giống như bất kỳ công cụ nào khác, nó có thể và sẽ bị lạm dụng. Mượn một khái niệm từ CIA nước tôi, nó giúp làm đối tượng khán giả của bạn uỷ mị đi. Nó làm sao lãng khán giả với nhiều hình ảnh đẹp, những dữ liệu không liên quan. Nó cho phép bạn tạo ra ảo tưởng về năng lực, ảo tưởng về tính đơn giản, và tiêu cực nhất, những ảo tưởng về sự hiểu biết. Thời điểm này, nước tôi hiện ngập trong 15 ngàn tỷ đô la nợ nần. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đang làm việc không mệt mỏi để cố tìm ra cách tiết kiệm tiền. Một kế hoạch là cắt giảm triệt để các tài trợ công cho nghệ thuật. Ví dụ tại Quỹ Quốc Gia Tài Năng về Nghệ Thuật của chúng tôi (NEA), với ngân sách 150 triệu đô la, cắt giảm chương trình đó ngay lập tức sẽ làm giảm khoản nợ quốc gia xuống khoảng một phần ngàn của một phần trăm. Một người chắc chắn không thể tranh luận với những con số đó. Tuy nhiên, một khi chúng ta loại bỏ nguồn tài trợ công cho nghệ thuật, sẽ có một số mặt hạn chế. Các nghệ sĩ trên đường phố sẽ gia nhập vào hàng ngũ của đội quân thất nghiệp. Nhiều người trong số đó sẽ chuyển sang lạm dụng ma túy và mại dâm, và điều đó không tránh khỏi làm giảm đi giá trị bất động sản trong các khu dân cư đô thị. Tất cả các chuyện đó có thể làm mất sạch các khoản tiết kiệm chúng ta hy vọng có thể thực hiện được lúc ban đầu. Đến đây, tôi xin khiêm nhường đề xuất những ý kiến của riêng tôi mà tôi hy vọng sẽ không phải chịu trách nhiệm với các phản đối dù nhỏ nhất. Một khi chúng ta loại bỏ nguồn tài trợ công dành cho các nghệ sĩ, hãy đưa họ trở lại với công việc bằng dùng họ thay PowerPoint. Như một trường hợp thử nghiệm, tôi đề nghị chúng ta hãy bắt đầu với các vũ công người Mỹ. Xét cho cùng, họ là những người dễ chết nhất trong nhóm này, dễ bị tổn thương và rất lâu để chữa lành bởi vì hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Thay bằng để các bằng tiến sỹ nhảy múa, chúng ta nên sử dụng nhảy múa để giải thích tất cả các vấn đề phức tạp. Hãy tưởng tượng xem khi các chính trị gia của chúng ta sử dụng các điệu nhảy để giải thích lý do tại sao chúng ta phải xâm lược một quốc gia nào đó hay bảo lãnh một ngân hàng đầu tư. Điều đó chắc chắn có ích. Tất nhiên là một ngày nào đó, trong tương lai xa, một công nghệ thuyết phục thậm chí mạnh hơn PowerPoint có thể được phát minh, để các vũ công không còn cần thiết trong vai trò công cụ hùng biện nữa. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng vào ngày đó, chúng ta đã vượt qua tai hoạ tài chính hiện nay. Có lẽ khi đó chúng ta có đủ khả năng tận hưởng sự xa xỉ của việc ngồi trong hàng ghế khán giả không có mục đích nào khác ngoài việc chứng kiến các hình thái con người chuyển động. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Khi chúng ta nghĩ tới những giác quan của chúng ta, chúng ta thường không mấy để ý tới lí do tại sao chúng lại có thể phát triển, từ góc nhìn của sinh học Thật sự chúng ta không nghĩ tới sự tiến hóa cần được bảo vệ bởi các giác quan, nhưng có lẽ chính vì vậy mà các giác quan của chúng ta thực sự tiến hoá để đảm bảo an toàn cho chúng ta và cho phép chúng ta sống Trên thực tế, khi chúng ta nghĩ tới các giác quan của chúng ta, hay khi nghĩ tới việc mất một giác quan nào đó, chúng ta thực sữ nghĩ tới một thứ cụ thể hơn là: khả năng chạm vào thứ gì lộng lẫy, hay nếm thứ gì đó ngon ngửi thấy hương thơm nào đó, hay nhìn thấy cái gì đó đẹp. Đây chính là thứ chúng ta muốn từ giác quan của chúng ta Chúng ta muốn cái đẹp; chúng ta không chỉ muốn chức năng. Và khi nói tới việc hồi phục giác quan, chúng ta vẫn còn rất xa với việc mang đến cái đẹp Và đó là điều tôi muốn nói với các bạn hôm nay Cũng như là nghe. Khi chúng ta nghĩ tới việc tại sao chúng ta nghe, chúng ta thường không liên tưởng tới việc khả năng nghe chuông báo thức hay còi báo động, mặc dù đó là việc rất quan trọng Thật sự cái mà chúng ta muốn nghe là âm nhạc (Âm nhạc) Chắc hẳn nhiều người trong số các bạn biết đây là bản nhạc giao hưởng số 7 của Beethoven Nhiều người biết rằng Beethoven bị điếc, hay gần như điếc hoàn toàn, khi ông ý viết bản nhạc này. Bây giờ tôi muốn cho các bạn nhận thấy rõ việc chúng ta có thể nghe nhạc tuyệt vời như thế nào Âm nhạc là một trong những thứ kì lạ nhất từng có Đó là những rung động âm thanh trong không gian, những sóng năng lượng rất nhỏ trong không gian kích thích màng tai bằng cách nào đó trong việc kích thích màng tai cái mà truyền năng lượng xuống các xương âm thanh rồi được chuyển thành 1 dạng xung lực biến đổi bên trong ốc tai và sau đó chuyển thành 1 dạng tín hiệu điện trong dây thần kinh thính giác của chúng ta cái mà bằng cách nào đó kích thich não bộ của chúng ta như là sự nhận thức về một bài hát hay một bản nhạc hay. Qúa trình này hoàn toàn trừu tượng và rất rất kì lạ. Và chúng ta có thể mất nhiều ngày bàn luận về mỗi chủ đề này thôi. để thực sự cố gắng tìm hiểu làm thế nào chúng ta có thể nghe thấy một thứ gì đó cảm động chỉ từ một thứ gì đó bắt đầu là một rung động trong không gian? Cho nên nếu bạn mất thính giác, hầu hết những người mất thính giác mất bộ phận gọi là ốc tai, hay tai trong. Và chỉ hoàn toàn với cấp độ lông tế bào mà chúng có thể làm được điều này. Nếu bạn phải chọn mất đi một giác quan, tôi phải rất thành thật với các bạn là chúng ta có thể hồi phục khả năng nghe tốt hơn hồi phục bất kì giác quan nào khác. Trên thực tế, chẳng có cái gì thật sự đạt được đến khả năng hồi phục thính giác. Là một thầy thuốc cũng như một bác sĩ phẫu thuật, tôi có thể khẳng định vói bệnh nhân của tôi rằng nếu bạn phải chọn mất một giác quan, chúng tôi đống tình nhất với thính giác về cả mặt y khoa lẫn phẫu thuật. Là một nhạc công, tôi có thể nói với các bạn rằng nếu tôi phải thực hiện cấy ghép ốc tai, Tôi sẽ đau lòng.Tôi rõ ràng đau lòng, bởi tôi biết rằng âm nhạc sẽ không bao giờ nghe giống như trước đối với tôi. Đây là một đoạn quay tôi sẽ cho các bạn xem về một bé gái bị điếc bẩm sinh. Cô ấy được giúp đỡ rất nhiều. Mẹ cô ấy đang làm mọi thứ bà có thể. Được rồi, xin hãy cho chiếu đoạn phim. (Phim) Mẹ: Đó là một con cú. Cú đấy. Cú.Cú. Ừ Em bé. Em bé. Con có muốn nó không? (Hôn) Charles Limb: Mặc cho mọi thứ làm cho đứa trẻ về mặt hỗ trợ từ gia đình và về việc truyền cảm hứng học đơn giản, luôn có một giới hạn mà một đứa trẻ bị điếc, một đứa bé bị điếc bẩm sinh có trên thế giới này về mặt cơ hội làm việc, học tập, xã hội. Tôi không nói rằng họ không thể sống một cuộc sống vui vẻ, tuyệt vời. Tôi chỉ nói rằng họ sẽ đối mặt với nhiều trở ngại mà hầu hết những người có thính giác bình thường sẽ không gặp phải. Mất thính giác và việc chữa trị nó đã thật sự phát triển trong vòng 200 năm qua. Ý tôi là theo nghĩa đen, họ đã từng làm những thứ như cài những vật có dạng tai lên tai của bạn và gắn phễu vào. Và đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho việc mất thính giác Trước đó bạn thậm chí không thể xem màng tai. Vì vậy điều đó không có gì quá bất ngờ là không có cách chữa trị nào hiệu quả cho chứng mất thính giác. Và ngày nay chúng ta có công nghệ cấy ghép ốc tai nhiều kênh hiện đại một thủ tục điều trị ngoại trú. Nó được đặt vào tai trong bằng phương pháp phẫu thuật. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi dến hai tiếng, tùy thuộc vào nơi nó được thực hiện. trong trạng thái gây mê toàn bộ. Và cuối cùng, bạn có thể có được môt thứ như thế này nơi mà có một dãy điện cực được gài vào bên trong ốc tai. Trên thực tế, thiết bị này khá là thô so với tai trong thông thường của chúng ta. Tuy nhiên đây là vẫn là bé gái trước kia, người bây giờ đã được cấy ghép. Đây là cô ấy 10 năm sau. Và đây là một đoạn phim được ghi lại bởi người thầy phẫu thuật của tôi, tiến sĩ John Niparko, người đã cấy ghép cho cô ấy. Xin làm ơn chạy đoạn phim. (Phim) John Niparko: Vậy là cháu đã viết hai cuốn sách? Cô bé: Vâng cháu đã viết hai cuốn sách. (Mẹ: Cuốn kia là một cuốn sách hay là một bài trên tạp chí?) Cô bé: Không, cuốn kia là một cuốn sách. (Mẹ: ừ thôi được) JN: Vậy là cuốn sách này có 7 chương. và chương cuối có tên là "Những điều tốt đẹp khi bị điếc" Cháu có nhớ đã viết gì trong chương này không? Cô bé: Có chứ ạ. Cháu nhớ từng chương cháu viết. JN: Uh. Cô bé: Thực ra thì thỉnh thoảng em cháu hơi phiền một chút. Nên nó rất hữu dụng để không bị làm phiền bởi em ý JN: Bác hiểu.Và đấy là ai nhỉ? Cô bé: Holly. (JN: ừ) Mẹ: Em cô bé. (JN:Em cô bé .) Cô bé: Em cháu. JN: Vậy làm cách nào cháu có thể tránh không bị làm phiền? Cô bé: cháu chỉ cần tháo CI ra, và thế là cháu không nghe thây gì cả. (Cười lớn) Nó khá là hữu dụng. JN: Vậy cháu không muốn nghe bất kì thứ gì ngoài đó à? Cô bé: Không ạ. CL: Vậy là cô bé thật là phi thường. Và bạn không thể nào không coi việc đó là một thành công vĩ đại. Nó chính là vậy. Nó là một thành công lớn lao trong ngành y học hiện đại. Tuy nhiên, dù cho có phương tiện không thể tin này mà những người được cấy ghép ốc tai thể hiện với ngôn ngữ bạn bật đài radio và đột nhiên họ hầu như không thể nghe thấy bất cứ tiếng nhạc nào Thực tế, hầu hết những người tham gia cấy ghép gặp trở ngại và không thích âm nhạc bới nó nghe khá tệ. Vì vậy khi noi đến ý tưởng trả lại cái đẹp cho cuộc sống của ai, chúng ta còn khá xa khi nói tới việc nghe. Có rất nhiều lí do cho điều này. Tôi đã đề cập trước đó về việc âm nhạc là một khả năng rất khác bởi vì nó trừu tượng. Ngôn ngữ lại rất khác. Ngôn ngữ thì chính xác. Trên thực tế, lí do chính mà chúng ta sử dụng nó là bởi nó có sự cụ thể về ngữ nghĩa. Khi bạn nói một từ cái bạn quan tâm là liệu từ đó có được hiểu một cách chính xác không Bạn không quan tâm liệu từ đó nghe có hay không khi nó được nói ra. Âm nhạc lại hoàn toàn khác. Khi bạn nghe âm nhạc, nếu nó không hay thì còn nghĩa lí gì? ? Chẳng có lí do nào để nghe âm nhạc khi nó không hay cả. Âm học của âm nhạc khó hơn nhiều so với của ngôn ngữ. Bạn có thể thấy trên số liệu này rằng phạm vi tần số và phạm vi đề-xi-ben, phạm vị động lực của âm nhạc thì hỗn tạp hơn nhiều. Vì thế nếu muốn thiết kế một ốc tai cấy ghép hoàn hảo, điều mà chúng ta nên cố gắng là hướng mục tiêu tới việc nó có thể cho phép việc truyền tải âm nhạc Vì tôi luôn xem âm nhạc là đỉnh cao của thính giác. Nếu bạn có thể nghe nhạc bạn có thể nghe bất kì thứ gì khác. Bây giờ vấn đề trước nhất là với việc nhận thức độ cao. ý tôi là hầu hết chúng ta đều biết đô cao là nền tảng xây dựng âm nhạc nếu không có khả năng nhân thức tốt được độ cao âm nhạc và giai điệu là những điều rất khó để làm-- Hãy quên đi hòa âm và những thứ tương tự như vậy. Đây là một bản biên soạn MIDI của khúc dạo đầu của Rachmaninoff Bậy giờ xin hãy chơi chúng. (Âm nhạc) Thôi được nếu chúng ta coi như đối với một bệnh nhân được cấy ghép ốc tai việc nhận thức độ cao có thể như là hai quãng tám hãy xem chuyện gì xảy ra. khi chúng ta thực hiện ngẫu nhiên điều này trong vòng nửa cung Chúng ta sẽ run lên nếu chúng ta có được sự nhận thức độ cao nửa cung ở người được cấy ghép ốc tai. Hãy tiếp tục chơi đoạn này. (Âm nhạc) Mục đích cuả việc cho các bạn thấy điều này là cho các bạn thấy âm nhạc không phải thoái hóa mạnh Các bạn làm nó méo mó một chút, đắc biệt là về độ cao, và bạn đã thay đổi nó. Và điều đó có thẻ là bạn như vậy. Đây dường như là người bị thôi miên. Nhưng đó chắc chắn không phải là cách mà âm nhạc được chủ ý dùng Và bạn cũng không nghe một thứ mà hầu hết mọi người có thính giác bình thường nghe thấy. Một vấn đề khác thêm vào đó không chỉ là khả năng phân biệt độ cao, mà còn là khả năng phân biệt tiếng động. Hầu hết các bệnh nhân được cấy ghép ốc tai không thể phân biệt sự khác nhau của các nhạc cụ. Nêu chúng tôi chơi hai đoạn âm thanh này liên tiếp, (Kèn trumpet) Kèn trumpet Và loại thứ hai (đàn vi-ô-lông) Đây là đàn violin Chúng có cùng dạng sóng. Chúng đều là nhạc cụ kéo dài. Những người được cấy ghép ốc tai không thể phân biệt sự khác nhau. giữa các nhạc cụ này. Âm sắc âm thanh, hay tiếng động của âm thanh là cách mà tôi muốn miêu tả âm sắc, màu sắc của âm-- họ cũng không thể phân biệt những thứ này. Việc cấy ghép này không truyền tải âm sắc của âm nhạc mà thường cho thấy những điều như sự ấm áp Nếu bạn nhìn vào não bộ của một cá nhân được cấy ghép ôc tai và bạn sắp xếp cho họ nghe một bài diễn văn, sắp xếp cho họ nghe một vài nhịp điệu và giai điệu bạn sẽ thấy rằng vỏ não thính giác hoạt động tích cực nhất xuyên suốt bài diễn văn Bạn có thể nghĩ rằng những cấy ghép này là dành riêng cho lời nói chúng được thiết kế cho lời nói Nhưng trên thực tế nếu bạn nhìn vào giai điệu, bạn có thể thấy rằng có rất it hoạt động của vỏ não ở những người sử dùng cấy ghép so vói những người có thính giác bình thường. Vì vậy cho dù bất cứ lí do nào, việc cấy ghép này không thành công trong việc kích thích vỏ não thính giác trong việc nhận thức giai điệu. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, thực sự thì nó nghe như thế nào? Chúng tôi đã thực hiện một số nghiên cứu để hiểu được âm sắc âm thanh như thể nào đối với những người được cấy ghép. Tôi sẽ cho cho các bạn nghe 2 đoạn clip của Usher. một đoạn bình thường và một đoạn gẫn như không có tần số cao lẫn tần số thấp và thậm chí cũng không nhiều tân số vừa. Mời chơi nhạc. (Âm nhạc) (Nhạc hạn chế tần số) Tôi có những bệnh nhân nói vói tôi rằng những âm thanh này giống nhau. Họ không thể phân biệt chất lượng âm thanh giữa hai đoạn nhạc. Một lần nữa, chúng ta còn rất rất xa để vươn tới những thứ chúng ta muốn. Bây giờ câu hỏi đặt ra ra: liệu có hy vọng nào không? Tất nhiên là có, có hy vọng. Tôi không biết là liệu có ai biết đây là ai không. Đây là.... có ai biết không? Đây là Beethoven. Tại sao chúng ta lại biết trông hộp sọ của Beethoven như thế nào? Bởi vì phần mộ của ông ý đã được khai quật. Và hóa ra là xương của ông ý đã được giữ lại khi ông ý qua đời để cố gắng tìm hiểu lý do cái chết của ông ta. tại sao ông ấy có cơ thể khuôn và bộ não của ông ý phình ra phía bên cạnh. Tuy nhiên Beethoven sáng tác nhạc khá lâu sau khi ông khi ông ta mất thính giác. Điều được giả thuyết là, thậm chí trong trường hợp mất thính giác, khả năng tiếp thu âm nhạc vẫn tồn tại. Não bộ vẫn cảm nhận được âm nhạc Tôi đã rất may mắn được làm việc với tiến sĩ David Ryugo nơi mà tôi đã được làm việc với những chú mèo trắng bị điếc và cố gắng tìm hiểu điều gì xảy ra khi chúng tôi cấy ghép ốc tai cho chúng. Đây là một chú mèo đã được huấn luyện để phản ứng với tiếng kèn gọi ăn. (Âm nhạc) Đề: Beethoven không kích thich nó (Âm nhạc) Khúc mở màn 1812 cũng không đánh thức được nó. (Tiếng kèn trumpet) Nhưng cô ý dựng dậy khi được gọi làm nhiệm vụ! (Tiếng kèn trumpet) CL: Tôi không muốn nói rằng chú mèo nghe thấy tiếng kèn trumpet như cách chúng ta nghe nó. Tôi chỉ giả thuyết rằng bằng việc huấn luyện bạn có thể làm cho tiếng nhạc trở nên quan trọng, thậm chí với cả một chú mèo. Nếu chúng ta hướng nỗ lực vào việc dạy những người được cấy ghép ốc tai nghe nhạc-- Vì hiện tại hầu như không có nỗ lực nào như vậy. không có chiến lược tập luyện lại, rất ít những tiến bộ công nghệ mà thực sự cải thiện âm nhạc-- chúng ta sẽ rất thành công. Bây giờ tôi muôn cho các bạn xem đoạn phim cuối cùng Và đây là của một học sinh cuả tôi tên là Joseph người mà tôi đã có may mắn lớn làm việc cùng ở phòng thí nghiệm trong 3 năm Anh ấy bị điếc và anh ấy học chơi đàn piano sau khi được thực hiện cấy ghép ốc tai. Đây là phim về Joseph. (Âm nhạc) (Phim) Joseph: Tôi sinh vào năm 1986. Và khi được khoảng bốn tháng tuổi, tôi được chẩn đoán là mắc chứng mất khả năng nghe trầm trọng Không lâu sau đó, tôi được lắp máy trợ thính. Nhưng mặc dù những chiếc máy trợ thính này là những chiếc máy trợ thính tốt nhất trên thị trường lúc bấy giờ, chúng không hữu dụng lắm. Vì thế, tôi phải dựa rất nhiều vào thuật đọc môi và tôi hầu như không nghe thấy mọi người nói gì. Khi tôi 12 tuổi, tôi là một trong những người đầu tiên ở Singapore trải qua phẫu thuật cấy ghép ốc tai. Và không lâu sau khi tôi được cấy ghép, tôi bắt đầu học chơi đàn piano. Và nó hoàn toàn tuyệt vời. Từ đó, tôi không bao giờ nhìn lại quá khứ. CL: Joseph đúng là phi thường. Anh ý thật sự xuất sắc. Anh ấy hiện là học sinh y khoa tại đại học Yale. và anh ý dự định theo ngành phẫu thuật-- một trong những cá nhân bị điếc đầu tiên xem xét theo đuổi ngành phẫu thuật. Hầu như không có bác sĩ phẫu thuật nào bị điếc ở bất kì đâu. Và điều này cũng chưa được nghe thấy bao giờ và điều này cũng bởi công nghệ này. Và thực tế là anh ấy có thể chơi đàn piano như vậy là bằng chứng rõ nhất của não bộ anh âý. Sự thật của vấn đề là bạn có thể chơi đàn piano mà không cần cấy ghép ốc tai. vì tất cả những gì bạn phải làm là nhấn các phím đúng lúc. Bạn thực tế khong cần phải nghe nó. Tôi biết rằng anh ấy không nghe tốt, vì tôi đã nghe anh ấy hát karaoke. (Cười lớn) Và nó là một trong những điều tệ nhất-- cảm động , nhưng tệ. (Cười) Và vì vậy có rất nhiều hy vọng. nhưng có nhiều hơn thế cần làm. Vì thế tôi chỉ muốn kết luận bằng những điều sau: Khi nói tới việc phục hồi khả năng nghe, chúng ta đã rất thành công, rất rất thành công. và chúng ta còn cần tiến xa hơn khi nói tới việc phục hồi hoàn toàn khả năng nghe. Để tôi nói cho bạn điều này, chúng ta hài lòng với khả năng nói thì tốt thôi. Nhưng tôi muốn nói rằng, nếu chúng ta mất đi khả năng nghe, nếu bắt kì ai tại đây đột nhiên mất đi khả năng nghe, bạn sẽ muốn khả năng nghe hoàn hảo trở lại. Bạn không muốn thính giác tốt, mà muốn thính giác hoàn hảo. Phục hồi chức năng cảm nhận cơ bản là then chốt. Tôi không có ý đánh giá thấp việc phục hồi chức năng cơ bản quan trọng như thế nào. Nhưng nó đúng là việc phục hồi khả năng cảm nhận cái đẹp cái mà chúng ta thấy cảm hứng. Và tôi không nghĩ là chúng ta nên từ bỏ cái đẹp. Và tôi muốn cảm ơn thời gian các bạn dành cho tôi. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng việc rào trước một điều: công việc của tôi tối nay có thể sẽ khiến các bạn thất vọng. Vậy nên hãy kiên nhẫn một lát và nghĩ rằng sau đây, mọi việc sẽ tươi sáng và dễ dàng hơn. Bắt đầu nào. Tôi biết các bạn đều đã nghe châm ngôn của khách du lịch, "Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài dấu chân." Tôi muốn nói rằng Tôi không nghĩ điều đó lại dễ dàng hay đơn giản như vậy, Nhất là với những người thuộc nền công nghiệp miêu tả con người ở các nước nghèo, ở các nước đang phát triển và mô tả những người nghèo. Và những người thuộc nền công nghiệp đó là kí giả, nhà nghiên cứu và nhân viên từ NGOs; Tôi cho là có nhiều người như vậy đang là khán giả ở đây. Chúng ta ra nước ngoài và mang về những bức ảnh như thế này: những kẻ túng quẫn tột cùng bị trục xuất hay đói ăn hay lao động trẻ em hay những kẻ ngoại lai. Giờ đây, Susan Sontag nhắc nhở chúng ta rằng những bức ảnh, một phần giúp xác định những gì ta có quyền quan sát. Nhưng quan trọng hơn cả, chúng là đạo đức trong nhìn nhận. Và tôi cho rằng bây giờ là lúc chúng ta nhìn nhận lại đạo đức quan sát, vì ngành công nghiệp: ký giả, nghiên cứu và hoạt động của NGOs đang sụp đổ và đổi thay, một phần bởi vì những biến động của nền kinh tế. Nhưng nó khiến chúng ta tạo dựng những mối quan hệ mới. Và những mối quan hệ đó có một số gianh giới mơ hồ. Tôi làm việc ở rìa của một số gianh giới đó, và tôi muốn chia sẻ với các bạn một số quan sát của mình. Đạo đức quan sát của tôi được hình thành bởi 25 năm làm phóng viên của mình lấy tin về những nền kinh tế mới nổi và các mối quan hệ quốc tế. Và tôi tin vào một nền báo chí tự do và độc lập. Tôi tin rằng ngành báo là một loại hàng hóa công. nhưng công việc này ngày càng khó khăn hơn, một phẩn bởi vì sự sa thải lớn, vì quỹ phóng sự quốc tế không còn nữa, công nghệ mới và những nền tảng mới đòi hỏi nội dung mới, và có rất nhiều loại báo chí mới ra. báo chí chính trị, báo chí nhân đạo, báo chí vì hòa bình, và chúng tôi đều muốn đưa tin về những câu chuyện quan trọng của thời đại. Vậy nên chúng tôi đến NGOs và hỏi xem liệu chúng tôi có thể tham gia vào dự án. Một phần vì họ đang làm công việc quan trọng ở những nơi thú vị. Đây là một ví dụ: đây là một sự án mà tôi làm việc tại sông Blue Nile ở Ethiopia. NGOs hiểu lợi ích của việc có thẻ phóng viên trong đội ngũ của họ. Họ cần công chúng, và đang phải chịu áp lực rất lớn, Họ đang đấu tranh trong một thị trường đông đúc để giành được sự thông cảm. Vậy nên họ đang dựa vào các phóng viên và tuyển các phóng viên tự do để giúp họ phát triển quan hệ công chúng và truyền thông. Giờ đây, các nhà nghiên cứu cũng đang chịu sức ép. Sức ép nhằm truyền đạt khoa học ra ngoài tháp ngà hàn lâm. Vì thế họ đang hợp tác với các phóng viên, vì đối với nhiều nhà nghiên cứu, rất khó để họ viết được một câu chuyện đơn giản hay rõ ràng. Và lợi ích cho những phóng viên là việc đưa tin về nghiên cứu hiện trường là một trong số những công việc tuyệt nhất. Bạn không chỉ đưa tin về khoa học, mà còn được gặp những nhà khoa học thú vị, như cố viên nghiên cứu của tôi, Revi Sterling, cô là một nhà nghiên cứu hàng đầu. Và chính cuộc thảo luận với Revi đã đưa chúng tôi đến điểm trọng yếu giữa nhà nghiên cứu và phóng viên, chính là ranh giới mờ nhạt đó. Tôi nói với cô, "Tôi đang mong đợi được đến các nước đang phát triến và làm nghiên cứu cùng lúc với đưa tin." Cô ấy nói, "Tôi không nghĩ vậy đâu gái." và sự bối rối đó, giữa cả hai chúng tôi, khiến chúng tôi đăng một bài báo về mâu thuẫn trong đạo đức và thực hành xét trên nghiên cứu và phóng sự. Chúng tôi bắt đầu với hiểu biết rằng các nhà nghiên cứu và phóng viên là anh chị em họ hàng xa, tương tự như người kể chuyện và các nhà phân tích xã hội. Nhưng chúng tôi không nhìn nhận hay mô tả cộng đồng đang phát triển giống nhau. Sau đây là một ví dụ điển hình. Đây là Somalia vào năm 1992. Có thể là Somalia ngày nay. Đây là một quy trình vận hành tiêu chuẩn cho rất nhiều thước phim và bức ảnh đưa tin mà bạn thấy, nơi mà một nhóm phóng viên sẽ được lên xe tải, và được hộ tống đến một vùng thảm họa, họ sẽ lấy ra thiết bị, chụp ảnh và tiến hành phỏng vấn, và họ sẽ được hộ tống trở ra. Đây chắc chắn không phải là bối cảnh cho nghiên cứu. Hiện tại, đôi khi chúng tôi đưa những tin bài đặc biệt. Đây là bức ảnh tôi chụp một người phụ nữ tại làng Bhongir ở Andhra Pradesh, Ấn Độ. Cô ấy đang ở buổi họp về tài chính vi mô. Đó là một câu chuyện thú vị. Điều quan trọng là rất dễ nhận ra cô ấy. Bạn có thể thấy khuôn mặt của cô. Đây cũng không phải một tấm ảnh phục vụ nghiên cứu. Đây là điển hình của một bức ảnh phục vụ nghiên cứu. Đó là khu vực nghiên cứu: bạn thấy những cô gái trẻ tiếp cận những công nghệ mới. Nó giống nhu một dấu hiệu thời gian hơn, là tài liệu trong nghiên cứu. Tôi không thể dùng bức ảnh để đưa tin. Nó chưa kể hết câu chuyện và không thể bán. Nhưng sau đó, sự khác biệt thậm chí còn sâu sắc hơn. Revi và tôi phân tích nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu. Họ phải chịu rất nhiều quy định nghiêm khắc. từ hội đồng xét duyệt nghiên cứu ở các trường đại học xét về nội dung và tính bảo mật. Các nhà nghiên cứu bắt buộc phải thu thập Giấy chấp thuận sau khi đã thông hiểu. Là phóng viên, nếu tôi đeo micrô lên người nào đó, đó chính là thỏa thuận. Và khi nói đến việc tạo một câu chuyện, tôi cần phải xác thực như một phóng viên, nhưng tôi không mời các công ty tạo nên câu chuyện đó, trong khi nhà khoa học, nghiên cứu xã hội đặc biệt là nhiều nhà nghiên cứu cùng tham gia, sẽ thường xây dựng chuyện kể cùng với cộng đồng. Và khi nhắc đến việc ra giá cho thông tin, "Báo chí ghi séc" không được ủng hộ, một phần vì tính thiên vị trong loại thông tin mà bạn có. Nhưng các nhà khoa học xã hội hiểu rằng thời gian là quý giá nên họ trả cho khoảng thời gian đó. Nên trong khi nhà báo được đến đúng nơi để truyền tải vẻ đẹp của tiến trình khoa học -- và tôi xin thêm vào, tiến trình NGO -- Vậy còn những điều không hay? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một dự án khoa học không được thiết kế đặc biệt tốt, hoặc một dự án phi chính phủ không đạt được mục tiêu? Hay những điều không hay khác, bạn biết đấy, điều gì xảy ra sau khi trời tối khi đã uống vài ly. Môi trường nghiên cứu, các chuyến đi báo cáo và các dự án NGO là những môi trường rất thân mật; bạn giao du với những người bạn tốt khi đang làm tốt công việc. nhưng sẽ có một vài chén khi trời tối, và điều gì sẽ xảy ra giữa ranh giới của việc lấy tin và "chuyện ấy"? Hay bạn sẽ làm gì với những hành động kì quặc và xấu xĩ? Điểm mấu chốt là bạn sẽ muốn thương lượng trước hết điều gì ở ghi lại trên máy quay và khi đã tắt máy. Tôi sẽ chuyển sang NGO mà một vài khán giả ở đây sẽ thấy rất quen thuộc. (Video): Với khoảng 70 cent, bạn đã có thể mua một lon nước ngọt, loại thường hoặc ăn kiêng. Ở Ethiopia, chỉ với 70 cent mỗi ngày, bạn có thể cho đứa trẻ như Jamal những bữa ăn bổ dưỡng. Chỉ với khoảng 70 cent, bạn cũng có thể mua một tách cà phê. Ở Guatemala, với 70 cent mỗi ngày, bạn có thể giúp đứa trẻ như Vilma có quần áo mặc đến trường. Dodson: Bây giờ, sẽ là một vài hình ảnh khá phổ biến đã xuất hiện khoảng 40 năm. Nó thuộc chiến dịch chống đói của Sally Struthers. Một số rất quen thuộc; Đó là Madonna và đứa trẻ. Trẻ em và phụ nữ rất là hiệu quả trong chiến dịch tuyên truyền của NGO. Chúng ta đã thấy các hình ảnh này từ rất lâu, trong hàng trăm năm; Madonna và đứa trẻ. Đây là [Duccio], và đây là Michelangelo. Mối quan tâm của tôi là: chúng ta chỉ đang quan tâm đến một giới trong những câu chuyện về đói nghèo ở các quốc gia đang phát triển? Có phải phụ nữ luôn là nạn nhân, và đàn ông luôn là thủ phạm? Họ có phải là người đeo khẩu AK-47 hay những chàng lính? Vì điều đó không tạo chỗ cho những câu chuyện như người đàn ông bán kem ở trại tị nạn tại Nam Sudan, nơi chúng tôi làm dự án, hay câu chuyện về người đàn ông làm việc trên cầu ở sông Blue Nile. Thế nên tôi tự hỏi: Liệu những câu chuyện như vậy không thuận tiện cho mô tả của chúng ta? Vậy câu chuyện sau đây thì sao? Đây là một trò chơi thu phí, và mục đích là khiến sự phát triển thêm vui nhộn. Câu hỏi đặt ra là: Họ có vô tình tạo trò cười? Và hàng tá câu hỏi khác: Đâu là quyền của những đứa trẻ? Chúng có những quyền công khai và riêng tư nào? Chúng có được trả tiền? Hay nên được trả tiền? Chúng có được chia sẻ lợi nhuận? Đây là một trò chơi vì lợi nhuận. Họ đã kí vào giấy khước từ tài năng? Tôi phải sử dụng những nguồn này khi làm việc cùng NGOs và các nhà làm phim tài liệu trên khắp nước Mỹ. Tại Mỹ, chúng ta xem xét quyền công khai và quyền riêng tư một cách nghiêm túc. Vậy điều gì xảy ra khi bạn lên một chuyến bay đường dài điều mà khiến cho những quyền này biến mất? Tôi không muốn chỉ chọn ra một vài người trong trò chơi; Hãy chuyển sang ngành đồ hoạ , nơi mà chúng ta thường thấy những câu chuyện cứng nhắc và đồng nhất về một quốc gia Châu Phi rộng lớn Nhưng Châu Phi không phải một quốc gia, nó là một châu lục. Gồm có 54 quốc gia và hàng ngàn ngôn ngữ. Câu hỏi của tôi là: Hình ảnh này liệu có hữu dụng? hay vô dụng? Tôi biết điều này rất phổ biến. USAID vừa khởi xướng một chiến dịch có tên "Tiến lên" -- Về Nạn đói, Chiến tranh và Hạn hán. Và chỉ cần nhìn thôi, bạn sẽ nghĩ điểu đó vẫn luôn xảy ra, trên khắp Châu Phi. Nhưng đây là về những gì đang xảy ra ở vùng Sừng châu Phi. Tôi vẫn đang cố hiểu về châu Phi như trong một mẩu của hãng Wonder Bread. Tôi vẫn đang tự hỏi về điều đó. Germaine Greer cũng tự vấn điều tương tự và cô ấy nói, "Vào buổi sáng và tối, chúng ta có thể làm sâu sắc thêm nỗi khao khát với vô số chất liệu trần trụi về chiến tranh, diệt chủng, nghèo túng và bệnh tật." Cô ấy đúng. Chúng ta làm sâu sắc thêm nỗi thèm khát. Nhưng chúng ta cũng có thể làm sâu sắc thêm hiểu biết. Không phải lúc nào cũng là chiến tranh, sự nổi dậy và bệnh tật. Đây là bức tranh về Nam Sudan. chỉ vài tháng trước khi quốc gia mới ra đời. Tôi sẽ tiếp tục làm nghiên cứu và ký giả ở các nước đang phát triển, nhưng tôi sẽ làm việc với một đạo đức nhận thức khác. Tôi hỏi bản thân liệu những bức ảnh kia có đang nối giáo cho giặc, liệu chúng có góp phần tạo nên hình mẫu rập khuôn, liệu hình ảnh có phù hợp với thông điệp, Liệu tôi nên thỏa mãn hay chỉ mang tội đồng lõa? Cảm ơn. (Vỗ tay) (Hát) Tôi thấy trăng. Trăng thấy tôi. Trăng nhìn thấy người tôi không thấy. Chúa chúc lành cho mặt trăng và Chúa chúc lành cho tôi. Và Chúa chúc lành cho những người mà tôi không nhìn thấy Nếu tôi lên thiên đàng, trước cả bạn, Tôi sẽ đào một cái lỗ và kéo bạn qua. Và tôi sẽ viết tên bạn trên từng vì sao, và đó là cách mà thế giới có vẻ không giống thế nữa. Phi hành gia sẽ không làm việc ngày hôm nay. Anh ta đang bệnh. Anh ta tắt điện thoại di động, laptop, sách vở, đồng hồ báo thức. Có con mèo mập ú đang ngủ trên sofa của anh ấy, mưa va vào cửa sổ và không có dấu hiệu nào của cà phê trong không gian bếp. Mọi người đang bối rối. Các kỹ sư ở tầng 15 đã dừng làm việc với máy móc hạt phân tử. Căn phòng phản trọng lực đang rò rỉ, và kể cả đứa bé đầy tàn nhang đeo kính, công việc của nó là đi đổ rác, nó cũng đang lo lắng, lục tung cái túi, làm rơi vỏ chuối và cái cốc giấy. Không ai để ý cả. Họ quá bận rộn tính toán lại ý nghĩa của thời gian đã qua. Có bao nhiêu ngân hà ta mất đi mỗi giây? Bao lâu nữa tên lửa tiếp theo sẽ được phóng? Ở đâu đó một electron bay khỏi đám mây năng lượng của nó. Một lỗ đen được tạo ra. Người mẹ đã dọn bàn ăn tối xong. Cuộc marathon luật và trật tự đang bắt đầu. Phi hành gia đang ngủ. Ông ta đã quên tắt đồng hồ, đồng hồ tíc tóc, như một luồng kim loại chống lại cổ tay. Ông ta không nghe thấy. Ông ta mơ đến san hô đá ngầm và sinh vật phù du. Các ngón tay ông ta tìm cột buồm của cái bao gối. Ông ta trở mình, mở mắt ra cùng lúc. Ông ta nghĩ rằng làm thợ lặn là việc tuyệt vời nhất trên đời. Có nhiều nước để lướt qua! (Vỗ tay) Cám ơn quý vị. Khi tôi còn bé, tôi không hiểu được khái niệm rằng ta chỉ có thể sống một cuộc sống. Không phải một cách ẩn dụ. Ý tôi là, tôi nghĩ đến cái tôi cần phải làm mọi thứ cần phải làm và là những gì mà nó phải trở thành. Vấn đề chỉ là thời gian. Và không có giới hạn nào cho tuổi tác hay giới tính. hoặc chủng tộc hay kể cả khoảng thời gian phù hợp. Tôi chắc rằng tôi đang thực sự trải qua cảm giác làm một lãnh đạo của phong trào dân quyền hoặc một đứa trẻ 10 tuổi sống trong nông trại trong vòng xoáy bụi bặm hay là hoàng đế nhà Đường của Trung Hoa. Mẹ tôi nói rằng khi người ta hỏi tôi muốn làm gì khi tôi lớn, câu trả lời của tôi thường là: công chúa-vũ công balle-phi hành gia. Và điều mẹ tôi không khiểu chính là tôi không cố gắng phát minh ra một combo nghề siêu phàm. Tôi chỉ liệt kê ra những gì tôi nghĩ tôi sẽ làm: một nàng công chúa và một vũ công balle và một phi hành gia. Tôi chắc rằng danh sách sẽ còn tiếp tục. Tôi thường cắt ngắn đi đấy chứ. Chưa bao giờ có câu hỏi rằng tôi sẽ phải làm gì nhưng là những câu hỏi khi nào tôi làm. Và tôi chắc chắn rằng nếu tôi làm tất cả mọi thứ, thì điều đó có nghĩa tôi phải hành động khá nhanh, bởi vì có nhiều thứ tôi cần làm. Nên cuộc sống của tôi luôn ở tình trạng vội vã. Tôi luôn sợ rằng mình bị bỏ lại phía sau. Và vì tôi lớn lên ở New York, theo như tôi biết, "vội vã" là điều bình thường. Nhưng, tôi lớn lên, tôi đã nhận ra rằng tôi sẽ không sống hơn nhiều hơn một cuộc đời. Tôi chỉ biết rằng vậy thì có vẻ giống cô gái tuổi teen ở New York, không phải mộ,t cậu trai tuổi teen ở New Zealand không phải nữ hoàng tiệc tùng ở Kansas. Tôi chỉ cần nhìn qua lăng kính của mình. Và chính thời gian này, tôi bắt đầu bị ám ảnh với những câu chuyện, bởi vì qua các câu chuyện tôi mới có thể thấy bằng lăng kính của người khác, dù ngắn gọn hay chưa hoàn hảo. Và tôi bắt đầu khát khao lắng nghe kinh nghiệm của người khác bởi tôi quá ghen tị với những cuộc sống hoàn hảo mà tôi chưa bao giờ được sống, và tôi muốn nghe về tất cả những gì tôi đã bỏ lỡ. Và nhờ thuộc tính bắc cầu, tôi nhận ra rằng một vài người không bao giờ có có thể biết cảm giác thế nào khi là cô gái trẻ ở New York. Nó có nghĩa là họ không biết cảm giác thế nào khi tàu điện rời bến sau nụ hôn đầu tiên, hay bình yên thế nào khi tuyết rơi. Và tôi muốn họ biết, tôi muốn nói với họ. Và điều này trở thành tâm điểm sự ám ảnh trong tôi. Tôi bận rộn với chính mình, kể, chia sẻ, và sưu tầm những câu chuyện. Và không phải chỉ mới đây tôi nhận ra rằng tôi không thể vội vã với thơ được. Vào tháng tư, tháng thơ ca quốc gia , có một thử thách mà nhiều nhà thơ từ các công đồng thơ văn tham gia, và nó được gọi là thách thức 30/30. Ý tưởng là bạn viết bài thơ mới mỗi ngày trong cả tháng tư. Và năm trước, lần đầu tôi thử và tôi rùng mình bởi khả năng tôi có thể làm thơ. Nhưng cuối tháng, tôi nhìn lại 30 bài thơ tôi đã viết và nhận ra rằng chúng đang cố kể cùng một câu chuyện, nó đã lấy đi của tôi 30 lần thử để hình dung ra cách mà nó phải được kể. Và tôi nhận ra rằng đúng ra có lẽ các câu chuyện khác trên phương diện rộng hơn. Tôi có câu chuyện tôi đã cố kể trong nhiều năm, viết lại viết lại và liên tục tìm kiếm những từ phù hợp. Có một bài thơ Pháp và là nhà văn tiểu luận, tên là Paul Valery ông nói bài thơ không bao giờ hoàn chỉnh, nó chỉ bị bỏ rơi. Và điều này làm tôi sợ bởi nó ám chỉ tôi có thể tiếp tục chỉnh sửa lại và viết lại nhiều lần và nó phụ thuộc vào quyết định của tôi khi nào bài thơ có thể hoàn tất và khi nào tôi có thể bước ra khỏi nó. Và điều này đi ngược lại bản chất ám ảnh tôi để cố gắng tìm câu trả lời đúng và ngôn từ hoàn hảo, dạng hoàn hảo. Và tôi dùng thơ trong cuộc sống của tôi, như cách để điều hướg và làm việc qua mọi thứ. Nhưng chỉ vì tôi kết thúc bài thơ, không có nghĩa tôi đã giải quyết những gì mà tôi đang khó xử. Tôi thích xem lại bài thơ cũ bởi nó chỉ cho tôi chính xác tôi đã ở đâu vào thời điểm đó và điều gì tôi đã cố gắng hướng đến và những từ ngữ tôi đã chọn để giúp tôi. Bây giờ, tôi có câu chuyện tôi đã và đang sai lầm từ năm này sang năm khác và tôi không chắc tôi đã tìm trạng thái hoàn hảo chưa, hay đây chỉ là một cố gắng mà thôi và tôi sẽ cố gắng viết lại khi tìm ra cách tốt hơn để kể nó. Nhưng tôi không biết sau này, khi nhìn lại tôi có thể biết được đây là nơi tôi đang ở trong quá khứ và đây là điều tôi đang cố hướng đến, với những từ này, tại đây, trong phòng này với quý vị. Như vậy Cười Không phải nó luôn như vậy. Có những lúc ta phải nhúng tay vào. Khi ta trong bóng tối, đa phần là thế, ta phải mò mẫm. Nếu ta cần thêm tương phản, thêm bão hòa tối tăm hơn và sáng hơn, họ gọi nó là sự phát triển mở rộng. Nó có nghĩa là bạn đã hít thuốc dài hơn, dài hơn cổ tay áo. Không phải lúc nào cũng dễ. Ông Stewart là nhiếp ảnh gia hải quân. Trẻ, đầy nhiệt huyết và xông xáo, nắm đấm ông như bọc tiền nén chặt, ông giống như thủy thủ Popeye hồi sinh Nụ cười khúc khích, chòm râu ở ngực, ông đã chiến đấu trong Thế chiến II, với điệu cười và sở thích. Khi họ hỏi ông rằng ông biết chụp hình chứ, Ông nằm, ông học cách đọc bản đồ Châu Âu, đọc ngược, từ độ cao của một máy bay chiến đấu, Máy ảnh chụp, mí mắt chớp, màu tối hơn màu tối và sáng hơn màu sáng. Ông học về chiến tranh như ông đọc đường về nhà. Khi người lính khác trở về, họ cho vũ khí nghỉ ngơi nhưng ông mang theo những thấu kính và máy ảnh về nhà. Mở một cửa tiệm, biến nó thành một gia đình. Cha tôi được sinh ra trong thế giới đen và trắng. Đôi tay bóng rổ của ông học được những lần bấm máy ảnh, những thấu kính vào khung, những thước phim vào camera hóa chất vào thùng nhựa.. Ông biết các thiết bị nhưng ông không biết về nghệ thuật. Ông biết màu tối nhưng không biết sáng Cha tôi học ảo thuật, ông dành thời gian theo ánh sáng. Ông từng đi xuyên qua đất nước để theo một ngọn lửa rừng, săn ngọn lửa với máy ảnh của ông trong cả tuần. "Đi theo ánh sáng", ông nói. "Đi theo ánh sáng". Đây là những phần trong tôi mà tôi chỉ nhận ra từ những bức ảnh. Gác xép trên Đường Wooster với hành lang kẽo kẹt, trần nhà 12ft (3.6m), bức tường trắng và sàn nhà lạnh. Đây là nhà mẹ tôi, trước khi bà làm mẹ. Trước khi bà làm vợ, bà là nghệ sĩ. Và chỉ có hai phòng trong căn nhà, với những bức tường chạm tới trần nhà, và những cánh cửa mở rồi đóng, có phòng tắm và phòng tối. Phòng tối do mẹ tự xây, với chậu thép không rỉ tự làm, một bàn kéo 8x10 di chuyển lên xuống bởi cái máy quay tay to đùng, một dải ánh sáng các màu cân bằng, một bức tường kính trắng để xem bản in, một khay phơi kéo ra vào từ bức tường. Mẹ tôi tự xây cho bà một phòng tối. Biến nó thành nhà của bà. Yêu một người đàn ông với đôi bàn tay bóng rổ, với cách ông nhìn vào ánh sáng. Họ cưới nhau. Rồi có con. Chuyển đến căn nhà gần công viên. Nhưng họ vẫn giữ gác xép ở đường Wooster cho tiệc sinh nhật và săn châu báu. Đứa bé chỉ vào sắc xám, nhét đầy album ảnh của ba mẹ nó với những bóng đỏ và kẹo vàng. Đứa trẻ lớn lên thành một cô gái không có tàn nhang, với nụ cười khúc khích, cô không hiểu tại sao bạn bè cô không có phòng tối trong nhà, cô chưa bao giờ thấy cha mẹ hôn nhau, cô chưa bao giờ thấy họ nắm tay. Nhưng một ngày, có đứa bé xuất hiện, với tóc thẳng và đôi má mọng Người ta gọi cậu là khoai tây. Khi cậu cười, cậu cười thật to cậu sợ chú chim bồ câu trên lối thoát hiểm. Và bốn người họ sống trong căn nhà gần công viên. Cô gái không tàn nhang, chàng trai khoai tây, người cha bóng rổ và người mẹ phòng tối và họ thắp nến, cầu nguyện, và góc ảnh cong lên. Ngày nọ, vài ngọn tháp đổ. Và căn nhà gần công viên trở thành căn nhà dưới bụi tro, và họ chạy đi với ba lô, trên xe đạp đến những phòng tối Nhưng gác xép trên đường Wooster được xây cho một nghệ sỹ, không phải cho một gia đình bồ câu, và tường không chạm trần đã không đứng vững được trong gào thét và người đàn ông với đôi tay bóng rổ để vũ khí của ông nghỉ ngơi. Ông không thể chiến đấu trong cuộc chiến, và không có bản đồ về nhà Tay ông không còn vừa với máy ảnh nữa, không vừa với vợ của ông, không vừa với thân ông. Chàng trai khoai lang nghiền nắm đấm vào miệng anh cho đến khi chẳng còn gì để nói. Do đó, cô gái không tàn nhang trân trọng săn đón chính cô ấy. Và trên đường Wooster, trong tòa nhà với hành lang kẽo kẹt và gác xép với trần 12 ft (3.6m) và phòng tối với những cái chậu dưới ánh sáng cân bằng màu, cô tìm được mẩu ghi chú, đính lên tường với một cái ghim, nó ở đây một thời gian trước tòa tháp trước khi có những đứa trẻ. Và mẩu ghi chú viết: "Một gã đã yêu cô gái làm việc trong phòng tối." Đó là một năm trước khi cha tôi cầm máy ảnh lần nữa. Lần đầu của ông, ông đi theo ánh sáng Giáng sinh, nhấp nháy trên đường từ những ngọn cây của New York, những đốm sáng nhỏ, nhấp nháy từ những góc tối hơn cả màu tối. Một năm sau ông đi dọc đất nước để đi theo ngọn lửa trong rừng, ở đó cả tuần và đi săn với máy ảnh của ông nó tàn phá bờ biển phía Tây ngốn xe tải 18 bánh trong bước đi của nó. Ở phía bên kia của đất nước, tôi đến lớp và viết thơ bên lề tập vở. Chúng ta học nghệ thuật của việc nắm bắt. Có thể chúng ta đang học nghệ thuật níu giữ. Có thể chúng ta đang học nghệ thuật của việc cho đi. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi rất vinh dự được có mặt tại TEDxKrakow này. Hôm nay tôi sẽ bàn về 1 hiện tượng mà có thể và đang thực sự thay đổi thế giới, tên là sức mạnh quần chúng. Tôi sẽ bắt đầu với 1 giai thoại,hay đối với những bạn yêu thích Monty Python, 1 phác họa kiểu Monty Python. Chuyện là đây. Ai đó cho bạn đặt cược. Bạn sẽ nhìn vào quả cầu tiên tri và thấy tương lai. Tương lai chính xác như thế. Nhưng bạn phải chia sẻ điều đó với thế giới. Okay? Sự tò mò nguy hiểm chết người. Bạn nhận cược. Bạn nhìn vào quả cầu tiên tri. 1 giờ sau, bạn đang ngồi trong 1 tòa nhà trên kênh truyền hình quốc gia và kể chuyện trong 1 chương trình talkshow. “Trước khi hết năm 2011, Ben Ali và Mubarak và Gaddafi sẽ thoái vị và bị truy tố. Saleh ở Yemen và Assad ở Syria sẽ bị đấu tranh hoặc bị lật đổ. Osama bin Laden sẽ chết, và Ratko Mladic sẽ bị đưa ra tòa án quốc tế La Hague.” Người dẫn chương trình đăm đăm nhìn bạn với vẻ mặt thất thần, và để kết thúc, bạn bổ sung, “Và hàng ngàn thanh niên từ Athens, Madrid và New York sẽ biểu tình vì công lý xã hội, tuyên bố rằng họ theo gương Ả Rập.” Bạn chỉ biết sau đó có 2 anh chàng mặc đồ trắng xuất hiện. Họ đưa cho bạn 1 chiếc t-shirt kì lạ, chuyển bạn đến bệnh viện tâm thần gần nhất. Tôi muốn nói 1 chút về hiện tượng là nguyên nhân làm xấu đi 1 năm đã rất tệ cho những người xấu tính, hiện tượng được gọi là sức mạnh quần chúng. Sức mạnh quần chúng đã ở đó lâu rồi. Nó giúp Gandhi đẩy người Anh khỏi Ấn Độ. Giúp Martin Luther King thắng cuộc chiến phân biệt chủng tộc lịch sử. Nó giúp người dân Lech Walesa đuổi 1 triệu quân Soviet khỏi Ba Lan và khởi đầu cho hồi kết của Liên bang Soviet như ta đã biết. Vậy có gì mới? Điều có vẻ rất mới, là ý tưởng mà tôi muốn chia sẻ hôm nay, rằng có 1 tập hợp kỹ năng và quy luật có thể dạy và học để thực hiện đấu tranh phi vũ trang thành công. Nếu điều này là thật, ta có thể giúp các phong trào này. Trước hết, kĩ năng phân tích. Mọi chuyện khởi đầu từ vùng Trung Đông, trong rất nhiều năm chúng tôi sống với nhận thức hoàn toàn sai lầm về Trung Đông. Nó như 1 vùng băng giá, y như 1 cái tủ lạnh, nơi đó chỉ có 2 loại bữa ăn: thịt nướng, biểu trưng Mubarak, Ben Ali-một kiểu chế độ độc tài quân cảnh hoặc khoai tây, biểu trưng cho chính trị thần quyền kiểu Tehran. Mọi người đều kinh ngạc khi tủ lạnh mở ra và hàng triệu người trẻ, đa phần là tục dân, bước ra để thay đổi. Biết sao không? Họ không xem nhân khẩu học. Tuổi trung bình của người Ai Cập là bao nhiêu? 24. Mubarak đã cầm quyền bao lâu? 31 năm. Hệ thống này đã lỗi thời. Chúng hết hạn dùng, và những người trẻ tuổi từ Thế giới Ả Rập đã thức tỉnh vào 1 sáng và hiểu sức mạnh nằm trong tay họ. Còn lại là nằm phía trước chúng ta. Và biết sao không? Vẫn là Thế hệ Epsilon với các quy luật, các công cụ, các trò chơi của họ và ngôn ngữ, mà thoạt nghe thì nghe hơi lạ tai với tôi. Bạn có thấy độ tuổi của người dân trên đường phố Châu Âu? Có vẻ như Thế hệ Epsilon đang tới. Giờ cho phép tôi đưa 1 ví dụ khác. Tôi sẽ gặp nhiều người trên khắp thế giới, họ là, bạn biết đấy, các học giả và giáo sư và bác sĩ, và họ luôn nói về các điều kiện. Họ nói, “Sức mạnh quần chúng chỉ có khi chính quyền không quá áp bức.” Họ nói, “Sức mạnh quần chúng chỉ có khi thu nhập hàng năm của đất nước là từ X đến Z.” Họ nói, “Sức mạnh quần chúng chỉ có khi có áp lực từ nước ngoài.” Họ nói, “Sức mạnh quần chúng chỉ có khi ở đó không có dầu mỏ.” Ý tôi là có 1 tập hợp các điều kiện. Vâng,Tin mới là kĩ năng mà bạn [chính bạn] đưa vào cuộc xung đột có vẻ là quan trọng hơn các điều kiện, cứ gọi chúng là thống nhất, kế hoạch và duy trì kỷ luật phi vũ trang. Cho phép tôi đưa ví dụ. Tôi đến từ 1 quốc gia tên Serbia. Chúng tôi cần tới 10 năm để quy tụ 18 lãnh đạo đảng phái đối lập với cái tôi vĩ đại của họ về phía sau 1 ứng viên duy nhất để chống lại nhà độc tài Balkan Slobodan Milosevic. Rồi sao? Đó là ngày ông ta bị đánh bại. Hãy nhìn người dân Ai Cập, họ nổ súng trên Quảng trường Tahrir, vứt bỏ những biểu tượng cá nhân. Họ xuất hiện trên đường phố chỉ với lá cờ Ai Cập. Tôi sẽ đưa 1 ví dụ đối lập. Bạn thấy 9 ứng viên tổng thống chạy đua chống lại Lukashenko. Bạn biết ngay kết quả. Thống nhất là điều to tát, và có thể đạt được. Kế hoạch cũng vậy. Đã có ai lừa phỉnh bạn về cách mạng phi vũ trang tự phát và thành công? Điều đó không có trên đời đâu. Khi nào bạn thấy người trẻ trên đường cố gắng làm thân với cảnh sát hoặc quân đội, thì đã có người nghĩ về chuyện đó rồi. Cuối cùng, là kỷ luật phi vũ trang, có nó có thể là yếu tố quyết định. Nếu duy trì được kỷ luật phi vũ trang, bạn sẽ thắng oanh liệt. Bạn có 100.000 người biểu tình phi vũ trang, và 1 tên ngốc hay kẻ kích động nào đó ném đá, tất cả camera sẽ quay vào đâu? Chính anh chàng đó. Chỉ một hành động bạo lực duy nhất có thể hủy diệt phong trào của bạn. Giờ cho phép tôi đến chỗ khác. Đó là lựa chọn của chiến lược và chiến thuật. Có những quy luật đấu tranh phi vũ trang nhất định mà bạn nên theo. Đầu tiên, bắt đầu với việc nhỏ. Thứ 2, chọn những trận chiến mà bạn có thể thắng. Chúng ta chỉ có 200 người trong căn phòng này. Chúng ta không thể gọi đó là Biểu tình của Hàng triệu người. Nhưng nếu chúng tôi tổ chức vẽ graffiti suốt đêm trên khắp thành phố Krakow? Chúng tôi chọn chiến thuật phù hợp với sự kiện, chúng tôi đặc biệt gọi điều này là chiến thuật lan truyền. Chúng rất hữu dụng trong áp bức vũ trang. Chúng tôi tự minh chứng cho một trong những chiến thuật tốt nhất. Trên Quảng trường Tahrir, nơi cộng đồng quốc tế liên tục lo sợ rằng những người Islam sẽ chiếm lấy cách mạng. Thực ra, họ tổ chức người Công giáo bảo vệ người Đạo Hồi, những người đang cầu nguyện, 1 đám cưới kiểu Coptic được hàng ngàn người Đạo Hồi chúc mừng. Thế giới đã thay đổi bức tranh, nhưng có người đã nghĩ về nó từ trước. Có rất nhiều điều bạn có thể làm thay vì tụ tập ở 1 nơi, la hét và biểu diễn trước lực lượng cảnh vệ. Ở đây cũng có 1 động lực rất quan trọng, mà động lực này các nhà phân tích thường không thấy. Đó là động lực giữa 1 bên là sự sợ hãi và lãnh đạm với bên kia là nhiệt huyết và hài hước Nó diễn ra như trong trò chơi điện tử. Bạn được mọi người sợ hãi, bạn có địa vị. Bạn có nhiều nhiệt huyết cao hơn, bạn thấy nỗi sợ dần tan đi. Ngày thứ 2, người ta chạy đến phía cảnh sát thay vì từ đó chạy đi. Ở Ai Cập, có thể nói điều đó đang xảy ra. Về tính hài hước. Hài hước cũng là yếu tố quyết định mạnh mẽ như vậy, và tất nhiên nó đã rất lớn ở Ba Lan. Bạn biết đấy, chúng tôi chỉ là 1 nhóm nhỏ những sinh viên điên rồ ở Serbia khi viết vở kịch trào phúng này. Chúng tôi đặt 1 thùng xăng lớn có dán hình Ngài Tổng thống ở giữa Main Street. Có 1 cái lỗ phía trên để bạn có thể đến, ném tiền vào, hay lấy gậy bóng chày, và bùm, đập vào mặt ông ta. Vang to lắm. Trong vòng vài phút, chúng tôi ngồi ở quán cafe gần đó, thấy người ta xếp 1 hàng dài chờ làm điều đáng yêu này. Đó mới chỉ là màn mở đầu show diễn. Show diễn thực sự bắt đầu khi cảnh sát xuất hiện. Họ sẽ làm gì? Bắt giữ chúng tôi? Còn lâu mới thấy chúng tôi. Chúng tôi quan sát ở quán espresso bar cách đó 3 dãy nhà. Bắt giữ người mua hàng và trẻ em? Chẳng có lí nào. Tất nhiên, bạn có thể nghĩ họ làm điều ngu ngốc nhất: Họ bắt giữ cái thùng. Và giờ tấm hình có cái mặt méo mó trên thùng cùng cảnh sát lê lết về đồn cảnh sát, đó là ngày tuyệt nhất mà các nhiếp ảnh gia của các báo có được. Ý tôi là đó là những việc bạn có thể làm, và luôn làm được với sự hài hước. Còn 1 chuyện to tát nữa với sự hài hước: nó rất đau, vì những quý ngài này quá tự coi trọng bản thân. Khi bạn mỉa mai họ, thì rất đau. Giờ đây, ai cũng nói về Hoàng gia, Internet, và đó cũng là kĩ năng rất hữu dụng, nhưng đừng vội đặt tên chúng như Cách mạng Facebook, Cách mạng Twitter. Đừng lẫn công cụ với vật chất. Thực sự là Internet và truyền thông hiện đại rất hữu dụng để làm việc nhanh hơn và rẻ hơn. Chúng cũng an toàn hơn cho người tham gia vì chúng cho phép nặc danh. Chúng ta đang xem 1 ví dụ to lớn mà Internet làm được. Nó có thể đặt các mức giá cho bạo lực được chính quyền tài trợ đối với người biểu tình phi vũ trang. Đây là nhóm nổi tiếng, họ là Khaled Said, lập nên bởi Wael Ghonim ở Ai Cập và bạn bè. Đây là khuôn bị rách của người bị cảnh sát đánh. Anh ta trở nên nổi tiếng, và có thể trở thành giọt nước làm tràn ly. Nhưng còn đây là tin xấu. Cuộc chiến phi vũ trang chiến thắng trong đời thực, trên đường phố. Bạn sẽ chẳng thay đổi xã hội hướng về dân chủ hay kinh tế nếu chỉ ngồi và click chuột. Có những rủi ro được đưa ra và những người thực đang chiến thắng cuộc đấu tranh. Câu hỏi đáng giá triệu đô: Điều gì sẽ xảy ra ở Thế giới Ả Rập? Dù người trẻ từ Thế giới Ả Rập đã khá thành công trong việc đánh bại 3 nhà độc tài, làm rung chuyển khu vực, thuyết phục những nhà vua thông thái ở Jorgan và Morocco làm tái thiết từ gốc, kết quả cuối cùng vẫn chưa đến, người Ai Cập và Tunisie có vượt qua cuộc chuyển đổi hay sẽ kết thúc bằng xung đột tôn giáo và sắc tộc đẫm máu, người Syria có duy trì được kỷ luật phi vũ trang, đối mặt với bạo lực tàn nhẫn hàng ngày vốn đã giết chết hàng ngàn người, hay họ sẽ trượt vào cuộc đấu tranh vũ trang và châm ngòi cho cuộc nội chiến xấu xí. Những cuộc cách mạng có toàn diện như chuyển đổi sang nền dân chủ hay bị chiếm lĩnh bởi quân đội hay đủ kiểu người cực đoan? Phương Tây cũng vậy, nơi bạn thấy tất cả những người trẻ phấn khích đang biểu tình khắp thế giới, thực hiện điều này, thực hiện điều kia. Họ có trở thành làn sóng toàn cầu? Họ có tìm thấy các kĩ năng, nhiệt huyết, và chiến lược để có được những gì họ thực sự mong muốn và thúc đẩy tái thiết, hay họ sẽ chỉ dừng lại và phàn nàn về vô vàn những điều họ căm ghét? Đây là sự khác biệt giữa 2 thành phố. Bây giờ, các thống kê có gì? Sách của bạn tôi, Maria Stephan, nói rất nhiều về đấu tranh vũ trang và phi vũ trang, trong đó có 1 số dữ liệu sửng sốt. Nếu nhìn lại 35 năm qua và những biến chuyển xã hội từ độc tài sang dân chủ, bạn sẽ thấy trong số 67 trường hợp khác nhau, 50 trường hợp là đấu tranh phi vũ trang đó là sức mạnh cốt lõi. Có thêm 1 lí do để theo dõi hiện tượng này. Thêm 1 lí do để theo dõi Thế hệ Epsilon, đủ cho tôi tin tưởng và hi vọng vào họ rằng họ sẽ tìm được kĩ năng và can đảm để sử dụng đấu tranh phi vũ trang và sửa chữa ít nhất là 1 phần của đống hỗn độn mà thế hệ chúng ta đang tạo ra trên thế giới này. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bao nhiêu trong các bạn phải điền một vài mẫu trang web nào đó mà bạn được yêu cầu là đọc một chuỗi ký tự bị làm nhiễu như thế này? Bao nhiêu trong các bạn thấy là nó thật sự là rất phiền? Tuyệt. Vì tôi đã sáng chế ra nó đó. (Tiếng cười) Hay là tôi là một trong những người đã tạo ra nó. Cái đó được gọi là CAPTCHA. Và lý do nó ở đó là để chắc chắn rằng bạn, thực thể đang điền cái biểu mẫu, thực sự là con người mà không phải là một loại chương trình máy tính nào đó được viết để điền biểu mẫu hàng triệu triệu lần. Và lý do nó hoạt động được vì con người, ít nhất là những người không bị khiếm thị, không có vấn đề gì khi đọc những ký tự bị làm nhiễu, trong khi các chương trình máy tính đơn giản là không thể làm điều đó tốt được. Ví dụ như là trang Ticketmaster (một trang bán vé đủ mọi thể loại của nước ngoài), lý do bạn phải gõ những từ bị nhiễu kia là để chống lại những kẻ đầu cơ vé viết các chương trình máy tính có thể mua hàng triệu vé, 2 vé một lần. CAPTCHA được dùng khắp Internet. Và vì chúng được dùng quá thường xuyên, nhiều lần các chuỗi ký tự ngẫu nhiên được đưa ra cho người dùng gõ không hay chút nào. Ví dụ này là từ trang đăng ký của Yahoo. Chuỗi ký tự ngẫu nhiên xuất hiện là W, A, I, T (wait nghĩa là chờ đợi trong tiếng Anh), mà đánh vần được một từ. Nhưng phần hay nhất là tin nhắn mà ban trợ giúp của Yahoo nhận được 20 phút sau. Tin nhắn: "Giúp tôi với! Tôi đã đợi hơn 20 phút, và không có gì xảy ra." (Tiếng cười) Người đó nghĩ là anh ta phải đợi. Điều đó tất nhiên là không tệ bằng người tội nghiệp này. (Tiếng cười) Dự án CAPTCHA là dự án mà chúng tôi đã làm ở Carnegie Mellon hơn 10 năm trước, và nó được dùng khắp mọi nơi. Để tôi kể cho các bạn về dự án mà chúng tôi làm vài năm sau đó, nó giống như là bước tiến hóa của CAPTCHA. Dự án này mà chúng tôi gọi là reCAPTCHA, là dự án mà chúng tôi đã bắt đầu ở Carnegie Mellon, rồi chúng tôi biến nó thành một công ty. Và rồi khoảng một năm rưỡi sau, Google thực sự mua lại công ty này. Vì vậy để kể các bạn nghe cái mà dự án này bắt đầu. Dự án này đã bắt đầu từ những nhận xét sau: Thống kê là khoảng 200 triệu CAPTCHA được con người gõ mỗi ngày khắp thế giới. Khi tôi mới nghe điều này, tôi khá là tự hào về bản thân. Tôi đã nghĩ là: nhìn xem sự ảnh hưởng của nghiên cứu của tôi như thế nào. Nhưng rồi tôi bắt đầu cảm thấy buồn. Và đây là lý do: mỗi lần bạn gõ một CAPTCHA cơ bản là bạn phí phạm 10 giây thời gian của bạn. Và nếu bạn nhân thời gian đó lên 200 triệu, và bạn sẽ thấy là nhân loại, gộp lại, phí phạm khoảng 500.000 giờ mỗi ngày gõ những cái CAPTCHA phiền phức đó. Vì vậy tôi cảm thấy tồi tệ. (Tiếng cười) Và rồi tôi nghĩ: tất nhiên là chúng ta không thể bỏ CAPTCHA, vì bảo mật trên Web dựa vào chúng. Nhưng rồi tôi bắt đầu nghĩ, có cách nào mà chúng ta có thể dùng những lần gõ CAPTCHA đó cho cái gì đó tốt cho nhân loại? Chính vậy. Trong khi các bạn gõ CAPTCHA, trong 10 giây đó, não của các bạn đang làm điều gì đó phi thường. Não của các bạn đang làm điều mà máy tính chưa thể làm được. Vì vậy chúng tôi có thể làm cho bạn làm một việc có ích trong 10 giây đó không? nói cách khác, có một vấn đề lớn mà chúng ta không thể làm cho máy tính giải được, nhưng chúng ta có thể chia nhỏ ra thành các phần 10 giây là thời gian mà một người nào đó gõ một cái CAPTCHA họ giải một phần nhỏ của vấn đề? Và câu trả lời là "có", và đây chính là cái mà chúng tôi đang làm. Vì vậy cái mà các bạn không biết là hiện tại, trong khi các bạn đang gõ CAPTCHA, không chỉ bạn đang chứng thực bạn là con người, mà hơn nữa bạn đang thực sự giúp đỡ chúng tôi điện tử hóa sách. Để tôi giải thích nó hoạt động như thế nào. Có nhiều dự án đang cố gắng số hóa sách. Google có một cái. The Internet Archive có một cái. Amazon, hiện tại với Kindle, đang cố gắng số hóa sách. Cơ bản cách nó hoạt động là bạn bắt đầu với một cuốn sách cũ. Bạn đã từng thấy rồi phải không? Một quyển sách ấy mà? (Tiếng cười) Và các bạn bắt đầu với một cuốn sách, và rồi các bạn scan nó. Bây giờ scan một cuốn sách giống như là chụp mỗi trang sách. Nó tạo ra một tấm hình cho mỗi trang sách. Đây là hình ảnh với chữ cho mỗi trang sách. Bước kế tiếp là máy tính cần phải có thể giải mã tất cả các từ trong bức ảnh. Bằng cách sử dụng một công nghệ gọi là OCR, viết tắt của nhận dạng ký tự quang học (Optical Character Recognition), nó nhận một bức ảnh có văn bản và cố gắng nhận dạng văn bản trong đó. Hiện tại vấn đề là OCR không hoàn hảo. Đặc biệt là với các sách cũ mà mực đã phai màu và giấy đã ngã vàng, OCR không thể nhận diện được nhiều từ. Ví dụ, với những cuốn sách được viết cách đây trên 50 năm, Máy tính không thể nhận diện được 30 phần trăm. Vì vậy cái mà chúng tôi đang làm hiện tại là chúng tôi đang đem tất cả những từ mà máy tính không thể nhận diện và chúng tôi để con người đọc chúng cho chúng tôi trong khi họ đang gõ CAPTCHA trên Internet. Vì vậy lần tới khi bạn gõ CAPTCHA, những từ các bạn gõ là những từ thật sự được lấy ra từ những cuốn sách đang được số hóa mà máy tính không thể nhận diện Và lý do hiện tại bạn thấy hai từ thay vì một từ là vì, bạn thấy, một trong hai từ là từ mà hệ thống lấy ra từ một cuốn sách, hệ thống không biết nó là cái gì, và nó đưa cho bạn. Nhưng vì nó không biết câu trả lời, nó không thể kiểm tra bạn. Vì vậy cái mà chúng tôi làm là đưa bạn một từ khác, từ mà hệ thống biết câu trả lời. Chúng tôi không nói cho bạn biết cái nào là cái nào, xin hãy gõ cả hai. Và nếu bạn gõ một từ chính xác cho từ mà hệ thống biết câu trả lời, nó cho rằng bạn là con người, và nó cũng tin tưởng rằng bạn gõ từ còn lại đúng. Và nếu chúng ta lặp lại quá trình này cho 10 người khác nhau và tất cả họ đồng ý với từ mới, thì chúng ta có một từ được điện tử hóa đúng. Và đó là cách mà hệ thống làm việc. Và cơ bản, từ khi chúng tôi đưa nó vào hoạt động 3 hay 4 năm trước, rất nhiều trang web đã bắt đầu chuyển từ CAPTCHA cũ, cái mà người ta phí phạm thời gian, sang dùng CAPTCHA mới, cái mà người ta giúp số hóa sách. Ví dụ, Ticketmaster. Và mỗi lần bạn mua vé trên Ticketmaster, bạn đã giúp số hóa sách. Facebook: Mỗi lần bạn thêm bạn mới hay chọc ai đó, bạn giúp số hóa sách. Twitter và khoảng 350.000 trang web khác tất cả đang sử dụng reCAPTCHA. Và thực sự, số lượng trang web đang sử dụng reCAPTCHA là rất cao đến nỗi số lượng từ mà chúng tôi số hóa mỗi ngày thực sự rất lớn. Khoảng 100 triệu từ một ngày, tương đương khoảng 2 triệu rưỡi quyển sách mỗi năm. Và tất cả đều được làm từng từ một bằng những người gõ CAPTCHA trên Internet. (Vỗ tay) Tất nhiên, vì chúng tôi làm quá nhiều từ mỗi ngày, những điều buồn cười có thể xảy ra. Và đây là điều có thật vì bây giờ chúng tôi đang đưa cho người ta 2 từ tiếng Anh ngẫu nhiên cạnh nhau. để những điều buồn cười có thể xảy ra. Ví dụ, chúng tôi đã đưa ra từ này. Nó là từ "Christians" (nghĩa là người theo công giáo); không có gì sai ở đây. Nhưng nếu bạn để nó cạnh một từ ngẫu nhiên, điều tồi tệ có thể xảy ra. Và chúng tôi có từ này. Trên màn hình: bad christians (nghĩa là người công giáo xấu xa) Nó thậm chí tồi tệ hơn, bởi vì trang web đưa ra từ này tình cờ lại là trang The Embassy of the Kingdom of God (Một trang web về đạo công giáo). (Tiếng cười) Oops. (Tiếng cười) Đây là một ví dụ rất tệ khác. JohnEdwards.com (một trang ủng hộ cho chính trị gia này, ông này thuộc đảng dân chủ) Màn hình: Damn liberal (nghĩa là Đảng dân chủ khốn kiếp) (Tiếng cười) Và chúng tôi tiếp tục lăng mạ người ta mỗi ngày. Và, tất nhiên, chúng tôi không chỉ lăng mạ người khác. Đây là vấn đề, vì chúng tôi đưa ra 2 từ ngẫu nhiên, điều thú vị có thể xảy ra. Và điều này thực sự tạo nên của một trào lưu trên Internet mà hàng vạn người tham gia, được gọi là nghệ thuật CAPTCHA. Tôi chắc rằng vài người trong số các bạn đã nghe tới nó. Và cách nó hoạt động như sau. Tưởng tượng bạn đang dùng Internet và bạn thấy một cái CAPTCHA mà bạn nghĩ là nó thú vị, giống như cái CAPTCHA này. Màn hình: máy nướng tàng hình (invisible toaster) Rồi cái mà bạn làm là bạn chụp màn hình đó lại. Và dĩ nhiên, bạn điền cái CAPTCHA vì bạn giúp chúng tôi số hóa sách. Nhưng đầu tiên là bạn chụp màn hình, và rồi bạn vẽ vời cái gì đó liên quan tới cụm từ đó. (Tiếng cười) Nó như vậy đó. Có hàng vạn tác phẩm như vậy. Vài tác phẩm rất dễ thương. Màn hình: Clenched it (nghiến nó) (Tiếng cười) Vài tác phẩm buồn cười hơn. Văn bản: stoned founders (các nhà sáng lập hóa đá, founder ở đây ý nói những vị lãnh tựu thành lập nước Mỹ) (Tiếng cười) Và cái, như là "paleontological shvisle", chúng có "Snoop Dogg". (Tiếng cười) Và đây là còn số yêu thích của tôi về reCAPTCHA. Và đây là điều yêu thích của tôi về dự án này. Đây là số lượng người khác nhau đã giúp chúng tôi số hóa ít nhất một từ trong sách thông qua reCAPTCHA: 750 triệu, hơn 10% dân số thế giới một chút, đã giúp chúng tôi số hóa kiến thức nhân loại. Và những con số như vậy đã là động lực thúc đẩy công tác nghiên cứu của tôi. Vì vậy câu hỏi thúc đẩy nghiên cứu của tôi là: Nếu bạn nhìn vào các thành tựu lớn của nhân loại, những cái thực sự lớn mà nhân loại đã tập hợp lại và cùng làm nên lịch sử -- ví dụ như là xây các kim tự tháp ở Ai Cập hay là kênh đào Panama hay là đưa người lên mặt trăng -- có một sự thật đáng tò mò về họ, và đó chính là các điều đó được làm với số lượng người gần giống nhau. Nó thật lạ; tất cả điều đó được làm với khoảng 100.000 người. Và lý do là vì, trước khi có Internet, điều hành hơn 100.000 người, đừng nói đến là cả trả lương họ, dường như là không tưởng rồi. Nhưng với Internet, chúng tôi chỉ mới cho các bạn xem một dự án mà chúng tôi có 750 triệu người giúp chúng tôi số hóa kiến thức nhân loại. Vì vậy câu hỏi thúc đẩy nghiên cứu của tôi là, nếu chúng ta có thể đưa người lên mặt trăng với 100.000 người, chúng ta sẽ có thể làm gì với 100 triệu? Và dựa trên câu hỏi này, chúng tôi đã có nhiều dự án khác nhau mà chúng tôi đang làm. Để tôi kể các bạn về một cái mà tôi hứng thú nhất. Đây là cái mà chúng tôi đã làm một cách bán-lặng lẽ trong khoảng một năm rưỡi. Nó vẫn chưa ra mắt. Nó được gọi là Duolingo. Vì nó chưa ra mắt nên, suỵt! (Tiếng cười) Vâng, tôi có thể tin tưởng các bạn. Và dự án này, nó bắt đầu thế này. Nó bắt đầu bằng việc tôi đưa ra một câu hỏi cho sinh viên sau đại học của tôi, Severin Hacker. Vâng, đó là Severin Hacker. Và tôi đă ra một câu hỏi cho sinh viên sau đại học của tôi. Các bạn nghe rõ chứ, họ của anh ta là Hacker. Và tôi đưa ra câu hỏi này cho anh ta: Làm cách nào chúng ta có thể làm cho 100 triệu người dịch trang web sang tất cả các ngôn ngữ chính miễn phí? Vâng, có nhiều thứ để nói về câu hỏi này. Đầu tiên, dịch trang web. Hiện tại web được phân vùng thành nhiều ngôn ngữ. Phần lớn là Tiếng Anh. Nếu bạn không biết Tiếng Anh, bạn không thể sử dụng chúng được. Nhưng có một phần lớn khác là các ngôn ngữ khác, và nếu bạn không biết những ngôn ngữ đó, bạn không thể sử dụng được. Vì vậy tôi muốn dịch tất cả trên Web, hay là ít nhất là phần lớn Web, sang tất cả ngôn ngữ chính. Và đó là cái mà tôi muốn làm. Vài người trong các bạn có thể nói, tại sao chúng ta không thể sử dụng máy tính để dịch? Tại sao không dịch bằng máy? Dịch bằng máy hiện tại bắt đầu dịch vài câu lẻ tẻ. Tại sao chúng ta không dùng nó để dịch các trang web? Thực ra vấn đề là dịch máy chưa đủ tốt và nó có thể sẽ không đủ tốt trong 15 hay 20 năm tới. Nó có nhiều sai lầm. Thậm chí khi nó không mắc sai lầm, vì nó mắc nhiều sai lầm, bạn không biết khi nào nên tin nó hay là không. Để tôi lấy một ví dụ cho các bạn về vài thứ đã được dịch bằng máy. Thực ra nó là một bài đăng trên forum. Có ai đó muốn hỏi một câu hỏi về JavaScript. Nó được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh. Và tôi sẽ để các bạn tự đọc. Người này bắt đầu bằng việc xin lỗi về việc bài đăng này được dịch với một máy tính. Và câu kế là phần mào đầu của câu hỏi. Và anh ta chỉ giải thích gì đó. Nên nhớ, nó là một câu hỏi về JavaScript. Chữ: Thường xuyên, thời gian dê cài đặt một lỗi là nôn (Máy tính dịch) (Tiếng cười) Và rồi tới phần đầu của câu hỏi. Chữ: Làm thế nào nhiều lần như gió, trụ, và con rồng? (Tiếng cười) Và rồi tới phần yêu thích nhất của tôi trong câu hỏi này. Chữ: Điều này xúc phạm đến đá của cha? (Tiếng cười) Và rồi đến phần cuối, phần yêu thích nhất của tôi trong toàn bộ. Chữ: Xin vui lòng xin lỗi cho sự ngu dốt của bạn. Có một rất nhiều cảm ơn bạn. (Tiếng cười) Đó là tại sao dịch bằng máy chưa đủ tốt. Và quay lại câu hỏi. Chúng tôi cần người để dịch toàn bộ Web. Và câu hỏi tiếp theo bạn có thể có là, tại sao bạn không trả công cho người ta để dịch? Chúng tôi có thể trả cho chuyên gia dịch thuật để dịch toàn bộ Web. Chúng tôi có thể làm điều đó. Nhưng không may là nó sẽ cực kỳ mắc. Ví dụ, dịch một phần nhỏ, rất nhỏ của toàn bộ Web, trang Wikipedia, sang một ngôn ngữ khác, tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn. Wikipedia có phiên bản tiếng Tây Ban Nha, nhưng nó rất nhỏ so với phiên bản tiếng Anh. Nó khoảng 20 phần trăm kích thước của bản tiếng Anh. Nếu chúng ta muốn dịch 80 phần trăm kia sang tiếng Tây Ban Nha, nó sẽ tốn tối thiểu 50 triệu đô la Mỹ -- và thậm chí đây là một quốc gia nhận dịch thuật rẻ nhất (ý nói đến Mexico, không phải nói tới Tây Ban Nha) Nó sẽ rất mắc. Vì vậy cái mà chúng tôi muốn làm là có 100 triệu người dịch Web sang mọi ngôn ngữ chính miễn phí. Hiện tại nếu đây là cái mà bạn muốn làm, bạn sẽ sớm nhận ra bạn sẽ gặp phải 2 trở ngại khá lớn, 2 trở ngại lớn. Đầu tiên là thiếu người biết 2 thứ tiếng. Và tôi thậm chí không biết nếu mà tồn tại 100 triệu người đang sử dụng Web mà biết hai thử tiếng đủ để giúp chúng tôi dịch. Đó là một vấn đề lớn. Vấn đề khác bạn sẽ gặp phải là thiếu động lực. Làm cách nào bạn thúc đẩy người ta dịch trang web miễn phí? Bình thường bạn phải trả công cho người ta để làm điều này. Vì vậy làm cách nào bạn thúc đẩy họ làm điều này miễn phí? Khi mà chúng tôi bắt đầu nghĩ về điều này, chúng tôi đã bị vướng 2 điều trên. Nhưng rồi chúng tôi nhận ra, thực sự có một cách để giải quyết cả 2 vấn đề này với cùng một lời giải. Cố một cách mà một mũi tên bắn trúng 2 con nhạn. Đó là biến đổi dịch thuật thành một thứ mà hàng triệu người muốn làm, và điều đó cũng giải quyết vấn đề thiếu người biết song ngữ, và đó là dạy tiếng. Hiện tại, có hang 1,2 tỉ người học tiếng nước ngoài. Người ta rất, rất muốn học một ngoại ngữ. Và nó không chỉ vì họ bị bắt buộc phải học. Ví dụ, chỉ ở đơn cử ở Mỹ, có hơn 5 triệu người đã trả hơn 500 đô la Mỹ để mua phần mềm học ngoại ngữ. Vì người ta rất, rất muốn học ngoại ngữ. Vì vậy cái mà chúng tôi đang làm trong một năm rưỡi nay là một trang web mới -- nó được gọi là Duolingo -- với ý tưởng cơ bản là mọi nguwofi học một ngôn ngữ mới miễn phí trong khi dịch Web. Và cơ bản là học học bằng cách làm. Và cách nó hoạt động là khi bạn là một người mới học, chúng tôi cho các bạn những câu rất, rất đơn giản. Và tất nhiên là có rất nhiều câu rất đơn giản trên Web. Chúng tôi cho các bạn những câu rất, rất đơn giản cùng với nghĩa của mỗi từ. Và trong khi các bạn dịch chúng, và thấy cách người khác dịch chúng, bạn bắt đầu học ngoại ngữ đó. Và càng ngày bạn càng tiến bộ, chúng tôi cho các bạn các câu phức tạp hơn để dịch. Nhưng toàn bộ thời gian, các bạn học bằng cách làm. Và điều điên rồi về phương pháp này là nó thực sự khả thi. Đầu tiên, người ta rất, rất muốn học ngoại ngữ. Chúng tôi hầu như xây dựng xong nó, và chúng tôi đang thử nghiệm nó. Người ta có thể thực sự học ngoại ngữ với nó. Và họ học nó tốt như là với các phần mềm ngôn ngữ hàng đầu. Vì vậy người ta thực sự học ngoại ngữ. Và không chỉ học nó, mà còn học một cách thú vị. Vì bạn thấy với Duolingo, người ta thực sự học với nội dung thực. Ngược lại với học bằng những câu nghĩ ra, người ta học với nội dung thật, những câu thực sự thú vị. Vì vậy họ thực sự học một ngôn ngữ. Nhưng thậm chí bất ngờ hơn, bản dịch mà chúng tôi lấy từ người dùng trang web, thậm chí họ chỉ là người mới học, bản dịch từ học chính xác như là những người dịch chuyên nghiệp, điều đó rất bất ngờ. Để tôi lấy một ví dụ cho bạn xem. Đây là một câu được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh. Trên cùng là tiếng Đức. Ở giữa là bản dịch tiếng Anh được dịch bởi một người dịch chuyên nghiệp được trả 20 xu cho mỗi từ mà anh ta dịch. Và dưới cùng là câu được dịch bởi những người dùng Duoling, không ai trong số họ từng biết tiếng Đức trước khi họ dùng trang web. Các bạn có thể thấy là nó khác là hoàn hảo. Hiện tại, tất nhiên là chúng tôi dùng mẹo ở đây để làm cho những bản dịch đó tốt như là người dịch chuyên nghiệp. Chúng tôi kết hợp bản dịch của nhiều người mới học lại để tạo nên một bản dịch chất lượng cao. Và thậm chí khi chúng tôi kết hợp các bản dịch, trang web vẫn thực sự dịch khá nhanh. Để tôi cho các bạn xem, đây là ước lượng của chúng tôi về việc dịch Wikipedia nhanh như thế nào từ tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha. Nên nhớ, đây là một dự án đáng giá 50 triệu đô la Mỹ. Và nếu chúng tôi muốn Wikipedia sang tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi có thể làm trong vòng 5 tuần với 100.000 người dùng. Và chúng tôi có thể làm trong vòng 80 giờ với một triệu người dùng. Vì tất cả các dự án nhóm chúng tôi từng làm tới hiện tại đều có hàng triệu người dùng, chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể dịch cực nhanh bằng dự án này. Và điều mà tôi hứng thú nhất về Duolingo là tôi nghĩ điều này cung cấp một hình mẫu kinh tế công bằng cho giáo dục ngoại ngữ. Đó chính là: Hình mẫu kinh tế hiện tại của giáo dục ngoại ngữ là học sinh trả tiền, và cụ thể là, học sinh trả cho Rosetta Stone 500 đô la Mỹ. (Tiếng cười) Đó là hình mẫu kinh tế hiện tại. Vấn đề với hình mẫu kinh tế này là 95 phần trăm dân số thế giới không có 500 đô la Mỹ. Vì vậy nó cực kỳ bất công với người nghèo. Điều này hoàn toàn nghiên về người giàu. Và bây giờ, với Duolingo, vì trong khi bạn học bạn thực sự đang tạo ra giá trị, bạn đang dịch web -- và công việc đó, bạn có thể tính tiền ai đó cho việc dịch của bạn. Và đây chính là cách mà chúng tôi có thể lưu hành nó. Vì người ta đang tạo ra giá trị trong khi họ đang học, họ không phải trả tiền, họ trả bằng thời gian của họ. Nhưng điều kỳ diệu ở đây là họ trả với thời gian của họ, mà thời gian đó dù sao cũng phải dùng để học ngoại ngữ. Vì vậy điều tuyệt diệu ở đây về Duolingo là tôi nghĩ nó cung cấp một hình mẫu kinh tế công bằng -- người ta không phân biệt đối xử với người nghèo. Và đây là trang web. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Và đây là trang web. Chúng tôi chưa ra mắt, nhưng nếu bạn vào, bạn đăng ký sử dụng bản thử nghiệm, sẽ bắt đầu khoảng 3 hay 4 tuần nữa. Chúng tôi vẫn chưa ra mắt Duolingo. Tiện thể, tôi là người đang nói ở đây, nhưng thực sự Duolingo là sản phẩm của một đội ngũ tuyệt vời, vài người trong số họ có mặt tại đây. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đến đây để chia sẻ với mọi người về sự kì diệu của loài nhện và những gì chúng ta có thể học từ chúng. Nhện là những công dân toàn cầu thực thụ. Chúng ta có thể tìm thấy chúng ở hầu hết môi trường trên cạn. Chấm đỏ này đánh dấu Đại Bồn địa Hoa Kì (Bắc Mỹ) và tôi đang tham gia dự án đa dạng sinh học ở núi cao tại đây với một số đồng nghiệp. Đây là 1 trong những địa điểm thực nghiệm, và để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, đốm màu xanh dương này, là 1 trong những đồng nghiệp của tôi. Đây là 1 cảnh quan gồ ghề và khô cằn, nhưng vẫn có vài chú nhện sống ở đây. Lật các hòn đá lên bạn sẽ thấy 1 con nhện cua đang ghì chặt một con bọ cánh cứng. Nhện không có mặt ở khắp nơi, nhưng chúng rất đa dạng. Có khoảng 40,000 loài nhện được thống kê. Để có cái nhìn rõ ràng hơn, đây là biểu đồ so sánh 40,000 loài nhện với 400 loài linh trưởng. Nhện có hai cấp độ khuếch đại so với loài tinh tinh. Loài nhện cũng rất cổ. Ở đáy cùng này là niên đại địa chất, và con số ở trên biểu thị hàng triệu năm kể từ hiện tại và con số 0 ở đây là thời điểm hôm nay. Con số chỉ ra rằng loài nhện tồn tại cách đây hơn 380 triệu năm. Để rõ ràng hơn, thanh dọc màu đỏ này đánh dấu thời kỳ phân rã của loài người so với loài vượn (tinh tinh), khoảng 7 tỷ năm về trước. Mọi con nhện đều nhả tơ tại một thời điểm nào đó trong đời. Hầu hết chúng nhả một lượng lớn tơ và tơ có vai trò quan trọng với sự tồn tại và sinh sản của chúng. Kể cả loài nhện hóa thạch cũng nhả tơ. như bạn có thể nhìn thấy từ dấu vết này của lỗ nhả tơ trên con nhện hóa thạch này. Điều này có nghĩa là loài nhện và tơ của chúng đã xuất hiện khoảng 380 triệu năm. Không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu về loài nhện để thấy tầm quan trọng của tơ với các khía cạnh trong đời sống của chúng. Nhện dùng tơ của chúng cho nhiều mục đích, bao gồm làm dây kéo dẫn đường an toàn, bao bọc trứng khi sinh sản, màng bảo vệ khi rút lui và bắt con mồi. Có nhiều loại tơ nhện. Ví dụ, loài nhện vườn có thể tạo ra 7 loại tơ khác nhau. Khi nhìn vào mạng lưới này, có thể thấy nhiều loại thớ tơ, Khung và những đường bán kính của mạng nhện này được làm từ một loại tơ. trong khi phần xoắn ốc được kết hợp từ 2 loại tơ khác nhau: sợi tơ và giọt keo. Làm cách nào để 1 con nhện có thể tạo ra nhiều loại tơ như vậy? Để trả lời, bạn phải nhìn gần hơn vào lỗ nhả tơ của chúng. Tơ được tạo ra từ lỗ tơ, và theo các nhà tơ nhện học thì đây là "hậu môn" của chúng. ( Cười) Chúng tôi dành nhiều ngày.... Xin đừng cười! Đó là cuộc sống của tôi. ( Cười) chúng tôi dành nhiều ngày đêm nghiên cứu bộ phận này của loài nhện. Và đây là điều chúng tôi thấy. Bạn có thể thấy nhiều sợi tơ đi ra từ lỗ nhả tơ, vì trên mỗi lỗ có nhiều vòi. 1 trong những sợi tơ đi ra từ một vòi, và nếu tìm ngọn của sợi tơ trên thân nhện thì đây là điều bạn sẽ thấy mỗi vòi gắn với tuyến tơ riêng của nó. Mỗi tuyến tơ nhìn giống 1 cái túi với nhiều protein tơ bị tắc bên trong. Nếu bạn từng có dịp khám nghiệm một chú nhện "dệt" mạng hình cầu Orb-web, ,và tôi mong là bạn có dịp, thì cái bạn thấy là lượng lớn những tuyến tơ mờ lộng lẫy. Bên trong mỗi con nhện có hàng trăm, có khi hàng ngàn tuyến tơ. Những tuyến này được nhóm thành 7 loại. Chúng khác nhau về kích thước, số lượng và thậm chí có khi cả về màu sắc. Bên trong 1 con nhện orb-web, bạn có thể thấy 7 loại tuyến tơ, và đó là cái tôi miêu tả ở hình này, hãy bắt đầu từ hướng 1 giờ, đây là những tuyến tubuliform dùng để tạo ra tơ bọc ngoài túi trứng. Ở đây có sự kết hợp và các tuyến tơ flagelliform kết hợp để tạo ra phần trôn ốc của mạng nhện. Tuyến tơ Pyriform tạo nền xi măng , đó là loại tơ dùng để kết dính các sợi tơ với chất nền. Ở đây cũng có tơ aciniform, dùng để tóm và gói con mồi. Tơ nhỏ ampullate dùng trong cấu trúc mạng nhện. Và loại tơ được nghiên cứu nhiều nhất là tơ đại ampullate. Loại này dùng để tạo khung và đường bán kính của mạng nhện, và dây kéo bảo vệ. Nhưng, chính xác thì tơ nhện là gì? Tơ nhện chủ yếu là Protein Hầu hết các protein này có thể được giải thích bởi một hệ gien, vậy sự đa dạng của các loại tơ mà ta thấy ngày nay được mã hóa bởi một hệ gien, vậy giả thiết rằng tổ tiên của loài nhện đã tạo ra một loại tơ, và trong suốt hơn 380 triệu năm, gien tơ đó đã nhân đôi sau đó phân kỳ, chuyên biệt lại nhiều lần để tạo ra một lượng lớn các loại tơ đa dạng mà chúng ta có ngày nay. Các loại tơ này có một số điểm chung. Chúng có cùng thiết kế. ví dụ, chúng đểu rất dài. chúng dài một cách kì lạ so với các protein khác. Chúng lặp lại liên tục và rất giàu các axit amin như glycine và alanine. Để giúp mọi người hiểu được protein tơ nhện giống như thế nào, Đây là protein của sợi kéo, đây chỉ là một phần của nó, lấy từ một con nhện quá phụ. Đây là một chu trình mà tôi thích quan sát ngày lẫn đêm. ( Cười). Bạn nhìn thấy đây là một chữ cái viết tắt cho axit amin, và tôi đã tô các glycerin với màu xanh lá, và các alanine với màu đỏ, vậy bạn có thể thấy nó chỉ có nhiều G và A Bạn cũng có thể thấy có nhiều đoạn mô típ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ như ở đây có nhiều polyalanine hay tích phân A, AAAAA. Đây là GGQ. Đây là GGY Bạn có thể coi những mô típ ngắn lặp lại này như những từ, và những từ này xuất hiện trong những câu. Vậy trong ví dụ này, đây là một câu, và bạn có thể hiểu vùng màu xanh và polyalanine màu đỏ được lặp lại nhiều lần, và chúng lặp lại hàng trăm, hàng trăm lần bên trong mỗi phân tử tơ. Những sợi tơ được tạo ra từ một con nhện có thể có các chu trình lặp lại rất khác nhau. Ở đầu màn hình, bạn đang thấy những đơn vị lặp lại từ sợi tơ kéo của một con nhện vườn. Nó ngắn. Và ở cuối, là chu trình lặp lại của một túi trứng, hay protein sợi tubuliform, từ cùng một con nhện. Và bạn có thể thấy sự khác biệt lớn của các sợi protein này. Đây chính là vẻ đẹp trong sự đa dạng của họ tơ nhện. Bạn có thể thấy các đơn vị lặp lại khác nhau về độ dài. Chúng cũng khác nhau về trình tự. Nên một lần nữa tôi đã tô các glycine bằng màu xanh lá, alanine màu đỏ, và các serine là chữ S màu tím. Bạn có thể thấy đơn vị lặp phía trên có thể được giải thích hầu hết bởi màu xanh và đỏ, và đơn vị lặp ở phía dưới có một lượng lớn màu tím. Điều mà các nhà tơ nhện học làm là cố gắng liên hệ các trật tự, các mẫu axit amin vào tính chất cơ học của những sợi tơ. Giờ đây, thật tiện khi mà các chú nhện sử dụng tơ của chúng hoàn toàn bên ngoài cơ thể chúng. Nó giúp việc kiểm tra tơ nhện trở nên dễ dàng trong phòng thí nghiệm vì bạn biết đấy, chúng ta kiểm tra nó trong không khí, đó chính xác là môi trường mà chúng hiện dùng protein tơ của mình. Việc này giúp định lượng tính chất tơ bằng phương pháp như kiểm tra độ co dãn bằng cách kéo mạnh một đầu của sợi tơ rất dễ dàng. Đây là biểu đồ ứng suất có được từ một thí nghiệm kiểm tra độ đàn hồi của 5 sợi tơ từ cùng 1 con nhện. Bạn có thể nhìn thấy ở đây là 5 sợi tơ với 5 dạng khác nhau. Đặc biệt là khi nhìn vào cột dọc, đó là cột lực. Nếu bạn nhìn vào giá trị lực lớn nhất cho mỗi một sợi tơ, bạn sẽ thấy có nhiều biến số, thực tế là tơ kéo hay tơ ampullate, là sợi chắc nhất trong số đó. Chúng ta nghĩ vậy là vì tơ kéo được dùng để làm khung và đường bán kính của mạng nhện nên phải rất chắc. Mặt khác, nếu bạn nhìn vào cột bề mặt, nó cho thấy diện tích mà 1 sợi tơ có thể dãn ra đến mức nào, nếu bạn nhìn vào giá trị cực đại ở đây, có rất nhiều biến số và người thắng cuộc là sợi flagelliform hay sợi tơ xoắn ốc. Trên thực tế, sợi flagelliform có thể kéo dãn gấp 2 lần chiều dài ban đầu. Vậy các thớ tơ đa dạng về sức bền cũng như độ dãn. Trường hợp của phần trôn ốc, nó cần phải rất đàn hồi để hấp thụ lực tác động của con mồi đang bay. Nếu nó không thể co dãn như vậy thì khi côn trùng va vào mạng, nó sẽ nẩy ra khỏi mạng ngay. Vậy nếu mạng được làm hoàn toàn từ tơ kéo thì côn trùng sẽ văng ngược ra ngay. Nhưng nhờ khả năng kéo dãn của tơ trôn ốc, mạng tơ hoàn toàn có thể hấp thụ được tác động của con mồi đang bị vướng lại. Có một chút khác biệt trong những sợi tơ mà 1 con nhện tạo ra. Ta có thể gọi đó là bộ đồ nghề của chúng. Đó là những gì nó có để tương tác với môi trường. Vậy còn sự khác biệt giữa các loài nhện, khi nhìn vào 1 loại tơ và nhìn vào các loài nhện khác nhau? Đó là khía cạnh chưa được khám phá nhiều nhưng tôi có vài dữ liệu để chia sẻ ở đây. Đó là bảng so sánh về độ dai của sợi tơ kéo được phun ra bởi 21 loài nhện. Một số trong chúng là loài xe tơ và có một số là loài không xe tơ. Có giả thiết cho rằng, loài nhện xe tơ giống như nhện Argiope loài có mạng tơ bền nhất vì chúng phải chặn các con mồi đang bay. Bạn có thể thấy trên biểu đồ về độ dai này cao hơn so với chấm đen trên biểu đồ, càng cao thì càng bền. 21 loài được biểu thị ở đây bởi phát sinh học, cây phát sinh này biểu thị mối quan hệ về gien và tôi đã tô loài nhện xe tơ với màu vàng. Nếu bạn nhìn ở đây sẽ có 2 mũi tên màu đỏ, nó chỉ vào giá trị độ dai của các sợi tơ kéo của loài nhện chuối và loài nhện vương miện. Đây là 2 loài nhện được đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc trong nghiên cứu tơ nhện tổng hợp để sao chép protein tơ kéo của chúng. Tuy nhiên, tơ kéo của chúng chưa phải là chắc nhất. Thực ra, loại chắc nhất trong khảo sát là ở vùng màu trắng này, là loài không xe tơ. Đây là tơ kéo xe bởi loài scytodes, là nhện phun tơ Loài này không dùng mạng để bắt mồi. Thay vào đó nó ẩn nấp và chờ con mồi đến gần rồi làm tê liệt chúng bằng cách phun tơ độc vào con côn trùng đó. Giống như việc bắt mồi bằng bình xịt tạo bọt dạng sợi. Đó là cách mà loài này bắt mồi. Ta không biết tại sao loài này cần cần tơ kéo chắc như vậy, nhưng kết quả ngoài mong đợi này khiến việc điều tra hoạt chất sinh học trở nên có giá trị và thú vị hơn. Nó giải phóng những hạn chế trong tưởng tượng của chúng ta. Bây giờ tôi sẽ đánh dấu các giá trị về độ dai của sợi ni-lon sợi tơ tằm- hay sợi tơ tằm thuần-- sợi len, sợi Kevlar và sợi carbon. Và bạn có thể thấy, hầu hết các tơ nhện đều vượt mặt các sợi trên. Chính sự kết hợp về độ bền, độ dãn, và độ dai đã làm cho tơ nhện thật đặc biệt và nó thu hút sự chú ý của các nhà phỏng sinh vật khiến họ dựa vào thiên nhiên để tìm những giải pháp mới. Độ bền, độ dãn, độ dai của tơ nhện kết hợp với việc tơ nhện không tìm thấy đáp ứng miễn dịch, thu hút sự quan tâm về việc sử dụng tơ nhện trong ứng dụng chế phẩm sinh học, ví dụ như 1 thành phần của gân nhân tạo, phục vụ cho việc tái tạo thần kinh và làm bệ đỡ cho sự phát triển của mô. tơ nhện còn có tiềm năng trong khả năng chống đạn. Các sợi tơ có thể được kết hợp trong cơ thể và thiết bị bảo vệ để chúng nhẹ và linh hoạt hơn áo chống đạn ngày nay. Bên cạnh những ứng dụng phỏng sinh học của tơ nhện, cá nhân tôi thấy việc nghiên cứu tơ nhện bản thân nó rất thú vị. Tôi yêu thích khi ở trong phòng thí nghiệm, và một chuỗi tơ nhện ra đời. Đó là điều tuyệt nhất. (Cười) Nó giống như những chú nhện đang chia sẻ bí mật cổ đại với tôi, và đó là lý do tôi sẽ dành phần còn lại của cuộc đời mình nghiên cứu về tơ nhện. Lần sau nều bạn thấy một mạng nhện, xin hãy dừng lại và quan sát nó gần hơn. Bạn sẽ thấy 1 trong những chất liệu hiệu suất cao mà con người được biết đến. Cho tôi mượn lời từ một tác phẩm về chú nhện Charlotte, Tơ nhện rất kì diệu. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay) (Vỗ tay). Trong vòng 13 năm trở lại đây -- một, ba, mười ba năm -- Tôi tham gia một nhóm đặc biệt ở InSightec tại Israel và các đối tác trên khắp thế giới để tập trung vào ý tưởng này, quan niệm này, phẫu thuật không cần dao kéo, từ phòng thí nghiệm cho tới ứng dụng lâm sàng thường ngày. Và đây là điều tôi sẽ kể cho quí vị. 13 năm -- vài người trong số quí vị có thể thấu hiểu con số đó. Còn riêng với tôi, giờ đây, vào ngày hôm nay, thì đó giống như trải qua lần "bar mitzvah" thứ hai vậy. (Tiếng cười) Giấc mơ này thực sự được hỗ trợ nhờ sự kết hợp của hai công nghệ ta đã biết. Một là sóng siêu âm tập trung, và hai là hiển thị hình ảnh bằng cộng hưởng từ. Đầu tiên hãy nói về sóng siêu âm tập trung. Tôi đang cầm trong tay một mô hình mô phỏng mô tế bào. Nó được làm bằng silicon. Nó trong suốt, và được chế tạo riêng cho quí vị. Quí vị thấy đấy, tất cả đều nguyên vẹn, trong suốt tuyệt đối. Giờ tôi sẽ dẫn quí vị tới phòng thí nghiệm âm thanh. Quí vị thấy mô hình trong bể này chứ. Hệ thống này tôi lắp đặt trong phòng thí nghiệm vật lý. Ở phía bên phải, là một bộ dò sóng siêu âm. Bộ dò sóng siêu âm này cơ bản là phát ra một chùm tia siêu âm hội tụ vào bên trong mô hình. Khi qúi vị nghe thấy tiếng cạch, thì đó là lúc năng lương bắt đầu phát tán qúi vị thấy có một vết thương nhỏ phía bên trong mô hình. Rồi, thế là mọi thứ quanh nó đều còn nguyên vẹn. Đó chỉ là một vết thương bên trong. Hãy hình dung đây là bên trong não của quí vị . Chúng ta cần tiếp cận một mục tiêu bên trong não. Và chúng ta có thể làm mà không gây tổn thương đến các tế bào khác. Tôi nghĩ rằng đây là hệ thống phẫu thuật y học đầu tiên hợp lệ cuả người Do Thái (Tiếng cười) Thôi, hãy nói một chút về sóng siêu âm, sức mạnh của sóng siêu âm. Tất cả quí vị đều biết được đúng không, về ảnh chụp siêu âm. Và quí vị cũng biết về phẫu thuật nghiến sỏi -- đánh tan sỏi thận. Nhưng sóng siêu âm có thể được định dạng để làm bất cứ việc gì, bởi nó là một lực cơ khí. Về cơ bản, đó là lực tác động lên một tế bào mà sóng siêu âm đi qua. Quí vị có thể thay đổi cường độ, tần số thời lượng, và nhịp của sóng siêu âm để tạo ra bất cứ thứ gì từ một chiếc bình xịt đến một cái búa. Tôi sẽ chỉ cho quí vị thấy nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học có thể thực hiện được chỉ bằng việc tập trung, tập trung về mặt thể chất. Đây là ý tưởng của việc sử dụng sóng siêu âm tập trung nhằm điều trị những tổn thương trong não bộ không phải là điều gì mới. Khi tôi sinh ra, ý tưởng này đã được ấp ủ bởi những nhà tiên phong như anh em nhà Fry và Lars Leksell, người được biết tới như là nhà phát minh ra con dao gamma. Nhưng có lẽ qúi vị không biết rằng ông đã cố thực hiện những ca phẫu thuật thần kinh trong não, không gây thương tổn, bằng việc sử dụng sóng siêu âm tập trung, trong thập niên 50. Ông đã thất bại, và rồi ông chế tạo ra con dao gamma. Việc này khiến qúi vị suy ngẫm xem tại sao những nhà tiên phong đó lại thất bại. Và có một điều cốt yếu mà họ thiếu. Họ thiếu tầm nhìn xa. Chỉ tới khi cộng hưởng từ được phát minh ra và thực chất là sự kết hợp của cộng hưởng từ và sóng siêu âm tập trung thì ta mới có thể thu thập được phản hồi -- của cả giải phẫu học và sinh lý học để có một qui trình giải phẫu hoàn toàn không gây thương tổn và khép kín. Thế là, nó trông như thế này, quí vị biết đó, phòng phẫu thuật của tương lai như ta thấy ngày nay. Đây là một phòng cộng hưởng từ với hệ thống sóng siêu âm tập trung. Và tôi sẽ cho quí vị xem nhiều ví dụ. Ví dụ đầu tiên là ở trong não. Một trong những bệnh thần kinh mà sóng siêu âm tập trung có thể chữa được là các bất thường trong cử động, như là bệnh Parkinson hoặc là bệnh run tay không tự chủ. Điểm tiêu biểu cho những bệnh này, ví dụ như là cho bệnh run tay, là sự mất khả năng uống hay là ăn canh hoặc là cháo mà không làm đổ vương vãi mọi thứ ra quanh mình, hay viết một cách rõ ràng cho mọi người đọc được, và sống một cuộc sống độc lập không cần sự trợ giúp của người khác. Tôi muốn quí vị gặp John. John là một giáo sư Sử học đã nghỉ hưu tới từ Virginia. Ông đã bị bệnh run tay từ nhiều năm nay. Và thuốc thang không còn tác dụng gì nữa. Và rất nhiều bệnh nhân như vậy từ chối tham gia giải phẫu để cho người khác mổ xẻ não của họ. Và chừng bốn, năm tháng trước, ông trải qua mội qui trình đang còn được thử nghiệm. Qui trình ấy được chấp thuận thử nghiệm bởi Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ tại Đại học Virginia ở Charlottesville dùng sóng siêu âm tập trung để cắt bỏ một phần đồi thị não của bệnh nhân. Và đây là chữ viết tay của ông. "Vào ngày 20 tháng 6," nếu qúi vị đọc được, "2011." Đây là chữ viết tay của ông vào buổi sáng của ngày điều trị, trước khi đi vào máy cộng hưởng từ. Bây giờ tôi sẽ cho quí vị xem một quá trình điển hình như vậy trông ra sao, phẫu thuật không dao kéo trông như thế nào. Thế là chúng tôi đặt bệnh nhân lên bàn cộng hưởng từ. Chúng tôi gắn một bộ chuyển đổi, trong trường hợp này, là vào não, nhưng nếu cần điều trị cơ quan khác, thì bộ chuyển đổi gắn vào bệnh nhân cũng sẽ khác. Và bác sĩ sau đó sẽ chụp cộng hưởng từ như bình thường. Và mục đích của việc đó là gì? Tôi không có bút laser trình chiếu ở đây, nhưng qúi vị có thấy vùng màu xanh lá cây, đại để như hình chữ nhật hay hình thang kia không? Đây là vùng chung để điều trị. Nó là giới hạn an toàn xung quanh mục tiêu. Đó là một mục tiêu ở trong đồi thị não. Thế là, một khi đã có các bức ảnh rồi, và bác sĩ đã vạch ra tất cả giới hạn an toàn, vân vân, cơ bản là ông ta sẽ chọn một điểm -- bạn thấy cái điểm tròn ở tâm, chỗ con trỏ đó -- và anh ta sẽ nhấn một nút màu xanh gọi là "sonicate." Chúng tôi gọi thời khắc truyền năng lượng này, chúng tôi gọi nó là sonication. Việc thủ công duy nhất bác sĩ phải làm ở đây là di con trỏ. Đây là dụng cụ duy nhất ông ta cần trong quá trình điều trị. Thế là ông ta nhấn "sonicate," và điều xảy ra là thế này đây. Quí vị thấy bộ chuyển đổi ở đây, màu xanh dương nhạt. Có nước giữa xương sọ và bộ chuyển đổi. Và nó đột ngột bùng phát năng lượng. Làm tăng nhiệt độ. Đầu tiên ta cần kiểm chứng rằng chúng ta vẫn theo đúng mục tiêu. Thế nên lần truyền năng lượng (sonication) đầu tiên dùng năng lượng ở mức thấp hơn. Nó không gây ra bất kỳ thương tổn nào cả. Nhưng nó làm nhiệt độ tăng lên chừng vài độ. Và một trong số những tính năng độc đáo mà chúng tôi tận dụng với máy cộng hưởng từ là khả năng đo nhiệt độ một cách không xâm lấn. Đây thật sự là một tính năng độc đáo của máy cộng hưởng từ. Tính năng này không được tận dụng trong việc chụp siêu âm thông thường. Nhưng ở đây ta có thể thu thập được cả hình ảnh giải phẫu và bản đồ nhiệt độ ngay lập tức. Và quí vị có thể thấy các điểm trên biểu đồ. Nhiệt độ được tạm thời tăng lên tới 43 độ C. Việc này không gây ra chút thương tổn nào cả. Quan trọng là chúng ta đang ở đúng mục tiêu. Thế là, một khi bác sĩ đã xác minh là điểm tụ sóng âm trúng với mục tiêu đã chọn, thì ta sẽ tiến tới thực hiện một cú cắt bỏ dùng năng lượng cực đại như qúi vị thấy ở đây. Và thấy nhiệt độ tăng tới 55 hay 60 độ C. Nếu quí vị cứ giữ thế trong hơn một giây, thì nó đủ để phá hủy prô-tê-in của các tế bào. Đây là kết quả từ góc độ bệnh nhân -- trong cùng ngày, sau ca điều trị. Bệnh nhẹ đi ngay tức khắc. (Vỗ tay) Xin cám ơn. John là một trong chừng một tá những người vô cùng anh hùng và can đảm mà đã xung phong thí nghiệm điều trị. Và quí vị phải hiểu họ phải đấu tranh tinh thần thế nào khi họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Và John đã nói thế này sau khi viết những dòng trên. Ông nói, "Thật là kì diệu." Và vợ ông nói , "Đây là giây phút hạnh phúc nhất đời tôi." Và quí vị sẽ thắc mắc tại sao. Ý tôi là, một trong những thông điệp tôi muốn truyền bá là, thế còn việc bảo vệ chất lượng đời sống thì sao? Ý tôi là, những người đó đã mất cuộc độc lập. Họ phải phụ thuộc vào người khác. Và John giờ đây đã hoàn toàn độc lập. Ông đã quay lại với nhịp sống bình thường. Ông còn chơi golf nữa, việc mọi người làm ở Virginia khi nghỉ hưu. Rồi, vậy là ở đây qúi vị thấy điểm này. Nó chừng ba milimet ở trung tâm não bộ. Không có chút thương tổn gì bên ngoài. Ông không bị tổn thương gì ở hệ thần kinh. Không cần hồi sức, chả cần gì hết. Ông quay về cuộc sống bình thường. Giờ hãy chuyển qua Một vấn đề đau đớn hơn. Đau nhức là một thứ có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ. Và người ta phải chịu đủ thứ đau nhức như là đau thần kinh, đau lưng dưới, và đau do ung thư di căn vào xương, khi ung thư di căn vào tới tận xương, đôi khi vô cùng đau đớn. Tất cả những bệnh tôi kể ở đây đều đã được chứng minh là đã được điều trị thành công bởi sóng siêu âm tập trung làm giảm đau, lần nào cũng thế, vô cùng nhanh. Và tôi muốn kể cho quí vị chuyện về ông PJ. Ông là một nông dân 78 tuổi bị bệnh -- tôi biết nói thế nào đây nhỉ? -- nó gọi là đau đít. Ông bị ung thư di căn tới mông bên phải, và không thể ngồi được dù có dùng thuốc đi nữa. Ông phải từ bỏ mọi hoạt động trên nông trại. Ông được điều trị bằng phóng xạ, trị liệu phóng xạ tối tân nhất, nhưng không đỡ được gì. Rất nhiều bệnh nhân như vậy muốn dùng trị liệu phóng xạ hơn. Và ở ca này, ông xung phong tham gia một nghiên cứu quan trọng mà chúng tôi thực hiện trên khắp thế giới, ở cả nước Mỹ nữa. Và vợ ông đưa ông đến. Họ lái xe những ba giờ đồng hồ từ trang trại đến bệnh viện. Ông phải ngồi trên gối đệm, đứng yên, không di chuyển, vì đau đớn vô cùng. Ông được điều trị, và trên đường về, ông tự lái xe tải được. Lại một lần nữa, bệnh nhẹ đi ngay tức khắc. Và quí vị phải hiểu những người ấy cảm thấy thế nào và gia đình họ trải qua cảm giác gì khi điều kì diệu xảy ra. Ông quay trở lại với nhịp sống hàng ngày trên trang trại. Ông lái máy kéo. Ông đều đặn cưỡi ngựa đến túp lều trên núi. Và ông hạnh phúc vô cùng. Nhưng bây giờ, quí vị có thể hỏi tôi, thế còn cuộc chiến, cuộc chiến chống ung thư thì sao? Cho chúng tôi thấy vài ca ung thư quan trọng. Ta có thể làm được gì? Thế nên tôi có tin tốt và tin xấu. Tin tốt là: có thể làm được rất nhiều điều. Và điều này thực tế đã được chứng minh ở ngoài nước Mỹ. Và làm việc đó ở trên nước Mỹ thì vất vả vô cùng. Tôi không thể tưởng tượng được, nếu đất nước này không coi đó là mong ước chung hay là mục tiêu quốc gia để thực hiện nó sẽ không thành hiện thực. Không đơn giản chỉ là vì qui tắc; mà vì số tiền không lồ ta cần tới dưới hệ thống y học dựa vào bằng chứng hiện tại và qui mô các cuộc thử nghiệm, vân vân, để làm nó thành hiện thực. Thế là hai ứng dụng đầu tiên là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Hai bệnh đầu tiên điều trị bằng sóng siêu âm tập trung. Và chúng tôi có được kết quả còn tốt hơn giải phẫu thông thường ở ngực. Nhưng tôi có thông điệp gửi tới quí ông ở đây. Ngày hôm qua chúng ta đã nghe Quyên thuyết trình về phản ứng không mong muốn trong ung thư tuyến tiền liệt. Giờ đây có một cơ hội duy nhất với sóng siêu âm tập trung, điều khiển bằng cộng hưởng từ, bởi vì chúng ta thực tế có thể nghĩ tới chuyện cắt chọn lọc tuyến tiền liệt -- chỉ điều trị chỗ tổn thương thôi và không cắt bỏ nguyên cả tuyến, và bằng cách đó, tránh khỏi mọi vấn đề liên quan tới liệt dương và tiểu tiện không tự chủ. Vâng, có các khối u khác trong ổ bụng -- rất nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm -- tụy, gan, thận. Thách thức ở đây với một bệnh nhân đang thở và tỉnh táo -- và trong mọi ca điều trị của chúng tôi, bệnh nhân đều tỉnh táo và minh mẫn và nói chuyện được với bác sĩ -- là bạn phải dạy cho máy cộng hưởng từ vài cách làm sao để làm việc trong suốt quá trình. Và điều này sẽ mất thời gian. Sẽ mất hai năm. Nhưng bây giờ, tôi có một thông điệp tới các quí bà quí cô. Đó là, vào năm 2004, Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chấp thuận dùng sóng siêu âm tập trung để điều trị u xơ tử cung. Nữ giới mắc căn bệnh đó. Tất cả những khối u ấy chảy rất nhiều máu trong kỳ kinh, đau bụng, đau lưng, tiểu thường xuyên. Và đôi khi, họ không thể thụ thai vì u xơ. Đây là Frances. Chị được chẩn đoán có khối u xơ to bằng quả bưởi. Đây là khối u xơ rất to. Chị được đề nghị cắt bỏ dạ con, nhưng đây là đề nghị không thể chấp nhận được với những người còn có nguyện vọng sinh con. Thế nên chị được chọn chữa trị bằng sóng siêu âm tập trung vào năm 2008. Và vào năm 2010, chị lần đầu làm mẹ, sinh được một em bé khỏe mạnh. Một cuộc sống mới chào đời. (Tiếng vỗ tay) Vậy nên, kết luận là, tôi muốn để lại bốn thông điệp cho quí vị. Một là, hãy nghĩ xem ta có thể giảm biết bao nhiêu đau khổ cho bệnh nhân với phẫu thuật không dao kéo, và cả gánh nặng tài chính và tinh thần đỡ được cho gia đình họ và công đồng và cho cả xả hội nữa -- và tiện thể, tôi nghĩ là cho cả bác sĩ điều trị của họ nữa. Và điều khác tôi muốn quí vị suy ngẫm là mối quan hệ mới giữa bác sĩ và bệnh nhân khi ta có bệnh nhân trên bàn phẫu thuật vẫn tỉnh táo và có thể điều khiển quá trình điều trị. Trong mọi ca điều trị của chúng tôi, bệnh nhân giữ một nút "dừng sonication." Anh ta có thể dừng phẫu thuật bất kỳ lúc nào. Và với đó, tôi muốn cảm ơn các bạn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Bây giờ, tôi không biết chúng tôi sẽ chơi gì. Tôi không thể nói đó là bản nhạc gì cho đến khi chúng tôi thật sự chơi nhạc. Tôi cũng chưa biết bản nhạc sẽ như thế nào. Nên tôi nghĩ là tôi sẽ bắt đầu với âm thanh tôi vừa mới nghe thấy. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Được rồi, đầu tiên, hãy chào mừng anh Jamire Williams, người chơi trống, (Vỗ tay) Burniss Travis chơi bass, (Vỗ tay) và Christian Sands chơi piano. (Vỗ tay) Và, sân khấu, đúng như cách chúng ta gọi nó là một nơi tuyệt vời, một nơi thực sự thiêng liêng. Và một trong những điều thiêng liêng của sân khấu đó là việc bạn không có cơ hội để nghĩ đến tương lai, hay quá khứ. Trên sân khấu, tại thời điểm này, bạn thực sự cảm đang sống. Có rất nhiều lựa chọn phải đưa ra khi bạn bước trên sân khấu. Chúng tôi không có khái niệm gì về gam nhạc chúng tôi sẽ chơi. Giữa chừng, chúng tôi sẽ tự biến tấu thành bài hát có tên gọi là "Titi Boom". Điều đó có thể sẽ xảy ra, hoặc cũng có thể không. Mọi người thì lắng nghe, còn chúng tôi thì tự đối phó với điệu nhạc. Không có thời gian cho các ý tưởng đã được chuẩn bị sẵn. Cho nên, quan niệm về sự sai lầm: một nhạc công nhạc jazz sẽ nhẹ nhàng hơn khi nói chuyện về lỗi lầm của ai đó. Cho nên, cách mà tôi nhìn nhận sai lầm khi tôi đứng trên sân khấu là trước tiên, chúng tôi không coi đó là sai lầm. Sai lầm duy nhất chỉ là khi tôi không thể nhận ra được người khác đang chơi cái gì. Mọi "sai lầm" đều là cơ hội trong nhạc jazz. Nên thậm chí tôi thấy rất khó để mô tả một nốt nhạc buồn cười là thế nào. Thử lấy ví dụ nhé, nếu tôi chơi một nốt, như chúng tôi dùng một bảng màu, mà nghe giống thế này... (Âm nhạc) Và nếu Christian chơi một nốt nhạc -- như nốt Pha. (Âm nhạc) Bạn thấy đó, tất cả đều nằm trong một dải bảng màu. Nếu bạn chơi nốt Mi. Thấy không, tất cả vẫn đều nằm bên trong một bảng màu âm cảm xúc chung mà chúng tôi đang vẽ lên. Nhưng nếu bạn chơi nốt Pha thăng, (Tiếng khó nghe) thì đối với phần lớn mọi người, họ sẽ thấy đó là một sai lầm. Giờ tôi sẽ cho các bạn thấy, chúng tôi sẽ chuẩn bị chơi nhạc trong giây lát. Và chúng tôi sẽ chơi trên bảng màu này. Và cùng lúc đó, Christian sẽ chơi nốt nhạc này. Còn chúng tôi sẽ không phản ứng lại với nốt nhạc đó. Anh ấy sẽ chơi nốt nhạc đó 1 lát và sau đó tôi sẽ dừng lại, và nói một chút. Chúng ta hãy cùng xem chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta chơi với bảng màu này. (Âm nhạc) Có thể ai đó có thể sẽ coi đây là sai lầm. Nhưng cách duy nhất mà tôi có thể gọi đây là sai lầm chính là việc chúng tôi đã không phản ứng lại với nốt nhạc đó. Thực ra đó là một cơ hội đã bị bỏ qua. Thật là khó đoán trước. Chúng tôi sẽ vẽ lại bảng màu này. Anh ấy sẽ chơi nốt nhạc đó. Tôi cũng không biết chúng tôi sẽ phản ứng lại thế nào, nhưng sẽ có sự thay đổi. Chúng tôi sẽ có chấp nhận ý tưởng của anh ấy, hoặc không. (Âm nhạc) Bạn thấy đấy, anh ấy đã chơi nốt nhạc, còn tôi thì tạo ra được một giai điệu từ nốt nhạc đó. Bối cảnh lần này đã thay đổi về tiết tấu. Nó được chơi có nhịp điệu hơn, và nhanh hơn một chút trong việc phản ứng với việc tôi phản ứng với nó. Cho nên, không hề có sai lầm nào cả. Sẽ chỉ có sai lầm khi tôi không nhận ra, mỗi nhạc công không nhận ra và chấp nhận người bạn trong ban nhạc của mình để có thể phối hợp ý tưởng với nhau và khi chúng tôi không sáng tạo. Do đó, với nhạc jazz, sân khấu này là một điều tuyệt vời. Đó là một trải nghiệm rất thanh khiết. Và thực ra tôi đang thay mặt cả ban nhạc nói với các bạn rằng chúng tôi không coi đó là điều đương nhiên. Chúng tôi đều biết rằng được lên sân khấu và chơi nhạc là một điều rất may mắn Vậy việc này thì có liên quan gì đến vấn đề tài chính hành vi? Chúng tôi là các nghệ sĩ nhạc jazz, theo lẽ thường thì chúng tôi không có mối quan hệ tốt lắm với tài chính. (Cười) Dù sao thì tôi cũng chỉ muốn cho các bạn thấy cách mà chúng tôi xử lý nó. Và một động lực khác khi chơi nhạc đó là không có ai áp đặt ý tưởng riêng của mình lên cả ban nhạc. Nếu có ai đó làm như thế, thì kết quả là khả năng nghệ sĩ sẽ bị hạn chế. Nếu tôi lên sân khấu và ra lệnh cho ban nhạc rằng tôi muốn chơi bản nhạc như thế này, như thế kia, và tôi cứ thế... sẵn sàng nhé, chúng ta sẽ chơi thử. Một, hai, một, hai, ba, bốn. (Âm nhạc) Quả là một sự hỗn độn bởi vì tôi đang tự phá các ý tưởng của mình. Tôi đang nói với họ: "Các bạn chơi cùng tôi theo cách này" Nếu tôi thực sự muốn bản nhạc phát triển theo cách đó, cách tốt nhất là tôi phải lắng nghe. Đây là khoa học về sự lắng nghe. Nó liên quan nhiều đến cái tôi có thể nhận thức được hơn là cái tôi có thể làm đươc. Vì thế nếu tôi muốn bản nhạc đạt đến độ mạnh nào đó, bước đầu tiên tôi phải làm là kiên nhẫn và lắng nghe những điều đang diễn ra và lấy ra từ một điều gì đó đang xảy ra xung quanh. Khi bạn làm điều đó, bạn đang hòa hợp và tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ khác và họ lại cho bạn nhiều hơn, rồi dần dần âm nhạc hình thành. Xin hãy xem. Một, hai, một, hai, ba, bốn. (Âm nhạc) Một trải nghiệm hoàn toàn khác khi tôi lắng nghe và lấy ý tưởng. Nó hài hòa hơn. Nó nhiều sắc thái hơn. Đây không phải là việc áp đặt cái nhìn của tôi hay điều gì tương tự. Mà là việc tôi đang ở đây, ngay lúc này, chấp nhận những người khác và cho phép sự sáng tạo bay cao. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào mọi người, Cảm ơn vì chào đón tôi hôm nay. Tôi có chút chấn thương nhỏ, nhưng cần nhiều hơn một chiếc ô tô để ngăn tôi trò chuyện với các bạn. (Cười) (Vỗ tay) Có lẽ là một cái xe tăng? Hôm nay, tôi muốn nói về máy in siêu nhỏ, về công việc của tôi, cách mọi thứ bắt đầu, những gì là động lực của tôi cho việc tạo ra máy in 3-D nhỏ nhất thế giới. Hãy bắt đầu với công việc hàng ngày của tôi. Lĩnh vực làm việc thường nhật của tôi là việc trùng hợp hai photon. Nó nghe rất kỹ thuật, nó thực sự rất kỹ thuật. (Cười) Những gì chúng ta cần để làm thứ này? Bạn cần một hệ thống laze phức tạp, gọi là Hệ thống Laze femtô giây, mà bạn phải tập trung vào một điểm rất nhỏ -- rất rất nhỏ -- và thứ này rất đắt, không phải hệ thống laze lâu bền. (Cười) Mặt khác, bạn cần một hệ thống xác định vị trí rất phức tạp. Chúng tôi gọi nó là "Agathe" vì nó rất nặng, và chúng tôi đã nghĩ Agathe là một cái tên đẹp. (Cười) Và bạn cần hệ thống này để đưa tia laze đi qua, ví dụ, tại mức chính xác, khoảng 200 nanomet, rất chính xác. Và những gì bạn có thể làm với nó? Bạn có thể làm những thứ mà bạn không thể nhìn bằng mắt thường. Bạn có thể in bất cứ thứ gì bạn muốn, bạn có thể in một cái cầu tháp, bạn có thể in cả chồng của Agathe... (Cười) Nhưng thứ gì làm nó trở nên đáng kinh ngạc? Bạn có thể chú ý thang chia này, và nó là 100 micron cho cầu tháp và 20 micron cho một người béo phì. Để so sánh, thì đường kính của tóc người là khoảng 50 micron. Những vật thể này giống như phân tử bụi, thậm chí nhỏ hơn, nên bạn không thể nhìn thấy chúng. Những gì bạn có thể làm và những gì chúng tôi đang làm là cải thiện hệ thống này, cải thiện chất keo, vật liệu chúng ta sử dụng để bắt sâu hay cái gì đó. Bên trong chất keo, chúng tôi để laze đi qua chất keo, nó bị polime hóa, và chúng tôi bắt một sinh vật sống, đây, một con sâu đặc biệt. Những gì chúng tôi đang cố làm, hay bước tiếp theo sẽ là gì, là làm polime thích ứng sinh học và có thể viết một vài thứ bên trong cơ thể bạn hoặc bên trong cơ thể một con sâu, hoặc gắn phân tử vào kết cấu của chúng ta, vân vân. Nhưng đó là lĩnh vực làm việc thường nhật của tôi. Hôm nay, tôi muốn kể một câu chuyện đằng sau chiếc máy in siêu nhỏ. Điều gì là động lực của tôi? Mọi thứ bắt đầu vào sáng ngày thứ hai, lúc 6:30. Ok, đó là một lời nói dối. Có lẽ nó lúc 10 giờ. (Cười) Tôi đã đi tới phòng thí nghiệm laze gần Karlsplatz, ở Freihaus, tại trường đại học công nghệ Viên. Tôi đi vào trong và nhìn thấy hệ thống laze này đã bị hỏng, và tôi đã cố sửa nó. Sau đó, tôi thấy có một vấn đề lớn với nguồn bơm. Tôi không thể tự mình sửa nó; tôi phải gọi kỹ thuật viên. Và từ thời điểm đó, tôi thấy mình có thời gian để nghĩ. Tôi nghĩ, "Làm gì bây giờ? Có lẽ bắt đầu viết luận văn tiến sĩ." (Cười) Không, không, nó không phải ý tưởng hay. Tôi lại bắt đầu nghĩ, có lẽ viết một bài luận khoa học. Cũng không phải ý tưởng hay. Và sau đó, vào thứ bảy, sau một tuần suy nghĩ. Tôi nghĩ ra ý tưởng tạo ra chiếc máy in siêu nhỏ 3-D nhỏ nhất thế giới. (Cười) Hoặc, chiếc máy in 3-D nhỏ nhất thế giới này. (Vỗ tay) Tôi gọi giáo sư của mình và nói với ông về nó. "Hey, hãy cùng nhau tạo ra thứ này! Tôi có thời gian. Ok?" "Làm tới đi, tạo ra nó." Tôi đi đến trường đại học, và từ thời điểm đó, Tôi đặt mọi thứ trong đầu mình vào trong chiếc máy vi tính để làm kết cấu CAD của toàn bộ thứ này. Và sau một vài tháng, chúng tôi có thử nghiệm đầu tiên với hệ thống này. Nó hoạt động hoàn hảo từ thử nghiệm đầu tiên, và nó có cùng độ phân giải như hệ thống trị giá 60,000 euro, và chúng tôi chỉ mất 1,500 euro cho hệ thống này, không bao gồm lương của tôi, nhưng nó không thêm quá nhiều. (Cười) OK, nó hoạt động như thế nào? Tôi mang cho bạn một đoạn phim mà chỉ cách bạn có thể đặt trong tệp tin ba chiều. Đoạn phim này được ghi bởi bạn của tôi, Junior Veloso. Và bạn có thể thấy, bạn có một giàn thiết bị di chuyển lên. Và bên dưới giàn thiết bị này, có một chất lỏng, mà nó trở nên đông đặc bởi ánh sáng. Và từng lớp một, bạn tạo ra một mô hình, bạn thực sự kéo nó ra ngoài chất lỏng. Và nó chỉ phụ thuộc vào độ lớn mô hình của bạn. Có lẽ bạn có 100 lớp, 1,000 hay 10,000 lớp. Đó là cách nó hoạt động. Đương nhiên, nó là một cỗ máy lớn hơn nhiều máy in siêu nhỏ, nhưng nó sử dụng ít nhiều cùng loại nguyên tắc, đó là những gì tôi muốn chỉ cho bạn thấy. Và cuối cùng, chiếc đầu này, chiếc đầu kỳ lạ này, được gắn vào vào bệ kết cấu, và khi quá trình hoàn thiện, bạn đơn giản gỡ cái đầu này từ cấu trúc bệ đỡ bạn cần, và sau đó mọi sẵn sàng. Vậy thôi. OK, nhưng máy in siêu nhỏ trông như thế nào? Có lẽ một vài người trong các bạn đã nhìn thấy bức ảnh này. Tôi đã mang nó đến đây cho bạn, nên tôi muốn giới thiệu với bạn chiếc máy in siêu nhỏ 3-D nó trông như thế này. Nó rất nhỏ, nó thực sự là một phiên bản để bàn. Nó là một hệ thống rất phải chăng. Và chúng tôi thực sự tự hào về nó, thực sự vậy, và -- (Cười) Và bạn có hệ thống nhỏ xíu này; có những chiếc lớn hơn. Những gì bạn có thể làm với hệ thống rẻ và vừa phải này? Ví dụ, tất cả các bạn biết những chiếc trợ thính này? Họ phải được sản xuất riêng lẻ cho từng người, vậy đây là một ví dụ hoàn hảo cho việc sử dụng kỹ thuật này để tạo ra vỏ cho một máy trợ thính. Thông thường, bạn đi đến cửa hàng, họ quét tai của bạn, họ gửi dữ liệu tới Đức qua email, và -- (Cười) và sau đó họ in nó ra với một -- (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Sau đó họ in nó ra với một cỗ máy lớn, và sau đó, khi nó sẵn sàng để gửi lại Viên hoặc bất cứ nơi nào bạn ở -- qua bưu điện -- rồi họ đặt linh kiện điện tử vào. Khi bạn có chiếc máy in siêu nhỏ trong cửa hàng, bạn có thể đi tới cửa hàng, họ quét tai của bạn, họ chỉ ấn nút "In", Mô hình 3-D cắt lớp, và bạn có thể đi uống cafe, bạn có thể đi đến trường đại học, bất cứ thứ gì bạn muốn. và thay vì năm ngày, bạn có thể có chiếc vỏ máy hay chiếc máy trợ thính chỉ trong một ngày. Và đó là một ví dụ về cách những chiếc máy nhỏ xíu này hay máy in 3-D rẻ tiền khác có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Cảm ơn rất nhiều, và hãy bắt đầu in bất cứ thứ gì bạn muốn, bất cứ thứ gì bạn cần. (Vỗ tay) Frank Gehry: Tôi có nghe nhà khoa học này nói chuyện sáng nay, và Tiến sĩ Mullis đã nói về các thí nghiệm của ông, và tôi nhận ra chút nữa mình cũng trở thành một nhà khoa học. Năm tôi 14 tuổi bố mẹ mua cho tôi một bộ dụng cụ hóa học. Tôi quyết định mình sẽ tạo ra nước. (Tiếng cười) Vậy là tôi chế tạo một máy tạo khí hidro và một máy tạo khí oxi. Tôi lắp hai ống dẫn khí vào một bình thí nghiệm, và ném một que diêm vào. (Tiếng cười) Và thủy tinh -- man mắn thay là tôi quay lại. Tôi bị kính găm đầy vào lưng. Và lúc đó tôi đã đứng xa 15 feet. Tường nhà phủ đầy -- tôi gặp một vụ nổ. Richard Saul Wurman: Thật à? FG: Mọi người trên phố đến và đập cửa xem tôi có ổn không. (Tiếng cười) RW: Tôi muốn bắt đầu lại -- bắt đầu cuộc trò chuyện này lại. Quý ông ngồi bên trái tôi đây là con người vô cùng nổi tiếng, có lẽ nổi tiếng quá mức, Frank Gehry. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Frank này, anh đã tiến tới một nấc đáng kinh ngac trong cuộc đời. Ý tôi là rất đáng kinh ngac đối với một nghệ sĩ -- đối với một kiến trúc sư -- khi thưc sự trở thành một biểu tượng và một huyền thoai của thời đại mình. Anh đã trở thành, dù anh có cười vì nó khôi hài hay không -- anh biết đấy, đó là một ý nghĩ kỳ lạ. Công trình của anh là một biểu tượng. Anh có thể vẽ một bức tranh nhỏ về tòa nhà đó, nó có thể được đưa vào nhiều quảng cáo. Và anh đã đạt được -- không hẳn là địa vị của một ngôi sao nhạc rock, nhưng địa vị của một người nổi tiếng vì đã làm những điều anh muốn trong cả cuộc đời mình. Tôi biết rằng chặng đường đã rất khó khăn. Và không có vẻ như những công trình của anh, dù chúng là gì, chúng đều vĩ đại. Anh đã không ngừng vươn lên trong một cuộc sống mà phải lệ thuộc vào việc làm việc dưới quyền người khác. Nhưng đó là một điều thú vị đối với một người sáng tạo. Rất nhiều trong số chúng ta làm cho người khác. Chúng ta nằm trong tay họ. Đó là một trong những vấn đề nan giải -- chúng ta đang ở trong buổi tọa đàm về tính sáng tạo -- đó là một trong những vấn đề nan giải nhất của tính sáng tạo. Làm thế nào để cho ra những tác phẩm lớn và không chạy theo lợi nhuận. Và anh đã làm được điều đó. Việc đó khiến anh thắng lớn gấp đôi gấp ba. Đây không phải là một câu hỏi, nhưng anh có thể bình luận. Đó là một vấn đề lớn. FG: Thực ra tôi chỉ -- Tôi chưa bao giờ thực sự đi tìm công việc cho mình. Tôi luôn đợi việc rơi vào đầu mình. Khi tôi mới bắt đầu, tôi nghĩ rằng kiến trúc sư là một loại dịch vụ kinh doanh, và rằng anh phải làm hài lòng khách hàng và những người khác. Và tôi nhân ra, khi tôi tới những cuộc hop với những tấm tôn lượn sóng và các chi tiết móc xích, và mọi người nhìn tôi như thể tôi mới rơi từ sao Hỏa xuống. Nhưng tôi không thể làm khác. Đó là giải pháp của tôi đối với con người đó và thời điểm đó. Thực ra đó là giải pháp của tôi đối với các khách hàng mà không có quá nhiều tiền, họ không thể chi trả nhiều. Tôi nghĩ nó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh. Cho tới khi tôi có nhà riêng, khi mà khách hàng chính là vợ tôi. Chúng tôi mua căn nhà nhỏ này ở Santa Monica và với 50 000 đô tôi xây một biệt thự ở đó. Và một số người thấy nó khá thú vị. Có lần tôi tới thăm một nghệ sĩ, Michael Heizer, tại một nơi nào đó trong sa mạc, gần Las Vegas. Anh ta đang xây một tòa lâu đài khổng lồ. Lúc đó là tối muộn, chúng tôi uống khá nhiều. Chỉ có chúng tôi ngoài sa mạc và anh ta nói -- nghĩ về nhà tôi -- anh ta nói, "Anh đã bao giờ nghĩ là nếu anh xây bằng vật liệu kiên cố hơn thì khoảng 2000 năm sau sẽ có ai đó thấy thích nó." (Tiếng cười) Thế là tôi nghĩ -- vâng, đó có thể là một ý kiến hay. May mắn thay, tôi bắt đầu có một số khách hàng với nhiều tiền hơn, và vật liệu xây dựng cũng có chút kiên cố hơn. Nhưng tôi cũng phát hiện ra rằng thế giới không tồn tại lâu đến thế. Anh chàng này mới hỏi chúng ta hôm trước. Giờ ta đi về đâu? Trở lại -- mọi thứ đều thật ngắn ngủi. Tôi không đồng ý với cách quan niệm của anh. Đối với tôi, mỗi ngày lại là một điều mới. Tôi đến với mỗi dự án trong một sự lo lắng mới, giống như đó là dự án đầu tiên của mình và lo lắng đến toát mồ hôi. Tôi bắt tay vào làm việc, không rõ mình sẽ đi đến đâu. Nếu tôi biết mình sẽ đến đâu tôi sẽ không làm việc đó. Khi tôi có thể dự đoán hay lên sẵn kế hoạch, tôi sẽ không làm công việc đó. Tôi bỏ lại. Vậy nên tôi tiếp cận dự án đó trong sự run sợ như mọi khi. Dĩ nhiên, qua thời gian, tôi đã thêm tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn. Tôi điều hành một loại hình kinh doanh. Tôi có 120 con người. Và tôi phải trả lương cho họ. Vậy nên có rất nhiều trách nhiệm trong đó. Nhưng công việc thực sự, theo tôi, đi cùng với sự lo lắng cần thiết. Và như nhà viết kịch nào đó đã nói hôm trước -- Tôi có thể hiểu anh ấy muốn nói gì -- Anh không bao giờ thấy chắc chắn. Khi Bilbao được hoàn thành và tôi nhìn vào nó, tôi thấy mọi sai lầm. Chúng không phải là sai lầm. Tôi thấy những thứ mà đáng ra phải làm theo cách khác. Và tôi thấy xấu hổ vì điều đó. Tôi cảm nhận sự hổ thẹn -- thế nào mà tôi lại làm như vậy? Sao tôi có thể tạo ra những hình dáng như thế, hay làm những chi tiết như thế? Phải mất 7 năm tôi mới có thể nhìn nó một cách công bằng và nói, khi bạn đi qua góc rẽ và một phần của công trình rất hợp với con đường và khu phố, và chúng dường như có quan hệ với nhau, khi đó tôi mới bắt đầu thấy thích nó. RW: Công trình tại New York đến đâu rồi? FG: Tôi không rõ lắm. Tom Krens đến gặp tôi với Bilbao và giải thích mọi thứ với tôi. Khi đó tôi tưởng hắn điên, và tôi không cho rằng hắn biết mình đang làm gì. Hắn ta rút nó lại. Vậy nên tôi nghĩ hắn là kết hợp của Icarus và Phoenix. (Tiếng cười) Hắn đã tới đó -- và hắn trở lại. Họ vẫn đang bàn về việc này. Sự kiện 11/9 khiến một vài người nghĩ tới việc chuyển nó qua Ground Zero. Tôi kịch liệt phản đối chuyện đó. Tôi thấy không thoải mái khi phải nói về hay xây bất cứ thứ gì trên Ground Zero, Tôi đã nghĩ trong thời gian dài. RW: Bức ảnh trên màn hình, có phải là Disney không? FG: Vâng. RW: Chỗ đấy còn kéo dài đến đâu nữa, và bao giờ thì hoàn tất? FG: Nó sẽ hoàn thành trong năm 2003 -- Tháng chín, tháng mười. Và tôi hy vọng Kyu, và Herbie, và Yo yo và tất cả những nhân vật đó sẽ đến chơi đùa cùng chúng tôi ở đây. May mắn thay, hiện tại hầu hết những người đang làm việc cùng tôi đều là những người tôi rất thích. Richard Koshalek có thể là một trong những lý do chính khiến Lâu đài Disney đến với tôi. Anh ta đã ủng hộ mạnh mẽ trong một thời gian khá dài. Không có nhiều người mà thực sự liên quan đến giới kiến trúc với tư cách khách hàng. Anh biết đấy, nếu anh nghĩ về cả thế giới hay thậm chí là chỉ những khán giả ở đây thôi, phần lớn trong số chúng ta có liên quan đến các công trình. Không phải là thứ anh gọi là kiến trúc, đúng không? Và tìm được một người -- một người như thế, anh bám riết lấy hắn ta, anh biết không? Anh ta trở thành giám đốc Trung tâm Nghệ thuật, và có một tòa nhà thiết kế bởi Craig Ellwood ở đó. Tôi quen biết Craig và tôn trọng anh ấy. Họ muốn đưa thêm vào tòa nhà đó. Và thật khó để bao gồm một tòa nhà như thế. Nó là một công trình đẹp, tối giản, xây bằng thép đen, và Richard muốn đưa một thư viện cũng như các cơ sở cho sinh viên vào. Và việc đấy tốn rất nhiều diện tích. Tôi thuyết phục anh ta cho tôi gọi thêm một kiến trúc sư khác đến từ Bồ Đào Nha, Alvaro Siza. RW: Sao anh lại muốn thế? FG: Tôi biết anh sẽ hỏi câu đó. Trực cảm. (Tiếng cười) FG: Alvaro Siza sống và làm việc tại Bồ Đào Nha, và có lẽ được coi là kiến trúc sư chủ chốt của Bồ Đào Nha. Tôi đến thăm hắn vài năm trước và hắn cho tôi xem những công trình khi hắn mới bắt đầu làm việc. Những công trình của hắn khá giống với những công trình đầu tiên của tôi. Khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu làm những việc xung quanh Nam California. Và bắt đầu đi vào nguyên lý của những mái vòm khổng lồ Tây Ban Nha hay những thứ tương tự. Tôi cố gắng hiểu thứ ngôn ngữ đó như bước khởi đầu, như bước đệm để nhảy lên. Và rồi có quá nhiều việc đươc giao cho những công ty chuyên xây dựng, khiến nó trở nên quá lặt vặt đến nỗi nó không -- Tôi phải dừng lại. Ý tôi là, Charlie Moore đã làm rất nhiều phần việc, nhưng tôi thấy nó không ổn. Siza, mặt khác, tiếp tục tại Bồ Đào Nha, nơi có công việc thực sự và phát triển một thứ ngôn ngữ hiện đại có mối liên hệ với ngôn ngữ của quá khứ. Và tôi luôn cảm thấy anh ấy nên đến Nam California và thực hiện một công trình. Tôi đã cố gắng tìm cho anh ta một vài công việc nhưng đều không thành công. Tôi thích ý tưởng được cộng tác với những người như thế, và nó thúc đấy anh. Tôi đã làm cùng Claes Oldenburg và cùng Richard Serra, người không cho rằng kiến trúc là nghệ thuật. Anh có thấy cái thứ đó không? RW: Hắn ta nói gì? FG: Hắn gọi kiến trúc là "xây dựng hệ thống ống nước" (Tiếng cười) FG: Dù sao thì, chuyện với Siza. Đó là một trải nghiệm phong phú hơn thế. Chắc hẳn khi Kyu cộng tác với những nhạc sĩ cũng như thế. Tôi tưởng tượng chúng sẽ giống nhau. Anh ở -- sao? Khán giả: Kiến trúc lỏng. FG: Kiến trúc lỏng. (Tiếng cười) Giống như nhạc jazz vậy -- bạn ngẫu hứng, bạn phối hợp cùng nhau, bạn thử thách nhau, bạn sáng tạo ra điều gì đó, họ sáng tạo ra điều gì đó. Và tôi nghĩ đó là một cách -- đối với tôi, đó là một cách để cố gắng hiểu thành phố đó, và hiểu điều gì có thể diễn ra trong thành phố. RW: Cái đó sẽ xây gần khuôn viên hiện tại chứ? Hay là gần -- FG: Không, gần khuôn viên bây giờ. Dù sao thì, hắn ta giống như một người bảo trợ. Không phải tiền của hắn, tất nhiên. (Tiếng cười) RW: Kế hoạch của anh ấy là gì? FG: Tôi không biết. Kế hoạch là gì, Richard? Richard: Bắt đầu từ năm 2004. FG: 2004. Anh có thể tới buổi khánh thành. Tôi mời anh. Không, nhưng vấn đề của một thành phố dựa trên dân chủ cũng khá đáng quan tâm vì điều đó tạo ra hỗn loạn, đúng không? Mỗi người chăm chăm làm việc của người ấy tạo ra một môi trường mất trật tự, và nếu anh có thể nghĩ cách để họ cộng tác với nhau -- không ý tôi là -- nếu anh có thể tìm được một nhóm những người mà họ tôn trọng công việc của nhau và tranh đấu lẫn nhau, anh có thể tạo ra kiểu mẫu để xây dựng thành phố mà không cần tới bất kỳ kiến trúc sư nào, như kiểu của Trung tâm Rockefeller, một nơi giống như tồn tại từ thời đại khác. RW: Tôi tìm được một thứ rất đáng xem xét. Trước khi thăm Bilbao tôi nghĩ đó là một công trình tuyệt vời, và bạn đi vào trong và sẽ có những khoảng không gian lộng lẫy. Tôi đã thấy những bức vẽ anh chiếu ở đây, tại TED. Sự bất ngờ của Bilbao nằm trong vị trí của nó đối với thành phố. Đó là sự ngạc nhiên khi đi qua sông, lên đường cao tốc vòng xung quanh nó rồi xuống phố và tìm thấy nó. Đó là điều bất ngờ mà Bilbao chứa đựng. FG: Nhưng anh biết đấy, Richard, hầu hết các kiến trúc sư khi trình bày công trình của họ -- hầu hết những người chúng ta biết, họ đứng dậy và nói về tác phẩm của mình gần giống như việc anh bảo cho mọi người biết mình là một người tốt đẹp bằng cách nói "Nhìn xem, tôi lo lắng về bối cảnh xung quanh, tôi lo lắng về thành phố, tôi lo lắng về khách hàng của tôi, tôi lo lắng cho ngân sách, vì thế tôi đã làm đúng hạn." Bla bla bla vân vân. Và trò đó giống như làm sạch bản thân trước, để sau đó anh có thể -- việc nói những lời như vậy có nghĩa là công trình của anh cũng tốt đẹp. Tôi nghĩ rằng mọi người -- Tôi nghĩ rằng việc đó phải là điều tất nhiên, như lực trọng trường vậy. Anh sẽ không chống lại trọng trường. Anh phải làm việc với sở quy hoạch. Nếu anh không làm đúng ngân sách, anh sẽ không tìm được nhiều việc làm. Nếu nó bị rò rỉ-- Bilbao không rò rỉ -- Tôi quá tự hào. (Tiếng cười) Dự án của MIT -- họ phỏng vấn tôi cho MIT, và họ cử nhân viên cơ sở vật chất đến Bilbao. Tôi gặp họ ở Bilbao. Họ đến 3 ngày. RW: Đây là trung tâm máy tính sao? FG: Đúng vậy, trung tâm máy tính. Họ ở đó 3 ngày, và trời hôm nào cũng mưa. Họ cứ đi lại loanh quanh. Tôi để ý thấy họ nhìn xuống dưới đồ đạc, và đi tìm cái này cái nọ. Và họ muốn biết những cái xô được giấu ở đâu, anh biết không? Mọi người lấy xô ra. Tôi trong sạch! Không có chỗ rò rỉ nào. Thật tuyệt vời. Nhưng cũng phải -- vâng, lúc đó moi tòa nhà đều bi dột, nên điều này -- (Tiếng cười) RW: Frank khá là -- FG: Hãy hỏi Miriam! RW: -- khá là có danh tiếng -- anh ấy nổi tiếng ở L.A một thời gian vì chuyện vừa rồi. (Tiếng cười) FG: Các bạn đều đã nghe câu chuyện của Frank Lloyd Wright, khi người phụ nữ gọi đến và nói, "Ngày Wright, tôi đang ngồi trên ghế sofa,, và nước thì đang dội xuống đầu tôi." Và ông ấy nói: "Quý bà hãy dịch ghế của bà ra." (Tiếng cười) Vài năm sau tôi có thiết kế một tòa nhà, một ngôi nhà nhỏ trên bãi biển cho Norton Simon. Và thư ký của anh ta, một bà văn thư khá dữ tợn, gọi cho tôi và nói, "Ngày Simon đang ngồi tại bàn và nước thì đang nhỏ xuống đầu ông ấy." Tôi kể bà ấy nghe câu chuyện của Frank Lloyd Wright. RW: Không có tiếng cười nào cả. FG: Không, giờ cũng thế. (Tiếng cười) Nhưng ý tôi là -- và tôi gọi nó là "Rồi sao?" OK, anh đã giải quyết được tất cả các vấn đề. Anh hoàn thành mọi việc. Anh làm rất tốt. Anh yêu mến khách hàng của mình. Anh yêu mến thành phố này. Anh là một người tốt -- anh là một con người tốt. Rồi thì sao? Anh đem đến gì cho nó? Tôi cho rằng đó chính là điều tôi đã luôn luôn quan tâm đến, đó là một cách thể hiện mang tính cá nhân. Bilbao, tôi nghĩ, cho thấy rằng bạn có thể có sự thể hiện cá nhân đấy, trong khi vẫn đạt những tiêu chuẩn cần thiết để phù hợp với thành phố. Đó là điều khiến tôi nghĩ về nó. Và tôi nghĩ đó là vấn đề, anh biết đó. Đó là cái điều "Rồi sao?" đó mà hầu hết các khách hàng -- khách hàng không thuê kiến trúc sư vì điều đó. Họ thuê kiến trúc sư để làm xong việc, làm việc cho vừa ngân sách. Anh biết đấy -- để cho lịch sự. Và họ đang làm mất đi giá trị thực của một kiến trúc sư. RW: Tại một thời điểm nhất định vài năm trước, khi Michael Graves còn khá nổi, trước khi ấm pha trà ra đời -- FG: Tôi làm một cái ấm trà và không ai mua nó. (Tiếng cười) RW: Bị thủng à? FG: Không. (Tiếng cười) RW: Mọi người muốn một công trình thiết kế bởi Michael Graves. Có phải một sự xúc phạm không khi người ta muốn môt công trình Bilbao? FG: Đúng thế. Tôi đã được gọi điện đến. Từ khi Bilbao mở cửa -- giờ đã là 4 hay 5 năm, tôi không biết -- cả Krens và tôi đã được gọi đến với, tôi không biết, ít nhất là 100 cơ hội. Trung Quốc, Brazil, những nơi khác ở Tây Ban Nha. Đến đó và tạo ra hiệu ứng Bilbao. Và tôi đã gặp một số người trong số họ. Thường thì tôi từ chối ngay lập tức, nhưng một số đến đem theo cả dự trù kế hoạch, và họ có vẻ có định tốt. Họ gặp anh ít nhất một hay hai lần. Một trường hợp tôi đã bay đến tận Malaga với cả đội hỗ trợ, vì tài liệu của họ được ký kết và đóng đủ các loại dấu -- anh biết đấy -- rất chính thức từ thành phố. Và họ muốn tôi đến xây một công trình tại cảng của họ. Tôi hỏi họ công trình loại gì. "Khi anh đến đây chúng tôi sẽ giải thích - bla bla bla." Thế là bốn người chúng tôi đến. Họ cho chúng tôi ở một khách sạn cap cấp nhìn ra vịnh. Họ đưa chúng tôi lên thuyền ra khơi và cho chúng tôi ngắm mọi cảnh đẹp của bến cảng. Mỗi cảnh lại đẹp hơn cảnh trước. Sau đó chúng tôi về ăn trưa với thị trưởng, và sẽ ăn tối với những người tối quan trọng ở Malaga. Và ngay trước khi ăn trưa với ngài thị trưởng, chúng tôi tới gặp ban lãnh đạo cảng. Có một cái bàn dài như tấm thảm này và ngài lãnh đạo ở đó, tôi ở đây, và đồng nghiệp của tôi. Chúng tôi ngồi xuống uống nước, và mọi người đều im lặng. Vị đó nhìn tôi và nói, "Giờ tôi có thể làm gì cho ngài, ngài Gehry?" (Tiếng cười) RW: Lạy chúa. FG: Thế là tôi đứng dậy. Tôi nói với cả đội, "Ra khỏi đây thôi." Chúng tôi đứng dậy đi ra ngoài. Họ đi theo -- anh bạn kéo chúng tôi tới đó đã đi theo và nói, "Ông không định ăn trưa với thị trưởng sao?" Tôi nói "Không." "Ông không định dự bữa tối sao?" Họ chỉ gọi chúng tôi đến để gây căng thẳng với nhóm này -- anh biết đấy, tạo ra một dự án nào đó. Và chúng tôi đã quá quen với chuyện đó. May mắn thay, tôi đã đủ già để, anh biết đấy, xin kiếu. Không đi xa được. (Tiếng cười) Tôi chưa có chuyên cơ của mình. RW: Chà, tôi sẽ kết thúc, kết thúc cuộc gặp này, vì nó đã khá dài. Nhưng để tôi nói vài lời. FG: Tôi nói được không? Anh đang định nói về tôi hay về anh? (Tiếng cười) (Vỗ tay) RW: Một lần tồi tệ, luôn luôn tồi tệ! FG: Vì tôi cũng muốn được khán giả đứng lên vỗ tay như mọi người khác, nên -- RW: Anh sẽ được như thế! Anh sẽ được như thế! (Tiếng cười) RW: Tôi làm cho! FG: Không, không. Đợi đã! (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi cảm thấy đêm nay thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy nó giống như Vimalakirti Sutra, một công trình cổ đại của Ấn Độ cổ đại, trong đó đức Phật xuất hiện ngay từ đầu và rất nhiều người đến để xem Ngài từ thành phố lớn nhất trong vùng, Vaisali, và mang theo 1 loại lọng dù trang trí dâng lên Ngài. Tất cả người trẻ tuổi, thật ra, từ thành phố -- những con người cổ hủ không đến vì họ nổi điên với đức Phật, vì khi Ngài đến thành phố của họ mà Ngài đã đồng ý -- Ngài luôn chấp nhận lời mời đầu tiên được đưa ra, bất kể từ ai, và những vũ nữ địa phương, những người giống như ngôi sao điện ảnh, kéo theo những người già trong thành phố và mời Ngài đầu tiên. Nên Ngài đã đi với những ngôi sao điện ảnh, và tất nhiên họ đã lầm bầm: "Ngài đáng lẽ phải sùng đạo lắm. Những vệc Ngài đang làm tại nhà Amrapali với 500 nhà sư khác," và còn nữa. Tất cả họ đều lầm bầm, và rồi họ tẩy chay Ngài. Họ không đi nghe Ngài nữa. Nhưng tất cả những người trẻ đã đến. Họ mang theo loại dù trang sức này và đặt chúng dưới đất. Ngay khi họ đã đặt xuống, tất cả những đống dù trang trí của họ mà họ thường mang ở Ấn Độ cổ đại, Ngài trình diễn một hiệu ứng đặc biệt, biến nó thành một mô hình vũ trụ khổng lồ, làm kinh ngạc cả tạo hóa. Mọi người nhìn vào đó và họ thấy sự kết nối toàn diện của cuộc sống trong vũ trụ. Và tất nhiên, trong tư tưởng Phật giáo có hàng triệu, hành tỉ hành tinh có sự sống con người, và những tạo vật được khai sáng có thể nhìn thấy sự sống ở hành tinh khác. Nên họ không thấy, khi họ nhìn ra và trông thấy ánh sáng mà bạn cho họ thấy trên bần trời, họ không chỉ thấy vật chất cháy tàn đá, lửa, hay khí phát nổ. Họ thực sự nhìn thấy những khung cảnh của con người sống các vị thần và rồng, rắn, thần thánh và những điều như thế. Ngài tạo ra hiệu ứng đặc biệt đó ngay từ đầu để mọi người nghĩ về sự kết nối lẫn nhau và cách mọi vật trong cuộc sống liên kết với nhau. Và tồi Leikei -- tôi còn biết tên khác của ông ta -- nói cho chúng tôi về sự kết nối đó, và cách chúng ta hoàn tòn kết nối với nhau, cách chúng ta biết nhau. Và tất nhiên trong vũ trụ Phật giáo, chúng ta đã làm việc này hàng tỉ năm, trong nhiều kiếp trước. Tôi không phải lúc nào cũng nói về nó. Chính là bạn, và chúng tôi phải theo dõi bạn, cứ như vậy. Chúng tôi vẫn đang cố gắng, tôi đoán là cố gắng trở thành những TEDster, nếu đó là một hình thức hiện đại của việc khai sáng. Tôi đoán vậy. Bởi vì theo cách nào đó, nếu một TEDster có liên quan đến sự liên kết toàn diện của máy tính và mọi thứ, đó sẽ là sự tiến lên của một ý thức rộng rãi, của nơi mà mọi người biết hết mọi thứ đang diễn ra mọi nơi trên hành tinh này. Và như vậy việc này trở nên quá quắt -- lòng trắc ẩn là gì, là nơi việc này trở nên không chịu đựng nổi cho chúng ta, rất quá quắt rằng chúng ta ngồi đây thoải mái và tận hưởng mọi thứ cuộc sống tâm linh hay bất kì là thứ gì, và có những người đang khốn khổ với bệnh tật họ không thể có một tí máu và họ không có chỗ, hay họ bị hành hung bởi những con người tàn bạo và cứ như vậy. Nó cứ trở nên quá quắt. Tất cả chúng ta biết mọi thứ, chúng ta dường như được công nghệ đẩy đi để trở thành những vị Phật hay gì đó, để được khai sáng. Và tất nhiên, chúng ta sẽ rất thất vọng nếu điều đó xảy ra. Vì chúng ta nghĩ rằng vì ta chán nản với những việc ta làm, một chút chán nản, chúng ta lao xuống dốc. Chúng ta trải qua cơn đau khổ theo một cách nào đó. Chúng ta cố quên đi nỗi đau bằng cách chạy đi đâu đó, nhưgng cơ bản là chúng ta có nỗi đau chung là chúng ta đều mắc kẹt dưới da và mọi người khác thì ở ngoài. Và thỉnh thoảng chúng ta gặp gỡ người khác cũng bị kẹt dưới da và hai chúng ta thông cảm cho nhau, và mỗi người đều chán nản để bước ra khỏi vỏ bọc của mình, và cuối cùng nó thất bại, tất nhiên, và chúng ta quay trở lại điều này. Vì quan niệm ích kỉ -- theo phương diện Phật giáo, một nhận thức sai lầm -- là tất cả của chúng ta đều nằm dưới da. Và bên trong và bên ngoài, bản thân và người khác, và người khác là hoàn toàn khác biệt. Và mọi người ở đây không may là đều mang tư tưởng đó, một chút ít, đúng chứ? Bạn biết đấy, ai đó ngồi cạnh bạn trên ghế -- điều đó thì ổn thôi vì bạn đang ở trong nhà hát, nhưng nếu bạn ngồi trên ghế công viên và ai bước tới ngồi cạnh bạn, bạn sẽ điên lên. Họ muốn gì ở tôi? Như là, ai vậy? Và vì vậy bạn sẽ không ngồi quá gần một ai đó vì bạn để ý rằng bạn đang đi ngược tự nhiên -- đó là tất cả những gì đức Phật tìm ra. Vì cái ý tưởng vĩ đại rằng tất cả chúng ta, mỗi người chúng ta, và mọi người khác đều khác biệt, thế nên cái gì đưa chúng ta vào tình thế không xoay xở được, phải không? Ai sẽ được cả thế giới chú ý? Ai sẽ rút ra được đầy đủ từ thế giới? Ai sẽ không bị hằng hà sa số những sự vật khác vuợt mặt -- nếu bạn khác biệt với tất cả những sự vật còn lại? Nơi tình thương có mặt chính là nơi bạn phát hiện ra mình đánh mất bản thân bằng một cách nào đó: qua nghệ thuật, qua y tế, qua kiến thức và thấu hiểu lẫn nhau, biết rằng bạn không có một giới hạn như vậy, biết sự liên kết của bạn với mọi vật khác Bạn có thể trải nghiệm bản thân như những sự vật khác khi bạn trông thấy qua ảo tưởng là đã bị tách rời khỏi chúng. Khi bạn làm như vậy, bạn bị ép buộc phải cảm thấy như chúng. May mắn rằng, họ nói -- tôi vẫn chưa chắc chắn -- nhưng may mắn, họ nói khi bạn đạt đến điểm đó bởi vì vài người đã nói trong Văn Học Phật giáo, họ nói, ooh, ai thực sự muốn có được nhiệt huyết? Thật tệ! Tôi thật thảm thương. Đầu tôi đau buốt. Xương tôi cũng đau. Tôi đi từ khi ra đời đến lúc chết đi. Tôi không bao giờ hài lòng. Tôi không bao giờ có đủ, dù có là tỉ phú tôi vẫn không có đủ. Tôi cần cả trăm tỉ, như vậy đó. Tưởng tượng nếu tôi phải cảm nhận nỗi đau của hàng trăm người. Thật kinh khủng. Nhưng rõ ràng, đây là một nghịch lí kì lạ của cuộc sống. Khi bạn không còn bị khóa trong chính bản thân mình nữa, và như trí tuệ. hay trí thông minh, hay kiến thức khoa học thuộc về bản chất của thế giới, thứ cho phép bạn mở rộng trí óc, và thấu cảm, và nhấn mạnh khả năng thấu cảm cơ bản của con người, và nhận ra bạn chính là những tạo vật khác, một cách nào đó qua sự mở rộng này, bạn nhìn thấy bản chất sâu xa hơn của cuộc sống, nếu bạn có thể, bạn tránh xa khỏi cái vòng lẩn quẩn đáng sợ tôi, tôi, tôi, của tôi, như nhóm the Beatles đã hát đấy. Bạn biết đấy, chúng tôi thực sự đã học được tất cả vào những năm 60. Thật tệ là không ai từng nhận ra điều đó, và họ cố gắng phủ định nó từ đấy. Tôi, tôi, tôi, của tôi. Như một khúc ca tuyệt vời, bài hát đó. Một sự dạy dỗ tuyệt vời. Nhưng khi chúng ta thoát khỏi đó, chúng ta phần nào hứng thú hơn với những sự vật khác. Chúng ta cảm thấy bản thân mình khác. Hoàn toàn khác lạ. Hoàn toàn khác lạ. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn thích nói rằng -- Ngài nói rằng khi trong tâm trí bạn cho ra đời lòng trắc ẩn, đó là vì bạn nhận ra rằng bản thân và nỗi đau và niềm vui tất cả quá nhỏ để vừa vào trí thông minh của bạn. Thật chán nếu bạn cảm thấy thế này hay thế kia, hay sao đi nữa, bạn biết đấy -- và bạn càng chú ý vào cảm xúc của mình thì nó càng tồi tệ hơn thôi. Như là, ngay khi bạn có thời gian hạnh phúc, khi nào thời gin đó sẽ qua đi? Thời gain hạnh phúc sẽ qua khi bạn nghĩ vậy, nó tốt đến chừng nào? Và hạnh phúc sẽ không bao giờ là đủ. Tôi yêu lới nói của Leilei rằng cách giúp những người đang đau khổ tột cùng về thể xác hay về những phương diện khác là có một thời gian hạnh phúc, làm việc đó bằng các có một thời gian hạnh phúc. Tôi nghĩ Đạt Lai Lạt Ma đã từng nghe điều này. Tôi ước ông ta ở đó để nghe. Ộng ta từng nói với tôi -- ông ta trông có vẻ buồn; Ông ta lo rất nhiều về những thứ đã có và chưa có. Ông ta trông thoáng buồn, vì ông nói, vâng, 100 năm trước, chúng tới và cướp lấy tất cả những thứ có được. Bạn biết chứ, cuộc nổi dậy Cộng sản quy mô lớn, Nga và Trung Quốc và cứ thế. Họ hung hăng chiếm hết tất cả, và nói rằng họ sẽ chia cho mọi người, và rồi họ còn tệ hơn. Họ không giúp đỡ ai cả. Nên thứ gì có thể thay đổi khoảng cách kinh khủng đã mở ra thế giới ngày nay? Và rồi ông ta nhìn tôi. Nên tôi nói, "Vâng, ông biết đó, tất cả là bản thân ông. Ông dạy: tất cả là sự độ lượng," là tất cả những gì tối ó thể nghĩ về. Đức hạnh là gì? Nhưng tất nhiên, tôi nghĩ chìa khóa để cứu thế giới, chìa khóa của lòng thương cảm, là có nhiều niềm vui hơn. Điều này nên được làm bằng niềm vui. Sự rộng lượng càng vui hơn nữa. Chìa khóa là đây. Mọi người đều có suy nghĩ sai. Họ nghĩ đức Phật thật là chán, và họ ngạc nhiên khi gặp Đạt Lai Lạt Ma và ông ta thật tràn đầy năng lượng. Ngay khi tín đồ của ông đang bị đàn áp -- và tin tôi đi, ông cảm thấy từng nỗi đau trông tâm trí từng bà mẹ già, trong mọi ngục tù Trung Hoa. Ông ta cảm thấy điều đó. Ông ta cảm thấy cách người ta đang sử dụng bò Tây tạng ngày nay. Tôi sẽ không nói họ làm gì. Nhưng ông ta cảm thấy điều đó. Và nhưng ông rất sung sức. Cực kì sung mãn. Vì khi bạn rộng mở như vậy, thì bạn sẽ không thể -- làm được việc tốt gì để làm người hoạn nạn càng thêm khốn khổ? Bạn phải tìm ra hướng đi nơi bạn tìm thấy ánh sáng, tìm ra cách thay đổi. Nhìn vào thứ đẹp đẽ này mà Chiho đã cho chúng tôi xem. Cô ta hù dọa chúng tôi với người đàn ông dung nham. Cô ta dọa chúng tôi là người dung nham đang đến, rồi sóng thần đang đến, và cuối cùng chỉ có hoa, và cây, chúng rất đẹp. Thật đáng yêu. Nên, lòng trắc ẩn nghĩa là cảm nhận được cảm xúc của người khác, và bản thân con người chính là lòng trắc ẩn. Con người dường như đã không còn thời gian. Con người chính là tình thương vì não chúng ta để làm gì? Bây giờ, não của Jim đang nhớ lại cuốn niêm giám. Nhưng anh ta có thể nhớ tất cả những nhu cầu của bản thân, sẽ như vậy, đã như vậy. Anh ta có thể nhớ tất cả mọi thứ tuyệt vời để giúp mọi tạo vật. Và anh ta sẽ cực kì phấn khích khi làm việc đó. Nên người đầu tiên trở nên vui, khi bạn không còn chú tâm vào tình trạng cá nhân của, tôi vui như thế nào, khi bạn luôn không hài lòng -- như Mick Jagger đã nói với chúng tôi, bạn sẽ không bao giờ được hài lòng theo cách đó. Nên rồi bạn quyết định, vâng, tôi chán ngấy bản thân mình. Tôi sẽ nghĩ đến việc người khác vui như thế nào. Buổi sáng tôi sẽ thức dậy và nghĩ, tôi còn có thể làm gì cho người khác, ngay cả là con chó hay mèo của tôi, con vật nuôi, con bướm của tôi. Và người đầu tiên hạnh phúc khi bạn làm như vậy, bạn không làm gì cho ai khác, nhưng bạn trở nên vui tươi hơn, chính bản thân bạn, vì cái nhìn của bạn được mở rộng, bạn chợt nhìn thấy cả thế giới và mọi người trên đó. Và bạn nhận ra điều này -- được chung bước với những con người này -- chính là vườn hoa mà Chiho đã cho chúng tôi thấy. Đó là Nirvana. Thời giờ của tôi đã hết. Tôi biết yêu cầu của TED. Xin cảm ơn. Hãy cùng nói về sự tằn tiện. Tằn tiện là khái niệm của việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế sản phẩm và trên khía cạnh kinh tế, việc làm này có khả năng tạo sự thay đổi lớn. Bà tôi cũng biết đến khái niệm này. Đây là lọ chứa dây của bà. Bà không mua dây để bỏ vào mà đơn giản là lấy dây từ những người bán thịt hoặc trong các hộp quà. Bà đặt chúng trong lọ và dùng khi cần. Sau khi dùng xong, ví dụ như để buộc hoa hồng hay cố định bộ phận xe đạp, bà sẽ cất chúng lại vào lọ. Đây là một ý tưởng tằn tiện tuyệt vời. Chỉ dùng thứ bạn cần và vì chẳng mua gì nên bạn tiết kiệm được tiền. Trẻ con vốn cũng biết đến khái niệm này. Khi bạn vứt một hộp carton, một đứa trẻ sẽ nói: "Đừng! Con muốn dùng nó làm đầu của rôbốt, hoặc một cái thuyền nhỏ để thả xuống sông". Chúng hiểu giá trị của việc tái sử dụng đồ vật. Vậy nên, tôi cho rằng tằn tiện là một đối trọng tuyệt vời trong thời đại mà ta đang sống. Các sản phẩm ngày nay đều có thể được thay mới. Bạn mua một món đồ chơi mới toanh để thay thế món đồ cũ đã vứt đi. Thoạt nghe có vẻ rất tuyệt nhưng khó khăn là, nếu cứ tiếp tục như thế, ta vô tình gây rắc rối. Đó là, thực ra, không có sự "vứt bỏ" nào cả. Khi bạn "vứt bỏ" thứ gì đó , nó thường sẽ được đưa đến bãi rác. Bãi rác không tự nhiên biến mất mà càng ngày càng bành trướng. Hiện tại, mỗi năm, có khoảng 1.3 tỉ tấn rác được đưa đến bãi rác. Và đến năm 2100, con số này sẽ tăng lên đến bốn tỉ tấn. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta bắt đầu tằn tiện. Hãy cân nhắc đến các vật liệu tạo thành sản phẩm, khi chúng được sử dụng, và không sử dụng nữa: khi nào ta có thể tái sử dụng chúng? Quan niệm này sẽ thay đổi cách ta nhìn nhận về rác thải, "rác thải" sẽ không còn là một từ bẩn thỉu -- chúng ta sẽ không cần dùng đến nó. Tất cả những gì ta thấy là "tài nguyên". Tài nguyên tạo nên sản phẩm này được tái chế thành sản phẩm khác. Chúng ta từng rất giỏi tằn tiện. Bà tôi đã từng dùng những túi đựng hạt cây để dán tường nhà tắm. Tôi nghĩ vẫn còn nhiều công ty xem trọng và đang tuyên truyền giá trị này. Rất nhiều các công nghệ mới được phát triển giúp "giảm thiểu", "tái sử dụng" và "tằn tiện" hiệu quả hơn. Là một nhà vật liệu học, tôi quan sát được trong vài thập kỷ qua, các công ty đã tằn tiện thông minh hơn, hiểu hơn về quan niệm này, và thu lợi nhuận từ nó. Tôi sẽ đưa ra hai ví dụ. Một ví dụ tích cực, và một ví dụ không mấy tích cực. Đầu tiên là ngành công nghiệp ô tô. Tuy không phải là ngành tiên tiến và phát triển nhất nhưng ngành này tái chế rất hiệu quả. Khoảng 95% xe ngoài thị trường là xe tái chế. Trong số đó, khoảng 75% của một chiếc xe được tái sử dụng hoàn toàn. Bao gồm các linh kiện nhôm, thép, cũng như nhựa từ các phụ tùng nội thất, thuỷ tinh từ cửa sổ, kính chiếu hậu, và lốp xe. Họ có cả một ngành công nghiệp chuyên xử lý các xe đã qua sử dụng. Họ phuc hồi các linh kiện, và tái sử dụng chúng như là xe mới hoặc sản phẩm mới khác. Ngay cả với xe chạy pin, các công ty tuyên bố có thể tái chế lên đến 90% vật liệu, trong tổng số 11 triệu tấn pin được sử dụng vào năm 2020. Mặc dù nó không hoàn hảo, nhưng đó là một khởi đầu tốt, và ngày càng trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, ngành kiến trúc lại là một dẫn chứng không mấy tích cực. Khi xây dựng, ta không nghĩ đến việc dỡ bỏ. Chúng ta không tháo dỡ mà là phá hủy. Đó là một thử thách vì 1/3 rác thải ở Mỹ là rác thải xây dựng. Chúng ta cần nghĩ khác về vấn đề này. Có những cách để giảm thiểu những rác thải đó. Một ví dụ điển hình: những viên gạch này được làm từ phế liệu xây dựng bao gồm thủy tinh, cao su và bê tông. Bạn đổ mọi thứ vào máy nghiền, bật nhiệt, và làm ra chúng để phục vụ các công trình khác. Nhưng đó chỉ là phần nhỏ trong những thứ ta cần. Tôi hy vọng với nguồn dữ liệu lớn và việc gắn thẻ địa lý ta có thể tạo ra thay đổi. Ta sẽ tằn tiện hơn khi xây dựng. Nếu có một tòa nhà sắp bị phá hủy, liệu có những nguyên liệu ta có thể dùng cho những tòa nhà đang được xây? Ta có thể hiểu rằng các vật liệu của ngôi nhà đó vẫn còn có thể tái sử dụng? Liệu có thể dùng chúng cho những toà nhà mới, mà vẫn đảm bảo chất lượng? Nào, giờ thì hãy nghĩ đến những lĩnh vực khác. Những ngành khác đang làm gì để tằn tiện? Chà, hóa ra có rất nhiều ngành đang tính đến rác thải và xem liệu có thể làm gì với nó. Ví dụ như là khí thải mà họ thải ra trong quá trình công nghiệp. Đa phần các lò nung kim loại thải ra khá nhiều các-bon đi-ô-xít. Một công ty tên Land Detector làm việc ở Trung Quốc và Nam Phi có thể nhận lượng khí thải đó khoảng 700.000 tấn mỗi lò và biến nó thành 400.000 tấn ê-tha-nôn, tương đương với nhiên liệu cho 250.000 xe ô tô trong một năm. Đó là cách tái chế rất hiệu quả. Vậy còn những thứ gần gũi hơn với chúng ta? Đây là một giải pháp đơn giản vẫn xoay quanh việc giảm thiểu và tái sử dụng nhưng cũng đem lại lợi ích kinh tế. Một sự thay đổi đơn giản trong việc cắt may. Có từ 20-30 nguyên liệu được sử dụng, được cắt ra từ một miếng vải lớn, sau đó, may lại hoặc được đính vào nhau, họ thay đổi bằng cách đan chiếc giày. Lợi ích của việc này không chỉ là đơn giản hóa công việc mà còn: "Tôi sử dụng một loại nguyên liệu, tôi không lãng phí gì cả" và cũng là:"Tôi có thể tái chế nó khi nó bị vứt bỏ" Sản xuất kỹ thuật số đang cho phép ta tiết kiệm hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, nó thực sự tạo ra giới hạn lý thuyết của sức bền. Đây là hình dạng bền chắc nhất của mọi loại vật chất. Đó là một hình khối đơn giản. Nhưng ý tưởng là, tôi có thể từ đó, tạo ra một dạng lớn hơn, có thể là toà nhà, cây cầu, cánh máy bay hoặc những đôi giày. Ý tưởng ở đây là: tối thiểu lượng nguyên liệu. Đây là một ví dụ tốt từ kiến trúc. Thường thì, những đốt kim loại này được dùng để cố định bạt lớn. Trong trường hợp này, nó được dùng cho một trung tâm mua sắm ở Hague. Họ dùng 1600 đốt bên trái. Điểm khác biệt là, bằng cách sử dụng đốt bên phải, họ giảm số bước từ bảy xuống còn một vì đốt bên trái được hàn đốt bên phải được in (3D) Điều đó giúp loại bỏ rác thải hoàn toàn, tốn ít tiền hơn, đồng thời, vì được làm từ thép, nó có thể được tái chế khi không còn sử dụng. Tự Nhiên cũng tằn tiện khá hiệu quả. Tự Nhiên không có rác thải. Mọi thứ đều có tác dụng cho một quá trình nào đó. Trong trường hợp này là na-nô xen-lu-lô-zơ. Đây là một cấu trúc của xen-lu-lô-zơ, một trong những thành phần giúp cây khỏe mạnh. Bạn có thể tách nó, và nó hoạt động hệt như sợi các-bon. Vậy nên, tách từ một cái cây, chuyển nó thành sợi, rồi dùng chúng để làm mọi thứ chắc chắn hơn như cho máy bay, nhà cửa, xe cộ. Lợi ích của việc này là không chỉ có nguồn gốc thực vật, một nguồn tài nguyên tái tạo được mà nó còn trong suốt nên có thể dùng trong điện gia dụng cũng như đóng gói đồ ăn Không tệ với một nguyên liệu có nguồn gốc từ chính khu vườn của bạn. Một thứ khác có nguồn gốc sinh học là tơ nhện tổng hợp. Khá khó khăn để làm tơ nhện tự nhiên Bạn có thể lấy nó từ những con nhện nhưng nhện có xu hướng giết và ăn thịt lẫn nhau, vậy nên, khá khó khăn để làm được tơ nhện tự nhiên so với tơ thường. Vậy thay vào đó, bạn lấy DNA từ nhện, đưa nó vào những thứ khác nhau. Bạn có thể đưa nó vào vi khuẩn, vào các loại men, có thể cho vào sữa. Và sau đó, bạn thấy, sữa hoặc vi khuẩn sinh ra nhiều hơn, và từ đó, xe chỉ, tạo ra một miếng vải hoặc sợi dây. Những thứ có nguồn gốc sinh học có sức mạnh rất lớn như sợi Kevlar nên họ dùng nó cho những thứ như áo chống đạn, mũ bảo hiểm và áo khoác. Nó có ứng dụng tuyệt vời. Và vì có nguồn gốc sinh học nên khi không sử dụng nữa, nó có thể được dùng làm phân trộn và trở thành một nguyên liệu mới. Cuối cùng, tôi xin giới thiệu một thứ có nguồn gốc sinh học mà theo tôi, là thứ có tính tằn tiện nhất. Một ví dụ về sự lạm dụng: Đó là chai nước. Chúng ta có quá nhiều chai nước, ở khắp mọi nơi, gây vấn đề cho đại dương. Chúng ta làm gì với chúng? Quá trình này không chỉ giúp tái chế chúng, mà còn là tái chế vĩnh viễn. Sao nó lại thú vị ? Bởi khi ta nghĩ đến tái chế và tái sử dụng, kim loại, thủy tinh, những thứ tương tự, có thể tái chế bao nhiêu lần tuỳ ý. Phần kim loại trong xe bạn có thể đến từ một chiếc Oldsmobile đời 1950, vì bạn có thể tái chế nó mãi mãi mà giảm chất lượng. Sản phẩm từ nhựa chỉ có thể tái chế một hoặc hai lần, khi nó là chai, khi nó là ghế, bất cứ là gì, có thể là thảm - sau hai lần tái chế, hoặc là trở thành một cái ghế khác, vân vân... nó sẽ mất đi sức mạnh. Chỉ cần dùng một vài loại en-zim, ta có thể tái chế chúng mãi mãi. Tôi lấy một cái chai hoặc cái ghế, hoặc thứ gì đó làm từ nhựa, đưa vào đó một vài loại en-zim, làm nó trở về dạng phân tử gốc. Và từ những phân tử đó, bạn có thể làm ra ghế hoặc một cái thảm khác. Sự tái chế này là vĩnh viễn Lợi ích của việc này, chắc chắn là bạn không lãng phí bất kì một nguyên liệu nào. Một sự tằn tiện hoàn hảo. Để kết luận, tôi muốn các bạn nghĩ về việc - nếu các bạn làm thứ gì đó, nếu bạn làm công việc thiết kế hoặc trang trí lại nhà cửa, bất cứ khía cạnh nào, hãy nghĩ xem liệu sản phẩm của bạn có thể được tái sử dụng. lần một, hai, ba hoặc bốn. Hãy thiết kế để nó có thể được phân rã. Với tôi, đó là sự tằn tiện tốt nhất, và tôi nghĩ đó là điều mà bà tôi hằng mong muốn. (vỗ tay) Những chuyến đi của tôi đến Afganistan bắt đầu từ nhiều nhiều năm trước trên phía biên giới miền đông của đất nước tôi, quê hương tôi, Phần Lan. Tôi đang đi bộ qua những khu rừng trong những câu chuyện của bà tôi. Một mảnh đất nơi mà cứ mỗi một cánh đồng ẩn dấu một ngôi mộ nơi hàng triệu người bị đầy ải hay bị giết trong thế kỉ 20 sau trận hủy diệt, tôi tìm thấy nơi của những linh hồn tôi gặp những con người khiêm tốn tôi nghe họ cầu nguyện và ăn bánh mì của họ rồi tôi đi về phía đông trong 20 năm từ Đông Âu đến Trung Á-- qua núi Caucasus Trung đông Bắc Phi Nga và tôi từng gặp những con người nhún nhường hơn nữa và tôi chia sẻ bánh mì và lời cầu nguyện với họ Đây là lý do tại sao tôi đã đến Afganistan Một ngày, tôi băng qua cầu bắc ngang sông Oxus tôi đi bộ một mình và một người lính Afghan ngạc nhiên nhìn thấy tôi đến nỗi mà ông ta quên đóng dấu hộ chiếu của tôi nhưng ông ta cho tôi một ly trà và tôi hiểu rằng ông ta ngạc nhiên bởi sự bảo vệ mình của tôi tôi đã đi và du lịch bằng ngựa,bằng bò,bằng xe tải,hay đi nhờ xe từ biên giới Iran đến tận cùng rìa của Wakhan Corridor và bằng cách này tôi đã có thể tìm được ánh sáng bị che dấu của Afghanistan. vũ khí duy nhất của tôi là cuốn sổ và chiếc máy ảnh Leica tôi nghe những lời cầu nguyện của Sufi-- những người hồi giáo nhún nhường bị người Taliban ghét bỏ con sông Hidden nối sự thần bí từ Gbibarltar đến Ấn độ nhà thờ giáo nơi những người nước ngoài đáng kính được gội rửa bằng những lời chúc phụng và nước mắt và được chào mừng bởi những món quà chúng ta biết gì về đất nước ,con người mà chúng ta giả vờ bảo vệ về những ngôi làng mà thứ thuốc duy nhất để hết đau và đói là thuốc phiện Đây là những con người nghiện thuốc phiện trên mái nhà của Kabul 10 năm sau khi chiến tranh xảy ra. Đây là những cô gái bình thường trở thành gái cho những nhà buôn Afghan chúng ta biết gì về phụ nữ 10 năm sau chiến tranh mặc túi nylon làm từ trung quốc với tên gọi Burqa (Trang phục truyền thống của phụ nữ Afghan). một ngày kia tôi đã thấy ngôi trường lớn nhất ở Afghanistan một trường nữ 13000 bé gái đang học ở đó trong những căn phòng dưới nền nhà, đầy những con bọ cạp. nhưng niềm yêu thích học hành của chúng lớn đến nỗi tôi òa khóc. chúng ta biết gì về mối đe dọa sẽ chết bởi bọn Taliban được đóng đinh trên cửa bởi những con người dám cho con gái họ đi học như ở Balkh? khu vực không an toàn và đầy bọn Taliban, nhưng họ vẫn làm Mục đích của tôi là lên tiếng cho những con người im lặng cho mọi người thấy những ánh sáng bị ẩn khuất sau tấm màn của trò chơi lớn những thế giới nhỏ bị thờ ơ bởi giới truyền thông, những lời tiên tri của xung đột thế giới cảm ơn (tiếng vỗ tay) Tôi muốn kể với các bạn về một trong những thần thoại lớn nhất trong y học và đó là một ý tưởng mà tất cả chúng ta cần là nhiều hơn những đột phá y học và từ đó tất cả những vấn đề của chúng ta sẽ được giải quyết Xã hội chúng ta yêu thích lãng mạn hóa một ý tưởng của một nhà phát minh đơn độc người đang làm việc trễ ở phòng thí nghiệm vào một đêm tạo ra một phát minh chấn động địa cầu qua một đêm thì mọi thứ đã thay đổi Đó là một bức tranh rất hấp dẫn, tuy nhiên, nó không có thật. Thực tế, y học ngày nay là một môn thể thao nhóm. Và theo nhiều cách, nó đã luôn như vậy. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về việc tôi đã trải nghiệm sâu sắc điều này như thế nào trong công việc của tôi. Tôi là một bác sĩ phẫu thuật, và chúng tôi, những nhà phẫu thuật luôn có mối quan hệ đặc biệt với ánh sáng. Khi tôi thực hiện một vết mổ bên trong cơ thể bệnh nhân, đó là bóng tối Chúng tôi cần chiếu sáng để thấy những gì mình đang làm. và đó là lý do tại sao, theo truyền thống những ca phẫu thuật luôn bắt đầu lúc sáng sớm -- để tận dụng ánh sáng ban ngày. và nếu các bạn nhìn vào những hình ảnh lịch sử của những phòng phẫu thuật đầu tiên, chúng đặt trên đỉnh những tòa nhà. Ví dụ, đây là phòng phẫu thuật lâu đời nhất ở phương Tây, London nơi phòng phẫu thuật thực sự ở nơi cao nhất của nhà thờ với ánh sáng bầu trời chiếu vào và sau đây là hình ảnh của một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất nước Mỹ. Mass General ở Boston. và các bạn có biết phòng phẫu thuật ở đâu không? Nó ở đây trên đỉnh của tòa nhà với vô số cửa sổ để ánh sáng vào. Ngày nay trong phòng phẫu thuật chúng ta không còn cần sử dụng ánh sáng mặt trời và bởi vì chúng ta không còn cần chúng nữa chúng ta có những ánh sáng đặc biệt được dùng cho phòng phẫu thuật. chúng ta có cơ hội để mang những lọai ánh sáng -- có thể cho phép chúng ta thấy những gì chúng ta hiện không thấy và đây là điều tôi nghĩ là điều kì diệu của hùynh quang. Cho phép tôi trở lại một chút. Khi chúng ta ở trường y, chúng ta học giải phẫu từ những minh họa như thế này nơi mà mọi thứ được màu sắc hóa. những dây thần kinh có màu vàng, động mạch có màu đỏ, tĩnh mạch màu xanh. thật dễ dàng cho mọi người để có thể trở thành một nhà phẫu thuật phải không? tuy nhiên, khi chúng ta có một bệnh nhân thật ở trên bàn mổ, như là giải phẫu cổ thật không dễ để chỉ ra sự khác biệt giữa những cấu trúc khác nhau. Chúng ta đã nghe trong những ngày qua một vấn đề cấp bách ung thư vẫn còn trong cộng đồng của chúng ta, một nhu cầu cấp bách cho chúng ta là không phải có một bệnh nhân chết mỗi phút. Nếu ung thư có thể phát hiện sớm, đủ sớm để bệnh nhân được cắt bỏ khổi u bằng phẫu thuật, Tôi không quan tâm nó có là gen này hay gen kia hay không, hay là protein này hay protein kia không, nó đã ở trong lọ. xong, khối u ra, bạn được chữa khỏi ung thư Đây là cách chúng tôi cắt bỏ những khối u. Chúng tôi cố gắng hết sức, dựa trên trải nghiệm và biểu hiện của ung thư với cảm tính của chúng tôi và sự liên quan của nó với những cấu trúc khác và tất cả kinh nghiệm của chúng tôi chúng tôi nói, bạn biết đó, ung thư đã biến mất. Chúng tôi đã làm một việc tốt. Chúng tôi đã lấy nó ra. Đó là những gì một nhà phẫu thuật đang nói trong phòng mổ. Khi bệnh nhân nằm trên bàn. Nhưng sau đó chúng tôi thiệt tình không biết rằng nó được cắt bỏ hòan tòan. Chúng tôi thực sự phải lấy mẫu từ giường mổ, những mẫu còn trong người bệnh nhân, và sau đó gửi chúng tới phòng thí nghiệm bệnh lý. Trong khi đó, bệnh nhân đang trên bàn mổ. Y tá, bác sĩ gây mê, nhà phẫu thuật, tất cả phụ tá đang đợi bên ngòai. Và chúng ta đợi. Nhà nghiên cứu bệnh học lấy mẫu đó, làm đông nó, cắt nó, nhìn dưới kính hiển vi từng cái một sau đó gọi lại vào phòng. tốn khỏang 20 phút mỗi phần nên nếu bạn gửi 3 mẫu, câu trả lời đến sau 1 giờ. và thông thường chúng tôi nói, "Bạn biết đó, những điểm A và B thì đạt, nhưng điểm C, bạn vẫn còn vài khối u sót lại. Hãy cắt nó ra." Nên chúng tôi quay lại và làm lần nữa, lần nữa đó là tòan bộ quá trình: "Xong, chúng ta ổn Chúng tôi nghĩ tòan bộ khối u đã tách bỏ" Nhưng thông thường vài ngày sau đó khi bệnh nhân đã về nhà, chúng tôi thực hiện một cuộc gọi: "Tôi rất tiếc, khi chúng tôi nhìn lần cuối vào mẫu bệnh phẩm, khi chúng tôi nhìn mẫu cuối cùng, chúng tôi thật sự đã phát hiện rằng có vài chấm khác nơi mà thử nghiệm dương tính. Vẫn còn ung thư trong bệnh nhân." Do đó bây giờ chúng tôi đối đầu với việc nói với bệnh nhân của bạn, trước hết, rằng họ có thể cần phải có cuộc phẫu thuật khác, hay chúng ta cần thêm vào phương pháp trị liệu như là hóa trị hay xạ trị. và không rõ cái nào tốt hơn nếu chúng ta có thể thực sự nói, nếu một nhà phẫu thuật có thể thực sự nói, liệu rằng có còn ung thư trong vùng phẫu thuật? Ý tôi là, theo nhiều cách, mà chúng ta đang làm, chúng ta vẫn đang phẫu thuật trong bóng tối. Do đó năm 2004, trong thời gian tôi phẫu thuật, tôi đã có cơ hội may mắn lớn để gặp Giáo sư Roger Chen, người đã được giải Nobel Hóa học năm 2008. Roger và nhóm của ông đang làm việc để phát hiện ung thư, và họ đã có một phân tử rất thông minh mà họ đã phát triển. Phân tử đó có 3 phần Phần chính của nó là màu xanh, nhựa dương điện, về cơ bản, nó rất dính với mỗi phân tử trong cơ thể bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn tạo một dung dịch đầy những vật liệu dính và tiêm nó vào trong ven của người mắc ung thư, mọi thứ đang sáng lên. Không có gì đặc biệt. Không có gì nổi bật ở đây. Nên chúng ta thêm hai thành phần vào. Phần đầu tiên là mảnh nhựa âm điện, họat động như phần không dính như miếng sau của một tấm dính và khi hai phần này dính với nhau, phân tử trung hòa và không có gì bị vướng lại. và hai mảnh sau đó được dính liền chỉ bị cắt bởi một phân tử "cắt" phù hợp ví dụ, một lọai của enzym protease mà những khối u làm ra. Trong tình huống này, nếu bạn làm ra một dung dịch đầy những phân tử có 3 phần này cùng với một chất nhuộm hiện màu lục, và bạn tiêm nó vào ven của bệnh nhân ung thư những tế bào bình thường không thể cắt nó. Một phân tử sẽ đi qua và bị bài tiết. Tuy nhiên, trong sự hiện diện của một khối u, giờ đây có những phân tử cắt có thể bẻ gãy phân tử thành từng phần ở đây tại vùng phân tách. và giờ đây, đùng đùng khối u tự dán nhãn và nó phát quang. và đây là ví dụ của một vùng thần kinh nơi có khối u xung quanh nó. Bạn có thể nói khối u ở đâu không? Tôi không thể khi làm việc với nó. Nhưng ở đây. Nó phát quang. Bây giờ nó màu lục. Bạn thấy không, từng vị khán giả ở đây bây giờ có thể nói vị trí ung thư. Chúng ta có thể nói trong phòng mổ, trong vùng này, ở mức một phân tử, nơi mà ung thư và những nhà phẫu thuật cần làm và mức độ họ cần làm thêm để cắt nó ra. Và điều tuyệt vời về hùynh quang là nó không chỉ phát sáng, nó còn thật sự có thể chiếu sáng qua mô. Ánh sáng mà hùynh quang phát ra có thể đi qua mô. Vì vậy thậm chí nếu khối u không nằm trên bề mặt, bạn sẽ vẫn có thể thấy nó. Trong đoạn phim này, bạn có thể thấy là khối u có màu lục. Thật ra có những tế bào bình thường nằm trên nó. Bạn thấy không? Và tôi đang tách các cơ đi. Nhưng thậm chí trước khi tôi tách các cơ đi, bạn đã thấy có một khối u bên dưới. Thật tuyệt vời khi khối u được xác định bằng hùynh quang. Bạn có thể nhìn thấy không những các vùng biên ở mức độ phân tử, mà còn có thể thấy ngay khi nó không ở trên bề mặt -- ngay khi nó ở bên dưới tầm nhìn. Và điều này cũng hiệu quả với các hạch bạch huyết di căn. Việc tách các hạch bạch huyết trọng yếu đã thật sự thay đổi cách chúng ta quản lý ung thư vú, ác tính. Phụ nữ đã từng thực sự có những cuộc phẫu thuật mệt mỏi để lọai bỏ tất cả các hạch bạch huyết ở nách. Nhưng khi hạch bạch huyết trọng yếu được đưa vào phác đồ điều trị của chúng tôi, về cơ bản một nhà phẫu thuật tìm kiếm một hạch riêng lẻ đó là hạch đầu tiên phát triển thành ung thư. Và sau đó nếu hạch có ung thư, phụ nữ sẽ tiếp tục có sự bóc tách các nút bạch huyết. Điều đó có nghĩa là nếu hạch bạch huyết không gây ung thư, phụ nữ sẽ được cứu khỏi những phẫu thuật không cần thiết. Các hạch bạch huyết trọng yếu, cách mà chúng tôi làm ngày nay, giống như có một bản đồ chỉ để biết hướng đi. Nếu bạn đang lái trên đường cao tốc và bạn muốn biết trạm xăng kế tiếp ở đâu, bản đồ nói trạm xăng ở cuối đường. Nó không báo trạm đó có xăng hay không. Bạn phải lấy nó ra, mang nó về nhà, cắt nhỏ, nhìn vào bên trong và nói, "À vâng, nó có xăng." Do đó tốn nhiều thời gian. Những bệnh nhân vẫn ở trên bàn mổ. Bác sĩ gây mê, nhà phẫu thuật vẫn đang đợi xung quanh. Điều đó tốn thời gian. Do đó với kĩ thuật của chúng tôi, chúng ta có thể nói ngay. Bạn thấy nhiều hạt nhỏ, lồi lên hơi tròn ở đây. Một trong số này là hạch bạch huyết sưng có vẻ lớn hơn những cái khác một chút. Ai trong chúng ta chưa từng sưng hạch bạch huyết khi bị cảm lạnh? Điều đó không có nghĩa là có ung thư bên trong. Với công nghệ của chúng tôi, nhà phẫu thuật có thể nói ngay hạch nào có ung thư. Tôi sẽ không đi sâu chi tiết, nhưng với công nghệ này, bên cạnh việc có thể đánh dấu khối u và hạch bạch huyết di căn với hùynh quang, chúng ta cũng có thể sử dụng những phân tử 3 phần để đánh dấu nguyên tố Gd trong hệ thống và bạn có thể làm điều này một cách không hệ thống Bệnh nhân có ung thư, bạn muốn biết liệu hạch bạch huyết có ung thư thậm chí trước khi bạn đi vào. Bạn có thể nhìn thấy nó trên MRI (ảnh cộng hưởng từ hạt nhân) Trong phẫu thuật, rất quan trọng để biết chỗ để cắt ra. nhưng cũng quan trọng không kém là để giữ lại điều đó quan trọng cho chức năng. Rất quan trọng để tránh những vết thương vô ý Và tôi đang nói về những dây thần kinh. Thần kinh, nếu chúng bị tổn thương, có thể gây tê liệt, gây đau đớn. Trong sự hình thành ung thư tuyến tiền liệt, tới 60% đàn ông sau phẫu thuật ung thư tiền luyệt có thể tiểu không kiểm sóat và rối lọan chức năng cương. rất nhiều người mắc phải nhiều vấn đề -- và thậm chí trong điều gọi là phẫu thuật bỏ qua thần kinh, nghĩa là nhà phẫu thuật nhận thức được vấn đề, và họ cố gắng tránh những dây thần kinh. Nhưng bạn biết đó, những dây thần kinh rất nhỏ, trong hòan cảnh của ung thư tiền liệt, chúng thực sự không bao giờ được thấy. Chúng được theo dõi chỉ bởi con đường giải phẫu đã biết dọc theo mạch máu. và chúng được biết bởi ai đó đã nghiên cứu chúng, nghĩa là chúng ta vẫn đang học hỏi nơi chúng ta đang ở đâu Thật điên rồ khi nghĩ rằng chúng ta đang phẫu thuật, Chúng ta đang cắt bỏ ung thư mà chúng ta không biết ung thư là gì. Chúng ta đang cố gắng bảo tòan hệ thần kinh nhhưng chúng ta không biết chúng ở đâu Như tôi đã nói, liệu rằng có tốt nếu chúng ta có thể tìm ra con đường để thấy thần kinh với hùynh quang? và trước hết điều này đã không nhận được nhiều ủng hộ. Mọi người nó, " Chúng ta đang làm điều này những năm vừa qua. Có vấn đề gì đâu? Chúng tôi không có nhiều những phức tạp." Nhưng dù sao tôi cũng đã đi trước Và Roger đã giúp tôi. Và ông đã mang tòan bộ nhóm của ông theo ông. Và một lần nữa, đó là làm việc nhóm. Và chúng ta thậm chí đã phát minh ra những nguyên tử mà rất đặc biệt để đánh dấu thần kinh. Và khi chúng ta đã tạo một dung dịch này, đánh dấu với hùynh quang và tiêm vào cơ thể chuột, thần kinh của chúng thực sự sáng. Bạn có thể thấy chúng đang ở đâu. Ở đây bạn đang nhìn vào thần kinh háng của chuột, và bạn có thể thấy phần béo, lớn rất dễ dàng nhưng thực sự, tại đỉnh nơi tôi đang mổ, thực sự có những bó thần kinh rất tốt mà không thật sự có thể nhìn thấy. Bạn thấy giống như nhiều đầu rắn đang đi ra. Chúng ta có thể thấy những thần kinh cho biểu hiện khuôn mặt, cử động mặt và thở -- mỗi sợi thần kinh -- những sợi thần kinh cho chức năng tiểu xung quanh tiền liệt Chúng ta cũng có thể thấy một sợi thần kinh. Khi chúng ta đặt hai bó với nhau ... Và khối u ở đây. Bạn có biết rìa khối u ở đâu? Bây giờ thì có. Còn những sợi thần kinh xung quanh? Đó là phần trắng rất dễ để thấy. Những phần xung quanh khối u thì sao? Bạn có biết chúng đi đâu? Bây giờ thì có. Về cơ bản, chúng ta đang đi đến vết mô và vùng phẫu thuật được mã màu. Đây là một phần của đột phá. Tôi nghĩ nó sẽ thay đổi cách chúng ta phẫu thuật. Chúng tôi đã xuất bản kết quả nghiên cứu trong quá trình đến Viện Khoa Học hàn lâm quốc gia và tạp chí Công nghệ Sinh học Tự nhiên Chúng tôi đã nhận được bình luận từ tạp chí Khám phá, và Tạp chí Nhà Kinh tế. Và chúng tôi đã trình bày nó với những đồng nghiệp phẫu thuật. Họ nói, "Thật ngạc nhiên Tôi có những bệnh nhân sẽ hưởng lợi từ việc này. Tôi nghĩ rằng nó sẽ có kết quả trong những cuộc phẫu thuật của tôi với kết quả tốt hơn và ít hơn những phức tạp." Điều cần xảy ra bây giờ là phát triển xa hơn cho công nghệ của chúng ta cùng với sự phát triển của thiết bị cho phép chúng ta thấy hùynh quang trong phòng thí nghiệm. Mục tiêu cuối cùng là để chúng ta đưa nó tới bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi đã khám phá rằng thật sự không có cơ chế đơn giản để phát triển một phân tử cho sử dụng một lần. Có thể hiểu, phần chính của công nghiệp y khoa được tập trung cho thuốc đa chức năng, như là thuốc dùng hằng ngày lâu dài. Chúng tôi được tập trung để làm ra công nghệ tốt hơn. Chúng tôi được tập trung vào thêm thuốc, thêm những yếu tố phát triển, đang giết chết thần kinh và gây ra vấn đề không nằm xung quanh tế bào. Chúng ta biết rằng điều này có thể làm được và chúng tôi được cam đoan để làm điều đó. Tôi muốn gửi lại thông điệp cuối cùng. Sáng tạo thành công Không phải là một đột phá đơn lẻ. Nó không phải là cuộc chạy nước rút. Nó thậm chí không phải là một sự kiện cho người chạy đơn lẻ. Sáng tạo thành công là một đội ngũ, là cuộc chạy đua tiếp sức. Nó đòi hỏi một đội cho sự đột phá và một đội khác để biến đột phá đó được chấp nhận và thông qua. và điều này cần sự can đảm ổn định lâu dài của những đấu tranh ngày này qua ngày khác để giáo dục, để thuyết phục và để chến thắng sự chấp thuận. Và đó là ánh sáng tôi muốn chiếu vào trong sức khỏe và y khoa ngày nay. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chào buổi tối, chào mừng các bạn đến với New Orleans. Tôi không biết liệu các bạn có biết, trong vòng 15 phút tới, các bạn sẽ ở bên một trong những dòng sông lớn nhất thế giới: sông Mississippi. Sông Old Man (Lão ông), Big Muddy (Bùn Lớn). Và nó chảy dài về phía Bắc tới bang Minnesota về phía Đông tới bang New York, về phía Tây tới bang Montana, Và 160 km từ nơi này, nó đổ lượng nước ngọt và trầm tích ra vịnh Mexico. Thế là xong môn Địa tiết học số 101 nhé. (Cười) Giờ chúng ta sẽ xem xét trong dòng sông đó có những gì. Ngoài trầm tích, còn có các phân tử, ni-tơ và phốt-pho. Những phân tử đó, qua quá trình sinh học hình thành nên các khu vực, gọi là "vùng chết" "Vùng chết" nghe có vẻ đáng lo ngại nếu bạn là một con cá hay một con cua. (Cười) Thậm chí là một con giun nhỏ trong lớp trầm tích. Điều này nghĩa là nơi đó không có đủ oxy cho những sinh vật đó tồn tại. Vậy, vì sao điều gì đã xảy ra? Ni-tơ và phốt-pho kích thích sự tăng trưởng của loài vi thực vật, gọi là thực vật phù du. Những động vật nhỏ bé hay động vật phù du ăn loài thực vật phù du, cá nhỏ ăn động vật phù du, cá to lại ăn cá nhỏ và cứ thế tiếp diễn tạo nên lưới thức ăn. Vấn đề là hiện nay có quá nhiều lượng ni-tơ và phốt-pho dẫn đến có một lượng lớn động vật phù du bị rơi xuống tầng đáy và bị phân hủy bởi loài vi khuẩn tiêu thụ hết lượng oxy. Đó là sinh học. Các bạn không thể thấy nó từ mặt nước, cũng không thể thấy nó từ các hình ảnh vệ tinh, vậy làm cách nào chúng ta biết nó tồn tại? Một tàu đánh cá có thể nói cho bạn biết, khi thả và kéo lưới trong vòng 20 phút mà vẫn không thu được gì, khi đó nó biết rằng, nó đang ở trong 'vùng chết'. Và họ phải di chuyển đến nơi khác. Nhưng phải đi đâu nếu khu vực đó rộng đến hơn 20 ngàn km vuông? Khoảng kích thước của bang New Jersey. Bạn quyết định đi xa hơn, kiếm được ít tiền lời hơn, hoặc trở lại bến tàu. Là một nhà khoa học, tôi sử dụng thiết bị công nghệ cao cho phép đặt bên hông tàu nghiên cứu, nó đo lượng ô-xy và nhiều thông số khác. Chúng tôi bắt đầu tại sông Mississippi, di chuyển chéo qua lại vịnh Mexico, đến tận Texas, tôi thậm chí thỉnh thoảng còn lẻn vào Texas để kiểm nghiệm nguồn nước. Nhờ số liệu lượng oxy tầng đáy -- từ đó vẽ một bản đồ mọi số liệu đều nhỏ hơn hai, bạn sẽ biết được con số thần kỳ cho thấy cá bắt đầu rời đi. Tôi thậm chí còn lặn ở 'vùng chết' này. Chúng tôi cho đặt các thiết bị đo ô-xy ở ngoài khơi tính toán liên tục lượng oxy cao hay thấp. Khi bơi dưới nước, bạn sẽ thấy rất nhiều cá hàng tấn cá, đủ loại cá, kể cả anh bạn của tôi đây, một chú cá nhồng tôi đã bắt gặp. Ai cũng bơi hướng này, còn tôi bơi hướng này với máy quay. (Cười) Sau đó, khi xuống độ sâu hơn chín mét, số lượng cá bắt đầu ít đi. Và khi tới tầng đáy, bạn không còn thấy cá nữa. Không hề có sự sống ở đây, không có sinh vật nào bơi quanh đó. Và bạn biết bạn đang ở trong 'vùng chết'. Vậy điều gì liên kết giữa vùng trung Hoa Kỳ và vịnh Mexico? Hầu hết lưu vực sông là đất nông nghiệp. Cụ thể là trồng luân phiên bắp-đậu nành. Ni-tơ có trong phân hóa học và phốt-pho ngấm vào đất, chảy ra sông Mississippi và cuối cùng đổ ra vịnh Mexico. Lượng ni-tơ hiện nay có trong dòng Mississippi đã tăng gấp ba lần so với thập niên 50. Tận ba lần. Còn phốt-pho thì gấp đôi. Điều đó có nghĩa là nhiều thực vật phù du chìm xuống đáy hơn và ít ô-xy hơn. Đó không phải là đặc điểm tự nhiên của vịnh mà là do con người gây ra. Quang cảnh không còn như xưa nữa. Ở đó từng là đồng cỏ, rừng, các ao vũng thảo nguyên, khu vực sống của vịt, và nhiều thứ khác nữa. Giờ thì không còn nữa - chỉ có các luống hoa màu. Có những cách có thể áp dụng cho hình thức nông nghiệp này sử dụng ít phân bón hơn, có lẽ là sử dụng chính xác hơn. Và thử nghiệm một số mô hình nông nghiệp bền vững như cỏ lúa mì lâu năm, là loại có rễ mọc sâu hơn so với loại rễ 15 cm của bắp, để có thể giữ ni-tơ lại trong đất và tránh xói mòn đất. Làm thế nào để thuyết phục người hàng xóm ở phía Bắc, có lẽ cách 1.6 ngàn cây số hoặc hơn, rằng các hoạt động của họ đang gây hại đến chất lượng nước ở vịnh Mexico? Đầu tiên, chúng ta có thể đưa họ về sân sau nhà họ. Nếu hè này bạn muốn đi bơi ở Wisconsin trong hồ nước yêu thích của mình có thể bạn sẽ gặp thứ này trông như sơn màu lục bị đổ ra, mùi cũng giống vậy loang ra trên bề mặt nước. Đây là hiện tượng tảo nở hoa lam lục độc hại nó không tốt cho sức khỏe của bạn. Tương tự, ở hồ Erie vào mùa hè hai năm trước hiện tượng tảo nở hoa lam lục này kéo dài mấy trăm dặm thành phố Toledo, bang Ohio không thể uống nước hồ này trong vài ngày liền. Nếu theo dõi tin tức, bạn sẽ biết rằng rất nhiều nơi đang gặp vấn đề với nước uống. Tôi là một nhà khoa học. Không biết các bạn có nhận ra không. (Cười) Dựa vào nền tảng khoa học vững chắc, tôi công bố các kết quả nghiên cứu đồng nghiệp của tôi đọc chúng, tôi được trích dẫn. Nhưng tôi tin rằng, là một nhà khoa học lấy tiền hầu hết từ quỹ liên bang để sử dụng cho việc nghiên cứu, tôi có trách nhiệm chia sẻ vốn hiểu biết của mình với người dân, những người đứng đầu các cơ quan và đại biểu quốc hội để họ có thể vận dụng nó và hy vọng là, đưa ra những quyết định đúng đắn về các chính sách môi trường (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) Một trong những cách để làm điều đó là công bố cho giới truyền thông. Và Joby Warrick ở tờ "Washington Post" đăng bức ảnh này lên báo ngay trên trang bìa vào sáng chủ nhật, ngay phía trên nếp gấp tờ báo. Đó là một sự kiện lớn. Và thượng nghị sĩ John Breaux, ở bang Louisiana, nói rằng: "Chúa ơi, họ nghĩ vịnh Mexico trông tệ đến thế à" Tôi đáp: "Đúng vậy, ngài biết đấy, có bằng chứng mà. Và ta phải làm gì đó để khắc phục chuyện này". Cùng lúc đó, Thượng nghị sĩ Olympia Snowe ở bang Maine cũng đang gặp rắc rối với tảo nở hoa độc hại ở vịnh Maine. Họ đã cùng phối hợp lực lượng, đây là trường hợp hai đảng phái. (Cười) (Vỗ tay) Họ mời tôi đến giải trình trước quốc hội và tôi nói "Tôi chỉ biết đuổi bắt mấy con cua ở Nam Texas thôi, không biết giải trình đâu" (Cười) Nhưng tôi đã làm được. (Tiếng hoan hô) Thậm chí, dự luật được thông qua, nó được gọi là - yeah, yay! Nó được gọi là Tảo Nở Hoa Gây Hại và Nghiên cứu máu thiếu ô-xy và Đạo luật kiểm soát năm 1998. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi nó là dự luật Snowe-Breaux. (Cười) Chúng tôi tham dự hội thảo năm 2001 do Học viện Khoa học Quốc gia tổ chức bàn về các loại phân bón, ni-tơ và chất lượng nước kém. Tất cả các diễn giả đều là cựu thống đốc của bang New Jersey. Và cô ấy ... Tôi biết cô ấy hoàn toàn nghiêm túc khi nhìn xuống khán giả và tự nhủ "Chắc chắn cô ấy đang nhìn mình" "Tôi thật sự mệt mỏi khi họ cứ gọi việc này là New Jersey. Chọn một bang khác đi, bang nào cũng được, tôi không muốn nghe cái tên đó nữa" Nhưng cô ấy đã thuyết phục được tổng thống George H.W. Bush's chấp nhận kế hoạch hành động nhờ vậy chúng tôi có được các mục tiêu về môi trường và tìm ra cách giải quyết chúng. Vùng Trung Tây Hoa Kì không cung cấp lương thực cho cả thế giới. Nơi này chỉ tập trung chăn nuôi gà, lợn và gia súc và sản xuất ethanol có trong xăng điều này đã được quy định trong chính sách liên bang. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế Chúng ta cần đưa ra những quyết định để trở nên tiết kiệm hơn và giảm sự lệ thuộc vào ni-tơ. Nó giống như giảm dấu chân các-bon vậy nhưng lần này là giảm dấu chân ni-tơ. Tôi đã thực hiện việc này bằng cách không ăn nhiều thịt, thi thoảng tôi vẫn ăn một ít, không sử dụng dầu ăn từ bắp chạy loại xe không sử dụng nhiên liệu từ khí ethanol mà lại đi được xa hơn. Chỉ những điều như thế cũng đủ tạo nên sự khác biệt. Vì vậy tôi muốn không chỉ các bạn, mà là tất cả mọi người đặc biệt là những người ở vùng Trung Tây Hoa Kì hãy nghĩ xem bạn đang sử dụng đất trồng ra sao và làm thế nào để tạo ra khác biệt. Những việc tôi làm chỉ là những bước nhỏ. Để có thể thay đổi cả một nền nông nghiệp ở Mỹ sẽ cần nhiều bước tiến lớn hơn. Để biến điều này sự thật, cần sự góp sức của chính phủ và người dân. Chúng ta có thể làm được. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng ta có thể áp dụng khoa học cùng với các chính sách và tạo nên sự phát triển cho môi trường này Tất cả chúng ta đều muốn có môi trường trong lành. Ta có thể cùng bắt tay thực hiện điều đó để không còn những "vùng chết" ở vịnh Mexico nữa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đến đây để nói chuyện với các bạn về giá trị kinh tế vô hình của tự nhiên Tin xấu là văn phòng của mẹ thiên nhiên không hoạt động nên những hoá đơn kia không được phát hành. Nhưng chúng ta cần phải làm một điều gì đó với vấn đề này Tôi bắt đầu cuộc đời mình với tư cách một nhà chuyên môn về những thị trường và tiếp tục niềm đam mê nhưng gần đây tôi đặt phần lớn nỗ lực của mình vào việc nghiên cứu giá trị của thiên nhiên đối với con người cái mà hiện nay không được thị trường định giá. Một dự án có tên là TEEB được bắt đầu năm 2007, nó được sáng lập bởi một nhóm bộ trưởng môi trường của nhóm các nước G8+5. Và nguồn cảm hứng của họ là bản báo cáo về môi trường của Lord Stern cho chính phủ Anh. Họ đã tự hỏi mình một câu hỏi nếu nhà kinh tế có thể đưa ra lập luận thuyết phục như thế về việc sớm bắt tay hành động chống lại biến đổi khí hậu, thế tại sao lại không làm như thế cho công tác bảo tồn? Tại sao chúng ta lại không có một hành động tương tự cho thiên nhiên ? Và câu trả lời là : Có chứ, điều đó là có thể. Nhưng nó không rõ ràng như thế được. Sự đa dạng sinh học, kết cấu sống của hành tinh này, không phải ở thể khí. Nó tồn tại ở nhiều tầng lớp, hệ sinh thái, chủng loài sinh vật và gien ở mọi cấp độ -- những cộng đồng địa phương, quốc gia, quốc tế -- và điều mà Lord Stern cùng đồng đội của ông đã làm cho thiên nhiên thật không hề dễ dàng. Dù gì chúng tôi cũng đã bắt đầu. Chúng tôi đã bắt đầu dự án với một bản báo cáo tạm thời, chúng tôi nối kết những thông tin đã được các nhà nghiên cứu thu thập từ rất lâu về đề tài này. Trong số những kết quả mà chúng tôi biên soạn được, có một tiết lộ đầy kinh ngạc rằng trên thực tế, chúng ta đang mất dần nguồn vốn tự nhiên -- nguồn lợi mà chúng ta lấy được từ thiên nhiên. chúng ta đang đánh mất nó ở cấp độ bất thường, mà thực tế đó là một lượng vốn tự nhiên đáng giá 2 đến 4 ngàn tỷ đô-la Điều này được phát hiện năm 2008, tất nhiên, đúng ngay thời điểm của cuộc khủng hoảng ngân hàng mà chúng ta đã mất một lượng vốn tài chính khoảng 2.5 ngàn tỷ đô-la. Vậy nên đây là một lượng thất thoát đáng kể. Rồi chúng tôi tiếp tục đưa ra hội đồng quốc tế, chính phủ, chính quyền địa phương và các nhà kinh doanh, người dân, bạn và tôi một mớ những bản báo cáo được đưa ra tại Liên Hiệp Quốc năm ngoái nhằm nói đến giá trị kinh tế vô hình của tự nhiên và miêu tả những giải pháp cho vấn đề này. Bức tranh này nói về gì ư? một bức tranh quen thuộc với các bạn -- những khu rừng nhiệt đới Amazon. Đó là một khối dự trữ các bon khổng lồ, một khu bảo tồn đa dạng sinh học tuyệt vời đến kinh ngạc, nhưng điều mà người ta không biết là đây còn là một nhà máy sản xuất mưa. Khi những luồng gió đông bắc di chuyển qua vùng Amazon, chúng sẽ mang theo một lượng hơi nước lớn. Khoảng gần 20 triệu tấn hơi nước mỗi ngày bị hút vào những luồng gió đông bắc đó và dần ngưng tụ thành mưa, những cơn mưa trải khắp vùng La Plata Basin. Chính chu trình mưa này, nhà máy sản xuất mưa này, đang nuôi dưỡng một nền kinh tế nông nghiệp thịnh vượng đáng giá tầm 240 triệu đô ở châu Mĩ La Tinh. Nhưng câu hỏi được đưa ra là : thế thì liệu Uruguay, Paraguay, Argentina và ngay cả bang Mato Gross ở Brazil có phải trả nguồn chi phí đầu vào này cho vùng Amazon, nơi sản xuất ra lượng mưa đó hay không? câu trả lời là không, hoàn toàn không. Đó chính là giá trị kinh tế vô hình của tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể cứ thế mãi được, bởi những động lực và trở ngại kinh tế đều rất mạnh. Mức độ thịnh vượng của nền kinh tế định hướng sự lưu hành của các chính sách. Nếu không xác định được giá trị vô hình này, thì chúng ta sẽ ngày càng gánh chịu những hậu quả đang hiển hiện trước mắt mình, đó là sự thiệt giảm và mất mát dần tài sản tự nhiên quí giá này. Vấn đề không chỉ nằm ở Amazon, hay các rừng mưa nhiệt đới. Dù bạn nhìn ở mức độ nào chăng nữa, từ hệ sinh thái đến chủng loài, đến hệ gien, chúng ta thấy một vấn đề như nhau lập đi lập lại. Chu kì mưa và qui trình điều chỉnh lượng nước của những khu rừng mưa nhiệt đới ở tầm hệ sinh thái. Ở mức độ chủng loài sinh vật, sự thụ phấn nhờ côn trùng, hay ong thụ phấn cho cây .v.v được ước tính đáng giá tầm 190 triệu đô la. Con số này tương đương với 8% mức sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới. Điều này diễn ra ngay dưới màn hình sóng ra-đa. Nhưng ong đã khi nào đưa bạn hoá đơn thanh toán chưa? Hoặc nếu bạn nhìn nhận vấn đề ở mức độ gien, 60% các loại dược phẩm đã được điều chế, được tìm ra đầu tiên ở một khu rừng nhiệt đới hay dải san hô. Một lần nữa, hầu hết những hóa đơn này không được thanh toán. Và điều đó dẫn tôi đến một khía cạnh khác của vấn đề này, đó là ai nên là người trả ? Những vật liệu gien đó, nếu thuộc về sở hữu của ai đó, thì có lẽ nên là hội người nghèo địa phương, người đã chia sẻ những kiến thức giúp nhà nghiên cứu tìm ra phân tử làm nên dược phẩm đó. Họ là những người không được trả công. Và nếu bạn nhìn vào mức độ sinh vật, bạn thấy các loài cá. Ngày nay ,sự suy giảm của các loài cá đại dương lớn đến nỗi nó ảnh hưởng đến sinh kế của những người nghèo, những người dân chài, những người kiếm sống bằng nghề chài lưới để nuôi gia đình họ. Khoảng 1 triệu con người đang sống phụ thuộc vào nghề đánh cá, và số lượng cá ở biển. Một triệu người xem cá như nguồn cung cấp protein chính của họ. Và với tốc độ mà chúng ta đang mất dần lượng cá, thì đây là một vấn đề lớn của con người, một vấn đề sức khoẻ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Và cuối cùng, ở mức độ hệ sinh thái, dù là phòng chống lũ lụt hay hạn hán bằng những khu rừng nhiệt đới, hay dù khả năng của những người nông dân nghèo ra ngoài và nhặt lá rải chuồng cho gia súc và đàn dê của họ, hay dù khả năng của những người vợ ra ngoài và nhặt củi từ rừng về, thì người nghèo vẫn là người phụ thuộc nhiều nhất vào hệ sinh thái. Chúng tôi đã ước tính trong cuộc nghiên cứu của mình rằng với những đất nước như Brazil, India và Indonesia, dù hệ sinh thái -- những lợi ích mà thiên nhiên mang đến cho con người nói chung -- không chiếm một lượng lớn GDP -- 2,4,8,10,15 % -- nhưng ở những đất nước này, nếu chúng ta đo lường giá trị của thiên nhiên đối với đối tượng là những người nghèo, thì câu trả lời vào khoảng 45%,75%,90%. Đó là sự khác biệt. Bởi đây là nguồn lợi ích quan trọng cho người nghèo. Một mô hình phát triển toàn vẹn không thể tồn tại nếu cùng lúc, bạn lại huỷ hoại hoặc tạo điều kiện cho sự tàn phá vốn tài sản đó - loại tài sản quan trọng nhất, tài sản dẫn đường cho sự phát triển, đó là kết cấu hạ tầng sinh thái. Tình hình có thể tồi tệ thế nào ư? Đây là một bức tranh mô tả chỉ số phong phú loài trung bình (MSA). Đây đơn giản là thước đo cho biết số lượng của các loài hổ, cóc, ve hay bất cứ loài nào ở một vùng diện tích nhất định. Màu xanh chỉ phần trăm Bắt đầu với màu xanh, nó tầm 80 đến 100% Màu vàng chỉ khoảng tầm 40 đến 60%. Và những phần trăm này là so với tình trạng ban đầu, thời kì trước công nghiệp hoá, năm 1750. Giờ tôi sẽ cho bạn thấy thế giới kinh doanh ảnh hưởng đến bức tranh này như thế nào. Hãy nhìn sự thay đổi màu ở Ấn độ, Trung quốc và châu Âu, châu phi hạ Saharan, khi chúng ta tiếp tục tiêu thụ nguồn nhiên liệu sinh học toàn cầu ở mức độ mà hệ sinh thái sẽ không thể chịu đựng được nữa. Hãy nhìn một lần nữa. Nơi duy nhất còn màu xanh -- đây không phải là tin tốt -- là những nơi như sa mạc Gobi, Tundra và Sahara. Nhưng điều này không nói lên điều gì bởi vốn dĩ đã có rất ít sinh vật và số lượng sinh khối ở đó ngay từ ban đầu. Đây là một thử thách. Theo tôi, lý do của việc này chung quy vào một vấn đề cơ bản, Đó là chúng ta không có khả năng nhìn thấy sự khác biệt giữa những lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Chúng ta luôn có khuynh hướng phớt lờ sự thịnh vượng của cộng đồng, đơn giản chỉ vì đó là của cải chung, đó là một thứ tài sản công. Và đây là một ví dụ từ Thái Lan, nơi chúng tôi tìm thấy rằng, bởi giá trị của rừng đước không nhiều -- chỉ khoảng 600$ cho khu rừng 9 năm tuổi - so với giá trị của nó nếu là một đầm tôm, thì đáng giá hơn nhiều, khoảng 9600$. Dần dần, người ta bắt đầu xoá bỏ những khu rừng đước và chuyển chúng thành những đầm nuôi tôm. Nhưng tất nhiên, nếu bạn nhìn thật kỹ, khoảng 8000 đô la trong mức lợi nhuận đó thực tế là trợ cấp của chính phủ. Vì thế nếu bạn so sánh hai mặt của vấn đề bạn sẽ thấy, thật ra mình đang so sánh 1200$ với 600$. Chênh lệch này không phải là quá lớn. Nhưng mặt khác, nếu bạn bắt đầu đo lường chi phí thực sự để cải tạo diện tích đất của đầm tôm phục vụ cho hoạt động sản xuất là bao nhiêu? Một khi sự kết tủa muối và hoá học bắt đầu để lại hậu quả, thì câu trả lời cho chi phí phục hồi là khoảng 12000$. Và nếu bạn thấy được lợi ích của rừng đước trong việc phòng bão và gió xoáy, vai trò của nó đối với các loài cá, đối với việc nuôi thả cá, để cung cấp cho người nghèo, thì câu trả lời là 11000$. Giờ hãy nhìn qua những lăng kính khác. Nếu bạn tính đến mức độ thịnh vượng của cộng đồng trái ngược với ống kính lợi ích cá nhân, bạn sẽ thấy một câu trả lời hoàn toàn khác, sự bảo tồn tự nhiên chứ không phải là sự hủy hoại, mới là điều thực sự ý nghĩa. Đây chỉ là câu chuyển từ miền nam Thái Lan ư? Không, đây là câu chuyện toàn cầu. Và đây là một phép tính tương tự, được tính gần đây, khoảng hơn 10 năm bởi một tổ chức gọi là TRUCOST. Họ tính toán những khả năng mà việc kinh doanh của 3000 tập đoàn lớn nhất có thể tác động lên môi trường là gì? Nói một cách khác, cái giá của việc kinh doanh là gì? Đó không phải là một việc làm phi pháp, chỉ đơn giản là một công việc bình thường, nhưng là nguyên nhân gây ra khí thải dẫn đến sự biến đổi khí hậu, và tất yếu một phí tốn kinh tế phát sinh. Nó sản sinh ra chất thải, và lại một phí tổn kinh tế phát sinh, kèm theo cái giá phải trả cho sức khỏe, cùng nhiều thức khác nữa. Hãy sử dụng nước tự nhiên. Nếu bạn lấy nước tự nhiên gần một nông trại để làm cô la, điều này là hợp pháp, nhưng nó sẽ gây tổn thất cho cộng đồng. Chúng ta có thể dừng chuyện này không ? Và bằng cách nào? Tôi nghĩ điều đầu tiên chúng ta phải làm là xác định nguồn vốn tự nhiên. Về cơ bản, mọi thứ trong cuộc sống đều là nguồn vốn tự nhiên, chỉ cần nhận diện và hợp nhất chúng vào trong hệ thống của chúng ta. Khi chúng ta xem GDP như một thước đo năng lực kinh tế quốc gia, chúng ta đã bỏ qua tài sản lớn nhất của quốc gia chúng ta. Khi chúng ta đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta đã phớt lờ những tác động của mình đến tự nhiên cũng như những tổn thất mà xã hội phải gánh chịu từ công việc kinh doanh của chúng ta. Chúng ta phải chấm dứt việc này lại. Thực chất, đây chính là nguồn cảm hứng cho tôi trong giai đoạn này. Tôi bắt đầu một dự án gọi là Dự án kế toán xanh. Những năm đầu tiên của thập niên trước, khi cả đất nước Ấn Độ sục sôi tăng trưởng GDP và xem đó như một cứu cánh để đưa đất nước đi lên -- chúng tôi nhìn vào sự tăng trưởng đáng ngưỡng mộ của Trung Quốc với tỷ lệ 8,9,10% và tự nhủ sao chúng ta không thể làm như họ? Tôi và một số người bạn quyết định rằng điều này chẳng có ý nghĩa gì. Nó sẽ gây ra nhiều và nhiều hơn nữa những tổn thất về mặt xã hội. Vì thế chúng tôi quyết định thực hiện một loạt những tính toán và bắt đầu đưa ra những khoản mục môi trường cho Ấn Độ và các vùng của nó Tôi đã bắt đầu say mê của mình như thế và bắt tay vào dự án TEEB. Công việc tính toán ở tầm quốc gia không dễ, và nó đã bắt đầu. Ngân hàng thế giới đã công nhận nó và họ bắt đầu một dự án có tên là WAVES -- Định giá và thanh toán cho những dịch vụ của hệ sinh thái. Nhưng tính toán ở cấp độ kế tiếp, tức là ở từng ngành kinh tế, là công việc rất quan trọng. Và thực tế, chúng tôi đã hoàn thành công việc này trong dự án TEEB. Chúng tôi vấp phải một trường hợp cực kì khó, đó là trường hợp phá rừng ở Trung Quốc Việc này rất quan trọng, vì ở Trung Quốc vào năm 1997 sông Hoàng Hà bị khô đọng trong 9 tháng trời gây ra mất mùa trầm trọng và đau khổ và mất mát cho xã hội. Một năm sau sông Dương Tử ngập nước, làm 5500 thiệt mạng. Rõ ràng đó là vấn đề của nạn phá rừng Nó đi liền với nền công nghiệp xây dựng và chính phủ Trung Quốc đã phản ứng kịp thời, ra lệnh cấm chặt đốn rừng. Nhìn lại 40 năm chúng ta thấy rằng nếu chúng ta phải trả cho những chi phí đó-- chi phí của tầng đất mặt chi phí của đường thủy sự thất thoát về năng suất sản xuất, sự mất mát cho cộng đồng địa phương và sự sa mạc hóa v.v-- hậu quả của tất cả những yếu tố này những chi phí này hầu như gấp đôi giá thị trường của gỗ. Thực tế, giá gỗ ở chợ Bắc Kinh phải gấp 3 lần giá hiện hành của nó thì mới phản ánh đúng những mất mát và chi phí thực đối với xã hội Trung Quốc. Tất nhiên sau một lần con người sẽ khôn ra. Cách làm là thực hiện ở điều đó ở cấp doanh nghiệp để sự lãnh đạo lên trước , thực hiện với những lĩnh vực quan trọng có phát sinh chi phí cơ hội này và công khai câu trả lời. Ai đó từng hỏi tôi "Bên nào tốt hơn, Unilever hay P&G khi nói đến sự ảnh hưởng của chúng lên những khu rừng nhiệt đới ở Indonesia? Tôi không thể trả lời vì không công ty nào tốt hơn cả dù họ là những công ty giỏi và chuyên nghiệp, đừng tính và công khai những tác động đó. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những công ty như PUMA-- Jochen Zeitz, tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị của họ có lần đã thử thách tôi ở một phương trình nói rằng ông sẽ áp dụng dự án của tôi trước khi tôi hoàn thành nó Tôi nghĩ rằng chúng tôi có vẻ là thực hiện cùng lúc nhưng ông đã xong rồi. Ông ấy đã tính toán khoản chi phí cho PUMA. PUMA có 2.7 tỷ doanh thu, 300 triệu đô lợi nhuận 200 triệu đô sau thuế, 94 triệu là những lượng chi phí bên ngoài của hoạt động kinh doanh Đây không phải là tình trạng tốt cho họ, nhưng họ đã có tự tin và bản lĩnh để tiến về phía trước và nói "Đây là những gì chúng tôi tính toán." Chúng tôi đo lường nó vi chúng tôi hiểu rằng chúng ta không thể quản lý những gì ngoài tầm tính toán của mình." Đó là một ví dụ cho chúng ta nhìn vào giúp ta cảm thấy dễ chịu. Nếu nhiều công ty hơn nữa làm điều này, nếu nhiều ngành cùng tham gia vào, chúng ta có thể có những nhà phân tích, những nhà phân tích kinh tế, những người bình thường như chúng ta, người tiêu dùng, và những tổ chức phi chính phủ quan sát và so sánh hoạt động xã hội của các doanh nghiệp. Hiện nay chúng ta chưa làm được điều đó, nhưng tôi nghĩ con đường đã được vạch sẵn. Chúng ta có thể làm được. Và tôi thấy thích thú khi Hiệp hội kế toán ở Anh đã thiết lập một liên minh để làm điều này, một liên minh quốc tế. Một giải pháp khác mà tôi thấy thích thú là việc tạo ra thị trường các bon xanh. Nhân tiện , đây là những giải pháp ưa thích của tôi -- những phép tính về yếu tố ngoại vi và thị trường các bon xanh. TEEB có hơn một tá những giải pháp riêng biệt bao gồm phép đánh giá những vùng môi trường cần được bảo tồn và việc thanh toán cho những dịch vụ của hệ sinh thái và những chứng nhận môi trường mà các bạn biết rồi đấy, nhưng chúng phải là những giải pháp được ưa chuộng. Các bon xanh là gì? Cái chúng ta có ngày nay cơ bản chỉ là thị trường các bon nâu. Đó là khí thải năng lượng . Khối châu âu ETS là thị trường chính. Nó hoạt động không tốt lắm. Chúng ta đang được phân phát quá nhiều. Giống như kiểu lạm phát : khi bạn in tiền quá nhiều bạn sẽ thấy kết quả là sự mất giá. Nhưng đó là về năng lượng và công nghiệp. Nhưng cái chúng ta không nhận ra là những khí thải khác như các bon đen, đó là bồ hóng. Cái chúng ta bỏ sót nữa là các bon xanh dương nhân tiện, đó là lượng các bon lớn nhất -- chiếm hơn 55%. May mắn là, luồng khí, hay nói cách khác là nguồn khí thải từ đại dương vào không khí và ngược lại thì tương đối cân bằng. Trên thực tế, cái bị hấp thụ là khoảng 25% khí thải của chúng ta cái dẫn đến hiện tượng axit hoá và giảm lượng kiềm trong đại dương. Chẳng bao lâu nữa thì còn nhiều thế. Và cuối cùng là nạn phá rừng, và sự thải metan từ nông nghiệp các bon xanh, khí thải của nông nghiệp và nạn phá rừng, cùng với các bon xanh dương chiếm khoảng 25% lượng khí thải. Chúng ta đã có công cụ trong tay qua một cấu trúc, qua một cơ chế, gọi là REDD Plus -- một kế hoạch để giảm lượng khí thải từ cánh rừng bị tàn phá và xuống cấp. Na Uy đã cung cấp 1 tỷ đô la cho Indonesia và Brazil để thực hiện kế hoạch này của hội chữ thập đỏ. Vì thế chúng tôi có một vài hoạt động phía trước. Nhưng những việc phải làm còn nhiều hơn thế. Liệu giải pháp này có giải quyết được vấn đề? Liệu kinh tế học có giải quyết mọi thứ? Tôi e là không. Chúng ta có đại dương và những rặng san hô. Như các bạn có thể thấy, nó xuyên suốt toàn lục địa từ Micronesia qua Indonesia, Malaysia, India, Madagascar rồi đến phía Tây Caribbean. Những chấm đỏ, những vùng đỏ này, về cơ bản là cung cấp thức ăn và kế sinh nhai cho hơn nửa tỷ người. Chiếm 1/8 xã hội loài người. Và điều tệ hại là những rặng san hô này đang mất đi -- những nhà khoa học nói rằng bất kì một lượng CO2 nào trong không khí vượt mức 350 đều quá nguy hiểm cho sự sống còn của rặng san hô -- chúng ta không chỉ đang mạo hiểm gây ra sự tuyệt chủng của toàn bộ loài san hô, san hô vùng nước ấm, chúng ta không chỉ mạo hiểm làm biến mất 1/4 loài cá ở đại dương, mà chúng ta còn mạo hiểm cuộc sống và kế sinh nhai của hơn 500 triệu con người đang sống ở những nước nghèo đang phát triển. Và việc chọn mục tiêu 450 phần mỗi một triệu và chọn 2 độ ở cuộc thương lượng khí hậu, việc chúng ta làm là đưa ra một quyết định đạo đức. Chúng ta thực chất đã đi đến một lựa chọn mang tính đạo đức xã hội là không giữ những rặng san hô. Tôi nói với bạn rằng chúng ta có lẽ đã làm chuyện này rồi. Hãy nghĩ về điều này và ý nghĩa của nó, nhưng xin đừng làm thêm nữa. Bởi mẹ thiên nhiên chỉ có bấy nhiêu trong cấu trúc hạ tầng môi trường và bấy nhiêu nguồn vốn tự nhiên. Tôi không nghĩ chúng ta có thể trả nổi cho những lựa chọn đạo đức như thế. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Ben Roche: Nhân tiện tôi là Ben. Homaro Cantu: Và tôi là Homaro. BR: Và chúng tôi là những bếp trưởng. Khi Moto khai trương vào năm 2004, mọi người chưa thực sự biết phải trông đợi điều gì. Rất nhiều người tưởng rằng nó là một nhà hàng Nhật, và có thể là do cái tên, có thể là do logo cửa hàng trông giống một chữ Nhật nhưng dù sao thì chúng tôi đã có những yêu cầu về món Nhật, mà thực ra chúng tôi không làm. Và sau khoảng mười ngàn yêu cầu cho món cuốn maki, chúng tôi quyết định phục vụ mọi người thứ họ muốn. Và tấm hình này là một ví dụ của đồ ăn được in ra, và đây là bước thử sức đầu tiên trong lĩnh vực mà chúng tôi muốn gọi là sự biến đổi hương vị. Và đây là toàn bộ những nguyên liệu, hương vị, mà bạn biết, của món cuốn maki thông thường, được in lên một tờ giấy. HC: Và khách hàng của chúng tôi bắt đầu thấy chán với ý tưởng này, và chúng tôi quyết định phục vụ họ một món ăn hai lần, và ở đây chúng tôi thực sự lấy một phần từ cuộn maki và chụp một bức ảnh của món ăn đó và rồi phục vụ bức ảnh với món ăn. Cái món này căn bản chỉ là sâm panh và hải sản. Loại nho sâm panh mà các bạn nhìn thấy thực chất là nho bão hòa CO2. Một chút hải sản và một chút crème fraiche (kem chua) và bức ảnh thực sự nếm như chính món ăn vậy. (Cười) BR: Nhưng nó không chỉ toàn là những bức ảnh ăn được. Chúng tôi quyết định làm một điều gì đó khác lạ và biến đổi những hương vị quen thuộc -- như trường hợp này, chúng tôi có bánh cà rốt. Vậy là chúng tôi lấy một miếng bánh cà rốt, đặt nó vào một máy xay và chúng tôi có một thứ nước cốt bánh cà rốt, và rồi trút nó vào trong một quả bóng được đông cứng trong Nitơ lỏng để tạo ra một cái vỏ rỗng bằng kem bánh cà rốt và, theo ý tôi, sau đó nó trông giống như là, bạn biết đấy, Mộc tinh đang lơ lửng quanh đĩa của bạn vậy. Và thế là, chúng tôi đang biến đỗi những thứ này thành những thứ bạn không hề liên tưởng tới. HC: Và đây là một thứ mà chúng ta không nghĩ là sẽ ăn được. Đây là một điếu xì gà, và căn bản nó là một điếu xì gà Cuba làm từ bánh sanwich thịt heo Cuba, chúng tôi lấy những gia vị dùng để thấm thịt vai, rồi trang trí chúng như tro. Chúng tôi lấy bánh kẹp và kẹp chúng lại trong lá cải xanh, dán lên một nhãn ăn được trông khác hẳn so với một nhãn xì gà Cohiba, và chúng tôi đặt nó lên một chiếc gạt tàn giá $1.99 và tính các bạn khoảng 20 đô cho món này. (Cười) HC: Ngon lành. BR: Tuy nhiên nó không như vậy. Thay vì làm thức ăn trông giống như những thứ bạn sẽ không ăn, chúng tôi quyết định làm những nguyên liệu trông giống những món bạn biết. Vậy đây là một đĩa nacho. Điểm khác biệt giữa món nacho của chúng tôi và của nơi khác, là món này thực chất là món tráng miệng. Những miếng bánh ngô là kẹo, thịt bò xay là chocolate, và pho mát chính là kem xoài đá được bào vào nitơ lỏng để trông giống pho mát. Và sau khi làm tất cả các bước phân tách và tái tạo hình những nguyên liệu này, chúng tôi nhận ra rằng nó khá là thú vị, bởi vì khi chúng tôi phục vụ nó, chúng tôi nhận ra rằng cái món đó trông giống như thật, khi pho mát bắt đầu tan ra. Vì vậy khi bạn đang nhìn thấy món này ở nhà hàng, bạn có cảm giác rằng đây thật sự là một đĩa nacho, và chỉ cho tới khi bạn nếm nó bạn mới nhận ra đây là một món tráng miệng, và nó như một mánh lừa. (Cười) HC: Vậy là chúng tôi đã và đang tạo ra những món ăn từ một cái nhà bếp giống một xưởng cơ khí hơn là một nhà bếp, và bước tiếp theo cho chúng tôi là lắp đặt một phòng thí nghiệm hiện đại, và đây là cái chúng tôi có ở đây. Chúng tôi đặt nó dưới tầng hầm, và chúng tôi thực sự nghiêm túc với đồ ăn như thể đang tiến hành thí nghiệm nghiêm chỉnh. BR: Một trong những điều thú vị về phòng thí nghiệm, ngoài việc chúng tôi có một phòng thí nghiệm khoa học trong nhà bếp, là bạn biết đấy, với thiết bị mới này, và cách tiếp cận mới này, tất cả những cánh cửa khác biệt hướng tới sáng tạo mà chúng tôi chưa hề biết bắt đầu mở ra, và vì thế các thí nghiệm và các món ăn mà chúng tôi tạo ra, chúng ngày một tiến xa hơn và xa hơn. HC: Hãy nói về sự biến đổi hương vị, và hãy thực sự làm một vài thứ thực sự thú vị. Bạn nhìn thấy một con bò thè lưỡi ra. Cái tôi thấy là một con bò chuẩn bị ăn một thứ gì đó thơm ngon. Vậy thì con bò đang ăn gì? Và tại sao nó lại ngon? Thức ăn căn bản của bò bao gồm 3 thứ chính: ngô, củ cải, và lúa mạch, và điều mà tôi làm là tôi thực sự thách thức các nhân viên của tôi với những ý tưởng điên khùng. Liệu chúng ta có thể lấy thứ con bò ăn, loại bỏ con bò, và tạo ra món hamburger? Và căn bản là phản ứng thường tương tự như thế này. (Cười) BR: Vâng đó là đầu bếp chính của chúng tôi, Chris Jones. Đây không phải là người duy nhất khó chịu khi chúng tôi đưa ra một nhiệm vụ kỳ quặc, nhưng phần lớn các ý tưởng này thực sự khá khó hiểu. Chúng khó để nắm bắt một cách tự nhiên. Có rất nhiều nghiên cứu và rất nhiều thất bại, thử nghiệm và sai lầm -- tôi chắc rằng phần lớn là sai lầm -- khi chế tạo mỗi món như vậy, ví thế chúng tôi không luôn làm đúng và thường mất một thời gian chúng tôi mới có thể giải thích nó cho mọi người. HC: Vì vậy sau một ngày tôi và Chris đọ mắt với nhau, chúng tôi đã làm được một thứ khá giống với miếng hamburger, và bạn có thể thấy là nó có cấu trúc gần giống như thịt hamburger. Nó được làm từ 3 nguyên liệu: củ cải đường, lúa mạch, ngô, và nó nấu giống như thịt hamburger, trông và có vị giống thịt hamburger, và không chỉ vậy mà căn bản nó loại bỏ con bò ra khỏi phương trình. Vì thế tái tạo thức ăn, và nâng nó lên một tầng cao hơn là điều chúng tôi đang hướng tới. (Vỗ tay) BR: Và nó chắc chắn là miếng burger chay chảy máu đầu tiên trên thế giới, và đó là một tác dụng phụ thú vị. Và "trái dâu thần", nếu bạn không quen thuộc với nó, là một nguyên liệu tự nhiên, và nó chứa một đặc tính nổi bật. Đó là một loại protein glyco gọi là miraculin, một thứ có trong tự nhiên. Tôi vẫn phát hoảng mỗi lần ăn nó, nhưng nó có một khả năng độc đáo là nó che đậy vài dây thần kinh vị giác trên lưỡi bạn, thường là dây thần kinh thụ cảm vị chua, vì thế những thứ bình thường có vị chua hoặc chát, bỗng trở nên rất ngọt. HC: Bạn chuẩn bị ăn một quả chanh, và nó có vị như nước chanh. Hãy dừng một chút và nghĩ về lợi ích kinh tế của một điều như vậy. Chúng ta có thể hoàn toàn loại bỏ đường trong các loại đồ ngọt và trong sôđa, và chúng ta có thể thay thế nó với trái cây tươi tự nhiên. BR: Ở đây bạn thấy chúng tôi đang cắt vài miếng dưa hấu. Ý tưởng ở đây là chúng tôi sẽ loại trừ hàng tấn đồ ăn, năng lượng lãng phí, và sự đánh bắt cá ngừ quá mức bằng cách tạo ra cá ngừ, hoặc bất cứ nông sản lạ hay sản phẩm nào từ một nơi rất xa bằng các sản phẩm hữu cơ địa phương; vậy chúng tôi có một quả dưa hấu từ Wisconsin. HC: Nếu "trái dâu thần" biến những món chua thành những món ngọt, chúng tôi có thứ bột tiên này mà chúng tôi rắc lên miếng dưa hấu, và nó chuyển từ món ngọt sang món mặn. Sau khi làm vậy, chúng tôi đặt nó vào một túi chân không, thêm một ít rong biển, một ít gia vị, rồi chúng tôi cuộn lại, và nó bắt đầu trông giống cá ngừ. Bây giờ điều quan trọng là làm sao để nó phản ứng như cá ngừ. BR: Và sau khi nhúng nhanh vào nitơ lỏng để làm tái một cách hoàn hoản, chúng tôi có một thứ trông giống, có vị giống, và phản ứng giống cá ngừ thật. HC: Và điều quan trọng để ghi nhớ là chúng ta không thực sự quan tâm cá ngừ thật sự là gì. Miễn là nó tốt cho bạn và cho môi trường, điều đó không quan trọng. Nhưng điều này dẫn tới đâu? Làm cách nào để chúng ta đem cái ý tưởng đánh lừa vị giác này và biến nó thành một thứ mà chúng ta có thể biến thành một kỹ thuật ẩm thực bất thường? Và đây là thử thách tiếp theo. Tôi bảo nhân viên, hãy lấy một đám cây dại và coi chúng như nguyên liệu thức ăn. Miễn là chúng không độc hại với cơ thể con người, đi quanh các vỉa hè ở Chicago, nhổ chúng, xay trộn chúng, nấu chúng và rồi làm mọi người bị "lừa lưỡi" ở Moto. Hãy tính tiền thật cao và xem xem họ sẽ nghĩ gì. (Cười) BR: Vâng, vậy là bạn có thể tưởng tượng, một nhiệm vụ như thế này -- đây là một trong số những nhiệm vụ mà nhân viên nhà bếp vì nó mà ghét chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã gần như phải học lại được cách nấu ăn thông thường, bởi vì đây là những nguyên liệu, như các bạn biết, các loại cây mà chúng ta, thứ nhất, không quen thuộc, và thứ hai, chúng ta không biết cách nào để nấu những thứ này bởi vì mọi người không ăn chúng. Vì vậy chúng tôi buộc phải nghĩ ra những cách sáng tạo mới để tăng hương vị, cách mới để nấu và để thay đổi kết cấu -- và đó là vấn đề chính của thử thách này. HC: Đây là nơi chúng ta bước tới tương lai và phóng về phía trước. Những quốc gia đang phát triển và những quốc gia phát triển, tưởng tượng rằng các bạn có thể nhổ những cây dại này và tiêu thụ chúng, sự vận chuyển thức ăn trên căn bản chuyển thành sự tự nhổ lấy thức ăn của mình. Cái cách nghĩ khác thường về thức ăn này sẽ mở rộng cuốn bách khoa toàn thư về các nguyên liệu thô, ngay cả khi chúng ta chỉ thay thế, ví dụ, một trong số những thứ này cho bột, nó sẽ loại bỏ rất nhiều năng lượng và rất nhiều chất thải. Và để cho bạn thấy một ví dụ đơn giản về những thứ chúng tôi phục vụ những khách hàng này, đây là một ít cỏ khô và vài quả táo tây dại. Và căn bản chúng tôi dùng rơm và táo dại để làm sốt barbecue từ hai nguyên liệu đó. Mọi người thề là họ đang ăn sốt barbecue, và đây là đồ ăn miễn phí. BR: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thật sự sắp chia sẻ với các bạn vài điều mà tôi đã không nói đến có lẽ trong hơn 10 năm rồi. Thế nên hãy kiên nhẫn với tôi một chút khi tôi đưa các bạn qua cuộc hành trình này. Khi tôi 22 tuổi tôi đi làm về, buộc dây con chó của tôi và chạy bộ như thường lệ Tôi không biết rằng tại thời điểm đó cuộc đời của tôi sắp thay đổi mãi mãi. Trong khi tôi đang chuẩn bị buộc con chó để chạy bộ, một người đàn ông vừa uống xong ở quán rượu, cầm lấy chìa khóa, vào xe và tiến về hướng nam, hay bất cứ nơi nào anh ta đến. Tôi đang chạy băng qua đường, và điều duy nhất mà tôi thật sự nhớ là cảm thấy như lựu đạn nổ trong đầu mình. Và tôi nhớ đã đặt tay mình trên mặt đường và cảm thấy máu của sự sống của tôi đang chảy hết ra ngoài cổ và miệng. Chuyện đã xảy ra là anh ta vượt đèn đỏ và đâm vào tôi và con chó của tôi. Nó chết dưới gầm chiếc xe. Tôi bay ra phía trước xe, và sau đó xe của anh ta cán ngang đôi chân của tôi. Chân trái của tôi bị kẹt trong bánh xe -- và khiến nó quay vòng vòng. Cái giảm xóc của chiếc xe đập vào cổ họng của tôi, và cứa banh nó. Tôi kết thúc với chấn thương dập vùng ngực. Động mạch chủ của chúng ta chỉ ở ngay sau tim. Đó là động mạch chính, và giờ nó đã bị cắt lìa, vì vậy mà máu ộc ra miệng của tôi. Rồi sủi bọt, phải, những điều khủng khiếp đó đã xảy ra với tôi. Tôi đã không nhận thức được chuyện gì đang xảy ra, nhưng những người lạ đã can thiệp, giữ cho trái tim của tôi tiếp tục động đậy, tiếp tục đập. Tôi nói động đậy bởi vì nó đang run lẩy bẩy và họ cố gắng làm cho nó đập trở lại. Ai đó thông minh đã gim một cây viết mực Bic vào cổ của tôi để mở đường dẫn khí và nhờ vậy mà tôi vẫn có thể có được khí thở vào cơ thể. Phổi của tôi bị dập, nên ai đó đã mổ tôi và đặt một cái ống ở trong đó để ngăn chặn chuyện thê thảm xảy ra. Không biết bằng cách nào nhưng cuối cùng tôi đã ở trong bệnh viện. Tôi được quấn trong nước đá và sau đó rơi vào tình trạng hôn mê do thuốc. 18 tháng sau tôi tỉnh dậy. Tôi bị mù, tôi không thể nói, và tôi không thể đi. Tôi chỉ còn nặng 64 pound. Bệnh viện thật sự không biết phải làm gì với người như vậy. Và lúc đó, họ bắt đầu gọi tôi là Gomer (người ngốc). Nhưng đó là một câu chuyện khác mà chúng ta sẽ không đi sâu vào. Tôi đã trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật để vá cổ của tôi lại, để phục hồi trái tim của tôi trong vài lần. Vài thứ đã hoạt động, vài thứ không. Tôi đã phải nhận nhiều chất Titan vào trong cơ thể, chất xương của người đã chết để cố gắng giúp bàn chân tôi di chuyển đúng cách. Và tôi kết thúc với một cái mũi nhựa, răng sứ và tất cả các loại vật liệu khác. Nhưng cuối cùng tôi đã bắt đầu nhìn thấy lại con người. Đôi lúc thật khó khăn để kể lại những điều này, bởi vậy hãy kiên nhẫn với tôi. Tôi đã có hơn 50 cuộc phẫu thuật. Nhưng ai tính đây? Vì thế cuối cùng, bệnh viện quyết định đã đến lúc cho tôi đi. Họ cần chỗ cho một ai đó mà họ họ nghĩ có thể quay trở lại sau bất cứ điều gì họ sắp trải qua. Mọi người mất lòng tin vào việc tôi có thể hồi phục. Vì vậy đại loại là họ đặt một tấm bản đồ lên tường, phóng phi tiêu, và nó đáp trúng vào một viện dưỡng lão ở đây tại Colorado. Và tôi biết tất cả những gì đang gào lên trong đầu các bạn : ”Một viện dưỡng lão ư? Bạn có thể làm được gì ở đó cơ chứ?" Nhưng nếu cho rằng tất cả những kỹ năng và tài năng đang hiện diện ở trong phòng này ngay lúc này, thì đó là những gì mà một viện dưỡng lão có. Vâng, tất cả những kỹ năng và tài năng là những gì mà viện dưỡng lão có. Một lợi thế mà họ có nhiều hơn hầu hết các bạn là sự thông thái, nhờ vào cuộc sống khá dài của mình. Và tôi cần sự thông thái đó ngay thời điểm đó trong cuộc đời của tôi. Nhưng tưởng tượng xem họ cảm thấy thế nào khi tôi xuất hiện ở ngưỡng cửa của họ? Lúc đó, tôi đã lên được 4 pound, thế là tôi nặng 68 pound. Tôi bị trọc đầu. Tôi đang mặc đồng phục của bệnh viện. Và ai đó tặng cho tôi đôi giày tennis. Và tôi có một cái gậy màu trắng trong một tay và một cái vali đầy những bản ghi chép y tế trong tay kia. Và thế nên những người người cao tuổi này nhận ra rằng họ cần tổ chức một cuộc họp khẩn cấp. (Tiếng cười) Vì vậy họ lùi lại rồi nhìn nhau và họ nói, “Thôi được rồi, chúng ta ở đây có những kỹ năng gì nhỉ? Sẽ có rất nhiều việc phải làm với đứa trẻ này." Thế là cuối cùng họ bắt đầu kết nối những tài năng và kỹ năng của họ cho tất cả những gì tôi cần. Nhưng một trong những điều đầu tiên họ cần làm là xác định ngay lập tức là tôi cần gì. Tôi cần tìm cách để ăn như một người bình thường, vì tôi đang ăn qua một cái ống ở trong ngực và qua mạch máu. Vì thế tôi phải nỗ lực cố gắng ăn trở lại. Và họ đã vượt qua quá trình đó. Và sau đó họ phải tìm ra: “À cô ấy cần đồ đạc trong nhà. Cô ấy đang ngủ trong góc của căn hộ này.” Thế là họ đi đến những tủ chứa đồ cũ của họ và thu thập tất cả những đồ dùng mà họ không cần-- họ đưa cho tôi vài cái nồi và chảo, chăn, tất cả. Và sau đó thứ kế đến mà tôi cần là chỉnh trang. Vì thế bộ đồng phục xanh được bỏ đi và bộ đồ vải polyester với vài hình bông hoa được khoác vào. (Tiếng cười) Chúng ta sẽ không nói về những kiểu tóc mà họ cố làm cho tôi khi tóc của tôi mọc trở lại. Nhưng tôi đã nói không với màu tóc xanh dương. (Tiếng cười) Và cuối cùng thì tiếp theo là họ quyết định rằng, à tôi cần phải học nói. Vì bạn không thể là một người độc lập nếu bạn không thể nói và không nhìn. Thế là họ bàn rằng không thể nhìn thấy là một việc, nhưng họ cần làm cho tôi nói được. Thế là trong khi Sally, giám đốc, đã dạy tôi nói trong ngày đó -- thật khó, bởi vì khi bạn là một đứa trẻ, bạn cho đó là điều hiển nhiên làm được Bạn có thể học nhiều điều một cách vô thức. Nhưng với tôi, tôi là một người trưởng thành và điều đó khiến tôi bối rối, và tôi phải học cách để phối hợp cái cổ họng mới với lưỡi của tôi và răng mới và môi của tôi, và cách thu lấy không khí và nói ra chữ. Thế là tôi hành động như một đứa trẻ 2 tuổi và từ chối làm. Nhưng những người đàn ông có một ý hay hơn. Họ làm trò vui cho tôi. Thế là họ dạy tôi trò ráp chữ Scrabble để chửi bới vào ban đêm, (Tiếng cười) và sau đó, một cách kín đáo, họ dạy tôi làm sao để tuyên thệ như một thủy thủ. Và giờ tôi sẽ để cho các bạn tưởng tượng những từ đầu tiên của tôi là gì khi Sally cuối cùng cũng đã xây dựng được lòng tin cho tôi. (Tiếng cười) Thế là tôi tiếp tục từ đó. Và một cựu giáo viên đã từng bị bệnh Alzheimer đã nhận nhiệm vụ dạy cho tôi viết. Có nhiều người thật sự tốt cho tôi. Thế là chúng tôi cứ thế mà tiếp tục. (Tiếng cười) Một trong những thời điểm quan trọng cho tôi là khi tôi thật sự học cách băng qua đường lần nữa như một người mù. Các bạn hãy nhắm mắt lại. Và bây giờ tưởng tượng bạn phải băng qua đường. Bạn không biết đoạn đường đó bao xa và bạn không biết bạn có nên đi thẳng rồi bạn nghe xe cộ rít còi ngược xuôi, mà bạn đã từng có một tai nạn kinh hoàng giáng xuống bạn chính trong tình huống giống thế này. Thế là có 2 thử thách mà tôi phải vượt qua. Một là chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Mỗi lần tôi đến gần góc đường hay lề đường là tôi sẽ hoảng loạn. Và việc thứ hai là thật sự cố gắng tìm ra cách để băng qua đường. Thế là một trong những người nhiều thâm niên hơn đến bên tôi, và bà đẩy tôi đến góc đường rồi nói, “Khi bạn nghĩ đã đến lúc phải đi, chỉ cần đưa cái gậy ra đó. Nếu nó bị xe đụng, đừng băng qua đường.” (Tiếng cười) Hoàn toàn hợp lý. Nhưng khi cái gậy thứ ba bị cuốn vèo qua đường, họ nhận ra rằng họ cần thu góp các nguồn lực lại, và họ gây quỹ để tôi có thể đi đến viện Braille để học một cách nghiêm túc các kỹ năng của một người mù và cũng để có được một con chó dẫn đường con vật mà đã thay đổi cuộc sống của tôi. Và tôi đã có thể trở lại trường đại học nhờ những người lớn tuổi đã đầu tư vào tôi, và con chó dẫn đường cũng như những kỹ năng tôi đã có được. 10 năm sau tôi lấy lại được ánh sáng. Không phải bằng phép lạ. Tôi đã chọn tham gia 3 cuộc phẫu thuật, và một trong số đó vẫn còn đang giai đoạn thử nghiệm. Thật ra đó là cuộc phẩu thuật sử dụng robot. Họ lấy đi khối máu tụ từ dưới mắt tôi. Thay đổi lớn nhất cho tôi là thế giới đã tiến bộ, có những sáng tạo và tất cả những thứ mới mẻ -- điện thoại di động, máy vi tính xách tay, tất cả những thứ này tôi chưa từng thấy trước đây. Và là người mù, những ký ức hình ảnh mất dần và bị thay thế bằng các cảm giác cảm nhận mọi thứ xung quanh các âm thanh của sự vật và mùi vị của chúng. Thế là một ngày nọ khi tôi ở trong phòng mình tôi đã nhìn thấy vật này đang ngồi trong phòng của tôi và tôi đã nghĩ đó là một quái vật. Thế là tôi đi vòng quanh nó. Và tôi đi, “ Tôi chỉ định chạm vào nó”. Rồi tôi đã chạm vào nó và tôi đi, “Ôi Chúa ơi, đó là cái rổ quần áo của tôi. ”(Tiếng cười) Mọi thứ đều khác hẳn khi bạn vẫn nhìn thấy được bởi vì bạn cho đó là điều hiển nhiên. Nhưng khi bạn bị mù bạn chỉ còn ký ức về mọi thứ bằng xúc giác. Thay đổi lớn nhất với tôi là khi nhìn xuống hai bàn tay của mình và thấy rằng tôi đã mất 10 năm của cuộc đời. Tôi đã nghĩ quãng thời gian đó đứng yên vì một số lý do và trôi đi đối với gia đình và bạn bè. Nhưng khi tôi nhìn xuống, tôi nhận ra quãng thời gian đó cũng đã trôi qua đối với cả tôi nữa và tôi cần phải bắt kịp, để có thể tiếp tục nó. Chúng ta đã không có các từ ngữ như như tìm nguồn cung ứng từ đám đông hay sự cộng tác triệt để khi tôi gặp tai nạn. Nhưng khái niệm thì vẫn đúng -- người làm việc với người để hồi phục lại tôi; người làm việc với người để dạy lại tôi. Tôi sẽ không thể đang đứng đây hôm nay nếu không nhờ có sự cộng tác cực kỳ triệt để. Cám ơn các bạn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Tên tôi là Roger Doiron và tôi có 1 âm mưu phá hoại (Cười) (Vỗ tay) Nó thực phá hoại, thực ra nó có tiềm năng để thay đổi triệt để cán cân công lí không chỉ ở đất nước ta mà còn là cả thế giới Giờ tôi nhận ra, mình nghe có vẻ (Cười) hơi giống Dr Evil Tôi hiểu điều đó. Hãy tin tôi, chúng tôi thực rất khác nhau Âm mưu của ông ta toàn về huỷ diệt ẩn giấu trong khi của tôi là sáng tạo rộng mở Thực ra, mưu đồ của tôi chỉ hiệu quả nếu tôi chia sẻ càng nhiều người càng tốt nên tôi sẽ share nó với các bạn nhưng phải hứa rằng bạn sẽ lần lượt share Và nó là đây. Nó ko quá tuyệt nhỉ? Không gì cấp tiến phát triển ở đám cỏ này Thú vị bắt đầu khi biến nó thành thứ này Giờ tôi muốn gợi ý các bạn rằng việc làm vườn là thứ việc phá hoại (Cười) Hãy nghĩ: thực phẩm là 1 loại năng lượng Thứ cơ thể cần để làm việc nhưng cũng là một dạng quyền lực Khi khuyến khích mọi người trồng thực phẩm tức là động viên họ nắm quyền trong tay hơn cả chế độ ăn hơn cả sức khoẻ một vài thứ quyền lực hơn cả túi tiền Vì thế nó khá tệ, và ta cũng cần nói về việc tước quyền ấy từ kẻ nào khác từ 1 vài người trong xã hội hiện tại có ảnh hưởng hơn cả thức ăn và sức khoẻ Bạn có thể nghĩ những người đó là ai Làm vườn như 1 liều thuốc nghiện lành mạnh có thể nói, với các loại kiểm soát thức ăn Sẽ k lâu sau khi bạn trồng vườn và nói "Hey, mình cần học nấu ăn thôi" (Cười) Tôi sẽ nhìn vào việc bảo quản đồ ăn hoặc tra xem chợ nông dân địa phương toạ lạc ở đâu trong làng tôi Việc khác, dĩ nhiên, liên quan trồng vườn đặc biệt là khu vườn trước Nhà Trắng trên bãi cỏ phía Nam đầy nắng là bạn, k bao giờ biết bạn sẽ ảnh hưởng ai (Cười) tôi k thực sự chắc ảnh hưởng của khu vườn đến Đệ Nhất Phu Nhân ra sao nhưng tôi có thể nói rằng bà ấy ảnh hưởng lớn đến tôi từ ngày tôi làm vườn bà ấy Giờ thì ko (Cười) Chưa nói đến thời trang Tôi hiểu bà ấy hoàn toàn trội hơn và tôi ko cố để tranh đấu đâu Nhưng bà truyền cảm hứng cho tôi nghĩ sâu về vai trò tôi muốn có trong việc làm vườn Đó là thể loại tôi mong chờ nơi đây. (Cười) Khá khiêm tốn đúng ko Tôi thích bức hình này Nó tả tôi khá ổn dù tôi ko có kết nối thần thánh nào nhưng tôi thích biểu cảm gương mặt vì tôi có 1 biểu cảm lo lắng ko phải vì tôi có trái bí 9kg trên đầu mà vì tôi có những suy nghĩ nặng đầu Và tôi muốn chia sẻ chúng ngay lúc này bắt đầu với 1 video tôi làm cho các bạn là nỗ lực lớn tổng hợp lịch sử ẩm thực trong 15 giây (Zarathustra) (Cười) Và ta ở đây (Vỗ tay) Đó là 1 clip nhỏ hài hước nhưng nó sẽ vui hơn nếu k quá bi kịch và ko quá đúng Thực tế chúng ta đang ở giữa dịch béo phì nó ko chỉ giới hạn ở nước ta nó đang lan ra toàn thế giới lúc này Và trong sự tồn tại song song chúng ta thấy cái đói leo thang Hơn 900 triệu người bị ảnh hưởng bởi nó. Gấp 3 lần số dân nước Mĩ. Cùng lúc đó, giá thức ăn thế giới đang tăng cao và dân số tăng, dự đoán đạt 10 triệu người vào cuối thế kỉ. Điều khác về dân số ta biết nó đang tăng nhưng rất nhiều k nhận ra nó cũng đang đổi Một trào lưu căn bản đang diễn ra. 2007 ta từ 1 hành tinh nông thôn căn bản chuyển thành đô thị căn bản hàm ý làm cách nào nuôi những người này làm sao ta đưa thức ăn đến dân thành phố Tưởng tượng có 1 vài fan của Stephen King trong những khán giả đây tôi là 1 trong số họ Nhưng tôi chưa hề đọc thứ gì đáng sợ hơn bảng thống kê này để theo kịp dân số tăng nhanh cần trồng nhiều thức ăn trong 50 năm tới hơn là trong 10 000 năm trước gộp lại Điều làm việc này trở nên khó hơn là cần trồng tất cả số lương thực với ít khi tôi nói ít nghĩa là 1 vài thứ gì đó Ít dầu hơn chẳng hạn Hầu hết các nhà địa chất học uy tín tin ta đã chạm đỉnh sản xuất dầu thế giới Bạn nghĩ ko có liên kết giữa thức ăn - dầu nhưng thực sự có 1 mối liên quan rõ rệt Cần 10 calo nhiên liệu hoá thạch trong hệ thống hiện đại hoá thực phẩm để sản xuất 1 calo năng lượng thực phẩm Ta cần trồng nhiều thức ăn với ít nước Ba hình này đến từ 3 nơi khác nhau nhưng cùng kể chung 1 câu chuyện hạn hán Ta cần trồng nhiều thức ăn với ít đất Đây, áp lực khác từ nơi này tới nơi kia Nam Bán Cầu, ta thấy sa mạc hoá ở phía Bắc, ta thấy sự mở rộng ngoại ô Cần trồng nhiều thức ăn ít ổn định khí hậu ít đa dạng gen Và đây thực sự quan trọng Ta cần sự đa dạng gen nó như sự bảo đảm chống biến đổi khí hậu Ta đã nghe nói đừng đặt tất cả những gì bạn có vào 1 nơi Ta cũng k nên làm tương tự với đám cà chua Ta cần trồng nhiều thức ăn mà ít thời gian Tôi ko đơn thuần nói quả bom đang hẹn giờ đó là dân số thế giới Mà nói về thời gian ta có để dọn 1 bữa ăn lên bàn Và số liệu 31 đó ko phải thứ gì tuỳ tiện Là thời gian trung bình gia đình Mĩ dùng để chuẩn bị ăn và dọn dẹp bữa ăn mỗi ngày 31 phút Ta cần tương thích với việc trồng thức ăn Phải ko? Và tôi nghĩ ta cần làm vậy điều đó cũng đồng nghĩa việc ngay lúc đó thứ gì đó cần được trao đi Và cho ta cảm nhận như thế này (Cười) Bạn biết không? Đến lúc rời thị trấn, thậm chí hành tinh. Nhưng ta đi đâu? Đi đâu khi ta chỉ có 1 hành tinh? Và ta đi đâu khi đường càng khó khăn? Nếu ta nghe các chính khách dẫn đầu nói ta có lẽ đi mua sắm. Đúng không? Bởi ta có 1 niềm tin ko lay chuyển đặc biệt trong văn hoá chính trị Mĩ mua sắm theo bất kì cách nào thật dễ dàng Nhưng thực tế thì khác Ta sẽ giải quyết vấn đề thực phẩm sức khoẻ đơn giản đổi từ lon Coke thường sang một thói quen xanh hơn Dù các công ti thực phẩm lớn muốn ta tin họ đã cung cấp vitamin khoáng cho con trẻ các chất tăng cường miễn dịch bọn trẻ cần mà ko phải bỏ bữa ngũ cốc socola (Cười) Sự thật là 1 thứ hơi khác Giờ là thứ hơi rắc rối thức ăn lành mạnh k phải lúc nào cũng tốt, ta dần mất niềm tin vào hệ thống thực phẩm Nó dần to hơn và phức tạp hơn. Và ta thấy nó thường xuyên Đây là ảnh từ 1 cuộc đại dịch E.coli Truong trường hợp này là ở châu Âu ta nghĩ nó bắt nguồn từ đậu nảy mầm Giờ ta có sự phân vân của người mua hàng Ta có tất cả các thứ thực phẩm này 30 000 loại trong 1 cửa hiệu thực phẩm nhưng ta k còn tin tưởng về chúng và cả những người đặt chúng lên kệ Tôi nghĩ cần định nghĩa lại thực phẩm tốt Đây là 1 bức ảnh thú vị từ Berlin Đức khi ai đó trồng cây vào xe đẩy và để đấy Nhân tiện, đó là khoai tây Bên cạnh việc tái định nghĩa thực phẩm tốt ta cần tái định nghĩa không gian sống thay vì nhìn chúng như 1 cái sân ta cần nhìn như 1 cửa tiệm xanh tiện nghi Đó là sân nhà tôi, cách tôi nhìn nó. Đó là thứ tôi biến sân nhà thành và tôi nghĩ thông điệp quan trọng là khu vườn trồng ra thực phẩm tốt Và khi tôi nói thực phẩm tốt ý tôi là có rất nhiều thứ Thực phẩm an toàn, thực phẩm lành mạnh thực phẩm trông hoàn toàn đẹp mắt và ngon. Một thông điệp quan trọng khác vườn tạo ra đứa trẻ, gia đình khoẻ mạnh Điều đó xảy ra với cậu trai nhỏ của tôi chúng trông mạnh khoẻ và chúng mạnh khoẻ tôi nghĩ chúng lớn lên trong khu vườn chúng biết thực phẩm tốt đến từ đâu Và chúng biết trồng 1 số loại Trong nền KT hiện tại, cần biết rằng khu vườn góp phần vào kinh tế gia đình Bạn có thể tin tôi vì ngoài việc nghiền rau củ vài năm trước vợ và tôi nghiền cả những con số và chúng tôi nhận ra phút cuối tiết kiệm hơn 2000$ nhờ tự trồng thực phẩm Giờ thì bạn sẽ hỏi Vườn thật tuyệt vời, làm sao có thêm vườn? Câu hỏi này, với tổ chức của tôi Kitchen Gardens International, đang tự hỏi và trả lời Và câu trả lời cần thiết là Chúng tôi cần đòn bẩy nguồn tài nguyên mà khu vườn và ng làm vườn có để trồng trọt và truyển cảm hứng hơn nữa. Như đã nói, bạn k biết bạn sẽ ảnh hưởng ai (Cười) Nếu chiến dịch thành công, tôi ko nghĩ chỉ vì ta có Đệ Nhất Phu Nhân sống ở Nhà Trắng góp 1 phần lớn vào mà còn vì các đầu bếp, tác giả danh tiếng nói rằng đây là 1 ý kiến tuyệt vời. Tôi nghĩ cuối cùng cũng thành công vì có rất nhiều người muốn nó xảy ra Có 1 phong trào khiến nó xảy ra Và tổ chức của tôi cố phân loại năng lượng của phong trào và chuyển thẳng tới Nhà Trắng Và chúng tôi thật may mắn về phần đưa thông điệp đến đại chúng Có 1 cuộc bỏ phiếu trên FB, 110000 chữ kí Chúng tôi có hình ảnh, video rộng khắp. chúng tôi làm thứ điên khùng như rao bán thảm cỏ Nhà Trắng tượng trưng ở Ebay Nhưng chúng tôi cần làm thêm và thứ chúng tôi cố gắng để kết nối trực tuyến và cả tận mặt mọi người. Đây - bức ảnh từ chuyến đi chơi chúng tôi sáng tạo nên, "World Kitchen Garden Day". Cuối tháng tám hằng năm, chỉ là việc tụ tập mọi người trong vườn học tập lẫn nhau trải nghiệm vườn như trải nghiệm cộng đồng Chúng tôi cần tạo thế hệ làm vườn kế tiếp và chúng tôi đang làm ở Mĩ và nước ngoài. Nhưng vẫn còn nhiều thứ cần làm Và tôi nghĩ đây là những thứ cần tiếp tục Cần bản đồ đường bộ và tôi chọn slide này vì lí do Chúng tôi có vườn xe đạp, bên trái bản đồ Hà Lan bên phải Tôi ở Hà Lan vào khoảng sớm năm nay và tôi kinh ngạc bởi số xe đạp trên đường 26% các chuyến đi ở Hà Lan đều bằng xe đạp nó khiến tôi nghĩ Làm sao áp dụng cho thực phẩm, khu vườn? Làm sao để 26% nông sản đến từ vườn nhà? Nghe có vẻ nhiều. vì có lẽ chúng tôi chỉ đạt 2% lúc này Nhưng nếu nghĩ kĩ đỉnh cao của phong trào vườn thế kỉ trước 40% nông sản đến từ vườn nhà. Chúng ta sẽ làm lại điều đó lần nữa. Và tôi nghĩ đây là khởi đầu tốt. Vườn Nhà Trắng đầy cảm hứng. Đó là ảnh chụp 1 khu vườn trông ra sao khi chúng được trồng sớm xuân này rất đa dạng, rất nhiều cây trồng khoẻ mạnh Tuy nhiên, đây ko phải 1 sự trình bày ổn về chính sách nông nghiệp liên bang. (Cười) Nếu lấy ví dụ, biểu đồ của khu vườn kia biến ra chính sách nông nghiệp liên bang ta có thứ này hàng tỉ tỉ đô cần để hỗ trợ 1 vụ mùa thương phẩm nhỏ lẻ chỉ với 1 tí nhỏ dành cho rau quả. Thật tai hoạ. Tai hoạ. Ta cần làm gì với nó. Nơi ta bắt đầu là mã số thuế. Dùng mã thuế khuyến khích vận chuyển xanh và chỗ trú xanh. Sao ko là thực phẩm xanh? Chúng ta đang nói đến nâng cao bao bì. Sao k là nâng cao cho nhà vườn? Tại sao không? (Vỗ tay) Về những thứ ta cần làm ta cần chuyển xuống cấp độ địa phương và chắc rằng khu vườn hợp pháp. Đây là 1 khu vườn bất hợp pháp. Đã từng. Ở Michigan đầu năm nay. Trồng bởi 1 phụ nữ, mẹ của 4 đứa con, và bà ta gần như nhận án 93 ngày giam vì đã trồng ở sân trước. Chúng ta có luật từ thế kỉ 20. Ta cần đem những luật lệ về hiện tại. Tìm cách đem mọi người đến gần với vườn những người ko có sân. Tôi nghĩ nên để kinh doanh vườn miễn phí tôi vui khi nói, như người Mainer chúng ta đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đầu năm nay, một số làng Maine ra luật chủ quyền với thực phẩm địa phương cho phép dân làng ko chỉ trồng ở nơi họ muốn trồng mà còn bán theo cách họ muốn cho người họ muốn bán. Đó là 1 cách khuyến khích. Có rất nhiều nhà làm vườn ngoài kia. rất hứng thú với việc mở rộng sản xuất nếu họ có khuyến khích tài chính. Tôi nghĩ ta cũng cần xem xét các phần của phong trào ngay lúc này. (Cười) Nếu phong trào là bãi biển thập niên 60 nó sẽ là "Where The Boys Aren't. (Cười) Nên giờ tôi sẽ đem bạn tới phần cần làm K đúng hay công bằng sức ép trách nhiệm cảm giác đất nước ta và thế giới nên cùng với phụ nữ. ok? (Vỗ tay) Tôi sẽ thách thức phụ nữ tìm ra cách thông minh sáng tạo để các anh cũng vào vườn. (Cười) Mặc áo tắm chăng? (Cười) Trên hết, cần xem xét lại cơ sở hạ tầng mà ta có thay vì là vườn. Tôi nghĩ ta cần cơ sở hạ tầng mới. 1 trong những thứ tổ chức của tôi đang làm công trình thông tin dựa trên địa điểm cho phép người cùng khu vực kết nối nhau và giúp đỡ nhau. Tôi nghĩ ta đang thiếu thứ này ngay bây h (Cười) nhưng ta có thể làm Công nghệ hẳn là ở đó. Hơn nữa, ta cần 1 loại cơ sở hạ tầng khác. Sẽ thật tốt nếu ta làm cùng nhau. Nếu ta học đc gì từ kinh nghiệm TED. thì đó là sức mạnh mang mọi người gần nhau tôi nghĩ cũng nên làm thế ở cấp địa phương Ta có thể lấy cảm hứng từ 1 phong trào cũ phong trào vựa lúa phong trào nông thôn tụ họp nông dân gặp gỡ, học tập để trở thành nông dân giỏi tôi nghĩ ta cần mạng lưới của vựa lúa ngoại ô ngay giờ. Một trong những thứ cuối ta cần là ko đc mất niềm vui vào thực phẩm. Nó tốt nhất khi ngon, là 1 phần cộng đồng và vườn nhà sẽ lấy lại cảm hứng đó. Tôi sẽ đi sau khi cho bạn xem video cuối tôi sẽ ghé lại video ngắn ban nãy nhưng tôi sẽ gợi ý 1 kết thúc khác. Và kết thúc này trong tầm tay ta nhưng nó cần ta làm cùng nhau. Đây là lịch sử mới của ẩm thực. (Zarathustra) (Vỗ tay) (Vỗ tay và chúc mừng) Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. "Liệu bệnh tàn rụi do nấm sẽ tuyệt diệt cây hạt dẻ? Người làm nông cho rằng điều đó là không thể. Nó cứ âm ỉ ở gốc cây. và làm đâm chồi mới cho tới khi một loại ký sinh khác đến và tận diệt bệnh tàn rụi." Đầu thế kỷ hai mươi, số lượng cây hạt dẻ Tây Bắc Mỹ, ước tính gần bốn tỷ cây, đã hoàn toàn mất đi vì nhiễm nấm. Nấm là những sinh vật gây bệnh ở thực vật nguy hại nhất, bao gồm cả các loại cây có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Bạn có thể tưởng tượng nổi rằng ngày nay mỗi năm, các vụ mất mùa do nhiễm nấm có giá trị ước tính đến hàng tỷ đô la trên khắp thế giới không? Nó tương ứng với lượng thực phẩm đủ cho nửa tỷ người. Và điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả nạn đói ở những nước đang phát triển, giảm thu nhập cho nhà nông và nhà phân phối, giá thành cao cho người tiêu dùng và rủi ro phơi nhiễm mycotoxine, chất độc sinh ra bởi nấm. Vấn đề mà chúng ta đang gặp phải là biện pháp hiện dùng để ngăn chặn và chữa trị những căn bệnh khủng khiếp này, như kiểm soát gen, khai thác nguồn kháng bệnh tự nhiên, luân canh hoặc xử lý hạt, và nhiều cách khác, vẫn bị hạn chế hoặc sớm mất tác dụng. Chúng phải được cải tiến liên tục. Vì thế, chúng ta cần nhanh chóng phát triển các chiến lược hiệu quả hơn và để làm được việc này, cần phải nghiên cứu xác định các cơ chế sinh học có khả năng đưa đến những phương pháp diệt nấm mới. Một đặc điểm của nấm là chúng không thể di chuyển và chỉ tăng trưởng bằng việc trải rộng thành mạng lưới phức tạp, được gọi là hệ sợi nấm. Năm 1884, Anto de Bary, cha đẻ ngành bệnh học ở thực vật, là người đầu tiên cho rằng nấm được chỉ dẫn bởi tín hiệu phát ra từ thực vật chủ, một cây mà nó có thể ký sinh và tiếp tục sinh sống, những tín hiệu đó hoạt động như ngọn hải đăng để nấm định vị, phát triển, vươn tới và cuối cùng là xâm lấn và chiếm giữ cây. Anto hiểu rằng việc nhận ra các tín hiệu đó là chìa khoá mở ra những thúc đẩy chiến lược trong việc ngăn chặn tương tác giữa nấm và thực vật. Tuy nhiên, việc thiếu phương pháp hợp lý tại thời điểm đó đã ngăn ông tìm ra cơ chế này ở mức độ phân tử. Sử dụng phương pháp chiết lọc và tiếp cận gen đột biến, cũng như kỹ thuật đo lường sự phát triển trực tiếp của nấm, ngày hôm nay, tôi vui mừng chia sẻ với các bạn rằng sau 130 năm, đội ngũ cũ của tôi và tôi, cuối cùng, đã có thể xác định những tín hiệu đó bằng nghiên cứu tương tác giữa một loại nấm sinh bệnh gọi là Fusarium oxysporum và một trong những cây chủ của nó, cây cà chua. Đồng thời, chúng tôi có thể mô tả đặc điểm của thụ thể nấm nhận những tín hiệu này và một phần của phản ứng cơ bản xảy ra trong thể nấm và dẫn đến sự tăng trưởng trực tiếp trên thực vật. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hiểu biết về những quá trình phân tử như vậy mang đến một loạt các phân tử tiềm năng có thể được dùng để tạo ra các cách trị nấm mới. Và những cách trị nấm này sẽ phá vỡ tương tác giữa nấm và thực vật cũng như chặn các tín hiệu phát ra từ thực vật hoặc hệ thống tiếp nhận những tín hiệu đó ở nấm. Lây nhiễm nấm đã phá hủy mùa vụ nông nghiệp. Hơn thế, chúng ta đang trong kỷ nguyên mà nhu cầu về năng suất mùa vụ gia tăng đáng kể, do tăng trưởng dân số, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và nhu cầu nhiên liệu sinh học. Hiểu biết của chúng ta về cơ chế phân tử của sự tương tác giữa nấm và thực vật chủ, mà ở đây là cây cà chua, có thể là một bước tiến quan trọng cho việc phát triển chiến lược hiệu quả hơn trong trận chiến với nấm từ đó, giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống con người, an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đến đây để nói về điều kì diệu và bí ẩn của tư duy ý thức. Điều kì diệu là ở chỗ mỗi chúng ta khi thức dậy vào sáng nay và chúng ta đều sở hữu sự trở lại diệu kỳ của ý thức. Chúng ta hồi phục lại tư duy vỡi một "nhận thức về bản ngã" hoàn chỉnh, và một nhận thức trọn vẹn về sự tồn tại của chính chúng ta, thế mà chúng ta hiếm khi dành đôi phút để nghĩ về điều kì diệu này. Thực ra chúng ta rất nên làm như vậy, vì trên thực tế, nếu không có sự tồn tại của tư duy ý thức, chúng ta sẽ chẳng có kiến thức hay những thứ tương tự như thế về loài người chúng ta; chúng ta sẽ không biết chút gì về thế giới. Chúng ta không biết thế nào là đau đớn, nhưng cũng không biết thế nào là vui vẻ. Và ta cũng không có cách nào biết yêu là gì, hay biết về khả năng sáng tạo. Và dĩ nhiên, như một câu nói nổi tiếng của Scott Fitzgerald, "người đã tạo ra nhận thức sẽ được gán cho rất nhiều tội danh." Nhưng Fitzgerald lại quên mất rằng, nếu không có nhận thức, ông ấy đâu thể nào tìm được đến hạnh phúc thật sự hay thậm chí là khả năng của sự ưu việt. Quá nhiều về điều kỳ diệu rồi, giờ tới sự bí ẩn nhé. Đây là một điều bí ẩn cực kỳ khó để được làm sáng tỏ. Trên tất cả các nẻo đường trở lại với những chân lý triết học và chắc chắn là xuyên suốt lịch sử của thần kinh học, điều này đã trở thành một bí ẩn, nó đã từ chối mọi nỗ lực làm sáng tỏ, và luôn nhận được nhiều sự tranh cãi nhất. Và thực ra đã có rất nhiều người nghĩ rằng chúng ta thậm chí không nên động tới đề tài này; chúng ta hãy để nó yên, nó không phải là thứ dành để tìm hiểu hay tháo gỡ. Tôi không tin điều đó, và tôi nghĩ rằng tình thế đang thay đổi. Thật là nực cười khi khẳng định rằng chúng ta biết rằng chúng ta tạo nên ý thức bằng cách nào trong não của chúng ta, nhưng ít nhất chắc chắn chúng ta có thể bắt đầu tiếp cận với câu hỏi. và chúng ta có thể bắt đầu hình dung được đáp án. Một điều kì diệu nữa đáng để ăn mừng đó là hiện tại ta đã có những kĩ thuật hình ảnh cho phép chúng ta đi vào bên trong bộ não của con người và có thể làm được những việc, ví dụ như, điều mà bạn đang thấy ngay lúc này. Đây là những hình ảnh đến từ phòng thí nghiệm của Hanna Damasio, cho bạn thấy, bên trong một bộ não đang sống, sự tái cấu trúc của chính bộ não này. Và đây là một người đang sống. Đó không phải một thi thể đang bị nghiên cứu. Và hơn thế nữa - đây là một điều mà mọi người có lẽ thực sự bị choáng ngợp điều mà tôi sắp cho bạn thấy đây, diễn ra ngay bên dưới bề mặt của bộ não và thực sự nhìn bên trong bộ não sống tại những kết nối thực thời, những hành trình thật. Như vậy tất cả những đường kẻ màu sắc đó tương ứng với một búi axon, axon là những sợi nối kết giữa các phần tế bào với các synapse. Và tôi rất xin lỗi vì làm bạn thất vọng, chúng không có màu sắc. Nhưng dù sao đi nữa, chúng đều ở đó. Màu sắc này mã hóa cho phương hướng, mà từ một điểm nó đi tới hay đi lui hoặc nghĩ lại. Vậy suy cho cùng, ý thức là gì? Tư duy có ý thức là gì? Và chúng ta có thể có một vài góc nhìn đơn giản, và rồi nói, à ừ, nó là thứ mà chúng ta mất đi khi chúng ta đi ngủ mà không nằm mơ, hoặc khi chúng ta bị gây mê, và nó là thứ mà ta có được khi ta tỉnh giấc hay khi thuốc mê hết tác dụng. Nhưng chính xác thì, thực ra những thứ mà chúng ta mất đi khi bị gây mê hay trong những giấc ngủ sâu không mộng mị, là gì? Ừm, trước hết, nó là một dạng tinh thần, một dạng trí tuệ. một dòng chảy của các hình ảnh tinh thần. Và dĩ nhiên cân nhắc các hình ảnh mà có thể là các chuỗi mẫu hình thuộc giác quan, liên quan tới thị giác, giống như thứ mà bạn đang có bây giờ trong mối tương quan với sân khấu và tôi, hay các hình ảnh mang tính âm thanh giống như thứ mà bạn đang có liên quan tới ngôn từ của tôi. Những hình ảnh về tinh thần đó được gọi là "trí tuệ". Nhưng có những thứ khác mà tất cả chúng ta có thể cảm nhận trong căn phòng này Chúng ta không phải người tiếp thu thụ động các hình ảnh về thị giác, thính giác hoặc xúc giác. Chúng ta có bản ngã. Chúng ta có "Tôi" Đó là một sự hiện hữu tự động trong tâm trí của chúng ta ngay lúc này. Chúng ta sở hữu tâm trí của chính mình. Và chúng ta có cảm nhận rằng mỗi người trong chúng ta những người đang trải nghiệm điều này không phải là người đang ngồi cạnh bạn. Vậy để hiểu được trạng thái ý thức của tinh thần, bạn có một bản ngã bên trong ý thức đó. Như vậy một tư duy ý thức là một tư duy với bản ngã ngay bên trong nó. Bản ngã này mang đến khía cạnh về "chủ thể" bên trong tư duy, và chúng ta chỉ thực sự có ý thức khi bản ngã đến với tư duy. Và điều chúng ta cần để chạm vào được bí ẩn này, chính là, số một, làm cách nào tư duy - tinh thần được sắp xếp bên trong bộ não, và, số hai, làm cách nào bản ngã được cấu tạo. Phần đầu tiên, vấn đề đầu tiên, tương đối dễ - nó không hẳn là quá dễ dàng nhưng ít là có thể được trả lời một cách dần dần với thần kinh học. Và khá rõ ràng rằng, để tạo nên tinh thần hay tư duy, chúng ta cần phải cấu trúc nên bản đồ thần kinh. Hãy tưởng tượng một mạng lưới, một hệ thông chấn song như cái mà tôi đang chiếu ở đây và bây giờ tưởng tượng, bên trong mạng lưới đó bên trong phiến hai chiều đó, tưởng tượng về các tế bào thần kinh. Và mường tượng ra, nếu như bạn muốn, một bảng thông báo, một bản thông báo điện tử, nơi mà bạn có các yếu tố có thể được chiếu sáng hoặc không. Tùy thuộc vào cách mà bạn sáng tạo nên những kiểu mẫu đó của việc chiếu sáng hay không chiếu sáng các yếu tố điện tử, hoặc, với trường hợp này, các tế bào thần kinh bên trong phiến, bạn sắp có khả năng cấu trúc nên một bản đồ. Đây là, dĩ nhiên, là một bản đồ thị giác mà tôi đang cho bạn thấy nhưng nó có thể được áp dụng với bất kì loại bản đồ nào về thính giác, ví dụ như trong mối liên hệ với tần số âm thanh, hoặc về những bản đồ chúng ta tạo nên với da của chúng ta trong mối liên hệ với một vật thể mà chúng ta cảm nhận. Bây giờ quay trở lại với vấn đề chính đó là khoảng cách của mối liên hệ giữa những đường kẻ của tế bào thần kinh và sự sắp xếp theo địa hình về hoạt động cả các tế bào thần kinh và những trải nghiệm tinh thần của chúng ta. Tôi sắp kể cho bạn nghe một câu chuyện riêng tư. Và nếu tôi che mắt bên trái lại tôi đang nói chỉ về riêng tôi chứ không phải toàn bộ các bạn nếu tôi che mắt bên trái, tôi nhìn vào những đường kẻ này - gần giống như thứ mà tôi đang cho bạn thấy. Mọi thứ đều gọn ghẽ và vuông góc. Nhưng một thời gian trước đây, tôi khám phá ra nếu tôi che mắt trái lại, thay vì nhìn thấy những điều này, tôi nhìn vào các đường kẻ và thấy một khúc cong vênh ở vùng biên ngoài, tại phía giữa của bên trái. Rất kì lạ - tôi đã bắt đầu phân tích hiện tượng này một thời gian khá dài. Nhưng một thời gian trước, với sự giúp đỡ của một đồng nghiệp - một bác sĩ chuyên khoa mắt tên là Carmen Puliafito, người đã phát triển máy scan laze lớn hơn, tôi tìm ra một số điều như sau. Nếu tôi rà soắt võng mạc của mình xuyên qua mặt phẳng đường chân trời mà bạn thấy ở góc nhỏ đó, tôi sẽ nhận được những điều như thế này. Owe bên phải, võng mạc của tôi đối xứng một cách hoàn hảo. Bạn nhìn thấy sự đi xuống về phía thị giác nơi các dây thần kinh thị giác xuất phát. Nhưng với võng mạc bên trái thì có một chỗ u lên được đánh dấu bởi mũi tên màu đỏ. Và nó tương ứng với một cái u nang nhỏ nằm phía bên dưới. Và đó chính xác là điều đã tạo nên sự méo mó trong hình ảnh thị giác của tôi. Và tôi nghĩ rằng: bạn có một đường kẻ, một mạng lưới các tế bào thần kinh, và giờ thì bạn có một sự thay đổi mặt phẳng cơ học về vị trí của các đường kẻ, và bạn nhận thấy một sự chênh vênh trong trải nghiệm tinh thần. Và đó chính là sự gần gũi giữa trải nghiệm trong tâm trí bạn và các hoạt động của tế bào thần kinh trong võng mạc, hay chính là một phần của bộ não được đặt trong cầu mắc, hoặc, trong chuyện này, một phiến của lớp vỏ thị giác. Như vậy từ võng mạc bạn đi vào vỏ thị giác. Và dĩ nhiên, bộ não thêm vào đó rất nhiều thông tin thêm vào những thứ đang diễn ra trong tín hiệu đến từ võng mạc. Và trong bức ảnh đó ở tại đây, bạn nhìn thấy nhiều hòn đảo khác nhau của những thứ mà tôi gọi là các vùng dựng hình ảnh trong bộ não. Ví dụ như bạn có màu xanh lá tương quan với những thông tin về xúc giác, hoặc vùng màu xanh dương tương quan với thông tin thính giác. Và một điều gì đó khác xảy ra đó là những vùng dựng hình ảnh nơi mà bạn có các định vị của tất cả các bản đồ thần kinh này, có thể cung cấp các tín hiệu tới đại dương của màu tím mà bạn thấy xung quanh, mà đó lại là vùng võ não tương ứng, nơi bạn có thể ghi nhận những điều đã xảy ra trong các đảo ghi nhận hình ảnh. Và điều đẹp đẽ ở đây chính là bạn có thể đi từ các kí ức ở các vùng võ não tương quan để tái tạo các hình ảnh trong chính những khu vực có thể tạo nên được nhận thức đó. Hãy nghĩ xem, bộ não của chúng ta thật vô cùng tiện lợi mà lười nhác biết bao. Nó cung cấp những khu vực nhất định cho nhận thức và cho việc dựng hình ảnh. Và đó là những vùng trùng lấp mà được dùng để đánh dấu hình ảnh nơi chúng ta sẽ triệu hồi lại thông tin. Như vậy, bí ẩn của tư duy ý thức đã được thu giảm phần nào bởi chúng ta đã hiểu được một cách đại khái bằng cách nào chúng ta tạo nên những hình ảnh này. Nhưng còn bản ngã thì sao? Đó thực sự là một vấn đề rất khó nắm bắt. Và trong suốt một thời gian dài, thậm chí không ai muốn chạm tới nó, bởi vì họ nói, "Bằng cách nào chúng ta có một điểm tham khảo cố định, một điểm bền vững cần thiết để duy trì sự liên tục của bản ngã từ ngày này qua ngày khác?" Và tôi nghĩ về một giải pháp cho vấn đề này. Chỉ ngay sau đây thôi. Chúng tôi phác họa ra bản đồ não bộ của phần cơ thể phái bên trong và dùng chúng như phần khảo chiếu cho tất cả các bản đồ khác. Hãy để tôi kể cho bạn nghe bằng cách nào tôi đi đến giải pháp này. Tôi làm được điều đó, bởi vì nếu bạn có một khảo chiếu mà chúng ta biết là bản ngã, là cái Tôi, cái chính bản thân Tôi, bên trong chính sự chuyển biến của chúng ta - chúng ta cần có điều gì đó ổn định, điều gì đó không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Điều hiển nhiên là chúng ta có một cơ thể duy nhất. Chỉ một chứ không phải hai hay ba. Và đó là sự bắt đầu. Chỉ có một khảo chiếu duy nhất, chính là cơ thể. Nhưng rồi, dĩ nhiên là cơ thể có nhiều phần, và chúng được tăng trưởng với tốc độ khác nhau, và chúng có kích cỡ khác nhau, những người khác nhau, tuy nhiên, phần bên trong thì không như vậy. Điều mà chúng ta phải làm với cái được gọi là môi trường nội quan của chúng ta ví dụ như, sự quản lý toàn cục các hóa chất bên trong cơ thể trên thực tế, được duy trì tuyệt đối từ ngày này qua ngày khác vì một lý do tốt đẹp. Nếu bạn thay đổi quá nhiều trong phạm vi gần với đường trung bình của khoảng tồn tại cho phép của sự sống bạn sẽ bị bệnh hoặc chết. Như vậy chúng ta có một hệ thống cố hữu ngay bên trong sự sống của chúng ta đảm bảo cho một sự liên tục nhất định. Tôi thích gọi nó là một sự bất biến không dừng lại từ ngày này qua ngày khác. Nếu bạn không có sự bất biến đó, nói một cách sinh lý học thì bạn có thể bị ốm hoặc sẽ chết. Và đó là một yếu tố cần thiết cho sự bất biến này. Và điều cuối cùng đó là ở đây có một sự kết nối rất chặt chẽ giữa sự điều hòa của cơ thể do não bộ đảm nhận và chính cơ thể đó khác với tất cả sự kết nối khác. Ví dụ như, tôi tạo nên một hình ảnh của bạn và không có bất kì cầu nối sinh lý nào giữa hình ảnh mà tôi có về bạn như một khán giả và bộ não của tôi. Nhưng, có một cầu nối rất gần và được duy trì vĩnh viễn giữa phần não bộ điều khiển cơ thể và chính cơ thể ta. Và đây là hình ảnh của nó. Hãy nhìn vào các vùng đó. Đó là thân não nằm giữa phần võ não và cột sống. Và bên trong vùng đó vùng mà tôi sắp nhấn mạnh ngay bây giờ, bên trong đó chúng ta có tất cả những công cụ điều hòa sự sống còn của cơ thể Điều này đặc biệt tới mức, ví dụ như, nếu bạn nhìn vào vùng được tô màu đỏ ở phần trên của thân não nếu bạn làm tổn thương vùng đó sau một dư chấn nào đó như đột quỵ, bạn sẽ bị hôn mê sẽ rơi vào trạng thái thực vật đó là một trạng thái, hiển nhiên là, tư duy hay ý thức sẽ biến mất, ý thức của bạn sẽ biến mất. Điều gì xảy ra sau đó thực tế sẽ là bạn đánh mất nền tảng của bản ngã, bạn sẽ không còn có thể chạm vào hay nhận biết các cảm giác về sự tồn tại của chính mình. và, trên thực tế, ở đây có những hình ảnh đang tiếp diễn đang được hình thành trong võ não ngoại trừ việc bạn không biết chúng đang ở đó. Bạn đã, như một hậu quả, mất đi ý thức khi bạn có những tổn thương ở những vùng màu đỏ trong thân não. Nhưng nếu bạn nghĩ tới vùng màu xanh của thân não, không có điều gì tương tự xảy ra. Nó đặc biệt như thế đó. Vậy trong phần xanh của thân não, nếu bạn bị tổn thương, và nó thường xuyên xảy ra, bạn sẽ bị bại liệt, nhưng tư duy ý thức của bạn thì vẫn được duy trì. Bản cảm thấy, bạn biết rồi đó, bạn có một tư duy hoàn chỉnh mà bạn có thể tường thuật lại một cách không trực tiếp. Đây là một tình trạng cực kỳ tồi tệ. Bạn không muốn biết tới nó đâu. Và người ta, trong tình trạng đó, thực ra giống như bị giam cầm trong cơ thể của chính họ, nhưng họ vẫn có tư duy, vẫn có tinh thần. Có một bộ phim rất thú vị, thực ra là một trong những bộ phim hay hiếm hoi trong lịch sử điện ảnh, về một tình huống tương tự như vậy, được thực hiện bở Julian Schanbel vài năm về trước về một bệnh nhân trong tình trạng như thế này. Và giờ tôi sẽ cho bạn thấy một hình ảnh. Tôi hứa sẽ không nói bất kì điều gì về nó, ngoại trừ nó dùng để hù họa bạn. Nó chỉ nói cho bạn biết trong khu vực màu đỏ của bộ não ở đó, nói một cách đơn giản, có những ô vuông nhỏ tương quan tới các mô đun tạo nên bản đồ bộ não của một khía cạnh khác của phần bên trong chúng ta, một khía cạnh khác của cơ thể chúng ta. Chúng là những phân bố tinh tế và chúng được kết nối một cách vô cùng tinh tế trong một mạng lưới kiểu mẫu đệ quy. Và điều nằm ở bên ngoài thứ này, bên ngoài sự kết nối chặt chẽ này giữa bộ não và cơ thể là điều mà tôi tin rằng tôi có thể sai, nhưng tôi không nghĩ tôi sai đâu không sai nếu bạn tạo ra bản đồ của cơ thể một thứ tham chiếu cho nền tảng của bãn ngã và đến từ hình dạng của những cảm xúc những cảm xúc nguyên thủy, trên thực tế là vậy. Và bức ảnh chúng ta có ở đây là gì? Hãy nhìn vào vỏ não, hãy nhìn vào thân não nhìn vào vơ thể, và bạn sẽ thấy hình ảnh của sự kết nối mà từ đó thân não tạo ra nền tảng cho bản ngã trong một sự kết nối chặt chẽ với cơ thể Và bạn có vỏ não cung cấp một khung cảnh hùng tráng của tư duy trong chúng ta với vô số các hình ảnh và đó thực ra chính là những thứ được hàm chứa trong tinh thần của chúng ta và chúng ta thường hay quan tâm đến, bởi vì chúng ta nên như thế, bởi vì nó thực sự giống như những thước phim đang chạy qua trong tâm trí chúng ta Nhưng hãy nhìn vào những mũi tên đó. Chúng không phải ở đó cho việc nhìn ngắm. Chúng ở đó bởi vì có một sự tương tác rất gần nhau. Bạn không thể có được một tư duy ý thức nếu bạn không có tương tác giữa vỏ não và thân não. Bạn không thể có một tư duy ý thức nếu bạn không có sự tương tác giữa thân não và cơ thể. Một điều thú vị khác đó lại thân não của chúng ta khá giống với thân não của nhiều loài khác. Như vậy xuyên suốt lớp có xương sống,. cấu trúc của thân não tương tự như của chúng ta, đó là một lý do khiến tôi tin rằng những loài động vật đó cũng có tư duy ý thức giống như chúng ta. Ngoại trừ việc nó không phong phú như của chúng ta, vì chúng không có vỏ não Đó chính là điểm khác biệt. Và tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm ý thức cần phải được xem xét như một sản phẩm của võ nảo. Chỉ dựa trên sự giàu có trong tâm trí chúng ta, thì không phải là một bằng chứng tốt cho việc chúng ta có bản ngã mà chúng ta có thể dẫn dụ ra sự tồn tại của chính mình, và rằng chúng ta có bất kì ý niệm nào về bản thân. Bây giờ có ba khía cạnh của bản ngã cần quan tâm bao gồm tiền tố, cốt lõi và tự truyện. Hai cái đầu tiên được chia sẻ với rất nhiều loài sinh vật khác và chúng thực sự có nguồn gốc phần lớn từ thân não và không cần biết những giống loài đó có vỏ não hay không. Chính là bản ngã tự thuật là cái chỉ vài loài có, tôi nghĩ vậy. Loài giáp xác và linh trưởng cũng có một bản ngã tự thuật ở một mức độ nhất định. Và bất kì con chó nào chúng ta nuôi ở nhà cũng có một bản ngã tự thuật tới một mức nào đó. Nhưng điều mới mẻ là ở đây. Bản ngã tự thuật được xây dựng phần lớn dựa trên các kí ức và kí ức về những kế hoạch mà chúng ta từng làm; nó sống trong quá khứ và dự đoán tương lai. Và bản ngã tự thuật đã phát triển các kí ức được kéo dài, khả năng lý luận, tưởng tượng, sáng tạo và ngôn ngữ. Và từ đó mang tới những công cụ cho văn hóa, tôn giáo, đạo lý, thương mại, nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Và nó nằm ngay bên trong các văn hóa mà chúng ta có thể nhận lấy và đó là điều mới mẻ - một điều gì đó mà không hoàn toàn được quy định bởi các thành tố sinh học của chúng ta. Nó được phát triển trong các nền văn hóa. Nó phát triển trong sự phối hợp của nhân loại Và nó, dì nhiên, là nền văn hóa nơi mà chúng ta phát triển thứ mà tôi hay gọi là sự điều hòa xã hội - văn hóa. Và cuối cùng, bạn có thể hỏi ngay, vì sao phải quan tâm tới những điều này? Vì sao phải quan tâm tới thân não hay vỏ não và vì sao nó được tạo ra? Có ba lý do. Thứ nhất, sự tò mò. Linh trưởng cực kỳ tò mò và tò mò nhất trong số đó là loài người. Nếu ta quan tâm điều gì đó, ví dụ như, sự thật về lực phản trọng lượng đang kéo dãi ngân hà xa khỏi trái đất, vì sao chúng ta lại không quan tâm tới điều gì đang diễn ra bên trong chính con người? Thứ hai, sự hiểu biết về xã hội và văn hoá. Chúng ta nên biết bằng cách nào xã hội và văn hoá trong sự điều hoà xã hội - văn hoá này đang vận hành liên tục. Và cuối cùng, y học. Đừng quên rằng một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất của loài người là những bệnh như trầm cảm, Alzheimer, nghiện ngập. Nghĩ về đột quỵ có thể tàn phá tâm trí bạn hoặc gây ảnh hưởng tới sự vô thức của bạn. Bạn không có bất kì lời cầu nguyện nào để chữa các bệnh này hiệu quả và theo một cách không may mắn nếu như bạn không biết chúng vận hành ra sao. Như vậy, đó là một lý do rất tốt vượt qua sự tò mò cho thấy sự cần thiết của những điều ta đang làm, để xác tín việc so đôi chút hứng thú với những điều đang xảy ra trong bộ não. Cảm ơn đã lắng nghe! (Võ tay) Tôi nghiên cứu cách não bộ xử lí thông tin. Nghĩa là, cách não bộ thu lượm thông tin từ thế giới bên ngoài, và chuyển nó thành các kiểu hình xung điện, và rồi cách não dùng các kiểu hình ấy để cho ta làm được mọi thứ -- để nhìn, nghe, để với lấy đồ vật. Thế, tôi thật sự là một nhà khoa học cơ bản, không phải là y sĩ, nhưng trong một năm rưỡi gần đây tôi đã bắt đầu chuyển qua lĩnh vực đó, để dùng cái mà chúng tôi đã tìm hiểu được về những kiểu hình hoạt động xung điện này để phát triển các thiết bị giả, và điều tôi muốn làm hôm nay là cho các bạn thấy một ví dụ. Đây thật sự là bước đi tiên phong của chúng tôi vào lĩnh vực này. Đó là sự phát triển của một thiết bị nhân tạo để chữa bệnh khiếm thị. Tôi sẽ mở đầu bằng vấn đề này nhé. Có 10 triệu người chỉ riêng ở nước Mỹ và rất nhiều người khác trên toàn thế giới bị khiếm thị hay là cận kề tình trạng khiếm thị do các bệnh về võng mạc, bệnh như là thoái hóa điểm vàng, và gần như là chẳng có biện pháp nào cứu chữa được cho họ cả. Có vài phương án chữa bệnh bằng thuốc, nhưng chúng chỉ hiệu quả trên một phần nhỏ trong tổng số người bệnh. Và thế là, với phần lớn người bệnh, hi vọng lớn lao nhất cho việc khôi phục thị lực được gửi gắm vào các thiết bị nhân tạo. Vấn đề là thiết bị nhân tạo hiện nay làm việc chưa tốt lắm. Thị lực mà chúng tạo ra vẫn vô cùng hạn chế. Và thế là, bạn biết đấy, ví dụ như, với những thiết bị này, bệnh nhân có thể thấy những vật thể đơn giản như là ánh sáng mạnh và các đường nét tương phản rõ ràng, ngoài ra không còn mấy nữa, tức là chưa thể đạt được gần mức thị lực bình thường. Điều tôi sẽ trình bày với các bạn hôm nay là một thiết bị chúng tôi đang phát triển mà tôi nghĩ có tiềm năng tạo ra sự khác biệt - có thể hiệu quả hơn nhiều - và điều tôi muốn làm là cho các bạn thấy nó hoạt động như thế nào. Vâng, giờ tôi sẽ quay lại một chút và trình bày cho các bạn màng lưới mắt bình thường hoạt động như thế nào, để bạn thấy được vấn đề ta cần giải quyết ở đây. Ở đây, bạn có một võng mạc. Bạn có hình ảnh, võng mạc, và não bộ. Khi bạn nhìn vào cái gì đó, như hình ảnh gương mặt em bé này, nó đi vào trong mắt bạn và tới võng mạc, vào các tế bào ở phần phía trước, tế bào cảm thụ ánh sáng. Và rồi điều sẽ xảy ra là mạng mạch trong võng mạc, phần giữa, xử lí thông tin, nhiệm vụ của nó là thực hiện các thao tác, thu thập thông tin từ hình ảnh, và chuyển thông tin đó thành một mật mã. Mật mã này ở dạng các kiểu hình xung điện, sẽ được gửi lên não, và thế là vấn đề chính là hình ảnh cuối cùng sẽ được chuyển hóa thành một mật mã. Và khi tôi dùng từ mật mã, ý tôi đúng là mật mã nghĩa đen. Như là kiểu hình các xung điện này thật sự nghĩa là "mặt em bé" và thế là khi não bộ nhận được kiểu hình xung điện này, nó biết cái ngoài kia là gương mặt một em bé, và nếu nó nhận được một kiểu hình khác, nó sẽ biết là cái ngoài kia, ví dụ nhé, là một chú chó, hoặc một kiểu hình khác sẽ có nghĩa là cái nhà. Đại khái bạn có thể hình dung đuợc rồi đấy. Và tất nhiên, trong đời thực, tất cả luôn biến chuyển, nghĩa là nó luôn luôn thay đổi, tức là các kiểu hình xung điện đang thay đổi liên tục bởi vì thế giới ta đang chiêm ngưỡng cũng đang liên tục thay đổi. Thế nên, bạn biết đấy, cái này khá phức tạp. Bạn có những kiểu hình xung điện này phát ra từ mắt mỗi phần nghìn của giây báo cáo cho não bộ bạn đang nhìn thấy cái gì. Thế nên, điều gì xảy ra khi một người mắc một chứng bệnh thoái hóa võng mạc như là thoái hóa điểm vàng? Điều xảy ra là, các tế bào phía trước chết đi, tế bào cảm thụ ánh sáng chết đi, và, qua thời gian, tất cả các tế bào và mạng mạch được nối với chúng cũng chết. Cho tới khi cái duy nhất anh còn lại là những tế bào này, tế bào đầu ra, các tế bào gửi tín hiệu lên não, nhưng bởi vì những sự thoái hóa nói trên, chúng không gửi tín hiệu nào nữa. Chúng không được cung cấp chút dữ liệu nào, nên não người bệnh không còn nhận được bất kì thông tin hình ảnh nào -- tức là, anh hoặc chị ấy đã bị khiếm thị. Thế, một giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một thiết bị có thể mô phỏng các hoạt động của mạng lưới phía trước ấy và gửi tín hiệu cho các tế bào đầu ra của võng mạc, và các tế bào này có thể quay lại làm nhiệm vụ bình thường là gửi tín hiệu lên não. Thế, đây là vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu, và đó chình là cái mà thiết bị nhân tạo của chúng tôi làm. Nó có hai phần mà chúng tôi gọi là bộ phận mã hóa và bộ phận dẫn truyền. Và bộ phận mã hóa làm chính cái việc tôi đang nói: nó mô phỏng các hoạt động của mạng lưới phía trước -- thế là nó trữ lại hình ảnh và chuyển hóa hình ảnh thành mật mã của võng mạc. Và rồi bộ phận dẫn truyền khiến các tế bào đầu ra gửi mật mã lên não, và kết quả là một võng mạc nhân tạo có thể tạo ra thành phẩm như võng mạc bình thường. Thế là, một võng mạc hoàn toàn không hoạt động, ngay cả một cái hoàn toàn không có mạng mạch phía trước, không có tế bào cảm thụ ánh sáng, giờ có thể gửi tín hiệu bình thường, tín hiệu mà não bộ có thể hiểu được. Không thiết bị nào khác cho tới nay có thể làm được điều này. Được rồi, thế tôi chỉ muốn dành một hoặc hai câu trình bày một chút về bộ phận mã hóa và hoạt động của nó, bởi vì nó thật sự là phần chủ chốt và nó khá là thú vị và "ngầu." Tôi không chắc "ngầu" có phải là từ đúng không, nhưng các bạn biết ý tôi rồi đấy. Và việc nó làm là, nó thay thế cho mạng mạch võng mạch, thực tế là phần chính của mạng mạch võng mạc, bằng một tập hợp các phương trình, một tập hợp các phương trình ta có thể cài trên một con chíp. Thế nên chỉ là toán học thôi. Nói cách khác, không phải ta đang thay thế các phần của võng mạc theo đúng nghĩa đen. Không phải như là chúng ta làm một thiết bị xinh xinh thu nhỏ cho mỗi loại tế bào khác nhau. Vừa đây chúng ta đã nói sơ lược về việc võng mạc làm gì với một tập hợp các phương trình rồi. Và thế là, theo một cách nào đó, các phương trình có vai trò như là cuốn sách giải mã. Một hình ảnh tới, được xử lí qua tập hợp các phương trình, và một chuỗi các xung điện được phát ra ngoài, cứ như một võng mạc bình thường tạo ra vậy. Nào, nói có chứng, hãy để tôi cho các bạn thấy rằng ta thật sự có thể tạo đầu ra bình thường, và ý nghĩa của việc này là như thế nào. Đây là ba tập hợp các kiểu hình được phát ra. Cái trên cùng là từ một động vật bình thường, cái ở giữa là từ một động vật mù đã được chữa bằng thiết bị mã hóa-dẫn truyền này, và cái dưới cùng là từ một động vật mù điều trị bằng thiết bị nhân tạo thông thường hiện nay. Thế, cái dưới cùng là thiết bị tối tân nhất có mặt trên thị trường hiện nay, làm từ các bộ phận cảm quan ánh sáng, nhưng không có bộ phận mã hóa. Thế, điều chúng tôi làm là chiếu phim của những vật thể hàng ngày -- con người, trẻ em, ghế đá công viên, bạn biết đến, những thứ vẫn xảy ra bình thường -- và chúng tôi ghi lại phản hồi từ võng mạc của ba nhóm động vật này. Nào, để định hướng cho các bạn nhé, mỗi ô cho thấy kiểu phát xung điện của vài tế bào, và cũng như trong các slide trước vậy, mỗi hàng là một tế bào khác nhau, và tôi chỉ làm các xung điện nhỏ hơn và hẹp hơn một chút, để tôi có thể cho các bạn thấy chuỗi dữ liệu dài hơn. Thế, như bạn thấy đấy, các kiểu hình phát xung điện từ động vật mù điều trị bằng thiết bị mã hóa-dẫn truyền thật sự là rất giống với kiểu hình bình thường -- và nó không hoàn hảo, nhưng nó khá là tốt -- và động vật mù điều trị bằng thiết bị nhân tạo thông thường, phản hồi thật sự không giống. Và thế là với phương pháp thông thường, các tế bào cũng phát tín hiệu, chỉ là chúng không phát ra các kiểu hình bình thường vì chúng không có mật mã đúng. Điều này quan trọng tới đâu? Đâu là tiềm năng ảnh hưởng lên khả năng nhìn của bệnh nhân? Thế, đơn giản tôi sẽ cho các bạn xem một thí nghiệm mấu chốt trả lời cho câu hỏi này, và dĩ nhiên tôi còn rất nhiều dữ liệu nữa, nên nếu các bạn có quan tâm, tôi rất hân hạnh được trình bày thêm. Thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm tái tạo lại. Điều chúng tôi làm là chọn một thời điểm nhất định từ các bản lưu này và hỏi: Thời điểm đó võng mạc nhìn thấy cái gì? Liệu ta có thể tái tạo cái mà võng mạc đang nhìn thấy từ những phản hồi từ các kiểu hình phát xung điện không? Thế là, khi chúng tôi làm điều này với các phản hồi, từ phương pháp thông dụng và từ thiết bị mã hóa-dẫn truyền của chúng tôi. Để tôi cho các bạn thấy nhé, và tôi sẽ bắt đầu bằng phương pháp thông dụng trước. Các bạn có thể thấy rằng còn khá nhiều hạn chế, và bởi vì các kiểu hình phát điện không được mã hóa đúng, chúng rất hạn chế trong việc báo cho ta biết rằng có cái gì ngoài kia. Thế là, bạn có thể nhìn thấy ngoài kia có cái gì đấy, nhưng không rõ là "cái gì đấy" cụ thể là cái gì, và điều này đưa ta quay lại điểm mà tôi trình bày từ đầu, rằng với phương pháp thông dụng, bệnh nhân có thể thấy các đường nét tương phản sắc nét, họ có thể thấy ánh sáng, nhưng không dễ mà nhìn gì rõ hơn. Vậy hình ảnh đó là cái gì vậy? Đó là gương mặt một em bé. Thế còn phương pháp tiếp cận của chúng tôi, thêm mật mã vào thì sao? Và các bạn có thể thấy là tốt hơn nhiều. Bạn không chỉ có thể nói rằng đây là gương mặt một em bé, mà bạn còn có thể nói cụ thể đây là gương mặt em bé này, một nhiệm vụ khó khăn vô cùng. Phía bên trái là riêng bộ phận mã hóa thôi, và phía bên phải là từ một võng mạc bị mù thật, có cả bộ phận mã hóa và dẫn truyền. Nhưng điểm mấu chốt thật ra là chỉ mình bộ phận mã hóa thôi, vì chúng tôi có thể ghép bộ phận mã hóa này với bộ phận dẫn truyền khác. Đây thật ra chỉ là bộ phận dẫn truyền đầu tiên mà chúng tôi thử. Tôi chỉ muốn nói điều gì đó về phương pháp thông dụng. Khi mới xuất hiện, nó thật sự là một thứ vô cùng lý thú, cái ý tưởng rằng ta có thể làm cả một võng mạc bị mù phản ứng lại chút ít. Nhưng có tác nhân hạn chế này, sự phát ra mật mã, và làm sao để cho tế bào phản ứng tốt hơn, tạo ra các phản hồi bình thường, và thế là đây là đóng góp của chúng tôi. Giờ, đã đến lúc tôi kết thúc, và như tôi đã đề cập trước đây, dĩ nhiên tôi có rất nhiều dữ liệu khác nếu các bạn quan tâm, nhưng tôi chỉ muốn đưa ra ý tưởng cơ bản này về khả năng giao tiếp với não bộ bằng ngôn ngữ của nó, và sức mạnh tiềm tàng của khả năng đó. Điều này rất khác với thiết bị nhân tạo cơ học với đó bạn phải bắc cầu giao tiếp từ não bộ đến một thiết bị. Ở đây ta phải bắc cầu giao tiếp từ thế giới bên ngoài vào trong não, và được hiểu, được não hiểu. Và rồi, điều cuối cùng tôi muốn nói, thật sự thì, tôi muốn nhấn mạnh rằng ý tưởng này có thể tổng quát hóa lên được. Chính chiến lược mà chúng tôi sử dụng để tìm mật mã cho võng mạc, chúng tôi cũng có thể dùng để tìm mật mã cho các khu vực khác, ví dụ như hệ thính giác và hệ cơ xương, để điều trị khiếm thính và rối loạn chuyển động. Chính bằng cách chúng tôi bỏ qua mạng mạch bị hỏng hóc trong võng mạc để tới các tế bào đầu ra của võng mạc, ta cũng có thể bỏ qua mạng mạch bị hỏng hóc trong ốc tai để tới dây thần kinh thính giác, hay là bỏ qua các khu vực hư hỏng trong vỏ não, trong vùng vỏ não vận động, để trám vào khe hở mà đột quỵ tạo ra. Tôi chỉ muốn kết thúc bằng một thông điệp đơn giản rằng hiểu được mật mã thật sự, thật sự vô cùng quan trọng, và nếu ta có thể hiểu được mật mã, ngôn ngữ của não bộ, điều mà trước đây có vẻ không tưởng sẽ trở thành có thể. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi tin rằng chúng ta đang ở kỷ nguyên "điêu khắc hang động" của giao diện máy tính. Chúng không có chiều sâu và không cuốn hút như là chúng có thể và tôi muốn thay đổi điều đó. (máy chiếu bật) Đây là giao diện hiện tại đúng không? Nó rất tẻ nhạt, có phần cứng nhắc. Nó có thể hấp dẫn hơn với giao diện thu hút của Mac, nhưng thật ra đó cũng chỉ là thứ cũ kĩ mà chúng ta đã có trong 30 năm trở lại đây. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi nghĩ chúng ta đã thật sự chịu đựng rất nhiều với máy tính. Nó chỉ, nhấp chuột, có bảng kê, hình tượng trưng, nó chẳng khác gì cả. Một trong những nơi tôi lấy cảm hứng là bàn làm việc của mình. Nó .... hơn và thực thi hơn rất nhiều lần. ta có thể thấy rõ được cái nào ra cái nấy. Và tôi muốn đưa trải nghiệm này lên màn hình máy tính. Vậy nên đây là BumpTop. Nó giống như một cách đề cập mới về màn hình máy tính. Bạn có thể đụng chạm -- chúng hoàn toàn có thể điều khiển. Thay vì chỉ và nhấp, bạn sẽ đẩy và kéo, mọi thứ đụng nhau như bạn nghĩ, giống như trên bàn làm việc thật vậy. Tôi có thể -- để tôi vơ lấy đống này đã -- tôi có thể biến chúng thành một chồng thay vì thành một thư mục như chúng ta đang có. Khi đã chất chồng, tôi có thể lướt qua chúng bằng cách sắp xếp thành lưới hoặc lật như lật sách cũng có thể trải ra như bài. Khi được trải ra, tôi có thể kéo chúng qua chỗ khác, xóa hoặc chỉ đơn giản là nhanh chóng sắp xếp lại thứ tự. Nó rất dễ dàng chứ không giật như những thứ bạn thấy bây giờ. Vậy khi muốn thêm vào chồng đó thì phải làm sao? Chỉ cần ném nó vào chồng là nó sẽ ở ngay phía trên. Khá là đẹp mắt. Ta cũng có thể làm một số thứ, ví dụ những cái hình tượng trưng này, chúng tôi tự hỏi làm sao để tận dụng tư tưởng của một hình tượng và tiến xa hơn nữa? Một trong những điều tôi có thể làm là phóng to nó khi tôi muốn nó được nhấn mạnh và trở nên quan trọng hơn. Nhưng điều thật sự tuyệt vời là tính mô phỏng của lý học của nó. Do nó nặng hơn nên những cái nhẹ hơn không thể di chuyển được nó. trừ phi tôi ném nó vào những cái nhẹ hơn. (Tiếng cười) Không chỉ dễ thương mà nó còn là một cách chuyển tải thông điệp khôn khéo. Vì nó nặng nên nó có vẻ quan trọng hơn. Điều này khá là thú vị. Cho dù máy tính ở khắp mọi nơi, giấy vẫn chưa biến mất, do nhiều đặc tính giá trị của nó, tôi nghĩ vậy. Chúng tôi đã kết hợp một trong số đó với hình tượng trong hệ thống này. Thế nên một trong những điều có thể làm là gấp nếp như giấy, để ghi nhớ. Hoặc, nếu muốn hủy, bạn chỉ cần vò nó và ném vào một góc. Giống như giấy, ở nơi làm việc của mình ta hay ghim một số thứ lên tường để ghi nhớ, và tôi có thể làm điều tương tự ở đây. Bạn thường thấy giấy ghi chú ở xung quanh văn phòng. Tôi có thể gỡ chúng ra khi cần chúng. Tuy nhiên, một trong những điều phê bình về cách sắp xếp này là ví dụ "Bàn làm việc của tôi rất lộn xộn, tôi không muốn máy tính của mình cũng thế" Chúng tôi có cách để đối phó, đó là sắp xếp ngay ngắn kiểu lưới. Nó ngay ngắn như màn hình truyền thống vậy. Tẻ nhạt hơn nhưng vẫn có thể làm những điều như đụng, va chạm, và có thể làm cả kệ trên màn hình. Thôi làm gãy cái kệ đi. Và nó đã gãy. Tôi nghĩ ta có thể tiến xa hơn với hệ thống này, nó có thể được áp dụng vào nhiều thứ khác, chứ không chỉ riêng hình tượng. Tôi nghĩ chúng ta có thể xem hình ảnh một cách phong phú hơn và ném chúng vào hộp, trưng lên bàn ăn, kiểu như vậy. Tôi có thể ném chúng lung tung. Chúng rõ ràng và dễ cầm hơn rất nhiều. Và tôi có thể nhấp đôi khi tôi muốn tấm hình nào đó. Và tôi vẫn có thể làm tất cả những điều tôi vừa cho bạn xem lúc nãy. Tôi có thể chồng chúng lên, lật qua tấm, vân vân Bây giờ chuyển tấm này ra phía sau và xóa tấm này đi. Tôi nghĩ đây là một cách tổng hợp dữ liệu phong phú hơn. Và đó là BumpTop. Cám ơn! Bạn có còn nhớ câu chuyện về Odysseus và mỹ nhân ngư trong những năm học cấp hai hay là cấp ba? Có một người anh hùng, Odysseus, đang trở về nhà sau cuộc triến thành Ngựa Gỗ. Và ông ấy đang đứng trên boong tàu, nói chuyện với một phó thuyền trưởng của mình và ông ấy nói. "Ngày mai chúng ta sẽ phải vượt qua những rạng đá kia, và có những phụ nữ rất đẹp đang ngồi trên đó được gọi là mỹ nhân ngư. Và những người phụ nữ này có một bài hát rất hay, một bài hát thật lôi cuốn đến mức mà những thuỷ thủ nào khi nghe nó đều đâm vào đá rồi chết." Vậy bây giờ, các bạn hẳn sẽ nghĩ rằng, họ sẽ chọn một còn đường khác để tránh những nàng mỹ nhân ngư nhưng thay vào đó Odysseus nói, "Tôi muốn nghe bài hát đó. Và những điều tôi sẽ làm là đổ sáp nến vào tai của anh và tất cả người đang ở với tôi để các anh không thể nghe thấy bài hát đó, và rồi thì tôi sẽ bắt anh trói chặt tôi vào cột buồm để tôi có thể nghe và chúng ta có thể vượt qua không hề hấn gì." Vậy thì đây là một thuyền trưởng đặt tính mạng của mọi người vào hiểm nguy để ông ta có thể nghe một bài hát. Và tôi sẽ nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra như thế này, họ có thể đã luyện tập một vài lần. Odysseus hẳn đã nói, "Được rồi, hãy thử làm một lần. Anh buộc tôi vào cột buồm, và tôi sẽ cầu xin và năn nỉ. Và bất kể tôi nói điều gì, anh không được cởi trói cho tôi khỏi cột buồm. Được rồi, anh buộc tôi vào cột buồm đi." Và phó thuyền trưởng cầm lấy sợi giây trói Odysseus vào cột buồm với nút thắt thật chặt. Và Odysseus diễn xuất rất đạt và nói, "Cởi trói cho tôi, cởi trói ra. Tôi muốn được nghe bài hát đó. Cởi trói ra" Và vị thuyền phó khôn khéo từ chối ,không cởi trói cho Odysseus. Và rồi Odysseus nói, "Được rồi, tôi có thể thấy là anh biết cách làm việc đó. Được rồi, hãy cới trói cho tôi và chúng ta cùng ăn tối." Và viên thuyền phó chần chừ. Anh phân vân. "Liệu đây có còn là bài luyện tập hay không, hay là nên cới trói cho ông ta?" Và thuyền phó nghĩ, "Rồi thì cũng phái có lúc bài luyện tập đó kết thúc." Vậy nên anh ta đã cởi trói cho Odysseus và Odysseus nhảy xồ ra. Anh ấy mắng, "Ngươi là đồ ngu xuẩn. Ngươi là tên đần độn. Nếu ngày mai ngươi cũng làm như thế, Ta sẽ chết, ngươi sẽ chết, Và từng người một sẽ chết Bây giờ dù dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa cũng đừng cởi trói ta ." Anh ta quăng quăng thuyền phó xuống sàn. Nó cứ tiếp tục lặp đi lặp lại như thế suốt đêm diễn tập, trói vào cột buồm tìm cách thoát ra, đánh đập viên thuyền phó tàn bạo. Hẳn phải vui lắm. Trói mình vào cột buồm có lẽ là cách cổ nhất được ghi lại về cái mà các nhà tâm lí học gọi là bộ phận trách nhiệm Nó là một quyết định mà bạn đưa ra để ràng buộc bản thân khi đầu óc còn thoải mái để bạn không làm gì đó đáng ân hận khi bạn đang căng thẳng. Bởi vì có hai luồng tư tưởng trong một con người khi bạn nghĩ về nó. Nhiều học giả đã từ lâu tạo ra một phép ẩn dụ về hai nhân dạng này khi nói đến vấn đề về sự thèm muốn. Trước hết là nhân dạng của hiện tại. Giống như của Odysseus khi anh ta nghe bài hát. Anh ta chỉ muốn đến hàng ghế đầu để nghe. Anh ta chỉ nghĩ đến ngay bây giờ tại đây với những lợi ích tức thời , Nhưng còn một nhân dạng nữa, đó là nhân dạng của tương lai. Đó là Odysseus lúc về già Một người chẳng muốn gì hơn ngoài việc nghỉ hưu ở một điền trang ấm áp ánh nắng với cô vợ Penelope của mình ở ngoài thành Ithaca. Vậy tại sao chúng ta cần có bộ phận trách nhiệm này? Chống lại những cám dỗ rất khó, giống như nhà kinh tế người Anh thế kỷ 19 Nasau William Senior đã nói, "Để kiềm chế lại những tận hưởng trong quyền lực của chúng ta, hay là để tìm những thứ xa xôi hơn là những lợi ích tức thời, là những cố gắng đau đớn nhất trong ý muốn của con người." Nếu bạn đặt ra những mục tiêu cho bản thân và bạn giống như nhiều người khác, hẳn sẽ nhận ra không phải là những mục tiêu không thể khiến bạn không đạt được chúng mà là sự thiếu kỷ luật của bạn để kiên trì cố gắng. Giảm cân là hoàn toàn có thể. Tập luyên thể dục cũng hoàn toàn là có thể. Nhưng từ chối cám dỗ là khó khăn. Một lí do nữa khiến từ chối sự thèm muốn khó khăn là bởi vì nó là một trận chiến không cân sức giữa hai nhân dạng của hiện tại và tương lai. Ý tôi là, hãy đối mặt với nó, nhân dạng hiện tại là chuyện của hiện tại. Nó đang nắm quyền kiểm soát. Ngay bây giờ. Nó có những cánh tay chắc chắn và khoẻ mạnh có thể đưa nhưng chiếc bánh doughnut vào miệng bạn. Còn nhân dạng tương lai thậm chí còn không ở đây. Nó ở tương lai cơ mà. Và nó thật yếu. Nó còn không có cả một luật sư ở hiện tại Chẳng có ai muốn bám vào nhân dạng tương lai cả. Và nhân dạng hiện tại có thể dành được tất cả những ước mơ của nó. Vậy là tồn tại một cuộc chiến giữa hai nhân dạng đó, và chúng ta cần bộ phận trách nhiệm để nâng tầm cuộc chiến giữa hai nhân dạng đó. Bây giờ tôi thực sự rất ưa thích bộ phận trách nhiệm. Trói mình vào cột buồm là cách cũ nhất, nhưng còn nhiều cách khác như là khoá thẻ tín dụng vào trong tủ với một chiếc khoá hay là không mang thức ăn vặt vào trong nhà để hạn chế ăn chúng hay là rút dậy cắm mạng ra để bạn có thể dùng máy tính. Tôi đã tự tạo ra những bộ phận trách nhiệm từ rất lâu trước khi tôi biết đến chúng. Vậy khi tôi còn đang là một tiến sỹ rất đói khát tại đại học Columbia, tôi đã chìm trong trạng thái hoặc xuất bản một cái gì đó hoặc phải chôn chân ở đây. Tôi đã viết năm trang một ngày trên giấy hoặc tôi sẽ mất năm đô la Và khi bạn sử dụng những bộ phận trách nhiệm theo cách này, bạn mới nhận ra con quỷ trong bạn một cách rõ ràng. Bởi vì rất khó có thể từ bỏ dễ dàng năm dô la. Ý tôi là bạn không thể đốt chúng; nó là phạm pháp. Và tôi nghĩ, được thôi tôi sẽ dùng chúng làm từ thiện hoặc là đưa vợ hay làm gì đó kiểu thế. Nhưng rồi tôi nghĩ, ồ, tôi đang gửi cho bản thân những thông điệp khác nhau. Bởi vì không viết là rất xấu còn làm từ thiện là tốt. Vậy nên tôi sẽ kiếm cớ cho việc không viết bằng cách tặng đi một món quà. Và tôi lật đi lật lại vấn đề và nghĩ, tôi có thể cho Nazi thế hệ mới. Nó còn tệ hơn cả việc viết tốt. nên nó sẽ không hiệu quả Vậy nên cuối cùng tôi quyết định sẽ để lại một phong bì tại đường tàu địa ngầm. có lúc một người tốt sẽ tìm thấy nó, có lúc một người xấu sẽ tìm thấy nó. nói chung, nó hoàn toàn là một việc hoán đổi tiền vô nghĩa mà tôi sẽ hối hận. (Cười) Đó là với bộ phận trách nhiệm. Nhưng dù tôi rất thích sử dụng chúng, có hai mối quan tâm dai dẳng mà tôi luôn nghĩ đến về bộ phận trách nhiệm, và bạn có lẽ sẽ cảm thấy khi sử dụng chúng. Cái thứ nhất là, khi sử dụng những bộ phận đó, ví dụ như bản hợp đồng viết hằng ngày hoặc trả tiền, nó chỉ là một sự nhắc nhở thường suyên mà bạn không hề có chút tự chủ nào. Bạn chỉ nói rằng, "Nếu không có mày, bộ phận trách nhiệm, tao chẳng là gì cả, tao không có kỉ luật." và có thể là bạn ở trong tình huống mà bạn không có bộ phận trách nhiệm -- như là "Ôi trời ơi, anh ta mời mình một cái bánh doughnut, và mình không thể kiềm lại được," và bạn ăn nó. Vậy là bạn không thích cái cách chúng lấy đi mất quyền lực của bạn. Tôi nghĩ rằng kỉ luật là một điều gì đó giống như là cơ bắp. Khi bạn luyện tập nhiều, nó sẽ khoẻ hơn. Một vấn đề nữa với bộ phận trách nhiệm là bạn luôn luôn có thể tìm cách tránh né chúng. Bạn nói rằng, "Ồ, tất nhiên tôi không thể viết hôm nay, vì tôi sẽ có một bài nói tại TEDTalk và có năm cuộc họp báo, và rồi tôi sẽ phải đến một tiệc cocktail và sau đó thì sẽ say. Và rồi sẽ chẳng có cách nào để làm việc đâu." Và bạn như thể là Odysseus và viên thuyền phó trong cùng một con người. Bạn buộc mình, ràng buộc mình, tìm cách trốn tránh, và sau đó sẽ đánh đập mình. Vậy là tôi đã và đang làm việc gần một thập kỉ nay để tìm những cách khác để thay đổi quan hệ của con người với nhân dạng tương lai của họ mà không phải dùng đến những bộ phận trách nhiệm. Một cách cụ thể, tôi quan tâm đến mối quan hệ đến vấn đề tài chình của nhận dạng tương lai. Và đây là một vấn đề thường thấy. Tôi đang nói đến việc tiết kiệm. Bây giờ thì tiết kiệm đã là một vấn để kinh điển giữa hai nhân dạng. Nhân dạng hiện tại chẳng muốn tiết kiệm chút nào. Nó muốn tiêu pha. Trong khi đó nhân dạng tương lai lại muốn nhân dạng hiện tại tiết kiệm. Vậy nó là một vấn đề hiện hữu thường xuyên. Chúng ta hãy nhìn vào tỉ lệ tiết kiệm nó đã giảm tính từ những năm 1950 Cùng lúc đó, chỉ số rủi ro khi nghỉ hưu khả năng mà bạn không thể chi trả cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu, ngày càng tăng cao. Và bây giờ chúng ta đang rơi voà tình trạng với mỗi người thuộc thế hệ baby boomer, Tổ chức toàn cầu McKinsey dự báo hai người sẽ không thể chi trả cho những chi tiêu trước khi nghỉ hưu của mình khi họ nghỉ hưu. Vậy chúng ta có thể làm gi? Có một nhà triết học tên là Derek Parfit, Người đã nói một vài lời rất động viên tôi và những đồng tác giả với tôi. Anh ta nói rằng, "Chúng ta có lẽ sẽ mặc kệ nhân dạng tương lai của mình bởi những thất bại hay niềm tin hay trí tưởng tượng." Điều đó còn phải kể đến chúng ta có thể không tin rằng chúng ta sẽ già đi, hay không thể tưởng tượng là chúng ta sẽ già vào một ngày nào đó. Mặt khác, nó nghe thật lố bịch. Tất nhiên rồi ai cũng sẽ già. Nhưng không phải có những thứ chúng ta tin và không tin cùng lúc hay sao? Vậy là tôi và đồng nghiệp sử dụng những chiếc máy tính, công cụ vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta, để trợ giúp trí tưởng tượng của con người và giúp họ tưởng tượng thế giới sẽ ra sao trong tương lai. Và tôi sẽ cho bạn xem một vài công cụ đó ở đây ngay bây giờ. Cái đầu tiên được gọi là xây dựng phân phối. Nó cho con người thấy tương lai sẽ ra sao bằng cách chỉ ra hàng trăm khả năng tương đương nhau có thể xảy ra trong tương lai. mỗi khả năng được biểu diễn bằng những vạch này, và mỗi cái được đặt trên một hàng ngang mà nó tương trưng mức độ tài sản và nghỉ hưu. Ở vị trí cao đồng nghĩa với việc bạn được nhận thu nhập cao khi nghỉ hưu. Ở phia dưới có nghĩa là bạn sẽ phải vật lộn để chi tiêu. Khi bạn đầu tư, cái bạn nói là, "Tôi đồng ý rằng một trong 100 thứ này có thể xảy ra với tôi và quyết định lượng tài sản của tôi." Bây giờ bạn có thể cố thay đổi kết quả của bạn một chút. Bạn có thể cố thay đổi số phận như là người này đang làm, nhưng nó cúng khiến bạn phải trả giá gì đó để làm. Nó có nghĩa là bạn sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn ngày hôm nay. Và một khi bạn tìm được một mối đầu tư hài lòng, điều mọi người làm là bấm vào "đồng ý" và những vạch đó sẽ biến mất, chậm chạp, từng cái một. Nó gợi nên cảm giác khi đầu tư một cái gì đó và đợi sự đầu tư đó phát triển. Cuối cùng, sẽ chỉ còn lại một vạch thôi và nó sẽ quyết định mức độ của cái khi ta về hưu. Vâng, người nay đã nghỉ hưu với mức thu nhập bằng 150% thu nhập. Họ đã làm ra tiền ngay cả khi đã nghỉ hưu nhiều hơn cả lúc đi làm. Nếu như bạn giống hầu hết mọi người, chỉ nhìn vào những thứ giúp bạn cảm thấy vui thú một chút chỉ nghĩ rằng nên làm ra 50% số tiền lương lúc về già. Tuy nhiên, nếu bạn ở vùng thấp của bảng, nó sẽ cho bạn một chút cảm giác ghê hoặc buồn nôn khi nghĩ về việc vật lộn lúc nghỉ hưu. Bằng cách sử dụng công cụ này nhiều lần và giả lập những kết quả nhiều lần, con người có thể hiểu rằng những đầu tư và tiết kiệm họ làm ngày hôm nay quyết định mức độ giàu có của họ trong tương lai. Bây giờ con người lấy cảm hứng từ cảm xúc, nhưng những người khác nhau lấy cảm xúc từ những nơi khác nhau. Đây là một hệ giả lập sử dụng đồ hoạ, nhưng những người khác thấy sự khích lệ từ những thứ tiền bạc có thể mang lại, không chỉ bằng những con số. Và đây tôi đang tạo ra máy xây dựng phân bố nó sẽ không chỉ ra những kết quả dưới dạng những con số mà cho họ thấy những kết quả đó sẽ đưa bạn đến đâu, với một căn hộ củ thể bạn có thể chi trả nếu nghỉ hưu với 3000 hay 2500, 2000 đô la cho một tháng, vân vân. Khi bạn hạ thấp dần những căn hộ đó, bạn có thể thấy chúng ngày một tệ hơn. Một vài nơi trong số đó giống như thể nơi tôi từng sống khi vừa tốt nghiệp. Và khi bạn xuống đến dưới cùng, bạn đối mặt với một vấn đề thật tệ hại rằng bạn không hề tiết kiệm gì cho lúc nghỉ hưu, bạn không thể chi trả cho bất cứ loại nhà ở nào. Đó chính là hình ảnh thật của căn hộ thật sự được thuê với giá như được đăng quảng cáo trên internet. Điều cuối cùng tôi muốn cho bạn thấy, cỗ máy hành vi theo thời gian mới nhất, là một thứ tôi cùng tạo ra với Hal Hershfield, ngừơi đã được giới thiệu đến với tôi bởi một đồng tác giả của dự án trước, Bill Sharpe. Và nó là cuộc du ngoạn và trong một cõi hiện thực ảo. Điều chúng tôi làm là chụp ảnh những người này trong trường hợp này là những người đang học đại học và dùng phần mềm để làm già họ đi và cho những người này thấy ảnh họ lúc già đi khi họ 60, 70 hay 80 tuổi. Và chúng tôi thử kiểm tra liệu rằng thực sự việc hỗ trợ trí tưởng tượng bằng cách nhìn thấy khuôn mặt của mình trong tương lai có làm thay đổi cách đầu tư của bạn Và đây là một trong những thí nghiệm của chúng tôi. Ở đây chúng ta có thể thấy mặt của nhưng đối tượng trẻ ở bên trái. Anh ấy được cung cấp một phần điều khiển giúp anh ấy điều chỉnh mức dộ tiết kiệm của mình. Khi anh ấy giảm tiết kiệm, gần như là chẳng tiết kiệm được gì khi nó ở tận cùng bên trái này. Bạn có thể thấy mức thu nhập hiện tại đây là phần trăm của những phiếu séc anh ta có thể mang về nhà hôm nay nó khá cao, tầm 91%, nhưng mức thu nhập về hưu khá thấp. Anh ấy sẽ nghỉ hưu với 44% của nhưng gì anh ấy từng kiếm được khi đang đi làm. Nếu anh ấy tiết kiệm ở mức tối đa, thu nhập khi nghỉ hưu của anh ấy tăng, nhưng anh ấy không vui vẻ bởi vì anh ấy có ít tiền để tiêu hơn ở phía bên trái cho hôm nay. Những hoàn cảnh khác cho thấy nhân dạng tương lai của con người. Và từ góc nhìn của nhân dạng tương lai, mọi thứ đảo lộn. Nếu bạn tiết kiêm rất ít, nhân dạng tương lai sẽ không hề vui vẻ sống với 44$ thu nhập. Trong khi nếu nhân dạng hiện tai tiết kiệm nhiều, nhân dạng tương lai sẽ rất vui, khi mà thu nhập gần như đạt mức 100% Để đưa điều này đến với nhiều thính giả hơn, tôi đã cùng làm việc với Hal và Allianz để tạo ra cái mà chúng ta gọi la máy vượt thời gian điều chỉnh hành vi, nơi mà bạn chỉ có thể thấy mình trong tương lai, nhưng bạn sẽ thấy những phản ứng về cảm xúc đã được dự đoán đối với những mức độ tài sản khác nhau lúc về hưu. Ví dụ, Đây là một người sủ dụng công cụ đó. Và chỉ cần nhìn thay đổi trên khuôn mặt khi họ di chuyển thanh trượt. Khuôn mặt trẻ trở nên vui vẻ hơn và vui vẻ hơn, chẳng cần tiết kiệm gì. Khuôn mặt già thì buồn rượi. Và từ từ chuyển nó đến mức tiêu dùng trung bình. Và rồi mức tiết kiệm cao. Khuôn mặt trẻ trở nên buồn hơn. Khuôn mặt già khá hài lòng với quyết định đó. Chúng ta sẽ xem điều này có ý nghĩa gì với những việc con người đang làm. Và điều thật tuyệt là nó không phải là một điều mà phụ thuộc vào thành kiến của mỗi người, bởi vì khi một mặt cười, một mặt mếu. Nó không cho bạn thấy bạn phải di chuyển thanh trượt như thế nào, nó chỉ nhắc bạn rằng bạn trực tiếp liên quan và kết nối tới nhân dạng tương lai này. Quyết định của bạn ngày hôm nay sẽ quyết định mức độ giàu có. Và đó là một cái gì đó khá dễ quên Cách sử dụng thực tế ảo không chỉ tốt cho việc khiến con người già đi. Đây là những chương trình bạn có thể thu được để xem một người trông như thế nào nếu họ hút thuốc, nếu họ phơi nắng quá nhiều, nếu họ tăng cân, vân vân. Và điều tốt đẹp là, không giống như thí nghiệm mà Hal và tôi cùng thử với Russ Smith, bạn không phải lập trình chúng để có thể thấy thực tế ảo. Đây là những chương trình bạn có thể có được trên điện thoại chỉ với vài đô la mà chúng làm việc tương tự. Đây thực sự là một bức ảnh cua Hal, đồng tác giả với tôi. Bạn có thể nhận ra anh ta từ bản thử nghiệm trước. Và chúng ta chạy qua nhanh bức hình của anh ta bằng những phần mềm tăng độ hói, già và tăng cân để xem anh ta ra sao. Hal đang ở đây. Tôi nghĩ chúng ta nợ anh ấy bức ảnh đó cũng như là các bạn để không lạm dụng bức ảnh vừa rồi. Và tôi sẽ dừng ở đây. Thay mặt cho Hal và bản thân tôi, tôi muốn chúc điều tốt đẹp nhất đến nhân dạng hiện tại và tương lai của bạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã ở Afghanistan 21 năm. Tôi là bác sỹ vật lý trị liệu làm việc cho hội Chữ Thập Đỏ. Công việc của tôi là làm ra tay và chân giả -- chà, cũng không hoàn toàn đúng vậy. Chúng tôi làm nhiều hơn thế. Chúng tôi cung cấp cho bệnh nhân, những người dân Afghanistan tàn tật, đầu tiên là sự phục hồi thể chất sau đó là sự tái hội nhập xã hội. Đó là một kế hoạch rất logic, nhưng nó đã không lúc nào cũng giống thế này. Trong nhiều năm, chúng tôi đã chỉ cung cấp cho họ chân tay nhân tạo. Đã mất rất nhiều năm để chương trình này trở thành như nó bây giờ. Hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện, một câu chuyện về một thay đổi to lớn, câu chuyện của những người đã làm cho sự thay đổi này xảy ra. Tôi tới Afghanistan năm 1990 để làm việc trong một bệnh viện dành cho những nạn nhân chiến tranh. và sau đó,không chỉ có những nạn nhân chiến tranh, nhưng tất cả mọi loại bệnh nhân. Tôi cũng làm việc cho trung tâm chỉnh hình, chúng tôi gọi nó như thế. Đây là nơi mà chúng tôi làm những cái chân giả. Khoảng thời gian đó tôi thấy mình ở vào một tình thế rất kì lạ. Tôi đã cảm thấy như mình chưa sẵn sàng cho công việc đó. Có quá nhiều thứ để học. Quá nhiều điều mới mẻ với tôi. Nhưng đó là một công việc tuyệt vời. Nhưng khi cuộc chiến trở nên căng thẳng, chương trình phục hồi thể chất bị tạm hoãn. có rất nhiều thứ khác để làm Vậy nên trung tâm chỉnh hình bị đóng cửa bởi vì chương trình phục hồi thể chất không còn được coi là ưu tiên hàng đầu nữa. Đó là một cảm giác rất kì lạ. Dù sao chăng nữa, các bạn biết không mỗi khi tôi nói bài diễn văn này -- vâng đây không phải lần đầu tiên -- nhưng đó là một sự xúc động. Nó là một cái gì đó thoát ra từ quá khứ. Đã 21 năm, nhưng chúng vẫn còn cả đây. Dù sao thì, trong năm 1992, phe Mujahideen chiếm toàn bộ Afghanistan. Và trung tâm chỉnh hình bị đóng cửa. Tôi được phân công làm phần việc về những người vô gia cư, những người bị tản cư nội tại Nhưng một ngày, điều gì đó đã xảy ra. Tôi đang đi về từ một trung tâm phân phối thực phẩm lớn trong một nhà thờ hồi giáo nơi mà hàng chục chục người đang ngồi xổm trong tình cảnh rất kinh khủng. Tôi muốn về nhà. Tôi đang lái xe. Bạn biết đấy, khi bạn muốn quên, bạn không muốn nhìn thấy gì nữa, thế nên bạn chỉ muốn đi về phòng mình, nhốt mình bên trong và nói rằng, "Đủ rồi." Một quả bom rớt xuống không xa chiếc xe của tôi -- à, cũng đủ xa, nhưng tiếng nổ thì lớn. Và tất cả mọi người biến mất khỏi con đường. Xe cộ cũng biến mất. Tôi né xuống. Và chỉ còn một bóng dáng còn lại trên đường. Đó là một người đàn ông trên chiếc xe lăn đang cố lùi ra xa một cách tuyệt vọng. Tôi không phải là người đặc biệt can đảm, tôi phải thừa nhận như vậy, nhưng chỉ là tôi không thể lờ anh ta đi. Vậy nên tôi dừng xe đi lại chỗ đó để giúp. Người đàn ông đó không còn chân và chỉ còn một tay. Đằng sau anh ta là một đứa trẻ, con trai anh ta, mặt ửng đỏ cố sức đẩy cha đi Vậy là tôi đưa anh ta vào một chỗ an toàn. Và tôi hỏi, "Anh đang làm gì trên đường trong tình cảnh này vậy?" "Tôi làm việc," anh ta nói. Tôi ngạc nhiên, việc gì? Và sau đó tôi hỏi câu ngu ngốc hơn thế: "Tại sao anh không có bộ phận giả? Tại sao anh không có chân nhân tạo?" Anh ta nói," Hội Chữ Thập Đỏ đóng cửa rồi." Thế là không cần suy nghĩ, tôi nói với anh ta "Hãy đến vào ngày mai. Chúng tôi sẽ cho anh một đôi chân giả." Người đàn ông, anh ta tên Mahmoud, và đứa bé tên Rafi, cáo biệt. Và sau đó tôi nghĩ, "Chúa ơi, con đã nói gì thế này? Trung tâm bị đóng cửa, không còn nhân viên nào ở đó. Có thể máy móc bị hỏng. Ai sẽ làm chân cho anh ta?" Thế là tôi hy vọng anh ta đừng đến. Đây là đường phố tại Kabul trong thời điểm đó. Vậy nên tôi nghĩ, "À tôi sẽ cho anh ta ít tiền." Rồi ngày tiếp theo Tôi đi tới trung tâm chỉnh hình. và nói với người gác cổng. Tôi đã sẵn sàng nói với anh ta, "Nghe này, giả dụ có người đến vào ngày mai, làm ơn nói với anh ta rằng đã có sự nhầm lẫn. Chúng tôi không thể làm được gì nữa. Hãy cho anh ta ít tiền." Nhưng Mahmoud và con trai anh ta đã ở đó từ bao giờ. Và họ không đi một mình. Có khoảng 15 hay 20 người giống anh ta, chờ đợi. Và còn có vài nhân viên nữa. Trong số đó có cả người thân tín của tôi, Najmuddin. Và người gác cổng nói với tôi rằng, "Họ đến mỗi ngày để xem khi nào trung tâm lại mở cửa." Tôi nói, "Không. Chúng tôi phải rời nơi này. Chúng tôi không thể ở lại." Họ đang dội bom -- không gần lắm -- nhưng bạn có thể nghe thấy tiếng ồn của bom. Thế nên, "Chúng tôi không thể ở lại, nguy hiểm lắm. Đây không phải là ưu tiên số một." Nhưng Najmuddin nói với tôi, "Nghe này, chúng ta đã ở đây rồi." Chí ít chúng ta có thể bắt đầu sửa chữa những bộ phận giả, những bộ phận giả bị hư hại của mọi người và có lẽ cố gắng làm điều gì đó cho những người như Mahmoud." Tôi nói, "Không, hãy làm ơn. Chúng ta không thể làm thế. Thực sự rất nguy hiểm. Chúng ta còn nhiều thứ khác để làm." Nhưng họ cố nài nỉ. Khi bạn có 20 người đứng trước mặt, nhìn bạn và bạn là người duy nhất phải quyết định... Thế là chúng tôi bắt đầu làm vài công việc sửa chữa. Một trong những bác sỹ vật lý trị liệu cũng báo cáo là Mahmoud có thể được cung cấp một cái chân giả, nhưng không phải là ngay lập tức. Đôi chân sưng lên và đầu gối bị xơ cứng, vậy nên anh ta cần một sự chuẩn bị dài ngày. Tin tôi đi, tôi đã rất lo lắng bởi vì tôi đang làm trái quy định. Tôi đang làm điều mà lẽ ra không nên làm. Vào buổi tối đó, tôi đi nói chuyện với các ông sếp tại tổng hành dinh, và tôi nói với họ --tôi đã nói dối -- tôi nói, "Nghe này, chúng ta sẽ bắt đầu chỉ một vài giờ mỗi ngày, làm một vài việc sửa chữa." Có thể một vài người trong số họ đang ngồi ở đây hôm nay. (Cười) Vậy là chúng tôi bắt đầu Tôi đi làm mỗi ngày, giúp đỡ những người vô gia cư. Và Najmuddin có mặt tại đó, làm mọi thứ và báo cáo tình hình bệnh nhân. Anh ta nói với tôi, "Bệnh nhân đang đến." Chúng tôi biết rằng còn nhiều bệnh nhân không thể đến, bị ngăn trở bởi cuộc chiến. Nhưng nhiều người đang đến. Và Mahmoud đến mỗi ngày. Và từ từ, tuần này sang tuần khác đôi chân của anh ấy dần tiến triển. Mẩu cụt hoặc khuôn của bộ phận giả được làm, và anh ấy bắt đầu chương trình hồi phục thể chất thật sự. Anh ấy đến mỗi ngày, vượt qua chiến tuyến. Tôi đã vượt qua chiến tuyến một vài lần cũng ngay tại chỗ mà Mahmoud và con trai vượt qua. Tôi nói cho bạn biết, đó là điều rất mạo hiểm và tôi bị kinh ngạc bởi việc anh ta có thể làm điều đó hằng ngày. Nhưng cuối cùng thì ngày tuyệt vời đã tới. Mahmoud được cho về với đôi chân mới. Đó là vào tháng tư, tôi còn nhớ, một ngày rất đẹp trời. Tháng Tư ở Kabul rất đẹp, đầy hoa hồng, đầy hoa cỏ. Chúng ta có lẽ khó mà ở trong nhà với đầy những túi cát tại các cửa sổ Rất buồn, tối tăm. Vậy nên chúng tôi chọn một địa điểm nhỏ trong vườn. và Mahmoud đeo những bộ phận giả vào, những bệnh nhân khác cũng làm tương tự, và họ bắt đầu tập luyện lần cuối cùng trước khi được cho về. Đột nhiên, người ta bắt đầu bắn nhau. Hai nhóm Mujahideen bắt đầu bắn nhau. Chúng tôi có thể nghe được trong không trung những viên đạn bay qua. Thế là chúng tôi lao đi, tất cả mọi người về nơi trú ẩn Mahmoud túm lấy con trai, tôi túm lấy một người khác. Mọi người đều túm lấy cái gì đó. Và chúng tôi chạy. Bạn biết đấy, 50 mét có thể là khoảng cách rất dài nếu bạn hoàn toàn trong tình thế nguy hiểm nhưng chúng tôi đã xoay xở tới được nơi trú ẩn. Bên trong, tất cả mọi người thở hồng hộc, tôi ngồi một lúc và nghe tiếng của Rafi và cha cậu bé, "Cha ơi, cha có thể chạy nhanh hơn con đấy." (Cười) Và Mahmoud, "Tất nhiên là cha có thể. Cha có thể chạy, và bây giờ con có thể tới trường. Không cần phải ở bên cha suốt ngày để đẩy xe cho cha nữa." Sau đó, chúng tôi đưa họ về nhà. Và tôi sẽ không bao giờ quên Mamoud và con trai đi bên nhau đẩy chiếc xe lăn trống trơn. Và rồi tôi hiểu, sự phục hồi thể chất thật sự là một ưu tiên. Nhân phẩm không thể chờ đến thời điểm nào tốt hơn. Từ ngày đó trở đi, chúng tôi chưa đóng cửa lấy một ngày. À, có đôi lúc chúng tôi đình chỉ trong vài giờ nhưng chúng tôi chưa bao giờ đóng cửa lại lần nào. Tôi gặp Mamoud một năm sau đó. Anh ta trong tình trạng rất tốt -- có gầy đi đôi chút. Anh ta cần thay bộ phận giả-- một đôi bộ phận giả mới. Tôi hỏi về con trai anh ta. Anh ta nói với tôi, "Nó ở trường. Nó đang học rất tốt." Nhưng tôi hiểu anh ta muốn nói gì đó với tôi. Vậy nên tôi hỏi, "Có điều gì thế?" Anh ta toát mồ hôi. Giống như bị xấu hổ. Và anh ta đứng trước mặt tôi, đầu cúi xuống. Anh ta nói, "Ông đã dạy tôi bước đi. Cám ơn ông rất nhiều. Giờ đây xin hãy giúp để tôi không phải làm người ăn xin nữa." Thì ra đó là công việc anh ta làm. "Bọn trẻ nhà tôi đang lớn dần. Tôi thấy xấu hổ. Tôi không muốn chúng bị trêu chọc ở trường bởi bạn học." Tôi nói, "Được rồi." Tôi nghĩ, mình có bao nhiêu tiền trong túi nhỉ? Đưa cho anh ta ít tiền. Đó là cách dễ nhất. Anh ta đọc được suy nghĩ của tôi, và anh ta nói, "Tôi hỏi xin một công việc làm." Và rồi anh ta nói thêm một điều mà suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Anh ta nói, "Tôi là một thứ phế thải của con người, nhưng nếu ông giúp, tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí nếu phải bò trên đường." Và rồi anh ta ngồi xuống. Tôi cũng ngồi xuống sởn da gà khắp người. Không chân, chỉ còn một tay, không biết chữ, không nghề nghiệp -- việc gì cho anh ta bây giờ? Najmuddin nói với tôi, "À chúng ta còn vị trí trống trong xưởng mộc." "Cái gì?". Tôi nói, "Thôi đi." "À vâng, chúng ta cần gia tăng việc sản xuất chân giả. Chúng ta cần tuyển ai đó để dán và siết con vít ở lòng bàn chân. Chúng ta cần gia tăng sản xuất." "Xin lỗi?" Tôi không thể tin. Và rồi anh ta nói, "Không, chúng ta có thể điều chỉnh lại cái ghế làm việc có thể đặt một chiếc ghế đặc biệt với cái đe đặc biệt, với cái mỏ cặp đặc biệt, và có thể một chiếc tuốc nơ vít bằng điện." Tôi nói, "Nghe này, điều này thật điên rồ. Và thậm chí là tàn nhẫn khi nghĩ về những điều như thế này. Dây chuyền sản xuất đó rất nhanh. Sẽ thật là nhẫn tâm nếu cho anh ta làm công việc đó khi đã biết anh ta sẽ thất bại." Nhưng với Najmuddin, chúng tôi không thể bàn luận. Vậy nên điều duy nhất mà tôi đã xoay sở để có được là một sự thoả hiệp tế nhị. Chỉ một tuần -- chỉ một tuần thử việc và không thêm một ngày nào. Một tuần sau, Mahmoud là người nhanh nhất trong dây chuyền sản xuất. Tôi nói với Najmuddin, "Đó là trò bịp. Tôi không thể tin chuyện này." Sản xuất tăng 20 phần trăm. "Đó là bịp bợm, bịp bợm," tôi nói. Và rồi tôi đòi thẩm tra. Và điều đó là thật. Lời bình luận của Najmuddin là Mahmoud cảm thấy cần phải chứng minh một điều gì đó. Tôi hiểu một lần nữa mình đã sai. Mahmoud trông cao hẳn. Tôi còn nhớ anh ta ngồi sau chiếc ghế làm việc và mỉm cười. Anh ta là một con người mới, cao lớn hơn. Tất nhiên, tôi hiểu điều khiến anh ta trở lên cao hơn đúng rồi là do đôi chân, cám ơn rất nhiều -- nhưng điều đầu tiên đó là nhâm phẩm. Anh ta lấy lại được toàn bộ nhân phẩm nhờ công việc đó. Thế là tất nhiên, tôi hiểu. Và rồi chúng tôi bắt đầu một chính sách mới -- một chính sách hoàn toàn khác. Chúng tôi quyết định tuyển dụng càng nhiều người khuyết tật có thể để đào tạo họ trong bất kì công việc nào họ có thể làm được. Nó trở thành một chính sách về "sự phân biệt đối xử tích cực," mà ngày nay chúng tôi gọi nó như vậy. Và bạn biết không? Điều này có lợi cho tất cả mọi người. Mọi người đều hưởng lợi từ nó -- những người được tuyển dụng, tất nhiên, bởi vì họ có được việc làm và nhân phẩm. Nhưng cả những người mới đến nữa. Có khoảng 7000 người mỗi năm -- những người đến lần đầu. Và bạn có thể trông thấy khuôn mặt của những người này khi họ nhận ra những người đang giúp mình cũng giống mình. Đôi lúc bạn thấy họ, trông giống thế này, "Ồ." Và bạn thấy những khuôn mặt. Và rồi sự ngạc nhiên biến thành niềm hy vọng. Và điều này cũng dễ dàng hơn cho tôi trong việc đào tạo ai đó người mà đã trải nghiệm qua sự tàn tật. Đùng một cái, họ học nhanh hơn -- sự thúc đẩy, sự đồng cảm họ có thể thiết lập với bệnh nhân là hoàn toàn khác, hoàn toàn. Không có cái gọi là bản phế thải của con người. Người giống như Mahmoud là nhân tố của thay đổi. Và khi bạn bắt đầu thay đổi, bạn không thể dừng lại. Vậy là tuyển dụng thêm người, vâng, nhưng chúng tôi cũng bắt đầu lên trương trình cho những dự án về tài chính vi mô, về giáo dục. Và khi bạn bắt đầu, bạn không thể dừng lại. Bạn làm tập huấn hướng nghiệp, giáo dục tại gia cho những người không thể đến trường. Các phép vật lí trị liệu có thể thực hiện, không chỉ tại trung tâm chỉnh hình, nhưng còn tại nhà của mọi người. Lúc nào cũng có nhiều cách tốt hơn để thực hiện điều gì đó. Đó là Najmuddin, người với chiếc áo choàng trắng. Najmuddin ghê gớm, chính là người đó. Tôi đã học rất nhiều từ những người như Najmuddin, Mahmoud, Rafi. Họ là thầy giáo của tôi. Tôi có ước muốn, ước muốn rất lớn, đó là cách làm việc này, cách nghĩ này, sẽ được thực hiện tại những quốc gia khác. Còn rất nhiều quốc gia đang có chiến tranh như Afghanistan. Điều đó là có thể và nó không khó. Tất cả những gì chúng ta phải làm là lắng nghe những người mà chúng ta định giúp đỡ, khiến họ trở thành một phần trong quá trình quyết định chính sách để rồi sau đó, tất nhiên, thích ứng. Đây là tâm nguyện lớn nhất của tôi. Tôi không nghĩ là những sự thay đổi ở Afghanistan đã dừng lại. Không hề. Chúng tôi đang tiếp tục. Gần đây chúng tôi vừa bắt đầu một chương trình thể thao -- bóng rổ cho những người ngồi xe lăn. Chúng tôi vận chuyển xe lăn đến mọi nơi Chúng tôi có vài đội tại những khu vực chính ở Afghanistan. Và ngay từ đầu, khi Anajulina nói với tôi, "Chúng tôi muốn bắt đầu ý tưởng này." Tôi đã lưỡng lự. Tôi nói, "Không được," bạn có thể hình dung được rồi đấy. Tôi nói, "Không, không, không, không, chúng ta không thể." Và rồi tôi hỏi một câu thường tình: "Đó có phải là điều ưu tiên không?" Nó có cần thiết không?" Bạn nên thấy tôi bây giờ. Tôi không bao giờ bỏ lỡ một buổi tập luyện nào. Đêm trước trận đấu tôi vô cùng hồi hộp. Và bạn nên nhìn tôi trong giữa trận đấu. Tôi la hét như một người Ý thực thụ. (Cười) Điều gì tiếp theo? Thay đổi tiếp theo là gì? Chà tôi vẫn chưa biết, nhưng tôi chắc rằng Najmuddin và những người bạn của anh ta đã có sẵn ý tưởng trong đầu rồi. Đó là câu chuyện của tôi. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đã dành cả một thập kỷ thử nghiệm khả năng chịu đựng sự khó chịu và bẽ bàng hy vọng cho một hệ quả tốt đẹp sự tự hoàn thiện Tôi đã thực hiện theo 3 phần. Đầu tiên tôi bắt đầu với trí tuệ Và tôi quyết định cố gắng để trở nên thông thái hơn bằng cách đọc toàn bộ cuốn Bách khoa toàn thư từ đầu đến cuối hay, chính xác hơn là từ a-ak (âm nhạc cổ của Đông Á) đến Zywiec (một thị trấn ở Balan được biết đến qua Bia). Và đây là một hình ảnh nho nhỏ. Một năm đáng nhớ. Đó thực sự là một chuyến đi thú vị. Đôi khi nó thực sự khó chịu, đặc biệt là với những người xung quanh tôi. Vợ tôi bắt đầu phạt tôi một dollar cho những điều ngớ ngẩn mà tôi nói. Do vậy nó cũng có những mặt trái. Nhưng sau đó, tôi quyết định chuyển sang mảng tinh thần. Như tôi đã đề cập vào năm ngoái, tôi không theo một tôn giáo nào cả. Tôi là người Do Thái, nhưng Do Thái theo cách mà Olive Garden là người Italia. (tiếng cười) Cũng không hẳn thế. Nhưng tôi quyết định tìm hiểu về Kinh Thánh và Di sản bằng việc thực sự đắm chìm sống hết mình và mê say trong nó. Nên tôi đã tuân theo tất cả các lời răn trong Kinh Thánh. Và từ 10 lời răn của Chúa để nuôi một bộ râu -- vì Leviticus nói rằng bạn không được cạo râu. Chính vì thế mà đây là tôi sau đó. Cảm ơn bạn vì phản ứng đó . (tiếng cười) Trông tôi hơi giống Moses, hay là Ted Kaczynski. Tôi giống cả 2 người đó. Nên mới có sự tạo hình cho giống ở đây. Và đây, một con cừu. Bây giờ, phần cuối cùng tôi hướng sự tập trung vào cơ thể cố gắng để trở thành một người khỏe mạnh nhất có thể, một người hoàn toàn khỏe mạnh. Đó là điều mà tôi hiện vẫn đang làm trong suốt 2 năm nay. Và nó cũng vừa mới kết thúc cách đây 2 tháng. Và tôi phải nói rằng, cảm ơn Chúa. Vì việc sống lành mạnh đang làm hại tôi. (tiếng cười) Nó́ thực sự là quá tải, bởi vì tất cả những điều mà bạn phải làm, nhiều ngoài sức tưởng tượng. Tôi đã nghe theo các chuyên gia và trao đổi với cả một loạt các Hội đồng cố vấn về sức khỏe. Và họ đã nói với tôi tất cả những điều mà tôi phải làm. Tôi phải ăn uống tốt, tập thể dục, tập thiền, nuôi chó, vì việc đó giúp giảm huyêt áp. Tôi đã viết sách trên máy chạy bộ, và tôi đã phải chạy đến cả ngàn dặm để viết cuốn sách đó. Tôi đã phải bôi kem chống nắng. Việc này rất kỳ công, vì nếu bạn lắng nghe ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, họ nói rằng bạn cần phải dùng một cốc thủy tinh cũ đầy kem chống nắng. Và bạn phải bôi lại sau mỗi 2 đến 4 giờ. Nên tôi nghĩ rằng phân nửa tiền viết cuốn sách được trả trước của tôi là để trả cho kem chống nắng Tôi giống như một cái bánh rán đờ đẫn trong suốt năm vậy. Còn đây là việc rửa tay. Tôi đã phải làm điều đúng cách. và nhà nghiên cứu miễn dịch học của tôi nói với tôi rằng tôi cũng nên vứt hết tất cả các loại điều khiển từ xa và cả chiếc iphone trong nhà tôi, vì những vật đó là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều đó thực sự tốn thời gian. Tôi cũng đã cố gắng để được an toàn nhất có thể, vì nó là một phần của sự khỏe mạnh. Tôi đã được khích lệ bởi Hội đồng Y Tế Đan Mạch. Họ đã khởi động một chiến dịch cộng đồng có tên gọi: “Mũ bảo hiểm đi bộ là một cái mũ bảo hiểm tốt” Họ tin rằng, bạn không chỉ nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, mà cả khi đi bộ nữa. Và mọi người thấy đấy họ đang mua hàng với những chiêc mũ bảo hiểm trên đầu. (tiếng cười) Vâng, tôi đã thử việc đó. Tôi thừa nhận là nó có hơi cực đoan một chút Nhưng nếu bạn suy nghĩ về điều này, nó thực sự là vấn đề mà các tác giả của cuốn sách “Kinh tế quái đản” đã đề cập đó là ngày càng có nhiều người chết trên mỗi dặm đường từ việc say rượu khi đi bộ hơn là từ việc say rượu khi lái xe Nên, đó là một số điều để nghĩ trong tối nay nếu như bạn có một số. Tôi đã hoàn thành xong dự án này và nó là một sự thành công. Mọi thứ đã đi theo đúng hướng. Lượng Cholesterol giảm xuống, tôi đã giảm cân, vợ tôi không còn nói rằng trông tôi như người mang thai. điều đó thật tuyệt. Nói chung là thành công. Nhưng tôi cũng phát hiện ra rằng tôi đã quá khỏe mạnh, và như vậy là không khỏe mạnh. Tôi đã quá tập trung làm tất cả những việc đó đến nỗi mà tôi đã bỏ qua bạn bè và gia đình. Và như Dan Buettner có thể cho bạn biết có một mối quan hệ xã hội vững chắc là điều quyết định cho sức khỏe của bạn. Thế nên tôi kết thúc nó. Và tôi hơi quá mức vào tuần lễ sau khi mà dự án này kết thúc. Tôi đã vào "phía tối" và tôi đã nuông chiều bản thân mình. Nó giống như một cái gì đó của Caligula. (Tên thường gọi của Hoàng đế La Mã) (tiếng cười) mà không có tình dục Vì tôi có ba đứa con nhỏ, nên điều đó không xảy ra. nhưng tôi thực sự ăn quá nhiều, uống quá nhiều. Và cuối cùng tôi cũng ổn định Nên giờ đây, tôi đã quay trở lại để áp dụng nhiều hơn -- không phải với tất cả: Tôi không còn đội mũ bảo hiểm nữa -- nhưng với hàng tá các thói quen có ích cho sức khoẻ mà tôi đã thực hiện trong suốt năm qua. đó thực sự là một dự án thay đổi cuộc đời Và tôi, tất nhiên, không có thời gian để nói về tất cả Tôi sẽ cho mọi người biết nhanh hai điều. Đầu tiên là –điều này là ngạc nhiên với tôi; tôi không mong nó xảy ra -- đó là hiện tại tôi sống một cuộc sống trầm lặng hơn chúng ta sống trong một thế giới quá ồn ào. Những chiếc tàu, máy bay, ôtô va Bill O'Reillỳ, ông ta thực sự rất ồn ào. (tiếng cười) Và đây thực sự mối hiểm họa sức khỏe bị xem thường và coi nhẹ-- không chỉ bởi vì nó gây hại đến thính giác của chúng ta, rõ ràng là vậy, mà nó còn thực sự kích hoạt những phản xạ tấn công hay phòng thủ Tiếng ồn sẽ khiến phản xạ tấn công hay phòng thủ của bạn diễn ra Và điều này, theo năm tháng, có thể gây nên những hiểm họa, hiểm họa tim mạch. Tổ chức Y Tế Thế Giới đã thực hiện một nghiên cứu lớn được công bố năm nay. Nghiên cứu được thực hiện ở Châu Âu. Và họ đã ước lượng được rằng 1,6 triệu năm sống khỏe mạnh mất đi hằng năm ở Châu Âu do ô nhiễm tiếng ồn. Nên họ cho rằng nó thực sự có hại. Nhân tiện, Nó cũng thật tệ cho não bộ của bạn. Nó thực sự làm suy yếu nhận thức. Và các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng đã biết về điều này Khi họ viết Hiến pháp, họ đã đổ đất lên đá sỏi bên ngoài hội trường để mà họ có thể tập trung. Nên nếu không có kỹ thuật khử tiếng ồn, đất nước chúng ta đã không thể tồn tại. vì thế, là một người yêu nước, tôi cảm thấy điều đó thực sự quan trọng -- Tôi dùng các loại bịt tai và tai nghe, và chúng thực sự đã cái thiện cuộc sống của tôi theo một cách đầy bất ngờ và không mong đợi. Và vấn đề thứ hai mà tôi muốn đưa ra, vấn đề cuối cùng, đó là – Và nó thực sự chính là chủ đề của TEDMED -- niềm vui là điều quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta đến nỗi rất ít trong những hành động này sẽ gắn kết với tôi trừ khi tôi cảm thấy chúng có những niềm vui và ý nghĩa tồn tại bên trong. Và chỉ là một ví dụ để cho mọi người biết: Thực phẩm. Ngành công nghiệp thức ăn nhanh thực sự giỏi trong việc làm thỏa mãn chúng ta Và tìm ra điều gì có thể tạo sự thỏa mãn vô cùng. Nhưng tôi nghĩ có thể dùng các kỹ thuật của họ và áp dụng chúng đối với các thức ăn có lợi cho sức khỏe. Một ví dụ, Chúng ta thích đồ ăn có vị giòn, cảm nhận khi ăn. Nên về cơ bản tôi đã cố gắng phối hợp chúng vào các công thức nấu ăn của tôi-- cho vào một ít hạt giống hoa hướng dương. Và bạn gần như có thể tự lừa phỉnh bản thân bằng việc nghĩ rằng bạn đang ăn Doritos (Snack). (tiếng cười) Và nó đã làm cho tôi trở thành một người khỏe mạnh. Vậy đấy. Cuốn sách sẽ xuất bản vào tháng Tư. Nó có tên gọi là" Từ bỏ lối sống thiếu lành mạnh". Hy vọng rằng tôi không bị ốm vì các buổi giới thiệu cuốn sách này. Đó là hy vọng lớn nhất của tôi. Xin cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Đã có rất nhiều cuộc cách mạng trong thế kỉ vừa qua, nhưng có lẽ không có cái nào có tầm vóc quan trọng như cuộc cách mạng về sự trường thọ. Ngày nay chúng ta sống trung bình 34 năm lâu hơn các cụ của chúng ta đã từng sống. Hãy nghĩ về chuyện đó. Đó là cả một quãng đời thứ hai trên cương vị người trưởng thành được cộng thêm vào tuổi thọ của chúng ta. Tuy nhiên, về phần lớn, văn hóa của chúng ta vẫn chưa làm quen được với ý nghĩa của việc này. Chúng ta vẫn đang sống với lối suy nghĩ cũ về tuổi tác như một vòng cung. Đó là lối ẩn dụ, một lối ẩn dụ cũ. Bạn được sinh ra, lên tới đỉnh cao tại tuổi trung niên rồi lùi dần vào sự già nua. (cười) Tuổi tác như một căn bệnh. Nhưng nhiều người ngày nay -- triết gia, họa sĩ, bác sĩ, nhà khoa học - đang đánh giá lại thứ mà tôi gọi là hồi thứ ba, hay còn gọi là ba thập kỉ cuối của cuộc đời. Họ nhận ra rằng đây thật sự là giai đoạn sống dành cho sự phát triển với một tầm quan trọng riêng biệt - và khác với tuổi trung niên như thời thiếu niên khác biệt với thời thiếu nhi vậy. Và họ đang hỏi - tất cả chúng ta đều nên hỏi - chúng ta nên dùng khoảng thời gian này thế nào? Làm thế nào để tận dụng nó một cách thành công nhất? Phép ẩn dụ mới nào sẽ là phù hợp hơn dành cho quá trình lão hóa? Tôi dành một năm vừa qua để nghiên cứu và viết về chủ đề này. Và tôi đã tìm ra rằng một phép ẩn dụ phù hợp hơn cho sự lão hóa là một cái cầu thang -- sự đi lên của tinh thần, đưa chúng ta đến tri thức, sự trọn vẹn và tính xác thực. Tuổi già không đồng nghĩa với bệnh tật; mà là tiềm năng. Và đoán xem? Tiềm năng này không phải chỉ cho một số ít người may mắn. Hóa ra, phần lớn người trên 50 tuổi đều cảm thấy tốt hơn, ít bị căng thăng hơn ít thù hằn và lo lắng hơn. Chúng ta thường nhìn thấy những điểm tương đồng hơn là những điểm khác biệt. Vài nghiên cứu thậm chí còn nói rằng chúng ta hạnh phúc hơn. Tin tôi đi, đây không phải là điều tôi hằng mong đợi. Tôi đã đi qua một con đường trầm cảm dài. Và ở đoạn cuối độ tuổi 40 của mình, mỗi khi tôi thức dậy vào buổi sáng sáu ý nghĩ đầu tiên của tôi đều là tiêu cực. Và tôi đã rất sợ. Tôi nghĩ, trời ơi, Mình sắp sửa trở thành một bà già cáu kỉnh. Nhưng giờ đây tôi đang ở ngay giữa hồi thứ 3 của cuộc đời mình, tôi nhận ra rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn thế. Tôi có một cảm giác khỏe khoắn không lẫn vào đâu được. Và tôi đã khám phá ra rằng khi bạn đặt mình vào trong tuổi già. thay vì nhìn vào nó từ phía ngoài, nỗi sợ hãi lắng dần. Bạn nhận ra rằng, bạn vẫn là bản thân mình -- thậm chí còn là bản thân mình nhiều hơn trước kia. Picasso đã từng nói: "Cần phải trải qua rất lâu để trở nên trẻ trung." (cười) Tôi không muốn lãng mạn hóa sự già nua. Tất nhiên, không thể có sự bảo đảm rằng nó chắc chắn sẽ là quãng thời gian của sự gặt hái thành quả và sự trưởng thành. Một vài phần là yếu tố may mắn. Một số khác, đương nhiên, là di truyền. Thậm chí, một phần ba là yếu tố di truyền. Và chúng ta không thể làm gì nhiều để thay đổi điều đó. Nhưng đó cũng có nghĩa là hai phần ba phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ sống hồi thứ ba đó như thế nào, và chúng ta có thể làm một điều gì đó. Chúng ta sẽ thảo luận xem chúng ta có thể làm gì để làm những năm tháng được cho thêm này thực sự thành công và dùng chúng để tạo nên sự khác biêt. Bây giờ, hãy cho phép tôi nói vài điều về cái cầu thang, một ẩn dụ có vẻ như khá kì quặc về tuổi già, với một thực tế là có rất nhiều người già cảm thấy e ngại với cầu thang. (cười) Bao gồm cả tôi nữa. Như bạn biết đấy, cả thế giới vận động theo một quy tắc chung: entropy, nguyên lý thứ hai của nhiêt động lực học. Entropy nghĩa là mọi thứ trên thế giới, tất cả mọi thứ, đều đang ở trong trạng thái suy giảm và phân rã, một vòng cung đi xuống. Và chỉ có một ngoại lệ cho nguyên lý quốc tế này, đó là tinh thần con người. thứ mà có thể tiếp tục đi lên -- như một chiếc cầu thang -- đưa chúng ta đến sự trọn vẹn, tính xác thực và tri thức. Và đây là một ví dụ về điều tôi mà muốn nói đến. Sự đi lên này có thể xảy ra ngay cả trong những thử thách sức lực khó khăn nhất. Khoảng ba năm về trước, tôi đọc được một bài báo trên The New York Times. Nó nói về một người đàn ông tên là Neil Selinger -- 57 tuổi, một luật sư đã về hưu -- một người đã tham gia nhóm viết văn ở trường Sarah Lawrence nơi ông tìm thấy tiếng nói của con người văn chương nơi mình. Hai năm sau đó, ông được chẩn đoán bị ALS, tên thường gọi là bệnh Lou Gehrig. Đó là một căn bệnh khủng khiếp. Chết người. Nó ăn mòn cơ thể, nhưng trí óc vẫn còn nguyên vẹn. Trong bài báo này, ngài Selinger đã viết những dòng này để miêu tả những gì đang xảy ra với ông. Và tôi xin trích dẫn lại: "Khi các cơ của tôi yếu dần, văn chương của tôi lại ngày càng mạnh lên. Khi tôi dần mất đi khả năng phát âm, tôi tìm thấy tiếng nói của mình. Khi tôi biến mất dần, tôi lớn dần lên. Khi tôi mất đi biết bao nhiêu thứ, tôi cuối cùng đã tìm thấy chính mình." Neil Selinger, với tôi, là một biểu tượng của sự bước tới trên bậc cầu thang trong hồi thứ ba của cuộc đời ông ấy. Giờ đây, chúng ta đều được sinh ra với tinh thần ấy, tất cả chúng ta, nhưng đôi lúc nó bị chùng xuống giữa những thử thách của cuộc đời, bạo lực, ngược đãi, quên lãng. Có thể cha mẹ chúng ta đã trải qua sự trầm cảm. Có thể họ đã không thể yêu chúng ta hơn những gì chúng ta làm được trong cuộc sống. Có thể chúng ta vẫn đang vật lộn với một nỗi đau tâm lý, một vết thương. Có thể chúng ta đang cảm thấy nhiều mối quan hệ của mình chưa có một kết thúc rõ ràng. Và vì vậy chúng ta cảm thấy dang dở. Có lẽ nhiệm vụ của hồi thứ ba này là hoàn thành nhiệm vụ dang dở để làm trọn vẹn bản thân. Đối với tôi, nó bắt đầu khi tôi tiến gần đến hồi thứ ba của mình, sinh nhật thứ 60. Tôi phải sống nó như thế nào đây? Tôi phải đạt được điều gì trong hồi cuối cùng này? Và tôi nhận ra rằng, để biết mình nên đi đâu, tôi phải biết mình đã ở đâu. Và thế nên tôi quay lại và tìm hiểu về hai hồi đầu tiên của mình, cố gắng nhìn lại xem tôi đã là ai hồi ấy, tôi đã thực sự là ai --♪ chứ không phải người mà cha mẹ hay người khác bảo tôi phải trở thành, hay đối xử với tôi như thể tôi là người ấyi. Nhưng tôi đã là ai? Cha mẹ tôi đã là ai -- không phải với cương vị là cha mẹ, mà như những con người? Ông bà tôi đã là ai? Họ đã đối xử với cha mẹ tôi như thế nào? Những chuyện đại loại như vậy Tôi đã khám phá ra vài năm sau đó rằng quá trình mà tôi đã trải qua này được các nhà tâm lí học gọi là "thực hiện một bản đánh giá về cuộc đời." Họ nói rằng nó có thể mang lại tầm quan trọng mới ,sự rõ ràng và ý nghĩa cho cuộc sống của một con người. Bạn có thể nhận ra, như tôi đã từng, rằng có rất hiều việc bạn từng nghĩ là lỗi của bạn, nhiều thứ bạn từng nghĩ về bản thân, thật ra chẳng hề liên quan đến bạn. Nó không phải là lỗi của bạn, bạn hoàn toàn ổn. Và bạn vẫn có thể quay lại và tha thứ cho chúng và tha thứ cho chính mình. Bạn có thể giải phóng bản thân khỏi quá khứ của mình. Bạn có thể cố gắng để thay đổi mối quan hệ của bạn với quá khứ. Giờ đây,khi viết về vấn đề này, tôi vô tình tìm thấy một quyển sách tên là "Cuộc tìm kiếm của loài người về ý nghĩa" bởi Viktor Frankl. Viktor Frankl là một nhà ngoại cảm người Đức người đã từng sống 5 năm ở một trại tập trung của Đức quốc xã. Ông viết rằng, khi đang ở trong trại, ông có thể đoán trước người nào sẽ được thả, người nào sẽ ổn và người nào không. Và ông viết rằng: Tất cả mọi thứ bạn có trong cuộc đời đều có thể bị tước khỏi bạn ngoại trừ một việc, tự do trong việc chọn lựa cách bạn ứng xử trước những tình huống. Đây là điều quyết định chất lượng của cuộc sống chúng ta -- không phải là sự giàu nghèo, nổi tiếng hay vô danh, khỏe mạnh hay đau đớn. Điều quyết định chất lượng cuộc sống chúng ta là cách chúng ta nhìn nhận những thực tế ấy, những ý nghĩa mà chúng ta gắn cho chúng, thái độ mà chúng ta bấu víu vào trước chúng, và tâm thế mà chúng ta cho phép chúng khơi gợi nên." Có lẽ mục đích trung tâm của hồi thứ ba là quay lại và cố gắng, nếu hợp lí, để thay đổi mối quan hệ của ta với quá khứ. Hóa ra là nghiên cứu về não bộ cho thấy khi chúng ta có thể làm được điều này, nó thể hiện qua não bộ -- liên kết nơ ron được tạo ra. Bạn thấy đấy, nếu theo thời gian, bạn ứng xử một cách tiêu cực trước các sự kiện và con người trong quá khứ, liên kết nơ ron được tạo ra bởi các tín hiệu điện và hóa học gửi đến não bộ. Theo thời gian, những liên kết nơ ron này tiếp tục được gia cố, và trở thành một chuẩn mực-- ngay cả khi đó là một điều xấu đối với chúng ta vì chúng khiến ta bị căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, nếu ta có thể quay lại và thay đổi mối quan hệ của mình, nhìn nhận lại mối quan hệ với những con người và sự kiện trong quá khứ, các liên kết nơ ron có thể thay đổi. Và nếu ta có thể duy trì những cảm xúc tích cực về quá khứ, nó sẽ trở thành một chuẩn mực mới. Như thể cài đặt lại bộ điều chỉnh nhiệt vậy. Không phải là việc có được nhiều kinh nghiệm khiến chúng ta thông thái hơn, mà là sự đánh giá lại những kinh nghiệm đã có giúp chúng ta trở nên thông thái -- và hoàn thiện, mang đến (cho ta) sự thông thái và tính xác thực. Điều đó giúp ta trở thành những gì chúng ta mà lẽ ra chúng ta đã có thể trở thành. Phụ nữ bắt đầu một cách trọn vẹn, đúng không? Ý tôi là, khi còn là những bé gái, chúng ta bắt đầu một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm -- "Yeah, ai bảo đấy?" Chúng ta có khả năng hành động. Chúng ta là chủ thể của cuộc sống của chính mình. Nhưng rất thường xuyên, rất nhiều người, nếu không muốn nói là phần lớn chúng ta, khi đến độ tuổi dậy thì, ta bắt đầu lo lắng về việc hòa nhập và cố gắng để được yêu thích. Và chúng ta trở thành chủ thể và vật thể của cuộc sống của những người khác. Nhưng giờ đấy, đến hồi thứ ba của chính mình, chúng ta hoàn toàn có thể, có thể quay lại điểm khởi đầu và thật sự làm quen với nó như lần gặp gỡ vậy. Và nếu chúng ta có thể thực hiện điều đó, sẽ là không chỉ tốt cho chúng ta mà còn hơn thế nữa. Phụ nữ lớn tuổi là thành phần lớn nhất trong dân số thế giới. Nếu chúng ta có thể quay lại và định nghĩa lại bản thân và trở nên hoàn thiện, điều đó sẽ tạo ra một xu hướng văn hóa mới trên thế giới, và đưa ra cho giới trẻ một tấm gương để chúng có thể tự nhìn nhận lại cuộc sống trong quãng đời riêng của chúng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Có một bài thơ của một nhà thơ nổi tiếng người Anh viết vào cuối thể kỷ 19 Được cho là vang vọng trong tâm trí của Churchill ở thập niên 1930 Bài thơ viết rằng: "Ở một ngọn đồi mùa hè yên tĩnh, biếng lười với suối dòng chảy tuôn nghe, tôi nghe thấy một tiếng trống xa tiếng trống như âm vang mơ ảo xa và gần và nhỏ và lớn hơn trên những con đường trần thế trải ra cho những người bạn những người lính hành quân rồi sẽ chết." Cho những ai thích thơ ca, bài thơ này là "A Shropshire Lad" được viết bởi A.E.Housman. Nhưng cái mà Housman đã hiểu được và cả cái bạn nghe thấy trong bản hòa phối Nielsen là những mùa hè dài và nóng bỏng nơi thôn quê đó của sự ổn định vào thế kỉ 19 đang đến gần và chúng ta sắp đi đến một trong những thời kì đáng sợ đó của lịch sử khi quyền lực thay đổi. và thưa với quí vị, đó luôn là những thời kì đi kèm với sự náo loạn và tất cả thường bằng máu (chiến tranh) và lời tôi muốn nhắn gửi là tôi tin rằng chúng ta buộc phải sống vào một trong những khoảnh khắc đó của lịch sử khi mà trục quay mà trên đó trật tự của quyền lực đang bắt đầu thay đổi và diện mạo mới của thế giới những thế lực mới tồn tại trên thế giới đang bắt đầu hình thành. và những thời kì này -- ngày nay chúng ta thấy rõ ràng rằng -- gần như lúc nào cũng rất hỗn loạn, rất khó khăn và tất cả đều thường đẫm máu và điều đó thường diễn ra khoảng một lần mỗi thế kỉ bạn có thể phản biện lại rằng đó là lần cuối điều đó xảy ra -- đó là cái mà Housman cảm thấy đang đến gần và cả Churchill cũng vậy Đó là khi quyền lực từ những quốc gia cũ, những quyền lực cũ của Châu âu, trên suốt vùng đại tây dương chuyển sang cho những quyền lực mới của nước Mĩ thế kỉ của người Mỹ khởi đầu và tất nhiên, ở một nơi xa xôi nơi mà quyền lực châu Âu cũ từng thống trị là hai cuộc chiến thảm hoạ đẫm máu của thế kỉ vừa qua-- một ở nửa đầu , một ở nửa sau:hai cuộc chiến tranh thế giới Mao Zedong từng ví hai cuộc chiến như là cuộc nội chiến châu âu. và đó có lẽ là một cách chính xác hơn để miêu tả chúng kính thưa quí ông quí bà, chúng ta sống trong một trong những thời điểm đó. nhưng hôm nay tôi muốn nói về 3 yếu tố cái đầu tiên, hai cái đầu tiên là về sự chuyển nhượng quyền lực cái thứ hai là về một chiều hướng mới chưa bao giờ xảy ra theo cách mà nó đang xảy ra ngày nay. Nhưng hãy để tôi nói về sự thay đổi quyền lực đang diễn ra với thế giới Cái đang diễn ra ngày nay ở một mặt nào đó thật đáng sợ bởi nó chưa bao giờ diễn ra trước đây chúng ta đã chứng kiến những thay đổi quyền lực -- quyền lực chuyển từ tay Hy Lạp sang tay Ý và sự thay đổi quyền lực đã xảy ra trong thời kì văn minh châu Ãu -- nhưng chúng ta nhìn thấy một thứ gì đó hơi khác bởi quyền lực không di chuyển ngang từ đất nước này sang đất nước khác nó còn di chuyển dọc điều xảy ra hôm nay là quyền lực được đóng gói chuyển cho nơi có trách nhiệm, nơi cầm quyền bên trong những tổ chức của quốc gia giờ đang di chuyển lên tầm quốc tế sức mạnh toàn cầu chúng ta nói về thị trường toàn cầu nhưng thực tế đó là sức mạnh toàn cầu và nơi tầng cấp quốc gia sức mạnh được chuyển cho nhà cầm quyền tuân theo luật lệ nhưng ở tầm quốc tế thì không ở tầm quốc tế và toàn cầu nơi những quyền lực sau tồn tại quyền lực của internet, quyền lực của phát sóng vệ tinh quyền lực của tiền tệ-- vòng xoay chuyển tiền bạc này đã xoay chuyển gấp 32 lần số lượng tiền cần thiết cho giao dịch mà nó nên làm để đầu tư -- những nhà luân chuyển tiền tệ, hay nếu bạn thích những nhà tài chính khiến cho chúng ta phải khuỵ gối thường xuyên sức mạnh của những tập đoàn đa quốc gia đang phát triển vốn thường lớn hơn những nước cỡ vừa. những tập đoàn này hoạt động trong không gian toàn cầu nơi không được quản lý không có luật lệ và ở đó người ta không bị ràng buộc việc này thích hợp với những nhà cầm quyền cho đến một thời điểm nào đó nó luôn phù hợp cho những người quyền lực nhất hoạt động mà không bị kiềm chế nhưng bài học của lịch sử là, sớm hay muộn thì nơi không được quản lý-- nơi không có luật lệ trở nên tràn ngập, không phải chỉ bởi những thứ bạn muốn -- giao dịch quốc tế, interenet, v.v-- nhưng còn bởi những thứ bạn không muốn -- tội phạm quốc tế , khủng bố quốc tế sự kiện 9/11 cho chúng ta biết rằng ngay cả nếu bạn là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới chăng nữa, những người chiếm định vùng đó có thể tấn công bạn ngay cả tại nơi là biểu tượng của những thành phố vào một buổi sáng tháng 9 đẹp trời người ta nói rằng 60% của 4 triệu đô la được đưa vào quĩ 9/11 đã thông qua luật lệ toà tháp đôi mà 9/11 phá huỷ các bạn thấy đó, những kẻ thù của chúng ta dùng không gian này -- không gian của du hành hàng loạt, mạng internet , phát sóng vệ tinh để đi xung quanh và rải chất độc của chúng huỷ hoại những hệ thống của chúng ta và cách làm của chúng ta sớm hay muộn sớm hay muộn quy luật của lịch sử là nơi mà sức mạnh đến là nơi mà sự thống trị theo sau và nếu đó là trường hợp hiện nay, như tôi tin là thế thì một trong những hiện tượng của thời đại chúng ta là sức mạnh toàn cầu và nó dẫn theo một trong những thử thách của thời đại chúng ta là mang sự thống trị lên tầng lớp toàn cầu và tôi tin rằng hàng thế kỉ trước chúng ta sẽ trở nên hỗn loạn hơn hay ít hỗn loạn hơn phụ thuộc vào việc chúng ta có thể dành được mục tiêu hoặc không thể mang sự thống trị lên tầm toàn cầu. hãy chú ý, tôi không nói về chính phủ tôi không nói về việc thiết lập những điều khoản dân chủ toàn cầu cách nhìn riêng của tôi, thưa quí vị là chúng ta không chỉ tạo ra nhiều luật lệ nếu chúng ta không có U.N, chúng ta phải sáng tạo ra nó thế giới cần một diễn đàn liên quốc gia thế giới cần một phương tiện hợp pháp hoá hành động liên quốc gia nhưng khi nói đến vấn đề quản lý không gian toàn cầu tôi đoán điều đó sẽ không xảy ra thông qua việc tạo ra những luật lệ liên bang nó thực ra xảy ra bằng cách những sức mạnh tập hợp lại với nhau và xây dựng một hệ thống dựa trên những thoả hiệp những đồng ý dựa trên những hiệp ước để quản lý không gian toàn cầu và nếu bạn quan sát, bạn có thể thấy chúng đang xảy ra tổ chức thương mại thế giới : một tổ chức dựa trên hiệp ước toàn bộ dựa trên hiệp ước và đủ mạnh để buộc nước Mĩ quốc gia hùng mạnh nhất phải chịu trách nhiệm nếu cần thiết Kyoto: những khởi đầu của sự cố gắng tạo ra một tổ chức dựa trên hiệp ước hiệp hội G20 giờ đây chúng ta biết rằng phải cùng tạo ra một tổ chức có khả năng mang sự cai quản đến khu vực tài chính để quản lý đầu tư tài chính và đó là G20, một tổ chức dựa trên các hiệp ước và có một vấn đề ở đây chúng ta sẽ trở lại với nó ngay trong vài phút tới điều đó nói lên rằng nếu bạn đưa những quyền lực mạnh nhất lại với nhau để quyết định những luật lệ trong các tổ chức dựa hiệp ước để lấp đầy khoảng trống của sự cai quản đó thì điều gì sẽ xảy đến với những nước yếu hơn ? đó chính là một vấn đề lớn và chúng ta sẽ quay lại với nó trong một vài giây tơi vậy nên điều nhắn nhủ đầu tiên của tôi là nếu bạn sắp bước qua những thời kì hỗn loạn này hỗn loạn nhiều hay ít thì sự thành công của chúng ta trong đó phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng mang đến một sự cai quản hợp lý cho không gian toàn cầu đó. và quan sát sự cai quản đó bắt đầu diễn ra điều thứ hai tôi muốn nói là và tôi biết mình không phải nói cho những khán giả thế này về một thứ như thế nhưng sức mạnh không chỉ di chuyển theo chiều dọc mà nó cũng di chuyển theo chiều ngang bạn có thể tranh cãi rằng câu chuyện, lịch sử của những nền văn minh là những nền văn minh được tạo nên quanh biển-- với những nền văn minh đầu tiên xung quanh Địa Trung Hải những nền văn minh cận đại hơn theo sau sức mạnh phương tây quanh Đại Tây Dương điều đó với tôi có vẻ là nhìn chung chúng ta đang nhận thấy sự chuyển dịch cơ bản về quyền lực ra khỏi những quốc gia xung quanh Đại Tây Dương đến những quốc gia quanh Thái Bình Dương Bây giờ, điều đó bắt đầu với sức mạnh kinh tế nhưng đó là cách mà nó luôn bắt đầu bạn đã bắt đầu nhận thấy sự phát triển của những chính sách nước ngoài sự gia tăng ngân sách dành cho quân sự đang diễn ra ở các nước phát triển tôi nghĩ thực ra đây chưa hẳn là sự chuyển dịch từ Tây sang Đông mà là một thứ gì khác đang diễn ra Tôi đoán là, vì nó đáng như thế nước Mỹ sẽ vẫn là đất nước hùng mạnh nhất trong 10,15 năm tới nhưng bối cảnh mà nước Mỹ đang nắm giữ quyền lực giờ đây đang hoàn toàn chuyển mình; nó đang hoàn toàn thay đổi chúng ta đang đi qua những 50 năm những năm bất thường nhất, của lịch sử khi mà chúng ta có một thế giới thống trị một cực duy nhất khi mà mỗi chiếc kim la bàn quay ra hay quay vào đều phải xem vi trí của nó so với Washinton-- cả thế giới bị cai trị bởi một sức mạnh khổng lồ nhưng đó không phải là một trường hợp bình thường trong lịch sử thực tế, cái đang nổi lên hiện nay là một hiện tượng lịch sử bình thường hơn rất nhiều bạn đang bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của thế giới đa cực cho tới lúc này nước Mỹ đang thống trị thế giới của chúng ta Họ sẽ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất nhưng nước Mỹ sẽ là nước hùng mạnh nhất trong một thế giới đang ngày càng trở nên đa cực các bạn bắt đầu nhìn thấy những trung tâm quyền lực khác được xây dựng nên ở Trung Quốc, tất nhiên rồi dù dự đoán của tôi là con đường đi lên quyền lực của Trung Quốc không được thuận lợi cho lắm nó sẽ diễn ra có vẻ là với nhiều vấp váp khi Trung Quốc bắt đầu dân chủ hóa xã hội sau khi tự do hóa nền kinh tế nhưng đó là một vấn đề khác các bạn thấy Ấn Độ, các bạn thấy Brazil bạn thấy càng ngày thế giới thực sự trông đối với những người Châu Âu như chúng ta rất giống với Châu Âu hồi thế kỉ 19 Châu Âu thế kỉ 19 được một tổng thư kí Anh, Ngài Canning từng miêu tả là "buổi hòa nhạc quyền lực của châu Âu" Đó là một sự cân bằng, một sự cân bằng 5 phía nước Anh luôn đóng vai trò cân bằng nếu Pháp hợp sức với Đức Anh sẽ hợp sức với Áo và Ý để tạo ra thế cân bằng Nào hãy chú ý đến một thời kì mà thế giới là một cực chúng ta có những phe đồng minh nhất định khối NATO,khối Warsaw những cực quyền lực nhất định hàm nghĩa những đồng minh nhất định nhưng quyền lực đa cực có nghĩa là sự dịch chuyển và thay đổi phe đồng minh và đó là thế giới chúng ta đang tiến tới nơi mà chúng ta sẽ càng ngày càng nhìn thấy những đồng minh của mình không được cố định Canning,bộ trưởng bộ ngoại giao Anh từng nói "Nước Anh có chung quyền lợi nhưng không có chung đồng minh" và chúng ta sẽ thấy càng ngày ngay cả ở thế giới phương Tây sẽ vươn ra ngoài, phải vươn ra ngoài ra khỏi vòng quyền lực Đại Tây Dương dễ chịu để tìm đồng minh với những quốc gia khác nếu chúng ta muốn đứng được trên thế giới Chú ý rằng, khi chúng ta vào Libya sẽ là không an toàn khi là nước phương Tây duy nhất chúng ta phải đi cùng với các nước khác. chúng ta phải mang theo , trong trường hợp này là Đội quân Ả rập Tôi đoán rằng Iraq và Afganistan là trường hợp gần đây nhất khi các nước phương Tây cố thử làm điều đó một mình và chúng ta đã không thành công. tôi đoán rằng chúng ta đang đi đến thời kì đầu của việc kết thúc 400 năm -- tôi nói 400 năm bởi vì đó là kết thúc của thời đại Ottoman -- của quyền bá chủ của thế lực phương Tây, những tập đoàn phương Tây và giá trị phương Tây. các bạn biết đấy ,cho đến lúc này, nếu phương Tây cùng nhau ra tay nó có thể đề ra và bố trí lại trong từng ngõ nghách của thế giới Nhưng điều đó không còn đúng nữa hãy xem vụ khủng hoảng tài chính gần đây nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước phương Tây đã hợp lại cùng nhau-- hiệp hội Bretton Woods, Ngân hàng thế giới, quĩ tiền tệ thế giới -- vấn đề được giải quyết Giờ chúng ta phải gọi thêm những nước khác vào chúng ta phải tạo ra nhóm G20 giờ chúng ta phải vượt ra khỏi vòng tròn lười biếng của những người bạn phương Tây Hãy để tôi cho các bạn một dự báo điều sẽ làm các bạn kinh ngạc hơn nữa tôi nghi ngờ rằng ' chúng ta đang tiến đến kết thúc của 400 năm khi quyền lực phía Tây đi đến giới hạn người ta nói với tôi rằng "Dĩ nhiên Trung Quốc họ sẽ không bao giờ dính đến bảo vệ hoà bình thế giới, bảo vệ hoà bình giữa các cực trên thế giới Đúng thế ư? Tại sao không? Có bao nhiêu đội quân Trung Quốc đang phục vụ dưới đội quân hòa bình , phục vụ dưới lá cờ hòa bình phục vụ cho Liên Hiệp Quốc trên thế giới ngày nay? 3700 Có bao nhiêu người Mỹ? 11 người Đội hải quân lớn nhất đang làm gì để giải quyết vấn đề hải tặc Somali? đội hải quân của trung quốc. Và dĩ nhiên họ là một quốc gia hám lợi họ muốn giữ đường biển mở Càng ngày, chúng ta càng phải làm việc với những người mà chúng ta không có chung giá trị mà là với những người, chúng ta chia sẻ lợi ích chung trong một khoảng thời gian đó là một cách hoàn toàn khác để nhìn thế giới, đang xuất hiện đó và đây là yếu tố thứ ba hoàn toàn khác Ngày nay ở thế giới hiện đại của chúng ta nhờ internet nhờ những thứ mà người ta đang bàn tán tới, tại đây mọi thứ đều được liên kết chúng ta phụ thuộc lẫn nhau chúng ta giờ được cài vào nhau như những quốc gia, như những cá nhân theo cách mà chưa bao giờ có trước đây chưa từng có Mối liên hệ giữa các quốc gia luôn tồn tại Nền dân chủ là để quản lý mối liên hệ giữa các quốc gia nhưng giờ chúng ta bị khoá mật thiết vào với nhau bạn bị mắc dịch cúm heo ở Mexico đó là một vấn đề lớn cho sân bay Charles de Gaulle 24 tiếng sau Lehman Brothers sụp đổ, tất cả đều sụp đổ cháy rừng ở thảo nguyên Nga khủng hoảng thực phẩm ở châu Phi chúng ta liên kết với nhau rất rất chặt chẽ và điều đó có nghĩa là ý tưởng về một quốc gia hành động một mình , không liên kết với những nước khác , không làm việc cùng những nước khác không còn là một đề nghị có thể thực hiện bởi những hành động của một quốc gia không còn là của riêng nó nữa, hay là đủ hiệu quả cho bản thân quốc gia đó để kiểm soát lãnh thổ của mình bởi hiệu quả ảnh hưởng bên ngoài đất nước đó đang bắt đầu ảnh hưởng tới những gì xảy ra bên trong tôi đã từng là một người lính trẻ vào thời kì cuối cuộc chiến đế chế ở Anh lúc đó, quốc phòng của đất nước tôi đã chỉ dựa trên một và chỉ một thứ mà thôi: đó là quân đội của chúng tôi mạnh như thế nào, không quân của chúng tôi mạnh như thế nào hải quân của chúng tôi mạnh như thế nào và đồng minh của chúng tôi mạnh như thế nào đó là khi quân địch ở ngoài bức tường giờ đây quân địch là ở bên trong bức tường Giờ đây nếu tôi muốn nói về mức độ phòng thủ của đất nước mình tôi phải nói với bộ sức khoẻ bởi bệnh dịch là mối đe doạ đến sự an toàn của tôi tôi phải nói với bộ trưởng bộ Nông nghiệp bởi sự an toàn thực phẩm là mối đe doạ tôi phải nói chuyện với bộ trưởng bộ Công nghiệp bởi sự mong manh của hạ tầng công nghệ của chúng ta chính là điểm tấn công của kẻ thù-- như chúng ta nhìn thấy từ cuộc chiến số tôi phải nói chuyện với bộ trưởng bộ nội vụ bởi ai vào đất nước tôi ai sống trong ngôi nhà có sân thượng đó trong thành phố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến những gì xảy ra trong đất nước tôi- chúng ta đã thấy tại London 77 cuộc ném bom không còn là vấn đề an ninh quốc gia nữa chỉ đơn giản là vấn đề của quân đội và bộ quốc phòng giờ vấn đề là khả năng khóa chặt với nhau của các tổ chức và điều này nói lên một thứ rất quan trọng nó nói cho bạn rằng, trên thực tế, chính phủ của chúng ta, được xây dựng theo cấu trúc dọc được xây dựng trên mô hình kinh tế của cuộc cách mạng công nghiệp -- nhiều tầng theo chiều dọc, chuyên môn hoá những cấu trúc có sẵn-- hoàn toàn là những cấu trúc sai lầm các bạn biết trong thế giới kinh doanh cấu trúc điển hình của chúng ta, thưa quí vị, là mạng lưới khả năng tạo mạng lưới của bạn mới là quan trọng cả trong và ngoài chính phủ đây là luật thứ ba của Ashdown nhưng đừng hỏi tôi về luật thứ hai và ba của Ashdown vì tôi chưa nghĩ ra chúng lúc nào nói là định luật thứ ba nghe cũng hay hơn mà đúng không? Định luật thứ ba của Ashdown nói rằng trong thời hiện đại, nơi mà mọi thứ liên quan đến nhau điều quan trọng nhất về những gì bạn có thể làm là những gì bạn có thể làm với người khác, Mẩu quan trọng nhất về cấu trúc của bạn dù là chính phủ hay quân đội hay giới kinh doanh-- đó là những điểm dừng và các liên kết của bạn khả năng bạn kết nối với người khác bạn hiểu điều đó nhưng chính phủ thì không. giờ còn một điều cuối cùng. Nếu đó là trường hợp, thưa quý vị, mà chúng ta giờ đang bị khoá lại với nhau theo cách mà chưa từng có từ trước thì đó cũng có nghĩa là chúng ta đang có chung một vận mệnh lần đầu tiên bất chợt hàng rào phòng thủ chung đã chiếm lĩnh chúng ta khi mà khái niệm để bảo vệ riêng đất nước của mình, không còn là đủ nữa. Từng có trường hợp nếu dân tộc tôi mạnh hơn dân tộc họ, chúng tôi sẽ an toàn đất nước tôi mạnh hơn đất nước họ, chúng tôi sẽ an toàn hội đồng minh của tôi như NATO mạnh hơn hội đồng minh của họ, chúng tôi sẽ an toàn Nhưng không còn như thế nữa Sự xuất hiện đầy quan trọng của sự liên kết lẫn nhau và của những vũ khí phá huỷ hàng loạt có nghĩa là càng ngày tôi càng có chung vận mệnh với kẻ địch của mình khi tôi là nhà ngoại giao việc thương lượng hiệp ước giải trừ quân bị với Hồng Quân Nga ở Geneva năm 1970s chúng tôi đã thàng công vì chúng tôi hiểu được mình chia sẻ chung số phận với họ An ninh tập thể là không đủ. Hoà bình đến với Bắc Ireland bởi hai bên nhận ra rằng trò chơi một mất một còn không thể có hiệu quả Họ cùng chung số phận với kẻ địch của họ Một trong những rào cản hoà bình ở Trung Đông là cả hai phía Israel và Palestine đều không hiểu là họ có chung một số phận và bất chợt thưa quí vị cái mà đã từng là lời đề nghịi của những nhà thơ hay những người người mơ mộng trở thành cái mà chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc như một vấn đề về chính sách quốc gia tôi đã bắt đầu với một bài thơ tôi sẽ kết thúc cũng bằng một bài thơ bài thơ tuyệt vời của John Donne "Gửi cho những người còn sống" bài thơ tên là "Không ai là một hòn đảo cả" và nó như thế này "mỗi cái chết của một con người ảnh hưởng đến tôi, bởi tôi thuộc về loài người, gửi mà không báo cho những người đã khuất chuông rung ba hồi" với John Donne, đó là một lời đề nghị luân lý Đối với chúng ta, tôi nghĩ rằng đó là một phần cho sự sống còn của mình Cảm ơn rất nhiều (vỗ tay) Hiện nay có hơn 1000 cuộc nói chuyện trên trang mạng TED. Và tôi đoán rằng nhiều người trong số các bạn ở đây nghĩ rằng điều đó thật là vĩ đại. trừ tôi.Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng chúng ta có 1 vấn đề ở đây. Vì nếu bạn nghĩ về điều này, 1000 cuộc nói chuyện trên TED, đó là hơn 1000 ý tưởng đáng được truyền bá. Làm cách nào mà bạn có thể truyền bá 1000 ý tưởng? Kể cả nếu bạn cố gắng nhồi nhét tất cả những ý tưởng đó vào đầu bằng việc xem cả nghìn video TED đó, thì nó cũng phải tiêu tốn của bạn hơn 250 giờ để làm điều này. Và tôi đã làm một vài phép tính toán như sau. Thiệt hại đối với nền kinh tế nếu mỗi người làm điều này là khoảng 15000 đô la Mỹ. Vậy nên thấy được mối nguy hiểm này đối với nền kinh tế, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải tìm ra 1 giải pháp cho vấn đề này. Đây là phương pháp của tôi. Bạn có thể thấy tình hình là bạn có 1000 cuộc nói chuyện TED. Mỗi bài nói TED này có độ dài trung bình khoảng tầm 2300 từ. Hãy cộng nó lại với nhau và tóm lại bạn có tới 2.3 triệu từ trong các bài nói chuyện, bằng với khoảng ba quyển Kinh Thánh. Câu hỏi hiển nhiên ở đây là, 1 bài nói chuyện TED có thực sự cần tới 2300 từ? Không thể ngắn hơn sao? Ý tôi là nếu bạn có 1 ý tưởng đáng được lan truyền, bạn chắc chắn có thể biến nó trở thành 1 cái gì đó ngắn hơn 2300 từ. Câu hỏi chỉ là bạn có thể làm nó ngắn đến mức nào? Số từ ít nhất mà bạn cần để tạo nên 1 bài nói chuyện TED là bao nhiêu? Khi tôi đang trăn trở về câu hỏi này, tôi đã tình cờ biết được 1 truyền thuyết mới về Ernest Hemingway, người được cho là tuyên bố rằng 6 từ sau: "Bán: giày em bé, còn mới" là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất ông ấy từng viết. Và tôi cũng bắt gặp 1 dự án tên là Những truyện ký 6 từ ở đó mọi người được hỏi rằng, xem xét cả cuộc đời của bạn và tóm tắt nó trong vòng 6 từ, như thể dưới đây: "Tìm thấy tình yêu đích thực , cưới một người khác" hay" Sống trong sự trống rỗng rất tệ" Tôi thực sự rất thích cái này. Thế nên nếu một cuốn tiểu thuyết có thể gói gọn trong 6 từ và cả một truyện ký có thể viết trong 6 từ, bạn không cần quá 6 từ cho một bài nói chuyện TED và như vậy thì chúng ta đã có thể kết thúc vào giờ trưa. Ý tôi là ... Và nếu bạn làm điều này đối với cả nghìn bài nói chuyện TED, bạn có thể giảm từ 2.3 triệu từ xuống còn 6000. Vì vậy tôi nghĩ việc này khá đáng làm. Vì vậy tôi đã bắt đầu hỏi các bạn của tôi, hãy chọn một bài nói chuyện TED yêu thích và gói gọn nó trong 6 từ. Và đây là một vài kết quả tôi thu được.Tôi nghĩ rằng nó khá khả quan. Thí dụ, bài nói của Dan Pink về sự thúc đẩy, một bài khá hay nếu bạn chưa xem nó: "Bỏ cà rốt.Bỏ gậy.Mang tới ý nghĩa" Đó căn bản là tất cả những gì ông ta đã nói tới trong vòng 18 phút rưỡi. một số thậm chí còn bao gồm cả những tham khảo của người nói, ví dụ như phong cách nói của Nathan Myhrvold, hoặc của Tim Ferriss, phong cách mà có thể coi là đôi lúc hơi căng thẳng. Thách thức ở đây là, nếu tôi cố gắng thực hiện điều này một cách có hệ thống, cuối cùng tôi sẽ có thể phải làm việc với rất nhiều tóm tắt, nhưng không phải với nhiều bạn. Vì vậy tôi phải tìm ra một giải pháp khác, tốt hơn cả là chỉ liên quan tới người lạ. Và may mắn thay có một trang web như thế tên là Mechanical Turk, một trang web mà bạn có thể đăng tải các công việc mà bạn không muốn tự mình làm, ví dụ như" Hãy tóm tắt đoạn văn bản này trong 6 từ". Và tôi không chấp nhận cho bất kì một quốc gia giá thấp nào làm việc này, nhưng tôi phát hiện ra rằng tôi sẽ nhận được 1 bản tóm tắt 6 từ chỉ với 10 xu, cái mà tôi nghĩ rằng là một cái giá khá hợp lí. Thậm chí khi đó, thật không may, không thể tóm tắt riêng từng bài nói chuyện TED. Vi nếu bạn làm một phép toán, bạn có cả nghìn bài nói chuyện TED, rồi trả 10 xu mỗi bài, bạn sẽ phải làm hơn một bản tóm tắt cho mỗi bài nói này, vì nhiều bản trong chúng sẽ có thể rất tệ. Vì vậy tôi đã phải trả hàng trăm đô la. Vì thế tôi đã nghĩ ra một cách khác. bằng việc nghĩ rằng những bài nói này xoay quanh những chủ đề nhất định. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không để mọi người tóm tắt từng bài nói một bằng 6 từ, mà giao cho họ 10 bài nói TED cùng một lúc và nói rằng" Hãy làm bản tóm tắt 6 từ cho chúng" Tôi có thể giảm đến 90% chi phí. Thế nên với 60 đô la, tôi có thể tóm tắt cả nghìn bài nói chuyện TED thành 600 bản tóm tắt, điều này khá là hay. Ngay bây giờ nhiều người trong số các bạn cũng có thể đang nghĩ, thật sự là điên rồ khi tóm tắt 10 bài nói chuyện TED chỉ trong 6 từ. Nhưng thật sự là không như vậy, vì có một ví dụ bởi giáo sư thống kê, Hans Rosling. tôi đoán chắc rằng nhiều người trong số các bạn đã xem một trong số các bài nói của ông ý. Ông ấy có 8 bài nói trên mạng, và tất cả chúng cơ bản đều có thể tóm gọn lại trong 4 từ, vì căn bản đó là tất cả những gì ông ấy cho chúng ta thấy, giác quan của chúng ta thực sự tệ. Ông ấy luôn chứng tỏ rằng chúng ta sai. Vì vậy một số người trên mạng Internet không làm tốt lắm. Ý tôi là,khi tôi yêu cầu họ tóm tắt 10 bài nói chuyện TED cùng một lúc, một số chọn cách dễ là Họ chỉ bình luận chung chung. Cũng có một số khác mà tôi thấy khá táo tợn. Họ dùng chính 6 từ của họ để cãi lại tôi và hỏi tôi là liệu có phải gần đây tôi đã dựa dẫm quá nhiều vào Google không. và tôi cũng chẳng bao giờ hiểu điều này, một số người tự nảy ra một phiên bản của riêng họ về sự thật. tôi không hề biết bất kì một bài nói chuyện TED nào mà có ý tưởng này. Nhưng, tuy nhiên thì cuối cùng, và nó thực sự rất kì diệu, với mỗi chùm 10 bài TED mà tôi đăng, tôi thực tế đã nhận được nhiều bản tóm tắt giàu ý nghĩa Đây là một số bản yêu thích của tôi. Ví dụ như với tất cả các bài nói chuyện TED về thực phẩm, một người nào đó đã tóm tắt nó thành "Thức ăn hình thành cơ thể, bộ não và môi trường," cái mà tôi nghĩa là khá hay. Hay hạnh phúc: " phấn đấu vươn tới hạnh phúc = tiến tới bất hạnh." Và nay tôi như thế này. Tôi đã bắt đầu với 1000 bài nói chuyện TED và tôi có 600 bản tóm tắt 6 từ cho chúng. Thực tế thì ý tưởng ban đầu khá hay, nhưng khi bạn nhìn thấy 600 bản tóm tắt, nó vẫn khá nhiều. Nó là một bản danh sách khổng lồ. Vì vậy tôi nghĩ rằng, tôi vẫn cần tiến xa thêm một bước nữa và tạo nên tóm tắt của tóm tắt -- và đấy chính xác là những điều tôi thực hiện. Tôi đã lấy 600 bản tóm tắt tôi có, chia chúng thành 9 nhóm, theo mức đánh giá phân loại mà các bài nói đã được nhận ban đầu trên TED.com và tôi yêu cầu mọi người tóm tắt chúng. Thêm một lần nữa có những hiểu nhầm. Thí dụ như tôi có một nhóm các bài nói đẹp, có người nghĩ rằng tôi chỉ đang cố tìm ra lời tán tỉnh hay nhất. Nhưng cuối cùng, thật kì diệu, một lần nữa, có những người có thể làm được. Ví dụ như những bài nói TED về dũng cảm: "Con người đang chết" hay Con người phải chịu đựng," là những cái như vậy, "với những giải pháp đơn giản xung quanh" hay công thức cho những bài nói TED gây sốc lớn: "Những bức ảnh Flickr của nhà soạn nhạc cổ điển đại tài ở giữa các thiên hà." Ý tôi là đó là cái phần quan trọng nhất. Bây giờ tôi đã có 9 nhóm, nhưng ý tôi là nó quả là sự cắt giảm lớn. Tuy nhiên, mọt khi bạn đã đi xa như vậy thì bạn sẽ không thỏa mãn. Tôi muốn đi tới tận nhà máy cất, bắt đầu với 1000 bài nói TED. Tôi muốn có 1000 bài nói TED tóm gọn chỉ trong 6 từ- nó sẽ là một sự cắt giảm tới 99.9997% về nội dung. Và tôi sẽ chỉ phải trả 99.5 đô la.-- thậm chí là dưới 100 đô la cho việc tóm tắt. Vì vậy tôi phải tóm gọn 50 bản tóm tắt. Lần này tôi trả 25 xu vì tôi nghĩ rằng công việc khó hơn một chút. Nhưng không may khi tôi nhận được câu trả lời đầu tiên -- và đây bạn có thể thấy 6 từ của câu trả lời -- tôi đã hơi thất vọng. vì tôi nghĩ rằng bạn sẽ đồng ý rằng họ sẽ tóm tắt một vài khía cạnh của TED, nhưng với tôi chúng có vẻ hơi chung chung, hay chúng chỉ có một số lượng nhất định khía cạnh của TED trong chúng. Vì vậy tôi đã gần như chuẩn bị từ bỏ khi một đêm tôi chơi chữ với những câu này và phát hiện ra rằng thực sự có một giải pháp rất hay ở trong đây. Và nó đây, một nguồn đông đảo 6 từ tóm tắt cho cả nghìn bài nói TED chỉ với 99.5 đô la: "Tại sao phải lo lắng? Tôi thà thắc mắc còn hơn." Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi được mời tới đây và kể cho các bạn tất cả những câu chuyện Nhưng những gì tôi muốn làm là thay vào đó Cho bạn biết tại sao tôi ngi ngờ nhữg câuchuyện vì sao chúg khiến tôi lo Thực tế, một câu chuyện càng truyền cảm hứng cho tôi, thường thường, tôi càng trở nên lo lắng. (Cười) Vậy nên những câu chuyện hay nhất thường là khó khăn nhất. Điều tốt và xấu về những câu chuyện đó là chúng là một dạng đồ lọc. Chúng chứa rất nhiều thông tin, và chúng bỏ đi một vài điều, và giữ một vài thông tin lại. Nhưng một điều về cái máy lọc này là chúng luôn để những điều giống nhau lại. Bạn luôn rời đi với một vài câu chuyện đơn giản giống nhau. Có một câu nói mà mọi câu chuyện đều có thể được tóm tắt lại là "một người lạ ở thị trấn". Có một quyển sách của Christopher Booker, trong đó anh ấy nói rằng thực sự có bảy thể loại câu chuyện. Có quái vật, những người từ nghèo trở nên giàu, điều tra, du hành và quay trở về, chuyện hài, bi kịch, hồi sinh. Bạn không nhất thiết phải đồng tình với danh sách đó, nhưng mục đích chính là: nếu bạn nghĩ về những câu chuyện, bạn đang nói đi nói lại với chính mình những điều giống nhau. Đã từng có một cuộc khảo sát, chúng tôi hỏi một vài người -- họ được yêu cầu miêu tả cuộc sống của họ. Khi được hỏi miêu tả về cuộc sống của mình, điều thú vị là chỉ có vài người nói "mớ hỗn độn". (Cười) Đó có thể là câu trả lời tốt nhất, tôi không có ý xấu đâu. "Mớ hỗn độn" có thể là tự do, "mớ hỗn độn" có thể là quyền lực, "mớ hỗn độn" có thể là một cách rút ra được nhiều điểm mạnh. Nhưng điều mà mọi người muốn nói là, "Cuộc sống của tôi là một cuộc hành trình" 51% họ muốn biến cuộc sống của mình thành một câu chuyện. 11% nói "Cuộc sống của tôi là một trận chiến". Một lần nữa, đó là một dạng của câu chuyện. 8% nói, "Cuộc sống của tôi là một cuốn tiểu thuyết" 5% nói, "Cuộc sống của tôi là một vở kịch." Tôi không nghĩ có ai nói, "cuộc sống của tôi là một chương trình truyền hình thực tế" (Cười) Nhưng một lần nữa, chúng ta đang áp đặt trật tự lên sự lộn xộn mình chứng kiến, và nó có cùng một mô hình, và khi một điều gì đó đang ở trong dạng một câu chuyện, thường, chúng ta nhớ đến nó khi mà chúng ta không nên. Vậy có bao nhiêu người trong số các bạn, biết câu chuyện về George Washington và cây cherry? Nó không rõ ràng là chuyện đó đã thực sự xảy ra. Câu chuyện về Paul Revere, cũng không rõ đó là chuyện thực sự đã xảy ra. Nên một lần nữa, chúng ta nên nghi ngờ những câu chuyện. Chúng ta được lập trình về mặt sinh học để đáp lại những câu chuyện. Chúng chứa đựng rất nhiều thông tin. Chúng có sức mạnh cộng đồng. Chúng kết nối ta với người khác. Vậy nên chúng như viên kẹo mà chúng ta ăn khi tiêu thụ thông tin chính trị, khi chúng ta đọc những cuốn tiểu thuyết. Khi chúng ta đọc những quyển sách thực tế, chúng ta được cung cấp những câu chuyện thực. Sự không hư cấu, theo một ý nghĩa, chính là sự hư cấu mới. Quyển sách có thể nói những điều đúng, nhưng một lần nữa, mọi thứ đều có cùng hình thức với những câu chuyện này. Vậy, những vấn đề của việc phụ thuộc quá nhiều vào những câu chuyện là gì? Bạn nhìn cuộc đời mình như thế này thay vì nó là, hoặc nó nên là một sự lộn xộn. Nhưng cụ thể hơn, tôi nghĩ một vài vấn đề chính khi chúng ta nghĩ quá nhiều về sự kể chuyện. Thứ nhất, những lời kể thường quá đơn giản, vì mục đích của một lời kể chuyện đó là lược bỏ không chỉ trong 18 phút, mà đa số những câu chuyện bạn có thể diễn đạt chỉ trong 1 hay 2 câu Khi bạn lược bỏ chi tiết, bạn có xu hướng kể những câu chuyện về cái thiện và cái ác, cho dù đó là câu chuyện về của đời bạn hoặc câu chuyện về chính trị. Tôi biết một vài điều thực sự là cái thiện chống cái ác, chúng ta đều biết, phải không? Nhưng tôi nghĩ, như một nguyên tắc chung, chúng ta rất có thiên hướng kể câu chuyện cái thiện cái ác. Giống như quy tắc ngón tay cái đơn giản, hãy tưởng tượng mỗi lần bạn kể câu chuyện cái thiện chống cái ác, bạn đang đơn giản tự làm giảm IQ của mình đi 10 điểm hoặc hơn. Nếu bạn chỉ nhận nó như một dạng thói quen tinh thần, theo tôi, đó là một cách để trở nên thông minh hơn một cách nhanh chóng. Bạn không cần phải đọc bất kỳ quyển sách nào Hãy chỉ tưởng tượng mình đang nhấn một cái nút mỗi lần bạn kể chuyện cái thiện chống cái ác, và bằng cách nhấn nút đó, bạn giảm IQ của mình đi 10 điểm hoặc hơn. Một dạng truyện phổ biến khác -- nếu bạn biết những bộ phim của Oliver Stone hay Michael Moore, bạn không thể làm nên một bộ phim và nói: "Tất cả chỉ là một sự tình cờ." Không, nó cần phải có một âm mưu, mọi người dựng kịch bản cùng nhau, bởi vì trong một câu chuyện, một câu chuyện là về một mục đích. Một câu chuyện không phải về một thứ tự không gò bó hay các tổ chức con người phức tạp những điều là sản phẩm của hành động của con người, nhưng không phải của con người thiết kế. Không, một câu chuyện là về những người xấu lên kế hoạch cùng nhau. Vì thế khi bạn nghe những câu chuyện về những âm mưu, hay thậm chí những câu chuyện về người tốt lên kế hoạch cùng nhau, như khi bạn xem những bộ phim, đây, một lần nữa, là lý do để nghi ngờ. Theo quy tắc ngón tay cái, nếu như bạn hỏi: "Khi tôi nghe một câu chuyện, khi nào thì tôi nên đặc biệt nghi ngờ?" Nếu bạn nghe một câu chuyện và bạn nghĩ: "Ồ, nó có thể làm nên một bộ phim hay!" (Cười) Đó là khi phản ứng "uh-oh" nên bật lên, và bạn nên bắt đầu nghĩ về việc tất cả có thể là một phần của một sự hỗn độn. Một câu chuyện hay cốt truyện phổ biến khác là lời tuyên bố chúng ta "phải trở nên cứng rắn" Bạn sẽ nghe điều này trong rất nhiều ngữ cảnh. Chúng ta phải cứng rắn với ngân hàng. Chúng ta phải cứng rắn với công đoàn. Chúng ta cần cứng rắn với một đất nước nào đó khác, một nhà độc tài ngoại quốc nào đó, một người chúng ta đang thương lượng cùng. Một lần nữa, vấn đề không phải ở việc chống lại việc trở nên cứng rắn. Đôi khi, chúng ta nên cứng rắn. Việc chúng ta cứng rắn với Đức Quốc xã là một điều tốt. Nhưng đây một lần nữa lại là một câu chuyện chúng ta phải dùng đến quá dễ dàng, quá nhanh chóng. Khi chúng ta không thực sự biết vì sao điều gì đó đã xảy ra, chúng ta đổ lỗi cho ai đó, và nói: "Chúng ta cần cứng rắn với họ!" Như thể điều đó chưa bao xảy ra với cha ông bạn, cái ý tưởng của việc cứng rắn này. Tôi thường xem nó như một dạng của sự lười biếng tinh thần. Đó là một câu chuyện đơn giản mà bạn kể: "Chúng ta cần trở nên cứng rắn, chúng ta đã cần trở nên cứng rắn, chúng ta sẽ phải cứng rắn." Thường thì, đó như một dạng của một dấu hiệu cảnh báo. Một kiểu vấn đề khác với các câu chuyện là bạn chỉ có thể lấp đầy nhiều câu chuyện vào tâm trí bạn ngay lập tức, hoặc trong một ngày, hoặc thậm chí cả cuộc đời. Vậy nên những câu chuyện của bạn đang phục vụ rất nhiều lý do. Ví dụ, chỉ bước ra khỏi giường vào buổi sáng, bạn kể câu chuyện cho chính mình rằng công việc của bạn rất quan trọng, điều bạn đang làm là rất quan trọng. (Cười) và có thể là đúng vậy, nhưng tôi kể cho tôi câu chuyện đó kể cả khi không như vậy. Và bạn biết gì không? Câu chuyện đó có tác dụng. Nó khiến tôi bước ra khỏi giường. Nó như một dạng tự đánh lừa bản thân, nhưng vấn đề xuất hiện khi tôi cần thay đổi câu chuyện đó. Mục đích của câu chuyện là việc tôi nắm lấy nó và tôi giữ nó, và nó khiến tôi bước ra khỏi giường. Vì thế, khi tôi đang làm một việc mà thực sự chỉ là một sự lãng phí thời gian, trong mớ lộn xộn của cuộc sống của tôi, tôi quá ràng buộc với câu chuyện khiến tôi bước ra khỏi giường, và một cách lý tưởng, tôi nên có một bản đồ câu chuyện đầy phức tạp trong đầu, bạn biết đấy, với những tổ hợp và một ma trận của tính toán, và những điều tương tự nhưng đó không phải là cách những câu chuyện vận hành. Những câu chuyện muốn vận hành cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ kể cho người khác, dễ nhớ. Như thế, những câu chuyện sẽ phục vụ những mục đích kép và đối lập, và thường chúng sẽ khiến chúng ta lạc lối. Tôi từng nghĩ tôi đã ở giữa một nhóm những nhà kinh tế, tôi là một trong số những người tốt, và tôi liên kết với với những người tốt khác, và chúng tôi đã chiến đấu những lý tưởng của những người xấu. Tôi đã từng nghĩ như vậy đó! Và có lẽ, tôi đã lầm. Có thể thi thoảng, tôi là một trong số những người tốt, nhưng trong một vài trường hợp, tôi nhận ra: "Này, mình đâu phải một trong số những người tốt." Tôi không chắc tôi đã là kẻ xấu theo nghĩa có ý đồ xấu, nhưng nó rất khó với tôi để tránh khỏi câu chuyện đó. Một điều thú vị về các xu hướng nhận thức là chúng là chủ đề của rất nhiều quyển sách ngày nay. Có sách Nudge, sách Sway, sách Blink, những quyển sách một tựa đề, tất cả đều về những cách chúng ta làm hỏng việc. Và có rất nhiều cách, nhưng điều mà tôi thấy thú vị là không một quyển sách nào nhận ra, đối với tôi, phương thức duy nhất, trọng tâm, quan trọng nhất chúng ta làm hỏng việc là gì, và đó là việc chúng ta kể cho chính mình quá nhiều câu chuyện, hoặc chúng ta bị mê hoặc một cách quá dễ dàng bởi những câu chuyện. Tại sao những quyển sách này không nói với chúng ta điều đó? Bởi vì chính những quyển sách đều về những câu chuyện. Bạn càng đọc nhiều những quyển sách này, bạn đang học thêm về thành kiến của mình nhưng bạn đang khiến một vài thành kiến khác trở nên tệ hơn. Vì thế chính những quyển sách là một phần của thành kiến trong nhận thức của bạn. Thường, mọi người mua chúng như một dạng bùa, như là: "Tôi mua quyển sách này. Tôi sẽ không 'Phi lý trí'." (Cười) Như thể mọi người muốn nghe điều tệ nhất, vậy nên theo tâm lý, họ có thể chuẩn bị cho nó hoặc bảo vệ mình khỏi nó. Đó là lý do tại sao có cái gọi là thị trường cho tính bi quan. Nhưng nghĩ việc mua một quyển sách sẽ đưa bạn đến đâu đó, điều đó có thể là sự sai lầm lớn hơn. Nó như thể là bằng chứng cho thấy những con người nguy hiểm nhất là những người đã được dạy kiến thức tài chính. Họ là những người đã đi và mắc những sai lầm tệ nhất. Họ là những người nhận ra họ không biết gì cả, và rốt cuộc lại làm rất tốt. Và vấn đề thứ 3 với những câu chuyện là những người ngoài cuộc dùng những câu chuyện kiểm soát chúng ta, và chúng ta đều thích nghĩ rằng quảng cáo chỉ có tác dụng với người khác, nhưng, tất nhiên, đó không phải là đúng, quảng cáo có tác dụng với tất cả chúng ta. Vậy nên nếu bạn quá bị ràng buộc vào những câu chuyện, điều sẽ xảy ra là những người bán hàng sẽ đi theo, và họ sẽ gộp mặt hàng của mình với một câu chuyện. Bạn sẽ, "Kìa, một câu chuyện miễn phí!" Và rồi rốt cục bạn mua sản phẩm, bởi vì sản phẩm và câu chuyện đó đi liền với nhau. (Cười) Nếu bạn nghĩ về cách chủ nghĩa tư bản hoạt động, có một thành kiến ở đây. Hãy cùng cân nhắc 2 dạng câu chuyện về ô tô. Câu chuyện A là : "Mua chiếc xe này, và bạn sẽ có những đối tác xinh đẹp, lãng mạn và một cuộc sống đầy hấp dẫn" (Cười) Có rất nhiều người có động cơ về mặt tài chính để thúc đẩy câu chuyện đó. Nhưng, một câu chuyện thay thế là: "Bạn không thực sự cần một chiếc xe tốt như thu nhập của bạn sẽ biểu lộ ra. Điều bạn thường làm là nhìn vào việc bạn của bạn làm và bắt chước họ. Đó là một cách tự học tốt cho rất nhiều vấn đề, nhưng khi nhắc tới ô tô, hãy chỉ mua một chiếc Toyota." (Cười) Có thể Toyota có động cơ ở đó, nhưng thậm chí Toyota cũng kiếm nhiều tiền hơn từ những chiếc xe sang trọng, và ít tiền hơn từ những chiếc xe rẻ hơn. Nên nếu bạn nghĩ nhóm truyện nào bạn sẽ nghe, bạn rốt cục sẽ nghe những câu chuyện đầy mê hoặc, đầy quyến rũ, và một lần nữa, tôi nói với các bạn, đừng tin chúng. Có những người lợi dụng tình yêu dành cho những câu chuyện của bạn để điều khiển bạn. Cản lại và nói: "Những thông điệp, những câu chuyện gì mà không ai có động lực để kể?" Bắt đầu nói với chính mình những điều đó, và xem liệu những quyết định của bạn có thay đổi. Đó là một cách đơn giản. Bạn có thể không bao giờ thoát ra được cách suy nghĩ về những câu chuyện, nhưng bạn có thể cải thiện mức độ bạn nghĩ trong những câu chuyện, và ra những quyết định tốt hơn. Vì thế nếu tôi đang nghĩ về bài nói này, tôi tự nhủ, tất nhiên rồi, bạn rút được gì từ bài nói này? Câu chuyện gì bạn rút ra được từ Tyler Cowen? Một câu chuyện bạn có thể giống câu chuyện về một sự điều tra. "Tyler là một người đàn ông trong một cuộc tìm kiếm. Tyler tới đây, và anh bảo chúng tôi rằng đừng nghĩ quá nhiều về những câu chuyện." Đó sẽ là một câu chuyện bạn có thể kể về bài nói này. (Cười) Nó sẽ phù hợp với một khuôn mẫu khá phổ biến. Bạn có thể nhớ nó. Bạn có thể kể nó cho người khác. "Anh chàng kỳ lạ này đến, và anh nói 'Đừng nghĩ về những câu chuyện. Để tôi kể cho bạn điều đã xảy ra trong hôm nay!" (Cười) Và bạn kể câu chuyện của bạn. (Cười) Một khả năng khác là bạn có thể kể chuyện về sự hồi sinh. Bạn có thể nói, "Tôi từng nghĩ quá nhiều về những câu chuyện (Cười) nhưng rồi tôi nghe Tyler Cowen (Cười) và tôi nghĩ ít hơn về những câu chuyện!" Đó cũng có thể là một lời kể bạn sẽ nhớ, bạn có thể kể cho người khác, và một lần nữa, nó sẽ gắn với bạn. Bạn cũng có thể kể câu chuyện về một bi kịch sâu đậm. "Anh chàng Tyler Cowen này đến (Cười) và nói với chúng tôi rằng đừng nghĩ về các câu chuyện, nhưng tất cả những gì anh ấy có thể làm là kể cho chúng tôi những câu chuyện (Cười) về việc những người khác nghĩ quá nhiều về các câu chuyện như thế nào." (Cười) Vậy, hôm nay, sẽ là câu chuyện nào? Một cuộc tìm kiếm, sự hồi sinh, nỗi bi kịch? Hay có thể một chút kết hợp của cả 3? Tôi không thật sự chắc chắn, và tôi không ở đây để bảo các bạn đốt đầu đĩa DVD của mình và vứt bộ sách Tolstoy đi. Suy nghĩ về các câu chuyện cơ bản là thuộc tinh con người. Có một cuốn hồi ký Gabriel Garcia Marquez "Sống để kể một câu chuyện" mà chúng ta sử dụng ký ức trong các câu chuyện để hiểu những gì chúng ta đã làm, để đưa ra ý nghĩa đối với cuộc sống, để tạo ra những sự kết nối với người khác. Không gì trong những điều này sẽ biến mất, nên biến mất, hay có thể biến mất. Nhưng một lần nữa, với tư cách một nhà kinh tế, tôi nghĩ về cuộc sống trên bờ vực, một quyết định bổ sung. Chúng ta có nên nghĩ nhiều hơn, hay ít hơn về các câu chuyện? Khi chúng ta nghe những câu chuyện, chúng ta có nên nghi ngờ nhiều hơn? Và những dạng truyện gì chúng ta nên thấy nghi ngờ? Một lần nữa, tôi nói với các bạn đó là những câu chuyện, thường thường, là bạn thích nhất, rằng bạn thấy đáng được thưởng nhất, truyền cảm hứng nhất. Những câu chuyện không tập trung vào chi phí cơ hội, hay hậu quả phức tạp, không lường trước của những hành động của con người, bời vì rất thường xuyên, điều đó không tạo nên một câu chuyện hay. Nên thường, một câu chuyện là một câu chuyện về sự chiến thắng, về sự đấu tranh; có những thế lực đối lập, có thể ác hoặc ngu dốt; có một người đang được tìm kiếm, một người thực hiện một cuộc du hành, và một người lạ đến với thị trấn. Và những người là loại người bạn thích, nhưng đừng để họ khiến bạn hạnh phúc quá. (Cười) Thay vào đó, ở bên lề - một lần nữa, không đốt Tolstoy nhé - nhưng chỉ lộn xộn hơn một chút. Nếu tôi thực sự phải sống những cuộc hành trình đó, và những cuộc tìm kiếm, những trận chiến, nó sẽ thật ngột ngạt với tôi! Như thể, chúa tôi, tôi không thể có cuộc sống của tôi trong đống lộn xộn của nó - tôi ngần ngại khi sử dụng từ này - sự vinh quang bình thường nhưng đó là niềm vui với tôi? Tôi có thực sự phải theo một cách kể chuyện nào đó? Tôi không thể chỉ sống thôi sao? Hãy thoải mái hơn với những sự lộn xộn. Hãy thoải mái hơn với sự vô thần, và ý tôi là về những điều khiến bạn cảm thấy vui. Nó thực dễ dàng để chọn ra một vài phạm vi để không biết về nó, và cảm thấy tốt về điều đó, như là, "Tôi không thể biết về tôn giá, hay chính trị." Đó là một bước đi trong bộ hồ sơ để bạn trở nên giáo điều hơn trong phạm vi khác, phải không? (Cười) Đôi khi, những người đáng tin nhất về trí tuệ là những người chỉ chọn một phạm vi, và họ hoàn toàn giáo điều về nó, không hợp lý một cách bướng bỉnh, đến nỗi bạn nghĩ, "Sao họ có thể tin điều đó?" Nhưng nó làm tăng thêm sự cứng đầu của họ, và rồi, với những điều khác, họ có thể khá cởi mở. Vậy nên đừng rơi vào cái bẫy của suy nghĩ bởi vì bạn bất khả tri về một vài điều, rằng bạn cơ bản là có lý về sự tự lừa dối bản thân, về những câu chuyện và về sự cởi mở của bạn. (Cười) [Nghĩ về] sự do dự, sự lơ lửng trong nhận thức, và sự lộn xộn, và sự không hoàn thiện, [và bằng cách nào] không phải mọi thứ đều buộc quanh trong một cái cung, và bạn đang thực sự không trong một cuộc hành trình. Bạn ở đây vì một hay nhiều lý do lộn xộn nào đó, và có thể bạn không biết đó là gì, có thể tôi không biết đó là gì, nhưng dù sao, tôi vui vì được mời tới đây, và cảm ơn các bạn vì đã lắng nghe. (Cười) (Vỗ tay) Đây là một nghĩa trang thiết bị. Điểm đến cuối cùng đặc trưng của thiết bị y tế từ các bệnh viện châu Phi. Sao lại thế? Hầu hết thiết bị y tế ở châu Phi đều được nhập khẩu, và thường không phù hợp với điều kiện ở đây. Khi thì chúng cần kĩ thuật viên có trình độ để vận hành, bảo trì và sửa chữa. Khi thì chúng không chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao và đòi hỏi một nguồn điện ổn định liên tục. Ví dụ về một thiết bị y tế, cuối cùng, sẽ bị tống vô bãi rác vào lúc nào đó là máy siêu âm điện tim cho thai nhi. Đây là thiết bị chăm sóc tiêu chuẩn ở các nước phát triển. Nhưng trong điều kiện thiếu nguồn lực, tiêu chuẩn chăm sóc thường là một bà mụ nghe nhịp tim thai qua ống nghe. Cách tiếp cận này đã được dùng từ hơn một thế kỉ. Nó phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng và kinh nghiệm của bà mụ. Vài năm trước, hai nhà sáng chế trẻ từ Uganda đã đến thăm phòng khám tiền sản tại một bệnh viện địa phương khi là sinh viên ngành công nghệ thông tin. Họ nhận thấy, các bà mụ thường không thể nghe tim thai bằng chiếc ống nghe này. Vậy nên, họ đã sáng chế ra thiết bị nghe tim thai của riêng mình. Họ lắp ống nghe và nối nó với điện thoại thông minh. Ứng dụng trên điện thoại sẽ ghi lại nhịp tim, đánh giá và cung cấp cho bà mụ một loạt thông tin về tình trạng thai nhi. Những nhà sáng chế này - (Vỗ tay) là Aaron Tushabe và Joshua Okello. Một người nữa là Tendekayi Katsiga, làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận tại Botswana, sản xuất các thiết bị trợ thính. Anh nhận ra những thiết bị trợ thính này cần được thay pin thường xuyên, điều vượt quá khả năng của phần lớn người sử dụng. Đáp lại, với vai trò một kĩ sư, anh đã phát minh máy sạc pin năng lượng mặt trời cùng pin sạc, có thể dùng được cho các thiết bị trợ thính. Anh đồng sáng lập một công ty tên Deaftronics, hiện đang sản xuất Solar Ear, một thiết bị trợ thính được vận hành bởi phát minh của anh. Đồng nghiệp của tôi, Sudesh Sivarasu, đã sáng chế găng tay thông minh cho bệnh nhân hủi. Dù bệnh hủi có thể được chữa khỏi, kết quả của những tổn thương thần kinh sẽ khiến nhiều người mất đi xúc giác. Điều này khiến họ rất dễ bị thương. Chiếc găng có những cảm biến giúp xác định nhiệt độ và áp lực và cảnh báo người dùng. Nó hoạt động hiệu quả như một xúc giác nhân tạo và ngăn ngừa tổn thương. Sudesh đã phát minh chiếc găng này sau khi quan sát những người từng mắc bệnh sinh hoạt hàng ngày, và nhận thấy những rủi ro và nguy hiểm trong môi trường của họ. Những nhà sáng chế mà tôi vừa nói tới đã kết hợp công nghệ với chăm sóc y tế. Đó là điều mà kĩ sư y sinh làm. Tại Đại học Cape Town, chúng tôi tổ chức khóa học có tên Sáng kiến Sức khỏe và Thiết kế. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ sư y sinh đã tham dự. Mục tiêu khóa học là giới thiệu cho các học viên triết lý của giới thiết kế. Các sinh viên được khuyến khích gắn kết với cộng đồng khi tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề sức khỏe. Một trong các cộng đồng mà chúng tôi đang làm việc cùng là nhóm những người cao tuổi tại Cape Town. Nhiệm vụ của một dự án gần đây của lớp là xác định tình trạng khiếm thính ở những người cao tuổi này. Các học viên, nhiều người là kỹ sư, tin rằng họ có thể thiết kế một thiết bị trợ thính tốt hơn. Họ dành thời gian với người cao tuổi, trò chuyện với những nhà cung cấp dịch vụ y tế và các điều dưỡng viên. Họ nhanh chóng nhận ra, thật ra, thiết bị trợ thính thích hợp đã tồn tại, nhưng những người cần lại không có được chúng. Và những người có lại không dùng. Các học viên nhận ra rằng nhiều người cao tuổi không chấp nhận việc mình bị khiếm thính. Một nỗi xấu hổ khi phải mang thiết bị trợ thính. Họ cũng khám phá ra rằng môi trường mà những người cao tuổi này đang sống không hỗ trợ cho tình trạng khiếm thính của họ. Ví dụ, nhà và trung tâm cộng đồng đầy ắp những tiếng vọng làm cản trở khả năng nghe. Vậy nên, thay vì phát triển và thiết kế một thiết bị trợ thính mới tốt hơn, các học viên kiểm tra bối cảnh xung quanh, với hi vọng cải thiện chất lượng âm thanh. Họ cũng nghĩ ra một chiến dịch để nâng cao nhận thức về khiếm thính và chống lại nỗi xấu hổ khi phải mang thiết bị trợ thính. Việc này thường xảy ra khi ta tập trung vào người dùng - trường hợp này, là người cao tuổi - và nhu cầu cùng bối cảnh của họ. Ta sẽ phải chuyển hướng tập trung khỏi công nghệ và tái cấu trúc vấn đề. Cách tiếp cận vấn đề thông qua việc tham gia và lắng nghe này không mới, nhưng thường không được các kĩ sư áp dụng trong quá trình phát triển công nghệ. Một trong những học viên của tôi có kinh nghiệm làm kĩ sư phần mềm. Anh từng tạo ra nhiều sản phẩm mà các khách hàng chẳng thích một chút nào. Khi khách hàng từ chối một sản phẩm, là chuyện thường ở công ty anh khi tuyên bố rằng họ không biết họ muốn gì. Hoàn thành xong khóa học, anh gửi phản hồi rằng giờ đây, anh đã nhận ra anh mới là người không hiểu khách hàng muốn gì. Một học viên khác gửi phản hồi rằng cô đã học được cách thiết kế với sự đồng cảm, thay vì theo chức năng, như được dạy ở trường. Tất cả những điều này cho thấy chúng ta thường không thấy được nhu cầu thật sự khi đuổi theo công nghệ. Nhưng chúng ta cần công nghệ. Chúng ta cần máy trợ thính. Chúng ta cần thiết bị nghe tim thai. Vậy làm thế nào để tạo ra nhiều thành công hơn cho các thiết bị y tế từ châu Phi? Làm thế nào tạo ra nhiều nhà sáng chế, thay vì phụ thuộc vào vài cá nhân đặc biệt có thể nhìn thấy được nhu cầu thật sự và đáp lại một cách phù hợp? Chúng ta sẽ tập trung vào nhu cầu, con người và bối cảnh. "Nhưng đó là điều hiển nhiên", bạn có thể nói vậy, "Bối cảnh dĩ nhiên là quan trọng." Nhưng châu Phi là một lục địa đa dạng, với cách biệt cực lớn về sức khỏe, giáo dục, tài sản và thu nhập. Nếu cho rằng kĩ sư và các nhà sáng chế của mình đã đủ hiểu biết về bối cảnh khác nhau của người dân châu Phi để có thể giải quyết các vấn đề của những cộng đồng khác nhau kể cả cộng đồng tách biệt nhất, thì chúng ta đã sai. Mặt khác, nếu chính chúng ta ở Châu Phi mà cũng không hiểu hết về nó, thì ai sẽ có đủ kĩ năng và sự tận tụy có thể bay đến, dành thời gian để lắng nghe và hòa nhập rồi bay đi cùng với đủ hiểu biết để sáng chế cho lục địa này? Việc hiểu rõ bối cảnh không phải là một tương tác hời hợt mà là sự ràng buộc sâu sắc, và sự dấn thân vào thực tại và sự phức tạp của bối cảnh. Và chúng ta đã làm được. Chúng ta đã có một nền tảng kiến thức giàu và mạnh để, từ đó, bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình. Thế nên, đừng ỷ lại vào người khác khi ta đang sống trên một lục địa đầy những tài năng chưa được khai thác. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Nếu bạn đi ăn ngoài tiệm và muốn có một lựa chọn tốt cho sức khỏe, thì bạn sẽ chọn gì, gà nướng hay gà rán? Hiện nay hầu hết mọi người sẽ trả lời là gà nướng, và đúng là gà nướng chứa ít chất béo và có ít calo hơn. Tuy nhiên, gà nướng có một nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ đó là chất heterocyclic amine đặc biệt là phenomethylimidazopyridine, hay PhIP -- (cười) là kháng nguyên hay hợp chất gây ung thư Chất gây ung thư là bất kỳ vật chất hay tác nhân hóa học nào mà gây ra sự phát triển bất bình thường của các tế bào và còn có thể làm chúng di căn và phát tán Chúng cũng là các hợp chất hữu cơ trong đó một hay nhiều hơn các hydro trong dung dịch amoniac được thay thế bởi một nhóm phức tạp hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chất chống oxi hóa có khả năng giảm các heterocyclic amin đó. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra bằng cách nào hay tại làm sao. Có năm tổ chức khác nhau phân loại các chất gây ung thư. Và như quý vị có thể thấy, không có tổ chức nào xem các tổ hợp trên là an toàn, điều này chứng tỏ rằng cần phải cắt giảm chúng trong chế độ ăn kiêng của chúng ta. Có thể các bạn đang tự hỏi làm sao mà một cô bé 13 tuổi có thể nghĩ ra ý kiến này. Và tôi đã đến với nó từ một chuỗi các sự kiện. Đầu tiên tôi biết về nó qua một đơn kiện mà tôi đã đọc trong văn phòng bác sỹ của tôi -- (cười) đó là vụ kiện giữa Ủy ban Y sĩ về Trách nhiệm Y học và bảy nhà hàng thức ăn nhanh khác nhau. Họ không bị kiện vì có những chất gây ung thư trong gà của họ, mà họ bị kiện vì Nghị định 65 của California, trong đó phát biểu rằng nếu có bất kỳ mối nguy hại nào trong sản phẩm thì các công ty sản xuất phải đưa ra một cảnh báo rõ ràng. Vì vậy tôi đã rất ngạc nhiên về điều này. Và tôi đã tự hỏi tại sao không ai biết nhiều hơn về loại gà nướng nguy hiểm mà có vẻ như là vô hại này. Nhưng rồi một tối nọ, mẹ tôi đang làm món gà nướng cho bữa tối, và tôi để ý rằng các góc cạnh của con gà, những phần mà đã được ướp trong nước cốt chanh, đã chuyển thành màu trắng. Và sau đó trong lớp sinh học, tôi được biết rằng đó là một quá trình được gọi là biến chất, trong đó các protein sẽ biến đổi hình dạng và mất khả năng hóa học. Vì thế tôi tổng hợp hai ý tưởng này và lập ra một giả thiết, rằng, có thể nào các chất gây ung thư được giảm xuống nhờ việc ướp và có thể xảy ra điều đó nhờ sự khác nhau về độ PH không? Vậy là ý tưởng của tôi đã được hình thành, và tôi đã có kế hoạch và giả thiết cho dự án, vậy thì bước tiếp theo của tôi là gì? Đương nhiên tôi phải tìm một phòng thí nghiệm để làm việc bởi vì tôi không có thiết bị gì ở trường. Tôi đã nghĩ điều này thì đơn giản thôi, nhưng tôi gửi thư điện tử cho 200 người trong bán kính cách nơi tôi sống 5 giờ chạy xe, và tôi nhận được một phản hồi tích cực nói rằng họ có thể làm việc với tôi. Hầu hết những người còn lại không bao giờ hồi âm, nói rằng họ không có thời gian hay không có thiết bị phù hợp và không thể giúp tôi. Cho nên đó phải là một cam kết nghiêm túc lắm mới có thể lái xe tới phòng thí nghiệm để làm việc nhiều lần như vậy. Tuy nhiên, đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để được làm việc trong một phòng thí nghiệm thật sự -- nhờ vậy mà cuối cùng tôi cũng có thể khởi động dự án của tôi. Giai đoạn đầu tiên được hoàn thành tại nhà bao gồm việc ướp gà, nướng gà, tập hợp lại và chuẩn bị để mang tới phòng thí nghiệm. Giai đoạn thứ hai được hoàn tất tại phòng thí nghiệm khuôn viên chính Đại học Penn State. Tại đó tôi đã chiết xuất các hóa chất, thay đổi độ PH để có thể đưa nó qua thiết bị và tách các hợp chất tôi cần từ phần còn lại của con gà. Giai đoạn cuối cùng là khi tôi cho các mẫu đi qua một máy đo phổ công suất cao bằng chất lỏng ghi sắc ở áp suất cao. Cái máy này tách các hợp chất và phân tích các hóa chất và cho tôi biết một cách chính xác hàm lượng chất gây ung thư tôi có trong con gà của tôi. Do vậy khi tôi đọc qua các dữ liệu, tôi đã có các kết quả rất đáng ngạc nhiên, bởi vì tôi thấy rằng có bốn trong số năm thành phần ướp thực sự đã ngăn chặn sự hình thành chất gây ung thư. Khi so sánh với gà chưa được ướp, là cái tôi dùng để kiểm nghiệm so sánh, tôi thấy rằng nước cốt chanh cho kết quả tốt nhất, làm giảm các chất gây ung thư đến khoảng 98 phần trăm. Ướp bằng nước muối và đường nâu cũng cho kết quả rất tốt, làm giảm các chất gây ung thư khoảng 60 phần trăm. Dầu ô-liu cũng làm giảm nhẹ sự hình thành chất PhIP, nhưng hầu như không đáng kể. Và kết quả với xì dầu chưa được ngã ngũ vì phạm vi dữ liệu quá lớn, nhưng có vẻ như xì dầu thực ra lại làm tăng các chất gây ung thư tiềm ẩn. Một chỉ số quan trọng khác mà tôi không đưa vào lúc đầu là thời gian nấu. Và tôi thấy rằng nếu tăng thời gian nấu, thì lượng chất gây ung thư sẽ tăng lên nhanh chóng. Trên cơ sở của những điều này thì cách tốt nhất để ướp gà là không nấu quá tái, nhưng tuyệt đối không được nấu quá kỹ và làm cháy gà, và ướp gà bằng nước cốt chanh, đường đen hay nước muối. (Vỗ tay) Dựa vào những phát hiện trên, tôi có một câu hỏi cho các bạn. Các bạn có sẵn lòng thực hiện một thay đổi đơn giản trong cách ăn uống mà có thể có khả năng cứu sinh mạng của mình? Không phải là tôi nói rằng nếu các bạn ăn gà nướng mà chưa được ướp thì chắc chắn sẽ bị ung thư và chết. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì quý vị có thể làm để giảm nguy cơ các chất gây ung thư tiềm tàng chắc chắn có thể làm tăng chất lượng cuộc sống. Điều đó nghe có đáng không? Các bạn sẽ nấu món gà thế nào bây giờ? (Vỗ tay) Chào mọi người. Tôi là Shree Bose. Tôi là người chiến thắng trong nhóm tuổi 17-18 và sau đó giành được giải thưởng cho toàn cuộc thi. Tôi muốn tất cả các bạn hình dung một cô bé đang cầm một cây rau bi-na chết màu xanh dương. Và cô bé đang đứng trước các bạn và cô bé sẽ giải thích cho các bạn rằng những đứa trẻ sẽ ăn rau trong dĩa ăn của chúng nếu rau có nhiều màu khác nhau. Nghe thật ngớ ngẩn phải không. Nhưng đó là tôi những năm trước đây. Và đó là đề tài khoa học đầu tiên của tôi. Câu chuyện sẽ phức tạp hơn một chút. Anh trai tôi Panaki Bose dành hàng giờ để giải thích cho tôi về các nguyên tử khi mà tôi vừa mới chập chững biết đến môn đại số. Bố mẹ tôi đã kinh qua nhiều đề tài khoa học của tôi hơn nhiều, bao gồm một thùng rác điều khiển từ xa. (Cười) Và sau đó mùa hè sau năm học cấp ba đầu tiên của tôi đến, khi ông bà tôi qua đời vì căn bệnh ung thư. Và tôi nhớ khi chứng kiến gia đình tôi trải qua chuyện đó và nghĩ rằng tôi không bao giờ muốn một gia đình khác phải cảm thấy sự mất mát như vậy. Vì vậy, được trang bị tất cả kiến thức từ lớp Sinh vật cho học sinh năm đầu, tôi đã quyết định là tôi muốn nghiên cứu về ung thư lúc 15 tuổi. Kế hoạch hoàn hảo. Vậy là tôi đã bắt đầu gửi thư điện tử tới tất cả các giáo sư trong khu vực của tôi yêu cầu một vị trí làm việc trong phòng thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của họ. Tất cả từ chối tôi, chỉ trừ một người. Và kỳ nghỉ hè tiếp theo tôi lại tiếp tục làm việc với Tiến sĩ Basu. tại trung tâm sức khỏe UNT tại Fort Worth, Texas. Và đó là nơi nghiên cứu bắt đầu. Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư mà hầu hết mọi người không biết đến, hay không để ý nhiều. Nhưng đó là bệnh ung thư gây tử vong cao thứ năm trong số những phụ nữ Mỹ. Trên thực tế, có một trong 70 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng. Một trên 100 phụ nữ sẽ tử vong vì căn bệnh này. Hóa trị liệu, một trong những cách hiệu quả nhất được dùng để điều trị ung thư ngày nay, bao gồm việc đưa vào bệnh nhân những liều hóa chất cao để cố gắng giết các tế bào ung thư. Cisplatin là một loại thuốc thông dụng dùng trong chữa trị ung thư cổ tử cung bằng hóa trị liệu -- một phân tử khá đơn giản được làm ra tại phòng thí nghiệm gây ra hư tổn cho DNA của các tế bào ung thư và làm cho chúng tự giết chính mình. Nghe thật tuyệt phải không? Nhưng có một vấn đề: đôi khi các bệnh nhân kháng thuốc, và sau nhiều năm sau khi họ được cho là không còn ung thư, họ quay trở lại. Và tại thời điểm này, họ không còn phản ứng với thuốc nữa. Đó là một vấn đề lớn. Trong thực tế, đó là một trong những vấn đề lớn nhất với hóa trị liệu hiện nay. Vì vậy chúng tôi muốn biết làm cách nào các tế bào ung thư cổ tử cung trở nên đề kháng với loại thuốc gọi là Cisplatin này. Và chúng tôi muốn biết điều này, bởi vì nếu chúng tôi biết được, thì chúng tôi có thể khiến cho hiện tượng kháng thuốc không bao giờ xảy ra. Đó là việc mà chúng tôi muốn làm ngay từ đầu. Và chúng tôi nghĩ rằng phải có liên quan tới loại protein được gọi là AMP kinase, một protein năng lượng. Vì thế chúng tôi thực hiện các cuộc kiểm tra chặn protein này lại, và chúng tôi đã thấy được sự thay đổi lớn. Ý tôi là, trên màn hình, các bạn có thể thấy rằng trên phần nhạy cảm của chúng ta, những tế bào mà phản ứng lại với thuốc, khi ta chặn protein lại, thì số lượng các tế bào chết -- những dấu chấm có màu -- chúng đang giảm xuống. Nhưng trên mặt bên này, với cùng biện pháp điều trị, chúng tại đang tăng lên -- thật thú vị. Nhưng đó là những dấu chấm trên màn hình cho các bạn; chính xác thì điều đó có nghĩa là gì? Cơ bản thì điều đó có nghĩa là protein này đang thay đổi từ tế bào nhạy cảm đến tế bào kháng thuốc. Và thực tế, nó có thể thay đổi chính các tế bào để làm cho các tế bào trở nên kháng thuốc. Và điều đó rất quan trọng. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là nếu một bệnh nhân đến và họ kháng lại thuốc này, thì nếu chúng ta cho họ một hóa chất để chặn protein này lại, thì chúng ta có thể điều trị lại cho họ với cùng loại thuốc đó. Và điều đó thật lớn lao đối với hiệu quả của hóa trị liệu nói chung -- có thể là với nhiều loại ung thư khác nhau. Đó là công việc của tôi, và đó là cách tôi hình dung lại tương lai của nghiên cứu, với việc khám phá ra chính xác protein này làm gì, nhưng cũng là vì tương lai của hiệu quả của hóa trị liệu -- để biết đâu tất cả những ông bà mắc phải ung thư sẽ có thêm một ít thời gian dành cho con cháu. Nhưng công việc của tôi không chỉ là về nghiên cứu. Đó là cả một quá trình tìm kiếm đam mê. Đó là lý do tại sao việc trở thành người chiến thắng giải thưởng cao quý của Hội chợ Khoa học Toàn cầu của Google -- bức ảnh dễ thương phải không -- đó là một niềm phấn khích với tôi và là một vinh dự lớn lao. Và kể từ đó, tôi đã được làm một số việc rất thú vị -- từ gặp gỡ tổng thống cho đến việc đứng trên sân khấu này để nói với tất cả các bạn. Nhưng như tôi đã nói, chuyến hành trình của tôi không chỉ là nghiên cứu, mà còn là tìm kiếm đam mê của bản thân, và đó là về việc tạo cho chính tôi những cơ hội khi tôi thậm chí không biết mình đang làm gì. Đó là về cảm hứng và quyết tâm và không bao giờ từ bỏ niềm yêu thích của bản thân dành cho khoa học và học tập và trưởng thành. Xét cho cùng thì câu chuyện của tôi bắt đầu với một cây rau bi-na héo úa đã chết và câu chuyện chỉ trở nên tốt đẹp hơn từ đó. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Naomi Shah: Chào mọi người. Tôi là Naomi Shah, và hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn về nghiên cứu của tôi về chất lượng không khí trong nhà và các bệnh nhân hen phế quản. Có 1,6 triệu cái chết trên toàn thế giới. Mỗi 20 giây lại có một người chết. Con người dành trên 90 phần trăm cuộc đời ở trong nhà. Và gánh nặng kinh tế của bệnh hen hơn cả gánh nặng của HIV và bệnh lao cộng lại. Những thống kê đó đã tác động mạnh mẽ tới tôi, nhưng điều thực sự đã làm dấy lên niềm yêu thích nghiên cứu của tôi là việc chứng kiến cả bố tôi và anh tôi chịu đựng bệnh dị ứng kinh niên quanh năm. Nó làm tôi bối rối; tại sao những triệu chứng dị ứng đó cứ dai dẳng khi mùa phấn hoa đã qua? Với câu hỏi này trong đầu, tôi bắt đầu nghiên cứu, và tôi sớm biết được rằng thành phần gây ô nhiễm không khí trong nhà chính là thủ phạm. Ngay khi tôi nhận ra điều này, tôi đã khảo sát mối liên hệ đằng sau giữa bốn thành phần gây ô nhiểm không khí phổ biến và ảnh hưởng của chúng tới phổi đối với bệnh nhân hen. Lúc đầu tôi chỉ muốn biết chất nào trong số bốn chất ô nhiễm có tác động xấu nhất tới sức khỏe đối với phổi của bệnh nhân hen. Nhưng không lâu sau đó, tôi đã phát triển một mô hình toán học mới lạ mà cơ bản định lượng ảnh hưởng của các chất ô nhiễm môi trường lên phổi của bệnh nhân hen. Và điều làm tôi bất ngờ là không có mô hình nào tồn tại hiện nay mà có thể định lượng ảnh hưởng của các chỉ số môi trường lên sức khỏe của phổi, bởi vì mối liên hệ đó có vẻ rất quan trọng. Với suy nghĩ đó trong đầu, tôi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn, tôi bắt đầu khảo sát nhiều hơn, và tôi đã rất đam mê. Bởi vì tôi nhận ra rằng nếu chúng ta có thể tìm được một cách để hướng tới việc cải tạo môi trường, chúng ta cũng có thể tìm một cách để chữa trị bệnh nhân hen hiệu quả hơn. Ví dụ, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là các chất hóa học gây ô nhiễm mà ta có thể tìm thấy ở trường học, ở nhà hay công sở. Chúng ở khắp mọi nơi. Những chất hóa học ô nhiễm này hiện tại không phải là chất gây ô nhiễm không khí theo định nghĩa của Đạo luật Không khí Sạch của Mĩ. Điều đó làm tôi bất ngờ, bởi vì những chất hóa học gây ô nhiễm này, qua nghiên cứu, tôi chứng tỏ rằng chúng có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe phổi của bệnh nhân hen và do đó cần được điều tiết. Vì vậy hôm nay tôi muốn chỉ cho các bạn mô hình phần mềm tương tác mà tôi tạo. Tôi sẽ trình diễn cho các bạn thấy trên máy tính của tôi. Và tôi có một tình nguyện viên trong số khán giả hôm nay, Julie. Và tất cả dữ liệu của julie đã được chuẩn bị từ trước nằm trong mô hình phần mềm tương tác của tôi. Và phần mềm này có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai. Vì vậy tôi muốn các bạn tưởng tượng rằng các bạn đang chính là Julie, hay người nào đó rất gần gũi với bạn người mà phải chịu đựng bệnh hen hay một rối loạn phổi khác. Thế này: Julie đi đến văn phòng bác sỹ của cô để được chữa trị cho bệnh hen. Và bác sỹ bảo cô ngồi xuống, và ông đo tốc độ thở ra đỉnh của cô -- đó cơ bản là tốc độ thở ra của cô, hay lượng không khí cô ấy có thể thở ra trong một nhịp thở. Tốc độ thở ra tối đa đó, tôi đã đưa nó vào mô hình phần mềm tương tác. Tôi cũng đưa vào tuổi, giới tính và chiều cao của cô ấy. Tôi đã giả thiết rằng cô ấy sống trong một hộ gia đình tầm trung với các mức ô nhiễm không khí trung bình. Vì vậy bất kỳ người dùng nào đều có thể đi vào đây và bấm vào "báo cáo chức năng phổi" và nó sẽ lấy những số liệu đó để cho ra bản báo cáo này mà tôi đã tạo ra. Bản báo cáo này thực sự cho thấy điểm then chốt trong nghiên cứu của tôi. Vì vậy cái mà nó chỉ ra -- nếu như các bạn muốn tập trung vào phần trên cùng của đồ thị ở góc bên phải -- nó chỉ ra rằng tốc độ thở ra đỉnh của Julie trên thực tế nằm trong thanh màu vàng. Đây là phép đo mà cô ấy đã tiến hành trong văn phòng bác sỹ của cô ấy. Ở thanh màu xanh nằm dưới cùng của đồ thị nó chỉ ra rằng tốc độ thở ra đỉnh, tốc độ thở ra hay sức khỏe phổi của cô ấy thế nào, mà đúng ra cô ấy phải có, dựa trên tuổi tác, giới tính và chiều cao của cô ấy. Do vậy bác sỹ thấy được sự khác biệt giữa thanh vàng và thanh màu xanh, và ông ấy nói, "Ồ, chúng ta cần cho cô ấy xteoit, thuốc và máy hô hấp." Nhưng tôi muốn mọi người ở đây hình dung lại một thế giới trong đó thay vì việc kê toa xteoit, máy thở và thuốc, ông bác sỹ quay lại với Julie và nói, "Sao cháu không về nhà và làm sạch bộ lọc khí nhà cháu. Làm sạch các ống dẫn khí trong nhà cháu, ở nơi làm việc, ở trường của cháu. Đừng dùng hương và nến nữa. Và nếu cháu có thể thiết kế lại nhà, hãy bỏ hết các tấm thảm và thay vào đó là sàn bằng gỗ cứng." Bởi vì những giải pháp đó là tự nhiên, những giải pháp đó là bền vững, và những giải pháp đó là sự đầu tư dài hạn -- sự đầu tư dài hạn mà chúng ta đang tiến hành cho thế hệ của chúng ta và cho các thế hệ tương lai. Bởi vì những giải pháp thân thiện với môi trường đó mà Julie có thể tiến hành tại nhà, tại nơi làm việc và trường học của cô ấy cũng tác động tới tất cả mọi người sống xung quanh. Vì vậy tôi rất đam mê công việc nghiên cứu này và tôi thực sự muốn tiếp tục và mở rộng nó cho nhiều bệnh nhân bị rối loạn bên cạnh bệnh nhân hen nhiều rối loạn hô hấp hơn, cũng như về chất gây ô nhiễm nhiều hơn. Nhưng trước khi tôi kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, Tôi muốn gửi lại các bạn một câu nói. Rằng di truyền nạp đạn cho khẩu súng, nhưng môi trường mới là cái kéo cò. Câu nói đó tác động mạnh mẽ tới tôi khi tôi thực hiện nghiên cứu này. Bởi vì điều mà tôi cảm thấy, là rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng môi trường nằm ở một mức vĩ mô, mà chúng ta không thể làm gì để thay đổi chất lượng không khí hay thay đổi khí hậu hay bất cứ cái gì. Nhưng nếu mỗi người trong chúng ta bắt đầu ngay từ trong nhà, ở trường học và trong công sở của mình, chúng ta có thể tạo ra một thay đổi lớn lao về chất lượng không khí. Bởi vì các bạn hãy nhớ rằng, chúng ta dành tới 90 phần trăm cuộc đời ở trong nhà. Và chất lượng không khí cũng như các chất gây ô nhiễm không khí tác động rất lớn tới sức khỏe phổi của bệnh nhân hen, tới bất kỳ ai bị rối loạn hô hấp, và thực sự thì là tới tất cả chúng ta nói chung. Vì vậy tôi muốn các bạn hình dung lại một thế giới với chất lượng không khí tốt hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn, cho tất cả mọi người, kể cả các thế hệ tương lai. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đúng không nào. Shree và Lauren nhanh lên đây được không? Đây là những Quán quân Hội chợ Khoa học Google của các bạn. Những người chiến thắng của các bạn. (Vỗ tay) Trong số tất cả những thâm hụt phiền phức mà chúng ta đang phải vật lộn để vượt qua -- thường thì chúng ta chủ yếu nghĩ về tài chính và kinh tế -- điều khiến tôi quan tâm nhất là sự thâm hụt trong đối thoại chính trị -- khả năng chúng ta giải quyết các cuộc xung đột hiện đại đúng với bản chất của chúng, để đi tới nguồn gốc của vấn đề và để hiểu những nhân vật chủ chốt trong cuộc xung đột để có cách giải quyết với họ. Chúng ta những nhà ngoại giao đã được huấn luyện để đối phó với các cuộc xung đột và các vấn đề giữa các quốc gia. Và tôi có thể cho bạn biết, chương trình nghị sự của chúng ta luôn đầy ắp. Bởi những vấn đề về thương mại, giải trừ quân bị, những mối quan hệ xuyên biên giới. Nhưng bức tranh đang thay đổi và chúng ta đang thấy những nhân vật then chốt mới bước vào bức tranh. Chúng ta gọi họ không chính thức là "các nhóm". Họ có thể đại diện cho thực trạng về xã hội, tôn giáo, chính trị, kinh tế hay quân đội. Và chúng ta phải vật lộn tìm cách đối phó với họ. Nguyên tắc của đối thoại là: làm thế nào để nói chuyện với họ, khi nào thì nói và đối phó với họ như thế nào. Tôi sẽ cho các bạn xem 1 slide minh họa đặc tính của các cuộc xung đột kể từ năm 1946 cho đến nay. Bạn nhìn thấy màu xanh lá cây là xung đột có tính truyền thống giữa các quốc gia mà chúng ta vẫn thường được đọc. Màu đỏ là xung đột hiện đại, những cuộc xung đột bên trong một quốc gia. Những cuộc xung đột này khá khác nhau, và chúng nằm ngoài tầm hiểu biết của ngoại giao hiện đại. Và thực chất những diễn viên chính là những nhóm người đại diện cho các quyền lợi khác nhau bên trong các quốc gia. Và cách họ đối phó với những cuộc xung đột này sẽ nhanh chóng lây lan sang các nước khác. Bởi vậy ở một chừng mực, đây là việc của tất cả mọi người. Một điều khác chúng ta nhận thấy trong những năm gần đây, là có rất ít các cuộc xung đột quốc gia và giữa các quốc gia có thể giải quyết được bằng quân sự. Các biện pháp quân sự có thể đi kèm khi giải quyết xung đột, chứ không giải quyết được xung đột. Chúng cần những giải pháp chính trị. Và bởi vậy mà chúng ta gặp rắc rối, bởi vì chúng vượt ra khỏi ngoại giao truyền thống. Và có một vấn đề là các quốc gia đều không sẵn lòng đối phó với chúng. Thêm vào đó, trong thập kỷ qua, chúng ta đã phải ở trong trạng thái đối phó với những nhóm nguy hiểm về mặt nhận thức và chính trị. Sau sự kiện 9/11, hoặc bạn cùng phía với chúng tôi, hoặc là chống lại chúng tôi. Đó là đen hoặc trắng. Và rất thường xuyên các nhóm bị dán nhãn là "khủng bố". Và có ai muốn nói chuyện với các nhóm khủng bố chứ? Phương Tây, như tôi nhìn thấy, đã bị yếu đi sau thập kỷ đó, bởi vì chúng ta không chịu hiểu các nhóm đó. Do đó chúng ta đã tiêu tốn thời gian nhiều hơn vào biện minh vì sao chúng ta không nên đối thoại với họ, hơn là tìm ra cách để đối thoại với họ. Tôi không ngây thơ. Đúng là không phải lúc nào bạn cũng có thể đối thoại được với tất cả mọi người. Có những lúc bạn sẽ phải bỏ đi. Và đôi khi sự can thiệp quân sự là cần thiết. Tôi đã từng tin rằng can thiệp quân sự vào Libya và Afghanistan là cần thiết. Và rất rõ ràng là đất nước chúng ta phụ thuộc vào sự bảo vệ qua các đồng minh quân sự. Nhưng chúng ta vẫn có sự thâm hụt lớn về việc đối phó và thấu hiểu xung đột hiện đại. Hãy quay lại Afghanistan. 10 năm sau sự can thiệp vũ trang, an ninh cho đất nước đó vẫn còn xa vời. Trung thực mà nói thì tình thế rất nghiêm trọng. Bởi vậy mà một lần nữa, quân sự là cần thiết, nhưng không phải là cách để giải quyết vấn đề. Khi tôi lần đầu tiên đến Afghanistan vào năm 2005 với tư cách Ngoại trưởng, tôi đã gặp chỉ huy của lực lượng vũ trang quốc tế ISAF. Và ông nói với tôi rằng: "Chúng ta có thể giành chiến thắng bằng quân sự, thưa ngài Ngoại trưởng. Chúng ta chỉ cần phải kiên trì." Bây giờ đã qua bốn thế hệ ISAF, chúng ta lại được nghe thông điệp khác: "Chúng ta không thể chiến thắng bằng quân sự. Chúng ta cần sự hiện diện của binh lính, nhưng chúng ta cần chuyển sang động thái chính trị. Chúng ta chỉ có thể giải quyết xung đột bằng một giải pháp chính trị. Và không phải chúng ta mà chính người Afghanistan phải giải quyết nó." Nhưng họ cần một tiến trình chính trị khác với cái họ được đưa cho vào năm 2001, 2002. Họ cần một tiến trình có tính phổ quát mà những cơ cấu thực sự của xã hội phức tạp này có thể giải quyết những vấn đề của chính họ. Mọi người đều có vẻ đồng ý với điều đó. 3, 4, 5 năm năm trước thì điều này vẫn còn rất gây tranh cãi. Bây giờ thì tất cả mọi người đều đồng ý. Nhưng bây giờ, khi chúng ta chuẩn bị đối thoại, chúng ta nhận ra chúng ta biết rất ít. Bởi vì chúng ta đã không đối thoại. Chúng ta đã không hiểu những gì xảy ra. Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ, ICRC, nói chuyện với tất cả các bên, và họ làm như vậy vì họ hoàn toàn trung lập. Và đó là một lý do tại sao tổ chức này có lẽ là nhân vật then chốt hiểu biết nhiều nhất về xung đột hiện đại -- bởi vì họ đối thoại. Quan điểm của tôi là bạn không cần phải giữ thái độ trung lập khi nói chuyện. Bạn không cần phải đồng ý với các bên khi bạn ngồi xuống nói chuyện. Bạn luôn có thể đứng dậy bỏ đi. Nhưng nếu bạn không nói, bạn không thể thương lượng được bên kia. Và cái bên bạn muốn thương lượng lại chính là bên mà bạn đang có sự bất đồng sâu sắc. Thủ tướng Rabin đã từng nói khi ông tiến hành tiến trình Oslo rằng, "Bạn không tạo ra hòa bình với bạn bè của mình, bạn tạo ra hòa bình với kẻ thù." Đó là một điều khó nhưng cần thiết. Hãy để tôi nói cụ thể hơn. Đây là quảng trường Tahrir. Có một cuộc cách mạng đang xảy ra. Mùa xuân Ả Rập đã kéo dài tới mùa thu và giờ đang chuyển qua mùa đông. Nó sẽ kéo dài trong một thời gian dài nữa. Và ai mà biết được đến cuối cùng nó sẽ được gọi là gì. Đó không phải là vấn đề. Vấn đề là chúng ta đang được chứng kiến, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử của thế giới Ả Rập, một cuộc cách mạng từ dưới lên -- cách mạng của nhân dân. Các nhóm dân sự đang chiếm lĩnh các đường phố. Và chúng ta nhận ra ở phương Tây, chúng ta biết rất ít về những gì đang xảy ra. Bởi vì chúng ta không bao giờ nói chuyện với người ở những nước này. Hầu hết các chính phủ theo sự đòi hỏi của các nhà lãnh đạo độc tài đã tránh xa những nhóm này, vì họ được coi là khủng bố. Vì vậy, khi mà bây giờ họ đang chiếm lĩnh đường phố và chúng ta chào mừng cuộc cách mạng dân chủ, chúng ta mới nhận ra chúng ta biết rất ít. Hiện tại vẫn đang có cuộc thảo luận, "Chúng ta có nên nói chuyện với các thân hữu Hồi giáo? Chúng ta có nên nói chuyện với Hamas? Nếu chúng ta nói chuyện với họ, có nghĩa là chúng ta đã hợp pháp hóa họ." Tôi nghĩ rằng đó là suy nghĩ sai lầm. Nếu bạn biết cách nói chuyện, bạn có thể làm rõ rằng đối thoại không có nghĩa là đồng ý. Và làm thế nào chúng ta có thể khiến các anh em Hồi giáo điều mà chúng ta nên làm, phải tôn trọng quyền của dân tộc thiểu số khi mà chúng ta không chấp nhận quyền của đa số? Bởi vì họ có thể chính là đa số. Làm thế nào chúng ta có thể tránh được tiêu chuẩn kép nếu chúng ta cùng một lúc vừa đề cao dân chủ nhưng lại không muốn giải quyết cùng với những nhóm đóng vai trò đại diện? Chúng ta sẽ phải đàm thoại thế nào đây? Giờ đây những nhà ngoại giao của tôi được hướng dẫn để đối thoại với những nhóm này. Nhưng đối thoại có thể được thực hiện theo những cách khác nhau. Chúng tôi phân biệt rõ ràng giữa đối thoại ở cấp độ ngoại giao và ở cấp độ chính trị. Đối thoại có thể đi kèm sự trợ giúp hoặc không. Đối thoại có thể kèm theo sự bao hàm hoặc không. Có rất nhiều cách để nói chuyện. Bởi vậy nếu chúng ta từ chối giao tiếp với những nhóm mới mà trong tương lai sẽ thống trị các bản tin, chúng ta sẽ càng khiến mọi thứ cực đoan hơn, tôi tin vậy. Chúng ta sẽ làm cho con đường chuyển từ các hoạt động bạo lực sang chính trị khó đi hơn. Và chúng ta không thể chứng minh cho các nhóm này rằng nếu các anh hướng tới dân chủ, nếu các anh chuyển hướng cùng tham gia vào các tiêu chuẩn văn minh và bình thường giữa các quốc gia, sẽ có những phần thưởng dành cho các anh từ phía đối phương. Nghịch lý ở đây là thập kỷ qua có thể là một thập kỷ thất bại cho tiến trình này. Và nghịch lý là thập kỷ trước thập kỷ vừa rồi thì tiến trình này lại đầy hứa hẹn -- bởi chủ yếu là ở một lý do. Lý do này là những gì đã xảy ra ở Nam Phi: Nelson Mandela. Khi Mandela ra khỏi tù sau 27 năm bị giam cầm, nếu như ông nói với người dân của mình rằng, "Đã đến lúc chúng ta cần vũ trang. Đã đến lúc phải chiến đấu", ông sẽ được mọi người nghe theo. Và tôi nghĩ cộng đồng thế giới sẽ nói: "Điều đó là công bằng. Họ có quyền chiến đấu". Nhưng các bạn cũng đã biết, Mandela đã không làm điều đó. Trong hồi ký của mình, "Chặng đường dài tới tự do", ông viết rằng sở dĩ ông đã sống sót trong những năm bị giam cầm vì ông luôn nhìn kẻ áp bức mình như là một con người, như là một con người. Vì vậy, ông tiến hành quá trình đối thoại chính trị, không phải ở vị trí của một kẻ yếu mà theo chiến lược của một kẻ mạnh. Và ông đã tiến hành đối thoại một cách thực sự sâu sắc bằng cách đi vào những vấn đề khó khăn nhất thông qua một tiến trình tôn trọng sự thật và hòa giải, mà mọi người đến và nói chuyện. Giờ những người bạn Nam Phi sẽ biết đó là một quá trình rất khó nhọc. Vậy chúng ta có thể học được gì từ tất cả những điều này? Đối thoại không dễ dàng chút nào -- dù là giữa các cá nhân, giữa các nhóm, hay giữa các chính phủ -- nhưng nó lại rất cần thiết. Nếu chúng ta định giải quyết các cuộc xung đột theo hướng chính trị, nếu chúng ta định tìm hiểu những nhóm mới nổi lên từ tầng dưới xã hội nhưng được hỗ trợ bởi công nghệ, là thứ có sẵn cho tất cả mọi người, chúng ta những nhà ngoại giao sẽ không thể đơn thuần ngồi lại ở bàn tiệc và tin rằng chúng ta đang giải quyết các mối quan hệ liên quốc gia. Chúng ta phải kết nối với những sự thay đổi sâu sắc này. Và đối thoại thực sự là gì? Khi tôi tham gia vào đối thoại, tôi thực sự hy vọng rằng phía bên kia sẽ chấp nhận quan điểm của tôi, rằng tôi sẽ gây ấn tượng cho họ với những ý tưởng và giá trị của tôi. Nhưng tôi không thể làm điều đó trừ khi tôi gửi đi tín hiệu rằng tôi sẽ sẵn lòng lắng nghe tín hiệu từ phía bên kia. Chúng ta còn cần phải học nhiều về cách thức để làm được điều này và còn phải thực hành nhiều hơn nữa khả năng xúc tiến giải quyết vấn đề. Từ kinh nghiệm bản thân chúng ta biết rằng đôi khi sẽ rất dễ dàng nếu chúng ta chỉ cần bỏ đi, và đôi khi chiến đấu là cần thiết. Và tôi sẽ không nói đó là điều sai trái trong mọi tình huống. Đôi khi bạn phải làm vậy. Nhưng chiến lược đó hiếm khi đưa bạn đi được xa. Một cách khác là có một chiến lược cho sự cam kết và đối thoại mang tính nguyên tắc. Và tôi tin rằng chúng ta cần phải tăng cường phương pháp này trong ngoại giao hiện đại, không chỉ giữa các quốc gia, mà còn trong phạm vi một quốc gia. Chúng ta đang nhìn thấy một số dấu hiệu mới. Chúng ta đã có thể không thực hiện được công ước cấm mìn sát thương cá nhân và hiệp ước chống bom chùm nếu chúng ta không tiến hành ngoại giao khác với truyền thống, bằng cách tham gia với xã hội dân sự. Hoàn toàn bất ngờ, các tổ chức phi chính phủ đã không chỉ đứng trên đường phố, hô to các khẩu hiệu của họ, mà họ còn đưa chúng vào các cuộc đàm phán, một phần vì họ đại diện cho nạn nhân của những vũ khí này. Và họ đã mang đến đàm phán sự hiểu biết của họ. Và đã có một sự tương tác giữa ngoại giao và sức mạnh từ phía dưới. Điều này có lẽ là một yếu tố đầu tiên cho một sự thay đổi. Trong tương lai, tôi tin rằng, chúng ta cần lấy các ví dụ từ những câu chuyện khác nhau, rằng sẽ không có thứ ngoại giao mà hoàn toàn không có liên hệ với con người và xã hội dân sự. Và chúng ta cũng phải vượt ra khỏi ngoại giao truyền thống để giải quyết vấn đề sống còn của thời đại chúng ta, đó là biến đổi khí hậu. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua đàm phán, trừ khi chúng ta có thể khiến cho xã hội dân sự và người dân không phải là một phần của vấn đề, mà là một phần của giải pháp? Nó sẽ đòi hỏi một quá trình ngoại giao tổng quát rất khác với cách chúng ta đang thực hiện ngày nay khi hướng tới những vòng đàm phán mới khó khăn về thay đổi khí hậu, nhưng khi chúng ta hướng tới một điều gì đó mà đòi hỏi một sự huy động rộng lớn, thì quan trọng là phải hiểu được những xã hội từ phía dưới, bởi tác động của kỹ thuật và bởi toàn cầu hóa, tôi tin là vậy. Chúng ta những nhà ngoại giao cần phải biết nguồn vốn xã hội của các cộng đồng. Nó là gì mà làm cho mọi người tin tưởng lẫn nhau, không chỉ giữa các quốc gia, mà còn trong cùng một quốc gia? Tính hợp pháp của ngoại giao, của giải pháp mà chúng ta đưa ra với tư cách nhà ngoại giao sẽ là gì nếu chúng không thể được phản ánh và hiểu rõ bởi các lực lượng rộng lớn hơn của xã hội mà chúng ta tạm gọi là "nhóm"? Điều tốt là chúng ta không bất lực. Chưa bao giờ chúng ta lại có nhiều phương tiện truyền thông, phương tiện kết nối, phương tiện tiếp cận, phương tiện tập hợp như vậy. Thực sự là hộp công cụ ngoại giao có đầy đủ các công cụ khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng để tăng cường cho giao tiếp. Nhưng vấn đề là chúng ta đã mất một thập kỷ sợ chạm vào nó. Bây giờ, tôi hy vọng, trong những năm tới, chúng ta có thể chứng minh thông qua một số ví dụ cụ thể rằng nỗi lo sợ đang được rút xuống và chúng ta có thể can đảm liên minh với xã hội dân sự ở các quốc gia khác nhau để hỗ trợ họ giải quyết vấn đề, như vấn đề giữa những người Afghanistan, giữa những người Palestine, và giữa người Palestine và Israel. Và khi chúng ta đang cố gắng để hiểu phong trào rộng lớn lan khắp thế giới Ả Rập, chúng ta không phải là bất lực. Nhưng chúng ta cần phải cải thiện các kỹ năng cần thiết, và chúng ta cần can đảm để sử dụng chúng. Ở nước tôi, tôi đã thấy hội đồng của các nhóm Hồi giáo cực đoan và các nhóm Kitô giáo đến gặp nhau, không phải theo một sáng kiến ​​của chính phủ, mà là theo sáng kiến ​​riêng của họ để thiết lập liên lạc và đối thoại trong những khoảng thời gian khi mọi thứ đã bớt căng thẳng. Và khi căng thẳng tăng lên, thì vì họ đã có đối thoại, nên họ có sức mạnh để đối phó với các vấn đề khác nhau. Xã hội hiện đại phương Tây của chúng ta phức tạp hơn so với trước đây, trong thời đại di cư này. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết và xây dựng cái "Chúng ta" lớn hơn để đối phó với các vấn đề của chúng ta nếu chúng ta không cải thiện kỹ năng giao tiếp? Vì vậy, có nhiều lý do, và bởi vì tất cả những lý do này, đây chính là thời điểm và nguyên nhân tại sao chúng ta cần phải nói chuyện. Cảm ơn sự lắng nghe của các bạn. (Vỗ tay) Thứ tôi sắp sửa cho các bạn xem là những cỗ máy phân tử kỳ diệu đã tạo ra toàn bộ cơ cấu sự sống của cơ thể các bạn. Những phân tử này thực sự, thực sự nhỏ xíu. Và khi tôi nói là nhỏ xíu, thì chúng thực sự như vậy. Chúng còn nhỏ hơn một bước sóng ánh sáng, vì vậy chúng ta không thể quan sát chúng trực tiếp. Nhưng qua khoa học, chúng ta vẫn có thể biết được tương đối tốt chuyện gì đang xảy ra ở mức độ phân tử. Vì thế những gì chúng tôi có thể làm là kể với các bạn về những phân tử này, nhưng chúng tôi lại không có cách nào giúp bạn nhìn trực tiếp những phân tử đó. Có một cách khác để làm việc này là vẽ. Và ý tưởng này thực sự không mới. Các nhà khoa học vẫn luôn tạo ra những bức vẽ như là một phần của quá trình suy nghĩ và khám phá của họ. Họ vẽ ra những thứ họ đang quan sát dưới con mắt của họ, thông qua những thiết bị như kính thiên văn và kính hiển vi, cũng như những gì họ đang nghĩ trong đầu. Tôi xin lấy hai ví dụ nổi tiếng, chúng rất nổi tiếng về sự biểu đạt khoa học thông qua nghệ thuật. Đầu tiên là Galileo người đã sử dụng kính thiên văn đầu tiên trên thế giới để quan sát Mặt Trăng. Và ông đã thay đổi nhận thức của chúng ta về Mặt Trăng. Theo quan niệm ở thế kỷ 17 thì Mặt Trăng là một trái cầu hoàn hảo. Nhưng cái mà Galileo nhìn thấy lại là một vùng đất cằn cỗi và nhiều đá, như ông đã diễn tả qua những bức tranh mầu nước của mình. Một nhà khoa học với những ý tưởng rất lớn khác, một siêu sao của ngành sinh học, là Charles Darwin. Ở mục ghi chép nổi tiếng trong cuốn sổ của ông, ông bắt đầu ở góc trái với, "Tôi nghĩ là", rồi phác họa ra cây sự sống đầu tiên, mà đồng thời cũng là quan điểm của ông về mối liên hệ giữa các loài, các sinh vật trên Trái đất, thông qua lịch sử tiến hóa -- nguồn gốc của muôn loài qua chọn lọc tự nhiên và sự phân nhánh từ một quần thể tổ tiên ban đầu. Mặc dù cũng là một nhà khoa học, nhưng khi nghe bài giảng của các nhà sinh học phân tử tôi đã hoàn toàn không hiểu gì, với tất cả những ngôn ngữ kỹ thuật mầu mè và các biệt ngữ mà họ sử dụng để nói về công việc của họ, cho đến khi tôi thấy những bức ảnh minh họa của David Goodsell, một nhà sinh học phân tử ở viện Scripps. Và các bức hình của ông, tất cả đều chính xác và đúng tỷ lệ. Những bức vẻ của ông đã giúp tôi thấy rõ thế giới phân tử bên trong chúng ta như thế nào. Đây là một lát cắt ngang qua mạch máu. Ở góc trái trên cùng, bạn nhìn thấy khu vực màu xanh vàng này. Đó là huyết tương, với nước là chủ yếu, nhưng cũng có cả kháng thể, đường, hoóc môn, những thứ đại loại vậy. Và vùng màu đỏ là một lát cắt của một tế bào hồng cầu. Những phân tử màu đỏ là hemoglobin. Chúng có màu đỏ; và vì vậy tạo nên màu đỏ của máu. Và hemoglobin hoạt động như một miếng xốp phân tử hấp thu khí oxi từ phổi của bạn rồi vận chuyển nó tới những bộ phận khác của cơ thể. Bức ảnh này đã gây cảm hứng mạnh mẽ cho tôi từ nhiều năm trước, và tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể sử dụng đồ họa máy tính để miêu tả thế giới phân tử. Nó sẽ trông như thế nào? Và đó là khi tôi bắt đầu ý tưởng. Vậy ta hãy bắt đầu. Đây là ADN ở dạng chuỗi xoắn kép. Và nó được xác định bởi tinh thể học tia X, cho nên mô hình này khá là chuẩn. Giờ nếu chúng ta tháo chuỗi xoắn kép và mở tách hai chuỗi ra, chúng ta sẽ nhìn thấy chúng giống như hàm răng. Đó là những ký tự của mã di truyền, là 25,000 gen được viết vào phân tử ADN của bạn. Đây là cái mà chúng ta vẫn luôn nói về -- mã di truyền -- đây là cái chúng ta đang thảo luận. Nhưng tôi muốn nói về một khía cạnh khác của khoa học ADN, và đó là bản chất vật lý của ADN. Đó là 2 chuỗi này chạy theo 2 hướng ngược nhau vì những lý do mà tôi không đi vào chi tiết lúc này. Nhưng chúng chạy theo hai hướng ngược chiều nhau, dẫn tới rất nhiều sự phức tạp trong tế bào cơ thể, mà các bạn sắp sửa thấy đây, cụ thể nhất là khi ADN bắt đầu được sao chép. Và bởi vậy cái mà tôi sẽ cho bạn xem là một sự miêu tả chính xác về hoạt động thật sự của bộ máy sao chép DNA đang xảy ra bên trong bạn, ít nhất là vẫn còn đúng vào năm 2002. Và đây là ADN đang đi vào phạm vi sản xuất từ phía bên trái, và đâm vào khu vực tập hợp những bộ máy hóa sinh nhỏ, mà đang kéo tách một phần chuỗi ADN và tạo ra một bản copy chính xác. Vậy là ADN đi vào và chạm vào kết cấu mầu xanh hình bánh rán rồi bị xé thành hai chuỗi. Một chuỗi có thể được sao chép một cách trực tiếp, và bạn có thể nhìn thấy chúng đang được cuộn vào cho tới tận cùng đây. Nhưng mọi sự không hề đơn giản cho chuỗi còn lại bởi vì nó phải được sao chép theo hướng ngược lại. Vậy là nó bị quẳng ra ngoài một cách lặp đi lặp lại qua những vòng này và mỗi lần như vậy lại được sao chép một phần, để tạo ra hai phân tử ADN mới. Giờ bạn có hàng tỷ những cỗ máy này đang làm việc ngay lúc này bên trong bạn, sao chép ADN của bạn với độ tin cậy cao. Đây là một sự miêu tả chính xác, và rất gần với tốc độ chính xác những gì đang xảy ra bên trong bạn. Dù tôi đã bỏ sót quá trình sửa lỗi và nhiều thứ khác. Đây là công trình từ nhiều năm về trước. Cảm ơn. Công trình này đã cũ rồi, nhưng thứ tôi sẽ cho các bạn xem sau đây là công nghệ khoa học đã được cập nhật. Nào hãy bắt đầu lại với ADN. Và nó đang lắc lư và xóc xóc nhẹ bởi vì xung quanh nó là rất nhiều phân tử khác, mà giờ tôi sẽ dẹp đi để bạn có thể nhìn thấy thứ gì đó. ADN chỉ rộng cỡ khoảng 2 nm nó rất nhỏ. Nhưng bên trong mỗi tế bào của bạn, mỗi chuỗi ADN dài khoảng 30 - 40 triệu nm. Bởi vậy để giữ cho ADN ở trạng thái có tổ chức và để điều khiển việc tiếp cận mã di truyền, nó được cuốn quanh những phân tử protein mầu tím này -- tôi đã đánh dấu mầu tím ở đây. Nó được gói ghém và bó lại. Và cái chúng ta đang nhìn là một chuỗi đơn ADN. Gói ADN lớn này được gọi là nhiễm sắc thể. Chúng ta sẽ nói về nhiễm sắc thể sau một phút. Giờ chúng ta đang gỡ ra, thu nhỏ lại, nhìn qua một lỗ hổng của nhân, mà chính là cổng để tới nơi đang giữ tất cả ADN và ta gọi nơi đó là nhân tế bào. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy có giá trị ngang với một học kỳ của môn sinh học, và tôi chỉ gói trong 7 phút. Chẳng lẽ ngày nay chúng ta sẽ không thể làm được điều này? Và tôi được trả lời là "Không thể." Đây là tế bào sống được nhìn qua một chiếc kính hiển vi. Và nó đã được quay thành phim, bởi vậy mà bạn nhìn thấy nó đang chuyển động. Vỏ nhân bị phá hủy. Và những thứ có hình xúc xích này là nhiễm sắc thể, và chúng ta sẽ chú ý tới chúng. Chúng trải qua một sự chuyển động cực kỳ ấn tượng mà được tập trung ở những chấm đỏ này. Khi tế bào cảm thấy nó đã sẵn sàng, nó sẽ xé nhiễm sắc thể làm đôi. Một bộ ADN sẽ tới một phía, và bộ ADN còn lại sẽ tới phía kia -- đó là hai bản giống nhau của ADN. Và sau đó tế bào chia cắt ở giữa. Và tiếp tục, chúng ta có hàng tỷ tế bào đang thực hiện quá trình này ngay bên trong bạn. Giờ chúng ta tua lại đoạn phim và chỉ tập trung vào nhiễm sắc thể, quan sát cấu trúc và miêu tả nó. Nào bây giờ chúng ta đang ở mặt phẳng xích đạo. Các nhiễm sắc thể xếp thành hàng dọc. Và nếu chúng ta tách một nhiễm sắc thể, chúng ta sẽ kéo nó ra và nhìn vào cấu trúc của nó. Đây là một trong những cấu trúc phân tử lớn nhất trong cơ thể bạn, ít nhất là với những gì chúng ta hiện giờ biết được. Và đây là một nhiễm sắc thể đơn. Và bạn có hai chuỗi ADN trong mỗi nhiễm sắc thể. Một chuỗi bó lại thành một chiếc xúc xích. Chuỗi kia bó lại thành một chiếc xúc xích khác. Còn những thứ mà trông giống như lông mèo mà đang vắt qua từ hai phía tế bào là những giàn giáo linh động nâng đỡ tế bào. Chúng được gọi là vi ống. Tên không quan trọng lắm. Cái mà chúng ta cần chú ý là khu vực đỏ này -- Tôi dán nhãn đỏ ở đây -- và đó là mặt phân giới giữa hệ vi ống và nhiễm sắc thể. Nó hiển nhiên là trung tâm cho sự chuyển động của nhiễm sắc thể. Và chúng ta không biết thực sự nó đạt được sự chuyển động này bằng cách nào. Chúng ta đã tập trung nghiên cứu rất sâu cái gọi là vùng gắn thoi (kinetochore) hơn 100 năm nay rồi, và chúng ta vẫn mới chỉ bắt đầu khám phá nó thực sự là cái gì. Đó là một tập hợp của hơn 200 loại protein khác nhau, tổng cộng là hàng ngàn protein. Nó là một hệ thống truyền tín hiệu. Nó truyền tin thông qua những tín hiệu hóa học để nói với phần còn lại của tế bào khi nào nó sẵn sàng, khi nào nó cảm thấy mọi thứ đã được sắp xếp và sẵn sàng để bắt đầu quá trình phân chia nhiễm sắc thể. Nó có thể nối các sợi vi ống đang trải rộng và co ngắn với nhau. Nó cũng tham gia vào quá trình phát triển các vi ống, và có thể nhất thời gắn vào vi ống. Nó cũng là một hệ thống cảm biến. Nó có thể cảm giác được khi nào thì tế bào đã sẵn sàng, khi nào nhiễm sắc thể đã xếp hàng ở đúng vị trí. Nó đang chuyển sang màu xanh ở đây vì nó cảm thấy tất cả mọi thứ đã chín muồi. Và bạn sẽ thấy, vẫn còn một chút xíu ở đây vẫn còn nguyên màu đỏ. Và nó được đưa dọc xuống vi ống. Đó là hệ thống truyền tín hiệu đang phát đi tín hiệu ngừng. Và nó đã được đưa đi. Ý tôi là, nó khá máy móc. Nó giống một chiếc đồng hồ phân tử. Và đây là những gì đang hoạt động ở cấp độ phân tử. Và để cho vào một chút khiếu thẩm mỹ, chúng ta có kinesin, những thứ có mầu da cam. Chúng là những phân tử chuyển phát nhanh chỉ đi theo một chiều. Và đây là dynein. Chúng vận chuyển hệ thống truyền tin đó. Và chúng có những đôi chân dài để có thể bước qua những chướng ngại vật. Và một lần nữa, tất cả đều đã được tạo ra một cách chính xác từ khoa học. Vấn đề là chúng tôi không thể giúp bạn nhìn thấy bằng bất cứ cách nào khác. Khám phá tại giới hạn của khoa học, ở ngưỡng cửa của sự hiểu biết của con người là một thử thách hấp dẫn. Việc khám phá ra công cụ này chắc chắn sẽ là một động lực thú vị cho nghiên cứu khoa học. Nhưng với hầu hết những nhà nghiên cứu y khoa -- việc khám phá ra công cụ này đơn giản chỉ là những bước trên con đường tới những mục tiêu lớn để quét sạch bệnh tật, loại bỏ những đau đớn và khốn khổ mà bệnh tật gây ra và đưa con người thoát khỏi đói nghèo. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Nhạc) ♫ Họ đã đứng cùng nhau ♫ ♫ dưới một gốc cây trên bãi cỏ cao ♫ ♫ trên TV ♫ ♫ kể với thế giới ♫ ♫ câu chuyện của họ ♫ ♫ Chúng ta sẽ bị bỏ rơi để lang thang ♫ ♫ và phai nhạt đi ♫ ♫ Những người lính đã đến và mang chồng chúng tôi đi♫ ♫ giữa giờ nghỉ trong ngày ♫ ♫ Chúng tôi sẽ sống ♫ ♫ và phai nhạt đi ♫ ♫ Những người lính đã đến và giết con chúng tôi ♫ ♫ giữa giờ nghỉ trong ngày ♫ ♫ Những phụ nữ của hy vọng ♫ ♫ Những phụ nữ của thay đổi ♫ ♫ Những phụ nữ của chiến tranh và khổ đau ♫ ♫ Tôi tin ♫ ♫ Tôi tin đấng tòan năng biết mỗi người và tất cả các bạn ♫ ♫ bởi tên của các bạn ♫ ♫ Những phụ nữ của hy vọng ♫ ♫ Những phụ nữ của thay đổi ♫ ♫ Những phụ nữ của tình yêu, niềm vui và không xấu hổ ♫ ♫ Bạn đã có một ít trong cuộc sống nhỏ bé này ♫ ♫ không bao giờ có thể mang đi ♫ ♫ Chạy xuyên qua màn tối của đêm ♫ ♫ với một đứa trẻ trên tay ♫ ♫ Trời ơi, liệu bạn có không cho họ ♫ ♫ ánh sáng của sự chở che ♫ ♫ Trời ơi, liệu bạn có không cho họ ♫ ♫ ánh sáng của sự chở che ♫ ♫ Bình minh mang đến tín hiệu của sự sống mới ♫ ♫ với sức mạnh để đứng lên ♫ ♫ Vượt qua biên giới ♫ ♫ cô đã nói, "Con sẽ lớn lên tự do trên mảnh đất này" ♫ ♫ Những phụ nữ của hy vọng ♫ ♫ Những phụ nữ của thay đổi ♫ ♫ Những phụ nữ của chiến tranh và khổ đau ♫ ♫ Tôi có thể cảm thấy sức mạnh của bạn ♫ ♫ trong những từ mà cô ta nói ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Không ai thực sự biết ♫ ♫ Họ sẽ đi xa bao nhiêu ♫ ♫ để tiếp tuc sống ♫ ♫ Không ai thực sự biết ♫ ♫ Họ sẽ đi xa bao nhiêu ♫ ♫ để tiếp tục cho đi ♫ ♫ và tha thứ ♫ ♫ Aung San Suu Kyi ♫ ♫ đang bị bắt giữ trong nhà ♫ ♫ bởi cuộc biểu tình ôn hòa của cô ta ♫ ♫ bị bắt trong nhà ♫ ♫ bởi cuộc biểu tình ôn hòa của cô ta ♫ ♫ Khi những người của cô hỏi về một thông điệp ♫ ♫ cô đã nói ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ Giở đây chúng ta biết những từ đó, hãy hát lên. ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Nếu bạn đang cảm thấy vô ích ♫ ♫ hãy giúp một ai đó ♫ ♫ Những người của hy vọng ♫ ♫ Những người của thay đổi ♫ ♫ Những người của tình yêu, niềm vui và không xấu hổ ♫ ♫ Tôi tin đấng tòan năng ♫ ♫ biết từng người và tất cả các bạn ♫ ♫ bởi tên ♫ Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bệnh tả vừa được phát hiện tại Haiti, lần đầu tiên trong suốt 50 năm qua, vào tháng 10 vừa rồi. Không có cách nào để dự đoán trước chúng có thể lan rộng bao xa thông qua nguồn nước, và tình huống có thể tồi tệ đến mức nào. Và khi không biết được nơi nào cần giúp đỡ thì chắc chắn rằng luôn thiếu sự giúp đỡ ở những nơi cần nhất. Chúng ta đã tiến bộ trong dự đoán và phòng tránh bão, trước khi chúng cướp đi những sinh mạng vô tội và gây ra những thiệt hại không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta vẫn chưa thể làm vậy với nguồn nước, và đây là lý do tại sao. Bây giờ, nếu bạn muốn kiểm tra nước trên cánh đồng, bạn cần một kỹ thuật viên thành thạo, những thiết bị đắt tiền như thế này, và bạn phải chờ trong một ngày cho những phản ứng hóa học xảy ra và cho kết quả. Quá lâu để có một bức tranh về những điều kiện trên mặt đất trước khi chúng thay đổi, quá đắt để thực hiện trên tất cả những vùng cần kiểm tra. Trong khi đó, có một thực tế là người ta vẫn cần uống nước. Hầu hết những thông tin mà chúng tôi thu thập được từ sự bùng phát dịch tả, không phải từ việc kiểm tra nguồn nước; mà đến từ những hình thức như thế này đây, những tài liệu từ tất cả những người mà chúng tôi đã không thể giúp. Vô số người đã được cứu nhờ những con chim hoàng yến ở mỏ than -- một cách đơn giản và ít tốn kém để những thợ mỏ biết họ có được an toàn không. Tôi được truyền cảm hứng chính từ sự đơn giản đó khi làm việc về vấn đề này cùng những con người chăm chỉ và giỏi giang nhất mà tôi từng biết. Chúng tôi đều cho rằng có một giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề này -- một giải pháp được sử dụng cho những người phải đối mặt với những điều kiện như thế hàng ngày. Đây là hình dáng lúc đầu của nó, nhưng giờ thì nó trông thế này đây. Chúng tôi gọi nó là: Máy kiểm tra nước Hoàng Yến. Nó là một thiết bị nhanh và rẻ để trả lời cho một câu hỏi quan trọng: Liệu nguồn nước này có bị ô nhiễm? Nó chẳng đòi hỏi bất kỳ sự đào tạo đặc biệt nào. Và thay vì phải chờ đợi cho những phản ứng hóa học xảy ra, nó sử dụng ánh sáng. Nghĩa là chẳng cần chờ đợi những phản ứng hóa học xảy ra nữa, chẳng sợ những chất phản ứng có thể bị hết, hay phải là một chuyên gia mới có thể có những thông tin hữu ích. Để kiểm tra nguồn nước, bạn chỉ cần đưa vào một mẫu thử, và trong vài giây, nó sẽ hiện ra ánh sáng đỏ để chỉ rằng nước bị ô nhiễm, hoặc ánh sáng xanh để chỉ rằng mẫu này an toàn. Chiếc máy sẽ làm điều này khả thi cho bất cứ ai muốn thu thập những thông tin về cứu thủy nạn và giám sát điều kiện chất lượng nước khi các thông tin đó được thể hiện ra. Trên hết, chúng tôi cũng tích hợp một mạng không dây trong một thiết bị giá cả phải chăng với Hệ thống định vị toàn cầu GPS và Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM. Điều này có nghĩa là: mỗi kết quả đo sẽ tự động chuyển về máy chủ để vẽ một bản đồ theo thời gian thực. Với đủ số người dùng, những bản đồ như vậy sẽ khiến công tác phòng tránh dịch bệnh trở nên khả thi, ngăn chặn những hiểm họa trước khi chúng trở nên nguy cấp phải cần tới hàng năm trời mới có thể phục hồi. Và, thay vì mất hàng ngày trời, để phổ biến thông tin này đến những người cần chúng nhất, nó có thế diễn ra tự động. Nhờ mạng phân phối, các thông tin và dữ liệu lớn có thể làm biến đổi xã hội. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên sử dụng chúng đối với nguồn nước. Mục tiêu của chúng tôi trong năm tới là đưa Máy kiểm tra nước Hoàng Yến ra đồng ruộng và mở mã nguồn cho phần cứng để bất cứ ai cũng có thể đóng góp vào sự phát triển và đánh giá nó, nhờ vậy chúng ta có thể cùng nhau khắc phục vấn đề này. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một trong những cách thông dụng được dùng để phân định thế giới đó là chia ra làm 2 bên - những người có đức tin và những người không tin-- những người theo đạo và những người vô thần. Và trong suốt thập kỷ vừa rồi, việc một người vô thân là như thế nào đã trở nên rất rõ ràng Có một vài người vô thần lớn tiếng đã chỉ ra, rằng tôn giáo không những sai lạc, mà nó còn lố bịch. Những người này, mà rất nhiều trong số đó sống ở North Oxford, đã tranh cãi-- họ tranh cãi rằng việc tin tưởng vào Chúa cũng giống như tin vào thần tiên và thực chất toàn bộ là một trò chơi trẻ con. Tôi nghĩ là nó quá dễ dàng. Tôi nghĩ quá dễ dàng để bác bỏ toàn bộ tôn giáo theo cách đó. Dễ như chơi vậy. Và thứ mà tôi muốn mở đầu ngày hôm nay đó là làm một người vô thần theo cách mới-- hay nói cách khác, một phiên bản mới của chủ nghĩa vô thần bạn có thể gọi nó là Chủ Nghĩa Vô Thần 2.0. Vậy Chủ Nghĩa Vô Thần 2.0 là gì? À nó bắt đầu từ một tiền đề rất cơ bản: tất nhiên, không có Chúa nào cả. Tất nhiên, không có thượng đế hay thánh thần siêu nhiên nào cả hay cả như Thiên Thần, v..v.... Vậy hãy tiếp tục nào; câu chuyện không dừng tại đây, đó chỉ là phần mở đầu mà thôi. Tôi rất có hứng thú về những cử tri có cách nghĩ gần giống như thế này: nghĩ rằng, " Ta chẳng thể tin vào bất cứ điều gì trong đống hổ lốn này. chẳng tin vào những học thuyết. Ta không cho rằng những học thuyết này là đúng. Nhưng," một từ "nhưng" rất quan trọng, " Tôi thích những Bài Hát Giáng Sinh. Tôi thực sự thích nghệ thuật của Mantegna. Tôi thực sự thích nhìn những nhà thờ cổ. Tôi thích giở những trang sách trong Kinh Cựu Ước." Dù nó là gì chăng nữa, bạn cũng hiểu điều mà tôi đang nói đến đấy-- Những người bị lôi cuốn về mặt lễ nghi, mặt đạo đức, mặt cộng đồng của tôn giáo, nhưng lại không thể chấp nhận học thuyết. Cho đến giờ đây, những người này phải đối mặt với sự lựa chọn khá khó khăn. Hoặc bạn phải chấp nhận học thuyết và rồi bạn có thể có tất cả những điều tốt đẹp trên kia, hoặc bạn bác bỏ học thuyết và cứ thế sống trong tình trạng cằn cỗi tâm linh dưới sự dìu dắt của CNN và Wallmart. Vâng đó quả là một lựa chọn khó khăn. Tôi không nghĩ là chúng ta phải chọn lựa. Tôi nghĩ có một cách thay thế. Tôi nghĩ có những cách phải nói rằng tôi là người vừa rất tôn trọng nhưng cũng rất bất tuân -- có những cách ăn trộm từ những tôn giáo Nếu như bạn không tin vào một tôn giáo nào, vậy chẳng có gì sai trong việc lựa chọn và hoà trộn, chọn ra những mặt tốt nhất của tôn giáo. Và theo tôi, Chủ Nghĩa Vô Thần 2.0 là về cả hai mặt đó, như tôi nói, vừa tôn trọng mà cũng bất tuân chúng ta có thể xem xét các tôn giáo và nói, "Chúng ta có thể áp dụng thứ gì từ những thứ này?" Thế giới thế tục đầy những lổ hổng. Chúng ta đã trần tục hoá tồi, tôi cho là vậy. Và một nghiên cứu kỹ càng về tôn giáo có thể đem tới cho chúng ta thêm nhiều hiểu biết về những phạm vi còn hạn chế của cuộc sống. Và tôi cũng muốn nói lướt qua một vài điều đó trong ngày nay. Tôi muốn bắt đầu bằng việc xem xét về giáo dục. Hiện tại giáo dục là một lãnh vực mà thế giới trần tục thực sự tin vào. Khi chúng ta nghĩ về việc làm thế nào để làm cho thế giới thành một nơi tốt hơn, chúng ta nghĩ đến giáo dục; đó là lãnh vực chúng ta đổ rất nhiều tiền vào. Giáo dục sẽ cho chúng ta không chỉ là những kỹ năng kinh tế, công nghiệp, mà còn khiến chúng ta trở thành người tốt hơn. Bạn biết rồi đấy, phát biểu vào ngày ra trường, và những nghi lễ tốt nghiệp, những lời tuyên bố vần điệu nền giáo dục, quá trình giáo dục--đặc biệt là giáo dục bậc cao-- sẽ khiến chúng ta trở lên cao quý hơn và thành người tốt hơn. Đó là một ý tưởng thú vị. Thú vị là ở chỗ nó phát sinh từ đâu. Vào đầu thế kỷ thứ 19, Số người theo nhà thờ ở Tây Âu bắt đầu trượt xuống rất đột ngột, và mọi người hoảng hốt. Họ hỏi bản thân câu hỏi sau. Họ hỏi, rồi đây con người tìm giá trị đạo đức nơi nào Nơi nào để tìm sự dìu dắt, và nơi nào con người sẽ tìm được nguồn an uỉ? Và những giọng nói đầy uy thế xuất hiện với một câu trả lời. Họ nói rằng đó là nền văn hoá. Nền văn hoá đó là cái mà chúng ta nên tìm đến để tìm kiếm sự dìu dắt, niềm an ủi, đạo đức. Hãy xem xét những vở kịch của Shakespeare, Những mẩu hội thoại của Plato, những tiểu thuyết của Jane Austen. Tại đó, chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều sự thật mà có lẽ trước đó chúng ta đã thấy trong Phúc Âm của Thánh John. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng rất hay và đúng đắn. Họ đã muốn thay thế kinh thánh bằng văn hoá Và đó là một ý tưởng hợp lẽ. Đó cũng là ý tưởng mà chúng ta đã quên. Nếu bạn theo học tại một trường Đại Học hàng đầu-- giả dụ bạn học tại Havard hay Oxford hay Cambridge-- và bạn nói, "Tôi đến đây bởi vì tôi đang trong quá trình tìm kiếm đạo đức, sự hướng dẫn và niềm an ủi Tôi muốn biết phải sống ra sao." họ có lẽ sẽ chỉ bạn đường đến nhà thương điên. Đây đơn giản không phải là điều khiến những cơ sở giảng dạy giáo dục bậc cao lâu đời nhất và tốt nhất này tập trung vào. Tại sao? Họ không nghĩ là chúng ta cần nó. Họ không nghĩ là chúng ta thực ra đang rất cần trợ giúp. Họ coi chúng ta như những người trưởng thành, đầy lí trí. Cái chúng ta cần đó là thông tin. Chúng ta cần dữ liệu, chúng ta không cần giúp đỡ. Còn nhiều tôn giáo khởi đầu từ vị trí rất khác biệt. Tất cả tôn giáo, những tôn giáo chính, từ những cái nhìn khác nhau đều gọi chúng ta là con trẻ Và giống như trẻ con, họ tin rằng chúng ta đang rất cần sự trợ giúp. Chúng ta chỉ đang cố gắng cầm cự. Có lẽ chỉ mình tôi, có lẽ bạn nữa Nhưng dù gì đi nữa, chúng ta chỉ đang cố gắng cầm cự. Và chúng ta cần giúp đỡ. Tất nhiên, chúng ta cần giúp đỡ. Và vì vậy chúng ta cần sự hướng dẫn và cần sự học hỏi mang tính mô phạm Bạn biết không, ở thế kỷ 18 tại Vương quốc Anh, người thuyết giáo vĩ đại nhất, người thuyêt giáo tôn giáo vĩ đại nhất là người đàn ông tên John Wesley người đã đi ngang dọc đất nước truyền tải những bài thuyết pháp, khuyên nhủ mọi người về việc họ có thể sống ra sao. Ông truyền tải nhưng bài thuyết pháp về trách nhiệm của cha mẹ với con cái và con cái với cha mẹ mình, những trách nhiệm của người giàu với người nghèo và người nghèo với người giàu Ông ấy cố gắng nói với mọi người rằng họ nên sống như thế nào qua phương tiện là những bài thuyết pháp, phương tiện cổ điển để truyền tải của tôn giáo. Hiện tại chúng ta đã từ bỏ từ lâu những bài thuyết pháp Nếu như bạn có ý định nói với một cá nhân theo chủ nghĩa tự do, "Này, anh nghĩ gì về một bài thuyết pháp?" Họ sẽ nói rằng, "Không, không. Tôi không cần bất cứ bài nào trong đó cả. Tôi là một người độc lập, một cá nhân riêng lẻ" Vậy có điều gì khác biệt giữa một bài thuyết pháp với cách truyền tải bài thuyết trình theo hướng hiện đại, trần tục? Một bài thuyết pháp muốn thay đổi cuộc đời bạn còn bài thuyết trình muốn đưa lại cho bạn một chút thông tin. Và tôi nghĩ chúng ta cần quay lại với truyền thống sử dụng thuyết pháp đó. Truyền thống sử dụng thuyết pháp có giá trị to lớn, vì chúng ta đang cần sự hướng dẫn, đạo đức và niềm an ủi-- và tôn giáo biết điều đó. Điểm khác nữa là về giáo dục: chúng ta có khuynh hướng tin rằng trong trần thế hiện đại nếu bạn nói với ai điều gì đó một lần họ sẽ nhớ nó. Bắt họ ngồi trong lớp học, nói với họ về Plato Ở lứa tuổi 20, đẩy họ ra ngoài ngoài làm công việc tư vấn quản lý trong 40 năm và bài học đó sẽ theo họ. Tôn giáo thì nói rằng, "Vô lý. Bạn cần phải lặp đi lặp lại bài học 10 lần một ngày. Vậy nên quỳ xuống và lập lại nó." Đó là cái mà tất cả mà tôn giáo nói với chúng ta "Quỳ xuống và lập lại nó 10,20,15 lần một ngày." Không thì trí óc của chúng ta như những cái sàng vậy. Thế thì tôn giáo là văn hoá của sự lặp đi lặp lại. Chúng lặp lại những sự thật vĩ đại nhất hết lần này đến lần khác Chúng ta gắn sự lặp đi lặp lại với sự buồn tẻ. "Đưa cho chúng tôi cái mới," chúng ta luôn nói thế. "Cái mới tốt hơn cái cũ." Nếu tôi nói với bạn,"Được rồi, chúng ta sẽ không có TED mới. Chúng ta chỉ xem qua tất cả những cái cũ và xem chúng năm lần vì chúng thật sự rất thật. Chúng ta sẽ xem Elizabeth Gillbert năm lần vì những điều cô ấy nói thật thông minh," bạn sẽ cảm thấy như bị lừa. Sẽ không như vậy nếu như bạn chấp nhận một lối suy nghĩ kiểu tôn giáo. Những điều khác mà tôn giáo làm là sắp xếp thời gian. Tất cả những tôn giáo chính cho chúng ta những thời gian biểu. Thời gian biểu là gì? Một thời gian biểu là cách để đảm bảo rằng suốt trong năm bạn sẽ buộc bị gợi nhớ tới một vài điều quan trọng nào đó. Trong Trong Bảng Niên Đại Công Giáo, lịch Công Giáo, Cuối tháng ba bạn sẽ nghĩ về Thánh Jerome cũng như những phẩm hạnh của ông, về sự nhún nhường và lòng hào hiệp và tính hào phóng của ông với người nghèo. Bạn không tự nhiên lại làm thế; bạn sẽ làm thế vì bạn được dẫn dắt làm thế. Chúng ta giờ không nghĩ theo cách đó. Trong cuộc sống hiện đại chúng ta nghĩ, "Nếu có một ý tưởng quan trọng tồn tại, tôi khắc sẽ gặp phải nó. Tôi sẽ gặp phải nó." Vô lý, quan điểm tôn giáo thế giới lên tiếng. Quan điểm tôn giáo cho rằng chúng ta cần thời gian biểu, chúng ta cần kết cấu thời gian, chúng ta cần đồng bộ hoá (sự kiện) gặp phải. Điều này tương tự cái cách mà tôn giáo sắp đặt những nghi lễ xung quanh những cảm nhận quan trọng. Lấy mặt trăng (làm ví dụ). Quan sát mặt trăng là rất quan trọng Bạn biết đấy, khi bạn nhìn mặt trăng, bạn nghĩ, "Tôi thực sự rất nhỏ bé. Những vấn đề của tôi là gì chứ?" Nó sắp đặt nhiều thứ theo viễn cảnh v.v và v.v.... Chúng ta nên ngắm mặt trăng thường xuyên hơn một chút. Nhưng chúng ta không làm thế. Tại sao không? Bởi chẳng có gì nói chúng ta rằng, "Hãy nhìn mặt trăng." Nhưng nếu bạn là Phật Tử phái thiền tông giữa tháng 9, bạn sẽ bị yêu cầu ra khỏi nhà, bị bắt đứng tại chỗ đứng theo quy tắc và phải ăn mừng lễ hội Tsukimi, lúc đó bạn sẽ được trao cho những bài thơ để đọc để tỏ lòng tôn kính với mặt trăng và thời gian trôi qua và sự mỏng manh của sự sống mà điều đó nên nhắc nhở chúng ta. Bạn sẽ được trao cho bánh gạo. Mặt trăng và sự phản chiếu của nó sẽ có vị trí vững chắc trong tim bạn Điều này rất tốt. Điều khác nữa mà tôn giáo thật sự nhận biết được đó là: diễn thuyết tốt -- Ở đây tôi làm việc đó không được tốt lắm --- nhưng tài hùng biện tuyệt đối là chìa khoá của tôn giáo. Trong thế giới trần tục,bạn có thể vượt qua hệ thống trường đại học và trở thành một người nói năng chẳng ra sao mà vẫn có sự nghiệp lừng lẫy. Nhưng thế giới tôn giáo không nghĩ thế. Những gì bạn nói phải được nâng đỡ bằng cách nói đầy thuyết phục. Nếu bạn tới một nhà thờ Ngũ Tuần Phi-Mỹ tại Nam Mỹ và bạn nghe cách họ nói, trời ạ, họ nói tốt lắm. Sau mỗi luận điểm thuyết phục, mọi người làm thế này, "Amen, amen, amen." cuối mỗi đoạn đọc hào hứng, họ đều đứng dậy, và làm thế này, "Cám ơn Giê Su, Cám ơn Chúa Giê-Su, Cám ơn Đấng Cứu Thế." Giả sử chúng ta đang làm giống họ-- thôi đứng làm vậy, nhưng nếu chúng ta làm thế-- Tôi sẽ nói với bạn về điều gì đó giống như là," Văn Hoá nên thay thế Kinh Thánh." và bạn sẽ làm thế này, "Amen, amen, amen." Và rồi khi bài nói của tôi kết thúc, Tất cả sẽ đứng dậy và làm thế này,"Cám ơn Plato, cám ơn Shakespeare, cám ơn Jane Austen." Và chúng ta sẽ biết được rằng mình sẽ có một nhịp điệu thực sự Được rồi, được rồi. Chúng ta sắp đến phần đó rồi.Chúng ta sắp đến phần đó rồi Vỗ Tay Điều khác nữa mà tôn giáo biết đó là chúng ta không chỉ là những bộ não chúng ta còn là những cơ thể. Và khi họ dạy chúng ta một bài học, họ làm thông qua cơ thể. Ví dụ, lấy quan điểm về tha thứ của Do Thái giáo làm ví dụ. Người Do Thái rất có hứng thú với sự tha thứ và làm thế nào chúng ta bắt đầu lại và bắt đầu làm lại. Họ không chỉ truyền tải thuyết pháp về điều này cho chúng ta. Họ không chỉ đưa cho chúng ta sách hay từ ngữ viết về vấn đề này Họ bảo chúng ta đi tắm. Vậy nên trong những cộng đồng Chính Thống Giáo Do Thái, mỗi thứ sáu bạn đi đến Mikveh. Nhấn chìm cơ thể dưới nước, và đó là cách một hành động thể chất giúp thể hiện một ý niệm triết học. Chúng ta không định làm thế. Đầu óc của chúng ta ở một nơi mà hành xử của ta với cơ thể ở một nơi khác Tôn giáo lôi cuốn ở cách mà chúng cố và hoà trộn hai điều này. Hãy xem xét về nghệ thuật. Nghệ thuật là cái gì đó trong trần thế, mà chúng ta đánh giá cao. Chúng ta nghĩ rằng nghệ thuật rất quan trọng. Rất nhiều của cải dư dả của chúng ta được đưa vào những viện bảo tàng vv... Chúng ta thi thoảng nghe rằng Những viện bào tàng là Nhà Thánh Đường mới, những nhà thờ mới của chúng ta. Bạn đã nghe đến câu nói đó Tôi nghĩ tiềm năng tồn tại, nhưng tự chúng ta đã làm bản thân mình thất vọng. Và lí do chúng ta tự làm bản thân thất vọng đó là chúng ta không nghiên cứu một cách phù hợp cách mà tôn giáo vận dụng nghệ thuật. Có hai quan điểm tệ hại mà đang trôi nổi thế giới hiện tại khiến kìm hãm khả năng học được từ nghệ thuật của chúng ta: Ý tưởng thứ nhất là nghệ thuật vị nghệ thuật-- một ý tưởng lố bịch-- một ý tưởng mà nghệ thuật nên tồn tại trong một bọt bong bóng kín mít và không nên cố làm gì hết trong thế giới rắc rối này. Tôi không thể phản đối hơn. Điều còn lại mà chúng ta tin vào đó là nghệ thuật không nên tự diễn giải cho chính nó, rằng nghệ sĩ không nên nói ra những gì họ đang dự định làm, bởi vì nếu họ nói ra điều đó, điều đó sẽ làm phá hỏng cái đẹp và chúng ta sẽ có lẽ thấy nó quá dễ dàng. Đó là lý do chúng ta khi bước chân vào bảo tàng hay có một cảm xúc chung thế này -- hãy thú nhận -- rằng, "Tôi chẳng hiểu nó đang nói cái gì." Nhưng nếu chúng ta là những người nghiêm túc, chúng ta không thú nhận như thế. Nhưng cảm xúc bối rối là chắc chắn có với nghệ thuật đương đại. Tôn giáo có một thái độ đúng mực hơn với nghệ thuật. Chúng dễ dàng nói cho chúng ta biết nghệ thuật là về cái gì Trong những quan điểm tôn giáo chính, nghệ thuật là về hai thứ Trước tiên, nó đang cố nhắc nhở bạn của việc cần yêu cái gì. Thứ hai là, nó đang cố nhắc nhở bạn về việc nên sợ hãi và căm ghét cái gì. Và nghệ thuật là như thế đó. Nghệ thuật là một cuộc gặp gỡ bản năng với những quan niệm quan trọng nhất trong hệ thống đức tin của bạn. Vậy nên khi bạn đi quanh một nhà thờ, hoặc một nhà thờ hồi giáo hay một thánh đường cái mà bạn đang cố thu nhận, qua mắt nhìn, qua các giác quan, sự thật đến với trí óc bạn. Thực chất nó là sự tuyên truyền. Rembrandt là một nhà tuyên truyền theo quan điểm của Tin Lành. Từ "Tuyên truyền" có lẽ có sắc thái nghĩa khiến chúng ta cảnh giác. Chúng ta nghĩ về Hitler,chúng ta nghĩ về Stalin. Nhất thiết đừng, Tuyên truyền là một dạng mang tính mô phạm để tỏ kính trọng với cái gì đó Và nếu điều đó tốt, không có vấn đề gì với nó cả. Quan điểm của tôi là viện bảo tàng nên sao chép từ tôn giáo Và họ nên chắc chắn rằng khi bạn bước vào một viện bảo tàng-- nếu là một người phụ trách viện bảo tàng, Tôi sẽ làm một căn phòng cho tình yêu, một căn phòng cho sự rộng lượng Mọi tác phẩm nghệ thuật đang nói cho chúng ta biết về nhiều điều. Và nếu như chúng ta có thể sắp xếp không gian nơi mà chúng ta có thể xem các tác phẩm nơi mà chúng ta được chỉ bảo, hãy sử dụng những tác phẩm nghệ thuật này để làm vững chắc hơn những ý tưởng này trong trí não bạn, chúng ta sẽ đạt được nhiều thứ hơn từ nghệ thuật. Nghệ thuật sẽ nắm trách nhiệm mà nó đã từng có mà chúng ta đã bỏ qua vì một số quan niệm hình thành sai lầm. Nghệ thuật cần là một trong số những công cụ giúp chúng ta cải tiến xã hội. Nghệ thuật nên mang tính mô phạm. Hãy đi tìm một ví dụ khác. Con người trong xã hội hiện đại, trong thế giới trần tục, những người quan tâm tới vấn đề về tâm linh, những vấn đề về tinh thần, và những mối quan tâm liên quan tới mức độ linh hồn cao hơn, có khuynh hướng là những cá nhân cô đơn. Họ là những nhà thơ, nhà triết học, thợ nhiếp ảnh, nhà làm phim. Và họ có khuynh hướng đơn độc. Họ là nền công nghiệp thủ công của chúng ta. Họ yếu đuối, những con người đơn lẻ. Và tự bản thân họ rơi vào chán nản và buồn phiền. Họ không thực sự thay đổi nhiều. Hãy nghĩ về tôn giáo, nghĩ về những tôn giáo có tổ chức. Vậy những tôn giáo đó làm điều gì? Chúng quy tụ nhau lại, lập lên những thể chế. Và điều đó mang lại nhiều thuận lợi. Trước hết là quy mô, sức mạnh. Nhà thờ Thiên Chúa Giáo thu về 97 tỉ đô la năm ngoái theo như Tạp Chí Wall Street. Đó là những cỗ máy đồ sộ Chúng có tính hợp tác, có thương hiệu, đa quốc gia, là lại còn có tính kỷ luật cao. Đây là những phẩm chất rất tốt. Chúng ta nhận ra chúng trong mối tương quan với những tập đoàn kinh doanh Và những tập đoàn kinh doanh rất giống với tôn giáo theo nhiều mặt, ngoại trừ việc các tập đoàn này nằm dưới cùng trong kim tự tháp về nhu cầu Họ đang bán cho chúng ta giày và xe hơi. Trong khi đó những người mà đang bán cho chúng ta những thứ cao cấp hơn-- những nhà trị liệu, nhà thơ là những người đơn độc và không có ảnh hưởng họ không có sức mạnh. Vậy nên tôn giáo là ví dụ trước nhất về một thể chế đấu tranh cho những vấn đề về tâm hồn. Chúng ta có lẽ không đồng ý với những gì tôn giáo đang dạy dỗ, nhưng chúng ta có thể ngưỡng mộ hệ thống của nó mà các tôn giáo này đang thực hiện Chỉ sách vở thôi, những quyển sách viết bởi những cá nhân cô độc, sẽ không thay đổi được gì. Chúng ta cần nhóm họp lại với nhau. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, bạn phải nhóm họp lại với nhau, bạn phải có tính cộng tác. Và đó là điều mà tôn giáo làm. Họ có tính đa quốc gia, như tôi nói, họ có thương hiệu, họ có nhận dạng rõ ràng thế nên họ không bị lạc lối trong thế giới đông đúc náo nhiệt. Đó là điều gì đó chúng ta có thể học hỏi Tôi muốn kết luận. Thực sự cái mà tôi muốn nói là đối với các bạn, những người đang hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể học hỏi từ tôn giáo-- thậm chí khi bạn không tin vào bất cứ điều gì trong đó. Nếu bạn có tham dự vào bất kỳ điều gì có tính cộng đồng, mà liên quan đến việc nhiều người xích lại với nhau, có những điều dành cho bạn trong tôn giáo. Nếu bạn làm việc, giả như, trong ngành du lịch, hãy nhìn vào cuộc hành hương. Xem xét thật kỹ cuộc hành hương Chúng ta thậm chí vẫn chưa chạm đến bề nổi của du lịch lữ hành thực sự là gì bởi vì chúng ta chưa quan sát cái mà tôn giáo tác động lên du lịch. Nếu bạn hoạt động trong thế giới nghệ thuật, hãy xem xét cách tôn giáo đang tác động lên nghệ thuật. Và nếu bạn là một nhà sư phạm theo mặt nào đó lại lần nữa, quan sát xem làm thế nào tôn giáo đang truyền bá những ý tưởng. Bạn có lẽ không đồng ý với những ý tưởng đó, nhưng trời ạ, chúng là những bộ máy vô cùng hiệu quả trong việc tuyên truyền. Vậy thực sự kết luận của tôi là bạn có lẽ không đồng ý với tôn giáo nhưng suy cho cùng thì, tôn giáo rất huyền ảo, rất phức tạp, rất khôn ngoan về nhiều mặt mà chúng không nên chỉ để dành cho những người mộ đạo; chúng dành cho tất cả mọi người chúng ta. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: đây thực sự là một bài diễn thuyết can đảm, bởi gần như ông đang tự đặt mình vào vị trí dễ bị nhạo báng ở nhiều phía. AB: Ông có thể bị công kích từ cả hai hướng. Ông có thể bị công kích bởi những người vô thần cứng đầu, ông có thể bị công kích bởi những người có đức tin mạnh mẽ. CA: tên lửa phóng đến từ North Oxford bất cứ lúc nào. AB: Thực vậy CA: Nhưng ông đã bỏ qua một khía cạnh của tôn giáo mà rất nhiều người có lẽ sẽ nói tới bài nói của ông có thể có thêm, theo một nghĩa-- thứ có lẽ là quan trọng nhất với những người theo đạo của trải nghiệm tâm linh, của sự kết nối với thứ gì đó tầm cỡ to lớn hơn chính con người bạn. còn chỗ trống nào cho loại trải nghiệm đó trong Thuyết Vô Thần 2.0 không? AB: Hoàn toàn chắc chắn, tôi, giống như nhiều người trong các bạn, gặp gỡ mọi người nói những điều như, "Nhưng không phải còn có điều to lớn hơn chúng ta sao?, điều gì khác nữa?. Và tôi nói," Tất nhiên." Và họ nói, "Thế thì anh giống như một tín đồ tôn giáo còn gì?" Và tôi phản ứng, "Không." Tại sao sự bí ẩn, hay quy mô lớn lao của vũ trụ, lại cần phải đi cùng với một trạng thái cảm xúc huyền bí? Khoa học và sự quan sát không thôi đã đem cho ta cái cảm giác đó rồi, vậy nên tôi không cảm thấy cần thiết phải có tôn giáo. Vũ trụ thì bao la còn chúng ta quá bé nhỏ, không cần tới cấu trúc thượng tầng tôn giáo. Vậy nên một người có thể có cái gọi là những khoảnh khắc tâm linh mà không có niềm tin vào thần thánh. CA: Thực ra, hãy cho tôi hỏi một câu. Bao nhiêu người tại đây sẽ nói rằng tôn giáo rất quan trọng với họ? Có cái quy trình tương đương nào mà theo đó có cái kiểu như cái cầu giữa cái anh đang nói và cái mà anh sẽ nói với họ? AB: Tôi sẽ nói có rất nhiều, rất nhiều kẽ hở trong cuộc sống trần tục và chúng có thể được trám lại. Nó không giống, như tôi đang cố gợi ý, Nó không giống như là việc hoặc bạn có tín ngưỡng và sau đó bạn phải chấp nhận mọi điều mọi thứ hoặc bạn không có tín ngưỡng và sau đó bạn bị cắt đứt với những điều tốt đẹp. Thật buồn khi chúng ta liên tục nói rằng, "Tôi không tin vậy nên tôi không có cộng đồng, vậy nên tôi bị dứt ra khỏi đạo đức, vậy nên tôi không thể đi hành hương." Người nào đó muốn nói,"Vô lý,tại sao?" Và đó thực sự là tinh thần của bài diễn thuyết của tôi. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể tiếp thu Chủ nghĩa vô thần không nên cắt đứt bản thân nó khỏi những nguồn gốc phong phú của tôn giáo CA: Dường như với tôi có rất nhiều người trong cộng đồng TED là người vô thần. Nhưng có lẽ hầu hết mọi người trong cộng đồng chắc chắn không nghĩ rằng tôn giáo sẽ biến mất trong thời gian gần và họ muốn tìm thứ ngôn ngữ để có một cuộc hội thoại mang tính xây dựng và để cảm nhận rằng chúng ta thực ra có thể nói chuyện với nhau và chỉ ít chia sẻ điểm chung nào đó Có phải chúng ta khờ khạo khi chủ quan về khả năng có một thế giới nơi mà, thay vì tôn giáo là sự kêu gọi mạnh mẽ về sự phân biệt và chiến tranh, tìm gọi cầu nối ở đó? AB: Không, Chúng ta cần lịch sự khi bàn tới những khác biệt của con người. Lịch thiệp là một đức tính hay bị bỏ qua Nó được coi là đạo đức giả. Nhưng chúng ta cần phải xem xét tới cái giai đoạn khi mà bạn là người vô thần và người nào đó nói rằng, "anh biết đấy, hôm nọ tôi đã cầu nguyện," bạn lờ đi một cách lịch sự Bạn tiếp tục Bới vì bạn đã đồng ý 90% về điều đó, bởi vì bạn có một quan điểm chung về rất nhiều thứ, nhưng bạn lại khác biệt, một cách lịch sự. Và tôi nghĩ rằng đó là cái mà những cuộc chiến tranh tôn giáo gần đây đã phớt lờ. Họ đã phớt lờ khả năng của sự bất đồng trong hòa bình. CA: Và sau cùng, liệu cái điều mới mẻ mà anh đang đề nghị không phải là một tôn giáo mà là điều gì khác, nó có cần một người lãnh đạo không, và ông sẽ xung phong làm giáo trưởng chứ? (Cười) AB: À, có một điều mà tất cả chúng ta đều rất hồ nghi đó là những cá nhân lãnh đạo. Nó không cần đến . Cái mà tôi đã cố gắng sắp đặt là một khuôn khổ và tôi hy vọng mọi người có thể lấp vào những khung đó tôi đã phác thảo ra một khuôn khổ rộng Nhưng bất cứ bạn đang ở đâu, như tôi nói, nếu như bạn làm việc trong ngành du lịch, hãy thực hiện phần du hành đó Nếu bạn ở trong ngành công nghiệp cộng đồng, hãy nhìn vào tôn giáo và thực hiện phần việc cộng đồng đó Vậy nên nó là một dự án wiki (cười) CA: Alain, cám ơn ông về việc khuấy động rất nhiều những cuộc đàm luận về sau này Vỗ tay Vào thập kỷ 80 tại Đông Đức cũ nếu bạn sở hữu một chiếc máy đánh chữ bạn sẽ phải đăng ký nó với chính quyền Không những vậy, bạn còn phải đăng ký một bản tài liệu mẫu được xuất ra từ chiếc máy đánh chữ đó. Mục đích của việc này là để chính quyền có thể biết được nguồn gốc của những tài liệu đó Nếu chính quyền phát hiện ra những tài liệu mang những tư tưởng không đúng đắn họ có thể truy ra ai là chủ nhân của những "tư tưởng lệch lạc" này. Và chúng ta, ở phương Tây không thể hiểu tại sao những điều đó lại có thể là sự thật khi những phương thức đó là kẻ thù của tự do ngôn luận. Chúng ta sẽ không bao giờ làm như vậy tại chính những quốc gia của mình. Nhưng ngày hôm nay, tại chính thời khắc năm 2011 này nếu bạn có mua một chiếc máy in laser màu từ bất kỳ nhà sản xuất máy in có tên tuổi nào và nếu bạn có thử in ra một trang giấy kết quả là trang giấy đó sẽ có những chấm nhỏ màu vàng nhạt được đánh dấu trên tất cả các tài liệu bạn in ra theo một kiểu ký hiệu nào đó, để từ trang giấy này có thể truy ngược lại nguồn gốc là từ bạn và chiếc máy in của bạn. Điều này đang diễn ra với chúng ta ngày hôm nay. Và có vẻ như không ai định "làm ầm lên" về chuyện này. Đây chính là một ví dụ về cách mà chính phủ của chúng ta đang sử dụng công nghệ để chống lại chúng ta, những công dân của đất nước. Và đây cũng chính là một trong ba nguồn gốc chính cho những vấn đề trên mạng hiện nay. Nhìn lại những gì đang thật sự diễn ra trong thế giới mạng, chúng ta có thể phân loại các hoạt động tấn công mạng dựa trên những kẻ tấn công Có ba nguồn tấn công chính. Từ những tội phạm mạng Như ở đây, chúng ta có Dimitry Golubov đến từ thành phố Kiev, Ukraine Và động lực của loại tội phạm mạng này rất đơn giản và dễ hiểu. Kiếm tiền ! Họ sử dụng các hoạt động tấn công trực tuyến để kiếm thật nhiều tiền, rất rất nhiều tiền. Một số ví dụ điển hình về những triệu phú đến từ thế giới mạng những người kiếm được bộn tiền từ hoạt động tấn công mạng. Đây là Vladimir Tsastsin đến từ Tartu, Estonia Alfred Gonzalez. Stephen Watt. Bjorn Sundin. Matthew Anderson, Tariq Al-Daour vân vân và vân vân. Họ tìm kiếm sự giàu có từ hoạt động trên mạng, thông qua các cách thức bất hợp pháp như việc sử dụng các trojans tấn công hệ thống ngân hàng để lấy cắp tiền từ tài khoản của chúng ta khi chúng ta thực hiện các giao dịch trực tuyến hoặc với các phần mềm ghi lại thao tác bàn phím giúp họ có được thông tin thẻ tín dụng khi chúng ta mua hàng trực tuyến từ những máy tính bị lây nhiễm. Cơ quan mật vụ Hoa Kỳ, 2 tháng trước đã đóng băng tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ của Sam Jain, người trong ảnh với 14.9 triệu đô la trong tài khoản tại thời điểm bị đóng băng. Jain hiện đang lẩn trốn; và không ai biết anh ta đang ở đâu. Và tôi khẳng định rằng ngày nay nguy cơ mà chúng ta trở thành nạn nhân của tội phạm mạng còn lớn hơn nguy cơ trong thế giới thực này. Và một sự thật rõ ràng là những hiểm họa này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Trong tương lai không xa, phần lớn các vụ phạm pháp sẽ xảy ra ở trên thế giới mạng. Loại tấn công mạng thứ hai mà chúng ta thấy hiện nay không đến vì mục đích kiếm tiền. Họ được thúc đẩy vì những mục đích khác -- chống đối chính phủ, bất đồng chính kiến, và đôi khi cũng chỉ để vui đùa. Các nhóm như Anonymous đã nổi dậy trong 12 tháng qua và đã trở thành một lực lượng trọng yếu trong cuộc chơi tấn công mạng này. Như vậy chúng ta có ba nhóm tấn công chính: những kẻ tội phạm với mục đích kiếm tiền bất chính những hackers như Anonymous hoạt động để phản kháng và cuối cùng chính là chính phủ của chúng ta, chính phủ đang tấn công chúng ta. Có rất nhiều trường hợp giống như những gì đã xảy ra tại DigiNotar. Đây là một ví dụ điển hình về những gì sẽ xảy ra khi chính phủ thực hiện tấn công chống lại người dân của chính họ. DigiNotar là một công ty cấp phép chứng thực đến từ Hà Lan -- hoặc ít nhất họ cũng đã từng là như vậy. Họ đã phải nộp đơn xin phá sản mùa thu năm ngoái vì hệ thống mạng của họ đã bị phá hủy. Ai đó đã xâm nhập vào hệ thống và phá hủy nó hoàn toàn. Vào tuần trước, trong một buổi gặp với đại diện chính phủ Hà Lan, Tôi có đặt câu hỏi cho một lãnh đạo của họ rằng liệu ông có thấy là hợp lý không nếu có ai đó phải chết vì việc DigiNotar bị tấn công. Và "CÓ" là câu trả lời của ông ta. Làm thế nào mà việc tấn công này có thể khiến ai đó mất mạng được? DigiNotar là một công ty cung cấp dịch vụ chứng thực Họ bán các chứng chỉ bảo mật Bạn sẽ làm gì với những chứng chỉ đó? Thực tế thì bạn cần một chứng thực như vậy nếu bạn có một trang web sử dụng giao thức https với dịch vụ mã hóa SSL, là kiểu dịch vụ mà Gmail đang sử dụng. Tất cả chúng ta, hoặc ít nhất là phần lớn chúng ta đang sử dụng Gmail hoặc một ứng dụng email tương tự khác, và những dịch vụ này đặc biệt phổ biến tại các quốc gia chuyên chế như Iran, nơi mà các nhà bất đồng chính kiến sẽ sử dụng các dịch vụ từ nước ngoài như Gmail bởi họ biết rõ Gmail đáng tin cậy hơn các dịch vụ nội địa khác và nó còn được mã hóa bởi giao thức SSL do đó chính phủ không thể nghe lén được các thông tin mà họ trao đổi. Nhưng mọi thứ sẽ khác, nếu chính phủ có thể tấn công vào các đơn vị cung cấp chứng chỉ bảo mật và tạo ra các chứng chỉ giả mạo. Và đó chính xác là điều đã xảy ra với DigiNotar. Vậy còn chiến dịch Mùa xuân Ả Rập và những điều đã xảy ra tại Ai Cập thì sao? Tại Ai Cập, khi những kẻ nổi loạn chiếm đóng trụ sở của đơn vị cảnh sát mật Ai Cập vào tháng 04 năm 2011 họ đã phát hiện ra rất nhiều tài liệu mật. Trong đó, có tập tài liệu được đánh dấu "FINFISHER" Trong tài liệu này là những ghi chú từ một công ty có trụ sở ở Đức đã bán cho chính phủ Ai Cập rất nhiều công cụ kỹ thuật cao để có thể nghe lén trên một quy mô lớn tất cả những liên lạc và trao đổi của người dân. Họ đã bán những công cụ này cho chính phủ Ai Cập với giá 280,000 Euros. Đây chính là trụ sở chính của công ty đó. Vậy là những chính phủ phương Tây đang cung cấp cho các chính phủ độc tài những công cụ để chống lại người dân của họ. Nhưng chính phủ phương Tây cũng thực hiện điều đó ngay tại quốc gia của mình Ví dụ như ở Đức, vài tuần trước đây người ta đã phát hiện ra Trojan Scuinst, là một loại trojan được nhân viên chính phủ Đức sử dụng để điều tra người dân của họ. Nếu bạn đang bị nghi ngờ có dính líu đến một tội ác nào đó, thì điều chắc chắn là điện thoại của bạn đang có "rệp". Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng ở đó. Họ nghe lén đường truyền Internet của bạn. Họ thậm chí sẽ sử dụng những công cụ như Trojan Scuinst để lây nhiễm vào máy tính của bạn, và từ đó họ có thể có được mọi thông tin bạn trao đổi, có được mọi cuộc hội thoại qua mạng của bạn, và có được mật khẩu của bạn. Tuy nhiên sẽ có người khi xem xét vấn đề này sẽ phản ứng như sau "Ok, nghe tệ thật đấy, nhưng nó không ảnh hưởng gì đến tôi vì tôi là một công dân gương mẫu Vậy tại sao tôi phải lo lắng? Tôi hoàn toàn không có gì khuất tất phải che dấu. Nhưng lập luận này là không hợp lý. Quyền riêng tư phải được đảm bảo. Quyền riêng tư không cần phải tranh luận. Đây không phải là vấn đề giữa quyền riêng tư và an ninh của đất nước. Đây là một vấn đề giữa tự do và sự kiểm soát. Và trong khi chúng ta vẫn tin tưởng vào chính phủ ngay lúc này, ngay tại đây, vào năm 2011 này rằng mọi quyền lợi chúng ta mất đi đều là vì những thứ tốt đẹp hơn. Và liệu chúng ta có còn tin tưởng, một cách mù quáng vào bất kỳ chính phủ tương lai nào, một chính phủ mà chúng ta có thể có trong 50 năm tới? Đó chính là câu hỏi mà chúng ta sẽ phải lo lắng trong 50 năm tiếp theo. Tôi sẽ bắt đầu ờ đây. Đây là một kí hiệu viết tay xuất hiện ở cửa hàng bánh Mom and Pop ở khu ở cũ của tôi tại Brooklyn vài năm trước. Cửa hàng sở hưữ một trong những chiếc máy đó Chúng có thể in trên những chiếc đĩa bằng đường và lũ trẻ có thể mang tranh tới và nhờ cửa hàng in một đĩa bằng đường để trên chiếc bánh sinh nhật của chúng Nhưng không may là,một trong những thứ mà bọn trẻ thích vẽ là nhân vật hoạt hình. Chúng thích vẽ nàng tiên cá Chúng thích vẽ xì trum, chúng thích vẽ chuột Micky Nhưng việc này lại là phạm pháp khi in tranh chuột Mickey của một đứa trẻ lên một chiếc đĩa kẹo đường Việc này vi phạm bản quyền và để giải quyết luật vi phạm bản quyền cho bánh sinh nhật của trẻ con thật là phức tạp đến nỗi tiệm bánh nói "các ông biết không, chúng tôi sẽ thôi không làm dịch vụ đó nữa nếu anh là một tay nghiệp dư anh không được chạm vào cái máy đó một lần nào nữa nếu bạn muốn một cái bánh sinh nhật có in hình bạn phải dùng một trong những hình làm sẵn của chúng tôi -- chỉ cho những nhà chuyên nghiệp" vì thế hai điều luật trong quốc hội lúc này một gọi là SOPA ,một gọi là PIPA SOPA là viết tắt của luật phòng chống việc vi phạm bản quyền tác giả trên mạng nó được đưa ra từ thượng viện PIPA là viết tắt của PROTECTIP viết tắt của Preventing Real Online Threats (chống những đe dọa thật sự trên internet) khỏi sự ăn cắp tài sản trí tuệ và sáng tạo kinh tế bởi những nghị sĩ quốc hội đặt tên cho những thứ này có quá nhiều thời gian trong tay họ và cái mà SOPA và PIPA muốn làm chính là cái họ muốn làm họ muốn tăng giá của những thỏa hiệp bản quyền đến mức độ mà người ta đơn giản là không còn có thể sử dụng khả năng của những con người không chuyên nghiệp Giờ cách mà họ đang đề ra để thực hiện điều này là tìm ra những trang web vi phạm luật bản quyền trầm trọng-- dù cách mà những trang web đó được tìm ra không bao giờ được đề cập đầy đủ trên điều luật -- và khi họ muốn xóa bỏ trang đó trên hệ thống tên miền họ muốn mang chúng ra khỏi hệ thống tên miền Hệ thống tên miền là một thứ chuyện địa chỉ web từ tên con người có thể đọc được như Google.com sang dạng địa chỉ mà máy móc xử lý -- 74.125.226.212 vấn đề với mô hình kiểm duyệt này là định ra trang web đó và rồi cố gắng xóa nó khỏi hệ thống tên miền không hữu hiệu. và bạn sẽ nghĩ đó đơn giản là một vấn đề lớn của luật nhưng quốc hội dường như không để cho điều đó làm phiền muộn họ nhiều lý do mà nó không hiệu quả là nếu bạn vẫn có thể gõ 74.125.226.212 vào thanh địa chỉ hay làm nó thành một đường link và bạn vẫn có thể vào Google. nên kẽ hở của luật chung quanh vấn đề trở nên sự đe dọa thật sự để hiểu được làm cách nào mà quốc hội viết một bộ luật không hòan thành mục tiêu quốc gia nhưng sẽ sản xuất ra rất nhiều hiệu ứng phụ nguy hiểm bạn phải hiểu một chút về câu chuyện phía sau của nó và câu chuyện đó là SOPA và PIPA là một luật được soản thảo nháp bởi những công ty truyền thông thành lập từ thế kỉ 20 thế kỉ 20 là thời kì hoàng kim của các công ty truyền thông bởi thứ mà bạn thực sự có bên mình là sự hiếm hoi nếu bạn làm một chương trình Tivi nó không cần phải hay hơn tất cả những chương trình tivi từng có nó chỉ cần phải hay hơn hai chương trình tivi khác cùng lên sóng -- những chương trình đó ở ngưỡng cửa thấp hơn về tính cạnh tranh điều đó có nghĩa là nếu bạn có một nội dung trung bình bạn đã có một phần ba dân số mĩ -- 10triệu người chỉ bằng cách đơn giản là làm một thứ không quá kinh khủng điều này giống như có giấy phép in tiền và một thùng mực miễn phí nhưng công nghệ tiếp tục phát triển và từ từ đến cuối thế kỉ 20 sự hiếm hoi đã cạn -- và ý tôi không phải là công nghệ số ý tôi là công nghệ analog băng các sét, đầu ghi hình các sét ngay cả một chiếc máy Xerox khiêm tốn cũng đã tạo những cơ hội mới cho chúng ta hành động theo cách làm kinh ngạc giới truyền thông bởi hóa ra chúng ta không chỉ là những con người ngồi hàng ngày trên sofa xem tivi chúng ta không thật sự chỉ thích tiêu thụ chúng ta thích tiêu thụ thật, nhưng mỗi khi một dụng cụ mới ra đời nó khiến chúng ta cũng muốn sản xuất và chúng ta muốn chia sẻ và điều này làm cho giới truyền thông hoảng sợ -- nó lần nào cũng làm họ hoảng sợ Jack Valentu người vận động chính cho Hiệp hội điển ảnh Hoa Kì (MPAA) có một lần so sánh chiếc đầu thu video cát sét với Jack the Ripper và một Hollywod nghèo nàn vô vọng với một người phụ nữ ở nhà một mình đó là một mức độ tu từ và thế là nền công nghiệp truyền thông năn nỉ, khăng khăng yêu cầu rằng quốc hội hãy làm gì đó và quốc hội đã làm vào trước những năm 90, quốc hội thông qua một bộ luật đã thay đổi tất cả. và luật đó có tên là luật Audio Home Recording Act vào năm 1992 điều mà luật Audio Home Recording Act năm 1992 nói là nếu người ta thu âm và làm đĩa cho bạn của họ thì không phải là phạm pháp . thu âm và ghi đĩa và chia sẻ với bạn bè thì không sao cả nếu bạn sản xuất thật nhiều những bản sao chép chất lượng cao và bán chúng thì không được . nhưng ghi đĩa thì không sao và họ nghĩ là họ đã giải quyết vấn đề bởi họ định ra sự khác biệt rõ ràng giữa hành động sao chép hợp pháp và không hợp pháp nhưng đó không phải là điều giới truyền thông muốn họ muốn quốc hôi ra luật cấm sao chép hoàn toàn thế nên khi luật Audio Home Recording Act năm 1992 được thông qua giới truyền thông từ bỏ ý tưởng phân biệt hành vi sao chép phạm pháp và không phạm pháp bởi nó quá rõ ràng rằng quốc hội đang họat động trong mức độ của họ họ có thể làm tăng quyền của người dân tham gia vào môi trường truyền thông vì thế họ lập ra kế hoạch B họ phải mất một chút thời gian để dàn dựng kế hoạch B kế hoạch B xuất hiện dưới hình dạng đầu tiên của nó vào năm 1998-- gọi là Digital Millennium Copyright Act . đó là một luật phức tạp với nhiều phần thay đổi nhưng ý lớn của nó là việc bán cho bạn một sản phẩm số không thể sao chép được là hợp pháp -- ngoại trừ không có cái nào gọi là sản phẩm số không thể sao chép được như là phép so sánh nổi tiếng của Ed Felton từng nói "như chuyển nước mà không bị ướt" bits có thể được sao chép. đó là việc mà máy tính làm đó là hiệu quả đi kèm của một hoạt động bình thường vì thế để làm giả khả năng bán những bits không thể sao chép được DMCA làm nó hợp pháp để buộc bạn sử dụng những hệ thống làm hỏng chức năng sao chép của những máy móc của bạn mỗi chiếc DVD và máy chơi game ti vi và máy tính bạn mang về nha bất cứ cái gì bạn tưởng là sẽ đem về nhà khi mua -- có thể bị làm hỏng bởi những nền công nghiệp truyền thông đại chúng nếu họ muốn đặt điều kiện khi bán cho bạn những tác phẩm nghệ thuật và để bạn không nhận ra hay không phát hiện ra khả năng của chúng như những thiết bị máy tính chung họ cũng làm việc bạn cố gắng thiết định lại khả năng sao chép nội dung tác phẩm nghệ thuật đó là phạm pháp luật DMCA đánh dấu thời điểm khi giới truyền thông từ bỏ hệ thống luật pháp của việc phân biệt sao chép hợp pháp và bất hợp pháp và chỉ đơn giản cố gắng ngăn sự sao chép qua các phương tiện kĩ thuật giờ đây DMCA vẫn tiếp tục có những hiệu ứng phức tạp khác nhưng trong một vùng hạn chế sự chia sẻ nó hầu như không hiệu quả và lý do mà nó không hiệu quả là Internet trở nên quá phổ biến và có sức mạnh hơn bất cứ ai có thể tưởng tuợng được mixtape hay fanzine không thể so sánh được với cái chúng ta đang thấy hiện nay về Internet chúng ta đang ở thế giớ mà hầu hết những công dân mĩ hơn 12 tuổi chia sẻ với nhau trên mạng chúng ta chia sẻ những văn bản,hình ảnh âm thanh và phim ảnh một số là những thứ chúng ta tạo ra một số là những thứ chúng ta tìm được một số chúng ta chia sẻ lại là những thứ chúng ta tạo ra từ những thứ chúng ta tìm được và tất cả làm nền công nghiệp đó sợ hãi vì thế mà PIPA và SOPA là vòng hai nhưng nơi mà DMCA bị mỏ xẻ chúng ta đi sâu vào máy tính của mình chúng ta đi sâu vào chiếc tivi ,vào chiếc máy chơi game và ngăn chặn chúng làm việc mà người ta nói chúng làm ở cửa hàng -- PIPA và SOPA là năng lượng hạt nhân và họ nói chúng tôi muốn đi đến bất kì đâu trên thế giới và kiểm định nội dung và cách làm việc này như tôi nói là bạn cần đưa mọi người đến những địa chỉ IP đó bạn cần đưa họ ra khỏi những chiếc máy tìm kiếm bạn cần phải mang họ ra khỏi những danh mục trên mạng bạn cần phải mang họ ra khỏi danh sách người dùng và vì những nhà sản xuất lớn nhất trên mạng không phải là google hay yahoo mà là chúng ta chúng ta là những con người bị khống chế bởi cuối cùng mối đe dọa thật sự cho luật PIPA và SOPA là khả năng chia sẻ của chúng ta với người khác vì thế cái mà PIPA và SOPA liều làm là mang khái niệm hợp pháp hàng thế kỉ nay từ vô tội thành có tội có bằng chứng và đảo ngược nó có tội thành vô tội có bằng chứng bạn không thể chia sẻ cho đến khi bạn cho chúng tôi thấy rằng bạn chằng chia sẻ thứ mà chúng tôi không thích đột nhiên một đống phiền phức chứng cớ hợp pháp và không hợp pháp rơi ngay vào chúng ta vào những dịch vụ có thể cho chúng ta những khả năng mới và nếu nó tốn một xu để giám sát một người dùng sẽ làm hư một dịch vụ có một trăm triệu người dùng nên đây là internet mà chúng ta có trong đầu hãy tưởng tượng dấu hiệu này có ở khắp nơi -- nhưng hãy tưởng nó không ghi College Bakery, mà ghi là YouTube Facebook, hay Twitter tưởng tưởng nó ghi là TED bởi những lời bình không thể bị khống chế ở một mức giá có thể chấp nhận được ảnh hưởng thực tế của SOPA và PIPA sẽ khác hoàn toàn với hiệu quả được mong chờ. mối đe doạ, thực chất là sự đảo ngược của những bằng chứng đột nhiên khiến chúng ta bị đối xử như những tên trộm mỗi khi chúng ta được cho quyền tự do sáng tạo để sản xuất hoặc chia sẻ và những người cho chúng ta những khả năng đó Youtube, Facebook, Twitter và Ted ở trong ngành phải khống chế chúng ta hay bị móc câu vì tội đồng phạm có hai thứ bạn có thể làm giúp dừng việc này một việc đơn giản và một việc phức tạp một dễ dàng và một khó khăn thứ đơn giản và dễ dàng là: nếu bạn là công dân Mĩ gọi cho người đại diện của bạn, nghị sĩ của bạn khi bạn nhìn thấy người kí tên trên điều luật SOPA người kí tên đồng ý cho POPA bạn thấy họ đang nhận hàng triệu hàng triệu đô la từ những doanh nghiệp truyền thông truyền thống bạn không có hàng triệu hàng triệu đô la nhưng bạn có thể gọi nghị sĩ của bạn bạn có thể nhắc nhở họ rằng bạn bầu cử và bạn có quyền yêu cầu không bị đối xử như một tên ăn trộm và bạn có thể đề nghị rằng bạn muốn mạng internet không bị phá hoại và nếu bạn không phải là công dân hoà kì bạn có thể liên lạc với công dân hoa kì mà bạn biết khuyến khích họ là điều tương tự bởi đây có vẻ là một vấn đề quốc gia nhưng nó không phải là chỉ là một vấn đề quốc gia những nền công nghiệp đó sẽ không chịu chấp nhận với việc huỷ hoại internet nếu huỷ hoại nó, họ sẽ huỷ hoại của tất cả mọi người đấy là việc dễ dàng đấy là việc đơn giản việc khó khăn là hãy chuẩn bị sẵn sàng vì nhiều luật lệ hơn sẽ ra đời SOPA đơn giản chỉ là sự trở lại của COICA, luật được đưa ra năm ngoái nhưng không được thông qua và tất cả luật này quay trở về với thất bại của DMCA không chấp nhận chia sẻ bằng những phương thức công nghệ và DMCA trở lại với luật Audio Home Recording Act đã làm sợ hãi những nền công nghiệp đó bởi cả một nền thương mại đang thực chất đề nghị người ta phá luật và đang thu thập chứng cứ chứng minh rằng điều đó thật sự bất tiện "chúng tôi không thích làm thế nữa" những nền công nghiệp truyền thông nói thế và điều họ muốn làm họ không muốn sự phân biệt pháp lý giữa việc chia sẻ hợp pháp và không hợp pháp họ chỉ muốn không có sự chia sẻ nào PIPA và SOPA không lạ thường và kì dị chúng không phải sự kiện chúng là bước đi tiếp theo của đoàn đã đi 20 năm nay và nếu chúng ta đánh bại nó, như chúng ta hy vọng sẽ có nhiều thứ hơn sẽ đến bởi cho đến khi chúng ta thuyết phục được quốc hội rằng cách để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền là cách việc vi phạm bản quyền được giải quyết với Napster và Youtube đó là có một phiên toà với bằng chứng và tranh luận triệt để những yếu tố và đáng giá những giải pháp diễn ra trong xã hội dân chủ đó là cách giải quyết vấn đề này trong lúc đó điều khó khăn phải làm là chuẩn bị sẵn sàng. bởi đó chính là lời nhắn gửi thực sự của PIPA và SOPA mà Time Warner đã nói tợ và họ muốn chúng ta ngồi lại vào ghế chỉ tiêu thụ không sản xuất hay chia sẻ chúng ta nên nói "Không!" xin cảm ơn (vỗ tay) Bạn có biết bạn thực hiện bao nhiêu sự lựa chọn trong 1 ngày ? Bạn có biết bạn thực hiện bao nhiêu sự lựa chọn trong 1 tuần ? Gần đây, tôi đã khảo sát với hơn 2.000 người Mỹ, và trung bình số lựa chọn mà người châu mỹ điển hình đã làm là khoảng 70 lần trong 1 ngày Đã có cuộc khảo sát được hoàn thành với các CEO mà chúng tôi đã theo các CEO suốt 1 tuần Và những nhà khoa học đã dẫn ra tất cả những nhiệm vụ khác nhau mà những CEO đó tham gia và họ đã tốn bao nhiều thời gian để thực hiện những quyết định liên qua đén những nhiệm vụ đó Và họ phát hiện ra là trung bình CEO đã làm khoảng 139 nhiệm vụ trong 1 tuần Dĩ nhiên, mỗi nhiệm vụ được bao gồm rất nhiều lựa chọn nhỏ 50 % trong số quyết định của CEO mất 9 phút hoặc ít hơn Và chỉ có khoang 12% sự quyết định được họ thực hiện thực hiện trong 1 tiếng hoặc hơn thế. Bây giờ, nghĩ về những sự lựa chọn của chính bạn Bạn có biết bao nhiêu sự lựa chọn làm bạn mất trong khoảng 9 phút so với 1 tiếng ? Bạn nghĩ mình giỏi đến đâu trong việc quản lý các lựa chọn đó? Hôm nay, tôi muốn nói về 1 trong những rắc rối lớn nhất về sự lựa chọn của chúng ta đó là vấn đề quá tải với nhiều lựa chọn. Tôi muốn nói về những vấn đề và những cách giải quyết khả thi. Và khi tôi nó về vấn đề này, Tôi sẽ có vài câu hỏi cho bạn và tôi hy vọng được biết câu trả lời từ bạn Cho nên khi tôi hỏi bạn 1 câu hỏi Cho là tôi không nhìn thấy gì, nếu bạn muốn đốt 1 lượng calo, chỉ cần giơ tay cao (Tiếng cười) Nếu không thì, khi tôi hỏi, và nếu bạn trả lời có, Xin bạn vui vòng vỗ tay, Giờ là câu hỏi đầu tiên của ngày hôm nay, Bạn có sẵn sàng để nghe về vấn đề quá tải trong lựa chọn ? (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. Khi tôi là sinh viên tốt nghiệp từ đại học Stanford, tôi đã từng vào rất nhiều cửa hàng tạp hóa mắc tiền, lúc đó, tôi thật sự khá giàu, Đây là cửa hàng với tên Drager's Bây giờ, nó gần như trở thành công viên giải trí. Họ có 250 loại giấm và mù tạc khác nhau và hơn 500 loại trái cây và rau rủ khác nhau và hơn 2 tá loại nước khác nhau và đó là thời gian chúng tôi thực sự thường uống nước máy.. Tôi đã từng rất thích vào cửa hàng này, nhưng tự nhiên, tôi đã từng tự hỏi mình Làm sao bạn đến và không mua thứ gì ? Đây là gian hàng dầu olive của họ. Họ có hơn 75 loại dầu olive khác nhau, bao gồm cả những loại trong tủ khóa do chúng làm từ những cây olive hàng trăm tuổi Cho nên, 1 ngày, tôi quyết định lại chỗ người quản lý, và tôi hỏi, "Cái cách mời gọi mọi người những lựa chọn này có thực sự hiệu quả?" Và anh ta chỉ và đám đông khách du lịch thường xuyên vào mỗi ngày, được máy camera quay lại thường xuyen, Chúng tôi đã quyết định thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ, và chúng tôi đã lấy mứt cho cuộc thí nghiệm. Đây là gian hàng bán mứt của họ Họ có hơn 348 loại mứt khác nhau. Chúng tôi đã mở 1 quầy nếm thử nhỏ ngay gần cửa vào cửa hàng. Chúng tôi đã đem ra 6 loại mứt mùi khác nhau hay 24 loại mứt mùi khác nhau, Và chúng tôi nhận ra 2 điều: Điều thứ nhất, trong trường hợp nào mọi người muốn dừng lại, nếm thử vài loại mứt ? Nhiều người đã dừng lại, khoảng 60% khi chúng tôi đưa ra 24 loại mứt, Và khi chỉ có 6 loại, thì chỉ có 40%. Điều tiếp theo, chúng tôi nhận ra Trong trường hợp nào mọi người thích mua 1 chai mứt. Bây giờ chúng ta thấy hiệu ứng ngược lại. Trong số những người dừng lại khi chúng tôi đưa ra 24 loại, Chỉ có 3% trong số họ mua 1 chai mứt. Còn trong số những người dừng lại khi chỉ có 6 loại mứt, Bất ngờ khi chúng tôi thấy tới 30% trong số đó mua 1 chai mứt. Bây giờ, thử làm 1 bài toán ít nhất gấp 6 lần số người muốn mua 1 chai mứt khi họ thấy 6 loại hơn là khi họ thấy 24 loại. Bây giờ không bàn về lựa chọn mua chai mứt có lẽ tốt hơn cho chúng ta ít nhất là sẽ tốt hơn cho vòng eo chúng ta Ví dụ trên đã chỉ ra rằng vấn đề quá tải trong sự lựa chọn ảnh hưởng chúng ta trong mỗi quyết định quan trọng Chúng ta chọn không chọn gì cả thậm chí khi điều đó đi ngược lại với những điều chỉ tốt cho chúng ta. Chủ đề hôm nay sẽ tiếp tục với : Tiết kiệm tài chính Bây giờ, tôi sẽ kể cho bạn 1 bài học tôi đã có với Gur Huberman, Emir Kamenica, Wei Jang nơi chúng ta nhìn vào những quyết định tiết kiệm tiền hưu trí của gần 1 triệu người mỹ từ khoảng 650 kế hoạch ở mỹ. Và điều chúng ta thấy được là liệu số lượng nguồn tài trợ có sẵn trong kế hoạch tiết kiệm hưu trí kê hoạch số 401 có ảnh hưởng tới khả năng có thể để tiết kiệm hơn cho ngày mai Và điều chúng tôi phát hiện ra là trong đó tồn tại một sự tương quan Cho nên trong những kế hoạch đó, chúng tôi đã có 657 kế hoạch được trải dài từ những người tình nguyện ở mọi nơi từ 59 nguồn tại trợ khác nhau Và chúng tôi phát hiện rằng Càng nhiều nguồn được đưa ra thì thật sự, tỉ lệ tham gia càng ít Cho nên nếu bạn nhìn kĩ hơn nữa những kế hoạch mà tài trợ cho bạn 2 nguồn tài chính tỉ le tham gia vào khoảng giữa những năm 70 vẫn không cao như chúng tôi muón Trong những kế hoạch tài trợ gần 60 nguồn tài chính tỉ lệ tham gia hiện tại đã giảm khoảng 1 trong những 60 nguồn đó. Bây giờ, nó chỉ ra rằng thậm chí bạn có chọn tham gia khi có nhiều hơn sự lựa chọn hiện tại thậm chí, có có những hậu quả tiêu cực Đối với những ai đã lựa chọn tham gia Càng nhiều sự lựa chọn hơn nữa thì càng nhiều người tham gia để tránh sự tồn kho. Càng nhiều sự lựa chọn Càng nhiều người gửi tất cả tiền của họ vào những tài khoản thị trường tài chính Bây giờ không phải là những sự lụa chọn đó là những sự lựa chọn mà bất cứ ai trong chúng ta cũng khuyên cho mọi người khi bạn xem xét sự khả thi tài chính cho họ Hơn 1 thập kỉ trong quá khứ Chúng ta đã chứng kiến 3 hậu quả tiêu cực chính khi đưa ra cho mọi người nhiều sự lựa chọn họ thích trì hoãn sự lựa chọn Sự trì hoãn thậm trí khi nó đi ngược lại lợi ích tốt nhất cho bản thân họ. Họ dường như đưa ra những sự lựa chọn tệ hơn tệ hơn trong tài chính,y tế. Họ dường như chọn những điều làm họ ít hài lòng hơn khi họ có khả năng làm tốt hơn Lý do chính ở đây là bởi gì chúng ta có thể yêu thích nhìn vào những bức tường to lớn của sốt ma-yo, mù tạc, giấm, mứt nhưng chúng ta không thể thực hiện bài toán của sự so sách và sự tương phản và thậm chí từ sự cho thấy ngạc nhiên cho nên điều tôi muốn đề nghị bạn hôm nay là 4 kĩ thuật đơn giản Những kĩ thuật mà chúng tôi đã kiểm tra bằng nhiều cách trong nhiều bản khảo sát mà bạn có thể áp dụng dễ dàng trong kinh doanh của bạn Đầu tiên: Cắt giảm Bản đã nghe điều đó trước đây nhưng điều đó không đúng so với hiện nay mà ít hơn thì nhiều hơn Mọi người luôn luôn lúng túng khi tôi nói, "cắt giảm" Họ luôn lo lắng họ sẽ sắp sửa mất vị trí của họ Nhưng thực tế, điều chúng ta càng ngày thấy được là nếu bạn sẵn sàng cắt giảm loại bỏ nhiều lựa chọn ngoài luồng Tồn tại sự gia tăng doanh thu bán hàng giảm xuống các chi phí, Và đó là sự cải thiện trong kinh nghiệm lựa chọn Khi Proctor & Gamble giảm từ 26 loại Head & Shoulders xuống 15 Họ nhận thấy sự gia tăng doanh số bán hàng lên 10% Khi tập đoàn Golden Cat loại bỏ 10 sản phẩm bán tệ nhất dành cho mèo Họ nhận thấy sự gia tăng trong lợi nhuận lên 87 % 1 hàm của sự gia tăng lợi nhuận và sự cắt giảm chi phí Bạn biết đó, trung bình các cửa hàng tạp hóa ngày nay đưa ra cho bạn 45000 sản phẩm Walmart thời nay đưa cho bạn tới 100.000 sản phẩm Nhưng cửa hảng bán lẻ lớn thứ 9 cửa hàng bán lẻ đứng thứ 9 trên thế giới hiện nay là Aldi Và nó chỉ đưa ra 1400 sản phẩm 1 loại sốt cà được đóng hộp Bây giờ trong thế giới tiết kiệm tài chính, Tôi nghĩ rằng 1 trong những ví dụ tốt nhất để làm sao đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất đó là việc David Laibson liên quan đến việc thiết kế Đó là chương trình ở Harvard Mỗi người làm công ở Harvad được đăng kí tự động trong 1 nguồn. Đối với những ai thực sự muốn chọn Họ đưa ra 20 nguồn tài chính không phải 300 hay hơn đó. Người ta thường nói "Tôi không biết làm sao để cắt giảm" Tất cả đều là sự lựa chọn quan trọng Và điều đầu tiên tôi làm là yêu cầu những người đó "Nói cho tôi biết những sự lựa chọn khác nhau như thế nào. Và nếu người làm công của bạn không thể phân biệt. thì người tiêu dùng của bạn cũng vậy. Ttrước khi chúng tôi bắt đầu phần chúng tôi buổi chiều nay Tôi đã có cuộc nói chuyện với Gary Và Gary nói rằng anh ta sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong buổi này 1 kì nghĩ tốn tiền miễn phí tới con đường đẹp nhất thế giới. Đây là miêu tả của con người Và tôi nghĩ bạn nên đọc nó. Bây giờ tôi sẽ cho bạn vài giây để đọc nó sau đó tôi muốn bạn vỗ tay nếu bạn sẵn sàng nhận sự lời đề nghị của Gary (Tiếng vỗ tay nhẹ) Tốt. Những ai sẵn sàng nhận sự đề nghị của Gary. đọc xong chứ ? Bây giờ tôi sẽ cho bạn thấy nhiều hơn (Tiếng cười) Bạn biết đây là sự lừa đảo, phải không nào. (Tiếng còi ô tô) Bây giờ, ai sẵn sàng cho chuyến đi này nào ? (tiếng vỗ tay) (Tiếng cười) Tôi nghĩ là tôi sẽ nghe được nhiều tiếng vỗ tay hơn Được rồi Thưc tế thì Bạn có nhiều thông tin khách quan Lần đâu tiên sau đó lần thứ hai nhưng tôi sẽ đoán thử rằng bạn cảm thấy nó thực hơn trong lần thứ hai Bởi vì bức tranh làm nó thực tế hơn với bạn Điều đó mnag cho tôi kĩ thuật thứ hai trong việc giải quyết vấn đề quá tải lựa chọn mà rất cụ thể Rằng để cho mọi người hiểu sự khác nhau giữa các sự lựa chọn Họ phải có khả năng hiểu ra kết quả tương ứng với mỗi sự lựa chọn và những kết quả đó cần được cảm thấy thật rõ ràng, thật sâu sắc Tại sao mọi người sử dụng trung bình 15 đến 30% khi họ sử dụng thẻ ATM hay thẻ tín dụng so với tiền mặt ? Bởi vì nó không giống như tiền thật Và điều đó chỉ ra rằng làm nó càng rõ ràng, cụ thể thì càng trở thành 1 công cụ hiệu quả để giúp mọi người tiết kiệm hơn Cho nên bài học tôi đã làm với Shlomo Benartzi và Alesssandro Previtero Chúng tôi đã làm 1 bài với mọi người ở ING Những nhân viên mà làm việc tại ING và giờ đây những người đó đã trong 1 giai đoạn họ có thể tuyển sinh cho kế hoạch 401(k) Và trong suốt giai đoạn này chúng tôi giữ lại giai đoạn trước đây nhưng chỉ thêm 1 điều nhỏ Điều nhỏ chúng tôi thêm vào đó là chúng tôi yêu cầu mọi người chỉ nghĩa về những điều tích cực sẽ xảy ra trong tương lai của họ nếu họ tiết kiệm hơn nữa Bằng cách làm đơn giản đó lượng đăng ký tham gia tăng đến 20% và càng nhiều người sẵn sàng tiết kiệm hay lượng tiền họ sẵn sàng tiết kiệm tăng đến 40% Kĩ thuật thứ 3 : Sự phân loại Chúng ta có thể giải quyết nhiều sự phân loại hơn là chúng ta giải quyết những sự lựa chọn Ví dụ, Đây là 1 buổi chúng tôi đã làm ở gian hàng tạp chí Nó chỉ ra rằng Những tiệm tạp hóa Wegmans trên và dưới hành lang phía đông bắc gian hàng tạp chí ở mọi nơi từ 331 các loại tạp chí khác nhau đến tạn 664 nhưng bạn biết điều gì không ? Nếu tôi chỉ ra cho bạn 600 loại tạp chí Và tôi chia nó ra làm 10 loại so với khi tôi chỉ cho bạn 400 tạp chí và chia nó ra thành 20 loại Bạn tin rằng tôi đã đưa cho bạn nhiều sự lựa chọn và những trải nghiệm lựa chọn tốt hơn nếu tôi cho bạn 400 hơn là tôi chỉ cho bạn 600 Bởi vì sự phân chia cho tôi biết làm sao phân chia chúng bây giờ là 2 loại nữ trang khác nhau Một thứ được gọi là "Jazz" còn cái kia được gọi là "Swing" Nếu bạn nghĩ hình bên trái là Swing và hình bên phải là Jazz thì xin mời bạn vỗ tay (Tiếng vỗ tay nhẹ) tốt, có vài người. Còn nếu bạn nghĩ bên trái là Jazz và bên phải là Swing thì xin mời bạn vỗ tay. Tốt rồi, nhiều hơn 1 chút. Bây giờ, nó chỉ ra rằng bạn đã đúng. Bên trái là Jazz và bên phải là Swing, Nhưng bạn biết điều gì không Đây là sự sắp xếp rất vô ích. (Tiếng cười) Sự phân chia cần phải nói lên điều gì đó tới người chọn chứ không phải là người thực hiện sự lựa chọn Và bạn thường thấy rằng vấn đề đó khi nó giảm xuống trong danh sách dài của tất cả nguồn tài chính Ai là người trông mong được thông tin ? Kĩ thuật thứ 4 của tôi : Điều kiện cho sự phức tạp Nó chỉ ra rằng chúng ta thực sự có thể giải quyết rất nhiều thông tin hơn chúng ta có thể Chúng ta có thể làm chúng 1 cách dễ hơn Chúng ta phải dần dần tăng độ phức tạp. Tôi chuẩn bị cho bạn 1 ví dụ về điều tôi đang nói đến Hãy suy nghĩ đến 1 sự lựa chọn khó khăn: Mua 1 chiếc xe. Đây là hãng xe của Đức mà cho bạn có cơ hội để tùy chỉnh xe theo ý bạn bạn muốn Bạn có hơn 60 quyết định khác nhau, Để hoàn thành trang trí cho xe của bạn. Và những lựa chọn đó làm thay đổi 1 lượng sự lựa chọn mà họ đưa ra mỗi quyết định. Màu xe, màu bên ngoài Tôi có tói 56 sựa lựa chọn Động cơ, sang số- Có 4 lựa chọn Cho nên điều tôi sẽ làm là tôi sẽ thay đổi sự đặt hàng mà những quyết định đó tồn tại Cho nên 1 nửa khách hàng đi từ nhiều sự lựa chọn, 56 màu xe, tới 4 sự lựa chọn, 4 động cơ sang số. Còn 1 nửa khách hàng còn lại, đi từ sự lựa chọn thấp hơn, 4 động cơ sang số sau đó tới sự lựa chọn cao hơn, 56 màu xe. Điều tôi muốn nói là gì? Bạn thật bận rộn đó. Nếu bạn cứ nhấn nút "mặc định" cho mỗi quyết định Điều đó có nghĩa bạn đang bị quá nhiều lựa chọn, Điều đó có nghĩa là bạn thua tôi rồi Điều bạn tìm kiếm đó là mọi người đi từ sự lựa chọn nhiều xuống thấp hơn nọ đang nhấn nút "mặc định" tiếp và tiếp tục lần nữa. Chúng tôi đang thua họ Họ đi từ sự lựa chọn thấp lên cao hơn thì họ đang mắc kẹt ở đó. Với cùng nguồn thông tin, cùng số lượng sự lựa chọn. Điều duy nhất tôi hoàn thành là Tôi đã thay đổi đơn đặt hàng mà thông tin đó được biểu hiện trong đó Nếu tôi bắt đầu với bạn dễ dàng, tôi học làm thế nào lựa chọn. Thậm chí chọn động cơ sang số không nói tôi bất kì điều gì về sự quan tâm với trang trí bên trong, Nó vẫn cho giúp tôi biết làm sao lựa chọn Nó cũng cho tôi sự hào hứng về sản phẩm to lớn này mà tôi gắn bó với nó so nên tôi rất vui được thúc đẩy và tôi bận rộn Để tôi khái quát lại. Tôi đã nói về bốn kĩ thuật để giải quyết vấn để quá tải trong sự lựa chọn Cắt giảm - Giảm thiểu tối đa những khả năng ngoài luồng. Cụ thể hóa - Làm cho nó thực tế hơn. Phân loại - Chúng ta giải quyết nhiều sự phân loại hơn, thì càng ít sự lựa chọn hơn Điều kiện cho sự phức tạp. Tất cả những kí thuật mà tôi giới thiệu bạn hôm nay được thiết kế để giúp bạn điều khiển sự lựa chọn của bạn tốt hơn và bạn có thể ứng dụng cho bản thân Người bạn phục vụ cũng tốt hơn Bởi vì tôi tin rằng chìa khóa để chọn cái tốt nhất từ sự lựa chọn đó là sự kĩ càng trong lựa chọn và chúng ta càng có thê kĩ lưỡng hơn trong lựa chọn Chúng ta càng có thể tốt hơn trong việc thực hành nghệ thuật lựa chọn Cảm ơn các bạn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Tất cả mọi người đều từng đi bar, phải không? (Tiếng cười) Nhưng đã khi nào các bạn vào quán bar và đi ra với một vụ làm ăn 200 triệu đô chưa? Đó là điều đã xảy ra với chúng tôi khoảng mười năm trước. Đó là một ngày tồi tệ. Một khách hàng lớn khiến chúng tôi rất đau đầu. Là một công ty tư vấn phần mềm, nhưng chúng tôi không tìm được giải pháp lập trình nào phù hợp giúp khách hàng triển khai hệ thống điện toán đám mây tiên tiến. Chúng tôi có rất nhiều kĩ sư, nhưng không ai có thể làm hài lòng khách hàng này. Và chúng tôi sắp bị hủy hợp đồng. Nên chúng tôi đi bar, trò chuyện Jeff, một nhân viên pha chế rượu chúng tôi quen. Như tất cả người pha chế rượu tử tế khác, thông cảm với chúng tôi, giúp chúng tôi cảm thấy tốt hơn, chia sẻ nỗi buồn với chúng tôi, và nói: "Khách hàng của các anh nghiêm trọng hóa vấn đề rồi. Đừng lo lắng." Cuối cùng, anh ấy thản nhiên đề nghị: "Các anh có muốn tôi thử gặp họ không? tôi sẽ tìm được cách." Sáng hôm sau, chúng tôi có buổi họp nhóm, và tất cả mọi người đều chếnh choáng say.. (Tiếng cười) và tôi, nửa đùa nửa thật nói rằng: "Này, chúng ta thật sự sắp bị hủy hợp đồng đấy." Tôi nói tiếp: "Hay ta cứ đưa Jeff đến đi, chàng pha rượu ấy?" (Tiếng cười) Một vài giây im lặng, một vài ánh mắt nghi ngờ. Cuối cùng, đội trưởng nói rằng: " Ý hay đấy." (Tiếng cười) " Jeff rất lanh lợi. Anh ấy rất thông minh. Anh ấy sẽ tìm ra cách. Hãy đưa anh đến đó." Jeff không phải là lập trình viên. Trên thực tế, anh học Triết tại Đại học Pennsylvania, nhưng đã bỏ học. Nhưng anh ấy rất giỏi, và có thể đào sâu vào vấn đề, và chúng tôi thì sắp bị hủy hợp đồng. Nên chúng tôi đã đưa anh đến đó. Sau một vài ngày đầu chờ đợi, anh ấy vẫn ở đó. Họ vẫn chưa bắt anh ấy nghỉ việc. Tôi không thể tin được. Anh ấy đã làm gì? Đây là điều tôi học được. Anh đã xóa bỏ định kiến của khách hàng trong kỹ thuật lập trình. Thay đổi cuộc trò chuyện, thậm chí, cả những thứ chúng tôi đang xây dựng. Cuộc trò chuyện giờ đây là về chúng ta muốn tạo ra thứ gì và tại sao. Vâng, Jeff đã tìm ra giải pháp, và khách hàng đó trở thành người giới thiệu tốt nhất của chúng tôi. Khi ấy, công ty tôi mới có 200 người, và nửa số nhân viên thuộc ngành công nghệ thông tin và kĩ sư, nhưng bài học từ Jeff đã khiến chúng tôi tự hỏi: "Việc này có nên tiếp tục?" Vì thế, chúng tôi thay đổi cách tuyển dụng và đào tạo. Và dù chúng tôi vẫn săn đón kĩ sư máy tính và công nghệ thông tin, chúng tôi tuyển mộ xen lẫn các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn.. Và những câu chuyện tương tự như của Jeff đã xuất hiện nhiều hơn. Trưởng phòng công nghệ của chúng tôi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh, và ông từng là người giao hàng ở Manhattan. Hiện tại, chúng tôi có hàng ngàn nhân viên, nhưng chưa đến một trăm người có bằng kĩ sư hay công nghệ thông tin. Và chúng tôi vẫn là công ty tư vấn phần mềm. Chúng tôi là công ty đầu ngành. Chúng tôi làm việc với các gói phần mềm tăng trưởng cao và đạt được doanh thu mười tỷ đô mỗi năm. Như vậy, sự thay đổi đó có hiệu quả. Đồng thời, thúc đẩy giáo dục theo hướng khoa học kĩ thuật ( STEM-based) ở nước ta, chú trọng vào: khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học, rất quyết liệt. Việc này rất đáng kinh ngạc. Và đây là một sai lầm lớn. Từ năm 2009 đến nay, số sinh viên theo học các ngành khoa học kỹ thuật ở Mỹ tăng 43 phần trăm, trong khi các ngành khoa học xã hội vẫn không thay đổi. Cựu tổng thống của chúng ta đầu tư hơn một tỉ đô la vào các ngành khoa học kĩ thuật, mà thiếu quan tâm đến những ngành học khác, và tổng thống đương thời của chúng ta vừa chuyển 200 triệu đô từ quỹ Giáo dục đầu tư vào ngành công nghệ thông tin. Và các tổng giám đốc luôn than phiền về việc thiếu kĩ sư. Những hành động này, cùng với thành công không thể phủ nhận của nền kinh tế công nghệ -- hãy đối mặt với thực tế, bảy trên mười công ty có giá trị nhất trên thế giới là những công ty về công nghệ- những điều này tạo nên một lối suy nghĩ rằng tương lai các ngành khoa học kĩ thuật sẽ chiếm ưu thế. Tôi hiểu điều đó. Về lý thuyết, điều này là hợp lý, Và rất hấp dẫn. Nhưng nó đã bị thổi phồng. Giống như toàn bộ đội bóng đuổi theo trái bóng vào một góc, chỉ vì nó ở đó. Chúng ta không nên quá đề cao khoa học kỹ thuật. Chúng ta không nên coi trọng khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Có một vài lý do cho điều này. Thứ nhất, công nghệ ngày nay rất dễ tiếp cận. Lí do khiến chúng ta có thể tuyển dụng nhân lực từ nhiều ngành và có chuyên môn hóa cao vì xã hội hiện đại có thể hoạt động mà không cần viết mã. Chúng như LEGO: dễ lắp ráp, dễ học, dễ thao tác, luôn có sẵn một lượng thông tin khổng lồ phục vụ cho việc học. Đồng ý rằng, lực lượng lao động cần có kỹ năng chuyên sâu, nhưng những kĩ năng đó ngày càng ít phụ thuộc vào một nền giáo dục cứng nhắc và quy cũ như nó đã từng. Thứ hai, kỹ năng buộc phải có trong thế giới công nghệ dễ dàng tiếp cận này, là kỹ năng giúp ta làm việc cùng nhau, nơi khó khăn nằm ở việc hình dung ra sản phẩm cuối cùng và những công dụng tuyệt vời của nó, đòi hỏi kinh nghiệm thực tế, sự phán đoán và bối cảnh lịch sử. Câu chuyện của Jeff dạy chúng ta rằng khách hàng đặt trọng tâm vào sai chỗ. Đây là một điều thường gặp: Kỹ thuật viên gặp khó khăn trong giao tiếp với doanh nghiệp và người dùng, doanh nghiệp thất bại trong việc nói rõ nhu cầu của mình. Tôi thấy điều này mỗi ngày. Chúng ta chỉ sử dụng được một phần khả năng của mình để trao đổi và sáng tạo cùng nhau. Khoa học tự nhiện dạy chúng ta cách tạo nên một vật, khoa học xã hội lại giúp ta định hướng và tìm ra ý nghĩa của chúng. Cả hai đều quan trọng như nhau, và đều khó như nhau. Tôi cảm thấy rất khó chịu khi thấy mọi người xem thường khoa học xã hội, như những điều dễ dàng. Thôi nào! Khoa học xã hội cho ta thấy bối cảnh xã hội. Chúng dạy ta cách tư duy phản biện. Chúng được thiết kế không theo hệ thống, còn các môn khoa học tự nhiên lại có một hệ thống rõ ràng. Chúng dạy ta cách thuyết phục, cung cấp ngôn ngữ, để chúng ta truyền tải cảm xúc, rồi từ đó suy nghĩ và hành động. Và chúng cần được xem trọng như các môn khoa học tự nhiên. Các bạn có thể thuê nhiều nghệ sĩ để xây một công ty công nghệ và đạt được nguồn lợi khủng. Tôi đến đây không phải để chê bai khoa học kỹ thuật. Tôi không đến đây để nói rằng các bé gái không nên học lập trình. (Tiếng cười) Làm ơn. Những cây cầu mà ta sẽ đi qua, hay những cái thang máy ta sẽ sử dụng-- nhất định phải có bàn tay kỹ sư đằng sau chúng. (Tiếng cười) Nhưng để bản thân bị cuốn vào hoang tưởng các công việc tương lai sẽ tập trung ở nhóm ngành khoa học kỹ thuật là một điều hết sức nực cười. Nếu các bạn có bạn bè, con cái, họ hàng, cháu trai, cháu gái.. hãy khuyến khích họ trở thành bất cứ gì họ muốn. (Vỗ tay) Việc làm sẽ vẫn còn đó. Những giám đốc công nghệ đang hô hào đòi các sinh viên ngành khoa học kỹ thuật, bạn có biết họ đang tuyển dụng những ai không? Google, Apple, Facebook. 65% công việc của những công ty này không liên quan gì đến kĩ thuật: Nhân viên tiếp thị, thiết kế, quản lý dự án, quản lý chương trình, quản lý sản phẩm, luật sư, quản lý nhân sự, huấn luyện viên, nhân viên mua hàng, nhân viên bán hàng, vân vân. Đây là những công việc họ tuyển. Và còn một điều nữa lực lao động tương lai của chúng ta cần-- và tôi nghĩ chúng ta đều nhất trí-- đó là sự đa dạng. Nhưng sự đa dạng không chỉ dừng lại ở phạm vi giới tính hay chủng tộc. Chúng ta cần sự đa dạng trong chuyên ngành và kĩ năng, với những người hướng nội và hướng ngoại, các lãnh đạo và những người làm theo. Đó là lực lượng lao động tương lai của chúng ta. Sự thật là công nghệ đang ngày càng dễ sử dụng và truy cập giải phóng lực lượng lao động để làm mọi điều họ muốn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Điều tôi sẽ làm bây giờ là giải thích cho các bạn về một ý tưởng "siêu xanh" đã được phát triển tại trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA tại Cleveland, Ohio. Nhưng trước đó, chúng ta phải xem xét định nghĩa thế nào là "xanh", vì khái niệm "xanh" có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. "Xanh" là điều được tạo ra thông qua việc ý thức được vấn đề môi trường và xã hội. Hiện nay, rất nhiều thứ cũng được gắn mác "xanh". Vậy "xanh" thực ra nghĩa là gì? Chúng tôi sử dụng 3 tiêu chuẩn để xác định "xanh". Tiêu chuẩn đầu tiên là liệu nó có bền vững không? Điều đó nghĩa là bạn có đang giữ lại thứ mình đang có để dùng sau đó không? hay cho thế hệ tương lai không? Liệu có thay thế được không? Có khác gì thứ chúng ta đang sử dụng? hay có giảm được lượng khí thải các-bon hơn cách sử dụng truyền thống không? Thứ ba là: Có thể tái tạo được không? Có xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn sẵn có trên Trái đất như là mặt trời, gió và nước hay không? Lúc này, nhiệm vụ của tôi ở NASA là nghiên cứu thế hệ mới cho nhiên liệu hàng không. "Siêu xanh". Tại sao lại là hàng không? Hàng không tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với tổng tổ hợp các ngành khác. Chúng ta cần tìm nguồn thay thế. Và đây cũng là định hướng của ngành hàng không quốc gia. Một trong những mục tiêu của ngành là phát triển một thế hệ nhiên liệu mới, nhiên liệu sinh học, sử dụng nguồn cung cấp trong nước, an toàn và thân thiện. Bây giờ, để vượt qua thử thách đó, Ta phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn — 'Siêu xanh' là sự kết hợp ba trong một; đó là lý do tại sao lại có dấu + ở đây. Như tôi đã nói. Rồi bộ ba trong GRC. Một tiêu chuẩn khác. 97% lượng nước trên thế giới là nước mặn. Tại sao lại không sử dụng? Kết hợp với điều số 3. Không sử dụng đất canh tác. Vì hoa màu đã được trồng trên đó, loại đất này rất hiếm trên thế giới. Điều 2: Không cạnh tranh với cây lương thực. Chúng vốn là thực thể rồi, không cần thâm nhập thêm. Và cuối cùng, nguồn tài nguyên đáng quý nhất trên trái đất là nước ngọt. Không sử dụng nước ngọt. Nếu 97.5% nước trên thế giới là nước mặn, thì 2.5% là nước ngọt. Ít hơn nửa phần trăm cho con người sử dụng. Nhưng 60% dân số sống với 1% đó. Vì vậy, giải quyết vấn đề của mình, tôi cần năng lượng siêu xanh và đáp ứng bộ ba kia. Thưa quý ông quý bà, chào mừng đến với Sở nghiên cứu GreenLab. Đây là cơ sở chuyên dụng cho thế hệ nhiên liệu hàng không kế tiếp sử dụng halophyte. Halophyte là một loài thực vật chịu mặn. Hầu hết thực vật không thích ứng được với muối trừ halophyte. Chúng tôi cũng đang sử dụng hạt giống và cũng sử dụng tảo. May mắn là viện nghiên cứu chúng tôi đã có 3600 người tham quan trong 2 năm qua. Nghĩ xem vì sao lại vậy? Vì chúng tôi đang làm 1 điều đặc biệt. Bạn có thể thấy rõ ràng GreenLab bên dưới, và tảo phía bên phải bạn. Nếu bạn muốn kinh doanh nhiên liệu ngành hàng không tiếp tới thì tảo là một lựa chọn khả thi, có rất nhiều nguồn tài trợ hiện nay, và ta có tảo cho chương trình nhiên liệu. Có 2 loại tảo đang sinh trưởng. Một là lò phản ứng quang sinh khép kín, như bạn thấy trên đây, và mặt bên kia là giống tảo gần đây chúng tôi đang sử dụng một giống tảo gọi là đơn bào Tảo lục. Công việc của chúng tôi ở NASA là tiến hành thí nghiệm, tính toán và pha trộn theo tỷ lệ để tạo lò phản ứng quang sinh học khép kín. Nhưng vấn đề với lò phản ứng này là: Khá đắt đỏ, và tự động hóa, rất khó để đạt được với số lượng lớn. Với quy mô lớn, chúng ta làm như nào? Chúng tôi sử dụng hệ thống ao rộng. Giờ đây trên thế giới Có rất nhiều tảo đang được nuôi trồng với thiết kế vây kín Như bạn thấy đấy. như một guồng tàu bầu dục hỗn độn, khi nó quay vòng điểm vòng cuối, cái mà tôi gọi là vòng 4 — bị kìm kẹp. Chúng tôi đã có biện pháp. Trong hệ thống ao rộng lớn ở GreenLab chúng tôi sử dụng một thứ trong tự nhiên: sóng Chúng tôi tạo kỹ thuật sóng trên hệ thống ao. Giải quyết được 95% sự hỗn độn và hàm lượng lipit cao hơn hẵn hệ thống quang sinh học khép kín, điều này rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, có một vấn đề với tảo: Chúng rất đắt. Có cách nào để sản xuất tảo rẻ hơn? Câu trả lời là: Có. Chúng tôi tiến hành tương tự với Halophyte, và đó là: sự thích nghi khí hậu. Ở GreenLab, chúng tôi có 6 hệ sinh thái cơ bản phạm vi từ nước ngọt đến các kiểu nước mặn. Chúng tôi tiến hành: lấy các mẫu tiềm năng, bắt đầu với nước ngọt, và thêm muối dần dần, bể thứ hai ở đây giống hệt hệt sinh thái ở Brazil— ngay cạnh các đồng mía có các nhà máy đường— bể tiếp theo đại diện cho Châu Phi, bể tiếp nữa là Aiona, tiếp là Florida, Califonia hay đại dương cho bể tiếp. Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một loại giống riêng biệt mà có thể sinh tồn mọi nơi trên thế giời, ngay cả ở sa mạc cằn cỗi Tới giờ, chúng tôi đã đang thành công. Bây giờ, một trong những vấn đề là Nếu bạn là một nhà nông, cần có 5 thứ để thành công: hạt giống đất đai, nước, mặt trời và cuối cùng là phân bón. Hầu hết mọi người dùng phân bón hóa học. Nhưng thử đoán xem? Chúng tôi chả dùng tí phân hóa học nào cả. Chờ chút! Tôi đã thấy rất nhiều nhà kính ở GreenLad. Dĩ nhiên phải dùng phân bón. Tin hay không, trong bài phân tích về hệ sinh thái nước mặn của chúng tôi 80% thứ chúng tôi cần là chính những cái bể này. 20% còn lại là khí Nito và Photpho. Chúng tôi có một giải pháp tự nhiên: Cá. Không, chúng tôi không cắt những con cá và đặt chúng vào đó. Chất thải từ cá là điều chúng tôi cần. Thực tế, chúng tôi sử dụng cá bảy màu nước ngọt, bằng kỹ thuật tạo sự thích nghi từ cho nước ngọt và tất thảy bể nước mặn. Cá nước ngọt: rẻ, sinh sản nhanh, và thích quẩy mình trong nước. Càng đắm mình trong nước, càng nhiều phân bón thu được, càng trở nên hữu ích, tin được không. Nên nhớ rằng, chúng tôi sử dụng cát và đất như cát ở biển. San hô hóa thạch. Nhiều người đã hỏi tôi "Bạn bắt đầu bằng cách nào thế?" Vâng, bắt đầu trong phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học trong nhà. Một phòng ươm hạt. Có 26 mẫu halophyte khác nhau, và 5 trong chúng đã thành công. Chúng tôi đã làm gì ở đây— thực ra nên gọi là phòng thí nghiệm chết bởi chúng tôi cố gắng giết các hạt giống, khiến chúng chịu khổ-- và sau đó đưa đến GreenLab. Cái mà bạn nhìn ở góc dưới là thí nghiệm nhà máy xử lý nước thải mà chúng tôi đang triển khai, tảo biển tôi sẻ nói về nó sau ít phút nữa. Cuối cùng, là tôi trong phòng thí nghiệm nhằm chứng minh tôi thực sự làm không phải chỉ nói suông. Đây là các mẫu cây. Salicornia virginica. Loài cây tuyệt vời. Tôi yêu nó. Mỗi nơi chúng tôi đi qua đều thấy nó. Khắp mọi nơi, từ Maine dọc cung đường tới California. Chúng tôi yêu loài cây này. Thứ hai là Salicornia bigelovii. Rất khó để tìm trên thế giới. Chứa hàm lượng lipit cao nhất, nhưng có 1 nhược điểm: Chúng rất thấp. Nếu giờ bạn đến Europaea, loài cây rộng và lớn nhất chúng tôi có. Và điều chúng tôi đang cố làm với chọn lọc tự nhiên hay sinh học thích nghi- kết hợp tất cả tạo thành một loài cây lớn nhất, nhiều lipit nhất. Tiếp, khi cơn bão tàn phá vịnh Deleware — cánh đồng đậu nành tan hoang— chúng tôi nổi lên ý tưởng: Có thể nào có loại cây có sự cải tạo đất tích cực ở Delaware? Và câu trả lời là có. Đó là cây cẩm quỳ bở biển. Kosteletzkya virginica — tốc độ nhanh gấp 5 lần. Đây là loài cây công năng 100%. Hạt: nhiên liệu . Còn lại: thức ăn gia súc Mất khoảng 10 năm để vận hành tốt. Bây giờ, chúng ta đến với Chaetomorpha. Một loại tảo lớn phát triển tốt trong điều kiện dinh dưỡng thừa thải. Nếu bạn hoạt động trong ngành cá cảnh bạn sẻ biết công năng làm sạch các bể bẩn. Loài này rất quan trọng với chúng ta Với đặc tính rất giống chất dẻo. Ngay lúc này đây chúng tôi đang cố gắng biến tảo biển thành nhựa sinh học. Nếu thành công sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp chất dẻo. Do đó, chúng tôi cần hạt giống cấp chất đốt cho chương trình. Chúng tôi phải làm mọi thứ với nhiên liệu sinh học đang có. Vậy chúng tôi cần khai thác G.C, tối đa hóa lipit, vv, bởi mục tiêu thực chất là tiến tới thế hệ mới của năng lượng hàng không, đặc trưng ngành hàng không, vv. Đến giờ, chúng ta đã nói nhiều về nước và nhiên liệu, trong quá trình, chúng tôi đã phát hiện được những điều thú vị về Saliconrnia: Là sản phẩm thực phẩm. Chúng ta nói về giá trị ý tưởng đang lan rộng, phải không? Ở vùng cận Sahara Châu Phi, gần biển, nước muối, sa mạc khắc nghiệt, làm thế nào chúng ta lấy những cái cây đó, trồng lên, một nửa cho thực phẩm, nửa kia làm nhiên liệu. Chúng ta có thể làm điều đó mà không quá tốn kém. Bạn biết đất, có một nhà kính ở Đức bán những sản phẩm thực phẩm an toàn. Sau khi thu hoạch, ở giữa là đĩa tôm được ngâm gia vị. Có lời đùa rằng.. Salicornia được biết như đậu biển, măng tây nước mặn và rau dại ngâm. Thế nên chúng tôi đang ngâm rau dại trong nước muối. Oh.Thật hài hước. (Cười) Phía dưới là mù tạt của dân biển. Nghiêm túc mà nói, đây là bữa ăn nhẹ phù hợp. Bạn có mù tạt, bạn là người dân biển, bạn có rau vùng biển, trộn lẫn chúng, Một bữa ăn lớn với dân Nam Mỹ đấy. Và cuối cùng, tỏi với ngón biển, hương vị tôi rất thích. Nên nước, nhiên liệu và thực phẩm. Không thứ gì có thể có nếu thiếu đội GreenLad. Giống như đội Miami có bộ ba,, NASA-GRC cũng vậy. Tôi, Giáo sư Bob Hendrecks, lãnh đạo gan dạ, và Tiến sĩ Arnon Chait. Trụ cột của GreenLab là các sinh viên. Hơn 2 năm qua, chúng tôi có 35 sinh viên khắp nơi trên thế giới làm cho GreenLab. Hơn nữa, sếp tôi cũng nói rất nhiều rằng "Ta có một trường đại học xanh." "Đúng thế, bởi chúng tôi đang nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo các nhà tư tưởng siêu xanh, điều đó rất ý nghĩa" Tôi đã trình bày xong sơ lược đầu tiên về những thứ chúng tôi cho là giải pháp toàn cầu cho thực phẩm, nhiên liệu và nước. Tiếp đây nốt phần còn lại. Rõ ràng chúng ta đều dùng điện. Chúng tôi có một giải pháp cho bạn-- Chúng tôi đang dùng nguồn năng lượng sạch ở đây. Có 2 tuabin sức gió nối với GreenLab, Sắp có 4 hoặc 5 cái đầy hứa hẹn hơn. Chúng tôi cũng sử dụng những thứ khá thú vị-- có một tấm thu năng lượng mặt trời ở Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA, không dùng đến 15 năm rồi. Bàn bạc với các đồng nghiệp kỹ sư điện, chúng tô nhận thấy chúng vẫn tiềm năng, nên chúng tôi dự đang định tân trang lại. Mất khoảng 30 ngày hoặc hơn, chúng sẻ được kết nối với GreenLab. Nguyên nhân bạn nhìn thấy màu đỏ, đỏ và vàng, là nhiều người cho rằng, nhân viên NASA không làm việc vào thứ bảy--- Bức hình này được chụp vào thứ 7. Không xe cộ xung quanh, nhưng thấy xe tải tôi chổ màu vàng đấy. Tôi đi làm cả Thứ 7. (Cười) Đây là bằng chứng tôi đang làm việc. Bởi chúng tôi phải hoàn thành công việc, hầu hết mọi người biết điều đó. Đây là một ý tưởng: Chúng tôi đang sử dụng GreenLab cho hoạt động kiểm tra vi lưới điện cho ý tưởng lưới điện thông minh ở Ohio. Chúng tôi có khả năng làm điều đó, và tôi nghĩ nó sẽ thành công Nên Sở nghiên cứu GreenLab. Hệ năng lượng sinh thái tái tạo tự bền vững đã được trình bày hôm nay. Chúng tôi thực sự, thực sự hi vọng ý tưởng này phát huy trên thế giới. Chúng tôi đã có giải pháp cho thực phẩm, nước, nhiên liệu và giờ là năng lượng. Thành công Là siêu xanh, là bền vững, có thể thay thế và tái tạo và đáp ứng ba mục tiêu ở GRC: Không sử dụng đất canh tác, không xâm lấn hoa màu, và hơn hết, không dùng nước ngọt. Tôi đã được hỏi rất nhiều: "Bạn đang làm gì ở phòng thí nghiệm vậy?" Thường tôi nói, "Ko phải việc của bạn, đó là việc của tôi ở phòng thí nghiệm." (Cười) Tin hay không, mỗi mục tiêu của tôi khi tiến hành dự án này là muốn giúp bảo vệ thế giới của chúng ta. Bạn có thật sự là bạn không? Điều này với bạn có vẻ là một câu hỏi ngớ ngẩn. Bởi vì, bạn có thể hỏi làm sao tìm ra chính mình, làm sao biết bạn thật sự là gì? Vân vân. Nhưng hiển nhiên rằng bạn phải có một con người thật. Nếu có bất cứ điều gì thật sự tồn tại trên thế giới, đó là bạn. À, tôi không chắc lắm. Ít nhất, phải tìm hiểu rõ hơn điều đó nghĩa là gì. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điều trong văn hóa quanh ta củng cố khái niệm rằng trong mỗi chúng ta, có một loại cốt lõi, một bản chất. Ý nghĩa của việc bạn là ai giúp xác định con người bạn và điều đó giống như là cố định và không đổi. Cách thô sơ nhất mà chúng ta có là những thứ như bói toán. Con người rất gắn bó với những thứ này. Thật đấy. Họ đưa chòm sao của mình lên Facebook như thể chúng rất có ý nghĩa bạn có thể biết cả tử vi Trung hoa của mình. Ngoài ra, cũng có nhiều phiên bản khoa học mô tả các loại tính cách, ví dụ như bài kiểm tra Myers-Briggs. Tôi không biết bạn đã làm nó bao giờ chưa. Nhiều công ty sử dụng nó để tuyển dụng. Bạn trả lời nhiều câu hỏi, và nó sẽ tiết lộ điều gì đó về tính cách cốt lõi của bạn. Dĩ nhiên, rất nhiều người yêu thích những thứ này. Trong các tạp chí như vầy, bạn sẽ thấy, cột bên trái dưới cùng, luôn có quảng cáo bắt mắt về mọi vấn đề kiểu như tính cách cá nhân. Và nếu cầm một trong số tạp chí này lên thật khó cưỡng lại, phải không? Làm kiểm tra để tìm ra phong cách học tập, cách yêu hoặc phong cách làm việc của bạn là gì? Bạn là loại người này hay kia? Vậy tôi nghĩ, chúng ta có một khái niệm thông thường rằng có một loại cốt lõi hoặc một bản thể cần được khám phá, Điều đó là sự thật không đổi về chúng ta, xuyên suốt cuộc đời. Vâng, đó là ý tưởng mà tôi muốn thách thức. Phải nói rằng, tôi sẽ nói về nó lát nữa đây, tôi không thách thức điều này chỉ để cho vui, vấn đề này đã có từ rất lâu và có một lịch sử lâu dài và khác biệt. Đây là khái niệm thông thường Đó là bạn. Bạn là cá thể và có loại cốt lõi này. Dĩ nhiên là trong cuộc sống của mình, bạn tích lũy những kinh nghiệm khác nhau. Vậy nên, bạn có kí ức, và những kí ức sẽ giúp tạo nên bạn. Bạn có mong muốn, có thể là mong muốn một cái bánh quy có thể là một mong muốn thầm kín, khó nói vào lúc 11h sáng ở trường. Bạn sẽ có niềm tin. Đây là biển số của một người Mỹ nào đó. Tôi không biết có phải nó viết là "Chúa cứu thế 1", cho thấy rằng người tài xế tin vào Chúa cứu thế, hay chính họ là Chúa cứu thế. Dù sao đi nữa, họ đều có niềm tin vào Chúa cứu thế. Chúng ta có kiến thức. Chúng ta cũng có cảm giác và kinh nghiệm. Không chỉ là những điều thuộc về trí tuệ. Do vậy, tôi nghĩ đây là kiểu mô hình thông thường để miêu tả một người. Một người có tất cả những điều để tạo nên kinh nghiệm sống của chúng ta. Nhưng hôm nay, tôi muốn đề xuất với các bạn là có điều gì đó cơ bản không đúng với mô hình này. Tôi có thể cho bạn thấy chỉ với một cú nhấp chuột. Đó là: "bạn" không thật sự là trung tâm của tất cả trải nghiệm này. Suy nghĩ lạ, phải không? Có lẽ không. Vậy thì có gì ở đó? Vâng, rõ ràng, có kí ức, ước muốn, ý định, cảm giác, vân vân. Vấn đề là những điều này đều tồn tại và dường như tích hợp với nhau, chồng chéo lên nhau, kết nối với nhau bằng nhiều cách. Chúng kết nối một phần, và có thể là phần lớn, bởi chúng thuộc về một cơ thể và một bộ não. Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện để kể về mình các kinh nghiệm có được trong quá khứ. Chúng ta làm những điều này vì những điều khác. Điều ta mong ước là một phần kết quả của những gì ta tin và điều chúng ta nhớ thông báo cho ta những gì ta biết. Vậy nên thực sự, tất cả những điều như đức tin, mong ước, cảm giác, kinh nghiệm, đều liên quan đến nhau, và đó chính là bạn. Trên vài phương diện, có sự khác biệt nhỏ so với hiểu biết thông thường. Trên vài phương diện khác, đó là sự khác biệt lớn. Đó là bước chuyển biến giữa suy nghĩ về bản thân như một đối tượng có tất cả những trải nghiệm về cuộc sống, và suy nghĩ về bản thân đơn giản là tập hợp của tất cả các kinh nghiệm trong cuộc sống. Bạn là tổng thể các bộ phận của chính mình. Những bộ phận này, dĩ nhiên, bao gồm những phần cơ thể, não, thân thể, chân tay và vân vân, nhưng chúng thực sự không quá quan trọng. Nếu được ghép tim, bạn vẫn là bạn. Nếu được cấy ghép bộ nhớ, bạn có là mình nữa không? Nếu được cấy ghép đức tin, bạn có còn là mình? Nào, khái niệm mà ta hiểu về bản thân không phải như là những thực thể cố định sở hữu trải nghiệm mà là tập hợp những trải nghiệm, nghe có thể xa lạ đối với bạn. Nhưng tôi thật sự không nghĩ nó lạ lùng. Ở một khía cạnh, nó là khái niệm thông thường. Bởi tôi chỉ mời các bạn suy nghĩ, bằng cách so sánh, suy nghĩ về hầu hết mọi thứ khác trên thế gian, có thể loại trừ các thế lực cơ bản. Lấy ví dụ như nước. Kiến thức khoa học của tôi không được giỏi cho lắm. Ta có thể miêu tả nước có 2 nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy đúng không? Chúng ta đều biết điều này. Hy vọng không ai trong khán phòng này sẽ nghĩ rằng, có một thứ gọi là nước và gắn liền với nó là nguyên tử hydro và oxy và đó gọi là nước. Dĩ nhiên, ta không nghĩ thế mà hiểu đơn giản và rõ ràng rằng nước chỉ là phân tử hydro và oxy liên kết với nhau một cách phù hợp. Mọi thứ khác trên thế gian cũng như vậy. Không có gì bí ẩn về đồng hồ của tôi, chẳng hạn. Ta nói đồng hồ có một mặt và hai kim, phần cơ khí và một pin. Nhưng điều ta muốn nói là, ta không nghĩ có thứ gọi là đồng hồ đeo tay rồi gắn các thứ này lại để tạo thành nó. Ta hiểu rõ, thu thập từng bộ phận của cái đồng hồ ráp chúng lại, và tạo thành đồng hồ đeo tay. Nếu tất cả mọi thứ trên thế gian cũng như vậy, thì tại sao chúng ta lại khác biệt? Tại sao ta nghĩ rằng mình không phải là tổ hợp tất cả những bộ phận của chính mình mà là một thực thể cố định và riêng biệt sở hữu những bộ phận đó. Quan điểm này thật ra không có gì mới. Nó có nguồn gốc từ rất lâu. Bạn có thể tìm thấy nó trong Phật giáo, trong triết học thế kỷ thứ 17-18, cho đến ngày hôm nay, từ những học giả như Locke và Hume. Nhưng thú vị rằng, quan điểm này đang dần được lắng nghe và củng cố bởi khoa học thần kinh. Đây là Paul Broks, nhà nghiên cứu tâm lý thần kinh lâm sàng, và ông ấy nói: "Chúng ta có trực giác rằng có một cốt lõi, một bản thể hiện hữu ở đó, và rất khó để rũ bỏ, có lẽ là không thể rũ bỏ, đó là điều tôi nghi ngờ. Nhưng thực tế, khoa học thần kinh đã chỉ ra rằng não không có trung tâm để mọi thứ có thể tập trung lại." Thế nên, khi nhìn vào bộ não, và cách mà bộ não khả thi tạo nên cái tôi, bạn nhận ra rằng não không hề có tâm điểm. Không hề có trung tâm, nơi mọi thứ xảy ra. Có rất nhiều quy trình trong bộ não và chúng hoạt động một cách độc lập. Nhưng nhờ cách mà chúng liên kết với nhau mà ta có thể cảm nhận được cái tôi trong chúng ta. Từ mà tôi dùng để miêu tả trong sách gọi là mưu mẹo của cái tôi. Nó giống như một trình tự. Không phải chúng ta không tồn tại, nhưng mưu mẹo này làm ta cảm thấy rằng trong ta, có điều gì đó độc nhất hơn cả những gì thật sự có ở đó. Bạn sẽ nghĩ rằng khái niệm này rất đáng lo ngại. Bạn sẽ nghĩ rằng nếu khái niệm này đúng, trong mỗi chúng ta, không hề có một cái tôi cốt lõi, không hề có một bản thể cố định. Thế điều đó có thật sự mang ý nghĩa rằng cái tôi là ảo giác? Rằng chúng ta không hề tồn tại? Bạn không có thật. Rất nhiều người đã nói về ảo giác này. Có 3 nhà tâm lý học, Thomas Metzinger, Bruce Hood, Susan Blackmore, Có rất nhiều người như vậy nói về ngôn ngữ của ảo giác. Cái tôi là một ảo giác, là một điều hư không Nhưng tôi không nghĩ đó là cách hữu ích để nhìn vào vấn đề. Quay lại với đồng hồ đeo tay. Nó không phải một ảo giác, chỉ vì nó không là gì hơn một tập hợp các bộ phận. Tương tự, chúng ta không phải là ảo giác. Chúng ta chỉ là một tổ hợp rất phức tạp ở một vài khía cạnh, một tổ hợp sắp xếp theo một trật tự nhất định, không có nghĩa là ta không có thật. Tôi có thể lấy một ẩn dụ nho nhỏ để giải thích. Ví dụ như thác nước. Đây là thác nước Iguazu ở Argentina. Nhìn vào một thứ như thế này, bạn có thể biết rõ rằng, trên thực tế, không có gì là cố định ở thác nước này. Chắc chắn là nó luôn thay đổi. Những dòng nước luôn tạo ra các con kênh mới với những thay đổi từ thủy triều và thời tiết, một số thứ khô cạn đi, một số thứ mới được hình thành. Và dĩ nhiên lượng nước chảy qua dòng thác thay đổi theo từng khoảnh khắc nhưng không có nghĩa là thác Iguazu là một ảo giác, không có nghĩa là nó không có thật. Nó có nghĩa là chúng ta phải hiểu rằng nó là một thứ có lịch sử, có một số thứ nhất định kết hợp lại với nhau, nhưng là một quá trình, một thể lỏng và nó sẽ mãi mãi thay đổi. Tôi nghĩ, đây chính là kiểu mẫu để hiểu về bản thân chúng ta và là một kiểu mẫu rất tự do. Vì nếu nghĩ rằng bạn có một bản chất cố định và không đổi, dù điều gì xảy ra, nó vẫn luôn cố định, theo một nghĩa nào đó, bạn như bị mắc kẹt. Bạn được sinh ra với một bản chất và đó là bạn cho tới khi bạn chết, nếu tin vào kiếp sau, có thể bạn sẽ tiếp tục sống. Nhưng nếu nghĩ về bản thân như một thực thể, không hẳng là vật thể, mà như một quá trình, một thứ luôn thay đổi, tôi cho rằng đó là một suy nghĩ rất tự do. Bởi vì không như thác nước này, ta có khả năng tự kiến tạo hướng phát triển của chúng ta ở một mức nhất định. Chúng ta phải thận trọng ở đây. Nếu xem quá nhiều X-Factor bạn sẽ tin vào khái niệm rằng tất cả chúng ta có thể trở thành bất kì điều gì ta muốn. Điều đó không đúng. Sáng nay, tôi đã nghe nhạc của một số nhạc sĩ tuyệt vời và tôi tin rằng tôi không thể nào bằng họ, tôi có thể chăm chỉ tập luyện và có thể chơi giỏi nhưng tôi không có tài năng bẩm sinh. Luôn có giới hạn cho những gì ta có thể đạt được, những gì ta có thể làm được cho bản thân. Nhưng chúng ta có khả năng, theo một nghĩa nào đó, tự hình thành bản thân bản thân thật sự, như người ta hay nghĩ không phải là một cái gì đó ở đó chờ để được khám phá, bạn không nhìn vào tâm hồn của mình và tìm thấy con người thật. Những gì bạn làm một phần nào đó, ít nhất, tạo nên con người thật của bạn. Tôi nghĩ điều này rất rất quan trọng đặc biệt ở giai đoạn mà bạn đang sống. Bạn sẽ nhận thức được sự thật bạn đã thay đổi bao nhiêu trong những năm gần đây nếu có bất kì video nào về bản thân, 3 hay 4 năm về trước, bạn chắc sẽ cảm thấy xấu hổ, vì không nhận ra mình. Thế nên, tôi muốn truyền đạt thông điệp, những gì nên làm là nghĩ về bản thân mình như những thứ có thể được tạo hình, kiến tạo và thay đổi. Theo Đức Phật: "người làm giếng điều khiển nước, người làm nỏ bẻ cong mũi tên, thợ mộc bẻ cong khúc củi, người khôn ngoan tạo ra phong cách cho bản thân. Và đó chính là khái niệm tôi muốn gửi đến các bạn, con người thật không phải là thứ bạn phải đi tìm để thấy như là đi tìm một điều bí ẩn, và có thể không bao giờ tìm thấy được. Trong một mức độ nào đó, bạn có một bản chất thật, thứ mà bạn một phần khám phá và một phần sáng tạo ra, và điều đó, theo tôi, là một viễn cảnh tự do và truyền cảm hứng. Cám ơn các bạn rất nhiều. Thực tế ngày nay cho thấy bạn có thể tải sản phẩm từ web dữ liệu sản phẩm, tôi có thể nói như vậy, từ web cũng như tùy biến nó, cá nhân hóa nó tuỳ theo mục đích và sở thích cá nhân và gửi thông tin đó đến máy tính nơi sẽ chế tạo sản phẩm cho bạn Chúng tôi hoàn toàn có thể xây dựng cho bạn một cách rất nhanh chóng một đối tượng vật lý. Và sở dĩ chúng tôi có thể làm được điều đó là thông qua một công nghệ mới gọi là AM (additive manufacturing - kết hợp vật liệu để tạo ra sản phẩm từ dữ liệu mô hình 3D), hoặc in 3D. Đây là máy in 3D Chúng đã có xuất hiện cách đây gần 30 năm, thật đáng kinh ngạc khi nghĩ tới điều đó, nhưng mới chỉ bắt đầu thâm nhập vào cộng đồng thời gian gần đây. Thông thường, bạn sẽ lấy dữ liệu, như dữ liệu của chiếc bút này, dưới dạng mô tả hình học của sản phẩm ở dạng 3D, và chúng ta sẽ đưa dữ liệu đó cùng vật liệu vào máy. Và các tiến trình sẽ được diễn ra bên trong máy nghĩa là từng lớp, từng lớp sản phẩm được trộn ghép để tạo ra sản phẩm. Và chúng ta có được sản phẩm vật lý, sẵn sàng để đưa vào sử dụng hoặc cũng có thể, để lắp ghép vào một cái gì khác. Nhưng nếu những cỗ máy này đã tồn tại gần 30 năm, thì tại sao chúng ta lại không biết về chúng? Vì thông thường, chúng không có hiệu quả, khó tiếp cận, không đủ nhanh, và khá đắt đỏ. Nhưng ngày nay, nó đã trở nên thực tế hơn với những thành công bước đầu. Rất nhiều rào cản đã được phá vỡ. Có nghĩa là các bạn sẽ sớm có khả năng tiếp cận với một trong những cỗ máy đó, nếu không tính tới giây phút này. Nó sẽ thay đổi và phá vỡ toàn cảnh quá trình sản xuất, chế tạo và chắc chắn là cả cuộc sống, công việc kinh doanh của chúng ta và cuộc sống của con cái chúng ta. Vậy nó hoạt động như thế nào? nó đọc dữ liệu CAD, (computer-aided design) chứa dữ liệu thiết kế sản phẩm được tạo nên bởi những phần mềm thiết kế sản phẩm chuyện nghiệp Và ở đây, bạn có thể thấy người kỹ sư -- có thể là kiến trúc sư hoặc chuyên gia thiết kế sản phẩm -- tạo nên sản phẩm ở dạng 3D Và dữ liệu này được gửi vào máy để chia dữ liệu ra miêu tả ở dạng hai chiều tất cả diễn ra -- gần giống như xắt lát xúc xích. Và dữ liệu này, từng lớp, từng lớp, chạy qua máy, bắt đầu với phần cơ bản của sản phẩm vật liệu được đưa vào, lớp trên lớp lớp vật liệu mới đổ lên lớp cũ trong chu trình thêm vào. Và vật liệu được đưa vào bắt đầu dưới dạng lỏng hoặc dạng bột. Và quá trình liên kết có thể bắt đầu bằng cách làm tan chảy rồi đưa vào hoặc đưa vào rồi làm tan chảy. Trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy máy laser trung tâm được phát triển bởi EOS. Thực tế, nó sử dụng tia laser để hợp nhất lớp vật liệu mới với lớp cũ Và theo thời gian -- thực ra là khá nhanh, trong vài giờ -- ta có thể làm ra một sản phẩm vật lý, sẵn sàng để đưa vào sử dụng. Đó là ý tưởng khá bất thường, nhưng ngày nay, nó có khả năng thực tiễn. Tất cả các sản phẩm bạn thấy trên màn hình được tạo ra cùng một cách. In ấn 3D Và bạn có thể thấy chúng có thể là giầy, nhẫn làm từ thép không gỉ, vỏ điện thoại làm từ nhựa, tất cả cho đến cột sống cấy ghép, ví dụ vậy, được tạo ra từ titanium y tế, và các thành phần máy móc. Nhưng điều bạn sẽ chú ý về tất cả các sản phẩm trên là chúng rất, rất phức tạp. Việc thiết kế khá khác thường. Vì chúng ta lấy dữ liệu dạng 3D, cắt lớp nó trước khi nó được đưa qua máy, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra các cấu trúc phức tạp hơn hơn các công nghệ sản xuất khác hoặc, thực tế là khó thực hiện hơn so với sản xuất 3D. Và bạn có thể tạo các phần với các thành phần chuyển động, bản lề, các phần lồng nhau. Vậy trong vài trường hợp, ta hoàn toàn có thể loại bỏ việc sử dụng nhân công thông thường. Nghe thật tuyệt vời. Tuyệt vời. Ngày nay, chúng ta có thể có máy tạo hình 3D với khả năng tạo ra các cấu trúc như thế này đây. Nó cao khoảng 3m. Và nó được xây dựng bằng cách đặt các sa thạch từng lớp một trong những lớp có độ dày từ 5 tới 10 mm cấu trúc này từ từ được tạo nên. Được tạo ra bởi một công ty kiến trúc tên Shiro. Bạn hoàn toàn có thể bước lên nó. Một ví dụ khác là vi cấu trúc. Nó được tạo ra bằng cách xếp lớp của khoảng 4 lớp con Thực sự, giải pháp này khá là đáng kinh ngạc. Ngày nay, chi tiết bạn có thể nhận được thật đáng ngạc nhiên. Vậy ai sẽ sử dụng nó? Thông thường, vì chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm một cách rất nhanh chóng, nó sẽ được sử dụng bởi các nhà thiết kế sản phẩm, hoặc bất cứ người nào muốn giới thiệu sản phẩm và muốn nhanh chóng tạo ra và chỉnh sửa thiết kế. Và điều làm nên sự tuyệt vời cho công nghệ này là bạn có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm với các kích cỡ khác nhau. Đó là một khía cạnh nhỏ về kinh tế. Bạn có thể dễ dàng tạo ra sản phẩm của mình. Ví dụ như các kiến trúc sư, họ muốn tạo ra mô hình cho công trình. Một lần nữa bạn có thể thấy. đây là tòa nhà của Đại học Free ở Berlin được thiết kế bởi Foster và cộng sự. Không dễ để xây dựng. Và rất khó để tạo ra mô hình. Đây là bộ phận của máy được phát triển bởi công ty tên Within Technologies và 3T RDP. Nó rât, rất chi tiết bên trong thiết kế Bây giờ in 3D có thể phá vỡ rào cản trong thiết kế thách thức các hạn chế của việc sản xuất hàng loạt. Nếu ta xắt lát sản phẩm này, bạn có thể thấy nó có một số các rãnh làm mát, nghĩa là đó là một sản phẩm có hiệu quả hơn. Bạn không thể tạo ra nó với công nghệ sản xuất cơ bản thậm chí nếu thử tự làm nó bằng tay Nó hiệu quả hơn vì hiện nay ta có thể tạo ra tất cả các kễ hở bên trong để chứa các chất lỏng làm mát. Nó được sử dụng trong khoa học vũ trụ và ngành ô tô Đây là bộ phận đánh lửa và nó sử dụng ít nguyên liệu thừa. Cho nên nó hoàn toàn hiệu quả và đạt hiệu suất cao vượt qua tiêu chuẩn sản phẩm đại chúng Và tận dụng ý tưởng này vào việc tạo ra những cấu trúc rất chi tiết, ta có thể ứng dụng nó vào cấu trúc tổ ong và trong việc cấy ghép Thường việc cấy ghép hiệu quả hơn trong cơ thể nếu nó xốp hơn, vì các mô trong cơ thể sẽ mọc lên từ nó. Có một vài nguy cơ phần cấy ghép bị đào thải Nhưng rất khó để tạo ra nó bằng con đường chính thống. Với in ấn 3D, chúng ta cùng xem ngày nay, ta có thể tạo ra những sản phẩm cấy ghép tốt hơn. Và thực tế, vì chúng ta có thể tạo ra số lượng lớn các sản phẩm với kích thước khác nhau chúng ta có thể tạo ra các mô cấy ghép cụ thể cho các cá nhân khác nhau. Vậy như bạn có thể thấy, công nghệ này và những gì chiếc mày này làm ra thật tuyệt vời. Và chúng ta bắt đầu thấy nó được sử dụng để tạo ra sản phẩm cuối. Trên thực tế, sản phẩm càng chi tiết, chất lượng càng tăng, giá thành của thiết bị đang giảm dần và ngày một nhanh hơn Chúng giờ đây còn đủ nhỏ để đặt trên bàn làm việc Bạn có thể mua chiếc máy này với giá khoảng 300$ để tạo những sản phẩm của riêng mình thật đáng kinh ngạc. Nó sẽ đặt ra một câu hỏi tại sao tất cả chúng ta lại không sở hữu nó? Vì, đơn giản, hầu hết chúng ta không biết cách tạo ra dữ liệu để máy đọc được. Nếu tôi đưa cho bạn máy in 3D, bạn sẽ không biết làm sao để điều khiển nó để làm ra cái bạn muốn. Nhưng có nhiều, rất nhiều công nghệ, phần mềm và kỹ thuật ngày nay có thể phá vỡ các rào cản trên. Tôi tin chúng ta đang ở điểm bùng phát nơi mà bây giờ có vài điều chúng ta không thể tránh khỏi. Công nghệ này thực sự đang tiến tới phá vỡ phạm vi sản xuất thông thường và, tôi tin rằng, sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất. Vậy ngày nay, bạn có thể tải dữ liệu sản phẩm từ web -- tất cả những gì bạn sẽ có trên bàn làm việc của mình, như bút, còi, máy ép chanh. Bạn có thể sử dụng phần mềm như Google SketchUp để tạo sản phẩm từ bản phác một cách dễ dàng In ấn 3D giờ đây có thể được sử dụng để tải linh kiện dự phòng từ web. Tưởng tượng bạn có máy hút bụi Hoover ở nhà và nó bị hỏng. Bạn cần linh kiện thay thế, nhưng bạn nhận ra nó không còn được sản xuất nữa. Bạn có thể lên mạng -- thực tế -- và tìm kiếmlinh kiện dự phòng đó từ cơ sở dữ liệu hình học của sản phẩm không còn được sản xuất đó, tải thông tin, dữ liệu và tạo ra nó ngay tại nhà, sẵn sàng để sử dụng, theo yêu cầu của bạn? Và thực tế, vì bạn có thể tạo ra các linh kiện dự phòng với những thứ từ chiếc máy theo đúng nghĩa tự nó làm ra nó. Bạn có những cỗ máy tự chế. Đây là những bộ phận của máy RepRap, là một phần của máy in để bàn. Nhưng điều hấp dẫn công ty tôi nhất là thực tế, bạn có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo với số lượng lớn. Không cần vận hành hàng ngàn hàng triệu lần hoặc gửi sản phẩm tới chế tác tại Trung Quốc. Bạn chỉ cần làm nó ngay tại chỗ. Có nghĩa là chúng ta có thể giới thiệu tới công chúng thế hệ tiếp theo của việc cá nhân hoá. Có vài điều khả thi ngày nay, đó là bạn có thể tùy chỉnh bạn muốn sản phẩm của mình trông như thế nào. Chúng ta đều thân thuộc với ý tưởng tùy chỉnh và cá nhân hóa. Những thương hiệu như Nike đều đang làm điều đó. Trên toàn thế giới Internet Thực tế, các hãng đều cho phép bạn tương tác với sản phẩm của họ trong các yêu cầu cơ sở hàng ngày -- từ Smart Cars đến Prada đến Rayban, ví dụ vậy Nhưng không được tùy chỉnh nhiều; Nó được biết đến là sản xuất biến thể , biến thể của cùng một sản phẩm. Những gì bạn có thể làm thực sự ảnh hưởng đến sản phẩm của bạn và định hình sản phẩm của bạn. Tôi không chắc các bạn thế nào, nhưng tôi có kinh nghiệm khi bước vào một cửa hàng và biết chính xác mình muốn gì và tôi kiếm xung quanh để tìm một chiếc đèn hoàn hảo mà tôi biết mình muốn đặt nó ở đâu trong căn nhà của mình tôi chỉ là không thể tìm được cái ưng ý, hoặc một mẩu trang sức hoàn hảo để làm quà hoặc cho bản thân. Tưởng tượng bây giờ bạn có thế tham gia với một thương hiệu và tương tác, để gửi thêm đặc điểm tượng trưng của mình vào sản phẩm mà bạn muốn mua. Bạn có thể tải sản phẩm với phần mềm như thế này xem sản phẩm dạng 3D. Đây là loại dữ liệu 3D mà chiếc máy sẽ đọc. Đây là chiếc đèn. Và bạn bắt đầu tương tác với thiết kế. Bạn có thể định màu cho sản phẩm, cũng như chất liệu. Cũng như, hình dạng của nó, nhưng trong những giới hạn an toàn. Vì rõ ràng, không phải ai cũng là nhà thiết kế chuyên nghiệp. Phần mềm sẽ giữ từng phần trong ranh giới có thể. Và khi một ai đó sẵn sàng để mua sản phẩm dưới dạng thiết kế của họ, họ ấn "Enter" và dữ liệu này sẽ được chuyển sang dạng dữ liệu mà máy in 3D sẽ đọc và đưa qua máy in 3D, có thể là trên bàn làm việc của ai đó. Nhưng tôi không nghĩ là ngay lập tức. Tôi không nghĩ là nó sẽ xảy ra sớm đâu. Như chúng ta có thể thấy dữ liệu đó được gửi tới trung tâm sản xuất. Có nghĩa là tiết kiệm được việc đi lại. Bây giờ thay vì đóng gói sản phẩm đi toàn cầu, chúng ta gửi dữ liệu qua internet. Đây là sản phẩm được xây dựng. Bạn có thể thấy, từng mảnh được đưa ra khỏi máy và phần điện tử được đưa vào sau. Như chiếc đèn này, bạn có thể thấy. Miễn là có dữ liệu, bạn có thể tạo ra từng phần theo yêu cầu. Và bạn không nhất thiết phải sử dụng nó cho việc tùy chỉnh thẩm mỹ, bạn có thể sử dụng nó cho việc tùy chỉnh chức năng, quét từng phần của thân sản phẩm và tạo ra các phần phù hợp. Vì vậy, ta có thể phát triển các ý tưởng như chân tay giả, phù hợp với mỗi người tàn tật. hoặc tạo ra các loại chân tay giả được tuỳ chỉnh cho từng đối tượng riêng. Về nha khoa ngày nay, răng bạn có thể được quét và phủ men để phù hợp với bạn. Trong khi chờ nha sỹ, cỗ máy sẽ lặng lẽ tạo ra những thức trên cho bạn sẵn sàng để đưa vào sử dụng. Và ý tưởng về việc tạo ra mô cấy ghép, dữ liệu và MRI quét được của một người có thể chuyến sang dạng 3D và ta có thể tạo ra các mô cấy ghép rất đặc thù cho họ. Và áp dụng nó vào ý tưởng xây dựng nên các bộ phận trong cơ thể. Bạn biết đấy, ta có phổi và phế quản. Nó rất phức tạp. Bạn không thể nào tạo ra hoặc mô phỏng nó bằng bất cứ cách nào. Nhưng với dữ liệu MRI, ta có thể xây dựng sản phẩm, như bạn thấy đấy, rất phức tạp. Sử dụng các thao tác này, tiên phong trong ngành công nghiệp này là việc phân tích tế bào Một trong những nhà tiên phong, ví dụ, là tiến sỹ Anthony Atala, và ông ấy đang làm công việc phân tích tế bào để tạo nên các bộ phận cơ thể -- ruột, thận... Bây giờ là một số thứ chưa sẵn sàng để được công bố, nhưng đang trong quá trình xây dựng. Thế nên, để hoàn thiện, chúng ta đều độc lập. Chúng ta có nguồn tham khảo riêng, nhu cầu riêng. Chúng ta thích những thứ khác nhau. Chúng ta khác biệt về kích cỡ và công ty chúng ta cũng vậy. Kinh doanh cần những điều khác nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi tin rằng công nghệ này sẽ là một cuộc cách mạng trong sản xuất và sẽ thay đổi cục diện ngành sản xuất như chúng ta đã biết. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một vài năm trước tôi đã bước qua tuổi 60 và tôi chẳng thích tuổi 60 chút nào. (Cười) Tôi bắt đầu vật lộn với cảm giác lo lắng vốn có về những gì ít ỏi mà tôi đã làm với cuộc đời mình. Nó không giống như bản tóm tắt về phá vỡ kỷ lục nó giống như là tôi muốn trở thành ai thì đúng hơn? Tôi đã sử dụng thời gian quý báu của mình như thế nào? Sao nó lại trôi nhanh như tia chớp? Và tôi đã không thể tha thứ cho mình về vô số, vô số thời gian bị đánh mất trong những suy nghĩ bi quan Tất cả thời gian mà tôi trải qua đã đánh gục tôi vì hôn nhân thất bại vì không ngừng bị lạm dụng tình dục khi còn bé và chuyển đổi nghề nghiệp và cái này và cái này và cái này nữa. Chỉ là tại sao, tại sao tôi đã không làm nó tốt hơn? Tại sao? Tại sao? Tại sao? Và rồi mẹ tôi mất ở tuổi 82. Và vì thế tôi bắt đầu nghĩ, không chỉ tôi không vui vì quá khứ mà giờ đây, tôi cũng nghẹn lại với việc “Tôi chỉ còn có 22 năm”. Tôi sẽ làm gì với khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ như phù du này? Mà tôi lại không thực tế một chút nào. Và tôi quyết định biện pháp khắc phục cho tất cả những bất ổn này, là chuẩn bị để theo đuổi một giấc mơ cao cả một giấc mơ tột cùng điều đòi hỏi một sự tin tưởng hoàn toàn và đam mê kiên định, điều sẽ làm tôi trở thành một tôi tốt nhất trong mọi khía cạnh cuộc đời mỗi phút của từng ngày bởi vì giấc mơ quá lớn nên tôi không thể đạt được nếu thiếu hành động và niềm tin. Và tôi đã quyết định, nó đã là một giấc mơ cũ còn rơi rớt lại từ rất nhiều năm trước. 3 thập kỉ trước-- một thể loại lớp học bơi duy nhất trên thế giới Tôi đã thử và thất bại ở độ tuổi 20 là bơi từ Cuba đến Florida. Nó đã nằm sâu trong trí tưởng tượng của tôi. Không ai có thể làm được điều đó nếu thiếu một lồng cá mập. Thật là khó khăn. Hơn một ngàn dặm tr6en lộ trình khó khăn qua đại dương. Nó có thể, với tốc độ, với tuổi tác của tôi -- hoặc với bất kỳ tốc độ, tuổi tác nào--- phải mất 60, hay 70 giờ bơi không ngừng nghỉ. không bao giờ rời khỏi thuyền. Và tôi đã bắt đầu luyện tập. Tôi đã không bơi trong 31 năm, không bơi lấy một sải. Tôi đã giữ được vóc dáng cân đối, nhưng bơi lôi lại là một việc hoàn toàn khác. Có một sự thật, hình ảnh này lẽ ra phải là tôi trong suốt quá trình tập một khuôn mặt cười. Nhưng khi bạn đang tập luyện loại thể thao này, bạn không được cười. (Cười) Đây là một môn thể thao khó khăn, gian khổ và tôi không nhớ để cười vào bất cứ lúc nào khi tập luyện. Như đã nói, tôi tôn trọng những môn thể thao khác và thỉnh thoảng so sánh môn thể thao này với đạp xe, leo núi và những loại thám hiểm khác nhưng đó chỉ là sự bí bách cảm giác và dồn nén về thể chất. Và khi tôi bắt đầu 8 giờ và 10 giờ rồi 12 giờ và 14 giờ, 15 giờ và tới 24 giờ bơi, Tôi biết mình đã có được nó. vì tôi đã dần vượt qua những bước này. Và khi nói rằng tôi sẵn sàng để bơi 15 tiếng. sau một ngày dài chúng tôi đã đến được bến tàu lúc đó trời đã tối, chúng tôi đến, sau 14 tiếng và 58 phút khi tôi chạm được bến tàu, coi như hoàn tất, huấn luyện viên nói, "Thật tuyệt vời. 14 giờ 58 phút. Ai thèm thêm 2 phút nữa chứ?" Tôi nói, "Không, nó phải là 15 tiếng" và tôi đã bơi thêm mấy phút ra xa và bơi thêm mấy phút về. để cho đủ 15 tiếng. Tôi hoàn thành cuộc hành trình. Không phải tôi không có người giúp đỡ, nhưng một cách thành thật, tôi là trưởng nhóm. Để nhận được sự cho phép của chính quyền, bạn đọc trong giấy, bạn nghĩ là rất dễ để đi vào Cuba mỗi ngày ư? Cố gắng vào đó cùng với một đội tàu như chúng tôi với 50 người và 5 chiếc thuyền và nhóm CNN, vân vân. Giao thông đường thủy rất khó khăn. Có một dòng sông lớn tên là Gulf Stream chảy từ bên này sang bên kia. và nó không đi theo đi hướng của bạn Nó đi theo hướng Đông và bạn thì thích đi hướng Bắc. Thật là nan giải. Rồi mất nước. hạ nhiệt độ. Và cả cá mập nữa Cùng với nhiều những vấn đề khác. Tôi phải tổng hợp lại, thật đó, Có nhiều cách để trở thành một chuyên gia hàng đầu. Một tháng trước, ngày 23 tháng 9 Tôi đã đứng trên bờ biển và nhìn sang bên kia đường chân trời xa xa vời vợi tôi tự hỏi mình liệu mình có làm chủ được nó? Đôi vai mình đã sẵn dàng chưa? Chúng đã sẵn sàng. Chúng đã được chuẩn bị. Mọi thứ có thể làm đã làm. Trí óc đã sẵn sàng chưa? Bạn biết đấy, bạn phải bơi với những chiếc kính chắn sương. với tốc độ 60 nhịp tay trong một phút. vì thế, bạn không thể thật sự tập trung vào bất cứ thứ gì, . bạn không thể nhìn thấy rõ Bạn phải đeo mũ bơi che quá tai cố gắng giữ nhiệt đồ đầu bởi vì nó là nơi đầu tiên bị giảm thân nhiêt, và vì thế bạn không thể nghe rõ. Bạn thật sự bị bỏ lại một mình với những suy nghĩ của bản thân. Và nơi đó, tôi có sẵn sàng tất cả các loại hệ thống đếm theo tiếng Anh, tiếng Đức tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp. Bạn nên giữ tiếng Pháp ở cuối. Và tôi có những bài hát, tôi có hẳn một danh sách trong đầu -- không phải qua tai nghe, mà ở riêng trong đầu tôi -- gồm 65 bản nhạc. Và tôi không thể chờ cho đến khi trời tối hẳn, vào lúc nửa đêm, bởi vì đó là lúc Neil Young xuất hiện. (Cười) Thật kỳ quặc, phải ko? Bạn nghĩ rằng bạn muốn được hát bài "Hallelujah" của Leonard Cohen's trước sự lộng lẫy của đại dương chứ không phải bài hát về nghiện ngập ở thành phố New York. Nhưng không, vì một số lý do Tôi không thể chờ cho đến khi đêm tối và hát ♫"Nghe tiếng em gõ cửa tầng hầm♫ ♫ Em yêu anh cưng à và em muốn nhiều hơn ♫ ♫ Ooh, ooh, đã quá trễ để cứu vãn ♫ (Vỗ tay) Đêm trước khi tôi bắt đầu, Tôi đã đọc xong cuốn "Phác họa vĩ đại" của Stephen Hawking. Và tôi không thể chờ đợi để làm dịu tâm trí. Vào khoảng giờ thứ 50 Tôi bắt đầu nghĩ về những đường rìa của vũ trụ Có một đường rìa không? Có phải một phong thư mà chúng ta sống ở trong đó, ồ không, có phải nó sẽ đi đến vô cùng trong không gian và thời gian? Và không có gì giống như là bơi 50 tiếng trên đại dương. điều đó khiến bạn nghĩ đến những thứ như vậy. Tôi không thể chờ đợi đểchứng minh tôi là một vận động viên rằng không bất kỳ ai trên thế giới có thể bơi được như vậy. Và tôi biết tôi có thể làm được. Khi nhảy xuống nước, Tôi hét lên bằng tiếng Pháp quê mẹ, "Can đảm!" Và tôi bắt đầu bơi. và, ôi trời ơi, nước trong vắt. Chúng tôibiết điều này, tất cả 50 người trên thuyền, tất cả chúng tôi đều biết đây là thời của chúng tôi Tôi nhắc nhở lại mình trong một vài giờ, bạn biết đó, thể thao là loại mô hình thu nhỏ của cuộc sống. Đầu tiên, bạn sẽ gặp phải những trở ngại. và tuy rằng bạn cảm thấy tuyệt vời ở bất kỳ thời điểm nào, đừng chủ quan, phải sẵn sàng, bởi vì sẽ có những đau đớn, sẽ có những chịu đựng. Nó sẽ không suôn sẻ hoàn toàn. Và tôi đã nghĩ về hạ thân nhiệt và có thể có một vài đau nhức vai và tất cả những thứ khác -- việc nôn mửa vì ở trong nước muối. Bạn bị ngâm trong chất lỏng. Cơ thể bạn không thích ứng với nước muối. Sau một vài ngày, 3 ngày, bạn có khuynh hướng nổi loạn theo nhiều cách thức vật lý. Nhưng không, trong vòng 2 giờ, ầm! Chưa bao giờ trong đời ... tôi biết có những người Bồ Đào Nha trong chiến tranh, tất cả các loại thạch mặt trăng, tất cả mọi thứ, nhưng loại sứa hộp từ đại dương phía nam thì tôi không cho là sẽ có ở vùng nước này. Và tôi bị thiêu đốt -- từ những vết thương đau đớn vô cùng tận. Tôi không biết liệu bạn vẫn có thể nhìn được những lằn đỏ ở đây và ở trên cánh tay không. Một cách rõ ràng, một mảnh lớn xúc tu có một trăm ngàn chiếc gai nhỏ và mỗi gai nhỏ không chỉ châm vào da, mà còn truyền nọc độc. Loại động vật độc nhất sống trong đại dương chính là sứa hộp. Và mỗi một chiếc gai sẽ truyền nọc độc tới hệ thần kinh trung ương. Vì thế, tôi cảm thấy giống như dầu nóng đang sôi, và tôi thì bị nhúng vào đấy. Và tôi hét lên, "Cháy! Cháy! Cháy! Cháy! Cứu tôi! Ai đó cứu tôi!" Và sau đó là bị mất cảm giác, tôi cảm nhận điều này từ sau lưng và tiếp theo là ở ngay ngực, và tôi không thể thở Và bây giờ, tôi không thể bơi với những sảy tay dài đẹp, Tôi phải bơi theo kiểu bắt cua thế này. và sau đó là co giật. Một cậu trai trẻ trên thuyền là nhân viên cứu hộ đã cố gắng cứu tôi. Cậu ta bị đốt. Người ta phải kéo cậu lên thuyền. và dù không nhìn rõ, tôi vẫn thấy cậu nằm dài trên thuyền. và tự chích thuốc epinephrine rồi òa khóc. Cậu ta đã 29 tuổi, rất khỏe mạnh, rắn chắc, cao 1.98 mét nặng 120 kg, mà còn bị gục. Cậu ta khóc và hét vào huấn luyện viên của tôi rằng ai đó cố giúp tôi với. Anh ta nói, " Bonnie, tôi nghĩ mình sắp chết. Nhịp thở của tôi đã xuống còn ba lần một phút. Tôi cần giúp đỡ, và tôi không thể giúp Diana." Và đó là vào 8 giờ buổi tối. Bác sĩ, đội y khoa từ trường đại học Miami đến vào 5 giờ sáng hôm sau. Vì thế tôi đã bơi suốt đêm và rạng sáng, họ có mặt ở đấy, bắt đầu với việc chích prednisone. Nhưng tôi đã không lên bờ và vẫn ở dưới nước chích prednisone,uống Xanax, và chụp oxy trên mặt. Giống như săn sóc đặc biệt dưới nước vậy. (cười) Và tôi đoán câu chuyện là dù cho có là Hải quân SEALS bị chích bởi sứa hộp thì họ vẫn tiêu tùng. Họ một là sẽ chết hoặc nhanh chóng nhập viện. Tôi đã bơi xuyên qua màn đêm và bơi suốt cả ngày hôm sau Và lúc nhá nhem của đêm tiếp theo lại nữa, ầm! Lại là sứa hộp tất cả bên này bên kia cổ, tất cả chỗ này. Và lần này, tôi chẳng thích nó chút nào, tôi cũng không chịu thua nó, tuy nhiên có sự khác nhau giữa việc ngừng bơi và bơi một từng chặng. Và tôi đã đầu hàng với việc chặng bơi Họ kéo tôi lên và lại bắt đầu với epinephrine và prednisone với khí oxi và tất cả những thứ họ có trên tàu. Tôi xuống nước trở lại bơi suốt đêm và cả ngày hôm sau. Và sau 41 giờ, cơ thể này không làm được nữa. Sự tàn phá của những chỗ chích đã khiến cho hệ hô hấp suy giảm vì thế tôi không thể nào thực hiện được hành trình mà tôi muốn. Giấc mơ đã bị nghiền nát. Và thật kỳ quặc khi mà con người thông minh này đã xếp mọi thứ lại với nhau và có được những chuyên gia của thế giới. Tôi biết về sứa, nhưng là loại người không để tâm. Bạn biết đó, tất cả các vấn động viên đều có tính cách không dễ bị khuất phục. Chúng nên lo lắng về tôi. Tôi chẳng quan tâm đến chúng. Tôi sẽ chỉ bơi lướt ngay qua chúng. Chúng tôi có benadryl trên tàu. Nếu bị chích, tôi sẽ chỉ cười và chịu đựng. À không cười và chịu đựng nó. Một sự thật là, lời khuyên tốt nhất mà tôi nhận được là từ một lớp học ở trường tiểu học ở Ca-ri-bê. Khi tôi kể cho những đứa trẻ nghe, 120 em tất cả chúng ở trong trường, trên sàn phòng tập thể dục và tôi kể cho chúng nghe về loài sứa và nó sền sệt ra sao và đặc biệt bạn không thể nhìn thấy nó trong đêm. Và chúng có những xúc tu dài đến 9, 12 hay 15 mét. Chúng có thể quấn như thế này. Và chúng có thể truyền nọc độc vào cơ thể. Có một đứa bé từ phía sau làm thế này đây. Và tôi hỏi, "Tên cháu là gì?" "Henry" "Henry, câu hỏi của cháu là gì?" Thằng bé trả lời, "À, cháu không có câu hỏi cháu có một gợi ý Nó nói, "Cô có biết những kẻ mà họ thật sự tin vào cái mà họ tin tưởng và vì thế họ mang bom không?" Và tôi nói, "Thật kỳ lạ là cháu lại biết về điều này như một loại hành động cao cả, nhưng đúng, cô biết những kẻ này" Thằng bé nói tiếp, "Đó là những gì cô cần. Cô cần giống như một đàn cá bơi trước mặt cô như thế này đây." (Cười) "Và khi loài sứa đến, quấn súc tu của chúng quanh đàn cá, chúng sẽ bận rộn với việc đó, và cô chỉ việc chuồn qua." Tôi nói, "Ồ, nó giống như là đội cảm tử quân." Câu nói, "Đó là cái mà cháu đang nói đến. Đó là cái mà cô cần." Tôi thật sự hiểu một chút, là bạn nên lắng nghe những đứa trẻ 8 tuổi. Và vì vậy tôi bắt đầu kiểu bơi đó trong bộ đồ bơi như bình thường không đùa đâu, chính là nó, nó xuất phát từ những thợ lặn cá mập. Tôi đã hoàn tất chuyến bơi như thế này đây. Tôi bơi với vật này trên mình. Đó là vì tôi đã rất sợ những con sứa. Và bây giờ thì tôi làm gì? Tôi không phiền nếu tất cả các bạn lên sân khâu tối nay và kể cho chúng tôi nghe việc bạn đã vượt qua sự thất vọng lớn lao trong đời như thế nào. Bởi vì tất cả chúng ta đều có nó, phải không? Tất cả chúng ta đều có một cơn đau tim. Và vì vậy bây giờ cuộc hành trình của tôi là tìm đến những vẻ đẹp trong việc đối mặt với thất bại. Tôi có thể nhìn thấy cuộc hành trình, chứ không chỉ là một điểm đến. Tôi cảm thấy tự hào. Tôi có thể đứng đây trước mặt các bạn và nói rằng tôi dũng cảm. Vâng. Vỗ tay. Cảm ơn. Với tất cả sự chân thành, tôi có thể nói rằng, Tôi vui mừng vì đã sống hai năm đời mình theo cách này, bởi vì mục tiêu của tôi không còn là hối tiếc nữa, Tôi đến đó với mục tiêu này. Khi bạn sống như vậy, khi bạn sống với niềm say mê, không có thời gian, không có thời gian cho hối tiếc, bạn chỉ việc đi về phía trước. Và tôi muốn sống mỗi một ngày trong suốt cuộc đời còn lại như thế, dù bơi hay không bơi. Nhưng điều khác biệt là việc chấp nhận sự thất bại này cụ thể là đôi khi nếu ung thư chiến thắng, nếu có cái chết và chúng ta không còn sự lựa chọn, thì ân sủng và sự chấp nhận là cần thiết. Nhưng đại dương kia vẫn còn đó. Hy vọng này vẫn sống. Tuy tôi không muốn là một phụ nữ điên cuồng làm điều này hết năm này qua năm khác, cố gắng và thất bại, cố gắng và thất bại và cố gắng rồi thất bại, nhưng tôi có thể bơi từ Cuba tới Florida, Và tôi sẽ bơi từ Cuba tới Florida. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) Và rồi, sau đó thế nào? Bạn sẽ bơi đến Đại Tây Dương chứ? Không, đó là cuộc bơi cuối cùng. Nó là cuộc bơi duy nhất mà tôi cảm thấy hứng thú. Nhưng tôi đã sẵn sàng. Nhân tiện, một phóng viên đã gọi cho tôi ngày hôm kia và anh ta nói anh đã thấy trên Wikipeida rằng ngày sinh nhật của tôi là 22 tháng 8, 1949, và vì một số lý do vặt vãnh nào đó trên Wikipedia, họ có luôn cả ngày mất của tôi. (Cười) ANh ta nói, "Cô có biết là cô sẽ chết ở đúng nơi cô sinh ra, Thành phố New York, và sẽ là tháng giêng năm 35 không?" Tôi trả lời, "Không. Tôi không biết." Và bây giờ tôi sẽ sống tới 85. Tôi có nhiều hơn 3 năm so với những gì tôi tưởng. Và vì thế tôi tự hỏi mình, Tôi bắt đầu tự hỏi mình bây giờ, thậm chí là trước khi cả giấc mơ cao cả này gắn chặt lấy tôi, Tôi tự hỏi mình, và có thể tôi cũng yêu cầu bạn tối nay, diễn dại bài thơ của Mary Oliver, Cô nói rằng, "Vậy nó thế nào, Bạn đang làm gì vậy, với cuộc đời cuồng nhiệt và quý giá của mình?" Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn (Vỗ Tay) Sống cho phóng khoáng. Sống cho phóng khoáng. Tôi nghĩ ta phải làm gì đó về một "truyền thống" trong y học cần phải thay đổi. Và tôi nghĩ việc này bắt đầu từ một bác sĩ, đó là tôi. Và có lẽ tôi đã hành nghề đủ lâu để bỏ đi một chút cái uy tín mà tôi không đáng hưởng để có thể làm việc đó. Trước khi tôi thật sự bắt đầu phần quan trọng của buổi thuyết trình, hãy bắt đầu bằng chuyện bóng chày nhé. Ồ, tại sao không? Chúng ta sắp tới đích rồi, chúng ta sắp lọt vào cúp thế giới rồi. Ai mà chẳng yêu bóng chày, có phải không? (Tiếng cười) Môn bóng chày đầy rẫy những con số thống kê đáng kinh ngạc. Và có hàng trăm con số như thế. Quyển sách "Bóng tiền" sắp được phát hành, và cơ bản nó nói về số liệu thống kê và việc dùng số liệu để xây dựng một đội bóng chày tuyệt đỉnh. Tôi sẽ tập trung vào một con số mà tôi hi vọng nhiều bạn đã nghe nói tới. Đó là chỉ số đập bóng. Ví dụ là số 300 nhé, một cầu thủ đập bóng 300. Thế nghĩa là cứ 10 lần đập bóng thì cầu thủ đó đập bóng an toàn 3 lần. Nghĩa là bóng rơi vào khu vực sân ngoài, nó rơi xuống, nó không bị bắt, và cầu thủ đội bạn muốn ném bóng về lại căn cứ thứ nhất không chạy tới kịp và người chạy an toàn. Cứ 10 lần thì có 3 lần như vậy. Bạn có biết một cầu thủ với chỉ số đập bóng 300 trong Giải Vô Địch Bóng Chày Lớn được gọi là gì không? Tốt, cực tốt, có thể là siêu sao. Thế bạn có biết người ta gọi một cầu thủ với chỉ số 400 là gì không? Tiện thể, đó là một cầu thủ đập bóng cứ 10 lần được 4 lần an toàn. Huyền thoại -- huyền thoại cỡ lớn như là Ted Williams -- cầu thủ Giải Vô Địch Bóng Chày Lớn cuối cùng đạt chỉ số trên 400 trong một mùa giải. Thế, hãy áp dụng câu chuyện này vào thế giới y học của tôi một chủ đề dễ chịu nhiều hơn đối với tôi, mà có lẽ lại kém dễ chịu hơn một chút sau những gì tôi sắp trình bày với các bạn đây. Giả dụ bạn bị viêm ruột thừa và bạn được đưa tới một bác sĩ giải phẫu với chỉ số phẫu thuật ruột thừa là 400. (Tiếng cười) Rõ là việc này không ổn, đúng không? Vâng, giả dụ bạn sống ở một vùng xa xôi hẻo lánh nào đó và bạn có một người thân bị tắc hai động mạch vành và bác sĩ gia đình chuyển người thân đó lên một bác sĩ chuyên khoa tim có chỉ số nong rộng động mạch vành thành công là 200. Nhưng, nhưng, bạn có biết không? Cô bác sĩ tim kia năm nay lên tay nghề nhiều. Cô đang có một chuỗi thành công. Và đạt chỉ số những 257. Rõ là thế này vẫn chưa ổn. Nhưng tôi sẽ hỏi các bạn một câu. Các bạn nghĩ chỉ số 'đập bóng' cho một bác sĩ phẫu thuật tim, một y tá hay là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, một bác sĩ phụ sản, một y sĩ là bao nhiêu? 1000, tuyệt vời. Nhưng trên thực tế không ai biết trong cả nền y khoa một bác sĩ phẫu thuật tốt hay một y sĩ phải cần 'đập' quả bóng nào. Việc ta làm là đẩy họ, kể cả tôi vào thế giới với lời răn dạy, phải hoàn hảo. Không bao giờ, tuyệt đối không được phạm sai lầm, nhưng anh lo lắng về từng chi tiết nhỏ, về việc làm thế nào để không phạm sai lầm. Và đó là thông điệp tôi thấm nhuần khi tôi học trường y. Tôi là một học sinh bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo. Ở trường phổ thông, bạn cùng lớp tôi nói rằng đi kiểm tra máu thì Brian Goldman cũng học. (Tiếng cười) Và thế là tôi cố hoàn hảo. Tôi học trong cái gác xép nhỏ bé của tôi ở khu tập thể y tá ở Bệnh viện Đa khoa Toronto, không xa chỗ này lắm. Và tôi thuộc làu mọi thứ. Tôi học thuộc trong lớp giải phẫu điểm bắt đầu và hoạt động của từng bó cơ, từng nhánh của từng động mạch tách ra từ động mạch chủ, những căn bệnh phức tạp, cả hiếm gặp và thông dụng. Tôi biết cả những phương án chẩn bệnh khác nhau khi phân loại bệnh tăng axit do ống thận. Và trong suốt quá trình, tôi thu thập ngày càng nhiều kiến thức. Tôi thi tốt, tôi tốt nghiệp xuất sắc, loại ưu. Và tôi tốt nghiệp trường y với ấn tượng là nếu tôi nhớ hết và biết hết, hay là càng nhiều càng tốt, càng gần 'biết hết'' càng tốt, tôi sẽ miễn dịch với vấn đề phạm sai lầm. Và giả thuyết ấy có vẻ đúng được một lúc cho tới khi tôi gặp bà Drucker. Tôi đang thực tập ở một bệnh viện trực thuộc trường y ngay tại Toronto này khi bà Drucker được chuyển vào phòng cấp cứu của bệnh viện nơi tôi làm việc. Lúc đó tôi được giao nhiệm vụ ở khoa tim trực ban khoa tim. Và nhiệm vụ của tôi khi nhân viên phòng cấp cứu yêu cầu khám tim, là tới khám bệnh nhân phòng cấp cứu và báo cáo lại với bác sĩ giám sát tôi. Và tôi gặp bà Drucker, bà rất khó thở. Và khi tôi nghe bà thở, bà phát ra tiếng khò khè. Và khi tôi nghe lồng ngực của bà bằng ống nghe, tôi có thể nghe thấy tiếng lách tách ở cả hai bên cho thấy là bà bị suy tim do tắc nghẽn. Tình trạng này diễn ra khi tim không hoạt động bình thường, và thay vì co bóp đẩy máu đi, một ít máu trào lại vào phổi, và rồi máu ngập đầy phổi, và thế nên bệnh nhân khó thở. Chẩn đoán bệnh này không phải là khó. Tôi chẩn bệnh và bắt đầu điều trị cho bà. Tôi cho bà uống aspirin. Tôi kê thuốc để giảm hoạt động của tim. Tôi kê thuốc lợi tiểu để bà đi tiểu bớt dịch thừa. Và trong vòng chừng một tiếng rưỡi, hai tiếng sau đó, bà bắt đầu thấy dễ chịu hơn. Và tôi cũng thấy tốt. Và đó là lúc tôi phạm sai lầm đầu tiên; tôi cho bà xuất viện. Thực ra, tôi phạm 2 sai lầm nữa. Tôi cho bà xuất viện mà không nói trước cho bác sĩ giám sát. Tôi không nhấc điện thoại và làm việc mà đáng lẽ tôi phải làm, là gọi cho bác sĩ giám sát và thuật lại mọi sự cho anh để anh có cơ hội gặp trực tiếp bệnh nhân. Và anh biết bệnh nhân, anh sẽ có thể thêm thông tin về bà. Có lẽ tôi có lí do đúng đắn. Có lẽ tôi không muốn làm một thực tập viên phiền nhiễu. Có lẽ tôi đã muốn thật thành công và tự chịu trách nhiệm nên nỗi tôi làm thế và tự chăm sóc bệnh nhân của bác sĩ hướng dẫn mà còn không liên lạc với anh. Lỗi lầm thứ hai của tôi còn tệ hơn. Khi cho bà xuất viện, tôi tảng lờ một tiếng nói nhỏ trong lòng tôi cố bảo với tôi rằng, "Goldman, không phải ý kiến hay đâu. Đừng làm việc này." Thực tế là, tôi thiếu tự tin đến mức tôi hỏi chị y tá đang chăm sóc bà Drucker, "Chị nghĩ cho bà ấy xuất viện có ổn không?" Và chị y tá nghĩ một lúc và nói đơn giản là, "Ồ, tôi nghĩ là bà ấy sẽ ổn thôi." Tôi nhớ rõ mọi sự như ngày hôm qua vậy. Thế là tôi kí giấy tờ xuất viện, và xe cứu thương tới, y sĩ đưa bà về nhà. Và tôi quay lại làm việc ở phòng khám. Phần còn lại ngày hôm đó, chiều đó, Tôi có cảm giác nôn nao trong lòng. Nhưng tôi vẫn tiếp tục làm việc. Đến hết ngày, tôi dọn dẹp rời bệnh viện và đi bộ tới bãi gửi xe, để lấy ô-tô lái về nhà rồi tôi làm một việc mà tôi không thường làm. Tôi đi qua phòng cấp cứu trên đường về nhà. Và ở đó, một y tá khác, không phải y tá chăm sóc bà Drucker lúc trước, mà là một y tá khác, nói với tôi 3 chữ đó là 3 chữ mà hầu hết bác sĩ cấp cứu tôi biết đều kinh hãi. Ai làm trong ngành y cũng kinh hãi 3 chữ ấy, nhưng y khoa cấp cứu còn đặc biệt hơn nữa vì chúng tôi gặp bệnh nhân quá ngắn ngủi. 3 chữ ấy là: Có nhớ không? "Anh có nhớ bệnh nhân anh cho xuất viện không?" y tá kia hỏi đơn giản như thế. "Ồ, bà ấy quay lại rồi," đúng với giọng như thế. Ồ được rồi, bà phải quay lại. Bà quay lại và cận kề cái chết. Chừng một giờ sau khi bà về nhà, sau khi tôi cho bà về nhà, bà quỵ ngã và gia đình bà gọi cấp cứu và mọi người đưa bà quay lại phòng cấp cứu và huyết áp bà chỉ là 50, trong ngưỡng sốc nghiêm trọng. Và bà gần như không thở nổi và bà xanh lét. Và nhân viên phòng cấp cứu dùng mọi cách. Họ cho bà thuốc làm tăng huyết áp. Họ đặt bà vào máy thông thở. Và tôi bị sốc và run rẩy tới tận xương. Và tôi như ngồi trên tàu lượn siêu tốc, vì sau khi bà vào trạng thái ổn định, bà được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt, và tôi hi vọng viển vông là bà sẽ bình phục. Và trong hai hay ba ngày sau đó, mọi sự rõ ràng là bà không bao giờ tỉnh dậy nữa. Não bà bị hủy hoại không thể thay đổi được. Và cả gia đình tụ họp lại. Và trong vòng tám hay chín ngày tiếp theo, họ đầu hàng số phận. Và sau khoảng chín ngày, họ để bà ra đi -- bà Drucker, người vợ, người mẹ, và người bà. Họ nói không bao giờ anh quên được tên người ra đi. Và đó là lần đầu tôi biết đến việc đó. Trong vài tuần tiếp theo, tôi hành hạ bản thân và lần đầu tôi trải nghiệm nỗi hổ thẹn không lành mạnh trong văn hóa y học của chúng ta -- trong nền văn hóa ấy tôi thấy cô đơn, bị cách biệt, không cảm thấy hổ thẹn lành mạnh như người bình thường, vì tôi không thể nói ra với đồng nghiệp tôi. Bạn biết loại hổ thẹn lành mạnh ấy, khi bạn để lộ một bí mật mà anh bạn thân nhất bắt bạn thề không bao giờ hở ra và rồi bạn bị vạch mặt và anh bạn thân nhất kia đối chất bạn và hai người có những đoạn hội thoại khủng khiếp nhưng cuối cùng thì cảm giác hổ thẹn vạch đường cho bạn và bạn nói, tôi sẽ không bao giờ phạm sai lầm như thế nữa. Và bạn bù đắp thiệt hại và không bao giờ phạm lỗi thế nữa. Loại hổ thẹn này là một người thày. Cái loại hổ thẹn không lành mạnh tôi nói về là loại khiến cho bạn nôn nao trong lòng. Loại đó nói rằng, không phải việc anh làm là xấu, mà chính anh là kẻ xấu. Và đó là điều tôi cảm thấy. Và không phải vì bác sĩ hướng dẫn của tôi; anh ấy dễ mến vô cùng. Anh nói chuyện với gia đình bệnh nhân, và tôi khá chắc chắn là anh dàn xếp ổn mọi chuyện và đảm bảo là tôi không bị kiện. Và tôi cứ tự hỏi. Tại sao tôi lại không hỏi bác sĩ hướng dẫn? Tại sao lại cho bệnh nhân về nhà? Và trong những thời khắc khủng khiếp nhất: Tại sao lại phạm sai lầm ngu ngốc đến thế? Tại sao tôi học ngành y? Chậm nhưng chắc, cảm giác nhẹ dần. Tôi bắt đầu thấy khá hơn một chút. Và trong một ngày nhiều mây, có khe hở giữa các đám mây và mặt trời ló dạng và tôi thắc mắc, chắc là tôi có thể cảm thấy khá hơn một lần nữa. Và tôi tự mặc cả với bản thân rằng giá như tôi cố gắng gấp đôi để trở nên hoàn hảo và không bao giờ phạm sai lầm nào nữa, xin hãy để sự day dứt của lương tâm dừng lại. Và tiếng đó dừng thật. Và tôi quay lại làm việc. Và điều đó lại xảy ra. Hai năm sau tôi là bác sĩ chính thức ở khoa cấp cứu ở một bệnh viện cộng đồng phía bắc Toronto, và tôi khám một anh thanh niên 25 tuổi bị viêm họng. Lúc ấy rất bận rộn, tôi đang hơi vội. Anh ta cứ chỉ vào đó. Tôi xem cổ họng anh ta, nó hơi hồng hồng. Và tôi kê đơn pê-ni-xi-lin và cho anh ta đi. Và ngay cả khi anh ta đang đi bộ ra khỏi cửa, anh ta cũng kiều như đang chỉ về cổ. Và hai ngày sau tôi đến ca trực cấp cứu tiếp theo, và đó là lúc cấp trên của tôi yêu cầu nói chuyện riêng với tôi trong phòng bà. Và bà nói ba chữ này: Có nhớ không? "Anh có nhớ bệnh nhân đau họng anh khám không?" Hóa ra là, anh ta không bị viêm họng thường. Anh ta bị một căn bệnh có thể nguy hiểm tính mạng là viêm nắp thanh quản. Bạn có thể tra bệnh này trên Google, nhưng nó là bệnh nhiễm khuẩn, không phải cổ họng, mà là phần trên của khí quản, và nó có thể dẫn đến tắc khí quản. Và may mắn là anh bệnh nhân không chết. Anh phải tiêm thuốc kháng sinh và hồi phục sau vài ngày. Và tôi lại trải qua quãng thời gian hổ thẹn tự trách bản thân rồi cảm thấy được thanh lọc và làm việc trở lại, tới khi việc đó lại diễn ra nữa, nữa, nữa. Hai lần trong một ca trực cấp cứu, tôi không chẩn đúng bệnh viêm ruột thừa. Nào, sai lầm tới như thế không phải là dễ nhất là khi anh làm ở một bệnh viện mà lúc đó khám chỉ 14 bệnh nhân một tối. Trong cả hai trường hợp, tôi không cho bệnh nhân xuất viện và tôi không nghĩ là chăm sóc có gì thiếu sót cả. Có một bệnh nhân tôi nghĩ là bị sỏi thận. Tôi yêu cầu chụp X quang thận. Khi thấy thận bình thường, đồng nghiệp của tôi đang chẩn bệnh lại phát hiện ổ bụng phía dưới bên phải đau bất thường và gọi bác sĩ phẫu thuật. Bệnh nhân kia bị tiêu chảy rất nhiều. Tôi yêu cầu tiếp nước để bệnh nhân đỡ mất nước và nhờ đồng nghiệp khám lại cho anh ta. Và đồng nghiệp tôi đang khám lại và khi anh phát hiện ổ bụng phía dưới bên phải bị đau, cũng gọi bác sĩ phẫu thuật. Trong cả hai trường hợp, bệnh nhân đều được phẫu thuật và ổn cả. Nhưng mỗi lần, họ đều giày vò tôi, ngấu nghiến nhìn tôi. Và tôi muốn được nói với các bạn rằng những sai lầm tệ hại nhất của tôi chỉ diễn ra trong năm năm hành nghề đầu tiên như nhiều đồng nghiệp của tôi nói, toàn là rác rưởi. (Tiếng cười) Vài lỗi lầm của tôi diễn ra trong năm năm trở lại đây. Cô độc, tủi hổ, không được trợ giúp. Vấn đề là thế này: Nếu tôi không thể nói trắng ra nói về sai lầm của tôi, nếu tôi để lạc mất tiếng nói lương tâm nhỏ bé ngày nào tiếng nói cho tôi biết điều gì thực sự xảy ra, làm sao tôi sẻ chia với đồng nghiệp được? Làm sao tôi dạy cho họ là tôi đã làm gì để họ không đi vào vết xe đổ? Nếu tôi đi vào một căn phòng -- như lúc này, tôi hoàn toàn không biết các bạn sẽ nghĩ gì về tôi. Lúc là lần cuối bạn nghe ai đó nói về sai lầm, rồi sai lầm, rồi sai lầm? À vâng, bạn tới một bữa tiệc thân mật và có lẽ bạn nghe chuyện kể về một gã bác sĩ nào đó, nhưng bạn sẽ không nghe ai đó thuật lại sai lầm của chính họ. Nếu tôi phải đi vào một căn phòng đầy những đồng nghiệp của tôi và nhờ họ giúp đỡ ngay bây giờ và bắt đầu kể những gì tôi vừa kể cho các bạn, có lẽ tôi chẳng kể được hết hai chuyện trước khi họ thấy vô cùng khó chịu, ai đó sẽ pha trò, họ sẽ chuyển chủ đề và chúng tôi sẽ tiếp tục hội thoại. Và thực tế là, nếu tôi biết và đồng nghiệp tôi cũng biết rằng một đồng nghiệp khoa chỉnh hình của tôi cưa nhầm chân lành của bệnh nhân, trong chính bệnh viện của tôi, tin tôi đi, tôi sẽ gặp khó khăn mà nhìn vào mắt kẻ tội đồ kia được. Đó là hệ thống ta có. Một sự chối bỏ hoàn toàn sai lầm. Đó là một hệ thống trong đó có hai vị trí -- những kẻ phạm sai lầm và những người không sai lầm, những bác sĩ không chịu được thiếu ngủ, và người chịu được, người có kết cục tệ hại và người có kết cục thành công. Và nó gần như là một phản ứng trong tâm tưởng, như khi kháng thể bắt đầu tấn công người đó. Và chúng tôi có ý tưởng này rằng nếu chúng tôi tống khứ những người phạm sai lầm ra khỏi nền y học, cái còn lại đơn giản là một hệ thống an toàn. Nhưng có hai vấn đề với điều đó. Trong chừng 20 năm tôi viết báo và làm tuyền thông về y học, tôi đã tự nghiên cứu sơ suất và sai lầm trong y học để học mọi điều có thể, từ một trong những bài đầu tiên tôi viết cho tờ Toronto Star tới chương trình truyền hình của tôi "Áo Blu Trắng, Nghệ Thuật Đen." Và điều tôi học được là sai sót có mặt khắp nơi. Ta làm việc trong một hệ thống trong đó sai sót xảy ra hàng ngày, trong đó cứ 10 đơn thuốc thì có 1 đơn hoặc là kê nhầm thuốc hoặc là kê nhầm liều lượng, trong đó các ca nhiễm khuẩn bắt nguồn từ bệnh viện ngày càng nhiều, dẫn tới tàn phá cơ thể và chết chóc. Trong đất nước này, tới 24000 người dân Canada qua đời vì những sai sót y học có thể phòng tránh được. Ở Hoa Kì, Viện Y Học đặt ra con số 100000. Trong cả hai trường hợp, đây đều là những ước đoán quá thấp so với thực tế, bởi vì thực tế ta chưa từng truy tìm kĩ vấn nạn này mà đáng lẽ chúng ta phải như thế. Và vấn đề là đây. Trong một hệ thống bệnh viện nơi mà kiến thức y khoa tăng gấp đôi mỗi hai hay ba năm, ta không thể theo kịp. Sự thiếu ngủ vô cùng phổ biến. Ta không thể tống khứ vấn đề này được. Chúng ta có những định kiến dựa vào kinh nghiệm sẵn có, ví dụ tôi có thể chấp nhận là một bệnh nhân đau ngực có tiền sử bệnh hoàn hảo. Bây giờ cùng bệnh nhân bị đau ngực ấy, giả dụ anh ta ướt mồ hồi và nói lắm và thêm tí mùi cồn vào hơi thở của anh ta, và đột nhiên tiền sử bệnh của tôi bị ảnh hưởng xấu Tôi không áp dụng cùng một tiền sử bệnh nữa. Tôi không phải rô-bốt; không phải lần nào tôi cũng theo y một qui trình. Và bệnh nhân của tôi không phải ô-tô; không phải mỗi lần họ đều thuật lại triệu chứng theo cách giống nhau. Với những điều đó, sai lầm là bất khả kháng. Thế nên, nếu bạn xử lí hệ thống, như tôi được dạy, và loại bỏ tất cả những nhân viên ngành y phạm sai lầm, sẽ chẳng còn lại ai hết. Và bạn có biết việc người ta không muốn nói về những trường hợp tệ nhất của họ không? Trên show truyền hình của tôi, "Áo Blu Trắng, Nghệ Thuật Đen," tôi tạo thói quen nói, "Đây là sai lầm tệ nhất của tôi," tôi sẽ nói với tất cả mọi người từ nhân viên y tế, đến trưởng phòng phẫu thuật tim, "Đây là sai lầm tệ nhất của tôi, " blah, blah, blah, blah, blah, "Thế còn của bạn là gì?" và tôi sẽ hướng mic về phía họ. Và đồng tử mắt họ sẽ giãn ra, họ sẽ co rúm sợ hãi, và rồi họ sẽ nhìn xuống và nuốt nước bọt và bắt đầu kể tôi nghe câu chuyện của họ. Họ muốn kể câu chuyện của họ. Họ muốn sẻ chia câu chuyện của họ. Họ muốn được nói rằng, "Xem này, đừng đi vào vết xe đổ của tôi." Điều họ cần là một môi trường tạo điều kiện cho họ nói điều đó. Điều họ cần là một văn hóa y học cần xác định lại. Và việc này bắt đầu từ từng y sĩ một. Người y sĩ, theo khái niệm xác định lại, là con người bằng xương bằng thịt, tự biết chị chỉ là một con người, chấp nhận điều đó, chẳng tự hào gì khi nhận sai lầm, nhưng cố gắng học một điều gì đó từ việc đã xảy ra điều ấy chị có thể dạy cho ai đó khác. Chị chia sẻ trải nghiệm ấy với những người khác. Chị rất ủng hộ khi người khác nói về sai lầm của họ. Và chị chỉ ra sai lầm của người khác. không phải kiểu "A bắt được rồi" mà một cách ủng hộ, tận tình để mọi người có thể tốt hơn. Và chị làm việc trong văn hóa y học chấp nhận rằng hệ thống được điều khiển bởi những con người, và khi con người điều khiển hệ thống, họ sẽ có lúc phạm sai lầm. Nên hệ thống ấy đang tiến triển để tạo ra phương án dự phòng để việc phát hiện sai lầm dễ dàng hơn những sai lầm mà con người không thể không mắc và cúng tạo ra, một cách tận tình, ủng hộ, những nơi mà bất kì ai theo dõi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đều có thể chỉ ra những điều có thể trở thành sai lầm và được thưởng khi làm việc đó, và đặc biệt là những người như tôi, khi chúng tôi phạm sai lầm thật, chúng tôi được thưởng vì nói trắng ra điều đó. Tên tôi là Brian Goldman. Tôi là một y sĩ theo khái niệm mới. Tôi là con người. Tôi phạm sai lầm. Tôi vô cùng tiếc về điều đó, nhưng tôi cố gắng học một điều mà tôi có thể truyền cho người khác. Tôi vẫn không biết các bạn nghĩ gì về tôi, nhưng tôi có thể chịu được điều đó. Và xin để tôi kết thúc với ba chữ của chính tôi: Tôi có nhớ. (Vỗ tay) Câu châm ngôn, 'Hãy biết mình' đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ. Có người cho rằng lời vàng ngọc thông thái này là của Plato, một số khác cho rằng chúng là của Pi-ta-go (Pythagoras). Thực ra nhà thông thái nào nói chẳng quan trọng, vì nó vẫn là lời khuyên khôn ngoan cho cả bây giờ. 'Hãy biết mình.' Nó súc tích quá ngắn gọn, đến mức gần như là vô nghĩa, nhưng nghe lại thật quen thuộc và đúng đắn, phải không? 'Hãy biết mình.' Tôi hiểu lời tuyên bố muôn thuở này là một lời tuyên bố về những vấn đề, hay chính xác hơn là những nhầm lẫn, của ý thức. Tôi vẫn luôn thích thú với việc tự tìm hiểu bản ngã. Niềm yêu thích này đã khiến tôi đắm chìm vào nghệ thuật, nghiên cứu về hệ thần kinh và sau này trở thành nhà liệu pháp tâm lý. Hôm nay tôi kết hợp tất cả những đam mê của mình với tư cách là CEO của InteraXon, một công ty máy tính được điều khiển bằng ý nghĩ. Mục tiêu của tôi, khá đơn giản, là giúp mọi người trở nên hòa hợp hơn với chính bản thân họ. Tôi nhận ra điều ấy từ câu thành ngữ nhỏ bé này, 'Hãy tự biết mình' Nếu bạn nghĩ kĩ về nó, mệnh lệnh này gần như là tính cách riêng biệt của giống loài chúng ta, phải không? Ý tôi là, chính sự tự nhận thức bản thân đã tách biệt giống người khỏi những giống loài trước trong lịch sử nhân loại. Ngày nay chúng ra thường quá bận bịu chăm sóc những chiếc iPhones và iPods của mình nên không ngừng lại để tự tìm hiểu bản thân mình. Dưới cơn lũ những cuộc trò chuyện bằng tin nhắn hết phút này đến phút khác, thư điện tử, sự thay đổi không ngừng nghỉ của những kênh truyền thông và những mật khẩu và những ứng dụng và những nhắc nhở và những dòng Tweets và tags chúng ta quên mất ban đầu vì cái gì những thứ lùng nhùng ấy được tạo ra: vì bản thân chúng ta. Hầu hết thời gian chúng ta bị chết đứng bởi những cách chúng ta phản chiếu bản thân mình vào thế giới. Chúng ta chẳng còn thời gian để phản tư kỹ lưỡng về bản ngã thật của mình nữa. Chúng ta làm xáo trộn bản thân bằng những thứ này. Và ta cảm thấy ta phải đi đi xa, thật xa mai danh ẩn tích, bỏ lại mọi thứ. Thế là ta đi thật xa đến 1 đỉnh núi, nghĩ rằng ẩn mình ở một nơi nào đó chắc chắn sẽ có thời gian nghỉ ngơi mà ta cần để sắp xếp lại những lộn xộn, những thứ điên cuồng hằng ngày, và tìm lại bản thân ta lần nữa. Nhưng trên cái ngọn núi ấy ta lấy lại được sự thanh thản cho tâm hồn từ đâu, thực chất ra chúng ta có đạt được gì? Đó thực ra chỉ là một cuộc chạy trốn thành công. Nghĩ đến cái từ mà chúng ta dùng: 'rút lui' Đây là cái từ quân đội dùng khi họ đã thua trận. Nó có nghĩa là chúng ta phải biến khỏi đây thôi. Đây có phải là cảm giác của chúng ta về những áp lực trong thế giới của mình, thấy rằng để có thể hiểu được mình, ta phải bỏ chạy lên núi? Và vấn đề của việc trốn khỏi cuộc sống thường nhật đấy là một lúc nào đấy, ta phải trở về nhà. Cho nên nếu bạn nghĩ kĩ về điều này thì thấy chúng ta gần như là những khách du lịch đi thăm chính mình ở một nơi xa xôi. Và đến một lúc nào đấy chuyến du lịch ấy phải kết thúc. Vậy thì câu hỏi của tôi cho bạn là, Có thể tìm cách hiểu bản thân mà không cần phải chạy trốn không? Có thể định nghĩa lại mối quan hệ của chúng ta với thế giới công nghệ hóa để có một cảm thức mãnh liệt hơn về sự tự nhận thức mà ta tìm kiếm không? Ta có thể sống ở đây và lúc này, trong cái mạng chằng chịt của mình và vẫn nghe theo những lời dạy cổ xưa kia, 'Hãy tự biết mình' không? Tôi xin khẳng định câu trả lời là có thể. Và tôi ở đây hôm nay là để chia sẻ 1 cách mới: chúng tôi đang xử lý công nghệ theo chiều hướng này để quen hơn với bản ngã bên trong của chúng ta theo cách chưa từng có -- nhân tính hóa công nghệ và tiếp tục cuộc tìm kiếm từ thời xa xưa của chúng ta để hiểu rõ hơn bản ngã của mình. Đây là công nghệ máy tính được điều khiển bằng ý nghĩ. Có thể bạn đã nhận ra là tôi đang đeo một điện cực tí hon trên trán. Đây thực ra là một thiết bị cảm biến sóng não dùng để đọc hoạt động điện não của tôi khi tôi nói bài phát biểu này. Những sóng não này được phân tích và chúng tôi xét chúng dưới dạng biểu đồ. Tôi sẽ cho các bạn xem các biểu đồ ấy. Những đường xanh dương kia là sóng não của tôi. Đó là những tín hiệu trực tiếp ghi lại từ đầu của tôi, phản ánh ngay lúc này. Những thanh màu xanh lá và đỏ biểu thị cùng một tín hiệu hiển thị theo tần số, với những tần số thấp ở đây và những tần số cao thì ở trên này. Bạn đang nhìn vào não tôi ngay khi tôi đang nói đây. Những đồ thị này rất hấp dẫn, chúng nhấp nhô, nhưng từ góc nhìn của một người bình thường, thì chúng thực ra không hữu dụng lắm. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để hiểu ý nghĩa của những thông tin này để mọi người có thể dùng nó. Ví dụ, nếu tôi có thể dùng những dữ liệu này để xem ngay lúc này tôi thoải mái đến mức nào? Hoặc nếu tôi có thể lấy những thông tin ấy và biến chúng thành một hình ảnh có hệ thống trên màn hình thì sao? Cái hình nằm phía bên phải kia đã chỉ ra những suy nghĩ trong đầu của tôi. Tôi càng thư giãn, thì càng có nhiều năng lượng đi qua nó. Tôi cũng có thể muốn biết mình tập trung đến mức nào, nên tôi có thể đưa mức độ tập trung của mình vào bảng mạch in nằm phía bên kia. Và trí não tôi càng tập trung, thì tấm bảng đấy sẽ càng tràn đầy năng lượng. Bình thường thì tôi sẽ không có cách nào biết được mức độ tập trung hoặc thư giãn của mình. Như chúng ta biết, cảm nhận về cảm xúc nhất thời là cực kỳ không đáng tin. Chúng ta vẫn luôn bị sự căng thẳng ảnh hưởng mà nhiều khi không hề nhận ra cho đến khi ta nổi điên lên với người không đáng bị đối xử như thế, thì lúc đó, ta mới nhận ra đáng lẽ mình nên để ý, kiểm soát bản thân sớm hơn một tí. Sự nhận biết mới mẻ này mở ra những cơ hội to lớn cho những ứng dụng giúp cải thiện cuộc sống và bản thân chúng ta. Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một công nghệ sử dụng sự thấu hiểu này để làm công việc của ta năng suất hơn, những kì nghỉ của ta thoải mái hơn và những sự kết nối của ta trở nên sâu đậm, hiệu quả hơn bao giờ hết. Chút nữa tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài viễn cảnh nhưng trước hết tôi hãy xem lại quá trình đã trải qua để có kết quả như hiện nay. À, cứ tự nhiên kiểm tra đầu tôi bất cứ lúc nào nhé. (Cười) Nhóm của tôi tại InteraXon và tôi gần một thập kỷ rồi, đã phát triển những ứng dụng được điều khiển bằng ý nghĩ. Trong thời kì phát triển đầu chúng tôi đã được tiếp lửa bởi những thứ chúng tôi có thể điều khiển bằng trí óc mình. Chúng tôi có thể khiến đồ vật khởi động, chiếu sáng và hoạt động chỉ bằng cách suy nghĩ. Chúng tôi đã vượt qua khoảng cách giữa trí óc và máy móc. Chúng tôi đã đưa vào hoạt động một lượng lớn mẫu hàng và sản phẩm mà có thể được điều khiển bằng trí óc, như là đồ gia dụng hoặc bộ đồ chơi xe hơi hoặc trò chơi điện tử hoặc một cái ghế bay. Chúng tôi đã chế tạo công nghệ và những ứng dụng có sự tham gia của trí tưởng tượng con người, và điều đó thật sự rất lý thú. Sau đó chúng tôi được đề nghị làm một dự án thật lớn cho Thế vận hội Olympics. Chúng tôi được mời chế tạo một hệ thống quy mô lớn tại Olympics mùa đông tại Vancouver vào năm 2010, được dùng ở Vancouver, nó có khả năng điều khiển ánh sáng ở Tháp C.N, những tòa nhà Quốc hội của Canada và thác Niagara từ khắp nơi trong nước bằng cách sử dụng trí óc. Trong vòng 17 ngày tại Thế vận hội, 7,000 du khách từ khắp nơi trên thế giới đã từng người một thực sự được điều khiển ánh sáng từ Tháp C.N., quốc hội và Niagara trực tiếp bằng trí óc từ khắp đất nước, cách đó 3,000 km. Vì vậy, điều khiển đồ đạc bằng trí não thực sự khá là khoái. Chúng tôi luôn quan tâm đến độ tương tác nhiều tầng của sự tương tác giữa con người. Và thế là chúng tôi bắt đầu đi sâu vào sáng tạo những ứng dụng điều khiển bằng ý nghĩ ở một khung sườn phức tạp hơn là chỉ có sự điều khiển. Đó là sự phản hồi. Chúng tôi đã nhận ra là chúng tôi có một hệ thống cho phép công nghệ có một chút hiểu biết về mình. Và nó có thể cùng tham gia vào mối quan hệ với bạn. Chúng tôi đã tạo ra một phòng cảm ứng trong đó ánh sáng, nhạc và rèm cửa được tùy chỉnh theo trạng thái của bạn. Chúng theo dõi những thay đổi nhỏ trong hoạt động tâm thần của bạn. Vậy nên khi bạn thả mình nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi, trên ghế trường kỷ của văn phòng chúng tôi, âm nhạc cũng sẽ thư giãn cùng bạn. Khi bạn đọc, đèn bàn sẽ tỏa sáng hơn. Khi bạn ngủ gật, hệ thống sẽ nhận ra, và ánh sáng sẽ chìm dần theo giấc ngủ của bạn. Thế rồi chúng tôi nhận ra, nếu công nghệ có thể biết gì đó về bạn, và dùng chúng để giúp bạn, thì sẽ có thể có những ứng dụng giá trị hơn thế nhiều. Những ứng dụng có thể giúp ta biết hơn về bản thân. Chúng ta có thể biết về những mặt khác nhau của mình mà hầu hết là vô hình và thấy được những thứ trước đây bị chê giấu. Hãy để tôi đưa ra một ví dụ cho điều tôi đang nói ở đây. Đây là một ứng dụng mà tôi đã tạo ra cho iPad. Mục tiêu của cái trò chơi Zen Bound là quấn một sợi thừng quanh một hình nhân gỗ. Bạn dùng ứng dụng này với một bộ tai nghe. Bộ tai nghe này liên kết không dây với một iPad hoặc smartphone. Trong bộ tai nghe ấy có một loại vải cảm ứng trên trán và phía trên của tai. Trong trò chơi Zen Bound nguyên bản, Bạn chơi trò này bằng cách di chuyển ngón tay trên tấm gỗ. Trong game này chúng tôi đã tạo ra, tất nhiên bạn kiểm soát tấm gỗ đó trên màn hình bằng tâm trí mình Khi bạn tậm trung vào tấm gỗ, nó sẽ quay Tập trung nhiều hơn thì sẽ quay nhanh hơn. Điều này là sự thật Không phải là trò lừa. Điều thực sự thú vị với tôi lại là ở cuối trò chơi bạn có được số liệu thống kê và phản hồi bạn đã chơi như thế nào. Bạn có những biểu đồ và đồ thị cho thấy não bạn đã làm việc như thế nào. Không chỉ là bạn đã sử dụng bao nhiêu đoạn thừng hay điểm số cao nhất là bao nhiêu mà là những với những gì đang xảy ra bên trong tâm trí của bạn. Và phản hồi giá trị này chúng ta có thể sử dụng để hiểu những gì đang xảy ra bên trong mỗi chúng ta. Tôi thích gọi như thế này "Hoạt động bên trong" Bình thường chúng ta nghĩ về công nghệ như là sự tương tác Công nghệ này là "Hoạt động bên trong" Nó hiểu những gì bên trong bạn và xây dựng một mối quan hệ hồi đáp giữa bạn và quy trình của bạn để bạn có thể sử dụng những thông tin này để tiến lên phía trước. Để bạn có thể sử dụng những thông tin này để hiểu chính mình trong vòng tròn hồi đáp. Tại InteraXon, Công nghệ hoạt động bên trong thực sự là một trong những nhiệm vụ xác định của chúng tôi. Đó là cách giúp chúng ta hiểu thế giới bên trong và phản ánh nó ra bên ngoài vào trong vòng chặt chẽ này. Ví dụ, điều khiển máy tính bằng suy nghĩ có thể dạy trẻ em bị rối loạn khiếm khuyết chú ý (ADD) để cải thiện sự tập trung của chúng. Bị mắc rối loạn khiếm khuyết chú ý, trẻ không có nhiều sóng beta giúp cho sự tập trung trong khi tỷ lệ sóng theta lại cao. Do đó bạn có thể tạo ra một ứng dụng có thể bù đắp lại sự tập trung của não. Bạn có thể tưởng tượng trẻ chơi game với các sóng não của chúng và cải thiện các triệu chứng rối loạn tập trung của chính mình khi mà chúng chơi game. Điều này có thể hiệu quả như thuốc Ritalin. (thuộc nhóm thuốc kích thích thần kinh) Thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn, điều khiển máy tính bằng suy nghĩ có thể giúp những trẻ bị rối loạn tập trung chú ý hiểu hơn về những trạng thái tinh thần dao động của trẻ, từ đó có thể hiểu hơn về chính mình và nhu cầu học tập của mình. Cách trẻ có thể sử dụng những nhận thức mới để cải thiện bạn thân mình sẽ gây nên nhiều hư tổn và làm lan rộng sự kỳ thị xã hội mà những người được chẩn đoán khác nhau đang phải đối mặt. Chúng ta có thể nhìn sâu vào bên trong đầu mình và tương tác với những gì bị cất giữ, những gì từng bí ẩn và tách biệt khỏi chúng ta. Công nghệ điện não đồ giúp ta hiểu mình và dự đoán được cảm xúc của mình và tìm ra giải pháp tốt nhất cho những nhu cầu ta có. Hãy tưởng tượng việc thu thập các nhận thức cá nhân giúp tính toán và phản ánh tuổi thọ. Hãy tưởng tượng những gì bạn có thể đạt được từ cách nhìn này. Nó giống như là được gắn vào trong Google cá nhân. Về đề tài Google, ngày nay bạn có thể tìm kiếm và gắn thẻ vào hình ảnh dựa trên những suy nghĩ và cảm nhận trong khi xem. Bạn có thể tag hình ảnh những con vật nhỏ là Vui vẻ, hoặc bất cứ một tag nào khác, và sau đó bạn có thể tìm kiếm những dữ liệu này, định hướng với cảm giác của bạn, chứ không phải những từ khóa giúp nhắc đến chúng. Hoặc bạn có thể tag ảnh trên Facebook với những cảm xúc liên quan đến ký ức về chúng và rồi ngay sau đó xếp theo thứ tự ưu tiên mà thu hút sự chú ý của bạn, như thế này. Công nghệ nhân bản là lấy một cái đã có sẵn trong tự nhiên liên quan kinh nghiệm công nghệ của con người và xây dựng công nghệ liền mạch song song với nó. Vì nó tương đương với hành vi của con người, nó có thể cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những gì mình đang làm và, quan trọng hơn là, tại sao, tạo ra một bức tranh lớn từ những chi tiết nhỏ quan trọng lại cho ta biết chúng ta là ai. Với công nghệ nhân bản ta có thể theo dõi chất lượng của chu kỳ giấc ngủ. Khi năng suất của chúng ta bắt đầu giảm, chúng ta có thể trở lại dữ liệu này và xem làm sao để tạo ra cân bằng hiệu quả hơn giữa công việc và vui chơi. Bạn có biết những gì gây ra sự mệt mỏi trong bạn không hay những gì mang đến năng lượng tràn đầy cho bạn, những yếu tố kích hoạt gây trầm cảm là gì, hay những niềm vui nào sẽ mang bạn ra khỏi sự sợ hãi? Hãy tưởng tượng nếu bạn có quyền truy cập vào dữ liệu cho phép xếp thang điểm hạnh phúc tổng thể mà mọi người mang đến cho bạn, hay những hoạt động mang đến cho bạn niềm vui. Bạn muốn dành nhiều thời gian cho những người ấy? Bạn muốn ưu tiên gì? Bạn muốn ly hôn? Máy tính điều khiển bằng suy nghĩ cho phép bạn xây dựng những hình ảnh đầy màu sắc cho cuộc sống của mình. Với điều này, chúng ta có thể biết một ít về diễn tiến tâm trạng của mình và tạo một câu chuyện về hành vi của chúng ta theo thời gian. Chúng ta có thể bắt đầu thấy các tường thuật cơ bản thúc đẩy chúng ta tiến lên và cho chúng ta biết những gì đang diễn ra. Từ điều này, Chúng ta biết được làm thế nào để thay đổi cốt truyện, kết quả và nhân vật trong câu chuyện mỗi người. Hai thiên niên kỷ trước, những người Hy Lạp đã có những hiểu biết lớn. Họ đã biết rằng, phần cơ bản rơi vào nơi bạn bắt đầu sống theo câu phương ngôn của họ, khi bạn bắt đầu tiếp xúc với chính mình. Họ đã hiểu sức mạnh của câu chuyện về loài người và giá trị mà chúng ta đặt trên con người như sự thay đổi, tiến hóa, phát triển. Nhưng họ cũng hiểu điều cơ bản hơn nữa đó là những niềm vui trong khi khám phá, niềm vui và thú vị mà chúng ta có được từ cuộc sống và được là chính mình trong đó, sự phong phú mà chúng ta có từ sự nhìn nhận, cảm nhận và hiểu biết về cuộc sống. Mẹ tôi là một nghệ sĩ, khi còn nhỏ tôi thường thấy bà mang nhiều điều vào cuộc sống qua nét vẽ và cây cọ của mình. Trước đó nó chỉ toàn là màu trắng và đầy tính hữu khả Tiếp theo, nó đã tồn tại qua ý tưởng và cách thể hiện nhiều màu sắc của bà. Khi ngồi bên giá vẽ, xem hết bức vẽ này đến bức khác của bà, tôi đã học được rằng bạn có thể tạo ra được cả thế giới riêng cho mình. Tôi nhận ra thế giới bên trong mình ý tưởng, cảm xúc và sự tưởng tượng của mình sự thật, không bị ràng buộc bởi bộ não và cơ thể. Nếu có thể nghĩ và khám phá nó, Bạn có thể mang nó vào trong cuộc sống. Đối với tôi, máy tính được điều khiển bởi suy nghĩ đơn giản và mạnh mẽ như một cây cọ vẽ một công cụ để mở khóa và làm sinh động thế giới ẩn bên trong chúng ta. Tôi mong đến một ngày tôi có thể ngồi bên cạnh bạn, cạnh giá vẽ, xem thế giới mà chúng ta tạo ra với những hộp công cụ mới và nhìn xem những khám phá chúng ta có thể thực hiện về chính bản thân mình Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng ta không dành tiền đầu tư vào các nạn nhân Chúng ta đầu tư vào những người sống sót Và trong những cách nghĩ dù lớn hay nhỏ, chuyện kể của nạn nhân hình thành cách nghĩ của chúng ta về những người phụ nữ Quí vị không thể nào tin vào những gì quí vị không thấy tận mắt Và chúng ta không thể đầu tư vào những gì không hiện hữu Nhưng đây là bộ mặt của sự kiên cường Sáu năm về trước, Tôi bắt đầu viết về những nữ doanh nhân trong suốt thời kì xung đột và sau đó Tôi bắt đầu viết một câu chuyện kinh tế hấp dẫn trong đó, một câu chuyện có những nhân vật tuyệt vời mà không được ai nhắc đến đó là câu chuyện là tôi cho rằng đáng để chúng ta để tâm tới Và câu chuyện đó hóa ra lại là về những người phụ nữ. Tôi đã rời bỏ ABC News và cả sự nghiệp tôi yêu thích ở tuổi 30 để theo học trường kinh doanh, một lãnh vực mà tôi hầu như không hề biết gì về nó. Không có bất cứ người phụ nữ nào cùng lớn lên với tôi ở MaryLand đã tốt nghiệp đại học, huống chi là nghĩ đến trường kinh doanh Nhưng họ vẫn có thể chăm nom được con và trả tiền thuê nhà. Và tôi đã thấy ngay từ lúc còn trẻ nếu có một công việc đàng hoàng và kiếm sống thật tốt thì sẽ tạo nên sự khác biệt lớn nhất cho những gia đình đang lận đận Vì vậy, nếu quí vị sắp nói về công việc, thì quí vị buộc phải nói tới các doanh nhân. Và nếu quí vị đang nói với các doanh nhân nhất là trong và trước những bối cảnh xung đột xã hội thì quí vị phải nói tới phụ nữ, bởi vì họ là một phần dân số mà quí vị đã bỏ qua. Cộng hòa Rwanda, trong những hậu quả tức thời của thời diệt chủng có 77% dân số là phụ nữ. Tôi muốn giới thiệu đến quí vị một số những doanh nhân tôi từng gặp và chia sẻ với quí vị một số điều họ đã dạy tôi trong những năm qua Tôi đã đến Afghanistan vào năm 2005 để làm việc với Financal Times và tôi đã gặp Kamila, một người phụ nữ trẻ nói với tôi rằng cô ta đã từ chối một công việc liên quan tới cộng đồng quốc tế mà có thể trả cho cô ấy gần $2,000 một tháng - một số tiền khổng lồ trong thời kì đó. Và cô ấy nói rằng cô đã từ chối làm việc, bởi vì cô ấy sắp chuẩn bị bắt đầu sự nghiệp kinh doanh tiếp theo, một cố vấn kinh doanh dạy những kĩ năng kinh doanh cho nam và nữ giới trên toàn Afghanistan. Theo cô ấy, kinh doanh rất quan trọng cho tương lai của đất nước cô ấy. Bởi vì lâu sau khi những cộng đồng quốc tế này đã rời khỏi Afghanistan, chính kinh doanh mới là thứ giúp giữ lại đất nước cô ấy hòa bình và an toàn Và cô ấy nói kinh doanh thậm chí quan trọng hơn cả đối với phụ nữ bởi vì kiếm được tiền và có thu nhập sẽ đem tới sự tôn trọng và tiền bạc là sức mạnh cho phụ nữ. Vì thế cho nên tôi đã rất ngạc nhiên. Ý tôi muốn nói ở đây là cô gái này chưa từng sống trong thời bình bằng một cách nào đó, lại nói như thể là một ứng cử viên đến từ show truyền hình "Những người học nghề." (Cười lớn) Nên tôi đã hỏi cô ấy, "Làm thế nào mà cô biết được quá nhiều điều về kinh doanh thế? Tại sao cô lại đam mê như vậy?" Cô ấy nói rằng, "Gayle à, đây thực ra là sự nghiệp kinh doanh thứ ba của tôi. Việc kinh doanh đầu của tôi là một doanh nghiệp về may mặc Tôi bắt đầu ở Taliban. Và doanh nghiệp đó đã hoạt động rất tốt, bởi vì chúng tôi đã tạo công ăn việc làm cho phụ nữ xung quanh Và đó thực sự là cách mà tôi đã trở thành một doanh nhân." Hãy suy nghĩ về điều này: Đây là những cô gái bất chấp hiểm nguy để trở thành trụ cột trong gia đình trong nhiều năm mà họ thậm chí còn không được bước ra đường. Và ngay vào lúc nền kinh tế bị sụp đổ khi mọi người bán búp bê baby và dây giày và cửa sổ và cửa ra vào chỉ để tồn tại, những cô gái này đã làm được điều khác biệt giữa sự sống còn và nạn đói khát cho rất nhiều người. Tôi không thể dừng câu chuyện, và tôi không thể rời khỏi đề tài này, bởi vì ở khắp mọi nơi tôi từng đến, tôi gặp những người phụ nữ này ngày càng nhiều mà dường như không ai biết về họ, hay thâm chí muốn tìm hiểu về họ. Tôi đã đến Bosnia, và trong cuộc phỏng vấn gần đây, tôi đã gặp một quan chức của IMF họ nói rằng, "Cô biết không, Gayle, Tôi không nghĩ chúng ta thực sự có phụ nữ nào làm kinh doanh ở Bosnia, nhưng có những người phụ nữ bán phô mai đâu đó bên lề đường. Nên cô có thể phỏng vấn cô ấy." Nên tôi ra ngoài làm bản tin và trong cùng một ngày tôi đã gặp Narcisa Kavazovic tại thời điểm đó, cô ấy đang mở một xí nghiệp mới trên các tuyến đường ở Srajevo, trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Cô ấy đã bắt đầu doanh nghiệp của mình khi ngồi xổm trong một nhà xe bị bỏ hoang, may ga trải giường và gối cô ấy mang sản phẩm tới tất cả các chợ quanh thành phố nhờ đó cô ấy có thể hỗ trợ những gia đình đông con có từ 12-13 người đang dựa vào cô ấy để sống sót. Vào thời gian chúng tôi gặp nhau, cô ấy đã có 20 nhân viên, hầu hết đều là phụ nữ, họ đều gửi bé trai và bé gái đến trường. Và cô ấy chỉ là mới trong giai đoạn khởi nghiệp. Tôi đã gặp những phụ nữ hoạt động các doanh nghiệp chuyên sản xuất tinh dầu nhà máy sản xuất rượu vang và thậm chí cả cơ quan quảng cáo lớn nhất của đất nước. Vì vậy, những câu chuyện này cùng nhau đã trở thành trang bìa của báo doanh nghiệp Herald Tribune. Và khi câu chuyện này được đăng tải, Tôi đã chạy ngay đến máy tính và gửi cho các quan chức IMF. Và tôi đã nói, "trong trường hợp ông cần tìm những doanh nghiệp để trình bày tại hội nghị đầu tư tiếp theo của ông, thì hãy chọn một vài người phụ nữ này." (Vỗ tay) Nhưng hãy suy nghĩ về điều này: Người quan chức IMF kia không phải là một người duy nhất một cách vô thức xếp phụ nữ vào hạng mục "vi mô". Các thành kiến​​, cho dù cố ý hoặc nếu không, khá phổ biến, và do đó, là những hình ảnh tinh thần dễ gây hiểu nhầm. Nếu quí vị thấy từ "tài chính vi mô," các bạn nghĩ ngay đến điều gì? Hầu hết mọi người đều nghĩ đến phụ nữ. Và nếu quí vị thấy từ "doanh nhân," hầu hết đều nghĩ đến đàn ông. Vì sao lại như thế? Bởi vì chúng ta nhắm đến mục đích thấp và chúng ta nghĩ hạn hẹp khi nói đến phụ nữ. Tài chính vi mô là một công cụ rất mạnh mẽ đem đến tự cung tự cấp và tự tôn trọng, nhưng chúng ta phải tiến xa hơn những hi vọng vi mô và những tham vọng vi mô cho phụ nữ, bởi vì họ có hy vọng lớn hơn nhiều cho bản thân. Họ muốn đi từ vi mô đến trung bình và xa hơn nữa. Và ở nhiều nơi, họ đang đến được đó. Tại Mỹ, những phụ nữ sở hữu doanh nghiệp riêng của mình sẽ tạo ra 5 triệu rưỡi việc làm mới vào năm 2018. Tại Hàn Quốc và Indonesia, phụ nữ sở hữu gần nửa triệu công ty. Ở Trung Quốc, phụ nữ quản lý 20% tất cả các doanh nghiệp nhỏ. Và nhìn tổng thể trong thế giới phát triển hiện nay, con số đó đã đạt từ 40 đến 50%. Gần như tất cả nơi tôi đến, Tôi gặp các nhà doanh nghiệp vô cùng thú vị đang tìm kiếm tiếp cận tài chính, tiếp cận thị trường và thành lập mạng lưới kinh doanh. Họ thường bị phớt lờ bởi vì giúp đỡ họ ngày càng khó khăn. Để cung cấp một khoản vay 50.000 đô la là điều mạo hiểm hơn là cung cấp một khoản vay 500 đô la Và như Ngân hàng Thế giới gần đây đã lưu ý, phụ nữ đang mắc kẹt trong một cái bẫy năng suất. Những người trong các doanh nghiệp nhỏ không thể có được vốn họ cần để mở rộng và những người trong doanh nghiệp vi mô không thể phát triển ra khỏi phạm vi ấy. Gần đây tôi ở Bộ Ngoại giao ở Washington và tôi đã gặp một doanh nhân vô cùng đam mê từ Ghana. Cô bán sô-cô-la. Và cô ấy đã đến Washington, không tìm kiếm sự bố thí và không tìm kiếm đơn thuần một khoản vay nhỏ Cô ấy đã đến tìm những tờ đô la để đầu tư nghiêm túc để cô có thể xây dựng một nhà máy và mua các thiết bị cần thiết để xuất khẩu sô-cô-la của mình sang Châu Phi, Châu Âu, Trung Đông và xa hơn nữa- vốn mà có thể giúp cô ấy để tuyển dụng hơn 20 người đã làm việc cho cô ấy, và vốn sẽ cung cấp nhiên liệu cho đất nước của chính mình và thế là nền kinh tế lên dốc. Tin vui là chúng ta đã biết những gì thành công. Lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã dạy chúng ta. Chúng ta không cần phải nghĩ thêm giải pháp bởi vì chúng ta vốn có sẵn nó trong tay rồi - nguồn tiền cho vay dựa vào thu nhập chứ không phải là tài sản, các khoản vay sử dụng hợp đồng an toàn hơn là tài sản thế chấp, bởi vì phụ nữ thường không sở hữu đất đai. Và Kiva.org, một mô hình vi tín dụng, thực sự là thử nghiệm với điện toán đám đông cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn. Và đó là chỉ để bắt đầu. Gần đây nó đã trở nên thịnh hành hơn khi gọi phụ nữ là "thị trường đang nổi lên của các thị trường mới nổi." Tôi nghĩ rằng đó là điều đó quá tuyệt vời. Quí vị biết vì sao không? Bởi vì - và tôi nói điều này như là một người làm việc trong lĩnh vực tài chính - Ít nhất là 500 tỷ USD đã đi vào các thị trường mới nổi trong thập kỷ qua. Bởi vì các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng lợi nhuận ngay lúc nền tăng trưởng kinh tế chậm lại, và vì vậy họ tạo ra sản phẩm tài chính và các công cụ tài chính cải tiến được biến đổi cho phù hợp với các thị trường mới nổi. Sẽ thật tuyệt vời làm sao nếu chúng ta có sự chuẩn bị để thay thế tất cả các ngôn từ "vĩ mô" kia với ví tiền của chúng ta và đầu tư 500 tỉ đô la để giải phóng tiềm năng kinh tế trong phụ nữ? Chỉ cần nghĩ về những lợi ích khi nói đến công việc, năng suất, tuyển dụng, dinh dưỡng cho trẻ, tỷ lệ tử vong của bà mẹ, biết đọc biết viết và nhiều, nhiều hơn thế nữa. Bởi vì, như Diễn đàn Kinh tế Thế giới ghi nhận, khoảng cách trong giới tính càng nhỏ tương quan trực tiếp với khả năng cạnh tranh kinh tế ngày càng gia tăng. Và không một quốc gia trên thế giới đã loại bỏ khoảng cách tham gia kinh tế- chưa một nước nào. Cho nên, tin tốt là đây là một cơ hội đáng kinh ngạc. Chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển. Nên quí vị thấy đấy, đây không chỉ là về làm được việc thiện, mà là về tăng trưởng toàn cầu và việc làm toàn cầu. Đó là về cách chúng ta đầu tư và cách chúng ta nhìn nhận về phụ nữ. Và phụ nữ không còn phải là một nửa dân số hay là một một nhóm cộng đồng quyền lợi đặc biệt. (Vỗ tay) Thông thường tôi nhận được vào các cuộc thảo luận rất thú vị với phóng viên họ nói với tôi, "Gayle, đây là những câu chuyện tuyệt vời, nhưng cô đang thực sự viết về các trường hợp ngoại lệ." Chính câu nói đó làm cho tôi tạm dừng vì một vài lý do. Trước hết, đối với trường hợp ngoại lệ, có rất nhiều và chúng đều quan trọng. Thứ hai, khi chúng tôi nói chuyện về đàn ông đang thành công, chúng ta đã nói về họ một cách đúng đắn các biểu tượng hoặc những người tiên phong hoặc những người đột phá đều được mô phỏng. Và khi chúng ta nói về phụ nữ, họ là một trong hai trường hợp - hoặc là ngoại lệ, không đáng để chúng ta để tâm tới hoặc là sự khác thường dễ bị phớt lờ đi. Và cuối cùng, không có bất cứ xã hội nào trên thế giới không được thay đổi trừ hầu hết các trường hợp ngoại lệ. Vậy tại sao chúng ta không ăn mừng và tôn vinh những người tạo ra thay đổi và những người tạo ra việc làm thay vì bỏ qua họ? Chủ đề về sự kiên cường này là vấn đề rất cá nhân, đối với tôi và theo một cách nào đó đã định hình cuộc sống của tôi Mẹ tôi là một bà mẹ độc thân đã làm việc tại các công ty điện thoại hàng ngày và bán Tupperware hàng đêm để tôi có mọi cơ hội phát triển. Chúng tôi mua hàng phiếu giảm giá gấp đôi và mua hàng với giá rẻ và các cửa hàng ký gửi, và khi bà bị bệnh ung thư ngực giai đoạn bốn và không còn có thể tiếp tục làm việc, Chúng tôi thậm chí còn đăng ký nhận tem thực phẩm. Và khi tôi cảm thấy tiếc cho bản thân như một cô gái 9 hay 10 tuổi thường làm, bà nói với tôi rằng, "Con yêu, trên quy mô của thảm kịch lớn trên thế giới, một mình con không thể phân làm ba người." (Cười lớn) Và khi tôi nộp đơn vào trường kinh doanh và tôi cảm thấy chắc chắn rằng tôi không thể làm được điều này và không ai một ai tôi biết đã từng làm điều này, Tôi đã đến chỗ dì tôi, người bị đánh đập tàn nhẫn bởi người chồng vũ phu và đã trốn thoát khỏi một cuộc hôn nhân bạo hành với chỉ có nhân phẩm còn nguyên vẹn. Và bà đã bảo tôi rằng, "Không bao giờ xâm phạm vào hạn chế của người khác." Và khi tôi phàn nàn với bà ngoại tôi, một cựu chiến binh Thế chiến II người làm việc trong lĩnh vực phim ảnh 50 năm và ủng hộ tôi từ năm tôi 13 tuổi, người mà tôi rất sợ hãi rằng nếu tôi từ chối công việc béo bở ở ABC chỉ vì một công tác ở nước ngoài, Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ tìm thấy một công việc khác, bà nói, "nhóc, bà sẽ cho cháu biết hai điều. Thứ nhất, không một ai từ chối Fullbright, và thứ hai, McDonald lúc nào cũng tuyển dụng." (Cười lớn) "Cháu sẽ tìm ra được một công việc thôi. Hãy tiến nhanh vượt bậc." Những người phụ nữ trong gia đình tôi không phải là ngoại lệ. Những người phụ nữ trong khán phòng này và đang xem trực tuyến từ L.A và trên toàn thế giới đều không phải là trường hợp ngoại lệ. Chúng ta không phải là một nhóm cộng đồng quyền lợi đặc biệt. Chúng ta là số đông. Và đã từ rất lâu rồi, chúng ta đã đánh giá thấp bản thân và bị hạ thấp giá trị bởi những người khác. Đã đến lúc chúng ta nhắm đến những đích đến cao hơn khi nói đến phụ nữ, đầu tư nhiều hơn và khai thác các đồng đô la của chúng ta để mang lợi ích đến cho phụ nữ toàn thế giới. Chúng ta có thể tạo sự khác biệt, và tạo sự khác biệt, không chỉ cho phụ nữ, mà là cho nền kinh tế toàn cầu đang rất cần sự đóng góp của họ. Cùng với nhau, chúng ta có thể chắc chắn rằng điều mà chúng ta thường gọi là ngoại lệ bắt đầu cai trị. Khi chúng ta thay đổi cách nghĩ về bản thân, những người khác sẽ noi theo. Và đây là thời gian để tất cả chúng ta nghĩ những điều lớn hơn. Xin cám ơn quí vị rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn nói với các bạn, hay chia sẻ với các bạn, về 1 bước tiếp cận mới đột phá trong việc quản lý hàng hóa tồn kho tại 1 kho hàng. Ta đang nói về cách lấy hàng, đóng gói và vận chuyển. Một gợi ý là, giải pháp này huy động hàng trăm robot di động, đôi khi là hàng nghìn robot di động, di chuyển quanh nhà kho. Và tôi sẽ đưa ra giải pháp. Nhưng trước hết, hãy nghĩ về lần gần nhất các bạn đặt mua 1 món hàng online. Bạn đang ngồi trên ghế và bạn quyết định rằng bạn nhất định phải mua chiếc áo đỏ này. Click! - bạn để nó vào trong giỏ hàng của bạn. Và sau đó bạn quyết định chiếc quần xanh trông cũng khá đẹp - Click! Và rồi đến 1 đôi giày màu xanh - Click! Như vậy bạn tập hợp được đơn hàng của mình. Bạn không ngừng lại để kịp nghĩ rằng có thể nó không phù hợp với bạn. Nhưng bạn đã nhấn "Gửi đơn hàng." Và 2 ngày sau, gói hàng này nằm ở trước cửa nhà bạn. Bạn mở hộp ra và bạn la lên, wow, đây đúng là gu của tôi. Có khi nào các bạn dừng lại và nghĩ, làm cách nào các món hàng lưu kho thực sự tìm được đường đi vào hộp trong kho hàng? Vì vậy tôi ở đây để nói cho các bạn, về anh chàng ở ngay tại đây. Nhìn kỹ vào giữa bức tranh đó, bạn thấy 1 công nhân lấy hàng và đóng gói điển hình đang ở chế độ phân phối hàng hóa hoặc xử lý đơn hàng. Theo cách truyền thống, những công nhân này dành 60 hoặc 70% 1 ngày của họ để đi vòng quanh kho hàng. Họ thường đi bộ được khoảng 5 hoặc 10 dặm để tìm kiếm những món đồ này trong kho. Đây không những là 1 cách không hiệu quả để đáp ứng đơn hàng, mà còn khiến ta không đáp ứng được các đơn hàng theo yêu cầu. Để tôi kể cho các bạn nghe về nơi mà lần đầu tiên tôi gặp phải vấn đề này. Tôi đã ra khỏi vùng vịnh vào những năm 1999, 2000, thời kỳ bùng nổ 'chấm com'. Tôi làm việc cho một công ty nổi tiếng có tên là Webvan (Cười lớn) Công ty này đã có được hàng trăm triệu đô với ý tưởng là chúng tôi sẽ giao những đơn hàng tạp hóa online. Và nó thực sự thất bại, thực tế là chúng tôi đã không đạt hiệu quả về chi phí. Hóa ra, thương mại điện tử là 1 thứ rất khó làm và rất tốn kém. Trong tình huống đặc biệt này, chúng tôi cố gắng để tập hợp 30 món hàng trong kho vào trong vài túi hàng, xếp lên 1 xe tải để giao đến tận nhà khách hàng. Và nghĩ xem, điều đó làm chúng tôi tốn mất 30 đô. Hãy thử tưởng tượng, chúng tôi có 1 lon súp giá 89 cent, nó tốn của chúng tôi thêm 1 đô nữa, để lấy và đóng gói vào túi hàng đó. Và đó là trước khi chúng tôi thực sự giao hàng đến nhà. Trong suốt 1 năm của tôi tại Webvan, điều tôi nhận ra, khi nói chuyện với tất cả các nhà cung cấp nguyên vật liệu là không có giải pháp đặc biệt nào để giải quyết từng cách lấy hàng cơ bản. Sản phẩm màu đỏ, xanh lá, xanh dương, đưa cả 3 món hàng đó vào trong 1 hộp. Chúng tôi nói với nhau, phải có cách tốt hơn để làm điều này. Nguyên liệu xử lý có sẵn được chuẩn bị để xếp ra các tấm pallet và các thùng chứa đưa đến các cửa hàng bán lẻ. Dĩ nhiên Webvan đã giải thể, và khoảng 1 năm rưỡi sau, tôi vẫn còn luẩn quẩn với vấn đề này. Nó vẫn cứ ray rứt tôi. Và tôi bắt đầu suy nghĩ về nó lần nữa. Và tôi đã nói, hãy để tôi nói chút ít về điều tôi muốn nếu là người lấy hàng, hoặc cách nhìn của tôi về cách nó nên hoạt động. (Cười) Tôi đã nói là, hãy chú tâm vào vấn đề. Tôi có 1 đơn hàng ở đây và điều mà tôi muốn làm là đặt sản phẩm màu đỏ, xanh lá, xanh dương vào cái hộp ở đây. Cái tôi cần là 1 hệ thống mà khi tôi đưa tay ra và - poof! - sản phẩm xuất hiện và tôi để vào đơn hàng của mình, và giờ ta đang nghĩ, đây có thể là 1 phương pháp 'vận hành tập trung' để giải quyết vấn đề. Đó là cái tôi cần. Công nghệ nào sẵn có để giải quyết vấn đề này? Nhưng như bạn thấy, đơn hàng có thể đến và đi, các sản phẩm có thể đến và đi. Nó cho phép chúng ta tập trung làm cho người lấy hàng trở thành trung tâm, và cung cấp cho họ những công cụ giúp họ làm việc càng hiệu quả càng tốt. Vậy làm sao mà tôi đã nghĩ ra ý tưởng này? Nó thật ra đến từ 1 bài tập động não, có lẽ là 1 kỹ thuật mà nhiều bạn sử dụng, Đây là 1 bài kiểm tra ý tưởng của bạn. Lấy một tờ giấy trắng, dĩ nhiên, sau đó hãy kiểm tra ý tưởng của bạn ở mức giới hạn - vô cực, 0. Trong trường hợp này, chúng tôi đã thử thách mình với ý tưởng: Sẽ ra sao, nếu chúng tôi xây 1 trung tâm phân phối ở Trung Quốc, nơi thị trường có chi phí rất rất thấp? Và hãy cho là, giá nhân công rẻ, giá đất rẻ. Và chúng tôi giả sử rằng, "Sẽ ra sao, nếu giá của công nhân trực tiếp là 0 đô 1 giờ và ta có thể xây trung tâm phân phối rộng 1 triệu ft vuông?" Và tự nhiên nó dẫn chúng tôi đến ý tưởng "Hãy đặt thật nhiều người vào kho." Và tôi đã nói, "Khoan, 0 đô 1 giờ, điều tôi sẽ làm là "thuê" 10.000 công nhân đến nhà kho vào mỗi 8 giờ sáng, bước vào trong nhà kho và chọn 1 món hàng, và sau đó chỉ đứng tại chỗ. Vậy bạn lấy Captain Crunch, còn bạn lấy Mountain Dew, bạn cầm chai Diet Coke. Nếu cần tôi sẽ gọi bạn, không thì bạn đứng đó. Nhưng khi tôi cần chai Diet Coke và gọi, các bạn nói với nhau. Diet Coke đứng dậy đi lên trên - lấy 1 chai, đặt vào giỏ và chuyển đi." Wow, sẽ ra sao nếu các sản phẩm có thể đi lại và nói chuyện với nhau? Đó quả thật là 1 cách rất thú vị, và hiệu quả để chúng ta có thể tổ chức kho hàng. Nhưng dĩ nhiên, nhân công không miễn phí, trên thực tế là vậy. (Cười) Chúng tôi nói đến kệ di động - Hàng hóa sẽ được để lên kệ di động. Chúng ta sẽ dùng các robot di động và để hàng hóa chạy xung quanh. Và chúng tôi đã tiến hành vào năm 2008, sau đó tôi chỉ ngồi trên ghế. Các bạn có ai xem Olympic Bắc Kinh, màn khai mạc? Tôi gần như bật khỏi ghế khi xem nó. Theo kiểu, đó- chính đó là 1 ý tưởng! (Tiếng cười và tiếng vỗ tay) Chúng ta sẽ đặt hàng ngàn người vào nhà kho, sân vận động. Nhưng thật thú vị, điều này thật ra có liên quan đến ý tưởng mà ở đó, họ đã tạo ra màn biểu diễn kỹ thuật số đầy năng lượng và ấn tượng, tất cả không cần máy tính, như tôi đã nói, đó là sự cộng tác và giao tiếp giữa người với người Khi bạn đứng, tôi sẽ ngồi xuống. Họ đã có màn biểu diễn tuyệt vời. Nó nói lên sức mạnh của sự hiện diện trong hệ thống, khi bạn để mọi thứ bắt đầu nói chuyện với nhau Đó là 1 phần nhỏ của chuyến hành trình. Dĩ nhiên, vậy thì điều gì đã trở thành thực tế thiết thực của ý tưởng này? Đây là 1 nhà kho. 1 trung tâm lấy, đóng gói và giao hàng với khoảng 10.000 mã hàng khác nhau. Chúng ta sẽ gọi chúng là bút đỏ, bút xanh, những tấm ghi chú màu vàng. Chúng ta gửi những robot nhỏ màu cam để bốc những kệ xanh dương. Và chuyển chúng tới bên hông tòa nhà. Các công nhân lấy hàng giờ phải đứng trong 1 chu vi. Và trò chơi ở đây là chọn những kệ hàng, lấy chúng xuống đường băng và chuyển thẳng tới cho người lấy hàng. Cách thức làm việc của họ hoàn toàn thay đổi. Thay vì chạy lòng vòng quanh nhà kho, cô ấy sẽ chỉ đứng yên tại 1 trạm lấy hàng giống thế này và mọi sản phẩm ở trong tòa nhà đều có thể đến được với cô ấy. Quy trình này rất hiệu quả. Chạy tới, lấy 1 món hàng, quét mã vạch, đóng gói nó lại. Ngay khi bạn quay đi, thì có 1 sản phẩm khác ở sau đã chờ sẵn để được lấy và đóng gói. Việc chúng tôi làm, là loại đi những hoạt động không gia tăng giá trị như đi lại, tìm kiếm, thời gian chờ đợi lãng phí và chúng tôi đã phát triển 1 cách lấy hàng với độ tin cậy rất cao, bạn chỉ cần chiếu tia laze vào sản phẩm, quét mã vạch UPC, và sau đó định vị bằng đèn cái hộp nào cần cho vào. Như vậy hiệu quả hơn, chính xác hơn, và hóa ra, đấy là 1 môi trường làm việc thú vị hơn đối với những người lấy hàng này. Họ có hể thực sự hoàn tất mọi đơn hàng. Họ làm việc với đỏ, xanh lá, xanh dương không chỉ như 1 phần của đơn hàng. Và họ cảm thấy kiểm soát được 1 phần môi trường làm việc của mình. Vậy nên những hiệu ứng phụ của phương pháp này thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên. Chúng tôi đã biết nó sẽ hiệu quả. Nhưng chúng tôi đã không nhận ra, mức độ phổ biến mà cách nghĩ này đã mở rộng cho những chức năng khác bên trong kho như thế nào. Nhưng những hiệu ứng mà giải pháp này đang làm bên trong DC đang biến nó thành 1 quy trình xử lý khổng lồ song song. Đây lại là cách lai tạo chéo các ý tưởng. Đây là 1 nhà kho và chúng tôi đang nghĩ về những kiến trúc siêu máy tính xử lý song song. Ý tưởng ở đây là, bạn có 10 công nhân ở phía bên phải màn hình mà tất cả họ bây giờ đều là những công nhân lấy hàng độc lập, tự quản. Nếu như 1 công nhân ở trạm số 3 quyết định rời đi và vào phòng vệ sinh, điều đó không gây tác động đến năng suất của 9 công nhân còn lại. Ngược lại, với phương pháp truyền thống sử dụng băng chuyền. Khi 1 người chuyển đơn hàng cho bạn, bạn bỏ vài thứ vào và chuyền xuống băng dưới. Mọi người đều phải vào đúng vị trí để quy trình đó vận hành. Điều này đã thúc đẩy việc tôi suy nghĩ về nhà kho. Và rồi bộ máy bên trong trở nên thú vị hơn khi chúng ta theo dõi được sự đa dạng của các sản phẩm. Và chúng tôi đang sử dụng các giải thuật động và thích nghi để điều chỉnh sàn nhà của nhà kho. Điều các bạn thấy tiềm năng ở đây là ở tuần lễ trước ngày lễ Valentine. Tất cả các kẹo phấn hồng đều được di chuyển đến trước tòa nhà và giờ đang được lấy và cho vào rất nhiều đơn hàng ở các trạm lấy hàng này. Đến 2 ngày sau lễ Valentine, những gói kẹo còn lại được chuyển về phía sau của kho và được đặt ở khu vực làm lạnh trên bản đồ nhiệt độ ở kia. 1 phần tác động khác của phương pháp sử dụng quy trình song song này là những sản phẩm đó có thể được nhân lên với kích cỡ cực lớn. (Cười) Vậy dù bạn đang có 2 trạm, 20 trạm hay 200 trạm lấy hàng, các giải thuật hoạch định đường đi và mọi giải thuật tồn kho vẫn vận hành được. Trong ví dụ này bạn thấy tồn kho đã chiếm hết chu vi trong tòa nhà vì đó từng là nơi của các trạm lấy hàng. Họ sắp xếp chúng ra ngoài. Vậy tôi sẽ kết thúc với 1 đoạn video cuối cho thấy những điều vừa nói ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động thực tế trong ngày của những công nhân lấy hàng. Như chúng tôi đã nói, quy trình là để chuyển tồn kho dọc theo đường băng chính và tìm lối vào các trạm lấy hàng. Phần mềm của chúng tôi ở phía sau hiểu được điều gì đang diễn ra ở mỗi trạm, chúng tôi chuyển các kệ hàng qua lại đường băng chính và chúng tôi đang nỗ lực xây dựng hệ thống xếp hàng để triển khai cho các công nhân lấy hàng. Điều thú vị là, chúng tôi thậm chi có thể đáp ứng theo tốc độ của họ. Người làm nhanh hơn lấy được nhiều và người chậm hơn thì lấy ít kệ hàng hơn. Nhưng người công nhân lấy hàng này hiện nay đã có kinh nghiệm như chúng tôi đã mô tả trước đó. Cô ấy đưa tay ra và sản phẩm nhảy vào hộp. Hoặc cô ấy với tới và lấy sản phẩm. Cô ấy quét sản phẩm và đặt nó vào thùng. Và tất cả phần còn lại của công nghệ là những phần ở phía sau. Cô ấy tập trung vào việc lấy và đóng gói như 1 phần công việc của mình. Không bao giờ có thời gian rỗi, không để cô ấy cảm thấy rối. Và thực sự chúng tôi nghĩ đây không chỉ là cách hiệu quả hơn mà còn chính xác hơn để đáp ứng đơn hàng. Chúng tôi nghĩ đây là cách tốt hơn để đáp ứng các đơn hàng. Lý do chúng tôi có thể nói vậy là vì, những người công nhân này trong nhiều tòa nhà như thế đang đấu tranh cho quyền lợi trong công việc tại Kiva. Và thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy họ trong những video nói những điều như, họ có nhiều năng lượng hơn sau 1 ngày nhờ chơi với những đứa cháu, hoặc như 1 người nói, "khu vực Kiva bây giờ không còn căng thẳng nữa và tôi đã thôi không nói về căn bệnh huyết áp của mình nữa." (Cười) Đó là của một nhà phân phối dược phẩm, họ nói chúng tôi đừng dùng đoạn video này. (Cười) Và điều mà tôi muốn để lại cho các bạn hôm nay là ý niệm về việc khi bạn để mọi thứ bắt đầu suy nghĩ và bước đi và nói chuyện với nhau, những quy trình thú vị và có năng suất sẽ hiện lên. Và bây giờ tôi nghĩ kế tiếp khi bạn đi đến trước cửa nhà mình và lấy chiếc hộp mà bạn đã đặt online, bạn mở ra và thứ bạn muốn nằm ở trong đó, và bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc về việc robot đã trợ giúp việc lấy và đóng gói đơn hàng đó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Là tổng tư lệnh tối cao của Hà Lan với các binh đoàn đóng quân trên khắp thế giới tôi rất vinh dự được có mặt ở đây hôm nay. Khi tôi nhìn quanh hội trường TEDxAmsterdam này, tôi thấy những khán giả đặc biệt Các bạn là lý do tôi chấp nhận lời mời đến tham dự buổi hôm nay Khi tôi nhìn quanh khán phòng này, tôi thấy những người muốn đóng góp, tôi thấy những người muốn thay đổi thế giới bằng những nghiên cứu khoa học vĩ đại, bằng những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, bằng những bài viết sâu sắc hay những cuốn sách truyền cảm hứng cho người đọc, bằng những mô hình kinh tế bền vững. Tất cả các bạn đã chọn cách riêng của mình để hoàn thành sứ mệnh tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn Có người chọn kính hiển vi làm công cụ nghiên cứu Có người chọn sáng tạo điệu nhảy hay vẽ bức tranh hay viết nhạc như bản nhạc chúng ta vừa nghe Có người chọn cây bút Người khác lại sử dụng đồng tiền. Thưa quí vị, Lựa chọn của tôi lại khác Cảm ơn cô. Thưa quí vị, (Cười lớn) (Vỗ tay) Tôi cùng chung mục đích với các bạn Mục đích của tôi cũng giống với những diễn giả vừa trình bày Tôi đã không chọn cầm bút cầm cọ, cầm máy ảnh. Tôi chọn dụng cụ này. Tôi chọn cây súng. Các bạn hẳn đã từng nghe rằng, đứng gần cây súng này thì chẳng dễ chịu chút nào Thậm chí nó còn đáng sợ. Một khẩu súng thật ở cách vài bước chân. Chúng ta hãy dừng lại giây lát và cảm nhận cảm giác không mấy dễ chịu này. Bạn còn có thể nghe thấy tim mình đập nữa. Chúng ta hãy cùng trân trọng việc hầu hết các bạn chưa phải đứng gần một khẩu súng bao giờ. Điều đó đồng nghĩa với việc Hà Lan là một đất nước yên bình Hà Lan không gặp chiến tranh Các người lính của chúng ta không phải đứng gác ngoài phố Súng không can dự vào cuộc sống thường ngày. Ở nhiều nước lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Ở nhiều nước người dân đối mặt với súng đạn hằng ngày Họ bị đàn áp. Họ bị chèn ép -- bởi những thủ lĩnh chiến tranh, bởi khủng bố, bởi tội phạm. Vũ khí có thể gây nhiều nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân của rất nhiều đau thương. Tại sao hôm nay tôi lại đứng đây cùng với thứ vũ khí này? Tại sao tôi lại chọn súng làm công cụ của mình? Hôm nay tôi sẽ giải thích cho các bạn. Tôi muốn giải thích vì sao tôi lại chọn cây súng để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi muốn giải thích vì sao cây súng này lại có thể giúp tôi làm được điều đó. Câu chuyện của tôi bắt đầu từ thành phố Nijmegen ở phía đông Hà Lan nơi tôi sinh ra. Cha tôi là một thợ làm bánh chăm chỉ, nhưng sau khi trở về từ tiệm bánh, ông thường kể chuyện cho anh em tôi. Thường thì ông kể câu chuyện sau đây mà giờ tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Câu chuyện bắt đầu khi ông đi nghĩa vụ quân sự cho lực lượng quân đội Hà Lan trong thời kì đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Đức quốc xã xâm lược Hà Lan. Âm mưu của chúng đã rõ. Chúng muốn đàn áp để thống trị. Các biện pháp ngoại giao không làm quân Đức chùn bước. Chỉ còn cách dùng vũ lực. Đấy là biện pháp cuối cùng của quân ta. Cha tôi là một phần của chiến dịch vũ trang đó. Xuất thân từ gia đình nông dân biết săn bắn, cha tôi là một tay súng tuyệt vời. Khi mà đã nhắm mục tiêu nào, thì ông không bao giờ trượt. Tại thời điểm quyết định trong lịch sử Hà Lan này, cha tôi đóng tại bờ sông Waal gần thành phố Nijmegen. Quân Đức đứng ngay trong tầm ngắm của ông, những kẻ đến xâm lược một đất nước tự do, Tổ quốc của ông, Tổ quốc của chúng ta. Ông bắn. Chả có gì xảy ra. Ông lại bắn. Không tên lính Đức nào ngã xuống. Cha tôi đã được giao một cây súng cũ đến mức nó chả bắn tới được bờ đối diện. Quân Hitler tiếp tục hành quân, còn cha tôi thì chẳng làm gì được nữa. Cho tới tận lúc ông mất, ông vẫn bực vì bỏ lỡ những phát súng đó. Ông đã có thể hạ gục vài tên. Nhưng với một cây súng cũ, thì ngay cả tay súng kì cựu nhất trong lực lượng quân đội cũng chưa chắc đã hạ gục được mục tiêu. Tôi nhớ mãi câu chuyện này. Khi học trung học, tôi rất đau đớn khi nghe chuyện của quân Đồng Minh phải bỏ gia đình yên ấm an toàn và đánh cược mạng sống của mình để giải cứu một đất nước và một dân tộc mà họ chẳng hề quen biết. Họ giải phóng thành phố nơi tôi sinh ra. Đó là khi tôi quyết định chọn lấy việc cầm súng với lòng kính trọng và biết ơn dành cho những người đàn ông và những người phụ nữ đã giải phóng chúng ta -- với niềm tin rằng nhiều khi chỉ cây súng mới phân biệt được cái thiện và cái ác. Và đó là lý do tôi đã chọn cây súng, không phải để bắn. để giết, hay để phá hủy, mà để chặn đứng những kẻ làm điều ác, bảo vệ kẻ yếu, bảo vệ nền dân chủ, và để bảo vệ quyền tự do chúng ta đang có để hôm nay nói chuyện ở đây ở Amsterdam về cách làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Thưa quí vị, tôi đứng đây hôm nay không phải để tôn vinh vũ khí. Tôi không thích súng. Và một khi bạn đã trải qua súng đạn, thì bạn sẽ càng thấy rõ ràng hơn rằng cây súng chả phải là thứ vũ khí quyền lực đáng để khoe khoang. Tôi đứng đây hôm nay để nói về cách sử dụng cây súng như một công cụ để bảo vệ hòa bình và ổn định. Súng có thể là một trong những công cụ quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới. Bạn có thể thấy ngạc nhiên. Nhưng tôi không chỉ tận mắt chứng kiến trong giai đoạn nhận lệnh trực chiến tại Lebanon, Sarajevo và với tư cách là Tổng tư lệnh của Hà Lan, mà thực tế này phù hợp với những số liệu nghiên cứu khách quan. Bạo lực đã giảm đáng kể trong vòng 500 năm qua. Mặc dù tin tức hàng ngày vẫn cảnh báo chúng ta về hiểm họa bạo lực, chiến tranh giữa các nước phát triển không còn thường xuyên diễn ra. Tỉ lệ giết người ở Châu Âu đã giảm 30 lần so với thời Trung cổ. và số vụ nội chiến và đàn áp cũng giảm từ sau Chiến tranh lạnh. Số liệu cho thấy chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên tương đối hòa bình. Tại sao? Tại sao bạo lực lại giảm? Có phải cách nghĩ của con người đã thay đổi? Cả sáng nay chúng ta đã nói về đầu óc con người. Liệu chúng ta có đơn thuần mất đi thú tính của mình cho ý muốn trả thù, những nghi lễ bạo lực, sự giận dữ thường ngày? Hay là do lý do nào khác? Trong cuốn sách mới nhất, Steven Pinker, giáo sư Harvard -- và rất nhiều học giả trước đó -- kết luận rằng một trong những động lực chính đằng sau những xã hội ít bạo lực là một chính quyền hiến pháp lớn mạnh và một nhà nước nắm toàn quyền trên diện rộng về việc sử dụng bạo lực thế nào cho hợp pháp -- hợp pháp do chính quyền dân chủ được dân bầu, hợp pháp khi có chế độ kiểm tra chéo và khi có một cơ chế tòa án độc lập. Nói cách khác, nhà nước toàn quyền kiểm soát việc sử dụng bạo lực một cách hiệu quả. Một cơ chế độc quyền về bạo lực như thế trước tiên sẽ giúp ổn định xã hội. Nó loại bỏ động lực chạy đua vũ trang giữa các nhóm đối lập trong xã hội. Thứ hai, nếu cơ chế thưởng phạt có lợi hơn sử dụng bạo lực, nó sẽ khiến xã hội càng cân bằng hơn. Ngăn chặn bạo lực sẽ mang nhiều lợi ích hơn là phát động chiến tranh Từ nay, việc chống bạo lực hoạt động giống như cái đĩa quay. Nó đảm bảo hòa bình hơn nữa. Khi không có tranh chấp, thương mại phát triển. Và thương mại cũng là một yếu tố quan trọng nữa chống lại bạo lực. Thông qua giao thương, các bên hình thành sự phụ thuộc lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Khi cả 2 bên cùng có lợi, cả 2 sẽ chịu thiệt nhiều hơn là hưởng lợi nếu chiến tranh xảy ra. Đơn giản là chiến tranh không còn là sự lựa chọn tối ưu, và đó là lý do vì sao bạo lực giảm. Thưa quí vị, lập luận này là nền tảng cho sự tồn tại của lực lượng quân đội của tôi. Những lực lượng này cho phép nhà nước toàn quyền kiểm soát bạo lực. Chúng ta làm điều này một cách hợp pháp chỉ bởi vì nền dân chủ của chúng ta yêu cầu chúng ta thực hiện điều đó. Chính cách kiểm soát súng đạn một cách hợp pháp như thế này đã khiến cho số liệu về chiến tranh giảm đáng kể, cùng với tranh chấp và bạo lực giảm trên toàn thế giới. Chính việc tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình đã giải quyết được nhiều cuộc nội chiến. Các binh sĩ của tôi dùng súng như một công cụ gìn giữ hòa bình. Và đây là lý do vì sao một nhà nước sụp đổ lại nguy hiểm đến vậy. Những thể chế đang sụp đổ không thể kiểm soát việc sử dụng bạo lực một cách hợp pháp và dân chủ được nữa. Họ không hiểu rằng cây súng có thể là công cụ gìn giữ hòa bình và ổn định. Chính vì thế, những chính quyền sụp đổ đe dọa cả khu vực kéo các nước lân cận vào khủng hoảng và tranh chấp. Đây là lý do vì sao chúng ta coi trọng việc truyền bá khái niệm nhà nước hiến pháp trong sứ mệnh quân sự của mình tại nước ngoài. Đây là lý do vì sao chúng ta hiện đang cố gắng xây dựng hệ thống tòa án tại Afghanistan. Là lý do chúng ta đào tạo cảnh sát, đào tạo thẩm phán, đào tạo công tố viên trên khắp thế giới. Và đây là lý do -- và điều này đặc biệt chỉ có ở Hà Lan -- lý do tại sao hiến pháp Hà Lan nói rằng một trong những nhiệm vụ chính của lực lượng quân đội là gìn giữ và phát triển tính quốc tế của luật pháp. Thưa quí vị, nhìn vào cây súng này, chúng ta đang đối mặt với mặt xấu của con người. Mỗi ngày tôi đều mong rằng các nhà chính trị, nhà ngoại giao, và những nhà hoạt động phát triển sẽ biến bạo lực thành hòa bình và hiểm họa thành hi vọng. Và tôi hy vọng một ngày quân đội được giải phóng và con người tìm ra cách cùng sinh sống mà không có bạo lực và đàn áp. Nhưng cho tới ngày đó, chúng ta sẽ vẫn phải khiến cho ước mơ và hạn chế của con người gặp nhau ở một điểm giữa nào đó. Cho tới ngày đó, tôi sẽ sát cánh cùng cha tôi-- người đã cố bắn bọn quốc xã với một khẩu súng cũ. Tôi sẽ sát cánh cùng những người đàn ông và phụ nữ trong đội quân của mình -- những người sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình cho một thế giới ít bạo lực cho tất cả chúng ta. Tôi sát cánh cùng người nữ binh sĩ này, người phải chịu điếc một phần và phải mãi mãi mang chấn thương chân do bị tên lửa bắn trong một nhiệm vụ ở Afghanistan. Thưa quí vị, cho tới ngày đó, ngày mà chúng ta có thể không cần đụng vào súng ống nữa, tôi hy vọng chúng ta có thể cùng đồng ý rằng hòa bình và ổn định không tự nhiên mà đến. Cần phải có nỗ lực đáng kể, mà chúng ta thường không được biết tới. Cần những thiết bị tốt và những người lính giỏi, tận tình. Tôi hy vọng các bạn sẽ cùng ủng hộ những nỗ lực của lực lượng quân đội trong việc đào tạo binh sĩ như vị tướng trẻ này đây và cho cô ấy một cây súng tốt, thay vì cây súng cũ mà cha tôi được giao. Tôi hy vọng chúng ta cùng ủng hộ những binh sĩ của mình khi họ ra trận, khi họ trở về và khi họ bị thương, và cần sự chăm sóc của chúng ta. Họ đã đặt mạng sống của mình trên tuyến hào, vì chúng ta, vì các bạn, và chúng ta không thể làm họ thất vọng. Tôi hy vọng các bạn sẽ quý trọng những người lính của tôi, quý trọng cô binh sĩ này và khẩu súng này. Bởi vì cô ấy mong muốn một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi vì cô ấy đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, như tất cả chúng ta ngồi đây ngày hôm nay. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đời sống của mọi chúng ta trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi ung thư nếu như không phải là bản thân mình, thì cũng qua một người thân, một thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Và mỗi khi đời sống của chúng ta bị ảnh hưởng bởi ung thư chúng ta nhanh chóng biết được cơ bản là có ba vũ khí, hoặc là ba công cụ đang thông dụng để chữa trị căn bệnh này: phẩu thuật, xạ trị và hóa học trị liệu Và một khi chúng ta phải chọn quyết định chữa trị bằng cách nào, một lần nữa hoặc là cho mình hay cho những người thân và những thành viên trong gia đình chúng ta cũng nhanh chóng biết được những ưu điểm, sự đánh đổi và giới hạn của những công cụ này. Tôi rất cám ơn Jay và Mark và toàn thể TEDMED đã mời tôi đến hôm nay để trình bày một công cụ thứ tư, một công cụ mới, cái chúng tôi gọi là Điện Trường Trị Liệu Khối U Điện Trường Trị Liệu Khối U được phát minh bởi tiến sĩ Yoram Patti, giáo sư danh dự tại Technion ở Do Thái. Và chúng dùng điện trường cường độ thấp để điều trị ung thư. Để hiểu cách Điện Trường Trị Liệu Khối U hoạt động đầu tiên chúng ta cần phải hiểu điện trường là gì. Trước tiên, cho phép tôi nêu ra một vài sự nhầm lẫn thông thường Thứ nhất, điện trường không phải là dòng điện chạy qua những tế bào. Điện trường không phải là bức xạ ion như tia X quang hay là chùm tia proton huỷ hoại tế bào để làm rối loạn DNA. Và điện trường không phải là từ tính. Điện trường là một vùng của những lực. Và những lực này tác dụng lên, hấp dẫn, những vật thể có điện tích. Cách tốt nhất để hình dung một điện trường là nghĩ tới trọng lực. Trọng lực cũng là trường của lực hấp dẫn tác dụng lên những vật thể. Chúng ta có thể tưởng tượng những phi hành gia ngoài không gian. Họ nổi bồng bềnh trong cả ba chiều không có lực nào ảnh hưởng đến họ. Nhưng một khi chiếc phi thuyền trở về trái đất, và khi các phi hành gia bay vào trọng lực của trái đất thì họ bắt đầu cảm thấy tác dụng của trọng lực. Họ bắt đầu bị hút về phía trái đất. Và khi họ đáp xuống, họ đã hoàn toàn nằm trong trọng trường. Chúng ta, dĩ nhiên, tất cả đều nằm trong trọng trường. Vì vậy ai cũng ngồi trên ghế của mình. Và cũng vì vậy chúng ta phải dùng năng lượng của cơ bắp để đứng dậy, để đi quanh và nâng mọi vật. Trong ung thư, các tế bào nhanh chóng phân chia và dẫn tới sự lớn quá nhanh của khối u. Chúng ta cứ nghĩ về một tế bào từ phương diện của điện trường giống như nó là một trạm không gian tí tẹo. Và trong cái trạm không gian đó có những yếu tố di truyền, nhiễm sắc thể, trong một nhân tế bào. Và ở ngoài trong tế bào chất có những protein đặc biệt cần thiết cho sự phân chia tế bào nổi tự do trong tế bào chất này trong cả ba chiều. Điều quan trọng là, những chất protein đặt biệt đó là một trong những thứ tích điện cao nhất trong cơ thể chúng ta. Một khi sự phân chia tế bào bắt đầu cái nhân vỡ ra, nhiễm sắc thể sắp hàng ngay chính giữa tế bào và những protein đặc biệt đó phải trải qua một sự phối hợp ba chiều nhờ đó chúng kết nối và chúng thực sự khớp vào mỗi đầu mối để tạo thành chuỗi. Những chuỗi này sau đó tiến hành và kết hợp với những yếu tố di truyền và kéo những yếu tố di truyền ra từ một tế bào vào hai tế bào. Và đây chính là cách một tế bào ung thư trở thành hai tế bào ung thư, hai tế bào ung thư trở thành bốn tế bào ung thư và chúng ta tuyệt đối không kiềm chế được sự tăng trưởng của khối u. Điện Trường Trị Liệu Khối U dùng máy biến năng bên ngoài nối vào máy tạo điện trường để tạo một điện trường nhân tạo trên trạm không gian đó. Và khi trạm không gian tế bào đó nằm trong điện trường, nó tác dụng lên những protein tích điện cao và sắp chúng thẳng hàng. và nó ngăn ngừa tiến trình tạo chuỗi của chúng những trục phân bào đó là cần thiết để kéo các yếu tố di truyền vào trong những tế bào con Cái mà chúng ta nhìn thấy là các tế bào sẽ cố gắng phân chia trong nhiều giờ đồng hồ. Và chúng sẽ hoặc là đi vào cái gọi là tế bào tự hoại, tế bào chết định sẵn, hoặc là chúng sẽ thành những tế bào con không lành mạnh và tiến vào quá trình tự hủy một khi chúng đã phân chia. Và chúng ta có thể quan sát điều này. Cái mà tôi sẽ cho qúi vị coi kế tiếp là hai thí nghiệm trong ống nghiệm. Đây là mẫu giống, những mẫu giống y hệt nhau của những tế bào ung thư cổ tử cung. Và chúng tôi đã nhuộm những mẫu giống này với phân tử nhuộm huỳnh quang màu xanh lá để chúng ta có thể nhìn thấy những protein tạo những chuỗi này. Đoạn phim đầu tiên cho thấy một sự phân chia tế bào bình thường không có Điện Trường Trị Liệu. Điều chúng ta thấy đầu tiên là một mẫu giống rất năng lực rất nhiều lần phân chia và những cái nhân trong suốt một khi những tế bào đã phân chia. Và ta có thể thấy chúng phân chia khắp nơi. Khi chúng tôi áp dụng điện trường trong cùng một khoảng thời gian cho cùng một mẫu giống như hệt nhau các bạn sẽ nhìn thấy một vài sự khác biệt. Những tế bào sẵn sàng cho quá trình phân chia nhưng chúng rất thụ động trong vị trí này. Ta sẽ thấy hai tế bào ở nửa trên của màn hình đang cố phân chia. Cái nằm trong vòng tròn hoàn thành được Nhưng nhìn xem bao nhiêu protein vẫn còn khắp trong nhân tế bào thậm chí trong cả tế bào đang phân chia. Cái phía trên kia không thể phân chia được. Và những cái bóng tròn này, sự nổi bong bóng của màng tế bào, là dấu hiệu của chương trình tự hủy của tế bào này. Sự hình thành những trục phân bào khoẻ mạnh rất cần thiết cho quá trình phân chia trong tất cả mọi loại tế bào. Chúng tôi áp dụng Điện Trường Trị Liệu Khối U cho hơn 20 loại ung thư khác nhau trong phòng thí nghiệm và chúng tôi thấy hiệu ứng này trong tất cả. Điều quan trọng bây giờ là những Điện Trường Trị Liệu Khối U này không ảnh hưởng đến những tế bào bình thường không phân chia. 10 năm trước, bác sĩ Palti thành lập một công ty gọi là Novocure để phát triển sự phát hiện của ông cho việc chữa trị các bệnh nhân. Trong thời gian đó, Novocure đã phát triển hai hệ thống: một hệ thống cho ung thư trên đầu và một hệ thống khác thì cho ung thư phần thân của cơ thể. Căn bệnh ung thư đầu tiên mà chúng tôi chú ý đến là căn bệnh chết người, ung thư não GBM. GBM ảnh hưởng đến khoảng 10,000 người ở nước Mỹ hằng năm. Nó là một án tử hình. Những bệnh nhân dự tính sống được khoảng 5 năm là ít hơn 5%. Và bệnh nhân cơ bản với điều kiện chữa trị tốt nhất sống chỉ được hơn một năm một ít, và chỉ khoảng 7 tháng từ khi ung thư đó bắt đầu được chữa trị và rồi trở lại và bắt đầu phát triển lại. Novocure đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên đầu tiên trong giai đoạn ba với bệnh nhân thường tái diễn GBM. Đây là những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật xạ trị với liều lượng cao trên đầu và hóa trị liệu bằng phương pháp thông thường nhất đều thất bại và khối u của họ cũng phát triển trở lại. Chúng tôi chia những bệnh nhân ra làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất điều trị bằng hóa trị liệu thứ hai để kéo dài sự sống gấp đôi thời gian sống sót so với khi không có sự chữa trị nào cả. Và nhóm thứ hai chỉ được trị bằng Điện Trường Trị Liệu Khối U Điều chúng tôi thấy trong thử nghiệm đó là thời gian sống dự tính của cả hai nhóm-- nhóm nhận hóa trị liệu và nhóm nhận Điện Trường Trị Liệu Khối U-- đều như nhau. Nhưng điều quan trọng là nhóm Điện Trường Trị Liệu Khối U không phải chịu đựng những phản ứng phụ tiêu biểu của bệnh nhân nhận hóa trị liệu. Họ không có đau đớn, không bị bất kỳ loại nhiễm trùng nào. Họ không bị nôn ói, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi như dự đoán. Dựa trên thử nghiệm này, trong tháng tư năm nay, FDA chấp thuận Điện Trường Trị Liệu Khối U là một phương pháp chữa trị cho bệnh nhân bị tái diễn GBM. Quan trọng nữa, đây là lần đầu tiên ban kiểm duyệt FDA đã bao gồm trong sự chấp thuận cho khoa ung thư trị liệu một xác nhận cho chất lượng của đời sống. Bây giờ tôi sẽ cho quí vị coi một trong những bệnh nhân từ thử nghiệm này. Robert Dill-Bundi là một nhà vô địch xe đạp đua người Thụy Sĩ. Anh đoạt huy chương vàng ở Mat-cơ-va trong cuộc đua 4,000 mét. Và năm năm trước, Robert được chẩn đoán với bệnh GBM Anh đã có qua những chữa trị cơ bản. Anh đã trải qua phẫu thuật. Anh đã xạ trị trên đầu với liều lượng cao. Anh đã nhận hóa trị liệu phương pháp thường dùng nhất, Một năm sau lần chữa trị này đây là ảnh cắt lát MRI (hình ảnh cộng hưởng từ) của anh quí vị có thể thấy những vùng màu đen ở góc trên bên phải là những vùng anh đã được phẫu thuật. Và một năm sau lần chữa trị đó, khối u của anh phát triển trở lại tàn bạo hơn Cái khối màu trắng đục mà qúi vị thấy là sự tái diễn của khối u. Tại thời điểm này, anh được các bác sĩ cho biết là anh chỉ còn sống được 3 tháng. Anh gia nhập vào cuộc thử nghiệm của chúng tôi. Và đây, ta có thể thấy anh ấy đang được điều trị. Trước tiên, đây là những điện cực không xâm nhập lắm. Chúng được dán dính trên da trên vùng của khối u. Ở đây qúi vị có thể thấy một chuyên viên đang đặt chúng lên như dán băng cá nhân Những bệnh nhân tập để tự làm cho mình. Và rồi những bệnh nhân này có thể làm mọi sinh hoạt hằng ngày của mình. Không có sự mệt mỏi. Không có cái gọi là "đầu bị hóa trị liệu" không có cảm giác nào. Nó không gây nhiễu với máy vi tính hoặc dụng cụ bằng điện. Và sự chữa trị được thực hiện liên tục tại nhà, mà không phải vào bệnh viện cho từng thời kỳ hoặc là liên tục. Đây là MRI của Robert lần nữa, chỉ với phương pháp Điện Trường Trị Liệu Khối U. Đây là phép chữa trị tốn nhiều thì giờ. Nó là một thiết bị y khoa: nó hoạt động khi được mở lên. Nhưng cái ta có thể thấy là, vào tháng thứ sáu, khối u đã có phản ứng và nó bắt đầu giảm xuống. Nó vẫn còn đó. Vào tháng thứ 12 ta có thể thấy rằng còn có một ít vẩn xung quanh viền, nhưng cơ bản nó thật sự đã hết. Bây giờ là 1 năm từ sự chẩn đoán của Robert, và anh vẫn sống, nhưng quang trọng là anh ta khoẻ mạnh và anh đang làm việc. tôi sẽ để cho anh, trong đoạn thu rất ngắn này, diễn tả ấn tượng của anh về sự trị liệu bằng chính lời của mình. (Video) Robert Dill-Bundi: Chất lượng đời sống của tôi, tôi đánh giá điều tôi có hôm nay một chút khác hơn đa số mọi người hình dung. Tôi hạnh phúc nhất, là người hạnh phúc nhất trên thế giới này. Và mỗi buổi sáng, tôi biết ơn đời. Mỗi buổi tối, tôi ngủ rất ngon và tôi là, tôi lập lại, người hạnh phúc nhất trên đời, và tôi rất biết ơn rằng tôi vẫn đang sống BD: Novocure cũng đang nghiên cứu về ung thư phổi như là mục tiêu thứ hai. Chúng tôi đang ở giai đoạn hai của cuộc thử nghiệm ở Thụy Sĩ trên, xin nhắc lại, những bệnh nhân tái diễn bệnh nhân đã có qua chữa trị thông thường và bị ung thư trở lại. Tôi sẽ cho qúi vị coi một đoạn thu khác của một phụ nữ tên Lydia. Lydia là một nông dân 66 tuổi ở Thụy Sĩ Bà được chẩn đoán bệnh ung thư phổi 5 năm trước. Bà đã qua bốn chế độ hóa trị liệu trong vòng hai năm, không cái nào có hiệu quả cả. Ung thư của bà vẫn phát triển. Ba năm trước, bà gia nhập vào cuộc thử nghiệm ung thư phổi của Novocure. Quí vị có thể thấy, trong trường hợp của bà, bà đang mang những dàn máy biến điện, một cái trước ngực, một cái sau lưng, và một cặp thứ hai kề cạnh nhau phía ngoài lá gan. quí vị có thể thấy cái máy tạo Điện Trường Trị Liệu Khối U nhưng quang trọng là qúi vị có thể thấy bà đang sống cuộc sống của bà. Bà đang quản lý nông trại của mình. Bà đang sinh hoạt với con cháu của mình. Và khi chúng tôi nói chuyện với bà, bà cho biết trước kia bà đang được điều trị với hóa trị liệu bà phải đến bệnh viên mỗi tháng để truyền thuốc. Cả gia đình bà phải chịu đựng mỗi khi tác dụng phụ đến rồi đi. Giờ thì bà có thể làm tất cả mọi công việc của nông trại bà. Đó chỉ là sự bắt đầu. (Vỗ tay) Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi được quan sát sự cộng hưởng to lớn giữa hóa trị liệu và Điện Trường Trị Liệu Khối U Những nghiên cứu này đang diễn ra ở đại học y khoa Harvard để lựa chọn những cặp tối ưu để cho ra kết quả tốt nhất. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng Điện Trường Trị Liệu Khối U sẽ kết hợp với xạ trị và gián đoạn cơ cấu tự sửa mà chúng ta đang có. Hiện tại đang có những kế hoạch nghiên cứu tại Karolinska ở Thụy Điển để chứng minh giả thuyết đó. Chúng tôi đã có nhiều dự định thử nghiệm cho ung thư phổi, ung thư tụy tạng, ung thư buồng trứng, và ung thư vú. Và tôi tin chắc rằng trong 10 năm tới Điện Trường Trị Liệu sẽ là một vũ khí tiện lợi cho các bác sĩ và bệnh nhân cho tất cả các loại khối u khó trị nhất này. Tôi cũng rất hy vọng trong những thập niên tới, chúng ta sẽ đạt những kết quả lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong đó luôn là sự trở ngại của căn bệnh này. Cám ơn. (Vỗ tay) Khi tôi bảy tuổi và em gái tôi năm tuổi, chúng tôi hay chơi đùa trên giường. Khi đó tôi hơn em gái mình hai tuổi -- ý tôi là, bây giờ tôi vẫn hơn cô ấy hai tuổi -- nhưng khi đó, điều đó có nghĩa rằng cô ấy phải làm mọi thứ tôi yêu cầu, và tôi thì chỉ muốn chơi trò chiến tranh. Chúng tôi đứng ở hai đầu giường, Ở một phía cạnh giường, là toàn bộ vũ khí và lực lượng G.I.Joe của tôi. Ở phía đối diện là lực lượng My Little Ponies của em gái tôi đã sẵn sàng cho nhiệm vụ kỵ binh của mình. Có những quan điểm khác nhau về những gì thực sự diễn ra chiều hôm đó, nhưng vì em gái tôi không ở đây với chúng ta hôm nay, nên tôi sẽ kể cho các bạn nghe sự thật -- (tiếng cười) -- về sự lóng ngóng vụng về của em gái tôi. Bằng một cách nào đó, hoàn toàn không cần nhờ đến trợ giúp từ anh trai, Amy có thể đột nhiên biến mất khỏi giường và hạ cánh xuống sàn nhà một cách không nhẹ nhàng lắm. Tôi lo lắng nhìn qua phía bên kia giường để xem chuyện gì đã xảy ra và thấy cô ấy hạ cánh một cách đầy đau đớn trên cả bốn chi của mình trên nền gạch cứng. Tôi rất lo lắng vì bố mẹ đã từng phạt tôi để chắc chắn là tôi và em gái sẽ chơi đùa một cách an toàn và yên lặng nhất có thể. Cũng như để xem làm thế nào mà tôi lại vô tình làm gãy tay Amy chỉ một tuần trước đó ... (tiếng cười) khi tôi dũng cảm đẩy cô ấy ra khỏi đường đạn của một tay bắn tỉa tưởng tượng (tiếng cười) đáng lẽ Amy phải biết ơn tôi, vì tôi đã cố gắng hết sức -- khi mà cô ấy còn không biết điều gì đang xảy ra -- Tôi đã làm tốt nhất những gì có thể. Và khi nhìn vào khuôn mặt của cô ấy, đẫm lệ vì đau đớn và kinh ngạc, tôi cảm nhận được những tiếng gào thét chuẩn bị phát ra từ cô ấy sẽ kéo ba mẹ tôi khỏi giấc ngủ đông của họ. Do đó tôi đã thực hiện điều duy nhất mà bộ não điên rồ bé nhỏ của mình có thể nghĩ đến để ngăn chặn thảm họa này. Và nếu bạn có trẻ con ở nhà, bạn hẳn đã chứng kiến cảnh này hàng trăm lần. Tôi nói, "Amy, Amy. Đừng khóc. Đừng khóc. Em có thấy em đã ngã như thế nào không? Không ai có thể ngã điệu nghệ trên cả 4 chi như vậy đâu. Amy, anh nghĩ em chính là chú kỳ lân đẹp đẽ đó." (tiếng cười) Điều đó là giả dối, vì không có gì trên thế giới này mà Amy thèm muốn hơn việc không phải là cô bé Amy năm tuổi dễ tổn thương như lúc bấy giờ, mà Amy phải là một chú kỳ lân đặc biệt. Tất nhiên, đây là điều hoàn toàn mới với Amy. Và bạn cũng có thể thấy được khuôn mặt tội nghiệp đầy mâu thuẫn, khi từng nơ-ron thần kinh trong bộ não bé nhỏ của cô ấy đang cố gắng vận dụng mọi nguồn lực để vừa cảm nhận sự đau đớn cùng với niềm kinh ngạc mà cô ấy vừa trải qua, cùng với việc tận hưởng thân phận kỳ lân xinh đẹp mới mẻ của mình. Và cảm giác thứ hai đã chiến thắng. Thay vì khóc lóc kêu gào, thay vì đánh thức ba mẹ, với tất cả những hậu quả nặng nề mà chắc chắn tôi phải gánh chịu, lại là một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cô ấy và cô ấy quay trở lại giường với tất cả sự đáng yêu của một chú kỳ lân con ... (tiếng cười) ... cùng với một chiếc chân gẫy. Điều mà chúng tôi đã trải qua vào cái độ tuổi non nớt ấy -- chúng tôi hoàn toàn không ý thức được nó sẽ là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong khoa học xảy ra hai thập kỷ sau đó về cách mà chúng ta nhìn nhận về bộ não con người. Chúng tôi đã trải nghiệm qua cái mà bây giờ được gọi là tư duy tích cực, và đó cũng chính là lý do mà tôi có mặt ở đây hôm nay và cũng là lý do để tôi thức dậy mỗi sáng. Lần đầu tiên khi tôi bắt đầu nói chuyện về nghiên cứu này không phải với giới hàn lâm mà là với các doanh nghiệp và trường học, họ nói với tôi rằng, đừng bao giờ bắt đầu buổi nói chuyện bằng một biểu đồ. Và điều đầu tiên tôi muốn làm là bắt đầu bài nói chuyện của tôi bằng một biểu đồ. Biểu đồ này trông rất tẻ nhạt nhưng nó là lý do để tôi thức dậy mỗi sáng và mang lại cảm hứng cho tôi. Và biểu đồ này chả hàm chứa ý nghĩa gì cả; nó toàn là các dữ liệu giả mạo. Điều cốt yếu là -- (tiếng cười) nếu tôi đã có thể mang những dữ liệu này vào trong căn phòng này, và vì có một xu hướng rất rõ ràng ở trên biểu đồ đó, thì điều đó nghĩa là tôi có thể công bố những thứ này, và đó mới là điều quan trọng. Sự thật là có một chấm đỏ tách biệt trên biểu đồ, cũng như có một người kỳ dị trong căn phòng này -- Tôi biết anh là ai rồi, tôi thấy anh đây rồi -- không vấn đề gì đâu. Đó không phải vấn đề, như phần lớn các bạn đã biết vì tôi có thể dễ dàng xóa chấm đỏ đó đi. Tôi có thể xóa nó đi vì nó rõ ràng là một thông số sai. Và chúng ta biết nó là một kết quả lỗi vì nó làm hỗn độn đống dữ liệu của tôi. Do đó, một trong những điều đầu tiên chúng ta giảng giải trong các khóa học kinh tế, thống kê, kinh doanh hay tâm lý là làm cách nào chúng ta có thể loại bỏ những kẻ lập dị làm cách nào có thể loại bỏ những kẻ xuất chúng để có được một đường cong phù hợp cho tất cả ? Điều kì diệu khi tôi tìm hiểu trung bình bao nhiêu viên Advil chúng ta có thể uống mà vẫn sống sót -- hai viên! Nhưng nếu tôi quan tâm tới tiềm năng của bạn, hay hạnh phúc và năng suất của bạn hay năng lượng và sự sáng tạo của bạn, điều chúng ta đang làm là tôn sùng thái quá chủ nghĩa bình quân trong khoa học. Và nếu tôi đặt một câu hỏi kiểu như, "Mất bao lâu để một đứa trẻ có thể biết đọc" thì câu hỏi của các nhà khoa học sẽ là "Mất bao lâu để một đứa trẻ bình thường có thể đọc được?" và đó là khi chủ nghĩa quân bình đã lan tới cả trường học. Và bây giờ, nếu bạn nằm dưới đường cong này, thì các nhà tâm lý sẽ rất hào hứng, vì thế có nghĩa là bạn đang mất cân bằng hay đang bị rối loạn hoặc hy vọng là cả hai. Hy vọng bạn mắc cả hai, vì cách kinh doanh của chúng tôi là : nếu bạn gặp MỘT vấn đề, thì chúng tôi muốn khi ra khỏi phòng khám, bạn nghĩ bạn có MƯỜI vấn đề, và vì thế bạn sẽ phải quay lại phòng khám này, mãi mãi. Chúng tôi sẽ quay lại với thời thơ ấu của bạn nếu cần, nhưng cuối cùng thì điều chúng tôi muốn là bạn trở lại bình thường. Nhưng bình thường cũng có nghĩa là ở mức trung bình. Nhưng điều mà tôi và cả phương pháp tư duy tích cực thừa nhận là nếu chúng ta nghiên cứu những thứ chỉ ở mức trung bình, thì chúng ta cũng sẽ chỉ ở mức làng nhàng đó mà thôi. Vì vậy, thay vì loại bỏ những thứ "không bình thường" nhưng tích cực đó, thì tôi sẽ tiếp cận và tập trung vào nó. và hỏi, tại sao ? Tại sao có một số trong các bạn lại nằm phía trên đường cong khi nói đến khả năng trí tuệ, khả năng vận động, khả năng âm nhạc, tính sáng tạo, mức năng lượng, khả năng đối mặt với thách thức, hay tính hài hước ? Dù là gì đi nữa thì thay vì gạt bỏ bạn, tôi muốn có cơ hội để nghiên cứu bạn. Vì từ đó chúng ta có thể thu được nhiều thông tin -- không chỉ là cách để giúp bạn ở trên mức trung bình, mà còn là cách để nâng cao mức trung bình đó lên trong các công ty cũng như các trường học ngày nay. Lý do để biểu đồ này trở nên quan trọng với tôi là khi tôi giở các trang báo ra thì dường như mọi thông tin đều có xu hướng tiêu cực. Hầu hết là về giết chóc, xung đột, bệnh tật, thảm họa thiên nhiên. Và rất nhanh chóng, tôi bắt đầu nghĩ rằng đó chính là phép đo chính xác về sự tiêu cực và tích cực trên thế giới hiện nay. Điều đó đang tạo ra cái được gọi là hội chứng trường y khoa -- mà nếu bạn biết một ai đó đã từng học ở các trường y tế, thì trong năm đầu tiên của các khóa đào tạo y khoa, khi bạn lướt qua danh sách những triệu chứng và các loại bệnh, bạn sẽ thấy mình mắc tất cả những thứ đó. Tôi có một người anh rể tên Bobo -- đây là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bobo là chồng của Amy kỳ lân. Một lần, Bobo gọi điện cho tôi từ trường y khoa Yale, và nói, "Shawn, tôi bị phong rồi" (tiếng cười) Đây là điều rất hiếm khi xảy ra ở Yale. Tôi không biết nên an ủi Bobo thế nào vì anh ấy vừa mới trải qua tuần mãn kinh của mình. (tiếng cười) Vấn đề là, sự thật không nhất thiết phải là cái thật sự xảy ra mà là do lăng kính nhận thức của chúng ta mang lại. Và nếu có thể thay đổi lăng kính đó thì không những ta có thể tác động đến hạnh phúc của mình, mà còn có thể tác động đến kết quả kinh doanh cũng như học tập của mình. Khi nộp đơn vào Harvard, tôi đã dấn mình vào một sự thách thức. Tôi không kỳ vọng nhiều, và gia đình cũng không đủ tiền cho tôi theo học. Khi nhận được học bổng quân sự 2 tuần sau đó, tôi đã thành công ! Đột nhiên, một điều gần như không tưởng trở thành hiện thực. Tới Harvard, tôi nghĩ các sinh viên khác cũng cho đó là một đặc quyền, và họ thực sự bị kích động khi ở đó. Ngay cả trong một lớp toàn những người thông minh hơn mình, bạn cũng thấy hạnh phúc chỉ bởi bạn đã ở đó, và đó là những gì tôi đã trải qua. Nhưng điều tôi phát hiện ra, giống một số sinh viên khác cũng trải nghiệm được, khi tôi tốt nghiệp sau bốn năm và tám năm tiếp theo trong ký túc cùng các bạn sinh viên -- chính Harvard đã kéo tôi đến; chứ không phải tôi muốn tới đó. (tiếng cười) Tôi đã từng là tư vấn viên ở Harvard, giúp đỡ sinh viên trong bốn năm khó khăn đó. Và điều tôi tìm thấy qua việc nghiên cứu và giảng dạy của mình là những sinh viên đó, dù đã từng hạnh phúc đến thế nào khi bước chân vào Harvard, thì chỉ hai tuần sau, họ sẽ tập trung không phải vào cái cảm nhận đầy thú vị khi được ở Harvard, hay những triết lý hay sức khỏe của họ. Họ phải tập trung vào thi cử, vào cạnh tranh, vào những tranh cãi, áp lực đầy phiền phức. Khi mới tới đó và bước vào phòng ăn cho những sinh viên năm đầu, tôi gặp lại những người bạn đến từ Waco, Texas, nơi tôi lớn lên -- Tôi biết các bạn cũng từng nghe đến nó. Khi họ đến gần tôi, họ nhìn quanh, và nói, "sảnh này trông giống với trường Hogwart của Harry Potter cậu ạ," Đây là Hogwart của Harry Potter và đây là Harvard. Và khi họ thấy nó, họ nói, "Shawn, sao cậu lại phí thời gian nghiên cứu về hạnh phúc ở Harvard thế? Nghiêm túc đó, có thứ gì mà các sinh viên Harvard lại không hài lòng về nó ?" Ẩn ý sau câu hỏi này chính là yếu tố then chốt để thấu hiểu được sự hạnh phúc. Bởi vì câu hỏi này giả định rằng thế giới bên ngoài chúng ta chính là dự báo cho mức độ hạnh phúc chúng ta có, trong khi trên thực tế, nếu tôi biết mọi thứ về thế giới của bạn, tôi cũng chỉ có thể dự đoán được 10% mức độ hạnh phúc của bạn. 90% còn lại không đến từ thế giới bên ngoài đó, mà là từ cách bộ não bạn nhận biết về thế giới. Và nếu chúng ta thay đổi nó, thay đổi công thức về hạnh phúc và thành công, thì điều chúng ta có thể làm là thay đổi cách chúng ta có thể tác động và chi phối hiện thực. Chỉ có 25% những người thành công trong công việc được dự đoán trước nhờ chỉ số I.Q. 75% còn lại đến từ mức độ lạc quan hay sự cống hiến xã hội của bạn hay khả năng nhìn nhận áp lực như một động lực thúc đẩy thay vì một thảm họa. Tôi nói với ban quản lý một trường học danh tiếng ở Anh, và họ nói, "Chúng tôi biết cả rồi. Vì thế mỗi năm, thay vì chỉ dạy học sinh, chúng tôi còn có "tuần lễ sức khỏe". Và chúng tôi rất hào hứng. Tối thứ hai, một chuyên gia hàng đầu thế giới đến nói về những khó khăn tuổi vị thành niên. Tối thứ ba là về bạo lực học đường. Tối thứ tư là về mất cân bằng dinh dưỡng. Tối thứ năm là cách sử dụng thuốc phù hợp. Và tối thứ sáu chúng tôi phải lựa chọn giữa tình dục không an toàn và sự hạnh phúc." (tiếng cười) Tôi nói, "Đó là tối thứ sáu điển hình mà." (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Rất vui vì các bạn thích nó, nhưng họ thì hoàn toàn không. Sự im lặng bao trùm. Trong sự im ắng đó, tôi nói, "Rất vui vì được nói chuyện với các bạn tại đây, nhưng cho bạn biết, đó không phải "tuần lễ về sức khỏe" mà phải là "tuần lễ về bệnh tật". Bạn đã nghĩ ra tất cả những thứ tiêu cực có thể xảy đến, mà quên mất những thứ tích cực." Không có bệnh không đồng nghĩa với khỏe mạnh. Đây là cách chúng ta tìm đến sức khỏe: Chúng ta cần đảo ngược lại công thức của hạnh phúc và thành công. 3 năm qua, tôi đã đến 45 nước khác nhau, làm việc với các trường học và công ty trong thời khủng hoảng kinh tế này. Và tôi phát hiện ra hầu hết các công ty và trường học theo đuổi một công thức thành công như thế này: Nếu tôi làm việc chăm chỉ hơn, tôi sẽ thành công hơn. Và nếu tôi thành công hơn, tôi sẽ hạnh phúc hơn. Điều này ảnh hưởng đến cách chúng ta làm cha mẹ, cách chúng ta quản lý, cách chúng ta thúc đẩy cách cư xử của mình. Và vấn đề là, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm và kéo chúng ta tụt lại phía sau do 2 lý do. Thứ nhất, mỗi khi bộ não của bạn nhận biết về sự thành công, nó sẽ ngay lập tức thay đổi cách nhìn nhận về sự thành công. Bạn đạt được điểm cao, và bây giờ bạn phải đạt điểm cao hơn, bạn vào được một trường học tốt và sau đó bạn phải vào một trường tốt hơn, bạn có một công việc tốt, và bây giờ bạn phải có một công việc tốt hơn, bạn đạt doanh số, và chúng tôi chuẩn bị giao cho bạn một doanh số lớn hơn. Và nếu hạnh phúc là mặt đối diện của thành công, thì bộ não của bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó. Điều chúng ta đã làm là đẩy sự hạnh phúc ra xa khỏi phạm vi hiểu biết của xã hội. Vì chúng ta nghĩ chúng ta phải thành công, thì chúng ta mới hạnh phúc được. Nhưng vấn đề là bộ não chúng ta lại hoạt động theo hướng ngược lại. Nếu bạn có thể nâng cao mức độ tích cực của ai đó, thì bộ não của họ sẽ trải qua cái mà chúng ta gọi là "lợi thế cảm giác"", đó là khi bộ não ở trạng thái tích cực sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều khi nó ở trạng thái tiêu cực hay bị áp lực. Bạn thông minh hơn, sáng tạo hơn, nhiều năng lượng hơn. Và thực tế thì mọi kết quả hoạt động kinh doanh cũng sẽ được cải thiện. Não bộ tích cực sẽ hoạt động hiệu quả hơn 31% so với não bộ tiêu cực hay khi chịu áp lực. Doanh số sẽ cao hơn 37% với nhân viên bán hàng. Bác sĩ sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn 19% cùng với việc chuẩn đoán bệnh đúng hơn khi não bộ ở trạng thái tích cực so với khi ở trạng thái tiêu cực. Điều đó có nghĩa chúng ta có thể đảo ngược lại công thức. Nếu chúng ta tìm ra cách để trở nên tích cực hơn, thì não bộ sẽ còn hoạt động hiệu quả hơn nữa vì chúng ta có thể làm việc chăm chỉ hơn, nhanh chóng hơn và thông minh hơn. Điều chúng ta cần làm là đảo ngược lại công thức này để có thể hiểu được khả năng thật sự của bộ não chúng ta. Vì những kích thích chúng ta có được khi ở trạng thái tích cực, có hai chức năng. Nó không chỉ khiến bạn thấy hạnh phúc hơn, mà còn thắp sáng tất cả trung tâm tiếp nhận trong não cho phép bạn có thể thích nghi với thế giới theo một cách hoàn toàn khác. Chúng tôi phát hiện rằng có nhiều cách rèn luyện để bộ não trở nên tích cực hơn. Chỉ mất 2 phút mỗi ngày và liên tục trong 21 ngày, chúng ta có thể thực sự làm mới bộ não của mình, cho phép bộ não hoạt động thực sự hiệu quả và tích cực hơn. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu những điều này với mọi công ty mà chúng tôi làm việc cùng, yêu cầu họ viết ba điều mới mẻ mà họ muốn làm mỗi ngày và thực hiện điều đó trong 21 ngày liên tục. Sau 21 ngày đó, mỗi lần bộ não họ nhìn nhận thế giới thì đều xuất phát từ những điều tích cực trước. Hãy làm một vòng về những trải nghiệm tích cực bạn đã có trong 24 giờ qua cho phép bộ não bạn sống lại với những khoảnh khắc đó. Các bài tập sẽ dạy cho bộ não biết cách cư xử hay hành động thế nào là phù hợp. Hoạt động ngồi thiền cho phép bộ não vượt qua những trở ngại ADHD cố hữu mà chúng ta đã tạo ra khi cố tìm cách thực hiện nhiều việc cùng lúc và cho phép bộ não chỉ tập trung vào một việc duy nhất. Và cuối cùng, làm điều tốt một cách ngẫu nhiên cũng là một cách làm sáng suốt. Chúng tôi biết những người khi mở hộp thư của mình, chỉ để viết một email tích cực gửi lời chúc hay cám ơn ai đó trong mạng lưới xã hội của mình. Thông qua những hành động này bằng việc luyện tập cho bộ não giống cách chúng ta rèn luyện sức khỏe, chúng ta sẽ thấy chúng ta hoàn toàn có thể đảo ngược công thức của thành công và hạnh phúc. và làm như vậy, không những có thể tạo thêm tích cực, mà còn thực sự tạo ra một cuộc cách mạng. Xin cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn về một thiết kế trong lĩnh vực công nghệ y tế cho những nơi có tài nguyên hạn chế Tôi đã nghiên cứu về hệ thống y tế ở những đất nước này. Và một trong những thiếu sót lớn trong việc chăm sóc sức khỏe, ở gần như trên khắp mọi nơi là làm sao để có một ca phẫu thuật an toàn. Một trong những trở ngại chính mà chúng tôi cho rằng gần như cản trở khả năng tiếp cận ngay từ đầu và sự an toàn khi thực hiện các ca phẫu thuật là sự gây mê. Và thực sự, đây là mô hình mà chúng tôi mong đợi thực hiện để tiến hành gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân ở những hoàn cảnh này. Ở đây chúng tôi có một cảnh mà bạn có thể thấy ở bất kỳ phòng phẫu thuật nào khắp nước Mỹ hay bất kỳ một đất nước phát triển nào khác. Ở đằng sau trong bức ảnh là một thiết bị gây mê hiện đại. Thiết bị này cho phép có thể thực hiện phẫu thuật và cứu sống tính mạng bởi vì nó được thiết kế để sử dụng trong những điều kiện như thế này. Để có thể vận hành, thiết bị này cần một số thứ mà bệnh viện phải đáp ứng được. Nó phải được vận hành bởi một bác sỹ gây mê được đào tạo đặc biệt chuyên sâu với nhiều năm huấn luyện sử dụng những thiết bị phức tạp để có thể theo dõi lưu lượng khí và giữ cho bệnh nhân an toàn và luôn được gây mê trong suốt ca phẫu thuật. Đây là một thiết bị chuyên dụng chạy trên những thuật toán máy tính và nó cần được chú ý, bảo dưỡng đặc biệt để có thể liên tục hoạt động, và nó cũng dễ bị hư hỏng. Trong trường hợp bị hư hỏng, cần có một nhóm các kỹ sư y sinh hiểu sự phức tạp của thiết bị này để có thể sửa, có thể tìm ra nguồn hư hỏng của các bộ phận trong thiết bị và giữ cho nó cứu sống bệnh nhân. Thiết bị này khá là mắc tiền. Điều này đòi hỏi một bệnh viện có ngân sách đủ để cho phép vận hành một thiết bị có giá hơn 50 000 hoặc 100 000 đô la Mỹ Như vậy, có lẽ rõ ràng nhất, và có lẽ cũng quan trọng nhất-- đường đến những khái niệm mà chúng ta đã nghe phần nào minh họa điều này cần phải có cơ sở hạ tầng để có thể cung cấp nguồn không gián đoạn bao gồm điện, khí ô-xy nén và các thiết bị y khoa khác -- những nguồn nguyên vật liệu này rất quan trọng để có thể thực hiện chức năng của thiết bị này. Nói cách khác, thiết bị này cần rất nhiều thứ mà bệnh viện này không thể đáp ứng. Đây là bộ nguồn cung cấp điện cho một bệnh viện ở vùng nông thôn Malauy (ở Đông Nam Châu Phi). Tại bệnh viện này, chỉ có một người đủ trình độ thực hiện gây mê và cô ấy đủ khả năng vì cô ấy có 12, có lẽ là 18 tháng được đào tạo về chuyên ngành gây mê. Tại bệnh viện này và trong toàn vùng không có đến một kỹ sư y sinh nào cả. Vì vậy, khi thiết bị này bị hư hỏng, hay những thiết bị khác mà họ sử dụng bị hư hỏng, họ phải cố gắng sửa chữa, nhưng hầu như, là hết cách. Những thiết bị sẽ được đem đến bãi phế liệu. Và giá trị của thiết bị mà tôi đã đề cập có thể bằng 1/4 hay 1/3 ngân sách hoạt động hàng năm. của bệnh viện này. Và cuối cùng, tôi nghĩ các bạn có thể thấy rằng cơ sở hạ tầng ở đây không được tốt. Bệnh viện này được kết nối với mạng lưới điện rất yếu, thường xuyên bị mất điện. Do đó, điện hoạt động thường xuyên trong toàn bộ bệnh viện, là nhờ máy phát điện. Và các bạn có thể hình dung sẽ ra sao, khi máy phát điện bị hư hay hết nhiên liệu. Ngân hàng Thế giới thấy được điều này và ước tính rằng một bệnh viện trong điều kiện như thế này ở một đất nước có thu nhập thấp có thể bị mất điện lên đến 18 lần một tháng. Tương tự như vậy, khí ô-xy nén và các thiết bị y tế khác thực sự là xa xỉ và thường bị hết hàng trong suốt hàng tháng hay thậm chí cả năm. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng cách mà chúng ta đang làm hiện nay là mang những thiết bị đó những thiết bị mà được thiết kế dành cho những môi trường mà tôi đã nói với các bạn lúc đầu và rồi đem tặng hoặc bán chúng cho những bệnh viện có hoàn cảnh như thế này. Điều này không hợp lý, và thực sự không an toàn. Một trong những đối tác của chúng tôi ở bệnh viện Johns Hopkins đã quan sát các ca phẫu thuật ở Siera Leone (ở Tây Phi) cách đây khoảng 1 năm. Và ca phẫu thuật đầu tiên trong ngày là một ca sản khoa. Một sản phụ cần được phẫu thuật cấp cứu lấy thai nhi để cứu sống tính mạng của cô và đứa bé. Mọi thứ bắt đầu khá thuận lợi. Ca phẫu thuật được lên kế hoạch và tiến hành các bước chuẩn bị. Cô y tá ở đó. Cô ấy có thể tiến hành gây mê nhanh cho sản phụ, điều này quan trọng vì đây là điều cơ bản của các ca cấp cứu. Mọi thứ bắt đầu khá tốt cho đến khi bị mất điện. Và bây giờ vẫn đang ở giữa ca phẫu thuật, vị bác sỹ phẫu thuật đang chạy đua với thời gian để hoàn thành ca cấp cứu, anh ta làm được vậy là nhờ anh ta có một cái đèn pha. Nhưng cô y tá thì thực sự đang phải làm việc trong một phòng phẫu thuật tối om. và đang cố gắng tìm bất cứ thứ gì có thể sử dụng để gây mê cho bệnh nhân, để giữ cho bệnh nhân ngủ. Bởi vì thiết bị gây mê không thể hoạt động mà không có điện. Và bây giờ, ca phẫu thuật sản khoa này mà nhiều người trong số các bạn có thể đã trải qua, và cũng như với những ca phẫu thuật khác, đã trở thành thảm họa. Và thật thất vọng khi vì đây không chỉ là một sự việc hiếm khi xảy ra; điều này xảy ra ở khắp các nước đang phát triển. 35 triệu ca phẫu thuật cố gắng thực hiện mỗi năm mà không được gây mê an toàn. Một đồng nghiệp của tôi, Bác sỹ Paul Fenton, đang sống trong thực tế này. Anh ấy là Bác sỹ trưởng khoa gây mê tại một bệnh viện kết hợp giảng dạy y khoa ở Malauy, Hằng ngày anh làm việc trong một phòng phẫu thuật như thế này, anh cố gắng thực hiện gây mê cho bệnh nhân và giảng dạy cho những sinh viên khác cách thực hiện gây mê cũng sử dụng thiết bị đó -- thứ mà càng ngày lại càng không đáng tin cậy và thực sự không an toàn, ở bệnh viện nơi anh làm việc. Sau rất nhiều ca phẫu thuật như, bạn có thể hình dung, một thảm họa thực sự tồi tệ, anh ấy chỉ nói "Đủ rồi. Tôi xong rồi. Thế là quá đủ. Phải có thứ gì đó tốt hơn." Rồi anh ấy bước xuống hội trường đến nơi mà họ bỏ tất cả những thiết bị mà vừa mới biến thành rác -- tôi nghĩ đó là một thuật ngữ khoa học-- và anh ấy bắt đầu mày mò. Anh lấy một bộ phận từ chỗ này rồi một bộ phận khác từ chỗ kia và cố gắng làm thành một thiết bị sao cho nó có vận hành trong điều kiện thực tế mà anh đang phải đối mặt. Và cái mà anh ấy đã làm ra chính là thiết bị này sản phẩm Thiết bị Gây mê Vạn năng-- một thiết bị có thể vận hành và gây mê cho các bệnh nhân của anh trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà bệnh viện có thể đáp ứng. Quay trở lại đó cũng tại bệnh viện đó, đã phát triển hơn một chút, 12 năm sau, thiết bị này thực hiện gây mê các bệnh nhân từ bệnh nhi đến bệnh lão. Và bây giờ tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy thiết bị này hoạt động như thế nào. Và đây! Chính là thiết bị này. Khi có điện mọi thứ trong thiết bị này bắt đầu hoạt động trong hộp máy. Bên trong đó có lắp đặt một máy tạo khí ô xy. Đến đây, tôi sẽ đề cập một chút về khí ô-xy. Về cơ bản, để tiến hành gây mê, bạn cần có khí ô-xy tinh khiết nhất có thể, bởi vì sau đó bạn sẽ pha loãng nó với khí. Và hỗn hợp khí mà bệnh nhân hít vào cần có một tỷ lệ ô-xy nhất định nếu không sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy khi có điện, thiết bị tạo ô-xy lấy không khí ở trong phòng. Và chúng ta đều biết rằng không khí trong phòng thì hoàn toàn miễn phí, và rất dồi dào, và không khí trong phòng đã có sẵn tỷ lệ 21% ô-xy. Như vậy máy tạo ô-xy sẽ lấy ô-xy trong phòng, tiến hành lọc và chuyển 95% ô-xy tinh khiết đi lên và qua đây tại đó, ô-xy sẽ hòa với chất gây mê. Và trước khi hỗn hợp khí này được đưa vào phổi của bệnh nhân, nó sẽ đi qua đây -- các bạn không thể thấy, nhưng có một thiết bị cảm biến ô-xy ở đây -- nó sẽ hiện thị trên màn hình này phần trăm khí ô xy được cung cấp. Và nếu bạn không có điện, hoặc, không may điện bị mất giữa chừng khi đang thực hiện phẫu thuật thiết bị này sẽ tự động chuyển đổi mà thậm chí ta không phải chạm vào nó, để lấy không khí trong phòng từ van này. Mọi thứ khác cũng như trước. Điểm khác biệt duy nhất là bây giờ các bạn chỉ đang có 21% ô-xy. Điều này từng là một trò chơi phỏng đoán nguy hiểm, bởi vì bạn chỉ biết mình đã hòa quá ít khí ô-xy một khi điều tệ hại đã xảy ra. Nhưng chúng tôi đã đặt một bộ ắc quy có tuổi thọ dài dự phòng ở đây. Đây là bộ phận duy nhất có ắc quy dự phòng. Nhưng nó cho phép người vận hành có thể kiểm soát dù trong trường hợp có điện hay không, vì người vận hành có thể điều chỉnh lưu lượng dựa trên phần trăm ô-xy mà họ đưa cho bệnh nhân Trong cả hai trường hợp, bất kể có điện hay không, đôi lúc bệnh nhân cần giúp để thở. Đó là thực tế của quá trình gây mê. Phổi có thể bị tê liệt. Và vì vậy chúng ta chỉ việc thêm vào ống thông khí này. Chúng ta đã từng thấy những ca phẫu thuật trong 3 đến 4 giờ để thông khí cho bệnh nhân bằng dụng cụ này. Vì vậy đây là một thiết bị khá dễ hiểu. Tôi không dám nói là đơn giản; nó rõ ràng và dễ hiểu. Và nó cố tình được thiết kế như vậy. Bạn không cần một bác sỹ chuyên khoa gây mê được đào tạo chuyên sâu để sử dụng thiết bị này điều này rất có ích vì ở những bệnh viện vùng nông thôn như thế này, bạn sẽ không thể được đào tạo đến trình độ đó. Nó cũng được thiết kế dành cho những hoàn cảnh mà ở đó nó được sử dụng. Đây là một thiết bị cực kỳ chắc chắn. Nó có thể chịu được sức nóng, sự hao mòn và hỏng hóc có thể xảy ra ở những bệnh viện tại vùng nông thôn như thế này. Và như vậy, nó không dễ bị hư, nhưng nếu trong trường hợp hư hỏng, hầu như mọi bộ phận trong thiết bị có thể được sửa chữa và thay thế bằng một cái cờ lê và tuốc nơ vít. Và cuối cùng là thiết bị này có giá rất phải chăng. Thiết bị này có giá bằng một phần tám giá của thiết bị gây mê thông thường mà tôi đã trình bày với các bạn trước đó. Nói cách khác, cái chúng ta có ở đây là một thiết bị cho phép thực hiện phẫu thuật và cứu sống tính mạng vì nó được thiết kế dành riêng cho những hoàn cảnh mà ở đó nó được sử dụng, giống như thiết bị ban đầu tôi cho các bạn thấy. Nhưng chúng tôi không bằng lòng dừng lại ở đó. Liệu nó có thực sự hiệu quả không? Đây có thực sự là thiết kế có thể vận hành đúng chỗ không? Cho đến nay, chúng tôi đã chứng kiến kết quả rất khả quan Thiết bị gây mê này đã được sử dụng ở 13 bệnh viện tại bốn đất nước, và kể từ năm 2010, chúng tôi đã thực hiện thành công trên 2000 ca phẫu thuật mà không có phản ứng lâm sàng nguy hại nào cả. Vì vậy, chúng tôi rất xúc động. Đây thực sự là một giải pháp có khả năng mở rộng và hiệu quả về mặt chi phí đối với vấn đề rất phổ biến. Tuy vậy chúng tôi vẫn muốn chắc chắn rằng đây là thiết bị an toàn và hiệu quả nhất mà chúng ta có thể đặt trong các bệnh viện. Và để làm điều đó chúng tôi đã thiết lập một số quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học để thu thập dữ liệu về giao diện sử dụng, về loại phẫu thuật mà thiết bị này thích hợp để sử dụng và phương pháp mà chúng ta có thể tự nâng cấp thiết bị này. Một trong những quan hệ đối tác đó là với bệnh viện Johns Hopkins ngay ở đây, tại Baltimore. Họ có một phòng thí nghiệm mô phỏng gây mê rất tốt ở Baltimore. Chúng tôi đã mang thiết bị này và tái tạo một số trường hợp xảy ra tại phòng phẫu thuật mà thiết bị này có thể gặp phải tại một trong những bệnh viện mà nó dự kiến hoạt động ở đó, và trong một môi trường an toàn và được kiểm soát. để đánh giá tính hiệu quả của nó. Sau đó chúng tôi có thể so sánh kết quả từ nghiên cứu này với thực tế xảy ra, vì chúng tôi đặt hai thiết bị này ở những bệnh viện mà bệnh viện Johns Hopkins hợp tác làm việc ở Sierra Leone bao gồm cả bệnh viên nơi mà ca phẫu thuật lấy thai nhi đã diễn ra. Như tôi đã nói nhiều về sự gây mê và tôi sẽ làm thế. Tôi nghĩ nó thực sự tuyệt vời và là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Và nó thực sự dường như ngoài giới hạn mà chúng ta không bao giờ nghĩ tới, cho đến khi chúng ta không có cách nào để thực hiện nó. và rồi nó trở thành người gác cổng. Ai được phẫu thuật và ai không? Ai được phẫu thuật an toàn và ai không? Nhưng các bạn biết đấy, đây chỉ là một trong số nhiều cách mà thiết kế này có thể tác động lên sức khỏe của bệnh nhân. Nếu càng có nhiều người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà đang phải làm việc với những thách thức như thế này ở những đất nước có thu nhập thấp có thể tự mình bắt tay vào thiết kế, thì việc tìm kiếm giải pháp từ bên ngoài cách suy nghĩ thông thường và đi từ thực tế bệnh viện -- hay nói cách khác, nếu chúng ta có thể thiết kế những thiết bị dành riêng cho những hoàn cảnh đang thực sự tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới thay vì mong muốn có một thiết bị tối tân -- chúng ta có thể cứu sống rất nhiều mạng người. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Bởi tôi thường là người cố gắng giải thích cho mọi người hiểu những công nghệ mới sắp ra đời sẽ tuyệt vời như thế nào, và tôi nghĩ rằng, vì tôi từng ở trong số các bạn có mặt tại đây, tôi sẽ cho các bạn biết suy nghĩ của mình và cố gắng nhìn lại và cố gắng hiểu điều gì đang thực sự diễn ra với những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc trong khoa học kỹ thuật dường như quá nhanh khiến chúng ta không thể nắm bắt kịp. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra một trang báo cáo nhàm chán về khoa học kỹ thuật. Tiếp theo, nếu bạn có thể bật trang báo cáo này lên. Đây chỉ là một trang báo cáo ngẫu nhiên mà tôi chọn ra từ trong tài liệu của tôi. Cái mà tôi muốn chỉ cho mọi người thấy không phải là những chi tiết của trang báo cáo mà là cái mẫu chung của nó. Đây là một trang báo cáo về bản phân tích chúng tôi đang thực hiện so sánh giữa sức mạnh của bộ vi xử lý RISC với sức mạnh của mạng cục bộ. Và điều thú vị là trang báo cáo này, giống như rất nhiều trang báo cáo công nghệ khác quen thuộc với chúng ta, là một loại đường thẳng nằm trên một bán đường cong log Nói cách khác, mỗi bậc ở đây tượng trưng cho một mức độ trong thang biểu diễn. Và đây là một điều mới chúng ta nhắc đến về bán đường cong log. Có cái gì đó kỳ quặc ở đây. Và đó cơ bản là cái tôi muốn nói tới. Giờ, nếu bạn có thể chỉnh đèn cao hơn. Nếu bạn có thể chỉnh đèn cao hơn chút nữa, vì tôi cần dùng mẩu giấy ở đây. Tại sao chúng ta phải vẽ đường cong kỹ thuật theo những bán đường xong log? Câu trả lời là, nếu tôi vẽ nó trên một đường cong bình thường đây, có thể nói, là năm, đây là một loại thời gian, và bất kể đây là thước đo công nghệ gì tôi đang cố gắng minh họa, đồ thị đều trông rất ngớ ngẩn. Chúng dường như chuyển động như thế này và chúng không cho chúng ta biết nhiều lắm. Giờ nếu tôi vẽ đồ thị, ví dụ, công nghệ khác, có thể là công nghệ vận tải, trên một bán đường cong log, nó trông sẽ rất vô lý, giống như một đường thẳng. Nhưng khi điều này xảy ra, mọi thứ thay đổi một cách định tính. Vậy, nếu công nghệ vận tải phát triển nhanh như công nghệ vi xử lý, thì ngày kia tôi có thể gọi một chiếc taxi và đến Tokyo trong vòng 30 giây. Nó không phải như vậy. Và không có tiền lệ trong lịch sử phát triển công nghệ về sự tự tăng tiến bằng cách thay đổi cường độ vài năm một. Giờ câu hỏi tôi muốn đặt ra là, nếu bạn nhìn vào những đường cong theo quy luật số mũ này, chúng không nhân lên mãi mãi. Mọi thứ không thể mãi thay đổi nhanh chóng như chúng đang diễn ra. Một trong hai việc sẽ xảy ra. Hoặc nó sẽ biến thành một dạng đường cong S như thế này, cho tới khi một việc gì đó khác biệt hoàn toàn xảy ra, hoặc có thể, nó sẽ chuyển thành thế này. Đó là tất cả những gì có thể xảy ra. Hiện giờ, tôi đang lạc quan, vì vậy, tôi nghĩ rằng nó có thể đi theo cách này. Nếu đúng như vậy, nó có nghĩa là chúng ta đang ở giữa giai đoạn của sự chuyển giao. Chúng ta đang ở trên đường thẳng này trong quá trình chuyển giao giữa trạng thái thế giới từng tồn tại tới trạng thái mới mà thế giới đang tồn tại. Và vì vậy, điều mà tôi đang muốn hỏi, điều mà tôi vẫn đang tự hỏi mình, là trạng thái mới mà thế giới đang tồn tại là gì? Trạng thái mới mà thế giới đang hướng tới là gì? Bởi vì quá trình chuyển giao này có vẻ rất khó đoán biết khi chúng ta đang ở ngay giữa của quá trình ấy. Khi tôi là một đứa trẻ đang lớn lên, tương lai đối với tôi là năm 2000, và mọi người thường đoán trước việc gì sẽ xảy ra vào năm 2000. Đây là một hội nghị mà ở đó mọi người bàn về tương lai, và mọi người có thể nhận thấy tương lai đó vẫn xoay quanh năm 2000. Nó ở xa cách khi chúng ta tiến tới nó. Vì vậy, nói cách khác, tương lai dường như chùn lại một năm mỗi năm cho cả đời người. Tôi nghĩ rằng lí do của việc ấy là bởi tất cả chúng ta đều cảm thấy việc gì đó đang diễn ra tại thời điểm ấy. Sự chuyển giao ấy đang diễn ra. Chúng ta đều có thể cảm nhận được nó. Và chúng ta biết rằng nó không có ý nghĩa lắm khi nghĩ về 30, 50 năm sau vì khi ấy tất cả mọi thứ sẽ trở nên rất khác biệt khiến một phép ngoại suy rất đơn giản mà chúng ta thực hiện hôm nay sẽ không có ý nghĩa gì trong thời điểm ấy. Vì vậy, cái mà tôi muốn nói đến là điều có thể, là sự chuyển giao có thể chính là giai đoạn chúng ta đang trải qua. Để làm được điều đó tôi sẽ nói về một đống thứ thực sự không có gì liên quan đến công nghệ và máy tính. Bởi vì tôi nghĩ rằng cách duy nhất để hiểu được điều này là thực sự đặt mình vào trong quá khứ và dành một cái nhìn lâu dài vào mọi vật. Cán cân thời gian mà tôi muốn nhìn vào là cán cân thời gian của sự sống trên Trái Đất. Và do đó, tôi nghĩ bức ảnh này có ý nghĩa của nó nếu mọi người nhìn vào nó với góc độ vài tỉ năm. Nếu mọi người quay trở lại trước đây 2,5 tỉ năm, Trái Đất từng to như thế này, với những khúc đá cằn cỗi cùng rất nhiều tạp chất hóa học nổi xung quanh nó. Và nếu mọi người nhìn vào cách các chất hóa học ấy được hình thành, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được chúng hình thành như thế nào. Và tôi nghĩ có những giải thuyết đang dần giải thích được cách nó bắt đầu với ARN, nhưng tôi sẽ kể một câu chuyện đơn giản về nó, câu chuyện mà, vào thời điểm đó, có những giọt dầu nhỏ xíu trôi nổi xung quanh với vô vàn công thức hóa học bên trong nó. Và một số giọt dầu ấy có sự kết hợp đặc biệt giữa các chất hóa học trong thành phần của nó khiến chúng liên kết với những chất hóa học bên ngoài và làm những giọt dầu lớn lên. Và những giọt dầu như thế bắt đầu tách ra và phân chia. Và chúng là những mẫu hình tế bào nguyên thủy nhất, những giọt dầu nhỏ đó. Nhưng ngày nay những giọt dầu ấy không thực sự tồn tại, như chúng ta nói đến hiện giờ, bởi tất cả chúng đều là công thức ngẫu nhiên của nhiều chất hóa học. Và tất cả mọi lần nó phân chia, chúng đều phân chia không đều những thành phần hóa học trong chúng. Và vì vậy, tất cả các giọt đều khác nhau đôi chút. Trên thực tế, các giọt khác nhau theo cách khiến chúng có khả năng liên kết tốt hơn với chất hóa học xung quanh chúng, phát triển nhanh hơn, liên kết nhạy hơn và phân chia nhiều hơn. Vì vậy, những giọt có xu hướng tồn tại lâu hơn được thể hiện ra nhiều hơn. Đó chỉ là một dạng hóa học cơ bản của sự sống, nhưng mọi thứ thú vị hơn khi những giọt ấy học được mẹo để chiết ra. Bằng cách nào đó mà chúng ta không hiểu được, những giọt nhỏ ấy học cách để lại thông tin. Chúng học cách lưu trữ thông tin những thông tin ấy chính là công thức hóa học của tế bào vào một chất hóa học đặc trưng gọi là ADN. Nói cách khác, chúng hình thành, dưới dạng tiến hóa không ý thức, một mẫu viết cho phép chúng ghi lại chúng cấu tạo như thế nào, để từ đó chúng có thể sao chép. Điều đáng ngạc nhiên là cách lưu trữ thông tin ấy có vẻ rất ổn định vì nó đã tiến hóa từ 2,5 tỉ năm trước. Thực tế, gen của chúng ta, có quy tắc giống hệt và có cách lưu trữ giống hệt như vậy. Thực tế, mọi sinh vật sống đều được lưu trữ cấu tạo gen của nó bằng hệ thống kí tự và mật mã hoàn toàn tương tự. Thực tế, một trong những điều tôi đã làm để tiêu khiển là chúng ta giờ có thể lưu trữ nhiều thứ bằng mật mã này. Tôi có ở đây 100 micrograms bột trắng, thứ mà tôi thường phải cố gắng giấu nhân viên bảo vệ ở sân bay. (Khán giả cười) Nhưng trong nó -- điều mà tôi làm là tôi hình thành nên mật mã này -- mật mã có những kí tự tiêu chuẩn chúng ta dùng để tượng trưng hóa nó -- và tôi viết thẻ kinh doanh của tôi trên một mẩu ADN và khuếch đại nó lên 10 đến 22 lần. Nếu có ai đó thích hàng trăm triệu bản sao chép thẻ kinh doanh của tôi, tôi có thể đưa mọi người trong căn phòng này rất nhiều bản, và, trên thực tế, tất cả mọi người trên thế giới, và nó đang ở ngay đây. (Khán giả cười) Nếu như tôi là một kẻ tự tôn tự phụ, tôi có thể đã biến nó thành một loại vi-rút và thả nó vào căn phòng này. (Khán giả cười) Vậy bước tiếp theo là gì? Thiết lập một cấu trúc ADN là một bước thú vị. Và nó tạo nên những tế bào này -- làm những tế bào này tồn tại thêm 1 tỉ năm nữa. Nhưng tiếp sau đó, có một giai đoạn khác cũng rất thú vị khi mọi thứ trở nên hoàn toàn khác biệt, đó là lúc những tế bào này bắt đầu trao đổi và giao tiếp thông tin, và hình thành nên cộng đồng tế bào. Tôi không biết nếu các bạn biết điều này, nhưng vi khuẩn có thể thực sự trao đổi ADN. Bởi vì vậy mà, ví dụ, sự kháng thuốc kháng sinh được hình thành. Một số loại vi khuẩn tìm ra cách kháng thuốc penicillin, và nó lan tỏa ra xung quanh trao đổi thông tin ADN của chúng với các vi khuẩn khác, và ngày nay chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng kháng lại penicillin, bởi vì vi khuẩn truyền đạt thông tin ADN. Việc truyền đạt này cho phép các cộng đồng vi khuẩn có thể hình thành mà trong đó bao gồm những loại vi khuẩn cùng cảnh ngộ; chúng hợp tác với nhau. Và vì vậy, chúng cùng sống sót hay cùng chết dần, điều đó cũng có nghĩa là, nếu một cộng đồng phát triển tốt, tất cả cá nhân trong cộng đồng ấy lại tự sản sinh ra thêm nhiều cá thể và chúng tiến hóa theo hướng tích cực. Thời điểm chuyển giao xảy ra khi những cộng đồng ấy gần gũi với nhau đến mức, trong thực tế, chúng cùng nhau hình thành nên một công thức cấu tạo chung cho cả quần thể trên một dãy ADN duy nhất. Và vì vậy, quá trình tiếp theo rất thú vị trong sự sống mất khoảng 1 tỉ năm nữa. Và vào thời điểm ấy, chúng ta có quần thể đa tế bào, quần thể có vô số loại tế bào khác nhau, làm việc cùng nhau như một cơ quan duy nhất. Và trong thực tế, chúng ta chính là một quần thể đa tế bào. Chúng ta có rất nhiều tế bào mà chúng không thể tồn tại một cách riêng rẽ. Tế bào da của mọi người sẽ không có tác dụng gì nếu thiếu sự tồn tại của thế bào tim, tế bào cơ, tế bào não và rất nhiều tế bào khác. Do đó, những quần thể này bắt đầu tiến hóa khiến mức độ thú vị mà tiến hóa xảy ra không còn là trên một tế bào, mà trên một quần thể chúng ta gọi là cơ thể sống. Quá trình tiếp theo xảy ra là ở trong những quần thể này. Những quần thể tế bào này, một lần nữa, bắt đầu chiết ra thông tin. Và chúng bắt đầu hình thành nên những cấu hình đặc biệt có tác dụng không gì khác ngoài việc xử lí thông tin trong quần thể. Và đó là những cấu trúc thần kinh. Tế bào thần kinh là bộ máy xử lí thông tin mà quần thể tế bào cấu tạo nên. Và trên thực tế, chúng được phân hóa trong quần thể và những cấu trúc đặc biệt chịu trách nhiệm cho việc ghi chép, đọc hiểu, xử lí thông tin. Và đó là bộ não và hệ thống thần kinh của những quần thể ấy. Và chúng đem đến sự thuận lợi trong quá trình tiến hóa. Bởi vì ở thời điểm ấy, một cá thể -- việc xử lí thông tin có thể xảy ra trong khoảng thời gian tồn tại của một cá thể sống, thay vì trong khoảng thời gian tiến hóa này. Vì vậy một cá thể sống có thể, ví dụ, học được việc không ăn một loại quả nào đó bởi vì nó có vị không ngon và cá thể đó thấy khó chịu khi ăn loại quả đó. Việc này có thể xảy ra trong suốt thời gian tồn tại của một cơ thể sống, trong khi trước lúc chúng hình thành nên cấu trúc xử lí thông tin đặc biệt này, việc đó có thể đã được học trong quá trình tiến hóa trên trăm ngàn năm nhờ những cá thể chết vì ăn phải loại quả đó. Hệ thống thần kinh đó, sự thật là chúng hình thành nên những cấu trúc thông tin đặc biệt ấy, đã nhanh chóng thúc đẩy cả quá trình tiến hóa. Bởi quá trình tiến hóa ngày nay có thể xảy ra bên trong một cá thể. Nó có thể xảy ra trong thời gian xử lí thông tin. Nhưng sau đó điều xảy ra là các cá thể hình thành nên đương nhiên rồi, những mánh khóe trong việc trao đổi thông tin. Ví dụ như, phiên bản phức tạp nhất chúng ta biết đến là ngôn ngữ của loài người. Nếu bạn nghĩ về nó, bạn sẽ thấy đó là một phát minh hết sức vĩ đại. Tôi có một suy nghĩ hết sức phức tạp, hỗn độn, và mơ hồ trong tâm trí. Tôi đang ngồi đây nói ra những tiếng lẩm bẩm, hy vọng tạo ra trong đầu mọi người một suy nghĩ cũng hỗn độn và mơ hồ và có đôi chút tương tự như suy nghĩ của tôi. Nhưng chúng ta đang lấy một thứ rất phức tạp, biến nó thành những tiếng, một dãy các loại tiếng, và hình thành nên trong não mọi người một suy nghĩ phức tạp. Việc này cho phép chúng ta bắt đầu tồn tại như một cơ thể sống. Và trên thực tế, điều chúng ta đã thực hiện là loài người chúng ta, bắt đầu biết chọn lọc. Chúng ta đang trải qua các quá trình tương tự như các cá thể sống đa tế bào đã, đang trải qua -- chọn lọc phương pháp sao chép, biểu hiện, xử lí thông tin. Ví dụ như, sự phát minh ra tiếng nói là một bước tiến nhỏ theo chiều hướng ấy. Điện thoại, máy tính, băng video, đĩa CD và nhiều thứ khác là những thiết bị chuyên dụng mà chúng ta tạo ra trong xã hội để làm việc với thông tin. Và chúng đều liên kết chúng ta thành một cộng đồng lớn hơn nhanh hơn và có khả năng tiến hóa xa hơn chúng ta trước đây. Vậy giờ đây, tiến hóa có thể xảy ra trong thời khắc vài phần giây. Mọi người đã xem ví dụ nhỏ của Ty về tiến hóa khi ông ấy đã thúc đẩy tiến hóa trên chương trình Nếp Xoắn ngay trước mắt mọi người. Giờ chúng ta đã tăng tốc khung thời gian lên một lần nữa. Vì vậy những bước đầu tiên của câu chuyện tôi kể cho mọi người xảy ra trong 1 tỉ năm. Và những giai đoạn tiếp theo, như hệ thống thần kinh và não bộ, mất vài trăm triệu năm. Quá trình tiếp theo, như ngôn ngữ và những thứ tương tự, xảy ra trong vòng ít hơn một triệu năm. Và những quá trình tiếp theo, như điện, dường như chỉ mất có một vài thập kỷ. Quá trình này cứ tự nó tiếp diễn và trở nên, tôi đoán rằng, tự xúc tác là từ thích hợp -- khi một quá trình tự thúc đẩy tốc độ thay đổi của nó. Quá trình thay đổi càng nhiều, tốc độ nó thay đổi càng nhanh. Và tôi nghĩ rằng đó là thứ mà chúng ta đang thấy ở đây, trong sự bùng nổ của đường cong này. Chúng ta đang thấy quá trình này tự thúc đẩy bản thân nó. Giờ tôi thiết kế máy tính để kiếm tiền, và tôi biết rằng thiết bị tôi dùng để thiết kế máy tính có thể không sử dụng được nếu không có những công nghệ gần đây trong ngành máy tính. Vì vậy, bây giờ, điều tôi làm là thiết kế vật dụng với mức độ phức tạp dường như bất khả thi nếu thiết kế chúng theo hướng truyền thống. Tôi không biết công dụng của tất cả các bóng bán dẫn trong máy kết nối. Bởi có hàng tỉ bóng bán dẫn. Thay vào đó, thứ tôi thực hiện cũng như thứ mà các thiết kế viên đang thực hiện tại Tập đoàn Các Thiết Bị Có Suy Nghĩ đó là chúng tôi suy nghĩ về mức độ của sự chiết lọc và đưa cái chiết lọc đó vào trong máy móc và máy móc đó sử dụng sự chiết lọc hiệu quả hơn chúng tôi có thể làm, tiến xa hơn và nhanh hơn chúng tôi có thể. Và trên thực tế, đôi khi chúng thực hiện bởi những phương pháp chúng tôi thậm chí không hiểu rõ lắm. Một phương pháp đặc biệt thú vị mà tôi hiện vẫn đang dùng nhiều là bản thân sự tiến hóa Điều mà chúng tôi làm là đặt vào trong máy một quy trình phát triển xảy ra trong khung thời gian giây cực nhỏ. Ví dụ như, trong những trường hợp đặc biệt, chúng ta có thể thực sự phát triển một chương trình bằng cách bắt đầu với những dãy câu lệnh. Hay nói cách khác, "Máy tính, liệu bạn có thể đưa ra hàng trăm triệu dãy câu lệnh ngẫu nhiên. Giờ liệu bạn có thể thực hiện tất cả các dãy câu lệnh ngẫu nhiên đó, chạy tất cả các chương trình đó, và chọn ra những chương trình gần gũi nhất với việc mà tôi đang muốn thực hiện." Nói cách khác, tôi xác định thứ tôi muốn. Khi tôi muốn sắp xếp các số, một ví dụ đơn giản mà tôi thực hiện được. Và tìm chương trình gần gũi nhất với công việc sắp xếp con số. Và đương nhiên, dãy câu lệnh ngẫu nhiên sẽ không có xu hướng sắp xếp các con số, vì vậy, không một câu lệnh nào sẽ thực sự thực hiện nhiệm vụ ấy. Nhưng một trong số đó, nếu may mắn, sẽ đặt hai số vào đúng vị trí. Và tôi nói, "Máy tính, liệu bạn có thể chọn ra 10% trong số dãy ngẫu nhiên đó mà thực hiện công việc tốt nhất. Giữ chúng lại. Loại đi dãy còn lại. Và tiếp theo hãy sao chép lại những dãy câu lệnh sắp xếp các con số tốt nhất. Và hãy sao chép chúng bằng quá trình tái tổ hợp tương tự như sinh sản." Lấy ra hai chương trình và chúng sẽ tạo ra sản phẩm bằng cách trao đổi quy tắc ngầm của chúng, và sản phẩm được thừa hưởng tính chất của các quy tắc của hai chương trình. Tôi có hiện nay một thế hệ chương trình mới được sản xuất bởi sự kết hợp của các chương trình mà thực hiện công việc tốt hơn một chút. Tôi nói với máy tính, "Hãy lặp lại quá trình." Đánh giá lại chúng một lần nữa. Có thể đưa ra vài sự hoán đổi. Và thử lại lần nữa, thực hiện nó cho một thế hệ khác. Tất cả mọi cá nhân trong thế hệ mới đều chỉ mất vài mili-giây. Và vì vậy, tôi có thể thực hiện sự tiến hóa tương tự của vài triệu năm trong một máy tính chỉ trong vài phút, hay nếu trong trường hợp phức tạp, một vài tiếng. Kết thúc quá trình, tôi sẽ có chương trình chắc chắn hoàn hảo với việc sắp xếp con số. Trên thực tế, chúng là chương trình hiệu quả hơn nhiều chương trình tôi có thể viết tay. Giờ nếu tôi nhìn vào những chương trình ấy, Tôi không thể cho mọi người biết chúng họat động như thế nào. Tôi luôn cố gắng thăm dò chúng và chỉ cho bạn cách nó họat động. Chúng là những chương trình rất mơ hồ và kì quặc. Nhưng chúng thực hiện được công việc. Và trên thực tế, tôi biết, tôi rất tự tin rằng chúng thực hiện được công việc bởi vì chúng đến từ một loạt hàng trăm nghìn chương trình đã thực hiện được công việc đó. Trên thực tế, sự tồn tại của những chương trình ấy phụ thuộc vào cái công việc ấy. (Khán giả cười) Tôi từng một lần ngồi trong một chiếc 747 với Marvin Minsky, và anh ta lấy ra tấm thẻ và nói, "Ôi nhìn kìa. Nhìn vào đây. Nó nói rằng, 'Chiếc máy bay này có trăm nghìn chi tiết cùng hoạt động để cho bạn có một chuyến bay an toàn.' Nó không khiến bạn cảm thấy tự tin sao?" (Khán giả cười) Trên thực tế, chúng ta đều biết rằng quá trình thiết kế xây dựng không được thuận lợi khi nó quá phức tạp. Vì vậy, chúng ta bắt đầu phụ thuộc vào máy tính để thực hiện một quá trình khác biệt hơn hẳn với thiết kế xây dựng. Và nó cho phép chúng ta sản xuất ra những sản phẩm phức tạp hơn nhiều so với thiết kế xây dựng bình thường cho phép. Vậy mà chúng ta vẫn không thực sự hiểu sự lựa chọn của nó. Và vì vậy, trong một góc nhìn, nó đang tiến trước chúng ta. Chúng ta đang sử dụng những chương trình ấy để tạo ra máy tính nhanh hơn để từ đó chúng ta có thể thực hiện quá trình nhanh hơn. Và vì vậy, nó đang thúc đẩy chính bản thân nó. Điều này đang diễn ra ngày càng nhanh và đó là lí do tại sao tôi thấy nó khá mơ hồ. Bởi tất cả công nghệ này đều tự thúc đẩy bản thân nó phát triển. Chúng ta đang cất cánh. Và chúng ta đang ở thời điểm trong quá trình mà tương tự như khi những cơ thể sống đơn bào chuyển sang cơ thể sống đa bào. Chúng ta là những trùng Amip và chúng ta gần như không thể hiểu nổi thứ mà chúng ta đang chế tạo ra. Chúng ta đang ở thời điểm của sự chuyển giao. Nhưng tôi nghĩ rằng có một cái gì đó đang bám đuổi chúng ta. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ quá là tự cao nếu cho rằng chúng ta là sản phẩm cuối cùng của quá trình tiến hóa. Và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta ở đây là một phần của sự sản sinh thế hệ tiếp theo - bất kể đó là cái gì. Bữa trưa đang tới gần, và tôi nghĩ tôi sẽ dừng lại tại đây, trước khi tôi bị loại ra bởi tạo hóa. (Vỗ tay) Thật tuyệt khi được có mặt ở đây. Bạn có năng lực thay đổi thế giới. Tôi không nói một cách sáo rỗng, bạn thực sự có năng lực thay đổi thế giới. Ẩn sâu trong bạn, từng người trong các bạn có một công cụ quyền năng nhất mà con người biết tới. Và đó là ý tưởng. Một ý tưởng, từ tâm trí con người, nó có thể khơi dậy một làn sóng, có thể là ngọn lửa nhen nhóm một phong trào, và nó có thể kiến tạo lại tương lai của chúng ta. Nhưng một ý tưởng sẽ không có sức mạnh nếu nó chỉ nằm im trong bạn. Nếu bạn không bao giờ bộc lộ ý tưởng đó ra cho người khác tranh luận, nó sẽ chết cùng bạn. Có lẽ vài người trong các bạn từng cố gắng diễn đạt ý tưởng của mình và nó không được chấp nhận, bị từ chối, và một ý tưởng tầm thường hoặc trung bình nào đó lại được chấp nhận. Và sự khác biệt duy nhất giữa hai ý tưởng là cách chúng được truyền tải. Vì nếu cách bạn truyền tải ý tưởng có sức cộng hưởng, sự thay đổi sẽ xuất hiện, và bạn có thể thay đổi thế giới. Trong gia đình, chúng tôi sưu tầm các poster cổ điển châu Âu. Mỗi khi tới Maui, chúng tôi gặp thương nhân ở đây, và ông đưa ra các poster lớn này. Tôi thích chúng. Chúng đều có một ý tưởng và một hình ảnh rõ ràng truyền tải ý tưởng. Chúng có kích thước khoảng một tấm nệm. Chúng thực sự lớn. Chúng không dày như tấm nệm, nhưng rất to. Người thương nhân sẽ lật từng trang và kể chuyện. Một lần, hai đứa con đứng bên cạnh tôi và ông ấy lật trang, tấm poster ở bên dưới, ngay khi tôi nghiêng người về phía trước và nói, "Chúa ơi, tôi thích poster này," hai đứa con tôi nhảy về sau và kiểu như, "Chúa ơi, là mẹ à." Và đây là tấm poster đó. (Tiếng cười) Trông như thể "Chiến đi!" Điều tôi thích ở tấm poster này là sự châm biếm. Cô gái này đầy phấn khích, lao vào trận chiến -- như một thủ lĩnh -- và cô ấy đang cầm hộp gia vị nướng bánh Suavitos, như một thứ gì đó rất bình thường, dù cô sẵn sàng liều mạng để quảng bá nó. Vì thế nếu bạn định đổi hộp gia vị Suavitos đó bằng một bài thuyết trình -- Thì tôi sẽ trông như vậy đó. Tôi phấn khích với thuyết trình từ thời mà việc phấn khích với thuyết trình không tuyệt lắm. Tôi nghĩ thuyết trình có năng lực thay đổi thế giới khi bạn truyền đạt một cách hiệu quả bằng nó. Và thay đổi thế giới thì khó. Nó sẽ không xảy ra chỉ với một người và một ý tưởng đơn độc. Ý tưởng đó phải được lan rộng, nếu không nó sẽ vô hiệu. Vì vậy bạn phải bộc lộ ý tưởng và cởi mở để mọi người thấy được nó. Và cách truyền đạt ý tưởng hiệu quả nhất chính là kể chuyện. Bạn biết đó, ngàn năm nay, những thế hệ không được học hành sẽ truyền các giá trị và văn hóa của họ từ thế hệ này đến thế hệ khác, và chúng sẽ vẫn vẹn nguyên không đổi. Có một điều kì diệu về cấu trúc câu chuyện mà khi tập hợp lại, nó sẽ được tiếp thu và nhớ đến bởi người nghe. Về cơ bản khi nghe kể chuyện, bạn sẽ có phản ứng thể chất; tim bạn có thể đập nhanh, mắt bạn có thể mở to, bạn có thể nói, "Ôi, tôi thấy lạnh sống lưng" hoặc, "Tôi có thể cảm nhận nó trong thâm tâm." Chúng ta thường có phản ứng thể chất khi được nghe kể chuyện. Nên dù cùng sân khấu ấy, một câu chuyện có thể được kể, nhưng một khi bài thuyết trình được kể, ta chẳng có cảm xúc gì. Và tôi muốn tìm hiểu lí do. Tại sao chúng ta lại ngồi chăm chú nghe một câu chuyện, nhưng vô cảm với bài thuyết trình. Tôi muốn tìm hiểu cách để đưa câu chuyện vào bài thuyết trình. Chúng tôi có hàng ngàn bài thuyết trình ở nơi làm việc -- thực ra là hàng trăm ngàn bài thuyết trình, nên tôi biết nội dung của một bài thuyết trình dở tệ. Tôi đã quyết định học điện ảnh và văn học, thực sự đào sâu và tìm hiểu điều gì đang diễn ra và tại sao nó có vấn đề. Tôi muốn cho các bạn xem một vài phát hiện đã giúp tôi khám phá ra hình thức của một bài thuyết trình. Hiển nhiên là bắt đầu với Aristotle, ông có cấu trúc cốt truyện ba hồi, hồi một, hai và ba. Tôi đã học thơ và hùng biện, và rất nhiều bài thuyết trình không có cấu trúc ấy trong dạng đơn giản nhất. Và rồi khi tôi chuyển sang học về hình mẫu anh hùng, tôi nghĩ, "OK, người thuyết trình là anh hùng, họ đứng trên sân khấu và là ngôi sao của buổi diễn." Khi thuyết trình, bạn dễ cảm thấy mình là ngôi sao của buổi diễn. Tôi nhận ra ngay rằng điều đó thật sự có vấn đề. Vì khi tôi có một ý tưởng, tôi có thể bộc lộ nó ra, nhưng nếu các bạn không nắm bắt và coi trọng nó, ý tưởng sẽ chẳng đi tới đâu và thế giới không bao giờ thay đổi. Thực tế, người thuyết trình không phải anh hùng mà khán giả mới là anh hùng trong ý tưởng của chúng ta. Nếu bạn xem hành trình anh hùng của Joseph Campbell ngay phần trước, có một cách nhìn thú vị ở đây. Có một vị anh hùng đáng mến trong thế giới bình thường, và tiếng gọi phiêu lưu xuất hiện. Khi đó thế giới như mất đi sự cân bằng. Và ban đầu họ kháng cự. Họ nghĩ, "Tôi không biết mình có muốn tham gia không," và rồi người cố vấn xuất hiện và giúp họ đi từ thế giới bình thường tới thế giới đặc biệt. Người thuyết trình là cố vấn. Bạn không phải Luke Skywalker mà là Yoda. Bạn chính là người giúp khán giả đi từ điều bình thường tới ý tưởng mới đặc biệt của bạn, đó là sức mạnh của một câu chuyện. Kết cấu đơn giản nhất của một câu chuyện là cấu trúc cốt truyện ba hồi. Bạn có một vị anh hùng đáng mến đầy khát khao, họ gặp phải rào cản, và cuối cùng họ trỗi dậy, biến đổi, và đó là cấu trúc cơ bản. Nó không còn như vậy cho tới khi tôi biết đến kim tự tháp Gustav Freytag -- ông vẽ mô hình này năm 1863. Ông là nhà soạn kịch người Đức... nhà viết kịch người Đức và ông tin rằng tồn tại cấu trúc cốt truyện năm hồi, bao gồm Dẫn truyện, Cao trào, Đỉnh điểm, Thoái trào và Kết thúc, tức là giải pháp hoặc cách gỡ rối cho câu chuyện. Tôi thích mô hình này. Ta bàn về các mô hình. Mỗi câu chuyện có 1 kết cấu -- kết cấu là mô hình. Chúng ta nói về âm nhạc cổ điển có sự cân đối. Vì vậy tôi nghĩ, nếu bài thuyết trình có mô hình thì nó sẽ là gì? Và người giao tiếp giỏi nhất sử dụng mô hình đó thế nào hay họ có dùng mô hình không? Tôi sẽ không bao giờ quên, đó là 1 sáng thứ bảy. Sau khi học -- khoảng vài năm -- tôi vẽ một mô hình. Và tôi nghĩ, "Ôi Chúa ơi, nếu mô hình này là thật, tôi có thể kết hợp hai bài thuyết trình hoàn toàn khác nhau và nó sẽ thành sự thật." Tôi chọn một bài diễn văn rõ ràng, "Tôi có một ước mơ" của Martin Luther King, và bài giới thiệu iPhone năm 2007 của Steve Job, tôi kết hợp hai bài với nhau, và nó có hiệu quả. Tôi ngồi trong văn phòng và sửng sốt. Tôi thật sự đã khóc một chút, vì tôi nghĩ, "Tôi đã được ban cho món quà này," và đây rồi, đây là mô hình của một bài thuyết trình thành công. Nó không tuyệt sao? (Tiếng cười) Tôi khóc đấy. Tôi muốn chỉ cho các bạn, nó thật sự đáng kinh ngạc. Có phần đầu, giữa và kết thúc, và tôi muốn dẫn dắt bạn qua từng bước. Vì người giao tiếp giỏi nhất -- tôi đã xem các bài diễn văn -- tôi có thể kết hợp mô hình. Thậm chí Gettysburg Address tuân theo mô hình này. Ở phần đầu của bài thuyết trình bất kì, bạn cần xây dựng vấn đề. Bạn biết đó, đây là hiện trạng, đây là điều đang diễn ra. Và rồi bạn cần so sánh nó với điều có thể xảy ra. Bạn cần làm khoảng cách giữa chúng lớn nhất có thể, vì hiện trạng thì bình thường, và bạn cần tạo sự đối lập với tầm cao từ ý tưởng của bạn. Nó giống như đây là quá khứ và kia là hiện tại, nhưng hãy nhìn vào tương lai chúng ta. Đây là vấn đề, nhưng hãy xem vấn đề được loại bỏ. Đây là rào cản, hãy tiêu diệt nó. Bạn cần khuếch đại khoảng cách đó. Giống như khuấy động biến cố trong một bộ phim. Đó là khi đột nhiên khán giả phải đấu tranh với điều bạn vừa nêu ra: "Ồ, liệu tôi có muốn đồng tình và ủng hộ nó hay không?" Và phần còn lại của bài thuyết trình nên hỗ trợ điều đó. Đoạn giữa sẽ tiến và lui, nó di chuyển qua lại giữa hiện trạng và khả năng có thể xảy ra. Vì điều bạn đang cố gắng làm là khiến hiện trạng và những thứ tầm thường trở nên kém hấp dẫn, và bạn muốn kéo chúng tới khả năng có thể xảy ra ở tương lai khi ý tưởng của bạn được chấp nhận. Trên con đường thay đổi thế giới của bạn, mọi người sẽ kháng cự. Họ sẽ không hứng khởi, có thể họ yêu thế giới này. Nên bạn sẽ gặp phải sự kháng cự. Đó là lí do bạn phải tiến và lui. Tương tự như lái tàu. Khi bạn lái tàu ngược gió và cơn gió kháng cự, bạn phải di chuyển con tàu tiến và lui liên tục. Làm cách đó bạn mới có thể đón gió. Bạn phải thực sự nắm bắt được sự kháng cự xuất hiện khi bạn đang lái tàu. Thật thú vị là, nếu bạn đón gió đúng cách và lái tàu đúng cách, tàu của bạn sẽ đi nhanh hơn cả cơn gió. Đó là một hiện tượng vật lý. Bằng cách tập trung vào cách họ kháng cự giữa hiện trạng và khả năng có thể xảy ra, bạn sẽ lôi kéo họ tới ý tưởng của mình nhanh hơn khi bạn không làm vậy. Sau khi tiến và lui giữa hiện trạng và khả năng có thể xảy ra, bước ngoặt cuối cùng là kêu gọi hành động, điều mà mọi bài thuyết trình đều nên có, nhưng phải ở cuối cùng. "Với ý tưởng của tôi, đây sẽ là thiên đường." "Đây là cách mà thế giới sẽ trở thành, khi chúng ta đoàn kết và giải quyết vấn đề lớn này." Bạn cần sử dụng nó làm phần kết, theo cách nên thơ và kịch tính. Thật thú vị là, khi tôi hoàn thành, tôi nghĩ, "Bạn biết không? Tôi có thể dùng nó như công cụ phân tích." Tôi ghi lại các bài diễn văn, và vẽ biểu đồ, xem chúng liên hệ thế nào với công cụ này. Hôm nay tôi muốn cho bạn thấy vài biểu đồ, và tôi muốn bắt đầu với chính hai người mà tôi đã nêu đầu tiên. Đây là ngài Jobs, người đã thay đổi hoàn toàn thế giới. Thay đổi thế giới điện toán cá nhân và ngành công nghiệp âm nhạc và giờ ông đang trên đường thay đổi ngành công nghiệp di động. Ông rõ ràng là đã thay đổi thế giới. Và đây là mô hình của bài giới thiệu iPhone năm 2007, khi ông ra mắt chiếc iPhone của mình. Bài truyết trình 90', có thể thấy ông bắt đầu với hiện trạng, di chuyển tiến và lui rồi kết thúc với điều có thể xảy ra. Tôi muốn làm rõ điều này: đường kẻ trắng là khi ông ấy đang nói. Đường kẻ màu bên cạnh ngay ở trên đây, đó là khi ông chuyển sang chiếu video. Ông thêm tính đa dạng và minh họa. Vậy là không chỉ có ông nói đến hết bài. Những đường kẻ này là hình ảnh đại diện. Đến cuối, bạn thấy đường kẻ xanh, chính là một diễn giả khách mời. Đây là lúc thú vị: mỗi một dấu tích ở đây là khi ông tạo tiếng cười. Và mỗi dấu tích ở kia là khi ông khiến họ vỗ tay. Họ tham gia rất nhiệt tình về thể chất, họ phản ứng thể chất với điều ông đang nói, nó thật tuyệt vời, vì đó là khi bạn biết rằng bạn đã nắm khán giả trong tay. Ông nói tới khả năng có thể xảy ra, "Tôi đã mong chờ ngày này hai năm rưỡi rồi." Ông đang ra mắt một sản phẩm mà ông đã biết trong vài năm. Vậy nên đó không phải là sản phẩm mới với ông. Nhưng nhìn này, ông làm một điều khác: ông ngạc nhiên. Ông ngạc nhiên với chính sản phẩm của mình. Ông ngạc nhiên với chính mình hơn là vì tiếng cười và tràng vỗ tay. Ông nói, "Nó thật tuyệt vời làm sao? Thật đẹp làm sao?" Ông hình tượng cho khán giả thấy điều ông muốn họ cảm nhận. Ông nói tới khả năng tương lai, "Đôi khi, một sản phẩm có tính cách mạng xuất hiện và thay đổi mọi thứ." Ông bắt đầu nói về sản phẩm mới của mình. Ở phần mở đầu, ông thực sự tắt điện thoại đi. Bạn thấy đường kẻ trắng kéo dài cho tới điểm này, ông chuyển sang so sánh, "Đây là chiếc điện thoại mới, và đây là bên đối thủ tệ hại. "Đây là chiếc điện thoại mới, và đây là bên đối thủ tệ hại. Và rồi, ngay lúc đó, ông có khoảnh khắc ngôi sao -- và đó là điều chúng ta sẽ luôn nhớ tới. Ông bật điện thoại lên. Lần đầu khán giả thấy chức năng cuộn trang, bạn có thể nghe thấy không khí bị hút khỏi phòng. Họ há hốc miệng. Bạn có thể nghe thấy. Ông tạo nên một khoảnh khắc khiến họ luôn nhớ mãi. Di chuyển tiếp dọc theo mô hình này, bạn có thể thấy đường kẻ xanh, khi diễn giả ở ngoài đang nói, và tới góc dưới bên phải, đường kẻ đứt đoạn. Đó là vì điều khiển của ông bị hỏng. Ông kể một câu chuyện riêng, ngay đó, khi công nghệ không hoạt động. Ông là bậc thầy giao tiếp, và chuyển sang kể chuyện để gây sự chú ý. Ở góc phải biểu đồ, ông kết thúc với niềm vui mới. Ông hứa hẹn rằng Apple sẽ tiếp tục tạo nên những sản phẩm mới mang tính cách mạng. Và ông nói, "Tôi rất thích câu của Wayne Gretzky (vận động viên khúc côn cầu): 'Tôi trượt đến nơi bóng sẽ lăn đến, không phải chỗ nó đang nằm.' Ở Apple chúng tôi đã luôn cố gắng làm vậy từ thuở ban đầu và sẽ luôn như vậy." Ông kết thúc bằng một niềm vui mới. Ông là vị mục sư có tầm nhìn tuyệt vời người đã dành cả cuộc đời hoạt động hết mình vì sự bình đẳng. Và đây là mô hình thuyết trình "Tôi có một ước mơ". Bạn có thể thấy ông bắt đầu với hiện trạng, tiến và lui giữa hiện trạng và khả năng, rồi kết thúc với một niềm vui mới nên thơ, đoạn nổi tiếng mà ta đều biết. Tôi sẽ dàn nó ra một chút, trải dài ra cho bạn xem, điều tôi đang làm là đặt bản ghi âm vào đây cùng phần chữ. Tôi biết bạn không thể đọc nó. Nhưng cuối mỗi phần đứt đoạn, tôi chia đường kẻ ra, vì ông ấy đã lấy hơi và ngưng lại. Ông là mục sư của Baptist Nam phương, hầu hết chưa ai từng nghe tới, vì vậy ông có phong cách riêng rất mới mẻ với mọi người. Tôi muốn đặt một cột lên phần chữ vì tôi muốn dùng cột này như một công cụ thông tin ở đây. Hãy theo dõi cách ông thực sự nói chuyện với mọi người. Cột xanh ở đây là lúc ông sử dụng biện pháp lặp trong hùng biện. Ông đang nhắc lại chính mình, ông sử dụng từ và cụm từ giống nhau để mọi người có thể ghi nhớ và hồi tưởng lại. Nhưng ông cũng dùng rất nhiều phép ẩn dụ và từ tượng hình. Đây là cách khiến những ý tưởng cực kì phức tạp trở nên dễ nhớ và đầy tri thức, để mọi người có thể hiểu được. Ông thực sự đã tạo nên khung cảnh bằng từ ngữ nên mọi người có thể hình dung điều ông đang nói tới. Và ông cũng sử dụng nhiều bài hát và kinh thánh tương tự nhau. Thứ bạn đang nhìn thấy mới chỉ là phần đầu của nó. Ông cũng viện dẫn nhiều lời hứa chính trị mà mọi người nhận được. Nếu bạn nhìn vào điểm đầu của hiện trạng, đó là lần đầu tiên mọi người vỗ tay và la lớn lên. Điểm kết của hiện trạng là khi ông ấy nói, "Nước Mỹ đã trao cho người dân Negro (Mỹ gốc Phi) một tờ séc khống, một tờ séc không có giá trị thanh toán." Mọi người đều biết sẽ thế nào nếu không có tiền trong tài khoản. Vì vậy ông dùng phép ẩn dụ mà mọi người đều quen thuộc. Nhưng khi họ thực sự hứng thú, điều đầu tiên họ hét lên là: "Vậy chúng ta cần phải đổi tấm séc ra tiền, một tấm séc sẽ đáp ứng nhu cầu của ta về sự giàu có của tự do và sự an toàn của công lý." Đó là lúc họ thực sự đã vỗ tay. Là khi ông ấy so sánh hiện trạng với điều có thể xảy ra. Vì vậy khi chúng ta nhìn xa hơn theo mô hình này, bạn sẽ thấy nó tiến và lui với tốc độ điên cuồng. Và đó là khi ông ấy tiến, lui, tiến, lui liên tục. Lúc này khán giả đang rất sôi nổi. Họ đều rất hào hứng, và bạn có thể làm điều đó để giữ họ ở mức hưng phấn cao độ. Ông ấy nói, "Tôi có một ước mơ rằng một ngày đất nước này sẽ vươn lên và sống với niềm tin. "Chúng ta coi sự thật này là hiển nhiên, rằng mọi người đều sinh ra là bình đẳng." Ông ấy sử dụng dòng chữ nhỏ màu cam để gợi nhắc họ tới lời hứa mà các chính trị gia hay đất nước từng đưa ra. Rồi ông tiến, lui qua lại giữa các câu "Tôi có một ước mơ rằng một ngày, Tôi có một ước mơ rằng một ngày," và cuối cùng, nó trở nên thật thú vị. Vì ông ấy sử dụng -- hãy nhìn vào bốn sắc thái màu xanh, có nhiều màu xanh lam ở đó, tức là có rất nhiều sự lặp lại -- ông rất nhạy bén với kĩ thuật lặp. Và màu xanh lục là khi vận dụng triệt để âm nhạc và kinh thánh. Phổ màu xanh lục đầu tiên là kinh thánh trích từ Sách Isaia. Phổ màu xanh lục thứ hai là "Đất nước tôi, đây là bài hát về bạn." Đó là một bài hát quen thuộc đặc biệt rất quan trọng đối với người da đen vào thời điểm đó, vì họ đã chọn sửa đổi bài hát này như một cách phản đối dữ dội vì lời hứa đã không được thực hiện. Phổ màu xanh lục thứ ba là một khổ thơ trích từ bài hát trên. Và phổ màu xanh lục thứ tư là bài ca tôn giáo Negro. "Cuối cùng đã được tự do! Tự do rồi! Cảm tạ Đấng toàn năng, tôi đã tự do!" Điều ông ấy làm là chạm tới trái tim khán giả. Ông trích dẫn kinh thánh, điều đó rất quan trọng. Ông trích dẫn bài hát mà họ cùng nhau hát như tiếng kêu than phẫn nộ, và ông sử dụng chúng làm công cụ kết nối và cộng hưởng với khán giả. Kết thúc -- vẽ nên bức tranh về một niềm hạnh phúc mới, sử dụng những điều thiêng liêng trong sâu thẳm con người. Ông là người vĩ đại. Ông có một ước mơ rất lớn. Có nhiều người ở đây, các bạn cũng có những ước mơ rất lớn. Bạn có những ý tưởng lớn bên trong bạn cần phải được bộc lộ ra. Nhưng bạn biết không? Chúng ta gặp khó khăn. Không dễ để thay đổi thế giới; đó là một việc lớn. Bạn biết ông ấy đã -- nhà của ông bị đánh bom, ông bị đâm bằng dao rọc giấy, cuối cùng, ông qua đời, bạn biết đó, vì điều mà ông quan tâm tới. Nhưng nhiều người trong chúng ta -- sẽ không ai đòi hỏi ta phải hi sinh. Vấn đề là về cơ bản nó hơi giống cấu trúc câu chuyện một chút. Cuộc sống có thể giống như vậy. Bạn biết đấy, các bạn là những người dễ mến, bạn có khát khao, bạn gặp trở ngại, và chúng ta dừng tại đó. Chúng ta nghĩ, "Tôi có ý tưởng này, nhưng tôi sẽ không nói ra. Nó bị từ chối thôi." Chúng ta tự hủy hoại ý tưởng của chính mình, chúng ta cứ bám lấy khó khăn trở ngại thay vì chọn cách để cho sự đấu tranh thay đổi chúng ta và chọn bước tiếp, ước mơ và biến nó thành sự thật. Bạn biết không, nếu tôi có thể làm vậy, ai cũng có thể làm được. Tôi lớn lên trong một môi trường thiếu thốn cả về kinh tế lẫn tình cảm. Lần đầu tôi đi cắm trại với chị mình, tôi đã bị ngược đãi. Không phải lần đầu tôi bị ngược đãi mà đó là lần hung hãn nhất. Ba mẹ tôi -- họ đã kết hôn với nhau ba lần, (Tiếng xì xào) Phải, thật là rối ren, và lúc họ không cãi nhau, họ sẽ giúp những người nghiện rượu sống cùng chúng tôi vì họ đều là người nghiện rượu tỉnh táo. Mẹ đã bỏ chúng tôi khi tôi 16 tuổi. Và tôi đảm đương trách nhiệm chăm sóc gia đình và chị em mình. Rồi tôi kết hôn. Tôi đã gặp và yêu một người. Tôi dành một năm học đại học. Tôi làm điều mà bất kì cô gái độc thân, trẻ trung nào cũng nên làm -- tôi kết hôn khi tôi 18 tuổi. Và bạn biết không? Tôi biết, tôi biết rằng lẽ sống của tôi còn hơn thế. Và đến lúc trong câu chuyện cuộc đời mình tôi có sự lựa chọn. Tôi có thể để cho những thứ này hạ gục và làm chết những ý tưởng trong tôi. Tôi có thể chỉ cần nói, "Cuộc đời quá khó khăn để thay đổi thế giới. Quá khó." Nhưng tôi đã chọn một câu chuyện cuộc đời khác cho mình. (Tiếng cười) Bạn biết chứ? Và tôi cảm thấy có những người trong căn phòng này -- bạn có hộp gia vị Suavitos và nghĩ, "Bạn biết đấy, đó không phải chuyện gì to tát." "Không phải là tôi có thể thay đổi cả thế giới." Nhưng bạn có thể thay đổi thế giới của bạn. Bạn có thể thay đổi cuộc đời mình. Bạn có thể thay đổi thế giới mà bạn điều khiển, bạn có thể thay đổi tầm vóc của mình. Tôi muốn khuyến khích bạn làm vậy. Vì sao ư? Tương lai không phải nơi chúng ta sẽ tới. Đó là nơi bạn phải tạo dựng. Xin cảm ơn. Chúa phù hộ các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn nói về một trong những câu hỏi lớn, có lẽ là câu hỏi lớn nhất: Chúng ta nên chung sống như thế nào? Làm sao để một nhóm người sống ở thành phố hoặc trên những lục địa hay thậm chí là cả địa cầu cùng chia sẻ và quản lý tài nguyên chung? Chúng ta tạo ra luật lệ chi phối mình ra sao? Đây luôn là một câu hỏi quan trọng. Và bây giờ thì nó quan trọng hơn hết. Bất bình đẳng địa vị, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tị nạn, và đó mới chỉ là một số vấn đề hệ trọng. Đó cũng là một câu hỏi rất cũ. Con người đã tự hỏi bản thân câu hỏi này ngay từ khi ta sống trong xã hội có tổ chức. Như người này, Plato. Ông ấy nghĩ chúng ta cần người bảo hộ tốt người có thể quyết định những điều tốt đẹp hơn cho mọi người. Vua và hoàng hậu nghĩ mình có thể trở thành người bảo hộ đó, nhưng qua nhiều cuộc cách mạng, họ dần mất đi ý chí của mình. Và người này, bạn chắc chắn biết Ông đã sống ở Hungary nhiều năm với nỗ lực để thực hiện câu hỏi làm sao để cùng chung sống. Câu trả lời của người này thật tàn bạo, ác độc và vô nhân đạo. Nhưng một câu trả lời khác, một câu trả lời kiểu khác, đã ít nhiều đi vào dĩ vãng suốt 2000 năm, gần đây đã đạt được thành công. Câu trả lời tất nhiên là chế độ dân chủ. Nếu chúng ta xem qua lịch sử hiện đại của chế độ dân chủ, thì nó như thế này. Trục hoành thể hiện quãng thời gian 200 năm. Trục tung là số lượng nền dân chủ. Và biểu đồ như thế này đây, điểm quan trọng của biểu đồ này là sự gia tăng phi thường theo thời gian. Đó là lý do mà tại sao thế kỷ 20 luôn được gọi là thế kỷ của thành tựu dân chủ, và cũng là lý do tại sao, như lời Francis Fukuyama nói năm 1989, có người tin rằng chúng ta chạm đến điểm kết thúc của lịch sử, và rằng câu hỏi về việc làm sao để chung sống đó đã được trả lời, và câu trả lời đó là tự do dân chủ. Hãy cùng khám phá sự khẳng định này. Tôi muốn biết bạn nghĩ thế nào. Nên tôi sẽ đặt ra hai câu hỏi, và tôi muốn bạn giơ tay lên nếu bạn đồng ý. Câu hỏi đầu tiên: Bạn có nghĩ sống trong một nền dân chủ là điều tốt không? Ai thích chế độ dân chủ? Nếu bạn có thể nghĩ về một chế độ tốt hơn xin hãy bỏ tay xuống. Đừng lo lắng về những người không giơ tay tôi chắc là họ có ý tốt thôi. Câu hỏi thứ hai là: Ai nghĩ rằng nền dân chủ của chúng ta đang hoạt động tốt? Thôi nào, phải có một chính trị gia đang ngồi đâu đó chứ. (Cười) Không à. Ý tôi là, nếu tự do dân chủ là kết thúc của lịch sử, thì sẽ có một nghịch lý lớn hoặc mâu thuẫn ở đây. Tại sao lại như thế? Câu hỏi đầu là về ý tưởng của nền dân chủ. và tất cả những phẩm chất này thật sự hấp dẫn. Nhưng trong thực tế, nó không hoạt động. Và đó là câu hỏi thứ hai. Nền chính trị của chúng ta đang rã đám, những chính trị gia không còn đáng tin cậy và hệ thống chính trị bị xuyên tạc bởi sự ham muốn quyền lực. Tôi nghĩ có hai cách để giải quyết nghịch lý này. Một là từ bỏ chế độ dân chủ; nó không hoạt động. Hãy chọn một người thuộc chế độ dân túy người sẽ bỏ qua các chỉ tiêu dân chủ, chà đạp lên quyền tự do rồi cứ để mọi thứ như vậy. Phương án khác theo tôi nghĩ đó là sửa chữa lỗ hổng của hệ thống, mang thực tiễn đến gần với lý tưởng và mang tiếng nói đa dạng của cộng đồng đến quốc hội của chúng ta, và để họ tạo nên những bộ luật đã được xem xét chu đáo vì lợi ích lâu dài của mọi người. Điều khiến tôi hiện diện ở đây, đó là thời điểm tôi giác ngộ. Và tôi muốn bạn phản biện lại. Tôi muốn bạn tự hỏi bản thân "Sao không thực hiện được?" Và sau đó đến và nói với tôi sau khi trả lời nó. Tên khoa học của nó là "sự bắt thăm" nhưng tên phổ biến của nó là "lựa chọn ngẫu nhiên". Và thật ra ý tưởng rất đơn giản ta ngẫu nhiên chọn người và để họ vào quốc hội. (Cười) Chúng ta hãy cùng phân tích điều đó nhé. Tưởng tượng chúng tôi chọn bạn, bạn, và bạn nữa và một đám người ngẫu nhiên khác, rồi để các bạn ở quốc hội vài năm tới. Đương nhiên, chúng tôi phân tầng lựa chọn để đảm bảo sự phù hợp với hồ sơ nhân khẩu và kinh tế xã hội của đất nước và là mẫu người đại diện thực sự. 50% trong số đó sẽ là phụ nữ, rất nhiều người trẻ, một số khác thì già, vài người sẽ rất giàu nhưng hầu hết họ đều là những người bình thường như bạn và tôi đây. Đây sẽ là một mô hình thu nhỏ của xã hội. Và mô hình này sẽ thể hiện cách tất cả chúng ta nghĩ nếu ta có thời gian, có thông tin và tiến trình tốt để đạt tới điểm mấu chốt đạo đức của các quyết định chính trị. Và mặc dù bạn không nằm trong nhóm đó, ai đó ở tuổi của bạn, cùng giới tính với bạn ai đó ở cùng địa phương của bạn và cùng gia cảnh với bạn sẽ ở trong căn phòng đó. Quyết định của những người này sẽ dựa trên sự thông thái của đám đông. Họ sẽ làm được nhiều hơn là tổng cộng từng người. Họ sẽ thành nhà tư tưởng biết phản biện, có kết nối với những chuyên gia, những người thực sự làm việc chứ không phải chỉ ngồi trên cao. Và họ có thể chứng minh rằng sự đa dạng có thể vượt trội hơn khả năng khi đối mặt với hàng dài các vấn đề và thắc mắc của xã hội. Nó không phải là chính phủ tạo ra bởi thăm dò dư luận, cũng không phải bởi trưng cầu dân ý. Những người hiểu tình hình, thận trọng này sẽ vượt xa ý kiến công chúng mà đưa ra những đánh giá công khai. Tuy nhiên, có một mặt trái lớn: nếu ta thay thế bầu cử bằng rút thăm và làm cho quốc hội thực sự đại diện cho toàn xã hội, đó sẽ là kết thúc cho các chính trị gia. Và tôi chắc chúng ta sẽ khá buồn khi thấy điều đó (Cười) Thật thú vị, lựa chọn ngẫu nhiên là chìa khóa để tạo ra chế độ dân chủ ở thời Athens cổ đại. Bộ máy này, công cụ này, được gọi là kleroteria. Đó là phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên của người Athens cổ đại. Người Athens cổ đại lựa chọn một cách ngẫu nhiên các công dân để đưa vào phần lớn các tổ chức chính trị của họ. Họ hiểu rằng bầu cử là công cụ của quý tộc. Họ hiểu rằng nghề chính trị gia là điều cần tránh. Và tôi nghĩ chúng ta cũng biết điều này. Nhưng thú vị hơn so với việc người xưa sử dùng cách lựa chọn ngẫu nhiên là sự hồi sinh của nó ở xã hội hiện đại. Việc tái khám phá tính hợp pháp của lựa chọn ngẫu nhiên trong chính trị dần trở nên quá phổ biến gần đây, đến nỗi có quá nhiều ví dụ để nhắc đến. Tất nhiên tôi rất hiểu rằng thật khó khăn để tiến hành điều này trong quốc hội. Hãy thử điều này - nói với bạn mình, "Tôi nghĩ ta nên chọn người đến thượng nghị viện một cách ngẫu nhiên" "Bạn đùa à? Hàng xóm tôi được chọn thì sao? Tên ngốc ấy còn không phân loại được rác." Nhưng có lẽ bằng chứng đáng ngạc nhiên nhưng áp đảo và thuyết phục từ tất cả các ví dụ hiện đại này là hình thức đó hoạt động được. Nếu bạn giao cho người khác trách nhiệm, họ sẽ tỏ ra vẻ có trách nhiệm. Đừng hiểu lầm tôi, nó không phải thuốc vạn năng. Câu hỏi không phải là: Nó có hoàn hảo không? Tất nhiên là không rồi. Chúng ta là con người, và những tác động méo mó sẽ còn tiếp tục tồn tại. Câu hỏi ở đây là: Nó có tốt hơn không? Và trả lời cho câu hỏi đó, ít nhất là đối với tôi, là có. Điều đó khiến ta trở về câu hỏi gốc: Làm sao để cùng chung sống với nhau? Và giờ chúng ta đã có câu trả lời: đó là quốc hội sử dụng cách rút thăm. Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó? Làm sao để ta sửa được lỗi hệ thống và tái tạo nền dân chủ cho thế kỷ 21? Có vài thứ mà chúng ta có thể làm và trên thực tế thì chúng đang diễn ra ngay bây giờ. Chúng ta có thể thử nghiệm rút thăm. Chúng ta có thể tiến hành nó ở trường học, nơi làm việc và các cơ quan khác, như là chế độ dân chủ hành động đang hoạt động ở Bolivia. Chúng ta có thể tổ chức các hội đồng chính trị và hội đồng nhân dân, như tổ chức Dân chủ mới ở Úc, như trung tâm Jefferson đang hoạt động ở Mỹ và như chính phủ Ai-len đang làm hiện giờ. Chúng ta có thể tạo ra vận động xã hội để đòi hỏi thay đổi, đó là điều Tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên thực hiện ở Vương quốc Anh Với những luận điểm đó, chúng ta nên thực hiện nó. Có lẽ bước đi đầu tiên sẽ là phòng thứ hai trong quốc hội, đầy những người được lựa chọn ngẫu nhiên một thượng viện nhân dân, nếu bạn muốn. Có một chiến dịch cho thượng viện nhân dân ở Pháp và chiến dịch khác ở Scotland, và đương nhiên nó có thể xảy ra ở Hungary. Đó sẽ giống kiểu con ngựa thành Tơ-roa tiến thẳng vào trung tâm của chính phủ. Và sau đó, khi không thể vá những rạn nứt của hệ thống hiện tại, chúng ta phải bước tiếp và thay thế việc bầu cử bằng việc bốc thăm. Tôi hy vọng. Tại Hungary này, các chế độ đã được tạo ra và chúng cũng sụp đổ và bị thay thế đi trong quá khứ. Thay đổi có thể và chắc chắn sẽ xảy ra, vấn đề chỉ là khi nào và như thế nào thôi. Cảm ơn. (tiếng Hungary) Cảm ơn (Vỗ tay) "Cách biệt số": là khi một bà mẹ 45 tuổi không tìm được việc làm vì không biết cách dùng máy tính. Đó là một người nhập cư không biết rằng anh có thể gọi về nhà miễn phí. Đó là một đứa trẻ không làm được bài tập về nhà vì không được tiếp cận với thông tin. "Cách biệt số" là một loại mù chữ mới. "Cách biệt số" cũng được xem là khoảng cách giữa cá nhân và cộng đồng được tiếp cận với công nghệ và phần còn lại. Tại sao điều này lại xảy ra? Vì ba nguyên nhân. Thứ nhất là những người không tiếp cận được với công nghệ vì không có đủ khả năng chi trả Thứ hai là họ không biết cách sử dụng chúng. Thứ ba là bởi họ không biết những lợi ích mà công nghệ mang lại. Hãy xem xét vài số liệu thống kê cơ bản. Thế giới có gần bảy tỉ người. Trong số đó, khoảng hai tỉ người được tiếp xúc với kỹ thuật số, chiếm khoảng 30% dân số toàn cầu. Nghĩa là 70% dân số còn lại -- khoảng năm tỉ người -- không được tiếp xúc với máy vi tính hay Internet. Hãy nghĩ về con số này một lần nữa. Năm tỉ người, tức gấp bốn lần dân số Ấn Độ, chưa từng chạm vào máy vi tính, chưa từng kết nối với Internet. Đây là "hẻm vực số" chứ không còn là "cách biệt số” nữa. Trên bản đồ của Chris Harrison cho thấy các kết nối Internet trên toàn thế giới, ta có thể thấy rằng hầu hết các kết nối Internet đều tập trung ở vùng Bắc Mỹ và Châu Âu, trong khi phần còn lại bị bao phủ bởi bóng tối của khoảng cách số. Chúng ta thấy liên kết từ nơi này đến nơi khác, vòng quanh thế giới và thấy được hầu hết thông tin được tạo ra giữa Bắc Mỹ và Châu Âu, trong khi phần còn lại lại không phát sóng thông tin nào. Điều này có nghĩa là gì? Ta đang sống trong một thế giới có vẻ là có một cuộc cách mạng số, một cuộc cách mạng mà ai cũng nghĩ rằng mình là một phần trong số đó, nhưng sự thật là có 70% thế giới đứng ngoài. Điều này có nghĩa là gì? Những người không được tiếp xúc với kỹ thuật số sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường lao động tương lai, họ sẽ không được kết nối, họ sẽ có ít thông tin, họ sẽ mất dần cảm hứng và có ít ý thức trách nhiệm. Internet không nên là thứ xa xỉ, mà nên là một quyền lợi, bởi nó là điều thiết yếu cơ bản trong xã hội thế kỷ 21 này. Không thể vận hành nếu không có nó. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Internet cho phép ta kết nối với thế giới. Nó tiếp cho ta sức mạnh, cho phép ta hoà nhập vào xã hội, là công cụ để thay đổi. Vậy, làm cách nào để bắc cầu cho cách biệt số này? Đã có nhiều mô hình thử nghiệm, cố mang kỹ thuật số đến với nhiều người hơn. Nhưng câu hỏi là: Liệu chúng có hiệu quả? Tôi chắc ai ở đây cũng biết đến mô hình "Một máy tính một trẻ" nơi mà mỗi đứa trẻ đều được cho một máy vi tính. Vấn đề ở đây là liệu ta có muốn con trẻ mang máy tính về nhà, nơi không có điều kiện thuận lợi cho chúng sử dụng? Cũng phải hiểu rằng khi cho mỗi trẻ một máy, sẽ có thêm những chi phí phát sinh với cái giá rất cao như phí kết nối internet, điện, bảo trì, phần mềm, cập nhật. Vì vậy, phải tạo ra những mô hình khác giúp được các gia đình thay vì thêm gánh nặng cho họ. Ngoài ra, đừng quên dấu chân carbon. Hãy tưởng tượng năm tỉ chiếc laptop. Rồi thế giới sẽ trở nên thế nào? Hãy tưởng tượng lượng chất độc hại. Hãy hình dung lượng rác thải ra. Nếu cho mỗi người một máy tính rồi nhân lên năm tỉ, và nếu mỗi chiếc máy tốn 100 đô, thì ta đã tiêu tốn 483 nghìn tỉ đô-la. Nếu chỉ xem xét giới trẻ trong độ tuổi 10 - 24, tương đương 30% dân số không được tiếp cận với kỹ thuật số, sẽ là 145 nghìn tỉ đô-la. Quốc gia nào sẽ có đủ số tiền này? Đây không phải là một mô hình khả thi. Vì vậy, chúng tôi tạo nên một mô hinh khác. RIA, trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh có nghĩa là Mạng Lưới Học Tập và Sáng Tạo, mạng lưới những trung tâm cộng đồng giáo dục thông qua công nghệ. Chúng tôi muốn tăng số người dùng máy tính bằng cách giảm chi phí cơ sở hạ tầng và chi phí của mỗi người dùng để thể mang giáo dục và công nghệ đến với nhiều người hơn trong cộng đồng này. Hãy nhìn một phép so sánh rất cơ bản. RIA có 1.650 máy vi tính. Nếu áp dụng mô hình Một máy tính một trẻ tỉ lệ 1:1, thì ta chỉ có 1.650 trẻ được hưởng lợi. Thay vào đó, chúng tôi dựng lên những trung tâm mở cửa không chỉ trong giờ đi học, cho tất cả mọi người -- người dùng nhỏ nhất là 3 tuổi và lớn nhất là 86 tuổi -- với mô hình này, trong chưa tới hai năm, chúng tôi đã có hơn 140.000 người dùng, trong số đó -- (Vỗ tay) Xin cám ơn. trong số đó, 34.000 người đã tốt nghiệp các khoá học của chúng tôi. Môt điều nữa đó là mô hình này không bắt buộc việc sử dụng máy tính cho mục đích giáo dục. Công nghệ sẽ chẳng là gì khi mất đi ý nghĩa đó. Chúng ta phải dùng nó như phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Vậy chúng tôi đạt được những thành tựu đó bằng cách nào? Tất nhiên, không thể tiếp cận một cộng đồng và vờ tạo ra thay đổi, mà cần nhìn vào nhiều yếu tố Việc chúng tôi đang làm được gọi là “châm cứu đô thị”. Đầu tiên, phải bắt đầu quan sát địa lý cơ bản của một địa điểm. Lấy ví dụ ở Ecatepec Đây là một trong những nơi đông dân nhất ở Mexico. Thu nhập nơi đây rất thấp. Vậy khi nhìn vào địa lý cơ bản, chúng tôi quan sát đường phố, dòng người đi bộ và phương tiện giao thông. Rồi chúng tôi quan sát thu nhập, nền giáo dục Và thành lập ở đó một trung tâm, một điểm huyệt có thể chữa lành cơ thể chỉ với một mũi châm. Và thế đấy. Có tất cả bốn yếu tố cơ bản cần xem xét khi giáo dục về công nghệ. Đầu tiên, cần tạo ra không gian. Ta cần có những không gian để chào đón cộng đồng, nơi có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ em và người già hay của bất cứ ai sống trong cộng đồng. Chúng tôi tạo nên những không gian từ vật liệu tái chế. Sử dụng những mô hình kiến trúc để giảm tác động sinh thái. Điều thứ hai là kết nối. Nói đến kết nối, ý tôi không chỉ là kết nối Internet, điều đó quá đơn giản. Chúng ta cần tạo ra kết nối giữa người với người. Internet là thứ rất phức tạp, tiếp sức cho những ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của con người. Chúng ta cần phải tạo ra mạng lưới hỗ trợ trao đổi thông tin. Thứ ba, nội dung. Giáo dục sẽ là vô nghĩa khi không có nội dung. Và bạn cũng không thể giả vờ có được mối quan hệ nếu chỉ có một máy tính với một đứa trẻ. Thế nên, chúng tôi tạo ra một lộ trình cơ bản, hướng dẫn mọi người dùng máy tính, dùng Internet, dùng phần mềm văn phòng và trong 72 giờ, chúng tôi đào tạo nên những công dân kĩ thuật số. Không thể vờ rằng khi ai đó đến và đụng vào máy tính, họ, tự khắc, tiếp cận được với kỹ thuật số. Cần cả một quá trình. Để sau đó, họ có thể đi tiếp trên con đường giáo dục dài hơn. Và thứ tư, đào tạo. Chúng ta cần đào tạo không chỉ người dùng, mà cả những cá nhân hỗ trợ người dùng trong việc học hỏi. Khi nói về cách biệt số, mọi người sẽ kì thị, sợ hãi họ không biết được nó sẽ giúp ích cho cuộc sống họ ra sao. Nên những gì chúng tôi làm là tạo điều kiện cho họ vượt qua rào cản kỹ thuật số Vậy, bốn yếu tố ta có là: tạo ra không gian, kết nối nội dung và đào tạo. Chúng ta tạo một cộng đồng học hỏi số. Nhưng còn một yếu tố nữa, đó là những lợi ích mà công nghệ mang lại, không được in ra hay thống kê. Đó là yếu tố linh động, có thể thay đổi được. Nên chúng tôi cung cấp nội dung, và đào tạo, rồi phân tích kết quả để cải thiện nội dung. Tạo ra một vòng tròn tuần hoàn. Cho phép ta phổ cập giáo dục cho nhiều dạng thức thông minh khác nhau, đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Với lối suy nghĩ này, chúng tôi cho rằng công nghệ có thể thay đổi tuỳ theo tiến trình ở con người. Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện. Năm 2006, khi sống ở đây, một trong những cộng đồng nghèo nhất Mexico, tôi đã quay đoạn phim tài liệu về con người sống trong rác, toàn bộ là rác - những căn nhà toàn rác, họ ăn rác, mặc rác Và sau hai tháng sống với họ, quan sát bọn trẻ và cách họ làm việc, tôi hiểu ra rằng điều duy nhất có thể tạo ra thay đổi và xoá bỏ cái nghèo chính là giáo dục. Và ta có thể dùng công nghệ để đem giáo dục đến cho những cộng đồng này. Thêm một hình ảnh nữa. Thông điệp chính đó là công nghệ không cứu được thế giới; chúng ta mới là người dùng công nghệ để cứu thế giới. Tôi chắc rằng ai ở đây cũng đã từng trải qua, chính năng lượng của con người làm thay đổi công nghệ. Nên hãy dùng năng lượng này làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn Xin cám ơn. (Vỗ tay) Khi chúng ta đỗ xe trong một bãi đỗ lớn, làm sao chúng ta có thể nhớ được là chúng ta đã đỗ xe ở đâu? đây chính là vấn đề mà Homer đang đối mặt Và chúng ta sẽ cố gắng hiểu điều gì đang xảy ra trong đầu anh ta. Chúng ta sẽ bắt đầu với hippocampus (hồi hải mã-một phần của não trước ), được tô màu vàng, đó là bộ phận của trí nhớ. Nếu bạn bị thương tổn vùng này, như bệnh nhân Alzheimer, thì bạn không thể nhớ các sự việc bao gồm nơi mà bạn đã đỗ xe. Nó được đặt theo tiếng Latin của từ "hải mã", vì nó trông giống con hải mã. Cũng giống như phần còn lại của bộ não, nó được tạo thành từ các tế bào thần kinh. Vì vậy bộ não người có khoảng một trăm tỉ tế bào thần kinh. Và các tế bào thần kinh trao đổi với nhau bằng cách gửi các xung hay tia điện nhỏ thông qua các kết nối đến nhau. Hồi hải mã được tạo thành từ hai lớp tế bào, các tế bào đó kết nối cực đậm đặc với nhau. Các nhà khoa học đã bắt đầu hiểu được trí nhớ không gian hoạt động thế nào bằng cách ghi lại từ các tế bào thần kinh độc lập ở những con chuột trong khi chúng lục lọi hay khám phá một môi trường để tìm thức ăn. Chúng ta sẽ thử tưởng tượng chúng ta đang ghi lại một tế bào thần kinh đơn lẻ trong hồi hải mã của con chuột này. Khi nó phát ra một xung điện, thì sẽ có một chấm đỏ và một tiếng tách tách. Điều mà chúng ta thấy là tế bào thần kinh này biết được mỗi khi con chuột đã đi qua một nơi nào đó trong môi trường của nó. Nó thông báo cho phần còn lại của bộ não bằng cách gửi một xung điện nhỏ. Vì thế chúng ta có thể chỉ ra tốc độ phóng điện của tế bào thần kinh đó như là một hàm của vị trí con vật. Nếu chúng ta ghi lại từ rất nhiều tế bào thần kinh khác nhau, chúng ta sẽ thấy rằng các tế bào thần kinh khác nhau phóng điện khi con vật đi vào những khu vực khác nhau của môi trường giống như trong hộp vuông ở đây. Như vậy cùng với nhau chúng tạo nên một bản đồ cho phần còn lại của bộ não, nói với bộ não một cách liên tục, "Hiện tại tôi đang ở đâu trong môi trường?" Các tế bào chỉ vị trí cũng được ghi nhận ở con người. Vì thế các bệnh nhân động kinh đôi lúc cần được theo dõi' hoạt động điện bên trong não bộ của họ. Vài bệnh nhân trong số đó chơi video game trong đó họ lái xe xung quanh một thị trấn nhỏ. Các tế bào vị trí trong hồi hải mã sẽ phóng điện, hoạt động, và gửi đi các xung điện mỗi khi họ đi qua một vị trí nhất định trong thị trấn Vậy thì làm thế nào mà tế bào vị trí biết được con chuột hay người ở đâu trong môi trường? Hai tế bào này cho chúng ta thấy rằng các đường biên giới của môi trường là đặc biệt quan trọng. Vì thế tế bào trên cùng giống như phóng điện vào giữa các bức tường của cái hộp mà con chuột ở trong đó. Khi bạn mở rộng cái hộp, thì vị trí phóng điện cũng mở rộng. Ở cái hộp dưới này có vẻ như phóng điện mỗi khi có một sự tiếp cận với bức tường ở phía nam. Nếu bạn đặt một bức tường khác trong cái hộp đó, thì tế bào thần kinh sẽ phóng điện trong cả hai vị trí mỗi khi mà có một bức tường ở phía nào khi mà con vật khám phá xung quanh cái hộp của nó. Vì vậy điều này dự đoán rằng việc cảm nhận khoảng cách và phương hướng của các biên dưới xung quanh bạn -- các khu nhà xung quanh hay những nơi khác -- là cực kỳ quan trọng đối với đồi hải mã Thực sự thì, ở phần đầu vào của đồi hải mã, các tế bào được tìm thấy mà hướng vào đồi hải mã, phản hồi một cách chính xác để xác định các đường biên hay góc cạnh tại các khoảng cách và hướng cụ thể từ con chuột đó khi mà nó khám phá xung quanh. Vì vậy tế bào bên trái, bạn có thể thấy, nó phóng điện mỗi khi con vật lại gần bức tường hay một đường biên về phía đông khi có một góc hay tường của chiếc hộp vuông hoặc tường vòng tròn của cái hộp tròn hoặc thậm chí là giọt nước tại góc của bàn, tại đó con chuột chạy vòng quanh nó. Và tế bào bên phải phóng điện mỗi khi có một đường biên tới phía nam, khi có một giọt nước tại góc bàn hay tường hoặc ngay cả khi khoảng cách giữa hai bàn được đẩy ra xa. Vì thế có một cách mà trong đó chúng ta nghĩ rằng các tế bào vị trí xác định con vật đang ở đâu khi nó khám phá xung quanh. Chúng ta còn có thể kiểm tra việc chúng ta nghĩ các vật ở đâu, giống như cái cột cờ này, trong môi trường đơn giản -- hay thực tế chiếc ô-tô của bạn có thể ở đâu. Vì vậy chúng ta có thể cho một số người khám phá môi trường xung quanh của họ và xem các vị trí mà họ phải ghi nhớ. Và sau đó, nếu chúng ta đặt họ lại môi trường đó, nói chung thì họ tỏ ra rất tốt trong việc đặt chiếc bút đánh dấu xuống nơi mà họ nghĩ là cái cột cờ hay ô tô của họ ở đó. Nhưng ở một vài phép thử, chúng ta có thể thay đổi hình dạng và kích thước của môi trường giống như chúng ta đã làm với tế bào vị trí Trong trường hợp đó, chúng ta có thể biết nơi mà họ nghĩ cái cột cờ đã ở thay đổi như là một hàm của việc bạn thay đổi hình dạng và kích thước của môi trường làm sao. Và như các bạn có thể thấy, chẳng hạn, nếu cái cột cờ ở tại nơi mà dấu gạch chéo đã ở trong một môi trường hình vuông nhỏ, và sau đó nếu bạn hỏi họ nó đã ở đâu, nhưng bạn đã làm cho môi trường rộng ra trước đó, nơi họ nghĩ cái cột cờ đã ở rộng ra chính xác cùng một cách mà tế bào vị trí phóng điện đã giãn ra. Cũng như nếu bạn nhớ nơi cái cột cờ đã ở bằng cách lưu lại mẫu của sự phóng điện qua tất cả các tế bào vị trí của bạn tại vị trí đó, và sau đó bạn có thể quay lại được vị trí đó bằng cách di chuyển xung quanh từ đó bạn khớp mẫu phóng điện hiện tại của các tế bào vị trí với mẫu đã lưu lại. Điều đó hướng dẫn cho bạn quay lại vị trí mà bạn muốn nhớ. Nhưng chúng ta còn biết chúng ta ở đâu nhờ sự di chuyển. Vì vậy nếu chúng ta đi ra bên ngoài -- có thể là chúng ta đỗ xe và đi loanh quanh đâu đó -- chúng ta biết được vì đó là những sự di chuyển của chính chúng ta, mà chúng ta có thể tích hợp vào đường này một cách xấp xỉ với đường đi là quay trở lại. Các tế bào vị trí còn có thể nhận được loại đầu vào là tuyến đường tích hợp từ một loại tế bào gọi là tế bào lưới. Các tế bào lưới một lần nữa được tìm thấy tại đầu vào của hồi hải mã, và chúng hao hao giống các tế bào vị trí. Nhưng bây giờ khi con chuột khám phá xung quanh mỗi tế bào riêng lẻ phóng điện trong toàn bộ một dãy các vị trí khác nhau mà được bố trí dọc theo môi trường trong một mạng lưới tam giác đều đáng kinh ngạc. Nếu bạn ghi lại từ vài tế bào lưới -- được chỉ ra ở đây theo những màu sắc khác nhau -- mỗi tế bào có một mẫu phóng điện giống như mạng lưới dọc theo môi trường, và mỗi mẫu phóng điện giống-mạng-lưới của tế bào được dịch chuyển đôi chút tương xứng với các tế bào khác. Vì thế các điểm phóng điện màu đỏ trong mạng lưới này và mạng lưới màu xanh ở đây và mạng lưới màu xanh ở đây. Vậy là cùng với nhau, giống như nếu con chuột có thể đặt vào một mạng lưới ảo các vị trí phóng điện dọc theo môi trường của nó -- hơi giống với các đường kinh tuyến và vĩ tuyến mà bạn thấy trên bản đồ nhưng dùng các tam giác. Và khi nó di chuyển xung quanh, thì hoạt động điện có thể đi qua từ một trong số những tế bào này tới tế bào kế tiếp để lần theo nơi nó đang ở, vì thế nó có thể dùng chuyển động của chính nó để biết được nó đang ở đâu trong môi trường Vậy con người có các tế bào lưới không? Bởi vì tất cả các mẫu phóng điện giống-mạng-lưới có cùng một trục đối xứng, cùng hướng của mạng lưới, được biễu diễn bằng màu vàng cam ở đây, điều đó có nghĩa là hoạt động thực của tất cả các tế bào mạng lưới trong một phần cụ thể của não bộ nên thay đổi tùy theo chúng ta đi dọc theo sáu hướng này hay đi theo một trong sáu hướng ở giữa. Chúng ta có thể đưa mọi người vào một máy quét MRI và cho họ chơi video game giống như người mà tôi đã giới thiệu với các bạn và tìm tín hiệu này Thực sự thì, bạn thấy nó trong võ não nội khứu (entorhinal cortex) của con người, đó là phần giống với phần bộ não mà bạn thấy các tế bào lưới ở những con chuột. Quay lại với anh chàng Homer. Có thể anh ta nhớ được chiếc xe của anh ta ở đâu liên hệ với khoảng cách và hướng tới các tòa nhà và đường biên xung quanh vị trí mà anh ta đã đỗ xe. Và điều đó có thể được biễu diễn bằng sự phóng điện của các tế bào xác định đường biên. Anh ta còn nhớ được con đường mà anh đã đi ra khỏi bãi đỗ xe, mà có thể được biễu diễn theo sự phóng điện của các tế bào lưới. Cả hai loại tế bào đó đều có thể làm cho các tế bào vị trí phóng điện Khi anh ta quay lại vị trí mà anh ta đã đỗ xe bằng cách di chuyển như vậy để tìm vị trí của nó mà phù hợp nhất với mẫu phóng điện của các tế bào vị trí trong bộ não của anh ta hiện tại với mẫu đã lưu tại nơi anh ta đã đỗ chiếc xe. Và điều đó dẫn anh ta quay lại vị trí đó mà không quan tâm đến các dấu hiệu hình ảnh giống như việc xe của anh ta có thực sự ở đó không. Có thể nó đã bị kéo đi. Nhưng anh ta biết nó ở đâu, vì thế anh ta biết đi đâu và tìm thấy nó. Vượt ra khỏi trí nhớ không gian, nếu chúng ta tìm kiếm mẫu phóng điện giống-mạng-lưới này qua toàn bộ bộ não, chúng ta sẽ thấy nó trong toàn bộ một chuỗi các vị trí mà luôn luôn tích cực khi chúng ta làm tất cả các loại nhiệm vụ trí nhớ tự luyện, như việc nhớ lần cuối cùng bạn tới một đám cưới chẳng hạn. Vì thế có thể là các cơ chế thần kinh cho việc biễu diễn không gian xung quanh chúng ta cũng được dùng cho việc tạo ra hình ảnh ảo nên ít ra chúng ta có thể tái tạo khung cảnh không gian của các sự kiện đã xảy ra với chúng ta khi chúng ta muốn tưởng tượng chúng. Nếu điều này xảy ra, thì các ký ức của bạn có thể khởi động bằng cách các tế bào vị trí kích hoạt lẫn nhau qua những kết nối dày đặc này và sau đó kích hoạt lại các tế bào đường biên để tạo ra cấu trúc không gian của bối cảnh xung quanh điểm quan sát của bạn. Các tế bào lưới có thể dịch chuyển điểm quan sát này qua không gian đằng kia. Một loại tế bào khác nữa, các tế bào dẫn hướng, mà tôi chưa nhắc đến, chúng phóng điện giống như một chiếc la bàn tùy theo việc bạn đang đi theo đường nào Chúng có thể định nghĩa hướng quan sát từ điểm mà bạn muốn tạo ra một bức ảnh cho hình ảnh tưởng tượng của bạn, vì thế bạn có thể tưởng tượng điều gì đã xảy ra khi bạn ở đám cưới này chẳng hạn. Đây chỉ là một ví dụ của một kỷ nguyên mới trong thần kinh học nhận thức trong đó chúng ra bắt đầu hiểu ra các quá trình tâm lý học giống như làm cách nào mà bạn có thể nhớ hay tưởng tượng hay thậm chí nghĩ theo những hành động của hàng tỷ tế bào thần kinh riêng biệt mà làm nên bộ não của bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Điều tôi muốn nói với các bạn hôm nay là vài vấn đề mà quân đội thế giới phương Tây -- Úc, Mỹ, Anh, vân vân -- đang đối mặt khi họ triển khai tác chiến trên mặt trận trong thế giới hiện đại ngày nay. Nếu bạn nghĩ về những nơi mà quân đội Úc đã được điều đến trong những năm gần đây, rõ ràng có các nơi như Iraq và Afghanistan, nhưng cũng có các nơi như Đông Timor và Quần đảo Solomon, vân vân. Và có rất nhiều chiến trường mà hiện nay ta đưa binh sỹ đến đều không có chiến tranh đúng nghĩa Thật ra, nhiều công việc ta yêu cầu quân đội làm trong các trường hợp đó thì ở đất nước của họ -- Úc, Mỹ, vân vân -- lại do cảnh sát thực hiện. Vì vậy có rất nhiều vấn đề nảy sinh với binh sỹ trong các trường hợp này, vì họ làm những việc mình không được huấn luyện để làm. Và họ làm những việc mà những người làm việc đó ở đất nước họ được huấn luyện rất khác và được trang bị rất khác với họ. Giờ đây, có rất nhiều lý do ta điều binh sỹ, thay vì cảnh sát, làm những việc này. Nếu ngày mai nước Úc phải điều động 1.000 người ví dụ, đến Tây Papua, ta không có đủ 1.000 cảnh sát sẵn sàng để đi vào ngày mai, nhưng lại có 1.000 binh sỹ có thể đi được. Nên nếu phải điều động ai đó, ta sẽ điều quân đội -- họ ở đó, họ thường trực và trời ạ, họ đã quen lên đường và làm những việc này và tự lo liệu và không cần hỗ trợ gì thêm. Nên họ có thể hoàn thành nhiệm vụ, ở góc độ nào đó. Nhưng họ không được huấn luyện cùng cách thức như cảnh sát, và chắc chắn không được trang bị như cảnh sát, do đó điều này đã gây ra nhiều rắc rối cho họ khi thi hành nhiệm vụ. Đặc biệt có một chuyện nảy sinh mà tôi hết sức quan tâm, là câu hỏi liệu rằng, khi điều binh sỹ để thực hiện mấy công việc kiểu này, ta có phải trang bị cho họ khác đi không? Và cụ thể là, liệu rằng ta có nên cho họ tiếp cận các loại vũ khí phi sát thương mà cảnh sát có. Vì họ cũng làm vài việc giống nhau, có lẽ họ nên có vài loại vũ khí như vậy. Và có rất nhiều nơi bạn sẽ nghĩ những vũ khí đó rất hữu ích. Chẳng hạn, khi có các chốt quân sự. Nếu có ai tiến đến các chốt này và binh sỹ không chắc đó có phải kẻ thù không, cứ cho là người này đến gần và họ tự hỏi: “Đó có phải khủng bố không? Họ có giấu gì dưới quần áo không? Chuyện gì sẽ xảy ra?” Họ không biết người này có phải kẻ thù không. Nếu người này không nghe lệnh, họ có thể bắn người đó, và sau đó phát hiện hoặc đúng, họ bắn đúng người, hoặc không, đây chỉ là một người vô tội không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nên nếu có vũ khí phi sát thương, các binh sỹ sẽ nói: “Nó sẽ hữu dụng trong trường hợp như vậy. Nếu bắn nhầm người không phải kẻ thù, ít ra ta cũng không giết họ.” Trường hợp khác: bức ảnh này là từ một trong các nhiệm vụ ở Balkan cuối những năm 1990. Trường hợp hơi khác một chút, khi họ biết đó có thể là kẻ thù. Có người nổ súng vào họ hay làm điều gì khác mà rõ ràng có ý gây hấn, ném đá, bất kỳ thứ gì. Nhưng nếu họ bắn trả, có nhiều người vô tội khác ở xung quanh cũng có thể bị thương. Thiệt hại ngoài ý muốn điều mà quân đội thường không muốn nhắc đến. Họ sẽ lại nói: “Khi được tiếp cận vũ khí phi sát thương, nếu biết chắc ai là kẻ thù, ta có thể đối phó họ, và dù tấn công nhầm ai khác, ít ra ta cũng không giết họ.” Một đề xuất khác. Ta đang đưa rất nhiều rô-bốt ra chiến trường, ta có thể thấy đến lúc họ thật sự đưa rô-bốt hoạt động độc lập ra chiến trường. Chúng sẽ tự quyết định bắn ai và không bắn ai, không có con người can dự. Nên tôi đề xuất là, nếu đưa rô-bốt đi và cho chúng làm điều này, có lẽ sẽ là ý hay nếu trang bị chúng vũ khí phi sát thương, để nếu rô-bốt quyết định sai và bắn nhầm người, một lần nữa, chúng không giết họ. Giờ thì, có nhiều loại vũ khí phi sát thương, vài loại đã xuất hiện, vài loại đang được phát triển. Có các loại truyền thống như bình xịt hơi cay, hay bình xịt OC trên kia, hay súng điện bên kia. Loại trên cùng bên phải thật ra là tia laze gây chói, chỉ để tạm thời làm ai đó mù và mất phương hướng. Bạn có súng shotgun phi sát thương với đạn bằng cao su thay vì kim loại như truyền thống. Và thứ ở giữa, chiếc xe tải lớn, được gọi là Hệ thống khống chế Hành động, hiện được quân đội Mỹ chế tạo. Về bản chất nó là bộ phát vi sóng cỡ đại. Kiểu như là ý tưởng cổ điển về tia nhiệt của bạn. Nó có thể phát ra khoảng cách rất xa, so với bất kỳ loại nào khác. Bất kỳ ai bị chiếu trúng sẽ đột ngột thấy rất nóng, và chỉ muốn ra khỏi đó. Nó phức tạp hơn nhiều so với lò vi sóng, nhưng về bản chất nó làm sôi các phân tử nước ngay trên bề mặt da bạn. Do đó bạn thấy nóng kinh khủng, và nghĩ: "Mình phải ra khỏi đó thôi.” Và họ nghĩ loại này sẽ rất hữu dụng ở những nơi cần giải tán đám đông, khi bọn họ chống đối. Nếu muốn ai tránh xa nơi nào đó, ta có thể làm được nhờ mấy vũ khí này. Do đó có rất nhiều loại vũ khí phi sát thương ta có thể cung cấp cho binh sỹ, và có nhiều tình huống họ sẽ nhìn chúng và nói: “Mấy vũ khí này sẽ rất hữu ích đây.” Nhưng như đã nói, quân đội và cảnh sát rất khác nhau. (Cười) Vâng, bạn không cần nhìn quá kỹ mới nhận ra họ có thể rất khác nhau. Cụ thể là, thái độ với việc dùng vũ lực và cách họ được huấn luyện dùng vũ lực thật sự khác biệt. Cảnh sát -- và tôi biết vì thực tế tôi từng hỗ trợ huấn luyện cảnh sát -- cảnh sát, đặc biệt là ở các nước phương Tây, được huấn luyện để tiết giảm vũ lực, cố gắng tránh dùng vũ lực ở bất kỳ đâu, và chỉ dùng vũ lực gây thương vong khi đó là lựa chọn cuối cùng. Binh sỹ được huấn luyện để chiến đấu. Do đó họ được hướng dẫn rằng, ngay khi có chuyển biến xấu, phản ứng đầu tiên là vũ lực gây thương vong. Khi đó thì chuyện chợt trở nên nghiêm trọng rồi -- (Cười) Họ sẽ nổ súng ngay từ đầu. Do đó thái độ của họ khi dùng vũ lực gây thương vong rất khác biệt, và tôi nghĩ khá rõ ràng là thái độ của họ với vũ khí phi sát thương cũng sẽ rất khác so với cảnh sát. Và vì đã có đủ chuyện rắc rối khi cảnh sát dùng vũ khí phi sát thương, tôi nghĩ ta nên nhìn nhận mấy vấn đề đó và thử liên hệ với bối cảnh quân sự. Tôi rất ngạc nhiên khi bắt đầu tìm hiểu và thấy được, thật ra ngay cả người ủng hộ quân đội dùng vũ khí phi sát thương cũng chưa thật sự làm điều đó. Có vẻ họ thường nghĩ: “Vì sao lại quan tâm chuyện gì xảy ra với cảnh sát? Ta đang nhìn vào sự việc khác mà.” Và có vẻ họ không nhận ra mình đang nhìn nhận những sự việc giống nhau. Do đó tôi bắt đầu đào sâu mấy vấn đề này, và tìm hiểu cách mà cảnh sát dùng vũ khí phi sát thương khi chúng được giới thiệu, và vài vấn đề có thể nảy sinh từ đó khi chúng giới thiệu trên thực tế. Và dĩ nhiên, là người Úc, tôi bắt đầu nhìn nhận vấn đề đó ở Úc, dựa vào kinh nghiệm của tôi trong các dịp vũ khí phi sát thương được giới thiệu ở Úc. Một trong những điều tôi đặc biệt tìm hiểu là việc sử dụng bình xịt OC -- bình xịt hơi cay -- của cảnh sát Úc, và xem điều gì đã xảy ra khi nó được giới thiệu, và các vấn đề liên quan. Và một nghiên cứu hết sức thú vị tôi tìm được là ở Queensland, vì họ có cho thời gian dùng thử bình xịt hơi cay trước khi thật sự giới thiệu chúng rộng rãi hơn. Và tôi đã tìm hiểu vài số liệu ở đây. Lúc ấy, khi giới thiệu bình xịt hơi cay ở Queensland, họ rất dứt khoát. Họ nói: “Điều này rõ ràng là để cho cảnh sát quyền lựa chọn giữa la hét và nổ súng. Đây là thứ họ có thể dùng thay súng ống trong các tình huống mà trước kia họ đã phải nổ súng.” Do đó tôi xem xét mọi số liệu về vụ nổ súng của cảnh sát. Và thật ra bạn không thể tìm chúng dễ dàng cho từng bang ở Úc. Tôi chỉ tìm được số liệu này. Nó nằm trong một báo cáo của Viện Tội phạm học Úc . Bạn có thể thấy, ở phần chữ nhỏ trên cùng: “Số vụ tử vong do súng công vụ” nghĩa là không chỉ bị cảnh sát bắn, mà có người còn tự bắn mình trước sự hiện diện của cảnh sát. Nhưng đây là các số liệu trên khắp cả nước, và mũi tên đỏ đại diện cho điều mà Queensland nói: “Vâng, đây là năm ta sẽ cho mọi cảnh sát trên toàn bang tiếp cận bình xịt hơi cay.” Cho nên bạn có thể thấy có sáu cái chết trước thời gian đó, mỗi năm đều thế, trong nhiều năm. Có sự gia tăng đáng kể vài năm trước, nhưng không phải ở Queensland. Có ai biết là ở đâu không? Không phải Cảng Port. Victoria? Vâng, đúng rồi. (Cười) Như vậy không chỉ Queensland mới có rắc rối cụ thể với các cái chết do cảnh sát gây ra khi nổ súng, vân vân. Vậy là sáu vụ nổ súng trên khắp cả nước, diễn ra khá đều vào các năm trước đó. Có ai muốn đoán số lần, căn cứ vào cách họ giới thiệu thứ này, số lần cảnh sát Queensland dùng bình xịt hơi cay trong giai đoạn đó? Mấy trăm? Một? Được giới thiệu dứt khoát là giải pháp cho việc dùng vũ lực gây thương vong -- một sự lựa chọn giữa la hét và nổ súng. Tôi sẽ đưa ra quan điểm trái chiều khi cho rằng nếu cảnh sát Queensland không có bình xịt hơi cay, họ đã không bắn 2.226 người trong hai năm đó. (Cười) Thật ra, nếu nhìn vào các nghiên cứu mà họ thực hiện, tài liệu mà họ đang thu thập và xem xét, bạn có thể thấy nghi phạm chỉ có vũ trang trong khoảng 15% trường hợp khi bình xịt hơi cay được dùng. Nó thường được sử dụng trong giai đoạn này, và, dĩ nhiên, vẫn thường được sử dụng vì dù gì cũng không có ai than phiền, trong bối cảnh của nghiên cứu này. Nó thường được sử dụng để đối phó với những ai quá khích, có khuynh hướng bạo lực, và cũng thường được sử dụng để để đối phó với những ai chỉ đơn thuần bất tuân thụ động. Kiểu người này không làm gì quá khích, nhưng họ chỉ không làm điều ta yêu cầu. Họ không nghe theo lệnh của ta, nên ta tấn công bằng bình xịt hơi cay nó khiến họ rời đi nhanh hơn. Đây là thứ được giới thiệu một cách dứt khoát là sự thay thế cho súng ống, nhưng thường được sử dụng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nữa. Bây giờ một trong các vấn đề cụ thể nảy sinh khi quân đội dùng vũ khí phi sát thương -- và thực tế cũng có người nói: "Có thể có vấn đề đấy.” -- Có vài vấn đề cần ta tập trung vào. Một trong các vấn đề là: vũ khí phi sát thương có thể bị dùng bừa bãi. Một trong các nguyên tắc cơ bản của việc dùng vũ lực trong quân đội là bạn phải có sự suy xét: phải cân nhắc về người bạn sẽ nhắm vào. Do đó một trong các vấn đề do vũ khí phi sát thương gây ra là chúng có thể bị sử dụng bừa bãi -- khi bạn dùng chúng chống lại nhiều người, vì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều nữa. Và trên thực tế, một ví dụ cụ thể mà tôi nghĩ minh họa được điều đó là vụ bao vây Nhà hát Dubrovka năm 2002, mà có lẽ nhiều người trong các bạn, đủ già để nhớ được. khác với sinh viên của tôi ở ADFA, Họ nắm giữ khoảng 700 con tin. Họ đã thả nhiều người, nhưng vẫn còn giữ khoảng 700 con tin. Và biệt đội quân cảnh Nga, “Spetsnaz,” đã đến và xông vào nhà hát. Cách họ làm là bơm khí mê vào toàn bộ nhà hát. Và rốt cuộc rất nhiều con tin đã chết vì hít phải khí đó. Nó bị sử dụng bừa bãi. Họ đã bơm khí vào toàn bộ nhà hát. Và chẳng ngạc nhiên khi nhiều người chết, vì bạn không biết lượng khí mỗi người sẽ hít vào, vị trí họ sẽ ngã khi bất tỉnh, vân vân. Thật ra, chỉ có vài người bị bắn trong sự kiện này. Nên về sau khi họ xem xét lại, rõ ràng chỉ có vài người bị bắn chết, bởi bọn bắt giữ con tin hay lực lượng cảnh sát khi cố giải quyết tình hình. Hầu như những ai thiệt mạng đều là do hít phải khí mê. Số con tin tử vong cuối cùng không rõ là bao nhiêu, nhưng chắc chắn nhiều hơn thế, vì có người cũng tử vong trong vài ngày sau. Do đó đây là vấn đề thứ nhất họ nhắc đến, rằng nó có thể bị sử dụng bừa bãi. Vấn đề thứ hai đôi khi mọi người nhắc đến về việc quân đội dùng vũ khí phi sát thương -- và đó thật sự là lý do trong Hiệp định Vũ khí Hóa học, quy định rõ là không được dùng tác nhân chống bạo loạn làm vũ khí trong chiến tranh -- vì người ta nhận thấy đôi khi vũ khí phi sát thương có thể được dùng không chỉ để thay thế vũ lực sát thương, mà để tăng cường vũ lực gây thương vong: tức là dùng vũ khí phi sát thương trước, để vũ khí gây sát thương thật sự hiệu quả hơn. Những người bạn nhắm vào sẽ không thoát được. Họ không ý thức được chuyện đang xảy ra, nên bạn dễ giết họ hơn. Và đó chính xác là điều đã xảy ra ở đây. Bọn bắt giữ con tin bất tỉnh vì khí mê đã không bị bắt giữ. Đơn giản là họ bị bắn vào đầu. Do đó vũ khí phi sát thương được dùng trong trường hợp này để tăng cường vũ lực gây thương vong, trong tình huống cụ thể này là để việc bắn hạ hiệu quả hơn. Một vấn đề nữa tôi muốn đề cập nhanh là có rất nhiều vấn đề với cách mọi người thật sự được hướng dẫn dùng vũ khí phi sát thương, huấn luyện và kiểm tra, vân vân. Vì họ được kiểm tra trong môi trường dễ chịu, an toàn, và được dạy sử dụng trong môi trường dễ chịu, an toàn -- như thế này, mà bạn có thể thấy rõ chuyện gì đang xảy ra. Người đang phun bình xịt hơi cay đang mang găng tay cao su để đảm bảo mình không bị nhiễm độc, vân vân. Nhưng chúng không hề được dùng như thế. Chúng được dùng trong thế giới thực, như ở Texas, thế này đây: [”Cảnh sát chích điện bà cụ sau khi dừng phương tiện"] Thú thật, riêng trường hợp này đã khơi gợi sự tò mò của tôi. Nó xảy ra khi tôi đang là nghiên cứu viên tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Các bản tin bắt đầu nhắc đến sự việc này, khi người phụ nữ này tranh cãi với viên cảnh sát. Bà ấy không quá khích. Trên thực tế, có lẽ ông ấy cao hơn tôi sáu inch, và bà ấy cao tầm này. Và cuối cùng bà cụ nói: “Tôi sẽ quay vào xe.” Và ông ấy nói: “Nếu quay vào xe, tôi sẽ chích điện bà.” Và bà ấy nói: “Ồ, cứ việc. Cứ chích tôi đi.” Và ông ấy làm thật. Và cảnh đó được ghi lại trong máy quay lắp trước xe cảnh sát. Bà ấy 72 tuổi. Và cách đó được xem là phù hợp nhất khi ứng xử với bà cụ. Và có các ví dụ khác về các sự việc tương tự, mà bạn sẽ nghĩ: “Có phải đây là cách phù hợp để sử dụng vũ khí phi sát thương?” “Cảnh sát trưởng bắn súng điện vào đầu cô bé 14 tuổi.” “Cô bé đang bỏ chạy. Tôi phải làm gì khác đây?” (Cười) Hay ở Florida: "Cảnh sát bắn súng điện bé trai 6 tuổi ở trường tiểu học.” Và hẳn họ học được nhiều từ điều đó, vì ở cùng quận: “Cảnh sát xem xét chính sách sau vụ trẻ em bị sốc điện: Đứa trẻ thứ 2 bị sốc điện bằng súng chỉ trong vài tuần.” Cảnh sát cùng quận đó. Một trẻ khác vài tuần sau khi cậu bé sáu tuổi bị bắn súng điện. Trong trường hợp bạn nghĩ điều này chỉ xảy ra ở Mỹ, nó cũng xảy ra ở Canada nữa đấy: [”CS chích điện bé 11 tuổi”] Và đồng nghiệp gửi cho tôi cái này từ London: [”Cụ ông 82 tuổi bị bắt và bị bắn súng điện”] Nhưng phải thú thật, sự việc mà tôi thích hơn cả là ở Mỹ: "Cảnh sát bắn súng điện vào phụ nữ khuyết tật 86 tuổi trên giường.” (Cười) Tôi đã kiểm tra báo cáo về vụ việc này. Rõ ràng là bà ấy có tư thế đe dọa hơn trên giường. (Cười) Không đùa đâu, chính xác nó viết thế này: “Bà ấy có có tư thế đe doạ hơn trên giường.” Được rồi. Nhưng tôi phải nhắc bạn -- nói về quân đội vũ khí phi sát thương, sao vụ này có liên quan? Vì thật ra cảnh sát kiềm chế hơn khi dùng vũ lực so với quân đội. Họ được huấn luyện để kiềm chế hơn khi dùng vũ lực so với quân đội. Họ được huấn luyện để suy xét hơn, cố gắng tiết chế. Nên nếu những vấn đề xảy ra với cảnh sát khi dùng vũ khí phi sát thương, điều gì khiến bạn nghĩ tình hình sẽ khá hơn với các binh sỹ? Điều cuối cùng tôi muốn nói: Khi nói chuyện với cảnh sát về việc vũ khí phi sát thương hoàn hảo trông thế nào, chắc chắn đa số bọn họ đều nói như nhau. Họ nói: “Đó phải là thứ gì đủ ghê gớm để mọi người không muốn bị nó tấn công. Cho nên khi bạn dọa dùng nó, mọi người sẽ nghe theo. Nhưng nó cũng phải là thứ gì đó không để lại ảnh hưởng lâu dài.” Nói cách khác, vũ khí phi sát thương hoàn hảo là thứ lạm dụng được một cách hoàn hảo. Những người này đã có thể làm gì nếu tiếp cận được với súng điện, hay phiên bản điều khiển được, di động của Hệ thống khống chế Hành động -- một tia nhiệt nhỏ bạn có thể chiếu vào người khác mà không phải lo gì. Nên tôi nghĩ là vâng, vũ khí phi sát thương có thể rất hữu ích trong các tình huống này, nhưng cũng có rất nhiều vấn đề cần được xem xét. Xin chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Cả tôi và anh trai tôi thuộc lớp người dưới tuổi 30, mà Pat cho rằng chiếm 70% dân số nhưng theo thống kê của chúng tôi thì chỉ chiếm 60% dân số của vùng. Qatar không phải là ngoại lệ Nó là một quốc gia trẻ dẫn dắt bởi những người trẻ. Chúng tôi hồi tưởng về những công nghệ gần đây nhất và chiếc iPods, và với tôi là chiếc áo Aba, chiếc váy truyền thống mà tôi đang mặc hôm nay. Bây giờ nó không phải là một trang phục tôn giáo, hay một tuyên bố tôn giáo. Thay vì vậy, nó là một tuyên bố đa dạng văn hóa mà chúng tôi chọn để mặc. Tôi nhớ lại một vài năm trước, một nhà báo đã hỏi Tiến sỹ Sheikha, người đang ngồi đây, hiệu trưởng Đại học Qatar -- người, mà nhân tiện đây tôi nói, là một phụ nữ -- anh hỏi bà rằng liệu bà có nghĩ chiếc áo Aba cản trở hoặc vi phạm sự tự do của bà trong bất cứ trường hợp nào không? Câu trả lời của bà khá là trái ngược. Thay vì vậy, bà lại cảm thấy thoải mái hơn, bởi vì bà có thể mặc bất cứ thứ gì bà muốn bên dưới chiếc áo Aba. Bà có thể đi làm trong bộ đồ ngủ và chẳng ai quan tâm (Cười) Tôi chỉ nói vậy thôi, đừng làm thế nhé. (Cười) Quan điểm của tôi là: mọi người có một lựa chọn -- giống như phụ nữ Ấn Độ có thể mặc váy Sari hoặc phụ nữ Nhật Bản mặc Kimono. Chúng ta đang thay đổi nền văn hóa của mình từ bên trong, nhưng cùng lúc chúng ta cũng kết nối lại với truyền thống của mình. Chúng ta biết rằng hiện đại hóa đang diễn ra. Và đúng, Qatar muốn trở thành một quốc gia hiện đại. Nhưng cùng lúc chúng ta cũng đang kết nối và khẳng định lại di sản Ả-Rập của chúng ta. Điều này rất quan trọng cho sự phát triển tổ chức của chúng ta. Và chúng ta tiếp tục đưa ra những quyết định có ý thức để chạm tới sự cân bằng. Sự thật là, các nghiên cứu đã cho thấy nếu tôi dùng phép suy diễn của Tom Friedman, thế giới ngày càng phẳng, hay toàn cầu hóa thì càng có nhiều người muốn được khác biệt. Và đối với những người trẻ tuổi như chúng ta, họ đang quan tâm đến việc trở thành những cá thể riêng biệt. và tìm ra điểm khác biệt của mình giữa họ. vì thế mà tôi thích phép suy diễn của Richard Wilk hơn về toàn cầu hóa bản địa và bản địa hóa toàn cầu. Chúng ta không muốn giống hệt nhau, nhưng chúng ta muốn tôn trọng và hiểu rõ nhau. Và vì vậy, truyền thống trở nên ngày càng quan trọng, chứ không phải là kém quan trọng đi. Cuộc sống đòi hỏi một thế giới chung, tuy nhiên, chúng ta tin tưởng vào sự an toàn của việc có một bản sắc địa phương. Và đó là điều mà những người lãnh đạo nơi đây đang cố gắng thực hiện. Chúng tôi đang cố gắng là một phần của ngôi làng toàn cầu này, nhưng cùng lúc, chúng tôi cũng nhìn nhận lại bản thân thông qua các thể chế và sự phát triển văn hóa của mình. Tôi là một đại diện của hiện tượng này. Và tôi nghĩ rất nhiều người trong căn phòng này, Tôi có thể thấy rất nhiều người đang cùng vị trí với tôi. Tôi chắc rằng, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy những người ở Washington, họ cũng đang cùng vị trí với chúng ta. Chúng ta đang tiếp tục cố gắng hòa hợp những thế giới, những nền văn hóa khác nhau và cố gắng đương đầu với những thử thách của một sự kỳ vọng khác từ bản thân ta và từ mọi người. Thế nên tôi muốn đặt một câu hỏi: Nền văn hóa của thế kỷ 21 nên như thế nào? Trong thời điểm mà thế giới đang trở nên cá nhân hóa, khi mà điện thoại di động, hamburger, điện thoại, mọi thứ có bản sắc riêng của nó, làm thế nào chúng ta hiểu được bản thân và làm thế nào chúng ta hiểu được người khác? Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nền văn hóa sa mạc của chúng ta như thế nào? Tôi không chắc có bao nhiêu trong số các bạn ở Washington nhận ra sự phát triển văn hóa đang diễn ra trong vùng và mới đây, Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo mở cửa ở Qatar năm 2008. Tôi tự mình cá nhân hóa những phát triển văn hóa này, nhưng tôi cũng hiểu rằng điều này phải được thực hiện một cách có tổ chức Đúng vậy, chúng ta có tất cả những nguồn tài nguyên mà ta cần để phát triển một thể chế văn hóa mới, nhưng điều mà tôi nghĩ rằng quan trọng hơn đó là chúng ta thật may mắn khi có những nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng những người hiểu rằng điều này không thể xảy ra từ bên ngoài, mà phải đến từ bên trong. Và đoán được không? Bạn có lẽ sẽ bị bất ngờ khi biết hầu hết mọi người ở Vịnh Gulf những người đang dẫn dắt những sáng kiến văn hóa này lại là những người phụ nữ. Tôi muốn hỏi rằng, bạn nghĩ tại sao lại như thế? đó là vì đó là lựa chọn mang tính văn hóa hay chúng tôi không có chuyện gì khác để làm? Không, tôi không nghĩ thế. Tôi nghĩ những người phụ nữ trong phần này của thế giới nhận ra rằng văn hóa là một thành phần quan trọng để kết nối con người cả bản địa lẫn khu vực. Nó là một thành phần tự nhiên để mang mọi người đến với nhau, cùng thảo luận những ý tưởng -- theo cùng cách mà chúng ta đang làm ở đây, tại TED. Chúng ta ở đây, là một phần của cộng đồng, cùng chia sẻ những ý tưởng và thảo luận về chúng. Nghệ thuật trở thành một phần rất quan trọng của bản sắc dân tộc chúng ta. những tác động mang tính chính trị ,xã hội, khẳng định sự tồn tại mà một người nghệ sỹ có trên sự phát triển của bản sắc văn hóa đất nước mình là vô cùng quan trọng. Bạn biết đấy, nghệ thuật và văn hóa là công việc kinh doanh lớn Hãy hỏi tôi. Hỏi những Chủ tịch và Tổng giám đốc của Sotheby và Christie. Hỏi Charles Saatchi về nghệ thuật. Họ kiếm được bộn tiền. Vì vậy tôi nghĩ rằng phụ nữ trong xã hội chúng ta đang trở thành những nhà lãnh đạo, bởi họ nhận ra rằng điều này vì những thế hệ tương lai, nó rất quan trọng để giữ gìn những bản sắc văn hóa của chúng ta. Tại sao người Hy Lạp lại yêu cầu sự trở lại của Elgin Marbles? (Bộ sưu tập những bức tượng cẩm thạch cổ điển Hy Lạp) Và tại sao lại có những lời bàn tán khi một nhà sưu tập cố gắng bán bộ sưu tập của mình cho một viện bảo tàng ngoại quốc? Tại sao tôi lại phải mất mấy tháng trời để kết thúc việc lấy giấy phép xuất cảnh từ London hay New York để có thể đưa một vài phần về tới quê hương mình? Chỉ trong vài tiếng, Shirin Neshat, một người bạn Iran của tôi một người nghệ sỹ rất quan trọng với chúng ta sẽ nói chuyện với bạn. Cô ấy sống ở New York, nhưng cô không cố gắng trở thành một nghệ sỹ Tây phương. Thay vì vậy, cô cố gắng tiến hành một cuộc đối thoại quan trọng về nền văn hóa, quốc gia và di sản của cô ấy. Cô làm điều này thông qua những loại hình nghệ thuật thị giác như nhiếp ảnh và phim ảnh. Cũng bằng cách này, Qatar đang cố gắng phát triển những bảo tàng quốc gia qua một quá trình từ bên trong. Nhiệm vụ của chúng tôi thuộc về sự hội nhập văn hóa và nền độc lập. Chúng tôi không muốn những thứ đã có ở phương Tây. Chúng tôi không muốn bộ sưu tập của họ. Chúng tôi muốn xây dựng một bản sắc riêng, một kết cấu riêng, sáng tạo nên một cuộc đối thoại mở để chia sẻ những ý tưởng của mình và các bạn chia sẻ với chúng tôi. Trong một vài ngày, chúng tôi sẽ mở cửa Bảo tàng Nghệ thuật Ả Rập đương đại. Chúng tôi đã hoàn thành một nghiên cứu mở rộng để chắc rằng những nghệ sỹ A-Rập theo đạo Hồi, và những nghệ sỹ A-Rập không theo đạo -- không phải tất cả người A-Rập đều theo đạo Hồi--- nhưng chúng tôi đảm bảo rằng họ đại diện trong tổ chức mới này Tổ chức này được chính phủ hậu thuẫn và đã như thế được ba thập kỉ nay chúng tôi sắp mở một bảo tàng và tôi mời tất cả các bạn đến sân bay Qatar và cùng tham gia với chúng tôi (Tiếng cười) bảo tàng này quan trọng với chúng tôi như với các nước phương tây vậy vài người trong số các bạn có lẽ đã nghe đến nghệ sĩ người Algeria ,Baya Mahieddine nhưng tôi nghĩ rằng rất nhiều người biết rằng người nghệ sĩ này đã làm việc ở xưởng Picasso ở Pháp trong những năm 1930 với tôi đó là một phát hiện mới và tôi nghĩ theo thời gian, những năm tới chúng ta sẽ biết thêm nhiều về Picassos, Legers và Cezannes của chúng ta chúng ta có những người nghệ sĩ nhưng không may là chúng ta đến giờ vẫn chưa phát hiện ra họ Cách diễn giải bằng hình ảnh chỉ là một dạng của sự hội nhập văn hóa. chúng tôi nhận ra rằng ngày càng nhiều người đang sử dụng những phương tiện như Youtube và mạng xã hội để thể hiện những câu chuyện, chia sẻ những bức ảnh của họ và lên tiếng kể những câu chuyện của riêng mình. Tương tự như thế chúng tôi thành lập Hiệp hội phim Doha Hiệp hội phim Doha là một tổ chức dạy người ta về phim và việc làm phim năm ngoái chúng tôi không có một người phụ nữ làm phim người Qatari nào hôm nay tôi tự hào nói rằng chúng ta đã huấn luyện và đào tạo được hơn 66 nhà nữ làm phim người Qatar biên soạn và kể những câu chuyện của họ bằng chính giọng nói của họ (vỗ tay) nếu các bạn cho phép,tôi rất muốn chia sẻ một thước phim một phút chứng minh rằng một đoạn phim 60giây cũng có thể có sức mạnh như một bài thơ haiku khi diễn tả một vấn đề lớn đây là một trong những sản phẩm của nhà làm phim của chúng tôi (đoạn phim) cậu bé: nghe này! cậu có biết cổ phiếu tăng giá chưa? cậu đóng vai gì thế? cô bé :cậu Khaled,đây hãy đeo chiếc khăn quàng cổ này Khaled : tại sao phải đeo chứ? Cô bé : làm như người ta bảo đi ,cô bé Cậu bé : không, cậu đóng vai mẹ,tớ đóng vai bố(cô bé : nhưng đây là trò chơi của tớ mà ) thế thì cậu chơi một mình đi. cô bé : đàn bà !một tiếng thôi mà họ đã giận vô dụng cảm ơn. cảm ơn (vỗ tay) SM : quay trở lại với sự dao động giữa Đông và Tây tháng vừa rồi chúng tôi vừa tổ chức liên hoan phim Doha Tribeca ở đây tại Doha. Liên hoan phim Doha Tribeca được tổ chức tại trung tâm văn hoá mới của chúng tôi, Katara. Nó đã thu hút 42000 người chúng tôi đã triển lãm 51 đoạn phim Giờ thì Liên hoan phim Doha Tribeca không còn là một lễ hội nhập khẩu nữa, nó đã trở thành một lễ hội quan trọng giữa thành phố New York và Doha. Có 2 điều quan trọng. Trước hết nó cho phép chúng tôi triển lãm những nhà làm phim A-Rập và tiếng nói của họ tới một trong những thành phố quốc tế nổi tiếng nhất thế giới, New York. Cùng lúc, chúng tôi cũng mời họ đến và khám phá phần thế giới của chúng tôi Họ đang học về văn hóa, ngôn ngữ, di sản của chúng ta và nhận ra rằng chúng ta khác biệt và cũng như họ. Và cứ nhiều lần như thế mọi người nói: "Hãy cùng xây cầu nối", nói thật tôi muốn làm nhiều hơn thế tôi muốn phá bỏ những bức tường của sự thờ ơ giữa Đông và Tây -- không không phải lựa chọn văn hoá mà chúng ta đang nói về mà là sức mạnh văn hoá mà Joseph Nye nói trước đây văn hoá là một công cụ mang mọi người đến với nhau chúng ta không nên đánh giá thấp nó "Hãy biết mình là ai" đây là hành trình tự thể hiện và tự khám phá mà chúng ta đang đi Tôi không giả vờ là biết tất cả những câu trả lời nhưng tôi biết rằng tôi với tư cách là một cá nhân và chúng ta với tư cách là một dân tộc chào mừng tập thể này với những ý tưởng đáng được chia sẻ. đây là một hành trình rất thú vị tôi xin mời bạn cùng tham gia với chúng tôi tham gia và bàn luận những ý tưởng mới làm thế nào để mang người ta lại với nhau qua động lực và các thảo luận văn hoá sự gần gũi phá huỷ và chiến thắng nỗi sợ hãi. Hãy thử đi. Xin cảm ơn quý vị rất nhiều. Shokran. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng khi thức dậy với một người lạ thi thoảng với nhiều người tự hỏi về quyền tồn tại của bạn cho những gì bạn viết trên mạng, thức dậy với tin nhắn giận dữ, sợ hãi và lo lắng cho sự an toàn của bạn. Chào mừng đến với thế giới của quấy rối trên mạng. Hình thức quấy rối mà phụ nữ Pakistan đối mặt rất nghiêm trọng và nó thường dẫn đến những kết cục chết người. Việc quấy rối này ngăn phụ nữ truy cập Internet về cơ bản là kiến thức. Nó là một dạng của sự đàn áp. Pakistan là quốc gia đông dân đứng thứ 6 trên thế giới, với 140 triệu người truy cập các thiết bị di động, và 15% trong số đó truy cập Internet. Và con số trên dường như không đi xuống với sự nổi lên của các công nghệ mới. Pakistan cũng là nơi sinh của người dành giải Nobel Hòa Bình trẻ nhất, Malala Yousafzai. Nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh của Pakistan. Một khía cạnh khác là ở đây khái niệm xoắn về danh dự được kết nối với phụ nữ và cơ thể của họ; nơi mà đàn ông được cho phép xem thường phụ nữ và thậm chí giết họ Đây là cái được gọi '' Danh dự gia đình''; nơi mà phụ nữ bị bỏ rơi đến chết ngay ngoài nhà của họ vì nói chuyện với một người đàn ông trên điện thoại, dưới cái tên '' Danh dự gia đình.'' Để tôi giải thích rõ ràng hơn: Đó không phải là danh dự; Đó là một kẻ sát nhân máu lạnh. Tôi đến từ một làng nhỏ ở Punjab, Pakistan, nơi mà phụ nữ không được phép theo đuổi giáo dục đại học. Những người cao tuổi trong gia đình tôi không cho phép phụ nữ theo đuổi giáo dục đại học hay nghề nghiệp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không giống những người nam giám hộ trong gia đình tôi, bố tôi là người cực kỳ ủng hộ những tham vọng của tôi. Lấy bằng luật sư, dĩ nhiên, điều đó rất khó, và (có vài) sự bất đồng. Nhưng đến cuối, tôi biết hoặc là tôi hoặc là họ, và tôi chọn bản thân mình. ( Vỗ tay) Truyền thống gia đình và kỳ vọng cho một người phụ nữ không cho phép tôi sở hữu điện thoại cho đến khi kết hôn. Và ngay cả khi tôi kết hôn, công cụ này trở thành công cụ theo dõi riêng của tôi. Khi tôi chống lại ý tưởng bị theo dõi bởi chồng cũ, anh ta không đồng tình với nó và ném tối khỏi nhà, cùng với đứa con trai sáu tháng, Abdullah. Và nó là khi tôi tự hỏi mình, '' Tại sao? '' Tại sao phụ nữ lại không được phép hưởng quyền bình đẳng như nhau được ghi trong hiến pháp của chúng ta? Trong khi luật sư nói rằng phụ nữ có quyền truy cập bình đẳng với thông tin, tại sao luôn là đàn ông: anh, em trai, bố và chồng, ai đang trao những quyền này cho chúng tôi, một cách hiệu quả làm cho luật pháp không liên quan? Vì vậy tôi quyết định hành động, thay vì tiếp tục đặt câu hỏi về những cấu trúc gia trưởng này và các tiêu chuẩn xã hội. Và tôi đã thành lập Tổ chức quyền kỹ thuật số vào năm 2012 để giải quyết những vấn đề và trải nghiệm của phụ nữ trong không gian mạng và quấy rối mạng. Từ vận động hành lang cho internet miễn phí và an toàn để thuyết phục phụ nữ trẻ rằng truy cập an toàn vào internet là quyền cơ bản của con người, tôi cố gắng làm tốt vai trò mình trong việc đốt cháy lên tia lửa để giải quyết những vấn đề làm tôi băn khoăn trong nhiều năm. Với hy vọng trong tim, và đưa ra một giải pháp cho mối đe dọa này, Tôi bắt đầu đường dây cứu trợ đầu tiên ở Pakistan và trong khu vực vào tháng 12 năm 2016 ( Vỗ tay) Để mở rộng hỗ trợ cho phụ nữ người không biết ai để cứu giúp khi họ đối mặt với những đe dọa trực tuyến nghiêm trọng. Tôi nghĩ về những phụ nữ không có sự hỗ trợ cần thiết để xử lý với chấn thương tâm thần khi họ thấy bất an trong không gian trực tuyến, khi họ làm những hoạt động hàng ngày, nghĩ về việc có một mối đe dọa hãm hiếp. Truy cập an toàn vào Internet là tiếp cận đến kiến thức, và kiến thức là sự tự do. Khi đấu tranh quyền kỹ thuật số của phụ nữ, tôi đang đấu tranh cho bình đẳng. Cảm ơn các bạn. ( Vỗ tay ) Tôi muốn các bạn giơ tay hoặc vỗ tay để xem ai thuộc thế hệ nào nhé? Tôi tò mò muốn biết bao nhiêu người khoảng tầm từ 3 đến 12 tuổi. (Cười) Không có à? Được rồi. Tôi sẽ nói về khủng long. Bạn có nhớ được tên khủng long khi các bạn ở tầm tuổi đó không? (Vỗ tay) Khủng long cũng khá buồn cười, bạn biết không. (Cười) Bây giờ chúng ta sẽ đi theo một chiều hướng khá là khác biệt. Tôi hy vọng các bạn đều nhận ra điều đó. Thế nên tôi chỉ muốn gửi cho các bạn một thông điệp: Cố đừng có bị tuyệt chủng đấy. (Cười) Thế thôi. (Cười) Mọi người hỏi tôi rất nhiều -- thực tế là, một trong những câu hỏi mà tôi hay nhận được nhất là, tại sao trẻ em lại thích khủng long đến thế? Có gì mà thích thú đến vậy? Và tôi thường chỉ nói, "Ờ thì khủng long rất to, khác biệt và đã biến mất." Chúng biến mất hết rồi. Điều đó thì cũng đúng, nhưng ngay bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính. Rồi, chủ đề đại khái sẽ là: to, khác biệt và biến mất. Tựa đề của buổi nói chuyện của tôi: Khủng long biến đổi hình dạng: Nguyên nhân của sự tuyệt chủng sớm. Giờ, tôi giả sử rằng chúng ta nhớ những con khủng long. Và có rất nhiều hình dạng khác nhau. Rất nhiều loại khác nhau. Rất lâu trước kia, khoảng những năm 1900, bảo tàng đua nhau tìm kiếm khủng long. Họ ra ngoài và thu thập chúng. Và đây là một câu chuyện thú vị. Mỗi bảo tàng muốn có một con to hơn hoặc đẹp hơn tất cả. Thế nên nếu bảo tàng Toronto đi và kiếm được một con Tyrannosaur, một con to, thì bảo tàng Ottawa lại muốn một con to hơn nữa và đẹp hơn nữa. Và tất cả các bảo tàng đều như vậy. Tất cả mọi người ra ngoài tìm kiếm những con khủng long to hơn và đẹp hơn. Và đó là vào những năm 1900. Khoảng năm 1970, một vài nhà khoa học ngồi lại với nhau và họ nghĩ, "Thế quái nào nhỉ? Nhìn những con khủng long xem. Chúng đều rất to lớn. Thế thì những con nhỏ đâu?" Và họ suy nghĩ về điều đó và họ thậm chí viết bài về nó: "Những con khủng long nhỏ ở đâu?" (Cười) Tốt thôi, bạn cứ đi tới một bảo tàng, bạn sẽ thấy, xem họ có bao nhiêu khủng long sơ sinh. Mọi người ngộ nhận -- và đây mới chính là vấn đề -- mọi người ngộ nhận rằng nếu họ có những con khủng long con, nếu họ có khủng long thiếu niên, thì nhận dạng chúng cũng dễ thôi. Bạn có một con khủng long to, và một con khủng long nhỏ hơn. Nhưng tất cả những gì họ có chỉ là khủng long to. Và thế là nảy sinh một vài vấn đề. Thứ nhất, các nhà khoa học có sĩ diện, và họ thích đặt tên cho khủng long. Họ thích đặt tên cho tất cả mọi thứ. Mọi người đều thích có những con thú riêng mà họ đặt tên. (Cười) Và thế là mỗi lần họ tìm thấy cái gì đó mà trông khang khác, họ đặt cho nó một cái tên khác. Và thế là, tất nhiên, chúng ta cuối cùng có một đống khủng long khác nhau. Năm 1975, một tia sáng lóe lên trong đầu một ai đó. Tiến sĩ Peter Dodson ở trường Đại học Pennsylvania nhận ra rằng thực ra khủng long lớn lên khá giống như chim vậy, và khác với cách mà động vật lưỡng cư phát triển. Và trên thực tế, ông đã lấy con đà điểu châu Úc làm ví dụ. Và khá là thú vị -- nếu chúng ta xem xét con đà điều này, hay bất cứ loài chim nào có mào ở trên đầu, thực chất chúng phát triển tới khoảng 80% cỡ con trưởng thành trước khi mào bắt đầu mọc. Giờ hãy nghĩ về điều đó. Chúng đơn giản là giữ lại những đặc điểm thiếu niên của chúng tới rất muộn trong quá trình mà ta gọi là sự phát triển cá thể. Thế nên sự phát triển tương quan sọ não tương đương với sự lớn lên của hộp sọ. Nên bạn có thể thấy rằng nếu bạn tìm thấy được một con mà trưởng thành khoảng 80% và bạn không biết là nó sẽ lớn lên thành một con đà điểu châu Úc, bạn sẽ nghĩ đó là hai con vật khác nhau. Thế nên đó chính là vấn đề, và Peter Dodson đã chỉ ra điều này sử dụng vài con khủng long mỏ vịt gọi là Hypacrosaurus. Và ông chỉ ra rằng nếu bạn lấy một con nhỏ và một con trưởng thành và tính trung bình xem nó sẽ trông thế nào, nếu nó lớn lên gần như theo thức tỉ lệ thuận, nó sẽ có một cái mào khoảng bằng một nửa cỡ con trưởng thành. Thế nhưng thực chất một con trước khi trưởng thành khoảng 65% chẳng có cái mào nào cả. Nên điều này rất thú vị. Chính lúc này mọi người bắt đầu lại bị phân tâm. Ý tôi là, nếu họ cứ thuận theo thuận theo nghiên cứu của Peter Dodson, và tiếp tục với nó, thì chúng ta sẽ có ít khủng long hơn nhiều so với bây giờ. Nhưng các nhà khoa học có sĩ diện; họ thích đặt tên các thứ. Và họ tiếp tục đặt tên cho khủng long bởi vì chúng khác nhau. Giờ chúng ta có một cách để kiểm tra thực chất xem một con khủng long, hay bất cứ loài động vật nào, là một con bé hay một con đã lớn. Và đó là bằng cách cắt xuyên qua xương của chúng. Nhưng cắt vào xương của một con khủng long thì khó làm lắm, bạn có thể tưởng tượng đấy, bởi vì trong các bảo tàng, xương rất quý hiếm. Bạn tới một bảo tàng và họ chăm sóc xương rất cẩn thận. Họ đặt chúng trong những cái hộp xốp nhỏ. Chúng được chăm sóc rất kĩ. Họ không thích tí nào nếu bạn đến với ý đồ cưa xương ra và nhìn vào bên trong. (Cười) Thế nên họ thường không để bạn làm vậy đâu. Nhưng tôi có một bảo tàng và tôi thu thập khủng long và tôi có thể cưa xương tôi có. Và tôi làm đúng như thế. (Vỗ tay) Thế, nếu bạn cắt một con khủng long con, nó sẽ rất xốp bên trong như A. Và nếu bạn cắt một con khủng long lớn hơn, nó sẽ rất đặc. Bạn có thể thấy rằng đó là một cái xương trưởng thành. Nên rất dễ để phân biệt chúng. Nên những gì tôi muốn làm là cho các bạn xem những cái này. Ở Bắc Mỹ, vùng Đồng bằng Bắc bộ của nước Mỹ, và ở vùng Đồng bằng Nam bộ ở Alberta và Saskatchewan, có một dãy đá lớn gọi là Hệ thống Khe Địa ngục nơi có những chú khủng long cuối cùng sống sót trên Trái đất. Và có khoảng 12 con và mọi người đều nhận ra -- Ý tôi là 12 khủng long cơ bản mà đã bị tuyệt chủng. Và thế là chúng tôi sẽ nghiên cứu chúng. Và đó đại khái là những gì chúng tôi đã làm. Học sinh của tôi, nhân viên của tôi, chúng tôi đã cắt chúng ra. Giờ các bạn có thể tưởng tượng, cắt phanh một cái xương chân ra là một chuyện, nhưng khi bạn tới một bảo tàng và nói, "Ông có phiền không nếu tôi cắt phanh cái sọ con khủng long của ông?" họ sẽ nói, "Biến." (Cười) Đây là 12 loài khủng long. Và chúng tôi muốn xem xét 3 loài đầu tiên trước. Đây là những loài khủng long được gọi là Pachycephalosaurs. Và mọi người đều biết rằng 3 loài này có liên quan tới nhau. Và giả thuyết của chúng ta là chúng có quan hệ với nhau như là anh em họ hay tương tự như vậy. Nhưng không ai từng xem xét rằng chúng có thể quan hệ với nhau mật thiết hơn nữa. Nói cách khác, mọi người xem chúng và họ thấy sự khác biệt. Và các bạn đều biết là nếu bạn phải xác định xem bạn có liên quan tới anh trai hay chị gái của bạn hay không, bạn không thể làm điều đó chỉ bằng cách nhìn những điểm khác nhau. Bạn chỉ có thể xác định được mối liên hệ bằng cách tìm điểm tương đồng. Thế, người ta xem xét những con khủng long này và nói về chúng khác nhau như thế nào. Con Pachycephalosaurus có một vòm trán lớn và dày trên đầu và nó có vài cái bướu nhỏ ở đằng sau đầu và nó có một đống những thứ xương xẩu ở đầu mũi. Và rồi Stygimoloch, một con khủng long khác từ cùng một kỉ, sống cùng một thời điểm, có gai nhọn trồi ra từ đằng sau đầu nó. Nó có vòm trán nhỏ xíu, và nó có một đống những thứ xương xẩu trên mũi. Và sau đó có một con gọi là con Dracorex, Mắt kiểu Hogwart. Đoán xem cái tên từ đâu ra? Rồng. Vầ đây là một con khủng long mà có gai nhọn trồi ra từ đầu nó, không có vòm trán và những thứ xương xẩu trên mũi. Không ai để ý đến những thứ xương xẩu này nhìn khá là giống nhau. Nhưng họ có xem xét ba con này và nói, "Đây là ba con khủng long khác nhau, và Dracorex có thể là con nguyên thủy nhất trong bọn chúng. Và con kia thì nguyên thủy hơn con còn lại. Tôi không rõ thực chất làm cách nào họ phân loại ba con này ra như vậy. Nhưng nếu bạn đặt chúng cạnh nhau, nếu bạn cứ lấy 3 cái hộp sọ này và đặt chúng cạnh nhau, nó trông như thế này. Dracorex là con nhỏ nhất, Stygimoloch là con lớn thứ nhì, Pachycephalosaurus là con lớn nhất. Và một người sẽ nghĩ, có thể nó sẽ cho tôi một gợi ý. (Cười) Nhưng nó chẳng gợi ý cho họ cái gì. Bởi vì, ồ chúng ta biết tại sao mà. Các nhà khoa học thích đặt tên. Thế nên nếu ta cắt phanh con Dracorex -- Tôi cắt phanh con Dracorex của tôi -- và xem này, nó xốp bên trong, thực sự rất xốp bên trong. Ý tôi là, nó là một con chưa trưởng thành. và nó đang lớn rất nhanh. Và nó sẽ lớn lên nữa. Nếu bạn cắt con Stygimoloch, nó cũng tương tự như vậy. Cái vòm trán, cái vòm trán nhỏ đó, đang phát triển rất nhanh. Nó đang phồng lên rất nhanh. Điều thú vị là cái gai ở trên lưng của con Dracorex cũng đang lớn rất nhanh nữa. Cái gai trên lưng của con Stygimoloch thì thực ra đang thu hồi lại, tức là chúng đang nhỏ dần đi trong khi cái vòm trán thì đang lớn dần lên. Và nếu chúng ta xem xét con Pachycephalosaurus, Pachycephalosaurus có một cái vòm trán đặc và những cái bướu nhỏ phía sau đầu cũng đang thu hồi lại. Thế với chỉ ba con khủng long này, là một nhà khoa học, bạn có thể dễ dàng chúng ta có thể dễ dàng đặt ra giả thuyết rằng đó chỉ là quá trình phát triển của cùng một con vật. Dĩ nhiên điều này có nghĩa là Stygimoloch và Dracorex đã tuyệt chủng. (Cười) Được rồi. Nó có nghĩa là chúng ta còn 10 con khủng long chính phải xử lí nữa. Một đồng nghiệp của tôi ở Berkley, anh ấy và tôi đang xem xét con Triceratops. Và trước năm 2000 -- giờ nhớ lại, Triceratops lần đầu tiên được tìm thấy những năm 1800 -- trước năm 2000, chưa ai từng nhìn thấy một con Triceratops thiếu niên. Có một con Triceratops trong mọi bảo tàng trên thế giới, nhưng chưa ai từng thu thập một con thiếu niên. Và chúng ta biết tại sao đúng không? Bởi vì ai cũng muốn có một con to. Nên ai cũng có một con to. Thế là chúng tôi ra ngoài và thu thập một đống các thứ và chúng tôi tìm thấy một đống những con nhỏ. Chúng ở khắp mọi nơi. Chúng chỗ nào cũng có. Thế nên chúng tôi có một đống ở bảo tàng của mình. (Cười) Và mọi người nói đó là bởi tôi có một cái bảo tàng nhỏ. Khi anh có một cái bảo tàng nhỏ, anh chỉ có khủng long nhỏ thôi. (Cười) Nếu bạn xem xét con Triceratops, bạn có thể thấy rằng chúng đang biến đổi, đang thay đổi hình dạng. Khi những con thiếu niên lớn lên, sừng của chúng sẽ cong về đằng sau. Và rồi khi chúng già đi, những cái sừng mọc ra đằng trước. Và nó khá là thú vị. Nếu bạn nhìn theo đường viền của vành sọ, chúng có những cái xương nhỏ hình tam giác mà sẽ phát triển theo hình tam giác và chúng ép phẳng ra theo vành sọ khá là giống như những cái gai trên con Pachycephalosaurs. Và sau đó, bởi vì những con thiếu niên ở trong bộ sưu tập của tôi, tôi cắt chúng ra và xem xét bên trong. Và con nhỏ thì rất xốp. Và con cỡ trung bình cũng rất xốp. Nhưng điều thú vị là con trưởng thành Triceratops cũng rất xốp. Và đây là một cái sọ dài 2 mét. Một cái sọ lớn. Nhưng có một con khủng long khác được tìm thấy trong đội hình này trông giống như Triceratops, chỉ khác là nó lớn hơn, và nó gọi là con Torosaurus. Và còn Torosaurus, khi chúng tôi cắt nó, nó có xương trưởng thành. Nhưng nó có những cái lỗ lớn trong tấm vành chắn của nó. Và mọi người đều nói, "Con Triceratops và con Torosaurus không thể nào là cùng một con vật vì một con thì lớn hơn con kia." (Cười) "Và nó có lỗ trong vành sọ." Và tôi nói, "Thế thì chúng ta có con Torosaurus thiếu niên nào không?" Và họ nói, "Ờ thì không, nhưng mà nó có lỗ trong vành sọ." Thế là một trong những sinh viên cao học của tôi, John Scannella, xem qua cả bộ sưu tập của chúng tôi và anh chàng phát hiện ra rằng cái lỗ bắt đầu hình thành ở con Triceratops và, dĩ nhiên là nó mở to ở con Torosaurus -- nên anh ấy tìm được những cái trung gian giữa con Triceratops và con Torosaurus, khá là hay đấy. Và giờ chúng ta biết rằng Torosaurus thực ra chính là một con Triceratops đã trưởng thành. Giờ khi chúng ta đặt tên cho khủng long, khi chúng ta đặt tên mọi thứ, cái tên ban đầu sẽ ở lại còn cái tên thứ 2 thì bị bỏ đi. Thế nên Torosaurus đã tuyệt chủng. Triceratops, nếu bạn theo dõi tin tức thời sự, rất nhiều phát thanh viên bị sai cả. Họ nghĩ rằng Torosaurus nên được giữ lại còn Triceratops thì bị bỏ đi, nhưng điều đó sẽ không xảy ra đâu. (Cười) Được rồi, chúng tôi có thể làm điều này với một đống khủng long nữa. Ý tôi là, đây là con Edmontosaurus và con Anatotitan. Anatotitan: một con vịt khổng lồ. Nó là một con khủng long mỏ vịt. Đây là một con khác. Thế là chúng tôi xem xét mô học của xương. Và mô học xương cho chúng ta biết rằng Edmontosaurus là một con thiếu niên, hoặc ít ra là một con tiền trưởng thành, và con kia là con trưởng thành và chúng ta có một sự phát triển cá thể. Và chúng ta loại bỏ được con Anatotitan. Và chúng ta có thể cứ tiếp tục làm thế này. Và con cuối cùng là con T.Rex. Và đây là 2 con khủng long, T.Rex và con Nanotyrannus. (Cười) Lại một lần nữa, khiến bạn phải băn khoăn. (Cười) Nhưng người ta có một câu hỏi hay. Họ xem xét chúng và nói, "Một con có 17 răng và con lớn nhất có 12 răng. Và nó chẳng hợp lý chút nào, vì chúng ta không biết con khủng long nào mà có thể mọc thêm răng khi nó già đi. Thế nên phải đúng là -- chúng là 2 con khác nhau." Nên chúng tôi cắt chúng ra. Và chắc chắn rồi, Nanotyrannus có xương chưa trưởng thành và con lớn hơn thì có xương trưởng thành hơn. Trông giống như nó sẽ còn lớn lên nữa. Và ở Bảo tàng vùng Rockies mà chúng tôi làm việc, tôi có 4 con T.Rex, và tôi có thể cắt cả đống chúng. Nhưng thực ra tôi không phải cắt con nào cả, vì tôi chỉ việc đặt hàm của chúng cạnh nhau và thành ra là con lớn nhất có 12 răng và con nhỏ nhất tiếp theo có 13 và con nhỏ nhất tiếp theo có 14. Và dĩ nhiên, con Nano có 17. Và chúng tôi ra ngoài và xem những bộ sưu tập của người khác và chúng tôi tìm thấy một con có khoảng 15 cái răng. Thế nên một lần nữa, vẫn rất dễ để nói rằng sự phát triển cá thể của con Tyrannosaurus có bao gồm con Nanotyrannus, và vì thế chúng ta có thể bỏ ra một con khủng long khác. (Cười) Thế nên khi nói về kết thức kỉ băng hà của chúng ta, chúng ta còn 7 con. Và đó là một số đẹp. Một số đẹp để tuyệt chủng, tôi nghĩ vậy. Giờ các bạn có thể tưởng tượng, điều này không được học sinh lớp 4 hâm mộ cho lắm. Học sinh lớp 4 yêu thích khủng long, chúng ghi nhớ tên khủng long. Và chúng sẽ không vui vẻ vì điều này lắm đâu. (Cười) Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Nếu có một thành phố trên thế giới mà rất khó để tìm một chỗ để mua hay thuê thì đó chính là Sydney. Và nếu bạn đã từng thử tìm nhà ở đây thì bạn sẽ quen với vấn đề này. Mỗi lần bạn tham quan căn nhà mình định thuê, bạn sẽ có một vài thông tin về những gì bên ngoài và những gì diễn ra thị trường, nhưng mỗi lần bạn bước ra, bạn có nguy cơ bỏ lỡ nơi tốt nhất bạn vừa đi qua. Vậy khi nào thì bạn nên chuyển từ việc tìm kiếm sang việc sẵn sàng đưa ra đề nghị? Đây là vấn đề rất quen thuộc và đầy khó khăn mà bất ngờ là, giải pháp có khi lại đơn giản một cách đáng ngạc nhiên 37 phần trăm (Cười) Nếu bạn muốn tối đa hóa khả năng tìm được nơi tốt nhất, bạn nên nhìn vào 37% những thứ có ở trên thị trường, sau đó đưa ra đề nghị ở nơi tiếp theo bạn thấy, nơi mà tốt hơn tất cả những nơi bạn đã nhìn thấy. Hoặc nếu bạn có 1 tháng để tìm kiếm, dành 37% thời gian đó -- 11 ngày, để làm tiêu chuẩn -- và bạn đã sẵn sàng để hành động. Chúng tôi biết điều đó vì việc tìm kiếm nơi ở là một ví dụ của vấn đề dừng tối ưu. Một loạt các vấn đề đã được nghiên cứu rộng rãi bởi các nhà toán học và nhà khoa học máy tính Tôi là một nhà khoa học nhận thức sử dụng điện toán Tôi dành thời gian cố gắng tìm hiểu cách bộ não con người hoạt động, từ những thành công đáng kinh ngạc tới những thất bại thảm hại Để làm được điều đó, tôi nghĩ về cấu trúc tính toán của các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày và so sánh giải pháp lý tưởng của những vấn đề đó với cách chúng ta thực sự hành xử. Như một tác dụng phụ, Tôi nhận thấy rằng, áp dụng công nghệ máy tính có thể giúp con người đưa ra quyết định dễ dàng hơn Tôi có động lực cá nhân cho việc này. Lớn lên ở Perth như một đứa trẻ có não quá lớn ... (Cười) Tôi luôn cố gắng hành xử theo cách mà tôi nghĩ là hợp lý, lập luận mỗi khi đưa ra quyết định, cố gắng tìm ra hành động tốt nhất để thực hiện. Nhưng đây là cách tiếp cận không khả thi khi bạn bắt đầu giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống của người trưởng thành Từng có lúc, tôi thậm chí cố gắng chia tay với bạn gái vì cố gắng chú ý đến ưu tiên của cô ấy cũng như của tôi và tìm ra giải pháp tốt nhất -- (Cười) Điều đó khiến tôi kiệt sức. (Cười) Cô ấy chỉ ra rằng tôi đã sử dụng sai phương pháp để giải quyết vấn đề -- sau đó cô ấy trở thành vợ tôi (Cười) (Vỗ tay) Cho dù nó có đơn giản như việc đưa ra quyết định đi ăn ở nhà hàng nào hay quan trọng như quyết định người bạn sẽ dành cả phần còn lại của cuộc đời với, cuộc sống con người chứa đầy các vấn đề phải tính toán mà quá khó để giải quyết bằng cách chỉ cố gắng nỗ lực hết sức Với những vấn đề đó, nó đáng được tư vấn bởi các chuyên gia: những nhà khoa học máy tính. (Cười) Khi tìm kiếm lời khuyên về cuộc sống nhà khoa học máy tính có lẽ không phải người đầu tiên bạn nghĩ tới để hỏi. Cuộc sống như một chiếc máy tính -- theo khuôn mẫu xác định, toàn diện và chính xác -- nghe không có nhiều niềm vui. Nhưng suy nghĩ về khoa học máy tính với quyết định con người cho thấy trên thực tế, chúng ta có trở ngại này. Khi áp dụng vào những vấn đề khó khăn phát sinh trong cuộc sống, cách mà máy tính giải quyết các vấn đề này khá giống cách mà mọi người thực sự hành động Lấy ví dụ đưa ra quyết định nên chọn nhà hàng nào đi ăn tối. Đây là vấn đề có cấu trúc tính toán cụ thể. Bạn có một loạt các lựa chọn, bạn sẽ chọn một trong những lựa chọn đó, và sẽ đối mặt với việc y hệt như vậy vào ngày mai Trong trường hợp đó, bạn bất ngờ gặp thứ mà nhà khoa học máy tính gọi là "sự cân nhắc giữa lựa chọn cũ và mới" Bạn phải đưa ra quyết định về việc bạn sẽ thử cái gì đó mới -- khám phá, thu thập những thông tin mà bạn có thể sẽ dùng trong tương lai -- hay đi đến một nơi mà bạn đã biết rõ là nó khá tốt -- sử dụng những thông tin mà bạn đã biết từ trước Sự cân nhắc giữa cái cũ và mới xuất hiện mỗi khi chúng ta lựa chọn giữa trải nghiệm cái mới và sử dụng cái gì đó mà bạn đã biết khá rõ Cho dù đó là nghe nhạc hay cố gắng quyết định bạn sẽ dành thời gian cho ai. Nó cũng là vấn đề mà các công ty công nghệ gặp phải khi họ cố gắng làm gì đó như quyết định quảng cáo nào sẽ xuất hiện trên trang web. Có nên hiển thị quảng cáo mới và học hỏi điều gì từ nó hay hiển thị quảng cáo mà họ biết sẽ có khả năng cao bạn sẽ nhấn vào? Trong vòng 60 năm qua, Các nhà khoa học máy tính đã thực hiện nhiều quá trình tìm hiểu sự cân nhắc giữa mới và cũ và kết quả mang lại những điều bất ngờ. Khi bạn cố đưa ra quyết định chọn nhà hàng nào để ăn câu hỏi đầu tiên bạn nên hỏi bản thân là bạn sẽ ở nơi đó bao lâu. Nếu bạn chỉ ở đó một thời gian ngắn, bạn nên chọn nhà hàng đã từng ăn Không có lý nào phải thu thập thông tin. Cứ tới nhà hàng bạn đã biết nó tốt. Nhưng nếu bạn ở đó lâu hơn, hãy khám phá Thử cái gì đó mới, vì những thông tin bạn nhận được sẽ là thứ giúp bạn nâng cao lựa chọn của mình trong tương lai. Càng nhiều thông tin bạn có càng nhiều cơ hội bạn sử dụng nó. Quy luật này cho chúng ta cái nhìn về cấu trúc của cuộc sống con người. Trẻ em có tiếng là không được lô-gic cho lắm Trẻ con luôn khám phá điều mới, và bạn biết đấy, luôn cố gắng đưa thứ mới vào miệng mình. Nhưng sự thật, đây chính là những gì trẻ con nên làm. Chúng đang trong giai đoạn khám phá cuộc sống, và một trong số thứ đó có thể hoá ra là ngon miệng. Ngược lại, Gã mà luôn đến cùng một nhà hàng và luôn ăn cùng một thứ không hề nhàm chán -- anh ấy chọn giải pháp tối ưu. (Cười) Anh ấy sử dụng những kiến thức đã kiếm được qua trải nghiệm cuộc sống. Tổng quát hơn, biết về sự cân nhắc giữa lựa chọn cũ và mới giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn để thư giãn và đối tốt với bản thân khi bạn phải đưa ra quyết định. Bạn không cần phải đến nhà hàng tốt nhất mỗi tối. Tận dụng cơ hội, thử cái gì đó mới, khám phá Bạn có thể học được gì đó. Và thông tin mà bạn có được sẽ đáng giá hơn một bữa ăn tối ngon. Khoa học máy tính có thể giúp chúng ta sống dễ dàng hơn ở những nơi như nhà hay văn phòng. Nếu bạn đã từng dọn dẹp tủ quần áo, bạn gặp phải một quyết định rất khó khăn: quyết định xem nên giữ thứ nào và cho đi thứ nào. Martha Stewart hóa ra đã suy nghĩ rất kĩ về điều này -- (Cười) và cô ấy có một số lời khuyên tốt. Cô ấy nói, "Hỏi bản thân bạn 4 câu hỏi: Bạn có nó bao lâu rồi? Nó có sử dụng được nữa không? Nó có phải là bản sao của một cái gì đó mà bạn đã có? Và lần cuối cùng bạn mặc hay sử dụng nó là khi nào? Nhưng có một nhóm chuyên gia khác có lẽ nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề này, và họ nói rằng một trong các câu hỏi trên quan trọng hơn các câu hỏi còn lại. Các chuyên gia này ư? Họ là những người thiết kế hệ thống bộ nhớ trong máy tính. Hầu hết máy tính có 2 loại hệ thống bộ nhớ: hệ thống bộ nhớ nhanh giống như bộ chip nhớ mà sức chứa có hạn vì đống chip đó rất đắt, và bộ nhớ chậm - to hơn rất nhiều Để cho máy tính hoạt động hiệu quả nhất có thể, bạn phải đảm bảo rằng những thông tin mà bạn muốn truy cập phải ở trong bộ nhớ nhanh để bạn có thể có chúng nhanh. Mỗi lần bạn truy cập một mẩu thông tin, nó được tải vào bộ nhớ nhanh và máy tính phải quyết định mục nào phải xóa khỏi bộ nhớ vì sức chứa có hạn. Qua năm tháng, nhà khoa học máy tính đã thử một vài chiến lược khác nhau để quyết định mục gì nên xóa khỏi bộ nhớ nhanh Họ đã thử như chọn ngẫu nhiên một vài cái hay áp dụng cái gọi là "nguyên tắc vào trước-ra trước" có nghĩa là xóa mục đã ở trong bộ nhớ lâu nhất. Nhưng chiến lược hiệu quả nhất tập trung vào những mục sử dụng ít nhất trong thời gian gần đây. Nó nói rằng nếu bạn đang quyết định nên xóa thứ gì khỏi bộ nhớ, bạn nên bỏ đi thứ truy cập lần cuối từ khoảng thời gian cách xa lâu nhất. Và đó là tư duy logic cho cái này. Nếu đã lâu rồi bạn không truy cập vào mẩu thông tin này, thì chắc hẳn sẽ lâu sau đó bạn mới cần dùng lại thông tin này. Tủ quần áo của bạn cũng giống như bộ nhớ của máy tính Nó có sức chứa có hạn, và bạn cố cho vào đó thứ gì mà bạn cần nhẩt để bạn có thể lấy nó nhanh nhất có thể. Nhận ra được điều đó, có thể nó đáng áp dụng nguyên tắc thứ dùng ít nhất để sắp xếp lại tủ đồ của bạn. Vậy quay trở lại 4 câu hỏi của Martha, nhà khoa học máy tính nói rằng, câu hỏi cuối cùng là quan trọng nhất. Ý tưởng sắp xếp đồ đạc để những thứ bạn cần nhất thì dễ lấy nhất có thể áp dụng cả ở văn phòng. Nhà kinh tế học Nhật Bản Yukio Noguchi thực tế đã phát minh ra một hệ thống chứa đồ có đặc tính này. Ông bắt đầu với hộp các tông, và ông để tài liệu trong hộp từ phía bên tay trái. Mỗi lần thêm tài liệu vào, ông chuyển tài liệu ở trong đó và ông để tài liệu mới vào phía bên trái của hộp. và mỗi lần ông cần tài liệu, ông lấy nó ra, tham khảo, rồi cất lại vào phía bên trái của hộp. Và kết quả là, tài liệu được sắp xếp từ trái qua phải dựa vào thời gian sử dụng gần đây. Và ông ấy thấy mình có thể nhanh chóng tìm ra thứ mình cần bằng việc bắt đầu với phía bên trái của hộp và làm việc mình ở phía bên phải. Trước khi lao về nhà, và áp dụng với hệ thống lưu trữ của bạn (Cười) Nó đáng để nhận ra rằng bạn có thể đã có nó (Cười) Đống giấy tờ trên bàn bạn ... thường là lộn xộn và không có tổ chức, Tập giấy, ngược lại, sắp xếp hoàn hảo -- (Cười) miễn là khi bạn lấy giấy ra, để nó lại trên cùng của tập giấy, và tập giấy được sắp xếp từ trên xuống dưới bởi thời điểm sử dụng nó, và bạn dễ dàng tìm thấy thứ mình muốn bằng cách bắt đầu ở đầu tập file Sắp xếp tủ quần áo hay bàn làm việc không phải là vấn đề áp lực nhất trong cuộc sống. Đôi khi, vấn đề bạn phải giải quyết cực kỳ nan giải. Kể cả những vấn đề này, khoa học máy tính đưa ra một số giải pháp và có thể cả niềm khuây khỏa Thuật toán tốt nhất là làm cái gì có nghĩa nhất trong thời gian ngắn nhất. Khi máy tính gặp vấn đề khó, nó giải quyết bằng cách đơn giản hóa vấn đề -- bằng cách chọn ngẫu nhiên, bằng cách loại bỏ các ràng buộc hay cho phép làm xấp xỉ. Giải quyết vấn đề đơn giản hơn giúp bạn hiểu được vấn đề khó hơn và đôi khi tạo ra các giải pháp khá tốt theo cách riêng của chúng. Hiểu được về điều này đã giúp tôi thoải mái hơn khi đưa ra quyết định. Ví dụ, bạn có thể lấy quy tắc 37% để tìm nhà Không có cách nào để bạn xem xét được tất cả lựa chọn, vậy bạn phải nắm lấy cơ hội. Kể cả khi bạn chọn giải pháp tối ưu, bạn không chắc chắn là kết quả hoàn hảo Nếu bạn theo quy tắc 37%, xác suất bạn tìm thấy nơi tốt nhất là -- khá hài hước... (Cười) 37% Bạn thất bại trong hầu hết thời gian Nhưng bạn đã cố làm tốt nhất có thể Cuối cùng, khoa học máy tính có thể giúp chúng ta tha thứ cho giới hạn bản thân. Bạn không thể kiểm soát kết quả, chỉ quá trình. Và miễn là bạn dùng quá trình tốt nhất, bạn đã làm tốt nhất có thể. Đôi khi những quá trình tốt nhất liên quan đến việc nắm được cơ hội -- không phải xem xét hết các lựa chọn, hoặc sẵn sàng giải quyết vấn đề cách tốt nhất. Đây không phải là nhượng bộ khi chúng ta không hợp lí -- Chúng chính là hợp lí. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi ở đây để chia sẻ với các bạn phong cách nhiếp ảnh của tôi. Nó có phải là nhiếp ảnh không nhỉ? Vì, có lẽ, đây là nhiếp ảnh mà bạn không thể mang theo máy ảnh. Sở thích về nhiếp ảnh của tôi đã bắt đầu khi tôi có một chiệc máy ảnh điện tử ở tuổi 15. Nó đan xen với niềm đam mê về hội họa của tôi, nhưng có một chút khác biệt, vì sử dụng một chiếc máy ảnh, quá trình được lên kế hoạch. Và khi bạn dùng máy ảnh để chụp ảnh, quá trình kết thúc khi bạn bấm nút. Nên nhiếp ảnh với tôi như là thiên về việc có mặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Tôi cảm thấy như bất cứ ai cũng có thể làm điều đó. Nên tôi muốn tạo ra một sự khác biệt, một thứ gì đó tại nơi quá trình bắt đầu khi bạn bấm nút. Những tấm ảnh như thế này: việc xây dựng diễn ra dọc theo con đường đông đúc. Nhưng nó có một khúc ngoặt không mong muốn. Và bất chấp điều đó, nó lưu giữ mức độ chân thực. Hay những bức ảnh như thế này -- cả tối màu và sặc sỡ, nhưng tất cả với chung một kết quả của việc lưu giữ mức độ chân thực. Khi tôi nói tính chân thực, ý́ tôi là tính chân thực của ảnh. Bởi vì, tất nhiên, nó không phải là một thứ mà bạn thực sự có thể nắm được, nhưng tôi luôn muốn nó có vẻ như nắm bắt được theo một cách nào đấy như là một bức ảnh. Những bức ảnh nơi mà bạn sẽ cần một chút thời gian để tư duy để tìm ra một bí quyết. Nên nó thực sự là việc nắm bắt ý tưởng hơn là nắm bắt một khoảnh khắc. Nhưng bí quyết là gì mà khiến nó trông như có thật? Có phải là một chút gì đó về chi tiết hay là về màu sắc? Có phải một chút gì đó về ánh sáng? Điều gì tạo nên ảo giác? Đôi khi phối cảnh tạo nên ảo giác. Nhưng cuối cùng nó dẫn đến việc làm thế nào chúng ta diễn giải thế giới và làm thế nào để nhận ra nó trên một bề mặt hai chiều. Nó không thực sự là cái gì là thực, nó là cái chúng ta nghĩ rằng nó là thực. Nên tôi nghĩ những điều cơ bản thì khá là đơn giản. Tôi chỉ xem nó là câu đố của hiện thực nơi mà bạn có thể lấy các phần khác nhau của hiện thực và nhóm chúng lại để tạo nên một hiện thực tương đương. Hãy để tôi cho các bạn xem một ví dụ đơn giản này. Chúng ta có ở đây ba vật thể có hình dung hoàn hảo, những vật mà chúng ta đều có thể liên quan đến cuộc sống trong thế giới không gian ba chiều. Nhưng kết hợp theo một cách nào đấy, chúng tạo ra một thứ mà trông vẫn như thể ba chiều, như thể nó tồn tại. Nhưng cùng một lúc với nhau, chúng ta biết là không thể được. Nên chúng ta mới đánh lừa bộ não, vì một cách đơn giản não bộ chúng ta không chấp nhận những yếu tố mà trên thực tế là vô lý Và tôi thấy rằng kết hợp các bức ảnh cũng có chung một quá trình như thế Đó thực sự chỉ là̀ việc kết hợp các hiện thực khác nhau. Nên những thứ làm cho bức ảnh trông có thực, Tôi nghĩ, đó là những thứ mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến, những thứ ở ngay quanh chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi kết hợp các bức ảnh lại, đây là một điều quan trọng mà thực sự phải cân nhắc, vì nếu không, trông nó sẽ không ổn thế nào đó. Nên tôi muốn đưa ra ba nguyên tắc cơ bản cần tuân theo để đạt được một kết quả như ý. Như các bạn thấy ở đây, những bức ảnh này trông chẳng có gì là đặc biệt. Nhưng kết hợp lại, chúng có thể tạo ra một thứ như thế này. Nên nguyên tắc đầu tiên đó là sự kết hợp các bức ảnh nên có chung một ngoại cảnh Thứ hai, kết hợp các bức ảnh nên có cùng một kiểu ánh sáng. Và hai bức ảnh nay đều cùng thỏa mãn hai điều kiện -- Được chụp ở cùng một độ cao và ở cùng một kiểu ánh sáng. Nguyên tắc thứ ba là làm cho nó trông thật giả tưởng ở ngay nơi mà những bức ảnh khác nhau bắt đầu và kết thúc bằng cách làm cho chúng liền mạch. Khó có thể nói làm thế nào hình ảnh được tạo ra Nên bằng cách kết hợp màu sắc, độ tương phản và ánh sáng tại các viền ranh giới giữa các bức ảnh khác nhau, thêm vào các khuyết tật ảnh như chiều sâu của cánh đồng, khử đi màu sắc và bụi ảnh, chúng tôi xóa đi các đường viền giữa ở bức ảnh khác nhau và làm cho nó như thể là một bức đồng nhất. bất chấp một thực tế bức ảnh về cơ bản có thể bao gồm cả trăm lớp nền. Sau đây là một ví dụ. (Cười) Ai đó có thể nghĩ rằng đây chỉ là bức ảnh phong cảnh và phần ở dưới đã được chỉnh sửa. Nhưng bức ảnh này thì đã hoàn toàn được tạo ra bởi những bức ảnh từ các khu vực khác nhau. cá nhân tôi nghĩ rằng sẽ dễ hơn để thậm chí tạo ra bối cảnh hơn là tìm ra bối cảnh, vì tiếp đó bạn không cân phải sắp xếp các ý tưởng trong đầu nữa. Nhưng nó thực sự đòi hỏi rất nhiều kế hoạch. Và có được ý tưởng này trong suốt mùa đông, tôi biết mình phải mất vài tháng để chuẩn bị, để tìm các địa điểm khác nhau cho các phần của bức ảnh. Ví dụ, con cá được bắt trong chuyến đi câu. Bờ biển thì ở một nơi khác. Phần dưới nước thì được chụp trong một hố đá. Và nữa, tôi thậm chí còn đặt ngôi nhà lên đỉnh của hòn đảo làm cho nó trông Thụy Điển hóa hơn. Nên để̉ đạt được một kết quả chân thực, Tôi nghĩ nó đi đến việc lập kế hoạch. Luôn có một sự bắt đầu với một phác thảo, một ý tưởng. Tiếp đó là kết hợp các bức ảnh khác nhau. Và đây, các phần được sắp xếp rất ổn. Và nếu các bạn giỏi chụp ảnh, kết quả có thể sẽ rất tuyệt vời và cũng khá là thực tế. Mọi công cụ đều ở ngay đây, và thứ duy nhất làm giới hạn của chúng ta chính là trí tượng tượng. Cảm ơn. (Vỗ tay) I wanted to just start by asking everyone a question: Bao nhiêu người trong các bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi tự gọi mình là nhà lãnh đạo? Đó, tôi đã hỏi câu này trên khắp mọi miền đất nước, và ở mỗi nơi tôi hỏi, dù bất cứ nơi đâu, vẫn luôn có một lượng lớn khán giả không giơ tay. Và tôi nhận ra rằng chúng ta đã coi sự lãnh đạo là một cái gì đó hết sức lớn lao. Một cái gì đó vĩ đại hơn chúng ta. Chúng ta coi lãnh đạo giống như việc thay đổi thế giới. Và chúng ta thường gán điều đó cho danh hiệu lãnh đạo, rồi coi danh hiệu đó như thể một thứ chúng ta xứng đáng được hưởng một ngày nào đó nhưng nếu ngay lúc này tự gắn nó cho chính mình chúng ta thường cảm thấy ngượng bởi việc đó đồng nghĩa với sự tự cao tự đại. Tôi rất quan ngại vì chúng ta dành quá nhiều thời gian ăn mừng những điều tuyệt vời mà hiếm có người làm được rồi chúng ta lại tự nhủ rằng chỉ có những thứ đó là điều duy nhất xứng đáng ăn mừng, sau đó chúng ta lại bắt đầu hạ thấp giá trị của những điều chúng ta có thể làm hằng ngày, bắt đầu coi thường những khoảnh khắc chúng ta thực sự là một nhà lãnh đạo mà không thừa nhận chúng, và không để bản thân cảm thấy vui vẻ về điều đó. Tôi đã rất may mắn trong 10 năm qua được làm việc với những con người tuyệt vời, những con người đã giúp tôi định nghĩa lại sự lãnh đạo theo cái cách mà khiến tôi hạnh phúc hơn. Do thời gian có hạn, tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện mà phản ánh đúng đắn nhất định nghĩa đó. Tôi từng tới thăm một trường học nhỏ tên là Đại học Mount Allison ở Sackville, New Brunswick, vào ngày cuối cùng ở đó, một cô gái đến gặp tôi và nói, "Em vẫn còn nhớ lần đầu tiên gặp anh." và cô ấy kể với tôi chuyện xảy ra 4 năm trước. Cô ấy nói, "Vào cái ngày trước khi nhập học, em ở khách sạn cùng bố mẹ, và em quá sợ hãi và tin rằng mình không thể làm được việc này, rằng em chưa sẵn sàng để học đại học, rồi em khóc. May thay bố mẹ em hiểu, và họ nói 'Nghe này, bố mẹ biết con sợ, nhưng hãy cứ đến trường ngày mai. Hãy cứ đến trường ngày đầu tiên, và bất cứ lúc nào con thấy mình không thể làm được, không sao cả, hãy cho bố mẹ biết, bố mẹ sẽ đưa con về nhà. Dù thế nào chúng ta vẫn yêu con.'" Cô ấy nói, "Em đã đến đó, đứng trong hàng chuẩn bị đăng ký nhập học, rồi em nhìn quanh và nhận ra em không thể làm được. Em biết em chưa sẵn sàng. Và cô ấy kể, "Em đã quyết định, và ngay lúc đó, em thấy một sự thanh thản tuyệt vời. Em quay sang nói với bố mẹ rằng chúng ta cần về nhà, và vào đúng lúc đó, anh bước ra khỏi tòa nhà Hội Sinh Viên đội cái mũ ngớ ngẩn nhất mà em từng thấy trên đời." (Cười) "Nó thật tuyệt vời. Và anh đeo một tấm bảng lớn quảng cáo cho Shinerama, có nghĩa là Sinh Viên Chống Xơ Nang," - một quỹ từ tiện tôi làm việc trong nhiều năm - "và anh mang theo một xô đầy kẹo mút. Anh rảo vòng quanh và phát kẹo cho những người đứng trong hàng và nói về Shinerama. Đột nhiên anh tới chỗ em và dừng lại, nhìn chằm chằm. Trông thật sợ." (Cười) Cô gái này biết chính xác tôi đang nói đến cái gì. (Cười) "Rồi anh nhìn sang anh chàng đứng kế bên em, mỉm cười và cho tay vào xô, lấy một chiếc kẹo, chìa ra cho anh ấy và nói, 'Cậu cần phải tặng chiếc kẹo này cho người đẹp đang đứng cạnh cậu đấy.'" Và cô ấy nói, "Em chưa từng thấy ai đỏ mặt nhanh đến thế. Mặt anh ấy đỏ ửng lên, và thậm chí còn không nhìn em. Anh ấy chỉ đưa cái kẹo như thế này." (Cười) "Em thấy tội nghiệp anh chàng đó vô cùng nên đã nhận chiếc kẹo, ngay lập tức, trông vẻ mặt anh cực kỳ nghiêm trọng và anh quay sang bố mẹ em, nói, 'Hãy nhìn đi. Nhìn đi. Mới ngày đầu tiên xa nhà, cô bé đã nhận kẹo từ người lạ rồi?!'" (Cười) Rồi cô nói, "Mọi người đều nghe thấy. Trong bán kính 6 mét mọi người đều bắt đầu hú lên. Em biết điều này có vẻ sến và cũng không biết tại sao em lại kể với anh, nhưng lúc đó khi mọi người cười phá lên, em biết em không nên từ bỏ. Em biết em đang ở nơi mà mình nên ở, và em biết mình đang ở nhà rồi, và em còn chưa từng nói chuyện với anh một lần nào trong suốt bốn năm qua, nhưng khi em nghe anh sắp rời đi, em phải tới và nói với anh rằng anh đã là một người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của em, và em sẽ nhớ anh. Rồi cô ấy bước đi, còn tôi thì đứng im. Sau khi đi được vài bước, cô ấy quay lại và cười nói, "Anh cũng nên biết điều này nữa. Em vẫn hẹn hò với anh chàng kia sau bốn năm." (Cười) Một năm rưỡi sau khi tôi chuyển tới Toronto, tôi nhận được thiệp mời dự đám cưới của họ. Mấu chốt là đây. Tôi không nhớ gì cả. Tôi không nhớ chút gì về khoảnh khắc đó, tôi đã lục lọi trí nhớ của mình, bởi vì nó khá buồn cười và tôi hẳn phải nhớ đã làm điều gì đó, và tôi chẳng nhớ gì cả. Đó là một giây phút giúp tôi mở mắt và biến đổi để nghĩ rằng biết đâu tác động lớn nhất tôi từng làm được tới cuộc sống người khác, một giây phút khiến một cô gái bước tới trước mặt một người lạ bốn năm sau đó và nói, "Anh là một người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của em," lại là một giây phút mà tôi còn không nhớ gì cả. Có bao nhiêu người trong các bạn có khoảnh khắc kẹo mút, khoảnh khắc mà một người nói hoặc làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy cuộc sống bạn tốt đẹp hơn? Được rồi. Đó, tại sao không? Chúng ta tổ chức sinh nhật, cái ngày mà bạn chỉ cần cố sống sót 365 ngày tiếp theo - (Cười) trong khi để những người khiến cuộc sống chúng ta đẹp hơn rời đi mà không hề biết điều đó. Mỗi một người trong số các bạn, mỗi một người là chất xúc tác cho một khoảnh khắc kẹo mút. Bạn đã làm cuộc sống của một ai đó tươi đẹp hơn bằng một thứ nào đó dù nói hay làm, và nếu bạn nghĩ bạn chưa từng, hãy nghĩ về những cánh tay không giơ lên khi tôi hỏi câu hỏi đó. Bạn chỉ là một trong số những người chưa biết rằng mình đã làm được. Nhưng bạn sẽ sợ hãi khi nghĩ rằng chúng ta có sức mạnh như thế. Và càng đáng sợ hơn khi nghĩ chúng ta quan trọng đến thế với những người khác, bởi vì bao lâu chúng ta vẫn biến sự lãnh đạo thành một cái gì đó lớn hơn bản thân, bao lâu chúng ta vẫn nghĩ sự lãnh đạo vượt xa chúng ta, bao lâu chúng ta vẫn nghĩ về nó là thay đổi thế giới, chúng ta đã tự cho bản thân một lời ngụy biên để không trông đợi nó mỗi ngày từ chính bản thân chúng ta và những người khác. Marianne Williamson nói rằng, "Nỗi sợ hại lớn nhất không phải là chúng ta không phù hợp. Nỗi sợ hãi lớn nhất chính là chúng ta còn mạnh mẽ hơn những thước đo. Chính ánh sáng của chúng ta, chứ không phải mảng tối, làm chúng ta sợ." Hôm nay tôi kêu gọi mọi người hãy vượt qua nó. Chúng ta cần phải vượt qua nỗi sợ hãi về ảnh hưởng lớn lao của chúng ta đối với cuộc đời của ai đó chúng ta cần vượt qua để tiến xa hơn nữa, và em trai em gái chúng ta, và con cái chúng ta sau này hoặc bây giờ, có thể nhìn và bắt đầu trân trọng những mối quan hệ tốt đẹp chúng ta gầy dựng hơn tiền bạc và sức mạnh của tên tuổi địa vị. Chúng ta cần tái định nghĩa lại sự lãnh đạo như những khoảnh khắc kẹo mút đó, chúng ta đã tạo ra bao nhiêu, chúng ta biết được bao nhiêu, bao nhiêu trong số đó được kế thừa, và bao nhiêu chúng ta đã nói lời cảm ơn. Bởi vì chúng ta đã biến sự lãnh đạo thành thay đổi thế giới, trong khi chẳng có thế giới nào cả. và nếu bạn thay đổi cách nhìn của một người về nó, về những gì họ có thể làm, về sự quan tâm họ nhận được từ mọi người, về sức mạnh của một nhân tố thay đổi họ có thể trở thành, bạn đã thay đổi tất cả. Và nếu chúng ta hiểu sự lãnh đạo như vậy, tôi nghĩ nếu chúng ta tái định nghĩa lại sự lãnh đạo như thế, Tôi nghĩ chúng ta có thể thay đổi mọi thứ. Và nó là một ý tưởng đơn giản, nhưng tôi không hề nghĩ nó nhỏ bé, chân thành cảm ơn tất cả vì đã cho phép tôi chia sẻ với bạn ngày hôm nay. Penelope C.: Tôi định hỏi có ai ở đây là bác sĩ không. Không, tôi chỉ đùa thôi. Thật là thú vị, bởi 6 năm trước khi tôi mang thai đứa con đầu tiên tôi nhận ra rằng chất bảo quản thường được dùng nhất trong các sản phẩm chăm sóc em bé mô phỏng estrogen khi nó thấm vào cơ thể con người. Ngày nay các hợp chất hóa học từ các sản phẩm ngấm rất dễ dàng vào cơ thể người qua da. Và các chất bảo quản ấy đã được tìm thấy trong các khối u ung thư tuyến vú. Đó là khởi đầu chuyến hành trình của tôi để sản xuất bộ phim "Em bé nhiễm độc". Và chẳng cần phải tốn nhiều thời gian lắm để tìm thấy một vài số liệu đầy kinh ngạc với vấn đề này Một là bạn và tôi đều có khoảng 30 đến 50000 hóa chất trong cơ thể chúng ta mà ông bà chúng ta không hề có. Và rất nhiều trong số các hóa chất này có liên quan đến việc số lượng tăng vọt các bệnh mãn tính của trẻ nhỏ mà chúng ta đang thấy ở các nước công nghiệp hóa. Tôi sẽ đưa ra một vài số liệu. Ví dụ, tại Vương Quốc Anh, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em đã tăng 20% chỉ qua một thế hệ. Tương tự với ung thư ở trẻ em tại Hoa Kỳ. Tại Canada, một trên 10 trẻ bị hen suyễn. Tỷ lệ này đã tăng gấp 4 lần. Điều tương tự xảy ra trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, số liệu đáng ngạc nhiên nhất hẳn là sự gia tăng đến 600% của bệnh tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ và các khuyết tật về khả năng học tập. Lần nữa, ta có thể thấy xu hướng này trên khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Và ở Châu Âu, có 1 vài khu vực nhất định tồn tại sự gia tăng gấp 4 lần các dị tật về bộ phận sinh dục bẩm sinh. Thú vị thay, một trong các dị tật ấy đã gia tăng 200% ở Mỹ. Vì thế sự gia tăng nhanh chóng các căn bệnh mãn tính ở trẻ em bao gồm nhiều thứ khác như tiểu đường và béo phì vị thành niên, phát triển dậy thì sớm. Thế nên điều này rất thú vị với tôi, khi tôi tìm một ai đó có thể nói với tôi và nói với khán giả về những điều này, rằng 1 trong những người quan trọng nhất thế giới, người có thể thảo luận về sự nhiễm độc ở trẻ em, là một chuyên gia về ếch. (Cười to) Tyrone Hayes: Tôi cũng ngạc nhiên rằng tôi sẽ nói về thuốc trừ sâu, nói về sức khỏe cộng đồng, bởi vì, thực sự, tôi chưa từng nghĩ tôi có thể làm gì có ích. (Cười to) Những chú ếch. Thực tế, sự tham gia của tôi trong các vấn đề về thuốc trừ sâu cũng là một sự ngạc nhiên Khi công ty hóa chất lớn nhất thế giới tiếp cận tôi Họ đề nghị tôi đánh giá ảnh hưởng của Atrazine với loài lưỡng cư, hoặc lũ ếch của tôi Hóa ra Atrazine là sản phẩm được bán rộng rãi nhất cho các công ty hóa chất trên toàn cầu Nó là chất độc hàng đầu trong nước ngầm, nước uống, nước mưa. Năm 2003, sau nghiên cứu của tôi, chất này đã bị cấm ở EU Nhưng cùng năm ấy ở Mỹ EPA lại tái đăng kí hợp chất này chúng tôi khá ngạc nhiên khi biết rằng khi chúng tôi cho đám ếch tiếp xúc với một lượng rất nhỏ Atrazine - 0.01 phần triệu kết quả là những sinh vật trông như thế này Đây là mẫu giải phẫu sinh dục của con vật có hai tinh hoàn, hai buồng trứng một tinh hoàn lớn hơn, nhiều buồng trứng, điều này thật không bình thường... (Cười) thậm chí cho loài lưỡng cư Trong một số trường hợp, những loài khác như Ếch Leopard Nam Mỹ con đực khi tiếp xúc với Atrazine có cả trứng trong tinh hoàn Và bạn có thể thấy lòng đỏ trứng lớn đó làm nổ tung bề mặt tinh hoàn của con đực này Giờ thì vợ tôi bảo tôi, và tôi chắc chắn Penelope cũng có thể rằng không gì đau đớn bằng sinh con -- điều mà tôi sẽ không trải qua, tôi không thể biện hộ -- Tôi đoán có cả tá trứng gà trong tinh hoàn rõ ràng sẽ thuộc trong top 5 (cười) Nghiên cứu gần đây chúng tôi đã công bố, khi một số loài tiếp xúc với atrazine có một số con đực trưởng thành và hoàn toàn trở thành con cái Vậy thực chất có hai anh em hoàn thiện một mối quan hệ Không chỉ là giao phối với những con đực khác, mà còn có thể đẻ trứng nữa Dù chúng mang gen giống đực. Và những gì chúng tôi đề xuất, và những gì chúng tôi đang tạo ủng hộ, là những gì thuốc atrazine đang làm tàn phá sự cân bằng hocmôn. Tinh hoàn bình thường tạo ra testosterone, ở hócmôn giống đực. Nhưng atrazine sẽ tạo nên một enzyme, cơ chế mà nếu dùng aromatase, sẽ chuyển testosterone thành estrogen. Và hậu quả là những con có biểu hiện đực sẽ mất testosterone, và bị vô sinh về mặt hóa học, và hậu quả là sẽ bị nữ hóa bởi giờ chúng đang tạo các hócmôn giống cái Và điều này đã đưa tôi đến một vấn đề của toàn nhân loại. Bởi hóa ra là ung thư vú - loại ung thư số 1 với phụ nữ đang bị điều chỉnh bởi estrogen và aromatase. Nên khi một tế bào ung thư vú phát triển, aromatas chuyển androgen thành estrogen, và estrogen đó sẽ cho phép hoặc đẩy mạnh sự phát triển của ung thư đó và nó sẽ tạo ra khối u và di căn. Sự thật là, aromatase đóng vai trò quan trọng trong ung thư vú đến mức những điều trị tân tiến nhất, một chất hóa học gọilà letrozole, nó sẽ chặn aromatase, chặn estrogen, vậy nên nếu bạn đột biến tế bào, nó không phát triển thành u. Điều thú vị là, đương nhiên, nếu chúng ta vẫn dùng 80 triệu pound atrazine, chất độc số 1 trong nước uống, nó sẽ cho kết quả ngược lại -- cho phép aromatase, tăng estrogen, và phát triển các khối u ở chuột và cùng liên kết với các khối u, ung thư ngực ở người. Thú vị hơn nữa là, thực tế, chính công ty bán 80 triệu pound atrazine, là những người ủng hộ ung thư vú, và bây giờ lại bán cho ta thuốc chẹn. Và tôi cũng thấy nó thú vị khi thay vì chữa căn bệnh đó bằng cách chặn sự tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh, chúng ta thường đáp trả bằng cách cho thêm nhiều hơn những chất đó vào môi trường. PJC: Và nói về estrogen, một trong những thành phần mà Tyrone nói về bộ phim là cái gì đó gọi là bisphenol A, BPA, nó đã xuất hiện trên tin tức gần đây. Nó là một chất làm dẻo. Và nó là thành phần tìm thấy trong nhựa poli cácbonat, chất không dùng làm bình nhựa cho trẻ em. Và điều thú vị về BPA là nó chính là tiền estrogen mà thực ra từng được cân nhắc để dùng như estrogen tổng hợp thay thế hoocmon. Và có rất nhiều, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng BPA lọc từ bình nhựa trẻ em thành một công thức, vào trong sữa, và rồi vào trong cơ thể em bé. Nên ta đang cho những em bé của mình, trẻ sơ sinh, trẻ đang ẵm ngửa dùng một loại estrogen tổng hợp. Và khoảng 2 tuần trước, Liên minh Châu Âu đã thông qua đạo luật cấm sử dụng BPA ở bình nhựa trẻ em và bình mút cốc đong. Và nếu những ai chưa làm cha mẹ. bình mút là một thứ nhựa nho nhỏ mà con bạn sẽ dùng sau khi sự dụng chai uống. Nhưng chỉ 2 tuần trước đó, Thượng viện Mỹ đã từ chối tranh luận về việc cấm BPA trong bình nhựa và bình bú của trẻ/ Và điều này khiến bạn nhận ra trách nhiệm ở các phụ huynh khi phải nhìn, thay đổi và kiểm tra nó trong cuộc sống hàng ngày và nó thật đáng kinh ngạc. (Video) PJC: Với rất nhiều bình nhựa trẻ em đã được chúng minh không có BPA, nó thực sự cho thấy rằng đôi khi chỉ có sự nhận thức của bậc cha mẹ đứng giữa những chất hóa học và con của họ. Bình sữa trẻ em đã được kịch bản cho thấy rằng chúng ta có thể ngăn chặn những tiếp xúc không cần thiết. Tuy nhiên nếu cha mẹ không nhận thức được, và để cho con trẻ tự tránh những thứ đó. TH: Và cái mà Penenlope nói ở đây còn thực tế hơn nữa. Chúng ta đang trong giai đoạn đại tuyệt chủng thứ 6. Các nhà khoa học đã thừa nhận. Nhiều loài trên Trái Đất đang biến mất nhanh hơn cả khủng long biến mất, và dẫn đầu số đó là loài lưỡng cư. 80% những con vật lưỡng cư đang bị đe dọa và giảm về số lượng. Và tôi tin, nhiều nhà khoa học cũng tin rằng thuốc diệt côn trùng là nguyên nhân chính cho sự giảm đó. Một phần, loài lưỡng cư rất nhạy cảm vì chất ô nhiễm trong nước không vỏ trứng, không có màng không nhau thai. Thật ra những bước tiến của chúng ta - những động vật có vú- một trong những tiến bộ lớn nhất là nhau thai. Chúng ta cũng đi từ sinh vật dưới nước Nhưng đó là những cấu trúc thời cổ đại điều phân biệt ta khỏi động vật khác, là nhau thai, không thể tiến hóa và thích nghi đủ nhanh ở tốc độ chúng ta tạo ra những chất mới chưa bao giờ xuất hiện trước đây. Bằng chứng cho thấy rằng trên chuột, với atrazine, cho thấy mất cân bằng hócmôn atrazine gây ra sinh non. Vì khi nuôi dưỡng bào thai là sự phụ thuộc vào hócmôn. Ở những con chuột không bị sảy thai, atrazine gây ra bệnh tuyến tiền liệt và di chuyền cho đời con sinh ra với căn bệnh của một ông lão. Và với những con không sảy ấy, atrazine gây suy yếu, phát triển tuyến vú ở con cái vú của chúng phát triển không bình thường. Hậu quả là khi những con chuột lớn lên, con của chúng bị chậm phát triển bởi nó không có đủ sữa để nuôi con con. Vậy nên con con ở vị trí dưới cùng do tác dụng phụ của atrazine mà bà của nó phơi nhiễm chất này. Và các chất này cứ tiếp tục truyền qua các thế hệ, nhiều năm, hàng chục năm, điều đó có nghĩa là chúng ta bây giờ đang ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu chắt chúng ta bằng những chất chúng ta thải ra môi trường hôm nay. Và nó không chỉ về triết học, ta đã biết rằng những chất như diethylstilbestrol và estrogen, PCBs, DDT qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tiềm tàng của ung thư vú và béo phì, và tiểu đường ngay từ khi còn ở trong bào thai. Thêm nữa, sau khi em bé được sinh ra, chỉ động vật có vú có thể làm như việc cho bú sau khi em bé được sinh. Chúng ta đã biết rằng những chất hóa học như DDT và DES và atrazine có thể truyền trong sữa, và lần nữa, ảnh hưởng đến trẻ em ngay cả sau khi được sinh ra. PJC: Vậy nên khi Tyrone nói với tôi rằng tử cung là một cơ quan có từ cổ xưa, tôi nên chứng minh như thế nào? Bạn có thể trình bày không? Thật thú vị khi bạn làm bộ phim như vậy, vì bạn đang mắc kẹt khi cố gợi ra hình dung khoa học mà chưa có một hình dung nào như thế. Và tôi phải nói thêm về giấy phép nghệ thuật. (Video) (Chuông đổ) Ông lão: Kiểm soát tử cung. Nó là cái gì? Cái gì cơ? (Ngáy) (Bóp kèn) (Thổi), cái gì? Perflourooctanoic axit. Blimey. Chưa nghe thấy bao giờ. PJC: Và thực ra ngay cả lúc trước khi tôi bắt đầu làm bộ phim này. Và khi tôi nhận ra những chất này có thể truyền qua tử cung và đi vào cơ thể thai nhi, nó khiến tôi bắt đầu suy nghĩ, con tôi trong bụng sẽ nói với tôi điều gì? Những đứa trẻ chưa sinh ra của chúng ta sẽ nói gì với ta khi chúng phải tiếp xúc với nó hàng ngày, ngày tiếp ngày? (Nhạc) (Video) Em bé: Hôm nay, con có thêm octyphenol, một chút xạ hương nhân tạo, và bisphenol A. Hãy giúp con. PJC: Đó là một quan niệm sâu sắc để hiểu rằng phụ nữ chúng ta phải là người tiên phong trong việc này. Đây là vấn đề của chúng ta, bởi chúng ta đang góp nhặt mọi chất trong toàn cuộc sống và chúng ta cứ trút dần, trút hết vào những đứa bé của ta trong tương lai. Chúng ta đang gây ra những ô nhiễm cho con cháu. Và nó là thứ khiến tôi nghĩ lại tôi một năm trước khi tôi biết mình có thai và lần siêu âm đầu tiên cho thấy con của tôi có khuyết tật khi sinh liên quan đến việc tiếp xúc với chất estrogen trong bào thai và lần siêu âm thứ hai cho thấy bé không có nhịp tim. Và con của tôi đã chết, nó đã chết và đó chính là lý do vì cái gì tôi nỗ lực để làm ra bộ phim này. Và đôi khi đó là một nơi kỳ lạ khi truyền thông trở thành một phần của câu chuyện, đó không phải là điều ban đầu bạn dự định. Và khi Tyrone nói về thai nhi bị trói buộc trong môi trường ô nhiễm, và đây là môi trường ô nhiễm của tôi. Em bé của tôi bị nhiễm độc. Và đó là điều gì đó khá sâu cay và buồn bã, nhưng thật kinh ngạc vì không nhiều người thực sự biết điều này. TH: Một trong những điều thú vị và đặc biệt cho tôi được đứng đây tại TEDWomen là, tôi tin nó đã được tổng kết trong bữa tối hôm qua khi ai đó nói, "Hãy quay lại nói với họ, "Khi cuộc cách mạng bắt đầu, hãy ủng hộ em" Sự thật là, phụ nữ, lẽ ra phải nhận sự ủng hộ cho điều này từ rất lâu rồi, từ "Mùa xuân im lặng" của Rachel Carson đến "Tương lai bị đánh cắp" - Theo Colborn" hay sách của Sandra Steingraber "Sống dưới hạ lưu" và "Có đức tin". Có lẽ đó là sự kết nối tới thế hệ kế tiếp của chúng ta-- giống như vợ và con gái đáng yêu của tôi vào 13 năm trước -- có lẽ đó là sự gắn kết của những người hoạt động vì phụ nữ trên phương diện đăc biệt này. Tôi muốn nói với những quý ông ở đây rằng không chỉ phụ nữ và trẻ em đang bị đe dọa. Và những con ếch tiếp xúc với atrazine, tinh hoàn toàn là lỗ hổng và khoảng trống, bởi sự mất cân bằng hóc môn, thay vì cho phép tinh dịch được nhân lên, như tinh hoàn ở đây, ống dẫn tinh ở đây chả có gì và chất lượng tinh dịch giảm đi một nửa. Nó không chỉ xảy ra ở loài lưỡng cư, mà diễn ra đồng thời ở loài cá ở Châu Âu, lỗ tinh hoàn và sự thiếu đi của tinh dịch ở loài bò sát Nam Mỹ và ở chuột, là sự biến mất của tinh dịch trong ống dẫn tinh nữa. Và ta cũng không thí nghiệm trên người, nhưng thật trùng hợp đồng nghiệp của tôi cho thấy rằng đàn ông ít cả về lượng và chất tinh dịch có nhiều atrazine trong nước tiểu. Đó chỉ là những người sống trong cộng đồng nông nghiệp. Những người thực sự làm trong nông nghiệp thì có hàm lượng atrazine cao hơn. Và những ai tiếp xúc với nó thì có nhiều atrazine hơn nữa trong nước tiểu, lên đến gấp 24000 lần lượng tiêu chuẩn có trong nước tiểu của người đó. Đương nhiên, đa số họ, 90% là Mexico, Mexico lai Mỹ. Không chỉ là lượng atrazine họ tiếp xúc. Họ còn tiếp xúc với chất như chloropicrin, chất được dùng trong khí thần kinh. Và rất nhiều người công nhân chỉ sống đến 50 tuổi. Không hề ngạc nhiên khi điều đó diễn ra trong tự nhiên và cũng cảnh báo chúng ta, Rachel Carson và nhiều nhà khoa học khác. Minh chứng từ hồ Nabugabo ở Uganda, chất thải nông nghiệp từ đồng lúa, đã đi vào thùng nước của người dân để phục vụ việc ăn uống, nấu nướng và tắm ở làng này. Và nếu bạn bảo một người dân trong làng, rằng lũ ếch có chức năng miễn dịch kém và trứng phát triển trong tinh hoàn, sự liên kết giữa sức khỏe môi trường và sức khỏe cộng đồng sẽ rõ ràng hơn. Bạn không cần uống nước để biết bạn đã ảnh hưởng đến sự sống tự nhiên ở trong đó. Vấn đề là, ở làng của tôi, Oakland, và phần đông các làng xã của chúng ta, chúng ta không thấy sự liên kết. Mở vòi, nước chảy ra, ngỡ là an toàn và ta ngộ nhận rằng ta là chúa tể trong môi trường này hơn là một phần của nó. PJC: Không tốn nhiều thời gian để nhận ra rằng đây thực ra là vấn đề môi trường. Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại câu hỏi này. Chúng ta biết nhiều về biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu, nhưng chúng ta không có khái nghiệm về cái gọi là môi trường nội sinh. Ta biết ta thải nhiều thứ ra kia. ta biết về sự tiêu nhập, nhưng ta lại thờ ơ với nó về những thứ chúng ta đút, hoặc được đút vào cơ thể. Và đó là cảm xúc của tôi mong mỏi của tôi khi đứng đây Để biết rằng, phụ nữ sẽ còn vươn lên như những người tuyên truyền, đồng thời có trách nhiệm mang thai, sinh nở em bé, chúng ta nắm giữ việc mua sắm đồ gia đình, điều đó sẽ đưa ta về phía trước thực hiện công việc của Tyrone và những nhà khoa học khắp nơi. Và mong mỏi của tôi là khi ta nghĩ về những vấn đề môi trường những gì chúng ta cần nhớ không chỉ về băng tan, mà đồng thời về con cháu chúng ta nữa. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Một chiếc vòi hút cuộn, những càng khỏe mạnh, một chiếc vòi sắc nhọn. Có gần một triệu loài côn trùng trên thế giới, hầu hết chúng đều có một trong năm loại phần phụ miệng phổ biến. Điều đó rất hữu ích cho các nhà khoa học vì khi bắt gặp một loài côn trùng lạ, họ có thể nghiên cứu rất nhiều về nó chỉ bằng cách xem nó ăn. Sự phân loại khoa học hay hệ thống phân loại sinh vật được dùng để sắp xếp tất cả sinh vật sống vào bảy bậc. Giới ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Đặc điểm phần phụ miệng của côn trùng giúp xác định nó thuộc bộ nào và cung cấp những manh mối về cách chúng tiến hóa và ăn. Phần phụ miệng nhai là phổ biến nhất. và cũng là nguyên thủy nhất. Tất cả phần phụ miệng được cho là bắt nguồn từ giống phần nhai này trước khi tiến hóa thành những loại khác. Nó gồm một đôi quai hàm gọi là hàm trên với hàm răng sắc nhọn dùng để cắt và nghiền thức ăn dai, cứng như lá cây hay những loài côn trùng khác. Bạn có thể tìm thấy phần phụ miệng này ở loài kiến thuộc bộ Cánh Màng, châu chấu và dế thuộc bộ Cánh Thẳng chuồn chuồn thuộc bộ Chuồn Chuồn, và bọ cánh cứng thuộc bộ Cánh Cứng Phần phụ miệng sắc nhọn bao gồm một kết cấu ống dài gọi là vòi. Chiếc vòi này có thể chọc thủng mô động và thực vật để hút chất lỏng như nhựa hoặc máu. Nó cũng có thể tiết ra nước bọt với những enzym tiêu hóa hóa lỏng thức ăn để dễ hấp thụ. Những loài côn trùng thuộc bộ Cánh Nửa có phần phụ miệng sắc nhọn và bao gồm rệp, ve sầu, rệp vừng và rầy lá. Phần vòi chích, phiên bản thân thiện hơn của chiếc vòi sắc nhọn cũng bao gồm một kết cầu vòi dài làm việc như một ống hút để hút mật từ hoa. Côn trùng thuộc bộ Cánh Vẩy bướm và bướm đêm giữ cho những chiếc vòi của chúng cuộn vào ngay trên đầu khi ngưng ăn. và trải ra khi chúng bắt gặp mật hoa hấp dẫn. Cùng với phần phụ miệng đa dạng, vẫn còn một loài vòi được chia thành hai thùy đàn hồi gồm những chiếc vòi chuyên hóa hơn gọi là "pseudotrachease". Kiểu vòi này tiết ra enzym nước bọt và thấm qua chất lỏng, phân rã thức ăn thông qua hoạt động của ống mao dẫn. Ruồi nhà, Ruồi giấm, và những động vật không chích thuộc bộ Ruồi là những loài côn trùng duy nhất sử dụng phương pháp này. Nhưng, vẫn còn một loại nữa, Những loài côn trùng có đốt trong bộ Ruồi như muỗi ruồi trâu ruồi hươu có một phần phụ miệng sắc nhọn thay vì phần phụ miệng đàn hồi. Cuối cùng, phần phụ miệng nhai là sự kết hợp của hàm trên và vòi cùng với một kết cấu giống như lưỡi ở đầu đỉnh để hút mật hoa. Với loại phần phụ miệng này, hàm trên không thực sự được dùng để ăn. Với ong và ong bắp cày, thuộc bộ Cánh Màng, chúng sử dụng vòi như công cụ để thu thập phấn hoa và đúc sáp. Tất nhiên, trong tự nhiên, luôn luôn có những ngoại lệ. Ví dụ, vài loài côn trùng non có loại kết cấu miệng hoàn toàn khác so với lúc trưởng thành, như sâu bướm, sử dụng phần phụ miệng để ăn lá cây trước khi biến đổi thành bướm và bướm đêm với phần miệng có kết cấu vòi. Phần lớn nhận dạng phần phụ miệng, giúp các nhà khoa học và bạn phân loại các loài côn trùng. Vậy sao không thử nhìn qua kính lúp tìm hiểu một chút về những vị khách đang gặm nhấm vườn rau, chích đốt cánh tay và bay lòng vòng bên tai bạn Mỗi năm chỉ riêng tại nước Mỹ có 2,077,000 cặp đôi thực hiện một quyết định có giá trị pháp lý lẫn tinh thần để bên nhau trải qua suốt phần đời còn lại... (Cười) và không quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác, không bao giờ. Người con trai mua nhẫn, người con gái mua váy cưới Họ cùng nhau mua sắm gần như tất cả mọi thứ. Cô ấy dẫn anh ấy tới trường dạy nhảy Arthur Murray để học khiêu vũ. Và ngày trọng đại đến. Họ sẽ đứng trước Chúa Trời cùng gia đình hai bên và một vài người đã từng làm ăn với cha cô dâu, và họ tuyên thệ rằng không có gì, dẫu có nghèo khổ, ốm đau bệnh tật de dọa mạng sống khổ đau cùng cực sẽ không thể chia cắt dù chỉ một chút tình yêu và sự dâng hiến vĩnh cửu của hai người. (Cười) Những con người trẻ lạc quan này hứa với danh dự và yêu thương nhau vượt qua những cơn "bốc hỏa", những giai đoạn khủng hoảng của tuổi trung niên và cân nặng tăng tổng cộng 23 kg cho đến cái ngày xa xôi đó khi mà một trong hai người cuối cùng có thể nằm yên nghỉ mãi mãi. Các bạn biết đấy là vì họ không thể nghe tiếng ngáy ngủ nữa Và sau đó họ sẽ uống say một cách ngu ngốc rồi trét bánh kem lên mặt của những người khác và nhảy điệu "Macarena" và chúng ta sẽ ở đó tặng cho họ khăn tắm, lò nướng bánh và uống rượu miễn phí và ném hạt cho chim ăn vào họ cứ mỗi lần như vậy -- mặc dù chúng ta đều biết rằng, theo thống kê một nửa trong số đó sẽ ly dị trong vòng khoảng 10 năm (Cười) Tất nhiên là một nửa trong số đó không ly dị Họ sẽ tiếp tục quên các ngày kỷ niệm và tranh cãi nên đi nghỉ ở đâu rồi bàn cãi về việc giấy vệ sinh nên đi ra từ cuộn giấy theo cách nào. Và một số trong đó thậm chí vẫn sẽ vui vẻ với nhau khi mà không ai trong hai người có thể ăn thức ăn cứng được nữa. Vì vậy các nhà nghiên cứu muốn biết lý do tại sao. Ý tôi là, các bạn nhìn xem, không cần phải thực hiện một cuộc nghiên cứu đối chứng kín hai bên để tìm hiểu những gì khiến cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sự coi thường, chán nản, dành quá nhiều thời gian trên Facebook, quan hệ tình dục với người khác. Tuy nhiên dù bạn có thể có những điều trái ngược chính xác với trên đây -- sự tôn trọng, thú vị, kết nối Internet bị hỏng, quan hệ chỉ với chồng/vợ của mình -- thì mọi thứ vẫn có thể trở nên tệ hại. Vậy chuyện gì sẽ diễn ra khi nó không như vậy? Vậy những người mà đã làm tất cả để được chôn cạnh bên nhau có điểm gì chung? Họ làm đúng những gì? Chúng ta có thể học hỏi gì từ họ? Và nếu bạn vẫn đang hạnh phúc ngủ một mình, tại sao bạn phải dừng lại những gì bạn đang làm và bắt cuộc sống của các bạn làm việc để tìm một người đặc biệt mà bạn có thể làm phiền suốt cuộc đời còn lại? Các nhà nghiên cứu đã tiêu tốn hàng tỷ đô la thuế của các bạn cố gắng tìm ra. Họ quan sát các cặp đôi hạnh phúc và tiến hành nghiên cứu mọi cử chỉ và kiểu cách của các đôi. Họ cố gắng tìm ra những gì có thể khiến cho những cặp đôi hạnh phúc này thoát khỏi những người hàng xóm và bạn bè khổ sở của họ. Và kết quả là ở những cặp đôi hạnh phúc thực sự cho thấy một số điểm tương đồng, ngoài việc họ không quan hệ với người khác. Chẳng hạn, ở các cuộc hôn nhân hạnh phúc, người vợ gầy hơn và trông đẹp hơn người chồng. (Cười) Tất nhiên, đúng. Hẳn nhiên là điều này sẽ mang đến hôn nhân hạnh phúc bởi vì phụ nữ chúng tôi rất quan tâm đến việc ngoại hình trông mảnh mải và xinh đẹp trong khi đàn ông phần lớn quan tâm về tình dục... đặc biệt là với phụ nữ trông gầy hơn và đẹp hơn họ. Tuy vậy, cái hay trong nghiên cứu này là không ai cho rằng phụ nữ phải gầy thì mới hạnh phúc; chúng ta chỉ việc gầy hơn người chồng Vì vậy thay vì phải chăm chỉ ăn kiêng và tập thể dục một cách khổ sở chúng ta chỉ việc đợi chồng mình mập lên, có lẽ chỉ cần nướng vài cái bánh. Đây là một thông tin tốt có được, và nó cũng không quá phức tạp. Nghiên cứu cũng cho rằng các cặp đôi hạnh phúc nhất là những người chú trọng đến những điều tích cực. Ví dụ, người vợ hạnh phúc. Thay vì chỉ ra rằng chồng cô ta đang mập lên hay đề nghị anh ta chạy bộ thì cô ấy có thể nói rằng "Chà, anh yêu, cám ơn anh đã nhượng bộ để khiến em thon thả hơn" Những cặp đôi này có thể tìm thấy điểm tốt trong bất kỳ tình huống nào. "Vâng, thực sự kinh khủng khi chúng ta mất hết mọi thứ trong đám cháy, nhưng ngủ ngoài đây dưới những vì sao cũng khá là thú vị, và thật may là nhờ đống mỡ trên cơ thể anh mà chúng ta có thể được giữ ấm" Một trong số các nghiên cứu yêu thích của tôi cho thấy rằng người chồng càng sẵn sàng làm việc nhà bao nhiêu, thì người vợ càng thấy anh ấy hấp dẫn bấy nhiêu. Vì chúng tôi cần một cuộc nghiên cứu chứng minh điều này Nhưng đây là những gì thực sự diễn ra. Cô ấy thấy anh ấy hấp dẫn hơn, họ quan hệ với nhau nhiều hơn; họ càng quan hệ nhiều hơn, anh càng ấy tốt với cô ấy hơn; và anh ấy tốt với cô ấy hơn, cô ấy sẽ ít cằn nhằn anh ấy về việc để khăn tắm ướt trên giường hơn-- và cuối cùng, họ sống hạnh phúc mãi mãi. Nói cách khác, người đàn ông, các anh cần phải cải thiện một chút đối với việc nhà. Sau đây là một điều thú vị. Một nghiên cứu cho thấy những người cười trong những tấm ảnh lúc nhỏ của mình ít có khả năng ly di hơn. Đây là một nghiên cứu thực sự, và tôi sẽ giải thích cho các bạn. Các nhà nghiên cứu sẽ không xem tư liệu báo cáo của bản thân về hạnh phúc thời thơ ấu hoặc thậm chí nghiên cứu nhật ký trước đây. Dữ liệu hoàn toàn dựa trên người ta có trông hạnh phúc trong những bức ảnh lúc mới đầu không. Tôi không biết tất cả các bạn bao nhiêu tuổi, nhưng khi tôi còn là một đứa trẻ, ba mẹ các bạn chụp ảnh bằng một loại camera đặc biệt mà trong đó đựng một thứ gọi là phim, và, lạy Chúa, phim này mắc tiền, Họ không chụp cho bạn 300 bức ảnh bằng chế độ chụp kỹ thuật số nhanh và rồi chọn ra tấm đẹp nhất và cười tươi nhất cho thiệp Giáng sinh Ồ không. Ba mẹ bạn chỉnh trang cho bạn, sắp xếp vị trí và bạn cười để chụp ảnh bằng cái máy ảnh mà tôi đã nói với bạn nếu không bạn có thể hôn tạm biệt với bữa tiệc sinh nhật. Mặc dù vậy, tôi vẫn có cả đống những tấm ảnh thời thơ ấu hạnh phúc giả tạo. và tôi mừng vì nhờ chúng mà tôi ít có khả năng hơn một số người về việc phải ly dị. Vậy bạn có thể làm gì khác để giữ gìn cuộc hôn nhân của mình? Đừng đạt giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất. (Cười) Tôi nghiêm túc đó. Bettie Davis, Joan Crawford, Hallie Berry, Hillary Swank, Sandra Bullock, Reese Witherspoon, tất cả họ đều sớm độc thân sau khi mang cái pho tượng đó về nhà. Họ thực sự gọi nó là lời nguyền Oscar. Nó chính là nụ hôn của thần chết đối với hôn nhân và là điều gì đó nên tránh. Và không chỉ là việc diễn thành công trong các bộ phim, là nguy hiểm. mà hóa ra đơn giản như việc xem phim hài lãng mạn có thể khiến cho hạnh phúc trong mối quan hệ giảm xuống. (Cười) Rõ ràng, một hiện thực cay đắng nó có thể xảy ra với chúng ta, nhưng tất nhiên là nó đã không xảy ra và có lẽ là không bao giờ sẽ xảy ra, làm cho cuộc sống của chúng ta dường như không thể chịu đựng được khi so sánh trên phim với thực tế. Theo lý thuyết, tôi giả sử nếu chúng ta chọn một xem một bộ phim mà trong đó có người bị giết hại một cách dã man hoặc chết trong một tai nạn xe khủng khiếp, chúng ta có nhiều khả năng đi ra khỏi rạp chiếu phim cảm thấy những gì mình có thật tuyệt Uống rượu, nó có vẻ xấu đối với hôn nhân của bạn. Vâng đúng vậy. Tôi không thể nói với các bạn thêm nữa về điều này vì tôi đã dừng ngay khi đọc xong tựa đề. Sau đây là một điều đáng sợ: Ly dị có khả năng truyền nhiễm. Đúng vậy -- khi các bạn có một cặp bạn thân ly dị nó sẽ tăng khả năng ly hôn của các bạn 75 phần trăm, Đến đây tôi phải nói rằng tôi chẳng hiểu điều này chút nào. Chồng tôi và tôi đã chứng kiến một số người bạn chia nhau tài sản và rồi đấu tranh với việc ở tuổi của chúng ta và độc thân trong thời đại của phong trào gửi tin nhắn kèm hình ảnh sex và thuốc Viagra và trang web hẹn hò trực tuyến eHarmony. Và tôi nghĩ những việc họ đã làm tác động đến hôn nhân của tôi hơn là cả đời điều trị tâm lý hôn nhân có thể làm được. Bây giờ có thể các bạn đang tự hỏi tại sao chúng ta lại kết hôn? Chính quyền liên bang Hoa Kỳ tính được hơn một ngàn lợi ích về pháp lý đối với việc làm vợ/chồng của ai đó-- một danh sách bao gồm quyền thăm viếng trong tù, nhưng hy vọng rằng các bạn sẽ không bao giờ cần dùng đến quyền này. Nhưng ngoài các đặc quyền liên bang này, những người kết hôn kiếm được nhiều tiền hơn. Chúng ta sống khỏe mạnh hơn, về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta tạo ra những đứa trẻ vui vẻ, ổn định và thành công hơn. Chúng ta quan hệ nhiều hơn so với những người bạn đong đưa độc thân của ta -- tin hay không Chúng ta thậm chí sống lâu hơn, điều này là một cuộc tranh luận khá hấp dẫn đối với việc kết hôn với ai đó mà bạn thích ngay từ đầu. Bây giờ nếu bạn hiện vẫn chưa trải nghiệm niềm vui được hoàn lại các khoản thuế chung tôi không thể nói cho các bạn biết làm thế nào để tìm thấy một người thích làm việc nhà có kích thước khá lý tưởng và hấp dẫn những người thích xem phim kinh dị và không có nhiều bạn đang lơ lửng trên bờ vực của việc ly hôn, nhưng tôi chỉ có thể khuyến khích bạn hãy cố gắng vì những lợi ích như tôi vừa chỉ ra thật đáng kể. Kết luận là dù bạn đang ở trong một cuộc hôn nhân hay đang tìm kiếm nó Tôi tin rằng hôn nhân là một sự thiết lập đáng để theo đuổi và giữ gìn. Vì vậy, tôi hy vọng các bạn sẽ sử dụng những thông tin mà tôi cung cấp các bạn hôm nay để cân nhắc những điểm mạnh của cá nhân so với yếu tố rủi rỏ của bản thân các bạn. Chẳng hạn, trong cuộc hôn nhân của tôi, Tôi sẽ nói rằng tôi đang làm tốt. Một mặt là Tôi có một người chồng khá nhẹ cân và đẹp trai đến khó tin. Vì vậy hẳn nhiên là tôi sẽ cần phải vỗ béo cho anh ấy. Và như tôi đã nói, chúng tôi có những người bạn ly dị có thể một cách bí mật hay trong tiềm thức đang cố gắng chia cách chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải để mắt đến điều đó. Và thỉnh thoảng chúng tôi uống một hoặc hai ly cocktail Mặt khác, tôi có một vài bức ảnh hạnh phúc giả tạo Và chồng tôi cũng làm nhiều nhứ quanh nhà và sẽ không bao giờ xem phim hài lãng mạn trong khi anh ấy còn sống. Tôi sẽ làm những thứ đó cho tôi Nhưng chỉ khi, tôi lên kế hoạch làm việc chăm chỉ hơn để không đạt giải Oscar bất cứ khi nào. Và vì lợi ích cho mối quan hệ của các bạn, Tôi khuyến khích các bạn làm điều tương tự. Hẹn gặp các bạn tại quầy rượu. (Vỗ tay) Xin chào tất cả mọi người Tôi là Sam và tôi vừa bước sang tuổi 17. vài năm trước, trước khi trở thành học sinh cấp III tôi đã mong muốn chơi trống lười (snare drum) trong đội diễu hành trường Foxboro và đó là một ước mơ mà tôi phải đạt được. Nhưng một bộ trống lười kèm theo dây đai nặng vào khoảng hơn 18 ký và tôi thì lại mắc một căn bệnh gọi là Progeria (chứng già trước tuổi) Để bạn hiểu rõ hơn, tôi chỉ nặng khoảng gần 30 ký Vì thế, tôi không thể đeo một cái trống với kích thước thông thường nên chỉ huy đội diễu hành đã phân công cho tôi chơi bộ gõ trong suốt nửa thời gian diễn ra bài biểu diễn. Bộ gõ rất thú vị. Nó bao gồm các nhạc cụ gõ phụ trợ rất tuyệt. ví dụ như trống bongo, trống lục lạc (timpani) rồi trống định âm (timbale) và chuông mõ (cowbell) Thế nên, nó lý thú lắm. Nhưng lại chẳng liên quan gì đến diễu hành và tôi thực sự suy sụp Tuy nhiên, chẳng điều gì ngăn cản được tôi chơi trống lười trong ban nhạc diễu hành trong nửa thời gian còn lại của show diễn. Vì vậy, gia đình tôi và tôi đã làm việc với một kỹ sư để thiết kế một cái dây đai đeo trống lười nhẹ hơn, giúp tôi đeo vào dễ hơn. Làm việc với nhau liên tục, cuối cùng chúng tôi đã làm được một bộ trống lười chỉ nặng còn gần 3 ký. (Vỗ tay) Tôi chỉ muốn cho các bạn biết thêm một chút về bệnh Progeria. Hiện nay, căn bệnh này chỉ ảnh hưởng tới khoảng 350 đứa trẻ trên toàn thế giới Thế nên, đây là một bệnh hiếm gặp, và những ảnh hưởng của Progeria bao gồm: da dẻ nhăn nheo, nhẹ cân, chậm phát triển, và bệnh tim mạch. Năm ngoái mẹ tôi và đội ngũ các nhà khoa hoc của bà công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về chữa trị Progeria, và vì thế, tôi đã được phỏng vấn trên NPR (Đài phát thanh công cộng quốc gia Hoa Kỳ), và John Hamiton đã hỏi tôi: Điều quan trọng nhất mà mọi người nên biết về em là gì?" Và câu trả lời của tôi đơn giản là Tôi có một cuộc sống rất hạnh phúc. (Vỗ tay) Vì thế bất chấp những trở ngại trong cuộc sống, mà phần lớn chúng là do chứng già trước tuổi (Progeria) gây ra tôi không muốn mọi người tỏ ra thương hại mình. Tôi không bao giờ màng tới những trở ngại đó, và tôi có thể xoay xở vượt qua được. Vì thế tôi ở đây hôm nay để chia sẻ với các bạn triết lí của tôi để có một cuộc sống hạnh phúc. Theo tôi, có ba khía cạnh trong triết lý này, Đây là câu nói của nhân vật nổi tiếng Ferris Bueller (nhân vật chính trong Ferris Bueller’s Day Off ) Khía cạnh đầu tiên trong triết lý của tôi là Tôi cảm thấy ổn với những điều cuối cùng mình vẫn không thể làm được bởi vì còn nhiều việc khác tôi có thể làm. Bây giờ mọi người thỉnh thoảng hỏi tôi những câu kiểu như "Sống chung với bệnh này thật cực cho cậu lắm phải không?" hay "Những khó khăn nào cậu phải đối mặt hàng ngày do bệnh này?" và tôi muốn nói rằng, cho dù mắc chứng già trước tuổi, phần lớn thời gian của tôi là suy nghĩ về những điều chẳng liên quan gì tới căn bệnh đó hết. Không có nghĩa rằng tôi phớt lờ phần tiêu cực của những trở ngại đó. Khi tôi không thể làm được một việc gì như chạy một quãng đường dài, hay đi tàu lượn siêu tốc, Tôi biết những gì mình không thể hưởng được ở trên đời. Nhưng bù lại, tôi chọn việc tập trung vào các hoạt động mà tôi có thể trải nghiệm những điều mà tôi yêu thích, ví dụ như hướng đạo sinh, hay âm nhạc, hay truyện tranh, hay bất cứ đội thể thao nào tôi thích ở Boston. Vâng, vì thế --- (Cười) Tuy nhiên, đôi lúc tôi cần tìm cách làm khó mình bằng cách thực hiện một vài điều chỉnh, tôi muốn xếp chúng vào danh mục "có thể làm được" Một ví du là chiếc trống vừa rồi đấy. Đây là clip tôi chơi bài nhạc trong phim Người Nhện với Ban nhạc đội diễu hành trường cấp 3 Foxboro vài năm trước (video) ♫ Ca khúc chủ đề phim Người Nhện ♫ (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Cảm ơn các bạn, vâng, vì thế --- Điều đó thực sự thú vị, và như thế tôi đã có thể đạt được giấc mơ của mình là chơi trống lười trong ban nhạc diễu hành. khi tôi tin là tôi có thể làm vì tất cả những giấc mơ của mình. Mong rằng các bạn cũng đạt được giấc mơ với niềm tin mình làm được Khía cạnh tiếp theo trong triết lý của tôi là quanh tôi là những người tôi muốn ở cùng, những người có phẩm chất tốt đẹp. Tôi cực kì may mắn khi có một gia đình tuyệt vời, những người luôn ủng hộ tôi trong mọi mặt cuộc sống. và tôi cũng thực sự may mắn khi có một nhóm bạn thân thật sự ở trường. Giờ chúng tôi là kiểu những chàng ngốc, nhiều đứa là tên quái dị nhưng thực sự vui khi ở bên nhau, và chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau khi cần. Chúng tôi đến với nhau vì chính con người thật của mình. Đây là khi chúng tôi tụ tập với nhau. Chúng tôi giờ đã vào cấp III và là người dạy kecho các đàn em của nhóm là một đơn vị tập thể đoàn kết. Điều tôi yêu thích khi ở trong một ban nhạc, chính là âm nhạc kết nối chúng tôi với nhau, là đúng đắn, là chân thực, và nó làm tôi quên đi bệnh của mình. Tôi không còn lo lắng về căn bệnh nữa mỗi khi tôi cảm thấy việc chơi nhạc tuyệt thật đấy, Nhưng dù đã làm một bộ phim tài liệu lên truyền hình một vài lần, tôi luôn cảm thấy mình hạnh phúc nhất khi tôi ở bên cạnh những người thân quen với mình mỗi ngày. Họ mang đến những ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của tôi, cũng như tôi hi vọng mình cũng tác động như thế tới họ. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Vì thế điểm cốt yếu ở đây, chính là tôi hi vọng các bạn hãy trân quý và yêu mến gia đình mình, yêu mến bạn bè, yêu mến anh em, và biết ơn những người dạy kèmcủa bạn, và cộng đồng xung quanh, bởi vì họ là khía cạnh thực nhất trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể tạo ra tác động tích cực thực sự có ý nghĩa. Khía cạnh thứ ba trong triết lý này là, hãy luôn tiến lên phía trước. Có người nói, có thể các bạn cũng biết ông, ông ấy tên là Walt Disney, đây là một trong những câu nói tôi ưa thích. "Tôi luôn luôn cố gắng trông chờ một điều gì đó. Một điều có thể khiến cuộc sống của tôi trở nên giàu có hơn." nó không cần phải thật to lớn. nó có thể là bất kì điều gì từ việc trông chờ cuốn truyện tranh sắp xuất bản, hay chuẩn bị cho kì nghì lớn của gia đình hay tụ tập với các bạn của mình, cùng đi xem trận bóng đá sắp tới của trường. Tuy nhiên, tất cả những việc đó giữ tôi tập trung và biết rằng tương lai tươi sáng luôn phía trước, và có thể giúp tôi vượt qua những khó khăn có thể sẽ đến. Giờ đây, ý chí đó bao gồm cả việc suy nghĩ luôn hướng về phía trước tôi cố gắng để không lãng phí năng lượng cho việc than thân trách phận bởi vì như thế sẽ chỉ khiến tôi mãi bế tắc trong một nghịch lý, mà trong đó không có chỗ cho hạnh phúc hay bất cứ xúc cảm nào khác. Giờ đây, không phải tôi cố ý lờ đi mỗi khi cảm thấy tồi tệ, tôi đơn giản là chấp nhận nó, để nó bước vào, để nhận biết nó, và làm việc mình cần làm để vượt qua nó. Khi tôi còn nhỏ, tôi muốn trở thành môt kĩ sư. tôi muốn trở thành một nhà sáng chế, người có thể phóng thế giới vào một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này có lẽ đến từ tình yêu tôi có với trò xếp hình Lego và sự tự do thể hiện mà tôi cảm nhận được khi tôi chơi trò xếp hình. Và nó cũng xuất phát từ gia đình tôi và những người người dạy kèm của tôi, những người luôn khiến tôi cảm thấy hoàn thiện và tích cực về bản thân, Bây giờ thì tham vọng của tôi đã thay đổi đôi chút tôi muốn đi sâu về ngành sinh vật học, có thể là sinh học tế bào, hoặc di truyền học, hoặc hóa sinh, hoặc thực ra là cái gì cũng được. Đây là một người bạn của tôi, người mà tôi kính trọng, ngài Francis Collins, giám đốc của NIH, và đây là chúng tôi ở TEDMED năm ngoái, đang trò chuyện. Tôi cảm thấy dù tôi chọn trở thành bất cứ ai, tôi tin rằng mình có thể thay đổi thế giới. Và khi nỗ lực thay đổi thế giới, tôi sẽ hạnh phúc. Khoảng 4 năm trước, HBO bắt đầu làm một bộ phim tài liệu về gia đình tôi và tôi tên là 'Cuộc sống - theo như Sam nghĩ" (Life according to Sam) Đó là một trải nghiệm khá tuyệt, nhưng cũng đã 4 năm trước rồi. và như bất kì ai, nhân sinh quan của tôi dần thay đổi, và dần chín chắn hơn, như lựa chọn sự nghiệp đầy hứa hẹn. tuy nhiên, một vài điều vẫn không đổi trong suốt thời gian đó. Như tư duy của tôi, và triết lý đối với cuộc đời. Vì vậy tôi muốn cho các bạn xem một clip về tôi lúc nhỏ trích từ bộ phim, mà tôi cảm giác là hiện thân cho triết lý đó. (video) Tôi hiểu nó hơn về mặt di truyền học vì thế bây giờ nó đã bớt biểu hiện ra. Nó từng kiểu như là điều mà ngăn cản tôi làm tất cả những việc này, những việc mà có thể khiến những đứa trẻ khác tử vong những việc mà khiến người lớn cảm thấy bị áp lực, và bây giờ nó là một thứ protein không bình thường làm yếu đi cấu trúc các tế bào Nhưng nó không còn là gánh nặng với tôi nữa bởi vì giờ đây tôi không phải cứ nghĩ rằng chứng già trước tuổi là một vật thể hữu hình tồn tại nữa. Thế nào nhỉ, khá là hay ho, phải không? (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Các bạn có thể nhận thấy tôi đã nghĩ theo cách như vậy trong nhiều năm qua Nhưng tôi chưa bao giờ thực sự phải áp dụng những khía cạnh trong triết lý của mình cùng lúc vào một thử nghiệm cho tới Tháng Một vừa rồi. Tôi bị ốm, viêm phế quản, và phải nằm viện vài ngày, tôi bị tách ra khỏi mọi mặt trong đời sống hằng ngày khiến tôi cảm thấy kiểu như thấy mình chỉ là cái dạng này thôi. Nhưng hiểu rằng mình sẽ khỏi ốm thôi, và hi vọng rằng mình sẽ lại khỏe mạnh, giúp tôi tiếp tục tiến lên phía trước. Và đôi lúc tôi đã phải trở nên dũng cảm, và điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi lúc tôi nao núng, tôi đã trải qua những ngày thật tồi tệ, nhưng tôi nhận ra rằng dũng cảm thật chẳng dễ dàng gì. Và với tôi, tôi cảm thấy nó mới chính là con đường để tiến về phía trước. Vâng, nói chung, Tôi không lãng phí năng lượng cho việc cảm thấy thương hại bản thân. Tôi để mình được bao quanh bởi những người tôi muốn ở bên và tôi tiếp tục tiến lên phía trước. Vì thế với triết lý này, tôi hi vọng tất cả các bạn, bất kể trở ngại của bạn là gì, đều có thể có một cuộc sống cực kì hạnh phúc. Ồ, khoan, chờ một chút, một lời khuyên nhỏ nữa --- (Cười) đừng bao giờ bỏ lỡ một bữa tiệc mà bạn có thể tham gia. Tối mai ở trường tôi sẽ diễn ra đêm khiêu vũ trở về quê hương và tôi sẽ tới đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Tôi muốn nói với các bạn lý do tại sao nhiều dự án y tế điện tử lại thất bại Và tôi thực sự nghĩ rằng điều quan trọng nhất là chúng ta không còn lắng nghe bệnh nhân nữa. Một trong những điều mà chúng tôi thực hiện tại trường đại học Radboud là bổ nhiệm một chuyên viên lắng nghe Không phải theo một cách khoa học -- cô ấy đặt một tách cà phê hoặc một tách trà nhỏ và hỏi thăm bệnh nhân, gia đình và họ hàng, "Có chuyện gì vậy? Chúng tôi có thể giúp gì được cho bạn?" Và chúng tôi nghĩ rằng đây là một trong những vấn đề chính mà tại sao tất cả -- có lẽ không phải tất cả -- nhưng hầu hết các dự án y tế điện tử lại thất bại, kể từ khi chúng ta không còn lắng nghe nữa. Đây là chiếc cân điện tử (có kết nối Iphone) của tôi. Đó là một thiết bị rất đơn giản. Nó có một nút bấm ở giữa để bật/tắt. Vào mỗi buổi sáng tôi đứng lên cân. Và đúng là tôi rất lo và hồi hộp như bạn có thể thấy. Tôi sợ rằng mình tăng đến 95kg. Nhưng điều làm cho thiết bị này đơn giản là bất cứ khi nào tôi đứng lên cân, nó đều gửi dữ liệu của tôi qua Google Health Và bác sỹ của tôi cũng sẽ thu được những dữ liệu này, để ông có thể thấy những vấn đề liên quan đến trọng lượng của tôi. không chỉ ngay tại thời điểm mà tôi cần được hỗ trợ về tim mạch hay điều gì khác đại loại như vậy, mà còn trong suốt khoảng thời gian trước đó nữa. Nhưng một điều khác nữa. Như một số các bạn biết rằng tôi có hơn 4,000 người theo dõi trên trang Twitter. Vì vậy mỗi buổi sáng tôi đứng cân trên chiếc cân wifi và trước khi tôi bước lên xe, mọi người đã bắt đầu nói với tôi rằng "Tôi nghĩ trưa nay anh nên ăn ít thôi Lucien à." (Cười) Nhưng đó là điều hay nhất có thể xảy ra vì đây gọi là áp lực đồng đẳng (hay áp lực từ bạn bè), áp lực đồng đẳng đã từng giúp các bệnh nhân -- kể từ khi nó được sử dụng đối với bệnh béo phì, nó cũng có thể sử dụng để các bệnh nhân bỏ hút thuốc. Mặt khác, nó còn được sử dụng để kéo mọi người ra khỏi ghế ngồi mà cùng nhau tham gia một số trò chơi nhằm kiểm soát tốt hơn sức khỏe của mình. Vào tuần tới, một thiết bị sẽ sớm được ra mắt. Đó là đồng hồ đo huyết áp có kết nối với Iphone hay một thứ gì khác. Và mọi người sẽ có thể ở tại nhà đo huyết áp của mình rồi gửi dữ liệu tới bác sỹ thậm chí có thể chia sẻ với những người khác chẳng hạn nó có giá hơn 100 đô la. Và đây chính là điểm mà các bệnh nhân có thể tự kiểm soát và thu thập dữ liệu liên quan đến sức khỏe của mình, không chỉ để tự kiểm soát cho riêng mình làm chủ tình thế của mình, mà còn có thể giúp chúng ta trong chăm sóc sức khỏe bởi những thách thức mà chúng ta phải đối mặt như tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, nhu cầu thăm khám tăng gấp đôi và những thứ tương tự như vậy Làm ra những kỹ thuật dễ sử dụng và bắt đầu với chúng để tạo cảm giác dễ chịu cho các bệnh nhân trong nhóm Và bạn không chỉ có thể thực hiện với những kỹ thuật kiểu như thế này, mà còn nhờ vào "giải pháp đám đông" Và một trong số những điều mà chúng tôi đã làm tôi xin chia sẻ với các bạn một đoạn phim nho nhỏ. (Nhạc) Chúng ta đều có thiết bị định vị trong xe. Chúng ta thậm chí còn có nó trong điện thoại. Chúng ta biết chính xác máy ATM ở những đâu trong thành phố Maastrict này. Một thứ khác nữa là chúng ta biết tất cả các trạm xăng ở đâu. Và chắc chắn rằng chúng ta có thể tìm thấy chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Nhưng ở đâu có thiết bị AED (máy khử rung tim tự động bên ngoài) gần nhất để có thể giúp bệnh nhân này? Chúng tôi đã hỏi xung quanh và không ai biết cả. Không ai biết nơi có thiết bị AED gần nhất để cứu sống tính mạng bệnh nhân ngay lúc này. Và đây là những gì chúng tôi đã làm, chúng tôi đã sử dụng "giải pháp đám đông" ở Hà Lan Chúng tôi thiết lập một trang điện tử và hỏi đám đông "Nếu bạn thấy một thiết bị AED, vui lòng gửi lại thông tin cho chúng tôi biết nó ở đâu cho chúng tôi biết khi nó hoạt động" vì đôi khi trong giờ hành chính nó thỉnh thoảng không hoạt động. Và hơn 10,000 thiết bị AED ở Hà Lan đã được tìm thấy và gửi về. Bước tiếp theo chúng tôi tìm những trình ứng dụng cho nó. Và chúng tôi xây dựng một ứng dụng trên iPad Chúng tôi làm một ứng dụng trên Layar nhằm tăng cường khả năng thực tế để tìm được những thiết bị AED này. Và bất cứ lúc nào bạn đang ở trong một thành phố như Maastricht mà gặp ai đó bị ngất bạn có thể sử dụng iPhone của mình, và trong vòng vài tuần tới nó có thể chạy ứng dụng trên điện thoại của Microsoft để tìm được thiết bị AED gần nhất mà có thể cứu sống tính mạng ai đó Và ngày hôm nay chúng tôi xin giới thiệu thiết bị này không chỉ là AED4U (AED cho bạn) mà sản phẩm này được gọi, mà còn là AED4US (AED cho chúng ta). Và chúng tôi muốn bắt đầu thiết bị này trên toàn thế giới. chúng tôi đã nhờ tất cả các đồng nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới, các trường đại học, để giúp chúng tôi tìm kiếm, làm việc và hoạt động như một trung tâm thông tin nhằm tập hợp thông tin về các thiết bị AED trên khắp thế giới. Bất cứ khi nào bạn đang đi nghỉ mà bắt gặp ai đó bất tỉnh, đó có thể là người thân của bạn hoặc ai đó đứng trước mặt, thì bạn vẫn có thể tỉm thấy thiết bị AED. Một điều khác nữa chúng tôi xin rất mong được giúp đỡ là các công ty trên khắp thế giới có thể giúp chúng tôi duy trì các thiết bị AED này. Các công ty này có thể là dịch vụ chuyển phát nhanh hay dịch vụ cáp điện thoại chẳng hạn, chỉ để chắc rằng những thiết bị AED được gửi thông tin về vẫn còn ở chỗ đó. Vì vậy xin hãy giúp chúng tôi thực hiện điều này và không chỉ để sức khỏe tốt hơn và còn kiểm soát được nó. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) "Nghe này, Cháu có nghe thấy không?" Bà tôi hỏi. "Nghe này. Nghe xem bọ cánh cứng đang muốn nói gì." Tôi sẽ dành hàng giờ nghe tiếng chú bọ cánh cứng nhỏ cuộn một cục phân thật lớn, và trong lúc đó, tôi đã nghe thấy rất nhiều âm thanh thiên nhiên. Với đôi tai thính, tôi nghe tiếng gia đình trò chuyện, cười đùa, tiếng gió hú và cả tiếng dế kêu. Các âm thanh này hòa trộn với nhau, và tôi nghe thấy nhịp điệu lưng chừng. Sau đó, tôi dùng thìa gõ nhịp vào đĩa và dùng đôi tay bé nhỏ gõ vào ngực cố gắng tái tạo những gì mình nghe thấy. Tôi đã đập vào cùng chiếc đĩa, máy xay, trống, chảo và nhiều thứ nữa suốt từ lúc đó để trở thành một tay trống và bộ gõ chuyên nghiệp (Tiếng vỗ tay) Khi lớn lên, một cách vô thức, tôi cảm thấy cần phải giấu sở thích mới được phát hiện của mình. Không cần nói ra, tôi biết dù thế nào tôi vẫn đang làm một điều sai trái. Trong hầu hết các buổi kỷ niệm, tôi nhận thấy hầu hết phái nữ không vô hình cho đến khi họ mặc váy nhảy nhót và lắc eo, hát, vỗ tay, giậm chân, trong khi cánh đàn ông đảm đương phần nhịp điệu. Vài năm sau, tôi mới hiểu ra ý nghĩa của truyền thống và văn hóa, và điều gì thì bị coi là cấm kỵ, điều gì không. Trong phần lớn văn hóa Châu Phi, phụ nữ bị cấm chơi trống và bộ gõ suốt một thời gian dài. Tôi nghĩ điều này bắt nguồn từ niềm tin tâm linh và truyền thống rằng phụ nữ là phái thấp kém hơn. Tôi lớn lên với hiểu biết rằng bếp hoặc "một căn phòng khác mới là nơi dành cho phụ nữ Hừm? (Tiếng cười) Phụ nữ đã bị tẩy não và dẫn dắt quá lâu cho tới khi trở thành nạn nhân và thực sự bắt đầu tin vào điều này. Điều này, cùng với việc thiếu quan tâm tới giáo dục cho phụ nữ, đã có ảnh hưởng quan trọng trong việc khắc ghi vào tâm trí chúng ta. Tiếng trống khơi gợi cảm xúc và chuyển động. Trống là một nhạc cụ gợi cảm cần thiết. Ở một lễ hội, một người đàn ông hỏi tôi sao tôi dám để trống giữa đôi chân mình, tôi đã bị coi là dơ dáy và không phù hợp để chơi một loại nhạc cụ. Tôi đã liên tục bị hỏi tại sao chọn chơi trống thay vì thực tập nghề báo, nghề mà tôi vẫn chưa học xong, nhưng được coi là "tử tế hơn". Hình ảnh một người phụ nữ chơi trống làm cô ấy trở nên yếu ớt, kém nữ tính, kém quyến rũ, nhưng tất cả những điều này, hơn hết, đẩy cô ấy vào vị thế thấp kém hơn. Đánh trống là một đại diện mạnh mẽ cho di sản Châu Phi, và nó thật sự quan trọng ở nhiều khía cạnh truyền thống. Nhiều cộng đồng xem đánh trống là hoạt động thường ngày, và duy trì cho đến ngày hôm nay, từ sinh để cho đến lễ nhập tục, nghi lễ chào đón, hôn nhân và cả chôn cất. Dù vậy, tiếng trống này đang biến mất rất nhanh trên sân khấu âm nhạc, và loại hình truyền thống đang mất dần sự phổ biến một cách nhanh chóng trong cộng đồng. Cảm thấy cần phải bảo tồn văn hóa này, tôi quyết định giảng dạy sự cần thiết và quan trọng của trống cho các bé trai, phụ nữ và bé gái. Trên hành trình thành cô giáo bộ gõ, tôi nhận ra rằng rất nhiều phụ nữ thực sự muốn chơi trống, nhưng lại sợ Một số sợ cách mà cộng đồng nhìn nhận về họ. Những người khác sợ nỗi đau thể chất đi cùng với việc chơi trống, Ồ vâng, nó không dễ vậy đâu. Một số, bởi bạn đời của họ không ủng hộ, và những người khác sợ trách nhiệm mang nặng di sản văn hóa. Tôi tin, hoặc nghĩ rằng tất cả nỗi sợ này được khắc ghi vào tiềm thức có chọn lọc của phái nữ bởi khi ta biết đến sự bạo tàn, đã xảy ra với phụ nữ, đặc biệt ở lục địa này, nó trở thành lời nhắc nhở liên hồi rằng một bước ra khỏi vùng được chỉ định có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vâng, tôi dùng trống để kể chuyện của mình và của dân tộc tôi. Nguồn cội tạo nên tôi và văn hóa luôn ở bên tôi Phụ nữ cũng có thể trở thành người bảo tồn văn hóa. Chúng ta được sinh ra để tạo ra sự sống, để nuôi dưỡng nó. Chúng ta chắc chắn có thể bảo tồn truyền thống một cách cực kỳ xuất sắc. Trống của tôi và tôi, sẽ luôn cùng tồn tại. (tiếng vỗ tay) Chúng tôi chắc chắn sẽ cùng tồn tại. Nếu phụ nữ đã có thể lãnh đạo một đất nước, phụ nữ đã ra ngoài vũ trụ, phụ nữ đã thắng giải Grammy, thì phụ nữ cũng có thể chơi trống và chơi nó - ở mức năm sao? Không, phải là cả một triệu sao. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Tiếng chuôm chùm) (Tiếng trống kim loại) (Tiếng chuông chùm) (Tiếng gậy lắc) (Tiếng trống) (Tiếng vỗ tay) Cá mập khổng lồ là sinh vật tuyệt vời. Trông chúng thật ấn tượng. Chúng có chiều dài 10 mét khi trưởng thành. Một vài con có thể to hơn. Trọng lượng của chúng có thể lên tới 2 tấn. Một số con có thể nặng đến 5 tấn. Chúng là loài cá lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, chúng là những động vật ăn sinh vật phù du hoàn toàn vô hại. Và chúng được biết tới với khả năng lọc 1 tỉ mét khối nước một giờ và có thể ăn 30 kilogam động vật phù du mỗi ngày để sinh tồn. Chúng là những sinh vật tuyệt vời. Và ở Ailen, chúng tôi may mắn vì có rất nhiều cá mập khổng lồ cũng như có nhiều cơ hội để hiểu về chúng. Ngoài ra chúng cũng rất quan trọng đối với người dân sống gần bờ trở lại hàng trăm năm trước, đặc biệt ở Claddagh, Duff, Connemara, khu vực duyên hải phía tây Ailen nơi mà những người nông dân đã từng giăng buồm ra khơi để kiếm kế sinh nhai trên những chiếc thuyền đánh cá buồm nhỏ và không mái che của họ thỉnh thoảng thì họ đánh bắt xa bờ, khi khác thì tới một nơi gọi là "Sunfish Bank" cách đảo Achill khoảng 30 dặm về phía Tây, họ tới đây để bắt cá mập khổng lồ. Đây là một bản khắc mộc cũ từ những năm 1700, hay 1800 gì đó Cá mập khổng lồ có ý nghĩa quan trọng đối với họ, vì trong gan của chúng có một lượng dầu rất lớn. Gan loài cá mập này chiếm 1/3 tỉ trọng cơ thể nó, và chứa rất nhiều dầu . Bạn có thể lấy được hàng ga-lông dầu từ gan chúng. Loại dầu đó từng được chuyên dùng cho việc thắp sáng, nhưng còn có công dụng làm liền vết thương và nhiều việc khác nữa. Trên thực tế, vào năm 1742, đèn đường ở hải cảng Galway, Dublin thành phố miền đông Ailen và Waterford, miền nam Ailen được thắp sáng bằng dầu cá mặt trời. Và "cá mặt trời" là một trong những tên gọi của cá mập khổng lồ. Cá mập khổng lồ là loài vật đáng kinh ngạc. Chúng đã ở đây từ rất lâu rồi, và đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cộng đồng dân cư sống gần bờ biển. Chắc chắn rằng, nơi thuận lợi nhất trên thế giới cho việc đánh bắt loài cá khổng lồ này là ở đảo Achill. Đây là vịnh Keem phía trên đảo Achill. Và lũ cá mập thường bơi vào vịnh này. Và ngư dân đóng đáy lưới ở mũi, dụ vào một chiếc lưới khác. và con cá hoảng loạn, đâm vào lưới, lưới này sẽ trùm lên nó. Nó thường bị ngạt thở và bị dìm chết. Hay những lúc, họ bơi trên những chiếc thuyền nhỏ làm từ những cây liễu dai và giết chúng bằng một cây giáo đâm xuyên vào cổ. Và họ kéo những con cá mập này trở lại Purteen Harbor, đun thịt chúng và sử dụng loại dầu này. Ngoài ra họ dùng thịt cá làm phân bón và sử dụng những cái vây của chúng. Đây có thể là mối nguy hại lớn nhất đối với loài cá mập trên toàn thế giới -- Đó là việc lấy vây cá mập. Chúng ta thường bị hoảng sợ vì những chiếc"hàm cá mập". Có khoảng 5 hay 6 người đã bị giết chết bởi cá mập hàng năm. Trong thời gian gần đây, con số đó chỉ là một vài, tôi nói đúng chứ? Chính xác là một vài tuần đây thôi. Chúng ta đã giết khoảng 100 triệu con cá mập mỗi năm. Vì vậy tôi không hiểu sự cân bằng là như thế nào. nhưng tôi nghĩ rằng, cá mập lo sợ chúng ta nhiều hơn so với những nỗi lo của chúng ta về chúng. Đây là 1 tài liệu về nghề đánh bắt cá có đầy đủ dẫn chứng, và bạn có thể thấy ở đây, nó đạt mức đỉnh vào những thập niên 50 khi mà chúng ta giết 1.500 con cá mập mỗi năm. Và số lượng của chúng giảm một cách nhanh chóng - khi nghề cá bùng nổ và phá sản, dẫn tới việc một số đàn cá bị mất hẳn hay tỉ lệsinh sản thấp. Và họ đã giết khoảng 12.000 con cá mập vào thời kỳ đó, thật vậy bằng cách xâu chuỗi các địa danh Manila ngoài khơi vịnh Keem ở hoàn đảo Achill Cá mập đã bị giết vào những giữa những năm 80, đặc biệt là ở phía đông Dunmore của County Waterford. Và khoảng 2.503.000 con cá mập đã bị giết tính đến 1985, bởi rất nhiều các tàu đánh cá Nauy. Màu đen, bạn không thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng, nhưng đây là số lượng tàu săn bắt cá mập khổng lồ của người Nauy và đường thẳng mầu đen ở hoa tiêu biểu thị một tàu đánh bắt cá mập thay cho tàu đánh bắt cá voi. Tầm quan trọng của loài cá mập khổng lồ đối với cộng đồng dân cư sống gần bờ biển được biết đến thông qua ngôn ngữ. Tôi không rõ lắm về tiếng Ailen, Nhưng ở Kerry chúng thường được gọi là "Ainmhide na seolta," quái vật với những chiếc buồm. Và tên gọi khác "Liop an da lapa," Con thú to lớn với 2 chiếc vây. "Liabhan mor", liên tưởng tới một loài động vật lớn Hay cái tên mà tôi ưa thích, "Liabhan chor greine," Loài cá khổng lồ của mặt trời, một cái tên đáng yêu và gợi hình. Trên hòn đảo Tory, một nơi rất khác lạ, nơi mà được gọi là muldoons và dường như không ai biết tại sao. Hi vọng sẽ không có ai từ Tory tới đây; một nơi thật đẹp, thật đáng yêu. Nhưng thông thường thì tất cả đều ở xung quanh hòn đảo, chúng được biết đến là loài cá mặt trời. Cái tên này thể hiện thói quen ngoi lên mặt nước của chúng khi mặt trời xuống bóng. Có một mối quan ngại lớn rằng số lượng loài cá mập khổng lồ đang ngày càng suy giảm trên khắp thế giới. Một vài người nghĩ rằng đó không phải là sự suy giảm số lượng. Điều này có thể là do sự thay đổi trong phân bổ các sinh vật phù du. Và người ta cho rằng cá mập khổng lồ đóng vai trò như một nhân tố biều thị chính xác sự thay đổi khí hậu, bởi vì về cơ bản với chiếc mồm mở rộng của mình, chúng sẽ ăn tất cả các loài sinh vật phù du bơi xung quanh . Cá mập khổng lồ được liệt vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ của IUCN. Có những phong trào ở Châu Âu bảo vệ chúng khỏi sự đánh bắt. Hiện tại có luật cấm đánh bắt chúng, thậm chí không được đưa chúng vào bờ và thậm chí luật còn được áp dụng đối với những trường hợp cá mập khổng lồ vô tình mắc lưới. Loài cá mập này không được bảo vệ ở Ailen. Thực tế rằng, không hề có luật lệ nào nói về việc bảo vệ nó ở Ailen, mặc cho những nỗ lực bảo vệ loài cá mập này và bảo vệ khu vực sinh sống lâu nay của chúng. Chúng ta biết rất ít về chúng. và hầu hết những gì ta biết về chúng chỉ dựa trên những thói quen của chúng khi chúng nổi lên mặt nước. Và chúng ta cố gắng đoán xem chúng đang làm gì qua những hành vi của chúng trên mặt nước. Tôi cũng chỉ mới hiểu ra vấn đề tại một cuộc hội thảo được tổ chức trên hòn đảo nhỏ Man, năm vừa rồi, hiếm khi sống ở nơi nào nơi mà cá mập thường ngoi lên mặt nước để "tắm nắng". Và đây là một cơ hội lý tưởng trong quá trình nghiên cứu khoa học được nhìn và trải nghiệm về loài cá mập khổng lồ, chúng là những sinh vật kỳ diệu. chúng mang đến cho ta cơ hội tuyệt vời để tiếp cận và nghiên cứu chúng Vì vậy đó là những điều chúng tôi đã thực hiện vài năm qua -- nhưng năm năm ngoái là một năm quan trọng -- là năm chúng tôi thực hiện việc đánh dấu những con cá mập vì vậy chúng tôi cố gắng tìm ra những ý tưởng mới về sự chính xác trong cách nhìn và sự di chuyển hay những thứ đại loại như vậy. Và chúng tôi tập trung chủ yếu ở phía bắc Donegal và phía tay Kerry - hai khu vực chúng tôi tập trung quan sát. Chúng tôi đánh dấu chúng rất đơn giản, không phải sử dụng công nghệ cao, chỉ với một cái sào lớn và dài. Đây là một chiếc cần câu cá với chiếc gắn thẻ để đánh dấu ở đầu. Lên thuyền và gắn thẻ đánh dấu vào cá mập. Chúng tôi đã làm việc hiệu quả. chúng tôi đã đánh dấu được 105 con cá mập vào mùa hè vừa qua Chúng tôi đã thực hiện được 1/3 công việc trong 3 ngày ngoài khơi Inishowen Peninsula. Một nửa thử thách đã trải qua, ở đúng địa điểm và đúng thời gian. Nhưng đây là một thủ thuật rất dễ và đơn giản. Tôi sẽ chỉ cho bạn biết trông chúng như thế nào. Chúng tôi dùng một camera quan sát trên thuyền và quay phim lũ cá mập. Một trong những việc chúng tôi làm là tìm và phân loại giới tính của những con cá mập. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng 2 máy phát tín hiệu vệ tinh và các thiết bị công nghệ cao khác. Các thiết bị này là các thiết bị lưu trữ. Công việc mà chúng thực hiện là lưu trữ dữ liệu. Một máy phát tín hiệu vệ tinh chỉ hoạt động trong môi trường nước trong và có thể gửi tín hiệu lên vệ tinh. và dĩ nhiên, cá mập, loài cá ít khi ngoi lên mặt nước. Vì vậy việc xác định vị trí của loài cá mập này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời gian và sự di chuyển của mặt trời, thêm vào đó là nhiệt độ của nước và độ sâu mà cá đang bơi. Bạn phải kiên nhẫn để tìm lại hướng đi. Việc nhận diện một con cá mập là khi bạn tháo thiết bị phát sóng sau một thời gian nhất định, trong trường hợp này là 8 tháng, và sự thật là đến một ngày thiết bị này bung ra, trôi lững lờ và nói lời chào tới vệ tinh và gửi, không phải tất cả nhưng vừa đủ dữ liệu cho chúng ta sử dụng. Và đây là cách duy nhất để tìm hiểu hành vi và sự dịch chuyển của chúng dưới nước. Và đây là 2 bản đồ chúng tôi đã thực hiện. Trên đó, bạn có thể thấy chúng tôi đã đánh dấu 2 lần ngoài khơi Kerry. Và về cơ bản cá mập khổng lồ dành phần lớn thời gian trong năm - 8 tháng cuối năm ở vùng biển Ailen. Vào ngày giáng sinh, nó còn đang quanh quẩn ở khu vực thềm lục địa. Và đây là một bức ảnh vệ tinh mà chúng tôi chưa phân tích với nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và độ sâu, nhưng một lần nữa, con cá mập thứ 2 dường dư thích thú dành hết thời gian của mình bơi trong và xung quanh vùng nước Ailen. Năm ngoái, các đồng nghiệp của tôi ở đảo Man đã đánh dấu một con cá mập con cá này tới đảo Man trên đường tới Nova Scotia trong khoảng 90 ngày. Đoạn đường này dài đến 9.500 kilomet. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ điều đó có thể xảy ra. Đồng nghiệp khác ở các bang đã đánh dấu khoảng 20 con cá mập ngoài khơi bang Massachusetts, và những đánh dấu đó không thực sự hiệu quả. Tất cả những gì anh ấy biết là nơi anh ấy đã đánh dấu chúng và anh ấy biết nơi chúng bị chết. Và thiết bị của anh ấy bị bung ra ở vùng biển Caribbean và thậm chí cả ở Brazil. Và chúng tôi tưởng rằng cá mập khổng lồ là loài động vật ôn đới và chỉ sinh sống trên cùng vĩ độ với chúng ta. Nhưng sự thật, chúng cũng đang bơi ngang qua xích đạo. Và rất đơn giản như vậy, chúng ta đang cố gắng khám phá loài cá mập khổng lồ. Tôi nghĩ có một điều hết sức ngạc nghiên và kỳ lạ đó là tính đa dạng trong bộ gen của cá mập rất thấp. Tôi không phải là một nhà nghiên cứu về gen, vì vậy tôi sẽ không ra vẻ am hiểu về gen. Và điều là lý do tại sao chúng ta cần môt sự hợp tác toàn diện. Nhưng ngược lại, tôi là một người nghiên cứu chuyên môn, Tôi cảm thấy hoang mang nếu tôi dành hàng giờ trong phòng thí nghiệm, khoác lên mình chiếc áo khoác trắng -- khiến tôi quên hết tất cả Vì vậy chúng tôi cần cộng tác với những nhà nghiên cứu gen, họ am hiểu về lĩnh vực này. Khi họ nhìn vào bộ gen của loài cá mập khổng lồ, Họ phát hiện ra rằng sự khác biệt này nhỏ đến kinh ngạc. Nếu bạn nhìn vào dòng đầu tiên, bạn có thể nhận ra rằng sự các loài cá mập có bộ gen khá giống nhau. Tôi nghĩ rằng điều này về cơ bản có nghĩa chúng đều là cá mập Và chúng có chung tổ tiên. Nếu bạn nhìn vào sự đa dạng của cấu trúc nu-cle-o-tit, được tổ hợp từ nhiều gen hơn, đó là do được thừa hưởng từ bố mẹ của chúng, bạn có thể thấy rằng cá mập khổng lồ, nếu bạn nhìn vào nghiên cứu thứ nhất, là một trật tự của một sắp xếp ít khác biệt lớn hơn là những loài cá mập khác. Và bạn có thể thấy rằng công việc này đã được thực hiện vào năm 2006 Trước đó, chúng ta không hề hiểu về sự đa dạng gen của loài cá mập khổng lồ. Chúng ta không hề biết, làm thế nào để phân biệt chúng so với những con cá mập khác Có nhận diện được chúng không? Và dĩ nhiên, điều đó rất quan trọng nếu bạn muốn tìm hiểu số lượng và tình trạng của loài động vật này. Và Les Noble ở Aberdeen đã cố gắng khám phá những điều khó tin nhất. Vì vậy anh ấy đã thực hiện các nghiên cứu khác sử dụng các vi vệ tinh, đắc hơn nhiều nhưng lại rất nhanh chóng và, điều này đã làm cho anh ấy ngạc nhiên bởi cnhững thiết bị này cho kết quả gần như giông hệt nhau Nghĩa là những con cá mập kia, vì lý do nào đó, chúng có những sự khác biệt rất nhỏ Và người ta suy luận rằng đó là một nút cổ chai, nút cổ chai trong cấu trúc gen được cho là có từ 12.000 năm trước, và điều này dẫn đến tính đa dạng thấp. Và chưa hết, nếu bạn nhìn vào những con cá mập voi, cũng là một loài cá mập lớn ăn phù du, nhưng chúng có tính đa dạng hơn nhiều tuy nhiên nó không hẳn đã rõ ràng tất cả. Họ khám phá ra rằng không có sự khác biệt nào về cấu trúc gen giữa bất cứ loài cá mập khổng lồ đại dương trên thế giới. Vì vậy, thậm chí đối với loài cá mập khổng lồ sinh sống trên khắp các vùng biển của thế giới này, bạn bạn cũng khó có thể tìm ra được sự khác biệt về mặt di truyền dù chúng ở những nơi khác nhau như Thái Bình Dương, Ailen, hay Nam Mỹ. Về cơ bản chúng giống nhau. Nhưng một lần nữa, điều này lại khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Tôi không hiểu. Tôi không lgiả vờ hiểu rõ về điều này. Cũng có thể do tôi nghi ngờ các ngà di truyền học cũng không hiều gì về nó nhưng họ đưa ra được các con số. Và thậm chí, bạn có thể ước tính số lượng loài cá này. dựa vào sự khác biệt của bộ gen. Rus Hoelzel đã có kết quả khá chính xác về số lượng loài này khoảng 8.200 con. Số lượng như vậy. 8.000 con cá mập trên thế giới. Chắc bạn đang nghĩ, " Thật buồn cười. Không đời nào." Vì thế Les thực hiện một cuộc nghiên cứu tỉ mỉ hơn và ông ấy đã ước tính, số lượng của chúng vượt qua con số 9.000. Và sử dụng máy phát tín hiệu vi vệ tinh khác nhau để thu thập được nhiều kết quả. Nhưng tính toán sau tất cả nghiên cứu này chỉ ra số lượng của chúng chỉ khoảng 5.000, Cá nhân tôi hoàn toàn không tin vào kết quả này, nhưng tôi là người hay hoài nghi. Nhưng thậm chí nếu bảo bạn đưa ra vài con số, Có thể bạn nói rằng số lượng của chúng cỡ khoảng 20,000 cá thể. Bạn có nhớ bao nhiêu con cá mập kia đã bị giết ở ngoài khơi Achill trong những thập niên 50 và 70 ko? Nó phản ánh sự thật rằng loài động vật này có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi vì số lượng của chúng quá ít. Trên thực tế, trong số 20,000 con cá mập khổng lồ, ước tính có khoảng 8000 con cá cái. Chỉ có khoảng 8.000 con cá mập khổng lồ cái trên thế giới thôi ư? Tôi không biết. Tôi không tin vào điều này. Vấn đề là có phải họ bị thúc ép phải lấy nhiều vật mẫu Họ không có đủ các vật mẫu. để nghiên cứu về gen một cách đầy đủ chi tiết. Bạn nhận mẫu thử từ đâu cho việc phân tích gen của mình? Hiển nhiên là từ xác những con cá mập bị chết, Những xác con cá mập bị chết bị phân hủy. Chúng tôi có thể thu thập được 2 hay 3 con cá mập bị chết ở Ailen mỗi năm, nếu chúng ta may mắn. Mẫu thử khác có thể lấy được từ việc đánh bắt chúng. Chúng ta có thể đánh bắt một vài con trên bề mặt của lưới đánh cá. Bây giờ thì điều này bị cấm, và đó là tin tốt cho chúng. Một vài con bị bắt trong lưới rà, lưới vét. Đây là một con cá mập bị đánh bắt ở Howth, ngay trước giáng sinh, Điều này là bất hợp pháp, bởi vì bạn không được phép làm điều này theo luật của Liên Đoàn Châu Âu, và con cá này đã được bán với giá 8 euro mỗi kg thịt. Họ thậm chí còn đăng cả công thức làm món ăn lên tường, cho đến khi họ được thông báo rằng, việc làm này là bất hợp pháp. Và họ đã đồng ý làm theo. Nếu bạn quan sát tất cả những nghiên cứu mà tôi đã cho các bạn xem. tổng số lượng vật mẫu trên toàn thế giới là 86 tính đến thời điểm hiện tại. Và nó là một công việc quan trọng, họ có thể hỏi những câu hỏi rất thú vị, và nói cho chúng ta biết số lượng của chúng số lượng nhận diện được cũng như cấu trúc quần thể loài, nhưng họ bị giới hạn năng lực nghiên cứu bởi vì thiếu các vật mẫu. Hiện nay khi chúng tôi đánh dấu những con cá mập, vấn đề là làm thế nào có thể đánh dấu được chúng ở vị trí phía trước xương sường -- phải thực hiện rất nhanh -- vì đôi khi những con cá mập này sẽ chống cự. có lần chúng tôi bơi ngược về Malin Head phía trên Donegal, con cá mập sẽ quẫy mạnh vào mạn sườn của tầu bằng cái đuôi của nó, hơn nữa, tôi nghĩ, tôi thực sự hoảng hốt khi chiếc thuyền tới gần nó, hơn là việc bắn tên đánh dấu nó. Và cuối cùng mọi chuyện cũng ổn. và sau đó tôi và Emmett quay trở lại Malin Head, ở bến tàu, Tôi nhận ra một vài chất lỏng trơn, đặc và đen trước tàu. Và tôi nhớ -- tôi đã từng dành rất nhiều thời gian trên những con tàu đánh cá Tôi nhớ các ngư dân khẳng định với tôi rằng khi một con cá mập khổng lồ bị mắc lưới nó thường thải chất lỏng này. Và tôi nghĩ chất lỏng kia chắc chắc của một con cá mập nào đó. Hiện tại chúng tôi có một mối quan tâm trong việc thu thập các mẩu mô để nghiên cứu về gen bởi vì chúng tôi nghĩ những mẫu này rất quý giá. Và chúng tôi sử dụng các phương pháp truyền thống -- Tôi có một cây súng bắn tên, bạn có thể nhìn thấy nó trên tay tôi đây, cái này được chúng tôi sử dụng để lấy các mẫu vật của cá voi cũng như cá heo cho việc nghiên cứu về gen. Và tôi đã thử, tôi dùng rất nhiều thủ thuật. nhưng vô ích, nó chỉ làm gẫy mũi tên của tôi vì da cá mập rất cứng. Không có cách nào để lấy được mẫu vật từ chúng. Việc đó không hiệu quả. Và khi tôi nhìn thấy chất lỏng màu đen trên mũi tàu, Tôi nghĩ, "Sao không sử dụng cái được ban tặng trên thế giới này ..." Và tôi đã nạo lấy chúng. Tôi chỉ có rất ít lọ chứa cồn để gửi tới các nhà phân tích gen. Tôi đã lấy những chất lỏng đó và gửi tới Aberdeen. Tôi nói "Anh thử xem" Và họ nghiên cứu chúng trong hàng tháng. Chúng tôi chỉ có duy nhất một cuộc hội thảo ở Man. Nhưng tôi vẫn liên lạc bằng email "Anh đã xem qua chất lỏng tôi gửi cho anh chưa?" Và anh ấy nói, "vâng, vâng, từ từ, bình tĩnh, ngay đây." Dù sao đi chăng nữa anh ấy nghĩ anh ấy nên thực hiện việc kiểm tra mẫu thử, bởi vì tôi chưa từng gặp anh ấy và anh ấy có thể mất mặt nếu anh ấy không nghiên cứu mẫu tôi đã gửi cho anh ấy. và anh ấy đã sửng sốt khi phát hiện ra ADN trong chất lỏng. Họ đã phóng đại và kiểm tra nó và họ tìm ra, vâng, đó chính là ADN của cá mập khổng lồ, được lấy từ chất lỏng đó. Anh ấy đã rất mừng. Chất lỏng này được đặt tên là chất lỏng cá mập của Simon Tôi nghĩ "Này, anh biết không, tôi có thể nghiên cứu dựa vào kết quả này đấy." chúng tôi thống nhất tiến hành công việc và thu thập thêm chất lỏng. được sử dụng 3.500 đô cho máy phát tín hiệu vệ tinh, tôi nghĩ tôi nên đầu tư 7.95 USD - giá của mỗi máy phát -- cho kho phần cứng của mình ở Kilrush đối với công việc lau chùi bằng tay và thậm chí phải trả ít tiền hơn cho người lau chùi lò thí nghiệm. việc lau chùi phòng thí nghiệm là hết sức cần thiết tôi có một cơ hội để tóm một vài con cá mập. Đang bước sang tháng 8, thông thường thì cá mập hoạt động mạnh nhất vào tháng 7. và hiếm khi bạn nhìn thấy chúng vào lúc này. Bạn cũng hiếm khi có thể đến đúng chỗ để tìm ra những con cá mập vào tháng 8 . Chúng tôi đã rất thất vọng. Chúng tôi đã vội vã tới Blasket ngay sau khi chúng tôi nhận được thông tin chúng đang ở đó và quyết tâm tìm ra chúng. chỉ với việc chạm tay lên con cá mập khi nó đang bơi phía dưới con thuyền -- bạn thấy rằng, đây là một con cá mập đang bởi ở dưới thuyền -- chúng tôi xoay sở để lấy mẫu chất lỏng. và nó đây rồi!. Nhìn xem, chất lỏng màu đen này đáng yêu phải không :) và trong vòng nửa giờ đồng hồ, chúng tôi đã thu thập được 5 mẫu thừ 5 con cá mập khác nhau, được lấy mẫu sử dụng hệ thống mẫu thử cá mập của Simon. (Cười) (Vỗ tay) Tôi đã nghiên cứu về cá voi và cá heo ở Ailen trong suốt 20 năm qua, và chúng gây cho tôi ít nhiều ấn tượng. Bạn có thể có cơ hội thấy cá voi lưng gù dài cả chục mét chúng tôi đã ở ngoài khơi Wexford trong 1 hay 2 tháng. Bạn luôn nghĩ rằng mình có quyền tạm quên đi thế giới Và tôi đang nghĩ về những cú nhảy lên khỏi mặt nước của cá voi lưng gù và cá heo. Nhưng này, mỗi khi những điều này diễn ra trước mắt bạn và bạn cũng chỉ có cơ hội được quan sát khi chúng tới gần. và đây có thể là một tài sản lớn -- Chất lỏng cá mập của Simon. Năm nay, chúng tôi đã có tiền để tiến hành vào việc thu thập nhiều hơn các mẫu thí nghiệm. Và một điều có vẻ rất hữu dụng là chúng tôi sử dụng một chiếc máy quay phim - đây là đồng nghiệp của tôi với chiếc máy quay phim chúng tôi có thể nhìn xuống phía dưới con cá mập. Bạn có thể nhận ra, trên mình những con cá đực có những mấu bám đung đưa phía sau những con cá mập. Vì vậy bạn có thể dễ dàng đoán biết được giới tính của chúng. Và chúng ta có thể đoán được giới tính của cá mập trước khi chúng tôi lấy mẫu nó, chúng tôi có thể nói với những nhà phân tích gen là mẫu thí nghiệm được lấy từ con đực hay con cái. Bởi vì hiện nay, xét về việc nghiên cứu gen mà nói thì không có sự khác biệt về gen giữa con đực và con cái, thông tin này đã làm tôi vô cùng ngạc nhiên, bởi vì họ không hề có cơ sở để có thể xác định giới tính của một con cá mập đây là một điều quan trọng để đưa ra luật áp dụng trong thương mại về cá mập khổng lồ và các loài khác trong quần thể của chúng, bởi vì buôn bán cá mập là bất hợp pháp. chúng bị bắt và bầy bán trên thị trường Vì thế, là một nhà sinh vật học, bạn chỉ muốn có cơ hội để được khám phá chúng. Bạn muốn khám phá bằng tất cả khả năng của mình. Tóm lại, chúng thường rất im lặng. Chúng thường thay đổi tính cách theo mùa. Bạn chỉ muốn tìm hiểu về chúng nhiều nhất và sơm nhất Nhưng điều này không phải lập dị rằng bạn thường quan tâm tới các mẫu vật và tạo cơ hội cho các ngành khác, chẳng hạn nhưng các nhà di truyền học, những người có thể tìm ra rất nhiều thông tin từ những mẫu vật đó. như tôi đã nói, những thứ này đến với bạn theo một cách kỳ lạ. Hãy nghiên cứu chúng khi bạn có thể. Tôi sẽ xem nó như là một tài sản khoa học của mình. Hi vọng rằng, tôi có thể tìm ra thứ gì đó gây ấn tượng sâu sắc và lãng mạn trước khi tôi chết. Nhưng đây là thời điểm để thực hiện, cảm ơn vì điều đó. Và hãy quan tâm tới lũ cá mập. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn, chúng ta sẽ thiết lập ngay một website về cá mập khổng lồ cảm ơn, cảm ơn các bạn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Mô hình nhân đạo hầu như đã không thay đổi gì từ đầu thế kỉ 20. Nguồn gốc của nó đã ăn rễ sâu vào thời đại công nghệ số. Và sắp có một sự thay đổi lớn. Xúc tác cho sự thay đổi này là trận động đất lớn đã càn quét Haiti vào ngày 12 tháng 1 năm 2010. Haiti đã thay đổi hoàn toàn những gì mọi người đã nghĩ. Trận động đất đã tàn phá thủ đô Port-au-Prince, cướp đi sinh mạng của 320,000 người, làm vô gia cư khoảng 1.2 triệu người. Cơ quan chính phủ hoàn toàn bị phá hủy, thậm chí cả dinh thủ tướng. Tôi còn nhớ đã đứng trên mái nhà của Bộ Tư Pháp ở thành phố Port-au-Prince. Nó chỉ còn cao khoảng 2 mét, hoàn toàn bị đè bẹp bởi sức công phá của trận động đất. Đối với chúng tôi- những người đã đứng trên mảnh đất nảy từ trước đó rõ ràng rằng đối với cả những cựu binh của thiên tai nặng nề nhất Haiti là một nơi khác hẳn. Haiti là một nơi chúng tôi chưa từng thấy. Nhưng Haiti cũng cho chúng tôi một thứ chưa từng có. Haiti cho phép chúng tôi nhìn vào tương lai về sự phản ứng trước thiên tai sẽ như thế nào trong một thế giới siêu kết nối nơi mà mọi người có thể tiếp cận với những thiết bị di động thông minh. Bởi trước sự tàn phá thành phố Port-au-Prince là cả tràng tin nhắn SMS -- mọi người kêu cứu, van nài sự trợ giúp của chúng tôi, chia sẻ thông tin, cứu trợ, tìm kiếm người thân của họ. Đây là tình huống mà cứu trợ truyền thống chưa bao giờ gặp phải. Chúng tôi đang ở một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng có 80% dân số có thiết bị di động trong tay họ. Và chúng tôi đã không chuẩn bị cho điều này, và họ đã giúp định hướng những nỗ lực cứu trợ. Cả ngoài Haiti nữa, mọi thứ đã rất khác. Cả mười nghìn tình nguyện viên kĩ thuật số đang vội sục sạo Internet, chuyển tiếng kêu cứu mà đã được chuyển định dạng từ văn bản và biến chúng thành những bản đồ mở, cung cấp cho họ những thông tin quan trọng -- những người như Crisis Mappers hay Open Street Map -- và đưa chúng lên mạng cho tất cả mọi người -- các phương tiện truyền thông, các tỏ chức cứu trợ and bản thân các cộng đồng -- để cùng tham gia và sử sụng. Trở lại với Haiti, mọi người nhờ tới SMS nhiều hơn. Những người đang đói và đang đau đớn ra hiệu sự đau đơn của họ, ra hiệu họ cần giúp đỡ Trên các khu phố trên khắp Port-au-Prince, các doanh nghiệp mọc lên cung cấp những trạm sạc điện thoại. Họ hiểu hơn tất cả chúng ta nhu cầu tụ nhiên của con người là được kết nối. Chưa bao giờ phải đối mặt với tình huống này bao giờ, chúng tôi muốn cố gắng hiểu làm cách nào chúng ta có thể tận dụng nguồn lực không thể tin nổi này, làm cách nào chúng ta có thể đòn bẩy lên việc sử dụng đáng kinh ngạc công nghệ di dộng và công nghệ SMS. Chúng tôi bắt đàu nói chuyện với một nhà cung cấp viễn thông địa phương tên Voilà, một chi nhánh của Trilogy International. Cơ bản chúng tôi có 3 yêu cầu. Chúng tôi muốn liên lạc bằng hình thức truyền tin 2 chiều. Chúng tôi không muốn phái hét lên; Chúng tôi cũng muốn nghe nữa. Chúng tôi muốn hướng mục tiêu vào một số cộng đồng địa lí cụ thể. Chúng tôi không cần thiết phải nói chuyện với cả đất nước cùng một lúc. Và chúng tôi muốn thực sự dễ sử dụng. Từ đống đổ nát của Haiti và sự tàn phá này xuất hiện một thứ mà chúng tôi gọi là TERA -- ứng dụng trả lời cấp cứu Trilogy -- một ứng dụng hỗ trợ nỗ lực cứu trợ kể từ đó. Nó đã được dùng để hỗ trợ các cộng đồng chuẩn bị cho các thiên tai. Nó đã được sử dụng để ra dấu hiệu sớm trước các thảm họa thời tiết. Nó được sử dụng cho các chiến dịch nhận thức sức khỏe cộng đồng như việc ngăn ngừa bệnh tả. Và nó còn được sử dụng cho một số vấn đề nhạy cảm như xây dựng ý thức về bạo lực giới, Nhưng nó có hoạt động không? Chúng tôi vừa công bố bản đánh giá chương trình này, và minh chứng cho thấy là khá đáng chú ý. Khoảng 74% người dân nhận được thông tin. Trong số những người được cho là nhận thông tin, 74% đã nhận được. 96% trong số họ tháy nó hữu dụng. 83% trong số đã hành động -- bằng chứng thực sự rất có sức mạnh. Và 73% trong số đó chia sẻ nó. Hệ thống TERA được phát triển từ Haiti với sự giúp đỡ của các kĩ sư ở đây. Nó là một công nghệ phù hợp với người sử dụng mà đã được sử dụng cho mục đích nhân đạo tối đa. Công nghệ có thể chuyển hóa được. Ngay tại các nước phát triển, các công dân và cộng đồng đang sử dụng công nghệ để giúp họ đem lại sự thay đổi, những thay đổi tích cực, tới cộng đồng của họ. Những người dân thường đã được thêm sức mạnh nhờ có sức mạnh chia sẻ cộng đồng và họ đang thách thức những mẫu thức cũ, những mẫu tương tự cũ về quản lí và yêu cầu. Một ví dụ về sự chuyển hóa sức mạnh của công nghệ là ở Kibera. Kibera là một trong những khu ổ chuột lớn nhất của châu Phi. Nó ở ngoại ô Nairobi, thủ đô của Kenya. Nó là nhà của số lượng lớn ngững ngừoi vô gia cư -- có ngừoi nói là khoảng 250000 tói 1.2 triệu. Nêu bạn tới Nairobi ngày nay và xem bản dồ du lịch, Kibera được biểu thị là một vùng công viên quốc gia xanh rờn không có dấu tích của người ở. Những người trẻ sống ở Kibera trong cộng đồng của họ, với những thiết bị cầm tay đơn giản, máy định vị càm tay GPS và điện thoại có thể nhắn tin SMS, đã giúp họ xuất hiện trên bản đồ Họ đã đối chiếu các số liệu từ nhiều nguồn và làm cho cái chưa thây được nhận ra. Những người như Josh và Steve đang tiếp tục làm nên lớp lớp thông tin, những thông tin mới, cho lên Tweet và cho lên bản đồ để mọi ngừoi dều có thể sử dụng. Bạn có thể tìm thấy lớp học nhạc ngẫu hứng mới nhất. Bạn có thể thấy tai nạn an ninh mới nhất. Bạn có thể tìm thấy những đền thờ. Bạn có thể tìm thấy về các trung tâm y tế. Bạn có thể cảm nhận được sự sôi động của một công đồng đang sống và thở. Họ cũng có mạng lứoi kết nối và Youtube của riêng họ với 36000 lượt hiện nay. Họ đang cho chúng ta thấy có thể làm gì với các công nghệ số và di động. Họ đang cho chúng ta thấy sự kì diệu của công nghệ có thể làm cho những thứ không nhìn thấy được được nhìn thấy. Và họ đang tạo nên tiếng nói của riêng họ. Họ đang kể câu chuyện của riêng họ, bỏ qua cách kể chính thống. Và chúng ta đang nhìn thấy nhiều câu chuyện tương tự trên khắp thế giới. Ở Mông Cổ chẳng hạn, nơi mà 30%người dân sống du cư, hệ thống SMS đang được sử dụng để tìm những thông tin về di trú và thời tiết. SMS còn được sử dụng để kiểm soát tập hợp ở các điểm tập trung hẻo lánh. Và nếu ngừoi dân đang di dân vào các khu thành thị lạ lẫm, họ cũng có thể được giúp đỡ với sự chờ đón của những người giúp đỡ xã hội sẵn sàng chờ giúp họ dựa trên kiến thức SMS. Ở Nigeria, các công cụ mở SMS đang được sử dụng bởi nhân viên của Hội Chữ Thập Đỏ để thu thập thông tin từ các cộng đồng địa phương với mực tiêu là hiểu rõ hơn và giảm sự tràn lan của dịch sốt xuất huyết. Một người đồng nghiệp của tôi, Jason Peat, người quản lí chương trinh này, nói với tôi rằng nó nhanh hơn gấp 10 lần và rẻ hơn 10 lần so với cách làm truyền thống. Và nó không chỉ có sức mạnh với các cộng đồng, mà quan trọng hơn, những thông tin này lưu trữ lại trong cộng đồng nơi mà nó cần thiết để thiết lập các chính sách ý tế lâu dài. Chúng ta đang sống trên một hành tinh có 7 tỉ dân, 5 tỉ di động đăng kí. Tới năm 2015, sẽ có khoảng 3 tỉ điện thoại thông minh trên thế giới, Uỷ Ban Liên Hợp Quốc gần đây đã thiết lập mục tiêu để giúp phủ sóng diện rộng tại 50% các quốc gia đang phát triển, so với 20% như hiện nay. Chúng ta đang tiến nhanh tới một thế giới siêu kết nối nơi mà các công dân từ mọi nền văn hóa và tầng lớp xã hội sẽ có điều kiện tiếp cận với các thiết bị di động thông minh và kết nối nhanh. Mọi người hiểu rằng, từ Cairo đến Oakland, có nhiều cách mới để đến gần nhau, có nhiều cách để di động, có nhiều cách để gây ảnh hưởng. Có sự biến đổi đang diễn ra mà cần được hiểu bởi các cấu trúc nhân đạo và các mô hình nhân đạo. Tập hợp tiếng nói của mọi người cần được hợp nhất qua các công nghệ mới thành các chiến thuật và kế hoạch hành động có tổ chức và không chỉ tái chế cho gây quỹ hay quảng cáo. Chúng ta cần, ví dụ như, nắm lấy nhưng dữ liệu lớn, những kiến thức từ những người lãnh đạo thị trường những người hiểu nó có ý nghĩa thế nào trong việc sử dụng và nâng tầm các đơn vị dữ liệu lớn. Một ý tưởng mà tôi thực sự muốn các bạn quan tâm đó là, ví dụ như, hãy để ý tới các tòa nhà IT. Chúng thường là những khu căn cứ cho các nhà cung cấp dịch vụ phần cứng, nhưng chúng cần được nâng cấp lên thành các nhà chiến lược phần mềm. Chúng ta cần những người trong các tổ chức những người biết sẽ phải làm gì với các dữ liệu lớn. Chúng ta cần công nghệ như là một nguyên tắc tổ chức nòng cốt. Chúng ta cần các nhà chiến lược gia phần mềm ở bảng mạch người mà có thể hỏi và trả lời câu hỏi, "Liệu Amazon hay Google có thể làm gì với các dữ liệu này?" và xử lí nó cho mục đích nhân đạo. Khả năng mà các công nghệ số đang đem lại có thể giúp các tổ chức nhân đạo, không chỉ đảm bảo rằng quyền của người dân tới thông tin được đáp ứng, hay họ có quyền được liên lạc, mà tôi nghĩ rằng trong tương lai, các tổ chức nhân đạo có thể hy vọng quyền của mọi người được tiếp cận với các công nghệ truyền thông quan trọng nhằm đảm bảo rằng tiếng nói của họ được nghe thấy, rằng họ đang thực sự đang tham gia, rằng họ thực sự được tiếp thêm sức mạnh trong một thế giới nhân đạo. Đã luôn là một khái niệm khá là khó nắm bắt việc đảm bảo việc tham gia của mọi người bị ảnh hưởng bởi các thiên tai trong nỗ lực nhân đạo. Bây giờ chúng ta có các công cụ.Chúng ta có các khả năng. Chẳng có lí do gì để không làm nó. Tôi tin rằng chúng ta cần mang thế giới nhân đạo từ tương tự sang số. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Lớn nhất thế giới và khủng khiếp nhất dự án môi trường và công nghiệp nằm ở trung tâm khu rừng lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất trên thế giới, rừng phương bắc của Canada. Nó trải dài ngay trên miền bắc Canada, ở Labrador, đó là quê hương của đàn tuần lộc hoang dã lớn nhất còn lại trên thế giới, đàn tuần lộc Sông George, có khoảng 400.000 con. Thật không may, khi tôi ở đó tôi không thấy con nào nhưng bạn có gạc làm bằng chứng. Trên khắp phương bắc, chúng tôi may mắn có được sự phong phú đến đáng kinh ngạc của những vùng đất ngập nước. Vùng đất ngập nước trên thế giới là một trong những hệ sinh thái đang bị đe dọa nhất nhiều. Chúng thực sự là hệ sinh thái quan trọng, chúng làm sạch không khí, chúng làm sạch nước, chúng hấp thụ một lượng lớn khí nhà kính, và họ là nơi cư trú của rất nhiều loài vật. Ở phương bắc, đó cũng là ngôi nhà của 50% trong 800 loài chim được tìm thấy ở Bắc Mỹ di cư về phía bắc để sinh sản và nuôi con. Ở Ontario, các cuộc tuần hành phương bắc xuống phía nam đến bờ biển phía bắc của Hồ Superior. Và những khu rừng phía bắc tuyệt đẹp là nguồn cảm hứng cho một số tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trong lịch sử Canada, nhóm Bảy, nhóm các họa sĩ vẽ tranh phong cảnh của Canada từ năm 1920-1933, lấy cảm hứng nhiều bởi quang cảnh này, và do đó, đối với chúng tôi, phương bắc không phải là chỉ là một phần rất quan trọng của di sản thiên nhiên, mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa. Ở Manitoba, đây là một hình ảnh từ phía đông của Hồ Winnipeg, và đây là trang chủ mới được thiết kế của trang web của tổ chức di sản văn hóa UNESCO. Ở Saskatchewan, như trên khắp phương bắc, nhà của một trong những con sông nổi tiếng nhất của chúng tôi, một mạng lưới đáng kinh ngạc của sông và hồ mà mọi trẻ em độ tuổi đi học đều biết, sông Peace, sông Athabasca, sông Churchill này, sông Mackenzie, và các mạng lưới này là các tuyến đường lịch sử cho những người du lịch và nhà buôn độc lập người Pháp-Canada, những nhà thám hiểm không phải thổ dân đầu tiên của miền bắc Canada đó là những người thuộc Những Bộ tộc Đầu tiên (còn gọi là người Anh-điêng), sử dụng xuồng và chèo thuyền để khám phá một tuyến đường thương mại, đường tây bắc để buôn bán lông thú. Ở phía Bắc, các phương bắc giáp với vùng đất lạnh, và ngay dưới đó, tại Yukon, chúng tôi có thung lũng đáng ngạc nhiên này, Thung lũng Tombstone. Và thung lũng Tombstone là quê hương của đàn tuần lộc. Bây giờ bạn đã có thể đã nghe nói về đàn tuần lộc trong bối cảnh nơi sinh sản của mình tại Arctic National Wildlife Refuge. Vâng, đất đông cũng rất quan trọng và nó cũng không được bảo vệ, và có khả năng, có thể có tiềm năng, bị khai thác làm khí đốt và khoáng sản. Biên giới phía tây của phương bắc trong British Columbia được đánh dấu bởi dãy núi Coast, và ở phía bên kia của những ngọn núi là các khu rừng mưa ôn đới lớn nhất còn tồn tại trên thế giới, rừng mưa Great Bear, và chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong một vài phút nữa. Khắp phương Bắc, đó là ngôi nhà cho một phạm vi lớn đáng kinh ngạc các dân tộc bản địa, và một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Và tôi nghĩ rằng đó là một trong những lý do tại sao Vì vậy nhiều tộc người trong số đó vẫn giữ liên kết đến quá khứ, bằng biết tiếng mẹ đẻ, các bài hát, các điệu múa, các truyền thống, Tôi nghĩ rằng một phần của lý do đó là do sự xa xôi, khoảng cách và vùng hoang dã của gần 95% hệ sinh thái còn nguyên vẹn . Và tôi nghĩ rằng đặc biệt là bây giờ, như chúng ta thấy thế giới đang ở tại thời điểm khủng hoảng môi trường, chúng ta có thể học được rất nhiều từ những người đã sống rất bền vững trong hệ sinh thái này trong hơn 10.000 năm. Trung tâm của hệ sinh thái này rất ngược với tất cả các giá trị mà chúng ta đã nói đến, và tôi nghĩ rằng đây là một trong số những giá trị cốt lõi làm cho chúng tôi tự hào là người Canada. Đây là mỏ cát dầu Alberta, nơi trữ lượng dầu lớn nhất trên hành tinh bên ngoài của Ả Rập Saudi. Ở phía dưới cánh rừng phương Bắc và vùng đất ngập nước của Bắc Alberta là trữ lượng lớn nhựa rải đường rất dính và hắc ín. Và việc khai mỏ và khai thác loại nhựa này đang tạo ra sự tàn phá trên một quy mô mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến trước đây. Tôi muốn cố gắng truyền đạt để mọi người hiểu được một phần quy mô của vấn đề này. Nếu bạn nhìn vào chiếc xe tải đằng kia, nó là chiếc xe tải lớn nhất của loại của nó trên toàn hành tinh. Nó là một xe tải công suất 400 tấn và kích thước của nó là dài 12.192 m rộng 10.668 m và cao 7.6200m Nếu tôi đứng bên cạnh xe đó, đến đầu của tôi chỉ đến khoảng đáy của phần màu vàng của cái bánh xe đó. Với kích thước của chiếc xe đó, bạn có thể xây dựng một ngôi nhà hai tầng rộng 278,71m² khá dễ dàng. Tôi đã làm vài phép toán. Vì vậy thay vì nghĩ đó là một chiếc xe tải, hãy nghĩ về nó như là một nhà 278,71m². Đó không phải là kích thước tệ cho 1 ngôi nhà. Và dòng những xe tải/nhà đi đi lại lại từ đây cho đến đáy của tất cả các con đường đến đỉnh. Và sau đó nghĩ về độ lớn của 1 phần rất nhỏ của một mỏ. Bây giờ, bạn có thể áp dụng cách suy nghĩ này tại đây. Bây giờ, bạn thấy ở đây - tất nhiên, khi bạn đi xa hơn những xe tải này trở nên giống như một điểm ảnh. Một lần nữa, tưởng tượng chúng đi đi lại lại Độ lớn của 1 phần của một mỏ sẽ là bao nhiêu. Đó sẽ là một khu vực đô thị rộng lớn, có lẽ sẽ lớn hơn nhiều thành phố Victoria. Và đây chỉ là một trong nhiều mỏ, tính đến bây giờ là 10 mỏ. Đây là một phần của một mỏ phức hợp, và có khoảng 40 hoặc 50 mỏ khác trong quá trình phê duyệt. Thực sự thì chưa từng có một mỏ cát hắc ín nào bị từ chối phê duyệt, vì vậy, cơ bản đó chỉ là một con dấu. Một phương pháp khai thác khác được gọi là khai thác tại chỗ. Và tại đây, một lượng lớn nước được đun cực sôi và được bơm qua mặt đất, thông qua các mạng lưới rộng lớn của các đường ống, dòng địa chấn, những con đường khoan, trạm nén. Và mặc dù cách này trông có vẻ không phản cảm như các mỏ, nó thậm chí còn tàn phá nhiều hơn theo 1 cách nào đó. Nó tác động và phân mảnh một phần lớn khu vực hoang dã, nơi sự sụt giảm 90 phần trăm các động vật chủ chốt, như loài tuần lộc rừng và gấu xám Bắc Mỹ, và nó tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, nước nhiều hơn, và sản xuất lượng khí nhà kính ít nhất là bằng khai mỏ. Vì vậy, những sự phát triển tại chỗ ít nhất cũng gây tổn hại về mặt sinh thái như các mỏ. Dầu sản xuất từ một trong hai phương pháp trên thải lượng khí nhà kính nhiều hơn bất kỳ loại dầu nào khác. Đây là một trong những lý do tại sao nó được gọi là loại dầu bẩn nhất trên thế giới. Nó cũng là một trong những lý do tại sao nó là nguồn lớn nhất và phát triển nhanh nhất tạo ra khí cacbon ở Canada, và nó cũng là một lý do tại sao Canada đứng thứ ba về khí thải carbon tính theo đầu người. Các hồ chứa chất thải là hồ chứa chất độc hại lớn nhất trên hành tinh. Dầu cát - hay đúng hơn là tôi nên gọi là cát hắc ín - "cát dầu" là một thuật ngữ P.R. để các công ty dầu mỏ sẽ không phải cố gắng quảng cáo một cái gì đó nghe như một chất lỏng dính giống hắc ín đó là loại dầu bẩn nhất thế giới. Vì vậy, họ quyết định gọi nó là cát dầu. Cát hắc ín tiêu thụ nhiều nước hơn bất kỳ quá trình lọc dầu nào khác, với 3-5 thùng nước được sự dụng, bị nhiễm bẩn và sau đó trở lại các hồ chứa chất thải, các hồ chứa chất độc lớn nhất hành tinh. SemCrude, chỉ là một trong những công ty được cấp phép, trong chỉ một trong những hồ chứa chất thải của họ thải 250.000 tấn của loại chất bẩn độc hại này mỗi ngày. Điều đó đã tạo ra các hồ chứa chất độc hại lớn nhất trong lịch sử của hành tinh này. Cho đến nay, điều này là đủ độc hại để che phủ bề mặt của Hồ Eerie 1 lớp dày 30,48 cm. Và ao chất thải có kích thước lên đến 3642,17 hecta. Đó là hai phần ba kích thước của toàn bộ đảo Manhattan. Đó là giống như từ Wall Street đến rìa phía nam của Manhattan tối đa có thể đến Phố 120th. Vì vậy, điều này hoàn toàn là một trong những hồ chứa chất thải lớn hơn. Nó có thể, lớn đến thế nào? Tôi không biết, một nửa kích thước của Manhattan. Và bạn có thể nhìn thấy trong bối cảnh đó, đó là chỉ một phần tương đối nhỏ của một trong 10 khai thác khu phức hợp và một trong 40 đến 50 dự án sẽ sớm được chấp thuận. Và tất nhiên, những cài hồ chứa chất thải -- xem nào, bạn không thể nhìn thấy nhiều hồ từ ngoài không gian và bạn có thể nhìn thấy những chiếc hồ này, do đó, có lẽ chúng ta nên dừng việc gọi chúng là những chiếc hồ- những vùng đất chứa chất thải độc hại khổng lồ này được xây dựng không theo hàng lối và hai bên bờ sông Athabasca. Và các cống ở hạ lưu sông Athabasca đến dọc theo cộng đồng Thổ dân. Ở Fort Chippewa, nơi có 800 người tìm thấy độc tố trong chuỗi thức ăn, Điều này đã được khoa học chứng minh. Chất độc của cát hắc ín có trong chuỗi thức ăn, và điều này làm tăng tỷ lệ ung thư lên gấp 10 lần so với phần còn lại của Canada. Mặc dù vậy, mọi người phải sống, phải ăn những thực phẩm này để tồn tại. Mức giá cực kỳ cao để chuyển thức ăn bằng máy bay đến các cộng đồng thổ dân Bắc xa xôi và tỷ lệ thất nghiệp cao làm cho điều này tuyệt đối cần thiết cho sự sống còn. Và không phải là nhiều năm trước, tôi đã được một người thổ dân từ Những dân tộc đâu tiên cho mượn 1 chiếc thuyền Và ông nói, "Khi bạn đi ra ngoài trên sông, không được ăn cá trong bất kỳ trường hợp nào. Nó đầy chất gây ung thư." Tuy nhiên, trên hiên trước của cabin của người đàn ông, Tôi thấy bốn cá. Để tồn tại, ông phải nuôi sống gia đình bằng những con cá này. Và là một người cha, tôi chỉ không thể tưởng tượng những gì chúng gây ra cho tâm hồn bạn. Và đó là những gì chúng tôi đang làm. Rừng taiga có lẽ là phòng tuyến bảo vệ tốt nhất chống lại sự nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu. Rừng taiga hấp thụ nhiều cacbon hơn bất kỳ khác hệ sinh thái trên đất liền. Và điều này là có ý nghĩa sống còn. Vì vậy, những gì chúng ta đang làm là, đưa những các bể chứa khí nhà kính tập trung nhất nhiều gấp hai lần số khí nhà kính được hấp thu tại phương Bắc cho mỗi 0,4 hecta so với các rừng mưa nhiệt đới. Và những gì chúng ta đang làm là phá hủy bể chứa cacbon này, biến nó thành một quả bom cacbon. Và chúng ta đang thay thế chúng với những dự án công nghiệp lớn nhất trong lịch sử thế giới, mà sản xuất ra một lượng lớn nhất khí thải nhà kính nhiều carbon nhất trên thế giới. Và chúng tôi đang làm điều này trên khu vực có trữ lượng dầu lớn thứ hai trên hành tinh. Đây là một trong những lý do tại sao Canada, từ một anh hùng trong việc chống lại biến đổi khí hậu - chúng tôi là một trong những người ký tên đầu tiên của Nghị định thư Kyoto. Bây giờ chúng ta là nước thực hiện vận động hành lang toàn thời gian tại Liên minh châu Âu và thủ đô Washington để đe dọa chiến tranh thương mại khi các quốc gia này nói về mong muốn đưa ra các quy định tích cực để hạn chế việc nhập khẩu nhiên liệu cao-carbon, khí thải nhà kính, bất cứ điều gì như vậy tại hội nghị quốc tế, cho dù họ đang ở Copenhagen, Đan Mạch hay Cancun, Mehico Các hội nghị quốc tế về thay đổi khí hậu, chúng ta là nước mà được giải thưởng khủng long mỗi ngày như là trở ngại lớn nhất để tiến bộ về vấn đề này. Chỉ 112.65 km dưới hạ lưu là đồng bằng nước ngọt lớn nhất của thế giới, đồng bằng Peace-Athabasca, đồng bằng duy nhất ở điểm nối của tất cả bốn đường bay của chim di cư. Đây là một vùng đất ngập nước đáng kể trên toàn cầu, có lẽ là lớn nhất trên hành tinh. Môi trường sống đáng kinh ngạc cho một nửa các loài chim bạn tìm thấy ở Bắc Mỹ, di chuyển đến đây. Và cũng có nơi ẩn náu cuối cho đàn gia súc lớn nhất của bò rừng bizon hoang dã, và tất nhiên cũng là, môi trường sống quan trọng cho một loạt các loài khác. Nhưng nó bị đe dọa quá mức bởi lượng lớn nước được rút ra từ Athabasca, nơi cung cấp cho các vùng đất ngập nước, và cũng là nới gánh những độc hại đáng kinh ngạc các hồ chứa độc hại lớn nhất hành tinh, mà đang ngấm vào chuỗi thức ăn của tất cả các loài ở hạ nguồn. Và điều tệ nhất trong số đó là mọi thứ sẽ trở nên tệ và tệ hơn nhiều nhiều nữa. Đây là cơ sở hạ tầng chúng ta thấy là tại thời điểm này. Đây là những gì được lên kế hoạch cho năm 2015. Và bạn có thể thấy ở đây các đường ống Keystone, mà loại cát hắc ín thô sẽ đổ xuống bờ biển vùng Vịnh, như đục một đường ống dẫn qua trái tim của trung tâm nông nghiệp của Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, và đảm bảo các hợp đồng với các nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trên thế giới sẽ được tiêu thụ bởi Hoa Kỳ và thúc đẩy sự bất lợi rất lớn đến một tương lai năng lượng sạch bền vững của Hoa Kỳ. Ở đây bạn thấy đường xuống thung lũng Mackenzie. Tại đây sẽ đặt một đường ống cho khí đốt tự nhiên từ biển Beaufort qua trung tâm của lưu vực đầu nguồn lớn thứ ba trên thế giới, và là nơi duy nhất còn nguyên vẹn đến 95%. Và xây dựng một đường ống với một xa lộ công nghiệp sẽ thay đổi mãi mãi khu vực hoang dã đáng kinh ngạc này, nơi thực sự hiếm trên toàn hành tinh ngày nay. Vì vậy, Rừng mưa Great Bear nơi chỉ xa hơn ngọn đồi đằng kia, trong một vài dặm, chúng ta đi từ những khu rừng phía bắc khô của những cái cây 100 tuổi, đường kính khoảng 25 cm và chẳng bao lâu chúng tôi đang ở trong khu rừng mưa ôn đới ven biển, đẫm mưa, những cái cây 1.000 tuổi, đường kính 50 cm, một hệ sinh thái hoàn toàn khác. Và rừng mưa Great Bear thường được coi là là hệ sinh thái nhiệt đới ôn đới ven biển lớn nhất trên thế giới. Một trong số những nơi có mật độ lớn nhất một số loài mang tính biểu tượng và bị đe dọa nhất trên hành tinh, và chưa có một đề nghị, tất nhiên, để xây dựng một đường ống dẫn để có tàu chở dầu khổng lồ, gấp 10 lần kích thước của Exxon Valdez, tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn làm tràn dầu, gây thảm họa môi trường được xem là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. đi qua những vùng biển khó di chuyển nhất trên thế giới, mà chỉ là một vài năm trước đây, một phà trước công nguyên đã bị mắc cạn. Khi một trong các tàu chở dầu hắc ín, vận chuyển dầu bẩn nhất với trọng tải gấp 10 lần so với tàu Exxon Valdez, cuối cùng đã đâm phải đá và chìm, chúng ta sẽ có một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất mà hành tinh này đã từng chứng kiến. Và ở đây chúng ta có kế hoạch ra đến năm 2030. Những gì họ đang đề xuất là tăng sản xuất lên gần bốn lần, và nó sẽ công nghiệp hóa với diện tích bằng Florida. Bằng cách đó, chúng tôi sẽ loại bỏ một phần lớn các bể chứa cácbon lớn nhất của chúng ta và thay thế nó bằng loại dầu thải ra lượng khí nhà kính cao nhất trong tương lai. Trên thế giới không cần thêm bất kỳ mỏ dầu hắc ín nào. Trên thế giới không cần thêm bất kỳ đường ống dẫn nào để tăng mức độ nghiện của chúng ta với nhiên liệu hóa thạch. Và thế giới chắc chắn không cần các hồ chứa độc tố lớn nhất để phát triển và nhân rộng và tiếp tục đe dọa các cộng đồng ở hạ nguồn. Và chúng ta hãy đối mặt với nó, tất cả chúng ta đều sống ở hạ nguồn trong thời đại của sự nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu. Những gì chúng tôi cần, là tất cả chúng ta cần phải hành động để đảm bảo rằng Canada tôn trọng khối lượng nước ngọt lớn mà chúng tôi đang nắm giữ ở đất nước này. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng các vùng đất ngập nước và rừng đó là của chúng tôi tốt nhất và lớn nhất và quan trọng nhất bảo vệ chống lại sự nóng lên toàn cầu cần được bảo vệ, và chúng tôi không giải phóng bom cacbon vào bầu khí quyển. Và chúng ta cần phải tập hợp lại với nhau và nói không với các cát dầu. Và chúng ta có thể làm điều đó. Có một mạng lưới khổng lồ trên toàn thế giới chiến đấu để ngăn chặn các dự án này. Và tôi nghĩ đơn giản rằng điều này không phải là một cái gì đó nên được quyết định chỉ ở Canada. Tất cả mọi người trong phòng này, tất cả mọi người trên khắp Canada, tất cả mọi người nghe bài trình bày này có một vai trò và tôi nghĩ rằng, một trách nhiệm. Bởi vì những gì chúng tôi làm ở đây là sẽ thay đổi lịch sử của chúng ta, nó sẽ tăng khả năng tồn tại của chúng ta, và cũng như với trẻ em và một tương lai phong phú. Chúng ta có một món quà đáng kinh ngạc trong rừng taiga, một cơ hội lạ thường để bảo vệ lá chắn tốt nhất chống lại sự nóng lên toàn cầu, nhưng chúng tôi có thể để nó tuột mất. Để cát hắc ín có thể đe dọa không chỉ một phần lớn của các phương Bắc. Nó thỏa hiệp cuộc sống và sức khỏe một số người nghèo và dễ bị tổn thương nhất của chúng ta, Các cộng đồng thổ dân có quá nhiều thứ để dạy cho chúng ta. Nó có thể phá hủy đồng bằng Athabasca, đồng lớn nhất và có thể là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất trên hành tinh. Nó có thể phá hủy rừng nhiệt đới Great Bear, rừng mưa ôn đói lớn nhất trên thế giới. Và nó có thể có tác động rất lớn đến tương lai của Trung tâm nông nghiệp của Bắc Mỹ. Tôi hy vọng rằng tất cả các bạn, nếu bạn đã xúc động bởi bài trình bày này, tham gia cộng đồng quốc tế phát triển để có được Canada để bước lên nhận trách nhiệm của mình, để thuyết phục Canada để trở lại là nhà vô địch trong việc chống lại thay đổi khí hậu thay vì một kẻ phản diện trong vấn đề này, và nói không với các cát hắc ín, và nói có một năng lượng sạch trong tương lai cho tất cả. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Những thứ chúng ta làm ra có một đặc tính vượt trội -- đó là chúng sống lâu hơn chúng ta. Con người héo tàn, chúng thì tồn tại; con người chỉ có một cuộc đời, chúng có rất nhiều., và trong mỗi một cuộc đời đó chúng có thể mang những ý nghĩa khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng, trong khi chúng ta chỉ có một lý lịch, chúng có rất nhiều Tôi muốn trong buổi sáng nay nói về câu chuyện, tiểu sử -- hoặc đúng hơn là rất nhiều tiểu sử -- của một đồ vật cụ thể này, một thứ đặc biệt. Tôi công nhận rằng trông nó không thật sự như vậy. Nó to ngang một quả bóng bầu dục. Nó được làm từ đất sét, và đã được tạo thành hình trụ, được khắc lên những dòng chữ và được nung khô dưới mặt trời. Và như các bạn có thể thấy, nó không còn được nguyên vẹn nữa, không có gì ngạc nhiên cả bởi nó được tạo ra 2500 năm trước rồi được khai quật vào năm 1879. Nhưng ngày nay, tôi tin rằng vật này là một phần quan trọng trong chính trị vùng Trung Đông. Và đó là một đồ vật chứa đựng những câu chuyện thú vị và những câu chuyện vẫn chưa kết thúc cho đến bây giờ. Câu chuyện khởi đầu từ cuộc chiến giữa Iran và Iraq và một chuỗi những sự kiện đó lên đến cực điểm ở cuộc xâm lược Iraq bởi những lực lượng nước ngoài, sự lật đổ một nhà cầm quyền chuyên chế và một sự thay đổi chế độ ngay tức khắc. Và tôi muốn bắt đầu với một tình tiết từ những chuỗi sự kiện đó mà hầu hết các bạn đều rất quen thuộc, yến tiệc Belshazar -- bởi vì chúng ta đang nói về chiến tranh Iran-Iraq năm 539 trước công nguyên. Và điểm chung giữa các sự kiện của năm 539 trước Công Nguyên và năm 2003 và khoảng giữa gây sửng sốt. Các bạn đang chiêm ngưỡng bức họa của Rembrandt, hiện được trưng bày ở Phòng tranh Quốc gia ở London, miêu tả một trích đoạn từ nhà tiên tri Daniel trong kinh thánh Do Thái. Và các bạn đều biết đại khái câu chuyện. Belshazzar, con trai của Nebuchadnezzar, Nebuchadnezzar người đã chinh phục Israel, đánh bại Jerusalem và bắt giữ người dân và bắt những người Do Thái quay lại Babylon. Không chỉ những người Do Thái, ông còn xâm phạm đến những chiếc bình của thánh đường. Ông lục soát và mạo phạm thánh đường. Và những chiếc bình bằng vàng quý hiếm của thánh điện ở Jerusalem đã được đem đến Babylon. Belshazzar, con trai ông, quyến định mở yến tiệc. Và để tạo không khí hào hứng hơn y xúc phạm thánh thần, và cho đem ra những chiếc bình thánh đường. Y vốn đang gây chiến với người Iran, với vua của vương quốc Ba Tư. Và đêm hôm đó, Daniel cho chúng ta biết, khi lễ hội lên đến cực điểm, một bàn tay xuất hiện và viết lên tường, "Vua đã bị đem lên cán cân và và không hề cân sức, vương quốc ngươi được giao cho người Merde và người Ba Tư." Và chính đêm hôm đó Cyrus, vua Ba Tư, tiến vào Babylon và toàn bộ đế chế của Belshazzar sụp đổ. Đó dĩ nhiên là một khoảng khắc hùng tráng trong lịch sử. của người Do Thái. Đó là một câu chuyện tuyệt vời. Một câu chuyện tất cả chúng ta đều biết. "Chữ viết trên tường" là một phần ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. Việc xảy ra tiếp theo rất đáng chú ý, và đó là lúc hình trụ này xuất hiện trong câu chuyên. Cyrus, vua Ba Tư, tiến vào Babylon mà không hề có một trận đánh nào xảy ra -- đế chế Babylon vĩ đại, trải dài từ nam trung Iraq đến Địa Trung Hải, rơi vào tay Cyrus. Và Cyrus làm một bản tuyên ngôn. Và đó chính là hình trụ này, bản tuyên ngôn được tạo bởi vị vua được Chúa dẫn đường người đã lật đổ bạo quân Iraq và đem lại tự do cho nhân dân. Trong tiếng Babylon ngân vang -- bản tuyên ngôn được viết bằng tiếng Babylon -- ông nói, "Ta là Cyrus, vua của cả vũ trụ, vị vua vĩ đại, vị vua đầy quyền lực, vua của Babylon, vua của năm châu bốn biển." Những lời lẽ đó đầy sự ngoa dụ như các bạn có thể thấy. Đây có lẽ là cuộc họp báo thật sự đầu tiên của một đội quân chiến thắng mà chúng ta được biết. Và nó được viết, như chúng ta sẽ thấy sớm thôi, bởi những chuyên gia PR rất khéo léo. Vậy nên phép ngoa dụ kia không có gì ngạc nhiên. Và vị vua vĩ đại, hùng mạnh, vua của năm châu bốn biển định làm gì? Ngài tiếp tục rằng một khi đã chiếm được Babylon, ngài sẽ lập tức cho tất cả những người mà hai tên Babylon - Nebuchadnezzar và Belshazzar -- đã bắt giữa làm nô lệ được tự do. Ngài sẽ cho họ trở về cố quốc. Và quan trọng hơn, Ngài sẽ cho họ giành lại các vị thần, tượng, bình ở thánh đường, đã bị tịch thu. Những người đã bị dân Babylon đàn áp và trục xuất sẽ hồi hương, cùng với các vị thần của mình. Họ sẽ được phục hồi những bệ thờ và được phép thờ thần linh theo cách của riêng mình, tại nơi họ sống. Đây là chiếu chỉ, mà đồ vật này là bằng chứng của việc những người Do Thái, sau khi bị đày ải ở Babylon, những năm tháng họ ngồi bên dòng sông ở Babylon, khóc than khi nhớ đến Jerusalem, những người Do Thái đó đã được trở về nhà. Họ được phép trở lại Jerusalem và xây dựng lại thánh đường. Đó là một tài liệu trung tâm trong lịch sử Do Thái. Và Kí sử biên niên, sách Ezra trong Kinh Thánh Cựu Ước đều thuật lại với ngôn từ ngân vang. Đây là phiên bản Do Thái của cùng một câu chuyên. "Cyrus, đại đế Ba Tư đã nói, 'Tất cả các vương quốc trên Trái Đất này là do Thánh Chúa của thiên đàng ban tặng ngươi, và ngài lệnh cho ta xây cho ngài một ngôi nhà ở Jerusalem. Đó là ai trong số những con người này? Chúa hãy đi cùng người đó, và để hắn đứng lên." "đứng lên" -- aaleh. Yếu tố trung tâm vẫn là về sự trở về, một phần chủ đạo trong sự sinh tồn của đạo Do Thái. Như các bạn đều biết, hành trình trở về từ kiếp tha hương, thánh đường thứ hai, đã viết lại đạo Do thái. Và sự thay đổi đó, thời điểm lịch sử vĩ đại ấy, đã được hiện thực hóa bởi Cyrus, vị vua Ba Tư, được thuật lại cho chúng ta qua ngôn ngữ Do Thái trong Kinh Thánh và ngôn ngữ Babylon trên đất sét. Hai văn bản quan trọng, còn chính trị thì sao? Cái đã diễn ra là sự thay đổi cơ bản trong lịch sử Trung Đông. Đế chế Iran, bao gồm người Media và người Ba Tư, được thống nhất dưới chân Cyrus, trở thành đế chế vĩ đại đầu tiên trên thế giới. Cyrus bắt đầu cai trị vào những năm 530 trước Công Nguyên, và trước thời đại của con trai ông Darius, toàn bộ vùng phía đông Địa Trung Hải đã nằm dưới quyền của Ba Tư. Đế chế này, trên thực tế, là toàn bộ Trung Đông như chúng ta biết ngày nay, và chính nó đã hình thành Trung Đông như ta đã biết. Đó là đế chế lớn nhất mà thế giới được biết khi đó, Quan trọng hơn, đó là một quốc gia đa văn hóa, đa tín ngưỡng đầu tiên trên một quy mô rộng. Và nó được điều hành theo một cách hoàn toàn mới. Đất nước sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Việc bản tuyên ngôn được viết bằng tiếng Babylon nói lên một điều. Bản tuyên ngôn phải công nhận tập quán, con người, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Tất cả những điều đó được Cyrus tôn trọng. Cyrus xây dựng một mô hình chỉ cho ta cách điều hành một xã hội đa dân tộc, đa tín ngưỡng, đa văn hóa. Và kết quả là một đế chế bao gồm tất cả những vùng các bạn nhìn thấy trên màn hình, đã trường tồn suốt 200 năm cho đến khi nó bị Alexander làm tan vỡ. Nó để lại một giấc mơ về Trung Đông như một khối thống nhất, một khối mà những con người với tín ngưỡng khác nhau có thể cùng sinh sống. Những cuộc xâm lăng của người Hi Lạp đã chấm dứt điều đó. Và tất nhiên, Alexander không thể duy trì chính quyền và nó đã tan rã thành nhiều mảnh. Nhưng điều mà Cyrus tượng trưng vẫn là một vấn đề trọng tâm tuyệt đối. Nhà sử học Hi Lạp Xenophon viết cuốn sách "Dạy về Cyrus" tôn vinh ông như một vị vua vĩ đại. Và xuyên suốt văn hóa châu Âu về sau, Cyrus tiếp tục là một hình mẫu. Đây là bức ảnh từ thế kỷ XVI cho ta thấy sự tôn kính đối với ông lan rộng như thế nào. Và sách của Xenophon về Cyrus chỉ cho ta cách điều hành một xã hội đa dạng là một trong những sách giáo khoa hay nhất đã ảnh hưởng các vị cha đẻ của cuộc cách mạng Hoa Kỳ. Jefferson là một người hâm mộ nhiệt tình những tư tưởng của Cyrus đã nói với những tư tưởng của thế kỷ XVIII về cách xây dựng sự khoan dung tôn giáo trong một nhà nước mới. Trong khi đó, quay trở lại Babylon, mọi sự không diễn ra tốt đẹp. Sau Alexander, Babylon suy vong, những đế chế khác trở thành tàn tích, và tất cả những vết tích của một đế chế Empire giàu mạnh biến mất -- cho đến năm 1879 khi vật hình trụ được phát hiện bởi một cuộc khai quật triển lãm tại Bảo tàng Anh tập trung về Babylon. Và nó bắt đầu một câu chuyện khác. Nó bắt đầu một cuộc tranh luận sôi nổi giữa thế kỷ XIX: Những lời của Kinh Thánh liệu có đáng tin? Chúng ta có thể tin chúng được không? Chúng ta chỉ biết về sự hồi hương của những người Do Thái và bản tuyên ngôn của Cyrus từ những lời trong Kinh Thánh Cựu Ước. Không một bằng chứng nào khác. Đột nhiên vật này xuất hiện. Và sự phấn khích đến với một thế giới mà những người tin vào Kinh Thánh đã bị lung lay niềm tin vào sự hình thành trật tự thế giới bởi thuyết tiến hoa, bởi địa chất học, đây là bằng chứng rằng những lời Kinh Thánh là chính xác về lịch sử. Đó là một khoảnh khác tuyệt vời của thế kỷ XIX. Nhưng - và đây tất nhiên là khi sự việc trở nên phức tạp -- Sự kiện là xác thực, hoan hô khảo cổ học, nhưng sự diễn giải phức tạp hơn. Bởi vì văn bản trên vật hình trụ và trong Kinh Thánh Cựu Ước khác nhau ở một điểm mấu chốt. Vật hình trụ của người Babylon được viết bởi các thầy tế của vị thần tôn kính của người Babylon, Marduk. Và, không ngạc nhiên gì, họ cho ta biết tất cả những sự kiện kia được thực hiện bởi Marduk. "Marduk, như chúng ta biết, gọi Cyrus bằng tên." Marduk cầm tay Cyrus, kêu gọi ông lãnh đạo người của mình và đưa ông luật lệ Babylon. Marduk nói với Cyrus rằng ông sẽ làm những việc vĩ đại và cao cả là giải phóng dân tộc. Và đây là lý do tại sao chúng ta cần biết ơn và thờ phụng Marduk. Các tác giả Do Thái trong Kinh Cựu Ước bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng, họ có một quan điểm khác về sự việc này. Đối với họ, tất nhiên, không thể là Marduk đã tạo ra sự kiện đó. Chỉ có thể là Jehovah. Và thế là trong Isaiah, chúng ta có những đoạn viết kì lạ ghi nhận công lao không phải của Marduk mà là của Thánh Chúa của Israel -- vị Thánh Chúa của Israel cũng gọi Cyrus bằng tên, cũng cầm tay Cyrus và kêu gọi ông dẫn dắt dân tộc mình. Đó là một ví dụ xuất sắc về hai cách chiếm hữu của thầy tu tế cùng một sự kiện, hai cách diễn giải tôn giáo khác nhau của cùng một sự kiện chính trị. Chúa, như chúng ta biết, thường về phe những đạo quân lớn. Câu hỏi là, đó là vị chúa nào? Và cuộc tranh luận làm bối rối người thế kỷ XIX khi họ nhận ra rằng Kinh Cựu Ước là một phần của một thế giới tôn giáo mênh mông hơn nhiều. Và rất rõ ràng rằng vật hình trụ này có lâu đời hơn đoạn trích Isaiah, và còn nữa, Jehovah nói với những lời lẽ rất giống với ngôn từ của Marduk. Và về một mặt nào đó thì Isaiah biết điều này, bởi vì ông đã nói, đây tất nhiên là lời Chúa nói, rằng "Ta đã gọi ngươi bằng tên mặc dù ngươi không biết ta." Tôi nghĩ chúng ta có thể ghi nhận rằng Cyrus không nhận ra ông đang hành động từ mệnh lệnh của Jehovah. Và ông chắc hẳn cũng sẽ ngạc nhiên không kém khi biết mình hành động từ mệnh lệnh của Marduk. Bởi vì một điều thú vị tất nhiên, Cyrus là một người Iran mẫu mực với một hệ thống thần linh hoàn toàn khác không được nhắc đến trong bất kỳ văn bản nào. (Tràng cười) Đó là năm 1879. 40 năm trôi qua và chúng ta đang ở năm 1917, và vật hình trụ đến một thế giới khác. Lần này, chính trị thật sự của thế giới đương đại -- năm của Tuyên ngôn Balfour, năm mà nước Anh, thế lực đế quốc mới ở Trung Đông, quyết định công bố một ngôi nhà Do thái, đó là nơi người Do Thái trở về. và phản ứng của cộng đồng Do Thái tại Đông Âu về vấn đề này rất khoa trương. Và xuyên khắp Đông Âu, người Do Thái trưng bày những bức tranh của Cyrus và của vua George đệ ngũ bên cạnh nhau -- hai vị vua vĩ đại đã cho phép sự hồi hương về Jerusalem. Và hình trụ Cyrus lại xuất hiện trong suy nghĩ của công chúng và văn bản của nó như một minh chứng tại sao điều sẽ xảy ra sau khi chiến tranh kết thúc năm 1918 là một phần của kế hoạch thần thánh. Các bạn đều biết điều gì đã xảy ra. Nhà nước Israel được thành lập, và 50 năm sau, vào những năm 60s, có một điều dễ nhận thấy là vai trò của Anh như một thế lực đế quốc đã qua rồi. Và một câu chuyện khác của vật hình trụ này bắt đầu. Anh và Mỹ quyết định rằng khu vực đó cần phải được cách li khỏi chủ nghĩa Cộng Sản, và siêu cường được tạo ra để làm việc này là Iran của vua Shah. Và thế là vua Shah sáng tác ra một lịch sử Iran, hay là sự trở về lịch sử Iran, đặt ông vào vị trung tâm của một truyền thống cao quý và sản xuất những đồng tiền in hình ông cùng với vật hình trụ Cyrus. Khi ông tổ chức lễ ăn mừng ở Persepolis, ông triệu tập vật hình trụ nó được bảo tàng Anh cho mượn, chuyển đến Tehran, và là một phần của những lễ ăn mừng của triều đại Pahlavi. Hình trụ Cyrus: vật đảm bảo của vua Shah. 10 năm sau, một câu chuyện khác: Cách mạng Iran năm 1979. Cách mạng Hồi giáo, không còn Cyrus nữa; chúng ta không quan tâm đến giai đoạn lịch sử đó nữa, chúng ta quan tâm đến đất nước Hồi giáo Iran -- cho đến khi Irraq, một siêu cường mới mà chúng ta quyến định là phải thuộc về khu vực này, tấn công Iran. Chiến tranh Iran-Iraq nổ ra. Và người Iran thấy cần thiết phải ghi nhớ quá khứ hào hùng của họ, quá khứ vinh quang khi họ đánh nhau với Iraq và giành thắng lợi. Đó là thời điểm quyết đinh cần tìm một biểu tượng để đoàn kết tất cả những người Iran -- những người Hồi giáo và phi Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Hỏa giáo, Do Thái những người mộ đạo và không mộ đạo. Và biểu tượng hiển nhiên nhất là Cyrus. Vì thế khi bảo tàng Anh và bảo tàng quốc gia Tehran hợp tác và làm việc chung, như chúng tôi vẫn đang làm, người Iran yêu cầu một thứ duy nhất để mượn. Đó là vật duy nhất họ muốn. Họ muốn mượn hình trụ Cyrus. Và năm ngoái, hình trụ Cyrus đến Tehran lần thứ hai. Nó được trưng bày ở đó, trong một cái hộp bởi giám đốc bảo tàng quốc gia Iran, một trong rất nhiều phụ nữ Iran giữ trọng trách cấp cao, bà Ardakani. Đó là một sự kiện lớn. Đây là mặt khác của cùng một tấm ảnh. Tại Tehran nó được chiêm ngưỡng bởi một đến hai triệu người trong vòng vài tháng. Sự kiện này vượt quá bất kì cuộc triển lãm ăn khách nào ở phương Tây. Và đó là chủ đề của một cuộc tranh luận lớn về ý nghĩa của hình trụ, ý nghĩa của Cyrus, nhưng trên tất cả, Cyrus được tôn vinh qua vật hình trụ này -- Cyrus người bảo hộ của đất nước, tất nhiên, nhà vô địch của cái hồn Iran, và của tất cả người dân Iran, khoan dung với mọi tín ngưỡng. Và ở Iran hiện nay, Hỏa giáo và Thiên chúa giáo có vị trí đảm bảo trong quốc hội Iran, một điều rất đáng tự hào. Để được chiêm ngưỡng vật này tại Tehran, hàng nghìn người Do Thái sống ở Iran đã đến Tehran. Nó trở thành một biểu tượng vĩ đại, một chủ đề tranh luận thú vị về giá trị của Iran tại bản xứ và ở nước ngoài. Liệu Iran có còn là người che chở cho những kẻ bị áp bức? Liệu Iran có giải phóng cho những con người đã bị các tên bạo chúa bắt làm nô lệ và chiếm đoạt? Đây là một câu hỏi đau đầu về vận mệnh quốc gia, và nó được đặt ra tại một lễ rước trọng đại chào mừng sự hồi hương. Các bạn đang nhìn thấy vật hình trụ Cyrus ngọa cỡ này trên sân khấu với những vĩ nhân của lịch sử Iran tập hợp lại để đảm nhận vị trí riêng trong di sản của Iran. Đó là một chuyện kể bởi chính tổng thống. Và đối với tôi, việc đem đồ vật này đến Iran, được cho phép đem nó đến Iran nghĩa là được phép trở thành một phần của một cuộc tranh luận tuyệt vời ở trình độ uyên thâm nhất về câu hỏi: Iran là gì, có những Iran khác nhau không và những lịch sử Iran khác nhau đã ảnh hưởng thế giới ngày nay như thế nào. Đó là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết, và nó sẽ tiếp tục sục sôi, bởi vì vật này là một trong những tuyên ngôn vĩ đại của khát vọng con người. Nó ngang hàng với hiến pháp Hoa Kì. Nó chắc chắn chứa đựng nhiều điều về tự do thực sự hơn hiến chương Magna Carta. Đó là một tài liệu mang nhiều ý nghĩa, đối với Iran và khu vực. Một bản sao của vật này đang nằm ở Liên Hợp Quốc. Mùa thu này tại New York, nó sẽ được trưng bày khi những cuộc tranh luận lớn về tương lai của Trung Đông diễn ra. Và tôi muốn kết thúc bằng cách hỏi các bạn câu chuyện tiếp theo mà vật này miêu tả sẽ là gì. Chắc chắn là nó sẽ còn xuất hiện trong nhiều câu chuyện về Trung Đông nữa. Và câu chuyện nào về Trung Đông, câu chuyện nào về thế giới các bạn muốn thấy phản ánh những điều được ghi lại trên vật hình trụ này? Quyền của con người được sống cùng nhau trên cùng một lãnh thổ, tôn thờ tự do những thứ khác nhau -- một Trung Đông, một thế giới, trong đó tôn giáo không phải là chủ đề của sự chia rẽ hoặc tranh cãi. Trong thế giới Trung Đông hiện nay, những cuộc tranh luận, như các bạn biết, thật điếc tai. Nhưng tôi nghĩ có thể tiếng nói quyền lực và uyên bác nhất trong số đó lại chính là tiếng nói của vật vô tri vô giác này, hình trụ Cyrus. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay tán thưởng) Gabriel García Márquez là một trong những nhà văn tôi yêu thích, bởi vì phong cách ông kể chuyện, và hơn thế nữa, bởi vì, vẻ đẹp và tính chân thực trong văn xuôi của ông. Cho dù đó đó là dòng mở đầu của tác phẩm Trăm năm cô đơn hay là dòng ý thức huyền ảo trong "Mùa thu của Trưởng lão", khi ngôn từ tuôn chảy, từ trang này sang trang khác ngập những hình tượng nối tiếp nhau cứ thế cuốn người đọc vào trang sách của ông, như thể một dòng sông hoang dại uốn lượn vào thẳm sâu một cánh rừng già Nam Mỹ, đọc văn chương Márquez là một trải nghiệm thấu tận tim gan. Điều gây cho tôi ấn tượng đặc biệt khó phai trong suốt thời gian đọc tiểu thuyết của ông là khi tôi nhận ra tôi đang được hòa quyện vào cuộc hành trình sinh động và ấn tượng của việc dịch thuật. Bởi lẽ đó tôi đã chọn chuyên ngành văn học so sánh ở trường đại học, cũng gần giống như Ngữ văn Anh, nhưng thay vì chăm chú đọc Chaucer trong ba tháng liên tục, chúng tôi đọc các tác phẩm văn học vĩ đại qua bản dịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Và cũng vĩ đại như nguyên tác, bạn có thể luôn nói rằng bạn đang đến rất gần với những gì tác giả muốn chuyển tải Nhưng điều đó không đúng với Márquez người đã từng ngợi khen những bản chuyển ngữ các tác phẩm của ông là hay hơn cả bản gốc. thật sự đó là một lời khen gây ngạc nhiên. Vì vậy khi tôi nghe tin dịch giả Gregory Rabassa đã viết quyển sách về vấn đề dịch thuật tôi không thể chờ đợi để được đọc nó. Quyển sách được mệnh danh là sự kịp thời của châm ngôn Ý mà tôi đã đón trước để đọc. "Nếu một sự mưu phản" Đó là một quyển sách được viết rất cuốn hút. và được đề xuất làm sách tham khảo cho những ai có hứng thú với nghệ thuật dịch thuật. Nhưng lí do để tôi đề cập đến quyển sách là trước đó, Rabassa đã đưa ra một nhìn nhận giản đơn một cách thanh thoát: "Mỗi hoạt động giao tiếp là một hoạt động chuyển tải." Điều này có thể đã là là hiển nhiên với tất cả các bạn từ lâu, nhưng với tôi, dù đối mặt với chính khó khăn đó thường xuyên như cơm bữa, chưa bao giờ tôi nhận ra thử thách căn bản của giao tiếp một cách sáng rõ như vậy. Kể từ lúc tôi có thể nhớ là đã suy nghĩ một cách có ý thức về những điều như vậy, thì sự giao tiếp đã trở thành niềm đam mê chủ yếu của tôi. Ngay từ lúc còn là một đứa trẻ, tôi nhớ tôi đã nghĩ rằng điều mà mình thực sự mong muốn nhất trong đời là có khả năng để hiểu được mọi điều và có thể giao tiếp với mọi người. À không phải vấn đề về cái tôi đâu. Thật hài hước là, vợ tôi, Daisy, với một gia đình đầy rẫy những người mắc bệnh hoang tưởng - và tôi muốn nói là đầy rẫy -- có lần nói với tôi, "Chris, em đã có một ông anh cứ luôn nghĩ mình là Chúa. Nên em không cần một ông chồng muốn trở thành Chúa đâu." (Tiếng cười) Dù sao thì, khi những năm tháng tuổi hai mươi đã vụt qua, khi tôi nhận thức được nhiều hơn là mình không thể đạt được phần đầu của ước mơ thời thơ ấu, chính ở phần thứ hai, đó là khả năng chuyển tải thành công tới mọi người bất cứ kiến thức nào tôi thu nhận được là nơi tôi thực sự nhận ra sự vô vọng trong hành trình của mình. Lần này sang lần khác mỗi lần tôi bắt đầu chia sẻ một vài sự thật lớn lao với một người sắp-trở-thành một người nghe trung thành, tôi đều nhận được kết quả ngược với mong đợi. Thật thú vị là, khi bạn mở đầu buổi nói chuyện bằng câu, "Mọi người chú ý, tôi sắp truyền thụ cho các bạn những thông tin nghiêm túc đây." thì bạn sẽ phát hiện ra nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên cả sự thờ ơ và thái độ căm ghét. Cuối cùng thì, sau khoảng 10 năm làm bực bội cả bạn bè lẫn người xa lạ, cuối cùng thì tôi cũng hiểu ra một sự thật mới mẻ của riêng mình tôi rằng nếu tôi muốn giao tiếp tốt với người khác về những ý tưởng mà tôi có thì tốt hơn tôi nên tìm một con đường khác để làm điều đó. Và đó chính là khi tôi khám phá ra hài kịch. Hài kịch đi theo một kênh riêng biệt so với những loại hình ngôn ngữ khác. Nếu như phải đặt hài kịch vào một vị trí tùy ý tôi xin nói rằng nó nằm ở đâu đó giữa thơ ca và những lời bịa đặt. Tôi không phải đang nói về tất cả các thể loại hài kịch, bởi vì, hiển nhiên rằng có rất nhiều kiểu hài hước có tác động an toàn trong đường biên của những gì chúng ta đã suy nghĩ và cảm nhận được. Điều mà tôi muốn nói đến là khả năng độc đáo mà vở hài kịch tuyệt nhất và sự châm biếm có thể làm được trong việc làm lung lạc những kì vọng đã in sâu vào tiềm thức chúng ta - hài kịch giống như viên đá tạo vàng vậy. Điều đó đòi hỏi cái khung kim loại chắc chắn làm từ sự thông thái vốn có để biến đổi sự bông đùa đơn thuần sang một cách nhìn nhận khác và một chỉnh thể tồn tại trong thế giới. Bởi đó là điều tôi ngộ ra từ chủ đề của hội nghị lần này: Thành công trong Dịch thuật. Rằng việc giao tiếp không chỉ tạo ra sự thấu hiểu sâu sắc hơn trong mỗi cá nhân mà còn đưa đến sự thay đổi thật sự. Mà theo kinh nghiệm của tôi, sự thay đổi đó được hiểu là việc giao tiếp có thể giúp truyền đạt và phát triển quan niệm của chúng ta về tính vị kỉ. Tôi đang rất có hứng thú nói về tính vị kỉ của con người bởi lẽ tất cả chúng ta đều nghiêm túc khi nói về vấn đề này. Nó là một phần trong hành trang sinh tồn của chúng ta, và chính vì vậy mà nó trở nên quan trọng, cũng chính vì vậy mà chúng ta luôn lắng nghe về nó với một thái độ nghiêm túc. Và cũng bởi vì đó là khởi điểm, xét trong phạm vi tính vị kỉ của chính chúng ta, chúng ta, cuối cùng đã bắt đầu nắm chặt lấy khả năng phản ứng cũng như trách nhiệm của mình đối với phần còn lại của thế giới. Đó là điều tôi muốn nói về những tuyệt phẩm hài kịch và châm biếm, ý tôi là những thành quả mà trên hết mọi yếu tố bắt nguồn từ sự trung thực và chính trực. Khi bạn nhớ lại tất cả những màn "học theo" Tina Fey trong chương trình Saturday Night của một ứng viên vừa được bổ nhiệm chức phó tổng thống, bà Sarah Palin, những màn học theo đó đều đã thảm bại. Fey đã thể hiện xuất sắc hơn bất cứ một nhà diễn thuyết chính trị nào - sự thiếu nghiêm túc trong bản chất của Palin tô đậm thêm một ấn tượng mà phần đông công chúng Mỹ ngày nay vẫn có. Mấu chốt của vấn đề là kịch bản của Fey không phải do chính cô ấy viết hay là do các kịch bản gia của Saturday Night viết. Các kịch bản đó đều được lấy nguyên văn từ các nhận xét của chính bà Palin. (Tiếng cười) Đây là một người bắt chước Palin trích dẫn từng lời từng chữ của bà ta. Và đó - những điều tôi gọi là sự trung thực và chính trực, đó cũng là lí do vì sao những màn biểu diễn của Fey lại để lại những ấn tượng dài lâu như vậy. Một ví dụ khác từ chính trường, lần đầu tiên tôi nghe Rush Limbaugh ví von ứng cử viên triển vọng cho chức tổng thống John Edwards là cô nàng Breck tôi biết rằng Limbaugh đã làm một cú đánh trực diện. Tất nhiên không phải bao giờ tôi cũng gắn mác trung thực và chính trực cho Limbaugh, nhưng khó mà cãi được cách kết bài của anh ta. Mô tả đó làm nổi bật một cách hoàn hảo hư danh của Edwards. Và các bạn đoán xem? Cái kết đó cũng chính là đặc điểm nhận dạng cốt lõi scandal đã kết thúc sự nghiệp chính trị của ông ấy. Bây giờ hãy đến với The Daily Show cùng John Stewart đỉnh của đỉnh -- (Tiếng vỗ tay) (Tiếng cười) đỉnh của đỉnh trong các ví dụ được dẫn chứng về tính hiệu quả của thể loại hài kịch này. Hàng loạt các khảo sát, từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho đến Trung tâm Chính sách công Annenberg đều cho thấy khán giả của Daily Show được thông tin tốt hơn về các vấn đề thời sự hơn khán giả của bất cứ kênh thông tin hay chương trình tin tức nào khác. (Tiếng vỗ tay) Dù cho điều này thể hiện về sự mâu thuẫn giữa tính trung thực và việc thu lợi nhuận trong giới báo chí truyền thông nhiều hơn là thái độ lưu tâm từ phía khán giả của Stewart, thì điểm quan trọng hơn vẫn là các chất liệu Stewart sử dụng luôn được bắt rễ từ trong sự thật -- không phải vì chủ đích của anh ta là tuyên ngôn sự thật. Không phải đâu. Chủ đích của anh ta là gây cười. Thật đúng khi nói rằng kiểu hài hước của Stewart sẽ chẳng có tác dụng gì trừ khi những sự việc anh ta đề cập là có thật. Và kết quả là vở hài kịch tuyệt vời cũng đồng thời là một hệ thống truyền tải thông tin rõ ràng là ghi điểm hơn nhiều cả về lòng tin và sự nhớ đến của khán giả so với các phương tiện truyền thông chuyên nghiệp. Thật là mỉa mai hơn gấp bội khi bạn nghiền ngẫm để thấy rằng lợi thế của hài kịch trong việc tiếp cận bức ngăn của công chúng chính là ở cách nó cố ý đánh lạc hướng họ. Một vở hài kịch sâu sắc cũng giống như một trò ảo thuật với chữ nghĩa, khi bạn nghĩ sự việc đang xảy ra ở đằng này thì bất thình lình bạn lại được dẫn dắt đến đằng kia. Và chính sự vui vẻ trong tinh thần - hệ quả của phản ứng vật lí là những tràng cười - một cách không hề ngẫu nhiên, sẽ làm phát tiết một loại hoóc môn an thần trong não. Như vậy là, bạn vừa được dẫn dụ vào một cách nhìn nhận khác về sự việc bởi loại hoóc môn đó đã dẹp bỏ sự phòng thủ của cơ thể bạn. Tác dụng này đối nghịch hoàn toàn với tác dụng của cơn tức giận và sợ hãi và hoang mang, tất cả những phản ứng phòng vệ, gây ra. Những phản ứng phòng vệ này giải phóng adrenalin, làm cao thêm những bức ngăn sợ hãi của chúng ta. Và rồi hài kịch thổi đến, xoa dịu nhiều vùng tương tự trên não những vùng có tín hiệu phòng vệ mạnh nhất -- chủng tộc, tôn giáo, chính trị, bản năng tình dục -- chỉ bằng cách tiếp cận chúng bằng sự hài hước thay vì adrenalin, chúng ta mới có được các hoóc môn an thần và sự huyền nhiệm của tiếng cười mở cửa những vách ngăn, làm hé lộ một nhân sinh quan bất ngờ và tươi mới. Bây giờ cho phép tôi được đưa ra một ví dụ. Tôi có một ý tưởng về cái gọi là chương trình nghị sự cấp tiến về đồng tính nam, tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi, chương trình nghị sự về đồng tính nam cấp tiến như thế nào? Bởi lẽ theo kinh nghiệm của tôi, ba điều mà những đồng tính nam ở Mỹ muốn nhất là nhập ngũ, làm đám cưới và lập gia đình. (Tiếng cười) Ba điều mà cả đời tôi né tránh. (Tiếng cười) Cái này tiến bộ đến đâu, xin mời các bạn tự phán xét. (Tiếng cười) và điều đó kéo theo những vấn đề về việc bỏ rơi trẻ đồng tính: Có chuyện gì với việc bỏ rơi trẻ đồng tính? Tại sao điều này lại ít được bàn đến? Nếu bạn có một đứa con và bạn nghĩ con bạn là gay, có thể bạn sẽ được phép đem con bỏ chợ đấy. (Tiếng cười) Bạn đã sinh ra một vật gớm ghiếc. Hãy vứt nó ra khỏi nhà bạn đi. Mượn hình ảnh "vật gớm ghiếc" trong kinh thánh và gán nó cho hình ảnh ngây thơ muôn thưở, một đứa bé, trò đùa này làm đứt mạch cảm xúc trong cuộc tranh luận và điều đó để lại cho người nghe cơ hội, thông qua tiếng cười của họ, hoài nghi về chân giá trị của nó. Đánh lạc hướng không phải là chiêu duy nhất trong túi bí quyết của hài kịch. Sự kiệm lời cũng là một thế mạnh của vở hài kịch tuyệt vời. Có một vài cụm từ có thể cô đọng nhiều vấn đề hơn so với một cái kết hoàn hảo. Bill Hicks -- nếu bạn không biết gì về ông ấy, bạn có thể Google -- Hicks đã làm một chuyến thâm nhập vào những cuộc đọ tài khoe khoang của bọn trẻ ở trường học, và cuối cùng có một đứa trẻ đến nói với ông ấy, "Biết gì không, bố cháu có thể đánh bại bố bác," thế là Hick đáp trả, "Thế à? Thế phải đợi đến bao giờ?" (Tiếng cười) Trẻ con là như vậy đó chỉ trong từng ấy từ thôi. (Tiếng cười) Chưa kể đến những gì mà nó tiết lộ về người lớn đã phát ngôn nó. Và đóng góp đáng kể cuối cùng của hài kịch trong việc giao tiếp là nó được truyền đi rất nhanh. Người ta không thể đợi để truyền tai nhau một câu chuyện vui hay ho. Đây chẳng phải một hiện tượng mới mẻ gì trong xã hội. Hài kịch vượt qua biên giới quốc gia với tốc độ đáng kể trước cả Internet, mạng xã hội, kể cả truyền hình. Trở lại năm 1980 khi diễn viên hài Richard Pryor vô tình tự làm bỏng mình trong một tai nạn do thuốc lá. Sau đó một ngày tôi đang ở Los Angeles và hôm sau thì tôi đang ở thủ đô Washington Tôi đã nghe nút thắt giống hệt như vậy từ cả hai phía-- điều gì đó về Quỹ Ignited Negro College. Hẳn là tin này không nhảy ra từ một màn độc thoại nào đó của Tonight Show. Và suy đoán của tôi -- tôi không có ý đi sâu vào chuyện này -- là nếu bạn thật sự phải xem xét lại sự việc và có thể nghiền ngẫm nó, bạn sẽ phát hiện ra rằng hài kịch là lĩnh vực cổ xưa thứ hai lan truyền như virus. Đầu tiên trống nổi lên sau thì là những chuyện hài chả liên quan. (Tiếng cười) Nhưng chính cái lúc bạn liên kết tất cả các yếu tố lại-- sự cuốn hút có sức lan truyền rộng rãi với một kết thúc đầy uy lực được đan kết từ sự chân thành và trung thực, thì câu chuyện có thể gây ảnh hưởng thật sự trong việc thay đổi một cuộc đối thoại. Tôi có một người bạn thân, Joel Pett, là một người biên tập tranh biếm họa cho tờ Lexington Herald-Leader. Anh ấy từng làm cho USA Today Monday. Tôi đã đi cùng với Joel trong dịp cuối tuần trước khi hội nghị Copenhagen về biến đối khí hậu khai mạc vào tháng 12 năm 2009. Joel giải thích cho tôi là bởi vì tờ USA Today là một trong bốn tờ điểm báo ở Mỹ, nên gần như tất cả những người tham gia hội nghị sẽ xem nó, có nghĩa là, nếu anh ta đem tung tờ điểm báo này vào công viên kèm với tranh của anh vào thứ Hai, ngày khai mạc hội nghị, thì tranh sẽ được phát tán trong giới những người có quyền hành ở mức cao nhất. Sau đó chúng tôi bắt đầu nói về biến đổi khí hậu. Hóa ra là Joel và tôi đều băn khoăn về cùng một việc, đó là, tại sao mà nhiều cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục chú trọng vào thứ khoa học này và việc nó có hoàn thiện hay là không, điều mà, với chúng tôi, không hiểu sao lại có vẻ là cố ý lạc đề. Bởi lẽ trên tất cả, có một tiền đề sai lầm rằng có tồn tại một thứ gọi là khoa học hoàn thiện. Trong hoàn cảnh đó Thống đốc bang Texas, ngài Perry, đã đẩy mạnh hoạt động tương tự trong mùa hè vừa qua vào phần mở màn cho chiến dịch suýt-hỏng của ông ấy để tranh chức Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa, quả quyết nhấn mạnh rằng khoa học không hề hoàn thiện khi mà 250 trong số 254 hạt của bang Texas đang bị hạn hán. Và giải pháp của Perry là yêu cầu nguời dân bang Texas cầu trời cho mưa xuống. Cá nhân tôi thì đã cầu thêm bốn lần hạn nữa để có thể hoàn thiện nốt cái thứ khoa học chết tiệt ấy. (Tiếng cười) Nhưng trở lại năm 2009, câu hỏi mà Joel và tôi cứ luôn thắc mắc là tại sao đến lúc này rồi người ta vẫn bỏ ra quá nhiều công sức để nói về thứ khoa học này khi mà những chính sách cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu rõ ràng là có lợi cho con người về lâu về dài bất kể khoa học đằng sau chúng. Vậy nên chúng tôi lật đi lật lại vấn đề đến lúc Joel nghĩ ra cái này. "Nếu đó là một trò xỏ lá, và chúng ta làm thế giới tốt hơn chẳng vì điều gì cả?" (cười) Bạn sẽ thích ý tưởng đó thôi. (vỗ tay) Thế thì sao? Tại sao không làm thế giới tốt đẹp hơn chẳng vì cái gì cả? Chẳng phải vì Chúa, chẳng phải vì quốc gia hay vì lợi nhuận-- chỉ như cột mốc đầu tiên cho tư duy toàn cầu. Và bức biếm họa này đánh trúng trọng tâm đấy. Không lâu sau khi hội nghị kết thúc, Joel nhận được lời đề nghị kí tặng bản copy từ người đứng đầu EPA ở Washingotn để treo bức tranh lên tường. Và ít ngày sau, anh nhận được lời đề nghị tương tự từ người đứng đầu EPA ở California người đã dùng bản copy đó trong bài thuyết trình tại một hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở Sacramento năm ngoái. Và không chỉ có vậy. Tới bây giờ, Joel đã nhận được lời đề nghị từ hơn 40 nhóm hành động vì môi trường ở Mỹ, Canada và châu Âu. Trong đầu năm nay, anh ấy nhận được đề nghị từ Đảng Xanh ở Úc cho phép sử dụng hình ảnh này trong chiến dịch của họ và nó góp phần vào cuộc tranh luận đã có tác động đến nghị viện Úc trong việc tán thành chế độ đánh thuế mức carbon nghiêm ngặt nhất đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới. (vỗ tay) Điều đó là một khích lệ lớn cho một câu nói 14 từ. Vậy nên tôi có một góp ý cho quí vị ngồi đây, những người thực sự muốn kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn là hãy dành chút ít thời gian mỗi ngày để rèn thói quen suy nghĩ hài hước, bởi lẽ có thể bạn vừa tìm ra câu hỏi bạn đã tìm kiếm bấy lâu. Cảm ơn quí vị. (Tiếng vỗ tay) Câu chuyện của tôi bắt đầu ngay tại đây, ở Rajasthan khoảng hai năm về trước. Lúc đó tôi đang ở trong sa mạc, dưới bầu trời sao cùng ca sĩ theo đạo Sufi, Mukhtiar Ali. Chúng tôi trò chuyện là thời cuộc chẳng có gì thay đổi từ thời có bản sử thi Ấn Độ cổ đại Mahabharata. Thời đó, khi người Ấn chúng tôi muốn đi lại chúng tôi sẽ nhảy vào một cỗ xe ngựa và phóng vèo qua bầu trời. Ngày nay, chúng ta cũng làm điều tương tự với máy bay. Thời đó, khi Arjuna, vị hoàng tử chiến binh Ấn Độ vĩ đại, khi khát nước, chàng sẽ rút cung tên, chàng bắn vào mặt đất và nước sẽ phun ra. Ngày nay, chúng ta cũng làm thế bằng khoan và máy móc. Kết luận chúng tôi rút ra là phép màu đã 'được' thay thế bằng máy móc. Và điều này khiến tôi buồn vô cùng. Tự nhiên tôi thấy mình trở thành kẻ sợ công nghệ. Tôi sợ cái ý nghĩ rằng tôi sẽ mất khả năng thích thú và thưởng thức hoàng hôn mà không kè kè chiếc máy ảnh, mà không nhắn lên Twitter cho bạn bè tôi. Và có vẻ như công nghệ mới đáng lẽ phải tạo ra phép màu, chứ không phải tiêu diệt nó. Khi tôi còn là một cô bé nhỏ, ông tôi tặng tôi chiếc đồng hồ bỏ túi bằng bạc. Và cái mảnh công nghệ 50 năm tuổi này trở thành vật thể màu nhiệm nhất đối với tôi. Nó trở thành cánh cổng mạ vàng mở ra một thế giới đầy những cướp biển và đắm tàu và các hình ảnh trong trí tưởng tượng của tôi. Thế nên tôi cảm thấy như những chiếc điện thoại di động của chúng ta, những chiếc đồng hồ vui mắt và máy ảnh của chúng ta đã khiến ta thôi mơ mộng. Chúng ngăn trở những cảm hứng sáng tạo. Và thế là tôi nhảy vào, nhảy vào thế giới công nghệ này, để xem tôi có thể dùng nó để tạo ra phép màu như thế nào chứ không phải là tiêu diệt nó. Tôi đã minh họa sách từ năm 16 tuổi. Và thế là khi tôi thấy chiếc iPad, tôi thấy nó là một đạo cụ kể chuyện có khả năng kết nối độc giả trên khắp thế giới. Nó biết ta đang cầm nó như thế nào. Nó biết ta đang ở đâu. Nó kết hợp hình ảnh, chữ, minh họa động, âm thanh, và cảm giác chạm. Việc kể chuyện đang trở nên ngày càng đa giác quan. Nhưng ta đang làm gì với nó vậy? Thế là thật ra tôi sắp vào và khởi động Khoya, một phần mềm ứng dụng tương tác cho iPad. Ở đây nói là, "Hãy đặt tay bạn lên mỗi cái đèn," Và thế là -- (Nhạc) Nó nói, "Quyển sách này là của..." Và thế là tôi gõ tên tôi vào. Và trên thực tế tôi biến thành một nhân vật trong quyển sách. Ở vài thời điểm, một bức thư nhỏ xinh rơi xuống cho tôi -- và chiếc iPad biết bạn đang ở đâu đấy, nhờ hệ GPS -- bức thư gửi đến địa chỉ của tôi. Đứa trẻ trong tôi vô cùng hứng thú bởi những khả năng như thế này. Nào, tôi đã nói rất nhiều về phép màu. Và ý tôi không phải là phù thủy hay rồng, ý tôi là loại phép màu trẻ thơ, những ý tưởng chúng ta đều ấp ủ khi còn bé. Ý tưởng nhốt đom đóm trong lọ thủy tinh, không biết tại sao, luôn vô cùng thú vị đối với tôi. Và thế là ở đây, bạn cần nghiêng iPad, để lấy đom đóm ra. Và chúng sẽ chiếu sáng cho bạn qua phần còn lại của quyển sách. Một ý tưởng khác hớp hồn tôi khi còn bé là nguyên một thiên hạ rộng lớn có thể bị thu vào một hòn bi duy nhất. Và thế là ở đây, mỗi cuốn sách và mỗi thế giới trở thành một hòn bi nhỏ bé mà tôi kéo vào trong thiết bị nhiệm màu này trong một thiết bị khác. Và một bản đồ mở ra. Lúc nào cũng thế, quyển sách thần tiên nào cũng có bản đồ, nhưng những bản đồ này đều tĩnh. Đây là một chiếc bản đồ tự phóng to ra và nhấp nháy sáng và nó vạch phương hướng cho bạn trong suốt phần còn lại của quyển sách. Vào vài thời điểm nhất định trong quyển sách, nó sẽ cho bạn thấy bí mật trong nó nữa. Thế, tôi sẽ đi vào bây giờ. Một điều thật sự quan trọng nữa đối với tôi là việc tạo ra nội dung thật sự Ấn Độ nhưng vẫn hiện đại. Ở đây, đây là các nàng Apsara. Chúng ta đều đã nghe kể về các nàng tiên, chúng ta đều đã nghe kể về các nữ thần, nhưng có mấy ai không ở Ấn Độ mà lại biết về phiên bản Ấn Độ, các nàng Apsara? Những nàng Apsara đáng thương này đã bị nhốt trong các căn phòng của Indra suốt hàng ngàn năm trong một cuốn sách cũ kĩ mốc mọt. Và thế là chũng ta mang họ trở về một cuốn sách thiếu nhi hiện đại. Và một câu chuyện còn phản ánh những vấn đề mới như là vấn nạn môi trường. (Nhạc) Tiện thể nói về vấn nạn môi trường, tôi nghĩ một vấn đề lớn trong 10 năm gần đây là các em nhỏ đã bị nhốt trong phòng, dán mắt vào màn hình máy tính, các em không ra ngoài chơi được. Nhưng nay với công nghệ di động, ta có thể mang các em nhỏ ra ngoài, vào thế giới tự nhiên bằng công nghệ. Một trong những hoạt động tương tác trong quyển sách là bạn được cử đi một chuyến hành trình tìm kiếm trong đó bạn phải đi ra ngoài dùng máy ảnh của iPad và chụp ảnh của các vật thể tự nhiên khác nhau. Khi còn nhỏ, tôi có hàng loạt bộ sưu tập que, đá, sỏi và vỏ sò. Và vì sao đó, ngày nay trẻ em không sưu tập nữa. Thế nên, trong việc khơi trở lại nghi thức trẻ thơ này, bạn phải ra ngoài, và, trong một chương, chụp ảnh một bông hoa và ghi chú tên nó. Trong một chương khác, bạn phải chụp ảnh một mảnh vỏ cây và ghi chú tên nó. Và điều xảy ra là bạn sẽ tạo ra một bộ sưu tập ảnh kĩ thuật số mà bạn có thể trưng lên mạng. Một em bé London trưng ảnh một chú cáo và nói rằng, "Ồ, hôm nay tớ thấy con cáo." Một em bé Ấn Độ nói, "Hôm nay tớ thấy con khỉ." Và điều đó tạo nên một loại mạng xã hội quanh bộ sưu tập ảnh kĩ thuật số mà bạn chụp được. Trong khả năng kết nối lại phép màu, trái đất và công nghệ, còn rất nhiều khả năng khác nữa. Trong quyển sách tiếp theo, chúng tôi dự định có một hoạt động tương tác mà bạn rút iPad ra với chế độ video bật và qua công nghệ hiện thực mở rộng, bạn thấy tầng yêu tinh động này xuất hiện trên một cây cảnh bên ngoài nhà bạn. Vào một thời điểm, màn hình của bạn đầy lá. Và thế là bạn phải tạo ra tiếng gió và thổi lá đi và đọc phần còn lại của sách. Chúng ta đang tiến tới, tất cả chúng ta đang tiến tới một thế giới nơi mà các sức mạnh tự nhiên đến gần hơn với công nghệ, và phép màu và công nghệ có thể tiến gần nhau hơn. Ta đang khai thác năng lượng mặt trời. Chúng ta đang đưa con em ta và chính chúng ta lại gần hơn với thế giới tự nhiên và cái phép màu và niềm vui và niểm yêu mến trẻ thơ ta có qua phương tiện đơn giản là một câu chuyện. Xin cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về việc tiết kiệm nhiều hơn, nhưng không phải cho hôm nay, mà cho ngày mai . Tôi sẽ nói về Tiết kiệm Nhiều hơn cho Ngày mai . Đó là một chương trình mà Richard Thaler làm việc tại đại học Chicago, và tôi lập ra vào khoảng 15 năm trước . Chương trình này, theo một nghĩa nào đó là một ví dụ của thói quen tài chính chính xác hơn là làm thế nào chúng ta biết cách sử dụng thói quen tài chính hợp lý. Bây giờ có lẽ bạn đang thắc mắc, thói quen tài chính là gì ? Vậy hãy nghĩ đến cách chúng ta quản lí tiền bạc . Chúng ta bắt đầu với khoản tiền vay mua nhà. Đó là chủ đề được bàn tán gần đây, ít nhất là ở Mĩ. Nhiều người mua ngôi nhà to nhất mà họ có thể, và thực sự là có lúc còn to hơn khả năng của họ một chút. Sau đó họ bị tịch thu. và đổ lỗi cho các ngân hàng vì đã đồng ý cho họ vay nợ. Cũng hãy nghĩ về điều này làm thế nào chúng ta quản lí rủi ro ví dụ như, đầu tư vào thị trường chứng khoán. Hai năm trước, ba năm trước, và khoảng bốn năm trước, thị trường hoạt động rất tốt. Chúng ta là những kẻ liều, dĩ nhiên Sau đó thị trường chứng khoán thay đổi đột ngột và chúng ta kêu thán, " Ôi Những thiệt hại này, họ cảm nhận, về mặt cảm xúc họ cảm thấy rất khác so với những gì chúng ta thực sự nghĩ về nó khi thị trường đang đi lên." Có lẽ chúng ta không làm tốt lắm việc mạo hiểm. Bao nhiêu trong số các bạn có iPhones? Những ai? Tuyệt vời. Tôi cá là rất nhiều trong số các bạn mua bảo hiểm cho iPhone của bạn -- bạn đang ngầm mua bảo hiểm bằng việc mua thêm bảo hành kéo dài. Sẽ như thế nào nếu bạn làm mất iPhone? Sẽ thế nào nếu bạn làm như thế này? Bao nhiêu trong số các bạn có con cái? Ai? Giữ tay bạn như vậy Nếu bạn có đủ bảo hiểm nhân thọ. Tôi thấy có nhiều cánh tay bỏ xuống. Tôi đoán là nếu coi hội trường này là một thí dụ tiêu biểu, thì có nhiều người hơn trong số các bạn mua bảo hiểm cho iPhones hơn là mua bảo hiểm nhân thọ, ngay cả khi bạn có con. Vậy là chúng ta đã làm không tốt ở lĩnh vực bảo hiểm . Trung bình mỗi hộ gia đình Mĩ tiêu 1000 đô la mỗi năm vào vé số. Và tôi biết rằng nó nghe thật điên rồ. Bao nhiêu trong số các bạn dành 1000 đô la mỗi năm mua vé số? không ai Điều này cho ta thấy rằng những người không có trong căn phòng này đang tiêu nhiều hơn một ngàn đô để số trung bình là một nghìn. Những người thu nhập thấp tiêu nhiều hơn nhiều 1000 đô vào vé số. Vậy nó đưa ta tới đâu ? Chúng ta làm không tốt công việc quản lý tiền nong. Thói quen tài chính thực sự là một sự tổng hợp của tâm lí học và kinh tế học, cố gắng để hiểu rõ những sai lầm mà chúng ta thường mắc khi tiêu tiền. Và tôi có thể đứng ở đây trong 12 phút 53 giây mà tôi đang còn và đùa cợt về vô số cách chúng ta tiêu tiền, và vào phút cuối bạn sẽ hỏi “Làm thế nào để giúp mọi người?“ Và đó mới là điều mà tôi thực sự muốn tập trung vào hôm nay. Làm thế nào để ta hiểu hơn về sai lầm trong tiêu pha mà chúng ta thường mắc, và sau đó chuyển thách thức thói quen tài chính thành giải pháp? Và điều mà tôi sẽ chuẩn bị nói hôm nay là tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai. Tôi muốn định vị chủ đề về tiết kiệm. Chúng ta có trên màn hình một ví dụ minh họa của 100 người Mĩ. Và chúng ta sẽ xem thói quen tiết kiệm của họ. Điều đáng chú ý thứ nhất một nửa trong số họ thậm chí là không tiếp cận được dự định 401(k) của chính phủ Họ không thể tiết kiệm một cách dễ dàng. Họ không thể đưa một phần tiền lương của mình vào dự án 401(k) trước khi họ thực sự thấy được tờ séc trước khi họ thực sự cầm được nó trong tay. Một nửa còn lại thì sao? Một số trong họ lựa chọn là sẽ không tiết kiệm. Đơn giản là họ quá lười nhác Họ không bao giờ đăng nhập vào một trang web phức tạp Và nhấp chuột 17 lần để gia nhập dự án 401(k). và sau đó họ phải quyết định họ sẽ phải đầu tư như thế nào trong 52 sự lựa chọn khác, trong khi họ chưa bao giờ nghe đến quỹ thị trường tiền tệ là gì. Và rồi họ cảm thấy bị choáng ngợp và đơn giản là họ không tham gia nữa. Bao nhiêu người quyết định tiết kiệm cho một dự án 401(k) Một phần ba số người Mĩ Hai phần ba đang không tiết kiệm. Liệu họ có tiết kiệm đủ không? Hãy lấy ra những người trong số đó Những người nói rằng họ tiết kiệm quá ít Một phần mười Là tiết kiệm đủ Chín phần mười hoặc là không thể tiết kiệm thông qua dự án 401(k) Quyết định không tiết kiệm, hoặc không quyết định hoặc tiết kiệm nhưng quá ít. Chúng ta tưởng chúng ta gặp rắc rối không thôi vì những người tiết kiệm quá nhiều. Nhưng hãy nhìn vào kia. Chúng ta có một người thực tế thì chúng ta phải chia anh ta ra làm hai vì chỉ có ít hơn một phần trăm Khoảng 0.5% người Mĩ cảm thấy họ tiết kiệm quá nhiều. Chúng ta sẽ làm gì với điều này? Đó là điều mà tôi thực sự muốn tập trung vào. Chúng ta cần phải hiểu tại sao mọi người không tiết kiệm, và sau đó chúng ta có thể hi vọng lật ngược chướng ngại về thói quen này thành thói quen mang tính giải pháp, và rồi xem nó có sức mạnh tới mức nào. Vậy hãy để tôi nói ngoài lề một chút trước khi chúng ta sẽ xác định vấn đề những thách thức, thách thức về hành vi con người, những thứ đã cản trở ta trong việc tiết kiệm. Tôi sẽ nói ra ngoài một chút về những quả chuối và socola. Giả sử rằng chúng ta có một sự kiện TED tuyệt vời vào tuần sau. và trong lúc nghỉ giải lao sẽ có bữa ăn nhẹ bạn có thể chọn chuối hoặc socola bao nhiêu trong số các bạn nghĩ rằng các bạn sẽ chọn chuối trong buổi nói chuyện TED giả tưởng vào tuần sau ? Ai sẽ chọn chuối Tuyệt tôi đoán một cách khoa học 74 phần trăm sẽ chọn chuối Đó là kết quả mà ít nhất một nghiên cứu thú vị đã dự đoán. Và sau đó đếm dần từng ngày hãy xem mọi người cuối cùng chọn cái gì. Những người từng quyết định họ sẽ ăn chuối rút cuộc là quyết định chọn socola một tuần sau đó. Kiềm chế bản thân không phải là một vấn đề ở tương lai Đó là một vấn đề ngay lúc này khi socola ở ngay bên cạnh chúng ta. Chúng ta suy ra được điều gì với thời gian và tiết kiệm, chủ đề có tầm quan trọng ngay lập tức này? Hoặc như một số nhà kinh tế học gọi nó, sự thiên vị hiện tại. Chúng ta có nghĩ về việc tiết kiệm. Chúng ta biết chúng ta cần phải tiết kiệm. Chúng ta biết chúng ta sẽ phải tiết kiệm năm tới, nhưng hôm nay thì cứ tiêu cái đã. Giáng sinh đang đến. chúng ta có thể mua thật nhiều quà cho những người mà ta biết. Như vậy vấn đề về sự thiên vị hiện tại làm chúng ta suy ngĩ về tiết kiệm và dẫn đến ngừng tiêu. Bây giờ tôi sẽ nói về một chướng ngại khác tới thói quen về tiết kiệm có liên quan đến sự trì trệ. Nhưng một lần nữa, ta nói ngoài lề một chút về chủ đề hiến tặng nội tạng. Một nghiên cứu khác so sánh các quốc gia khác nhau Chúng ta sẽ xem xét hai đất nước tương tự nhau, Đức và Áo. Ở Đức nếu bạn muốn hiến nội tạng -- Mong là không có điều gì tệ xảy ra với bạn -- khi bạn nhận bằng lái xe hoặc chứng minh thư bạn đánh dấu vào ô có ghi “tôi muốn hiến nội tạng của tôi" Không có nhiều người thích đánh dấu. Nó cần nỗ lực. Bạn phải suy nghĩ 12 phần trăm đồng ý. Áo, nước láng giềng, có phần giống, và có phần khác. Khác biệt ở chỗ nào? Bạn vẫn có quyền lựa chọn. Bạn sẽ quyết định bạn có hiến nội tạng hay không. nhưng khi bạn lấy bằng lái xe, bạn điền vào ếu bạn không muốn hiến nội tạng. Không ai điền. Việc đánh dấu có lẽ cần quá nhiều nỗ lực. Một phần trăm đánh dấu. Còn lại chẳng làm gì cả. Không làm gì cả là rất phổ biến. Không có nhiều người đánh dấu. Điều này có ý nghĩa thế nào tới việc cứu lấy mạng sống và việc có được các cơ quan nội tạng cho những người cần nó? Tại Đức, 12 phần trăm đánh dấu. 12 phần trăm là người hiến nội tạng Một sự thiếu hụt nội tạng ghê gớm, sẽ ra sao nếu bạn cần một trong số đó. Ở Áo, trong khi đó không ai đánh dấu. Vậy nên 99 phần trăm người dân là người hiến nội tạng. Sự trì trệ, thiếu hoạt động. Sự mặc định là gì nếu con người không làm gì cả, nếu họ cứ trì hoãn, nếu họ không đánh dấu? Một công cụ mạnh mẽ. Chúng ta đang chuẩn bị nói về điều gì xảy ra khi mọi người bị choáng ngợp và sợ hãi khi phải đưa ra quyết định về 401(k). Liệu chúng ta sẽ làm cho họ tự động gia nhập kế hoạch này, hay là họ sẽ bị loại ra ngoài Trong rất nhiều dự án 401(k) nếu họ không làm gì cả, có nghĩa là họ không tiết kiệm cho nghỉ hưu, nếu họ không đánh dấu vào ô lựa chọn. Và đánh dấu cần nỗ lực . Vậy là chúng ta đã nói về hai thói quen chướng ngại. Một điều nữa trước khi chúng ta bàn tới giải pháp, có liên quan đến khỉ và táo. Không không không, đây là một nghiên cứu nghiêm túc và nó rất liên quan đến thứ gọi là kinh tế học hành vi. Một bầy khỉ được cho một quả táo, chúng khá vui. Bầy khác được cho hai quả, một bị lấy đi. Chúng vẫn còn một quả. Nhưng chúng thực sự phát điên. Tại sao ngươi lấy táo của chúng tôi? Đây là điển hình của sự ghét bị mất mát. Chúng ta ghét bị mất thứ gì đó, ngay cả khi nó không rủi ro gì cho lắm Bạn có thể ghét tới trạm ATM, rút ra 100 đô la và bạn chịu phí tổn là một hóa đơn 20 đô la. Thật là đau xót, mặc dù nó chẳng là gì cả. 20 đô la này chỉ là một bữa ăn trưa nhanh. Cái cảm giác sợ mất mát cũng rất có ảnh hưởng khi bàn về tiết kiệm. bởi vì con người, ở khía cạnh tinh thần cảm xúc và trực giác Xem tiết kiệm như một sự mất mát vì “tôi phải cắt bớt chi tiêu" Vậy là chúng ta đã nói về các loại thói quen chướng ngại có liên quan đến tiết kiệm. Cho dù là bạn nghĩ đến ảnh hưởng tức thời, hay chuối và socola, Thì đều thấy đau xót khi phải tiết kiệm lúc này. Vui sướng hơn nhiều nếu tiêu bây giờ. Chúng ta đã nói về sự trì trệ và hiến nội tạng và đánh dấu. Nếu mọi người phải đánh dấu quá nhiều ô để tham gia một dự định 401(k) họ sẽ chẳng làm gì và không tham gia. Và cuối cùng chúng ta đã nói về sự ghét bị mất mát, những con khỉ và những quả táo. Nếu mọi người xem tiết kiệm cho hưu trí là một loại mất mát, họ sẽ không làm. Vậy là chúng ta đã thấy những thách thức, và cái mà Richard Thaler và tôi luôn luôn cảm thấy bị cuốn hút bởi -- lấy ví dụ những thói quen tài chính, biến thói quen tài chính hay chính xác hơn thói quen tài chính 2.0 hay thói quen tài chính trên hành động biến thách thức thành giải pháp. Và chúng tôi đi tới một lời giải đơn giản bất ngờ Gọi là tiết kiệm nhiều hơn, không phải hôm nay, mà là ngày mai. làm thế nào mà nó giải quyết những thách thức mà chúng ta đã nói đến từ nãy tới giờ? Nếu bạn ngĩ đến vấn đề về quả chuối và socola, chúng ta nghĩ chúng ta sẽ ăn chuối tuần tới. Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ tiết kiệm nhiều hơn vào năm tới. tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai kêu gọi nhân viên tiết kiệm nhiều hơn cho năm sau -- lúc nào đó trong tương lai khi chúng ta có thể tưởng tượng chính mình ăn chuối, tình nguyện nhiều hơn cho cộng đồng, tập thể dục nhiều hơn và làm những việc tốt cho thế giới. Chúng ta đã nói về việc đánh dấu và khó khăn để khiến ta hành động. Tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai làm công việc đó dễ dàng hơn. Nó là một động lực tự thân. Một khi bạn bảo tôi rằng bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai, ví dụ như vào tháng 1 hàng năm bạn sẽ tự động tiết kiệm nhiều hơn và nó sẽ tự động bị rút khỏi bảng lương của bạn để chạy vào dự án 401(k) trước khi bạn nhìn thấy bảng lương, trước khi bạn chạm vào nó, trước khi bạn dự định cho sự thỏa mãn tức thời. Nhưng chúng ta sẽ làm gì với vấn đề về những con khỉ và sự ghét mất mát? Tháng 1 tiếp theo tới và mọi người có thể thấy nếu họ tiết kiệm nhiều hơn, họ sẽ phải tiêu ít hơn và thật là khó khăn. Có thể không nên chỉ là mỗi tháng Giêng Có thể chúng ta nên làm mọi người tiết kiệm nhiều hơn khi họ làm ra nhiều tiền hơn. Bằng cách này, khi họ làm ra nhiều tiền hơn, khi họ được được trả lương cao hơn, họ không phải cắt giảm chi tiêu. Họ chỉ cần trích ra một ít từ số tiền tăng lên tron thu nhập của gia đình và tiêu nhiêu nhiều hơn -- trích một ít từ phần tăng lên đó và đút vào dự án 401(k). Và đó là chương trình, cực kỳ đơn giản, nhưng như chúng ta sẽ thấy, là cực kỳ hiệu quả. Chúng tôi lần đầu tiên áp dụng nó, Richard Thaler và tôi, vào năm 1998. Một công ty trung bình ở trung tâm miền tây nước Mỹ, những công nhân viên vất vả chi trả cho hóa đơn của họ không ngừng nói với chúng tôi họ không thể tiết kiệm nhiều hơn ngay lập tức. Họ khó có thể tiết kiệm nhiều hơn vào ngày hôm nay. Chúng tôi mời họ tiết kiệm nhiều hơn 3% mỗi lần họ được tăng lương. Và đây là kết quả. Chúng tôi nhận thấy trong 3 năm rưỡi, với 4 lần tăng lương, những người từng gặp khó khăn về tiết kiệm, đã tiết kiệm 3 phần trăm lương của họ, 3 năm rưỡi sau tiết kiệm gần như 4 lần nhiều hơn 14 phần trăm. Và đây là giày và xe đạp và những thứ trên biểu đồ bởi vì tôi không muốn những con số vô nghĩa. Tôi thực sự muốn nghĩ về thực tế là tiết kiệm gấp bốn lần là một sự khác biệt khổng lồ trên phương diện lối sống mà chúng ta có khả năng làm được. Điều đó là sự thật. Nó không chỉ là những con số trên một mảnh giấy. Mặc dù chỉ tiết kiệm 3 phần trăm, mọi người có thể có thêm một đôi giày tốt để có thể đi bộ, bởi họ không thể không thể mua thêm được cái gì, khi họ tiết kiệm 14 phần trăm họ có thể mua một chiếc giày dự tiệc đi bộ tới chiếc xe ô tô của mình. Điều đó thực sự khác biệt. Hiện nay, khoảng 60 phần trăm các công ty lớn đã thực hiện chương trình kiểu như thế này. Nó là một phần của Định luật bảo vệ lương hưu. Và không cần phải nói rằng Thaler và tôi đã thật may mắn khi là một phần của chương trình này và tạo ra sự khác biệt. Hãy để tôi tóm lại hai ý chính Một là thói quen tài chính cực kỳ có sức mạnh. Đây chỉ mới là một ví dụ. Lời nhắn thứ hai đó là vẫn còn nhiều việc để làm. Đó là nguyên lý tảng băng Nếu bạn nghĩ đến mọi người và vấn đề vay nợ mua nhà và mua nhà rồi sau đó không thể chi trả, chúng ta cần nghĩ về điều đó. Nếu bạn nghĩ đến những người quá liều lĩnh mà không hiểu bao nhiêu rủi ro họ đang gánh lấy hoặc gánh quá ít rủi ro, chúng ta cũng cần suy nghĩ về điều đó. Nếu bạn nghĩ đến những người đổ một ngàn đô la mỗi năm vào vé số chúng ta cần phải suy ngẫm về việc đó nữa. Thực ra con số trung bình ở Singapore Trung bình mỗi hộ gia đình tiêu 4000 đô la mĩ mỗi năm vào vé số Chúng ta phải làm nhiều việc nhiều thứ phải giải quyết và cả trong lĩnh vực nghỉ hưu khi mà nói đến vấn đề mọi người phải làm gì sau khi nghỉ hưu. Một câu hỏi cuối cùng Bao nhiêu trong số các bạn cảm thấy thoải mái rằng bạn đang chuẩn bị cho việc nghỉ hưu bạn đã có một kế hoạch vững chắc khi bạn sắp nghỉ hưu, khi bạn chuẩn bị phải nhận tiền trợ cấp xã hội, cuộc sống nào bạn mong chờ tiêu bao nhiêu mỗi tháng để bạn không cháy túi? Bao nhiêu trong số các bạn cảm thấy bạn có một kế hoạch vững bền cho tương lai khi phải quyết định lùi nghỉ hưu 1, 2, 3, 4 Ít hơn 3 phần trăm của một tập hợp những khán giả hiểu biết. Thói quen tài chính hãy còn là một con đường dài. Bạn còn nhiều cơ hội để biến nó có sức mạnh nữa nữa và nữa. Cảm ơn. (vỗ tay) Làm sao tôi có thể trình bày trong 10 phút về sợi dây liên kết những người phụ nữ qua ba thế hệ, về việc làm thế nào những sợi dây mạnh mẽ đáng kinh ngạc ấy đã níu chặt lấy cuộc sống của một cô bé bốn tuổi co quắp với đứa em gái nhỏ của cô bé, với mẹ và bà trong suốt năm ngày đêm trên con thuyền nhỏ lênh đênh trên Biển Đông hơn 30 năm trước, những sợi dây liên kết đã níu lấy cuộc đời cô bé ấy và không bao giờ rời đi -- cô bé ấy giờ sống ở San Francisco và đang nói chuyện với các bạn hôm nay? Câu chuyện này chưa kết thúc. Nó là một trò chơi ghép hình vẫn đang được xếp. Hãy để tôi kể cho các bạn về vài mảnh ghép nhé. Hãy tưởng tượng mảnh đầu tiên: một người đàn ông đốt cháy sự nghiệp cả đời mình. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, một người mà cả cuộc đời chênh vênh trên tia hi vọng duy nhất rằng đất nước ông sẽ độc lập tự do. Hãy tưởng tượng ông, một người cộng sản tiến vào Sài Gòn, đối diện sự thật rằng cả cuộc đời ông đã phí hoài. Ngôn từ, qua bao năm tháng là bạn đồng hành với ông, giờ quay ra chế giễu ông. Ông rút lui vào yên lặng. Ông qua đời, bị lịch sử quật ngã. Ông là ông của tôi. Tôi chưa bao giờ gặp ông ngoài đời. Nhưng cuộc đời ta nhiều hơn những gì ta lưu trong kí ức nhiều. Bà tôi chưa bao giờ cho phép tôi quên cuộc đời của ông. Nhiệm vụ của tôi là không để cuộc đời ấy qua trong vô vọng, và bài học của tôi là nhận ra rằng, vâng, lịch sử đã cố quật ngã chúng tôi, nhưng chúng tôi đã chịu đựng được. Mảnh ghép tiếp theo của tấm hình là một con thuyền trong sớm hoàng hôn lặng lẽ trườn ra biển. Mẹ tôi, Mai, mới 18 tuổi khi ba của mẹ mất -- đã lập gia đình, một cuộc hôn nhân sắp đặt trước, đã có hai cô con gái nhỏ. Với mẹ, cuộc đời cô đọng vào nhiệm vụ duy nhất: để gia đình mẹ trốn thoát và bắt đầu cuộc sống mới ở Úc. Mẹ không bao giờ chấp nhận được là mẹ sẽ không thành công. Thế là sau bốn năm, một trường thiên đằng đẵng hơn cả trong truyện, một chiếc thuyền trườn ra biển ngụy trang là thuyền đánh cá. Tất cả những người lớn đều biết các rủi ro. Nỗi sợ hãi lớn nhất là cướp biển, nạn cưỡng hiếp, và cái chết. Như hầu hết người lớn trên thuyền, mẹ tôi mang theo một chai thuốc độc nhỏ. Nếu chúng tôi bị bắt, đầu tiên là em tôi và tôi, rồi mẹ và bà sẽ uống. Kí ức sớm nhất tôi nhớ được là từ cái thuyền -- tiếng động cơ đều đều, mạn tiền con thuyền chìm vào mỗi đợt sóng, chân trời mênh mông trống trải. Tôi không nhớ lũ cướp biến đã đến rất nhiều lần, nhưng bị lừa bỏ đi bởi sự dũng càm của những người đàn ông trên thuyền, hay là khi máy tàu bị chết và không khởi động được trong suốt sáu tiếng đồng hồ. Nhưng tôi nhớ được ánh đèn từ giàn khoan dầu ngoài bờ biển Malaysia và một anh thanh niên đã quỵ ngã rồi qua đời, cái kết của cuộc hành trình là quá sức chịu đựng với anh, và quả táo đầu tiên tôi được nếm, quả táo mà công nhân trên giàn khoan dầu cho tôi, Không có quả táo nào ngon được đến thế. Sau ba tháng trong trại tị nạn tập trung, chúng tôi đặt chân tới Melbourne. Và mảnh ghép tiếp theo của bức tranh là về bốn người phụ nữ, ba thế hệ cùng nhau định hình cuộc sống mới. Chúng tôi định cư ở Footscray, vùng ngoại ô cho dân lao động trong đó dân số là các tầng lớp người nhập cư. Không như những vùng ngoại ô ổn định cho giai cấp trung lưu, mà tôi không hề biết là có tồn tại, chẳng có tí quyền lợi nào ở Footscray. Mùi từ các cửa hàng đến từ khắp thế giới. Và những mảnh tiếng Anh đứt quãng trong cuộc hội thoại giữa những con người có duy một điểm chung, họ đang bắt đầu lại từ đầu. Mẹ tôi làm việc trong trang trại, rồi trong dây chuyền sản xuất ô tô, làm việc tuần sáu ngày, hai ca. Thế mà mẹ vẫn kiếm ra thời gian học tiếng Anh và lấy bằng công nghệ thông tin. Chúng tôi rất nghèo. Từng đồng tiền đều được cân nhắc và tiền học thêm tiếng Anh và toán được đặt riêng ra bất kể việc khoản nào phải trừ bớt đi, thường thì đó là quần áo mới; quần áo chúng tôi lúc nào cũng là đồ cũ. Hai đôi tất để đi học, mỗi đôi để che lỗ thủng trên đôi kia. Một bộ đồng phục dài tới mắt cá, vì phải dành mặc đến sáu năm. Thỉnh thoảng, dù ít, tôi nghe thấy tràng chế giễu xé lòng "đồ mắt hí" và thỉnh thoảng có hình vẽ trên tường: "Lũ châu Á, cút về nhà." Về nhà ở đâu? Có chút gì cứng lại trong tôi. Niềm quyết tâm tụ lại và một giọng lặng lẽ nói, "Tôi sẽ đi vòng qua mọi trở ngại." Mẹ tôi, em gái và tôi ngủ chung trên một chiếc giường. Mẹ tôi tối nào cũng kiệt sức, nhưng chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện trong ngày và nghe tiếng bà tôi đi lại quanh nhà. Mẹ tôi bị bao nhiêu ác mộng về chiếc thuyền. Nhiệm vụ của tôi là thức đến khi mẹ bị ác mộng hành hạ để gọi mẹ dậy. Mẹ mở cửa hàng máy tính rồi học nghề chuyên viên thẩm mĩ và mở một cơ sở kinh doanh khác. Và rồi bao người phụ nữ đến kể câu chuyện của họ về những gã đàn ông không thể hòa nhập với cuộc sống mới, giận dữ và cứng nhắc, và những đứa trẻ bấn loạn giữa hai thế giới. Chúng tôi kiếm tìm trợ cấp và những nhà tài trợ. Các trung tâm được thành lập. Tôi sống trong hai thế giới song song. Trong một thế giới, tôi là học sinh gốc Á điển hình, đòi hỏi khắc nghiệt từ chính mình. Trong thế giới kia, tôi vướng mắc trong những mảnh đời bấp bênh, bị tổn thương bi thảm vì bạo lực, nghiện ngập và cô quạnh. Nhưng qua năm tháng rất nhiều em đã được giúp đỡ. Và vì công tác đó, khi tôi là sinh viên luật năm cuối, tôi được bầu là Thanh niên Úc của năm. Và tôi bị phóng từ mảnh ghép xếp hình này sang mảnh khác, nhưng chúng không ghép vừa với nhau. Tan Le, cư dân vô danh ở khu Footscray, giờ là Tan Le, người tị nạn và hoạt động xã hội, được mời nói chuyện ở các địa điểm cô chưa bao giờ nghe tới được mời vào những nhà mà cô chưa bao giờ tưởng tượng được là có tồn tại. Tôi không biết các qui trình. Tôi không biết cách dùng thìa dĩa. Tôi không biết nói chuyện về rượu. Tôi không biết nói về cái gì hết. Tôi muốn rút về cái lề thói hàng ngày và sự dễ chịu của cuộc sống trong khu ngoại ô không ai hay biết -- người bà, người mẹ và hai con gái kết thúc mỗi ngày như bao ngày trong suốt 20 năm, kể cho nhau nghe chuyện trong ngày rồi thiếp ngủ, ba người chúng tôi vẫn chung một giường. Tôi bảo mẹ là tôi không thể làm được. Mẹ nhắc tôi là bấy giờ tôi cũng bằng tuổi mẹ khi chúng tôi lên thuyền. Nói 'không' chưa bao giờ là một lựa chọn. "Cứ làm đi," mẹ nói, "và đừng cố trở thành người khác." Thế là tôi nói về nạn thanh niên thất nghiệp và giáo dục, và về những người bị xã hội cách li, bị mất quyền lợi và bỏ rơi. Và tôi càng nói thật lòng, tôi càng được mời nói nhiều. Tôi gặp những người từ mọi tầng lớp xã hội, rất nhiều người đang làm việc họ yêu thích, sống tại ranh giới của cơ hội. Và dù tôi tốt nghiệp, tội nhận ra rằng tôi không thể yên phận trong nghề luật. Bức xếp hình cần một mảnh nữa. Và cùng lúc tôi nhận ra rằng làm kẻ ngoại đạo cũng được thội, người mới đến, mới hiện diện -- và không chỉ là được thôi, mà là một điều ta cần biết ơn, có thể là một món quà từ chiếc thuyền. Bời vì làm người đứng phía trong có thể dễ bị thu hẹp tầm nhìn, có thể dễ dàng chấp nhận những định kiến trong khu vực của bạn. Giờ đây tôi đã bước ra ngoài 'vùng an toàn' của mình đủ đẻ biết rằng, vâng, thế giới có thể sụp đổ nhưng không theo cách bạn sợ hãi đâu. Những khả năng mà trước đây sẽ không được cho phép được khuyến khích rất nhiều. Có một nguồn năng lượng ngoài đó, một niềm lạc quan khôn nguôi, một sự pha trộn kì lạ của sự khiêm nhường và liều lĩnh. Thế nên tôi đi theo linh cảm của mình. Tôi thu thập được một đội nhỏ với chúng tôi cái tựa "Không làm được đâu" là một thử thách hấp dẫn không cưỡng được. Trong suốt một năm chúng tôi không một xu dính túi. Hết ngày, tôi làm một nồi súp khổng lồ để chúng tôi cùng ăn. Chúng tôi làm việc đến đêm khuya. Hầu hết ý tưởng của chúng tôi đều điên khùng, nhưng vài ý tưởng vô cùng tuyệt vời, và chúng tôi tạo ra đột phá. Tôi quyết định chuyển tới nước Mỹ sau có một chuyến đi. Lại là linh cảm. Ba tháng sau tôi chuyển địa điểm và chuyến phiêu lưu lại tiếp diễn. Trước khi tôi kết thúc, hãy đế tôi kể cho các bạn về bà tôi. Bà lớn lên trong thời kì mà đạo Khổng là chuẩn mực xã hội và quan lại địa phương có quyền sinh quyền sát. Cuộc sống đã là như vậy trong hàng thế kỷ rồi. Ba của bà mất ngay sau khi bà ra đời. Mẹ của bà một mình nuôi bà lớn. Năm 17 tuổi, bà trở thành vợ hai của một ông quan, mẫu thân ông quan này đánh đập bà. Và dầu vấp phải sự không ủng hộ của chồng, bà gây chấn động khi kiện ông ta ra tòa và tự khởi tố, và còn gây chấn động mạnh hơn khi bà thắng kiện. (Tiếng cười) (Vỗ tay) "Không làm được đâu" bị chứng minh là sai. Tôi đang tắm trong một phòng khách sạn ở Sydney vào thời khắc bà mất cách đó 600 dặm, ở Melbourne. Tôi nhìn qua tấm kính cửa và thấy bà đứng ở bên kia tôi biết bà đã đến để tạm biệt tôi. Vài phút sau mẹ tôi gọi điện. Vài ngày sau, chúng tôi đến một ngôi chùa đạo Phật ở Footscray và ngồi quanh quan tài của bà. Chúng tôi kể chuyện cho bà và cam đoan với bà là chúng tôi luôn ở bên bà. Lúc nửa đêm một nhà sư đến và bảo chúng tôi là ông phải đóng quan tài rồi. Mẹ bảo chúng tôi cảm nhận tay bà tôi. Mẹ tôi hỏi nhà sư, "Tại sao tay mẹ tôi ấm thế mà cả người lại lạnh ngắt?" "Bởi vì từ sàng các chị đã cầm tay bà," ông nói. "Các chị không hề buông tay." Nếu có một nguồn lực trong gia đình chúng tôi, nguồn ấy truyền qua những người phụ nữ. Bởi vì chúng tôi là ai và cuộc đời đã định hình chúng tôi như thế nào, giờ chúng tôi có thể thấy rằng những người đàn ông mà có thể đã đi vào cuộc đời của chúng tôi sẽ ngăn trở chúng tôi. Thất bại sẽ đến một cách dễ dàng. Giờ đây tôi cũng muốn có con, và tôi băn khoăn về con thuyền. Có ai muốn con của họ phải trải qua con thuyền ấy? Nhưng tôi sợ đặc quyền đặc lợi, sợ cuộc sống thoải mái, sợ quyền sở hữu. Liệu tôi có thể cho con tôi một mạn thuyền trong cuộc đời, mạnh mẽ chìm vào mỗi đợt sóng, tiếng động cơ đều đều không đứt, chân trời mênh mông không hứa hẹn điều gì cả? Tôi không biết. Nhưng nếu tôi có thể cho điều đó và vẫn thấy con tôi yên bình vượt qua, tôi sẽ cho con tôi. (Vỗ tay) Trevor Neilson: Và vâng, mẹ của chị Tan hôm nay cũng ở đây ở hàng ghế thứ tư hay năm. (Vỗ tay) Tôi là một giáo sư tin học,` và lĩnh vực chuyên môn của tôi là máy tính và bảo mật thông tin. Khi tôi học đại học, Tôi đã có dịp nghe lén bà nội tôi miêu tả cho một cụ khác những gì mà tôi đang làm để kiếm sống. Rõ ràng, trách nhiệm của tôi là phải đảm bảo không ai ăn trộm máy tính của trường. (Tiếng cười) Và, như bạn đã biết, đó là một điều hoàn toàn hợp lý khi bà nội tôi nghĩ như vậy, vì tôi đã kể với bà là tôi đã làm việc trong lĩnh vực bảo vệ máy tính, và công việc đó đủ thú vị để được đưa vào thế giới quan của bà tôi. Nhưng đó không phải là điều buồn cười nhất tôi đã từng nghe một người nào đó nói về công việc của tôi. Điều lố bịch nhất mà tôi đã từng nghe là, khi tôi đang ở một bữa tiệc, và một người phụ nữ khi nghe thấy tôi làm việc trong lĩnh vực bảo mật máy tính, đã hỏi tôi liệu--cô nói rằng máy tính của mình đã bị nhiễm virus, và cô ấy đã rất lo lắng rằng cô cũng có thể bị bệnh, lo là cô có thể bị lây con vi rút này. (Tiếng cười) Và tôi không phải là một bác sĩ, nhưng tôi đã trấn an cô ấy rằng đó là điều rất, rất khó xảy ra, nhưng nếu cô ấy muốn cảm thấy thoải mái hơn, cô ấy có thể tự do sử dụng găng tay cao su khi cô ấy dùng máy tính, và điều đó sẽ không gây bất cứ tác hại nào. Tôi sẽ trở lại khái niệm mà bạn có thể bị lây virus từ máy tính của bạn một cách nghiêm túc hơn. Những gì tôi sẽ nói với các bạn ngày hôm nay là có một số người hack (bí mật xâm nhập vào máy tính của bạn), một số cuộc tấn công mạng toàn cầu mà mọi người trong cộng đồng của tôi, cộng đồng nghiên cứu học thuật, đã thực hiện, mà tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người không biết về điều này, và tôi nghĩ rằng chúng rất thú vị và đáng sợ, và buổi nói chuyện hôm nay đại loại là một trong những chấn động lớn nhất trong việc đánh cắp thông tin của cộng đồng an ninh học thuật. Không có việc nào trong số đó là việc của tôi. Đó là tất cả công việc mà đồng nghiệp của tôi đã làm, và tôi thực sự đã hỏi họ về các bài trình bày của họ và kết hợp chúng vào buổi chuyện này. Vì vậy, thứ đầu tiên tôi muốn nói tới là thiết bị cấy ghép y tế. Bây giờ thiết bị y tế đã được công nghệ hoá một chặng đường dài. Như bạn đã biết, vào năm 1926 máy điều hoà nhịp tim đầu tiên đã được phát minh. năm 1960, máy điều hoà nhịp tim đầu tiên được cấy ghép vào bên trong cơ thể, đáng phấn khởi là nó nhỏ hơn một chút so với cái mà bạn đang thấy ở đó, và công nghệ đã tiếp tục tiến về phía trước. Trong năm 2006, chúng tôi đã đến được một cột mốc quan trọng trong việc bảo mật máy tính. Và tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì sự thật là khi cấy ghép các thiết bị bên trong cơ thể con người cũng là lúc khả năng kết nối mạng bắt đầu. Một điều mà đã mang chúng tôi đến gần với kết luận là khi chúng tôi xem xét thiết bị của Dick Cheney, anh ta đã có một thiết bị bơm máu từ một động mạch chủ đến một ngăn tim khác, và như bạn có thể thấy ở dưới đáy, nó được kiểm soát bởi một bộ điều khiển máy tính, và nếu bạn đã từng nghĩ rằng trách nhiệm pháp lý cho các phần mềm này là rất quan trọng, hãy cấy ghép một trong những thiết bị này vào bên trong cơ thể bạn. Bây giờ những gì mà một nhóm nghiên cứu đã làm là họ bắt tay vào làm một thứ được gọi là ICD. Đây là một máy khử rung tim, và đây là một thiết bị được cấy ghép vào cơ thể con người để kiểm soát nhịp tim, và những máy này đã cứu nhiều mạng sống. Vâng, để không phải phẫu thuật bệnh nhân mỗi khi bạn muốn lập trình lại thiết bị của họ hoặc làm một số chẩn đoán về thiết bị đó, họ đã làm cho thiết bị đó có thể giao tiếp không dây, và những gì đội ngũ nghiên cứu này đã làm là họ đảo ngược thiết kế giao thức không dây, và họ đã thiết kế một thiết bị mà bạn thấy trong hình, với một ăng-ten nhỏ, mà có thể giao tiếp với thiết bị, và nhờ đó kiểm soát được thiết bị đó. Để làm cho thí nghiệm của họ trở thành thực - họ đã không thể tìm được bất kỳ tình nguyện viên nào, và vì vậy họ đã đi và họ đã lấy một số thịt bò đã được nghiền và một số thịt xông khói và họ bọc tất cả chúng lại cho tới khi nó đạt được kích thước của một khu vực trong cơ thể con người - nơi mà sẽ được cấy ghép thiết bị, và họ cấy ghép thiết bị vào bên trong nó để làm cho thí nghiệm của họ thực tế hơn một chút. Họ đã tiến hành rất rất nhiều các vụ tấn công thành công. Tôi sẽ nói về một trong số đó nhưng tên bệnh nhân đã được thay đổi. Tôi không biết tại sao bạn muốn làm điều đó, nhưng tôi chắc chắn rằng tôi không muốn người ta làm điều đó với tôi. Và họ đã có thể thay đổi phương pháp điều trị, bao gồm việc vô hiệu hóa thiết bị - và điều này là với một thiết bị thương mại thực, không có trên kệ hàng-- đơn giản chỉ cần thực hiện đảo ngược kỹ thuật và gửi các tín hiệu không dây tới thiết bị này. Đó là một mảnh của NPR mà một số máy ICD này có thể thực sự bị gián đoạn khi đang vận hành đơn giản chỉ bằng cách áp một cặp tai nghe vào chúng. Bây giờ, mạng không dây (wireless) và mạng Internet có thể cải thiện việc chăm sóc sức khỏe rất nhiều. Trên màn hình là một số ví dụ về các tình huống mà các bác sĩ đang xem xét để cấy ghép thiết bị vào bên trong cơ thể người, và tất cả các thiết bị này bây giờ, tiêu chuẩn là các thiết bị này phải có khả năng giao tiếp không dây, và tôi nghĩ rằng điều này thật tuyệt vời, nhưng mà nếu không có sự hiểu biết đầy đủ về tin học, và nếu không có sự hiểu biết về những gì những kẻ tấn công có thể làm và những rủi ro về bảo mật ngay từ đầu, có rất nhiều mối nguy hiểm trong việc này. Vâng, để có một luồng gió mới, hãy để tôi chỉ cho bạn một mục tiêu khác. Tôi sẽ cho bạn thấy một vài mục tiêu khác như vậy, và đó là câu chuyện của tôi. Vì vậy chúng ta sẽ xem xét xe ô tô. Đây là một chiếc xe, và nó có rất nhiều thành phần, và hiện nay, bên trong có rất nhiều thiết bị điện tử. Trong thực tế, nó có nhiều, rất nhiều máy tính khác nhau bên trong nó, nó có nhiều máy tính Pentiums hơn phòng thí nghiệm của tôi đã có khi tôi học đại học, và chúng được kết nối bới một mạng có dây. Cũng có một mạng không dây trong xe, mà có thể được truy cập bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy, có Bluetooth, có đài phát thanh FM và XM, có mạng không dây (wi-fi) thực sự, có bộ cảm biến ở các bánh xe các bộ cảm biến này sẽ truyền thông tin áp suất ở lốp xe đến một bộ điều khiển trong xe thông qua mạng không dây. Xe hơi hiện đại là một thiết bị đa máy tính phức tạp. Và điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó muốn tấn công hệ thống này? Vâng, đó là những gì các nhà nghiên cứu mà tôi sẽ nói về họ ngày hôm nay đã làm. Về căn bản là họ làm cho một kẻ tấn công bị mắc kẹt trong mạng có dây và trong mạng không dây. Bây giờ, có hai khu vực mà họ có thể tấn công. Một là không dây tầm ngắn, nơi bạn có thể thực sự giao tiếp với thiết bị gần đó, hoặc thông qua Bluetooth hoặc wi-fi và cách khác là tầm xa, nơi bạn có thể giao tiếp với xe thông qua các mạng di động, hoặc thông qua một trạm phát sóng radio. Hãy nghĩ về điều đó. Khi một chiếc xe nhận được tín hiệu vô tuyến, nó được xử lý bằng phần mềm. Phần mềm đó phải nhận và giải mã tín hiệu vô tuyến, và sau đó chỉ ra những gì phải làm với nó, ngay cả khi chỉ là bài hát mà nó cần để phát trên đài, và phần mềm đó đảm nhận việc giải mã, Nếu có bất kỳ lỗi nào bên trong, có thể tạo ra một lỗ hổng để ai đó có thể bí mật thâm nhập vào xe. Cách mà các nhà nghiên cứu đã làm công việc này là, họ đọc phần mềm trong các chip máy tính trong xe, và sau đó họ sử dụng công cụ kỹ thuật đảo ngược tinh vi để tìm hiểu xem những gì phần mềm đó đã làm, và sau đó họ tìm thấy lỗ hổng trong phần mềm đó, và sau đó họ xây dựng những điểm khai thác để khai thác những lỗ hổng đó. Họ thực sự tiến hành vụ tấn công của họ trong thực tế. Họ đã mua hai chiếc xe, và tôi đoán họ có ngân sách nhiều hơn hơn tôi. Mô hình mối đe dọa đầu tiên là để xem ai đó có thể làm gì Nếu một kẻ tấn công thực sự đã truy cập được vào mạng nội bộ trên xe. Vâng, do đó hãy nghĩ về điều đó, như ai đó vào xe của bạn, họ xáo trộn mọi thứ, và sau đó bỏ đi, và bây giờ, bạn đang gặp những rắc rối nào? Một mô hình mối đe dọa khác là họ liên lạc với bạn trong thời gian thực bằng một trong các mạng không dây giống như điện thoại di động, hoặc một cái gì đó tương tự, không bao giờ có quyền đột nhập thực sự vào xe của bạn. Đây là những gì mà họ thiết lập cho mô hình đầu tiên, nơi bạn có thể có quyền truy cập vào xe hơi. Họ đặt một máy tính xách tay, và họ kết nối với các đơn vị chẩn đoán trên mạng trong xe hơi, và họ đã làm tất cả những điều ngớ ngẩn, giống như đây là hình ảnh của đồng hồ đo tốc độ đang hiển thị 140 dặm một giờ khi xe đang ở trong công viên. Một khi bạn có quyền kiểm soát máy tính của xe, bạn có thể làm bất cứ điều gì. Bây giờ bạn có thể nói, "Vâng, thật là ngớ ngẩn." Vâng, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm cho chiếc xe luôn luôn hiển thị là nó đang chạy chậm hơn tốc độ nó thực sự đang chạy là 20 dặm một giờ ? Bạn có thể bị phạt nhiều lần vì chạy quá tốc độ. Sau đó họ đến một sân bay bỏ hoang với hai chiếc xe, một chiếc xe là nạn nhân mục tiêu và một chiếc xe săn đuổi, và họ tiến hành một loạt các cuộc tấn công khác. Một trong những điều mà họ có thể làm từ chiếc ô tô săn đuổi là sử dụng phanh trên chiếc xe kia, chỉ đơn giản bằng cách bí mật truy cập vào máy tính. Họ có thể vô hiệu hóa các hệ thống phanh. Họ cũng có thể cài đặt phần mềm độc hại mà sẽ không có tác dụng và sẽ không bị kích hoạt cho đến khi chiếc xe làm một cái gì đó như là chạy hơn 20 dặm một giờ, hoặc một cái gì đó như thế. Kết quả thật đáng kinh ngạc, và khi họ nói về vấn đề này, ngay cả khi họ thảo luận về vấn đề này tại một hội nghị với một loạt các nhà nghiên cứu về bảo mật máy tính, tất cả mọi người đã há hốc vì kinh ngạc. Họ có thể xâm nhập vào một loạt các máy tính quan trọng bên trong xe: máy tính điều khiển phanh, ánh sáng, động cơ, bảng điều khiển, đài phát thanh, v.v.., và họ có thể thực hiện những việc này trên những chiếc xe thực tế ngoài thị trường mà họ mua, bằng cách sử dụng mạng vô tuyến. Họ đã có thể sắp xếp tất cả mỗi phần nhỏ của phần mềm điều khiển tất cả mỗi phần nhỏ của các chức năng không dây của xe. Tất cả đều đã được thực hiện thành công. Bạn sẽ ăn cắp một chiếc xe theo mô hình này như thế nào? Vâng, bạn dàn xếp chiếc xe bằng một lỗi tràn bộ đệm dễ bị tổn thương trong phần mềm, một cái gì đó như thế. Bạn sử dụng GPS trong xe để định vị nó. Bạn mở khóa cửa từ xa thông qua máy tính điều khiển cửa đó, khởi động máy, vượt qua phần mềm chống trộm, và bạn đã có cho mình một chiếc xe hơi. Việc theo dõi thực sự thú vị. Các tác giả của nghiên cứu này có một video trong đo họ cho thấy họ đang chiếm lấy một chiếc xe và sau đó bật micro trong xe, và lắng nghe trên xe trong khi theo dõi nó thông qua GPS trên bản đồ, và do đó, đó là một điều gì đó mà những người lái xe sẽ không bao giờ biết là đang xảy ra. Tôi đã làm bạn sợ chưa? Tôi cũng biết một vài thứ nữa về những điều thú vị này. Đây là những bức ảnh nơi mà tôi đã đến dự một hội nghị, tâm trí của tôi như được vỡ ra, và tôi đã nói, "Tôi phải chia sẻ điều này với người khác." Đây là phòng thí nghiệm Fabian Monrose tại trường đại học Bắc Carolina, và những gì họ đã làm là một cái gì đó trực quan khi bạn nhìn thấy nó, nhưng đó là việc gây ngạc nhiên. Họ quay phim các hành khách trên một xe buýt, và sau đó họ hậu xử lý video. Những gì bạn nhìn thấy ở đây trong hình một là một hình ảnh phản chiếu của chiếc điện thoại thông minh trong mắt kính của ai đó chiếc điện thoại mà họ đang sử dụng để nhắn tin. Họ đã viết phần mềm để ổn định-- ngay cả khi họ đang ở trên xe buýt và có lẽ một người nào đó đang cầm điện thoại của họ ở một góc-- để giữ thăng bằng cho điện thoại, xử lý nó, và bạn có thể biết về điện thoại thông minh của bạn, khi bạn gõ một mật khẩu, các phím bật ra một chút, và họ đã có thể sử dụng điều đó để tạo lại những gì người đó đã gõ, và có một mô hình ngôn ngữ để phát hiện những gì bạn gõ. Điều thú vị là, bằng cách quay phim trên một xe buýt, họ đã có thể dựng lại chính xác là những gì mà mọi người đã gõ trên điện thoại thông minh của họ, và sau đó họ đã có một kết quả đáng ngạc nhiên, là phần mềm của họ đã không chỉ đạt được mục tiêu của họ, mà những người vô tình xuất hiện trong đoạn phim, họ cũng có thể tạo lại những gì mà những người đó đã gõ, và đại khái đó là một mẫu thu thập tình cờ của những gì mà phần mềm của họ đã làm. Tôi sẽ chỉ cho bạn thêm 2 thứ nữa. Một là P25 Radio. P25 radio được sử dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật và tất cả các cơ quan của chính phủ và những người mà đang ở chiến trận muốn giao tiếp, và có một tùy chọn mã hóa trên các điện thoại này. Chiếc điện thoại đó trông như thế này. Nó không phải là một điện thoại thực sự. INó giống một đài phát thanh hai chiều hơn Motorola sản xuất loại được sử dụng rộng rãi nhất, và bạn có thể thấy là chúng đang được sử dụng bởi dịch vụ bí mật, chúng đang được sử dụng trong chiến đấu, nó là một tiêu chuẩn rất, rất phổ biến tại Hoa Kỳ và các nơi khác. Vì vậy một câu hỏi các nhà nghiên cứu tự hỏi chính mình là, bạn có thể chặn điều này, phải không? Bạn có thể chạy một phần mềm từ chối các dịch vụ, bởi vì đây là những phản ứng đầu tiên? Vì vậy, một tổ chức khủng bố có thể muốn chặn khả năng của cảnh sát và hỏa lực để giao tiếp trong trường hợp khẩn cấp hay không? Họ phát hiện rằng thiết bị GirlTech này được sử dụng để nhắn tin thiết bị này vô tình hoạt động ở tần số hoàn toàn giống với P25, và họ đã xây dựng những gì họ gọi là Jammer-Đầu-Tiên-Của-Tôi (My First Jammer). (Tiếng cười) Nếu bạn nhìn thiết bị này gần hơn, nó có một công tắc để mã hóa hoặc không mã hoá. Hãy để tôi cho bạn xem trước slide, và bây giờ tôi sẽ quay trở lại. Bạn thấy sự khác biệt? Đây là văn bản thuần tuý. Đây là văn bản đã được mã hóa. Có một dấu chấm nhỏ xuất hiện trên màn hình, và công tắc dịch chuyển một chút. Và do đó, các nhà nghiên cứu tự hỏi, "Tôi tự hỏi làm thế nào rất nhiều lần, các cuộc hội thoại rất an toàn, quan trọng, nhạy cảm đang diễn ra trên các radio hai chiều nơi họ quên mã hoá và họ không để ý là họ không mã hóa? " Vì vậy, họ đã mua một máy quét. Việc này hoàn toàn hợp pháp và họ chạy ở tần số P25, và những gì họ đã làm là họ nhảy từ tần số này đến tần số khác và họ đã viết phần mềm để lắng nghe. Nếu họ tìm thấy thông tin liên lạc được mã hóa, họ vẫn ở lại trên kênh đó và họ đã ghi chú, đó là một kênh mà những người giao tiếp trong đó, các cơ quan thực thi pháp luật đó, và họ đã đến 20 khu vực đô thị và nghe rất nhiều cuộc hội thoại đang diễn ra trên những tần số đó. Họ thấy rằng ở mỗi khu vực đô thị, họ đã ghi được hơn 20 phút mỗi ngày các giao tiếp văn bản thuần tuý. Và những người này đang nói về những chuyện gì? Vâng, họ tìm thấy tên và thông tin của những người cung cấp thông tin bí mật. Họ tìm thấy thông tin được ghi lại bằng việc nghe trộm điện thoại, một loạt các tội phạm đã được thảo luận, thông tin nhạy cảm. Chủ yếu là thực thi pháp luật và tội phạm. Họ đã báo cáo điều này cho các cơ quan thực thi pháp luật sau khi đã ẩn danh nó, và điểm yếu ở đây chỉ đơn giản là giao diện người dùng không đủ tốt. Nếu bạn đang nói chuyện về một cái gì đó thực sự an toàn và nhạy cảm, bạn phải thực sự chắc là cuộc hội thoại này được mã hóa. Việc sửa chữa cũng khá là dễ dàng. Điều cuối cùng tôi nghĩ là thực sự, thực sự ấn tượng, và tôi chỉ phải cho bạn thấy, nó có lẽ không phải là một cái gì đó mà bạn phải mất ngủ vì nó giống như những chiếc xe ô tô hoặc máy khử rung tim, đó là việc ăn cắp các tổ hợp phím. Bây giờ, tất cả chúng ta đã có một cái nhìn hoàn toàn khác về điện thoại thông minh. Mỗi chuyên gia bảo mật đều muốn bí mật thâm nhập một điện thoại thông minh, và chúng tôi có xu hướng xem xét cổng USB, GPS để theo dõi, máy ảnh, micro, nhưng không có ai đến thời điểm này đã xem xét các gia tốc. Gia tốc là điều mà xác định định hướng thẳng đứng của điện thoại thông minh. Và vì vậy họ đã có một thiết lập đơn giản. Họ đặt một điện thoại thông minh bên cạnh một bàn phím, và họ cho người gõ vào bàn phím, và sau đó mục tiêu của họ là sử dụng những rung động được tạo ra bằng cách gõ bàn phím để đo sự thay đổi trong gia tốc khi đọc để xác định những gì người đó đã gõ. Bây giờ, khi họ đã thử điều này trên một chiếc iPhone 3GS, đây là đồ thị của sự nhiễu loạn đã được tạo ra bằng cách gõ, và bạn có thể thấy rằng rất khó để biết ai đó gõ khi nào hoặc đã gõ những gì nhưng iPhone 4 đã cải thiện đáng kể các gia tốc, và do đó với cùng một cách đo đạc đã cho ra đời đồ thị này. Bây giờ điều đó đã cho bạn rất nhiều thông tin trong khi ai đó đang gõ, và những gì họ đã làm sau đó là sử dụng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo cao cấp được gọi là máy học để có một giai đoạn huấn luyện, và vì vậy họ đã nhờ rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học gõ một loạt thứ vào, và tìm hiểu, để có hệ thống sử dụng các công cụ học tập bằng máy móc mà đã có sẵn để tìm hiểu những gì những người đó đã đánh máy và để kết nối chúng với các phép đo trong gia tốc kế. Và sau đó là giai đoạn tấn công, nơi bạn có thể nhờ ai đó nhập vào một cái gì đó, bạn không biết nó là cái gì, nhưng bạn sử dụng các mô hình mà bạn đã tạo trong giai đoạn đào tạo để tìm ra những gì họ đã nhập. Họ đã thành công tốt đẹp. Đây là một bài báo từ USA Today. Họ gõ vào, "Tòa án tối cao Illinois đã ra phán quyết Rahm Emanuel đủ điều kiện để tranh cử cho chức thị trưởng của Chicago" — hãy xem, tôi gắn nó vào câu chuyện cuối — "và ra lệnh cho ông ấy phải ở lại trong khi tranh cử." Bây giờ, hệ thống thì thú vị, bởi vì nó tạo ra "Illinois tối cao" và sau đó nó đã không chắc chắn. Các mô hình tạo ra một loạt các tùy chọn, và đây là vẻ đẹp của một số các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, là các máy tính chuyên một số thứ, con người giỏi những thứ khác, hãy tận dụng những điều tốt nhất từ cả hai và hãy để nhân loại giải quyết vấn đề này. Đừng lãng phí chu kỳ của máy tính. Loài người sẽ chẳng nghĩ rằng đó là khả năng tối cao. Đây là Tòa án Tối cao, phải không? Và vì vậy, cùng với nhau chúng ta có thể tạo lại những gì bạn gõ đơn giản chỉ cần bằng cách đo gia tốc. Tại sao điều này quan trọng? Vâng, trong nền Android, Ví dụ, các nhà phát triển có bản kê khai nơi mọi thiết bị trên đó, micrô, v.v.., phải đăng ký nếu bạn đang sử dụng nó để tin tặc không thể chiếm lấy nó, nhưng không ai kiểm soát các gia tốc. Vì vậy, vấn đề là gì? Bạn có thể để iPhone của bạn bên cạnh bàn phím của một ai đó, và chỉ rời phòng, và sau đó khôi phục lại những gì họ đã làm, ngay cả khi không sử dụng micrô. Nếu có ai đó có thể cài phần mềm độc hại trên iPhone của bạn, có lẽ sau đó họ có thể biết những gì mà bạn đã gõ bất cứ khi nào bạn đặt iPhone của bạn bên cạnh bàn phím của bạn. Có một số các cuộc tấn công đáng chú ý mà không may là tôi không có thời gian để trình bày, nhưng tôi muốn chỉ ra một trong số đó là một nhóm từ trường Đại học Michigan họ có thể chiếm lấy máy bỏ phiếu, Sequoia AVC Edge DREs mà sẽ được sử dụng ở bang New Jersey trong cuộc bầu cử mà đã được để lại trên một hành lang, và đặt Pac-Man trên nó. Vì vậy, họ chơi trò Pac-Man. Tất cả chuyện này có ý nghĩa gì? Vâng, tôi nghĩ rằng xã hội có xu hướng áp dụng công nghệ thực sự nhanh chóng. Tôi yêu thích các đồ vật thú vị nhất kế tiếp. Nhưng điều đó rất quan trọng, và các nhà nghiên cứu đang cho chúng ta thấy, điều mà các nhà phát triển của những thứ này cần phải xem xét việc bảo mật ngay từ đầu, và cần phải nhận ra rằng họ có thể có một mô hình đe dọa, nhưng những kẻ tấn công có thể không đủ tốt bụng để hạn chế bản thân họ trong mô hình đe dọa đó, và vì vậy bạn cần phải suy nghĩ thoáng hơn. Những gì chúng tôi có thể làm là nhận thức rằng các thiết bị có thể được thỏa hiệp, và bất cứ thứ gì mà có phần mềm bên trong sẽ dễ bị tổn thương. Chúng sẽ có chỗ sai sót. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chào mọi người. Tôi là Kevin Allocca. Toi là nhà quản lí xu hướng của Youtube, và tôi xem các video trên Youtube một cách chuyên nghiệp. Thật đấy. Hôm nay chúng ta sẽ dành một ít thời gian để nói về việc làm thế nào các video trở nên được ưa thích trong một thời gian ngắn và tiếp theo là lí do tại sao điều này lại đáng nói đến. Tất cả chúng ta đều muốn là những ngôi sao người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên hài và khi tôi còn trẻ, điều đó có vẻ như rất rất khó thực hiện. Nhưng bây giờ, các video trên web đã làm được điều đó để bất cứ ai trong chúng ta hay bất cứ sản phẩm sáng tạo nào mà chúng ta làm ra có thể trở nên hoàn toàn nổi tiếng trong một khu vực văn hóa của thế giới chúng ta. Bất cứ ai trong các bạn đều có thể trở nên nổi tiếng trên mạng internet vào thứ 7 tuần tới. Nhưng có hơn 48 giờ video được tải lên Youtube mỗi phút. Và trong số đó, chỉ có một tỉ lệ ít ỏi trở nên phổ biến, nhận được nhiều lượt xem, và trở thành một hiện tượng về văn hóa. Vậy điều này xảy đến như thế nào? Có 3 lý do: những người tạo ra trào lưu, các cộng đồng tham gia và sự bất ngờ. Chúng ta bắt đầu nào. (Video) Bear Vasquez: Ôi chúa ơi. Ôi chúa ơi. Ôi chúa ơi! Wooo! Ohhhhh, wowwww! Năm ngoái, Bear VAsquez đã đăng tải video này ông ấy đã ghi hình bên ngoài căn nhà của mình ở công viên quốc gia Yosemite. Trong năm 2010, video đã có 23 triệu lượt xem. (Cười) Đây là biểu đồ thể hiện điều đó khi video này lần đầu tiên trở nên phổ biến vào mùa hè trước. Nhưng Bear không cố ý tạo ra một video như vậy. Ông ấy chỉ muốn mọi người nhìn thấy cầu vồng. Bởi vì đó là những gì bạn làm khi bạn là Yosemite Mountain Bear (con gấu ở núi Yosemite. (Cười) Thực ra ông ấy đã đăng rất nhiều video về thiên nhiên. Trong khi video này được đăng lên vào tận tháng 1. Vậy điều gì xảy ra ở đây? Thực ra nguyên do là Jimmy Kimmel. Jimmy Kimmel đã đăng thế này trên twitter để rồi cuối cùng đã khiến video này trở nên phổ biến như bây giờ. Bởi vì những người tạo ra trào lưu như Jimmy Kimmel giới thiệu cho chúng ta những điều mới lạ và thú vị cũng như đưa những điều đó đến một lượng khán giả lớn hơn. (Video) Rebecca Black: ♫ Thứ 6, thứ 6. Xuống phố vào thứ 6♫ ♫ Mọi người đang mong chờ cuối tuần, cuối tuần. ♫ ♫ Thứ 6, thứ 6. Xuống phố vào thứ 6♫ Bạn sẽ không nghĩ rằng chúng ta có cuộc nói chuyện hôm nay mà không bàn về video này, tôi hi vọng là thế. "Friday" của Rebecca Black là một trong những video phổ biến nhất năm nay. với gần 200 triệu lượt xem. Đây là biểu đồ mô tả điều đó. Và tương tự như "Double Rainbow" Có vẻ như nó chỉ nổi lên từ chỗ không có gì cả. Vậy điều gì xảy ra vào ngày này? À, nó là một ngày thứ 6, đúng thế. Và nếu như bạn đang tự hỏi về những đỉnh điểm khác, chúng cũng vào những ngày thứ 6. (Cười) Thế còn ngày này là gì? riêng ngày thứ 6 này? À, Tosh.0 đã xem, và nhiều trang nhật ký trực tuyến bắt đầu viết về nó. Michael J. Nelson từ Nhà hát khoa học bí ẩn là một trong những người đầu tiên đăng một câu chuyện đùa về video này trên mạng xã hội Twitter. Nhưng điều quan trọng đó là một cá nhân hoặc một nhóm thuộc những người tạo ra trào lưu có một quan điểm và họ chia sẻ với nhiều khán giả hơn, giúp đẩy nhanh quá trình phổ biến nó. Và thế là sau đó cộng đồng này được tạo ra từ những người biết đến câu chuyện cười này và họ bắt đầu nói và làm một số điều về nó. Kết quả là bây giờ có hơn 10000 phiên bản bắt chước "Friday" trên YouTube. Thậm chí trong 7 ngày đầu tiên, trong mỗi ngày đã có một video nhại theo được đăng tải. (Cười) Không giống như kiểu giải trí một chiều của thế kỉ 20, tham gia cộng đồng này là cách chúng ta trở thành một phần của hiện tượng bằng việc lan truyền hoặc làm điều gì đó mới mẻ với nó. (Âm nhạc) "Nyan Cat" (mèo Nyan) là một hình ảnh hoạt hình được lặp lại với nhạc lặp lại. Nó chỉ như thế này. Video này đã có gần 50 triệu lượt xem vào năm nay. Và nếu bạn nghĩ điều này thật kỳ quặc, bạn nên biết rằng có một phiên bản 3 giờ của nó nhận được 4 triệu lượt xem. (Cười) Thậm chí những con mèo cũng đang xem video này. (Cười) Những con mèo đang xem những con mèo khác xem video này. (Cười) Nhưng điều quan trọng ở đây là tính sáng tạo mà nó truyền cảm hứng trong nền văn hóa internet lạ lùng này. Có cả những bản phối khí lại. (Cười) Ai đó đã tạo ra một phiên bản cũ. (Cười) và sau đó nó mang tầm quốc tế (Cười) Một cộng đồng phối khí nổi lên biến nó tự một trò đùa ngu ngốc đến điều gì đó mà tất cả chúng ta có thể là một phần trong đó. Bởi vì bây giờ chúng ta không chỉ thưởng thức nó, mà chúng ta tham gia. Và ai có thể dự đoán bất cứ gì về điều này? Ai có thể dự đoán "Double Rainbow" hay Rebecca Black hay "Nyan Cat" Bạn có thể viết kịch bản gì chứa đựng điều này trong đó? Trong một thế giới mà số video có thời lượng hơn 2 ngày được tải lên mỗi phút, chỉ điều thực sự độc đáo và bất ngờ đó có thể gây chú ý theo cái cách mà những điều này có. Khi một người bạn của tôi nói với tôi rằng tôi cần xem đoạn video tuyệt vời này về một người phản đối những khoản phạt người đi xe đạp ở thành phố New York, Tôi phải thừa nhận tôi không hứng thú lắm. Video của Casey Niestat: Vậy là tôi nhận vé phạt vì đã không đi xe đạp trong đúng làn đường dành cho xe đạp, nhưng thường có những vật cản khiến bạn không đi đúng vào làn đường dành cho xe đạp. (Cười) Hoàn toàn gây ngạc nhiên và hài hước, Casey Niestat đã đưa ý tưởng vui và ý kiến của mình cho 5 triệu lượt xem. Và thế là cách tiếp cận này vẫn tốt với bất cứ điều gì mới mẻ mà chúng ta làm một cách sáng tạo. Và vì vậy nó đưa đến cho chúng ta môt câu hỏi lớn. Video của Bear Vaxquez: Điều này có nghĩa gì? Ohhh. (Cười) Điều này có nghĩa gì? Những người tạo ra trào lưu, những cộng đồng tham gia sáng tạo, những điều hoàn toàn bất giờ, là những đặc điểm của một loại hình truyền thông và văn hóa mới nơi bất cứ ai cũng có thể tiếp cận và khán giả quyết định sự phổ biến. Ý của tôi là, như đã đề cập trước đó, một trong nhưng ngôi sao lớn nhất trên thế giới hiện tại, Justin Bieber, bắt đầu từ YouTube. Không ai phải cho phép ý tưởng của bạn. Và tất cả chúng ta đều cảm thấy vài sự sở hữu trong nền văn hóa nhạc pop của chính mình. Và những điều này không phải là những đặc điểm của phương tiện truyền thông trước đó, cũng như hầu như không đúng với phương tiện truyền thông ngày nay, nhưng chúng sẽ quyết định cách giải trí của tương lai. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về một ý tưởng nho nhỏ về sự dịch chuyển của đường mốc giới Và vì ý tưởng đó có thể được giải thích trong vòng 1 phút. Tôi sẽ kể cho các bạn 3 câu chuyện trước để lấp vào thời gian còn thừa. Câu chuyện thứ nhất là về Charles Darwin, một trong những vị anh hùng của tôi Ông đã đến đây trong những năm 1835 như các bạn biết khá rõ Và bạn nghĩ rằng Ông đến để đuổi bắt Sẻ Núi, nhưng không phải thế. Thực ra Ông thu thập các loại cá. Ông miêu tả một trong số chúng là rất "Thông thường" Đây là con cá mú vây buồm. Một ngành ngư nghiệp quy mô lớn đang khai thác loại cá này cho đến thập niên 80. Hiện tại loại cá này đang nằm trong Danh Sách Đỏ của IUCN. Câu chuyện này. chúng ta đã nghe rất nhiều lần về Galapagos và những nơi khác. vậy nên chẳng có gì đặc biệt về nó hết. Nhưng điểm chính là, chúng ta vẫn đến Galapagos. Chúng ta vẫn nghĩ nó còn nguyên sơ Những tờ rơi quảng cáo vẫn đang thông tin rằng chúng chưa bị chạm đến (bởi bàn tay con người) Vậy thì điều gì xảy ra tại đây? Câu chuyện thứ hai, vẫn là để chú giải cho một khái niệm khác cái được gọi là sự dịch chuyển của đường hông. Cười Tôi đã đến đó vào năm 1971, nghiên cứu đầm phá (hồ nước mặn gần biển) ở Tây Phi Tôi đến đó vì TÔi đã lớn lên ở Châu Âu và đã mong muốn rằng sau này sẽ được làm việc tại Châu Phi Mặc dù tôi đã có thể hòa nhập với cuộc sống tại đó Tôi có làn da rám nắng TÔi đã bị thuyết phục là mình thực sự không đến từ đó Đây là vết rám nắng đầu tiên của tôi Đầm phá được bao quanh bởi cây cọ bạn có thể thấy, một vài cây đước. có cả cá rô phi khoảng chừng 20 cm một loài cá rô phi được với với cái tên là cá rô phi cằm đen Ngành thủy sản đánh bắt cá rô phi cằm đen này giúp ổn định số lượng cá và họ thực sự có thời đánh bắt khá thuận lợi họ kiếm được nhiều hơn mức thu nhập trung bình ở Ghana. 27 năm sau khi tôi trở lại, kích cỡ của loại cá này chỉ còn phân nửa. Chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành tại kích cỡ 5cm Đã có một sự tác động về gen lên trên loại cá này Còn có rất nhiều cá chúng vẫn rất yên ổn. Và những loại cá này dường như cũng thoải mái khi ở đó. Thế nên chẳng có gì thay đổi cả, nhưng mọi thứ đã biến đổi. Câu chuyện nho nhỏ thứ 3 của Tôi đó là khi tôi đang là người đồng thực hiện đưa vào giới thiệu phương thức đánh cá kéo lưới từ đuôi thuyền tại Đông Nam Á trong những năm 70--, à không,bắt đầu từ những năm 60-- Châu Âu thực hiện rất nhiều các dự án phát triển Phát triển ngành đánh bắt cá điều đó có nghĩa là áp đặt lên những quốc gia đó những nước mà đã có 100,000 ngư dân áp đặt ngành công nhiệp đánh bắt cá lên họ Và cái thuyền này đây, khá xấu, được gọi là Mutiara 4. Tôi dùng nó để làm các cuộc khảo sát xuyên suốt vùng phía Nam của biển Nam Hải Trung Quốc và đặc biệt vùng biển Java. Cái mà chúng tôi bắt được, chúng tôi không tìm được từ giải nghĩa cho nó cái mà chúng tôi bắt được, hiện tại tôi đã biết được rằng đó là đáy biển 90% cái mà chúng tôi đánh bắt được là bọt biển, và những sinh vật khác sống chặt dưới đáy biển Và thực tế hầu hết các loại cá những loại rất nhỏ như những vết chấm trong đám mảnh vụn, hay những đốngmảnh vụn, là những con cá sống ở rặng san hô Điều chính yếu là những thứ dưới đáy biển được kéo lên thuyền sau đó lại bị vứt ngược trở lại. Những tấm hình này thật quá sứ tưởng tượng vì sự chuyển dịch này diễn ra quá nhanh chóng Trong vòng 1 năm, bạn làm một cuộc khảo sát sau đó ngành đánh bắt cá thương mại bắt đầu. Đáy biển bị biến dạng trong trường hợp này từ đáy biển cứng hoặc san hô mềm trở thành một đống bùn hỗn độn. Đây là một con rùa biển đã chết Những loài như thế này chúng không được tiêu thụ, chúng bị quẳng đi vì chúng đã chết Một lần chúng tôi bắt được một con còn sống. Nó vẫn chưa bị ngộp Thế là họ muốn giết nó vì thịt nó ăn rất ngon Cái núi mảnh vụn này thực chất được thu thập bởi những ngư dân trong những lần họ đi biển đến những vùng chưa từng được đánh bắt trước đó. Nhưng điều này không được ghi nhận lại bằng tài liệu. Chúng ta biến đổi thế giới nhưng chúng ta lại không nhớ điều này Chúng ta điều chỉnh đường mốc giới của chính mình lên một cấp độ mới mà chúng ta chẳng nhớ trước kia nó như thế nào. Nếu bạn khái quát hóa điều này, điều gì đó giống như thế này sẽ xảy đến Chúng ta có một vài điều tốt từ trục y (đồ thị) ở đây sự đa dạng sinh học, số lượng của cá voi sát thủ diện tích rừng của đất nước bạn, nguồn cung cấp nước. Theo thời gian nó sẽ thay đổi-- nó thay đổi do con người làm điều gì đó tác động hay do tự nhiên Mỗi thế hệ sẽ sử dụng những hình ảnh mà họ có được từ tiềm thức ban đầu của cuộc đời như một tiêu chuẩn và sẽ suy diễn từ đó trở đi Sự khác biệt sau đó là họ nhận thức đó như là một sự mất mát Nhưng họ không nhận thức được cái xảy đến trước đó như là một sự mất mát Bạn có thể thực hiện hàng loạt những sự thay đổi nối tiếp Cuối cùng bạn muốn duy trì những thứ nghèo nàn còn lại Và điều đó, với mức độ rộng lớn hơn, là cái chúng ta muốn làm hiện nay. Chúng ta muốn duy trì những thứ đã không còn nữa hay những thứ mà không còn giống như trước kia nữa Con người nên nghĩ rằng vấn đề này ảnh hưởng đến mọi người chắc chắn là vậy khi mà trong những xã hội "Săn mồi", họ giết động vật và họ không biết mình đã làm thế sau vài thế hệ tiếp đó Vì, hiển nhiên, một loài động vật với số lượng rất phong phú, trước khi nó bị tuyệt chủng nó trở nên quý hiếm Vậy nên bạn không mất đi những động vật với số lượng phong phú Bạn chỉ mất đi những động vật quý hiếm Chính vì vậy chúng không được coi như là một sự mất mát to lớn Theo thời gian chúng ta tập trung vào những động vật lớn ở biển,chúng ta tập trung vào những con cá lớn Chúng trở nên ngày càng khan hiếm hơn vì bị chúng ta đánh bắt chúng Theo thời gian chúng ta chỉ còn rất ít cá và chúng ta nghĩ đây là đường mốc giới. Câu hỏi được đặt ra là, Sao mọi người lại chấp nhận điều này? Chì vì họ không biết trước đây nó khác biệt Thực ra, rất nhiều người, và các nhà khoa học sẽ bàn cãi rằng trước kia nó thật sự rất khác. Họ sẽ tranh cãi điều này vì chứng cớ đã được trình bày theo phương thức sớm hơn trước đó không đi theo hướng mà họ muốn nó được trình bày. Ví dụ, câu chuyện dã sử mà vài người đã kể về vị Thuyền Trưởng nào đó quan sát thấy rất nhiều loại cá ở vùng này không thể ăn được hoặc không thường được tận dụng bởi những nhà khoa học chuyên về đánh bắt cá vì nó chẳng mang tính khoa học tẹo nào Vậy nên bạn có một tình huống trong đó mọi người không biết đến quá khứ thậm chí ngay cả khi họ đang sống trong xã hội chữ nghĩa, vì họ không tin tưởng những gì đã tồn tại quá khứ Và như thế, vai trò to lớn mà vùng biển được bảo tồn có thể đóng góp Vì với những vùng biển được bảo tồn như thế chúng ta thực sự đang tái tạo lại quá khứ Chúng ta tái tạo lại cái quá khứ mà mọi người không thể nhận thức được nó vì đường mốc giới đã bị chuyển dịch và đang ở vị trí cực thấp Đó là đối với những người có thể thấy được những vùng biển được bảo vệ và những người có thể hưởng lợi từ sự hiểu biết sâu sắc mà nó đưa đến cái mà làm cho họ có thể tái lập lại đường mốc giới của họ. Thế còn những người không thể làm thế được thì sao? vì họ không có cách tiếp cận-- Những người ở vùng Trung Tây chẳng hạn? Tôi nghĩ là những môn nghệ thuật và phim ảnh có lẽ có thể bù đắp được, và sự mô phỏng. Đây là sự mô phỏng của vịnh Chesapeake. Rất lâu trước đây ở vịnh Chesapeak có loại cá voi xám 500 năm trước. Các bạn sẽ có lẽ để ý thấy màu sắc và âm điệu giống như phim "Avatar." Cười Nếu bạn nghĩ đến phim "Avata" nếu bạn nghĩ về việc mọi nó đã lay động mọi người như thế nào-- đừng để ý đến câu chuyện Pocahontas làm gì-- Tại sao lại bị lay động bởi biểu tượng đến thế Vì nó khơi mào cho điều gì đó thuộc về cảm giác đã bị mất. Và vì vậy đề nghị của tôi là, đây là điều duy nhất tôi muốn đưa ra cho đạo diễn Cameron để làm phần 2 "Avatar" với bối cảnh dưới nước Cám ơn rất nhiều Vỗ Tay Hãy cho tôi bắt đầu với bốn từ sẽ nói lên chủ đề của tuần này, bốn từ sẽ định nghĩa thế kỷ này. Đó là: Trái Đất đã đầy. Nó đầy chúng ta, đầy đồ đạc chất thải, và nhu cầu của chúng ta. Vâng, chúng ta là những sinh vật thông minh và sáng tạo, nhưng chúng ta đã tạo ra khá nhiều thứ -- nhiều đến nỗi mà nền kinh tế chúng ta giờ đã lớn hơn cả nơi chứa nó, hành tinh của chúng ta. Đây không phải là lời phát biểu triết lý, đây chỉ là khoa học dựa trên vật lý, hóa học và sinh học. Có rất nhiều phân tích dựa trên khoa học về vấn đề này, nhưng chúng đều hướng tới một kết luận -- chúng ta đang sống ra ngoài khả năng của chúng ta. Những nhà khoa học tài ba tại Mạng Lưới Dấu Viết Toàn Cầu, chẳng hạn, tính toán rằng chúng ta cần 1.5 Trái Đất để duy trì được nền kinh tế này. Nói cách khác, để vận hành với khả năng hiện tại, chúng ta cần thêm 50% Trái Đất mà chúng ta đang có. Theo cách nói tài chính, thì điều này có nghĩa là tiêu nhiều hơn 50% số tiền bạn kiếm, và cứ thế mắc nợ nhiều hơn mỗi năm. Nhưng tất nhiên, bạn không thể vay từ tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng ta đang tự đốt sạch vốn của chính mình, hoặc là đang ăn trộm của thế hệ tương lai. Do đó khi tôi nói rằng nó đã đầy, nghĩa là nó đã đầy -- vượt ra ngoài những vấn đề sai xót, vượt ra ngoài những tranh cãi về phương pháp tính toán. Điều này có nghĩa là nền kinh tế chúng ta không thể được duy trì. Tôi không nói rằng nó không tốt hay nó xấu cho những chú gấu bắc cực và những cánh rừng, dù đúng là như vậy. Điều tôi muốn nói chỉ đơn giản là cách tiếp cận của chúng ta không bền vững. Nói cách khác, theo những định luật vật lý khó chịu, khi vật không bền vững, nó sẽ ngừng. Nhưng bạn có thể nghĩ là điều đó không khả thi. Chúng ta không thể ngừng sự phát triển kinh tế. Bởi vì nó là cái sẽ tự ngừng: sự phát triển kinh tế. Nó sẽ ngừng bởi sự cạn kiệt tài nguyên buôn bán. Nó sẽ ngừng bởi nhu cầu càng lớn của chúng ta về tất cả tài nguyên, sức chứa, hệ thống trên Trái Đất, mà giờ chúng đang tạo ra thiệt hại kinh tế. Khi chúng ta nghĩ về tạm ngừng sự phát triển kinh tế, thì rằng, "Điều đó là không thể," bởi phát triển kinh tế cần thiết cho xã hội của chúng ta đến nỗi nó ít khi bị đặt câu hỏi. Mặc dù sự phát triễn đã đem lại rất nhiều lợi ích, nó là 1 quan niệm căn bản đến nỗi chúng ta dường như không nghĩ về khả năng nó không còn ở bên cạnh. Dù nó đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng nó lại được dựa trên một ý nghĩ điên rồ -- ý nghĩ điên rồ rằng chúng ta có thể phát triển vô hạn trên một hành tinh có hạn. Và tôi ở đây để nói với bạn rằng vị hoàng đế không mặc quần áo. Cái ý nghĩ điên rồ đó chỉ có vậy, nó điên rồ, và khi Trái Đất đã đầy, trò chơi kết thúc. Thôi nào, có lẽ bạn đang nghĩ điều đó là không thể. Công nghệ thì kinh ngạc. Con người thì sáng tạo. Có rất nhiều cách chúng ta có thể cải thiện phương pháp chúng ta làm việc. Chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết điều này. Điều đó là đúng. Thực ra thì, điều đó gần đúng. Chúng ta thực sự đáng kinh ngạc, và chúng ta thường xuyên giải quyết những vấn đề phức tạp với sự sáng tạo tuyệt vời. Vậy nên nếu vấn đề của chúng ta là giảm nền kinh tế từ 150% xuống còn 100% khả năng của Trái Đất, thì chúng ta có thể làm được. Nhưng vấn đề là chúng ta mới chỉ khởi động bộ máy tăng trưởng. Chúng ta dự kiến sẽ đưa nền kinh tế tập trung này to ra gấp đôi và sau đó cho to ra gấp bốn -- không phải trong tương lai xa vời, mà trong phạm vi 40 năm nữa, trong khoảng thời gian sống của hầu hết các bạn. Trung Quốc muốn đạt điều này trong 20 năm nữa. Vấn đề duy nhất của kế hoạch này là nó không khả thi. Và để đáp lại, một số người cãi rằng chúng ta cần sự phát triển, cần nó để giải quyết đói nghèo. Cần nó để phát triển công nghệ. Cần nó để giữ ổn định xã hội. Tôi thấy những lý lẽ này khá hấp dẫn, như là chúng ta có thể bẻ cong những định luật vật lý để cho vừa ý ta. Nhưng Trái Đất không quan tâm tới chúng ta cần gì. Mẹ thiên nhiên không thương lượng; mẹ chỉ đặt những luật lệ và tạo ra kết quả. Và những điều này không nằm trong những điều xa vời. Nó là thức ăn và nước uống, đất đai và khí hậu, những thứ căn bản liên quan tới cuộc sống của chúng ta. Do đó ý nghĩ rằng, thông qua khoa học và công nghệ, chúng ta có thể chuyển đổi dễ dàng tới một nền kinh tế năng suất cao, dựa trên kiến thức và năng lượng mặt trời để 9 tỷ người có thể sống vào năm 2050 một cuộc sống đầy đủ và kỹ thuật số là một sự ảo tưởng. Không phải là chúng ta không thể cho ăn, cho mặc và xây nhà cho tất cả mọi người và có một cuộc sống đầy đủ. Chúng ta có thể làm điều đó. Nhưng ý nghĩ rằng ta có thể phát triển nhẹ nhàng tới mức đấy với chỉ một vài trục chặc nho nhỏ là hoàn toàn sai lầm, sai lầm một cách nguy hiểm, bởi nó có nghĩa là chúng ta chưa chuẩn bị cho những gì sắp tới. Hãy xem những gì sẽ xảy ra nếu bạn vận hành một hệ thống vượt quá khả năng của nó và vẫn tiếp tục vận hành theo một tốc độ đi lên liệu hệ thống đó có ngừng hoạt động và rồi hỏng. Đó chính là thứ sẽ xảy đến với chúng ta. Phần nhiều trong số các bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta có thể ngăn chặn điều này. Nếu nó xấu như vậy, chúng ta sẽ đối phó. Giờ hãy xem xét về ý nghĩ này. Chúng ta đã được cảnh báo từ cách đây 50 năm. Chúng ta có khoa học chứng minh sự cần thiết của thay đổi. Chúng ta có những phân tích kinh tế chỉ ra rằng không những chúng ta có đủ điều kiện để hành động, mà sẽ còn rẻ hơn nếu chúng ta hành động sớm. Tuy nhiên, thực tế lại là chúng ta hầu như chẳng làm gì để thay đổi. Chúng ta thậm chí còn không giảm tốc độ. Ví dụ, năm ngoái về môi trường, chúng ta đã thải nhiều khí nhất. Những câu chuyện về thức ăn, nước uống, đất đai, khí hậu thì vẫn thế. Tôi không nói điều này trong tuyệt vọng. Tôi đã đau lòng vì những thứ mất mát này rồi, và tôi chấp nhận vị trí của chúng ta. Nó thật đáng buồn, thực tế là như vậy. Nhưng giờ đã đến lúc để chúng ta chấm dứt sự phủ nhận và nhận ra rằng chúng ta thực ra chưa làm gì và sẽ không làm gì cho tới khi khủng hoảng ập đến nền kinh tế. Và đó là lý do tại sao sự tạm ngừng phát triển lại là vấn đề trung tâm và là thứ chúng ta cần sẵn sàng. Vậy khi nào thì sự thay đổi sẽ bắt đầu? Khi nào thì sự đổ vỡ này bắt đầu? Theo ý kiến của tôi, thì nó đang xảy ra. Tôi biết hầu hết mọi người sẽ không nhìn mọi thứ như này. Chúng ta thường nhìn thế giới không theo một hệ thống kết hợp, mà theo những sự kiện riêng lẻ. Chúng ta nhìn những sự kiện Chiếm (Occupy), nhìn những khủng hoảng nợ lớn dần, nhìn sự bất bình đẳng gia tăng nhìn sự ảnh hưởng của tiền bạc lên chính trị, nhìn sự thiếu hụt tài nguyên, giá dầu và lương thực. Nhưng chúng ta đã sai lầm chỉ nhìn vào từng điều này như những vấn đề riêng lẻ cần được giải quyết. Thực tế, đây là một hệ thống trong quá trình đau đớn của đổ vỡ -- hệ thống chúng ta, với sự tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ, với sự dân chủ không hiệu quả, với sự quá tải Trái Đất, đang tự gặm nhấm lấy chính nó. Tôi có thể cho bạn vô số bài nghiên cứu và dẫn chứng cho điều này, nhưng tôi sẽ không làm điều đó, bởi bạn có thể nhìn thấy những điều này ngay xung quanh mình. Tôi muốn nói cho bạn biết về sự sợ hãi, bởi vì, theo ý kiến của tôi, vấn đề quan trọng nhất chúng ta gặp phải đó là cách chúng ta đối phó với câu hỏi này. Sự khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Vấn đề là, chúng ta phản ứng như nào? Tất nhiên, chúng ta không biết khi nào nó sẽ xảy ra. Tương lai vốn không chắc chắn. Những hãy nghĩ về những gì khoa học đang nói với chúng ta là sắp xảy ra. Hãy tưởng tượng nền kinh tế chúng ta khi mà bong bóng Cacbon nổ, khi mà thị trường tài chính nhận ra rằng để ngăn chặn sự xấu đi của khí hậu vượt khỏi tầm kiểm soát, ngành công nghiệp than và dầu cần chấm dứt. Hãy tưởng tượng Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan xảy ra chiến tranh do sự ảnh hưởng khí hậu tạo ra xung đột từ thức ăn và nước uống. Hãy tưởng tượng Trung Đông không còn thu nhập từ dầu mỏ, chỉ còn sự đổ vỡ của chính phủ. Hãy tưởng tượng nền công nghiệp thực phẩm cùng với hệ thống nông nghiệp tập trung của chúng ta thất bại và những gian hàng siêu thị trống vắng. Hãy tưởng tượng tới tỷ lệ thất nghiệp 30% ở Mỹ bởi nền kinh tế thế giới bị hãm bởi sự sợ hãi và hoang mang. Giờ hãy tưởng tượng điều này là gì với bạn, với gia đình, bạn bè, và với sự đảm bảo tài chính cá nhân của bạn. Hãy tưởng tượng điều này tác động như thế nào tới chính an ninh của bạn khi mà những dân quân được trang bị vũ khí ngày càng tức giận bởi vì sao mà điều này xảy ra. Hãy tưởng tượng những gì bạn sẽ nói với con cái của mình khi chúng hỏi bạn, "Vậy, vào năm 2012, Bố và Mẹ, cảm thấy thế nào khi trải qua thập kỷ nóng kỷ lục trong 3 thập kỷ liên tiếp, khi mà các bộ máy khoa học luôn miệng nói rằng chúng ta có một vấn đề lớn, khi mà biển đang bị axit hóa, khi mà giá dầu và lương thực tăng mạnh, khi mà mọi người nổi loạn trên những đường phố London và chiếm lấy Phố Wall? Khi mà hệ thống đang sụp đổ rất rõ ràng, hả Bố và Mẹ, Bố và Mẹ làm gì, nghĩ gì lúc đấy?" Vậy bạn cảm thấy thế nào khi ánh sáng trong tâm trí bạn về nền kinh tế thế giới biến mất, khi những giả định về tương lai biến mất và một thứ gì đó rất khác biệt xuất hiện? Hãy dành một khoảnh khắc lấy một hơi thật sâu và nghĩ, bạn cảm thấy gì vào thời điểm này? Có thể là sự phủ nhận. Có thể là sự tức giận. Có thể là sự sợ hãi. Tất nhiên, chúng ta không thể biết cái gì sẽ xảy ra và chúng ta phải sống trong sự hoang mang. Nhưng khi ta nghĩ tới những khả năng tôi vừa nói tới, chúng ta sẽ cảm thấy 1 chút sợ hãi. Chúng ta đang bị nguy hiểm, tất cả chúng ta, và chúng ta đã tiến hóa để đối phó với sự nguy hiểm bằng sợ hãi để thúc đẩy một phản ứng mạnh mẽ, để giúp chúng ta dũng cảm đối mặt sự đe dọa. Nhưng hiện tại nó không phải là 1 con hổ bên miệng hang. Bạn không thể nhìn thấy nguy hiểm ngay tại cửa của mình. Nhưng nếu bạn nhìn, bạn có thể nhìn thấy nó tại ngưỡng cửa nền văn minh. Do đó ta cần cảm thấy sự đối phó ngay bây giờ khi mà ánh sáng vẫn còn, bởi nếu chúng ta đợi cho tới khi khủng hoảng diễn ra, chúng ta sẽ sợ hãi và lẩn trốn. Nếu chúng ta cảm thấy và nghĩ về nó bây giờ, chúng ta sẽ nhận ra chẳng có gì phải sợ ngoài trừ chính nỗi sợ. Vâng, mọi thứ sẽ trở nên xấu xí, và nó sẽ diễn ra sớm thôi -- chắc chắn khi chúng ta còn sống -- nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng vượt qua những gì sắp tới. Bạn thấy đấy, những người mà có niềm tin rằng con người có thể giải quyết bất kỳ vấn đề, rằng công nghệ là không giới hạn, rằng thị trường là động lực cho sự tốt đẹp, thực tế là họ đúng. Họ chỉ quên mất 1 điều rằng sẽ cần một cuộc khủng hoảng tốt để chúng ta phát triển. Khi chúng ta cảm thấy sợ hãi và mất mát chúng ta có thể làm những điều phi thường. Nghĩ tới chiến tranh. Sau cuộc không kích Trân Châu Cảng, chỉ trong vòng 4 ngày chính phủ đã cấm được việc sản xuất xe hơi dân dụng và điều khiển ngành công nghiệp ô tô, và từ đây phân phối được lương thực và năng lượng. Hãy nghĩ tới cách 1 công ty đối phó với nguy cơ phá sản và cách mà sự thay đổi dường như không thể lại có thể xảy ra. Hãy nghĩ tới cách mà một cá nhân đối phó với sự chuẩn đoán của một căn bệnh chết người và cách mà cách sống thay đổi khi mà chỉ trước đấy dường như rất khó khăn nhưng mà sau đó lại hoàn toàn dễ dàng. Chúng ta thông minh, và thực thế, chúng ta khá kỳ diệu, nhưng chúng ta cần một cuộc khủng hoảng tốt. Và tin tốt là, nó giống như 1 con quái vật. (Cười) Thực vậy, nếu chúng ta làm sai, nền văn minh này có thể bị diệt vong, nhưng nếu chúng làm đúng, thì đây có thể là sự bắt đầu của nền văn minh. Và sẽ tuyệt vời đến nhường nào khi mà được nói với cháu của bạn rằng bạn chính là 1 phần của nó? Chắc chắn rằng không có bất kỳ một trở ngại kỹ thuật hay kinh tế nào trên đường. Các nhà khoa học như James Hansen nói với chúng ta rằng chúng ta cần giảm toàn bộ lượng khí thải CO2 ra khỏi nền kinh tế trong vài thập kỷ tới. Và tôi muốn biết làm thế nào để thực hiện điều này, do đó tôi làm việc cùng giáo sư Jorgen Randers ở Na-Uy để tìm lời giải đáp. Chúng tôi phát triển một dự án gọi là "Dự án Chiến tranh Một Cấp độ" -- đặt tên dựa theo cấp độ lưu động và tập trung cần thiết. Và ngạc nhiên thay, loại bỏ toàn bộ khí thải CO2 ra khỏi nền kinh tế trong vòng 20 năm thực ra rất dễ và rẻ, không phải quá rẻ, nhưng chắc chắn là rẻ hơn cái giá của sự xụp đổ nền văn minh. Chúng tôi không tính toán hoàn toàn chính xác cái giá xụp đổ, nhưng chúng tôi hiểu rằng nó sẽ rất đắt. Bạn có thể đọc thông tin, nhưng tóm lại, chúng ta có thể thay đổi nền kinh tế. Chúng ta có thể làm được với nền công nghệ đã được chứng minh. Chúng ta có thể làm được với chi phí có thể chịu được. Chúng ta có thể làm được với cơ cấu chính trị hiện tại. Thứ duy nhất chúng ta cần thay đổi đó là cách chúng ta nghĩ và cảm nhận. Và đây là nơi các bạn tới. Khi chúng ta nghĩ tới tương lai tôi vừa vẽ nên, tất nhiên chúng ta sẽ cảm thấy đôi chút sợ hãi. Nhưng sợ hãi có khả năng làm tê liệt hoặc thúc đẩy. Chúng ta cần chấp nhận sự sợ hãi và hành động. Chúng ta cần hành động bởi tương lai phụ thuộc vào nó. Chúng ta cần hành động bởi chúng ta chỉ có 1 hành tinh. Chúng ta có thể làm được. Tôi biết những người ủng hộ thị trường tự do sẽ nói với bạn càng phát triển, càng nhiều vật chất và 9 tỷ người đi mua sắm là thứ tốt nhất ta có thể làm. Điều đó là sai lầm. Chúng ta có thể làm nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều. Chúng ta đã đạt được nhiều thứ xuất sắc kể từ khi tìm cách tạo thức ăn khoảng 10.000 năm trước. Chúng ta đã xây dựng một cơ sở khoa học, tri thức và công nghệ vững chắc -- quá đủ để tạo ra một xã hội mà 9 tỷ người có thể sống một cách tử tế, ý nghĩa và thỏa mãn. Trái Đất có thể hỗ trợ ta điều đó nếu chúng ta chọn con đường đúng đắn. Chúng ta có thể chọn thời khắc khủng hoảng này để hỏi và trả lời những câu hỏi lớn của sự tiến hóa xã hội -- như là, chúng ta muốn làm gì khi lớn, khi nào chúng ta qua được cái thời thiếu niên vụng về mà tại đó ta nghĩ rằng không hề có giới hạn và phải gánh chịu ảo tưởng của sự bất tử? Đã đến lúc chúng ta trưởng thành, để sáng suốt, bình tĩnh và chín chắn hơn. Giống như những thế hệ trước, chúng ta sẽ trưởng thành trong chiến tranh -- không phải chiến tranh giữa các nền văn minh, mà là chiến tranh vì nền văn minh, cho một thời cơ đặc biệt để xây dựng một xã hội mạnh hơn, hạnh phúc hơn và rồi cứ thế cho tới khi bước tới tuổi trung niên. Chúng ta có thể chọn sự sống thay vì sự sợ hãi. Chúng ta có thể làm những gì cần làm, nhưng nó sẽ cần từng nhà doanh nghiệp, từng nghệ sĩ, từng nhà khoa học, từng người truyền tin, từng người mẹ, người cha, người con, từng người trong chúng ta. Đây có thể là khoảnh khắc đẹp nhất của chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) (video) Phát thanh viên (PTV) 1: Những mối đe dọa, sau cái chết của Bin Laden, lại tăng vọt. PTV2: Nạn đói ở Somali. PTV 3: Cảnh sát xịt hơi cay. PTV 4: Những tập đoàn kinh tế nguy hiểm. PTV 5: Những đoàn tàu biển gặp nạn Phát thanh viên 6: Xã hội phân rã. Phát thanh viên 7: 65 người chết. Phát thanh viên 8: Cảnh báo sóng thần. Phát thanh viên 9: Tấn công mạng. Nhiều phát thanh viên: Cuộc chiến với ma túy. Hủy diệt hàng loạt. Vòi rồng. Suy thoái. Vỡ nợ. Ngày tận thế. Ai Cập. Syria. Khủng hoảng. Chết chóc. Thảm họa. Ôi lạy Chúa tôi. Peter Diamands: Đó chỉ mới là một vài clips mà tôi thu thập được trong 6 tháng qua... biết đâu lại chính là 6 ngày vừa qua hay 6 năm vừa qua Vấn đề ở đây là các phương tiện thông tin thường đăng những tin tiêu cực Vì đó là những tin sẽ thu hút sự chú ý của người đọc. Và có một lí do hợp lí cho việc đó. Mỗi một giây trong ngày, mọi giác quan của chúng ta tiếp nhận quá nhiều thông tin hơn những gì mà não có thể xử lý. Và vì không có gì quan trọng với ta hơn là sự sống nơi đầu tiên tiếp nhận tất cả các thông tin đó chính là một phần não thuộc thùy thái dương được gọi là hạch amygdala. Hạch này hoạt động như một chiếc máy cảnh báo nguy hiểm từ sớm là thiết bị nhận biết nguy hiểm trong não con người. Nó phân loại và tìm kiếm trong mọi loại thông tin để thấy những yếu tố trong môi trường có thể gây hại đến ta. Vậy là trong số hàng tá những tin tức chúng ta sẽ ưu tiên nhìn vào những tin xấu Một tờ báo cũ từng nói "Chuyện nào có máu me, chuyện đấy thành tin nổi nhất" Quả thật là rất đúng Vậy thì nhìn vào những thiết bị số mang tin tức xấu đến chúng ta 7 ngày một tuần, 24 giờ một ngày Không có gì ngạc nhiên khi mọi người trở nên bi quan. và cũng không có gì bất ngờ khi ai cũng nghĩ tình hình thế giới đang trở nên xấu đi. Nhưng có lé đó không phải là những gì đang diễn ra. Mà thay vào đó chúng ta tiếp nhận thông tin đã bị bóp méo về những gì đang thực sự diễn ra. Có lẽ những bước phát triển vượt bậc mà ta đạt được trong suốt thế kỉ qua bằng một loạt tác động trên thực thể chỉ làm ta tiến dần đến một điểm mà trong 3 thế kỉ tới, có nhiều khả năng chúng ta sẽ tạo ra một thế giới thừa thãi. Tôi không nói là hiện tại chúng ta không có nhiều vấn đề... khủng hoảng khí hậu các loài bị tuyệt chủng thiếu nước, thiếu năng lượng... chắc chắn là chúng ta có. Và là con người chúng ta giỏi hơn rất nhiều trong việc sớm nhìn thấy trước các vấn đề nhưng cuối cùng chúng ta cũng hạ gục được chúng thôi. Hãy cùng nhìn lại những chuyện diễn ra trong thế kỉ vừa qua để xem chúng ta đã đi tới đâu trong 100 năm qua, tuổi thọ trung bình của con người đã tăng hơn 2 lần, thu nhập bình quân đầu người điều chỉnh theo lạm phát trên khắp thế giới cũng tăng gấp ba. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm xuống 10 lần. Thêm vào đó chi phí cho thực phẩm, điện, giao thông, thông tin liên lạc đã giảm xuống 10 đến 1000 lần. Steve Pinker đã chỉ ra rằng trên thực tế chúng ta đang sống trong thời kì yên bình nhất của lịch sử loài người. Còn theo Charles Kenny tỉ lệ biết đọc trên toàn cầu đã tăng từ 25% lên 80% trong 130 năm qua. Chúng ta thực sự đang sống trong một thời kì huy hoàng. Nhiều người quên mất điều này. Và họ cứ tiếp tục đặt những kỳ vọng cao hơn, cao hơn nữa Trên thực tế, chúng ta đã định nghĩa lại sự nghèo đói. Hãy nghĩ về điều này, ở Mỹ ngày nay, hầu hết số người có thu nhập dưới mức chuẩn nghèo vẫn có điện, nước, toilet, tủ lạnh, ti-vi, điện thoại di động, điều hòa và xe hơi. Ngay cả những ông trùm tư bản giàu có nhất ở thế kỉ trước, những hoàng đế trên hành tinh này cũng chưa bao giờ mơ đến những thứ xa xỉ như thế. Hầu hết những thành quả này là nhờ công nghệ và gần đây, công nghệ càng phát triển chóng mặt. Ray Kurzwell, bạn thân của tôi, đã chỉ ra rằng bất cứ công cụ nào trong công nghệ thông tin đều tuân theo đường cong của định luật Moore và tăng gấp đôi hiệu suất trong 12 đến 24 tháng Chính vì thế mà chiếc điện thoại di động trong túi bạn rẻ đi một triệu lần và nhanh hơn một ngàn lần so với siêu máy tính của những năm 70 Hãy nhìn vào đường cong này Đây là định luật Moore trong 100 năm qua Tôi muốn mọi người để ý đến hai thứ trên đường cong này. Thứ nhất, nó suôn sẻ như thế nào qua thời thịnh vượng và khó khăn, thời chiến và thời bình, khủng hoảng, suy thoái cũng như thời kì bùng nổ. Đây là kết quả từ những chiếc máy tính chạy nhanh hơn được dùng để phát triển những chiếc máy tính chạy nhanh hơn nữa. Nó không chậm hơn vì bất cứ thử thách to lớn nào của chúng ta. Và, mặc dù nó được vẽ trên một đường cong về phía bên trái, nó vẫn đang hướng lên. Chính tỉ lệ cho thấy công nghệ đang phát triển nhanh thế nào cũng đang tăng nhanh hơn Và trên đường cong này, dựa trên định luật Moore, là một tập hợp những công nghệ mạnh phi thường sẵn sàng cho tất cả chúng ta. Điện toán đám mây, đó là thứ mà những người bạn của tôi ở Autodesk gọi là điện toán vô hạn; cảm biến và mạng; rô bốt; công nghệ in 3D, là khả năng để dân chủ hóa và phân bố sản phẩm đã được cá nhân hóa trên khắp hành tinh; sinh học tổng hợp; nhiên liệu, vắc xin và thực phẩm; dược phẩm số; vật liệu nano; và trí tuệ nhân tạo. Ý tôi là, có bao nhiêu bạn thấy được chiến thắng của trí tuệ nhân tạo Watson trên chương trình truyền hình Jeopardy được phát triển bởi IBM? Ý tôi là, điều đó thật tuyệt vời. Trong thực tế, tôi lướt qua những dòng tiêu đề tìm cái tít tốt nhất trên báo Và tôi thích cái này: "Watson đánh bại những địch thủ là con người." Jeopardy không phải là một trò chơi đơn giản trên truyền hình. Nó nói về sắc thái của ngôn ngữ con người. Và hãy tưởng tượng nếu trí tuệ nhân tạo như thế này trên những đám mây có sẵn cho mỗi người, chỉ cần một chiếc điện thoại. Bốn năm trước ở đây tại TED, Ray Kursweil và tôi đã thành lập một trường đại học mới gọi là Đại học Đặc biệt. Và chúng tôi dạy cho sinh viên tất cả những công nghệ này, và cách để sử dụng chúng để giải quyết những thử thách to lớn của nhân loại. Và mỗi năm chúng tôi đều yêu cầu sinh viên lập ra một công ty, tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ có thể ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của một tỉ người trong vòng một thập niên. Hãy nghĩ về thực tế là, một nhóm sinh viên có thể tác động đến đời sống của cả tỉ người hiện nay. 30 năm trước điều đó nghe thật buồn cười. Ngày nay chúng ta có thể chỉ ra hàng tá công ty đã làm được điều đó. Khi tôi nghĩ về việc tạo nên sự thừa thãi không phải là để tạo ra cuộc sống xa xỉ cho mỗi người trên hành tinh này; đó là tạo ra một đời sống của những điều khả thi. Đó là dùng những thứ từng rất khan hiếm và biến chúng thành thừa thãi. Bạn thấy đấy, sự thiếu thốn rất tùy thuộc vào hoàn cảnh và công nghệ là một nguồn lực để giải phóng tài nguyên. Hãy để tôi cho các bạn một ví dụ. Đây là câu chuyện của Napoleon III vào giữa những năm 1800. Ông ấy là người bên trái. Ông ấy gửi lời mời ăn tối đến vị vua của Siam. Cả quân đội của Napoleon đều được ăn uống với các dụng cụ bằng bạc, Napoleon thì dùng dụng cụ bằng vàng. Nhưng vị vua của Siam, ăn với những dụng cụ bằng nhôm. Bạn thấy đấy, nhôm là kim loại quý giá nhất trên hành tinh, đáng giá hơn cả vàng và bạch kim. Đó là lí do mà đỉnh của đài kỉ niệm Washington được làm bằng nhôm. Như bạn thấy, mặc dù nhôm chiếm 8,3% khối lượng Trái đất, nó không tồn tại như một kim loại tinh khiết. mà liên kết với oxi và silicat. Nhưng công nghệ điện phân xuất hiện và làm cho nhôm trở nên quá rẻ đến mức chúng ta dùng nó với tinh thần dùng xong sẽ vứt. Vậy nên chúng ta hãy lập kế hoạch cho chuyện này tiếp diễn. Chúng ta hãy về sự thiếu thốn năng lượng. Thưa các quý ông quý bà, chúng ta đang sống trên một hành tinh có năng lượng nhiều gấp 5.000 lần số năng lượng mà chúng ta dùng một năm. 10 TW năng lượng phủ trên bề mặt Trái Đất mỗi 88 phút. Vấn đề không phải là sự khan hiếm, mà là khả năng thu thập của chúng ta. Và có một tin tốt ở đây. Lần đầu tiên, trong năm nay giá điện mặt trời bằng 50% giá điện từ dầu diesel ở Ấn Độ - 8,8 rupi so với 17 rupi Giá của năng lượng mặt trời giảm 50% vào năm ngoái. Tháng trước, MIT đưa ra một học thuyết chỉ ra rằng vào cuối thập niên này, ở những vùng nhiều nắng của Mỹ, điện mặt trời sẽ có giá là 6 xu/kWh so với 15 xu là mức giá trung bình toàn quốc. Và nếu chúng ta có dư năng lượng, chúng ta có thể có dư nước. Giờ chúng ta sẽ nói về cuộc chiến về nước. Các bạn có nhớ khi Carl Sagan đưa tàu vũ trụ Voyager quay trở về Trái đất, trong năm 1900 sau khi nó đi qua sao Thổ? Ông ấy đã chụp một bức ảnh nổi tiếng. Nó tên là gì? "Một chấm xanh nhạt." Bởi vì chúng ta sống trên một tinh cầu nước. Ta sống trên hành tinh được bao phủ 70% bởi nước. Vâng, 97,5% trong số đó là nước mặn, 2% là đá, và chúng ta chiến đấu vì 0,5% lượng nước trên hành tinh, nhưng chúng ta cũng có hy vọng. Công nghệ đang phát triển, không phải 10, 20 năm nữa, ngay bây giờ. Công nghệ nano ra đời, vật liệu nano. Và cuộc nói chuyện sáng nay của tôi với Dean Kamen, một trong những nhà cải cách DIY vĩ đại, tôi muốn chia sẻ với các bạn - anh ấy đã cho phép tôi làm vậy - công nghệ Slingshot của anh ấy mà nhiều người trong số các bạn đã được nghe tới, nó có kích thước của một cái tủ lạnh nhỏ Nó có thể sản xuất một nghìn lít nước sạch để uống một ngày từ bất cứ nguồn nào - nước mặn, nước ô nhiễm, nước thải vệ sinh - với mức giá thấp hơn 2 xu/lít. Chủ tịch của Coca-Cola vừa đồng ý làm một thử nghiệm lớn với hàng ngàn chiếc ở các nước đang phát triển. Và nếu nó thành công, điều mà tôi rất tự tin là có thể, Coca-Cola sẽ triển khai toàn cầu ở 206 nước trên khắp hành tinh. Đây là một cuộc cải cách, có được nhờ công nghệ đang có ngay bây giờ. Và chúng ta thấy chuyện này trên điện thoại di động. Chúa ơi, chúng ta đang dần chạm mức 70% người dân dùng điện thoại di động ở những nước đang phát triển vào cuối năm 2013. Hãy nghĩ về điều này, rằng một chiến binh người Masai ở giữa Kenya có chiếc điện thoại di động tốt hơn chiếc điện thoại mà Tổng thống Reagan có hồi 25 năm trước. Và nếu họ có một chiếc điện thoại thông minh dùng Google, họ đã kết nối với nhiều kiến thức và thông tin hơn cả Tổng thống Clinton 15 năm trước. Chúng ta đang sống trong một thế giới thừa thãi thông tin và sự kết nối mà không ai đã có thể dự đoán trước. Và hơn cả thế, những thứ mà các bạn và tôi đã tiêu hàng chục, hàng trăm nghìn đô la GPS, video chất lượng HD và ảnh tĩnh, thư viện sách và nhạc, công nghệ chẩn đoán y tế,... đang thực sự được phi vật chất hóa và phi tiền tệ hóa vào trong những chiếc di động của các bạn. Có lẽ điều tốt nhất là những gì đang được giải quyết trong vấn đề sức khỏe Tháng trước, tôi được vinh dự thông báo với Tổ chức Qualcomm về giải thưởng Qualcomm Tricorder X Prize trị giá 10 triệu đô la. Chúng tôi thách thức những đội chơi trên khắp thế giới kết hợp những công nghệ này vào một thiết bị di động mà bạn có thể nói chuyện cùng, vì nó có trí tuệ nhân tạo, bạn có thể ho vào nó, bạn có thể chích máu ngón tay. Và để chiến thắng cuộc thi, nó phải có khả năng chẩn đoán tốt hơn một đội ngũ bác sĩ được chứng nhận. theo nghĩa đen, hãy tưởng tượng thiết bị này ở các nước thế giới đang phát triển và không có các bác sĩ, nơi có 25% gánh nặng bệnh tật chỉ với 1,3% nhân viên y tế của thế giới Khi thiết bị này gặp phải vi rút ADN hay ARN mà nó không nhận diện được, nó sẽ gọi cho CDC và ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra ngay từ nơi phát hiện đầu tiên. Nhưng tác động lớn nhất là mang đến một thế giới của sự thừa thãi. Tôi gọi nó là sự tăng trưởng hàng tỉ. Vậy những đường màu trắng ở đây là dân số. Chúng ta vừa đi qua mốc 7 tỉ dân trên Trái Đất. Và nhân tiện, giải pháp tốt nhất chống lại bùng nổ dân số là làm cho thế giới được giáo dục và khỏe mạnh. Trong năm 2010, chúng ta chỉ có 2 tỉ người kết nối với mạng Internet. Đến năm 2020, con số sẽ tăng từ 2 tỉ lên 5 tỉ người sử dụng Internet. 3 tỉ những bọ óc mới chưa bao giờ được nghe đến trước đây đang kết nối với cuộc đối thoại toàn cầu. Những người này sẽ muốn gì? Họ sẽ tiêu dùng những gì? Họ mong ước điều gì? Và thay vì đóng cửa kinh tế, chúng ta sẽ có nguồn tiền tệ rót vào nhiều chưa từng có. Những con người này đại diện cho hàng chục ngàn tỉ đô la được bơm vào nền kinh tế toàn cầu. Và họ sẽ khỏe mạnh hơn nhờ sử dụng thiết bị khám sức khỏe Tricorder và họ sẽ được giáo dục tốt hơn nhờ Học viện Khan, và với khả năng sử dụng máy in 3D và điện toán vô hạn họ trở nên năng suất hơn bao giờ hết. Vậy 3 tỉ tăng trưởng về sức khoẻ, giáo dục, có thể mang tới gì cho chúng ta? Thế còn chuyện nghe những tiếng nói chưa từng nghe tới trước đây? Thế còn chuyện tạo ra cơ hội cho những người bị áp bức, dù cho họ ở đâu, cơ hội để được lắng nghe và hành động, lần đầu tiên trong đời? Ba tỉ người này sẽ mang tới điều gì? Những đóng góp nào của họ mà chúng ta còn không thể dự báo? Có một điều tôi học được từ X Prize đó là một đội nhỏ được dẫn đường bởi đam mê và mục tiêu rõ ràng có thể làm nên những điều không tưởng những điều mà chỉ có các tập đoàn lớn và các chính phủ mới có thể làm được, trong quá khứ, Để tôi kể và khép lại bài thuyết trình bằng một câu chuyện, đã khiến tôi thực sự phấn khởi. Có một chương trình mà có lẽ một vài người trong các bạn đã nghe nói Tên là Foldit. của Đại học Washington ở Seatle. Và đây là một trò chơi khi các cá nhân có thể tạo ra một chuỗi các axit amin và tìm ra xem protein được cuộn gấp như thế nào và cách nó cuộn gấp có thể cho thấy cấu trúc và chức năng của nó và điều đó rất quan trọng trong nghiên cứu thuốc. và cho tới bây giờ, đây vẫn là một vấn đề của một siêu máy tính. và trò chơi này đã được chơi. bởi các giáo sư đại học và những người khác và hàng trăm nghìn người đã online và bắt đầu chơi trò này. và điều đó cho thấy, trên thực tế, hiện nay con người nhận diện mẫu ở nếp gấp protein tốt hơn những chiếc máy tính mạnh nhất và khi những cá nhân có thể tới và nhìn xem ai là người cuộn gấp protein giỏi nhất trên thế giới không phải là một giáo sư ở MIT không phải một sinh viên của CalTech mà là một người từ Anh, từ Manchester, một người phụ nữ mà, trong cả một ngày, làm công việc của một trợ lý điều hành ở một phòng khám phục hồi chức năng và, buổi tối, là người cuộn gấp protein giỏi nhất thế giới, Thưa quý ông quý bà, điều đó đã mang tới cho tôi một sự tự tin ghê gớm trong tương lai chúng ta sẽ trở thành các cá nhân mạnh mẽ hơn để gánh vác nhiều thử thách lớn của hành tinh. chúng ta có các công cụ với công nghệ cấp số nhân chúng ta có đam mê với phát kiến. chúng ta có nguồn tiền từ những nhà từ thiện giỏi công nghệ. Và chúng ta có ba tỉ bộ óc mới. onine để làm việc cùng chúng ta. để giải quyết những thách thức lớn. để làm những việc chúng ta phải làm. Chúng ta đang bước vào những thập kỷ huy hoàng sắp tới. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Chào buổi sáng. Hôm nay tôi sẽ nói về những quả bóng hơi tự động. (Cười) À nhưng không, mà về những con robot biết bay như thế này cơ. Tôi muốn nói một chút về các trở ngại khi làm ra những robot như vậy, và các cơ hội tuyệt vời cho việc ứng dụng công nghệ này. Những robot này làm ta liên tưởng tới máy bay không người lái. Tuy nhiên, những máy bay mà bạn thấy trên hình rất lớn. Chúng nặng hàng tấn, nên rất kém linh hoạt. Chúng còn không biết tự vận hành. Thực tế là, đa số máy bay như thế được điều khiển bởi một đội bay, bao gồm nhiều phi công, người điểu khiển các cảm biến, và người điều phối nhiệm vụ. Điều chúng tôi quan tâm là phát triển loại robot này, và đây là hai bức ảnh khác, về loại robot thông thường mà bạn có thể mua dễ dàng. Đây là những chiếc trực thăng với bốn cánh quạt, có kích cỡ khoảng một mét, và nặng vài kilogram. Chúng tôi lắp thêm cảm biến và bộ xử lý cho chúng, giúp những robot này có thể bay trong nhà mà không cần GPS. Chú robot mà tôi đang cầm trên tay là một trong số đó, chúng được làm bởi hai sinh viên, Alex và Daniel. Nó nhẹ hơn nửa lạng một chút ( khoảng 45g), và tiêu thụ công suất khoảng 15 Watts. Và bạn thấy là, đường kính của nó khoảng 20 cm. Hãy để tôi hướng dẫn nhanh bạn về cách con robot này hoạt động. Nó có bốn cánh quạt. Nếu bạn quay các cánh quạt này với cùng tốc độ, chú robot sẽ bay lơ lửng. Nếu bạn tăng tốc tất cả cánh quạt, thì nó sẽ bay lên nhanh dần. Đương nhiên, nếu chú robot bị nghiêng, lệch so với phương ngang, thì nó sẽ bay lệch theo hướng đó. Nên để làm nó nghiêng đi, ta có hai cách làm. Trong bức hình này, bạn thấy là cánh quạt 4 quay nhanh hơn, và cánh quạt 2 quay chậm hơn. Khi điều đó xảy ra, sẽ xuất hiện mômen động lượng làm nó quay. Với cách còn lại, nếu bạn tăng tốc cánh quạt 3 và giảm tốc cánh quạt 1, thì chú robot sẽ lao về phía trước. Và cuối cùng là, nếu bạn xoay cặp cánh đối diện nhau nhanh hơn cặp còn lại, thì chú robot sẽ xoay vòng quanh trục thẳng đứng. Một bộ xử lý tích hợp sẽ đánh giá xem chuyển động nào cần được thực hiện và phối hợp với các chuyển động này, và tính toán các lệnh cần gửi tới động cơ, 600 lệnh một giây. Đó cơ bản là cách robot này hoạt động. Một trong những ưu điểm của thiết kế này là khi bạn thu nhỏ kích thước nó lại, chú robot dĩ nhiên trở nên linh hoạt hơn. Chúng ta gọi R là độ dài riêng của chú robot. Thật ra đó là nửa đường kính của nó. Có rất nhiều thông số vật lý thay đổi khi bạn giảm R. Thông số quan trọng nhất là mômen quán tính, hoặc độ cản trở chuyển động. Ta biết rằng, mômen quán tính, thứ ảnh hưởng lớn tới chuyển động quay, tỉ lệ với hàm luỹ thừa bậc năm của R. Nên nếu bạn làm R càng nhỏ, thì mômen quán tính càng giảm nhiều. Kết quả là, gia tốc góc, biểu thị bằng ký tự Hy Lạp "alpha," tỷ lệ với một chia R. Nó tỉ lệ nghịch với R. Bạn làm nó càng nhỏ thì nó xoay càng nhanh. Bạn sẽ thấy rõ hơn trong các video này. Ở góc dưới bên phải, bạn thấy một robot đang biểu diễn xoay 360 độ trong vòng chưa đến nửa giây. Sẽ lâu hơn một chút khi xoay nhiều vòng. Quá trình diễn ra trên bảng mạch là nhận phản hồi từ gia tốc kế và con quay hồi chuyển, và tính toán, như tôi đã nói, đưa ra khoảng 600 lệnh mỗi giây, để giữ thăng bằng cho robot. Ở bên trái, bạn thấy Daniel đang tung chú robot lên không, Nó cho thấy sự điều khiển tốt đến mức nào. Dù bạn tung nó như thế nào, robot vẫn lấy lại thăng bằng và bay trở lại phía anh ấy. Vậy vì sao cần chế tạo robot như thế? Những robot thế này có rất nhiều ứng dụng. Bạn có thể gửi chúng vào trong các toà nhà với vai trò tìm kiếm và xác định các mối đe doạ, có thể là tìm các rò rỉ hóa học, rò rỉ khí ga. Bạn cũng có thể ứng dụng chúng trong xây dựng. Đây là các robot đang mang những thanh dầm, trụ và lắp chúng thành cấu trúc khối hộp. Tôi sẽ nói thêm một chút về điều này. Những robot này có thể được dùng để chuyển hàng. Một vấn đề của những chú robot nhỏ này là tải trọng tối đa của chúng. Nên bạn có thể muốn nhiều chú robot cùng mang các tải trọng. Đây là một hình ảnh từ thử nghiệm mới đây, thật ra chúng không mới nữa... Ở Sendai, thời gian ngắn sau trận động đất. Các robot thế này có thể được cử vào trong những tòa nhà bị đổ, để đánh giá thiệt hại sau thảm họa thiên nhiên, hoặc gửi vào lò phản ứng hạt nhân để vẽ bản đồ các mức phóng xạ. Bài toán cơ bản nhất mà các robot cần giải quyết nếu chúng được tự động hóa, là cơ bản phải tìm ra cách để đi từ điểm A tới điểm B. Đây là thử thách không nhỏ, vì cách vận hành của loại robot này rất phức tạp. Thật ra, chúng sống trong không gian 12 chiều. Nên chúng tôi dùng một cách. Chúng tôi lấy không gian cong 12 chiều này và chuyển đổi nó thành một không gian phẳng 4 chiều. Không gian phẳng 4 chiều này gồm các trục x, y, z và vector góc quay. Nên những gì robot làm, là tính toán thứ mà chúng tôi gọi là Quỹ đạo thăng bằng tối ưu. Nhắc lại bạn một chút vật lý, bạn có toạ độ, đạo hàm của nó là vận tốc, và gia tốc; nếu khi bay, nó bị xóc, nó sẽ mất thăng bằng. Nên robot cố gắng giảm tối đa việc mất thăng bằng. Vì vậy kết quả là, nó tạo ra chuyển động cân bằng và nhịp nhàng. Và nó biết tránh các chướng ngại vật. Sau đó quỹ đạo cân bằng tối ưu trong không gian phẳng được ánh xạ ngược, trở lại không gian phức tạp 12 chiều, tại đó robot phải tính toán để điều khiển và thực hiện lệnh. Để tôi cho bạn xem một vài ví dụ minh hoạ cho quỹ đạo cân bằng tối ưu này. Trong video đầu tiên, bạn sẽ thấy robot đi từ điểm A đến điểm B, xuyên qua điểm trung gian. (Tiếng động cơ) Robot có khả năng tự di chuyển trên mọi quỹ đạo cong khác nhau. Đây là các quỹ đạo tròn, tại đó robot chịu gia tốc hướng tâm khoảng 2 g. Một camera bắt chuyển động được gắn trên đầu robot cho phép robot tự định vị với tần số 100 lần mỗi giây. Nó giúp robot nhận biết vị trí chướng ngại vật, Và nếu các chướng ngại di động. Bạn thấy Daniel đang ném lên một chiếc vòng, robot sẽ tính toán vị trí chiếc vòng đó, và tìm cách vượt qua chướng ngại. Là các nhà khoa học, chúng tôi được rèn luyện để vượt qua chướng ngại, và kêu gọi ủng hộ cho nghiên cứu nhờ những con robot như thế này. (Vỗ tay) Một khả năng khác của các robot là Nó ghi nhớ các quỹ đạo mà nó tự học được hoặc đã được lập trình sẵn. Bạn có thể thấy robot đang phối hợp 1 chuyển động để tăng đà quay và đổi góc bay linh hoạt rồi trở lại hình dáng cũ. Nó làm như vậy vì cái khe cửa sổ đó chỉ lớn hơn chiều rộng của robot một chút. Giống như một vận động viên đang đứng trên ván nhảy, anh ta nhảy lên rất cao để tăng động lượng cuộn mình xoay tròn khoảng hai vòng rưỡi, và quay về tư thế cũ, con robot này cũng tương tự. Nó biết cách kết hợp nhiều chuyển động trên các quỹ đạo khác nhau để làm các thao tác phức tạp. Tôi vẫn muốn cải tiến nó. Một bất lợi của những con robot này là chúng quá nhỏ. Tôi đã nói với bạn là chúng tôi muốn sử dụng chúng với số lượng lớn, để bù trừ kích cỡ nhỏ bé của chúng. Khó khăn là: Làm sao để điều hành chúng với số lượng lớn như vậy? Vì vậy, chúng tôi quan sát ngoài tự nhiên. Tôi muốn các bạn xem video về cách loài kiến sa mạc Aphaenogaster, trong phòng thí nghiệm của giáo sư Pratt, hợp tác mang vật nặng. Chúng đang mang miếng vỏ cây sung. Bạn chỉ cần bôi nhựa sung lên một vật nào đó, và đàn kiến sẽ tha nó về tổ. Bạn thấy đó, đàn kiến này không được trực tiếp chỉ huy. Chúng cảm nhận vị trí của nhau. Không có trao đổi trực tiếp nào diễn ra. Nhưng chúng cảm nhận được nhau và cảm nhận được vật chúng đang mang, vậy phải có một dạng chỉ dẫn ngầm nào đó trong toàn đội. Đây chính là thứ chúng tôi muốn những con robot có. Giả sử ta có một robot đang đứng cạnh nhiều robot khác. Hãy xem xét robot i và j. Chúng tôi muốn những robot này tự theo dõi khoảng cách giữa chúng khi chúng bay thành đội hình. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng khoảng cách này nằm trong khoảng cho phép. Một lần nữa, chúng theo dõi điều này và tính toán khoảng 100 lệnh điều khiển mỗi giây, sau đó chúng chuyển thành lệnh di chuyển 600 lần mỗi giây. Việc này cần được mỗi thành viên trong đội hình tự thực hiện. Nếu bạn có rất nhiều con robot khác nhau, bạn không thể dùng một bộ não trung tâm để xử lý hết các thông tin với tốc độ đủ nhanh khi chúng thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, các robot chỉ được phép tính toán dựa trên các thông tin tại chỗ, là những thứ chúng cảm giác được từ các con khác. Cuối cùng, chúng tôi không muốn các robot biết thông tin cá nhân của những con khác. Chúng tôi gọi đó là sự Ẩn danh. Tôi muốn các bạn xem video tiếp theo về cách 20 con robot cỡ nhỏ này bay theo đội hình. Chúng tự theo dõi vị trí của nhau. Chúng giữ đội hình bay. Đội hình bay có thể thay đổi. Chúng có thể bay trên một mặt phẳng hoặc trong không gian. Bạn thấy đó, chúng đang chuyển đội hình từ một mặt phẳng sang toàn không gian. Để bay qua chướng ngại vật, chúng sẽ điều chỉnh đội hình khi bay. Khi bay, chúng sẽ ở rất sát nhau. Bạn đang thấy ở đội hình bay hình số 8 này, khoảng cách giữa chúng là dưới 10cm. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dòng không khí do cánh quạt các robot khác gây ra, chúng vẫn duy trì đội hình ổn định. (Vỗ tay) Khi đã biết cùng nhau bay theo đội hình, bạn có thể cùng nhau di chuyển các vật nặng. Điều này cho thấy chúng tôi có thể tăng gấp hai, gấp ba, gấp bốn khả năng của robot, chỉ bằng việc dạy chúng cách hợp tác, như bạn đã thấy. Làm cách này có một bất lợi, đó là khi bạn tăng kích thước robot... Giả sử có nhiều robot đang cùng mang một vật rất nặng. bạn sẽ phải tăng kích thước, hay quán tính của chúng. Khi đó sẽ phải đánh đổi: Chúng sẽ kém nhanh nhẹn hơn. Nhưng bạn sẽ được lợi vì chúng có thể mang vật nặng hơn. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã đạt được vài thành công khác. Đây là kết quả của nghiên cứu sinh Quentin Lindsey. Thuật toán anh ấy viết dạy cho robot cách tự động lắp ghép các khối hộp chữ nhật từ các thanh thép có sẵn. Thuật toán đó dạy robot nên lấy cái gì, đặt chúng ở đâu và khi nào... Bạn thấy trong video này... Nó đang được tua nhanh 14 lần... Bạn đang thấy các robot đang tạo nên 3 cấu trúc khác nhau. Một lần nữa, mọi thứ vận hành tự động, mọi việc Quentin phải làm là cho robot xem bản thiết kế của cấu trúc anh ta muốn xây. Mọi thí nghiệm mà các bạn đã theo dõi, tất cả các mô phỏng này, đều được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của camera bắt chuyển động. Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi bạn rời phòng thí nghiệm và ra thế giới bên ngoài? Nếu không có GPS thì sao? Các robot đã được trang bị một camera, một bộ cảm biến khoảng cách và một máy quét laser. Chúng dùng các thiết bị đó để dựng bản đồ môi trường xung quanh. Bản đồ đó bao gồm nhiều thứ, ví dụ như cửa ra vào, cửa sổ, con người, các đồ dùng... và robot sẽ biết vị trí tương đối của nó so với các vật xung quanh. Hệ thống định hướng được đặt ở trong mỗi con robot, cho nó biết vị trí và phương hướng. Nó giúp robot định hướng môi trường và chướng ngại vật. Tôi muốn các bạn xem 1 video nói về thuật toán được phát triển bởi Frank Shen và giáo sư Nathan Michael, bạn đang thấy con robot lần đầu tiên vào một ngôi nhà, nó đang tự vẽ bản đồ trong lúc bay. Robot sẽ phân tích các chi tiết bên trong ngôi nhà, và phác hoạ bản đồ. Nó phân tích vị trí tương đối của mình trong môi trường xung quanh, và tự ước lượng toạ độ 100 lần mỗi giây. Điều đó cho phép chúng tôi dùng thuật toán điều khiển tôi vừa kể trên. Thực ra con robot này đang bị Frank điều khiển từ xa, nhưng tự nó cũng có thể tìm đường đi. Hãy giả sử tôi phải vào một căn nhà, mà tôi không hề biết cấu trúc của nó. Tôi sẽ cho robot vào trước, dựng bản đồ, sau đó quay lại và cho tôi biết cấu trúc của nó. Vậy là robot không chỉ biết giải quyết các vấn đề như làm thế nào để đi từ điểm A tới điểm B trong bản đồ, nó còn luôn tìm ra điểm B tối ưu, hay đích đến tốt nhất mọi. Về cơ bản là nó biết đi tới đâu, biết cách xoay sở với lượng thông tin ít nhất có thể, và đó là cách nó dựng bản đồ. Và tôi muốn nói với bạn về ứng dụng của loại robot này. Ta có thể làm nhiều thứ nhờ những công nghệ này. Tôi là một giáo sư, và chúng ta đều đam mê việc giáo dục. Các robot như thế sẽ thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục 12 năm của ta. Chúng ta đang ở nam California, khá gần Los Angeles, vậy để "nhập gia tuỳ tục," tôi sẽ kết luận vấn đề theo cách vui vẻ nhất. Tôi muốn kết thúc bằng một bài hát. Tôi muốn giới thiệu Alex và Daniel, những người đã làm video này. (Vỗ tay) Trước khi các bạn xem, tôi muốn nói rằng, họ đã làm video này ba ngày trước sau khi Chris gọi điện cho họ. Và những robot trong video này chơi nhạc hoàn toàn tự động. Bạn sẽ xem chín chú robot chơi sáu loại nhạc cụ khác nhau. Đặc biệt, video này được làm đặc biệt để chào mừng TED 2012. Hãy cùng xem nào! Khi tôi chín tuổi tôi đi cắm trại mùa hè lần đầu tiên và mẹ tôi đóng hành lý cho tôi đầy một va ly toàn sách với tôi đó là một việc hoàn toàn tự nhiên. Bời trong gia đình tôi đọc sách là hoạt động nhóm thiết yếu điều này nghe có vẻ rất thiếu tính giao du xã hội với các bạn, nhưng với chúng tôi đó chính là một cách khác để hòa đồng Bạn có sự gần gũi thể chất với gia đình ngồi ngay cạnh bạn. nhưng bạn lại cũng có sự tự do để rong khắp những vùng đất phiêu lưu trong tâm trí bạn và tôi đã có ý tưởng này rằng trại hè cũng sẽ diễn ra y như thế, nhưng còn hay hơn (cười) Tôi tưởng tượng ra cảnh 10 cô bé trên mạn thuyền thoải mái đọc sách trong bộ đồ ngủ giống nhau (cười) Trại hè giống như một bữa tiệc không rượu Và ngay vào ngày đầu tiên cô giám thị tập hợp chúng tôi lại và cô dạy chúng tôi lời cổ vũ mà cô nói chúng tôi sẽ làm mỗi ngày trong suốt cả mùa hè để thấm nhuần tình thần trại và lời cổ vũ đó như thế này "Ồ-N À-O-O" đó là cách chúng ta đánh vần ồn àoo ồn àoo, ồn àoo, nào hãy ồn àoo Y.eah Cả đời này tôi mãi vẫn không thể hiểu ra tại sao chúng tôi phải ồn ào, và tại sao chúng tôi phải đánh vần chữ đó sai. (cười) Nhưng tôi thuộc lòng bải cổ vũ. Tôi học thuộc cùng với mọi người. Tôi cố hết sức có thể. Và tôi đợi đến lúc tôi có thể ngồi xuống và đọc sách. Nhưng lần đầu tiên mà tôi cầm cuốn sách ra khỏi va ly, bé gái tuyệt nhất trong khu lại gần tôi và hỏi "sao bạn lại im lặng như thế ?" -- im lặng, dĩ nhiên rồi , đó là từ hoàn toàn trái ngược với Ồ-N À-O-O Và lần thứ hai tôi thử, giám thị đến gặp tôi với bộ mặt lo lắng và lập lại tình thần cắm trại và nói chúng ta nên cố gắng để hòa đồng. Và thế là tôi cất sách đi, vào va ly và nhét dưới gầm giường, và đó là nơi những quyển sách ở cả mùa hè. Tôi cảm thấy hơi tội lỗi về điều này. Tôi cảm thấy như thể những quyển sách cần tôi, và chúng kêu gọi tôi mà tôi lại bỏ rơi chúng. nhưng tôi bỏ rơi chúng thật và tôi đã không mở vali lần nào nữa cho đến khi tôi quay về nhà vào cuối mùa hè. Giờ tôi mới chỉ kể cho các bạn nghe một câu chuyện về lần cắm trại hè. Tôi có thể kể cho bạn 50 câu chuyện khác nữa như thế-- tôi chỉ toàn nhận được những thông điệp rằng bằng cách nào đó, tính cách im lặng và hướng nội của tôi không phải là cách đúng, rằng tôi nên cố để trở nên hướng ngoại hơn. Và sâu trong tâm khảm, tôi luôn cảm thấy rằng điều này sai rằng những người hướng nội rất tuyệt khi họ là chính họ Nhưng nhiều năm tôi từ chối trực giác này và, trong tất cả các nghề, tôi trở thành một luật sư của phố Wall, thay vì trở thành một nhà văn như tôi hằng mong muốn-- một phần vì tôi cần chứng tỏ với bản thân rằng tôi cũng táo bạo và quả quyết. Tôi luôn đi đến những quán bar đông đúc trong khi tôi thực sự muốn một bữa tối với những người bạn. và tôi lựa chọn những hành động tự phủ định bản thân mình như thế một một phản xạ tự nhiên, đến nỗi tôi không phát hiện ra mình đang làm như thế. Đây cũng là điều nhiều người hướng nội làm và đó chính là chắc chắn là sự thiệt thòi của chúng tôi nhưng đó cũng là sự thiệt thòi đối với cả đồng nghiệp và sự thiệt thòi của cả cộng đồng chúng ta. Và tuy mạo hiểm với việc dùng những từ khoa trương sáo rỗng, tôi cho đó là thiệt thòi của cả thế giới Bởi vì khi nói đến sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo chúng ta cần những người hướng nội làm điều mà họ làm tốt nhất một phần ba đến một nửa thế giới là những người hướng nội-- một phần ba đến một nửa. Có nghĩa là cứ trong hai hay ba người thì sẽ có một người hướng nội. Vì thế ngay cả bạn là người hướng ngoại, Tôi đang nói về bạn đồng nghiệp của bạn bạn đời hay con cái bạn và người ngồi cạnh bạn ngay lúc này-- tất cả đều có thành kiến này nó rất sâu sắc và tồn tại thực trong xã hội chúng ta. Tất cả chúng ta đều tiếp thu nó từ rất sớm khi không có cả cái để diễn đạt cho điều chúng ta đang làm. Giờ hãy cùng tôi xem xét thành kiến này một cách rõ ràng bạn cần phải hiểu sự hướng nội là gì. Nó khác với việc e dè xấu hổ Xấu hổ là sự sợ hãi bị xã hội đánh giá. Hướng nội thiên về cách bạn phản ứng với kích thích, bao gồm kích thích xã hội. Nhũng người hướng ngoại khao khát một số lượng lớn kích thích, trái lại những người hướng nội cảm thấy họ sôi nổi nhất và hào hứng nhất và có năng lực nhất là khi họ yên tĩnh và trong môi trường ít kích thích. Không phải là lúc nào cũng thế--những điều này không tuyệt đối-- nhưng phần lớn là thế. Vì thế chìa khóa để tối đa tài năng của chúng ta là đặt chúng ta vào vùng kích thích thích hợp Nhưng đây là lúc thành kiến đó tồn tại. Những tổ chức có tầm quan trọng nhất, như trường học và nơi làm việc của chúng ta, được thiết kế hầu hết là cho những con người hướng ngoại và cho nhu cầu nhiều kích thích của những con người hướng ngoại. Và ngay lúc này chúng ta cũng có một hệ niềm tin mà tôi gọi là cách suy nghĩ mang tính cộng đồng, gây kìm hãm tính sáng tạo và tính sản xuất đến từ một nơi mang tính xã hội lạ thường. Nếu bạn mường tượng một lớp học điển hình ngày nay: Hồi tôi đi học chúng tôi ngồi theo dãy. Chúng tôi ngồi trên những dãy bàn thế này, và chúng tôi làm mọi việc một cách thật tự lập. Nhưng ngày nay, lớp học điển hình của các bạn là có những bàn quay vào nhau bốn hay năm hay sáu đứa trẻ đối mặt với nhau. và bọn trẻ sẽ thực hành một đống những bài tập không đếm xuể. Ngay cả trong môn toán hay viết văn sáng tạo, những môn mà bạn nghĩ mình sẽ tự chiến đấu một mình, giới trẻ được cho rằng chúng phải hoạt động với vai trò là một thành viên của nhóm. Và với những đứa trẻ thích ra ngoài một mình và làm việc độc lập hơn, những đứa trẻ đó thường bị xem là những người tách khỏi nhóm hay tệ hơn là những trường hợp có vấn đề. Và đa số những báo cáo của các giáo viên tin rằng học sinh lý tưởng là những đứa trẻ hướng ngoại trái ngược với những đứa trẻ hướng nội, mặc dù những đứa trẻ hướng nội thực chất đạt được điểm số cao hơn và hiểu biết nhiều hơn theo nghiên cứu cho biết. (cười) Và điều tương tự xảy ra trong nơi làm việc của chúng ta. Hầu hết chúng ta làm việc trong những văn phòng mở, không có những bức tường, nơi mà chúng ta luôn phải nghe những tiếng ồn và chịu sự dòm ngó của đồng nghiệp. Và khi nói đến lãnh đạo, những người hướng nội theo lệ là không được xem xét cho những vị trí lãnh đạo dù những người hướng nội có xu hướng cẩn thận hơn, ít có khả năng đưa ra những lựa chọn quá mạo hiểm-- điều mà ngày nay tất cả chúng ta cho là một đặc điểm quan trọng của vị trí lãnh đạo. Và một nghiên cứu thú vị của Adam Grant ở trường Wharton cho biết rằng những nhà lãnh đạo mang tính cách hướng nội thường mang đến những thành quả tốt hơn những nhà lãnh đạo hướng ngoại bới nếu họ quản lý những nhân viên hoạt bát họ thường để cho những nhân viên đó tự do chạy theo những ý tưởng của họ trong khi những nhà lãnh đạo hướng ngoại có thể, nhiều lúc quá hưng phấn về mọi thứ đến nỗi họ áp đặt ý tưởng của họ lên tất cả mọi thứ, và ý tường của những người khác không thể dễ dàng mà nổi lên được bề mặt. Thực tế, một số nhà lãnh đạo cải cách của chúng ta trong lịch sử là những người hướng nội Tôi sẽ cho bạn vài ví dụ Eleanor Roosevelt, Rosa Parks, Gandhi tất cả những người này đều miêu tả chính mình là hay im lặng, ăn nói mềm mỏng và thậm chí có tính hay xấu hổ. Và rồi tất cả họ đều đứng ở trung tâm chú ý nhất, dù từng tế bào trong cơ thể họ kêu gào họ đừng làm thế và điều này hóa ra chính nó lại có một sức mạnh đặc biệt bời con người có thể cảm thấy những nhà lãnh đạo này đang cầm lái, không phải vì họ thích chỉ đạo người khác và không phải họ thích được nhìn ngắm; họ lãnh đạo vì họ không có cách nào khác, bởi họ bị thúc đẩy làm điều họ nghĩ là đúng. Tôi nghĩ lúc này tôi muốn nói một điều quan trọng là tôi thực chất thích những người hướng ngoại. Tôi luôn nói rằng vài người bạn tôi là người hướng ngoại, bao gồm cả người chồng yêu quý của tôi. Dĩ nhiên tất cả chúng ta rơi vào những điểm khác nhau giữa hai vùng hướng nội hay hướng ngoại. Ngay cả Carl Jung, nhà tâm lý người đả làm phổ biến những cụm từ này đã nói không có cái gọi là hoàn toàn hướng nội hay hoàn toàn hướng ngoại Ông nói nếu tồn tại một ngừơi như thế chăng nữa có lẽ ông ta là một người già mất trí. Có một số người sẽ rơi ngay chính giữa vùng hướng nội và hướng ngoại, chúng ta gọi những người đó là ambivert (vừa hướng nội vừa hướng ngoại) Và tôi thường nghĩ họ có được những điều hay ho nhất của hai thế giới. Nhưng nhiều người trong chúng ta cho mình là một trong hai loại. Điều tôi muốn nói ởi đây là chúng ta cần sự cân bằng tốt hơn. Chúng ta cần có cả âm và dương giữa hai loại này. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nó liên quan mật thiết đến sáng tạo và năng suất làm việc, bới khi các nhà tâm lý học nhìn vào cuộc sống của những người sáng tạo nhất, và cái họ tìm thấy là những con người giỏi trao đổi ý tưởng và tiến hành ý tưởng nhưng cũng là những con người có nét hướng nội rõ ràng trong họ Và điều này là bởi tính đơn độc là yếu tố không thể thiếu với sự sáng tạo. Vì thế mà Darwin, ông hay tản bộ trong rừng mạnh mẽ từ chối những lời mời ăn tối. Theodor Geisel, được biết đến nhiều hơn với cái tên giáo sư Seuss ông ấy nằm mơ về những tác phẩm kỳ diệu của mình trong văn phòng gác chuông lẻ lôi mà ông ấy có phía sau nhà ở La Jolla bang California Ông ấy thực chất sợ gặp những người đọc nhỏ tuổi của ông ấy sợ rằng chúng sẽ trông mong thấy một người như ông già noel dạng như ông già noel thế này và sẽ thất vọng với tính cách dè dặt của ông ấy. Steve Woznial sáng tạo ra chiếc máy tính Apple đầu tiên ngồi một mình trong chiếc hộp của mình ở Hewlett-Packard nơi ông ấy làm việc. Và ông ấy nói rằng ông ấy sẽ không bao giờ trở thành nhà chuyên môn ngay từ đầu nếu ông ấy không quá hướng nội đến mức không rời khỏi nhà mình trong quãng thời gian khi ông lớn lên. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không nên cộng tác-- và điểm quan trọng đó là Steve Wozniak hợp tác cùng với Steve Jobs gây dựng máy tính Apple -- nhưng nó có nghĩa là tính đơn độc quan trọng và với một số người nó như không khí cho họ thở. Và thực tế, chúng ta đã biết hàng nhiều thế kỉ nay về sức mạnh siêu việt của tính độc lập. Chỉ mới gần đây thật lạ thường là chúng ta bắt đầu quên mất nó. Nếu bạn nhìn vào hầu hết những tôn giáo phổ biến, Bạn sẽ thấy những người đi tìm Moses, Jesus, Budda,Muhammad-- người đi tìm là những người tách ra khỏi xã hội một mình đến nơi hoang vắng nơi họ tìm thấy những vị chúa và sự khai sáng rồi họ mang về phổ biến lại cho cộng đồng. Vậy nên không có sự hoang vắng ấy thì sẽ không có sự khai sáng Không có gì đáng ngạc nhiên cả nếu bạn nhìn vào những kiến thức của tâm lý học đương đại. Hóa ra chúng ta không thể ở trong một nhóm người mà không theo bản năng, bắt chước ý kiến của những người khác. Ngay cả về những thứ riêng tư và nội tâm ví dụ như việc bạn bị cuốn hút bởi ai, bạn sẽ bắt chước niềm tin của những người xunq quanh bạn mà không hề nhận ra điều mình đang làm. Mà tập thể nổi tiếng là làm theo những ý kiến của người nắm nhiều quyền nhất hay có sức lôi cuốn nhất trong căn phòng kia, ngay cả khi chẳng có sự liên quan gì giữa việc là một người giỏi ăn nói và việc có ý tưởng hay nhất-- ý tôi là không có một chút liên quan nào Bởi vậy... (cười) Bạn có thể cho rằng bạn đang đi theo người có những ý tưởng hay nhất, nhưng cũng có thể không. Hay bạn thực sự muốn để mặc theo tự nhiên? Sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người tách ra khơi dậy ý tưởng của riêng mình giải thoát khỏi những tác động cộng đồng và rồi sau đó mới hợp vào nhau thành một đội để tranh luận trong một môi trường được quản lý tốt và nắm quyền quản lý nó từ đó. Nếu tất cả những điều này là thực thì tại chúng ta lại hiểu sai nó như thế? Sao chúng ta lại xây dựng trường học và công sở theo cách này? Và tại sao chúng ta lại làm nhừng con người hướng nội cảm thấy tội lỗi về việc thỉnh thoảng muốn tách biệt Câu trả lời nằm sâu trong lịch sử văn hoá của chúng ta. Nền văn hóa phương Tây và đặc biệt là nước Mĩ, luôn thiên vị con người của hành động hơn là con người trầm ngâm và người đàn ông trầm ngâm Nhưng ở những ngày đầu trên đất Mĩ, chúng ta sống trong xã hội mà những nhà sử học gọi là nền văn hoá của phẩm chất, nơi mà lúc đó chúng ta vẫn coi trọng con người về tính cách bên trong họ và đạo đức ngay thẳng của họ Và nếu bạn xem xết những cuốn sách cải thiện bản thân trong thời đại này chúng đều có những cái tựa đề thế này "Tính cách, thứ quan trọng nhất trên thế giới" và họ minh hoạ bằng những hình mẫu như là Abraham Lincoln người được ca tụng cho sự khiêm nhường và không tự phụ. Ralph Waldo Emerson gọi ông ấy là "người đàn ông không gây ra sự xúc phạm bề trên" Nhưng khi chúng ta bước vào thế kỉ 20 chúng ta bước vào một nền văn hoá mới nơi mà những nhà sử học gọi là nền văn hoá của tính cách Điều xảy ra là chúng ta phát tiển từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một thế giới các doanh nghiệp. Và đột nhiên người ta di cư từ những thị trấn nhỏ lên những thành phố. Và thay vì làm việc với những con người mà họ biết cả cuộc đời giờ họ phải chứng minh bản thân trong đám đông những người lạ Và thật dễ hiểu, những đặc điểm như tính cuốn hút và sự hấp dẫn đột nhiên trở nên thật sự quan trọng. Và hiển nhiên là những cuốn sách tự cải thiện sẽ thay đổi để đáp ứng những nhu cầu mới và họ bắt đầu có những cái tên như là "Làm thế nào để có nhiều bạn và có tầm ảnh hưởng" Và minh hoạ những hình mẫu chính là những nhà bán hàng vĩ đại. Đó chính là thế giới chúng ta đang sống ngày nay. Đó chính là di sản văn hoá của chúng ta. Ý tôi không phải là kĩ năng xã hội là không quan trọng và tôi cũng không kêu gọi việc huỷ bỏ việc làm nhóm Những tôn giáo gửi những tín đồ của họ lên đỉnh những ngọn núi một mình cũng dạy chúng ta tình yêu và sự tin tưởng. Vấn đề mà chúng ta đang đối mặt ngay nay trong những lĩnh vực như khoa học và kinh tế thật nhiều và phức tạp đến nỗi chúng ta sẽ cần một rất nhiều người liên hiệp với nhau để cùng giải quyết những vấn đề. Nhưng tôi đang nói rằng nếu chúng ta cho những con người hướng nội nhiều tự do hơn họ sẽ dễ dàng khám phá ra những giải pháp ấn tượng cho những vấn đề này. Vì thế tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay trong túi của tôi có những thứ gì. Bạn thử đoán xem là gì? Sách. Tôi mang theo cả một túi đầy sách. Đây là cuốn của Margaret Atwood "con mắt mèo" Đây là tiểu thuyết của Milan Kundera. Đà đây là cuốn "Sách hướng dẫn những con người lúng túng" của Maimonides. Nhưng đây không phải là những cuốn sách của tôi Tôi mang những cuốn sách này với tôi bởi chúng được viết bằng những tác giả yêu thích của ông tôi. Ông tôi là một giáo sĩ do thái và là một người goá vợ sống một mình ở căn hộ nhỏ ở Brooklyn đó là nơi yêu thích của tôi khi tôi lớn lên, một phần bởi nó bao bọc trong sự hiện diện êm đềm của ông một phần vì nó chứa đầy sách. ý tôi là từng cái bàn cái ghế trong căn hộ này chuyển chứng năng ban đầu của nó thành phục vụ như là mặt phẳng cho những cuốn sách nhảy múa như tất cả những thành viên còn lại trong gia đình tôi, việc ông tôi thích làm nhất trên thế giới này là đọc sách. nhưng ông cũng rất thích tụ tập, và bạn có thể cảm thấy tình yêu này trong bài diễn thuyết của ông ấy mỗi tuần trong 62 năm ông ấy là giáo sĩ. Ông sẽ lấy những thành quả của mỗi tuần đọc sách và ông sẽ đan kết những tấm thảm phức tạp của những suy nghĩ xa xưa của con người Người ta đến từ khắp mọi nơi để nghe ông nói. Và đây một điều về ông tôi. Dưới vai trò nghi lễ này ông là người rất khiêm nhường và hướng nội-- nhiều đến nỗi khi ông thuyết giảng những bài giáo xứ này ông gặp khó khăn giao tiếp bằng mắt với một giáo đoàn mà ông đã thuyết giáo suốt 62 năm. Ngay cả ra khỏi giáo đường, khi bạn goi để chào ông, ông thường kết thúc cuộc đối thoại rất sớm vì sợ rằng ông chiếm quá nhiều thời gian của bạn. Nnhưng ông mất ở tuổi 94 cảnh sát phải đóng những con đường quanh nơi ông ở để chứa đám đông những con người tới tưởng niệm ông từ những ngày đó, tôi học từ ông tôi bằng cách của mình. Vì thế tôi xuất bản cuốn sách về tính hướng nội, tôi tốn 7 năm để viết. Và với tôi bảy năm đó thực sự là một niềm hạnh phúc hoàn toàn, bởi tôi đọc, tôi viết Tôi nghĩ, tôi nghiên cứu. Đó là phiên bản của tôi về khoảng thời gian ông tôi ở một mình trong thư viện của mình. Nhưng bất chợt công việc của tôi lại khác hoàn toàn công việc của tôi là ở đây nói về điều đó, nói về tính cách hướng nội. (cười) Và nó khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì dù tôi rất vinh dự khi ở đây với các bạn lúc này nhưng đây không phải là môi trường của tôi Vì thế tôi đã chuẩn bị cho những lúc thế này bằng khả năng tốt nhất của mình. tôi dùng cả năm ngoái để thực tập cách nói chuyện trước đám đông mỗi lần tôi có thể. Và tôi gọi năm đó là " năm của việc mạo hiểm nói" (cười) Và việc đó thật sự có hiệu quả rất nhiều. Nhưng tôi sẽ nói với bạn rằng cái có hiệu quả hơn cả là tri giác của tôi, niềm tin của tôi ,niềm hy vọng của tôi những thứ đến với thái độ của chúng ta với tính hướng nội, với sự im lặng và đơn độc chúng ta thực sự đang bên lề những thay đổi lớn. Ý tôi là, chúng ta đang. Vì thế tôi sẽ đưa cho các bạn lúc này ba lời kêu gọi hành động cho những con người cùng chung cách nhìn này Lời kêu gọi thứ nhất là: Hãy dừng sự điên rồ của những việc làm nhóm không ngừng. Dừng lại. (cười) cảm ơn (vỗ tay) Tôi muốn làm cho rõ ràng điều mình đang nói bởi tôi tin tưởng sâu sắc rằng văn phòng của chúng ta nên khuyến khích sự tương tác tự nhiên như ở quán cafe-- bạn biết đấy, dạng như nơi người ta đến và trao đổi những suy nghĩ một cách tự nhiên. Điều đó thật tuyệt. tuyệt cho những cho những con người hướng nội và tuyệt cho những người hướng ngoại Nhưng chúng ta cần nhiều riêng tư và tự do hơn nhiều sự độc lập trong công việc. Trường học, cũng như thế Chắc chắn là chúng ta cần dạy những đứa trẻ làm việc chung , nhưng chúng ta cũng cần dạy chúng làm sao để làm bài tập một mình. điều này đặc biệt quan trọng với những đứa trẻ hướng ngoại. Chúng cần tự làm một mình bởi đó chính là nơi suy nghĩ sâu nhất bắt đầu. Lời kêu gọi thứ hai : hãy đi đến nơi không người Như phật, có những triết lý riêng. tôi không nói là chúng ta đều tách ra, xây một nơi riêng trong rừng không bao giờ nói chuyện với nhau, nhưng tôi nói rằng chúng ta có thể đứng một mình đi vào trong đầu của minh thường xuyên hơn một chút Lời kêu gọi thứ ba: hãy nhìn vào hành lý của bạn chứa thứ gì tại sao bạn để nó ở đó Những người hướng ngoại, có lẽ hành lý của bạn cũng đầy sách. hoặc đầy những chai rượu hay dụng cụ lặn. Dù có gì chăng nữa ,tôi hy vọng bạn dùng những thứ đó mỗi khi có cơ hội và lôi cuốn chúng tôi với năng lượng và niềm vui của bạn. Nhưng những người hướng nội, hãy là chính bạn bạn có thể có một sự thôi thúc phải bảo vệ thật cẩn thận cái có trong hành lý của chính mình. Điều đó tốt thôi Nhưng thỉnh thoảng, chỉ thỉnh thoảng thôi tôi hy vọng bạn mở va ly cho những người khác thấy, bởi thế giới cần bạn và cần những thứ bạn mang theo. Và tôi chúc các bạn những chuyến đi thành công nhất và sự dũng cảm để nói nhẹ nhàng. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Cảm ơn. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Thật là vinh hạnh cho tôi khi được đứng đây và cùng chia sẻ với mọi người Tôi đã phải trải qua thời gian dài trong tù, sau song sắt và cả trong nhà tù dành cho người bị kết án tử hình. Tôi cũng đã trải qua một thời gian dài sống trong cộng đồng của những người có thu nhập thấp với những dự án và nơi tràn ngập sự tuyệt vọng Và tôi đến đây tôi lại được khuyến khích và rồi tôi lắng nghe chính điều này đã tiếp thêm nghị lực cho tôi rất nhiều Và một trong những điều nổi bật nhất mà tôi nhận ra được trong khoảng thời gian ngắn tôi đến đây đó là TED có một bản sắn riêng của mình. và các bạn có thể nói về rất nhiều điều có ảnh hưởng trên toàn thế giới tại đây. và đôi khi bạn đến với TED nó mang lại ý nghĩa và sức mạnh cho bạn mà nếu như bạn không đến bạn sẽ không có được sức mạnh như thế và tôi đề cập đến điều này bởi tôi nghĩ bản sắc thực sự rất quan trọng chúng ta đã có vài bài diễn thuyết rất tuyệt vời và tôi cho rằng những gì mà chúng ta nhận thấy được đó là, nếu bạn là giáo viên, lời nói của bạn sẽ có ý nghĩa nhưng nếu bạn là một giáo viên giàu lòng trắc ẩn, lời nói của bạn đặc biệt có ý nghĩa. còn nếu bạn là một bác sĩ, bạn có thể làm vài điều tốt nhưng nếu bạn là một bác sĩ tận tâm, bạn có thể làm thêm nhiều điều tốt khác. đó là lý do tại sao tôi muốn nói về sức mạnh của bản sắc nhân cách thực ra tôi không học được điều này khi tôi hành nghề luật sư hay qua những công việc tôi làm mà tôi thực sự học được điều này từ bà của mình Tôi lớn lên trong một ngôi nhà, một gia đình người Mỹ gốc phi truyền thống và theo chế độ mẫu hệ và bà tôi là người làm chủ gia đình. Bà rất cứng rắn, mạnh mẽ và đầy quyền lực trong gia đình Bà luôn là người chấm dứt mọi trận cãi vã trong gia đình và cũng luôn là người khơi nên nhiều cuộc tranh cãi trong gia đình Ba mẹ bà thực ra là người con của nô lệ. Cha mẹ bà sinh ra trong thời kỳ nô lệ tại Virginia vào những năm 1840 và bà sinh vào những năm 1880 và phải niếm trải những tháng ngày làm nô lệ, chính điều đó đã định hình nên cách bà nhìn nhận cuộc đời. Bà cứng rắn, nhưng cũng đắm thắm. Khi tôi còn bé, mỗi khi tôi nhìn bà bà sẽ đến bên và ôm tôi vào lòng bà ôm tôi chặt đến mức tôi thấy khó thở rồi sau đó bà để tôi đi một hoặc hai giờ sau, nếu tôi lại gặp bà bà sẽ tiến đến và nói :" Bryan à, con vẫn cảm thấy như bà ôm con chứ?" và nếu tôi nói " dạ không", bà sẽ lại "tấn công" tôi và nếu tôi nói "dạ có", bà sẽ để tôi một mình. Bà sỡ hữu một tính cách mà bạn sẽ luôn muốn ở gần. Thách thức duy nhất là bà có đến 10 đứa con. Mẹ tôi là con út trong nhà, thỉnh thoảng, tôi đến và ở bên bà nhưng thật khó để bà có thời gian quan tâm đến tôi. Các anh chị em họ của tôi cứ xung quanh bà mọi nơi Và tôi còn nhớ, lúc đó tôi khoảng 8, 9 tuổi gì đó có một buổi sáng, tôi thức dậy, vào phòng khách và tôi thấy tất cả các anh chị em họ chạy xung quanh phòng, bà tôi thì đang ngồi đối diện nhìn tôi chằm chằm. Lúc đầu, tôi tưởng chúng tôi đang chơi một trò chơi thế rồi tôi nhìn bà và cười nhưng bà có vẻ rất nghiêm trọng. 15, 20 phút trôi qua bà đứng dậy, băng qua căn phòng rồi cầm tay tôi bà nói:" Đi nào, Bryan. Bà và con sẽ nói chuyện nhé" tôi nhớ như in ngày đó, tưởng chừng như mới xảy qua hôm qua vậy Và tôi sẽ không bao giờ quên được. bà dẫn tôi ra khỏi phòng, ra phía sau nhà và nói " Bryan này, bà sẽ nói với con một chuyện nhưng con đừng nói với ai nhé" Tôi đáp " dạ được thôi ạ" Bà nói: " nào, hãy chắc chắn là con sẽ không làm thế chứ". Tôi nói "chắc chắn ạ" Rồi bà ngồi xuống, nhìn tôi và nói " bà muốn con biết rằng bà vẫn luôn theo chân đến con". "Bà nghĩ con là đứa trẻ đặc biệt" " Bà nghĩ con có thể làm mọi thứ mà con muốn" Tôi sẽ không bao giờ quên lời bà. rồi bà nói tiếp " Con chỉ cần hứa với bà 3 điều, Bryan à" Tôi nói " dạ được ạ" " điều đầu tiên bà muốn con hứa là con phải luôn yêu thương mẹ con" "nó là đứa con gái bé bỏng của bà, con hãy hứa rằng sẽ luôn chăm sóc mẹ con nhé" À, tôi yêu mẹ, vì thế tôi hứa ngay " Vâng, con sẽ làm ạ" " điều thứ 2 bà muốn con hứa là sẽ luôn làm những việc đúng đắn dẫu có khó khăn đến mấy". Tôi suy nghĩ rồi nói " Vâng, con sẽ làm ạ" cuối cùng bà nói " điều thứ 3 là con hãy hứa với bà rằng con sẽ không bao giờ uống rượu". (tiếng cười) À, lúc đó tôi mới 9 tuổi nên tôi nói " Vâng, con hứa ạ" Tôi lớn lên ở vùng quê miền Nam và có một anh trai, lớn hơn tôi một tuổi và một em gái, nhỏ hơn tôi một tuổi Đến khi tôi 14, 15 tuổi một ngày kia, anh tôi về nhà và mang về 6 chai bia Tôi không biết anh ấy có nó từ đâu anh ấy kéo tôi và đứa em gái cùng đi vào rừng đại loại là chúng tôi đã ở ngoài đó làm những thứ điên cuồng anh ấy uống xong một ngụm bia thì đưa cho tôi và em gái và họ đưa bia cho tôi. tôi nói " không, không, không. không sao. Hai người cứ uống đi. Em sẽ không uống một giọt bia nào cả" Anh trai tôi nói, " thôi nào, Chúng ta làm việc này hôm nay, và em luôn cùng làm những gì anh và em gái làm mà" Anh đã uống một ít, em gái em cũng đã uống một ít, nào tới lượt em uống đấy" Tôi nói " Không, em không cảm thấy như thế là đúng. Hai người cứ uống đi, cứ tiếp tục" Và rồi anh tôi nhìn tôi chằm chằm và nói " Em bị làm sao vậy? uống tí đi" anh ấy nhìn tôi khó chịu, " ồ, anh mong em sẽ không bận tâm quá nhiều về buổi nói chuyện đó của bà ngoại và em" ( tiếng cười) Tôi nói " Anh đang nói gì thế?" Anh trả lời " Bà nói với tất cả những đứa cháu rằng chúng đặc biệt" (tiếng cười) Lúc đấy, tôi thấy thất vọng (tiếng cười) Tôi muốn thú nhận với các bạn một điều mà đáng lý tôi không nên nói ra Tôi biết rằng buổi nói chuyện này sẽ được phát sóng rộng rãi Tuy nhiên tôi vẫn sẽ nói, tôi đã 52 tuổi và tôi xin thừa nhận rằng tôi chưa từng uống một giọt rượu nào ( tiếng vỗ tay ) Không phải tôi nói ra vì tôi nghĩ tôi làm thế là đúng, là đạo đức; mà tôi muốn nói đến sức mạnh của nhân cách con người. Khi chúng ta tạo ra một nhân cách đúng đắn chúng ta có thể nói mọi thứ với thế giới xung quanh ta rằng những gì mà họ không hề tin lại thực sự có ý nghĩa. Chúng ta có thể khiến họ bắt tay vào làm những việc mà họ không nghĩ rằng họ làm được. Mỗi khi nghĩ về bà ngoại tất nhiên tôi biết bà cho rằng tất cả những đứa cháu đều đặc biệt. Ông ngoại tôi đã ở tù suốt thời kỳ cấm nấu và bán rượu, cậu tôi chết vì bệnh do rượu gây ra. Và tất nhiên bà nghĩ có những điều chúng ta cần phải cam kết. Tôi thì đã và đang cố nói ra đôi điều về hệ thống tư pháp của quốc gia chúng ta, nó đã khác đi rất nhiều so với 40 năm về trước. Năm 1972, đã có 300.000 người bị tù Ngày nay, con số đó đã lên đến 2,3 triệu Nước Mỹ giờ đây có tỉ lệ phạt tù cao nhất trên thế giới và có 7 triệu người bị quản chế hoặc được tạm tha theo tôi, sự phạt tù rộng rãi như thế đã cơ bản thay đổi thế giới này Đối với những người nghèo, người da màu hệ lụy của việc này đã khiến họ phải sống với nỗi thất vọng tràn trề. cứ 3 người đàn ông da đen ở độ tuổi từ 18 đến 30 thì có một người đang trong tù, bị quản chế hoặc được tạm tha. Ở những thành phố lớn trên đất nước này như Los Angeles, Philadelphia, Baltimore, Washington có đên 50 - 60% người da màu đang trong tình trạng tương tự, họ bị tù, bị quản chế hoặc tạm tha Hệ thống pháp luật của chúng ta không chỉ được định hình bằng những cách như thế, không chỉ bị biến tướng do sự phân biệt chủng tộc mà còn bị bóp méo bởi cái nghèo. Chúng ta đang có một hệ thống tư pháp sẽ sẵn sàng đối xử với các bạn tốt hơn nhiều nếu bạn phạm tội nhưng giàu có so với người nghèo dù họ vô tội Chính sự giàu có, chứ không phải là có tội hay không có tội ảnh hưởng đến kết quả. mặc dù vậy, chúng ta dường như vẫn thấy thoải mái về điều này Nỗi sợ hãi lẫn và giận dữ chính trị đã khiến chúng ta tin rằng đây không phải và vấn đề mà chúng ta phải lo thế là chúng ta tách biệt nhưng điều này lại khiến tôi quan tâm Chúng ta đang chứng kiến vài sự phát triển rất thú vị trong việc làm của mình Tôi sống ở bang Alabama, cũng giống như những bang khác sẽ thực sự tước quyền bầu cử của bạn mãi mãi nếu bạn phạm tội hình sự Ngay hiện nay, ở bang Alabama có 34% đàn ông da đen bị vĩnh viễn mất quyền bầu cử Chúng tôi dự đoán rằng thêm 10 năm nữa mức độ tước quyền công dân sẽ lại nặng như trước khi Đạo Luật Bầu Cử được thông qua Và có một sự im lặng đáng trách Tôi muốn đại diện lên tiếng nói cho trẻ em. Rất nhiều khác hàng của tôi vẫn còn rất nhỏ Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới kết án đứa trẻ 13 tuổi tù chung thân. Chúng ta có án tù chung thân không hề đặc xá cho trẻ em chúng ta thực ra còn đang thực hiện những vụ kiện tụng trẻ em và là nước duy nhất trên thế giới làm điều này. Tôi xin lên tiếng làm đại diện cho những người tử tù câu hỏi về án tử hình được đặt ra này rất thú vị. Bằng nhiều cách, chúng ta được dạy để tin rằng câu hỏi thực sự là liệu người ta có đáng phải chết vì tội lỗi mà họ đã gây ra? Đây là một câu hỏi rất hợp lý nhưng vẫn có cách nghĩ khác về chúng ta đang ở đâu trong nhân cách của mình. Cách nghĩ khác về điều này không phải là liệu người có tội có đáng chết hay không mà liệu chúng ta có quyền giết họ hay không? ý tôi là, thật khó tin! Án tử hình tại Mỹ được xác định một cách không chính xác cứ 9 người bị kết án tử chúng tôi tìm thấy một người vô tội được giải tội và thả khỏi tử tù đây là tỉ lệ kết án sai khủng khiếp 1 trong 9 người bị kết án là người vô tội thật sự khó mà tưởng tượng nỗi Trong ngành hàng không, chúng ta sẽ không bao giờ để mọi người đi nếu cứ mỗi 9 máy bay cất cánh mà có một chiếc bị rơi Nhưng bằng cách nào đó, chúng ta lại tách mình khỏi vấn đề này xem đó không phải là vấn đề của chúng ta, không phải gánh nặng của chúng ta cũng không phải điều mà chúng ta cần đấu tranh, nỗ lực. Tôi nói rất nhiều về những vấn đề này về chủng tộc và về câu hỏi liệu chúng ta có xứng đáng giết họ. Và điều thú vị là khi tôi dạy học sinh của mình về lịch sử của người Mỹ gốc Phi Tôi kể với họ về chế độ nô lệ, khủng bố - thời kỳ này bắt đầu từ cuối công cuộc tái thiết và kéo dài cho đến Thế Chiến thứ II Chúng ta thực sự không biết nhiều về điều này nhưng đối với người Mỹ gốc Phi ở quốc gia này đó là một thời kỳ khủng khiếp. Nhiều cộng đồng đã lo sợ bị hành hình, họ lo sợ bị ném bom và chính mối đe dọa của khủng bố định hình nên cuộc sống của họ. Những người đó đến và nói với tôi rằng : "Ông Stevenson, ông có những buổi nói chuyện, những bài diễn thuyết hãy nói với mọi người đừng cho là chúng ta chỉ đương đầu với khủng bố lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc kể từ sau sự kiện 11/9, mà hãy nói với họ rằng chúng tôi đã phải lớn lên cùng với điều đó và tất nhiên, thời kỳ khủng bố đã kéo theo sự phân biệt sắc tộc và hàng thập niên lệ thuộc chủng tộc và chế độ diệt chủng apartheid. Chúng ta thấy được thực trạng này nhưng chúng ta lại không muốn bàn về vấn đề của chính mình chúng ta không muốn nói về lịch sử và vì thế, chúng ta đã chẳng hiểu được điều đó có ý nghĩa như thế nào chúng ta không ngừng mâu thuẫn không ngừng gây ra căng thẳng và bất hòa chúng ta đã khó khăn lắm khi nói về vấn đề chủng tộc tôi tin chắc đó là vì chúng ta không sẵn sàng thừa nhận chân lý và hòa giải Ở Nam phi, người ta biết rằng họ không thể chống chọi với chế độ apartheid nếu họ không cam kết với sự thật và làm hoà Ở Rwanda, thậm chí sau khi diệt chủng đẫm máu xảu ra, đã có cam kết được đưa ra nhưng ở đất nước này, chúng ta vẫn chưa làm được điều đó Tôi đã có vài bài diễn thuyết ở Đức về mức án tử hình thật kinh ngạc vì sau bài thuyết trình của tôi, có một học giả đứng lên và nói " Thực sự là tôi rất khó chịu khi phải nghe những gì ông đang đề cập đến" " Ở Đức không có mức án tử hình và tất nhiên, chúng tôi sẽ không bao giờ có hình phạt tử hình ở Đức" Căn phòng trở nên yên lặng rồi người phụ nữ này nói tiếp " trong lịch sử của chúng tôi Chưa bao giờ,chúng tôi tham gia vào việc giết người có hệ thống cả việc làm đó thật vô lương tâm dù vô tình hay cố ý cũng không nên tử hình ai đó" và tôi nghĩ về điều này Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu sống trong một thế giới nơi Đức đã thi hành án tử hình, nhất là khi đó là người Do Thái lai Tôi không thể làm ngơ được. Như thế quá vô lương tâm Ở đất nước của chúng ta, tại những bang Miền Nam lâu đời người ta vẫn thực thi án tử hình bạn có khả năng bị kết án tử hình cao gấp 11 lần nếu nạn nhân là người da trắng so với nạn nhân là người da đen và gấp 22 lần nếu bị đơn là người da đen còn nạn nhân là người da trắng chính những tiểu bang này đã chôn biết bao thi thể của người bị xử tử và vì thế, có sự ngăn cách Tôi cho rằng nhân cách của chúng ta đang bị mai một khi chúng ta không thực sự quan tâm đến những thứ khó khăn thì những điều tốt đẹp tuyệt nhiên cũng bị ảnh hưởng Chúng ta thích cải tiến yêu công nghệ, thích sáng tạo thích giải trí Nhưng cuối cùng, thực tế này vẫn bị che khuất bởi nỗi thống khổ, sự lạm dụng, thoái hóa đạo đức và xem nhẹ nhân cách. Còn đối với tôi, việc kết hợp cả hai điều trên là thực sự cần thiết Vì dẫu sao chúng ta cũng đang nói về sự cần thiết để hy vọng nhiều hơn cống hiến nhiều hơn và tận tâm hơn đối với những thử thách cơ bản trong cuộc sống, trong thế giới phức tạp này Với tôi, việc đó có nghĩa là dành thời gian để suy nghĩ, để nói về người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, về những ai không có dịp đến với TED Tuy nhiên, hãy suy nghĩ về họ theo cách hòa nhập với cả cuộc sống của chính chúng ta. Các bạn biết đó, cuối cùng thì chúng ta cũng phải tin vào những gì mà chúng ta chưa từng tận mắt chứng kiến Vâng. Chúng ta có lý, chúng ta cống hiến cho trí tuệ. Đổi mới, sáng tạo, và phát triển có được không đơn thuần chỉ từ ý tưởng trong đầu chúng ta mà chúng xuất phát từ những ý tưởng rồi được tiếp sức bằng niềm tin của trái tim Và đó chính là sự kết nối của trái tim và khối óc, của tâm và trí mà tôi tin sẽ khiến chúng ta không chỉ chú ý đến những điều tươi sáng làm lóa mắt mà cả những điều khó khăn Vaclav Havel, một vị lãnh tụ vĩ đại của Séc, đã nói về điều này. " khi chúng tôi ở Đông Âu, đối phó với sự áp bức chúng tôi muốn có được tất cả nhưng thứ chúng tôi cần nhất là niềm tin một tinh thần có định hướng và sự sẵn sàng ứng phó với nỗi thất vọng và đôi khi trở thành một nhân chứng" Thực sự, định hướng là điều cốt lõi trong niềm tin của tôi mà thậm chí công đồng TED cũng như vậy. có sự ngăn cách giữa công nghệ và thiết kế cho phép chúng ta là con người thực thụ chỉ khi nào chúng ta thực sự chú ý đến nỗi thống khổ sự nghèo khó, không cho ai đó được hưởng được quyền lợi và sự bất công Giờ đây tôi cảnh báo các bạn rằng để có được nhân cách như thế chúng ta phải trải qua rất nhiều thử thách so với khi chúng ta không chú ý đến những điều vừa nêu. Tôi có được một đặc ân rất lớn, khi tôi còn là một luật sư non nớt, tôi đã gặp Rosa Park Bà Park từng đến Montgomery rất nhiều lần và bà đi cùng với 2 người bạn thân nhất của mình Họ là Johnnie Carr, người tổ chức chiến dịch tẩy chay trên xe buýt tại Montgomery bà là người phụ nữ Mỹ gốc Phi tuyệt vời và Virginia Durr, một phụ nữ da trắng mà chồng bà chính là Clifford Durr, luật sư đại diện cho Tiến sĩ King Những người phụ nưc này chỉ đến và nói chuyện cứ mỗi lần như thế, bà Carr sẽ gọi và nói " Này, Bryan, bà Park sẽ đến thị trấn và chúng tôi sẽ cũng đến để nói chuyện cậu có muốn đến nghe không?" và tôi trả lời " Vâng, tôi sẽ đến" Bà ấy hỏi " vậy cậu dự định sẽ làm gì khi đến đây?" tôi nói " Tôi sẽ lắng nghe" Và rồi tôi đến đó, và tôi sẽ chỉ lắng nghe việc này thực sự đã tiếp thêm nghị lực cho tôi rất nhiều có một lần tôi đến và nghe họ nói sau vài tiếng, bà Park quay sang và nói: " Nào, Bryan, hãy nói cho tôi nghe về đơn kiến nghị tính công bằng của tư pháp và những gì cậu đang cố thực hiện " Thế là tôi bắt đầu nói huyên thuyên " À, chúng tôi đang cố thay đổi sự bất công. Chúng tôi đang cố gắng giúp những người bị kết án oan, cố gắng đương đầu với sự thiên vị và phân biệt xử trong cách xét xử tư pháp, cố gắng chấm dứt cảnh trẻ em bị kết án chung thân mà không hề được đặc xá, cố gắng làm được việc gì đó về án tử hình, giảm thiểu số người bị bỏ tù, và chấm dứt việc bắt giam diện rộng". Khi tôi nói hết ý của mình, bà ấy nhìn tôi và nói " ừm, ừm, ừm" " Việc đó sẽ khiến cậu mệt mỏi, mệt mỏi, và mệt mỏi" ( Tiếng cười ) Và đó cũng là lúc bà Carr nhũi tới, đặt tay lên mặt tôi và nói:" Thế nên cậu phải thật dũng cảm, dũng cảm và dũng cảm". Tôi thực sự cho rằng cộng đồng TED cần phải dũng cảm hơn. Chúng ta cần tìm cách để đối đầu với những thách thức, những vấn đề và cả nỗi khổ mà sự bất công gây ra Bởi vì xét cho cùng, tất cả chúng ta phụ thuộc từng cá nhân sống trên hành tinh này. Tôi đã học được những điều rất đơn giản khi làm công việc của mình. Nó chỉ dạy tôi những điều rất đơn giản. Và tôi dần hiểu và tin rằng mỗi chúng ta phải hơn điều tệ nhất mà chúng ta từng làm. Tôi tin điều đó đúng với mọi người trên trái đất này. Tôi cho rằng nếu ai đó nói dối, họ không đơn thuần là kẻ dối trá. nếu ai lấy một món đồ gì mà không thuộc quyền sở hữu của họ, họ không chỉ là một tên trộm. Tôi cho rằng, thâm chí khi bạn giết ai đó, bạn cũng không hẳn là một kẻ sát nhân. và vì thế, con người chúng ta có phẩm giá cơ bản phải được luật pháp bảo vệ. Tôi cũng tin rằng ở nhiều nơi trên đất nước này, và tất nhiên cũng là nhiều nơi trên thế giới, sự đối nghịch của nghèo không phải là giàu. Tôi không tin như thế. Tôi thực sự nghĩ rằng ở rất nhiều nơi đối nghịch với cái nghèo là sự công bằng và cuối cùng, tôi tin rằng dù sự thật là điều này rất ly kỳ rất tuyệt, rất hứng thú và rất kích thích nhưng chúng ta cuối cùng sẽ chẳng bị phán xét bởi công nghệ chúng ta làm ra bởi thiết kế của mình, bởi trí tuệ và lý tưởng và bạn không nhận xét một xã hội bằng cách họ đối xử với người giàu, người có quyền lực và người được đặc quyền đăc lợi mà thông qua cách họ đối xử với người nghèo, người có tội hay tù nhân. Bởi vì đó là hệ quả của việc chúng ta bắt đầu có cái nhìn sâu sắc về chúng ta là ai. Thi thoảng, khi tôi mất cân bằng, tôi sẽ kết thúc tình trạng ấy bằng câu chuyện này. Thỉnh thoảng khi tôi cố quá sức, tôi thật sự rất mệt, cũng giống như mọi người thôi. thỉnh thoảng những ý tưởng này cứ liên tục xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta rằng chúng rất quan trọng. Và tôi đã làm đại diện cho những đứa trẻ bị kết án rất nặng. Tôi vào tù gặp thân chủ của mình, đó là đứa trẻ mới chỉ 13, 14 tuổi và cậu ấy được phép đứng trước tòa như một người lớn. Tôi bắt đầu suy nghĩ, làm sao mà chuyện này có thể xảy ra được? Sao một quan tòa có thể biến bạn thành một người mà bạn vốn không phải? Quan tòa chứng nhận đó là một người trưởng thành, nhưng tôi thấy cậu ấy vẫn còn là một đứa trẻ Và có một đêm, tôi thức rất khuya và bắt đầu nghĩ lạ nhỉ, nếu quan tòa có thể làm vậy thì hẳn là họ có quyền lực vô biên Vâng, Bryan, quan tòa có quyền lực như thế, thế thì mình nên xin họ một chút. và vì tôi thức quá khuya, mà không suy nghĩ một cách hệ thống Thế là tôi bắt đầu viết ra một bản kiến nghị rằng tôi có một thân chủ mới 14 tuổi, là người da đen và nghèo khó Tôi bắt đầu làm việc với bản kiến nghị này với tiêu đề là " Bản kiến nghị cố gắng giúp đỡ một đứa trẻ 14 da đen đáng thương giống như một Giám đốc điều hành tập đoàn, da trắng, 75 tuổi" ( Tiếng vỗ tay ) Tôi trình bày trong đơn kiến nghị rằng đã có sự nhầm lẫn trong công tố, hành vi sai trái của cảnh sát và tư pháp. Còn có một dòng rất điên rồ về việc làm thế nào mà không hề có sự đúng đắn trên đất nước này Tất cả đều sai trái. Sáng hôm sau, tôi thức dậy và nghĩ, tôi đã mơ về một bản kiến nghị điên rồ hay tôi thực sự đã viết nó? Trong cơn hoảng loạn, không những tôi đã viết nó, mà tôi cũng đã gửi nó đến tòa án. (Tiếng vỗ tay) Vài tháng trôi qua, Tôi dường như quên hẳn chuyện này. và cuối cùng tôi quyết định tôi sẽ đến tòa án và nhận vụ án khó khăn này. Tôi bước vào xe, trong lòng cảm thấy rất rất choáng ngợp. Tôi vào xe và rồi đến tòa án. Lúc đấy tôi nghĩ chuyện này sẽ khó khăn gian khổ đây. Và cuối cùng tôi cũng bước ra khỏi xe, tiến vào tòa án và khi tôi bước lên bậc thang của tòa án có một người đàn ông da đen lớn tuổi hơn tôi, ông là người trông nom tòa án. Khi người đàn ông này thấy tôi, ông tiến về phía tôi và nói: " Cậu là ai?" Tôi nói, "Cháu là luật sư". Ông ấy nói:" Cậu là luật sư? ", Tôi nói " Dạ đúng rồi". Và ông ấy tiến lại gần hơn và ôm lấy tôi thì thầm vào tai tôi, Ông nói: " Tôi rất tự hào về cậu" Và tôi phải nói với các bạn rằng điều đó khiến cho tôi tràn đầy nghị lực. Nó có mối liên hệ gì đó rất sâu sắc với phần nhân cách trong con người tôi, về khả năng đóng góp của mỗi người cho cộng đồng, cho những tư duy tràn đầy hy vọng. Tôi đến phòng xử án, và khi tôi bước vào, thẩm phán nhìn thấy tôi đến ông nói: "Anh Stevenson, có phải chính anh đã viết đơn kiến nghị điên rồ này không?" Tôi trả lời: "Vâng, thưa ngài". Và rồi chúng tôi bắt đầu tranh luận. Mọi người bắt đầu vào phòng vì họ đang rất giận dữ. Chính tôi đã viết những điều điên rồ này. Cảnh sát, trợ lý công tố viên và các thư ký bước vào. Trước khi tôi đến, phòng xử án đã đông nghẹt người và họ đang giận dữ về việc chúng tôi nói về sắc tộc, về sự nghèo nàn, và về sự bất công. Và dù không đứng trước mắt tôi, nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy người canh giữ bước tới bước lui Ông luôn nhìn vào qua cánh cửa sổ, và ông có thể nghe hết tất cả những tiếng la hét. Ông cứ đi tới đi lui. với vẻ mặt lo lắng, ông bước vào phòng và ngồi phía sau tôi, rất gần bàn luật sư. Khoảng 10 phút sau khi quan tòa tuyên bố nghỉ giải lao. Trong lúc giải lao, phó quận trưởng cảnh sát thấy bị xúc phạm vì người canh gác bước vào phòng xử án. Ông ta nhảy nhổm lên tiến đến người canh gác và nói: "Jimmy, ông làm gì trong đây?" và người đàn ông da đen này đứng lên và nhìn vị phó quận trưởng rồi quay sang nhìn tôi ông nói: "Tôi vào đây để nói người đàn ông trẻ này hãy vững tin vào mục tiêu vì công lý của cậu" Tôi đến với TED bởi vì tôi tin rằng rất nhiều người trong các bạn hiểu được rằng vòng cung đạo đức trên cuộc đời này thì rất dài, nhưng nó lại cong ở chỗ công lý, Biết rằng chúng ta không thể làm con người thực sự đến khi nào chúng ta quan tâm đến nhân quyền và nhân phẩm. Rằng sự tồn tại của tất cả chúng ta gắn bó mật thiết với sự tồn tài của từng người. rằng tầm nhìn của tất cả chúng ta về công nghệ và những thiết kế, giải trí và sự sáng tạo hẳn phải luôn song hành cùng với tầm nhìn của cả cộng đồng, lòng trắc ẩn và công lý. Hơn hết, với những điều này tôi chỉ đơn giản nói với các bạn là hãy theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng, hãy tiếp tục phát huy. Cảm ơn các bạn rất nhiều. ( Tiếng vỗ tay ) Chris Anderson: Vậy anh đã nghe và đã thấy được mong muốn của quý vị khán giả, cuả cộng đồng TED để giúp anh trên con đường của mình và làm được điều gì đó đối với vấn đề này. Thay vì chỉ biết quyên góp tiền, chúng tôi có thể giúp được gì? BS: À, Luôn có nhiều cơ hội xung quanh chúng ta. Ví dụ, nếu bạn sống ở ban California, thì mùa xuân này sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý tại đây, chúng tôi đang nỗ lực tái định hướng một phần tiền sử dụng vào các hình phạt. Ví dụ tại Cali Chúng tôi sẽ chi 1 triệu đô la cho án phạt tử hình trong 5 năm tới. Vâng, 1 triệu đô la. Và 46% vụ án giết người không bị bắt. 56% vụ án hiếp dâm không được xử lý. Vì thế, chúng ta có một cơ hội để thay đổi tình hình này. và đợt trưng cầu dân ý này sẽ đưa ra kiến nghị để có tiền để thi hành và đảm bảo tính công bằng của luật pháp. Và tôi nghĩ rằng cơ hội luôn ở quanh chúng ta. CA: Tội phạm ở Mỹ đã giảm đi rất nhiều suốt 3 thập niên qua. Và một phần của câu chuyện đó là đôi khi là do tăng thời gian giam giữ. Bạn sẽ nói gì với những ai tin vào chuyện này? BS: Thực chất là tỉ lệ phạm tội bạo lực vẫn ở mức tương đối ổn định. Tỉ lệ bị bắt giam ở nước Mỹ tăng mạnh thực ra không phải tội phạm bạo lực. Mà đây chính là một cuộc chiến chống lại ma túy. và số lượng người bị bắt giam đã tăng lên rất đáng kể. Và chúng ta đã mất đi sự kiểm soát đối với mặt trái của các hình phạt. và vì thế, chúng ta có 3 cuộc chiến chống lại việc người ta bị tù chung thân chỉ vì ăn trộm xe đạp hay trộm cấp tài sản mức độ nhẹ thay vì buộc họ trả lại những gì mà họ lấy cho chủ nhân của tài sản đó. Tôi tin rằng chúng ta cần làm nhiều việc hơn nữa để giúp đỡ những người bị biến thành nạn nhân bởi tội ác chứ không phải là làm ít đi. Tôi nghĩ triết lý hình phạt hiện tại của chúng ta thật vô ích, chẳng giúp được gì cho ai cả. Tôi cho rằng đó là điều mà chúng ta cần phải thay đổi. (Tiếng vỗ tay) CA: Bryan, anh thực sự đã đánh đúng tâm lý của mọi người ở đây. Anh thực sự là một người truyền cảm hứng. Rất cảm ơn anh đã đến với TED. Một lần nữa xin cảm ơn anh. (Tiếng vỗ tay) Người lữ hành nọ rảo bước trên những cao nguyên của vùng Scotland, ông ta dừng chân ở một quán rượu. Trong quán chỉ có người pha chế và một ông già. Ông ta gọi bia và họ ngồi im lặng một lúc. Đột nhiên lão già quay về phía ông ta nói, "Mày thấy cái quán này đấy, tao tự xây nên chỉ với hai bàn tay trắng từ thứ gỗ tốt nhất của cái vùng này. Chăm chút nó còn hơn cả đứa con ruột. Thế mà họ có gọi tao MacGregor người xây quán rượu không? Không. Đoạn chỉ ra ngoài cửa sổ. "Mày thấy bức tường đá ngoài đó chứ? Tao xây nó chỉ bằng hai bàn tay. Tìm mỗi một phiến đá, rồi đặt chúng như vậy bất kể trời mưa rét. Vậy họ có gọi tao là MacGregor thợ xây tường đá không? Không." Chỉ tay ra ngoài cửa sổ. "Mày thấy con đập ở cái hồ ngoài kia chứ? Tự mình tao xây nên với hai bàn tay trắng. Chở các cọc chống lại dòng cát, hết tấm ván này đến tấm ván khác. Vậy mà họ có gọi tao Macgregor người xây đập không? Không. Nhưng mày chỉ cần làm tình với một con dê ..." (Cười) Kể chuyện -- (Cười) là kể chuyện hài. Là hiểu rõ nút thắt câu chuyện, và cái kết chuyện, tất cả những gì bạn nói, ngay từ câu mở đầu đến câu kết thúc, sẽ dẫn tới một mục tiêu duy nhất, và lý tưởng là xác định một chân lý nào đó sẽ đào sâu nhận thức của chúng ta về chính con người ta. Chúng ta đều yêu những câu truyện kể. Chúng ta được sinh ra vì chúng. Câu chuyện khẳng định con người ta. Đều muốn nói rằng cuộc đời có ý nghĩa Và không có sự khẳng định nào tuyệt vời hơn khi ta được kết nối qua những câu chuyện. Chúng vượt qua những trở ngại thời gian, quá khứ, hiện tại và tương lai, và cho phép chúng ta nhận ra sự tương đồng trong chính chúng ta và qua những con người khác, thật hay hư cấu. Người dẫn chương trình cho trẻ em, ông Roger, lúc nào cũng mang theo trong ví ông ấy lời nói của một nhân viên xã hội, "Thật ra thì chẳng có một ai mà bạn không thể học cách yêu thương một khi bạn đã nghe câu chuyện của họ." Và tôi muốn diễn giải câu nói đó thành một tôn chỉ tuyệt vời nhất cho những câu chuyện, đó là "Làm tôi quan tâm"-- làm ơn đấy, bằng cảm xúc, bằng trí tuệ, bằng thẩm mỹ, chỉ cần làm tôi quan tâm. Chúng ta đều biết ko quan tâm là thế nào Bạn lướt qua hàng trăm kênh TV, bấm đổi kênh này tới kênh khác, và đột nhiên bạn dừng lại ở một kênh. Nó đã qua phân nửa, nhưng thứ gì đó thâu lấy bạn rồi bạn bị lôi cuốn, bạn quan tâm Đó không phải tình cờ, đó là sự sắp đặt. Vậy nên nó làm tôi suy nghĩ, nếu như tôi nói quá khứ của mình là một câu chuyện, tôi đã ra đời vì điều đó như thế nào, tôi đã học hỏi được gì về chủ đề này? Và để thú vị hơn, chúng ta sẽ bắt đầu từ cái kết và đi ngược về điểm mở đầu. Nếu tôi đưa cho bạn cái kết của câu chuyện này, nó sẽ gần giống như thế này: Và đó là điều mà cuối cùng đã dẫn dắt tôi đến đây nói ở TED để nói với các bạn về những câu chuyện kể. Và bài học gần đây nhất mà tôi có được là việc hoàn thành bộ phim tôi làm trong năm nay 2012. Bộ phim tên "John Carter" dựa trên truyện "Công chúa Hỏa tinh" được viết bởi Edgar Rice Burroughs. Và Edgar Rice Burroughs thực ra đã đặt mình vào một nhân vật trong bộ phim, người dẫn chuyện. Anh được gọi bởi ông chú giàu có John Carter, đến dinh thự của ông với bức điện nói rằng, "Gặp chú ngay." Nhưng khi anh ta đến nơi, thì đã nhận thấy người chú của mình đã qua đời một cách bí ẩn và được chôn trong một lăng mộ trong khu đất. (Video) Ngài sẽ không tìm được ổ khóa nào. Cửa chỉ mở được từ phía trong. Ông ấy một mực không ướp xác, không mở quan tài, không đám tang. Anh sẽ không giàu có như người chú bằng cách giống như chúng tôi, huh? Đi nào, hãy vào trong. Điều mà cảnh phim này làm, như trong sách, là nó cơ bản đang gieo một lời hứa. Nó đặt ra một lời hứa hẹn rằng câu chuyện sẽ dẫn bạn đến một nơi nào đó đáng xem. Những câu chuyện hay nên cho bạn một lời hứa ở phần mở đầu, Bạn có để làm điều đó theo vô số cách. Đôi khi đơn giản như là "Ngày xửa ngày xưa..." Những cuốn Carter này luôn có Edgar Rice Burroughs là giọng dẫn. Và tôi cho rằng đó là 1 công cụ tuyệt vời Nó như là một anh chàng mời bạn đến ngồi cạnh đống lửa trại, hay ai đó trong quán bar nói rằng "Này, tao kể mày nghe 1 chuyện Chẳng phải chuyện của tao mà của người khác nhưng sẽ đáng thời giờ của chú mày." Một lời hứa được đặt ra một cách hay ho giống như một hòn sỏi được đặt vào súng cao su lấy đà phóng bạn băng qua câu chuyện cho đến hồi kết. Vào năm 2008, tôi đặt mọi lý thuyết về kể chuyện mà tôi có lúc bấy giờ đến giới hạn của sự hiểu biết trong dự án này. (Video) (Tiếng máy móc) ♫ Và chỉ thế thôi♫ ♫ là một tình yêu♫ ♫ Và ta hồi tưởng♫ ♫ khi thời gian dừng lại♫ ♫ chỉ thế thôi♫ (Tiếng cười) Kể chuyện không cần đối thoại. Cách thuần túy nhất của tự sự điện ảnh. Đó là cách tiếp cận súc tích nhất có thể. Nó xác nhận linh cảm của tôi trước đó, là khán giả thật sự muốn tự ăn chén cơm mình kiếm được. Họ chỉ không muốn biết là họ đang làm điều đó. Đó là việc của người kể, là giấu đi sự thật rằng bạn đang khiến họ làm việc. Ta được sinh ra là người giải quyết vấn đề. Chúng ta buộc phải suy đoán và suy diễn, bởi đó là thứ chúng ta làm trong đời thực. Chính ở sự thiếu vắng của việc sắp xếp thông tin đã kéo chúng ta vào. Có lý do trong việc ta đều bị thu hút bởi trẻ con hay cún con Không chỉ vì chúng cực dễ thương; mà vì chúng không thể hoàn toàn truyền tải chúng đang nghĩ gì và ý định của chúng. Như một thỏi nam châm vậy, chúng ta không thể ngăn bản thân khỏi việc mong muốn kết thúc câu nói và điền vào chỗ trống. Tôi lần đầu hiểu ra công cụ kể chuyện này khi viết cùng Bob Peterson "Đi tìm Nemo." Và chúng tôi đặt tên là lý thuyết thống nhất của 2 + 2. Làm cho khán giả nối mọi thứ lại với nhau. Đừng đưa họ 4, đưa họ 2 + 2. Những yếu tố bạn cung cấp và thứ tự sắp đặt chúng quyết định việc được hay thua khi kết nối với khán giả. Biên tập viên và nhà biên kịch đã nhận ra điều này từ lâu. Chính sự áp dụng vô hình đã giữ lấy sự tập trung vào câu chuyện. Tôi không có ý làm nó nghe như một thứ khoa học xác thực, nhưng không phải. Đó là điều đặc biệt về những câu chuyện chúng không phải một thứ phụ tùng, chúng không chính xác. Những câu chuyện vốn dĩ phải thế, nếu hay, nhưng chúng không dễ suy đoán. Tôi tham dự một hội thảo năm nay với một giáo viên diễn xuất tên Judith Weston. Và tôi học được mấu chốt của nhân vật Bà ta tin rằng mọi nhân vật được tạo hình tốt đều có một xương sống. Ý tưởng là nhân vật có một động cơ ẩn, một kẻ chiếm lĩnh, một mục đích vô thức mà họ phấn đấu, một chỗ ngứa không thể gãi. Bà đưa ví dụ tuyệt vời của Michael Corleone nhân vật của Al Pacino trong "Bố già" và xương sống của nhân vật có lẽ là làm hài lòng bố mình. Và đó là thứ chi phối mọi lựa chọn của anh. Thậm chí khi cha anh đã qua đời, anh vẫn luôn cố gắng gãi vết ngứa đó. Tôi tiếp nhận điều này như vịt gặp nước. Nhiệm vụ của Wall-E là đi tìm một vẻ đẹp. Của Marlin, ông bố trong "Đi tìm Nemo," là ngăn cản mọi sự hiểm nguy. Còn của Woody là để làm điều tốt nhất cho đứa trẻ của anh ấy. Và những xương sống này không phải luôn dẫn bạn đến quyết định tốt. Đôi lúc bạn mắc phải những quyết định khủng khiếp với chúng. Tôi may mắn được trở thành một người bố, nhìn con tôi lớn lên, tôi thật sự tin vào việc con người được sinh ra với tính khí và cách phản ứng riêng, và chẳng cần nói nhiều về điều đó, không có cách nào để thay đổi. Điều duy nhất có thể làm là học để nhận thức về nó và sở hữu nó. Nhiều người bẩm sinh có tính khí tích cực, nhiều người khác thì tiêu cực. Tuy vậy đa số đều trên mức trung bình khi bạn đủ lớn để hiểu thứ thúc đẩy mình và để cầm lấy bánh lái và điều khiển nó. Là cha mẹ, bạn luôn hiểu thêm về con mình. Chúng cũng đang tìm hiểu về chúng. Và bạn cũng đang tìm hiểu chính mình. Vậy chúng ta đều đang học trong mọi thời diểm. Đó là lý do vì sao sự thay đổi là thiết yếu trong câu chuyện. Nếu mọi thứ đứng yên, câu chuyện sẽ chết, bởi đời sống không bao giờ đứng yên. Trong năm 1998, tôi viết xong "Toy Story" và "A Bug's Life" và hoàn toàn bị cuốn vào việc biên kịch. Vì vậy tôi muốn trở nên giỏi hơn và học tất cả những gì có thể. Và tôi nghiên cứu tất cả những gì có thể. Cuối cùng tôi bắt gặp 1 câu trích tuyệt vời của một kịch gia người Anh, William Archer: "Kịch họa là kỳ vọng được dẫn dắt bởi sự mơ hồ." Đó là một định nghĩa vô cùng thấu đáo. Khi bạn thuật lại một câu chuyện, bạn đã dựng nên sự kỳ vọng chưa? Giai đoạn ngắn hạn bạn đã làm tôi muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đó? Nhưng quan trọng hơn, bạn đã làm tôi muốn biết mọi chuyện kết thúc thế nào trong dài hạn? Bạn đã xây dựng mối mâu thuẫn chân thật với hiện thực có thể sinh ra sự hồ nghi về kết cục? Một ví dụ trong "Đi tìm Nemo", trong một thoáng, bạn luôn phải lo lắng, liệu trí nhớ ngắn hạn của Dory có khiến cô quên bén lời của Marlin. Nhưng ẩn sâu là sự lo lắng tổng thể liệu ta có bao giờ tìm được Nemo trong đại dương rộng lớn này? Trong những ngày sơ khai ở Pixar, trước khi chúng tôi hiểu quy tắc ngầm của những câu chuyện chúng tôi chỉ là 1 nhóm quyết định dựa trên cảm tính và bản năng Và cũng thật thú vị khi thấy điều đó có thể dẫn dắt chúng tôi tới kết cục thật sự tốt đẹp. Bạn nên nhớ rằng vào thời điểm của năm 1993, điển hình của một bộ phim hoạt hình thành công là "Nàng Tiên Cá," "Giai Nhân và Quái Vật," "Aladdin," "Vua Sư Tử." Nên khi chúng tôi giao "Toy Story" cho Tom Hanks lần đầu tiên, anh ta bước vào và bảo, "Tôi sẽ không hát, đúng không?" Và tôi nghĩ điều đó cực kì hoàn hảo suy nghĩ mọi người về hoạt hình lúc bấy giờ. Nhưng chúng tôi rất muốn chứng tỏ rằng bạn có thể kể chuyện theo cách hoàn toàn khác trong hoạt hình Chúng tôi chưa có ảnh hưởng gì khi đó nên đã lập ra một danh sách nhỏ bí mật cho riêng mình. Chúng như sau: Không hát, không khoảnh khắc "Tôi muốn", không ngôi làng vui vẻ, không chuyện tình. Và điều nực cười là, trong năm đầu, câu chuyện chả ra làm sao cả và Disney đang nóng ruột. Vậy rồi họ được tư vấn riêng từ một người viết lời nhạc nổi tiếng, mà tôi sẽ không nói tên. và anh ta fax mấy gợi ý. Và chúng tôi được xem bản fax đó. Nó bảo rằng nên có bài hát, nên có một bài hát kiểu "Tôi muốn", nên có một bài hát về ngôi làng vui vẻ, nên có một câu chuyện tình và nên có một kẻ xấu. Và cảm ơn trời lúc đó chúng tôi còn quá trẻ, quá nổi loạn và ngang ngược. Điều đó cho chúng tôi quyết tâm chứng tỏ mình có thể dựng 1 câu chuyện tốt 1 năm sau, chúng tôi đã chinh phục được nó Và điều đó chúng tỏ việc kể chuyện thực sự có phương cách, không khó, những quy tắc gọn. Một điều quan trọng nữa chúng tôi học được là về yêu quý nhân vật chính. Và chúng tôi ngây thơ nghĩ rằng, Woody buộc phải vị tha vào lúc cuối, nên bạn phải bắt đầu từ đoạn nào đó. Vậy hãy biến anh ấy ích kỷ. Và đây là thứ bạn có được. Woody: Các người nghĩ mình đang làm gì? Ra khỏi giường. Ê, ra khỏi giường! Bạn sẽ bắt chúng tôi à, Woody? Woody: Không, anh ta sẽ bắt Slinky? Slink ... Slinky! Đứng dậy và làm công việc của anh. Anh điếc à? Tôi bảo, canh bọn họ. Slinky: Tôi xin lỗi, Woody, nhưng tôi phải đồng ý với họ. Tôi không nghĩ anh làm đúng. Woody: Cái gì? Tôi có nghe đúng không? Anh không nghĩ tôi đúng à? Ai bảo anh phải nghĩ, lò-xo-nhu-nhược? Bạn muốn 1 nhân vật ích kỷ được yêu thích? Chúng tôi thấy, bạn có thể làm anh ta tốt rộng lượng, hài hước, ân cần, cho đến khi anh ấy vẫn là kẻ thống trị. Thật sự là chúng ta luôn sống một cách có điều kiện Chúng ta sẵn sàng chơi theo luật cho đến khi mà những điều kiện nhất định được đáp ứng. Ngay sau đó, mọi cá cược đều chấm dứt. Trước khi tôi quyết định lấy việc kể chuyện làm sự nghiệp tôi giờ thấy điều quan trọng trong tuổi trẻ đã mở rộng tầm mắt xem nhiều thứ về truyện kể. Năm 1986, tôi thật sự hiểu ý tưởng câu chuyện phải có một bức nền chung. Và đó là năm mà người ta công chiếu "Lawrence of Arabia." Và tôi xem nó 7 lần trong một tháng. Tôi không xem đủ. Tôi có thể nói rằng có một thiết kế vĩ đại bên dưới -- trong mỗi thước phim, mỗi cảnh quay, mỗi câu thoại Trên bề mặt nó chỉ là lột tả lại về những thứ diễn ra. Có thứ gì đó đang được nói Nó chính xác là gì? Và phải đến khi, bức màn mới được vén lên và đó là cảnh mà anh ta đi dọc Sa mạc Sinai và đến Kênh Suez thì tôi chợt hiểu ra. (Video) Boy: Hey! Hey! Hey! Hey! Người đạp xe: Anh là ai? Anh là ai? Đó là :Bạn là ai? Đây là tất cả sự kiện và đối thoại kể về lịch sử của anh ấy theo thời gian, nhưng bên dưới là một đường dẫn, một bản đồ Mọi thứ Lawrence làm trong bộ phim là nỗ lực để anh ta khám phá nơi nào mình thuộc về trên thế giới Một chủ đề rành mạch luôn chạy xuyên suốt một câu chuyện hay. Khi tôi 5 tuổi, tôi được biết đến thành tố quan trọng nhất mà một câu chuyện cần có, nhưng ít khi được nhắc tới. Đây là những gì mẹ cho tôi khi khi lên 5. (Video) Thumper: Thử đi. Ổn mà. Nhìn kìa. Mặt nước đang yên. Bambi: Yippee! Thumper: Có gì vui, hả, Bambi? Đi nào. Đứng lên. Như thế này. Ha ha, không không không Khi tôi bước ra khỏi đó mắt xoe tròn thích thú. Và đó là thứ tôi nghĩ là yếu tố kì diệu loại nước sốt bí mật, có thể đánh thức sự ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên là chân thật, hoàn toàn vô tư Nó không thể gợi lên một cách giả tạo. Với tôi, không có khả năng lớn lao hơn món quà của một con người khác cho bạn cảm giác đó để giữ lấy chúng trong một khoảnh khắc trong ngày và khiến họ đầu hàng trước thích thú. Khi được chạm đến, sự khẳng định của việc được sống, chạm tới bạn dù ở mức tế bào khi 1nghệ sĩ làm điều đó với 1 nghệ sĩ khác có vẻ như bạn bắt buộc phải truyền nó đi. như là một lệnh tạm thời bất hoạt đột nhiên khởi động trong bạn, như cuộc gọi đến Tòa tháp Quỷ Làm với những người khác điều đã làm với bạn Những câu truyện hay nhất có trong đó sự ngạc nhiên. Khi tôi lên 4, tôi có một ký ức sống động khi tìm thấy hai cây đinh cứa vào mắt cá chân và hỏi bố tôi chúng ở đâu. Và ông ấy bảo tôi có 1 đôi như vậy trên đầu nhưng không thể thấy vì tóc của tôi. Và ông ấy kể khi được sinh ra tôi bị sinh non tôi chào đời quá sớm và chưa được 'chín'; Tôi đã rất rất yếu ớt Và bác sĩ nhìn đứa trẻ da vàng răng đen ông ấy nhìn thẳng vào mẹ tôi và nói "Thàng bé không sống nổi." Tôi đã ở trong bệnh viện hằng tháng trời Và rất nhiều ca truyền máu tôi đã sống, và điều đó khiên tôi đặc biệt. Tôi không biết thực sự mình có tin không tôi không biết bố mẹ có tin không, nhưng tôi không muốn chứng minh họ sai. Bất cứ điều gì tôi làm tốt được, tôi sẽ cố gắng để xứng đáng ở cơ hội thứ hai tôi được ban cho. (Video) (khóc) Marlin: này, này, này. Ổn rồi, bố đây. Bố có con rồi. Bố hứa, bố sẽ không để điều gì xảy đến với con, Nemo. Đó là bài học về câu chuyện đầu tiên tôi được học. Sử dụng những gì bạn có. Vẽ nên từ nó. Nó không phải lúc nào cũng là thực tế. Nó nghĩa là nắm bắt sự thật từ trải nghiệm, thể hiện những giá trị riêng bạn cảm thấy sâu trong cốt lõi của bạn. Và đó là điều khiến tôi đến đây ở TEDTalk hôm nay, Cảm ơn. (Vỗ tay) Điều gì đã khiến tôi, một nhà khoa học ít nói của vùng Midwestern, biểu tình trước Nhà Trắng để rồi bị bắt? Và bạn sẽ làm gì nếu bạn biết những sự thật tôi biết? Hãy bắt đầu với câu chuyện tôi bắt đầu hành trình này như thế nào. Tôi đã may mắn được lớn lên tại một thời điểm không quá khó khăn cho một đứa trẻ là con của nông dân đi học tại trường đại học liên bang Và tôi rất may mắn đã được học tại University of Iowa nơi tôi đã học tập dưới sự hướng dẫn của Giáo sư James Van Allen người đã xây dựng hệ thống cho vệ tinh đầu tiên của Mỹ. Giáo sư Van Allen kể cho tôi về sự quan sát sao Kim, và sự tồn tại của bức sóng ngắn Điều đó có nghĩa là sao Kim có quyển ion? Hay sao Kim rất nóng? Câu trả lời được minh chứng bởi tàu không gian Venera của Xô Viết rằng sao Kim thực sự rất nóng -- 900 độ Fahrenheit Và nó được giữ nóng bởi một luồng khí chứa nhiều CO2. Tôi đã may mắn được tham gia vào NASA và thành công đề xuất một thí nghiệm về việc bay lên sao Kim Thiết bị của chúng tôi đã chụp lại hình ảnh về bề mặt sao Kim hóa ra chính là khói của khí acid sulfuric Nhưng khi thiết bị đang được xây dựng, Tôi tham gia vào việc tính toán ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với trái đất, bởi chúng tôi nhận ra rằng sự cấu thành không khí đang thay đổi. Cuối cùng, tôi từ chức vị trí trưởng nhóm nghiên cứu trong thí nghiệm sao Kim bởi việc trái đất đang thay đổi trước mắt chúng ta thú vị và quan trọng hơn. Sự thay đổi của trái đất sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của loài người. Hiệu ứng nhà kính đã được biết đến hơn 1 thế kỷ. Nhà vật lý học người Anh John Tyndall, trong những năm 1850s, tiến hành tính toán thí nghiệm về bức xạ hồng ngoại, hay cũng chính là sức nóng. Và ông ấy chỉ ra rằng những khí như CO2 hấp thụ sức nóng, và phản ứng như một cái chăn làm bề mặt trái đất ấm lên. Tôi đã làm việc với những nhà khoa học khác để phân tích những quan sát về khí hậu trên trái đất. Năm 1981, chúng tôi đăng 1 bài báo trên tạp chí Science kết luận rằng quan sát cho thấy sự ấm lên 0.4 độ Celsius trong thế kỷ trước nhất quán với hiệu ứng nhà kính về việc tăng lượng khí CO2. Trái đất ấm lên trong thập niên 80, và sự ấm lên sẽ vượt quá mức độ ồn của thời tiết vào cuối thế kỷ. Chúng tôi cũng cho rằng thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự dịch chuyển của các tầng khí hậu, sự hình thành các khu vực bị hạn hán ở Bắc Mỹ và châu Á, băng tan, mực nước biển dâng và sự khởi đầu của Hành trình Tây Bắc. Tất cả những tác động này đã hoặc đang diễn ra. Bài báo đó đã được đăng trên trang nhất tạp chí New York Times và cho phép tôi chứng minh cho Quốc hội vào thập niên 80, bằng chứng mà tôi nhấn mạnh rằng hiện tượng trái đất nóng lên gia tăng mạnh mẽ trong chu trình hình thành nước trên Trái Đất. Một mặt, sóng nhiệt và hạn hán sinh ra trực tiếp từ sự nóng lên, ngoài ra, còn bởi luồng khí ấm lên tạo ra nhiều hơi nước hơn với nguồn năng lượng tiềm ẩn, mưa rào sẽ diễn ra với tần suất lớn hơn. Sẽ có nhiều trận bão và lụt lội quy mô lớn hơn. Sự bàn tán xôn xao về trái đất nóng lên mất nhiều thời gian và làm tôi bị phân tâm với việc làm khoa học -- phần vì tôi phàn nàn rằng Nhà Trắng đã thay đổi bằng chứng của tôi. Vậy nên tôi quyết định trở lại với việc làm nghiên cứu khoa học và nhường lại công tác truyền thông cho người khác. 15 năm sau, bằng chứng về trái đất nóng lên trở nên rõ ràng hơn nhiều. Phần lớn những điều được đưa ra trong bài báo năm 1981 trở thành sự thật. Tôi có vinh dự được nói chuyện 2 lần với nhóm quản lý về khí hậu của tổng thống. Nhưng các chính sách về năng lượng tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm thêm nhiên liệu hóa thạch. Khi đó, tôi có 2 đứa cháu, Sophie và Connor, tôi nhận ra rằng mình không muốn trong tương lai chúng sẽ nói: "Ông của chúng ta hiểu về những điều xảy ra, nhưng không làm mọi chuyển trở nên rõ ràng". Vì thế, tôi quyết định sẽ nói trước công chúng để chỉ trích việc thiếu chính sách hợp lý về năng lượng Tôi đã phát biểu tại University of Iowa vào năm 2004 và vào năm 2005 tại buổi gặp gỡ của Hiệp hội địa vật lý Mỹ. Việc này dẫn đến những cuộc gọi từ Nhà Trắng tới trụ sở NASA và tôi được thông báo rằng mình không thể tiếp tục đưa ra những bài phát biểu nếu không có sự thông qua của trụ sở chính NASA. Sau khi tôi thông báo cho New York Times về sự kiểm soát này, NASA bị buộc phải chấm dứt công tác kiểm duyệt này. Nhưng sau đó đã có vài hậu quả. Tôi đã sử dụng dòng đầu tiên trong bản cam kết sứ mệnh của NASA, "Thấu hiểu và bảo vệ trái đất," để biện minh cho những bài thuyết trình của mình. Ngay sau đó, dòng đầu tiên đó đã được xóa đi, không bao giờ xuất hiện trở lại. Trong vòng vài năm sau đó tôi ngày càng hứng thú với việc cố gắng đẩy mạnh sự cấp thiết trong việc thay đổi các chính sách về năng lượng, trong khi tôi vẫn làm nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu. Tôi sẽ mô tả cho các bạn thấy kết luận quan trọng nhất từ các nghiên cứu này -- đầu tiên là sự cân bằng năng lượng trên trái đất và sau đó là lịch sử về khí hậu trái đất. Việc lượng CO2 tăng trong không khí giống như việc ném một chiếc chăn khác lên giường. Nó làm giảm bức xạ sức nóng của trái đất ra không gian, vì thế dẫn đến sự mất cân bằng năng lượng tạm thời. Nhiều năng lượng xâm nhập rồi thoát ra, cho đến khi Trái đất ấm lên đủ để bức xạ lại ra không gian nhiều năng lượng như trái đất nhận từ mặt trời. Vì thế số lượng đồng nghĩa với sự mất cân bằng năng lượng Trái đất. Liệu có khi nào năng lượng nhận được nhiều hơi năng lượng mất đi? Nếu có, các đường dẫn ống sẽ ấm lên. Điều đó sẽ xảy ra mà không làm tăng lượng khí nhà kính. Cuối cùng giờ đây, chúng ta có thể đo lượng một cách chính xác sự mất cân bằng năng lượng trên trái đất bằng cách tính toán lượng nhiệt từ các nguồn cung cấp nhiệt cho trái đất. Đại dương, nguồn cung cấp lớn nhất, lại được tính toán thiếu chính xác nhất, hơn 3000 phao Argo được phân tán trên khắp các đại dương. Những chiếc phao này cho thấy nửa trên của đại dương đang nóng ở mức độ cho phép. Sâu trong đại dương cũng chịu sức nóng ở mức độ thấp hơn, và năng lượng truyền tới các tảng băng tan khắp hành tình. Và phần lục địa, sâu tới hàng chục mét, cũng đang nóng lên. Tổng năng lượng mất cân bằng hiện nay là khoảng 6/10 một watt trên mỗi mét vuông. Điều này nghe có vẻ ít ỏi, nhưng con số sẽ vô cùng lớn khi tính trên phạm toàn thế giới. Nó gấp khoảng 20 lần so với tổng năng lượng con người sử dụng. Điều đó tương đương với việc thả 400,000 quả bom nguyên tử Hiroshima mỗi ngày 365 ngày trong năm. Đó là lượng năng lượng đang gia tăng trên trái đất mỗi ngày. Sự mất cân bằng này, nếu chúng ta muốn làm ổn định khí hậu, đồng nghĩa với việc chúng ta cần giảm CO2 từ 391 ppm (parts per million) xuống 350 ppm. Chúng ta cần sự thay đổi này để duy trì sự cân bằng năng lượng và chống lại sự nóng lên. Những người phủ nhận biến đổi khí hậu cho rằng Mặt trời là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự mất cân bằng năng lượng đo được đã diễn ra trong thời điểm năng lượng mặt trời ít nhất trong lịch sử, vì thế năng lượng Mặt trời đến Trái đất cũng ít nhất. Tuy vậy, có nhiều năng lượng tới hơn là tỏa ra. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Mặt trời đối với khí hậu gia tăng bởi lượng khí nhà kính tăng, mà phần lớn đến từ nhiên liệu hóa thạch. Bây giờ, hãy nhìn vào lịch sử về khí hậu trên trái đất. Những đường cong biểu thị nhiệt độ toàn cầu, khí CO2 và mực nước biển bắt nguồn từ đáy đại dương và băng tại Nam Cực, từ đáy đại dương và tuyết tích tụ năm qua năm hơn 800,000 năm tạo thành lớp băng dày 2 miles. Như các bạn thấy, có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ, CO2 và mực nước biển. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thay đổi dần dần dẫn đến lượng CO2 thay đổi trong 1 vài thế kỷ. Những nhà bác bỏ biến đổi khí hậu hay dùng sự thật này để phản đối và lừa gạt công chúng bằng cách nói rằng, "Nhìn đi, nhiệt độ khiến CO2 thay đổi, chứ không phải ngược lại." Nhưng quan điểm sai lầm đó không có gì ngạc nhiên. Những sự thay đổi nhỏ trên quỹ đạo Trái đất xảy ra từ hàng chục đến hàng trăm năm làm thay đổi sự phân bố ánh sáng mặt trời lên Trái đất. Khi có nhiều ánh sáng mặt trời ở vĩ độ cao vào mùa hè, băng tan. Những tảng băng tan co lại làm trái đất trở nên tối hơn, vì thế nó hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn và trở nên ấm hơn. Đại dương ấm hơn sẽ thải ra CO2, giống như một cốc Coca-Cola ấm. Và nhiều CO2 hơn sẽ gây ra hiện tượng ấm lên. Vì thế CO2, khí metan, và băng chính là những phản ứng thổi phồng lên sự thay đổi nhiệt độ trái đất làm cho sự tranh cãi về khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn, mặc dù biến đổi khí hậu bắt đầu từ những yếu tố nhỏ. Vấn đề quan trọng là những phản ứng phóng đại tương tự sẽ diễn ra ngày nay. Các bằng chứng khoa học không thay đổi. Khi Trái đất ấm lên, bởi lượng CO2 được thải vào bầu không khí, băng sẽ tan, CO2 và khí metan sẽ được thải ra bởi đại dương đang ấm lên và các khu vực băng đang tan chảy. Khi mà chúng ta không thể nói chính xác những sự phản ứng lớn này sẽ diễn ra nhanh như thế này, có điều chắc chắn rằng chúng sẽ xảy ra, trừ khi chúng ta ngăn chặn quá trình ấm lên. Có một dẫn chứng cho thấy các phản ứng này đã bắt đầu. Các đo lường tỉ mỉ của vệ tinh GRACE cho thấy cả Greenland và Nam Cực đang mất đi hàng trăm km vuông mỗi năm. Và mức độ còn đang gia tăng từ khi những sự tính toàn này bắt đầu 9 năm trước. Khí metan cũng đang bắt đầu thoát ra từ những tản băng. Mực nước biển sẽ dâng ra sao? Lần đo cuối cùng, lượng CO2 đang ở mức 390 ppm, ngày nay, mực nước biển đã cao hơn ít nhất 15 mét, 50 feet. Nơi bạn đang ngồi bây giờ sẽ chìm trong nước. Hầu hết các tính toán cho rằng, trong thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng lên ít nhất 1 mét. Tôi nghĩ mức độ sẽ còn gia tăng nếu chúng ta tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể sẽ là 5 mét, tức 18 feet, trong thế kỷ này hoặc không lâu sau đó. Quan trọng là chúng ta sẽ bắt đầu một quá trình nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Băng sẽ tiếp tục tan trong vài thế kỷ tới. Sẽ không còn bờ biển ổn định. Những hệ quả kinh tế gần như không thể tưởng tượng nổi. Hàng trăm sự tàn phá như ở New Orleans sẽ diễn ra khắp thế giới. Điều có lẽ đáng bị chỉ trích hơn, nếu việc phủ nhận mức độ nguy hiểm của khí hậu tiếp tục, là sự hủy diệt các loài. Các loài bướm chiếm khoảng 20-50% trong tổng số các loài Theo Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu dự đoán chúng sẽ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này nếu chúng ta tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch như thường lệ. Trái đất nóng lên đã ảnh hưởng tới con người. Ở Texas, Oklahoma, Mexico trong đợt nóng và hạn hán năm ngoái, ở Moscow năm 2010 và châu Âu năm 2003, là những sự kiện nổi bật, khác biệt so với thông thường. 50 năm trước, những sự bất bình thường như vậy chỉ chiếm khoảng 2 đến 3 phần mười trong 1% diện tích đất. Trong vài năm gần đây, bởi hiện tượng trái đất nóng lên, những sự bất bình thường chiếm khoảng 10% -- tăng khoảng 25-50%. Vì thế chúng ta có thể chắn chắn nói rằng những đợt nóng gay gắt tại Texas và Moscow là không bình thường; chúng được gây nên bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một tác động to lớn, nếu việc trái đất tiếp tục nóng lên, sẽ diễn ra trong đất nước của chúng ta và trên thế giới, vùng Midwest và Great Plains, được dự đoán sẽ có nhiều đợt hạn hán khốc liệt, thậm chí còn tồi tệ hơn Dust Bowl, trong vòng chỉ vài thập kỷ, nếu chúng ta tiếp tục để trái đất nóng lên. Làm thế nào tôi có thể tiếp tục dấn thân sâu hơn vào các nỗ lực tuyên truyền, thuyết giảng tại 10 nước, bị bắt, và thậm chí còn không có các kỳ nghỉ trong suốt 30 năm qua? Các đứa cháu của tôi đã tạo động lực cho tôi làm được điều đó. Jake là một cậu bé vô cùng lạc quan và nhiệt tình. Hiện nay 2 tuổi rưỡi, cháu nghĩ cháu có thể bảo vệ đứa em gái 2 ngày rưỡi tuổi của mình. Sẽ thật là phi đạo đức nếu để những đứa trẻ này đối mặt với với hệ thống khí hậu ngày càng mất kiểm soát. Giờ đây thảm họa về biến đổi khí hậu mà chúng ta nghĩ có thể giải quyết bằng một phương pháp đơn giản là thu phí thải carbon thải ra từ các nhà máy nhiên liệu hóa thạch và phân phối 100% điện năng mỗi tháng cho tất cả các cư dân theo nguyên tắc đầu người, và chính phủ không giữ một đồng xu nào. Hàng tháng, hầu hết mọi người sẽ nhận được nhiều hơn việc chi trả các khoản. Phí thu và lãi sẽ kích thích nền kinh tế và sự đột phá, tạo ra hàng triệu việc làm. Đó là điều kiện thiết yếu để chúng ta hướng tới một tương lai với năng lượng sạch. Một vài nhà kinh tế học hàng đầu cũng đồng tình với quan điểm này. Jim DiPesco thuộc Chương trình bảo vệ môi trường của Đảng Cộng Hòa miêu tả: "Minh bạch. Dựa vào thị trường. Không khuếch trương vai trò của chính phủ. Đặt các quyết định về năng lượng vào tay các cá nhân. Như một kế hoạch bảo vệ khí hậu." Nhưng mặc dù thay vì đánh phí cao hơn cho việc thải khí carbon để chi trả các khoản liên quan đến hậu quả của nhiên liệu hóa thạch, chính phủ của chúng ta đang thúc ép người dân trợ cấp nhiên liệu hóa thạch từ 400-500 tỉ dollars mỗi năm trên toàn thế giới, khuyến khích sự khai thác nhiên liệu hóa thạch -- sự phá hủy đỉnh núi, sự khai thác mỏ, dầu, cát dầu, đá phiến dầu mỏ, việc khoan vào sâu Bắc cực. Nếu tiếp tục con đường này, điều chắc chắn là chúng ta sẽ vượt quá điểm bùng phát dẫn tới băng tan vượt quá tầm kiểm soát của các thế hệ tương lai. Một phần lớn các loài sẽ tiếp tục bị tuyệt chủng. Và sự gia tăng hạn hán, lũ lụt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới, dẫn đến sự đói kém diện rộng và sụt giảm kinh tế. Hãy tưởng tượng một hành tinh khổng lồ va chạm trực tiếp với Trái đất. Điều này tương tự như những gì chúng ta đang đối mặt. Tuy vậy, chúng ta vẫn lưỡng lự hành động để làm lệch hướng hành tinh đó, mặc dù chúng ta càng chờ đợi, thì việc đó càng khó khăn và tốn kém. Nếu chúng ta bắt đầu năm 2005, sẽ chỉ cần lượng giảm 3% mỗi năm để đặt đến mức cân bằng năng lượng và ổn định khí hậu trong thế kỷ này. Nếu chúng ta bắt đầu vào năm sau, con số sẽ là 6% mỗi năm. Nếu chúng ta đợi 10 năm nữa, con số là 15% mỗi năm -- cực kỳ khó khăn và tốn kém, và có khi là không thể đạt được. Vậy mà giờ đây chúng ta còn chưa bắt đầu. Thế nên những gì bạn hiểu những điều thôi thúc tôi phải đưa ra sự cảnh báo này. Rõ ràng, tôi vẫn chưa truyền đạt 1 thông điệp. Khoa học rất rõ ràng. Tôi cần sự trợ giúp của các bạn để thấy được sự nghiêm trọng và cấp thiết của vấn đề và những giải pháp hiệu quả hơn. Chúng ta nợ con cái chúng ta, những đứa cháu của chúng ta. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Một vài năm trước tôi bắt đầu một chương trình tìm kiếm những siêu sao công nghệ và tạo điều kiện cho họ nghỉ một năm và làm việc trong môi trường dường như họ sẽ rất ghét; họ phải làm việc cho chính phủ. Chương trình này được gọi là Code for America (Lập trình cho nước Mỹ) và chương trình này khá giống Peace Corps cho dân nghiền máy tính. Chúng tôi lựa chọn một vài ứng viên mỗi năm, họ sẽ làm việc với chính quyền thành phố. Thay vì đưa họ tới Thế Giới Thứ Ba, chúng tôi đưa họ tới sự náo nhiệt của thành phố. Ở đó, họ sẽ viết ra nhứng ứng dụng tuyệt vời, làm việc với đội ngũ nhân viên. Nhưng điều mà họ thực sự đang làm nhằm chứng tỏ mọi thứ đều có thể xảy ra trong xã hội công nghệ thông tin ngày nay. Hãy nói đến Al. Al là một vòi nước cứu hỏa tại Boston. Nó trông giống như đang tìm kiếm một cuộc hẹn hò, nhưng thực ra nó đang chờ đợi ai đó , bởi anh ấy biết rằng mình không giỏi trong việc dập tắt lửa khi bị chìm trong tuyết dày 4feet. Làm thế nào nó có thể tìm kiếm sự giúp đỡ trong tình trạng có một không hai như thế này? Năm ngoái, chúng tôi có một đội ở Boston tham gia chương trình Code for America. Họ ở đó trong tháng Hai đầy tuyết. Họ để ý rằng thành phố không bao giờ tháo bỏ những vòi nước chữa cháy. Nhưng một thành viên có tên là Erik Michaels-Ober, chú ý tới một điều khác, đó là việc mọi người vẫn thản nhiên đi bộ trước những thứ đó. Thế là anh ấy làm công việc mà bất cứ lập trình viên tài giỏi nào cũng sẽ làm là viết một ứng dụng. Đó là một ứng dụng nhỏ mà bạn có thể định vị các vòi chữa cháy. Bạn có thể khóa nó lại khi trời có tuyết Mỗi lần làm như vậy, bạn phải đặt tên cho nó, và anh ấy đặt tên chiếc đầu tiên là Al. Nếu bạn không làm, người khác có thể chiếm đoạt nó. Vậy là có chút động lực cho việc này. Đây là một ứng dụng nhỏ. Có lẽ là nhỏ nhất trong số 21 ứng dụng và các thành viên viết vào năm ngoái. Nhưng nó đã làm một việc mà không một chính phủ nào làm. Nó lan truyền rộng rãi. Một anh chàng trong văn phòng công nghệ của thành phố Honolulu biết đến ứng dụng này và nhận ra rằng anh ta có thể sử dụng nó, không phải cho tuyết, mà để người dân định vị các đèn cảnh báo sóng thần. Việc những chiếc đèn này hoạt động rất quan trọng, nhưng có người lại ăn cắp năng lượng từ chúng. Vì thế anh ấy giúp người dân có thể kiểm tra những chiếc đèn. Sau đó Seattle quyết định sử dụng phần mềm này để giúp người dân tránh khỏi nơi có đường ống dẫn nước bị tắc. Chicago ứng dụng phần mềm cho phép mọi người đăng ký quét dọn vỉa hè khi trời có tuyết. Hiện tại có chín thành phố đang lên kế hoạch sử dụng ứng dụng này. Việc này đang lan rộng một cách chóng mặt, có trật tự, và tự nhiên Nếu bạn biết bất cứ điều gì về công nghệ của nhà nước, bạn sẽ biết rằng việc này xảy ra không bình thường. Việc cho ra đời một phần mềm thường mất vài năm. Năm ngoái, chúng tôi có một đội gồm ba người làm việc trong một dự án kéo dài hai tháng rưỡi ở Boston. Dự án giúp cha mẹ tìm kiếm trường công lập phù hợp với con cái mình. Có người nói với chúng tôi rằng như bình thường, để xây dựng lên một phần mềm sẽ phải mất ít nhất 2 năm và tiêu tốn khoảng hai triệu đô-la. Nhưng những con số chẳng là gì cả. Hiện nay có một dự án trong hệ thống luật pháp California đã tiêu tốn những người đóng thuế hai tỉ đô-la, mà vẫn không hoạt động. Và còn nhiều dự án tương tự khác ở mọi cấp độ trong hệ thống chính quyền. Vì thế một ứng dụng được xây dựng trong vài ngày rồi lan truyền một cách chóng mặt, đó là con đường tắt nhằm xây dựng hệ thống chính quyền. Nó cho thấy cách mà chính phủ có thể hoạt động hiệu quả hơn -- không giống các công ty tư nhân, như nhiều người nghĩ. Và thậm chí không giống 1 công ty công nghệ, mà giống Internet thì đúng hơn. Điều đó đồng nghĩa với sự không kiểm soát, luôn gợi mở và sản sinh những điều mới. Điều đó thật quan trọng. Nhưng điều còn quan trọng hơn đó là nó chỉ ra cách thế hệ mới giải quyết với vấn đề của chính phủ -- không phải vấn đề của một hệ thống cứng nhắc, mà là của những hành động tập thể. Đó là một tin vui, bởi chúng ta sẽ có nhiều hơn những hành động cộng động với sự giúp sức của công nghệ điện tử. Ngày nay có một cộng đồng lớn những người giúp xây dựng các công cụ cần thiết để chúng ta cùng nhau làm việc hiệu quả. Đó không chỉ là các thành viên của Code for America, còn hàng trăm người trên khắp đất nước đang viết nên những ứng dụng mang tính đại chúng hàng ngày trong chính cộng đồng của chúng ta. Họ chưa từ bỏ Họ thấy nản lòng với chính phủ, nhưng họ không than phiền, họ tìm cách sửa chữa. Và những con người này biết rằng chúng ta đã không để chú trọng đến nó. Đó là khi bạn gạt bỏ mọi cảm xúc về chính trị và ranh giới tại DMV (Department of Motor Vehicles) và tất cả những thứ khiến chúng ta tức giận, chính phủ, và cốt lõi của nó, trong lời nói của Tim O'Reilly, "Chung tay hành động tức là không hành động đơn phương." Giờ đây có rất nhiều người mất niềm tin vào chính phủ. Và nếu bạn là một trong số những người đó, tôi yêu cầu bạn cân nhắc lại, bởi mọi thứ đang thay đổi. Chính trị không thay đổi; chính phủ đang. Và bởi chính phủ cương quyết cướp đoạt quyền lực từ chúng ta -- hãy nhớ rằng "Chúng ta là con người?" -- chúng ta nghĩ gì về việc nó sẽ ảnh hướng tới sự thay đổi. Khi bắt đầu chương trình này, tôi không biết mấy về chính phủ. Giống như nhiều người, tôi đã nghĩ chính phủ cơ bản chỉ là bắt mọi người đi bầu cử. Sau hai năm, tôi rút ra được kết luận đặc biệt với chính quyền địa phương, về những chú chuột opossums Đây là trung tâm thông tin và liên lạc. Đây sẽ là nơi bạn đến nếu bạn gọi 311 từ thành phố của bạn. Nếu bạn có cơ hội làm việc trong trung tâm liên lạc của thành phố, giống như Scott Silverman, một thành viên của chúng tôi -- trên thực tế, tất cả họ làm -- bạn sẽ phát hiện thấy mọi người gọi tới chính phủ với rất nhiều vấn đề, trong đó có một chú chuột opossum bị mắc kẹt trong nhà bạn. Scott nhận thức được điều này. Anh ấy gõ "Opossum" vào kho dữ liệu chính thức. Anh ấy không hề nghĩ đến điều gì khác. Anh bắt đầu với việc kiểm soát động vật. Cuối cùng, anh ấy nói: "Nhìn xem, chẳng phải bạn có thể mở tất cả cánh cửa tới nhà bạn và chơi nhạc thật to và nhìn xem có thứ gì chuyển động ko?" Và điều đó đã đúng. Một tràng vỗ tay cho Scott. Nhưng đó không phải tất cả về loại chuột opossum. Boston không chỉ có một tổng đài. Nó còn có 1 ứng dụng, 1 website và 1 ứng dụng trên điện thoại, mang tên Citizens Connect. Chúng tôi không viết ứng dụng này. Đây là thành quả của những con người xuất sắc tại Văn phòng cơ học thành phố tại Boston. Rồi 1 ngày -- đây mới thực sự là báo cáo -- có 1 thứ xảy ra: "1 chú chuột opossum trong thùng rác của rôi. Không biết nó chết chưa nữa. Làm thế nào để xử lý nó?" Nhưng chuyện xảy ra với Citizens Connect lại khác. Scott nói chuyện trực tiếp. Nhưng trên Citizens Connect, mọi thứ đều được công khai, để tất cả có thể thấy. Và trong trường hợp này, một người hàng xóm đã thấy. Trong bản báo cáo tiếp theo có viết, "Tôi đang đi bộ trong khu vực, thì thấy 1 thùng rác phía sau nhà. 1 chú chuột opossum sao? Thử kiểm tra xem. Còn sống? Đúng vậy. Dựng thùng rác lên, rồi đi bộ về nhà. Chúc ngủ ngon, chú chuột opossum đáng yêu." (Cười) Khá đơn giản. Điều này thật thú vị. Đây chính là cách công nghệ tiếp cận với đời sống thực. Đây cũng là một ví dụ điển hình khác về việc chính phủ triển khai trò chơi cộng đồng. Nhưng đó cũng là ví dụ về việc chính phủ như một hệ thống. Không hẳn là tôi nói về định nghĩa của hệ thống trong công nghệ. Tôi chỉ đang nói về một hệ thống hỗ trợ con người giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người giúp đỡ lẫn nhau, nhưng chính phủ đóng vai trò cốt lõi ở đây. Nó kết nối hai người đó lại với nhau. Nếu cần thiết, các dịch vụ của chính phủ có thể giúp đỡ họ kết nối lại, nhưng một người hàng xóm thì là một giải pháp tốt và tiết kiệm hơn so với các dịch vụ của chính phủ. Khi người này giúp người kia, cộng đồng của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn. Nếu gọi trung tâm quản lý động vật, điều đó sẽ tiêu tốn nhiều tiền bạc hơn. Một trong những điều quan trọng chúng ta cần nghĩ về chính phủ là nó không giống với chính trị. Phần lớn mọi người hiểu điều đó, nhưng họ lại nghĩ rằng cái này là đầu vào cho cái kia. Rằng đầu vào cho hệ thống chính phủ và việc bầu cử. Xem nào, bao nhiêu lần chúng ta bầu cử 1 nhà lãnh đạo chính trị -- và chúng ta thường tiêu tốn nhiều năng lượng để đi tìm 1 nhà lãnh đạo chính trị -- và rồi chúng ta ngồi lại và hi vọng chính phủ sẽ phản ánh giá trị và thỏa mãn nhu cầu của chúng ta, nhưng rồi lại chẳng có mấy thay đổi? Đó là vị chính phủ giống như một đại dương mênh mông và chính trị chỉ là một lớp dày 6 inch trên bề mặt. Và những gì ở phía dưới được chúng ta gọi là bộ máy quan liêu. Chúng ta nói ra những từ ngữ đó với sự khinh miệt. Nhưng chính sự khinh miệt đó đã giúp chúng ta thấy chúng ta có gì và phải trả giá cho thứ chống lại chúng ta, và rồi lại làm hại chính chúng ta. Có người cho rằng chính trị rất hấp dẫn. Nếu chúng ta muốn chính quyền làm việc cho mình, chúng ta phải khiến cho hệ thống đó trở nên hấp dẫn. Bởi đó là nơi những công việc thực sự của chính phủ diễn ra. Chúng ta phải đầu tư vào cơ cấu bộ máy chính phủ. Đó chính là những gì OccupytheSEC đã làm. Bạn đã bao giờ thấy những con người này? Đó là một nhóm các công dân tâm huyết đã viết một bản báo cáo chi tiết dài 325 trang để trả lời cho đề nghị của SEC về việc góp ý cho Dự thảo cải cách tài chính. Đó không phải là chính trị, mà là hệ thống quan liêu. Với những ai mất niềm tin vào chính phủ, đây là lúc chúng ta hỏi bản thân về 1 thế giới chúng ta muốn để lại cho con cháu. Bạn phải nhận ra những thách thức to lớn mà chúng sẽ phải đối mặt. Chúng ta sẽ đạt được những điều chúng ta cần phải làm mà không chấn chỉnh lại chính quyền đại diện cho tất cả chúng ta không? Chúng ta không thể làm vậy nếu không có chính phủ, chúng ta cần nó để đạt được hiệu quả hơn. Tin vui là giờ đây công nghệ đang giúp cải thiện khá nhiều chức năng của chính phủ một cách làm mang lại hiệu quả thực sự thắt chặt hơn quan hệ cộng đồng. Chúng ta có một thế hệ lớn lên với sự phát triển của Internet, và chúng ta biết không khó khăn gì để có thể hợp sức với nhau, bạn chỉ cần điều khiển hệ thống đi đúng hướng. Giờ đây độ tuổi trung bình của các thành viên trong nhóm chúng tôi là 28, thật ghen tị là tôi gần như già hơn tất cả họ. Đây là thế hệ dùng tiếng nói của mình để đấu tranh cho quyền lợi. Cuộc chiến của họ không giống chúng ta không phải việc ai sẽ là người lên tiếng; mà tất cả họ sẽ phải làm điều đó. Họ có thể đưa ra ý kiến trên bất cứ phương tiện nào và vào lúc nào, và họ vẫn đang làm điều đó. Khi họ đối mặt với vấn đề của chúng phủ, họ có thể không quan tâm lắm đến việc sử dụng tiếng nói của mình. Họ sử dụng đôi bàn tay của mình. Họ sử dụng đôi bàn tay của mình để viết lên những ứng dụng giúp chính phủ làm việc tốt hơn. Những ứng dụng này giúp chính ta cả thiện xã hội. Đó có thể là việc xử lý vòi nước chữa cháy, dọn đống cỏ dại, dựng lại thùng rác có 1 chú chuột opossum bên trong. Chắc chắn, chúng ta có thể xử lý vòi nước chữa cháy, và nhiều người đã làm vậy. Nhưng những ứng dụng như cộng nghệ nhắc nhở rằng chúng ta không chỉ là người tiêu dùng, và chúng ta không chỉ là nhà tiêu dùng của chính phủ, đóng góp thuế và nhận lại dịch vụ. Hơn thế, chúng ta là những công dân. Và chúng ta không thể ổn định chính phủ cho đến khi chúng ta làm tốt nhiệm vụ công dân. Tôi có một câu hỏi cho tất cả các bạn ở đây: Khi có những việc quan trọng cần đến sự chung tay của chúng ta, tất cả chúng ta, chúng ta sẽ là một đám đông tiếng nói, hay chúng ta sẽ trở thành một nhóm của những đôi tay? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ trình bày về những phát hiện không ai ngờ tới. Hiện tại tôi làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời. Và công ty nhỏ mới thành lập của tôi đang cố gắng thâm nhập vào môi trường bằng cách chú ý tới... ... chú ý tới đóng góp từ cộng đồng. Đây là một đoạn video ngắn cho thấy những gì chúng tôi đang làm. Hở. Xin chờ một chút. Có lẽ cần giây lát để chạy đoạn video. (Tiếng cười) Chúng ta sẽ chỉ -- chúng ta có thể bỏ qua -- tôi sẽ bỏ qua video vậy... (Tiếng cười) Không. (Tiếng cười) (Tiếng cười) (Nhạc) Đây không phải là... (Tiếng cười) Được rồi. (Tiếng cười) Công nghệ Mặt Trời là... Ồ, tôi hết giờ rồi sao? Được rồi. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Trưa nay tôi muốn thảo luận với các bạn vì sao bạn sẽ không có một sự nghiệp lớn. (Cười) Là một nhà kinh tế học, Cuối ngày rồi, hãy sẵn sàng nghe những lời bình đáng buồn. Tôi chỉ muốn nói với những ai đang muốn lập đại nghiệp Tôi biết một số bạn đã quyết tâm tạo dựng sự nghiệp vĩ đại. Nhưng rồi bạn cũng sẽ thất bại thôi. (Cười) Bời vì -, các bạn đều vui với thất bại. (Cười) Nhóm người Canada, chắc chắn luôn, (Tiếng cười) Những ai muôn có một công việc tốt rồi sẽ thất bại, bởi vì, thật sự, công việc tốt, hiện nay biến mất hết rồi. Có những nghề nghiệp và công việc tuyệt vời, và cũng có những việc nặng nhọc, căng thẳng, hút máu người, phá hủy tâm hồn, tương tự thế, và chả có gì ở giữa chúng. Do đó ai muốn tìm một công việc tốt sẽ thất bại. Tôi nói về những ai tìm kiếm những việc to lớn, sự nghiệp vĩ đại và tại sao bạn cũng sẽ thất bại luôn. Lí do đầu tiên là bởi bất chấp bao nhiêu lần người ta nói với bạn, "Nếu bạn muốn có sự nghiệp vĩ đại, bạn phải theo đuổi đam mê của mình, bạn phải theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải theo đuổi, điều thôi thúc lớn nhất trong cuộc đời bạn," bạn nghe hết lần này qua lần khác, và bạn quyết định không làm. Bất kể bao nhiêu lần bạn tải về phát biểu của Steven Jobs tại lễ tốt nghiệp trường Stanford, bạn chỉ xem nó và quyết định không làm. Tôi khá hiểu tại sao bạn quyết định không làm. Bạn quá lười để làm. Nó quá khó. Bạn sợ phải tìm kiếm đam mê của mình và không tìm nó, bạn nghĩ mình là kẻ dốt, và bạn biện minh cho việc tại sao bạn lại không tìm kiếm đam mê của mình. Có đủ lời biện hộ, thưa quý ông quý bà. Chúng ta sẽ không kể ra hết cả danh sách dài -- bạn sáng tạo khi nghĩ ra lời biện hộ nhưng lại không làm những điều cần làm nếu bạn muốn lập đại nghiệp. Và, ví dụ, một lời biện hộ kinh điển là (thở dài) "À thì, đại nghiệp thực sự đối với hầu hết mọi người, chỉ là trò may rủi. Tôi sẽ đứng loanh quanh để cố tìm vận may, và nếu tôi may mắn, tôi sẽ có được đại nghiệp. Nếu không, tôi sẽ có một công việc tốt." Nhưng mà công việc tốt là điều không thể, vậy sẽ không hiệu quả. Vậy nên, lời biện hộ tiếp theo sẽ là, "Đúng là có nhiều người đặc biệt theo đuổi niềm đam mê của mình, nhưng họ là thiên tài. Là những Steven Jobs. Khi tôi lên 5, tôi đã nghĩ mình là thiên tài, nhưng thầy tôi đã đá văng ý nghĩ đó ra khỏi đầu tôi lâu rồi." (Tiếng cười) "Và giờ tôi biết tôi vô cùng thạo việc." Bạn biết đó, nếu là vào năm 1950, thạo việc thôi cũng sẽ mang đến cho bạn đại nghiệp. Nhưng đoán xem? Giờ đã là năm 2012, và nói với thế giới rằng, "Tôi rất là, rất là thạo việc." bạn tự khen mình để chê bai người khác. Và rồi, dĩ nhiên, có lời biện hộ khác nữa: "Vâng, tôi sẽ làm, tôi sẽ làm, nhưng mà --- rốt cuộc thì, tôi không cá biệt. Mọi người đều biết những ai theo đuổi đam mê nhìn chung đều bị ám ảnh Hmm? Hmm? Phải không? Bạn biết, ranh giới mong manh giữa thằng điên và thiên tài. "Tôi không cá biệt. Tôi đã đọc tiểu sử của Steven J, Ôi, lạy Chúa -- Tôi không phải dạng đó, tôi là người tốt Tôi là người bình thường. Tôi là người tốt, bình thường, và là người tốt và bình thường - không có đam mê." (cười) "À, nhưng tôi vẫn muốn có sự nghiệp lớn, Tôi không được chuẩn bị để theo đuổi đam mê, nên giờ tôi biết tôi phải làm gì, vì tôi có một giải pháp. Tôi có chiến lược. Chính từ Ba và Mẹ nói với tôi. Ba mẹ nói là nếu tôi làm việc chăm chỉ, tôi sẽ có sự nghiệp tốt. Vậy, nếu bạn làm việc chăm chỉ bạn sẽ có sự nghiệp tốt. Nếu bạn làm việc rất, rât, rất là chăm chỉ, bạn sẽ có một đại nghiệp. Có vẻ hợp lí về mặt toán học đúng không? Hmm. Không. Bạn biết gì không? Có một bí mật nhỏ ở đây: Bạn muốn làm việc? Bạn muốn làm việc thật sự, thật sự, thật sự chăm chỉ? Biết gì không? Bạn sẽ thành công. Thế giới sẽ cho bạn cơ hội để làm việc rất, rất, rất, rất chăm chỉ. Nhưng bạn có chắc rằng điều đó sẽ mang đến cho bạn đại nghiệp, khi tất cả bằng chứng đều cho thấy điều ngược lại? Vậy, giờ hãy nói về những người trong các bạn đang tìm kiếm đam mê. Bạn thực sự hiểu rõ bạn nên làm thế thì tốt hơn, chẳng quan tâm đến mọi lời biện minh. Bạn đang cố tìm ra niềm đam mê -- (Thở dài) và bạn khá là hạnh phúc. Bạn tìm thấy thứ gì đó khiến bạn thích thú. "Tôi có một sở thích! Tôi có một sở thích!" Bạn nói với tôi, Bạn nói, "Tôi có một sở thích!" Tôi nói, "Thật tuyệt! Và bạn đang cố nói gì với tồi?" "Vâng, tôi có một sở thích." Tôi nói, "Vậy bạn có đam mê không?" "Tôi có một sở thích", bạn nói "Sở thích đó được so sánh với cái gì?" "Ừ thì, tôi có hứng thú trong việc này." "Thế còn toàn bộ các hoạt động khác của con người?" "Tôi không thích chúng." "Bạn xem xét hết chưa, có không?" "Không. Không hẳn." Đam mê là tình yêu lớn nhất của bạn. Đam mê là thứ sẽ giúp bạn phát huy hết tài năng của mình. Đam mê và sở thích -- chúng không giống nhau. Liệu bạn có đến gặp người bạn yêu và nói, "Cưới anh nhé! Nhìn em thích thật." (Cười) Không hề có chuyện đó. Không có chuyện đó, và bạn sẽ chết cô đơn một mình. (Cười) Điều bạn muốn, Điều bạn muốn, điều bạn muốn, là niềm đam mê, Bạn cần 20 sở thích, và rồi một trong số đó, một trong số đó sẽ bám lấy bạn, một trong số đó sẽ khuyến khích bạn hơn những thứ khác, và rồi bạn có thể tìm ra tình yêu lớn nhất của mình, khi so sánh với tất cả những sở thích khác của bạn và đó chính là niềm đam mê. Anh là là một nhà kinh tế duy lý. Anh ta nói với người yêu mình, "Chúng ta lấy nhau đi. Hãy cùng kết hợp sở thích của chúng ta." (Cười) Vâng, anh ta đã làm thế. "Anh yêu em thật lòng", anh ta nói "Anh yêu em đậm sâu. Anh yêu em hơn những người con gái khác anh đã từng gặp. Anh yêu em hơn Mary, Jane, Susie, Penelope, Ingrid, Gertrude, Gretel -- Anh đã từng tham gia chương trình trao đổi của Đức. Anh yêu em hơn --" Và rồi. Cô ta bỏ ra ngoài, trong khi anh ta đang kể lể về tình yêu anh dành cho cô. Sau khi hết khinh ngạc bởi, bạn biết đó, thất vọng, anh ta kết luận rằng anh ta vừa thoát được việc kết hôn với một người vô lý. Dù vậy, anh ta vẫn ghi chú lại là trong lần cầu hôn tiếp theo, có lẽ không cần liệt kê hết tên của các cô gái anh ta đã phải lòng trong chuyện này. (Cười) Nhưng cơ bản là vậy. Bạn phải tìm kiếm nhiều sự lựa chọn để tìm ra được định mệnh của bạn, hay bạn sợ từ "định mệnh"? Từ "định mệnh" làm bạn sợ à? Đó là điều chúng ta đang đề cập tới. Và nếu bạn không phát huy tối đa tài năng của mình, nếu bạn hài lòng với "sở thích", bất kể nó là cái quái gì, bạn biết điều gì sẽ đến vào cuối đời bạn? Bạn bè và gia đình bạn sẽ tập trung tại nghĩa trang, bên cạnh huyệt một của bạn là tấm bia đá, và chữ khắc trên tấm bia đá đó nói rằng, "nơi đây an nghỉ một kĩ sư ưu tú, người đã phát minh ra Velcro." Nhưng trên bia mộ đó nên viết là, trong một cuộc đời khác, điều nên đề cập đó là nếu bạn đã phát huy hết tài năng của mình, "Nơi đây yên nghỉ cuối cùng người được giải Nobel vật lí, người đã hoàn tất Thuyết Đại Thống Nhất và chỉ ra tính thực tiễn của kĩ thuật warp drive." (cười) Velcro, thật luôn! (cười) Một bên là sự nghiệp vĩ đại Bên kia là cơ hội bị bỏ lỡ. Nhưng rồi, một vài người trong các bạn, bất chấp những lời biện hộ đó, bạn sẽ tìm ra, bạn sẽ tìm ra niềm đam mê của mình. Và bạn vẫn thất bại. Bạn vẫn sẽ thất bại, bởi vì -- bởi vì bạn không hành động, bởi vì bạn sẽ lại phát minh ra một lời biện minh mới, bất cứ lời biện minh nào cho việc không hành động, và lời biện minh này, tôi đã nghe rất nhiều lần rồi: "Vâng, tôi muốn theo đuổi sự nghiệp lớn, nhưng, tôi coi trọng các mối quan hệ -- (cười) hơn là thành công. Tôi muốn trở thành một người bạn vĩ đại. Tôi muốn trở thành bậc cha mẹ vĩ đại, và tôi không thể hi sinh những điều đó để có thể đạt được thành tựu vĩ đại." (cười) Bạn muốn tôi nói gì đây? Bạn có thực sự muốn tôi nói với bạn rằng, nói rằng, "Thật lòng, tôi thề tôi chưa từng đá trẻ con." (Cười) Hãy nhìn vào thế giới quan của chính bản thân bạn. Bạn luôn là anh hùng bất kể thế nào. Và tôi, người đề nghị tế nhị rằng bạn có thể muốn một sự nghiệp vĩ đại, nhất định là ghét trẻ con. Tôi không ghét trẻ con. Tôi không đá chúng. Vâng, đã có một đứa trẻ lẩn quẩn trong tòa nhà này khi tôi đến đây, nhưng không, tôi không có đá nó. (Cười) Tất nhiên, tôi bảo nó rằng tòa nhà này chỉ dành cho người lớn thôi và bảo nó ra ngoài. Nó lầm bầm điều gì đó về mẹ nó, và tôi nói với nó rằng chắc mẹ đang tìm nó ngoài kia. Lần cuối tôi thấy nó, nó đang khóc trên cầu thang. (cười) Yếu đuối quá đi. (cười) Nhưng đó là ý bạn? Bạn muốn tôi nói thế à. Bạn thật sự cho rằng thật đáng trân trọng khi bạn dùng trẻ con như tấm khiên sao? Bạn biết ngày nào đó sẽ xảy ra điều gì không, hỡi những phụ huynh lí tưởng? Ngày nào đó, con của bạn sẽ đến với bạn và nói rằng "Con muốn con muốn trở thành gì rồi. Con biết con sẽ làm gì với cuộc đời của mình rồi. Bạn vui mừng. Đó là câu nói mà bậc cha mẹ muốn nghe, vì con bạn giỏi toán, và bạn biết bạn sẽ thích điều tiếp theo đó. Rồi con bạn nói, "Con quyết định, con muốn trở thành nhà ảo thuật, Con muốn biểu diễn ảo thuật trên sân khấu." (cười) Và bạn sẽ nói gì? Bạn nói, bạn nói rằng, "Mạo hiểm quá con, Sẽ thất bại con à. Không kiếm được nhiều tiền từ đó đâu. Con không biết đó thôi, nghĩ lại đi con. Con rất giỏi toán, tại sao con không --" Con bạn cắt ngang lời bạn và nói, "Nhưng đó là ước mơ của con Con mơ được làm điều đó." Và bạn sẽ nói gì nào? Bạn biết bạn sẽ nói gì? "Nhìn này con, ta cũng đã có một ước mơ, nhưng rồi -- Nhưng rồi --" Bạn sẽ kết thúc câu như thế nào với chữ "nhưng rồi" của mình? "Nhưng, ta cũng đã một lần ước mơ, nhưng ta sợ phải theo đuổi nó." Hoặc bạn sẽ nói với con bạn là: "Ta đã có một ước mơ, con à. Nhưng rồi, mày ra đời." (Cười) (vỗ tay) Có phải bạn thật sự muốn dùng gia đình bạn, có phải bạn thật sự muốn nhìn vào bạn đời và con của bạn, và coi như là nhà tù của mình? Đã có điều gì đó mà bạn có thể nói với con của bạn, khi nó nói "Con có một ước mơ." Bạn có thế đã nói -- khi nhìn vào mặt con bạn và nói rằng, "Cứ làm đi con! Như ta đã từng làm." Nhưng bạn không thể nói được vậy, vì bạn đâu có làm. Bởi vậy, bạn không thể. (Cười) Thế nên tội lỗi của bậc bố mẹ lại đổ lên những đứa trẻ đáng thương. Tại sao, bạn cứ núp dưới bóng của các mối quan hệ để viện cớ này nọ về việc không theo đuổi niềm đam mê của mình? Bạn biết tại sao. Tận sâu thẳm trong tim bạn, bạn biết tại sao, và tôi đang cực kì nghiêm túc. Bạn biết tại sao bạn cứ lấy sự ấm áp và dễ chịu và bao bọc bản thân trong các mối quan hệ. Bởi vì bạn -- bạn biết bạn là ai. Bạn sợ bị xem như kẻ lố bịch. Bạn sợ phải cố gắng. Bạn sợ rằng sẽ thất bại. Người bạn vĩ đại, người bạn đời vĩ đại, bố mẹ vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại. Đó không phải là một sao? Đó không phải là chính bạn sao? Làm sao bạn có thể trở thành một mà thiếu những thứ khác. Nhưng bạn sợ. Và đó là lí do bạn sẽ không có một sự nghiệp vĩ đại. Trừ khi -- "trừ khi", đó là từ gợi nhớ nhiều nhất trong tiếng Anh -- "trừ khi" Nhưng từ "trừ khi" cũng gắn chặt với một cụm từ vô cùng đáng sợ khác, "Giá như tôi đã..." "Giá như tôi đã..." Nếu bạn đã từng bật lên suy nghĩ đó trong đầu, sẽ thật sự rất đau. Vậy, có rất nhiều lí do tại sao bạn rồi sẽ thất bại trong việc có một đại nghiệp. Trừ khi -- Trừ khi. Cảm ơn. Khi bạn nghĩ về bộ não, thật khó khăn để hiểu được, bời vì nếu tôi hỏi bạn ngay bây giờ, tim hoạt động như thế nào, bạn sẽ ngay lập tức trả lời rằng: máy bơm Nó bơm máu. Nếu tôi hỏi bạn về phổi, bạn sẽ nói nó trao đổi khí Oxy từ khí CO2. Thật là dễ dàng. Nếu tôi hỏi não hoạt động như thế nào, khó để có thể hiểu được bởi vì bạn không thể chỉ nhìn vào một bộ não và hiểu đó là gì. Nó không phải là một dụng cụ cơ khí, máy bơm, hay là túi khí Nó giống như, nếu bạn giữ nó trong lòng bàn tay khi nó chết, chỉ một mẩu của chất béo. Để hiểu não hoạt động thế nào, bạn phải đi vào bên trong một bộ não sống bỏi vì não không thuộc cơ khí , nó là điện tử, là hóa học. não của bạn chưa hơn 100 tỷ tế bào, được gọi là nơ-ron. và những nơ-ron này tiếp xúc nhau bằng dòng điện. và chúng ta sẽ nghe trộm cuộc trò chuyện giữa hai tế bào, và ta lắng nghe xem cái gì được gọi là dao động đỉnh điểm. Nhưng ta sẽ không ghi chép não bạn hoặc não tôi hay là não giáo viên bạn, chúng ta sẽ sử dụng người bạn gián tốt tính này. Không phải chỉ vì tôi nghĩ chúng ngầu, mà còn vì chúng có bộ não tương tự giống chúng ta. Nên nếu học được chút gì đó về não chúng làm việc thế nào ta sẽ học được nhiều về não chúng ta hoạt động ra sao Tôi sẽ để chúng vào nước đá và sau đó ... Khán giả: Eo... Greg Gabe: Yeah... Ngay bây giờ chúng sẽ bị gây mê. Vì chúng là động vật máu lạnh, nhiệt độ của chúng sẽ giống của nước chúng không thể kiểm soát nên đơn giản là thư giãn, đúng không? Chúng sẽ không cảm thấy gì cả, nào cho bạn một chút về việc chúng ta đang làm gì, một thí nghiệm khoa học để hiểu về bộ não. vậy ... Đây là chân của con gián. và con gián có tất cả những sợi tóc xinh đẹp này và đầy gai xung quanh nó. Bên dưới mỗi cái là một tế bào, và nơ-ron của nó sẽ gửi thông tin về cơn gió hoặc sự dao động. Để bắt được một con gián không hề dễ bởi chúng có thể cảm nhận bạn đang đến. Trước khi bạn tới được chỗ, chúng đã chạy mất. Những tế bào này truyền thông tin tới não sử dụng những sợi trục nhỏ với tinh nhắn điện tử ở đó. Chúng ta sẽ ghi lại bằng ghim cái chốt ở đây. Ta cần tách chân của con gián... đừng lo, chúng sẽ không mọc lại.. sau đó ta sẽ đặt hai chốt ở đây. Tin nhắn điện tử này sẽ đi qua và được tiếp nhận. Bây giờ ta sẽ tiến hành thí nghiệm, hãy xem nếu bạn dám. Tốt rồi. Tiến hành thôi. Giờ tôi sẽ mang cái chân này, Tôi sẽ đặt nó vào phát mình này để ta có thể tiến hành được gọi là Hộp nhện và nó thay thế nhiều thiết bị đắt tiền trong phòng thí nghiệm, nên bạn có thể làm vậy trong trường cấp 3 của mình hoặc trong tầng hầm như tôi. (khán giả: tiếng cười) Rồi, đó. Bạn có thể thấy không? Được rồi, giờ tôi sẽ bật nó lên. Cắm ổ điện. (âm thanh) Với tôi, đây là âm thanh tuyệt nhất thế giới. Hãy quan sát xem chúng như thế nào, đưa chúng lên màn hình iPad. Tôi đã cắm iPad vào đây. Hãy nhớ ta đã nói sợi trục giống như những đầu nhọn. Nên ta hãy để ý một chút một trong chúng nhìn như chỉ trong 1s. Như chúng ta thấy. Đó là thế hoạt động. Bạn cần 100 tỷ tế bào trong não để gửi tất cả thông tin về việc bạn thấy gì, nghe gì. Chúng ta làm một thí nghiệm thì sao nhỉ? Ta sẽ thổi vào nó và nghe nếu ta thấy có sự thay đổi. Các bạn đã sẵn sàng chưa nào? (tiếng thổi) (âm thanh thay đổi) Để tôi lấy bút chạm vào nó. (tiếng ồn) Đó là tốc bộ truyền dữ liệu. Thực ra cần chút kiến thức khoa học thần kinh để hiểu điều này. Đây gọi là tỷ lệ mã hóa: Càng tác động mạnh vào cái gì sẽ càng nhiều dao động đỉnh điểm Và tất cả các thông tin đó sẽ đến não bạn. Bạn hiểu điều đó như thế này. Cách khác là do não bạn không chỉ tiếp nhận dòng đẩy của điện mà còn có thể gửi nó đi. Làm thể nào chuyển động cơ. Quan sát xem chuyện gì xảy ra nếu tôi cắm điện vào chân con gián Tôi sẽ lấy hai chốt điện này cắm vào nó. Lấy đầu khác cắm vào iPod của tôi. Mà thực ra là iPhone. Điện thoai hoặc iPod của bạn có một bộ sạc? Nó sẽ gửi tín hiệu tới nam châm ở tai nghe khiến chúng rung và bạn có thể nghe được âm thanh Những tín hiệu đó giống như trong não bạn sử dụng bạn có thể gửi chúng tới chân con gián và hy vọng sẽ có hiệu quả, thực ra ta có thể thấy chuyện gì diễn ra khi đưa âm nhạc tới lũ gián. Hãy quan sát. (giai điệu) Bật lên được chưa?Tiến hành nào (Khán giả trầm trồ) GG: Vậy chuyện gì đang diễn ra? (Tiếng cười) Bạn thấy những gì đang diễn ra nó chuyển động theo điệu nhạc Tất cả người yêu audio ở đây nếu bạn có dàn âm thanh bạn biết rằng loa thùng là loa to nhất. Loa to nhất có sóng âm thanh dài nhất, là thứ mang trong dòng điện, và dòng điện là thứ khiến những vật này chuyển động. không chỉ loa tạo ra sóng điện từ Mic-ro cũng gây ra sóng điện từ. (Nhịp điệu) Tôi đã mời một người khác ngoài khán phòng này để giúp tôi điều này. (Beatboxing) Đây là lần đâu tiên chuyện này diễn ra trong lịch sử loài người . Beatbox đến với chân một con gián. Khi bạn trở lại trường, hãy nghĩ về thần kinh học và làm sao có thể bắt đầu cuộc cách mạng nơ-ron Cảm ơn rất nhiều. Tạm biệt. (Vỗ tay) Người dịch: Ichi Nguồn: ted-ed.com Thường ngày ở trường học, vô số thời gian được dành ra để học đáp án cho các câu trả lời, nhưng bây giờ, chúng ta sẽ làm điều ngược lại. Chúng ta sẽ xem những câu hỏi mà bạn không thể biết câu trả lời bởi vì chúng không có đáp án. Khi còn là một cậu bé, tôi từng thắc mắc rất nhiều thứ như: Một con chó sẽ có cảm giác như thế nào? Thế còn côn trùng thì sao? Big Bang có phải chỉ là một vụ tai nạn? Nếu có, làm sao biết chắc rằng Chúa là một ông mà không phải một bà? Tại sao nhiều người và con vật vô tội phải chịu đựng những bất hạnh? Thực sự có một kế hoạch cho cuộc đời tôi ư? Có phải tương lai vẫn chưa được viết hay nó đã sẵn có mà ta không nhìn thấy được? Vậy tôi có quyền tự quyết định không? Ý tôi là tôi là ai vậy? Tôi là một cái máy sinh học ư? Thế tại sao tôi có ý thức? Ý thức là gì? Robot rồi sẽ có ý thức không? Ý tôi là, tôi cho rằng một ngày nào đó tôi sẽ được biết tất cả đáp án cho những câu đó. Ai đó phải biết chứ, đúng không? Bạn đoán đi? Chẳng ai biết đâu. Hầu hết những câu hỏi đó giờ đây làm tôi tò mò hơn bao giờ hết. Nhưng nghiên cứu sâu về nó thì thật thú vị vì nó sẽ mang bạn đến ngưỡng cửa của tri thức, bạn sẽ không biết được mình sẽ tìm thấy gì ở đó đâu. Có 2 câu hỏi mà chưa ai trên trái đất này trả lời được. (Âm nhạc) [Có bao nhiêu vũ trụ?] Thỉnh thoảng, khi tôi trên một chuyến bay dài tôi đưa mắt nhìn ra cảnh núi non và sa mạc và cố đoán xem trái đất bao la như thế nào. Rồi tôi nhớ rằng có một thứ chúng ta nhìn thấy mỗi ngày có thể chứa vừa một triệu Trái đất bên trong: Mặt trời. Nó dường như rất to. Nhưng trong vũ trụ bao la, Mặt Trời chỉ như một chiếc đinh ghim, một trong khoảng 400 tỉ ngôi sao trong dải ngân hà, mà bạn nhìn thấy vào những đêm quang đãng như một màn sương trắng nhạt trên bầu trời. Có khoảng 100 tỉ thiên hà được phát hiện bằng kính thiên văn. Nếu mỗi ngôi sao có kích thước chỉ bằng một hạt cát thì số ngôi sao trong dải ngân hà đủ để lấp đầy một bãi biển với diện tích là 30x30 foot và sâu ba feet với đầy cát. Và cả Trái đất này sẽ không có đủ bãi biển để tượng trưng cho những ngôi sao trong cả vũ trụ này. Ôi ngài Stephen Hawking ơi, chừng đó là rât rất nhiều ngôi sao. nhưng bây giờ ông và các nhà vật lí khác tin rằng thực tế nó còn lớn hơn vậy nữa. Theo tôi, trước hết thì 100 triệu thiên hà trong phạm vi kính thiên văn có lẽ chỉ là một phần rất nhỏ. Bản thân không gian đang được mở rộng với tốc độ tăng rất nhanh. Đại đa số các thiên hà xa đến nỗi ánh sáng từ chúng không bao giờ đến được chỗ chúng ta. Tuy nhiên, thực tại trên Trái Đất liên quan mật thiết với khoảng cách của những thiên hà vô hình đó. Chúng như là một phần của vũ trụ này. Chúng tạo nên một công trình đồ sộ duy nhất tuân theo định luật vật lí giống nhau và đều tạo thành từ các nguyên tử, electron, proton, quark, neutrino giống nhau; thứ tạo nên bạn và tôi. Tuy nhiên, những thuyết vật lí gần đây bao gồm cả lý thuyết dây, cho chúng ta biết rằng có thể có vô số các thiên hà khác được xây dựng bởi các loại hạt khác với những đặc tính tuân theo những quy luật khác. Hầu hết các vũ trụ này đều không có sự sống, chúng có thể xuất hiện và biến mất trong một nano giây. Nhưng nếu liên kết lại thì chúng sẽ tạo nên một đa vũ trụ bao la gồm những vũ trụ có thể tồn tại tới 11 chiều, bao gồm những điều kì diệu vượt quá sức tưởng tưởng của chúng ta. Phiên bản quan trọng của lí thuyết dây dự đoán một đa vũ trụ tạo nên bởi 10 đến 500 vũ trụ. Đó là số 1 theo sau bởi 500 số 0, một con số lớn đến nỗi mà nếu mỗi phân tử chúng tôi quan sát được trong vũ trụ có vũ trụ riêng của nó, và tất cả phân tử trong những vũ trụ đó đều có vũ trụ riêng của nó, lặp lại điều đó thêm hai lần nữa nó là phần rất rất nhỏ bé, như là một phần một nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ nghìn tỉ. ( Cười) Nhưng ngay cả con số đó là rất nhỏ so với con số khác: vô tận. Một số nhà vật lí cho rằng không-thời gian trải dài liên tục vô hạn và nó chứa một số lượng vô hạn cái gọi là vũ trụ túi. với tính chất khác nhau. Não của bạn vẫn ổn chứ? Không có nghi ngờ gì việc thuyết này đã được chứng minh, nhưng vẫn còn rất khó để hiểu được nó, và một số nhà vật lý nghĩ rằng bạn chỉ có thể hiểu được nó nếu bạn tưởng tượng rằng các vũ trụ song song đó vẫn không ngừng tăng lên, và có nhiều vũ trụ rất giống với cái chúng ta đang sống, và sẽ bao gồm nhiều bản sao của bạn. Trong một vũ trụ, bạn sẽ tốt nghiệp với bằng danh dự kết hôn với người trong mộng, trong vũ trụ khác, cũng chưa chắc. Một số nhà khoa học sẽ nói rằng điều đó thật vô nghĩa. Chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi có bao nhiêu vũ trụ; đó chính là một. Và một vài triết gia còn tranh luận rằng ngay cả vũ trụ của chúng ta cũng chỉ là một ảo giác. Vì thế, như các bạn đã thấy không có một sự đồng tình nào cho câu hỏi này, một chút cũng không. Tất cả những gì chúng ta biết là một số nào đó giữa không và vô hạn. Tôi đoán chúng ta còn biết một điều khác. Đây là thời điểm khá hay để nghiên cứu về vật lý. Chúng ta có thể đang trải qua những biến chuyển lớn nhất về kiến thức mà nhân loại đã từng chứng kiến. (Âm nhạc) Tại sao ta không thể thấy dấu hiệu của sự sống ngoài đó? Ở nơi nào đó trong vũ trụ rộng lớn kia chắc chắn phải phải có vô số hành tinh khác tồn tại sự sống. Vậy tại sao ta lại không nhìn thấy gì cả? Đây là câu hỏi nổi tiếng của Enrico Fermi năm 1950: Mọi người đang ở đâu? Thuyết âm mưu cho rằng vật thể bay (UFO) ghé Trái Đất thường xuyên. chỉ là các báo cáo đang bị che giấu, nhưng thật ra, chúng không thuyết phục cho lắm. Nhưng đó thực sự là một bí ẩn. Trong vài năm qua, Đài thiên văn Kepler tìm thấy hàng trăm hành tinh quanh những ngôi sao gần đây. Nếu suy diễn từ những dữ liệu đó, có vẻ như có đến nửa nghìn tỷ hành tinh chỉ trong thiên hà chúng ta. Nếu một trong số 10,000 hành tinh này có điều kiện để duy trì sự sống, thì có đến 50 triệu hành tinh có thể tồn tại sự sống tại Ngân Hà này. Và đây là điều khó hiểu: Trái đất chưa hình thành cho đến khoảng chín tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Vô số các hành tinh khác trong thiên hà đã hình thành từ trước đó, và mở ra cơ hội cho sự sống tồn tại hàng tỷ, hoặc chắc chắn hàng triệu năm sớm hơn so với sự sống trên Trái đất. Nếu chỉ một vài trong số đó nảy sinh sự sống có trí tuệ và bắt đầu phát minh ra các loại công nghệ, những công nghệ này đã có hàng triệu năm để phát triển về tiềm năng và độ phức tạp. Trên trái đất, chúng ta đã thấy công nghệ phát triển nhanh chóng như thế nào chỉ trong vòng 100 năm. Trong hàng triệu năm, một nền văn minh tiên tiến ngoài hành tinh có thể đã dễ dàng phát triển ra khắp thiên hà, có lẽ đã tạo ra được một vật thể khổng lồ để thu năng lượng hay là một hạm đội phi thuyền chiến đấu hoặc các công trình nghệ thuật đồ sộ che lấp bầu trời. Ít nhất, bạn nghĩ họ sẽ cho thấy sự hiện diện của mình, cố tình hoặc vô ý, thông qua các tín hiệu điện từ loại này hay loại khác. Nhưng chúng ta chưa thấy bằng chứng nào thuyết phục. Tại sao vậy? Có rất nhiều câu trả lời khả thi, một số khá mơ hồ. Có lẽ chỉ có duy nhất một nền văn minh cực kì tiên tiến đã thống trị thiên hà này và đã hạn chế nghiêm ngặt sự truyền tải sóng vô tuyến bởi nó hoang tưởng về khả năng có đối thủ cạnh tranh. Họ chỉ ngồi đó sẵn sàng để xoá sạch những mối đe doạ đối với họ. Hoặc họ chưa phát triển đến mức đó, hoặc có lẽ là sự tiến hóa của họ về sự trí tuệ có khả năng tạo ra công nghệ vượt bậc hiếm hơn chúng ta nghĩ. Sau cùng, nó chỉ xảy ra một lần trên Trái đất trong bốn tỷ năm. Điều đó là vô cùng may mắn. Có thể chúng ta là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trong thiên hà này. Hoặc, sự văn minh luôn tiềm ẩn những hạt giống tự hủy diệt thông qua việc không có khả năng kiểm soát công nghệ mà nó tạo ra. Đầu tiên, chúng ta chưa tìm kiếm quá sâu, và chúng ta chưa đầu tư nhiều tiền của vào nó. Chỉ có một phần rất nhỏ những ngôi sao trong thiên hà này được chúng ta quan sát kỹ để tìm những tín hiệu khả thi. Và có lẽ chúng ta chưa tìm kiếm đúng cách. Có thể khi các nền văn minh phát triển, họ nhanh chóng khám phá ra các công nghệ liên lạc phức tạp và hữu ích hơn sóng điện từ. Có thể tất cả mọi hoạt động diễn ra trong một vật thể đen bí ẩn mới được khám phá, hay là năng lượng đen, loại năng lượng tạo ra hầu hết khối lượng vũ trụ. Hoặc có thể chúng ta đã tìm kiếm trên một quy mô sai. Có lẽ rằng các nền văn minh phát triển nhận ra rằng sự sống cuối cùng chỉ là một mớ hỗn tạp những thông tin phối hợp với nhau một cách hài hòa, và nó hoạt động hiệu quả hơn trên quy mô nhỏ. Như trên Trái Đất, hệ thống phát thanh đồ sộ đã thu nhỏ thành chiếc iPod tí hon, xinh đẹp, có lẽ bản thân sự sống trí tuệ, để giảm bớt tác động của nó lên môi trường, đã tự thu nhỏ bản thân đến mức vi mô. Hệ Mặt Trời có thể chứa đầy sinh vật ngoài hành tinh, chỉ có điều ta không thấy họ. Ngay cả các ý tưởng trong đầu chúng ta cũng là một dạng sự sống ngoài hành tinh. Đó là một suy nghĩ khá điên rồ. Nhưng thật thú vị khi các ý tưởng có một vòng đời riêng của chúng và chúng còn vượt xa hơn những người nghĩ ra chúng. Có khi sự sống sinh học chỉ là một giai đoạn. Trong vòng 15 năm tới, chúng ta có thể bắt đầu tìm thấy những dữ liệu quang phổ từ những hành tinh tiềm năng lân cận. và nhận ra sức sống tràn trề của chúng. Trong khi đó, SETI, Cuộc Tìm Kiếm Trí Tuệ Ngoài Hành Tinh, phát hành dữ liệu của họ với công chúng để cho hàng triệu nhà khoa học, có thể cả các bạn nữa, có thể dùng sức mạnh của đám đông để tham gia cuộc tìm kiếm này Ngay tại Trái Đất này, những thí nghiệm tuyệt vời được thực hiện để cố gắng tạo ra sự sống từ sơ khai, cuộc sống khởi nguồn từ những thứ khác với dạng DNA mà chúng ta biết. Tất cả những thứ này giúp chúng ta hiểu liệu vũ trụ có tràn đầy sự sống không hay thật ra chỉ có mỗi chúng ta. Dù câu trả lời là gì đi nữa thì chúng cũng rất đáng ngạc nhiên, bởi vì ngay cả khi chỉ có chúng ta, việc chúng ta suy nghĩ và mơ mộng và trả lời những câu hỏi kia có thể trở thành một trong những sự thật quan trọng nhất về vụ trụ. Và tôi có thêm một thông tin tốt lành nữa cho các bạn. Nó hoàn toàn ngược lại. Bạn biết càng nhiều, bạn càng thấy thế giới thật kỳ diệu. Và chính những khả năng điên rồ, những câu hỏi không có lời giải đáp, là những thứ kéo ta vươn lên. Cho nên hãy luôn tò mò. Tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn tại trường bởi vì căn bệnh ADD và tôi có được tấm bằng tiến sĩ. Tôi lấy bằng Tiến sĩ, nhưng... nó khá rất khó khăn -- sinh, lý, địa chất, ... --- đều khó với tôi. Chỉ có một thứ khiến tôi chú ý, đó chính là hành tinh mà chúng ta gọi là Trái Đất. Ở trong bức ảnh này, các bạn có thể thấy Trái Đất hầu như là nước. Đó chính là Thái Bình Dương. 70% bề mặt Trái Đất được bao phủ bới nước. Các bạn nói, "Nè, Tôi biết rõ Trái Đất, tôi sống ở đây mà." Bạn nhầm rồi. Bạn không hiểu biết về hành tinh này, bởi hầu hết Trái Đất được bao phủ bởi -- trung bình, 2 mile chiều sâu. Và khi bạn ra ngoài, nhìn lên tòa nhà Empire State và toà nhà Chrysler, độ sâu của đại dương gấp 15 lần hai toà nhà ấy chồng lên nhau. Và chúng ta mới khám phá 5% những gì tồn tại trong đại dương. "Khám phá", có nghĩa là, đi tìm hiểu và xem xem có những gì ở đó. Hôm nay tôi sẽ cho các bạn thấy một số thứ về hành tinh này, về đại dương. Tôi sẽ dắt bạn từ nơi nước cạn đến sâu. và mong rằng, giống như tôi, bạn sẽ thấy được những thứ khiến bạn bị cuốn vào công cuộc khám phá trái đất. Các bạn đều biết về san hô; bạn đã thấy nhiều san hô những bạn đã từng đến biển, lặn bằng ống thở, biết rằng những rặng san hô là một nơi tuyệt với -- đầy sức sống. cùng với các loài sinh vật lớn nhỏ, một số thì hiền lành, một số nguy hiểm cá mập, cá voi, ... Chúng cần được bảo vệ khỏi con người. Đó là những nơi tuyệt vời. Nhưng thứ các bạn có thể không biết chính là sâu, sâu thẳm trong đại dương, Núi lửa phun trào. Hầu hết núi lửa có trên Trái Đất nằm tại đáy đại dương -- chúng chiếm hơn 80% Thật sự có những ngọn lửa, sâu dưới đáy đại dương, đang bập bùng cháy. Trên khắp thế giới -- từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương , đến Ấn Độ Dương. Tại những nơi đó, lớp đất đá của đáy đại dương biến thành chất lỏng. Thật sự có sóng trên đáy đại dương. Bạn nghĩ không gì sống ở đó nhưng khi nhìn kĩ thậm chí tại nơi sâu nhất, tối nhất trên Trái Đất, ta vẫn tìm thấy sự sống. Điều này cho chúng ta thấy rằng, sự sống luôn muốn nảy nở. Thật sự là một điều thú vị. Mỗi lúc lặn xuống đáy đại dương, chúng ta sử dụng tàu ngầm, sử dụng rô bốt để khám phá nơi này, và chúng ta đều phát hiện một vài thứ lạ kỳ, có thể làm chúng ta giật mình, có thể mang tính cách mạng. Bạn hãy nhìn vào vũng nước đằng kia, bao quanh vũng nước có một dốc đá nhỏ, nơi đó có một bãi cát trắng nhỏ. Khi đến gần hơn, bạn sẽ thấy bãi cát đó rõ hơn, cùng gợn sóng của vùng nước ấy, từ dưới đáy có một điều đặt biệt về vùng nước này chính là nó toạ lạc dưới đáy của Vịnh Mexico. Vậy các bạn đang ngồi trong tàu ngầm nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn vào một ao nước nhỏ phía đáy đại dương. Chúng ta thấy ao, thấy hồ, thấy sông -- Thật ra, đây là một dòng sông nằm tại đáy biển chảy từ phía dưới bên trái đến phía trên bên phải. Thật sự có dòng chảy ở đó. Điều này thật sốc Có nhiều sông hồ ở dưới đại dương. Có những động vật chỉ sống trong những "hồ" nước đó. Đây, các bạn đang ở đáy đại dương. Tôi thích bản đồ này, bởi nó cho ta thấy được ngay giữa đại dương có một dãy núi. Đó là dãy núi rộng lớn nhất trên Trái Đất, được gọi là dãy núi giữa biển dài 50,000 dặm và chúng ta hiếm khi thấy được nó. Rất hiếm khi nhìn thấy được nó. Ta có thể tìm thấy được những thung lũng, hàng ngàn thung lũng, to hơn, rộng hơn, sâu hơn cả Grand Canyon Như tôi đã nói, chúng ta tìm thấy sông hồ, thác nước ngay dưới đại dương. Thác nước lớn nhất trên hành tinh thật ra đang nằm phía dưới biển, gần khu vực Iceland. Đó chỉ là một phần trong 5% mà ta đã khám phá. Vậy chính là để có thể khám phá nó, các bạn phải có công nghệ hiện đại. Không chỉ công nghệ, không chỉ một Dave Gallo hay một người, mà phải là một nhóm người. Các bạn phải có năng lực, có đồng đội. Các bạn phải có công nghệ. Trong trường hợp này, đó là tàu, Atlantis, và tàu ngầm, Alvin. Bên trong tàu ngầm đó là đội điều khiển tàu Alvin có ba người. Họ điều khiển con tàu Còn có 47 người khác nữa, cũng làm việc để đảm bảo an toàn cho những người đó. Tất cả mọi người trên tàu ngầm hiện tại đều có chung một ý nghĩ: Mình có nên vào nhà vệ sinh lần nữa? Bởi vì bạn phải ở trong đấy suốt 10 tiếng, 10 tiếng bên trong quả cầu bé nhỏ đó. Ba người các bạn cùng nhau và không có ai khác. Bạn lặn xuống, và một khi bạn chạm mặt nước, thật kinh ngạc! Một màu xanh biển tuyệt đẹp xuyên ngay vào bạn. Bạn không còn nghe tiếng của chiếc tàu trên mặt biển nữa, mà là tiếng của sóng âm phản xạ. Nếu có Iphone, bạn có sóng âm phản xạ trong nó. Đó là sóng âm truyền thẳng xuống đáy và dội ngược lên. Thợ lặn sẽ kiểm tra tàu để đảm bảo phần bên ngoài ổn và tiếp đó họ sẽ nói "Đi," Và thế là bạn lặn xuống đáy biển, Vậy là mất khoảng hai tiếng rưỡi, các bạn đến được đáy , mà hai tiếng trong đó, tất cả là một màu đen. Ta nghĩ rằng không gì sống tại nơi đó, tận cùng của đại dương. Khi quan sát, chúng tôi tìm thấy nhiều thứ tuyệt vời. Tận cùng xuống dưới, ta gọi nó là tầng nước giữa từ mặt nước xuống đáy biển, ta tìm thấy sự sống Sự sống ở khắp nơi trong khu vực đó. Tôi sẽ cho bạn thấy vài con sứa. Chúng chắc chắn là một trong những loài tuyệt nhất Hãy nhìn kìa, đung đưa những cái tua ra xung quanh như con tôm hùm nhỏ. Còn cái kia nhìn như cả đống sứa bị dính lại với nhau, quần thể sinh vật đó. Một số loài vật thì nhỏ, một số có thể dài hơn sân khấu này. Thật là tuyệt với. Bạn không thể bắt chúng bằng lưới mà phải dùng máy chụp hình để quan sát chúng. Vậy, mỗi lúc chúng tôi đi, lại thấy được nhiều loài vật khác. Đại dương có đầy sự sống. Và tại nơi sâu nhất của biển, khi đến dãy núi đó, chúng tôi tìm thấy suối nước nóng. Chúng tôi chắc chắn, vì đây là vùng nước nguy hiểm, Nó quá sâu, nó sẽ nghiền tàu Titanic như cách mà bạn nghiền nát một cái cốc rỗng trong tay. Chúng ta chắc nơi đó sẽ không có sự sống, Nhưng, chúng tôi tìm thấy sự sống, đa dạng và dày đặc, hơn cả trong rừng rậm nhiệt đới. Trong một khoảnh khắc, khi nhìn ra cửa sổ tàu ngầm chúng ta khám phá ra một thứ-- mà thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta về sự sống. Và, bạn không nhất thiết cần ánh sáng mặt trời để duy trì sự sống. Dưới đó có cả những thú lớn, một số trong chúng nhìn quen thuộc Cậu ta được gọi là Dumbo. Tôi yêu cậu ta. Dumbo tuyệt vời. cậu này -- ồ, ước gì tôi có nhiều ảnh về cậu ta hơn. Chúng tôi đang cố gắng làm thêm một chuyến nữa để quan sát nó có lẽ là trong 1 năm nữa. Hãy lên mạng và tìm Vampyroteuthis infernalis. Loài mực ma cà rồng Cực kì ngầu. Trong đại dương sâu thẳm đen tuyền, nó có những cái xúc tu phát sáng. Nếu mà tôi đến gần bạn đưa tay tôi ra trong bóng tối thì bạn sẽ thấy là vài thứ bé bé phát sáng ở chỗ này. Khi đó, tôi đến gần bạn Lúc nó muốn chạy trốn-- nó có những hột phát sáng trên mông giống như những con mắt. Mắt phát sáng trên mông. Ngầu phải không? Một sinh vật tuyệt vời. (Cười) Gọi là mực ma cà rồng vì khi nó cảm thấy bị đe doạ nó sẽ kéo áo choàng đen che toàn thân và cuộn tròn thành một quả bóng. Sinh vật kì quặc. Con tàu này, "Con tàu của Những Giấc Mơ" -- một trăm năm trước, vào tháng tư sắp tới này, Nó đáng lẽ có mặt ở New York. Đó là Titanic. Tôi đồng dẫn một chuyến khám phá ra ngoài ấy năm ngoái. Chúng tôi đã học được rất nhiều về con tàu ấy. Tàu Titanic là một nơi thú vị về mặt sinh học, Vì sinh vật đang di cư đến để sống trong Titanic. Vi sinh vật thực chất đang ăn dần vỏ tàu. Đó là nơi Jack đứng trên mũi tàu Titanic. Nên chúng tôi đang làm rất tốt. Và điều làm tôi hứng thú chúng tôi sẽ mô phỏng lại Titanic để mà bạn có thể ngồi nhà với cần điều khiển và tai nghe và thực sự tự mình khám phá tàu Titanic. Đó là điều chúng tôi muốn làm, tạo dựng thế giới thực tế ảo đó không phải Dave Gallo hay ai đó, mà là bạn. Bạn tự mình mà khám phá nó. Đây là điều cốt yếu: Đại dương vẫn chưa được khám phá Tôi không thể diễn tả mức độ quan trọng bởi điều đó rất quan trọng với chúng ta. Bảy tỉ người trên hành tinh này mà tất cả đều bị ảnh hưởng bởi đại dương, vì đại dương điều khiển không khí ta thở, nguồn nước ta uống thức ăn ta ăn. Tất cả được điều khiển bởi đại dương bằng cách nào đó Và đó là chúng ta vẫn chưa khám phá hết -- năm phần trăm. Điều mà tôi muốn các bạn nhớ rằng trong 5% đó, tôi đã cho bạn thấy vài điều tuyệt vời, nhưng còn rất nhiều nữa. Mỗi lần chúng ta tìm đến biển, chúng ta lại tìm thấy điều gì đó mới lạ Vậy còn những gì trong 95% còn lại? Chúng ta đã biết hết hay còn rất nhiều ngoài kia? Tôi nói với bạn rằng, đại dương đầy ắp những điều bất ngờ Có một câu nói của Marcel Proust mà tôi rất thích "Hành trình của sự khám phá không phải là tìm kiếm vùng đất mới," điều ta đang làm "mà là để có cái nhìn mới." Vậy nên hôm nay, tôi hy vọng qua vài điều tôi cho các bạn thấy sẽ cho bạn cái nhìn mới về hành tinh này và tôi muốn các bạn lần đầu tiên hãy nghĩ khác về nó. Cảm ơn mọi người. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi nói rằng tôi đang phát triển thuốc tránh thai cho nam, phản ứng của mọi người rất khác nhau. Phụ nữ thường nói kiểu như: "Tuyệt, Rất đúng lúc. Khi nào nó được sản xuất?" (Tiếng cười) Các quý ông thường có hai kiểu phản ứng. Họ yêu ý tưởng này, hoặc nhìn tôi một cách thận trọng và tự hỏi chính xác là tôi mặt hàng gì cho "bi" của họ. (Tiếng cười) Tại sao thế giới cần thứ thuốc này? Vâng, nếu tôi nói với bạn trong số sáu triệu ca mang thai hàng năm ở Hoa Kỳ, ba triệu trong số đó là ngoài ý muốn? Hết một nửa. Một con số đáng ngạc nhiên. Và ba triệu ca mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phần lớn trong số hơn một triệu ca nạo phá thai hàng năm tại Hoa Kỳ. Tin vui, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn đã giảm khoảng mười phần trăm trong vài năm qua, Điều này là do nhiều phụ nữ đang sử dụng các hình thức tránh thai. hiệu quả, lâu dài và linh hoạt. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại. Một cách tiếp cận đã trở thành hiện thực đó là những biện pháp tránh thai tốt hơn cho nam giới. Nghĩ xem. Chúng ta có cả tá cách tránh thai cho nữ: thuốc, miếng dán, IUD, màng chắn, xốp đệm, đặt vòng, v.v. Cho nam giới, ta có hai lựa chọn được dùng trong hơn trăm năm: bao cao su và thắt ống dẫn tinh. Dù chỉ có hai lựa chọn, cả hai đều có những nhược điểm đáng kể, Nam giới chiếm đến 30% tổng số sử dụng biện pháp ngừa thai, có 10% các cặp đôi chọn thắt ống dẫn tinh và 20% chọn dùng bao cao su. Tại sao 20% các cặp đôi chọn bao cao su để tránh thai trong khi biện pháp này có tỷ lệ thất bại mỗi năm trên 15%? Có nhiều phụ nữ gặp vấn đề khi sử dụng các loại thuốc tránh thai hiện có, vì những lý do như cục máu đông, hoặc không thể chịu được các phản ứng phụ. Nếu biện pháp tránh thai nam là hữu ích, câu hỏi đặt ra tiếp theo là: Làm thế nào để phát triển nó? Vâng, nhìn chung có hai cách tiếp cận. Cách đầu tiên là thử can thiệp cách tinh trùng bơi về phía trứng hoặc liên kết với trứng. Cách này hoá ra có độ khó cao, khó có đủ thuốc cho một lượng xuất tinh nhỏ mà vẫn hoạt động trong môi trường âm đạo. Đó là lý do ta nên tập trung vào phương án hai ngưng toàn bộ việc sản xuất tinh trùng. Đây cũng là một thử thách. Vì sao? Đàn ông tạo ra rất nhiều tinh trùng. (Tiếng cười) Đàn ông tạo ra 1000 tinh trùng mỗi giây và để có một biện pháp tránh thai hiệu quả bạn cần đưa tiến độ sản xuất tinh trùng giảm xuống còn một phần trăm so với năng suất bình thường. Tin tốt là, điều này khả thi, gần như vậy. Các cách được nghiên cứu nhiều nhất là dùng hormon để ngăn sản xuất tinh trùng. Testosterone và progesterone, khi được dùng cùng nhau, sẽ ngăn chặn các tín hiệu từ não để tinh hoàn tạo tinh trùng, và với khoảng 90 phần trăm nam giới, việc sản xuất đó sẽ dừng lại sau ba-bốn tháng. Đáng tiếc,10% nam giới không phản ứng với các hormon này vì các lý do chưa giải thích được. Vài năm gần đây, các đồng nghiệp và tôi đã dùng cách khác để phát triển cách tránh thai cho nam mà không liên quan đến sự điều chỉnh hormon. Cụ thể, chúng tôi tìm cách chặn chức năng của vitamin A trong tinh hoàn. Tại sao? Trong hơn 90 năm, ta biết rằng cơ thể cần vitamin A để tạo tinh trùng. Động vật nếu có chế độ ăn thiếu vitamin A sẽ ngừng tạo tinh trùng và tái sản xuất khi vitamin A được cấp trở lại. Vitamin A mà chúng ta nạp vào được một nhóm enzyme, gọi là axit retinoic, chuyển đổi. Một trong những enzyme này chỉ được tìm thấy trong tinh hoàn. Đó là loại enzyme mà chúng tôi đang cố chặn. Việc phong tỏa này giúp loại bỏ axit retinoic khỏi tinh hoàn và ngừng việc sản xuất tinh trùng không ảnh hưởng đến chức năng của vitamin A ở nơi khác trong cơ thể. Chúng tôi đang thử nghiệm trên động vật và hy vọng sẽ sớm chuyển sang thử nghiệm trên con người. Rõ ràng, tác động của việc tránh thai cho nam sẽ giúp ta tiến xa trong sinh sản học. Thật thú vị khi suy đoán về ảnh hưởng mà nó sẽ tạo nên trong mối quan hệ giữa nam và nữ. Một khả năng hấp dẫn là đàn ông có thể thường xuyên theo dõi tình trạng tránh thai của mình. Trong vài năm qua, có hai nhóm đã giới thiệu thiết bị kiểm tra tinh trùng tại nhà kết nối với iPhone và rất dễ sử dụng. Một người đàn ông có thể kiểm tra lượng tinh trùng và chia sẻ kết quả với bạn đời. Nếu số lượng tinh trùng bằng không, cặp đôi sẽ cảm thấy thoải mái và yên tâm với biện pháp tránh thai của anh ta. Một thiết bị thế này, cùng biện pháp tránh thai cho nam giới, có thể làm tăng đáng kể vai trò của nam trong ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Các nhà nghiên cứu việc tránh thai cho nam đang cố tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các cặp đôi, Một tương lai mà tránh thai không còn là "chuyện phụ nữ", mà là vấn đề mà cả hai cùng quyết định. Thế tại sao cần thuốc tránh thai cho nam? Tôi tin rằng một viên thuốc như vậy giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai, cho phép nam giới tham gia bình đẳng vào việc tránh thai. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Nhạc dạo đầu) Một trong những điều nực cười của việc sở hữu một bộ não là bạn không thể kiểm soát những gì nó thu thập và lưu trữ hay các dữ kiện và câu chuyện. Điều này càng chuyển biến xấu đi khi chúng ta già đi. Thỉnh thoảng có những điều đã nằm hằng năm trong đầu mình trước khi kịp hiểu tại sao mình lại quan tâm tới chuyện đó, và kịp hiểu tầm quan trọng của nó đối với mình. Đây là ba câu chuyện mà tôi không thể quên được. Khi Richard Feyman còn nhỏ sống tại quận Queens (thành phố New York, Mỹ), mỗi lần đi dạo với cha mình, ông thường đem theo một quả bóng đặt vào một cái xe kéo rồi kéo theo. Cứ mỗi lần ông kéo cái xe đẩy quả bóng lại lăn ra phía sau xe. Ông hỏi cha: "Bố ơi, vì sao quả bóng lại chạy về phía sau xe?" Cha ông trả lời, "Bởi vì quán tính con ạ." Ông lại hỏi, "Quán tính là gì hả bố?" Cha ông trả lời, "Ờ thì,.. quán tính là tên các nhà khoa học đặt cho hiện tượng quả bóng lăn về phía sau xe kéo. Nhưng thật ra không ai biết được con ạ." Rồi ông Feyman đi học rồi lấy bằng của trường MIT, của Princeton, ông tìm ra nguyên nhân của vụ nổ tàu vũ trụ Challenger và cuối cùng thì ông đoạt giải Nô-ben Vật lý cho công trình các hoạ đồ Feyman dùng để miêu tả sự chuyển động của các hạt hạ phân tử. Ông nhắc đến lần nói chuyện với cha lúc còn nhỏ đó đã chỉ cho ông thấy rằng bắt nguồn những câu hỏi đơn giản nhất, chúng ta có thể đi đến tận ranh giới sự hiểu biết của loài người và ranh giới đó là nơi ông muốn tung hoành. Và trên thực tế ông đã tung hoành thật oanh liệt. Tiếp theo, Eratosthenes là vị thủ thư thứ ba của thư viện thành phố Alexandria (thuộc Hy Lạp cổ đại) và ông có rất nhiều đóng góp cho khoa học. Công trình đáng nhớ nhất của ông khởi đầu khi ông làm thủ thư và nhận được một lá thư từ thành phố Swenet, nằm về phía nam Alexandria. Nội dung lá thư có một điều làm Eratosthenes nhớ mãi đó là người viết thư tả rằng vào buổi trưa ngày chí, hễ ông ta nhìn xuống giếng thì có thể nhìn thấy bóng mình ở đáy giếng, và cũng thấy rằng đầu của mình che mất mặt trời. Giờ thì tôi muốn nói rằng, chuyện Christopher Columbus phát hiện ra là trái đất hình cầu là chuyện nhảm. Hoàn toàn sai sự thật. Trên thực tế, người đi học ai cũng biết trái đất hình cầu từ thời của Aristotle, và Aristotle đã chứng minh được điều đó chỉ từ một quan sát đơn giản. Ông thấy rằng bóng của trái đất trên mặt trăng luôn luôn là hình tròn, và hình khối mà luôn tạo ra bóng hình tròn chính là hình cầu. Bài toán trái đất hình cầu đã được chứng minh. Tuy nhiên, không ai đoán được kích thước của địa cầu cho đến khi Eratosthenes nhận được lá thư này. Ông hiểu rằng mặt trời nằm chính ngay trên thành phố Swenet, vì khi nhìn xuống giếng, mặt trời, đầu của anh viết thư, và đáy giếng là 3 điểm trên môt đường thẳng. Eratosthenes còn biết thêm một điều nữa. Ông biết rằng cắm một cây gậy xuống đất tại Alexandria vào đúng thời gian và đúng ngày đó, lúc giữa trưa, khi mặt trời ở điểm cao nhất, vào ngày chí, bóng của cây gậy tạo một góc 7.2 độ. Để tìm chu vi của một đường tròn, nếu ta có 2 điểm trên vòng tròn này, chúng ta chỉ cần biết khoảng cách giữa 2 điểm đó để suy ra chu vi của nó. Lấy 360 độ chia cho 7.2 ta được 50. Tôi biết con số này hơi tròn trĩnh quá, làm tôi cũng thấy hơi nghi ngờ câu chuyện này, nhưng chuyện đang đến hồi hay, nên ta tiếp tục theo dõi. Giờ ông cần biết khoảng cách từ Swenet đến Alexandria và điều này thì đơn giản vì Eratosthenes giỏi địa lý. Thực ra ông chính là người nghĩ ra từ "địa lý" Tuyến đường nối Swenet và Alexandria là tuyến đường thương mại, và hễ đi buôn thì phải biết đi lại mất bao lâu. Cần biết khoảng cách chính xác nên ông biết rằng khoảng cách giữa 2 thành phố là 500 dặm. Nhân với 50, ta được 25.000, sai số của phép tính này là một phần trăm so với độ dài chính xác đường kính trái đất. Ông đã tính ra con số này 2,200 năm trước. GIờ đây, chúng ta đang sống trong một thời đại mà người ta sử dụng các cỗ máy trị giá hàng chục tỷ đô-la để đi tìm hạt Higgs. Chúng ta sẽ tìm ra được những phân tử có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng, và tất cả các khám phá này đều được được thực hiện nhờ vào công nghệ chỉ mới được phát triển trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên xuyên suốt phần lớn lịch sử loài người chúng ta phải dưa vào mắt, vào tai, vào trí óc để phát hiện ra những điều này. Armand Fizeau là một nhà vật lý thực nghiệm tại Paris. Ông chuyên kiểm tra, hoàn thiện và xác nhận kết quả thí nghiệm của các nhà vật lý khác, Nghe thì có vẻ như ông chỉ là nhà khoa học hạng 2 nhưng thật ra việc ông làm là mấu chốt của khoa học, bởi trong khoa học, hễ là sự thật thì sẽ có thể được chứng minh độc lập. Ông Fizeau đã quen với các thí nghiệm của Gallileo để xác định xem ánh sáng có tốc độ hay không. Thí nghiệm kỳ thú này như sau Gallieo và trợ lý mỗi người cầm một cái đèn, Khi Galileo mở đèn, anh trợ lý cũng sẽ mở đèn. Hai người tập để có thể mở đèn cùng một lúc. Đến khi tập được rồi, hai người đứng trên hai ngọn đồi cách nhau 2 dặm, rồi cùng nhau mở đèn, bới Galileo giả định rằng nếu ánh sáng có một tốc độ xác định thì ông sẽ thấy là có gián đoạn từ ánh sáng phát ra từ đèn của anh trợ lý. Nhưng vận tốc của ánh sáng quá nhanh cho Galileo kịp trông thấy điều gì. Galileo đoán trệch đến vài bậc khi ông giả định rằng tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ âm thanh chừng 10 lần. Ông Fizeau để ý đến thí nghiệm này. Ông sống ở Paris, nên ông bố trí 2 trạm thí nghiệm, cách nhau khoảng 5 dặm rưỡi ở Paris. Và ông đã giải quyết được vấn đề của Galileo mả chỉ sử dụng một dụng cụ có thể nói là khá tầm thường. Đây chính là dụng cụ mà ông đã dùng. Bây giờ tôi sẽ tạm không dùng máy chiếu nữa vì tôi muốn các bạn sự dụng trí não của mình. Đây là một cái bánh răng cưa. Nó có rãnh, nó có răng cưa. Và đây chính là giải pháp mà Fizeau đã dùng để phân ra các xung ánh sáng. Ông đặt môt đèn sau một trong những cái rãnh này, Khi tôi chiếu ánh đèn qua cái rãnh này vào mặt gương cách đây năm dặm, ánh đèn sẽ phản chiếu từ mặt gương và quay lại chỗ tôi cũng qua cái rãnh này. Nhưng khi ông Fizeau quay bánh răng cưa nhanh hơn, một điều kỳ thú xảy ra. Ông nhận thấy như có một cánh cửa đang đóng lại chặn dòng ánh sáng đang quay trở lại mắt ông. Tại sao như vậy? Đó là bởi vì xung ánh sáng không quay lại qua cùng cái rãnh đó. Ánh sáng thực ra đang chạm phải một cái răng cưa. Và nếu ông quay bánh răng cưa nhanh đến một mức nhất định, ông hoàn toàn chặn dòng sáng. Từ đó, dựa trên khoảng cách giữa 2 trạm phát sáng và vận tốc bánh răng cưa và với số rãnh trên bánh răng cưa, ông tính ra vận tốc ánh sáng với sai số dưới 2% so với vận tốc chính xác. Và ông đã làm được điều này vào năm 1849. Chính đây là động lực khiến tôi đam mê nghiên cứu khoa học. Mỗi khi gặp một vấn đề khó, tôi sẽ lại đi tìm đọc về nhà khoa học đã tìm ra vấn đế đó. và đọc về quá trình họ đã nghiên cứu để hiểu vấn đề đó. Khi bạn đọc về quá trình nghiên cứu dẫn đến phát minh hay định nghĩa mới, bạn sẽ thấy rằng các nhà khoa học thật ra cũng không khác chúng ta là mấy. Họ và chúng ta đều là người trần mắt thịt, Họ và chúng ta đều sinh ra với từng đó bộ phận. Tôi thích khi gọi các ngành khác nhau của khoa học là các địa hạt nghiên cứu. Đại đa số chúng ta nghĩ rằng khoa học là một ngôi nhà kín cổng cao tường khó vào nhưng khoa học thật ra như một địa hạt rộng mở. Và tất cả chúng ta đều là những nhà khai phá. Những nhà phát hiện thực ra chỉ cố gắng suy nghĩ sâu hơn một chút về những vấn đề họ đang tìm hiểu, và họ tò mò hơn người thường chút xíu. Chính sự tò mò của họ đã thay đổi cách con người suy nghĩ về thế giới và từ đó thay đổi thế giới này. Họ đã thay đổi thế giới, và các bạn cũng có thể làm được như vậy. Xin cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi có một câu hỏi cho các bạn: Bạn có theo đạo không? Hãy giơ tay lên. Nếu bạn nghĩ mình là một người theo đạo. Xem nào, tôi ước chừng khoảng 3 hay 4%. Tôi không ngờ là có nhiều người mộ đạo như vậy tại buổi hội thảo TED cơ đấy. (Cười) Được rồi, một câu hỏi nữa: Bạn có nghĩ rằng mình có linh hồn ở bất kỳ hình dạng hay cách thức nào không? Hãy giơ tay lên nào. Được, phần đông là có. Buổi nói chuyện hôm nay của tôi là về lý do chính, hay nói đúng hơn là một trong những lý do chính, mà hầu hết mọi người cho rằng bản thân họ có tâm linh theo một hình thức nào đó. Tôi sẽ nói về sự chuyển hóa tinh thần Đó là một sự thật cơ bản về loài người rằng đôi lúc cái tôi dường như biến mất. Và khi điều đó xảy ra, có một cảm giác hân hoan, vui sướng tột cùng và chúng ta dùng vô số các loại ẩn dụ so sánh để diễn ta những cảm xúc này. Chúng ta nói về việc cảm thấy như được nâng đỡ hay là phấn khởi vui vẻ. Thực sự là khó để nghĩ về những thứ trừu tượng như thế này mà không dùng đến một phép ẩn dụ cụ thể nào cả. Vậy nên, đây là phép ẩn dụ mà tôi sẽ viện dẫn ngày hôm nay. Hãy nghĩ về tâm trí của mình như một ngôi nhà với rất nhiều căn phòng, và chúng ta thì khá quen thuộc với hầu hết những căn phòng đó. Nhưng đôi khi một cánh cửa bỗng dưng hiện ra và nó dẫn tới một chiếc cầu thang. Chúng ta trèo lên chiếc cầu thang này và trải nghiệm một trạng thái thay đổi ý thức. Vào năm 1902, nhà tâm lý học vĩ đại người Mỹ, William James đã viết về rất nhiều thể loại trải nghiệm tôn giáo. Ông thu thập vô số những bài học tình huống. Ông trích dẫn lời nói của đủ loại người những người có những kinh nghiệm rất đa dạng. Một trong những câu chuyện thú vị nhất với tôi là về một chàng trai trẻ, tên là Stephen Bradely, người đã có một cuộc gặp gỡ, mà theo anh ta là, với chúa Jesus vào năm 1820. Và đây là những gì mà Bradley đã nói về trải nghiệm đó. (Âm nhạc) (Video) Stephen Bradley: Tôi nghĩ rằng mình đã nhìn thấy đấng cứu thế trong hình hài của một con người một tích tắc trong căn phòng này, với cánh tay giang rộng, người xuất hiện để nói với tôi rằng, "Hãy tới đây." Ngày hôm sau, tôi đã hân hoan đến mức run rẩy. Niềm hạnh phúc lớn tới nỗi mà tôi đã thốt lên rằng tôi muốn chết. Thế giới chẳng có vị trí gì trong tình yêu của tôi. Trước đó, tôi vốn là người rất ích kỉ và luôn cho mình là đúng. Thế nhưng, sau đó tôi cầu nguyện cho hạnh phúc nhân loại và với một trái tim thổn thức, tôi có thể tha thứ cho những kẻ thù đáng ghét nhất của mình, JH: Chúng ta hãy để ý cái cách mà cái tôi hẹp hòi với đạo đức của riêng nó chết trên những bước đi lên cầu thang như thế nào. Và ở mức độ cao hơn anh ta trở nên yêu thương và rộng lượng. Những tôn giáo trên thế giới đã tìm ra được nhiều cách để khiến con người ta leo lên được chiếc cầu thang ấy. Một số tìm cách diệt cái tôi bằng thiền. Số khác sử dụng những loại thuốc gây ảo giác. Đây là từ một cuộn giấy Aztec từ thế kỷ 16 mô tả một người đàn ông chuẩn bị ăn một cây nấm chứa chất gây ảo giác và trong chính khoảnh khắc đó, được kéo lên trên chiếc cầu thang bởi một vị thần. Một số tôn giáo khác sử dụng các hình thức múa, xoay tròn, hay là đi vòng tròn để giúp đạt tới trạng thái chuyển hóa tinh thần. Thế nhưng, bạn chẳng cần tới một tôn giáo nào để đưa mình tới chiếc cầu thang kia. Rất nhiều người tìm thấy sự chuyển hóa đó trong tự nhiên. Số khác vượt qua cái tôi vốn đang trong cơn mê sảng. Nhưng đây là điểm kỳ lạ nhất trong số đó: chiến tranh. Và có rất nhiều cuốn sách về chiến tranh nói về cùng một điều, rằng chẳng có gì đưa con người lại gần nhau hơn như chiến tranh. Và việc đưa con người lại gần nhau như vậy mở ra cơ hội có được những trải nghiệm chuyển hóa tinh thần. Tôi sẽ mở cho các bạn xem một đoạn trích từ cuốn sách này, của tác giả Glenn Gray. Gray vốn là một binh sĩ trong quân đội Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ II. Sau chiến tranh, anh đã phỏng vấn rất nhiều binh sĩ khác và viết về kinh nghiệm của họ trên chiến trường. Đây là một đoạn quan trọng mà anh mô tả cái thang kia. (Video) Glenn Gray: Rất nhiều cựu chiến binh sẽ thú nhận rằng kinh nghiệm chiến đấu cùng nhau trên chiến trường là cao điểm trong cuộc đời họ. Cái "tôi" đã chuyển biến sang cái "ta," "của tôi" trở thành "của chúng ta" và niềm tin cá nhân mất đi tính quan trọng vốn có của nó. Tôi tin rằng không có gì ngoài sự đảm bảo bất tử đã khiến cho sự hi sinh trong những thời điểm này trở nên thật dễ dàng. Tôi có thể ngã xuống, nhưng tôi sẽ không chết, bởi vì cái tôi thực sự sẽ tiếp tục tiến lên và tiếp tục sống trong thân xác những người đồng đội những người mà, vì họ, tôi đã hi sinh mạng sống của mình. JH: Vậy điểm tương đồng của tất cả những tình huống này đó là cái tôi có vẻ như nhỏ lại, hay đơn giản là tan chảy, và cảm giác đó rất tuyệt, thực sự là rất tuyệt, theo một cách hoàn toàn khác với những gì ta đã từng cảm nhận trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một cảm giác nâng đỡ. Ý tưởng cho rằng chúng ta tiến lên bậc cao là trọng tâm của những nghiên cứu của nhà xã hội học người Pháp, Emile Durkheim. Durkheim thậm chí còn gọi chúng ta là Homo duplex, hay là người với hai cấp độ. Ông gọi cấp độ thấp hơn là cấp độ trần tục. Và trần tục thì đối ngược với thiêng liêng. Trần tục có nghĩa là tầm thường hay thông thường. Và trong cuộc sống thường ngày, chúng ta tồn tại dưới dạng từng cá thể. Chúng ta muốn thỏa mãn những ham muốn cá nhân. Chúng ta theo đuổi những mục đích riêng. Nhưng đôi lúc, có thứ gì đó xảy ra kích thích sự thay đổi Những cá nhân hợp lại với nhau tạo thành một đội, một phong trào hay là một quốc gia, mang tầm cỡ to lớn hơn nhiều so với từng cá thể cộng lại. Durkheim gọi cấp độ này là cấp độ thiêng liêng vì ông cho rằng chức năng của tôn giáo là nhằm hợp nhất mọi người thành một nhóm, trong một cộng đồng đạo đức. Durkheim tin rằng bất kỳ thứ gì hợp nhất chúng ta đều có giá trị thiêng liêng. Và một khi con người được bao bọc bởi một mục tiêu hay một giá trị thiêng liêng nào đó, họ sẽ cùng nhau làm việc và đấu tranh để bảo vệ nó. Durkheim đã viết về một loạt những xúc cảm mạnh mẽ mang tính tập thể giúp đạt được điều kỳ diệu có tên E pluribus unum này, từ việc tập hợp những cá thể lại thành nhóm. Hãy nghĩ về niềm vui chung của nước Anh vào ngày Thế chiến thứ II chấm dứt. Nghĩ về cơn thịnh nộ tập thể trên quảng trường Tahrir, đã lật đổ một nhà độc tài. Nghĩ về nỗi đau chung ở nước Mỹ mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, điều đã đưa chúng ta lại gần nhau từ sau sự kiện 11/9 Vậy thì, hãy để tôi tổng kết về hiện trạng của chúng ta. Tôi đang nói rằng khả năng chuyển hóa tinh thần chỉ là một phần tất yếu của con người. Và tôi đưa ra phép ẩn dụ về một chiếc cầu thang trong tâm trí. Và chúng ta là Homo duplex và chiếc thang này đưa chúng ta từ ngưỡng trần tục tới ngưỡng thiêng liêng. Khi chúng ta trèo lên nó, những mưu cầu cá nhân tan biến, ta trở nên bớt vị kỷ hơn, ta cảm thấy như thể mình trở nên tốt hơn, cao quý hơn và theo một cách nào đó, được nâng đỡ Và sau đây là một câu hỏi đắt giá cho một nhà nghiên cứu khoa học xã hội như tôi đây: Liệu chiếc thang kia có phải là một nhân tố trong mô thức tiến hóa của chúng ta? Liệu nó có phải là một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên, như đôi bàn tay này? Hay đó là một lỗ hổng, một lỗi hệ thống - và thứ tôn giáo này chỉ đơn giản là thứ gì đó diễn ra khi những dây thần kinh giao nhau - Jill bị đột quị và cô đã rơi vào trải nghiệm tâm linh này, Liệu đó có phải chỉ là tình cờ? Có rất nhiều nhà khoa học về tôn giáo chọn lựa quan điểm này Những người vô thần mới, làm ví dụ, họ tranh luận rằng tôn giáo là một chuỗi những virus, một kiểu virus ký sinh, đã chui vào đầu chúng ta và khiến ta gây ra đủ trò tâm linh điên rồ những thứ tự làm hại bản thân, chẳng hạn như là đánh bom liều chết , Và suy cho cùng, liệu có tốt không nếu chúng ta đánh mất bản thân mình? Làm sao mà các sinh vật lại trở nên thích ứng tốt hơn nếu vượt qua được sự vị kỷ? Hãy để tôi cho các bạn xem. Trong "Nguồn gốc loài người," Charles Darwin đã viết rất nhiều về sự tiến hóa của đạo đức - chúng đến từ đâu, tại sao chúng ta lại có nó. Darwin viết rằng có rất nhiều đức giá trị của chúng ta chẳng có mấy ý nghĩa, nhưng lại rất có lợi cho tập thể. Ông đã viết về một tình huống trong đó hai bộ tộc người có thể đã gặp gỡ và cạnh tranh với nhau. Ông viết, "Nếu một bộ tộc bao gồm một số đông những người dũng cảm, biết cảm thông và những thành viên trung thành những người luôn sẵn sàng viện trợ và bảo vệ những người khác, bộ tộc đó sẽ thành công hơn và chế ngự được bộ tộc còn lại." Ông tiếp tục nói "Những người ích kỷ và hay gây gổ sẽ không thể liên kết lại, mà nếu thiếu đi sự liên kết, không có gì có thể thành công." Nói cách khác, Charles Darwin tin vào sự chọn lọc nhóm Thực sự là ý tưởng này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong suốt 40 năm qua, và nó sẽ lại dấy lên dư luận một lần nữa vào năm nay, nhất là sau khi cuốn sách của E.O. WIlson ra mắt vào tháng 4, tranh luận rất mạnh bạo rằng chúng ta, và nhiều loài khác nữa, là sản phẩm của sự chọn lọc nhóm. Nhưng thực sự, cách nghĩ đúng đắn về vấn đề này là sự chọn lọc đa tầng lớp. Hãy nhìn theo hướng này: Bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nhóm cũng như giữa các nhóm. Giả dụ đây là một nhóm chèo thuyền trong trường đại học. Trong nội bộ nhóm có sự cạnh tranh Có những người đang cạnh tranh dữ dội với những người còn lại. Người chèo thuyền chậm nhất và yếu nhất sẽ bị loại khỏi đội. Và có rất ít trong số họ đi sâu vào được bộ môn thể thao. Có lẽ một trong số họ có thể vào đến Olympics. Vậy là trong nội bộ nhóm, lợi ích của mỗi người xung đột với những người khác Và đôi khi sẽ có lợi hơn cho một trong số những chàng trai này nếu họ tìm cách ngầm hại những người khác. Có lẽ cậu ta sẽ nói xấu đối thủ chính của mình với huấn luyện viên. Thế nhưng khi cuộc đua đang diễn ra ngay trong chiếc thuyền này, sự cạnh trạnh này diễn ra giữa những chiếc thuyền. Và một khi bạn đặt những chàng trai này vào một chiếc thuyền để đua với một chiếc khác, họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài hợp tác bởi vì họ đang ở trên cùng một chiếc thuyền. Họ chỉ có thể chiến thắng nếu chèo thuyền như một đội. Có lẽ những thứ này nghe đã nhàm tai với bạn, nhưng thực ra, chúng là những bài học sâu sắc về sự tiến hóa . Phản biện chính của thuyết chọn lọc nhóm này đó là vâng, đúng vậy, thật tuyệt khi có một nhóm những người biết hợp tác, nhưng ngay khi bạn có một nhóm những người hợp tác với nhau, họ rồi sẽ bị đạp đổ bởi những kẻ lợi dụng, ăn không ngồi rồi, những cá nhân sẽ bóc lột sự chăm chỉ của những người khác. Để tôi minh họa điều này cho bạn xem. Giả dụ chúng ta có một nhóm những sinh vật nhỏ - chúng có thể là vi khuẩn, có thể là chuột đồng; điều đó không quan trọng - và hãy giả dụ rằng nhóm nhỏ này, dần tiến hóa trở nên có tính hợp tác. Chà điều đó tuyệt đấy. Chúng bảo vệ lẫn nhau, chúng làm việc với nhau, chúng tạo ra sự thịnh vượng. Và bạn sẽ thấy rằng trong mô phỏng này, khi chúng tiếp xúc, chúng giành điểm, và rồi thì chúng phát triển, và khi chúng đã phát triển kích thước lên gấp đôi, bạn sẽ thấy chúng bị chia thành hai nhóm, và đó là cách mà chúng tự tái tạo và gia tăng dân số. Thế nhưng giả dụ một trong số chúng biến dị. Có biến dị trong gene và một trong số chúng đi theo một chiến lược ích kỷ. Nó lợi dụng những con khác. Và khi một con xanh lá tiếp xúc với một con xanh dương, bạn sẽ thấy con xanh lá to lớn hơn, còn con xanh trở nên nhỏ đi. Và rồi đó là cách mà mọi thứ diễn ra. Chúng ta chỉ cần một con xanh lá thôi, và khi chúng tiếp xúc với phần còn lại nó dành được sức mạnh, điểm số, hay là thức ăn. Và chỉ trong một thời gian ngắn, số phận những kẻ biết hợp tác thế là chấm dứt. Những kẻ lợi dụng đã lật đổ nó. Nếu tập thể không thể giải quyết vấn đề về những kẻ lợi dụng thì nó cũng không thể được hưởng lợi ích của việc hợp tác và vì vậy bản thân việc chọn lọc chẳng thế được tiến hành. Thế nhưng, vẫn tồn tại những giải pháp cho vấn nạn này. Đó không phải là một vấn đề quá khó. Thực tế là, tự nhiên đã giải quyết được nó vô số lần. Và giải pháp yêu thích của tự nhiên Đó là đưa tất cả mọi người vào cùng một chiếc thuyền. Lấy ví dụ, tại sao ADN ty thế trong mỗi tế bào lại có một ADN riêng của nó tách biệt hoàn toàn với ADN trong nhân? Đó là bởi vì trước kia từng tồn tại những vi khuẩn tự do và chúng đã cùng với nhau trở thành một tổ chức siêu việt hơn. Bằng cách nào đó - có lẽ là một vi khuẩn nuốt con còn lại; ta không biết chính xác - nhưng một khi chúng có màng bao quanh, tức là chúng cùng nằm trong một chiếc màng, vậy là tất cả các phân công lao động, tất cả những sự vĩ đại được gây dựng bởi sự hợp tác, bị khóa bên trong chiếc màng đó và chúng ta có được một cơ quan siêu việt. Giờ hãy tiếp tục với mô hình giả lập đưa một trong những cơ quan này vào một môi trường có những kẻ lợi dụng, những kẻ ngoan trá, lừa dối và hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Cơ quan siêu việt này có thể lấy bất kỳ thứ gì mà nó muốn. Nó quá lớn mạnh và hiệu quả tới nỗi có thể chiếm lấy tài nguyên của những con màu xanh, những kẻ phá hoại, ăn gian. Và không sớm thì muộn, môi trường này dần chỉ còn t oàn những cơ quan siêu việt mới được hình thành. Những gì tôi vừa cho bạn xem đôi lúc được gọi là chuyển biến trọng đại trong lịch sử tiến hóa. Thuyết của Darwin không hề thay đổi, nhưng giờ đây có những người chơi mới trong cuộc chơi này và mọi thứ trông khác đi rất nhiều. Và sự biến chuyển này không phải chỉ là một diễn biến tự nhiên chỉ xảy ra với một vài loài vi khuẩn. Nó đã diễn ra một lần nữa vào khoảng 120 hay 140 triệu năm về trước khi một số con ong bắp cày đơn độc bắt đầu tạo dựng một cách đơn giản và cổ lỗ, những tổ ong. Một khi vài con ong đều cùng ở trong cái tổ này, chúng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác, bởi vì rất nhanh thôi, chúng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những tổ ong khác. Và tổ nào liên kết chặt chẽ nhất sẽ giành chiến thắng, đúng như Darwin đã nói. Những con ong bắp cày này phát triển thành ong và kiến ngập tràn trên thế giới và thay đổi sinh quyển. Và sự biến chuyển này lại tiếp tục xảy ra, thậm chí còn kỳ diệu hơn, trong nửa triệu năm trước đây, khi chính tổ tiên của chúng ta trở thành những sinh vật có văn hóa, họ quây quần quanh những đống lửa, họ phân chia lao động, họ bắt đầu tô vẽ lên người, họ nói những ngôn ngữ địa phương của riêng mình, và dần dà, họ tôn thờ những vị thần của riêng họ. Một khi họ ở trong cùng một tộc người, họ có thể gìn giữ được những lợi ích của sự hợp tác trong bộ tộc đó. Và họ đã mở ra những tiềm lực mạnh mẽ nhất chưa từng thấy trên hành tinh này đó chính là hợp tác giữa con người -- một sức mạnh giúp cho việc xây dựng và phá hoại. Dĩ nhiên, con người không thể hợp tác chặt chẽ được như những chú ong kia. Bộ tộc người chỉ trông giống tổ ong trong một khoảng thời gian ngắn, rồi thì chúng có xu hướng đổ vỡ. Chúng ta hiện giờ không còn bị kìm kẹp trong việc hợp tác với nhau như loài ong và kiến. Trên thực tế, thông thường, như chúng ta đã thấy rất nhiều trong những cuộc biểu tình Mùa Xuân Ả-rập thông thường, sự phân chia xảy ra giữa những dòng tôn giáo. Mặc dù vậy, khi con người thực sự đến với nhau cùng sống chung trong một làn sóng, họ có thể chuyển núi dời sông. Hãy nhìn những người trong những bức ảnh mà tôi đang trình chiếu cho bạn Bạn có cho rằng họ ở đó là để theo đuổi mục đích cá nhân không? Hay đang theo đuổi mục đích của tập thế, thứ mà sẽ đòi hỏi ở họ sự quên mình và trở thành của một phần của tập thể? Bài diễn thuyết của tôi là vậy được trình bày theo tiêu chuẩn của "TED". Và giờ thì tôi sẽ trình bày cuộc nói chuyện ấy lại từ đầu trong ba phút một cách bao quát hơn. (Âm nhạc) (Video) Jonathan Haidt: Con người chúng ta có rất nhiều dạng trải nghiệm tôn giáo, như William James đã giải thích Một trong những cách thông thường nhất là trèo lên chiếc thang bí mật và quên đi bản thân mình. Chiếc thang kia đưa chúng ta từ cuộc sống trần tục và tầm thường vươn tới những trải nghiệm thiêng liêng, hay gắn bó sâu sắc với nhau. Chúng ta là loài Homo duplex, như Durkheim đã diễn giải. Và chúng ta là Homo duplex bởi vì chúng ta tiến hóa theo chọn lọc đa tầng lớp, như Darwin đã giải thích. Tôi không thể chắc chắn rằng chiếc thang đó giúp cho việc thích nghi hay đơn giản là một lỗi hệ thống, nhưng nếu nó hỗ trợ cho việc thích nghi, thì ý nghĩa của nó là vô cùng quan trọng Nếu nó là sự thích nghi, thì chúng ta đã tiến hóa để trở nên tâm linh hơn. Tôi không có ý rằng chúng ta tiến hóa để tham gia vào những dòng tôn giáo to lớn. Những thứ đó mới xuất hiện gần đây thôi. Ý của tôi là chúng ta tiến hóa để tìm thấy sự thiêng liêng ở xung quanh mình và để cùng những người khác tham gia vào tập thể được bao quanh bởi những mục đích, con người, và ý tưởng thiêng liêng. Đó là lý do tại sao chính trị lại mang tính bộ tộc đến thế. Chính trị có phần trần tục, có phần vị kỷ, nhưng chính trị cũng có phần thiêng liêng. Đó là việc cùng với người khác theo đuổi những tư tưởng đạo đức. Đó là sự đấu tranh bất tận giữa cái tốt và cái xấu, mà tất cả chúng ta đều cho rằng mình đang ở phe tốt. Và quan trọng nhất, nếu chiếc thang kia là thật, nó sẽ giải thích được sự bất mãn dai dẳng và ngấm ngầm bên trong cuộc sống hiện tại. Bởi vì loài người chúng ta, ở một mức độ nào đó, cũng giống như loài ong vậy. Chúng ta là ong. Chúng ta rời khỏi tổ trong thời kỳ khải huyền vào thế kỷ 18. Chúng ta lật đổ những thể chế cũ kỹ và đem tự do tới cho những người bị áp bức. Chúng ta đem tới sự sáng tạo làm thay đổi Trái đất và tạo dựng sự thịnh vượng và tiện nghi. Ngày nay, chúng ta bay lượn xung quanh như những con ong hạnh phúc trong tự do. Nhưng đôi lúc ta tự hỏi: Có phải đây là tất cả? Ta cần làm gì với cuộc đời mình? Điều gì còn thiếu? Điều còn thiếu đó là chúng ta là loài Homo duplex, nhưng xã hội thực dụng hiện đại được xây dựng nhằm thỏa mãn những cái tôi thấp hơn, trần tục hơn. Thực sự, ở cấp độ thấp hơn rất thoải mái. Hãy tới đây, hãy đến ngồi trong khu giải trí trong nhà của tôi. Một thách thức lớn với cuộc sống hiện đại đó là tìm thấy chiếc thang lẫn giữa tất cả những thứ lộn xộn kia và làm một cái gì đó tốt và cao quý một khi bạn trèo lên tới đỉnh. Tôi nhìn thấy khao khát này trong những sinh viên của mình ở Đại học Virginia. Họ đều muốn tìm thấy một lý do, hay một tiếng gọi mà họ có thể hoà mình vào trong đó. Họ đều đang kiếm tìm chiếc thang của mình. Và điều đó cho tôi hi vọng bởi vì con người không hoàn toàn ích kỷ. Hầu hết mọi người mong muốn vượt qua sự hèn mọn và trở thành một phần của cái gì to lớn hơn. Và điều đó giải thích sự vang vọng kỳ diệu của phép so sánh ẩn dụ này được hình thành cách đây 400 năm về trước. "Không có ai là một hoang đảo riêng. Mỗi con người là một phần của lục địa, là một phần của một cái chung." JH: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Những gì tôi muốn nói hôm nay là về thế giới ảo, thế giới số, mạng 3 chiều, siêu cầu ảo. Tất cả những thứ này có ý nghĩa gì với chúng ta? Chúng có nghĩa là mạng sẽ lại trở trành một nơi thú vị. Chúng sẽ cực kỳ thú vị khi chúng ta biến đổi nó thành thế giới có tính bao phủ và tương tác cao này, với đồ họa, sức mạnh tin học, thời gian chờ thấp, loại ứng dụng và tiềm năng này sẽ cung cấp một lượng lớn dữ liệu vào cuộc sống của chúng ta. Vậy sáng kiến về Trái Đất Ảo, và những sáng kiến tương tự như vậy, mục đích là mở rộng khái niệm tìm kiếm hiện tại của chúng ta. Khi bạn nghĩ về nó, chúng ta hoàn toàn bị giới hạn bởi việc lướt Web, nhớ những đường dẫn URLs, lưu chúng vào mục ưa thích. Và khi tìm kiếm, ta dựa vào hệ thống xếp hạng kết quả tương thích, địa chỉ Web phù hợp, hệ thống danh mục chậm chạp, nhưng chúng ta muốn sử dụng bộ não! Chúng ta muốn di chuyển, tìm tòi, khám phá thông tin. Để thực hiện điều đó, chúng tôi phải đặt bạn vào vị trí của tài xế. Chúng tôi cần sự tương tác giữa bạn, mạng lưới máy tính và chiếc máy tính. Vậy cách nào đặt bạn vào chỗ người lái tốt hơn là đưa bạn vào thế giới thực mà bạn vẫn tương tác hằng ngày? Tại sao không nâng cao cách học mà bạn vẫn đang học trong suốt cuộc đời? Vậy đó là những gì về Trái Đất Ảo, bạn biết đấy, bắt đầu, tạo ra sự trình diễn thuật số toàn diện đầu tiên về toàn bộ thế giới thực. Những gì chúng tôi muốn làm là trộn lẫn các loại dữ liệu. Dán nhãn nó, gắn thuộc tính cho nó. Siêu dữ liệu. Nhờ cộng đồng thêm vào những chiều sâu mang tính địa phương -- góc nhìn toàn cầu, kiến thức địa phương. Do đó khi bạn nghĩ về vấn đề này, thì đây là một công việc hết sức lớn. Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Chúng tôi thu thập dữ liệu từ vệ tinh, máy bay, phương tiện đi lại dưới mặt đất, từ con người. Quy trình này, bạn biết đấy, đó là vấn đề kỹ thuật, vấn đề cơ học, vấn đề hậu cần, vấn đề hoạt động. Đây là một ví dụ về máy ảnh chụp trên không của chúng tôi. Nó là máy ảnh toàn sắc. Nó thực ra là bốn màu cảm biến ảnh. Thêm vào nữa, nó là máy ảnh đa phổ. Chúng tôi thu thập bốn gigabits dữ liệu mỗi giây, nếu như bạn có thể tưởng tượng được dòng dữ liệu đó tải xuống. Nó tương đương với 1 chùm 12 vệ tinh với năng suất về độ phân giải cao nhất. Chúng tôi cho chúng bay cách mặt đất 5.000 bộ, bạn có thể thấy chiếc máy ảnh ở đằng trước. Chúng tôi thu thập những góc nhìn đa chiều, các cao độ, các góc, kết cấu, Chúng tôi đưa tất cả các dữ liệu đó về. Chúng tôi ngồi đây -- bạn biết đấy, những thứ về phương tiện đi lại mặt đất, về kích thước thật -- bạn thấy những gì tận mắt? Chúng tôi chụp chúng ở cự li gần để thiết lập các trải nghiệm giống thật. Tôi cá rằng rất nhiều trong số các bạn đã xem đoạn quảng cáo của Apple, chọc vào chiếc máy tính cá nhân để quảng cáo sự đơn giản và tuyệt vời của họ. Và, một bí mật ít biết đến đó là -- bạn có thấy người đàn ông có chiếc Webcam không? Anh chàng PC tội nghiệp, bọn họ đang quấn những chiếc ống quanh đầu anh ý, bao chúng xung quanh anh ta. Và, một bí mật ít biết đến đó là anh trai của anh ta làm việc trong nhóm Trái Đất Ảo. (Cười). Vậy, có một chút vấn đề cạnh tranh anh em ở đây. Nhưng tôi cho bạn biết -- nó không ảnh ưởng gì đến công việc của anh ấy. Chúng tôi nghĩ rằng rất nhiều thứ tốt đẹp có thể bắt nguồn từ công nghệ này. Đây là hình ảnh sau cơn bão Katrina. Chúng tôi là đội máy bay thương mại đầu tiên đến với vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Chúng tôi bay trên khu vực, chụp ảnh nó, gửi người tới đó, chụp ảnh vùng bên trong, vùng bị thảm họa. Chúng tôi trợ giúp với đội phản ứng đầu tiên, tìm kiếm và cứu hộ. Thường thì đây là lần đầu tiên người ta thấy những gì xảy ra với nhà của họ là từ Trái Đất Ảo. Chúng tôi đưa nó miễn phí lên trên mang, để -- bạn biết đấy, nó rõ ràng là cơ hội để chúng tôi có thể giúp đỡ mọi người vì mục đích tốt. Khi chúng tôi nghĩ về việc làm cách nào những thứ này có thể xuất hiện cùng nhau, tất cả là về phần mềm, thuật toán và toán học. Bạn biết đấy, chúng tôi chụp những bức ảnh này, nhưng để xây dựng hình 3-D, chúng tôi phải định vị địa lý. Chúng tôi phải đăng ký địa lý những tấm ảnh. Chúng tôi phải điều chỉnh hàng loạt chúng. Tìm những điểm kiên kết. Bóc tách hình học từ những tấm ảnh. Quy trình này là một quy trình tính toán tỉ mỉ. Trên thực tế, đây luôn là công việc được làm thủ công. Hollywood có thể chi hàng triệu đô-la để làm một hành lang đô thị nhỏ cho một bộ phim bởi họ phải làm nó thủ công. Họ sẽ lái xe trên những khu phố cùng những tia laser được gọi là LIDAR. Họ sẽ thu thập thông tin từ những tấm ảnh, và xây các công trình bằng tay. Chúng tôi làm tất cả điều đấy thông qua phần mềm, thuật toán và toán học, một quy trình hoàn toàn tự động để tạo ra những thành phố này. Chúng tôi lấy những điểm thập phân về những thứ cần có để xây dựng thành phố và đó là cách chúng tôi có thể sử dụng để vẽ chúng theo tỉ lệ và biến hiện thực này thành một giấc mơ. Chúng tôi cũng nghĩ đến giao diện người dùng. Nhìn từ nhiều phương diện nghĩa là như thế nào? Hướng nhìn trực tâm, hướng nhìn thấp. Làm cách nào để có thể giữ được độ chính xác của hình ảnh khi duy trì sự linh động của khung cảnh? Tôi sẽ tóm lại bằng cách cho các bạn thấy -- đây là hình ảnh hoàn toàn mới mà tôi chưa hề trình bày trong khu thí nghiệm của Trái Đất Ảo. Những gì chúng tôi đang làm việc -- mọi người rất thích điều này -- chính là hình ảnh toàn cảnh từ trên cao. Đây là dữ liệu có độ phân giải cao. Nhưng những gì chúng tôi thấy là họ rất thích sự linh động của mô hình 3 chiều. Một đứa trẻ có thể di chuyển bằng chiếc điều khiển Xbox, hay chiếc điều khiển chơi điện tử. Những gì chúng tôi cố gắng làm ở đây, đó là mang những bức ảnh và lên kế hoạch biến chúng thành không gian 3 chiều. Bạn có thể nhìn thấy nhiều loại điểm ảnh. Từ đây, tôi từ từ dịch chuyển tấm ảnh. Tôi có thể đến với tấm ảnh tiếp theo. Tôi có thể trộn lẫn và chuyển đổi. Bằng cách này, tôi không hề mất đi các chi tiết ban đầu. Thực tế, tôi đang thu lại lịch sử. Mới mẻ, chi tiết. Tôi có thể xoay bức ảnh. Tôi có thể nhìn nó từ nhiều chỗ và nhiều góc. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là xây dựng một thế giới ảo. Chúng tôi mong rằng có thể biến tin học thành kiểu mẫu sử dụng mà bạn thấy quen thuộc, và nhận được sự hiểu biết từ bạn, từ nhiều hướng khác nhau. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã dành thời gian. (Vỗ tay) Cuộc tranh luận gần đây về luật bản quyền như đạo luật SOPA ở Hoa Kì và hiệp định ACTA ở châu Âu đã gợi rất nhiều cảm xúc. Và tôi nghĩ một chút lí luận khách quan, dựa vào số liệu thật sự có thể giúp ích cho cuộc tranh luận rất nhiều. Thế nên tôi muốn đề xuất là ta sử dụng, ta tranh thủ, một lĩnh vực đột phá, Toán học bản quyền mỗi khi ta tiếp cận chủ để này. Ví dụ, mới đây thôi, Hiệp hội Điện ảnh đã tiết lộ rằng nền kinh tế của chúng ta mất 58 tỉ đô-la mỗi năm do nạn ăn cắp bản quyền. Giờ đây, thay vì việc chỉ cãi lộn về con số này, mội nhà toán học bản quyền sẽ phân tích nó và anh ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng số tiền này có thể trải dài từ hội trường này qua hết đại lộ Ocean đến Westin, rồi đến sao Hỏa... (Tiếng cười) ... nếu ta dùng xu lẻ. Nào, rõ ràng đây là một nhận định sâu sắc, có tác động mạnh, có người sẽ nói là tác động mạnh tới mức nguy hiểm. Nhưng nó cũng là một nhận định quan trọng về mặt đạo đức. Bởi vì ở đây ta không nói về một giá trị bán lẻ, tính trên giả thuyết, của vài bộ phim lậu, mà là mất mát kinh tế thực tế. Cái này tương đương với toàn bộ vụ mùa ngô của nước Mỹ bị mất trắng cùng với toàn bộ vụ cây ăn quả, cũng như lúa mì, thuốc lá, gạo, cây lúa miến -- không cần biết lúa miến là cái gì -- mất lúa miến. Nhưng nhận biết mất mát thực tế cho nền kinh tế gần như là không thể làm được trừ khi ta áp dụng toán học bản quyền. Nào, lợi nhuận từ âm nhạc giảm chừng tám tỉ đô-la mỗi năm kể từ khi trang web Napster xuất hiện. Thế, đó là một tảng lớn trong con số ta đang tính. Nhưng tổng lợi nhuận từ phim ảnh trên khắp các rạp chiếu, băng video bán về nhà, và giá một vé xem, đang tăng lên. Và TV, vệ tinh và truyền hình cáp tăng giá lên nhiều. Những thị trường truyền thông khác như xuất bản sách và đài radio cũng đang phát triển. Cho nên cái tảng nho nhỏ bị thâm hụt này thật khó hiểu. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bởi vì các thị trường truyền thông lớn đã mở rộng, đúng như thông lệ trong lịch sử, không phải là sự phát triển thêm mà nạn làm lậu ngăn chặn , nhưng toán học bản quyền cho ta biết rằng nhất định đã có sự tăng trưởng bị tước mất trong một thị trường nào đó chưa có tiền lệ trong lịch sử -- một thị trường không tồn tại vào những năm 90. Cái ta đang xem xét ở đây là cái giá âm thầm ít người biết của nạn làm lậu nhạc chuông. (Tiếng cười) 50 tỉ đô-la mỗi năm, đủ để, nếu một đoạn nhạc chuông dài 30 giây, để kéo dài từ bây giờ về thời đại Neanderthal. (Tiếng cười) Đúng mà. (Vỗ tay) Tôi dùng phần mềm Excel. (Tiếng cười) Các gã làm phim cũng nói cho ta rằng nền kinh tế của ta mất đi 370,000 việc làm do ăn cắp nội dung, con số lớn thật đấy, nếu bạn xem xét thực tế rằng vào năm 98, Cục Thống kê Lao động cho thấy rằng nền công nghiệp điện ảnh và video tạo công ăn việc làm cho 270,000 người. Và những dữ liệu khác cho thấy nền công nghiệp âm nhạc tạo việc làm cho 45,000 người. Thế tức là vấn nạn mất việc làm mà Internet và nạn ăn cắp nội dung gây ra, đã khiến con số việc làm trong các ngành công nghiệp truyền thông của chúng ta là âm. Và đây chỉ là một trong số rất nhiều dữ liệu loạn gây sửng sốt mà các nhà toán học bản quyền phải xử lí mỗi ngày. Và có người vẫn nghĩ lí thuyết dây là khó lắm rồi đấy. (Tiếng cười) Nào, đây là một con số chủ chốt trong bộ dụng cụ của nhà toán học bản quyền. Đó là lượng tổn thất chính xác cho các công ty truyền thông mỗi khi một bản nhạc hay bộ phim có bản quyền bị làm lậu. Hollywood và Quốc hội rút ra con số này bằng toán học từ lần cuối họ vào bàn họp, cố tìm cách giảm tổn thất bản quyền và đặt ra luật này. Vài người nghĩ con số này hơi lớn quá, nhưng các nhà toán học bản quyền, cũng là chuyên gia vận động hành lang truyền thông đơn giản chỉ ngạc nhiên là con số này không được tính cao lên do lạm phát mỗi năm. Nào, khi luật này mới được thông qua, máy nghe nhạc MP3 gây sốt nhất thế giới chỉ lưu được 10 bài. Và nó là món quà Giáng Sinh rất được ưa chuộng. Bởi vì có gã lưu manh bé nhỏ nào lại không muốn có đống đồ ăn cắp được trị giá một triệu rưỡi đô-la trong túi chứ. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Ngày nay một chiếc iPod cổ điển có thể lưu 40,000 bài hát, tức là một lượng trị giá tám tỉ đô la truyền thông lậu. (Vỗ tay) Hoặc là chừng 75,000 việc làm. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Giờ đây, có thể bạn thấy toán học bản quyền thật là kì quái, nhưng bởi vì đó là một lĩnh vực tốt nhất là chỉ để các chuyên gia xử lí thôi. Tạm thời thế đã. Tôi hi vọng lần sau các bạn sẽ cùng ủng hộ tôi khi tôi thực hiện một dự án tìm hiểu cũng đầy tính khoa học và thực tế như vậy về cái giá phải trả cho nạn làm lậu nhạc ngoài hành tinh với nền kinh tế nước Mỹ. Xin cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói với các bạn một chút về bài nói của tôi tại TEDxHouston Tôi thức dậy vào buổi sáng ngày hôm sau khi tôi thực hiện bài nói đó với sự dễ tổn thương bị đọng lại tồi tệ nhất trong đời mình. Và thực sự là tôi đã không rời khỏi nhà trong khoảng ba ngày. Lần đầu tôi rời khỏi nhà là hẹn ăn trưa với một người bạn. Khi tôi bước vào, cô ấy đã ngồi tại bàn. Tôi ngồi xuống và cô ấy nói rằng, "Chúa ơi, cậu trông tệ quá." Tôi đáp "Cám ơn cậu. Mình thực sự cảm thấy -- đầu óc mình chẳng thể hoạt động nổi" Và cô ấy hỏi tôi "Có chuyện gì vậy?" Tôi đáp "Mình đã nói chuyện trước 500 người rằng mình trở thành một nhà nghiên cứu để tránh tính dễ bị tổn thương. Và khi dữ liệu của mình cho thấy rằng sự tổn thương như là một bản chất tất yếu để sống bằng cả trái tim, mình đã nói với 500 người này rằng mình đã suy sụp. Mình chiếu một slide có chữ Suy sụp trên đó. Không hiểu sao mình lại nghĩ rằng đó là một ý tưởng hay?" (Cười) Và cô ấy nói "Mình đã xem trực tuyến bài nói của cậu. Đó không thực sự là cậu. Nó khác một chút so với những gì cậu thường làm. Nhưng bài nói rất tuyệt." Và tôi đã nói rằng, "Điều này không thể xảy ra. YouTube, họ sẽ đưa nó lên YouTube Và rồi chúng ta sẽ nói về việc 600 rồi 700 người sẽ xem nó. (Cười) Cô ấy nói "Chà, mình nghĩ bây giờ đã quá trễ rồi." Và tôi nói với cô ấy rằng "Cho mình hỏi cậu một điều." Cô ấy trả lời "Được" Và tôi nói rằng "Cậu có nhớ khi còn học đại học chúng ta thực sự hơi thiếu suy nghĩ và đại loại là khùng khùng không" Cô ấy trả lời "Ừ" Tôi nói tiếp "Cậu có nhớ khi chúng ta để lại một lời nhắn thực sự rất tệ trong máy trả lời tự động của bạn trai cũ không? Rồi sau đó chúng ta đã phải đột nhập vào phòng ký túc xá của hắn ta để xóa đoạn băng đó đi không?" (Cười) Và cô ấy đi "Ồ ....không." (Cười) Vì thế dĩ nhiên, điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến để nói vào lúc này là, "Ừ, mình cũng không. phải...mình cũng không." Và tôi tự nhủ với bản thân mình, "Brene, mình đang làm gì vậy? Mình đang làm gì đây? Tại sao mình lại nghĩ đến chuyện này? Mình mất trí rồi hả? Mấy chị/em của mình sẽ rất giỏi về điều này." Rồi tôi đưa mắt nhìn lại cô ấy và rồi cô ấy hỏi, "Cậu thực sự sẽ cố đột nhập vào và lấy cắp đoạn video đó trước khi họ đưa nó trên YouTube sao?" Và tôi trả lời "Mình chỉ đang nghĩ một chút về việc đó thôi." (Cười) Cô ấy nói "Cậu đúng là điển hình của dễ bị tổn thương nhất trên đời." (Cười) Sau đó tôi nhìn cô ấy và tôi đã nói điều gì đó tại thời điểm đó thì là hơi nói quá một chút nhưng sau cùng lại thấy giống với tiên đoán hơn. Tôi nói, "Nếu 500 trở thành 1,000 hoặc 2,000 đời mình thế là hết." (Cười) Tôi không có kế hoạch dự phòng cho 4 triệu người. (Cười) Và cuộc sống của tôi đã kết thúc khi điều đó xảy ra. Có lẽ phần khó nhất về sự kết thúc cuộc đời của tôi là tôi đã học được điều gì đó rất khó khăn về bản thân mình, và đó là, nhiều như tôi cảm thấy thất vọng về việc không thể mang công việc của mình ra với thế giới có một phần trong tôi đang làm việc rất chăm chỉ để nó nằm trong tầm kiểm soát để tránh bị nhòm ngó. Nhưng tôi muốn nơi về những gì tôi đã học. Có hai điều mà tôi đã học được trong năm qua. Điều đầu tiên là tính dễ bị tổn thương không phải là sự yếu đuối. Và quan niệm cho rằng tính dễ tổn thương là sự yếu đuối là hết sức nguy hiểm. Cho phép tôi hỏi các bạn một cách trung thực -- và tôi cũng cảnh báo các bạn điều này. Tôi được đào tạo là một nhà trị liệu bởi vậy tôi có thể kiên nhẫn chờ bạn trả lời -- vì thế nếu bạn có thể thì chỉ việc giơ tay lên, điều đó thật tuyệt vời -- bao nhiêu người trong số các bạn trung thực mà nói, khi bạn nghĩ về việc làm một điều gì đó dễ bị công kích hay nói điều gì đó có thể gây tổn thương cho bạn, đều nghĩ rằng "Chúa ơi, dễ bị tổn thương đúng là yếu đuối. Đây là sự yếu đuối?" Bao nhiêu các bạn nghĩ rằng dễ bị tổn thương đồng nghĩa với việc yếu đuối? Phần đông các bạn. Bây giờ cho phép tôi hỏi các bạn câu hỏi này: Tuần trước tại TED, bao nhiêu trong số các bạn khi thấy tính dễ bị tổn thương dâng cao ở đây, nghĩ rằng nó chính là sự can đảm? Dễ bị tổn thương không phải là sự yếu đuối. Tôi định nghĩa tính dễ bị tổn thương như là một sự mạo hiểm, sự bộc lộ và tính không chắc chắn về mặt cảm xúc Nó khích động cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Và tôi có một niềm tin -- đây là năm thứ 12 tôi thực hiện nghiên cứu này -- rằng sự dễ bị tổn thương là thước đo chính xác nhất của lòng dũng cảm -- hãy dễ tổn thương, hãy để chúng ta được thấy, hãy thành thật. Một trong những điều kỳ lạ đã xảy ra là sau bài nói về tính dễ tổn thương tại TED của tôi lan đi nhanh chóng, tôi đã nhận được nhiều lời đệ nghị diễn thuyết ở khắp nơi trên thế giới -- mọi người từ các cuộc họp phụ huynh và trường học cho đến các công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500 (500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ) Và rất nhiều cuộc gọi đến như thế này, "Xin chào Tiến sỹ Brown, chúng tôi rất thích bài nói của cô ở TED. Chúng tôi muốn mời cô đến đây và diễn thuyết. Chúng tôi rất cảm kích nếu cô không đề cập đến sự dễ bị tổn thương hay sự xấu hổ." (Cười) Vậy các anh muốn tôi nói về cái gì? Có ba câu trả lời lớn. Thành thực nói với các bạn rằng đây là những điều chính yếu từ lĩnh vực kinh doanh: sự cải tiến, sự sáng tạo và thay đổi. Vì vậy cho phép tôi công khai ý kiến của mình về điều này đó là, tính dễ bị tổn thương chính là nơi sinh ra sự cải tiến, tính sáng tạo và thay đổi. (Vỗ tay) Sáng tạo là làm ra một thứ gì đó mà chưa từng tồn tại trước đó. Không có gì dễ bị tổn thương hơn điều đó. Thích ứng với sự thay đổi là tất cả về sự dễ bị tổn thương. Điều thứ hai, bổ sung vào hiểu biết sau cùng rằng mối quan hệ giữa sự dễ bị tổn thương và lòng can đảm, điều thứ hai tôi học được là đây: Chúng ta phải nói về sự xấu hổ. Và tôi sẽ thành thực với các bạn Khi tôi trở thành một "nhà nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương" và đã trở thành trung tâm nhờ bài nói tại TED -- và tôi không đùa đâu. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Khoảng ba tháng trước, tôi đang ở trong một cửa hàng bán đồ thể thao để mua kính bảo hộ và thiết bị bảo vệ ống quyển và tất cả những thứ mà các bậc cha mẹ thường mua tại cửa hàng bán đồ thể thao. Cách xa chừng 30m, đây là những gì tôi nghe thấy: "Vulnerability TED! Vulnerability TED!" (Cười) Tôi là người Texas thế hệ thứ năm Phương châm của gia đình chúng tôi là "Lock and load" (tức: luôn chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu) Tôi không tự nhiên là một là nhà nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương. Vì vậy tôi chỉ cứ bước đi, và cô ta đã trong tầm ngắm sẵn sàng của tôi. (Cười) Và rồi tôi nghe thấy "Vulnerability TED!" Tôi quay lại, bước đến "Xin chào" Cô ấy ở ngay đây và trò chuyện, "Cô chính là nhà nghiên cứu về sự xấu hổ, người đã bị suy sụp" (Cười) Lúc này, các bậc cha mẹ kiểu như kéo những đứa trẻ lại gần. "Nhìn xem." Và lúc này tôi rất mệt mỏi. Tôi nhìn cô ấy và nói rằng "Bài nói đó thực sự là sự thức tỉnh trong tâm hồn" (Cười) (Vỗ tay) Cô ấy quay lại nhìn tôi và làm như thế này, "Tôi biết." Và cô ấy nói, "Chúng tôi đã xem bài nói của chị trên TED ở câu lạc bộ sách của tôi. Rồi chúng tôi đã đọc sách của chị và chúng tôi đổi tên cho câu lạc bộ sách của mình là 'The Breakdown Babes.'" (tạm dịch "Những cô gái trẻ ngây thơ bị suy sụp") Và cô ấy nói rằng "Cụm từ của chúng tôi là: "Chúng ta suy sụp và cảm giác ấy thật tuyệt vời" (Cười) Từ đó, bạn có thể hình dung tôi như thế nào trong cuộc họp ở công ty. Khi tôi trở thành "Vulnerability TED", như một nhân vật hành động -- kiểu như Ninja Barbie, nhưng tôi là "Vulnerability TED" -- Tôi nghĩ rằng tôi sẽ để lại những xấu hổ đó đằng sau, vì tôi đã trải qua sáu năm nghiên cứu về sự xấu hổ trước khi tôi thực sự bắt đầu viết và nói về sự dễ bị tổn thương. Tôi nghĩ, cảm tạ Chúa, vì sự xấu hổ là đề tài khủng khiếp này, nên không có ai muốn nói về nó. Đây là cách tốt nhất để mọi người không bắt chuyện để nói trên máy bay. "Cô làm nghề gì?" "Tôi nghiên cứu về sự xấu hổ" "Ồ". (Cười) Và tôi thấy anh đó. (Cười) Để tiếp tục cho đến hết năm vừa rồi, tôi được nhắc về một quy tắc cơ bản -- không phải là một quy tắc nghiên cứu, nhưng là một mệnh lệnh về đạo đức từ sự giáo dục của bản thân rằng -- bạn phải tiếp tục làm những gì mà bạn thành công. Và tôi đã không học về sự dễ bị tổn thương lòng can đảm, sự sáng tạo và cải tiến từ việc nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương. Tôi học những điều này từ nghiên cứu về sự xấu hổ. Và vì vậy tôi muốn các bạn bước vào sự xấu hổ. Các nhà phân tích tâm lý học gọi sự xấu hổ là đầm lầy của tâm hồn. Và chúng ta sẽ bước vào cái đầm lấy đó bây giờ. Mục đích để không bước vào trong và xây một ngôi nhà để sống trong đó. Là hãy mang giày cao su và bước qua và tìm đường ở xung quanh. Đây là lý do tại sao. Chúng ta đã nghe cuộc kêu gọi thuyết phục chưa từng có để có một cuộc đối thoại ở đất nước này, và tôi nghĩ, nói chung rằng là đó là vấn đề xung quanh chủng tộc, phải không? Đúng không? Chúng ta đã nghe về về nó. Đúng không? Không thể có cuộc trò chuyện đó mà không có sự xấu hổ, vì các bạn không thể nói về chủng tộc mà không nói về đặc quyền. và khi người ta bắt đầu nói về đặc quyền, họ bị tê liệt bởi sự xấu hổ. Chúng ta đã nghe một giải pháp đơn giản và tuyệt vời để không giết người trong các cuộc phẫu thuật là có một danh sách kiểm tra. Các bạn không thể sửa chữa vấn đề mà không chỉ ra sự xấu hổ, vì khi họ dạy cho những con người này làm thế nào để khâu vết thương, họ cũng được dạy cách để tự khâu sự đáng giá của bản thân mình để nắm hết mọi quyền lực. Và những con người nắm giữ hết quyền lực này không cần danh sách kiểm tra Và tôi đã phải viết ra tên của anh chàng TED Fellow này để không đọc lộn tên anh ấy ở đây. Myshkin Ingawale, hy vọng anh giúp tôi đọc đúng. (Vỗ tay) Tôi đã thấy anh chàng TED Fellows trong ngày đầu tiên ở đây. Anh ấy đến và giải thích về việc làm thế nào mà anh ấy có động lực sáng tạo nên những kỹ thuật giúp kiểm tra thiếu máu vì con người đang chết một cách vô cớ. Và anh ấy nói "Tôi thấy được nhu cầu này. Và chị biết tôi đã làm gì không? Tôi đã thực hiện nó." Và mọi người vỗ tay nhiệt liệt, kiểu như nói rằng "Phải!" Và anh ấy nói "Và nó không thành công. Sau đó tôi đã phải làm thêm 32 lần nữa, và rồi nó đã hoạt động." Bạn biết bí mật lớn về TED là gì không? Tôi không thể đợi để nói với mọi người điều này. Tôi đoán ngay lúc này đây tôi đang làm điều đó rồi. (Cười) Đây giống như là một hội nghị về sự thất bại. Không, không phải. (Vỗ tay) Bạn biết tại sao nơi này lại tuyệt vời không? Bởi vì rất ít người ở đây sợ bị thất bại. Và không ai ở trên sân khấu này tôi đã thấy cho đến nay mà chưa từng thất bại. Tôi đã từng thất bại một cách thê thảm, nhiều lần. Tôi không nghĩ thế giới hiểu điều này chính vì sự xấu hổ. Có một đoạn trích dẫn từ bài diễn văn của cựu tổng thống Theodore Roosevelt. đã cứu tôi trong năm qua. Nhiều người biết đến nó với tên gọi "Con người trên Đấu trường" Và nó như thế này: "Vinh quang không thuộc về những kẻ hay chỉ trích phê phán, kẻ huênh hoang rằng mọi việc lẽ ra phải được làm tốt hơn nữa và chỉ ra rằng người ta đã vấp ngã thế nào, Vinh quang thuộc về những con người đã chiến đấu thực sự trên đấu trường với khuôn mặt thấm đẫm bụi bặm, mồ hôi và cả máu. Người chiến đấu anh dũng ở trên đấu trường, để giành được chiến thắng huy hoàng hay đã thất bại thảm hại, nhưng dù anh ấy có thất bại, anh ấy có vấp ngã anh ta cũng thất bại một cách dũng cảm đáng ngưỡng mộ." Và đó là những gì mà buổi hội thảo đối với tôi là như thế nào. Đó chính là những gì về cuộc sống, về việc dám mạo hiểm ra sao. về việc ở trên đấu trường. Khi bạn bước lên đấu trường và đặt bàn tay lên cửa bạn nghĩ rằng "Tôi sẽ bước vào và tôi sẽ cố gắng làm điều này." sự xấu hổ như một con quái vật nói rằng "Uhm, Uhm. Ngươi không đủ tốt. Ngươi chưa từng hoàn tất khóa MBA. Ngươi bị vợ bỏ. Ta biết cha Ngươi thực sự không ở Luxembourg, ông ta đang ở nhà tù Sing Sing. Ta biết những gì xảy đến với Ngươi khi Ngươi lớn lên. Ta biết Ngươi không nghĩ rằng Ngươi đủ xinh đẹp hay đủ thông minh hoặc khéo léo, đủ quyền lực. Ta biết cha Ngươi không bao giờ chú ý thậm chí dù Ngươi trở trở thành CFO" Sự xấu hổ là điều đó. Và nếu chúng ta có thể làm nó lắng lại rồi bước vào và nói "Tôi sẽ làm điều này, chúng ta sẽ tìm và những kẻ chỉ trích mà chúng ta thấy bới móc và cười nhạo nhưng 99 phần trăm thời gian là những kẻ cười nhạo ấy là ai? Chúng ta. Sự xấu hổ làm thành hai thước băng lớn -- "không bao giờ đủ tốt" và nếu bạn có thể nói ra điều này, "Bạn nghĩ bạn là ai?" Hiểu về sự xấu hổ có nghĩa là nó không phải là tội lỗi. Sự xấu hổ tập trung vào bản thân, cảm giác tội lỗi tập trung vào hành vi. Sự xấu hổ là "Tôi tệ thật." Cảm giác tội lỗi là "Tôi đã làm điều gì đó xấu." Bao nhiêu người trong số các bạn, nếu các bạn làm điều đó gây tổn thương cho tôi, sẽ sẵn sàng nói rằng "Tôi xin lỗi. Tôi đã sai?" Bao nhiêu người trong số các bạn sẽ sẵn sàng nói như thế? Cảm giác tội lỗi: Tôi xin lỗi. Tôi đã làm sai. Sự xấu hổ: "Tôi xin lỗi. Tôi là một sai lầm. Có một sự khác biệt rất lớn giữa sự xấu hổ và cảm giác tội lỗi. Và đây là những gì bạn cần biết. Sự xấu hổ có liên quan chặt chẽ với sự nghiện ngập, thất vọng, bạo lực, tính hung bạo, đe dọa, tự tử, rối loạn ăn uống. Và đây là những gì bạn cần phải biết nhiều hơn. Cảm giác tội lỗi tương quan nghịch với những điều đó. Khả năng nắm giữ một thứ gì đó mà chúng ta đã làm hoặc không làm đối ngược lại với thứ mà chúng ta muốn trở thành là vô cùng dễ thích ứng. Nó không thoải mái, nhưng nó thích ứng tốt. Một điều khác nữa mà bạn cần biết về sự xấu hổ là nó hoàn toàn phân biệt theo giới tính. Nếu sự xấu hổ được gột rửa trong tôi và trong chúa, thì cả hai cảm nhận như nhau. Mọi người ngồi ở đây đều biết đến sự ấm áp trong chính sự xấu hổ. Chúng ta gần như chắc chắn rằng chỉ có những người chưa trải qua sự xấu hổ là những người không có khả năng kết nối hay đồng cảm. Điều đó có nghĩa là, phải, tôi có một chút xấu hổ; không, tôi là một kẻ thái nhân cách (người không có cảm xúc). Vì vậy tôi sẽ chọn là, đúng, bạn có một chút xấu hổ. Cả nam giới và nữ giới đều cảm nhận sự xấu hổ như nhau. nhưng nó lại phân biệt giữa nam với nữ. Đối với phụ nữ, ví dụ hay nhất mà tôi có thể cho bạn thấy là đoạn quảng cáo nước hoa Enjoli: "Em có thể phơi đồ, chuẩn bị gói ghém bữa trưa, hôn các con, và làm việc cho đến 8:55. Em vẫn có thể đi làm để nuôi sống gia đình mình và không bao giờ khiến anh quên rằng anh là một người đàn ông." Đối với phụ nữ, sự xấu hổ là làm tất cả điều đó, làm một cách hoàn hảo và không bao giờ để người khác thấy bạn đang đổ mồ hôi. Tôi không biết bao nhiêu nước hoa bán được nhờ quảng cáo này, nhưng tôi đảm bảo với bạn, nó khiến rất nhiều thuốc chống trầm cảm và chống lo âu được bán ra. (Cười) Sự xấu hổ, đối với phụ nữ, là một mạng lưới của những kỳ vọng về cạnh tranh, mâu thuẫn và không thể đạt được về việc phải trở thành người như thế nào. Và nó là chiếc áo khoác được ủi phẳng lì. Đối với đàn ông, sự xấu hổ không phải là một đống những kỳ vọng cạnh tranh, mâu thuẫn Sự xấu hổ chỉ có một thứ, đó là không bị nhận thấy là gì? Yếu đuối. Tôi đã không phỏng vấn nam giới trong suốt bốn năm đầu của nghiên cứu. Và cho đến khi một người đàn ông nọ nhìn tôi vào ngày nọ sau khi ký tặng sách, nói với tôi rằng "Tôi rất thích những gì cô nói về sự xấu hổ, tôi rất tò mò vì sao cô không đề cập đến nam giới." Và tôi đáp rằng "Tôi không nghiên cứu nam giới." Anh ta nói "Tiện nhỉ." (Cười) Tôi hỏi "Tại sao?" Và anh ta nói "Vì cô nói để tỏ mình, kể những chuyện của chúng ta, để dễ bị tổn thương. Nhưng cô có thấy những quyển sách cô vừa ký tặng là cho vợ và ba đứa con gái của tôi?" Tôi nói "Vâng." "Họ thà thấy tôi đau đớn đến chết nhưng vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ hơn là nhìn tôi gục ngã. Khi chúng tôi tỏ mình và trông dễ bị tổn thương chúng tôi sẽ bị phản kháng ngay lập tức. và đó không phải là từ những người bạn, các huấn luận viên hay những ông bố, vì phụ nữ là người gây áp lực cho tôi hơn tất cả ai khác trong cuộc đời tôi." Vì vậy tôi bắt đầu phỏng vấn nam giới và hỏi những câu hỏi. Và điều tôi học được là: Bạn chỉ cho tôi một người phụ nữ có thể thực sự ngồi bên cạnh người đàn ông mà anh ấy đang trong tình cảnh dễ bị tổn thương hay sợ hãi, tôi sẽ chỉ cho bạn người phụ nữ đã làm được công việc đáng ngưỡng mộ. Bạn chỉ cho tôi một người đàn ông có thể ngồi bên cạnh một người phụ nữ khi cô ấy quá mệt mỏi về mọi thứ, và cô ấy không thể làm gì thêm nữa, thì phản ứng đầu tiên của anh ấy không phải là, "Anh sẽ dỡ chén bát trong máy rửa chén ra," mà cần anh ấy thực sự lắng nghe -- vì đó là tất cả những gì phụ nữ chúng tôi cần -- Như thế tôi sẽ chỉ cho bạn chàng trai có thể làm được rất nhiều việc. Sự xấu hổ là một vấn đề chung trong văn hóa của chúng ta. và để thoát khỏi mặc cảm về sự xấu hổ, để có thể tìm đường quay trở lại với nhau, chúng ta phải hiểu nó tác động lên chúng ta như thế nào và nó tác động ra sao đến cái cách mà chúng ta làm cha mẹ cách chúng ta làm việc, cách chúng ta nhìn nhận lẫn nhau. Trong một vài nghiên cứu của Mahalik tại trường đại học Boston. Anh ấy hỏi rằng, phụ nữ cần phải làm những gì để phù hợp với chuẩn mực đối với người phụ nữ? Các trả lời nhiều nhất tại đất nước này là: xinh đẹp, gầy, thùy mị và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có cho vẻ bề ngoài. Khi chúng tôi hỏi về nam giới, nam giới ở đất nước này cần phải làm gì để phù hợp với những chuẩn mực đối với nam giới câu trả lời là: luôn luôn kiểm soát được sự biểu lộ cảm xúc, công việc là hàng đầu, theo đuổi sự nghiệp và luôn mạnh mẽ. Nếu chúng ta đang tìm đường quay lại với nhau, chúng ta phải hiểu và biết đồng cảm, bởi vì sự đồng cảm là thuốc giải độc cho sự xấu hổ. Nếu bạn đặt sự xấu hổ trên một đĩa Petri (đĩa nuôi cấy tế bào) thì nó cần ba thứ để phát triển theo cấp số nhân: tính bí mật, sự im lặng và sự phán xét. Nếu bạn đặt cùng lượng sự xấu hổ đó trên một chiếc đĩa Petri và tiêu diệt nó bằng sự đồng cảm, thì nó không thể sống sót. Ba từ mạnh nhất khi chúng ta đang ở trong cuộc đấu tranh đó là: tôi cũng vậy Và vì vậy tôi sẽ để lại cho các bạn suy nghĩ này. Nếu chúng ta đang tìm đường để quay trở về với nhau, sẽ có sự dễ bị tổn thương ở trên con đường đó. Và tôi nghĩ rằng đứng ngoài đấu trường thật hấp dẫn, vì tôi nghĩ rằng tôi đã làm điều này suốt cả đời mình, và nghĩ đến bản thân mình, tôi sẽ bước vào đó và đá đít một số người khi tôi không còn sợ một ai và khi tôi hoàn hảo. Và điều này thật hấp dẫn. Nhưng sự thật là nó chẳng bao giờ xảy ra. Và thậm chí nếu bạn đã hoàn hảo như bạn có thể và mạnh mẽ không gì tra tấn như bạn có thể tập hợp thì khi bạn ở trong đó, đó không phải những gì chúng tôi muốn thấy. Chúng tôi muốn bạn bước vào trong. Chúng tôi muốn đến bên bạn và đối diện với bạn. Và chúng tôi chỉ muốn, chúng ta và những người mà chúng ta quan tâm và những người chúng ta làm việc cùng, dám đương đầu một cách mạnh mẽ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi thực sự rất cảm kích. (Vỗ tay) Tôi là một tín đồ. Tôi tin vào sự biến đổi khí hậu. và thành tựu của tôi ở lĩnh vực này cũng rất tốt. Nhưng mục tiêu của tôi là nền Quốc Phòng. Chúng ta cần phải ngừng mua dầu từ kẻ thù. Tôi đang nói về dầu OPEC. Hãy cùng quay về 100 năm trước, năm 1912. Bạn có thể đang nghĩ đó là năm sinh của tôi. (Cười) Nhưng không phải. Tôi sinh năm 1928. Bây giờ, hãy quay lại năm 1912, 100 năm trước, và nhìn vào vấn đề mà đất nước chúng ta phải đối mặt. Đó cũng là câu hỏi tương tự về năng lượng mà chúng ta đang gặp phải hôm nay, nhưng lại với nguồn nguyên liệu khác. 100 năm trước, chúng ta đang nói về than, và dầu cá voi và cả dầu thô nữa. Vào thời điểm đó, chúng ta tìm kiếm một nguồn nguyên liệu sạch hơn, rẻ hơn, tuy nhiên nó không phải là của chúng ta, vì nó là của họ. Vào thời điểm đó, tức năm 1912, chúng ta chọn dầu thô thay vì dầu cá voi và than. Nhưng khi chúng ta phát triển đến giai đoạn hiện nay, tức 100 năm sau, chúng ta thực sự đã quay trở lại với thời điểm quyết định. Vậy điều cần định đoạt là gì? Chính là việc chúng ta sẽ sử dụng cái gì trong tương lai. Vậy bắt đầu từ bây giờ, một điều khá rõ ràng với tôi, rằng chúng ta cần có một nguồn nguyên liệu... sạch hơn, rẻ hơn, và nội địa, tức là của đất nước chúng ta và chúng ta có nó, đó chính là khí tự nhiên. Có thể thấy, tổng số dầu tiêu thụ của cả thế giới là 89 triệu thùng mỗi ngày, có thể hơn hoặc kém một vài thùng. Và chi phí mỗi năm được tính là 3 nghìn tỷ đô la. 1 nghìn tỉ trong số đó là của các nước OPEC. Điều này nên chấm dứt. Khi nhìn vào chi phí sử dụng dầu của các nước OPEC, ta thấy nó lên đến 7 nghìn tỉ đô la vào nghiên cứu của Học viện Milken tính tới năm nay. 7 nghìn tỉ đô la từ năm 1976 là giá chúng ta phải trả cho dầu từ OPEC. Đó là bao gồm cả chi phí quân sự và chi phí dầu. Đó là cuộc chuyển nhượng tài sản lớn nhất từ nhóm này sang nhóm khác trong lịch sử loài người. Và điều đó vẫn tiếp tục. Bây giờ nếu bạn để ý đến nơi chuyển nhượng tài sản, bạn có thể thấy chúng hướng về phía Trung Đông và đi xa khỏi chúng ta. Từ đó, chúng ta tự thấy mình như là cảnh sát của thế giới. Chúng ta đang kiểm soát thế giới, và chúng ta đang làm điều đó như thế nào? Tôi biết câu trả lời. Tôi dám cá không có nổi 10% người trong khán phòng này biết có bao nhiêu tàu chở máy bay trên thế giới. Xin giơ tay nếu bạn biết câu trả lời. Có 12 cái. Một cái đang được dựng bởi Trung Quốc. và 11 cái còn lại là của chúng ta. Tại sao chúng ta lại cần 11 tàu chở máy bay? Chúng ta có vị trí trên thị trường hay không? Chúng ta có thông minh hơn ai không? Tôi không chắc về điều này. Nếu bạn nhìn vào vị trí của chúng ta và trên slide là những đốm đỏ thì hiện có 5 chiếc đang hoạt động ở vùng Trung Đông và số còn lại ở Mỹ. Chúng đi đến Trung Đông rồi quay lại. Nên thật ra hầu hết 11 chiếc tàu của ta gắn liền với vùng Trung Đông. Tại sao chúng lại ở Trung Đông? Chúng ở đấy để kiểm soát, đảm bảo sự lưu thông của đường vận chuyển và đảm bảo dầu luôn có sẵn.. Mỹ dùng khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày, chiếm khoảng 25% tổng lượng dầu tiêu thụ hàng ngày trên thế giới. Trong khi chúng ta chỉ chiếm 4% dân số. Điều đó có vẻ không hợp lý cho lắm. Điều này không thể hiện sự bền vững. Vậy tiếp theo chúng ta sẽ thế nào? Điều này có tiếp diễn không? Có, nó sẽ tiếp diễn. Slide bạn đang nhìn đây là từ năm 1990 đến 2040. Trong giai đoạn đó nhu cầu sẽ nhân đôi. Và khi ta xem dầu được sử dụng để làm gì thì 70% trong đó được dùng làm nhiên liệu vận chuyển. Vậy khi có ai nói "Hãy dùng nhiều năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng mặt trời," được thôi, tôi ủng hộ Mỹ, Mọi thứ của Mỹ. Nhưng nếu bạn định làm gìcó bất cứ thứ gì bạn muốn làm để giải quyết việc phụ thuộc vào dầu ngoại, bạn phải tính toán đến việc vận chuyển. Hiện tại chúng ta đang dùng 20 triệu thùng dầu một ngày trong đó sản xuất 8 thùng, nhập khẩu 12 thùng, và trong 12 thùng nhập khẩu thì 5 thùng là từ OPEC. Nhìn vào nơi tiêu thụ cao nhất và cao nhì, chúng ta dùng 20 triệu thùng và Trung Quốc dùng 10 thùng. Vậy Trung Quốc đã sử dụng hợp lí hơn hoặc là họ có một kế hoạch quản lí tốt hơn; còn chúng ta thì không. Trong lịch sử nước Mỹ, chúng ta chưa từng có kế hoạch năng lượng. Chúng ta còn không nhận ra nguồn nguyên liệu mà chúng ta đang có. Nếu bạn nhìn vào 10 năm trở lại đây, chúng ta đã đưa cho OPEC một nghìn tỉ đô la. Giả sử trong 10 năm tiếp theo giá dầu giữ nguyên tại 100 đô la một thùng, bạn sẽ phải trả 2.2 nghìn tỉ đô la. Điều đó cũng này không hề bền vững. Nhưng thời dầu giá rẻ không còn nữa. Thời đó đã qua rồi. Người Trung Đông đã chỉ ra, người Ả Rập nói rằng, họ phải thu được 94 đô la trên một thùng để thực hiện các khế ước xã hội. Tuần trước có một số người ở Washington bảo với tôi ,"Người Ả Rập có thể sản xuất dầu với giá 5 đô la một thùng. Nó không liên quan gì cả. Chính ra cái chúng ta phải trả cũng là giá họ phải trả cho dầu." Không có thị trường tự do nào cho dầu cả. Giá dầu được đặt không phải vì lợi ích. Và các nước OPEC là những người đặt giá dầu. Vậy từ đây chúng ta sẽ hướng đến cái gì? Chúng ta sẽ hướng về khí tự nhiên. Khí tự nhiên làm được mọi điều mà chúng ta muốn. Nó là nhiên liệu có chỉ số octane bằng130, và sạch hơn dầu 25%. Nó nằm ở đất nước chúng ta, chúng ta có một nguồn cung dồi dào, và không cần nhà máy lọc dầu. Được phun ra khỏi lòng đất với chỉ số octane bằng 130. Chỉ cần xỉ lí qua máy phân ly là có thể dùng được. Rất đơn giản để sử dụng. Và cũng dễ thực hiện. Tôi sẽ nói cho bạn nghe trong vòng một phút những điều bạn cần tìm để điều đó xảy ra. Nhìn vào danh sách này, ta thấy khí tự nhiên phù hợp để giải quyết mọi vấn đề Nó có thể được dùng hoặc để thay thế cho những nhiên liệu hiện tại. CÓ thể dùng trong chế tạo năng lượng, giao thông vận tải, Nó là nguồn nguyên liệu tốt nhất. Nhưng liệu chúng ta có đủ khí tự nhiên? Nhìn vào cột bên trái chúng ta thấy con số 24 nghìn tỉ. Đó là mức độ tiêu thụ của chúng ta trong một năm. Nhìn sang bên cạnh và sự ước lượng của EIA cho đến ước lượng của ngành công nghiệp -ngành công nghiệp hiểu rõ họ đang nói gì- chúng ta có 4 nghìn tỉ foot khối khí tự nhiên sẵn có. Nó tương đương với bao nhiêu thùng dầu? Gấp 3 lần số lượng người Ả Rập đang sở hữu. Họ nói họ có 250 tỉ thùng phi, nhưng mà tôi không tin lắm. Tôi nghĩ là họ chỉ có 175 tỉ thùng. Nhưng cho dù họ nói đúng đi chăng nữa, chúng ta vẫn có rất nhiều khí tự nhiên. Vậy nên tôi đã cố tìm hiểu chúng ta dùng chỗ khí tự nhiên này vào đâu. Và điều tôi nhắm tới là xe tải hạng nặng. Có 8 triệu xe tải hạng nặng. Bạn lấy 8 triệu xe tải - Chúng có 18 bánh - và để chúng sử dụng khí tự nhiên sẽ giảm 30% lượng cacbon. Nó rẻ hơn và sẽ giảm lượng nhập khẩu 3 triệu thùng dầu. Như vậy sẽ cắt giảm 60% dầu từ OPEC với 8 triệu xe tải. Có 250 triệu phương tiện trên đất Mỹ. Vậy có thể thấy khí tự nhiên là nguyên liệu cầu nối, và đó là điều tôi khẳng định. Tôi không phải lo về cái cầu nối đi đâu ở tuổi tôi (cười) Đó là vấn đề của bạn. Nhưng khi nhìn vào lượng khí tự nhiên chúng ta có thì chúng có thể là cầu nối nguyên liệu mà chúng ta cần bởi vì chúng ta có rất nhiều khí tự nhiên. Như tôi đã nói, tôi ủng hộ mọi thứ của Mỹ Để tôi kể cho các bạn, tôi đã luôn theo chủ nghĩa hiện thực Tôi, từ một lý thuyết gia, trở thành người theo chủ nghĩa hiện thực. Rồi tôi lại quay lại làm lý thuyết gia. Nếu bạn quan sát thế giới, bạn sẽ thấy metan hydrat trong đại dương bao quanh mọi lục địa. Và bạn có thể thấy metan, nếu bạn đi theo hướng đó, thấy rất nhiều metan. - khí tự nhiên là metan, metan và khí tự nhiên thay đổi được cho nhau- Nếu bạn có ý định sử dụng một lượng methane và tôi không có ở đấy nên tùy bạn. Nhưng chúng ta có rất nhiều metan hydrat. Nên tôi kết luận chúng ta nên sử dụng nguyên liệu có sẵn ở Mỹ. Nếu ta làm vậy, chúng ta chỉ mất một triệu đô la một ngày cho dầu. Nhưng ta chưa có kế hoạch năng lượng. Nên bây giờ không có cái gì gây ấn tượng với tôi về kế hoạch đó ở Washington, hơn là việc tôi đang tập trung vào 8 triệu xe tải 18 bánh. Nếu chúng ta làm vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ đi bước đầu tiên tới một kế hoạch năng lượng. Nếu chúng ta làm vậy, chúng ta có thể thấy tài nguyên của chúng ta dễ sử dụng hơn chúng ta tưởng. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Cảm ơn ông. Vậy là từ quan điểm của ông, ông có kế hoạch Pickens tuyệt vời dựa vào năng lượng gió và về cơ bản ông bỏ dở nó vì nền kinh tế đã thay đổi. Điều gì đã xảy ra? Tôi đã mất 150 triệu đô la. (cười) Điều đó sẽ khiến bạn bỏ dở cái gì đó. Không, điều gì đã xảy ra với chúng tôi, Chris, có phải là quyền lực đã làm giảm lợi ích Và vì thế chúng tôi tìm đến khí tự nhiên Lúc tôi đi vào kinh doanh năng lượng gió, giá khí tự nhiên lúc đó là 9 đô la. Ngày nay giá của nó chỉ còn 2 đô la và 40 cent. Bạn không thể thực hiện một phi vụ năng lượng gió với chi phí dưới 6 đôla trên 1 nghìn feet khối. CA: Điều gì đã xảy ra, Là do khả năng sử dụng công nghệ fracking để khai thác dầu ngày càng cao, do nguồn dự trữ có thể tính toán được của khí tự nhiên bùng nổ, hay việc giá cả giảm mạnh, đã dẫn đến việc năng lượng gió trở nên kém cạnh tranh? Tóm lại thì điều gì đã xảy ra? TBP: Đó chính là nguyên nhân. Chúng tôi nhận ra rằng ta có thể sự dụng nguồn đá, đó là những khối đá phiến sét cacbon trong lưu vực. Đầu tiên là khối Barnett Shale ở Texas, Sau đó là khối Marcellus ở phía đông dọc theo New York, Pennsylvania, West Virginia; và khối Haynesville ở Louisiana. Những thứ này ở khắp mọi nơi. Chúng tôi bị áp đảo bởi khí tự nhiên. CA: Vậy bây giờ ông đang là một nhà đầu tư lớn và đang đưa chúng vào thị trường? TBP: Anh nói về một nhà đầu tư lớn, Thực ra đó là chuyện về cả cuộc đời tôi. Tôi là một nhà địa chất học tốt nghiệp vào năm 51, và tôi đã làm trong ngành công nghiệp này trong suốt cuộc đời mình. Tôi có sở hữu cổ phiếu. Tôi không phải một nhà sản xuất khí tự nhiên lớn. Một vài người nói rằng Tôi là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn thứ hai tại Mỹ. Tôi có mong muốn điều đó không? Không, thực sự là không. Tôi chỉ sở hữu một vài cổ phiếu. Nhưng tôi cũng kinh doanh nhiên liệu. CA: Nhưng khí tự nhiên là nhiên liệu hóa thạch, Ông đốt nó, sẽ thải ra CO2. Vậy ông tin vào nguy cơ biến đổi khí hậu. Vậy tại sao những điều trên không làm ông bận tâm? TBP: Anh sẽ phải sử dụng một thứ gì đấy, Anh có gì để thay thế cho nó? (Cười) CA: Không, vấn đề ở đây là đối với khí tự nhiên, lượng khí thải CO2 trên một đơn vị năng lượng sẽ thấp hơn dầu hay than, đúng không? Và do đó mọi người ít nhất có thể vui vẻ chứng kiến một sự chuyển đổi từ than hay dầu sang khí tự nhiên. Nhưng nếu là như vậy, điều đó sẽ trở thành lý do để các nguyên liêu tái chế không được đầu tư nữa, vậy trong dài hạn, ta sẽ lại bị áp đảo? TBP: Tôi chưa sẵn sàng để từ bỏ, nhưng tôi và Jim đã nói chuyện ở đây lúc vừa nãy, và tôi nói "Anh thấy thế nào về khí tự nhiên?" Và anh ấy trả lời: " Đó là nhiên liệu cầu nối, cái ta cần" Tôi hỏi: " Cầu nối tới cái gì?" "Chúng ta đang hướng tới đâu?" Một lần nữa, như tôi đã nói, tôi không phải lo về điều đó Mà là chính tất cả các bạn sẽ làm. CA: Nhưng tôi không nghĩ nó đúng, Boone. Với tôi, ông là một người tin vào di sản của mình. Ông đã kiếm được số tiền mà ông muốn. Ông là số ít người có được vị trí thực sự làm lung lay các cuộc tranh luận. Ông có ủng hộ quan điểm về việc đặt giá lên cacbon? Điều đó có hợp lý hay không? TBP: Tôi không thích điều đó bởi vì nó sẽ kết thúc băng việc chính phủ sẽ chạy chương trình đó. Tôi có thể nói rằng đó sẽ là một thất bại. Chính phủ sẽ không thể thành công đối với những việc như thế. Nó thực sự là một ý tưởng tồi. Ví dụ như Solyndra, hay bất kì cái gì khác. ý tôi là, điều đó đã được 10 lần cảnh cáo rằng sẽ là một ý tưởng tồi tệ, tuy nhiên họ vẫn bất chấp thực hiện, Và chỉ mới 500 triệu đã bị thổi bay. Nhưng với điều lúc nãy, tôi nghĩ sẽ đến gần 1 tỷ. Chris, Tôi nghĩ nơi mà chúng ta hướng đến, trong dài hạn, Tôi không ngại quay trở lại với năng lượng hạt nhân. Và tôi có thể nói với các bạn rằng trang cuối của bản báo cáo mà họ sẽ mất 5 năm để viết là về điều gì. Thứ nhất, đừng xây máy trên những vết nứt của đá, (Cười) và thứ hai là, Không được xây chúng trên biển. và bây giờ tôi nghĩ chúng đã an toàn. Chuyển chúng vào nội địa, đặt trên nền đất ổn định, và xây chúng ở đó. Không có gì là sai nếu xảy ra những vụ nổ. Chúng ta sẽ có được nguồn năng lượng, chắc chắn như vây Chúng ta có thể... okay.. CA: Một câu hỏi từ khán giả là Khi thực hiện công nghệ fracking và quy trình khí tự nhiên, vấn đề rò rỉ metan từ quy trình đó metan có phải sẽ làm sự nóng lên toàn cầu tồi tệ hơn so với CO2? Đó có phải là một vấn đề đáng quan tâm? TBP: Fracking? Fracking là gì? CA: Fracking. TBP: Tôi chỉ đùa thôi .. (Cười) CA: Chúng tôi vừa có một chút tranh luận về giọng ở đây. TBP: Để tôi nói cho anh biết, Tôi đã nói về độ tuổi của tôi, Tôi tốt nghiệp vào năm 1951. Tôi còn nhớ lần đầu khi tiếp xúc với phương pháp Fracking ở biên giới Texas vào năm 1953. Fracking xuất hiện vào khoảng năm 1947, và nói đùa một chút, khi mà vị tổng thống của chúng ta thức dậy và nói Bộ năng lượng 30 năm trước đã phát triển phương pháp Fracking. Tôi không biết ông ấy đang nói cái gì. Thực sự thì Bộ năng lượng không hề làm gì liên quan đến fracking. Công việc đầu tiên là vào năm 1947. Lần đầu tiên của tôi là vào năm 1953. Cho đến bây giờ, tôi đã sử dụng phương pháp đó trên 3000 cái giếng. Chưa bao giờ có vấn đề gì xảy ra với việc làm thay đổi mạch nước ngầm hay bất cứ thứ gì. và bây giờ, tầng nước ngầm lớn nhất ở Bắc Mỹ là từ Midland, Texas đến biên giới phía Nam Dakota, chảy qua 8 bang, Một tầng nước ngầm rộng lớn Ogallala, Triassic.. Đã có khoảng 800,000 giếng được tạo nên khi sử dụng phương pháp này ở Oklahoma, Texas, Kansas trên tầng nước ngầm đấy. Không có vấn đề gì cả. Tôi không hiểu tại sao truyền thông chỉ tập trung ở Đông Pensylvania. CA: Vậy ông không ủng hộ thuế carbon? hay bất kì những điều tương tự? Bức ảnh trên tôi đoán rằng thế giới thực sự tránh xa những nhiên liệu hóa thạch là một sự đổi mới suy cho cùng, một ngày nào đó chúng ta sẽ khiến năng lượng mặt trời và nguyên tử trở nên cạnh tranh về giá hơn? TBP: mặt trời và gió, Tôi và Jim đã cùng đồng ý chỉ trong 13 giây rằng nó sẽ là một phần nhỏ, bởi vì chúng ta không thể dựa vào đó. CA: Làm sao để thế giới có thể thực sự từ bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch? TBP: làm sao chúng ta có thể đến được đó? Chúng ta có rất nhiều khí tự nhiên, Sẽ không thể có ngày mà chúng ta nói: " Đừng sử dụng chúng nữa". Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng nó. Đó là điều rõ ràng nhất. Nếu chúng ta đế ý, ở California, họ sử dụng 2500 xe buýt. LAMTA đã sử dụng khí tự nhiên trong vòng 25 năm. Ft. Worth T cũng đã sử dụng 25 năm. Vì sao? Chất lượng không khí là lý do vì sao họ sử dụng khí tự nhiên và bỏ qua dầu diesel. Vì sao tất cả các xe tải chở rác ngày nay ở phía Nam California đều sử dụng khí tự nhiên? Tất cả đều vì chất lượng không khí. Tôi hiểu điều mà anh đang nói, và tôi không đồng ý với anh. Làm sao chúng ta có thể nghĩ đến việc không sử dụng khí tự nhiên? Đó là vấn đề anh đang mắc phải. (Cười) CA: Thôi được, Vậy khí tự nhiên là nhiên liệu cầu nối. Và cái gì ở điểm bên bia của chiếc cầu đó, để dành cho những khán giả ở đây tìm ra. Nếu ai đó đến với ông với một kế hoạch, cái mà thực sự có thể là giải pháp, ông có sẵn sàng đầu tư vào những công nghệ đó, kể cả chúng không giúp tối đa hóa lợi nhuận, mà chỉ giúp cho sức khỏe trong tương lại của hành tinh này? TBP: Tôi đã mất 150 triệu vào năng lượng gió, Đúng vậy, và tôi sẽ vẫn chơi đến cùng. Bởi vì, một lần nữa, Tôi đang cố gắng để có thể giải quyết vấn đề năng lượng ở nước Mỹ. Và tất cả mọi thứ thuộc về Mỹ tôi đều sẽ ủng hộ. CA: Boone, tôi thực sự cảm kích vì ông đã đến đây và tham gia vào cuộc hội thoại này. Có rất nhiều người muốn tương tác với ông. Và đó quả thực là một món quà mà ông trao tặng cho những khán giả này Cảm ơn ông rất nhiều ( Vỗ tay) Cứ 2 người phụ nữ thì có 1 người trong số các bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh về tim mạch trong cuộc đời mình Vì vậy , đây chính là kẻ thù số một của phụ nữ Nó được giữ một cách bí mật vì những lý do mà tôi không hề biết Để làm cho điều này trở nên cá nhân hơn-- chúng ta sẽ bàn về mối quan hệ của bạn với trái tim của mình nói riêng và tất cả phụ nữ nói chung-- Chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề này dưới quan điểm chính trị. Bởi vì như chúng ta đã biết cá nhân liên quan đến chính trị. Và không bao giờ là đủ khi nghiên cứu về nó. và bởi vì chúng ta đã từng chứng kiến phụ nữ chiến thắng căn bệnh ung thư vú thông qua chiến dịch chống ung thư vú, nên đây chính là cái mà chúng ta cần phải làm với trái tim. Từ năm 1984, Ở Mỹ, nhiều phụ nữ chết hơn là nam giới. Vì thế, ở nơi mà chúng ta thường nghĩ đến bệnh tim như là vấn đề chủ yếu của đàn ông-- lại không bao giờ đúng, nhưng đó lại là cách mà mọi người suy nghĩ vào giữa thập niên 50 và 60, và nó đã có mặt trong tất cả các cuốn sách giáo khoa. Nó hẳn nhiên là những gì tôi được học trong quá trình huấn luyện. Nếu chúng ta vẫn giữ thành kiến giới tính - vốn không hề đúng. nhưng nếu chúng ta cứ tiến về phía trước với thành kiến về giới tính như vậy, nó thực ra lại là căn bệnh của phụ nữ. Vì vậy, giờ đây, đó chính là căn bệnh của phụ nữ. Và một trong những điều mà bạn có thể thấy đây là đường biểu đồ của nam giới, tỉ lệ tử vong đang giảm, giảm, giảm, giảm dần. và quý vị cũng có thể thấy đường tỉ lệ tử vong của nữ giới từ năm 1984, Khoảng cách đang ngày càng nới rộng. Ngày càng nhiều phụ nữ, gấp 2, 3, 4 lần chết vì bệnh tim hơn là nam giới. Và đó là một khoảng thời gian quá ngắn để thay đổi tất cả các tác nhân nguy hiểm .mà chúng ta được biết Thế nên, những gì mà điều này gợi ý cho chúng ta ở cấp độ quốc gia đó là những chiến lược về chẩn đoán và chữa bệnh, vốn đã được phát triển ở nam giới, bởi nam giới và cho nam giới trong suốt 50 năm qua-- và chúng có hiệu quả khá tốt ở nam giới, đúng không?-- nhưng lại không hiệu quả mấy đối với phụ nữ. Vì vậy, đó là một lời kêu gọi thức tỉnh trong những năm của thập niên 80. bệnh tim làm chết nhiều phụ nữ ở mọi độ tuổi hơn là ung thư vú. và cuộc vận động chống ung thư vú-- một lần nữa, đây không phải là 1 cuộc cạnh tranh. Chúng ta đang cố gắng như đã từng làm với chiến dịch chống ung thư vú. Chúng ta cần phải cố gắng như thế để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Thỉnh thoảng khi mọi người nhận ra điều này, thì tôi lại nghe thấy tiếng thở ra đầy kinh ngạc. tất cả chúng ta đều có thể liên tưởng đến một người nào đó, thường là một phụ nữ trẻ người mà đã bị ảnh hưởng bởi căn bệnh ung thư vú Chứ chúng ta không thường nghĩ đến một người phụ nữ trẻ mắc bệnh tim Tôi sẽ tiết lộ cho quý vị biết vì sao. Bệnh tim giết chết con người, thường rất nhanh chóng. Thế nên, lần đầu tiên bệnh tim tấn công cả nữ giới lẫn nam giới, phân nửa là những cái chết bất ngờ-- không có cơ hội để nói lời giã biệt, không có cơ hội để hóa trị liệu cho cô ta, không có cơ hội để chọn cho cô ấy một bộ tóc giả. Ung thư vú, tỉ lệ tử vong giảm xuống 4%. và đó là 40 năm mà phụ nữ đã và đang ủng hộ. Betty Ford, Nacy Reagan đã đứng dậy và nói ”Tôi là một người sống sót khỏi ung thư vú" và không có gì xấu hổ khi đề cập đến nó cả. Và sau đó các bác sĩ đã hỗ trợ. Chúng tôi hoàn thành nghiên cứu. Bây giờ, chúng tôi có những liệu pháp trị liệu hiệu quả. Phụ nữ hiện nay đang sống thọ hơn bao giờ hết. Đã đến lúc điều đó nên xảy ra với bệnh tim. Điều đó đang không xảy ra, và đã đến lúc nó cần phải xảy ra. Chúng ta nợ một sự biết ơn to lớn đối với hai người phụ nữ này. Như Barbara đã mô tả trong một trong những bộ phim tuyệt vời của cô ấy” Yentl” Cô ấy đã phác họa một người phụ nữ trẻ người muốn hưởng thụ một chế độ giáo dục. Và cô ấy muốn học các điều luật của Talmud. Vậy thì, làm cách nào mà cô ấy làm được như vậy? Cô ấy phải đóng giả thành một người đàn ông. Cô ấy phải trông giống một người đàn ông. Cô ấy phải khiến cho người khác tin rằng cô ấy trông giống một người đàn ông và cô ấy có thể có quyền lợi như một người đàn ông vậy. Bernadine Healy, hay còn gọi là bác sĩ Healy, là bác sĩ chuyên khoa . Và ngay trong thời điểm đó, những năm 80, chúng ta đã chứng kiến số phụ nữ chết vì bệnh tim tăng, tăng, tăng dần, Cô ấy đã viết một bài xã luận trên tập san y khoa New England và nói về hội chứng Yentl. Phụ nữ đang chết vì bệnh tim, cao gấp 2, 3, 4 lần so với nam giới, Tỉ lệ tử không giảm mà còn đang tăng lên. Và cô ấy đặt nghi vấn, cô ấy giả thuyết rằng, liệu đây có phải là hội chứng Yentl hay không? và đây là câu chuyện. Có phải vì phụ nữ trông không giống nam giới, nên họ cũng không giống với nam giới về hình thức của bệnh tim loại hình mà chúng ta đã phải mất 50 năm để có thể hiểu rõ và để có được những chuẩn đoán tốt những liệu pháp trị liệu thực sự có hiệu quả, và chính vì thế mà người ta đã không nhận ra được căn bệnh tim của họ. Và họ bị bỏ qua một bên. Họ không được chữa trị, không được phát hiện bệnh, Họ cũng không nhận được những lợi ích của những thứ thuốc hiện đại. Rồi sau đó bác sĩ Healy đã trở thành giám đốc nữ đầu tiên của Viện sức khỏe quốc gia của chúng ta. và đây là dự án nghiên cứu lớn nhất về tầm ảnh hưởng của sinh học đối với y khoa trên thế giới. và nó tài trợ rất nhiều cho nghiên cứu của tôi. Và nghiên cứu ở khắp mọi nơi. Đó là một vấn đề lớn đối với bà khi trở thành giám đốc. Và bà bắt đầu, , đối mặt với nhiều tranh cãi, kế hoạch mới về sức khỏe phụ nữ. Và mỗi một phụ nữ ở trong khán phòng này đều được hưởng lợi từ kế hoạch ấy. Nó cho chúng ta biết về liệu pháp thay thế hoóc môn. Nó cung cấp cho chúng ta thông tin về chứng loãng xương. Cho chúng ta biết về ung thư vú, ung thư ruột kết ở phụ nữ. Vì thế mặc dù có một nguồn kiến thức to lớn, một lần nữa, rất nhiều người khuyên bà không nên thực hiện nó, vì nó rất tốn kém. Và ẩn ý phía sau là những người phụ nữ thì không xứng đáng được như vậy. Và bà ấy đã như thể ”Không, xin lỗi. Phụ nữ xứng đáng với điều đó” Vâng có một phần nhỏ của dự án ấy đã đến được với viện máu, phổi, tim quốc gia, mà đó là bộ phận về tim của NIH. Và chúng tôi đã tiến hành cuộc nghiên cứu mang tên WISE-- đó là chữ viết tắt của "Sự đánh giá về hội chứng thiếu máu cục bộ ở phụ nữ"-- và tôi đã chủ trì cuộc nghiên cứu này trong vòng 15 năm nay. Đó là một cuộc nghiên cứu nhằm đặt ra vấn đề một cách chính xác, Chuyện gì đang xảy ra với phụ nữ vậy? Tại sao ngày càng nhiều phụ nữ chết vì căn bệnh thiếu máu cục bộ ở tim? Vì vậy trong cuộc nghiên cứu WISE, cách đây 15 năm, mà chúng tôi khởi sự và bảo rằng ”Thế đấy, có một vài rút tỉa then chốt và có lẽ chúng ta nên tiếp tục như vậy” và những đồng nghiệp của chúng tôi ở Washington DC. dạo gần đây đã công bố rằng khi phụ nữ lên cơn đau tim và chết, , so sánh với nam giới những người bị đau tim và chết-- và một lần nữa, có hàng triệu người, đang gặp phải điều này hàng ngày-- -phụ nữ, ở những chỗ đầy mỡ béo của họ-- và đó là động mạch vành của họ, vì vậy nguồn máu chính chảy vào cơ tim-- của phụ nữ bị xói mòn, còn nam giới thì bị nổ tung Các bạn sẽ tìm ra một vài điểm tương đồng thú vị trong sinh lý học. (Cười) Chính vì vậy tôi sẽ mô tả kiểu đau tim ở nam giới trước. Cơn đau tim Hollywood. Ối chao. Đau ngực dữ dội. Điện tâm đồ kêu grừhhh, vì thế các bác sĩ có thể nhận thấy điện tâm đồ khác thường này. Có một khối nghẽn lớn ở giữa động mạch. và họ tiến vào phòng thí nghiệm catốt và nổ đùng đùng đùng để tống khứ cái cục nghẽn ấy. Đó là cơn đau tim ở nam giới. Vài người phụ nữ cũng lên cơn đau tim theo kiểu này, nhưng phần lớn lại gặp phải dạng đau tim sau. ở chỗ bị xói mòn, lại không hoàn toàn toàn được lấp đầy bởi các khối nghẽn, những triệu chứng rất khó thấy, Những phát hiện về điện tâm đồ có sự khác biệt-- ở nữ giới. vì vậy, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra với những người phụ nữ này? Họ không được phát hiện bệnh, được gửi trả về nhà. Tôi không chắc nó là gì. có thể là hơi độc chăng. Chính vậy chúng ta đã chú ý đến điều đó và bảo rằng ”Anh biết không,chúng tôi có khả năng nhìn sâu vào bên trong con người đấy với những cái ống thông đặc biệt được gọi là IVUS nghĩa là siêu âm trong mạch Và chúng tôi nói rằng ”Chúng tôi sẽ đưa ra giả thuyết rằng những chỗ béo mỡ ở phụ nữ thực ra có lẽ khác nhau, và tụ lại một cách khác biệt so với nam giới" và bởi do những kiến thức thông thường về làm cách nào mà nữ giới và nam giới phát phì. khi chúng ta chứng kiến mọi người trở nên béo phị, nam giới sẽ phát phì ở chỗ nào ? ngay đây, nó là điểm trọng tâm -- ngay đó. Và nữ giới phát phì ở chỗ nào? Khắp nơi. Ở đây chất lắng ngay dưới da, chất lắng ngay dưới da-ngay đây. Vì vậy chúng ta đã nói với nhau rằng ”Nhìn kìa, phụ nữ trông khá tốt khi lọai bỏ được thứ rác đó ra, loại nó ra khỏi người một cách êm ả. Đàn ông chỉ phải gạt bỏ nó tại một góc riêng lẻ nào đó" Vì thế, chúng ta bảo rằng ” Hãy nhìn những thứ này đây" và vùng màu vàng là phần chứa mỡ, và Hình A là của một người đàn ông. Và quý vị có thể thấy, nó nhấp nhô ,mấp mô. Anh ta có một cái bụng bia trong động mạch vành. Hình B là của một người phụ nữ, rất trơn nhẵn. Cô ấy chỉ vừa bỏ nó xuống gọn gàng. (Cười) Nếu bạn tiến hành chụp X-quang mạch máu, có màu đỏ, bạn có thể nhận ra căn bệnh của nam giới. Chính vì vậy với 50 năm cải thiện và phát triển việc chụp X-quang mạch, chúng ta dễ dàng nhận ra dạng bệnh tật ở nam giới. Nhưng khá khó để có thể nhận thấy dạn bệnh tật ở phái nữ. Vì vậy đó là một sự khám phá. bây giờ quan hệ mật thiết của những điều này là gì? Vâng, một lần nữa, phụ nữ được chụp X-quang mạch máu và không một ai có thể nói rằng họ đang gặp vấn đề. Chúng ta đang làm việc trong những cuộc nghiên cứu giới hạn cục bộ-- một lần nữa, chúng đều là những cuộc nghiên cứu lan tràn. Sẽ lí tưởng nếu quý vị muốn làm tất cả điều này theo cách mà không xâm phạm vào bên trong cơ thể và lần nữa, với 50 năm thử nghiệm về tình trạng căng thẳng mà không phạm đến cơ thể bên trong, chúng tôi khá là giỏi trong việc nhận ra dạng bệnh tật ở nam giới với các bài kiểm tra về tình trạng căng thẳng. Vì thế đây chính là tạo hình cộng hưởng từ ở tim. Chúng tôi thực hiện công việc này tại viện tim Cedars-Sinai thuộc trung tâm tim phụ nữ. Chúng tôi chọn nơi này cho cuộc nghiên cứu. đây không phải là trong bệnh viện cộng đồng, nhưng chúng tôi hi vọng giải thích được điều này. và chúng tôi đã có hai năm rưỡi trong cuộc nghiên cứu 5 năm này. Đó là phương thức chữa trị duy nhất mà có thể nhìn thấy những lớp trong cùng của trái tim. Và nếu quan sát cẩn thận, các bạn có thể nhận ra có một đường màu đen ở ngay đó. Và đó là sự tắc nghẽn vi mạch. Hội chứng này, xảy ra ở phụ nữ hiện nay được gọi là sự tắc nghẽn vi mạch vành. Lí do thứ hai khiến chúng tôi thực yêu thích tạo hình cộng hưởng từ là vì nó không có bức xạ. vậy nên không giống như chụp CT cắt lớp, tia X-quang, hay tali, dành cho những người phụ nữ mà ngực của họ hướng thẳng vào tim, cứ mỗi lần chúng ta yêu cầu một thứ gì mà có chứa một lượng nhỏ bức xạ, chúng ta nói rằng ”Liệu mình có thực sự cần bài kiểm tra này không? Vì vậy chúng tôi rất hào hứng về M.R. Mặc dù chúng ta không thể đến và yêu cầu nó, nhưng đây là lĩnh vực về điều tra chủ động nơi mà thực ra nghiên cứu về phụ nữ sẽ thúc đẩy lĩnh vực cho cả nữ giới và nam giới. Những hậu quả là gì khi căn bệnh tim theo “kiểu phụ nữ” chưa được công nhận? Đây là số liệu từ một bài xã luận mà tôi đã công bố trên tập san về tim Châu Âu mùa hè này. Và nó chỉ là một hình tượng như một kiểu phô bày tại sao phụ nữ lại chết vì bệnh tim nhiều hơn, mặc dù có những điều trị tốt mà chúng ta đã biết và nghiên cứu. Và khi một người phụ nữ mắc phải căn bệnh thuộc về nam giới-- vì thế cô ta trông giống như Barbara trong phim-- họ được chữa trị. và khi bạn mắc phải căn bệnh theo kiểu phụ nữ và trông giống một người phụ nữ, như Barbara đã làm ở đây cùng với chồng mình, họ không nhận được sự điều trị. Những thứ này đều là những phương pháp điều trị để cứu lấy mạng sống của chúng ta. Và những cái hộp đỏ bé bé kia chính là cái chết. Vì vậy đó là những hậu quả, Và đó thuộc “kiểu phụ nữ” và tại sao chúng ta lại nghĩ rằng hội chứng Yentl thực ra đang lý giải rất nhiều về những khoảng cách này. Đó cũng là tin tốt lành về nghiên cứu ở phụ nữ, cuối cùng, về bệnh tim. và một trong những phần hiện đại nhất mà chúng tôi thích thú một cách đáng ngạc nhiên đó là liệu pháp tế bào mầm. Nếu các bạn thắc mắc, sự khác biệt giữa phụ nữ và đàn ông về mặt sinh lý học là gì? Tại sao lại có giữa nam giới và nữ giới? Bởi vì phụ nữ đã mang đến cho thế giới một cuộc sống mới. Tất cả đó là những tế bào mầm. Vì vậy chúng tôi cho rằng tế bào mầm của phụ nữ có thể tốt hơn trong việc nhận dạng tổn thương, trong việc tiến hành sửa chữa tế bào hoặc thậm chí là tái tạo cơ quan mới, mà đó cũng chính là một trong những việc chúng tôi đang cố gắng thực hiện với liệu pháp tế bào mầm này. đây là những tế bào mầm của nam giới và nữ giới. và nếu các bạn có một cơ quan nào đó bị tổn thương, nếu các bạn lên cơn đau tim và chúng tôi muốn hồi phục những vùng bị tổn thương đó, thì liệu các bạn có muốn những tế bào mầm kia khỏe mạnh, và dồi dào hơn không? hay là các bạn lại muốn những “kẻ” này, trông giống như đang cố thoát ra ngoài để ăn trưa? (Cười) Một vài thành viên trong đội điều tra của chúng tôi đã giải thích rằng tế bào mầm cái-- và thuộc động vật chúng tôi đang càng ngày càng chỉ ra rằng ở con người-- những tế bào mầm cái đó, khi được đặt vào cơ thể đực, sẽ hoạt động tốt hơn là tế bào mầm đực được đưa vào cơ thể đực. Một trong những điều mà chúng tôi muốn nói về sinh lý học ở phụ nữ-- bởi vì một lần nữa,chúng ta đang đề cập đến phụ nữ và bệnh tim , phụ nữ, trung bình, có tuổi thọ cao hơn nam giới-- đã tiết lộ những bí mật về sinh lý học phụ nữ và hiểu được rằng điều đó đang giúp ích cho cả nam giới và nữ giới. Vì vậy dù sao đi chăng nữa đây không phải là trò chơi được mất. Được rồi, vì vậy đây là nơi chúng ta đã bắt đầu. Và nên nhớ rằng, có những con đường bị cản trở vào năm 1984, và ngày càng nhiều phụ nữ đã chết vì bệnh liên quan đến tim mạch. Điều gì đã xảy ra trong 15 năm qua với công trình này? Chúng ta đang uốn cong đường cong này. Chúng ta đang bẻ cong nó. Vì thế giống như câu chuyện về căn bệnh ung thư vú, nghiên cứu, nhận thức, nó có hiệu quả đấy, và quý vị chỉ phải nhận ra nó đang tiến triển. Hiện giờ có phải chúng ta hạnh phúc với điều này chăng? Chúng ta vẫn còn nhiều hơn khoảng 2 đến 3 phụ nữ phải chết so với cứ mỗi một người đàn ông. Và tôi đề xuất rằng, với tuổi thọ cao hơn nhìn chung ở phái nữ phụ nữ có lẽ nên làm tốt hơn về mặt lý thuyết, nếu chúng ta được chữa trị. vì thế đây là nơi mà chúng ta đang đứng, nhưng chúng ta còn có một đoạn đường dài cần "cày xới". Chúng tôi đã làm việc về điều này trong 15 năm qua. Và như tôi đã nói với quý vị, chúng tôi đã đang nghiên cứu về bệnh tim của nam giới trong 50 năm. Vì vậy chúng tôi còn 35 năm ở phía sau. Và chúng tôi thích thú với ý nghĩ rằng nó sẽ không cần phải đến 35 năm. Và thực tế, nó có lẽ sẽ không như vậy đâu. Nhưng hiện giờ chúng tôi không thể dừng ở đây được. Quá nhiều tính mạng đang ngàn cân treo sợi tóc. Thế nên, chúng ta cần phải làm gì bây giờ? Quý vi hiện nay, may mắn thay, có một mối liên hệ cá nhân hơn với trái tim của quý vị. Phụ nữ đã nghe thấy lời kêu gọi về căn bệnh ung thư vú và họ đã công khai các chiến dịch nhận thức về căn bệnh này. Phụ nữ bây giờ đã sẵn sàng tiến hành chụp X quang những khối u ở ngực. Và phụ nữ làm công việc gây quỹ. Phụ nữ tham gia. Họ biết đầu tư đúng chỗ và họ đã thể hiện sự ủng hộ tích cực cùng với tham gia vào những chiến dịch này. Đó là những gì chúng ta cần làm với bệnh tim hiện nay. Và nó thuộc về chính trị. Sức khỏe phụ nữ, trên lập trường về tiền tài trợ liên bang, thỉnh thoảng nó là phổ biến, thỉnh thoảng lại không như vậy. Vì thế, chúng tôi có những chu kỳ xoay vòng của sự khan hiếm và sự hứng thú này. Vì vậy tôi xin thỉnh cầu quý vị hãy tham gia chiến dịch “Chiếc váy đỏ” trong đợt gây quỹ này. Ung thư vú, như chúng tôi đã đề cập, giết chết phụ nữ, nhưng bệnh tim còn làm điều kinh khủng hơn thế. Vì vậy, nếu chúng ta chống chọi lại nó tốt như đã từng làm với ung thư vú và trao cho phụ nữ trọng trách mới, chúng ta có hàng tá mạng sống cần được cứu giúp. Cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của các bạn. (Vỗ tay) Tên tôi là Taylor Wilson Tôi 17 tuổi và tôi là một nhà vật lý hạt nhân điều này có thể khó tin một chút, nhưng đó là sự thật. và tôi muốn đặt vấn đề rằng phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ là điểm nối, cầu nối mà T.boone Pinkens đã nói đến sẽ dẫn chúng ta đến được Phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ là tương lai của ngành năng lượng. Và điều thứ hai, cho rằng những đứa trẻ thật sự có thể thay đổi thế giới Vậy các bạn có thể hỏi -- (tiếng vỗ tay) Các bạn có thể hỏi tôi rằng, làm sao bạn biết tương lai ngành năng lượng là như thế nào? Tôi đã xây dựng một máy phản ứng khi tôi 14 tuổi Đó là phần bên trong của máy phản ứng tổng hợp hạt nhân của tôi Tôi đã bắt đầu xây dựng dự án này khi tôi khoảng 12 hoặc 13 tuổi Tôi đã quyết làm một ngôi sao Bây giờ hầu hết các bạn sẽ nói rằng, nó không giống một phản ứng hạt nhân Tôi không thấy bất kỳ máy năng lượng hạt nhân với phản ứng năng lượng nào cả. thấm chí nó còn chả lóe lên cái gì Nó không tạo ra nhiều năng lượng hơn bằng số tôi đã đưa vào nhưng nó vẫn là một thứ khá tuyệt. Và tôi đã lắp ráp nó trong nhà đề xe của tôi, và giờ nó nằm trong khoa vật lý của trường đại học Nevada, Reno. Và nó đã va đập các hydro nặng với nhau, chỉ có hydro và một lượng neutron thêm trong nó. Nó giống với phản ứng của chuỗi proton đang diễn ra bên trong mặt trời Và tôi đập chúng vào nhau thật mạnh để các hydro hợp lại với nhau, và trong quá trình này, nó có vài sản phầm ngoài mong đợi và tôi đã tận dụng những sản phẩm này. Và năm trước tôi đạt được giải Hội thi Khoa học kỹ thuật của Intel. Tôi đã phát triển một máy dò tìm để thay thế các máy dò hiện tại mà An ninh nội địa có. Với 100 đô la Tôi đã phát triển một hệ thống vượt qua được độ nhạy của các máy dò trị giá hàng triệu đô la. Tôi đã làm nó trong nhà xe của mình (tiếng vỗ tay) Và tôi đã phát triển một hệ thống để tạo ra các đồng vị y học. Thay vì cần đến các phương tiện hàng triệu đô Tôi đã làm được thiết bị, với quy mô nhỏ rất nhỏ, nhưng có thể tạo ra những đồng vị đó. Trên màn hình phía sau chính là máy phản ứng tổng hợp của tôi Đó chính là tôi và bảng điều khiển của máy phản ứng tổng hợp. Nhân tiện, tôi cũng làm bánh trong nhà để xe, và chương trình hạt nhân của tôi tiên tiến như của người Iran. Vậy có lẽ tôi không muốn thừa nhận điều đó Đây là tôi tại CERN ở Geneva, Thụy Sĩ đây là phòng thử nghiệm vật lý hạt nhân ưu việt trên thế giới. Và đây là tôi với tổng thống Obama tôi cho ông ta xem về nghiên cứu An ninh Nội địa của tôi. (Vỗ tay) Vậy trong khoảng 7 năm thực hiện nghiên cứu hạt nhân, Tôi đã khờ đầu bằng một ước mơ làm một "ngôi sao trong lọ", một ngôi sao trong nhà để xe của mình và kết thúc bằng việc gặp gỡ tổng thống và phát triển những thứ tôi nghĩ có thể thay đổi thế giới, và tôi nghĩ những đứa trẻ khác cũng làm được. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chờ chút, tôi đã suy nghĩ lại, thật sự liệu tôi có nên nói về vấn đề này với những vị khán giả năng động và tràn đầy sức sống như các bạn ở đây hay không. Nhưng sau đó tôi nhớ lại câu nói của của Gloria Steinem, nó như thế này, "Sự thật sẽ giải phóng bạn, nhưng trước tiên nó sẽ làm bạn bực mình." (Cười) Vậy thì--(Cười) Với ý tưởng đó trong đầu, tôi quyết định sẽ cố gắng làm những việc đó tại đây, và nói về cái chết trong thế kỷ 21. Điều đầu tiên chắc chắn sẽ làm các bạn tức giận, không nghi ngờ gì, đó là thực tế tất cả chúng ta đều sẽ chết trong thế kỷ 21. Không có ngoại lệ nào cho sự kiện đó. Sự thực là cứ một trong số tám người các bạn dựa trên những cuộc khảo sát, nghĩ là mình bất tử, nhưng-- Cười Không may là điều đó sẽ không xảy ra. Trong khi tôi thực hiện bài nói chuyện này, trong 10 phút sắp tới, khoảng một trăm triệu tế bào của tôi sẽ chết, và trong suốt ngày hôm nay, 2000 tế bào não sẽ chết và không bao giờ hồi phục lại, vậy nên bạn có thể tranh luận rằng quá trình chết bắt đầu từ những phần rất nhỏ, từ rất sớm Điều thứ hai tôi muốn nói đến về cái chết trong thế kỷ 21, ngoài việc nó sẽ xảy đến với tất cả mọi người, nó còn đang trở thành một mớ hỗn độn nho nhỏ cho hầu hết mọi người, trừ phi chúng ta làm điều gì đó cố gắng kháng cự lại quá trình này từ một quỹ đạo vô tâm hơn so với quỹ đạo hiện tại của nó Vậy đấy. Đó là sự thật. Không chút mảy may nghi ngờ là nó sẽ làm bạn bực mình, giờ thì hãy xem liệu tôi có thể khiến bạn được tự do. Tôi không hứa hẹn điều gì cả. Như các bạn đã nghe trong phần giới thiệu, tôi làm việc tại khu chăm sóc đặc biệt, và tôi nghĩ rằng theo cách nào đó tôi đã trải qua những ngày huy hoàng của khoa chăm sóc đặc biệt. Thật là một thời để nhớ Nó thật là một giai đoạn tuyệt vời. Chúng tôi có những thiết bị máy móc đắt tiền Có rất nhiều thiết bị như vậy tại đó. Chúng tôi cũng có những công nghệ kì diệu mà tôi nghĩ đã hoạt động rất tốt, và trong suốt giai đoạn mà tôi tôi đã làm việc tại khoa chăm sóc đặc biệt, tỉ lệ tử vong của nam giới tại Úc đã giảm đi một nửa, và điều đó ít nhiều là nhờ phương thức chăm sóc đặc biệt này. Chắc chắn là có rất nhiều công nghệ mà chúng ta sử dụng phần nào tạo ra điều đó. Vậy nên chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, và như thể là chúng ta đã ỷ y vào thành công của chính mình nhiều hơn một chút và chúng ta bắt đầu sử dụng những từ ngữ diễn đạt như "cứu sống" Tôi thật lòng xin lỗi những người đang làm việc đó , vì hiển nhiên là, chúng ta không làm được cả Cái mà chúng ta đang làm chỉ là kéo dài sự sống cho con người và trì hoãn cái chết, và chuyển hướng cái chết, nhưng nghiêm túc mà nói chúng ta không thể, cứu lấy mạng sống trên bất cứ phương diện vĩnh viễn nào. Và điều thực sự đã diễn ra trong suốt thời gian tôi làm việc tại khu chăm sóc đặc biệt đó là những người mà chúng tôi đã cứu sống trong thập niên 70 80, và 90 hiện đang tiến dần đến cái chết trong thế kỷ 21 vì bệnh tật mà chúng ta không còn cách nào chữa trị như trước đây chúng ta đã từng gặp phải. vậy thứ mà đang diễn ra hiện nay là đã có một sự dịch chuyển lớn về phương thức mà con người chết, và hầu hết nguyên do gây ra cái chết cho con người hiện nay không còn là trách nhiệm về cái chúng tôi có thể làm như nó đã từng như thế Khi tôi đang làm công việc này trong thập niên 80 & 90 Chúng tôi về mặt nào đó ỷ y về điều này, và chúng tôi vẫn chưa thực sự thẳng thắn với các bạn về cái mà thật ra đang diễn ra hiện nay, và đây là lúc chúng tôi phải làm điều này Theo cách nào đó tôi đã bừng tỉnh về điều này ở cuối thập niên 90 Khi tôi gặp người đàn ông này. Tên ông ấy là Jim Smith, ông ta trông như thế này. Tôi được gọi xuống khu điều trị để gặp anh ấy. Bàn tay nhỏ hơn là của ông ấy đó. Tôi được gọi xuống khu điều trị để gặp anh ấy bởi một bác sỹ chuyên về hô hấp Ông nói, "Nhìn này, có một anh chàng dưới này. anh ta bị viêm phổi, có vẻ như anh ta cần điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt Con gái ông ta ở đây và cô ấy muốn chúng ta làm mọi thứ có thể." Câu nói đó rất quen thuộc với chúng ta Vậy nên tôi xuống khu điều trị để gặp Jim, da của ông ta mỏng thế này. bạn có thể nhìn thấy xương qua lớp da. Ông ấy rất gầy, và thực sự rất ốm yếu vì chứng viêm phổi, ông ta quá yếu để nói chuyện với tôi, vậy nên tôi nói chuyện với con gái ông ấy Kathleen, và tôi nói với cô ấy rằng "Cô và Jim có khi nào nói chuyện về việc ông ấy sẽ muốn điều gì được làm nếu ông rơi vào kết cục như thế này?" Cô ấy nhìn tôi và nói, "Không, tất nhiên là không!" Tôi nghĩ, "Được rồi, bình tĩnh nhé." Tôi nói chuyện cho cô ấy hiểu và sau một lúc, cô ấy nói với tôi "Ông biết không, chúng tôi luôn nghĩ giây phút này sẽ xảy đến." Jim đã 94 tuổi. (Cười) Và tôi nhận ra rằng có điều gì đó chưa được làm tại đây. Những mẩu đối thoại như thế này không tiếp diễn điều mà tôi tưởng họ vẫn làm việc này. Thế rồi một nhóm người chúng tôi bắt đầu làm một cuộc khảo sát, chúng tôi xem xét trong số bốn ngàn rưỡi nhà dưỡng lão tại Newcastle, hay trong khu vực Newcastle và phát hiện chỉ có một trong số một trăm người là có kế hoạch về việc họ sẽ làm gì khi trái tim ngừng đập. Một trong một trăm và chỉ có một trong số 500 người có kết hoạch về việc họ sẽ làm gì nếu như bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Và tôi nhận ra rằng, tất nhiên, mẩu đối thoại như thế này chắc chắn không được thực hiện với công chúng trên diện rộng Hiện tại tôi làm việc tại khu chăm sóc bệnh cấp tính. Đây là bệnh viện John Hunter Và tôi đã nghĩ, chắc chắn là, chúng tôi làm tốt hơn thế Một đồng nghiệp của tôi từ nhà dưỡng lão gọi cho Lisa Shaw và tôi đọc qua hàng trăm tập ghi chép tại khu lưu trữ hồ sơ bệnh án xem xét xem liệu có bất cứ dấu hiệu nào về việc có bất cứ người nào đã có cuộc trao đổi về điều gì sẽ xảy đến với họ nếu như phương thức mà họ đang được điều trị không thành công và họ sẽ phải đối diện với cái chết. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ một trữ liệu tham khảo nào liên quan đến mục tiêu đang theo đuổi, phương thức điều trị hoặc hệ quả từ những tập dữ liệu ghi chép lại đầu tiên bởi bác sỹ hay bệnh nhân Vậy nên chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng chúng ta có một có vấn đề, và vấn đề nghiêm trọng hơn bởi điều này. Cái mà chúng ta biết được đó là chúng ta tất cả sẽ chết, nhưng bằng cách nào đó mới là điều thực sự quan trọng, hiển nhiên không phải chỉ đối với chúng ta, nhưng còn về việc làm thế nào điều đó để lại ấn tượng trong cuộc đời của tất cả mọi còn người ở lại sau đó Cách mà chúng ta chết sẽ còn mãi trong tâm trí mọi người những người cố cứu sống chúng ta và không khí căng thẳng trong gia đình gây ra bởi cái chết là rất lớn, thực tế bạn bị căng thẳng nhiều hơn 7 lần khi chết trong khu chăm sóc đặc biệt hơn là chết tại bất cứ nơi nào khác, thế nên chết trong khu chăm sóc đặc biệt không phải là sự lựa chọn hàng đầu của bạn nếu bạn có sự lựa chọn. Và nếu điều đó chưa đủ tệ, tất nhiên, tất cả những thứ này đang tiến triển nhanh chóng theo hướng thực tế là là rất nhiều người trong số các bạn, khoảng một trong 10 người các bạn tại thởi điểm này sẽ chết trong khu chăm sóc đặc biệt. Tại Mỹ, con số đó là một trên 5 người. Tại Miami cứ 5 người thì có 3 người chết trong khu chăm sóc đặc biệt. Vậy nên đây như là một cái đà mà chúng ta đạt được tại thời điểm này. Lí do mà tất cả điều này đang xảy đến là vì cái này, tôi sẽ cần phải lí giải cho các bạn biết điều này là về cái gì Đây là 4 tình huống có thể xảy ra. Một trong những tình huống này sẽ xảy đến với tất cả chúng ta những trường hợp mà có lẽ bạn biết rõ hơn là những trường hợp đang dần chỉ còn là dĩ vãng : đó là cái chết đột ngột. Có rất nhiều khả năng trong số lượng khán giả lớn chừng này điều này sẽ không xảy đến với bất cứ ai ở đây. Chết bất tử trở nên rất hạn hữu Cái chết của Little Nell và Cordelia và tất cả những trường hợp đại loại như thế không xảy ra nữa. Quá trình tạ thế của những người mang căn bệnh nan y mà chúng ta vừa xem xảy ra trên những người ở độ tuổi trẻ hơn Đến khi bạn sống tới 80, điều này dường như không xảy đến với bạn nữa Chỉ có 10 trong số 80 người trên 80 tuổi chết vì ung thư. Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp là đây. Cái chết của bạn là do cơ quan nội tạng mất dần chức năng, hay hệ hô hấp, hệ tim, thận Bất kì cơ quan nội tạng nào "lên đường". Mỗi trường hợp đều dẫn đến một bệnh viện chữa trị bệnh cấp tính, kết cục cho mỗi trường hợp, hay tại thời điểm nào đó trong mỗi trường hợp, người nào đó sẽ nói rằng, đủ rồi, và chúng ta dừng lại. Và đây là sự lớn mạnh nhất của ngành công nghiệp trên hết tất cả và chỉ ít 6 trong số 10 người trong phòng này sẽ chết theo dạng này, đó là sự suy giảm của sức khỏe cùng với sự suy nhược tăng dần, Suy nhược là một phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa, suy nhược tăng dần thực tế là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho mọi người hiện nay, trong những năm cuối đời, hoặc năm cuối cùng của cuộc sống của bạn Bất hạnh thay sẽ là sự mất dần chức năng của cơ thể, Nãy giờ các bạn nghe thấy thích thú chứ? Cười Cười Thứ lỗi nhé, tôi cảm thấy mình như một Cassandra vậy. Cười Điều tích cực tôi có thể nói đó là điều này đang xảy ra ở độ tuổi rất cao, hiện nay. Hầu hết chúng ta đang sống tới điểm này. Về mặt lịch sử thì chúng ta đã không làm thế Đây là điều sẽ xảy đến với bạn Khi bạn sống đến lúc rất cao tuổi, và không may, càng thọ cũng có nghĩa già thêm nhiều hơn nữa chứ không phải trẻ hơn Xin lỗi vì đã nói như vậy. (Cười) Các bạn xem cái mà chúng tôi đã làm này Chúng ta không chỉ đùng một cái nằm một chỗ như thế này tại bệnh viện John Hunter hay nơi nào đó. Chúng ta đã bắt đầu toàn bộ chuỗi trù hoạch này cố gắng xác định xem liệu chúng ta có thể, trên thực tế, làm cho mọi người hiểu rõ hơn về phương diện những trường hợp sẽ xảy đến với họ Nhưng chúng tôi nhận ra rằng, tất nhiên, chúng tôi đang đối mặt với những vấn đề về văn hóa và đây là, Tôi yêu thích bức họa Klimt này, vì bởi càng nhìn, bạn càng hiểu rõ hơn toàn bộ vấn đề đang xảy ra, cái mà rất rõ ràng là sự chia rẽ của thần chết và người sống, và nỗi sợ hãi--Giống như, nếu bạn thực sự nhìn, người phụ nữ đó với đôi mắt mở , Cô ấy là người mà thần chết đang nhìn ngắm, và là người mà thần chết đang nhắm tới. Bạn thấy không? Cô ấy trông có vẻ sợ hãi Đây là một bức tranh tuyệt vời. Dẫu vậy, chúng ta đã có một vấn đề về văn hóa rất lớn Rõ ràng là, mọi người không muốn chúng ta nói về cái chết, hoặc, chúng ta đã nghĩ là vậy Thế nên với rất nhiều viện trợ từ phía chính phủ liên bang và những dịch vụ sức khỏe địa phương, chúng tôi đưa vào thực hiện một dịch vụ tại bệnh viện John Hunter được gọi là Tôn Trọng Những Quyết Định Của Bệnh Nhân Chúng tôi huấn luyện cho hàng trăm người đi đến các khoa điều trị nói chuyện với mọi người về sự thật là họ sẽ chết, và những lựa chọn của họ trong những tình huống như trên. Họ rất thích. Bệnh nhân và gia đình của họ đều thích điều này 98% số người thực sự nghĩ đây chỉ là điều bình thường, và đây là cái sẽ xảy đến như thế Khi họ bày tỏ những ước muốn tất cả những ước muốn đều thành hiện thực, như nó đã từng được ước Chúng tôi đã có thể làm cho chúng trở thành hiện thực cho họ. Nhưng khi viện trợ cạn kiệt, chúng tôi trở lại để xem xét 6 tháng sau đó mọi người lại dừng lại một lần nữa, không còn ai thực hiện những cuộc trò chuyện như thế này nữa Điều đó giống như một nỗi đau cho chúng tôi, vì chúng tôi đã nghĩ việc này rồi sẽ tiến triển tốt Vấn đề về văn hóa đã tái khẳng định chính nó. Vậy nên, đây là đỉnh điểm Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta không chỉ chọn con đường cao tốc này tiến thẳng đến ICU mà không nghĩ kỹ về việc liệu đó có phải là kết cục mà chúng ta cuối cùng muốn hướng tới hay không, cụ thể là khi chúng ta già đi và suy nhược ngày càng tăng và ICU ngày càng không giúp gì cho chúng ta được nữa Sẽ phải có con đường phụ nào khác cho những người không muốn đi theo lối mòn đó Tôi có một ý tưởng nhỏ và một ý tưởng lớn về việc điều gì có thể xảy ra. Đây là ý tưởng nhỏ. hãy để cho tất cả chúng ta can dự nhiều hơn đến phương thức mà Jason đã minh họa Tại sao chúng ta lại không thể có những cuộc nói chuyện như thế này với những người cao tuổi trong gia đình mình và những người có lẽ sẽ rơi vào tình cảnh như thế? Có một vài điều mà bạn có thể làm. Một trong số đó là, bạn có thể chỉ hỏi một câu rất đơn giản. Câu hỏi này sẽ không bao giờ là vô nghĩa. "Trong trường hợp bạn quá yếu để nói ra ý kiến của mình ai sẽ là người bạn mong muốn nói thay cho bạn?" Đó là câu thực sự rất quan trọng để hỏi, vì cho mọi người quyền lựa chọn người nói thay sẽ tạo ra một kết quả đáng kinh ngạc. Điều thứ hai bạn có thể nói là "Bạn đã nói với người đó về những điều quan trọng đối với bạn chưa từ đó mà chúng tôi biết được những điều mà chúng tôi có thể làm?" Đó là ý tưởng nhỏ ý tưởng lớn, tôi nghĩ, mang tính chính trị nhiều hơn Tôi nghĩ chúng ta nên theo hướng này. Tôi cho rằng chúng ta nên có một Cái Chết Chế Ngự Cười Vợ tôi nói rằng, "Đúng rồi, hay là ngồi biểu tình tại nhà xác. Ừ đúng rồi" Cười Thế rồi cái ý tưởng đó không được thực hiện nhưng tôi bị thuyết phục bởi điều này Hiện giờ tôi là một gã hippie đang già cỗi Tôi không biết nữa, Tôi không nghĩ là mình trông giống vậy nữa, nhưng Tôi có hai đứa con được sinh tại nhà trong những năm 80 Khi mà việc sinh tại nhà là một vấn đề to lớn, và chúng ta những người được sinh ra trong cuộc bùng nổ dân số đã quen với việc gánh lấy trách nhiệm về hoàn cảnh, nếu bạn chỉ thay tất cả những từ ngữ về việc sinh sản Tôi thích chọn từ "Hòa Bình, Tình Yêu, Chết tự nhiên" Tôi thực sự nghĩ chúng ta cần theo hướng mang tính chất chính trị và bắt đầu phản kháng lại quá trình này theo lối y khoa mà nó nên đáng diễn biến như thế Điều đó nghe như là đỉnh điểm dẫn đến sự giải thoát bằng cái chết khỏi đau đớn thực hiện bởi bác sỹ Tôi muốn làm vấn đề này sáng tỏ với các bạn Tôi ghét cái chết giải thoát khỏi đau đớn thực hiện bởi bác sỹ. Tôi nghĩ đó là một màn trình diễn phụ Tôi không nghĩ rằng cái chết giải thoát giúp ích được gì đó Thực tế tôi nghĩ rằng tại những nơi như Oregon, nơi mà bạn có thể có được quyền tự sát được tư vấn bởi bác sỹ, bạn uống một liều thuốc độc hay cái gì đó tương tự thế, chỉ nửa phần trăm số người làm điều đó. Tôi lại thấy hứng thú hơn với điều sẽ xảy đến cho số 99.5% còn lại số người mà không muốn làm điều đó Tôi nghĩ hầu hết mọi người không muốn chết, nhưng tôi nghĩ nhiều người muốn có sự kiểm soát nào đó về việc quá trình tử vong của họ diễn biến thế nào. Nên tôi là một người chống đối cái chết giải thoát thực hiện bởi bác sỹ nhưng tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta cần trao lại cho mọi người quyền kiểm soát Điều đó khiến cái chết giải thoát thực hiện bởi bác sỹ không còn được ủng hộ nữa Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét việc ngăn chặn ước muốn có cái chết giải thoát bởi bác sỹ chứ không phải làm cho nó bất hợp pháp hay hợp pháp hoặc lo âu về nó. Đây là câu trích dẫn từ Dame Cicely Saunders người tôi gặp khi còn là một sinh viên y khoa. Bà đã sáng lập phong trào nhà dưỡng bệnh bà nói, "Bạn đáng giá vì chính con người mình, và bạn đáng giá cho đến phút cuối của cuộc đời mình." Tôi tin chắc vào điều đó đó là thông điệp mà chúng ta phải truyền tiếp đến mai sau Cám ơn. (Vỗ tay) Tưởng tượng dành 7 năm tại MIT nghiên cứu, chỉ để nhận ra bạn là một nghệ sĩ biểu diễn (Tiếng cười) Tôi cũng là một kỹ sư phần mềm và tôi đã tạo ra rất nhiều công trình nghệ thuật khác nhau với chiếc máy tính. Và tôi nghĩ điều chủ yếu mà tôi cảm thấy thích thú là cố gắng tìm cách biến chiếc máy tính thành một công cụ thể hiện mỗi cá nhân. Và các quý vị ngồi đây có rất nhiều người là lãnh đạo của Macromedia và Microsoft, và đó chính là cách mà tôi phải trải qua: tôi nghĩ rằng có sự ép buộc tương ứng rằng phần mềm hạn chế cách suy nghĩ của mọi người về khả năng làm việc của máy tính. Tất nhiên, đó cũng là nguồn động lực tự do khả thi, quý vị biết đấy, phát hành, rồi tiêu chuẩn, và vân vân. Nhưng, máy tính có thể làm được nhiều hơn so với những gì người ta nghĩ, và nghệ thuật của tôi là làm thế nào để tìm cách dùng máy tính riêng và tôi ngừng viết phần mềm để làm việc đó. Chris đã bảo tôi thử trình diễn và tôi chuẩn bị có thể chỉ 10 phút thôi để làm điều đó, và hi vọng rằng đoạn cuối tôi có thể cho mọi người xem vài dự án khác của tôi dưới dạng video. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta còn một ít phút nữa. Tôi muốn mở 1 đoạn clip từ dự án gần đây nhất. Tôi trình diễn với 2 ca sĩ chuyên về tạo ra tiếng động từ miệng của họ. Tiết mục này có từ tháng 9 ở ARS Electronica; chúng tôi diễn lại ở Anh. Và ý tưởng là minh họa lời nói và bài hát phía sau họ với màn hình lớn. Chúng tôi dùng hệ thống định vị hình ảnh để biết họ đang ở đâu. Và khi biết đầu họ đang ở đâu, chúng tôi trang bị cho họ mic không dây để họ có thể xử lý âm thanh từ đó, chúng tôi tạo ra những hình ảnh tưởng tượng liên kết chặt chẽ với những gì họ làm với giọng nói. Điều này tốn khoảng tầm 30s . Anh ấy đang tạo ra tiếng kiểu như đập vào má. Vâng, đủ để nói rằng hoàn toàn không phải vậy, nhưng là một phần như thế. Cảm ơn rất nhiều. Còn nhiều thứ hay hơn nữa. Tôi bị quá giờ rồi, nên tôi chỉ có thể nói rằng, nếu bạn ở New York, bạn có thể xem thử tác phẩm của tôi ở Whitney Biennial tuần sau, và cả ở Bitforms Gallery tại Chelsea. Tôi nghĩ giờ là lúc mình nên rời sân khấu, và, cảm ơn mọi người rất nhiều. Năm ngoái tôi bảo các bạn ba điều. Tôi bảo rằng các số liệu trên thế giới vẫn chưa được công bố rõ ràng. Chính vì vậy, chúng ta vẫn giữ lối tư tưởng cổ hủ về các nước đang phát triển và công nghiệp hóa, đó là sai. Và tôi bảo rằng đồ họa ảnh động có thể tạo ra sự khác biệt. Mọi việc đang thay đổi. Hôm nay, trang chủ của Cục Thống kê Liên hiệp Quốc thông báo, ngày 1 tháng 5, toàn quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu. (Vỗ tay) Nếu tôi có thể chia sẻ hình ảnh với bạn trên màn hình, có 3 việc đã xảy ra. Liên hiệp quốc cho phép truy cập cơ sở dữ liệu thống kê của họ, và phần mềm này đã có một một phiên bản mới đang hoạt động trên Internet dưới dạng beta, do đó bạn không cần phải tải về nữa. Cho phép tôi nhắc lại những gì bạn được thấy vào năm ngoái. Các bong bóng là các quốc gia. Ở đây là tỉ lệ sinh sản -- số trẻ sinh ra trên mỗi phụ nữ -- và đằng kia là tuổi thọ tính bằng năm. Đây là năm 1950 -- kia là những nước công nghiệp hóa, kia là những nước đang phát triển. Ở thời điểm đó, vẫn còn khái niệm "chúng ta" và "họ". Thế giới có sự phân biệt rất lớn. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi, và tiến triển khá tốt. Đây là những gì đã xảy ra. Bạn có thể thấy Trung Quốc, bong bóng to, màu đỏ; còn bong bóng màu xanh ở đằng xa là Ấn Độ. Và chúng đã chuyển dời hoàn toàn... Tôi sẽ cố gắng nói chuyện nghiêm chỉnh hơn một chút năm nay để cho bạn thấy mọi thứ đã thay đổi như thế nào. Và đây, châu Phi luôn là một vấn nạn nổi bật ở dưới này, đúng không nhỉ? Vẫn là những gia đình đông con, và đại dịch HIV làm trì trệ các quốc gia như thế này. Đại khái đều là những gì chúng ta thấy vào năm ngoái, và đây là viễn cảnh của tương lai. Tôi sẽ nói về, liệu điều này có thể xảy ra? Vì bạn thấy là tôi đưa ra những số liệu không hề tồn tại. Đây là thời điểm chúng ta đang ở. Liệu chuyện này có thể xảy ra hay không? Bạn có biết là tôi bao quát hết quãng đời mình trong đó? Tôi nghĩ là mình sẽ sống đến 100 năm. Đây là hoàn cảnh hiện tại. Các bạn có phiền xem xét đến tình hình kinh tế trên thế giới? Tôi sẽ so sánh nó với tỉ lệ sống sót của trẻ. Chúng ta sẽ đổi chỗ hai trục biểu đồ: ở đây là tỉ lệ tử vong của trẻ -- cũng là tỉ lệ sống sót -- 4 trẻ chết ở kia, 200 trẻ ở kia. Ở trục này là GDP tính theo đầu người. Đây là năm 2007. Nếu tôi có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ bổ sung vài thông số lịch sử -- xem nào, xem nào, xem nào -- không có nhiều con số thống kê vào 100 năm trước. Một vài nước vẫn có dữ liệu. Chúng ta đang nhìn vào các tài liệu lịch sử, và tại thời điểm năm 1820, chỉ có Úc và Thụy Điển mới sử dụng các con số. (Cười) Thế nhưng các nước này ở tận dưới đây, với 1,000 đô-la mỗi người mỗi năm. 1/5 số trẻ không sống nổi qua sinh nhật đầu tiên của mình, Đây là những gì xảy ra trên thế giới, nếu chúng ta cho hiện cả thế giới. Làm sao họ giàu lên, từng chút một, và họ bổ sung những con số thống kê. Có được những thống kê này chẳng phải là điều tuyệt vời sao? Bạn có thấy tầm quan trọng của chuyện đó? Và đây, trẻ em không hề sống lâu hơn. Thế kỷ cuối cùng, 1870, thật tồi tệ cho những đứa trẻ ở châu Âu, bởi hầu hết những dữ liệu này là của châu Âu. Chỉ đến thời khắc giao thế kỷ tỉ lệ trẻ sống sót năm đầu tiên mới tăng lên đến 90%. Đây là Ấn Độ đang vươn lên, với dữ liệu đầu tiên từ Ấn Độ. Đây là Mỹ đang chuyển dời, ngày càng kiếm nhiều tiền hơn. Và chúng ta sẽ sớm thấy Trung Quốc đuổi kịp từ phía góc xa ở đây. Trung Quốc vươn lên khi Mao Trạch Đông lấy sức khỏe làm đầu, chứ không phải chuyện làm giàu. Ông chết ở đây, sau đó Đặng Tiểu Bình mang đến sự phồn vinh, quốc gia này đã di chuyển đến đây. Các bong bóng liên tục di chuyển lên trên, và đây là toàn cảnh thế giới hiện nay. (Vỗ tay) Chúng ta hãy nhìn vào nước Mỹ. Ở đây có một chức năng -- Tôi có thể bảo cả thế giới, "Ở yên đấy." Và tôi giữ lấy nước Mỹ -- chúng ta vẫn muốn nhìn thấy phần nền -- tôi dựng chúng như thế này, và chúng ta bắt đầu đi ngược thời gian. Chúng ta có thể thấy là nước Mỹ luôn nằm ở cạnh bên phải của xu hướng. Người Mỹ lúc nào cũng ở phía đồng tiền. Đến năm 1915, nước Mỹ là láng giềng của Ấn Độ -- một Ấn Độ hiện đại của ngày nay. Điều đó có nghĩa là Mỹ giàu hơn, nhưng cũng theo tỉ lệ đó lại có nhiều trẻ chết hơn Ấn Độ ngày nay. Và nhìn đây -- so sánh với Philippines ngày nay. Philippines ngày nay có nền kinh tế tương đương với nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất. Tuy vậy chúng ta phải đưa nước Mỹ tiến về trước rất xa thì người dân Mỹ mới có được nền y tế như người dân ở Philippines. Khoảng năm 1957 ở đây, y tế của Mỹ tương đương với Philippines. Đây là vở kịch của một thế giới mà nhiều người gọi là toàn cầu hóa, bởi châu Á, các nước Ả rập, Mỹ La tinh đều dẫn trước ở các chỉ tiêu sức khỏe, giáo dục, và nhân lực hơn so với kinh tế của họ. Có điều mâu thuẫn trong những gì đã xảy ra ở những nền kinh tế mới. Ở đó, an sinh xã hội, sự phát triển của xã hội lại đi trước phát triển kinh tế. Và năm 1957 -- kinh tế nước Mỹ chỉ bằng với Chile ngày nay. Phải mất bao lâu để chúng ta mang nước Mỹ đạt tới trình độ y tế như Chile ngày hôm nay? Tôi nghĩ chúng ta phải bắt đầu, kia -- vào năm 2001, hay 2002 -- nước Mỹ có mạng lưới y tế ngang ngửa Chile. Chile đã bắt kịp! Trong vòng vài năm nữa có thể Chile sẽ có tỉ lệ trẻ sống sót cao hơn cả Mỹ. Đây rõ ràng là một sự thay đổi, bởi sự trì trệ của nền y tế đã tạo ra khác biệt đến 30-40 năm. Đằng sau y tế là trình độ giáo dục. Ở đó có rất nhiều cơ sở hạ tầng, và các nguồn nhân lực chung cũng nằm tại đó. Giờ chúng ta có thể bỏ qua mục này -- và tôi muốn cho các bạn thấy tốc độ, tỉ lệ thay đổi, cho thấy họ đã tiến nhanh như thế nào. Quay ngược về năm 1920, và tôi muốn nhìn vào Nhật Bản. Và tôi muốn xem cả Thụy Điển và Mỹ. Tôi sẽ trình diễn một cuộc đua ở đây giữa chiếc Ford vàng vàng ở đây và chiếc Toyota đỏ ở dưới này, và chiếc Volvo màu nâu. (Cười) Và xem đây, xem đây. Toyota có sự khởi đầu rất tệ ở đây, các bạn có thể thấy, và Ford Mỹ đang vượt địa hình ở kia. Volvi đang chạy rất tốt. Đây là cuộc chiến. Toyota đã trượt khỏi đường đua, và giờ đây Toyota đang tiến về phía khỏe mạnh hơn của Thụy Điển -- các bạn có thấy không? Họ đang vượt mặt Thụy Điển, và giờ đây họ khỏe mạnh hơn Thụy Điển. Đây là lúc tôi bán chiếc Volvo và tậu chiếc Toyota. (Cười) Giờ chúng ta có thể thấy tốc độ thay đổi ở Nhật Bản thật khổng lồ. Họ thật sự đã bắt kịp. Và điều này dần dần thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần hàng nhiều thế hệ quan sát mới có thể hiểu được điều đó. Cho phép tôi đưa lên lịch sử gia đình của chính tôi -- chúng tôi đã vẽ những đồ thị ở đây. Vẫn cùng một loại biểu đồ, tiền ở dưới kia, và sức khỏe, đúng không? Và đây là gia đình tôi. Đây là Thụy Điển, năm 1830, khi bà sơ của tôi chào đời. Thụy Điển giống như Sierra Leone ngày nay. Và đây là năm bà cố tôi chào đời, 1863. Và Thụy Điển giống như Mozambique. Và đây là năm bà tôi ra đời, 1891. Bà chăm sóc tôi khi tôi còn bé, nên tôi sẽ không nhắc gì về thống kê -- đó chỉ là lịch sử truyền miệng trong gia đình tôi. Tôi chỉ tin vào thống kê, khi đó là những con số thống kê do-bà-kiểm-định. (Cười) Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để kiểm định dữ liệu thống kê. Thụy Điển lúc đó như Ghana. Thật thú vị khi được thấy sự đa dạng to lớn nội trong khu vực châu Phi hạ Sahara. Tôi bảo bạn năm ngoái, giờ tôi sẽ nhắc lại, rằng mẹ tôi sinh ra ở Ai Cập, và tôi -- tôi là ai? Tôi là người Mexico trong gia đình. Con gái tôi, nó sinh ra ở Chile, và cháu gái tôi sinh ra ở Singapore, giờ là đất nước khỏe mạnh nhất trên Trái đất. Họ qua mặt Thụy Điển khoảng 2-3 năm trước, bởi có tỷ lệ trẻ sống sót cao hơn. Nhưng đất nước họ rất nhỏ, bạn biết đấy. Họ ở gần bệnh viện đến nỗi chúng ta chẳng bao giờ đánh bại họ trong những cánh rừng này. (Cười) Thế nhưng phải ngả mũ trước Singapore. Singapore là mọi thứ tốt nhất thời nay. Chuyện này nghe cũng có vẻ là chuyện rất hay. Nhưng thật sự không dễ dàng, bởi đó cũng chẳng hoàn toàn là chuyện tốt. Bởi vì tôi phải cho bạn xem một trong những tiện nghi khác. Chúng ta còn có thể sử dụng các màu để đại diện cho các tham số -- và tôi chọn đại lượng nào đây? Lượng khí thải cacbon dioxit, đơn vị tấn/người. Đây là năm 1962, và Mỹ thải ra 16 tấn/người. Trung Quốc thải ra 0.6 tấn, và Ấn Độ 0.32 tấn/người. Chuyện gì xảy ra khi chúng ta tiếp tục? Vâng, bạn sẽ có một câu chuyện tốt đẹp khi người ta giàu lên và khỏe mạnh hơn -- mọi người đạt được điều đó với cái giá là khí thải cacbon dioxit. Từ trước đến nay chưa ai từng làm điều này. Chúng ta không còn sở hữu tất cả những dữ liệu cập nhật nữa bởi ngày nay đây là những dữ liệu rất giật gân. Chúng ta ở đây, năm 2001. Trong buổi tọa đàm với lãnh tụ thế giới mà tôi đã tham gia, bạn biết đấy, ngày nay nhiều người cho rằng, vấn đề chính là những nền kinh tế mới nổi, họ thải ra quá nhiều cacbon dioxit. Bộ trưởng Bộ Môi trường Ấn Độ từng nói, "À, bạn chính là người gây ra vấn đề." Các nước OECD -- các nước có thu nhập cao -- họ chính là thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu. "Nhưng chúng tôi tha thứ cho bạn, bởi vì bạn không biết. Tuy vậy, kể từ nay, chúng tôi tính theo đầu người. Kể từ nay, chúng tôi tính theo đầu người. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải của mỗi người." Điều này cho thấy, chúng ta chưa từng gặp sự phát triển kinh tế và y tế ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà không phải hủy hoại khí hậu. Và đó là điều cần thay đổi thật sự. Tôi đã từng bị phê bình vì đã vẽ nên một bức tranh quá lạc quan về thế giới, nhưng tôi không nghĩ rằng nó là như thế. Thế giới là một nơi hỗn loạn. Cái này chúng tôi gọi là Phố Đô-la. Mọi người đều sống trên con phố này. Số tiền họ kiếm được ở đây -- con số họ sống dựa vào -- chính là số tiền họ kiếm được mỗi ngày. Gia đình này kiếm được khoảng 1 đô-la/ngày. Chạy dọc theo con phố này, chúng ta sẽ thấy một gia đình kiếm được từ 2-3 đô-la/ngày. Chạy lên nữa -- chúng ta sẽ thấy khu vườn đầu tiên của phố, họ kiếm được 10-50 đô-la/này. Họ sống như thế nào? Nếu chúng ta nhìn vào chiếc giường ở đây, có thể nhận thấy họ ngủ trên tấm thảm trải sàn. Đây là ranh giới của nghèo đói -- 80% thu nhập của gia đình chỉ đủ trang trải cho nhu cầu năng lượng, thức ăn cho ngày hôm ấy. Đây là 2-5 đô-la, bạn có một chiếc giường. Và đây, phòng ngủ đã tốt hơn nhiều, như bạn có thể thấy. Tôi thuyết trình về vấn đề này cho Ikea, và họ muốn thấy một chiếc sofa ở đây ngay lập tức. (Cười) Đây là ghế sofa, và bằng cách nào nó xuất hiện từ đó. Điều thú vị là, khi bạn khám phá vòng quanh trong tấm ảnh panorama, bạn sẽ thấy gia đình đó vẫn ngồi trên sàn nhà, mặc dù đã có ghế sofa. Nếu quan sát nhà bếp, bạn có thể thấy rằng phụ nữ không được hưởng nhiều khác biệt trong khoảng từ 1-10 đô-la. Vượt khỏi mức này là khi bạn thật sự có được điều kiện làm việc tốt trong gia đình. Và nếu bạn thật sự muốn nhìn thấy sự khác biệt, hãy nhìn vào nhà vệ sinh ở đây. Có thể thay đổi ở đây, thay đổi ở đây. Đây đều là những bức tranh và ảnh từ châu Phi, và chúng vốn có thể tốt hơn nhiều. Chúng ta có thể thoát khỏi đói nghèo. Nghiên cứu của tôi không hề dựa trên công nghệ thông tin hay những thứ đại loại như thế. Tôi dành 20 năm phỏng vấn các nông dân châu Phi, những người đang trên bờ vực của nạn đói. Và đây là kết quả của cuộc nghiên cứu nhu cầu của nhà nông. Điều tuyệt vời ở đây chính là bạn không thể phân biệt ai là nhà nghiên cứu trong bức hình này. Đó là khi nghiên cứu phục vụ cho các cộng đồng -- bạn phải thật sự sống với mọi người. Khi bạn lâm vào cảnh nghèo đói, tất cả mọi thứ đều vì sự sống còn. Về việc tìm thức ăn. Hai nông dân nhỏ này, giờ đây họ đã thành thiếu nữ -- cha mẹ của họ qua đời vì HIV và AIDS -- họ đã trao đổi với các nhà kỹ sư nông nghiệp có kinh nghiệm. Đây là một trong những kỹ sư giỏi nhất ở Malawi, Junatambe Kumbira ông đang bàn bạc họ nên trồng loại sắn nào -- cách tốt nhất để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành thức ăn mà con người từng biết. Họ rất, rất háo hức ghi nhận những lời khuyên, và đó là vì sự sống còn khi nghèo đói. Đó là một tình huống. Thoát khỏi đói nghèo. Phụ nữ cho chúng ta biết một điều. "Cho chúng tôi công nghệ. Chúng tôi ghét chiếc cối này, phải đứng hàng giờ. Cho chúng tôi một chiếc cối xay để xay bột mì, và chúng tôi sẽ có thể tự vun vén cho những thứ còn lại. Công nghệ sẽ giúp bạn thoát khỏi đói nghèo, nhưng cũng cần phải có thị trường. Người phụ nữ này rất hạnh phúc khi mang sản phẩm của mình đến chợ. Nhưng cô cũng rất cảm ơn những đầu tư của cộng đồng vào giáo dục nhờ đó cô có thể đếm, và không bị lừa gạt khi buôn bán ở chợ. Cô muốn lũ trẻ ở nhà được khoẻ mạnh, để cô có thể đến chợ và không phải ở lì tại nhà. Cô muốn có cơ sở hạ tầng -- thật tuyệt nếu có một con đường lát phẳng. Cho vay tín dụng cũng là ý hay. Những khoản cho vay nhỏ đã giúp cô mua chiếc xe đạp này. Và thông tin sẽ cho cô biết nên mang sản phẩm nào đến chợ. Bạn có thể làm được điều này. Kinh nghiệm 20 năm ở châu Phi cho tôi biết rằng những điều tưởng chừng như không thể luôn luôn là có thể. Châu Phi đã làm không tệ. Trong vòng 50 năm hoàn cảnh của họ đã tiến xa, từ thời tiền Trung cổ phát triển tương đương châu Âu vào 100 năm trước, với quốc gia và nhà nước hoạt động ổn. Tôi muốn nói rằng vùng hạ Sahara ở châu Phi đã phát triển nhanh nhất trên thế giới trong 50 năm gần đây. Bởi chúng ta không xét nét họ đến từ đâu. Chính vì quan điểm ngu ngốc về các nước đang phát triển đã đặt chúng ta, Argentina và Mozambique cạnh nhau vào 50 năm trước, và nói rằng Mozambique không phát triển bằng. Chúng ta phải tìm hiểu hơn nữa về thế giới. Tôi có một người láng giềng biết tên 200 loại rượu vang. Ông biết tất cả mọi thứ. Ông biết tên của giống nho, nhiệt độ và tất cả mọi thứ. Tôi chỉ biết có hai loại vang -- đỏ và trắng. (Cười) Nhưng láng giềng của tôi chỉ biết hai nhóm quốc gia -- công nghiệp hoá và đang phát Và tôi biết 200, đó chỉ là lượng dữ kiện nhỏ. Nhưng bạn có thể làm được. (Vỗ tay) Tôi phải nói nghiêm túc. Và bạn làm thế nào để tỏ ra nghiêm túc? Bạn sẽ làm một trang PowerPoint, đúng không? (Cười) Tỏ lòng kính trọng với bộ sản phẩm Office, đúng không? Cái gì đây, cái gì đây, tôi đang cố nói điều gì? Tôi muốn cho các bạn biết rằng có rất nhiều phương diện trong sự phát triển. Ai cũng có điều ưa thích riêng. Nếu bạn ở liên hiệp công ty, bạn sẽ thích cho vay tín dụng vi mô. Nếu bạn đấu tranh trong một tổ chức phi chính phủ, bạn yêu thích sự bình đẳng giới. Hay nếu bạn là một giáo viên, bạn sẽ yêu thích UNESCO, và còn nữa. Ở góc độ toàn cầu, chúng ta phải sở hữu nhiều hơn những thứ của riêng chúng ta. Chúng ta cần tất cả. Tất cả những thứ đó đều quan trọng cho sự phát triển đặc biệt nếu bạn vừa thoát khỏi đói nghèo và bạn nên hướng đến phúc lợi xã hội. Điều chúng ta phải suy nghĩ chính là, đâu là mục tiêu cho phát triển, và có những phương tiện nào để phát triển? Đầu tiên cho phép tôi xếp loại các phương tiện quan trọng nhất. Đối với tôi, giáo sư sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh tế là điều quan trọng nhất để phát triển, bởi nó giúp con người sống sót trong 80% tình huống. Chính phủ. Có một chính phủ có thể vận hành -- đó là điều kiện giúp đưa California ra khỏi tình cảnh năm 1850. Suy cho cùng chính phủ là những người thực thi luật pháp. Giáo dục, nhân lực cũng quan trọng. Y tế cũng quan trọng, nhưng không phải là một phương tiện quá quan trọng. Môi trường rất quan trọng. Nhân quyền cũng quan trọng, nhưng chỉ được một chéo thôi. Giờ hãy bàn về mục tiêu. Chúng ta hướng đến đâu? Chúng ta không hứng thú với tiền bạc. Tiền bạc không phải là mục tiêu. Nó là phương tiện tốt nhất, nhưng xét về mục tiêu tôi xếp loại 0. Chính phủ, vâng bầu cử cũng là một việc vui, nhưng đó không phải là mục tiêu. Và được đến trường, đó không phải là mục tiêu, đó là phương tiện. Sức khoẻ tôi cho 2 điểm. Tôi nghĩ được sống khoẻ mạnh là một điều tốt -- đặc biệt ở lứa tuổi của tôi -- bạn có thể đứng đây, bạn có sức khoẻ tốt. Đấy là điều tốt, được hai điểm cộng. Môi trường là yếu tố quyết định. Sẽ không còn gì cho thế hệ cháu của bạn nếu bạn không gìn giữ. Thế nhưng đâu các mục tiêu quan trọng ? Tất nhiên, đó chính là nhân quyền. Nhân quyền chính là mục tiêu, nhưng nó không phải là một phương tiện quá cần thiết để phát triển. Và văn hoá. Văn hoá là thứ quan trọng nhất, tôi cho là như vậy, bởi đó là thứ mang đến niềm vui cho cuộc sống. Đó là giá trị của cuộc sống. Vậy là điều tưởng chừng như không thể hoàn toàn có thể. Ngay cả các nước châu Phi cũng có thể đạt được điều này. Các bạn đã được xem bức ảnh chứng minh điều tưởng chừng như không thể là có thể. Và hãy nhớ, xin hãy nhớ thông điệp chính của tôi, đó chính là: Chúng ta có thể có một thế giới tốt đẹp. Tôi đã cho các bạn xem những bức ảnh, tôi chứng minh điều đó trong Powerpoint, và tôi cho rằng tôi sẽ thuyết phục các bạn bằng văn hoá. (Cười) (Vỗ tay) Mang kiếm đến cho tôi! Nuốt kiếm khởi nguồn từ Ấn Độ xưa. Nó là một bản sắc văn hoá mà hàng ngàn năm qua đã thôi thúc suy nghĩ của con người vượt khỏi những điều hiển nhiên. (Cười) Tôi sẽ chứng minh những điều tưởng chừng như không thể là hoàn toàn có thể với miếng thép này -- thép nguyên khối -- đây là lưỡi lê của tướng từ Quân đội Thuỵ Điển, năm 1850, năm chiến tranh cuối cùng của chúng tôi. Đây là thép nguyên khối -- bạn có thể nghe thấy. Tôi sẽ đưa lưỡi thép này, ấn thẳng nó xuống, xuyên qua cơ thể của tôi, và chứng minh cho bạn thấy điều tưởng chừng như không thể là hoàn toàn có thể. Xin cho tôi một phút yên lặng tuyệt đối. (Vỗ tay) Nguồn điện cung cấp cho những bóng đèn trong phòng này được tạo ra chỉ cách đây có vài giây. Bởi vì những thứ có ở đây, hôm nay, nhu cầu sử dụng điện phải luôn cân bằng với việc cung cấp điện. Nếu trong khoảng thời gian tôi đi ra sân khấu này, có vài chục mega oát năng lượng gió ngừng chạy vào lưới điện, thì sự chênh lệch sẽ được lấp từ máy phát điện khác ngay lập tức. Các nhà máy than, nhà máy hạt nhân không thể đáp ứng kịp. Nhưng một bộ ắc quy lớn thì có thể Với một bộ ắc quy lớn, chúng ta có thể giải quyết được vấn đề gián đoạn ngăn cản năng lượng gió và mặt trời đóng góp điện năng vào mạng lưới điện giống như cách mà than, khí ga và năng lượng hạt nhân gây ra ngày nay. Bạn thấy đấy, bộ ắc quy là thiết bị quan trọng ở đây. Với nó, chúng ta có thể lấy năng lượng điện từ mặt trời cho dù mặt trời không chiếu sáng. Nó thay đổi mọi thứ. Vì suy cho cùng thì năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời sinh ra từ những cái cánh, ngay tại sân khấu này. Hôm nay, tôi muốn nói cho các bạn nghe về một thiết bị như thế. Nó được gọi là bộ ắc quy "kim loại lỏng" Một kiểu dự trữ năng lượng mới mà tôi chế tạo ở Học viện kỹ thuật Massachusetts cùng với một nhóm sinh viên và các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Chủ đề của hội thảo TED năm nay là về quang phổ toàn phần Từ điển tiếng anh Oxford đã định nghĩa quang phổ là "toàn bộ các dải bước sóng của bức xạ điện từ từ sóng vô tuyến dài nhất đến tia gama ngắn nhất mà dải ánh sáng có thể nhìn thấy được chỉ là một phần nhỏ." Vì thế tôi không đến đây chỉ để nói cho các bạn cách mà chúng tôi rút ra được từ thiên nhiên một giải pháp đối phó với một trong những vấn đề vĩ đại của thế giới. tôi muốn thực hiện quang phổ toàn phần và giải thích trong quá trình phát triển công nghệ mới này chúng tôi đã phát hiện ra vài hệ thống không chính thống mà có thể dùng làm bài học cho sự đột phá, những ý tưởng đáng được phổ biến Và các bạn biết rằng nếu chúng ta muốn đưa cho đất nước chúng ta ra khỏi tình trạng năng lượng như hiện nay chúng ta không thể cứ bảo thủ, chúng ta không thể cứ khoan ra, chúng ta không thể đánh bom ra. Chúng ta sẽ làm theo cách lạc hậu của người Mỹ, chúng ta sẽ phát minh ra, và làm việc cùng nhau. (Tán dương) Bắt đầu nào Bộ ắc quy đã được chế tạo cách đây 200 năm do một giáo sư, Alessandro Volta, ở trường đại học Padua nước Ý Phát minh của ông đã cho ra đời một lĩnh vực khoa học mới ngành hóa điện, và những kỹ thuật mới chẳng hạn như thuật mạ điện. Có thể nhận thấy, Bộ ắc quy của Volta cũng là lần đầu tiên cho thấy sự hữu dụng của một giáo sư. (Tiếng cười) Trước Volta, không ai có thể tưởng tượng được một giáo sư có thể làm được bất kì điều gì. Đây là bộ pin đầu tiên một chồng tiền xu, kẽm và bạc, bị cách ly bởi giấy bồi có tẩm nước biển Đây là điểm khởi đầu để thiết kế một bộ pin -- 2 điện cực, trong trường hợp này những kim loại có thành phần khác nhau và một chất điện phân, trong trường hợp này, muối tan trong nước. Khoa học đơn giản vậy đấy. Phải công nhận, tôi đã bỏ qua một vài chi tiết. Bây giờ tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy khoa học về ắc quy rất dễ hiểu và nhu cầu dự trữ mức độ lưới điện là hợp lý, nhưng thực tế ngày nay vẫn chưa có kỹ thuật về ắc quy có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hiệu suất lưới điện đó là công suất lớn đặt biệt, thời gian sử dụng lâu và giá cực rẻ Chúng ta phải nghĩ đến vấn đề này theo một cách khác, Một cái gì đó lớn, Một cái gì đó rẻ. Cho nên hãy bỏ đi kiểu tìm kiếm một chất hóa học tuyệt vời nhất rồi hy vọng chúng ta sẽ có thể hạ thấp giá thành bằng việc tạo ra thật nhiều sản phầm. Thay vào đó, hãy phát minh theo giá của thị trường điện. Điều đó có nghĩa là một số phần trong bảng tuần hoàn rõ ràng là nằm ngoài giới hạn. Bộ ắc quy này cần được tạo ra từ những nguyên tố có nhiều trong đất Ý tôi là nếu bạn muốn tạo ra cái gì đó rẻ như bèo, hãy tạo ra cái gì gì... đó (Tiếng cười) tốt nhất là rẻ mà có nguồn gốc từ địa phương. Và chúng ta có thể thực hiện điều đó bằng việc sử dụng các kỹ thuật và nhà máy chế tạo đơn giản không tốn nhiều của cải. Vì thế, cách đây khoảng 6 năm Tôi đã bắt đầu nghĩ về vấn đề này. Và để làm theo ý tưởng mới, Tôi đã tìm đến nguồn cảm hứng ngoài dự trữ điện Thực sự, tôi đã tìm ra một kỹ thuật không dự trữ cũng không tạo ra điện, thay vào đó, nó tiêu thụ điện, với số lượng lớn. Tôi đang nói đến việc sản xuất nhôm. Tiến trình được phát minh vào năm 1886 do hai thanh niên 22 tuổi Hall ở Mỹ và Heroult ở Pháp. Và chỉ vài năm ngắn ngủi sau phát minh của họ, nhôm đã thay đổi từ một thứ kim loại quý như bạc trở thành vật liệu xây dựng phổ biến. Bạn đang nhìn ngôi nhà nhỏ của một thợ nung nhôm hiện đại. Nó rộng khoảng 50 feet (~15m) và kéo dài ra phía sau khoảng 1 dặm với nhiều ô ngăn bên trong cũng giống như ắc quy của Volta có 3 điểm khác nhau quan trọng. Ắc quy Volta hoạt động với mức nhiệt độ trong phòng. Nó khớp với các điện cực thể rắn và chất điện phân, đó là một dung dịch muối. Pin của Hall và Heroult hoạt động ở nhiệt độ cao, nhiệt độ đủ cao để làm cho nhôm thành chất lỏng Chất điện phân không phải là dung dịch muối và nước, mà là muối tan chảy. Đó là sự kết hợp của kim loại lỏng muối nóng chảy và nhiệt độ cao cho phép chúng ta đưa dòng điện cao thế qua vật này. Ngày nay, chúng ta có thể sản xuất ra kim loại nguyên sinh từ quặng với giá thấp hơn 50 xu một Pao. Đó là một điều kỳ diệu của ngành luyện kim điện hiện đại. Điều này đã thu hút sự quan tâm của tôi đến mức tôi bị ám ảnh về việc chế tạo một loại ắc quy mà có thể chiếm lĩnh nền kinh tế khổng lồ kia. Và tôi đã làm được tôi đã tạo ra bộ ắc quy bằng chất lỏng -- kim loại lỏng cho cả hai điện cực và muối nóng chảy cho chất điện phân. Tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy. Tôi đã đặt kim loại lỏng có khối lượng riêng thấp lên trên, đặt kim loại lỏng có khối lượng riêng lớn bên dưới, còn muối nóng chảy ở giữa. Vậy thì, làm thế nào để chọn các kim loại? Theo tôi, thực hiện bản thiết kế luôn bắt đầu từ đây, với bảng tuần hoàn, được phát hiện nhờ một "giáo sư" khác, Dimitri Mendeleyev. những gì chúng ta biết đều được tạo nên từ những sự kết hợp của những thứ được mô tả ở đây. Nó còn bao gồm cơ thể chúng ta nữa. Tôi còn nhớ một ngày rất trọng đại khi tôi đang tìm một cặp kim loại thỏa mãn điều kiện có nhiều trong đất, khối lượng riêng khác nhau, trái ngược nhau và có khả năng phản ứng với nhau cao. Tôi rất vui khi nhận thấy mình biết mình tìm ra câu trả lời. Magie ở lớp trên cùng. Còn ang-ti-moan nằm ở lớp dưới cùng. Tôi muốn nói cho các bạn biết, một trong những lợi ích lớn nhất của việc làm giáo sư: phấn màu. (Tiếng cười) Để tạo ra dòng điện, Magie mất đi 2 electron trở thành ion magie, sau đó đi qua chất điện phân, nhận 2 electron từ ang-ti-moan, sau đó kết hợp với nó hình thành nên một hợp kim. Các electron hoạt động trong thế giới thực ở đây, truyền năng lượng vào các thiết bị. Bây giờ để nạp điện vào ắc quy, chúng ta nối một nguồn điện. Có thể nó là nông trại đầy gió. Sau đó, ta đảo ngược dòng điện. Hiện tượng này thúc đẩy magie tách khỏi hợp kim và trở về điện cực bên trên, phục hồi cấu tạo ban đầu của ắc quy. Còn dòng điện chạy qua giữa các điện cực tạo nên độ nóng đủ để duy trì nhiệt độ Thật tuyệt, ít nhất là về lý thuyết, Nhưng thực tế nó có hoạt động? Vậy nên làm gì tiếp theo? Chúng tôi đến phòng thí nghiệm. Bấy giờ, tôi có thuê những chuyên gia không? Không, tôi thuê một sinh viên và dạy cho cậu ấy, chỉ cậu ấy cách nghĩ đến vấn đề, hiểu nó từ quan điểm của tôi rồi để cho cậu ấy tự xoay sở. Đây là người sinh viên đó, David Bradwell, người trong bức ảnh này, đang tự hỏi liệu cái này có bao giờ hoạt động không. Lúc đó tôi không nói cho David biết là chính tôi cũng không đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động. David còn trẻ và thông minh cậu ấy muốn trở thành tiến sĩ, nên cậu ấy đã tiếp tục làm (Tiếng cười) Cậu ấy tiếp tục chế tạo chiếc ắc quy kim loại lỏng đầu tiên cho ngành hóa học. Và dựa vào những kết quả đầu tiên đầy hứa hẹn được trả bằng quỹ cây giống ở học viện kỹ thuật Massachuset Tôi có thể thu hút quyên góp quỹ nghiên cứu chuyên đề từ thành phần kinh tế tư nhân và chính phủ liên bang. Nó giúp tôi mở rộng nhóm lên tới 20 thành viên. bao gồm cả sinh viên mới tốt nghiệp, sau tiến sĩ và thậm chí có vài người chưa tốt nghiệp Tôi có thể triệu tập được những người thực sự giỏi, những người cùng chia sẻ đam mê với tôi về khoa học và phục vụ cho xã hôi, không có khoa học và dịch vụ dành cho nghề nghiệp. Và nếu bạn hỏi họ tại sao lại tiếp tục làm việc với ắc quy kim loại lỏng, câu trả lời sẽ giống với lời nhận xét của tổng thống Kennedy ở đại học Rice năm 1962 khi ông nói - Tôi xin mạn phép - "Chúng ta chọn công việc dự trữ mạng lưới điện, không phải vì nó dễ làm, mà vì nó khó". (Tán dương) Vì thế, đây là bước phát triển của bình ắc quy thủy tinh kim loại. Ở đây, chúng tôi sử dụng cục pin 1W/h ở trạm cứu tế. Tôi gọi nó là ly shotglass - ly chúc tửu. Chúng tôi đã điểu khiển trên 400 cục pin, hoàn thiện hiệu suất của nó bằng nhiều chất hóa học không chỉ có magie và ăng-ti-moan. Theo cách này, chúng tôi đã tăng cường thêm pin 20 W/h. Tôi gọi nó là bóng hockey puck - khúc côn cầu. Và chúng tôi có những kết quả đáng chú ý. Sau đó, là đến saucer - đĩa hứng nước. Với 200 W/h. Kỹ thuật này đang tự chứng tỏ rằng nó tốt và có thể thay đổi. Nhưng tốc độ vẫn chưa đủ nhanh. Vì thế, một năm rưỡi trước, David và tôi, cùng với thành viên khác trong nhóm nghiên cứu, đã thành lập một công ty để thúc đẩy tốc độ tiến triển và chạy đua trong sản xuất. Vì vậy, ở LMBC, chúng tôi đã tạo ra pin với đường kính 16 inch (~41cm) có công suất 1 KW/h -- gấp ngàn lần so với công suất của pin gọi là ly rượu chúc tửu (shotglass) ban đầu. Chúng tôi gọi nó là pizza. Sau đó, chúng tôi có loại pin 4 KW/h sắp xuất hiện. Nó sẽ có đường kính 36 inch (~91cm). Chúng tôi gọi nó là bàn rượu, nhưng nó chưa sẵn sàng cho giờ cao điểm. Một biến thể kỹ thuật xếp những mặt bàn quán ba này chồng lên thành khối, tập hợp những khối này với nhau tạo thành bộ ắc quy lớn bằng một container vận chuyển 40 feet (~12m) để thay thế. Nó có công suất 2 mega-oát 1 giờ 2 triệu W/h Năng lượng đủ để đáp ứng nhu cầu sử sụng điện hàng ngày của 200 hộ ở Mỹ Vậy là bạn có nó, giữ cân bằng lưới điện yên lặng, không bức xạ, không có những bộ phận di động, được kiểm soát từ xa, phù hợp với điểm chỉ giá thị trường không cần tiền trợ cấp. Vậy chúng ta học được gì từ điều đó? (Tán dương) Vậy chúng ta học được gì từtất cả những điều này? Tôi sẽ chia sẻ với các bạn vài điều đáng kinh ngạc, sự không chính thống. Chúng nằm ngoài phạm vi có thể nhìn thấy được. Nhiệt độ: kiến thức phổ thông cho rằng để nó thấp bằng hoặc gần nhiệt độ trong phòng, sau đó, cài đặt hệ thống kiểm soát để giữ mức đó. Không để nhiệt độ chạy mất. Bộ ắc quy kim loại lỏng được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ cao theo quy luật tối thiểu. Bộ ắc quy của chúng tôi có thể xử lý khi nhiệt độ tăng quá cao do sự dao động dòng điện. Thang tỉ lệ: kiến thức phổ phông cho rằng hãy giảm giá bằng cách sản xuất nhiều. Bộ ắc quy kim loại lỏng được thiết kế để giảm giá bằng cách sản xuất ít, nhưng lớn hơn. Cuối cùng, đối với nguồn nhân lực: kiến thức phổ thông cho rằng hãy thuê những chuyên gia về ắc quy, những chuyên gia kinh nghiệm, những người có thể sử dụng kinh nghiệm và lượng kiến thức khổng lồ của họ. Để phát triển bộ ắc quy kim loại lỏng, Tôi thuê sinh viên và học viên sau tiến sĩ và hướng dẫn họ. Trong một bộ ắc quy, tôi cố gắng tăng tối đa điện thế; khi hướng dẫn, tôi cố gắng tăng tối đa tiềm năng về con người. Vì thế bạn thấy đấy, câu chuyện về bộ ắc quy thủy tinh kim loại thì sẽ hơn một bảng báo cáo phát minh kỹ thuật, đó là một bản thiết kế chi tiết cho các nhà phát minh, quan phổ toàn phần. (Tán dương) Đã nhiều lần khi tôi đi khắp thế giới để nói chuyện, mọi người đã hỏi tôi nhiều câu hỏi về những thách thức, những khoảnh khắc của tôi, và một số những tiếc nuối của tôi. Năm 1998: Là một người mẹ đơn thân của bốn đứa con ba tháng sau khi sinh đứa thứ 4, tôi đã đi làm việc ở vị trí là một trợ lý nghiên cứu. Tôi đi đến Bắc Liberia. Và như là một phần của công việc, ngôi làng sẽ cung cấp cho bạn chỗ ở. Và họ đã để tôi ở với một bà mẹ đơn thân cùng với con gái của cô ấy. Cô bé này tình cờ lại là cô bé duy nhất trong làng được theo học đến lớp 9. Cô là trò cười của cộng đồng. Mẹ cô thường bị những người phụ nữ khác bảo, "Chị và con chị sẽ chết trong nghèo đói" Sau hai tuần làm việc trong ngôi làng đó, đến lúc phải trở về Người mẹ đến gặp tôi, quỳ xuống, và nói, "Leymah, hãy nhận lấy con gái tôi. Tôi muốn nó sẽ trở thành một y tá." Nghèo khổ, sống cùng một nhà với cha mẹ, tôi không đủ khả năng để nhận cô bé. tôi khóc và nói, "Không." Hai tháng sau, tôi đi đến một ngôi làng khác trên cùng một sự phân công và họ yêu cầu tôi sống với trưởng thôn. ngôi làng này có một cô bé màu da giống như tôi vô cùng bẩn. Và cả ngày, cô đi vòng vòng với duy nhất bộ đồ lót trên người. Khi tôi hỏi, "đó là ai vậy?" Bà nói, "Đó là Wei ý nghĩa tên gọi của cô là lợn. Mẹ cô bé chết khi sinh cô, và không ai biết cha cô là ai." Trong hai tuần, cô bé trở thành bạn đồng hành của tôi, ngủ với tôi. Tôi mua quần áo cần thiết cho cô bé và mua cho cô bé con búp bê đầu tiên Đêm trước khi tôi rời đi, cô bé trở về phòng và nói, "Leymah, đừng bỏ cháu lại đây. cháu muốn đi với cô. Cháu muốn đi học. "Nghèo khó, không có tiền, sống chung nhà với cha mẹ, tôi lại nói, "Không." Hai tháng sau, cả hai ngôi làng đều chìm vào một cuộc chiến tranh khác. Đến giờ, tôi không biết hai cô bé đó ở đâu nữa. Rất nhanh về sau, năm 2004 ở đỉnh cao của hoạt động tuyên truyền Bộ trưởng Bộ Giới Tính Liberia gọi cho tôi và nói, "Leymah, tôi có một đứa bé chín tuổi giao cho chị tôi muốn chị đưa nó về nhà chị bởi vì chúng tôi không có nơi an toàn dành cho bé ". Câu chuyện của cô bé này: Cô đã bị hãm hiếp bởi chính ông nội của cô mỗi ngày trong suốt sáu tháng trời. Cô bé đến với tôi sưng húp rất xanh xao. Mỗi tối, tôi đi làm về và nằm trên sàn nhà lạnh. Cô bé nằm bên cạnh tôi và nói, "Dì ơi, cháu muốn điều tốt lành. Cháu muốn đi học." 2010: Một phụ nữ trẻ đứng trước Tổng thống Sirleaf và đưa ra bằng chứng về việc cô và các anh chị em sống với nhau như thế nào, cha và mẹ của họ đã chết trong chiến tranh. Cô ấy 19, ước mơ của cô là được học đại học để có thể hỗ trợ cho họ. Cô ấy rất khỏe mạnh Có một việc xảy ra đó là cô xin được học bổng. Học bổng toàn phần. Cô nhận được nó Ước mơ được đến trường, ước muốn được học tập, cuối cùng đã đến. Cô đến trường vào ngày đầu tiên. Giám đốc thể thao người chịu trách nhiệm đưa cô ấy vào chương trình yêu cầu cô bước ra khỏi lớp Và trong ba năm tới, số phận của cô là sẽ phải quan hệ tình dục với anh ta mỗi ngày, như lời cảm ơn vì đã đồng ý cho cô vào trường. Trên toàn cầu, chúng tôi có các chính sách, các văn kiện quốc tế, các nhà lãnh đạo. Rất nhiều người đã thực hiện cam kết - chúng tôi sẽ bảo vệ con cái chúng ta khỏi những thiếu thốn và sợ hãi. Liên Hợp Quốc có Công ước về Quyền trẻ em. ở những quốc gia như Mỹ, chúng tôi đã nghe những điều như Không đứa trẻ nào bị bỏ lại Những quốc gia khác thì có những câu khác nhau. Có một tổ chức Phát triển Thiên niên kỷ được gọi là Three tập trung vào những cô gái. Tất cả những công trình lớn lao này thực hiện bởi những con nguời tuyệt vời nhằm đưa những người trẻ tuổi đến nơi chúng tôi muốn để chúng đến toàn cầu tôi nghĩ rằng, đã không thành công. Ví dụ như ở Liberia, tỷ lệ mang thai tuổi thiếu niên là cứ 10 nguời thì có 3 nguời mang thai. Mại dâm trẻ vị thành niên lên đến đỉnh điểm Trong một cộng đồng, chúng tôi được bảo rằng bạn thức dậy vào buổi sáng và thấy những bao cao su đã qua sử dụng giống như giấy kẹo cao su đã qua sử dụng Những cô bé cỡ 12 tuổi bị đưa đi bán dâm chưa tới 1$ cho 1 đêm điều đó thật nản lòng, thật buồn Và rồi sau đó có người hỏi tôi chỉ mới trước buổi nói chuyện của tôi ở TEd vài ngày " vậy hi vọng ở đâu?" Vài năm trước, một vài người bạn của tôi quyết định chúng tôi cần nối kết giữa thế hệ của chúng ta và thế hệ của những người phụ nữ trẻ Không đủ để nói bạn có 2 giải Nobel từ Cộng hòa Liberia khi mà những bé gái đang ở ngoài kia không hi vọng hay gần như là vô vọng Chúng tôi tạo ra một nơi gọi là Dự án thay đổi các bé gé gái. Chúng tôi đi đến những vùng nông thôn và tất cả những gì chúng tôi làm, như những gì chúng tôi làm tại đây, là tạo ra một nơi Khi những cô bé đó ngồi xuống, Bạn để đưa ra sự hiểu biết, bạn để lộ ra đam mê bạn mở khóa những cam kết Bạn khai mở những điểm tập trung Bạn đánh thức những nhà lãnh đạo vĩ đại Ngày nay, chúng tôi đã làm việc với hơn 300 nguời Và một vài trong số những cô gái đó ban bước vào phòng rất nhút nhát đã có những bước đi Táo bạo, là những bà mẹ trẻ ra ngoài kia Và Đấu tranh cho quyền của những nguời mẹ trẻ khác tôi đã gặp một ngời phụ nữ trẻ, nguời mẹ tuổi vị thành niên của 4 đứa con chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ hoàn thành việc học ở trờng trung học đã tốt nghiệp thành công chưa bao giờ nghĩ về việc học đại học đã đăng kí vào một trường đại học Một ngày cô ấy nói với tôi " mong ước của tôi là hoàn thành bậc đại học và có thể hỗ trợ cho các con của tôi" cô ấy đang ở nơi mà cô ấy không kiếm được tiền để đi học Cô bán nước, nước giải khát và bán thẻ nạp tiền điện thoại. Và bạn sẽ nghĩ rằng, cô ấy sẽ lấy tiền đó và dành cho việc học của mình Juanita là tên của cô gái ấy. Cô đem tiền đó và tìm những nguời mẹ đơn thân trong cộng đồng và gửi về trường. cô ấy nói: " Laymah, ước muốn của tôi là đợc học tập. và nếu tôi không được học hành, thì khi mà tôi thấy các chị em của tôi đươc học tập thì ước muốn của tôi đã hoàn thành Tôi ước có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi ước có thực phẩm cho lũ trẻ Tôi ước rằng việc lạm dụng tình dục ở trường học sẽ dừng lại đây là mơ ước của những cô gái châu phi Vài năm về trước có một cô gái châu Phi Cô ta có một đứa con trai nó ước có một mẩu bánh donut bởi vì nó vô cùng đói bụng. Tức giận, sụp đổ vô cùng buồn rầu về tình trạng của xã hội ấy và về tình trạng của những đứa con của cô ấy cô gái này bắt đầu thay đổi một thay đổi của những ngời phụ nữ bình thường cùng với nhau để xây dựng hòa bình. Tôi sẽ thực hiện mong ước đầy là mong ước của một cô gái châu Phi khác tôi không thực hiện đợc mong ước của những cô gái này đợc Tôi không làm điều này Có những suy nghĩ đang lướt qua trong đầu những ngời phụ nữ này Tôi thất bại, thất bại, thất bại Vì vậy, tôi sẽ làm điều này Giới phụ nữ đã đứng lên, phản đối chế độ độc tài tàn bạo, mạnh dạn lên tiếng. Không chỉ mong muốn có một miếng bánh donut thành hiện thực mà mong ước về hòa bình cũng thành hiện thật Người phụ nữ trẻ này cũng ước được đi học Cô ấy đã được đi học. Người phụ nữ trẻ này ước muốn điều gì, điều ấy đã trở thành hiện thực Hôm nay, người phụ nữ trẻ đó là tôi một người đạt giải Nobel Tôi đang trên đường thực hiện những ước nguyện. trong khả năng giới hạn của mình, của những cô gái nhỏ châu Phi mong ước được học tập Chúng tôi đã thiết lập một nền tảng Chúng tôi đưa ra những suất học bổng toàn phần trong vòng 4 năm cho các cô gái đến từ những vùng quê mà chúng tôi thấy có tiềm năng Tôi không yêu cầu các bạn điều gì nhiều. Tôi cũng đã tới nhiều nơi ở Mỹ và tôi biết rằng những cô gái của đất nước này cũng có những mong ước mong ước 1 cuộc sống tốt đẹp hơn tại ở 1 nơi nào đó ở Bronx mong ước 1 cuộc sống tốt đẹp hơn đâu đó ở trung tâm L.A mong ước 1 cuộc sống tốt đẹp hơn đâu đó ở Texas mong ước 1 cuộc sống tốt đẹp hơn đâu đó ở New York mong ước 1 cuộc sống tốt đẹp hơn đâu đó ở New Jersey Các bạn sẽ tham gia cùng tôi giúp đỡ cô gái đó, có thể là 1 cô gái châu Phi hay 1 cô gái châu Mĩ hay 1 cô gái Nhật thực hiện mong ước của cô ấy thực hiện giấc mơ của cô ấy? đạt được ước mơ? Bởi vì tất cả những nhà phát minh và sáng tạo lớn mà chúng tôi đã được nói chuyện và gặp mặt vài ngày trước đây cũng đang ngồi xuống trong một góc nhỏ ở những nơi khác nhau trên thế giới và tất cả bọn họ đều yêu cầu chúng tôi tạo ra nơi ấy mở mang kiến thức đánh thức đam mê khám phá hết những điều tuyệt vời ở bên trong những cô gái ấy Hãy tham gia cùng chúng tôi. Hãy thực hiện cùng với nhau Cảm ơn các bạn ( vỗ tay) cảm ơn chị rất nhiều ngay bây giờ ở Liberia, chị thấy điều gì là vấn đề chủ yếu gây khó khăn cho chị? Tôi đã được yêu cầu lãnh đạo Tổ chức Sáng kiến hòa giải Liberia Như một phần của công việc, Tôi đang thực hiện những chuyến đi đến những vùng khác nhau 13, 15 giờ trên những con đường bẩn thỉu và không có một cộng đồng nào mà tôi đến lại không thấy những cô gái thông minh Nhưng buồn thay, tầm nhìn cho một tương lai lớn lao, hay giấc mơ cho một tương lai lớn lao, chỉ là giấc mơ bởi các bạn có tất cả những tệ nạn này. Mang thai tuổi vị thành niên, như tôi đã nói, là một bệnh dịch vì vậy, điều gây khó khăn cho tôi chính là tôi đang ở tại nơi đó và bằng cách nào đó tôi đang ở đây và tôi không muốn là người duy nhất tại nơi này. Tôi đang tìm cách để những cô gái khác đi cùng tôi. Tôi muốn nhìn thấy 20 năm sau, sẽ thấy có một cô bé người Liberia, cô bé người Ghanaian, Nigerian, Ethiopian đứng trên sân khấu cảu TEd và có thể, chỉ là có thể nói rằng " vì là người đạt giải Nobel, Tôi đến đây hôm nay" vì vậy tôi thấy khó khăn khi thấy như thể họ không còn hi vọng nhưng tôi không hề bi quan bởi vì tôi biết sẽ không quá khó để vực họ dậy. và trong năm qua hãy kể cho chúng tôi về một điều hứa hẹn mà chị thấy nó đang diễn ra. Tôi có thể kể cho các bạn nghe nhiều điều hứa hẹn mà tôi thấy nó đang diễn ra, Nhưng năm vừa qua tại quê nhà của tổng thống Sirleaf chúng tôi đến đó để làm việc với những cô gái. và chúng tôi không thể tìm được 25 cô gái học trung học Tất cả những cô gái này phải đến mỏ vàng, họ chủ yếu là gái mại dâm làm những việc khác Chúng tôi chọn 50 người trong số các cô gái đó và làm việc với họ. và lúc đó là lúc bắt đầu của những cuộc bầu cử đay là nơi mà phụ nữ không bao giờ được kể cả người già ngồi ngang hàng với đàn ông. những cô gái này kết nối vs nhau và lập thành những nhóm nhỏ và thực hiện một chiến dịch đăng kí cử tri đây đúng chất là một vùng nông thôn và chủ đề bọn họ dùng là: " Kể cả những cô gái xinh đẹp cũng bầu cử" bọn họ có thể động viên những phụ nữ trẻ bọn họ không những làm vậy Họ đến gặp những người đang ứng cử để hỏi rằng: Bạn sẽ đem lại điều gì cho những cô gái của cộng đồng này khi bạn đắc cử? Và một trong những vị đó người mà đã đắc cử thì đã rất... bởi vì Liberia có một trong những luật về hiếp dâm nặng nhất và ông ấy là một trong những người thực sự đấu tranh trong nghị viện để lật đỗ luật đó bởi vì ông ấy cho rằng nó dã man ông ấy nói Hiếp dâm không dã man, nhưng chính luật lệ mới dã man và khi những cô gái bắt đầu chống lại ông ấy ông ấy đã có thái độ rất thù nghịch với họ Những cô gái nhỏ này đến gặp ông ấy và nói: " chúng tôi sẽ bỏ phiếu để ông ra khỏi bộ máy nhà nước" Và giờ đây ông ấy đã ra khỏi bộ máy nhà nước ( vỗ tay) cảm on chị, Leymah. Cảm ơn rất nhiều vì đã đến với TEd Rất hân hạnh " vỗ tay" Điều này nghe có vẻ kì lạ, nhưng tôi là một fan bự của những viên gạch bê tông. Những khối gạch bê tông đầu tiên được sản xuất vào năm 1868 với ý tưởng rất đơn giản: những khối chuẩn bằng xi măng với kích cỡ cố định khớp với nhau. Những viên gạch đã nhanh chóng trở thành loại vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Chúng giúp chúng ta xây dựng những thứ lớn hơn bản thân mình, các tòa nhà, các cây cầu, từng viên gạch một. Có thể nói gạch bê tông đã trở thành những viên gạch xây nên kỉ nguyên của chúng ta. Sau gần 100 năm, vào năm 1947, LEGO đã giới thiệu thứ này. Nó được gọi là Gạch Tự Gắn (Automactic Binding Brick) Và chỉ trong vài năm ngắn ngủi, những viên gạch LEGO đã có mặt tại mọi nhà. Theo ước tính, có hơn 400 tỉ viên gạch LEGO đã được sản xuất -- hay 75 viên cho mỗi người trên trái đất. Bạn không cần phải là một kĩ sư để có thể xây nên những căn nhà đẹp, những cây cầu đẹp hay những tòa nhà đẹp. LEGO đã làm điều đó trở nên khả thi. LEGO đã lấy khối gạch bê tông, những khối gạch xây nên thế giới, và làm nó thành những viên gạch của trí tưởng tượng. Cũng trong chính năm đó, ở phòng thí nghiệm Bell một cách mạng kế tiếp sắp được công bố, thế hệ tiếp theo của những viên gạch. Transistor là một cấu kiện điện tử bằng nhựa mà sẽ đưa chúng ta từ thế giới của những khối gạch bất động chồng lên nhau đến thế giới mà mọi thứ tương tác được với nhau. Giống như viên gạch bê tông, transistor cho phép bạn xây những mạch điện lớn và phức tạp hơn, từng viên gạch một. Nhưng có một sự khác biệt lớn: Transistor chỉ dành cho chuyên gia. Cá nhân tôi không chấp nhận điều này, rằng những viên gạch xây nên kỉ nguyên hiện đại lại chỉ dành cho những chuyên gia, nên tôi đã quyết định thay đổi nó. Tám năm trước khi tôi còn ở phòng nghiên cứu truyền thông, tôi đã khám phá ra ý tưởng đó là làm sao để đưa khả năng kĩ sư đến với nghệ sĩ và nhà thiết kế. Một vài năm trước tôi đã bắt đầu phát triển littleBits. Để tôi cho bạn thấy chúng hoạt động ra sao. LittleBit là những cấu kiện điện tử với những chức năng khác nhau. Chúng đã được thiết kế sẵn để trở thành ánh sáng, âm thanh, động cơ và cảm biến. Và phần thú vị nhất về chúng là chúng kết dính với nhau nhờ nam châm. Nên bạn không thể đặt chúng sai được. Những "viên gạch" này đã được đánh dấu bằng màu. Xanh lá cây là đầu ra, xanh biển là nguồn điện, hồng là đầu vào và da cam là dây dẫn. Thế nên những việc bạn cần làm là nối xanh biển với xanh lá và rồi rất nhanh chóng bạn sẽ có thể bắt tay vào làm những mạch lớn hơn. Bạn gắn xanh biển với xanh lá, bạn có thể làm ra mạch đèn. Bạn cho một núm xoay vào giữa và giờ bạn có thể chỉnh sáng tối cho đèn. Thay núm xoay bằng khối tạo xung, như thế này, và giờ bạn đã có một mạch đèn nhấp nháy . Gắn thêm chiếc chuông điện này và giờ bạn đã tạo ra máy tạo tiếng động. Tôi sẽ tắt tiếng này đi. Như các bạn đã thấy, không chỉ đơn giản để chơi littleBits còn tỏ ra là một công cụ mạnh. Thay vì phải lập trình, nối dây hay hàn mạch, littleBits cho phép bạn lập trình bằng những thao tác trực quan đơn giản. Để làm cho mạch nhày nhấp nháy nhanh hoặc chậm hơn, bạn chỉ cần xoay núm vặn này và thay đổi tốc độ nháy đen một cách đơn giản. Ý tưởng đằng sau littleBits là xem nó như thể một dạng thư viện đang được phát triển. Chúng tôi muốn tích hợp mọi tương tác trên thế giới vào những "viên gạch" có thể sử dụng dễ dàng. Ánh sáng, âm thanh, tấm pin mặt trời, động cơ -- mọi thứ đều có thể tiếp cận được. Chúng tôi đã đưa littleBits cho trẻ nhỏ và xem chúng chơi với littleBits. Và đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Điều hay nhất đó là làm cho trẻ nhỏ bắt đầu hiểu về hoạt động của những thiết bị điện tử hằng ngày xung quanh chúng điều mà chúng không được học ở trường lớp. Ví dụ như đèn ngủ hoạt động ra sao, hay tại sao cửa thang máy tự động đóng mở, hay làm sao chiếc iPod phản ứng lại những cái chạm tay. Chúng tôi cũng đưa littleBits tới các trường dạy thiết kế. Ví dụ như ở đây chúng tôi có những nhà thiết kế mà hoàn toàn không biết chút gì về điện tử bắt đầu chơi với littleBits như công cụ sáng tạo. Và ở đây bạn sẽ thấy, cùng với vải nỉ, giấy và chai nước, Geordie đã làm ra ... (tiếng kim loại) (tiếng chuông) Một vài tuần trước chúng tôi đưa littleBits tới RISD (trường thiết kế Rhode Island) và đưa chúng cho một vài nhà thiết kế không có kinh nghiệm gì với kĩ thuật chỉ với bìa, gỗ và giấy -- và bảo với họ rằng "Hãy làm gì đó." Đây là ví dụ về dự án mà họ đã làm, súng bắn hoa giấy kích hoạt bằng cử động. (tiếng cười) Hãy đợi đã, đây là dự án ưa thích của tôi. Đó là một con tôm hùm làm bằng đất nặn và nó sợ bóng tối. (tiếng cười) Đối với những người không phải kĩ sư, littleBits đã trở thành một dạng vật liệu khác, điện tử đã trở thành một vật liệu mới. Và chúng tôi muốn vật liệu này tiếp cận được với mọi người. Thế nên littleBits là dự án mở. Bạn có thể lên trang web, tải về những file thiết kế và tự làm chúng. Chúng tôi muốn cổ vũ thế giới của những nhà kiến tạo, nhà phát minh và những người cống hiến, bởi vì thế giới này, nơi chúng ta đang sống, thế giới tương tác này, là của chúng ta. Hãy tiến lên và bắt đầu phát minh. Cám ơn các bạn. (tiếng vỗ tay) Marco Tempest: Cái tôi muốn cho các bạn xem ngày hôm nay là một thứ đang được thí nghiệm. Hôm nay là lần đầu nó ra mắt công chúng. Một cuộc trình diễn 'hiện thực mở rộng.' Và tất cả những gì bạn sắp thấy đây không hề được quay trước. Chúng đều thực, trực tiếp và phản ứng lại với tôi tại chỗ. Tôi thích coi đây là một loại phép màu công nghệ. Thế, bắt tay cầu nguyện nhé. Và xin hãy chú ý nhìn màn hình lớn. Hiện thực mở rộng là sự hòa lẫn của thế giới thực vào hình ảnh do máy tính tạo nên. Có lẽ nó là môi trường hoàn hảo để nghiên cứu ảo thuật và tự hỏi, tại sao, trong kỉ nguyên công nghệ, ta tiếp tục trải nghiệm cảm giác kinh ngạc màu nhiệm ấy. Ảo thuật là mẹo lừa dối, nhưng là mẹo lừa dối khiến ta thích thú. Để có thể thích thú với việc bị lừa, người khán giả trước hết phải dẹp nỗi hoài nghi qua một bên. Nhà thơ Samuel Taylor Colerige là người đầu tiên đề xuất trạng thái tinh thần sẵn sàng tiếp nhận này. Samuel Taylor Coleridge: Tôi cố gắng khiến các tác phẩm của mình trông có vẻ thực để khiến người ta, khi đọc các tác phẩm -- hình bóng của trí tưởng tượng này, tự nguyện dẹp hoài nghi qua một bên, hành động ấy, trong giây lát, chính là niềm tin vào thi ca. MT: Niềm tin vào tính hư cấu như thế này là thiết yếu với bất kì trải nghiệm sân khấu nào. Không có nó, một kịch bản chỉ là các từ ghép lại. Hiện thực mở rộng chỉ là một công nghệ mới nhất. Và mánh khóe của bàn tay chỉ đơn thuần là trò uốn dẻo đầy nghệ thuật mà thôi. Chúng ta đều rất giỏi dẹp hoài nghi qua một bên. Chúng ta làm điều đó hàng ngày, khi đọc tiểu thuyết, xem tivi, hay đi rạp xem phim. Chúng ta sẵn lòng đi vào những thế giới hư cấu, ở đó ta cổ vũ cho các anh hùng và khóc thương những người bạn ta chưa hề có. Không có khả năng này thì không có ảo thuật. Jean Robert-Houdin, nhà ảo thuật vĩ đại nhất của Pháp, là người đầu tiên ghi nhận vai trò là người kể chuyện của một ảo thuật gia. Ông nói một điều mà tôi đã dán lên tường studio của tôi. Jean Robert-Houdin: Người làm ảo thuật không phải nghệ sĩ tung hứng. Anh ta là một diễn viên đang đóng vai ảo thuật gia. MT: Điều đó nghĩa là ảo thuật cũng như sân khấu điện ảnh và mỗi một trò đùa là một câu chuyện. Các trò mẹo trong ảo thuật dựa trên nguyên mẫu là truyện tường thuật hư cấu. Có những chuyện kể về sinh và diệt, tử biệt và hồi sinh, và các chướng ngại vật cần phải vượt qua. Nào, rất nhiều trong số chúng vô cùng kịch tính. Ảo thuật gia chơi đùa với lửa và thép, bất chấp cơn thịnh nộ của lưỡi cưa, dám tay không bắt đạn, hoặc thử trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng khán giả không đến để xem ảo thuật gia lăn ra chết, họ đến để thấy anh ta còn sống nhăn. Bởi vì những câu chuyện hay nhất luôn kết thúc có hậu. Các trò mẹo ảo thuật có một yếu tố đặc biệt. Chúng là những câu chuyện có một nút thắt. Edward de Bono tranh luận rằng não của chúng ta là những cỗ máy tuân theo kiểu mẫu. Ông nói rằng ảo thuật gia cố tình khai thác cách khán giả hay nghĩ. Edward de Bono: Ảo thuật sân khấu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lỗi theo đà. Khán giả được dẫn dắt tới việc đưa ra những giả thuyết hoặc phát triển hoàn toàn hợp lí, nhưng trên thực tế, không giống với những gì đang được diễn trước mặt họ. MT: Về khía cạnh đó, trò ảo thuật cũng như truyện cười. Truyện cười dẫn dắt ta đi tới một đích đến ta đoán trước. Nhưng khi viễn cảnh ta tưởng tượng nên đột ngột xoay 180 độ thành cái gì đó hoàn toàn bất ngờ, ta phá ra cười. Điều tương tự xảy ra khi người ta xem diễn ảo thuật. Cái kết không tuân theo logic thông thường, cho ta cái nhìn sâu sắc mới vào vấn đề, và khán giả thể hiện sự kinh ngạc của họ bằng tiếng cười. Bị lừa cũng thật thú vị. Một trong những tính chất cốt yếu của tất cả các câu chuyện là chúng được tạo ra để được chia sẻ. Chúng ta thấy bắt buộc cần phải kể chúng. Khi tôi diễn một trò ở một buổi tiệc -- (Tiếng cười) người đó sẽ ngay lập tức kéo bạn họ tới và đề nghị tôi diễn lại. Họ muốn chia sẻ trải nghiệm ấy. Điều này khiến công việc của tôi khó khăn hơn nhiều, bởi vì, nếu tôi muốn làm họ ngạc nhiên, tôi cần kể một câu chuyện có cùng mở bài, nhưng kết thúc lại khác đi -- một trò mẹo có nút thắt trên một nút thắt khác. Điều này khiến tôi luôn tất bật. Các chuyên gia tin rằng các câu chuyện còn đi xa hơn khả năng tự giải trí của chúng ta. Chúng ta nghĩ theo các cấu trúc kể chuyện. Chúng ta liên kết sự việc và cảm xúc và vô thức chuyển hóa chúng thành một chuỗi mà ta dễ dàng hiểu được. Đây là một thành tựu riêng chỉ con người có. Chúng ta đều muốn chia sẻ các câu chuyện, dù đó là trò mẹo ta thấy ở bữa tiệc, hay một ngày tồi tệ ở cơ quan, hay cảnh mặt trời lặn mê li ta thấy khi đi nghỉ. Ngày nay, nhờ vào công nghệ, ta có thể chia sẻ những câu chuyện ấy theo cách chưa từng được biết đến, bằng email, Facebook, blog, tweet, hay trên TED.com. Các công cụ của mạng xã hội, chúng là những lửa trại số mà khán giả tụ họp xung quanh, để nghe câu chuyện của ta. Ta biến sự thật thành các phép so sánh và ẩn dụ, và cả viễn cảnh tưởng tượng nữa. Ta đánh bóng các góc cạnh gồ ghề của cuộc đời chúng ta để chúng có vẻ nguyên vẹn hơn. Các câu chuyện của ta khiến ta trở thành chính con người chúng ta và, đôi khi, chúng biến thành con người ta muốn trở thành. Chúng cho ta nhận dạng và cảm giác cộng đồng. Và nếu câu chuyện đó hay, có lẽ nó còn khiến ta cười nữa. Xin cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Để không làm quá vấn đề này lên; hãy tưởng tượng mỗi tối bạn thắp sáng nhà mình bằng nến và dầu hỏa và làm hết việc nấu ăn bằng than củi. Đó là cách hai tỷ người nghèo nhất thế giới nấu ăn và thắp sáng mỗi ngày. Không chỉ bất tiện, mà còn không hiệu quả, lại đắt đỏ, hại sức khỏe và môi trường một cách không cần thiết. Đó là sự thiếu năng lượng. Để tôi cho bạn vài ví dụ. Tôi làm việc tại Haiti, nơi 80% dân số sống trong sự thiếu năng lượng. Một gia đình trung bình dành 10% thu nhập cho việc thắp sáng bằng dầu hỏa - lớn hơn nhiều so với con số trung bình một gia đình Mỹ bỏ ra cho điện năng thắp sáng nhà mình. Năm 2008 mùa bão ở Haiti đã làm tổn hại khoảng một tỷ đô la tức 1/6 GDP của họ. Một tổn hại rất nghiêm trọng vì năng lượng chính của Haiti là củi làm từ cây, và các cánh rừng hầu như đã bị phá sạch. Không có cây, hậu quả là Haiti không thể chống đỡ mưa lớn và lũ. Trong thế giới hiện đại, ta xây tường thành ngăn tác động bên ngoài lên nguồn năng lượng, ta có khả năng dọn dẹp những thảm họa môi trường nghiêm trọng; và thích ứng với những điều kiện mãn tính như thay đổi khí hậu. Nhưng đó là việc không thể với Haiti. Cách duy nhất họ có thể làm để thoát khỏi việc thiếu năng lượng là tiếp cận những nguồn nhiên liệu hiệu quả hơn ít tốn kém hơn, tốt hơn cho sức khỏe và môi trường và hữu ích hơn. Loại nhiên liệu và công nghệ đó tồn tại và đây là ví dụ. Đây là bóng đèn LED dùng năng lượng mặt trời mà chúng tôi bán với giá 10 đô cho các đại lí bán lẻ ngoại ô Haiti, ít hơn thu nhập trung bình trong ba tháng của hộ gia đình Haiti. Lý luận để giải quyết vấn đề năng lượng thoạt nghe có vẻ dễ hiểu: bạn phát triển công nghệ có thể thu lợi nhuận và mọi người sẽ hồ hởi lao vào nó. Thực tế thì không phải vậy. Lần đầu tiên tôi đến Haiti là vào tháng 8 năm 2008, một ý tưởng bộc phát, và khảo sát vùng ngoại ô phía nam để đánh giá mức độ thiếu năng lượng. Ban đêm, tôi dạo quanh một vài lần, nói chuyện với vài người bán hàng rong xem liệu họ có muốn mua đèn LED năng lượng mặt trời này. Một phụ nữ tôi gặp từ chối lời đề nghị và nói rằng:"Mon chéri, c'est trop cher” nghĩa là :" Ôi, nó đắt quá". Tôi đã cố giải thích cho cô ấy: "Nhìn xem, nó sẽ giúp cô tiết kiệm khá nhiều và sáng hơn đèn dầu mà cô đang dùng." Tuy không bán được nhưng tôi đã học được một bài học rất quan trọng. Công nghệ và sản phẩm sẽ không giải quyết được vấn đề thiếu năng lượng. Cụ thể, có hai cách tiếp cận có thể chấm dứt việc vấn đề này: sự tiếp cận về cấu trúc và tài chính. Về cấu trúc, nó có nghĩa là gì? Những gia đình có thu nhập thấp ở các nước phát triển hiếm có thể đến các trung tâm thương mại. Nghĩa là họ không thể đặt hàng ở đâu khác ngoài Amazon.com. "Cây số cuối", một cụm từ liên quan đến ngành viễn thông, chính là mảnh ghép quan trọng cuối cùng để kết nối khách hàng với nhà cung cấp. Việc ta cần làm để chấm dứt vấn đề thiếu năng lượng là giúp các nhà bán lẻ ở "cây số cuối" mang sản phẩm năng lượng sạch đến tay khách hàng. Dầu hỏa và củi đã làm được: chúng có mặt khắp đất nước. Bạn có thể đến ngôi làng xa nhất Haiti mà vẫn tìm được người bán dầu hỏa và củi. Phần còn lại là tài chính. Ta đều biết sản phẩm, công nghệ dùng năng lượng sạch có đặc trưng là chi phí ban đầu cao nhưng chi phí vận hành thấp. Trong thế giới công nghiệp hóa, ta có những khoản trợ cấp giúp giảm thiểu chi phí ban đầu. Nhưng trợ cấp đó không có ở Haiti. mà thay vào đó là tài chính vi mô. Nhưng bạn đang đánh giá thấp vấn đề của sản phẩm năng lượng sạch, khi mong chờ ai đó ở Haiti vay vốn, đến nhà bán lẻ và mua các sản phẩm này. Thế nên, việc giải quyết vấn đề thiếu năng lượng phức tạp hơn nhiều so với chỉ tạo ra sản phẩm. Cần phải tích hợp tiếp cận tài chính với mô hình phân phối mới và sáng tạo. Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là cần kết hợp tín dụng tiêu dùng với đại lí bán lẻ. Điều này thực sự dễ với Bloomingdale, nhưng không phải với đại lý bán hàng ở Haiti. Thế nên, cần chuyển hướng dòng kiều hối đang chảy từ Mỹ thông qua dịch vụ chuyển tiền mặt đến trực tiếp sản phẩm năng lượng sạch để trao tận tay người thân và bạn bè ở Haiti. Lần tới khi bạn nghe đến công nghệ hay sản phẩm sẽ làm thay đổi thế giới, hãy dành chút thời gian hoài nghi. Nhà phát minh Dean Kamen, người tạo ra Segway, một thiên tài về mọi mặt, từng nói việc của ông ấy thì dễ, phát minh thì dễ, phổ biến công nghệ mới khó. Cái khó là đem những công nghệ và sản phẩm đó đến những người cần nó nhất. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) "Những câu chuyện từ biển" "Chuyện kể về loài cá: Đời sống bí mật của sinh vật phù du" (Âm nhạc) Làm thế nào mà tôi lại ở đây? Vâng, đó là một câu chuyện lạ lùng hơn bạn nghĩ. Tôi đến từ thế giới của những "kẻ phiêu dạt, nơi rất ít khi loài người các bạn được nhìn thấy. Thế giới của sinh vật phù du. Từ một bọc chứa một triệu trứng, chỉ một vài trong số chúng tôi sống sót. Khi trở thành một ấu trùng, tôi di chuyển cùng với những kẻ phiêu dạt khác. "Sinh vật phù du" (plankton) trong tiếng Hy Lạp planktos nghĩa là "lang thang" Các anh em phù du của tôi có đủ các kích cỡ, từ tảo nhỏ và vi khuẩn đến những loài dài hơn một con cá voi xanh. Tôi ở chung nhà trẻ với các phôi và các sinh vật con, từ sò, cua đến nhím biển và hải quỳ. (Tiếng của sinh vật phù du) Chúng tôi, động vật phiêu dạt được gọi là zooplankton. Các loài động vật phổ biến nhất ở đây là động vật chân kiếm và loài nhuyễn thể. Bạn sẽ không bao giờ tìm được nơi nào khác trên thế giới đa dạng hơn nhà trẻ này. Một muỗng cà phê nước biển có thể chứa hơn một triệu sinh vật sống. mặc dù sự chung sống không lấy gì làm dễ dàng. hàng tỷ sinh vật được sinh ra ở đây, nhưng chỉ một số ít có thể phát triển đến tuổi trưởng thành. Nó có thể không lớn hơn một đầu kim, nhưng ấu trùng cua này là cơn ác mộng tồi tệ nhất của sâu tên. (Tiếng của sinh vật phù du) Những loài động vật ăn thịt này tranh chiến sống còn vì thức ăn. Nhưng sức mạnh thực sự của nơi này đến từ thực vật phù du: sự sống đơn bào thứ có thể biến đổi ánh sáng mặt trời và khí carbon dioxide thành vàng ăn được. Thực vật phù du là nền tảng của mạng lưới thức ăn lớn nhất trên thế giới. Trong đêm, nhiều loài động vật như tôi sẽ ngoi lên từ đáy sâu xơi những bữa ăn "chạy bằng" năng lượng mặt trời này. (Tiếng của sinh vật phù du ) Tôi là một phần của cuộc di cư lớn nhất diễn ra hàng ngày trên trái đất. Ban ngày, tôi trở về với bóng tối, tụ họp với lũ đồng bọn kì lạ của mình. (Tiếng của sinh vật phù du ) Những kẻ ăn thịt, như con mollusk hình bướm này, ăn thịt cả người anh em của mình . Và sứa lược, loài vật có lông mao như những cọng lông mi cầu vòng. Một số trong số chúng bẫy con mồi bằng các xúc tu dính, trong khi những loài khác chỉ cần cắn một phát vào anh em mình. Và siphonophores loài bắt các con mồi bằng những mồi câu độc hại. Nhưng loài yêu thích của tôi sẽ là crustacean Phronima; vẻ gớm ghiếc của nó truyền cảm hứng cho bộ phim "Người ngoài hành tinh." Nó có thể bắt những miếng mồi nhỏ bằng lông, nhưng lại yêu thích các con mồi lớn hơn như salps. Với hai cặp mắt, nàng này lảng vảng trong vùng nước sâu hơn. Con mồi trong tay, nó thực hiện một trong các hành vi kì lạ nhất trong toàn bộ Vương quốc Động vật. Với bộ phận cơ thể từ nạn nhân của nó, nó khéo léo lắp ráp nên một ngôi nhà kiểu thùng nuôi lớn đám trẻ cho đến khi chúng có thể trôi dạt ra và tách ra ở riêng. Điều hay nhất là, chúng là bữa lỡ hoàn hảo cho một con cá nhỏ như tôi. Ở đây, trong số các sinh vật phù du, Mạng lưới thực phẩm thật là rối rắm và phức tạp, Các nhà khoa học thậm chí không biết được đứa nào làm thịt đứa nào. Nhưng tôi thì biết. Ít ra là bây giờ, bạn biết một chút về câu chuyện của tôi. Với tôi, đây đâu chỉ mang ý nghĩa là một bữa ăn ngon. Biên soạn : Tierney Thys & Christian Sardet Tường thuật: Kirk Lombard Hoạt hình: Noe Sardet Chỉ một phút trước, con gái Rebecca của tôi nhắn tin chúc tôi may mắn Tin nhắn của nó là, "Mẹ sẽ rất tuyệt." Tôi thích tin nhắn này Nhận được tin nhắn đó như nhận được một cái ôm. vì thế mà bạn nhận nó. Tôi là hiện thân của sự mâu thuẫn trung tâm. Tôi là một người phụ nữ thích nhận được những tin nhắn người sẽ nói với các bạn rằng quá nhiều tin nhắn có thể thành một vấn đề. Thực ra, cái tin nhắn của con gái tôi khởi đầu câu chuyện của tôi. 1996, khi tôi diễn thuyết lần đầu tại TEDTalk, Rebecca mới 5 tuổi và ngồi ngay kia ở hàng ghế đầu. Tôi lúc đó vừa viết một cuốn sách ăn mừng cuộc sống của chúng ta trên internet và tôi sắp lên trang bìa của tạp chí Wired. Trong những ngày tháng hăng say đó, chúng tôi đã thử nghiệm với những phòng chat và những hội ảo trên mạng chúng tôi đã khám phá ra những khía cạnh khác nhau của chính mình. và rồi chúng tôi thôi không kết nối nữa. Tôi đã rất hứng khởi. Và, là một nhà tâm lý, điều làm tôi hào hứng nhất là ý tưởng chúng ta có thể dùng cái mà chúng ta học được trong thế giới ảo về chính mình, về bản sắc của chính chúng ta để sống tốt hơn trong thế giới thực. Giờ hãy tua nhanh đến năm 2012. Tôi lại ở đây tại TED Con gái tôi đã 20. Nó đã là sinh viên đại học. Nó ngủ với chiếc điện thoại của nó, và tôi cũng thế. Tôi mới viết một cuốn sách mới, nhưng lần này nó không phải là cuốn đưa tôi lên trang bìa của tạp chí Wired. Vậy điều gì đã xảy ra? Tôi vẫn rất hào hứng với công nghệ, nhưng tôi tin, và tôi đến đây để chứng minh rằng chúng ta đang để công nghệ đưa chúng ta đến nơi mà chúng ta không muốn đến. Hơn 15 năm trước, tôi nghiên cứu công nghệ của điện thoại di động và tôi đã phỏng vấn hàng trăm người già và trẻ, về cuộc sống đầy công nghệ của họ. Và điều chúng tôi tìm ra là những thiết bị nhỏ bé đó những thiết bị nhỏ bé đó trong túi chúng ta có sức mạnh tâm lý đến nỗi chúng không chỉ thay đổi điều chúng ta làm, chúng thay đổi chính bản thân chúng ta. Vài thứ mà chúng ta làm bây giờ với những thiết bị của chúng ta là những thứ mà chỉ vài năm trước chúng ta còn cảm thấy kì quặc hay phiền toái, nhưng chúng nhanh chóng trở nên thân thuộc, đó chỉ là cách chúng ta làm. Hãy thử lấy một vài ví dụ : Người ta nhắn tin hay gửi email trong cuộc họp hội đồng quản trị Người ta nhắn tin và mua sắm và lên Facebook trong lớp học, trong giờ thuyết trình thực chất là còn trong tất cả các cuộc họp. Người ta nói với tôi về một kĩ năng mới quan trọng của việc giao tiếp bằng mắt khi bạn đang nhắn tin. (tiếng cười) Người ta giải thích với tôi rằng việc đó khó nhưng có thể làm được. Các bậc cha mẹ nhắn tin và gửi email ở bữa ăn sáng và tối trong khi con cái họ than phiền về việc không được ba mẹ chú ý. Nhưng rồi chính những đứa trẻ này lại chối bỏ sự quan tâm lẫn nhau.. Đây là bức ảnh gần đây nhất của con gái tôi và bạn nó ở cùng với nhau nhưng không cùng với nhau. và chúng ta còn nhắn tin ngay ở những đám tang. Tôi nghiên cứu điều này. Chúng ta loại bỏ chính mình ra khỏi nỗi đau của mình hay ra khỏi sự trống rỗng của mình và bước vào những chiếc điện thoại của chúng ta. Tại sao điều này lại quan trọng? Nó quan trọng đối với tôi bởi tôi nghĩ chúng ta đang tự cài mình vào bẫy rắc rối chắc chắn là rắc rối ở cách mà chúng ta quan hệ với nhau lẫn rắc rối ở cách mà chúng ta liên kết với chính mình và khả năng tự phản ánh bản thân của chính mình. Chúng ta đang dần quen với cách mới để tất cả cùng nhau ở một mình. Con người muốn ở cùng với nhau nhưng cũng muốn ở chỗ khác -- và liên kết với tất cả những nơi khác mà họ muốn Người ta muốn điều chỉnh cuộc sống theo ý mình. Người ta muốn đi vào và ra tất cả những nơi họ có mặt bởi thứ quan trọng nhất với họ là điều khiển nơi họ chú ý đến. Vì thế bạn muốn đến cuộc họp hội đồng quản trị đó nhưng bạn chỉ muốn chú ý đến một vài thứ mà bạn thấy thú vị. Và một vài người cho rằng đó là một điều tốt. Nhưng có thể cuối cùng bạn sẽ trốn tránh lẫn nhau, ngay cả khi tất cả chúng ta luôn nối kết với nhau. Một thương gia 50 tuổi than vãn với tôi rằng ông không thấy mình có đồng nghiệp ở nơi làm việc nữa Khi ông ta đi làm, ông ta không dừng lại để nói chuyện với bất cứ ai ông ấy không gọi điện. Và ông ấy bảo ông ấy không muốn làm phiền các bạn đồng nghiệp ông ấy nói bởi vì họ quá bận với những email của họ Nhưng rồi ông ấy ngăn chính mình và nói "Bà biết không tôi đã không nói với bà sự thật. Tôi mới chính là người không muốn bị làm phiền" Tôi nghĩ là tôi nên muốn, nhưng thực ra tôi thích làm việc với chiếc di động BlackBerry của tôi hơn" Qua các thế hệ, tôi thấy con người không thể gần gũi với nhau, nếu và chỉ nếu họ có thể có nhau nhưng với khoảng cách mà họ có thể kiểm soát được. Tôi gọi đó là hiệu ứng Goldilocks : không quá gần cũng không quá xa cách, chỉ vừa đủ. Nhưng cái có thể là vừa đủ cho nhà lãnh đạo trung niên đó có thể là vấn đề với một thanh niên muốn phát triển quan hệ trực tiếp. Một câu bé 18 tuổi người sử dụng tin nhắn cho mọi thứ nói với tôi một cách đăm chiêu, "Một ngày nào đó, nhưng chắc chắn không phải bây giờ, cháu muốn học cách nói chuyện trực tiếp." Khi tôi hỏi mọi người, "Nói chuyện trực tiếp thì có gì không ổn chứ?" Người ta nói " Tôi sẽ nói cho bạn biết cái gì là không ổn. Nó xảy ra trong thời gian thực và bạn không thể kiểm soát điều mình sẽ nói" Đó là lý do cơ bản. Nhắn tin, gửi email, đăng bài. tất cả những thứ này cho phép chúng ta thể hiện bản thân như chúng ta muốn. Chúng ta được soạn thảo, có nghĩa là chúng ta được xoá và có nghĩa là chúng ta được chỉnh sửa khuôn mặt , giọng nói, cơ thể và thân hình -- không quá ít, không quá nhiều, chỉ vừa đủ. Quan hệ của con người phong phú và hỗn độn và yêu cầu cao. Khi chúng ta dọn dẹp chúng với công nghệ Khi chúng ta làm điều đó, một trong những thứ có thể xảy ra là chúng ta hy sinh việc đối thoại cho sự kết nối thuần túy. Chúng ta thay đổi chính bản thân mình. Và qua thời gian, chúng ta có vẻ quên điều này, và dường như chúng ta thôi không quan tâm nữa . Tôi đã không cảnh giác khi Stephen Colbert hỏi tôi một câu hỏi sâu sắc, một câu hỏi sâu sắc. Ông ấy nói "Không phải tất cả những tweet kia, không phải tất cả những "ngụm" nhỏ của giao tiếp trên mạng, hợp lại để nuốt chửng những cuộc đối thoại thực sao?" Câu trả lời của tôi là không, Chúng không hợp lại. Kết nối trên internet có thể có hiệu quả để thu thập một ít thông tin, Chúng có thể hiệu quả để nói "Anh đang nghĩ về em" hay thậm chí để nói "Anh yêu em" Ý tôi là hãy xem tôi cảm thấy thế nào khi tôi nhận được tin nhắn từ con gái-- nhưng nó không hiệu quả để tìm hiểu về nhau, để thực sự biết và hiểu nhau. Và chúng ta sử dụng việc đối thoại với nhau để học cách đối thoại với bản thân. Vì thế từ chối đối thoại có thể thực sự nghiêm trọng vì nó có thể tàn phá khả năng tự xem xét bản thân. Với những đứa trẻ đang lớn, kĩ năng đó là nền tảng của sự phát triển. Tôi cứ nghe đi nghe lại rằng "Tôi thà nhắn tin hơn là nói chuyện" Và cái mà tôi đang thấy là người ta quen với việc bị đánh lừa cảm giác hơn là với giao tiếp thực, quen với việc nhận ít hơn đến nỗi họ trở thành hầu như là sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi người. Chẳng hạn, nhiều người chia sẻ với tôi mong muốn này, rằng một ngày nào đó, một phiên bản tiên tiến hơn của Siri, phần mềm trợ giúp trên Iphone của hãng Apple sẽ trở nên giống như một người bạn thân hơn, một người sẽ lắng nghe khi không ai khác lắng nghe. Tôi tin rằng điều mong muốn này phản ánh một sự thật đau buồn mà tôi đã nghiên cứu 15 năm qua. Cảm giác không ai lắng nghe rất quan trọng trong mối quan hệ của chúng ta với công nghệ. Vì thế mà tại sao lại thật cuốn hút khi có một trang Facebook một Twitter vì có rất nhiều những người lắng nghe tự động. Và cảm giác không ai lắng nghe mình khiến chúng ta muốn dành thời gian với máy móc có vẻ quan tâm đến chúng ta. Chúng ta đang chế tạo ra robot người ta gọi chúng là robot xã hội được đặc biệt thiết kế để làm bạn với người già, với con em chúng ta, với chúng ta. Phải chăng chúng ta quá thiếu tin tưởng về viễn cảnh ở bên nhau? Trong suốt cuộc nghiên cứu của mình, tôi đã làm việc ở những nhà dưỡng lão, và tôi đã đem tới những robot này những thứ được thiết kế để mang lại cho người già cảm giác họ được thấu hiểu. Một ngày tôi bước vào và một người phụ nữ mất con đang nói chuyện với một robot trong hình dạng một đứa bé. Nó có vẻ như đang nhìn vào mắt bà ta Nó có vẻ như đang theo cuộc đối thoại. Nó làm bà ta dễ chịu. Và nhiều người cho rằng việc này thật kì diệu. Nhưng người phụ nữ đó đang cố làm cuộc sống của mình ý nghĩa với chiếc máy không có một chút trải nghiệm nào của cuộc sống con người. Con robot đó đã biểu diễn thật tuyệt. và chúng ta thì nhạy cảm Người ta trải nghiệm sự đồng cảm giả tạo như đó là thật. Vì thế trong suốt thời khắc đó khi người phụ nữ đó đang nhận sự đồng cảm giả tạo tôi nghĩ rằng "Con robot đó không hề cảm thông. Nó không đối diện với cái chết. Nó không biết sự sống " Và khi người phụ nữ đó cảm thấy dễ chịu khi có con robot đó làm bạn, tôi không hề thấy kì diệu; tôi thấy thời khắc đó là thời khắc thật đau đớn và phức tạp trong 15 năm nghiên cứu của mình. Nhưng khi tôi lùi bước tôi thấy mình ở trung tâm lạnh lẽo và khắc nghiệt của một cơn bão lớn. Chúng ta trông đợi nhiều hơn vào công nghệ và ít hơn từ nhau. Và tôi hỏi chính mình rằng, "Sao mọi thứ lại trở thành như thế này?" Và tôi tin rằng đó là vì công nghệ thu hút chúng ta nhất khi chúng ta không phòng thủ nhất. Và khi chúng ta nhạy cảm nhất Chúng ta cô đơn, nhưng chúng ta sợ sự gần gũi . Và từ mạng xã hội cho đến robot cộng đồng, chúng ta đang thiết kế công nghệ cái cho chúng ta ảo ảnh của sự được bầu bạn mà không cần tình bạn. Chúng ta nhờ vào công nghệ để cảm thấy được kết nối theo cách mà chúng ta có thể điều khiển một cách dễ chịu Nhưng chúng ta không dễ chịu đến thế. Chúng ta không hoàn toàn kiểm soát hết. Ngày nay, những chiếc di động đó trong túi chúng ta đang thay đổi trái tim và đầu óc chúng ta bởi chúng cho chúng ta ba ảo tưởng khiến chúng ta hài lòng. Thứ nhất là chúng ta có thể chú ý đến bất cứ nơi nào chúng ta muốn Thứ hai, chúng ta sẽ luôn được lắng nghe, và thứ ba, chúng ta sẽ không bao giờ cô đơn. Và điều thứ ba đó, rằng chúng ta sẽ không bao giờ cô đơn là trung tâm của việc thay đổi tâm linh chúng ta. Bởi khoảnh khắc mà con người cô đơn, dù chỉ vài giây, họ sẽ trở nên lo lắng, hoảng sợ, họ bồn chồn họ tìm đến một thiết bị. Hãy thử nghĩ về con người khi đang xếp hàng chờ tính tiền hay lúc chờ đèn đỏ. Ở một mình như là một vấn đề cần được giải quyết. Vì thế mà người ta giải quyết nó bằng cách kết nối. Nhưng ở đây ,sự kết nối lại như một triệu chứng hơn là một cách điều trị. Nó chỉ thể hiện chứ không giải quyết vấn đề mấu chốt. Nhưng nhiều hơn một triệu chứng, sự kết nối liên tiếp đang thay đổi cách con người nghĩ về chính họ. Nó tạo ra một cách tồn tại mới. Cách tốt nhất để miêu tả nó là Tôi chia sẻ nên tôi tồn tại. Chúng ta sử dụng công nghệ để định nghĩa chính bản thân mình bằng cách chia sẻ ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta ngay cả khi chúng ta đang có. trước đây nó là thế này: tôi có một cảm xúc. Tôi muốn gọi điện Giờ nó là: tôi muốn có một cảm xúc. tôi cần phải gửi một tin nhắn. vấn đề với chỉnh thể mới này "Tôi chia sẻ nên tôi tồn tại" là nếu chúng ta không có những kết nối chúng ta không cảm thấy là chính mình. Chúng ta hầu như không cảm được chính mình Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta kết nối thêm và thêm nữa. Nhưng trong quá trình đó, chúng ta cài bẫy chính mình vào sự cô lập. Làm cách nào mà chúng ta đi từ kết nối đến cô lập được? Bạn sẽ bị cô lập nếu bạn không nuôi dưỡng khả năng đơn độc, khả năng tách rời để tìm lấy bản thân. Sự đơn độc là nơi bạn tìm thấy được bản thân để bạn vươn đến với những người khác và hình thành sự gắn kết. Khi chúng ta không có khả năng đơn độc, và chúng ta tìm đến người khác để cảm thấy ít bồn chồn hay để cảm thấy đang sống. Khi điều này xảy ra, chúng ta không thể biết ơn họ là ai Nó như thể là chúng ta đang sử dụng họ như những thứ xơ cua để hỗ trợ phần dễ vỡ của bản thân. Chúng ta lẩn trốn vào ý nghĩ là luôn được kết nối khiến chúng ta cảm thấy bớt cô đơn. Nhưng chúng ta đang mạo hiểm, bởi thực ra điều trái ngược mới là sự thật. Nếu chúng ta không thể ở một mình chúng ta sẽ trở nên càng cô đơn. Và nếu chúng ta không dạy con em chúng ta cách ở một mình thì chúng sẽ chỉ biết cách khiến mình cô đơn. Khi tôi phát biểu tại TED năm 1996, báo cáo về những nghiên cứu cuả tôi về những cộng đồng ảo trước đây, tôi đã nói "Những người tận dụng được nhiều nhất cuộc sống cuả họ trên màn hình máy tính sẽ đến với nó với tình thần phản ánh chính bản thân" Và cái mà tôi kêu gọi ở đây bây giờ là: sự phản ánh, nhiều hơn thế, là một cuộc đối thoại về nơi mà cách sử dụng công nghệ gần đây của chúng ta có thể sẽ đưa chúng ta tới, và chúng ta sẽ mất gì cho việc đó. Công nghệ gây ấn tượng lớn đến chúng ta. Và chúng ta sợ,như những người mới yêu, sợ rằng nói chuyện quá nhiều có thể sẽ làm hỏng sự lãng mạn. Nhưng đã đến lúc phải nói chuyện Chúng ta lớn lên với công nghệ số và chúng ta thấy nó khi lớn lên. Nhưng nó thì không, công nghệ còn trẻ. Còn rất nhiều thời gian cho chúng ta để nghĩ lại cách chúng ta sử dụng công nghệ, cách chúng ta xây dựng nó. Tôi không đề nghị rằng chúng ta từ chối những thiết bị của chúng ta, mà chỉ là chúng ta nên phát triển một mối quan hệ tự nhận thức hơn với chúng và với lẫn nhau và với chính mình. Tôi thấy một vài bước khởi đầu. Hãy bắt đầu coi sự đơn độc là một việc tốt. Hãy dành chỗ cho nó. Tìm cách để thể hiện nó như một giá trị cho con em chúng ta. Hãy tạo ra những không gian riêng tại gia -- bếp, phòng khách -- và biến chúng thành nơi cho việc đối thoại. Hãy làm tương tự như thế ở nơi làm việc. Ở nơi làm việc ,chúng ta quá bận rộn giao tiếp đến nỗi chúng ta không có thời gian để nghĩ, chúng ta không có thời gian để nói chuyện về những thứ thực sự quan trọng. Hãy thay đổi điều đó. Quan trọng hơn hết là, chúng ta tất cả đều cần phải lắng nghe lẫn nhau. bao gồm cả những thứ chán chường Bởi khi chúng ta nói vấp hãy chần chừ hay không nói lên hết là khi chúng ta phô bày chính mình với nhau. Công nghệ đang cố gắng định nghĩa lại mối liên kết của con người -- cách chúng ta quan tâm đến nhau, cách chúng ta quan tâm đến bản thân mình-- nhưng nó cũng cho chúng ta cơ hội để khẳng định giá trị của chúng ta và hướng đi của chúng ta. Tôi lạc quan. Chúng ta có tất cả mọi thứ cần thiết để bắt đầu Chúng ta có nhau. Và chúng ta có cơ hội lớn nhất để thành công nếu chúng ta nhận chân được sự nhạy cảm của mình. Chúng ta lắng nghe khi công nghệ nói nó sẽ lấy đi những thứ phức tạp và hứa mang đến những thứ đơn giản hơn. Vì thế trong công việc cuả mình tôi nghe rằng cuộc sống thật khó khăn những mối quan hệ toàn rủi ro. Và có công nghệ-- thì đơn giản ,đầy hy vọng lạc quan và trẻ mãi. nó như kêu gọi kỵ binh. Và những quảng cáo hứa hẹn trên mạng với nhân vật ảo, bạn có thể "Cuối cùng, hãy yêu bạn bè yêu cơ thể, yêu cuộc đời bạn, trên mạng với nhân vật ảo" Chúng ta bị cuốn hút vào những lãng mạn ảo vào những trò chơi trên máy tính trông như những thế giới mới vào ý tưởng rằng những con robot sẽ một ngày nào đó là người bạn thật sự của chúng ta Chúng ta dành cả buổi tối trên mạng xã hội thay vì đi đến quán rượu với bạn bè. Nhưng những ảo ảnh đó của chúng ta đang khiến chúng ta trả giá Giờ chúng ta cần phải chú trọng vào nhiều nhiều cách để công nghệ đưa chúng ta trở về với cuộc sống thực của chúng ta, với cơ thể của chính chúng ta với cộng đồng của chính chúng ta với chính trị của chính chúng ta với hành tinh của chính chúng ta. Chúng cần chúng ta. Hãy nói về cách chúng ta dùng công nghệ số công nghệ mơ ước của chúng ta, để làm cuộc sống này thành cuộc sống mà chúng ta có thể yêu thích . Cảm ơn (vỗ tay) Địa điểm đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu với các bạn là nơi mà nhiều người tin rằng nó sẽ trở thành vực thẳm tự nhiên sâu nhất thế giới. Và tôi nói "tin rằng"" là bởi vì quá trình này vẫn đang diễn ra. Ngay tại thời điểm hiện tại đang có nhiều chuyến thám hiểm lớn được lên kế hoạch cho năm tới mà tôi sẽ nói về chúng một chút. Một trong những điều mà đã thay đổi ở đây, trong 150 năm qua kể từ khi Jules Verne có những khái niệm khoa học viễn tưởng vĩ đại về thế giới dưới lòng đất, đó là việc công nghệ đã cho phép chúng ta đi tới những địa điểm này mà trước đấy hoàn toàn chưa được chúng ta biết và nghiên cứu. Chúng ta bây giờ có thể đi xuống lòng đất hàng ngàn mét khá an toàn. Trên đường xuống, chúng tôi đã khám phá ra những vực thẳm và hốc đá không tưởng, chúng lớn tới mức mà các bạn có thể nhìn xa tới hàng trăm mét mà tầm nhìn không bị đứt quãng. Trong một chuyến đi như vậy, chúng tôi thường ở tại đó từ hai đến bốn tháng, với một nhóm, nhỏ cũng khoảng 20 đến 30 người, đến lớn khoảng 150 người. Và rất nhiều người hỏi tôi, những người như thế nào sẽ được ông chọn cho những dự án như vậy? Và trong khi quá trình tuyển chọn của chúng tôi không đến mức khắt khe như của NASA, nhưng dù sao nó cũng kĩ lưỡng. Chúng tôi tìm kiếm những người có năng lực, kỉ luật, khả năng chịu đựng, và sức khỏe. Trong trường hợp các bạn đang phân vân, đây là bài kiểm tra sức khỏe của chúng tôi. (tiếng cười) Nhưng chúng tôi còn coi trọng tinh thần đồng đội và khả năng giải quyết bằng con đường ngoại giao nhưng bất đồng giữa các cá nhân khi phải chịu áp lực to lớn trong những địa điểm hẻo lánh. Chúng tôi đã vượt xa sự giới hạn về sức chịu đựng của con người. Từ lối vào, đây không hề giống một cái hang để thăm quan. Các bạn đang nhìn vào Trại 2 trong một nơi được gọi là J2, không phải K2, mà là J2. Tại điểm này chúng tôi đang cách lối vào khoảng hai ngày. Và nó giống như một chuyến leo núi cao nhưng lộn ngược lại, trừ việc bạn đang theo một đoạn dây của những thứ này xuống dưới. Ý định của chúng tôi là cố gắng cung cấp những biện pháp để cơ thể cảm thấy thoái mái khi bạn ở dưới đó, nếu không sẽ là sự ẩm thấp, ẩm ướt, lạnh lẽo trong bóng tối hoàn toàn. Nhân đây, tôi phải nhắc rằng mọi thứ các bạn đang xem, được chiếu sáng nhân tạo với những nỗ lực rất lớn. Nếu không những nơi này hoàn toàn tối om. Càng xuống sâu, bạn càng gặp những khó khăn với nước. Về cơ bản nó giống như một cái cây đang tập trung nước chảy xuống. Và cuối cùng là bạn tới những nơi rất khủng khiếp và nguy hiểm và thật không may, những đường trượt không thể hiện được hết. Vì vậy tôi có một đoạn phim ngắn được quay vào cuối thập kỉ 1980. đi xuống cao nguyên Huautla ở Mexico. (đoạn phim) Bây giờ tôi phải nói với các bạn rằng những kĩ thuật trong đoạn phim này đã lỗi thời và nguy hiểm. Ngày nay chúng tôi không làm như vậy nữa trừ khi chúng tôi làm để quay phim. (tiếng cười) Cùng ý đó, tôi phải nói với các bạn với nhiều phim của Hollywood vừa ra năm ngoái, chúng tôi chưa bao giờ gặp con quái vật nào dưới đó cả ít nhất là những loại ăn thịt bạn Nếu như có một con quái vật dưới lòng đất, nó chính là sự cách biệt làm tan nát tâm lý mà bắt đầu ảnh hưởng đến mỗi thành viên của nhóm một khi bạn đã đi sâu vào trong khoảng ba ngày từ cửa vào gần nhất. Năm tới, tôi sẽ dẫn đầu một nhóm quốc tế đi tới J2. Chúng tôi sẽ quay phim, chụp ảnh từ vị trí âm 2600 mét -- đó là khoảng hơn 8600 feet một chút -- tại 30 km từ cửa vào. Đội dẫn đầu sẽ ở dưới lòng đất trong 30 ngày liên tiếp. Tôi không nghĩ đã có một nhiệm vụ như vậy trong một thời gian dài. Rốt cuộc, nều như bạn cứ tiếp tục đi xuống trong những hang như vậy, có thể nói rằng bạn sẽ gặp phải những nới như thế này. Đây là nơi mà một nếp gấp trong địa tầng mà nước đọng lại và đầy lên tới nóc. Và khi bạn tìm thấy nhiều thứ này, họ sẽ đánh dấu một nhãn trên bản đồ ghi là: siphon cuối. Bây giờ tôi nhớ thuật ngữ đó rất rõ bởi vì hai lí do. Thứ nhất, đó cũng là tên ban nhạc rock của tôi, và thứ hai, là bởi vì sự chạm trán với những thứ này đã ép tôi trở thành một nhà sáng chế. Và từ đó chúng tôi đã tiếp tục phát triển nhiều thế hệ những công cụ cho việc khám phá những địa điểm như này. Đây là vài thiết bị hỗ trợ sự sống và bạn có thể sử dụng hiện nay để đi theo chiều ngang nhiều kilomet dưới nước và tới độ sâu 200 mét dưới mặt nước. Khi bạn tham gia những công việc này, nó giống như đang tham gia EVA, nó giống như tham gia vào hoạt động ngoài phi thuyền trong vũ trụ, nhưng với tầm xa lớn hơn, và với sự nguy hiểm lớn hơn. Vì vậy nó làm bạn nghĩ đến làm sao để thiết kế thiết bị của bạn phù hợp cho phạm vi cách xa nơi trú ẩn an toàn. Đây là một đoạn từ bộ phim của kênh địa lí quốc gia (National Geographic) được chiếu vào năm 1999. (Đoạn phim) Người thuyết minh: Thám hiểm là một quá trình của cơ thể của việc đặt chân bạn lên những nơi mà con người chưa bao giờ tới trước đó. Đây là nơi "quặng vàng" nhỏ bé cuối cùng của vùng đất hoàn toàn chưa được biết đến sót lại trên hành tinh này. Được trải nghiệm nó là một đặc quyền. Bill Stone: Đó được quay tại Wakulla Springs, Florida. Đôi điều cần lưu ý về bộ phim đó: mỗi bộ phận của thiết bị mà bạn thấy trong đó chưa hề tồn tại trước năm 1999. Nó được phát triển trong thời gian 2 năm và được sử dụng trong những dự án thám hiểm thực tế. Thiết bị bạn nhìn thấy bây giờ được gọi là thiết bị lập bản đồ vách ngăn số và nó đã tạo ra tấm bản đồ 3 chiều đầu tiên của một hang động, vào nằm dưới nước tại Wakulla Springs. Nó là thiết bị đã tình cờ mở ra cánh cửa tới một thế giới khác chưa được khám phá. Đây là Europa. Carolyn Porco đã nhắc tới một chiếc khác tên là Enceladus hôm trước. Đây là một trong những nơi mà các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh tin rằng có khả năng cao nhất của sự phát hiện ra sự sống ngoài trái đất đầu tiên ở dưới đại dương tồn tại ở phía dưới đó. Với những ai chưa bao giờ xem bộ phim này, Jim Cameron đã sản xuất một bộ phim IMAX thật sự tuyệt vời vài năm trước, tên là "Những sinh vật ngoài trái đất của biển sâu" Đây là một đoạn phim ngắn -- (Đoạn phim) Người thuyết minh: Nhiệm vụ thám hiểm phía dưới lớp băng đá của Europa sẽ là thử thách về máy móc cao nhất. Europa ở xa đên mức mà với tốc độ ánh sáng, sẽ cần hơn một tiếng đồng hồ để mệnh lệnh truyền tới con tàu. Nó phải đủ thông minh để tránh những mối nguy hiểm trên địa hình, và để tìm được một địa điểm hạ cánh an toàn trên mặt băng. Bây giờ chúng ta phải xuyên qua được lớp băng đá. Bạn cần một máy làm tan băng. Nó đơn giản là một ngư lôi được làm nóng bằng năng lượng hạt nhân. Lớp băng có thể sâu từ 3 đến 16 dặm. Tuần qua tuần, thiết bị này sẽ chìm xuống bằng sức nặng của chính nó xuyên qua lớp băng cổ, cho đến cuối cùng.... Bây giờ, các bạn sẽ làm gì khi đã tới được bề mặt của đại dương đó? Bạn cần một AUV, một chiếc xe tự hành dưới nước. Nó cần phải là một "chú chó con'' thông minh, có thể định hướng và tự đưa ra những quyết định trong một đại dương xa lạ. BS: Điều Jim đã không biết khi ông phát hành bộ phim đó là 6 tháng trước đó NASA đã tài trợ cho một nhóm do tôi tập hợp để phát triển một mẫu đầu tiên của chiếc Europa AUV. Không nhắc đến quá trình 3 năm của những cuộc họp kĩ thuật, thiết kế và liên kết hệ thống, tôi muốn giới thiệu DEPTHX -- Deep Phreatic Thermal Explorer ( thiết bị nhiệt thám hiểm biển sâu) Như bộ phim nói, đây là một "chú chó con" thông minh. Nó có 96 cảm biến, 36 máy điện toán bên trong, 100 000 dòng mã về hành vị tự động, xếp chặt bên trong bảng mạch điện tương đương với hơn 10 cân TNT Đây là vị trí mục tiêu, suối nước nóng sâu nhất thế giới tại Cenote Zacaton phía bắc Mexico. Nó đã được thăm dò tới độ sâu 292 mét và sâu hơn nữa thì chưa ai biết đến. Đây là một phần nhiệm vụ của DEPTHX. Có hai mục tiêu chính mà chúng tôi thực hiện ở đây. Một là, làm thế nào bạn tiến hành nghiên cứu khoa học độc lập dưới mặt đất? Làm thế nào bạn chọn một robot và biến nó thành một nhà vi trùng học dã chiến? Có nhiều giai đoạn liên quan ở đây mà tôi không có đủ thời gian để nói về chúng cho các bạn, nhưng về cơ bản chúng tôi điều khiển xuyên qua không gian, chúng tôi thu thập những thành tố môi trường --- sunfua, halide, những thứ như vậy. Chúng tôi tính toán độ dốc bề mặt, và lái robot qua tới một bức tường mà ở đó xác suất có sự sống cao. Chúng tôi di chuyển dọc theo bức tường, trong một quá trình được gọi là hoạt động gần, để tìm kiếm những thay đổi về màu sắc. Nếu chúng tôi thấy thứ gì đó có vẻ thú vị, chúng tôi sẽ kéo nó vào trong chiếc kính hiển vi. Nếu nó đạt yêu cầu qua bài kiểm tra hiển vị, chúng tôi sẽ tiến hành thu thập. Hoặc chúng tôi sẽ thu thập mẫu dạng lỏng, hoặc chúng tôi có thể lấy một lõi rắn từ bức tường. Không có ai phải điều khiển quá trình này. Đó hoàn toàn là hành vi tự động được thực hiện bởi chính robot. Hattrick thực sự của robot này, mặc dù, là hệ thống điều hướng phân rã mà chúng tôi phát triển, gọi là 3D SLAM, dùng cho công việc đồng thời định vị và lập bản đồ. DEPTHX là một nhãn cầu nhìn mọi hướng. Những tia cảm biến của nó nhìn cả phía trước và phía sau cùng lúc, cho phép nó có thể thực hiện việc thăm dò mới trong khi nó vẫn đạt được việc khóa cảm biến hình học tại những nới mà nó đã đi qua. Thứ tôi sẽ giới thiệu với các bạn tiếp theo là robot thăm dò dưới mặt đất hoàn toàn tự động đầu tiên mà đã từng được chế tạo. Tháng năm này, chúng tôi sẽ tiến hành từ âm 1000 mét ở Zacaton, và nếu chúng tôi rất may mắn, DEPTHX sẽ mang về nhóm vi khuẩn do robot tìm ra. Bước tiếp theo sau đó là thử nghiệm nó tại Nam cực, và rồi nếu việc cấp tiền tiếp tục và NASA quyết tâm tiến hành, chúng tôi có thể có tiềm năng tiến hành phóng vào năm 2016, và tới năm 2019 chúng tôi có thể có bằng chứng đầu tiên về sự sống ngoài hành tinh này. Sau đó việc thăm dò vũ trụ do người lái sẽ như thế nào? Gần đây chính phủ thông báo những kế hoặc cho việc trở lại mặt trăng vào năm 2024. Kết luận thành công của nhiệm vụ đó sẽ tạo nên sự viếng thăm thường xuyên mặt trăng của số ít các nhà khoa học của chính phủ và phi hành gia. Việc này sẽ đặt chúng ta vào vị trí không xa hơn trên con đường phát triển chung của loài người vào vũ trụ so với nơi chúng ta đạt được 50 năm trước. Một điều gì đó thiết yếu phải thay đổi, nếu chúng ta muốn thấy sự tiếp cận với không gian vũ trụ trở nên phổ biến trong cuộc đời mình. Điều tôi muốn giới thiệu với các bạn tiếp theo là vài ý tưởng tranh cãi. Và tôi hi vọng các bạn sẽ nhẫn nại với tôi và có lòng tin rằng có độ đáng tin phía sau những thứ chúng tôi sắp nói tại đây. Có ba cơ sở cho sự làm việc riêng tư trong không gian. Một trong chúng là sự đòi hỏi cho phương tiện vận chuyển tiết kiệm giữa trái đất và không gian. Bert Rutan và Richard Branson của thế giới này đã có điều này trong tầm nhìn của họ và tôi biết ơn họ. Tiến lên, tiến lên, tiến lên. Thứ tiếp theo chúng ta cần là nơi để ở trên quỹ đạo. Ban đầu là các khách sạn quỹ đạo, nhưng sau đó là các xưởng cho những người còn lại trong chúng ta. Mảnh còn thiếu cuối cùng, một mô hình đột phá thật sự, là đây: một trạm gas trên quỹ đạo. Nó sẽ trông không giống như vậy. Nếu tồn tại, nó sẽ làm thay đổi tất cả thiết kế tàu vũ trụ và việc lập kế hoạch thám hiểm vũ trụ trong tương lai. Bây giờ, cho các bạn một cơ hội để hiểu tại sao lại có sức mạnh trong lời tuyên bố đó, Tôi phải đem lại các bạn những khái niệm cơ bản của môn học Vũ trũ 101. Và điều đầu tiên là mọi thứ bạn làm trong vũ trụ, bạn trả theo kilogram. Có ai uống một trong những chai này tuần nay chưa? Bạn sẽ phải trả 10 000 đô la cho nó trên quỹ đạo. Nhiều hơn bạn phải trả cho TED, nếu như Google dừng việc tài trợ của họ lại. (tiếng cười) Điều thứ hai là hơn 90 phần trăm trọng lượng của tàu là nằm trong nhiên liệu. Vì vậy, mỗi lần bạn muốn làm gì đó trên vũ trụ, bạn thật sự đang thổi bay đi số tiền khổng lồ. mỗi lần bạn ấn chân ga. Thậm chí những gã ở Tesla cũng không chống lại được luật vật lý đó. Vì vậy, sẽ ra sao nếu như bạn có thể lấy gas tại một mức giá chỉ bằng 1 phần 10? Có một nơi mà bạn có thể. Trên thực tế, bạn có thể có giá tốt hơn - bạn có thể có mức giá thấp hơn 14 lần. nếu bạn có thể tìm thấy nhiên liệu trên mặt trăng. Đã có một nhiệm vụ ít được biết đến đã được triển khai bởi Lầu năm góc 13 năm trước, gọi là Clementine. Và điều kinh ngạc nhất thu được từ nhiệm vụ đó là một dấu hiệu mạnh của Hydro tại miệng núi lửa Shackleton tại cực nam của mặt trăng. Dấu hiệu đó lớn tới mức, nó chỉ có thể được tạo ra bởi 10 nghìn tỉ tấn nước bị vùi sâu trong lớp trầm tích, tích tụ qua hàng triệu và tỉ năm. bởi ảnh hưởng của các tiểu hành tinh và vật chất sao chổi. Nếu chúng ta sẽ khai thác nó, và biến trạm ga thành hiện thực, chúng ta phải tìm ra các cách để di chuyển số lượng trọng tải lớn qua không gian. Hiện nay chúng ta chưa thể làm được điều đó. Cách mà bình thường chúng ta xây dựng một hệ thống hiện này là bạn có một chồng các ống mà phải được triển khai từ mặt đất, và chịu được mọi ảnh hưởng khí động lực. Chúng ta phải làm tốt hơn thế. Chúng ta có thể làm điều đó bởi vì ngoài vũ trụ không có khí động lực. Chúng ta có thể tiến hành và sử dụng hệ thống bơm phồng cho hầu như mọi thứ. Đây là một ý tưởng mà, một lần nữa, được đưa ra từ Livermore năm 1989, của nhóm của tiến sĩ Lowell Wood. Và chúng ta có thể mở rộng nó ra hiện này cho hầu như mọi thứ. Bob Bigelow hiện đang có một thí nghiệm trong quỹ đạo. Chúng ta có thể tiến xa hơn nhiều nữa. Chúng ta có thể xây dựng các tàu kéo vũ trụ, các sân ga quỹ đạo để giữ hỗn hợp lạnh và nước. Có một điều khác nữa. Khi các bạn trở về từ mặt trăng, bạn phải đối phó với các vấn đề cơ học quỹ đạo. Đó là bạn di chuyển nhanh hơn 10,000 feet một giây so với tốc độ bạn muốn để trở lại trạm ga. Bạn có hai lựa chọn. Bạn có thể đốt nguyên liệu tên lửa để tới đó, hoặc bạn có thể làm một điều gì đó thật sự khó tin. Bạn có thể lao vào tầng bình lưu, và làm giảm tốc độ đó một cách chính xác, và quay trở lại trạm vũ trụ. Việc đó chưa từng được thực hiện. Nó mạo hiểm và sẽ là một chuyến đi nhớ đời -- hơn cả Disney. Cách tiếp cận truyền thống cho việc khảo sát vũ trụ là bạn mang theo toàn bộ nhiên liệu bạn cần để đưa tất cả mọi người trở lại trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn thử làm điều đó để tới mặt trăng, bạn sẽ phải đốt hàng tỉ đô la nhiên liệu chỉ để gửi một nhóm tới đó. Nhưng nếu bạn gửi một nhóm khai thác tới đó, không có đủ nhiên liệu để quay về, đầu tiên --- (tiếng cười) Đã ai trong số các bạn nghe câu truyển của Cortez? Đây không giống như vậy. Tôi rất giống Scotty. Tôi thích thiết bị này, bạn biết đó, và tôi rất coi trọng nó vì vậy chúng tôi sẽ không đốt chiếc cần số. Nhưng, nếu như bạn thật sự dũng cảm, bạn có thể tới đó, xây dựng nó, và nó sẽ trở thành minh chứng ấn tượng nhất cho việc bạn có thể làm được điều gì đó đáng giá bên ngoài hành tinh này mà từng được thực hiện. Có một chuyện tưởng tượng rằng bạn không thể làm gì trong vũ trụ với ít hơn 1 nghìn tỉ đô la và 20 năm. Điều đó không đúng. Trong 7 năm, chúng ta có thể gửi một phái đoàn công nghiệp tới Shackleton, và chứng minh rằng bạn có thể đem lại lợi nhuận thực sự từ việc này trong tầng quỹ đạo thấp của trái đất. Chúng ta đang sống tại một trong những thời điểm thú vị nhất của lịch sử. Chúng ta đang đứng tại một ngã ba kì diệu nơi mà sự giàu sang cá nhân và trí tưởng tượng đang điều khiển nhu cầu cho việc khám phá vũ trụ. Những trạm nhiên liệu vũ trụ mà tôi vừa mô tả có thể tạo nên một ngành công nghiệp hoàn toàn mới và cung cấp chiếc chìa khóa cuối cùng để mở vũ trụ ra cho sự khám phá chung. Để làm vỡ mô hình đó, một cách tiếp cận khác hoàn toàn là cần thiết. Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách khởi động bằng một đoàn thám hiếm công nghiệp Lewis và Clark tới miệng núi lửa Shackleton, để khai thác tài nguyên trên mặt trăng, và chứng tỏ họ có thể thành lập cơ sở cho một việc làm ăn có lời trên quỹ đạo. Nói về vũ trụ luôn có vẻ như bị treo trên sự mập mờ của mục đích và thời điểm. Tôi xin được kết thúc tại đây bằng việc đánh một dấu mốc tại TED. Tôi có ý định dẫn đầu đoàn thám hiểm đó. (Tiếng vỗ tay) Nó có thể thực hiện được trong 7 năm với sự ủng hộ đúng đắn. Nhưng ai tham gia cùng với tôi để làm nó thành hiện thực sẽ trở thành một phần của lịch sử và cùng với những cá nhân dũng cảm trong quá khứ những người, nếu như họ ở đây ngày hôm nay, sẽ ủng hộ bằng cả trái tim. Đã có một lần khi con người thực hiện những điều dũng cảm để mở ra biên giới. Chúng ta đã quên mất bài học đó. Bây giờ chúng ta đang tại thời điềm khi lòng dũng cảm phải có để tiến lên phía trước. 100 năm sau khi ngài Ernest Shackleton viết những dòng chữ này, Tôi có ý định sẽ cắm một lá cờ công nghiệp lên mặt trăng và bổ sung mảnh ghép cuối cùng mà sẽ mở ra biên giới vũ trụ, trong thời gian của chúng ta, cho tất cả chúng ta. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Xin chào. (Cười) Tôi làm như vậy là bởi hai lý do. Trước hết, tôi muốn cho các bạn thấy một ấn tượng hình ảnh ban đầu thú vị. Nhưng lý do chính mà tôi làm như vậy là vì tôi bị ép phải đeo một cái mic Lady Gaga thật là kinh dị. (Cười) Tôi quen sử dụng mic rời hơn. Nó phù hợp hơn ở nơi công cộng. (Cười) Thế nhưng mà người ta lại đeo cái này lên đầu tôi, có thứ gì đó xảy ra. Và thế là tôi trở nên quái dị vậy đấy. (Cười) Vậy nên cho tôi xin lỗi về hành động đó. Tôi đang đi ngoài lề quá rồi. (Cười) Kính thưa các quý ông và quý bà, Tôi đã cống hiến 25 năm cuộc đời của tôi cho việc thiết kế sách. "Đúng vậy, SÁCH. Bạn biết đấy, đó là những tập giấy có bìa với mực trên những trang giấy. Bạn không thể tắt nó đi bằng cách ấn một công tắc nào đó. Hãy bảo với lũ trẻ của bạn vậy." Tất cả bắt đầu chỉ với một sai lầm nho nhỏ không ác ý, như penicillin. (Cười) Công việc mà tôi thực sự muốn làm đó là một nhà thiết kế đồ họa ở một trong những công ty thiết kế lớn của New York. Thế nhưng khi tới New York, vào mùa thu năm 1986, và đến một loạt các cuộc phỏng vấn, tôi nhận ra là công việc duy nhất chào mời tôi đó là trợ lý cho Giám đốc Đồ Họa ở Alfred A. Knopt, một nhà xuất bản. Lúc đó tôi thật là rất ngu ngốc, nhưng cũng không ngu tới mức từ chối công việc này. Tôi hoàn toàn không có khái niệm gì về thứ mà tôi sẽ tham gia vào làm, và tôi thực sự là quá đỗi may mắn. Không lâu sau đó, tôi dần hiểu ra công việc của mình là gì. Công việc của tôi là đặt ra câu hỏi thế này: "Những câu chuyện trông như thế nào?" Bởi vì đó là cách mà Knopf làm việc. Đó là một nhà máy của những câu chuyện, một trong những nhà máy tuyệt vời nhất thế giới. Chúng tôi đem truyện tới cho mọi người. Truyện có thể là bất kỳ thứ gì, một vài trong số đó là có thật. Nhưng chúng đều có một điểm chung: Chúng cần phải trông giống một cái gì đó. Tất cả đều cần một gương mặt. Tại sao? Để có thể tạo cho bạn một ấn tượng ban đầu về thứ mà bạn sẽ đọc. Nhà thiết kế sách là người tạo hình cho nội dung của sách, nhưng đồng thời họ cũng phải cân bằng giữa hai bên. Ngày huấn luyện đầu tiên của tôi về thiết kế đồ họa là ở đại học Penn State, giáo viên của tôi, Lanny Sommese, bước vào căn phòng và ông ấy vẽ hình quả táo lên trên bảng đen, và rồi viết từ "Táo" phía dưới đó, và rồi ông nói, "Thôi được. Bài học đầu tiên. Lắng nghe nào." Và rồi ông ý che bức hình đi và nói, "Hoặc chúng ta nói thế này," và rồi ông ấy chuyển sang che phần từ, "hay là cho người ta xem thứ này. Chứ chúng ta không làm thế này." Bởi vì làm thế là coi khán giả của chúng ta như kẻ ngốc (Cười) Và họ đáng được hơn thế. Và thật bất ngờ, không lâu sau đó, Tôi đã được thử nghiệm lý thuyết đó trên hai cuốn sách khi tôi làm việc cho Knopf. Cuốn thứ nhất là hồi ký của Katharine Hepburn, và cuốn thứ hai là tiểu sử của Marlene Dietrich. Cuốn sách về Hepburn được viết với phong cách thiên về hội thoại, nó giống như là cô ấy đang ngồi phía bên kia của chiếc bàn và kể chuyện cho bạn. Còn cuốn về Dietrich lại thiên về quan sát hơn quan sát của con gái bà ấy; đó là một cuốn tiểu sử. Vậy là cuốn về Hepburn là những từ ngữ còn cuốn về Dietrich là những hình ảnh, và vậy nên chúng tôi đã làm thế này. Bạn thấy đấy, Thuần túy nội dung và hình thức, bên cạnh nhau. Không tranh cãi chút nào, thưa các quý bà. "Công viên kỷ Jura là cái gì?" Xem nào, câu chuyện ở đây là gì? Có ai đó đang tái tạo lại bọn khủng long bằng cách trích xuất tế bào ADN của chúng từ hổ phách thời tiền sử. Thiên tài! (Cười) May mắn cho tôi, tôi sống và làm việc tại New York, nơi có rất nhiều khủng long. (Cười) Vậy là, tôi đi tới Bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên, xem xét đống xương, và rồi tôi đi vào cửa hàng lưu niệm, và mua một cuốn sách. Và tôi đặc biệt bị cuốn hút bởi trang này của cuốn sách, và cụ thể hơn là ở phần góc dưới bên phải. Tôi đã đem tấm hình này, và đưa vào máy photocopy đời cũ (Cười) thế rồi tôi lấy một mấu giấy can, dính lên trên máy photo với một mẩu băng dính Scotch - hãy ngăn tôi lại nếu tôi nói hơi nhanh - (Cười) và rồi tôi lấy một chiếc bút Rapidograph -- hãy giải thích nó là gì cho những người trẻ tuổi -- (Cười) và rồi tôi bắt đầu tái tạo lại con khủng long. Tôi không hề biết là mình định làm gì, Tôi không biết mình sẽ đi tới đâu, nhưng tại một thời điểm nào đó, tôi dừng lại -- khi tôi cảm thấy tiếp tục làm sẽ là đi quá xa. Và kết quả là tôi có một hình ảnh mô tả việc chúng ta nhìn thấy con thú này dần sống lại. Chúng ta vẫn đang ở giữa quá trình đó. Và rồi tôi ném một vài chữ lên. Những thứ rất đơn giản, gợi ý một chút về hình ảnh công viên. (Cười) Tất cả mọi người trong nhà xuất bản đều thích nó, và thế là nó đến với tay tác giả. Và ngay cả khi đó, Michael là một người tiên phong trong lĩnh vực này. "Michael Crichton trả lời bằng fax." "Trời! Một bìa sách tuyệt vời" (Cười) (Vỗ tay) Tôi thật nhẹ nhõm khi thấy những dòng này chui ra từ máy fax. (Cười) Tôi nhớ Michael. Và chắc chắn rồi, ai đó từ MCA Universal gọi tới văn phòng pháp luật của chúng tôi để xem xem nếu họ có thể mua bản quyền tấm hình, chỉ đề phòng trường hợp họ muốn dùng nó. Chà, và họ có dùng nó thật. (Cười) (Vỗ tay) Và tôi thực sự bị ấn tượng. Chúng ta đều biết nó trở thành một bộ phim thú vị, và cũng thú vị khi thấy nó đã đi sâu vào văn hóa và trở thành hiện tượng thấy nó ra đời với vô số hình thứ khác nhau. Nhưng cách đây không lâu, tôi vào một trang Web và thấy thứ này. Không, không phải tôi. Nhưng dù đó là ai, tôi không thể không tưởng tượng ra cái cảnh một ngày nó họ thức dậy và, "Ôi chúa ơi, nó không có ở đó đêm quá. Ôiiiii!" Mình đã phê thuốc quá rồi." (Cười) Nhưng nếu bạn nghĩ kỹ hơn về điều này, những thứ từ trong đầu tôi qua đôi tay tôi cho tới chân của cậu ta. (Cười) Đó là một loại trách nhiệm. Và đó là một trách nhiệm mà tôi không hề coi nhẹ. Và trách nhiệm của người thiết kế sách nhân lên gấp ba: đối với người đọc, đối với nhà xuất bản và, nhất là, đối với tác giả. Tôi muốn bạn nhìn vào cuốn sách của một tác giả và thốt lên, "Chà! Mình cần phải đọc cuốn đó." David Sedaris lfa một trong những nhà văn yêu thích của tôi, và tiêu đề của bài viết trong tập hợp bài về chuyến du lịch của ông tới một nước thuộc địa mà ở đó người ta ở trần truồng. Và lý do mà ông ấy đi trên chuyến đi đó là bởi ông ấy có một nối sợ hình ảnh thân thể, và ông ấy muốn khám phá điều gì là căn nguyên. Đối với tôi, đó đơn giản là một cái cớ để thiết kế một cuốn sách mà bạn có thể thật sự cởi quần, theo nghĩa đen. Nhưng khi bạn làm thế, bạn sẽ không tìm thấy thứ mà bạn kỳ vọng. Bạn thấy một thứ sâu sắc hơn nhiều. Và David đặc biệt thích thiết kế này bởi vì trong buổi ký tặng sách, ông ấy thực hiện rất nhiều buổi ký tặng, ông ấy có thể lấy một chiếc bút ma thuật ra và làm thế này. (Cười) Xin chào! (Cười) Augusten Burroughs viết một cuốn hồi ký có tên là ["Dry" - Khô], và đó là về khoảng thời gian ông ấy trong trị liệu. Trong những năm tuổi 20, ông ấy là một nhà quản trị quảng cáo tài giỏi và như Mad Men đã nói với chúng ta, một kẻ nghiện rượu. Tuy nhiên, ông ấy không nghĩ vậy, nhưng đồng nghiệp của ông ấy can thiệp và họ nói, "Anh phải đi trị liệu, hoặc là ông sẽ bị đuổi việc và ông sẽ chết." Đối với tôi, những thứ thế này luôn có giải pháp là Typography (Nghệ thuật con chữ) thứ mà tôi gọi là ngược lại với lớp học Type 101 (Nhập môn nghệ thuật chữ) Nó có nghĩa là gì? Thông thường vào ngày đầu tiên tham gia lớp Giới thiệu về Typography, bạn có bài tập là, chọn một từ và làm cho nó trông giống như nội dung của nó. Vậy đó là Type 101, phải không? Chuyện đơn giản. Còn thứ này sẽ là thứ ngược lại với điều đó. Tôi muốn cuốn sách này trông giống như là nó đang nói dối bạn, đầy bất lực và vô vọng, cái cách mà một kẻ nghiện rượu sẽ làm. Câu trả lời là loại công nghệ thô sơ nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra. Tôi đánh máy, in nó ra trên một máy in Epson với loại mực có thể hòa tan với nước, dính lên tường và đổ một xô nước lên đó. Thế đó! Và rồi khi chúng tôi đem đi in, máy in làm mực trở nên bóng láng và nó trông giống hệt như đang chảy. Không lâu sau khi cuốn sách ấn hành, Augustun khi đang phục kích trong một sân bay và ông ta đang trốn trong một hiệu sách mật thám xem ai đang mua sách của mình. Và rồi có một người phụ nữ lại gần, và rồi bà ấy nheo mắt lại, và đem cuốn sách tới quầy thu ngân, và nói với người nhân viên ở đó, "Cuốn này bị hỏng rồi." (Cười) Và nhân viên đó nói, "Tôi biết vậy, thưa bà. Tất cả chúng đều đến với tình trạng đó." (Cười) Đó là sự tài tình của việc in. Bìa sách là một sự chưng cất. Nó là bài thơ haiku, nếu bạn có thể, về câu chuyện. Câu chuyện cụ thể này của Osama Tezuka là về cuộc đời đầy sử thi của Buddha (Đức Phật), và nó có 8 quyển tất cả. Nhưng điều tuyệt nhất là khi đặt chúng lên kệ sách của bạn, bạn có một kệ sách cuộc đời của Buddha, từ tuổi này sang tuổi khác. Những giải pháp này đều có nguồn gốc từ bản thân nội dung cuốn sách, nhưng một khi người thiết kế sách đã đọc xong, anh ta phải trở thành một người diễn giải một người dịch. Câu chuyện này thực sự là một câu đố. Đây là nội dung của nó. "Âm mưu và án mạng giữa những họa sĩ hoàng gia vương quốc Ottoman vào thế kỷ 16." (Cười) Vậy đấy, thế là tôi lôi ra một tuyển tập các bức tranh và quan sát chúng và phân tích chúng rồi đem chúng lại với nhau. Và thế là, đây là thiết kế, đúng vậy không? Đây là bìa trước và gáy sách, ở dạng phẳng. Nhưng câu chuyện chỉ bắt đầu khi bạn bọc nó quanh cuốn sách và đặt lên kệ. Ahh! Chúng ta thấy rồi những kẻ lén lút yêu nhau. Hãy lôi nó ra thôi. Huhh! Họ bị tên vua phát hiện ra rồi. Ông ta sẽ không vui đâu. Huhh! Giờ thì ông vua đó đang gặp nguy hiểm. Và thế là, giờ chúng ta phải mở nó ra để biết xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đó. Thử trải nghiệm thứ như thế trên Kindle xem. (Cười) Đừng khiến tôi bắt đầu. Thật đấy. eBooks (sách điện tử) mang lại nhiều thứ: dễ dàng, tiện lợi, dễ mang theo. Nhưng có thứ hoàn toàn bị mất đi: truyền thống, cái trải nghiệm cảm giác, sự thoải mái của một thứ tồn tại thật -- một chút tính nhân văn. Bạn có biết điều John Updike từng làm lần đầu tiên khi ông ấy có một ấn phẩm một trong những cuốn sách mới của ông ấy từ Alfred A. Knopf? Ông ấy ngửi nó. Thế rồi ông ấy sẽ lấy tay xoa xoa lên tờ giấy thô ráp, trên mùi mực hăng và những mép giấy chưa xén. Và trong suốt bao nhiêu năm, bao nhiêu cuốn sách ấy, ông ấy không bao giờ biết chán. Tôi thì rất thích iPad đấy, nhưng tin tôi đi -- ngửi nó sẽ chẳng đưa bạn đến đâu cả. (Cười) Giờ thì các chàng trai Apple đang nhắn tin cho nhau, "Phát triển plug-in tạo mùi hương." (Cười) Và câu chuyện cuối cùng mà tôi muốn nói tới mới thực sự thú vị. Một người phụ nữ có tên Aomame, vào 1984 ở Nhât, phát hiện ra rằng đang đòi đi xuống một cầu thang xoắn trôn ốc xuống khỏi đường cao tốc trên cao. Khi bà ta xuống đến cuối cùng, bà ấy không thể ngừng cái cảm giác, bất chợt, bà ấy đi vào một không gian khác nó chỉ hơi khác với không gian mà bà ấy vừa rời đi, rât thân thuộc, mà lại khác biệt. Và vậy là, chúng ta đang nói về những mặt phẳng song song tồn tại, giống như bìa sách và cuốn sách bên trong. Làm thế nào để thể hiện được điều này? Chúng ta quay lại với Hepburn và Dietrich, nhưng giờ chúng ta sẽ ghép hai thứ lại. Vậy chúng ta đang nói về những mặt phẳng khác nhau, những mẩu khác nhau của một tờ giấy. Vậy là đây là một tấm màn nửa trong suốt. Nó là một phần của hình thức và nội dung. Khi nó nằm trên trang giấy, thứ đối ngược, là như thế này. Và vậy là ngay cả nếu như bạn không biết chút gì về cuốn sách này, bạn bị buộc tưởng tượng ra một con người đang lưỡng lự giữa hai không gian. Và bản thân đồ vật mời gọi sự khám phá sự giao tiếp, sự xem xét sự động chạm. Và cuốn sách mới ra đời lọt vào vị trí số hai trong danh sách những cuốn sách bán chạy của tờ New York Times. Điều này là chưa từng nghe đến, đối với cả nhà xuất bản, và cả tác giả. Chúng ta đang nói về một cuốn sách giày 900 trang và kỳ lạ và ấn tượng làm sao, nó nói về một hoàn cảnh tột đỉnh khi một đám đông những người tí hon chui ra khỏi miệng của một cô gái đang ngủ và khiến một người chăn cừu Đức phát nổ. (Cười) Không hẳn giống Jackie Collins. Mười bốn tuần trên danh sách bán chạy nhất, tám lần tái bản, và vẫn còn bán chạy. Vì vậy mặc dù chúng ta yêu thích việc xuất bản giống như một nghệ thuật, chúng ta cũng hiểu rõ đó cũng là một loại công việc làm ăn nữa, và nếu chúng ta làm tốt công việc của mình và gặp một chút may mắn, nghệ thuật tuyệt vời có thể có lãi vô cùng. Và đó là câu chuyện của tôi. Để tiếp tục. Trông câu chuyện đó như thế nào? Đúng thế. Nó có thể, nó đang và sẽ như thế, nhưng đối với nhà thiết kế sách, với những người đọc thích tận tay lật trang, với những người thích đánh dấu gấp sách những kẻ thích chú thích bên lề, những người thích ngửi mùi mực, câu chuyện trông như thế này. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn biết đấy, mổ xác là cách truyền thống để học giải phẫu người. Đối với các sinh viên, đó quả là một trải nghiệm lớn, nhưng đối với trường học, điều này quả thực rất khó khăn hoặc đắt đỏ để duy trì. Chúng tôi cũng biết rằng phần lớn các lớp học giải phẫu không có phòng thí nghiệm mổ tử thi. Có lẽ bởi những lý do trên đây, hoặc vì nơi bạn ở thực không dễ có sẵn các tử thi. Vậy để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã phát triển, với Tiến sỹ Brown ở Stanford: một bàn mổ ảo. Và chúng tôi gọi nó là Anatomage Table (Bàn hình ảnh giải phẫu). Với Anatomage Table, các sinh viên có thể thực hành giải phẫu mà không cần tới tử thi người. Hình dáng của chiếc bàn rất quan trọng, và vì nó có tương tác cảm ứng, giống như cách người ta làm giải phẫu trong phòng thí nghiệm, hoặc xa hơn là một cuộc phẫu thuật trên bệnh nhân, bạn thực sự có thể tương tác với chiếc bàn theo đúng nghĩa đen. Cơ thể số hóa này có kích thước như người thực, thế nên nó sẽ giống hệt như khi các sinh viên nhìn một cuộc giải phẫu thực. Tôi chuẩn bị biểu diễn cho các bạn xem đây. Như bạn thấy, tôi dùng ngón tay mình để tương tác với cơ thể kĩ thuật số đây. Tôi sẽ thực hiện một số vết cắt. Tôi có thể cắt bất kỳ đâu tôi muốn, nên tôi sẽ cắt ngay chỗ này. Và nó sẽ cho ta thấy phần bên trong. Tôi cũng có thể thay đổi vết cắt để nhìn những phần khác. Tôi có thể cắt ở đây, nhìn phần não bộ, rồi thay đổi vết cắt. Bạn có thể thấy vài phần nội tạng. Và chúng tôi gọi đây là "chế độ cắt." OK, tôi sẽ thực hiện một vết cắt khác nhé. Ngay đây. Nó cho ta thấy rất nhiều những cấu trúc bên trong. Và nếu tôi muốn nhìn phần phía sau, tôi có thể lật lại, và nhìn từ đằng sau. Như thế này. Và nếu những hình ảnh này khiến bạn không thoải mái hay ghê sợ, nghĩa là chúng tôi đã làm đúng việc rồi đấy. Các bác sỹ của chúng tôi nói mấy thứ này nhìn hấp dẫn đấy. Thế nên thay vì chỉ mổ xẻ cơ thể, tôi còn muốn thực hiện những giải phẫu có ý nghĩa lâm sàng thực tế hơn. Điều mà tôi chuẩn bị làm là Tôi sẽ lột bỏ toàn bộ lớp da, các cơ bắp và các xương, để nhìn một vài cơ quan nội tạng. Ngay đây. Tôi sẽ cắt lá gan ở ngay đây. Được rồi. Giả dụ tôi quan tâm tới việc xem xét trái tim. Tôi sẽ thực hiện vài phẫu thuật ở đây. Tôi sẽ cắt một vài tĩnh mạch và động mạch. Ui!... Bạn không muốn nghe thấy tiếng "ui" trong một ca phẫu thuật chính thức đâu. (Cười) Nhưng thật may, anh chàng số hóa này có "nút hủy". (Cười) Ok. Giờ ổn rồi. Tôi sẽ phóng to lên. Và tôi sẽ làm một vết cắt ngay đây. Giờ bạn có thể thấy phần bên trong của trái tim. Bạn có thể thấy tâm nhĩ và tâm thất, dòng máu chảy như thế nào tới tâm nhĩ và tâm thất. Giống như thế, các sinh viên có thể chọn ra bất kỳ một cơ thể nào và mổ xẻ theo bất cứ cách nào họ muốn. Chiếc bàn cũng không phải chỉ dùng để giải phẫu. Vì nó được số hóa, chúng ta có thể giải phẫu ngược. Để tôi cho bạn xem, tôi sẽ bắt đầu với cấu trúc xương, và tôi có thể thêm vào một vài cơ quan nội tạng. Đúng thế. Có lẽ tôi nên thêm vào nhanh bằng cách này. Và tôi có thể thêm vào các cơ bắp, từ từ, giống như này. Chúng ta có thể thấy các gân và cơ bắp. Ước gì tôi cũng có thể tự thêm các cơ bắp vào mình nhanh như vậy. (Cười) Đây cũng là một cách khác để học giải phẫu. Một điều nữa mà tôi muốn cho bạn xem, khá là thường xuyên, các bác sỹ phải xem gặp bệnh nhân, qua ảnh X-quang. Vì vậy, Anatomage Table cho ta biết chính xác dạng giải phẫu sẽ hiện ra thế nào dưới tia X. Bạn cũng có thể tương tác với dạng tia X của mình, và nếu bạn muốn, bạn cũng có thể so sánh với dạng giải phẫu sẽ xuất hiện dưới tia X nữa. Và khi bạn đã xong, hãy trở lại dưới dạng cơ thể và nó đã sẵn sàng cho một phiên làm việc khác. Chiếc bàn của chúng tôi cũng có thể chuyển đổi cả giới tính nữa đấy. Giờ thì nó là một người phụ nữ nhé. Và đây chính là Anatomage Table. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tối nay, tôi muốn nói về một vấn đề toàn cầu đáng kinh ngạc đang là giao điểm của việc sử dụng đất, lương thực và môi trường, một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta, cái tôi gọi là một sự thật mất lòng khác. Nhưng trước tiên, tôi muốn đưa bạn vào một cuộc hành trình nhỏ. Hãy cùng đến thăm hành tinh của chúng ta, nhưng vào ban đêm, và từ ngoài vũ trụ. Hành tinh của chúng ta trông như thế này từ vũ trụ, vào ban đêm, nếu bạn theo một vệ tinh đi quanh trái đất thì điều đầu tiên bạn thấy, hẳn nhiên là loài người đang dần thống trị cả hành tinh này như thế nào. Ta thấy các thành phố, các mỏ dầu, bạn còn thấy cả các đội đánh cá trên biển, Chúng ta đang làm chủ phần lớn hành tinh này, chủ yếu qua sự sử dụng năng lượng mà chúng ta thấy vào ban đêm. Nhưng hãy quay lại và nhìn vào trái đất vào ban ngày. Cái ta thấy ban ngày là những cảnh quan, đây là một phần của lưu vực sông Amazon, một nơi gọi là Rondonia ở vùng trung nam của Amazon ở Brazil. Nếu các bạn nhìn kĩ vào góc trên bên phải, các bạn sẽ thấy một đường trắng mỏng, đó là một con đường được xây dựng vào những năm 1970. Nếu ta đến đúng nơi đó vào năm 2001 ta sẽ thấy những con đường này dẫn ra những con đường khác, rồi lại những con đường khác nữa, và kết thúc là mảnh đất trống nhỏ trong rừng nơi có vài con bò. Những con bò đó được nuôi để lấy thịt. Mọi người sẽ ăn những con bò đó. Và những con bò đó được tiêu thụ chủ yếu ở Nam Mỹ, tại Brazil và Argentina. Chúng không được vận chuyển lên đây. Nhưng sự phá rừng theo hình xương cá này, là điều ta thường thấy ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt ở vùng này trên thế giới. Nếu ta đi xa thêm một chút về phía Nam, trong hành trình xuyên thế giới này chúng ta sẽ có thể đến rìa Bolivia của Amazon, tại đây cũng vào năm 1975, và nếu nhìn thật kĩ, các bạn sẽ thấy một đường trắng mỏng qua cái nhìn như đường may ở đó có một người nông dân sống một mình ngay giữa khu rừng nguyên sinh. Giờ hãy quay lại đó một vài năm sau, năm 2003 và ta sẽ thấy khung cảnh nơi đây thật sự giống bang Iowa hơn là một khu rừng nhiệt đới. Thực tế đó là các cánh đồng đậu tương. Đậu tương ở đây được chuyển tới Châu Âu và Trung Quốc và được dùng làm thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là sau khi dịch bò điên xảy ra chục năm trước đây, khi đó chúng ta không muốn cho động vật ăn protein động vật nữa, vì nó mang mầm bệnh. Thay vào đó, chúng ta cho chúng dùng protein thực vật. Và thế là bùng nổ việc sản xuất đậu tương, qua đó cho thấy thương mại và toàn cầu hóa đã có tác động thế nào đối với những mảnh rừng nhiệt đới và Amazon-- đúng là một thế giới kì lạ và liên kết chặt chẽ mà chúng ta có ngày nay. Chà, và sau nhiều lần như vậy, những gì mà ta nhìn thấy trên trái đất trong cuộc hành trình của chúng ta là những cảnh quan lần lượt nối tiếp nhau bị khai hoang và thay đổi để trồng lương thực và các loại cây trồng khác. Vậy nên một trong những câu hỏi chúng tôi đặt ra là bao nhiêu phần trái đất đang được dùng để trồng lương thực, và chính xác là ở đâu, và làm sao ta có thể thay đổi trong tương lai, và điều này nghĩa là gì? Nhóm chúng tôi đã xem xét vấn đề này trên quy mô toàn cầu, bằng việc sử dụng dữ liệu vệ tinh và dữ liệu từ trên mặt đất để theo dõi ngành nông nghiệp trên toàn cầu Và đây là những gì chúng tôi đạt được, thật rất đáng giật mình. Bản đồ này mô tả những vùng làm nông trên trái đất. Những khu vực màu xanh được dùng để trồng các cây lương thực như bột mỳ, đậu tương, ngô, gạo, v.v. Tất cả chiếm hết 16 triệu km vuông đất. Nếu ghép tất cả lại với nhau làm một, thì sẽ bằng diện tích của Nam Mỹ. Khu vực thứ hai, màu nâu, là những đồng cỏ nơi người ta nuôi súc vật. Khu vực này có diện tích là 30 triệu km vuông, bằng diện tích đất Châu Phi, một diện tích lớn, và đó tất nhiên là những mảnh đất tốt nhất như những gì bạn thấy. Và phần còn lại là lòng sa mạc Sahara, hay Siberia, hay giữa một khu rừng nhiệt đới. Chúng ta đã đang sự dụng những mảnh đất giá trị nhất của hành tình này rồi. Nếu tính kĩ, thì 40% diện tích bề mặt trái đất được sử dụng cho nông nghiệp, con số này lớn hơn 60 lần so với diện tích những khu vực chúng ta vẫn than phiền, các thành phố và khu ngoại ô lớn, nơi mà phần lớn chúng ta sinh sống Một nửa nhân loại đang sinh sống trong các thành phố, nhưng một diện tích lớn hơn 60 lần lại đang được sử dụng để trồng lương thực. Đây đúng là một kết quả đáng kinh ngạc, và chúng tôi thực sự sốc khi nhận ra điều này. Chúng ta đang dành một phần đất khổng lồ cho nông nghiệp, và chúng ta cũng đang dùng rất nhiều nước. Đây là một tấm hình chụp tại Arizona, khi nhìn vào bạn tự hỏi "Họ đang trồng gì vậy?" Và té ra họ đang trồng xà lách ở ngay giữa sa mạc và dùng nước phun lên trên. Buồn cười là thứ rau này có thể được bán trong siêu thị tại thành phố Twin của chúng ta. Nhưng điều thật sự thú vị là nguồn nước này phải được lấy từ đâu đó, nó được lấy từ ngay đây, sông Colorado ở Bắc Mỹ. Sông Colorado một ngày thường nhật vào thập kỷ 1950, như bạn biết, không có lũ, không có hạn hán, vào những ngày thường, nó trông giống như thế này. Nhưng nếu giờ ta quay trở lại đây, trong điều kiện bình thường và vẫn địa điểm cũ, thì đây là những gì còn lại. Sự khác biệt chỉ là nguồn nước tưới cho cây trồng ở sa mạc, hay những sân gôn ở Scottsdale, tùy thuộc vào bạn. Đây là một nguồn nước lớn và chúng ta đang 'đào mỏ' nguồn nước và dùng nó để trồng trọt, và ngày nay, nếu bạn đi xuôi xuống theo dòng sông Colorado, bạn sẽ thấy nó đã hoàn toàn cạn nước và không còn chảy ra biển. Chúng ta đã thật sự dùng cạn nước của toàn bộ một con sông Bắc Mỹ chỉ để tưới tiêu. Đó thậm chí chưa phải là ví dụ tồi tệ nhất thế giới. Có lẽ tệ hại nhất là biển Aral. Nhiều người ở đây hẳn còn nhớ đã học điều này trong giờ địa lý. Nơi này thuộc Liên Xô cũ ở giữa Kazakhstan và Uzbekistan, một trong những vùng biển trong đất liền lớn nhất thế giới. Nhưng đây có một nghịch lý là nơi này trông như được bao quanh bởi hoang mạc. Vậy tại sao lại có biển ở đây? Lý do có biển ở đây là vì ở phía bên phải, bạn có thể thấy hai dòng sông nhỏ chảy qua cát, cung cấp nước cho vùng đất này. Những dòng sông đó là tuyết tan chảy xuống từ trên những ngọn núi xa ở phía Đông, khi tuyết tan, nước chảy xuống theo sông xuyên qua hoang mạc, và tạo thành Biển Araf rộng lớn. Những năm 1950, dân Liên Xô đã quyết định dẫn nguồn nước đó tới sa mạc để cấp nước trồng bông, tin hay không tùy bạn, ở Kazakhstan, để bán bông cho những thị trường quốc tế nhằm đem ngoại tệ vào Liên Xô. Lúc đó họ thật sự rất cần tiền. Bạn có thể tưởng tượng chuyện gì đã diễn ra. Nếu bạn chặn nguồn nước đổ vào biển Aral, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây là hình ảnh năm 1973, 1986, 1999, 2004, và khoảng 11 tháng trước. Thật đáng kinh ngạc. Có nhiều thính giả ngồi đây sống ở khu vực Trung Tây. Hãy tưởng tượng đó là hồ Superior. Tưởng tượng đó là hồ Huron. Đó là một sự thay đổi lạ thường. Đây không chỉ là sự thay đổi vùng nước và đường biển, đây là sự thay đổi những thứ căn bản của môi trường ở khu vực này. Hãy bắt đầu bằng điều này. Liên xô thực ra không có một câu lạc bộ Sierra. Có thể nói như vậy. Và thế là những gì bạn tìm thấy ở đáy biển Aral chẳng đẹp đẽ chút nào. Chỉ toàn chất thải độc hại, nhiều thứ bị vứt bỏ tại đó giờ đã chất thành đống. Một trong những hòn đảo nhỏ ở đó từng là bị cách ly và không thể tiếp cận từng là nơi dùng để thử nghiệm vũ khí sinh học của Liên Xô. Ngày nay bạn có thể đi bộ tới đó. Thời tiết cũng đã thay đổi. Mười chín trong số hai mươi loài cá độc nhất vô nhị từng chỉ có thể tìm thấy ở biển Aral giờ đã biến mất khỏi trái đất. Đây rõ là một thảm họa môi trường. Nhưng hãy quay lại chuyện cũ. Đây là một tấm hình mà Al Gore đã gửi tôi cách đây vài năm mà anh ta đã chụp ở Liên Xô từ rất lâu rồi, cho thấy những con tàu đánh cá ở biển Aral. Mọi người có thấy con kênh họ đã đào không? Họ đã cố hết sức để đại khái là giữ cho tàu nổi trên vùng nước còn sót lại, nhưng cuối cùng họ phải bỏ cuộc bởi đơn giản cọc tàu và dây chão không thể neo vào vùng nước mới dùng để rút lui. Không biết bạn thế nào, nhưng tôi thì e rằng các nhà khảo cổ mai này sẽ tìm ra điều này và viết truyện về thời đại của chúng ta, và tự hỏi "Họ đã nghĩ gì vậy?" Đó là tương lai mà chúng ta đang phải trông đợi. Chúng ta đã sử dụng hết 50% nước ngọt trên trái đất và nông nghiệp tính riêng đã chiếm 70% con số đó. Vậy là loài người sử dụng rất nhiều nước và đất cho nông nghiệp. Ngoài ra, chúng ta còn dùng rất nhiều không khí cho cùng mục đích này. Thông thường khi nghĩ tới không khí, chúng ta hay nghĩ tới biến đổi khí hậu và khí nhà kính, và hầu hết xung quanh vấn đề năng lượng, nhưng té ra nông nghiệp lại là một trong những ống thải khí nhà kính lớn nhất. Nếu nhìn vào lượng CO2 tạo ra từ việc đốt rừng nhiệt đới, hay khí metan do bò và lúa gạo tạo ra, hay khí NO từ các loại phân bón, thì sẽ thấy nông nghiệp tạo ra 30% lượng khí nhà kính đi vào bầu khí quyển do hoạt động của con người. Lớn hơn lượng khí do giao thông gây ra. Hơn cả việc sản xuất điện. Và thực tế là, hơn tất cả các hoạt động sản xuất khác. Nông nghiệp là ống xả khí nhà kính lớn nhất của con người trên thế giới này. Nhưng chúng ta không nói về vần đề đó nhiều. Vậy nên nông nghiệp mới thống trị hành tinh này như ngày nay, như chiếm 40% diện tích đất, 70% lượng nước chúng ta sử dụng, và 30% lượng khí nhà kính thải ra. Chúng ta đã tăng gấp đôi lượng hóa chất nitrogen và phốt-pho trên trái đất chỉ để dùng cho phân bón, gây ra những vấn đề lớn về chất lượng nước ở các dòng sông, hồ, và thậm chí cả đại dương, và đây là nguyên nhân đơn lẻ lớn nhất dẫn tới sự mất đa dạng sinh thái. Không còn nghi ngờ gì nữa, nông nghiệp chính là mối lo lớn nhất của hành tinh này kể từ cuối kỷ băng hà. Không còn gì để chối cãi cả. Và nó ngang hàng với thay đổi khí hậu về mức độ nghiêm trọng. Và cả hai vấn đề đều xảy ra cùng một lúc. Nhưng điều thực sự quan trọng cần phải nhớ là nông nghiệp không hoàn toàn xấu. Nông nghiệp không phải là một điều xấu. Thực tế là chúng ta phụ thuộc cả vào nó. Nó không phải là một lựa chọn. Không phải một thứ xa xỉ. Nó là một thứ thiết yếu. Chúng ta phải tạo ra thức ăn cho mình, quần áo và thậm chí năng lượng sinh học cho khoảng 7 tỉ người trên thế giới ngày nay và nhu cầu nông nghiệp chì có thể tăng trong tương lai. Nhu cầu đó sẽ không biến mất. Mà sẽ tăng lên rất nhiều, chủ yếu là do dân số đang tăng. Chúng ta đang có 7 tỉ người hôm nay ít nhất sẽ biến thành 9 tỉ chắc 9 tỉ rưỡi trước khi mọi người ở đây không còn sống. Quan trọng hơn là khẩu phần ăn cũng thay đổi. Khi thế giới trở nên đông người hơn và cũng giàu có hơn, chúng ta sẽ thấy lượng thịt tiêu thụ sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng hơn. Vậy là nhiều người hơn, ăn nhiều hơn, và thức ăn giàu dinh dưỡng hơn và dĩ nhiên khủng hoảng năng lượng cũng sẽ xảy ra đồng thời, chúng ta sẽ phải thay thế dầu bằng các nguồn năng lượng khác kiểu gì cũng phải chứa các loại chất đốt sinh học và các nguồn năng lượng sinh học. Vậy khi ghép những mảnh ghép này lại, thật khó thấy làm cách nào chúng ta có thể đi qua hết thế kỷ này mà không tăng việc sản xuất nông nghiệp toàn cầu lên ít nhất gấp đôi. Chà, làm thế nào đây? Làm sao chúng ta có thể tăng gấp đôi sản lượng nông phẩm toàn cầu? Chúng ta có thể sử dụng nhiều đất hơn. Đây là một bản phân tích chúng tôi thực hiện, bên trái là nơi canh tác hoa màu hiện tại, bên phải là nơi canh tác trong tương lai dựa vào chất lượng đất và khí hậu giả sử biến đổi khí hậu không gây ảnh hưởng gì lớn, một giả thuyết không đúng cho lắm, Chúng ta có thể dùng thêm đất, nhưng vấn đề là những vùng đất còn lại đều nằm trong các khu vực nhạy cảm. Những nơi sinh thái đa dạng, nhiều carbon, những thứ mà chúng ta muốn bảo tồn. Ta có thể tăng thực phẩm bằng cách tăng diện tích đất trồng, nhưng tốt hơn là không nên, bởi vì xét về mặt sinh thái, đó là một việc rất rất nguy hiểm. Thay vì đó, chúng ta có thể sẽ muốn ngừng bước chân của nông nghiệp và canh tác một cách tốt hơn. Đây là công trình chúng tôi đang làm, cố tìm ra nơi trên thế giới mà chúng ta có thể nâng cao sản lượng mà không làm hại tới môi trường. Những khu vực màu xanh là nơi trồng ngô, coi ngô như một ví dụ, đã đạt được năng suất rất cao, có thể là cao nhất trên trái đất này với điều kiện đất và khí hậu hiện tại, nhưng những khu vực màu nâu và vàng là những nơi chúng ta mới chỉ đạt được 20-30% năng suất tối đa có thể đạt được. Bạn có thể thấy phần lớn khu vực này ở Châu Phi, thậm chí là Mỹ Latin, và thú vị thay, cả ở Đông Âu, nơi Liên Xô và các nước khối Đông Âu từng tồn tại, vẫn là một mớ canh tác nông nghiệp lộn xộn. Tiếp theo là dưỡng chất và nước. Sẽ là chất hữu cơ hay truyền thống hoặc là sự kết hợp giữa cả hai. Cây cối cần nước và dưỡng chất. Chúng ta có thể làm việc này, và có cơ hội để thành công. Nhưng chúng ta phải thực hiện một cách khôn ngoan để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và vấn đề môi trường trong tương lai. Phải tìm cách hài hòa giữa việc trồng lương thực và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn. Ngay lúc này là vấn đề làm tất cả hoặc không gì cả. Chúng ta có thể trồng lương thực làm nền chẳng hạn như đồng đậu tương và trong biểu đồ này, ta có thể thấy rất nhiều lương thực, nhưng không có nhiều nước sạch, chúng ta không tích trữ nhiều cacbon, đa dạng sinh học cũng mất dần. Còn khu vực chủ đạo, ta có thảo nguyên này xét về mặt môi trường thảo nguyên này rất tuyệt nhưng bạn không thể ăn nó. Có gì để ăn chứ? Chúng ta cần tìm cách kết hợp hai điểm này lại với nhau để tạo thành một kiểu nông nghiệp mới. Giờ khi tôi nói về chuyện này, mọi người thường đáp rằng "Không phải câu trả lời rõ rành rành đó sao?" đồ ăn hữu cơ trong nước, trợ cấp thương mại, phí nông nghiệp mới-- đúng thế, có rất nhiều ý tưởng hay, nhưng không ý tưởng nào trong số đó là viên đạn bạc cả. Tôi nghĩ chúng giống đạn chì hơn. Và tôi thích đạn chì. Có nó bạn sẽ có một thứ vô cùng mạnh, nhưng chúng ta cần đặt chúng lại cạnh nhau. Vậy nên những gì phải làm là tạo ra một nền nông nghiệp có tất cả những ý tưởng tốt nhất về nông nghiệp thương mại và cách mạng xanh cùng những ý tưởng về nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm trong nước và những ý tưởng tốt nhất về việc bảo vệ môi trường, không được để chúng mâu thuẫn nhau mà phải kết hợp nhau để tạo nên một kiểu nông nghiệp mới mà tôi gọi là "văn hóa lục địa", hay nông nghiệp toàn cầu. Buổi nói chuyện này đang dần chuyên sâu hơn chúng tôi đang cố gắng đưa ra những điểm then chốt để con người giảm tranh cãi, mà tăng cường hợp tác. Tôi muốn cho các bạn xem một đoạn băng ngắn ghi lại nỗ lực của chúng tôi để kết hợp những ý tưởng này vào một cuộc nói chuyện nhỏ. (Nhạc) ("Học viện Môi trường, Đại học Minnesota: Động lực khám phá") (Nhạc) ("Dân số thế giới đang tăng thêm 75 triệu người mỗi năm. Gần bằng diện tích của nước Đức. Ngày này, dân số đã đạt gần 7 tỉ người. Với tốc độ này, dân số sẽ đạt 9 tỉ trước năm 2040. Và tất cả đều cần thức ăn. Nhưng làm thế nào để cung cấp thức ăn cho cả thế giới mà không phá hủy hành tinh này? Ai cũng biết biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Chúng ta cần đối diện với một "sự thật mất lòng" khác. Khủng hoảng nông nghiệp toàn cầu. Dân số tăng + lượng thịt tiêu thụ + lượng sữa tiêu thụ + phí năng lượng + sản xuất năng lượng sinh học = áp lực lên tự nhiên. Hơn 40% diện tích đất trái đất đã được dùng cho nông nghiệp. Tổng diện tích cây lương thực toàn cầu là 16 triệu km2. Gần bằng diện tích Nam Mỹ. Diện tích đồng cỏ là 30 triệu km2. Bằng diện tích của Châu Phi. Nông nghiệp đang sử dụng diện tích đất gấp 60 lần diện tích đất thành thị và ngoại ô cộng lại. Tưới tiêu tiêu thụ nhiều nước nhất trên hành tinh này. 2.800 km3 nước được dùng để tưới cho hoa màu mỗi năm. Lượng nước đó đủ để đổ đầy 7.305 tòa nhà Empire State mỗi ngày. Ngày nay, nhiều sông lớn đã bị mất dòng chảy. Một số còn khô cạn hoàn toàn. Biển Aral giờ đã biến thành hoang mạc. Hay sông Colorado, giờ không còn dòng chảy ra đại dương. Phân bón đã làm tăng gấp đôi lượng phốt pho và nitrogen trong môi trường. Hậu quả? Ô nhiễm nước lan rộng và nhiều sông hồ xuống cấp. Ngạc nhiên thay nông nghiệp lại là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nó tạo ra 30% tổng lượng khí nhà kính. Nhiều hơn cả lượng khí thải ra từ ngành sản xuất điện và công nghiệp, hay tất cả máy bay, tàu hỏa và ô tô trên thế giới này gộp lại. Hầu hết khí thải nông nghiệp đều do việc phá rừng nhiệt đới khí metan từ vật nuôi và các cánh đồng lúa và oxit nitro do bón phân quá nhiều. Không gì con người làm biến đổi thế giới nhiều bằng công nghiệp. Và những gì con người làm cũng chỉ để tồn tại. Đúng là một điều tiến thoái lưỡng nan... Khi dân số thế giới tăng thêm vài tỉ người, chúng ta cần lượng thức ăn gấp đôi, thậm chí gấp ba lần. Vậy chúng ta cần làm gì? Chúng ta cần một cuộc nói chuyện lớn hơn, một cuộc đối thoại quốc tế. Cần đầu tư vào những giải pháp thật sự: khích lệ nông dân, nông nghiệp chính xác, đa dạng hoa màu, tưới tiêu tiết kiệm, tái chế nước xấu, canh tác đất tốt hơn, chế độ ăn thông minh hơn. Chúng ta cần tất cả mọi người cùng tham gia. Vận động nông nghiệp thương mại, đối thoại môi trường, và nông nghiệp hữu cơ... phải thực hiện đồng thời. Không có giải pháp đơn lẻ nào hết. Chúng ta cần sự hợp tác, sự tưởng tượng, lòng quyết tâm, bởi thất bại không phải là một lựa chọn. Làm thế nào để vừa nuôi sống thế giới mà không hủy hoại nó? Đúng vậy, chúng ta đang đối mặt với một trong những thử thách lớn nhất trong lịch sử nhân loại ngày nay: nhu cầu thức ăn cho 9 tỉ người và phải làm được vậy một cách ổn định và công bằng. đồng thời bảo vệ hành tinh của chúng ta vì thế hệ ngày nay và mai sau. Đây sẽ là một trong những việc khó khăn nhất mà chúng ta từng làm trong lịch sử nhân loại, và chúng ta chắc chắc phải làm tốt, phải làm tốt trong lần thử đầu tiên và cũng là duy nhất của mình. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi gọi mình là người kiến trúc cơ thể Tôi đã từng học múa bale cổ điển và có kinh nghiệm trong ngành kiến trúc và thời trang Như 1 nhà kiến trúc sư cơ thể, tôi mê hoặc với cơ thể con người và khám phá xem tôi có thể biến đổi nó như thế nào Tôi đã từng làm ở công ty điện Phillip ở phòng nghiên cứu "Thiết kế tương lai", nhìn về tương lai 20 năm tới. Tôi tìm hiểu về da con người, và công nghệ có thể biến đổi cơ thể như thế nào Tôi làm việc với khái niệm như là một hình xăm điên tử, mà có thể tăng kích thước bằng cách chạm vào, hoặc mặc nó với sự đỏ mặt hoặc rung động bằng ánh sáng Tôi đã bắt đầu thí nghiệm của mình. Đây là các cách tiếp cận công nghệ thấp đến giao tiếp công nghệ cao. Đây là Q-tips dính lên người bạn cùng phòng tôi với keo tóc giả. (Tiếng cười) Tôi bắt đầu hợp tác với 1 người bạn cảu tôi, Bart Hes -- bình thường anh ta không giống thế này -- và chúng tôi thường sử dụng mình như 1 những người mẫu. Chúng tôi biến căn hộ của mình thành phòng thí nghiệm, và làm việc theo 1 cách rất tự nhiên và trực tiếp. Chúng tôi đã tạo ra hình ảnh trực quan khiêu khích sự tiến hóa của loài người. Khi còn ở Phillip, chúng tôi thảo tuận ý tưởng nay có thể là một công nghệ, 1 thứ mà không cần phải bật hay tắt, mà là ở giữa. 1 thứ có thể có hình dạng giống một loại khí hay chất lỏng. Và tôi bị ám ảnh với ý tưởng làm mờ kích thước của cơ thể, nên bạn không thể thấy da kết thúc chỗ nào và môi trường bắt đầu ở đâu. Tôi bắt đầu gây dựng studio của mình ở vùng ánh sáng-đỏ và trói bản thân tôi lại với ống dẫn, và tìm ra 1 cách để định nghĩa lại da và tạo ra sợi dệt động. Tôi được giới thiệu với Robyn, ngôi sao nhạc pop Thụy Điển và cô ấy đã tìm hiểu công nghệ cùng tồn tại với cảm xúc chân nguyên thủy của con người như thế nào. Và cô ấy nói về công nghệ với loại vật liệu này, sự trang điểm mới này, cách chúng ta nhận biết thế giới, và chúng tôi đã tạo ra đoạn video ca nhạc này. Tôi bị thôi miên bởi ý tưởng về chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn kết hợp sinh học và công nghệ, và tôi nhớ đã đọc được ý tưởng này về khả năng tổ chức lại sinh học, trong tương lai, tránh xa bênh tật và tuổi tác. Và tôi nghĩ về khái niệm, hình dung nêu ta có thể lập trình lại mùi hương của chúng ta, thay đổi và cải tiến nó về mặt sinh học, và nó sẽ thay đổi cách chúng ta giao tiếp với người xung quanh như thế nào? Hay cách chúng ta quyến rũ bạn tình? Và chúng ta sẽ ngược lại giống động vật hơn, nhiêu hơn tính sơ khai của giao tiếp? Tôi làm việc với 1 nhà sinh học tổng hợp, và tạo ra 1 viên nước hoa có thể nuốt, giống như 1 viên thuốc bạn uống và mùi hương lan tỏa ra ngoài qua bề mặt da khi bạn ra mồ hôi. Nó thật sự thổi bay đi định nghĩa về nước hoa, và tạo ra 1 loại mới. Đó là nước hoa từ bên trong tỏa ra ngoài Nó định nghĩa lại vai trò của da, và cơ thể trở thành một cỗ máy tỏa hương. Tôi được học rằng nó không có ranh giới, và nếu tôi nhìn vào sư phát triển trong công việc của tôi Tôi có thể thấy sợi dây liên kết và nó hoàn toàn có ý nghĩa Nhưng khi tôi nhìn vào tương lai, dự án tiếp theo hoàn toàn chưa xác định và để mở Tôi cảm giác như tôi có tất cả ý tưởng đang tồn tại sâu trong tôi, nó là những cuộc nói chuyện và những kinh nghiệm kết nối các ý tưởng, và nó hiện lên theo bản năng Như 1 kiến trúc sư cơ thể, Tôi tạo nên nền tảng không có giới hạn và ranh giới với tôi để khám phá những gì tôi muốn. Và tôi cảm thây như tôi vừa mới bắt đầu Nên đây sẽ là 1 ngày mới ở văn phòng. :)) Xin cám ơn! Cám ơn! (nhạc) Xin mọi người hãy đưa tay lên trên đầu. Rồi, đó. Hãy đưa tay lên trên đầu. Hãy thư giãn. Hãy tĩnh tâm. Mọi việc sẽ ổn cả và trôi chảy, chỉ cần bạn nhập tâm và thư giãn, bạn nhé. Rồi, giờ xin hãy hạ tay xuống. Xin đừng phá đám. Bỏ tay xuống đi bạn nhé. Rồi. Nào. Hay quá. Tốt rồi. Tôi muốn mọi người chạy đến chỗ lấy Hỗ trợ học phí. Bạn kia, cho ngay học bổng vào trong túi đi, phải rồi. Cho học bổng vào túi. Cả anh nữa, phải rồi. Cả chị nữa, rồi. Chị ra đằng kia, lấy ngay Học bổng Chính phủ Pell Grant vào túi. Cho Học bổng vào đó, rồi, cả anh nữa. Rồi. Anh đi ra chỗ kia, lấy một ít khoản vay giảm học phí. Không đùa đâu nhé. Tôi biết anh đang giấu tiền ở chỗ khác nữa. Tất cả những học phí mà anh bắt tôi và người thân phải trả Ồ - Tôi sắp lấy được học vị xã hội đen rồi đây. Lên đây. Tôi sắp tới Đại hội Rap N.W.A gặp ban nhạc Beastie Boys đây. nếu tôi không thấy tiền, anh ạ. Vì chúng ta đâu có lấy được tiền. ♪ Ôi ... Ôi, anh nghĩ tôi đang đùa à. Ồ anh nghĩ đây là trò đùa chắc. Lùi lại Tự đi mà lo việc của mình, có thể thôi. Thế anh tưởng đây là trò đùa chắc? Gì? Hừ? Anh còn chưa biết tôi thế nào đâu. Tôi sẽ nói về chuyện khác. Đừng bảo tôi là điên. Đừng bảo tôi là --- Hỡi sông, bảo chúng đừng gọi tôi là điên trước khi tôi nổi điên. Tôi nói này, giờ tôi sắp điên lên rồi đây. Tôi chuẩn bị nhảy rap Cuộc đời thiếu thốn của Tupac. kiểu "Tôi đâu phải kẻ sát nhân nhưng đừng có ép tôi. Báo thù giống như là niềm vui ngọt ngào nhất đời." Ôi! Tôi sắp hát giống như kiểu rapper Biggie Smalls Brooklyn, rằng: "Siêu Nintendo, Điện tử Sega 6 nút. Khi nào tôi phá sản mà chết --" Ồ! Tôi sắp gặp rapper KRS-One buôn chuyện về ngũ cốc Cocoa Puff nguồn gốc tự nhiên. Thế này, "Wa da da dang, wa da da da dang, nghe tiếng khẩu súng 9 mili rền vang. Biết gì không? Anh câm rồi. Anh câm thật rồi. Giấu lũ con đi, giấu vợ đi, vì chúng ta sắp đi lấy hỗ trợ học phí. ở khắp nơi khắp chốn. Anh tưởng là trò đùa thôi hả? Anh tưởng tôi muốn ra đó làm việc ấy lắm à? Anh có biết súng khó kiếm thể nào không? Thôi được, tôi xin lỗi nhé. Anh hiểu không? Tôi chỉ đang cố được học hành thôi. Anh hiểu ý tôi chứ? Tôi chỉ đang giành lấy cơ hội mà cụ tổ tông nhà tôi chết vì giành giật nó, anh hiểu tôi nói gì chư? Tổ tiên tôi đã ngồi mà biểu tình, để cho tôi có thể ngồi mà học trong lớp. Và bao nhiêu năm ròng rã, bao điều các người làm là bóp nghẹn cuộc đời ta từ Sao kê ngân hàng khiến túi ta rỗng tuyếch như chỗ đỗ xe. Giáo sư Willie Lynch dạy anh rồi đấy nhỉ? Giữ lấy thân, mang lấy tiền. Thế lực nào khiến người dân ta lừa dối và thảm bại. khiến đầu óc chúng ta thiểu năng trước viễn cảnh thành công. Chỉ cần guồng quay cứ chạy. Khiếp ta trả tiền cho giáo dục để rồi, ta chỉ có thể thua. Khiến ta lâm cảnh nợ nần để ta trả nợ từ đồng tiền gãy lưng mới kiếm được. Việc này nghe đã quá đỗi thường thấy. Nghe như tiếng xiềng xích khóa con đường dẫn tới học vị của ta. Nghe như Tu chính án số 13 bị lật ngược lại vậy. Bài giảng đừng giống cánh đồng bông, đừng nghe như bài hát tự do bị nghẹn lại và mắc kẹt trong giấc mơ của cả một thế hệ. Ồ, có nghĩa thật. Cho ta đủ để sống qua ngày nhưng không đủ để chu cấp cho ta. Khiến tâm lý ta yếu đuối để ta dần mất đi mục đích sống. Không! Đừng đánh cắp khát vọng từ giấc mơ của chúng tôi. Đừng gọi đó là hỗ trợ học phí. nếu các người không giúp được cho ai. Chúng ta đã đấu tranh. Chúng ta đã đấu tranh gian khổ để rồi, sách xanh xây rào chắn hết lối tương lai. Người đừng hòng có cơ hội cướp miếng ăn từ miệng lũ trẻ nhà ta. Cứ tin rằng ta sẽ ra kia mà bắn. Ta không phải kẻ sát nhân, nhưng đừng ép ta. Ta ước chi chẳng có cơ sự này, nhưng ta tranh đấu cho anh em họ ta ở Haiti, họ còn chẳng biết trường đại học là gì, cho bạn thân nhất của ta Raymond ngồi trong khoang tù số 9 thay vì ngồi trong trường đại học, cho dây thòng lọng treo cổ điểm số GPA của ta. Không còn lựa chọn khác. Không còn cách nào khác. Xin hãy, cho tiền vào túi. Cho tiền vào túi đi. Tôi chỉ muốn đi học thôi, anh à. Tôi chỉ muốn có học vấn. Tôi chỉ muốn học hỏi. Tôi chỉ muốn trưởng thành. Xin hãy cho tiền vào trong túi. Chỉ cần cho tiền vào túi. Xin chào, tên tôi là Frank, và tôi sưu tập các bí mật. Tất cả bắt đầu với một ý tưởng điên rồ vào tháng 11 năm 2004. Tôi in 3,000 tấm bưu thiếp tự gửi cho mình, chỉ như thế này đây. Chúng để trống một mặt, và ở mặt còn lại tôi liệt kê một vài chỉ dẫn đơn giản. Tôi đề nghị mọi người chia sẻ một bí mật giàu tính nghệ thuật, dưới dạng vô danh những bí mật mà họ chưa kể cho ai bao giờ. Và tôi gửi những tấm bưu thiếp này đi một cách ngẫu nhiên trên những con phố ở Washington, D.C., cũng chẳng biết phải mong chờ điều gì. Thế nhưng nhanh chóng sau đó ý tưởng được truyền đi rộng rãi. Mọi người bắt đầu tự mua bưu thiếp và tự tạo bưu thiếp cho chính mình. Tôi bắt đầu nhận được các bí mật trong hòm thư tại nhà mình, không chỉ từ Washington, D.C., mà còn từ Texas, California, Vancouver, New Zealand, Iraq. Nhanh chóng thôi ý tưởng điên rồ này của tôi không còn có vẻ điên rồ nữa. PostSecret.com là một trong những trang blog không có quảng cáo được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Và đây là bộ sưu tập bưu thiếp của tôi ngày hôm nay. Bạn có thể thấy vợ tôi đang vất vả thế nào để đặt một chồng bưu thiếp lên một kim tự tháp tạo bởi hơn nửa triệu bí mật. Điều mà tôi muốn làm hiện giờ là chia sẻ với bạn một vài bí mật rất đặc biệt từ bộ sưu tập đó, bắt đầu với chiếc này. "Tôi tìm thấy những con tem này khi còn nhỏ, và tôi đã chờ đợi cả đời để tìm thấy ai đó mà gửi chúng đến cho họ. Tôi chưa từng có ai như thế." Bí mật có nhiều dạng. Chúng có thể gây choáng có thể ngớ ngẩn hay đầy tâm trạng. Chúng có thể gắn kết chúng ta với tình người sâu thẳm nhất hay với những người mà ta chưa bao giờ gặp. (Tiếng cười) Có lẽ một trong số các bạn đã gửi thứ này. Tôi không biết được. Cái thiếp này cho thấy rõ ràng sự sáng tạo của con người khi họ tự làm và gửi cho tôi chiếc bưu thiếp. Rõ ràng chiếc thiệp này được làm từ nửa cốc Starbucks với một cái tem và địa chỉ nhà tôi được viết vào mặt bên kia. "Gửi mẹ ruột của con, con có bố mẹ rất tuyệt vời. Con đã tìm thấy sự yêu thương. Con hạnh phúc." Bí mật có thể nhắc nhở chúng ta về vô số những câu chuyện đầy kịch tính của con người về sự yếu đuối và sự anh hùng, được bật lên một cách âm thầm trong cuộc đời của những tất cả những người xung quanh ta ngay cả chính lúc này. "Tất cả những người biết tôi trước sự kiện 11/9 cho rằng tôi đã chết." "Tôi từng phải làm việc với một loạt những người sùng đạo, vậy nên thỉnh thoảng tôi chẳng thèm mặt quần lót nữa, và đơn giản nở một nụ cười và cười khúc khích với bản thân mình." (Tiếng cười) Tấm thiệp tiếp theo cần có một đôi lời giải thích trước khi tôi chia sẻ nó với các bạn Tôi thích được thuyết trình ở các trường đại học và chia sẻ các bí mật và câu chuyện với sinh viên. Và đôi khi tôi sẽ nán lại một chút ký tặng sách và chụp ảnh với sinh viên. Tấm thiệp tiếp theo được làm từ một trong những tấm ảnh ấy. Và tôi cũng nên đề cập là, cũng như hôm nay, tại sự kiện PostSecret đó, tôi đã dùng một micro không dây. "Micro của ông không tắt trong lúc thử âm. Chúng tôi đều nghe thấy tiếng ông đi tè." (Tiếng cười) Thật là đáng xấu hổ khi chuyện đó xảy ra, cho tới khi tôi nhận ra rằng thậm chí nó đáng ra có thể tồi tệ hơn nữa. Đúng rồi đấy. Bạn hiểu ý tôi rồi. (Tiếng cười) "Bên trong chiếc phong thư này là những mảnh vụn còn sót lại của bức thư tuyệt mệnh mà tôi đã không dùng đến. Tôi cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất trên thế giới (lúc này.)" "Một trong những người đàn ông này là cha của con trai tôi. Hắn ta đã trả cho tôi rất nhiều tiền để giữ bí mật." (Tiếng cười) "Thứ bảy hôm đó khi em tự hỏi tôi đang ở đâu, chà, tôi đang tìm mua chiếc nhẫn cho em. Nó ở trong túi tôi ngay lúc này đây." Tôi nhận được chiếc bưu thiếp này đăng trên PostSecret hai năm trước vào ngày lễ tình nhân. Nó nằm ở dưới cùng, bí mật cuối cùng trong một cái cột dài. Và chưa tới một vài giờ sau khi tôi nhận được bức email ầm ĩ này từ anh chàng đã gửi cho tôi chiếc thiệp. Và cậu ta nói, "Frank, tôi cần phải nói với ông câu chuyện vừa diễn ra trong đời tôi." Anh ta nói, "Hai đầu gối của tôi giờ vẫn còn run." "Trong ba năm qua, tôi và bạn gái, chúng tôi đã biến mỗi sáng chủ nhật thành một nghi thức đó là vào Post Secret và đọc to các bí mật cùng nhau. Tôi đọc một vài bí mật cho cô ấy, và cô ấy đọc một vài cái cho tôi." Anh ta nói tiếp, "Nó thực sự đã đưa chúng tôi tới gần nhau hơn suốt những năm qua. Và rồi khi tôi phát hiện ra rằng ông đã đăng lời cầu hôn bất ngờ của tôi cho bạn gái ở tận dưới cùng như thế, tôi chết điếng người. Và tôi cố gắng tỏ vẻ bình tĩnh, cố gắng không để lộ gì. Và như mọi Chủ nhật khác, chúng tôi bắt đầu đọc to các bí mật cho nhau nghe." "Nhưng lần này tôi có cảm giác thật là lâu cái lúc cô ấy đọc qua từng chiếc một." Nhưng cuối cùng cô ấy đã đọc được nó. Cô ấy đã đọc tới cái bí mật tận dưới cùng ấy, lời cầu hôn của chàng trai dành cho cô. Và cậu ta nói, "Cô ấy đọc một lần rồi đọc lại một lần nữa." Rồi cô ấy quay về phía cậu ta và hỏi, "Đây có phải là con mèo của chúng ta?" (Tiếng cười) Và rồi khi cô ấy quay sang cậu ta cậu ta đang quỳ xuống một chân, đưa chiếc nhẫn lên. Cậu ấy nói ra gì phải nói, cô ấy đồng ý. Đó là một cái kết hạnh phúc. Vậy nên tôi email lại cho cậu ta và nói, "Hãy chia sẻ cho tôi một tấm hình, hay là cái gì đó, mà tôi có thể chia sẻ với cả cộng đồng PostSecret và cho mọi người thấy kết thúc cổ tích của các bạn." Và cậu ấy gửi cho tôi tấm hình này. (Tiếng cười) "Tôi tìm thấy máy ảnh này của bạn ở Lollapalooza mùa hè vừa qua. Cuối cùng rồi tôi cũng đem những bức hình đi rửa và tôi rất muốn đưa lại chúng cho bạn." Bức ảnh chưa bao giờ trở về lại với người đã đánh mất nó, nhưng bí mật này đã ảnh hưởng tới rất nhiều cuộc đời, bắt đầu với một sinh viên ở Canada có tên là Matty Matty đã được truyền cảm hứng bởi bí mật đó và xây dựng trang web của riêng mình, trang web có tên IFoundYourCamera - Tôi tìm thấy máy ảnh của bạn. Matty mời mọi người gửi cho cậu ta những chiếc máy ảnh số mà họ tìm thấy , những thẻ nhớ bị mất với những tấm ảnh trong đó. Và Matty chụp lại hình của những chiếc máy ảnh đó và đăng chúng lên trang web của cậu mỗi tuần. Và mọi người vào trang đó để xem liệu họ có thể nhận ra bức hình mà họ đã đánh mất hay giúp ai đó lấy lại những bức ảnh mà có thể họ đang tha thiết tìm kiếm. Tôi đặc biệt yêu thích tấm này. (Tiếng cười) Matty đã tìm ra cách thức khéo léo này để đánh thức lòng tốt của những người xa lạ. Nó có vẻ là một ý tưởng đơn giản, và cũng đúng thế thật, nhưng ảnh hưởng của nó tới mọi người là rất lớn lao. Matty chia sẻ với tôi một email đầy cảm động mà cậu nhận được từ bà mẹ trong bức hình đó. "Đó là tôi, chồng tôi và con trai tôi. Những bức hình còn lại là của bà ngoại ốm yếu của tôi. Cảm ơn vì đã tạo ra một trang web như thế này. Những tấm hình này có ý nghĩa với tôi nhiều hơn bạn tưởng. Sinh nhật của con trai tôi nằm trong chiếc máy ảnh này Nó tròn bốn tuổi vào ngày mai." Mỗi tấm hình mà bạn thấy ở đây và hàng nghìn tấm khác đã được trở lại với người đã đánh mất chúng -- đôi lúc là xuyên lục địa, đôi khi vượt qua những rào cản ngôn ngữ. Đây là tấm bưu thiếp cuối cùng tôi muốn chia sẻ với bạn ngày hôm nay. "Khi những người tôi yêu để lại lời nhắn trên điện thoại của tôi Tôi luôn giữ chúng lại vì lỡ như họ ra đi vào ngày hôm sau và tôi không có cách nào khác để có thể nghe lại những giọng nói ấy một lần nữa." Khi tôi đăng bí mật này, hàng chục người đã gửi lời nhắn từ điện thoại của họ, đôi khi là những lời nhắn mà họ đã cất giữ hàng năm trời, lời nhắn từ gia đình và bạn bè những người đã mất. Họ nói rằng bằng cách lưu lại những lời ấy và chia sẻ chúng, sẽ giúp họ giữ cho bòng hình của những người họ yêu thương tồn tại mãi. Một cô gái trẻ gửi lời nhắn cuối cùng mà cô ấy nhận được từ bà ngoại của mình. Bí mật có thể tồn tại dưới nhiều dạng. Chúng có thể gây sốc, có thể ngu ngốc hay chứa chan biết bao điều. Chúng có thể liên kết ta với tình người sâu thẳm nhất hay với những người mà ta mãi sẽ chẳng bao giờ được gặp nữa. Lưu lời thoại: Trước hết hãy giữ lại tin nhắn thoại. Bà ngoại: Hôm nay là sinh nhật của ai đó Sinh nhật của ai đó ngày hôm nay Những ngọn nến được thắp rồi trên chiếc bánh của ai đó Và tất cả chúng ta đều được mời tới dự vì ai đó Hôm nay cháu 21 tuổi. Chúc mừng sinh nhật cháu, và ta yêu cháu nhiều. Ta dừng tại đây đây. FW: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) June Cohen: Frank, bài diễn thuyết thật đẹp, thật cảm động. Anh đã bao giờ tự gửi một tấm thiệp chưa? Đã bao giờ anh đăng bí mật của mình lên PostSecret? FW: Tôi có một trong những bí mật của mình trong mỗi cuốn sách. Tôi nghĩ, theo một cách nào đó, lý do tôi bắt đầu dự án, mặc dù bấy lâu nay tôi không hiểu rõ, đó là vì chính tôi cũng vất vả với những bí mật của riêng mình. Và nhờ vào đám đông nhờ vào lòng tốt của những người xa lạ mà tôi có thể thổ lộ một phần quá khứ cứ mãi ám ảnh tôi. JC: Và đã có ai phát hiện ra bí mật nào là của anh trong cuốn sách chưa? Đã có ai đó trong đời anh có thể phát hiện ra chúng? FW: Thỉnh thoảng tôi sẽ có thể chia sẻ thông tin đó. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi sinh ra ở Den Bosch, nơi mà họa sỹ Hieronymus Bosch đã lấy làm tên ông sau này. Và tôi luôn luôn thích người họa sỹ này ông sống và làm việc ở thế kỷ 15 Và điều thú vị về ông liên quan đến đạo đức là ông sống tại thời điểm nơi mà sự ảnh hưởng của tôn giáo đã suy tàn, và tôi nghĩ rằng ông đã phần nào tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với xã hội nếu không còn tôn giáo hoặc có ít tôn giáo hơn. Và vì vậy, ông đã vẽ nên tác phẩm nổi tiếng này "The Garden of Earthly Delights" (tạm dịch "Khu vườn hưởng lạc trần tục") mà một số người đã diễn giải rằng nó miêu tả con người trước khi bị mắc tội tổ tông, hay con người nếu không hề bị mắc tội tổ tông. Và vì vậy nó khiến các bạn tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đã không nếm trái cấm của tri thức, như một cách nói, và rằng chúng ta sẽ có kiểu đạo đức gì? Nhiều năm sau đó, khi còn là một sinh viên, tôi đã đến một khu vườn rất khác, một vườn bách thú ở Arnhem nơi mà chúng tôi nuôi giữ loài tinh tinh. Đây là tôi thời còn trẻ với một chú tinh tinh con. (Cười) Và ở đó tôi phát hiện ra rằng loài tinh tinh rất đói quyền lực và tôi đã viết sách về điều này. Lúc này trọng tâm trong nhiều nghiên cứu ở các loài động vật là về tính bạo lực và sự cạnh tranh. Tôi đã vẽ cả một bức tranh về vương quốc các loài động vật, và bao gồm cả loài người, mà ở đó về cơ bản chúng ta là những kẻ cạnh trạnh, chúng ta rất hung hăng, chúng ta cơ bản đều vì lợi ích của bản thân. Đây là buổi ra mắt quyển sách của tôi Tôi không chắc những chú tinh tinh sẽ đọc nó như thế nào, nhưng chắc chắc là chúng dường như rất có hứng thú với quyển sách. Trong quá trình thực hiện toàn bộ nghiên cứu về quyền lực và sự thống trị tính bạo lực và vân vân, tôi phát hiện ra rằng những con tinh tinh làm hòa với nhau sau khi đánh nhau. Và các bạn đang thấy đây là hai con đực mà trước đó chúng đã đánh nhau. Chúng làm hòa với nhau trên một cái cây, và một con chìa tay ra với con còn lại. Và không lâu sau khi tôi chụp bức ảnh này, chúng cùng nhau đến rẽ nhánh của cái cây này và rồi chúng hôn và ôm nhau. Điều này rất thú vị vì tại thời điểm mọi thứ đều về sự cạnh tranh và bạo lực, thì điều này chẳng hợp lý chút nào. Điều quan trọng duy nhất là bạn thắng hay thua. Nhưng tại sao chúng lại làm hòa sau khi đánh nhau? Điều này chẳng hợp lý chút nào. Đây là cách mà loài khỉ bonobo làm. Loài khỉ bonobo làm tất cả mọi thứ với việc giao phối. Và vì vậy chúng làm hòa với nhau bằng cách giao phối. Nhưng về nguyên lý là như nhau. Nguyên lý là bạn có một mối quan hệ có giá trị bị phá vỡ bởi mâu thuẫn, và bạn cần phải làm điều gì đó cho nó. Vì vậy cả bức tranh vương quốc động vật của tôi bao gồm cả loài người, bắt đầu thay đổi từ lúc đó. Chúng ta có hình ảnh này trong khoa học chính trị, kinh tế và nhân văn, triết học về một vấn đề là, "Man is a wolf to another man" (tạm dịch: người đối xử với người như lang sói) Và bản chất con người chúng ta thực sự xấu xa. Tôi nghĩ đây là một hình ảnh rất không công bằng cho loài sói. Loài sói xét cho cùng là một loài động vật rất có tính hợp tác. Và đó là lý do vì sao nhiều người trong số các bạn nuôi chó ở nhà, chó cũng có những đặc điểm tương tự như vậy. Và thật không công bằng đối với con người, bởi vì loài người thực sự có tính hợp tác và đồng cảm hơn nhiều so với những ghi nhận. Do đó tôi bắt đầu quan tâm nhiều hơn về những vấn đề đó và nghiên cứu về điều này ở các loài động vật khác. Đây là những cột trụ đạo đức. Nếu các bạn hỏi bất kỳ ai "Đạo đức dựa trên điều gì?" đây là hai yếu tố luôn luôn được trả lời. Một là tính tương hỗ, và đi kèm với nó công lý và tính công bằng. Và điều còn lại là sự đồng cảm và tình thương. Và đạo đức con người còn hơn cả điều này, nhưng nếu bạn loại bỏ hai cột trụ này, tôi nghĩ sẽ không còn lại nhiều. Và vì vậy chúng hoàn toàn là cần thiết. Để tôi cho các bạn một vài ví dụ ở đây. Đây là một đoạn phim rất lâu từ Trung tâm nghiên cứu Động vật linh trưởng khu vực Yerkeys nơi họ huấn luyện loài tinh tinh biết hợp tác. Và đây là vào cách đây khoảng một trăm năm về trước chúng ta đã thực hiện một cuộc thí nghiệm về sự hợp tác. Các bạn có ở đây hai con tinh tinh trưởng thành, chúng có một cái hộp, và cái hộp này quá nặng để một con có thể kéo được. Và dĩ nhiên là có thức ăn trong chiếc hộp này. Nếu không thì chúng sẽ không cố gắng kéo nó. Và vì vậy chúng đang mang cái hộp lại. Bạn có thể thấy là chúng thực hiện rất nhịp nhàng. Bạn có thể thấy là chúng làm việc cùng nhau, kéo chiếc hộp vào cùng một lúc. Đây thực sự là một sự tiến bộ lớn so với các loài động vật khác , những loài mà không thể làm được điều này. Và bây giờ bạn sẽ thấy một hình ảnh thú vị hơn, vì lúc này một trong hai con tinh tinh đã được cho ăn. Vì thế nó không còn thực sự hứng thú vào nhiệm vụ này nữa. (Cười) (Cười) (Cười) Hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra vào cuối đoạn phim. (Cười) Nó, trên cơ bản, lấy hết tất cả mọi thứ. (Cười) Có hai phần thú vị về điều này. Một là con tinh tinh bên phải hoàn toàn nhận thức được rằng nó cần một cộng sự -- đây là một nhận thức hoàn chỉnh về nhu cầu hợp tác. Thứ hai là một cộng sự sẵn sàng làm việc mặc dù nó không quan tâm đến thức ăn. Tại sao lại như vậy? Điều này có thể làm được với nguyên tắc tương hỗ. Thực sự có rất nhiều bằng chứng ở các loài linh trưởng và động vật khác rằng chúng trả ơn nhau. Như vậy nó sẽ được trả ơn ở một lúc nào đó trong tương lai. Và đó là cách mà tất cả điều này hoạt động. Chúng tôi thực hiện thí nghiệm tương tự đối với loài voi. Đối với voi, thật nguy hiểm khi làm việc với loài voi. Một vấn đề khác với loài voi là bạn không thể làm một dụng cụ mà quá nặng đối với một con voi. Bây giờ bạn có thể làm được nó, nhưng tôi nghĩ đó sẽ là một dụng cụ khá là mỏng manh Và đây là những gì chúng tôi đã làm trong trường hợp đó -- chúng tôi thực hiện những nghiên cứu này ở Thái Lan cho Josh Plotnik -- chúng tôi có một dụng cụ mà bao quanh là một sợi dây thừng, một sợi dây thừng đơn Và nếu bạn kéo đầu này của sợi dây, thì nó biến mất ở đầu bên kia. Vì vậy hai con voi này cần phải nhấc sợi dây thừng lên cùng một lúc và kéo. Nếu không thì sẽ chẳng có điều gì xảy ra và sợi dây thừng biến mất. Và ở đoạn băng đầu tiên bạn sẽ thấy rằng hai con voi này đều được thả đến chỗ dụng cụ. Dụng cụ này ở bên trái và có thức ăn trên đó. Và vì vậy chúng cùng đi và cùng đến, chúng nhấc dây thừng lên cùng lúc và cùng nhau kéo. Điều này thực sự khá là đơn giản so với chúng. Đây là chúng. Và đây là cách mà chúng thực hiện nó. Nhưng bây giờ chúng tôi sẽ làm nó khó hơn. Vì mục đích chính của thí nghiệm này là để xem chúng hiểu về việc hợp tác như thế nào. LIệu chúng có hiểu việc đó tốt như loài tinh tinh không, chẳng hạn? Và vì vậy điều mà chúng tôi thực hiện ở bước tiếp theo là thả một con voi trước con còn lại và con voi này cần phải đủ thông minh để đứng ở đó đợi mà không kéo sợi dây -- vì nếu nó kéo một đầu sợi dây thì sợi dây sẽ biến mất và thí nghiệm coi như xong. Giờ đây, con voi này làm một điều không hợp pháp mà chúng tôi đã không hề dạy cho nó. Nhưng đã cho thấy được nó hiểu việc này như thế nào vì nó đặt bàn chân to của nó lên sợi dây thừng, đứng trên sợi dây và ở đó đợi con còn lại, và rồi con còn lại sẽ thực hiện tất cả công việc cho nó. Vì vậy chúng tôi gọi nó là ăn chực. (Cười) Nhưng điều này cho thấy loài voi thông minh như thế nào. Chúng phát triển một vài kỹ năng thay thế như thế này mà chúng tôi không nhất thiết phải chấp nhận. Con voi còn lại bây giờ đang tiến đến và sẽ kéo sợi dây. Bây giờ hãy xem con còn lại. Dĩ nhiên là con kia không quên ăn thức ăn. (Cười) Đó gọi là sự hợp tác, hỗ trợ. Bây giờ là về sự đồng cảm. Sự đồng cảm là chủ đề chính của tôi tại thời điểm nghiên cứu. Và sự đồng cảm có hai loại phẩm chất. Một là sự hiểu biết về nó. Đây chỉ là một định nghĩa thông thường: khả năng hiểu và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Và hai là phần xúc cảm. Vì vậy về cơ bản sự đồng cảm có hai kênh. Một là kênh cơ thể. Nếu bạn nói chuyện với một người nào đó đang buồn, bạn sẽ nhận thấy sự biểu lộ tâm trạng buồn và một cử chỉ buồn, và trước khi bạn biết điều đó thì bạn đã cảm thấy buồn. Và đó phần nào là kênh cơ thể của sự đồng cảm về cảm xúc, khả năng mà nhiều loài động vật có được. Chú chó nhà các bạn cũng có khả năng này. Đó thực sự là lý do vì sao người ta nuôi các động vật có vú ở trong nhà chứ không phải rùa hay rắn hay một loài nào khác tương tự mà không có kiểu đồng cảm đó. Và thứ hai, đó là kênh nhận thức, là việc bạn có thể hiểu quan điểm của người khác. Và điều này thì hạn chế hơn. Chỉ có một số ít loài động vật có khả năng này -- Tôi nghĩ voi và tinh tinh có thể làm điều này -- nhưng chỉ có một số ít động vật có khả năng như thế. Sự đồng bộ hóa, một phần của toàn bộ cơ chế đồng cảm là một điều rất cổ xưa trong thế giới loài vật. Và ở loài người dĩ nhiên chúng ta có thể nghiên cứu điều đó thông qua việc ngáp lây lan. Con người ngáp khi những người khác ngáp. Và nó có liên quan đến sự đồng cảm. Nó kích hoạt những khu vực giống nhau trong não. Cũng như vậy, chúng ta biết rằng người mà hay bị ngáp lây thì rất đồng cảm. Những người có vấn đề với sự đồng cảm, như là trẻ em bị chứng tự kỷ họ không có khă năng ngáp lây lan. Và vì thế chúng có liên quan với nhau. Và chúng tôi nghiên cứu vấn đề này ở loài tinh tinh bằng cách cho chúng thấy cái đầu hoạt hình. Đó là những gì các bạn nhìn thấy ở bên trên phía trái là một cái đầu hoạt hình đang ngáp. Và có một con tinh tinh đang xem hoạt động này, một con tinh tinh thật đang xem qua màn ảnh máy tính mà trên đó chúng tôi cho chạy hình ảnh động này. (Cười) Ngáp lây lan , các bạn có thể đều đã quen với việc này -- và có thể bạn cũng sẽ bắt đầu ngáp sớm thôi -- là điều gì đó mà bạn có thể chia sẻ với các loài động vật khác. Và nó liên quan đến toàn bộ kênh cơ thể của sự đồng bộ hóa là nền tảng cho sự đồng cảm và điều này cơ bản rất phổ biến ở các loài động vật có vú. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu những thể hiện phức tạp hơn. Đó là sự an ủi. Đây là một con tinh tinh đực vừa thua trận và nó đang la hét, và một con tinh tinh nhỏ khác đến và đặt một cánh tay vòng qua con tinh tinh đực này và an ủi nó. Đó là sự an ủi. Nó rất giống với sự an ủi ở con người. Và hành vi an ủi, được điều khiển bởi sự đồng cảm. Thực sự thì phương pháp nghiên cứu sự đồng cảm ở trẻ em là hướng dẫn một thành viên trong gia đình hành động như đang thất vọng và rồi chúng thấy những gì mà đứa trẻ nhỏ làm. Và vì thế nó liên quan đến sự đồng cảm, và đó là những biểu hiện mà chúng ta thấy. Gần đây chúng tôi cũng đã công bố một thí nghiệm mà các bạn có thể đã nghe nói đến. Đó là về lòng vị tha và loài tinh tinh mà câu hỏi đặt ra ở đó là, tinh tinh có quan tâm đến lợi ích của ai đó khác hay không? Và qua hàng thế kỷ, người ta cho rằng chỉ có duy nhất loài người có thể làm được điều đó, chỉ có duy nhất con người quan tâm đến lợi ích của một ai đó khác. Chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm rất đơn giản. Chúng tôi làm điều này trên loài tinh tinh sống ở Lawrnceville, ở trạm thực địa Yerkes. Và đó là cách chúng sống. Chúng tôi mang chúng đến một căn phòng và thực hiện thí nghiệm với chúng. Trong trường hợp này, chúng tôi để hai con tinh tinh kế bên nhau. và một con có một giỏ đầy token, và những token này có ý nghĩa khác nhau. Một loại token nghĩa là chỉ cho duy nhất con tinh tinh đã thực hiện lựa chọn được ăn, loại token còn lại là cho ăn cả hai. Đây là nghiên cứu chúng tôi đã làm với Vicky Horner. Và bạn có ở đây token với hai màu khác nhau. Chúng có một giỏ đầy token và chúng phải chọn một trong số 2 màu. Các bạn sẽ thấy chúng sẽ hành xử như thế nào. Nếu con tinh tinh này có một sự lựa chọn ích kỷ trong trường hợp này là chọn lấy token màu đỏ nó cần phải đưa token cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ lấy token và đặt trên bàn nơi để hai phần thưởng thức ăn, nhưng trong trường hợp này chỉ có con bên phải có thức ăn. Con bên trái bỏ đi vì nó đã biết rằng thí nghiệm này không có lợi cho nó. Tiếp theo con tinh tinh lựa chọn token "ủng hộ xã hội". Con tinh tinh thực hiện lựa chọn -- phần thú vị là ở đây -- đối với con thực hiện lựa chọn, điều này thực sự không quan trọng. Nó đưa cho chúng tôi token "ủng hộ xã hội" và cả hai con đều được ăn. Con thực hiện lựa chọn luôn nhận được thức ăn. Vì vậy điều này thực sự không quan trọng. Và vì vậy, nó thực sự chỉ cần lựa chọn ngẫu nhiên. Nhưng điều mà chúng tôi nhận thấy là phần lớn chúng chọn những token mang ý nghĩa ủng hộ tính xã hội. Đây là hàng 50% thể hiện ước tính ngẫu nhiên. Và đặc biệt nếu con cộng sự gây chú ý, chúng sẽ chọn nhiều hơn. và nếu con cộng sự gây áp lực đối với chúng -- nếu con cộng sự bắt đầu phun nước và uy hiếp chúng -- thì lựa chọn sẽ giảm. Như thể là chúng nói, "Nếu bạn không cư xử cho phải phép thì hôm nay tôi sẽ không ủng hộ bạn đâu." Và đây là những gì xảy ra khi không có con cộng sự, khi không có con cộng sự ngồi ở đó. Và vì vậy chúng tôi nhận thấy rằng những con tinh tinh có quan tâm đến lợi ích của ai đó -- đặc biệt khi đó là những thành viên trong nhóm của chúng. Và thí nghiệm cuối cùng mà tôi muốn đề cập đến là nghiên cứu của chúng tôi về sự công bằng. Thí nghiệm này đã trở nên rất nổi tiếng. Và hiện tại đang được nhân rộng hơn nữa, vì sau khi chúng tôi thực hiện thí nghiệm này cách đây khoảng 10 năm trước, nó đã trở nên rất nổi tiếng. Ban đầu chúng tôi thực hiện thí nghiệm này với loài khỉ mũ. Tôi sẽ cho các bạn thấy thí nghiệm đầu tiên mà chúng tôi đã tiến hành. Bây giờ nó được thực hiện với loài chó và chim và tinh tinh. Nhưng cùng với Sarah Brosnan, chúng tôi đã bắt đầu với loài khỉ mũ. Và để thực hiện, chúng tôi đặt hai con khỉ mũ ngồi kế bên nhau. Một lần nữa, loài động vật này, chúng sinh sống theo bầy đàn, và chúng biết nhau. Chúng tôi tách chúng ra khỏi nhóm và mang chúng đến phòng thử nghiệm. Và có một nhiệm vụ rất đơn giản mà chúng phải thực hiện. Ở nhiệm vụ này, nếu bạn đưa cho cả hai con dưa leo hai con khỉ mũ ngồi kế bên nhau này, sẵn sàng làm điều này 25 lần liên tiếp. Mặc dù thực sự thì dưa leo chỉ có nước, theo quan điểm của tôi, nhưng dưa leo thì hoàn toàn ổn với chúng. Nếu các bạn đưa nho cho một con -- thức ăn yêu thích của loài khỉ mũ tương ứng chính xác với mức giá trong siêu thị -- và nếu bạn đưa cho chúng nho -- loại thức ăn ngon gấp nhiều lần -- thì bạn sẽ tạo ra sự không công bằng giữa chúng. Và đó là thí nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện. Gần đây chúng tôi ghi hình thí nghiệm này với những con khỉ mới chưa bao giờ thực hiện nhiệm vụ kể trên, với ý nghĩ rằng có thể chúng sẽ phản ứng mạnh hơn, và hóa ra là đúng như vậy. Con khỉ bên trái là con nhận được dưa leo Con khỉ bên phải là con nhận được nho. Con khỉ nhận được dưa leo nhận thấy rằng miếng dưa leo đầu tiên là hoàn toàn ổn. Nó ăn miếng đầu tiên. Rồi nó thấy con kia nhận được nho, và các bạn sẽ thấy điều gì xảy ra. Nó đưa cho chúng tôi viên đá. Đó là nhiệm vụ. Và chúng tôi đưa cho nó một miếng dưa leo và nó ăn. Con kia cần phải đưa cho chúng tôi một viên đá. Và đó là những gì nó làm. Nó lấy nho rồi ăn. Con kia thấy điều đó. Nó đưa cho chúng tôi viên đá. nhận được, lại một lần nữa, dưa leo (Cười) Nó thử ném viên đá vào tường. Nó cần đưa viên đá cho chúng tôi. Và nó nhận được dưa leo tiếp. (Cười) Đây cơ bản là sự phản đối Wall Street mà bạn thấy ở đây. (Cười) (Vỗ tay) Để tôi kể cho các bạn nghe -- Tôi vẫn còn hai phút nữa và cho phép tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui. Nghiên cứu này đã trở nên rất nổi tiếng và chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến, đặc biệt là từ các nhà nhân chủng học, các nhà kinh tế, và các triết gia. Họ không thích thí nghiệm này chút nào. Vì họ đã định trong đầu mình rằng, tôi tin, rằng sự công bằng là một vấn đề rất phức tạp và rằng động vật không thể có khả năng này. Và một nhà triết học thậm chí viết cho chúng tôi rằng loài khỉ không thể nào có tính công bằng được. vì tính công bằng chỉ được phát hiện trong Cách Mạng Pháp. (Cười) Một người khác đã viết cả một chương nói rằng anh ta tin rằng phải có cái gì đó liên quan đến sự công bằng nếu con khỉ nhận được nho từ chối lấy nho. Điều thú vị là Sarah Brosnan người thực hiện thí nghiệm này với loài tinh tinh, đã kết hợp một cặp tinh tinh mà, con tinh tinh nhận được nho thực sự sẽ từ chối lấy nho cho đến khi con kia cũng nhận được nho. Vì vậy, chúng ta đang tiến rất gần đến với tính công bằng ở loài người. Và tôi nghĩ rằng các nhà triết học cần suy nghĩ lại triết lý của họ một chút. Thế nên cho phép tôi được tóm tắt lại. Tôi tin rằng có một sự tiến hóa về đạo đức. Tôi nghĩ rằng đạo đức còn to lớn hơn nhiều những gì mà tôi đã nói, nhưng sẽ không thể nếu thiếu những yếu tố mà chúng ta thấy ở những loài động vật linh trưởng khác đó chính là sự đồng cảm và an ủi, xu hướng ủng hộ xã hội, sự tương hỗ và tính công bằng. Và vì vậy chúng tôi nghiên cứu về những vấn đề đặc biệt này để thấy rằng chúng ta có thể tạo ra một nền đạo đức từ dưới lên, có thể nói như vậy, không nhất thiết phải có liên hệ đến Chúa trời và tôn giáo, và để thấy làm thế nào mà chúng ta có thể có một sự tiến hóa về đạo đức. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ nói với các bạn về một chủ đề mà lẽ ra nó hoàn toàn không hề mang tính tranh cãi. Nhưng thật đáng tiếc, nó lại đem đến rất nhiều sự tranh luận. Trong năm nay, nếu bạn quan tâm, có hơn một tỷ cặp đôi quan hệ tình dục với nhau. Như cặp đôi này, và cặp này, và cặp này, và dĩ nhiên, cả cặp đôi này nữa. ( Cười ) Và quan điểm của tôi ở đây là tất cả đàn ông và phụ nữ nên được tự do quyết định họ muốn hay không muốn sinh ra một đứa con. Họ nên sử dụng một trong những biện pháp tránh thai ở đây để quyết định. Tôi nghĩ rằng bạn đã từng khó chịu khi biết rằng có rất nhiều người không đồng ý với quan điểm này. Hơn một tỷ người dùng biện pháp ngừa thai mà không hề do dự chút nào. Họ muốn được quyền hoạch định cuộc sống riêng tư của họ muốn xây dựng một gia đình khỏe hơn, được học hành tốt hơn và sung túc hơn. Nhưng đối với một quan điểm được chấp nhận rộng rãi trong sự riêng tư, việc ngừa thai lại tạo ra nhiều phản đối trong công luận. Một vài người nghĩ rằng khi nói đến phương pháp ngừa thai nó có nghĩa là phá thai, vốn không phải như thế. Thực lòng mà nói, một số người, họ không thoải mái khi nói về chủ đề này vì nó đề cập đến tình dục. Một số người lo lắng rằng mục tiêu thực sự của kế hoạch hóa gia đình là kiểm soát sự gia tăng dân số. Những vấn đề phát sinh từ đa phía này tự gắn kết chúng với một tư tưởng cốt lõi rằng tất cả đàn ông và phụ nữ nên có quyền quyết định khi nào họ muốn có một đứa con. Và kết quả là, sự tránh thai đã hoàn toàn biến mất khỏi nghị trình về sức khỏe toàn cầu. Nạn nhân của sự tê liệt này là những cư dân vùng Saharan Châu Phi và vùng Nam Á. Ở Đức, tỷ lệ người sử dụng biện pháp ngừa thai vào khoảng 66%. Đó là tỷ lệ quý vị mong muốn. Ở El Salvador, cũng như vậy, 66%. Thái Lan, 64%. Nhưng hãy so sánh với những nơi khác, như Uttar Pradesh, một trong những bang lớn nhất của Ấn Độ. Thật ra, nếu như Uttar Pradesh là một quốc gia, nó sẽ là đất nước lớn thứ năm của thế giới Tỷ lệ dùng biện pháp ngừa thai là 29%. Nigeria, quốc gia đông dân nhất ở Châu Phi, 10%. Chad, 2%. Hãy lấy một quốc gia ở Châu Phi làm ví dụ, Senegal. Tỷ lệ vào khoảng 12%. Tại sao tỷ lệ này lại thấp đến thế? Lý do là những công cụ ngừa thai phổ biến nhất hiếm khi nào có sẵn. Những phụ nữ ở Châu Phi sẽ nói đi nói lại với bạn rằng biện pháp mà họ ưa thích nhất hiện nay là tiêm thuốc . Họ tiêm thuốc vào cánh tay khoảng bốn lần một năm, họ phải tiêm thuốc cứ ba tháng một lần. Lý do phụ nữ ở Châu Phi rất thích tiêm là họ có thể giấu điều đó với chồng họ, những ông chồng đôi khi muốn có nhiều con. Vấn đề là nhiều lúc một phụ nữ đến một phòng khám ở Senegal, thì thuốc tiêm đã hết rồi. Chúng đã hết trước đó 150 ngày. Qúy vị có thể tưởng tượng được rằng Cô ấy đi bộ khắp nơi để tìm chỗ tiêm thuốc. Cô ấy phải tạm dừng việc đồng áng, đôi khi để con cái ở nhà, khi đến đó thuốc tiêm đã hết. Cô ấy cũng không biết rằng khi nào thuốc sẽ có trở lại. Đây là câu chuyện chung xảy ra trên toàn lục địa Châu Phi ngày nay Những gì chúng ta tạo ra trên thế giới này đã trở thành một cuộc khủng hoảng sống còn. Có 100.000 phụ nữ (trong một năm) nói rằng họ không muốn mang thai và họ chết trong lúc sinh nở - 100.000 phụ nữ trong một năm. Có 600.000 phụ nữ khác (trong vòng một năm) nói rằng họ đã không muốn mang thai lần đầu, và khi họ sinh ra đứa trẻ nó đã chết khi mới được một tháng tuổi. Tôi biết mọi người đều muốn cứu sống những bà mẹ và những đứa trẻ này. Nhưng đôi khi ở một nơi nào đó, chúng ta lại trở nên mơ hồ với chính những gì chúng ta đã nói. Và chúng ta đã ngừng cứu họ. Vì thế nếu chúng ta muốn cải thiện vấn đề này, chúng ta phải thực sự hiểu rõ về chương trình nghị sự của chúng ta là gì. Chúng ta không nói về việc phá thai. Chúng ta không nói về sự kiểm soát dân số. Những gì tôi đang nói là trao cho phụ nữ quyền cứu lấy cuộc sống của họ, cứu lấy cuộc sống của những đứa trẻ và đem lại cho gia đình của họ tương lai tốt đẹp nhất. Cùng là đồng loại với nhau, chúng ta phải làm rất nhiều thứ cho sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu nếu chúng ta muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn nữa Những thứ như chống lại bệnh tật. Có rất nhiều trẻ em chết vì tiêu chảy và chết vì bệnh viêm phổi hiện nay. Bệnh tật đã giết chết hàng triệu đứa trẻ trong một năm. Chúng ta cũng cần giúp những nông dân nhỏ bé, những người đang cày bừa trên những thửa ruộng bé nhỏ ở Châu Phi nhờ đó họ có thể trồng đủ lương thực để nuôi sống con của họ. Chúng ta phải chắc chắn rằng trẻ em trên khắp thế giới được học hành Một trong những điều đơn giản nhất và có tính đổi mới nhất ta có thể làm là đem đến cho mọi người khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai như mọi công dân Đức và công dân Mỹ, họ dùng các biện pháp tránh thai này trong suốt cuộc đời họ. Tôi nghĩ miễn là chúng ta thực sự hiểu chương trình nghị sự của chúng ta là gì, thì sẽ có một vận động mang tính toàn cầu và nó sẽ sẵn sàng ủng hộ quan điểm mang tính tranh cãi này. Tôi sinh trưởng trong một gia đình theo đạo Công giáo. Tôi vẫn xem mình là một người ngoan đạo. Ông chú của mẹ tôi là một người tu theo dòng Chúa Giêsu. Bà cô của mẹ là một bà sơ tu theo dòng Dominican. Bà là một giáo viên và là một hiệu trưởng lâu năm. Bà là người đã dạy tôi biết đọc lúc tôi còn là một cô bé. Tôi rất thân thiết với bà. Tôi học ở trường Công giáo trong suốt thời thơ ấu cho đến khi tôi rời gia đình để đi học đại học. Ở trường trung học của tôi, học viện Ursuline, các bà sơ rất đề cao việc phụng sự và công bằng xã hội. Ngày nay, khi làm việc cho Qũy Gates, Tôi tin mình đã ứng dụng các bài học mà tôi được dạy ở trường trung học. Theo Công giáo truyền thống, các bà sơ cũng dạy chúng tôi biết xem xét lại những điều được học. Điều mà chúng tôi đã từng hoài nghi đó là việc tránh thai liệu có thực sự là một tội lỗi? Tôi nghĩ một trong những lý do khiến chúng ta thấy ngại khi nói về vấn đề tránh thai chính là mối bận tâm kéo dài ở chỗ nếu chúng ta tách biệt tình dục với sinh sản, chúng ta sẽ khuyến khích việc quan hệ bừa bãi. Một câu hỏi hợp lý về việc tránh thai cần được nêu lên là tác động của nó lên luân lý tình dục là gì? Nhưng, như mọi phụ nữ khác, quyết định ngừa thai của tôi chẳng liên quan gì đến việc quan hệ bừa bãi. Tôi đã có kế hoạch cho tương lai. Tôi muốn lên đại học. Tôi đã học rất chăm chỉ ở đại học, tôi tự hào là một trong số ít nữ sinh tốt nghiệp ngành khoa học máy tính ở trường đại học của tôi. Tôi muốn có sự nghiệp, vì thế tôi đã theo học trường kinh doanh và tôi đã trở thành một trong những nhà điều hành trẻ tuổi nhất ở Microsoft. Tôi vẫn còn nhớ lúc tôi xa ba mẹ để đi khắp đất nước, bắt đầu công việc mới ở Microsoft. Họ đã hy sinh rất nhiều để tôi có thể học cao hơn nữa. Nhưng khi tôi rời khỏi nhà, lúc tôi đang bước xuống những bậc thềm để đi ra cổng họ nói rằng, "Ngay cả khi con có học vấn cao, nếu con quyết định kết hôn và sinh con ngay lập tức, ba mẹ cũng sẽ hoàn toàn đồng ý" Họ muốn tôi làm những điều mà khiến tôi vui vẻ nhất. Tôi được tự do quyết định cuộc đời mình. Cảm giác ấy đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Thật ra, tôi đã muốn sinh con, nhưng tôi muốn sinh chúng khi tôi đã sẳn sàng. Hiện tại, Bill và tôi đã có ba đứa. Khi đứa con gái lớn của chúng tôi ra đời, chúng tôi không biết làm thế nào để là ông bố bà mẹ tuyệt vời nhất. Có thể là quý vị đã từng có cảm giác đó. Vì thế chúng tôi chờ thêm vài năm nữa trước khi cho ra đời đứa trẻ thứ hai. Chẳng có sự cố nào xảy ra khi cả ba đứa trẻ ra đời, mỗi đứa ra đời cách nhau ba năm. Là một người mẹ, điều tốt đẹp nhất mà tôi muốn dành cho lũ trẻ của mình là gì? Tôi muốn chúng có được cảm giác ngày xưa mà tôi đã từng có - đó là chúng có thể làm bất cứ thứ gì chúng muốn làm trong cuộc sống. Vì thế, động lực thúc đẩy tôi khi đại diện cho Qũy, đi khắp thế giới trong mấy chục năm qua chính là giúp cho tất cả phụ nữ đều có chung một mong muốn đó. Năm ngoái, tôi đến Nairobi, trong một khu ổ chuột gọi là Korogocho, từ này, khi chúng ta dịch ra, có nghĩa là "tương trợ lẫn nhau". Tôi đã trò chuyện với người phụ nữ có mặt trong bức ảnh trên đây. Cô ấy đã nói chuyện rất cởi mở về gia đình của cô ấy ở những khu ổ chuột, về cuộc sống ở đó như thế nào Họ đã trò chuyện rất thân mật về việc tránh thai của họ. Marianne, người mặc áo len đỏ đứng ở giữa trong bức ảnh này, cô ấy kết luận cuộc trò chuyện kéo dài hai giờ đồng hồ bằng một câu mà tôi không bao giờ quên. Cô nói: "Tôi muốn đem đến mọi thứ tốt đẹp cho đứa con này của mình trước khi tôi sinh thêm một đứa nữa". Và tôi nghĩ rằng - Đó là mong muốn chung của mọi người. Chúng ta đều muốn mang đến mọi thứ tốt đẹp cho con cái chúng ta. Điều khác biệt là khả năng đem lại những thứ tốt đẹp đó của từng người. Rất nhiều phụ nữ đang phải gánh chịu bạo lực gia đình. Họ còn không có quyền đề cập đến vấn đề tránh thai, ngay cả trong cuộc hôn nhân của họ. Có rất nhiều phụ nữ bị thiếu mất kiến thức nền tảng. Ngay cả những người có kiến thức và quyền hạn cũng không thể tiếp cận được những công cụ ngừa thai. Trong 250 năm trở lại đây, các bậc cha mẹ trên khắp thế giới đã quyết định hạn chế sinh đẻ lại. Khuynh hướng này trở nên bền vững trong suốt 250 năm qua, xuyên suốt các nền văn hóa và xuyên qua các lục địa, ngoại trừ vùng hạ Saharan của Châu Phi và Đông Á. Người Pháp bắt đầu hạn chế sinh đẻ vào giữa các năm 1700. Sau 150 năm, xu hướng này lan rộng khắp Châu Âu. Khi học đến giai đoạn lịch sử này, điều khiến tôi ngạc nhiên, là nó lan dọc theo đường kinh tế-xã hội và lan cả xung quanh đường văn hóa. Những người nói cùng một ngôn ngữ đã thay đổi chung theo một nhóm. Họ có chung một sự lựa chọn cho gia đình của họ, bất kể là họ giàu hay nghèo. Lý do làm cho xu hướng hạn chế sinh đẻ lan rộng là toàn bộ tiến trình này được dẫn dắt bởi một ý niệm - đó là các cặp vợ chồng có thể thực hiện việc kiểm soát một cách ý thức về số lượng con cái mà họ muốn có. Đây là một ý niệm có sức mạnh lớn lao. Nghĩa là các bậc cha mẹ đều có khả năng tác động đến tương lai của họ, không còn chấp nhận thực tại nữa. Ở Pháp, dân số giảm đều qua mỗi thập kỷ trong vòng 150 năm cho đến khi nó ổn định. Việc này mất quá nhiều thời gian bởi vì các biện pháp ngừa thai lúc đó chưa tốt. Ở Đức, sự chuyển biến này bắt đầu ở những năm 1880 và chỉ mất 50 năm cho đến khi dân số ổn định ở quốc gia này. Ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh, sự chuyển biến bắt đầu ở những năm 1960, Nó xảy ra nhanh hơn nhiều nhờ phương pháp tránh thai hiện đại. Tôi nghĩ, ở giai đoạn lịch sử này, chúng ta nên dừng lại một chút để nhớ lại vì sao giai đoạn này lại trở thành một vấn đề gây tranh cãi. Đó là bởi vì một số chương trình kế hoạch hóa gia đình phải nhờ đến những khích lệ rủi ro và những chính sách gây ép buộc. Ví dụ, ở những năm 60, Ấn Độ đã thực hiện những mục tiêu rất đặc biệt Họ trả tiền cho những phụ nữ chấp nhận đặt vòng tránh thai. Ngày nay, những phụ nữ Ấn Độ rất thông minh ở tình huống này Khi họ đến đặt vòng tránh thai, họ được nhận sáu đồng rupi. Và họ đã làm gì sau đó? Họ chờ vài giờ hoặc vài ngày sau đó, Họ đi tìm đến nhà cung cấp dịch vụ khác để tháo vòng ra với giá một rupi. Qua nhiều thập kỷ tại Mỹ, Những người phụ nữ gốc Phi đã bị ép buộc phải triệt sản. Thủ tục này từng rất phổ biến Nó được biết đến như là phong trào cắt bỏ tử cung Mississippi - một chương đen tối của lịch sử nước Mỹ Tiếp đó vào những năm 90, tại Peru, những phụ nữ ở vùng Andes đã bị gây mê và họ bị triệt sản mà không hề hay biết. Điều gây ngạc nhiên nhất về sự kiện này là những chính sách ép buộc đó không hề được yêu cầu. Chúng được thực hiện ở những nơi mà những bậc cha mẹ muốn hạn chế có nhiều con. Bởi vì từ vùng này qua vùng khác, từ năm này qua năm khác, các bậc cha mẹ đều muốn có ít con. Không có lý do nào để tin rằng những phụ nữ Châu Phi bẩm sinh lại có những mong muốn khác biệt. Nếu được lựa chọn, họ sẽ có ít con hơn. Câu hỏi ở đây là: Chúng ta có chịu đầu tư để giúp đỡ những phụ nữ có thứ họ muốn không? Hay chúng ta đang ép họ vào những xung đột kéo dài hàng thế kỷ, như thể vẫn đang tồn tại cuộc cách mạng Pháp và biện pháp tốt nhất có phải là xuất tinh ngoài âm đạo? Những bậc cha mẹ được trao quyền - không cần phải biện hộ gì thêm. Bởi chính khát khao đem lại mọi thứ tốt đẹp nhất cho con cái chúng ta là động lực để làm những việc tốt trên khắp thế giới này. Đó là thứ thúc đẩy xã hội tiến lên. Cũng một khu ổ chuột khác tại Nairobi tôi đã gặp một nữ doanh nhân trẻ tuổi, Cô ấy đang may túi xách ở ngoài. Cô cùng những đứa con của mình đến nhà máy quần bò ở địa phương và thu nhặt những mảnh vải vụn. Cô may chúng thành những túi xách để bán lại chúng. Khi tôi nói chuyện với cô ấy, cô đã có ba đứa con. khi tôi hỏi về gia đình của cô, cô nói cô và người chồng đã quyết định ngừng sinh con khi đứa trẻ thứ ba ra đời Tôi hỏi cô ấy lý do tại sao, cô ấy trả lời đơn giản rằng, "Bởi vì tôi không thể làm việc được nếu tôi có thêm con cái nữa". Rồi cô ấy giải thích về thu nhập mà cô có được từ việc kinh doanh nó giúp cô có thể trang trải học phí cho ba đứa nhỏ. Cô ấy vô cùng lạc quan về tương lai của gia đình cô. Nếu thử làm phép tính nhẩm, thì có hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ đã từng trải nghiệm qua Và minh chứng đã chỉ ra rằng họ đang đi đúng hướng. Họ có thể đem đến cho con cái của họ nhiều cơ hội hơn nữa nhờ vào việc kế hoạch hóa gia đình. Tại Banglasesh, trong quận Matlab, Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của hơn 180.000 cư dân từ năm 1963. Trong cộng đồng sức khỏe toàn cầu, đây là một trong những nghiên cứu dài nhất đang được thực hiện. Chúng tôi có rất nhiều thống kê thú vị về vấn đề sức khỏe. Họ đã viết gì trong bài nghiên cứu đó? Một nửa số dân làng được chọn để thực hiện các biện pháp tránh thai. Họ được giáo dục kiến thức và tiếp cận các biện pháp này. Sau hai mươi năm, khi theo dõi những ngôi làng đó, chúng tôi nhận thấy họ đã có cuộc sống tốt hơn so với các láng giềng khác. Các hộ gia đình khỏe mạnh hơn, Số phụ nữ tử vong khi sinh nở ít hơn. Số trẻ em tử vong trong những tháng đầu đời giảm đi nhiều. Con cái họ được nuôi dưỡng tốt hơn. Các hộ gia đình trở nên sung túc hơn. Những phụ nữ trưởng thành có tiền công cao hơn trước. Các hộ gia đình có thêm nhiều tài sản như vật nuôi, đất đai, tiền tiết kiệm. Cuối cùng, con cái của họ được học hành nhiều hơn. Khi bạn nhân rộng những ảnh hưởng này lên hàng triệu gia đình khác, kết quả nhận được sẽ là sự phát triển kinh tế có quy mô lớn. Người ta thường nói về phép màu kinh tế ở Châu Á vào những năm 80 - nhưng nó thực sự không phải là một phép màu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế trong khu vực này chính là xu hướng văn hóa hạn chế sinh đẻ. Những thay đổi chung bắt đầu từ cấp độ gia đình riêng lẻ - gia đình quyết định những thứ tốt đẹp nhất cho con cái của họ. Khi họ tạo ra những thay đổi và thực hiện quyết định đó, chúng sẽ trở thành những xu hướng chung của quốc gia và khu vực. Khi trao cơ hội cho những gia đình ở vùng hạ Sharan Châu Phi để thực hiện quyết định của chính họ, Tôi nghĩ việc này sẽ tạo ra một vòng tròn phát triển tích cực ở những cộng đồng trên khắp lục địa này. Chúng ta có thể giúp các gia đình nghèo xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể khẳng định rằng mọi người đều có cơ hội để học hỏi về các biện pháp tránh thai và tiếp cận được mọi phương pháp. Tôi nghĩ mục tiêu ở đây thực sự đã rõ: sự tiếp cận các biện pháp ngừa thai mà mọi phụ nữ đều muốn. Và để điều này được xảy ra, mọi quốc gia dù giàu hay nghèo đều phải đề cao việc tránh thai. Chúng ta có thể chung tay góp sức. bằng cách nói về hàng trăm triệu gia đình hiện giờ không thể tiếp cận các biện pháp ngừa thai và những gì cần làm để thay đổi cuộc sống khi họ đã tiếp cận được. Tôi nghĩ nếu Marianne và các thành viên trong hội phụ nữ có thể nói về điều này một cách cởi mở và đem cuộc thảo luận này ra trước công chúng, chúng ta cũng có thể làm điều đó. Và chúng ta cần bắt đầu ngay bây giờ. Bởi cũng như Marianne, chúng ta đều muốn con chúng ta có mọi thứ tốt đẹp. Vậy mong muốn này có gì đáng để tranh luận? Cám ơn quý vị. (Vỗ tay) Chirs Anderson: Cám ơn chị. Tôi có một vài câu hỏi dành cho Melinda. (Vỗ tay kết thúc) Cám ơn vì sự can đảm của chị và về mọi thứ. Melinda này, trong vài năm trở lại đây Tôi nghe rất nhiều người có học thức nói vài thứ đại loại như là: "Chúng ta không cần lo lắng về vấn đề dân số nữa. Dân số thế giới đang ngày một giảm dần. Chúng ta đang tiến đến mức 9 hay 10 tỷ người". Liệu họ có sai không? MG: Nếu anh nhìn vào thống kê ở khu vực Châu Phi, thì họ đã sai. Và tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nó qua nhiều lăng kính khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề từ thấp lên cao. Và đó là một trong các lý do chúng ta đã tự tạo ra quá nhiều lo âu về vấn đề tránh thai. Chúng ta nhìn từ trên xuống và nói chúng ta muốn có số liệu về dân số khác nhau qua mỗi năm. Đúng, chúng ta quan tâm thế giới này. chúng ta cần chọn lựa đúng. Nhưng sự chọn lựa cần được thực hiện ở cấp độ gia đình. Chỉ còn cách đưa cho họ sự tiếp cận và để họ tự lựa chọn những gì cần thiết thì bạn mới nhận thấy được những thay đổi mang tính toàn cầu đó - ngoại trừ vùng hạ Saharan Châu Phi và các nước Nam Á và Afghanistan, CA: Một số người ở Mỹ và ở nhiều nền văn hóa bảo thủ khác có thể nói những điều như thế này: "Thật đúng khi nói về việc cứu người và trao quyền cho phụ nữ. Nhưng quan hệ tình dục là thiêng liêng. Những gì chị đề xuất sẽ làm tăng khả năng xảy ra quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Và điều này là sai trái". Bạn sẽ nói gì với họ? MG: Tôi sẽ nói rằng quan hệ tình dục là hoàn toàn thiêng liêng. Thiêng liêng ở Đức, Thiêng liêng ở Mỹ, Thiêng liêng ở Pháp và ở nhiều nước khác trên thế giới. Sự thật là 98% phụ nữ ở nước tôi, những người đã trải nghiệm tình dục, nói việc họ dùng biện pháp tránh thai không làm giảm sự thiêng liêng của tình dục. Việc này chỉ có nghĩa là họ đang chọn lựa cho cuộc sống của họ. Tôi nghĩ với sự chọn lựa đó chúng ta cũng tôn trọng sự thiêng liêng của gia đình sự thiêng liêng về cuộc sống của người mẹ và của những đứa con bằng việc cứu sống họ. Đối với tôi, những điều này cũng vô cùng thiêng liêng. CA: Vậy Qũy của chị đang làm điều gì để xúc tiến cho vấn đề này? Và với những người ở đây, cũng như các thính giả trên mạng xã hội - bạn muốn họ làm điều gì? MG: Tôi muốn họ tham gia buổi trò chuyện này. Chúng tôi đã liệt kê website ở đây. Hãy tham gia trò chuyện. Hãy kể cho người khác nghe tránh thai đã thay đổi cuộc sống của bạn thế nào hay kể câu chuyện của ai đó bạn biết. Và nói bạn ủng hộ điều đó. Chúng tôi cần mọi người nói rằng "Điều này quá rõ ràng" Chúng ta sẽ trao cho tất cả phụ nữ sự tiếp cận - bất kể họ sống ở đâu". Và một trong những điều chúng tôi sẽ làm là tổ chức một sự kiện lớn vào ngày 11 tháng 7 tại Luân Đôn, với sự tham gia của các khách mời đến từ nhiều quốc gia, có cả Châu Phi để quyết tâm đưa việc này trở lại nghị trình sức khỏe thế giới. Chúng tôi sẽ đề ra những phương sách, Chúng tôi sẽ lập kế hoạch từ dưới lên trên với các chính phủ để đảm bảo tất cả phụ nữ đều được học - từ đó có được công cụ mà họ muốn. và họ sẽ có nhiều chọn lựa từ nhân viên chăm sóc sức khỏe địa phương hay từ phòng khám dành cho cộng đồng nông thôn của họ. CA: Melinda, tôi đoán rằng những bà sơ đã dạy chị ở trường học sẽ xem chương trình TED Talk này một lúc nào đó. Liệu họ sẽ khiếp sợ hay khích lệ chị? MG: Tôi biết là họ sẽ xem TED Talk bởi vì họ biết những gì tôi đang làm và tôi dự định gửi nó cho họ xem. Những bà sơ ở đó có tư tưởng rất tiến bộ. Tôi mong rằng họ sẽ tự hào về tôi khi tôi áp dụng những gì họ đã dạy tôi về công bằng xã hội và phụng sự. Tôi thực sự cảm thấy rất đam mê về vấn đề này vì những điều tôi thấy được ở thế giới đang phát triển này. Đối với tôi, chủ đề này mang tính nhân đạo sâu sắc bởi vì những người phụ nữ ở đây không hề có tiếng nói nào cả. Lẽ ra họ không bị như vậy Họ nên có tiếng nói, và có quyền tiếp cận. Và tôi hy vọng họ biết tôi đang truyền tải những gì tôi đã biết được từ họ và từ mấy chục năm tôi làm việc cho Qũy. CA: Hôm nay, chị cùng nhóm của chị là những diễn giả rất tuyệt vời những người khiến chúng tôi vô cùng cảm kích. Chị học hỏi được điều gì chứ? (Cười) MG: Lạy Chúa, tôi đã học được rất nhiều. Tôi có rất nhiều câu hỏi kèm theo. Tôi nghĩ công việc này giống như một hành trình. Bạn đã nghe cuộc thảo luận về một hành trình thông nhiệt huyết. hoặc hành trình thông qua mục đích xã hội, hoặc hành trình đang đến và nói rằng, "Vì sao không có phụ nữ nào diễn thuyết ở đây?" Tôi nghĩ rằng chúng ta, những người hành động vì những vấn đề này, Bạn học qua việc nói với người khác. Bạn học qua hành động. Bạn học từ những sai lầm. Và đó là câu hỏi của bạn. Đôi khi, chính câu hỏi bạn đưa ra lại giúp ta có câu trả lời hay tìm ra người trả lời nó. Nên tôi có nhiều câu hỏi cho những người tham gia hôm nay. Tôi nghĩ hôm nay là một ngày thú vị. CA: Cám ơn chị đã mời chúng tôi cùng tham gia hành trình này với chị. Cám ơn chị rất nhiều. MG: Thật tuyệt. Cám ơn, Chris. Tôi là một kỹ sư quy trình. Tôi hiểu biết về các nồi hơi và lò đốt túi lọc vải và buồng đốt xoáy và những thứ giống thế, nhưng tôi bị hội chứng Marfan. Đây là một sự rối loạn di truyền. Và vào năm 1992 Tôi tham gia một nghiên cứu về gien và tôi phát hiện ra điều kinh hoàng, như bạn có thể thấy trong trang trình chiếu, là động mạch chủ hướng thượng của tôi không thuộc kích cỡ bình thường tại vạch màu xanh phía dưới đây. Của mọi người ở đây sẽ nằm trong phạm vi 3.2 và 3.6 cm. Của tôi đã lên đến 4.4. Và như bạn có thể thấy, động mạch chủ của tôi giãn nở dần. và tôi tiến mỗi lúc một gần đến điểm mà cần đến một cuộc phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật được đề nghị thật là sởn tóc gáy-- gây mê, mở lồng ngực, nối bạn với máy trợ tim và máy thở, hạ thân nhiệt của bạn xuống còn khoảng 18 độ bách phân, ngừng tim, cắt lấy động mạch chủ, thay nó bằng một cái van nhựa và động mạch chủ bằng nhựa, và, quan trọng nhất là, ký thác bạn vào liệu pháp chống đông (máu) suốt đời. thường là thuốc warfarin. Cái ý tưởng về cuộc phẫu thuật chẳng hấp dẫn gì. Ý tưởng về thuốc warfarin thật sự rất đáng sợ. Thế rồi tôi tự nói với mình, tôi là một kỹ sư trong ngành nghiên cứu và phát triển, đây chỉ là một vấn đề về bơm dẫn. Tôi có thể làm được. Có thể thay đổi được. Thế rồi tôi bắt tay vào thay đổi toàn bộ quá trình điều trị về sự dãn nở của động mạch chủ. Đích nhắm của dự án thực sự rất đơn giản. Vấn đề thực sự duy nhất của động mạch chủ hướng thượng ở người với hội chứng Marfan là thiếu lực căng. Thế nên khả năng tồn tại khi đơn giản là bao bọc bên ngoài cái ống. Và nó sẽ giữ ổn định và hoạt động khá tốt. Nếu ống dẫn nước áp lực cao của bạn, hoặc đường dẫn thủy lực áp lực cao, phình ra một chút, bạn chỉ quấn quanh băng keo bên ngoài nó. Thực sự nó rất đơn giản về khái niệm, nhưng lại không hề đơn giản khi tiến hành. Lợi thế lớn nhất của một sự hỗ trợ ngoại biên với tôi là tôi có thể lưu giữ lại mọi bộ phận của chính mình, cả nội mô và những chiếc van, và không phải cần đến liệu pháp chống đông (máu). Vậy chúng ta bắt đầu từ đâu đây nhỉ? Đây là một lát cắt dọc qua cơ thể tôi. Bạn có thể thấy ở giữa thiết bị đó, cái kết cấu nhỏ đó, đang co bóp ra. Đó là tâm thất trái đang đẩy máu lên qua van động mạch chủ-- bạn có thể thấy hai lá van của động mạch chủ đang hoạt động-- hướng lên, vào động mạch chủ hướng thượng. Và chính là phần động mạch chủ hướng thượng đó, co giãn và đỉnh điểm là nổ ra, điều này, tất nhiên, là chí mạng. Chúng tôi bắt đầu bằng việc sắp xếp các hình ảnh thu gom từ các máy chụp cộng hưởng từ. và máy chụp CT (cắt lớp) từ đó làm thành một mô hình động mạch chủ của bệnh nhân. Đây là mô hình động mạch chủ của tôi. Tôi có một cái thật ngay trong túi đây, Nếu có ai đó muốn xem và nghịch nó. Bạn có thể thấy, nó là một kết cấu khá phức tạp. Phần đuôi có dạng trụ tròn ngộ nghĩnh, chỗ đó chứa van động mạch chủ. Phần kế tiếp quay lại với dạng tròn kế đó là dạng nón và cuốn cong. Nó là một kết cấu khá khó để chế tạo. Cái này đây, giống như tôi nói, là một mô hình CAD của tôi, và đây là một trong những mô hình CAD sau này. Chúng tôi kinh qua một lưu trình lập đi lặp lại trong việc sản xuất những mô hình ngày càng tốt hơn. Khi chúng tôi sản xuất mô hình đó chúng tôi biến chúng thành mẫu nhựa cứng, như bạn thấy đây, sử dụng một công nghệ tạo mẫu nhanh, dạng công nghệ kỹ thuật khác. Chúng tôi sau đó sử dụng cái mô hình trước đó để chế tạo một mẫu theo kích thước hoàn hảo lưới sợi tổ xốp, theo hình dáng của mẫu trước đó và khớp một cách hoàn hảo với động mạch chủ. Vậy nên đây thuần túy là phép chữa bệnh cá nhân hóa và thực sự là mặt tốt nhất của nó. Mọi bệnh nhân chúng tôi chữa trị đều có một vật cấy ghép vừa vặn tuyệt đối. Một khi bạn làm ra được nó, sự lắp ghép là khá dễ dàng. John Pepper, chúc lành cho trái tim của ông ấy chuyên gia phẫu thuật tim lồng ngực-- chưa bao giờ làm việc đó trong cuộc đời của ông ấy-- ông ấy đặt cái đầu tiên vào,thấy không thích, lấy nó ra, đặt cái thứ hai vào. Hài lòng, cứ thế tôi tiếp tục. Bốn tiếng rưỡi (nằm) trên bàn (mổ) và xong xuôi mọi thứ . Vậy nên phẫu thuật cấy ghép thực sự là phần dễ dàng. Nếu bạn so sánh giữa cách chữa trị mới của chúng tôi với một sự thay thế hiện hành, cái mà được gọi là vá gốc động mạch chủ tổng hợp, một trong hai sự so sánh gây sửng sốt, mà tôi chắc là sẽ sáng tỏ cho tất cả các bạn. Mất hai giờ để lắp một trong những thiết bị của chúng tôi so sánh với sáu giờ với cách chữa trị hiện hành. Cách chữa trị hiện hành yêu cầu, như tôi đã nói, Tim và phổi phổi đi qua máy và yêu cầu toàn bộ thân thể phải được làm lạnh. Chúng tôi không cần mấy thứ đó; chúng tôi làm việc trên trái tim đang đập. Ông ấy mở lồng ngực, tiến vào động mạch chủ vào khi tim bạn đang đập, tất cả đều ở nhiệt độ thích hợp. Mà không thâm nhập vào hệ tuần hoàn của bạn. Vật nên nó thực sự rất tuyệt vời. Nhưng với tôi, điểm tuyệt đối tốt nhất là không cần đến liệu pháp chống đông (máu). Tôi không cần phải uống bất kỳ loại thuốc nào ngoài những loại thuốc tạo hưng phấn mà tôi chọn uống. (Cười) Và thực tế, nếu bạn nói chuyện với những người đang phụ thuộc vào warfarin trong thời gian dài, nó thực sự là một sự tổn hại nghiêm trọng đến chất lượng sống của bạn. Và thậm chí tệ hơn, không thể tránh khỏi là nó rút ngắn cuộc sống của bạn. Tương tự, bạn lựa chọn van nhân tạo, bạn phải lệ thuộc vào liệu pháp kháng sinh Bất cứ khi nào bạn phải chữa trị bằng y khoa giải phẫu. Thậm chí khi đi khám răng bạn cũng cần phải uống kháng sinh, phòng khi bạn bị nội nhiễm ở van. Lần nữa, Tôi không có mấy cái đó, vậy nên hoàn toàn tự do. Động mạch chủ của tôi được chữa, Tôi không phải lo lắng về nó nữa. Điều này với tôi giống như một sự tái sinh. Quay trở lại với chủ đề của buổi thuyết trình: Trong nghiên cứu đa ngành, làm thế quái nào mà một kỹ sư quy trình quen với việc làm việc với mấy cái nồi hơi cuối cùng tạo ra một thiết bị y khoa biến đổi cuộc sống của chính anh ta? Câu trả lời đó là một đội (nghiên cứu) đa ngành. Đây là danh sách của đội (nghiên cứu) nòng cốt. Và như bạn thấy, Không chỉ có hai chuyên ngành công nghệ chủ yếu tại đây, y khoa và kỹ thuật, nhưng còn nhiều những chuyên gia khác nhau từ trong hai chuyên ngành đó. John Pepper đây là nhà phẫu thuật tim người đã làm phẫu thuật thực tế đó cho tôi, nhưng những người khác ở đây cũng góp phần vào việc này cách này hay cách khác. Raad Mohiaddin, bác sỹ X-Quang: Chúng tôi phải có được hình ảnh chất lượng tốt để từ đó làm ra mô hình CAD. Warren Thornton, người vẫn làm tất cả mô hình CAD cho chúng tôi, phải viết mã cho một mẫu CAD theo kích thước để tạo ra mô hình này từ những bộ dữ liệu đầu vào thực dự rắc rối này. Mặc dù vậy cũng có những rào cản. Có một vài vấn đề ở đây. Thuật ngữ là một vấn đề lớn ở đây. Tôi có thể đoán được không ai trong phòng này hiểu bốn thuật ngữ đầu tiên này. Những kỹ sư trong số các bạn sẽ nhận ra sự tạo mẫu nhanh và CAD. Những nhân viên y tế trong số các bạn, nếu có ai đó, sẽ nhận ra hai cụm từ đầu. Nhưng sẽ không còn ai khác trong phòng này hiểu tất bốn từ đó. Loại bỏ thuật ngữ là rất quan trọng để chắc rằng tất cả mọi người trong đội hiểu chính xác nghĩa khi mà một cụm từ cụ thể được sử dụng. Những quy ước chuyên ngành của chúng tôi cũng khôi hài. Chúng tôi chụp rất nhiều ảnh chụp cắt lát ngang của tôi, chế ra những lát cắt này và sau đó sử dụng để tạo một mẫu CAD. Và mẫu CAD đầu tiên mà chúng tôi làm, những bác sỹ phẫu thuật vân vê mẫu cái mẫu bằng nhựa, mà chẳng thể nhìn ra nó là cái gì. Và sau đó chúng tôi nhận ra nó thực sự là một hình ảnh phản chiếu của động mạch chủ thực tế. nó là một hình ảnh phản chiếu vì trong thế giới thực chúng ta luôn nhìn xuống những mặt phẳng của nhà hay đường phố hay bản đồ. Trong thế giới y khoa chúng tôi nhìn lên mặt phẳng. Vậy nên những hình ảnh cắt ngang là một sự đảo ngược. Nên phải cẩn thận với những quy ước chuyên ngành Mọi người cần hiểu cái nào là giả định và cái nào là không. Những rào cản về thể chế là một vấn đề nhức đầu khác trong dự án này. Bệnh viện Brompton được tiếp quản bởi Trường Cao Đẳng Y Khoa Imperial, Và có những vấn đề nghiêm trọng về mối quan hệ không tốt giữa hai tổ chức này. Tôi làm việc với Imperial và Brompton, và điều này làm phát sinh vài rắc rối nghiêm trọng trong dự án, những vấn đề mà thực ra không nên tồn tại. Ủy ban nghiên cứu và luân lý: Nếu bạn muốn làm cái gì đó mới mẻ trong ngành giải phẫu, bạn phải có được giấy phép từ ban nghiên cứu và luân lý địa phương. Tôi chắc rằng ở Ba Lan cũng vậy. Sẽ có một vài tổ chức tương đương, cấp phép cho hình thức phẫu thuật mới. Chúng tôi không chỉ gặp những vấn đề liên quan đến quan liêu, mà còn có sự đố kỵ nghề nghiệp. Có những người trong ủy ban nghiên cứu và luân lý không muốn thấy John Pepper thành công lần nữa, vì ông ấy quá thành công. Và họ tạo ra cho chúng tôi nhiều rắc rối hơn. Những vấn đề quan liêu: Rút cuộc là khi bạn có cách chữa trị mới bạn buộc phải có một cuốn sách hướng dẫn phát ra cho mọi bệnh viên trên cả nước. Ở Anh, chúng tôi có Viện Sức Khỏe Và Lâm Sàng, NICE. Bạn sẽ có một tổ chức tương đương ở Ba Lan, không nghi ngờ gì. Chúng tôi phải kinh qua được NICE. Chúng tôi hiện nay phát hành một sự hướng dẫn lâm sàng rất hay trên Net. Vậy nên có bệnh viện nào đó thấy thích có thể đồng hành, đọc báo cáo NICE liên lạc với chúng tôi sau đó thì tự thân vận động. Rào cản về tài trợ: Một vấn đề to tát khác cần lo tới. Vấn đề lớn trong việc hiểu một trong những bối cảnh đó: Khi chúng tôi lần đầu tiên tiếp cận với một trong những tổ chức từ thiện lớn ở Anh tài trợ cho những dự án như thế này, cái mà họ đang thấy thấy thực chất là một sự đề nghị kỹ thuật. Họ không hiểu; họ là bác sỹ, họ gần với Chúa. Đó là điều với vẩn. Họ cho nó vào sọt rác. Vậy nên cuối cùng tôi đi gặp nhà đầu tư tư nhân và tôi chực từ bỏ nó. Nhưng hầu hết R (Nghiên cứu) và D (Phát triển) mà sẽ được viện tổ chức tài trợ, bởi Học Viện Khoa Học Ba Lan hoặc Hội Đồng Nghiên Cứu Kỹ Thuật & Vật Lý Khoa Học hay cái gì gì đó, và bạn phải kinh qua được những người đó. Thuật ngữ là vấn đề khổng lồ khi bạn cố gắng làm việc liên thông với các ban ngành, vì trong thế giới kỹ thuật, chúng tôi đều hiểu CAD và R.P.-- nhưng (người) trong thế giới y khoa thì không. Tôi cho rằng cuối cùng thì những viên chức tài trợ cũng thực sự phải hành động cùng nhau. Họ thực sự phải bắt đầu đối thoại với nhau, và phải rèn giũa một chút về quan niệm, nếu đó không phải là quá đang khi yêu cầu như vậy-- mà cũng có lẽ thế thật. Tôi đã đặt ra một cụm từ "bảo thủ trì trệ." Rất nhiều người trong thế giới y khoa không muốn thay đổi, cụ thể hơn là không muốn khi một kỹ sư tay ngang đột nhiên mang đến câu trả lời. Họ không muốn thay đổi. Họ đơn giản chỉ muốn làm cái mà họ đã làm được trước đó. Thực tế, có rất nhiều bác sỹ phẫu thuật ở Anh. vẫn đang chờ đợi một trong những bệnh nhân của chúng tôi gặp chuyện, để họ có thể nói rằng " Đó, tôi đã nói với anh là không được rồi còn gì." Chúng tôi thực sự có 30 bệnh nhân. Tôi đã qua được 7 năm rưỡi rồi. Chúng tôi có 90 bệnh nhân hậu phẫu thuật giữa chúng tôi, và chúng tôi chưa bị một vấn đề nào. Tuy vậy, có những người ở Anh nói rằng, "Ôi, cái gốc động mạch ngoài đó, nó sẽ chẳng có tác dụng gì đâu, bạn biết đấy." Nó thực sự là một vấn đề. Nó thực sự là một vấn đề. Tôi chắc rằng mọi người ngồi trong phòng này đã đều trải qua sự kiêu ngạo giữa những nhân viên y tế, bác sỹ, nhà phẫu thuật ở mức độ nào đó. Điểm chính giữa rất đơn giản cái cách mà các vị bác sỹ bảo vệ mình. "Ậy, Tất nhiên là có, tôi đang theo dõi bệnh nhân của tôi chứ." Tôi nghĩ điều này chắng tốt tẹo nào, nhưng tùy bạn, đó là quan điểm của tôi. Cái Tôi, tất nhiên, lại lần nữa, là một vấn đề to tát Nếu bạn đang làm việc trong một đội chuyên ngành, Bạn phải cho đồng nghiệp của mình thấy được ích lợi của sự nghi ngờ. bạn phải bày tỏ sự trợ giúp với họ. Tom Treasure, giáo sư giải phẫu tim lồng ngực: một anh chàng phi thường. Chết nhẹ nhàng là cách tôn trọng ông ấy Ông ấy tôn trọng tôi? Khác biệt chút xíu. Đó là mọi tin xấu. Tin tốt là những ích lợi xuất sắc khổng lồ. Dịch cái này đi.Tôi cá là họ không thể. (Cười) Khi bạn có một nhóm người có những sự đào tạo về nghề nghiệp khác nhau, những kinh nghiệm nghề nghiệp khác nhau, họ không chỉ có những nền tảng hiểu biết cơ bản khác biệt, mà họ còn có những quan điểm khác biệt về mọi thứ. và nếu bạn có thể đưa những người đó lại gần được với nhau làm cho họ đối thoại được với nhau và hiểu nhau, kết quả sẽ rất là ngoạn ngục. Bạn có thể tìm ra những giải pháp mới lạ, những giải pháp mới lạ thực sự, mà chưa bao giờ được xem xét trước đó rất nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể rút gọn một lượng công việc khổng lồ đơn giản bằng việc sử dụng nền tảng hiểu biết bao quát mà bạn có. Và kết quả là, Một sự sử dụng khác biệt hoàn toàn công nghệ và sự hiểu biết quanh bạn. Kết quả của tất cả những điều này là bạn có được một tiến trình nhanh chóng không ngờ với ngân sách nhỏ bé không ngờ. Tôi thực sự hổ thẹn về chi phí xuyên suốt từ ý tưởng của tôi đến việc tôi được cấy ghép rẻ như thế nào cái mà tôi không chuẩn bị trước để cho bạn biết nó tốn bao nhiêu Vì tôi ghi ngờ có những tiêu chuẩn về điều trị phẫu thuật xác thật có lẽ là ở Mỹ tốn nhiều hơn cho một bệnh nhân chữa trị một lần hơn là cái phí để chúng tôi chuyển từ giấc mơ của tôi thành thực tế. Đó là tất cả những gì mà tôi muốn nói, và tôi còn ba phút nữa. Rồi Heather cũng sẽ thích tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng gặp và nói chuyện với tôi sau đây. Rất lấy làm vinh hạnh nói chuyện với bạn. Cám ơn rất nhiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về triển vọng biến nỗi sợ hãi thành hy vọng Ngày nay khi tìm đến các bác sĩ tới văn phòng của họ và khi chúng ta bước vào có những từ mà chúng ta không muốn nghe Đó là những từ làm chúng ta khiếp sợ Tiểu đường, ung thư, Parkinson , Alzheimer, Liệt tim hay phổi Chúng ta đều biết đó là những căn bệnh gây suy nhược và rất khó chữa trị Những gì tôi muốn làm sáng tỏ cùng các bạn hôm nay là 1 cách tư duy khác về phương pháp điều trị các căn bệnh gây suy nhược Tại sao điều này lại quan trọng Tại sao thiếu nó,hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta có nguy cơ sụp đổ, nếu các bạn không cho là vậy Và ngày hôm nay chúng ta đang ở đâu, về mặt y học, và ngày mai ta sẽ đi đến đâu, với những rào cản gì Chúng ta sẽ giải quyết mọi vấn đề trên trong 18 phút tới đây, tôi hứa Tôi muốn bắt đầu với slide này Vì slide này nói về cách tư duy của Tạp chí Khoa học về vấn đề này Đây là 1 vấn đề nổi lên từ năm 2002 khi tạp chí này xuất bản 1 loạt bài báo khác nhau về con người được tạo thành từ các bộ phận điện tử Căn bản đó là 1 vấn đề về dược phẩm tái tạo Dược phẩm tái tạo -1 khái niệm đơn giản đến không ngờ ai cũng có thể hiểu được Nó thuần túy thúc đẩy tốc độ cơ thể tự làm lành các vết thương theo thước đo thời gian lâm sàng liên quan Do vậy chúng ta biết cách làm lành vết thương theo nhiều phương pháp như trên đây Chúng ta biết nếu phần hông bị tổn thương , bạn có thể đặt vào đó phần hông nhân tạo Và đây là ý tưởng mà tạp chí Khoa Học đặt lên trang bìa Đây là một phản đề hoàn chỉnh của dược phẩm tái tạo Nó không phải dược phẩm tái tạo Dược phẩm tái tạo đã được Tuần báo Kinh doanh đưa ra khi họ viết 1 bài về loại thuốc này cách đây không lâu Thay vì xác định phương pháp cải thiện các triệu chứng bằng thuốc và các thiết bị y tế, cùng những điểm ưa chuộng tôi sẽ quay trở lại đề tài này trong vài phút tới thay vì làm điều đó ,chúng ta sẽ phục hồi chức năng đã mất của cơ thể bằng cách hồi phục chức năng các cơ quan và mô bị phá hoại Kết quả là khi kết thúc đợt điều trị bạn vẫn là bạn như khi còn khỏe mạnh Ý tưởng hay thì rất hiếm, nếu bạn đồng ý đây là 1 ý tưởng như thế và ý tưởng hay mà thật sự mới mẻ thì lại càng ít ý tưởng này cũng tương tự như thế Nếu nhìn lại lịch sử Charles Lindbergh- được biết đến nhiều hơn vì lái máy bay thực sự là 1 trong số những người tiên phong cùng với Alexis Carrel, 1 trong số những người đoạt giải Nobel từ Rockefeller bắt đầu nghĩ đến việc liệu họ có thể nuôi dưỡng các cơ quan của cơ thể? Họ xuất bản cuốn sách này vào năm 1937 nơi mà họ thực sự bắt đầu nghĩ bạn có thể làm gì trong những lò phản ứng sinh học để nuôi cấy toàn cơ quan Từ đó đến nay chúng ta đã đi được 1 chặng đường khá dài Tôi sẽ chia sẻ với các bạn 1 phần đang diễn ra của công việc thú vị đó, Nhưng trước đó, tôi muốn bày tỏ mối quan ngại về hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về điều này với các bạn Từ trước đến nay đã có nhiều cuộc bàn luận về việc cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu đói nghèo và nhất là tăng tuổi thọ trên khắp thế giới Một trong những thử thách là chúng ta càng giàu có thì càng sống lâu Và chúng ta càng sống lâu thì càng tốn kém để chữa trị bệnh tật khi về già Đơn giản là sự thịnh vượng của 1 quốc gia đối lập với tỉ lệ phần trăm dân số trên 65 tuổi Một cách căn bản bạn có thể thấy rằng 1 quốc gia càng giàu có thì tuổi thọ của người dân càng cao. Tai sao điều này lại quan trọng? Và tại sao thử thách này lại đặc biệt được chú ý hiện nay? Nếu độ tuổi trung bình của nền dân số quốc gia bạn là 30 thì loại bệnh thông thường bạn phải điều trị có thể là đau khớp chân thường xuyên và có lẽ 1 chút hen suyễn Nếu độ tuổi trung bình của đất nước bạn từ 45 đến 55 thì cần kể đến tiểu đường tiểu đường típ 1, liệt tim , bệnh động mạch vành Những căn bệnh vốn đã khó chữa và tốn kém hơn nhiều Hãy nhìn vào biểu đồ của Mỹ ở đây Biều đồ này từ hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào năm 1930, có 41 công nhân trên 1 người nghỉ việc 41 người về cơ bản sức khỏe ổn định chi trả cho 1 người nghỉ việc vì bệnh suy nhược Năm 2010, 2 công nhân trên 1 người nghỉ việc ở Mỹ Và hiện tượng này khớp với mọi quốc gia công nghiệp hóa giàu có trên thế giới . Làm sao bạn có thể chi trả cho chi phí chữa trị cho các bệnh nhân Khi hiện thực khi về tuổi già trông như thế này? Đây là độ tuối đối lập với chi phí chăm sóc sức khỏe Và bạn có thể thấy rằng trong độ tuổi từ 45, 40 đến 45 có 1 đỉnh cao đột ngột trong chi phí chăm sóc sức khỏe khá thú vị, nếu bạn nghiên cứu đúng hướng bạn có thể thấy bạn tốn bao nhiêu cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân được hoạch định cả đời. Khoảng 7 năm trước khi bạn hấp hối ,xuất hiện 1 đỉnh gấp khúc Và bạn thực sự có thể Tiếng cười Chúng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề đó Tiếng cười Rất ít ,rất ít thứ bạn có thể làm để thay đổi phương pháp chữa trị các căn bệnh đó và trải qua những gì mà tôi gọi là sự hóa già khỏe mạnh tôi cho rằng có 4 yếu tố và không yếu tố nào trong số đó bao gồm hệ thống bảo hiểm hay hợp pháp Tất cả đều thay đổi người chi trả Chúng không thay đổi chi phí thực sự của quá trình điều trị 1 việc bạn có thể làm là không điều trị ,hoặc hạn chế việc chăm sóc sức khỏe Chúng ta không nói thêm về vấn đề đó nữa. Nó thật đáng buồn Bạn có thể phòng ngừa Hiển nhiên, việc phòng bệnh sẽ cần nhiều tiền Nhưng có lẽ thú vị nhất ,đối với cá nhân tôi,cũng là quan trọng nhất là ý tưởng chẩn đoán 1 căn bệnh sớm hơn trong quá trình phát triển bệnh sau đó điều trị để chữa khỏi thay vì điều trị 1 triệu chứng Lấy ví dụ về bệnh tiểu đường, Ngày nay, với căn bệnh này,chúng ta có thể làm gì? một khi nó xuất hiện triệu chứng, chúng ta chẩn đoán sau đó chúng ta điều trị triệu chúng đó trong khoảng 10,20,30,40 năm và chúng ta thực hiện khá tốt. Insulin là 1 liệu pháp hiệu quả Tuy nhiên,cuối cùng nó cũng hết tác dụng và tiểu đường dẫn đến thời kì đầu dễ tiên đoán của suy nhược Tại sao chúng ta không thể tiêm vào tuyến tụy chất gì đó để hồi phục tuyến này sớm thậm chí trước khi nó trở thành triệu chứng rõ ràng Và nó có thể là hơi đắt khi chúng ta điều trị nhưng nếu nó hiệu quả ,chúng ta sẽ có khả năng làm cái gì đó khác đoạn phim này, theo tôi, đã chỉ ra khái niệm tôi sắp nói đến khá sâu sắc Đây là con sa-giông, mọc lại chi của nó Nếu con sa-giông có thể làm điều này ,tại sao chúng ta không thể? Tôi sẽ cho các bạn thấy 1 số đặc điểm quan trọng hơn về việc tái tạo chi trong 1 thời điểm Nhưng những gì chúng ta đang thảo luận về dược phẩm phục hồi là tái tạo trong từng hệ thống cơ quan trong cơ thể cho các mô và chính các cơ quan Vì vậy ngày nay ,thực tế nếu chúng ta bị ốm thì thông điệp là chúng ta sẽ chữa trị theo các triệu chứng và bạn cần điều chỉnh theo 1 lối sống mới Trong tương lai,tôi sẽ gặp lại các bạn và chúng ta có thể tranh luận nhưng đó là trong tương lai gần có thể nhìn trước được chúng ta sẽ bàn về việc phục hồi tái sinh Trên đây là việc lắp chi giả tương tự với cái mà người lính trở về từ Iraq 370 người lính trở về từ Iraq bị mất chi Hãy tưởng tượng thay vì đối mặt với mất mát đó, liệu họ có thể thực sự đối diện với việc tái tạo chi đó Đó là 1 khái niệm ngông cuồng tôi sẽ cho các bạn thấy chúng ta đang ở đâu vào thời điểm hướng tới khái niệm đó Nhưng 1 lần nữa ,nó mang tính ứng dụng thực tiễn với mọi hệ thống cơ quan chúng ta có thể thực hiện công việc đó ra sao? Nói chuyện với cơ thể-đó là 1 cách. Con người cần học ngôn ngữ của cơ thể Và bắt đầu những quá trình chúng ta đã biết làm khi còn là bào thai Một bào thai của động vật có vú, nếu mất 1 chi trong 3 tháng đầu thai nghén sẽ tự mọc lại chi đó do vậy, chuỗi tế bào di truyền của con người có khả năng thực hiện cơ chế làm lành vết thương như thế Đó là quá trình tự nhiên nhưng bị mất đi khi chúng ta lớn. Đối với 1 đứa trẻ, trước khi được 6 tháng tuổi nếu chúng mất đầu ngón tay do tai nạn đầu ngón tay đó sẽ mọc lại Đến lúc lên 5, chúng sẽ không còn khả năng đó nữa Vì vậy để cuốn vào cuộc trò chuyện với cơ thể con người cần nói ngôn ngữ của cơ thể và có 1 số dụng cụ nhất định trong hộp dụng cụ của chúng ta cho phép con người thực hiện việc đó ngày nay . Tôi sẽ đưa ra ví dụ của 3 dụng cụ đó 3 thứ giúp ta nói chuyện với cơ thể Đầu tiên phải kể đến các liệu pháp tế bào Rò ràng là chúng ta tự chữa lành theo 1 tiến trình tự nhiên chủ yếu sử dụng các tế bào Do vậy ,nếu con người có thể tìm thấy những tế bào cần thiết và cấy ghép chúng trong cơ thể ,chúng có thể làm lành các bộ phận Thứ hai, chúng ta sử dụng các vật liệu mới Trước đó,chúng ta đã nghe nói đến tầm quan trọng của các vật liệu mới Nếu con người phát minh ra các vật liệu, thiết kế chúng hay sản xuất vật liệu từ 1 môi trường tự nhiên, chúng ta có thể dựa vào những vật liệu đó để giúp cơ thể chữa lành chính nó và cuối cùng ,con người có thể sử dụng các thiết bị thông minh các thiết bị này sẽ tải đỡ công việc của cơ thể và cho phép nó chữa lành chính nó Tôi sẽ cho bạn thấy 1 ví dụ của từng cái Bắt đầu với những vật liệu này Steve Badylak -trường đại học Pittsburgh cách đây 1 thập kỷ đã có 1 ý tưởng đáng chú ý rằng ruột non của heo nếu bạn tách hết các tế bào mà vẫn cho phép đoạn ruột đó duy trì các hoạt động sinh học nó có thể chứa tất cả các yếu tố và dấu hiệu cần thiết để báo hiệu cho cơ thể tự làm lành và ông đặt ra 1 câu hỏi quan trọng câu hỏi đó là nếu tôi lấy đi vật liệu đó thì cái nào là vật liệu tự nhiên thường xuyên thực hiện việc chữa lành trong ruột non và nếu tôi đặt nó ở 1 nơi nào khác trong cơ thể con người nó sẽ gây ra phản ứng mô cụ thể hay sẽ tạo ra 1 đoạn ruột non nếu tôi cố gắng tạo 1 cái tai mới Tôi sẽ không kể câu chuyện này cho các bạn nếu nó không hấp dẫn và thuyết phục Bức tranh các bạn sắp thấy ( Cười ) là 1 bức tranh hấp dẫn tuy nhiên, đối với 1 số bạn yếu bóng vía mặc dù các bạn có thể không muốn thú nhận điều này trước mặt bạn mình ánh sáng tắt bớt rồi . Đây là thời điểm tốt cho các bạn cúi xuống kiểm tra chiếc điện thoại Blackberry của mình, làm bất cứ điều gì ngoại trừ nhìn lên màn hình ( Cười ) các bạn sắp nhìn thấy 1 khối u bệnh tiểu đường Và mặc dù -tốt hơn hãy cười thư giãn trước khi xem nó Đây là hiện thực của bệnh đái tháo đường Tôi nghĩ các bạn đã nghe nói nhiều đến tiểu đường, u tiểu đường Chúng ta chỉ đơn thuần không liên hệ u xơ với phương pháp điều trị cuối cùng đó là phương pháp cắt cụt, nếu bạn không thể chữa trị được nữa Vì vậy, tôi sẽ chiếu slide này bây giờ. Nó sẽ không kéo dài lâu đâu Đây là 1 khối u tiểu đường -1 thảm kịch Cách chữa trị cho bệnh này là cắt bỏ Đây là 1 phụ nữ đứng tuổi . Bà bị ung thư gan và cả tiểu đường và quyết định chết với những gì còn lại của cơ thể vẫn còn nguyên vẹn Người phụ nữ này quyết định, sau 1 năm cố gắng chữa trị khối u đó, rằng bà sẽ thử liệu pháp mới mà Steve phát minh ra 11 tuần sau vết thương trông như thế này Vật liệu đó chỉ chứa những dấu hiệu thiên nhiên khiến cơ thể trở lại phản ứng chữa lành mà nó không có trước đó sau đây là 2 slide gây phiền não cho các bạn hơn Tôi sẽ cho các bạn biết khi nào có thể nhìn lại Đây là 1 con ngựa, nó không hề đau đớn Nếu con ngựa đau đớn, tôi sẽ không để các bạn xem slide này Con ngựa có 1 bên lỗ mũi to ra vì 1 vụ tai nạn khi cưỡi chỉ 1 tuần sau điều trị trong trường hợp này, áp dụng loại vật liệu đó, chuyển nó thành dạng keo băng bó vùng đó lại, sau đó lặp lại việc chữa trị này vài lần và con ngựa lành lặn trở lại Nếu bạn lấy sóng siêu âm khu vực đó, nó trông rất ổn Đây là 1 con cá heo có phần vây được gắn lại Hiện nay có 400.000 bệnh nhân trên khắp thế giới sử dụng vật liệu đó để chữa lành vết thương Bạn có thể tái tạo 1 bên chi được không? DARPA đã hỗ trợ Steve 15 triệu $ để chỉ đạo 1 dự án gồm 8 viện nghiên cứu tham gia hợp tác nhằm bắt đầu quá trình đặt ra câu hỏi đó Các bạn sẽ thấy bức tranh trị giá 15 triệu $ Đây là 1 cụ già 78 tuổi,mất đi phẩn cuối của đầu ngón tay Hãy nhớ tôi đã đề cập trước khi trẻ em mất đầu ngón tay của chúng sau khi điều trị, nó trông như thế này Ngày nay điều đó đang diễn ra xét trên khía cạnh lâm sàng, nó rất quan trọng Có những vật liệu làm công việc này, những miếng vá hình trái tim Nhưng bạn có thể đi xa thêm chút nữa không? Bạn có thể, thay vì sử dụng vật liệu đó tôi có thể lấy 1 số tế bào cùng với vật liệu đó và di chuyển 1 mẩu mô bị hoại tử đặt 1 vật liệu sinh học tự hủy vào đó không? Bạn có thể thấy ở đây 1 mẩu cơ tim đang đập trong đĩa được thực hiện bởi Teruo Okano của bệnh viện phụ nữ Tokyo Ông có thể nuôi trồng những mô đập được trong 1 cái đĩa Ông làm lạnh cái đĩa, phần mô thay đổi đặc tính của nó ông tách nó ra khỏi cái đĩa. Đó là thứ lạnh nhất Bây giờ ,các bạn sắp thấy sự phục hồi dựa trên cơ sở tế bào và những gì các bạn sắp thấy đây là các tế bào gốc được di chuyển khỏi phần hông của 1 bệnh nhân 1 lần nữa, nếu bạn yếu bóng vía, làm ơn đừng xem Nhưng cái này khá là độc đáo Vậy đây là 1 ca phẫu thuật tim, giống như những gì Al Gore trải qua có sự khác biệt trong trường hợp này, vào cuối cuộc phẫu thuật bạn sắp thấy những tế bào gốc từ bệnh nhân được lấy ở bước đầu của quy trình được bơm trực tiếp vào trái tim bệnh nhân Và tôi đang đứng tại đây vì tại 1 điểm tôi sắp cho bạn xem công nghệ này đã bắt đầu sớm như thế nào Đây là các tế bào gốc, ngay bên trong trái tim đang đập của bệnh nhân và nếu bạn quan sát kỹ nó sắp ở khoảng quanh điểm này bạn sẽ thấy máu dồn lên ở mặt sau Các bạn thấy những tế bào quay trở ra Chúng ta cần tất cả các thiết bị và công nghệ mới để đặt các tế bào vào đúng chỗ,đúng lúc Chỉ 1 chút dữ liệu, 1 lượng nhỏ dữ liệu Đây là 1 cuộc thử nghiệm xác suất hóa Lần này là 1 N của 20 và bây giờ xuất hiện 1 N của khoảng 100 Về cơ bản, nếu bạn điều trị cho 1 bệnh nhân ốm nặng và thực hiện phẫu thuật dẫn máu vào tim, họ sẽ thấy khỏe hơn 1 chút Nếu bạn cấy ghép cả các tế bào gốc cũng như tim nhân tạo đối với 1 số bệnh nhân đặc biệt, họ sẽ hết triệu chứng bị bệnh 2 năm trôi qua Điều tốt nhất là nếu bạn có thể chẩn đoán căn bệnh sớm và ngăn chặn ở kỳ đầu của bệnh trước khi vào giai đoạn xấu Đây là quy trình tương tự nhưng nay được giảm thiểu thâm nhập vào cơ thể chỉ với 3 lỗ trên cơ thể để tiếp cận với quả tim và đơn giản là bơm tế bào gốc thông qua quá trình soi ổ bụng Các tế bào đó đang được bơm đi Chúng ta không có đủ thời gian đi sâu chi tiết vào công việc đó tuy nhiên về cơ bản, nó rất hiệu quả Bạn có thể điều trị cho những bệnh nhân bệnh nhẹ hơn và giúp họ trở lại với thể trạng không còn triệu chứng bệnh thông qua loại liệu pháp đó Đây là 1 ví dụ khác nữa của liệu pháp tế bào gốc ,nhưng không đơn giản lắm nhưng tôi nghĩ sẽ sớm thôi Đây là công trình của Kacey Marra từ trường đại học Pittsburgh cùng với nhiều đồng nghiệp trên khắp thế giới Họ quyết định rằng dung dịch hút chất béo mà ở Mỹ chúng ta có rất nhiều. (Cười) Đó là 1 nguồn tế bào gốc dồi dào Tế bào gốc được bọc trong dung dịch hút chất béo Vì vậy bạn có thể vào trong, chạm đến nếp gấp dạ dày dung dịch hút chất béo sẽ ra ngoài và trong trường hợp này, tế bào gốc bị cô lập và chuyển thành tế bào thần kinh Tất cả được thực hiện trong phòng thí nghiệm Và tôi nghĩ không lâu nữa,các bạn sẽ thấy các bệnh nhân được chữa trị với tế bào gốc có gốc từ mô mỡ hoặc mô bị thay thế Trước đó tôi đã nói về ứng dụng những thiết bị thay đổi mạnh mẽ phương pháp điều trị bệnh Đây là 1 ví dụ trước khi tôi kết thúc 1 thảm kịch tương tự Chúng ta có 1 sự cộng tác vĩnh cửu với các đồng nghiệp ở Viện Phẫu thuật Quân đội Mỹ những người đã chữa trị cho 11.000 đứa trẻ trở về từ Iraq Nhiều bệnh nhân trong số đó bị bỏng rất nặng Và nếu có bất cứ điều gì được học về bỏng đó là chúng ta không biết chữa bỏng như thế nào Những cách được áp dụng để chữa bỏng, cơ bản chúng ta có 1 phương pháp gọi là trồng cỏ chúng ta làm gì đó ở đây sau đó cấy ghép chúng vào khu vực vết thương chúng ta cố gắng làm 2 phần khớp với nhau trong trường hợp này, 1 lò phản ứng sinh học "mặc" được được thiết kế Nó được kiểm tra cẩn thận vào năm nay ở ISR bởi Joerg Gerlach ở trường đại học Pittsburgh lò phản ứng sinh học đó trải kín vết thương Khẩu súng bạn thấy ở đó dùng để phun tế bào Nó sắp phun tế bào lên khắp vùng vết thương lò phản ứng này sẽ làm nhiệm vụ làm giàu môi trường đồng thời cung cấp những thứ khác và như vậy chúng ta sẽ gieo thảm cỏ đó đối lập hoàn toàn với phương pháp trồng cỏ. Đó hoàn toàn là 1 phương pháp khác 18 phút đã qua Để tôi kết thúc cuộc nói chuyện bằng 1 vài tin tốt lành và có lẽ là 1 chút tin xấu nữa Tin tốt là điều này đang diễn ra hôm nay Đó là 1 công việc rất hữu ích Hiển nhiên những hình ảnh này đã giải thích sáng rõ điều đó Nó khó khăn một cách không tin nổi vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật Hầu hết mọi lĩnh vực khoa học, thực hành kỹ thuật và y học đều tham gia vào để hiện thực hóa nó 1 số các chính phủ và khu vực nhận ra đây là 1 phương pháp chữa bệnh mới Chính phủ Nhật Bản có lẽ là những người đầu tiên khi họ quyết định đầu tư 3 tỉ đầu tiên sau đó là thêm 2 tỉ nữa cho lĩnh vực này Đó không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên Nhật Bản là quốc gia già nhất trên thế giới nếu xét trên độ tuổi trung bình Họ cần phương pháp này đem lại kết quả nếu không hệ thông sức khỏe của họ sẽ sụp đổ Vì vậy họ tập trung đầu tư 1 cách có chiến lược vào lĩnh vực này Liên minh châu Âu,tương tự Trung Quốc,cũng vậy Trung Quốc mới cho hoạt động 1 trung tâm kỹ thuật mô quốc gia Ngân quỹ cho năm đầu tiên là 250 triệu $ Ở Mỹ chúng ta có 1 phương pháp khác hơn 1 chút-- Chúng ta (Cười) vì Al Gore đến và trở thành tổng thống trong thế giới thực Chúng ta đã có 1 phương pháp khác Và phương pháp này cơ bản đại loại là về ngân sách tuy nhiên không có sự đầu tư mang tính chiến lược nào mang lại những thứ cần thiết và tập trung 1 cách cẩn trọng Sau đây tôi xin kết thúc bằng 1 câu trích dẫn ,có lẽ là 1 bức ảnh của giám đốc Viện Y tế Quốc gia, 1 người đàn ông rất quyến rũ tôi và Jay Vacanti từ Havard đã tới thăm ông ấy và 1 số cấp trên của ông trong viện chỉ cách đây 1 vài tháng để cố gắng thuyết phục ông ấy rằng đã đến lúc trích 1 phần nhỏ của 27,5 tỉ $ ông ấy sắp có vào năm tới và tập trung vào nó 1 cách chiến lược để đảm bảo rằng chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ những thứ đó tiếp cận được tới bệnh nhân Và vào cuối buổi gặp gỡ cáu kỉnh đó vị giám đốc NIH nói " Tầm nhìn của các cậu lớn hơn mong ước của chúng tôi" tôi muốn kết thúc bằng cách nói rằng không ai thay đổi được tầm nhìn của chúng ta nhưng cùng nhau chúng ta có thể thay đổi được khát vọng của ông ấy Xin cảm ơn các bạn Nếu bạn bắt gặp tôi ở ngoài trường đại học ở hội trường của Vermont State House nơi mà tôi từng thực tập làm một người vận động hành lang và hỏi tôi rằng tôi sẽ làm gì với cuộc đời mình, tôi sẽ nói với bạn rằng tôi vừa mới đỗ Hán Ngữ Thủy Bình Khảo Thí, một kì thi tiếng Hoa, và tôi sẽ học luật ở Bắc Kinh Tôi sẽ cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc qua sự thay đổi hoàn toàn về chính trị và cải cách hệ thống tòa án (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi có một kế hoạch và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng kế hoạch đó sẽ có bất kì liên quan gì tới đàn banjo. Tôi nào biết rằng cây đàn lại có sức ảnh hưởng to lớn đối với mình như vậy một tối nọ, khi mà tôi đang dự một buổi tiệc và tôi nghe thấy âm thanh phát ra từ máy quay đĩa ở một góc phòng. Và đó là Doc Watson hát và chơi bài "Shady Grove." Shady Grove, tình yêu bé nhỏ của tôi Shady Grove, người yêu quý Shady Grove, tình yêu bé nhỏ của tôi Trở về lại Harlan Âm thanh ấy thật là tuyệt vời giọng hát của Doc và sự ngân vang trầm bổng của đàn banjo. Sau khi hoàn toàn bị ám ảnh bởi sự giàu có và lịch sử của văn hóa Trung Hoa, đó như thể là một sự khuây khỏa hoàn toàn khi nghe thấy một thứ thật sự đậm chất Mỹ và thật sự tuyệt vời. Tôi biết tôi phải đem đàn banjo theo tôi tới Trung Quốc. Cho nên trước khi đi học luật ở Trung Quốc tôi mua một cây banjo, để nó trên chiếc xe tải nhỏ màu đỏ của mình và lái xe qua cả Appalachia và tôi học được rất nhiều những bài hát Mỹ xưa, và dừng lại ở Kentucky tại Hội nghị hợp tác âm nhạc quốc tế Bluegrass Một tối nọ, khi tôi đang ngồi ở hành lang hai cô gái tiến đến chỗ tôi và họ hỏi rằng:" Này, bạn có muốn chơi nhạc không?" Và tôi trả lời :"Đương nhiên rồi!" Thế là tôi cầm cây đàn banjo lên và bồn chồn chơi với họ bốn bài hát mà tôi biết Và một nhà sản xuất âm nhạc bước đến chỗ tôi và mời tôi đến Nashville, Tennesse để thu âm (Tiếng cười) Đã 8 năm trôi qua, và tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã không tới Trung Quốc để trở thành một luật sư. Thực tế, tôi đã tới Nashville. Và sau một vài tháng tôi viết nhạc. Bài đầu tiên tôi viết bằng tiếng Anh, và bài thứ nhì thì bằng tiếng Hoa. (Âm nhạc) [Tiếng Hoa] Bên ngoài cửa nhà con, thế giới đang đợi. Ở trong tim con, tiếng hát đang gọi. Bốn phương của thế giới đang dõi theo. Hãy đi đi con gái yêu, hãy đi đi. Hãy đi và khám phá. (Tiếng vỗ tay) Đã tám năm trôi qua kể từ buổi tối định mệnh ấy ở Kentucky. Tôi đã diễn hàng ngàn show Tôi đã hợp tác với rất nhiều nhạc sĩ tài năng và gây được cảm hứng, khắp thế giới. Và tôi thấy được sức mạnh của âm nhạc. Tôi thấy sức mạnh của âm nhạc trong việc kết nối các nền văn hóa. Tôi nhìn thấy nó khi đứng trên sân khấu trong lễ hội Bluegrass ở Đông Virginia tôi nhìn vào một biển đầy những chiếc ghế xếp và tôi ngân lên một bài hát tiếng Hoa. [Tiếng Hoa] Và cặp mắt của ai cũng trố ra như thể chúng sắp rơi ra khỏi đầu vậy. và mọi người như thể hỏi rằng :" Cô ta đang làm cái gì vậy?" Rồi họ tới chỗ tôi ngay sau show diễn và tất cả họ đều có chuyện để kể. Họ đều tới và nói thế này "Bạn biết không, con gà của con chó của người bảo mẫu của chị của dì tôi đã đến Trung Quốc và nhận nuôi một đứa bé gái". Và tôi bảo bạn nghe, cứ thể như tất cả mọi người đều có chuyện để kể.vậy. Điều đó thật sự khó tin. Và sau đó tôi đến Trung Quốc tôi đứng trên sân khâu ở một trường đại học và ngân lên một bài hát tiếng Hoa và mọi người cùng hát với tôi họ hò hét với sự thích thú dành cho cô gái này với mái tóc và nhạc cụ và cô ta hát nhạc của họ. Và tôi thấy rằng, quan trọng hơn cả, là sức mạnh của âm nhạc để kết nối trái tim. Như lần tôi ở tỉnh Tứ Xuyên và khi tôi đang hát cho bọn trẻ tại những ngôi trường tái định cư trong vùng bị động đất tàn phá Một bé gái chạy đến chỗ tôi [Tiếng Hoa] "Chị Wong ơi," Washburn, Wong, giống nhau cả. "Chị Wong ơi, em có thể hát chị nghe một bài mà mẹ em đã hát cho em nghe trước khi bà bị chôn vùi trong trận động đất không?" Tôi ngồi xuống, cô bé ngồi vào lòng tôi và bắt đầu hát hơi ấm từ cơ thể cô bé những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má hồng của cô bé và tôi bắt đầu khóc. Và ánh sáng tỏa ra trong mắt cô bé là nơi mà tôi có thể ở lại mãi mãi. Và trong lúc ấy, chúng tôi không còn là người Mỹ cũng không phải là người Trung Quốc chúng tôi chỉ là những con người bình thường ngồi với nhau trong thứ ánh sáng đã giữ chúng ta lại ở đây Tôi muốn ở trong thứ ánh sáng ấy với bạn và tất cả mọi người. Và tôi biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc không cần thêm một vị luật sư nào nữa. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi đã khởi đầu sự nghiệp bằng viết lách và nghiên cứu với tư cách là một bác sĩ thực tập ngoại khoa, một người còn rất xa mới có thể trở thành chuyên gia ở bất kì lĩnh vực gì. Vì vậy, câu hỏi tự nhiên mà bạn sẽ hỏi ngay sau đó là, thể nào tôi giỏi ở lĩnh vực mình theo đuổi? Và câu hỏi trở thành, làm thế nào tất cả chúng ta trở nên giỏi ở lĩnh vực mà mình đang cố gắng theo đuổi? Thật không dễ dàng khi học để có những kĩ năng cố gắng học và hiểu tất cả những tài liệu cho bất kì nhiệm vụ nào mà bạn đảm nhận. Tôi phải nghĩ đến việc mình khâu và cắt thế nào, nhưng rồi cả việc thế nào chọn đúng người để đưa vào phòng mổ. Từ đó, giữa tất cả những thứ này nảy lên một hoàn cảnh mới cho việc luận xem giỏi là nhưu thế nào Trong vài năm trở lại, chúng tôi nhận ra rằng mình đang ở trong khủng hoảng sâu nhất về sự tồn tại của y học vì một vài điều ta thường không nghĩ tới khi đã là một bác sĩ bận tâm đến việc mình làm gì để tốt cho bệnh nhân, đó chính là giá thành của chăm sóc sức khỏe. Không có một đất nước nào trên thế giới mà giờ chưa đặt câu hỏi rằng chúng ta liệu có chi trả nổi những gì bác sĩ đang làm. Cuộc tranh đấu chính trị mà chúng ta đã và đang hâm nóng đã trở thành một vòng lẩn quẩn quanh việc, liệu đó là vấn đề của chính phủ hay vấn đề của các công ty bảo hiểm. Và câu trả lời là đúng và sai; nó sâu xa hơn tất cả những điều trên. Nguyên nhân của những vấn đề của chúng ta là sự phức tạp mà khoa học đã mang đến. Và để hiểu được điều này, tôi sẽ đưa bạn trở về vài thế hệ trước. Tôi muốn đưa bạn trở về thời điểm mà Lewis Thomas viết cuốn "Ngành khoa học trẻ nhất." Lewis Thomas là bác sĩ-nhà văn, một trong những nhà văn yêu thích của tôi. Và ông ta viết cuốn sách này để giải thích việc trở thành thực tập sinh y khoa ở Bệnh viện thành phố Boston là thể nào Một năm trước khi penecillin ra đời, năm 1937. Đó là khoảng thời gian mà thuốc còn rẻ và rất kém hiệu quả. Nếu bạn ở bệnh viện, ông viết, bệnh viện sẽ giúp bạn khá hơn chỉ vì nó dành cho bạn chút ấm áp, chút đồ ăn, chỗ tạm trú, và có thể là sự quan tâm chú ý của một y tá. Các bác sĩ và thuốc men không tạo ra sự khác biệt nào cả. Điều này dường như không thể ngăn nổi việc các bác sĩ bận bịu điên cuồng trong ngày, như tác giả đã giải thích. Điều mà họ đã cố làm là tìm hiểu xem bạn có bất kì dấu hiệu cho chẩn đoán nào, để xử lý hay không. Đã có một vài trường hợp như vậy. Thí dụ, bạn bị viêm thùy phổi họ có thể cho bạn một liều kháng huyết thanh, một mũi tiêm kháng thể dại dành cho liên cầu khuẩn, nếu thực tập sinh phân loại đúng. Nếu bạn bị cơn suy tim sung huyết cấp tính, họ có thể lấy một đơn vị máu từ bạn bằng cách mở ven tay, đưa cho bạn một chiếc lá mao địa hoàng còn xanh và rồi cho bạn thở oxy. Và nếu bạn có các dấu hiệu tê liệt sớm và nếu bạn thực sự giỏi việc hỏi các câu hỏi riêng tư, bạn có thể nhận ra rằng sự tê liệt mà người ta mắc phải là từ bệnh giang mai, trong trường hợp đó, bạn có thể đưa ra một phối chế tốt từ thủy ngân và asen -- miễn là không làm họ uống quá liều và chết. Ngoài những chuyện tương tự như vậy, một bác sĩ không thể làm gì nhiều. Đó là khi cấu trúc chính của y khoa được hình thành -- Giỏi ở việc mình làm có nghĩa là gì và chúng ta muốn xây dựng y khoa ra sao. Đó là thời ta có thể biết tất cả những thứ được biết đến, có thể giữ tất cả trong đầu, có thể làm được tất cả. Nếu bạn có đơn thuốc, nếu bạn có y tá, nếu bạn có bệnh viện, nơi để bình phục và có lẽ vài thiết bị cơ bản, bạn thực sự có thể làm tất cả điều đó. Bạn nắn xương, lấy máu, ly tâm mẫu máu, xem xét dưới kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn, tiêm kháng huyết thanh. Đó là cuộc sống của một thợ thủ công. Vì thế, chúng ta xây dựng cuộc sống xung quanh một nền văn hóa và các giá trị cho rằng, bạn giỏi ở chỗ bạn bạo dạn, can đảm, độc lập và tự túc. Quyền tự chủ là giá trị cao nhất của chúng ta. Đến một vài thế hệ sau đến nơi chúng ta hiện giờ đây như là một thế giới hoàn toàn khác. Chúng ta giờ đã tìm ra các phương pháp trị liệu cho hầu hết hàng chục ngàn tình trạng mà một người có thể gặp. Chúng ta không thể chữa khỏi tất cả. Chúng ta không thể đảm bảo ai cũng sống lâu và khỏe. Nhưng ta có thể biến điều đó thành có thể cho đa số. Nhưng điều này đòi hỏi những gì? À, chúng ta giờ đã khám phá ra 4000 quy trình thuốc và phẫu thuật. Chúng ta đã sáng chế hơn 6000 loại thuốc mà tôi bây giờ được phép được chỉ định. Và ta đang cố gắng triển khai năng lực này, đến từng địa phương, đến từng người đang sống -- ở đất nước mình, chưa nói đến toàn thế giới. Và chúng ta đã đến nơi nhận ra, với tư cách là các bác sĩ, rằng mình không thể biết tất cả. Chúng ta không thể làm tất cả tự thân mình. Đã có một nghiên cứu, trong đó người ta xem cần bao nhiêu bác sĩ lâm sàng để chăm sóc bạn nếu bạn đến một bệnh viện, theo dòng thời gian. Và vào năm 1970, chỉ cần một khoảng hơn hai bác sĩ lâm sàng. Tức là, về cơ bản, người ta chỉ cần thời gian điều dưỡng và một chút thời gian của bác sĩ người ít nhiều sẽ kiểm tra mình mỗi ngày một lần. Vào cuối thế kỉ 20, con số đã trở thành hơn 15 bác sĩ lâm sàng cho một bệnh nhân điển hình cùng loại ở bệnh viện -- các chuyên gia, nhà liệu pháp, các y tá. Chúng ta giờ đều là chuyên gia, thâm chí các thầy thuốc chăm sóc chính. Mỗi người chỉ được chăm sóc chút ít. Nhưng việc giữ gìn cấu trúc ta đã xây dựng quanh sự bạo dạn, tính độc lập, sự tự túc ở từng người này đã trở thành một thảm họa. Chúng ta đã huấn luyện, thuê và tưởng thưởng cho người khác để họ trở nên những tay cao bồi. Nhưng đội hỗ trợ là cái chúng ta cần, đội hỗ trợ cho bệnh nhân. Có nhiều bằng chứng xung quanh chúng ta: 40 phần trăm bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch, trong cộng đồng chúng ta, nhận được sự quan tâm không đầy đủ hoặc không thích đáng. 60 phần trăm bệnh nhân hen suyễn, đột quỵ nhận được sự quan tâm không đầy đủ hoặc không thích đáng Hai triệu người đến bệnh viện và dính một nhiễm trùng trước đó mình không có vì ai đó đã không làm theo những thao tác vệ sinh cơ bản. Kinh nghiệm của chúng ta, với tư cách những người có bệnh, cần sự hỗ trợ từ người khác, là chúng ta có những bác sĩ lâm sàng tuyệt vời mà mình có thể nương tựa vào -- chăm chỉ, được huấn luyện rất tốt và rất thông minh -- rằng chúng ta có tiếp cận với công nghệ ngoài sức tưởng tượng cho chúng ta hy vọng lớn lao và ít đau đớn rằng một cách nhất quán, mọi thứ kết hợp lại, từ đầu chí cuối thành công. Có một dấu hiệu khác đó là chúng ta cần một đội chăm sóc và đây chính là chi phí không thể quản lý nổi của sự quan tâm chăm sóc. Theo tôi, giờ đây, chúng tôi, trong ngành y, đang bị bế tắc vì nan đề chi phí này. Chúng ta muốn nói, "Đó là bản chất. Đây là cái mà ngành y đòi hỏi." Khi bạn đi từ một thế giới mà ở đó, chứng viêm khớp được chữa bằng aspirin, cái mà hầu như không làm được gì, cho đến nơi mà, nếu tình trạng đủ xấu, chúng ta có thể thay khớp hông, thay khớp gối điều này cho bạn không bị khuyết tật, hàng năm, hay hàng thập kỉ, sự thay đổi sâu sắc, vậy liệu có đáng ngạc nhiên hay chăng rằng ca thay khớp hông 40,000 đô ấy thế cho một viên aspirin 10 xu là giải pháp gây tốn kém hơn? Bản chất của nó là như vậy. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đang tảng lờ vài sự thật cố hữu cho chúng ta biết một điều gì đó mình có thể làm được. Khi nhìn vào dữ liệu về các kết quả đã có trong tình hình độ phức tạp đang tăng lên ta thấy sự chăm sóc đắt đỏ nhất không nhất thiết là sự chăm sóc tốt nhất. Và ngược lại, sự chăm sóc tốt nhất lại thường hóa ra ít tốn chi phí nhất -- ít phức tạp hợn, con người càng làm việc hiệu quả hơn. Và điều đó có nghĩa là có hy vọng. Vì [nếu] muốn có những kết quả tốt nhất, bạn thực sự cần chế độ chăm sóc tốn kém nhất trong nước, hoặc trên thế giới, thì chúng ta thực sự sẽ bàn bạc về sự phân phối ai sẽ là đối tượng được đưa ra khỏi hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đó thực sự sẽ là lựa chọn duy nhất của chúng ta. Nhưng khi nhìn vào những trường hợp cá biệt tích cực -- những người đang thu những kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất -- chúng ta thấy những nhóm người trông giống như hệ thống nhất là những người thành công nhất. Nói vậy tức là họ tìm ra những cách thức kết nối các mảnh khác nhau, tất cả các thành phần khác nhau, để mang vào thành một tổng thể. Có những thành phần tuyệt vời chưa đủ, dẫu vậy, trong ngành y, chúng ta vẫn đang bị ám ảnh về các thành phần ấy. Chúng ta muốn những thuốc tốt nhất, công nghệ tốt nhất, những chuyên gia tốt nhất, nhưng lại không nghĩ quá nhiều về việc làm thể nào những thành phần có thể được gắn lại. Thực sự đây là một chiến lược thiết kế tệ kinh khủng. Có một thí nghiệm nổi tiếng về tư duy nói về đúng điều này: sẽ ra sao nếu bạn chế một chiếc xe từ những thành phần tốt nhất của xe hơi? Bạn sẽ đặt vào xe những cái thắng của Porsche, động cơ của Ferrari, thân xe của Volvo, khung gầm của BMW. Bạn lắp tất cả vào với nhau và có được gì? Một đống rác rất đắt tiền không đi đâu được cả. Ngành y đôi khi cũng có thể như vậy. Nó không phải là một hệ thống. Tuy nhiên, với một hệ thống khi mọi thứ bắt đầu kết hợp với nhau, bạn nhận ra có những kĩ năng nhất định để hành động và nhìn nhận theo cách trên. Kĩ năng số một là khả năng nhận ra thành công và khả năng nhận ra thất bại. Khi là một chuyên gia, bạn không thể thấy rõ lắm kết quả cuối cùng. Bạn phải trở nên thực sự yêu thích dữ liệu, dù nó không hấp dẫn. Một đồng nghiệp của tôi, bác sĩ giải phẫu ở Cedar Rapids, bang Iowa, anh ấy có hứng thú với câu hỏi: là họ đã chụp CT bao nhiêu lần cho cộng đồng ở Cedar Rapids? Anh ta hứng thú về điều này vì đã có những báo cáo của chính phủ, tin tức báo chí, các bài viết tạp chí nói rằng đã có quá nhiều bản chụp CT được thực hiện. Anh đã không nhận thấy điều đó ở bệnh nhân của mình. Anh đặt câu hỏi, "Ta đã chụp bao nhiêu bức?" và anh muốn có dữ liệu. Anh đã mất 3 tháng. Trước đó, không ai trong cộng đồng kia đã đặt câu hỏi này. Và cái anh tìm ra là, người ta đã chụp 52,000 bức CT trong năm trước đó, cho 300,000 người trong cộng đồng đó. Họ đã tìm thấy vấn đề. Điều này mang chúng ta đến kĩ năng số 2 mà một hệ thống có. Kĩ năng một, tìm xem mình thất bại ở đâu. Kĩ năng hai là tìm ra giải pháp. Tôi trở nên hứng thú về điều này khi Tổ chức Y tế Thế giới đến nhóm của tôi hỏi rằng liệu chúng tôi có thể giúp đỡ trong một dự án giảm số ca tử vong trong phẫu thuật. Phẫu thuật đã lan rộng trên thế giới, nhưng sự an toàn trong phẫu thuật thì chưa. Chiến thuật thông thường để giải quyết các vấn đế như vầy là tổ chức thêm nhiều cuộc tập huấn, trau dồi cho mọi người thêm kiến thức chuyên sâu hoặc mang đến nhiều công nghệ mới hơn. Trong phẫu thuật, bạn không thể có người có chuyên môn sâu hơn và không thể có người được đào tạo tốt hơn. Thế nhưng chúng ta thấy mức độ tử vong, khuyết tật quá cao là điều có thể tránh được. Chúng tôi nhìn vào các ngành công nghiệp mạo hiểm khác. Chúng tôi nhìn vào các công trình chọc trời, chúng tôi nhìn vào thế giới hàng không, và thấy họ có công nghệ, họ có tập huấn, và họ có một điều nữa: Họ có bảng kiểm tra những việc cần làm. Tôi đã không ngờ mình sẽ dành một phần thời gian lớn với tư cách là một nhà giải phẫu của Havard lo lắng về bảng kiểm tra những việc cần làm. Vậy nhưng, điều chúng ta thấy là những thứ này là công cụ giúp các chuyên gia tiến bộ hơn. Chúng ta có kĩ sư an toàn hàng đầu của Boeing giúp đỡ. Liệu có thể thiết kế bảng kiểm kê như vậy cho ngành phẫu thuật? Không phải cho những người có cấp bậc nhỏ nhất, nhưng cho những đồng nghiệp đứng trong chuỗi y tế, toàn bộ nhóm, bao gồm các nhà giải phẫu. Và điều mà họ dạy chúng ta, là thiết kế một bản danh sách kiểm tra để giúp mọi người xử lý sự phức tạp thực sự có nhiều khó khăn khi thực hiện hơn tôi nghĩ Bạn phải nghĩ về mọi thứ như điểm ngắt. Trong một quá trình, cần nhận diện những khoảnh khắc để nắm vấn đề trước khi nó thành hiểm họa và làm điều gì đó để giải quyết. Bạn phải xác định rằng đây là bản kiểm tra những việc cần làm trước-khi-cất cánh. Và rồi cần tập trung vào các mục có tính quyết định sống chết Một bảng kiểm tra hàng không -- giống bảng kiểm tra cho máy bay một động cơ này, không phải là công thức khiến máy bay bay, mà là bản nhắc nhở những điều mấu chốt đã có thể bị quên hoặc bỏ sót nếu không được đánh dấu đã kiểm tra. Và chúng tôi đã làm điều này. Chúng tôi tạo một bảng kiểm tra 19 điểm cần 2 phút hoàn thành cho các nhóm phẫu thuật. Chúng tôi đã có những điểm ngắt ngay trước lúc gây mê, ngay trước khi con dao mổ chạm vào da, ngay trước khi bệnh nhân rời khỏi phòng. Và chúng tôi đã có danh sách tổng hợp những thứ không tên đó đảm bảo rằng kháng sinh được cho vào đúng khung thời gian vì điều đó giảm một nửa tỉ lệ nhiễm khuẩn -- và rồi đến lượt thứ thú vị, vì bạn không thể lập một công thức cho cái phức tạp như giải phẫu. Thay vào đó, bạn có thể lập một công thức để có một nhóm sẵn sàng cho những điều ngoài dự kiến. Và chúng tôi có những mục như, đảm bảo mọi người trong phòng mổ đã tự giới thiệu tên của họ vào đầu ngày, vì chúng tôi có khoảng ít nhất sáu người thỉnh thoảng hợp với nhau thành một đội lần đầu tiên, ngày bạn bước chân vào. Chúng tôi thực hiện bản danh sách kiểm kê này với tám bệnh viện trên khắp thế giới, một cách có chủ ý, từ nông thôn Tanzania đến Đại học Washington ở Seattle. Chúng tôi thấy rằng sau khi họ tiếp nhận phương thức này độ phức tạp giảm đi 35 phần trăm. Tỉ lệ này giảm ở bất kì bệnh viện nào áp dụng phương pháp trên. Tỉ lệ tử vong giảm 47 phần trăm. Điều này có tác dụng lớn hơn thuốc. (Vỗ tay) Và điều này mang chúng ta đến kĩ năng số ba, khả năng thực hiện điều này, khả năng giúp các đồng nghiệp trong chuỗi y tế thực sự áp dụng những điều này. Kĩ năng trên được phổ biến còn chậm. Thực hiện bảng kiểm kê này vẫn chưa là quy tắc trong phẫu thuật-- chứ chưa nói đến hộ sinh và các lĩnh vực khác. Có một sự kháng cự mạnh mẽ vì sử dụng những dụng cụ này buộc chúng ta phải đối đầu với thực tế rằng mình không phải là một hệ thống, buộc chúng ta phải hành xử theo một bộ giá trị khác hơn. Sử dụng một danh sách kiểm tra yêu cầu ta gìn giữ các giá trị khác với những cái đã có, chẳng hạn, sự khiêm nhường, kỉ luật, tính đồng đội. Đây là cái đối lập với nền móng đã có của chúng ta độc lập, tự lo liệu, tự chủ. Nhân tiện, tôi đã gặp một cao bồi thực thụ. Tôi hỏi ông ấy, chăn nuôi hàng ngàn gia súc dọc hàng trăm mẫu đất thì như thế nào? Làm sao ông làm được điều đó? Ông trả lời, "Tụi tôi có cao bồi đóng ở nhiều điểm riêng biệt quanh đây". Họ giao tiếp thường xuyên qua các thiết bị điện tử, họ có giao thức và danh sách việc cần làm để kiểm soát được mọi thứ -- (Cười) -- từ thời tiết xấu đến những trường hợp khẩn cấp hoặc tiêm chủng cho gia súc. Thậm chí bây giờ các cao bồi cũng đã là các nhóm hỗ trợ. Và đây có vẻ là lúc chính chúng ta đi theo cách đó. Khiến cho các hệ thống hoạt động là nhiệm vụ vĩ đại của thế hệ của tôi của các bác sĩ và nhà khoa học. Nhưng tôi muốn đi xa hơn và nói rằng làm cho hệ thống hoạt động, bất kể là trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, biến đổi thời tiết, tìm cách thoát nghèo, là nhiệm vụ vĩ đại của toàn thể thế hệ chúng ta. Trong bất kì lĩnh vực nào, tri thức cũng đã bùng nổ, nhưng nó kéo theo sự phức tạp, nó kéo theo sự chuyên môn hóa. Và đã đến lúc chúng ta bị bắt buộc phải nhận ra rằng, dù muốn hoạt động cá nhân tới đâu, sự phức tạp đòi hỏi tính đội nhóm để đạt thành công. Bây giờ, tất cả chúng ta cần phải là thành viên nhóm hỗ trợ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tháng Giêng vừa qua, công ty của tôi, Fark.com, đã bị kiện cùng với Yahoo, MSN, Reddit, AOL, TechCrunch và những công ty khác bởi một công ty tên là Gooseberry.Natural Resources. Gooseberry sở hữu bằng sáng chế cho việc sáng tạo và phân phối các bản thông cáo tin tức qua email. (Tiếng cười) Nghe có vẻ khá kì lạ, rằng một hoạt động như vậy lại thực sự được cấp bằng sáng chế nhưng mà những việc như vậy luôn xảy ra. Mang một cái gì đó đã được thực hiện trong quá khứ đi xin cấp bằng sáng chế như một công nghệ mới nổi-- giống như các cuộc gọi điện thoại trên internet hoặc các danh sách video cho chương trình TV hoặc đài phát thanh nhưng là dành cho điện thoại di động, và vân vân. Vấn đề với các bằng sáng chế này là các cơ chế của nó không rõ ràng và hệ thống bằng sáng chế thì rối loạn, và do đó, hầu hết các vụ kiện kết thúc trong sự dàn xếp. Và bởi vì sự dàn xếp này được thực hiện theo một thỏa thuận bí mật, chẳng ai biết được những điều khoản là gì. Và do đó, những kẻ sở hữu bằng sáng chế ma mãnh có thể tuyên bố rằng họ đã thắng kiện. Trong trường hợp của Gooseberry Natural Resources, bằng sáng chế về bản thông cáo tin tức qua email có một kẽ hở nghiêm trọng có lợi cho công ty tôi, và rằng trong thế giới truyền thông chính thống chỉ có một định nghĩa duy nhất cho thông cáo tin tức, và hóa ra nó là thông cáo báo chí -- như trong PR Giờ đây, công ty tôi, Fark, có thể dùng việc đối phó với các luồng tin tức như là một cái cớ và kết quả là chúng tôi đã không vi phạm bằng sáng chế này. Vì vậy, vụ kiện kết thúc, đúng không? Sai. Một trong những vấn đề lớn với luật về bằng sáng chế là, trong trường hợp khi bạn bị kiện bởi một người sở hữu bằng sáng chế, gánh nặng của việc chứng minh mình không vi phạm bằng sáng chế này lại thực sự thuộc về bên bị đơn, điều đó có nghĩa là bạn phải chứng minh rằng bạn không vi phạm loại bằng sáng chế mà họ đang kiện bạn. Và điều này có thể mất nhiều thời gian. Bạn cần phải biết rằng trung bình việc biện hộ chống lại những kẻ sở hữu bằng sáng chế ma mãnh tốn khoảng hai triệu đô la và phải mất 18 tháng để giành được chiến thắng . Đó là kết quả tốt nhất có thể có được khi bạn bị kiện bởi bọn người ma mãnh này. Tôi đã hy vọng có thể liên kết với một số các công ty lớn hơn để biện hộ chống lại vụ kiện này, nhưng từng công ty một, họ quyết định dàn xếp vụ kiện, mặc dù - và điều này là quan trọng-- không ai trong số các công ty này vi phạm bằng sáng chế--không một ai trong số họ. Và họ đã bắt đầu dàn xếp. Lý do họ dàn xếp là bởi vì giàn xếp sẽ ít tốn kém hơn là chống lại vụ kiện-- rõ ràng, trong một số trường hợp, hai triệu đô la là một cái giá rẻ hơn, và sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu bạn thực sự thua kiện. [Việc kiện tụng] cũng sẽ gây nên một sự phân tâm lớn cho bộ phận quản lý của công ty. đặc biệt là với một công ty nhỏ tám người như công ty của tôi. Sáu tháng tham gia vào vụ kiện, chúng tôi cuối cùng đã đi đến giai đoạn cung cấp chứng cớ. Và trong giai đoạn này, chúng tôi đã yêu cầu người sở hữu bằng sáng chế vui lòng cung cấp ảnh chụp màn hình của Fark nơi việc vi phạm bằng sáng chế của họ đã thực sự xảy ra. Có lẽ bởi vì không có ảnh chụp màn hình nào như vậy thực sự tồn tại, nên Gosseberry đột nhiên muốn dàn xếp. Luật sư của họ: "Ah, vâng. Công ty của tôi đang tái cơ cấu lại các đường truyền cuối của mình." Không quan tâm rằng thực tế địa chỉ đó dẫn đến một trung tâm mua sắm nào đó ở phía bắc L.A. với không một bóng nhân viên. "Và chúng tôi muốn xúc tiến và kết thúc vụ này. Vậy xin vui lòng cho chúng tôi biết đề nghị cuối cùng và tốt nhất của các ngài?" Phản ứng của tôi: "Không có gì thì sao?!" (Vỗ tay) Chúng tôi không hy vọng nhiều cho cái kết quả ấy. (Tiếng cười) Nhưng họ đã dàn xếp. Không có lời đề nghị lại, Bây giờ, như đã đề cập trước đó, một trong những lý do tôi có thể nói với bạn về việc này là vì không có thỏa thuận ngầm nào cả trong trường hợp này. Làm thế nào mà chuyện đó xảy ra? Cũng trong quá trình giàn xếp, khi chúng tôi nhận được bản sao, tôi ghi vẫn ghi nó vào. (không chấp nhận trả tiền để dàn xếp) Luật sư của tôi nói: "Nah, không có chuyện đó xảy ra đâu." Nó được gửi trả về với chữ ký. Bây giờ tại sao? Bạn có thể gọi cho họ. Họ cũng không thuộc NDA. Bây giờ, tôi đã học hỏi được những gì từ trường hợp này? Vâng, ba việc. Trước hết, nếu bạn có thể, đừng đối đầu với bằng sáng chế, hãy chống lại sự vi phạm Bằng sáng chế là rất khó để lật ngược. Vi phạm dễ dàng để bác bỏ hơn. Thứ hai, làm cho rõ ngay từ đầu rằng hoặc là bạn không có tiền hoặc là bạn thà chi tiền cho luật sư chống lại bên sở hữu bằng sáng chế hơn là đưa tiền cho họ. Bây giờ lý do mà cách làm này có hiệu quả là bởi vì bên sáng chế ma được trả trên tỷ lệ phần trăm của những gì họ nhận được qua sự dàn xếp. Nếu nó trở nên rõ ràng rằng họ không thể nhận được bất cứ khoản tiền nào, họ trở nên ít quan tâm theo đuổi vụ kiện. Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn có thể nói với họ rằng bạn sẽ làm cho quá trình này trở nên phiền nhiễu và đau đớn và khó khăn nhất có thể cho họ. Đây đáng lẽ ra là chiến thuật mà bọn người sáng chế ma thường dùng trên các nạn nhân để hướng mọi việc theo ý của chúng. Hoá ra, bởi vì bọn chúng được trả tiền dựa trên phần trăm số tiền bồi thường nhận được, Cách này có hiệu quả thực sự, thực sự tốt theo hướng ngược lại. Đừng quên điều đó. Vậy tất cả điều này có nghĩa gì? Để tổng kết lại, tất cả đều nhắm đến một điều: Đừng thương lượng với bọn khủng bố. (Vỗ tay) Bọn sáng chế ma đã gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ hơn bất kỳ tổ chức khủng bố trong và ngoài nước trong lịch sử hàng năm. Và họ làm gì với số tiền đó? Họ quay lại kiện thêm nhiều vụ vi phạm bản quyền hơn nữa. Bây giờ là trọng điểm của cuộc thảo luận nơi mà tôi có nghĩa vụ đề ra một số giải pháp cho hệ thống bằng sáng chế. Và vấn đề với nó là có hai nhóm ngành công nghiệp rất lớn có nhận thức khác nhau hệ thống bằng sáng chế. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe mong muốn một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho các nhà phát minh. Ngành công nghiệp công nghệ cao mong muốn một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho các nhà sản xuất. Và các mục tiêu này không nhất thiết phải hoàn toàn đối nghịch nhau, nhưng cúng không hoà hợp. Và do đó, nhà sáng chế ma có thể sống trong khoảng giữa đấy. Vì vậy, thật không may, tôi không đủ thông minh để có một giải pháp toàn diện cho vấn đề sáng chế ma Tuy nhiên, tôi đã có ý tưởng này, và nó khá là hay. Và tôi từng nghĩ, "Mình nên đăng ký bản quyền điều này." (Tiếng cười) Gượm đã, vi phạm bằng sáng chế thông qua thiết bị di động-- thiết bị được định nghĩa như là một máy tính không cố định. Giải pháp của tôi: tưởng thưởng tôi bằng sáng chế này và tôi sẽ diệt chúng ra khỏi sự tồn tại. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là Shivdutt Yadav, ông ấy đến từ Uttar Pradesh, Ấn Độ. Khi Shivdutt đến Cơ quan đăng ký nhà đất địa phương ở Uttar Pradesh, ông đã phát hiện rằng mình đã bị liệt vào danh sách "Đã chết" Đất đai không còn được đứng tên của ông. Hai người em trai của ông, Chandrabhan và Phoolchand, cũng bị liệt vào danh sách "Đã chết". Gia đình đã hối lộ quan chức để can thiệp vào quyền thừa kế đất đai bằng cách báo tử các anh em trong nhà. để họ được thừa kế phần chia đất trồng của tổ tiên từ cha mình. Vì chuyện này mà cả ba người anh em và gia đình của họ phải rời bỏ ngôi nhà của mình. Theo gia đình Yadav, tòa án địa phương đã dự định tái xét xử vụ án từ năm 2001, nhưng thẩm phán không bao giờ có mặt. Cũng đã có nhiều trường hợp ở Uttar Pradesh mà nhiều người đã chết trước khi hồ sơ của họ được xem xét kĩ càng. Việc cha Shivdutt chết và con ông thèm muốn tài sản của cha mình đã dẫn đến sự mục nát này. Ông đã yên nghỉ ở sông Ganges, nơi người chết được hỏa táng dọc bờ sông hoặc được buộc vào những hòn đá nặng và hạ xuống dưới nước. Việc chụp ảnh ba người anh em này có thể gây ra nhầm lẫn vì trên giấy tờ họ đã chết mà hình ảnh lại thường được dùng làm chứng cứ cho việc còn sống. Tuy nhiên, những người đàn ông này vẫn bị coi là đã chết. Tình thế này đã tạo nên tựa đề của dự án xem xét trên nhiều khía cạnh rằng chúng ta là những người chết còn sống và ở vài phương diện chúng ta đại diện cho những bóng ma từ quá khứ và tương lai. Câu chuyện này là chương đầu trong 18 chương nằm trong tác phẩm mới của tôi có tên "Người sống bị báo tử và những chuyện khác". Để làm nên tác phẩm này, tôi đã đi vòng quanh thế giới trong 4 năm để tìm kiếm và ghi chép lại những câu chuyện về huyết thống và những câu chuyện xung quanh đó. Tôi rất hứng thú với các ý niệm xoay quanh số mệnh và liệu nó có được định đoạt bởi huyết thống, sự ngẫu nhiên hay xảy ra tùy trường hợp. Những đối tượng mà tôi dẫn chứng gồm các gia đình hận thù ở Brazil tới những nạn nhân diệt chủng ở Bosnia tới nữ không tặc đầu tiên và những người bị tuyên bố chết ở Ấn Độ. Ở mỗi chương, bạn có thể thấy những tác động bên ngoài của sự cai trị, quyền lực, lãnh thổ hay tôn giáo xung đột với những tác động từ bên trong như sự kế thừa về tinh thần và thể xác. Mỗi trường hợp bao gồm ba phần. Ở bên trái là một hay nhiều bức chân dung mà tôi đã sắp xếp một cách hệ thống các thành viên cùng một huyết thống. Kế đó là bảng văn bản thiết kế theo dạng cuộn trong đó tôi xây dựng một câu chuyện tường thuật lâm nguy. Và ở bên phải là bảng chú thích. Đây là đoạn có phần trực giác hơn vì ở đây tôi kể những mẩu chuyện, mở đầu các câu chuyện khác, chứng cứ hình ảnh. Việc này cũng để phản ánh cách ta kết nối với lịch sử hay những câu chuyện trên mạng ở một dạng ít tuyến tính hơn. Nên nó có vẻ khá lộn xộn. Và sự lộn xộn này lại trái ngược với tính nhất quán của một huyết thống Trong những dự án trước đây, tôi hay nghiên cứu theo từng chuỗi dữ kiện ghi chú lại những điều mà nhìn có vẻ toàn diện bằng một tiêu đề và bài trình bày xác định nhưng thật sự thì chúng khá là trừu tượng. Trong dự án này, tôi muốn nghiên cứu theo hướng ngược lại và tìm kiếm một hình thức tuyệt đối một thứ gì đó mà tôi sẽ không thể cắt ngang hay sửa đổi Điều này hướng tôi đến huyết thống. Một huyến thống xác định và có trật tự. Nhưng dự án này lại gặp phải sự xung đột giữa trật tự và phi trật tự -- trật tự của huyết thống đối lập với phi trật tự trong các câu chuyện hỗn loạn và bạo lực đó là chủ đề của cuốn sách của tôi. Ở chương 2, tôi chụp ảnh hậu duệ của Arthur Ruppin. Ông ấy được tổ chức phục quốc Do Thái cử đến Palestine năm 1907 để tìm chỗ định cư cho người Do Thái và giành đất định cư cho người Do Thái. Ông ấy giám sát việc giành đất thay mặt Cty Phát triển Đất đai Palestine, nhờ đó mà dẫn đến sự thành lập của nước Do Thái. Thông qua nghiên cứu tại Zionist Archive ở Jerusalem, tôi muốn xem các tài liệu trước đây về sự thành lập của nước Do Thái. Và tôi đã tìm thấy những bản đồ này. Đây là những nghiên cứu do tổ chức Do Thái Phục Quốc thực hiện để tìm đất mới cho người Do Thái định cư. Ở đây, tôi rất thích với những kết quả về địa lý và tưởng tượng thế giới sẽ khác thế nào nếu Israel ở Uganda, theo như những bản đồ ở đây. Những tài liệu ở Jerusalem, chúng vẫn lưu lại một danh mục người di cư sớm nhất và những người xin di cư đến Palestine, và sau đó là Israel, từ năm 1919 đến 1965. Chương ba: Joseph Nyamwanda Jura Ondijo chữa bệnh bên ngoài Kisumu, Kenya cho người bị AIDS, lao, vô sinh, tâm thần, quỷ ám. Ông thường được trả công bằng tiền mặt, bò hoặc dê. Nhưng đôi khi có bệnh nhân nữ không có tiền khám bệnh, nhà họ sẽ gán người nữ đó cho Jura để trừ vào tiền chữa trị. Từ những lần trao đổi này, Jura có chín bà vợ, 32 đứa con và 63 đứa cháu. Nhìn gia phả các bạn sẽ thấy con cái và cháu chắt của ông. Hai bà vợ khi đưa đến chỗ ông mắc bệnh vô sinh và ông ấy đã chữa trị cho họ, có ba người bị trúng tà, một người mắc bệnh hen và đau ngực dữ dội và hai người Ondijo nói ông lấy vì yêu, ông trả cho nhà họ tổng cộng 16 con bò. Một bà vợ bỏ ông ta đi và một bà khác qua đời khi đang chữa quỷ ám. Chế độ đa thê tồn tại rộng rãi ở Kenya. Điều đó là phổ biến trong tầng lớp thượng lưu có khả năng chi trả một số lượng lớn lễ vật cưới và gìn giữ gia đình có nhiều thế hệ. Chẳng hạn như các nhân vật chính trị và xã hội nổi bật trong những mối quan hệ đa thê dẫn đến quan điểm về đa thê giống như một biểu tượng cho sự giàu có, vị thế và quyền lực. Có thể bạn để ý trong nhiều chương rằng tôi đã chụp những bức chân dung trống rỗng. Những bức chân dung trống này đại diện cho các cá nhân, những cá nhân đang sống, nhưng không thể lộ diện. Và lý do cho sự vắng mặt của họ được chú thích trong bản chữ. Chúng bao gồm bệnh sốt xuất huyết, án tù, phục vụ quân đội, phụ nữ không được phép chụp ảnh vì lý do tôn giáo và văn hóa. Và trong chương cụ thể này, Đó là những đứa trẻ mà mẹ của chúng không cho chúng đến buổi chụp ảnh vì sợ rằng cha chúng sẽ bắt cóc chúng đi trong lúc đó. 24 con thỏ Châu Âu được mang đến Úc vào năm 1859 bởi một người Anh vì mục đích thể thao, săn bắn. Và trong vòng 100 năm, với quần thể 24 con đã tăng vọt lên nửa tỷ. Thỏ Châu Âu không có bản năng ăn thịt tự nhiên tại Úc, và điều đó đối lập với động vật hoang dã bản xứ. và gây thiệt hại cho thực vật bản xứ và làm suy thoái đất đai. Kế từ thập niên 1950, Úc áp dụng các bệnh nguy hiểm lên số lượng thỏ hoang dã để kiểm soát sự tăng trưởng. Những con thỏ này được nuôi tại một trang trại của chính phủ, Cục An toàn sinh học Queensland, nơi mà họ nuôi 3 loài thỏ và tiêm vào nó các mầm bệnh giám sát tiến trình phát triển của nó để xem các mần bệnh đó có giết được nó không. Vậy là họ đang kiểm tra tính độc hại của nó. Trong quá trình thử nghiệm này, tất cả thỏ đều chết trừ một số ít bị giết chết. Haigh's Chocolate hợp tác với Hội Giải cứu thỏ Úc dừng mọi việc sản xuất chocolate thỏ phục sinh và thay thế bằng Bilby Phục Sinh. Chuyện này được thực hiện để chống lại lễ kỉ niệm hằng năm với loài thỏ và làm cho công chúng cảm thấy thoải mái hơn với việc giết thỏ và bảo vệ những loài thú bản địa của châu Úc, và thực ra bảo vệ loài thú bị đe dọa bởi loài thỏ châu Âu. Ở chương 7, tôi tập trung vào hậu quả của nạn diệt chủng lên 1 dòng huyết thống. Trong suốt khoảng thời gian 2 ngày, 6 người của dòng họ này bị thiệt mạng trong vụ thảm sát Srebrenica. Đây là chương duy nhất tôi miêu tả trực tiếp cái chết. Nhưng tôi chỉ miêu tả những người chết trong vụ thảm sát Srebrenia, được ghi nhận là vụ giết người rúng động nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Và trong cuộc thảm sát này, 8000 người đàn ông và trẻ em trai Bosnia theo đạo Hồi bị hành quyết. Khi bạn nhìn vào chi tiết của chương này, bạn có thể thấy, người đàn ông ở góc trái phía trên là cha của người phụ nữ ngồi kế bên ông ta. Cô ấy tên là Zumra. Cô ấy có 4 đứa con, cả 4 đứa đều bị giết trong cuộc thảm sát Srebrenia. Kế bên 4 đứa trẻ này là em gái của Zumra kế tiếp nữa là con của cô ấy cũng bị giết. Trong khoảng thời gian tôi ở Bosnia, phần mộ còn lại của con trai cả Zumra được khai quật từ một ngôi mộ tập thể. Và tôi cũng có mặt lúc ấy để chụp được toàn bộ quá trình sắp xếp những mảnh vụn còn sót lại. Tuy nhiên, những thi thể khác được trình bày ở đây dưới dạng những khung xanh dương có mẫu răng và mẫu xương trùng với chứng cứ DNA được thu thập từ người thân trong gia đình để họ có thể xác nhận thân phận của những người này. Họ đều được mai táng nên những gì còn sót lại là những khung xanh dương tại Ủy ban quốc tế của những người mất tích. Đây là những tài sản cá nhân, đào lên từ một ngôi mộ tập thể đang chờ để nhận dạng với người thân trong gia đình và những tranh graffity tại nhà máy năng lượng Potochari nơi mà lính Liên hiệp quốc Hà Lan đóng quân và sau đó là lính Serbia trong khoảng thời gian xảy ra cuộc hành quyết. Đây là một đoạn video được sử dụng tại phiên toà Milosevic từ đầu tới cuối cho thấy một đơn vị lính bọ cạp Serbia đang được ban phước bởi một linh mục Chính thống giáo trước khi trói những người đàn ông và trẻ em trai và giết họ. Chương 15 thiên về trình bày hơn. Tôi nài xin Văn phòng thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào năm 2009 để chọn ra một huyết thống nhiều hế hệ để đại diện cho Trung Quốc trong dự án này. Họ chọn một đại gia đình từ Bắc Kinh vì độ lớn của nó, và họ từ chối đưa cho tôi lí do cho sự lựa chọn của họ. Đây là một trong những trường hợp hiếm có vì tôi không thiếu bất cứ chân dung nào của đại gia đình trên. Ai cũng có mặt. Bạn có thể thấy sự phát triển của chính sách một con duy nhất theo từ đời này qua đời khác trong dòng họ. Được biết đến trước đó với tên Bộ Ngoại giao Tuyên truyền Văn phòng Thông tin Nhà nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc. Nó kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông nước ngoài và phim ảnh được sản xuất bên ngoài Trung Quốc khỏi những công ty truyền thông của nước ngoài làm việc tại Trung Quốc. Nó còn kiểm soát Internet và thúc đẩy truyền thông trong nước làm cách nào để xử lý bất kì vấn đề nào gây tranh cãi, có thể kể đến Tây Tạng, dân tộc thiểu số, nhân quyền, tôn giáo phong trào dân chủ và khủng bố. Với việc ghi chú thích cho chương này, văn phòng này hướng tôi chụp ảnh tháp truyền hình Bắc Kinh. Và tôi cũng chụp lại túi quà họ tặng tôi khi tôi rời khỏi đó. Đây là hậu duệ của Hans Frank cố vấn pháp lý riêng của Hitler và Toàn quyền Ba Lan. Dòng họ này có rất nhiều chỗ trống tô đậm lên mối quan hệ phức tạp của lịch sử một gia đình. Những lí do cho sự vắng mặt này bao gồm những người từ chối tham gia. Cũng có những bậc cha mẹ tham gia nhưng lại không cho con cái mình tham gia bởi vì họ nghĩ con cái họ còn quá nhỏ để có thể tự ra quyết định. Một phần khác của gia đình hiện diện qua trang phục của họ thay vì cả cơ thể bởi vì họ không muốn bị nhận ra với quá khứ mà tôi đang tô đậm lên. Và cuối cùng, một người khác đến tham gia và ngồi xoay lưng lại với tôi nhưng sau đó lại hủy, nên tôi phải làm mờ anh ấy để anh ấy không bị nhận ra Trong bản chú thích đi kèm tôi chụp một con tem bưu chính chính thức của Adolph Hitler và một tem giả được sản xuất bởi Tình báo Anh có hình của Hans Frank. Nó được phát hành ở Ba Lan để tạo nên sự so sánh giữa Frank và Hitler, làm Hitler tưởng rằng Frank đang cố xây dựng thế lực của riêng mình. Lại một lần nữa, nói tới số phận, tôi bị thu hút bởi những câu chuyện và số phận của những công trình nghệ thuật. Những bức tranh này được vẽ bởi Hans Frank trong khoảng thời gian của Đế chế thứ ba. Và tôi bị thu hút bởi sự tác động của việc vắng mặt hay có mặt của họ trong thời đó. Đây là bức tranh "Lady with an Ermine" - Leonardo da Vinci "Landscape with good Samaritan" - Rembrandt và "Portrait of a Youth" - Raphael, những bức tranh này chưa bao giờ được tìm thấy. Chương 12 tô đậm những người được sinh ra trong trận chiến không phải do họ tạo ra nhưng dần trở thành trận chiến của họ. Đây là gia đình Ferraz và gia đình Novaes. Và họ đang có mối thâm cừu đại hận. Mối thù này vẫn tiếp diễn từ năm 1991 tại vùng Đông Bắc Brazil, Pernambuco, và nó bao gồm cái chết của 20 người trong 2 gia đình và 40 người khác có liên quan, bao gồm lính đánh thuê, người vô tội đi ngang qua và bạn bè. Căng thẳng giữa hai gia đình này bắt đầu từ năm 1913 khi có tranh chấp về quyền lực chính trị tại địa phương. Nhưng nó trở nên bạo lực hơn khoảng 2 thập kỉ trở lại đây bao gồm chặt đầu và cái chết của hai thị trưởng. Gắn vào hàng rào bảo vệ xung quanh căn nhà ở ngoại ô của Louis Novaes, người đứng đầu gia đình Novaes là những lỗ tháp pháo được sử dụng để ngắm bắn và quan sát. Bang đông bắc của Brazil, Pernambuco là một trong những khu vực bạo lực nhất nước. Nó bắt nguồn từ nguyên tắc "trừng phạt công bằng" hay "lấy oán trả oán", do đó việc giết người để trả thù đã dẫn tới nhiều cái chết trong vùng. Câu chuyện này, cũng như những câu chuyện khác trong những trang sách của tôi được đọc gần như nguyên mẫu, như cái gì đó được rút ra từ Shakespeare, đó là những gì xảy ra bây giờ và sẽ xảy ra lần nữa trong tương lai. Tôi bị thu hút vào những ý tưởng của việc lặp lại này. Sau đó tôi trở về nhà, nhận được tin một thành viên của gia đình bị bắn 30 lần vào mặt. Chương 17 là sự khám phá về sự vắng mặt của 1 huyết thống và sự vắng mặt của một lịch sử. Những đứa trẻ tại viện mồ côi ở Ukraina này có độ tuổi từ 6 tới 16. Những tấm ảnh này được sắp xếp theo tuổi vì nó không thể sắp xếp theo huyết thống. Trong khoảng thời gian 12 tháng tôi ở viện mồ côi này, chỉ có 1 đứa trẻ được nhận nuôi. Những đứa trẻ này phải rời khỏi đây khi chúng đủ 16 tuổi mặc cho sự thật rằng chúng không có chỗ khác để đi. Chuyện thường được báo cáo ở Ukraina là trẻ em, khi rời khỏi viện mồ côi thường bị để ý bởi bọn buôn người, ấu dâm và mại dâm. Nhiều đứa trẻ phải làm những việc phạm pháp để sống sót và tỉ lệ giết người đáng ghi nhận. Đây là căn phòng của một bé trai. Không có đủ giường tại viện mồ côi và không đủ quần áo ấm. Những đứa trẻ này không được tắm thường xuyên bởi vì nước nóng chỉ mở từ tháng 10 trở đi. Đây là phòng cho bé gái. Và người đứng đầu liệt kê ra thứ cần nhất cho viện mồ côi là máy giặt công nghiệp và máy sấy, 4 máy hút bụi, 2 máy vi tính, 1 máy tính, 1 máy copy, giày mùa đông và khoan của nha sĩ. Tấm ảnh này tôi chụp ở 1 phòng học của viện, cho thấy một dấu hiệu mà tôi đã dịch ra khi tôi về tới nhà. Và nó ghi rằng: "Những người không biết quá khứ của họ không đáng có được tương lai." Vẫn còn nhiều chương nữa trong dự án này. Đây chỉ là một bản tóm tắt của hàng ngàn tấm ảnh. Đống ảnh đồ sộ và những câu chuyện này tạo nên một kho lưu trữ. Và trong tập hợp những hình ảnh và chữ viết này, tôi đang tìm những biểu tượng và hình ảnh mà những câu chuyện xung quanh cuộc sống chúng ta cũng chỉ được mã hóa như huyết thống vậy. Nhưng những kho lưu trữ này thật sự tồn tại bởi vì có cái gì đó không nhất thiết phải ăn khớp. Cái gì đó được nói tới giữa những khoảng trống trong các thông tin được thu thập. Và cái vòng luẩn quẩn giữa sinh và tử giữa nó là những câu chuyện chưa kể. Nó giống như một cái máy, con người được sinh ra và chết đi và câu chuyện cứ tiếp diễn. Và ở đây, tôi quan ngại rằng sự tích tụ này có dẫn tới một kiểu tiến hóa nào hay không, hay chúng ta lặp lại chúng hết lần này tới lần khác? Cảm ơn! (Vỗ tay) Con người đang sống lâu hơn và xã hội ngày càng có nhiều người già hơn Các bạn đã nghe về điều này rất nhiều, ở trên báo, trên tivi. Đôi lúc, tôi lo lắng rằng chúng ta nghe về nó quá nhiều và dần chấp nhận cuộc sống ngày càng thọ hơn với một sự tự mãn thậm chí không lo nghĩ gì. Nhưng đừng phạm sai lầm, tôi tin rằng việc sống lâu hơn có thể sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống ở mọi lứa tuổi. Để xem xét vấn đề này, tôi xin phân tích một chút. Số năm tuổi thọ trung bình tăng lên trong thế kỷ 20 lớn hơn tổng số năm tăng thêm trong suốt thiên niên kỉ vừa qua của sự phát triển nhân loại. Trong nháy mắt, chúng ta gần như tăng gấp đôi lượng thời gian tồn tại trên cõi đời. Vì vậy, nếu bạn từng cảm thấy sự lão hóa của mình không được đặt mốc, đừng tự trách mình. Bởi nó hoàn toàn mới. Và bởi vì tỷ lệ sinh đang giảm cùng giai đoạn mà tuổi thọ tăng lên, Cái kim tự tháp mà đã luôn luôn đại diện cho các nhóm tuổi trong dân số, với nhiều người trẻ tuổi ở dưới cùng thon dần đến một đỉnh nhỏ chỉ lượng người lớn tuổi còn sống đã bị định hình lại thành một hình chữ nhật. Và nếu bạn là kiểu người có thể giật mình vì thống kê dân số, đây chính là thứ khiến bạn làm như vậy. Bởi vì nó có nghĩa là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, phần lớn các em bé sinh ra ở các nước phát triển đang có cơ hội để già đi. Điều này xảy ra như thế nào? Chúng ta không hề có gen di truyền mạnh hơn tổ tiên 10.000 năm trước đây. Sự tăng tuổi thọ này là sản phẩm đáng lưu ý của văn hóa-- mối liên kết giữa khoa học và công nghệ và sự thay đổi hành vi ở phạm vi rộng lớn đã cải thiện sức khỏe và điều kiện sống. Thông qua thay đổi văn hóa, tổ tiên của chúng ta đã hạn chế được những cái chết sớm để con người có thể sống hết cuộc đời. Bây giờ có những vấn đề liên quan đến lão hóa-- bệnh tật, đói nghèo, mất địa vị xã hội. Chúng ta không có thời gian để ngủ quên trên chiến thắng. Nhưng chúng ta càng hiểu về lão hóa hơn nó càng trở nên rõ ràng hơn rằng nó chỉ có tác động xấu dần là rất không chính xác. Lão hóa mang lại một số cải thiện khá đáng kể-- tăng kiến thức, chuyên môn-- và cải thiện các khía cạnh tình cảm của cuộc sống. That's right, người lớn tuổi đều hạnh phúc. Họ đang hạnh phúc hơn người trung tuổi, và chắc chắn cả những người trẻ tuổi. Các nghiên cứu đều dẫn đến một kết luận. CDC mới tiến hành một cuộc khảo sát họ hỏi những câu đơn giản chỉ để biết liệu người được hỏi có điều phiền muộn nào đáng lưu ý trong tuần trước đó. Và số người lớn tuổi trả lời "có" cho câu hỏi đó ít hơn người trung tuổi, và người trẻ tuổi. Và một cuộc thăm dò Gallup hỏi những người tham gia mức độ căng thẳng, lo lắng và tức giận họ đã trải qua ngày hôm trước. Và căng thẳng, lo lắng, tức giận tất cả giảm khi tuổi càng cao. Các nhà khoa học xã hội gọi điều này nghịch lý của lão hóa. Sau tất cả, lão hóa không hề đơn giản. Vì vậy, chúng tôi đã hỏi tất cả các loại câu hỏi để xem liệu có thể đảo ngược kết quả này. Chúng tôi đã hỏi xem có phải những thế hệ người lớn tuổi hiện nay đang và luôn luôn là các thế hệ vĩ đại nhất. Bởi vì những người trẻ hiện nay có thể không trải qua sự phát triển như thế này khi họ già đi. Chúng tôi đã hỏi, cũng có thể người lớn tuổi chỉ cố gắng tạo ra một vòng xoay tích cực để che đậy cuộc sống đầy phiền muộn. (Tiếng cười) Nhưng khi càng cố gắng chối cãi kết quả này, chúng tôi lại càng tìm thấy nhiều bằng chứng ủng hộ nó. Nhiều năm trước, tôi và các đồng nghiệp bắt tay vào một nghiên cứu theo dõi cùng một nhóm người trong thời gian 10 năm. Ban đầu mẫu tuổi từ 18 đến 94. Và chúng tôi tìm hiểu sự thay đổi các trải nghiệm cảm xúc của họ khi họ già đi. Những người tham gia lần lượt mang theo máy nhắn tin điện tử trong một tuần, và chúng tôi theo dõi họ cả ngày và đêm tại thời điểm ngẫu nhiên. Và mỗi khi chúng tôi theo dõi họ, chúng tôi sẽ yêu cầu họ trả lời một số câu hỏi... Trên thang đo 1-7, hãy chỉ ra mức độ hạnh phúc của bạn lúc này? Mức độ buồn phiền của bạn? Mức độ thất vọng của bạn? -- Từ đó chúng tôi có thể hiểu được các loại cảm xúc họ có trong cuộc sống hàng ngày. Và từ nghiên cứu cường độ cao này về các cá nhân, chúng tôi thấy rằng không có một thế hệ cụ thể làm tốt hơn so với những thế hệ khác, nhưng cùng một cá nhân theo thời gian lại cho thấy những tăng lên về trải nghiệm tích cực. Bây giờ bạn có thể thấy sự giảm nhẹ ở lứa tuổi cao. Và có một sự suy thoái nhẹ. Nhưng không có thời điểm nào nó trở lại đến mức độ mà ta thấy ở đầu tuổi trưởng thành. Sẽ là quá đơn giản khi nói rằng người lớn tuổi là "hạnh phúc" Theo nghiên cứu của chúng tôi, họ sống tích cực hơn, nhưng họ cũng có xu hướng trải nghiệm cảm xúc hỗn tạp nhiều hơn người trẻ tuổi. Trải nghiệm nỗi buồn và niềm vui cùng một lúc, ví dụ nước mắt trào ra khi bạn mỉm cười với một người bạn. Và nghiên cứu khác cho thấy người lớn tuổi có vẻ thích nghi với nỗi buồn thoải mái hơn. Và chúng tôi nghĩ điều này có thể giải thích tại sao người lớn tuổi lại giỏi hơn những người trẻ tuổi khi giải quyết các xung đột tình cảm cũng như tranh biện. Người lớn tuổi có thể nhìn sự bất công với lòng trắc ẩn, chứ không phải thất vọng. Và tất cả mọi thứ đều như nhau, người lớn tuổi hướng các nguồn nhận thức, như sự tập trung và bộ nhớ, về thông tin tích cực nhiều hơn tiêu cực. Nếu chúng tôi cho người già, người trung tuổi, trẻ tuổi xem những hình ảnh như bạn đang thấy, và sau đó chúng tôi yêu cầu họ nhớ lại tất cả những hình ảnh mà họ có thể thì người lớn tuổi, chứ không phải những người trẻ tuổi, đã nhớ những hình ảnh tích cực nhiều hơn hình ảnh tiêu cực. Chúng tôi đã cho những người già và trẻ xem các khuôn mặt trong phòng thí nghiệm, một số mặt mếu, một số mặt cười. Người lớn tuổi nhìn về hướng các khuôn mặt tươi cười và tránh xa mặt buồn, tức giận. Trong cuộc sống hàng ngày, điều này đồng nghĩa với sự tận hưởng và sự hài lòng. Nhưng là các nhà khoa học xã hội, chúng tôi tiếp tục hỏi về các lựa chọn thay thế. Chúng tôi nghĩ người lớn tuổi cũng có thể cho thấy những cảm xúc tích cực hơn bởi vì họ đang gặp khó khăn trong nhận thức. (Tiếng cười) Chúng tôi nghĩ có thể những cảm xúc tích cực chỉ đơn giản là dễ xử lý hơn cảm xúc tiêu cực, và vì vậy bạn chuyển sang những cảm xúc tích cực? Có lẽ là các trung tâm thần kinh trong não chúng ta đang xuống cấp tới mức chúng tôi không thể xử lý cảm xúc tiêu cực nữa. Nhưng điều đó không đúng. Hầu hết những người lớn tuổi minh mẫn nhất là những người thể hiện sự tích cực này nhiều nhất. Và trong điều kiện nó thực sự quan trọng, người lớn tuổi xử lý thông tin tiêu cực cũng tốt như các thông tin tích cực. Vậy làm thế nào điều này có thể xảy ra? Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã tìm ra rằng những thay đổi này về cơ bản được dựa trên khả năng đặc biệt của con người để quản lý thời gian-- không chỉ là ngày và giờ mà là cả cuộc đời. Và nếu có một nghịch lý của lão hóa, nó là việc nhận ra rằng chúng ta sẽ không sống mãi việc đó thay đổi quan điểm sống của chúng ta theo những cách tích cực. Khi thời gian thường lâu dài và mơ hồ, như thường thấy đối với thanh thiếu niên, mọi người liên tục chuẩn bị, cố gắng để hấp thụ tất cả các thông tin mà họ có thể, bất chấp rủi ro, khám phá. Chúng ta có thể dành thời gian với những người mà mình không thích bởi vì nó thú vị theo một cách nào đó. Chúng ta có thể học được điều gì đó bất ngờ. (Tiếng cười) Chúng tôi đi hẹn hò giấu mặt. (Tiếng cười) Bạn biết đó, sau tất cả, Nếu nó không hiệu quả, thì sẽ vẫn luôn còn ngày mai để làm. Những người trên 50 không đi hẹn hò giấu mặt. (Tiếng cười) Khi có tuổi, thời gian của chúng ta ít hơn và mục tiêu của chúng ta thay đổi. Khi nhận ra rằng chúng ta không có tất cả thời gian trên thế giới, chúng ta thấy rõ điều gì cần ưu tiên. Chúng ta thưởng thức cuộc sống. Chúng ta trân trọng nhiều hơn, cởi mở hơn để hòa giải. Chúng ta dành nhiều cảm xúc cho những thứ quan trọng trong cuộc sống, và cuộc sống trở nên tốt hơn. Vì vậy, mỗi ngày chúng ta lại hạnh phúc hơn. Nhưng sự thay đổi trong quan điểm đó khiến chúng ta ít khoan dung hơn đối với sự bất công. Đến năm 2015, sẽ có nhiều người tại Hoa Kỳ trên 60 tuổi hơn số người dưới 15. Điều gì sẽ xảy ra đối với xã hội có đông người cao tuổi? Những con số sẽ không quyết định hệ quả. Mà văn hóa sẽ làm điều đó. Nếu chúng tôi đầu tư vào khoa học và công nghệ và tìm giải pháp cho các vấn đề thực tế mà người già phải đối mặt và chúng tôi tận dụng những thế mạnh rất thực tế của người lớn tuổi, thì số năm tuổi thọ tăng lên có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống ở mọi lứa tuổi. Xã hội với hàng triệu công dân tài năng, ổn định về tình cảm khỏe mạnh và được đào tạo tốt hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó. Được trang bị kiến thức về các vấn đề thực tế của cuộc sống và được tạo động lực để giải quyết những vấn đề lớn có thể trở thành xã hội tốt hơn tốt hơn những gì đã từng có. Cha tôi, 92 tuổi, thích nói rằng: "Hãy ngừng nói những chuyện xoay quanh cách cứu giúp những người già mà hãy bắt đầu nói về cách để họ giúp đỡ tất cả mọi người" Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn có bao giờ thắc mắc bên trong cao răng của bạn có những gì? Chắc là không, nhưng những người như tôi thì có đấy. Tôi là một nhà di truyền học khảo cổ tại Trung tâm Y học tiến hóa thuộc đại học Zurich Tôi nghiên cứu về nguồn gốc, sự tiến hóa của sức khỏe và các cặn bệnh ở người thông qua việc nghiên cứu gen trên xương và những phần được ướp của những xác người cổ đại. Và qua đó, tôi hy vọng có thể hiểu nhiều hơn những điểm yếu về mặt tiến hóa của cơ thể chúng ta, từ đó có thể cải thiện và kiểm soát cơ thể tốt hơn trong tương lai. Có nhiều cách để tiếp cận y học tiến hóa, và một trong số đó là trích xuất DNA từ xương người cổ đại Và từ những chiết xuất này, chúng ta có thể tái tạo lại biểu đồ gen người tại những thời điểm khác nhau và tìm kiếm những thay đổi liên quan đến quá trình thích ứng, những mối đe dọa và những căn bệnh di truyền. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Những thách thức lớn nhất về sức khoẻ hiện nay không bắt nguồn từ những đột biến gen đơn giản mà là kết quả của những tương tác động phức tạp giữa những biến đổi trong gen, chế độ ăn uống, vi khuẩn, ký sinh trùng và những phản ứng của hệ miễn dịch. Tất cả những loại bệnh này đều có những thành phần tiến hóa quan trọng liên quan trực tiếp đến một thực tế là ngày nay chúng ta sống trong một môi trường rất khác với môi trường mà cơ thể chúng ta tiến hóa. Để có thể hiểu được những căn bệnh này, chúng ta cần phải bỏ qua những nghiên cứu riêng lẻ về gen từ trước và hướng tới những cách tiếp cận nhấn mạnh hơn mối quan hệ chức năng về sức khỏe con người trong quá khứ. Nhưng việc này vẫn còn những thách thức rất lớn cho. Trước hết, chúng ta thậm chí đang nghiên cứu cái gì? Xương người thì rất phổ biến , chúng được tìm thấy có ở khắp mọi nơi. Nhưng tất nhiên là những mô mềm đã bị phân hủy, còn chính bộ xương thì chỉ cho thấy những thông tin ít ỏi về sức khỏe. Xác ướp là một nguồn thông tin đáng giá nhưng chúng bị giới hạn rất lớn về mặt địa lý, cũng như là thời gian. Phân người hóa thạch cũng là một mẫu nghiên cứu hết sức thú vị. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều về chế độ ăn uống và những căn bệnh đường ruột thời cổ xưa. Tuy nhiên chúng rất hiếm. (Cười) Thế nên để giải quyết vấn đề này, tôi đã tập hợp một nhóm những nhà nghiên cứu quốc tế tại Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh để nghiên cứu về một loại hợp chất rất ít được nghiên cứu và biết đến nhưng có thể tìm thấy trên bất cứ người nào. Đó là một loại hóa thạch của chất bám trên răng thuật ngữ chính thức là sỏi răng. Hầu hết mọi người biết đến như là cao răng. Đó là thứ mà nha sĩ thường tẩy khỏi răng của các bạn mỗi lần bạn đi khám răng. Và trung bình trong một lần khám răng, bạn thường được tẩy khỏi khoảng 15 đến 30 mg cao răng Nhưng ở thời kỳ cổ đại trước khi có thói quen đánh răng, sẽ có khoảng 600 mg cao tích tụ trên răng trong suốt cuộc đời. Và điều thực sự quan trọng về sỏi răng là nó có thể được hóa thạch như bất cứ thành phần nào của xương, nó tồn tại với một lượng lớn trong quá khứ và ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng tôi tìm thấy chúng ở bất cứ vùng dân cứ nào trên thế giới, tại bất cứ thời điểm nào trong vòng mười ngàn năm trở lại đây. Chúng tôi thậm chí còn tìm thấy trên giống người Neanderthal và động vật. Những nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào quan sát hiển vi. Người ta quan sát sỏi răng dưới kính hiển vi, và những gì họ tìm thấy là những chất như phấn và tinh bột, Họ cũng tìm thấy tế bào cơ từ thịt động vật và vi khuẩn. Và những gì nhóm nghiên cứu của chúng tôi muốn làm là ví như, liệu chúng tôi có thể sử dụng công nghệ về gen và kĩ thuật protein nghiên cứu protein để lần theo DNA và các protein, và từ đó có thể phân loại rõ ràng hơn để thực sự hiểu được những gì đang diễn ra? Và những gì chúng tôi tìm được là rất nhiều vi khuẩn hội sinh và gây bệnh sống trong đường mũi và miệng. Chúng tôi cũng tìm được những protein miễn dịch liên quan đến những viêm nhiễm và những protein và DNA liên quan đến chế độ ăn. Nhưng điều đáng ngạc nhiên và cũng khá thú vị là chúng tôi cũng tìm thấy vi khuẩn thường cư trú ở hệ hô hấp trên. Chúng gợi cho chúng tôi những liên hệ tới phổi nơi trú ẩn của rất nhiều loại bệnh quan trọng . Và chúng tôi cũng tìm thấy vi khuẩn thường cư ngụ ở thực quản. Và vì thế bây giờ chúng cũng gián tiếp liên hệ tới những cơ quan nội tạng ở thậm chí xa hơn mà, đã bị phân hủy từ lâu trên những bộ xương dùng để nghiên cứu, Và cũng bằng việc sử dụng phương thức sắp xếp chuỗi DNA cổ đại và công nghệ định lượng trắc phổ cho protein trên sỏi răng cổ đại, chúng tôi có thể tạo ra một lượng lớn thông tin để từ đó chúng tôi có thể bắt đầu tái tạo lại một bức tranh chi tiết về những tương tác động giữa chế độ ăn, bệnh nhiễm trùng, và sức đề kháng từ hàng ngàn năm trước. Thế là những gì bắt đầu bằng một ý tưởng, bây giờ đã được thực thi để sản sinh ra hàng triệu chuỗi mà chúng ta có thể dùng để tìm hiểu lịch sử tiến hóa lâu dài của sức khỏe và bệnh tật của con người chi tiết đến tận những mã gen của từng mầm bệnh. Và từ những thông tin này chúng ta có thể học được cách các mầm bệnh tiến hóa và tại sao chúng vẫn tiếp tục gây bệnh. Và tôi mong rằng tôi đã thuyết phục các bạn về những giá trị của sỏi răng. Và như là một lời từ biệt, nhân danh những nhà khảo cổ trong tương lai, Tôi đề nghị các bạn hãy nghĩ lại trước khi về nhà và đánh răng. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Vài tháng trước giải Nobel Vật Lý đã được trao cho hai nhóm nhà thiên văn học vì một khám phá được xem là một trong những quan sát thiên văn quan trọng nhất trong lịch sử. Và hôm nay, sau khi tóm tắt lại những gì họ phát hiện ra, tôi sẽ nói về một cách giải thích đầy tranh cãi cho khám phá này, được gọi là khả năng mà ngoài trái đất, dải Ngân Hà và các thiên hà xa xôi khác, chúng ta có thể phát hiện rằng vũ trụ của chúng ta không phải là duy nhất, mà chỉ là một phần của một hệ thống vũ trụ rộng lớn được gọi là đa vũ trụ. Ý tưởng về đa vũ trụ khá kì lạ. Ý tôi là, đa số chúng ta đều tin rằng "vũ trụ" là tất cả. Và tôi cố ý nói đa số chúng ta vì con gái bốn tuổi của tôi đã nghe tôi nói về đa vũ trụ từ khi chào đời. Và năm ngoái, khi tôi nắm tay bé và nói "Sophia, bố yêu con hơn tất cả mọi thứ trong vũ trụ" Và bé quay lại nói: "Bố à, vũ trụ hay đa vũ trụ?' (tiếng cười) Nhưng nếu không được nuôi lớn theo cách kì lạ như vậy thì thật khó tưởng tượng đến một nơi tách biệt với vũ trụ của chúng ta, với những đặc tính cơ bản khác, và cũng được gọi là "vũ trụ". Và dù cho ý tưởng này mang tính phỏng đoán cao, mục đích của tôi vẫn là thuyết phục các bạn rằng có nguyên nhân để ta nghiêm túc suy nghĩ về nó, vì có lẽ nó là đúng. Câu chuyện về đa vũ trụ có 3 phần. Trong phần 1, tôi sẽ mô tả những kết quả của khám phá đã đoạt giải Nobel, và nhấn mạnh một bí ẩn lớn mà những kết quả đó tiết lộ. Trong phần 2, tôi sẽ đưa ra giải pháp cho bí ẩn đó. Nó dựa trên thuyết Dây, và đây là lúc ý tưởng về đa vũ trụ bắt đầu xuất hiện trong câu chuyện. Cuối cùng, trong phần 3, tôi sẽ mô tả một thuyết về vũ trụ, gọi là thuyết căng phồng, và tại đây những mảnh của câu chuyện sẽ trở nên liền lạc. Được rồi. Phần 1 bắt đầu vào năm 1929 khi nhà thiên văn học vĩ đại Edwin Hubble nhận ra rằng những thiên hà ở xa đang chạy ra xa khỏi chúng ta, nghĩa là không gian đang nới rộng ra, đang nở ra. Đây là một bước ngoặt lớn vì Lúc bấy giờ, một suy nghĩ thịnh hành là vũ trụ là bất biến. Nhưng ngay cả khi đó, có một điều mọi người đều chắc chắn: tốc độ nở rộng của vũ trụ đang giảm dần. Điều này cũng giống như lực hút của Trái Đất làm quả táo được ném thẳng lên chuyển động chậm lại, lực hút của mỗi thiên hà lên thiên hà khác lẽ ra phải làm chậm sự nở rộng của không gian. Bây giờ ta sẽ tua nhanh đến những năm 1990 khi hai nhóm nhà thiên văn học tôi đã nói đến lấy cảm hứng từ suy nghĩ này để đo tốc độ chậm dần của sự giãn nở. Và họ đã đo đạc bằng cách quan sát tỉ mỉ rất nhiều những thiên hà ở xa, từ đó họ lập bảng số liệu cho thấy tốc độ của sự giãn nở thay đổi như thế nào. Đây là điều bất ngờ: Họ thấy rằng sự giãn nở không hề chậm lại. Thay vào đó họ thấy rằng nó đang giãn nở ngày một nhanh hơn. Cũng như khi ta tung một trái táo lên cao và nó bay lên ngày càng nhanh vậy. Vậy nếu bạn thấy một quả táo như vậy bạn sẽ muốn biết tại sao. Cái gì đang đẩy nó lên? Cũng giống như vậy, kết quả đo đạc rất xứng đáng được nhận giải Nobel, nhưng nó lại đưa ra một câu hỏi tương tự. Lực nào đã đẩy những thiên hà ra xa nhau với tốc độ luôn tăng dần? Và câu trả lời hứa hẹn nhất đến từ một ý tưởng cũ của Einstein. Ta thấy rằng, chúng ta đều quen nghĩ rằng trọng lục là lực kéo mọi vật lại với nhau. Nhưng trong giả thuyết về trọng lực của Einstein, thuyết tương đối của ông trọng lực cũng có thể đẩy các vật ra xa nhau. Như thế nào? Theo tính toán của Einstein, nếu trong không gian, năng lượng phân bố đều, như một làn sương mỏng, đều, thì trọng lực làn sương đó tạo ra sẽ là lực đẩy, trọng lực đẩy, đó cũng là cái chúng ta cần để giải thích những quan sát trên. Vì trọng lực đẩy của năng lượng vô hình trong không gian -- được gọi là năng lượng đen, nhưng ở đây tôi vẽ nó trắng như khói để các bạn thấy được -- trọng lực đẩy của nó sẽ đẩy các thiên hà ra xa nhau, làm cho sự giãn nở nhanh hơn, chứ không chậm lại. Và cách giải thích này đưa đến một bước tiến triển lớn. Nhưng tôi đã nói về một bí ẩn trong phần 1 này. Và bí ẩn đây. Khi các nhà thiên văn học tính xem bao nhiêu năng lượng đen trong không gian đang làm cho vũ trụ tăng tốc độ, hãy xem những gì họ tìm ra. Con số này nhỏ. Khi so với những đơn vị liên quan, con số này là rất nhỏ. Và bí ẩn là làm sao giải thích con số đặc biệt này. Ta muốn con số này xuất hiện từ một định luật vật lí, nhưng đến nay chưa ai làm được điều đó. Bây giờ bạn có thể nghĩ, tôi có nên quan tâm chăng? Có lẽ giải thích thêm về điều này chỉ là một vấn đề kĩ thuật, một chi tiết kĩ thuật thú vị với các chuyên gia nhưng không liên quan gì đến ai khác. Ừ, nó đúng là một chi tiết kĩ thuật, nhưng một vài chi tiết có liên quan. Vài chi tiết mở ra cánh cửa đi vào thực tế chưa hề được khám phá, và con số đặc biệt này có thể, (đây là con đường duy nhất hiện nay để giải thích), khơi lên khả năng về những vũ trụ khác -- một ý tưởng xuất hiện từ thuyết Dây, điều này đưa tôi đến phần 2. Vậy, giữ lại những suy nghĩ về năng lượng đen, vì bây giờ tôi sẽ nói đến 3 điều cơ bản của thuyết Dây. Đầu tiên, thuyết Dây là gì? Nó là một cách tiếp cận ước mơ của Einstein về một thuyết vật lý, một khuôn mẫu duy nhất có thể mô tả tất cả các lực trong vũ trụ. Ý tưởng trung tâm của thuyết Dây khá là đơn giản. Nó nói rằng nếu ta xem xét một vật chất bất kì, đầu tiên ta sẽ tìm thấy các phân tử, và rồi ta tìm thấy nguyên tử và những hạt nhỏ hơn. Nhưng thuyết này cho rằng nếu ta có thể thăm dò ở mức độ nhỏ hơn rất nhiều so với ngày nay, ta sẽ tìm thấy một thứ khác trong những hạt này -- một sợi tơ năng lượng nhỏ đang dao động, một sợi dây tí hon đang dao động. Và cũng giống như dây đàn violin, chúng có thể dao động theo nhiều kiểu khác nhau, tạo nên những nốt nhạc khác nhau. Những sợi cơ bản này, chúng dao động theo những kiểu khác nhau, tạo nên những loại hạt khác nhau -- vì vậy electron, quark, nơtrino, photon, và tất cả những hạt khác có thể được đặt vào một khuôn mẫu duy nhất, vì chúng đều được tạo thành từ những sợi dây dao động. Đây là 1 bức tranh hấp dẫn, một bản giao hưởng vũ trụ, nơi mà tất cả sự phong phú ta thấy trong thế giới xung quanh xuất hiện từ âm nhạc mà những sợi dây tí hon có thể tạo nên. Nhưng có một cái giá cho sự hợp nhất này, vì nhiều năm nghiên cứu đã cho thấy rằng thuyết Dây không đúng về mặt toán học. Nó có nhiều mâu thuẫn, trừ khi ta chấp nhận một thứ hoàn toàn xa lạ -- những chiều khác của không gian. Chúng ta đều biết về không gian ba chiều. Và ta nghĩ đến chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Nhưng thuyết Dây cho rằng, trên một tỉ lệ vô cùng nhỏ, còn có những chiều khác với kích thước siêu nhỏ đến nỗi ta không phát hiện được. Nhưng ngay cả khi đó, chúng vẫn ảnh hưởng đến những thứ ta có thể thấy, vì hình dạng của những chiều đó hạn chế cách dao động của những sợi dây. Và trong thuyết dây này, sự dao động quyết định tất cả. Vậy khối lượng của hạt, độ lớn của lực, và quan trọng nhất, lượng năng lượng đen sẽ được quyết định bởi hình dạng của các chiều không gian trên. Vậy nếu ta biết được hình dạng của những chiều này, ta sẽ có thể tính được những đặc tính trên, và tính được lượng không gian đen. Thử thách ở đây là chúng ta không biết hình dạng của những chiều không gian này. Tất cả những gì ta có là danh sách những hình dạng mà toán học cho phép. Khi những ý tưởng trên ra đời, chỉ có 5 hình dạng khác nhau được đưa ra, nên bạn có thể nghĩ đến phân tích từng dạng một, để xem nếu có hình dạng nào tạo nên những tính chất vật lý ta quan sát được. Nhưng danh sách dài dần theo thời gian khi các nhà nghiên cứu tìm ra các dạng có thể khác. Từ 5, con số đã tăng lên đến hàng trăm rồi hàng ngàn -- con số lớn, nhưng vẫn có thể phân tích được, vì dù gì thì học sinh cao học vẫn cần có việc để làm. Nhưng rồi danh sách tiếp tục dài ra đến hàng triệu rồi hàng tỉ như ngày nay. Danh sách các hình dạng đã tăng khoảng đến khoảng 10 mũ 500. Vậy ta phải làm gì? Một số nhà nghiên cứu mất niềm tin, kết luận rằng có quá nhiều hình dạng có thể của các chiều không gian, mỗi hình dạng đưa đến những tính chất vật lý khác nhau, thuyết dây sẽ không bao giờ có những dự đoán chính xác, thực nghiệm được. Nhưng những người khác lật ngược vấn đề, đưa ra khả năng tồn tại đa vũ trụ. Ý tưởng là đây. Có lẽ tất cả các hình dạng đều bình đẳng. Tất cả đều tồn tại trong quan niệm rằng có nhiều vũ trụ, mỗi vũ trụ có một hình dạng khác nhau. Và đề nghị này có ảnh hưởng lớn đến bí ẩn của chúng ta: lượng năng lượng đen tìm ra từ những kết quả đạt giải Nobel. Vì ta thấy rằng, nếu tồn tại những vũ trụ khác, và nếu mỗi vũ trụ có một hình dạng riêng cho những chiều không gian khác, thì tính chất vật lí của mỗi vũ trụ sẽ khác nhau, và đặc biệt, lượng năng lượng đen trong mỗi vũ trụ sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là bí ẩn về lượng năng lượng đen đo đạc được sẽ được giải thích theo cách hoàn toàn khác. Trong hoàn cảnh này, định luật vật lý không thể giải thích một con số năng lượng đen vì không chỉ có 1 con số, mà có rất nhiều con số tồn tại. Nghĩa là chúng ta đã đặt ra một câu hỏi sai. Câu hỏi đúng được đặt ra là, vì sao con người chúng ta lại ở trong 1 vũ trụ có lượng năng lượng đen ta đã đo đạc được. mà không phải là bất kì một vũ trụ nào khác? Và chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ngay. Vì trong những vũ trụ có nhiều năng lượng đen hơn vũ trụ của chúng ta, mỗi khi vật chất muốn kết hợp lại thành thiên hà, thì lực đẩy của năng lượng đen mạnh đến nỗi nó thổi bay mọi thứ và thiên hà không được hình thành. Và trong những vũ trụ có ít năng lượng đen hơn, chúng tự sụp đổ quá nhanh và một lần nữa, thiên hà không hình thành. Và không có thiên hà thì không có những ngôi sao, không có những hành tinh và không có khả năng hình thành sự sống như chúng ta trong những vũ trụ khác. Vậy ta thấy ta đang ở trong một vũ trụ có lượng năng lượng đen đặc biệt mà ta đo được đơn giản là vì vũ trụ của chúng ta có điều kiện đủ để hình thành sự sống. Và thế đấy. Bí ẩn đã được giải mã, đa vũ trụ được tìm ra. Vài người thấy lời giải thích này không thoả đáng. Chúng ta đã quen với loại vật lý cho chúng ta những lời giải thích chắc chắn cho những gì ta quan sát được. Nhưng vấn đề là, nếu những gì ta quan sát ảnh hưởng đến nhiều giá trị khác nhau trong vùng đất rộng lớn hơn của thực tế, thì suy nghĩ rằng có 1 lời giải thích cho 1 giá trị duy nhất đơn giản là sai lầm. Một ví dụ đến từ nhà thiên văn học vĩ đại Johannes Kepler, bị ám ảnh bới mong muốn hiểu được một con số khác -- vì sao mặt trời cách trái đất 93 triệu dặm, đã làm việc suốt mấy thập kỉ để giải thích con số này, nhưng chưa bao giờ thành công, và chúng ta biết vì sao. Kepler đã đặt ra một câu hỏi sai. Chúng ta biết rằng có nhiều hành tinh cách ngôi sao chúng quay quanh những khoảng cách khác nhau. Vậy nên mong rằng định luật vật lý có thể giải thích 1 con số này, 93 triệu dặm, đơn giản là sai lầm. Thay vào đó, câu hỏi đúng đắn là vì sao con người chúng ta tồn tại trên hành tinh cách mặt trời khoảng cách này, chứ không phải ở một khoảng cách nào khác? Và 1 lần nữa, ta có thể trả lời câu hỏi này. Những hành tinh gần mặt trời hơn quá nóng đến nỗi sự sống như chúng ta không thể tồn tại. Và những hành tinh xa mặt trời hơn quá lạnh đến nỗi sự sống không thể tồn tại. Vậy chúng ta thấy mình sống trên 1 hành tinh với khoảng cách như vậy đơn giản vì nó tạo điều kiện quan trọng để hình thành sự sống. Và khi nói về các hành tinh và khoảng cách giữa chúng thì đây rõ ràng là lí do đúng đắn. Vấn đề là, khi nói đến vũ trụ và năng lượng đen chứa trong vũ trụ, thì đây cũng có thể là lí do đúng đắn. Điểm khác biệt mấu chốt, dĩ nhiên là chúng ta biết có những hành tinh khác ngoài kia, nhưng đến nay tôi vẫn chỉ mới phỏng đoán về khả năng tồn tại những hành tinh khác. Vậy, để ghép tất cả lại với nhau, ta cần một cơ chế để tạo ra những vũ trụ khác. Và điều này đưa tôi đến phần cuối cùng, phần 3. Vì một cơ chế như vậy đã được tìm ra bởi những nhà vũ trụ học cố tìm hiểu vụ nổ Big Bang. Các bạn thấy đấy, khi nói đến BIg Bang, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh một vụ nổ vũ trụ đã tạo nên vũ trụ của chúng ta và làm cho không gian giãn nở. Nhưng có một bí mật nho nhỏ. Thuyết Big Bang bỏ sót một điều quan trọng, nguyên nhân vụ nổ. Nó cho ta biết vũ trụ phát triển thế nào sau vụ nổ, nhưng không cho ta cái nhìn về nguyên nhân dẫn đến vụ nổ Big Bang. Và khoảng trống này cuối cùng đã được lấp đầy bới một phiên bản nâng cao của thuyết Big Bang. Nó được gọi là vũ trụ căng phồng, nó xác định một loại nhiên liệu riêng biệt có thể tạo ra chuyển động nhanh ra ngoài của không gian. Nhiên liệu đó dựa trên một thứ gọi là trường lượng tử. Nhưng điều duy nhất liên quan đến chúng ta là nhiên liệu này có hiệu quả cao đến nỗi gần như không thể sử dụng nó hết được. Nghĩa là trong thuyết căng phồng, vụ nổ Big Bang tạo nên vũ trụ chúng ta không phải chỉ xảy ra một lần. Mà nguồn nhiên liệu đã tạo ra Big Bang còn tạo ra vô số những vụ nổ Big Bang khác, mỗi vụ nổ tạo ra 1 vũ trụ riêng, và vũ trụ của chúng ta chỉ còn là 1 bong bóng trong 1 bồn tắm lớn đầy những bong bóng vũ trụ. Và bây giờ, khi ta kết hợp điều này với thuyết Dây, đây là bức tranh chúng ta có được. Mỗi vũ trụ có những chiều không gian khác. Và những chiều không gian khác có hình dạng rất phong phú. Những hình dạng khác nhau dẫn đến những tính chất vật lí khác nhau. Và ta thấy ta đang ở vũ trụ này chứ không phải vũ trụ khác đơn giản vì chỉ vũ trụ của chúng ta mới có những tính chất vật lý, như là lượng năng lượng đen, phù hợp để hình thành sự sống như chúng ta. Đây là một bức tranh hấp dẫn nhưng gây nhiều tranh cãi về một khoảng không rộng lớn hơn, mà quan sát và giả thuyết tiên tiến đã khiến ta phải nghiêm túc cân nhắc về nó. Một câu hỏi lớn còn lại dĩ nhiên là chúng ta có bao giờ xác nhận được sự tồn tại của các vũ trụ khác không? Nào, để tôi mô tả 1 cách mà điều này có thể xảy ra. Thuyết căng phồng đã có sự hỗ trợ vững chắc về mặt quan sát. Bởi vì thuyết dự đoán rằng Big Bang đã có cường độ cao đến nỗi khi không gian nhanh chóng nở ra, lượng tử dao động trong thế giới vi mô đã vươn ra đến thế giới vĩ mô, tạo ra một dấu vân tay riêng biệt, một hình mẫu những điểm nóng hơn và lạnh hơn trong không gian, mà những kính viễn vọng mạnh nay đã có thể quan sát. Xa hơn nữa, nếu tồn tại những vũ trụ khác, thuyết này dự đoán rằng các vũ trụ sẽ thường xuyên va vào nhau. Và nếu vũ trụ của chúng ta bị 1 vũ trụ khác va phải, cú va chạm đó có thể tạo ra sự khác nhau rất khó nhận biết của nhiệt độ trong không gian mà 1 ngày nào đó ta sẽ phát hiện ra. Và bức tranh kì lạ như vậy, nhưng 1 ngày nó sẽ có căn cứ dựa trên sự quan sát, củng cố sự tồn tại của những vũ trụ khác. Tôi sẽ kết luận với 1 dự đoán nổi bật của những ý tưởng trên về tương lai rất xa. Các bạn thấy đấy, ta đã biết rằng vũ trụ của chúng ta không bất biến, rằng không gian đang giãn nở, rằng sự giãn nở đang tăng tốc độ, và rằng có thể tồn tại những vũ trụ khác, tất cả đều bằng cách cẩn thận xem xét những ánh sáng mờ nhạt từ các ngôi sao, đến với chúng ta từ những thiên hà rất xa. Nhưng vì sự giãn nở đang tăng tốc, trong tương lai rất xa, những thiên hà đó sẽ chạy ra xa khỏi chúng ta nhanh đến nỗi ta không thể thấy chúng -- không phải vì kĩ thuật bị giới hạn, mà vì định luật vật lý. Ánh sáng những thiên hà đó toả ra, dù truyền nhanh hơn vận tốc ánh sáng đi nữa, vẫn không thể vượt qua khoảng cách ngày càng mở rộng giữa 2 thiên hà. Vậy những nhà thiên văn học trong tương lai xa nhìn vào khoảng không sâu thẳm sẽ chỉ thấy sự tĩnh lặng đen ngòm, bất biến. Và họ sẽ kết luận rằng vũ trụ là ổn định, bất biến và có những vùng vật chất riêng biệt trú ngụ -- 1 bức tranh vũ trụ mà ta biết chắc chắn là sai. Các nhà thiên văn học tương lai có thể có những ghi chép từ những thời trước đó, như ghi chép của chúng ta, chứng thực 1 không gian đang giãn nở đầy những thiên hà. Nhưng những nhà thiên văn tương lai ấy có tin vào kiến thức từ thời xưa này không? Hay họ sẽ tin vào vũ trụ mênh mông trống rỗng bất biến mà quan sát dựa vào kĩ thuật tối tân của họ cho thấy? Tôi nghĩ trường hợp thứ 2 sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là chúng ta đang sống trong 1 thời đại có đặc quyền, khi mà những sự thật sâu kín về vũ trụ vẫn còn trong tầm tay của tinh thần khám phá của con người. Nhưng có vẻ như nó sẽ không như vậy mãi. Vì các nhà thiên văn học ngày nay, bằng những kính thiên văn mạnh, đã bắt được rất nhiều photon chứa đầy thông tin -- một loại điện tín vũ trụ đã đi qua hàng tỉ năm. Và thông điệp qua các thời kì đã rõ. Thỉnh thoảng tạo hoá canh gác những bí mật của nó với gọng kềm không thể phá vỡ của định luật vật lý. Thỉnh thoảng bản chất của sự thật vẫy gọi chỉ từ bên kia chân trời. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn Brian. Một loạt những ý tưởng anh vừa nói đến thật gây choáng váng, phấn khởi, và không thể tưởng tượng được. Anh nghĩ khoa học vũ trụ bây giờ đang ở đâu trong lịch sử? Theo anh chúng ta có đang ở giữa một giai đoạn bất thường trong lịch sử? Brian: Nào, khó mà nói cho chính xác. Khi ta biết rằng những nhà thiên văn học trong tương lai xa có lẽ sẽ không có đủ thông tin để khám phá mọi việc, câu hỏi tự nhiên được đặt ra là, liệu chúng ta có đang như vậy, nghĩa là một số tính chất quan trọng của vũ trụ đã nằm ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta vì cách mà vũ trụ phát triển? Vậy từ góc nhìn đó, có lẽ chúng ta sẽ luôn đặt ra những câu hỏi và không bao giờ giải đáp thấu đáo được. Mặt khác, giờ đây chúng ta biết được vũ trụ già đến mức nào. Chúng ta biết làm thế nào để hiểu được thông tin đến từ sóng bức xạ nền có từ 13.72 tỉ năm về trước -- và chúng ta có thể tính toán để xem nó sẽ như thế nào và nó phù hợp. Wow, thật là kì diệu. Nên một mặt, thật khó tưởng tượng chúng ta đã đi xa đến thế nào, nhưng ai biết được chúng ta sẽ gặp phải những trở ngại gì trong tương lai. Chris: Anh sẽ còn ở đây thêm vài ngày. Có lẽ những cuộc nói chuyện như thế này sẽ tiếp diễn. Cảm ơn anh rất nhiều, Brian. (Brian: Rất vinh dự) (vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói về tiền bạc và hạnh phúc đó là hai thứ mà nhiều người trong chúng ta dành rất nhiều thời gian ngẫm nghĩ về chúng để cố gắng giành được hay cải thiện chúng Và phần nhiều chúng ta cho rằng 2 cụm từ này không thể kếp hợp với nhau Thế nên chúng ta thấy rằng trong tôn giáo và sách tự cải thiện bản thân, cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc Và hôm nay tôi muốn đề xuất rằng, thực ra điều đó là sai (Cười) Tôi đến từ trường kinh tế mà, đó là những gì mà chúng tôi làm Vâng và điều đó là sai, trên thực tế, các bạn thử nghĩ đi, Các bạn thực ra chỉ đang dùng tiền sai cách. Vì thế thay vì dùng tiền cách mà bạn thường dùng, nếu mà bạn dùng nó theo một cách khác nó có thể hiệu quả hơn phần nào. Và trước khi tôi chỉ cho bạn cách dùng tiền để các bạn có thể hạnh phúc hơn, Hãy nghĩ về những cách mà bạn thường dùng nó mà thực tế không làm bạn hạnh phúc hơn Chúng tôi có một thí nghiệm khá tự nhiên. Một thời gian trước, CNN có viết một bài khá thú vị về điều gì sẽ xảy ra với những người trúng vé số Mọi người nghĩ rằng nếu họ trúng số thì cuộc sống của họ sẽ trở nên tuyệt vời. Bài báo này kể về cuộc sống đổ vỡ của những người này Điều xảy ra với những người trúng vé số là, thứ nhất, họ dùng hết số tiền đó và lâm vào cảnh nợ nần và, thứ hai, bạn bè và bất cứ người nào mà họ từng gặp tìm đến họ và vòi vĩnh tiền. Và thực tế là nó làm đổ vỡ những mối quan hệ xã hội của họ Kết quả là họ nợ nhiều hơn và quan hệ bạn bè của họ trở nên tồi tệ hơn là khi mà họ chưa trúng số. Điều thú vị về bài báo này là người đọc bài báo này bắt đầu bình luận thay vì về cách mà nó làm họ nhận ra rằng tiền không dẫn đến hạnh phúc mọi người lập tức nói những thứ như, "Biết tôi sẽ làm gì nếu mà tôi trúng số không ... ?" và bắt đầu mơ mộng về những gì họ sẽ làm Và đây là hai trong số đó mà tôi nghĩ là rất thú vị để chúng ta suy ngẫm Một người viết rằng, "Khi mà tôi trúng số, tôi sẽ mua cho mình một ngọn núi nho nhỏ và một ngôi nhà nhỏ ở trên đỉnh núi." (cười) Và một người khác thì viết, "Tôi sẽ đổ đầy tiền vào bồn tắm rồi ngồi vào trong đó trong khi đang hút một điếu xì gà thật to và uống một ly sam panh." Thậm chí còn tệ hơn nữa: "Sau đó, tôi sẽ chụp một tấm hình và rửa cả tá ảnh bóng lộn. Bất cứ ai hỏi xin tiền hoặc cưỡng đoạt tiền từ tôi sẽ nhận được một bản sao của tấm hình mà không có thêm bất cứ thứ gì khác." (Cười) Và có rất nhiều những lời bình luận thuộc dạng như thế này tức là khi một người có tiền anh ta, trên thực tế, sẽ trở nên xa lánh với mọi người Vì thế tôi nói với các bạn rằng tiền phá hoại cuộc sống của họ và bạn bè bắt đầu làm phiền họ Và tiền cũng thường làm cho chúng ta trở nên ích kỷ và chúng ta chỉ làm những gì có lợi cho bản thân Có lẽ lý do mà tiền không làm chúng ta hạnh phúc là vì chúng ta đang sử dụng nó cho những mục đích sai lầm nói rõ ra là chúng ta luôn dùng tiền cho bản thân Và rồi chúng tôi nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta khiến mọi người dùng tiền cho người khác Thay vì xa lánh mọi người vì tiền điều gì sẽ xảy ra nếu bạn dùng tiền của mình một cách cộng đồng hơn Và rồi chúng tôi nghĩ, hãy thử làm mọi người thực hiện điều đó và xem chuyện gì xảy ra Hãy thử để một số người làm những gì họ thường làm và dùng tiền cho bản thân, và hãy thử để một số khác đưa số tiền cho người khác, rồi đo mức hạnh phúc của họ và xem rằng trên thực tế họ có hạnh phúc hơn không. Cách thứ nhất mà chúng tôi làm điều này là Trong một buổi sáng ở Vancouver, chúng tôi vào trong khuôn viên trường ở Trường đại học British Columbia chúng tôi tiệp cận một số người và nói rằng, "Bạn có muốn tham gia một cuộc thử nghiệm không?" Họ nói, "Có." Chúng tôi hỏi họ cảm thấy hanh phúc tới mức nào và đưa cho họ một chiếc phong bì. Một số nhận được phong bì với vài thứ trong đó với nội dung là "Trước 5 giờ chiều nay, dùng số tiền này cho bản thân." Rồi chúng tôi đưa ra vài ví dụ về những cách để dùng số tiền này Cho những người khác, sẽ có một mẩu giấy nói rằng "5 giờ chiều nay, dùng số tiền này cho một người nào đó khác." Và những chiếc phong bì này có đựng tiền bên trong. Và chúng tôi điều chỉnh số tiền mà chúng tôi đưa cho từng người Một số người được đưa mẩu giấy với 5 đô Một số khác được đưa mẩu giấy với 20 đô Chúng tôi để họ tự do trong ngày hôm đó để làm bất cứ thứ gì họ muốn Chúng tôi biết rằng họ thực sự sử dụng số tiền đó theo cách mà chúng tôi yêu cầu. Chúng tội gọi cho họ vào buổi tối và hỏi, "Bạn đã sử dụng tiền cho việc gì, và bây giờ bạn cảm thấy hạnh phúc như thế nào?" Họ sử dụng tiền cho việc gì ư? Họ đều là sinh viên đại học, thế nên rất nhiều nhũng khoản chi tiều của họ là cho bản thân những thứ như là bông tai và mỹ phẩm Một phụ nữ nói rằng cô ấy mua một con thú bông cho cháu gái Một số người đưa số tiền cho những người vô gia cư Có một ảnh hưởng rất lớn từ Starbucks ở đây. (Cười) Nếu bạn đưa cho sinh viên 5 đô, nó sẽ trông như là cà phê đối với họ họ sẽ chạy vội đến Starbucks và dùng số tiền đó nhanh nhất có thể Nhưng một số người mua cà phê cho mình, cách mà họ thường làm, Số khác nói rằng họ mua cà phê cho người khác Vậy là với cùng một món hàng được hướng đến cho bản thân hoặc hướng đến cho người khác Chúng tôi tìm thấy gì khi chúng tôi gọi lại cho họ sau thử nghiệm này? Những người sử dụng tiền cho người khác cảm thấy hạnh phúc hơn Và không có gì xảy ra với những người sử dụng tiền cho bản thân Nó không làm họ bớt hạnh phúc, nó chỉ chẳng giúp ích gì cho họ nhiều. Và một điều nữa là số tiền bao nhiều cũng không có ảnh hưởng nhiều Mọi người nghĩ rằng 20 đô thì sẽ tốt hơn nhiều so với 5 đô Trên thực tế, bạn tiêu bao nhiêu tiền không quan trọng Vấn đề là bạn dùng tiền cho người khác thay vì cho bản thân Chúng tôi nhận thấy điều này rất nhiều lần khi mà chúng tôi đưa tiền cho một người để dùng số tiền đó cho người khác thay vì cho bản thân Tất nhiên đây là những sinh viên ở Canada -- họ không phải là điển hình nhất cho toàn dân số Họ phần nào đều khá giả và có tiền bạc và những thứ như vậy Chúng tôi muốn xem rằng điều này có đúng ở những nơi khác trên thế giới hay không hay là chỉ đúng ở những nước giàu Và rồi chúng tôi đến Uganda và thực hiện một cuộc thí nghiệm tương tự Vậy hãy tưởng tượng, thay vì chỉ với những người ở Canada chúng tôi hỏi, "Nói về lần cuối cùng bạn dùng tiền cho bản thân hay cho người khác. Diễn tả nó. Nó làm bạn hạnh phúc như thế nào?" hoặc là ở Uganda, "Nói về lần bạn dùng tiền gần đây nhất cho bản thân hoặc là cho người khác và diễn tả nó." Và sau đó chúng tôi hỏi họ xem họ cảm thấy hạnh phúc như thế nào? Và rồi điều chúng tôi nhận thấy thực sự kỳ diệu Bởi có những điều tương đồng giữa mọi người trên thế giới về cách người ta dùng tiền và rồi cũng có những khác biệt văn hóa về điều họ làm ví dụ như là, một người đàn ông ở Uganda nói rằng "Tội gọi cho một cô gái mà tôi có cảm tình." Họ nói chung ra ngoài hẹn hò với nhau, và anh ta nói rằng cuối cùng không "cưa đổ" được cô ấy đến tận bây giờ Và một anh chàng khác ở Canada. Cũng giống như vậy. "Tôi dẫn bạn gái ra ngoài cho bữa tối. Chúng tôi đi xem phim và rồi về sớm, và rồi về phòng của cô ấy để ..." ăn bánh -- chỉ là một miếng bánh thôi. Tính toàn cầu của con người - bạn dùng tiền cho người khác bạn tỏ ra thiện chí với họ. Có thể bạn có mục đích gì đó trong đầu, có thể không. Nhưng chúng ta có thể thấy những khác biệt lạ thường Hãy nhìn hai trường hợp này Đây là một phụ nữ đến từ Canada. Chúng tôi hỏi, "Kể về một lần mà bạn dùng tiền cho người khác." Cô ấy nói, "Tôi mua một món quà cho mẹ tôi. Tôi lái xe đến khu mua sắm, mua một món quà, và tặng nó cho mẹ của tôi." Một điều hoàn toàn tốt đẹp để làm Nó là một điều tốt nếu bạn tặng quà cho một người mình biết. Hãy so sánh với một phụ nữ khác đến từ Uganda. "Tôi đang đi bộ thì gặp một người bạn lâu năm con trai của cô ấy đang bị sốt rét. Họ không có đủ tiền, họ đến một phòng khám và tôi đưa số tiền này cho cô ấy." Số tiền không phải là 10000 đô, nó là tiền địa phương. Thế nên thực tế nó chỉ là một số tiền ít ỏi. Nhưng mà mục đích dùng tiền thì cực kỳ khác biệt Đây là một nhu cầu y tế thực sự là một đóng góp cứu người Hơn là những việc kiểu như tôi mua một món quà cho mẹ Mặc dù vậy chúng tôi nhận thấy rằng cách chính xác mà bạn dùng tiền cho người khác thực ra không quan trọng bằng thực tế rằng bạn dùng tiền cho người khác để làm cho bản thân hạnh phúc một việc làm khá quan trọng. Bạn không phải làm những thứ tuyệt vời với tiền của mình để cảm thấy hạnh phúc Bạn có làm những điều nhỏ nhặt, đơn giản mà vẫn nhận được những lợi ích của những việc làm đó Ở đây chỉ là hai đất nước. Chúng tôi muốn nhân rộng ra và quan sát tất cả những quốc gia trên thế giới nếu chúng tôi có thể. để tìm ra mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc Chúng tôi lấy thông tin từ tổ chức khảo sát ý kiến cộng đồng mà các bạn biết chuyện gì đang diễn ra từ các cuộc bầu cử chính trị Họ hỏi mọi người, "Gần đây bạn có khuyên góp tiền cho quỹ từ thiện nào không?" và "Bạn nhìn chung cảm thấy hạnh phúc như thế nào với cuộc sống của mình?" Và chúng tôi có thể nhận thấy mối quan hệ giữa hai thứ này. Chúng nó liên hệ tích cực với nhau không? Cho đi tiền bạc có làm bạn hạnh phúc. Hay chúng liên hệ đối ngược với nhau? Trên bản đồ, màu xanh nghĩa là chúng liên hệ tích cực với nhau và màu đỏ nghĩa là chúng liên hệ đối ngược với nhau. và các bạn có thể thấy, thế giới toàn là màu xanh. Nghĩa là ở hầu hết mọi nơi trên thế giới mà chúng tôi thu thập thông tin này những người làm từ thiện cảm thấy hạnh phúc hơn những người không đóng góp tiền cho từ thiện Tôi biết các bạn đều đang nhìn lên đất nước màu đỏ ở giữa Tôi sẽ là một kẻ xấu xa nếu tôi không nói cho các bạn đó là gì Đó là nước Cộng hòa Trung Phi Bạn phỏng đoán những lời giải thích. Có lẽ nó khác biệt ở vì một lý do nào đó mặc dù vậy ngay bên dưới là Rwando nơi được tô màu rất xanh, Vây là ở hầu hết mọi nơi mà chúng tôi quan sát chúng tôi nhận thấy rằng tiền cho đi luôn làm bạn hạnh phúc hơn là tiền giữ lại cho bản thân. Còn trong công việc của bạn thì sao? Đó là thứ chiếm tất cả những quãng thời gian còn lại của bạn khi mà chúng ta không ở cùng với những người quen biết Chúng tôi quyết định thâm nhập vào một số công ty và tiến hành một thứ nghiệm tương tự Đây là những nhóm kinh doanh ở Belgium. Họ làm việc theo nhóm. Họ ra ngoài và thuyết phục các bác sĩ mua thuốc của họ Chúng tôi quan sát mức độ tiến triển của việc bán hàng của họ như là một hàm số của việc là thành viên của nhóm Với một số nhóm, chúng tôi đưa tiền cho họ và nói rằng, "Hãy dùng nó bất cứ cách nào cho bản thân," giống như là cách chúng tôi làm với sinh viên ở Canada Nhưng với những nhóm khác chúng tôi nói, "Đây là 15 euro Hãy dùng nó cho thành viên khác trong nhóm tuần này. Mua cho họ thứ gì đó làm quà và đưa nó cho họ. Bây giờ chúng ta đã có những nhóm dùng tiền cho bản thân và những nhóm mang tính cộng đồng hơn để thấy rằng những nhóm nào trở nên tốt hơn Lý do tôi để hình một con ngựa đầy kẹo ở đây là vì một nhóm dùng số tiền đó và mua một con ngựa kẹo rồi họ xúm lại và đập tan con ngựa kẹo để cho đống kẹo văng ra tứ tung rồi làm đủ trò khác một điều rất nhỏ nhặt, điên rồ nhưng hãy nghĩ đến những khác biệt đối với một nhóm không làm những thứ như vậy, họ đút túi 15 đô có lẽ họ sẽ mua cho họ một ly cà phê, hoặc là những nhóm trải nhiệm một hoạt động cộng đồng nơi mà họ có thể liên kết lại và cùng mua thứ gì đó và tham gia một hoạt động nhóm Chúng tôi nhận ra rằng, những nhóm hướng cộng đồng bán được nhiều hàng hơn là những nhóm dùng tiền cho bản thân một cách để nghĩ về nó là với mỗi 15 euro mà bạn đưa cho họ họ lấy nó và không làm gì khác biệt so với trước đó bạn không hưởng lời từ việc đó Thực ra bạn lỗ vì nó không động viên họ làm việc tốt hơn nhưng khi bạn đưa 15 euro cho họ để dùng cho các thành viên khác Họ làm việc với nhóm tốt hơn nhiều và bạn sẽ thực sự thắng lớn với quyết định đầu tư như thế này và tôi nhận ra rằng Điều này hay đấy, nhưng mà có một trường hợp cực kỳ quan trọng cho một chính sách cộng đồng và tôi không tưởng tượng được rằng nó sẽ có tác dụng. Cơ bản là nếu anh ta không cho tôi thấy là nó hữu dụng trong hoàn cảnh đó Tôi không tin bất cứ thứ gì anh ta nói. Tôi biết rằng các bạn đều đang nghĩ về những đội chơi bóng né (Cười) Có một chỉ trích rất lớn mà chúng tôi nhận được là nếu bạn không cho thấy nó đúng với đội bóng né thì những thứ này đều ngu ngốc cả vì vậy chúng tôi tìm gặp những đội bóng né này và xâm nhập vào họ Chúng tôi làm những thứ hệt như trước đây. Chúng tôi đưa tiền cho một số nhóm và bảo họ dùng nó cho bản thân chúng tôi đưa tiền cho những nhóm khác và bảo họ dùng nó cho các thành viên khác Những đội dùng tiền cho bản thân có tỉ lệ phần trăm chiến thằng bằng với trước đây Những đội dùng tiền cho các thành viên khác đều lột xác thành một đội khác và thực tế, khi họ làm xong thì họ đã thống trị giải đấu Qua những hoàn cảnh khác nhau này đời sống riêng tư, công việc thậm chí những thứ điên rồ như những môn thể thao trong trường dùng tiền cho người khác có lợi ích hơn nhiều cho bạn so với dùng tiền cho bản thân Với tôi sẽ chỉ nói, nếu bạn nghĩ rằng tiền không thể mua được hạnh phúc bạn đang dùng nó sai cách Ý ở đây không phải là bạn nên mua sản phẩm này thay vì sản phẩm khác để làm bạn có thể hạnh phúc hơn Thực tế là bạn nên ngừng suy nghĩ về những thứ gì bạn muốn mua cho bản thân mà hãy thử đưa một trong số đó cho người khác May mắn rằng chúng tôi có một cơ hội cho bạn. DonorsChoose.org là một tổ chứ phi lợi nhuận cho những giáo viên trường công hưởng lương thấp Họ đăng những dự án như là, "Tôi muốn dạy Huckleberry Finn cho lớp nhưng chúng tôi không có sách," hoặc là, "Tôi muốn có một kính hiển vi để dạy khoa học cho học sinh nhưng chúng tôi không có kính hiển vi." Bạn và tôi có thể đi mua nó cho họ Những giáo viên sẽ viết cho bạn một lá thư cảm ơn và những đứa trẻ cũng vậy Đôi lúc họ gửi hình chụp lúc họ dùng kính hiển vi cho bạn Đó là một thứ tuyệt vời Hãy lên trang web đó và bắt đầu hành trình này hãy nghĩ ít hơn về việc "Tôi muốn dùng tiền cho bản thân bằng cách nào?" mà hãy nghĩ rằng "Nếu tôi có 5 đô hay 15 đô, tôi muốn làm điều gì có ích cho người khác?" Bởi vì cuối cùng khi bạn làm điều đó, bạn sẽ nhận ra rằng nó có lợi cho bạn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Có lẽ bạn đã biết rẳng tất cả mọi thứ đều cấu tạo từ các nguyên tử tí hon và mỗi nguyên tử được cấu tạo từ các hạt còn nhỏ hơn gọi là Proton, Neutron và Electron. Nhưng tôi các rằng bạn chưa bao giờ nghĩ nguyên tử nhỏ như thế nào. Câu trả lời là chúng thực sự rất, rất, rất nhỏ. Vậy, bạn sẽ hỏi, nguyên tử nhỏ đến mức độ nào? Để hiểu được điều này, hãy đặt ra câu hỏi sau: Có bao nhiêu nguyên từ trong một quả bưởi? Giả sử rằng quả bưởi được tạo nên chỉ từ những nguyên tử Nitơ, nói vậy không đúng lắm, nhưng đúng là trong bưởi có Nitơ Để dễ hình dung, hãy thổi phồng mỗi nguyên tử này lên cho to bằng quả việt quất. Nó sẽ có cùng kích thước với -- chà thực ra là, Trái Đất đó. Thật điên rồ! Ý là nếu tôi lấp đầy Trái Đất bằng những quả việt quất, thì số việt quất đó sẽ bằng số nguyên tử Nitơ trong 1 quả bưởi? Đúng vậy! Vậy nguyên tử nhỏ như thế nào? Chà, chúng thực sự rất, rất nhỏ. Và bạn biết không? Điều này còn điên rồ hơn nữa này. Hãy nhìn vào trong mỗi nguyên tử - chính là quả việt quất ấy. Bạn thấy gì trong đó? Ở tâm của nguyên tử là hạt nhân, nơi chứa proton và nơtron, và ở bên ngoài bạn sẽ thấy các hạt electron Vậy hạt nhân to đến mức nào? Nếu nguyên tử giống quả việt quất thì hạt nhân sẽ to bằng cái gì? Bạn chắc vẫn nhớ những bức tranh về nguyên tử trong lớp khoa học, trong đó có chấm nhỏ này trên trang giấy với mũi tên chỉ vào hạt nhân. Thực ra những bức tranh đó vẽ không đúng tỉ lệ đâu, nên về cơ bản là sai. Thế hạt nhân to như thế nào? Nếu bạn bổ quả việt quất ra để tìm hạt nhân,,, Bạn biết không, bạn sẽ chẳng thấy nó đâu Nó sẽ nhỏ đến mức không nhìn được. Được rồi. Hãy phóng to nguyên tử - trái việt quất to bằng một ngôi nhà. Hãy tưởng tượng một quả bóng cao bằng ngôi nhà 2 tầng. Giờ ta đi tìm hạt nhân ở tâm nguyên tử nhé. Và bạn biết không? Ta chỉ lờ mờ thấy được nó thôi. Vậy để giải đáp thắc mắc về độ lớn của hạt nhân, ta cần phải phóng to trái việt quất bằng kích cỡ 1 sân vận động. Hãy hình dung quả bóng to bằng một sân vận động, và ngay chính giữa tâm của nguyên tử, bạn có thể tìm thấy hạt nhân và có thế thấy nó rồi! Và nó có kích thước của một viên bi nhỏ. Và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa Hãy xem xét nguyên tử kĩ hơn nhé. Proton và nơtron ở trong hạt nhân, và chiếm hầu hết khối lượng của nguyên tử. Vậy nếu một nguyên tử giống như quả bóng to bằng sân vận động, với hạt nhân ở trung tâm và các electron ở ngoài rìa, vậy cái gì nằm ở giữa hạt nhân và các electron? Ngạc nhiên thay, câu trả lời là khoảng không. (Tiếng gió) Đúng vậy! Trống rỗng! Giữa hạt nhân và electron, là một khoảng trống lớn. Nói chính xác, ở đó có các trường điện từ, nhưng về mặt vật chất, nó hoàn toàn trống rỗng. Hãy nhớ rằng khoảng không rộng lớn này nằm trong quả việt quất, ở trong Trái Đất, giống như những nguyên tử trong quả bưởi. Được rồi, một điều nữa, nếu nó vẫn chưa đủ kì lạ. Vì gần như khối lượng nguyên tử nằm trong hạt nhân - các electron chỉ chiếm khối lượng rất nhỏ nhưng chủ yếu là ở hạt nhân - thì hạt nhân đặc đến mức nào? Câu trả lời thật điên rồ. Độ đặc của một hạt nhân đặc trưng là 4x10^17 kg/m3. Nhưng, con số đó thật khô khan. OK, tôi sẽ nói theo đơn vị của Anh nhé. 2.5x10^16 pound/ft3. Ok, số này vẫn khó hình dung. Được rồi, tôi muốn bạn làm điều này. Làm một chiếc hộp chiều dài, rộng, cao đều là 1 foot. Ô tô nặng trung bình khoảng 2 tấn. Phải đặt bao nhiêu chiếc ô tô vào để có một hộp có cùng độ đặc với hạt nhân? Một chiếc? Hay là hai? 100 thì sao? Câu trả lời lớn hơn rất nhiều. Là 6.2 tỉ. Con số này gần bằng dân số Trái Đất. Vậy nếu mỗi người trên Trái Đất sở hữu 1 chiếc ô tô - và mặc dù không phải vậy- (tiếng còi xe) và chúng ta đặt tất cả chỗ xe vào chiếc hộp... Ta sẽ có độ đặc của hạt nhân. Vậy có thế nói rằng nếu ta lấy tất cả xe hơi trên thế giới và đặt chúng vào chiếc hộp có kích thước 1 foot, thì bạn sẽ có được độ đặc của hạt nhân. Được rồi, hãy xem lại nhé. Nguyên tử thực sự, rất, rất nhỏ. Hạt nhân còn nhỏ hơn nhiều. Nếu nhìn bên trong quả việt quất, và phóng to nó bằng sân vận động, thì hạt nhân chỉ to bằng viên bi nằm ở giữa. Thật kì lạ. Tương đương 6.2 tỷ cái xe nhét trong cái hộp 1foot. Tôi nghĩ là tôi mệt rồi. Tôi rất vinh dự được đứng ở đây. Tôi rất vinh dự được đứng đây để nói về các thành phố, nói về tương lai của các thành phố Thật tuyệt khi tôi đứng đây với tư cách là một thị trưởng Tôi thực sự tin rằng các thị trưởng có quyền lực chính trị để thay đổi cuộc sống của dân chúng. Đó là việc cần làm. Và thật tuyệt khi tôi đứng đây với tư cách là thị trưởng Rio. Rio là một thành phố đẹp, một nơi sôi động, một nơi đặc sắc Thực tế là bạn đanh nhìn thấy người đàn ông có công việc tốt nhất thế giới. Và tôi thực sự muốn chia sẻ cùng các bạn một khoảnh khắc rất đặc biệt của đời tôi và của lịch sử thành phố Rio (Băng ghi hình) Dẫn chương trình: Thưa quý vị, bây giờ là chiếc phong bì có chứa kết quả. Jacques Rogger: Tôi rất vinh dự được công bố quyền đăng cai Olympic lần thứ 31 thuộc về thành phố Rio de Janeiro. (Tiếng reo mừng) Vâng, rất xúc động, rất vui mừng, nhưng không phải dễ mà được như thế. Thực tế đó là một thử thách khó. Chúng tôi phải chống lại một vương quốc ở Châu Âu Đây là Juan Carlos, quốc vương Tây Ban Nha Chúng tôi phải chống lại người Nhật với công nghệ tiên tiến. Chúng tôi phải chống lại người đàn ông quyền lực nhất thế giới đại diện cho thành phố của ông ấy. Vì thế thật chẳng dễ chút nào. Và thực tế thì nhân vật thứ ba đã nói một câu vài năm trước mà tôi nghĩ là hoàn toàn phù hợp với việc Rio giành quyền đăng cai Olympic. Chúng tôi đã chứng mình rằng, vâng, chúng ta có thể Và đây chính là lí do tôi đứng đây đêm nay Tôi đến đây đêm nay để nói với các bạn là bạn có thể làm được mọi thứ, rằng bạn không cần phải giàu có hay quyền lực để làm được việc, rằng xây dựng những thành phố là một thử thách. Xây dựng các thành phố là một việc khó Nhưng bằng cách làm mọi việc một cách sáng tạo và theo những nguyên tắc cơ bản, bạn thực sự có thể biến những thành phố thành một nơi tuyệt vời để sống. Giờ tôi muốn bạn tưởng tượng ra Rio. Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ về một thành phố đầy sinh lực một thành phố xanh sôi động. Chẳng ai làm thế tốt hơn Carlor Saldanha trong bộ phim "Rio." (Tiếng nhạc) (Phim) Chim: Thật tuyệt vời. (Tiếng nhạc) Vâng, một vài nơi ở Rio rất giống như vậy, nhưng không phải đâu cũng thế. Như mọi thành phố lớn trên thế giới. Chúng tôi có rất nhiều người, ô nhiễm, ô tô, bê tông, rất nhiều bê tông. Những bức ảnh tôi đang chiếu là ảnh của Madureira. Đó là vùng trung tâm ngoại ô Rio. Và tôi muốn sử dụng nơi này và những việc chúng tôi làm tại Madureire làm ví dụ cho nguyên tắc đầu tiên. Mỗi khi bạn nhìn thấy một rừng bê tông như vậy, việc bạn cần làm là tìm ra những khoảng trống. Nếu bạn không thấy khoảng trống, bạn phải tự tạo ra nó. Vì thế hãy tạo ra những khoảng trống để mọi người có thể đến và sử dụng chúng. Đây sẽ là công viên lớn thứ ba ở Rio vào tháng sáu năm nay. Đây sẽ là nơi mọi người gặp gỡ, nơi bạn nhìn thấy thiên nhiên. Nhiệt độ sẽ giảm khoảng hai, ba độ C. Nguyên tắc đầu tiên tôi muốn chia sẻ đêm nay là thành phố tương lai phải thân thiện với môi trường. Mỗi khi bạn nghĩ về một thành phố, bạn phải nghĩ về màu xanh. Bạn phải nghĩ xanh và xanh. Tiếp theo là nguyên tắc thứ hai mà tôi muốn chia sẻ. Hãy cùng nghĩ là các thành phố có nhiều người, rất nhiều người. các thành phố chật ních người. Vậy làm sao để mọi người đi lại được? Khi mà có tới 3,5 tỉ người sống ở thành phố -- cho tới 2050, con số này lên tới 6 tỉ. Vi thế mỗi khi nghĩ tới việc di chuyển số người này, bạn phải nghĩ tới phương tiện vận chuyển số lượng lớn. Vấn đề là ở chỗ: Vận chuyển số lượng lớn nghĩa là tiêu rất rất nhiều tiền. Cái tôi sắp nói tới đây là một giải pháp đã được trình bày tại TED bởi thị trưởng tiền nhiệm của Curitiba một thành phố ở Brazil, ông Jamie Lerne. Chúng tôi đang áp dụng giải pháp này rộng rãi ở Rio. Đó chính là BRT, hệ thống luân chuyển xe buýt nhanh. Bạn bước lên xe buýt. Một chiếc xe buýt bình thường ai cũng biết Bên trong nó giống như một đoàn tàu. Bạn xây đường riêng cho chúng. Các nhà thầu không thích điều này. Bạn không phải đào sâu vào lòng đất. Bạn có thể xây những bến đỗ đẹp. Đây là một bến xe chúng tôi đang xây ở Rio. Và bạn cũng không phải đào sâu xuống đất để xây một cái bến thế này. Cái bến thoải mái và có đầy đủ các yếu tố của một bến tàu điện ngầm. Xây một kilomet thế này chỉ bằng 1/10 xây tàu điện ngầm. Vậy là với ít tiền hơn nhiều và thời gian ngắn hơn nhiều, bạn thực sự có thể thay đổi cách mọi người đi lại. Đây là bản đồ Rio. Những đường màu sắc bạn thấy ở kia là hệ thống vận chuyển số lượng lớn. Hiện nay, chúng tôi mới chỉ vận chuyển được 18% dân số lưu thông bằng hệ thống vận chuyển số lượng lớn. Với hệ thống BRT chúng tôi đang xây dựng, vâng, đó là cách rẻ nhất và nhanh nhất, chúng tôi có thể vận chuyển được tới 63% dân số lưu thông bằng hệ thống vận chuyển số lượng lớn. Hãy nhớ lại những gì tôi đã nói: Bạn không càn phải giàu có hay quyền lực để đạt được mọi thứ. Bạn có thể tìm ra những cách sáng tạo để đạt được chúng. Nguyên tắc thứ hai tôi muốn chia sẻ với các bạn là thành phố tương lai phải giải quyết được vấn đề lưu thông và kết nối của dân chúng. Tiếp theo là nguyên tắc thứ ba. Đây là nguyên tắc nhiều tranh cãi nhất. Nó liên quan tới các favelas, khu ổ chuột -- hay các tên gọi khác mà bạn biết, các nơi khác nhau gọi chúng bằng những cái tên khác nhau. Nhưng ý của tôi đêm nay là nhưng khu ổ chuột không phải lúc nào cũng là vấn đề. Ý tôi là, khu ổ chuột thỉnh thoảng thực sự là một giải pháp. nếu bạn xử lý chúng nếu bạn áp dụng các chính sách công vào nơi này. Hãy cùng nhìn lại bản đồ của Rio. Rio có 6.3 triệu dân -- Hơn 20%, tức là 1.4 triệu người sống trong các khu ổ chuột. Những vùng màu đỏ là khu ổ chuột. Bạn thấy đấy, chúng ở khắp nơi trong thành phố. Đây là quanh cảnh điển hình của một khu ổ chuột ở Rio. Bạn có thế thấy sự đối lập giữa giàu và nghèo. Đêm nay, tôi muốn nói tới 2 điểm chính về các khu ổ chuột này. Thứ nhất là, bạn có thể thay đổi một vòng quay luẩn quẩn thành một vòng quay có ích Nhưng để làm được thế bạn phải đi vào những khu ổ chuột, xây dựng nhưng dịch vụ cơ bản -- chủ yếu là giáo dục và y tế -- chất lượng cao. Tôi sẽ nêu nhanh một ví dụ thế này. Đây là một tòa nhà cũ trong một khu ổ chuột ở Rio -- gọi là (tên không rõ)-- mà chúng tôi vừa chuyển thành trường cấp một chất lượng cao. Còn đây là phòng hỗ trợ y tế mà chúng tôi xây tại một khu ổ chuột cũng với chất lượng cao. Chúng tôi gọi đó là phòng khám gia đình. Vậy điểm thứ nhất là mang dịch vụ tối thiểu tới các khu ổ chuột với chất lượng cao. Điểm thứ hai mà tôi muốn nói tới về các khu ổ chuột là bạn phải tạo ra không gian trong các khu ổ chuột. Hãy xây dựng cơ sở vật chất tại các khu ổ chuột. Mục tiêu của Rio là tới 2020 tất cả các khu ổ chuột sẽ được đô thị hóa. Đây là một ví dụ khác, chỗ này từng chật ních nhà cửa rồi thì chúng tôi xây cái này, gọi là trung tâm tri thức. Ở đây có công nghệ cao sẽ là nơi trẻ con sống ở nhưng ngôi nhà nghèo khổ xung quanh có thể tới và tiếp cận với công nghệ. Chúng tôi còn xây cả một rạp chiếu phim 3D ở đây. Đây chính là sự thay đổi mà bạn có thể tạo ra. Cuối cùng thì bạn đạt được nhiều hơn là chỉ một giải thưởng của TED, đó chính là những tiếng cười của một đứa trẻ sống trong khu ổ chuột. Vì thế, nguyên tắc thứ 3 tôi muốn chia sẻ đêm nay là thành phố tương lai phải là một xã hội kết nối. Bạn không thể phát triển một thành phố nếu nó không có kết nối xã hội. Tiếp theo là nguyên tắc thứ tư, Lẽ ra tôi không thể đứng đây đêm nay. Giữa tháng 11 và tháng 5, Rio vô cùng đông đúc. Tuần trước chúng tôi vừa có Lễ hội. Rất tuyệt và rất vui. Chúng tôi cũng có Đêm giao thừa. Có khoảng 2 triệu người trên bờ biển Copacabana. Chúng tôi có những rắc rối. Thời gian này chúng tôi phải chống lại ngập lụt, mưa nhiệt đới. Bạn biết là người ta nghĩ thế nào về tôi khi mà xem những cảnh này. Chúng tôi gặp nhiều rắc rối với mưa nhiệt đới. Hầu như năm nào cũng thế chúng tôi có các vụ lở đất, rất tồi tệ Nhưng lý do khiến tôi có thể đến đây là vì cái này. Chúng tôi làm cái này cùng với IBM hơn một năm trước đây. Chúng tôi gọi nơi này là Trung tâm điều hành Rio. Tôi muốn chỉ ra rằng nói có thể lãnh đạo thành phố nhờ vào việc sử dụng công nghệ, từ chỗ này, Long Beach, vì thế tối qua tôi tới đây và tôi biết mọi thứ. Giờ chúng ta hãy cùng nói chuyện với Trung tâm điều hành. Đây là Osorio anh ấy là thư kí của ban đô thị. Osorio, rất vui được nói chuyện với anh. Tôi vừa nói với mọi người là chúng ta có mưa nhiệt đới vào thời điểm này Thời tiết ở Rio bây giờ thế nào? Osorio: Thời tiết đẹp. Hôm nay trời đẹp. Để tôi chỉ cho anh vệ tinh thời tiết. Chỉ có một chút mây rải rác trong thành phố. Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì về thời tiết trong hôm nay và một vài ngày tới. EP: Tốt, còn giao thông thì sao? Khoảng thời gian này hàng năm có rất nhiều tắc đường. Mọi người bực mình với thị trưởng. Giao thông đêm nay thế nào? Osorio: Đêm nay giao thông ổn. Để tôi chuyển anh tới 1 trong 8000 chiếc xe buýt. Truyền hình trực tiếp từ trung tâm Rio, thưa thị trưởng. Anh thấy đấy, đường phố thông thoáng. Bây giờ là 11 giờ đêm ở Rio. Không có gì đáng lo ngại về giao thông. Giờ tôi sẽ điểm qua những sự kiện trong ngày. Sáng sớm và giờ cao điểm buổi chiều, lưu lượng xe rất lớn, nhưng không đáng lo ngại. Chúng ta vẫn ở mức dưới trung bình về các vấn đề giao thông trong thành phố. EP: Tốt lắm, giờ cho tôi xem các dịch vụ công cộng. Ô-tô chẳng hạn. Osorio: Tất nhiên rồi thưa thị trưởng. Để tôi chỉ cho anh hệ thống xe thu gom rác. Đây là truyền trực tiếp. Chúng tôi có GPS trên tất cả các xe. Và anh có thể thấy chúng đang làm việc ở tất cả các điểm của thành phố. Thu gom rác đúng giờ. Dịch vụ công cộng hoạt động tốt. EP: Tốt lắm Osorio, cảm ơn anh nhiều. Thật tuyệt vì được nói chuyện với anh. Chúng ta sẽ dừng lại ở đây để tôi đưa ra kết luận. (Tiếng vỗ tay) Vậy là, nơi này, không giấy tờ, không sổ sách, không khoảng cách, hoạt động 24/7. Nguyên tắc thứ 4 tôi muốn chia sẻ đêm nay là thành phố tương lai phải sử dụng công nghệ. Tôi không cần phải ở đó để biết và điều hành thành phố. Tuy nhiên, tất cả những thứ tôi nói hôm nay, những nguyên tắc chỉ là cách thức để chúng ta điều hành các thành phố đầu tư vào hạ tầng, đầu tư vào cây xanh xây công viên, tạo khoảng trống, kết nối xã hội, sử dụng công nghệ. Nhưng cuối cùng, khi nói về các thành phố, chúng ta nói về tập hợp của những con người Đó không phải là một rắc rối. Đó là một điều kì diệu. Nếu giờ chúng ta có 3.5 tỉ, về sau sẽ là 6 tỉ, rồi 10 tỉ. Thật tuyệt, thế nghĩa là chúng ta có 10 tỉ khối óc cùng làm việc, 10 tỉ tài năng cùng hội tụ. Vì thế thành phố tương lai, tôi thực sự tin rằng, phải là thành phố quan tâm đến người dân, tạo ra kết nối xã hội trong dân chúng, Thành phố tương lai là thành phố không để một ai bị loại bỏ khỏi xã hội. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói về bệnh AIDS ở vùng Châu Phi hạ Sahara. Và quý vị là những người có học thức cao, nên chắc các bạn đã biết ít nhiều về AIDS. Các bạn hẳn đã biết rằng có khoảng 25 triệu người ở châu Phi đã nhiễm bệnh, và rằng AIDS là dịch bệnh của sự đói nghèo, do đó nếu chúng ta có thể mang Châu Phi thoát khỏi nghèo đói, chúng ta cũng sẽ giảm thiểu được bệnh AIDS. Nếu các bạn có tìm hiểu, hẳn đã biết Uganda ngày nay Uganda là nước duy nhất ở vùng Châu Phi hạ Sahara đã thành công trong cuộc chiến chống lại dịch AIDS. Bằng chiến dịch kêu gọi không quan hệ tình dục trươc hôn nhân, chung thủy, và sử dụng bao cao su khi quan hệ -- còn gọi là chiến dịch ABC -- đã giúp giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong những năm 90 từ 15% xuống còn 6% chỉ trong vòng vài năm. Nếu bạn thường theo dõi các chính sách, chắc bạn cũng biết cách đây vài năm tổng thống đã cam kết dành 15 triệu USD để chiến đấu chống lại dịch AIDS trong hơn 5 năm, và phần lớn số tiền đó đang dùng cho các chương trình bắt mô phỏng mô hình của Uganda bằng cách khuyến khích mọi người thay đổi hành vi nhằm giúp giảm dịch. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ nói về một số điều mà có thể bạn chưa biết về dịch AIDS, và tôi sẽ đố các bạn về một số điều mà bạn nghĩ là bạn đã biết rõ. Đầu tiên tôi sẽ nói về bài nghiên cứu của tôi, dưới góc nhìn của một nhà kinh tế về dịch AIDS. Tôi sẽ không nói nhiều về phần kinh tế. Tôi cũng sẽ không nhắc đến xuất khẩu hay giá cả. Nhưng tôi sẽ sử dụng các công cụ và các quan niệm quen thuộc với các nhà kinh tế để nghĩ về các vấn đề truyền thống một phần của sức khỏe cộng đồng và dịch tễ học. Theo tôi, cách làm vậy rất phù hợp với lối suy nghĩ một chiều này. Ở đây tôi đang dùng nguyên tắc học thuật để nghĩ về vấn đề của một ngành hàn lâm. để nghĩ về những vấn đề của chuyên ngành khác. Vì vậy, đầu tiên và trước hết, AIDS là một vấn đề nghiêng về chính quyền. Và chắc là hầu hết mọi người ở đây đều nghĩ về AIDS như thế. Nhưng tôi sẽ nói về những thông tin chính thức về dịch bệnh này. Về cách suy nghĩ là dịch AIDS đã phát triển thế nào và con người đã đáp ứng dịch ra sao. Mọi người chắc cảm thấy như tôi đang phớt lờ vấn đề chính sách, mà lẽ ra đấy mới là vấn đề quan trọng nhất, nhưng tôi hy vọng mọi người sẽ tự kết luận được ở cuối bài trình bày này là chúng ta sẽ không thể nào phát triển một chính sách hiệu quả nếu chúng ta không thật sự hiểu rõ dịch AIDS hoạt động thế nào. Và điều đầu tiên tôi muốn nói, điều đầu tiên mà tôi nghĩ là mọi người cần phải hiểu là: con người đã đáp ứng dịch thế nào? Như đã biết, AIDS là lây lan qua đường tình dục, và giết bạn. Vậy điều này có nghĩa là ở những nơi có nhiều ca nhiễm AIDS, vấn đề tình dục thật sự rất quan trọng. Nếu bạn là một người đàn ông khỏe mạnh sống ở Botswana, nơi có tỷ lệ nhiễm HIV là 30%, nếu bạn có thêm một bạn tình trong năm nay -- một bạn tình lâu dài, bạn gái, hay tình nhân -- khả năng bạn sẽ chết trong 10 năm tới tăng thêm 3%. Đó là một ảnh hưởng rất to lớn. Và vì thế chắc hẳn mọi người đều nghĩ rằng chúng ta nên giảm quan hệ tình dục. Và trong thực tế, ở nhóm nam đồng tính ở Mỹ, đã có sự thay đổi thật sự về giảm quan hệ tình dục vào những năm 80. Vì thế khi điều tra nhóm tiêu biểu đặc biệt có nguy cơ cao này, họ đã được hỏi, "Trong vòng 2 tháng qua, bạn có quan hệ không an toàn với nhiều hơn một bạn tình không?" Trong giai đoạn từ năm 1984 đến 1988, biểu đồ giảm từ 85% xuống còn 55%. Đó là một sự thay đổi vô cùng to lớn trong một khoảng thời gian ngắn như thế. Nhưng chúng ta không thấy sự thay đổi đó ở Châu Phi. Chúng ta không có số liệu tốt như ở Mỹ, nhưng các bạn có thể nhìn thấy ở đây biểu đồ cho thấy tỷ lệ nam độc thân quan hệ tình dục trước hôn nhân, và nam đã kết hôn có quan hệ ngoài hôn nhân, và sự thay đổi từ đầu những năm 90 đến cuối những năm 90, và cuối những năm 90 đến đầu những năm 2000. Dịch AIDS ngày càng tệ hơn. Con người có nhiều hiểu biết hơn về AIDS. Nhưng chúng ta thấy hầu như không có gì thay đổi trong hành vi tình dục. Tỷ lệ thay đổi rất nhỏ bé -- 2% -- hầu như không đáng kể. Điều này có vẻ khó hiểu. Nhưng tôi phải nói rằng điều này không hề đáng ngạc nhiên, và để hiểu vấn đề này, bạn phải nghĩ về y tế theo cách một nhà kinh tế học nhìn nhận -- như là một khoản đầu tư. Nếu bạn là một kỹ sư phần mềm và bạn đang thử nghĩ là có nên thêm một số chức năng mới vào chương trình không, thì điều quan trọng là nó sẽ tốn bao nhiêu tiền. Điều quan trọng cũng cần phải xem xét là sẽ có lợi ích gì. Và một phần của lợi ích là bạn dự đoán chương trình sẽ hoạt động trong bao lâu. Nếu phiên bản số 10 sẽ được phát hành tuần sau, thì chẳng ích gì khi thêm chức năng vào phiên bản số 9. Nhưng các quyết định về sức khỏe của bạn cũng y hệt như thế. Mỗi lần bạn ăn một củ cà rốt thay cho 1 cái bánh quy, mỗi lần bạn đi đến phòng tập gym thay vì đi xem phim, đều là một khoản đầu tư đáng giá vào sứ khỏe của bạn. Nhưng bạn muốn đầu tư bao nhiêu còn tùy thuộc vào bạn nghĩ mình sẽ sống thêm được bao lâu, ngay cả khi bạn không đầu tư gì. AIDS cũng giống y như thế. Phải đánh đổi gì đó để tránh được AIDS. Con người rất thích quan hệ tình dục. Nhưng kiêng tình dục thì có lợi về mặt lâu dài. Nhưng tuổi thọ ở Châu Phi, dù không mắc bệnh AIDS đi nữa, cũng rất rất thấp: ở nhiều vùng chỉ thọ được 40 hay 50 tuổi. Tôi nghĩ rất có thể, nếu chúng ta nghĩ đến điều trực giác mách bảo, và nghĩ về thực tế đó, điều đó có lẽ đã giải thích tại sao lại có ít sự thay đổi trong hành vi. Nhưng ta cũng cần phải kiểm nghiệm lại. Một cách để kiểm tra là nhìn vào các vùng ở Châu Phi và xem: có phải những người có tuổi thọ cao hơn thì hành vi thay đổi nhiều hơn? Và cách tôi làm để kiểm tra điều đó là, tôi sẽ xem xét các vùng với mức độ nhiễm sốt rét khác nhau. Vì sốt rét cũng là một dịch bệnh gây chết người. Sốt rét là dịch bệnh đã giết rất nhiều người lớn và trẻ em ở Châu Phi. Vì thế những người sống ở khu vực có nhiều dịch sốt rét sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người sống ở những vùng có dịch thấp. Vì thế, có một cách để kiểm tra xem chúng ta có thể lý giải các thay đổi trong hành vi là do ảnh hưởng bởi sự khác nhau về tuổi thọ là hãy xem có sự thay đổi nhiều hơn trong hành vi ở những nơi có ít dịch sốt rét hơn hay không. Và đó là những gì đồ thị này cho thấy. Đồ thị này cho thấy -- ở những khu vực có dịch sốt rét thấp, trung bình, và cao -- điều gig xảy ra với số lượng bạn tình khi bạn tăng tỷ lệ nhiễm HIV. Nếu nhìn vào đường đồ thị màu xanh dương, là những khu vực có dịch sốt rét ở mức độ thấp, bạn có thể thấy là số lượng bạn tình giảm rất nhiều khi tỷ lệ nhiễm HIV tăng lên. Ở những vùng có dịch sốt rét ở mức trung bình, số bạn tình giảm một chút -- nhưng không nhiều như đường màu xanh dương. Và ở những khu vực có dịch sốt rét ở mức cao -- số bạn tình có tăng một chút, nhưng cũng không đáng kể. Điều này không chỉ thể hiện qua dịch sốt rét. Phụ nữ trẻ sống ở nơi có tỷ lệ tử vong bà mẹ cao ít thay đổi hành vi hơn khi đáp ứng HIV hơn những phụ nữ trẻ sống ở nơi có tỷ lệ tử vong bà mẹ thấp. Có những nguy cơ khác, và họ đáp ứng ít hơn với những hiểm họa còn tồn tại. Vì vậy bằng những nguy cơ đó, tôi nghĩ chúng thể hiện rất nhiều về cách con người hành xử. Nó nói với chúng ta nhiều điều về việc tại sao chúng ta nhìn những sự thay đổi giới hạn trong ứng xử ở châu Phi. cũng như vài điều về chính sách. kể cả khi bạn chỉ quan tâm về dịch AIDS ở châu Phi, nó vẫn là một ý tưởng tốt để đầu tư vào dịch sốt rét. trong công cuộc chống chất lượng không khí xuống cấp. và cải thiện những tỉ lệ tử vong. Bởi vì nếu các bạn cải thiện những thứ này, thì các bạn chính là những người đang phát động phòng chống dịch AIDS b Nhưng nó cũng nói với chúng ta về một trong những nhân tố chúng ta đã đề cập trước đó. Chiến dịch giáo dục, giống như việc mà tổng thống đang tập trung ngân sách của ông ấy để thực hiện, có lẽ sẽ không đủ, ít nhất không phải một mình ông ấy, nếu mọi người không cố gắng phòng tránh AIDS bằng chính sức học, kể cả khi họ biết tất cả về bệnh dịch, họ vẫn không thay đổi hành vi của mình. Vì vậy, những thứ khác tôi nghĩ họ học ở đây rằng AIDS đang không tự chữa lành, Mọi người không thay đổi hành vi của họ đủ để giảm sự phát triển của dịch bệnh. Vậy nên, chúng ta cần phải nghĩ về chính sách, và thể loại chính sách nào sẽ có hiệu quả. Và, một cách tuyệt vời để học về chính quyền là nhìn những gì nó làm việc được trong quá khứ. Lí do mà chúng tôi biết là chiến dịch ABC đã từng hiệu quả ở Uganda là chúng ta có dữ liệu chắc chắn về tỉ lệ qua thời kì khác nhau. Ở Uganda, chúng ta thấy tỉ lệ đã đi xuống, Chúng tối biết họ đã phát động chiến dịch này. Đó là cách chúng ta học về cách chúng hoạt động. Đó không chỉ là nơi chúng ta có những sự can thiệp, những nơi khác đã thiwr, vậy tại sao chúng ta không nhìn những nơi đó và xem chuyện gì đã xảy ra với những số liệu vậy ? Không may là, hầu như không có thông tin tốt nào, về tỉ lệ lây nhiễm HIV ở dân số châu Phi cho đến năm 2003, Vậy giờ nếu tôi hỏi các bạn, "Tại sao các bạn không đi và tìm giúp tôi tỉ lệ ở Burkina Faso năm 1991? " Bạn tìm được trên Google, bạn Google, và bạn thấy, thực ra thì những người đã qua kiểm tra ở Burkina Faso năm 1991 là những bệnh nhân hoa liễu và những bà mẹ đang mang thai, tỉ lệ mà không phải đại diện cho một nhóm người, Sau đó, nếu bạn tìm hiểu thêm, bạn thấy một tỉ lệ nhỏ hơn về thứ đang được tiến hành, bạn cảm thấy thực sự đây là một năm cực kì tốt, bởi vì trong một vài năm chỉ một nhóm người được kiểm tra là người nghiện ma túy cấp IV. nhưng thậm chí tệ hơn, một vài năm chỉ có người nghiện ma túy cấp IV, một vài năm chỉ có phụ nữ mang thai, Chúng ta không có cách nào tưởng tượng chuyện gì xảy ra qua ngần ấy thời gian. Chúng ta không có những bài kiểm tra liên tục, Bây giờ vào một vài năm trước, chúng ta thực sự đã làm những cuộc kiểm tra tốt. ở Kenya, Zambia, và một số quốc gia khác. Có một vài cuộc khảo sát thử nghiệm trong dân cư. Nhưng chúng bỏ xa chúng ta một khoảng kiến thức lớn. Vì vậy, tôi có thể chia sẻ vứi bạn về tỉ lệ ở Kenya năm 2003, nhưng, tôi không thể nói với bạn về bất cứ gì về năm 1993 hay 1983, Vì vậy đây là vấn đề chính quyền. Đó là một vấn đề trong cuộc nghiên cứu của tôi. Và tôi bắt đầu nghĩ về cách chúng ta hình tượng, khoảng tỉ lệ HIV mà châu Phi đang chiếm trong quá khứ. Và tôi nghĩ rằng câu trả lời là, chúng ta có thể nhìn về những số liệu tử vong và chúng ta có thể dùng số liệu tử vong mà chúng thể hiện trong quá khứ. Để bắt đầu, chúng ta sẽ dựa trên sự thật rằng AIDS là một loại triệu chứng cụ thể, Nó giết mọi người trong thời kỳ sung mãn nhất của họ, Không nhiều triệu chứng được lưu lại cụ thể. Và bạn có thể thấy ở đây -- đây là biểu đồ về tỉ lệ tử theo lứa tuổi ở Botswana và Ai Cập. Botswana là nơi có nhiều bệnh nhân AIDS, Ai Cập là nơi không có AIDS. Và bạn thấy có những tỉ lệ tử giống nhau giữa trẻ con và người già. Điều đó được cho rằng có mức độ phát triển giống nhau, Nhưng ở vùng giữa, từ 20 đến 45 tuổi, tỉ lệ tử ở Botswana thì nhiều nhiều hơn Ai Cập rất nhiều. Nhưng kể từ khi nhiều triệu chứng khác giết mọi người, chúng ta thực sự có thể quy chụp tử vong do HIV. Nhưng vì mọi nguofi chết trong năm nay bởi AIDS đã nhiễm bệnh từ nhiều năm trước, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu tử vong để hình dung tỉ lệ nhiễm HIV trong quá khứ. Vì vậy nó xuất hiện, nếu bạn dùng kĩ thuật này, bạn thực sự ước tính được tỉ lệ rất chặt chẽ. về thứ bạn nhận được từ kiểm tra khảo sát trong cộng đồng dân cư, nhưng chúng rất, rất khác số liệu mà UNAIDS đã nói với chúng tôi. Đây là phác đồ về tỉ lệ phần trăm được ước tính bởi UNAIDS. và tỉ lệ phần trăm dựa trên tỉ lệ tử. cho giai đoạn những năm cuối của thập niên 1990 ở 9 nước châu Phi. Như bạn thấy, hầu hết không có ngoại lệ, ước tính của UNAIDS cao hơn nhiều so với những người tử vong - dựa trên những ước tính đã có. UNAIDS nói với chúng tôi rằng tỉ lệ HIV ở Zambia là 20% mà tỉ lệ tử ước tính được đề xuất chỉ khoảng 5%. Và có những sai khác không đáng kể trong tỉ lệ tử vong. Vậy đây là một cách khác chúng ta có thể thấy. Các bạn có thể thấy rằng tỉ lệ cao như UNAIDS đã nói. chúng ta phải thực sự nhìn 60 chết trong 10000 người. hơn 20 người người chết trên 10000 người trong nhóm tuổi này. Tôi đang nói ít thôi trong một phút này, về cách chúng ta sử dụng thể loại thông tin nàyđể học thứ gì đó là đang giúp chúng ta nghĩ về thế giới Nhưng chúng cũng nói chúng ta rằng một trong những nhân tố tôi đã đề cập ở đầu có thể không đúng Nếu bạn nghĩ rằng 25 triệu người đã bị nhiễm, Nếu bạn nghĩ con số của UNAIDS quá cao có thể hơn 10 hay 15 triệu. Đó không có nghĩa AIDS không phải là vấn đề. Đó là vấn đề cực kì lớn. Nhưng nó không thể hiện rằng những số liệu đó có lẽ vẫn là nhỏ Điều tôi thực sự muốn làm, là tôi muốn dùng những số liệu mới này, để cố gắng hình dung điều gì khiến dịch AIDS phát triển tăng hay giảm Và như tôi nói ở đầu, tôi không nói các bạn về xuất khẩu Khi tôi bắt đầu làm việc trong lãnh vực này, Tôi không nghĩ tất cả đều là về kinh tế, nhưng rút cục vẫn phải quay lại nó. Vì vậy tôi đang nói về xuất khẩu và giá cả Và tôi muốn nói mối quan hệ giữa kinh tế và các hoạt động, cụ thể là kinh tế và việc lây nhiễm HIV. Vậy nên rõ ràng, với tư cách là một nhà kinh tế, tôi khá quen thuộc với sự thật là phát triển, là sự mở của ngoại thương. thực sự tốt cho những nước đang phát triển Tốt cho những con người đang cải thiện cuộc sống. Nhưng sự mở cửa và gắn kết, có cái giá của nó khi chúng ta nghĩ về triệu chứng, tôi không nghĩ đây là một bất ngờ. Vào thứ 4, tôi đã học từ Laurie Garett, chúng ta chắc chắn đều nhiễm bệnh cảm cúm và tôi không cần lo lắng về điều đó nếu chúng ta không liên lạc gì với châu Á. và HIV thực sự lên hệ cụ thể với sựu chuyên chở. Dịch bệnh này đã được phát tán tới Mỹ bởi một người quản lí trên chuyến bay đã nhiễm bệnh ở châu Phi và mang về Mỹ. Và đó là khỏi điểm cho việc vùng phát dịch bệnh ở Mỹ. Ở Châu Phi, những nhà dịch tễ học đã chú ý trong khoảng thiwfi gian rất dài những tài xế xe tải và những người nhập cư dễ nhiễm hơn người khác. Những khu vực với rất nhiều hoạt động kinh tế -- với nhiều con đường, với nhiều khu thành thị những khu vực ấy có tỉ lệ cao hơn nơi khác. Nhưng đó thực sự không có ý nghĩa gì nếu chúng ta xuất khẩu nhiều hơn, giao thương nhiều hơn, nghĩa là chúng ta đang gia tăng tỉ lệ nhiễm bệnh. Bằng việc dùng những dữ liệu mới này, dùng những thông tin về tỉ lệ thông qua thời gian, chúng ta thực sự xem xét chúng. Và vì vậy nó trông giống như -- may thay, tôi nghĩ - có vẻ như là 1 trường họp mà mọi thứ có liên quan tích cực. Càng nhiều xuất khẩu là càng nhiều dịch AIDS. Và ảnh hưởng thực sự lớn. Vì vậy dữ liệu mà tôi có một đề nghị nếu các bạn định gấp đôi sản lượng xuất khẩu, sẽ tăng gấp 4 lần trường hợp nhiễm bệnh mới. Vậy nên, đây là những gợi ý quan trọng cho việc dự đoán và cho chính quyền. Từ một hướng nghĩ dự đoán, nếu chúng ta biết nơi thương mại có thể thay đổi, ví dụ, vì sự phát triển của người Châu Phi và những cơ hội đóng phim hoặc những chính sách khác khuyến khích giao thương, Chúng ta thực sự có thể nghĩ về khu vực có thể phơi nhiễm nặng HIV Và chúng ta có thể đi và cố gắng có những phương pháp ngăn ngữa ưu tiên ở đó. Tương tự vậy, khi chúng ta phát triển những chính sách để cố gắng khích lệ xuất khẩu, Nếu chúng ta biết đó là với bên ngoài, những lưu ý bổ sung sẽ diễn ra như khi chúng ta tăng lượng xuất khẩu hàng hóa. chúng ta có thể nghĩ về những quyền lợi mà từng loại chính sách có. Nhưng nó cũng nói chúng ta vài điều về một trong những thứ mà chúng ta nghĩ chúng ta biết. Mặc dù đó là trường hợp đói nghèo dẫn tới AIDS, trong tình hình châu Phi đang nghèo đói và có rất nhiều nạn nhân AIDS. Thật sự là cần thiết khi cải thiện sự nghèo khó -- ít nhất là những bước tiến nhỏ. khi tăng sản lượng xuất khẩu và cải thiện sự phát triển -- Không cần thiết trong trường hợp dẫn đến giảm thiểu tỉ lệ phơi nhiễm HIV. Vậy nên qua đây tôi đã đề cập vài lần trường hợp đặc biệt ở Uganda, và sự thật là đó là quốc gia duy nhất ở vùng hạ Saharan châu Phi mà thành công trong việc phòng ngừa. Việc đó đã được báo rộng rãi. Đã được bắt chước ở Kenya, Tanzania, và Nam Phi cũng như nhiều nơi khác. Nhưng bây giờ tôi thực sự muốn đặt ra câu hỏi Bởi vì đó là đúng khi tỉ lệ giảm sút ở Uganda tỏng thập niên 1990. Đúng khi họ có một chiến dịch giáo dục. Nhưng thực sự có vài điều đã xảy ra ở Uganda thời điểm đó. Giá cà phê giảm đột ngột. Cà phê là nguồn xuất khẩu chính ở Uganda. Lượng xuất khẩu của hị đi xuống rất nhiều trong những năm đầu thập niên 1990 -- và thực sự đường biểu đồ đã đi xuống. thật sự, thật sự chặt chẽ với việc giảm thiểu người nhiễm HIV. Vậy, bạn có thể thấy hai chuỗi sự kiện sau đây -- đường màu đen là giá trị xuất khẩu, đường màu đỏ là người mới bị nhiễm HIV. bạn thấy rằng cả hai đều đang tăng lên. Bắt đầu từ năm 1987 chúng đi xuống đáng kể. Và sau đó thực sự chạy vượt qua những đường khác. tăng một chút sau một thập kỷ Vì vậy nếu bạn kêt hợp trực giác trong số liệu này, với một vài dữ liệu tôi đã nói trước đó, ở khaorng giữa 25 và 50 % của tỉ lệ phần trăm giảm sút ở Uganda thực sự đã xảy ra thậm chí không có bất kỳ chiến dịch giáo dục nào. Nhưng điều đó quan trọng cho chính sách. Chúng tôi đang trả rất nhiều tiền để cố gắng mô phỏng theo chiến dịch này. Và nếu chỉ có 50% hiệu quả như chúng tôi mong đợi thì sẽ có sự sắp xếp những thứ khác. Có lẽ chúng tôi sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào thay vì cố gắng thay đổi tỉ lệ vận chuyển bằng việc đổi xử với những triệu chứng theo giới tính. Cố gắng thay đổi chúng bằng việc khuyến khích cắt da quy đầu ở nam giới. Có rất nhiều thứ chúng tôi nghĩ để làm. Và có thể chúng nói với chúng tôi rằng chúng tôi đáng lẽ nghĩ nhiều hơn về chúng. Tôi hy vọng rằng trong 16 phut vừa qua tôi đã nói với các bạn những điều các bạn chưa biết về AIDS, và tôi hy vọng rằng Tôi đã giải đáp một chút thắc mắc của các bạn. Một vài thứ các bạn có thể đã biết. Và tôi hy vọng rằng tôi đã thuyết phục được các bạn, có thể rằng hiểu thêm về dịch bệnh rất quan trọng. để nghĩ về các chính sách. Nhưng hơn thế, bạn biết, đó là những kiến thức hàn lâm. Và khi tôi rời khỏi đây, tôi sẽ quay trở lại, và ngồi trong phòng làm việc nhỏ bé, cùng với máy tính của tôi, và những dữ liệu. Và thứ lý thú nhất là mỗi lần tôi nghĩ về công trình này, đều có rất nhiều thắc mắc, Có nhiều thứ tôi nghĩ rằng tôi muốn làm. Và chúng thật sự, thật sự tuyệt khi ở đây tôi chắc rằng những câu hỏi mà các bạn ở đay có và, rất khác so với những câu hỏi tôi tự đặt ra cho bản thân Và tôi háo hức nghe xem chúng là gì. Với phần lớn mọi người, đây chỉ là một thiết bị để mua, bán, chơi game, hay xem phim Tôi nghĩ đây có thể sẽ là phao cứu sinh có khả năng cứu sống nhiều sinh mạng hơn cả penicillin "Nhắn tin" Tôi biết là khi tôi nói "nhắn tin", nhiều người sẽ nghĩ là tôi đang kích dục. nhiều người đang nghĩ về những bức hình đồi trụy mà bạn thấy không phải là của những đứa con của bạn phát tán hoặc cố gắng để dịch các chữ viết tắt LOL, LMAO, HMU. Tôi có thể giúp bạn với những thứ đó (chữ viết tắt) sau này. Nhưng những người cha, người mẹ trong phòng này biết rằng thật ra nhắn tin chính là cách tốt nhất để giao tiếp với con trẻ. Có thể là cách duy nhất để giao tiếp với chúng. (cười) Một thiếu niên thông thường gửi 3.339 tin nhắn một tháng. Nếu đó là con gái, thì số tin nhắn lên đến 4.000. Và bí quyết đó là cô ta đón nhận tất cả mọi người Nhắn tin có tỉ lệ công khai là 100%, Bây giờ những người cha mẹ nên chú ý. Đó là tỉ lệ công khai 100%. Dù cô ấy không trả lời bạn khi bạn hỏi khi nào cô ấy về ăn tối Tôi dám chắc cô ấy đọc được tin nhắn đó. Và đây không chỉ là hiện tượng thiếu niên ngoại ô cầm iPhone. Nhắn tin thực tế còn lan rộng ra cả dân tộc thiểu số và giới trẻ đô thị Tôi biết điều này bởi vì ở " DoSomething.org " tổ chức lớn nhất cho thanh thiếu niên và thay đổi xã hội tại Mỹ, khoảng sáu tháng trước, chúng tôi nghiên cứu. và bắt đầu tập trung vào việc nhắn tin. Chúng tôi bây giờ nhắn cho khoảng 200.000 trẻ em một tuần về thực hiện các chiến dịch làm làm xanh trường học, giải quyết các vấn đề vô gia cư và và cả nhiều thứ khác Chúng tôi phát hiện ra nó mạnh gấp 11 lần thư điện tử. Nhưng chúng tôi cũng nhận được một hệ quả không lường trước. Chúng tôi nhận được những câu trả lời thế này: "Tôi không muốn đi học ngày hôm nay. Bọn con trai bảo tôi bị ái." "Tôi tự rạch tay, rồi bị bố mẹ phát hiện nên tôi dừng lại, nhưng lại tiếp tục làm thế 1 tiếng trước." Hoặc, "Ông ta không ngừng cưỡng hiếp tôi rồi bảo tôi không nói với ai. Đấy chính là cha tôi. Bạn có nghe thấy không ?" Vừa xong là 1 tin nhắn mà chúng tôi thật sự nhận được Và vâng, chúng tôi đang nghe đây. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày chúng tôi nhận được tin đó. Đó chính là ngày chúng tôi quyết định một đường dây nóng bằng tin nhắn là rất cần thiết. Bởi vì chúng tôi không làm việc này. Chúng tôi làm thay đổi xã hội. Trẻ em chỉ gửi cho chúng tôi những tin nhắn này vì họ thấy nhắn tin quá quen thuộc và thoải mái, và không họ không còn chỗ nào khác để nương tựa, nên họ mới gửi tin nhắn cho chúng tôi Vì vậy, hãy nghĩ về nó, một đường dây nóng bằng tin nhắn thật sự rất hiệu quả. Nó nhanh, mà lại rất riêng tư. Không có ai nghe thấy bạn trong một gian hàng, bạn đang nhắn tin một cách lặng lẽ. Nó còn đỡ tốn thời gian. Chúng tôi có thể tư vấn và giới thiệu sự trợ giúp cho hàng triệu thanh thiếu niên. Điều đó thật hay. Nhưng điều mà thực sự tuyệt vời chính là dữ liệu. Vì tôi không thấy hài lòng khi chỉ giúp cô gái ấy bằng việc tư vấn và giới thiệu trợ giúp. Tôi muốn ngăn chặn việc này. Vì vậy, hãy nghĩ về một anh cảnh sát của thành phố New York. Những người cảnh sát đã làm nó. Nó từng chỉ được sử dụng trong công việc dự đoán của cảnh sát Nhưng rồi họ bắt đầu lập bản đồ tội phạm, rồi săn lùng, theo dõi những vụ trộm vặt, triệu tập tòa án, rất nhiều thứ khác.. và vẽ nên biểu đồ tương lai. Và họ phát hiện ra khi bạn nhìn thấy ma túy trên phố, mà có cả cảnh sát ở đó nữa bạn có thể ngăn chặn những hậu quả như những cuộc tấn công và trộm cướp. Trong thực tế, vào năm sau khi cục cảnh sát New York áp dụng hệ thống CompStat. tỷ lệ giết người đã giảm những 60 phần trăm. Vì vậy, hãy nghĩ về các dữ liệu từ một đường dây nhắn tin nóng. Hiện giờ chưa hề có thống kê về việc ngược đãi và lạm dụng quan hệ và rối loạn ăn uống và tự cắt bản thân và hiếp dâm ... không hề có thống kê. Có lẽ tồn tại một số nghiên cứu, mà tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Hoặc có thể tồn tại một số bằng chứng qua chuyện kể... Nhưng hãy tưởng tượng việc có dữ liệu thực tế trên chính từng những vấn đề trên. Bạn có thể thông báo cho chính quyền Bạn có thể thông báo cho các nhà trường. Bạn có thể nói thẳng với một người hiệu trưởng "Vào lúc 3 giờ các thứ năm, trường bạn đang xảy ra vấn đề Bạn có biết chuyện gì đang xảy ra ở trường không? Bạn có thể thấy rõ tác động tức thời của Pháp luật hoặc một bài phát biểu phản cảm trong một buổi tập trung tại trường và xem kết quả là gì Điều này đối với tôi, là sức mạnh thực sự của việc nhắn tin và của dữ liệu. Bởi vì dữ liệu chính là thứ, đã làm cho Facebook có thể kết nối tôi và bạn lớp ba của tôi; hay để cho tôi biết khi nào cần mua thêm bỉm hay để một ai đấy xây dựng một đội bóng hiệu quả. Tôi đang thực sự, thực sự rất hứng thú về sức mạnh của dữ liệu và sức mạnh của nhắn tin để giúp cậu bé kia đi học để giúp cô gái đó ngừng lại việc tự rạch tay và tất nhiên để giúp cô gái đang bị cha cưỡng hiếp. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Năm trăm bảy mươi mốt triệu hai trăm ba mươi nghìn pounds khăn giấy được người Mỹ tiêu thụ mỗi năm. Nếu chúng ta --xin đính chính, số liệu sai -- 13 tỷ được dùng mỗi năm. Nếu chúng ta có thể giảm lượng dùng khăn giấy, một khăn giấy trên một người mỗi ngày, 571,230,000 pound giấy sẽ không được sử dụng. Chúng ta có thể làm điều đó. Đây là tất cả các loại khăn giấy. Đây là loại xếp làm 3. Người ta thường lấy hai hoặc ba mẩu như thế này. Đây là loại có vết cắt, bạn phải xé nó. Người ta thường lấy 1,2,3 rồi xé. Quá nhiều, đúng không? Đây là loại cắt rời sẵn. Người ta lấy 1,2,3,4 Hoặc đây là cùng một loại, nhưng là giấy tái chế bạn phải lấy 5 miếng như thế này vì nó không thấm hút tốt lắm, tất nhiên. Sự thật là, bạn có thể lấy chỉ một miếng cho tất cả thôi. Bí quyết, 2 từ: Phía bên này khán phòng, từ của các bạn là "Vẫy." Nào. Vẫy. To lên. Khán giả: Vẫy. JS: Từ của các bạn là "Xếp." Khán giả: Xếp. JS: Lần nữa. Khán giả: Xếp. JS: Thật to vào. Khán giả: Vẫy. Xếp. JS: OK. Tay ướt. Vẫy -- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Tại sao là 12? 12 tông đồ, 12 bộ lạc, 12 cung hoàng đạo, 12 tháng. Con số tôi thích nhất: Nó là số lớn nhất có một âm tiết. (Tiếng cười) Xếp làm 3. Xếp ... Khô. (Vỗ tay) Khán giả: Vẫy. Xếp. JS: Loại cắt sẵn. Xếp. Việc xếp rất quan trọng vì nó làm cho không còn khe hở. Bạn không cần nhớ phần này, nhưng tin tôi đi. (Cười) Khán giả: Vẫy. Xếp. JS: Loại cắt sẵn. Bạn biết không, điều thú vị là, Tôi lau khô tay tôi hơn là những người lấy 3 hoặc 4 tấm. vì họ không thể lau giữa các kẽ tay, Nếu bạn nghĩ thứ này không hiệu quả ... Khán giả: Vẫy. Xếp. JS: Và, đây mới là phát minh hay nhất đó là việc khi bạn vẫy tay [nước] sẽ tự tống ra. Nó hiệu quả hơn nhiều so với khăn lau. Để tôi nói cho các bạn biết một bí mật. Nếu bạn làm nhanh, thực sự nhanh -- và tôi có thể chứng minh -- đây là nửa miếng khăn giấy từ hộp khăn trong tòa nhà này, Thế nào? Ngay khi vừa bắt đầu kéo, bạn xé nó ra ngay, Đủ thông minh để dừng lại kịp thời. và bạn chỉ lấy có một nửa miếng khăn giấy. Khán giả: Vẫy. Xếp. JS: Nào, hãy cùng nói. Vẫy. Xếp. Bạn sẽ nhớ đến hai chữ này suốt đời mỗi khi bạn lấy khăn giấy. Và hãy nhớ là, mỗi người một miếng khăn giấy trong một năm -- 581,230,000 pound giấy. Không nhỏ đâu. Và năm tới, giấy vệ sinh. (Cười) Khi chúng ta nghĩ về các trò chơi (game), có đủ thứ trò chơi. Có thể bạn thấy bực bội hay có thể bạn đang mong chờ một trò chơi mới. Bạn đã từng thức rất khuya chỉ để chơi game. Tất cả những điều đó đều xảy ra với tôi. Nhưng khi chúng ta nghĩ về trò chơi, nhiều lúc ta nghĩ về những thứ thế này: xạ thủ đơn, hay lớn hơn, cái mà chúng tôi gọi là 3A (AAA) game, hay có thể bạn là một người chơi game trên Facebook. Đây là thứ mà cộng sự và tôi đã thực hiện. Có thể bạn chơi game Facebook - thứ chúng tôi đang làm. Đây là một dạng đơn giản hơn của game. Có thể bạn nghĩ tới các trò chơi bảng chán khủng khiếp mà chúng ta bị bắt chơi trong các dịp Lễ Tạ Ơn. Nó có thể là một trong những trò chơi bảng chán khủng khiếp đó mà bạn có thể nhận ra. Hoặc có thể bạn đang ở trong phòng khách, bạn biết đó, chơi Wii với bọn trẻ, hay cái gì đó tương tự, và, bạn biết đó, trò chơi có cả một phạm vi rộng lớn, và đó chính là điều tôi suy nghĩ. Tôi kiếm sống từ trò chơi. Tôi may mắn được làm việc này từ khi tôi 15 tuổi, nghĩa là đủ điều kiện để cho là tôi chưa từng có một công việc thực sự. Nhưng chúng ta nghĩ đến trò chơi là vui thú, điều đó hoàn toàn hợp lý, nhưng hãy nghĩ thử hướng này. Hình này, đây là trận Olympics 1980. Tôi không biết các bạn đã ở đâu nhưng tôi đã ở trong phòng khách. Chuyện đó trong thực tế như là một sự kiện tôn giáo. Còn đây là lúc đội Mỹ thắng đội Nga, và đó là... phải, nó theo lý là một trò chơi. Khúc côn cầu (hockey) là một trò chơi. Nhưng thật không, đây có thật là một trò chơi không? Ý tôi là, người ta khóc. Tôi chưa từng thấy mẹ tôi khóc như thế lúc chơi xong Cờ Triệu Phú (Monopoly) cả. Vậy nên đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Hay, bạn biết đấy, nếu có ai đó ngồi đây đến từ Boston... Khi mà đội Red Sox Boston đã thắng giải World Series sau - theo tôi, 351 năm, giây phút họ thắng giải World Series, chuyện đó thật tuyệt vời. Tôi tình cờ đang sống ở Springfield lúc đó, và điều tuyệt vời nhất về nó... là... bạn đóng cửa phòng vệ sinh nữ, và tôi nhớ đã thấy chữ "Sox tiến lên", và tôi tự nhủ, thiệt hả trời? Hay những căn hộ, bạn sẽ ra ngoài, bởi mọi trận đấu, à, tôi nghĩ là gần như mọi trận đấu đều có đấu bù giờ, phải không? Chúng tôi ở bên ngoài, và đèn đóm được bật hết lên toàn khu nhà, và bọn trẻ, sỉ số hiện diện giảm xuống ở trường vì bọn trẻ không đi học. Nhưng không sao, đó là vì đội Red Sox mà, phải không? Ý tôi là, chuyện học, rồi chuyện đội Red Sox, và chúng ta biết chúng chất chồng lên nhau. Đây là một trải nhiệm tuyệt vời, và một lần nữa, phải, nó là một trò chơi, nhưng họ không viết các bài báo, người ta không nói ra -- bạn biết đấy, kiều như: "Tôi có thể chết giờ cũng được vì đội Red Sox thắng". Nhiều người đã làm vậy. Vậy trò chơi, nó có ý nghĩa gì đó hơn đối với chúng ta. Nó chắc chắn phải có ý nghĩa gì đó hơn thế nữa. Vậy giờ, tôi sẽ có bước chuyển gấp sang chuyện khác. Tôi từng có một công việc thực sự trong ba năm, đại khái thế. Tôi là trưởng khoa của một khoa ở đại học dạy về game, vậy đó, một lần nữa, nó đại khái là một công việc thực sự, và khi đó tôi chỉ được nói về việc làm ra trò chơi chứ không làm ra trò chơi. Và tôi đi ăn tối. Khi bạn có một ghế trong khoa, một phần của công việc là ăn và tôi làm việc đó khá tốt, tôi đi ăn tối với anh chàng được gọi là Zig Jackson. Đây là Zig trong hình. Đây cũng là một trong những tấm ảnh do Zig chụp. Anh ấy là một nhiếp ảnh gia. Anh đi khắp đất nước để chụp hình chính anh, và bạn có thể thấy anh ta chụp đất của người Mỹ Da Đỏ bản địa - nguồn gốc của Zig. Và bức hình này, đây là một trong những tấm hình kiểu cổ điển - một vũ công mưa. Và đây là bức hình tôi ưa thích. Bạn có thể nhìn, và có thể bạn đã từng thấy những thứ thế. Đây là một sự thể hiện văn hóa, đúng chưa? Và đây là từ bộ ảnh Sự Phai Nhạt của anh. Và điều kinh ngạc nhất của tôi về bộ ảnh này là hãy nhìn vào cậu bé đó đi. Bạn có thể tưởng tượng được không? Hãy bắt đầu nào, chúng ta có thể thấy đó là một người Mỹ bản địa truyền thống. Giờ, tôi chỉ muốn chuyển sắc tộc của anh ta. Hãy tưởng tượng nếu đó là một anh da đen. "Mình ơi, tới đây, hãy chụp hình với gã da đen đó đi." Không phải chứ? Thật tình, chả ai lại làm điều này. Nó gây rối trí. Và Zig, một Người Da Đỏ, tương tự chuyện đó cũng làm anh rối trí. Bức ảnh yêu thích của anh -- bức ảnh của anh tôi thích nhất, mà tôi không có đem theo đây là Người Da Đỏ chụp hình người da trắng đang chụp hình Người Da Đỏ. (Cười lớn) Tôi tình cờ ăn tối với nhà nhiếp ảnh này, và anh ta đang nói với một nhà nhiếp ảnh khác về một dịp chụp hình, chuyện đó xảy ra ở một vùng đất của những người Mỹ Da Đỏ bản địa. Anh đem máy ảnh đến đó để chụp hình, nhưng khi anh tới, anh nhận ra anh không làm được. Đơn giản là anh không thể chụp được. Và họ nói tới nói lui về câu hỏi này. Bạn có chụp hình hay không? Và điều đó thật kinh ngạc với tôi trong tư cách một người thiết kế trò chơi, bởi tôi chưa từng tự hỏi rằng, mình có nên tạo ra trò chơi về chủ đề hóc búa này không? Bởi chúng ta chỉ làm ra những thứ vui vẻ, hay là, bạn biết đấy, làm bạn sợ, hay là, gây phấn khích trong lòng. Nhưng mọi phương tiện khác đều làm thế. Đây là con tôi. Đây là Maezza, và khi con bé bảy tuổi, ngày nọ, con bé từ trường về nhà, và như thường lệ, tôi hỏi con bé: "Hôm nay con đã làm gì?" Con bé nói: "Tụi con học về Hải Trình Tàu Nô Lệ (Middle Passage). Một giây phút trọng đại. Bố Maezza là người da đen, và tôi biết ngày này sẽ đến. Tôi không ngờ nó đến lúc con bé mới lên bảy. Tôi không biết tại sao nhưng tôi không ngờ tới. Dù gì thì tôi hỏi bé: "Con cảm thấy thế nào về chuyện đó?" Và con bé bắt đầu kể tôi nghe, trong số các bạn ở đây ai đang làm bố mẹ sẽ nhận ra trò chơi bingo buzzwords này. Con tàu khởi hành từ nước Anh, họ đi từ Anh, tới Châu Phi, băng qua đại dương -- và đó chính là Hải Trình Tàu Nô Lệ -- họ tới Mỹ nơi mà nô lệ bị bán, con bé kể tôi. Nhưng Abraham Lincoln được bầu làm tổng thống và rồi ông ban hành Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ (Emancipation Proclamation), và giờ họ đã tự do. Dừng lại chừng 10 giây. "Con chơi game được không mẹ?" Và tôi nghĩ, chỉ vậy thôi sao? Và, bạn biết đấy, chuyện này là Hải Trình Tàu Nô Lệ, đây là sự kiện hết sức quan trọng và con bé coi đó, đơn giản như thể chỉ vài người da đen nào đó lên một chuyến du thuyền, không hơn không kém thứ con bé hiểu. (Cười lớn) Với tôi, tôi muốn chuyện này mang nhiều giá trị hơn nên khi con bé hỏi liệu có được chơi game không, tôi trả lời: "Có" (Cười lớn) Rồi tôi tình cờ có những thứ nhỏ nhỏ này. Tôi là nhà thiết kế trò chơi, nên tôi có mấy thứ này quanh nhà. Tôi nói: "Được, con chơi game đi", và tôi đưa con bé một đống những thứ này, và bảo nó tô chúng thành những gia đình khác nhau. Đây là ảnh của Maezza khi con bé đang -- Trời ạ, tôi vẫn bị nấc cụt khi nhìn những thứ này. Vậy là con bé tô những gia đình nhỏ của nó. Rồi tôi nhặt một đống đó rồi đặt lên một cái thuyền. Đây là cái thuyền nhé. Nó rõ ràng đã được làm một cách vội vã. (Cười lớn) Rồi chủ yếu là thế này, tôi nhặt một đống gia đình lên và con bé bảo: "Mẹ, mẹ quên em bé màu hồng kìa và mẹ quên bố màu xanh và mẹ quên hết mấy thứ kia". Và con bé nói: "Họ muốn đi". Và tôi nói: "Cưng à, không họ không muốn đâu. Đây là chuyến Hải Trình Tàu Nô Lệ. Không ai muốn đi chuyến Hải Trình Tàu Nô Lệ". Vậy là con bé nhìn tôi cái cách mà chắc chỉ có con gái của một nhà thiết kế trò chơi mới nhìn mẹ nó vậy, rồi chúng tôi đang băng qua đại dương, tuân theo những luật lệ, con bé nhận ra là nó đang gặp khó khăn kinh khủng, nó nói: "Chúng ta sẽ không qua được đâu". Và con bé nhận ra là, bạn biết đó, chúng tôi không đủ thức ăn, nên nó hỏi tôi phải làm gì, và tôi bảo, "Chúng ta..." -- hãy nhớ là con bé bảy tuổi -- "Chúng ta có thể đẩy một số người xuống biển hay hy vọng rằng họ không đổ bệnh và chúng ta sẽ qua được bờ bên kia". Và con bé -- vẻ mặt con bé đã thay đổi và nó nói -- xin nhắc là sau một tháng -- tháng Lịch Sử Người Da Đen, phải không nhỉ? Và sau một tháng, con bé hỏi tôi: "Chuyện đó thực sự đã xảy ra sao?" Tôi trả lời: "Đúng vậy đấy". Rồi con bé hỏi: "Vậy, nếu con đi ra khỏi những cánh rừng" -- đây là anh chị của con bé -- "Nếu con đi ra khỏi rừng, Avalon và Donovan có thể biến mất". "Phải". "Nhưng con sẽ được gặp họ ở Mỹ". "Không". "Nhưng lỡ con tìm thấy họ thì sao? Mẹ biết đấy, chúng con không thể ở chung với nhau sao?" "Không". "Vậy Bố có thể biến mất". Và con bé bị bất ngờ bởi điều này, rồi nó bắt đầu khóc rồi tôi bắt đầu khóc và bố con bé bắt đầu khóc, rồi tất cả mọi người cùng khóc. Anh ấy không ngờ đi làm về nhà lại thấy Hải Trình Nô Lệ, nhưng thế đấy. (Cười lớn) Vậy đó, chúng tôi tạo ra trò chơi này, và con bé đã hiểu chuyện. Con bé hiểu vì nó dành thời gian với những con người này. Không phải những thứ trừu tượng như trong sách hay trong phim. Nó là một trải nghiệm vô cùng mạnh mẽ. Đây là trò chơi vừa kể, mà tôi cuối cùng gọi nó là Thế Giới Mới (The New World), bởi tôi thích cụm từ đó. Tôi không nghĩ Thế Giới Mới có gì mới lạ hấp dẫn với những người đã từng bị đem đi trên những chuyến tàu nô lệ. Nhưng khi câu chuyện trên xảy ra, tôi thấy cả thế giới. Tôi thấy rất thích thú. Tôi đã làm trò chơi suốt gần 20 năm, và tôi quyết định sẽ làm lại lần nữa. Gốc gác của tôi là người Ailen. Và đây là trò chơi tên là Síochán Leat, nghĩa là "hòa bình ở bên bạn". Nó là toàn bộ lịch sử gia đình tôi trong một trò chơi. Tôi làm một trò chơi khác tênTrain (xe điện). Tôi đang làm một chuỗi sáu trò chơi bao gồm những chủ đề hóc búa, và nếu bạn muốn tìm hiểu một chủ đề khó, đây là thứ bạn cần đọc, và tôi sẽ cho bạn tự đoán ra nó là về cái gì. Và tôi cũng làm một game tên là Trail of Tears (Lối Mòn của Nước Mắt). Đây là một trò chơi với 50,000 mảnh đơn lẻ. Tôi đã phát điên khi quyết định bắt tay làm nó, nhưng giờ thì được nửa đường rồi. Chúng đều là một thứ. Tôi hy vọng là tôi sẽ dạy văn hóa qua những trò chơi này. Và đây là thứ tôi đang thực hiện, đó là -- bởi tôi đang làm dang dở, lý do nào đó nó làm tôi nấc cụt như điên -- là một trò chơi gọi là Mexican Kitchen Workers (Nhân Viên Nhà Bếp Người Mêhicô). Căn bản nó là một bài toán, không hơn không kém. Như, đây là nền kinh tế của nhập cư bất hợp pháp. Và tôi càng học nhiều về nền văn hóa Mêhicô -- đồng nghiệp của tôi là người Mêhicô -- tôi càng hiểu rằng, với tất cả chúng ta, thức ăn là nhu cầu cơ bản, nhưng, và dĩ nhiên nó cũng là nhu cầu cơ bản của người Mêhicô, nhưng nó còn ý nghĩa nhiều hơn thế. Nó là một sự thể hiện tình yêu. Nó là một thể hiện của -- Trời ạ, tôi thật nấc cụt nhiều hơn tôi tưởng. Tôi sẽ tránh nhìn bức hình này. Nó thể hiện cái đẹp. Nó là cách họ nói họ yêu bạn. Đó là cách họ nói họ quan tâm, và bạn không thể nghe ai đó nói về người bà Mêhicô của họ mà không nói chữ "thức ăn" trong câu đầu tiên. Vậy nên với tôi, thứ văn hóa tuyệt vời này, sự thể hiện tuyệt vời này là thứ mà tôi muốn truyền tải qua các trò chơi. Và các trò chơi, nếu thay đổi, nó thay đổi cách ta nhìn nhận các vấn đề, nó thay đổi nhận thức của ta về những con người trong các chủ đề, và nó thay đổi chính chúng ta. Chúng ta thay đổi con người qua các trò chơi, bởi chúng ta có liên quan, và chúng ta đang chơi, và chúng ta cũng đang học khi ta làm vậy. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta thường phân loại không gian theo sở hữu tư-công, và chúng ta am hiểu lằn ranh pháp lý giữa chúng vì chúng ta đã trở thành chuyên gia trong việc bảo vệ tài sản cá nhân và khu vực công cộng. Nhưng chúng ta ít để ý hơn tới sắc thái của cộng đồng. Điều gì biến không gian công cộng bình thường thành một không gian có bản sắc? Đây là điều mà studio chúng tôi nghiên cứu trong suốt thập kỉ qua. và chúng tôi nghiên cứu qua các tình huống cụ thể. Một phần lớn công việc là để chuyển hóa tàn tích công nghệ bị lãng quên này thành một không gian hậu công nghiệp sống động nhìn về phía trước và phía sau cùng một lúc. Một khối lượng công việc nữa dành cho việc cải tiến một không gian đã trở nên lỗi thời. Chúng tôi tìm cách để đưa Lincoln Center đến với một cộng đồng không thường tiêu xài $300 cho một vé xem opera. Chúng tôi đã cùng ăn, uống, cùng nghĩ và cùng sống với không gian công cộng trong một thời gian dài. Và một điều chúng tôi học được, là để tạo ra một không gian công cộng đích thực, bạn phải xóa đi những lằn ranh giữa kiến trúc, nếp sống đô thị, phong cảnh, thiết kế truyền thông vân vân Nó phải thật sự vượt ra khỏi sự phân biệt đó. Hiện tại chúng tôi đã chuyển tới Washington, D.C. và đang tạo ra một sự thay đổi nữa, đó là cho Bảo tàng Hirshhorn tọa lạc trong một không gian công cộng trang nghiêm nhất nước Mĩ, Khu thương mại Quốc gia (National Mall). Khu thương mại là một biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ. Và điều thú vị là biểu tượng này không phải là một thứ hiện hữu, không phải một hình ảnh không phải một hiện vật, mà là một không gian, nó kiểu như được định hình bởi những đường nét của kiến trúc bao quanh. Đó là một không gian mà người dân có thể lên tiếng phản đối và thể hiện quyền lực của họ. Đó là nơi mà những thời khắc then chốt trong lịch sử Hoa Kỳ đã diễn ra. Và chúng được ghi khắc ở đó mãi mãi -- như cuộc diễu hành ở Washington đòi việc làm và tự do và bài diễn thuyết của Martin Luther King. Cuộc phản đối chiến tranh Việt Nam, nghi lễ tưởng niệm những người đã chết trong đại dịch AIDS, cuộc diễu hành cho quyền sinh sản của phụ nữ, cho đến hiện tại. Khu thương mại là sân khấu tốt nhất của người dân trên đất nước này khi có bất đồng chính kiến. Và nó gắn liền với sự tự do ngôn luận, ngay cả khi người ta không chắc phải nói điều gì. Nó đơn giản là một nơi để tìm sự đồng cảm. Chúng tôi tin có một sự đứt quãng giữa không gian mang tính kết nối và đàm luận của khu thương mại và những bảo tàng giới hạn nó. Và đó là vì những bảo tàng đó thường thụ động, có một mối quan hệ thụ động giữa bảo tàng trong vai trò người trình bày và khán giả, trong vai trò người tiếp nhân thông tin. Vậy nên bạn có thể thấy những con khủng long, côn trùng và bộ sưu tập đầu máy xe lửa tất cả những thứ đó, nhưng bạn thật sự không tham gia vào; bạn được nghe người khác nói. Khi Richard Koshalek lên chức giám đốc của Hirshhorn vào năm 2009, ông đã quyết định lợi dụng việc bảo tàng nằm ở một nơi đặc biệt: trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ. Nghệ thuật và chính trị từ lâu đã có quan hệ tiềm tàng với nhau vậy có thể một mối quan hệ rất đặc biệt nào đó sẽ được tạo dựng ở đây bởi tính đặc biệt này. Câu hỏi đặt ra là, có khả thi không khi đưa nghệ thuật vào đối thoại quốc gia và quốc tế? Và bảo tàng có thể trở thành một đại diện của ngoại giao văn hóa hay không? Có hơn 180 đại sứ quán ở Washington D.C. Có hơn 500 tăng duy. Nên có một cách để khai thác tất cả tri thức và năng lượng toàn cầu đó vào, và một cách nào đó, qua, bảo tàng này. Nên có một kiểu nhóm cố vấn. Vậy khi chúng tôi bắt đầu nghĩ về Hirshhorn, và khi chúng tôi tham gia vào sứ mệnh, với Richard và nhóm của ông ấy -- nó thật sự là tâm huyết của ông ta. Nhưng trên cả việc trưng bày nghệ thuật đương đại, Hirshhorn sẽ trở thành một diễn đàn cho cộng đồng, một nơi để tranh luận về những vấn đề xoay quanh nghệ thuật, văn hóa, chính trị và chính sách. Nó sẽ có tầm vóc toàn cầu như là Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nó sẽ có sự đa lĩnh vực như Hội nghị TED. Nó sẽ có không khí thân mật như một quảng trường thành phố. Với khởi đầu mới, Hirshhorn sẽ phải mở rộng hoặc dành ra một khu vực cho một kiến trúc hiện đại, linh động Nó đây. Đây là Hirshhorn -- một cái donut bê tông có đường kính 230 foot được thiết kế đầu thập kỉ 70 bởi Gordon Bunshaft. Nó khổng lồ, im ắng, tách biệt, kiêu hãnh, nó là một thử thách thiết kế. Kiến trúc sư luôn ghét nó. Một đặc điểm bù lại là kiến trúc này nhấc khỏi mặt đất và có được khoảng không này, nó có một cái lõi rỗng không mà trong cái thần và vẻ bề ngoài là một phong cách tập trung và hợp tác. Và bao quanh không gian đó, đường vòng thật ra là phòng trưng bày. Thật sự rất khó để tổ chức các show trong đó. Khi Hirshhorn mở cửa, Ada Louise Huxtable, nhà phê bình của New York Yimes, đã có vài câu thẳng thắn: "Ngục tù hiện đại kiểu mới." "Một đài tưởng niệm tàn tật và một khu thương mại tàn tật cho một bộ sưu tập tàn tật." Gần bốn thập kỉ sau, tòa nhà này sẽ phát triển như thế nào trong một chương trình cầu tiến? Nó sẽ được đầu tư ở đâu? Không thể ở trong khu thương mại. vì ở đó không có chỗ trống. Không thể ở sân trong, đã có phong cảnh và những tác phẩm điêu khắc chiếm chỗ. Vẫn còn cái lõi ở đó. Nhưng làm sao có thể sử dụng không gian đó mà không bị mất hút trong nó? Làm sao để nó mang tính biểu tượng? Và nó sẽ mang phong thái nào? Hirshhorn nằm giữa những tổ chức đồ sộ của khu thương mại. Đa số là tân cổ điển, nặng nề và tối tăm xây từ đá và bê tông. Câu hỏi đặt ra là, nếu một thứ nằm trong không gian đó thì chất liệu của khu thương mại phải là gì? nó phải khác biệt với những tòa nhà ở đó. Nó phải là thứ gì đó hoàn toàn khác biệt. Nó phải là không khí. Trong trí tưởng tượng của chúng tôi, nó phải nhẹ nhàng. Nó phải là một thứ tạm thời, nó phải vô hình dạng. và phải tự do. (Video) Vậy đây là ý tưởng lớn. Đây là một túi khí khổng lồ. nở ra theo hình dạng của vật chứa và có thể xì hơi khi nào cũng được -- qua đỉnh và mặt bên. Nói một cách lãng mạn hơn, chúng tôi muốn nhìn kiến trúc này như là nó đang hít thở trong bầu không khí dân chủ của khu thương mại và giữ lại cho chính nó. Trước và sau. Nó được báo chí gán cho cái tên "bong bóng". Đây là sảnh. Nó thực chất là một khối khí khổng lồ có thể xì ra theo bất kì hướng nào. Màng bọc xung quanh xuyên thấu. Nó được làm từ kính phủ silicon. Nó phồng lên hai lần một năm, mỗi lần kéo dài một tháng. Đây là quang cảnh nhìn từ bên trong. Có lẽ bạn đang thắc mắc làm thế nào mà cái này được duyệt bởi chính phủ. Nó thực ra phải được đồng ý bởi hai cơ quan. Trong đó một cơ quan là để bảo tồn giá trị và vẻ nghiêm trang của khu thương mại. Tôi đỏ mặt khi nào tôi phải đưa cái này ra. Tùy bạn phiên dịch nó. Nhưng tôi chắc chắn rằng đó là sự kết hợp của sự bất tuân những quan niệm cũ kĩ và đồng thời là sự tôn vinh. Ngoài ra cũng có một số cách hiểu thú vị. Đạo luật Tòa nhà Quốc hội (Congressional Buildings Act) vào năm 1910 giới hạn chiều cao của những tòa nhà ở D.C. tới 130 feet, trừ các tòa nhà xoắn ốc, tháp, mái vòm, tháp Hồi giáo. Đạo luật này gần như loại trừ những công trình của nhà thờ và của bang. Còn "Bong bóng" cao 153 ft. gần như đền Pantheon bên cạnh. Nó gồm khoảng 1.2 triệu khối khí nén. Vì vậy chúng tôi đã đấu tranh cho nó trên danh nghĩa là một mái vòm. Vậy nó đây, oai nghiêm, giữa những tòa nhà oai nghiêm trong khu thương mại. Và cho dù Hirshhorn chưa được dùng làm mốc, nó là một di tích nhạy cảm với những thay đổi. và vì vậy chúng tôi không thể đụng đến bề mặt của nó. Chúng tôi không được để lại dấu vết nào. Vậy nên chúng tôi kéo căng nó từ các bên, và giữ lại bằng dây cáp. Việc đó yêu cầu nghiên cứu một vài kĩ thuật buộc dây, mà thật sự rất, rất cần thiết bởi vì nó luôn bị gió đập vào. Có một vòng thép không gỉ ở trên đỉnh, nhưng nó không thể thấy được từ bất cứ điểm thuận lợi nào trong khu thương mại. Và cũng có một số hạn chế về việc nó có thể được thắp sáng đến mức nào. Nó phát sáng từ bên trong, nó xuyên thấu. Nhưng nó không được sáng hơn tòa nhà Quốc hội và một số công trình. Vậy thắp sáng phải dựa vào thứ bậc. Nó đến công trình này hai lần một năm. Nó sẽ được lấy xuống xe tải. được kéo lên. và được bơm phồng với khí áp suất thấp. rồi được cố định bằng dây cáp. và dằn lại bằng nước ở dưới đáy. Có một thời điểm rất lạ khi nhà chức trách ở khu thương mại hỏi chúng tôi rằng nó sẽ mất thời gian bao lâu để lắp đặt. Chúng tôi nói lần dựng lên đầu tiên sẽ mất một tuần. và họ thật sự thấu hiểu điều đó. Sau đó mọi chuyện đều dễ dàng. Thật sự không có nhiều chướng ngại lắm, phải nói như thế, với chính phủ và những nhà cầm quyền. Nhưng những khó khăn lớn nhất là khó khăn kĩ thuật. Đây là bề mặt. Đây là một đám mây nhọn. Có những áp lực cực lớn. Đây là một công trình rất lạ thường nó không có sức nặng do trọng lượng mà lại có sức ép từ mọi phía. Tôi sẽ qua nhanh các slide này. Và đây là không gian được đưa vào hoạt động. Nội thất linh động cho các cuộc thảo luận, như thế này, nhưng được xếp vòng tròn -- được thắp sáng và có thể tháo dỡ, lắp đặt Có thể dùng cho mọi thứ, trình diễn, chiếu phim, triển lãm. Và chương trình đầu tiên sẽ là đối thoại và ngoại giao về văn hóa tổ chức với sự hợp tác của Hội đồng Quan hệ quốc tế (Council of Foreign Relations). Hình thức và nội dung hài hòa ở đây. "Bong bóng" là một tòa nhà không-để-tưởng-niệm. Ý tưởng về một chế độ dân chủ khách quan được thể hiện qua sự mềm dẻo hơn là sự cứng nhắc. Nghệ thuật và chính trị nằm trên một khu vực không ranh giới bên ngoài những bức tường của bảo tàng, nhưng bên trong lõi của bảo tàng, hòa trộn không khí của nó với bầu không khí dân chủ của khu thương mại. Và bong bóng này sẽ phồng lên mong rằng lần đầu tiên là vào cuối năm 2013. Cảm ơn. Đối thoại về năng lượng của dân chúng Mỹ được rút gọn lại thành câu hỏi này: Có thể bạn sẽ chết vì A) những cuộc chiến dầu hỏa, B) sự thay đổi khí hậu. C) thảm họa nguyên tử, D) tất cả những điều trên? Oh, tôi quên: E) không lựa chọn nào ở trên cả. Phương án cuối này thường ít được đưa ra. Nếu chúng ta dùng năng lượng để phát triển mà không gây hại thì sao? Ta sẽ có loại xăng dầu an toàn phải không? Có thể ta sẽ lại tìm ra lửa? Lửa làm ta thành loài người; chất đốt hóa thạch làm ta hiện đại. Nhưng nay, ta cần loại mới để được an toàn, lành mạnh, và bền vững. Hãy xem thế nào nhé. Để có 4 phần 5 năng lượng, thế giới mỗi năm phải đốt 4 dặm khối (>10 triệu mét khối) xác sinh vật trong đầm lầy nguyên sinh. Nhiên liệu hóa thạch này đã xây nên nền văn minh nhân loại. Chúng tạo ra của cải cho chúng ta. Chúng nuôi dưỡng hàng tỷ người. Nhưng loại nhiên liệu này cũng bắt ta trả giá bằng sự an toàn, kinh tế, sức khỏe và môi trường của ta tất cả sắp bị hư hại, nếu không tạo cho chúng nhiều ưu tiên hơn. Vậy chúng ta cần loại lửa mới. Và việc chuyển từ dạng cũ sang mới có nghĩa là thay đổi hai câu chuyện lớn về dầu lửa và điện, mỗi loại thải ra 2 phần 5 cacbon hóa thạch trong không khí. Nhưng chúng không dễ nhận thấy. Ít hơn 1% điện của ta được làm từ dầu -- dù gần một nửa được làm từ than đá. Việc sử dụng xăng dầu và điện rất tập trung. 3 phần 4 xăng dầu dùng cho vận tải. 3 phần 4 điện cho nhà cửa. Số còn lại của cả hai dùng cho nhà máy. Vậy xe cộ, nhà cửa và nhà máy có hiệu suất cao tiết kiệm xăng dầu và than đá, và khí ga tự nhiên cũng có thể thay thế cả hai. Nhưng hệ thống năng lượng ngày nay không hiệu quả, nó rất rời rạc, cũ kỹ, bẩn và không an toàn. Vậy nó cần được làm mới. Vào năm 2050, nó có thể trở nên hiệu quả, liên tục và được phân bố đều cho đối tượng đơn giản và đẹp như xe hơi, xưởng và nhà cửa tất cả nhờ vào một hệ thống điện thuận tiện, an toàn và hiện đại. Ta có thể loại bỏ sự phụ thuộc vào than và dầu vào 2050 và giảm 1 phần 3 lượng ga khi chuyển sang cách dùng hiệu quả với nguồn cung cấp được đổi mới. Vào 2050, nó có thể giảm 5 ngàn tỷ đô la tính theo giá trị hiện tại, điều đó có vẻ khó nếu phải làm ngay một lần, so với cách tính thông thường-- vì cho rằng việc thải cacbon với những chi phí ẩn hoặc rõ ràng thì không đáng là bao -- đây là một đánh giá thấp một cách cố tình. Hệ thống năng lượng rẻ hơn này có thể hỗ trợ 158% nền kinh tế lớn hơn của Mỹ tất cả không cần dầu và than đá, cũng không cần năng lượng nguyên tử. Hơn nữa, sự chuyển tiếp này không cần những phát minh mới cũng chẳng cần những nghị quyết của quốc hội Mỹ và cũng không cần mục thuế mới, hổ trợ hay pháp luật ở liên bang và tránh được điều khó xử về lập pháp cho Washington. Tôi xin nói lại. Tôi đang nói với bạn về cách thức Hoa Kỳ giảm hoàn toàn dầu và than đá, và giảm 5 ngàn tỷ đô la mà không cần Quốc Hội nhóm người bị chi phối bởi lợi nhuận thương mại. Nói cách khác, chúng ta sẽ dùng những thiết chế hiệu quả nhất-- đó là sự cùng phát triển của công ty tư nhân với xã hội văn minh và được tăng tốc nhờ vào phát kiến của quân đội để tránh những ràng buộc trì trệ nhất của ta. Dù bạn quan tâm nhiều hay không đến lợi ích, công việc và khả năng cạnh tranh hoặc an toàn quốc gia, hay quản lý môi trường, bảo vệ khí hậu và sức khỏe cộng đồng, thì sự làm mới năng lượng cũng sẽ tạo ra ý nghĩa và tiền bạc. Tướng Eisenhower phát biểu rất nổi tiếng rằng việc mở rộng biên giới của vấn đề nan giải làm nó trở thành khả thi nhờ sự kết hợp nhiều phương án và tính đồng vận. Vậy trong việc tạo nhiên liệu mới, chúng ta tính có tất cả 4 lĩnh vực sử dụng năng lượng-- giao thông, nhà cửa , công nghiệp và điện lực -- và ta đưa vào 4 loại đổi mới, không chỉ công nghệ và chính sách, mà còn thiết kế và chiến lược kinh doanh. Những tổ hợp này mang lợi hơn rất nhiều phần riêng lẻ cộng lại, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh doanh bị ảnh hưởng sâu. Nền kinh tế của ta phải trả 2 tỷ đô la mỗi ngày cho xăng dầu, và trả thêm 4 tỷ đô la xăng dầu một ngày cho nền kinh tế "chợ đen" và quân sự, tổng chi phí này tăng đến hơn 1 phần 6 GDP. Nhiêu liệu của ta cần dùng cho xe hơi là 3 phần 5. Vậy hãy bắt đầu với việc giảm tiêu thụ xăng của xe. 2 phần 3 năng lượng để làm lực đẩy cho xe được tạo ra bởi trọng lượng của nó. Và mỗi đơn vị năng lượng bạn tiết kiệm ở bánh xe, bằng giảm trọng dư thừa, tiết kiệm được 7 đơn vị trong thùng xăng, vì bạn không phải hoang phí 6 đơn vị để có năng lượng cho các bánh xe. Không may, hơn một phần tư thế kỷ qua, dịch béo phì buộc phải làm xe hơi với hai tấn thép đạt trọng lượng gấp đôi. Nhưng hôm nay, vật liệu siêu nhẹ và siêu cứng, như sợi cacbon tổng hợp, có thể làm trọng lượng giảm với cách hòn tuyết lăn và có thể làm xe hơi đơn giản hơn và rẻ hơn. Xe nhẹ hơn và bóng loáng hơn cần ít lực hơn để di chuyển, vậy máy móc sẽ nhẹ hơn. Thật vậy, loại xe tinh giản làm cho máy cung cấp điện gọn gàng vì ắc quy và pin nhiên liệu cũng nhỏ hơn và nhẹ hơn và rẻ hơn. Vậy giá cao khó bán sẽ giảm gần bằng giá hiện tại, trong khi chi phí nhiên liệu, nhất là từ lúc bắt đầu, thì thấp hơn rất nhiều. Vậy những đổi mới này có thể biến đổi nhà sản xuất xe từ những tiết kiệm rất nhỏ vào thời máy móc thế hệ Victoria và kỹ thuật tem dấu đến việc giá cả rơi đột ngột của 3 phát kiến kết nối làm tăng sức mạnh mỗi phát kiến đó-- chất liệu siêu nhẹ, rất thích hợp với cấu trúc và động cơ điện. Lượng bán có thể tăng và giá hạ còn nhanh hơn với hỗ trợ định hướng tiêu dùng đó là giảm giá cho xe hơi mới với hiệu suất cao việc giảm này được trả bù nhờ các phí đánh trên xe không hiệu quả. Và chỉ trong 2 năm đầu chương trình lớn nhất trong 5 chương trình hỗ trợ định hướng của Châu Âu đã tăng lên gấp 3 tốc độ cải thiện hiệu năng xe hơi. Kết quả ưu việt được dùng cho xe hơi điện sẽ là thay đổi thuận lợi giống như việc chuyển đổi từ máy đánh chữ sáng máy vi tính. Đương nhiên, máy vi tính và điện tử hiện nay thuộc về các công ty lớn nhất của Mỹ, còn nhà sản xuất máy đánh chữ thì biến mất. Vậy sự tinh giản hình dáng xe mở ra một chiến lược cạnh tranh mới về xe hơi nó có thể tăng gấp đôi khả năng tiết kiệm trong 40 năm tới, nhưng nó cũng làm điện khí hóa trở nên không quá đắt, và nó thay thế phần còn lại của xăng dầu. Nước Mỹ có thể đi đầu trong cách mạng xe hơi sắp đến. Hiện nay, nước Đức đang dẫn đầu. Năm vừa rồi, Volkswagen thông báo năm tới họ sẽ sản xuất xe động cơ ghép và sợi cacbon đạt tới 230 dăm một ga-lon. Cũng vậy năm ngoái, BMW ra mắt xe hơi điện sợi cacbon, họ nói rằng giá sợi cacbon cao được bù lại bằng tiết kiệm pin hơn. Và họ nói," Chúng tôi không muốn bị bỏ lại phía sau." Audi thì cho rằng họ sẽ hạ gục cả 2 hãng xe kia trong 1 năm. Cách đây 7 năm, một công nghệ sản xuất rẻ hơn, nhanh hơn của Mỹ được dùng làm phần kiểm tra về sợi cacbon, cái này cũng làm được mũ cacbon. (Cười) Trong một phút--từ tiếng gõ vào, bạn có thể nói được nó mạnh mẽ và cứng cáp như thế nào. Đừng lo nó bị rơi, nó còn cứng hơn cả ti-tan. Tom Friedman đã nện nó hết sức với búa tạ thậm chí không làm nó trầy xước. Nhưng kỹ thuật sản xuất như thế có thể so sánh thành quả và giá xe hơi với ngành hàng không. Kỹ thuật này cho phép tiết kiệm 4 phần 5 vốn cần thiết để làm xe hơi. Nó có thể cứu mạng người vì nó có thể hấp thu nhiều hơn 12 lần năng lượng va chạm trên mỗi pound so với thép. Nếu ta làm tất cả xe theo cách này, thì sẽ tiết kiệm được lượng xăng dầu tương đương với 1,5 lượng dầu của Ả rập Xê Út, hay một nửa của OPEC, nhờ vào việc khai thác khí đá phiến ở Detroit có triển vọng lớn. Và tất cả lượng khí đá phiến ở Detroit tốn trung bình 18 đô la một thùng. Đó là phẩm Mỹ, thải cacbon rất ít và có nguồn vô tận. Chúng có cùng hình thức vật lý, nguyên lý thương mại và cũng dùng được cho xe lớn. Từ 2005 đến 2010, Walmart tiết kiệm được 60% nhiên liệu để chuyên chở 1 tấn hàng/dặm trên những đoàn xe tải lớn có hậu cần, thiết kế tốt hơn. Nhưng chỉ với tiết kiệm về kỹ thuật trong những xe tải nặng đã có thể đạt được 2 phần 3. Và được áp dụng cho máy bay có hiệu quả gấp 3 đến 5 lần, bây giờ trên bảng vẽ, có thể tiết kiệm được một ngàn tỷ đô la. Cũng vậy, cuộc cách mạng quân đội hôm nay trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng đang tăng tốc tất cả các tiến bộ kỹ thuật dân sự thoải mái như kỳ nghỉ trong thời gian quân ngũ vì có Internet, Hệ thống Định vị Toàn cầu và động cơ phản lực và công nghiệp vi mạch. Khi ta thiết kế và chế tạo xe cộ tốt hơn, ta cũng có thể dùng chúng thông minh hơn bằng cách khai thác bốn kỹ thuật siêu việt để loại bỏ việc lái xe không cần thiết. Thay vì chấp nhận thấy lượng lưu giao thông tăng chúng ta có thể dùng chính sách giá mới, tính tiền cầu đường theo cây số, không tính theo lượng xăng tiêu thụ. Ta có thể dùng công nghệ thông minh để nâng hiệu quả lưu thông và cho phép chia sẻ xe và việc lái xe. Chúng ta có thể cho phép mô hình tăng trưởng thông minh và vị lợi nhuận điêu đó giúp mọi người ở gần nơi họ muốn đến, vậy họ không cần đi đâu nữa cả. Và ta có thế dùng công nghệ thông minh để tạo ra giao thông thông thoáng. Đồng thời, những thứ này có thể cho ta giảm từ 46 đến 84 % thời lượng lái xe, tiết kiệm thêm 0,4 ngàn tỷ đô la nữa, cộng thêm 0,3 ngàn tỷ đô la từ việc sử dụng hiệu quả xe tải. Vậy 40 năm, khi bạn cộng tất cả lại, một nền kinh tế Mỹ năng động hơn nhiều có thể không dùng xăng dầu. Tiết kiệm hoặc thay thế dầu với 25 đô la/thùng hơn là mua chúng hơn 100 đô, tổng cộng tiết kiệm được 4 ngàn tỷ đô la kể cả tất cả các chi phí ẩn đều bằng 0. Vậy để vận động không dùng xăng dầu, loại dần xăng dầu, chúng ta cần đạt hiệu suất cao và rồi chuyển đổi nhiên liệu. Những xe từ 125 đến 240 dặm/1 ga-lông có thể dùng bất kỳ hỗn hợp nào của tế bào nhiên liệu hydro, điện và nhiên liệu sinh học tiên tiến. Thực tế, xe tải và máy bay có thể dùng hydro và nhiên liệu sinh học. Thậm chí, xe tải có thể dùng ga tự nhiên. Nhưng sẽ không còn xe cần xăng dầu nữa. Và nhiên liệu sinh học tốt nhất là cái chúng ta cần, chỉ 3 triệu thùng mỗi ngày, có thể 2/3 được làm từ chất thải không chiếm bất kỳ đất trồng trọt nào và không làm hại đất cũng như khí hậu. Đội chúng tôi nghiên cứu tiết kiệm xăng dầu nhờ vào cái chúng ta gọi là "châm cứu thể chế." Ta nghĩ, nếu logic kinh doanh nặng nề và không thông thoáng, thì ta châm kim nơi đó để làm nó thông, để hợp tác với đối tác như Ford, Walmart và Pentagon. Và sự chuyển tiếp dài hạn đang tiếp tục. Thực ra, cách đây 3 năm, nhà phân tích định hướng bắt đầu thấy xăng dầu đạt đỉnh, không phải khả năng cung cấp, mà là nhu cầu. Và Deutsche Bank đã nói việc sử dụng xăng dầu thế giới có thể cực đại khoảng 2016. Nói cách khác, xăng dầu không còn là ngôi sao nữa dù cho giá rẻ trước khi nó trở thành vô giá trị ngay cả lúc giá thành rất cao. Nhưng xe điện không cần đòi hỏi mạng lưới điện. Đúng ra, khi xe hơi thông minh trao đổi điện và thông tin thông qua các tòa nhà thông minh có mạng lưới điện, chúng đang tạo giá trị mạng lưới, làm linh động và dễ sạc điện có thể giúp mạng lưới kết nối các nguồn pin mặt trời và nguồn điện gió. Vậy xe hơi điện làm cho vấn đề của xe hơi và điện lực trở nên dễ hơn khi giải quyết chung hơn là riêng lẻ. Và chúng hồi tụ về câu chuyện xăng dầu với câu chuyện lớn thứ 2 của chúng ta, tiết kiệm điện và làm nó khác biệt. Và cách mạng kép này trong ngành điện sẽ mang lại cho lĩnh vực đó nhiều thay đổi căn bản và đa dạng hơn bất kỳ lĩnh vực khác, vì chúng ta có công nghệ của thế kỷ 21 và sự đối đầu lớn với thể chế, luật lệ và văn hóa của thế kỷ 20 và 19. Thay đổi để ta sản xuất điện dễ hơn trong hoàn cảnh ta cần ít hơn. Hầu hết điện bây giờ rất phung phí và công nghệ tiết kiệm vẫn phát triển nhanh hơn việc ta áp dụng vào thực tế. Vậy phương cách hiệu quả không mua được này giữ cho nguồn điện lớn hơn và rẻ hơn. Nhưng khi hiệu suất điện dùng cho nhà cửa và công nghiệp bắt đầu phát triển nhanh hơn kinh tế, thì việc dùng điện ở Mỹ có thể giảm, thậm chí giảm nhu cầu sử dụng cần thiết vì đã có xe hơi điện hiệu suất cao. Và nay, ta có thể làm điều này chỉ với khuynh hướng gia tăng hợp lý. Hơn 40 năm tới, nhà cửa, chì dùng 3 phần 4 điện, có thể làm tăng gấp 3 hoặc 4 khả năng sản xuất năng lượng, tiết kiệm 1,4 ngàn ty đô la, tính theo giá trị hiện nay, tương đương 33 % tỷ lệ của lợi nhuận, hoặc nói theo cách dễ hiểu, việc tiết kiệm đáng giá 4 lần giá trị của nó. Và công nghiệp còn có thể tăng tốc hơn nữa, gấp đôi khả năng sản xuất năng lượng với tỷ lệ 21% lợi nhuận. Chìa khóa là một đổi mới táo bạo, chúng ta gọi là thiết kế tích hợp, có thể tiết kiệm được rất nhiều năng lượng mà chi phí cho thiết kế đó lại ít hơn so với trước. Đổi mới đó có thể cho bạn thu nhập lớn hơn, không hề thu hẹp thu nhập của bạn. Ví dụ việc thực hiện ở năm 2010 tiết kiệm trên 2/3 năng lượng trong tòa nhà Empire State Building -- thay thế 6 ngàn rưởi cửa sổ tại hiện trường bằng cửa sổ siêu hạng cho ánh sáng vào nhưng ngăn nhiệt, cộng thêm hệ thống chiếu sáng và trang thiết bị văn phòng tốt hơn và như thế giảm tải tối đa hệ thống làm mát chỉ còn 1/3 công suất. Và rồi hệ thống điều hòa nhỏ hơn thay vì cái lớn hơn đã tiết kiệm 17 triệu đô la của chi phí, để bù cho những cải tiến và rút ngắn việc hoàn vốn chỉ còn 3 năm. Thiết kế tích hợp cũng có thể tăng năng lượng tiết kiệm trong công nghiệp. Đầu tư hiệu quả hàng tỷ đô la của Dow đã sinh lợi 9 tỷ đô la. Nhưng toàn ngành công nghiệp có thêm nửa ngàn tỷ đô la nhờ tiết kiêm năng lượng. Ví dụ, 3/5 điện trên thế giới để chạy mô tơ. Nửa số đó để chạy máy bơm và quạt. Những máy này có thể được làm hiệu quả hơn, và mô tơ của chúng có thể có hiệu suất trong hệ thống cao gấp đôi bằng cách tích hợp 35 cải tiến, thu lại được vốn trong khoảng 1 năm. Nhưng trước hết chúng ta phải có phương án tiết kiệm lớn hơn, rẻ hơn chưa được biết tới và không có trong sách vở. Ví dụ, máy bơm, việc dùng tối đa mô tơ, vận chuyển chất lỏng bằng đường ống. Nhưng một vòng bơm công nghiệp chuẩn đã được thiết kế lại để tận dụng ít nhất 86% năng lượng bị hao tổn, không dùng bơm tốt hơn, mà chỉ bằng cách thay những ống dài, hẹp và quanh co thành những ống lớn, ngắn và thẳng. Đây không phải và công nghệ mới, mà chỉ làm lại chi tiết thiết bị kim loại. Tuy nhiên, nó cũng thu nhỏ các thiết bị bơm và chi phí đầu tư ban đầu. Vậy cái gì làm cho những tiết kiêm này có ý nghĩa trong ngành điện mà 3/5 được dùng cho mô tơ? Vâng, từ than đá đốt tại nhà máy điện qua tất cả những thất thoát cộng lại, chỉ một phần mười năng lượng chất đốt cuối cùng thực sự được hòa vào dòng năng lượng. Nhưng lúc này chúng ta hãy quay lại những thất thoát tổng quát, mỗi đơn vị do bay hơi hay do ma sát mà ta tiết kiệm được trong đường ống sẽ cho ta tiết kiệm được 10 đơn vị chi phí cho nhiên liệu, ô nhiễm và cái mà Hunter Lonvins gọi là "sự kỳ cục toàn cầu" ở nhà máy điện. Đương nhiên, khi bạn có dịp làm lại, thì các bộ phận trở nên nhỏ hơn và do đó rẻ hơn. Đội của chúng tôi đã tìm ra cách tiết kiệm năng lượng dạng 'hòn tuyết lăn' với hơn 30 tỷ đô la đáng để thiết kế lại nền công nghiệp-- mọi thứ từ trung tâm dữ liệu và cơ sở sản xuất vi mạch đến các hầm mỏ và nhà máy lọc dầu. Thiết kế mới của chúng tôi tiết kiệm được 30% đến 60% năng lượng và hoàn vốn trong vài năm, trong khi những thiết kế hạ tầng mới tiết kiệm từ 40% đến 90% lãng phí với chi phí vốn tổng thể thấp hơn. Lúc đó nhu cầu điện ít hơn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự thay đổi nguồn điện mới nhất là nguồn tái tạo. Trung Quốc dẫn đầu tăng trưởng bùng nổ và giảm chi phí. Nhưng thực ra, chi phí sản xuất mô đun năng lượng mặt trời sau hạ giá liên tục cũng bắt đầu tăng trên biểu đồ. Và nước Đức có nhân công làm trong ngành năng lượng mặt trời nhiều hơn nhân công ngành thép ở nước Mỹ. Vậy trong khoảng 20 tiểu bang nhân viên ráp đặt tại nhà sẽ đến gắn những pin mặt trời giá rẻ trên mái nhà bạn không cần đặt tiền trước và hạ thấp tiền hóa đơn điện nước. Những sản phẩm đặc biệt như vậy có thể phải cộng thêm những tiện ích ảo làm cho bạn không cần đến công ty điện nữa giống như điện thoại di động làm cho bạn bỏ quên công ty điện thoại cáp đồng. Và sản phẩm loại này tạo cho các công ty điện nước cảm giác rất ái ngại và tạo cho các nhà đầu tư giấc mơ ngọt ngào. Tái tạo năng lượng không còn là hoạt động bên lề. Trong suốt 4 năm qua một nửa công suất nguồn năng lượng mới của thế giới là năng lượng tái tạo, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Năm 2010, năng lượng tái tạo không tính thủy điện lớn mà chủ yếu là gió và pin mặt trời, đã chiếm 151 tỷ đô la của đầu tư tư nhân, và chúng vượt tổng công suất lắp đặt của điện nguyên tử trên thế giới và tăng 60 tỷ watt trong một năm. Tương đương với công suất bin mặt trời mà hiện nay thế giới có thể tạo ra mỗi năm -- số này tăng từ 60% đến 70% mỗi năm. Ngược lại, công suất tăng thêm của điện nguyên tử và than đá cùng các đơn đặt hàng của chúng giảm sút vì giá quá cao và chúng có nhiều rủi ro tài chính. Thực ra, trong đất nước này, không nhà máy điện nguyên tử mới nào có thể tăng vốn đầu tư tư nhân, mặc dù có hơn 100% hỗ trợ trong 7 năm. Vậy có cách nào khác để chúng ta có thể thay thế các nhà máy nhiệt điện than đá? Vâng, nâng cao hiệu suất và dùng khí ga có thể thay thế chúng hoàn toàn và với chi phí hoạt động còn thấp hơn của chúng, kết hợp với năng lượng tái tạo, có thể thay thế chúng với chi phí gấp 23 lần là tối thiểu, so với thay thế thông thường. Nhưng ta chỉ cần thay thế chúng một lần. Tuy nhiên, ta thường nói nhà máy nhiệt điện và nguyên tử có thể cung cấp 24 giờ/ ngày, 7 ngày/tuần, trong khi năng lượng mặt trời và gió thì không ổn định, và như vậy thì bấp bênh quá. Thực ra thì không nhà máy điện nào là 24/7 cả. Chúng luôn bị trục trặc. Và khi một nhà máy điện lớn bị dừng bạn mất một nghìn mega-watt trong một phần nghìn giây, thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng, và cũng không báo trước. Đó là lý do chúng ta thiết kế hệ thống thay thế các nhà máy bị hỏng bằng cách nối kết giữa các nhà máy hoạt động. Và cũng theo cách này, để bảo đảm nguồn cung cấp của nhà máy điện gió và mặt trời, hệ thống có thể xử lý những bất thường được dự báo. Các dự báo được tính theo giờ chỉ ra rằng những hệ thống lớn và đồng bộ dùng năng lượng tái tạo có thể cấp nguồn năng lượng ổn định khi chúng được dự báo trước, được kết nối và được đa dạng hóa theo thể loại và địa điểm. Điều này áp dụng được cho những vùng lục địa lớn như Mỹ hay châu Âu và cho những nơi nhỏ hơn nhưng được kết nối trong hệ thống rộng lớn. Đó là cách mà 4 bang ở Đức trong 2010 được cung cấp từ 43% đến 53% điện từ gió. Bồ Đào Nha dùng 45% năng lượng tái tạo, Đan Mạch 36%. Và đó là cách mà cả châu Âu có thể đổi sang điện tái tạo. Ở Mỹ, hệ thống cung cấp điện cũ kỹ, bẩn và không an toàn của chúng ta phải được thay thế bằng mọi giá vào 2050. Và dù ta thay thế nó bằng cái gì thì giá cũng gần như nhau, khoảng 6 ngày tỷ đô la tính ở thời điểm hiện nay -- Liệu ta có chi tiêu nhiều hơn khả năng hoặc chọn nguyên tử mới, được gọi than sạch, hoặc năng lượng tái tạo thì chúng chỉ khác nhau ở mức độ tập trung. Nhưng 4 giải pháp này có cùng giá chi phí chỉ khác nhau căn bản theo các rủi ro, về an toàn quốc gia, về nhiên liệu, nước, tài chính, công nghệ, về khí hậu và sức khỏe. Ví dụ, hệ thống tập trung quá cao thì rất dễ bị tổn hại khi mở rộng và sự mất điện tiềm ẩn ảnh hưởng kinh tế có thể xảy ra do bởi thời tiết xấu hay những thiên tai khác hay do tấn công khủng bố. Nhưng nguy cơ mất điện đó sẽ không còn, và nguy cơ khác được dự liệu tốt nhất, khi nhà máy năng lượng tái tạo được phân bố, được đưa vào trong những tiểu hệ thống của địa phương và nối kết với nhau, nhưng có thể đứng độc lập nếu cần. Do đó, chúng có thể ngắt kết nối từng phần và rồi nối lại hoàn hảo. Cách tiếp cận đó chính xác là điều mà Lầu Năm Góc đang làm theo để tự cung cấp điện. Họ nghĩ họ cần; chúng ta, những người họ đang bảo vệ, nghĩ thế nào? Ta muốn cái của ta cũng hoạt động. Với cùng giá thương mại bình thường, nó có thể tối đa hóa sự an toàn quốc gia, tối ưu chọn lựa của khách hàng, tối ưu cơ hội đầu tư và đổi mới. Đồng thời, việc sử dụng hiệu quả và nguồn tái tạo rộng rãi và đa dạng đang bắt đầu chuyển biến thành lĩnh vực tổng thể ngành điện. Thông thường, xây dựng công có nhiều nhà máy điện lớn chạy than và nguyên tử và nhiều nhà máy điện ga khổng lồ và năng lượng tái tạo. Những nguồn năng lượng tái tạo này, có ở trong 34 tiểu bang, để bán điện cho bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, đặc biệt về việc điều tiết, bây giờ thay vì giảm tiền hóa đơn cho bạn, sự đầu tư được nhắm đến hiệu quả, trách nhiệm, động bộ, năng lượng tái tạo và cách kết chúng lại với nhau ở mức ổn định cao với sự truyền tải ít hơn và ít hoặc không cần tồn kho lượng điện. Vậy tương lai năng lượng không là số mệnh, mà là chọn lựa, và việc chọn lựa đó rất linh động. Ví dụ, năm 1976, nhà nước và nền công nghiệp khẳng định năng lượng được dùng để tạo ra một đô la trong GDP có thể không bao giờ được hạ giá. Lạ thay, tôi đã nghĩ nó có thể hạ nhiều lần. Đến hôm nay, điều đó đã xảy ra. Nó giảm một nửa. Nhưng với công nghệ hiện đại hơn của ngày nay, kênh phân phối hoàn thiện hơn và thiết kế với nhiều tích hợp, ta có thể làm ra nhiều hơn và rẻ hơn. Vậy để giải quyết vấn đề năng lượng, chúng ta chỉ cần mở rộng chúng. Và những kết quả bước đầu dường như không thể tin được, nhưng như Marchall McLuban nói, "Chỉ những bí mật nhỏ bé mới cần được bảo vệ. Những khám phá lớn được bảo vệ bởi sự hoài nghi của công chúng". Bây giờ, hãy kết hợp điện lực và cách mạng xăng dầu, được định hướng theo hiệu suất, và bạn biết sự kiện thật sự lớn lao : làm mới lửa, nơi kinh doanh được kích hoạt và tăng tốc bởi chính sách thông minh trong thị trường bền vững có thể dẫn nước Mỹ hoàn toàn thoát khỏi xăng dầu và than đá vào 2050, và tiết kiệm được 5 ngày tỷ đô la, phát triển kinh tế thêm 2.6 lần., cũng cố an toàn quốc gia, và bằng cách đó, bằng cách thoát khỏi dầu và than đá, giảm được khí thải cacbon hóa thạch từ 82% đến 86%. Giờ đây, nếu bạn muốn bất kỳ kết quả nào, bạn có thể ủng hộ chiến dịch 'làm mới lửa' không cần phải ủng hộ toàn bộ và không cần phải chấp nhận phần lớn trong số đó là quan trọng. Vậy việc tập trung vào kết quả, chứ không phải nguyên nhân, có thể gở được bế tắc và xung đột để chọn một giải pháp thống nhất cho bài toán năng lượng của Mỹ. Đây có thể là cách tốt nhất để giải quyết những thách thức toàn cầu -- thay đổi khí hậu, phát triển hạt nhân, không an toàn năng lượng, thiếu hụt năng lượng -- tất cả các vấn đề đó làm cho chúng ta kém an toàn. Bây giờ, đội của chúng tôi tại RMI giúp các công ty thông minh khởi đầu và tiến bộ theo hướng này thông qua 6 sáng kiến riêng biệt, với khả năng sáng sủa hơn. Đương nhiên vẫn còn nhiều tư duy cổ hủ. Nhà công nghiệp dầu hỏa Maurice Strong nói " Không có hóa thạch trong nhiên liệu." Nhưng với Edgar Woolard, người đã từng giữ chức chủ tịch Dupont, nhắc chúng ta, "Các công ty tụt hậu do suy nghĩ cũ kỹ sẽ không là vấn đề vì họ đơn giản không thể tồn tại lâu dài." Tôi gọi đó không chỉ là cơ hội ngàn năm có một cho chúng ta, mà còn là một trong những thay đổi sâu sắc nhất trong lịch sử của nhân loại. Con người chúng ta đang tìm ra lửa mới, không phải dưới đất, mà là trên cao; không phải bó hẹp mà là lan rộng; không phải cục bộ mà khắp nơi; không phải ngắn ngủi mà là lâu dài; không phải đắc đỏ mà là cho không. Nhưng sau giai đoạn chấm dứt phần cuối của khí ga tự nhiên và sự khởi sắc của nhiên liệu sinh học theo hướng lâu dài và bền vững, lửa mới này không có ngọn. Được dùng một cách hiệu quả, nó có thể thay ta làm việc mà không gây thiệt hại. Mỗi các bạn sở hữu một phần của tổng số 5 ngàn tỷ đô la. Và quyển sách mới của chúng ta "Lửa mới" mô tả cách thức bạn có thể sỡ hữu lửa đó. Vậy với cuộc đối thoại này chỉ mới bắt đầu tại trang ReinventingFire.com hãy cho tôi mời mỗi người trong các bạn cùng tham gia với chúng tôi và với mỗi người khác, với mỗi người xung quanh bạn, làm cho thế giới giàu hơn, làm mạnh hơn mát mẻ hơn và an toàn hơn bằng cách cùng tạo lửa mới. Cám ơn. (Vỗ tay) Bình thường tôi thích làm việc trong xưởng, nhưng khi trời mưa và chỗ đỗ xe bên ngoài biến thành một con sông, thì tôi thực sự thích điều đó. Lúc đó, tôi sẽ cắt gỗ và đục lỗ rồi nhìn nước chảy, hay là tôi cũng có thể đi loanh quanh và tìm vòng đệm, Bạn khó mà biết được tôi dành bao nhiêu thời gian cho nó. Đây là tác phẩm "Giọt mưa kép". Trong tất cả các tác phẩm của tôi, nó biểu cảm nhất. Nó bao gồm hình mẫu giao thoa của hai giọt mưa rơi cạnh nhau. Thay vì mở ra theo hình tròn, chúng sẽ tạo thành hình lục giác. Tất cả các bức điêu khắc đều di chuyển bằng phương pháp cơ học. Bạn có thấy ba đỉnh màu vàng trên sóng hình sin này không? Tôi đang thêm một sóng hình sin khác với bốn đỉnh và bật nó lên. 800 chai soda hai lít -- Phải đấy (Tiếng cười) 400 lon bằng nhôm. Tule là một loại sậy mọc ở California, và điều tuyệt nhất khi sử dụng loại sậy này chính là hương thơm của chúng Một giọt mưa đang tăng dần biên độ Xoáy nước mà mái chèo để lại trong khi chèo thuyền. Mô hình này bao gồm 4 loại sóng. Ở đây tôi sẽ bỏ bước sóng đôi và tăng bước sóng đơn. Cơ chế hoạt động mô hình này có 9 động cơ và khoảng 3000 ròng rọc. 445 sợi dây trong một mô hình lưới đan ba chiều. Được đưa lên quy mô lớn hơn -- thực tế là lớn hơn rất nhiều, cùng với nhiều sự trợ giúp -- 14 064 đèn phản quang của xe đạp -- và 20 ngày lắp đặt. "Kết nối'' là tác phẩm hợp tác với biên đạo múa Gideon Obarzenek. Các sợi dây được gắn vào người các vũ công. Đây là đoạn phim của những ngày đầu diễn tập, tác phẩm hoàn thiện đã được đưa vào tour diễn. và sẽ tới L.A. trong vòng vài tuần tới. Hai đường xoắn ốc và 40 thanh gỗ. Hãy dùng ngón tay vẽ theo đường này. Xuân, hạ, thu, đông, Buổi trưa, chạng vạng, buổi tối, bình minh Các bạn đã bao giờ nhìn thấy các tầng mây đi theo các vệt song song trên bầu trời chưa? Bạn có biết các mảng mây ra vào liên tục các tầng cô đọng không? Nếu những vật có vẻ biệt lập lại chính là nơi để các bước sóng liên tục của những vật đó vào thế giới của chúng ta thì sao? Trái Đất không phẳng cũng không tròn Nó là hình sóng. Nghe có vẻ hay, nhưng tôi chắc rằng bạn hiểu đó không phải là toàn bộ sự thật tôi sẽ cho các bạn biết tại sao Tôi có một cô con gái 2 tuổi rất tuyệt vời và tôi sẽ nói thẳng: Con bé không phải là một bước sóng. Bạn có thể nói: "Phải, Reuben, anh chỉ cần lùi lại một chút thôi thì chu trình đói và ăn thức và ngủ, cười và khóc. sẽ trở thành một khuôn mẫu đấy." Và tôi sẽ đáp lại rằng "Nếu tôi làm vậy thì tôi sẽ đánh mất rất nhiều thứ." Sức ép giữa việc cần phải khám phá và vẻ đẹp cũng như tính tức thời của thế giới khi mà bạn cố tìm hiểu sâu hơn, bạn đã bỏ lỡ điều bạn đang tìm kiếm chính sức ép đó khiến cho các tác phẩm điêu khắc chuyển động. Đối với tôi, quãng đường giữa hai đỉnh này tạo thành một bước sóng. Để tôi cho các bạn xem một tác phẩm nữa Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) June Cohen: Nhìn các tác phẩm của anh gợi lên rất nhiều hình ảnh. Một số giống cơn gió nhưng số khác lại giống ngọn sóng có khi chúng sống động, khi khác lại giống toán học. Anh có cảm hứng cụ thể nào cho từng tác phẩm không? Anh có hướng đến thứ gì đó hữu hình khi thiết kế chúng không? Một vài tác phẩm cần sự quan sát trực tiếp như hai hạt mưa rơi chẳng hạn nhìn hình mẫu đó thực sự rất đẹp. Rồi phải tìm cách tận dụng các đồ vật để tạo nên mô hình đó Tôi thích tự tay mình làm Không có gì vui hơn việc cắt một khúc gỗ rồi tìm cách làm nó chuyển động. Các tác phẩm có thay đổi không? Anh có thiết kế một thứ rồi khi thành hình lại khác không? Tôi làm "Giọt mưa kép" trong 9 tháng và khi bật nó lên tôi thực sự không thích. Ngay khi bật lên, tôi đã thấy ghét rồi. Nó như một phản ứng sâu thẳm trong tâm, và tôi muốn vứt nó đi. Hôm đó tôi lại có người bạn tới chơi anh ấy nói: "Sao cậu không đợi nhỉ?" Tôi đợi, và ngày hôm sau tôi thích nó hơn một chút. Hôm sau nữa, niềm yêu thích tăng dần và bây giờ thì tôi yêu nó. Tôi đoán là, thứ nhất, cảm giác thỉnh thoảng cũng có thể sai thứ hai, trông nó không giống như tôi dự đoán. Cảm xúc của anh với tác phẩm tốt lên theo thời gian Vâng cảm ơn anh. Đó là một điều thú vị với chúng tôi Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi không biết vì sao mình luôn luôn ngạc nhiên khi nghĩ rằng 2.5 tỉ người trên khắp thế giới kết nối với nhau qua Internet và rằng tại một thời điểm bất kì hơn 30% dân số thế giới có thể lên mạng để học hỏi, sáng tạo và chia sẻ. Và lượng thời gian mỗi chúng ta dùng để làm tất cả những việc này cũng đang tiếp tục tăng Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng riêng thế hệ trẻ đang dành hơn 8 giờ mỗi ngày để lên mạng Đối với phụ huynh của một bé gái 9 tuổi con số đó có vẻ cực kỳ thấp (Tiếng cười) Nhưng khi mạng Internet mở ra thế giới cho mỗi chúng ta nó cũng phơi bày mỗi chúng ta cho cả thế giới Và càng ngày, cái giá mà chúng ta phải trả cho tất cả sự kết nối này là sự riêng tư. Ngày nay, điều mà nhiều người trong chúng ta rất muốn tin đó là Internet là một nơi riêng tư; nhưng không phải vậy. Với mỗi cái nhấp chuột và mỗi lần chạm màn hình chúng ta giống Hansel và Gretel để lại những mẩu thông tin cá nhân của mình ở mọi nơi chúng ta đi qua trong khu rừng kỹ thuật số. Chúng ta để lại ngày sinh, chỗ ở, mối quan tâm và sở thích, mối quan hệ, lịch sử tài chính, và nhiều thứ khác nữa. Đừng hiểu lầm ý tôi, tôi chưa từng bảo rằng chia sẻ thông tin là một điều xấu Trên thực tế, khi tôi biết thông tin đang được chia sẻ và khi tôi được trực tiếp hỏi về sự chấp thuận, Tôi muốn một số trang hiểu thói quen của mình. Điều này giúp họ giới thiệu những quyển sách cho tôi đọc hay những bộ phim cho gia đình tôi xem. hay những người bạn để làm quen. Nhưng khi tôi không biết và khi không được hỏi thì đó là lúc các vấn đề nảy sinh. Đây là một hiện tượng trên Internet ngày nay gọi là hành vi theo dõi, và nó là một ngành kinh doanh rất lớn Trong thực tế, có cả một ngành công nghiệp được thành lập về việc theo dõi chúng ta trong các rừng kỹ thuật số và biên soạn một hồ sơ của mỗi chúng ta. Và khi tất cả các dữ liệu đó được tổ chức, họ hầu như có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với nó. Đây là một khu vực ngày nay có rất ít các quy định và thậm chí còn ít quy tắc hơn nữa. Ngoại trừ một số thông báo gần đây tại Hoa Kỳ và châu Âu, thì đây là một khu vực mà việc bảo vệ người sử dụng gần như hoàn toàn trống rỗng. Để tôi tiết lộ ngành công nghiệp bí mật này một chút nữa. Hình ảnh bạn xem hình thành phía sau tôi được gọi là Collusion và nó là một tiện ích trình duyệt thực nghiệm mà bạn có thể cài đặt trong trình duyệt Firefox của bạn nó sẽ giúp bạn xem dữ liệu Web đang đi đến đâu và ai đang theo dõi bạn. Các chấm đỏ mà các bạn thấy trên kia là những trang web có hành vi theo dõi mà tôi chưa từng thông qua, nhưng giờ đang theo tôi. Các chấm xanh là các trang web mà tôi đã tiếp cận. Và các chấm xám là những trang web cũng đang theo dõi tôi, nhưng tôi không biết họ là ai. Tất cả chúng được kết nối, như các bạn thấy, để tạo thành một hình ảnh của tôi trên Web. Và đây là hồ sơ của tôi. Tôi sẽ minh họa bằng một ví dụ cụ thể và cá nhân. Tôi đã cài đặt Collusion trong máy tính xách tay hai tuần trước và tôi để cho nó theo mình vào một ngày điển hình. Giống như hầu hết các bạn, Tôi bắt đầu một ngày bằng việc lên mạng và kiểm tra email. Tôi sau đó vào trang tin tức, tìm đọc một số bản tin chính. Và trong trường hợp cụ thể này, tôi thích một bài trong số đó nói về giá trị của việc học âm nhạc trong trường học và tôi chia sẻ nó trên một mạng xã hội. Sau đó con gái tôi cùng vào bàn ăn sáng với chúng tôi, và tôi hỏi nó, "Ở trường con có chú trọng việc học âm nhạc không?" Và tất nhiên theo phản xạ tự nhiên của một cô bé 9 tuổi, nhìn tôi và hỏi một cách kì quặc, "Học âm nhạc gì ạ?" Vì vậy tôi bảo nó lên mạng để tìm kiếm. Bây giờ để tôi dừng lại. Chúng tôi thậm chí chưa ăn sáng được 2 miếng và đã có gần 25 trang web theo dõi tôi rồi đó. Tôi chỉ vào xem tất cả là 4 trang. Vì vậy, tôi sẽ lướt nhanh phần còn lại trong ngày. Tôi đi làm, tôi kiểm tra email, Tôi đăng nhập vào một vài trang xã hội, tôi chỉnh sửa blog, Tôi xem các báo cáo tin tức mới, tôi chia sẻ một số chúng Tôi xem một số video, một ngày khá điển hình - trong trường hợp này, thực tế là khá nhỏ nhặt -- và cuối cùng, khi một ngày kết thúc, hãy nhìn hồ sơ của tôi. Các chấm đỏ bùng nổ. Các chấm xám phát triển theo cấp số nhân. Tổng lại là hơn 150 trang web đang theo dõi thông tin cá nhân của tôi, hầu hết chúng không được sự đồng ý của tôi. Tôi nhìn vào hình ảnh này và nó làm tôi hoảng sợ. Điều này không có nghĩa lý gì. Tôi đang bị rình coi trên web. Và tại sao điều này lại xảy ra? Khá đơn giản - đó là một ngành công nhiệp lớn. Doanh thu của một sô công ty hàng đầu trong lĩnh vực này hiện nay hơn 39 tỷ đô la. Và là người lớn, chúng ta chắc chắn không một mình. Cùng lúc khi tôi cài đặt hồ sơ Collusion của mình, Tôi đã cài đặt một cái cho con gái tôi. Trong một sáng thứ bảy, hơn hai giờ trên Internet, đây là hồ sơ Collusion của nó. Đây là một cô bé chín tuổi chủ yếu đến các trang web trẻ em. Tôi từ hoảng sợ trở nên tức giận Không còn là vấn đề tôi là một nhà tiên phong công nghệ hay một người ủng hộ quền riêng tư nữa; tôi là một phụ huynh Hãy tưởng tượng trong thế giới thực nếu có ai đó theo dõi con của chúng ta với máy ảnh và sổ tay và ghi hình lại trừng chuyển động của chúng. Tôi có thể chắc chắn không ai trong phòng này sẽ ngồi yên. Chúng ta sẽ hành động. Có thể không phải hành động tốt, nhưng chúng ta sẽ hành động. (Tiếng cười) Chúng ta cũng không thể ngồi yên ở đây được. Điều này hiện nay đang diễn ra. Quyền riêng tư không phải là một sự lựa chọn, và nó không phải là giá chúng ta chấp nhận chỉ cho việc lên mạng. Tiếng nói của chúng ta quan trọng nhưng hành động của chúng ta còn quan trọng hơn. Hôm nay chúng tôi cho ra mắt Collusion. Bạn có thể tải về, cài đặt nó trong Firefox, để xem ai theo dõi bạn trên Web và theo dõi bạn trong khu rừng kĩ thuật số. Hãy tiến lên , tiếng nói của chúng ta cần phải được lắng nghe. Bởi vì những điều chúng ta không biết có thể làm hại chúng ta. Bởi vì bộ nhớ của Internet là mãi mãi. Chúng tôi đang bị theo dõi. Bây giờ là lúc để chúng ta theo dõi những người theo dõi chúng ta. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cái mà các bạn thấy ở đây là một điếu thuốc lá điện tử. Nó là cái mà, kể từ khi được phát minh một, hai năm về trước, đã mang đến cho tôi hạnh phúc chưa từng được kể. (Tiếng cười) Một trong số đó, tôi nghĩ rằng, là nicotin, nhưng có một thứ lớn hơn thế. Đó là từ khi, ở Anh, ban hành lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng, tôi đã không bao giờ có lại được một buổi tiệc rượu vui vẻ như vậy. (Tiếng cười) Và lý do, tôi chỉ vừa hiểu ra vào một ngày khác, đó là khi bạn đi dự một buổi tiệc rượu và bạn đứng với một ly vang đỏ trong tay và không ngừng nói chuyện với mọi người, thực lòng bạn không muốn dành tất cả thời gian chỉ để nói chuyện. Điều đó là thực sự, thực sự mệt mỏi. Đôi khi bạn chỉ muốn đứng một mình trong yên lặng, theo đuổi những suy nghĩ của mình. Đôi khi bạn chỉ muốn đứng trong góc phòng và nhìn ra ngoài cửa sổ. Bây giờ, vấn đề là, khi bạn không thể hút thuốc, Nếu bạn đứng một mình và nhìn chằm chằm ra cửa sổ, bạn là một kẻ thu mình trong vỏ ốc, một tên ngốc không có lấy nổi một người bạn. (Tiếng cười) Nếu bạn đứng một mình và nhìn chằm chằm ra cửa sổ trên của với một điếu thuốc trên tay, ( trong con mắt người khác ) bạn lại là một nhà triết học . (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vì vậy sức mạnh của việc nhìn nhận lại sự vật không thể bị cường điệu hóa. Những gì chúng ta có là cùng một sự vật y hệt, cùng một hoạt động, nhưng một trong số đó làm cho bạn cảm thấy tuyệt vời và cái kia, với chỉ một thay đổi nhỏ về tư thế, lại làm cho bạn cảm thấy thật khủng khiếp. Và tôi nghĩ rằng một trong những vấn đề với kinh tế học cổ điển đó là nó hoàn toàn bận bịu với thực tế. Mà thực tế lại không phải là một hướng dẫn đặc biệt tốt cho hạnh phúc con người. Lý do tại sao ư, ví dụ, liệu người về hưu có hạnh phúc hơn những người thất nghiệp trẻ? Cả hai, xét cho cùng, đều ở chính xác cùng một giai đoạn của cuộc sống. Cả hai đều có quá nhiều thời gian trong tay nhưng không có nhiều tiền. Nhưng người về hưu, theo báo cáo cho biết, lại rất rất hạnh phúc, trong khi những người thất nghiệp thì cực kỳ không hài lòng và chán nản. Lý do ư, tôi nghĩ rằng, đó là vì những người về hưu tin rằng họ đã chọn để trở thành người về hưu, trong khi những người thất nghiệp trẻ cảm thấy áp lực đè nặng lên mình. Ở Anh, tầng lớp trên trung lưu đã thực sự giải quyết được vấn đề này một cách hoàn hảo, bởi vì họ đã tái định nghĩa lại "thất nghiệp". Nếu bạn là một người Anh thuộc tầng lớp trên trung lưu, bạn gọi thất nghiệp là "một năm xả hơi." (Tiếng cười) Và đó bởi vì có một thằng con trai thất nghiệp ở Manchester thì thực sự khá xấu hổ, nhưng nếu có một thằng con thất nghiệp ở Thái Lan thì được xem gần như là một thành tựu. (Tiếng cười) Nhưng thực tế, sức mạnh để tái định nghĩa lại các thứ -- để hiểu ra rằng trên thực tế những kinh nghiệm, các chi phí, đồ vật đều không thực sự phụ thuộc nhiều vào bản chất của chúng, mà ở cách chúng ta nhìn nhận sự việc-- Tôi hoàn toàn nghĩ rằng [điều đó] không nên bị phóng đại. Có một thử nghiệm mà Daniel Pink đã đề cập đến người ta cho hai con chó vào trong một cái hộp và cái hộp có sàn (dẫn) điện. Thỉnh thoảng người ta lại cho sốc điện trên sàn, làm đau những con chó. Sự khác biệt duy nhất là một trong những con chó này có một nút nhỏ nằm bên phần nửa hộp của nó. Và khi nó chạm vào cái nút, cú sốc điện ngừng lại. Con chó kia thì không được trang bị cái nút như vậy. Nó phải chịu chính xác cùng một mức độ đau đớn như con chó trong cái hộp đầu tiên, nhưng lại không thể kiểm soát tình hình. Nhìn chung, con chó đầu tiên có thể cảm thấy tương đối hài lòng. Trong khi con chó thứ hai lại hoàn toàn rơi vào trạng thái suy sụp. Các điều kiện hoàn cảnh thực sự có thể gây ra ít tác động hơn lên hạnh phúc của chúng ta so với ý thức về quyền kiểm soát mà chúng ta cảm nhận được trong cuộc sống của mình. Đó là một câu hỏi thú vị. Chúng ta đặt câu hỏi - toàn bộ cuộc tranh luận trong thế giới phương Tây là về mức thuế suất. Nhưng tôi nghĩ rằng còn có một cuộc tranh luận cần được nêu ra, đó là về mức độ kiểm soát mà chúng ta có được trên số tiền đóng thuế của chính mình. Đó là điều khiến cho việc phải trả 10 bảng có thể bị xem như một sự nguyền rủa trong bối cảnh này lại có thể nhận được sự hoan nghênh trong một bối cảnh khác. Bạn biết đó, trả 20.000 bảng tiền thuế cho y tế và bạn chỉ đơn thuần cảm thấy mình là một gã khờ. Trả 20.000 bảng để tài trợ cho một bệnh viện địa phương và bạn được gọi là một nhà hoạt động từ thiện. Có thể tôi đang ở sai nước để bàn luận về việc sẵn sàng đóng thuế. (Tiếng cười) Vì vậy, tôi sẽ mang đến cho các bạn một đề tài khác. Làm thế nào để nhìn nhận những điều thực sự quan trọng. Các bạn gọi nó là giải cứu Hy Lạp hay giải cứu gánh nặng từ những ngân hàng ngu ngốc đã cho Hy Lạp vay? Bởi vì thực sự chúng là một. Nhưng cách mà các bạn gọi tên chúng thực sự ảnh hưởng đến cách phản ứng của bạn đến những vấn đề này, cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Tôi nghĩ rằng giá trị tâm lý là tuyệt vời để có thể được xem là hoàn toàn trung thực. Một trong những người bạn tốt của tôi, một giáo sư tên Nick Chater, người giữ chức giáo sư môn khoa học quyết định ở London, tin rằng chúng ta nên dành ít thời gian hơn cho việc nhìn vào chiều sâu ẩn giấu của nhân tính và dành nhiều thời gian hơn để khám phá các chỗ cạn tiềm ẩn. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự đúng đắn . Tôi nghĩ rằng các ấn tượng có một hiệu ứng điên rồ lên những gì chúng ta suy nghĩ và những gì chúng ta làm. Nhưng thứ mà chúng ta không có được chính là một mô hình thực sự tốt về tâm lý con người. Ít nhất có lẽ là trước thời Kahneman , chúng ta đã không có được một mô hình thực sự tốt về tâm lý con người để đặt cùng với các mô hình kỹ thuật và kinh tế học tân cổ điển. Vì vậy, những người tin vào giải pháp tâm lý đã không có được một mô hình. Chúng ta đã không có được một khuôn khổ. Đó là điều mà đối tác kinh doanh của Warren Buffett - Charlie Munger gọi là "một hàng rào mắt cáo mà trên đó treo các ý tưởng của bạn." Các kỹ sư, nhà kinh tế học, nhà kinh tế học cổ điển tất cả họ đã có một hàng rào mắt cáo rất, rất mạnh mẽ nơi mà gần như mỗi một ý tưởng đều có thể được treo lên. Còn chúng ta chỉ có được một tập hợp những hiểu biết cá nhân ngẫu nhiên mà không có lấy một mô hình tổng thể. Và điều đó có nghĩa là trong việc tìm kiếm giải pháp, chúng ta đã đưa ra quá nhiều ưu tiên cho cái mà tôi gọi là giải pháp kỹ thuật, giải pháp Newton, và không dành sự quan tâm đúng mức cho những giải pháp tâm lý. Bạn đã biết ví dụ của tôi về Eurostar rồi đấy. Sáu triệu bảng được chi để rút ngắn thời gian đi lại giữa Paris và London đi khoảng 40 phút. Với 0,01 phần trăm khoản tiền này bạn có thể lắp đặt WiFi trên tàu, việc làm này tuy không thể rút ngắn thời gian của cuộc hành trình, nhưng sẽ nâng cao đáng kể sự thích thú và lợi ích của chuyến tàu trong mắt hành khách. Với khoảng 10 phần trăm số tiền này, bạn có thể thuê tất cả các siêu mẫu nam nữ hàng đầu thế giới để đi lại trên tàu và phân phát miễn phí rượu Chateau Petrus cho tất cả hành khách. Và bạn vẫn sẽ còn 5 [triệu] bảng tiền dư, và người ta thậm chí sẽ yêu cầu tàu chạy chậm lại. (Tiếng cười) Tại sao chúng ta lại không được cho cơ hội giải quyết vấn đề đó một cách tâm lý hơn? Tôi nghĩ rằng đó là bởi vì có sự mất cân bằng, bất đối xứng, trong cách chúng ta xử lý những ý tưởng sáng tạo nghiêng về mặt tâm lý tình cảm so với cách chúng ta xử lý những ý tưởng.theo lý trí, số học và bảng tính. Nếu bạn là một người sáng tạo, tôi nghĩ khá đúng rằng, bạn sẽ phải xin phê duyệt tất cả các ý tưởng của mình từ những người lý trí hơn mình. Bạn phải đi vào một phân tích chi phí-lợi ích, một nghiên cứu về tính khả thi, một nghiên cứu về tỷ lệ hoàn vốn và cứ thế. Và tôi nghĩ rằng điều đó có thể đúng. Nhưng lại không thể áp dụng vào một số trường hợp xung quanh khác. Những người sử dụng một khuôn khổ có từ trước, một khuôn khổ kinh tế, một khung kỹ thuật, cảm thấy rằng thực sự logic đã là câu trả lời cho chính nó. Điều mà họ không nói là, "Các con số dường như tăng lên, nhưng trước khi tôi trình bày ý tưởng này, tôi sẽ đi và trình bày nó cho một số người thực sự điên rồ để xem liệu họ có thể nghĩ ra được một cái gì đó tốt hơn." Và vì vậy chúng ta, một cách nhân tạo, tôi nghĩ vậy, ưu tiên cho cái mà tôi gọi là ý tưởng cơ học thay vì các ý tưởng tâm lý . Một ví dụ về một ý tưởng tâm lý tuyệt vời: Một cải thiện tốt nhất để nâng cao tỉ lệ hài lòng của hành khách trên Tàu điện ngầm London trên mỗi bảng chi ra xảy đến khi họ không đưa thêm xe vào hoạt động cũng như không thay đổi tần suất các chuyến xe, (mà là việc) họ lắp đặt bảng hiển thị các điểm tại các sân ga. Bởi vì bản chất của sự chờ đợi không phải chỉ phụ thuộc vào chất lượng về mặt số học của nó hay thời gian kéo dài, mà còn ở mức độ của sự không chắc chắn mà bạn phải trải nghiệm trong thời gian chờ đợi. Chờ đợi bảy phút cho một chuyến tàu với một đồng hồ đếm ngược sẽ ít gây bực bội và khó chịu hơn việc chờ đợi 4 phút, từ cắn đốt ngón tay. cho đến, "Khi nào thì chuyến tàu chết tiệt này mới đến đây?" Đây là một ví dụ tuyệt đẹp về một giải pháp tâm lý được triển khai tại Hàn Quốc. Đèn đỏ giao thông có bảng đếm ngược. Nó đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tai nạn trong các thí nghiệm. Tại sao? Bởi vì cơn thịnh nộ khi lái xe, sự thiếu kiên nhẫn và bực bội giảm đi đáng kể khi bạn có thể nhìn thấy thời gian phải chờ đợi của mình. Tại Trung Quốc, khi người ta không thực sự hiểu các nguyên tắc đằng sau sáng kiến này, họ đã áp dụng nguyên tắc tương tự cho đèn xanh của đèn giao thông. (Tiếng cười) Đó không phải là một ý hay. Bạn đang cách đó 200 yards và bạn nhận ra mình chỉ còn có 5 giây để chạy, thế là bạn nhấn ga vượt thẳng. (Tiếng cười) Người Hàn Quốc, một cách rất siêng năng, đã tiến hành kiểm tra cả hai phương pháp. Tỷ lệ tai nạn giảm xuống khi bạn áp dụng nó cho đèn đỏ; và tăng lên khi áp dụng cho đèn xanh. Đây là tất cả những gì mà tôi yêu cầu khi bàn về quy trình đưa ra quyết định của con người, là việc xem xét đến ba điều sau đây. Tôi không yêu cầu đề cao hoàn toàn một cái này so với cái khác. Tôi chỉ nói rằng khi giải quyết các vấn đề, bạn nên công bằng nhìn vào cả ba yếu tố và nên tìm kiếm càng nhiều càng tốt để tìm ra giải pháp thỏa mãn cả ba. Nếu bạn nhìn vào một doanh nghiệp vĩ đại, hầu như luôn luôn, bạn sẽ tìm thấy sự có mặt của tất cả ba điều này. Những doanh nghiệp thực sự, thực sự thành công -- Google là một thành công tuyệt vời về công nghệ, tuy nhiên, nó cũng được dựa trên một cái nhìn sâu sắc về mặt tâm lý: Người ta tin rằng thứ chỉ thực hiện một nhiệm vụ thì tốt hơn so với thứ thực hiện điều đó với một cái khác. Đó là thứ bẩm sinh gọi là sự pha loãng mục tiêu . Ayelet Fishbach đã có một bài viết về đề tài này. Tất cả những doanh nghiệp khác cùng thời với Google, ít nhiều, đã cố gắng trở thành một cổng thông tin. Vâng, đó là chức năng tìm kiếm, nhưng bạn cũng có thể có được thông tin thời tiết, tỷ số các trận đấu thể thao và một ít tin tức. Google đã thấu hiểu được rằng nếu chỉ là một công cụ tìm kiếm, người ta sẽ cho rằng bạn là một công cụ tìm kiếm rất, rất tốt . Tất cả các bạn sẽ thực sự hiểu điều này khi đi vào cửa hàng để mua một chiếc TV. Và ở cuối gian hàng TV màn hình phẳng bạn có thể nhìn thấy những thứ khá kinh tởm được gọi là sự kết hợp giữa TV và đầu đĩa DVD. Và tuy không có một kiến thức nào về chất lượng của những thứ như vậy, chúng ta nhìn chúng và nói, "Úi. Nó là có lẽ kết hợp của một mẩu TV tồi tệ với một đầu đĩa DVD rác rưởi." Vì thế, chúng ta bước khỏi với một đầu máy và TV riêng lẻ . Thành công của Google về mặt tâm lý cũng to lớn như thành công của nó về mặt công nghệ. Tôi đề nghị rằng chúng ta có thể sử dụng tâm lý học để giải quyết các vấn đề mà chúng ta thậm chí đã chẳng nhận ra chúng là những vấn đề cần được giải quyết. Đây là đề nghị của tôi để khuyến khích người ta dùng hết lượng thuốc kháng sinh được kê toa. Đừng cho họ 24 viên thuốc trắng . Hãy cho họ 18 viên trắng và sáu viên xanh và bảo họ uống những viên trắng trước và sau đó tới những viên màu xanh. Nó được gọi là "rút ngắn khoảng cách". Khả năng mà người bệnh sẽ dùng hết lượng thuốc đó sẽ là lớn hơn rất nhiều khi có một mốc đặt ở nơi nào đó chính giữa. Tôi cho rằng một trong những sai lầm lớn của kinh tế học đó là nó thất bại trong việc hiểu ra rằng một yếu tố, cho dù đó là nghỉ hưu, tỷ lệ thất nghiệp, chi phí, là một hàm số, không chỉ về mặt số lượng, mà còn vì bởi mặt nghĩa của nó. Đây là một trạm thu phí đường bộ ở Anh. Xếp hàng chờ đợi là điều xảy ra khá thường xuyên tại các trạm thu phí cầu đường. Đôi khi bạn phải xếp hàng chờ rất, rất lâu. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc tương tự trên thực tế, nếu bạn muốn, cho các tuyến đường an ninh tại sân bay. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự chấp nhận trả gấp đôi số tiền quy định để qua cầu, để qua một làn đi khác (đó là) làn cao tốc? Không phải là vô lý khi làm việc này. Nó mang lại hiệu quả về mặt kinh tế . Thời gian có nhiều ý nghĩa đối với một số người hơn là một số khác. Nếu bạn phải chờ đợi trong khi trên đường đi đến một cuộc phỏng vấn việc làm, bạn sẽ hiển nhiên chấp nhận trả thêm một vài bảng để đi qua làn cao tốc. Nếu bạn đang trên đường đến thăm mẹ vợ, bạn có thể thích thú hơn với việc ở lại làn bên trái. Vấn đề duy nhất là nếu bạn giới thiệu giải pháp mang tính hiệu quả kinh tế này, người ta sẽ ghét nó. Bởi vì họ nghĩ rằng bạn đang cố ý tạo ra sự chậm trễ tại chân cầu để tối đa hóa thu nhập của bạn, và "Tại sao trên đời này lại có việc tôi phải trả tiền để trợ cấp cho sự kém cỏi của anh cơ chứ?" Mặt khác, thay đổi khung hình một chút và tạo ra một cung cách quản lý hướng về các hoạt động xã hội, theo đó, số tiền nhận thêm sẽ không đến tay công ty chủ sở hữu cây cầu, mà được chuyển đến các tổ chức từ thiện, và thế là sự sẵn sàng chi trả về mặt tinh thần đã hoàn toàn thay đổi. Bạn có một giải pháp kinh tế tương đối hiệu quả, nhưng cái mà thực sự nhận được sự chấp thuận của công chúng và thậm chí là một ít sự yêu mến, hơn là bị coi như một hành động xấu xa. Thế nên, các nhà kinh tế học mắc sai lầm cơ bản ở chỗ họ nghĩ rằng tiền là tiền. Thực sự nỗi đau mà tôi đã trải nghiệm khi phải trả 5 bảng không phải chỉ là tương ứng tỉ lệ với số lượng tiền phải trả, mà còn gắn liền với nơi mà tôi nghĩ rằng số tiền đó sẽ đi đến. Và tôi cho rằng sự hiểu biết có thể cách mạng hóa chính sách về thuế. Nó có thể cách mạng hóa dịch vụ công cộng. Nó thực sự có thể thay đổi mọi thứ một cách đáng kể. Đây là một anh chàng mà tất cả các bạn cần phải học tập theo. Anh ta là một nhà kinh tế học người Áo người đầu tiên hoạt động trong nửa đầu thế kỷ 20 ở Vienna. Điều thú vị về trường học ở Áo này đó là họ thực sự trưởng thành lên cùng với Freud. Và do đó, họ chủ yếu dành sự quan tâm cho môn tâm lý học. Họ tin rằng đã có một môn học được gọi là praxeology, đó là một môn tiền đề cho nghiên cứu kinh tế. Praxeology là môn học nghiên cứu sự lựa chọn của con người, hành động và đưa ra quyết định. Tôi cho rằng họ đã đúng. Tôi nghĩ rằng nguy hiểm mà chúng ta gặp phải trong thế giới ngày nay là chúng ta có các nghiên cứu kinh tế được xem như một môn tiền đề trước khi đi vào nghiên cứu tâm lý con người. Tuy nhiên, như Charlie Munger đã nói, "nếu kinh tế không phải là về hành vi, tôi cũng chẳng biết nó là cái quái gì nữa." Von Mises, thú vị thay, tin rằng kinh tế chỉ là một tập hợp con của tâm lý học. Tôi nghĩ anh ta sẽ chỉ đề cập đến kinh tế như "nghiên cứu về hành vi con người trong các điều kiện của sự khan hiếm." Nhưng von Mises, trong số nhiều điều khác, Tôi nghĩ, sử dụng phép loại suy mà có lẽ là sự biện minh và giải thích tốt nhất cho giá trị của tiếp thị, giá trị của giá trị cảm nhận và thực tế rằng chúng ta thực sự nên đối xử với nó hoàn toàn bình đẳng với bất kỳ loại giá trị khác. Chúng ta có xu hướng, tất cả chúng ta - ngay cả những người làm việc trong ngành tiếp thị-- suy nghĩ về các giá trị theo hai cách. Có giá trị thực sự, khi bạn tạo ra một cái gì đó trong nhà máy sản xuất và cung cấp một dịch vụ, rồi sau đó có một loại giá trị đáng ngờ, mà bạn tạo ra bằng cách thay đổi cách mọi người nhìn vào các thứ. Von Mises hoàn toàn bác bỏ sự phân biệt này. Và anh ta đã sử dụng phép loại suy sau. Ông viện dẫn lời của những nhà kinh tế học lạ lùng được gọi là những người Pháp Physiocrats, những người tin rằng giá trị thực sự duy nhất là những gì bạn lấy ra từ đất. Vì vậy, nếu bạn là một người chăn cừu hoặc một thỡ khai thác đá hoặc một nông dân, bạn tạo ra giá trị đích thực. Tuy nhiên, nếu bạn mua một ít len từ người chăn cừu và thêm vào đó một sự cao cấp để chuyển đổi nó thành một chiếc mũ, bạn không thực sự tạo ra giá trị, bạn đang bóc lột người chăn cừu kia. Bây giờ von Mises nói rằng các nhà kinh tế học hiện đại đang phạm phải cùng một sai lầm liên quan đến quảng cáo và tiếp thị. Anh ta nói rằng, nếu bạn điều hành một nhà hàng, sẽ không có một khác biệt lành mạnh nào được tạo ra giữa việc bạn tạo ra giá trị bằng cách nấu thức ăn và giá trị bạn tạo ra bằng cách quét sàn nhà. Một trong số đó tạo ra, có lẽ, sản phẩm chính- thứ chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang trả tiền cho nó-- trong khi cái còn lại tạo ra một bối cảnh mà trong đó, chúng ta có thể thưởng thức và đánh giá cao sản phẩm đã nêu. Và ý nghĩ cho rằng một trong số đó thực sự cần phải nhận được sự ưu tiên hơn là những cái khác về cơ bản là sai lầm. Hãy thử một thử nghiệm suy nghĩ nhanh chóng này. Hãy tưởng tượng một nhà hàng phục vụ các món ăn được gắn sao Michelin, nhưng thực sự nhà hàng lại hôi mùi nước thải và phân người thì rải rác trên sàn nhà. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để tạo ra giá trị chắc chắn không phải là cải thiện chất lượng món ăn, mà đó phải là làm sao thoát khỏi mùi hôi và làm sạch sàn nhà. Và điều đó mang tính sống còn chúng ta hiểu điềun ày. Nếu nó có vẻ như là một điều gì kỳ lạ và không thể hiểu nổi, ở Anh, các bưu điện sở hữu một tỷ lệ thành công 98 phần trăm cho dịch vụ chuyển phát thư hạng nhất trong ngày hôm sau. Họ đã cho rằng như thế là không đủ tốt và họ muốn làm cho nó lên đến 99 phần trăm. Các nỗ lực thực hiện điều này gần như đã phá vỡ tổ chức bưu điện. Nếu cùng trong lúc đó bạn ra ngoài và hỏi mọi người, "Tỷ lệ phần trăm của những thư được chuyển phát đến ngay trong ngày hôm sau là bao nhiêu?" câu trả lời thông thường, hoặc rập khuôn sẽ là từ 50 đến 60 phần trăm. Nếu nhận thức của bạn là tồi tệ hơn nhiều so với thực tế, các bạn đang cố gắng làm cái quái gì để thay đổi thực tế? Nó giống như việc cố gắng cải thiện các món ăn tại một nhà hàng bốc mùi vậy. Những gì bạn cần làm là trước hết nói với mọi người rằng 98 phần trăm thư được chuyển đến nơi ngay ngày hôm sau, thư hạng nhất. Điều đó khá là tốt. Tôi sẽ chỉ ra rằng, ở Anh có một khung tham khảo còn tốt hơn rất nhiều đó là nói với mọi người rằng có nhiều thư hạng nhất được chuyển đến ngay ngày hôm sau ở Anh hơn (là) ở Đức. Bởi vì thông thường ở Anh nếu bạn muốn làm cho chúng tôi hạnh phúc về cái gì, chỉ cần nói với chúng tôi rằng chúng tôi làm điều đó tốt hơn so với những người Đức. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Hãy lựa chọn khung tham khảo của bạn và giá trị cảm nhận và từ đó giá trị thực tế sẽ hoàn toàn bị thay đổi. Phải nói về người Đức thôi rằng những người Đức và người Pháp đang làm rất tốt trong việc tạo ra một châu Âu thống nhất. Điều duy nhất mà họ không mong đợi là việc họ đang đoàn kết châu Âu lại với nhau thông qua một sự thù hằn ôn hòa giữa Pháp và Đức. Nhưng tôi là người Anh, chúng tôi thích nó như vậy. Và bạn cũng có thể nhận thấy là trong bất kỳ trường hợp nào nhận thức của chúng ta bị rò rỉ. Chúng ta không thể nói được sự khác biệt giữa chất lượng của thức ăn và môi trường mà trong đó chúng ta thưởng thức nó. Tất cả các bạn sẽ nhìn thấy hiện tượng này nếu các bạn mang xe của mình đi rửa hoặc nhờ người trông coi. Khi bạn lái xe đi, bạn sẽ cảm thấy như nó chạy tốt hơn. Và lý do cho điều này là, trừ khi người trông xe của tôi đã bí mật thay dầu và thực hiện công việc mà tôi đã không trả công cho anh ta để làm nó và tôi cũng không được biết về điều này, đó là bởi vì nhận thức bị rò rỉ trong bất kỳ trường hợp nào . Thuốc giảm đau có thương hiệu thì có hiệu quả giảm đau hơn hơn so với thuốc giảm đau không được gán nhãn. Không chỉ thông qua các báo cáo về giảm đau , mà còn dựa trên các tác dụng giảm đau thực tế của nó. Và như vậy nhận thức thực sự bị rò rỉ trong bất kỳ trường hợp nào. Vì thế, nếu các bạn làm một cái gì đó được nhìn nhận là xấu trên một phương diện, các bạn có thể gây ảnh hưởng xấu đến những phương diện khác. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cách đây bốn năm, chính xác là vào ngày này, Tôi đã tạo một blog thời trang mang tên Style Rookie. Tháng 9 năm 2011, Tôi lại mở một tạp chí online cho các bạn gái tuổi teen, Rookiemag.com. Tên tôi là Tavi Gevinson, và câu chuyện của tôi mang tên "Vẫn đang cố hiểu ra vấn đề" và chất lượng dùng MS Paint của các slide của tôi là 1 quyết định sáng tạo để theo đúng với chủ để của ngày hôm nay, và không hề liên quan đến sự thiếu khả năng sử dụng PowerPoint cả. (Cười). Tôi biên tập trang web này cho các bạn gái tuổi teen. Tôi là một người ủng hộ nữ quyền. Tôi nghiện văn hóa nhạc pop và tôi suy nghĩ nhiều về những gì tạo nên một người phụ nữ mạnh mẽ, và, các bạn thấy đấy, phim ảnh và các show truyền hình, những thứ này đều có ảnh hưởng. Trang web của chính tôi. Vậy nên tôi nghĩ rằng câu hỏi điều gì tạo nên người phụ nữ mạnh mẽ thường bị hiểu sai và thay vào đó chúng ta có những superwoman 2D những người này thường có 1 phẩm chất được thể hiện làm chủ đạo như kiểu của Catwoman hay cô ý thể hiện sự quyến rũ của mình rất nhiều, và điều này được coi như sức mạnh. Nhưng họ không phải những nhân vật mạnh mẽ tình cờ là nữ. Họ hoàn toàn tẻ nhạt, và đơn giản họ là những nhân vật bìa cứng. Vấn đề với điều này là vì thế nên mọi người trông chờ phụ nữ trở nên dễ hiểu như thế, và phụ nữ lại trở nên giận dữ với bản thân vì bản thân không được đơn giản như thế, trong khi thực ra, phụ nữ rất phức tạp, phụ nữ có rất nhiều mặt -- không phải vì phụ nữ điên khùng, mà bởi con người là điên khùng, và phụ nữ lại tình cờ là con người. (Cười) Nên những sai sót chính là chìa khóa. Tôi không phải là người đầu tiên nói lên đều này. Điều làm nên một người phụ nữ mạnh mẽ chính là người mà có những điểm yếu, những sai sót, người mà có thể không được yêu thích ngay lập tức, nhưng cuối cùng ta sẽ liên hệ được họ với bản thân. Tôi không thích thừa nhận 1 vấn đề mà không công nhận những người cố gắng để sửa chữa nó, nên tôi muốn biết ơn những chương trình như "Mad Men", những bộ phim như "Bridesmaids" (Phù Dâu), mà những nhân vật nữ hay nhân vật chính đều phức tạp và có nhiều mặt. Lena Dunham, một người trong phim này, chương trình của cô ấy được phát sóng trên HBO vào tháng sau, "Girls." (Những cô gái) Cô ấy nói rằng cô muốn bắt đầu điều này bởi cô ấy cảm thấy rằng mỗi người phụ nữ cô từng gặp đều là một bó của những mâu thuẫn và điều này đúng với tất cả mọi người, nhưng bạn không nhìn thấy phụ nữ được đại diện như thế nhiều lắm. Chúc mừng các bạn vì điều đó. (Cười) Nhưng tôi không cảm thấy như vậy- tôi vẫn thấy rằng có nhiều kiểu phụ nữ không được đại diện như thế, và một nhóm chúng ta sẽ tập trung vào ngày hôm nay đó là thanh thiếu niên bởi tôi nghĩ chính thanh thiếu niên là những người vô cùng mâu thuẫn và vẫn đang cố hiểu ra vấn đề, và trong những năm 90, có chương trình "Freaks and Geeks" và "My So-Called Life," và những nhân vật của họ, Lindsay Weir và Angela Chase, ý tôi là, nội dung chính của cả 2 chương trình chỉ đơn giản là họ cố gắng hiểu ra chính mình, nhưng mỗi chương trình chỉ có duy nhất 1 season, và tôi vẫn chưa thấy cái gì đó tương tự trên TV kể từ đó. Còn đây là 1 biểu bồ khoa học của bộ não tôi — (Cười) — trong khoảng thời gian tôi bắt đầu xem các chương trình tivi đó. Lúc đó tôi vừa hết trung học, bắt đầu cấp 3 Tôi hiện là học sinh lớp 10, và tôi đã cố để kết nối tất cả những sự khác biệt mà bạn được bảo là bạn không thể làm khi lớn lên là 1 bé gái. Bạn không thể trở nên thông minh và xinh đẹp. Bạn không thể ủng hộ nữ quyền đồng thời thích thú với thời trang. Bạn không thể quan tâm đến quần áo nếu nó không phải là những điều người khác, thường là đàn ông, sẽ nghĩ về bạn. Thế là tôi đã cố hiểu ra tất cả những điều đó, và tôi thấy hơi rối trí, và tôi đã nói vậy trên blog của mình, và tôi đã nói rằng tôi muốn bắt đầu 1 trang web dành cho các bạn nữ tuổi teen mà không phải là là tính cách mạnh mẽ để dành quyền lực này, bởi vì tôi nghĩ 1 điều trong sự hiểu sai về ủng hộ nữ quyền mà có thể làm nó trở nên xa lạ với nhiều người chính là con gái sẽ nghĩ rằng để trở thành người ủng hộ nữ quyền họ phải sống đúng một cách hoàn toàn thống nhất với những điều họ tin, không bao giờ bị bối rối, không bao giờ được có nghi ngờ, luôn có tất cả câu trả lời. Và điều này không hề đúng, và, thực ra, việc liên kết tất cả những mâu thuẫn tôi cảm nhận được trở nên dễ dàng hơn khi tôi hiểu rằng ủng hộ nữ quyền không phải là một loạt quy định mà là một cuộc thảo luận một cuộc đối thoại, một quá trình, và đây là 1 bài viết trong 1 tạp chí mà tôi làm năm ngoái Khi tôi -- ý tôi là, tôi nghĩ mình đã để bản thân đi hơi xa với bìa minh họa từ đó. Nhưng, vâng. Thế là tôi đã nói trên blog của mình rằng tôi muốn bắt đầu một báo xuất bản dành cho các bạn nữ tuổi teen và yêu cầu mọi người gửi bài viết, ảnh, cái gì cũng được, để trở thành thành viên của nhóm chúng tôi. Tôi đã nhận được khoảng 3000 email. Chỉ đạo biên tập và tôi đã đọc chúng và lập nên nhóm nhân sự của chúng tôi, và chúng tôi bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái. Và đây là đoạn trích trong thư của biên tập đầu tiên của tôi, Trong đó tôi nói rằng, Rookie, chúng tôi không có tất cả các câu trả lời chúng tôi cũng đang cố hiểu ra vấn đề, nhưng điểm chính ở đây không phải là cho những cô gái câu trả lời, và thậm chí là không cho phép họ tự tìm câu trả lời, nhưng hy vọng rằng sẽ truyền cảm hứng để họ hiểu rằng họ có thể cho mình cái quyền đó, họ có thể hỏi câu hỏi của riêng mình, và tìm câu hỏi của riêng mình. Với tất cả những điều trên và Rookie, tôi nghĩ chúng tôi đang cố tạo ra một không gian tốt để tất cả những điều đó được hiểu ra. Tôi không nói " Hãy làm giống chúng tôi" và "Chúng tôi là tấm gương hoàn hảo", bởi vì chúng tôi không phải nhưng chúng tôi chỉ muốn góp phần đại diện cho các bạn gái theo cái cách mà thể hiện được những phương diện khác nhau. Ý tôi là, chúng tôi có bài viết như "Về việc đánh giá nghiêm túc về bản thân: Làm thế nào để không quan tâm đến những gì người khác nghĩ về bạn" nhưng chúng tôi cũng có những bài như, oops -- Tôi đã hiểu ra rồi! (Cười) Nếu như dùng câu đó, bạn có thể thoát khỏi mọi thứ. Chúng tôi cũng có nhưng bài viết như "Cách để bạn nhìn như không vừa khóc trong dưới 5 phút" Với tất cả những gì đã nói, tôi vẫn rất trân trọng những nhân vật trong phim và bài viết như thế ở web của chúng tôi, vì nó không chỉ vể việc trở nên hoàn toàn mạnh mẽ, mà còn có thể là tìm sự chấp nhận của bạn với bản thân và tự trọng và những khuyết điểm và cách bạn chấp nhận chúng. Nên những gì tôi muốn các bạn hiểu được từ bài nói này, bài học của tất cả những điều này, chỉ đơn giản là hãy trở thành Stevie Nicks. Đó là tất cả những gì bạn phải làm. (Cười) Bời vì điều tôi thích nhất về cô ấy, ngoại trừ tất cả mọi thứ, chính là cô ấy rât -- luôn luôn không cảm thấy có lỗi khi biểu diễn và không cảm thấy có lỗi về những khuyết điểm của mình và về liên kết tất cả những cảm xúc mâu thuẫn của mình Cô ấy làm bạn phải lắng nghe chúng và nghĩ về chúng và vâng, thế nên hãy trở thành Stevie Nicks. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Tôi tự xem mình là 1 người kể chuyện Nhưng tôi không kể chuyện theo cách thông thường tức là tôi thường không kể chuyện cá nhân. Thay vào đó, tôi rất thích tạo nên những công cụ cho phép những người khác kể những câu chuyện của họ, tất cả mọi người trên thế giới. Tôi làm như thế vì tôi nghĩ mọi người thực sự có nhiều điểm tương đồng. Tôi nghĩ mọi người đều rất giống nhau nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta khó nhận ra điều đó. Khi tôi quan sát thế giới, tôi thấy rất nhiều sự khác biệt, và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều thấy. và chúng ta định hình bản thân bằng chúng. Khác biệt ngôn ngữ, khác biệt về sắc tộc, chủng tộc, tuổi tác khác biệt về giới tính và tình dục. khác biệt về sự giàu có và tiền bạc, về giáo dục, cũng có sự khác biệt về tôn giáo. Chúng ta có hết các điểm khác biệt đó và thích chúng bởi chúng làm ta cảm thấy bản thân thuộc về nơi nào đó, những tập thể nhỏ hơn. Tôi nghĩ rằng, thật ra, mặc dù ta có sự khác biệt, nhưng ta cũng có nhiều điểm tương đồng. Một điểm chung của chúng ta là nhu cầu thể hiện bản thân mãnh liêt. Tôi nghĩ rằng đây là mong ước từ lâu của con người, chẳng có gì mới. Nhưng một điều về tự thể hiện là vốn có sự thiếu cân bằng giữa khao khát thể hiện bản thân và số lượng bạn bè ủng hộ những người sẵn sàng ở bên và lắng nghe. ( Tiếng cười ) Đây cũng không phải là điều mới mẻ. Từ thuở sơ khai của nhân loại, chúng ta đã cố điều chỉnh bằng cách sáng tạo nghệ thuật, sáng tác thơ, hát, soạn thảo văn bản rồi gửi chúng đến các tòa báo, trò chuyện với bạn bè. Chẳng có gì mới cả. Điều mới mẻ là vào một vài năm trước nhiều hoạt động thể chất truyền thống của con người những hoạt động thể hiện bản thân, đã được đưa lên mạng. Và khi điều đó xảy ra, con người đã để lai những dấu ấn, dấu ấn về câu chuyện những khoảnh khắc thể hiện bản thân của họ. Và do đó điều mà tôi làm là, Tôi viết các chương trình máy tính nghiên cứu tập hợp lớn các dấu ấn đó, và cố đưa ra kết luận về chủ nhân của chúng họ nghĩ gì và cảm thấy ra sao thế giới bây giờ có gì khác với thông thường, những câu hỏi tương tự như vậy. Một dự án nghiên cứu về các ý tưởng này, được thực hiện khoảng 1 năm trước có tên là Ta Thấy Ổn. Cứ mỗi 2 hoặc 3 phút nó sẽ quét 1 bài viết mới được tải lên để tìm các cụm từ "Tôi thấy" hoặc "Tôi cảm thấy là" Và khi tìm được, nó đưa cả câu nói đó vào quá trình, rồi tự động suy luận tuổi, giới tính và vị trí địa lý của người viết câu đó. Từ việc biết vị trí và múi giờ ta có thể biết được thời tiết khi người đó viết câu ấy Tất cả các thông tin này được lưu vào cơ sở dữ liệu thu thập khoảng 20,000 cảm xúc mỗi ngày. Dự án này đã hoạt động được 1.5 năm và đã thu được 7.5 triệu cảm xúc Tôi sẽ khái quát cho bạn về cách mà thông tin này được nhìn nhận. Và đây là Tôi thấy ổn. Cái bạn đang nhìn thấy là những phân tử chuyển động hỗn loạn, mỗi phân tử tượng trưng cho 1 cảm xúc của con người ở mỗi người trong vài giờ gần đây. Màu sắc của chúng tương ứng với cảm xúc bên trong do đó, hạnh phúc, những cảm xúc tích cực có màu sáng. và sự buồn bã, những cảm xúc tiêu cực là màu tối Đường kính của mỗi chấm tròn tượng trưng cho chiều dài câu bên trong câu càng dài, chấm tròn càng lớn câu càng ngắn, chấm tròn càng nhỏ Mỗi chấm tròn có thể ấn vào và mở rộng. Và ta thấy ở đây, "Tôi sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều nếu tôi có thể cuộn tròn trong vòng tay anh ấy, cảm nhận tình cảm anh ấy cho tôi qua cơ thể của anh và đôi môi mềm mại của anh" Đôi lúc, nó trở nên nóng bỏng và ướt át trong thế giới cảm xúc của con người Tất cả điều này được bộc lộ bởi con người: "Tôi biết rằng nó không có ý nghĩa gì, nhưng khi đã nhiều năm làm người quan trọng ở một nơi nhỏ, cảm giác trở nên quan trọng hơn rất tuyệt. Các chấm tròn thể hiện phẩm chất con người, có tính chất vật lý và chúng di chuyển thành đàn, như thể khám phá thế giới của sự sống Và chúng cũng tò mò. Bạn có thế thấy 1 số chúng đang đi chuyển quanh con trỏ. Bạn có thể thấy 1 số khác đang ở góc dưới màn hình bên trái xung quanh 6 từ. 6 từ đó tượng trưng cho 6 chuyển động của Tôi thấy ổn. Hiện giờ, ta đang thấy sự giận dữ Cũng có cả tiếng thì thầm, Bây giờ tôi sẽ nói một số điều về chúng. Murmurs gây ra mọi cảm giác để bay lên trần nhà Và rồi, từng người 1 họ lấy cớ cho mình, ra nhập vào danh sách cuộn xoáy của các cảm xúc "Tôi thấy khá hơn rồi" ( Tiếng cười ) "Tôi thấy bối rối và không chắc chắn tôi muốn làm gì" "Tôi thấy bị lừa dối khỏi những thứ đáng sợ ở đây. "Tôi thấy thật tự do, thật tuyệt" "Tôi thấy như bị kẹt ở trong màn sương của sự chán nản" Bạn có thế ấn chuột vào chúng và đi xem blog -nơi mà chúng được thu thập. Bằng cách đó bạn có thể kết nối với tác giả của chúng nếu bạn thấy có chút đồng cảm phần tiếp theo được gọi là Montage. Nó gây ra những cảm xúc chứa đựng hình ảnh được trích ra và được lệnh phải thể hiện bức tranh cảm xúc của thế giới trong vài giờ gần đây Mỗi cái đều có thể ấn vào và mở rộng "Tôi chỉ thấy rằng tôi sẽ không thấy vui nếu không có cả anh ấy." Đó là lời của 1 người đến từ Michigan "Tôi cảm giác rằng mình đã ngồi trước máy tính cả ngày" ( Tiếng cười ) Chúng tự động được xây dựng bởi việc sử dụng các đối tượng tìm thấy "Tôi thấy hơi no rồi" Tiếp theo là Nó cung cấp các bảng phân tích dữ liệu khác nhau về cảm xúc của mọi người trên thế giới trong vài giờ gần đây Ta thấy rằng "khá hơn" là cảm xúc thường xuyên nhất gần đây sau nó là "tốt", "tồi tệ", "tội lỗi", "đúng", "xuống dốc", "ốm", v.v Ta cũng có sự phân biệt giới tính. Và ta thấy rằng phụ nữ nói về cảm xúc rõ hơn đàn ông trong thời gian gần đây. Cũng có thể có sự phân biệt tuổi tác, từ đó tạo thành biểu đồ cảm xúc theo tuổi tác Những người ở độ tuổi 20 là phong phú nhất sau đó là thanh thiếu niên, rồi đến những người ở tuổi 30 và nó giảm rất nhanh. Những cảm xúc cũng mang đặc trưng của thời tiết,mà họ mô tả vì vậy, những cảm xúc của ngày nắng đẹp xoay vòng quanh như thể chúng là 1 phần của mặt trời Cảm xúc của ngày âm u thì trôi lững lờ như trên 1 cơn gió Còn của ngày mưa thì rơi xuống như trong cơn mưa bão và của ngày tuyết rơi thì nằm trên mặt đất Cuối cùng, địa điểm làm cho cảm xúc di chuyển tới vị tri của chúng ở trên bản đồ biểu thị vị trí địa lý cảm xúc Các phép đo cho thấy lượt xem trên dữ liệu Thế giới đang cảm thấy "bị lợi dụng" gấp 3.3 lần mức bình thường ( Tiếng cười ) Họ thấy "ấm áp" gấp 2.9 lần bình thường, v.v Cũng có các khía cạnh khác Đây là giới tính, tuổi tác, thời tiết, địa điểm Cuối cùng là những cảm xúc chất chứa Nó hơi khác so với những cái khác Nó xem toàn bộ dữ liệu là những viên tròn lớn và đặc như đang lắc lắc nhẹ Và nếu tôi giữ con trỏ máy tính, chúng sẽ nhẹ nhàng nhảy Ta thấy "tốt hơn" là cảm xúc thường xuyên nhất, sau đó là "tồi tệ" Nếu tôi đi đến đây, danh sách sẽ cuộn tròn lại và thực tế có hàng ngàn cảm xúc được thu thập Bạn có thể thấy con trỏ nhỏ, màu hồng đang di chuyển thể hiện vị trí của ta Ta thấy ở đây những người đang thấy "tuột dốc", "buồn nôn", "chịu trách nhiệm" Bạn cũng có công cụ tìm kiếm nếu bạn hứng thú về việc tìm về một dân số nhất định Ví dụ, bạn có thể tìm những người phụ nữ cảm thấy "say mê" trong độ tuổi 20 khi trời âm u ở Bangladesh ( Tiếng cười ) Nhưng tôi sẽ để cho các bạn làm điều đó Đây là 1 số cảm xúc tôi thích nhất rằng được thu thập "Tôi cảm thấy bố tôi sống trong tôi nhiều đến mức không còn đủ chỗ cho chính mình "Tôi thấy rất cô đơn" "Tôi cần ở trong 1 thị trấn toàn những người nhà quê để cảm thấy mình xinh đẹp hơn "Tôi cảm thấy vô hình trong mắt bạn" "Tôi sẽ không che giấu nếu xã hội không làm cho tôi thấy mình cần phải làm vậy "Tôi thấy mình đang yêu Carolyn". "Tôi thấy thật hư hỏng" "Tôi thấy những kẻ lập dị đó thật có ích cho đời sống đại học ( Tiếng cười ) "Tôi thích cách tôi cảm nhận hôm nay" Bạn có thể thấy rằng, Tôi Thấy Ổn dùng 1 kỹ thuật tôi gọi đó là "quan sát thụ động" Nghĩa là nó quan sát mọi người 1 cách thụ động khi họ đang sống cuộc sống của họ. Nó quét những blog trên thế giới và xem mọi người đang viết gì họ không biết rằng họ đang bị theo dõi hay phỏng vấn Và vì thế cuối cùng, bạn sẽ nhận lại những phản hồi vô cùng thật lòng, chân thành và thường rất cảm động Đây là kỹ thuật mà tôi thường dùng trong công việc vì mọi người không hề biết rằng họ đang bị phỏng vấn Họ chỉ sống cuộc sống của mình, và cuối cùng hành động như vậy Một kỹ thuật khác là hỏi trực tiếp Tôi khám phá được nó ở 1 dự án khác dự án Vỏ bọc không gian thời gian của Yahoo! được thiết kế để lấy dấu vân tay của con người vào năm 2006 Nó được chia làm 10 chủ đề vô cùng đơn giản yêu, giận dữ, buồn bã, v.v.. mỗi cái chứa 1 câu hỏi mở rộng Bạn yêu cái gì? Điều gì làm bạn tức giận? Điều gì làm bạn buồn? Bạn tin vào điều gì? Vân vân và vân vân Time capsule khả dụng cho 1 tháng trực tuyến được dịch ra 10 ngôn ngữ, và nó trông giống thế này Nó là 1 quả địa cầu quay vòng bề mặt được dựng lên bởi các hình ảnh ngôn ngữ, các bức vẽ của những người đóng góp cho dự án 10 chủ đề phân tán, đi vào quỹ đạo không gian, thời gian Bạn có thể khảo sát mọi phần của dữ liệu và xem mọi người đã đệ trình những gì Đây là câu trả lời cho Đẹp là gì? "Hoa hậu thế giới" Có 2 kiểu time capsule 1 là 1 thế giới - đại diện cho quả địa cầu xoay vòng 2 là những tiếng nói chủ yếu, nó chia dữ liệu thành các phim đèn chiếu và cho phép bạn xem kỹ từng phần một 1 sự kiện hết sức kinh ngạc đã đặt câu hỏi cho dự án này sự kiện đó xảy ra ở 1 sa mạc nằm ngoài Albuquerque, New Mexico tại Jemez Pueblo, tổ chức, thảo luận nội dung của dự án ở phía trên các hẻm núi Đá Đỏ cổ xưa cao khoảng 61m. Nó thật phi thường Chúng tôi cũng tổ chức nội dung về vỏ bọc không gian dưới dạng mã nhị phân, và dùng laze 35 oát phóng vào không gian Bạn có thể thấy đường màu da cam rời bề mặt sa mạc 1 góc khoảng 45*. Điều này thật tuyệt vời bởi vì đêm đầu tiên tôi nhìn vào những thông tin này và bắt đầu thấy những khoảng trống mà tôi đã nói về tuổi tác, giới tính và sự giàu có, v.v Nhưng khi tôi tìm hiểu sâu hơn và nhìn những hình ảnh được khắc trên các khối đá Tôi nhận ra rằng mình đã nhìn các sự kiện nguyên mẫu tương tự hết lần này đến lần khác Ví dụ như: đám cưới, sinh đẻ, đám tang, chiếc xe đầu tiên, nụ hôn đầu tiên con ngựa hoặc con lạc đà đầu tiên--đều tùy thuộc vào văn hóa. Nó thật sự rất chuyển động. Bức ảnh này được chụp vào đêm cuối từ 1 vách đá xa cách đó 2 dặm nơi phần nội dung của capsule đã được chiếu rọi vào khoảng không Và có cái gì đó đang thay đổi mọi biểu hiện của con người biến mất vào bầu trời đêm. Và nó băt đầu làm tôi nghĩ nhiều về bầu trời đêm, và cách mọi người làm để tạo lên câu chuyện tuyệt vời của họ. Các bạn biết đấy, sinh ra ở Vermount, trên cánh đồng nơi tôi lớn lên tôi thường nhìn lên bầu trời tối và ngắm nhìn 3 chòm sao Orion, Thợ Săn, và khi lớn lên, tôi ngày càng nhận ra rằng huyền thoại vĩ đại của Hy Lạp dạo chơi ở bầu trời trên đầu mỗi tối Phía trước chòm sao Orion là một con bò đang rống Perseus đang bay đến giải cứu Andromeda. Thần Zeus đánh nhau với Chronos vì quyền kiểm soát đỉnh Olympus. Đó đều là những câu chuyện Hy Lạp vĩ đại. Và điều đó làm tôi băn khoăn về thế giới ngày nay. Và làm cho tôi thực sự băn khoăn, nếu hôm nay chúng ta tạo ra những chòm sao mới, chúng sẽ trông như thế nào? chúng sẽ là gì? nếu có thể tạo nên những hình ảnh mới trên bầu trời,ta sẽ vẽ gì? Những câu chuyên vĩ đại ngày nay là gì? Và đó là những câu hỏi tạo cảm hứng cho dự án mới của tôi, được trình chiếu hôm nay tại TED. Chưa một ai được xem nó cả. Dự án có tên là Vũ Trụ: Tiết lộ Thần Thoại Hiện Đại Của Chúng Ta Và nó dùng phép ẩn dụ bầu trời đêm tương tác. Vậy nên, tôi rất vinh hạnh được giới thiệu nó đến các quý vị. Vậy nên, Vũ Trụ sẽ mở ra ở đây. Và quý vị sẽ thấy rằng điều này dẫn đến với một trường ngôi sao chuyển động và có một Aurora Borealis ở phia sau kiểu như kỹ xảo chuyển đổi màu sắc. Màu của Aurora Borealis có thể được điều chỉnh bằng việc sử dụng thanh màu sắc đơn ở phía dưới và ta sẽ đặt chúng ở đây thành màu đỏ nên,bạn sẽ thấy như kiểu những ngôi sao đang di chuyển dọc theo Giờ thì chúng không chỉ là những điểm sáng,điểm ảnh nhỏ Mỗi những ngôi sao đó thực ra đại điện một sự kiện cụ thể trong thế giới thực-- một trích dẫn rằng được phát biểu bởi ai đó,một tấm hình, một câu chuyện mới, một cá nhân, một công ty, Bạn biết đấy, một vài loại nhân cách to lớn khác thường. Và bạn có thể nhận biết khi con trỏ bắt đầu chạm vào một vài ngôi sao này,các khối bắt đầu hiện ra. Chúng ta thấy ở đây ,có một người đàn ông nhỏ đang đi bộ, hoặc có thể là phụ nữ. Và ta thấy ở đây một tấm hình của cái đầu. Bạn có thể bắt đầu thấy các từ ngữ xuất hiện ở đây.. Và những cái này là các chòm sao ngày nay. Và tôi có thể biến đổi toàn bộ chúng và bạn thấy chúng đang di chuyển ngang qua bầu trời Đây là vũ trụ của năm 2007,hai tháng trước Dữ liệu là sự bao quát tin tức thế giới từ hàng ngàn nguồn tin trên thế giới Nó sử dụng API của một công ty khổng lồ tôi làm việc cùng. tại New York,thực ra, được gọi là Daylife Và nó như kiểu quan điểm tư tưởng hiện đại về cấp độ thần thoại học đương thời của nhân loại từ 2 tháng trước Vi thế,chúng ta có thể thấy chỗ đang hiện lên ở đây, như là tổng thống Ford, Iraq,Bush. Và ta có thể thực sự tách ra một vài từ Tôi gọi chúng là sự bí mật-- và chúng ta có thể khiến chúng tạo thành một danh sách ký tự. Và ta thấy Anna Nicole Smith đang đóng một vai lớn gần đây. Tổng thống Ford -- đây là đám tang của Gerald Ford. Ta có thể nhấn vào bất kỳ thứ gì trong vũ trụ và biến nó thành trung tâm của vũ trụ, và mọi thứ khác sẽ nhập vào quỹ đạo của nó Nào, Ta sẽ nhấn vào Ford, và bây giờ trở thành tâm điểm. Và những thứ liên quan đến Ford đi vào qũy đạo của nó và cuộn xoáy xung quanh nó. Ta có thể tách ra chỉ một vài tấm hình, và ta đang thấy chúng. chúng ta có thể nhấn vào 1 trong số chúng và có các bức hình ở trung tâm của vũ trụ. Giờ thì những thứ liên quan đến nó đang cuộn xoáy xung quanh. Ta có thể nhấn vào nó và nhìn thấy ảnh biểu tượng của Betty Ford đang hôn chiếc quan tài của chồng cô. Trong vũ trụ, như kiểu không có điểm kết, nó chỉ đi vô tận, và bạn có thể việc nhấn vào thứ đó. đây là một sự tượng trưng hình ảnh. gọi là Snapshots. Nhưng ta thực sự có thể xác định chi tiết hơn trong vũ trụ của chúng ta Vì thế,nếu ta muốn, hãy kiểm tra vũ trụ của Bill Clinton trông ra sao. Và hãy xem, vào tuần trước, ông ta đã làm gì. Vì thế bây giờ, ta có một vũ trụ mới, rằng chỉ bị ràng buộc tới mọi thứ thuộc Bill Clinton Chúng ta có thể có chòm sao của ông ta nổi lên tại đây. Ta có thể lôi những bí mật của anh ta ra, và ta thấy rằng có nhiều thứ để làm với một ứng cử viên, Hillary,tổng thống Barack Obama. Ta có thể thấy các câu chuyện mà Bill Clinton đang tham gia hiện nay. bất kể cái nào cũng có thể được mở ra lúc này. vì thế, ta thấy Obama và Clintons gặp nhau tại Alabama Bạn có thể thấy rằng đó là một câu chuyện quan trọng có nhiều thứ quanh quỹ đạo của nó. Nếu ta mở nó ra, ta có những viễn cảnh khác trong câu chuyện này Bạn có thể ấn bất kỳ để thoát ra và đọc báo trên nguồn lưu trữ ,Cái này là từ AI Jazeera. Chúng ta cũng có thể thấy các siêu sao. Những cái này sẽ là con người rằng như kiểu các nam nữ anh hùng đang hiện ra trong vũ trụ của Bill Clinton. sẽ có Bill Clinton,Hillary, Iraq, George Bush, Barack Obama, Scooter Libby -- đó là các kiểu người của Bill Clinton. Ta có thể cũng thấy một bản đồ thế giới, nó cho ta thấy các điểm đến của Bill Clinton trong tuần trước. Ta có thể thấy ông ấy được tập trung tại mỹ vì ông ấy đang trong chiến dịch tranh cử, có lẽ thể, một vài hoạt động tại Trung Đông. Và sau đó ta cũng có thể thấy một dòng thời gian. ta thấy rằng ông ấy hơi yên lặng vào thứ 7 nhưng ông ấy đã trở lại với công việc vào sáng chủ nhật, và giảm dần sau đó trong tuần này. Và nó thì không bị giới hạn tới chỉ con người hoặc ngày tháng, nhưng quả thực ta cũng có thể đặt khái niệm. nếu tôi đặt vào sự biến đổi khí hậu của 2006 ta sẽ thấy vũ trụ đó giống như là ở đây chúng ta có trường ngôi sao,đây ta có các khối. đây ta có các bí mật. ta xem lại,biến đổi khí hậu thì rộng: Nairobi,hội nghị quốc tế,môi trường. Và cũng có một vài trích dẫn bạn có thể thấy, Nếu bạn thích đọc các trích dẫn về biến đổi khí hậu. Bạn biết đấy,đó thực sự là thứ vô tận. Các siêu sao của biến đổi khí hậu vào 2006 Mỹ,Anh,Trung Quốc,bạn biết đấy, đây là những quốc gia nổi trội vạch rõ khái niệm này. đó là một phần rằng đòi hỏi sự thăm dò. Nó sẽ là trực tuyến trong một vài ngày. có thể là thứ 3 tới. Và bạn hoàn toàn có khả năng sử dụng nó và kiểu như khám phá sự thần thoại cá nhân của bạn có thể là gì Bạn sẽ chú ý rằng trong cuộc sống thường nhật chứ không phải trong vũ trụ nó hỗ trợ cả quan niệm của một sự thần thoại toàn cầu, cái được đại diện bằng thứ gì đó rộng lớn như,gọi là,2007 và cũng là một sự thần thoại cá nhân. Khi bạn tìm kiếm những thứ rằng quan trọng với bạn, trong thế giới của bạn, và sau đó thấy rằng chòm sao của chúng trông ra sao nó là một điều thú vị. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Khi được đề nghị thực hiện bài nói TEDTalk này, thực sự tôi đã cười thầm vì các bạn biết đấy cha tôi cũng tên Ted, và phần lớn cuộc đời tôi, đặc biệt là đời sống âm nhạc thực sự là một cuộc trò chuyện (talk) mà tôi vẫn đang tiếp tục với ông ấy, hay nói cách khác một phần trong tôi vẫn là ông ấy. Ted là một người New York, một người lúc nào quanh quẩn nhà hát và ông đã tự học để trở thành một hoạ sỹ vẽ tranh minh họa và là một nhạc sỹ. Ông không đọc nốt nhạc, và khả năng nghe của ông hết sự bị hạn chế. Vậy đấy, nhưng ông là giáo viên tuyệt vời nhất của đời tôi. Mặc dù nghe âm thanh qua máy trợ thính nhưng hiểu biết về âm nhạc của ông rất sâu sắc. Và đối với ông, vấn đề không phải là cách âm nhạc đi như thế nào mà là những gì nó chứng kiến và nó có thể đưa bạn đi đến đâu. Và ông đã vẽ nên một bức họa về trải nghiệm này, mà ông đặt tên là "In the Realm of Music" (tạm dịch: Trong Cõi Âm Nhạc). Mỗi ngày Ted bước vào cõi âm nhạc này bằng lối chơi ngẫu hứng phần nào theo phong cách Tin Pan Alley kiểu như thế này. (Nhạc) Nhưng ông khá cố chấp đối với âm nhạc. Ông nói: "Chỉ có hai thứ duy nhất quan trọng trong âm nhạc: "điều gì" và "như thế nào". Và đối với nhạc cổ điển, "điều gì" và "như thế nào" là vô tận." Đó là niềm đam mê của ông đối với âm nhạc. Cả cha và mẹ tôi đều rất yêu âm nhạc. Họ không biết quá nhiều về âm nhạc, nhưng họ dành cho tôi cơ hội để khám phá nó cùng với họ. Và tôi nghĩ rằng mình được tạo cảm hứng từ ký ức đó, nên mong muốn của tôi là thử và mang âm nhạc đến với càng nhiều người càng tốt trong khả năng tôi có thể, kiểu như truyền nó đi, bằng mọi phương cách. Vậy làm thế nào mà người ta cảm nhận được thứ âm nhạc này, làm thế nào mà nó đến với cuộc sống của họ, điều này thực sự mê hoặc tôi. Một ngày nọ ở New York khi đang ở trên đường, tôi thấy một vài đứa trẻ đang chơi bóng chày ở giữa những bậc cửa, xe hơi và trụ nước cứu hỏa. Và một cậu bé cứng cáp đang trong thế thõng người xuống để chuẩn bị tung gậy đánh bóng cậu xoay một vòng và đánh trúng phóc. Cậu nhìn quả bóng bay trong một giây, và rồi cậu hô lên: "Dah dadaratatatah Brah dada dadadadah." Rồi cậu bé chạy xung quanh khu sân đó. Còn tôi thì mãi nghĩ: Làm thế nào mà bản nhạc giải trí của giới quý tộc Áo thế kỷ thứ 18 lại trở thành khúc reo mừng chiến thắng của đứa trẻ New York này? Làm thế nào mà nó được truyền giữ? Làm thế nào mà cậu bé nghe được nhạc Mozart? Vậy đấy, khi nói đến nhạc cổ điển, có một điều lạ lùng diễn ra, hơn cả Mozart, Beethoven hay Tchiakovsky. Vì nhạc cổ điển là một truyền thống sinh hoạt không bao giờ bị gián đoạn đã đi qua hơn 1000 năm. Và mỗi năm trong từng ấy năm đó đều chứa đựng điều gì đó rất đặc biệt và có tác động lớn để nói với chúng ta về những gì mà nó muốn được tồn tại mãi. Đến nay nguyên liệu thô của nó dĩ nhiên chỉ là âm nhạc trong đời sống hàng ngày. Đó là tất cả những bài hát vui, những đoạn vũ nhạc ngắn, những bản balat và hành khúc. Tuy nhiên những gì mà nhạc cổ điển làm là chưng cất những thứ âm nhạc này, cô đọng lại thành tinh chất chất tuyệt đối, và từ tinh chất này tạo ra một ngôn ngữ mới, một ngôn ngữ mà phát ngôn một cách đầy yêu thương và không nao núng về việc chúng ta thực sự là ai. Đó là một thứ ngôn ngữ vẫn đang tiến triển. Đến nay qua hàng thế kỷ nó đã phát triển thành những bản nhạc lớn mà chúng ta luôn nghĩ đến như là các bản nhạc không lời và giao hưởng, nhưng ngay cả những kiệt tác nhiều tham vọng nhất có thể có sứ mệnh trung tâm của nó là mang các bạn quay trở lại một khoảnh khắc riêng tư và mong manh như bản nhạc vĩ cầm không lời của Beethoven này. (Nhạc) Rất đơn giản và gợi nhiều liên tưởng. Dường như rất nhiều cảm xúc được chứa đựng bên trong nó. Còn nữa, tất nhiên, giống như tất cả các âm nhạc, thực sự nó chẳng nói về điều gì cả. Nó chỉ là một thiết kế của độ cao thấp của âm thanh cùng với sự tĩnh lặng và thời gian. Và độ cao thấp âm thanh, các nốt nhạc như các bạn biết chỉ là những âm rung. Chúng là những vị trí trong quang phổ của âm thanh. và dù cho chúng ta gọi chúng là 440 một giây, La (A) hay 3729, Si giáng (B flat) -- tin tôi đi, đều đúng cả -- chúng chỉ là hiện tượng. Nhưng cái cách mà chúng ta phản ứng đối với các kết hợp khác nhau của những hiện tượng này thì phức hợp và đầy xúc cảm và không thể hoàn toàn thấu hiểu được. Và cái cách mà chúng ta phản ứng lại chúng cũng thay đổi hoàn toàn qua hàng thế kỷ, cũng như sự thích thú của chúng ta đối với chúng. Chẳng hạn, ở thế kỷ 11 người ta thích nghe những bản nhạc có kết thúc như thế này. (Nhạc) Và đến thể kỷ 17, nó là như thế này. (Nhạc) Và cho đến thế kỷ 21... (Nhạc) Đến nay, những đôi tai ở thế kỷ 21 của các bạn khá là thích thú với hợp âm kết thúc như thế, mặc dù một lát sau đó nó sẽ khiến bạn bối rối hay làm bạn khó chịu hoặc một số trong số các bạn sẽ rời khỏi căn phòng. Và lý do vì sao các bạn thích nó là bởi vì các bạn thừa hưởng, dù các bạn biết hay không biết nó cái đáng giá hàng thế kỷ của những sự thay đổi trong lý thuyết, thực tế và thời trang âm nhạc. Và trong nhạc cổ điển chúng ta có thể dõi theo những sự thay đổi này một cách rất rất chính xác bởi gã cộng sự đầy quyền lực của âm nhạc chính là là sự tĩnh lặng, cái cách mà nó được tiếp tục: ký hiệu. Đến nay sự thôi thúc để ký hiệu hay một cách chính xác hơn mà tôi nên nói là mã hóa âm nhạc. đã ở cùng với chúng ta trong suốt một thời gian rất dài. 200 năm trước công nguyên, một người đàn ông có tên là Sekulos đã viết ca khúc này cho người vợ quá cố của mình và ghi nó trên bia mộ của cô bằng hệ thống ký hiệu của người Hy lạp (Nhạc) Và một ngàn năm sau đó, sự thôi thúc để ký hiệu này mang đến một phiên bản hoàn toàn khác. Và bạn có thể thấy điều này đã xảy ra như thế nào trong đoạn trích từ thánh lễ Giáng sinh ""Puer Natus est nobis," "For Us is Born." (tạm dịch: để chúng ta được sinh ra) (Nhạc) Ở thế kỷ thứ 10, những nét hơi ngoằn nghèo được sử dụng để chỉ hình dạng chung chung của giai điệu. Và đến thế kỷ 12, một hàng được vẽ như là đường chân trời trong âm nhạc để xác định rõ hơn vị trí của độ cao thấp của âm thanh . Và thế kỷ thứ 13, có nhiều hàng hơn và những hình dáng mới của nốt nhạc được khóa lại trong khái niệm của giai điệu một cách chính xác, và điều này dẫn đến việc hình thành nên những nốt nhạc mà chúng ta có ngày nay. Nhưng ký hiệu không chỉ là thứ duy nhất khiến âm nhạc được lan truyền, việc ký hiệu và mã hóa âm nhạc đã thay đổi hoàn toàn thứ tự ưu tiên của nó vì nó làm cho các nhạc sỹ có thể hình dung âm nhạc trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều. Đến nay những chuyển động của sự ngẫu hứng có thể được ghi âm lại, lưu lại, xem xét và ưu tiên, tạo nên những thiết kế phức tạp. Và từ khoảnh khắc này, nhạc cổ điển trở thành một cách thực chất nhất: một đoạn hội thoại giữa hai thế lực mạnh mẽ trong bản chất của chúng ta: bản năng và trí tuệ. Và bắt đầu có một sự khác biệt thực sự ở điểm này giữa nghệ thuật của sự ngẫu hứng và nghệ thuật của sự kết hợp. Giờ đây, nhà ngẫu hứng cảm nhận và tạo ra sự di chuyển tuyệt vời tiếp theo nhưng nhà soạn nhạc đang xem xét tất cả những sự di chuyển có thể, thử chúng và ưu tiên chúng cho đến khi anh ta thấy chúng có thể hình thành nên một thiết kế mạnh mẽ và chặt chẽ của sự tuyệt vời nhất và vĩnh viễn. Một số nhà soạn nhạc vĩ đại như Bach, là những sự kết hợp của hai điều trên. Bach là một nhà ngẫu hứng tuyệt vời với một tâm hồn của bậc thầy chơi cờ. Mozart cũng tương tự như vậy. Nhưng mỗi nhạc sĩ đánh dấu một sự cân bằng khác nhau giữa niềm tin và lý trí, bản năng và trí tuệ. Và mỗi thời đại âm nhạc có sự ưu tiên khác nhau đối với những điều này, đi qua những điều khác nhau, "những điều gì" và "những như thế nào" khác nhau. Trong tám thế kỷ đầu hay trong truyền thống này "điều gì" lớn ở đây là ca ngợi Thiên Chúa. Và trong những năm 1400, âm nhạc được viết nên nhằm cố gắng phản ánh tâm trí của Chúa có thể thấy trong cách sắp xếp của bầu trời đêm. Yếu tố "như thế nào" là một phong cách được gọi là phức điệu, âm nhạc của nhiều những tiếng nói chuyển động một cách độc lập gợi ra cách mà các hành tinh di chuyển trong vũ trụ địa tâm của Ptolemy. Đây thực sự chính là âm nhạc của các thiên thể. (Nhạc) Đây chính là loại âm nhạc mà Leonardo DaVinci đã biết. Và có lẽ sự hoàn hảo về trí tuệ và sự tĩnh lặng của vũ trụ có nghĩa là một điều gì đó mới mẻ sẽ xảy ra -- một sự chuyển dịch mới hoàn toàn đã xảy ra trong năm 1600. (Nhạc) Ca sĩ: Ah, bitter blow! (nỗi thất vọng nặng nề) Ah, wicked, cruel fate! (định mệnh nghiệt ngã) Ah, baleful stars! (những ngôi sao báo điềm gở) Ah, avaricious heaven! (thiên đường tham lam) MTT: Đây tất nhiên là sự ra đời của nhạc opera, và sự phát triển của nó đưa âm nhạc đến một chương hoàn toàn cấp tiến. "Điều gì" không phải phản ánh tâm trí của Chúa nữa, mà theo dấu những cảm xúc bất an của con người. Và yếu tố "như thế nào" ở đây là sự hài hòa, xếp chồng lên độ cao thấp của âm nhạc để tạo thành hợp âm. Và các hợp âm, hóa ra có khả năng đại diện các loại cảm xúc một cách đáng kinh ngạc. Và những hợp âm cơ bản là những thứ vẫn theo suốt chúng ta, hợp âm ba, hoặc hợp âm trưởng, mà chúng ta nghĩ là vui sướng, hay âm thứ mà chúng ta nhận thấy như buồn rầu. Nhưng đâu là sự khác biệt thực sự giữa hai hợp âm này? Chỉ là hai nốt nhạc ở giữa. Hoặc là Mi thôi (E natural) và 659 âm rung một giây, hay Mi giáng (E flat) tại 622. Vậy đâu là sự khác biệt to lớn giữa hạnh phúc và nỗi buồn của con người? 37 âm rung đáng sợ. Các bạn có thể thấy trong một hệ thống như thế này có tiềm năng tinh tế rất lớn đại diện cho những cảm xúc của con người. Và thực sự thì, khi con người bắt đầu hiểu hơn về bản chất phức tạp và mâu thuẫn tự nhiên của mình, sự hài hòa trở nên phức tạp hơn nhằm phản ánh nó. Hóa ra là nó có khả năng thể hiện những cảm xúc vượt qua khả năng của ngôn ngữ. Bây giờ với tất cả khả năng này, nhạc cổ điển thực sự cất cánh. Đó là lúc mà những hình thức lớn lao bắt đầu sinh ra. Và ảnh hưởng của công nghệ cũng bắt đầu được công nhận, công nghệ in ấn đặt âm nhạc, bản dàn bè nhạc, bảng mã của âm nhạc vào tay những nhà trình diễn ở khắp mọi nơi. Và những nhạc cụ cải tiến và mới mẻ làm nên thời đại của các nghệ sỹ bậc thầy. Đây là khi những dạng thức to lớn hình thành -- các bản nhạc giao hưởng, các bản sonate và nhạc không lời. Và trong những kiến trúc to lớn này của thời gian, các nhà soạn nhạc như Beethoven có thể chia sẻ sự thấu hiểu bên trong của một cuộc đời. Một bản nhạc như bản giao hưởng số 5 của Beethoven cơ bản chứng kiến làm thế nào mà ông có thể đi từ nỗi buồn và sự tức giận qua khoảng thời gian nửa tiếng, bước từng bước chính xác trong hành trình của ông, để đến với khoảnh khắc khi mà ông có thể vượt qua nó để đến với niềm vui. (Nhạc) Vậy hóa ra là nhạc giao hưởng có thể được sử dụng trong những vấn đề phức tạp hơn, như những điểm hấp dẫn trong văn hóa, chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc hay sự tìm kiếm tự do hay biên giới của sự cảm tính. Nhưng dù cho âm nhạc dẫn đến bất cứ hướng nào một điều vẫn luôn không thay đổi cho đến gần đây, đó là khi các nhạc sỹ ngừng chơi, âm nhạc dừng lại. Khoảnh khắc này rất mê hoặc đối với tôi. Tôi thấy nó là một khoảnh khắc rất sâu sắc. Điều gì xảy ra khi âm nhạc dừng lại? Nó đi đến đâu? Còn lại điều gì? Điều gì đọng lại trong khán giả khi buổi biểu diễn kết thúc? Có phải đó là một giai điệu hay một nhịp điệu hoặc là một tâm trạng hay một thái độ? Và làm thế nào mà điều đó có thể thay đổi cuộc sống của họ? Đối với tôi, điều này là mặt riêng tư mật thiết của âm nhạc. Nó đi qua một phần của phần "tại sao" trong nó. Và với tôi đó là điều quan trọng nhất trong tất cả. Phần lớn, nó là chuyện giữa người với người, giữa giáo viên và học sinh, người trình diễn và khán giả, và rồi khoảng năm 1880 công nghệ mới này đã đến đầu tiên là cơ hóa rồi qua vô tuyến rồi đến kỹ thuật số tạo ra một cách thức mới và kỳ diệu để tiếp tục những điều trên, dẫu cho điều này không của riêng ai. Người ta bây giờ có thể nghe âm nhạc mọi lúc, thậm chí họ không cần thiết phải biết chơi một nhạc cụ, đọc nốt nhạc hay thậm chi đến xem các buổi hòa nhạc. Và công nghệ dân chủ hóa âm nhạc bằng cách làm cho tất cả mọi thứ có sẵn. Nó dẫn đầu một cuộc cách mạng văn hóa mà trong đó các nghệ sĩ như Caruso và Bessie Smith ở cùng một phía. Và công nghệ thúc đẩy các nhà soạn nhạc đến những điểm cực hạn, sử dụng máy tính và tổng hợp để tạo nên những sản phẩm của sự phức hợp không thể lĩnh hội được bằng trí tuệ. vượt trên các phương thức giữa các nhà trình diễn và khán giả. Cùng lúc đó, công nghệ thông qua việc đảm nhiệm vai trò của các ký hiệu đã chuyển sự cân bằng trong âm nhạc giữa bản năng và trí tuệ vượt qua phần bản năng. Văn hóa mà chúng ta đang sống trong đó tràn ngập những âm nhạc của sự ngẫu hứng được cắt lát, chia nhỏ và phân lớp và, có Chúa mới biết, bị phân phát và bán đi. Hậu quả lâu dài của điều này đối với chúng ta hay đối với âm nhạc là gì? Chẳng có ai biết cả. Câu hỏi vẫn còn đó: Điều gì xảy ra khi âm nhạc dừng lại? Điều gì còn lại với mọi người? Bây giờ chúng ta có thể đến với âm nhạc một cách không giới hạn, vậy điều gì gắn kết với chúng ta? Vâng hãy để tôi chỉ cho các bạn một câu chuyện về những gì tôi muốn bày tỏ khi tôi nói "thực sự gắn kết với chúng ta". Tôi đến thăm một người anh em họ ở một viện dưỡng lão, và tôi kín đáo quan sát một người đàn ông đang rất run rẩy từng bước băng qua căn phòng với khung tập đi. Ông đến một cây đàn dương cầm ở đó, cố giữ thăng bằng và ông bắt đầu chơi đoạn nhạc như thế này. (Nhạc) Và ông nói điều gì đó như là "Tôi...anh chàng...nhạc giao hưởng...Beethoven." Và tôi đột nhiên hiểu ra, và nói "Này anh bạn, anh đang chơi đoạn nhạc này phải không?" (Nhạc) Và ông nói "Đúng, đúng rồi. Lúc tôi còn là một cậu bé. Nhạc giao hưởng: Issac Stern, nhạc không lời, tôi đã từng nghe." Và tôi nghĩ, lạy Chúa, bản nhạc này phải có ý nghĩa nhiều như thế nào đối với người đàn ông này đến nỗi ông đưa mình ra khỏi giường, băng qua phòng để khôi phục ký ức về bản nhạc này sau khi tất cả những thứ khác trong đời ông bị phai mờ đi, nó vẫn còn có ý nghĩa nhiều với ông như vậy? Vâng, đó là lý do vì sao tôi luôn trình diễn một cách rất nghiêm túc vì sao nó lại có ý nghĩa đối với tôi nhiều như vậy. Tôi không bao giờ biết ai có thể ở đó, ai có thể cảm nhận nó và điều gì sẽ xảy đến với nó trong cuộc đời họ. Nhưng giờ đây tôi rất phấn khởi vì có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để có thể chia sẻ thứ âm nhạc này. Đó là những gì chi phối sự quan tâm của tôi với những dự án như là serie truyền hình "Keeping Score" với Dàn nhạc giao hưởng San Francisco để nhìn lại những câu chuyện trước đây về âm nhạc, và làm việc với những nhạc sỹ trẻ tại Dàn nhạc Giao hưởng Thế Giới Mới về những dự án giúp khám phá tiềm năng của những trung tâm nghệ thuật biểu diễn mới cho cả mục đích giải trí và giáo dục. Và tất nhiên, Dàn nhạc Giao hưởng Thế Giới Mới đã dẫn đến Dàn nhạc giao hưởng YouTube và những dự án trên internet để vươn tới những nhạc sỹ và những khán giả trên khắp thế giới. Và điều thích thú là tất cả điều này chỉ là bản mẫu đầu tiên. Chỉ có một vai trò duy nhất ở đây cho rất nhiều người -- các giáo viên, các bậc cha mẹ, những người biểu diễn -- là cùng nhau khám phá. Chắc chắn, những sự kiện lớn thu hút nhiều sự chú ý, nhưng điều thực sự quan trọng chính là những gì đang diễn ra từng ngày. Chúng tôi cần quan điểm của các bạn, sự tò mò của các bạn, giọng nói của các bạn. Và điều làm tôi thích thú khi gặp gỡ những người là người đi bộ đường dài, đầu bếp, người viết mã, tài xế taxi những người mà tôi không nghĩ rằng họ yêu âm nhạc chính là những người đang tiếp tục nó. Các bạn không cần phải lo lắng về việc biết điều gì. Nếu các bạn tò mò, nếu các bạn có khả năng tự hỏi, nếu các bạn còn sống, các bạn biết tất cả những gì các bạn cần phải biết. Các bạn có thể bắt đầu ở bất cứ đâu. Ngao du một chút. Theo dấu. Lạc lối. Ngạc nhiên và tạo cảm hứng thích thú. Tất cả về "điều gì", tất cả về "như thế nào" đều ở ngoài kia đợi các bạn khám phá điều "tại sao" của nó, để đắm chìm vào nó và tiếp tục theo nó. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi yêu thức ăn Và tôi yêu thông tin. Con cái tôi thường nói với tôi rằng một trong những đam mê này nổi trội hơn mấy cái còn lại (Cười) Nhưng trong 8 phút tiếp theo tôi muốn giúp bạn hiểu sự thiết lập của những đam mê này và cái bước ngoặt của đời tôi, khi cả hai niềm đam mê hòa trộn lại thành một, sự bắt đầu của một cuộc hành hương về kiến thức Và một ý tưởng tôi muốn giới thiệu trong ngày hôm nay là cuộc đời bạn sẽ biến đổi thế nào nếu bạn nhận biết thông tin theo cách bạn nhìn thức ăn? Tôi sinh ra tại Calcutta -- trong một gia đình mà cả bố và ông tôi đều là nhà báo, họ viết tạp chí bằng tiếng Anh. Đó là nghề truyền thống của gia đình tôi. Và hệ quả là, tôi lớn lên trong một gia đình với sách ở khắp cả mọi nơi Nhất là la liệt khắp nhà. Nhà tôi thực sự là một cửa hàng sách ở Calcutta, nhưng đó là nơi với sách của chúng tôi. Trên thực tế, cho đến giờ, tôi có 38000 cuốn sách và không có cuốn sách nào đọc trên máy ebook Kindle cả. Nhưng lớn lên cùng với sách và mọi người xung quanh đều nói về sách, không phải là một dạng học tập đơn thuần. Đến tuổi 18, tôi đã có đam mê mãnh liệt với đọc sách. Đó không chỉ là đam mê duy nhất của tôi. Tôi là một người Nam Ấn Độ lớn lên ở Bengal. Và có hai điều về Bengal: đó là họ thích các món ăn nhiều gia vị và đồ ngọt. Khi lớn lên, tôi lại có đam mê với món ăn. Tôi lớn lên trong những năm cuối thập niên 60, đầu 70, tôi đam mê nhiều thứ, nhưng đó là hai đam mê đặc biệt của tôi. (Cười) Lúc đó, cuộc sống tôi tạm ổn. Mọi thứ đều ổn, cho tới khi tôi gần đến tuổi 26, tôi xem một bộ phim có tên là "Mạch Điện Ngắn". Ồ, có vẻ là một số bạn đã từng xem bộ phim đó rồi. Và có vẻ là người ta đang tái thiết kế bộ phim đó bây giờ. và sẽ ra mắt vào năm tới. Đó là câu chuyện về robot thử nghiệm được nạp điện và tìm thấy sự sống. Khi chạy, bọn robot luôn bảo rằng, "Hãy cho tôi điện. Hãy cho tôi điện." Đột nhiên tôi nhận ra rằng đối với một con robot thông tin và thức ăn là một. Năng lương tiếp vào robot dưới một dạng hay hình thái, dữ liệu lại được nhập vào dưới một dạng hay hình thái. Tôi bắt đầu cho rằng, tôi tự hỏi sẽ ra sao nếu bắt đầu tự tưởng tượng chính mình như thể năng lượng và thông tin là hai thứ tôi coi là đầu vào -- như thể thức ăn và thông tin đều tương tự nhau theo một dạng hay hình thái nào đó. Tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này, và sau 25 năm, tôi bắt đầu nhận ra rằng thực ra loài người - một loài động vật linh trưởng có bụng nhỏ hơn là kích thước cơ thể mình và bộ não lớn hơn. Khi tôi nghiên cứu sâu hơn, tôi cho rằng nơi tôi khám phá ra điều đó được gọi là giả thuyết quan trọng theo mô. Thực sự với một cơ thể tạo hóa đã ban tặng - động vật linh trưởng tỉ lệ trao đổi chất là tĩnh. Điều duy nhất thay đổi đó là sự cân bằng của các mô hiện có. Hai mô quan trọng nhất trong cơ thể con người đó là mô thần kinh và mô tiêu hóa. Và qua đó là người ta đã đặt một giả thuyết được chứng minh với những kết quả tuyệt vời vào năm 1995, một phụ nữ tên là Leslie Aiello. Và bài nghiên cứu cho thấy rằng bạn trao đổi hai mô cho nhau. Nếu bạn muốn não của một cơ thể cụ thể to lên, bạn phải sống với một cái ruột nhỏ hơn. Và rồi điều đó khiến tôi thay đổi hoàn toàn tôi nói, thôi được, hai mô đó có liên quan đến nhau. Tôi quan sát dòng thông tin cứ như thể đó là thức ăn và nói, vậy chúng ta là những người thu thập, tìm kiếm thông tin. Chúng ta giờ trở thành nông dân, và người khai thác thông tin. Điều đó có thực sự giải thích cho những gì chúng ta đang thấy trong những vụ tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ ngày nay hay không? Vì xét về bản chất, đó là những người săn bắn hái lượm những người muốn được tự do, lang thang, và thu nhặt thông tin họ cần, những người đó làm trong ngành khai thác thông tin họ muốn dựng lên những rào cản bao quanh thông tin, thiết lập quyền sở hữu, cấu trúc, và sự ổn định. VÌ thế luôn có tranh chấp. Mọi thứ tôi thấy trong việc khai thác thông tin chỉ ra rằng đó là những vụ tranh cãi nảy lửa về thực phẩm giữa những người khai thác và những kẻ săn bắn hái lượm. Điều đó đang xảy ra ngay tại đây. Khi chuẩn bị cho bài thuyết trình, điều này vẫn đúng. hãy giả định đó là hai trường phái. Một nhóm người nói rằng bạn có thể chắt lọc thông tin, định giá chính xác, chia nhỏ, và gộp lại, trong khi một nhóm khác lại phản đối họ nói không, bạn không thể khai thác nó. Bạn gộp tất cả thông tin lại, cất giữ và giá trị theo đó mà tăng dần. Điều này một lần nữa đúng với thông tin. Nhưng sự tiêu thụ xảy ra khi thông tin bắt đầu trở nên thực sự thú vị. Bởi điều tôi bắt đầu nhận ra sau đó là mọi người có quá nhiều cách sử dụng thức ăn. Họ mua chúng trong cửa hàng dưới dạng tươi sống. Bạn có nấu thức ăn không? Bạn có ăn nó không? Bạn có ăn ở nhà hàng không? Điều này đúng mỗi lần tôi bắt đầu nghĩ về thông tin. Những điểm tương đồng rối tung lên -- rằng thông tin cũng có ngày bán, rằng mọi người lạm dụng những thông tin không được định ngày rõ ràng. và thực sự thông tin có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán về mặt giá trị chung, vân vân. Khi nhận định điều này, tôi hoàn toàn bị thu hút. Năm nay là năm thứ 23 tôi nghiên cứu về vấn đề này. Tôi bắt đầu nghĩ về bản thân mình chúng ta bắt đầu có trộn lẫn thông tin thật và tưởng tượng, những tư liệu được dàn dựng, những bộ phim tài liệu không có thật, hay bất cứ thứ gì tương tự như vậy. Có phải chúng ta bắt đầu đạt đến trình độ mà trong đó thông tin chỉ có một số phần trăm gắn với với sự thật về nó? Chúng ta có phải bắt đầu gán mác cho thông tin dựa trên số phần trăm sự thật đó không? Chúng ta có phải bắt đầu nhìn vào những gì xảy ra khi nguồn thông tin bị mất, như một nạn đói hay không? Điều đó khiến tôi đi đến yếu tố cuối cùng. Clay Shirky đã từng khẳng định rằng không có một loài động vật cũng như thông tin nào bị quá tải, chỉ có một thất bại trong việc chọn lọc. Tôi đưa ra dữ liệu này, nếu nhìn từ quan điểm đó là thức ăn, thì nó không bao giờ là một vấn đề về sản xuất. Bạn không bao giờ nói về vấn đề quá tải thực phẩm. Về cơ bản, đó là một vấn đề về tiêu thụ. Chúng ta bắt đầu phải nghĩ về cách chúng ta tự đặt chế độ ăn uống, tập thể dục, để có thể giải quyết thông tin, để có thể xác định có thể làm gì một cách hữu ích. Trên thực tế, khi xem bộ phim, "Hãy khiến tôi thành béo phì," tôi bắt đầu nghĩ về câu nói, Điều gì sẽ xảy ra nếu một cá nhân xuất hiện liên tục trong 31 ngày trên tờ Fox News? (Cười) Sẽ có thời gian làm chuyện đó chứ? Vậy nên bạn thực sự bắt đầu hiểu ra rằng mình có thể bị bệnh, bị nghiễm độc, cần phải cân bằng chế độ ăn uống, và một khi bắt đầu nhìn nhận, từ đó trở đi, mọi thứ tôi có dưới dạng tiêu thụ thông tin, là sản phẩm của thông tin, sự chuẩn bị thông tin, mà tôi vừa nhìn nhận dưới quan điểm thực phẩm. Có lẽ nó không giúp ích gì cho vòng eo của tôi bởi tôi thích nhìn nhận nó theo cả hai phía. Tôi muốn đưa ra cho các bạn một câu hỏi: Nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng tất cả mọi thông tin mình có thể sử dụng được theo cách bạn nghĩ về thức ăn, bạn sẽ hành xử khác đi chứ? Rất cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này. (Vỗ tay) Tôi là một người rất may mắn. Tôi đã được đặc cách xem rất nhiều nơi tuyệt đẹp của Trái đất cùng với con người và tạo vật sống trên đó. Và niềm đam mê của tôi đã được truyền cảm hứng khi tôi 7 tuổi, khi cha mẹ tôi lần đầu tiên đưa tôi đến Ma-rốc, ở rìa của sa mạc Sahara. Bây giờ hãy tưởng tượng một chút về một nơi nào đó không lạnh và ẩm ướt như quê nhà. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Và nó làm cho tôi muốn khám phá nhiều hơn nữa. Vì vậy, với tư cách là một nhà làm phim, Tôi đã đi từ một đầu của trái đất đến đầu còn lại cố gắng để có được những bức ảnh hoàn hảo và để ghi lại những tập tính của các loài động vật mà chúng ta chưa từng thấy bao giờ. Và hơn nữa, tôi thực sự may mắn, bởi vì tôi có thể chia sẻ điều này với hàng triệu người trên toàn thế giới. Ý tưởng mang lại một cái nhìn mới về hành tinh của chúng ta và có thể thực sự truyền đi thông điệp đó khiến tôi bật dậy khỏi giường mỗi ngày với đội chân như được gắn lò xo. Bạn có thể nghĩ rằng khá là khó khăn để tìm thấy những câu chuyện mới và đối tượng mới, nhưng công nghệ mới đang thay đổi cách mà chúng ta làm phim. Nó cho phép chúng tôi làm tươi mới hình ảnh và kể những câu chuyện mới, Trong Sự kiện tuyệt vời của Thiên nhiên, một seri phim cho đài BBC mà tôi đã thực hiện với David Attenborough, chúng tôi đã từng chỉ muốn làm việc đó mà thôi. Hình ảnh của gấu xám đã khá quen thuộc. Bạn nghĩ mình nhìn thấy chúng thường xuyên Nhưng cũng có những thứ trong cuộc sống của chúng mà chúng ta hiếm khi được nhìn thấy và chưa bao giờ được quay lại. Và đó là những gì chúng tôi đã làm, chúng tôi đã đi đến Alaska, nơi gấu xám tận dụng những sườn núi thật sự cao, hầu như không thể tiếp cận, để xây hang của mình. Và cách duy nhất để làm phim là quay từ trên không. (Video) David Attenborough: Xuyên suốt Alaska và British Columbia, hàng ngàn gia đình gấu đang trỗi dậy từ giấc ngủ đông Không có gì để ăn ở đây, nhưng các điều kiện thì lý tưởng cho việc ngủ đông. Rất nhiều tuyết để có thể đào 1 cái hang Để tìm thức ăn, các bà mẹ gấu phải dẫn con của chúng xuống tận bờ biển, nơi tuyết đã tan chảy. Nhưng việc đi xuống núi có thể là một thách thức đối với những chú gấu con. Những dãy núi này là nơi nguy hiểm, nhưng cuối cùng số phận của những gia đình gấu này, và thậm chí là của tất cả các con gấu xung quanh bắc Thái Bình Dương, phụ thuộc vào cá hồi. KB: tôi yêu cảnh đó Tôi luôn nổi da gà mỗi khi nhìn thấy nó. Đó là bộ phim được quay từ máy bay trực thăng bằng cách sử dụng một máy ảnh gyro ổn định. Và đó là một thiết bị tuyệt vời, vì nó giống như có một cái chân máy lơ lửng, cần trục và dùi khoan tất cả nhập lại thành một. Nhưng công nghệ không vẫn chưa đủ. Để thực sự có được những cảnh quay ăn tiền, thì phải quay ở đúng chỗ và đúng thời điểm. Và các yếu tố này thì đặc biệt khó khăn. Năm đầu tiên chúng tôi đã không thu được gì. Chúng tôi đã phải quay trở lại vào năm kế tiếp, thẳng tiến đến những vùng xa xôi của Alaska. Và chúng tôi quanh quẩn ở đấy với chiếc trực thăng suốt hai tuần. Và cuối cùng chúng tôi đã gặp may Các đám mây tản ra, trời thì lặng gió, và các con gấu đã xuất hiện. Và chúng tôi đã xoay sở để có được khoảnh khác tuyệt vời đó Với một nhà làm phim, công nghệ mới là một công cụ tuyệt vời, nhưng thứ khác mà thực sự, thực sự kích thích tôi là khi một loài mới được phát hiện. Bây giờ, khi tôi nghe nói về một loài động vật Tôi biết chúng tôi phải có nó trong những seri phim tiếp theo của mình, Châu Mỹ hoang dã, cho kênh National Geographic. Năm 2005, một loài dơi mới được phát hiện trong các khu rừng mây của Ecuador. Và điều tuyệr vời của khám phá này là nó cũng đã giải quyết những bí ẩn của việc cái gì đã thụ phấn cho loài hoa đặc biệt này, Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào con dơi. Bây giờ, bộ phim vẫn chưa được phát sóng, vì vậy, các bạn là người đầu tiên xem bộ phim này. Hãy xem các bạn nghĩ gì về nó. (Video) Tường thuật viên: Dơi môi ống mật Hoa. Rất nhiều mật hoa nằm ở dưới đáy ống sáo dài của mỗi bông hoa. Nhưng làm thế nào để lấy được nó? Sự cần kíp là nguồn gốc của sự tiến hóa. (Âm nhạc) Con dơi dài 2.5 inch này có một cái lưỡi dài 3.5 inch dài nhất so với chiều dài cơ thể so với bất kỳ loài động vật có vú nào trên thế giới. Nếu là người, anh ta sẽ có một cái lưỡi dài bằng chín feet. (Vỗ tay) KB: Một cái lưỡi đáng kinh ngạc, Chúng tôi thực hiện việc ghi hình bằng cách cắt một lỗ nhỏ xíu tại chính giữa bông hoa và bằng cách sử dụng một máy ảnh có thể làm chậm các hành động tới 40 lần. Vì vậy, hãy tưởng tượng nó diễn ra nhanh thế nào trong đời thực. Bây giờ mọi người thường hỏi tôi, "Nơi nào là nơi yêu thích của bạn trên hành tinh này?" Và sự thật là tôi không có. Có rất nhiều nơi tuyệt vời. Nhưng một số nơi khiến bạn quay lại hết lần này đến lần khác Và một trong những nơi xa xôi mà tôi lần đầu tiên đặt chân đến khi đi du lịch bụi; Tôi đã trở lại đó một vài lần để quay phim, gần đây nhất là cho Châu Mỹ hoang dã-- đó là Altiplano trong dãy Andes của Nam Mỹ, và đó là nơi thuộc-về-một-thế-giới-khác nhất mà tôi từng biết Ở độ cao 15000 feet, quả là khắc nghiệt. Lạnh cóng, và cái lớp không khí mỏng manh đó thực sự làm bạn nản lòng Đôi khi rất khó để hít thở, đặc biệt là khi mang theo tất cả các thiết bị quay phim nặng nề. Và cái đầu nặng trĩu cảm thấy xây xẩm liên tục. Nhưng lợi thế của bầu khí quyển loãng tuyệt vời đó là nó cho phép bạn xem các ngôi sao trên thiên đường với độ rõ nét tuyệt vời. Cùng xem nhé (Video) Người kể chuyện: 1.500 dặm về phía nam của khu vực nhiệt đới, giữa Chile và Bolivia, dãy núi Andes đã hoàn toàn thay đổi. Nó gọi là Altiplano, hay "vùng đồng bằng cao"-- một nơi của những thái cực và tương phản cực độ. Nơi đóng băng sa mạc và nước thì sôi sùng sục. Nó giống như sao Hỏa hơn là trái đất, và có vẻ như không dành cho sự sống phát triển. Bản thân các ngôi sao-- ở độ cao 12.000 feet, không khí khô và loãng làm cho việc quan sát chúng trở nên hoàn hảo. Một số nhà thiên văn của thế giới có kính thiên văn ở gần đó. Nhưng chỉ cần ngước lên bầu trời bằng mắt thường, bạn thực sự không cần.đến kính thiên văn. (Âm nhạc) (Vỗ tay) KB: Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã cho phép tôi chia sẻ một số hình ảnh về trái đất lộng lẫy và tuyệt vời của chúng ta Cảm ơn vì đã cho tôi chia sẻ chúng với các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn mời các bạn nhắm mắt lại. Tưởng tưởng mình đang đứng bên ngoài cửa trước nhà bạn. Các bạn hãy chú ý màu cửa, chất liệu của nó. Bây giờ hãy hình dung một nhóm người thừa cân theo chủ nghĩa khỏa thân đang chạy xe đạp. Họ đang thi đấu trong một cuộc đua xe đạp khỏa thân, và họ được phép chạy thẳng tới trước cửa nhà của bạn. Tôi cần các bạn phải thực sự thấy điều này. Họ đang đạp hết sức, người họ đẫm mồ hôi, họ cứ chạy lòng vòng quanh đó. Và họ đâm thẳng vào cửa trước nhà của bạn. Xe đạp bay tung tóe khắp nơi, những chiếc bánh xe lăn qua bạn, niềng xe văng ra những chỗ khác nhau. Bước qua thềm cửa nhà của bạn tiến đến tiền sảnh, hành lang, bất cứ thứ gì ở phía bên kia, và cảm nhận chất lượng ánh sáng tuyệt vời. Đèn chiếu xuống con rối Cookie Monster. Cookie Monster đang vẫy tay chào đón bạn từ chỗ ngồi của nó trên lưng một con ngựa rám nắng. Đó là một con ngựa biết nói. Bạn có thể thực sự cảm nhận được những chiếc lông màu xanh của nó đang ngoáy mũi bạn. Bạn có thể ngửi thấy mùi bánh quy nho khô làm bằng bột yến mạch mà nó sắp bỏ hết vào miệng. Đi qua nó đi. Đi qua nó để tới phòng khách nhà bạn. Trong phòng khách, bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, ảnh của Britney Spears kìa. Cô đang mặc váy áo hở hang, cô đang nhún nhảy trên bàn cà phê của bạn, và cô ấy đang hát "Hit Me Baby One More Time." Và rồi hãy theo tôi vào nhà bếp của bạn. Trong nhà bếp, sàn lối đi được ốp gạch màu vàng và từ lò nướng chui ra, đang tiến đến phía bạn là cô bé Dorothy, người thiếc Tin Man, Scarecrow và con sư tử hèn nhát trong "Phù thủy xứ Oz", họ đang tay trong tay tiến thẳng đến bạn. Được rồi, các bạn có thể mở mắt ra. Tôi muốn nói với các bạn về một cuộc thi rất kỳ lạ được tổ chức vào mỗi mùa xuân ở thành phố New York. Gọi là Cuộc Thi Vô Địch Nước Mỹ Về Trí Nhớ (United States Memory Championship). Cách đây một vài năm, tôi đã theo dõi cuộc thi này với tư cách là một phóng viên khoa học mong chờ, tôi đoán, cuộc thi này kiểu như là Giải vô địch của các nhà bác học. Đây là cuộc thi của một nhóm những anh chàng trai và một số cô gái, rất khác nhau từ tuổi tác đến chuyện... giữ vệ sinh. (Tiếng cười) Họ sẽ ghi nhớ hàng trăm con số ngẫu nhiên, mà chỉ nhìn chúng qua một lần duy nhất. Họ sẽ ghi nhớ tên của hàng tá tá những người xa lạ. Họ sẽ ghi nhớ toàn bộ bài thơ chỉ trong một vài phút. Họ sẽ thi xem ai có thể ghi nhớ thứ tự của bộ bài đã được xáo trộn một cách nhanh nhất. Tôi cảm thấy như không thể tin được điều này. Những người này chắc phải là... quái nhân của tạo hoá. Và tôi bắt đầu gợi chuyện với một số người dự thi. Đây là anh chàng tên Ed Cook đến từ nước Anh nơi mà anh sở hữu một trong những trí nhớ được rèn luyện tốt nhất. Và tôi nói với anh: "Ed, khi nào thì anh nhận ra rằng anh là một nhà bác học?" Ed trả lời: "Tôi không phải là một nhà bác học. Thực sự thì tôi chỉ có một trí nhớ trung bình. Mọi người tham dự cuộc thi này sẽ cho anh biết họ chỉ có một trí nhớ trung bình mà thôi. Chúng tôi đều tự rèn luyện để thể hiện những thành công cực kỳ siêu phàm của trí nhớ bằng cách sử dụng một tập hợp những kỹ thuật cổ xưa, những kỹ thuật được phát minh ra cách đây 2500 năm ở Hy Lạp, những kỹ thuật tương tự mà Cicero đã từng áp dụng để ghi nhớ bài phát biểu của ông, và những học giả trung cổ dùng để ghi nhớ toàn bộ các quyển sách". Và tôi: "Chà. Sao tôi chưa từng nghe về điều này trước đây nhỉ?" Chúng tôi đứng bên ngoài hội trường của cuộc thi, và Ed, một anh chàng người Anh rất thông minh, tuyệt vời nhưng có phần nào đó hơi lập dị nói với tôi: "Josh, anh là một phóng viên người Mỹ. Vậy anh có biết Britney Spears không?" Tôi kiểu như: "Cái gì? À không. Sao vậy?" "Vì tôi thực sự muốn chỉ cho Britney Spears làm thế nào để ghi nhớ thứ tự của một bộ bài đã được xáo trộn trên đài truyền hình quốc gia Mỹ. Nó sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy bất cứ ai cũng có thể làm được điều này." (Tiếng cười) Tôi nói: "Tôi không phải Britney Spears, nhưng có lẽ anh có thể dạy tôi. Ý tôi là anh sẽ phải bắt đầu từ đâu đó, phải không?" Và đó là điểm khởi đầu của cuộc hành trình rất kỳ lạ đối với tôi. Cuối cùng thì, tôi dành cả năm sau đó cho phần hay nhất của cuộc hành trình không chỉ để rèn luyện trí nhớ của mình, mà còn nghiên cứu về nó, cố gắng hiểu xem nó hoạt động như thế nào, tại sao đôi lúc nó lại không hoạt động và tiềm năng của nó có thể là gì. Tôi đã gặp rất nhiều người thực sự thú vị. Người đàn ông này tên E.P. Ông bị mắc chứng mất trí nhớ có thể ông là người có trí nhớ tệ nhất trên thế giới. Trí nhớ của ông rất kém đến nỗi thậm chí ông không nhớ rằng mình có vấn đề về trí nhớ, điều này thật ngạc nhiên. Ông là một trường hợp vô cùng bi thảm, nhưng ông cũng là cánh cửa mở đến giới hạn mà trí nhớ của chúng ta tạo nên con người mà chúng ta hiện là. Ở một khía cạnh khác: Tôi đã gặp người đàn ông này. Đây là Kim Peek. Ông là một điển hình của nhân vật do Dustin Hoffman đóng vai trong phim "Rain Man" Chúng tôi ngồi với nhau cả buổi trưa trong Thư viện công cộng thành phố Salt Lake để ghi nhớ những quyển danh bạ điện thoại, chuyện này thật (điên) rực rỡ. (Tiếng cười) Khi trở về, tôi đã đọc toàn bộ các tài liệu ghi chép về trí nhớ, những luận thuyết được viết cách đây hơn 2000 năm bằng tiếng Lating cổ rồi sau đó bằng tiếng Latinh Trung Cổ Và tôi đã học được rất nhiều điều thú vị. Một trong những điều cực thú vị mà tôi đã học được là ngày xửa ngày xưa ý tưởng về việc có một trí nhớ được huấn luyện, rèn tập và trau dồi gần như không quá kỳ lạ với người xưa như đối với chúng ta ngày nay. Vào thời xa xưa, con người đầu tư cho trí nhớ bằng cách chăm chỉ trang hoàng cho tâm trí của họ . Qua một vài thiên niên kỷ chúng ta đã phát minh ra hàng loạt những công nghệ -- từ bảng chữ cái đến giấy để viết đến sách chép tay, tài liệu in ấn, nhiếp ảnh, máy tính, điện thoại thông minh -- những thứ mà dần dần giúp dễ dàng hơn và dễ dàng hơn giúp chúng ta bành trướng trí nhớ của chúng ta, cho chúng ta gần như thuê nguồn lực bên ngoài thực hiện dùm bản năng cơ bản này của con người. Những công nghệ này tạo ra tính khả thi cho thế giới hiện đại của chúng ta, nhưng chúng cũng đã thay đổi chúng ta. Chúng thay đổi chúng ta về mặt văn hóa, và tôi sẽ chứng minh rằng chúng đã thay đổi chúng ta về mặt nhận thức nữa. Ít có nhu cầu để ghi nhớ thêm, điều này đôi khi giống như việc chúng ta đã quên đi cách làm sao để ghi nhớ. Một trong những nơi cuối cùng trên trái đất nơi mà các bạn vẫn còn tìm thấy những người đam mê với ý tưởng về một trí nhớ được luyện tập, rèn luyện và trau dồi duy nhất chính là ở cuộc thi về trí nhớ rất khác thường này. Nó thực sự không phải là duy nhất, có những cuộc thi được tổ chức khắp nơi trên thế giới. Và tôi đã bị cuốn hút, tôi muốn biết những người này làm điều đó như thế nào. Một vài năm trước, một nhóm các nhà nghiên cứu ở trường đại học Luân Đôn đã mời các nhà vô địch trí nhớ đến phòng thí nghiệm. Họ muốn biết: Bộ não của những người này có khác với những người còn lại về phương diện cấu trúc và giải phẫu học không? Câu trả lời là: Không. Họ có thông minh hơn chúng ta không? Các nhà nghiên cứu đã cho những người này thực hiện một loạt những bài kiểm tra về nhận thức, và câu trả lời là không hẳn vậy. Tuy nhiên, có một điều thực sự thú vị và nói lên sự khác biệt giữa bộ não của các nhà vô địch trí nhớ và những điểm kiểm soát khi các nhà nghiên cứu so sánh chúng với nhau. Khi các nhà nghiên cứu đưa những người này qua máy MRI (máy chụp cộng hưởng từ), quét qua bộ não của họ trong khi họ đang ghi nhớ những con số, những khuôn mặt người và hình ảnh những bông tuyết, các nhà nghiên cứu nhận ra các nhà vô địch trí nhớ có những điểm sáng khác nhau trong não nhiều hơn những người khác. Đặc biệt, họ đang sử dụng, hoặc có vẻ như sử dụng một phần của bộ não mà có liên quan đến trí nhớ thuộc không gian và định vị. Tại sao? Và chúng ta có thể học được gì từ điều này không? Môn thể thao cạnh tranh về trí nhớ được tiếp diễn như kiểu một cuộc chạy đua vũ trang nơi mà mỗi năm có ai đó tìm ra một phương pháp mới để ghi nhớ nhiều hơn, một cách nhanh hơn, và rồi những người còn lại phải rượt theo. Đây là một người bạn của tôi tên Ben Pridmore, ba lần vô địch thế giới về trí nhớ. Trên bàn trước mặt anh là 36 bộ bài đã được xáo trộn mà anh chuẩn bị cố ghi nhớ chúng trong một giờ, bằng cách sử dụng một kỹ thuật mà anh phát minh ra và chỉ có anh thành thạo nó. Anh đã dùng một kỹ thuật tương tự để ghi nhớ thứ tự chính xác của 4140 chữ số nhị phân ngẫu nhiên trong vòng nửa giờ đồng hồ. Đúng thế. Và trong khi có cả một tập hợp đầy những cách để ghi nhớ ở những cuộc thi như thế này, mọi thứ, tất cả những kỹ thuật đã được sử dụng, cuối cùng cũng quay về một khái niệm mà các nhà tâm lý học gọi là mã hóa chi tiết. Nó được minh họa rõ bằng một nghịch lý đỉnh cao gọi là nghịch lý Baker/baker mà hoạt động nó là như thế này: Nếu tôi nói hai người phải ghi nhớ cùng một từ, nếu tôi nói với bạn này: "Hãy ghi nhớ có một người đàn ông tên là Baker." Đó là tên của anh ta. Rồi tôi nói với bạn kia: "Hãy ghi nhớ có một người đàn ông làm nghề "baker" (người làm bánh)" Và một lúc sau tôi quay lại với hai bạn đó, và tôi hỏi: "Các bạn có nhớ từ mà tôi đã nói với các bạn trước đó không? Các bạn có nhớ nó là từ gì không?" Người mà được bảo là phải ghi nhớ người đàn ông tên là Baker thì ít có khả năng nhớ từ tương tự so với người được bảo phải ghi nhớ nghề nghiệp của ông ấy là một "baker" (người làm bánh). Cùng một từ ngữ, khả năng ghi nhớ khác nhau điều này thật khó hiểu. Điều gì đang diễn ra ở đây? Đúng vậy. Cái tên Baker thực sự không có ý nghĩa gì đối với bạn. Nó hoàn toàn không bị buộc lại trong toàn bộ các ghi nhớ khác đang trôi nổi xung quanh bộ óc của bạn. Nhưng danh từ chung "baker" (người làm bánh), chúng ta biết những người làm bánh. Những người làm bánh đội những chiếc nón màu trắng ngộ nghĩnh. Những người làm bánh trên tay dính đầy bột. Những người làm bánh có mùi thơm khi họ đi làm về. Có lẽ chúng ta thậm chí quen biết với một người làm bánh. Khi chúng ta thoạt đầu nghe từ đó, chúng ta bắt đầu đặt những chiếc móc liên kết vào nó khiến chúng ta dễ dàng tìm lại nó sau một thời gian. Toàn bộ nghệ thuật của những gì đang diễn ra trong những cuộc thi về trí nhớ này và toàn bộ nghệ thuật ghi nhớ mọi việc tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày là tìm cho ra những phương pháp chuyển đổi chữ B viết hoa trong B-Bakers thành chữ B thường trong b-bakers (người làm bánh) -- để lấy thông tin mà bị thiếu hụt về ngữ cảnh, về ý nghĩa, về ngữ nghĩa và chuyển đổi nó bằng cách nào đó để nó trở nên có ý nghĩa liên kết với tất cả những thứ khác đã tồn tại trong tâm trí bạn. Một trong những kỹ thuật chi tiết hơn để làm điều này đã có từ cách đây 2500 năm thời Hy Lạp Cổ Đại. Người ta biết đến nó như một cung điện trí nhớ. Câu chuyện đằng sau việc hình thành cung điện trí nhớ là như thế này: Có một nhà thơ tên là Simondies đang dự một bữa tiệc lớn. Thực ra ông được thuê để trình diễn giải trí, vào thời điểm đó nếu bạn muốn tổ chức một bữa tiệc thật linh đình, bạn sẽ không thuê một D.J mà là một nhà thơ. Ông đứng dậy, đọc bài thơ của ông từ trí nhớ, bước ra khỏi cửa và ngay lúc ông vừa bước ra khỏi cửa cả hội trường yến tiệc bị sập đổ, làm chết hết tất cả mọi người bên trong đó. Không chỉ giết hết tất cả mọi người, nó còn làm nát thi thể đến nỗi không nhận ra được. Không ai có thể nói những ai ở bên trong, không ai có thể nói vị trí họ đã ngồi. Thi thể không thể được chôn cất đàng hoàng. Đó thực sự là một bi kịch nối tiếp bi kịch. Simonides, đứng bên ngoài, người sống sót duy nhất giữa đống đổ nát, ông nhắm mắt lại và nhận ra điều này, những gì mà có trong con mắt tâm trí của ông, ông có thể thấy vị trí từng vị khách đang ngồi trong bữa tiệc. Và ông cầm tay những người thân của các vị khách tới nơi mà người thân yêu của họ đã mất giữa đống đổ nát. Những gì mà Simonides khám phá ra vào lúc đó là điều mà tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều phần nào biết được bằng trực giác điều đó là... bên cạnh việc chúng ta rất kém khi phải nhớ tên và số điện thoại hay là từng-từ-một các hướng dẫn trong sách vở ở trường, chúng ta thực sự có những ký ức thuộc thị giác và không gian rất đặc biệt. Nếu tôi đề nghị các bạn nói lại 10 từ đầu tiên trong câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe về Simonides, khả năng rất lớn là các bạn sẽ gặp khó khăn. Nhưng tôi sẽ đặt cược rằng nếu tôi đề nghị các bạn hãy nhớ lại ai đang ngồi trên con ngựa rám nắng biết nói ở trong phòng sảnh nhà bạn bây giờ, các bạn sẽ có thể thấy được. Ý tưởng đằng sau cung điện trí nhớ là để tạo nên một dinh thự tưởng tượng trong đôi mắt tâm trí của các bạn và đưa vào đó những hình ảnh của những thứ mà bạn muốn nhớ -- hình ảnh càng điên dại, kỳ lạ, quái đản, vui nhộn, tục tĩu, bốc mùi thì nó càng có khó quên hơn. Đây là lời khuyên có từ cách đây hơn 2000 năm từ những luận thuyết Latin đầu tiên về trí nhớ. Vậy nó hoạt động như thế nào? Giả sử là bạn được mời đến sân khấu trung tâm của TED để nói chuyện và bạn muốn thực hiện nó bằng trí nhớ, bạn muốn làm theo cách mà Cicero đã từng làm nếu ông được mời đến TEDxRome 2000 năm trước. Những gì bạn có thể làm là hình dung bản thân mình đang đứng ở cửa trước nhà bạn. Và bạn tưởng tượng ra vài hình ảnh khá là điên rồ, mắc cười và khó quên để nhắc nhớ điều đầu tiên mà bạn muốn nói đến là cuộc thi rất kỳ quái này. Và rồi bạn bước vào bên trong ngôi nhà của mình bạn sẽ thấy hình ảnh của Cookie Monster ngồi trên đỉnh Mister Ed. Và nó sẽ gợi nhớ chuyện bạn muốn giới thiệu người bạn Ed Cook của mình. Rồi bạn sẽ thấy hình ảnh của Britney Spears gợi bạn nhớ về câu chuyện vui bạn muốn kể. Sau đó bạn sẽ đi vào nhà bếp, chủ đề tiếp theo mà bạn sẽ nói là hành trình kỳ lạ mà bạn đã đi trong suốt một năm, và có những người bạn giúp bạn nhớ về điều đó. Đây là cách mà những nhà diễn thuyết La Mã thuộc lòng các bài phát biểu của họ -- không phải từng-từ-một vì nó sẽ chỉ làm hỏng bài phát biểu của bạn mà thôi, mà là theo từng chủ đề một. Thực ra, cụm từ "topic sentence" (câu chủ đề), xuất phát từ từ "topos" trong tiếng Hy lạp có nghĩa là "nơi chốn". Đó là một vết tích từ thời con người đã từng nghĩ về diễn thuyết và hùng biện theo những khái niệm không gian này. Cụm từ "in the first place" (đầu tiên) cũng giống như nơi đầu tiên trong cung điện trí nhớ. Tôi nghĩ điều này hết sức thu hút, và tôi thực sự hứng thú với nó. Vậy nên tôi đã tìm đến thêm một vài cuộc thi trí nhớ. Tôi có ý tưởng để có thể viết dài hơn về nhóm văn hóa của những người cạnh tranh về trí nhớ này. Nhưng lại có một vấn đề. Vấn đề là một cuộc thi trí nhớ là một sự kiện nhàm chán chưa từng có. (Tiếng cười) Thực sự, kiểu như một nhóm người ngồi lại nói về điểm SAT ý tôi là kịch tính nhất là khi ai đó bắt đầu xoa bóp thái dương của mình. Tôi là một nhà báo, ôi cần có chuyện xảy ra để viết. Tôi biết rằng điều lạ thường đó xảy ra trong tâm trí của những người này, nhưng tôi không tiếp cận được nó. Và tôi nhận ra rằng, nếu tôi kể lại câu chuyện này, tôi cần đặt mình trong hoàn cảnh của họ một chút, Và vì vậy tôi bắt đầu trải qua 15 rồi 20 phút mỗi buổi sáng trước khi ngồi đọc tờ New York Times của mình chỉ để có gắng nhớ về một chuyện gì đó. Có thể đó là một bài thơ. Có thể đó là những cái tên từ cuốn biên niêm giám cũ mà tôi đã mua ở một chợ trời. Và tôi thấy rằng điều này cực kỳ thú vị một cách ngạc nhiên. Tôi chưa bao giờ mong đợi như thế. Thú vị vì đây không chỉ để rèn luyện trí nhớ của bạn. Những gì bạn đang làm là bạn sẽ cố gắng tốt hơn và tốt hơn và tốt hơn trong việc sáng tạo, trong việc tưởng tượng ra nhưng hình ảnh cực kỳ buồn cười, tục tĩu, vui nhộn và hy vọng không thể nào quên trong đôi mắt của tâm trí bạn. Và tôi khá là có hứng thú với nó. Đây là tôi đang mang một bộ dụng cụ rèn luyện trí nhớ dành cho những thí sinh. Đó là một cặp chụp tai chống ồn và một bộ kính an toàn đã được che chắn toàn bộ chỉ còn lại hai lỗ rất nhỏ để nhìn, vì sự phân tâm là kẻ thù lớn nhất của những người đi thi khả năng ghi nhớ. Tôi quay lại cuộc thi tương tự mà tôi đã tham dự với tư cách phóng viên một năm trước. Và tôi có ý tưởng rằng mình có thể tham gia, kiểu như một trải nghiệm khi tham gia trong ngành báo chí. Nó sẽ làm, tôi nghĩ, có thể là một phần kết đẹp cho toàn bộ các nghiên cứu của tôi. Vấn đề là cuộc thực nghiệm này trở nên rối rắm. Tôi đã thắng cuộc thi, điều mà thực sự không nghĩ rằng sẽ xảy ra. (Vỗ tay) Bây giờ, thật tuyệt để có thể ghi nhớ những bài diễn thuyết số điện thoại và danh sách cần mua sắm, nhưng thực sự nó nằm bên ngoài điểm mấu chốt. Đây chỉ là những mẹo vặt. Chúng là những mẹo vặt có thể sử dụng vì chúng dựa trên một vài nguyên lý khá cơ bản liên quan đến cách mà bộ não chúng ta hoạt động. Các bạn không cần phải xây nên những cung điện trí nhớ hay ghi nhớ thứ tự các lá bài để hưởng lợi một chút xíu trong chuyện tâm trí bạn hoạt động thế nào. Chúng ta hay nói về người có trí nhớ tuyệt vời như thể nó là năng khiếu bẩm sinh, nhưng không phải vậy. Những trí nhớ tuyệt vời là điều có thể học được. Ở mức độ cơ bản nhất, chúng ta nhớ khi chúng ta chú ý. Chúng ta nhớ khi chúng ta có liên quan một cách sâu sắc. Chúng ta nhớ khi chúng ta có thể nhận một mảnh thông tin và trải nghiệm và khám phá ra tại sao nó lại có ý nghĩa đối với chúng ta, tại sao nó lại quan trọng, tại sao nó lại đầy màu sắc, khi chúng ta có thể chuyển đổi nó bằng cách nào đó hợp lý - trong sự liên quan với tất cả những thứ đang trôi nổi quanh tâm trí ta, khi chúng ta có thể chuyển đổi từ Bakers thành bakers. Cung điện trí nhớ, những kỹ thuật ghi nhớ này, chúng chỉ là những đường tắt. Thực sự, chúng thậm chí không hẳn là những đường tắt. Chúng hoạt động vì chúng khiến các bạn hoạt động. Chúng buộc bạn làm việc xử lý theo chiều sâu, kiểu như sự quan tâm thật sự, mà hầu hết chúng ta không hay tập luyện. Nhưng thực sự không có những đường tắt. Đây là cái cách mà mọi thứ được ghi nhớ. Và tôi nghĩ nếu có một điều mà tôi muốn đọng lại trong các bạn, đó là E.P, người bị mắc chứng mất trí đến nỗi thậm chí không nhớ rằng mình có vấn đề về trí nhớ, đã làm cho tôi có suy nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta sự tổng hợp những ký ức. Chúng ta sẵn sàng đánh mất bao nhiêu từ quãng đời ngắn ngủi đã qua của chúng ta bằng cách đánh mất bản thân trong Blackberries, iPhones thông qua việc không chú ý đến những người đang đi qua cuộc đời chúng ta những người đang trò chuyện với chúng ta, hay quá làm biếng đến nỗi chúng ta không sẵn sàng xử lý thông tin một cách sâu sắc? Tôi học được trước tiên rằng còn nhiều lắm khả năng ghi nhớ tuyệt vời tiềm ẩn trong tất cả chúng ta. Nhưng nếu bạn muốn sống một cuộc đời đáng nhớ, các bạn phải là dạng người nhớ để nhớ. Cám ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Quay lại thập niên 1980, lúc tôi thực sự đã thuyết trình lần đầu tại TED, và tôi mang đến vài buổi trình diễn trước công chúng rất, rất sớm của thực tế ảo trên sân khấu TED. Và vào lúc đó, chúng tôi biết mình đang đối diện với một tương lai đầy khó khăn nơi mà công nghệ chúng ta cần, công nghệ chúng ta yêu thích, cũng có thể là điểm yếu của chúng ta. Chúng ta biết rằng nếu chúng ta nghĩ công nghệ là một phương tiện sở hữu nhiều quyền lực hơn nữa, nếu nó chỉ là một cách thể hiện quyền lực, cuối cùng chúng ta sẽ huỷ hoại mình. Đó là những gì sẽ xảy ra nếu bạn đi phô trương quyền lực và không làm gì khác. Vì thế cái lý tưởng của văn hoá kỹ thuật số thời đó luôn xoay quanh việc bắt đầu với sự nhận thức về bóng tối có thể ập đến và cố gắng tưởng tượng một cách để vượt qua nó với vẻ đẹp và sự sáng tạo. Tôi từng luôn kết thúc những Buổi toạ đàm ở TED với câu nói khá đáng sợ rằng, "Chúng ta có một thử thách. Chúng ta phải tạo ra một nền văn hoá xoay quanh công nghệ mà rất đẹp, rất ý nghĩa, rất sâu sắc và sáng tạo không ngừng, lấp đấy bởi tiềm năng vô hạn kéo chúng ta ra khỏi việc thực hiện tự sát hàng loạt." Vì thế chúng ta nói về sự tuyệt chủng là khái niệm tương đương với yêu cầu tạo ra một tương lai hấp dẫn, sáng tạo vô hạn. Và tôi vẫn tin là sự thay thế của tính sáng tạo làm sự thay thế cho cái chết là rất thực và chính xác, có lẽ là thứ chính xác nhất ngoài kia. Trong trường hợp thực tế ảo -- nói chung là cách tôi từng nói về nó là nó sẽ là một thứ giống như những gì xảy ra khi con người phát hiện ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ mới đi kèm những hành trình mới, chiều sâu mới, ý nghĩa mới, những mối liên kết và cách hợp tác mới, những cách tưởng tượng mới, những cách nuôi con mới, và tôi tưởng tượng, với thực tế ảo, chúng ta sẽ có một trải nghiệm mới giống như một cuộc hội thoại nhưng cũng giống như cố ý mơ mộng trong trạng thái tỉnh táo. Chúng tôi gọi nó là giao tiếp hậu ký hiệu, vì nó sẽ giống như làm rõ trực tiếp những gì bạn đã trải qua thay vì tạo ra ký hiệu gián tiếp để ám chỉ sự vật. Đó là một giấc mộng tuyệt đẹp và cũng là giấc mộng tôi vẫn tin tưởng, và dù vậy, ám ảnh giấc mộng đẹp đẽ đó là mặt tối của thứ mà nó sẽ biến thành trong tương lai. Và tôi giả sử có thể liên hệ bản thân với một trong những nhà khoa học máy tính đầu tiên, có tên là Norbert Wiener, và ông ấy viết một cuốn sách từ thập niên 1950, trước cả khi tôi ra đời, gọi là "Cách sử dụng con người của loài người." Và trong cuốn sách, ông ấy mô tả tiềm năng tạo ra một hệ thống máy tính thu thập dữ liệu từ con người và cung cấp phản hồi cho họ theo thời gian thực để đặt họ trong một cái hộp Skinner một phần theo số liệu, trong một hệ thống hành vi, và ông ấy đã viết một dòng rất ấn tượng nói rằng, một người có thể tưởng tượng, một thử nghiệm tiềm thức -- và tôi đang diễn giải lại, nó không phải trích dẫn - một người có thể tưởng tượng một hệ thống máy tính toàn cầu nơi mọi người luôn mang theo thiết bị bên mình, và các thiết bị cho họ phản hồi dựa trên hành động của họ, và toàn bộ dân số phải chịu một mức độ điều chỉnh hành vi nhất định. Và một xã hội như vậy sẽ thật điên rồ, không thể sinh tồn, không thể đối diện với các vấn đề. Và rồi ông ấy nói, đây chỉ là một thử nghiệm tiềm thức, và một tương lai như vậy sẽ không xảy ra về mặt kỹ thuật. (Cười) Và dù vậy, tất nhiên, đó là thứ chúng ta đã tạo ra, và đó là thứ chúng ta phải huỷ bỏ nếu muốn tồn tại. Vì thế -- (Vỗ tay) tôi tin rằng nếu chúng ta mắc phải một sai lầm cụ thể nào đó, và nó diễn ra từ sớm, và bằng cách hiểu sai lầm mà ta đã gây ra, chúng ta có thể loại bỏ nó. Nó diễn ra trong thập niên 90, và tiếp diễn tới bước ngoặt thế kỷ, và đây là những gì đã xảy ra. Văn hoá kỹ thuật số sơ khai, và chắc chắn là cả văn hoá kỹ thuật số hiện đại, có cảm giác của, theo tôi là, một nhiệm vụ về xã hội chủ nghĩa và sự tự do, khác với những thứ khác đã được thực hiện, như phát minh về sách, mọi thứ trên internet phải thuần tuý là dành cho cộng đồng, phải được cung cấp miễn phí, vì nếu ngay cả một người cũng không mua được nó, thì điều đó sẽ gây ra sự bất bình đẳng tồi tệ, Bây giờ tất nhiên, có những cách khác để giải quyết. Nếu sách báo tốn quá nhiều tiền, bạn có các thư viện công cộng. Và cứ như vậy. Nhưng chúng tôi nghĩ, không, không, đó là một ngoại lệ. Đây phải là thuần tài nguyên công cộng, đó là thứ chúng tôi muốn. Và tinh thần đó vẫn tiếp diễn. Bạn có thể trải nghiệm nó trong những thiết kế như, ví dụ, Wikipedia, và nhiều nơi khác. Nhưng cùng lúc đó, chúng ta cũng tin rằng, với cùng một lòng nhiệt huyết, vào thứ hoàn toàn khác này, một thứ hoàn toàn không tương thích, đó là tình yêu mến dành cho các doanh nhân công nghệ. Chúng ta yêu mến Steve Jobs; chúng ta yêu mến thần thoại quyền lực của một chuyên gia công nghệ có thể bẻ cong cả vũ trụ. Phải không? Và thứ năng lực huyền bí đó vẫn bám lấy chúng ta như thế. Vậy là bạn có hai niềm đam mê khác nhau, một là biến mọi thứ thành miễn phí và hai là thứ quyền lực gần như siêu nhiên của các doanh nhân công nghệ. Bạn sẽ ăn mừng tinh thần kinh doanh ra sao khi mọi thứ là miễn phí? Nói chung, thời trước đây chỉ có một giải pháp, đó là mô hình quảng cáo. Và rồi do đó, Google được hình thành miễn phí với các quảng cáo, Facebook được hình thành miễn phí, với các quảng cáo. Lúc đầu chúng rất dễ thương giống với Google ngày đầu khai sinh vậy. (Cười) Những quảng cáo ấy cũng khá giống quảng cáo đấy. Chúng tương tự nha sĩ địa phương hay một thứ gì đó. Nhưng có một vấn đề là Định luật Moore giúp máy tính ngày càng hiệu quả và rẻ tiền hơn. Các thuật toán của họ trở nên tốt hơn. Chúng tôi thực ra có các trường đại học tìm hiểu chúng, và chúng lại ngày càng tốt lên. Và các khách hàng và cơ quan sử dụng những hệ thống này trở nên càng kinh nghiệm hơn và càng thông minh hơn. Rồi thứ khởi điểm là quảng cáo thực sự không thể gọi là quảng cáo được nữa. Nó biến thành công cụ điều chỉnh hành vi, giống như Norbert Wiener đã từng lo lắng. Và tôi không gọi những thứ này là mạng xã hội nữa. Tôi gọi chúng là các đế chế điều chỉnh hành vi. (Vỗ tay) Và tôi từ chối không gièm pha các cá nhân. Tôi có vài người bạn thân ở những công ty này, bán một công ty cho Google, dù tôi nghĩ đây là một trong những đế chế đó. Tôi không nghĩ đây là vấn đề người xấu làm điều xấu. Tôi nghĩ đây là vấn đề của sai lầm nực cười đến đáng ngạc nhiên, mà lại bi thảm trên toàn cầu, thay vì là làn sóng tội ác. Để tôi cho các bạn thêm một lớp chi tiết khác về cách sai lầm cụ thể này hoạt động như thế nào. Vì thế với chủ nghĩa hành vi, bạn cho sinh vật này, có thể là chuột, là chó hay là người, một chút niềm vui và một chút hình phạt như là phản hồi về những gì chúng làm. Nên nếu bạn nhốt một vật nuôi trong lồng, nó có thể là kẹo hay chút luồng điện giật. Nhưng nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, nó không phải những thứ trên mà là hình phạt và phần thưởng tượng trưng Pavlov, một trong những nhà hành vi học đầu tiên, đã trình bày một nguyên tắc nổi tiếng. Bạn có thể dạy một con chó tiết nước bọt chỉ với cái chuông hay một dấu hiệu. Tương tự với mạng xã hội, hình phạt xã hội và phần thưởng xã hội có chức năng là hình phạt và phần thưởng. Và chúng ta đều biết cảm giác của chúng. Bạn cảm nhận chút vui mừng -- "Ai đó thích vài điều về tôi và nó đang lặp lại." Hoặc là sự trừng phạt: "Ôi Chúa ơi, họ ghét tôi, có lẽ ai đó còn nổi tiếng hơn, ôi Chúa ơi." Vậy bạn cảm nhận hai cảm xúc rất phổ biến ấy, và chúng được biểu hiện ra theo cách khiến bạn rơi vào vòng lặp này. Như đã được nhiều nhà sáng lập hệ thống thừa nhận công khai, mọi người biết đây là những gì đã diễn ra. Nhưng đây là vấn đề: theo truyền thống, trong nghiên cứu học thuật về phương pháp hành vi, các kích thích tích cực và tiêu cực đã được đem ra so sánh. Trong bối cảnh này, một bối cảnh thương mại, có một loại khác biệt mới có lẽ đã xâm nhập thế giới học thuật được một thời gian, và có sự khác biệt rằng dù kích thích tích cực có hiệu quả hơn kích thích tiêu cực ở một vài tình huống khác, kích thích tiêu cực vẫn rẻ hơn. Chúng là tác nhân kích thích mặc cả. Cho nên ý của tôi là sẽ dễ hơn nhiều để gây mất niềm tin thay vì xây dựng nó. Để xây đắp tình yêu mất một thời gian dài. Để phá huỷ tình yêu chỉ cần một thời gian ngắn. Bây giờ khách hàng của những đế chế điều chỉnh hành vi này đang chạy vòng lặp rất nhanh. Họ gần giống như con buôn tần số cao. Họ nhận lại phản hồi từ việc chi tiêu hoặc bất cứ hoạt động nào khi họ không chi tiêu, và họ xem xét cái nào có tác dụng để tăng cường thực hiện nó. Và rồi họ nhận những phản hồi nhanh, có nghĩa là họ phản ứng nhiều hơn trước cảm xúc tiêu cực vì đó là những thứ tăng trưởng nhanh hơn đúng không? Và do đó, ngay cả những người chơi với ý tốt nghĩ rằng tất cả những gì họ làm là quảng cáo kem đánh răng cuối cùng lại thúc đẩy mục đích của những kẻ tiêu cực, những cảm xúc tiêu cực, những kẻ quái gở, những kẻ hoảng tưởng, những kẻ đầy hoài nghi và ngờ vực. Đó là những kẻ bị hệ thống này phóng đại lên. Và bạn không thể trả cho một trong những công ty này để làm thế giới bỗng tốt lên và cải thiện dân chủ gần như dễ dàng như bạn trả tiền để phá huỷ chúng. Và đây là mâu thuẫn mà chúng ta đang bị vướng vào. Cách thay thế là vặn lại đồng hồ, nhiệm vụ rất khó khăn, và thay đổi quyết định đó. Thay đổi quyết định đồng nghĩa với hai việc. Đầu tiên là nhiều người giàu có thực sự sẽ trả tiền cho những thứ đó. Bạn sẽ trả tiền cho công cụ tìm kiếm, trả tiền cho mạng xã hội. Bạn sẽ trả tiền như thế nào? Có lẽ với một mức phí tham gia, có thể thực hiện vi thanh toán. Có rất nhiều lựa chọn. Nếu có vài bạn đang chùn chân, và bạn nghĩ, "Ôi Chúa ơi, tôi sẽ không bao giờ mua chúng. Sao anh thuyết phục người ta bỏ tiền được?" Tôi muốn nhắc bạn về một chuyện vừa xảy ra. Vào cùng thời điểm này những tập đoàn như Google và Facebook đang xây dựng ý tưởng miễn phí của họ, rất nhiều nền văn hoá mạng cũng cho rằng trong tương lai, truyền hình và phim ảnh cũng được tạo ra theo cách tương tự, khá giống với Wikipedia. Nhưng sau đó, các công ty như Netflix, Amazon, HBO, nói rằng, "Thực ra, bạn biết đấy, cứ đăng ký đi. Bạn sẽ được xem vài chương trình hay." Và nó có hiệu quả đấy! Chúng ta hiện giờ đang trong quá trình gọi là "truyền hình cao điểm" phải không? Nên đôi khi nếu bạn trả tiền, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể tưởng tượng một giả định - (Vỗ tay) Chúng ta có thể tưởng tượng một thế giới giả định là "mạng xã hội cao điểm." Nó sẽ trông như thế nào? Nó có nghĩa là khi bạn có quan hệ tốt, bạn sẽ nhận được những lời khuyên y tế hữu ích, đáng tin thay vì vài lời kỳ quặc. Nó có nghĩa là khi bạn muốn nhận thông tin thực tế, sẽ không có vài thuyết âm mưu kỳ quái, hoang đường. Chúng ta có thể tưởng tưởng tượng nhiều tiềm năng phi thường khác. À. Tôi đã mơ về nó. Tôi tin nó có thể xảy ra. Tôi chắc chắn nó có thể xảy ra. Và tôi chắc chắn những tập đoàn như Google và Facebook, sẽ làm được những điều tốt đẹp cho thế giới. Tôi không tin chúng ta cần trừng phạt Thung lũng Silicon. Chúng ta chỉ cần đưa ra quyết định khác. Trong các tập đoàn công nghệ lớn, thực sự chỉ có hai tập đoàn phụ thuộc vào việc gián điệp và điều chỉnh hành vi làm kế hoạch kinh doanh. Đó là Google và Facebook. (Cười) Và tôi yêu các bạn. Thực sự đấy. Mọi người ở đây rất tuyệt vời. Tôi muốn chỉ ra, nếu có thể, nếu bạn nhìn vào Google, họ có thể tuyên truyền không ngớt về các trung tâm chi phí với tất cả các công ty, nhưng không truyền bá trung tâm lợi nhuận. Họ không thể đa dạng hoá, vì họ đã bị cố định. Họ đã bị khoá chặt vào mô hình này như người dùng vậy. Họ rơi vào cùng một bẫy như người dùng của họ, và bạn không thể vận hành một tập đoàn lớn như vậy. Vì thế đây cuối cùng hoàn toàn là vì lợi ích của các nhà đầu tư và những người nắm cổ phiếu của các công ty này. Đây là tình huống đôi bên cùng có lợi. Chỉ là nó sẽ mất một chút thời gian để xử lý. Rất nhiều chi tiết cần giải quyết, nhưng có thể xử lý hoàn toàn. (Cười) Tôi không tin giống loài chúng ta có thể tồn tại trừ khi ta giải quyết nó. Chúng ta không thể có một xã hội trong đó nếu hai người muốn giao tiếp, cách duy nhất có thể xảy ra là khi nó được hỗ trợ bởi bên thứ ba mong muốn kiểm soát họ. (Vỗ tay) (Ngưng vỗ tay) Trong thời gian sắp tới, nếu các công ty không chịu thay đổi, hãy xoá tài khoản của các bạn nhé! (Cười) (Vỗ tay) Vậy là đủ cho hôm nay rồi. Rất cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Điều tôi muốn làm là kể một câu chuyện ngắn về trang 404 và một bài học từ nó. Nhưng để bắt đầu thì cần hiểu trang 404 thật sự là gì. Đó là một trang 404. Đó là một trải nghiệm đứt quãng trên mạng. Nó là trang mặc định khi bạn tìm kiếm trên một trang web điều gì đó mà nó không thể tìm thấy và nó hiện ra trang 404. Đó quả thật là một trải nghiệm đứt quãng khi gặp phải. Và tôi chỉ muốn bạn suy nghĩ một chút, nhớ lại cảm giác của bạn, rằng thật là khó chịu khi gặp phải điều này. Bởi vì nó gợi lại cảm giác của một mối quan hệ tan vỡ. Và cũng quả thật thú vị khi nghĩ đến, trang 404 đến từ đâu? thật ra nó đến từ một danh sách các lỗi một bộ lỗi của các mối quan hệ, và khi tôi bắt đầu tìm hiểu, nó giống như một danh mục kiểm tra của nhà điều trị tình dục hay là nhà tư vấn hôn nhân. Bạn như tìm hiểu đến tận cùng rồi mọi thứ trở nên không chắc chắn. (cười) Đúng thế. Nhưng những thứ thế này ở bất cứ mọi nơi. Chúng trên trang web lớn và nhỏ. Đây là một trải nghiệm toàn cầu. Điều mà trang 404 nói với bạn là nhu cầu của bạn không được đáp ứng. và đó thật không phải một trải nghiệm hay khi bạn đã quen với những trải nghiệm như thế này. Bạn có thể vào Kinect và gặp những con kì lân nhảy múa và cầu vồng trên điện thoại di động Một trang 404 không phải là thứ bạn tìm kiếm. Bạn gặp phải nó như một cái tát vào mặt. Thử suy nghĩ về cảm giác của một trang 404, nó giống như khi bạn đến quán Starbucks và có một anh chàng phía sau quầy thu ngân bạn đến đó mà không có sữa gầy. Bạn hỏi,"Này, anh có thể lấy sữa gầy chứ?" và anh ta ra khỏi quầy mà không có quần dài trên người. Và bạn thốt lên, "Oh, tôi không muốn thấy điều đó." Đó là cảm giác của một trang 404. (cười) Ý tôi là, tôi đã nghe về điều đó. Điều này được đưa vào thực tiễn và trở nên quan trọng ở một nhóm công nghệ mới mà tôi dẫn đầu. và chúng tôi có 8 công ty mới thành lập quanh đó. Họ tập trung vào việc họ là gì, không phải việc họ không là gì, cho đến một ngày Athletepath, một trang web về dịch vụ cho những vận động viên ngoại hạng, tìm thấy video này. (Video) Anh chàng: Joey! Đám đông: Whoa! Renny Gleeson: Bạn chỉ ... không, anh ta không ổn đâu. Họ lấy video đó và đưa vào trang 404 của họ và nó như một bóng đèn bật sáng cho mọi người trong nhóm. Bởi vì cuối cùng đã có một trang thật sự mô tả cảm giác khi gặp phải trang 404. (Cười) (Vỗ tay) Rồi chuyện này trở thành một cuộc ganh đua. Dailypath khơi gợi cảm hứng thì đưa cảm hứng vào trang 404 của họ. Stayhound giúp bạn tìm người trông vật nuôi qua mạng xã hội tỏ sự thông cảm với vật nuôi của bạn. Mỗi người trong số họ tìm thấy điều này. Nó trở thành một cuộc thi 24 giờ Vào 4:04 ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa bạn $404 tiền mặt. Và điều họ học được rằng những thứ nhỏ bé, nếu được làm đúng cách, thật sự quan trọng. và những khoảnh khắc được chăm chút có thể xây dựng thương hiệu. Vậy nên hãy nhìn vào thế giới thực, và điều thú vị là bạn thật sự có thể làm những điều này bằng chính bản thân mình. Bạn có thể gõ vào một đường dẫn và cài vào một trang 404 và những thứ này sẽ nổi bật. Trang này cảm thông với bạn. còn trang này đổ lỗi cho bạn. Đây là một trang mà tôi thích. Đây là một trang thông báo lỗi, nhưng sẽ như thế nào nếu nó là một cơ hội? Vậy đây là nên một khoảnh khắc khi mà những công ty mới này ngồi xuống và nghĩ ngợi và phấn khích với việc họ có thể là gì. Vì trở lại vấn đề quan hệ, điều họ nghiệm ra xuyên suốt bài tập luyện này rằng một lỗi đơn giản có thể cho tôi biết rằng bạn không phải là gì, hoặc gợi tôi nhớ tại sao tôi nên yêu bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Muỗi vo ve) (Bốp) Bắt được mày rồi. Muỗi. Tôi ghét chúng Chắc bạn cũng thế? Tiếng vo ve đáng ghét bên tai bạn lúc trời tối có làm cho bạn phát điên lên? Biết rằng nó muốn cắm cây kim vào da bạn và hút máu của bạn? Thật kinh khủng phải không? Thật ra thì chỉ có một điều tốt duy nhất tôi có thể nghĩ tới khi nhắc đến muỗi Buổi tối khi chúng bay vào phòng ngủ của chúng ta chúng thích cắn vợ tôi hơn. Điều đó thật đáng ngạc nhiên phải không? Tại sao vợ tôi lại bị đốt nhiều hơn tôi? Và câu trả lời là mùi hương, mùi hương của cơ thể cô ấy Vì chúng ta đều có mùi khác nhau và sản xuất các hóa chất trên da mà có thể thu hút hoặc xua đuổi muỗi, một số người sẽ hấp dẫn hơn những người khác. Vậy là vợ tôi có mùi thơm hơn tôi, hoặc là tôi có mùi hôi hơn cô ấy. Bằng cách nào đi nữa, muỗi tìm thấy chúng ta trong bóng tối bằng cách đánh hơi. Chúng đánh hơi thấy chúng ta. Và trong quá trình tôi học tiến sĩ, tôi muốn biết chính xác hóa chất gì trên da chúng ta mà loài muỗi châu Phi chuyên gây bệnh sốt rét, dùng để theo dấu chúng ta trong đêm. Và có hàng loạt các hợp chất mà chúng dùng. Điều này sẽ không phải công việc dễ dàng. Do đó, chúng tôi đặt ra nhiều thí nghiệm. Tại sao? Vì nửa dân số thế giới đang gặp nguy hiểm khi bị nhiễm căn bệnh sốt rét chết người chỉ đơn giản với một vết muỗi đốt. Cứ 30 giây, đâu đó trên hành tinh này, một đứa trẻ chết vì sốt rét, và Paul Levy sáng nay đã nói về phép ẩn dụ của việc chiếc 727 đâm vào nước Mỹ. Vâng, ở châu phi, chúng tôi có tương đương với bảy chiếc 747 cỡ lớn đâm mỗii ngày Có lẽ nếu ta thu hút muỗi vào bẫy, nhử nó với mùi hương của chúng ta, ta có thể ngăn chặn việc truyền nhiễm Giải quyết câu đố này không phải việc đơ giản vì chúng ta tiết ra hàng trăm hóa chất khác nhau trên da, nhưng chúng tôi đã có những thí nghiệm đáng chú ý đã giúp chúng tôi giải bài toán này nhanh chóng Đầu tiên, chúng tôi quan sát rằng không phải tất cả loài muỗi đều đốt ở cùng một bộ phận trên cơ thể. Thật kỳ lạ. Do đó chúng tôi đặt ra một thí nghiệm chúng tôi đặt một tình nguyện viên khỏa thân trong lồng bự, và thả muỗi vào trong đó để xem chúng sẽ đốt vào đâu trên cơ thể Và chúng tôi thu thập được sự khác biệt đáng kể. Bên trái bạn thấy vết đốt do muỗi sốt rét Hà Lan Chúng có sở thích đốt trên mặt Ngược lại, muỗi sốt rét châu Phi thích đốt ở mắt cá và bàn chân của người này và điều đó tất nhiên chúng tôi nên biết từ lâu vì chúng được gọi là muỗi, bạn thấy không? (Cười) Đúng đấy (Vỗ tay) Vậy nên chúng tôi tập chung vào mùi bàn chân, mùi hương ở bàn chân con người cho đến khi chúng tôi bắt gặp một câu đáng chú ý trong tài liệu nói rằng phô mai chỉ thúi thua bàn chân hơn là ngược lại. Và nó đưa chúng tôi tới một thí nghiệm đáng chú ý Chúng tôi đã thử, với một mẩu phô mai Limburger nhỏ, có mùi rất nặng chỉ sau bàn chân, để thu hút muỗi sốt rét châu Phi. Và bạn biết không? Nó thành công. Nó thành công đến nỗi bây giờ chúng tôi có một hợp chất nhân tạo của mùi của phô mai Limburger mà chúng tôi dùng ở Tanzania và được chứng minh rằng có tác dụng thu hút muõi cao hơn 2 đến 3 lần so với người Limburg, hãy tự hào về phô mát của anh, vì bây giờ nó được dùng để chống bệnh sốt rét. (Vỗ tay) Đó là phô mát, chỉ để cho bạn thấy. Câu chuyện thứ hai của tôi cũng rất đáng chú ý. Nó là về người bạn thân của con người. Loài chó. Tôi sẽ chỉ cho bạn cách chúng ta có thể dùng chó để chống lại sốt rét. Một trong những cách tốt nhất để diệt muỗi không phải là đợi đến khi chúng bay xung quanh và cắn người rồi truyền bệnh. Mà là diệt chúng khi chúng còn là lăng quăng trong nước. Tại sao? Trong nước, lăng quăng tập trung lại. Chúng đều ở cùng một chỗ và bất động. Chúng không thể thoát khỏi chỗ nước đó. Và chúng ta có thể tiếp cận được. Bạn có thể đi tới cái hồ và giết chúng ở đấy, đúng không? Vấn đề chúng tôi có ở đây là, khắp môi trường, tất cả các hồ nước với lăng quăng đều nằm rải rác khắp nơi điều này gây khó dễ cho nhân viên thanh tra trong việc tìm chỗ sinh sản và diệt chúng với thuốc diệt côn trùng. Năm vừa rồi chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều, làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Cho đến khi chúng tôi nhận ra rằng cũng giống như mỗi người có mùi hương đặc trưng, lăng quăng cũng mang mùi hương riêng biệt. Thế là chúng tôi là đặt ra một thí nghiệm điên rồ khác, vi chúng tôi thu thập mùi của những con lăng quăng này để chúng lên miếng vải và rồi làm một chuyện rất đáng chú ý. Ở đây chúng tôi có một thanh ngang với 4 lỗ, và đặt mùi hương của lăng quăng vào lỗ bên trái. Ôi, rất nhanh. Bạn nhìn thấy con chó. Nó tên là Tweed, một giống chó chăn cừu. Nó đang kiểm tra các lỗ và giờ thì nó đã đoán trúng rồi. Nó đang đi lại để kiểm tra lỗ chính một lần nữa. nhưng nó đang đến cái đầu tiên, và giờ nó bị khóa vào mùi đấy, có nghĩa rằng chúng ta có thể dùng chó cùng với các thanh tra để tìm ra chỗ sinh sản của muỗi trong cánh đồng, và như thế sẽ có tác động lớn hơn tới bệnh sốt rét Quý cô này là Ellen van der Zweep, một trong những huấn luyện viên chó xuất sắc nhất thế giới và cô ta tin rằng chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế Vì chúng tôi cũng biết rằng những người mang kí sinh trùng sốt rét có mùi khác so với những người không bị nhiễm bệnh Cô ta tin rằng chúng ta có thể huấn luyện chó để tìm ra những người mang kí sinh trùng. Điều đó có nghĩa rằng trong cộng đồng khi mà bệnh sốt rét đã giảm đáng kể và chỉ còn vài người nhiễm bệnh các chú chó có thể tìm ra những người này, chúng ta có thể điều trị cho họ với thuốc chống sốt rét và kết thúc bệnh Người bạn thân của con người trong cuộc chiến chống sốt rét. Câu chuyện thứ ba của tôi còn đáng chú ý hơn, và tôi nên nói rằng, chưa bao giờ được trình bày trước công chúng cho tới hôm nay. Vâng. Đó là một câu chuyện điên rồ, nhưng tôi tin có lẽ nó là sự trả thù cuối cùng và tốt nhất đối với muỗi hơn bao giờ hết. Thật ra, có người đã nói với tôi rằng bây giờ họ sẽ tận hưởng việc bị muỗi đốt. Và tất nhiên câu hỏi là, điều gì khiến cho một người yêu thích việc bị muỗi đốt? Và câu trả lời là Tôi có nó ngay đây trong túi, nếu tôi có nó. Nó là một viên nhộng bình thường và khi tôi uống chung với nước nó tạo ra điều kì diệu. Cảm ơn. (Uống) Hãy để tôi chỉ cho bạn nó hoạt động thế nào. Trong cái hộp này tôi có một cái lồng với bảy trăm con muỗi cái đang đói mà tôi sắp thả ra (Cười) Giỡn thôi. Điều tôi sắp cho bạn xem là tôi sẽ đặt tay mình vào trong đó bạn sẽ thấy chúng đốt nhanh như thế nào. Chúng ta cùng xem. Đừng lo, tôi làm điều này thường xuyên trong phòng thí nghiệm Chúng ta xem. Được rồi. Trong đoạn phim ở đây Tôi sẽ cho bạn xem điều tương tự, chỉ có điều những gi tôi cho bạn thấy trên đoạn phim diễn ra một giờ sau khi tôi uống viên thuốc Nó không thành công. Xin lỗi về việc này. Tôi thò tay vào và đưa cho chúng một bữa ăn thịnh soạn Tôi lắc cho chúng rơi xuống và chúng tôi quan sát theo thời gian để xem những con muỗi này ngã bệnh Đây là đoạn phim quay nhanh Và 3 giờ sau, những gì chúng tôi thấy ở đáy lồng là muỗi chết và tôi xin nói rằng, thưa quý vị, chúng ta đã đổi vị trí với muỗi Chúng không giết chúng ta mà ngược lại chúng ta giết chúng. (Vỗ tay) Bây giờ (Cười) Maastricht, hãy chuẩn bị. Hãy nghĩ đến những gì chúng ta có thể làm với phát hiện mới này. Chúng ta có thể dùng nó để chứa dịch bệnh do muỗi gây ra, đúng không? Và hơn thế nữa, hãy tưởng tượng chuyện gì xảy ra nếu, trong mỗi khu vực lớn, mọi người đều dùng thuốc này chỉ trong vòng 3 tuần Nó sẽ cho chúng ta cơ hội để thật sự loại bỏ bệnh sốt rét. Vậy là phô mai, chó, và thuốc dùng để diệt muỗi. Đó là khoa học sáng tạo mà tôi thích làm cho sự tiến bộ của nhân loại Nhưng đặc biệt cho cô bé này, để cô bé có thể lớn lên trong thế giới không có sốt rét. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Tôi sẽ chia sẻ với các bạn về sự lạc quan-- hay chính xác hơn là khuynh hướng thiên về tính lạc quan. Đó là một ảo ảnh tri thức mà chúng tôi đã nghiên cứu tại phòng nghiên cứu của mình vài năm trước, và 80% chúng ta có nó Đó là chúng ta có khuynh hướng đánh giá quá cao khả năng trải nghiệm những điều tốt trong cuộc sống của mình và đánh giá quá thấp khả năng trải nghiệm những điều xấu. Vì thế chúng ta đánh giá thấp khả năng bị ung thư hay tai nạn xe hơi. Chúng ta đánh giá quá cao việc sống lâu, hay viễn cảnh sự nghiệp trong tương lai. Tóm lại, chúng ta lạc quan hơn là thực tế, nhưng chúng ta lại lãng quên đi điều đó. Ví dụ như là trong hôn nhân, Ở thế giới phương tây, tỷ lệ ly dị là 40% có nghĩa là 5 cặp vợ chồng thì 2 cặp sẽ ly dị và chia tài sản. Nhưng khi bạn hỏi những cặp vợ chồng mới cưới về khả năng ly dị họ sẽ cho là 0%. và ngay cả khi những luật sư của những vụ ly dị, người đáng lẽ phải biết rõ nhất, đánh giá rất thấp khả năng ly dị của chính mình. Vì thế, hoá ra những con người lạc quan ít có khả năng ly dị hơn nhưng lại nhiều khả năng tái giá hơn. Samuel Johnson từng nói là, "Tái giá là chiến thắng của hy vọng đối với trải nghiệm" (tiếng cười) Vì thế nếu chúng ta kết hôn, chúng ta có khả năng có con nhiều hơn, và chúng ta đều nghĩ những đứa con của mình sẽ đặc biệt tài năng. Đây là đứa cháu 2 tuổi của tôi, Guy. và tôi muốn chỉ rõ rằng thằng bé chính là một ví dụ tệ hại về khuynh hướng thiên về tính lạc quan, bởi thằng bé thực tế tài năng một cách độc đáo. (tiếng cười) và không phải chỉ mình tôi như thế cứ 4 người anh, thì có 3 người sẽ nói họ lạc quan về tương lai của gia đình mình Đó là 75% nhưng chỉ có 30% nói rằng họ nghĩ gia đình họ nói chung tốt hơn một vài thế hệ trước. và đây là một điều thật sự quan trọng, bởi chúng ta lạc quan về chính bản thân, chúng ta lạc quan về chính những đứa con của mình, chúng ta lạc quan về gia đình chúng ta nhưng chúng ta không lạc quan đến vậy về người ngồi cạnh chúng ta, và chúng ta hơi bi quan về vận mệnh của những công dân và đất nước mình. Nhưng lạc quan riêng tư về tương lai riêng của chúng ta thì khó mà thay đổi. Và không có nghĩa là chúng ta nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở nên ổn thoả bằng phép mầu mà là chúng ta có khả năng kì diệu để làm nên điều đó. Tôi là một nhà khoa học, tôi tiến hành những thí nghiệm Vì thế để cho các bạn biết điều mà tôi muốn nói, tôi sẽ tiến hành một thí nghiệm tại đây với các bạn. Tôi sẽ cho các bạn một danh sách những khả năng và đặc tính và tôi muốn các bạn đánh giá từng khả năng này so với những người còn lại. Điều đầu tiên là việc hoà thuận với người khác. Ai ở đây nghĩ rằng mình ở mức 25% phía dưới? Được rồi,có khoảng 10 người trong 1500 người. Ai tin rằng mình ở 25% phía trên? hầu hết chúng ta ở đây. tiếp theo, tương tự với khả năng lái xe của bạn rồi bạn thú vị như thế nào? bạn cuốn hút như thế nào? bạn trung thực như thế nào? và cuối cùng là bạn khiêm tốn như thế nào? hầu hết chúng ta đánh giá chính mình cao hơn mức trung bình ở hầu hết những khả năng. điều này không thể thống kê tất cả chúng ta không thể giỏi hơn tất cả những người còn lại được! (Tiếng cười) nhưng nếu chúng ta tin rằng mình tốt hơn những người khác, có nghĩa là chúng ta có nhiều khả năng được thăng chức và không ly dị hơn, bởi chúng ta hoà đồng hơn, thú vị hơn. Đó là một hiện tượng toàn cầu. Khuynh hướng thiên về tính lạc quan đã được quan sát ở nhiều quốc gia-- ở những nền văn hóa phương tây, ở những nền văn hoá phương đông, ở đàn bà và đàn ông, ở những đứa trẻ và người già. Nó rất phổ biến. Nhưng câu hỏi là liệu đìều đó có tốt cho chúng ta? Vì có một vài người nói không. Vài người nói là bí mật để thành công là mong đợi thấp. Tôi nghĩ lý lẽ đó như thế này: Nếu chúng ta không mong đợi điều tốt đẹp nhất, nếu chúng ta không mong đợi tìm thấy tình yêu, khoẻ mạnh và thành công, thì chúng ta sẽ chẳng thất vọng khi những điều đó không xảy ra. Và nếu chúng ta không thất vọng khi những điều tốt không xảy ra, và chúng ta sẽ ngạc nhiên khi những điều đó xảy ra, chúng ta sẽ hạnh phúc. Đó là một lý thuyết đúng, nhưng nó hoá ra lại sai vì ba lý do. Một : dù điều gì xảy ra, dù thành công hay thất bại, những người với mong đợi cao hơn, luôn cảm thấy tốt hơn. bởi cách mà chúng ta cảm thấy khi bị đuổi hay được là nhân viên của tháng tuỳ thuộc vào cách chúng ta cảm nhận về sự kiện đó. Nhà tâm lý học Margaret Marshall và John Brown nghiên cứu những sinh viên với những mong đợi cao và thấp Và họ phát hiện ra rằng khi những con người với mong đợi cao thành công, họ cho rằng sự thành công đó là do chính họ "Tôi là một thiên tài vì thế tôi được A, vì thế mà tôi sẽ được A nữa và nữa trong tương lai" Khi họ thất bại, thì đó không phải vì họ ngu mà vì bài kiểm tra không công bằng. lần tới họ sẽ làm tốt hơn. Những người với mong đợi thấp thì ngược lại Khi thất bại, họ nghĩ đó là do họ và khi họ thành công đó là do tình cờ gặp bài kiểm tra dễ Lần tiếp theo, thực tế sẽ bắt kịp họ Vì thế mà họ cảm thấy tệ hơn Lý do thứ hai: Cho dù kết quả là gì, hành động dự đoán khiến chúng ta vui vẻ. Nhà kinh tế hành vi George Lowenstein hỏi những học sinh trong trường mình tưởng tượng được hôn nồng nàn bởi một người nổi tiếng, bất kì một người nổi tiếng nào và rồi ông nói "Các em sẵn sàng trả bao nhiêu cho nụ hôn đó, từ một người nổi tiếng nếu nụ hôn đó là ngay lúc này đây trong 3 giờ nữa, trong 24 giờ nữa, trong 3 ngày nữa, trong một năm, 10 năm nữa? Ông ta tìm ra rằng những sinh viên sẵn sàng trả nhiều nhất không phải để được hôn ngay lập tức, mà là một nụ hôn trong ba ngày nữa. Họ sẵn sàng trả nhiều hơn để đợi. Nhưng lại không sẵn sàng trả cho một năm hay 10 năm; không ai muốn một người nổi tiếng đã già Nhưng ba ngày có vẻ là một lượng tốt nhất. Tại sao lại như thế? nếu bạn được hôn bây giờ, nó sẽ xong và hết. nhưng nếu 3 ngày nữa bạn được hôn, đó là ba ngày của sự kích thích bồn chồn và cảm giác hồi hộp chờ đợi Điều mà các sinh viên muốn là có được thời gian đó để tưởng tượng nơi điều đó sẽ diễn ra, cách điều đó sẽ diễn ra. Mong đợi khiến họ vui. Đó chính là lý do tại sao người ta thích thứ 6 hơn chủ nhật. Đó thực sự là một điều gây tò mò, bởi thứ 6 là ngày làm việc và chủ nhật là ngày vui chơi, thế nên bạn tưởng rằng người ta thích chủ nhật hơn nhưng không phải như vậy. Không phải vì họ thực sự thích ở văn phòng và họ không thể chịu được việc đi dạo ở công viên hay ăn một bữa sáng-trưa lười biếng. Chúng ta biết rằng bởi khi chúng ta hỏi người ta về ngày mà họ thích nhất trong tuần ngạc nhiên thay thứ 7 được nêu lên đầu tiên rồi thứ 6 rồi chủ nhật. người ta thích thứ 6 hơn bởi thứ 6 mang lại mong chờ cho ngày cuối tuần sắp tới tất cả những dự định bạn có. vào chủ nhật, điều duy nhất bạn mong chờ là một tuần làm việc vì thế mà người ta lạc quan mong đợi nhiều nụ hôn trong tương lai, nhiều cuộc đi dạo trong công viên, và sự mong chờ tăng cường hạnh phúc của chúng ta. Thực tế, nếu không có khuynh hướng thiên về sự lạc quan, chúng ta sẽ bị trầm uất nhẹ Những người hơi trầm uất, họ không có thiên hướng gì khi nhìn vào tương lai. Thực ra họ là những cá nhân thực tế hơn là lành mạnh Nhưng những cá nhân bị trầm uất nặng họ có khuynh hướng bi quan. Vì thế, họ có xu hướng cho rằng viễn cảnh tương lai thì tệ hơn là trên thực tế. VÌ thế mà sự lạc quan thay đổi thực tại chủ quan Cách chúng ta trông đợi vào thế giới thay đổi cách chúng ta nhìn nhận nó. Nhưng nó cũng thay đổi thực tại khách quan. Nó hoạt động như là một lời tiên tri tự hoàn thiện và đó là lý do thứ ba tại sao việc giảm đi sự mong đợi sẽ không làm cho bạn hạnh phúc. Những thí nghiệm đơn đã cho thấy sự lạc quan không chỉ liên quan đến thành công, mà nó còn dẫn đến thành công. Sự lạc quan dẫn đến thành công trong học viện, thể thao và chính trị và có lẽ cái lợi đầy ngạc nhiên nhất của lạc quan là sức khỏe nếu chúng ta tin tương lai tươi sáng, stress và lo lắng sẽ được giảm thiểu. Vì thế, nói chung, sự lạc quan mang đến rất nhiều lợi ích. Nhưng câu hỏi khiến tôi bối rối là làm sao chúng ta có thể giữ được sự lạc quan khi đối mặt với thực tế? Là một nhà thần kinh khoa học, điều này đặc biệt khó hiểu, bởi theo tất cả những lý thuyết có được ngoài kia, thì khi những mong đợi của chúng ta không đạt được, chúng ta nên thay đổi chúng Nhưng đó không phải là thứ chúng tôi tìm kiếm. Chúng tôi yêu cầu người ta đến phòng thí nghiệm của mình để thử tìm ra điều gì đang diễn ra. Chúng tôi đề nghị họ đánh giá xác suất khả năng trải nghiệm những sự kiện kinh khủng xảy ra trong đời của mình. Chẳng hạn như khả năng bạn bị ung thư là bao nhiêu? Và rồi chúng tôi nói cho họ biết xác suất trung bình của những người như họ sẽ phải chịu những không may đó. Chẳng hạn như ung thư là 30%. Rồi chúng tôi hỏi họ một lần nữa, "Có bao nhiêu khả năng bạn sẽ bị bệnh ung thư?" Điều chúng tôi muốn biết là họ có dùng những thông tin mà chúng tôi đưa cho họ để thay đổi niềm tin của họ hay không. Và thật sự là có -- nhưng hầu hết khi thông tin chúng tôi đưa cho họ tốt hơn điều mà họ dự đoán. Ví dụ là nếu ai đó nói rằng "khả năng bị ung thư của tôi là khoảng 50%" và chúng tôi nói " Này tin tốt là xác suất trung bình chỉ có 30% thôi," lần kế tiếp họ sẽ nói "Thế thì có lẽ khả năng của tôi là tầm 35%" Họ đã ghi nhận nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng nếu có ai đó nói là "Khả năng bị ung thư của tôi khoảng 10%" va chúng tôi nói với họ "này, tin xấu. xác suất trung bình là khoảng 30% cơ" thì lần kế tiếp họ sẽ nói "Đúng rồi, tôi vẫn nghĩ của mình là khoảng 11%" (tiếng cưới) Vậy là không phải họ không ghi nhận một tí nào -- họ có chứ-- nhưng ít hơn rất rất nhiều so với khi chúng tôi cho họ thông tin tốt về tương lai. Và không phải vì họ không nhớ con số chúng tôi đưa ra; mọi người đều nhớ xác suất trung bình của ung thư là khoảng 30% và xác suất trung bình của ly dị là 40% Nhưng họ không nghĩ con số này liên quan đến mình. Điều đó có nghĩa là những dấu hiệu nhắc nhở như thế này chỉ có tầm ảnh hưởng giới hạn. Đúng rồi , hút thuốc gây chết người, nhưng hầu như nó giết những người khác. Điều tôi muốn biết là điều gì diễn ra trong bộ não con người ngăn cản chúng ta nghĩ rằng những biển nhắc nhở là cho chính mình Nhưng đồng thời, khi nghe về thị trường nhà ở đang rất có hy vọng chúng ta nghĩ "Oh nhà của tôi chắc chắn sẽ tăng giá gấp đôi" Để thử và tìm hiểu điều đó tôi đã yêu cầu những người tham gia vào cuộc thí nghiệm nói dối vào chiếc máy quét nói dối. Nó trông như thế này đây. Bằng cách sử dụng phương pháp gọi là MRI chức năng, chúng tôi có thể xác định vùng nào trong não đang phản ứng với thông tin tích cực Một trong những vùng này gọi là thùy não trước bên trái Nếu có ai nói "khả năng bị ung thư của tôi là 50%" và chúng tôi nói rằng "Này ,có tin tốt. khả năng trung bình là 30%" thủy não trái sẽ phản ứng mãnh liệt. Và không phụ thuộc vào bạn là người hơi lạc quan hay cực kì lạc quan, hay hơi chút bi quan não trái của mọi người đều hoạt động hoàn toàn tốt, dù cho bạn là Barack Obama hay Woody Alien Ở mặt kia của bộ não, thùy não phải đang phản ứng với tin xấu và đây là vấn đề: nó không hoạt động tốt cho lắm Bạn càng lạc quan , thì vùng này càng ít phản ứng với những thông tin tiêu cực không mong đợi Và nếu não của bạn buồn rầu vì tin xấu về tương lai, bạn sẽ cứ để quang cảnh đầy hoa hồng như thế chúng tôi muốn biết liệu mình có thể làm thay đổi điều này hay không? Chúng tôi có thể thay đổi khuynh hướng lạc quan này không bằng cách xâm nhập vào hoạt động của não ở những vùng này? Và có cách để chúng tôi thực hiện điều này. Đây là cộng sự của tôi Ryota Kanai và điều anh ta làm là đưa một miếng nam châm nhỏ qua sọ của những người tham gia cuộc nghiên cứu vào trong thùy não trước trán. Và bằng cách làm như thế anh ta can thiệp vào hoạt đông của não trong khoảng nửa giờ. Sau đó, mọi việc trở lại bình thường, tôi chắc chắn với bạn như thế. (tiếng cười) Hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Đầu tiên, tôi sẽ cho bạn thấy khuynh hướng trung bình mà chúng tôi nhìn thấy được. Nếu tôi thí nghiệm lên tất cả các bạn bây giờ đây là số lượng mà các bạn sẽ biết nhiều hơn từ tin tốt đến tin xấu, Giờ thì chúng tôi can thiệp vào vùng này và chúng tôi hòa nhập thông tin tiêu cực vào và tính tích cực càng gia tăng lớn hơn. Chúng tôi khiến con người thiên nhiều hơn về cách mà họ xử lý thông tin Rồi chúng tôi xâm nhập vào vùng não và thâm nhập thông tin tốt vào và tính tích cực biến mất. Chúng tôi rất ngạc nhiên với kết quả này bởi chúng tôi có thể loại bỏ xu hướng ăn sâu trong con người này. và đúng lúc đó chúng tôi dừng lại và hỏi chính mình, liệu chúng ta có muốn phân tách những ảo tưởng lạc quan thành những mảnh nhỏ nếu có thể làm điều đó, liệu chúng ta có muốn lấy thiên hướng tính cực ra khỏi con người? Tôi đã nói cho tất cả các bạn biết những cái lợi của khuynh hướng lạc quan, mà có lẽ khiến bạn muốn giữ nó mãi mãi trong suốt cuộc đời. Nhưng tất nhiên, cũng có những cạm bẫy, và chúng ta sẽ thật là ngốc nếu bỏ qua chúng. Ví dụ như bức email mà tôi nhận được từ một lính cứu hỏa ở California. Anh ta viết rằng "Những cuộc điều tra về thiệt hại xảy ra cho lính cứu hỏa thường bao gồm " Chúng tôi không nghĩ cơn hỏa hoạn gây thiệt hại như thế" ngay cả khi tất cả những thông tin có được là để đưa ra những quyết định an toàn Người chỉ huy này đang sử dụng những phát hiện của chúng tôi về khuynh hướng lạc quan để cố gắng giải thích cho những lính cứu hỏa rằng tại sao họ nghĩ và làm như thế, để khiến họ nhận ra chính xác về khuynh hướng lạc quan trong con người. Rằng khuynh hướng lạc quan không thực tế có thể dẫn đến hành vi liều lĩnh, đến sự suy sụp kinh tế, đến những dự định sai lầm. Ví dụ như chính phủ Anh, đã nhận ra rằng khuynh hướng lạc quan có thể khiến cá nhân đánh giá thấp chi phí và thời gian của những dự án. Vì thế họ điều chỉnh ngân sách của Olympic 2012 bởi vì khuynh hướng lạc quan. Bạn của tôi sắp cưới trong vài tuần nữa cũng làm điều tương tự cho thu chi cho đám cưới. Nhân tiện ,tôi đã hỏi anh ta về khả năng ly dị của mình, anh ta nói rằng, anh ấy khá chắc chắn rằng nó là 0% Vì thế, điều chúng tôi muốn làm là bảo vệ mình khỏi sự nguy hiểm của sự lạc quan nhưng cùng lúc vẫn không đánh mất hy vọng, mà vẫn được hưởng lợi từ sự lạc quan. Tôi tin rằng có cách để chúng ta làm được điều đó. Chìa khóa ở đây chính là kiến thức. Chúng ta không được sinh ra với sự hiểu biết thiên bẩm về những khuynh hướng này. Chúng phải được xác định bởi các nghiên cứu khoa học. Nhưng tin tốt là việc biết về khuynh hướng lạc quan không phá đi ảo ảnh Nó như là một ảo ảnh thị giác, mà hiểu chúng không có nghĩa là có thể làm cho chúng mất đi. Điều này tốt vì nó có nghĩa là chúng ta có thể cố gắng tạo nên sự cân bằng, nghĩ ra kế hoạch và qui luật để bảo vệ mình khỏi sự lạc quan không thực tế, nhưng vẫn đầy hy vọng. Tôi nghĩ bức tranh hoạt hình này mô tả điều đó một cách tuyệt vời Bởi nếu bạn là một trong những con chim cánh cụt bi quan trên kia không tin rằng mình có thể bay, bạn chắc chắn sẽ không bao giờ có thể. Bởi để có thể phát triển chúng ta cần phải tưởng tượng một hiện tại khác đi và chúng ta cần phải tin rằng thực tại đó là có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn là một chú chim cánh cụt cực kì lạc quan nhảy xuống môt cách mù quáng và hy vọng vào điều tốt nhất sẽ xảy đến, bạn có thể thấy mình là một mớ bòng bong khi chạm đất Nhưng nếu bạn là một chú chim cánh cụt lạc quan tin rằng mình có thể bay, nhưng mang theo dù sau lưng phòng trường hợp mọi việc không trôi chảy như dự định bạn sẽ vẫn chao liệng như đại bàng, ngay cả khi chỉ là một chú chim cánh cụt XIn cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Toán học là 1 thứ ngôn ngữ vô cùng mạnh mẽ Nó đã tạo ra cái nhìn sâu sắc trong vật lý, trong sinh học và kinh tế, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nhân văn và lịch sử. Chúng ta luôn nghĩ rằng sự phối hợp này là không thể được, vì không ai có thể chuyển dịnh những hành động của loài người thành những con số rằng bạn không thể đo đếm được lịch sử. Nhưng tôi không đồng ý với ý kiến đó. Tôi sẽ trình bày một vài ví dụ. Vì vậy tôi và cộng tác viên của tôi -Erez đã xem xét một chứng cứ sau: hai vị vua sống cách nhau hàng thế kỉ sẽ nói một ngôn ngữ rất khác nhau. Đó là một sức mạnh to lớn của lịch sử Vì vậy vua nước Anh, Alfred đại đế sẽ sử dụng từ vựng và ngữ pháp khá khác với vị vua hip hop, Jay-Z. (Tiếng cười) Nó là như vậy. Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, và nó là một thứ sức mạnh to lớn Vì vậy, Erez và tôi muốn biết thêm chi tiết về điều đó. Vì thế, chúng tôi chú ý đến các quy tắc ngữ pháp cụ thể như chia động từ. Bạn chỉ cần thêm "ed" [đã] vào một động từ cuối để biểu thị quá khứ. "Hôm nay tôi đi bộ. Hôm qua tôi đã đi bộ." Nhưng một số động từ bất quy tắc "Hôm qua tôi đã nghĩ." 1 điều thú vị nữa là những động từ bất quy tắc giữa Alfred và Jay-Z đã trở nên thường xuyên hơn. Giống như động từ "cưới" mà bạn nhìn thấy ở đây đã trở thành thường xuyên. Vì vậy Erez và tôi sau đó là số phận của hơn 100 động từ bất qui tắc qua 12 thế kỉ của tiếng Anh và chúng tôi thấy nó thực sự là một mô hình toán học rất đơn giản giải thích cho cách chia những động từ bất qui tắc phức tạp này cụ thể là, nếu một động từ được sử dụng thường xuyên hơn 100 lần hơn những từ khác nó được chia theo qui tắc chậm hơn 10 lần Đó là một mảnh ghép của lịch sử, nhưng nó có trong toán học. Trong 1 số trường hợp, toán học có thể giải thích hoặc đưa ra 1 tiên đề cho sức mạnh của lịch sử Vì vậy, đây Steve Pinker và tôi đã xem xét độ lớn của các cuộc chiến tranh trong các thế kỷ hai trước. Chiến tranh thưc sự diễn ra đều đặn nơi mà số lượng các cuộc chiến tranh khốc liệt hơn 100 lần thì độ dài sẽ ngắn hơn 10 lần. Vì thế, 30 cuộc chiến cũng gây thương vong như cuộc chiến 6 ngày nhưng chỉ có 4 cuộc chiến tranh khốc liệt hơn 100 lần giống như chiến tranh thế giới thứ 1 Vậy cơ chế để tạo ra hiện tượng này là gì? Nguồn gốc của điều này là gì? Vì vậy, Steve và tôi, qua phương thức phân tích toán học, nghĩ là thật ra một hiện tượng rất đơn giản là gốc rễ của điều này nó nằm trong bộ não của chúng ta. Nó là 1 thứ đặc biệt trong đó chúng ta nhận thức về số lượng theo sự liên hệ - với số lượng thích cường độ của ánh sáng hay độ ồn của âm thanh. Ví dụ, đưa 10.000 binh sĩ ra chiến trường trong trận tiếp theo Nó là tương đối lớn nếu bạn đã đã đưa 1.000 binh sĩ ra chiến trường ở trận trước nhưng nó sẽ không phải là nhiều nếu số lượng không đủ, nó không tạo nên sự khác biệt nếu bạn đã từng đưat 100.000 lính ra trận trước đó. Vì vậy, bạn thấy rằng vì cách của chúng ta nhận thức số lượng, khi chiến tranh kéo dài ra, số lượng các binh sĩ ra trận và số thương vong sẽ tăng không phải theo đường thẳng - như 10.000, 11.000, 12.000-- mà theo cấp số nhân-- 10.000, 20.000 rồi 40.000. Vì vậy nó giải thích mô hình này mà chúng ta đã thấy ở trước. Toán học có thể liên kết một nét đặc trưng của trí óc cá nhân với một mô hình lịch sử dài vô tận trải qua nhiều thế kỷ và trên khắp châu lục. Những ví dụ hôm nay chỉ là 1 phần nhỏ của lịch sử nhưng tôi nghĩ rằng trong thập kỷ tiếp theo nó sẽ trở thành chuyện bình thường. Nguyên nhân là luôn có 1 phần lịch sử được số hóa với một tốc độ rất nhanh Đây là khoảng 130 triệu đầu sách mà đã được viết từ thời kì bình minh của loài người Các công ty như Google đã số hóa rất nhiều sách -- trên 20 triệu thực sự. Và khi các công cụ của lịch sử có sẵn ở dạng kỹ thuật số, Chúng ta có thể thực hiện các phân tích toán học rất nhanh chóng và thuận tiện xem xét các xu hướng trong lịch sử của chúng tôi và văn hóa của chúng tôi. Vì vậy tôi nghĩ rằng trong thập kỷ tiếp theo, khoa học và con người sẽ đến gần hơn với nhau để có thể trả lời các câu hỏi sâu sắc về loài người Và tôi nghĩ rằng toán học sẽ là 1 thứt ngôn ngữ rất mạnh mẽ để làm điều đó. Nó có thể sẽ tiết lộ xu hướng mới trong lịch sử của chúng ta đôi khi là để giải thích nó và có thể trong tương lai dự đoán những thứ sẽ xảy ra Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn bạn tưởng tượng, chỉ trong giây lát, rằng lông mi của bạn mọc ngược vào trong thay vì ra ngoài, vậy nên mỗi lần bạn chớp mắt, chúng sẽ cọ vào phía trước của con ngươi bạn, làm tổn thương giác mạc, nên một cách chậm chạp và đau đớn, bạn bị mù. Đó là những gì xảy ra với một người bị bệnh đau mắt hột. Cậu bé này, Pamelo, đến từ Zambia, bị bệnh đau mắt hột. Và nếu chúng ta không làm gì, cậu ấy sẽ bị mù. Bệnh đau mắt hột là một bệnh kì lạ. Nó là một dạng nhiễm khuẩn di truyền từ người này sang người khác và bởi ruồi. Sự nhiễm trùng lặp đi lặp lại sẽ gây sẹo trên mí mắt bạn nên chúng sẽ co lại và lật ngược ra ngoài. Nó chủ yếu ảnh hưởng phụ nữ, bởi vì họ có tiếp xúc với trẻ con. Vậy nên bạn sẽ thường thấy ở những nơi như Ethiopia các cô gái có những cái nhíp như thế này xung quanh cổ của họ, và họ dùng chúng để nhổ lông mi của họ ra. Nhưng dĩ nhiên, việc đó chỉ cho họ sự trì hoãn tạm thời, bởi vì chúng sẽ chỉ mọc lại và khủng khiếp hơn trước. Có khoảng hai triệu người trên thế giới đang bị mù hay suy giảm thị lực bởi bệnh đau mắt hột. Và chúng tôi tin rằng có thể có đến 200 triệu người đang có nguy cơ mắc bệnh. Giờ, nó là một căn bệnh rất xưa. Cái bạn có thể thấy là tấm hình của một bức tường trong ngôi mộ ở Bắc Sudan. Tôi và một đồng nghiệp đã du lịch tại một ngôi làng rất xa xôi, và chúng tôi hỏi một cụ già để đưa chúng tôi xuống một ngôi mộ nhỏ. Giờ, ở trên tường, chúng tôi đã thấy hai con mắt. Một đang khóc, và bạn có thể thấy có những cái nhíp kế bên nó. Simon nói với tôi, "Chúa ơi, cậu có nghĩ đó là bệnh đau mắt hột không?" Nên chúng tôi gửi tấm hình này đến Bảo Tàng Anh Quốc, và họ xác minh rằng, đúng, đây là bệnh đau mắt hột. Vậy là hàng ngàn năm trước, người Nubian cổ đã vẽ những bức tranh về bệnh đau mắt hột trên tường các ngôi mộ của họ. Và điều bi kịch là căn bệnh đó vẫn còn hoành hành trong khu vực đó ngày nay. Và điều điên rồ là, chúng ta biết cách ngăn chặn nó. Và điều tuyệt vời là cộng đồng hỗ trợ bệnh đau mắt hột đã họp lại với nhau để đóng góp công sức của họ. Chúng ta không cạnh tranh, chúng ta hợp tác. Tôi phải nói với bạn, nó không phải luôn như thế trong kinh nghiệm của tôi ở thế giới NGO. Chúng tôi đã tạo nên một thứ gọi là Liên Hiệp Quốc Tế về Kiểm Soát Bệnh Đau Mắt Hột. Và cùng nhau, chúng tôi đã phát triển một kế hoạch để chiến đấu nó. Kế hoạch này được gọi là chiến lược SAFE, và nó đã được chấp thuận bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Chữ "S" tượng trưng cho "phẫu thuật" (surgery). Và nó là một quy trình rất đơn giản để xoay mí mắt lại theo đúng hướng. Chúng tôi huấn luyện y tá làm việc đó, và họ sử dụng thuốc mê địa phương. Như bạn có thể thấy, bạn có thể thực hiện trong sân trước của ai đó, nếu cần thiết. Tiếp theo, "A" nghĩa là "thuốc kháng sinh" (antibiotics). Chúng được tặng bởi Pfizer, Pfizer cũng chi trả cho việc vận chuyển các thuốc đó tới các cảng trong nước. Từ đó, chúng được đưa tới các ngôi làng, ở đó hàng trăm ngàn các tình nguyện viên cộng đồng sẽ phân phát các thuốc đó đến mọi người. Bây giờ, chúng tôi huấn luyện các tình nguyện viên, và chúng tôi cũng giúp các bộ chính phủ với tất cả các hậu cần phức tạp đó. Và mỗi tình nguyện viên đó có một cái cột như thế này. Nó được gọi là "cột liều lượng". Cái này là từ Cameroon. Bạn có thể thấy nó được đánh dấu bằng nhiều màu, và bạn có thể biết bao nhiêu viên thuốc bạn nên đưa cho ai đó, dựa trên chiều cao của họ. "F" nghĩa là "rửa mặt" (face washing). Chúng ta đã từng có bệnh đau mắt hột ở Anh và Mỹ. Thật ra, tổng thống Carter đã nói bệnh đau mắt hột là một vấn đề thực sự ở Georgia như thế nào khi ông ấy là một cậu bé. Và ở Anh, bệnh viện mắt nổi tiếng, Moorfields, ban đầu là một bệnh viện đau mắt hột. Những gì chúng tôi làm là dạy trẻ em tầm quan trọng của việc rửa mặt. Và cuối cùng, "E" tượng trưng cho "môi trường" (environment), nơi chúng tôi giúp các cộng đồng xây dựng các nhà vệ sinh, và chúng tôi dạy họ tách biệt vật nuôi khỏi nơi họ sống để giảm thiểu số lượng ruồi. Vậy chúng tôi đã biết cách đối phó với căn bệnh. Nhưng chúng tôi cần phải biết nó ở đâu. Và chúng tôi biết, bởi vì một vài năm trước, Sightsavers đã dẫn đầu một chương trình tuyệt vời gọi là Dự Án Lập Bản Đồ Bệnh Đau Mắt Hột Toàn Cầu. Dự án mất khoảng ba năm. nhưng chúng tôi đã tới 29 đất nước, và chúng tôi đã dạy các nhân viên y tế địa phương để đi từng quận một, và họ khám mí mắt của hơn hai triệu rưỡi người. Và họ đã sử dụng điện thoại Android để tải dữ liệu xuống. Và từ đó, chúng tôi có thể xây dựng một bản đồ chỉ cho chúng tôi biết căn bệnh nằm ở đâu. Giờ, đây là một bản đồ cấp cao chỉ cho bạn biết nước nào có vấn đề với bệnh đau mắt hột. Và bạn có thể hỏi tôi, "Vậy kế hoạch này có thực sự hiệu quả không?" Có, nó có. Bản đồ này cho bạn thấy sự tiến triển chúng tôi đạt được đến bây giờ. Những nước màu xanh tin rằng họ đã loại bỏ được bệnh đau mắt hột, và họ đã từng hoặc đang trải qua quy trình được chứng nhận bởi Bộ Y Tế Quốc Tế. Các nước màu vàng có số tiền mà họ cần, họ có nguồn lực để loại trừ bệnh đau mắt hột. Và vài nước đang thực sự đang rất gần. Nhưng những nước màu đỏ không có đủ nguồn tài trợ. Họ không thể loại bỏ bệnh đau mắt hột trừ khi họ có nhiều hơn. Và chúng tôi khá lo ngại rằng tiến độ cho đến nay có thể bị ngừng lại. Nên khi chúng tôi đang thảo luận về những ý tưởng táo bạo, chúng tôi tự hỏi mình: Nếu chúng ta thực sự, thực sự thúc đẩy bản thân trong bốn hay năm năm tới và chúng ta có tiền, thì chúng ta có thể đạt được gì? Chúng tôi tin rằng mình có thể loại bỏ bệnh đau mắt hột ở 12 nước châu Phi và khắp châu Mỹ và khắp Thái Bình Dương. Và chúng ta có thể tạo ra sự tiến triển đáng kể ở hai nước đang chịu gánh nặng lớn do bệnh này đó là Ethiopia và Nigeria. Và khi làm vậy, chúng tôi có thể tận dụng hơn hai tỉ đô tiền thuốc được tặng. (Vỗ tay) Bản đồ này sẽ cho bạn thấy sự tác động mà chúng tôi sẽ có-- nhìn xem bao nhiêu nước đang chuyển màu xanh. Và ở đây bạn có thể thấy sự tiến bộ ở Ethiopia và Nigeria. Giờ, đúng là có những nước vẫn đang còn màu đỏ. Những nước này đa số là đang trong bất hòa -- những nơi như Yemen, Nam Sudan -- nơi rất khó để làm việc. Nên chúng tôi có đội ngũ, chiến lược và bản đồ. Và chúng tôi cũng có mối quan hệ với các chính phủ vì thế chúng tôi có thể chắc chắn rằng chương trình được phối hợp với các chương trình kiểm soát bệnh khác, để chúng tôi có thể đạt hiệu quả. Sẽ tuyệt vời biết bao nếu chúng tôi có thể làm được việc này. Chúng ta sẽ đẩy lùi bệnh đau mắt hột. Chúng ta sẽ thắng tuyệt đối để loại bỏ căn bệnh này trên toàn thế giới. Nhưng trước khi tôi kết thúc, tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn vài lời từ người sáng lập của Sightsavers, người được gọi là Ngài John Wilson. Ông đã bị mù ở tuổi 12 và ông đã nói, "Con người không bị mù theo hàng triệu. Họ bị mù từng người một." Và trong sự phấn kích khi được nói rằng chúng tôi đã loại bỏ bệnh đau mắt hột cho cả một nước, hãy đừng quên rằng, thực ra, đây là một căn bệnh thảm khốc phá hủy cuộc sống của từng cá nhân. Những người như Twiba. Tôi đã gặp Twiba năm ngoái ở Tanzania. Cô ấy đã bị bệnh đau mắt hột từ khi cô ấy bắt đầu nhớ được. Và một vài tháng trước khi tôi gặp cô ấy, cô ấy đã có một ca phẫu thuật. Không phải nói quá khi nói rằng việc này đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời của cô ấy. Chúng tôi đã cứu phần thị lực còn lại của cô, và cô không còn đau nữa. Cô ấy có thể ngủ. Cô ấy có thể làm việc, có thể hòa nhập xã hội. Và cô ấy nói với tôi, "Tôi đã có lại cuộc sống của mình." Thật không thể không cảm động bởi câu chuyện của cô ấy. Nhưng có quá nhiều Twibas. Tôi muốn tìm tất cả Twibas, và tôi không muốn bất kì ai bị mù trong đau khổ nữa. Giờ, bạn biết đó, có rất nhiều vấn đề khó và không thể giải quyết trên thế giới. Nhưng đây không phải một trong số đó. Đây là thứ mà chúng ta có thể giải quyết. Và chúng ta có thể đảm bảo rằng những đứa trẻ này có thể lớn lên thoát khỏi nỗi sợ về bệnh đau mắt hột. Nên, vì lợi ích của những đứa trẻ như thế này, và vì lợi ích của những người như Twiba, hãy loại bỏ bệnh đau mắt hột. Bạn có nghĩ chúng ta có thể không? Vâng, nếu chúng ta thật sự, thật sự muốn, thì đúng, chúng ta có thể. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta đang gặp vấn đề lớn về tình trạng nóng lên toàn cầu. Rất nhiều người đang gặp phải lũ lụt hạn hán, bão tố, cháy rừng. Hôm nay. khi rời khỏi sân khấu này, tôi không muốn các bạn hi vọng. Tôi muốn bạn chắc chắn, thực sự chắc chắn rằng có thể ghi nhớ rõ trong việc này và hiểu nó. Tôi muốn cho bạn một tầm nhìn về thực trạng này. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chia sẻ điều này ra công chúng. Các bạn là những người đầu tiên nghe về nó. Chúng tôi sẽ phóng tên lửa. Trên đó sẽ là một vệ tinh. Và vệ tinh đó sẽ thu thập dữ liệu về sự ô nhiễm không khí đang làm trái đất nóng lên. Chúng tôi sẽ đưa những dữ liệu này đến với mọi người, những người có thể chung tay thay đổi quá trình ấm lên của trái đất. Có quá nhiều thông tin không? Có lẽ là tôi nên chứng minh. Đầu tiên, xin giới thiệu, tôi là Fred. Tôi là chuyên gia về môi trường từ khi còn là một đứa trẻ. Khi nhìn thấy những con cá và ếch ở ao gần nhà chết do chất hóa học tràn ra, tôi băn khoăn. Sau đó, một giáo sư đã truyền cảm hứng cho tôi nghĩ khác đi về môi trường. Làm thế nào có được giải pháp nào tốt nhất từ việc đáp ứng mong muốn thịnh vượng của con người, những điều như an toàn sức khỏe và vươn lên trong thế giới này. Vì vậy, tôi đã tham gia vào Quỹ BVMT và xây dựng những giải pháp tốt đẹp đó. Và tôi đã dành cả đời để chờ đợi thời khắc này -- khi mà chúng ta không còn phải chật vật tranh đấu và có nhiều hơn những thuận lợi. Vì sức mạnh của thông tin, tin tức từ công nghệ ngày một dễ tiếp cận và ngày càng chính xác. Bạn biết đấy, chỉ cách đây một thập kỷ, có vài sự thay đổi về khí hậu ta không được biết tới. Thế giới đã quá tập trung vào khí CO2 mà bỏ qua một loại khí quan trọng khác. Chúng ta đã không nhìn nhận đúng về khí methan. Ô nhiễm khí methan gây ra 1/4 tình trạng nóng lên toàn cầu mà chúng ta đang nếm trải. Thực tế, ảnh hưởng tức thời của nó lớn hơn nhiều so với CO2. Lớn hơn 84 lần trong 20 năm. Một trong những nguồn gây ô nhiễm methan lớn nhất là dầu và khí ga công nghiệp. Nhưng không dễ nhận thấy vì methan là không màu. Hãy nhìn lượng dự trữ khí ga tự nhiên này ở bên ngoài Los Angeles. Các bạn có thể nhìn thấy methan không? Tôi thì không. Giờ phải làm sao? Chúng tôi chụp ảnh này bằng một camera hồng ngoại tại cùng một địa điểm, vụ rò rỉ khí methan tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Những hình ảnh rất khác nhau. Hóa ra khí ga tự nhiên, thứ tạo ra nhiều khí CO2 hơn đang thay thế than, khiến ta phụ thuộc vào nó. Nhưng khí tự nhiên chủ yếu là methan. Vì vậy, nó đã được sản sinh và lưu chuyển từ nơi này sang nơi khác khắp nước Mỹ, chảy từ những cái giếng, đường ống và thiết bị khác. Nó bay lên bầu trời và phát tán tạo ra các thảm họa mà chúng ta đang phải nếm trải. Điều đó đáng ra không phải diễn ra. Nhưng không ai quan tâm đến nó cho đến khi chúng tôi mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề này. Sử dụng máy bay không người lái, trực thăng, thậm chí xe Google Street View. Hóa ra có nhiều ô nhiễm khí methan hơn mức chính phủ đang đưa ra. Cũng thật là khi tìm thấy nơi khí rò rỉ, hầu hết các rò rỉ này có thể được sửa chữa dễ dàng và không tốn kém, để tiết kiệm thay vì lãng phí. Và cuối cùng, chúng tôi biết khi phổ biến thông tin cho mọi người, họ sẽ hành động. Các công ty dẫn đầu thay thế van và siết chặt đường ống. Colorado trở thành bang đầu tiên hạn chế ô nhiễm khí methan; California theo sau và cộng đồng cũng tham gia. Twitter xuất hiện #cutmethane (giảm thiểu methan). Và mọi người quan tâm hơn đến vấn đề này. Chúng ta làm điều này bởi không thể trông đợi vào Washington được nữa. Thực tế, ta phải đẩy mạnh hơn nữa và đi cao hơn nữa đến bầu trời. Mỹ chiếm 10% ô nhiễm, còn lại là các nước khác. Các bạn có nhớ tên lửa mà tôi đã đề cập không? Nó sẽ thiết lập một vệ tinh nhỏ gọn tên MethaneSAT để làm những điều mà không ai có thể làm đến tận bây giờ: đo độ ô nhiễm methan từ lượng dầu khí trên khắp thế giới với độ chính xác cao. Dữ liệu này sẽ cho phép chúng ta lập bản đồ ô nhiễm để minh bạch nó cho mọi người. Để rồi biến tất cả dữ liệu thành hành động như chúng tôi đã làm tại Mỹ. Chúng tôi biết rằng khi phổ biến cơ sở dữ liệu, nhiều đơn vị sẽ giảm ô nhiễm. Người dân sẽ hợp lực hành động, chính phủ sẽ thắt chặt luật lệ. Và bởi vì tất cả dữ liệu của chúng tôi đều miễn phí và công khai sự minh bạch sẽ được thiết lập -- ta sẽ biết quá trình cải thiện tiến triển ra sao và tại đâu. Điều này đưa tôi đến với mục đích: cắt giảm 45% ô nhiễm khí methan vào năm 2025. (vỗ tay) Điều đó sẽ có tác động tương tự như cắt giảm 1.300 nhà máy nhiệt điện. 1/3 lượng nhà máy nhiệt điện trên thế giới. Không gì khác có thể có tác động với chi phí thấp đến vậy . Việc một vệ tinh đơn lẻ có thể làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu như vậy thực sự đáng chú ý. Đây là cơ hội để chúng ta tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống và chúng ta có thể làm ngay bây giờ. Nhờ sự rộng rãi của dự án Audacious, chúng tôi đang trên bệ phóng. Nhưng thời gian của tôi đang còn ít và tôi đã hứa cho bạn một cái nhìn toàn diện về giải pháp này. Bạn có thấy không? Bạn thấy cách mà vệ tinh này tận dụng những điều tốt nhất từ khoa học, dữ liệu và công nghệ không? Bạn có thấy ta đang tiến vào kỷ nguyên mới của sáng kiến chắp cánh cho những tiến bộ vượt bậc? Bạn có thấy rằng điều đó nằm trong tầm tay chúng ta? Chúng tôi đã thiết lập mục tiêu ba năm cho đến khi phóng tên lửa, và khi vệ tinh sẵn sàng, chúng tôi sẽ có một bữa tiệc. Một bữa tiệc ra mắt. Thế nên, hãy tưởng tượng một ngày đẹp trời, đông người, nhiều máy quay, trẻ em ngước lên trời ngắm nhìn một thứ có thế thay đổi tương lai của chúng. Sẽ là một ngày khó quên. Đó là một may mắn lớn mà ta có được. Tôi không thể đợi được nữa. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói với các bạn về lòng tự tin về tính sáng tạo Tôi muốn quay trở lại với như hồi lớp ba ở Oakdale tại Barberton Ohio Tôi nhớ một ngày người bạn thân nhất của tôi Brian đang làm trong một dự án Anh ta đang nặn đất sét một con ngựa từ đống đất sét mà cô giáo chúng tôi để ở trong thau. Rồi tự nhiên một cô bé ngồi cạnh cậu ta thấy việc cậu ấy đang làm dòm qua và nói với cậu ấy "trông nó thật kinh khủng ,chẳng giống một con ngựa gì cả Vai Brain khuya xuống Anh ta nắm con ngựa sáp lại và ném vào thùng rác Tôi không bao giớ thấy cậu ta nặn một lần nào nữa. Tôi tự hỏi chuyện thế này xảy ra thường xuyên như thế nào Và có vẻ là khi tôi kể câu chuyện đó cho cả lớp nghe Nhiều người khác muốn ở lại sau giờ học và kể cho tôi nghe câu chuyện tương tự của họ khi mà thầy giáo làm họ thất vọng và mất tự tin hứng thú làm một chuyện gì đó như thế nào Rồi một học sinh khác đã phũ phàng với họ thế nào Và một vài tránh né cho chính họ là sáng tạo lúc đó. Tôi cho rằng việc tránh né xảy ra trong thời niên thiếu sẽ ăn nhập và ngấm sâu cho đến khi trưởng thành Và chúng ta thấy nhiều trường hợp như thế. Như khi ta có một hội thảo hay khi ta có khách hàng làm việc chung dần ta sẽ nhận ra được trong quá trình mờ nhạt và không qui tắc dần những nhân vật quan trọng này lấy ngay di động Blackberry của họ ra và nói họ phải gọi một cuộc điện thoại quan trọng và họ đi ra phía lối ra và cảm thấy không thoải mái Khi chúng tôi tìm họ và hỏi chuyện gì đã xảy ra Họ trả lời đại khái là "tôi không phải là một con người sáng tạo" và chúng tôi biết điều đó là không đúng. Nếu họ làm đúng theo quá trình họ sẽ làm ra được những thứ kì diệu và sẽ ngạc nhiên với chính mình về sự đột phá của chính họ và đội của họ. Tôi đã quan sát su sợ hãi của sự việc bị đánh giá Rằng mình không làm được, sợ mình sẽ bị đánh giá Nếu không nói những thứ sáng tạo,bận sẽ bị đánh giá Tôi đã có một khám phá lớn khi tôi gặp nhà tâm lý học Albert Bandura. Tôi không biết các bạn có biết Albert Bandura không . Nhưng nếu vào wikipedia, ông ta được nói đến là nhà tâm lý học quan trọng thứ bốn trong lịch sử -- Freud, Skinner, một người nữa và Bandura. Bandura đã 86 và vẫn làm việc tại Stanford. Ông ta rất tốt Và tôi đã đến gặp ông bởi ông đã nghiên cứu căn bệnh ám ảnh sở hãi một thời gian Đó là lĩnh vực mà tôi quan tâm Ông ta đã phát triển ra phương pháp này chữa khỏi bệnh trong một thời gian ngắn. Trong bốn giờ ông đã chữa được một số lượng lớn người mắc những bệnh ám ảnh. Như khi ta nói về rắn. Tôi không hiểu sao người ta lại nói về rắn . Ta nói về rắn và nỗi sợ rắn như nỗi ám ảnh. Nó thật là thú vị. Ông ấy kể với tôi rằng ông đã mời một vài người đến thí nghiệm và nói rằng "bạn biết không , có một con rắn ở phòng kế bên Chúng ta sẽ vào đó" Hầu hết họ đã đáp lại rằng trời xin lỗi đi, tôi không vào đó đâu chắc chắn là không nếu có rắn trong đó" Nhưng Bandura đã có một quá trình từng bước một cực kì thành công Ông đưa họ đến chiếc gương hai chiều này nhìn vào căn phòng nơi có con rắn Và họ dẫn cảm thấy an tâm và qua những bước đó ông rời khỏi họ và họ sẽ đứng trước một cánh cửa mở và nhìn vào đó Ông làm cho họ an tâm Và qua nhiều bước như thế Họ sẽ ở trong phòng ,họ sẽ đeo găng tay da như găng tay của người thợ hàn Và dần dần họ sờ con rắn Khi họ sờ con rắn và không bị gì hết. Họ đã được chữa khỏi . Thực chất mọi thứ còn tuyệt vời hơn thế. Những người đó đã từng sợ rắn cả cuộc đời giờ nói "nhìn rắn kìa nó thật đẹp" Và ôm nó lên đùi Bandura gọi quá trình này là "sự làm chủ được hướng dẫn" Tôi thích cụm từ này Và còn một điều nữa Những người này trải qua quá trình đó và sờ con rắn cuối cùn lại ít lo lắng sợ những thứ khác trong cuộc sống của họ Họ cố nhiều hơn , bền bỉ hơn , Họ kiên cường hơn khi đối diện với thất bại Họ đã đạt được sự tự tin mới Bandura gọi đó là sự tự tin tin tự nảy sinh-- thứ cảm giác là bạn có thể thay đổi cả thế giới là bạn có thể đạt được điều bạn đặt ra Gặp Bandura thực sự gây nhiều cảm xúc cho tôi Tôi nhận ra nhà khoa học này đã ghi lại và chứng minh một cách khoa học thứ mà chúng ta thấy 30 năm nay Việc chúng có thể đưa những người sợ rằng họ không sáng tạo Chúng ta có thể đưa họ qua những bước đó như từng bước nhỏ của thành công Rồi họ sẽ chuyển sự sợ hãi thành sự quen thuộc và họ ngạc nhiên với chính mình Sự chuyển hoá đó thật kì diệu Chúng ta thường thấy điều này ở trường thiết kế Người ta từ nhiều loại nguyên tắc khác nhau nghĩ họ thiên về logic Nhưng khi họ bước vào và trải qua quá trình đó, Họ xây dựng lòng tự tin và giờ họ cho mình hoàn toàn khác Họ hoàn toàn xúc động khi họ đi loạn quanh cho mình là một con người sáng tạo Vì thế tôi nghĩ một việc tôi sẽ làm hôm nay là cùng các bạn qua quá trình này Với tôi hành trình này trông như Doug Dietz Doug Dietz là một người của kĩ thuật Ông thiết kế thiết bị chụp hình y tế một thiết bị lớn. Ông làm việc ở GE ,ông có một sự nghiệp tuyệt vời Nhưng có một thời kì ông đã bước vào khủng hoảng Ông đã ở trong bệnh viện nhìn một trong những MRI của mình đang được sử dụng khi ông nhìn thấy một gia đình trẻ Có một cô gái nhỏ Và cô bé khóc thật khủng khiếp Doug thất vọng khi biết rằng 80% bệnh nhân nhi trong bệnh viện này phải bị tiêm thuốc an thần trước khi dùng MRI và điều này làm Doug thất vọng Bởi ở ước đây ông đã tự hào về những điều ông làm Ông đã cứu được bao nhiêu mạng người với chiếc máy này Nhưng nó thật sự làm ông ấy đau đớn khi thành nỗi sợ hãi mà chiếc máy này mang đến cho những đứa trẻ Đúng lúc đó ông ta đang ở trường thiết kế tại Stanford tham gia những lớp học Ông đang học về quá trình của chúng tôi về thiết kế suy nghĩ và về sự đồng cảm về những nguyên mẫu lặp lại và ông đã ứng dụng kiến thức mới này làm nên một điều khá phi thường Ông có thể thiết kế lại hoàn toàn trải nghiệm bị quét MRI và đây là thứ ông nghĩ ra Ông biết nó thành một chuyến phiêu lưu cho những đứa trẻ Ông sơn những bức tường và Sơn chiếc máy Ông cho những nhà phẫu thuật huấn luyện bởi những người mà bọ trẻ biết như những người trong bảo tàng Khi bọn trẻ đếm, đó sẽ là một trải nghiệm Họ sẽ nói chuyện với chúng về tiếng động và con tàu di chuyển Và khi họ tới, họ nói " chúng ta sắp đi vào một con thuyền Hải tặc Nhưng ta không muốn bọn Hải tặc tìm thấy cháu đâu." Và kết quả thật phi thường Từ tầm 80% bọn trẻ cần cho thuốc an thần giảm xuống chỉ 10% cần . Bệnh viện và G cũng hài lòng Bởi ta không cần gọi bác sĩ an thần nữa sẽ có nhiều trẻ em được khám qua chiếc máy trong một ngày Vì thế kết quả số lượng cũng thật tuyệt. Nhưng Doug quan tâm nhiều hơn đến chất lượng Ông đã đứng cùng với một bà mẹ đợi con mình quét xong Khi cô bé nhỏ quét xong chạy đến với mẹ của mình và nói, "mẹ ơi ,Mai mình lại đến được không?" ( tiếng cười) Và tôi đã nghe Doug kể chuyện này thật nhiều lần ve về sự chuyển biến trong con người ông và sự đột biến của thiết kế xảy ra từ nó. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông kể câu chuyện về cô bé đó mà không khóc. Câu chuyện của ông xảy ra trong một bệnh viện Tôi biết một ít về bệnh viện Một vài năm trước tôi cảm thấy có một cục bướu ở cổ, đến lượt tôi phải bị quét qua máy MRI Đó là một ung thư, tồi tệ Tôi được cho biết là chỉ có 40% sống sót Khi tôi ngồi với các bệnh nhân khác trong bộ pajama mọi người đều gày gò và xám xịt và khi bạn đang ngồi chờ chụp bạn nghĩ đến nhiều thứ Hầu hết bạn sẽ nghĩ là không biết mình có sống sót được không? Tôi đã nghĩ rất nhiều Cuộc sống của con gái tôi sẽ ra sao nếu không có tôi? Và bạn nghĩ về những thứ khác Tôi nghĩ rất nhiều về tôi còn gì để làm trên thế giới này Tiếng gọi bên trong tôi là gì? Tôi nên làm gì? Tôi may mắn vì mình có nhiều lựa chọn Chúng tôi đã làm việc trong lĩnh vực sức khỏe và giáo dục cấp 1,2 và ở các nước đang phát triển. Vì thế có rất nhiều dự án tôi đang thực hiện Nhưng tôi quyết định và cống hiến hoàn toàn vào thứ tôi muốn làm là giúp được càng nhiều càng tốt lấy lại sự tự tin về tính sáng tạo mà họ để mất . Và nếu tôi sống sót, đó sẽ là thứ tôi muốn làm. Tôi đã sống sót và bạn biết đó. ( tiếng cười) ( vỗ tay ) Tôi thực sự tin rằng khi người ta có được sự tự tin này -- người ta bắt đầu thực sự làm những việc thật sự quan trọng trong cuộc đời họ Chúng ta thường nhìn thấy những chuyện như thế ở trường thiết kế và tại IDEO Tôi thấy những người từ bỏ việc họ đang làm và chuyển sang một hướng khác Tôi thấy họ nghĩ ra những ý tưởng thú vị và ngày càng nhiều ý tưởng và có thể chọn từ nhũng ý tưởng tốt hơn và đưa ra những quyết định tốt hơn. Vì thế tôi biết tại TED bạn sẽ làm những điều thay đổi thế giới Mọi người đều có một thứ để thay đổi thế giới Nếu tôi có thì bạn cũng có và nó sẽ xảy đến. Vì thế tôi mong các bạn sẽ cùng tôi trong hành trình này Các bạn chính là những nhà lãnh đạo Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đừng để người ta chia rẽ thế giới thành những người sáng tạo và những người không sáng tạo như thế là sinh ra đã thế mà để người ta nhận ra họ bẩm sinh đã sáng tạo và những con người bẩm sinh đó nên để ý tưởng của họ bay xa. Rằng họ có thể đạt được mức độ mà Bandura gọi là tự hiệu lực Nghĩa là bạn có thể làm điều mà bạn muống là bạn có thể đạt đến mức độ tự tin về sự sáng tạo và sờ một con rắn. Cảm ơn ( vỗ tay) T. Morgan Dixon: Tôi sẽ nói cho bạn về người phụ nữ quyền lực nhất mà bạn chưa từng nghe đến. Đây là Septima Clark. Hãy nhớ tên bà: Septima Clark. Tiến sĩ King gọi bà là "Kiến trúc sư của Phong trào Dân quyền," Vì bà đã tạo nên Trường học về quyền Công dân. Tại đây, bà đã dạy những phụ nữ bình thường kỹ năng thực tế để trở lại cộng đồng và dạy cho mọi người đọc. Vì nếu đọc được, họ có thể bầu cử. Những người phụ nữ này học về kỹ năng tổ chức, và trở thành những nhà hoạt động dân quyền huyền thoại nhất mà đất nước này từng có. Những người phụ nữ như Diane Nash. Có lẽ bạn biết bà. Bà đã tổ chức một cuộc đi bộ từ Selma đến Montgomery. Và là nhà đồng sáng lập Ủy ban điều phối Bất bạo động cho Sinh Viên, họ tụ tập trong các nhà hàng nhỏ, và lập nên cuộc vận động Freedom Rides. Có lẽ bạn nhớ Fannie Lou Hamer, người ngồi trên nền nhà trong buổi Hội nghị Quốc gia Dân chủ nói về việc bà bị đánh trong trại giam khi đăng kí cho mọi người đi bầu cử tại Mississippi. Học sinh nổi tiếng nhất của bà, Rosa Parks. Bà nói rằng Septima Clark là người đã dạy bà hành động tọa kháng ôn hòa. Và khi bà ngồi xuống, bà đã truyền cảm hứng cho một dân tộc để đứng lên. Đây chỉ là ba trong số 10,000 học sinh của bà. Là những người phụ nữ đã tiên phong cho cuộc thay đổi, và qua việc làm đó, họ đã dạy mọi người đọc theo mô hình của Trường về quyền Công Dân và trao quyền cho 700,000 cử tri mới. Không chỉ có thế, bà còn tạo nên một nền văn hóa mới về hoạt động xã hội. Pete Seeger nói Septima Clark đã chuyển ca từ một bài hát phúc âm cũ thành bài quốc ca mà ai cũng biết: '' We Shall Overcome.'' (Chúng ta sẽ cùng vượt qua) Vanessa Garrison: Có lẽ, nhiều bạn biết chúng tôi. Chúng tôi đồng sáng lập tổ chức GirlTrek, một tổ chức sức khỏe lớn nhất cho phụ nữ da màu tại Mỹ. Sứ mệnh chúng tôi rất đơn giản: yêu cầu những phụ nữ da màu, 80% trong số họ quá cân nặng cho phép, để đi bộ ngoài trời mỗi ngày để hình thành thói quen đi bộ lành mạnh; bằng những cách trên, khởi xướng phong trào triệt để mà phụ nữ da màu đảo ngược những ảnh hưởng xấu do bệnh mãn tính gây ra, đòi lại đường phố cho khu phố của họ, tạo nên một văn hóa sống lành mạnh cho chính gia đình họ và đứng trên tiền tuyến để đòi lại công lí. Ngày nay, trên khắp nước Mỹ, hơn 100,000 phụ nữ da màu đã mặc áo thun GirlTrek khi vận động các cộng động của mình-- một lực lượng hào hùng. Chúng tôi theo bước Septima Clark. Bà đã tạo ra một bản thiết kế cho cuộc thay đổi. Thứ nhất, phải có một ý tưởng táo bạo, to lớn hơn bất cứ điều gì mà mọi người dám nghĩ. Thứ hai, bắt nguồn từ văn hóa truyền thống trong cộng đồng bạn và tin tưởng vào những điều đã có. Thứ ba, đặt tên cho nó -- một cái tên mà mọi người sẽ nỗ lực làm việc chăm chỉ để xứng danh; một mục tiêu thật đơn giản nhưng không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cả cộng đồng quanh họ. Điều cuối cùng, đừng chờ đợi sự cho phép để cứu cuộc đời của bạn. Đó là quyền lợi cơ bản của con người để giải quyết những vấn đề của riêng ta. TMD: Với những phụ nữ đang tụ họp tại phòng khách, đã ủng hộ chúng tôi, hoạt động tích cực trên mạng xã hội -- chúng tôi đều thấy bạn. (Cười) Chúng tôi thấy các bạn mỗi ngày. Chúng tôi yêu bạn. Bạn không đơn độc đâu, vì công việc lớn lao của chúng tôi sẽ bắt đầu ngay bây giờ. VG: Bạn đã đưa chúng tôi đến đây bằng khả năng lãnh đạo của bạn. kiểm soát những đường phố bị hủy hoại ở Detroit; hợp tác với những bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Harlem; cầu nguyện trên các đường phố ở Sacramento, Charlotte, Brooklyn, Flint và mỗi cộng động đã nhìn thấy sự mất mát đó; thay đổi cách tham gia giao thông để đường phố an toàn hơn; và điều quan trọng nhất, là làm gương cho người khác. Mọi thứ bắt đầu từ việc bạn cam kết đi bộ, sự thống nhất để đặt gia đình, bạn bè và niềm tin của bạn vào sứ mệnh to lớn của chúng tôi. TMD: Điều quan trọng với tôi là mỗi người ở đây hiểu sự thay đổi đó hoạt động ra sao trong GirlTrek. Một nhà tổ chức đầy kĩ năng có sức mạnh để thay đổi thái độ 100 người bạn của cô ấy. Ta biết đó là sự thật, bởi vì 1000 người phụ nữ lan tỏa thông tin trên phương tiện xã hội đã truyền cảm hứng cho hơn 100,000 phụ nữ đi bộ. (Vỗ tay) Nhưng điều đó dường như chưa đủ. mục đích của chúng tôi là tạo nên một số lượng lớn. Để làm được điều đó, chúng tôi có một kế hoạch táo bạo để mở rộng quy mô can thiệp của mình. Một ngàn nhà tổ chức vẫn chưa đủ. GirlTrek sẽ tạo nên Trường học Công Dân kế tục. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ tập huấn 10,000 nhà hoạt động y tế tiền tuyến và triển khai họ vào các cộng đồng có nhu cầu cao tại Mỹ. Chỉ khi hành động, chúng ta mới đẩy lùi bệnh tật; Chúng ta sẽ tạo một văn hóa sức khỏe mới. Chúng ta sẽ tạo nên một hệ thống để hỗ trợ cho một triệu phụ nữ da màu đi bộ để cứu cuộc đời của họ. (Vỗ tay) Khóa huấn luyện của chúng tôi là độc nhất vô nhị. Hãy thử tưởng tượng. Nó giống như một lễ hội trại, hồi sinh, giống như dạy cuộc vận động về Dân quyền. Chúng tôi sẽ đi khắp đất nước. Thông báo lớn nhất cho tuần này: Tôi, Vanessa và nhóm giáo viên bậc thầy, năm tới sẽ leo lên đỉnh, một vùng đất linh thiêng, ở Selma, Alabama, để tạo nên truyền thống hằng năm, gọi là ''Mùa hè Selma.'' VG: Mùa hè Selma sẽ là cuộc hành hương hàng năm gồm việc đi bộ 87 km, lộ trình linh thiêng từ Selma đến Montgomery. Sẽ có một cuộc tập huấn đầy khó khăn. Hãy tưởng tưởng, khi phụ nữ học về chiến lược tổ chức và tuyển dụng, để nghiên cứu khoa học việc tập thể dục, học những khóa học về dinh dưỡng, học cách kể chuyện, để được chứng nhận là người lãnh đạo cho chuyến đi ngoài trời và là những người ủng hộ cho cộng đồng. TMD: Đây là điều chưa từng xảy ra. Sẽ giống như một tổ chức văn hóa, thực sự, là lễ hội Woodstock chữa lành cho phụ nữ da màu. (Cười) (Vỗ tay) Sự cần thiết của nó --- cấp bách hơn bao giờ hết. Chúng ta đang dần mất đi nguồn nhân lực lớn trong cộng đồng. Phụ nữ da màu đang chết trước mắt chúng ta. Không chỉ vì không ai nói về nó, mà chúng ta cũng từ chối để thừa nhận rằng nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự bất công tương tự điều đã thúc đẩy phong trào dân quyền ngay từ lúc đầu. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2017, Erica Garner, con gái của Eric Garner, người đàn ông da màu đã chết trên đường phố tại New York khi bị cảnh sát bóp chặt cổ, đã qua đời vì đột quỵ. Erica chỉ mới 27 tuổi, là mẹ của hai đứa trẻ. Cô nằm trong số 137 phụ nữ da màu trong hơn 50,000 phụ nữ vào năm trước -- chết vì bệnh liên quan đến tim mạch, nhiều căn bệnh tim xuất phát từ sự chấn thương tâm lí. Những ảnh hưởng do căng thẳng đè nặng lên phụ nữ da màu, họ phải để con cái và chồng mình ra ngoài mỗi ngày, không chắc liệu họ có còn sống trở về nhà. Họ chỉ được trả 63 xen thay vì một đô so với người da trắng. Họ sống trong những cộng đồng với cơ sở hạ tầng đổ nát, nơi không có trái cây và rau quả tươi. nơi quá hẹp để có thể đi bộ và tận hưởng không gian xanh -- ảnh hưởng của sự bất bình đẳng đang giết chết những phụ nữ da màu theo tốc độ nhanh và cao hơn bất kì nhóm nào khác ở đất nước này. Nhưng vấn đề này sắp được thay đổi. Nó phải thay đổi. TMD: Để tôi kể một câu chuyện. Khoảng ba tuần trước -- chắc các bạn đã xem -- tôi và Vanessa cùng một nhóm gồm 10 phụ nữ đã đi bộ 160 km trên Đường Sắt Ngầm. Chúng tôi hoàn thành trong năm ngày-- năm ngày dài và tuyệt vời. Cả thế giới đã chứng kiến điều đó. Ba triệu người đã xem trực tiếp. Và nhiều người trong các bạn đã chia sẻ câu chuyện ấy. Đài Radio Urban đã phát sóng nó toàn quốc. VG: Thậm chí là đài E! News tạm ngưng câu chuyện về nhà Kardashian -- hơi bất công một chút nếu bạn hỏi chúng tôi -- (Cười) để thông báo GirlTrek đã hoàn thành chuyến hành trình 160 km an toàn. (Vỗ tay) TMD: Mọi người đang ủng hộ cho chúng tôi. Họ ủng hộ chúng tôi vì trong thời điểm của sự rối loạn và tranh chấp này, chuyến hành trình này giúp chúng tôi khẳng định một công dân Mĩ là như thế nào. Chúng tôi nhìn nước Mỹ trở nên gần gũi hơn Chúng tôi đi qua những thị trấn lịch sử, băng qua khu rừng rậm, qua các đồn điền trước đây. Một ngày nọ, Chúng tôi tình cờ băng qua một trạm xăng nơi có một quán cà phê, đầy đàn ông. Họ mặc đồ ngụy trang và mang theo các vật dụng đi săn. Phía trước là những chiếc xe tải của họ và một chiếc cắm cờ Liên Bang. Và thế là chúng tôi rời đi. Khi đi qua dải đường hẹp này, một vài chiếc xe tải chạy sát phía sau chúng tôi, và phía sau những ống xả là bóng ma của một cuộc bạo lực đám đông. Thật đáng sợ. Nhưng một chuyện xảy ra. Ngay cạnh ranh giới giữa bang Maryland và Delaware, chúng tôi thấy một người đàn ông đứng cạnh chiếc xe tải. Cốp xe sau đã được mở sẵn. Ông ấy mặc một cái áo khoác nâu. Đứng một cách lúng túng. Hai cô gái trong nhóm chúng tôi, Jewel và Sandria, lại gần vì trông ông có vẻ đáng nghi. (Cười) Chúng tôi đông hơn nên muốn cho ông ấy một cơ hội. Ông tiến lại gần chúng tôi và nói, ''Chào, tôi là Jake Green. Tôi nghe tin về các bạn trên radio Tin Lành sáng nay, và Chúa bảo tôi mang cho các bạn đồ tiếp tế.'' Ông mang nước uống, yến mạch cán vụn và khăn giấy cho chúng tôi. Khăn giấy rất cần thiết vì chúng tôi đã đi bộ qua một cơn bão lớn; -2 độ C và tạt vào mặt chúng tôi. Giày và tất chúng tôi đóng băng và ướt và đóng băng lại. Chúng tôi cần khăn giấy hơn ông ấy có thể hiểu. Ngày hôm đó, trong khoảnh khắc ấy, Jake Green đổi mới lòng tin của tôi vào Chúa. Và ông đã thay đổi lòng tin của tôi vào con người. Chúng ta có quyền chọn lựa. Ở Mĩ, chúng ta có thể lún sâu hơn vào sự tăm tối của bất hòa hoặc không. Tôi muốn nói với các bạn phụ nữ GirlTrek sẽ tiếp tục đi bộ trên các đường phố với một niềm tin không thể dập tắt. VG: Họ sẽ tiếp tục đi bộ trên các đường phố với một sứ mệnh rõ ràng và mạnh mẽ như những phụ nữ đã tuần hành ở Montgomery: rằng bệnh tật sẽ biến mất tại đây, vết thương sẽ không còn. Với sự trợ giúp của các bạn và theo chân tổ tiên chúng ta, 10,000 nhà hoạt động được huấn luyện sẽ bắt đầu cách mạng về sức khỏe lớn nhất từ trước đến nay trên đất nước này. Họ sẽ trở về cộng đồng của mình, làm gương cho sự phát triển của nhân loại. Và chúng ta -- chúng ta sẽ cùng ăn mừng. Vì giống như Jake Green đã hiểu, số phận của chúng ta đã kết nối với nhau. Septima Clark từng nói, ''Chúng ta đã có thể thở chung một bầu không khí.'' Thế nhưng, lời nói cuối đầy ám ảnh mà Eric Garner thốt ra: ''Tôi không thể thở nổi.'' Cô con gái Erica đã chết ở tuổi 27, trong khi vẫn đi tìm công lí. Vì thế -- chúng ta sẽ tiếp nối sứ mệnh của Septima đến khi lời nói của bà thành hiện thực, đến khi phụ nữ da màu không còn phải chết nữa, đến khi chúng ta được thở chung một bầu không khí. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Đây là hình vẽ của bộ não 1000 năm tuổi Đây là sơ đồ của hệ thống thị giác. Và có những điều trông rất quen thuộc so với ngày nay. Hai mắt ở phía dưới, thần kinh giác mạc tủa ra từ phía sau. Có một cái mũi rất lớn có vẻ như không được liên hệ với bộ phận nào cụ thể. Và nếu chúng ta so sánh bức hình này với những hình ảnh mới gần đây diễn tả hệ thống thị giác, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với những gì được vẽ hàng ngàn năm trước. Và đó là vì ngày nay chúng ta có thể thấy có gì trong bộ não, hơn là chỉ nhìn vào dáng vẻ tổng quan của nó. Tưởng tượng rằng bạn muốn hiểu làm thế nào một cái máy tính hoạt động được và tất cả mọi thứ bạn có thể nhìn thấy là bàn phím, con chuột, màn hình. Bạn thực sự đã không gặp may mắn. Bạn muốn có khả năng mở nó ra, tháo tung ra, để nhìn vào đống dây bên trong. Và cho đến hơn một thế kỉ trước một chút, không ai có thể có thể làm điều đó với bộ não. Không ai được từng nhìn thoáng qua sợi dây thần kinh của bộ não Và lý do là vì nếu bạn bỏ bộ não ra khỏi sọ và bạn cắt một lát mỏng của nó, ngay cả bỏ nó vào một kính hiển vi cực ký hiện đại, bạn cũng không thể thấy gì hết. Nó màu xám và không có hình dạng. Cũng không có cấu trúc. Nó chẳng giúp bạn hiểu thêm được điều gì. Và tất cả điều này thay đổi vào cuối thế kỉ 19. Bất ngờ, những hóa chất nhuộm mới cho mô não đã được phát triển và chúng cho chúng ta những cái nhìn thoáng qua về dây thần kinh. Máy tính đã được mở bung ra. Như vậy thứ thực sự khởi động ngành khoa học thần kinh hiện đại là một thuốc nhuộm gọi là thuốc nhuộm Golgi. Và nó cũng hoạt động theo một cách riêng biệt. Thay vì nhuộm tất cả các tế bào trong mô, theo cách nào đó nó chỉ đánh dấu một phần trăm tế bào. Nó dọn đám rừng, tiết lộ các cây bên trong Nếu mọi thứ đều đã được dán nhãn, kết quả ta sẽ không thấy được gì. Vì vậy bằng cách nào đó, nó chỉ ra rằng cái gì trong đó (bộ não) Nhà não đồ học người Tây Ban Nha Santiago Ramon y Cajal, người được coi là cha đẻ của ngành khoa học thần kinh hiện đại, đã ứng dụng (phương pháp) nhuộm Golgi này, đã cho ra những dữ liệu như thế này, và thực sự đã giúp chúng ta khái niệm hiện đại về tế bào thần kinh, hay còn gọi là nơ-ron. Và nếu bạn đang nghĩ bộ não như là một chiếc máy vi tính, thì đây là bộ bán dẫn (tran-si-tơ). Và rất nhanh chóng Cajal nhận ra rằng các nơ-ron không hoạt động một mình, nhưng chúng sẽ bắt kết nối với những nơ-ron khác, từ đó tạo thành mạch điện giống như máy vi tính. Ngày nay, một thế kỉ sau, khi các nhà khoa học muốn nhìn thấy nơ-tron, họ làm chúng sáng lên từ bên trong hơn là làm chúng tối đi Và có rất nhiều cách làm điều này. Nhưng một trong những cách thông dụng nhất liên quan đến các protein huỳnh quang lục. Bây giờ nói về protein huỳnh quang lục, kỳ lạ là nó có nguồn gốc từ con sứa phát quang sinh học. và nó rất hữu dụng. Bởi vì nếu bạn lấy gen tổng hợp protein huỳnh quang lục và cấy nó vào một tế bào, thì tế bào đó sẽ phát sáng màu xanh lục -- hoặc (với) rất nhiều các biến thể khác của protein huỳnh quang lục bạn có thể làm một tế bào phát sáng với nhiều màu khác nhau. Và như vậy quay trở về với bộ não, đây là từ con chuột được cấy gien gọi là "não cầu vồng" Và nó được gọi tên như thế, tất nhiên, vì tất cả các nơ-ron này đều phát sáng với những màu sắc khác nhau. Đôi khi các nhà khoa học thần kinh cần phải xác định xem từng thành phần phân tử riêng biệt của nơ-ron, phân tử, hơn là toàn bộ tế bào não. Và có rất nhiều cách để làm điều này, nhưng một trong những cách phổ biến nhất bao gồm sử dụng kháng thể. Và nếu như bạn quen với, tất nhiên, rằng kháng thể là tay sai của hệ thống miễn dịch. Nhưng nó hóa ra rằng chúng cũng có ích cho hệ thống miễn dịch vì chúng có thể nhận diện từng phân tử đặc trưng, giống như là, ví dụ, protein mã hóa của một vi-rút đang xâm chiếm cơ thể. Và các nhà khoa học đã đang sử dụng cơ sở này để nhận diện ra các phân tử đặc trưng trong bộ não, nhận diện tiểu cấu trúc đặc trưng của tế bào và nhận diện chúng một cách riêng biệt. Và rất nhiều hình ảnh tôi đã cho các bạn xem ở đây rất đẹp, nhưng chúng cũng có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Chúng có sức mạnh giảng giải lớn lao. Đây, ví dụ, là một kháng thể nhuộm chống lại vận chuyển serotonin trong một lát cắt não chuột. Và bạn đã nghe đến serotonin, tất nhiên, trong các loại bệnh như căng thẳng và lo âu. Bạn đã nghe đến SSRIs, chúng là thuốc dùng để chữa các loại bệnh này. Và để hiểu serotonin hoạt động như thế nào, điều quan trọng là hiểu bộ máy serontonin ở đâu. Và những kháng thể nhuộm giống như cái này có thể dùng để trả lời dạng câu hỏi như vậy. Tôi muốn chia tay các bạn với suy nghĩ sau đây: Protein huỳnh quanh xanh và kháng thể Cả hai đều là sản phẩm tự nhiên ở lúc ban đầu. Chúng đều được phát triển bởi tự nhiên để làm cho một con sứa phát sáng xanh vì bất kì lý do gì, hoặc để phát hiện protein mã hóa của một virus xâm nhập, ví dụ vây. Và chỉ sau một khoảng thời gian rất dài các nhà khoa học mới dẫn đến được bối cảnh này và nói "Này, đây là các công cụ, đây là các công năng mà chúng ta có thể dùng trong bảng công cụ nghiên cứu của riêng chúng ta". Và thay vì ứng dụng các trí não yếu ớt của con người để thiết kế các công cụ này từ con số không, ngay trong tự nhiên đã có sẵn giải pháp cho chúng ta, đã được phát triển và sàng lọc ổn định qua hàng triệu năm bởi người kĩ sư vĩ đại nhất của nhân loại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Mười hai năm trước, tôi ở trên đường viết tên của tôi để nói, "tôi tồn tại." Sau đó tôi đã đi để chụp ảnh của người dân để dán chúng trên đường phố để nói, "Họ tồn tại." Từ các vùng ngoại ô Paris đến những bức tường của Israel và Palestine, các mái nhà của Kenya đến những khu ổ chuột của Rio, giấy và keo - dễ dàng như vậy Tôi hỏi một câu hỏi năm ngoái: Nghệ thuật có thể thay đổi thế giới? Vâng, hãy để tôi nói cho bạn, về việc thay đổi thế giới đã có rất nhiều cuộc thi năm nay, bởi vì mùa xuân Ả Rập vẫn đang lan rộng, khu vực đồng Euro đã sụp đổ... còn những gì khác? Phong trào chiếm đóng tìm thấy tiếng nói, và tôi vẫn phải nói tiếng Anh liên tục. Vì vậy, đã có rất nhiều thay đổi. Vì vậy, năm ngoái khi được giải Điều ước TED năm ngoái Tôi nói, xem này, tôi sẽ chuyển đổi khái niệm của tôi. Bạn sẽ chụp những hình ảnh. Bạn sẽ gửi chúng cho tôi. Tôi sẽ in chúng và gửi chúng trở lại cho bạn. Sau đó bạn sẽ dán chúng vào nơi có ý nghĩa với bạn để đặt lời tuyên bố của riêng bạn. Đây là Inside Out (Từ trong ra ngoài). 100.000 tấm áp phích đã được in năm nay. Đó là những loại áp phích, hãy để tôi chỉ cho bạn. Và chúng tôi cứ gửi nhiều hơn mỗi ngày. Đây là kích thước. Chỉ cần một mảnh giấy với một chút chút mực in trên nó. Cái này là từ Haiti. Khi tôi đưa ra mong muốn của tôi năm ngoái, hàng trăm người đứng dậy và nói rằng họ muốn giúp chúng tôi. Nhưng tôi nói nó phải theo các điều kiện tôi luôn luôn làm không có tín dụng, không có biểu tượng, không có tài trợ. Một tuần sau đó, một số ít người đã ở đó sẵn sàng để hành động và trao quyền cho người dân trên mặt đất những người muốn thay đổi thế giới. Đây là những người tôi muốn nói tới với bạn ngày hôm nay. Hai tuần sau khi bài phát biểu của tôi, tại Tunisia, hàng trăm bức chân dung được thực hiện. Và họ dán trên mỗi chân dung của nhà độc tài hình ảnh của họ. Bùm ! Đây là những gì đã xảy ra. Slim và bạn bè của anh đã đi dọc đất nước và dán hàng trăm hình ảnh ở khắp mọi nơi thể hiện sự đa dạng trong cả nước. Họ thực sự đã làm dự án Inside Out (Từ trong ra ngoài) thành của riêng họ. Trên thực tế, hình ảnh đó được dán ở một đồn cảnh sát, và những gì bạn thấy trên mặt đất là loại thẻ ID của tất cả các bức ảnh của người dân đang bị theo dõi bởi cảnh sát. Nga. Chad muốn đấu tranh chống hội chứng Ghê Sợ Xu Hướng đồng Tính Luyến ái ở Nga. Ông đã đi với bạn bè của mình, ở phía trước mỗi đại sứ quán Nga ở châu Âu đứng đó với hình ảnh của họ để nói rằng: "Chúng tôi có quyền." Họ sử dụng Inside Out như là một nền tảng để kháng nghị. Karachi, Pakistan. Sharmeen thực sự ở đây. Bà tổ chức một hành động TEDx và dán tất cả các khuôn mặt không nhìn thấy của thành phố trên các bức tường trong thành phố của mình. Và hôm nay tôi muốn cảm ơn bà ấy. North Dakota. Khu bảo tồn người da đỏ Standing Rock, trong hòn đảo Rùa này, Digi Tu Geas từ bộ lạc Dakota Lakota muốn cho thấy rằng người Mỹ bản địa vẫn còn ở đây. Thế hệ thứ bảy vẫn đang chiến đấu cho quyền lợi của mình. Ông dán lên bức chân dung trên tất cả lãnh thổ của mình Và ông cũng ở đây ngày hôm nay. Mỗi lần tôi thấy một bức tường tại New York, Tôi sử dụng hình ảnh của ông để tiếp tục lan tỏa dự án. Juarez: Bạn đã nghe nói về biên giới-- một trong các biên giới nguy hiểm nhất trên thế giới. Monica đã chụp hàng ngàn bức chân dung với một nhóm các nhiếp ảnh gia và bao phủ toàn bộ biên giới. Bạn có biết những gì cần thiết để làm điều này không? Con người, năng lượng, làm keo dán, tổ chức các nhóm. Nó thật tuyệt vời Trong khi đồng thời ở Iran Abololo--tất nhiên là một biệt hiệu-- đã dán gương mặt của một người phụ nữ để chống lại chính quyền. Tôi không cần phải giải thích cho bạn những nguy hiểm ông nhận lấy cho hành động đó. Hiện có cả tấn các dự án trường học. Hai mươi phần trăm của các áp phích chúng tôi nhận được đến từ các trường học. Giáo dục là rất cần thiết. Trẻ em tạo các bức ảnh trong lớp học, giáo viên nhận được chúng, họ dán chúng vào các trường học. Ở đây, họ thậm chí đã nhận được sự giúp đỡ của lính cứu hỏa Nên có nhiều trường làm loại dự án này hơn. Tất nhiên chúng tôi muốn trở lại Israel và Palestine. Vì vậy, chúng tôi đến đó với một chiếc xe tải. Đây là chiếc xe tải chụp ảnh Bạn đi ra phía sau của chiếc xe tải, nó sẽ chụp ảnh bạn 30 giây sau đó lấy ảnh từ bác tài xế, bạn đã sẵn sàng để hành động. Hàng nghìn người sử dụng chúng và mỗi người trong số họ tham gia cho một giải pháp hai nhà nước hòa bình và sau đó đi bộ trên đường phố. Đây là cuộc hành quân, 450.000 người - bắt đầu từ tháng chín. Họ giữ hình ảnh của mình như một tuyên bố. Mặt khác, mọi người đã dán lên đường phố, các tòa nhà. Nó ở khắp mọi nơi. Thôi nào, đừng nói với tôi rằng mọi người không sẵn sàng cho hòa bình ở đó Các dự án này đã thực hiện hàng ngàn hành động trong một năm, cuốn theo hàng trăm ngàn người tham gia, tạo ra hàng triệu lượt xem. Đây là dự án nghệ thuật có sự tham gia toàn cầu lớn nhất đang diễn ra. Vì vậy, trở lại câu hỏi, "Nghệ thuật có thể thay đổi thế giới?" Có lẽ không phải trong một năm. Đó chỉ là sự khởi đầu. Nhưng có lẽ chúng ta nên thay đổi câu hỏi. Nghệ thuật có thể thay đổi cuộc sống của mọi người? Từ những gì tôi đã nhìn thấy năm nay, có. Và bạn biết không? Nó chỉ là sự khởi đầu Hãy biến thế giới Từ trong ra ngoài cùng nhau. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ bắt đầu bài nói chuyện hôm nay với một câu chuyện hơi giật gân một chút. Năm 2010, 42 triệu người phải rời bỏ nhà cửa vì lý do thiên tai. Thực ra, số liệu của năm 2010 cũng không đặc biệt lắm. Vì, trung bình mỗi năm, có khoảng 31.5 triệu người mất nhà ở do thiên tai. Khi nghe những số liệu thống kê kiểu như vậy, các bạn thường nghĩ ngay đến những nơi như Haiti, các vùng xa xôi hẻo lánh hay nghèo khổ khác, tuy nhiên điều đó lại xảy ra hằng năm ngay chính trên đất Mỹ . Chỉ tính riêng năm vừa rồi, đã có khoảng 99 vụ thiên tai được cảnh báo cấp liên bang, theo thống kê của Cơ Quan Quản Lý Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang, từ thành phố Joplin, bang Missouri, hay Tuscaloosa thuộc bang Alabama cho đến những vụ cháy rừng xảy ra gần đây tại miền Trung bang Texas. Vậy quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đã làm gì để giúp đỡ những người bị mất nhà cửa do thiên tai ? Các nạn nhân thiên tai được dồn vào những căn lều Đồ dùng cá nhân được cất vào 1 cái túi nhựa lớn,. Người ta dán túi lại, đặt ở bên dưới lều. Lều được dựng trên sàn nhà thi đấu thể thao hoặc phòng tập thể dục. Như vậy, rõ ràng là có một lỗ hổng lớn về nhà ở. Thực trạng này với tôi thật đáng buồn, bởi vì người ta thường nói với bạn sau một thảm họa lớn, thông thường sẽ mất 18 tháng để mọi thứ bắt đầu phục hồi bắt đầu quá trình phục hồi, nhưng hầu hết mọi người không nhận ra rằng phải mất trung bình 45 đến 60 ngày hoặc hơn nữa trước khi các nhân viên đầy tai tiếng của FEMA bắt đầu xuất hiện. Trong lúc đó, những người gặp nạn phải tự mình xoay sở. Tôi luôn tự nhủ phải tìm ra cách để cải thiện nó. Thực trạng này đã trở thành nỗi ám ảnh sáng tạo của tôi Tôi bỏ việc viết báo tự do sau giờ làm và bắt đầu tập trung vào vấn đề này. Rồi tôi bắt đầu phác thảo. Hai ngày sau khi cơn bão Katrina nổ ra, tôi đã bắt đầu phác thảo và phác thảo cố gắng tìm kiếm ý tưởng và giải pháp cho nó, và khi mọi thứ hội tụ và ý tưởng bắt đầu hình thành, tôi bắt đầu phác thảo kỹ thuật số trên máy tính, nhưng vì nỗi ám ảnh, tôi không thể dừng lại ở đó. Tôi bắt đầu thử nghiệm, làm mô hình, nói chuyện với các chuyên gia, nghe phản hồi từ họ, điều chỉnh, tiếp tục điều chỉnh và điều chỉnh hàng đêm liền và vào các ngày cuối tuần trong hơn năm năm. Nỗi ám ảnh đã thúc đẩy tôi tạo ra các nguyên mẫu có kích thước thật ở sân sau nhà — (Cười) — tiêu hết khoản tiền tiết kiệm của mình vào tất thảy mọi thứ từ mua sắm dụng cụ đến bằng sáng chế và một loạt các chi phí khác, nhưng cuối cùng, tôi đã có được hệ thống nhà ở mẫu này ngôi nhà có thể phản ứng với bất cứ tình huống hay thảm họa nào. Nó có thể được dựng lên trong bất kỳ môi trường nào, từ một bãi đậu xe bằng nhựa đường đến bãi cỏ hoặc cánh đồng, bởi vì nó không đòi hỏi bất kỳ thiết lập hay công cụ đặc biệt nào. Bây giờ, nền tảng và cốt lõi của toàn bộ hệ thống này là các đơn vị nhà Exo, đó là các đơn vị trú ẩn riêng lẻ . Và mặc dù nó nhẹ, đủ nhẹ để bạn thực sự có thể nâng nó lên bằng tay và di chuyển nó, và nó đủ chỗ cho bốn người. Và bạn có thể sắp xếp những thứ này như một dạng khu cắm trại tập thể và hơn nữa là kiểu phân bố như lưới điện thành phố, hoặc bạn có thể sắp xếp các toa xe thành vòng tròn, hay các cụm tròn, tạo ra một khu vực bán công cho phép người dân ra vào dễ dàng thay vì mắc kẹt bên trong. Giờ đây điều này, về cơ bản, làm thay đổi cách chúng ta phản ứng với thiên tai, bởi vì các điều kiện sống tồi tệ như bị nhồi nhét bên trong một đấu trường thể thao hoặc phòng thể dục, sẽ sớm bị loại bỏ. Bây giờ, chúng ta có ngay vùng lân cận bên ngoài. Exo được thiết kế để đơn giản là, về cơ bản như một tách cà phê. Họ có thể chồng chúng lên nhau Từ đó đem lại hiệu quả rất lớn trong vận chuyển và cất trữ. Trên thực tế, 15 Exos có thể được xếp vừa vặn trên một xe bán tải. Điều này có nghĩa là Exo có thể được vận chuyển và lắp đặt nhanh hơn so với bất kỳ lựa chọn nhà ở nào hiện có trên thị trường ngày nay. Bởi vì tôi bị ám ảnh, thế nên tôi không thể dừng lại ở đó, Tôi bắt đầu sửa đổi giường ngủ để bạn có thể trượt chúng ra và nhét vào đấy một cái bàn hoặc các kệ tủ, do đó, các đơn vị có thể được sử dụng như một văn phòng hoặc một khu lưu trữ. Các cánh cửa có thể được tráo chỗ, cho phép đặt thêm một bảng điều khiển cứng với cửa sổ bên trong như một máy điều hòa, hoặc một mô-đun kết nối cho phép kết nối nhiều đơn vị lại với nhau, tạo nên một không gian sống cách ly lớn hơn nhiều, Vì vậy, cũng tập hợp những bộ phận này, cũng đơn vị này có thể được sử dụng như là phòng khách, phòng ngủ hay phòng tắm, hay văn phòng, không gian sống và một khu lưu trữ an toàn. Nghe như một ý tưởng tuyệt vời, nhưng làm thế nào để biến nó thành sự thực? Vì vậy, ý tưởng đầu tiên mà tôi có là đi tới liên bang và chính quyền tiểu bang và "Đây, lấy nó đi, miễn phí." Nhưng tôi đã nhanh chóng nhận được câu trả lời "Cậu trai, chính phủ của chúng tôi không làm việc như vậy." (Tiếng cười) Ok. Ok. Đáng lẽ nên bắt đầu với một tổ chức phi lợi nhuận để xin trợ giúp tư vấn và phát triển ý tưởng cùng với chính phủ. Sau đó, người ta đã bảo tôi rằng, "Con trai, chính phủ của chúng ta tìm kiếm những thứ như thế này ở lĩnh vực tư nhân." Ok. Đáng lẽ nên mang toàn bộ ý tưởng này đi đến các tập đoàn tư nhân để cùng chia sẻ và thực hiện, nhưng các tập đoàn ấy đã nhanh chóng nói với tôi rằng dự án cá nhân đầy đam mê này không phù hợp với thương hiệu bởi vì họ không muốn logo của mình được in khắp những khu ổ chuột tại Haiti. Bây giờ, tôi không chỉ bị ám ảnh. Mà còn giận dữ. (Tiếng cười). Vì vậy, tôi quyết định, "À vâng ? Xem này. Tôi sẽ tự mình làm điều đó." (Tiếng cười) Thế rồi, công việc ban ngày gửi tôi đến làm việc tại văn phòng ở Milan trong một vài tháng, do đó, tôi như thể, Tôi sẽ làm gì bây giờ? Vì vậy, tôi sắp xếp giờ giấc theo lịch trình, và dành ra 8 tiếng cách biệt cho các cuộc họp từ xa với những nhà cung cấp vật liệu, nhà sản xuất và khách hàng tiềm năng. Và chúng tôi tìm thấy thông qua toàn bộ quá trình này một nhà sản xuất nhỏ nhưng tuyệt vời tại Virginia, và nếu ngôn ngữ cơ thể của ông ta có thể được xem như một dấu chỉ, đó là ông chủ — (tiếng cười) — dấu chỉ cho thấy việc nhà sản xuất sẽ làm việc trực tiếp với nhà thiết kế, các bạn phải xem những gì sẽ xảy ra ở đây. (Tiếng cười) Nhưng công ty G.S. Industries thì tuyệt vời. Họ đã thực sự xây dựng 3 nguyên mẫu cho chúng tôi bằng tay. Vì vậy, chúng tôi có các nguyên mẫu cho phép bốn người có thể ngủ một cách an toàn và thoải mái hơn rất nhiều so với điều kiện bên trong một chiếc lều. Và họ đã vận chuyển chúng đến Texas cho chúng tôi. Chuyện vui bắt đầu xảy ra. Những người khác bắt đầu tin vào những gì chúng tôi đã làm, và cung cấp, quyên tặng cho chúng tôi không gian sàn chứa. Và sau đó là cơ quan sân bay Georgetown đã cố gắng giúp đỡ chúng tôi bất cứ thứ gì mà chúng tôi cần. Vì vậy, bây giờ, chúng tôi đã có một không gian lớn để làm việc và các nguyên mẫu để thử nghiệm. Trong vòng một năm, chúng tôi đã thương lượng thỏa thuận sản xuất, được trao một bằng sáng chế, hoàn tất hồ sơ cho chiếc bằng thứ hai, nói chuyện với nhiều người, thử nghiệm chúng ở FEMA và nghe phản hồi từ các chuyên gia tư vấn và sau đó, bắt đầu nói chuyện với một số người, những người đã yêu cầu được cung cấp thông tin, nhóm nhỏ này có tên là Liên Hiệp Quốc. Và trên hết, bây giờ chúng tôi có rất nhiều những cá nhân khác, những người đã xuất hiện nói chuyện với chúng tôi từ việc ứng dụng ý tưởng này cho các khu mỏ trại, nhà trọ di động cho thanh niên, cho tới World Cup và Thế Vận Hội. Vì vậy, để kết thúc bài nói chuyện của mình, trên hết những gì đã được trình bày ở đây hy vọng rằng rất sớm thôi chúng ta sẽ không phải nhận các cuộc gọi điện thoại đau lòng từ sau thiên tai, khi mà chúng ta thực sự chưa có bất cứ thứ gì có thể bán hoặc cung cấp cho những người bị nạn cả. Hy vọng rằng rất sớm thôi chúng ta sẽ đến được đó, bởi vì đó là số mệnh của chúng ta, bị ám ảnh về việc biến ý tưởng thành hiện thực. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong mười phút tới, chúng ta sẽ đắm mình trong một thế giới biển tuyệt vời và xinh đẹp nhưng thường bị bỏ sót. Tôi muốn đưa bạn đến biển một chuyến, nhìn ngắm nó từ góc nhìn của phần dân cư nhỏ bé nhất: các vi khuẩn. Mục đích của tôi là sau hành trình này, bạn cũng sẽ kinh ngạc như tôi về mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng ta và các vi sinh vật. Và có lẽ đồng cảm với sự lo ngại của tôi rằng các mối quan hệ này thường bị ngó lơ khi phải đưa ra quyết định và các chính sách về đại dương. Khi nhìn ra một đại dương trong xanh, bạn thật sự đang nhìn vào một bát vi khuẩn với đầy sức sống. Những gì bạn thấy ở đây là các vi khuẩn biển ồn ào và khám phá các thành viên khác trong lưới thức ăn biển. Để nhấn mạnh về việc thế giới này thật sự nhỏ ra sao, tôi đã thêm một đường kẻ trắng vào hầu hết các trang trìnhchiếu để cho bạn thấy độ dày của một sợi tóc người -- rất nhỏ. Một thìa nước biển sạch trung bình chứa năm triệu vi khuẩn và năm mươi triệu vi rút. Nếu phải lấy ra 7,5L nước biển, số vi khuẩn trong 7,5L ấy sẽ nhiều hơn số người trên hành tinh này. Hãy dừng một lúc và suy nghĩ đại dương thì gồm bao nhiêu lít nước. Liệu tôi có làm bạn chột dạ khi nghĩ về tổng số nước biển mà ta vô tình nuốt phải nhiều năm qua. Nhưng may là ta hiếm khi mắc bệnh từ nước biển, vì hầu hết các vi sinh vật biển đang làm lợi cho ta, thay vì gây hại. Một trong những ví dụ yêu thích của tôi là chúng cung cấp một nửa số oxy mà ta hít thở. Ở trường trung học, ta đều học cách biết ơn cây cối. Và phải thừa nhận rằng chúng thân thiện hơn các vi khuẩn. Nhưng hóa ra cây trồng chỉ tạo ra một phần tư lượng khí oxy mà ta thở. Phần tư khác đến từ đại thực bào như tảo bẹ và tất thảy năm mươi phần trăm là từ vi khuẩn. Hãy hít một hơi thật sâu. Cảm ơn cây cối. Hít một hơi thật sâu khác. Cảm ơn những đại thực bào. Hai hơi liên tiếp khác-- ngả mũ trước các vi khuẩn. Đây là hình ảnh của một vi khuẩn được coi là chất quang hợp đơn phong phú nhất trên hành tinh chúng ta. Nó được gọi là "Prochlorococcus". là nhà máy sản xuất oxy của đại dương, và tôi có thể cho đó là một trong những khám phá mới tuyệt nhất của ngành vi sinh học đại dương Ta đã không biết đến sự tồn tại của chúng cho tới năm 1988. Toàn bộ lịch sử loài người dựa vào loại vi khuẩn bé nhỏ này, để có không khí hít thở mỗi ngày, bất kể nơi và thời điểm mà chúng sống. Thế mà, ta chỉ mới biết về mối quan hệ đó trong 24 năm. Thật kinh ngạc. Còn bao nhiêu mối quan hệ quan trọng hơn ngoài kia mà ta chưa khám phá? Tôi thấy rằng mối quan hệ với vi sinh vật biển biển, theo nhiều cách, là song song với mối quan hệ với các vi khuẩn đường ruột. Ta từng trải nghiệm cơn thịnh nộ của vi khuẩn ruột tại điểm này hay thời điểm khác, có lẽ là ngộ độc thực phẩm hay ô nhiễm nước. Nhưng có lẽ, ta ít biết hơn về sự kết nối với vi sinh vật biển và sự thay đổi của chúng có thể gây khó chịu cho ta về mặt thể chất. Một ví dụ cực đoan: dịch tả gây ra bởi vi khuẩn lớn lên từ đại dương. Nên dù hầu hết các vi sinh vật biển là có lợi, vẫn có nhiều loại gây hại. Mối quan hệ của ta với đại dương, cũng giống như với đường ruột dựa trên sự cân bằng đúng của vi khuẩn. Câu nói:"Bạn là những gì bạn ăn" cũng được áp dụng với vi sinh vật biển. Để giúp bạn hiểu hơn về đại dương khi được cho ăn quá đà sẽ trông ra sao, đây hai ví dụ mẫu nước biển mà tôi đã lấy. Bên trái các bạn, một quặng san hô sạch, và bên phải là một rặng san hô gần như đã chết vì hoạt động nuôi cá dày đặc ở vùng nước này. Bạn sẽ chú ý rằng tôi chỉ mỉm cười trong một trong hai bức ảnh trên, và trong bức ảnh còn lại, bạn lặn của tôi đã phải đến gần sát để có thể chụp ảnh. Nếu chúng ta nhỏ một giọt nước biển từ những mẫu vật này và để dưới kính hiển vi, đây là hình ảnh của vi khuẩn và cộng đồng vi rút có trong đấy. Một lần nữa, san hô sạch bên trái, rạn nuôi trồng cá bên phải. Chung ta đều có cảm giác khó chịu khi vi khuẩn đưởng ruột không cân bằng, một con cá bơi qua vùng đại dương được cho ăn quá đà, trường hợp này, là bởi nuôi trồng thủy sản dày đặc, nhưng còn có thể do tràn nước thải, nhiễm phân bón hay bất kì nguồn tài nguyên nào, chú cá có thể cảm thấy khó chịu khi vi sinh vật biển mất cân bằng. Có thể là có ít oxi hơn, có thể có nhiều mầm bệnh hơn, và có thể có một vài vi khuẩn sản sinh chất độc. Ta kết luận được rằng sự tồn tại dù nhỏ bé của chúng, có sức mạnh vô cùng to lớn, có thể điều khiển mùi vị biển ra sao, cảm giác thế nào, và trông như thế nào. Nếu phải tóm gọn bài nói của tôi chỉ trong một ý, đó sẽ là: Mối liên hệ giữa ta và vi khuẩn quan trọng hơn ta tưởng, có hệ quả trên diện rộng và ta chỉ mới bắt đầu hiểu được mối quan hệ đó trông ra sao, có thể thay đổi thế nào. Như bác sĩ sẽ gặp vấn đề khi chữa bệnh mà không rõ nguyên nhân, chúng ta sẽ gặp vấn đề trong việc phục hồi đại dương nếu không có đủ hiểu biết về vi khuẩn. Chúng là những kĩ sư vô hình điều khiển hóa học của biển nhờ thế, những sinh vật có thể sống, và liệu có an toàn cho ta bơi lội. và tất cả các yếu tố khác mà ta cảm nhận bằng mắt, mũi và vị giác. Càng chú ý đến những thành viên nhỏ bé nhưng đông đảo này, chúng ta càng học được cách chúng phản ứng với hành động của con người ví dụ như trong khu nuôi cá này. Như gợi ý trong những trang trước về san hô, tôi dành phần lớn thời gian là một nhà nghiên cứu về sự tương tác giữa người - vi khuẩn đặc biệt ở rạn san hô. Hóa ra, không chỉ có chúng ta có một cộng đồng vi khuẩn bảo vệ. San hô, cùng với hầu hết các cá thể khác trên hành tinh này, cũng có tổ chức bảo vệ của riêng mình. Tuy nhiên, thay vì giữ bên trong như đường ruột, chúng giữ nó ở bên ngoài, để bảo vệ chúng khỏi xung quanh. Những gì mà bạn thấy ở đây là ảnh không gian ba chiều của một điểm nhỏ trên san hô sống cùng tất cả vi khuẩn của nó, mà tôi đã chụp bằng vài công nghệ thú vị -- một kính hiển vi tiêu điểm quét laser tốc độ cao. Tất cả các hình tròn nhỏ là tảo cộng sinh sống trong tế bào san hô, chúng có thể chuyển hóa cả ánh nắng thành đường để cả hai sử dụng, và những chấm nhỏ màu xanh là các vi khuẩn bảo vệ. Khi tôi dùng phần mềm phân tích ảnh để làm nổi lớp bên ngoài san hô bằng màu trắng, bạn có thể thấy vẫn có vài chấm xanh nhỏ trên đó. Những vi khuẩn đó đang ở trong một chất dịch nhầy, cũng là một phần của lớp bảo vệ san hô. Từ góc nhìn lớn hơn, tôi dành thời gian nghĩ về những mối quan hệ này, vì quá nhiều rặng đang biến đổi từ bức hình bên trái sang bức hình bên phải. Bạn tin không, bức ảnh bên phải vẫn là một điểm lặn du lịch rất nổi tiếng trên đảo Maui, dù nó đã mất hầu hết san hô bao phủ một thập kỉ qua. San hô đang biến mất ở mức báo động trên toàn cầu, và ta thật không biết bằng cách nào và tại sao. Tôi thấy được vi khuẩn trên các rặng san hô, cả tốt và xấu, trong khi cố liên kết hành vi nhỏ bé của chúng với toàn cảnh về Làm thế nào giúp san hô từ ảnh phải trở về giống như ảnh trái? Hay làm thế nào ngăn bệnh san hô lan tràn? Chỉ hơn một năm trước, chưa ai từng thấy cảnh như này. Đoạn video này là một ví dụ tiêu biểu cho việc khiến thứ vô hình thành hữu hình. Ta đang nhìn vào mặt bên của san hô khi trước, nơi lớp bảo vệ tiếp xúc với nước biển; nước biển bên phải bạn, san hô bên trái. Thú vị đến bất ngờ khi ta cuối cùng có thể nhìn được vi khuẩn này trong đời thực, thời gian thực, ở kích cỡ vi mô, và xem cách chúng tương tác với thế giới xung quanh. Những nhà sinh thái học khắp thế giới đã quen với việc ra ngoài và theo dõi hoạt động hằng ngày của sinh vật thí nghiệm bằng ống nhòm. Nhưng các nhà sinh thái học vi sinh đã liều lĩnh cậy nhờ những đột phá trong công nghệ, như với tiêu điểm này, để tiến hành việc theo dõi tương tự. Tôi làm việc để tìm cách sử dụng công nghệ tiên tiến biến thứ vô hình thành hữu hình, để thấy hoạt động của vi khuẩn biển và hành vi của chúng. Làm vậy, ta có thể hiểu được cách chúng đáp lại hoạt động và thái độ của ta và môi trường xung quanh giúp ta quản lý đại dương tốt hơn. Một ví dụ khác, tôi làm việc này bằng cách sử dụng những vi chất lỏng để đặc biệt nghiên cứu cách các thể sinh bệnh sống ở biển. Ý tưởng đơn giản của vi dung dịch, là sử dụng kĩ thuật chế tạo nano để khôi phục hoặc bắt chước điều kiện của vi khuẩn ở kích cỡ vi mô của chúng trong đại dương. Các bạn thấy đây là khoang vi chất lỏng trên bản kính hiển vi với một ống kính hiển vi bên dưới. Ta dùng kính hiển vi video tốc độ cao để ghi lại động thái của vi khuẩn. Ống màu là nơi vi khuẩn và nước biển chảy vào và ra khỏi thiết bị. Nó sử dụng một thiết bị như này mà gần đây, tôi mới khám phá ra rằng một thể sinh bệnh cho san hô thực tế có khả năng đánh hơi nước biển và săn tìm san hô. Đây là video thể hiện hành động đó. Bạn sẽ thấy tất cả thể sinh bệnh - những chấm nhỏ xanh lá bên trái bắt đầu xác định chất nhầy san hô tôi cho vào đường bên phải và chúng bơi nhanh theo hướng đó và ở lại. Cho đến giờ, người ta cho rằng một thể sinh bệnh cần may mắn để tìm được vật chủ trong đại dương. Nhưng chỉ bằng cách xem xét và theo dõi, ta có thể thấy những vi khuẩn này thích nghi rất tốt để săn tìm nạn nhân. Các liêh kết nhỏ này mang ta tới gần hơn bao giờ hết với những hiểu hiết về cách vi khuẩn điều hướng trong đại dương. Nó còn chỉ ra rằng thể sinh bệnh này có thể phát hiện chất dịch san hô ngay cả khi tôi pha loãng nó ra 20 lần. Những vi khuẩn này thích nghi rất tốt để săn tìm san hô. Tôi đang thử nghiệm những điều kiện môi trường khác nhau để xem trường hợp nào làm tăng hay giảm khả năng săn tìm san hô của chúng. Nghiên cứu sâu hơn về thứ kích hoạt cuộc đi săn cho phép ta tìm ra cách giúp giảm thiểu hoặc ngăn chặn bệnh này. Cũng có một số dẫn chứng rằng vi khuẩn khỏe mạnh trên san hô có thể tấn công lại mầm bệnh nếu điều kiện phù hợp. Vậy, một bức ảnh cuối về san hô và vi khuẩn mạnh khỏe trên nó. Hi vọng các bạn sẽ thích chuyến đi ngắn vào đại dương vi khuẩn này và lần tới khi nhìn ra biển, bạn sẽ hít một hơi thật sâu và tự hỏi: Các vi khuẩn vô hình còn đang làm gì để giữ cho biển và chúng ta tồn tại khỏe mạnh? Xin cảm ơn. Gần đây tôi có đến Beloit Wisconsin. tôi đến đó để tôn vinh nhà thám hiểm vĩ đại của thế kỉ 20 Roy Chapman Andrews. Trong suốt khoảng thời gian ông ở Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Hoa Kì, Andrew đã dẫn đầu những hành trình đến với những vùng đất chưa có dấu chân người như sa mạc Gobi Ông là quả là một danh nhân lớn Sau đó người ta cho ông là hình mẫu cơ bản của nhân vật Indiana Jones Và khi tôi ở tại Beloit,Wisconsin tôi thuyết giảng cho một nhóm học sinh trung học và tôi xin nói với các bạn rằng nếu có một thứ nào đó đầy thử thách hơn thuyết trình tại TED đó sẽ là việc phải thu hút sự chú ý của một nghìn đứa trẻ 12 tuổi trong 45 phút thuyết giảng Đừng thử là việc đó Vào cuối bài giảng, chúng hỏi tôi vài câu hỏi, nhưng có một câu vẫn còn vướng mắc trong tôi từ đó Có một cô bé đã đứng lên và nói: "chúng em nên khám phá ở đâu?" tôi nghĩ rằng việc nhiều người trong chúng ta cho rằng thời kì huy hoàng đi khám phá Trái đất đã qua, rằng thế hệ tiếp theo họ sẽ phải đi ra ngoài không gian hay sâu vào biển để tìm kiếm một cái gì đó có ý nghĩa để khám phá Nhưng có thật sự là như thế? có thật sự không còn nơi nào đáng để chúng ta khám phá trên trái đất này? Nó khiến tôi nhớ lại một trong những nhà thám hiểm trong lịch sử sinh học mà tôi yêu thích Đó là một nhà thám hiểm của thế giới không được nhìn thấy, Martinus Beijerinck. Beijerinck khởi hành đi khám phá nguyên nhân của bệnh khảm cây thuốc lá. Điều ông ấy làm là chiết ra dung dịch nhiễm khuẩn từ những cây thuốc lá và lọc nó qua nhiều màng lọc. Và ông đạt đến một điểm mà ông cảm thấy có một cái gì đó nhỏ hơn cả dạng sự sống nhỏ nhất từng được biết đến tại thời điểm đó-vi khuẩn. Ông ta đã nghĩ ra một cái tên cho sinh vật bí ẩn đó. Ông gọi nó là vi rút-- tiếng Latin nghĩa là "chất độc". Với việc khám phá ra vi rút Beijerinck thật sự đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho chúng ta. Ngày nay chúng ta biết rằng vi rút cung cấp phần lớn thông tin di truyền trên hành tinh chúng ta, nhiều hơn thông tin di truyền của tất cả các dạng sinh vật sống khác cộng lại. Và rõ ràng là có rất nhiều những ứng dụng to lớn trong thực tiễn liên quan đến thế giới này-- những thứ như là việc khử trừ bệnh đậu mùa sáng chế ra vác-xin chống ung thư đốt sống cổ, mà chúng ta biết là thường do vi rút papillomavirus gây ra. Và khám phá của Beijerinck không phải đã xảy ra 500 năm trước. Mà chỉ mới xảy ra hơn 100 năm trước Beijerinck đã khám phá ra vi rút Thế nên đơn giản là chúng ta có xe hơi nhưng lại không hề biết đến những dạng sự sống chiếm phần lớn thông tin di truyền trên hành tinh của chúng ta. Giờ đây chúng ta có những công cụ thật tuyệt vời cho phép chúng ta khám phá thế giới chưa được khám phá-- những thứ như những chuỗi liên kết cho phép chúng ta làm nhiều hơn là chỉ lướt qua bề mặt và nhìn vào từng cá thể gien từ những sinh vật nhất định để nhìn thấy được tổng thể một thế hệ, một tập thể những vi trùng chi chít xung quanh chúng ta và thu thập tài liệu về những thông tin di truyền trong những sinh vật này. chúng ta có thể áp dụng phương pháp này vào những thứ từ đất cát đến da mặt hay những thứ như vậy Trong tổ chức của tôi,chúng tôi đang thực hiện việc này để tìm ra nguyên nhân của sự bộc phát mà nguyên nhân không được xác định chính xác để các bạn có thể có được khái niệm điều này hoạt động như thế nào, hãy tưởng tượng chúng tôi lấy nước mũi của mỗi người trong các bạn và điều chúng tôi thường làm là tìm vi rút hô hấp như vi rút cảm cúm thứ đầu tiên chúng tôi thấy sẽ là một số lượng kinh khủng những thông tin di truyền và nếu chúng tôi nghiên cứu thông tin di truyền đó chúng tôi sẽ thấy một số khả nghi tất nhiên ,rất nhiều thông tin di truyền của con người cũng như thông tin vi khuẩn hầu hết từ những thứ vô hại trong mũi bạn Nhưng chúng tôi cũng sẽ thấy vài thứ rất rất thú vị . và chúng tôi bắt đầu nhìn vào thông tin này, chúng tôi thấy 20% trong mũi bạn là thông tin di truyền không khớp với bất cứ thứ gì chúng tôi từng thấy không cây cối,động vật, vi trùng hay vi rút. Đơn giản là chúng tôi không có manh mối nào. và một nhóm nhỏ trong chúng tôi thực sự nghiên cứu dữ liệu này một vài trong chúng tôi bắt đầu gọi thông tin này là vùng tối sinh học Chúng tôi biết đó không phải là thứ chúng tôi chưa từng thấy nó dạng như một vùng chưa được thám hiểm ngay trong thông tin di truyền của chính chúng ta và có rất nhiều những vùng như thế nếu bạn nghĩ 20% thông tin di truyền trong mũi của bạn là nhiểu trong vùng tối sinh học nếu bạn nhìn vào ruột của mình phải co từ 40~50 lượng thông tin là vùng tối sinh học và ngay cả nơi khô cằn máu nhất cũng có khoảng 1~2% là vùng tối chưa được phân loại, và đối xứng với bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy. Đầu tiên chúng tôi nghĩ có lẽ đó là nhân tạo Những công cụ chuỗi sâu này tương đối mới Nhưng chúng có thể trở nên ngày càng chính xác chúng tôi tin chắc rằng thông tin này là một dạng sự sống hay ít ra là một vài trong đó là một dạng sự sống trong khi những giả thuyết để giải thích sự tồn tại của vùng tối sinh học thực ra chỉ là mới ở dạng sơ sinh còn rất rất nhiều điều thú vị ẩn trong sự sống này,thông tin di truyền này là dấu hiệu của một sinh vật chưa được khám phá Như chúng ta khám phá ra chuỗi A, T, C,G chúng ta có thể khám phá ra một lớp sống mới như Beijerinck đã thay đổi cơ bản cách chúng ta nghĩ về bản chất của sinh học. đó có lẽ sẽ cho phép chúng ta hay xác định nguyên nhân của những cơn bộc phát mà chúng ta không quen thuộc hay có lẽ tạo ra một công cụ mới trong sinh học vi mô tôi vui mừng thông báo rằng cùng với những đồng nghiệp tại Stanford và Caltech và UCSF chúng tôi đang bắt đầu khám phá vùng tối sinh học để tìm ra sự tồn tại của những dạng sự sống mới Trước đây tầm 100 năm người ta không biết đến vi rút những dạng sự sống chiếm hầu hết thông tin di truyền của hành tinh này Và 100 năm sau con người có lẽ sẽ sửng sốt rằng chúng ta có lẽ đã hoàn toàn không biết gì đến một dạng sự sống mới tồn tại ngay dưới mũi chúng ta Đúng là chúng ta đã khám phá tất cả các lãnh địa trên hành tinh này và chúng ta có lẽ đã khám phá tất cả những động vật có vú nhưng điều đó không có nghĩa là không còn gì để khám phá trên trái đất này Beijerinck và những con người như ông đem đến một bài học quan trọng cho thế hệ sau của những con người khám phá những người giống như cô bé từ Beloit ,Wisconsin và tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng bài học chúng ta học được là: Đừng mặc định rằng chúng ta cái chúng ta nghĩ là toàn bộ câu chuyên. Hãy đuổi theo những vùng tối ở bất kì lĩnh vực nào mà bạn muốn có những điều chưa được biết đến xung quanh chúng tạ và chỉ đợi được chúng ta khám phá. Xin cảm ơn (vỗ tay) Tôi sẽ nói về tôn giáo. Nhưng nó là một vấn đề bao quát và rất tế nhị. ví vậy tôi sẽ đặt giới hạn. Vì vậy tôi sẽ chỉ nói về mối quan hệ giữa tôn giáo và giới tính. (Cười) Đây là một vấn đề rất nghiêm túc. Vì vậy tôi sẽ nói về thứ mà theo tôi là kì diệu nhất. Đó là khi cặp đôi trẻ thì thầm với nhau, "Tối nay chúng ta sẽ tạo ra một đứa bé." Buổi nói chuyện này sẽ xoay quanh tác động của tôn giáo lên số trẻ em trên một phụ nữ. Điều này thực sự quan trọng, bởi vì ai cũng hiểu rằng có một giới hạn nào đó về số người tồn tại trên hành tinh này. Và có một số người nói rằng dân số thế giới đang gia tăng như thế này -- ba tỉ vào năm 1960, bảy tỉ vào năm ngoái -- và vẫn tiếp tục gia tăng bởi vì có những tôn giáo không cho người phụ nữ có ít con, và nó có thể tiếp tục như thế này. Những người này đúng đến mức nào? Khi mà tôi sinh ra có ít hơn một tỉ trẻ em trên thế giới, và ngày nay, 2000, đã có hơn hai tỉ. Điều gì đã xảy ra, và những chuyên gia dự đoán như thế nào về số trẻ em của thế kỉ này? Đây là một câu đố. Bạn nghĩ như thế nào? Bạn có nghĩ nó sẽ giảm xuống một tỉ? Hay giữ nguyên hai tỉ cho đến cuối thế kỉ? Hay số trẻ em sẽ tăng lên mỗi năm trong suốt 15 năm, hay nó sẽ giữ nguyên tốc độ nhanh đó và thành bốn tỉ trẻ em tận trên đó? Tôi sẽ nói với các bạn ở cuối bài thuyết trình. Nhưng tôn giáo có liên quan đến điều đó không? Khi bạn muốn phân loại các tôn giáo, nó sẽ khó hơn bạn nghĩ. Bạn mở Wikipedia và bản đồ mà đầu tiên bạn thấy là cái này. Nó chia thế giới thành nhóm tôn giáo Abrahamic và tôn giáo phương Đông, nhưng nó không đủ chi tiết. Vì vậy chúng tôi tiếp tục tìm kiếm trên Wikipedia và đã tìm thấy bản đồ này. Nhưng nó chia nhỏ Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo thành những nhóm nhỏ, và nó quá chi tiết. Vì vậy ở Gapminder chúng tôi tự lập nên bản đồ, và nó trông như thế này. Mỗi quốc gia là một bong bóng. Kích cỡ bong bóng là dân số -- Trung Quốc, Ấn Độ ở đây. Và màu sắc là tôn giáo chủ yếu. Là tôn giáo mà hơn 50 phần trăm số dân nói rằng họ theo. Tôn giáo phương Đông thì ở Ấn Độ và Trung Quốc và những nước châu Á láng giềng. Đạo Hồi là tôn giáo chính yếu từ Đại Tây Dương qua Trung Đông, Tây Âu và qua châu Á cho đến Indonesia. Đó là những nơi chúng ta tìm thấy những cộng đồng Hồi giáo. Và đạo Thiên chúa chiếm chủ yếu, chúng ta thấy ở những nước này. Chúng màu xanh. Và đó là đa số quốc gia ở châu Mĩ và châu Âu, nhiều quốc gia ở châu Phi và một số ở châu Á. Những bong bóng màu trắng ở đây là những quốc gia không thể phân loại, vì mỗi tôn giáo chưa đạt đến 50 phần trăm hoặc có sự nghi vấn về số liệu hoặc một lí do nào khác. Vì vậy chúng tôi phải cẩn thận. Vậy hãy chấp nhận sự đơn giản này và tôi sẽ cho bạn xem thứ này. Đây là vào năm 1960. Và tôi biểu diễn số trẻ em trên một phụ nữ ở đây: hai, bốn hay sáu -- nhiều trẻ em, ít trẻ em. Và đây là thu nhập trên đầu người đã đổi qua đô-la. Nguyên nhân là vì nhiều người nói bạn phải giàu có trước rồi mới có ít con. Vậy thu nhập thấp ở đây, thu nhập cao ở đây. Và thật ra ở năm 1960, bạn phải là một người Thiên chúa giáo khá giả mới có ít con. Nhật Bản là một ngoại lệ. Nhật Bản ở đây được xem là một ngoại lệ. Nếu không thì chỉ toàn những nước theo Thiên chúa giáo thôi. Nhưng cũng có nhiều nước theo đạo Thiên chúa mà có từ 6-7 trẻ em trên một phụ nữ. Nhưng chúng ở Nam Mĩ hoặc ở châu Phi. Và những quốc gia mà đạo Hồi là tôn giáo lớn nhất, đều có khoảng 6-7 trẻ em trên một phụ nữ, bất kể mức thu nhập. Và tất cả các nền tôn giáo phương Đông, trừ Nhật Bản, cũng như vậy. Bây giờ hãy xem điều gì đã xảy ra trên thế giới. Tôi nhấn nút xuất phát cho thế giới, và các bạn thấy Năm 1962 -- bạn có thể thấy họ giàu lên một chút, nhưng số trẻ em trên một phụ nữ có giảm không? Nhìn Trung Quốc đi. Họ đang rơi khá nhanh. Và tất cả những nước Hồi giáo trên suốt trục thu nhập đều đi xuống, và những nước Ki tô giáo cũng đi xuống đến mức thu nhập ở giữa Và khi chúng ta bước vào thế kỉ này, bạn sẽ thấy hơn một nửa nhân loại ở dưới đây. Và đến năm 2010, 80 phần trăm số người trên thế giới sống trong những đất nước có hai trẻ em trên một phụ nữ (Vỗ tay) Điều đó thật sự là một bước tiến kì diệu. (Vỗ tay) Và những nước từ Hoa Kỳ ở đây, với 40,000 dô-la trên đầu người, Pháp, Nga, Iran, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Indonesia, Ấn Độ cho đến Bangladesh và Việt Nam, những nước có thu nhập trên đầu người ít hơn 5 phần trăm so với Hoa Kỳ và có bằng số trẻ em trên một phụ nữ. Có thể nói rằng số liệu về số trẻ em trên một phụ nữ rất khả quan ở tất cả các quốc gia. Chúng tôi thu thập từ các thống kê của chính phủ. Chúng không phải là một loại số liệu không chính xác. Vậy chúng ta có thể kết luận rằng bạn không cần phải khá giả mới có ít con. Điều đó xảy ra khắp thế giới. Và khi chúng ta nhìn vào các tôn giáo, chúng ta sẽ thấy rằng các tôn giáo phương Đông, thật sự không chỉ có một quốc gia theo tôn giáo đó mà có nhiều hơn ba trẻ em. Đối với Hồi giáo và Ki tô giáo, bạn thấy các quốc gia ở khắp nơi. Nhưng không có sự khác biệt lớn. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa các tôn giáo này. Nhưng có sự khác biệt về thu nhập. Những quốc gia có nhiều trẻ em trên một phụ nữ ở đây, họ có thu nhập tương đối thấp. Đa phần họ ở vùng Châu Phi gần sa mạc Sahara. Nhưng cũng có những quốc gia ở đây như Guatemala, Papua New Guinea, như Yemen và Afghanistan. Nhiều người nghĩ rằng Afghanistan và Congo đã trải qua nhiều xung đột nên họ không có tốc độ gia tăng dân số nhanh. Nhưng ngược lai mới đúng Ngày nay, những quốc gia có tỉ lệ tử cao nhất thì gia tăng dân số nhanh nhất. Bởi vì một đứa trẻ mất đi được bù đắp bởi một đứa trẻ nữa. Những quốc gia này có sáu trẻ em trên một phụ nữ. Họ có một tỉ lệ đáng buồn: 1-2 trẻ em mất đi trên một phụ nữ. Trong 30 năm tới, Afghanistan sẽ đi từ 30 triệu đến 60 triệu. Congo đi từ 60 dến 120. Vì vậy mới có sự gia tăng dân số nhanh chóng. Và nhiều người nghĩ rằng các quốc gia này không thay đổi, nhưng chúng không phải. Để tôi so sánh Senegal, một nước theo đạo Hồi, với một nước theo đạo Ki tô, Ghana. Tôi đưa chúng ngược về thời kì giành độc lập, khi mà chúng ở tận trên đây vào đầu thập kỉ 60. Hãy xem họ đã làm gì. Đó là sự tiến bộ kì điệu, từ bảy trẻ em trên một phụ nữ, họ đã giảm đến từ 4-5 trẻ em. Đó là sự tiến bộ rất đáng kể. Vậy điều đó cần gì? Chúng ta đã biết khá rõ những quốc gia đó cần gì. Bạn cần phải có trẻ em để tồn tại. Bạn cần thoát khỏi sự nghèo đói vậy nên trẻ em sinh ra không phải để làm việc cho gia đình. Bạn cần có quyền tiếp cận kế hoạch hóa gia đình. Và bạn cần nhân tố thứ tư, mà có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Để tôi minh họa nhân tố thứ tư này bằng cách nhìn vào Qatar. Ở đây chúng ta có Qatar hiện tại, và ở kia ta có Bangladesh hiện tại. Nếu tôi đưa những nước này về những năm mới độc lập của chúng, là những năm gần như nhau--'71, '72 -- quả thật một sự phát triển kì diệu đã xảy ra. Nhìn vào Bangladesh và Qatar. Với mức thu nhập rất khác nhau, họ đều giảm như nhau đối với số trẻ em trên một phụ nữ. Vậy nguyên nhân của Qatar là gì? Tôi làm như thường lệ. Tôi đến cơ quan thống kê của Qatar, đến trang web của họ -- Đó là một trang rất tốt. Tôi nghĩ bạn nên truy cập nó -- và tôi tìm kiếm -- ồ, bạn có thể tìm thấy những thứ hay ho ở đây -- và được cung cấp miễn phí, tôi đã tìm thấy các xu hướng xã hội của Qatar. Rất thú vị. Có nhiều thứ để đọc. Tôi nhìn tỉ lệ sinh trên một phụ nữ. Đây là những học giả và chuyên gia trong các cơ quan chính phủ của Qatar, và theo họ những nhân tố quan trọng nhất là: "Độ tuổi ở lần kết hôn đầu tiên tăng, học thức của phụ nữ Qatar tăng và càng nhiều phụ nữ tham gia lao động." Tôi không thể nào đồng ý hơn. Khoa học không thể nào đồng ý hơn. Đây là một đất nước đã trải qua một quá trình hiện đại hóa rất thú vị. Vậy tóm lại là bốn yếu tố này: Trẻ em nên tồn tại, trẻ em không nên được dùng cho công việc, Phụ nữ nên được giáo dục và đi làm kế hoạch hóa gia đình nên được phổ biến. Bây giờ hãy trở lại điều này. Số trẻ em trung bình trên thế giới gần giống như ở Colombia -- ngày nay là 2.4. Có những nước trên đây rất nghèo. Và đó là những nơi mà kế hoạch hóa gia đình và sự tồn tại của trẻ em trở nên cần thiết. Tôi gợi ý các bạn tham khảo buổi TEDTalk lần trước của Melinda Gates. Và ở dưới đây, có những quốc gia mà một phụ nữ có ít hơn hai trẻ em. vậy tôi trở lại để trả lời cho các bạn câu đố trước, đó là hai. Số trẻ em của chúng ta đã đến mức tối đa. Số trẻ em trên thế giới sẽ không bao giờ gia tăng nữa. Chúng ta vẫn đang tranh cãi về mức giới hạn của dầu, nhưng chúng ta đã đạt đến mức giới hạn của trẻ em. Và dân số thế giới sẽ ngừng gia tăng. United Nations Population Division nói rằng nó sẽ ngừng gia tăng ở ngưỡng 10 tỉ. Nhưng tại sao nó lại tăng nếu số trẻ em đã dừng lại? Tôi sẽ minh họa ở đây. Tôi sẽ sử dụng những hộp giấy mà đã được dùng để chứa tập vở của các bạn Chúng khá có ích cho mục đích giáo dục. Mỗi hộp giấy là một tỉ người. Và có hai tỉ trẻ em trên thế giới. Có hai tỉ người từ 15-30 tuổi. Nhửng con số này được làm tròn. Có một tỉ người từ 30-45 tuổi, gần một tỉ người từ 45-60. Và đến hộp của tôi. Đây là tôi: 60+. Chúng tôi ở trên đỉnh. Điều xảy ra ở đây được gọi là sự làm đầy ở quy mô lớn (the big fill-up) Bạn có thể thấy như là có ba tỉ người mất tích ở đây. Họ không có ở đây không phải vì họ đã chết mà vì họ chưa bao giờ được sinh ra. Bởi vì trước năm 1980, có ít người được sinh ra hơn so với 30 năm trở lai đây. Điều sẽ xảy ra ờ đây khá là thẳng thắn. Người già, đáng buồn thay, chúng ta sẽ chết. Những người còn lại sẽ lớn lên và có thêm hai tỉ đứa trẻ. Khi đó người già sẽ chết. Những người còn lại sẽ lớn lên và có thêm hai tỉ đứa trẻ nữa. Và một lần nữa người già chết và có thêm hai tỉ trẻ em được sinh ra, (Vỗ tay) Đây là sự làm đầy ở mức độ lớn. Đây là điều hiển nhiên. Và các bạn có nhận thấy rằng sự gia tăng này xảy ra mà không cần tuổi thọ hay số trẻ em tăng. Tôn giáo liên quan rất ít đến số trẻ em trên một phụ nữ. Tất cả mọi tôn giáo trên thế giới đều đủ khả năng để đồng thời duy trì những giá trị của chúng và thích nghi với thế giới hiện đại. Và chúng ta sẽ chỉ có 10 tỉ người trên thế giới, nếu những người nghèo nhất thoát khỏi sự bần hàn, con cái của họ sống sót và họ có thể tiếp cận với kế hoạch hóa gia đình. Điều đó là cần thiết. Nhưng việc có thêm hai hay ba tỉ người nữa là đương nhiên. Vậy khi các bạn bàn luận và lên kế hoạch tài nguyên và năng lượng cho tương lai, cho loài người trên hành tinh này, bạn phải lên kế hoạch cho 10 tỉ người. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Âm thanh này Mùi hương này Hình ảnh này tất cả những thứ này khiến tôi nhớ đến những buổi lửa trại khi còn bé Khi mà bất cứ ai cũng có thể trở thành người kể chuyện trước ánh lửa bập bùng Có một kết cục kì lạ thế này khi mọi người thiếp đi và ngọn lửa lụi tàn gần như cùng một lúc đó cũng là thời khắc của những giấc mơ Câu chuyện của tôi liên quan rất nhiều đến giấc mơ mặc dù tôi đã biến giấc mơ của mình thành hiện thực Năm vừa qua, tôi đã tổ chức một chương trình solo. Trong một tiếng rưỡi đồng hồ, tôi đã chia sẻ với khán giả một cuộc đời của sự sáng tạo, cách mà tôi theo đuổi sự hoàn hảo, cách mà tôi vượt qua những điều bất khả thi Và sau đó, TED đã thách thức tôi: "Philippe, ông có thể kể tóm tắt chuyện đời ông trong 18 phút?" "Tiếng cười" 18 phút, rõ ràng là không thể. Nhưng tôi đang đứng đây rồi. Giải pháp là nói nhanh như một khẩu súng máy trong đó mỗi cử chỉ, mỗi giây đều quan trọng và mong thán giả có thể bắt kịp tôi. Không, không, không Không, cách tốt nhất để tôi bắt đầu là thể hiện sự kính trọng của mình với những đấng cao của sự sáng tạo Thế nên hãy dành một phút mặt niệm Ok, tôi ăn gian đấy, mới khoảng 20 giây thôi. Nhưng này, chúng ta đang ở TED mà Khi tôi 6 tuổi, tôi yêu ảo thuật Tôi nhận được một chiếc hộp ảo thuật cho Giáng sinh và một quyển sách cũ mèm về thủ thuật với những lá bài Thế nhưng, tôi trở nên thích thú hơn với những thủ thuật thuần túy hơn là tất cả những mánh khóe nhảm nhí trong chiếc hộp. Thế là tôi tìm ngay tới thủ thuật khó nhất và nó là đây. Giờ tôi sẽ chia sẻ nó với các bạn, như các bạn thấy là bài được giấu phía sau bàn tay. Đó là một thủ thuật được chia thành 7 bước và được miêu tả trong bảy trang sách. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu và bảy. Để tôi chỉ cho các bạn một điều. Những lá bài to hơn so với tay của tôi 2 tháng sau, tôi vẫn 6 tuổi, Tôi có thể thực hiện một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy bước Và tôi đến gặp một nhà ảo thuật nổi tiếng và tự hào hỏi ông ấy rằng, "Thế, chú thấy sao nào?" 6 tuổi đầu Ảo thuật gia nhìn tôi và bảo, "Đây là một thảm họa." Cháu không thể làm thế trong 2 giây và có một mảnh nhỏ của lá bài bị dư ra. Để trông chuyên nghiệp, phải tốn ít hơn một giây và phải thật hoàn hảo." 2 năm sau, một -- vút. Và tôi không ăn gian đâu. Nó vẫn ở đằng sau. Nó hoàn hảo Sự đam mê là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tôi. Khi tôi đang học ảo thuật, trò tung hứng được nhắc đến liên tục như là một cách tốt để có được sự khéo léo và nhịp nhàng Bây giờ tôi đã rất ngưỡng mộ cách mà các diễn viên tung hứng làm mọi thứ nhanh và nhịp nhàng Và thế đấy. Tôi trở thành một diễn viên tung hứng ở tuổi 15 Tôi kết bạn với một diễn viên tung hứng trẻ trong đoàn, và cậu ta đồng ý bán cho tôi 3 cái chùy để tung hứng Nhưng ở Mỹ bạn phải giải thích, chúng là gì? Chả liên quan gì đến golf đâu Chúng là những thứ hình thuôn tuyệt đẹp, nhưng khá khó để tạo ra. Chúng phải được mài dũa thật chính xác. Oh, khi tôi mua những cái chùy này, Không rõ tại sao cậu ta lại giấu những người khác Thật ra, tôi đã không suy nghĩ quá nhiều Dù sao thì lúc này tôi phải luyện tập với những chiếc chùy mới của mình. Nhưng tôi không thể hiểu được. Tôi thực hiện khá nhanh, nhưng không nhịp nhàng chút nào cả Những chiếc chùy luôn văng ra mỗi khi tôi tung chúng Và tôi đã thực sự cố gắng luyện tập Đến một ngày nọ, tôi trình diễn trước mặt Francis Brunn, diễn viên tung hứng giỏi nhất thế giới. Và ông ấy đã cau mày. Và ông ấy hỏi, "Tôi xem chúng được không?" Nên tôi không ngần ngại đưa ông xem chúng Ông ấy bảo, "Philippe, cậu đã bị lừa rồi. Những cái này là hàng kém chất lượng. Chúng hoàn toàn không thẳng. Không thể nào tung hứng chúng được." Sự kiên trì là ở chỗ tôi vẫn luyện tập mặc cho mọi sự bất lợi Thế là tôi vào rạp xiếc để gặp các ảo thuật gia và diễn viên tung hứng, và tôi đã thấy -- không, không, không, tôi đã không thấy Nó thú vị hơn nhiều: tôi nghe bảo thế. Tôi đã nghe về những con người tuyệt vời này những người bước đi trên không khí -- những nghệ sĩ đi trên dây. Bây giờ tôi đã đang chơi với những sợi dây và leo trèo hết thời gian đó, Thế đấy, tôi 16 tuổi; tôi trở thành một nghệ sĩ đi trên dây. Tôi tìm thấy hai cái cây -- nhưng không loại cây bất kì, mà là những cây có khí sắc -- và sau đó là một sợi dây dài. Và tôi quấn sợi dây quanh chúng và tiếp tục đến khi tôi không còn dây nữa. Bây giờ tôi có tất cả đống dây đó song song như thế này. Tôi lấy một chiếc kìm và vài cái móc áo, và tôi biến chúng thành một đường đi bằng dây Thế là tôi đã tạo ra sợi dây cho người đi trên rộng nhất thế giới Tôi cần gì nữa? Tôi cần đôi giày tốt nhất. Thế nên tôi đã tìm một vài chiếc ủng trượt tuyết to và lố bịch và sau đó tôi leo lên những sợi dây. Vâng, chỉ trong một vài ngày tôi có thể băng qua dây Thế là tôi cắt đi 1 sợi dây và ngày hôm sau tôi cắt một sợi nữa Và một ít ngày sau nữa, tôi tập đi trên một sợi dây. Bạn có tưởng tượng được khi ấy Tôi đã phải đổi đôi bốt thành dép lê Và đó là cách -- phòng trường hợp có một vài khán giả ở đây muốn thử -- đây là cách để không học đi trên dây. (Tiếng cười) Trực giác là công cụ chính trong cuộc đời tôi. Khi đó, tôi đã bị đuổi khỏi 5 ngôi trường khác nhau. bởi thay vì lắng nghe giáo viên, Tôi là giáo viên của chính mình, thực hiện môn nghệ thuật mới của mình và trở thành một nghệ nhân tung hứng trên đường phố. Trên sợi dây cao vút, chỉ trong vài tháng, Tôi đã thành thạo tất cả những mánh mà họ làm ở rạp xiếc, trừ khi tôi không thỏa mãn. Tôi bắt đầu sáng tạo những chuyển động của riêng mình và hoàn thiện chúng. Nhưng không ai muốn thuê tôi cả. Thế là tôi đã bí mật treo một sợi dây và trình diễn mà không xin phép. Notre Dame, Cầu cảng Sydney, Trung tâm thương mại thế giới. Và tôi khi tôi có niềm tin rằng tôi sẽ an toàn đi đến đầu dây bên kia. Nếu không, tôi sẽ chẳng bao giờ bắt đầu Thật ra thì, trên nóc của Trung tâm thương mại thế giới bước đi đầu tiên của tôi thực sự đáng sợ. Thật bất ngờ, cơn gió định mệnh đã đổi chiều Manhattan không còn trải dài vô tận nữa Tiếng ồn ả của thành phố hòa vào gió thứ năng lượng làm tôi cảm thấy run rẩy đã không còn nữa Tôi nhấc chiếc gậy thăng bằng. Tôi bước tới mép tường Tôi bước lên thanh đà. Tôi đặt chân trái của mình lên sợi dây cáp, trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải đang tì vào mép của tòa nhà. Tôi có nên nhẹ nhàng chuyển trọng tâm của mình sang trái không? Chân phải của tôi sẽ bớt nặng nề để bước lên sợi dây Một bên, là một ngọn núi hùng vĩ, một cuộc sống tôi biết. Phần còn lại, vũ trụ của những đám mây, đầy những bí ẩn mà chúng ta tưởng rằng trống không Dưới chân tôi, là con đường hướng tới tòa tháp phía bắc -- 55 mét dây. Đó là một sợi dây thẳng, chùng xuống sợi dây dung đưa, nhấp nhô, sợi dây xoắn lại, lạnh tanh, 3 tấn dây bện chặt, như muốn bung ra sắp nuốt chửng lấy tôi Một tiếng kêu trong lòng thúc giục tôi, hãy từ bỏ. Nhưng đã quá trễ Sợi dây đã sẵn sàng Chân còn lại của tôi bước lên dây dứt khoát. Đức tin là thứ thế chỗ cho ngờ vực trong từ điển của tôi. Sau đó mọi người hỏi, "Sao ông làm được?" Thật ra, tôi đã không để tâm. Tôi không hứng thú với việc vĩ đại, phá vỡ các kỷ lục. Thật sự, tôi xem việc băng ngang qua tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới cũng giống như những lần khác-- hay chỉ như một lối biểu diễn khác. Xem nào, ví như việc tung hứng trên đường phố của tôi. Thế nên mỗi lần Tôi vẽ một vòng tròn bằng phấn lên đất và nhập vai một nhân vật truyện tranh trầm lặng ngẫu hứng mà cách đây 45 năm, tôi đã tạo ra, tôi thật hạnh phúc khi được hòa mình vào những đám mây. Nhưng lần này, lần này không phải là một con đường Thế nên tôi không thể tung hứng, như mọi người biết. Các bạn không muốn thế, đúng chứ? Các bạn biết mà, phải không? Các bạn không muốn tôi tung hứng, đúng chứ? (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) Cám ơn. Cảm ơn các bạn. Mỗi lần khi tôi tung hứng Tôi sử dụng sự ngẫu hứng. Bây giờ sự ngẫu hứng là sự nâng cao vị thế bởi vì nó đón nhận những điều chưa biết. Và vì những thứ bất khả thi luôn luôn là những điều chưa biết, nó cho phép tôi tin rằng tôi có thể vượt qua được những điều bất khả thi. Bây giờ tôi đã làm những thứ bất khả thi không chỉ một lần, mà là rất nhiều lần. Thế tôi nên chia sẻ gì đây? À, tôi biết rồi. Israel. Một vài năm trược tôi được mời đến để khai mạc Lễ Hội Israel bằng một màn đi trên dây. Và tôi đã chọn căn sợi dây của mình ở giữa một vùng Arab và vùng Do Thái của Jerusalem. trên khắp thung lũng Ben Hinnom. Và tôi nghĩ điều đó sẽ thật tuyệt vời Ở giữa đoạn dây tôi dừng lại và như một nhà ảo thuật gia tôi biến ra một con chim bồ câu và tung lên bầu trời như một biểu tượng sống của hòa bình. Có điều phải nói là khá khó để tìm chim bồ câu ở Israel, nhưng cuối cùng t cũng tìm được một con. Và ở khách sạn mỗi khi tôi luyện tập biến ra và thả bồ câu lên không trung nó lại va vào tường rồi rơi xuống giường. Thế nên tôi nghĩ cũng phải thôi. Căn phòng quá nhỏ. Ý tôi làc một chú chim cần nơi rộng để bay. Nó sẽ thành công vào ngày diễn. Và rồi đến ngày trình diễn 80 nghìn người đứng kín cả thung lũng. Thị trưởng của Jerusalem, Teddy Kollek đến chúc tôi may mắn Nhưng trông ông ấy có vẻ lo lắng Sợi dây của tôi khá căng nhưng tôi cũng cảm thấy căng thẳng với khung cảnh dưới đất Vì mọi người ở đó, là nhóm người mà đa phần, xem mỗi người khác như những kẻ thù vậy. Tôi bắt đầu đi. Mọi thứ đều ổn. Tôi ngừng ở giữa đoạn dây và biến ra chim bồ câu Mọi người vô tay trong hân hoan Sau đó, với động tác đẹp nhất Tôi thả nó lên trời xanh Nhưng thay vì bay đi nó lại bay thấp, thấp hơn và rồi đậu trên đầu tôi. ( tiếng cười ) Mọi người cười rộ lên tôi bắt vội lấy nó. Và ở lần thứ hai khi tôi thả nó lên bầu trời nhưng con chim cứ như chưa từng qua lớp học bay vậy nó cứ bay dần thấp xuống và đáp trên cái gậy thăng bằng của tôi. ( tiếng cười ) Bạn cười, nhưng này Tôi lập tức ngồi xuống theo phản xạ của người đi dây Vào thời điểm đó, khán giả bắt đầu khó chịu Chắc hẳn họ nghĩ rằng chàng trai với con chim bồ câu này hẳn phải làm việc với nhau nhiều năm rồi vậy Thật là thiên tài, thật là chuyên nghiệp! ( tiếng cười ) Tôi cúi đầu. Giơ tay lên đập vào cây gậy thăng bằng để bật con chim bồ câu lên trời Thế mà con chim bồ câu ấy vẫn không chịu bay và lần thứ ba lại bay ngày càng thấp rồi đáp xuống sợi dây , ngay phía sau tôi. Thế là mọi người nóng giận Nhưng khoan đã nào, tôi chưa xong mà. Tôi đang cách điểm khởi đầu 50 yard tôi cảm thấy kiệt sức, bước chân chậm rãi và rồi điều kì diệu diễn ra Một vài người ở đâu đó, là một nhóm người bắt đầu vô tay theo nhịp chân của tôi Và trong khoảnh khắc ấy, mọi người vỗ tay theo mỗi bước chân của tôi Nhưng không còn là tiếng vỗ tay hào hứng như trước mà là tràng pháo tay động viên. Trong một khoảnh khắc, đám đông đã quên đi sự khác biệt. hòa làm một, đưa tôi đến thành công Tôi muốn bạn dành ra một giây để trải nghiệm bản giao hưởng tuyệt vời của nhân loại. Vì vậy hãy để tôi ở đây và tỏa sáng. Tôi bước đi, bạn vỗ tay, mọi người đồng thanh với tôi ( tiếng vỗ tay ) ( Tràng pháo tay ) Sau buổi trình diễn, tôi và Teddy trở thành bạn. Và anh ấy nói rằng trên bàn của anh ấy có bức ảnh của tôi đang lơ lửng trên dây với chú bồ câu bay qua đầu Anh ấy đã không biết sự thật Và mỗi khi anh ấy nản lòng bởi tình huống khó nhằn ở cái thành phố khó xoay sở này, thay vì từ bỏ, anh ấy nhìn bức ảnh và nói rằng "Nếu Phillippe có thể, tôi cũng thế." và tiếp tục làm việc. Cảm hứng. Bằng cảm hứng của bản thân chúng tôi truyền cảm hứng cho người khác. Tôi sẽ không quên giai điệu này, và tôi hi vọng bạn cũng thế. Hãy ghi nhớ giai điệu này, chuẩn bị hành trang và khởi hành, hãy nhìn thế giới từ một khía cạnh khác. Và khi bạn gặp phải những ngọn núi, hãy nhớ rằng, núi có thể dời (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn, xin cảm ơn Xin cảm ơn mọi người (Tiếng vỗ tay) Hãy bắt đầu bằng 1 câu chuyện, rằng... Ngày xửa ngày xưa thực ra là chưa đầy 2 năm trước ở một quốc gia không quá xa có một người đàn ông đã phải đi rất xa để tới làm việc tại kho báu của vương quốc một công ty nổi tiếng thế giới. Hãy cùng gọi nó là Island Networks. Quốc gia này có rất nhiều tài nguyên và những tham vọng to lớn nhưng lại thiếu nhân lực. Do vậy, nó mời gọi nhân công từ khắp thế giới tới và giúp xây dựng đất nước. Nhưng để có thể ở lại đây những người nhập cư phải trải qua một số kiểm tra. Và như vậy, người đàn ông của chúng ta tới trình diện với chính quyền và mong chờ được ổn định cuộc sống mới. Nhưng sau đó một chuyện bất ngờ đã xảy ra Nhân viên y tế lấy mẫu máu từ anh ta chưa bao giờ cho anh biết mục đích của việc kiểm tra Anh ta không hề được tư vấn trước và sau khi kiểm tra điều mà thông thường phải có. Anh ta cũng chưa bao giờ được thông báo kết quả. Nhưng rồi, vài tuần sau anh ta bị bắt và đưa vào tù nơi mà anh ta bị bắt buộc kiểm tra y tế bao gồm cả việc khám toàn thân trước sự quan sát của nhiều người khác trong xà lim. Rồi anh ta được thả, nhưng chỉ 1 - 2 ngày sau anh ta bị đưa tới sân bay để trục xuất. Anh ta đã làm điều gì kinh khủng để phải bị đối xử như vậy? Tội lỗi "khủng khiếp" của anh ta là gì? Anh ta bị nhiễm HIV. Vương quốc này là một trong số 50 nước có luật hạn chế việc nhập cảnh hoặc cư trú của những người nhiễm HIV. Quốc gia này biện luận rằng luật pháp của họ cho phép bắt giam hoặc trục xuất những người nước ngoài có biểu hiện gây hại cho nền kinh tế, hoặc do an ninh, hoặc vấn đề y tế cộng đồng cũng như đạo đức của quốc gia đó. Những điều luật này khi áp dụng vào những người mắc HIV là một sự vi phạm với hiệp ước về nhân quyền mà tất cả các quốc gia này đều tham gia. Nhưng bạn biết không? những vấn đề cơ bản bên cạnh đó là các điều luật này chôn vùi người nhiễm HIV. Mọi người không còn muốn bước tới để được kiểm tra, xử lý, hoặc tiết lộ tình trạng sức khỏe của bản thân và điều đó sẽ chẳng thể giúp các cá nhân hoặc các cộng đồng mà những điều luật này có nhiệm vụ bảo vệ. Ngày nay chúng ta có thể ngăn chặn lây truyền HIV và nếu được điều trị, căn bệnh sẽ được kiểm soát Chúng ta đã quá xa cái thời mà phản ứng hợp lý duy nhất đối với một bệnh dịch đó là xua đổi những người bị nhiễm giống như là "The Exile of the Leper". Vậy hãy cho tôi biết, sao ở thời đại khoa học này, ta vẫn có những luật lệ và chính sách của thời kỳ mê tín ngày xưa. Giờ là lúc "giơ tay" Ai trong số các bạn có liên hệ với HIV hoặc là bạn mắc HIV hoặc là bạn có người thân, bạn bè, đồng nghiệp đang sống chung với HIV? Mời giơ tay. Wow. Wow. Một phần đáng kể trong chúng ta ở đây. Vâng, và bạn biết rõ hơn bất kỳ ai rằng HIV cho chúng ta thấy được những điều tốt - xấu nhất trong nhân cách con người. Và các điều luật phản ánh quan điểm này. Tôi không chỉ nói về các luật lệ trong sách vở mà còn về các luật lệ được thực thi và các luật lệ được dùng khi tòa án phán quyết. Tôi không chỉ nói về luật dành cho người nhiễm HIV Mà còn về những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao Những người nghiện thuốc hay công nhân tình dục Đồng tính nam Hay người chuyển giới Dân nhập cư hay có thể là tù nhân Và ở rất nhiều nơi trên thế giới mà có cả phụ nữ và trẻ em những đối tượng dễ tác đông Ở nhiều nơi trên thế giới người ta đặt ra luật thể hiện bản chất tốt đẹp của con người Những luật này thể hiện sự thông cảm và chấp thuận đối với những người nhiễm HIV. tôn trọng quyền công dân trên toàn cầu dựa trên cơ sở và bằng chứng rõ ràng Những quyền này đảm bảo người bị nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao mắc phải không bị công kích, kì thị và được phòng ngừa cũng như điều trị Không may là, những luật tốt đẹp này nhận sự chống đối từ vô vàn những điều luật thật tệ -- những luật dựa trên cơ sở phán xét đạo đức, trên sự e ngại và thiếu hiểu biết những luật này ngược đãi những người bị nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao nhiễm HIV Những luật này đi ngược lại với khoa học, và thành lập trên sự phán xét sự thờ ơ vô cảm, thay đổi các giá trị truyền thống và trên những tài liệu tôn giáo bài trừ Nhưng tôi bảo này, mọi người không cần tin tôi đâu Chúng ta sẽ nghe kể từ hai người đang phải chịu mũi dùi từ những luật này. Người đầu tiên là Nick Rhoades, người Hoa Kỳ Và đang chịu án phạt trên luật của bang Iowa, Hoa Kỳ vì tội phát tán và truyền nhiễm HIV Trong khi anh ta chẳng thực sự mắc phải tội gì (Video) Nick Rhoades: Nếu có việc gì trái với luật thì xã hội sẽ nghĩ rằng đó là điều không thỏa đáng, là hành vi phạm pháp. Và tôi nghĩ rằng sự khắc khe của những án phạt nói với bạn rằng bạn là kẻ xấu xa. Người phạm trọng án mức B, cả đời là tội phạm tình dục. Đó là người rất, rất, rất xấu xa. Làm một việc cực kì kinh khủng. Và những điều này đi vào trong đầu bạn Bạn phải vào trại cải tạo khi ai cũng lặp lại với bạn như vậy, rồi bạn sẽ bắt đầu nghĩ: Mình là người rất xấu. Shereen El_Feki: Đây không chỉ là một câu hỏi về tính vô hiệu và bất công của luật. Một số quốc gia có nhiều điều luật tuyệt vời những luật làm giảm làn sóng HIV. Vấn đề là, những luật này thì thường bị xem nhẹ. Bởi những hệ lụy và dấu hiệu đã làm cho người khác nghĩ mình có quyền đối xử với người bị HIV và người có nguy cơ lây nhiễm cao khác những công dân bình thường. Và những điều này đã đúng với Helma và Dongo từ Namibia (Video) Hilma : Tôi phát hiện mình bị nhiễm HIV khi đến bệnh viện kiểm tra thai kỳ. Y tá thông báo rằng tất cả sản phụ phải kiểm tra HIV vào ngày hôm đó. Tôi làm xét nghiệm và nhận kết quả dương tính Đến hôm đó tôi mới biết. Y tá bảo tôi: "Tại sao mấy người còn để có bầu khi mà mấy người biết bị nhiễm HIV? , tại sao lại có bầu khi kết quả dương tính? " Giờ thì tôi biết chắc đó là lý do họ khử trùng cho tôi. Bởi vì tôi bị nhiễm HIV. Họ không đưa giấy kí kết cho tôi. hay giải thích tờ giấy ấy viết gì Y tá chỉ mang đến có sẵn chỗ cho tôi kí. Và sự hổ thẹn của một công nhân lao động Làm tôi không có can đảm yêu cầu họ đọc cho tôi. Tôi chỉ kí. SE : Hilma và Nick và những người dân của chúng ta nằm trong số 34 triệu người sống với căn bệnh HIV theo thống kê gần đây cho biết. Họ là những người may mắn vì họ vẫn còn sống Theo những ước tính tương tự vào năm 2010 1.8 triệu người đã chết vì những nguyên nhân liên quan đến AIDS. Đó là những con số khủng kiếp. Nhưng nếu nhìn khái quát hơn vào những số liệu này, ta thấy những lý do đáng để trông chờ Tên toàn cầu, số lượng người nhiễm HIV mới đang giảm. Và cũng trên toàn cầu, số lượng người chết cũng bắt đầu giảm. Có rất nhiều lý do giải thích cho chiều hướng đáng mừng này, nhưng một trong những lý do quan trọng nhất chính là sự gia tăng số người trên thế giới tham gia vào liệu pháp chống-virus loại thuốc dùng để kiểm soát bệnh HIV Nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề. Chỉ khoảng phân nữa số người cần điều trị là được nhận số thuốc này. Ở một số nơi trên thế giới như tại đây ở Trung Đông và Bắc Phi-- số ca nhiễm và số người chết vẫn tăng. Và số tiền chúng ta cần để chống lại HIV trên toàn cầu đang giảm dần. Nhưng đây là lần đầu tiên, trong 30 năm kể từ "đại dịch" HIV chúng ta có khả năng đối phó với HIV Để làm được điều đó, ta cần đối phó với làn sóng những điều luật khắc khe. Vì lý do này mà Hội Đồng Quốc Tế về HIV và Luật Pháp, mà tôi là một thành viên, đã được các hội đồng của Liên Hiệp Quốc thành lập để xem xét ảnh hưởng của môi trường hợp lý ảnh hưởng đến những người bị nhiễm HIV, và cả những người có nguy cơ cao mắc phải, rồi đề xuất ra những việc cần làm để pháp luật trở thành đồng minh, chứ không chống lại, phòng trào chống HIV toàn cầu. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ làm thế nào mà môi trường hợp lý có thể cho ra những kết quả khả quan. Những người tiêm thuốc là một trong những nhóm tôi đã đề cập. Họ có nguy cơ bị nhiễm HIV cao thông qua dụng cụ tiêm chích không sạch sẽ và những hành động nguy hiểm khác. Thực tế thì, 1/10 số ca nhiễm HIV mới là những người tiêm chích thuốc. Hiện nay sử dụng hay tàng trữ ma túy là phạm pháp ở hầu hết mọi quốc gia. Có những nước dùng biện pháp mạnh hơn các nước khác. Ở Thái Lan người dùng thuốc phiện, hay bị nghi ngờ sử dùng thuốc phiện, sẽ bị đưa vào trại tạm giam, như người bạn thấy trên đây, họ buộc phải cai thuốc. Không có bất kì bằng chứng nào cho thấy đưa người vào trại tạm giam sẽ làm dứt "cơn nghiện thuốc" của họ. Nhưng có đầy đủ bằng chứng cho thấy những người bị bắt giam sẽ tăng nguy cơ bị HIV và lây nhiễm khác. Chúng ta biết cách giảm sự lan truyền HIV và các nguy cơ khác giữa những người tiêm chích thuốc. Đó là "giảm thiểu mức gây hại" và cách này bao gồm, trong số vô vàn điều nữa, cung cấp kim tiêm và ống tiêm sạch dùng liệu pháp thay thế opiod (OST) và các phương pháp chữa trị có cơ sở để giảm sự phụ thuộc thuốc. Bao gồm cung cấp thông tin, giáo dục và bao cao su để giảm sự truyền nhiễm HIV, đồng thời, cung cấp xét nghiệm HIV, quản lý và điều trị , với những trường hợp bị nhiễm HIV. Nơi mà môi trường hợp lý cho phép "giảm thiểu mức nguy hại" kết quả rất là tuyệt vời. Úc và Thụy Sỹ là hai quốc gia giới thiệu chương trình "giảm thiểu mức gây hại" ngay từ đầu "đại dịch HIV", và hai nước này có tỉ lệ HIV rất thấp trong số những người tiêm chích thuốc. Hoa Kỳ và Malaysia biết đến "sự giảm thiểu mức gây hại" trễ hơn, và có tỉ lệ nhiễm HIV cao hơn trong số người dùng ma túy. Tuy nhiên, Thái Lan và Nga, từ chối sử dụng cách thức trên và có những luật lệ rất hà khắc để xử phạt người dùng ma túy. Và , ngạc nhiên chưa, tỉ lệ HIV trong số người dùng ma túy rất cao. Ở Hội đồng Quốc Tế, chúng tôi đã nghiên cứu các bằng chứng, lắng nghe những kinh nghiệm từ hơn 700 người từ 140 quốc gia. Và xu hướng là gì? Xu hướng rất rõ ràng. Việc kết án người bị nhiễm HIV hay những người có nguy cơ bị nhiễm chẳng khác gì thêm dầu vào lửa. Hiện nay đã có vaccine cho HIV và cách chữa AIDS khoa học hiện nay rât tiến bộ. Nhưng luật pháp thì vẫn vậy. Thực tế thì, số quốc gia bắt đầu hành động chỉ là 1 số nhỏ mà thôi. Để bắt đầu, các quốc gia cần xem lại pháp chế vì nó cũng tác động đến HIV và nhóm có nguy cơ. Dựa trên những xem xét này, các chính phủ cần bác bỏ luật trừng trị hay phân biệt đối với người nhiễm HIV hoặc những người có nguy cơ nhiễm cao. Không dễ gì để bỏ được luật thực sự thì rất khó là đằng khác đặc biệt là vấn đề nhạy cảm như thuốc phiện và tình dục. Trong quá trình đó, ta còn nhiều việc khác để làm Một là cải cách lực lượng cảnh sát để họ có những phương án tốt hơn với cộng đồng Ví dụ, nhân viên trợ cấp phân phát bao cao su tới cộng đồng dễ bị nhiễm không nên bị lực lượng chức năng quấy rầy hay bị đối xử thô bạo hoặc bị bắt giữ Chúng ta cũng đào tạo các thâm phán để họ thấy các điểm linh hoạt trong pháp luật để họ xử án trên phương diện tha thứ và đồng cảm hơn là phán xét. Ta có thể cải tạo các nhà tù để chương trình chống HIV và "giảm thiểu tác hại" đến được với các tù nhân. Để làm điều đó, ta cần 1 xã hội vững mạnh vì một xã hội văn minh là cốt lõi để nâng cao nhận thức về quyền hợp pháp cho những đối tượng dễ nhiễm HIV. Nhưng nhận thức cần đi đôi với hành động. Nên ta phải đảm bảo những người bị nhiễm HIV và những đối tượng dễ bị nhiễm có cơ hội tiếp cận với cơ quan pháp luật và có quyền bình đẳng tại các phiên tòa. Và 1 điều quan trọng nữa là trao đổi giữa các cộng đồng để thay đổi nhận thức về tôn giáo hay tập quán vì đây là 2 yếu tố chính trong sự phán xét và châm ngòi cho các xung đột. Với rất nhiều người ngồi đây HIV không phải là mối hiểm họa xa vời Nó đã đến rất gần nhà bạn. Mặc khác, luật pháp tuy có vẻ xa vời, bí mật, chỉ dành cho các chuyên gia, nhưng lại không phải thế. Vì chúng ta đang sống dưới chế độ dân chủ hay một thể chế dân chủ đang lên, luật pháp bắt đầu từ chính nơi ta. Luật pháp tôn trọng người nhiễm HIV và những người đang có nguy cơ lây nhiễm cao từ cách chúng ta đối xử với họ: bình đẳng Nếu muốn ngăn chặn HIV trong cuộc đời mình đó chính là sự thay đổi mà ta cần thúc đẩy. Xin cảm ơn (Vỗ tay) (Không phải tiếng Anh) (Tiếng Pháp) Nhưng đôi khi chúng ta thấy bởi vì họ Những điều cần làm là chúng ta có thể ăn (Tiếng Pháp)Nhưng khi ta giận với ai đó điều đó không xảy ra vào lần đầu tiên. Và đó là một trong những điều mà tôi thích nhất về cuộc hội nghị này Nó không quá nhiều, vì có quá ít phải làm với mọi thứ là gì (Tiếng cười) Nhưng nó trong quyền lợi cá nhân để hiểu được địa hình của cuộc đời chúng ta với bản thân chúng ta (Tiếng cười) Tương lai cho thấy rằng không có thời gian ngoài sự sụp đổ về cảm xúc của tấm gương kí ức mà chúng ta đang sống (Tiếng cười) Kiến thức phổ thông, tuy nhiên, quan trọng (Cười) Như ta đối mặt với sợ hãi trong thời gian này, và nỗi sợ hãi thì bao quanh ta, chúng ta cũng có sự chống sợ hãi Thật khó mà tưởng tượng hay đo được. Phông nền bức xạ đơn thuần là quá tĩnh để có thể được nhìn dưới sự phân tích quan phổ bình thường (Giọng Mỹ) Nhưng chúng ta cảm thấy như thể rất nhiều lần khi rất đông trong chúng ta -- bạn hiểu ý tôi không? Nhưng--bạn hiểu ý tôi đang nói chứ? Vì, như hip hop, bạn hiểu đó TED sẽ rock lên --bạn hiểu ý tôi đó. Như là tôi viết một bài hát và hi vọng các bạn khai thác nó Đây là bài hát về con người và những yêu quái khổng lồ -- (Cười) và những thứ khoa học Pháp khác Đó là khoa học Pháp Ok, chúng ta bắt đầu (Hát) Tôi đang cố gắng bên trong Tôi biết rằng tôi đang gặp rắc rối (Vỗ tay) rằng tôi đang gặp rắc rối bởi chính tôi nhưng mỗi lần nó bắt được tôi (Xướng âm) (Beatbox) (Hát) Và tôi đang cố gắng để trở thành người em tin tưởng và em là người mà tôi muốn được tỏ ra thật bảnh Và em là người tôi muốn (unclear), baby Và em có thể làm mọi thứ miễn là em không bị thương trên đường về (Beatbox) Nếu tôi còn sống, tôi sẽ nói em nghe chuyện gì sai Vì nếu em là và tôi nghĩ em giống như (unclear) Tôi cho em thứ mà tôi muốn trở thành (Nhạc) (Nhạc ngừng đột ngột) (Giọng Anh) và nó giống như, bạn có thể dùng những thứ bạn muốn. (Vỗ tay) Và các thiết kế vi tính, bất kể bao nhiêu bạn có và bao nhiêu người bạn dùng, không bao giờ có thể ra cùng một kết luận được. 4 năm trước tôi làm việc với vài người ở học viện Brookings, và tôi cho ra một kết luận (Cười) Ngày mai là một ngày khác. (Cười) Không phải ngày nào, mà là một ngày. Nó sẽ tới đây, không cần hỏi đến. Và điều quan trọng cần nhớ là có phải sự đóng vai này thì tốt Nó đáng tin, nó hiển nhiên. Bạn có thể chạm tới --chúng thì cứng Bạn có thể di chuyển đồ vật từ nơi này tới nơi khác Bạn có thể cảm nhận cơ thể mình Bạn có thể nói "Tôi muốn đi qua địa điểm này" và bạn có thể di chuyển khối lượng của phân tử trong không khí tới một nơi khác, tùy ý. (Cười) Đó là thứ bạn sống trong mỗi ngày Giờ cùng với sự định vị và sự hiểu biết của sự thiếu hiểu biết chúng ta đi vào kỉ nguyên mới của khoa học mà chúng ta chẳng cảm thấy gì nữa rằng có quá nhiều để nói rằng những thứ trong chúng ta tạm thời hay không tạm thời, đều sẽ được hình dung cụ thể vào cái gói của sự không hiểu biết của chúng ta và một phần sự hiểu biết của ta với hệ thống mà chúng ta vẽ vào nguồn đó và kết luận từ đó ra (Cười) Vì vậy, như tôi nói trước phần cuối, tuy không cảm thấy nó là khối hình cầu mà chúng ta đang sống trên đó hơn là một hành tinh vô tận mà nó chỉ là ảo giác dẫn chúng ta trở ngược lại điểm xuất phát (Cười) Một khi ta hiểu được tất cả hình cầu trên trời chỉ là những hành tinh lớn vô tận, sẽ rất trơn tru để nhìn. (Cười) (Khán giả) (Cười) Đây là phần cuối cùng. Và hãy ghi nhớ rằng, mọi thứ bạn là -- nó quan trọng hơn để nhận ra khoảng tiêu cực, giống như âm nhạc chỉ là sự phân chia của không gian, không gian mà chúng ta lắng nghe thứ trao cho chúng ta thông tin so sánh với những thứ khác thứ cho ta ý tưởng về những ý tưởng muốn được truyền đi muốn được như vậy. Vì vậy, không vẽ vời nữa. (Vỗ tay) Xin cảm ơn (Vỗ tay) Đây là một chuyện vui Nó như thế này (Beatbox) (Nói lắp bắp) (Nhạc kết thúc) Được rồi, thứ cuối cùng mà tôi muốn làm, cái này rất giống thế này. Tôi hi vọng bạn nhận ra nó Ta bắt đâu nào OK, nó vẫn hoạt động. Ok tốt Được rồi, ta bắt đầu. (Cười) (Beatbox) Ta bắt đầu (Beatbox) Yeah, yo, yo, yo (Nói lắp bắp) (Nhạc nhòe dần) Cảm ơn, thưởng thức phần còn lại nhé (Vỗ tay) Khi Cách Mạng Công Nghiệp bắt đầu lượng khí các-bon (carbon) nằm bên dưới nước Anh ở dạng than đá lớn ngang bằng lượng carbon nằm dưới Ả Rập Saudi ở dạng dầu mỏ, và lượng carbon này là nguồn năng lượng của Cách Mạng Công Nghiệp, nó đặt chữ "Great" (vĩ đại) vào Great Britain (nước Anh), và dẫn đến vị trí thống trị toàn cầu tạm thời của nước Anh. Và rồi, năm 1918, lượng khai thác than ở Anh đạt mức đỉnh điểm và tuột dốc từ đó. Lúc đó, nước Anh bắt đầu dùng đến dầu khí từ Biển Bắc, và vào năm 2000, sản lượng dầu khí từ Biển Bắc cũng đạt đỉnh điểm, và bây giờ chúng bắt đầu đi xuống. Những quan sát về sự có hạn của nhiên liệu hóa thạch mà dễ tìm, lân cận và an toàn thúc đẩy một câu nói:"Vậy, tiếp theo là gì đây? Cuộc sống sau nhiên liệu hóa thạch sẽ như thế nào? Chúng ta nên suy nghĩ kỹ về làm thế nào để thôi dùng nhiên liêu hóa thạch đi chứ?" Một động lực khác, tất nhiên, là Thay đổi khí hậu. Và khi người ta nói về cuộc sống sau thời nhiên liệu hóa thạch và hành động chống thay đổi khí hậu, tôi nghĩ có rất nhiều lời thổi phồng rất nhiều xanh lá cải, rất nhiều quảng cáo lệch lạc, và trong cương vị một nhà vật lý học, tôi tự thấy trách nhiệm hướng dẫn mọi người đi qua những lời nói viển vông này và giúp mọi người hiểu được những hành động thực sự sẽ tạo ra thay đổi và tập trung vào những ý tưởng thực sự có ý nghĩa. Hãy để tôi minh họa điều này với cái mà các nhà vật lý gọi là bài tính mặt sau phong bì. Chúng tôi yêu những bài tính mặt sau phong bì. Bạn có một câu hỏi, bạn viết ra vài con số, và bạn tự tìm ra câu trả lời. Có thể nó không được chính xác cho lắm, nhưng nó làm cho ban tự nhủ, "Hmm." Và đây câu hỏi là như thế này: Hãy tưởng tượng rằng nếu chúng ta nói, "Vâng, chúng ta có thể thôi dùng nhiên liêu hóa thạch. Chúng ta sẽ dùng nhiên liệu sinh học. Vấn đề giải quyết. Giao thông, chúng ta không cần dầu nữa." Được rồi, thế giả dụ chúng ta trồng nhiên liệu sinh học cho 1 con đường trên mảng cỏ ven đường đấy thì sao? Mảng cỏ phải rộng bao nhiêu để điều này có thể khả thi? Ok, hãy đặt một vài thông số. Hãy cho các xe chạy 60 dặm/giờ Giả sử chúng chạy được 30 dặm 1 ga lông dầu Đấy là tiêu thụ bình quân ở Châu âu đối với những xe ô tô mới Giả sử sản lượng của nhà máy nhiên liệu sinh học là 1,200 lít nhiên liệu sinh học 1 hecta 1 năm. Đấy là thông số thực của nhiên liệu sinh học Châu Âu. Và hãy tưởng tượng những xe này cách nhau 80 mét và chúng chạy liên tục trên con đường này. Độ dài của con đường không thành vấn đề, vì đường càng dài mình càng có nhiều xưởng sản xuất. Thế mình làm gì với mấy con số này? Ta lấy số đầu tiên này, chia cho 3 số còn lại và ta có 8 kilo mét. Và đó là câu trả lời. Đó là chiều rộng mà xưởng sản xuất phải có, dựa trên những giả dụ này. Và có lễ điều đó làm bạn nói, "Hmm. Có lẽ làm thế này không dễ đến thế." Và có thể nó làm bạn nghĩ, có khi có vấn đề gì đấy với diện tích, và trong bài nói này, tôi muốn nói về diện tích đất đai, và hỏi, liệu ta có vấn đề gì về diện tích không? Câu trả lời sẽ là Có nhưng nó phụ thuộc vào bạn đang ở đất nước nào. Thế nên hãy bắt đầu với nước Anh, vì đấy là nơi chúng ta đang ở ngày hôm nay. Mức tiêu thụ năng lượng ở Anh, tổng tiêu thụ năng lượng, không chỉ giao thông đi lại, mà tất cả mọi thứ, tôi muốn định lượng nó theo số đèn bóng. Tất cả chúng ta có 125 bóng đèn lúc nào cũng bật, 125 kw/h 1 ngày 1 người là số năng lượng tiêu thụ bởi nước Anh. Ta có 40 bóng đèn cho đi lại, 40 bóng đèn cho đôt nóng, và 40 bóng đèn để tạo ra điện, và các thứ khác tương đối nhỏ so với 3 anh cá lớn này. Thực ra số lượng còn lớn hơn nếu ta tính đến năng lượng tiêu vào nhưng thứ ta nhập khẩu vào nước mình, và 90% số năng lượng này, ngày hôm nay, vẫn đến từ nhiên liệu hóa thạch, và chỉ 10% là từ các nguồn năng lương xanh hơn -- có thể xanh hơn -- như năng lượng nguyên tử hay năng lượng tái tạo. Rồi, đó là nước Anh, và mật độ dân cư của nước Anh là 250 người 1 km vuông, và bây giờ tôi sẽ cho bạn xem các nước khác cùng theo 2 đơn vị này. Trên trục hoành (y), tôi sẽ cho bạn thấy số bóng đèn -- lượng tiêu thụ năng lượng trên 1 đầu người và chúng ta (Anh) đang ở 125 bóng 1 người, và cái chấm xanh nước biển kia cho thấy diện tích đất đai của nước Anh, và mật độ dân cư ở trục tung (x), và ta có 250 người 1 km vuông. Hãy cho thêm các nước Châu Âu màu xanh nước biển, và bạn có thể thấy nó khá đa dạng. Tôi nên nhấn mạnh rằng, cả 2 trục đểu mang tính loga. Khi bạn đi từ một phần màu ghi này sang phần tiếp theo, bạn tăng lên theo bậc 10. Tiếp theo, cho thêm Châu Á màu đỏ, Trung Đông và Bắc Phi xanh lá cây, Châu Phi hạ Sahara màu xanh nước biển, đen là Nam Mỹ, tím là Trung Mỹ, và rồi màu vàng ói là Bắc Mỹ, Úc và Niu Di Lân. Và bạn có thể thấy sự đa dạng của mật độ dân số và tiêu thụ trên đầu người. Các nước đều khác nhau. Phía trên bên trái, ta có Canada và Úc, với diện tích đất rộng lớn, tiêu thụ trên đầu người rất cao, 200 hay 300 bóng đèn 1 người, và mật độ dân số rất thấp. Phia trên bên phải, Bahrain có lượng tiêu thụ bình quân tầm bằng Canada, hơn 300 bóng 1 người, nhưng mật độ dân số thì gấp hơn 300 lần, 1,000 người 1 km vuông. Phía dưới bên phải, Bangladesh có cùng mật độ dân cư như Bahrain nhưng tiêu thụ 100 lần ít hơn bình quân. Phía dưới bên trái, chẹp, hiện tại không có ai. Nhưng chỗ này đã từng có rất nhiều người. Đây là một thông điệp khác từ biểu đồ này. Tôi đã cho thêm một cái đuôi xanh da trời bé đằng sau Sudan, Libya Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Tượng trưng cho 15 năm phát triển. 15 năm trước họ ở đâu, và bây giờ họ ở đâu? Và thông điệp đấy là, hầu hết các nước đều đi về phía bên phải, và đi lên trên, đi lên và sang phải -- mật độ dân số lớn hơn và lượng tiêu thụ bình quân cao hơn. Thế nên, ta có thể chuyển về góc phải trên cao, hơi kỳ lạ, nước Anh được bầu bạn bởi Đức, Nhật, Nam Hàn Quốc, Hà Lan, và một nhóm các nước hơi kỳ lạ khác, nhưng rất nhiều nước khác đang tiến lên và sang bên phải để gia nhập chúng ta, thế nên chúng ta là bức tranh, nếu bạn muốn, của tương lai của sự tiêu thụ năng lương mà sẽ nhìn thấy ở các nước khác. Và tôi cũng cho thêm vào biểu đồ này vài đường màu hồng đi xuống dưới và đi về bên phải. Trên đường này là các nước có cùng chỉ số tiêu thụ trên một đơn vị diện tích, mà tôi đo theo số watt trên 1m vuông Ví dụ như đường ở giữa này, 0.1 watt trên 1m vuông, là lượng tiêu thụ trên 1 đơn vị diện tích của nước màu tím Ả Rập Saudi, Norway, Mexico và Bangladesh 15 năm trước, và một nửa dân số thế giởi sống ở các nước ở bên trên đường này. Nước Anh dang tiêu thụ 1.25 watt trên 1m vuông. Đức cũng thế, và Nhật tiêu thụ nhiều hơn một chút. Thế nên, bây giờ ta hãy nói về tại sao thông tin này lại liên quan đến chủ đề ta đang nói Chúng ta có thể đánh giá nhiên liệu tái tạo cùng theo đơn vị này và các loại nhiên liệu khác cũng theo đơn vị này, và nhiên liệu tái tạo là một trong những ý tưởng đi đầu cho việc làm sao ta có thể bỏ được thói quen 90% nhiên liệu hóa thạch của mình. Và đây là một số nhiên liêu tái tạo. Cây năng lượng cho ra nửa watt trên 1m vuông ở khí hậu Châu Âu. Thế có nghĩa gì? Và bạn có thể đã tiên đoán được kết quả đấy, dựa theo những gì tôi nói với bạn về xưởng sản xuất nhiên liệu sinh học lúc trước. Nào, ta tiêu thụ 1.25 watt trên 1m vuông. Thế có nghĩa là, kể cả khi bạn bao phủ toàn nước Anh với các cây năng lương, bạn vẫn không thể đuổi kịp lượng tiêu thụ hiện nay. Năng lượng gió sản xuất hơn được một ít nữa, 2.5 watt 1m vuông, nhưng đó chỉ là gấp đôi 1.25 watt 1m vuông mà thôi, thế có nghĩa là nếu bạn thực sự muốn tạo toàn bộ lượng tiêu thụ năng lượng trung bình từ các trang trại gió, bạn cần phủ kín nửa nước Anh. Tôi có dữ liệu làm chứng cho tất cả những điều này, nhân tiện thay. Tiếp theo, hay xem xét năng lượng mặt trời. Tấm năng lượng mặt trời, khi bạn cho nó lên mái nhà, tạo ra khoảng 20 watt 1m vuông tại Anh. Nếu bạn muốn sản xuất được nhiều từ các tấm này, bạn cần phải đi theo cách làm nông truyền thống của người Bavaria (ở Đức) tức là bạn bao kín nóc nhà và phủ toàn vùng đồng quê với các tấm năng lượng mặt trời. Công viên năng lượng mặt trời, vì khoảng cách ngắn giữa các tấm, cho ra ít hơn. Khoảng tầm 5 watt trên 1m vuông đất. Và đây là một công viên năng lượng mặt trời ở Vermont với dữ liệu thật cho ra 4.2 watt trên 1m vuông. Hãy nhớ rằng tại nơi ta đang ở, 1.25 watt trên 1m vuông, trang trại gió 2.5, công viên năng lượng mặt trời tầm khoảng 5. Vậy thì, bất cứ năng lượng tái tạo nào trong số này bạn chọn, thông điệp là, hỗn hợp nào của những năng lượng tái tạo này bạn đang dùng, nếu bạn muốn cung cấp năng lượng cho nước Anh theo nó, bạn cần phải phủ tầm 20% hay 25% toàn đất nước với những năng lượng này. Và tôi không nói đây là một ý kiến tồi. Chúng ta chỉ cần hiểu nhưng thông số này. Tôi hoàn toàn không chống lại năng lượng tái tạo. Tôi yêu năng lượng tái tạo. Nhưng tôi cũng ủng hộ số học. (Cười) Năng lượng mặt trời tập trung trên sa mạc cho ra nhiều năng lượng trên 1 đơn vị diện tích hơn, vì mây không không còn là vấn đề, và vì thế khu này tạo ra 14 watt trên 1m vuông, khu này 10 watt 1m vuông, và khu này ở Tây Ban Nha cho ra 5 watt 1m vuông. Tính thoải mái với năng lượng mặt trời tập chung, tôi nghĩ nó hoàn toàn có thể tạo ra được 20 watt trên 1m vuông. Khá là tốt. Tất nhiêu, nước Anh không có sa mạc. Chưa có. (Cười) Thế nên đây là tóm tắt cho đến nay. Tất cả các năng lượng tái tạo, dù tôi yêu thích chúng thế nào đi chăng nữa, khá rườm rà. Chúng tạo ra ít năng lượng trên 1 đơn vị diện tích, và ta phải sống với sự thật đó. Và đó có nghĩa là, nếu bạn thực sự muốn năng lượng tái tạo tạo ra một sự thay đổi đáng kể cho một đất nước như nước Anh trên thước đo tiêu thụ năng lượng hiện nay, bạn phải tưởng tượng rạ nhưng khu chế tạo năng lượng tái tạo mà to bằng cả một đất nước, không phải toàn thể đất nước mà một phần của nó, một phần đáng kể. Đồng thời ta cũng có các biện pháp sản xuất năng lượng khác mà không cần đên nhiên liệu hóa thạch. Đây là năng lượng nguyên tử, và trong bản đồ Ordnance Survey này, bạn có thể thấy khu Sizewell B bên trong 1 khu km vuông màu xanh. Đó là 1 giga watt trên 1km vuông tương đương với 1,000 watt 1m vuông. Tức là theo thông số này, năng lượng hạt nhân không tốn đất như năng lượng tái tạo. Tất nhiên, những thông số khác cũng quan trọng không kém, và năng lượng hạt nhân có đủ mọi loại vấn đề tai tiếng. Nhưng năng lượng tái tạo cũng thế thôi. Đây là một bức ảnh thể hiện ý kiến người dân ở mức đỉnh điểm ở thi xã Penicuik ngay ngoài Edinburgh, và bạn có thể thấy những đứa trẻ ở Penicuik đang ăn mừng trước hình nộm đang bốc cháy của một cối xay gió. Thế tức là con người chỉ trích tất cả mọi thứ, và thế nên chúng ta cần cân nhắc tất cả mọi sự lựa chọn. Thế một đất nước như nước Anh làm thế nào về phần cung cấp? Hmm, có 3 lựa chọn, tôi nghĩ, là: năng lương tái tạo, vầ nhận thức là nhà máy cần phải cỡ to gần bằng đất nước mình; năng lượng tái tạo từ người khác, ta có thể quay lại nói chuyện rất lịch thiệp với những người đang ở phần bên trên phía trái của biểu đồ này, "Hm, chúng tôi không muốn sản xuất năng lượng tái tạo trong sân nhà mình, nhưng, um, các anh có thể làm ơn cho chúng tôi dùng sân nhà anh đươc không?" Và đó thực sự là một lựa chọn. Đó là một cách cho thế giới giải quyết vấn đề này. Nên những nước như Úc, Nga, Libya, Kazakhstan, có thể là những người bạn thân nhất của ta trong việc sản xuất năng lượng tái tạo.. Và sự lựa chọn thứ 3 là năng lượng hạt nhân. Và đấy là một vài lựa chọn về bên cung. Bên cạnh những đòn bẩy cung cấp mà ta có thể thúc đẩy, hãy nhớ rằng, ta cần một lượng lớn, vì hiện nay, chúng ta lấy 90% năng lượng tiêu dùng từ nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh những đòn cung này, ta có thể nói về những phương cách khác để giải quyết vấn đề này, gọi là, giảm cầu, và đó có nghĩa là giảm dân số -- Tôi không rõ làm thế nào để đạt được điều đó -- hoặc giảm lượng tiêu dùng trên đầu người. Thế nên hãy nói về 3 đòn bẩy lớn khác mà có thể thực sự giúp phần tiêu dùng. Đầu tiên, giao thông vận tải. Đây là những định luật vật lý mà cho thấy làm thế nào để giảm được năng lượng tiêu dùng vào giao thông, (giảm cân, đi châm, đi vững v.v..) và mọi người thường nói,"oh, đúng rồi, công nghệ có thể giải đáp mọi thứ. Ta có thể làm ra những cố mày hiệu quả hơn 100 lần" Và đó là một điều gần đúng. Để tôi chỉ ra cho các bạn. Số năng lượng tiêu hao của chiếc xe thông thường này là 80 kilowatt 1 giờ trên 100 người-km (1 người). Đó là một chiếc xe Châu Âu thông dụng. 80 kilowatt/giờ. Liệu ta có thế tạo ra một cỗ máy tốt hơn 100 lần bằng cách ứng dụng những định luật vật lý tôi vừa chỉ ra? Vâng. Và nó đây. 1 chiếc xe đạp. Nó tốt hơn 80 lần về mặt năng lượng tiêu dùng, và nó dùng nhiên liệu sinh học, Weetabix. (một loại ngũ cốc ăn sáng) (Cười) Và có những lựa chọn khác giữa 2 cái này, vì có thể quý bà ngồi trong chiếc xe này sẽ kêu, "Không, không, không, đấy là thay đổi cả một phong cách sống. Xin đừng thay đổi phong cách sống của tôi. Thế nên, có lẽ ta có thể thuyết phục bà ý đi tàu, và nó vẫn hiệu quả hơn xe ô tô rất nhiều, nhưng đó vẫn có thể là thay dổi phong cách sống, hay ta còn có xe ô tô thân thiện với môi trường, ở góc cao bên trái. Chiếc xe có thể ngồi thoải mái một thiếu niên và nó thấp hơn một cái côn giao thông, và nó gần hiệu quả bằng chiếc xe đạp chừng nào bạn còn vận hành nó ở 15 dặm 1 giờ. Ở giữa có lẽ những lựa chọn khác thực tiễn hơn trên đòn đẩy này, đòn đẩy giao thông, là xe điện, thế là xe đạp điện và xe ô tô điện ở giữa, có lẽ hiệu quả hơn tầm 4 lần so với một chiếc xe dùng xăng dầu. Tiếp theo, đấy là đòn đẩy đốt nóng. Đốt nóng chiếm 1/3 năng lượng tiêu dùng ở Anh, và phần lớn chỗ đó được dùng ở nhà hay các tòa nhà để sưởi ấm hoặc đun nước nóng. Đây là một ngôi nhà tồi tàn điển hinh ở Anh. Đấy là nhà tôi, với chiếc Ferrari đậu trước cửa. Thế ta có thể làm gì với nó? Chà, các định luật vật lý được viêt ra ở đây (giảm độ nhiệt khác biệt, giảm tiêu hao, tăng chỉ số nhiệt lượng) đều là những thứ -- những cách mà năng lượng tiêu dùng trong đốt nóng đều được phát động bởi những điều ta có thể điều khiển. Nhưng thứ ta có thể điều khiển là độ khác nhau giứa nhiệt độ bên trong và bên ngoài, và có một công nghệ tuyệt vời này gọi là máy điều nhiệt. Bạn cầm lấy nó, xoay nó sang bên trái, và năng lương tiêu dùng ở nhà bạn sẽ giảm xuông. Tôi đã thử nó. Và đạt hiệu quả. Một số người gọi nó là thay đổi phong cách sống. Ban cũng có thể gọi mấy anh thợ cách nhiệt vào để giảm tiêu hao ở khu nhà bạn -- cho bông vào tường, vào trần nhà, và một cái cửa mới và những cái khác tương tự, và sự thật đáng buồn là, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền. Điều đó không đáng buồn, đó là điều tốt, nhưng sự thật đáng buồn là, nó chỉ giảm được khoảng 25% của tiêu hao năng lượng ở khu nhà bạn, nếu bạn làm những điều vừa nói, đó vẫn là một ý tưởng tốt. Nếu bạn thực sự muốn tiến gần tiêu chuẩn nhà của Thụy điển với một ngôi nhà tồi tệ như thế này, bạn cần phải đặt cách nhiệt bên ngoài cho tòa nhà giống như khối căn hộ này ở London. Bạn cũng có thể cung cấp nhiệt hiệu quả hơn bằng cách sử dụng máy bơm nhiệt mà sử dụng một phần nhỏ hơn năng lượng cao cấp như điện để di chuyển nhiệt từ khu vườn của bạn vào nhà của bạn. Lựa chọn thứ ba bên cầu tôi muốn nói về, cách thứ ba để giảm tiêu thụ năng lượng là, đọc công tơ nhà bạn. Và người ta nói rất nhiều về công tơ thông minh, nhưng bạn có thể tự làm điều đó. Dùng con mắt của bạn và thông minh một chút, đọc công tơ, và nếu bạn bất cứ điều gì như tôi, nó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn. Đây là một biểu đồ tôi tạo ra. Tôi đã viết một cuốn sách về năng lượng bền vững, và một người bạn hỏi tôi, "Hèm, anh sử dụng bảo nhiêu năng lượng ở nhà?" Và tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi không thực sự biết. Và do đó, tôi bắt đầu đọc công tơ mỗi tuần, và thông số đọc công tơ cũ sẽ được hiển thị trong nửa đầu của biểu đồ, và sau đó năm 2007 được hiển thị trong màu xanh lá cây ở phía dưới, và đó là khi tôi đọc đồng hồ mỗi tuần, và cuộc sống của tôi thay đổi, vì tôi bắt đầu làm thí nghiệm và nhìn thấy điều tạo nên một sự khác biệt, và lượng ga tiêu dùng của tôi giảm mạnh vì tôi bắt đầu mày mò với máy điều nhiệt và thời gian trên hệ thống lò sưởi, và tôi đã giảm hơn một nửa ra hóa đơn khí đốt của tôi. Đó là một câu chuyện tương tự cho điện năng tiêu thụ của tôi, khi tắt máy chạy DVD, dàn âm thanh nổi, các thiết bị máy máy tính mà trước đây lúc nào cũng bật, và chỉ bật chúng lên khi tôi cần dùng, giảm thêm1/3 hóa đơn điện của tôi. Vì vậy, chúng tôi cần một kế hoạch toàn cục, và tôi đã mô tả cho bạn sáu đòn bẩy lớn, và chúng ta cần hành động lớn bởi vì chúng ta nhận được 90 phần trăm năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, và do đó, bạn cần phải đẩy mạnh trên hầu hết nếu không phải tất cả các đòn bẩy này. Và hầu hết các đòn bẩy này có các vấn đề tai tiếng, và nếu có một đòn bẩy bạn không thích sử dụng xin vui lòng ghi nhớ rằng đó có nghĩa là bạn cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn trên các đòn bẩy khác. Tôi là một người ủng hộ mạnh mẽ của các cuộc hội thoại người lớn mà dựa trên con số và các sự kiện, và tôi muốn kết thúc với tấm bản đồ này mà vừa hình dung cho bạn yêu cầu của đất và hơn thế nữa để có được chỉ 16 đèn một người từ bốn trong các nguồn năng lượng tiềm tàng. Vì vậy, nếu bạn muốn có được 16 bóng đèn, hãy nhớ rằng, hôm nay tất cả năng lượng chúng ta tiêu thụ tương đương 125 bóng đèn. Nếu bạn muốn 16 từ gió, bản đồ này chỉ ra một giải pháp cho Vương Quốc Anh Nó có 160 trang trại gió, mỗi cái 100 kilômét vuông trong kích thước, và đó là gia tăng 20 lần lượng gió hiện nay. Năng lượng hạt nhân, để có được 16 bóng đèn một người, bạn sẽ cần hai Gigawatt tại mỗi dấu chấm màu tím trên bản đồ này, Đó là một sự gia tăng 4 lần so vời cấp độ của điện hạt nhân ngày hôm nay. Nhiên liệu sinh học, để có được16 bóng đèn ánh sáng một người, bạn sẽ cần diện tích đất khoảng bằng 3.5 diện tích của Wales, hoặc ở nước ta, hoặc nước của người khác, có thể là Ai Len, có thể ở một nơi khác. (Cười) Và lựa chọn thứ 4 bên cung, tập trung năng lượng mặt trời trong sa mạc của người khác, Nếu bạn muốn nhận được giá trị của 16 đèn, thì ta đang nói về 8 hình lục giác ở dưới cùng bên phải này. Tổng diện tích các hình lục giác này là hai Greater London tương đương trên sa mạc Sahara của người khác. và bạn sẽ cần các đường dây điện thông suốt Tây Ban Nha và Pháp để mang năng lượng từ sa mạc Sahara đến Surrey. Chúng ta cần một kế hoạch khả thi. Chúng ta cần phải ngừng la hét và bắt đầu nói chuyện, và nếu chúng ta có thể có một cuộc trò chuyện người lớn, tạo ra một kế hoạch toàn diện và bắt đàu xây dựng, có lẽ cuộc cách mạng làm giảm lượng carbon này thực sự sẽ vui vẻ. Cảm ơn quý vị rất nhiều vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Những văn bản có giá trị lớn của thế giới cổ đại không còn tồn tại dưới dạng nguyên bản nữa, mà dưới dạng bản sao do những người chép chữ từ thời Trung cổ chép lại, rồi chép lại. Cũng tương tự như với Archimedes (Ác-si-mét), nhà toán học vĩ đại người Hy Lạp. Tất cả những gì chúng ta biết về nhà toán học Archimedes chỉ được ghi lại trong 3 quyển sách, chúng được gọi là A, B, C. Quyển A bị một nhà nghiên cứu về văn hóa Ý làm mất năm 1564. Quyển B được thấy lần cuối tại thư viện của Giáo hoàng tại Viterbo, cách Rome khoảng 100 dặm về phía Bắc từ năm 1311. Còn Quyển C chỉ được tìm ra vào năm 1906, và nó nằm trên bàn giấy của tôi tại Baltimore vào ngày 19 tháng 1 năm 1999. Và Quyển C ấy đây. Thực ra Quyển C được chôn vùi trong cuốn sách này. Đó là kho báu bị chôn vùi. Vì thực ra đây là một cuốn kinh cầu. Một người tên là Johannes Myrones đã tạo ra vào ngày 14 tháng 4 năm 1229. Và để làm ra cuốn kinh cầu, ông đấy đã dùng tới các cuộn giấy da cừu. Nhưng ông ta không dùng cuộn da cừu mới, mà tái sử dụng những cuộn cũ từ những bản chép tay trước đó. Ông ấy dùng đến 7 cuộn. Và Archimedes Quyển C là 1 trong số 7 cuộn đó. Ông tách rời các tờ trong bản chép tay Archimedes và 7 cuộn khác. Ông xóa hết các chữ đi, và cắt đôi các tờ, xáo tung lên, xoay ngược một góc 90 độ, và viết lời kinh lên trên những cuốn sách này. Lẽ dĩ nhiên 7 cuốn sách chép tay mất tăm mất tích trong suốt 700 năm, thay vào đó ta có cuốn kinh cầu. Cuốn kinh đã được người đàn ông này phát hiện ra, Johan Ludvig Heiberg, vào năm 1906. Và chỉ với kính lúp, ông đã ghi lại tất cả mọi văn tự mà ông có thể Và ông ấy đã tìm được 2 văn tự trong bản chép tay này là những văn tự có một không hai. Chúng không hề nằm trong Quyển A và B, mà hoàn toàn mới, của Archimedes, được gọi là "Phương pháp" (The Method) và luận thuyết "Stomachion". Và nó trở thành bản chép tay lừng danh thế giới. Giờ đây, rõ ràng là cuốn sách đang trong tình trạng rất tệ hơn cả hồi thế kỉ 20, sau khi Heiberg tìm ra nó. Chữ kí giả mạo bị sơn lên trên cuốn sách, và quyển sách bị mốc rất trầm trọng. Cuốn sách là định nghĩa về một vật bỏ đi. Đó là một loại sách mà bạn tưởng rằng nó nên thuộc quyền sở hữu của cơ quan chuyên trách. Nhưng không, một nhà sở hữu tư nhân đã mua lại nó vào năm 1998. Lí do gì mà ông ấy lại mua cuốn sách này? Vì ông muốn cuốn sách mong manh này sẽ được giữ an toàn. Ông muốn cuốn sách có một không hai này có mặt ở khắp nơi. Ông muốn cuốn sách vô giá này trở nên miễn phí. Và ông muốn thực hiện những việc này trên vấn đề nguyên tắc. Vì không nhiều người được đọc Archimedes bằng tiếng Hy Lạp cổ, nhưng họ nên được có cơ hội làm việc ấy. Thế là ông tập hợp những người bạn của Archimedes lại, và ông hứa trả tiền cho mọi việc. Và đó là một công việc đắt đỏ, nhưng thực ra cũng không tốn nhiều tiền như bạn nghĩ, bởi những con người này, họ không tham gia vì tiền, họ tham gia vì chính Archimedes. Và họ cũng là những thành phần khác nhau trong xã hội. Họ là những nhà vật lý hạt nhân, họ là những nhà triết học kinh điển, họ là những nhà bảo tồn sách, họ là những nhà nghiên cứu toán học cổ đại, họ là những nhà quản lý dữ liệu, họ là những nhà chẩn đoán hình ảnh và quản lý chương trình khoa học. Và họ cùng nhau làm việc trên bản chép tay này. Vấn đề đầu tiên là việc bảo quản. Và chúng ta phải giải quyết như sau: Trên bìa cuốn sách có keo dán. Và nếu quí vị nhìn kỹ vào tấm ảnh này, nửa dưới của cuốn sách có màu nâu. và keo dán là loại không nhìn thấy được. Nếu bạn là một nhà bảo tồn, bạn có thể lấy keo dán này ra khá là dễ dàng. Nửa trên là keo gỗ Elmer. Đó là keo sữa PVAC một khi đã khô sẽ không hòa tan trong nước. Nó cứng hơn nhiều so với cuộn da cừu đã chép chữ. Thế nên, trước khi có thể chụp hình ảnh cuốn sách của Archimedes, chúng tôi phải tháo được sách ra. Mất tới 4 năm. Và đây là một pha chớp nhoáng, thưa quí vị. (tiếng cười) Một việc nữa là chúng tôi phải loại bỏ hết lớp sáp, vì nó được dùng trong nghi thức tế lễ của Nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp và họ sử dụng sáp nến. Và sáp nến bẩn, nên chúng tôi khó mà chụp hình qua lớp sáp ấy. Thế rồi, chúng tôi cạo hết sáp một cách máy móc. Khó mà kể chính xác với quí vị tình trạng của cuốn sách tệ tới mức nào, nhưng rồi từng phần nhỏ cũng dần hé lộ. Trong một cuốn sách thông thường, ta không lo lắng lắm về những phần nhỏ. nhưng đây là những phần nhỏ chứa văn tự có một không hai của Archimedes. Vì vậy, từng mảnh tí xíu được chúng tôi kì công đưa về đúng vị trí. Sau đó, chúng tôi bắt đầu chụp ảnh bản chép tay này. Và chúng tôi chụp bản chép tay dưới 14 dải sóng ánh sáng khác nhau. Lí do là khi bạn nhìn một vật dưới các dải sóng ánh sáng khác nhau, bạn sẽ thấy những điều khác nhau. Và đây là ảnh chụp một trang dưới 14 dải sóng ánh sáng khác nhau. Nhưng không hình ảnh nào có hiệu quả. Thế nên chúng tôi đã xử lý các hình ảnh cùng với nhau, và đưa hai bức ảnh vào một màn hình trống. Và đây là hai bức hình khác nhau của bản chép tay Archimedes. Bức hình bên trái là bức chụp trong ánh sáng đỏ thông thường. Và bức phía bên phải là bức chụp trong tia cực tím. Và trong bức ảnh bên phải, có thể bạn sẽ thấy một số chữ viết trong cuốn Archimedes. Nếu ghép chúng vào trong một khung ảnh số, tấm da cừu sáng lên trong cả hai hình ảnh và nó sẽ trở nên rất sáng. Cuốn kinh cầu nguyện tối đi trong cả hai bức ảnh và nó sẽ trở nên rất tối. Những văn tự trong cuốn sách Archimedes tối trong bức hình này, và sáng trong bức hình khác. Và nó sẽ trở nên tối nhưng có màu đỏ, và ta bắt đầu có thể đọc được tương đối rõ ràng. Và nó trông như thế này. Đây là trước và sau khi chụp ảnh, nhưng bạn không đọc các bức ảnh trên màn hình như vậy được đâu. Bạn phải thu nhỏ và thu nhỏ, rồi thu nhỏ, và thu nhỏ nữa và giờ thì bạn đọc được rồi đấy. (tiếng vỗ tay) Nếu bạn xử lý hai bức ảnh theo cách khác, thực sự bạn sẽ bỏ được những văn tự trong cuốn kinh cầu. Điều này quan trọng vô cùng, vì biểu đồ trong bản chép tay là nguồn biểu đồ có một không hai mà Archimedes đã vẽ trên cát vào thế kỉ 4 TCN. Và đây, tôi có thể đưa cho quí vị Với loại hình ảnh này, hình ảnh dưới ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng không nhìn thấy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ chụp xuyên qua lớp giả trang nền vàng. Vậy chúng ta làm thế nào đây? Chúng tôi lấy bản chép tay, và quyết đinh chụp ảnh dưới chế độ X-quang. Khi một tia X chiếu vào biểu đồ bên trái, nó đánh bật một electron từ vỏ bên trong nguyên tử. Và eletron đó biến mất. Và khi nó biến mất, một electron từ vỏ văng xa ra nhảy vào, và chiếm chỗ. Và khi nó chiếm chỗ, nó tỏa ra phóng xạ điện từ. Nó tỏa ra tia X. Và tia X này mang bước sóng riêng với nguyên tử mà nó xuyên vào. Và cái chúng tôi muốn lấy là sắt. Vì mực được viết bằng sắt. Và nếu chúng tôi có thể xác định tia X ra đằng nào, đến từ đâu chúng tôi có thể xác định tất cả phân tử sắt trên trang viết, về lý thuyết, chúng tôi có thể đọc được hình ảnh. Vấn đề là cần có một nguồn ánh sáng mạnh, để làm được điều này. Nên chúng tôi đưa bản chép tới Phòng thí nghiệm phóng xạ Synchrotron Stanford. tại California. là một máy gia tốc hạt. Electron đi vòng quanh theo một chiều, positron đi vòng quanh theo chiều ngược lại. Chúng gặp nhau ở giữa. và tạo ra các hạt hạ nguyên tử, như hạt Quark C và hạt Tau Lepton. Đến lúc này, ta vẫn chưa thực sự đưa Archimedes ra ánh sáng. Nhưng khi các electron đi vòng quanh với tốc độ ánh sáng, chúng tỏa ra tia X. Và đây là nguồn ánh sáng mạnh nhất trong hệ mặt trời. Chúng được gọi là phóng xạ synchrotron, và nó thường được dùng để nhìn những thứ như protein, và những thứ tương tự. Nhưng chúng tôi muốn nhìn thấy các nguyên tử, nguyên tử sắt, nên chúng tôi đọc các trang từ đằng trước và đằng sau. Và kì diệu thay, chúng tôi thấy mình có thể làm thế. Mất khoảng 17 phút cho mỗi trang. Vậy chúng tôi đã phát hiện ra gì nào? Đó là những đoạn văn tự độc nhất trong cuốn sách của Archimedes được gọi là "The Stomachion". Và nó không hề tồn tại trong Quyển A và B. Và chúng tôi biết cuốn sách liên quan đến hình vuông này. Đây là một hình vuông hoàn hảo, và nó được chia làm 14 mảnh. Nhưng không ai hay biết Archimedes làm gì với 14 mảnh này. Và giờ chúng tôi cho là mình đã biết. Ông ấy đang cố tìm ra có bao nhiêu cách có thể ghép 14 mảnh này mà vẫn thành được 1 hình vuông hoàn hảo. Có ai ở đây muốn đoán đáp án không? 17,152 cách, chia làm 536 nhóm. Và điều đó quan trọng ở chỗ đây là nghiên cứu sớm nhất về tổ hợp trong toán học. Và tổ hợp là một bộ phận đẹp đẽ và thú vị của toán học. Điều thực sự đáng kinh ngạc về quyển chép tay này là khi chúng tôi nhìn vào những quyển khác mà tấm da cừu này đã tạo nên, do người chép chữ sử dụng để làm nên cuốn sách này, thì một trong số chúng là một cuốn chép tay chứa các văn tự của Hyperides. Hyperides là một nhà hùng biện từ thế kỉ 4 TCN Ông chính là người đương thời với Demosthenes. Vào năm 338 TCN, ông cùng với Demosthenes quyết tâm đứng lên phản kháng quyền lực quân sự của Philip xứ Macedon. Và thế là Athens cùng Thebes cùng đánh lại Philip xứ Macedon. Đó là một ý tưởng tồi, vì Philip xứ Macedon có người con trai mà ta gọi là Alexander Đại đế và họ đã thua trong trận Chaeronea. Alexander Đại đế tiếp tục chinh phục thế giới Hyperides bị xét xử vì tội phản quốc. Và đây là bài diễn văn ông nói tại phiên tòa và đó là một bài diễn văn tuyệt vời: Ông đã nói: "Tốt hơn cả, là chiến thắng". Nhưng nếu không thể chiến thắng, thì hãy chiến đấu vì một mục đích cao cả, vì bạn sẽ được người đời sau tưởng nhớ. Hãy nghĩ đến bè lũ Spartan. Bọn chúng thắng vô số kể, nhưng chẳng ai nhớ chúng là ai vì chúng chiến đấu vì những mục đích vị kỉ. Chỉ có một trận chiến của quân Spartan khiến ai nấy đều nhớ đến ngày nay là trận chiến thành Thermopylae nơi chúng bị tiêu diệt đến người cuối cùng, nhưng đã chiến đấu vì tự do của Hy Lạp." Đó quả là một bài diễn thuyết tuyệt vời tới mức Tòa án thành Athen đã thả tự do cho ông. Ông sống được 10 năm nữa, rồi bè lũ Macedonia đã bắt được ông. Chúng cắt lưỡi ông để nhạo báng tài hùng biện của ông và không ai biết chúng đã làm gì với thi thể của ông. Và đây là phát hiện về một giọng nói đã mất từ những cổ vật, đang nói chuyện với chúng ta, không phải từ bia mộ, vì mộ ông không hề tồn tại, mà là từ Tòa án thành Athen. Giờ đây, tôi nói rằng thông thường, khi bạn nhìn vào bản chép tay thời trung cổ đã từng bị xóa đi, bạn không tìm được những văn tự độc đáo. Thế nên, quả là ấn tượng khi tìm thấy đến 2 bản văn tự trong một quyển chép tay. Tìm được những 3 bản thì quả là kì lạ. Và chúng tôi đã tìm được 3. Cuốn "Phân loại" của Aristotle là một trong những văn tự nền tảng của triết học phương Tây. Và chúng tôi tìm được một lời bình từ thế kỉ thứ 3 về quyển này này, có lẽ của Galen, và có thể của Porphyry. Tất cả những tư liệu mà chúng tôi đã thu thập này, tất cả những hình ảnh, tất cả những hình ảnh thô, tất cả những bản ghi chép chúng tôi đã thực hiện và những điều tương tự với chúng đã được đưa lên mạng với bản quyền Tài sản sáng tạo chung, để bất cứ ai cũng có thể sử dụng cho bất cứ mục đích thương mại nào. (vỗ tay) Tại sao người chủ cuốn chép tay này lại làm như vậy? Bởi vì ông ấy hiểu về tư liệu cũng như về sách. Điều cần làm với sách, nếu bạn muốn đảm bảo sẽ sử dụng sách được lâu dài, là giấu chúng trong tủ, và chỉ cho rất ít người chiêm ngưỡng chúng mà thôi. Nếu bạn muốn tư liệu được sống, hãy chia sẻ nó và để tất cả mọi người cùng biết đến và kiểm soát tư liệu đó càng ít càng tốt. Và đó là điều ông ấy đã làm. Và các tổ chức bảo tồn có thể học tập. Vì hiện nay, các tổ chức này giam hãm các tư liệu với việc hạn chế bản quyền Nếu bạn muốn nhìn thấy các bản chép tay thời Trung cổ trên Web, hiện tại bạn có thể truy cập trang Web của Thư viện quốc gia Y hay trang Web của Thư viện trường Đại học X, quá là tẻ nhạt khi xử lý các dữ liệu kỹ thuật số. Điều bạn muốn làm là tập hợp tất cả lại. Vì trong tương lai, trang web của các bản chép tay cổ xưa sẽ không do các tổ chức xây dựng nên, mà do những người sử dụng xây dựng nên, những người đã tổng hợp những tư liệu này lại những người đã muốn tập hợp tất cả các loại bản đồ từ quê hương của họ, tất cả những câu chuyện lãng mạn thời trung cổ từ quê hương của họ, những người chỉ muốn bảo tồn những lựa chọn vinh quang của riêng mình của những điều đẹp đẽ. Và đó là tương lai của Web. Đó là một tương lai hấp dẫn và đẹp đẽ, nhưng chỉ khi chúng ta có thể khiến điều đó xảy ra. Hiện nay, tại Bảo tàng Nghệ thuật Walter, chúng tôi đã học theo cách này, và đưa tất cả các bản chép tay mà chúng tôi có lên Web để ai cũng có thể thưởng thức. tất cả cả tư liệu thô, những mô tả, những siêu dữ liệu dưới bản quyền Tài sản sáng tạo chung. Hiện nay, Bảo tàng Nghệ thuật Walter mới chỉ là một bảo tàng nhỏ, và có những bản chép tay hoàn mĩ, nhưng tư liệu quả là tuyệt vời. và kết quả của những điều đó là, nếu bạn tìm kiếm bằng Google Hình ảnh ngay bây giờ, lấy ví dụ bạn gõ vào "bản chép kinh Koran được chiếu sáng" bạn sẽ tìm thấy 24 trên tổng số 28 bức hình đến từ bảo tàng của tôi. (vỗ tay). Hãy nghĩ ngợi một chút về điều này. Có những gì bên trong một viện bảo tồn ? Có tất cả mọi thứ nằm trong diện bảo tồn. Bạn có thể nói về những điều Nhân văn nhưng hãy nói về những điều vị kỉ. Bởi vì những gì thực sự tồn tại trong một viện bảo tồn là đây: Tại sao người ta lại đến (bảo tàng) Louvre? Họ đến xem bức Mona Lisa. Tại sao họ lại đến xem bức Mona Lisa? Vì họ đã biết cô ấy trông ra sao rồi. Họ biết cô ấy trông ra sao, vì họ đã thấy những bức ảnh của cô ấy khắp mọi nơi. Và giờ thì không cần cấm đoán gì hết. Và tôi nghĩ các tổ chức bảo tồn nên đứng lên và giải phóng tất cả các tư liệu với bản quyền không hạn chế, và đó sẽ tạo nên lợi ích vô cùng to lớn cho tất cả mọi người. Tại sao chúng ta không để mọi người truy cập vào tư liệu này và lưu giữ bộ sưu tập của riêng họ về những kiến thức cổ xưa, và những điều tuyệt vời, và đẹp đẽ và tăng lên vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa của Internet. Thực lòng cảm ơn tất cả quí vị! (vỗ tay). Năm 1994, Charles Murray và Richard Herrnstein cùng viết cuốn ''The Bell Curve'' (tạm dịch: Đường cong của Chuông) một cuốn sách gây nhiều tranh cãi khi cho rằng một số chủng tộc thông minh hơn và có khả năng thành công hơn. Murray và Herrnstein cũng cho rằng dân trí kém là nguyên nhân chủ yếu của tội phạm bạo lực ở những cộng đồng người Mỹ gốc Phi nghèo đói. Họ không phải là những người duy nhất có suy nghĩ như vậy. Năm 2012, John Derbyshire, một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận chính trị đã viết một bài báo được cho là phiến diện về người da màu mà nhiều phụ huynh da màu cảm thấy cần phải dạy cho con mình: cách giữ an toàn cho bản thân. Trong đó, ông đưa ra một số gợi ý như: " Đừng tham gia những sự kiện có nhiều người da màu,'' '' Tránh xa khu vực có nhiều người da màu '' hay '' Đừng đối tốt với những người da màu yếu đuối.'' Năm 2016, tôi đã mời John Derbyshire và Charles Murray đến nói chuyện ở trường tôi, dù biết chắc rằng điều đó sẽ cho họ nền tảng và sự chú ý để nâng cao tư tưởng mà tôi bất đồng và bác bỏ. Nhưng đây chỉ là một bước dài trong hành trình học tập gian nan của tôi. Khi tôi 10 tuổi, mẹ tôi được chuẩn đoán bị tâm thần phân liệt một căn bệnh với triệu chứng là tâm trạng thất thường và hoang tưởng. Suốt cuộc đời tôi, mỗi lần mẹ lên cơn thì ngôi nhà lại trở nên hoang tàn. Dù phải sống trong sợ hãi, tôi vẫn học được rất nhiều điều từ mẹ. Quan hệ giữa hai mẹ con cũng rất phức tạp và nhiều thử thách, và khi lên 14, tôi quyết định sống xa mẹ. Nhưng qua nhiều năm, tôi dần biết trân trọng những bài học mà mẹ đã dạy mình về cuộc sống. Bà là người đầu tiên dạy tôi biết học hỏi từ nhiều phía. Và bà ấy, cũng như tôi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đảng Lao động Tự do. Mẹ ủng hộ tôi nhìn ra thế giới và những vấn đề mà thế giới đang đối mặt cũng đầy phức tạp, nhiều tranh cãi và liên tục thay đổi. Và tôi thấy cụm từ ''Bình đẳng'' (affirmative action) trong một quyển sách. Và khi tôi hỏi mẹ nghĩa của nó, mẹ đã dành cả tiếng đồng hồ giải thích cặn kẽ để một đứa trẻ như tôi có thể hiểu được. Mẹ tôi còn làm cho chủ đề ấy nghe thú vị ít nhất là không kém bài giảng của các giáo sư của tôi. Bà giải thích nhiều lý do vì sao người có quan điểm chính trị khác nhau lại phản bác hay ủng hộ sự bình đẳng, bà cũng nhấn mạnh việc bà ủng hộ nó, Thật quan trọng với tôi khi xem nó như một chủ đề gây tranh cãi với một lịch sử lâu đời, một tương lai mơ hồ và phức tạp. Nếu như sự bình đẳng có thể gia tăng số người thiểu số được học tại những trường danh giá, bà cũng thấy nó gây bất lợi cho những công dân chăm chỉ của những chủng tộc khác giàu có hơn. Mẹ cũng muốn tôi hiểu rằng không bao giờ nên coi thường ý kiến mà ta bất đồng hay ghét bỏ, bởi chúng ta luôn học được thứ gì đó từ góc nhìn của người khác, kể cả khi việc đó khó khăn đi chăng nữa. Nhưng lúc ở với mẹ, không chỉ đơn thuần là một phần trong hành trình khó khăn của tôi. Năm lớp 4, mẹ quyết định gửi tôi vào một trường tư để có nền giáo dục tốt nhất. Là học sinh da màu trong ngôi trường chủ yếu là người da trằng, tôi đã phải đối mặt với sự kỳ thị chủng tộc. Vài phụ huynh của bạn tôi cho rằng tôi chỉ giỏi chơi bóng rổ dù chỉ mới gặp tôi vài phút. Tôi rất buồn khi nghĩ rằng màu da đã khiến mọi người không coi tôi là một học sinh yêu viết lách, đọc sách và thuyết trình. Những trải nghiệm như thế đã thôi thúc tôi cố gắng không ngừng để chứng minh rằng họ đã sai. Mẹ tôi còn nói rằng, để nỗ lực hết mình, tôi phải kiên trì, nhanh nhẹn và cư xử đúng đắn. Để chứng mình tôi thuộc về nơi này, tôi phải thể hiện sự tự tin, nói năng cẩn thận và lắng nghe một cách chân thành. Chỉ khi đó bạn bè mới thấy rằng tôi xứng đáng thuộc về nơi này, như họ. Dù thường xuyên bị phân biệt và cảm thấy khó chịu, những gì học được từ nhiều phía tại ngôi trường tư danh giá này với tôi, lại cực kỳ quý giá . Tôi được thầy cô động viên để khám phá trí tò mò, thách thức bản thân theo những cách mới mẻ và trau dồi hiểu biết về những môn học yêu thích. Và bước tiếp theo là vào đại học, tôi háo hức được mang niềm say mê học hỏi và những ý tưởng hay ho lên một mức cao hơn. Tôi hứng thú với những cuộc tranh luận sôi nổi với bạn bè và giáo sư và nhiều người khác bên ngoài; để lắng nghe, học hỏi và nâng cao hiểu biết của mình và của người khác. Trong khi cảm thấy rất may mắn được gặp những người bạn và giáo sư có chung sở thích, khát khao với đến những ý tưởng khó khăn của tôi cũng gặp trở ngại. Để chuẩn bị cho cuộc chiến ngoài đời thực, tôi tham gia vào hội những người ưa tranh luận. Nhiều người kịch liệt phản đối nhóm này, từ sinh viên, khoa cũng như ban điều hành. Với nhiều người, rất khó để thấy được giá trị mà hội nhóm này đem lại cho trường so với những phiền phức mà nó gây ra. Và tôi rất thất vọng khi phải đối mặt với nhiều sự phản đối, khi thấy ban điều hành loại bỏ những diễn giả và những ý định của mình bị những người xung quanh bóp méo. Việc làm của tôi cũng gây tổn thương cho người khác, và tôi hiểu điều đó. Đương nhiên, không ai muốn bị tổn thương, và tôi chắc rằng cũng không thích lắng nghe từ phía đối nghịch rằng nữ quyền đã trở thành cuộc chiến chống lại đàn ông hay người da màu có IQ thấp hơn người da trắng. Tôi cũng hiểu rằng một số người đã trải qua những biến cố trong đời. Và với một số người, lắng nghe từ phía đối nghịch khơi dậy những nỗi đau mà họ đã cố gắng vượt qua. Nhiều người nói rằng cho họ cơ hội thể hiện như vậy, sẽ gây ra nhiều tổn thất hơn lợi ích. Tôi nhớ lại điều này mỗi lần lắng nghe những ý kiến như thế và nó làm tôi thấy khó chịu. Đối mặt với ý kiến trái ngược không làm chúng biến mất , vì đang có hàng triệu người ủng hộ chúng. Để hiểu được tiềm năng của xã hội ngày càng đi lên, chúng ta cần thấu hiểu những ý kiến trái ngược. Bằng cách xem xét những ý tưởng đó, tôi tin ta có thể tìm được sự tương đồng, nếu không với các diễn giả thì là với khán giả, những người bị chúng thu hút. Qua đó, tôi tin ta có thể thấu hiểu một cách sâu sắc hơn về niềm tin trong mỗi người mà vẫn giữ được kỹ năng giải quyết vấn đề, một kỹ năng cần sự chia sẻ với người khác và nỗ lực trở thành một người giỏi lắng nghe. Ít lâu sau khi tôi thông báo rằng John Derbyshire sẽ đến thuyết giảng tại trường, sinh viên đã phản đối kịch liệt trên mạng xã hội. Làn sóng phản đối mạnh mẽ đến nỗi hiệu trưởng phải hủy bỏ lời mời đó. Tôi đã rất thất vọng vì theo tôi, không phải bạn tôi hay tôi có quyền bịt miệng những người ủng hộ anh ấy trong môi trường nuôi dưỡng nhân tài tương lai. Tôi quan sát điều gì đang diễn ra ở các trường học, và tôi thấy sự giận dữ. Và tôi đã hiểu. Nhưng tôi ước tôi có thể nói với họ rằng sự khó chịu đó là đáng giá, đáng được lắng nghe, và rằng nhờ nó, mà chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Khi nghĩ về trải nghiệm khó chịu trong học tập, tôi lại nghĩ về họ, tôi thấy rằng thật khó để thay đổi những giá trị của cộng đồng học thức mà tôi là thành viên. Nhưng tôi cũng có niềm tin khi nghĩ đến mối quan hệ có được với sinh viên, cả những người ủng hộ việc làm của tôi, thấy sự thách thức trong đó và cả những người không ủng hộ. Điều tôi nhận ra là tuy rất khó để thay đổi giá trị của một cộng đồng, ta cũng học hỏi được nhiều điều từ những tương tác cá nhân. Mặc dù không thể hiểu thêm về John Derbyshire vì lời từ chối của hiệu trường, tôi đã có dịp ăn tối với Charles Murray trước buổi thuyết giảng của ông. Tôi biết buổi trò chuyện sẽ khó khăn. Và tôi cũng không mong nó dễ chịu. Nhưng cuộc trò chuyện diễn ra thân mật, và tôi hiểu hơn về quan điểm của ông ấy. Tôi nhận ra ông cũng như tôi, đều tin vào việc tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Vấn đề là, hiểu biết của ông về công lý khác biệt so với tôi. Cách ông hiểu vấn đề, cách ông muốn tiếp cận sự bất bình đẳng cũng khác . Tôi nhận ra hiểu biết của ông về vấn đề như phúc lợi hay bình đẳng bắt nguồn từ hiểu biết về những quan điểm bảo thủ cũng như tiến bộ, đang thu hẹp hay gia tăng sự hiện diện trong xã hội. Dù ông ấy thể hiện quan điểm rất hùng hồn, tôi vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục. Nhưng tôi có được sự hiểu biết sâu sắc hơn. Tôi tin rằng, để tiến bộ trên nghịch cảnh, chúng ta cần một cam kết thực sự để có thể thấu hiểu người khác. Tôi muốn nhìn thấy một thế giới có nhiều nhà lãnh đạo có hiểu biết sâu sắc về những quan điểm đối nghịch, từ đó, hiểu hơn về những người phản đối mình. Đó là một quá trình cần sự học tập bền bỉ, và tôi tin rằng mình có thể tăng giá trị cho nó nếu tiếp tục xây dựng sự đồng cảm và hiểu biết thông qua việc tìm hiểu những quan điểm trái chiều Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Buổi trò chuyện hôm nay nói về một chủ đề có lẽ một vài người đã từng nghe qua. Nó có tên là Arab Spring (Mùa xuân Ả Rập). Đã có ai nghe đến chưa? (Vỗ tay) Vào năm 2011, sức mạnh đã dịch chuyển, từ số ít đến số đông, từ văn phòng chính phủ đến quảng trường trung tâm, từ các tần sóng được bảo vệ nghiêm ngặt đến những mạng lưới mở rộng. Nhưng trước khi Tahrir thành biểu tượng toàn cầu cho sự giải phóng, đã có rất nhiều khảo sát tiêu biểu cho mọi người tự do ngôn luận một cách thầm lặng hơn nhưng vẫn mạnh mẽ. Tôi nghiên cứu xã hội Hồi giáo trên thế giới tại Gallup. Từ năm 2001, chúng tôi phỏng vấn hàng trăm nghìn người già và trẻ, đàn ông và phụ nữ, người có học và người mù chữ. Cuộc trò chuyện của tôi hôm nay sử dụng nghiên cứu này để tiết lộ vì sao người Ả rập nổi dậy và điều họ muốn ngay lúc này. Giờ thì, khu vực này rất đa dạng, và mỗi nước đều khác biệt. Nhưng những thành phần bạo động đều có cùng nỗi bất bình và nhu cầu tương tự nhau ngày nay. Tôi sẽ tập trung phần lớn bài nói về Ai Cập. Dĩ nhiên không phải vì tôi sinh ra ở đó. Mà vì đó là quốc gia Ả Rập lớn nhất cùng với sức ảnh hưởng rất lớn. Nhưng tôi sẽ kết thúc bằng cách mở rộng góc nhìn ra toàn vùng để nhìn vào những vấn đề bình thường của quan điểm tôn giáo và chính trị của Ả Rập và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ, tiết lộ những điều bất ngờ sắp tới. Sau khi phân tích hàng tá dữ liệu điều mà chúng tôi khám phá được là: Chỉ riêng thất nghiệp và nghèo đói không dẫn đến cuộc nổi dậy Ả Rập năm 2011. Nếu hành động từ sự tuyệt vọng của 1 người bán hoa quả Tusinia đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng, thì chính sự khác biệt giữa điều người Ả Rập trải qua và điều họ mong đợi đã tiếp thêm sức mạnh cho họ. Để hiểu rõ hơn ý của tôi, hãy xem xét xu hướng này ở Ai Cập. Trên giấy tờ, quốc gia này đang làm ăn rất tốt. Thậm chí, nó chiếm được cảm tình của các công ty đa quốc gia nhờ sự phát triển kinh tế. Nhưng dưới bề mặt lại là một thực tế rất khác. Năm 2010, ngay trước cuộc cách mạng, mặc dù thu nhập bình quân đầu người đang tăng ở mức 5% trong nhiều năm, người Ai Cập chưa bao giờ thấy tệ hơn thế về cuộc sống của họ. Đây là điều rất bất thường, vì trên khắp thế giới chúng tôi thấy rằng, không hề ngạc nhiên là mọi người cảm thấy tốt hơn khi đất nước của họ giàu có hơn. Đó là vì họ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và nước của họ phục vụ dịch vụ xã hội tốt hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn trái ngược ở Ai Cập. Khi nước này trở nên giàu có hơn, thất nghiệp lại gia tăng và độ thỏa mãn của người dân với những thứ như nhà đất và giáo dục giảm mạnh. Nhưng không chỉ phẫn nộ vì bất công kinh tế. Nó còn là mong muốn sâu thẳm của người dân về sự tự chủ. Đối lập với lí thuyết về xung đột văn hóa, người Ả Rập không coi thường quyền tự do của phương Tây, họ khát khao có nó. Đầu năm 2001, chúng tôi hỏi người Ả Rập, và người Hồi giáo nói chung khắp thế giới, họ khao khát điều gì nhất ở phương Tây. Câu trả lời nhận được nhiều nhất, là tự do và công bằng. Nguyên văn của họ cho câu hỏi mở rộng chúng tôi nghe được là, "Hệ thống chính trị của họ minh bạch và tuân theo đúng nghĩa dân chủ." Người khác nói đó là "sự tự do và tự chủ và suy nghĩ thoáng với nhau." Phần lớn, phải đến hơn 90% ở Ấn Độ, Indonesia và Iran nói với chúng tôi vào năm 2005 rằng nếu họ được viết bản hiến pháp mới cho một đất nước lý thuyết mới họ sẽ đảm bảo quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản, nhất là ở Ai Cập. 88% nói rằng tiến đến nền dân chủ tốt hơn sẽ giúp người Hồi giáo phát triển -- tỉ lệ cao nhất ở bất cứ nước nào chúng tôi khảo sát Nhưng đè nén những mong muốn dân chủ này là một trải nghiệm rất khác qua từng ngày, đặc biệt là ở Ai Cập. Trong khi khao khát sự dân chủ nhất, họ lại là nhóm dân cư trên thế giới ít có khả năng nhất để nói họ thực sự được bày tỏ ý kiến với một công chức tháng trước đó -- chỉ ở mức 4%. Vậy trong khi phát triển kinh tế biến một số ít thành người giàu, làm tình hình của nhiều người tệ hơn. Khi người ta càng thấy ít tự do hơn, họ cũng càng thấy ít được chu cấp đầy đủ hơn. Nên thay vì thấy chính quyền cũ hào phóng như người cha bảo bọc quá mức, về cơ bản họ lại coi những người này như cai ngục. Giờ khi người Ai Cập đã chấm dứt 30 năm cầm quyền của Mubarak, họ có thể làm ví dụ cho cả khu vực. Nếu người Ai Cập có thể xây dựng thành công một xã hội dựa trên quy tắc pháp luật, nó có thể trở thành một hình mẫu. Tuy nhiên, nếu không xử lí được vấn đề cốt lõi dẫn đến cách mạng, hậu quả sẽ rất khôn lường -- không chỉ cho Ai Cập, mà cho toàn bộ vùng lãnh thổ. Tín hiệu có vẻ không được tốt lắm, một số người nói. Người Hồi giáo, không phải người theo chủ nghĩa tự do đã châm ngòi cho cuộc cách mạng, thắng phần lớn số ghế trong Quốc hội. Hội đồng quân sự đàn áp xã hội dân sự và những cuộc biểu tình và nền kinh tế trong nước tiếp tục chịu thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ đánh giá Ai Cập dựa trên cơ sở này, là bỏ qua cuộc cách mạng đích thực. Vì người Ai Cập lạc quan hơn so với nhiều năm trước đây, ít chia rẽ hơn nhiều ở những khu vực thế tục tôn giáo như chúng ta vẫn nghĩ và dõng dạc đòi hỏi nền dân chủ. Dù ủng hộ người Hồi giáo hay người theo chủ nghĩa tự do, ưu tiên của người Ai Cập với chính phủ vẫn giữ nguyên, đó là việc làm, sự ổn định và giáo dục, chứ không phải kiểm soát luân lý. Nhưng trên hết, lần đầu trong nhiều thập kỉ, họ mong muốn làm người tham gia tích cực, chứ không phải khán giả, trong những vấn đề quốc gia. Tôi đã gặp một nhóm đại biểu Quốc hội mới được bầu từ Ai Cập và Tunisia vài tuần trước. Và điều làm tôi thực sự ấn tượng về họ là họ không chỉ lạc quan, mà còn có vẻ hơi lo lắng, vì một nguyên nhân khó lí giải Một người nói với tôi, "Người dân thường tụ tập ở các quán cà phê để xem bóng đá" -- hay bóng đá, theo cách gọi ở Mĩ -- "và giờ họ tụ tập lại để xem Quốc hội" (Cười) "Họ thực sự theo dõi chúng tôi, và chúng tôi không thể làm gì ngoài lo lắng mình không thể đạt được kì vọng của họ." Và cái thực sự làm tôi ấn tượng là ít hơn 24 tháng trước, người dân mới là người lo lắng về việc bị theo dõi bởi chính phủ. Và lí do họ mong đợi nhiều như vậy là bởi họ có niềm tin mới xây dựng cho tương lai. Tôi đã nói, ngay trước cách mạng, người Ai Cập chưa bao giờ thấy tệ thế về cuộc sống của họ, không chỉ thế, họ còn nghĩ tương lai của họ sẽ không tốt đẹp hơn. Điều thực sự thay đổi sau sự ra đi của Mubarak không phải là cuộc sống dễ dàng hơn. Mà là khó khăn hơn. Nhưng mong đợi của người dân về tương lai tăng đáng kể. Và niềm hi vọng này, sự lạc quan này, đã kéo dài suốt một năm đầy biến động. Một lí do cho sự lạc quan này là bởi, đối lập với cái nhiều người vẫn nói, người Ai Cập nghĩ mọi thứ đã thực sự thay đổi theo nhiều cách. Vì vậy khi người Ai Cập được biết đến bởi lượng cử tri một chữ số trong các cuộc bầu cử trước cách mạng, cuộc bầu cử mới nhất có gần 70% lượng cử tri tham gia -- cả đàn ông và phụ nữ. Nơi chưa đến 1/4 dân số tin vào minh bạch trong bầu cử năm 2010 -- Tôi ngạc nhiên đó là 1/4 -- 90% nghĩ rằng cuộc bầu cử mới nhất là trung thực. Lí do điều này quan trọng là vì chúng tôi đã tìm ra sự kết nối giữa niềm tin của người dân trong tiến trình dân chủ và niềm tin rằng người bị đàn áp có thể thay đổi tình thế chỉ qua biện pháp hòa bình. (Vỗ tay) Giờ thì, tôi biết điều mà một số bạn đang nghĩ. Người dân Ai Cập, và nhiều người Ả Rập khác đã nổi dậy và đang trong giai đoạn chuyển đổi, có kì vọng rất cao vào chính phủ. Họ chỉ là nạn nhân của chế độ chuyên chế quá lâu đời, mong chờ nhà nước giải quyết mọi vấn đề. Nhưng kết luận này lờ đi sự chuyển đổi kiến tạo đang diễn ra ở Ai Cập khác với những máy quay ở Quảng trường Tahrir. Và đó là kì vọng nâng cao của người Ai cập đặt vào bản thân họ trước tiên. Ở đất nước từng được biết đến bởi sự thoái vị thụ động, nơi, mọi việc tệ đến mức, chỉ 4% dân số bày tỏ ý kiến với công chức nhà nước, ngày nay 90% nói với chúng tôi rằng nếu có vấn đề trong cộng đồng của họ, thì họ có trách nghiệm sửa chữa nó. (Vỗ tay) Và 3/4 tin rằng họ không chỉ có trách nghiệm, mà còn có sức mạnh tạo ra thay đổi. Và sự trao quyền này cũng áp dụng với phụ nữ, người mà vai trò trong cuộc nổi dậy không thể bị xem thường. Họ là bác sĩ và phiến quân, nghệ sĩ và người tổ chức. Toàn bộ 1/3 những người đối mặt với xe tăng và hơi ga để đòi hỏi tự do và công bằng ở Ai Cập là phụ nữ. (Vỗ tay) Giờ đây người ta đặt ra một vài nghi ngại rằng sự trỗi dậy của các đảng phái Hồi giáo có ý nghĩa gì với phụ nữ. Điều chúng tôi phát hiện về vai trò của tôn giáo trong pháp luật và vai trò của tôn giáo trong xã hội là không có sự đồng thuận ở nữ giới. Chúng tôi thấy rằng phụ nữ trong một nước tương đối giống đàn ông nước đó hơn là giống phụ nữ cùng thời ở nước khác. Điều này cho thấy cách phụ nữ nhìn nhận vai trò tôn giáo trong xã hội được định hình bởi văn hóa và bối cảnh ở nước họ hơn là quan điểm đánh đồng rằng tôn giáo đơn giản là xấu cho phụ nữ. Tuy nhiên điều mà phụ nữ đồng thuận, là về vai trò của họ, và rằng nó phải trung tâm và năng động. Và đây là điểm chúng tôi thấy sự khác biệt giới tính lớn nhất trong một nước về vấn đề quyền của phụ nữ. Việc đàn ông cảm thấy thế nào về quyền của phụ nữ có ý nghĩa với tương lai của khu vực. Bởi vì chúng tôi đã tìm ra sự kết nối giữa sự ủng hộ của đàn ông với việc phụ nữ đi làm và số lượng phụ nữ thực sự được tuyển dụng trong các lĩnh vực chuyên môn ở nước đó. Vậy câu hỏi trở thành, Điều gì khiến đàn ông ủng hộ quyền của phụ nữ? Thế quan điểm của đàn ông về tôn giáo và luật pháp thì sao? [Liệu] ý kiến của đàn ông về vai trò của tôn giáo trong chính trị có quyết định quan điểm của họ về quyền của phụ nữ? Câu trả lời là không. Chúng tôi tìm ra rằng không có bất cứ mối liên hệ nào, hay sức ảnh hưởng nào, giữa hai biến số này. Cái khiến đàn ông ủng hộ việc phụ nữ đi làm là việc đàn ông đi làm, trình độ học vấn của họ cũng như mức điểm cao của Chỉ số Phát triển Con người LHQ nước họ. Điều này có nghĩa là sự phát triển con người, chứ không phải thế tục hóa, là chìa khóa để trao quyền cho phụ nữ trong vùng Trung Đông đang biến đổi. Và sự biến đổi tiếp tục diễn ra. Từ Phố Wall tới Phố Mohammed Mahmoud, nó chưa bao giờ quan trọng hơn việc hiểu được khát vọng của những con người bình thường. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) Thực sự có người ngoài hành tinh ngoài kia không? Tôi làm việc tại Viện SETI Đó cũng khá giống tên của tôi. SETI: Tìm kiếm nền văn minh ngoài vũ trụ Nói cách khác, Tôi tìm kiếm người ngoài hành tinh Và khi tôi nói với mọi người tại buổi tiệc đứng, họ thường nhìn tôi với chút ngờ vực trên khuôn mặt Tôi cố giữ nét mặt theo cách nào đó trông có vẻ bình thản Rất nhiều người nghĩ rằng điều này mang tính chất duy tâm, nực cười, thậm chí có lẽ vô vọng, nhưng tôi chỉ muốn nói với các bạn một chút về việc tại sao tôi lại nghĩ công việc tôi đang làm là một đặc ân, và cho bạn hiểu một chút về động lực khiến tôi dấn thân vào sự nghiệp này, nếu đó là cách mà bạn gọi nó Cái này đây-- Ai Chà, quay ngược lại.. Xin chào, hiện ra đi, Trái Đất. Vào nhé, Được rồi. Đây là đài Quan Sát Vô Tuyến Thung Lũng Owens đằng sau Sierra Nevadas, và trong năm 1968 Tôi làm việc tại đó, thu thập dữ liệu cho luận án của mình Có chút gì đó hơi cô đơn, buồn tẻ, chỉ ngồi thu thập dữ liệu vậy nên tôi giải khuây bằng cách chụp hình kính viễn vọng hoặc thậm chí chính mình vào ban đêm vì, bạn biết đấy, ban đêm, tôi là con người duy nhất trong phạm vi 30 dặm Đây là bức hình tôi của tôi. Đài quan sát vừa có được một cuốn sách mới được viết bởi nhà vũ trụ học người Nga tên là Joseph Shklovsky, sau đó được lan truyền và biên dịch & biên tập bởi nhà thiên văn ít được biết đến đó là nhà thiên văn Cornell tên thật là Carl Sagan. Tôi còn nhớ mình đã đọc cuốn sách đó, vào lúc 3 giờ sáng khi tôi đang đọc cuốn sách đó về cách cột ăng ten mà tôi đang sử dụng có thể dùng để đo đạc sự quay vòng của những ngân hà lại có thể sử dụng để liên lạc, để truyền tải những đoạn thông tin từ hệ sao này đến hệ sao khác. Lúc 3 giờ sáng khi mà tôi chỉ có một mình không ngủ đủ, ý tưởng thật lãng mạn làm sao nhưng cũng vì ý tưởng đó-- việc mà thực sự bạn có thể chứng minh rằng có người ngoài không gian kia bằng cách sử dụng công nghệ này-- điều đó đã lôi cuốn tôi rất nhiều đến độ mà 20 năm sau khi tôi nhận công việc tại Viện SETI. Giờ đây, tôi phải nói rằng kí ức của tôi nổi danh là có nhiều lỗ hổng, và tôi đã thường tự hỏi liệu có chút sự thật nào trong câu chuyện này không, hay là tôi chỉ, bạn biết đấy, nhớ nhầm điều gì đó, nhưng gần đây tôi đã thổi bay những ý nghĩ tiêu cực đó, và chắc chắn rằng, bạn có thể thấy ở đó cuốn sách của Shlovsky và Sagan nằm dưới cái thiết bị tính toán tương tự. Vậy nên điều này là thật Cái ý tưởng cho việc này, không quá cũ tại thời điểm tôi chụp tấm hình đó. Ý tưởng đó ra đời vào năm 1960, khi một nhà thiên văn học trẻ tuổi là Frank Drake sử dụng cái cần ăng ten này tại West Virginia, hướng nó vào một vài ngôi sao gần trái đất với hy vọng nghe trộm được người ngoài hành tinh Frank đã không nghe thấy gì cả. Sự thực là anh ta đã nghe thấy, nhưng hóa ra đó là của Lực Lượng Không Quân Hoa Kỳ Đó không được coi là trí thông minh ngoài vũ trụ. Nhưng ý tưởng của Drake trở nên phổ biến vì nó có sức thuyết phục--tôi sẽ trở lại vấn đề đó trên nền tảng của thí nghiệm này, cái mà không thành công Chúng tôi đã thực hiện SETI kể từ đó, không liên tục, nhưng vẫn làm kể từ đó, Chúng tôi vẫn chưa nghe được gì. Chúng tôi vẫn chưa nghe được gì. Thực tế, chúng ta không biết đến bất kì sự sống nào bên ngoài trái đất Nhưng tôi nhận định với bạn rằng điều đó sẽ thay đổi rất sớm thôi, và một phần của lí do, trên thực tế phần lớn cái lí do khiến tôi nghĩ điều đó sẽ thay đổi là vì các thiết bị đang được cải tiến ngày càng tốt hơn Đây là kính viễn vọng dạng bảng Allen, tầm nhìn khoảng 350 dặm tình từ chỗ bạn đang ngồi hiện tại. Đây là dụng cụ mà chúng ta đang sử dụng ngày nay đển tìm kiếm trí thông minh ngoài vũ trụ, các thiết bị điện tử đã được cải tiến tốt hơn rất nhiều Đây là thiết bị điện tử của Frank Drake trong năm 1960 Đây là kính viễn vọng điện tử dạng bảng Allen ngày nay Một số nhà học giả có nhiều thời gian đã nhận ra rằng những thử nghiệm mới xấp xỉ 100 nghìn tỷ lần tốt hơn những cái trong năm 1960 100 nghìn tỷ lần tốt hơn Đây là mức độ cải tiến mà sẽ làm cho bảng báo cáo của bạn trông tốt hơn. Nhưng điều mà không được công chúng để ý đến thực tế đó là sự thử nghiệm tiếp tục được cải tiến tốt hơn, và do vậy, có khuynh hướng ngày càng nhanh hơn Đây là một đồ thị nhỏ, mỗi lần bạn trình bày một biểu đồ bạn mất 10% lượng khán giả Tôi thì có những 12 cái. (Cười) Nhưng cái mà tôi thể hiện trên biểu đồ này là một vài số đo cho thấy chúng ta đang tìm kiếm với tốc độ nhanh như thế nào Nói cách khác, chúng ta đang mò kim trong đống rơm Chúng ta biết đống rơm đó to đến dường nào. đó là thiên hà mà. Nhưng chúng ta đang không còn thâm nhập qua đống rơm đó bằng một cái muỗng cà phê nhưng bằng một chiếc xe nâng vì tốc độ đựơc tăng lên. Thực tế, những người trong số các bạn ý thức rõ và thạo về toán học sẽ để ý đựơc rằng đây là biểu đồ bán Lôgarit. Nói cách khác, tỉ lệ tăng tính theo cấp số nhân. Nó đang đựơc cải thiện theo cấp số nhân. "Cấp số nhân" ở đây là một từ quá khoa trương. Bạn thường xuyên nghe thấy trên đài Họ không biết ý nghĩa của từ cấp số nhân này, nhưng đây thực sự là cấp số nhân. Thực tế, cứ mỗi 18 tháng, số liệu này tăng gấp đôi, dĩ nhiên mọi thành viên chính thức trong lĩnh vực công nghệ & vi tính biết rằng đó là Định Luật Của Moore. Điều này có nghĩa là trong suốt 2 thập kỉ tới chúng ta sẽ có thể quan sát hàng triệu hệ sao, một triệu hệ sao, tìm kiếm những tín hiệu mà sẽ có thể chứng minh có ai đó ngoài vũ trụ kia. Một triệu hệ sao, nghe thú vị nhỉ? Ý tôi là có bao nhiêu hệ sao đó mà có các hành tinh? Thực tế là, chúng ta không biết câu trả lời cho điều đó thậm chí khoảng 15 năm gần đây, có điều là chúng ta thực sự không biết đến nó thậm chí 6 tháng trước. Nhưng hiện giờ chúng ta đã biết. Những kết quả gần đây cho rằng hầu như mọi ngôi sao đều có nhiều hơn một hành tinh, Chúng giống như những chú mèo con. Mà bạn có cả ổ Bạn không chỉ có một chú mèo con. Bạn có cả đống. Vậy nên thực tế ra, bạn có một sự ước lượng khá chính xác về số lượng các hành tinh trong ngân hà của chúng ta chỉ trong ngân hà của chúng ta mà thôi nhé, Và tôi muốn nhắc cho đa số các bạn không rành về thiên văn học rằng ngân hà của chúng ta chỉ là một trong 100 tỉ mà chúng ta có thể thấy qua kính viễn vọng Chừng đó là rất nhiều bất động sản đó nhỉ, nhưng tất nhiên hầu hết những hành tinh này đều sẽ không có giá trị gì cả giống như, Thuỷ tinh, hay Hải Vương . Hải Vương tinh có lẽ chẳng to lớn lắm trong thời đại bạn đang sống Vậy nên câu hỏi ở đây là, phần nào của những hành tinh này thực sự phù hợp cho sự sống? Chúng tôi cũng không biết câu trả lời cho vần đề đó nhưng chúng tôi sẽ biết trong năm nay, cám ơn kính viễn vọng không gian Kepler của Nasa và thực tế, những người trong ngành, những người mà đang thực hiện dự án này, họ cho rằng phần mà phù hợp cho sự sống trên những hành tinh này có lẽ chỉ là một trong một ngàn một trong một trăm hay cỡ đó. Thậm chí ngay khi phỏng đoán tiêu cực, là khoảng một trong một ngàn, đó có nghĩa là là có ít nhất một triệu hành tinh tương tự như trái đất chỉ nội trong ngân hà của chúng ta Tôi đã đưa ra cho bạn nhiều con số quá, nhưng chúng thường là những số lớn, vậy , hãy nhớ chúng. Đó là hàng đống bất động sản đấy rất nhiều bất động sản trong vũ trụ và nếu chúng ta là một vùng rất nhỏ bất động sản mà có những sự chiếm dụng, thì bạn đã là một phép mầu và tôi biết rằng bạn thích nghĩ mình là một phép màu, nhưng nếu bạn làm khoa học, bạn sẽ nhanh chóng hiểu rằng mỗi khi bạn nghĩ mình là một phép màu, bạn sai rồi đó vậy nên có lẽ không phải thế đâu. Vậy nên, điểm mấu chốt ở đây là: Vì có sự gia tăng về tốc độ, và vì có những vùng bất động sản có thể cư trú được trong vũ trụ rộng lớn, Tôi nhận ra rằng chúng ta sẽ nhận được tín hiệu trong vòng 24 năm tới Tôi cảm nhận đìều đó rất chắc chắn đến mức tôi cá với các bạn Hoặc chúng ta sẽ tìm ra người ngoài hành tinh trong vòng 24 năm tới hay tôi sẽ mời bạn một tách cà phê Điều đó cũng không tệ, ý tôi là, thậm chí với 24 năm bạn mở trình duyệt web lên và có tin tức về một tín hiệu hay bạn có đựơc một tách cà phê. Hãy để tôi nói với các bạn về một vài mặt của vấn đề này mà mọi người không nghĩ đến, đó là Điều gì xảy ra? Cho rằng những gì tôi nói là đúng. Ý tôi là, bạn biết rồi, nhưng cứ cho rằng nó xảy ra. Cho rằng một lúc nào đó trong 24 năm tới chúng ta nhận được một dòng tín hiệu mờ nhạt, cho chúng ta biết rằng mình có bạn đồng hành trong vũ trụ kia Điều đó có tác động gì? và hệ quả gì? Có lẽ hiện tại tôi đang hiểu ở mức sơ đẳng về vấn đề này Tôi đột nhiên biết đựơc rằng hệ quả cho tôi sẽ là vì chúng ta có những cảnh báo sai lầm. Đây là năm 1997, đây là tấm hình tôi chụp vào khoảng 3h sáng tại Mountain View, khi chúng tôi đang quan sát máy giám sát địện toán vì chúng tôi đã nhận được một tín hiệu mà chúng tôi nghĩ rằng, "Điều này là thật đây." Thế ư? Và tôi cứ thế đợi Những Người Đàn Ông Áo Đen xuất hiện. Tôi đã đợi mẹ tôi gọi, người nào đó gọi, chính phủ gọi. Chẳng ai gọi. Chẳng ai gọi.. Tôi đã rất lo lắng đến độ không ngồi yên được. Tôi đi loanh quanh chụp hình giống như thế này, chỉ tạo ra việc để làm. Rồi khoảng 9h30 sáng, đầu gục xuống bàn vì hiển nhiên tôi đã không ngủ cả đêm Điện thoại kêu, đó là Tạp Chí New York. Tôi nghĩ có một bài học trong đó, đó là nếu chúng ta nhận đựơc một tín hiệu, phương tiện truyền thông sẽ nắm bắt nhanh hơn là một con chồn trên vòng quay nữa. Sẽ rất nhanh Bạn có thể chắc chắn điều đó. Không có bí mật nào cả Đó là điều đã xảy ra với tôi. Nó đã phá huỷ cả tuần của tôi Vì bất kể tôi đã lên lế hoạch gì trong tuần đó, đều bị lỡ hết cả Nhưng về phần bạn? Điều gì sẽ xảy ra với bạn? Câu trả lời là chúng ta không biết câu trả lời. Chúng tôi không biết điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến bạn? không phải trong tương lai xa, cũng chẳng phải trong tương lai gần đây Ý tôi là, điều đó sẽ chút ít giống như hỏi Chris Columbus trong năm 1491 rằng,"Này Chris ông biết không, điều gì sẽ xảy ra nếu có một châu lục giữa Nhật Bản và nơi này, nơi ông đang dong buồng về phía đó, Điều gì sẽ xảy ra cho nhân loại nếu hoá ra điều đó là thật?" Và tôi nghĩ Chris có lẽ sẽ cho bạn vài câu trả lời mà bạn có lẽ đã chẳng hiểu, nhưng có lẽ cũng chẳng đúng, và tôi nghĩ đó cũng là cách để nói về việc phỏng đoán việc tìm ra người ngoài hành tinh có ý nghĩa gì Chúng ta cũng không thể phỏng đoán điều đó được Nhưng có một vài điều tôi có thể nói. Bắt đầu là, sẽ có một xã hội tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều Chúng ta sẽ không nghe tin gì về giống người Neanderthal ngoài hành tinh Họ không tạo ra những máy truyền tin. Họ sẽ vượt mặt chúng ta, có lẽ một vài ngàn năm có lẽ vài triệu năm, nhưng về căn bản vẫn vượt mặt chúng ta, nếu bạn có thể hiểu bất cứ thứ gì mà họ sẽ nói, bạn có lẽ sẽ có thể nối lịch sử bằng cách lấy thông tin từ một xã hội phát triển hơn chúng ta rất nhiều. Bạn có thể cảm thấy có chút gì như toán học hyperbolic, có lẽ nó là vậy Tuy nhiên, nó có thể lĩnh hội được và sẽ xảy ra và bạn có thể xem điều này như, tôi không biết như dạy Julius Caesar những bài tiếng anh và chìa khoá để tiến vào thư viện Nghị Viện. Điều này có thể thay đổi thời đại của ông nhỉ? Đó là một điểm, điểm nữa chắc chắn là sẽ xảy ra là, điều này sẽ định chuẩn chúng ta Chúng ta sẽ biết mình không phải là điều kì diệu, phải không? chúng ta chỉ là một con vịt khác nữa trong bầy đàn chúng ta không phải là những đứa trẻ duy nhất trong khu nhà, và tôi nghĩ điều đó theo triết học mà nói là một điều quá uyên thâm để biết Chúng ta không phải là một điều kì diệu đâu nhé? Điều thứ ba mà có lẽ nói sẽ nói với bạn là một cái gì đó mơ hồ nhưng tôi nghĩ rất thú vị và quan trọng đó là, nếu bạn tìm được một tín hiệu từ một xã hội tiến bộ hơn chúng ta, vì họ sẽ như vậy, mà sẽ nói cho bạn biết gì đó về những khả năng của chúng ta mà sẽ không bị tàn lụi một cách không thể tránh khỏi bởi sự tự huỷ diệt Vì họ họ giữ được công nghệ chúng ta cũng có thể làm điều đó. Thường thì khi bạn nhìn ra ngoài vũ trụ. bạn đang nhìn lại quá khứ đó? Điều này rất hấp dẫn đối với những nhà vũ trụ học. Nhưng theo lí này, bạn cũng thực sự có thể nhìn tới tương lai một cách mơ hồ, nhưng bạn có thể nhìn thấy tương lai Đó là những điều biết được từ sự dò tìm. Giờ thì để tôi nói một chút về điều xảy ra nhé thậm chí ngay hiện tại, đó là SETI, tôi nghĩ, rất quan trọng, vì nó là một chuyến khám phá Nó không chỉ là cuộc thám hiểm, nó là một cuộc thám hiểm có thể lĩnh hội được TÔi phải nói với bạn rằng, Tôi luôn đọc sách về những nhà thám hiểm. Tôi nhận ra đi thám hiểm rất thú vị Cuộc thám hiểm Bắc cực, giống như Magellan, Amundsen,Shackleton, bạn thấy Franklin dưới chỗ kia, Scott, tất cả những người này. Thực sự là cuộc thám hiểm rất hợp mốt Họ làm việc này chỉ vì họ muốn thám hiểm và bạn có lẽ sẽ nói, " ôi, cái loại cơ hội phù phiếm," nhưng nó không phù phiếm. Đó không phải là một hành động phù phiếm hãy nghĩ đến những chú kiến chẳng hạn Bạn biết đấy, hầu hết những con kiến được "lập trình"để theo đuôi nhau theo hàng lối, nhưng có một vài con kiến có lẽ một phần trăm trong số đó, mà họ gọi là những chú kiến hoa tiêu, chúng là những con kiến đi lạc đàn Bạn thường thấy chúng tại chỗ nấu ăn trong nhà bếp Bạn phải "chặn" chúng bằng ngón tay cái trước khi chúng tìm ra đường hay thứ gì khác Nhưng thậm chí ngay cả khi chúng bị "xoá sổ" gần hết, những con kiến đó rất quan trọng cho sự tồn tại của tổ. Vậy nên thám hiểm rất quan trọng. Tôi cũng nghĩ rằng thám hiểm rất quan trọng khi nói về khả năng bày tỏ điều mà tôi nghĩ là sự thiếu hụt cốt yếu trong xã hội chúng ta, đó là kỹ năng khoa học, sự thiếu hụt khả năng hiểu biết khoa học. Hãy nghĩ xem, có rất nhiều bài viết về tình trạng kỹ năng khoa học yếu kém của đất nước này. bạn đã nghe biết về điều này. Đây thật ra,là một ví dụ Những cuộc thăm dò đã đựơc thực hiện, Cuộc thăm dò này là của 10 năm trước Nó cho thấy khoảng 1/3 công chúng nghĩ rằng người ngoài hành tinh không chỉ hiện hữu ngoài vũ trụ chúng ta đang tìm kiếm họ ngoài vũ trụ, nhưng họ ở ngay đây, đúng không? Lượn lờ trên bầu trời trong những đĩa bay và thi thoảng bắt cóc con người cho những thực nghiệm mà cha mẹ họ có lẽ sẽ không tán thành. Điều đó sẽ rất thú vị nếu là thật, và càng củng cố cho công việc của tôi, nhưng tôi không nghĩ chứng cứ được rõ ràng cho lắm. Đó là nỗi buồn hơn là tầm quan trọng Nhưng còn có nhiều điều khác mà con người tin là quan trọng, như tính hiệu quả của phép vi lượng đồng cân hay sự tiến hoá chỉ là một ý tưởng điền rồ đưa ra bởi các nhà khoa học mà không có lập luận vững chắc, hay, bạn biết đấy, sự tiến hóa những thứ đại loại như vậy, hay sự nóng lên của địa cầu Nhưng ý tưởng dạng này thực sự không có bất kì chứng cứ vững chắc nào, để bạn tin vào các nhà khoa học, hiện nay chúng ta phải xứ lí vấn đề đó, vì đó là một vấn đề tối quan trọng, và bạn có lẽ sẽ nói "Thôi được, Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề về SETI như thế nào đây?" Tôi gợi ý cho các bạn là SETI hiển nhiên không thể giải quyết vấn đề, nhưng có thể nhận định vấn đề bằng cách khiến những người trẻ yêu thích khoa học. Biết rằng khoa học là "khó nuốt", nó có tiếng là "khó nuốt", và sự thật là, nó "khó nuốt" đó có phải là kết quả của nền khoa học 400 năm qua? Ý tôi là, trong thế kỉ 18, bạn có thể trở thành một chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực khoa học nào vào một buổi chiều, đi tới thư viện nếu bạn có thể tìm ra một thư viện, đúng không? Trong thế kỉ 19, nếu bạn có một phòng thí nghiệm dưới tầng hầm bạn có thể tạo ra những khám phá trọng yếu về khoa học ngay tại nhà mình. Đúng không? Vì những kiến thức khoa học này ở xung quanh chờ đợi ai đó tìm ra chúng Nó không còn đúng cho hiện tại nữa Ngày nay, bạn phải trải qua nhiều năm cao học và nhiều vị trí hậu tiến sỹ chỉ để tìm ra những câu hỏi quan trọng là gì. Nó khó, không nghi ngờ gì về việc đó. Thực tế, có một ví dụ, "Hạt của Chúa", việc tìm ra "Hạt của Chúa", hãy hỏi 10 người bạn gặp trên phố, " Này, bạn có nghĩ bỏ ra hàng tỉ tiền Thụy Sỹ tìm kiếm "Hạt của Chúa" là chính đáng?" Và tôi cá câu trả lời bạn nhận được sẽ là "Tôi không biết "Hạt của Chúa" là gì và tôi không chắc là nó có quan trọng hay không?" và có lẽ hầu hết mọi người thậm chí còn không biết đến giá trị của tiền Thụy Sỹ, đúng không? Và chúng ta đang đổ hàng tỉ tiền Thụy Sỹ cho vấn đề này Vậy điều gì khiến mọi người không yêu thích khoa học vì không không thể lĩnh hội đựơc ý nghĩa của nó. SETI, mặt khác, rất đơn giản Chúng tôi sẽ sử dụng những cái ăng ten to lớn này cố nghe trộm những tín hiệu. Mọi ngừơi đều có thể hiểu điều đó Về mặt công nghệ kỹ thuật, nó rất phức tạp, nhưng mọi người đều hiểu ý tưởng đó Đó là điều thứ nhất. Điều thứ nữa là, nó khiến khoa học thú vị vì chúng ta quan tâm đến những sinh vật có trí tuệ khác một cách tự nhiên, và tôi nghĩ đó là một phần "gắn cứng" của chúng ta Ý tôi là, chúng ta bị "gán ghép" quan tâm đến những sinh vật khác mà có lẽ, sẽ là những đối thủ cạnh tranh, hoặc nếu bạn là người lãng mạn, thậm chí có thể là bạn đời Ý tôi là, điều này tương tự với sự yêu thích của chúng ta về những "con vật" với những chiếc răng to lớn. Đúng không? Chúng ta quan tâm đến những con vật có hàm răng lớn, và bạn có thể thấy giá trị tiến hoá của nó, bạn cũng có thể thấy những hệ quả thực tế qua kênh Animal Planet. Bạn để ý rằng họ làm rất ít chương trình về loài chuột nhảy Hầu hết chỉ về những con vật có hàm răng lớn thôi Chúng ta thích thú với những thứ này và không chỉ chúng ta. Mà những đứa trẻ cũng thế Điều đó cho phép bạn đền đáp tiếp nối bằng cách sử dụng chủ đề này như một móc nối với khoa học, vì SETI liên quan đến mọi dạng khoa học có thể thấy được như, sinh học, thiên văn học địa chất, hoá học, và những môn khoa học kỹ thuật đa dạng khác, tất cả đều được giới thiệu dưới dạng "Chúng ta đang tìm kiếm người ngoài hành tinh." Với tôi, điều này thú vị và quan trọng, thực tế, nó là chính sách của tôi, mặc dù tôi đã thực hiện nhiều bài nói chuyện với khán giả là người lớn bạn nói chuyện với người lớn, và 2 ngày sau đó, họ lại trở về với chính kiến trước kia của mình Nhưng nếu bạn nói chuyện với trẻ con, bạn biết đấy, một trong số 50 em, sẽ nảy sinh ý tưởng trong đầu, và chúng nghĩ "Ai da, Cháu chưa từng nghĩ về điều đó," và rồi chúng tìm hiểu bạn biết đấy, đọc một cuốn sách hay tạp chí, hay bất cứ thứ gì Chúng trở nên yêu thích điều gì đó Nó hiện nay là học thuyết của tôi, chỉ dựa trên những điều nhỏ nhoi chứng cứ cá nhân nhỏ nhoi, tuy vậy, những đứa trẻ lại trở nên quan tâm yêu thích trong độ tuổi từ 8-11. Bạn phải nắm bắt lấy thời kì này. Tôi thực hiện những buổi nói chuyện cho người lớn, tốt thôi,nhưng tôi cố gắng dành 10% những cuộc nói chuyện đó cho trẻ em. Tôi vẫn nhớ có một anh chàng đến trường trung học, thực ra là trường sơ trung của tôi. Tôi đang học lớp 6 Và có một vài bài nói chuyện. Tất cả những gì tôi nhớ là một từ: điện tử Tôi trông giống như anh chàng Dustin Hoffman trong phim "Người mới tốt nghiệp," khi anh ta nói "chất dẻo, " không cần biết nó có nghĩa gì khác, Anh chàng đó nói về điện tử, Tôi không nhớ bất cứ gì khác. Thực tế, tôi không nhớ bất kì thứ gì mà giáo viên đã dạy tôi trong suốt năm lớp 6, nhưng tôi nhớ về điện tử Rồi tôi quan tâm yêu thích điện tử, và bạn biết đấy, Tôi đã học để lấy bằng chứng nhận phát thanh nghiệp dư. Tôi đang làm công việc chạy dây cho các thiết bị Lúc này tôi được 15 hay khoảng đó, làm công việc này Điều đó có ảnh hưởng lớn với tôi Đó là ý kiến của tôi, đó là bạn có thể tạo ảnh hưởng lớn trên những đứa trẻ này Thực tế, điều này gợi tôi nhớ đến một vài năm trước Tôi có bài nói chuyện tại trường học ở Palo Alto với khoảng một chục đứa trẻ trong tầm 11 tuổi đến tham dự buổi nói chuyện này Tôi được mời đến nói chuyện với chúng trong vòng 1 giờ. Những đứa trẻ tầm 7 tuổi, đều ngồi theo vòng bán nguyệt nhìn lên tôi với đôi mắt mở to, và tôi bắt đầu, có một tấm bảng trắng sau lưng tôi, và tôi bắt đầu viết số 1 với 22 số 0 sau đó, và nói "Nhìn này các em, đây là con số các ngôi sao mà ta nhìn thấy trong vũ trụ, con số này rất lớn đến nỗi không có một tên gọi đặt cho nó." Một trong những đứa trẻ giơ tay lên và nói "Thực ra, có một cái tên cho nó đấy ạ. Nó gọi là sextra-quadra-hexa hay gì gì đó, đúng không ạ? Đứa trẻ đó đã nói sai về 4 thứ tự về độ lớn của sao nhưng không có nghi ngờ gì về việc chúng rất thông minh Vậy nên, hãy bỏ đi những bài diễn văn. Những gì chúng muốn là hỏi. Thực tế, những câu bình luận cuối cùng của tôi cho chúng, vào lúc cuối là "Các em biết không, các em còn thông minh hơn những người tôi làm việc cùng đấy. (Cười) Chúng thậm chí không quan tâm đến điều đó Cái mà chúng muốn là địa chỉ email của tôi để hỏi tôi thêm nhiều câu hỏi. (Cười) Tôi chỉ có thể nói rằng, công việc của mình là một đặc ân vì chúng ta đang ở trong thời đại đặc biệt Những thế hệ trước đâu có thể thực hiện thực nghiệm này Trong thế hệ khác nối tiếp sau này, Tôi nghĩ chúng ta sẽ thành công, Vậy nên với tôi, nó là một đặc ân, và khi tôi nhìn vào gương thực tế là tôi không thực sự nhìn bản thân mình, Cái tôi thấy là thế hệ sau mình Đây là những em tại trường Huff, lớp 4 Tôi có bài nói chuyện tại đó, 2 tuần trước, hay đại loại như thế Tôi nghĩ nếu bạn có thể truyền dẫn một vài sự yêu thích về khoa học và cách nó xảy ra ra sao, đó sẽ có kết quả đáng kể vượt ngoài mường tượng. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi nghĩ nên nói về nhận dạng. Đó là loại chủ đề hấp dẫn với tôi. Lý do vì lúc tôi được yêu cầu làm việc này, tôi đọc bài báo mà không nhớ ở đâu về cái gì đó của ai đó trên mạng Facebook nói "cần mọi người dùng tên thật của họ" rồi về cơ bản, tất cả các vấn đề được giải quyết. Điều đó quá sai! đó là quan điểm mang tính phản ứng bản năng về nhận dạng, nó sẽ làm chúng ta vướng vào tất cả rắc rối. Tôi nghĩ tôi điều nên làm là tôi sẽ giải thích bốn rắc rối về điều đó, và rồi tôi sẽ đưa ra cách giải quyết, hy vọng bạn thấy thú vị. Bây giờ chỉ xoay quanh vấn đề, tính xác thực là gì? Đó là tôi, hình chụp tôi bằng máy quay phim trong điện thoại đang nhìn bức tranh. [vấn đề gì?] Tranh đó được vẽ từ một người sao chép tranh rất nổi tiếng, và vì tôi không giỏi trình bày, tôi không thể nhớ tên anh tôi viết lên danh thiếp của tôi. Anh bị tống giam, tôi nghĩ, ở nhà tù Wakefield vì sao chép những kiệt tác của nhà Nghệ Thuật Ấn tượng Pháp, tôi nghĩ vậy. Anh ta quá giỏi về việc đó, nên khi anh ở tù, họ vô tù, thống đốc hay sao đó muốn anh vẽ những kiệt tác để treo tường, vì chúng quá đẹp. Đó là một bức tranh kiệt tác, là bản giả của một kiệt tác, và ẩn trong nền sơn dầu là một con chip để xác nhận đây là bản giả tạo thật sự, giờ thì bạn hiểu điều tôi đã nói. (Tiếng cười) Vì vậy khi chúng ta nói về tính xác thực, nó có nhiều phân chia hơn người ta tưởng và đây là một ví dụ điển hình về điều đó. Tôi cố gắng chọn bốn vấn đề để đóng khung đề tài này một cách đúng đắn. vậy, vấn đề đầu tiên tôi nghĩ, là con Chip và PIN, phải không? [ngân hàng hạ hệ thống bên trong] [không trực tuyến] tôi đoán mọi người có con chip và thẻ PIN, phải không? Thế tại sao đó là một ví dụ điển hình? Đó là ví dụ về cách mà suy nghĩ kế thừa về nhận dạng lật đổ tính an toàn của một hệ thống vững chắc. Cái con chip và thẻ PIN để trong túi của bạn có con chip khá nhỏ trên đó nhưng tốn hàng triệu bảng Anh để tạo ra, cực kỳ an toàn, bạn có thể quét kính hiển vi điện từ qua nó, bạn có thể thử nghiền nó ra, vân vân. Những con chip này không bao giờ bể hay bị tương tự mà bạn đọc trên báo. Và nói giỡn thôi, chúng ta lấy con chip siêu an toàn đó rồi chúng ta gắn nó vào một dãi từ giả bình thường chúng ta tạo tấm thẻ và để dành cho những tên tội phạm rất lười biếng. Nếu bạn là một tên tôi phạm đang vội vã và bạn cần sao chép thẻ của ai đó, bạn chỉ cần dán miếng giấy và chà bút chì lên để làm nhanh mọi thứ. Và thậm chí tức cười hơn, cũng làm được trên thẻ rút tiền của tôi, chúng ta in tên, mã SALT và thứ khác ở mặt trước. Tại sao? Không có lý do khó tưởng nào tại sao tên bạn được in lên con chip và thẻ PIN. Và nếu bạn nghiệm về chuyện này, nó gian xảo và trái ngược so lúc đầu. Vì chỉ người có lợi từ việc in tên trên thẻ là những tên tội phạm. Bạn biết tên mình rồi phải không? (Tiếng cười) Khi bạn đi vào cửa hàng và mua cái gì đó, cần số PIN, người bán hàng không quan tâm tên gì trên thẻ. Chỉ một nơi bạn phải ghi tên mình vào đằng sau là lúc này ở Mỹ. Bất kì lúc nào đi Mỹ, khi tôi phải trả tiền bằng dãi từ ở sau thẻ tôi luôn ký tên là Carlos Tethers, để cho an toàn, vì nếu việc mua bán dẫn tới tranh cải, chữ ký đó quay lại tôi và thành Dave Birch tôi chắc đây là vụ phạm tội, bởi vì tôi không bao giờ ký tên là Dave Birch. (Tiếng cười) Nếu bạn rơi thẻ ngoài đường, tội phạm nhặt được và đọc. Chúng biết tên, từ cái tên có thể truy ra địa chỉ, chúng ăn cắp và mua qua mạng. Tại sao chúng ta lại để tên trên thẻ? Bởi vì chúng ta nghĩ nhận dạng là một cái gì đó gắn với tên, và bởi vì chúng ta ăn sâu ý nghĩ về một thẻ căn cước, ám ảnh chúng ta. Và tôi biết điều đó không còn cách đây vài năm, nhưng nếu bạn là người làm chính trị hay phòng làm việc ở nhà hay tương tự thế, và bạn nghĩ về nhận dạng, bạn có thể chỉ nghĩ nhận dạng là những cái thẻ với tên trên đó. Và điều đó rất dễ bị sụp đổ trong thế giới hiện đại. Ví dụ thứ hai tôi nghĩ tôi sẽ dùng phòng chát. [chát và trẻ em] Tôi rất tự hào về hình này, đó là con trai tôi đang chơi trong ban nhạc với bạn của nó bằng hợp đồng lần đầu tiên, bạn sẽ nói vậy, khi nó nhận thù lao. (Tiếng cười). Và tôi thích hình đó. Tôi thích hình nó đậu vào trường y khoa nhiều hơn, (Tiếng cười) Tôi thích bức hình đó một thời gian. Tại sao bức hình đó? Vì rất thú vị khi nhìn những trãi nghiệm đó trong mắt một người có tuổi. Nó với bạn bè nó, tụi nhỏ xúm lại, đặt một phòng, giống một sảnh đường nhà thờ, chúng tụ tập hết bạn bè có ban nhạc lại, tụi nhỏ cùng làm với nhau, tụi nó làm hết trên facebook, tụi nó bán vé, ban nhạc đầu tiên trong - tôi gọi “thực đơn,” dĩ nhiên đó là từ sai nói về điều đó? Ban nhạc đầu tiên trong danh sách ban nhạc mà đã từng xuất hiện trong vài chương trình biểu diễn công cộng hay tương tự sẽ lấy thù lao từ việc bán 20 vé đầu tiên, rồi bạn nhạc kế tiếp thu 20 vé kế, và cứ thế tiếp tục. Tụi nhỏ đứng chót danh sách, Chúng đứng thứ năm, tôi nghĩ không có cơ hội. vậy mà nó nhận 20 vé.Tuyệt vời phải không? Nhưng tôi muốn nói là: tất cả thật hoàn hảo, trừ chuyện lên trang web. Tụi nhỏ xuất hiện trên facebook tụi nó gởi thông báo và sắp xếp mọi thứ tụi nó không biết ai hết? Vấn đề lớn ta cố giải quyết. Nếu chỉ có tụi nhỏ dùng tên thật, thì bạn không lo lắng cho chúng trên internet. Và khi nó nói với tôi, “ồ, con muốn lên phòng chat nói chuyện về đàn ghi ta” hay nói cái gì đó. Tôi sẽ nói ”ờ, ba không muốn con lên phòng chat nói về đàn ghi ta, vì có thể không phải tất cả là bạn bè của con, một số người trong phòng chat có thể là kẻ rổi không, thầy cô giáo hay tu sĩ.” (Tiếng cười) Ý tôi là, họ là người chung chung giống bạn đọc trên báo. Tôi muốn biết tất cả mọi người trong phòng chat. Thế này, bạn có thể vào phòng chat chỉ nếu mọi người trong phòng chat dùng tên thật, và họ nộp hết bản sao báo cáo từ cảnh sát của họ. nhưng dĩ nhiên, nếu ai đó trong phòng chat hỏi tên thật của nó, tôi nói không. Bạn không thể cho tên thật của bạn. bởi chuyện gì xảy ra nếu họ biến thành những tên làm bậy, hay thầy giáo hay là bất cứ ai. Nên có điều nghịch lý kỳ lạ này tôi chỉ vui khi nó lên mạng mà tôi biết những người khác là ai, nhưng tôi không muốn bất kỳ ai biết nó là ai. Và vì vậy bạn vướng vào bế tắt về nhận dạng: bạn muốn hết thông tin về kẻ khác, nhưng không kể gì về bạn. không tiến triển chúng ta mắc kẹt. Phòng chat không làm đúng chức năng, Điều đó rất tệ khi nghĩ về nhận dạng. Trên trang mạng của tôi, tôi thấy thứ này về - tôi chỉ nói xấu về trang mạng của tôi phải không? Tôi nên dừng những chuyện như vậy! Tình cờ không tưởng tượng nổi có gì đó về đội cổ vũ trong hộp thư tôi. Tôi đọc chuyện về những đội cổ vũ, và đây là một câu chuyện hấp dẫn. Chuyện xảy ra vài năm trước đây ở Mỹ. có vài cô cổ vũ trong cùng một đội ở trường trung học ở Mỹ, và họ nói xấu về huấn luyện viên của họ, thường tụi nhỏ hay làm vậy với thầy cô của tụi nó. Bằng cách nào đó huấn luyện viên biết được. Bà rất buồn. nên bà gặp một cô trong số đó, bà nói "em phải đưa cho cô mật mã facebook của em" Tôi đọc hoài như thế, thậm chí ở đại học. và những cơ sở giáo dục, tụi nhỏ bị ép nộp mật mã facebook. Nên chúng phải nộp mật mã facebook của tụi nó. Cô là một đứa trẻ! Cô ấy đáng lẽ nói: ”luật sư của em sẽ gọi cô đầu tiên sáng mai Đây là một sự ép buộc quá đáng vi phạm quyền Tu chỉnh thứ 4 về riêng tư, và cô sẽ bị kiện hết tiền cô có.” Cô đáng lẽ nên nói vậy. song cô là đứa trẻ, nên cô ta nộp mật mã. Cô giáo không vào được facebook, bởi vì trường đã chặn truy cập vào facebook. Cô giáo không vào facebook đến khi về nhà. Cô bé kia nói với bạn bè của cô ta, gì xảy ra? cô bé biết lúc cô giáo vào. Các cô khác vào facebook bằng điện thoại và xóa hết dữ liệu. Khi cô giáo kia vào, không có gì ở đó hết. Ý tôi là, những sự nhận dạng như vậy, họ không nghĩ giống nhau. Nhận dạng, đặc biệt khi bạn là một người tuổi teen, là một thứ thay đổi. Bạn có nhiều nhận dạng, Bạn có cái tên, bạn không thích nó, vì nó dễ bị mất, kém an toàn, hay không phù hợp, bạn chỉ cần xóa nó và đặt một cái mới. Ý cho rằng khi bạn có một nhận dạng mà người nào đó đặt cho, chính phủ hay gần như vậy, bạn phải mang nó và dùng mọi nơi. là hoàn toàn sai. Tại sao bạn lại muốn biết người nào đó trên facebook, trừ phi bạn tính lợi dụng họ, quấy nhiễu họ bằng cách nào đó? và điều đó chỉ làm cho mạng làm không đúng nhiệm vụ. Ví dụ thứ tư của tôi là có nhiều trường hợp bạn thật sự muốn làm như vậy - Để bạn khỏi thắc mắc, đó là tôi ở cuộc phản đối G20 Thật ra tôi không tham gia phản đối G20, nhưng tôi có buổi họp ở ngân hàng vào ngày có cuộc phản đối G20, tôi nhận được email từ ngân hàng nói rằng đừng mặc đồ vest, vì điều đó sẽ thêm lửa cho người phản đối. Tôi rất bảnh trong bộ vest, thật đó, nên bạn hiểu tại sao điều đó làm họ điên cuồng chống tư bản hóa. (Tiếng cười) Lúc đó tôi nghĩ, không muốn châm lửa người phản đối điều dĩ nhiên phải làm là ăn mặc giống người phản đối. Nên tôi mặc hoàn toàn đen, bạn thấy đó áo balaclava đen, mang găng tay đen. Tôi cởi ra, ký vào sổ khách mời. (Tiếng cười) Tôi mặc quần đen, mang giày ống đen, toàn đồ đen. Tôi đến ngân hàng lúc 10 giờ, nói: "Tôi Dave Birch, có họp lúc 3 giờ... ở đây” Đấy! Họ cho ký tên. Đây là bản tên của tôi. (Tiếng cười) Vì vậy điều này vô nghĩa khi bạn phải có tên thật trên facebook, để bạn có cái gọi là an toàn. Điều đó là an toàn sân khấu, nơi không có an toàn thật, người ta đóng vai trong vở kịch về sự an toàn. Miễn là nhớ lời thoại, mọi người thấy vui vẻ. Đó không là an toàn thật. Tôi ghét ngân hàng hơn việc những người phản đối G20 làm, bởi tôi làm việc cho họ. Tôi biết nhiều thứ thật ra tệ hơn người ta tưởng. (Tiếng cười) Giả sử tôi làm việc cạnh ai đó trong một ngân hàng mà người đó đang làm cái gì đó. Giả sử tôi ngồi kế một giao dịch viên gian xảo, và tôi muốn báo cho chủ ngân hàng. Tôi vào tài khoản để trình báo. Tôi gởi tin nhắn: hắn là giao dịch viên gian xảo. Mẩu tin đó sẽ vô nghĩa khi bạn không biết tôi là một giao dịch viên ở ngân hàng. Nếu tin tức từ người bất kỳ nào đó, nó là số không giá trị tin tức, vì họ không có bằng chứng để gởi tin đó. Nhưng nếu tôi phải chứng minh tôi là ai, thì tôi không gởi tin đó. Nó giống y tá trong bệnh viện báo cáo phẩu thuật viên say rượu. Mẫu tin đó chỉ được tiết lộ nếu tôi là người vô danh. Vì vậy hệ thống phải có cách dấu danh tánh, không thì không tới được nơi ta muốn tới. Thế thì bốn vấn đề, vậy chúng ta định làm gì với nó đây? Điều chúng ta định làm là nghĩ về chế độ toàn trị trong thuyết Orwell. Chúng ta cố gắng tạo những thế hệ điện tử cho thẻ nhận dạng mà đã bị từ bỏ nó từ năm 1953. Chúng ta nghĩ nếu chúng ta có một thẻ, gọi là thẻ vào facebook, chứng minh bạn là ai, và ép bạn phải mang nó suốt thì xong vấn đề. Dĩ nhiên, tất cả những lý do tôi nêu ra, sẽ không thật sự làm vấn đề xấu đi. Song càng nhiều lần bạn bị ép phải dùng nhận dạng thật, dĩ nhiên trong thuật ngữ trao đổi, càng nhiều cơ hội nhận dạng bị ăn cắp và phá vỡ nguyên tắc Mục đích là ta ngăn mọi người sử dụng nhận dạng trong giao dịch khi không cần dùng đến, mà thật sự là hầu hết các giao dịch đều không cần. Trong gần như tất cả những giao dịch bạn tham gia đều không hỏi: bạn là ai? Hay những câu: "Bạn có được phép lái xe? Bạn được phép vào tòa nhà? Bạn trên 18 tuổi? vân vân. Đề nghị của tôi – tôi, như James, nghĩ nên làm sống lại sở thích R&D chuyện đây làm được. Đó là thứ chúng ta có thể làm được. Theo lẽ tự nhiên, trong trường hợp này, tôi quay sang hỏi Bác sĩ Who. Bởi trong trường hợp này, hay lúc khác trong cuộc sống, Bác sĩ Who luôn có sẵn câu trả lời cho chúng ta. Vậy tôi nên kể với nhiều du khách nước ngoài của chúng ta, Bác sĩ Who là nhà khoa học vĩ đại ở Anh (Tiếng cười) mang tia sáng về sự thật và sự minh bạch cho tất cả chúng ta. Và đây là bác sĩ Who với tờ giấy thần linh của ông. Bạn đã từng thấy tờ thần linh của bác sĩ Who rồi Bạn không ghiện máy tính nếu nói có Ai đã thấy tờ giấy thần linh của bác sĩ Who? Thôi được, tôi đoán bạn ở trong thư viện suốt để học. Đó là điều bạn sắp nói với chúng tôi? Tờ giấy thần linh của Bác sĩ Who có nghĩa khi bạn giơ tờ giấy thần linh lên, người ta, trong đầu của họ, thấy điều mà họ cần thấy. Tôi trình hộ chiếu Anh, tôi giơ tờ thần linh lên bạn thấy hộ chiếu Anh. Tôi muốn đi dự tiệc, tôi giơ tờ giấy thần linh lên, tôi cho bạn xem thiệp mời dự tiệc. Bạn thấy cái bạn muốn thấy. Ý tôi là cần làm phiên bản điện tử như thế, nhưng với một thay đổi nhỏ, nhỏ xíu, là nó sẽ chỉ cho bạn thấy hộ chiếu Anh nếu tôi thật sự có một cái. Nó sẽ chỉ cho bạn thấy thiệp mời nếu bạn thật sự có. Hơn 18 nếu thật sự hơn 18 tuổi ngoài ra không có gì khác. Bạn là bảo vệ quán rượu, bạn cần biết tôi hơn 18 tuổi, thay vì phải trình bằng lái xe, mà cho bạn biết tôi biết lái xe, tên tôi, địa chỉ, và tất cả những thông tin khác, tôi trình tờ giấy thần linh của tôi, nó cho biết tôi có hơn 18 tuổi không. Đúng vậy. Đây có là giấc mơ hảo huyền? Không. Nếu thế tôi đâu nói. Để tạo nên và vận hành nó, ở đây tôi chỉ nói tên mà không đi chi tiết về chúng, Chúng ta cần một kế hoạch trong đó ta sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng cho mọi người sử dụng để giải quyết hết tất cả các vấn đề. Chúng ta sẽ làm một công cụ, công cụ được toàn cầu hóa, để dùng ở mọi nơi, Tôi chỉ nói tí về công nghệ khi chúng ta tiếp tục. Đó là một thẻ ATM của Nhật, Mẫu vân tay được lưu trong điện thoại di động. Khi muốn rút tiền, bạn để điện thoại lên máy ATM, chạm ngón tay của bạn lên, vân tay bạn qua điện thoại, điện thoại nói đúng hay gần như vậy và máy ATM đưa bạn tiền. Nó phải là công cụ bạn có thể sử dụng ở mọi nơi. Nó phải hoàn toàn thuận tiện, Đó là tôi đi vào quán rượu. Tất cả những thiết bị ở cửa của quán rượu cho phép người này trên 18 tuổi đựơc vào hay không vào quán rượu? ý ở đây là, bạn chạm chứng minh thư của bạn vào cửa, nếu tôi được vào, nó hiện hình tôi lên, nếu không được, nó có chéo đỏ. Không có bất kỳ thông tin khác. Nó không có tiện ích đặc biệt nào. Nó duy nhất là một thứ, giống như trong phát ngôn của Ross, mà tôi hoàn toàn đồng ý: Không tiện ích đặc biệt nó chạy trên điện thoại di động Đó là lựa chọn ta có, phải chạy trên điện thoại di động. Có 6.6 triệu đăng ký điện thoại di động. Số thống kê tôi thích mọi lúc là thế giới chỉ có 4 triệu bàn chải răng. điều đó có nghĩa gì đó, mà tôi không biết! (Tiếng cười) Tôi tin những nhà tương lai học nói với tôi. Nó phải là một công cụ mà có thể mở rộng. Nó phải là thứ gì đó bất cứ ai có thể cải tiến. Ai cũng dùng cơ sở hạ tầng này được, không xin phép, giấy phép, hay bất cứ gì, bất kỳ ai cũng có thể viết vài mật mã để dùng nó. Bạn biết đối xứng là gì, bạn không cần hình ảnh nó. Đó là cách ta sẽ làm nó. Nó dùng như điện thoại ta sẽ làm nó dùng di động tương tự. tôi sẽ nói cho bạn biết công nghệ để ứng dụng Tờ thần linh của Bác sĩ Who có đây, nếu ai trong các bạn có thẻ rút tiền mới của Barclay với giaodiện không chạm vào bạn đã có công nghệ này. Nếu bạn đã từng ở thành phố lớn, và toàn dùng thẻ Oyster, nó có làm ai kinh ngạc chưa? Công nghệ có đó. Dòng Điện thoại đầu tiên lắp công nghệ, Google Nexus, S2 Samsung Wifi 7.9, những dòng điện thoại đầu tiên lắp đặt công nghệ này có bán ở cửa hiệu. Ý tưởng về một người ghi gas xuất hiện ở cửa nhà mẹ tôi anh ta có thể đưa mẹ tôi điện thoại của anh ta bà chạm nó lên điện thoại của bà màu xanh: anh từ Công ty gas nên cho phép anh ta vào màu đỏ nếu anh không phải, hết chuyện! Chúng ta có công nghệ làm chuyện đó. Và hơn thế nữa, dù nghe khó hơi hình dung, như chuyện biết tôi hơn 18 mà không cần biết tôi là ai mật mã làm chuyện đó. Nó không chỉ tồn tại, nó còn cực kỳ phổ biến và dễ hiểu. chữ ký điện tử, xâu khóa của chìa công cộng, những công nghệ này đã có từ lâu, Ta chỉ chưa có cách gom lại với nhau. Vì vậy công nghệ đã có rồi. Chúng ta biết nó hiệu quả. Vài ví dụ về cộng nghệ đang được dùng ở những nơi thử nghiệm. Đó là Tuần lễ Thời trang Luân Đôn, chúng tôi gắn một hệ thống O2 ở Festival Wireless tại Hyde Park Bạn có thể thấy người ta đi vào với dãi băng VIP, chỉ cần được kiểm tra bằng Nokia đọc dãi từ. Tôi chỉ ra để bạn biết điều này rất bình thường lại hiệu quả trong môi trường này. Chúng không cần gì đặc biệt. Cuối cùng, tôi biết bạn có thể làm được, bởi vì nếu bạn thấy tập phim Bác sĩ Who, tập cho Lễ phục sinh của Bác sĩ Who. Lúc ông lên sao hỏa bằng xe buýt, Cần nhắc lại với sinhviên nướcngoài là điều đó không xảy ra ở mỗi tập. Đó là trường hợp rất đặc biệt. lúc lên Sao hỏa bằng xe buýt London, tôi không thể chiếu khúc phim đó, vì những giới hạn ngặt nghèo của luật bản quyền Queen Anne – Style từ BBC nhưng tập ông lên Sao hỏa bằng xe buýt London, Bác sĩ Who rõ ràng cho chúng ta thấy là lên xe buýt bằng thẻ đọc Oyster qua việc dùng giấy thần linh Đây chứng tỏ giấy thần linh có giao diện MSE. Cảm ơn rất nhiều. Vâng. Cũng giống các câu chuyện hay khác, câu chuyện này có từ rất, rất lâu rồi khi trời đất chưa có có gì. Đây là bức tranh toàn cảnh vũ trụ khoảng hơn 14 tỉ năm trước. Tất cả năng lượng tập trung ở một điểm. Vì một lý do nào đó nó bùng nổ, và ta bắt đầu có được những vật này. Thế là ta đã gắn bó với nó gần 14 tỉ năm rồi đấy. Và những thứ này cứ ngày càng mở rộng thành những thiên hà khổng lồ, Có hàng tỉ thiên hà, Và trong những thiên hà đó có những đám mây bụi khổng lồ. Và tôi muốn bạn đặc biệt chú ý đến ba nhánh nhỏ ngay trung tâm của bức tranh vũ trụ này. Nếu nhìn cận cảnh, chúng trông như thế này. Và những gì ta đang nhìn là những cột bụi có rất nhiều bụi -- độ lớn của nó lên đến hàng nghìn tỉ dặm theo hướng thẳng đứng -- và vì có rất nhiều bụi, chúng tụ lại với nhau và kết khối rồi nóng chảy gây ra phản ứng nhiệt hạch. Điều bạn đang thấy là sự ra đời của các ngôi sao. Các ngôi sao sinh ra ở ngoài kia. Khi số ngôi sao xuất hiện đủ, chúng tạo thành một thiên hà. Dải thiên hà này lại đặc biệt quan trọng, vì bạn đang ở trong nó. (Cười) Khi bạn nhìn kĩ thiên hà này, bạn thấy một ngôi sao khá là bình thường, không có gì đáng chú ý cả. Đến đây, các bạn đã đi đến khoảng 2/3 câu chuyện rồi đó. Ngôi sao này thậm chí chưa xuất hiện lúc 2/3 câu chuyện đã được kể. Sau đó chuyện xảy ra là số bụi còn lại không phát sáng thành một ngôi sao, mà trở thành một hành tinh. Và điều này đã xảy ra khoảng hơn bốn tỉ năm trước. Và sau đó, vật chất còn lại đủ để nấu một nồi súp sơ khai, hình thành nên sự sống. Và sự sống ngày càng mở rộng thêm, cho đến khi nó bị hủy diệt. (Cười) Và điều vô cùng kỳ lạ là cuộc sống bị hủy diệt, không phải một, hai lần mà những năm lần. Vì thế hầu hết mọi sự sống trên Trái Đất bị quét sạch khoảng 5 lần. Và khi bạn đang nghĩ về điều đó, mọi thứ càng ngày càng phức tạp, càng ngày càng phong phú để tiếp tục tạo ra cái mới. Và chúng ta chưa xuất hiện tại thời điểm 99.96% thời gian của câu chuyện này, nói vậy để thấy vị trí con người, từ tổ tiên đến chúng ta, trong toàn cảnh vũ trụ. Thế là trong toàn cảnh đó, có hai thuyết lý giải vì sao chúng ta tồn tại. Thuyết thứ nhất được trình bày như sau. Theo thuyết này, chúng ta là nguyên thủy và cùng đích của tất cả tạo vật. Lý do tồn tại của hàng nghìn tỉ thiên hà, hàng tỉ tỉ hành tinh, là để tạo ra một cái gì đó trông như thế này hoặc như thế này. Và đó là mục tiêu của vũ trụ; và nó cứ như vậy, không khá hơn được. (Cười) Câu hỏi duy nhất tôi muốn bạn tự vấn là, có phải con người hơi tự cao không? Và hình như vậy - lại còn chuyện chúng ta suýt bị diệt vong nữa chứ. Lúc đó chỉ còn khoảng 2,000 loài còn sót lại. Chỉ thêm vài tuần không mưa, thì có lẽ chúng ta không bao giờ thấy được những vị này. (Cười) (Vỗ tay) Vậy, bạn có thể phải nghĩ tới giả thuyết thứ hai nếu giả thuyết thứ nhất không đủ thuyết phục. Giả thuyết hai: chúng ta có thể nâng cấp không? (Cười) Tại sao lại hỏi một câu như thế? Vì cho đến nay ta đã nâng cấp 29 lần cho robot hình người. Và thực tế là con người chúng ta đã nâng cấp. Và chúng ta đã nâng cấp hết lần này đến lần khác. Thực tế là chúng ta liên tục tìm ra chứng cứ của những lần nâng cấp. Ta tìm ra cái sọ này vào năm ngoái. Ta tìm ra một cái khác vào tháng trước. Khi nghĩ về chuyện này, có thể bạn muốn đặt câu hỏi: Vậy tại sao chỉ có một loài người? Có kỳ lạ không nếu bạn đến châu Phi, châu Á và Nam Cực và chỉ tìm thấy đúng một loài chim -- lại còn chuyện chúng ta cùng tồn tại vào cùng thời điểm của tối thiểu tám phiên sơ đẳng mà mỗi phiên bản lại tồn tại nhiều nơi cùng thời điểm trên hành tinh này? Theo lý lẽ thông thường thì không phải chỉ có một loài vượn người Homo sapiens; đúng ra, phải có vài phiên bản người khác nhau cùng tồn tại. Và nếu đó là tình huống hợp lý, thì bạn có thể tự hỏi, để có một loài người nào khác, thì sự biến đổi cần phải to lớn thế nào? Svante Paabo có câu trả lời. Sự khác biệt giữa người human và người Neanderthal là 0.004% trong mã gen. Đó là sự khác biệt giữa loài này và loài khác. Cho nên các đảng chính trị ngày nay cũng chỉ nói khác nhau đến mức đó thôi. (Cười) Nhưng khi bạn nghĩ về sự khác biệt, một trong những điều làm ta chú ý là sự thay đổi quá nhỏ và những bộ phận trên cơ thể có thay đổi. Sự khác biệt giữa chúng ta và người Neanderthal là tinh trùng và tinh hoàn, khứu giác và da. Đó là những gen đặc thù tạo sự khác nhau giữa loài này với loài khác. Vậy những sự thay đổi nhỏ có thể gây ra tác động lớn. Và khi nghĩ về chuyện này, chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hóa. Vậy khoảng 10 000 năm trước tại Biển Đen, chúng ta đã có một sự biến đổi trong một gen dẫn đến có màu mắt xanh. Và biến đổi cứ liên tục xảy ra. Và khi nó tiếp diễn, một trong những điều sẽ xảy ra vào năm nay là ta sẽ khám phá 10,000 bộ gen đầu tiên của người, nhờ vào chi phí thấp trong việc xác định cấu trúc gen. Và khi xác định được những cấu trúc này, có thể chúng ta còn tìm thấy nhiều khác biệt. Thật ra, chúng ta chưa sẵn sàng cho cuộc tranh luận này, vì ở đây chúng ta có lạm dụng khoa học. Ở thập niên 1920, chúng ta đã nghĩ rằng có nhiều khác biệt giữa người với người. Một phần là do dựa vào tác phẩm của Francis Galton. Ông là em họ của Darwin. Nhưng nước Mỹ, Viện Carnegie, Stanford, Hiệp Hội thần kinh Hoa Kỳ tiến hành nghiên sâu về vấn đề đó. Lạm dụng khoa học đã bị phát hiện. Thực tế, sự lạm dụng đó dẫn đến cách thức điều trị khủng khiếp đối với con người. Vậy là từ những thập niên 40, chúng ta đã kết luận không có sự khác biệt, chúng ta hoàn toàn giống nhau. Vào cuối năm chúng ta sẽ biết liệu điều đó có đúng hay không. trong khi đó, chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm những điều như là, bạn có một gen ACE không? Tại sao điều đó quan trọng? Vì không ai leo lên đến đỉnh cao 8 000 mét mà không cần oxy mà không có gen ACE. Và nếu bạn muốn biết cụ thể hơn, thì tìm hiểu kiểu di truyền 577R xem sao? Thực tế là mỗi nam vận động viên Olympic từng được kiểm tra đều mang theo ít nhất một trong số các biến thể này. Nếu đúng là như vậy, sẽ dẫn đến một vài nghi vấn phức tạp cho kỳ Olympic ở London, Có ba sự lựa chọn: Bạn có muốn Olympic trở thành tủ trưng bày những cá nhân đột biến đã qua luyện tập chăm chỉ hay không? (Cười) Lựa chọn số hai: Sao chúng ta chơi gôn mà không thuyền buồm? Vì bạn có đột biến này và bạn không có đột biến khác, nên tôi sẽ cho bạn chạy trước 1/10 giây. Lựa chọn số ba: Vì đây là gen tự nhiên bạn có nó mà bạn không thừa hưởng từ bố mẹ mình, vậy bạn là điểm nâng cấp trong chuỗi các thế hệ. Ba sự lựa chọn khác nhau. Vậy những khác biệt này có phải là khác biệt giữa huy chương Olympic và huy chương về gen hay không. Thật ra khi chúng ta khám phá những điều này, ta sẽ thay đổi cách ta nhìn nhận, cách ta hành động, điều cơ thể chúng ta làm. Chúng ta có khoảng 10.2 triệu cuộc phẫu thuật chỉnh hình ở Mỹ, ngoài ra với những công nghệ trực tuyến như ngày nay, những giải phẫu hiện đại để chỉnh sửa, cắt bỏ, làm lớn hơn và làm đẹp hơn dễ như trò chơi trẻ con. Bạn đã xem diễn thuyết của Tony Atala tại TED, về khả năng tạo ra mọi thứ giống như bơm đầy các hộp mực của máy in phun cho phép chúng ta làm ra da, các cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể. Và khi những công nghệ này phát triển, bạn cứ thế quan sát, quan sát và quan sát -- vào năm 2000, cấu trúc gen người - và dường như không có chuyện gì xảy ra cho đến khi nó xảy ra. Rồi chúng ta sẽ có thể làm những quan sát đó chỉ trong vài tuần. Bạn biết hai người sắp xếp bộ gen người vào năm 2000 và Dự Án Cộng Đồng về việc thiết lập bộ gen người năm 2000, sau đó bạn không còn nghe nói đến nhiều nữa, cho tới khi bạn nghe về cuộc thí nghiệm vào năm ngoái tại Trung Quốc, họ lấy những tế bào da từ con chuột này, tiêm bốn chất hóa học vào, biến những tế bào da đó thành tế bào gốc, để những tế bào gốc này phát triển và tạo ra một bản sao đầy đủ của con chuột đó. Đó là một công trình lớn. Vì về cơ bản điều đó có nghĩa là bạn có thể lấy một tế bào, một tế bào gốc đa năng, cũng tương tự người đi trượt tuyết trên đỉnh núi, rồi nhân lên thành hai người, giống như hai tế bào gốc đa năng, rồi thành 4, 8, 16, và sau đó nó tăng lên rất nhiều sau 16 lần phân chia những tế bào đó định hướng phát triển khác nhau. Vì vậy nhóm người này đi xuống sườn núi này, nhóm còn lại đi xuống sườn bên kia. Cũng vậy, khi chọn đường, các tế bào trở thành xương, nhóm khác trở thành tiểu cầu, thành đại thực bào, số tế bào này thành lympho bào T. Nhưng một khi trượt xuống rồi, thì rất khó để quay lại đỉnh núi. Trừ phi, dĩ nhiên, nếu có cáp treo đưa bạn lên. Bốn chất hóa học đó đưa bất kì tế nào lên lại đỉnh núi thế là nó lại có cơ hội trở thành bất kì bộ phận nào của cơ thể. Thực tế, điều đó có nghĩa là bạn có khả năng tái tạo một bản sao đầy đủ của bất kì cơ quan nào từ bất kỳ tế bào nào. Thực sự đây là một công trình lớn vì bây giờ bạn không chỉ có thể lấy tế bào của chuột, mà còn có thể là tế bào da của người rồi biến chúng thành tế bào gốc. Và sau đó, vào tháng 10, điều họ đã làm là họ đã lấy những tế bào da, chuyển thành tế bào gốc và bắt đầu chuyển chúng thành những tế bào gan. Theo lý thuyết bạn có thể phát triển bất kỳ cơ quan nào từ bất kỳ tế bào nào trong bạn. Đây là thí nghiệm thứ hai: Nếu bạn có thể sao chép cơ thể của mình, có lẽ bạn cũng muốn tạo ra não của mình. Một trong những diễn thuyết bạn đã xem ở TED khoảng một năm rưỡi trước của chàng trai này. Anh ấy đã làm bài diễn thuyết tuyệt vời Anh là một giáo sư tại MIT. Nhưng về cơ bản, điều anh nói là bạn có thể lấy retrovirus gây ung thư ở bên trong tế bào não của lũ chuột. Bạn có thể gắn chúng với protein sẽ phát sáng khi bạn chiếu sáng chúng. Và bạn có thể vẽ đường truyền thần kinh khi một con chuột nhìn, ngửi, chạm, ghi nhớ, yêu thích. Rồi bạn có thể lấy một sợi cáp quang và chiếu sáng vài thứ tương tự. Và lúc bạn làm như vậy, bạn có thể tưởng tượng nó theo hai màu, có nghĩa là bạn có thể lấy thông tin thông qua mã nhị phân rồi đưa trực tiếp vào máy tính. Vậy thì kết luận là gì? À điều này không hẳn là không tưởng tượng được một ngày nào đó bạn có thể tải về những kí ức của riêng mình, rồi đưa vào trong một cơ thể mới. Và có lẽ bạn cũng có thể tải lên những kí ức của người khác. Và điều này có thể chỉ có một hoặc hai vấn đề nhỏ về đạo đức, chính trị, luân lý. (Cười) Đó chỉ là một ý tưởng thôi mà. Còn đây là vấn đề đang trở thành những câu hỏi thú vị cho những triết gia, nhân viên chính phủ, nhà kinh tế học, những nhà khoa học. Vì những công nghệ này đang phát triển rất nhanh. Bây giờ, tôi xin đưa một ví dụ về não. Cơ quan nào của cơ thể phải chịu áp lực tiến hóa lớn vì tín hiệu đầu vào đang ngày càng trở nên khổng lồ và vì áp lực phải làm việc, đó chính là bộ não. Chúng ta có bằng chứng để chứng minh điều đó đang diễn ra hay không? À hãy nhìn vào vài việc như tỉ lệ mắc bệnh tự kỉ. Đây là những gì xảy ra trong năm 2000. trong năm 2002, 2006, 2008. Đây là sự gia tăng trong vòng chưa tới một thập kỉ trở lại đây. Và chúng ta vẫn không biết tại sao điều này lại diễn ra. Điều chúng ta biết là, có lẽ não đang phản ứng theo hướng tăng động, tăng số lượng, và đang tạo ra những cá nhân như thế này. Và đó chỉ là một trong những điều kiện môi trường. Bạn cũng biết những người thông minh xuất chúng, người có thể nhớ mọi thứ họ từng thấy trong đời người có giác quan thứ phát, người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Có những thứ đang diễn ra và ta vẫn không hiểu chuyện này diễn ra như thế nào và lí do tại sao. Nhưng một câu hỏi bạn có thể muốn hỏi đó là, chúng ta có đang thấy sự tiến hóa nhanh chóng của não và cách chúng ta truyền tải dữ liệu không? Bởi vì khi bạn nghĩ về số lượng dữ liệu đi vào não, chúng ta đang cố gắng tiếp nhận nhiều dữ liệu trong một ngày như nhiều người từng tiếp nhận trong cả đời mình. Và thực tế có bốn thuyết giải thích tại sao điều này diễn ra, còn có thêm các thứ khác. Tôi không có một đáp án thỏa đáng. Thật sự cần có nhiều cuộc nghiên cứu hơn nữa. Một sự lựa chọn là tín đồ của thức ăn nhanh. Khởi đầu với vài bằng chứng cho rằng chứng béo phì và ăn kiêng có liên quan đến những biến đổi gen, có hay không có tác động trên hoạt động não của một bé sơ sinh. Sự lựa chọn thứ hai là lựa chọn dành cho người lập dị đầy quyến rũ. Những điều kiện này thì vô cùng hiếm. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng điều đang bắt đầu diễn ra đó là vì tất cả những người lập dị này tập hợp lại, vì họ đủ tiêu chuẩn để lập trình máy tính và điều này được trả thù lao rất cao cũng như những nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết khác, họ đang tập trung về mặt địa lý và tìm những người bạn cùng chung ý tưởng. Vì vậy đây là giả thuyết giao phối tương xứng của những bộ gen tương hỗ nhau trong những cấu trúc này. Lựa chọn thứ ba, có phải có quá nhiều thông tin? Chúng ta càng cố gắng truyền tải nhiều thứ để những người có giác quan thứ phát và chỉ có những cái ống khổng lồ để ghi nhớ tất cả. Nhiều người lại nhạy cảm với khối lượng lớn thông tin. Nhiều người lại phản ứng với những điều kiện tâm lí đa dạng hoặc phản ứng trước thông tin này. Hoặc có thể là do những chất hóa học. Nhưng khi bạn thấy sự gia tăng trật tự của âm lượng trong một điều kiện, hoặc bạn không đo được chính xác hoặc có thứ gì đó đang diễn ra vô cùng nhanh, và có lẽ là sự tiến hóa trong thực tại. Đây là kết luận. Điều tôi nghĩ chúng ta đang làm đó là chúng ta đang chuyển hóa như loài vật. Tôi không nghĩ về điều này khi Steve Gullans và tôi cùng bắt đầu viết. Tôi nghĩ chúng ta đang chuyển hóa thành Homo evolutis dù tốt hơn hay tệ hơn điều đó không chỉ là người Hominid ý thức được môi trường xung quanh mình, đó là người Hominid đang bắt đầu trực tiếp và liều lĩnh điều khiển sự tiến hóa của chính loài của mình, của vi khuẩn của thực vật và động vật. Và tôi nghĩ đó là trật tự của sự thay đổi lớn mà chắt của bạn hoặc cháu cố của bạn có lẽ sẽ là một loài vô cùng khác biệt với bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi tôi đi dự tiệc, thường không mất nhiều thời gian để mọi người nhận ra rằng tôi là một nhà khoa học và tôi nghiên cứu về sex. Và rồi tôi nhận được rất nhiều câu hỏi. Những câu hỏi thường đi theo một mô-típ. Bắt đầu với câu: "Một người bạn nói với tôi rằng," và kết thúc với câu: "Thật vậy không?" Phần lớn thời gian tôi vui vẻ nói rằng tôi có thể trả lời họ, nhưng đôi khi là: "Tôi thành thật xin lỗi, nhưng tôi không biết bởi vì tôi không phải là loại bác sĩ đó." Tôi không phải là thầy thuốc, mà là nhà sinh vật học so sánh nghiên cứu về phẫu thuật học. Công việc của tôi là xem xét rất nhiều loài động vật và nghiên cứu hoạt động các mô và bộ phận của chúng trong trạng thái tốt, thay vì nghiên cứu cách sửa chữa khi có vấn đề, như đa số các bạn ở đây. Tôi tìm sự tương quan và khác biệt trong những giải pháp cho các vấn đề sinh học cơ bản. Tôi có mặt hôm nay để tranh luận rằng đây không phải là một hoạt động bí truyền như ở trường đại học, mà là nghiên cứu sâu rộng khắp các loài, loại mô và hệ thống bộ phận cơ thể có thể mang đến cái nhìn sâu sắc tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Điều này đúng ở cả 2 dự án gần đây của tôi về sự khác biệt tình dục trong não bộ, và nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu và chức năng của dương vật. Chắc bạn hiểu vì sao tôi vui vẻ tiệc tùng rồi đấy! (Cười) Hôm nay, tôi sẽ cho các bạn một ví dụ được lấy từ nghiên cứu dương vật cho thấy kiến thức rút ra từ nghiên cứu hệ thống cơ quan này cho phép hiểu thêm về một hệ thống cơ quan khác. Tôi chắc rằng các bạn đều biết rằng -- điều tôi đã phải giải thích cho đứa con 9 tuổi tuần trước -- dương vật là cấu trúc để truyền tinh dịch từ cá thể này đến cá thể khác. slide đằng sau tôi phác thảo phần nào mức độ phổ biến của chúng trong thế giới động vật. Có một lượng lớn các biến thể. Những ống cơ bắp, những chiếc chân, chiếc vây bị thay đổi, cũng như thứ hình ống đầy thịt có thể bơm phồng ở động vật có vú các bạn đều biết đấy-- hoặc ít nhất một nửa các bạn ở đây sở hữu. (Cười) Ta biết rằng sự biến dạng đáng kể này là giải pháp hiệu quả cho vấn đề di truyền hết sức cơ bản, tạo điều kiện để tiếp nhận tinh trùng ở vị trí tiếp xúc với trứng và các dạng hợp tử. Lúc này, dương vật không còn cần cho quá trình thụ tinh bên trong nữa, nhưng sự tiến hoá của thụ tinh bên trong cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Câu hỏi mà tôi nhận được khi nói về đề tài này thường là: "Điều gì làm cô hứng thú với chủ đề này ?" Câu trả lời là bộ xương. Bạn sẽ không nghĩ rằng bộ xương và dương vật có liên quan gì với nhau. Bởi vì ta thường nghĩ về bộ xương như hệ thống đòn bẩy ứng nhắc sản sinh ra tốc độ và sức mạnh. Những thử sức đầu tiên của tôi trong nghiên cứu sinh học, trên khủng long cổ đại khi còn là sinh viên, gói gọn trong lĩnh vực đó. Khi lên cao học để nghiên cứu cơ sinh học, tôi thật sự rất muốn tìm ra một luận văn mở rộng kiến thức về chức năng bộ xương. Tôi đã thử hàng đống thứ. Rất nhiều trong số đó thất bại Rồi ngày nọ tôi nghĩ đến dương vật của động vật có vú. Đó thật sự là một cấu trúc kỳ lạ. Trước khi sử dụng cho thụ tinh bên trong, cơ chế của chúng phải thay đổi theo cách thật ấn tượng. Phần lớn thời gian đó là một bộ phận linh hoạt, dễ uốn nắn. Nhưng trước khi đem vào sử dụng trong suốt quá trình giao hợp nó phải trở nên cứng, thật khó để uốn cong. Hơn hết, nó phải hoạt động tốt. Một hệ sinh sản hoạt động sai chức năng gây ra vô sinh, và rồi cá thể đó bị loại ra khỏi bản đồ gen của loài. Tôi nghĩ rằng: "Đây là một vấn đề được đổ lỗi cho hệ thống xương-- không phải giống cái này, mà là cái này -- bởi vì, xét về chức năng, bộ xương là hệ thống hỗ trợ mô và truyền lực. Tôi biết rằng những động vật như sâu đất, thật ra là phần lớn động vật, không hỗ trợ các mô bằng cách phủ chúng lên xương. Thay vào đó, chúng tăng cường các bong bóng nước, sử dụng bộ xương mà ta gọi là bộ xương thủy tĩnh. Bộ xương thủy tĩnh sử dụng 2 yếu tố. Sự hỗ trợ đó đến từ tương tác giữa chất lưu điều áp với bức tường bao quanh mô được căng ra và gia cố bởi các protein dạng sợi. Chủ yếu là sự tương tác. Sẽ không có sự hỗ trợ nếu không có cả 2 yếu tố, Nếu có chất lưu mà không có tường bao quanh và giữ áp suất lên cao, ta sẽ gặp rắc rối. Nếu chỉ có tường mà không có chất lưu bên trong giữ độ căng, đó sẽ chỉ là miếng giẻ rách ẩm ướt. Nhìn dương vật theo mặt cắt ngang, nó có rất nhiều dấu hiệu phân biệt của một bộ xương thủy tĩnh. nó có vùng trống trung tâm của mô cương cứng thấm nước đổ đầy chất lưu, trong trường hợp này là máu, được bao quanh bởi một bức tường mô cấu tạo bởi protein cứng được gọi là collagen. Lúc bắt đầu dự án này, giải thích hay nhất về sự cương cứng mà tôi tìm thấy là bức tường bao quanh những mô thấm nước này, được đổ đầy máu áp suất tăng cao và nàyy! Chúng trở nên cương cứng. Điều đó giải thích sự giãn nở-- hợp lý đấy: thêm nhiều chất lưu, các mô sẽ nở ra -- nhưng điều đó không giải thích được sự cương cứng. Bởi vì không có cơ chế nào giải thích được tại sao cấu trúc này trở nên khó uốn cong hết. Không ai xem xét thành mô một cách có hệ thống. Vì vậy, tôi nghĩ, thành mô quan trọng với khung xương. Là một phần của lời giải đáp. Đây là điểm mà giáo sư hướng dẫn của tôi nói rằng, "Whoa! Khoan đã. Từ từ nào." Bởi vì sau 6 tháng nói về vấn đề này, ông ấy rồi cũng nhận thấy rằng tôi nghiêm túc trong vấn đề về dương vật. (Cười) Ông kêu tôi ngồi xuống, và cảnh báo: "Hãy cẩn thận khi đi theo hướng này. Thầy không chắc dự án này sẽ đạt kết quả tốt." Ông sợ tôi đi vào một tình huống khó thoát ra. Tôi tham gia vào một câu hỏi ngượng nghịu mang tính xã hội với câu trả lời mà ông nghĩ rằng không đặc biệt thú vị. Và bởi vì, mọi khung xương thủy tĩnh được tìm thấy trong tự nhiên cho đến thời điểm này có các yếu tố cơ bản giống nhau. Có chất lưu trung tâm, có thành bao quanh, và các sợi gia cố trong thành tường được sắp xếp thành hình xoắn ốc chéo nhau quanh trục dài của khung xương. Hình đằng sau tôi cho thấy một phần của mô trong mặt cắt hình chéo xoắn ốc của khung xương cho thấy bề mặt của thành mô. Mũi tên cho thấy trục dài. Bạn có thể nhìn thấy 2 lớp sợi, một màu xanh và một màu vàng, được bố trí ở góc trái và phải. Nhìn xa hơn, các sợi mô này ở dạng xoắn quanh trục dài của khung xương -- giống như bẫy tay Trung Quốc, Những khung xương này có hành vi cá biệt, mà tôi sẽ làm rõ trong phim. Khung xương kiểu mới được làm bằng vải quần áo bọc quanh một bong bóng được thổi phồng. Miếng vải được cắt xéo. Sợi vải được bao phủ dưới dạng hình xoắn, và có thể điều hướng, điều đó có nghĩa là khung xương mềm dẻo, dễ uốn. Nó căng ra, co lại và uốn cong một cách dễ dàng dưới tác động của các lực trong và ngoài. Mối bận tâm của giáo sư hướng dẫn là nếu như mô thành tường dương vật cũng giống như khung xương thủy tĩnh, em định đóng góp gì cho kiến thức sinh học ? Và tôi nghĩ: "Yeah, thầy ấy có một ý kiến rất hay." Tôi suy nghĩ trong một thời gian dài. Điều khiến tôi bức rức đó là, khi đang thực hiện chức năng, thì dương vật không ngọ nguậy. (Cười) Điều gì đó thú vị đang diễn ra. Tôi tiếp tục, thu thập thành mô, làm chúng cương cứng, chia nhỏ rồi mổ xẻ dưới kính hiển vi để quan sát, môt cách đầy đủ nhất, các hình xoắn chồng chéo của collagen ở một số loài. Nhưng thay vào đó, tôi nhìn thấy thứ này Một lớp bên ngoài và một lớp bên trong. Mũi tên chỉ trục dài khung xương. Tôi thật sự ngạc nhiên về điều này. Những người khác cũng vậy. Tại sao thế? Đó là bởi vì trên lý thuyết ta biết rằng có một cách khác để sắp xếp các sợi tơ trong hệ khung xương thủy tĩnh, đó là với những sợi tơ tại góc 0 độ và góc 90 độ trên trục dài. Vấn đề là, chưa một ai nhìn thấy chúng trước đây trong tự nhiên. Giờ đây, chính tôi đang nhìn thấy nó. Các sợi tơ đó xếp theo chiều hướng đặc thù đem đến cho khung xương hành vi rất rất đặc biệt. Tôi sẽ chiếu một mô hình làm bằng chất liệu tương tự: cùng loại vải cotton, cùng bong bóng, cùng áp lực bên trong. Khác biệt duy nhất là cách sắp xếp các sợi tơ. Có thể thấy, không giống như mô hình xoắn chéo, mô hình này chống giãn nở, co rút và uốn cong, cho thấy rằng các tường mô đang làm nhiều việc hơn là chỉ bao phủ lấy các mạch mô. Chúng là phần không thể thiếu của khung xương dương vật. Nếu không có thành tường quanh mô cương cứng, nếu chúng không gia cố theo hướng này, hình dạng sẽ thay đổi, dương vật khi cương vẫn có thể bị uốn cong, và sự cương cứng sẽ không hiệu quả. Đó là quan sát với những ứng dụng y khoa rõ ràng trên người, nhưng tôi nghĩ nó cũng liên quan theo nghĩa rộng, tới việc thiết kế các bộ phận giả, robot mềm, bất cứ thứ gì về cơ bản, có sự thay đổi lớn về hình dáng và độ cứng. Kết luận: Cách đây 20 năm, khi nghe tôi nói "Tôi thích giải phẫu học," một người cố vấn đã nói rằng "Giải phẫu học là một ngành buồn tẻ." Anh ta có lẽ đã sai. Tôi thật sự tin rằng vẫn còn rất nhiều thứ để học về cấu trúc và chức năng thông thường của cơ thể. Không chỉ về sinh vật học về gen và phân tử, mà còn là về niềm vui. Chúng ta còn rất ít thời gian. Ta thường tập trung vào một loại bệnh, một mô hình, một vấn đề, nhưng kinh nghiệm của tôi nói rằng nên dành thời gian áp dụng rộng rãi ý tưởng vào hệ thống xem xem chúng có thể đi tới đâu. Cuối cùng, nếu khái niệm khung xương không xương sống đem lại hiểu biết về hệ sinh sản của động vật có vú, sẽ có rất nhiều mối liên hệ hoang dại và hữu ích ngoài kia đang chờ ta khám phá. Xin cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi mà tất cả chúng ta đều thắc mắc. Câu hỏi chính là, Tại sao chữ X lại biểu thị cho ẩn số ? Tôi biết chúng ta đã được học điều đó trong lớp học Toán, nhưng hiện tại nó hiện diện khắp nơi trong đời sống văn hóa-- Giải thưởng X, Hồ sơ X, Dự án X,TED X Nó có thể xuất phát từ đâu? Khoảng sáu năm về trước Tôi đã quyết định sẽ học tiếng Ả-rập, đó hóa ra lại một ngôn ngữ vô cùng lôgic. Để viết một từ hoặc một cụm từ hoặc một câu bằng tiếng Ả-rập cũng giống như là tạo ra một phương trình toán học, bởi vì từng phần đều cực kỳ chính xác và chứa đựng rất nhiều thông tin. Đó là một trong những lý do mà chúng ta thường nghĩ đến rất nhiều bởi vì khoa học , toán học và cả kỹ thuật Phương Tây thực sự được phát triển trong những thế kỉ đầu tiên của Công nguyên bởi những người Ba Tư và Ả-rập và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này bao gồm một hệ thống nho nhỏ trong tiếng Ả-rập được gọi là Al-jebra. Và al-jebr dịch gần chính xác là "hệ thống làm tương thích những phần khác nhau." Al-jebr cuối cùng dịch thành tiếng Anh có nghĩa là đại số học. Một trong số nhiều ví dụ. Những đoạn văn tiếng Ả-rập mà chứa đựng trí tuệ về toán học cuối cùng cũng tìm đường đến được với châu Âu-- cụ thể là Tây Ban Nha -- vào thế kỉ 11 và 12. và khi chúng du nhập đến đây đã có được sự quan tâm to lớn trong việc dịch trí tuệ này thành một ngôn ngữ châu Âu. Tuy nhiên lại phát sinh những vấn đề. Một vấn đề đó là có những âm trong tiếng Ả-rập mà không thể nói trong âm giọng châu Âu nếu không có nhiều sự tập luyện. Hãy tin tôi ở điểm này. Cũng vì vậy,những âm đó có khuynh hướng không thể được đại diên bởi những ký tự sẵn có trong ngôn ngữ châu Âu. Sau đây là một trong những "thủ phạm". Đây là từ SHeen, và nó tạo nên âm làm chúng ta nghĩ như SH--"sh" Nó cũng là ký tự đầu tiên của từ shalan, với nghĩa là "something(một thứ gì đó)" giống như từ "something" trong tiếng Anh-- một thứ gì đó chưa được định nghĩa, chưa được biết đến. Hiện nay trong tiếng Ả-rập, chúng ta có thể khiến nó trở nên xác định bằng cách thêm vào mạo từ xác định "al". Vì vậy trở thành al-shalan -- nghĩa là thứ chưa được biết đến. Và đây là từ xuất hiện xuyên suốt trong toán học thời kỳ đầu, ví dụ như những bằng chứng có nguồn gốc từ thế kỷ 10 này. Vấn đề đối với những học giả Tây Ban Nha thời Trung cổ những người mà đã được giao trọng trách dịch tài liệu này đó là từ SHeen và từ shalan không thể được diễn tả trong tiếng Tây Ban Nha bởi vì tiếng Tây Ban Nha không có SH, âm "sh" đó. Vì vậy theo quy ước, họ tạo ra 1 luật lệ mà ở đó họ mượn âm CK, âm "ck", từ tiếng Hy Lạp cổ với hình thức của ký tự Kai. Sau đó khi tài liệu này được dịch thành ngôn ngữ châu Âu phổ biến, ví dụ như tiếng La-tinh, họ đơn giản chỉ cần thay thế ký tự Kai của Hy Lạp bằng ký tự La-tinh X. Và một khi điều đó xảy ra, một khi tài liệu này bằng tiếng La-tinh nó đã tạo nên nền tảng cho sách giáo khoa toán học trong suốt 600 năm. Tuy nhiên bây giờ chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi. Tại sao X lại biểu thị cho ẩn số? X là điều chưa biết bởi vì quý vị không thể nói âm "sh" trong tiếng Tây Ban Nha (Cười) Và tôi nghĩ điều đó rất đáng để chia sẻ (Vỗ tay) Tôi chuyên làm các minh họa y học, và quan điểm của tôi hơi khác biệt một chút. Từ nhỏ, tôi đã chiêm ngưỡng các cách minh họa sự thật và cái đẹp trong mĩ thuật cũng như sự thật và cái đẹp trong khoa học. Và, dù sự thật hay cái đẹp, tự nó riêng lẻ, đã rất tuyệt vời rồi -- hai điều này còn được những thứ vô cùng tuyệt vời theo đuổi -- sự thật và cái đẹp, khi chúng là các hình mẫu hoàn mĩ từ góc độ khoa học và toán học, thì cũng như là cặp sinh đôi dính liền lý tưởng mà nhà khoa học nào cũng muốn hò hẹn. (Tiếng cười) Có cách minh họa sự thật như là những thứ đáng kính sợ nghĩa là chúng là thứ đáng để bạn tôn thờ. Chúng là những hình mẫu hoàn mĩ đầy sức mạnh. Ta không thể hạ thấp tầm quan trọng của chúng. Chúng độc đáo. Chúng hữu dụng -- đôi khi, dù thông tin ban đầu không còn hữu dụng nữa, thì những minh họa ấy vẫn còn. Và thật ra bạn có thể lật giở những tấm hình đó bây giờ, vì tôi không muốn nhìn mặt tôi trên màn chiếu. Sự thật và cái đẹp thường là những thứ tối nghĩa với những người không làm khoa học. Chúng là những thứ miêu tả cái đẹp theo một cách mà bạn chỉ có thể cảm nhận được nếu bạn hiểu ngôn ngữ và cú pháp của người nghiên cứu đối tượng trong đó sự thật và cái đẹp được biểu hiện. Nếu bạn nhìn vào phương trình E = mc bình phương, nếu bạn nhìn vào hằng số vũ trụ, ở đây có một lý tưởng mà loài người hằng ấp ủ, đó là sự sống phức tạp chỉ phát triển từ những con số mô tả vũ trụ -- đây là những điều thật là khó hiểu. Và điều mà tôi đã cố gắng làm từ khi tôi được đào tạo để trở thành nhà minh họa y học -- từ khi tôi học đồ họa từ ba tôi, một nhà điêu khắc và người thày đồ họa của tôi -- tôi đã muốn kiếm ra một cách giúp mọi người thấu cảm sự thật và cái đẹp trong khoa học sinh học bằng cách dùng hoạt họa, dùng tranh vẽ, bằng cách kể chuyện sao cho những thứ không phải lúc nào cũng rõ ràng với mọi người có thể được mang ra trình bày, có thể được dạy, và được hiểu. Học sinh ngày nay chìm đắm trong một môi trường trong đó các em học các môn học có sự thật và cái đẹp ẩn giấu trong đó, nhưng các môn ấy được dạy theo cách chia thành từng phần nhỏ kết cục là sự thật và cái đẹp không phải lúc nào cũng rõ ràng nữa. Điều này có thể ví von như cái công thức súp gà ngày xưa theo đó bạn đun sôi gà tới mức mất hết cả mùi vị. Ta không muốn làm điều đó với học sinh của chúng ta. Thế nên, ở đây ta có một cơ hội để thật sự mở cửa nền giáo dục. Và tôi nhận được một cú điện thoại từ Robert Lue ở Đại học Harvard, Khoa Sinh học Phân tử và Tế bào, vài năm trước. Anh ấy hỏi xem nhóm của tôi và tôi có hứng thú và thật sự muốn thay đổi cách giảng dạy y học và khoa học ở Harvard không. Thế là chúng tôi bắt đầu một dự án khám phá tế bào -- khám phá sự thật và cái đẹp sẵn có trong sinh học phân tử và tế bào để học sinh có thể hiểu bức tranh toàn cảnh trên đó các em có thể ráp những thông tin đã được học. Các em có thể hình dung trong đầu hình ảnh tế bào như là một thành phố lớn, hối hả, vô cũng phức tạp đầy những máy tính siêu vi. Và những cỗ máy nhỏ xíu này thực sự là trung tâm của sự sống. Những cỗ máy nhỏ xíu này, cái mà những kĩ sư nanô trên khắp thế giới đều thèm muốn, là những thiết bị tự điều hành, có sức mạnh lớn, vô cùng chính xác được làm từ các chuỗi axit amin. Và những cỗ máy nhỏ xíu này cung cấp năng lượng cho tế bào di chuyển. Chúng cấp năng lượng cho tế bào phân chia. Chúng cấp năng lượng cho trái tim của chúng ta. Chúng cung cấp năng lượng cho trí não chúng ta. Và thế, điều chúng tôi muốn làm là tìm ra làm sao để biến câu chuyện này thành một đồ họa trọng yếu cho BioVisions của Harvard, đây là một trang web của Harvard dành cho các sinh viên khoa sinh học phân tử và tế bào của trường để -- bên cạnh các thông tin trên chữ bên cạnh tất cả những thứ quá là mô phạm -- sẽ ghép mọi thứ lại bằng hình ảnh, để cho các em sinh viên khắc vào tâm trí hình ảnh một tế bào thật ra là cái gì với tất cả sự thật và cái đẹp trong đó, và có thể học với hình ảnh này trong đầu, để cho trí tưởng tượng của các em được thắp sáng, để niềm đam mê của các em được thắp sáng và để các em có thể đi tiếp từ đó và dùng những hình ảnh trong đầu này để tạo ra những phát minh mới và có thể tìm ra thật ra sự sống vận hành như thế nào. Thế là chúng tôi bắt đầu bằng cách xem các phân tử này ghép lại với nhau như thế nào Chúng tôi làm việc theo một chủ đề, ấy là, anh có các đại thực bào đang đi theo mao mạch, chúng chạm vào bề mặt của thành mạch và thu thập thông tin từ tế bào trên thành mao mạch, và chúng được cấp thông tin là có một sự viêm loét ở đâu đó ngoại bào, mà các đại thực bào không thể tự thấy hay cảm nhận. Nhưng chúng nhận được thông tin khiến chúng dừng lại, khiến chúng tự biết phải tạo ra tất cả những thành phần khác nhau cần để thay đổi hình dạng, và cố gắng ra khỏi mao mạch để xem cái gì đã xảy ra. Thế là các động cơ phân tử này -- chúng tôi phải làm việc với các nhà khoa học Harvard và mẫu của ngân hàng dữ liệu về những phân tử vô cũng chính xác và tìm ra chính di chuyển thế nào, và tim ra chúng làm những gì. Và tìm ra làm thế nào để thể hiện một cách trung thực những gì đang xảy ra nhưng không trung thực đến mức những chi tiết nhỏ đầy chặt tế bào cản trở viễn cảnh chung. Và thế là, tôi sắp cho các bạn xem một phiên bản của Reader's Digest về phần đầu của bộ phim mà chúng tôi đã thực hiện. Dự án vẫn đang tiếp tục và sẽ kéo dài bốn hay năm năm nữa. Và tôi mong các bạn hãy xem cái này mà thấy cách tế bào sản xuất -- những máy di chuyển bé nhỏ này, chúng gọi là thế năng -- lấy những tải hàng khổng lồ thách thức một chú kiến có kích thước tương đương. Ta hãy chạy phim nào! Nhưng những cỗ máy bé nhỏ cung cấp năng lượng nội bào này thật sự rất đáng kinh ngạc, và chúng thật sự là nguồn cội của sự sống bởi vì tất cả các cỗ máy này tương tác với nhau. Chúng chuyển thông tin cho nhau. Chúng khiến những việc khác nhau xảy ra trong tế bào. Và cuối cùng thì tế bào sẽ sản xuất nhưng phần cần thiết khi cần, từ các dữ liệu mang từ nhân tế bào ra, bằng các phân tử đọc mã gen. Chẳng có sự sống nào, từ nhỏ nhất tới mọi người ở đây, có thể tồn tại mà không có những cỗ máy bé xíu này. Mà trên thực tế, nếu không có những cỗ máy này, thì khán phòng này, anh Chris ạ, sẽ thưa thớt lắm đây. (Tiếng cười) (Nhạc) Đây là anh chàng chuyển phát FedEx của tế bào. Anh chàng bé nhỏ này gọi là kinesin, và anh ta kéo một bao đầy prô-tê-in mới được sản xuất tới nơi cần tới trong tế bào -- dù là tới một màng nào đó, hay là tới bào quan, dù là để xây cái gì đó hay sửa cái gì đó. Và mỗi chúng ta có khoảng 100,000 những thứ này đang chạy vòng quanh, ngay lúc này, ở mỗi trong cả triệu triệu tế bào của ta. Thế nên, dù bạn cảm thấy lười biếng tới đâu đi chăng nữa, thực ra, cơ bản mà nói, cũng không phải là bạn đang không làm gì đâu. (Tiếng cười) Thế nên điều tôi muốn các bạn làm khi về nhà là nghĩ về điều này, và nghĩ về các tế bào của ta có sức mạnh biết bao. Và nghĩ về một số thứ mà chúng ta đang khám phá ra về cơ học tế bào. Khi mà ta đã hiểu thấu tất cả những thứ đang xảy ra rồi -- và, tin tôi đi, chúng ta chỉ biết gần một phần trăm cái gì đang xảy ra thôi -- khi mà ta đã tìm ra cái gì đang xảy ra rồi, chúng ta thật sự sẽ có khả năng điều khiển việc ta nên làm với sức khỏe của ta, việc ta làm gì với các thế hệ sau này, và việc chúng ta sống lâu tới bao nhiêu tuổi. Và hi vọng là chúng ta sẽ có thể dùng điều này để khám phá nhiều sự thật hơn, và nhiều cái đẹp hơn. (Nhạc) Nhưng đáng kinh ngạc thật đấy, làm sao những cỗ máy bé xíu này biết được tế bào cần gì, để chúng thực thi mệnh lệnh. Chúng làm việc cùng nhau. Chúng khiến tế bào làm việc cần làm. Và việc chúng làm việc với nhau giúp cơ thể ta -- những thực thể khổng lồ mà chúng sẽ không bao giờ thấy -- hoạt động đúng guồng. Hãy thưởng thức phần còn lại của chương trình. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi nghiên cứu về vi khuẩn Và sau đây tôi sắp sửa cho các bạn xem một vài đoạn phim làm từ các tấm hình chuyển động liên tục (stop-motion) tôi vừa thực hiện gần đây Trong đoạn phim ngắn này bạn sẽ nhìn thấy vi khuẩn tích tụ các khoáng chất từ chính môi trường sống của chúng trong khoảng một giờ đồng hồ. Vâng những gì bạn đang nhìn thấy trên đây chính là quá trình chuyển hóa vi khuẩn, và từ quá trình này vi khuẩn tạo ra điện tích và điện tích này thu hút kim loại từ môi trường xung quanh chúng. Và các loại kim lại này tích tụ lại thành các khoáng chất trên bền mặt của vi khuẩn. Một trong những vấn đề phổ biến hiện nay trên toàn thế giới đó là không phải tất cả mọi nơi đều được tiếp cận với nguồn nước sạch. Và quá trình khử muối là quá trình loại bỏ muối. Chúng ta có thể sử dụng nguồn nước này để uống và phục vụ nông nghiệp. Việc loại bỏ muối trong nước -- đặc biệt là nước biển thông qua thẩm thấu ngược là một phương pháp then chốt đối với các quốc gia chưac tiếp cận được với các nguồn nước sạch trên toàn cầu. Vậy việc thẩm thấu ngược nước biển là công nghệ sử dụng màng lọc. Chúng tay lấy nước từ biển và tạo áp suất. Sau đó áp suất này tác dụng lực lên nước biển thông qua màng lọc. Quá trình này cần nguồn năng lượng từ đó tạo ra nguồn nước sạch. Nhưng quá trình này cũng để lại dung dịch muối cô đặc hay còn gọi là nước muối. Tuy nhiên, công nghệ này khá đắt tiền và không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể chi trả được. Ngoài ra, lượng nước muối được tạo ra thông thường lại được đổ xuống biển. Và điều này gây tổn hại tới hệ sinh thái trong tại khu vực biển mà lượng nước muối đó được đổ xuống. Hiện nay, tôi đang làm việc tại Singapore và đây là một quốc gia thật sự đang dẫn đầu về công nghệ khử muối. Singapore đang dự định đến năm 2060 có thể sản xuất 900 triệu lít nước mỗi ngày bằng phương pháp khử muối. Nhưng điều đó cũng đồng thời tạo ra một lượng nước muối khử mặn lớn tương đương. Và đó chính là lí do khiến tôi bắt tay vào việc nghiên cứu các loại vi khuẩn. Những gì chúng tôi đang làm hiện nay đó là tích tụ kim loại như là canxi, kali, magie ra khỏi nước muối từ quá trình khử. Theo đó, chỉ tính riêng magie và lượng nước như tôi vừa đề cập ở trên tương đương với 4.5 tỷ đô của ngành công nghiệp khai khoáng tại Singapore -- một đất nước không hề có bất cứ nguồn tài nguyên nào. Tôi muốn các bạn hãy thử hình dung một ngành công nghiệp khai khoáng theo cách mà nó chưa từng tồn tại trước đó; hãy tưởng tượng một ngành công nghiệp khai khoáng không tàn phá Trái Đất; hãy tưởng tượng vi khuẩn sẽ giúp đỡ chúng ta khai khoáng bằng cách tích tụ và kết tủa, và lắng đọng hóa các khoáng sản ra khỏi nước muối trong quá trình khử mặn. Và những gì các bạn thấy ở đây chính là sự bắt đầu của một ngành công nghiệp đang trong quá trình thử nghiệm, một ngành công nghiệp khai khoáng hòa hợp với thiên nhiên. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ giải mã cho các bạn 3 ví dụ về những mẫu thiết kế mang tính biểu trưng, và điều này hoàn toàn hợp lí khi tôi là người giải thích cho các bạn vì tôi có bằng Cử nhân về Văn học. (Cười) Nhưng tôi cũng nổi tiếng là một nhân vật truyền hình thiểu số và một nhà sưu tầm nhiệt huyết cuốn tập san Các Thiết kế trong tầm tay, vì vậy tôi biết khá rõ mọi thứ. Bây giờ tôi biết chắc là các bạn nhận ra vật này; Nhiều người trong số các bạn có thể đã nhìn thấy nó khi bạn hạ cánh khí cầu cá nhân của bạn tại sân bay quốc tế Los Angeles trong vài ngày gần đây. Đây được gọi là Theme Building là cái tên mà theo nhiều lí do vẫn còn chưa rõ. Và nó có lẽ là ví dụ điển hình nhất chúng ta có được tại Los Angeles về kiến trúc ngoài hành tinh cổ đại. Nó được khai quật lần đầu tiên vào năm 1961 khi mà họ đang xây dựng sân bay LAX, mặc dù nhiều nhà khoa học tin rằng nó có từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, khi mà nó được sử dụng là một trạm không gian đa chiều bận rộn bởi các phi hành gia cổ đại những người đầu tiên định cư ở hành tinh này và nuôi dưỡng giống loài của chúng ta từ nền tảng chưa có văn minh bằng việc cho chúng ta món quà là ngôn ngữ viết và công nghệ và món quà là các nhà hàng xoay vòng. Nó được cho là đã thay thế cho các trạm vũ trụ cũ được đặt tại,đương nhiên là Sronehenge và được coi là một bước tiến bởi thiết kế gọn gàng, không có các tu sự treo xung quanh và rõ ràng,dễ dàng đỗ xe hơn. Khi nó mới được tìm ra, nó đã mở ra một kỉ nguyên mới của thiết kế tiến bộ mang tầm vóc tương lai từ thời cổ xưa được gọi là Googie, tương tự với thời kì Động cơ mới, một sự dùng sai tên. Xét cho cùng, những phi hành gia cổ đại, những người dùng nó đã không đi lại bằng máy bay thường xuyên, thay vào đó là di chuyển bằng những con rắn có cánh được vận hành bởi những sọ thủy tinh. (Vỗ tay) (Nhạc) Ah vâng, cái bàn. Chúng ta dùng nó mỗi ngày. Và trên nó, là cái vắt nước cam. Nó được thiết kế bởi Philippe Starck, người mà tôi tin rằng đang ở dưới hàng ghế khán giả ngay lúc này. Và bạn có thể tháy rõ đây là thiết kế của Starck bởi sự chính xác, tính khôi hài, sự tiến bộ và sự đảm bảo về sự dữ dội tức thì. (Cười) Đây là một thiết kế thách thức trực giác của bạn -- Nó không phải như bạn nghĩ khi bạn nhìn thấy nó lần đầu tiên. Nó không phải là một mẫu dĩa được thiết kế để tóm lấy ba món khai vị ngay một lúc, điều này có vẻ rất hữu dụng khi ở ngoài hành lang, Tôi có thể cam đoan như vậy. Và mặc cho sự ảnh hưởng hiển nhiên bởi những phi hành gia cổ đại và vũ trụ già cỗi và thuyết 3 chân, nó không phải thứ gì được thiết kế nhằm gắn vào não các bạn và hút hết mọi suy nghĩ ra. Nó thực tế là một công cụ vắt cam và khi tôi đã nói như vậy, thì bạn sẽ không bao giờ coi nó như một thứ khác nữa. Nó cũng không phải là một chuẩn mực thiết kế, nó là một chuẩn mực cho sự tiện dụng của thiết kế. Bạn có thể mang nó về nhà, không giống như Theme Building, cái mà sẽ ở lại đó mãi mãi. Nó có giá phải chăng và có thể về nhà với bạn và như thế đấy nó có thể đứng trên giá bếp của các bạn -- Nó không thể chui vào tủ quần áo của bạn; tin tôi đi, tôi đã phát hiện ra rằng -- nó làm nó cho giá bếp của bạn trở thành một chuẩn mực thiết kế. Một thứ nữa về nó, nếu bạn có nó ở nhà, đẻ tôi nói cho bạn nghe một điều mà có thể bạn chưa biết: khi bạn ngủ, nó sẽ sống dậy và đi quanh nhà bạn và vào check hòm thư của bạn và trông chừng bạn lúc ngủ. (Vỗ tay) Được rồi, vật này là gì nhỉ? Tôi không biết.Tôi không hề biêt nó là cái gì, Nó trông thật kinh khủng. Nó có phải là một cái đĩa nhỏ không? Tôi không thể hiểu nổi. Có ai biêt khồn ạ?Chi? Nó là một cái ...iPhone.iPhone. Oh phải,tôi nhớ rồi Tôi có cả gạch sàn phòng tắm nhà tôi được thiết kế với chúng từ lâu lắm rồi. Không, nhưng tôi cũng có iPhone. Tất nhiên tôi có rồi. Đây là chiếc máy iPhone yêu quý của tôi. Tôi làm được nhiều thứ trên chiếc máy nhỏ bé này. Tôi rất thích dùng nó để đọc sách. Hơn thế, tôi thích mua sách qua nó mà tôi không bao giờ phải thấy tội lỗi vì không đọc chúng bởi chúng vào đây và tôi không bao giờ thấy chúng nữa và nó thật tuyệt vời. Tôi sử dụng nó mỗi ngày để đo cân nặng của một con bò, chẳng hạn. Thường xuyên tôi phải công nhận rằng tôi đã thực hiện các cuộc gọi bằng chiếc điện thoại này. Tuy nhiên tôi thường quên nó. Đây là thiết kế mà khi bạn nhìn thấy nó, bạn quên nó luôn. Rất dễ để quên mất nguyên nhân xui khiến điều này điều mà xảy ra vào năm 2007 khi bạn lần đầu tiên chạm vào thứ này vì nó trở nên thịnh hành một cách nhanh chóng và bởi vì việc ngay lập tức chúng ta làm theo những hành vi này và biến nó thành phần mở rộng của cuộc sống của chúng ta. Không giống như Theme Building, đây không phải là công nghệ ngoài hành tinh. Tôi có thể nói rằng cái mà nó làm là đã phổ biến công nghệ cái mà, không giống những người trong căn phòng này, đối với nhiều người khác trên thế giới, vẫn cảm thấy rất xa lạ, và làm cho nó ngay lập tức cảm thấy thân thuộc. Và không giống như công cụ vắt nước cam, nó không đe dọa sẽ gắn vào não của các bạn, mà thay vào đó, nó chỉ đơn giản cứ gắn vào não của các bạn thôi. (Cười) Và thậm chí bạn còn không để ý là nó đã xảy ra. Vậy thế đấy.Tên tôi là John Hodgeman. Tôi vừa mới giải mã thiết kế. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi luôn muốn trở thành một phòng thí nghiệm di động trong các cuộc xã giao để cộng hưởng với những cảm xúc, tâm tư, ý định,động lực của mọi người qua hành động đến gần với họ Là một nhà khoa học, tôi luôn muốn đo lường sự cộng hưởng đó cái cảm xúc của người khác xuất hiện rất nhanh chóng, chỉ trong nháy mắt. Chúng tôi trực cảm những cảm xúc của con người. Chúng tôi biết được ý nghĩa trong những hành động của họ thậm chí trước khi chúng xảy ra Chúng tôi luôn đứng trên lập trường là đới tượng chủ quan của người nào đó Chúng tôi lúc nào cũng làm thế. Không thể từ bỏ được. Điều quan trọng là những công cụ chúng ta sử dụng để tìm hiểu chính mình, để tìm hiểu thế giới xung quanh mình, được hình thành trên lập trường đó. Về bản chất chúng ta mang tính xã hội Nên cuộc hành trình trong trong lãnh vực bệnh tự kỷ thực sự khởi đầu khi tôi sống tại một khu nội trú cho bệnh nhân tự kỷ trưởng thành Hầu hết từng người trong họ đã trải qua gần hết đời mình cư trú lâu dài trong các bệnh viện. Hình ảnh này đã khá lâu rồi. Đối với họ, tự kỷ có tính tàn phá thật đáng sợ. Họ gánh chịu những khiếm khuyết về trí tuệ rất sâu sắc Họ không nói chuyện. Nhưng trên tất cả họ bị cô lập một cách lạ thường khỏi thế giới xung quanh mình, môi trường của mình và mọi người xung quanh. Thực ra, một lúc nào đó, nếu bạn đi vào một ngôi trường cho những người tự kỷ, bạn sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng ồn, rất nhiều sự náo động, hành động, và mọi người đang làm gì đó nhưng họ chỉ làm những việc đó một mình. Họ có thể đang ngắm một bóng đèn trên trần nhà hoặc bị cô lập trong một xó xỉnh nào đó hay họ bị vướng vào những chuyển động mang tính lặp đi lặp lại những chuyển động tự phát mà không đem lại kết quả gì Bị cô lập cực độ Hiện nay chúng ta biết tự kỷ là một sự ngắt quãng của sự cộng hưởng mà tôi đang nói với các bạn ở đây Đây là những kỹ năng sống còn. Mà chúng ta được kế thừa qua hàng chục ngàn năm một sự tiến hoá Bạn thấy đó, trẻ con được sinh ra trong tình trạng hoàn toàn yếu ớt Không có người chăm sóc, chúng không thể sống được, vậy nên điều đó chứng minh cho lí lẽ là tự nhiên đã phú cho chúng những cơ chế sinh tồn. Chúng định hứơng cho người chăm sóc. Từ những ngày và những tuần đầu đời, trẻ con thích nghe âm thanh từ con người hơn là âm thanh của môi trường. Chúng thích nhìn ngừơi hơn đồ vật. và thậm chí khi chúng nhìn con người chúng nhìn vào mắt họ, vì đôi mắt là cửa sổ dẫn vào kho tàng của những trải nghiệm của ngừơi khác vì thế chúng thậm chí thích nhìn vào những người đang nhìn chúng hơn là những người đang nhìn chỗ khác Chúng định hướng cho người chăm sóc. Người chăm sóc tìm con trẻ. Ngoài màn vũ đạo củng cố qua lại này ra còn có rất nhiều điều quan trọng khác liên quan đến sự xuất hiện của trí tuệ trí não xã hội, bộ não xã hội, còn tuỳ....... Chúng ta luôn nghĩ về chứng tự kỷ như một điều gì đó xảy ra trong cuộc sống sau này Không phải thế. Nó bắt đầu cùng với sự khởi đầu của sự sống KHi trẻ em gắn kết với người chăm sóc, chúng sớm nhận ra rằng có cái gì đó giữa hai tai mà rất quan trọng bạn không thể nhìn thấy nó--nhưng rất quan trọng đó là cái gọi là sự chú ý Chúng sớm học hỏi rằng thậm chí trước khi chúng có thể thốt ra một từ mà lôi kéo được sự chú ý và di chuyển đến nơi nào đó để lấy cái mình muốn Chúng cũng học cách quan sát theo ánh mắt con người vì bất cứ cái gì mà người ta đang nhìn thì đó là cái mà người ta đang nghĩ đến Và chúng bắt đầu học biết được ý nghĩa nhiều thứ, vì khi người ta nhìn vào cái gì đó hay người nào đó chỉ tay về cái gì đó họ không chỉ nhận biết một ám hiệu về phương hướng mà còn nhận biết ý nghĩa của người đó về điều gì đó, về thái độ, và sau đó chúng bắt đầu xây dựng hình thể của các ý nghĩa nhưng chỉ những ý nghĩa đạt được trong phạm vi tương tác xã hội Những ý nghĩa có được như một phần kinh nghiệm của chúng chia sẻ với những người khác. Đây là một bé gái 15 tháng tuổi nhỏ bé cháu mắc chứng tự kỷ Tôi tiến đến rất gần cháu đến độ mà có lẽ tôi chỉ cách 2 inch so với mặt cháu, và cháu khá sao nhãng với sự hiện diện của tôi Tưởng tượng nếu tôi làm thế với bạn tôi tiến đến chỉ cách mặt bạn 2 inch Bạn có lẽ sẽ làm hai việc phải không nào? Bạn có lẽ giật lùi lại. Hay gọi cảnh sát (Cười) Bạn sẽ làm gì đó, vì thực chất không thể nào xâm nhập không gian thân thể của ai đó mà không gặp phải sự phản ứng Chúng tôi làm thế đó, nhớ là, bằng trực giác Đây là sự khôn ngoan của cơ thể chúng ta. Nó không phải là cái gì đó được dàn xếp bởi ngôn ngữ. Cơ thể chỉ đơn giản hiểu biết thế chúng ta đã biết điều này lâu lắm rồi Đây không phải là điều xảy đến với loài người mà thôi mà còn với những loài họ hàng của chúng ta vì nếu bạn là một chú khỉ bạn nhìn một chú khỉ khác mà ở vị trí cấp bậc cao hơn bạn hành động đó được coi như một dấu hiệu đe doạ và bạn sẽ chẳng sống được bao lâu nữa đâu Có cái gì đó trong những loài khác được gọi là những cơ chế sống còn không có chúng thì những loài này căn bản không tồn tại Đưa những cơ chế này vào ngữ cảnh con người và đây là điều mà đơn giản là chúng ta cần hành động theo xã hội Cô bé hoàn toàn xa lạ với tôi, khi tôi lại gần cháu bạn nghĩ có lẽ cô bé nhìn thấy bạn nghe thấy bạn Vài phút sau, cô bé đi vào góc phòng tìm thấy một mẩu kẹo M & M Thế là tôi không thể thu hút sự chú ý của cháu nhưng thứ gì đó đã làm được Hầu hết chúng ta đều tạo một sự phân chia rạch ròi giữa thế giới vật chất và thế giới con người Với cháu bé này, cái ranh giới đó không rõ ràng cho lắm thế giới của con người không thu hút được cháu như chúng ta muốn thế Hãy nhớ là chúng ta học được rất nhiều qua cách chia sẻ kinh nghiệm Cái mà cháu bé này đang làm là đường lối học hỏi đang bị phân tuyến theo từng lúc khi cháu càng tự cô lập mình Vậy nên đôi lúc ta cảm thấy bộ não là tất định bộ não quyết định con người chúng ta trở thành Nhưng thực tế bộ não cũng trở thành con người của chúng ta ngay lúc mà những hành vi của cháu đang bị rút ra khỏi lãnh địa của sự tương tác xã hội, đây là điều đang xảy ra với trí não của cháu và đây là điều đang xảy ra với bộ não Tự kỉ là chứng có tình trạng gien mạnh nhất trong những dạng rối loạn phát triển thần kinh và nó là chứng rối loạn não bộ Nó bắt đầu trước thời điểm mà đứa trẻ được sinh ra Hiện tại chúng ta đã biết có một dải rất rộng của chứng tự kỉ Có những cá nhân bị khiếm khuyết trí tuệ sâu sắc, nhưng cũng là những người có tài Có những người chẳng bao giờ nói chuyện Và những người nói quá nhiều Có những cá nhân mà nếu bạn quan sát họ lúc ở trường, bạn sẽ thấy họ chạy dọc hàng rào chắn của trường cả ngày nếu bạn cứ để họ làm thế có những người không ngừng chạy tới bạn cố hết lần này đến lần khác lôi kéo bạn thường là theo một cách vụng về mà không có sự cộng hưởng trực tiếp Điều này có lúc phổ biến hơn chúng ta nghĩ Ki tôi bắt đầu lĩnh vực này, chúng tôi nghĩ có khoảng người mắc chứng tự kỉ trên 10,000 người, một tình trạng khá hiếm Hiện nay thì nhiều hơn thế, khoảng 1 trên 100 Có hàng triệu người mắc chứng tự kỉ xung quanh chúng ta Gánh nặng xã hội mà tình trạng này gây ra rất lớn Tại Mỹ, có lẽ khoảng 35 đến 80 tỉ dollar Bạn biết không, hầu hết những quỹ đó có liên quan đến thanh thiếu niên và dặc biệt là những người trưởng thành bị khiếm khuyết nặng, những người cần được chăm sóc liên tục với các dịch vụ đặc biệt và những dịch vụ đó có thể từ 60 cho đến ngoài tầm 80,000 dolla một năm, Những người đó không được hưởng sự điều trị sớm ngay từ đầu vì chúng ta biết rằng bệnh tự kỉ mang tính tự phát khi họ phân tuyến trên con đường học hỏi mà tôi đã đề cập Chúng ta có thể nào phát hiện tình trạng này trong thời kì đầu và can thiệp vào bằng những phép điều trị Tôi có thể nói rằng, điều này có lẽ đã thay đổi cuộc đời tôi trong suốt 10 năm qua khái niệm mà chúng ta có thể làm giảm tình trạng này Chúng ta có một cơ hội mở, vì bộ não được rèn luyện trong thời gian dài và cơ hội mở đó xảy đến trong 3 năm đầu của duộc đời Không phải cánh cửa cho cơ hội đó đóng lại Nhưng nó co hẹp lại đáng kể Tuy nhiên độ tuổi trung bình để chuẩn đóan bệnh tại nước này vẫn vào tầm 5 tuổi và chỉ diễn ra với những nhóm người không có điều kiện tiếp cận với những dịch vụ y tế những nhóm người ở nông thôn, thiểu số thì độ tuổi chuẩn bệnh thường vẫn muộn hơn, Đây cũng giống như thể tôi đang lên án những cộng đồng có người tự kỉ với tình trạng ngày một nặng Vậy nên tôi nghĩ chúng ta có một sự cấp bách về đạo đức sinh học Khoa học có đó nhưng chẳng có khoa học nào thích hợp nếu nó không tạo ra một sự ảnh hưởng lên cộng đồng, và chúng ta không thể bỏ qua cơ hội đó được Vì trẻ em tự kỉ sẽ trở thành người lớn tự kỉ và chúng tôi nghĩ đến những điều mà chúng ta có thể làm cho những em đó, cho những gia đình đó, từ sớm sẽ có những kết quả để đời cho bọn trẻ, cho gia đình và rộng hơn là cho cộng đồng Đây là quan điểm của chúng tôi về bệnh tự kỉ Có hơn 100 gien liên quan đến chứng tự kỉ, Thực tế, chúng tôi tin rằng sẽ có một con số nào đó giữa khoảng 300-600 gien có liên quan đến chứng tự kỉ đến những sự dị thường của gien, hơn là bản thân gien Chúng tôi thực sự có một câu hỏi ở đây, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tự kỉ làm thế nào bạn suy luận được những nguy cơ mắc phải kia là những triệu chứng thật sự của bệnh? Vì những người như tôi Khi tôi bước vào phòng vui chơi của trẻ em Chúng tôi nhận ra ngay một đứa trẻ đang mắc bệnh tự kỉ. Làm thế nào bạn suy luận được từ nhiều nguyên nhân sẽ dẫn đến một triệu chứng đồng nhất? Câu trả lời là: điều nằm giữa và đó là sự phát triển Thực tế, chúng tôi tập trung vào 2 năm đầu đời, vì những nguy cơ mắc phải kia không nhất thiết chuyển thành chứng tự kỉ Chứng tự kỉ là tự phát Liêu chúng ta có thể can thiệp vào những năm đầu đời đó chúng ta có lẽ làm nhẹ bớt chứng bệnh cho một số người, hay có lẽ thậm chí ngăn ngừa bệnh cho những người khác Vậy, chúng ta làm cách nào? Làm thế nào chúng ta thâm nhập vào cảm xúc cộng hưởng đó làm thế nào chúng ta thâm nhập vào người khác được? Tôi vẫn nhớ khi mình tương tác với cô bé 15 tháng tuổi đó điều hiện lên trong đầu là làm thế nào để bước vào thế giới của cô bé Cháu có đang nghĩ về tôi, về những người khác không? Rất khó để làm được, vậy nên chúng tôi phải tạo ra những kỹ thuật. Chúng tôi phải nhìn thế giới qua con mắt của cô bé Và chúng tôi đã xây dựng những kỹ thuật này trong nhiều năm trước dựa trên sự theo dõi tầm mắt. Chúng tôi có thể thấy mọi lúc cái mà trẻ em đang chú tâm vào Đây là đồng nghiệp của tôi Warren Jones, người đã cùng tôi xây dựng dựng những cách thức nàynhững nghiên cứu này trong 12 năm qua bạn thấy có một em bé 5 tháng tuổi vui vẻ đó là một bé trai 5 tháng tuổi sắp quan sát những gì mà thế giới mang lại mẹ của bé, người chăm sóc, nhưng cũng có những trải nghiệm mà cháu sẽ cảm nhận ở nơi trông trẻ này Cái mà chúng tôi muốn làm đó là gói trọn thế giới và mang vào trong phòng thí nghiệm nhưng để làm thế, chúng tôi phải tạo ra những phương thức phức tạp để xem xét làm thế nào người lớn, trẻ nhỏ trẻ sơ sinh, tiếp xúc với thế giới theo từng khoảng khắc một Và điều gì là quan trọng, điều gi là không? Chúng tôi tạo ra những cách thức đó cái mà bạn thấy đây chúng tôi gọi là đường hầm của sự chú ý Bạn đang xem một đoạn phim những khung hình được chia khoảng nửa giây qua con mắt của 35 em nhỏ đang phát triển một,điển hình các em khoảng 2 tuổi chúng tôi dừng một khung hình và đây là điều mà các bé đang làm Trong hình chụp, phần màu xanh đây là những bé mắc chứng tự kỉ Trong khung hình này, các bé bình thường đang theo dõi hình cảm xúc thể hiện của bé trai khi em đang hoạch hoẹ với bé gái Vậy những bé bị tự kỉ làm gì? Các em chú tâm vào chuyển động liên tục của cánh cửa mở ra, đóng vào Tôi có thể nói rằng sự phân tuyến mà bạn đang thấy không chỉ xuất hiện trong thí nghiệm 5 phút này của chúng tôi Nó xuất hiện từng lúc trong cuộc sống thực tại của các cháu tâm trí các cháu đang hình thành và bộ não đang được phân hoá nghiêng về một cái gì đó hơn là cái đang xảy ra trong những sự ngang bằng điển hình Chúng tôi lấy một cơ cấu từ những người bạn làm bác sĩ khoa nhi khái niệm về biểu đồ phát triển Khi bạn mang một đứa bé đến gặp bác sỹ nhi bạn có đựơc thông tin về chiều cao, cân nặng Chúng tôi quyết định rằng mình sẽ tạo ra những biểu đồ phát triển về tính xã giao chúng tôi tìm kiếm những đứa trẻ từ lúc mới sinh cái mà bạn xem thấy tại đồ thị y là những đứa trẻ ở độ tuổi 2-3-4-5-6-9 tháng, cho tới khi chúng 24 tháng tuổi đây là tỉ lệ thời gian mà chúng tập trung nhìn vào mắt của người khác đây là biểu đồ phát triển cúa chúng. Chúng bắt đầu từ đây, chúng thích nhìn vào mắt người khác mà đồ thị biểu hiện khá ổn định Có vẻ như nó tăng một chút ở những tháng đầu Bây giờ hãy xem điều gì xảy ra cho những em bé mà sau này trở thành ngừơi tự kỉ Có điều gì đó rất khác biệt Đồ thị bắt đầu đi lên từ đây nhưng sau đó lại rơi tự do Điều này giống như là chúng mang đến thế giới này một sự phản xạ mà định hướng chúng đến với những người khác nhưng lại không có lực bám Nó giống như đang kích thích bạn bạn không cố dùng sự ảnh hưởng áp đặt lên những gì đang xảy ra, những cái đang định hướng cuộc sống hàng ngày của chúng Chúng tôi nghĩ rằng những số liệu đó thật hữu ích theo cách nào đó, mà chúng ta muốn xem cái đã xảy ra trong 6 tháng đầu của cuộc đời, vì nếu bạn tương tác với một em bé khoảng 2-3 tháng tuổi bạn sẽ bị ngạc nhiên vì tính thích giao tiếp xã hội của các bé Cái mà chúng ta thấy trong 6 tháng đầu của cuộc đời là hai nhóm này có thể đựơc tách biệt rất dễ dàng sử dụng những phương cách này, và những cách khác Cái chúng tôi tìm ra là khoa học của mình, thực tế xác định tình trạng này rất sớm Chúng ta không cần phải đợi tới khi những hành vi tự kỉ xuất hiện trong năm thứ 2 của cuộc đời Nếu chúng ta đánh giá những điều mà, theo tiến hoá mà nói đựơc bảo toàn tốt, và xuất hiện trong thời kì phát triển từ rất sớm những thứ xuất hiện trong những tuần đầu đời Chúng ta có thể đẩy quá trình dò tìm bệnh tự kỉ về những tháng đầu tiên và đó là điều mà chúng tôi đang làm hiện nay Chúng ta có thể tạo ra những kĩ thuật tốt nhất những phương thức tốt nhất để xác định các em bé nhưng cũng như không nếu chúng ta không tạo được sự ảnh hưởng lên những điều xảy ra trong thực tại , tại cộng đồng chúng sống Chúng tôi muốn những thiết bị đó, tất nhiên đựơc triển khai bởi những người trong ngành những đồng nghiệp, bác sĩ sơ kỳ những người tiếp xúc với các em bé và chúng tôi cần chuyển hóa những kỹ thuật đó thành cái gì đó góp phần làm tăng giá trị cho nghề nghiệp của họ vì họ phải tiếp xúc với quá nhiều trẻ em chúng tôi múôn làm điều đó ở mọi nơi để không bị sót bất kì bé nào nhưng lại trái với luân lí nếu chúng ta cũng không có cơ sỡ hạ tầng cho sự can thiệp này cho sự điều trị Chúng tôi phải có thể hợp tác với gia đình hỗ trợ họ giám sát những năm đầu của trẻ cùng với họ. Chúng tôi cần phải đi từ chọn lọc toàn cầu cho đến sự tiếp cận điều trị toàn cầu vì những sự điều trị đó sẽ thay đổi cuộc đời của các em bé và gia đình của chúng Khi chúng tôi nghĩ đến những gì mình có thể làm trong những năm đầu đời đó Tôi có thể nói rằng Ai đã làm việc tại lĩnh vực này lâu năm thì người đó sẽ cảm thấy được trẻ lại Có một lí lẽ đó là môn khoa học mà ai đó đã nghiên cứu có thể thực sự ảnh hưởng đến thực tại thực sự, ngăn ngừa những trải nghiệm mà tôi thực sự đã bắt đầu trong cuộc hành trình trong lĩnh vực này Có đôi lúc tôi đã nghĩ đây là một tình trạng khó uốn nắn Không còn xa nữa khi chúng ta có thể làm rất nhiều điều Và ý tưởng không phải là để chữa bệnh tự kỉ Không phải thế Cái chúng tôi muốn là đảm bảo những người bị tự kỉ có thể từng chút một được giải thoát khỏi những hệ quả tàn phá đi cùng với bệnh những khuyết tật về trí tuệ sâu sắc, thiếu kỹ năng ngôn ngữ, sự sô lập sâu sắc thực ra, chúng tôi cảm thấy những ngừơi tự kỉ có một tiền đồ rất đặc biệt trong thế giới, chúng ta cần sự đa dạng, và họ có thể làm việc rất tốt trong những lãnh vực thế mạnh: những tình húông có thể đoán biết, có thể khẳng định Vì suy cho cùng, họ học biết về thế giới cũng giống như chỉ biết về nó mà không học cách làm thế nào để xoay xở với nó Nhưng đây lại là thế mạnh, nếu bạn làm việc trong ngành kỹ thuật chẳng hạn Và có những ngừơi tự kỉ với những khả năng nghệ thuật đang kinh ngạc Chúng tôi muốn họ bộc lộ đựơc điều đó Chúng tôi muốn thế hệ tiếp theo của những người tự kỉ sẽ không chỉ có thể phơi bày thế mạnh của mình mà còn thực hiện được những khả năng hứa hẹn đó Cám ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Như phần đông các nhà báo, tôi là người duy tâm. tôi thích khai phá những chuyện thú vị, nhất là những chuyện chưa ai kể. Tôi chỉ đã không nghĩ rằng, vào năm 2011, phụ nữ vẫn được xếp vào hạng mục đó. Tôi là chủ tịch của Hội nghị chuyên đề Nhà Báo và Phụ Nữ. viết tắt là JAWS. Cá mập. (Cười) Tham gia từ 10 năm trước, với mong muốn tìm ra những hình mẫu phụ nữ, tôi rất buồn lòng vì sự trì trệ trong lĩnh vực của mình, và ảnh hưởng của nó đến hình ảnh của chúng tôi trong truyền thông. Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, nhưng chỉ chiếm 24% số chủ đề được trích dẫn trong bản tin, và 20% số chuyên gia được phỏng vấn, với công nghệ ngày nay, việc xóa sổ hình ảnh phụ nữ dễ như ăn cháo. Đây là hình tổng thống Barack Obama cùng cố vấn điều tra cái chết của Osama bin Laden. Bạn có thể thấy Hillary Clinton ở phía phải. Hãy xem bức hình này được đăng như thế nào trên tờ Orthodox Jewish tại Brooklyn. Hillary đã hoàn toàn biến mất. (Tiếng cười) Tờ báo đã xin lỗi nhưng cố chống rằng họ không bao giờ đăng ảnh phụ nữ. Chúng có thể quá gợi tình. (Tiếng cười) Đây là một ca hiếm gặp, đúng, nhưng sự thật là, phụ nữ chỉ góp 19% nguồn bài viết về chính trị, và chỉ 20% đối với các bài về kinh tế. Báo chí tiếp tục cho chúng ta viễn cảnh mà đàn ông nhiều hơn phụ nữ trong hầu như tất cả ngành nghề, trừ hai việc: học sinh và nội trợ. (Tiếng cười) Kết quả là một cái nhìn sai lạc về thực tế. Vấn đề là, dĩ nhiên, không có đủ phụ nữ trong các tòa soạn báo. Họ chỉ đưa 37% số bài viết trên báo in, TV và radio. Thậm chí trong các bài viết về bạo lực giới tính, đàn ông tốn áp đảo giấy mực và thời lượng phát sóng. Thí dụ rõ nhất, tháng ba vừa qua, tờ New York Times đăng bài viết của James McKinley về vụ cưỡng hiếp tập thể một bé gái, 11 tuổi, ở một thị trấn nhỏ bang Texas. McKinley viết rằng cộng đồng khu đó băn khoăn: "Tại sao những thằng bé của họ lại bị kéo vào chuyện này?" "Bị kéo vào", như thể bọn chúng bị quyến rũ vào chuyện thực hiện hành vi bạo lực. Người đầu tiên mà anh trích dẫn nói: "Chuyện này sẽ đeo bám chúng cho đến suốt cuộc đời" (Phản ứng của đám đông) Bạn ít nghe gì về nạn nhân 11 tuổi, trừ việc em mặc quần áo hơi già dặn so với tuổi và trang điểm. Ngay lập tức, tờ Times ngập trong sự chỉ trích. Ban đầu, họ chống chế rằng; "Đây không phải là ý chúng tôi. Đây là cái chúng tôi tìm được trong báo cáo." Thế thì, đây là một bí mật có lẽ bạn đã biết rồi: Các câu chuyện đó được xây đắp nên. Là phóng viên, chúng tôi tìm hiểu, và phỏng vấn. Chúng tôi cố đưa ra một góc nhìn thực tế đủ tốt. Chúng tôi cũng có những định kiến vô thức chứ, nhưng tờ Times nói cứ như bất cứ ai cũng sẽ tường thuật câu chuyện y như vậy. Tôi không đồng ý với điều đó. Ba tuần sau, tờ Times chỉnh sửa lại bài báo. Lần này, họ thêm tên người viết cùng với McKinley: Erica Goode. Sự thật thương tâm dần lộ diện, câu chuyện khủng khiếp về một bé gái và gia đình mắc kẹt trong nghèo đói. Bé bị hãm hiếp nhiều lần bởi bọn vô lại. Con bé từng thông minh và hòa đồng. Dù phổng phao nhanh hơn, nhưng con bé vẫn có đầy thú bông trên giường. Một cái nhìn quá đỗi khác biệt. Có lẽ phần thêm vào của Goode đã hoàn thiện câu chuyện này. Dự án Giám Sát Truyền Thông Toàn Cầu phát hiện rằng các bài báo của phóng viên nữ thường thách thức khuôn mẫu hơn bài của phóng viên nam. Ở KUNM, ngay tại Albuquerque, Elain Baumgartel đã thực hiện đề tài tốt nghiệp dựa trên mảng tin về bạo hành phụ nữ. Điều cô tìm thấy là đa phần các mẩu báo này đổ lỗi cho nạn nhân và hạ thấp giá trị của họ. Chúng thường giật gân và thiếu bối cảnh. Vậy nên luận án tốt nghiệp, của cô gồm ba phần về vụ giết hại 11 phụ nữ chôn xác ở phía Tây Mesa thuộc Albuquerque. Cô thách thức những khuôn khổ đó trong công việc, và cố chỉ ra những thách thức mà nhà báo đối mặt, từ nguồn bên ngoài, những định kiến của bản thân, và chuẩn mực văn hóa, cô làm việc với biên tập viên Đài Phát Thanh Quốc Gia cố đưa câu chuyện phát sóng trên toàn quốc. Cô không chắc chuyện gì đã xảy ra nếu người biên tập đó không phải là một phụ nữ. Những mẩu tin có khả năng cao gấp hai lần cho rằng phụ nữ là nạn nhân, thay vì đàn ông, và họ cũng dễ bị phán xét vì cơ thể của mình. Tạp chí Wired, tháng 11 năm 2010. Phải, chủ đề là về công nghệ chế tạo tế bào ngực. Biết, tôi biết các bạn đều bị phân tâm, nên tôi sẽ tắt hình đi. (Cười) Mắt nhìn đây đây. (Tiếng cười) Vậy -- (Vỗ tay) Chuyện là vầy. Wired gần như không bao giờ đưa phụ nữ lên trang bìa. Ờ, thì cũng có vài ngoại lệ như Pam trong phim The Office. Nhân vật truyện tranh. Một người mẫu gợi dục được phủ bởi kim cương tổng hợp. Giáo sư Đại học bang Texas Cindy Royal thắc mắc trên blog : " Phụ nữ trẻ như học sinh của tôi sẽ cảm thấy như thế nào về vai trò của họ trong công nghệ khi đọc Wired?" Chris Anderson, biên tập viên của Wired, bào chữa rằng, ta không có đủ phụ nữ, nổi bật trong ngành công nghệ để bán một trang bìa, một kì báo. Có phần đúng. Không có nhiều phụ nữ tài giỏi trong ngành công nghệ. Và đây là ái ngại của tôi với lập luận ấy. Truyền thông thông báo cho ta cái gì quan trọng trong ngày bằng các câu chuyện họ chọn và nơi họ đặt chúng. Nó được gọi là thiết lập mục lục. Bao nhiêu người ở đây biết người sáng lập Facebook hay Google trước khi họ lộ diện trên bìa tạp chí? Đưa họ lên đó khiến họ bắt mắt hơn. Rồi thì, tạp chí Fast Company bắt kịp ý tưởng ấy. Đây là bìa trước của họ ngày 15/11/2010. Chủ đề là về những lãnh đạp nữ quyền lực trong ngành công nghệ. Biên tập Robert Safian từng kể với viện Roynter : "Thung lũng Sillicon toàn da trắng và đầy đàn ông, nhưng đó không phải là điều Fast Company nghĩ giới kinh doanh sẽ trở thành trong tương lai, thế nên tờ báo vẽ ra viễn cảnh của một thế giới toàn cầu hóa." Nhân tiện, điều này dường như làm Wired phật lòng. Đây là đầu báo của tháng 4. (Tiếng cười) Limor Fried, người sáng lập Adafruit Industries, trong tư thế Rosie the Riveter. (Một biểu tượng nước Mĩ) Điều đó sẽ giúp chiêu mộ nhiều nhà lãnh đạo nữ hơn cho ngành truyền thông. Một khảo sát toàn cầu gần đây cho thấy 73% chức vụ quản lý truyền thông vẫn do đàn ông chiếm giữ. Nhưng đây là về một điều khác phức tạp hơn rất nhiều: những định kiến vô thức và điểm mù của ta. Shankar Vedantam, tác giả cuốn sách "The Hidden Brain: Cách tâm trí vô thức bầu chọn Tổng Thống, Điều Khiển Thị Trường, Giao Tranh và Cứu Đời Ta." Ông đã bảo một nguyên thanh tra đài Phát Thanh Công Cộng Quốc Gia, người mở báo cáo về cách phụ nữ xoay xở dựa trên tờ NPR, định kiến vô thức lan tràn xuyên suốt đời người. Chẳng dễ dàng gì để gỡ mớ bòng bong này. Ông có một đề xuất. Ông từng làm cho hai nhà biên tập người nói rằng mỗi câu chuyện cần phải có ít nhất một nguồn từ phụ nữ. Ông đã lưỡng lự, lúc đầu, nhưng cuối cùng cũng vui vẻ nghe theo chỉ thị vậy nên câu chuyện hay lên hẳn và công việc của ông cũng dễ thở hơn. Tôi không biết liệu một trong hai người ấy là nữ, nhưng điều đó đem lại một tác động to lớn. Tờ Dallas Morning News đã thắng giải Pulitzer danh giá năm 1994 với một loạt kì báo xoay quanh phụ nữ trên thế giới, một trong những kí giả bảo tôi rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu họ không có một phó tổng biên tập người ngoại quốc là phụ nữ, và họ đã không thể thu thập nguồn tin nếu thiếu đi bóng dáng những nữ phóng viên trên mặt trận, đặc biệt là về việc loại bỏ bộ phận sinh dục. Đàn ông khó mà tiếp cận các tình huống như vậy. Đây chính là điểm quan trọng cần xem xét, bởi đa phần chính sách đối ngoại tập trung vào những quốc gia có vấn đề về phân biệt đối xử phụ nữ, ví dụ như Afghanistan. Những gì ta được thuật lại về lập luận để rời bỏ quốc gia này là số phận của phái yếu . Tôi chắc rằng một nam phóng viên ở Kabul có thể xin phỏng vấn phụ nữ. Có thể không phải là khu vực nông thôn, nơi mà tôi đoán là, phụ nữ không được phép trò chuyện với trai lạ. Bàn đến chuyện này thì khó lòng không nhắc đến Lara Logan, cựu thông tín viên đài CBS News, người từng bị hãm hiếp tại Quảng trường Tahrir, Ai Cập ngay sau khi bức ảnh này được chụp. Những vị học cao hiểu rộng nhảy vào, tranh nhau đổ lỗi cho cô ấy rồi phán: "Bạn biết đấy, có lẽ phụ nữ tốt hơn đừng có đi thực địa như thế này." Tôi chưa bao giờ nghe ai nói thế với Anderson Cooper và ê-kíp của anh cũng bị công kích khi đảm trách câu chuyện này. Để đào tạo nhiều lãnh đạo nữ hơn là hãy cho những phụ nữ khác cố vấn họ. Một trong những thành viên hội đồng của tôi là biên tập viên một công ty truyền thông toàn cầu, cô ấy chưa bao giờ xem đó là sự nghiệp cho đến khi ở trong vai trò hình mẫu tại JAWS. Đây không đơn thuần là nghề cho một siêu phóng viên, hay tổ chức của tôi. Các bạn đều có phần trong truyền thông đại chúng mạnh mẽ và sôi nổi này. Phân tích tin tức, phản ánh khi có những lỗ hổng trong chuyên mục như tờ New York Times đã làm. Gợi ý những từ về phụ nữ cho phát thanh viên và biên tập viên. Hãy nhớ rằng, một bức tranh hiện thực hoàn thiện có thể phụ thuộc vào điều đó. Tôi sẽ mời bạn xem một đoạn phim ngắn tôi xem lần đầu [1987] khi đang là sinh viên tại London. Nó dành cho tờ báo The Guardian. từ lâu trước khi tôi nghĩ đến chuyện trở thành một phóng viên, nhưng tôi đã rất chú ý đến việc học hỏi để nhận thức thế giới. Người dẫn chuyện: Một sự kiện tiếp nhận từ một quan điểm cho người ta một ấn tượng. Từ một quan điểm khác, nó lại mang đến một ấn tượng khác lạ hơn. Những chỉ khi nắm được toàn bộ bức tranh bạn mới có thể hiểu rõ chuyện gì đang diễn ra. "The Guardian" Tôi nghĩ các bạn đều đồng ý rằng ta sẽ sống tốt hơn nếu ai ai cũng có được bức tranh toàn cảnh này. Tôi không phải là nhà thiết kế, không, còn lâu nhé. Nhưng bố tôi thì có... ... vậy nên lớn lên với người như thế khá là thú vị. Tôi từng tìm hiểu xem chính xác là bố mình làm gì... ... và tại sao những công việc đó lại quan trọng với ông. Hồi tôi còn nhỏ, ông nói rất nhiều về những bản thiết kế tồi. Ông hay ca thán: "John này, Chỉ những người không có suy nghĩ mới làm ra những thiết kế dở như vậy" ... khi thấy máy cắt cỏ làm bị thương một đứa bé, ... hay khi dây ruy băng đánh máy rối vào nhau... ... hay là khi máy đánh trứng bị kẹt động cơ. Ông bực mình nói: "Không thể nhân nhượng cho những thiết kế tồi như thế được." "Những thiết kế đó là hậu quả của việc làm mà không suy nghĩ." "Mỗi vật tạo ra đều phải là dành cho việc gì đó, John ạ." "Nó phải gắn liền với người sử dụng nó." "Nó phải là một câu chuyện mà trong đó nhân vật là người sử dụng và đồ vật." Bố tôi nói, "Một thiết kế chuẩn phải truyền tải được mục đích." Ông đã tâm sự như thế. Bố tôi góp một phần thiết kế mục "Control Panel" trong máy IBM 360. Một thời ông từng làm cho Kodak, cái đó đáng để kể và khá quan trọng. Ông cũng thiết kế các mẫu bàn ghế và các thiết bị văn phòng khác cho Steelcase; những việc đó đều quan trọng. Tôi biết thiết kế sản phẩm rất quan trọng với gia đình mình, vì không có nó thì chúng tôi lấy tiền đâu mà mua gạo? Và bố tôi dành hết tâm sức cho việc thiết kế. Hồi trước ông từng ở trong ban nhạc jazz Dixieland. Lúc nào ông cũng thích chơi những bản của Louis Armstrong. Đôi khi, tôi hỏi ông rằng: "Bố ơi, bố có muốn chơi giống như bản gốc không ạ?" Nhà chúng tôi đâu đâu cũng thấy những đĩa nhạc jazz hồi xưa. Và ông đáp ngay: "Không, không bao giờ John à." "Bản nhạc chỉ là cái được cho thôi, con phải nghĩ như thế." "Còn con chơi là theo phong cách của mình. Con phải thiết kế ra giai điệu riêng." "Hãy cho mọi người thấy con muốn thể hiện điều gì," ông đã nói như thế đấy. "Hành động bằng cách thiết kế, đó mới là điều đáng làm." "Đó là cái thuộc về chúng ta." Chúng ta ư? Những nhà thiết kế ư? Bố ơi, bố ơi là bố. "Bản nhạc chỉ là được cho." "Còn chơi như thế nào mới là điều quan trọng." Chúng ta tạm thời gác lại điều đó một chút. Bản nhạc đó giống như chiếc xe lăn tôi đang ngồi đây vậy. Giai điệu gốc? Nghe có vẻ hơi sợ đây. "Trời, anh ta làm sao ra thế?" "Anh ta không đi được. Có ai biết được tại sao không?" "Có ai biết không?" Tôi thường không thích kể về chuyện đó, nhưng hôm nay tôi sẽ phá lệ. Chính xác là 36 năm về trước, vào khoản tuần này... ... tôi lái một chiếc xe bị thiết kế tồi... ... rồi đâm vào một cái hành lang bảo vệ tồi... ... trên một con đường tồi ở Pennsylvania. Kết quả là lao thẳng xuống bờ đê sâu gần 61 mét. Hai người đã qua đời trong vụ tai nạn. Kể từ lúc đó, xe lăn là thứ gắn liền với cuộc sống của tôi. Cuộc đời tôi dính liền với thiết kế tốt và tồi. Thử nghĩ theo từ chuyên ngành thiết kế... ... một chiếc xe lăn là một vật không ai muốn. Nó liên tưởng tới bi kịch, sợ hãi, và xui xẻo. Chính thông điệp đó, câu chuyện đó hiện diện mạnh mẽ đến mức... ... chẳng khiến ai có thể nghĩ đến điều gì khác. Tôi đang lăn bánh tà tà trong một sân bay. Rồi một bà mẹ kéo đứa con lại nhắc nhở: "Đừng có nhìn ông ấy." Tội nghiệp thằng bé, cái vẻ sợ sệt hiện rõ trên mặt nó, Chúa biết nó nghĩ gì trong đầu. Gần mấy chục năm, tôi cứ nghĩ... ... sao lại thế nhỉ? Mình phải làm thế nào? Làm sao thay đổi được những ánh nhìn đó? Phải có cách nào chứ. Bạn nghĩ hay cứ lăn như thường, chẳng nhìn vào ai, mặt mày hầm hầm. Hay là ăn mặc cho thật ngầu vào. Hoặc là lúc nào cùng nhìn chằm chằm vào mắt người ta. Cái đó thấy ghê quá, không có tác dụng. (Cười lớn) Tôi đã thử tất cả mọi cách, kể cả không tắm trong một tuần, chắng có tác dụng. Điều đó cứ tiếp diễn cho đến vài năm về trước. Có một lần, hai cô con gái 6 tuổi của tôi chỉ vào tạo chí quảng cáo xe lăn và nói: "Bố, bố, nhìn nè. Bố phải mua mấy cái bánh xe phát sáng này nè. Mua đi bố!" Rồi tôi cự tuyệt: "Trời các con, bố là một nhà báo quan trọng lắm đó." "Như thế không được đâu." Và thế là chúng phán ngay một câu: "Chán vậy bố. Nhà báo mà không được có bánh xe phát sáng." "Vậy thì bố quan trọng thế nào chứ?" Chúng nói vậy đấy. Thế là tôi miễn cưỡng gật đầu: "Thôi được rồi, được rồi. Bố sẽ mua." Tôi nhận được mấy cái bánh xe phát sáng, lắp chúng vào xe lăn. Mọi người xem nè. Làm ơn giảm ánh đèn lại giùm tôi một lát. (Cười lớn) Thấy không! Giờ thì thêm nữa, đấy, mọi người thấy rồi chứ. Những gì bạn vừa thấy... ... đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Hoàn toàn thay đổi. Không còn những ánh nhìn e ngại và rụt rè nữa. Mà giờ là những ngón tay chỉ và nụ cười thích thú. Giờ thì người ta nói: "Bánh xe trông đẹp quá. Độc thật đấy!" Mấy đứa con nít thì reo lên: "Cháu cũng muốn có một cái." "Cho cháu đi ké được không ạ?" (Cười lớn) Và tất nhiên thỉnh thoảng cũng có trường hợp... ... thường là các anh tuổi trung niên nói: "Ô, hai chiếc bánh xe của anh được quá." "Chắc là lắp vào cho an toàn đúng không?" (Cười lớn) Trời, đâu phải an toàn gì cho cam. Không, không, không phải. Sự khác biệt mà các bạn thấy... ... giữa một chiếc xe không có đèn... ... và có lắp đèn là gì? Đó là mục đích. Đúng đúng, tôi không còn ở thế bị động nữa. Tôi chủ động thay đổi cục diện. Tôi giờ là Chỉ Huy Trưởng của Tàu Xe Lăn với hai bánh xe phát sáng phía trước. Mục đích đã làm thay đổi tất cả. Tôi chọn cách thay đổi... ...cách nhìn về chiếc xe lăn... ... chỉ bằng một thiết kế đơn giản. Hành động có mục đích. Nó thể hiện sự chủ động. Nó cho người ta biết là tôi đang điều khiển xe lăn. Khiến họ thoải mái và thu hút sự chú ý của đám đông. Người ta tạo ra cách sử dụng cho riêng mình. Thay đổi tông điệu buồn ... bằng một điều mới mẻ... ... một điều làm thay đổi mọi thứ. Người ta phản ứng tích cực. Nghe thì đơn giản đấy, nhưng cá nhân tôi nghĩ... ... trong xã hội và văn hóa của chúng ta, nhìn chung... ... có sự hiểu lệch lạc về mục đích. Mọi người nhìn trên màn hình đi. Có ai biết gã này là ai không? Hắn ta tên là Anders Breivik. Nếu hắn định đánh bom... ... ở Olso, Na Uy năm ngoái... ... nhằm vào hàng chục người... Nếu hắn làm thế... ... anh ta một kẻ tội phạm nguy hiểm. Cần phải trừng phạt hắn. Tù chung thân, kết án tử hình ở Mỹ, nhưng không nặng mấy ở Na Uy. Nhưng nếu hắn ta thay vì hành động vì bị ảo tưởng điên rồ... ... bị tác động bởi một chứng bệnh thần kinh nào đó... ... anh ta đã thuộc vào diện khác rồi. Chúng ta có thể phán tù chung thân,... ... nhưng sẽ theo dõi về mặt tâm thần. Đó là một khía cạnh khác rồi. Vì là một tên sát nhân có mục đích, ... Anders Breivik là một kẻ độc ác. Nhưng xét theo diện rối loạn... ... kiểu sát nhân rối loạn tâm thần... Hắn ta thuộc về một loại người phức tạp hơn thế. Là chút gì còn sót lại... ... của thời nguyên thủy và cổ đại đầy hỗn loạn. Anh ta là sự ngẫu nhiên... ... của trạng thái tự nhiên. Hắn ta là cái gì đó thật sự rất, rất khác biệt. Như thể mục đính là một phần không thể thiếu của nhân loại. Đó là điều chúng ta phải làm, cách này hay cách khác. Chúng ta phải hành động có mục đích. Phải suy nghĩ trước sau rồi mới làm. Mục đích tạo nên một nền văn minh. Để đơn giản hóa, tôi cho một ví dụ gần gũi hơn. Mục đích luôn xoay quanh gia đình tôi. Mọi người có thể thấy nhà tôi có hai cặp sinh đôi. Chúng là kết quả của công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm. Nói ra thì dài dòng kỹ thuật lắm nên tôi chỉ tóm gọn như thế. Trên thực tế, cách thức thụ tinh trong ống nghiệm... ... hoạt động giống như thụ tinh với cây cỏ vậy. Một vài người ở đây chắc cũng có kinh nghiệm về chuyện này. Người phát minh ra công nghệ lấy tinh trùng... ... từ những người bị chấn thương tủy sống là một bác sĩ thú y. Tôi đã gặp ông ấy một lần, rất dễ mến. Ông ta lúc nào cũng mang theo người một cặp da chứa đầy những ống tinh trùng... ... của tất cả những con vật mà ông đã từng tiếp xúc. Đủ các loài động vật. Ông ấy đã tự thiết kế riêng những ống đựng tinh trùng đó. Và rất tự hào về điều ấy. Có lần, ông ấy nhìn tôi và bảo: "Anh là sự kết hợp giữa ngựa và sóc đấy John." (Cười lớn) Quay lại chuyện chính, khi vợ chồng tôi đến ngưỡng cửa... ... của tuổi trung niên, chúng tôi đã có 4 đứa con. Sau khi giải thích bằng những từ chuyên môn... ... mà tôi không tiện giải thích ra ở đây,... ... bác sĩ khoa tiết niệu đã đảm bảo rằng tôi không phải lo lắng gì cả. "Không cần biện pháp tránh thai nào sao, anh có chắc không đấy bác sĩ?" "John, John này, tôi đã xem biểu đồ của anh rồi." "Từ kết quả xét nghiệm tinh trùng của anh..." "... tôi có thể khẳng định với anh rằng..." "... bản thân anh đã là một biện pháp tránh thai rồi." Thú vị đấy! (Cười lớn) Đúng là giải phóng! Quá tuyệt! Sau khi trải qua vài tuần thoải mái... ... vợ chồng tôi... ... đã tìm ra ra một phát minh dành cho người bị liệt ... mà xứng đáng được cho lên TED... Tạm thời tôi sẽ không đi vào chi tiết,... ... hai chúng tôi nhận ra những triệu chứng quen thuộc nhưng lại không hề mong đợi. Tôi thật ra cũng không hoàn toàn là biện pháp tránh thai cho lắm. Mọi người nhìn kết quả đi. Vợ tôi lúc đó tức lắm. Nghĩ thử đi, một nhà thiết kế đã nghĩ ra điều đó sao? Không, tôi không cho là vậy. Mà như thế mới chính là điều đau đầu. Thế à Ajax ra đời. Nó cũng giống như bốn đứa còn lại... ... nhưng mà cách thức đến thì lại hoàn toàn khác. Giống như tai nạn hồi trước của tôi ấy nhỉ. Bỗng dưng xuất hiện trước mắt tôi vậy. Chúng tôi buộc phải phải thay đổi... ... bên cạnh việc nhận lấy những gì được cho. Chúng tôi chuyển sự không mong đợi thành điều đáng mong đợi. Bây giờ chúng tôi có 5 đứa rồi. Năm đứa đấy. Dùng mục đích với điều được cho. Suy nghĩ trước khi hành động. Cái tên "Ajax", không còn có gì đầy mục đích hơn thế nữa đúng không? Hy vọng sau này nó sẽ biết ơn chúng tôi vì cái tên đó. (Cười lớn) Nhưng tôi chưa bao giờ thử làm nhà thiết kế. Không, không, và không bao giờ. Nhưng tôi lại bị thu hút bởi những thiết kế hoàn hảo. Máy tính HP 35S. Trời ơi, tôi cực kì thích cái máy đó. Ước gì tôi có được một cái. Quá tuyệt vời. Cái đó tôi còn mua được. Chứ như chiếc xe Targa 911 đời 1974 thì tôi lại không có khả năng mua. Hồi còn đi học, tôi chưa hề lấy một lớp nào liên quan tới thiết kế hay xây dựng cả. Tôi lại đi học mấy thứ vô dụng như "Triết lý cổ điển" ... nhưng cũng có nhiều điều đáng chú ý. Ví dụ như Plato, một nhà triết gia đầy mục đích. Ông ta đã thiết kế ra một tư tưởng mới trong cuốn "Cộng Hòa" Có điều nó chưa bao giờ được thử nghiệm. Thử nghe một đoạn trích nhắc tới... ... phương thức quản lý nhà nước của Plato ở khúc 4.0: "Một đất nước mà người đứng đầu luôn đắn đo làm sao để điều hành... "... luôn là đất nước hưng thịnh nhất, ..." "... còn một nước mà có những kẻ cơ hội là một đất nước tồi tệ nhất." Vậy thì chúng ta đã hiểu sai rồi nhỉ? Nhưng mà điều khiến tôi thích nó là vì, trong câu nói đó chứa đầy mục đích Nhưng hãy thử nghĩ xem Plato muốn gì. Ông ta làm gì? Đó là một ý tưởng to lớn bao quát về cách thiết kế. Là tiếng nói chung cho tôn giáo và triết lý... ... hình thành thời Cổ Điển. Điều gì đã xảy ra hồi đó? Họ cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi... "Con người sẽ ra sao khi họ không còn cố gắng để sinh tồn nữa?" Khi mà loài người xuất hiện ở thời tiền sử hỗn loạn,... ... lúc họ đối mặt với một tạo hóa ngẫu nhiên nhưng đầy khắc nghiệt... ... con người chợt dừng lại và suy nghĩ, và bỗng nhiên nảy nhiều điều đáng để chú ý tới. Tự nhiên, sự xuất hiện của loài người cần có một lời giải thích. Cuộc sống chúng ta cần một lý do. Bản thân thực tế cần một nhà tạo hóa. Cái được cho không còn nữa. Thay vào đó là những mục đích khác nhau. Chúng được tạo ra... ... bởi những đấng sáng lập khác nhau. Chúng ta vẫn tranh cãi về xuất hiện của những đấng tạo hóa. Thời nay chúng ta không phải đối mặt với sự hỗn loạn của thiên nhiên. Mà là sự hỗn loạn trong nhân cách con người, cái tác động lên Trái Đất mà chúng ta đang phải đối mặt. Cái gọi là thiết kế... ... chính là một giải pháp... ... tạo ra và trả lời một câu hỏi mới: "Chúng ta sẽ làm gì..." "... khi đối mặt với sự hỗn loạn mà chúng ta đã tạo ra?" "Làm cái gì đây?" Làm sao chúng ta gắn mục đích... ... vào trong những vật chúng ta tạo ra... ... vào trong những điều chúng ta làm... ... vào những nơi chúng ta đang thay đổi? Kết quả là một hành tinh với hơn 7 tỷ người. Đó là một điều chúng ta cần phải suy nghĩ tới, tất cả mọi người. Nhưng chúng ta không thể bắt chước lại quá khứ. Không, không có tác dụng. Chẳng mang lại gì. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một trải nghiệm thú vị liên quan tới thiết kế. Vào những năm 90 ở thành phố Kinshasa, Zaire... Tôi lúc đó đang làm việc cho hàng tin tức ABC. Việc của tôi là tường thuật lại sự sụp đổ của Mobutu Sese Seko, một kẻ độc tài khét tiếng... ... chuyên đi cưỡng dâm và cướp bóc ở Zaire. Lúc đó ở Kinshasa bạo động xảy ra ngay trong lòng thành phố. Tất cả mọi thứ trở nên tang hoang. Cảnh tượng vô cùng đau thương, khủng khiếp. Nhưng tôi cần phải đi tường thuật lại cuộc bạo động và nạn cướp bóc... ... đang xảy ra ngay trung tâm thành phố Kinshasa. Mọi người chất xe cộ, các mảng tường đổ lên thành đống. Quân đội chĩa súng thẳng vào các tay cướp, ra tay đàn áp trong các cuộc bắt giữ diện rộng. Trong cảnh loạn lạc như thế, tôi lăn chiếc xe của mình đi xung quanh. Cảm giác hoàn toàn vô hình. Tôi ngồi trên xe lăn nên chẳng giống điệu bộ của một kẻ cướp tí náo. Lại chẳng hề giống một anh nhà báo, ít nhất là họ nghĩ như vậy. Và chắc chắn không giống cảnh sát. Trong khung cảnh loạn lạc và đổ nát ấy, tôi hoàn toàn không bị để ý tới. Tự nhiên, ngay ngã rẽ, một anh chàng bị tật giống tôi đi lại gần. Anh ta có một chiếc xe ba bánh... với bàn đạp bằng kim loại, gỗ, và da. Anh ta đạp hết sức tới chỗ tôi, cất tiếng gọi. "Này anh ơi! Anh gì ơi!" Tôi quay lại nhìn anh ta. Người đó không biết nói tiếng Anh, nhưng vậy chẳng làm hai chúng tôi xa cách. Bọn tôi ngồi ngay góc đường, so sánh bánh lăn, tay lái, xăm xe rồi cả sườn xe. Tôi đưa mắt nhìn cái chiếc xe kì cục ấy... ... nhưng anh ta lại vô cùng tự hào với sản phẩm của mình. Tôi ước gì mình có thể cho các bạn xem khoảnh khắc đó. Anh ấy cười rạng rỡ, và hai chúng trò chuyện vô cùng vui vẻ... ... bằng một thứ tiếng chung... ... của sự sáng tạo... Khung cảnh tan hoang lúc đó dường như vô hình với chúng tôi. Chiếc xe của anh là tự lắp ráp, thô sơ, cũ kĩ, lại kì dị. Của tôi thì sản xuất tại Mỹ, chắc chắn, bóng bẩy. Nhưng anh lại rất tự hào khi ngồi trên một chiếc ghế vô cùng êm ái. Anh đã tự tạo một cỗ xe ... với nhiều tua vải đẹp được gắn ở bên sườn Giá mà lúc đó tôi có thể cho anh xem mấy cái bánh xe phát sáng này. Hẳn anh ấy sẽ rất thích. Tôi tin là vậy. Anh ta có lẽ đã nhận ra được... ... ý nghĩa của một cách mạng đầy mục đích. Trong một thành phố mất kiểm soát... ... một thiết kế tuyệt vời trở nên thật nổi bật. Chúng tôi trao đổi vài câu rồi sau đó mỗi người lại biến mất sau cảnh hoang tàn. Anh ta quay lại với những nẻo đường ở Kinshasa. Còn tôi thì về lại khách sạn. Khi nghĩ lại về cuộc gặp gỡ ấy... ... tôi đã chợt tự hỏi. Một vật thể đầy tính mục đích... ... có khả năng... ... tạo ra một lực hấp dẫn thu hút chúng ta. Còn một vật không có tính mục đính... ... thì chỉ là được làm cẩu thả và giả tạo. Giống như thư rác chỉ khiến chúng ta bực mình và quẳng đi ngay. Cái mà chúng ta cần cho cuộc sống... ... cho những đồ vật, sự kiện xảy ra xung quanh... ... chính là sống có mục đích. Và tôi cần phải thú nhận rằng... ... trên lĩnh vực này tôi có được lợi thế hơn mọi người rất nhiều. Tôi muốn giải thích cho rõ bởi vì hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt. Vào lúc này tại 36 năm về trước... ... một anh chàng 19 tuổi tỉnh dậy sau cơn mê... ... để hỏi cô y tá một câu hỏi. Nhưng cô y tá đã vội vàng trả lời rằng: "Cậu đã gặp phải một tai nạn rất nghiêm trọng. Hậu quả là cậu bị gãy lưng." "Cậu sẽ không thể đi được nữa." Tôi lại nói: "Tôi biết rồi. Nhưng mà hôm nay là ngày thứ mấy?" Tôi biết tại nạn hôm đó là ngày 28 tháng 2. Và năm 1976 là năm nhuận. "Này cô, hôm nay là ngày 28 hay 29?" Và cô ấy nhìn tôi chăm chăm và trả lời: "Là mồng một tháng 3." Thế là tôi thốt lên: "Trời đất ơi!" "Tôi có nhiều việc cần phải làm lắm đây." Từ lúc đó, tôi biết... ... tai nạn năm ấy chỉ là cái được cho. Tôi không có lựa chọn nào khác... ... ngoài việc thích nghi với việc không thể đi lại được. Mục đích - sống có mục đích. Sống có kế hoạch. Từ cái cũ... ... tạo ra một điều hoàn toàn mới. Là điều mà chúng ta cần làm, hoặc cần tìm cho mình một hướng đi. Quay trở lại vấn đề chính. Với thiết kế... ... mà như bố tôi đã từng nói... "Hãy dạo khúc nhạc của riêng mình, John à" "Hãy cho mọi người thấy điều con muốn họ thấy." Thưa bố... ... bài hát này là dành cho bố. (Tiếng nhạc) ♫ Jo Jo từng nghĩ mình là một gã cô đơn ♫ ♫ Nhưng không phải vậy ♫ ♫ Jo Jo rời thành phố quê hương Tucson, Arizona để thử thách mình ở California♫ ♫ Quay về đi, hãy về đi ♫ ♫ Về lại nơi anh đã từng lớn lên ♫ ♫ Quay về đi, hãy về đi ♫ ♫ Về lại nơi anh đã từng lớn lên ♫ (Vỗ tay) Năm nhất đại học của tôi Tôi đã đăng kí thực tập tại đơn vị nhà đất ở Công ty Dịch vụ Pháp lí Greater Boston. Trình diện ở ngày làm việc đầu tiên, sẵn sàng chuẩn bị cà phê và sao chép giấy tờ nhưng tôi đã được làm việc cặp với một luật sư ngay thẳng và đầy sáng tạo tên là Jeff Purcell, người đã thúc đẩy tôi tiến lên trước ngay từ buổi đầu. Và sau hơn chín tháng, tôi đã có cơ hội có hàng tá những cuộc nói chuyện với những gia đình có thu nhập thấp ở Boston những người xuất hiện với những vấn đề về nhà ở, nhưng luôn có vấn đề về sức khoẻ tiềm ẩn. Tôi có một khách hàng đến, sắp bị đuổi ra khỏi nhà vì ông ta chưa trả tiền thuê. Nhưng ông ta không trả tiền thuê nhà được, dĩ nhiên, vì ông ta đang phải chi trả cho việc điều trị HIV của mình và không thể chi trả cho cả hai. Chúng tôi gặp những bà mẹ có con gái bị hen suyễn, bị vây bởi đầy gián khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Và một trong những chiến lược giải quyết kiện tụng của chúng tôi là thật sự để tôi đến tận nhà của những khách hàng này với những chai thủy tinh lớn. Và tôi đã bắt gián, dùng súng bắn keo dính chúng vào tấm áp phích mà chúng tôi sẽ mang ra toà trong vụ kiện của mình. Và chúng tôi đã luôn thắng vì các thẩm phán thấy chúng quá kinh khủng. Hiệu quả ngoài sức tưởng tượng, tôi phải nói như vậy, hơn mọi thứ tôi được học sau đó ở trường luật. Nhưng sau 9 tháng làm việc, tôi ngày càng cảm thấy chán ngán như chúng tôi đang can thiệp quá xa vào cuộc sống của khách hàng -- từ lúc họ đến với chúng tôi, họ đã trong tình trạng khủng hoảng rồi. Và vào cuối năm nhất đại học của tôi, tôi đã đọc một bài báo về công trình mà bác sĩ Barry Zuckerman đang thực hiện là Trưởng khoa nhi tại Trung tâm Y khoa Boston. Tuyển dụng đầu tiên của ông là một luật sư dịch vụ pháp lý để đại diện cho các bệnh nhân. Vì thế tôi đã gọi cho ông Barry và nhờ phúc của ông, vào tháng 10, 1995 bước vào phòng chờ của khoa nhi Trung tâm Y khoa Boston, Tôi sẽ không bao giờ quên, những chiếc Tivi chiếu hoạt hình liên tục. Và sự mệt mỏi của những bà mẹ người đã phải đi hai, ba hoặc đôi khi bốn chuyến xe buýt để đưa con đi khám bệnh được thể hiện rõ ràng. Những bác sĩ, dường như, không bao giờ thật sự có đủ thời gian cho mọi bệnh nhân dù họ đã cố như có thể Và sau 6 tháng tôi đã mời họ ra tiền sảnh và hỏi họ hàng loạt câu hỏi ngây thơ nhưng cơ bản "Nếu bạn có một nguồn lực không giới hạn, thì một điều bạn sẽ làm cho bệnh nhân của mình là gì?" Và tôi đã nghe một câu chuyện giống nhau lặp đi lăp lại một câu chuyện mà chúng tôi đã nghe hàng trăm lần kể từ đó. Họ đã nói,"Mỗi ngày chúng tôi có nhiều bệnh nhân đến với phòng khám Một đứa trẻ bị viêm tai, Tôi kê thuốc kháng sinh. Nhưng vấn đề thực sự là không có thức ăn ở nhà Vấn đề thật sự là đứa trẻ đó hiện đang sống với 12 người khác trong một căn hộ 2 phòng ngủ Và tôi thậm chí không hỏi về những vấn đề đó vì tôi chẳng thể làm được gì. Tôi có 13 phút với mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân thì đang đông nghẹt ngoài phòng chờ Tôi không biết nơi trữ thực phẩm gần nhất ở đâu. Và tôi thậm chí không có bất kỳ giúp đỡ nào." Trong phòng khám đó, ngay cả hôm nay, chỉ có 2 nhân viên xã hội cho 24,000 bệnh nhi, điều mà còn tốt hơn so với nhiều phòng khám khác ngoài kia. Tổ chức Health Leads được ra đời từ những cuộc trò chuyện này một mô hình đơn giản nơi mà các bác sĩ và điều dưỡng có thể chỉ định thực phẩm dinh dưỡng điều kiện sưởi ấm vào mùa đông hay những nguồn hỗ trợ cơ bản khác cho bệnh nhân của họ cùng cái cách họ cho đơn thuốc Bệnh nhân lấy toa thuốc của họ tới bàn của chúng tôi trong phòng chờ khám nơi mà chúng tôi có nòng cốt là những sinh viên được tập huấn tốt hỗ trợ là người hoạt động sát cánh với những gia đình này kết nối họ với các nguồn lực hiện có của cộng đồng Chúng tôi bắt đầu với một cái bàn con ở phòng chờ khám hoàn toàn theo phong cách gian hàng nước chanh Nhưng hôm nay chúng tôi có một ngàn sinh viên hỗ trợ những người mà đang kết nối gần 9 ngàn bệnh nhân và gia đình của họ với những nguồn lực mà họ cần để có sống khỏe mạnh 18 tháng về trước tôi đã nhận được thư điện tử này mà nó đã thay đổi cuộc đời tôi Và cái thư điện tử đó là của bác sĩ Jack Geiger, người đã viết thư chúc mừng tôi về Health Leads và để chia sẻ, như ông ấy đã nói, một chút bối cảnh lịch sử. Vào năm 1965 bác sĩ Geiger đã thành lập một trong hai trung tâm sức khỏe cộng đồng đầu tiên ở đất nước này ở khu vực cực kỳ nghèo khó ở đồng bằng sông Missisippi Và rất nhiều bệnh nhân của ông ấy đã đến trong tình trạng suy dinh dưỡng và ông bắt đầu chỉ định thực phẩm cho họ Và họ sẽ đem những toa này đến siêu thị địa phương nơi sẽ cung cấp theo chỉ định và sau đó tính tiền cho ngân sách dành cho dược phẩm của phòng khám Và khi Văn phòng Cơ hội Kinh tế ở thủ đô Washington nơi đang tài trợ cho phòng khám của Geiger phát hiện về điều này, họ đã giận dữ Và họ cử viên chức của họ xuống nói với Geiger rằng ông ấy phải dùng tiền của họ cho việc chăm sóc y tế những gì Geiger đáp trả thật logic và nổi tiếng "Lần cuối cùng tôi kiểm tra trong sách học của tôi, liệu pháp điều trị đặc biệt cho suy dinh dưỡng là thực phẩm" (Cười lớn) Khi tôi nhận được thư từ bác sĩ Geiger, tôi biết rằng tôi sẽ được tự hào khi trở thành một phần của lịch sử này. Nhưng sự thật là tôi đã bị suy sụp Chúng tôi--ở đây 45 năm sau khi Geiger kê thực phẩm cho bệnh nhân của ông, và tôi có những bác sĩ nói với tôi "Những vấn đề đó, chúng ta cần thực hành "không hỏi, không nói chính sách" 45 năm sau Geiger, Health Leads phải tái thiết những chỉ định về các nguồn hỗ trợ cơ bản. Tôi đã phải trải qua hàng giờ cố gắng hiểu cái điều chán nản kì quặc này. Nó như thế nào nếu hàng thập kỉ chúng tôi đã có công cụ khá đơn giản để giữ bệnh nhân đặc biệt những người thu nhập thấp khỏe mạnh, tại sao ta không tận dụng nó? Nếu chúng ta biết cái gì cần cho một hệ thống trung tâm chăm sóc sức khỏe hơn là một hệ thống chăm sóc bệnh tật, tại sao chúng ta không chỉ làm điều đó? Những câu hỏi này trong tâm trí tôi, không khó bởi vì các câu trả lời nó phức tạp chúng khó bởi vì chúng đòi hỏi chúng ta phải thành thật với bản thân mình Niềm tin của tôi là rằng nó gần như quá đau đớn để nói lên nguyện vọng của chúng tôi đối với hệ thống chăm sóc y tế, hoặc ngay cả thừa nhận rằng chúng tôi không có gì cả Bởi vì nếu chúng tôi làm, chúng sẽ bị loại bỏ từ thực tế hiện tại của chúng tôi Nhưng điều đó không thay đổi niềm tin của tôi rằng tất cả chúng ta, tận sâu bên trong ở đây trong căn phòng này và trên khắp đất nước này chia sẻ những đam mê giống nhau rằng nếu chúng ta chân thật với bản thân mình và lắng nghe một cách im lặng rằng tất cả chúng ta cùng nuôi dưỡng cùng thực hiện khát vọng mãnh liệt về chăm sóc y tế: rằng nó giữ chúng ta khỏe mạnh. Khát vọng rằng chăm sóc y tế của chúng ta giữ chúng ta khỏe mạnh là vô cùng mạnh mẽ. Và cách tôi nghĩ về điều này là rằng chăm sóc y tế giống như bất kỳ hệ thống khác Nó chỉ là một hệ thống các lựa chọn mà con người tạo ra Nếu chúng ta quyết định để tạo ra nhóm các lựa chọn khác nhau thì sao? Sẽ thế nào nếu chúng ta quyết định đưa tất cả các phần của chăm sóc y tế mà đã rời xa khỏi chúng ta đứng vững và nói "Không". Những thứ này là của chúng ta. Chúng sẽ được dùng cho mục đích của chúng ta. Chúng sẽ được dùng để thực hiện khát vọng của chúng ta? Giả sử nếu mọi thứ chúng ta cần để thực hiện khát vọng của chúng ta về chăm sóc y tế ở ngay phía trước chúng ta chỉ chờ đợi để được nhận lấy thì sao? Đó là nơi Health Leads đã bắt đầu. Chúng tôi đã bắt đầu với đơn thuốc một mẫu giấy rất đỗi bình thường và chúng ta đã hỏi, không phải cái bệnh nhân cần để dần khỏe mạnh -- kháng sinh, ống hít, thuốc men -- nhưng là cái bệnh nhân cần để khỏe mạnh, không bị ốm trước tiên? Và chúng tôi chọn dùng đơn thuốc cho mục đích đó. Chỉ một vài dặm từ chỗ này tại Trung Tâm Y Khoa Nhi Đồng Quốc Gia khi mà bệnh nhân đến với phòng khám, họ được hỏi một vài câu hỏi Họ được hỏi, "Bạn có sắp sửa hết thức ăn vào cuối tháng không?" Bạn có chỗ ở an toàn không? Và khi bác sĩ bắt đầu buổi thăm khám, cô ta biết chiều cao, cân nặng, có thức ăn ở nhà không, gia đình có đang sống trong nơi ở đàng hoàng không Và rằng không chỉ hướng đến những lựa chọn lâm sàng tốt hơn, mà bác sĩ còn có thể chỉ định những nguồn lực trợ giúp cho bệnh nhân, dùng Health Leads cũng như bất kỳ giới thiệu hỗ trợ đặc biệt khác Vấn đề là, một khi bạn cảm nhận được nó như thế nào để thực hiện khát vọng của bạn về chăm sóc y tế bạn muốn nhiều hơn Do đó chúng tôi đã nghĩ là, nếu chúng tôi có thể có những cá nhân bác sĩ để chỉ định các nguồn lực giúp đỡ bệnh nhân của họ, chúng ta có thể có toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế để thay đổi giả định về nó? Và chúng tôi đã thử làm điều đó Hiện, tại Trung tâm Bệnh viện Harlem khi bệnh nhân đến với chỉ số khối cơ thể cao, hồ sơ bệnh án điện tử tự động tạo ra một đơn thuốc cho Health Leads Và sau đó, các tình nguyện viên của chúng tôi có thể làm việc với chúng để kết nối bệnh nhân với các chương trình thực phẩm và thể dục khỏe mạnh trong cộng đồng của họ. Chúng tôi tạo một giả định rằng nếu bạn là bệnh nhân ở bệnh viện đó với chỉ số BMI cao bốn bức tường trong phòng khám của bác sĩ có lẽ không cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ Bạn cần được khỏe mạnh Bạn cần nhiều hơn. Một mặt, đây chỉ là một phiên bản cơ bản của hồ sơ bệnh án điện tử Và mặt khác, nó là một thay đổi cơ bản của hồ sơ bệnh án điện tử từ một kho dữ liệu thông tin chẩn đoán trở thành một công cụ cải thiện sức khỏe Trong lĩnh vực tư nhân, khi bạn vắt ép một thứ thuộc giá trị gia tăng ra khỏi một đầu tư với chi phí cố định nó được gọi là công ty tỉ đô Nhưng trong thế giới của tôi, nó được gọi là giảm béo phì và tiểu đường. Nó được gọi là chăm sóc y tế -- một hệ thống nơi các bác sĩ có thể chỉ định các giải pháp để cải thiện sức khỏe, chứ không chỉ là quản lý bệnh tật. Điều giống nhau ở các phòng chờ khám. Do đó mỗi ngày trên đất nước này ba triệu bệnh nhân lướt qua khoảng 150,000 phòng khám ở đất nước này Và họ làm gì khi họ ở đó? Họ ngồi, họ nhìn những con cá vàng trong bể cá họ đọc những số báo rất cũ của tạp chí Good housekeeping. Nhưng hầu như tất cả chúng ta chỉ ngồi đó mòn mỏi, chờ đợi. Chúng ta đã đến đây như thế nào? Nơi nào chúng ta dành ra hàng ngàn mẫu Anh và hàng ngàn giờ đồng hồ để chờ đợi? Sẽ thế nào nếu chúng ta có một phòng chờ nơi mà chúng ta không chỉ ngồi khi bị bệnh, nhưng là nơi chúng ta đến để trở nên khỏe hơn? Nếu sân bay có thể trở thành những trung tâm mua sắm và McDonald's có thể trở thành sân chơi chắc chắn chúng ta có thể thiết kế lại phòng chờ khám Và đó là điều mà Health Leads đã cố gắng làm, để đòi lại nhà đất đó và thời gian đó lần đó và dùng nó như một lối vào để kết nối bệnh nhân với các nguồn lực họ cần để sống khỏe mạnh. Nó là một mùa đông khắc nghiệt vùng Đông Bắc con của bạn bị hen suyễn, lò sưởi của bạn thì vừa bị tắt và dĩ nhiên bạn đang ở trong phòng chờ của phòng cấp cứu bởi khí lạnh làm chứng hen suyễn của con bạn tồi tệ hơn Nhưng nếu như thay vì chờ hàng giờ trong lo lắng phòng đợi trở thành nơi mà Health Leads sưởi ấm cho bạn Và dĩ nhiên tất cả điều này đòi hỏi một lực lượng lao động lớn hơn Nhưng nếu chúng ta sáng tạo, chúng ta cũng đã có điều đó Chúng ta biết rằng bác sĩ và điều dưỡng của chúng ta và ngay cả nhân viên xã hội là không đủ. rằng từng phút của chăm sóc y tế quá hạn chế Y tế chỉ cần nhiều thời gian hơn Nó đòi hỏi một đội ngũ phi lâm sàng của nhân viên y tế cộng đồng và người quản lý ca bệnh và nhiều người khác Giả sử nếu một phần nhỏ của lực lượng chăm sóc y tế kế tiếp là 11 triệu sinh viên ở đất nước này? Không hạn chế bởi các trách nhiệm lâm sàng không hài lòng khi nói không trong câu trả lời từ những người quan liêu có xu hướng chèn ép bệnh nhân, và với một khả năng vô song trong việc khôi phục thông tin được mài dũa qua nhiều năm sử dụng Google e rằng bạn nghĩ điều này là không thể xảy ra rằng một sinh viên tình nguyện có thể thực hiện cam kết này Tôi có hai từ cho bạn: "Tháng ba điên cuồng" (thời điểm tổ chức NCAA tổ chức giải) Một cầu thủ bóng rỗ trung bình thuộc Hiệp hội thể thao quốc gia các trường đại học Hoa Kỳ giải hạng nhất dành ra 39 giờ/tuần cho môn thể thao của cậu ta Chúng ta có thể nghĩ đó là tốt hoặc xấu nhưng trong cả hai trường hợp nó là sự thật Và Health Leads dựa trên sự giả định rằng trong khá lâu chúng tôi đã yêu cầu rất ít các sinh viên đại học khi nó trở thành tác động thật sự trong cộng đồng tình nguyện Đội thể thao trường đại học nói, "Chúng tôi sẽ dành ra hàng tá giờ tại vài sân đấu trên khắp khuôn viên trường vào những giờ rất sớm hoặc rất muộn của buổi sáng và chúng tôi sẽ đánh giá sự thể hiện của bạn, và đội của bạn, và nếu bạn không phấn đấu hay thể hiện bản thân chúng tôi sẽ loại bạn khỏi đội Nhưng chúng tôi sẽ đầu tư lớn cho tập huấn và sự phát triển của bạn và chúng tôi sẽ cho bạn một cộng đồng những người cùng trang lứa phi thường và mọi người xếp hàng ngoài cửa chỉ để có cơ hội trở thành thành viên của nó Cảm xúc của chúng tôi là, nếu nó đủ tốt cho đội bóng bầu dục. Nó đủ tốt cho y tế và nghèo đói. Health Leads tuyển dụng một cách khá cạnh tranh đào tạo chuyên sâu huấn luyện một cách chuyên nghiệp đòi hỏi lượng thời gian nhất định, xây dựng một đội kết hợp và đo lường các kết quả -- một phương pháp sư phạm cho Hoa kỳ cho chăm sóc y tế Hiện trong 10 thành phố hàng đầu tại Hoa Kỳ với số lượng sinh viên y khoa đông nhất, mỗi một thành phố có ít nhất 20,000 sinh viên đại học. Riêng New York có nửa triệu sinh viên đại học Và đây không chỉ là một lực lượng lao động ngắn hạn để kết nối bệnh nhân với nguồn hỗ trợ cơ bản nó là thế hệ lãnh đạo tiếp theo người đã dành hai, ba, bốn năm tại phòng đợi của phòng khám nói chuyện với bệnh nhân về những nhu cầu y tế cơ bản của họ Và họ rời đi với niềm tin vững chắc khả năng và hiệu lực để thực hiện khát vọng cơ bản của chúng tôi về chăm sóc y tế. Và một điều là, có hàng ngàn người đã ở ngoài kia. Mia Lozada là trưởng nội trú Khoa Nội tại Trung tâm Y khoa trường Đại học California tại San Francisco, nhưng trong 3 năm khi còn là sinh viên đại học cô là 1 tình nguyện viên của Health Leads tại phòng chờ khám của Trung tâm Y khoa Boston. Mia nói, "Khi mà các bạn học của tôi viết một đơn thuốc, họ nghĩ rằng công việc của họ đã xong. Khi tôi viết đơn thuốc, Tôi nghĩ, liệu gia đình họ có thể đọc đơn thuốc không? Liệu họ có phương tiện đi lại đến tiệm thuốc tây không? Liệu họ có thức ăn để dùng cùng đơn thuốc không? Liệu họ có bảo hiểm để điền vào đơn thuốc? Đó là những câu hỏi mà tôi đã học từ Health Leads, không phải tại trường y". Không một giải pháp nào trong số này đơn thuốc, hồ sơ bênh án điện tử, phòng đợi, lực lượng các sinh viên đại học -- là hoàn hảo. Nhưng chúng là của chúng tôi cho việc lấy -- những ví dụ đơn giản về nguồn lực y tế chưa được dùng đúng mức rằng, nếu chúng ta cải tổ và triển khai lại có thể thực hiện khát vọng cơ bản của chúng ta về chăm sóc y tế. Tôi đã từng làm ở Dịch vụ pháp lý khoảng 9 tháng khi mà ý tưởng về Health Leads bắt đầu nhen nhóm trong đầu óc tôi. Và tôi biết tôi phải nói với ông Jeff Purcell,luật sư của tôi, rằng tôi cần phải rời đi. Và tôi đã rất lo lắng bởi vì tôi nghĩ ông ta sẽ thất vọng về tôi vì đã rời bỏ khách hàng của chúng tôi vì những ý tưởng điên rồ. Và tôi đã ngồi xuống cùng ông và tôi nói "Jeff, tôi có ý kiến này rằng chúng ta có thể huy động sinh viên đại học tìm hiểu các nhu cầu cơ bản nhất của các bệnh nhân". Và tôi sẽ thành thật tất cả những điều tôi đã muốn là khiến ông ấy đừng nổi giận với tôi. Nhưng ông ấy đã nói như thế này "Rebecca, khi cô có một tầm nhìn, cô có nghĩa vụ thực hiện tầm nhìn đó. Cô phải theo đuổi tầm nhìn đó." Và tôi phải nói rằng, tôi như đã "Òa" Điều đó rất nhiều áp lực". Tôi chỉ muốn 1 điều phước lành Tôi không muốn một thứ kiểu như nhiệm vụ Nhưng sự thật là Tôi đã dành gần như mỗi phút đi bộ từ khi đó theo đuổi tầm nhìn đó Tôi tin rằng tất cả chúng ta có một tầm nhìn cho chăm sóc y tế tại đất nước này. Tôi tin rằng vào cuối ngày khi đánh giá hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta, sẽ không còn là việc bệnh tật có được chữa khỏi hay không, mà là bệnh tật có được phòng ngừa hay không. Đó sẽ không phải bởi sự tân tiến của những công cụ của chúng ta hay sự tuyệt vời của các chuyên gia của chúng ta hay bởi chúng ta cần chúng ít như thế nào. Và trên hết, Tôi tin rằng khi chúng ta đo lường chăm sóc y tế, đó sẽ không phải là bởi hệ thống đã là gì, mà bởi cái chúng ta chọn là gì. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Bằng chứng cho thấy rằng con người ở mọi lứa tuổi và từ mọi nền văn hóa tạo ra danh tính của họ theo một dạng tường thuật nào đó. Từ mẹ đến con gái, người thuyết giáo đến người theo hội, giáo viên đến học sinh, người kể chuyện đến khán thính giả. Bất kể ở các hình vẽ trong hang động hay các cách dùng mới nhất của Internet, con người luôn kể câu chuyện lịch sử và về những sự thật qua dụ ngôn và chuyện tưởng tượng Chúng ta là những người kể chuyện bản năng. Nhưng ở đâu, trong thế giới già nhanh chóng già cỗi và chia nhỏ của chúng ta, chúng ta trao tặng những kinh nghiệm mang tính cộng đồng, không qua trung gian bởi quyền lợi tiêu dùng kịch liệt của chính chúng ta? Và chuyện tường thuật nào, lịch sử nào, bản sắc nào, qui tắc đạo đức nào mà chúng ta đang truyền đạt lại cho thế hệ trẻ của chúng ta? Điện ảnh đáng được tranh cãi là dạng nghệ thuật ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20. Nó là những câu chuyện kể của các nghệ sĩ vượt qua các ranh giới quốc gia, dưới vô vàn ngôn ngữ, thể loại và triết lý mà một người có thể tưởng tượng ra được. Thực sự là, thật khó để tìm một chủ đề mà điện ảnh chưa động đến. Trong suốt thập kỉ qua chúng ta đang chứng kiến sự hội nhập rộng lớn của phương tiện truyền thông toàn cầu, giờ bị thống trị bởi văn hóa phim bom tấn Hollywood. Chúng ta đang được phục vụ một chế độ "ăn kiêng" mà sự cảm giác là chủ chốt, chứ không phải nội dung. Điều gì đã quen thuộc với tất cả chúng ta 40 năm trước -- việc kể các câu chuyện giữa các thế hệ-- bây giờ rất hiếm hoi. Là một nhà làm phim, điều đó làm tôi lo ngại. Là một con người, nó reo sự sợ hãi của Chúa vào tôi. Tương lai nào những con người trẻ có thể xây dựng với những nắm bắt quá nhỏ bé về nơi họ sinh ra và quá ít những câu chuyện tường thuật về chuyện gì là có thể? Thật quá mỉa mai; cơ hội nắm bắt kĩ thuật chưa bao giờ lớn hơn thế, cơ hội nắm bắt văn hóa chưa bao giờ yếu hơn thế. Và vì vậy vào năm 2006 chúng tôi lập FILMCLUB (Câu lạc bộ phim), một tổ chức định kì hàng tuần chiếu phim trong các trường học và sau đó là các cuộc thảo luận. Nếu chúng ta có thể tra soát biên niên sử 100 năm của phim, có lẽ chúng ta có thể xây dựng một chuyện tường thuật mang ý nghĩa đến thế giới phân mảnh và không ngừng nghỉ của thế hệ trẻ. Được tiếp xúc với công nghệ, ngay cả trường học ở một thôn ngoại thành nhỏ bé có thể chiếu một DVD lên một bảng trắng. Trong 9 tháng đầu tiên chúng tôi cho chạy 25 câu lạc bộ dọc nước Anh, cho những nhóm trẻ em từ 5 đến 18 tuổi xem một bộ phim không bị ngắt quãng trong 90 phút. Những bộ phim được biên đạo và bối cảnh hóa. Nhưng sự lựa chọn thuộc về chúng, và khán thính giả của chúng tôi tăng lên nhanh chóng để chọn những món "ăn kiêng" giàu nhất và đa dạng nhất mà chúng tôi có thể cung cấp. Có kết quả ngay lập tức. Đó là cách giáo dục thâm túy và có khả năng truyền tải nhất. Một nhóm có tối đa 150 và tối thiểu 3 người, những bạn trẻ này khám phá những nơi mới, những suy nghĩ mới, những góc nhìn mới. Ngay khi thử nghiệm kết thúc, chúng ta đã có tên của hàng ngàn trường học mong muốn được tham gia. Bộ phim đã thay đổi cuộc đời của tôi là bộ phim năm 1951 của Vittorio De Sica, "Phép màu ở Milan". Đó là một lời nhận xét đáng chú ý trong những khu ổ chuột, nghèo đói và khát vọng. Tôi đã xem bộ phim vào dịp sinh nhật lần thứ 50 của bố tôi. Công nghệ lúc đó đã khiến chúng ta phải thuê một rạp để xem, tìm và trả cho việc in tráng và người chiếu phim. Nhưng với cha của tôi, Sự quan trọng của cảm xúc và tính nghệ thuật trong cách nhìn của De Sica là rất lớn đến nỗi ông chọn nó để ăn mừng sinh nhật thứ 50 của mình với ba đứa con tuổi teen và 30 người bạn của chúng, "Để," ông nói, truyền sự quan tâm và niềm hy vọng cho thế hệ tiếp theo." Trong cảnh cuối của "Phép màu ở Milan" những người trong khu ổ chuột đã nổi lên bầu trời trên những cây chổi bay. Sáu mươi năm sau khi bộ phim được làm ra và 30 năm sau lần đầu tiên tôi xem nó, tôi thấy những gương mặt trẻ nghiêng lên trong sự kinh ngạc nỗi nghi ngờ của chúng hợp với nỗi nghi ngờ của tôi. Và tốc độ mà chúng liên hệ nó với "Triệu phú khu ổ chuột" hay những khu phố "favela" ở Rio nói lên bản chất bền vững đó. Trong mùa chiếu của Câu lạc bộ phim về dân chủ và chính quyền, chúng tôi đã chiếu "Ông Smith đến Washington." Được làm vào năm 1939, bộ phim có tuổi già hơn tuổi của hầu hết ông bà của các thành viên Sự cổ điển của Frank Capra có giá trị ở tính độc lập và sự thích nghi. Bộ phim chỉ ra làm thế nào để làm đúng, làm thế nào để trở nên kì lạ phi thường. Nó cũng là cách diễn tả về lòng tin coi bộ máy chính trị như nguồn gốc danh dự. Không lâu sau đó "Ông Smith" trở thành bộ phim kinh điển của Câu lạc bộ phim, Có một tuần tất cả các buổi tối "cản trở lại các luật lệ" ở Tòa nhà Nhà cầm quyền. và thật vui vô cùng khi chúng tôi thấy những bạn trẻ trên khắp đất nước giải thích với nhà cầm quyền rằng cản trở các đạo luật là gì và tại sao các nhà cầm quyền có thể định giờ ngủ của họ theo một nguyên tắc nào đó. Nói chung thi Jimmy Stewart đã cản trở các đạo luật trong toàn bộ 2 bộ phim cơ mà. Bằng cách chọn "Khách sạn Rwanda" bọn trẻ đã khám phá về tôi diệt chủng ở dạng thú tính nhất. Nó gây ra những giọt nước mắt và khơi gợi những câu hỏi thâm thuý về những đội quân bảo vệ hoà bình không vũ khí và sự lừa gạt của xã hội phương tây khi đối diện với cuộc đấu tranh đạo đức với những tiện nghi thực dụng trong đầu Và khi " Bản danh sách của Schindler" khiến bọn trẻ không bao giờ quên, một đứa trẻ, với đầy sự đau đớn tỉnh táo, nhận xét rằng, "Chúng ta đã quên mất rồi , nếu không thì làm thế nào mà "Khách sạn Rwanda" lại xảy ra?" Khi bọn trẻ xem nhiều phim hơn, cuộc sống của chúng phong phú hơn. "Kẻ móc túi" bắt đầu một cuộc tranh cãi về việc tước quyền công dân của tội phạm. "Gửi ngài, với sự yêu mến" đốt cháy khán giả tuổi thành niên của bộ phim. Chúng ăn mừng sự thay đổi về thái độ đối với những người Briton không phải da trắng, nhưng chửi rủa hệ thống trường học không ngơi nghỉ của họ không có giá trị bản sắc cộng đồng, không giống như sự giám hộ cẩn trọng của Sidney Potier mang lại. giờ đây, những đứa trẻ sâu sắc, có chính kiến và tò mò này không nghĩ gì ngoài việc nắm lấy những bộ phim -- đen trắng, phụ đề, tài liệu, phi tường thuật hay tưởng tượng -- và không nghĩ gì về viết những bài nhân xét chi tiết tranh đua nói về những bộ phim yêu thích bằng những bài văn xuôi đam mê và càng ngày càng triết lý. 6000 bản nhận xét mỗi tuần ở từng trường ganh đua cho sự vinh dự được thành bài nhận xét của tuần. Từ 25 câu lạc bộ, chúng tôi đã có hàng trăm, rồi hàng ngàn, cho đến khi chúng tôi có gần một phần tư triệu đứa trẻ trong 7,000 câu lạc bộ dọc đất nước. Mặc dù những con số đó đã, và tiếp tục tăng một cách đáng kinh ngạc, điều đã trở nên kinh ngạc hơn nữa là làm thế nào sự trải nghiệm về những câu hỏi phê bình tò mò được chuyển tải vào cuộc sống. Một vài đứa trẻ của chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện với bố mẹ chúng, một số nói với giáo viên, hoặc bạn bè của chúng. Và với những em không có bạn, bắt đầu kết bạn. Những bộ phim đem lại sự liên kết ở tất cả những dạng bị chia cắt. Và các câu chuyện, chúng đã giúp cung cấp những kinh nghiệm mang tính chia sẻ. "Persepolis" mang một bé gái đến gần hơn với người mẹ Iran của mình và "Hàm cá mập" (Jaws) trở thành cách mà một câu bé nhỏ tuổi có thể nói lên nỗi sợ mà cậu đã trải qua về bạo lực trong một chuyến bay đã giết chết đầu tiên là bố rồi đến cả mẹ của cậu, mẹ cậu đã bị ném qua mạn tàu trong một chuyến đi tàu Ai đã đúng, ai sai? Họ sẽ làm gì nếu bị đặt dưới tình trạng tương tự? Câu chuyện kể có hay không? Có thông điệp ẩn dấu nào trong đó? Làm thế nào thế giới thay đổi? Làm thế nào nó có thể khác đi? Cơn bão các câu hỏi đã được bay tới tấp từ miệng của những đứa trẻ những người mà thế giới từng nghĩ sẽ chẳng quan tâm Và chúng không tự biết rằng chúng quan tâm. Và khi chúng viết và tranh luận, hơn là thấy những bộ phim như là những tạo tác, chúng bắt đầu nhìn thấy bản thân. Tôi có một người cô là một người kể chuyện tuyệt vời. Trong một lúc cô có thể đánh thức những hình ảnh như chạy chân trần trên núi Bàn và chơi trò cảnh sát và kẻ cướp. Khá gần đây cô có bảo tôi rằng vào năm 1948, hai trong số người chị em của cô và bố tôi đã du lịch trên một chiếc thuyền đến Israel mà không có ông bà tôi. Khi đoàn thủy thủ nổi loạn trên biển vì nhu cầu thiết yếu của con người chính là những thiếu niên này đã cho đoàn thủy thủ ăn. Tôi đã hơn 40 khi bố tôi mất. Ông không bao giờ đề cập đến chuyến đi đó. Mẹ của mẹ tôi đã rời khỏi châu Âu trong một nạn đói mà không có chồng của bà, nhưng với đứa con gái 3 tuổi và kim cương khâu viền trên váy. Sau 2 năm lẩn trốn, ông tôi xuất hiện ở Luân Đôn. Ông đã không bao giờ đúng nữa. Và câu chuyện của ông đi vào im lặng khi ông bị đồng hoá. Câu chuyện của tôi bắt đầu ở nước Anh với lý lịch tạm trong sạch và sự im lặng của bố mẹ là người nhập cư. Tôi có "Anne Frank", "Sự trốn thoát vĩ đại", "Shoah", "Chiến thắng của nhà Will" Đó là Leni Riefenstahl trong ngôi chùa Nazi tao nhã tạo ra bối cảnh mà gia đình đó phải chịu đựng. Những bộ phim này mang đến nỗi đau quá lớn đến không nói nổi thành lời và chúng trở nên hữu ích cho tôi hơn hàng ngàn lời thì thầm của những người sống sót và cái nhìn thoáng qua không thường xuyên vào hình xăm trên cánh tay người cô Người theo chủ nghĩa thuần tuý có lẽ cảm thấy rằng sự giả tưởng xua tan nhu cầu hiểu thật sự của con người rằng phim quá thô thiển để nói về những câu chuyện phức tạp và chi tiết, hay những nhà làm phim luôn phục vụ sự cường điệu hơn là sự thật. Nhưng trong những cuộn phim là mục đích và ý nghĩa Như một đứa trẻ 12 tuổi nói sau khi xem "Phù thủy xứ Oz" "Mọi người nên xem phim này, bới vì nếu không xem mọi người sẽ có thể không biết mình cũng có trái tim" Chúng ta xem trọng việc đọc sách, tại sao không xem trọng việc xem phim với niềm đam mê? Hãy xem "Công dân Kane" có giá trị như Jane Austen. Hãy đồng ý rằng "Những cậu bé và khu dân cư" (Boyz n the Hood) giống như Tennyson, đem lại khung cảnh xúc động và sự thấu hiểu cao độ rằng chúng phối hợp được với nhau. mỗi một mảnh của nghệ thuật đáng nhớ, mỗi một viên gạch của bức tường về chúng ta là ai. Và được thôi nếu chúng ta nhớ Tom Hanks hơn nhà du hành vũ trụ Jim Lovell hay đặt khuôn mặt của Ben Kíngléy chồng lên mặt của Gandhi Và dù không có thật, Eve Harrington, Howard Beale, Mildred Pierce là cơ hội để khám phá là con người thì như thế nào và không hề bớt hữu ích khi hiểu về cuộc sống và thời gian của chúng ta như Shakespeare rọi sáng thế giới của Elizabeth nước Anh. Chúng ta đoán rằng phim, nơi những câu chuyện là nơi hội tụ của kịch tích , âm nhạc ,văn học, kinh nghiệm con người, có thể tham gia truyền nguồn cảm hứng cho những đứa trẻ tham gia trong FILMCLUB, Cái mà chúng tôi không nhìn thấy trước được là sự phát triển có thể đo đạc được trong hành vi ,sự tự tin và kết quả học tập. Những học sinh từng miễn cưỡng giờ đây đến trường, nói chuyện với giáo viên của họ, đánh nhau, không phải ở sân chơi, mà là để chọn bộ phim chiếu vào tuần tới -- những đứa trẻ tìm thấy được định nghĩa bản thân, sự tham vọng và muốn học và tham gia vào cộng đồng từ những câu chuyện chúng xem. Thành viên của chúng tôi thách thức sự mô tả nhị phân về cách mà chúng ta thường mô tả những đứa trẻ của chúng ta. Chúng không hoang dã hay tập trung quá nhiều vào bản thân. Chúng như những đứa trẻ khác, đang thương lượng với thế giới về sự lựa chọn vô cùng, nhưng lại là một văn hóa bé nhỏ về cách để có một trải nghiệm có ý nghĩa Chúng tôi ngạc nhiên trước những hành vi của những đứa trẻ tự định nghĩa mình bằng cỡ nấc giày , những gì thu nhận được có tính chất tường thuật mà chúng tôi đem lại. Nếu chúng ta muốn những giá trị khác chúng ta phải kể một câu chuỵện khác, một câu chuyện hiểu được rằng một dạng tường thuật cá nhân là một thành phần cần thiết của một cá thể con người, và một dạng tường thuật tập thể là cần thành phần thiết cho một bản sắc văn hoá, và không có nó thì thật không thể tưởng tượng được bản thân là một phần của tập thể. Bởi khi những đứa trẻ này về nhà sau khi xem xong "Cửa sổ kì lạ" (Rear window) và đưa ánh nhìn của chúng vào toà nhà bên cạnh, chúng có những công cụ để tự hỏi, ngoài chúng ta có ai ngoài kia và câu chuyện của họ là gì. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Khi tôi còn là một đứa trẻ lớn lên ở Maine, một trong những sở thích của tôi là tìm kiếm những con "sand dollar" (một loài nhím biển) sống ở vùng bờ biển Maine, vì cha mẹ bảo tôi rằng chúng sẽ mang lại may mắn. Nhưng các bạn biết đấy, chúng rất khó tìm. Chúng bị bao phủ bởi cát nên rất khó thấy. Tuy nhiên, tôi dần dần quen với việc tìm chúng. Tôi bắt đầu nhận ra những hình dáng và những khuôn mẫu giúp tôi tìm ra chúng. Điều này phát triển thành niềm đam mê tìm kiếm các đồ vật, 1 tình yêu đối với quá khứ và khảo cổ học. Và dần dần khi tôi bắt đầu nghiên cứu Ai Cập học, tôi nhận ra rằng quan sát với con mắt trần là chưa đủ. Vì điều bất ngờ của Ai Cập là bãi biển của tôi đã phát triển từ 1 bãi biển nhỏ ở Maine thành 1 bãi biển dài 800 dặm bên cạnh sông Nile, và những con "sand dollars" đã từng phát triển bằng kích cỡ của 1 thành phố. Đây chính là điều đã khiến tôi bắt đầu sử dụng hình ảnh vệ tinh. Vì cố tái hiện lại quá khứ, tôi biết tôi phải nhìn mọi vật theo 1 cách khác. Nên tôi muốn đưa ra 1 ví dụ về cách tôi nhìn khác đi bằng cách sử dụng tia hồng ngoại. Đây là 1 địa điểm ở phía đông đồng bằng Ai Cập, được gọi là Bendix. Và ta thấy địa điểm này rõ ràng có màu nâu, nhưng khi dùng tia hồng ngoại và xử lí nó bằng 1 màu sai lệch thì bỗng nhiên, ta thấy địa điểm này màu hồng. Những gì bạn đang thấy thật ra là những thay đổi về hóa học của cảnh quan này, gây nên bởi các vật liệu xây dựng và hoạt động của người Ai Cập cổ. Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay là ta dùng dữ liệu từ vệ tinh như thế nào để tìm một thành phố Ai Cập cổ, được gọi là Itijtawy, đã mất tích hàng ngàn năm. Itijawy là thủ đô của Ai Cập cổ trong hơn 400 năm, vào một thời kì gọi là Vương Quốc Trung Tâm cách đây khoảng 4000 năm. Thành phố này ở Faiyum, Ai Cập và địa điểm này rất quan trọng vì trong thời kì Vương Quốc Trung Tâm đã diễn ra 1 cuộc Phục hưng lớn của nghệ thuật, kiến trúc và tôn giáo của Ai Cập cổ. Các nhà Ai Cập cổ vật học luôn biết rằng Itjtawy toạ lạc đâu đó gần những kim tự tháp của hai vị vua xây nên nó, được chỉ ra trong vòng tròn đỏ này, nhưng đâu đó trong vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn này. Khu vực này rất rộng lớn -- 3 dặm chiều ngang và 4 dặm chiều dài. Sông Nile từng chảy ngay bên cạnh thành phố Itjtawy, và khi dòng sông dịch chuyển dần dần sang phía đông, nó bao phủ toàn bộ thành phố. Vậy, làm sao các bạn tìm được 1 thành phố bị chôn vùi trong 1 khu vực rông lớn? Tìm kiếm 1 cách ngẫu nhiên sẽ giống như là xác định vị trí 1 cây kim trong đống rơm trong khi bị bịt mắt và mang găng tay bóng bầu dục. Vậy những gì chúng tôi đã làm là sử dụng dữ liệu địa hình của NASA để vạch ra cảnh quan này, những thay đổi rất tinh tế. Chúng tôi bắt đầu thấy được những nơi dòng sông Nile đã từng chảy qua. Nhưng các bạn có thể thấy chi tiết hơn -- và thậm chí thú vị hơn -- khu vực được nâng cao lên một chút được khoanh tròn này, chúng tôi nghĩ nó có thể là vị trí của thành phố Itjtawy. Thế nên chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Ai Cập để lấy mẫu ở lõi, như các bạn thấy đây. Khi tôi nói lấy mẫu lõi, nó cũng như lấy mẫu lõi băng, nhưng thay vì tìm các lớp thể hiện sự biến đổi khí hậu, ta đang tìm các lớp thể hiện các nghề nghiệp của con người. Và năm mét dưới mặt đất, dưới 1 lớp bùn dày, chúng tôi tìm thấy một lớp gốm sứ dày. Điều này cho thấy rằng tại vị trí khả thi này của Itjtawy, năm mét dưới mặt đất, ta có 1 lớp thể hiện sự định cư của hàng trăm năm của thời Vương Quốc Trung Tâm, được định tuổi vào thời kì chính xác chúng tôi nghĩ Itjtawy đã tồn tại. Chúng tôi còn tìm thấy 1 số dụng cụ đá -- đá carnelian, thạch anh và agate cho thấy đã từng có 1 xưởng đá quý ở đây. Nghe có vẻ không lí tưởng lắm, nhưng khi các bạn nghĩ về những loại đá thông dụng nhất dùng làm nữ trang và thời Vương Quốc Trung Tâm, thì đó là những loại đá được sử dụng. Vậy, ta có một lớp dày hơn thể hiện sự định cư dài lâu hơn vào thời kì Vương Quốc Trung Tâm ở nơi này. Ta cũng có những bằng chứng về nhiều xưởng kim hoàn, cho thấy rằng nơi đây đã từng có 1 thành phố rất quan trọng. Itjtawy chưa được tìm thấy, nhưng chúng tôi dự định sẽ trở lại nơi đó trong tương lai gần để tìm kiếm. Và quan trọng hơn nữa, chúng ta có ngân quỹ để huấn luyện thanh niên Ai Cập về cách sử dụng công nghệ vệ tinh, để họ cũng có thể trở thành những người có những phát hiện vĩ đại. Vậy, tôi muốn kết thúc với câu nói ưa thích của tôi từ Vương Quốc Trung Tâm -- có lẽ nó được viết tại thành phố Itjtawy 4000 năm về trước. Trên đời chẳng có gì giống như thế." Vậy hoá ra là, TED không được thành lập vào năm 1984 trước công nguyên. (tiếng cười) Những ý tưởng thật ra được xuất phát từ năm 1984 trước Công Nguyên tại 1 thành phố bị mất tích chưa bao lâu, đã được tìm thấy như trên. Nó chắc chắn đã đưa việc tìm vỏ sò trên bờ biển vào tầm nhìn. Cảm ơn các ban rất nhiều. (vỗ tay) Cảm ơn. Khi tôi khoảng 16 tuổi Tôi vẫn còn nhớ mình cứ ngồi bấm hết kênh này đến kênh khác trên tivi ở nhà trong suốt mùa hè, cố tìm phim nào đó để xem trên HBO Có bao nhiêu bạn trong đây nhớ bộ phim "Ferris Bueller's Day Off" Ồ, vâng, bộ phim hay tuyệt, phải không? -- Vâng, tôi đã xem Matthew Broderick trên màn ảnh, và tôi đã nghĩ, "Thật ngọt ngào! Ferris Bueller. Tôi sẽ xem phim này!" Đó không phải là Ferris Bueller. Và tha thứ cho tôi nhé Matthew Broderick, Tôi biết ông đã làm nhiều phim khác ngoài phim Ferris Bueller, nhưng đó là cách tôi nhớ về ông, ông là Ferris. Nhưng lúc đó ông không hành động theo cách của Ferrris, ông đang làm những thứ đồng tính vào lúc đó. Ông ta đang ở trong một bộ phim tên "Torch Song Trilogy" Và "Torch Song Trilogy" dựa trên một vở kịch về một gã giả gái đang khao khát tìm kiếm tình yêu. Tình yêu và sự tôn trọng - toàn bộ phim nói về nội dung đó. Và khi tôi xem phim đó, tôi nhận ra các nhân vật đang nói về tôi. Không phải là phần về gã giả gái đó - tôi sẽ không cạo đầu vì bất cứ ai - ngoại trừ cái phần đồng tính của mình. Để tìm kiếm tình yêu và sự tôn trọng, cái phần đang cố gắng tìm ra vị trí của chính mình trong thế giới này. Vì thế khi tôi coi bộ phim đó, tôi thấy cảnh phim đầy xúc động đó làm tôi rơi nước mắt. Và hình ảnh đó ám ảnh tôi suốt 25 năm qua. Và đây là câu nói mà nhân vật chính, Arnold, nói với mẹ anh khi họ tranh cãi rằng anh ấy là ai và anh đang sống cuộc đời nào. "Chỉ có thêm một thứ - chỉ có thêm điều này thôi mà mẹ nên hiểu. Con đã tự học khâu vá, nấu ăn, sửa ống nước, đóng đồ nội thất, con thậm chí có thể tự vỗ vào lưng mình nếu cần thiết, tất cả chỉ để con không phải xin xỏ hay nhờ vả ai bất cứ điều gì. Con chẳng xin xỏ ai bất cứ gì ngoại trừ tình yêu và sự tôn trọng, và nếu người nào không thể cho con 2 điều đó trong đời thì sẽ không có chỗ nào trong cuộc đời con hết." Tôi nhớ cảnh phim đó như thể nó vừa hôm qua, khi tôi 16 tuổi, nước mắt trào ra, tôi đứng trong tủ quần áo, và tôi đang nhìn vào hai người đó, Ferris Bueller và một gã nào đó tôi chưa từng biết trước đó, đang chiến đấu vì tình yêu. Đến khi tôi rồi cũng có một vị trí trong đời mình nơi tôi đến đã chấp nhận tôi là ai, và tôi thật hạnh phúc để nói với bạn sự thật, tôi hạnh phúc với sự đồng tình của mình và tôi đoán từ "gay" cũng có nghĩa là hạnh phúc. Tôi nhận ra nhiều người không thực sự gay như tôi gay một cách hạnh phúc, chứ không phải gay vì bị hấp dẫn bởi người đồng giới. Trong thực tế, tôi nghe thấy rất nhiều sự ghét bỏ và giận dữ và rất nhiều sự đổ vỡ, nhiều nỗi sợ về quá khứ của tôi và cách sống đồng tính của tôi. Bây giờ, tôi đang ngồi đây, cố phân tích ý nghĩa của từ "Lối sống đồng tính", "cách sống đồng tính", và tôi vẫn phải nghe những từ này hàng ngày, lặp đi lặp lại: lối sống, lối sống, lối sống. Tôi thậm chí phải nghe cả những tay chính trị gia nói lối sống đồng tính là một mối đe dọa với nền văn minh lớn hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Đó là khi tôi cảm thấy sợ hãi. Bởi vì tôi nghĩ, nếu tôi đồng tính và tôi đang làm điều gì đó để hủy diệt nền văn minh, tôi cần phải phân tích ra những thứ ấy là gì, và tôi cần phải dừng ngay những hành vi đó lại. (Cười lớn) Vì thế, tôi nhìn lại cuộc đời mình, nhìn chính mình một cách nghiêm khắc và tôi nhận thấy một số điều rất phiền toái. (Cười lớn) Và tôi bắt đầu muốn chia sẻ những điều tội lỗi đó đến mức tôi đến đây với các bạn, bắt đầu với những buổi sáng của tôi. Tôi uống cafe. Tôi không chỉ uống cà phê, tôi biết một số người đồng tính cũng hay uống cà phê. Tôi bị dính kẹt xe... kẹt xe tồi tệ, tồi tệ. Đôi khi tôi bị kẹt khi xếp hàng ở sân bay. Tôi nhìn quanh, và tôi đi tiếp, "Chúa ơi, hãy nhìn những người đồng tính này mà xem!" Chúng ta đều đang mắc kẹt trong những hàng dài này! Cả một đám người xếp hàng tìm cách lên một cái máy bay. Chúa ơi, lối sống mà tôi đang chọn này thật cực kì tội lỗi!" Tôi dọn dẹp. Đây không phải là bức ảnh thật về phòng của con trai tôi đâu, phòng của thằng bé còn bừa bộn hơn. Và bởi vì tôi có 1 cậu bé 15 tuổi, tất cả những gì tôi phải làm là nấu ăn, nấu ăn và nấu ăn. Có cha mẹ nào ở đây có con tuổi này không? Tất cả những gì ta phải làm là nấu ăn cho đám nhóc.... tụi nhỏ ăn hai, ba, bốn bữa tối một đêm. Thật ngớ ngẩn! Đây là cách sống của người đồng tính. Và sau khi nấu ăn, dọn dẹp và đứng xếp hàng, và mắc kẹt trong đám kẹt xe, tôi và bạn đời của tôi, chúng tôi được bên nhau và chúng tôi quyết định phải đi ngay và làm một điều gì đó vừa ngông cuồng, điên rồ và thật vui vẻ. (Cười lớn) Chúng tôi thường cùng nhau trên giường trước khi chúng tôi biết ai là người bị loại trong chương trình "American Idol" Chúng tôi phải thức dậy vào ngày kế tiếp và xem ngay coi ai là người vẫn trên sân khấu bởi vì chúng tôi quá mệt mỏi khi phải nghe mãi về những ai sẽ tiếp tục được thi vòng tiếp. Đấy quả là một kiểu sống đồng tính siêu tồi tệ và bịp bợm. Chạy theo cuộc sống của những người dị tính luyến ái. (Tiếng vỗ tay) Khi người bạn đời của tôi, Steve, và tôi lần đầu tiên hẹn hò, anh ấy kể tôi nghe câu chuyện về những chú chim cánh cụt. Và lúc đó tôi không biết anh ấy định làm gì khi kể chuyện đó. Anh ấy có vẻ hơi hồi hộp khi cố gắng chia sẻ với tôi, nhưng anh nói với tôi rằng khi một chú chim cánh cụt tìm thấy nửa kia mà chú muốn sống chung suốt đời, chúng sẽ dành cho nửa kia một viên sỏi - một viên sỏi hoàn hảo. Và sau đó anh ấy thò tay vào túi áo, anh rút ra cái này và đưa cho tôi. Và tôi nhìn vào nó, và như thế này, nó thật sự rất tuyệt. Và anh nói: "Tôi muốn sống suốt cuộc đời này bên em." Vì thế, tôi đã đeo nó bất cứ khi nào tôi phải làm một việc gì đó khiến tôi hơi hồi hộp, ví dụ như, tôi không biết nữa, có thể là một buổi nói chuyện trên TEDx. Tôi đeo nó khi tôi trở thành một nửa của cuộc đời anh trong suốt thời gian dài. Và đôi khi tôi đeo chỉ bởi vì tôi cứ đeo. Có bao nhiêu người ngoài kia đang yêu nhau? Có bạn nào ở đây đang yêu nhau? Bạn có thể đồng tính. (Cười lớn) Bởi vì tôi, cũng thế, tôi đang yêu và có lẽ đây là một phần trong cuộc đời của một kẻ đồng tính, tôi phải cảnh báo với bạn vậy. (Cười lớn) Bạn có thể muốn nói với vị hôn phu của mình. Bất cứ ai, nếu đang yêu, đều có thể là gay đấy. Bao nhiêu người trong số các bạn còn độc thân? Có bạn nào độc thân đó không? Bạn có thể là kẻ đồng tính đấy! Bởi vì tôi cũng biết vài bạn đồng tính cũng đang độc thân. Đáng sợ không, cái thế giới đồng tính này! Nó quá đáng sợ và thậm chí chẳng có vẻ gì là sắp kết thúc. Nó cứ tiếp tục, tiếp tục và lấn át tất cả! Nghe có vẻ ngớ ngẩn quá, phải không? Đó là lí do vì sao tôi rất hạnh phúc khi tổng thống Obama xuất hiện và nói (Cười lớn) rằng ông ủng hộ... (Cười lớn) rằng ông ủng hộ sự bình đẳng trong hôn nhân. Đó là ngày tuyệt vời trong lịch sử đất nước chúng ta; đó là ngày tuyệt vời trong lịch sử toàn cầu khi có một tổng tống đương nhiệm nói, đầy đủ điều này với chính ông, và với cả thế giới. Điều đó tuyệt vời. Nhưng có một điều làm tôi thấy phiền lòng khi ông mới làm điều đặc biệt đó trong một khoảng thời gian ngắn trước đó. Và đó là, có lẽ, chỉ là một bước tiến mới bởi những nhà hoạt động vì người đồng tính đó là kỉ nguyên đồng tính. Tôi cũng cảm thấy phiền vì mãi đến gần đây tôi mới dám công khai là mình đồng tính. Tôi đã làm rất nhiều công việc, tôi đã là người gây quỹ, tôi đã viết về chủ đề này, và tôi đã nhận được chứng nhận cho mình trong vấn đề đồng tính này. (Tiếng cười) Tôi đóng hội phí đúng thời hạn, (Cười lớn) Tôi đã tuần hành trong lễ diễu hành dưới lá cờ tự hào của người đồng tính và trong đội bóng 9 người, và tôi vẫn chưa thấy bản nghị sự của người đồng tính. Điều đó rất , rất đang nản lòng, và tôi cảm thấy bị bỏ rơi, như thể tôi chưa đủ đồng tính. Nhưng sau đó một điều tuyệt vời đã xảy ra: Tôi đang đi mua sắm, như tôi định làm, và tôi đi đến một nơi để chương trình nghị sự của người đồng tính. Và tôi tự nói với mình: "LZ, trong suốt một thời gian dài, ngươi đã chối bỏ điều này. Khi ngươi đi đến trước đám đông này, ngươi sẽ chia sẻ với họ. Ngươi sẽ nhân rộng vấn đề đồng tính, và không ai còn có thể nghi ngờ, điều gì sẽ xảy ra trong vấn đề của người đồng tính? Những người đồng tính này đứng lên vì điều gì? Họ muốn gì chứ?" Vì thế, không chút khó nhọc nào, tôi sẽ giới thiệu đến bạn, thưa quý vi và các bạn, bây giờ hãy cẩn thận, bởi nó là một bản thảo tội lỗi, bản thảo chính thức, về dự luật người đồng tính (Nhạc) Thưa mọi người, luật về đồng tính. (Tiếng vỗ tay) Nó đây Bạn đã thấm nó hết chưa? Vấn đề về người đồng tính Vài người trong số bạn có thể gọi nó, là gì nhỉ, Hiến pháp của nước Mỹ, đó có phải là tên khác mà bạn thường gọi? Hiến pháp Mỹ chính là điều khoản về đồng tính. Những người đồng tính, giống tôi, muốn được đối xử như những công dân đầy đủ quyền lợi và điều đó được viết ra bằng ngôn ngữ đơn giản. Tôi đã xúc động khi tôi nhìn thấy nó. Cứ như thể, thế nào nhỉ, như thể đây là điều khoản về người đồng tính? Tại sao bạn không đơn giản gọi nó là hiến pháp, để tôi có thể hiểu bạn đang nói về điều gì? Tôi đã không quá nhầm lẫn, tôi lẽ ra đã không quá giận dữ. Nhưng đấy là nó, luật về người đồng tính. Đấu tranh cho cuộc sống dị tính của bạn. Bạn có biết rằng trên tất cả các bang nơi nào không có sự phân biệt ai là gay, lesbian, người lưỡng tính hay chuyển giới có thể bị đá ra khỏi căn hộ của họ chỉ vì họ là gay, lesbian, lưỡng tính hay chuyển giới? Đó là lí do duy nhất mà tay chủ nhà cần để tống cổ họ ra khỏi nhà, bởi vì không có sự bảo vệ nào đối với hành vi phân biệt đối xử với người đồng tính, chuyển giới hay lưỡng tính. Bạn có biết ở bang nào không có sự phân biệt và bạn có thể bị đuổi việc vì đồng tính, lưỡng tính hay chuyển giới? Không dựa trên chất lượng công việc của bạn, bất kể bạn đã làm việc bao lâu, nếu bạn bốc mùi, chỉ vì bạn đồng tính, lưỡng tính hay chuyển giới. Tất cả những gì xuất hiện trên gương mặt của dự luật đồng tính, mà người ta còn gọi là Hiến Pháp Mỹ. Đặc biệt, sự sửa đổi nhỏ này ngay đây: "Không một bang nào được gây áp lực hoặc áp đặt luật lệ để hạn chế đặc quyền hay quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ." Tôi đang hướng về phía các bạn, North Carolina. Nhưng các bạn lại chẳng hề nhìn đến hiến pháp Mỹ. Đây là kỉ nguyên của người đồng giới: với sự công bằng. Không phải đặc quyền, nhưng đó là những quyền đã được viết nên bởi những người tinh hoa nhất, nếu bạn theo nó. Được giáo dục, được ăn mặc đàng hoàng, (Tiếng cười lớn) một vài người có thể dám nói là ăn mặc một cách đáng ngờ. (Tiếng cười) Tuy nhiên, cha ông của chúng ta, đúng không? Đó là những người, mà chúng ta vẫn nói, họ luôn biết mình làm gì khi viết ra Hiến Pháp- về kỉ nguyên đồng giới, nếu bạn dám gọi thế. Tất cả những thứ đó bay phấp phới trước những gì họ đã làm. Đó là lí do vì sao tôi đã cảm thấy phải giới thiệu với bạn thật gấp bản copy của điều khoản về người đồng giới. Bởi vì tôi nhận ra rằng nếu tôi viết nó thật hài, bạn có thể sẽ chẳng biết sợ. Tôi nhận ra rằng nếu tôi có chút bất kính, bạn cũng chẳng lấy gì làm nghiêm trọng Nhưng nếu bạn xem bản đồ, và bạn có thể thấy tình trạng của chúng tôi ở Michigan Ở đây, đuổi việc ai đó là gay, lesbian, lưỡng tính hay chuyển giới là hợp pháp. Cũng hợp pháp luôn nếu bạn tống cổ ai đó khỏi ngôi nhà của chính họ bởi vì họ gay, lesbian, lưỡng tính hoặc chuyển giới, sau đó bạn nhận ra rằng cả cuộc trò chuyện này nói về sự bình đẳng trong hôn nhân không phải là tống cổ ai đi ngay lập tức, mà là dành cho họ những quyền lợi vốn đã được thiết lập sẵn. Và chúng tôi chỉ cố gắng để tiến tới những quyền lợi vốn đã có sẵn, mà chúng tôi đã đồng thuận với chúng. Có nhiều người sống trong sợ hãi sợ mất việc vì thế họ không bao giờ cho ai biết họ thực sự là ai ngay tại ngôi nhà họ. Điều này chỉ xảy ra ở North Carolina; tất cả những bang khác đều sạch, điều đó là hợp pháp. Nếu tôi có thể khoe khoang một chút tôi có một đứa con trai 15 tuổi từ cuộc hôn nhân của mình. Nó có 4.0 Nó tổ chức một câu lạc bộ ở trường, Thảo Luận Chính Sách. Nó rõ là một ngôi sao từ trứng nước; Nó đạt được hầu hết kỉ lục ở trường trung học trong tất cả sự kiện mà nó tham gia. Nó là một tình nguyện viên. Nó luôn cầu nguyện trước khi ăn. Tôi luôn nghĩ rằng, khi mình là cha nó - và nó sống hầu hết thời gian bên mình tôi có thể là người đã góp chút công sức nhỏ bé nào đó vào tất cả cuộc sống của nó. Tôi luôn nghĩ rằng nó là một cậu trai ngoan, một chàng trai trẻ đáng quý mến. Tôi đã luôn muốn nghĩ như thế Tôi đã được công nhân là một người có thể làm cha. Nhưng nếu lúc đó tôi đi đến bang Michigan như ngày nay, và cố gắng nhận nuôi một đứa trẻ từ nhà nuôi trẻ mồ côi, Tôi có thể bị xếp vào hạng không đạt tiêu chuẩn chỉ vì một lí do: bởi vì tôi là gay. Dù tôi đã cố gắng chứng minh bao nhiêu, mặc cho những gì tôi làm với trái tim của mình. Bởi vì bang Michigan nói với tôi rằng tôi không đủ tiêu chuẩn được nhận nuôi bất cứ thứ gì. Và đó không chỉ là với tôi, mà với tất cả những công dân Michigan khác, những công nhân Mỹ khác, vốn không bao giờ có thể hiểu tại sao họ lại quan trọng hơn chính bản thân họ là ai. Câu chuyện này cứ diễn đi diễn lại nhiều lần nhiều lần nữa trong suốt lịch sử của đất nước chúng ta. Đã có thời, tôi không biết, những người da đen không thể có quyền lợi tương đương người khác. Những người là phụ nữ cũng không thể được bình đẳng, không được phép đi bầu cử. Đã có một điểm trong lịch sử của chúng ta, vào lúc đó nếu bạn bị coi như là kẻ khiếm khuyết, đơn giản là chủ lao động có thể sa thải bạn dễ dàng, trước khi Đạo luật Americans with Disabilities ra đời. Chúng ta cứ làm thế, hết lần này tới lần nọ. Và, vì thế bây giờ chúng ta đang ở đây, năm 2012, trong kỉ nguyên của người đồng tính, lối sống đồng tính, và tôi không phải là một người cha tốt và người ta không xứng đáng có quyền bảo vệ gia đình của mình bởi vì họ là cái gì, chứ không phải vì bản thân họ là ai. vì thế khi bạn nghe cụm từ "Lối sống đồng tính" và "kỉ nguyên đồng tính" trong tương lai, tôi động viên bạn hãy làm 2 điều sau: Một, hãy nhớ đến Hiến Pháp Mỹ. Và hai, nếu bạn không phiền, hãy nhìn sang bên trái bạn. Hãy nhìn sang bên phải bạn. Người bên cạnh bạn là người anh, người chị bạn. Và họ xứng đáng được đối xử với tình yêu và sự tôn trọng. Cảm ơn các bạn. (Tiếng nhạc) (Tiếng ván trượt)(Nhạc) (Tiếng vỗ tay) Vâng, đó là những gì tôi đã làm trong đời mình. (Tiếng cười lớn) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn quý vị! (Vỗ tay) Khi là một đứa nhỏ, tôi đã sống và lớn lên tại một nông trại ở Florida và tôi chơi nhhững thứ mà hầu hết đám trẻ thời đó đều chơi. Tôi chơi bóng mềm nhỏ, thử vài thứ khác như vậy, nhưng tôi đã luôn cảm thấy lạc lõng và tận cho đến khi tôi thấy những bức ảnh trên tạp chí có một vài cậu thanh niên chơi ván trượt, và tôi nghĩ, "Wow, đây chính là thứ dành cho tôi," bạn biết đấy. Vì chẳng có huấn luyện viên nào kè kè bên bạn, và những anh chàng đó, họ đơn giản là thể hiện chính họ. Không có đối thủ trực tiếp nào ngáng đường bạn. Và tôi yêu cảm giác đó, nên tôi bắt đầu trượt ván khi tôi khoảng 10 tuổi, vào năm 1977, và ngay khi bắt đầu, tôi đã học nó khá nhanh. thực tế, đây là một vài đoạn video từ năm 1984. Mãi đến năm 79, tôi mới đoạt chức vô địch không chuyên đầu tiên trong đời, và sau đó, năm 81, khi tôi 14 tuổi, tôi đã thắng giải vô địch thế giới đầu tiên của mình, điều đó thật tuyệt vời với tôi, và trong một cảm giác rất thật, đó là chiến thắng đầu tiên tôi có trong đời. Oh, xem này. Đây là thủ thuật casper slide khi dựng đứng tấm ván Hãy ghi nhớ thủ thuật này (Cười) Và động tác này gọi là Ollie (thủ thuật bật ván lên trên không mà không dùng tay giữ ván). Như cô ấy đã nhắc rằng điều này chắc chắn đã được làm quá lên, nhưng chính thủ thuật này lại là lí do tôi được mệnh danh là ông tổ của làng trượt ván đường phố đương đại. Đây là một vài bức ảnh về thủ thuật này. Lúc đó tôi đã đi nửa chặng đường trong sự nghiệp trượt ván chuyên nghiệp vào, khoảng những năm giữa thập niên 80. Trong trượt ván tự do, chúng ta đã phát triển tất cả các kĩ thuật trên mặt đất như bạn đã thấy, nhưng có một hình thức trượt ván mới đang phát triển tại thời điểm đó, cái mà mọi người biểu diễn trên đường phố và họ thực hiện động tác nhấc ván trên không như tôi đã cho các bạn xem. Họ thực hiện nó để nhảy lên các đồ vật như ghế băng, tay vịn và những bậc cầu thang và tất cả các loại vật dụng rất hay ho khác. Vì vậy kĩ thuật này đã phát triển lên tầm cao mới. Thực chất, khi một người nào đó nói với bạn rằng một ngày nào đó bạn sẽ trở thành người trượt ván, chắc chắn là họ đang ám chỉ đến một người trượt ván đường phố, vì loại hình này thường mất 5 năm để trở nên lỗi thời, và ở thời điểm đó, tôi đã trở thành một nhà vô địch của các nhà vô địch trong 11 năm, phew! Và đột nhiên tất cả mọi thứ đều kết thúc. Vậy đấy. Nó đã quá xa vời. Họ đã đánh sập hình mẫu trượt thủ chuyên nghiệp của tôi, điều đó cũng tương tự như bạn bị khai tử một cách công khai vậy. Bạn biết đấy, đó là cách bạn kiếm tiền. Bạn có một chiếc ván mang những nét đặc trưng của bạn, bộ bánh xe, giày và quần áo. Tôi đã có tất cả những thứ đó và giờ chúng đã không còn nữa. Điều điên rồ nhất là tôi từng cảm thấy như được trả tự do, vì tôi không còn phải bảo vệ thành tích của một nhà vô địch nữa. Một lần nữa, "Nhà vô địch" Cụm từ nhà vô địch nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng chính bản chất của nó là như vậy, phải không? Và tôi phải - Cái đã đưa tôi đến với trượt ván, sự tự do giờ đã quay trở lại, khi mà tôi có thể tạo ra các thủ thuật vì nó luôn luôn đem lại niềm vui cho tôi đó chính là việc tạo ra những thứ mới mẻ. Một thứ khác mà tôi có là kiến thức sâu rộng về các thủ thuật để có thể từ đó làm nền móng cho các thủ thuật trượt ván đường phố. Những thứ mà những người bình thường làm rất khác nhau. Vì vậy, khiêm tốn và hư hỏng như chính bản chất của nó - và tôi tin rằng, nó rất hư hỏng. Tôi sẽ đến nơi trượt ván, và tôi đã trở thành một kẻ nổi tiếng, phải không? và mọi người sẽ nghĩ rằng tôi tài giỏi. Nhưng trong vùng đất mới này, tôi lại rất tồi. Vậy nên mọi người sẽ phản ứng, "Ôi, anh ấy thật là-- Ôi chuyện gì đã xảy ra với Mullen?" (Tiếng cười)(Cười) Vì vậy, tôi đã bắt đầu lại một cách khiêm tốn nhất. Đây là những thủ thuật mà tôi đã bắt đầu mang đến vùng đất mới đó. (Tiếng trượt ván) Và một lần nữa, sự nhuần nhuyễn trượt ván tự do này đã làm tôi phải nghĩ - Ôi, cái đó à? Đó cứ như là thứ khó nhất mà tôi đã từng làm. Được rồi, hãy nhìn động tác đó. Đó là darkslide. Đó là kiểu trượt trên mặt dưới của tấm ván. Những động tác đó cực kì thú vị. (Tiếng cười) Và thực chất nó không khó lắm đâu. Bạn biết đấy, ở mức độ nền tảng của động tác đó, như caspers, thấy cái cách mà bạn quăng tấm ván không? (Tiếng trượt ván) Đơn giản vậy thôi, phải không? Không có gì to tát cả (Tiếng cười) Và chân trước của bạn, cái cách mà nó chộp lấy tấm ván, là -- tôi đã từng thấy một số người trượt trên mặt dưới của tất ván như thế, và tôi nghĩ: " Sao tôi có thể làm được đây?" Bởi vì điều đó chưa bao giờ được thực hiện trước đây. lấy tâm trí tôi và đây điều tôi đang nói tới. Tôi có một mô hình. Tôi có cái nền tảng này, nơi mà nó sẽ như, ôi trời ơi, vấn đề là bàn chân của bạn. Nó chỉ là cách bạn lật tấm ván ngược lại. Hãy để cái cạnh tấm ván làm việc đó, và nó rất đơn giản. và việc tiếp theo bạn biết là, có đến 20 thủ thuật nữa dựa trên các mức độ. Nên đó là điều, hãy cùng xem nào Đây là một cách khác, và tôi sẽ không phức tạp hóa nó Một sự chiều chuộng nho nhỏ, tôi hiểu. Có một thứ được gọi là cú trượt đỉnh cao. (Tiếng trượt ván) Nó là thủ thuật buồn cười nhất để thực hiện (Tiếng trượt ván) Nó giống như là trượt trên da vậy. Và cái này, hãy nhìn cách nó trượt trên cạnh tấm ván, đi theo mọi hướng? Được rồi, vậy khi bạn trượt ván và bạn ngã tấm ván trượt ra đằng này hoặc đằng này. Nó cũng dễ đoán được. Còn cái này, nó sẽ trượt theo mọi hướng. Nó như một bộ phim hoạt hình về cú ngã, và đó là điều bạn thích nhất ở nó Để thực hiện nó rất thú vị. Quả thực, khi mà tôi bắt đầu làm nó, tôi vẫn nhớ, vì tôi đã bị thương. Tôi phải phẫu thuật đầu gối, phải không? Nên sẽ có những ngày mà, thực ra là vài tuần, mà tôi không thể trượt ván. Nó làm tôi sa sút. Và tôi đã xem những người này, tôi đã đến ngôi nhà kính nơi mà rất nhiều người đang trượt ván, những người bạn của tôi, và tôi như "Tôi phải làm một điều gì đó thật mới. Tôi muốn làm một điều gì đó mới. Tôi muốn bắt đầu lại từ đầu. Tôi muốn bắt đầu lại từ đầu. Và cái đêm trước ca phẫu thuật, tôi đã xem và tôi đã có suy nghĩ rằng "Làm cách nào tôi có thể làm được điều đó?" Vì vậy tôi đã cố gắng, và nhảy lên tấm ván trượt, tôi đã dữ dội lật ngược tấm ván lại và tôi nhớ là khi tôi tiếp đất trên một chân, tôi nghĩ rằng, nếu như đầu gối có bị sao đi chăng nữa thì chỉ là bác sĩ sẽ có thêm việc để làm vào sáng mai. (Cười) và sau đó, nó là một điều thật điên rồ. Tôi không biết bao nhiêu người trong số các bạn đã trải qua những ca phẫu thuật, nhưng -- (Tiếng cười) -- bạn thực sự tuyệt vọng, phải không? Bạn đang nằm trên cáng đẩy và bạn đang nhìn lên trần nhà chạy lướt qua trước mắt, tất cả mọi lần đều diễn ra như vậy, và ngay giây phút họ chụp mặt nạ lên bạn trước khi ngủ thiếp đi tất cả những thứ tôi nghĩ đến là "Trời ơi, khi tỉnh dậy và khoẻ trở lại, điều đầu tiên tôi sẽ làm là quay lại cảnh thủ thuật đó" (Cười) Và tôi đã làm thật. Đó là thứ đầu tiên mà tôi quay, điều đó thật tuyệt vời. Giờ hãy để tôi -- tôi sẽ kể cho bạn chút ít về sự biến hóa của những thủ thuật. Hãy để ý đến ngoại cảnh, bằng giác quan. Điều mà chúng ta làm với tư cách là trượt thủ, là bạn biết những thủ thuật ấy. Ví dụ như tôi đang tập tành thủ thuật darkslides hoặc thủ thuật đỉnh cao, các bạn biết nó rồi (Cười) Điều bạn làm là bạn sẽ trượt vòng quanh các con phố mà bạn đã thấy mộtcả trăm lần, nhưng bỗng nhiên , vì bạn đã định sẵn những thứ cần làm để đạt mục tiêu này giống như là, thứ gì sẽ hợp với thủ thuật này? Làm cách nào tôi mở rộng, làm cách mà hoàn cảnh mà môi trường thay đổi bản chất cái việc tôi làm? nên bạn cứ lái xe đi và đi mãi và tôi phải thừa nhận, chỉ vì tôi đã đắn đo về việc đó và bởi vì tôi đang ở đây nhưng tôi sẽ nói ra, tôi không thể nói cho bạn, không chỉ là ở đây ngay trước mặt bạn mà còn là một đặc quyền khi có mặt ở trường USC, vì tôi đã từng được "hộ tống" ra khỏi trường rất nhiều lần. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Nên hãy để tôi đưa ra một ví dụ về cách ngoại cảnh định hình nội dung. Đó là một nơi gần đây. Đó là một khu vực nhiều tệ nạn. Nhận định đầu tiên của bạn là, liệu tôi có bị đánh tơi bời? Bạn đi ra ngoài và -- hãy nhìn lên bức tường này? Nó trông khá là ảm đạm, và nó tạo kích thích để thực hiện các thủ thuật Nhưng nó còn tạo điều kiện để thực hiện mánh "bốc đầu" vậy nên hãy cùng xem . Đây là một vài thủ thuật, và một lần nữa cách mà ngoại cảnh thay đổi bản chất của các thủ thuật của bạn Khi mà biểu diễn tự do dẫn đường thì cũng sẽ không còn tồn tại sự kiểm soát của đôi tay -- do vậy mánh "bốc đầu" cũng thất bại Hãy cùng xem, thủ thuật này ư? Ôi, tôi yêu nó. Nó như lướt ván vậy, còn thủ thuật này, cái cách mà bạn tóm lấy tấm ván. Còn cái này, một chiêu lướt giật lùi về sau, và hãy để ý đến chân đằng sau, hãy để ý đến chân đằng sau đi nào. Ối. (Cười) Một lưu ý cho điều đó. Và một lần nữa, chúng ta sẽ quay lại với nó. Ở đây. Chân đằng sau, chân đằng sau. Được rồi, ở trên kia ư? Đó được gọi là cú xoay 360. Hãy ghi nhớ đến cái cách mà tấm ván quay ngược lại và xoay tròn, cả hai cái trục quay. và một ví dụ khác về cách ngoại cảnh đã thay đổi, và quá trình xử lí sáng tạo cho tôi và cho hầu hết các trượt thủ khác, giống như khi lái sau khi ra khỏi xe để kiểm tra an toàn bạn kiểm tra các vật dụng. (Tiếng cười) Nó rất hài hước, bạn phải bắt được nhịp điệu của chúng, bạn biết chứ, những người chỉ biết lượn loanh quanh và trượt ván là một trong những việc khiêm tốn. Không quan trọng bạn giỏi như thế nào, bạn vẫn có thể xử lí được Vì vậy bạn hạ cánh xuống bức tường, và khi tôi hạ xuống bức tường đó, điều đầu tiên bạn làm là bạn ngã về phía trước, và tôi sẽ kiểu, ổn thôi, ổn thôi Khi bạn sửa chữa nó bạn sẽ đẩy mình ra sau và khi tôi làm như vậy, nó sẽ hất vai tôi như thế này, cái cách mà tôi đang làm nó, tôi cảm thấy như thể "Ôi wow, nó đang ra hiệu cho một cú xoay 360" vì đó chính là cách bạn thực hiện cú xoay 360. Và đây là những gì tôi muốn nhấn mạnh khi bạn tưởng tượng, tất cả những thủ thuật ấy được tạo nên bởi những chuyển động phụ, các chức năng của động cơ vận hành máy, một lượng hạt tích tụ đến độ mà tôi không biết để có thể nói cho bạn, nhưng có một thứ mà tôi biết là, mội thủ thuật đều được tạo nên bởi sự kết hơp của hat hay ba hoặc bốn thậm chí là năm chuyển động. Khi tôi lớn lên những thứ đó là một mớ bòng bong, và bạn phải làm như là để cho nhận thức, như ngả ra phía sau một chút và để cho trực giác của bạn đi theo những cảm xúc Và những chuyển động phụ ấy sẽ chỉ như trôi nổi xung quanh, và khi mà bức tường đã chạm vào bạn, chúng sẽ tự liên kết đến một mức độ nào đó, và điều đó xảy ra khi nhận thức, bạn nghĩ rằng, "Ồ, cú xoay 360, tôi sẽ làm được nó" Và đó là cách hữu dụng với tôi, quá trình xử lí sáng tạo, quá trình mà bản chất nó mang đậm hơi hướng trượt ván đường phố. Tiếp theo - Ôi bạn có để ý. (Cười) Những người là một cộng đồng. Họ là những tay trượt ván cừ nhất trên thế giới. Họ là bạn tôi. Ôi Chúa ơi, họ quả thật là những người tốt. Và vẻ đẹp của trượt ván là không có ai là người giỏi nhất. Thực chất, tôi biết nó sẽ phũ phàng khi nói ra họ là bạn tôi, nhưng một số thực ra không hề nhìn thoải mái như vậy khi đứng trên tấm ván của họ. Điều khiến họ trở nên vĩ đại mức độ họ sử dụng trượt ván như cái cách để phân biệt mình. Mỗi người trong số họ, bạn đang nhìn họ đấy, bạn có thể thấy dáng dấp của họ, và bạn sẽ nhận ra rằng "Ôi đó là anh ấy, đó là Haslam, đó là Koston, đó là bọn họ, đó chính là những người ấy. Và những trượt thủ, tôi nghĩ họ là những người thích hoạt động ngoài trời những người tìm kiếm cái cảm giác được thuộc về, nhưng sự thuộc về ấy lại là theo định nghĩa rất riêng của họ, và sự tôn trọng thực sự được cho đi bằng với lượng mà chúng tôi chấp nhận thứ những người khác làm, những thủ thuật căn bản, những cú xoay 360, chúng tôi nhìn nhận nó, chúng nó biến nó trở thành của riêng mình và sau đó chúng tôi cống hiến cho cộng đồng theo cách nội bộ mà khai sáng cộng đồng đó. Sự đóng góp càng lớn, chúng tôi sẽ càng chia sẻ và càng xây dựng tính cá nhân, cái mà rất quan trọng với rất nhiều người trong chúng tôi những ngườii cảm thấy bị ruồng bỏ để có thể bắt đầu lại từ đầu. Lời tổng kết đã mang đến cho chúng tôi một điều mà chúng tôi không bao giờ có thể giành lấy với chỉ một cá nhân đơn lẻ. Tôi nên nói theo cách này. Có một sự cân bằng tuyệt vời đến độ chúng tôi đoàn kết lại thành một cộng đồng độ đó nằm trong phần cá nhân mỗi người, cái mà chúng tôi có thể thể hiện bằng những việc chúng tôi làm. Tiếp theo. Những con người ấy. Một cộng đồng thân thuộc mà khuyến khích thúc đẩy sự đổi mới. hãy để ý đến một số người trong những bức ảnh trên từ Bộ Công an. Nhưng trông nó thật thân quen. Ý tôi là, nó là gì để có thể xâm nhập? Nó là vốn hiểu biết sâu rộng về công nghệ đến mức bạn có thể thâu tóm nó và lái nó theo hướng khác mà nó chưa từng có ý định làm, phải không? Và không phải họ đều xấu. bạn có thể là một tay lập trình nòng cốt của Linux, khiến nó hoạt động ổn định An toàn hơn, bảo mật hơn. Bạn có thể là một lập trình viên iOS, bắt chiếc iPhone của bạn làm những thứ mà nó đáng ra không làm. Không được cấp phép, nhưng không hề phạm pháp. Và sau đó bạn gặp một số những người đó, phải vậy không? Điều mà họ làm giống như một quá trình sáng tạo Họ kết nối những thông tin riêng lẻ, và họ tổng hợp chúng lại theo cách mà một nhà phân tích an ninh không hề mong đợi. Phải vậy? Nó không biến họ thành người tốt, nhưng nó nằm trong trái tim của một kĩ sư, trong trái tim của một cộng đồng sáng tạo, một cộng đồng cách tân và cộng đồng cởi mở ấy, thuyết căn bản cho nó là, chấp nhận những thứ hộ làm, biến nó trở nên tốt đẹp hơn gửi lại và chúng ta đều tiến xa. Một cộng đồng quen thuộc, rất quen thuộc Chúng ta cũng có những góc cạnh. Nó thật buồn cười nhưng cha tôi đã đúng. Họ là những người bạn cùng tiến của tôi. Nhưng tôi tôn trọng những thứ họ làm và tôi tôn trọng những thứ tôi làm vì tôi có thể làm được. Những gì học có thể làm thật tuyệt vời. Thực tế, một trong số họ, anh ấy là doanh nhân của năm của công ty Ernest& Young thuộc hạt San Diego, nên họ không phải, bạn không bao giờ biết bạn sẽ gặp gỡ ai. Chúng ta luôn có một mức độ nổi tiếng. Thực chất, tôiđã từng quá thành công đến mức tôi tôi cảm thấy mình không hề xứng đáng. Tôi đã có một bằng sáng chế, và nó thật tuyệt. Chúng tôi đã thành lập một công ty và nó đã lớn lên trở nên vững mạnh nhất. Và sau đó nó thất bại và rồi một lần nữa lại trở thành công ty to lớn to lớn nhất. Để đạt được điều này khó khăn hơn lần thứ nhất, và sau đó chúng tôi bán nó đi và lại bán nó đi một làn nữa. Vì thế mà tôi có chút thành công. Đến cuối cùng, khi bạn đã sở hữu mọi thứ trên, vậy điều gì vẫn tiếp tục thúc đẩy bạn? Như tôi đã nhắc đến, chấn thương đầu gối và những thứ đó, điều gì sẽ hạ gục bạn? Vì nó không chỉ là tâm trí. Thứ sẽ hạ gục bạn và sẽ khiến bạn làm một điều gì đó và đưa bạn đến một tầm cao khác, và khi bạn đã có tất cả, đôi khi chúng sẽ lụi tàn kéo theo tất cả tài năng, và một trong những thứ mà chúng ta vẫn có, tất cả chúng ta, là tiếng ta. Tôi nghĩ đến cách nổi tiếng tốt nhất, vì tối có thể gỡ bỏ nó Tôi đã từng đi vòng quanh thế giới, và sẽ có hàng ngàn trẻ em gào thét tên tôi. Nó hẳn là kì quặc, cồn cào ruột gan Nó giống như lạc lối. Và bạn nhảy vào trong xe ô to và phóng đi sau 10 phút lái xe bạn bước ra ngoài và không một ai nhận ra bạn. (Cười) Và nó mang đến cho bạn một sự sáng tỏ trong nhận định, tôi chỉ là tôi, và nổi tiếng, cái gì làm nó trở nên có nghĩa? Không nhiều. Đó chính là sự tôn trọng của người đồng chí đã thúc đẩy chúng ta. Chính điều đó khiến chúng ta làm những thứ chúng ta làm. Tôi đã từng có 12 xương. Những người này, anh ấy có hơn 8, 10 lần chấn thương não nhiều đến mức nó như một bộ phim hài kịch. Nó bản chất là một phim hài kịch. Họ trêu chọc anh ấy. Tiếp theo là một điều thật sâu sắc. Và nó đến khi tôi đang - Tôi nghĩ là lúc đó tôi đang đi lưu diễn, tôi đã đọc một trong những cuốn hồi kí của Feynman. Nó có bìa màu xanh hoặc đỏ gì đó. Và anh ấy đã đưa ra một lời nhận định mà hoàn toàn sâu sắc đối với tôi. Nó là về giải Nobel là bia mộ cho những công trình vĩ đại, và nó có lý vì tôi đã thắng 35/36 cuộc thi mà tôi từng tham gia trong hơn 11 năm. Và nó khiến tôi thấy ngu ngốc. Sự thật rằng chiến thắng không phải là từ thích hợp để sử dụng ở đây. Tôi đã chiến thắng một lần. Thời gian còn lại, tôi chỉ đang tự vệ, và dấn thân vào chuyện này với dáng vẻ thụt đầu như một chú rùa, bạn biết đấy. Lúc mà không làm gì cả đánh mất đi niềm vui sướng trong những việc tôi yêu thích vì tôi không còn sáng tạo và tạo ra niềm vui thú và khi nó đã chết dần đi trong tôi. Đó là một trong những điều mang tính giải phóng nhất vì tôi có thể sáng tạo. Và hãy nhìn xem, tôi hiểu rằng tôi đang trên bờ vực biến thành kẻ giáo điều, ngay tại đây. Nhưng tôi không ở đây để làm điều đó Chỉ là tôi đang đứng trước đối tượng khán giả có nhiều đặc quyền. Nếu các bạn chưa phải là những người lãnh đạo trong cộng đồng của các bạn, bạn có thể sẽ trở thành, và nếu có gì tôi có thể cho bạn thì đó sẽ vượt quá những biểu biết của tôi về trượt ván, những thứ duy nhất có ý nghĩa và tồn tại mãi mãi mà theo tôi nó không phải là tiếng tăm, nó không phải là những thứ trên. Nó là giá trị bên trong việc sáng tạo ôi tất cả cho sáng tạo và tuyệt vời hơn nữa vì tôi đã 46 tuổi hoặc sẽ 46 tuồi và sẽ thật thảm hại nếu tôi vẫn còn trượt ván, nhưng vẫn xảy ra - (Tiếng cười) -- vẫn có môt vẻ đẹp trong việc đóng góp cho cộng động những gì bạn đã tạo nên, và ngắm nhìn nó được lan truyền, và thế hệ trẻ, tài năng hơn nhưng với tài năng rất riêng đẩy nó lên tới mức độ mà bạn chưa từng tưởng tượng tới vì việc sáng tạo sẽ sống mãi. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) Krisztina Holly: Tôi có một câu hỏi cho anh. Anh đã thay đổi chính bản thân mình trong quá khứ từ một gã phong cách đường phố tự do, và tôi nghĩ đã qua bốn năm anh chính thức từ giã sự nghiệp. Đúng không nhỉ? Anh sẽ làm gì tiếp theo? Rodney Mullen: Đó là một câu hỏi hay. KH: Có thứ gì đó mách bảo tôi đó chưa phải là kết thúc RM: Đúng vậy, như mọi lần bạn nghĩ bạn đã đang theo đuổi thứ gì đó nó rất hài hước, không quan trọng bạn giỏi như thế nào, và tôi biết một sồ người như vậy. Nó như việc bạn đánh bóng một đống phân vậy. Bạn biết đấy (Tiếng cười) Và tôi nghĩ, cách duy nhất tôi mở rộng nó là thay đổi một thứ đã được cơ cấu, và đó là những việc tôi sẽ làm. Xuyên suốt câu chuyện dài, một nỗi tuyệt vọng là nếu tôi làm nó thay về chỉ nói về nó. Nếu tôi làm nó, bạn sẽ người đầu tiên biết. KH: Ổn rồi, chúng tôi không hỏi anh nữa RM: Bạn sẽ nhận được bản đánh máy. KH: (Cười) Được rồi. Cảm ơn anh. Anh làm tốt lắm (Tiếng vỗ tay) RM: Cảm ơn bạn. Cảm ơn các bạn (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Đây là câu chuyện vui từ số gần đây của Thời báo Los Angeles. Đỉnh điểm của câu chuyện? "Được cái là, tôi không phải dậy lúc bốn giờ mỗi sáng để lấy sữa từ con Labrador (một loài chó) của tôi." Đây là bìa của số Tạp chí New York gần đây. Những bệnh viện tốt nhất nơi bác sĩ nói họ sẽ tiếp nhận mọi trường hợp như ung thư, sinh đẻ, huyết áp cao, bệnh tim, thay xương chậu, cấp cứu lúc 4 giờ sáng. Còn đây là một liên khúc bài hát tôi đã tập hợp -- (Nhạc) Có bao giờ bạn nhận ra rằng bốn giờ sáng đã trở thành một cách hiểu ngầm hay một hình tượng? Nó có nghĩa đại loại là bạn đang thức vào cái giờ tồi tệ nhất có thể. (Tiếng cười) Thời điểm của sự khó chịu, đen đủi, và cảm giác trống trải Thời điểm để lên kế hoạch vùi dập viên cảnh sát trưởng, như ở cảnh quay kinh điển này trong phim "Bố già" Kịch bản của đạo diễn Coppola miểu tả những anh chàng này "kiệt sức trong chiếc áo dài tay. Lúc đó là 4 giờ sáng." (Tiếng cười) Thời điểm cho những thứ còn đen tối hơn nữa, như việc khám nghiệm và bảo quản xác chết trong tác phẩm của Isabel Allende "Ngôi nhà của những hồn ma" Sau khi Rosa tóc xanh xinh đẹp bị sát hạt, các bác sĩ bảo quản xác cô với thuốc mỡ và các chất lỏng chuyên dụng Họ làm việc cho đến bốn giờ sáng. Thời điểm cho những thứ còn đen tối hơn vậy nữa, giống như trong tạp chí New Yorker tháng 4 vừa rồi, truyện ngắn giả tưởng của Martin Amis bắt đầu bằng, "Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, anh ấy tỉnh dậy vào lúc 4 giờ sáng ở Portland, Maine, và ngày cuối đời của Mohamed Atta vừa bắt đầu." Với một thời điểm mà tôi cho là êm ả và yên bình nhất trong ngày, 4 giờ sáng hẳn vẫn luôn thu hút cả đống điều tiếng từ báo giới -- (Tiếng cười) trải rộng trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác nhau từ rất nhiều tên tuổi lớn Và điều này khiến tôi nghi ngờ. Tôi suy luận, chắc hẳn một vài trong số những bộ óc nghệ thuật sáng tạo nhất thế giới, sẽ không tự nhiên sử dụng lớp nghĩa mới này như thể họ là người sáng tạo ra nó, phải không? Có lẽ nào còn điều gì hơn thế nữa đang diễn ra? Điều gì đó đã được tính toán, điều gì đó bí mật, và ai là người đầu tiên khiến tiếng xấu về bốn giờ sáng lan xa? Tôi cho rằng, ông này - Alberto Giacometti, với chân dung ở đây cùng vài tác phẩm điêu khắc của ông trên tờ 100 Franc Thụy Sĩ. Ông đã thành công với tác phẩm nổi tiếng sau đây từ bảo tàng Nghệ thuật Đương đại New York. Tên của tác phẩm -- "Cung điện lúc Bốn giờ sáng"-- (Tiếng cười) 1932. Không chỉ là manh mối bí hiểm sớm nhất về bốn giờ sáng mà tôi có thể tìm được. Tôi tin rằng tác phẩm vẫn được biết đến là sản phẩm điêu khắc siêu thực đầu tiên này sẽ cung cấp chiếc chìa khóa tuyệt vời dẫn đến hầu hết mọi hoạt động nghệ thuật miêu tả về bốn giờ sáng theo sau. Tôi gọi điều này là Mật mã Giacometti, một ấn bản bởi TED. Không, cứ thoải mái làm điều này trên những chiếc Blackberry hay iPhone nếu như bạn có. Nó sẽ giống như sau -- đây là kết quả tìm kiếm gần đây từ Google cho 4 bốn giờ sáng. Kết quả tất nhiên rất đang dạng. Điều này khá điển hình. 10 kết quả đầu tiên hiện ra bốn kết quả cho bài hát của Faron Young "Bây giờ là Bốn giờ sáng" ba kết quả cho phim của Judi Dench "Bốn giờ sáng" và một kết quả cho bài thơ của Wislawa Szymborska "Bốn giờ sáng" Nhưng bạn có thể hỏi, điều gì khiến một nhà thơ Ba Lan, một quý bà người Anh, và một nghệ sĩ âm nhạc gạo cội liên quan đến nhau bên cạnh những thứ hạng cao trên trang Google? Nào, hãy cùng bắt đầu với Faron Young -- người mà sinh ra, một cách tình cờ, vào năm 1932. (Tiếng cười) Năm 1996, ông tự bắn vào đầu mình vào ngày 9 tháng 12 mà trùng hợp lại là ngày sinh nhật của Judi Dench (Tiếng cười) Nhưng ông ấy không mất vào ngày sinh nhật của Dench Ông hấp hối cho tới chiều hôm sau và cuối cùng phải chịu đầu hàng trước một vết thương do đạn mà tự mình gây ra ở tuổi 64 -- mà, rất tình cờ, lại chính là tuổi của Alberto Giacometti khi ông mất. Còn Wislawa Szymborska đã ở đâu trong suốt những sự kiện này? Cô ấy có chứng cứ ngoại phạm rõ ràng nhất thế giới. Vào chính ngày hôm đó, ngày 10 tháng 12 năm 1996, khi Ngài Bốn giờ sáng, Faron Young, đang từ bỏ linh hồn mình ở Nashville, Tennessee, Quý cô Bốn giờ sáng -- đúng hơn là một trong số họ -- Wislawa Szymborska đang ở Stockholm, Thụy Điển, nhận giải Nobel về Văn học. Đúng 100 năm sau ngày mất của Alfred Nobel. Trùng hợp ư? Không, đáng sợ thì đúng hơn. (Tiếng cười) Sự trùng hợp đối với tôi có một thứ ma thuật đơn giản hơn nhiều. Giống như là tôi nói với bạn, "Này, bạn có biết là giải Nobel được thành lập vào năm 1901, mà trùng hợp thay đúng vào năm Alberto Giacometti sinh ra?" Không, không phải cái gì cũng khớp vừa vặn vào mô hình, nhưng nó cũng không có nghĩa là không có điều gì đang diễn ra ở một mức độ cao nhất có thể. Thực ra có một số người trong căn phòng này có lẽ sẽ không muốn tôi cho bạn thấy đoạn clip chúng ta chuẩn bị xem sau đây. (Tiếng cười) (Video: Chúng tôi có một sân quần vợt, một bể bơi, một phòng chiếu phim -- Ý ông là nếu tôi muốn ăn thịt bò miếng, kể cả vào nửa đêm, người của ông sẽ nướng cho tôi chứ? Chắc chắn rồi, đó là lý do họ được trả công. Vậy bây giờ anh có cần thêm khăn tắm, dịch vụ giặt là, người phục vụ phòng? Đợi đã, đợi đã -- Để tôi nói xem có đúng không nhé. Bây giờ là 4 giờ sáng ngày Giáng sinh. Bụng tôi đang kêu ọc ạch. Homer, làm ơn đi. Đợi đã, đợi đã. Để tôi nói xem có đúng không nhé, Matt. (Tiếng cười) Khi mà Homer Simpson cần tưởng tượng ra thời điểm hiu quạnh nhất có thể, không chỉ của thời gian trong ngày, mà là của cả một năm trời, anh ta nảy ra con số 0400 vào ngày sinh nhật của Bé Jesus. Và không, tôi không hiểu cách mọi thứ vận hành trong hệ thống bí ẩn này, nhưng rõ ràng, tôi biết đâu là một thông điệp bí mật ngay khi tôi nhìn thấy nó. (Tiếng cười) Tôi đã nói, tôi biết đâu là một thông điệp bí mật ngay khi tôi nhìn thấy nó. Và này, bạn có thể mua một cuốn "Cuộc đời tôi" của Bill Clinton trong cửa hàng sách tại TED. Phân tích câu chữ từng trang một để tìm những manh mối ẩn. Hoặc bạn có thể vào trang Random House, nơi có đoạn trích sau. Và đoán xem bạn phải cuộn xuống bao xa để tìm thấy câu trả lời? Bạn có tin không, khoảng chục đoạn văn? Đây là trang 474 trên sách giấy, nếu như bạn đang đọc cùng tôi: "Mặc dù mọi thứ đang trở nên tốt đẹp hơn, tôi vẫn chưa cảm thấy hài lòng với bài phát biểu nhậm chức. Những người giúp viết bài của tôi hẳn đã phải vò đầu bứt tai bởi ngay trong lúc chúng tôi làm việc từ một đến bốn giờ sáng vào Ngày Nhậm chức, tôi vẫn tiếp tục chỉnh sửa bài nói." Hẳn là ông đã làm thế, bởi ông đã chuẩn bị cả cuộc đời mình cho sự kiện lịch sử bốn năm một lần mà đại loại tự nhiên rơi từ trên trời xuống. Và rồi -- (Tiếng cười) ba đoạn văn sau chúng ta thấy chút tươi sáng: "Chúng tôi quay trở lại Nhà khách Tổng thống để nhìn vào bài nói lần cuối cùng. Nó đã tốt hơn rất nhiều kể từ lúc 4 giờ sáng" Chà, sao lại thế nhỉ? Từ những đoạn viết trước, người đàn ông này hoặc vừa ngủ ở một buổi cầu nguyện cùng Al và Tipper hoặc vừa học cách vận hành một tên lửa hạt nhân từ một cái va li. Điều gì xảy ra với các tổng thống Mỹ vào 4 giờ ngày nhậm chức? Điều đã gì xảy ra với Bill Clinton? Chúng ta có lẽ sẽ chẳng bao giờ biết. Và như tôi thấy, ông ta cũng không ở quanh đây hôm nay để đối mặt với những câu hỏi hóc hiểm như thế. (Tiếng cười) Mọi việc trở nên khó chịu, phải không? Ý tôi là, sau cùng, toàn bộ những hoạt động này diễn ra dưới sự giám sát của ông ta. Nhưng nếu ông ấy ở đây bây giờ -- (Tiếng cười) ông có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta, như đã làm trong hồi kí của mình ở phần lời kết, rằng vào ngày này, Bill Clinton bắt đầu một cuộc hành trình -- một cuộc hành trình chứng kiến ông tiếp tục trở thành tổng thống đảng Dân chủ đầu tiên thắng cử hai nhiệm kì liên tiếp sau hàng thập kỉ. Sau hàng thế hệ. Là lần đầu tiên kể từ người này, Franklin Delano Roosevelt, người đã bắt đầu cuộc hành trình trình chưa từng có của riêng mình ngay từ lần thắng cử đầu tiên của mình, ngay từ thời điểm giản đơn hơn, ngay từ 1932 -- (Tiếng cười) cái năm mà Alberto Giacometti (Tiếng cười) tạo ra "Cung điện lúc Bốn giờ sáng" Cái năm mà, hãy cùng nhớ rằng, giọng hát này, nay đã rời xa, lần đầu tiên cất tiếng khóc với thế giới già lớn và điên rồ của chúng ta. (Nhạc) (Vỗ tay) Hai tuần trước, tôi đã ngồi ở bàn bếp với vợ mình Katya, và thảo luận về chủ đề tôi định sẽ thuyết trình hôm nay. Chúng tôi có một cậu con trai 11 tuổi; tên Lincoln. Cháu đang ngồi chung bàn làm bài tập về nhà môn Toán. Và trong lúc tôi tạm dừng trò chuyện với Katya, tôi nhìn sang Lincoln và bất giác rùng mình khi nhớ lại một thân chủ của mình. Thân chủ của tôi là một chàng trai tên Will. Cậu ta đến từ Bắc Texas. Cậu không bao giờ biết rõ cha mình, vì ông ta đã bỏ đi khi mẹ đang mang thai cậu. Và vì thế, số phận của cậu định sẵn là được nuôi dạy bởi một bà mẹ đơn thân. Điều đó cũng không sao nếu bà mẹ đơn thân này không bị tâm thần phân liệt, và khi Will năm tuổi, bà ta cố giết cậu bằng một con dao chặt thịt. Bà ta bị chính quyền chuyển vào viện tâm thần, và thế là những năm sau đó Will sống với anh trai cho đến khi anh ta bắn vào ngực tự sát. Sau đó, Will bị đùn đẩy từ hết người này sang người khác trong nhà, đến khi chín tuổi, cậu chuyển sang sống một mình. Buổi sáng đó khi đang ngồi với Katya và Lincoln, tôi nhìn con trai mình, và chợt nhận ra khi khách hàng của tôi, Will ở cùng độ tuổi của cháu, cậu đã phải sống tự lập suốt hai năm trời. Cuối cùng cậu gia nhập băng đảng và phạm những tội ác cực kỳ nghiêm trọng, bao gồm cả loại nghiêm trọng nhất là giết người dã man. Cuối cùng Will bị tử hình để đền tội. Nhưng hôm nay tôi không muốn thảo luận về vấn đề đạo đức của án tử hình. Hẳn nhiên tôi tin rằng thân chủ của mình đáng nhẽ không nên bị xử tử, hôm nay tôi vẫn muốn nói về án tử hình theo cách mình chưa từng làm bao giờ, theo một cách hoàn toàn không gây tranh cãi. Tôi tin tôi có thể làm thế, bởi vì có một khía cạnh của việc tranh cãi về án tử... có thể là khía cạnh quan trọng nhất... mà mọi người đều đồng tình, kể cả phần đông những người ủng hộ án tử và phần đông những người ủng hộ việc bãi bỏ án tử đều cùng nhất trí. Đó là khía cạnh mà tôi muốn khám phá. Dù vậy, trước tiên, tôi muốn dành vài phút để nói với các bạn điều mà một án tử sẽ tiết lộ, và rồi sẽ kể cho bạn nghe về hai bài học tôi học được suốt 20 năm qua khi làm luật sư cho những vụ tử hình, sau khi nhìn nhận hơn một trăm vụ án theo cách này. Các bạn có thể xem mỗi vụ án tử như một câu chuyện có bốn chương. Chương đầu của mọi vụ án đều y hệt nhau, và đều rất bi thảm. Nó bắt đầu khi kẻ giết người còn là một con người ngây thơ, và sau đó phải hầu tòa bị kết án và xử tội chết, và án tử đó cuối cùng sẽ được tòa án phúc thẩm của bang xác nhận. Chương thứ hai kể về một thủ tục pháp lý phức tạp được gọi là kháng cáo toà án bang. Chương ba là một thủ tục pháp lý còn phức tạp hơn được gọi là tiến trình xem xét chứng cứ phạm tội. Và chương thứ tư là chương mà rất nhiều chuyện sẽ xảy ra. Luật sư có thể đệ đơn khoan hồng, họ có thể tiến hành một vụ kiện tụng phức tạp hơn, hoặc có thể sẽ chẳng làm gì cả. Chương bốn luôn kết thúc bằng một vụ tử hình. Khi tôi bắt đầu đại diện cho phạm nhân tử hình hơn 20 năm trước, tử tù không có quyền thuê luật sư trong cả chương hai hay chương bốn của câu chuyện. Họ chỉ có một mình. Thực tế, mãi đến cuối những năm 1980 họ mới có quyền có luật sư trong chương ba của câu chuyện. Nên tất cả những tử tù này chỉ có thể dựa vào những luật sư tình nguyện giúp họ xử lý việc tố tụng. Vấn đề là có quá nhiều tử tù so với số luật sư vừa có hứng thú vừa có năng lực để theo đuổi vụ kiện. Vậy nên việc các luật sư có khuynh hướng tham gia vào những vụ đã ở chương bốn... cũng hợp lý thôi, dĩ nhiên. Đó là những vụ khẩn cấp nhất; của những người gần án tử nhất. Vài luật sư trong số này thành công; họ thu xếp được vụ xử mới cho khách hàng. Người khác thì giúp kéo dài thời gian sống cho khách hàng, đôi lúc là vài năm, hoặc là vài tháng. Nhưng một điều đã không xảy ra là số lượng các vụ án tử hàng năm ở Texas không hề giảm một cách đáng kể. Thực tế, bạn có thể thấy từ biểu đồ này, kể từ khi án tử hình ở Texas có hiệu lực vào nửa cuối những năm 90, chỉ có vài năm có số lượng án tử thường niên giảm xuống dưới 20 vụ. Trong một năm điển hình ở Texas, chúng tôi ước tính có hai người bị tử hình một tháng. Trong vài năm ở Texas, chúng ta đã xử tử gần 40 người, và con số này chưa bao giờ giảm xuống đáng kể trong suốt 15 năm qua. Vậy mà, cùng lúc chúng ta tiếp tục xử tử cùng số lượng người mỗi năm, thì số lượng người bị tuyên án tử hàng năm lại sụt giảm đáng kể. Vậy là ta có nghịch lý này, số lượng người bị tử hình vẫn cao nhưng số lượng bị tuyên án tử mới đã giảm xuống. Tại sao vậy? Nó không thể đổ cho tỉ lệ giết người đã giảm, bởi vì tỉ lệ này vẫn chưa giảm xuống đáng kể để đường kẻ đỏ trên biểu đồ đi xuống. Thay vào đó điều đã xảy ra là các thẩm phán đã bắt đầu tuyên án tù chung thân vĩnh viễn cho ngày càng nhiều người, thay vì đưa họ đến phòng xử tử. Tại sao lại có chuyện đó? Nó không phải vì không giải quyết được số đông ủng hộ cho hình phạt tử hình. Những người phản đối án tử đã thuyết phục mạnh mẽ đến nỗi số lượng ủng hộ án tử ở Texas đã giảm xuống còn thấp nhất từ trước đến giờ. Bạn có hiểu thấp nhất ở Texas từ trước đến giờ là gì không? Có nghĩa là dưới 60%. Hiện tại con số này đã là quá tốt so với giữa những năm 80, khi có đến hơn 80%, nhưng ta không thể giải thích mối liên hệ giữa giảm án tử với án tù chung thân bởi sự sụt giảm của sự ủng hộ với án tử hình, bởi vì nhiều người vẫn còn ủng hộ nó. Điều gì đã gây nên hiện tượng này? Điều xảy ra là các luật sư đại diện cho tử tù đã chuyển sự chú ý của mình sang những chương sớm hơn trong câu chuyện về án tử hình. Vậy là 25 năm trước, họ chú ý đến chương bốn. Và chuyển từ chương bốn ở 25 năm trước sang chương ba vào cuối những năm 80. Và họ chuyển từ chương ba ở cuối năm 80 sang chương hai vào giữa những năm 90. Và bắt đầu từ giữa đến cuối những năm 90, họ bắt đầu chú ý đến chương một của câu chuyện. Giờ thì bạn có thể nghĩ sự sụt giảm về án tử và gia tăng về án chung thân là tốt hay xấu. Nhưng tôi không muốn thảo luận vấn đề đó hôm nay. Tất cả những gì tôi muốn nói là lí do điều này xảy ra là vì những luật sư bào chữa cho án tử hình đã nhận ra họ càng sớm tham gia vào vụ án, thì khả năng cứu được tính mạng khách hàng càng cao. Đó là điều đầu tiên tôi học được. Còn đây là điều thứ hai: Thân chủ tôi, cậu Will không phải trường hợp ngoại lệ của luật; cậu ta vẫn phải chịu án. Thỉnh thoảng tôi nói, nếu bạn cho tôi biết tên của một tử tù.. không cần biết anh ta ở bang nào, hay tôi đã từng gặp anh ta chưa tôi vẫn viết được tiểu sử của anh ta cho bạn. Và khoảng 8 trong số 10 lần, những chi tiết của tiểu sử đó sẽ gần như chính xác. Và lí do là 80% tử tù là những người lớn lên từ cùng kiểu gia đình tan vỡ như của Will. 80% tử tù là những người đã từng vào trại cải tạo tuổi vị thành niên. Đó là bài học thứ hai tôi học được. Giờ chúng ta đã đến chóp của góc độ nơi mọi người sẽ cùng tán đồng. Mọi người trong phòng này có thể đồng ý hay không về việc Will bị tử hình, nhưng tôi nghĩ mọi người sẽ đồng ý rằng phiên bản tốt nhất có thể có của câu chuyện này sẽ là không có vụ giết người nào xảy ra cả. Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Khi con trai Lincoln của chúng tôi phải giải một bài toán hai tuần trước, một bài toán khá rối rắm và phức tạp. Cháu học được rằng khi đối mặt với những vấn đề phức tạp, thỉnh thoảng cách giải quyết là chẻ nó thành những vấn đề nhỏ hơn. Đó là cách giải quyết hầu hết rắc rối trong toán học và vật lý, ngay cả chính sách xã hội ta chia nó thành những phần nhỏ hơn dễ giải quyết hơn. Nhưng thỉnh thoảng, như cựu tổng thống Dwight Eisenhower có nói, cách để giải quyết một vấn đề là nhìn nó ở một góc độ khái quát hơn. Và cách để giải quyết vấn đề này là nhìn nhận án tử hình một cách bao quát hơn. Chúng ta phải có quy định à, được thôi. Chúng ta có một câu chuyện 4 chương về án tử hình, nhưng điều gì xảy ra trước khi câu chuyện đó bắt đầu? Làm cách nào chúng ta can thiệp vào cuộc sống của một kẻ giết người trước khi hắn trở thành kẻ giết người? Chúng ta có những lựa chọn nào để kéo con người này ra khỏi con đường sẽ dẫn đến kết cục mà mọi người - những người ủng hộ và phản đối án tử - đều nghĩ là một kết cục tồi tệ: giết hại mạng sống của một người vô tội? Bạn biết đấy, đôi khi mọi người nói điều đó chẳng phải phát kiến tân tiến gì. Và họ nói vậy vì những phát kiến vượt bậc rất phức tạp và vấn đề chúng ta đang nói đến hiện nay thì chỉ nhỏ nhặt thôi. Đó là khoa học tên lửa; đó là biểu hiện toán học cho động lực được thúc đẩy bởi một quả tên lửa. Vấn đề chúng ta đang nói hôm nay cũng phức tạp tương tự vậy. Vấn đề chúng ta đang nói hôm nay cũng là một phát hiện vượt bậc. Khách hàng của tôi Will và 80% những người đang bị án tử có năm chương cuộc đời diễn ra trước bốn chương của câu chuyện về án tử. Tôi nghĩ ta có thể can thiệp vào năm chương này, những thời điểm trong cuộc sống của họ mà xã hội có thể can dự vào và kéo họ khỏi ra con đường dẫn đến kết cục mà tất cả chúng ta - những người ủng hộ hoặc phản đối án tử - đều cho rằng rất tồi tệ. Giờ thì, trong mỗi chương của năm chương: khi mẹ cậu ta mang thai cậu ta; trong những năm tháng trẻ thơ của cậu ta; khi cậu ta ở tiểu học; khi cậu ta vào cấp hai và cấp ba; khi ở trại cải tạo trẻ vị thành niên, trong mỗi chương của 5 chương đó, có hàng loạt những việc mà xã hội có thể làm. Thực ra, nếu ta chỉ cần tưởng tượng về năm cách can thiệp khác nhau, nhiều cách xã hội có thể tham gia trong mỗi chương trong năm chương đó, và phối trộn chúng theo bất kì cách nào ta muốn thì sẽ có 3000, hoặc hơn, cách thức ta có thể làm để đưa những đứa trẻ như Will ra khỏi bãi lầy chúng đang sa vào. Nên hôm nay tôi không đứng đây để nói về các giải pháp. Nhưng việc chúng ta còn nhiều điều phải học, không có nghĩa ta chưa hiểu biết gì. Chúng ta học được kinh nghiệm từ những bang khác rằng có cực kì nhiều cách can thiệp có thể sử dụng ở Texas, và ở những bang chưa dùng đến, để ngăn chặn cái hậu quả mà chúng ta cùng đồng ý là rất tồi tệ. Tôi xin chỉ nêu lên vài cách. Hôm nay tôi sẽ không nói đến việc phải chấn chỉnh lại hệ thống pháp luật. Đó là đề tài tốt nhất nên được thảo luận ở nơi chỉ gồm những luật sự và thẩm phán. Thay vào đó, hãy để tôi nói về vài cách thức can thiệp có thể hiện thực hóa, bởi vì chúng là những cách sẽ được thực hiện khi những nhà làm luật và hoạch định chính sách, khi người đóng thuế và các công dân, cùng đồng thuận rằng đó là điều cần làm và là cách ta nên sử dụng tiền của mình. Ta có thể hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ em cho những đứa trẻ thiệt thòi về kinh tế và những mặt khác, và ta có thể cung cấp dịch vụ miễn phí. Và ta có thể kéo những đứa trẻ như Will ra khỏi vũng lầy chúng đang sa vào. Có những bang đã làm điều đó, chúng ta thì chưa. Ta có thể có những trường học đặc biệt, cả ở bậc cấp ba lẫn cấp hai, nhưng ngay cả ở lớp 5, những đứa trẻ thiệt thòi về kinh tế và nhiều yếu tố khác, và cụ thể là những trẻ đã bị đưa vào trại giáo dưỡng. Đã có rất nhiều bang thực hiện được; Texas thì chưa. Một điều ta có thể làm... à, có cả tá điều ta có thể làm, nhưng có một điều tôi xin được nhắc đến, và là điều gây tranh cãi duy nhất tôi nói hôm nay. Ta có thể can dự xông xáo hơn vào những gia đình tan vỡ nghiêm trọng, và đưa lũ trẻ ra khỏi đó trước khi mẹ chúng xách dao lên và dọa giết chúng. Nếu làm điều đó, ta sẽ cần một chỗ cho chúng trú ngụ. Và dù ta có làm điều đó, thì cũng sẽ có những đứa trẻ bị sa lầy và sẽ kết thúc như kết cục của chương cuối trước khi câu chuyện giết người bắt đầu, cuối cùng chúng sẽ bị đưa vào trại cải tạo. Và dù chuyện đó có xảy ra, thì nó vẫn chưa trễ. Vẫn còn thời gian để chỉnh đốn chúng, nếu chúng ta tính đến việc sửa sai, chứ không phải trừng phạt chúng. Có hai giáo sư ở Đông Bắc, một ở Yale và một ở Maryland đã lập nên một ngôi trường kết nối với một trại giam giữ trẻ vị thành niên. Bọn trẻ ở trong tù, nhưng vẫn đến trường mỗi sáng từ tám giờ đến bốn giờ chiều. Công tác chuẩn bị khá khó khăn. Họ phải tuyển giáo viên những người muốn dạy trong tù, họ phải vạch ra ranh giới chặt chẽ giữa những người làm việc tại trường và hội đồng trại giam, và mệt mỏi hơn cả, là họ phải tạo ra một chương trình giáo dục mới vì bạn biết sao không? Người ta không ra vào trại giam theo những kì học thông thường. Nhưng họ đã làm tất cả những điều đó. Vậy thì những thứ này có điểm chung nào? Điểm chung của chúng là chúng đều tốn tiền. Vài người trong phòng này có thể sống đủ lâu để nhớ đến một gã trên quảng cáo lọc dầu cũ. Anh ta từng nói, "À, bạn có thể trả tôi ngay hoặc trả sau cũng được." Điều chúng ta đang làm với hệ thống án tử hình là đang trả sau. Nhưng vấn đề là với mỗi 15,000 đô ta dùng để can thiệp vào cuộc sống của những đứa trẻ thiệt thòi về kinh tế và mặt khác trong những chương sớm hơn, ta sẽ tiết kiệm được 80,000 đô tổn thất cho những vấn đề liên quan đến phạm tội. Cho dù bạn không đồng ý về vấn đề đạo đức của việc chúng ta làm, thì nó cũng sẽ có lợi về mặt kinh tế. Tôi muốn kể cho các bạn nghe cuộc trò chuyện cuối tôi có với Will. Đó là ngày cậu ấy bị tử hình, và chúng tôi chỉ nói chuyện. Không còn làm gì được cho trường hợp của cậu nữa. Và chúng tôi nói về cuộc đời của cậu. Và đầu tiên cậu kể về cha mình, người cậu chẳng biết tí gì, người đã chết, và rồi đến mẹ cậu, người mà cậu biết, người vẫn còn sống. Và tôi bảo cậu, "Tôi biết. Tôi đã đọc hồ sơ. Tôi biết là bà ta muốn giết cậu." Tôi nói, "Nhưng tôi luôn băn khoăn liệu cậu có thực sự nhớ đến nó không." Tôi nói, "Tôi chẳng nhớ được gì lúc mình năm tuổi cả. Có thể cậu nhớ do có ai đó kể lại." Và cậu ta nhìn tôi và rướn người về trước, rồi nói, "Giáo sư", cậu ta biết tôi 12 năm rồi nhưng vẫn gọi tôi là Giáo sư. Cậu nói, "Giáo sư, tôi không muốn tỏ ra bất kính, nhưng khi mẹ ông cầm một con dao trông to hơn ông nhiều, và rượt đuổi ông khắp nhà gào thét rằng muốn giết ông, và ông phải giam mình trong nhà tắm vừa chặn cửa vừa hét lên kêu cứu cho tới khi cảnh sát tới," cậu ta nhìn tôi rồi nói, "đó là thứ ông không bao giờ quên được." Tôi hi vọng có một điều tất cả các bạn sẽ không quên: Trong khoảng thời gian từ lúc bạn tới đây sáng nay tới khi nghỉ ăn trưa, sẽ có khoảng 4 kẻ giết người trên toàn nước Mỹ. Chúng ta sẽ cống hiến một nguồn lực xã hội khổng lồ để trừng phạt tội phạm, và đó là điều đúng, vì chúng ta cần trừng trị những kẻ làm điều xấu. Nhưng ba trong số những tội ác đó có thể được ngăn chặn. Nếu ta nhìn bao quát hơn và dành sự chú ý lên những chương trước, thì sẽ không bao giờ phải đặt bút viết dòng đầu tiên bắt đầu câu chuyện về án tử hình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Là một nhà ảo thuật, tôi luôn thích thú với những màn trình diễn kết hợp những yếu tố tạo ảo giác. Và một trong những thứ đáng chú ý nhất là rạp hát Tanagra, vốn rất thịnh hành trong những năm đầu thế kỷ 20. Rạp hát dùng những chiếc gương để tạo ra hình ảnh của những người tí hon biểu diễn trên một sân khấu thu nhỏ. Và bây giờ, tôi sẽ không dùng gương, nhưng đây là sự biết ơn bằng kỹ thuật số của tôi dành cho nhà hát tanagra. Hãy để câu truyện bắt đầu Vào một đêm tối tăm và giông bão -- thật đó! -- Đó là vào ngày 10 tháng 7 năm 1856. Sấm chớp sáng rực cả bầu trời, và một đứa trẻ đã ra đời. Tên cậu ta là Nikola Nikola Tesla. Bây giờ đứa trẻ đã lớn lên và trở thành một chàng trai thông minh Hãy để tôi cho bạn xem Tesla, lấy 236 nhân với 501 được bao nhiêu? Nikola Tesla: Kết quả là 118.236 Lúc này, trí não của Tesla làm việc theo một cách hoàn toàn khác thường. Khi một từ được nêu ra, một hình ảnh của nó sẽ ngay lập tức hiện lên trong đầu của cậu ấy Cái Cây. Cái ghế. Cô gái Đó là những ảo giác và sẽ biến mất khi cậu chạm vào họ Đó thật sự là một dạng của bệnh rối loạn cảm giác. Nhưng đó chính là thứ mà sau này cậu đã biến nó thành một điểm mạnh của mình Trong khi những nhà khoa học khác làm việc trong phòng thí nghiệm, Tesla tạo ra các phát minh từ trong suy nghĩ của cậu Thật là thích thú, tôi phát hiện ra rằng tôi có thể hình dung ra các sáng tạo của mình với các tính năng tuyệt vời nhất. Và khi chúng hoạt động trong môi trường sinh động của trí tưởng tượng của cậu, cậu có thể có thể làm ra chúng trong chính xưởng của mình. Tôi không cần mô hình, bản vẽ hay thử nghiệm. Tôi có thể hình dung chúng như thật trong đầu mình và ở đó tôi chạy nó, kiểm tra và hoàn thiện nó. Chỉ chính sau lúc đó là tôi xây dựng nó. Ý tưởng tuyệt vời của cậu là dòng điện xoay chiều. Nhưng làm cách nào mà cậu thuyết phục được mọi người rằng hàng triệu vôn điện được yêu cầu để khiến nó hoạt động sẽ hoạt động an toàn? Để bán ý tưởng của mình, cậu trở thành một người trình diễn Chúng ta đang ở bình minh của thời đại mới, thời đại của điện. Tôi có thể thực hiện, thông qua một phát minh cẩn thận, để truyền dẫn điện, chỉ đơn giản là việc bật một công tắc, điện sẽ đi tới khắp mọi nơi. Đó là phép thuật của khoa học (Vỗ tay) Tesla có hơn 700 bằng sáng chế về: radio, điện toán không dây, điều khiển từ xa, robot. Ông thậm chí còn chụp ảnh xương của cơ thể người. Nhưng đỉnh cao đó là việc hiện thực giấc mơ thời thơ ấu của ông: khai thác năng lượng mạnh mẽ của Thác Niagara, và đem lại ánh sáng cho thành phố. Nhưng sự thành công của Tesla không kéo dài. Tesla: Tôi có một ý tưởng lớn hơn. Chiếu sáng thành phố chỉ là khởi đầu. Một trung tâm điện báo thế giới -- hãy tưởng tượng: tin tức, tin nhắn, âm thanh, hình ảnh chuyển tải đến mọi nơi trên thế giới ngay lập tức và không cần dây kết nối. Đó là một ý tưởng tuyệt vời, một dự án khổng lồ. Và tất nhiên là đắt đỏ. Họ sẽ không trao tiền cho tôi. Vâng, có lẽ ông không nên nói với họ rằng nó có thể dùng để liên lạc với các hành tinh khác Vâng, đó là một sai lầm lớn. Sự nghiệp phát minh của Tesla không bào giờ được khôi phục. Ông trở thành một người sống ẩn dật. Lẩn tránh khỏi cái chết, ông dùng nhiều thời gian trong căn hộ tại Waldorf-Astoria. Mọi thứ tôi đã làm, tôi làm cho nhân loại, cho một thế giới nơi mà không có sự sỉ nhục kẻ nghèo bởi bạo lực của kẻ giàu, nơi sản phẩm của trí tuệ, khoa học, nghệ thuật sẽ phục vụ xã hội cho một cuộc sống cải thiện hơn và tốt đẹp hơn. Nikola Tesla qua đời vào ngày 7 tháng 1 năm 1943 Nơi yên nghỉ cuối cùng của ông là một quả cầu vàng chứa tro cốt của ông tại viện bảo tàng Nikola Tesla tại Belgrade. Di sản của ông vẫn đang sống cùng chúng ta. Tesla trở thành người đàn ông đã thắp sáng cả thế giới, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu. Tầm nhìn của Tesla thật sâu sắc. Hãy nói với tôi, con người sẽ làm gì khi những khu rừng biến mất? và những mỏ than đá cạn kiệt? Tesla nghĩ rằng ông đã có được câu trả lời. Còn chúng ta vẫn đang đặt ra những câu hỏi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chào buổi tối. Chúng ta đang ở trong trường quay ngoài trời tuyệt vời này và chúng ta tận hưởng buổi tối với nhiệt độ ôn hoà hôm nay Nhưng khi Qatar sẽ là nước chủ nhà của World Cup 10 năm tới. 2022, chúng ta biết nó sẽ diễn ra trong mùa hè tháng 6 và 7 vô cùng nắng và nóng. Và khi Qatar giành quyền đăng cai World Cup. nhiều người trên thế giới đã băn khoăn, làm sao mà các cầu thủ bóng đá có thể trình diễn thứ bóng đá hấp dẫn, khi phải chạy quanh sân trong khí hậu sa mạc? Làm sao mà khán giả có thể ngồi xem, tận hưởng, ở sân vận động ngoài trời trong môi trường nóng bức này? Cùng với các nhà thiết kế của Albert Speer & Partner, những kĩ sư từ Transsolar đã và đang hỗ trợ, phát triển sân vận động ngoài trời dựa vào 100% năng lượng mặt trời, 100% máy lạnh năng lượng mặt trời. Để tôi nói cho các bạn về nó, bắt đầu từ sự thoải mái. bắt đầu từ khía cạnh của sự thoải mái, do nhiều người đang nhầm lẫm giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ dễ chịu Chúng ta quen nhìn vào biểu đồ này và bạn nhìn đường màu đỏ cho thấy nhiệt độ không khí vào tháng 6 và 7, thật vậy, nó lên tới 45 độ C. Thật sự rất nóng. Nhưng nhiệt độ không khí không phản ánh đủ các thông số về khí hậu, điều thật sự thể hiện sự dễ chịu. Để tôi cho bạn xem phần nghiên cứu từ một đồng nghiệp của tôi về các trận bóng đá khác nhau, World Cup, Olympic trên khắp thế giới, xem xét và phân tích sự dễ chịu mà người ta cảm thấy trong các hoạt động thể thao khác nhau, hãy để tôi bắt đầu với Mexico. Nhiệt độ ở Mexico, nhiệt độ không khí ở vào khoảng 15 đến 30 độ C, và mọi người tận hưởng nó. Đó là một trận đấu rất thoải mái ở thành phố Mexico. Hãy xem này. Orlando, sân vận động tương tự, sân vận động ngoài trời. Mọi người ngồi trong nắng gắt, độ ẩm rất cao, vào buổi trưa, và họ không vui vẻ. Nó không hề thoải mái. Nhiệt độ không khí không quá cao, nhưng không thấy thoải mái trong suốt trận đấu. Còn Seoul thì sao? Seoul do vấn đề quyền phát sóng, tất cả trận đấu diễn ra vào buổi chiều. Mặt trời đã lặn, cho nên các trận đấu rất thoải mái Còn Athens? Khí hậu Địa Trung Hải nhưng trong nắng nóng nên không thoải mái. Họ không cảm thấy dễ chịu. Và chúng ta biết ở Tây Ban Nha, chúng ta biết "mặt trời." Nếu bạn có tấm vé, và để có vé ở chỗ bóng râm, bạn trả thêm tiền, bởi bạn ở trong môi trường dễ chịu hơn. Vậy Bắc Kinh? Một lần nữa, ngày nắng nóng và độ ẩm cao, không thoải mái. Nên nếu tôi ghép, và nếu bạn ghép các biểu đồ này vào, điều mà chúng ta thấy, ở các nơi này, nhiệt độ không khí ở vào khoảng từ 25 đến 35 và khi ta theo đường này, 30, 30 độ C nhiệt độ môi trường. Nếu ta dọc theo đường này bạn thấy có tất cả các mức dễ chịu, tất cả các cảm nhận về môi trường ngoài trời, từ rất thoải mái đến rất không thoải mái. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì có nhiều tham số ảnh hưởng đến sự chịu nhiệt của chúng ta, mặt trời, ánh nắng trực tiếp, ánh nắng khuếch tán, gió, gió mạnh, gió nhẹ, độ ẩm, rồi nhiệt độ bức xạ quanh nơi ta đang ở. Và đây là nhiệt độ không khí. Những tham số này ảnh hưởng đến cảm nhận của cơ thể, và các nhà khoa học đã phát triển một thông số đó là nhiệt độ cảm nhận, nó bao gồm tất cả các tham số và giúp các nhà thiết kế hiểu rõ đâu là tham số dao động giữa tôi cảm thấy thoải mái hoặc tôi không thấy thoải mái. Đâu là tham số chủ yếu trong việc cảm nhận nhiệt độ? Và các tham số này, những tham số khí hậu này liên quan đến sự trao đổi chất của con người. Bởi vì qua sự trao đổi chất, con người chúng ta, sản sinh ra nhiệt. Tôi hào hứng, tôi nói chuyện với các bạn, có lẽ tôi đang sản sinh ra 150 watt vào lúc này. Các bạn đang ngồi, các bạn thư giãn, và nhìn tôi Có lẽ là mỗi người sản sinh ra chừng 100 watt và chúng ta cần giải phóng năng lượng, Cơ thể của tôi cần giải phóng năng lượng, khi cơ thể tôi càng khó để giải phóng năng lượng, thì tôi càng cảm thấy ít thoải mái. Vậy đó. Nếu tôi không giải phóng năng lượng, tôi sẽ chết. Nếu chúng ta ghép vào những gì xảy ra trong suốt kì World Cup, những gì sẽ xảy ra vào tháng 6, 7 chúng ta sẽ thấy, vâng, nhiệt độ không khí sẽ cao hơn rất nhiều nhưng vì những trận đấu sẽ được diễn ra vào buổi chiều, có lẽ nó sẽ có cùng mức đánh giá về độ dễ chịu chúng ta có được ở những nơi khác, ở mức: không thoải mái. Chúng tôi ngồi cùng với một đội, những người chuẩn bị Bid Book, hoặc mục tiêu, chúng tôi nói, hãy cùng hướng tới nhiệt độ cảm nhận, sự dễ chịu ngoài trời ở vào biên độ này, biên độ được cảm nhận ở 32*C nhiệt độ cảm nhận, cực kì thoải mái. Người ta sẽ cảm thấy rất tốt ở mội trường ngoài trời thoáng đãng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Nếu chúng ta chỉ nhìn vào những gì xảy ra, có thể thấy, nhiệt độ quá cao. Nếu chúng tôi áp dụng kiến trúc tốt nhất, thiết kế kĩ thuật cho khí hậu, chúng tôi sẽ không khá hơn bao nhiêu. Nên chúng tôi cần làm gì đó chủ động hơn. Chúng tôi cần, ví dụ như, mang lại công nghệ làm mát bức xạ, và chúng tôi cần kết hợp nó với cái gọi là điều hoà nhẹ. Nó trông như thế nào trong sân vận động? Sân vận động có vài yếu tố tạo ra sự dễ chịu ngoài trời. Đầu tiên, mái che. Nó cần thiết để bảo vệ những nơi người ta ngồi trong gió mạnh và ấm. Nhưng đó không phải tất cả những thứ chúng ta cần làm. Chúng ta cần sử dụng hệ thống chủ động. Thay vì thổi một cơn bão không khí lạnh khắp sân vận động, chúng tôi dùng kĩ thuật làm mát bức xạ, như một lớp hệ thống đun nóng trong ống nước gắn dưới sàn. Và chỉ bằng việc dùng nước lạnh đi qua các ống nước, bạn có thể giải phóng cái nóng bị hấp thụ trong ngày ở SVĐ vậy là bạn có thể tạo ra sự thoải mái, và sau đó bằng cách thêm không khí khô thay vì không khí lạnh các khán giả và cầu thủ đá banh có thể tự điều chỉnh sự thoải mái mà họ cần để năng lượng chính họ được cân bằng. Họ có thể điều chỉnh và tìm sự thoải mái mà họ muốn. Có 12 sân vận động có thể đến, nhưng có tới 32 chốt huấn luyện cho từng quốc gia huấn luyện, Chúng tôi áp dụng khái niệm tương tự: mái che của chốt huấn luyện, sử dụng một vòm chắn gió, sau đó sử dụng cỏ. Bãi cỏ tưới tự động là một nguồn làm mát rất tốt giúp ổn định nhiệt độ, và dùng không khí tách ẩm để tạo ra sự dễ chịu. Nhưng kể cả thiết kế thụ động tốt nhất không thể giúp ích. Chúng tôi cần hệ thống chủ động. Và làm sao để có được? Ý tưởng cho sự đầu tư là 100% điều hoà năng lượng mặt trời dựa vào ý tưởng chúng tôi sử dụng mái vòm SVĐ, chúng tôi bao phủ các mái vòm bằng hệ thống PV. Chúng tôi không mượn bất kỳ năng lượng nào từ quá khứ. Chúng tôi không dùng năng lượng hoá thạch Chúng tôi không dùng năng lượng từ các nước láng giềng. Chúng tôi sử dụng năng lượng có được ngay trên mái nhà, và cả trên chốt huấn luyện, thứ sẽ được bao phủ bởi các màng lớn, linh hoạt, và chúng ta sẽ thấy trong các năm tới ngành công nghiệp phát triển với quang điện linh hoạt, cung cấp cho mái vòm các khả năng chống lại nắng gắt và sản sinh điện năng cùng lúc. Và hiện tại năng lượng này có được trong suốt năm, truyền vào hệ thống điện, thay thế nguyên liệu hoá thạch trong hệ thống điện, và khi ta cần cho điều hoà, tôi rút lại khỏi hệ thống điện và dùng năng lượng mặt trời mà tôi đã rút lại khỏi hệ thống khi cần cho điều hoà năng lượng mặt trời Tôi có thể làm điều đó trong năm đầu, tôi có thể cân bằng trong 10, 20 năm tới, nguồn năng lượng này, đó là điều cần thiết cho kỳ World Cup ở Qatar, 20 năm tới, năng lượng này truyền khắp hệt hống điện của Qatar. Và nó --- (vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Nó không chỉ hữu ích cho sân vận động. Chúng ta cũng có thể dùng nó cho những nơi ngoài trời và đường phố, và chúng tôi đang làm việc tại thành phố tương lai ở Masdar, thành phố của Ả Rập Thống Nhất, Abu Dhabi Và tôi rất vui được làm việc tại quảng trường trung tâm. Cùng một ý tưởng được dùng ở đó, để tạo các điều kiện ngoài trời mà được cảm nhận là thoải mái. Mọi người tận hưởng đi đến đó thay vì vào khu thương mại, nơi nào phà hơi lạnh và nơi nào mát mẻ. Chúng tôi muốn tạo một không gian ngoài trời thoải mái đến mức người ta có thể đến đó và buổi trưa, kể cả những tháng hè nắng nóng, họ có thể tận hưởng và gặp gỡ cùng gia đình. (Tiếng vỗ tay) Và khái niệm tương tự: mái che chắn nắng, mái che chắn gió, sử dụng, dùng và tận dụng lợi ích từ mặt trời mà bạn có được từ dấu chân của bạn. Và những chiếc dù xinh đẹp này. Vì vậy tôi muốn khuyến khích các bạn hãy chú ý đến sự chịu nhiệt của cách bạn, đến môi trường nhiệt, đêm nay và ngày mai, và nếu bạn muốn biết thêm về nó, tôi mời các bạn vào website của chúng tôi. Chúng tôi đã tải lên một thang đo cảm nhận nhiệt độ rất đơn giản để bạn có thể kiểm tra sự thoải mái ngoài trời của bạn. Và tôi cũng hi vọng các bạn chia sẻ những ý tưởng để các kĩ sư, các nhà thiết kế có thể dùng tất cả các tham số khí hậu khác nhau, để có thể tạo ra những điều kiện ngoài trời rất tốt và dễ chịu, để thay đổi cảm nhận về nhiệt mà chúng ta cảm thấy thoải mái ở môi trường ngoài trời, và chúng ta có thể làm điều đó với thiết kế thụ động tốt nhất, cũng như sử dụng nguồi năng lượng của chính Qatar, chính là Mặt Trời. (Tiếng vỗ tay) Cám ơn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Shukran. (Tiếng vỗ tay) Khoảng 75 năm trước, ông tôi, một chàng trai trẻ, bước vào một chiếc lều đã được cải tạo thành một rạp chiếu phim như thế này, và ông ấy đã đem lòng yêu người con gái ông nhìn thấy trên màn bạc: không ai khác, nàng Mae West, kiều nữ của những năm 30, và ông không tài nào quên được cô. Thực tế, khi ông có con gái nhiều năm sau đó, ông muốn đặt tên cô bé là Mae West, nhưng bạn có thể tưởng tượng một em bé Ấn Độ tên Mae West không? Gia đình Ấn Độ nói, không đời nào! Bởi vậy khi Kaesava người anh em sinh đôi của tôi ra đời, ông tôi đã sửa cách viết tên Keshava. Ông nói, nếu tên Mae West có thể là M-A-E, tại sao tên Keshava không thể thành K-A-E? Và ông đã đổi cách viết thành Kaesava. Giờ Kaesava có con trai được đặt tên Rehan vài tuần trước. Anh quyết định viết, hay đúng hơn là, viết sai chính tả tên Raehan với A-E. Bạn biết đấy, ông tôi đã mất nhiều năm khi tôi còn bé, nhưng tình yêu ông dành cho Mae West vẫn sống mãi với cách viết sai trong DNA của con cháu ông. Với tôi đó là một di sản thành công. (Cười) Bạn biết đấy, còn với tôi, vợ tôi và tôi có riêng 1 kế hoạch di sản điên rồ. Cứ vài năm, chúng tôi lại ngồi lại với nhau để tranh luận, phản đối, cãi nhau, và lập ra bản kế hoạch 200 năm của riêng mình. Bạn bè cho là chúng tôi điên rồ. Bố mẹ nghĩ chúng tôi có vấn đề. Vì bạn biết đấy, chúng tôi đều đến từ những gia đình đề cao sự khiêm nhường và khôn ngoan, nhưng cả hai lại muốn hướng tới một cuộc sống phi thường. Tôi tin vào quan điểm của một thầy dạy Yoga Raja: Hãy là anh chàng trước khi trở thành nhà tu khổ hạnh. Đây là tôi, siêu sao nhạc rock, dù chỉ là ở nhà mình. Bạn biết không? Khi Netra và tôi cùng ngồi xuống để lập ra kế hoạch đầu tiên 10 năm trước, chúng tôi muốn trọng tâm của kế hoạch này phải vượt lên trên bản thân chúng tôi. Thế nào là vượt lên bản thân chúng tôi? 200 năm, chúng tôi tính, là lúc cuối cùng chúng tôi trực tiếp liên hệ với thế giới. Không có một ai tôi gặp trong đời mình sẽ có thể sống quá 200 năm, bởi vậy chúng tôi nghĩ đó là điểm mốc hoàn hảo để xây dựng kế hoạch của chúng tôi, để trí tưởng tượng chúng tôi bay xa. Bạn biết không, tôi đã từng không tin vào di sản. Tôi sẽ để lại gì? Tôi là một họa sĩ. Cho tới khi tôi vẽ về sự kiện 11/9. Nó đã khiến tôi gặp nhiều vấn đề. Tôi đã rất buồn. Bạn biết đấy, một bức tranh đáng lẽ là bức tranh của tuần lại hiện diện lâu hơn thế. Giờ đây tôi đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật mà chắc chắn sẽ sống lâu hơn tôi, và tôi nghĩ về những gì tôi muốn để lại cho đời sau qua những bức tranh. Bạn biết đấy, bức họa Ngày 11/9 làm tôi buồn tới nỗi tôi đã quyết định không bao giờ vẽ tranh nữa. Tôi nói sẽ không bao giờ sáng tác tranh hiện thực phê phán nữa. Nhưng tất nhiên tôi đã tiếp tục làm các tác phẩm nghệ thuật chân thật và trần trụi, bởi vì tôi đã quên mất mọi người phản ứng thế nào về tác phẩm của tôi. Bạn biết không, đôi khi quên đi lại rất quan trọng để duy trì lý tưởng. Có lẽ mất đi kí ức là quan trọng với sự sống còn của loài người. Một trong những điều quan trọng nhất trong kế hoạch 200 năm mà Netra và tôi viết là cái cần quên đi về bản thân mình. Bạn biết đấy, ta có quá nhiều gánh nặng, từ bố mẹ, từ xã hội, từ rất nhiều người -- sợ hãi, bất an -- và kế hoạch 200 năm thật sự liệt kê tất cả những vấn đề tuổi thơ chúng tôi phải vứt bỏ. Chúng tôi thực sự đặt ra hạn để chấm dứt mọi vấn đề thưở nhỏ. Hạn gần nhất tôi đã đặt ra là, tôi sẽ chấm dứt nỗi sợ của mình về bà mẹ vợ theo cánh tả và ủng hộ nữ quyền, và hôm nay là ngày đó! (Cười) Bà ấy đang xem đấy. (Tiếng cười) Dù sao thì, bạn biết không, tôi thật sự luôn đưa ra những quyết định về cách tôi muốn nhớ về bản thân, và đó là quyết định quan trọng nhất trong số các quyết định tôi làm. Và điều đó trực tiếp truyền tải qua những bức vẽ của tôi. Nhưng giống như bạn tôi, tôi có thể làm điều đó rất tốt trên Facebook, Pinterest, Twitter, Flickr, YouTube. Kể tên cái nào, tôi cũng có. Tôi bắt đầu đưa trí nhớ của mình lên thế giới số, bạn biết không? Nhưng điều đó lại có một vấn đề. Rất dễ để nghĩ rằng công nghệ là một phép ẩn dụ cho trí nhớ, nhưng bộ não của chúng ta không phải công cụ lưu trữ hoàn hảo như công nghệ. Chúng ta chỉ nhớ những gì mình muốn. Ít nhất là với tôi. Và tôi thấy bộ não của chúng ta như những nhà quản lý trí nhớ thiên vị, bạn biết đấy? Và nếu công nghệ không phải là một ẩn dụ cho trí nhớ, thì nó là gì? Netra và tôi sử dụng công nghệ như một công cụ trong kế hoạch 200 năm để quản lí di sản số. Đây là tấm hình của mẹ tôi và bà ấy mới có một tài khoản Facebook. Bạn biết chuyện này dẫn đến đâu đấy. Và tôi vẫn luôn ủng hộ chuyện này cho đến khi tấm hình này xuất hiện trên Facebook của tôi. (Cười) Đầu tiên tôi đã bỏ đánh dấu mình sau đó nhấc điện thoại lên. Tôi nói: "Mẹ à, mẹ đừng bao giờ đăng hình con mặc bikini nữa." Và bà ấy nói: "Tại sao chứ? Con trông rất đáng yêu mà." Tôi trả lời: "Mẹ chẳng hiểu gì cả." Có lẽ thế hệ chúng ta là thế hệ đầu tiên thực sự hiểu việc quản lí số của mình. Ta có lẽ còn là thế hệ đầu tiên chủ động lưu trữ lại cuộc đời mình. Bạn biết đấy, dù đồng ý hay không về di sản, thì thực tế, chúng ta vẫn đang luôn để lại những dấu tích số. Vậy nên Netra và tôi rất muốn dùng kế hoạch 200 năm để quản lý di sản kỹ thuật số này, và không chỉ di sản số chúng tôi còn tin việc quản lý những di sản từ quá khứ và trong tương lai. Bằng cách nào, bạn có thể hỏi? Khi tôi nghĩ đến tương lai, tôi không bao giờ thấy mình tiến đến thời gian. Tôi thực sự thấy tương lai lùi về phía mình. Tôi có thể thực sự hình dung tương lai đang tiến đến mình. Tôi có thể né tránh thứ tôi không muốn và kéo lại những gì tôi muốn. Nó giống như trò vượt chướng ngại vật. Và tôi chơi càng ngày càng tiến bộ. Ngay cả khi tôi vẽ tranh, tôi cũng tưởng tượng ra mình ở sau bức tranh ấy, nó đã tồn tại rồi, và ai đó đang nhìn nó, và tôi có thể thấy liệu họ có đang cảm nhận nó từ tận đáy lòng. Họ đang cảm nhận nó bằng tình cảm hay chỉ bằng lý trí? Và nó thực sự báo cho bức tranh của tôi. Kể cả khi tôi mở triển lãm nghệ thuật, tôi cũng nghĩ về việc nó nên để lại gì cho người xem. Tôi nhớ khi tôi 19 tuổi, tôi đã muốn làm triển lãm tranh đầu tiên của mình, và tôi muốn cả thế giới biết đến nó. Khi đó tôi chưa biết đến TED, nhưng những gì tôi đã làm là nhắm chặt mắt lại, và bắt đầu mơ Tôi có thể tưởng tượng mọi người bước vào, ăn vận tuyệt đẹp, những bức họa của tôi dưới ánh đèn, và trong hình dung của tôi, tôi thấy một nữ diễn viên rất nổi tiếng khai mạc chương trình, tin tưởng tôi. Và khi tôi tỉnh lại, tôi tự hỏi đó là ai? Tôi không thể biết đó là Shabana Azmi hay Rekha, hai nữ diễn viên Ấn Độ nổi tiếng, như Meryl Streeps của Ấn Độ. Vậy là, sáng hôm sau, tôi viết thư cho cả hai người họ, và Shabana Azmi đã hồi âm, đến và khai mạc triễn lãm đầu tiên của tôi 12 năm trước. Quả là một khởi đầu mỹ mãn cho sự nghiệp của tôi! Bạn biết đấy, khi nghĩ về thời gian theo cách này, chúng ta có thể điều khiển không chỉ tương lai mà cả quá khứ. Đây là bức ảnh gia đình tôi, và đây là Netra, vợ tôi. Cô ấy là đồng tác giả của kế hoạch 200 năm của tôi. Netra là giáo viên cấp 3 dạy lịch sử Tôi yêu Netra, nhưng tôi ghét lịch sử. Tôi luôn nói rằng: "Nets này, trong khi em sống với quá khứ thì anh tạo ra tương lai, và khi anh xong việc, em có thể nghiên cứu về nó." (Cười) Cô ấy mỉm cười mãn nguyện, và như một hình phạt, cô ấy nói, "Ngày mai em sẽ dạy một lớp về lịch sử Ấn Độ, anh sẽ đến đó học, và em sẽ chấm điểm anh." Tôi thốt lên "Ôi Chúa ơi". Tôi đã đến và học lớp cô ấy thật. Cô ấy bắt đầu bằng việc phát cho học sinh những tài liệu cơ bản từ Ấn Độ, Pakistan, từ Anh, và tôi thốt lên, "Wow." Rồi cô ấy yêu cầu chúng phân biệt giữa sự thật và thành kiến. Tôi lại thốt lên "Wow". Rồi cô ấy nói, "Hãy chọn sự thật và thành kiến của các em và vẽ ra câu chuyện nhân cách của chính các em." Lịch sử như một công cụ hình ảnh? Tôi thực sự có cảm hứng. Tôi làm theo và tạo ra phiên bản lịch sử Ấn Độ của mình. Tôi đã lấy những mẩu chuyện từ bà mình. Bà từng làm cho tổng đài trao đổi điện thoại, và từng nghe lỏm cuộc trò chuyện giữa Nehru và Edwina Mountbatten. Bà đã nghe tất cả những thứ bà không nên nghe. Nhưng bạn biết đấy, tôi cho những chuyện đó vào. Đây là phiên bản lịch sử Ấn Độ của tôi. Bạn biết đấy, nếu như thế, tôi đã nhận ra rằng có thể, chỉ là có thể thôi, mục đích chính của não bộ là phục vụ nhân cách chúng ta. Hãy bảo Facebook tìm hiểu điều đó! Netra và tôi không viết kế hoạch 200 năm để người khác đến và thực hiện nó. 150 năm sau, thử tưởng tượng nhận được một bưu kiện, từ quá khứ, nói "OK giờ thì bạn cần dành phần đời còn lại làm những thứ này". Không. Chúng tôi chỉ viết ra để điều chỉnh thái độ của mình. Bạn biết đấy, tôi từng tin giáo dục là công cụ quan trọng nhất để lại một di sản ý nghĩa. Giáo dục thật tuyệt vời. Nó dạy chúng ta mình là ai, và giúp chúng ta ngữ cảnh hóa bản thân trong thế giới, nhưng chính sáng tạo mới dạy tôi rằng tôi có thể là nhiều hơn những gì giáo dục nói tôi có thể. Tôi muốn nêu lên quan điểm rằng sáng tạo là công cụ quan trọng nhất chúng ta có. Nó cho phép chúng ta tạo ra mình là ai, và điều khiển cái sẽ đến. Tôi muốn nghĩ -- Cảm ơn. Tôi muốn nghĩ đến bản thân như một người kể chuyện, nơi quá khứ và tương lai của tôi là những câu chuyện, câu chuyện của tôi, chờ được kể và được kể lại. Tôi mong tất cả các bạn một ngày nào đó sẽ có cơ hội chia sẻ và viết nên câu chuyện 200 năm của mình. Xin cám ơn rất nhiều. Shukran! (Vỗ tay) Tôi sẽ nói chỉ là một vài điều từ một cuốn sách tôi đang viết với tựa đề "Những lá thứ gửi những nhà khoa học trẻ." Tôi nghĩ rằng sẽ là phù hợp để trình bày theo cách tôi đã có kinh nghiệm sâu rộng trong giảng dạy, tư vấn khoa học trên một mảng rộng các lĩnh vực. Và bạn có thể muốn nghe một số nguyên tắc mà tôi đề xuất trong quá trình việc giảng dạy và tư vấn đó. Vì vậy, hãy để tôi bắt đầu bằng cách kêu gọi bạn, đặc biệt là các bạn trẻ trên con đường mà bạn đã chọn, hãy tiến lên xa nhất mà bạn có thể. Thế giới cần bạn, rất cần Nhân loại đã hoàn toàn bước vào giai doạn khoa học-kỹ thuật Sẽ không có chuyện tụt lùi lại Mặc dù khác nhau trong số các ngành học--chẳng hạn vật lý thiên văn, di truyền học phân tử, miễn dịch học, vi sinh vật học, y tế cộng đồng, cho tới lĩnh vực mới của cơ thể con người như là vật cộng sinh (symbiont) cho tới sức khỏe cộng đồng, khoa học môi trường. Kiến thức y khoa khoa học và khoa học tổng thể tăng gấp đôi mỗi 15 tới 20 năm. Công nghệ đang gia tăng tốc độ tương đương. Giữa chúng, cả hai đã trở nên rộng khắp như hầu hết các bạn ở ngồi đây nhận ra, mỗi khía cạnh của cuộc sống con người. Vận tốc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thật nhanh thật giật mình với vô số bước chuyển biến mà không ai có thể dự đoán được kết quả của nó, ngay cả từ một thập kỷ trước. Sẽ tới lúc, tất nhiên, khi sự tăng trưởng theo hàm mũ của khám phá và kiến thức, mà thực sự đã bắt đầu vào những năm 1600, phải tới mức cực điểm bảo hòa nhưng điều đó không quan trọng đối với bạn. Cuộc cách mạng sẽ tiếp tục ít nhất là trong vài thập kỷ nữa. Nó sẽ làm cho cuộc sống của con người rất khác với những gì ngày hôm nay. Lĩnh vực nghiên cứu truyền thống sẽ tiếp tục phát triển và tiếp tục như thế, chắc chắn các lĩnh vực sẽ gặp nhau và tạo các ngành mới. Lúc đó, tất cả các ngành khoa học sẽ trở thành một mô tả liên tục, một sự giải thích của các kết nối của các nguyên tắc và qui luật. Đó là lý do tại sao bạn không chỉ cần đào tạo trong một những chuyên môn, mà còn phải lĩnh hội rất nhiều lĩnh vực khác, có liên quan đến và thậm chí là khác xa với sự lựa chọn ban đầu của bạn. Giữ mắt của bạn mở to và cái đầu không ngừng hoạt động. Tìm kiếm kiến thức đã nằm sâu trong gen của chúng ta. Nó đã được đặt đó bởi tổ tiên xa của chúng ta người đã lan truyền khắp thế giới, và nó sẽ không bao giờ được thỏa mãn. Hiểu và sử dụng nó một cách lành mạnh, như là một phần của nền văn minh chưa tiến hóa hoàn toàn đòi hỏi phải có một lực lượng khổng lồ những người được đào tạo một cách khoa học như các bạn. Trong giáo dục, y khoa, luật pháp, ngoại giao, chính phủ, doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông hiện nay. Các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta cần ít nhất một mức độ kiến thức tối thiểu về khoa học thứ mà đang thiếu khiêm trọng nhất hiện giờ -- làm ơn không vỗ tay. Nó sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người nếu họ chuẩn bị trước khi bước vào văn phòng chứ không phải là học từ việc làm. Do đó bạn sẽ làm tốt công việc của mình, cho dù bạn ở xa phòng thí nghiệm bạn có thể làm việc như là giáo viên trong suốt sự nghiệp của bạn. Bây giờ tôi sẽ nói nhanh về một một chủ đề vừa là một tài sản quí giá vừa là rào cản tiềm ẩn của khoa học. Nếu bạn thiếu một chút kỹ năng toán học, đừng lo lắng. Nhiều người trong số các nhà khoa học thành công nhất trong công việc ngày hôm nay là những người có kiến thức toán khiêm tốn Tôi nói một ẩn dụ: Trong khi những nhà toán học và thống kê học ưu tú và những nhà lý thuyết thường là những nhà kiến trúc trong lĩnh vực mở rộng của khoa học, đa số còn lại là nhà khoa học ứng dụng cơ bản, bao gồm một phần lớn của những người có thể gọi là của xếp hạng đầu tiên, là những người lập bản đồ địa hình, họ tìm kiến các biên giới, họ tạo các con đường, họ nâng cao các tòa nhà trên đường đi. Một số có thể đã xem xét tôi điên rồ, nhưng nó đã là thói quen của tôi khi không bận tâm đến những lo sợ của toán học khi nói chuyện với các nhà khoa học ứng cử viên. Trong 41 năm giảng dạy sinh học tại Harvard, Tôi đã chứng kiến cảnh tượng đáng buồn là một sinh viên sáng dạ đã quay lưng lại với khả năng trở thành một nhà khoa học hoặc thậm chí là với việc tham gia các khóa học không bắt buộc về khoa học vì họ sợ thất bại. Chứng sợ toán học đã tước đi của khoa học và y học một lượng lớn không thể đếm được các tài năng rất cần thiết. Đây là cách để làm giảm nỗi lo của bạn, nếu bạn có chúng: Hiểu rằng toán học là một ngôn ngữ được cai trị như các ngôn ngữ khác bằng lời nói, hoặc như ngôn ngữ bằng lời nói chung, bởi ngữ pháp riêng của mình và hệ thống của logic. Bất kỳ người nào với trí tuệ trung bình mà học để đọc và viết toán học ở một mức độ cơ bản sẽ, như trong ngôn ngữ bằng lời nói, có ít khó khăn trong việc hiểu hầu hết các nguyên tắc cơ bản Nếu họ chọn để nắm vững ngôn ngữ toán của hầu hết các ngành khoa học. Bạn càng chờ đợi để có ít nhất là kiến thức trung bình về toán thì ngôn ngữ toán càng trở nên khó tiếp thu hơn, giống như trong bất kì ngôn ngữ, nhưng nó có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi. Tôi nói như là một nhà chuyên gia về chủ đề đó, bởi vì tôi là một trường hợp cực đoan. Tôi đã học đại số cho tới năm freshman của tôi tại Đại học Alabama. Họ không dạy nó trước đó. Tôi cuối cùng quay lại để tính toán như là một giáo sư có 32 năm tại Đại học Harvard, nơi tôi ngồi không hề dễ chịu trong các lớp học với các sinh viên đại học với độ tuổi cao hơn đôi chút một phần hai độ tuổi của tôi. Một số họ đã là sinh viên trong một khóa học tôi về sinh học tiến hóa. Tôi nuốt niềm tự hào của tôi, và tôi đã học tính toán Tôi phát hiện ra rằng trong khoa học và tất cả các ứng dụng của nó, những gì là quan trọng không phải là có khả năng kỹ thuật, mà là trí tưởng tượng trong tất cả các ứng dụng của nó. Khả năng tạo các khái niệm bằng hình ảnh của nó và các quá trình được tưởng tượng ra bằng cảm nhận Tôi phát hiện ra rằng tiến bộ trong khoa học hiếm khi đến trực tiếp từ một khả năng để đứng trên bảng đen và làm các hình ảnh xuất hiện từ mệnh đề toán học và phương trình. Chúng, thay vào đó, là các sản phẩm của trí tưởng tượng dẫn đến công việc khó khăn, trong thời gian đó, lý luận toán học có thể hoặc có thể không chứng minh là có liên quan. các ý tưởng tương tác khi một phần của thực tế hoặc thế giới tưởng tượng được nghiên cứu vì lợi ích riêng của chính nó. Tầm quan trọng nhất là một kiến thức kỹ lưỡng, tổ chức tốt của tất cả những gì được biết đến của các vấn đề có liên quan và các quá trình mà có thể liên quan trong vấn đề đó mà bạn mong muốn được tham gia Khi một cái gì đó mới được phát hiện, thì sau đó điều hợp lí là một trong những bước tiếp theo đó là tìm các phương pháp toán học và thống kê để di chuyển phân tích về phía trước. Nếu mà bước chứng minh quá khó khăn cho người hay nhóm phát hiện ra nhà toán học người có thể được thêm vào nhóm của họ như một cộng tác viên. Xem xét các nguyên tắc sau, mà tôi sẽ khiêm tốn gọi là nguyên tắc số một của Wilson: Nó là dễ dàng hơn cho các nhà khoa học bao gồm các nhà nghiên cứu y tế, để yêu cầu sự hợp tác cần thiết về toán học và thống kê hơn là cho nhà toán học và thống kê tìm các nhà khoa học mà có thể sử dụng các phương trình của họ. Nó là quan trọng trong việc lựa chọn hướng đi trong khoa học và để tìm các chủ đề ở trình độ của bạn mà bạn quan tâm sâu sắc, và tập trung vào đó. Hãy nhớ, sau đó, Wilson của nguyên tắc thứ hai: Đối với mỗi nhà khoa học, cho dù nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên, giáo viên, quản lý hoặc nhà kinh doanh, làm việc tại bất kỳ mức độ toán học nào có tồn tại một ngành khoa học hoặc y học mà cấp đó là đủ để đạt được sự xuất sắc. Bây giờ tôi sẽ cung cấp một cách nhanh chóng một số bộ nguyên tắc sẽ hữu ích tổ chức giáo dục và sự nghiệp, của bạn hoặc nếu bạn đang giảng dạy, làm thế nào bạn có thể tăng cường việc giảng dạy và tư vấn các nhà khoa học trẻ của mình. Trong việc lựa chọn một chủ đề, trong đó để tiến hành nghiên cứu ban đầu, hoặc phát triển chuyên môn đẳng cấp thế giới, tham gia vào lĩnh vực đã được chọn bởi số it Đánh giá cơ hội bằng cách xem có bao nhiêu sinh viên và các nhà nghiên cứu khác đang tham ra Điều này là không để nhấn mạnh những yêu cầu cần thiết của việc đào tạo rộng, hoặc giá trị của rèn luyện chính mình trong quá trình nghiên cứu chương trình chất lượng cao. Điều quan trọng là giú đỡ cố vấn trước trong những chương trình thành công, và để cho bạn bè và đồng nghiệp ở độ tuổi của bạn có sự hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng qua đó, hãy tìm một cách để phá vỡ ra, để tìm thấy một lĩnh vực và đối tượng chưa được phổ biến. Chúng ta đã thấy điều này đã được đề cập đến trong các bài nói trước tôi. Đó là sự tiên tiến nhanh nhất có khả năng xảy ra, được đếm bằng số khám phá trên một điều tra viên mỗi năm. Bạn có thể đã nghe các khẩu lênh cho việc tập hợp của quân đội: Hành quân theo tiếng súng. Trong khoa học, trường hợp đối lập là: tránh xa tiếng súng Vì vậy Wilson của nguyên tắc số ba: Tránh xa những tiếng súng Quan sát từ xa, nhưng không tham gia cuộc xung đột. Làm cho một xung đột của riêng bạn. Một khi bạn đã chọn ngành cụ thể và nghề, bạn có thể yêu thì bạn có cơ hội tiềm năng của bạn để thành công sẽ được tăng lên đáng kể nếu bạn nghiên cứu nó đủ để trở thành một chuyên gia. Có hàng ngàn đối tượng chuyên nghiệp không giới hạn trải dài từ vật lý và hóa học cho đến sinh học và y học. Và sau đó là khoa học xã hội, nơi có thể trong thời gian ngắn để có được địa vị xã hội Khi chủ đề là vẫn còn bị giới hạn với sự tinh tế và chăm chỉ bạn có thể trở thành các chuyên gia thế giới Thế giới cần những chuyên gia kiểu này và nó khen thưởng những người sẵn sàng giúp đỡ nó. Các thông tin hiện có và những gì bạn tự khám phá có vẻ lúc đầu không đủ và khó khăn để kết nối với các phần kiến thức khác Vâng, nếu đó là trường hợp, Tốt. Tại sao nó khó chứ không phải là dễ? Câu trả lời xứng đáng để được nêu như là nguyên tắc số bốn. Trong nỗ lực để tạo ra khám phá khoa học, mọi vấn đề là một cơ hội, và các vấn đề càng khó, thì sự quan trọng của giải pháp càng lớn. Bây giờ điều này mang cho tôi đến một phân loại cơ bản trong cách phát minh khoa học được thực hiện. Các nhà khoa học, nhà toán học thuần túy trong số đó, thực hiện theo một trong hai con đường: đầu tiên thông qua phát hiện sớm, một vấn đề được xác định và một giải pháp được tìm kiếm. Vấn đề có thể là tương đối nhỏ; Ví dụ, trong một tàu du lịch đâu là nơi các norovirus bắt đầu lây lan? Hoặc lớn hơn, vai trò của vật chất tối trong việc mở rộng của vũ trụ? Khi câu trả lời được tìm kiếm, hiện tượng khác thường được phát hiện và câu hỏi khác được nêu ra. Này đầu tiên của hai chiến lược là giống như một thợ săn, khám phá một khu rừng trong tìm kiếm của một mỏ đá cụ thể, những người tìm thấy các mỏ đá trên đường đi. Chiến lược thứ hai của nghiên cứu là để nghiên cứu một chủ đề rộng rãi tìm kiếm hiện tượng không rõ hoặc mô hình được biết đến hiện tượng giống như một thợ săn trong những gì chúng tôi gọi là "nhà tự nhiên học trance," các nhà nghiên cứu của tâm là mở cửa cho bất cứ điều gì thú vị, bất kỳ việc giá trị mỏ. Tìm kiếm là không phải cho các giải pháp của vấn đề, nhưng đối với vấn đề tự trị giá giải quyết. Hai chiến lược của nghiên cứu, nghiên cứu ban đầu, có thể được nêu như sau, về nguyên tắc cuối cùng tôi sẽ cung cấp cho bạn: Đối với mọi vấn đề trong một kỷ luật nhất định của khoa học, có tồn tại một loài hay tổ chức hay hiện tượng lý tưởng cho các giải pháp của nó. Và ngược lại, cho mỗi loài hay tổ chức khác hoặc hiện tượng, có tồn tại vấn đề quan trọng Đối với các giải pháp trong đó, các đối tượng cụ thể của nghiên cứu lý tưởng. Tìm hiểu những gì họ có. Bạn sẽ tìm thấy con đường riêng của bạn để khám phá, để tìm hiểu, để dạy. Những thập kỷ trước sẽ thấy những tiến bộ đáng kể trong phòng chống dịch bệnh, sức khoẻ nói chung, chất lượng cuộc sống. Tất cả nhân loại phụ thuộc vào kiến thức và thực hành y học và khoa học sau đó bạn sẽ làm chủ. Bạn đã chọn một cách gọi rằng sẽ đến trong bước để cung cấp cho bạn sự hài lòng, kết thúc của nó, một cuộc sống tốt sống. Và tôi cảm ơn bạn đã cho tôi có ở đây đêm nay. (Vỗ tay) Ồ, cảm ơn bạn. Cảm ơn rất nhiều. Tôi chào bạn. Mọi người đều là một học sinh và là một giáo viên. Đây là tôi được truyền cảm hứng bởi giáo viên đầu tiên của tôi, mẹ tôi, và đây là tôi đang dạy học Nhập môn Trí Thông Minh Nhân tạo cho 200 sinh viên tại Đại học Stanford. Hiện giờ các sinh viên và tôi thích lớp học này, nhưng điều xảy ra với tôi rằng trong khi chuyên đề của lớp học này rất tiên tiến và hiện đại, thì công nghệ giảng dạy lại không như vậy. Trên thực tế, cơ bản là tôi dùng một công nghệ giống hệt như lớp học ở thế kỷ 14 này. Ghi lại bài giảng, nhà hiền triết trên bục, và anh chàng ngủ gật ở phía sau. (Cười) Hệt như ngày nay. Vì thế giảng viên-đồng nghiệp của tôi, Sebastian Thrun, và tôi đã nghĩ, phải có một phương pháp tốt hơn. Chúng tôi đã thử thách bản thân để mở một lớp học trực tuyến mà tương đương hoặc tốt hơn về chất lượng so với lớp ở Standford của chúng tôi, nhưng là đem nó đến cho mọi người trên thế giới hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi đã công bố lớp học đó vào ngày 29 tháng bảy và trong vòng hai tuần, 50.000 người đã đăng ký học. Và số lượng đã tăng lên 160.000 sinh viên từ 209 quốc gia. Chúng tôi đã rất hồi hộp khi có từng đó thính giả, và một chút lo sợ rằng chúng tôi chưa hoàn thành việc chuẩn bị cho lớp học. (Cười) Vì thế chúng tôi phải làm việc. Chúng tôi tìm hiểu những gì người khác đã làm, những gì chúng tôi có thể sao chép và những gì chúng tôi có thể thay đổi Benjamin Bloom đã chỉ ra rằng việc học một-kèm-một là tốt nhất, vì thế đó là thứ chúng tôi đã cố gắng mô phỏng giống như tôi và mẹ tôi, mặc dù chúng tôi biết có thể sẽ là một-kèm-hàng nghìn. Ở đây, một camera trên đỉnh đầu đang quay khi tôi đang nói và vẽ lên một tờ giấy. Một sinh viên nói, "có cảm giác lớp học này như ngồi trong một quán bar cùng với một người bạn rất thông minh người đang giải thích một điều gì đó bạn chưa nắm được, nhưng đang dần dần hiểu ra." Và đó chính xác là những gì chúng tôi hướng đến. Hiện nay, từ Khan Academy, chúng tôi thấy rằng những đoạn video ngắn 10 phút hoạt động tốt hơn rất nhiều thay vì việc cố gắng để ghi lại một bài giảng dài hàng giờ và đặt nó lên một màn hình định dạng nhỏ. Chúng tôi quyết định làm thậm chí ngắn hơn và tương tác nhiều hơn. Một đoạn video thông thường của chúng tôi dài hai phút, đôi khi ngắn hơn, không bao giờ dài hơn sáu phút, và sau đó chúng tôi tạm dừng cho một câu hỏi trắc nghiệm, để làm cho nó có cảm giác như việc dạy một-kèm-một. Đây, tôi đang giải thích bằng cách nào một máy tính sử dụng ngữ pháp của tiếng Anh để phân tích các câu văn, và đây, có một thời điểm tạm dừng và sinh viên phải phản xạ, phải hiểu cái gì đang diễn ra và đánh dấu những ô đúng trước khi họ có thể tiếp tục. Sinh viên học tốt nhất khi họ chủ động thực hành. Chúng tôi muốn họ tham gia, để họ đối mặt với những mơ hồ và chỉ dẫn cho họ đúc rút những ý tưởng cốt yếu cho chính bản thân họ. Chúng tôi cố gắng tránh những câu hỏi kiểu như, "Đây là một công thức, bây giờ hãy nói cho tôi giá trị của Y khi X bằng hai." Chúng tôi thích những câu hỏi mở hơn. Một sinh viên đã viết, "Giờ đây tôi thấy mạng Bayes và những minh họa về lý thuyết trò chơi (Game Theory) ở mọi nơi tôi nhìn." Và tôi thích kiểu trả lời như thế. Đó chính là những gì chúng tôi hướng đến. Chúng tôi không muốn sinh viên nhớ những công thức; chúng tôi muốn thay đổi cái cách họ nhìn nhận thế giới. Và chúng tôi đã thành công. Hoặc, tôi có thể nói, sinh viên đã thành công. Và có một chút mỉa mai rằng chúng tôi muốn phá vỡ cách giáo dục truyền thống và trong khi làm vậy, chúng tôi cuối cùng đã làm cho lớp học trực tuyến của chúng tôi càng giống như một lớp đại học truyền thống hơn những khóa học trực tuyến khác. Phần lớn các lớp học trực tuyến, những đoạn phim bài giảng luôn sẵn sàng. Bạn có thể xem chúng bất cứ khi nào bạn muốn. Nhưng nếu bạn có thể xem bất cứ khi nào, điều đó có nghĩa bạn có thể xem vào ngày mai, và nếu bạn có thể xem vào ngày mai, hừm, bạn sẽ có thể không bao giờ thực hiện được nó. (Cười) Vì thế chúng tôi mang lại sự đổi mới trong việc đặt kỳ hạn. (Cười) Bạn có thể xem những đoạn phim bất cứ khi nào bạn muốn trong tuần lễ đó, nhưng đến cuối tuần, bạn phải hoàn thành bài tập về nhà. Điều này thúc đẩy sinh viên giữ tiến độ, và nó cũng có nghĩa là mọi người đều đang học tập với cùng một thứ trong cùng một thời điểm, vì thế nếu bạn tham gia vào một diễn đàn thảo luận, bạn có thể có được câu trả lời từ bạn học trong vài phút. Bây giờ, tôi sẽ cho các bạn thấy một vài diễn đàn, phần lớn được tự tổ chức bởi chính các sinh viên. Từ Daphne Koller và Andrew Ng, chúng tôi đã học được khái niệm về "đảo ngược" lớp học. Sinh viên xem các đoạn phim bài giảng một mình, và sau đó họ cùng nhau thảo luận chúng. Từ Eric Mazur, tôi học được về trợ giúp bạn bè, rằng bạn học có thể là những giáo viên tốt nhất, bởi vì họ là những người nhớ những gì họ đã từng không thể hiểu. Sebastian và tôi đã quên một vài điều như thế. Tất nhiên, chúng tôi không thể có một buổi thảo luận trong lớp học với hàng vạn sinh viên, vì thế chúng tôi khuyến khích và nuôi dưỡng những diễn đàn trực tuyến như thế. Và cuối cùng, từ Teach For America, Tôi học được rằng một lớp học không phải chỉ dành để truyền đạt thông tin. Điều quan trọng hơn là động lực và sự quyết tâm. Cốt yếu là sinh viên thấy được rằng chúng tôi đã làm việc rất cố gắng vì họ và họ tất cả đều hỗ trợ những người khác. HIện giờ, lớp học đã kéo dài được 10 tuần lễ, và cho đến cuối khóa, khoảng một nửa trong số 160.000 sinh viên xem ít nhất một đoạn phim mỗi tuần, và hơn 20.000 người hoàn thành tất cả các bài tập, bỏ ra từ 50 đến 100 giờ học. Họ đã nhận được chứng nhận hoàn thành khóa học. Vậy chúng tôi đã học được những gì? Chúng tôi đã thử nghiệm một vài ý tưởng cũ và một vài ý tưởng mới, kết hợp chúng với nhau, nhưng còn nhiều ý tưởng nữa để thử nghiệm. Sebastien đang giảng dạy một lớp học khác hiện nay. Tôi sẽ thực hiện một lớp nữa vào mùa thu, Stanford Coursera, Udacity, MITx và các tổ chức khác đang mở thêm những lớp học nữa. Đây thật sự là một thời điểm đầy hứng khởi. Nhưng với tôi, điều thú vị nhất một phần của nó là những dữ liệu chúng tôi đang thu thập. Chúng tôi đang thu thập hàng ngàn tương tác với mỗi sinh viên trong mỗi lớp, gộp thành hàng tỷ tương tác, và giờ đây chúng tôi có thể bắt đầu phân tích chúng, và khi chúng tôi học hỏi từ chúng thực hiện các thí nghiệm, đó là khi cuộc cách mạng thật sự sẽ đến, Và các bạn sẽ có thể thấy được kết quả từ một thế hệ mới các sinh viên tuyệt vời. (Vỗ tay) Khi còn nhỏ, tôi rất thích thú với mọi điều về không gian và về vũ trụ Tôi đã xem Nova trên PBS (một kênh truyền hình) Trường học của chúng tôi đã cho chúng tôi xem về Bill Nye the Science Guy Khi tôi học tiểu học, người hàng xóm của tôi đã tặng cho tôi một cuốn sách vào ngày sinh nhật của tôi Đó là một cuốn sách về thiên văn và tôi đã nghiền ngẫm nó hàng giờ và nó là tổng hợp của những thứ mà đã truyền cảm hứng cho tôi để theo đuổi việc khám phá vũ trụ như là một ước mơ của cá nhân, và một phần của ước mơ đó là Tôi luôn muốn được bay lượn xung quanh hệ mặt trời và đi thăm thú những hành tinh khác nhau, đi thăm mặt trăng và những con tàu vũ trụ Nhiều năm sau, tôi đã tốt nghiệp tại trường đại học California và tôi đã làm việc tại NASA làm cho một phòng thí nghiệm tên lửa đẩy và ở đó nhóm của tôi đang tạo ra một mô hình 3D ảo của hệ mặt trời và hôm nay tôi muốn cho các bạn xem những gì chúng tôi đã làm cho tới thời điểm này Và bây giờ, mọi thứ mà tôi sắp làm dự định làm đều ở đây bạn có thể làm điều đó ở nhà bời vì chúng tôi đã tạo ra thứ này cho mọi người, cho các bạn sử dụng Vì thế những gì các bạn đang nhìn thấy ngay đây đó là Trái Đất Bạn có thể thấy nước Mỹ và California và San Diego, và bạn có thể sử dụng chuột hoặc bàn phím để xoay tròn xung quanh Và giờ, điều này không mới. Bất kì ai đã từng sử dụng Google Earth đã nhìn thấy điều này trước đây nhưng có một điều chúng tôi muốn nói đó là Chúng tôi làm điều ngược lại so với Google Earth Google Earth bắt đầu từ góc này và đi xuống sân sau nhà bạn Chúng tôi bắt đầu từ góc này và đi ra ngoài những ngôi sao Vì thế Trái đất nhìn thật tuyệt phải không, nhưng những gì mà chúng tôi thực sự muốn cho các bạn xem đó là những con tàu vũ trụ Vì thế tôi sẽ trở lại giao diện, và giờ bạn đang nhìn thấy rất nhiều vệ tính xoay xung quanh trái đất Đó là rất nhiều những vệ tinh khoa học không gian của chúng tôi Chúng không bao gồm vệ tinh quân sự hay vệ tinh thời tiết cũng như vệ tinh truyền thông hay vệ tinh do thám Nếu chúng tôi làm thế, nó sẽ là một mớ hỗn độn bời vì có quá nhiều thứ ngoài đó Và điều tuyệt với đó là, chúng ta thực sự có thể tạo ra những mô hình 3D của rất nhiều những con tàu vũ trụ, vì thế nếu bạn muốn xem bất kì cái nào trong số chúng, những gì bạn cần làm đó là click đôi chuột vào chúng Tôi muốn tìm một trạm vũ trụ không gian quốc tế click đôi vào, và nó sẽ dẫn chúng ta đến tận trạm vũ trụ ISS và giờ bạn đang lướt dọc theo ISS nơi chúng ta đang thấy đây và những điều tuyệt với khác đó là, chúng ta không những có thể di chuyển camera xung quanh và chúng ta còn có thể kiểm soát được thời gian vì thế tôi có thể trượt con trỏ để tua nhanh thời gian và giờ chúng ta có thể thấy hoàng hôn ở tại ISS trông như thế nào và hoàng hôn xảy đến 90 phút một lần (cười) Còn những gì khác về nó đây? Tôi có thể click vào nút Home ở đây và nó sẽ đưa chúng ta đến tận bên trong hệ mặt trời và giờ chúng ta đang nhìn thấy phần khác của hệ mặt trời Bạn có thể thấy, đây là Sao Thổ, đây là Sao Mộc và trong lúc chúng ta dừng ở đây, tôi muốn chỉ ra một điều thực sự khá là bận rộn Ở đây, chúng ta có phòng nghiện cứu khoa học Sao Hỏa trên đường đến sao Hỏa, nó chỉ mới được đưa vào sử dụng vào cuối tuần trước Và đây chúng ta có Juno trên chuyến hành trình đến sao Mộc Chúng ta có Dawn xoay xung quanh Vesta và chúng ta có New Horizons ở đây trên một đường thẳng tới Diêm Vương Tinh Và tôi muốn đề cập đến điều này bởi vì có một quan niệm kì lạ của mọi người rằng NASA đã chết, và rằng những con tàu vũ trụ đã ngừng bay và bất thình lình không có một tàu vũ trụ nào nữa ở ngoài kia Nhiều trong những thứ NASA làm đó là khám phá robot và chúng tôi có rất nhiều tàu vũ trụ ngoài kia Rõ ràng, chúng ta không đưa con người ra ngoài vũ trụ vào thời điểm này ít nhất với những con tàu mà chúng ta đã phóng những NASA còn lâu mới chết và một trong những lý do tại sao chúng tôi lại viết một phần mềm giống như thế này đó là để cho mọi người nhận ra rằng có rất nhiều thứ khác mà chúng tôi đang thực hiện Dù sao đi nữa, trong lúc chúng ta đang ở đây Nếu bạn muốn đi xem bất kì thứ gì tất cả những gì bạn cần làm đó là click đôi chuột Tôi vừa mới click đôi vào Vesta, và đây chúng ta có Dawn quay xung quanh Vesta, và điều này đang xảy ra ngay lúc này. Tôi định sẽ click đôi vào Uranus, và chúng ta có thể thấy Uranus quay trên rìa, dọc theo những vệ tinh của nó Bạn có thể thấy làm thế nào mà nó nghiêng một góc 89 độ và làm thế nào có thể đi xem những địa điểm khác nhau và đi xuyên qua khoảng thời gian khác nhau Chúng ta có dữ liệu từ năm 1950 tới năm 2050 Giả dụ chúng ta không có bất kì thứ gì ở giữa khoảng đó, bời vì một vài trong những dữ liệu rất khó kiếm. Đi đến những địa điểm khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau, bạn có thể khám phá điều này trong nhiều giờ về nghĩa đen hàng giờ liên tục, nhưng tôi muốn cho các bạn thấy một thứ này, Tôi sẽ mở thanh công cụ "địa điểm" Tàu vũ trụ ngoài những nhiệm vụ khám phá hành tinh, Voyager 1, và tôi định sẽ mang đến cuộc trình diễn Titan và giờ tôi sẽ đi ngược trở lại thời gian. Chúng ta đang đi dọc theo Voyager 1. Ngày tháng ở thời điểm này là 11/11 năm 1980 Bây giờ, có một điều rất hài hước đang xảy ra ở đây. Nó không giống như bất cứ thứ gì đang diễn ra. Nó giống như tôi vừa bấm tạm dừng chương trình Thực sự nó đang hoạt động với tốc độ thực. một giây ảo bằng một giây thực, và sự thật là Voyager 1 đang bay quanh Titan với tốc độ tôi đoán là khoảng 38000 dặm trên một giờ Nó chỉ giống như chẳng có gì đang di chuyển, bởi vì Sao Thổ cách đây 700 000 dặm và Titan cách đây 4000 đến 5000 dặm Nó giống như sự bao la của vĩ đại khiến nó trở nên giống như không có điều gì đang diễn ra cả. Nhưng để biến nó trở nên thú vị hơn Tôi sẽ tăng tốc thời gian lên, và chúng ta có thể xem khi Voyager 1 bay quanh TItan, một mặt trăng mù sương của sao Thổ Và thực sự thì nó có một lớp khí quyển rất dày và tôi định sẽ định vị lại camera vào sao Mộc. Tôi định sẽ kéo ra và tôi muốn cho bạn thấy Voyager 1 khi nó bay xung quanh sao Mộc Điều tôi muốn nói ở đây là với một mô phỏng 3D như thế này chúng ta không chỉ nói là Yoyager 1 bay xung quanh sao Mộc mà có cả một câu chuyện để kể. và thậm chí tuyệt với hơn, là bởi vì đó là một ứng dụng tương tác bạn có thể tự kể câu chuyện của mình Nếu bạn muốn tạm dừng nó lại, ban có thể làm điều đó, Nếu bạn muốn nó tiếp tục, nếu bạn muốn thay đổi góc camera, bạn đều có thể làm, và bởi vì thế, tôi có thể cho các bạn thấy Voyager 1 không chỉ bay xung quanh sao Mộc Nó còn bay dưới sao Mộc, và giờ, những gì diễn ra là, khi nó bay bên dưới sao Mộc, sao Mộc hút lấy nó dưới tác dụng của lực hấp dẫn và ném nó lên cao ra khỏi hệ mặt trời và nếu tôi cứ để nó đi như vậy bạn có thể thấy Voyager 1 bay lên như thế này và sự thật là tôi định quay trở lại hệ mặt trời tôi sẽ quay trở lại ngày hôm nay và bây giờ tôi muốn chỉ cho các bạn Voyager 1 đang ở đâu ngày kia, ở phía trên hệ mặt trời vượt xa hệ mặt trời của chúng ta Đây là điều quan trọng. Bây giờ các bạn biết làm thế nào mà nó có thể lên tới đó. Bây giờ các bạn biết tại sao, và đối với tôi đó là điểm mấu chốt của chương trình này Bạn có thể thay đổi nó theo ý bạn Bạn có thể bay vòng vòng và bạn có thể tự học Các bạn biết đây, chủ đề ngày hôm nay đó là "Thế giới trong sự hiểu biết của bạn" Chúng tôi đang nỗ lực để mang đến cho các bạn hệ mặt trời trong sự hiểu biết của bạn và chúng tôi hy vọng một khi nó ở đó bạn sẽ có thể tự học về những gì chúng ta đã thực hiện ngoài kia, và những gì chúng ta dự định sẽ thực hiện và ước mở của tôi là cho mọi đứa trẻ có thể "cầm" lấy nó khám phá và nhìn thấy những kì quan ở ngoài kia và được truyền cảm hứng, như tôi đã từng khi còn nhỏ, để theo đuổi nền giáo dục STEAM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học) và để theo đuổi ước mơ khám phá vũ trụ Cảm ơn (vỗ lay) Sau hai thập kỉ gần đây, Ấn Độ đã trở thành một trung tâm phát triển phần mềm trên toàn cầu và các dịch vụ thuê ngoài của các văn phòng hậu cần, và điều khiến chúng tôi cảm thấy thú vị đó là bởi vì nền công nghiệp lớn này đã bắt đầu từ suốt hai thập kỉ trước tại Ấn Độ, phát triển phần mềm tại nước ngoài và dịch vụ văn phòng hậu cần, đã từng có những chuyến bay chở những nhân viên từ các nước phát triển tới Ấn Độ. Khi nó liên kết với sự sụt giảm số lượng công việc trong các ngành công nghiệp sản xuất cho Trung Quốc, dẫn tới một lo ngại giữa cộng đồng Phương Tây. Sự thật, nếu bạn nhìn vào bầu cử, nó cho thấy chiều hướng từ chối ủng hộ tự do thương mại tại Phương Tây. Hiện tại, các chuyên gia Tây phương, đã nói rằng nỗi lo sợ đó là không đúng chỗ. Ví dụ, nếu bạn đã đọc -- Tôi nghĩ là nhiều người đã đọc cuốn sách của Thomas Friedman "Thế giới phẳng", ông nói, cơ bản, trong cuốn sách viết nỗi lo lắng cho tự do thương mại là thừa bởi vì điều đó xuất phát từ một giả định sai lầm rằng tất cả mọi thứ có thể được phát minh vốn đã được phát minh rồi. Sự thật, những đổi mới sẽ giữ phương Tây luôn dẫn đầu so với các nước đang phát triển, nói phóng đại lên một chút, nhiệm vụ đổi mới đã hoàn thành tại các nước phát triển, còn nếu nói bớt phóng đại đi, chúng ta có thể nói, cực nhọc đã qua tại các nước phát triển. Giờ đây, điều chúng ta đang cố để hiểu đó là, liệu điều đó có đúng? Liệu Ấn Độ có thể trở thành nguồn, trung tâm của toàn cầu về đổi mới, như việc nó trở thành trung tâm toàn cầu cho dịch vụ văn phòng hậu cần và phát triển phần mềm? Trong bốn năm gần đây, đồng tác giả của tôi Phanish Purana, và tôi miệt mài nghiên cứu về đề tài này. Ban đầu, như mọi người thường nói sự thật là càng nhiều sự công kích của những người ủng hộ mô hình đổi mới của phương Tây, nói rằng: "Đâu là Googles Ấn Độ, iPods và Viagras, nếu người Ấn Độ thông minh như vậy?" (Cười) Vậy nên khởi đầu, khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi đã đi và gặp mặt vài người điều hành, và hỏi họ, "Các ông nghĩ sao? Liệu Ấn Độ có thể bắt đầu từ" một điểm đến ưa thích cho dịch vụ phần mềm và văn phòng hậu cần tới điểm đến của đổi mới?" Họ cười. Sau đó đuổi chúng tôi đi. Họ nói, "Anh biết không? Người Ấn Độ không làm đổi mới" Một người lịch sự hơn nói, "Anh biết đấy, người Ấn độ là những lập trình viên và những kế toán tốt , nhưng họ không thể làm những việc sáng tạo." Đôi lúc, cần nhiều hơn, lấy một vẻ ngoài giả tạo, và người ta nói, "Anh biết không, chẳng có gì để làm với người Ấn cả. Nó thực sự là một hệ thống dựa trên luật lệ, hệ thống giáo dục tập trung tại Ấn Độ, chịu trách nhiệm cho việc giết chết sáng tạo." Họ nói, thay vào đó, nếu bạn muốn nhìn thấy sáng tạo thực sự, hãy tới Thung lũng Silicon, và nhìn vào những công ty như Google, Microsoft, Intel. Vậy là chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu về các phòng thí nghiệm R&D và đổi mới của thung lũng Silicon. Thú vị thay, điều bạn tìm thấy đó là, thường thường, bạn được giới thiệu tới trưởng phòng thí nghiệm đổi mới hay trung tâm R&D như họ thường gọi nó, và thường thấy hơn, đó là một người Ấn Độ. (Cười) Vậy là ngay lập tức tôi nói, "Nhưng anh không thể nào từng được đào tạo tại Ấn Độ, phải không? Anh nhất định đã được giáo dục tại đây." Té ra là, mỗi một trường hợp, họ đều thoát ra khỏi nền giáo dục Ấn Độ. Vậy là tôi nhận ra rằng có thể chúng tôi đã đặt sai câu hỏi , và câu hỏi đúng là, liệu những người Ấn Độ được giáo dục ở nước ngoài có thể làm những công việc sáng tạo? Rồi cuối cùng chúng tôi đến Ấn Độ. Chúng tôi đã làm một tá chuyến đi tới Bangalore, Mumbai, Gurgaon, Delhi, Hyderabad, bạn gọi tên nó, để nghiên cứu cấp độ nào của sự cộng tác sáng tạo trong những thành phố này. Và những gì chúng tôi tìm thấy đó là, như chúng tôi đã tiến hành trong nghiên cứu của chúng tôi, đó là, chúng tôi đã đặt câu hỏi sai. Khi bạn hỏi, " Google của Ấn Độ ở đâu, iPods và Viagras ở đâu?" bạn đang nói về triển vọng của sự đổi mới , khi sự đổi mới dành cho người dùng cuối, sự đổi mới hữu hình. Thay vào đó, đổi mới, nếu bạn nhớ, một trong số các bạn có thể đã đọc câu nói nổi tiếng của nhà kinh tế Schumpeter, ông nói, "Sự đổi mới là sự khác thường trong cách giá trị được tạo lập và phân phối." Nó có thể là sản phẩm và dịch vụ mới, nhưng nó cũng có thể là những phương thức mới trong sản xuất sản phẩm. Nó cũng có thể là những cách thức khác biệt trong tổ chức công ty và nền công nghiệp. Một khi bạn hiểu được như vậy, không có lý do nào để hạn chế sự sáng tạo, những người hưởng lợi từ sáng tạo, dừng lại ở người dùng cuối. Khi bạn nhận thức được khái niệm hóa rộng rãi này của sáng tạo, chúng ta sẽ nhận thấy, Ấn Độ là một đại diện điển hình cho sự sáng tạo, nhưng đổi mới đang diễn ra tại Ấn Độ là một mẫu mà chúng tôi không hề dự tính trước, và những gì chúng tôi làm chúng tôi gọi nó là "một cuộc đổi mới vô hình." Và cụ thể là, có bốn loại đổi mới vô hình đang diễn ra tại Ấn Độ. Loại thứ nhất của sự đổi mới vô hình tại Ấn Độ đó là sự đổi mới cho các khách hàng doanh nghiệp, đang được dẫn dắt bởi các tập đoàn đa quốc gia, thứ mà trong hai thập kỉ mới đây, đã có 750 trung tâm R&D được đặt tại Ấn Độ bởi các tập đoàn đa quốc gia tuyển dụng hơn 400,000 nhân công chuyên nghiệp. Ngày nay, khi bạn suy nghĩ một sự thật rằng, về mặt lịch sử trung tâm R&D của các công ty đa quốc gia luôn luôn đặt ở văn phòng đầu não, hoặc tại các quốc gia gốc của công ty đa quốc gia đó, việc có được 750 trung tâm R&D của các tập đoàn đa quốc gia tại Ấn Độ đó thực sự là một con số ấn tượng. Khi chúng tôi đến và nói với những người trong những trung tâm đổi mới đó và hỏi họ rằng họ đang làm việc trên lĩnh vực nào, họ nói, "Chúng tôi đang làm việc trên sản phẩm toàn cầu." Họ không làm việc nội bộ hóa sản xuất toàn cầu cho Ấn Độ, đó đã là vai trò thường kỳ của trung tâm R&D nội bộ. Họ làm việc trên những sản phẩm toàn cầu thực sự, và các công ty như Microsoft, Google, AstraZeneca, General Electric, Philips, vốn đã có câu trả lời trong sự khẳng định câu hỏi đến từ các trung tâm R&D Bangalore và Hyderbad, họ có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ cho cả thế giới. Nhưng tất nhiên, là người dùng cuối, bạn không thể nhìn thấy điều đó, bởi vì bạn chỉ nhìn thấy tên công ty, thay vì nơi nó được sản xuất. Một điều khác chúng tôi được cho biết đó là, "Vâng, nhưng anh biết không, loại công việc đến từ các trung tâm R&D Ấn Độ không thể so sánh với công việc của các trung tâm R&D của Mỹ được." Vậy là người đồng tác giả của tôi Phanish Puranam, người thông minh nhất mà tôi được biết, nói rằng anh đang thực hiện một nghiên cứu. Anh ta tìm hiểu các công ty đó, những công ty có một trung tâm R&D tại Mỹ và tại Ấn Độ, và rồi anh tìm hiểu các bằng sáng chế được đệ trình từ Mỹ và các bằng sáng chế được đệ trình tương tự tại công ty con tại Ấn Độ, vậy là hiện tại anh đang so sánh các bằng sáng chế từ trung tâm R&D tại Mỹ với các trung tâm R&D tại Ấn Độ của cùng một công ty để tìm ra chất lượng của các bằng sáng chế được đệ trình từ trung tâm tại Ấn Độ và làm sao để nó có thể so sánh với chất lượng các bằng sáng chế được đệ trình từ trung tâm tại Mỹ? Thú vị thay, điều mà anh ta tìm thấy đó là và tôi xin nói về cách mà chúng tôi đánh giá chất lượng của các bằng sáng chế đó là điều mà chúng tôi gọi trong trích dẫn sau: một bằng sáng chế trong tương lai tham khảo bao nhiêu lần đến một bằng sáng chế trước đó? anh ta đã tìm thấy một số thứ khá thú vị. Điều chúng tôi tìm thấy đó là dữ liệu nói lên rằng số lượng những trích dẫn của một bằng sáng chế được đệ trình của một trung tâm R&D tại Mỹ tương đương với số lượng những trích dẫn của một bằng sáng chế được đệ trình bởi một trung tâm Ấn Độ của cùng một công ty trong chính công ty đó. Vậy là trong cùng một công ty, không có sự khác biệt trong tỷ lệ trích dẫn của chi nhánh Ấn Độ so với chi nhánh tại Mỹ. Vậy đó chính là một kiểu đổi mới vô hình xuất phát từ Ấn Độ. Kiểu đổi mới vô hình thứ hai của Ấn Độ đó là cuộc cải cách thuê ngoài từ công ty Ấn Độ, hiện nay nhiều công ty đang ký hợp đồng với công ty Ấn Độ để làm phần lớn bộ phận trong công việc phát triển sản phẩm cho các sản phẩm toàn cầu của họ những sản phẩm được bán ra trên toàn thế giới. Ví dụ, trong nền công nghiệp dược phẩm, nhiều loại phân tử đang được phát triển, nhưng phần lớn phân đoạn của công việc đang được gửi tới Ấn Độ. Một ví dụ nữa, Công nghệ XCL, người ta phát triển hai trong số hệ thống nhiệm vụ then chốt cho dòng Boeing 787 Dreamliner mới, một là hệ thống tránh va chạm trên không, và hệ thống khác là cho phép hạ cánh trong điều kiện tầm nhìn bằng không. Nhưng tất nhiên, khi bước lên chiếc Boeing 787, bạn sẽ chẳng biết đến sự đổi mới vô hình đó xuất phát từ Ấn Độ. Loại đổi mới vô hình thứ ba của Ấn Độ chúng tôi gọi là diễn biến đổi mới, bởi có một sự truyền bá tri thức bởi các tập đoàn Ấn Độ. Diễn biến đổi mới khác với đổi mới sản phẩm. Đó là về cách bạn tạo ra những sản phẩm mới hay phát triển một sản phẩm mới hay sản xuất một sản phẩm mới, mà không phải bản thân sản phẩm mới đó? Chỉ tại Ấn Độ mới thực hiện hàng triệu ước mơ của những người trẻ tuổi làm việc tại trung tâm chăm sóc khách hàng. Điều gì xảy ra - Bạn biết đấy, tại phương Tây đang có một vấn nạn thất nghiệp, những gì bỏ học gây ra. Điều gì xảy ra khi bạn đặt hàng trăm nghìn thanh niên thông minh nhanh nhạy và nhiều hoài bão vào một trung tâm chăm sóc khách hàng? Rất nhanh chóng, họ sẽ nhàm chán, và họ bắt đầu đổi mới, và họ bắt đầu đề xuất với ông chủ cách làm việc hiệu quả hơn, và sự đổi mới tiến trình này dẫn đến sự đổi mới sản phẩm, những gì đang được bán khắp thế giới. Ví dụ, dịch vụ khách hàng 24/7, trung tâm chăm sóc khách hàng truyền thống, từng là công ty dịch vụ chăm sóc khách hàng Hiện nay họ đang phát triển công cụ phân tích để xây dựng mô hình dự tính do đó trước khi nhấc máy, bạn có thể đoán trước được phần nào nội dung cuộc gọi. Đó là sự truyền bá của tri thức vào trong một tiến trình thứ mà được cho là đã chết từ lâu tại phương Tây. Và loại đổi mới cuối cùng, sự đổi mới vô hình của Ấn Độ đó là đổi mới trong quản lý. Không phải là một sản phẩm mới hay một tiến trình mới mà là một cách thức mới để tổ chức công việc, và sự đổi mới về quản lý đáng kể nhất của Ấn Độ, được phát minh bởi nền công nghiệp thuê ngoài tại đây thứ mà chúng tôi gọi là mô hình phân phối toàn cầu Lợi ích của mô hình phân phối toàn cầu đó là, nó cho phép bạn lấy những công việc bị ràng buộc địa lý trước đây phân chia chúng thành nhiều công đoạn, gửi chúng đi khắp thế giới nơi có giám định chuyên môn và cấu trúc giá thành, sau đó xác định giá trị của việc ghép nối chúng. nếu không có nó, sẽ chẳng có bất kỳ sự đổi mới nào khác ngày hôm nay. Vậy thì, điều mà tôi đang cố truyền đạt ngày hôm nay, là điều mà chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu, đó là nếu sản phẩm đối với người dùng cuối chỉ là phần nổi của tảng băng đổi mới, thì Ấn Độ tiêu biểu cho phần chìm không nhìn thấy, nhưng lại là phần to lớn của tảng băng. Hiện nay, có rất nhiều sự liên quan, và chúng tôi phát triển ba mối liên quan trong nghiên cứu của mình. Điều đầu tiên, chúng tôi gọi là kỹ năng tụt thang, và bây giờ tôi quay lại với điểm bắt đầu của bài phát biểu này, đó là sự ra đi của số lượng công ăn việc làm. Hiện nay, khi chúng tôi lần đầu tiên, với tư cách một công ty đa quốc gia, quyết định tuyển nhân công ngoại tại Ấn Độ trong những trung tâm R&D, điều chúng tôi sẽ làm đó là chúng tôi sẽ thuê ngoài từ nấc thang dưới cùng tới Ấn Độ, những công việc ít phức tạp nhất, cũng như Tom Friedman đã dự đoán. Điều đáng nói là, khi bạn tuyển nhân công ngoại từ nấc thang đáy tới Ấn Độ cho việc đổi mới và công việc R&D, tại một số mặt , trong tương lai gần, bạn sẽ phải đối mặt với một vấn đề, đó là nhân lực cho nấc thang tiếp theo trong công ty của bạn ở đâu? Thế là bạn có hai sự lựa chọn: Hoặc là mang những người Ấn Độ tới các nước phát triển để đảm nhiệm các vị trí của nấc thang tiếp theo - di dân - hoặc là bạn sẽ nói, có rất nhiều người tại nấc thang đáy đang chờ đợi đảm nhiệm vị trí tại nấc thang tiếp theo tại Ấn Độ, vậy tại sao chúng ta không di chuyển bước tiếp theo này tới Ấn Độ? Điều mà tôi muốn nói là một khi bạn đã tuyển nhân lực ngoại cho nấc thang đáy, nó là một hoạt động tự duy trì, nhờ vào kỹ năng tụt nấc thang, và kỹ năng tụt nấc thang chính là nguyên nhân mà bạn không thể là một nhà đầu tư ngân hàng mà chưa từng là một nhà phân tích. Bạn không thể là một giáo sư khi mà chưa từng là một sinh viên. và không thể là một cố vấn khi chưa từng là nhà nghiên cứu tổ chức. Vậy nên, nếu bạn tuyển ngoại nhân lực vào một công việc có ít mức độ tinh vi nhất, bạn phải đi tiếp nấc thang sau đó. Điều thứ hai mà tôi nói đến đó là về đội ngũ TMT, ban quản trị cấp cao. Nếu như trung tâm R&D sẽ dùng nhân lực từ Ấn Độ và Trung Quốc, và thị trường phát triển lớn nhất sẽ đặt nền móng tại Ấn Độ và Trung Quốc, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề là đội ngũ quản lý cấp cao trong tương lai cũng sẽ xuất thân từ Ấn Độ và Trung Quốc, bởi vì nơi nào có sự lãnh đạo sản phẩm, nơi đó là sự lãnh đạo thị trường quan trọng nhất. Phải không? Và điều cuối cùng mà tôi muốn nói đến trong slide này, Đó là để kể ra câu chuyện này, có một sự chia rẽ. Ấn Độ có một nền dân số trẻ nhất đang phát triển trên thế giới. Chỉ số nhân khẩu học này thật phi thường, nhưng lại là nghịch lý, còn có sự di cư của lực lượng lao động mạnh khỏe. Thể chế và hệ thống giáo dục của Ấn Độ, với một vài ngoại lệ nhỏ, không có khả năng đào tạo sinh viên đảm bảo số lượng và chất lượng cần thiết để giữ bộ máy đổi mới này hoạt động, vậy nên các công ty đang tìm kiếm những cách thức đổi mới để vượt qua điều đó, nhưng cuối cùng thì không thể biện hộ cho chính phủ về trách nhiệm trong việc tạo lập nên cấu trúc giáo dục này. Nên cuối cùng, tôi muốn kết luận bằng cách trình bày với các bạn profile của một công ty, IBM. Như nhiều người đã biết, IBM đã luôn luôn suy tính về những thế kỷ tiếp theo để trở thành một trong những công ty đổi mới nhất. Sự thật là, nếu bạn nhìn vào số lượng những bằng sáng chế trong suốt lịch sử, Tôi nghĩ rằng chúng nằm trong top nhất nhì các công ty trong thế giới những bằng sáng chế được đệ trình tại Mỹ, như một công ty tư nhân. đây là profile nhân lực của IBM trong thập kỷ gần đây. Vào 2003, họ có 300,000 nhân công, trong số đó, 135,000 nhân công tại Mỹ, 9000 tại Ấn Độ. Vào 2009, họ có 400,000 nhân công, trong thời gian đó số nhân công Mỹ di cư tới là 105,000, trong khi con số nhân công Ấn Độ lên tới 100,000. Vào 2010, họ quyết định sẽ không tiết lộ những dữ liệu này nữa, nên tôi phải làm một số ước tính dựa trên nhiều nguồn thông tin. Đây là dự đoán tốt nhất của tôi. Ok? Tôi không nói rằng đây là con số chuẩn xác, nhưng đây là tính toán tốt nhất của tôi. Tôi cho các bạn một cảm nhận về xu hướng. Có khoảng 433,000 người hiện nay đang làm việc cho IBM, trongđó 98,000 đang còn sinh sống tại Mỹ., và 150,000 ở Ấn Độ. Vậy hãy nói xem, IBM là một công ty Mỹ, hay là một công ty Ấn Độ? (Tiếng cười) Thưa quý vị, xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ba phút của tôi vẫn chưa bắt đầu tính đúng không? Không đâu, chị không thể bắt đầu Quay lại 3 phút, đó đơn giản là không công bằng. Allison Hunt: Chúa ơi, ngoài kia khắc nghiệt quá. Ý tôi làm, tôi lo lắng vì nó như vậy. Nhưng tôi vẫn chưa lo lắng bằng 5 tuần trước. Năm tuần trước tôi đã phẫu thuật thay thế toàn bộ hông Các bạn có biết phẫu thuật đó không? Cưa máy, khoan, thật là kinh khủng Trừ khi bạn là David Bolinsky, khi nó hoàn toàn là về sự thật và cái đẹp. Chắc chắn rồi, David, nếu đó không phải hông của ông, nó thật và đẹp Tuy vậy, tôi đã có một cuộc thánh chiến thực sự quanh chuyện này. vì thế Chris mời tôi kể lại cho các bạn nghe Nhưng trước hết các bạn cần biết hai thứ về tôi Chỉ hai thứ thôi Tôi là người Canada, và tôi là người nhỏ tuổi nhất trong số bảy anh chị em Ở Canada hiện nay, chúng tôi có một hệ thống chăm sóc y tế tuyệt vời Tức là ở đây phẫu thuật thay hông là miễn phí Và là đứa con nhỏ nhất trong bảy đứa trẻ Tôi chưa bao giờ được đứng đầu khi xếp hàng cả cho bất cứ chuyện gì cả. Các bạn hiểu chứ? Cái hông hành hạ tôi nhiều năm trời Cuối cùng tôi quyết định đến gặp bác sĩ, và là miễn phí cô bác sĩ chỉ định tôi đến khoa chỉnh hình, và cũng miễn phí luôn Cuõi cùng tôi cũng gặp được ông ấy sau ròng rã mười tháng đợi chờ, gần cả năm đấy Miễn phí là vậy đó Tôi gặp bác sĩ phẫu thuật, và ông ấy chụp X quang cho tôi, tất nhiên là cũng miễn phí tôi có 1 cái nhìn tốt về họ, và bạn biết đó, bản thân tôi cũng bết hông tôi có vấn đề. Mà đó là tôi làm việc trong ngành quảng cáo đấy Ông bác sĩ bảo: "Alison, chúng tôi quyết định sẽ đưa cô lên bàn mổ Tôi sẽ thay hông cho cô, nhưng phải mất khoảng 18 tháng chờ đợi Vậy là 18 tháng nữa Tôi đã chờ được 10 tháng rồi, và tôi lại còn phải chờ thêm 18 tháng nữa Bạn biết đấy, quả là rất dài. Tôi thậm chí đã bắt đầu nghĩ về việc lấy thời gian diễn ra các kì của TED để làm đơn vị đo Tôi sẽ không được phẫu thuật thay hông ở kì TED này Tôi thậm chí sẽ chẳng có nó ở kì TED ở châu Phi Tôi cũng không được phẫu thuật ở kì TED2008 nốt Vẫn là cái hông đau này. Thật là thất vọng quá. Vì thế, tôi ra khỏi văn phòng ông bác sĩ, tôi bước và đó là khi tôi có sự tái hiện của mình. Đứa trẻ trong gia đình bảy người con quyết định chen lên xếp thứ nhất Ye! Ai cho tôi biết nó không-phải-Canada như thế nào đi? Chúng tôi không bao giờ nghĩ như thế cả Chúng tôi không bao giờ nói về chuyện này, thậm chí nghĩ về chuyện nói về chuyện này cũng không Khi chúng tôi đi du lịch, đó là cách chúng tôi nhận ra nhau là đồng hương Canada "Tôi xếp sau bạn", "Ồ không, không, là tôi chứ" "A, anh đến từ Canada phải không?" "Ồ tôi cũng vậy. Xin chào" Tuyệt. Thật tuyệt Và không, bất chợt tôi không còn phản đối việc đưa các ông bà già ra khỏi danh sách nữa. Một cụ già 70 tuổi nào đó cũng muốn được phẫu thuật để ông cụ có thể quay lại chơi gôn, hay làm vườn Không, nhất quyết không. Tôi phải chen lên hàng trên. Vì thế tôi dạo quanh hành lang, và đương nhiên là đau lắm Vì cái hông đau, tôi phải tìm ra một cách nào đó Tôi chợt thấy một biển báo Ở cửa sổ bệnh viện nơi có một quầy quà Tấm biển đề "Cần người tình nguyện". Hmm Vâng, họ cho tôi đăng kí ngay lập tức Không kiểm tra nhân thân, không cần cả những thủ tục về lí lịch thông thường. Họ đang rất rất cần người tình nguyện bởi lẽ tuổi trung bình của những người tình nguyện ở quầy hàng ở bệnh viện này là 75 tuổi Phải! Họ đang rất cần những người trẻ tuổi. Tôi được phát bộ đồng phục tình nguyện màu xanh nhạt. Tôi còn có cả ảnh căn cước, và được hướng dẫn bởi ông sếp 89 tuổi của tôi. Tôi làm việc một mình. Mỗi buổi sáng thứ 6, tôi lại có mặt ở cửa hiệu. Khi chuông bệnh viện kêu tích tắc, Tôi thường hay hỏi, "Anh làm gì ở đây?" Rồi tôi kể cho họ nghe rằng "Tôi đã chờ được thay hông 18 tháng rồi" "Thật tốt khi hết những cơn đau này. Ôi!" Tất cả nhân viên bệnh biện đều biết cô tình nguyện viên can đảm và trẻ tuổi Và cái hẹn cho cuộc phẫu thuật của tôi, thật ngẫu nhiên, ngay sau một ca trực ở cửa hàng quà tặng Vì thế, cũng là tự nhiên Tôi xếp chúng ngay ngắn ở phòng bác sĩ Và bạn biết đó, khi ông ta vào, tôi chỉ có thể nói là ông ta đã thấy chúng. Một lát sau, tôi có 1 cuộc hẹn phẫu thuật nhiều tuần sau đó, và một đơn thuốc to bự cho Percocet. Bây giờ, nghe đồn là thực sự sự tình nguyện đã đưa tôi ra phía trước hàng. Bạn biết đó, tôi còn không xấu hổ vì chuyện đó. 2 lí do. Đầu tiên, tôi sẽ chăm sóc tốt hông mới này. Đồng thời dự định gắn bó với việc tình nguyện, điều đưa tôi đến sự tái hiện lớn nhất. Ngay khi một người Canada gian dối một hệ thống họ làm theo cách có ích cho xã hội. Khoảng tháng trước , Bách khoa toàn thư Britannica thông báo rằng nó sẽ ngừng in xuất bản sau 244 năm , điều đó khiến tôi luyến tiếc, bởi vì tôi nhớ chơi một trò chơi với bách khoa toàn thư khổng lồ được đặt trong thư viện thành phố quê nhà của tôi khi tôi là một đứa trẻ, tầm 12 tuổi. Và tôi tự hỏi nếu tôi có thể làm mới trò chơi đó, không chỉ cho các phương pháp hiện đại , mà cho cả tôi hiện đại. Vì vậy, tôi đã cố gắng . Tôi đã đi đến một bách khoa toàn thư trực tuyến, Wikipedia, và tôi gõ từ "Trái đất " Bạn có thể bắt đầu ở bất cứ nơi nào , lúc đó tôi đã chọn Trái đất . Và luật chơi đầu tiên của trò chơi khá là đơn giản. Bạn chỉ cần đọc bài báo cho đến khi bạn tìm thấy một cái gì đó bạn không biết , và tốt hơn là một cái gì đó cha của bạn thậm chí cũng không biết . Và trong trường hợp này , tôi nhanh chóng thấy điều này: Điểm xa nhất từ trung tâm của Trái Đất không phải là đỉnh núi Everest , giống như tôi đã từng nghĩ , mà đó là đỉnh của ngọn núi này : Núi Chimborazo ở Ecuador. Trái đất quay, tất nhiên, khi nó di chuyển xung quanh mặt trời, Trái đất phình ra một chút khoảng giữa, giống như một vài người. Và mặc dù Núi Chimborazo không phải là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Andes, chỉ cách một độ từ xích đạo, nó phình ra , và do đó, đỉnh của Chimborazo là điểm xa nhất trên trái đất từ Trung tâm của trái đất. Và nó thực sự là rất thú vị. Vì vậy, tôi ngay lập tức quyết định, Đây sẽ là tên của trò chơi, hoặc dấu chấm than mới của tôi. Bạn có thể sử dụng nó tại TED. Tỉnh Chimborazo, đúng không? Nó là giống như "eureka" và "bingo" đã có một em bé. Tôi đã không biết rằng; nó khá là tuyệt. Tỉnh Chimborazo! Vì vậy, các quy tắc tiếp theo của trò chơi là cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tìm từ khác và tìm kiếm nó. Trong quá khứ có nghĩa là thoát ra khỏi số lượng lớn và tìm kiếm nó theo bảng chữ cái có thể nhận được theo dõi , nó rất là thú vị. Hiện nay có hàng trăm các liên kết để lựa chọn. Tôi thực sự có thể dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, Tôi nghĩ rằng kể từ khi tôi ở Ecuador, Tôi chỉ cần nhấp chuột vào từ "nhiệt đới". Nó đưa tôi tới dải ẩm ướt và ấm áp của vùng nhiệt đới bao quanh trái đất. Bây giờ nó ở chí tuyến phía bắc và chí tuyến của Capricorn ở phía Nam, nhiều đều tôi đã biết nhưng tôi rất ngạc nhiên khi tìm hiểu thực tế nhỏ này: Những đường đó không phải do người vẽ bản đồ vẽ. như vĩ tyến hoặc các biên giới giữa các quốc gia, chúng là hiện tượng thiên văn học gây ra bởi độ nghiêng của trái đất, và chúng thay đổi. Chúng di chuyển; đi lên, đi xuống. Trong thực tế, trong nhiều năm, các chí tuyến bắc và chí tuyến nam đều đặn trôi về phía xích đạo ở tỉ lệ khoảng 15 mét mỗi năm, và không ai nói với tôi rằng. Tôi không biết điều đó. Tỉnh Chimborazo! Vì vậy để tiếp tục trò chơi, tôi chỉ phải tìm một từ nữa và tra từ đó. Khi tôi đã ở vùng nhiệt đới, tôi đã chọn "Rừng mưa nhiệt đới." Nổi tiếng về sự đa dạng, sự đa dạng của con người. Hàng chục và hàng chục các bộ tộc không liên hệ với sự sống trên hành tinh này vẫn sống tại đây. Họ đang ở khắp nơi trên thế giới, nhưng hầu như tất cả trong số đó sống trong rừng mưa nhiệt đới. Đây là nơi duy nhất hiện tại bạn có thể đi và không thể kết bạn. Liên kết mà tôi truy cập vào đây lúc đầu rất kỳ lạ, sau đó thì hoàn toàn bí ẩn về cuối. Nó đề cập đến loài báo hoa mai, loài gấu tai vàng, ếch, rắn và sau đó là bọ cánh cứng mà hóa ra chính là những con gián. Bây giờ, tôi cố ý truy cập vào đây nhưng nếu tôi đã bằng cách nào đó vô tình truy cập vào đó. Nó sẽ gợi ý cho tôi, tìm kiếm các ban nhạc, xem "The Beatles" tìm kiếm xe, xem "Volkswagen Beetle" nhưng tôi ở đây tìm những con gián. Đây là đề nghị thành công nhất trên hành tinh gần đây. Khoảng 20, 25 phần trăm của tất cả các dạng thức sống trên hành tinh này, bao gồm cả thực vật là gián Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới bạn đang ở trong cửa hàng tạp hóa, nhìn thấy 4 người đang đứng xếp hàng trước bạn. Qua thống kê, một trong số các bạn là một con gián Và nếu đó là bạn, bạn đang thích nghi khá tốt. Có những loài gián ăn xác thối chọn da và xương trong các bảo tàng . Có những con gián tấn công động vật ăn thịt côn trùng khác và vẫn còn nhìn khá dễ thương với chúng ta. Có những con gián cuộn các quả bóng nhỏ của phân động vật khoảng cách rất xa trên sàn sa mạc để nuôi con mới nở của chúng. Điều này gợi nhớ người Ai Cập cổ đại về chúa Khepri của họ người làm mới bóng của mặt trời mỗi buổi sáng, đó là làm thế nào mà con bọ hung cuộn tròn trong phân bón lại có thể trở thành vật trang sức thiêng liêng trên bản khắc ở quan tài của pha-ra-ông Tutankhamun. Gián, tôi đã được nhắc nhở, có sự tán tỉnh lãng mạn nhất trong Vương Quốc động vật. Đom đóm không phải là ruồi, đom đóm là gián Đom đóm là bọ cánh cứng, và bọ cánh cứng giao tiếp bằng những cách khác nhau. Giống như đường link tiếp theo của tôi: Ngôn ngữ hóa học của kích thích tố. Bây giờ trang pheromone đưa tôi đến một video của một loài nhím biển đang giao hợp. Yeah. (Tiếng cười) Và liên kết để kích thích tình dục. Đó là một cái gì đó làm gia tăng ham muốn tình dục, có thể là sô cô la. Có một hợp chất trong sô cô la được gọi là phenethylamine đó có thể là một chất kích thích tình dục. Nhưng như bài báo đề cập, bởi vì các enzyme đã tan biến nên rất khó có trường hợp phenethylamine sẽ tiếp cận với bộ não của bạn nếu bạn chỉ ăn nó bằng đường miệng Vì vậy, những ai trong số các bạn chỉ ăn sô cô la, bạn có thể phải có sự thí nghiệm Liên kết tôi nhấp vào ở đây, "ma thuật giao cảm," chủ yếu là bởi vì tôi hiểu cả 2 từ đó có nghĩa gì. Nhưng không phải khi 2 từ đó chúng đi chúng với nhau như vậy. Tôi thích sự giao cảm. Tôi thích ma thuật. Vì vậy, khi tôi bấm vào "ma thuật giao cảm," Tôi nhận được ma thuật giao cảm và búp bê ma. Đây là cậu bé trong tôi nhận được may mắn một lần nữa. Ma thuật giao cảm là giả. Nếu bạn bắt chước một cái gì đó, có lẽ bạn có thể có tác dụng với nó. Đó là ý tưởng đằng sau con búp bê ma, và có thể cũng là những bức tranh hang động. Các liên kết tới bức họa về hang động đưa tôi đến một vài những nghệ thuật xa xưa nhất của loài người. Tôi rất thích xem bản đồ của Google bên trong những hang động này. Chúng tôi đã có tác phẩm nghệ thuật hàng chục ngàn tuổi. Các chủ đề phổ biến trên khắp thế giới bao gồm động vật hoang dã lớn và chỉ tay của bàn tay con người, thường là bàn tay trái. Chúng tôi đã có một bộ lạc chủ yếu thuận tay phải hàng mấy thiên niên kỷ. Vì vậy, mặc dù tôi không biết tại sao một người thời đồ đá cũ sẽ theo dõi các bàn tay của anh ấy hoặc thổi sắc tố vào nó từ một cái ống, Tôi có thể dễ dàng hình dung ra ông ấy làm điều đó như thế nào. Và tôi thực sự không nghĩ nó là có hình dạng khác so với hình ảnh bàn tay mà ngay đây tôi sẽ sử dụng nđể nhấp vào một thuật ngữ "tay" đi tới trang "tay," nơi tôi nhận thấy những chuyện tầm phào khá buồn cười và có thể hơi xấu hổ. Tôi đã tìm thấy trong một thời gian dài. Nó chỉ đơn giản là điều này: Phía sau bàn tay được gọi một cách chính thức là lòng bàn tay Điều đó thật xấu hổ, bởi vì cho đến tận bây giờ, mỗi lần tôi nói, "Tôi biết nó như mặt sau của bàn tay của tôi" Tôi đã thực sự nói, "tôi hoàn toàn quen thuộc với điều đó, Tôi chỉ không biết nó là cái tên kì dị, phải không?" Và liên kết tôi nhấp vào ở đây, Vâng, vượn cáo, khỉ và tinh tinh có lòng bàn tay. Tôi bấm vào con tinh tinh, và tôi nhận được đó là họ hàng di truyền học gần nhất với chúng ta. Người tiền sử, cái tên mà chúng ta gọi, có nghĩa là "người ở trong hang động." Anh ta không ở đó. Anh sống trong các khu rừng nhiệt đới và hoang mạc. Vấn đề là chúng ta luôn luôn nghĩ rằng gã này tụt hậu đằng sau chúng ta về mặt tiến hóa hoặc bò lên trước chúng ta một cách lạ thường và trong một số trường hợp, anh ta tới được các vị trí trước chúng ta. Giống như liên kết tiếp theo của tôi, liên kết mạnh mẽ nhất, Ham the Astrochimp Tôi bấm vào anh ta, và tôi thực sự nghĩ rằng ông sẽ mang lại cho tôi vòng tròn đầy đủ 2 lần, trong thực tế. Ông được sinh ra ở Cameroon, đó là ở ngay giữa bản đồ khu vực nhiệt đới của tôi và cụ thể hơn là bộ xương của ông được treo trên bảo tàng Smithsonian, được chọn làm sạch bởi những con bọ cánh cứng. Trong 2 dấu ấn của cuộc đời ông Ham, ông đã bay vào không gian. Ông đã trải nghiệm tình trạng phi trọng lực trước khi có người đầu tiên làm điều đó, Phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin. Khi tôi nhấp vào trang của Yuri Gagarin, Tôi nhận thấy ông ta có tầm vóc khiêm tốn đáng ngạc nhiên nhưng lại có một phẩm chất anh hùng khá lớn. Top ước tính, ước tính của Liên Xô, rằng ông chỉ cao khoảng 1m65 ít hơn 1.67m chiều cao tối đa có thể bởi vì ông đã bị suy dinh dưỡng như một đứa trẻ. Khi Đức chiếm đóng liên bang Nga. Một sĩ quan Đức Quốc xã chiếm căn hộ của nhà Gagarin ông và gia đình đã phải dựng và sống trong một nhà gỗ tồi tàn. Năm sau, cậu bé từ căn nhà chật chội tồi tàn đó đã lớn lên và trở thành người đàn ông đầu tiên có mặt trên tàu vũ trụ tình nguyện phóng tàu vào vũ trụ là người đầu tiên trong bất kì ai trong số chúng ta thực sự về mặt vật lý học rời bỏ trái đất này. Và ông đã không chỉ rời trái đất, ông còn đi vòng quanh nó một lần. Năm mươi năm sau đó, như một tưởng nhớ, Trạm vũ trụ quốc tế, vẫn còn ở đó, đã đồng bộ hóa các quỹ đạo của nó với quỹ đạo của Gagarin, Tại thời điểm chính xác cùng một ngày, và quay nó, Vì vậy, bạn có thể lên mạng và xem hơn 100 phút về những gì sẽ có của một trò chơi hoàn toàn mê hoặc. có thể ông sẽ thấy cô đơn người đầu tiên bao giờ cũng sẽ cảm thấy điều đó. Và sau đó khi bạn trải nghiệm nó, bạn có thể nhấp thêm vào một liên kết Và bạn trở lại Trái Đất. Bạn quay trở lại nơi bạn bắt đầu. Bạn có thể hoàn thành trò chơi của bạn. Bạn chỉ cần tìm nhận ra một sự thật nữa là bạn đã không hề biết. Và đối với tôi, tôi nhanh chóng đã hạ cánh trên trang này: Trái đất có độ dung sai khoảng .17 phần trăm từ những vật mẫu hình cầu. ít hơn .22 phần trăm được cho phép trong bóng bi-a. Đây là một sự thật mà tôi sẽ rất yêu thích khi còn là một cậu bé. Tôi tìm thấy nó bởi chính bản thân mình. Nó có những thuật toán mà tôi có thể làm. Tôi khá chắc là cha tôi không biết điều đó. Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể co trái đất thành kích thước của một quả bóng bi-a Nếu bạn có thể lấy cả trái đấy, với tất cả những đỉnh núi hay hang động, những khu rừng nhiệt đới, phi hành gia và những bộ lạc chưa từng có liên lạc, những con búp bê ma đom đóm, sô cô la, sinh vật biển làm nên màu xanh của đại dương sâu thẳm, thì bạn chỉ cần thu hẹp nó lại thành kích thước của một quả bóng bi-a nó sẽ như mịn như một quả bóng bi-a, có lẽ một quả bóng bi-a với một chỗ phình nhỏ khoảng giữa. Thật sự là khá ấn tượng. Tôi đãkhông biết điều đó. Tỉnh Chimborazo! Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Vài tuần trước, một người bạn của tôi đã đưa cái xe đồ chơi này cho đứa con trai tám tuổi của anh ấy. Nhưng thay vì đi vào cửa hàng và mua chiếc xe đồ chơi như thông thường, anh ấy đã lên trang web này và tải về một tập tin, sau đó in nó bằng chiếc máy in này. Ý tưởng có thể chế tạo các đồ vật một cách số hóa bằng việc sử dụng các máy này được tờ tạp chí The Economist định nghĩa như là Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Tôi cho rằng có một cuộc cách mạng khác đang diễn ra và đó là cái phải làm với phần cứng nguồn mở và sự hoạt động của nhà sản xuất bởi vì cái máy in mà bạn tôi từng sử dụng để in đồ chơi thật sự là mã nguồn mở. Như vậy, khi truy cập vào cùng một trang web, bạn có thể tải được tất cả tập tin mà bạn cần để làm cái máy in này: các tập tin chế tạo, phần cứng, phần mềm, toàn bộ hướng dẫn đều có sẵn ở đó. Và đây cũng là một bộ phận trong cộng đồng lớn này nơi mà hàng ngàn người trên khắp thế giới đang cùng tạo ra những loại máy in này, nhiều sự đổi mới đang diễn ra bởi vì tất cả ở đó đều là mã nguồn mở. Bạn không cần sự cho phép của bất kì ai để tạo ra một thứ gì đó tuyệt vời. Và không gian đó giống như một chiếc máy tính cá nhân ở năm 1976, như Apples với các công ty khác đang cạnh tranh, và chúng ta sẽ thấy trong vài năm tới, sẽ có một Apple của phân khúc thị trường này ra đời. Và ở đây cũng có một điều thú vị khác. Như đã nói, điện tử là mã nguồn mở, bởi vì bên trong máy in này có một thứ mà tôi thật sự gắn bó: những bảng mạch Arduino, bộ mạch chủ điều khiển máy in này, là một dự án mà tôi đã và đang làm việc suốt 7 năm qua. Nó là một dự án mã nguồn mở. Tôi đã làm việc với những người bạn mà tôi có ở đây. Chúng tôi có 5 người, hai người Mỹ, hai người Ý và một người Tây Ban Nha - (cười) Bạn biết đó, đây là một dự án toàn cầu. (cười) Vì vậy chúng tôi cùng nhau đến một học viện thiết kế có tên gọi là Viện Thiết kế tương tác Ivrea, nơi dạy thiết kế tương tác, với ý tưởng rằng bạn có thể thiết kế từ một hình thù đơn giản của một vật thể và có thể phát triển nó theo cách mà bạn tương tác với mọi thứ. Khi bạn thiết kế một vật với nhiệm vụ tương tác với con người, nếu bạn làm mô hình tạo bọt cho một cái điện thoại di động, nó không có ý nghĩa gì. Bạn cần có một thứ thật sự tương tác với con người. Vì thế, chúng tôi làm việc trên Arduino và rất nhiều dự án khác để tạo ra nền tảng mà nó sẽ dễ dàng cho sinh viên chúng ta sử dụng, để sinh viên có thể tạo ra những thứ hoạt động được nhưng họ không có 5 năm để trở thành một kĩ sư điện tử. Chúng tôi chỉ có một tháng. Làm sao tôi có thể làm một thứ gì đó mà thậm chí một đứa trẻ có thể sử dụng? Và thật sự, với Arduino, chúng ta có những đứa trẻ như Sylvia mà bạn thấy ở đây thật sự tạo nên những dự án với Arduino. Một đứa trẻ 11 tuổi đứng trước tôi và cho tôi thấy những thứ chúng tạo ra cho Arduino thật sự đáng sợ khi nhìn thấy khả năng của những đứa trẻ khi bạn trao cho chúng công cụ. Hãy xem chuyện gì xảy ra khi bạn tạo một công cụ mà mọi người có thể lấy nó và xây dựng cái gì đó một cách nhanh chóng. Một trong những ví dụ mà tôi thích để phần nào khởi động cuộc nói chuyện này là ví dụ về máy cho mèo ăn. Người đàn ông làm dự án này có hai chú mèo. Một con bị bệnh và con còn lại thì khỏe mạnh, nên anh ấy phải chắc rằng chúng ăn thức ăn riêng. Vì thế anh ấy tạo thiết bị nhận ra con mèo từ con chip gắn bên trong trên cổ con mèo, mở cánh cửa và con mèo có thể ăn thức ăn. Nó được làm từ việc tái chế một máy nghe CD cũ mà bạn có thể lấy từ một chiếc máy tính cũ, kéo, một số đèn LEDs nhấp nhánh, và nhanh chóng bạn có một dụng cụ không ngờ. Bạn tạo một thứ mà bạn không thể tìm thấy trên thị trường. Và tôi cũng thích cụm từ này: Nếu bạn có ý tưởng, bạn chỉ việc thực hiện nó. Nó cũng giống như phác thảo trên giấy được hoàn thành với các mạch điện tử. Một trong những yếu tố mà tôi nghĩ rằng nó quan trọng đối với công việc của chúng tôi là phần cứng, trên đỉnh là được sản xuất tại Italy với sự yêu thương - như là bạn có thể thấy từ phía sau của bảng mạch này có ghi nó là nguồn mở, vì thế bạn có thể phát hành các tập tin thiết kế cho các mạch online, và bạn có thể tải nó về và có thể sử dụng nó để làm một cái gì đó, hoặc để điều chỉnh, để học. Bạn biết không, khi tôi học về cách nhìn mã của những người khác, hay nhìn vào bản mạch của người khác trên tạp chí. Và đó là cách tốt nhất để học, bằng việc quan sát công việc của người khác. Những thành phần khác của dự án đều mở, phần cứng được phát hành với chứng chỉ Tài sản sáng tạo công cộng. Vì thế, bạn biết không, tôi thích ý tưởng này khi phần cứng trở thành một bức tranh văn hóa mà bạn có thể chia sẻ và xây dựng, giống như một bài hát hay một bài thơ Hay, phần mềm GPL, nó cũng Tài liệu tham khảo và phương pháp luật dạy học thực tế cũng là mã nguồn mở Chỉ có tên là được bảo vệ để chúng ta chắc rằng chúng ta có thể nói với mọi người cái gì đúng là Arduino và cái gì không phải. Bây giờ, bản thân Arnduino được làm từ rất nhiều thành phần mã nguồn mở khác nhau mà có thể rất khó để sử dụng riêng lẻ cho một đứa trẻ 12 tuổi, vì thế Arduino gói mọi thứ với nhau trong một tổng hợp về các kĩ thuật mã nguồn mở nơi bạn cố gắng đưa cho người sử dụng những trải nghiệm tốt nhất để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. Vì thế bạn có một số trường hợp như thế này, nơi mà một số người ở Chile quyết định làm cái bảng riêng để tổ chức nhà xưởng và để tiết kiệm tiền. Hoặc cũng có những công ty tự sản xuất những phiên bản khác nhau của Arduido để phù hợp với từng thị trường, và số lượng phiên bản có thể lên đến 150 hoặc tương đương hiện nay. Đây là một phiên bản tạo ra bởi công ty Adafruit điều hành bới người phụ nữ tên Limor Fried, được biết tới với tên Ladyada, là một trong những vị anh hùng của cuộc trào lưu công nghệ mở và công cuộc chế tạo. Ý tưởng bắt đầu khi bạn có gì đó, đại loại một cộng đồng thích tự chế tạo bộ hút gió turbin bằng những nguyên vật liệu có sẵn, hợp tác thực hiện trên mạng và ở bất kì nơi nơi nào. Có một cuốn tạp chí có tên là Make đã tập hợp tất cả những người như vậy thành một cộng đồng và nó là một dự án kĩ thuật được giải thích bằng một ngôn ngữ đơn giản và đẹp từ cách sắp từ ngữ. Hoặc bạn biết những trang websites ví dụ như Instructables nơi mọi người chia sẻ với người khác cách làm bất cứ thứ gì. Và đây là về những dự án Arduino, trang thông tin chỉ hiện trên màn hình máy tính nhưng ở đây bạn có thể học rất hiệu quả cách làm bánh và cả những thứ khác nữa. Nào hãy nhìn qua một vài dự án. Đây là một chiếc máy bay bay theo chiều thẳng đứng. Nó là mô hình chiếc máy bay nhỏ. Theo cách hiểu nào đó, bạn sẽ nghĩ nó là đồ chơi, nhưng không phải đâu. Nó đã từng là công nghệ sử dụng trong quân đội một vài năm trước, và giờ nó phổ biến rộng rãi, dễ sử dụng và có thể mua trực tuyến. DIY Drones là một cộng đồng; họ chế tạo ra một thứ gọi là ArduCopter. Nhưng sau đó lại có người thành công bố một dự án công nghệ có tên Matternet, nơi họ phát hiện ra bạn có thể sử dụng chiếc máy bay đó chuyển đồ từ làng này sang làng khác tại châu Phi, và chính cái đặc trưng dễ tra cứu, là một nguồn mở, dễ thâm nhập đã cho phép họ tạo dựng nên công ty của mình nhanh đến vậy. Hoặc ví dụ một dự án khác. Matt Richardson: Tôi đang thấy chán ngán khi phải nghe về một người hết lần này đến lần khác trên TV, vậy nên tôi quyết định làm một thứ gì đó. Dự án Arduino này cái tôi vẫn gọi là Enough Already (Đã quá đủ), có thể tắt tiếng TV bất cứ khi nào những người đã xuất hiện quá nhiều lại được nhắc đến. (Tiếng cười) Tôi sẽ chỉ cho bạn cách tôi làm. (Tiếng vỗ tay) MB: Hãy xem này. MR: Những nhà sản xuất của chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Kim Kardashian hôm nay đẻ tìm hiểu cô ấy sẽ mặc gì cho - MB: Thế nào? (TIếng cười) MR: Nó làm khá tốt khi tránh cho người xem phải nghe những chi tiết về đám cưới của Kim Kardashian. MB: Được rồi. Bạn biết đấy, nói lại một lần nữa, những thứ thú vị ở đây là về việc Matt tìm ra một bộ phận giúp Arduino xử lí tín hiệu vô tuyến, anh ấy đã tìm ra các mã code được viết bởi một khác mà tạo ra tín hiệu hồng ngoại cho TV, tập hợp chúng lại với nhau và tạo ra dự án tuyệt vời này. Arduino được sử dụng tại những nơi làm việc như Large Hadron Collider. Những quả bóng Arduino có thể thu thập dữ liệu và đo được cả thông số. Hoặc nó còn được dùng cho cả - (Tiếng nhạc) Đó là mặt phát nhạc được tạo ra bởi một sinh viên đến từ Ý và giờ cậu ấy đang biến nó thành một sản phầm. Vì nó được thực hiện bởi một sinh viên nên dự án trở thành một sản phẩm. Hoặc nó có thể được dùng để tạo ra mọt thiết bị hỗ trợ. Đây là chiếc găng tay có thể hiểu ngôn ngũ kí hiệu và biến đổi những cử chỉ của bạn thành âm thanh và diễn đạt chúng qua chữ viết. Và một lần nữa, nó được làm từ những chi tiết khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trên các trang web bán những linh kiện của Arduino, và bạn có thể kết hợp chúng để tạo nên một dự án. Và đây là một dự án của ITP từ Đại học New York, nơi họ gặp cậu bé tàn tật không thể chơi PS3 vậy nên họ chế tạo thiết bị này để giúp cậu bé chơi bóng chày mặc cho những giới hạn trong cử động. Hoặc bạn có thể tìm thấy những dụ án nghệ thuật. Đây là txtBomber. Bạn có thể gửi tin nhắn qua thiết bị này và sau đó bạn lăn nó trên tường và những cuộn dây này sẽ đè vào loạt nút bấm trên các lọ xịt vậy nên bạn chỉ cần di nó trên tường và viết tất cả những thông điệp chính trị. Vậy đó (Tiếng vỗ tay) Chúng tôi có một chậu cây cảnh ở đây. Nó được gọi là Botanicalls vì có một quả bóng Arduino bộ phát Wifi gắn trong cây, và nó sẽ đo lường sức khỏe của cây và tạo ra một tài khoản Twitter nơi bạn có thể thực sự tương tác với chậu cây này (Tiếng cười) Bạn biết đấy, cái cây này sẽ bắt đầu "nói": " Ở đây nóng thật đấy" hay nhiều thứ khác, như "Tôi cần uống nước ngay bây giờ." (Tiếng cười) Nó sẽ tạo nên những "cá tính" cho cây của bạn. Hoặc bạn có thể nghe những tiếng đạp nhẹ của em bé trong bụng mẹ. (Tiếng cười) Đây là một cậu bé 14 tuổi tại Chi lê, người đã phát minh ra một hệ thống mà phát hiện được động đất và đăng nó lên Twitter. Cậu có 280 000 người theo dõi trên tài khoản. Cậu mới 14 tuổi và trông chờ một dự án chính phủ mỗi năm. (Tiếng vỗ tay) Một dự án khác mà trong đó bằng việc phân tích những đăng tải trên Twitter của một gia đình, bạn có thể biết họ đang ở đâu, y hệt trong phim Harry Potter vậy. Vậy nên bạn có thể tìm thấy mọi thứ về dự án này trên các mạng. Một người khác đã làm chiếc ghế mà kêu lên mỗi khi có ai đó "xì bom". (Tiếng cười) Một điều thú vị là vào 2009 Gizmodo đã định nghĩa rằng dự án này biến Twitter trở nên có ý nghĩa vậy nên quả có nhiều thứ đã thay đổi. (Tiếng cười) Đó là một dự án nghiêm túc. Khi thảm họa Fukushima bắt đầu, một nhóm người tại Nhật đã nhận ra những thông tin mà chính phủ cung cấp không thực sự dễ tiếp cận và đáng tin tưởng, vậy nên họ đã tạo ra cái bảng Geiger, thêm Arduino, và thêm hệ thông giao diện mạng. Họ đã làm 100 cái và đưa chúng cho mọi người khắp cả nước và quan trọng dữ liệu mà họ thu thập được đăng tải trên trang Web Cosmo một trang Web khác họ xây dựng vậy nên bạn có thể cập nhật những tin tức hiện thời đáng tin cậy thuộc lĩnh vực này, và đó là những thông tin khách quan. Hoặc chiếc máy ở đây, nó là một công cuộc tự chế sinh học, và một trong những bước bạn cần để xử lý DNA và một lần nữa, nó hoàn toàn dễ tiếp cận từ những bước đầu tiên. Hoặc nếu bạn có học sinh đến từ những quốc gia đang phát triển những mô hình của công cụ khoa học mà phải tốn rất nhiều tiền để thực hiện. Thực chất họ chỉ làm một mình mà không cần nhiều đến Arduino và các linh kiện. Đây là máy dò pH. Bạn biết bọn trẻ này chứ? Chúng đến từ Tây Ban Nha. Chúng học lập trình và chế tạo rô bốt khi chúng mới chừng 11 tuổi và sau đó bắt đầu sử dụng Arduino để chế tạo rô bốt biết chơi bóng đá. Chúng trở thành nhà vô định thế giới bằng cách tạo ra những con rô bốt dựa trên Arduino. Và khi chúng tôi phải thwucj hiện những con rô bốt giáo dục, chúng tôi đã đến tìm chúng và nói rằng: "Cháu thiết kế nó vì cháu biết chính xác phải cần những gì để tạo ra những con rô bốt tuyệt vời chơi đùa với lũ trẻ." Không phải tôi. Tôi đã là một ông già rồi. Tôi còn gì để hứng thú nữa? (Tiếng cười) Nhưng có chứ - với những giá trị giáo dục. (Tiếng cười) Có những tập đoàn như Google đang sử dụng công nghệ để tạo ra những bảng tính như điện thoại, máy tính bảng và cả thế giới thực. Accessory Development Kit (bộ phát triển truy cập) của Google là một nguồn mở và xây dựng dựa trên Arduino để đối chọi với Apple được giữ kín, thỏa thuận không được tiết lộ, cống hiến hoàn toàn cho Apple. Có một mê cung khổng lồ và Joey đang ngồi trong đó, và cái mê cung di chuyển khi bạn nghiêng máy tính bảng. Tôi đến từ Ý, và thiết kế rất quan trọng ở Ý nhưng cũng rất lạc hậu. Chúng tôi đã làm việc trong một xưởng thiết kế có tên Habits (thói quen), ở Milan, để tạo ra chiếc gương này, nó cũng hoàn toàn là nguồn mở. Nó cũng giống như loa của iPod. Ý tưởng là những phần cứng, phần mềm, bản thiết kế, sợi, tất cả mọi thứ về dự án này đều là nguồn mở và bạn có thể tự chế tạo cho riêng mình. Vậy nên chúng tôi muốn những nhà thiết kế hãy xem và học cách làm những thiết bị tuyệt vời, học cách tạo ra những sản phẩm mang tính tương tác bằng viếc bắt đầu với những thứ thiết thực. Nhưng khi bạn có ý tưởng rồi, bận biết đấy, điều gì sẽ đến với những ý tưởng đó? Phải có tới hàng nghìn ý tưởng mà tôi - Nó mất bảy tiếng để tôi làm tất cả bài diễn thuyết.. Nhưng tôi sẽ không dành hết 7 tiếng đó. Cảm ơn các bạn. Nhưng hãy bắt đầu bằng một ví dụ: Một nhóm người mở một công ty tên Pebble, sản xuất đồng hồ mà có thể giao tiếp qua Bluetooth với điện thoại di động và hiện thị thông tin. Và họ lấy nguyên mẫu từ màn hình cũ LCD của điện thoại Nokia và Arduino. Và sau đó, khi họ có một dự án, họ sẽ đến Kickstarter và xin 100 000 đô để sản xuất một vài chiếc đi bán. Họ kiếm được 10 triệu đô. Họ được tài trợ hoàn toàn để khởi nghiệp, nhưng họ không cần làm vậy, sử dụng VC hay bất cứ thứ gì nhằm tạo hứng thú cho mọi người với dự án tuyệt vời của họ. Dự án cuối cùng tôi muốn cho các bạn xem là cái này: Nó được gọi là ArduSat. Gần đây nó đã có trên Kickstarter, Vậy nên nếu bạn muốn đóng góp, thì xin mời. Nó là một vệ tinh ngoài vũ trụ, có thể là nguồn khó tiếp cận nhất mà bạn tưởng tượng và chứa Arduino kết nối với rất nhiều phần tử nhạy. Vậy nếu bạn biết dùng Arduino, bạn thực sự có thể đăng tải những thí nghiệm lên vệ tinh này và chạy nó. Hãy tưởng tượng, bạn là học sinh trung học sở hữu vệ tinh đó trong một tuần và thực hiện thí nghiệm vũ trụ như vậy. Như tôi đã nói, có rất nhiều ví dụ và tôi sẽ dừng lại ở đây. Tôi chỉ muốn cảm ơn cộng đồng Arduino quá sức tuyệt vời và hằng ngày tạo ra thật nhiều dự án. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Và cảm ơn cộng đồng [Arduino]. Chris Anderson: Massimo, anh có nói với tôi sớm nay rằng anh không biết hề biết rằng mọi chuyện sẽ xảy ra như vậy. MB: Không hề. CA: Ý tôi là anh cảm thấy thế nào khi anh đọc về những thứ này và những thành quả mình đạt được? MB: Đó là thành quả của rất nhiều người. Cộng đồng chúng tôi cho phép mọi người tạo ra những thứ tuyệt vời và tôi thấy vô cùng sung sướng. Nó tưởng như quá khó để diễn tả. Mỗi sáng, khi thức giấc tôi nhìn vào những thứ như Google Alerts gửi tôi và nó thật tuyệt vời. Nó chạm tới mọi lĩnh vực mà bạn có thể tưởng tượng. CA: Cảm ơn bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Tính mở. Đó là một từ biểu thị cho cơ hội và các khả năng. Kết thúc mở, lò sưởi mở nguồn mở, chính sách mở cửa quán rượu mở. (Tiếng cười) Và ở khắp mọi nơi thế giới đang mở rộng, và đó là một điều tốt. Tại sao điều này diễn ra? Cách mạng công nghệ đang mở rộng thế giới. Internet của ngày hôm qua là một nền tảng cho phần thể hiện nội dung. Internet của ngày hôm nay là nền tảng cho việc tính toán. Mạng Internet đang trở thành một máy vi tính toàn cầu khổng lồ, và mỗi lần bạn kết nối với nó, bạn tải lên một đoạn ghi hình, bạn tìm kiếm trên Google, bạn pha trộn thứ gì đó, bạn đang lập trình chiếc máy tính toàn cầu to lớn này cái mà tất cả chúng ta chia sẻ với nhau. Con người đang xây nên một cái máy, và nó cho phép chúng ta hợp tác bằng nhiều cách mới. Sư hợp tác có thể xảy ra dựa trên cơ sở thiên văn học. Bây giờ một thế hệ mới cũng đang mở rộng thế giới như thế. Tôi bắt đầu nghiên cứu về trẻ con khoảng 15 năm trước, -- vậy thực tế giờ là 20 năm-- và tôi để ý cách những đứa con của tôi đã có thể dễ dàng sử dụng tất cả công nghệ tinh vi này, và lúc đầu tôi nghĩ, "Những đứa con của mình là người phi thường!" (Tiếng cười) Nhưng rồi tôi thấy rằng tất cả bạn bè của chúng cũng như thế, vậy đó là một giả định tệ hại. Thế nên tôi đã đang làm việc với khoảng vài trăm đứa trẻ, và tôi đã có một kết luận rằng đây là thế hệ đầu tiên trưởng thành trong kỉ nguyên kĩ thuật số, để được đắm mình trong từng bit. Tôi gọi chúng là Thế hệ Lưới. Tôi đã nói, những đứa trẻ này thật khác lạ. Chúng không có mối lo sợ nào đối với công nghệ, vì điều đó không tồn tại ở đó. Nó giống như là không khí. Như là, tôi không có mối lo sợ với một cái tủ lạnh. Và - (Tiếng cười) Và không có lực lượng mạnh mẽ nào có thể thay đổi mọi định chế hơn là thế hệ đầu tiên của những người sinh ra và lớn lên trong môi trường kỹ thuật số. Tôi là một người hội nhập vào môi trường kỹ thuật số. Tôi đã phải học ngôn ngữ đó. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đang mở rộng thế giới. Những định chế mù mờ từ Kỉ nguyên Công nghiệp, mọi thứ từ các mô hình cũ của công ty, chính phủ, truyền thông, Phố Wall, đang ở các giai đoạn khác nhau của sự đình trệ hoặc bị đóng băng hoặc trong giai đoạn hao mòn hoặc thậm chí đang rơi, và điều đó bây giờ tạo ra một nền tảng bùng nổ trên thế giới. Ý tôi là, nghĩ về Phố Wall. Phương thức vận hành cốt lõi của Phố Wall hầu như đã làm tụt xuống chủ nghĩa tư bản toàn cầu Bây giờ, bạn biết ý tưởng về nền tảng bùng nổ, rằng bạn đang ở đâu đó nơi những chi phí cho việc ở tại đó trở nên lớn hơn chi phí cho việc chuyển đi nơi khác, có lẽ có một điều gì đó thật khác biệt. Và chúng ta cần phải thay đổi và mở rộng tất cả các định chế của chúng ta. Thế nên công nghệ này thúc đẩy, một cú đá dân chủ từ một thế hệ mới và một nhu cầu kéo từ môi trường kinh tế toàn cầu mới đang làm cho thế giới mở rộng. Bây giờ, tôi nghĩ, thực tế là, chúng ta đang ở trong một bước ngoặt của lịch sử nhân loại, nơi cuối cùng chúng ta có thể tái thiết rất nhiều các định chế của Kỷ nguyên công nghiệp bằng những hệ thống nguyên tắc mới. Giờ thì, cái gì là tính mở Thật ra, khi nó biến đổi, tính mở có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, và ứng với từng cái có một nguyên tắc tương xứng cho sự chuyển đổi của nền văn minh. Đầu tiên là sự hợp tác. Bây giờ, tính mở này trong nhận thức về các rào cản của các tổ chức trở nên mềm mỏng và linh hoạt hơn và mở. Người đàn ông trong bức hình này, Tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của anh ấy. Anh ta tên là Rob McEwen. Tôi muốn nói, "Tôi có cái bể tư duy này, chúng ta hãy lau dọn thế giới cho những trường hợp nghiên cứu đáng kinh ngạc" Nguyên do tôi biết được câu chuyện này là vì anh ta là hàng xóm của tôi. (Cười) Anh ta thực sự dọn tới ở đối diện chúng tôi bên kia đường. và anh ta đã tổ chức một bữa tiệc cốc-tai để gặp hàng xóm, và anh ta nói, "Anh là Don Tapscott. Tôi đã đọc vài cuốn sách của anh." Tôi nói, "Tuyệt. Anh làm nghề gì?" Và anh ta đáp, "À, tôi từng làm ở ngân hàng và bây giờ tôi là người đào vàng." Và anh ta kể cho tôi câu chuyện kì lạ này. Anh ta nắm giữ mỏ vàng này, và các nhà địa chất của anh ta không thể cho anh ta biết vàng ở chỗ nào. Anh ta đưa họ thêm tiền cho dữ liệu địa chất, họ trở lại, họ không thể nói cho anh ta biết chỗ để bắt đầu khai thác. Sau vài năm, anh ta cảm thấy quá mệt mỏi anh ta sẵn sàng để từ bỏ, nhưng một ngày nọ anh ta có một dự cảm. Anh ta tự nhủ "Nếu các nhà địa chất của mình không biết vàng nằm chỗ nào, có thể một ai khác biết." Vì vậy anh ta làm việc "triệt để". Anh ta lấy dữ liệu địa chất, anh ta công bố nó và anh ta tổ chức một cuộc thi trên Internet gọi là Thử Thách Goldcorp. Nó đơn giản là giải thưởng tiền mặt nửa triệu đô la cho bất kì ai có thể cho nói cho tôi biết, liệu tôi có chút vàng nào, và nếu có, nó ở đâu? (Tiếng cười) Anh ta nhận được đăng kí từ mọi nơi trên thế giới. Họ dùng các kĩ thuật mà anh ta chưa bao giờ nghe nói đến, và cho giải thưởng tiền mặt nửa triệu đô la của anh ta, Rob McEwen tìm thấy vàng trị giá 3.4 tỉ đô. Giá trị thị trường của công ty anh ta tăng từ 90 triệu lên 10 tỉ đô la, và tôi có thể nói với bạn, vì anh ta là hàng xóm của tôi, anh ta là một người cắm trại hạnh phúc. (Tiếng cười) Bạn biết đấy, lẽ phải thông thường cho rằng tài năng là ẩn bên trong, đúng vậy không? Tài sản giá trị nhất của bạn đi ra khỏi thang máy vào mỗi tối. Anh ta đã nhìn tài năng theo cách khác biệt. Anh ta tự hỏi, ai là người ngang bằng họ? Anh ta nên đuổi việc bộ phận địa chất của mình, nhưng anh ta đã không làm thế. Bạn biết đấy, một vài đăng kí tốt nhất không đến từ các nhà địa chất. Chúng đến từ những nhà khoa học máy tính, kĩ sư. Người thắng cuộc là một công ty đồ họa vi tính đã xây dựng mô hình ba chiều của cái mỏ nơi mà bạn có thể bay thẳng xuống lòng đất và thấy vàng ở đâu. Anh ta giúp chúng tôi hiểu rằng mạng xã hội đang trở thành nền sản xuất xã hội. Nó không chỉ là kết nối lên đường truyền. Đây là phương tiện sản xuất mới trong thời hình thành. Và "Ideagora" mà anh ta đã tạo ra, một thị trường mở, một "angora" cho những tư duy độc đáo là một phần của sự thay đổi, một sự thay đổi sâu sắc trong cấu trúc và kiến trúc của các tổ chức của chúng ta, và làm sao chúng ta chọn lọc ra những năng lực có thể kết hợp để đổi mới để tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt, để thu hút phần còn lại của thế giới, dưới sự quản lý của chính phủ, bằng cách nào chúng ta tạo ra giá trị cộng đồng. Tính mở biểu thị sự hợp tác. Giờ thì thứ hai, tính mở biểu thị sự minh bạch. Điều này thì khác. Ở đây, chúng ta đang nói về sự trao đổi thông tin cần thiết giữa những bên có ảnh hưởng trong các tổ chức: người lao động, khách hàng, đối tác kinh doanh, cổ đông, và vân vân. Và ở mọi nơi, các tổ chức của chúng ta đang trở nên bị lột trần Mọi người đều đang tức tối về WikiLeaks nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng Bạn thấy đó, người ta đang sẵn sàng bây giờ, mọi người, không chỉ là Julian Assange, có những công cụ quyền lực này để tìm ra những gì đang diễn ra, rà soát, thông tin cho những người khác và thậm chí tổ chức những phản ứng tập hợp. Các tổ chức đang trở nên trần trụi, và nếu bạn cũng đang trở nên trần trụi, à thì, có vài hệ quả từ điều đó. Ý tôi là, một là, Tập thể hình không còn là tùy chọn nữa. (Tiếng cười) Bạn có biết không? Hoặc nếu bạn chuẩn bị lột trần, tốt hơn bạn nên có da . Bây giờ, khi nói da ý tôi là, bạn cần phải có một giá trị tốt, vì giá trị là bằng chứng không giống như trước đây. Bạn nói bạn có sản phẩm tốt. Chúng nên là tốt. Nhưng bạn cũng cần có các giá trị. Bạn cần có sự trung thực như thể 1 phần trong xương và DNA của bạn với tư cách một tổ chức, vì nếu bạn không có, bạn sẽ không có khả năng xây dựng niềm tin, và niềm tin là một điều không thể thiếu trong thế giới kết nối mới. Vì vậy điều này là tốt. Nó không xấu. Ánh sáng là chất khử trùng tốt nhất. Và chúng ta cần rất nhiều ánh sáng trong thế giới rắc rối này. Giờ thì, ý nghĩa thứ ba và nguyên tắc tương xứng của tính mở là về sự chia sẻ. Thế điều này khác với sự minh bạch. Sự minh bạch là về sự trao đổi thông tin. Sự chia sẻ biểu thị cho việc từ bỏ tài sản, sở hữu trí tuệ. Và có tất cả các câu chuyện nổi tiếng về chuyện này. IBM đã chi ra 400 triệu đô la cho phần mềm trong bước tiến Linux, và điều đó mang về cho họ hàng tỉ đô la Giờ thì, theo lẽ phải thông thường, "À, này, tài sản tri thức của chúng ta thuộc về chúng ta, và nếu ai đó cố gắng vi phạm điều đó, chúng ta sẽ mời luật sư của mình và chúng ta chuẩn bị kiện họ." À, nó hoạt động không được hiệu quả lắm đối với các hãng thu âm, phải không? Ý tôi là, họ đã chọn - họ tạo ra một sự xâu xé công nghệ và thay vì tạo ra sự đổi mới mô hình kinh doanh để thích ứng với điều đó, họ đã chọn và tìm một giải pháp mang tính pháp lý và ngành công nghiệp mang đến cho bạn Elvis và nhóm the Beatles bây giờ lại đang kiện trẻ em và đang có nguy cơ sụp đổ. Vì vậy chúng ta cần phải nghĩ khác đi về sở hữu trí tuệ. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Công nghiệp dược đang lún sâu trong rắc rối. Đầu tiên, không có nhiều lắm các phát minh lớn đang được phát triển, và điều này là một vấn đề lớn với sức khỏe con người, và công nghiệp dược có một vấn đề còn lớn hơn nữa, đó là họ sắp sa đà vào một thứ gì đó gọi là "vách đá bằng sáng chế". Các bạn có biết điều này không? Họ chuẩn bị mất 20 đến 35 phần trăm doanh thu của họ trong vòng 12 tháng tới. Và bạn chuẩn bị làm gì, như là, giảm bớt kẹp giấy hoặc cái gì khác? Không. Chúng ta cần phải tái phát minh toàn bộ mô hình nghiên cứu khoa học. Công nghiệp dược cần phải đặt tài sản thành của chung. Họ cần phải bắt đầu chia sẻ các nghiên cứu tiền cạnh tranh. Họ cần phải bắt đầu chia sẻ các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, và khi làm như thế, tạo ra cơn thủy triều nổi có thể nâng tất cả các con thuyền, không chỉ là ngành công nghiệp đó mà cho cả nhân loại. Giờ thì, ý nghĩa thứ tư của tính mở, và nguyên tắc tương ứng, đó là sự ủy quyền. Và tôi không nói về ý nghĩa của việc làm mẹ Tri thức và sự thông thái là quyền lực, và khi nó dần được phân bổi nhiều hơn, có sự phân bổ xảy ra cùng lúc và sự phân cấp và phân tán quyền lực đó là cách thế giới đang vận động ngày nay. Thế giới mở mang đến sự tự do. Giờ thì, nhận lấy Mùa xuân Ả Rập. Cuộc tranh luận về vai trò của truyền thông xã hội và sự thay đổi xã hội đã đang được giải quyết. Bạn biết đấy, một từ: Tunisia. Và rồi nó kết thúc với cả một đống các từ khác nữa. Nhưng trong cuộc cách mạng Tunisia, mạng truyền thông mới đã không tạo ra cuộc cách mạng; nó được tạo ra bởi sự bất công. Truyền thông xã hôi đã không tạo ra cuộc cách mạng; nó được tạo ra bởi thế hệ các người trẻ mới những người muốn có việc làm và hy vọng và những người không muốn bị đối xử như là những đồ vật nữa. Nhưng ngay khi Internet làm giảm chi phí giao dịch và hợp tác trong kinh doanh và chính phủ, nó cũng làm giảm chi phí cho những ý kiến bất đồng, nổi loạn, và thậm chí sự bạo động theo cách mà người ta đã không hiểu được. Bạn biết đấy, trong suốt cuộc cách mạng Tunisia, những tay bắn tỉa liên kết với chế độ cầm quyền đang giết chết những sinh viên không có vũ khí trên đường. Vì vậy những sinh viên sẽ mang các thiết bị di động của họ, chụp hình, lập lưới tam giác vị trí, gửi hình ảnh đó cho các đơn vị vũ trang thân thiện, những người sẽ đến và xử lý các kẻ bắn tỉa. Bạn nghĩ truyền thông xã hội chỉ là về kết nối trực tuyến thôi sao? Đối với đám trẻ này, đó đã là một công cụ quân sự để bảo vệ những người không vũ trang khỏi những kẻ sát nhân. Nó là công cụ của sự tự vệ. Bạn biết đấy, khi chúng ta nói chuyện hôm nay, thanh niên đang bị sát hại ở Syria, và cho đến cách đây ba tháng, nếu bạn bị thương trên đường, một xe cứu thương sẽ nâng bạn lên, mang bạn đến bệnh viên, bạn sẽ vào đó, giả sử là, với một cái chân gãy, và bạn sẽ ra ngoài với cái đầu dính đạn. Vì vậy 20 điều gì đó đã tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe thay thế, ở nơi mà điều họ làm là họ dùng Twitter và các phương tiện công cộng có sẵn để khi một ai đó bị thương, một chiếc xe hơi sẽ xuất hiện, mang họ đi, chở họ đến một phòng khám y tế tạm thời, nơi mà bạn sẽ nhận được sự chữa trị y tế, trái ngược với việc bị tử hình. Vì vậy đây là thời điểm của sự thay đổi vĩ đại. Bây giờ, nó không phải là không có vấn đề. Cho đến tận 2 năm trước, tất cả các cuộc nổi dậy trong lịch sử loài người có một sự lãnh đạo, và khi chế độ cũ sụp đổ, sự lãnh đạo này và tổ chức đó sẽ nắm quyền lực. À, những cuộc cách mạng wiki xảy ra khá nhanh họ tạo ra một khoảng không, và chính trị thù ghét khoảng không, và những thế lực không lành mạnh sẽ lấp chỗ đó, tiêu biểu là chế độ cũ, hoặc những kẻ cực đoan, hoặc những lực lượng chính thống. Bạn có thể thấy trò này diễn ra ở Ai Cập. Nhưng mà không hề gì, vì điều này đang tiến triển Tàu đã rời bến. Con mèo đã ra khỏi túi. Con ngựa đã ra khỏi chuồng. Giúp tôi ra khỏi đây, được chứ? (Tiếng cười) Kem đánh răng đã ra khỏi ống. Ý tôi là, chúng ta sẽ không nhét cái này lại. Thế giới mở đang mang đến sự trao quyền và sự tự do. Tôi nghĩ, vào cuối của 4 ngày này, bạn sẽ có kết luận rằng vòng cung lịch sử là một vòng cung tích cực, và nó hướng tới tính mở. Nếu bạn quay lại vài trăm năm trước, toàn thế giới là xã hội rất khép kín. Đó là nhà nông, và các phương tiện sản xuất và hệ thống chính trị được gọi là chế độ phong kiến, và tri thức chỉ tập trung quanh nhà thờ và giới thượng lưu. Mọi người không biết gì cả. Không có khái niệm về sự tiến bộ. Bạn được sinh ra, bạn sống cuộc đời của bạn và rồi bạn chết đi. Nhưng rồi Johannes Gutenberg đã đưa ra phát kiến vĩ đại của mình, và, qua thời gian, xã hội mở cửa. Con người bắt đầu học về mọi thứ, và khi họ làm vậy, các định chế của xã hội phong kiến dần bị nhốt, hoặc bị đống băng, hoặc sụp đổ. Điều đó không có nghĩa nhà thờ chịu trách nhiệm về thuốc thang khi con người có tri thức. Vì vậy chúng ta thấy được đạo Tin lành Cải Cách. Martin Luther gọi việc in báo là "Hành động ân sủng lớn nhất của Chúa" Sự thành lập của một công ty, khoa học, trường đại học, cuối cùng là cuộc Cách mạng công nghiệp, và tất cả đều tốt. Nhưng nó có cái giá phải trả. Và bây giờ, một lần nữa, thiên thần công nghệ đã ra khỏi bình, nhưng lần này thì khác. Việc in báo cho chúng ta tiếp cận với chữ viết. Internet cho phép mỗi chúng ta trở thành một nhà sản xuất. Việc in báo cho phép chúng ta lưu giữ tri thức. Internet cho phép chúng ta tiếp cận, không chỉ là với thông tin và tri thức, mà còn sự thông thái chứa trong hộp sọ của người khác trên nền tảng toàn cầu. Đối với tôi, đây không phải kỉ nguyên thông tin, nó là kỉ nguyên của sự thông thái có mạng lưới. Nó là kỉ nguyên của sự đầy hứa hẹn, kỉ nguyên của sự hợp tác, nơi mà những rào cản từ các tổ chức của chúng ta đang thay đổi, của sự minh bạch, nơi mà ánh sáng đang khử trùng nền văn minh, kỉ nguyên của sự chia sẻ và thấu hiểu sức mạnh mới từ cộng đồng, và nó là kỉ nguyên của sự trao quyền và của tự do. Bây giờ, điều tôi muốn làm là, để kết thúc, để chia sẻ với bạn một vài nghiên cứu mà tôi đang thực hiện. Tôi đã cố gắng nghiên cứu tất cả các dạng tổ chức để hiểu tương lai có thể trông như thế nào, nhưng tôi gần đây đang nghiên cứu tự nhiên . Bạn biết đấy, ong đến theo đàn và cá đến theo đàn. Chim sáo đậu, ở vùng quanh Edinburgh, trong các đồng hoang của Anh Quốc, đến vơi một cái gọi là tiếng rầm rì, và tiếng rầm rì nhằm chỉ với tiếng vỗ cánh của những con chim, và sau suốt một ngày những con chim sáo đậu ra khỏi bán kinh hơn 20 dặm với kiểu làm như chim sáo Và vào buổi tối chúng họp lại với nhau và chúng tạo nên một trong những điều hoành tráng nhất trong tự nhiên, và nó được gọi là tiếng rầm rì. Và các nhà khoa học nghiên cứu về điều này đã nói họ chưa bao giờ thấy một tai nạn nào. Bây giờ, hoạt động này có một chức năng. Nó bảo vệ những con chim. Bạn có thể thấy ngay ở đây, có một kẻ săn mồi đang bị truy đuổi bởi sức mạnh tập hợp của những con chim, và rõ ràng đây là một điều đáng sợ nếu bạn là một kẻ săn chim sáo. Và có sự lãnh đạo, nhưng không có ai là người lãnh đạo. Bây giờ, liệu nó có phải là một sự trùng hợp kỳ lạ hoặc chúng ta có thể thực sự học được gì từ chuyện này? À, tiếng rì rầm có chức năng ghi lại rất nhiều các nguyên tắc, và cơ bản là các nguyên tắc mà tôi đã mô tả cho các bạn ngày hôm nay. Đây là sự hợp tác to lớn. Đó là tính mở, sự chia sẻ, tất cả các thông tin, không chỉ về địa điểm và quỹ đạo và sự nguy hiểm và vân cân, mà còn về nguồn lương thực. Và có ý nghĩa thực sự về sự liên phụ thuộc rằng những con chim độc lập sẽ phần nào hiểu rằng những lợi ích của chúng là nằm trong lợi ích tập thể. Có lẽ giống như chúng ta nên hiểu rằng kinh doanh không thể thành công trong một thế giới đang sụp đổ. Chà, tôi nhìn vào điều này, và tôi có rất nhiều hy vọng. Nghĩ về những đứa trẻ ngày nay ở Mùa Xuân Ả Rập, và bạn thấy điều gì đó giống điều này đang diễn ra. Và tưởng tượng xem, chỉ cần cân nhắn ý tưởng này, giá bạn làm: Giá như chúng ta có thể liên kết chính chúng ta trong thế giới này qua một mạng lưới bao la của không khí và kính? Chúng ta có thể đi xa hơn là chỉ chia sẻ thông tin và kiến thức không? Chúng ta có thể bắt đầu chia sẻ trí thông minh không? Chúng ta có thể tạo ra loại trí thông minh tập thể thứ mà nó đi xa hơn một cá nhân, hoặc một nhóm hoặc một đội để tạo ra, có thể, một sự ý thức trên nền tảng toàn cầu không? À, nếu chúng ta có thể làm điều này, chúng ta có thể giải quyết một số vấn đề lớn trên thế giới. Và tôi nhìn vào điều này, và, tôi không biết, tôi có rất nhiều hy vọng mà có thể thế giới này nhỏ hơn, mang tính mạng lưới, mở mà con cái chúng ta có thể thừa kế một thế giới tốt hơn, và rằng kỉ nguyên mới của trí thông minh mạng lưới có thể là kỉ nguyên để thỏa mãn kỳ vọng và cho mối nguy hiểm không trở lại. Hãy làm điều này. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi là một người phụ nữ mắc chứng tâm thần phân liệt mãn tính. Tôi đã phải dành một thời gian dài cho việc điều trị trong bệnh viện tâm thần. Tôi có lẽ đã kết thúc việc mất phần lớn thời gian của cuộc đời trong buồng bệnh phía sau của một bệnh viện, nhưng đó không phải là cách mà cuộc đời tôi rẽ sang một hướng khác. Thực tế, tôi đã có thể sống cách biệt với những bệnh viện đó trong suốt gần ba thập kỉ, và đây có lẽ là thành công đáng tự hào nhất của tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đã hoàn toàn thoát khỏi những rắc rối về triệu chứng tâm thần. Sau khi tôi tốt nghiệp Viện Luật học Yale và có được việc làm trong ngành luật đầu tiên, chuyên gia New Haven của tôi, tiến sĩ White đã thông báo với tôi rằng ông ấy sẽ đóng cửa văn phòng luật vào ba tháng tới, nhiều năm trước khi tôi có ý định rời khỏi New Haven. Ông White đã giúp đỡ tôi rất nhiều, và suy nghĩ về sự rời bỏ của ông ấy đã khiến tôi rất buồn. Người bạn thân nhất của tôi Steve, cảm thấy rằng có gì đó không ổn một cách khủng khiếp ở đây, đã bay tới New Haven để ở bên cạnh tôi trong thời khắc đó. Giờ tôi xin phép được trích dẫn một vài ghi chép của mình: "Tôi mở cửa bước vào căn hộ của mình. Steve sau đó đã nói với tôi rằng, trong tất cả những lần nhìn thấy tôi trong trạng thái bất ổn thần kinh, không gì có thể khiến anh ấy sẵn sàng cho những gì được chứng kiến ngày hôm đó. Trong khoảng thời gian một tuần hay hơn sau đó tôi đã ăn rất ít. Tôi đã suy sụp. Tôi đi bộ như thể đôi chân tôi đã hóa thành gỗ. Khuôn mặt trông giống và có cảm giác như một chiếc mặt nạ. Tôi đã kéo tất cả rèm cửa trong căn hộ của mình lại, do vậy ngay cả khi đang giữa ban ngày thì căn hộ của tôi cũng ngập chìm trong bóng tối. Không khí có mùi khó chịu, căn phòng như đang đảo lộn. Steve, một luật sư và cũng là một nhà tâm lý học, đã từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc phải triệu chứng rối loạn tâm thần, và cho đến tận bây giờ anh ấy vẫn nói rằng tình trạng của tôi tồi tệ giống như một vài trường hợp anh ta đã gặp trước đó. "Chào", tôi nói, và sau đó quay trở lại chiếc ghế bành, nơi mà ở đó tôi đã ngồi yên lặng trong một vài khoảnh khắc. 'Cảm ơn anh đã đến, Steve. Thế giới, từ ngữ, thanh âm vỡ vụn. Hãy yêu cầu những chiếc đồng hồ kia ngừng lại. Thời gian. Đã đến lúc.' 'White sẽ rời đi,' Steve đã nói một cách buồn rầu. 'Tôi như đang bị đẩy xuống nấm mồ. Tình cảnh hiện tại đang rất nghiêm trọng,' tôi rên rỉ. 'Trọng lực đang kéo tôi xuống. Tôi thấy sợ. Hãy bảo chúng đi đi.'" Là một người phụ nữ trẻ, tôi đã từng ở trong một bệnh viện tâm thần vào ba lần khác nhau trong những khoảng thời gian dài đằng đẵng. Các bác sĩ chẩn đoán tôi mắc chứng tâm thần phân liệt mãn tính, và đưa ra tiên đoán (căn bệnh của tôi) "nghiêm trọng". Đó là, tốt hơn hết, tôi nên sống bình thường và hết sức thận trọng, và làm những công việc dành cho lao động phổ thông. Thật may mắn, tôi thực tế đã không sống theo tiên đoán khủng khiếp đó. Thay vào đó, tôi đã là một giáo sư Luật học, Tâm lý học và Bệnh học tâm thần tại Viện Luật học trường đại học Nam California, Tôi có rất nhiều những người bạn thân và một người chồng mà tôi rất mực yêu thương, Will, người mà đang ở đây với chúng ta ngày hôm nay. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Anh ấy thực sự là điểm sáng trong buổi nói chuyện của tôi. Tôi rất muốn được chia sẻ với bạn về cách mà mọi việc đã diễn ra, và đồng thời mô tả những trải nghiệm của bản thân khi còn là một bệnh nhân tâm thần. Tôi cũng xin phép được nói thêm rằng đó là những trải nghiệm của riêng cá nhân tôi, bởi lẽ mọi người có thể gặp phải vấn đề này theo những cách riêng không giống nhau. Hãy bắt đầu với những lý giải về chứng tâm thần phân liệt. Tâm thần phân liệt là một bệnh lý của não bộ. Triệu chứng của nó là chứng loạn tâm thần, hoặc là hoang tưởng. Nhận thức sai lầm về bản thân hay có cảm giác nhìn hoặc nghe thấy thứ gì đó mặc dù nó không tồn tại đều là những dấu hiệu điển hình của căn bệnh này. Hiện tượng hoang tưởng là những niềm tin sai lầm cố hữu mà không hề có căn cứ, còn hiện tượng ảo giác là những trải nghiệm khi mà những cảm nhận bằng giác quan không còn chính xác. Ví dụ, khi tôi là một người mắc chứng rối loạn tâm thần, tôi thường có ảo tưởng rằng tôi đã từng giết hàng trăm ngàn người (chỉ) với ý nghĩ của tôi. Tôi thỉnh thoảng cũng cho rằng những vụ nổ hạt nhân sẽ sắp phát nổ trong bộ não của tôi. Thi thoảng, tôi cũng có những ảo giác, giống như một lần tôi nhìn xung quanh và nhình thấy một người đàn ông với một con dao giơ lên. Sự tưởng tượng đó giống như một cơn ác mộng trong khi bạn còn đang thức. Thường thường, tiếng nói và suy nghĩ sẽ trở nên hỗn loạn tới mức không còn có thể diễn tả được cảm xúc, ý nghĩ nữa. Sự liên kết không chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến việc sắp xếp các từ ngữ mà nghe có vẻ giống nhau nhưng thật ra không hề logic, và nếu những từ ngữ này hỗn loạn đến một mức nào đó, sẽ được gọi là "tình trạng rối loạn ngôn ngữ". Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, chứng tâm thần phân liệt không giống như rối loạn đa nhân cách hay chứng tâm thần phân lập. Tâm trí của người mắc chứng tâm thần phân liệt không hề bị phân tán, nhưng nó luôn trong trạng thái rất dễ bị kích động. Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng một lần nhìn thấy những người lang thang trên phố, ăn mặc rách rưới, có lẽ thiếu ăn, đứng bên ngoài một tòa nhà văn phòng tự than thở với chính mình hoặc hét lên. Người này chắc chắn mắc phải một trong số những dạng của chứng tâm thần phân liệt. Nhưng chứng tâm thần phân liệt xuất hiện ở một phạm vi rộng các đối tượng có địa vị kinh tế xã hội khác nhau, và cũng đã có những người mắc phải chứng bệnh này là những người làm việc chuyên nghiệp toàn thời gian đang giữ những trọng trách quan trọng trong công việc đảm nhận. Một vài năm trước đây, tôi đã quyết định sẽ ghi chép lại những trải nghiệm của mình và cả chuyến đi cá nhân của tôi nữa, và tôi muốn chia sẻ một vài trong số những câu chuyện đó với bạn ngày hôm nay để chúng ta có thể có được cái nhìn từ bên trong. Và phần tiếp theo của câu chuyện xảy ra vào tuần thứ bảy của kì đầu tiên trong năm thứ nhất của tôi tại Viện Luật học Yale. Trích từ những ghi chép của tôi: "Hai người bạn cùng lớp, Rebel, Val và tôi đã có một cuộc hẹn gặp ở thư viện của trường luật vào tối thứ sáu để làm bài tập ghi nhớ cùng nhau. Nhưng chúng tôi đã không đi quá xa trước khi tôi nói chuyện theo cách thật ngớ ngẩn. 'Những bản ghi nhớ là các cuộc thanh tra,' tôi khẳng định với họ. 'Chúng đưa ra những quan điểm rất rõ ràng. Quan điểm đó ở trong đầu bạn. Pat từng nói như vậy. Bạn đã từng giết ai đó chưa?' Rebel và Val đã nhìn tôi như thể họ hoặc tôi vừa bị dội một gáo nước lạnh vào mặt 'Bạn đang nói gì thế, Elyn?' 'Oh, bạn biết đấy, những điều rất bình thường thôi mà. Cho dù có là gì đi chăng nữa, kể cả thiên đường và địa ngục. Hãy ra ngoài và trèo lên mái nhà. Nó là một bề mặt phẳng. Nơi đó rất an toàn' Rebel và Val đã đi theo và họ cũng thắc mắc rằng điều gì đang xảy đến với tôi. 'Đó mới chính là con người thật của tôi,' tôi thông báo, vẫy tay trên đầu. Và sau đó, vào đêm muộn ngày thứ sáu, trên mái nhà của Học viện Luật học Yale, tôi bắt đầu hát, hoặc ít nhất là đã làm náo động xung quanh. 'Hãy đến với những bụi cây Florida đầy nắng. Bạn có muốn nhảy không?' 'Bạn có sử dụng ma túy không vậy?' một người hỏi. 'Bạn đang phê thuốc phải không?' 'Phê thuốc? Tôi ư? Không thể nào, không phải ma túy. Hãy đến với những bụi cây Florida đầy nắng, nơi mà có những cây chanh, nơi mà họ tạo ra những con quái vật.' 'Bạn đang làm tôi thấy sợ đấy,' một trong số họ đã nói như vậy, và Rebel và Val đã quay đầu trở lại thư viện. Tôi đã nhún vai và đi theo. Trong thâm tâm, tôi đã tự hỏi không biết những người bạn cùng lớp liệu họ có những trải nghiệm tương tự về việc rối loạn ngôn ngữ giống như trường hợp của tôi hay không. 'Tôi nghĩ có ai đó đã ngấm ngầm tạo ra những bản sao của những chiếc hộp,' Tôi nói. 'Chúng ta phải rình để bắt được chúng. Tôi không hề tin tưởng vào những khớp xương, nhưng chúng khiến cho các bộ phận trên cơ thể liên kết chặt chẽ lại với nhau. Đó là một ví dụ về sự liên kết ngôn ngữ không chặt chẽ. "Sau cùng tôi trở về phòng kí túc, và tại đây, một lần nữa, tôi đã không thể tự trấn tĩnh bản thân. Trong đầu tôi tràn ngập những tiếng động, rất nhiều những cây cam, những ghi nhớ ngành luật mà tôi không thể hoàn thành và cả những kẻ giết người hàng loạt mà tôi biết là mình sẽ phải chịu trách nhiệm (bào chữa cho họ). Ngồi trên giường, tôi lăn qua lăn lại, rên rỉ trong nỗi sợ hãi mà sự chịu đựng đến tột cùng." Sự việc nghiêm trọng này đã dẫn đến những tháng ngày trong đợt điều trị đầu tiên của tôi tại nước Mỹ. Tôi đã có hai đợt điều trị ở Anh trước đó . Tiếp tục với những gì mà tôi đã ghi chép: "Sáng hôm sau tôi tới văn phòng giáo sư để hỏi xin được gia hạn cho bài tập của mình, và tôi đã bắt đầu nói những câu ai khó hiểu giống như trong đêm trước đó, và giáo sư ngay lập tức đã đưa tôi đến phòng cấp cứu. Một lần nữa ở đây, những người mà tôi sẽ gọi là 'Bác sĩ' cùng với những tên đồng bọn đáng sợ đã bất ngờ túm lấy tôi, nhấc bổng tôi lên, rồi ném xuống một chiếc giường kim loại với một sức mạnh đủ để khiến cho tôi cảm thấy choáng váng. Sau đó họ buộc chặt chân và tay tôi vào chiếc giường kim loại đó bằng một chiếc đai bằng da rất dày. Một âm thanh phát ra từ miệng tôi mà tôi chưa từng được nghe trước đó: nửa rên rỉ, nửa la hét, vô nhân đạo, bạo lực thuần túy. Sau đó, âm thanh này lại tiếp tục được lặp lại, bị ép ra từ đâu đó sâu trong bụng tôi và như đang cứa vào cổ họng đau rát, nóng đỏ." Tất cả những điều xảy ra không mong muốn đó đã khiến tôi phải tham gia đợt điều trị bắt buộc. Một trong số những lý do mà bác sĩ đưa ra cho đợt điều trị không hề tự nguyện này là do tôi đã "gần như bị tàn tật." Để củng cố cho quan điểm đó, họ đã viết vào biểu đồ của tôi rằng tôi không còn có đủ khả năng để có thể hoàn thành bài tập tại Viện Luật học Yale. Tôi tự hỏi rằng điều đó có ý nghĩa gì đối với phần đông còn lại của New Heaven. (Cười lớn) Trong năm tiếp theo, tôi đã mất 5 tháng trong một bệnh viện tâm thần. Tại thời điểm đó, tôi mất đến 20 tiếng cho sự khống chế bằng những máy móc, hai cánh tay tôi bị giữ chặt, cả chân cũng thế, chúng bị buộc lại bằng một cái lưới siết chặt quanh ngực. Tôi chưa bao giờ dùng vũ lực với bất kì ai. Tôi chưa bao giờ làm hại ai cả. Tôi cũng chưa từng gây ra bất cứ sự đe dọa nào. Nếu bạn chưa bao giờ tự mình trải qua cảm giác bị khống chế, bạn sẽ có thể có một cái nhìn thiện cảm về cái trải nghiệm tưởng chừng như vô hại ấy. Sự thật là nó không hề tốt đẹp chút nào. Mỗi tuần ở Hoa Kì, ước tính có từ 1 đến 3 người chết bởi sự kìm kẹp, ức chế. Họ siết cổ, họ nôn mửa, họ nghẹt thở, họ đau tim. Thật không rõ ràng giữa liệu việc sử dụng máy móc để khống chế bệnh nhân tâm thần thực sự có thể cứu sống con người hay thực tế là làm mất đi cuộc sống của họ. Trong khi đang chuẩn bị để viết bài khảo cứu của mình cho tạp chí luật Yale về sự khống chế bệnh nhân tâm thần bằng máy móc, tôi đã tham khảo ý kiến một giáo sư luật nổi tiếng, đồng thời là một nhà tâm thần học, và cho rằng chắc chắn giáo sư sẽ đồng ý với quan điểm của tôi rằng những sự khống chế để điều trị như vậy thật hèn hạ, đau đớn và đáng sợ. Ông nhìn tôi với vẻ thấu hiểu, và nói "Elyn, bạn thực sự không hiểu: Những người này đều mắc phải những vấn đề về thần kinh. Họ khác tôi và bạn. Họ sẽ không cảm nhận sự khống chế theo cách giống như chúng ta." Tôi đã không có đủ động lực để nói với ông vào lúc đó rằng, không, họ và chúng ta không hề có sự khác biệt nào cả. Họ không hề cảm thấy thoải mái khi bị trói vào một chiếc giường và phải chịu đựng những nỗi đau đớn trong hàng giờ đồng hồ hơn ông ấy chút nào. Thực tế là, cho đến nay, tôi chắc rằng một vài người vẫn giữ quan điểm đó, rằng sự ức chế sẽ giúp cho bệnh nhân tâm thần cảm thấy an toàn hơn. Nhưng tôi chưa từng gặp một bệnh nhân tâm thần nào đồng ý với quan điểm này. Hôm nay, tôi muốn nói rằng tôi là một nhà nghiên cứu tâm thần học chuyên nghiệp nhưng rất phản đối việc sử dụng bạo lực (trong điều trị). Tôi không nghĩ bạo lực là phương pháp trị liệu hiệu quả, và tôi cho rằng việc sử dụng nó là một điều vô cùng tồi tệ đối với những người mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Sau đó, tôi đã tới Los Angeles để giảng dạy tại Viện Luật đại học Nam California. Tôi đã kháng cự lại việc điều trị bằng thuốc trong một thời gian dài và cũng đã nỗ lực rất rất nhiều để có thể từ bỏ nó. Tôi cảm thấy rằng nếu có thể không sử dụng thuốc, tôi sẽ chứng tỏ được rằng, sau tất cả mọi chuyện, tôi không hề bị tổn thương về thần kinh, đó thực sự là một sai lầm khủng khiếp. Phương châm của tôi là càng sử dụng thuốc ít hơn, khiếm khuyết gây ra sẽ càng ít hơn. Chuyên gia Los Angeles của tôi, tiến sĩ Kaplan, đã khuyến khích chỉ cần tiếp tục điều trị bằng thuốc và tôi sẽ dần thích nghi với cuộc sống này, nhưng tôi vẫn quyết định rằng tôi muốn làm một điều gì đó vào năm cuối đại học, nỗ lực để có thể từ bỏ được nó. Tríc từ đoạn ghi chép: "Tôi bắt đầu giảm thiểu việc sử dụng thuốc, và trong một thời gian ngắn tôi đã bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng (của việc làm này.) Sau khi trở về từ một chuyến đi ngắn tới Oxford, tôi đã tới thẳng văn phòng của Kaplan, đi thẳng tới góc phòng, cúi người, che mặt, và bắt đầu lắc lư. Tôi cảm thấy xung quanh mình như có những con quỷ tay cầm dao găm. Chúng sẽ chém tôi thành hàng trăm hàng nghìn mảnh nhỏ hoặc là bắt tôi phải nuốt những cục than nóng đỏ. Kaplan sau đó đã miêu tả tôi giống như là đang 'lăn lộn trong cơn đau đớn đến tột cùng'. Mặc dù ngay cả khi ở trong tình trạng đó, điều mà ông ta miêu tả lại một cách chính xác là người bệnh tâm thần với những hành động mạnh trong trạng thái vô ý thức, Tôi từ chối việc uống nhiều thuốc hơn. Nhiệm vụ đặt ra đã chưa được hoàn thành. Ngay sau cuộc hẹn với Kaplan, tôi đã tới gặp Tiến sĩ Marder, một chuyên gia về chứng tâm thần phân liệt người mà đã theo sát tôi để theo dõi những phản ứng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Ông đã không còn ấn tượng rằng tôi căn bệnh tâm thần của tôi chỉ ở mức độ nhẹ. Một lần trong văn phòng của ông ấy, tôi ngồi trên chiếc ghế chờ, chân vắt chéo lại, và bắt đầu lẩm bẩm. 'Những vụ nổ trong đầu và người ta đang cố gắng giết chúng. Nếu tôi phá hủy hoàn toàn văn phòng của ông, điều đó sẽ không vấn đề gì chứ?' 'Bạn nên rời đi nếu bạn nghĩ là mình có thể sẽ làm điều đó,' Marder nói. 'Được thôi. Rất nhỏ. Lửa đang cháy âm ỉ. Nói với họ đừng giết tôi. Nói với họ đừng giết tôi. Tôi đã làm gì sai chứ? Hàng trăm ngàn người với những suy nghĩ như vậy, ngăn lại.' ' Elyn, bạn có cảm thấy như bạn đang gây nguy hiểm cho chính mình hoặc người khác không? Tôi nghĩ là bạn nên ở trong bệnh viện. Tôi có thể khiến bạn phải thừa nhận điều đó ngay lập tức, và tất cả có thể là rất rời rạc.' 'Ha, ha, ha. Ô vừa nói là tôi nên ở trong bệnh viện? Bệnh viện thật tồi tệ, chúng điên khùng, chúng buồn tẻ. Chúng ta nên tránh xa nó. Tôi là Chúa, hoặc đã từng là như vậy.'" Tại thời điểm đó trong ghi chép, chỗ mà tôi đã nói "Tôi là Chúa, hoặc đã từng là như vậy," chồng của tôi đã viết chú thích bên lề. Anh nói, "Bạn đã từ bỏ hay bị buộc phải làm như vậy?" (Cười lớn) "' Tôi tạo ra sự sống và cũng mang nó đi. Xin hãy tha thứ, vì tôi không thể nhận thức được những việc mình làm khi đó.' Cuối cùng, tôi đã hoàn toàn thất bại trước mặt bạn bè, và tất cả đã thuyết phục tôi sử dụng nhiều hơn thuốc đặc trị. Tôi đã không còn có thể chối cãi sự thật thêm được nữa, và tôi cũng không thể thay đổi nó. Các bức tường giữ tôi, Elyn, giáo sư Saks, tách biệt với người phụ nữ điên nhập viện hàng năm trước, nằm giữa những thứ đã vỡ vụn, trong đống đổ nát." Tất cả mọi thứ về căn bệnh này rằng tôi không nên ở đây, nhưng tôi đã ở lại. Và tôi đã làm như vậy, tôi nghĩ rằng, vì ba lý do: Đầu tiên, tôi đã có được sự điều trị phù hợp tuyệt vời. Bốn đến năm ngày một tuần cho mỗi đợt tâm lý trị liệu trong hàng chục năm và hiện vẫn đang được tiếp tục, và những nghiên cứu về thuốc trị bệnh tâm thần tuyệt vời. Thứ hai, tôi có những người thân trong gia đình và những người bạn hiểu tôi và cũng hiểu rõ căn bệnh của tôi. Những mối quan hệ này mang đến cho cuộc sống của tôi một ý nghĩa và sự sâu sắc, và họ cũng đã giúp tôi định hướng được cuộc đời của mình trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Thứ ba, nơi làm việc của tôi là một nơi mà ở đó tôi nhận được những sự cảm thông sâu sắc đó là Viện Luật trường đại học Nam California. Đây là nơi không chỉ chứa đựng những nhu cầu của tôi mà hơn thế nữa còn là nơi nuôi dưỡng chúng. Nó cũng là một nơi rất khuyến khích sự phát triển tư duy, và chiếm hữu toàn bộ tâm trí của tôi bằng vấn đề phức tạp đó là sự bảo vệ tốt nhất, mạnh mẽ nhất và đáng tin cậy nhất của tôi trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Mặc dù với tất cả những điều đó - sự điều trị tuyệt vời, những người thân gia đình bạn bè, bạn bè, môi trường làm việc hỗ trợ- thì tôi vẫn không hề tiết lộ về bệnh tình của mình rộng rãi cho đến khi vào giai đoạn gần như đã khá muộn, vì đó do sự kỳ thị đối với bệnh tâm thần quá mạnh đến tôi đã không thể cảm thấy có thể được an toàn ngay cả đối với những người thân. Nếu bạn không nghe thấy gì trong buổi nói chuyện ngày hôm nay thì xin hãy nhớ rằng: Không hề có người tâm thần phân liệt. Chỉ có những con người không may mắc phải chứng bệnh này, và những người đó có thể là vợ hoặc chồng của bạn, có thể là con cái bạn, họ có thể là hàng xóm, là bạn bè hay đồng nghiệp của bạn. Vì vậy cho nên hãy để tôi được chia sẻ những suy nghĩ cuối cùng của mình. Chúng ta cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn cho công cuộc nghiên cứu và chữa trị về bệnh thần kinh. Chúng ta càng hiểu rõ về những căn bệnh này bao nhiêu, thì những phác đồ điều trị sẽ càng hiệu quả bấy nhiêu, và sự chữa trị càng hiệu quả, chúng ta sẽ càng đưa ra được nhiều sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt hơn và aẽ không còn phải sử dụng bạo lực. Ngoài ra, cũng cần phải ngăn chặn sự kì thị đối với những bệnh lý thần kinh. Đó là một bi kịch quốc gia và các vụ bê bối mà nhà tù Los Angeles là trại tâm thần lớn nhất tại Mỹ. Những nhà tù và trại tạm giam như vậy đầy ắp những phạm nhân người mà đã từng trải qua một vài căn bệnh về thần kinh, và cũng rất nhiều trong số họ đã ở đó chỉ vì họ không bao giờ có thể nhận được sự điều trị phù hợp. Tôi đã có thể tìm lại chính mình một cách dễ dàng ở đây hoặc trên đường phố. Và một lời nhắn gửi tới ngành công nghiệp giải trí và cả giới truyền thông: Về tổng thể, bạn đã thực hiện một công việc tuyệt vời chống kỳ thị và phán đoán nhìn nhận về tất cả. Làm ơn, hãy tiếp tục cho chúng tôi thấy các nhân vật trong các bộ phim của bạn, những vở kịch, bài viết chuyên đề của bạn, những người đã từng phải đối chọi với căn bệnh tâm thần hay những vấn đề thần kinh khác. Miêu tả họ với sự cảm thông, và hình dung họ bằng tất cả sự phong phú và sâu sắc trong trải nghiệm như là con người chứ không đơn thuần chỉ là những chẩn đoán bệnh tật. Gần đây, một người bạn của tôi đã đặt ra một câu hỏi: Nếu có một viên thuốc mà tôi có thể sử dụng mà ngay lập tức sẽ chữa khỏi bệnh cho tôi, liệu tôi có uống nó không? Nhà thơ Rainer Maria Rilke đã được điều trị bằng phương pháp phân tích tâm lý. Nhưng ông đã từ chối, và nói, "không đừng mang những con quỷ của tôi đi, bởi vì những thiên thần cũng có thể theo đó mà biến mất." Chứng rối loạn tâm thần của tôi, mặt khác, là một cơn ác mộng khi đang còn thức mà ở đó những con quỷ của tôi thật đáng sợ đến nỗi mà tất cả các thiên thần của tôi đã phải chạy trốn đi mất. Vì vậy tôi sẽ uống viên thuốc kia? Ngay lập tức. Điều đó nói rằng, tôi không muốn được cho là đã hối tiếc cuộc sống tôi có thể có nếu tôi không bị bệnh tâm thần, cũng không phải tôi đang yêu cầu sự đồng cảm của bất cứ một ai khác. Điều mà tôi mong muốn nhất chính là tình đồng loại tất cả chúng ta chia sẻ với nhau nó quan trọng hơn căn bệnh rất nhiều mặc dù không phải ai trong chúng ta cũng mắc phải căn bệnh đó. Điều mà trong số chúng ta những người đã từng trải qua bệnh lý tâm thần mong muốn là tất cả những gì mọi người muốn: theo như Sigmund Freud, "làm việc và yêu thương." Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn. Bạn thật tuyệt. (Vỗ tay) Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Hiện tượng rất ngắn bạn đang thấy ở đây được gọi là đệm lượng tử và khoá lượng tử. Và vật đang bay ở đây được gọi là chất siêu dẫn. Hiện tượng siêu dẫn là một trạng thái lượng tử của vật chất và nó chỉ xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn. Hiện tượng này không có gì mới mẻ; được phát hiện 100 năm trước. Tuy nhiên, mãi đến gần đây, nhờ vào một vài tiến bộ trong công nghệ, chúng tôi mới có thể biểu diễn cho bạn xem thế nào là đệm lượng tử và khoá lượng tử. Chất siêu dẫn được xác định bởi hai đặc tính. Một là điện trở bằng không, và hai là từ trường bị đẩy ra khỏi chất siêu dẫn. Nghe có vẻ phức tạp quá, đúng không? Nhưng điện trở là gì? Điện là dòng dịch chuyển electron bên trong vật chất. Và electron, khi dịch chuyển, va chạm với các nguyên tử, làm thất thoát năng lượng, năng lượng mất mát tỏa ra dưới dạng nhiệt năng và các bạn đều biết hiệu ứng này. Tuy nhiên, bên trong chất siêu dẫn không có va chạm, do đó, không có sự mất mát năng lượng. Nó khá độc đáo. Nghĩ thử xem. Trong vật lý cổ điển, luôn có ma sát và mất mát năng lượng. Ở đây hoàn toàn không có những điều đó, vì nó là hiệu ứng lượng tử. Nhưng đó chưa phải tất cả, vì chất siêu dẫn không thích từ trường, nên nó sẽ cố đẩy từ trường ra khỏi nó, và nó xảy ra được là nhờ các dòng mặt (siêu dòng). Sự kết hợp của cả hai hiệu ứng -- sự đẩy từ trường ra bên ngoài và điện trở bằng không -- chính là thứ tạo thành chất siêu dẫn. Nhưng thực tế, không phải lúc nào nó xảy ra chính xác như vậy như ta biết, đôi khi, một số đường sức từ còn sót lại bên trong chất siêu dẫn. Ở điều kiện xác định, như ta có ở đây, những đường sức từ này có thể bị giam trong chất siêu dẫn. Và những đường sức từ bên trong chất siêu dẫn, tồn tại dưới dạng lượng tử (hạt). Tại sao? Vì nó là hiện tượng lượng tử, vật lý lượng tử. Và thực tế, nó hoạt động như các hạt trong vật lí lượng tử. Trong đoạn phim này, bạn có thể thấy chúng di chuyển như những hạt riêng lẻ. Đây là những đường sức từ, không phải là các hạt, nhưng nó hoạt động như các hạt. Đây là lý do ta gọi hiệu ứng này là đệm lượng tử và khoá lượng tử. Nhưng điều gì xảy ra với chất siêu dẫn khi ta đặt nó vào một từ trường? Đầu tiên, vài đường sức từ sót lại bên trong chất siêu dẫn, nhưng chất siêu dẫn không muốn chúng di chuyển lung tung, vì chuyển động của chúng gây mất mát năng lượng, làm phá vỡ trạng thái siêu dẫn. Nên chất siêu dẫn khoá các đường sức từ được gọi là fluxon này lại, và giữa chúng ở yên một chỗ. Làm như thế, nó tự cố định chính nó. Vì sao? Vì bất kì chuyển động nào của chất siêu dẫn sẽ làm thay đổi vị trí và cách sắp xếp bên trong nó. Nhờ vậy ta có hiện tượng khoá lượng tử. Để tôi chỉ cho bạn thấy cách hoạt động nó. Ở đây, tôi có một chất siêu dẫn, đã được bọc lại để giữ lạnh. Khi tôi đặt nó lên trên một nam châm thường, nó được giữ cố định giữa không trung. (Vỗ tay) Không chỉ có sự nâng lên, không chỉ là lực đẩy. Tôi có thể tái phân bố các fluxon, và nó sẽ bị khóa theo một cách khác. Như thế này, hoặc đẩy nó sang trái hay sang phải một chút. Đây là khoá lượng tử -- khoá thật sự chất siêu dẫn theo cả ba chiều. Dĩ nhiên, tôi có thể lật ngược lại, và nó vẫn bị khoá như vậy. Giờ ta hiểu sự nâng lên này thực chất là sự khoá. Phải, ta hiểu điều đó. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi nghe tôi lấy nam châm tròn này, từ trường bên trong nam châm là từ trường đều, chất siêu dẫn có thể xoay tự do quanh trục nam châm. Vì sao? Vì chừng nào nó còn xoay, chừng đó sự khoá chặt vẫn được duy trì. Bạn thấy không? Tôi có thể điều chỉnh vị trí của nó, và làm nó xoay. Ta có chuyển động không ma sát. Nó vẫn đang lơ lửng, đồng thời chuyển động tự do trên nam châm. Vậy ta có khoá lượng tử và có thể nâng nó lơ lửng trên nam châm. Nhưng có bao nhiêu fluxon, bao nhiêu đường sức từ trong một đĩa như thế này? Đây là điều ta có thể tính được, và kết quả là rất nhiều. Một trăm tỉ đường sức từ nằm trong chiếc đĩa ba inch (7.62cm) này. Nhưng đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất, vì còn một điều tôi vẫn chưa nói với bạn. Và, phải, điều tuyệt vời là chất siêu dẫn bạn thấy ở đây chỉ dày nửa micrômét (0.5x10^(-6)mét). Nó vô cùng mỏng. Và lớp màng mỏng này có khả năng nâng một vật có trọng lượng hơn 70.000 lần trọng lượng của nó. Một hiệu ứng rất đặc biệt. Rất mạnh. Tôi có thể thay nam châm tròn này thành bất kì loại đường ray nào tôi muốn. Ví dụ, ở đây, tôi có thể tạo ra một đường ray tròn lớn. Và khi tôi đặt đĩa siêu dẫn lên trên đường ray này, nó chuyển động tự do. (Vỗ tay) Và, một lần nữa, đó chưa phải là tất cả. Tôi có thể điều chỉnh vị trí của nó như thế này, và xoay nó, và nó chuyển động tự do ở vị trí mới này. Và tôi thậm chí có thể thử vài điều mới; cùng thử làm điều này lần đầu nhé. Tôi có thể lấy cái đĩa này và đặt nó ở đây, và khi nó đang ở đây, chưa di chuyển, tôi sẽ cố xoay đường ray, và mong rằng nếu tôi làm đúng, nó vẫn được giữ tại đó. (Vỗ tay) Bạn thấy đấy, nó là khoá lượng tử, không phải sự nâng lên. Giờ khi tôi cho nó xoay thêm một chút nữa, để tôi cho bạn biết thêm một vài điều về chất siêu dẫn. Bây giờ -- (Tiếng cười). Ta biết rằng có thể truyền tải dòng điện rất lớn bằng chất siêu dẫn. Và dùng chúng để tạo ra từ trường mạnh, cần trong máy chụp cộng hưởng từ, máy gia tốc hạt, vân vân. Ta cũng có thể dùng chất siêu dẫn để lưu trữ năng lượng, vì không có sự thất thoát năng lượng ở đây. Và ta cũng có thể sản xuất cáp siêu dẫn truyền tải lượng lớn điện năng giữa các trạm điện. Thử tưởng tượng bạn có thể truyền tải điện năng của một trạm điện chỉ với một sợi cáp siêu dẫn. Nhưng đâu mới là tương lai của đệm lượng tử và khoá lượng tử? Tôi sẽ trả lời câu hỏi đơn giản này bằng cách đưa ra một ví dụ. Hãy tưởng tượng bạn có một đĩa giống như cái đĩa trong tay tôi. có đường kính ba inch (7.62cm), nhưng có một điểm khác biệt. Lớp màng siêu dẫn này, thay vì dày nửa micrômét (0.5x10^(-6) m). thì lại dày hai milimet, cũng khá mỏng. Lớp màng siêu dẫn dày hai milimet này có thể nâng 1000 kilogram, bằng trọng lượng của một chiếc xe hơi nhỏ, đang nằm trong tay tôi. Thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi học về tương lai của tội phạm và khủng bố và thẳng thắn mà nói, tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ vào những điều tôi thấy. Tôi chân thành muốn tin tưởng rằng khoa học công nghệ có thể đem lại cho chúng ta cái kỹ thuật không tưởng mà chúng ta đã từng được hứa hẹn, nhưng, như bạn thấy đấy, tôi đã dành cả sự nghiệp cho việc thực thi pháp luật, và điều đó đã tác động đến quan điểm của tôi về mọi thứ. Tôi từng là sĩ quan cảnh sát, một điều tra viên nằm vùng, một nhà chiến lược về chống khủng bố, và tôi từng làm việc tại hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới. Tôi đã phải chứng kiến bạo lực và mảng tối xã hội nhiều hơn tôi nghĩ và điều đó đã ảnh hưởng đến quan điểm của tôi. Công việc của tôi với những tên tội phạm và khủng bố thực sự có tính giáo dục cao. Những việc ấy dạy tôi rất nhiều điều, và tôi muốn mình có thể chia sẻ một vài quan sát về chúng với các bạn. Hôm nay tôi sẽ cho các bạn xem mặt trái của những công nghệ mà chúng ta hằng lấy làm ngạc nhiên, ,những thứ mà chúng ưa thích. Khi nằm trong tay của công đồng TED, đây là những công cụ tuyệt vời sẽ mang đến sự thay đổi lớn cho thế giới của chúng ta, nhưng khi nằm trong tay của những kẻ đánh bom tự sát, viễn cảnh tương lai có thể khác đi. Tôi bắt đầu quan sát công nghệ và làm thế nào mà tội phạm sử dụng nó khi tôi vẫn còn đương là một sĩ quan tuần tra trẻ. Trong những ngày đó, những thứ này thực sự là đỉnh cao của công nghệ. Mặc dù quý vị sẽ bật cười ngay, nhưng toàn bộ những kẻ môi giới ma túy và thành viên băng đảng mà tôi có đã có thời chạm trán đã có một trong số chúng rất lâu trước cả bất kỳ một sĩ quan cảnh sát nào mà tôi biết đã có. Hai mươi năm sau, tội phạm vẫn còn sử dụng điện thoại di động, nhưng chúng cũng đã xây dựng những mạng lưới viễn thông của riêng chúng, giống như thế này, và đã được triển khai trên toàn 31 bang của Mexico bởi những kẻ buôn bán ma túy. Chúng có cả một hệ thống viễn thông vô tuyến quốc gia đã được mã hóa. Hãy suy nghĩ một chút về điều đó. Suy nghĩ về sự tối tân được sử dụng. Nghĩ về cơ sở hạ tầng dùng để xây dựng nó. Và sau đó hãy suy nghĩ về điều này: Tại sao tôi không thể bắt được tín hiệu điện thoại tại San Francisco? (Cười) Làm sao mà điều này có thể xảy ra nhỉ? (Cười) Thật vô lý. (Vỗ tay) Chúng ta đã ngoan cố đánh giá thấp những gì mà những tên tội phạm và khủng bố có thể làm. Công nghệ đã giúp cho thế giới chúng ta ngày càng cởi mở hơn, và phần lớn, thì điều đó thật tuyệt, những tất cả sự cởi mở đó có thể dẫn tới những hậu quả không ngờ đến. Hãy suy xét về cuộc tấn công khủng năm tại Mumbai năm 2008. Những người tiến hành cuộc tấn công đó đều được vũ trang với những khẩu AK-47, chất nổ và lựu đạn cầm tay. Chúng đã ném những quả lựu đạn cầm tay này vào dân thường vô tội khi họ đang ngồi trong quán cà phê và đợi tàu hỏa đến để trở về nhà sau giờ làm. Nhưng pháo hạng nặng chả phải là thứ gì mới mẻ trong các tổ chức khủng bố. Súng và bom cũng chẳng là thứ mới mẻ gì. Điều khác biệt ở lần này là cách các tên khủng bố tận dụng những công nghệ viễn thông thông tin hiện đại để xác định thêm nữa những nạn nhân và hành quyết họ. Chúng được trang bị những chiếc điện thoại di động, Chúng có cả BlackBerries. Chúng đã xâm nhập vào hình ảnh vệ tinh. Chúng có cả điện thoại vệ tinh, và chúng thậm chí có cả mắt kính nhìn trong đêm tối Nhưng có lẽ sư tối tân nhất mà chúng có là đây. Chúng ta đều đã nhìn thấy những hình ảnh những thế này trên tivi và trên báo. Đây là một trung tâm vận hành. Và những tên khủng bố này đã xây dựng cho riêng mình trung tâm vận hành dọc biên giới ở Pakistan, nơi mà chúng đã dùng để giám sát BBC, al Jareeza, CNN và các đài phát thanh địa phương Ấn Độ. Chúng cũng đã giám sát mạng Internet và truyền thông xã hội để sâu sát tiến trình những cuộc tấn công của chúng và số lượng người mà chúng đã giết. Chúng đích thực đã làm tất cả điều này. Sự tối tân của trung tâm vận hành của bọn khủng bố đã cho chúng cơ hội nhận thức tình hình không đồng nhất và áp dụng lợi thế về chiến thuật so với cảnh sát và chính phủ. Chúng đã làm gì với thứ này? Chúng sử dụng nó đến độ hoàn hảo. Vào thời điểm trong cuộc vây hãm dài 60 tiếng, những tên khủng bố này đang đến từng phòng một cố tìm thêm những nạn nhân. Và chúng xộc thẳng lên một phòng ở tầng trên cùng của khách sạn, đá sập cánh cửa và chúng tìm thấy một người đàn ông bên cạnh chiếc giường. Và chúng nói với anh ta, "Mày là thằng nào, và mày đang làm gì ở đây?" Người đàn ông đáp lại, "Tôi chỉ là một giáo viên vô tội." Tất nhiên, bọn khủng bố đã biết rằng không một giáo viên Ấn Độ nào lại ở trong dãy phòng tại Taj Chúng nhặt lấy chứng minh của anh ta, và gọi báo danh tính anh ta cho phòng chiến tranh khủng bố, nơi đó sẽ có người tìm kiếm thông tin anh ta trên Google, và tìm thấy một bức ảnh và gọi cho người dưới mặt đất và nói, "Thằng con tin của mày, có phải nhìn hắn cứng cáp không? Có phải hắn hói đằng trước phải không? Có phải hắn mang kính phải không?" Những câu trả lời dồn dập "Có,có,có,". Cơ quan đầu não đã tìm thấy thông tin và anh ta và có sự trùng khớp. Anh ta không phải là giáo viên. Anh ta là doanh nhân giàu thứ hai Ấn Độ, và sau khi khám phá ra điều này, phòng chiến tranh khủng bố ra chỉ thị cho bọn khủng bố tại Mumbai. ("Giết hắn.") Chúng ta đều lo ngại về những thiết lập riêng tư trên Facebook, nhưng thực chất của vấn đề này là, sự cởi mở của chúng ta có thể được sử dụng để chống lại chính chúng ta. Khủng bố đang thực hiện điều này. Một công cụ tìm kiếm có thể định đoạt ai sẽ sống và ai sẽ chết. Đây chính là thế giới mà chúng ta sống. Trong cuộc vây hãm ở Mumbai, những tên khủng bố này đã quá phụ thuộc vào công nghệ đến nỗi mà một vài nhân chứng kể lại rằng khi bọn khủng bố bắn giết con tin chúng chỉ dùng một tay, và chúng kiểm tra tin nhắn điện thoại với tay còn lại. Cuối cùng, 300 người bị thương nghiêm trọng và hơn 172 đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ đã phải mất mạng vào ngày hôm ấy. Hãy nghĩ về những gì đã xảy ra. Trong cuộc vây hãm dài 60 tiếng tại Mumbai này, 10 người đàn ông có được vũ trang không chỉ với vũ khí, mà còn cả công nghệ, có thế khiến cho một thành phố với 20 triệu dân rơi vào bế tắc. 10 người khiến 20 triệu người chết đứng và điều này đã diễn ra trên khắp thế giới. Đây là những gì mà những người có quan điểm cực đoan có thể làm với sự cởi mở ấy. Điều này đã được thực hiện gần 4 năm trước. Bọn khủng bố có thể làm được gì ngày hôm nay với những công nghệ có sẵn mà chúng ta có? Chúng sẽ làm gì vào ngày mai? Khả năng của một người ảnh hưởng đến nhiều người đang leo thang chóng mặt, và nó leo thang cho cả cái tốt lẫn cái xấu. Mặc dùng chúng ta nói không chỉ về khủng bố. Và cũng đang có một sự chuyển biến lớn về cách thức của tội phạm. Nhưng bạn thấy đấy, ngay cả bạn cũng có thể phạm tội ngay bây giờ. Thời đó, nó sẽ là một con dao và một cây súng. Sau đó tội phạm lại chuyển sang cướp xe lửa. Bạn có thể cướp bóc được 200 người trên 1 chuyến xe lửa, thật là 1 sự cải tiến lớn. Dần dần cho đến về sau, thì mạng Internet tạo điều kiện cho mọi thứ leo thang hơn nữa. Thực tế thì nhiều người trong quý vị sẽ nhớ về lần xâm nhập máy tính PlayStation Sony gần đây. Trong vụ việc đó, hơn 100 triệu người đã bị cướp bóc. Hãy nghĩ về điều ấy. Khi nào thì trong lịch sử loài người có thể xảy ra chuyện một người cướp được 100 triệu? Tất nhiên, điều này không chỉ về cướp giật. Có những cách thức khác của công nghệ mà những tên tội phạm có thể khai thác. Chắc nhiều người trong các bạn hẳn còn nhớ đoạn phim dễ thương này vào lần nói chuyện lần trước. Nhưng không phải tất cả mô hình máy bay bốn cánh quạt này đều dễ thương và thân thiện Không phải tất cả chúng đều có dùi trống. Một số trong chúng được gắn máy quay kỹ thuật số và làm nhiệm vụ giám sát đám đông đang biểu tình. hoặc, như trong chút xíu mánh khỏe của phim ảnh, những mô hình máy bay có thể được gắn chung với súng và những vũ khí tự động. Những người máy nhỏ rất thân thiện khi chúng chơi nhạc cho bạn. Khi chúng tập hơp lại và đánh đuổi bạn trên phố để bắn hạ bạn, thì sẽ không còn thân thiện được như vậy nữa. Tất nhiên, bọn tội phạm và khủng bố không phải là người đầu tiên trao súng cho người máy. Chúng ta biết sự việc bắt nguồn từ đâu. Nhưng chúng đang thích ứng một cách nhanh chóng. Hiện giờ, FBI đang bắt giữ một phần từ khủng bố có liên hệ với al Qaeda tại Hoa Kỳ, kẻ đã lên kế hoạch sử dụng chức năng điều khiển từ xa điều khiển máy bay không người lái để vận chuyển chất nổ C4 vào tòa nhà chính phủ tại Hoa Kỳ. Bằng cách này, quãng đường đi được lên tới 600 dặm một giờ. Mỗi khi một công nghệ mới đang được trình làng, tội phạm lộ diện để mà tận dụng nó. Chúng ta đều đã thấy máy in 3D. Chúng ta biết rằng với chiếc máy ấy chúng ta có thể in rất nhiều vật liệu khác nhau từ nhựa từ socola từ kim loại và thậm chí là từ bê tông. Với độ chính xác tuyệt vời tôi đã thực sự có thể làm ra chú vịt nhỏ dễ thương này. Nhưng tôi tự hỏi bản thân mình về những con người đã cài bom trên chính ngực của họ và cho nổ tung chính bản thân họ, họ có thể sử dụng máy in hình 3D như thế nào. Có thể như thế này. Bạn thấy đấy, nếu như bạn có thể in được kim loại bạn có thể in được một trong những thứ này, và thực tế bạn có thể in một trong cả những thứ như thế này. Nước Anh mà tôi biết có bộ luật về vũ khí rất nghiêm ngặt. Bạn không cần phải lén mang vũ khí vào nước Anh nữa. Bạn chỉ cần mang một cái máy in 3D và in một cây súng khi bạn tới đây, và, tất nhiên, cả những ổ đạn nữa. Nhưng khi kích thước nó càng ngày càng lớn trong tương lai, thì cái gì khác mà bạn có thể in được? Công nghệ cho phép những cái máy in lớn hơn. Và khi chúng ta không ngừng cải tiến, chúng ta thấy được nhiều công nghệ mới hơn, giống như Internet cho mọi thứ. Mỗi ngày, chúng ta liên lạc nhiều hơn với thế giới của chúng ta bằng Internet, điều đó hàm ý rằng mạng Internet cùa mọi thứ sẽ sớm trở thành mạng Internet dùng để hack. Mọi vật thể vật chất trong không gian đều chuyển sang dạng công nghệ thông tin, và điều đó có một tác động lớn hệ thống an ninh của chúng ta, vì rằng càng có nhiều sự kết nối tới nhiều nhiều thiết bị chứng tỏ lỗ hổng bảo mật càng lớn. Tội phạm hiểu điều đó. Khủng bố hiểu điều đó. Hacker hiểu điều đó. Nếu như bạn điều khiển được mã nguồn mã hóa, bạn sẽ điều khiển được thế giới. Đó là viễn cảnh tương lai đang chờ đợi chúng ta. Vẫn chưa có được một hệ điều hành hoăc một công nghệ mà chưa từng bị hack. Đó là vấn đề, từ khi cơ thề con người giờ đây trở thành một sản phẩm công nghệ thông tin. Như chúng ta đã thấy ở đây, chúng ta đang biến đổi bản thân ta thành người máy Mỗi năm, hàng ngàn ca cấy ghép thiết bị trợ thính dưới da, máy bơm cho bệnh tiểu đường, máy điều hòa nhịp tim và máy khử rung tim được cấy ghép ở người. Tại Hoa Kỳ, có 60000 người những người có máy điều hòa nhịp tim kết nối được với Internet. Máy khử rung tim cho phép một bác sĩ ở khoảng cách xa có thể gây ra một cú sốc cho tim trong trường hợp bệnh nhân cần. Nhưng khi bạn không cần, và một người nào khác tạo cú sốc cho bạn, đó không phải là điều tốt chi cả. Tất nhiên, chúng ta thậm chí đang đi sâu hơn cấp độ cơ thể người. trong những ngày này, chúng ta dự định sẽ nghiên cứu tới cấp tế bào. Cho tới thời điểm này, tất cả mọi công nghệ mà tôi đã đề cập đều có nguồn gốc từ silicon, v.v nhưng vẫn còn một hệ điều hành ngoài kia: một hệ điều hành gốc, DNA. và với tin tặc, DNA là chỉ lại là một hệ điều hành khác đang chờ để xâm nhập. Thực sự là thử thách lớn dành cho họ. Có những người hiện đang làm việc bằng cách bẻ khóa phần mềm, và phần lớn trong số họ đang làm rất tốt và để giúp chúng ta, một vài người lại không như vậy. Vậy làm thế nào mà tội phạm lợi dụng được điều này? Vâng, với sinh học nhân tạo bạn có thể thực hiện vài một số việc khá gọn gàng. Lấy ví dụ, tôi tiên đoán rằng chúng ta sẽ tiến xa hơn từ trồng cây ma túy sang ma túy nhân tạo. Vậy ta cần cây để làm gì nữa? Bạn có thể lấy mã DNA từ cây thuốc phiện hoặc cây anh túc hoặc lá cây coca và cắt và chuyển mã gen đó và đặt nó vào men, và bạn có thể lấy những nấm men ấy và khiến chúng tạo ra cocaine cho bạn, hoặc cần sa hay bất cứ loại ma túy nào. Vậy việc làm thế nào chúng ta sử dụng nấm men trong tương lai sẽ trở nên thật thú vị. Trong thực tế, chúng ta có được vài điều thú vị từ bánh mì và bia khi chúng ta tiến vào thế kỉ tiếp theo này. Chi phí cho công việc sắp xếp trình tự gen người đang giảm chóng mặt, nó đang giảm theo trình tự của định luật Moore. Nhưng vào năm 2008, một điều đã thay đổi. Công nghệ ngày càng tiên tiến hơn, và bây giờ trình tự DNA đang được tiến hành ở tốc độ gấp năm lần trong định luật Moore. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi đã mất 30 năm để khai thác được từ sự ra đời của máy tính cá nhân cho đến mức độ mạng lưới tội phạm mà chúng ta có ngày hôm nay, nhưng hãy nhìn xem như thế nào mà sinh học lại tiến triển rất nhanh, và hiểu rõ về tội phạm và khủng bố như tôi đã làm, chúng ta có thể đạt được điều đó nhanh hơn rất nhiều với sinh học tội phạm (biocrime) trong tương lai. Sẽ dễ dàng cho bất cứ ai đi trước và in virus sinh học của chính họ gia tăng nhân bản cùa virus sốt xuất huyết (ebola) hay virus bệnh than (anthrax), virus cúm được vũ khí hóa. Chúng ta vừa được chứng kiến một trường hợp mà một số nhà nghiên cứu khiến virus cúm gia cầm H5N1 trở nên mạnh hơn. Tỉ lệ tử vong là 70% nếu bạn mắc phải, nhưng rất khó để nhiễm. Kỹ sư, bằng cách tiếp cận với những sự thay đổi trong di truyền, có thể vũ khí hóa nó. và làm cho khả năng mắc bệnh của con người cao hơn, vì vậy không chỉ hàng ngàn người chết mà là mười triệu người. Bạn thấy, bạn có thể đi tiên phong và tạo ra một đại dịch mới, và những nhà nghiên cứu làm được điều này luôn tự hào về thành quả của họ, họ muốn công bố rộng rãi điều đó để mọi người có thể thấy và có thể tiếp cận được với thông tin này Nhưng mọi chuyện không dừng lại đó. Nhà nghiên cứu và DNA Andrew Hessel đã chỉ ra rành rành rằng nếu quý vị có thể sử dụng liệu pháp chống ung thư những phương pháp hiện đại trong đó chỉ theo dõi một tế bào ung thư trong khi vẫn để nguyên trạng các tế bào xung quanh và sau đó quý vị cũng có thể làm như thế đối với TB của bất kỳ người nào. Các phương pháp trị liệu ung thư được cá nhân hóa chính là mặt trái của vũ khí sinh học cá nhân, nghĩa là quý vị có thể tấn công bất kỳ người nào đó bao gồm tất cả những người trong bức hình này Chúng ta sẽ bảo vệ họ trong tương lai bằng cách nào đây? Cần làm gì? Cần làm gì để ngăn chặn mọi điều như thế này? Đó là tất cả những điều tôi luôn tự hỏi Với những người theo dõi tôi trên Twitter, tôi sẽ đăng câu trả lời sau vào ngày hôm nay. (Cười) Thực ra, mọi chuyện phức tạp hơn thế. và sẽ chẳng có viên đạn thần kỳ nào cả. Tôi không có tất cả đáp án, nhưng tôi có biết một vài thứ Sau sự kiện 11/9, những con người chống khủng bố giỏi nhất đã vận dụng hết trí óc của mình và đây là những gì họ làm được trong công việc chống khủng bố. Nếu quý vị đang mong chờ những người đã tạo ra hệ thống như thế này bảo vệ bạn trước thảm họa từ những con rô-bốt - (Cười) - thế thì các bạn phải cần ngay một kế hoạch dự phòng. (Cười) Hãy suy nghĩ về điều đó. Thực thi pháp luật hiện nay là một hệ thống khép kín. Nó là hệ thống toàn quốc, trong khi mối đe dọa lại mang tầm vóc quốc tế. Việc khống chế không lan ra toàn cầu. Chí ít, là không phải thế. Và hệ thống gần đây của chúng ta về súng ống, bảo vệ biên giới, cổng cao và hàng rào bảo vệ đang trở nên lỗi thời trong kỉ nguyên thế giới mới mà chúng ta đang bước vào. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị sẵn sàng cho những mối đe dọa hiển hiện này, đại loại như là việc tấn công tổng thống hay thủ tướng? Đây có thể là phản ứng tự nhiên của chính phủ, bằng cách tìm nơi ẩn náu cho các vị nguyên thủ quốc gia trong những cái "bong bóng" được niêm phong kín mít. Nhưng điều này sẽ chẳng đem lại hiệu quả. Vấn đề chi phí trong việc sắp xếp lại hệ gen bây giờ đã trở nên nhỏ nhặt. Bất kỳ người nào cũng sẽ có nó, và tất cả chúng ta cũng sẽ đạt được trong tương lai. Vì thế có lẽ vẫn có 1 cách tiếp cận triệt để hơn về vấn đề này. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta lấy DNA của ngài tổng thống, hoặc của quốc vương, hay hoàng hậu. và giao nó cho một nhóm hàng trăm nhà nghiên cứu có uy tín để mà họ có thể nghiên cứu về nó và thử cách thâm nhập nó như một cách để trợ giúp những nhà lãnh đạo? Hoặc sẽ ra sao nếu ta giao chúng cho hàng nghìn nhà nghiên cứu? Hoặc mang tính tranh luận hơn, và không có rủi ro gì, và chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta giao nó cho rộng rãi quần chúng. Để mà tất cả chúng ta đều có thể chung tay góp sức. Chúng ta đều đã chứng kiến kiểu hình như thế chứng minh được hiệu quả. Dự án về tố giác tham nhũng và tội phạm có tổ chức dành cho nhà báo và công chúng nơi mà mọi người cùng chung góp sức để đi sâu vào những gì mà những nhà độc tài và khủng bố đang tiến hành với các quỹ công cộng trên toàn thế giới. và trong một vụ việc kịch tích hơn, chúng ta đã chứng kiến ở Mexico, một quốc gia bị chấn động bởi 50 ngàn vụ giết người liên quan đến ma túy trong vòng 6 năm qua. Có quá nhiều vụ giết người đến nỗi họ không thể hủy táng xác hết được ngoài những ngôi mộ không tên này điển hình là tại vùng như thế ngoại ô Ciudad Juarez Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này? Chính phủ ở đây đã tỏ ra kém hiệu quả. Vì thế mà ở Mexico, người dân với mối hiểm họa cao luôn rình rập họ, đang vùng dậy để tìm ra một giải pháp có ích. Họ đang cùng nhau khoanh vùng những nơi hoạt động của bọn buôn ma túy Không biết các bạn có nhận thấy rằng, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên chạy đua vũ trang công nghệ, một cuộc chạy đua giữa những người sử dụng công nghệ cho mục đích tốt và những kẻ lợi dung chúng cho mục đích xấu. Mối hiểm họa là rất lớn, và thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó là ngay bây giờ. Tôi có thể cam đoan với quý vị rằng, bọn tội phạm và khủng bố cũng đang làm điều tương tự. Tôi tin rằng, so với một lực lượng nhỏ các viên chức chính phủ ưu tú được đào tạo bài bản có mặt để bảo vệ tất cả các bạn thì tốt hơn chúng ta nên để cho những công dân bình thường tiếp cận vấn đề theo nhóm và xem xét khả năng chúng ta có thể làm được gì. Nếu tất cả chúng ta thực hiện phần của mình tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ được sống trong không gian tốt hơn. Công cụ làm thay đổi thế giới nằm trong tay tất cả mọi người. Làm thế nào chúng ta sử dụng chúng không phải tùy thuộc vào tôi, mà là chính tất cả mọi người. Đây chính là công nghệ mà tôi thường triển khai với tư cách là một sĩ quan cảnh sát Công nghệ này đã trở nên lỗi thời đối với thế giới chúng ta ngày nay. Nó không mang tính quy mô, cũng không toàn cầu và chắn chắn rằng nó hầu như không hoạt động. Chúng ta từng thấy sự thay đổi trong mô hình tội phạm và khủng bố. Chúng đòi hỏi những thay đổi cởi mở hơn và sự tích cực đóng góp tham gia của cơ quan thực thi pháp luật. Vậy nên tôi mời các bạn hãy tham gia cùng tôi. Sau tất cả, an toàn công cộng là rất quan trọng nên không thể để chỉ mỗi các nhà khoa học đương đầu. Xin cám ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi muốn giới thiệu đôi chút về cha tôi Cha tôi bị bệnh Alzheimer (Bệnh mất trí nhớ) Ông ấy có những triệu chứng đầu tiên từ 12 năm trước và ông ấy chính thức chẩn đoán bị bệnh vào năm 2005 Giờ đây ông ấy rất ốm yếu. Ông ấy cần được giúp khi ăn, ông ấy cần được giúp khi mặc đồ, ông ấy thậm chí không biết mình đang ở đâu hay khi nào, và điều đó thật sự rất, rất khó khăn. Cha tôi là người hùng và là người thầy trong suốt đời tôi, và chục năm qua, tôi nhìn thấy ông ngày càng xa dần. Cha tôi không phải là người duy nhất. Có khoảng 35 triệu người trên toàn thế giới đang sống với các bệnh liên quan tới suy giảm trí não, và dự đoán tới năm 2030, con số này có thể gấp đôi, tức là 70 triệu người. Số người bị bệnh là rất lớn. Suy giảm trí não đe doạ chúng ta. Những khuôn mặt lúng túng và những đôi tay run rẩy của những người bị chứng bệnh này, con số những người bị như vậy, làm chúng ta khiếp sợ. Và bởi vì nỗi sợ đó, chúng ta thường cư xử theo hai hướng: Chúng ta tự nhủ "Không phải tôi, bệnh đó chẳng liên quan gì tới tôi, và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với tôi." Hoặc là chúng ta sẽ phòng chống bệnh suy giảm trí não này, bệnh này sẽ không bao giờ xảy ra với chúng ta bởi vì chúng ta đã làm tất cả những gì đúng, và chúng ta sẽ không bao giờ mắc bệnh. Tôi thì lại đang suy nghĩ theo hướng thứ ba: "Tôi chuẩn bị tất cả cho bệnh Alzheimer. Phòng chống thì tốt, và tôi sẵn sàng làm mọi thứ bạn có thể làm để phòng chống bệnh Alzheimer. Tôi ăn uống điều độ, tập thể dục hằng ngày, và tôi luôn giữ bộ não hoạt động lành mạnh, và đó là tất cả những gì các cuộc nghiên cứu khuyên bạn nên làm. Nhưng các cuộc nghiên cứu đồng thời cũng cho thấy rằng không có gì có thể hoàn toàn giúp bạn chống lại bệnh này. Nếu con quái vật muốn bạn, nó sẽ tìm mọi cách để có được bạn. Đó là những gì đã xảy ra với cha tôi. Cha tôi là một tiến sĩ song ngữ ở cao đẳng. Sở thích của ông là chơi cờ, bài bridge và viết báo. (Khán giả cười) Ông ấy vẫn bị bệnh suy giảm trí não Nếu con quái vật muốn bạn, nó sẽ tìm mọi cách để có được bạn. Đặc biệt nếu bạn là tôi, bởi vì bệnh Alzheimer thường có tính di truyền trong gia đình. Bởi vậy tôi đang chuẩn bị cho bệnh Alzheimer. Dựa vào những gì tôi học được trong suốt quá trình chăm sóc cha tôi, và nghiên cứu xem cuộc sống sẽ như thế nào khi bị bênh suy giảm trí nhớ. Tôi tập trung và ba điều trong quá trình chuẩn bị: Tôi đang thay đổi những gì tôi đang thích làm, tôi làm việc để tăng cường thể lực, và -- đây là điều khó -- tôi đang cố gắng để trở thành người tốt hơn. Chúng ta hãy bắt đầu từ những sở thích. Khi bạn bị bệnh suy giảm trí nhớ, nó sẽ ngày trở nên khó khăn hơn để bạn thưởng thức cuộc sống. Bạn không thể ngồi cùng và có một cuộc nói chuyện dài với những người bạn cũ, bởi vì bạn không biết họ là ai. Bạn sẽ cảm thấy bối rối khi xem ti vi, và thường xuyên cảm thấy sợ hãi. Và bạn sẽ không thể đọc được nữa. Khi bạn chăm sóc ai đó bị bênh suy giảm trí nhớ, và bạn sẽ được huấn luyện, họ huấn luyện bạn để cùng họ tham gia các hoạt động mà họ cảm thấy quen thuộc, Với cha tôi, hoạt động đó là để ông ấy điền các giấy tờ mẫu. Ông ấy là tiến sĩ ở trường cao đẳng của bang; nên ống ấy biết công việc bàn giấy là như thế nào. Ông ấy ký tên ông trên tất cả các dòng kẻ, ông ấy kiểm tra tất cả các hộp đựng, ông ấy điền số nên nơi mà ông ấy nghĩ ở nên là những con số. Nhưng điều làm tôi suy nghĩ là người chăm sóc tôi sẽ cho tôi tham gia hoạt động gì? Tôi là con gái của cha tôi. Tôi đọc, tôi viết, tôi nghĩ về sức khoẻ thế giới rất nhiều. Có khi nào họ đưa cho tôi các bài luận để tôi có thể viết linh tinh bên lề? Có khi nào họ đưa cho tôi những biểu đồ và hình vẽ để tôi tô màu? Và tôi đang cố gắng học làm những thứ bằng thủ công. Tôi luôn thích vẽ, nên tôi vẽ ngày càng nhiều mặc dù tôi vẽ không đẹp. Tôi học cách gấp origami đơn giản. Tôi có thể làm những chiếc hộp rất đẹp. (Khán giả cười) Và tôi đang tự học đan len, và sự thực là tôi có thể đan tấm khăn choàng vai. Nhưng bạn biết đấy, cũng chẳng có gì quan trọng nếu tôi làm tốt việc đó. Điều quan trọng là tay tôi biết làm việc đó. Bởi vì càng nhiều điều quen thuộc, đôi tay tôi càng làm được nhiều thứ, và càng nhiều điều làm tôi tôi hạnh phúc và bận rộn khi bộ não của tôi không còn tinh tường nữa. Người ta hay nói rằng con người khi tham gia các hoạt động họ sẽ hạnh phúc hơn, dễ dàng hơn cho người chăm sóc, và thậm chí sẽ làm bệnh chậm phát triển hơn. Tôi coi là đó một chiến thắng. Tôi muốn được cảm nhận hạnh phúc trong thời gian lâu nhất có thể. Rất nhiều người không biết bệnh Alzheimer còn có những biểu hiện triệu chứng bệnh trên cơ thể, cũng như triệu chứng về nhận thức. Bạn sẽ mất cảm giác cân bằng, bạn sẽ bị run cơ, và điều đó dần làm cho người ta ngày càng ngại di chuyển. Họ sợ khi phải đi lại. Họ sợ khi phải cử động. Bởi vậy tôi đang tham gia các hoạt động để tăng cường cảm giác cân bằng. Như tôi đang tập yoga và thái cực quyền để tăng khả năng cân bằng, bởi vậy khi tôi dần mất khả năng này, tôi vẫn có thể di chuyển. Tôi đang tập những bài tập với tạ, để tăng cường sức mạnh cơ bắp và khi tôi bắt đầu yếu dần, tôi sẽ vẫn có thể di chuyển loanh quanh. Và cuối cùng, điều thứ ba là tôi đang cố gắng trở thành người tốt hơn. Cha tôi là một người tốt và luôn yêu thương trước khi ông ấy bị bệnh Alzheimer, và ông ấy và là người tốt và yêu thương cho tới bây giờ. Tôi nhìn thấy ông mất dần kiến thức, tính hài hước, và kỹ năng ngôn ngữ của ông, nhưng tôi cũng thấy rằng: Ông ấy yêu tôi, ông ấy yêu những đứa con trai của tôi, ông ấy yêu em trai tôi, mẹ tôi, và cả những người chăm sóc ông. Và tình yêu là thứ khiến chúng tôi luôn muốn ở bên ông, thậm chí tới bây giờ. Thậm chí khi mọi thứ thật khó khăn. Khi bạn lấy đi tất cả những gì ông ấy đã học được trong thế giới này, trái tim của ông ấy vẫn luôn sáng ngời. Tôi đã không bao giờ được tốt bụng như cha tôi, và tôi cũng chưa boa giờ yêu thương như ông ấy. Và đó là điều bây giờ tôi đang cố học để được như ông. Tôi cần một trái tim thật trong sáng để nếu khi nó bị lột trần bởi bệnh suy giảm trí nhớ, trái tim đó vẫn có thể sống sót. Tôi thực sự không muốn bị bệnh Alzheimer. Điều mà tôi mong là có thuốc chữa khỏi bệnh trong 20 năm tiếp theo, kịp thời để bảo vệ tôi. Nhưng nếu bệnh này tới với tôi, tôi cũng sẽ sẵn sàng đối mặt với nó. Cảm ơn các bạn. (Khản giả vỗ tay) Trong đại dương, điểm chung giữa dầu, nhựa và phóng xạ là gì? Ở dòng trên cùng, đây là sự cố tràn dầu BP: hàng tỉ thùng dầu tràn ra Vịnh Mexico. Dòng ở giữa là hàng triệu tấn rác thải nhựa tích tụ ở đại dương của chúng ta, và dòng thứ 3 là vật chất phóng xạ bị thoát ra từ nhà máy hạt nhân Fukushima trên Thái Bình Dương. Vâng, cả 3 vấn đề lớn này có điểm chung là chúng đều là vấn đề nhân tạo nhưng bị kiểm soát bởi những thể lực tự nhiên. Điều này hẳn làm chúng ta cảm thấy rất tồi tệ cũng như khiến chúng ta thấy hy vọng, bởi vì nếu chúng ta có năng lực gây ra những vấn đề này, thì chúng ta cũng sẽ có khả năng khắc phục chúng. Nhưng còn những thế lực tự nhiên? Vâng, đó chính là điều tôi muốn nói hôm nay, là cách chúng ta có thể lợi dụng những thế lực tự nhiên để khắc phục những vấn đề nhân tạo này, Khi sự cố tràn dầu BP xảy ra, tôi đang làm ở MIT, và tôi có nhiệm vụ phát triển một công nghệ dọn dầu tràn. Và tôi đã có cơ hội để đến vịnh Mexico và gặp những người đánh cá và nhìn thấy điều kiện làm việc tồi tệ của họ. Hơn 700 những chiếc thuyền như thế này, đây chính là tàu đánh cá được thay đổi tính năng với vật liệu hút dầu màu trắng, và vật liệu chứa dầu màu cam, đã được sử dụng, nhưng chúng chỉ thu được 3% số dầu trên mặt nước, và sức khỏe của người dọn dầu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi lúc đó đang nghiên cứu 1 công nghệ rất thú vị ở MIT, nhưng nó có một tầm nhìn khá dài hạn về cách phát triển công nghệ, và nó sẽ trở trành 1 công nghệ rất đắt tiền, và nó cũng sẽ có bảo vệ bản quyền. Thế là tôi đã muốn phát triển một cái gì đó mà chúng ta có thể làm thật nhanh, và cũng rẻ, và nó sẽ là nguồn mở, cũng vì tràn dầu không chỉ xảy ra ở Vịnh Mexico, và có thể dùng năng lượng tái tạo, Thế là tôi bỏ công việc mơ ước của mình, và chuyển đến New Orleans, và tôi đã liên tục nghiên cứu về quá trình dầu tràn. Hiện tại, những gì họ đang làm là dùng những chiếc thuyền đánh cá nhỏ và họ thu dọn từng đường một trên mặt biển đầy cặn bẩn. Nếu như dùng lượng bề mặt vật liệu hút tương tự, nhưng bạn để ý đến những hình mẫu tự nhiên, và nếu bạn theo hướng gió bạn có thể thu được nhiều vật liệu hơn Nếu bạn nhân số giàn khoan, nghĩa là bạn nhân số lớp vật liệu hút bạn đang sử dụng bạn có thể thu được nhiều hơn. Nhưng cực kì khó để dịch chuyển vật liệu hút dầu ngược hướng gió, đòng chảy bề mặt và sóng. Đây là những lực cản khổng lồ. Thế là ý tưởng rất đơn giản là dùng kĩ thuật cổ xưa về lái thuyền và điều chỉnh theo hướng gió để thu gom hoặc chặn dầu đang trôi xuôi theo gió. Việc này không cần nhờ đến bất kỳ sự can thiệp nào Chúng tôi chỉ dùng một thuyền buồm đơn giản và cố kéo 1 thứ gì đ dài và nặng, nhưng khi chúng tôi rẽ gió xuôi và ngược, chúng tôi đã mất 2 thứ: lực kéo và hướng lái. Thế là tôi nghĩ, hay là nếu lấy cái bánh lái từ đằng đuôi thuyền lên mặt trước, liệu chúng ta sẽ có sự kiểm soát tốt hơn không? Thế là tôi làm con robot thuyền buồm này với bánh lái ở mặt trước, và tôi đã thử kéo một thứ gì đó dài và nặng, nó là một vật dài 4 mét chỉ để kéo, và tôi đã rất ngạc nhiên rằng chỉ với 1 bánh lái 14cm, tôi có thể kiểm soát 4 mét vật liệu hút. Lúc đó tôi đã vui đến nỗi tôi cứ chơi mãi với con robot, và như bạn thấy con robot có một cái bánh lái trước. Thông thường, nó ở đằng sau. Và, lúc nghịch, tôi nhận ra rằng khả năng điều khiển của nó thật tuyệt vời, và tôi có thể tránh một vật cản ở những giây phút cuối cùng, điều khiển tốt hơn tàu bình thường. Rồi tôi bắt đầu công bố trên mạng, và và một số người bạn ở Hàn Quốc đã trở nên hứng thú với nó, và chúng tôi đã làm 1 chiếc thuyền mà có cả bánh lái trước và sau, và chúng tôi bắt đầu tương tác với nó, và nó có tốt hơn 1 chút, mặc dù nó rất nhỏ và hơi mất cân bằng 1 chút, nhưng rồi chúng tôi nghĩ, Nếu chúng ta có hơn 2 điểm điều khiển thì sao? Nếu cả cái thuyền trở thành 1 điểm điều khiển thì sao? Nếu cả cái thuyền thay đổi hình dạng thì sao? Thế là - (Vỗ tay) Cảm ơn mọi người rất nhiều (Vỗ tay) Và đó chính là sự khởi đầu của Protei, và đó là chiếc tàu đầu tiên trong lịch sử đã hoàn toàn thay đổi hình dạng của thân tàu để điều khiển nó, và những đặc tính về đi trên nước chúng tôi nhận được là vượt trội so với tàu thường. Khi chúng tôi rẽ, chúng tôi có cảm giác như lướt sóng, và cách nó đi ngược gió, rất ư hiệu quả. Đây là tốc độ chậm, tốc độ gió chậm, và khả năng điều khiển đã được tăng lên, và đây tôi thực hiện một cái bẻ lái nhỏ, và nhìn vào vị trí của cánh buồm. Điều xảy ra là, do thuyền thay đổi hình dạng, vị trí buồm trước và buồm chính khác với hướng gió. Chúng tôi bắt được gió từ cả 2 hướng Đây chính là điều chúng tôi đang tìm nều muốn kéo một thứ gì đó dài và nặng. Chúng tôi không muốn mất cả lực kéo lẫn hướng đi. Rồi tôi muốn biết liệu có khả năng đưa vào sản xuất hay không. nên chúng tôi làm một chiếc thuyền với buồm lớn thân thuyền nhẹ, cần được bơm hơi, độ phủ rất nhỏ, vì vậy, ta có tỉ lệ lớn giữa kích thước - lực Sau đó, chúng tôi muốn xem liệu có thể áp dụng và tự động hóa hệ thống, nên chúng tôi sử dụng cùng một hệ thống, nhưng thêm vào một bộ phận nữa để kích hoạt thiết bị. Vậy là, chúng tôi đã sử dụng cùng một hệ thống túi bơm khí, và mang ra thử nghiệm. Thử nghiệm này diễn ra ở Hà Lan. Chúng tôi thử trong nước không cần vỏ bọc hoặc dằn tàu mục đích xem nó hoặt động ra sao. Rồi chúng tôi gắn vào một máy quay để điều khiển nó, nhưng chỉ sau một chốc, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi cần dằn cho phần đáy thuyền nặng hơn nên chúng tôi mang nó trở lại phòng thí nghiệm, và bọc thêm một lớp vỏ bên ngoài, gắn pin, điều khiển từ xa, và rồi thả vào nước sau đó cho nó hoạt động để xem thế nào, thả dây dài thêm tí nữa, và hy vọng nó sẽ chạy tốt, mọi thứ ổn, nhưng còn phải cải thiện thêm nhiều. Nguyên mẫu nhỏ này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn mọi thứ hoạt động tốt ra sao, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Những gì chúng tôi đang làm là một cuộc cách mạng cho công nghệ buồm lái. Chúng tôi đi từ bánh lái sau đến chuyển bánh lái ra trước, đến 2 bánh lái, và nhiều bánh lái cùng lúc rồi sự thay đổi hình dạng thân tàu, càng lúc chúng tôi càng cải thiện, làm cho thiết kế đơn giản và đáng yêu hơn. Nhưng tôi muốn đưa hình một con cá bởi vì - Thực ra, nó rất khác với một con cá, Một con cá sẽ di chuyển vì - bằng cách chuyển đổi thế này, nhưng thuyền của chúng tôi vận hành bởi....... và thân tàu điều khiển quỹ đạo cong. Tôi có mang đến hôm nay mẫu Pretei Số Tám. đây không phải bản sau cùng, nhưng đủ để làm đề-mô. Điều đầu tiên, như bạn thấy trong video là chúng tôi có thể điều khiển được quỹ đạo cong của thuyền buồn một cách hiệu quả hơn, v không bao giờ đối mặt hướng giứa luôn bắt được gió từ 2 phía. Đặc tính mới của thuyền buồn. Cho nên nếu bạn nhìn từ mặt bên này của chiếc thuyền, bạn có thể hình dùng ra mặt bên của thân máy bay. Một chiếc máy bay, khi di chuyển hướng này, sẽ nâng lên, và dó là cách mà nó cất cánh Nếu bạn lấy cùng một hệ thống, và đặt thẳng đứng, bạn đang uốn cong nó, và nếu di chuyển về phía trước thế này, trực giác mách bảo là bãn sẽ đi về hướng này, nhưng nếu di chuyển đủ nhanh bạn có thể tạo ra lực nâng ngang, để có thể đến gần hơn vói hướng gió. Một đặc tính khác: Một thuyền buồm thông thường có phần thân giữa ở đây và bánh lái phía sau, và đây là 2 thứ sẽ tạo ta hầu hết lực cản và nhiễu động phía sau thuyền, nhưng vì đây không có cả thân giữa và bánh lái, chúng tôi hy vọng nếu tiếp tục với thiết kế thân thuyền này sẽ có thể cải thiện và giảm thiểu lực cản Một điều khác nữa, hầu hết các con tàu khi chúng đạt đến một tốc độ nhất định, và đi trên sóng, chúng bắt đầu dập và đánh vào bề mặt nước và năng lượng di chuyển về trước sẽ mất đi rất nhiều. Nhưng nếu chúng ta di chuyển theo dòng chảy, nếu chúng ta lưu ý đến các quay luật tự nhiên thay vì cố gắng dùng sức mạnh, chúng ta có thể hấp thụ rất nhiều năng lượng từ sóng, và tiết kiệm được năng lượng đế di chuyển về phía trước. Chúng tôi có thể đã phát triển một công nghệ hiệu quả đế kéo những thứ dài và nặng, nhưng ý tưởng là, mục đích của công nghệ là gì nếu nó không đến với đúng người? Công nghệ hoặc sự đổi mới thông thường xảy ra thế này: Một người có một ý tưởng hay, vài nhà khoa học hoặc kỹ sư khác, sẽ đưa nó đến cấp độ cao hơn, lý thuyết hóa nó, và sỡ hữu trí tuệ nó, và các ngành công nghiệp sẽ đặt hàng sản xuất và bán nó sau đó, người ta sẽ mua nó, và chúng tôi hy vọng họ sẽ dùng nó với mục đích tốt đẹp. Điều chúng tôi muốn là sự sáng tạo này xảy ra một cách liên tục. Người nảy ra ý tưởng và kỹ sư cụng như nhà sản xuất và tất cả mọi người làm việc cùng một lúc, nhưng sẽ vô dụng nếu điều này xảy ra theo một quá trình song song và không giao nhau. Điều bạn muốn không phải là sự phát triển nối tiếp, song song với nhau. Bạn muốn có mạng lưới sáng tạo. Bạn muốn tất cả mọi người, nhưng chúng tôi đang làm, làm việc cùng lúc, và điều đó chỉ có thể xảy ra nếu tất cả mọi người quyết định chia sẻ thông tin cho nhau, và đó chính là những gì ta biết về phần cứng mở. Chúng ta cộng tác thay vì cạnh tranh. Chúng ta biến đổi bất kỳ sản phẩm mới nào vào một thì trường mới Còn về phần cứng mở thì sao? Cơ bản, phần cứng mở là một giấy phép. Nó chỉ là một cài đặt tài sản trí tuệ. Tất cả mọi người có quyền tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối, đổi lại chúng tôi chỉ cần 2 thứ: Tên của dự án được công nhận cũng như tên của những người cải thiện nó, họ chia sẽ ngược lại với cộng đồng. Đấy chỉ là một điều kiện rất đơn giản. Và tôi bắt đầu dự án này một mình trong một ga-ra ở New Orleans, nhưng ngay sau khi tôi muốn công bố và chia sẻ thông tin này, tôi tạo một trang Kickstarter, một diễn đàn gây quỹ quần chúng, và trong vòng 1 tháng chúng tôi gây được 30,000 đô la. Với số tiền này, tôi thuê một nhóm kỹ sư trẻ trên toàn thế giới, và chúng tôi thuê một nhà máy ở Rotterdam, Hà Lan. Chúng tôi học hỏi lẫn nhau, chúng tôi thiết kế kỹ thuật, chúng tôi tạo ra mẫu chuẩn, nhưng quan trọng hơn là chúng tôi thử nghiệm các mẫu chuẩn trong nước càng nhiều lần càng tốt, thất bại xảy ra càng nhanh, chúng tôi rút kinh nghiệm càng nhanh. Đây là thành viên đáng tự hào của Protei từ Hàn Quốc, và bên phải, thiết kế đa cột buồm được đề xuất bởi một nhóm ở Mê-hi-cô Ý tưởng này lôi cuốn được Gavirella Levine ở New York, và cô quyết định làm mẫu chuẩn cho ý tưởng mà cô được chia sẻ, rồi cô lập tài liệu cho mỗi bước của cả quy trình, và cô công bố trên Instructables, trang web nhằm chia sẻ các phát minh. Sau chưa đầy 1 tuần, đây là nhóm ở Eindhoven, một trường cơ khí. họ làm nó, nhưng cuối cùng họ công bố mẫu thiết kế đơn giản hóa. Họ cũng công bố trên Instructable, và chưa đầy 1 tuần, họ nhận được 10,000 lượt xem, và họ có thêm nhiều bạn mới. Chúng tôi làm việc trên một công nghệ đơn giản hơn, không quá phức tạp, với những người trẻ và cả những người lớn hơn, như con khủng long này ở Me-hi-cô. Vậy là Protei bây đôgiờ đã trở thành một mạng lưới quốc tế về tính sáng tạo trong việc bán công nghệ sử dụng thân tàu chuyển đổi hình dáng. Và điều kết nối chúng tôi chính là những điểm chung mà chúng tôi có, ít nhất là, hiểu biết toàn cầu về ý nghĩa của từ "kinh doanh", hay ý nghĩa đúng mà nó nên mang. Đấy là cách mà hầu hết mọi người đang làm. Kinh doanh theo nghĩa thông thường, lá xác định cái gì quan trọng để mang lại nhiều lợi nhuận, và bạn sẽ dùng công nghệ để đạt được điều đó, còn con người là lực lượng lao động, tác nhân điều phối, và môi trường thường là ưu tiên sau cùng. Đó chỉ là một cách hh điều mà chúng tôi đang cố làm, hay điều mà chúng tôi tin tưởng, bởi đây là cách mà thế giới vận hành, là nếu không có môi trường chúng ta không thể có gì cả. Chúng ta có con người nên chúng ta cần bảo vệ lẫn nhau, và chúng tôi là 1 công ty công nghệ, và lợi nhuận là yếu tố cần thiết để đạt được mong muốn đấy. Cảm ơn rất nhiều. Nếu chúng ta có dũng khí để hiểu hoặc chấp nhận rằng đây là cách mà thế giới vận hành, và đây là thứ tự ưu tiên mà chúng ta phải tuân theo, thì sẽ trở nên rõ ràng lý do vì sao chúng ta cần chọn phần cứng mở để phát triển công nghệ môi trường, bởi vì chúng ta cần chia sẻ thông tin. Điều gì tiếp theo? Thiết bị nhỏ nhắn bạn vừa nhìn thấy, chúng tôi hy vọng sẽ làm được những đồ chơi như thiết bị điều khiển dài 1 mét Protei mà bạn có thể nâng cấp - thay thế thiết bị điều khiển từ xa của Androids, điện thoại di động, và vi điều khiển Arduino, vậy là bạn có thể điều khiển từ điện thoại di động, máy tính bảng. Rồi điều chúng tôi muốn làm là tạo ra những phiên bản 6m để có thể thử nghiệm hiệu suất cao nhất của các thiết bị này, để chúng ta có thể đi với tốc độ rất, rất cao. Bạn hãy thử hình dung xem. Bạn đang nằm trong một quả ngư lôi, đi với tốc độ cao, điều khiển hình dáng của phần thân bằng đôi chân mình và điều khiển cánh buồm bằng đôi tay. Đó là thứ mà chúng tôi đang muốn phát triển. Chúng tôi thay thế con người - cho nhưng việc như đo mức độ phóng xạ, bạn không muốn một con người lái những con rô-bốt này - với pin, động cơ, vi mạch điều khiển và cảm biến. Đây là điều mà các nhành viên nhóm chúng tôi mơ thấy mỗi đêm. Chúng tôi hy vọng có thể dọn dẹp dầu tràn, thu gom rác thải nhựa trong đại dương, hay chúng tôi có thể có hàng đoàn những thiết bị điều khiển bởi động cơ trò chơi video nhiều người chơi để khiển nhưng thiết bị này, để giám sát các rặng san hô, hoặc theo dõi các khu vực đánh bát thủy sản. Mong ước của chúng tôi là có thể tận dụng công nghệ phần cứng mở để hiểu rõ hơn và bảo vệ đại dương của chúng ta. Cảm ơn rất nhiều (Vỗ Tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Chris Anderson: Các bạn quá tuyệt vời. Thật sự tuyệt vời. (Vỗ tay) Các bạn không được nghe câu đó hàng ngày đâu. (Cười) Usman này, câu chuyện chính thức là bạn đã học chơi guitar bằng cách xem Jimmy Page trên Youtube. Usman Riaz: Vâng, đó là lần đầu tiên. Và sau đó tôi -- Đó là thứ đầu tiên tôi học, và rồi tôi bắt đầu tiến sang những thứ khác nữa. Tôi bắt đầu xem nhiều video của Kaki King, và Kaki luôn coi Preston Reed có ảnh hưởng lớn đến cô, thế là tôi bắt đầu xem video của anh ấy nữa, và thật là khó tin khi ngay lúc này -- (Cười) (Vỗ tay) CA: Bài vừa rồi là một trong những bài hát mà bạn đã học từ anh ấy, hay làm thế nào mà bạn chơi được? UR: Trước đó tôi chưa từng tập, nhưng anh ấy bảo rằng chúng tôi sẽ biểu diễn nó trên sân khấu, vì đã quen với nó, thế nên tôi thấy vui hơn nhiều khi tập chơi bài đó. Và cuối cùng, nó cũng thành hiện thực. (Cười) CA: Preston, theo quan điểm của anh, ý tôi là, anh sáng tạo ra thứ này gần 20 năm trước, phải không? Cảm giác của anh ra sao khi có ai đó làm theo, dùng tác phẩm của anh làm rất nhiều thứ với nó? Preston Reed: Thật sững sờ, và tôi cảm thấy rất tự hào, thực sự lấy làm vinh dự. Và cậu ấy là một nghệ sĩ tuyệt vời, nên cảm giác khá hay. (Cười) CA: Tôi đoán, tôi không nghĩ rằng các anh có thể chơi thêm một bản nhạc dài một phút nữa đâu nhỉ? Các anh có thể không? Các anh có chơi không? Còn bài nào nữa không? PR: Chúng tôi chưa chuẩn bị gì. CA: Không có. Nhưng các anh biết không, nếu anh có thêm 30, 40 giây nữa, và bạn có thêm 30, 40 giây nữa, và chúng tôi nghĩ rằng, tôi chỉ nghĩ -- Tôi có thể nhận ra. Mọi người muốn nghe thêm nữa. Và nếu có sai be bét thì cũng không sao cả. (Vỗ tay) (Cười) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Tôi là một game thủ, vì vậy tôi rất thích có những mục tiêu Tôi thích những nhiệm vụ đặc biệt và những mục tiêu bí mật. Vì thế đây là nhiệm vụ đặc biệt của tôi cho cuộc nói chuyện này: Tôi sẽ cố găng tăng tuổi thọ của mỗi người trong căn phòng này thêm bảy phút rưỡi. Theo nghĩa đen, có nghĩa là quý vị sẽ sống thêm được bảy phút rưỡi so với tuổi thọ bạn đang có, chỉ bởi vì bạn đã theo dõi cuộc nói chuyện này. Chắc hẳn một vài quý vị ở đây đang nhìn với vẻ hoài nghi. Không sao, bởi vì chúng ta sẽ kiểm chứng nó -- Tôi đã dùng toán học để chứng minh điều đó là có thể xảy ra. Và ngay bây giờ thì nó không có ý nghĩa cho mấy. Tôi sẽ giải thích về điều đó sau, bạn chỉ cần chú ý đến con số cuối cùng: thêm 7.68245837 phút đó sẽ là món quà tôi muốn tặng các bạn nếu tôi thành công với sứ mệnh của tôi. Tại thời điểm này các bạn cũng có một nhiệm vụ bí mật. Nhiệm vụ của các bạn là hãy làm rõ bạn muốn sử dụng 7 phút rưỡi đó như thế nào. Và tôi nghĩ là các bạn nên làm một điều gì đó khác thường với chúng, bởi vì đây là những giây phút được thưởng thêm. Dù sao đi nữa quý vị có thể đã không có được chúng. Giờ đây, bởi vì tôi là một người thiết kế trò chơi, các bạn có thể thầm nghĩ rằng, Tôi biết những gì cô ấy muốn chúng ta thực hiện với khoảng thời gian đó, cô ấy muốn chúng ta sử dụng chúng để chơi trò chơi. Bây giờ đây hoàn toàn là một giả định hợp lý, khi cân nhắc đến việc tôi đã tạo ra một thói quen khuyến khích mọi người dành nhiều thời gian hơn để chơi trò chơi. Ví dụ như trong buổi TEDTalk đầu tiên của tôi, Tôi đã đề xuất rằng chúng ta nên dành 21 tỉ giờ mỗi tuần giống như là một hành tinh để chơi game. Hiện tại, 21 tỉ giờ là khoảng thời gian rất lớn. Thực tế thì nó tốn nhiều thời gian khi có một lời bình luận rất quan trọng tôi đã không ngờ tới mà tôi nghe được từ nhiều người trên khắp thế giới kể từ buổi nói chuyện ấy, đó là: Cô Jane, những trò chơi cũng rất tuyệt,nhưng ngay giây phút cuối cùng của cuộc đời, cô có ước là dành nhiều thời gian hơn nữa để chơi "Angry Birds" không? Ý kiến này rất phổ biến - -rằng trò chơi chỉ là thứ vô bổ tốn thì giờ mà chúng ta có ngày sẽ hối tiếc -- tôi nghe về nó ở mọi nơi mà tôi đến. Hãy lấy ví dụ với câu chuyện có thật: Chỉ mới vài tuần trước đây, người lái xe taxi này, khi phát hiện ra rằng tôi cùng với một người bạn đang ở trong thị trấn để tham dự một hội nghị cho người lập trình trò chơi, anh ta đã quay lại và nói rằng -- và tôi xin được trích dẫn -- "Tôi ghét trò chơi. Chỉ phí thời gian. Hãy tưởng tượng khi đến cuối cuộc đời để rồi mãi hối tiếc về điều đó." Hiện tại, tôi muốn xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Ý tôi là, tôi muốn những trò chơi sẽ là nguồn động lực cho những điều tốt đẹp trên thế giới. Tôi không muốn những game thủ phải hối tiếc về khoảng thời gian họ đã bỏ ra để chơi, khoảng thời gian mà tôi khuyến khích họ bỏ ra. Vì vậy tôi đã mãi nghĩ về vấn đề này rất nhiều lần dạo gần đây. Khi chúng ta sắp chết, liệu rằng chúng ta có hối tiếc về khoảng thời gian chúng ta dành ra để chơi game? Bây giờ, điều này có thể làm bạn ngạc nhiên,nhưng nó sớm lộ ra rằng thực sự có vài cuộc nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Nó là sự thật. Những nhân viên làm ở nhà tế bần, những người mà chăm sóc chúng ta vào những lúc cuối đời, gần đây đã đưa ra một bản báo cáo về những điều thường được hối tiếc nhất mà mọi người đề cập đến khi họ sắp hấp hối và đó là những gì tôi muốn chia sẻ với quý vị hôm nay -- năm điều hối tiếc nhất của người sắp chết. Điều thứ nhất: Tôi ước tôi đã không làm việc vất vả như thế. Điều thứ hai: Tôi ước tôi có thể giữ liên lạc với bạn bè. Điều thứ ba: Tôi ước tôi có thể khiến cho bản thân mình hạnh phúc hơn. Điều thứ tư: Tôi ước tôi có đủ can đảm để thể hiện đúng con người thực của mình. Và điều thứ năm: Tôi ước tôi có thể sống đúng với những ước mơ của mình, thay vì những gì người khác mong muốn ở tôi. Hiện tại, theo như tôi biết, chưa ai đã nói với một trong những người nhân viên ở nhà tế bần rằng, Tôi ước tôi có nhiều thời gian hơn để chơi những trò chơi điện tử, nhưng khi tôi nghe được năm điều này, tôi không thể chịu nổi mà nghe về năm điều khao khát nhất của con người mà trò chơi có thể thực sự giúp chúng ta hoàn thành. Ví dụ như "Tôi ước tôi đã không làm việc vất vả như thế". Đối với nhiều người,điều này có nghĩa là "Tôi ước tôi dành nhiều thời gian hơn với gia đình, với các con khi chúng lớn lên từng ngày. Chúng ta biết rằng chơi trò chơi cùng nhau đem lại những lợi ích to lớn cho gia đình. Một cuộc nghiên cứu gần đây của Đại học Brigham Young khoa đời sống gia đình đã chỉ ra rằng bố mẹ những người dành thời gian nhiều hơn để chơi game với con cái sẽ có những mối quan hệ đời thực vững chắc hơn với chúng. Tôi ước tôi có thể giữ liên lạc với bạn bè. Vâng, hàng trăn triệu người sử dụng các trò chơi xã hội như "FarmVille" hay là "Words With Friends" để giữ liên lạc hằng ngày với những người bạn ngoài đời thật và cả gia đình. Một cuộc nghiên cứu nữa từ [Đại học Michigan] đã chỉ ra rằng những trò chơi như thế là những công cụ có sức mạnh kỳ diệu trong việc xử lý các mối quan hệ. Chúng giúp chúng ta kết nối với mọi người trong mạng xã hội những người mà ngược lại có thể ngày càng sống xa cách, nếu chúng ta không chơi trò chơi cùng với nhau. Tôi ước tôi có thể khiến bản thân mình hạnh phúc hơn nữa. Vâng,tôi đã không thể ngưng suy nghĩ về những thử nghiệm lâm sàng mới mẻ sáng tạo được tiến hành tại Đại học East Carolina gần đây đã chỉ ra rằng những trò chơi trực tuyến có thể vượt trội hơn so với những dược phẩm để điều trị chứng lo lắng và phiền muộn. Chỉ với 30 phút chơi trò chơi trực tuyến mỗi ngày cũng đủ để tạo ra một động lượng mạnh mẽ trong tâm trạng và những sự tăng thêm hạnh phúc thời gian dài. Tôi ước tôi có đủ can đảm để thể hiện đúng con người của mình. Sự hóa thân là một cách để thể hiện con người đích thực của chúng ta, với hình mẫu anh hùng được lý tưởng hóa của người mà chúng ta có thể trở thành. Quý vị có thể thấy điều đó trong bức chân dung về một cái tôi khác bởi Robbie Cooper của một game thủ cùng với hình ảnh hóa thân của anh ta. và Đại học Stanford đã và đang thực hiện nghiên cứu được năm năm để chứng minh rằng làm thế nào mà chơi trò chơi với một hình tượng hóa thân được lý tưởng hóa có thể thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành động trong đới sống thực, làm thế nào mà giúp chúng ta can đảm hơn, tham vọng hơn, quyết tâm hơn với mục tiêu của mình. Tôi ước Tôi có thể sống thật với ước mơ của mình, và không phải với những gì người khác mong đợi ở tôi." Liệu những trò chơi có đem lại điều này không? Tôi không chắc, vì thế tôi đã đặt dấu chấm hỏi cho điều này, dấu chấm hỏi giống như trong trò chơi Super Mario Và chúng ta sẽ trở lại vấn đề này. Nhưng ngay lúc này, có thể bạn đang thắc mắc, ai là người thiết kế trò chơi đang trò chuyện với chúng ta về những điều hối tiếc trước khi chết? Và đó là thật, tôi đã từng làm trong 1 nhà tế bần, tôi chưa bao giờ trải qua giây phút hấp hối. Tuy nhiên gần đây tôi đã trải qua 3 tháng nằm trên giường, muốn chết. Thật sự muốn chết. Bây giờ hãy để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện đó. Bắt đầu từ hai năm về trước, tôi bị thương ở đầu và chịu một sự chấn động. Bây giờ sự chấn động đó không thực sự chữa lành được, và sau 30 ngày tôi phải chịu đựng những triệu chứng như là những cơn nhức đầu không dứt, nôn mửa, chóng mặt, mất trí nhớ, hoang mang tinh thần. Bác sĩ đã bảo tôi rằng để chữa lành cho não bộ, tôi phải nghỉ ngơi. Vì vậy tôi phải tránh mọi thứ có thể kích động những triệu chứng của tôi. Đối với tôi,điều đó có nghĩa là không đọc sách, không viết lách, không trò chơi điện tử, không công việc hay gửi email, không chạy, không rượu, không cà phê, Nói cách khác -- tôi nghĩ là bạn thấy rằng như thế -- chẳng có lý do gì để sống. Tất nhiên nó được hiểu là rất buồn cười, tuy nhiên đây không phải chuyện đùa, ý nghĩ tự tử có thể là khá phổ biến với những chấn thương về não vô cùng đau đớn như vậy. Nó xảy đến vài ba lần, và nó xảy đến với tôi. Trí não tôi bắt đầu nói với tôi, Jane, cô muốn chết. Nó nói rằng, cô sẽ không bao giờ có thể hồi phục tốt hơn. Nó nói rằng, cơn đau này sẽ không bao giờ chấm dứt. Và những tiếng nói như thế trở nên ngày càng dai dẳng và rất thuyết phục đến nỗi tôi bắt đầu lo sợ một cách chính đáng cho cuộc sống của tôi, đó là khoảng thời gian mà tôi đã nói với chính mình sau 34 ngày -- và tôi sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy -- Tôi đã nói với mình rằng, tôi hoặc là sắp giết chết bản thân mình hoặc là tôi sẽ biến điều này trở thành một trò chơi. Vâng, tại sao lại là một trò chơi? Tôi đã biết được từ việc nghiên cứu về tâm lý của những trò chơi hơn một thập kỷ nay rằng khi chúng ta chơi game -- và đây là bằng ngôn ngữ khoa học -- chúng ta đối mặt với những thử thách khắc nghiệt với nhiều sự sáng tạo hơn, kiên quyết hơn, lạc quan hơn, và chúng ta dễ dàng tiếp cận để giúp đỡ người khác hơn. Và tôi đã muốn đem những đặc điểm của những người chơi game này đến với những thử thách ngoài đời thực, vì vậy tôi đã tạo ra một trò chơi hồi phục có dạng trò chơi đóng vai gọi là "Jane -- kẻ tiêu diệt cơn chấn động". Hiện tại điều này đã trở thành đặc tính bí mật mới của tôi, và điều đầu tiên tôi làm trong vai một kẻ hủy diệt đó là gọi cho người em sinh đôi của tôi--tôi có một người em sinh đối rất giống tôi tên là Kelly-- và nói cho cô ấy biết, tôi đang chơi trò chơi để chữa lành cho bộ não của tôi, và tôi muốn cô ấy chơi cùng với tôi. Đây là một cách dễ dàng hơn để nhờ giúp đỡ. Cô ấy đã trở thành liên minh đầu tiên của tôi trong trò chơi, chồng tôi Kiyash tham gia ngay sau đó, và cùng với nhau chúng tôi xác định và chiến đấu với những gã tồi. Và đây là thứ có thể sẽ kích động triệu chứng của tôi và vì vậy làm chậm quá trình phục hồi, những thứ như là ánh sáng chói chang và không gian đông đúc. Chúng tôi cũng đã thu thập và nạp năng lượng kiếm được. Đó là thứ tôi có thể làm trong ngày tệ hại nhất của mình để cảm thấy tốt lên một chút, hiệu quả lên một chút. Những thứ như là âu yêm vuốt ve chú chó của tôi trong vòng 10 phút, hay là ra khỏi giường và đi xung quanh những tòa nhà trong chốc lát. Bây giờ trò chơi đã quá đơn giản: Chọn một nhân vật bí ẩn, tìm kiếm đồng minh, chiến đấu với kẻ xấu, nạp năng lượng. Nhưng thậm chí với một trò chơi đơn giản như vậy, chỉ trong vòng vài ngày bắt đầu chơi, lòng phiền muộn và nỗi lo lắng đã biến mất. Nó chỉ đơn giản đã biến mất. Nó giống như một phép thần. Hiện giờ thì nó đã không phải là một phép chữa thần kỳ cho những cơn nhức đầu hoặc là những triệu chứng liên quan đến nhận thức. Điều đó kéo dài khoảng hơn một năm, và đó là khoảng thời gian khó khăn nhất của tôi cho tới tận bây giờ. Nhưng thậm chí ngay khi tôi vẫn còn những triệu chứng ấy, thậm chí trong lúc tôi lên cơn đau, tôi đã chấm dứt sự chịu đựng. Lúc này điều đã xảy đến tiếp theo với trò chơi này thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi đưa một số bài viết và những đoạn phim lên mạng, để giải thích luật chơi. Tuy nhiên rõ ràng không phải ai cũng đều có một cơn chấn động, không phải tất cả mọi người đều muốn là "kẻ hủy diệt," vì vậy tôi đã đổi tên trò chơi thành "Siêu phục hồi". Và chẳng mấy chốc mà tôi bắt đầu nghe mọi người từ khắp nơi trên thế giới những người đã chọn cho họ một nhân vật bí ẩn, tìm kiếm đồng minh cho minh, và họ đã nhận được sự "siêu phục hồi", đối mặt với những thử thách như ung thư hay những cơn đau mãn tính, sự trầm cảm và bệnh Crohn. Thậm chí có những người chơi trò chơi này vì những chuẩn đoán căn bệnh thời kỳ cuối như bệnh tê liệt vận động ALS. Và tôi có thể nói một điều từ những thông điệp và video của họ rằng trò chơi này đã thực sự giúp họ bằng những cách mà đã từng giúp được tôi. Họ nói về việc cảm thấy mạnh mẽ hơn và dũng cảm hơn. Họ nói về việc cảm giác được bạn bè và gia đình thấu hiểu hơn. Và thậm chí họ còn nói về cảm giác hạnh phúc hơn, mặc dù là họ phải chịu những cơn đau, mặc dù là họ phải đang đối mặt với thử thách nghiệt ngã nhất của cuộc sống. Ngay tại thời điểm này, tôi đang thầm nghĩ rằng điều gì đang xảy ra ở đây thế này? Ý tôi là làm thế nào mà một trò chơi rất tầm thường lại có thể can thiệp mạnh mẽ trong những tình huống quan trọng và liên quan vấn đề sinh tử đến như vậy? Ý tôi là, nếu nó đã không có tác dụng gì với tôi, thì chẳng có cách nào để tôi tin là nó có thể xảy ra. Vậy thì hóa ra cũng có liên quan một chút tới khoa học. Một số người mạnh mẽ hơn và hạnh phúc hơn sau khi trải qua một sự việc chấn động tâm lý. Và đó chính là những gì đã xảy ra đến với chúng tôi. Trò chơi này giúp chúng tôi trải nghiệm những gì mà các nhà khoa học gọi là hồi phục sau chấn thương tâm lý, điều mà chúng ta không thường nghe đến. Chúng ta thường được nghe về triệu chứng rối loạn thần kinh sau chấn thương. Nhưng các nhà khoa học hiện nay biết được rằng một sự việc chấn động tâm lý không bắt chúng ta phải chịu đựng trong khoảng thời gian không xác định. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng nó như một điểm khởi đầu để khám phá những phẩm chất tốt nhất của chúng ta và sống một cuộc đời hạnh phúc hơn. Sau đây là năm điều mà những người với sự hồi phục sau chấn thương tâm lý nói: Những sự ưu tiên của tôi đã thay đổi. Tôi không e ngại để làm những điều khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi cảm thấy gần gũi hơn với bạn bè và gia đình. Tôi hiểu bản thân mình rõ hơn. Tôi biết hiện giờ tôi thực sự là ai. Tôi có nhận thức mới về ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Tôi có thể tập trung tốt hơn vào những mục tiêu và giấc mơ của tôi. Bây giờ, có phải điều này nghe rất quen thuộc? Nó nên như vậy, bởi vì năm quan điểm của giai đoạn phục hồi chấn thương tâm lý trên đây bản chất là sự đối lập trực tiếp với năm điều hối tiếc nhất khi hấp hối. Có phải nó rất thú vị? Có vẻ như là ở một mức độ nào đó, một sự kiện gây chấn động tâm lý đã mở khóa cho khả năng của chúng ta để sống một cuộc đời với ít những điều hối tiếc hơn. Nhưng nó có hiệu quả như thế nào? Làm thế nào mà bạn có thể đạt được từ sự chấn thương để phát triển? Hoặc là tốt hơn nữa, phải chăng có cách để đạt được tất cả những ích lợi của sự hồi phục sau chấn thương tâm lý mà không cần vết thương nào, không cần phải bị thương ở đầu trong lần đầu tiên? Điều đó sẽ rất tốt, phải không nào? Tôi đã từng muốn hiểu rõ hơn về hiện tượng này hơn, vì vậy tôi đã đọc ngấu nghiến văn chương có liên quan đến khoa học, và đây là những gì tôi đã học được. Có bốn loại sức mạnh, hay gọi là sức bật, mà góp phần vào việc phục hồi sau chấn thương, và có những hoạt động có giá trị về mặt khoa học mà bạn có thể thực hiện hằng ngày để rèn luyện bốn loại sức bật này, và bạn không cần một chấn thương để thực hiện nó. Bây giờ tôi có thể nói cho quý vị bốn loại sức mạnh đó là gì, nhưng tôi cho rằng quý vị nên trải nghiệm chúng một cách trực tiếp Tôi cho rằng tất cả chúng ta nên bằng đầu luyện tập cùng nhau ngay lúc này. Vì vậy đây là những gì chúng ta sẽ làm. Chúng ta sẽ cùng nhau chơi một trò chơi nhanh. Đây là nơi bạn có được 7 phút rưỡi kia như phần thưởng cuộc sống mà tôi đã hứa với bạn trước đó. Tất cả điều mà quý vị phải làm là hoàn thành thành công bốn cuộc truy lùng đầu tiên của trò chơi "Siêu hồi phục". Và tôi cảm thấy là quý vị có thể làm điều đó. Tôi đặt niềm tin vào các bạn. Vậy thì mọi người sẵn sàng chưa nào? Đây là nhiệm vụ đầu tiên. Tiến hành thôi! Thứ nhất: Đứng dậy và tiến ba bước, hoặc là nắm bàn tay lại, giơ chúng qua đầu các bạn cao đến mức mà bạn có thể trong vòng năm giây. Thực hiện thôi! Được rồi, tôi thích mọi người làm cả hai. Bạn là những người làm tốt hơn mong đợi. Rất tốt. (Cười) Mọi người làm rất tốt. Bây giờ điều đó xứng đáng được cộng thêm một sức bật về thể chất, có nghĩa là cơ thể của bạn có thể chịu đựng thêm căng thẳng và hồi phục tốt hơn. Chúng ta biết được từ các cuộc nghiên cứu rằng điều thứ nhất chúng ta có thể làm để nâng cao sức bật về thể chất là làm sao để không ngồi yên một chỗ. Đó là tất cả những gì nó thực hiện. Cứ mỗi giây các bạn không ngồi yên một chỗ, bạn sẽ cải thiện sức khỏe của tim một cách năng động, và cả cho phổi và não của bạn. Mọi người sẵn sàng cho nhiệm vụ tiếp theo chưa? Tôi muốn quý vị búng ngón tay đúng 50 lần, hoặc là đếm ngược từ 100 với khoảng cách là bảy, như thế này: 100, 93... Tiến hành thôi! (Búng tay) Đừng từ bỏ. (Búng tay) Đừng để việc mọi người đếm xuống từ 100 ngăn cản việc đếm của bạn đến 50. (Cười) Tốt. Tuyệt vời. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh tượng thế này. Thêm một sức bật cho cơ thể. Tốt lắm, mọi người! Lúc này điều đó xứng đáng cộng thêm một sức bật về tâm lý, có nghĩa là bạn có thể tập trung hơn về tâm lý, kỷ luật hơn, quyết đoán và giàu ý chí hơn. Chúng ta biết được từ cuộc nghiên cứu khoa học rằng ý chí thực sự hoạt động như một cơ bắp. Nó mạnh dần lên nếu bạn thực hành nó thường xuyên hơn. Vì vậy hãy đối mặt với một thử thách nhỏ mà không được bỏ cuộc, thậm chí với một chuyện rất nực cười là búng ngón tay đúng 50 lần hoặc đếm ngược từ 100 cách nhau bảy đơn vị thực sự là một cách hiệu quả về mặt khoa học để nâng cao ý chí của bạn. Làm rất tốt. Nhiệm vụ thứ ba. Chọn một: Bây giờ bởi vì chúng ta đang ở trong căn phòng, định mệnh thực sự đã quyết định chuyện này cho quý vị, nhưng sẽ có hai lựa chọn. Nếu bạn đang ở trong, tìm một cái cửa sổ và nhìn ra ngoài. Nếu bạn đang ở ngoài, tìm một cái cửa sổ và nhìn vào trong. Hoặc là sử dụng nhanh Youtube hay là Google tìm hình ảnh của "một con vật con [con vật bạn yêu thích nhất]" Bây giờ, bạn có thể thực hiện điều này trên điện thoại, hoặc là bạn có thể chỉ cần gọi to một số con động vật con, Tôi sẽ tìm một vài cái và chiếu chúng trên màn hình cho chúng ta. Như vậy chúng ta muốn nhìn thấy gì? Con lười, hươu cao cổ, voi, rắn. Được rồi, hãy cùng xem chúng ta có gì. Một con cá heo con và một con lạc đà con. Mọi người hãy nhìn xem. Mọi người thấy được chứ? Một lần nữa nhé!.Một con voi con. Chúng ta đang vỗ tay cho điều đó? Thật tuyệt vời. Được rồi, bây giờ những gì chúng ta đang cảm nhận ở đó là thêm một sức bật về cảm xúc, điều đó có nghĩa là bạn có khả năng để kích thích những cảm xúc mạnh mẽ tích cực như là tính tò mò hay là tình yêu, mà chúng ta cảm thấy khi chúng ta nhìn những con động vật con ấy, và khi các bạn cần chúng nhất. Và đây là một bí mật từ nghiên cứu khoa học dành cho bạn. Nếu bạn cố gắng trải nghiệm ba trạng thái cảm xúc tích cực cho một trạng thái cảm xúc tiêu cực trong khoảng thời gian là một tiếng, một ngày, một tuần, bạn sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn và khả năng của bạn để giải quyết thành công bất cứ vấn đề nào bạn đang gặp phải. Và đây được gọi là tỉ lệ cảm xúc tích cực 3:1 Nó là thủ thuật ưa thích của tôi trong trò chơi "Siêu phục hồi", vì vậy hãy giữ kỹ nó. Được rồi hãy chọn một thứ trong nhiệm vụ cuối cùng: Bắt tay với một ai đó trong vòng sáu giây, hoặc là gửi nhanh một lời cảm ơn bằng tin nhắn, bằng thư điện tử, bằng Facebook hoặc bằng Twitter. Tiến hành nào! (Trò chuyện) Có vẻ tốt, rất tốt. Tuyệt, tuyệt vời! Hãy duy trì nó. Tôi thích điều này! Bây g,ờ mọi người được cộng thêm một sức bật về xã hội, có nghĩa là bạn thật sự nhận được nhiều sức mạnh hơn từ bạn bè của mình, từ hàng xóm, gia đình, cộng đồng của bạn. Bây giờ một cách tuyệt vời để nâng cao sức bật về xã hội là lòng biết ơn. Sự giao thiệp thậm chí là tốt hơn nữa. Đây là 1 bí mật nữa cho quý vị: Bắt tay với một ai đó trong vòng sáu giây sẽ gia tăng đáng kể lượng oxytocin trong dòng máu của bạn, đó là hoóc môn tin tưởng. Đó có nghĩa là tất cả các bạn những người chỉ vừa mới bắt tay là những người được dẫn dắt để quý mến nhau và muốn giúp đỡ lẫn nhau. Điều này sẽ kéo dài trong suốt thời gian nghỉ giải lao, vì vậy hãy tận dụng những cơ hội tạo dựng các mối quan hệ thân thiết. (Cười) Được rồi, mọi người vừa hoàn thành thành công bốn nhiệm vụ, vì vậy hãy xem liệu tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để trao cho các bạn thêm bảy phút rưỡi như phần thưởng cuộc sống. Và đây là nơi tôi có thể sẻ chia một chút ít kiến thức khoa học với quý vị. Hóa ra rằng người nào thường nâng cao bốn loại sức bật này -- thể chất, tinh thần, cảm xúc, xã hội -- sẽ sống thọ thêm 10 năm so với những người khác. Đó là sự thật. Nếu bạn thường xuyên đạt được tỉ lệ 3:1 về cảm xúc tích cực, nếu bạn không bao giờ ngồi yên một chỗ hơn một tiếng trong một khoảng thời gian nhất định, nếu bạn tiến đến giúp đỡ một người mà bạn quan tâm mỗi ngày, nếu bạn giải quyết những mục tiêu nhỏ để nâng cao ý chí, bạn sẽ sống lâu hơn người khác là mười năm, và đây là nơi mà công thức toán tôi đã đưa ra trước đó phát huy tác dụng. Như vậy, tuổi thọ trung bình ở Mỹ và Anh là 78.1 tuổi, nhưng chúng ta biết được từ hơn 1000 cuộc nghiên cứu khoa học được kiểm tra kỹ càng rằng bạn có thể sống thêm 10 năm bằng cách nâng cao bốn loại sức bật này. Vì vậy mỗi năm mà bạn nâng cao bốn loại sức bật, bạn sẽ thực sự đạt được thêm 0.128 năm nữa hoặc là 46 ngày nữa, hay là 67.298 phút nữa, điều đó có nghĩa là mỗi ngày,bạn có thêm được 184 phút để sống, hay là mỗi giờ nếu bạn nâng cao 4 loại sức bật này, như chúng ta đã thực hiện cùng nhau, bạn sẽ có thêm được 7.68245837 phút để sống thêm. Xin chúc mừng, bảy phút rưỡi ấy tất cả là của bạn. Bạn hoàn toàn đã đạt được nó. (Vỗ tay) Yeah! Hãy chờ đã, chờ chút đã. Quý vị vẫn còn một nhiệm vụ đặc biệt, một sứ mệnh bí mật. Quý vị sẽ sử dụng bảy phút rưỡi phần thưởng cuộc sống này như thế nào? Vâng, sau đây là gợi ý của tôi. Bảy phút rưỡi thêm này giống như là những điều ước của thần đèn. Bạn có thể sử dụng điều ước thứ nhất cho hàng triệu điều ước nữa. Khá là thông minh phải không nào? Vì vậy, nếu bạn sử dụng bảy phút rưỡi này trong hôm nay để làm điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, hoặc là điều mà giúp bạn năng động hơn, hoặc là giúp bạn giữ liên lạc với một người mà bạn quan tâm, hoặc thậm chí là đối mặt với một thử thách nho nhỏ, bạn sẽ nâng cao được sức bật của mình, vì vậy bạn sẽ có thêm được nhiều phút nữa. Và tin tốt là, nếu bạn cứ tiếp tục làm như thế. Mỗi giờ, mỗi ngày trong cuộc đời, tất cả con đường dẫn đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời, là điều mà ngược lại sẽ có thêm 10 năm sau đó nữa. Và khi bạn đi đến giây phút cuối cùng đó, một cách dễ dàng hơn, bạn sẽ không gặp bất cứ điều nào trong năm điều hối tiếc, bởi vì bạn đã xây dựng được sức mạnh và sức bật để sống một cuộc đời chân thật hơn với những giấc mơ của mình. Và với thêm 10 năm đó, bạn thậm chí có thể có đủ thời gian để chơi nhiều trò chơi hơn. Cám ơn tất cả quý vị. (Vỗ tay) Tôi sẽ bắt đầu với một câu chuyện nhỏ. Tôi lớn lên ở vùng này. Khi tôi 15 tuổi, Tôi bắt đầu như một vận động viên trẻ khỏe nhưng trong 4 tháng, lại từ từ suy sụp tới khi là một nạn nhân của nạn đói với một cơn khát dữ dội. Cơ bản là tôi đã tiêu hóa cơ thể của mình Và tất các những điều này bắt đầu khi tôi đi phượt lần đầu tiên ở trên Đỉnh Old Rag ở phía Tây Virginia, tôi úp mặt xuống vũng nước uống như một chú chó. Đêm đó, tôi được đưa vào phòng cấp cứu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và nhiễm toan ceton nặng. Tôi bình phục nhờ phép màu của y học hiện đại, của insulin và những thứ khác, cân nặng của tôi còn tăng lên hơn trước đây. Và có gì đó nung nấu trong tôi từ đó. Điều tôi nghĩ là, cái gì gây nên bệnh tiểu đường? Bạn thấy đấy, tiểu đường là một bệnh tự miễn khi cơ thể bạn chống lại chính nó, và tại một thời điểm người ta nghĩ rằng bằng cách nào đó, việc phơi nhiễm một mầm bệnh làm khởi phát hệ miễn dịch của tôi để chống lại mầm bệnh đó và sau đó giết những tế bào tạo insulin. Và đây là điều khiến tôi suy nghĩ trong một thời gian dài, và điều đó chính là thứ mà y học và mọi người đang quan tâm, những vi sinh vật có tác động xấu. Và đó là khi tôi cần trợ lý ở ngay đây. Bạn có thể nhận ra cô ấy. Vậy là, hôm trước tôi đi, tôi xin lỗi, tôi đã bỏ qua một vài đoạn và tôi đi tới tòa nhà của Học Viện Khoa Học Quốc Gia và họ bán đồ chơi, những vi sinh vật khổng lồ. Và chúng ở đây! Vậy là bạn bị mắc vi sinh vật gây hoại tử mô nếu bạn lấy chiếc đồ chơi đó. Tôi phải kiểm tra lại kỹ thuật bóng chày của mình ở đây. (cười) Vậy là, đáng tiếc, hay là không có gì đáng ngạc nhiên là hầu hết các vi sinh vật họ bán ở Học Viện Khoa Học đều là mầm bệnh Mọi người tập trung vào thứ giết chúng ta, và đó là thứ chúng ta đang tập trung vào. Và nó chỉ ra rằng chúng ta được bao bọc trong một đám mây của vi sinh vật, những vi sinh vật này giúp đỡ chúng ta trong phần lớn thời gian, hơn là giết chúng ta. Vậy nên, chúng ta đã biết về nó 1 khoảng thời gian rồi. Và vậy, chúng ta biết điều này lâu rồi. Mọi người đã sử dụng kính hiển vi để nhìn những vi sinh vật xung quanh chúng ta, tôi biết bạn không để ý tới tôi, nhưng ... (cười) Những vi sinh vật xung quanh chúng ta, Và nếu bạn quan sát chúng bằng kính hiển vi, bạn có thể thấy rằng chúng ta có gấp 10 lần số tế bào mà vi sinh vật có. Khối lượng của vi sinh vật lớn hơn khối lượng bộ não của chúng ta. Chúng ta theo nghĩa đen là một hệ sinh thái dồi dào của vi sinh vật. Thật không may, nếu bạn muốn học về vi sinh vật, chỉ nhìn chúng bằng kính hiển vi không thôi là chưa đủ. Chúng ta mới nghe về sự sắp xếp của ADN. Nó chỉ ra rằng một trong những cách tốt nhất để quan sát vi sinh vật và để hiểu được chúng là xem xét ADN của chúng. và đó là cái mà tôi đã và đang làm trong 20 năm qua, Bằng cách sử dụng sự sắp xếp của ADN, thu thập các mẫu thử từ nhiều nơi khác nhau bao gồm cơ thể con người, đọc sự sắp xếp của ADN sau đó sử dụng những trình tự ADN đã thu thập được cho chúng ta biết những vi trùng đang ở chỗ nào. Thật tuyệt vời, khi chúng ta sử dụng công nghệ này, Ví dụ là khi nhìn vào loài người, chúng ta không chỉ bị bao vây bởi một biển vi sinh vật. Có hàng ngàn loại vi sinh vật khác nhau trên cơ thể con người. Chúng ta có hàng triệu gen vi sinh vật trong cơ thể đang bao vây chúng ta. Và vì vậy sự đa dạng về vi sinh vật khác nhau tuỳ theo mỗi người, và cái chúng ta đang suy nghĩ trong suốt 10, hay 15 năm qua, là có thể những vi sinh vật này quần tụ ở trong và ngoài chúng ta, và sự đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật ấy, có thể có liên quan đến sự khác nhau về sức khỏe và bệnh tật giữa chúng ta. Quay lại với câu chuyện về căn bệnh tiểu đường của tôi. Điều đó khiến người ta hiện tại nghĩ rằng nó là một trong những sự khởi phát cho bệnh tiểu đường loại một là việc cơ thể không chống lại mầm bệnh, nhưng bằng cách cố gắng đánh lừa vi sinh vật đang sống trong và bên ngoài bạn. Và bằng một cách nào đó quần xã vi sinh vật ở trong và trên cơ thể tôi đi đâu mất, và làm khởi phát hệ miễn dịch và dẫn đến cơ thể tôi loại bỏ các tế bào tạo nên insulin trong cơ thể tôi. Vì thế điều mà tôi muốn nói với mọi người là, điều mà con người đã nghiên cứu về sự sắp xếp ADN Đặc biệt, để học về sự tụ họp của vi khuẩn ở trong và trên cơ thể con người Và tôi muốn kể cho các bạn câu chuyện nói về một dự án cá nhân Kinh nghiệm đầu tiên của tôi trong khi nghiên cứu vi sinh vật trên cở thể con người đến từ một bài giảng của tôi, ngay tại đây ở Georgetown Tôi có một bài nói chuyện, và gia đình của bạn tôi cũng có mặt ở đó tại Trường Y Khoa Dean of Georgetown và gặp tôi sau buổi trò chuyện nói rằng,họ đang thực hiện một công trình nghiên cứu về sự cấy ghép ruột non trên con người Và họ mong muốn quan sát về những vi sinh vật sau cuộc cấy ghép đó Do vậy tôi bắt đầu có sự hợp tác với họ Michael Zasloff và Thomas Fishbein , để quan sát bọn vi sinh vật kí sinh ở ruột non sau khi được cấy ghép vào người nhận Và tôi có thể kể tất cả những chi tiết về cuộc nghiên cứu vi sinh vật mà chúng tôi đã thực hiện, nhưng lý do tôi muốn kể cho bạn câu chuyện này là vì nó thu hút được sự quan tâm khi bắt đầu dự án này. Họ lấy ruột non chứa vi sinh vật từ một người hiến tặng và có một người nhận gặp vấn đề với cộng đồng vi sinh vật của họ, gọi là bệnh Crohn và họ khử trùng ruột non được hiến tặng. làm sạch hết vi sinh vật, sau đó đưa vào cơ thể người nhận họ làm vậy vì nó là chuyện bình thường trong y học, thậm chí rõ ràng rằng đó không phải là một ý kiến hay và may mắn thay, trong tiến trình của dự án các cuộc phẩu thuật cấy ghép và những người khác quyết định quên đi điều thường làm. Chúng tôi phải thay đổi vì vậy họ thực ra đã để lại vài cộng đồng vi sinh vật trong ruột non. Họ để lại vi sinh vật trong bộ phận được hiến tặng và theo lý thuyết, điều đó có thể sẽ giúp ích cho người nhận ruột non được cấy ghép Và vì vậy, mọi người này- đây là cuộc nghiên cứu tôi đã làm trong vài năm qua, đã có một sự phát triển hết sức to lớn trong việc sử dụng công nghệ ADN vào nghiên cứu vi sinh vật trong và trên cơ thể người Dự án Human Microbiome được thực hiện ở Mỹ và MetaHIT ở Châu Âu, cùng rất nhiều dự án khác. Và khi người ta thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu họ sẽ học được nhiều thứ ví dụ như, khi một đứa trẻ được sinh ra, trong quá trình sinh thường chúng sẽ nhận vi sinh vật kí sinh từ người mẹ. Có vài yếu tố nguy hiểm trong quá trình sinh mổ Vài trong số đó có thể là vì những vấn đề xấu khi lấy đứa bé ra khỏi cơ thể mẹ hơn là qua đường dẫn sinh. Và vài nghiên cứu đã cho thấy cộng đồng sinh vật sống trong và trên cơ thể ta giúp ích cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch giúp chống lại mầm bệnh và hỗ trợ trao đổi chất và xác định lượng năng lượng chuyển hoá trong cơ thể xác định chắc chắn được mùi, hay thậm chí định hình các cư xử trong nhiều việc. Và vì vậy, nhiều nghiên cứu cung cấp tư liệu hoặc đưa ra giả thuyết ngoài những chức năng quan trọng cho cộng đồng vi sinh vật đám vi sinh vật này, không có mầm bệnh sống trên và trong cơ thể. Và một chỗ tôi nghĩ rất thú vị có thể nhiều bạn đang bị như vậy, chúng ta đã mang vi khuẩn vào đám đông, tôi tạm gọi là chứng 'sợ vi khuẩn' Vì vậy con người rất sạch sẽ đúng không? Chúng ta có thuốc kháng sinh trong các gian bếp, tắm rửa mỗi phần trên cơ thể mọi lúc, chúng ta bơm thuốc kháng sinh vào thức ăn, cộng đồng chúng ta dùng thuốc kháng sinh quá nhiều. Và giết mầm bệnh là tốt khi ta bệnh, nhưng nên biết rằng khi ta bơm thuốc hoá học và thuốc kháng sinh vào thế giới, chúng ta đang giết những đám vi khuẩn sống trên và trong cơ thể Việc sử dụng quá mức thuốc kháng sinh, đặc biệt là trẻ em cho thấy sự liên kết, một lần nữa, với những nhân tố nguy hiểm như béo phì, bệnh về tự miễn dịch, và nhiều vấn đề chắc chắn từ sự phá vỡ của cộng đồng vi sinh vật Vậy cộng đồng vi sinh vật có thể xấu khi chúng ta muốn hoặc không, hoặc chúng ta có thể giết nó với thuốc kháng sinh, nhưng chúng ta có thể làm gì để tạo lại chúng? Tôi chắc nhiều bạn cũng đã nghe về lợi khuẩn Lợi khuẩn là một thứ bạn có thể thử và tạo lại cộng đồng vi sinh vật trên và trong cơ thể. Và chúng chắc chắn rằng sẽ có hiệu quả trong vài trường hợp Có một dự án thực hiện ở UC Davis nơi mọi người có thể dùng lợi khuẩn để thử nghiệm, nghiên cứu, ngăn chặn viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non. Trẻ sinh non có vấn đề lớn về cộng đồng vi khuẩn. Có thể lợi khuẩn giúp ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh viêm ruột hoại tử kinh khủng ở trẻ sinh non. Nhưng lợi khuẩn là một giải pháp rất rất đơn giản Hầu hết các đơn thuốc bạn dùng hay sữa chua bạn ăn có một hoặc hai loại trong số chúng hoặc có thể năm và cộng đồng người có trên hàng ngàn loại Vậy chúng ta có thể làm gì để tạo lại cộng đồng vi sinh vật khi có hàng ngàn loại trên cơ thể? Một thứ mà động vật dường như sẽ làm là, chúng ăn phân- quá trình hấp thụ lại. Và hoá ra nhiều người ăn chay, đặc biệt những người ăn chay kiểu truyền thống, dùng một thứ gọi là 'trà phân' không phải là mông đâu mà là trà phân, để trị đau bụng, và bệnh khác ở ngựa và bò và những thứ như vậy, khi bạn làm trà từ phân của một con vật khoẻ mạnh và cho một con vật bệnh dùng. Mặc dù, trừ khi bạn có một con bò với cái lỗ rò to ở bên hông và bạn có thể cho tay vào dạ cỏ của nó, thì nó rất khó để tưởng tượng ra sự chuyển phát trực tiếp của vi sinh vật trong miệng và qua toàn bộ phần trên của bộ máy tiêu hoá là hệ thống tiêu hoá tốt nhất, vì vậy bạn có thể nghe thấy nhiều người đang cấy ghép chất cặn hơn là chuyển hoá lợi khuẩn qua đường miệng, họ chuyển cộng đồng lợi khuẩn, một cộng đồng vi sinh vật từ người tặng khoẻ mạnh, qua người khác. Nó hoá ra lại rất hiệu quả trong việc chống lại những căn bệnh truyền nhiễm như sự lây nhiễm của vi khuẩn Clostridium, loại có thể sống trong cơ thể người nhiều năm. phương pháp cấy phân, cấy vi sinh vật từ phân từ người tặng khoẻ mạnh thực sự đã cho thấy có thể chữa trị nhiễm trùng vi khuẩn C.diff trên người. Hiện nay, những việc cấy ghép này, cấy ghép phân, hoặc trà phân đã gợi ra cho tôi, và nhiều người khác nghĩ ra một ý kiến, rằng cộng đồng vi khuẩn trong và trên chúng ta là cơ quan Chúng ta nên xem chúng như một cơ quan có chức năng, một phần của cơ thể Chúng ta nên đối xử với chúng cẩn thận và tôn trọng, Và chúng ta không muốn là xáo trộn chúng, bởi sinh mổ hay thuốc kháng sinh hay quá sạch sẽ, mà không có sự bào chữa tốt. Và hiện nay những gì mà kỹ thuật giả trình tự ADN cho phép con người làm là thực hiện những cuộc nghiên cứu chi tiết chọn từ 100 bệnh nhân mắc bệnh Crohn và 100 người không mắc bệnh. Và 100 người dùng thuốc kháng sinh khi còn bé và 100 người không dùng thuốc kháng sinh. Và tiến hành so sánh cộng đồng vi khuẩn và gen của chúng và quan sát xe có sự khác biệt nào không. Và cuối cùng có thể hiểu chúng không có sự khác biệt tương quan mà có nguyên nhân. Nghiên cứu trên cơ thể mẫu như chuột hay động vật khác cũng giúp ta làm điều đó, nhưng hiện nay người ta dùng công nghệ này vì chi phí rẻ, để nghiên cứu vi khuẩn trên nhiều người. Chung quy, tôi muốn nói rằng tôi không kể một phần câu chuyện mắc bệnh đái tháo đường. Hoá ra bố tôi là bác sỹ bác sỹ y khoa, nghiên cứu về Hoocmon. Tôi đã nói với ông nhiều làn rằng tôi mệt, khát nước, và thấy không khoẻ Và ông coi thường nó, ông cũng không nghĩ về nó. Tôi đã than rất nhiều, hoặc nó rất điển hình với bác sỹ y khoa rằng ' chẳng thể nào có chuyện gì với con tôi' Chúng tôi thậm chí đã đến hội nội tiết quốc tế gặp gỡ như gia đình ở Quebec Và tôi phải thức dậy mỗi năm phút để đi tiểu, Và uống nước đặt trên bàn của mọi người và tôi nghĩ chắc mọi người tưởng tôi là thằng nghiện thuốc (cười) nhưng lý do tôi kể bạn nghe vì cộng đồng y khoa, ví dụ như bố tôi, không thấy được điều đúng ở trước mắt. Đám vi khuẩn thì ngay ở trước mắt chúng ta. Hầu hết thì chúng ta không thấy chúng, chúng vô hình. Chúng là vi khuẩn, chúng nhỏ xíu. Nhưng ta có thể thấy chúng qua ADN Ta có thể thấy chúng qua tác động chúng gây ra trên cơ thể. Và bây giờ ta cần là nghĩ về cộng đồng vi khuẩn trong phạm vi của mọi thứ trong thuốc của con người không có nghĩa là nó ảnh hưởng đến mỗi phần trên cơ thể, nhưng cũng có thể. những gì ta cần là cái hướng dẫn đầy đủ về vi khuẩn sống trên và trong cơ thể, vậy chúng ta có thể biết chúng làm gì với cuộc sống của ta Ta là chúng. Chúng là ta. cảm ơn. (vỗ tay) Đam mê của tôi là âm nhạc, công nghệ và tạo ra những thứ mới mẻ. Tổng hợp những lý do đó đã đưa tôi đến với sở thích trực quan hoá âm thanh, đến một giai đoạn, tôi quyết định dùng lửa. Đây là ống Ruben. Tôi làm rất nhiều ống. Tối nay tôi sẽ diễn cho bạn xem. Nó là ống kim loại dài cỡ 2.45m có đục chừng 100 lỗ, Thùng đằng kia là loa, và đây... là ống nghiệm nối với bình nhiên liệu propane này Hãy đốt lửa lên xem sao nhé. Hãy mở nhạc tần số 550 herz và xem chuyện gì xảy ra. (Tiếng nhạc tần số thấp) Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) vỗ tay tán thưởng vật lý cũng hay, nhưng về bản chất thì... (Tiếng cười) năng lượng âm thanh điều chỉnh độ cháy của propane thông qua không khí và xăng, tạo nên một hình sóng bằng lửa. Các vùng màu khác nhau thể hiện cho tần số âm thanh và độ cao thấp khác nhau thể hiện biên độ sóng âm Khi ta thay đổi tần số, hình thể lửa cũng thay đổi theo (chỉnh tần số) Khi ta mở nhạc có tần số vang, lửa cháy theo hướng thẳng đứng với đỉnh uốn lượn hình biểu đồ sin GIờ tôi sẽ tạm tắt. đốt lửa trong nhà rất nguy hiểm. (vỗ tay) Cám ơn. Tôi cũng mang đến đây bàn lửa Tương tự như ống Rube, bàn lửa thể hiện các đặc tính của sóng âm, ví dụ như độ rung, tôi sẽ bật lên, ta quan sát xem nhé. Chà. (tiếng cười) Trong lúc chờ bàn lửa đủ lực ép Tôi xin nhắc các bạn là lửa không cháy theo hàng thẳng mà theo mọi hướng Ống Ruben có cấu tạo thanh ngang rẽ đôi ngọn lửa còn bàn lửa này rẽ lửa tạo hình dạng sóng bằng mặt phẳng, do vậy thể hiện được nhiều hình dạng phức tạp. Nên tôi hay dùng để trực quan hoá nhạc của Geoff Farina (Tiếng nhạc) Nếu bạn quan sát kỹ... lửa bập bùng theo điệu nhảy thật tao nhã. (vỗ tay) Nếu bạn quan sát có thể sẽ để ý thấy các âm rung, nhưng nói chung là bạn thấy có lửa nhạc Jazz hay hơn hẳn. Trong thế giới của tôi, thứ gì có lửa cũng hay hơn. Nhưng lửa cũng chỉ là nền tảng thôi. Lửa chứng tỏ mắt cũng biết nghe, điều này làm tôi thích thú vì công nghệ thể hiện được âm thanh cho mắt nhìn bằng cách làm nổi bật ưu điểm thị giác khi cảm nhận âm thanh, ví dụ như cách loại trừ thời gian Như ở đây, tôi đang tải hình tần số bài "Smell like teen spirit" được trực quan hoá dưới hình thức một hình ảnh duy nhất Kỹ thuật này thể hiện sự ưu việt của vỏ não thị giác trong việc nhận dạng hình ảnh. Nếu tôi mở bạn nghe bài khác từ album này, mắt bạn sẽ dễ dàng nhận ra hình dạng âm nào hay trùng lặp. Ở cột tần số, bạn có thể thấy những chỗ có màu và không màu xen kẽ là dạng âm nổi tiếng của ban nhạc Nirvana. Còn đây là hình ảnh toàn bộ album ghép lại Tôi nghĩ hình ảnh này khá ấn tượng. Ít ra cũng đủ ấn tượng để nếu tôi đưa 4 hình này và hỏi bạn bài nào là bài "Smells like teen spirit" Bạn có thể đoán trúng bài hát kinh điển mà fan hâm mộ Nirvana ưa thích mà không cần phải nghe nhạc. Đây là bài "I'll stick around" của nhóm Foo Fighter, và ca sĩ Dave Grohl, cũng là tay trống nhóm Nirvana, thế nên hình cũng quen quen. Tôi thích ý thưởng là có ngày ta sẽ mua nhạc vì trông nó đẹp mắt. Giờ là các dữ liệu âm thanh khác. Dữ liệu lấy từ các công viên thành phố, như đây là công viên Mabel Davis ở Austin bang Texas. (tiếng trượt ván) TIếng động bạn nghe được thu từ 8 mic gắn tại 8 điểm khắp công viên. Nghe thì có vẻ hỗn loạn, nhưng thật ra mọi kỹ thuật bắt đầu bằng tiếng đập và kết thúc với tiếng bụp. Nếu người trượt sai kỹ thuật bản thu âm thành ra tiếng cào chà xát Tiếng trượt trên thành sẽ có tiếng keng. Tiếng nói ở công viên này cũng có tần số riêng. Nếu ta trực quan hoá những âm thanh này, ta sẽ có kết quả thế này. Đây là 40 phút thu âm được chuyển thành hình ảnh. Nó cho ta thấy ngay nhiều người làm sai kỹ thuật trượt ván và người trượt trên thành cầu thang thường được hoan hô hơn, và nếu bạn nghiên cứu thêm bạn có thể nhìn thấy cả tiếng xe cộ Bạn cũng sẽ thấy nhiều người trượt ở điểm này hơn vì đường trượt dễ hơn. Tôi nhận ra điều đó ở khoảng này. Gần cuối có tiếng bạn trẻ này xuất hiện Bạn này chơi ở phần đầu sân và thực hiện nhiều kỹ thuật trượt nâng cao gọi là kỹ thuật thanh cao Thật hay làm sao. Lúc này thì mọi người quay ngoắt 90 độ để né cậu siêu sao. Có quy ước ngầm ở công viên bởi những người có ảnh hưởng thường là các bạn trẻ kỹ thuật cao hoặc mặc quần đỏ, như trong hình. Được rồi, giờ thì chuyển chủ đề sang thuyết vật lý nhé Tôi rất hâm mộ Stephen Hawking, Tôi định dùng 8 tiếng thu âm bài giảng của ông tại trường Cambridge làm quà. Trong khoá học này ông nói bằng máy tính nên rất dễ nhận ra điểm kết thúc câu. Tôi viết một thuật toán để nhận diện ra biên độ sóng âm của mỗi từ để ghi lại một điểm trên trục x và dùng góc cong âm thanh để ghi lại điểm trên trục y Những đường này cho thấy, nhiều câu hỏi hơn câu trả lời trong khoá lý thuyết vật lý Mỗi khi tới cuối câu, máy chạy thuật toán ghi lại ngôi sao ngay đó. Vậy là, nhiều câu hỏi, nhiều ngôi sao, và sau khi chuyển hoá hình ảnh, kết quả là đây. Vũ trụ của giáo sư Stephen Hawking. (vỗ tay) Đây là ảnh toàn bộ 8 tiếng thu âm bài giảng chuyển hoá thành hình ảnh trực quan và tôi thích hình ảnh này lắm, dù nhiều người bảo là đồ giả Thế là tôi làm thêm phiên bản tương tác. Tôi lấy vị trí của mỗi điểm trong trục thời gian bải giảng để ghi ngôi sao trong không gian 3D bằng vài phần mềm tự chế và máy nhận diện Tôi có thể đi thẳng vào bài giảng, vẫy ra hiệu cho máy nhận diện để đăng nhập, rồi giơ tay và chạm vào một ngôi sao, mỗi lần như vậy máy sẽ phát câu nói làm nên ngôi sao đó. "Chỉ có duy nhất một sự chỉnh hợp trong đó một phần của nó cũng là toàn bộ sự chỉnh hợp." Cám ơn. (vỗ tay) Toàn bộ có 1400 ngôi sao. Đây là một cách hay để khám phá và có lẽ, món quà hay tặng thầy Giờ là một dự án chưa hoàn thành. Tôi cho rằng 30 năm nữa, công nghệ sẽ cho phép ta làm ra loại phụ đề mới. Chúng ta cũng đã xem nhiều bài TED trên mạng, Giờ ta hãy xem mà không có tiếng nhưng có mở phụ đề Bài nhạc mở đầu không có phụ đề nhưng nếu bạn xem nhiều rồi bạn nghe thấy nhạc đó trong đầu, rồi đến tràng pháo tay. Tiếng vỗ tay to lên từ đây rồi nhỏ lại Thỉnh thoảng pháo tay kéo dài rồi đến tiếng Bill Gates lấy hơi và bài nói chuyện bắt đầu. Xem lại clip này lần nữa nhé. Lần này tôi sẽ không thuyết minh. Clip vẫn sẽ không có tiếng nhưng tôi sẽ chuyển hoá tiếng thành hình theo thời gian thực ở phía dưới màn hình. Hãy để ý những gì mắt bạn có thể nghe thấy Với tôi điều này thật tuyệt vời. Dù là lần đọc đầu, mắt bạn đã nhận ra hình mẫu sóng âm, khi đọc lại nhiều lần não bạn sẽ có thể chuyển hoá những hình ảnh này thành thông tin Bạn có thể cảm thấy được âm sắc là nhịp điệu của bài diễn thuyết, điều mà bạn không thể đọc được từ phụ đề thường. Cảnh nổi tiếng trong các phim kinh dị, bạn có thể thấy được ai đang đến từ đằng sau. Tôi tin rằng loại thông tin trực quan hoá âm thanh này sẽ trở nên hữu ích khi âm thanh được tắt hoặc không có âm thanh phát ra, tôi cho rằng người khiếm thính sẽ có khả năng "nhìn" âm tốt hơn khán giả không khiếm thính Tôi cũng không khẳng định lý thuyết này. Thực ra là một ý tưởng thế thôi. Kết luận bài diễn thuyết của tôi là, âm thanh chuyển động muôn hướng, và ý tưởng cũng thế. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Có một chuyện đã xảy ra trong mấy tiếng của buổi sáng sớm ngày mùng 2-5 năm 2000. Nó đã có một tác động lớn lao đến cách mà xã hội chúng ta đang thực thi. Trớ trêu thay, khó có ai nhận ra điều này tại thời điểm đó. Sự thay đổi đó lặng lẽ, không thể nhận thấy được nếu bạn không biết chính xác cái điều mà bạn đang tìm kiếm. Vào buổi sáng ngày hôm đó, tổng thống Mỹ Bill Clinton đã yêu cầu một loại công tắc đặt biệt sẽ được phóng vào quỹ đạo vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu. Ngay tức khắc, mỗi máy nhận tín hiêu GPS trên toàn thế giới có thể đi từ độ sai lệch kích cỡ của một sân bóng đến độ sai lệch kích cỡ của một căn phòng nhỏ. Rất khó để cường điệu sự thay đổi này về mặt chuẩn xác có tác động thế nào lên chúng ta. Trước khi thiết bị này được phóng, chúng ta đã không thể có hệ thống định vị trong ô tô chỉ dẫn phương hướng từng bước bởi vì trước đó, GPS không thể cho bạn biết bạn đang ở trên lô nào, đường nào. Về định vị địa lý, vấn đề chuẩn xác rất là đáng bàn và mọi thứ mới chỉ được cải thiện trong 10 năm vừa qua. Với nhiều trạm thu sóng trên mặt đất và dưới lòng đất những máy thu tân tiến hơn, những thuật toán tinh vi hơn GPS giờ không chỉ nói được cho bạn biết bạn đang ở trên đường nào mà còn là ở đoạn nào trên đường. Mức độ chuẩn xác đã mở đường cho cả một cơn lốc cải tiến. Thực tế, rất nhiều người ở đây đã tìm ra đường đến đây với sự giúp đỡ của máy định vị TomTom hay điện thoại thông minh của mình. Bản đồ giấy bây giờ đang trở nên quá lỗi thời. Nhưng chúng ta hiện tại đang đứng trên ngưỡng của một cuộc cách mạng khác ở sự chính xác về định vị địa lý. Sẽ sao nếu tôi nói với bạn rằng 2 mét định vị mà chiếc điện thoại và những chiếc máy định vị của chúng ta hiện nay cung cấp cho chúng ta thật sự là đáng buồn so với cái mà chúng ta có thể có được? Lâu nay, nếu biết rằng bạn đang chú ý tới giai đoạn truyền tín hiệu GPS và nếu bạn có kết nối Internet khi đó bạn có thể định vị từ mức độ mét đến mức độ centimet thậm chí cả vị trí milimet. Vậy tại sao chúng ta không thể có khả năng này trên điện thoại của chúng ta? Tôi tin rằng, chỉ bởi vì thiếu sự tưởng tượng Các hãng sản xuất không xây dựng nên kĩ thuật cho các thiết bị chuyên chở này trở thành con chip GPS với giá rẻ bởi vì họ không chắc công chúng nói chung sẽ làm gì với thiết bị định vị chính xác đến mức mà bạn có thể nhìn thấu những vết nhăn trên lòng bàn tay bạn. Nhưng bạn và tôi và những nhà sáng tạo khác, chúng ta có thể nhìn thấy tiềm năng trong sự biến đổi tiếp theo về tính chính xác. Thử tưởng tượng, ví dụ, một ứng dụng thực tế mà che phủ một thế giới ảo chính xác đến từng milimet thành đỉnh cao của một thế giới vật chất. Tôi có thể xây cho bạn một cấu trúc ở đây với định đạng 3D chính xác đến từng milimet, mà chỉ có bạn có thể nhìn được hoặc bạn của bạn ở nhà. Do đó với cấp độ định vị như thế, đó chính là cái mà chúng ra đang kiếm tìm, và tôi tin tưởng rằng, chỉ trong vòng vài năm tới nữa, tôi dự đoán, những thiết bị định vị siêu chuẩn xác này sẽ trở nên rẻ và phổ biến rộng rãi, và kết quả cũng sẽ hết sức tuyệt vời. Chén Thánh của chúa, dĩ nhiên, là chấm nhỏ GPS. Bạn có nhớ bộ phim "Mật mã Da Vinci?" Chính là giáo sư Langdon kiểm trả chấm nhỏ GPS mà đồng phạm của ông ta đã nói cho ông rằng đó chính là một thiết bị theo dõi chính xác trong vòng 2 dặm ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Nhưng chúng ta biết rằng trong trái đất thực tế này GPS là không thể phải không? Có một điều, GPS không thể vận hành trong nhà, và một điều khác, họ không thể khiến cho thiết bị đó nhỏ như thế đặc biệt khi chúng phải thu nhận các phép đo lường từ mạng lưới. Vâng, những vật này hoàn toàn hợp lý một vài năm trước đây, nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Có một xu hướng mạng đang nổi lên với sự thu nhỏ, tinh tế hơn nhiều đến mức mà một vài năm trước đây thiết bị theo dõi GPS giống như một chiếc hộp ở bên trái của những chiếc chìa khóa. So sánh với những thiết bị được công bố vài tháng trước đây những thiết bị đó bây giờ được thu gọn vào cùng kích cỡ với móc đeo chìa khóa và nếu bạn để ý công nghệ tiên tiến nhất của máy nhận đường truyền GPS, nó chỉ có kích cỡ một centimet và tinh tế hơn bao giờ hết bạn có thể nhận ra rằng GPS sẽ sớm chuyển từ phi thực tế thành thực tế. Tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm với một thế giới toàn những điểm GPS Nó không chỉ là việc bạn sẽ không bao giờ mất ví hay chìa khóa nữa, hoặc lạc con bạn trong khi bạn đang ở Disneyland. Bạn sẽ mua những thiết bị GPS này và đặt chúng ở mọi vật mà đáng giá hơn vài chục đô Tôi không thể tìm thấy chiếc giày của mình vào một buổi sáng gần đây và như thường lệ, tôi phải hỏi vợ tôi liệu cô ấy có nhìn thấy chúng. Nhưng đáng nhẽ tôi không nền phiền vợ tôi với chuyện tầm phào đó. Tôi có thể hỏi căn nhà của tôi giày của tôi đang ở đâu. (Cười) Những ai trong số các bạn đã đổi sang Gmail có nhớ sự mới lạ khi nó chuyển từ việc tập hợp tất cả các email của bạn sang một việc đơn giản là bạn chỉ cần gõ và kiếm tìm nó. Thiết bị GPS sẽ làm việc tương tự như vậy với tài sản của chúng ta. Bây giờ, dĩ nhiên, có một mặt trái của GPS. Tôi đã ở trong văn phòng một vài tháng trước và nhận 1 cú phone. Người phụ nữ ở đâu dây bên kia, chúng ta gọi cô ấy là Carol, đang hết sức hoảng loạn. Bạn trai cũ của Carol từ California đã tìm thấy cô ấy ở Texas và đang đi theo cô ấy ở khắp mọi nơi. Bạn có thể thắc mắc tại sao cô ấy lại gọi cho bạn. Vâng, tôi cũng vậy. Nhưng hóa ra rằng có một Mỗi lần bạn trai cũ của cô ấy xuất hiện tại những thời điểm vớ vẩn nhất và những vị trí đâu đâu nhất anh ta đều mang theo một chiếc laptop đang được bật và qua thời gian Carol để ý thấy anh ta đã cấy vào một thiết bị định vị trên xe ô tô của cô ấy vì thế cô ấy gọi cho tôi để gỡ nó ra. "Vâng, chị có thể đi gặp một thợ máy giỏi và nhờ anh ấy xem giúp xe ô tô của chị" Tôi đã nói với cô ấy như vậy. "Tôi đã làm rồi", cô ấy bảo tôi "Anh ta không nhìn thấy bất cứ một thứ gì rõ rêt, và anh ta nói anh ta có thể phải tháo từng phần của chiếc xe ra" "Ồ vậy thì tốt hết chị nên đến gặp cảnh sát", tôi nói. "Tôi cũng đã làm rồi", cô ấy trả lời lại. "Họ không chắc liệu việc này đã đến mức độ quấy rồi hay chưa, và họ không thể thiết lập kĩ thuật để tìm ra thiết bị đó được." "OK, vậy FBI thì sao?" "Tôi cũng đã nói chuyện với họ, và cũng lại tình trạng như vậy." Tôi sau đó đã bảo cô ấy đến phòng thí nghiệm của tôi và chúng tôi đã trình chiếu một sự rà soát radio trong xe ô tô của cô ấy, nhưng tôi không chắc liệu nó có thể giúp được gì không, dựa trên những thiết bị mà đã được định dạng chỉ được truyền đi khi họ ở trong vùng an toàn hoặc khi xe ô tô đang chuyển động. Vậy đó, chúng tôi đã làm được. Carol không phải là trường hợp đầu tiên và chắc chắn cũng sẽ không phải trường hợp cuối cùng nhận biết được bản thân mình đang ở trong một môi trường đáng lo hay một tình huống rắc rối mà nguyên nhân là do chế độ theo dõi của GPS. Thực tế, khi phân tích trường hợp của Carol, tôi bất ngờ khám phá ra rằng đó không hoàn toàn là một điều bất hợp pháp cho bạn hay cho tôi đặt thiết bị theo dõi vào ô tô của một ai đó. Tòa án tối cao vừa mới ra luật tháng trước rằng một cảnh sát sẽ phải có giấy lệnh nếu anh ta muốn tiến hành một cuộc theo dõi nhưng bộ luật đó lại không nói rõ về việc công dân muốn làm việc đó với một ai khác, do vậy chúng ta không chỉ lo lắng về mỗi anh trai cả của chúng ta, mà còn cả các anh hàng xóm nữa (Cười) Có một cách thay thế khác hữu dụng khác mà Carol đáng nhẽ có thể làm Đó gọi là Wave Bubble (Sóng Bong Bóng) Nó là một thiết bị nhiễu âm GPS được phát triển bởi Limor Fried, một sinh viên tốt nghiệp tại MIT, và Limor gọi đó là "thiết bị giành lại không gian cá nhân" Với một cú xoay ngược công tắc, bạn có thể tạo ra một màng bong bóng xung quanh mình mà tín hiệu GPS không thể truy cập vào. Chúng sẽ bị chìm đắm bởi những viên bong bóng. Limor thiết kế nó, một phần bởi vì, giống như Carol cô ấy cảm thấy bị đe dọa bởi thiết bị theo dõi GPS. Sau đó cô ấy đã đăng thiết kế của mình lên trang web và nếu bạn không có thời gian để tự làm bạn có thể mua nó. Các nhà sản xuất Trung Quốc giờ đang bán hàng ngàn những thiết bị tương tự gần như thế trên Internet. Do đó có thể bạn sẽ nghĩ, Sóng Bong Bóng này thật tuyêt. Có thể bạn sẽ mua một cái. Phòng khi ai đó đặt thiết bị vào trong ô tô của mình. Nhưng bạn nên chú ý rằng việc sử dụng nó lại là bất hợp pháp ở Mỹ. Tại sao lại như vậy? Bởi, nó không hoàn toàn chỉ là bong bóng. Nó là những tín hiệu làm nhiễu ngăn cản không gian riêng tư của bạn hoặc của chiếc xe ô tô của bạn. Chúng tiếp tục làm nhiễu những thiết bị nhận GPS vô tội xung quanh bạn (Cười) Vậy bây giờ, nếu bạn là Carol hay Limor, hay một ai đó cảm thấy bị đe dọa bởi thiết bị theo dõi GPS, sẽ không ổn nếu bạn bật Sóng Bong Bóng này, bởi thực tế, kết quả có thể rất tai hại. Thử tưởng tượng, ví dụ, bạn là thuyền trưởng của một con tàu đang cố tìm cách đi ra khỏi đám sương mù dày đặc và một vài hành khách ở phía sau lại đang bật thiết bị Sóng Bong Bóng. Một cách bất ngờ, toàn bộ thông tin định vị GPS của bạn sẽ mất sạch. và bây giờ chỉ còn bạn và sương mù và bạn có tháo ra lắp vào thiết bị dò rada thế nào đi chăng nữa nếu bạn có thể nhớ được nó hoạt động thế nào thì thực tế, chúng sẽ không cập nhật hay bảo dưỡng hải đăng nữa và LORAN, thiết bị hỗ trợ duy nhất của GPS đã ngừng phát hành năm ngoái. Thế giới hiện đại của chúng ta đang có một mối quan hệ đặc biệt với GPS. Chúng ta gần như tin cậy một cách mù quáng vào nó. Nó được xây dựng ăn sâu vào hệ thống điều hành và cơ sở hạ tầng của chúng ta. Một vài người gọi nó là "vật thiết thực vô hình" Do đó, bật Sóng Bong Bóng có thể sẽ gây ra sự bất tiện. Và có thể làm chết người. Nhưng hóa ra, mục đich bảo vệ quyền cá nhân của các bạn lại là phí tổn của tính đáng tin cậy GPS có một vài điều thậm chí có lý lẽ và có tính chất thuyết phục hơn Sóng Bong Bóng đó là thiết bị đánh lừa GPS. Ý tưởng đằng sau thiết bị này hết sức đơn giản. Thay vì làm nhiễu sóng GPS, bạn có thể đánh lừa chúng. Bạn bắt chước họ, và nếu bạn thấy mình làm đúng, thiết bị mà bạn đang tấn công sẽ không thể biết nó đang bị đánh lừa. Để tôi cho bạn xem nó hoạt động thế nào. Trong bất cứ một máy truyền GPS nào cũng có một đỉnh chóp ở bên trong trao đổi tín hiệu xác thực. Ba cái chấm đỏ này đại diện cho những điểm theo dõi mà nó giữ chúng ta tại trung tâm của cái đỉnh đó. Nhưng nếu bạn gửi một tín hiệu GPS giả một đỉnh chóp khác, và nếu bạn có hai đỉnh chóp này được xếp thành hàng, những điểm theo dõi sẽ không thể nói được sự khác biệt, và chúng sẽ bị tấn công bởi tín hiệu giả mạnh hơn với điểm chóp thật bị ép ra ngoài. Tại điểm này, trò chơi kết thúc. Tín hiệu giả giờ hoàn toàn kiểm soát tín hiệu nhận GPS Vậy điều này có thực sự khả thi hay không? Liệu có ai có thể điều khiển thiết bị định giờ và định vị trí của đường truyền GPS giống như được hay không, với một chiếc máy đánh lừa? Vâng, câu trả lời là có. Chìa khóa đó là tín hiệu GPS công dân là hoàn toàn rộng mở. Chúng không có mật mã hóa. Chúng không có sự xác nhận. Chúng hoàn toàn rộng mở, dễ bị tấn công với một loại thiết bị đánh lừa như thế. Mặc dù vậy, đến tận gần đây, cũng không có ai lo lắng về chiếc máy đánh lừa GPS này cả. Mọi người cho rằng nó quá ư phức tạp hoặc quá đắt đỏ để cho một vài tay hacker thiết lập nên. Nhưng tôi, và một người bạn của tôi từ trường đại học, chúng tôi không nhận thấy như vậy. Chúng tôi đã biết rằng nó sẽ không hề khó và chúng tôi đã muốn là người đầu tiên thiết lập nên nó để chúng tôi có thể đối diện với vấn đề và giúp bảo về lại máy lừa GPS. Tôi nhớ rõ ràng cái tuần mà mọi thứ cùng tập hợp lại. Chúng tôi thiết lập nó tại nhà tôi, điều đó có nghĩa là tôi có sự giúp đỡ từ cậu con trai 3 tuổi Ramon của tôi Vâng đây là Ramon (Cười) đang tìm kiếm sự chú ý từ cha mình. Ban đầu, chiếc máy đánh lừa này chỉ là một mớ lộn xộn của các dây cáp và máy tính, mặc dù cuối cùng chúng tôi cũng gói nó lại được vào một chiếc hộp nhỏ. Bây giờ, cái khoảng khắc Dr. Frankenstein, khi chiếc máy đánh lừa này chính thức hoạt động và tôi thoáng thấy tiềm năng đáng sợ của nó xuất hiện muộn vào buổi tối khi tôi kiểm tra chiếc máy đánh lừa trên chiếc Iphone của tôi. Để tôi chỉ cho bạn một vài cảnh thật từ thí nghiệm đầu tiên. Tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào cái chấm xanh nhỏ này và quầng xanh xác nhận lại này. Chúng dường như nói với tôi. Chúng nói rằng "Bạn đây rồi, bạn đây rồi" (Cười) Và "bạn có thể tin tưởng chúng tôi." Vậy nên có gì đó cảm thấy không ổn về thế giới. Đó là cảm giác, gần như, của sự phản bội, khi chấm xanh nhỏ này bắt đầu ở nhà của tôi, và chạy đến phía Bắc để lại đằng sau. Tôi đã không hề dịch chuyển. Cái mà tôi sau đó nhìn thấy chấm xanh này chuyển động là tiềm năng của một sự hỗn độn. Tôi đã nhìn thấy máy bay và tàu đã chuyển hướng đi khi thuyền trưởng nhận ra rằng quá muộn khi có gì đó không ổn. Tôi nhìn thấy thiết bị GPS định giờ bị tước đoạt của thị trường chứng khoán New York bị thao túng bởi các hacker. Bạn có thể chỉ vừa tưởng tượng được sự tàn phá bạn có thể gây nên nếu bạn đã biết bạn đang làm gi với một chiếc máy đánh lừa GPS. Mặc dù có một đặc tính tốt bù lại của chiếc máy đánh lừa GPS. Đó là thiết bị cuối cùng chống lại sự xâm nhập của các chấm GPS Thử tưởng tượng, ví dụ, bạn đang bị theo dõi Vâng, bạn có thể chơi lại người theo dõi đó một cú lừa giả vờ như đang ở công sở trong khi thực ra bạn đang đi nghỉ Hoặc, nếu bạn là Carol, bạn có thể nhử cho bạn trai cũ của bạn đến một bãi đỗ xe trống nơi mà cảnh sát đang chờ sẵn anh ta. Do vậy tôi bị hấp dẫn bởi mâu thuẫn này, một mâu thuẫn lờ mờ giữa một mặt là quyền riêng tư và mặt khác là nhu cầu cho sự phân bổ sóng rõ ràng. Chúng tôi không thể không phản đối máy nhiễn sóng và máy đánh lừa GPS tuy nhiên, do việc thiếu thốn những luật để bảo vê quyền tự do của chúng ta khỏi những chấm GPS bạn có thực sự trách những người đã bật chúng lên không vì muốn sử dụng chúng không? I giữ hy vọng rằng chúng ta có thể làm hài hòa xung đột này với một vài dạng, một vài loại công nghệ vẫn chưa được sáng chế. Nhưng trong khi đó, chộp lấy một ít bỏng ngô, bởi vì mọi việc đang diễn ra một cách thú vị. Trong vòng vài năm tới, rất nhiều trong số các bạn sẽ tự hảo là người sở hữu chấm GPS Có lẽ bạn sẽ có một túi đầy. Bạn sẽ không bao giờ mất dấu những thứ gì của bạn. Chấm GPS về cơ bản sẽ sắp xếp lại cuộc sống của bạn. Nhưng bạn liệu có chịu được cám dỗ theo dõi người đàn ông của mình? Hay liệu bạn có chịu được cám dỗ bật máy lừa GPS hay Sóng Bong Bóng để bảo vệ quyền riêng tư của mình? Do vậy, như mọi khi, những cái chúng ta nhìn ra ngoài tầm với đều tràn ngập hứa hẹn và hiểm họa. Sẽ thật thú vị để xem mọi việc sẽ diễn ra như thế nào. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thích sưu tập nhiều thứ. Khi tôi đã là một đứa trẻ, tôi đã có nhiều bộ sưu tập đồ sộ những thứ ngẫu nhiên, từ những nước sốt cay kỳ dị trên khắp thế giới đến các loại côn trùng tôi đã bắt và nhốt chúng trong lọ. Bây giờ, chuyện này không có gì bí mật. Vì tôi thích sưu tập nhiều thứ nên tôi thích Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên và các bộ sưu tập động vật bằng mô hình không gian 3 chiều ở Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên. Những thứ ấy, với tôi, giống như những tác phẩm điêu khắc sống động, đúng vậy đấy, bạn có thể đến và nhìn ngắm chúng và chúng làm ta nhớ một thời điểm chính xác trong cuộc đời của động vật ấy. Vậy nên tôi suy nghĩ về cuộc đời mình, và chuyện làm sao để người ta nhớ về cuộc đời tôi, bạn biết đấy, nhớ thật lâu, — (Tiếng cười) — và cuộc đời của bạn bè tôi nữa, nhưng vấn đề là bạn bè của tôi không hẳn thích cái ý tưởng "nhồi xác người" của tôi . (Tiếng cười) Thế là, thay vì nhồi xác, tôi đã chuyển sang video, vì phim là cách tốt nhất tiếp theo để bảo tồn và tưởng nhớ một người nào đó và để giữ lại một khoảnh khắc đặc biệt nào đó. Vậy nên những gì tôi đã làm là, tôi quay phim sáu người bạn, và sau đó, sử dụng kỹ thuật ánh xạ dựng hình phim và kỹ thuật chiếu phim tôi tạo nên một tác phẩm phim-điêu-khắc: 6 người bạn của tôi được nhét vào trong lọ. (Tiếng cười) Thế là giờ tôi có bộ sưu tập bạn bè tôi có thể mang bộ sưu tập này đi bất cứ đâu. Tôi gọi đó là Animalia Chordata (động vật có dây sống) từ thuật ngữ tiếng Latin chỉ con người trong hệ thống phân loại. Nghĩa là tác phẩm này giữ kí ức bạn bè tôi trong những chiếc lọ, và họ thực sự cử động. (Tiếng cười) Tôi hứng thú với chuyện này nhưng nó vẫn thiếu một số yếu tố con người. (Tiếng cười) Nó là một tác phẩm điêu khắc kỹ thuật số, tôi muốn thêm vào một hệ thống tương tác nữa. Vì thế những gì tôi đã làm là tôi thêm vào một con chíp cảm biến tiệm cận, khi bạn đến gần những người trong lọ, họ phản ứng lại bạn bằng nhiều cách khác nhau. Bạn biết đấy, giống như khi bạn tiến đến quá gần người trên đường vậy. Một số người sẽ hoảng loạn . (Tiếng cười) Một số khác khác ra hiệu nhờ bạn giúp đỡ, và một số người lẩn tránh bạn. Điều này là thực sự thú vị với tôi, ý tưởng mang những đoạn phim ra khỏi màn hình, đặt nó trong cuộc sống thực, và thêm các tương tác cho tác phẩm điêu khắc này. Thế là trong năm tiếp theo, tôi quay phim 40 người bạn khác và cũng nhốt họ trong những cái lọ và tạo ra bộ sưu tập Garden (khu vườn), với nghĩa đen là một khu vườn nhân loại. Nhưng có điều gì đó từ bộ sưu tập đầu tiên, trong Animali Chordata cứ quay trở lại với tôi, ý tưởng về sự tương tác với nghệ thuật, và tôi thực sự thích ý tưởng mọi người có thể tương tác với nhau và cùng bị thử thách khi tương tác với nghệ thuật. Vậy nên tôi muốn tạo ra một thứ có thể buộc người ta đến và tương tác với một cái gì đó, và cách mà tôi đã làm là... nhốt một bà nội trợ của thập kỷ 1950 vào một máy xay sinh tố. (Tiếng cười) Tôi gọi nó là Blend (pha trộn), và những gì bộ sưu tập này làm được là thực sự làm cho bạn chìm hoàn toàn trong tác phẩm nghệ thuật. Bạn có thể chưa bao giờ tự trải nghiệm tất cả chuyện này. Bạn có thể bỏ đi, bạn có thể chỉ đơn giản đứng xem như thể nhân vật đứng trong máy xay sinh tố và nhìn bạn, hay bạn có thể chọn tương tác với nó. Nếu bạn chọn tương tác với nó, và bạn nhấn nút, hành động này thực sự sẽ làm nhân vật rơi vào tình trạng nhếch nhác do chóng mặt quay mòng mòng. Làm chuyện đó nghĩa là bạn bây giờ là một phần trong bộ sưu tập của tôi. Bạn, giống như những người đang mắc kẹt trong tác phẩm của tôi, — (Tiếng ồn máy xay sinh tố, tiếng cười) — trở thành một phần trong tác phẩm của tôi luôn rồi. (Tiếng cười) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng mà, điều này có vẻ như có chút gì không công bằng, phải không? Tôi đặt bạn bè của tôi vô những chiếc lọ, tôi tạo ra nhân vật này, như thể nhân vật là những loài có nguy cơ tuyệt chủng trong máy xay sinh tố. Nhưng tôi chưa bao giờ làm điều gì cho bản thân. Tôi chưa bao giờ thực sự tưởng nhớ chính mình. Vậy nên tôi quyết định tạo ra một thứ -- một chân dung tự tạo. Đây là một kiểu xác-nhồi-tự-tạo-trong-viên-nén-thời-gian được gọi là A Point Just Passed (chỉ vừa qua điểm A) trong đó tôi tự nhốt mình trên đỉnh một chiếc đồng hồ bấm thẻ giờ và chuyện còn lại tuỳ thuộc vào bạn. Nếu bạn muốn nhét thẻ thời gian vào, hành động đó của bạn làm tôi già đi. Tôi bắt đầu là một em bé, và sau đó nếu bạn cho thẻ vào đồng hồ, bạn sẽ thực sự biến em bé thành đứa trẻ, và sau đó từ đứa trẻ chuyển thành thiếu niên. Từ một thiếu niên, tôi biến thành tôi bây giờ. Từ tôi bây giờ, tôi trở thành một người đàn ông trung niên, và tiếp theo, từ đó, thành người đàn ông cao tuổi. Còn nếu bạn nhét thẻ thời gian một trăm lần trong một ngày tác phẩm hoá đen thui và không thể trở về trạng thái ban đầu cho đến ngày hôm sau. Hành động như thế nghĩa là bạn đang xóa thời gian. Bạn đang thực sự ẩn mình trong tác phẩm này và bạn đang xoá sổ cuộc đời tôi. Vậy đó, tôi thích phim-điêu-khắc-tương-tác ở chỗ bạn có thể thực sự tương tác với nó, ở chỗ tất cả các bạn thực sự có thể chạm vào một tác phẩm nghệ thuật và chính mình trở thành một phần của tác phẩm nghệ thuật. Và hy vọng rằng, một ngày nọ, tôi sẽ nhốt được từng người trong tất cả các bạn trong những chiếc lọ của tôi. (Tiếng cười) Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) À, tôi thường không thích phim hoạt hình, tôi không nghĩ đa số các phim hoạt hình là vui nhộn, tôi thấy chúng kì cục. Nhưng tôi yêu phim hoạt hình này từ báo "Người New York". (Dòng chữ: Đừng bao giờ nghĩ ra ngoài chiếc hộp.) (Tiếng cười) Một gã đàn ông đang nói với chú mèo, tôi không muốn chú mày sáng tạo trong suy nghĩ (think outside the box). À, tôi e rằng tôi từng là con mèo. Tôi luôn muốn ra khỏi chiếc hộp. Và một phần vì tôi đến với lĩnh vực này từ một nền tảng khác, nhà hóa học và vi khuẩn gen học. Vì vậy, điều mọi người đã nói với tôi về nguyên nhân của bệnh ung thư, các nguồn gốc của ung thư, hoặc là, tại sao bạn là người bạn đang tồn tại, không có ý nghĩa gì hết. Vì vậy, để tôi thử nói nhanh với bạn tại sao tôi nghĩ vậy và làm thế nào tôi đến với nó. Tuy nhiên, để bắt đầu, tôi phải đưa ra cho các bạn một bài học rất rất nhanh về sinh học phát triển, với lời xin lỗi đến những bạn có chút kiến thức về sinh học. Khi mẹ và và bố bạn gặp nhau, một cái trứng đã được thụ tinh cái tròn tròn đó với cái chấm nhỏ kia. Nó phát triển và rồi nó phát triển, và rồi nó tạo ra người đàn ông đẹp trai này. (Vỗ tay) Người này, với tất cả các tế bào trong cơ thể anh ta, tất cả có chung thông tin gen. Vậy làm sao cái mũi nó của anh ta thành cái mũi, khuỷu tay anh ta thành khuỷu tay , và tại sao không có một buổi sáng nào đó anh ấy thức dậy và có cái mũi dính trên chân? Nó có thể. Nó có thông tin gen. Tất cả các bạn đều còn nhớ, Dolly, nó đến từ một đơn bào tuyến vú. Vì thế, tại sao nó không làm điều đó? Vậy, hãy đoán xem có bao nhiêu tế bào anh ta có trong người. Đâu đó khoảng 10 nghìn tỉ đến 70 nghìn tỉ tế bào trên cơ thể anh ta. Nghìn tỉ! Làm thế nào những tế bào này, tất cả với cùng chất liệu gen, có thể tạo ra tất cả các các mô kia? Và vậy, câu hỏi tôi đặt ra lúc nãy trở nên càng thú vị hơn nếu các bạn nghĩ về sự to lớn của điều này trong mỗi tế bào trong cơ thể của các bạn. Đa số lý thuyết ung thư sẽ nói rằng có một gen sinh ung trong mội tế bào ung thư đơn lẻ, và nó sẽ làm cho bạn trở thành nạn nhân ung thư. À, điều này không có lý với tôi. Bạn có thâm chí biết một nghìn tỉ trông như thế nào không? Bây giờ, hãy nhìn vào nó. Nó đây, những con số không sau những số không sau những số không. Và bây giờ nếu .0001 của những tế bào này bị đột biến, và .00001 bị ung thư, bạn sẽ thành một cục u ung thư. Bạn sẽ có ung thư khắp người. Và bạn không bị ung thư. Tại sao? Những năm tháng qua, tôi đã qyết định nhờ một chuỗi các thí nghiệm mà điều này là do bối cảnh và kiến trúc. Và để tôi nói nhanh cho các bạn biết một thí nghiệm nghiêm ngặt nào đó đã có khả năng thực sự thể hiện điều này. Để bắt đầu, tôi làm việc với loại virus này nó gây ra khối u xấu xí trên gà. Rous khám phá ra nó vào năm 1911. Nó là vi virus ung thư đầu tiên được phát hiện, và khi tôi gọi nó là "gen sinh ung", có ý nghĩa là "gen ung thư". Rồi, ông ta làm đồ lọc, ông ta lấy phễu lọc này là chất lỏng sau khi ông ta đã cho khối u qua phễu lọc, và ông ta bơm nó vào trong một con gà khác, và ông ta có một khối u khác. Vì vậy, các nhà khoa học đã rất phấn khích, và họ nói, một gen sinh ung đơn lẻ có thể gây ra điều này. Tất cả những gì bạn cần là một gen sinh ung đơn lẻ. Rồi, họ đặt những tế bào này để cấy, các tế bào gà, đổ loại virus lên nó, và nó sẽ chồng chất, và họ sẽ nói, đây là u ác và điều này là bình thường. Một lần nữa điều này không có lý với tôi. Vậy vì các lý do khác nhau, chúng tôi lấy gen sinh ung này, gắn nó với một cây bút đánh dấu xanh, và chúng tôi tiêm nó vào trong các phôi. Bây giờ hãy nhìn cái kia. Có cái lông chim đẹp kia trong phôi. Mỗi cái trong mỗi tế bào màu xanh đó là những gen ung thư trong một tế bào ung thư, và chúng là phần của cái lông chim. Vì vậy, chúng tôi phân tách cái lông chim ra và đặt nó vào một cái đĩa, chúng tôi có một khối những tế bào màu xanh. Vì vậy, trong con gà bạn có một khối u, trong phôi thai bạn không có, bạn phân tách, bạn đặt nó vào một cái đĩa, bạn có một khối u khác. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là trong môi trường vi mô và trong bối cảnh bao bọc bởi các tế bào này thực sự nói với gen ung thư và tế bào ung thư những việc phải làm. Bây giờ, hãy lấy một ví dụ bình thường, Ví dụ bình thường, hãy lấy một tuyến vú của người. Tôi làm việc về ung thư vú. Vì vậy, đây là một nhũ hoa dễ thương. Và rất nhiều người trong số các bạn biết nó trông như thế nào, ngoại trừ bên trong nhũ hoa đó, có tất cả những cái này dễ thương, phát triển, cấu trúc giống như cây. Vậy, chúng tôi quyết định rằng điều chúng tôi muốn làm là lấy một ít tuyến vú kia, cái được gọi là một "tuyến nang", ở nơi có tất cả những cái nhỏ nhỏ kia bên trong nơi có sữa, và ở cuối đầu núm vú qua ống dẫn nhỏ nơi mà em bé bú, Và chúng tôi nói, thật tuyệt! Nhìn vào cấu trúc xinh xắn này. Chúng tôi muốn làm cho nó một cấu trúc, và đặt câu hỏi, làm thế nào các tế bào làm được điều đó? Vậy, chúng tôi lấy các tế bào đỏ -- các bạn nhìn thấy những tế bào đỏ bị vây quanh bởi tế bào xanh, những tế bào ép chúng, và sau nó là chất liệu mà mọi người nghĩ nó chủ yếu là trơ, và nó chỉ có cấu trúc để giữ hình dáng, và vì thế chúng tôi đầu tiên chụp hình nó lại với kính hiển vi điện tử hàng năm trời về trước, và bạn có thể nhìn thấy tế bào này thực sự khá đẹp. Nó có đáy, nó có đầu, nó là những cục đờm bí mật và những cục đờm sữa, vì nó vừa đến từ một con chuột mang thai giai đoạn đầu. Bạn lấy những tế bào này, bạn đặt nó lên một cái đĩa, và trong vòng 3 ngày, chúng sẽ nhìn giống thế này. Chúng hoàn toàn quên. Rồi các bạn lấy chúng ra, các bạn đặt chúng vào cái đĩa, chúng không làm ra sữa nữa. Chúng hoàn toàn quên. Ví dụ, đây là một giọt sữa màu vàng đáng yêu bên trái, không có gì bên phải. Nhìn vào hạt nhân này. Hạt nhân trong tế bào bên trái là lấy từ con vật, cái bên phải là từ một cái đĩa. Chúng hoàn toàn khác nhau. Vậy, điều này nói gì với bạn? Nó nói với bạn rằng ở đây nữa, bối cảnh quyết định, Trong các bối cảnh khác nhau, tế bào làm các việc khác nhau. Nhưng làm sao bối cảnh truyền tín hiệu? Vì vậy, Einstein nói rằng "Với ý tưởng mà mới nhìn vào không có vẻ điên khùng, thì không có hy vọng". Vậy, bạn có thể tưởng tượng lượng hoài nghi tôi đã nhận được - không thể làm ra tiền, không thể làm rất nhiều thứ khác, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng cũng giải quyết được. Vậy, chúng tôi làm một phần tuyến vú của con chuột, và tất cả các tuyến nang dễ thương này ở đấy, mỗi cái trong những cái màu đỏ xung quanh chúng là một tuyến nang, và chúng tôi nói rằng, được thôi, chúng ta sẽ thử và làm nó, tôi nói, có thể cái đám màu đỏ đó quanh tuyến nang mà mọi người nghĩ là chỉ có những cấu trúc khung, có thể nó có thông tin, có thể nó nói tế bào những việc phải làm, có thể nó nói hạt nhân những việc phải làm. Vậy tôi nói, ma trận ngoại bào, chính là cái đống đó gọi là ECM, tín hiệu và thực sự là bảo với các tế bào phải làm gì. Vậy, chúng tôi quyết định là làm những thứ giống như thế. Chúng tôi tìm thấy một vài vật liệu nhớt dính loại có ma trận ngoại bào trong nó, chúng tôi đặt các tế bào vào nó, và xem và chứng kiến, trong vòng bốn ngày, chúng được tổ chức lại, và ở bên phải, nơi chúng tôi có thể thực hiện cấy ghép. Ở bên trái là thứ ở trong động vật, chúng tôi gọi nó là "in vivo" (trong cơ thể sống), và cái bên trong cấy ghép đầy những sữa, cái màu đỏ dễ thương có đầy những sữa. Vậy, chúng tôi Có Sữa, cho các khán giả Mĩ. Được rồi. Và đây là tế bào người tuyệt đẹp, và bạn có thể tưởng tượng rằng ở đây cũng vậy, Vậy, giờ chúng ta làm gì đây? Tôi làm một tôi giả thuyết căn nguyên. Tôi nói, nếu đúng là kiến trúc đó chiếm đa số, kiến trúc khôi phục cho một tế bào ung thư nên làm cho tế bào ung thư nghĩ là nó bình thường. Liệu điều này có thực hiện được? Vì vậy, chúng tôi thử làm. Để làm được điều đó, dù vậy, chúng tôi cần phải có phương thức phân biệt được (tế bào) bình thường và ác tính, và bên trái là một tế bào bình thường, bầu ngực người, đặt trong một gel nhờn dính ba chiều trong đó có ma trận ngoại tuyến, nó làm nên tất cả các cấu trúc đẹp đẽ này. Bên phải, bạn thấy nó nhìn rất xấu xí, các tế bào tiếp tục phát triển, những tế bào bình thường dừng lại. Và bạn nhìn thấy ở đây trong phóng đại lớn hơn này những tuyến nang bình thường và cái u xấu xí. Vì vậy chúng tôi nói, cái gì ở trên bề mặt của các khối u xấu xí này? Liệu chúng ta có thể làm chúng hạ nhiệt xuống -- chúng đã truyền tín hiệu điên khùng và chúng có những lối đi tất cả đều lộn xộn-- và làm chúng trở về mức độ bình thường? À, điều đó thật tuyệt vời. Làm bật tung đầu óc tôi. Đây là cái mà chúng tôi có. Chúng tôi có thể hoàn nguyên kiểu hình ác tính. (Vỗ tay) Và để cho các bạn thấy kiểu hình ác tính này tôi không chỉ chọn một, đây là những đoạn phim nhỏ, khá là hỗn loạn, nhưng các bạn thấy là bên tay trái là các tế bào ác tính, tất cả chúng đều là ác tính, chúng tôi thêm 1 chất ức chế từ ban đầu, và nhìn xem chuyện gì xảy ra, tất cả đều nhìn giống như vậy. Chúng tôi tiêm chúng vào chuột, những cái bên phải, và không có cái nào trong chúng tạo thành khối u. Chúng tôi tiêm các cái khác vào lũ chuột, 100 phần trăm (thành) khối u. Vậy, đây là cách suy nghĩ mới về ung thư, nó là cách suy nghĩ đầy triển vọng về ung thư. Chúng tôi nên có khả năng làm việc với những cái này ở múc độ này, và những kết luận này nói rằng sự tăng trưởng và cách hành xử ác tính được quy định bởi mức độ của tổ chức mô. và rằng tổ chức mô phụ thuộc vào ma trận ngoại bào và siêu môi trường Vậy đấy, dạng và chức năng tương tác động và tương hỗ. Và đây là một khúc nghỉ 5 giây khác, là thần chú của tôi. Dạng và chức năng. Và tất nhiên, giờ chúng ta có thể hỏi, chúng ta đi đâu bây giờ? Chúng tôi muốn đưa kiểu suy nghĩ này vào lâm sàng. Nhưng trước khi chúng tôi làm như vậy, tôi muốn các bạn nghĩ rằng ở bất kì thời điểm nào khi các bạn ngồi đó, trong 70 ngàn tỉ tế bào của các bạn, ma trận ngoại bào đang ra hiệu cho các nhân của bạn, nhân báo hiệu lại ma trận ngoại bào và đây là cách sự cân bằng của bạn được giữ và khôi phục. Chúng tôi đã có rất nhiều khám phá, chúng tôi đã chỉ ra rằng ma trận ngoại bào "nói" với nhiễm sắc. Chúng tôi đã chỉ ra rằng có một vài mảnh nhỏ DNA trên những gen nhất định của tuyến vú thực sự phản hồi với ma trận ngoại bào. điều này mất hàng năm trời, nhưng phần thưởng cho điều đó là xứng đáng. Và trước khi tôi chuyển sang slide kế, tôi phải nói với bạn rằng có rất nhiều khám phá thêm đã được thực hiện. Có rất nhiều bí mật chúng ta không biết. Và tôi luôn nói với sinh viên và các nghiên cứu sinh tôi giảng dạy, đừng quá tự mãn, vì tự mãn sẽ giết chết sự tò mò. Tò mò và đam mê. Bạn cần phải luôn luôn nghĩ, có gì khác cần phải khám phá? Và có lẽ khám phá của tôi cần phải được bổ sung hoặc nó cần phải được thay đổi. Vậy, chúng ta bây giờ đã có khám phá tuyệt vời, một nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ trong phòng thí nghiệm đồng thời là một nhà vật lý học hỏi tôi, những tế bào làm gì khi bà cho chúng vào? Chúng làm gì lúc ban đầu khi chúng thực hiện? Tôi nói, tôi không biết, chúng tôi không thể nhìn thấy chúng. Chúng tôi không có hình ảnh chất lượng cao vào ngày xưa. Vậy là cô ấy, là một nhà hình ảnh học và vật lý học, đã làm điều tuyệt vời này. Đây là một tế bào vú người đơn trong không gian 3 chiều. Nhìn vào nó. Nó đều đặn làm điều này. Có một sự chuyển động mạch lạc. Các bạn đặt những tế bào ung thư ở đó, và chúng đi lại điên cuồng, chúng làm cái này, chúng không làm cái kia. Và khi chúng tôi hoàn nguyên tế bào ung thư, nó lại làm cái này. Chắc chắc là làm trí não tôi hoảng hốt với kinh ngạc. Vậy là tế bào hoạt động như là một phôi thai. Thật là một điều phấn khích. Vậy tôi muốn kết thúc với một bài thơ. À, khi tôi từng yêu môn văn học Anh, tôi đã đấu tranh ở trong trường, tôi nên làm cái gì, và không may mắn hoặc là may mắn, hóa học đã thắng. Nhưng đây là một bài thơ từ Yeats. Tôi sẽ đọc cho các bạn hai dòng cuối. Bài thơ có tên "Giữa những đứa trẻ học sinh" "Thân thể bạn quay theo âm nhạc/ những cái liếc nhìn lấp lánh của bạn/ Làm thế nào (chúng ta có thể biết) vũ công từ điệu nhảy?" Và đây là Merce Cunningham, Tôi đã may mắn được nhảy với ông khi tôi trẻ hơn, ông là một vũ công, và khi ông khiêu vũ, ông là cả vũ công và cả điệu nhảy, Vào phút mà ông dừng lại, chúng tôi không có cả hai. Vậy điều đó giống như dạng và chức năng. Bây giờ, tôi muốn chỉ cho các bạn xem một bức hình hiện tại của nhóm tôi. Tôi đã may mắn để có những ảo thuật gia này, các sinh viên và nghiên cứu sinh đã dạy cho tôi rất nhiều, và tôi đã có rất nhiều nhóm thế nào đến và đi. Họ là tương lai và tôi cố gắng để không làm họ sợ hãi và không xem họ là những chú mèo không được sáng tạo trong suy nghĩ Và tôi muốn để các bạn lại với suy nghĩ này. Bên trái là nước đến qua bờ biển, lấy từ vệ tinh của NASA. Bên phải, là san hô. Bây giờ nếu bạn lấy tuyến vú và trải nó ra và loại bỏ chất béo, trên đĩa nó sẽ nhìn giống như vậy. Chúng có nhìn giống nhau không? Chúng có cùng kiểu mẫu không? Tại sao tự nhiên tiếp tục thực hiện điều đó lặp đi lặp lại? Và tôi muốn trình bày với các bạn rằng chúng ta đã lập được bộ gen người, chúng ta biết tất cả mọi thứ về thứ tự của gen, ngôn ngữ của gen, bảng chữ cái của gen, nhưng chúng ta không biết gì hết, nhưng không gì hết về ngôn ngữ và bảng chữ cái của dạng. Vậy điều này là một chân trời mới tuyệt vời, một điều tuyệt vời để khám phá cho các bạn trẻ và cho người đam mê già, và đó là tôi. Vậy hãy làm điều đó! (Vỗ tay) Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Emeka, thực ra là TED Global, vì đã tổ chức hội nghị này. Hội nghị này sẽ được xếp vào hàng quan trọng nhất vào đầu thế kỷ 21 Liệu chính phủ Châu Phi sẽ tổ chức hội nghị như thế này? Liệu Liên minh Châu Phi sẽ tổ chức hội nghị như thế này? Kể cả thế, họ sẽ xin viện trợ trước Tôi cũng xin bày tỏ sự tôn kính và kính trọng tới TED Fellows June Arunga, James Shikwati, Andrew và các thành viên khác của TED Tôi gọi họ là Thế hệ Báo đốm Thế hệ Báo đốm là một giống nòi mới của Châu Phi giống nòi đã không cho phép sự vô cảm đối với nạn tham nhũng Họ hiểu trách nhiệm giải trình và dân chủ là gì Họ sẽ không chờ đợi chính phủ làm mọi việc cho họ Đó là Thế hệ Báo đốm và công cuộc giải cứu châu Phi nằm trên lưng của những chú báo này Tất nhiên, trái ngược lại, chúng ta có Thế hệ Hà mã (Cười) Thế hệ Hà mã là những người nắm quyền chỉ huy Họ kẹt với hiểu biết mù mờ của mình Phàn nàn về chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc nhưng họ chẳng động một ngón chân nào Nếu bạn yêu cầu họ cải cách nền kinh tế họ sẽ không cải cách kinh tế vì họ hưởng lợi nhuận từ tình trạng mục nát này Rất nhiều người châu Phi đang giận dữ tức giận vì tình hình của châu Phi Bây giờ chúng ta đang nói về một châu lục không nghèo Nó rất giàu tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khoáng sản tự nhiên Nhưng sự giàu có đó của châu Phi không được tận dụng để đưa cuộc sống con người khỏi đói nghèo Đó là điều khiến nhiều người châu Phi rất tức giận Và châu Phi còn hơn cả một bi kịch Có một bị kịch kéo dài, và bi kịch đó là có rất nhiều người, rất nhiều chính phủ rất nhiều tổ chức muốn giúp đỡ người dân châu Phi Họ không hiểu Ta không nói rằng đừng giúp đỡ châu Phi Giúp đỡ châu Phi là một điều đáng quý Nhưng việc giúp đỡ châu Phi đã trở thành một rạp hát của những điều phi lý Giống như một người mù dẫn những kẻ ngốc (Cười) Có những điều chắc chắn chúng ta cần phải nhận ra Chiếc bát ăn xin của châu Phi đã bị rò rỉ Bạn có biết rằng 40% của cải được tạo ra ở châu Phi không được đầu tư ở châu Phi? Nó đã bị mang ra khỏi châu Phi Đó là những gì mà Ngân hàng Thế giới đã nói Hãy nhìn vào chiếc bát xin ăn của châu Phi Nó bị rò rỉ khủng khiếp Có những người nghĩ rằng chúng ta nên rót thêm tiền tài trợ nhiều hơn vào chiếc bát rò rỉ này Đâu là khe thủng? Chỉ riêng tham những đã chiếm 148 tỷ đô-la một năm Vâng, hãy để chúng sang một bên. Tiền vốn tuột khỏi châu Phi, 80 triệu một năm. Để nó sang một bên. Hãy tính đến nhập khẩu thực phẩm. Hàng năm châu Phi dùng 20 ỷ đô-la để nhập khẩu thực phẩm. Hãy gom chúng lại với nhau, tất cả những lỗ thủng này. Chúng nhiều hơn cả 50 tỷ mà Tony Blair muốn cho châu Phi Hãy nhìn những năm 1960, châu Phi không chỉ tự nuôi chính mình mà còn xuất khẩu thực phẩm. Không còn nữa. Chúng ta biết rằng điều gì đó đã sai một cách cơ bản. Bạn biết điều đó, tôi biết điều đó, nhưng đừng phí thời gian để nói về những sai lầm này vì chúng ta sẽ mất cả ngày ở đây. Hãy tiếp tục, hãy chuyển sang chương tiếp theo, và đó là điều mà hội nghị này nói đến -- chương tiếp theo. Chương tiếp theo bắt đầu với việc, hãy hỏi bản thân chúng ta câu hỏi cơ bản này, "Chúng ta muốn giúp đỡ ai ở châu Phi?" Người dân, chính phủ hay những nhà lãnh đạo. Nào, người vừa trình bày trước tôi, Idris Mohammed, đã chỉ ra rằng chúng ta có sự lãnh đạo kém cỏi ở châu Phi Nhận định đó, theo tôi, vẫn nhẹ nhàng (Cười) Tôi tham gia một diễn đàn thảo luận trên Internet một diễn đàn thảo luận của châu Phi, và tôi đã hỏi họ, "Từ năm 1960, chúng ta chính xác đã có 204 nguyên thủ quốc gia, kể từ năm 1960." Và tôi đã yêu cầu họ gọi tên chỉ 20 nhà lãnh đạo giỏi, chỉ 20 nhà lãnh đạo giỏi -- bạn có thể muốn giữ quyền lãnh đạo để thách thức bản thân. Tôi đã yêu cầu họ gọi tên chỉ 20 người. Tất cả mọi người đều nhắc đến Nelson Madela, tất nhiên rồi. Kwame Nkrumah, Nyerere, Kenyatta -- ai đó đã nhắc tới Idi Amin. (Cười) Bỏ qua điều đó đi. (Cười) Điều tôi muốn nói là, họ không thể kể quá con số 15. Thậm chí nếu họ có thể gọi tên 20 người, điều đó có thể nói với bạn điều gì? 20 trong tổng số 204 nghĩa là đại đa số các lãnh đạo châu Phi không đáp ứng được yêu cầu của người dân Và nếu bạn nhìn vào họ, trách nhiệm của những nhà lãnh đạo thời kỳ thuộc địa-- việc sắp xếp những nhà lãnh đạo quân sự futu nhà chủ nghĩa xã hội ngân hàng Thụy Sỹ, nhà giải phóng cá sấu, giới ma cà rồng, các cuộc cách mạng (Vỗ tay) Sự lãnh đạo này đã vượt xa các nhà lãnh đạo truyền thống mà người châu Phi đã biết từ lâu Tiền đề sai lầm thứ hai chúng tôi làm khi giúp châu Phi là đôi lúc chúng tôi nghĩ là có cái gọi là một chính phủ Châu Phi quan tâm tới dân chúng Phục vụ lợi ích của dân, đại diện cho dân Có một lời trích dẫn, Một lãnh đạo Lesotho đã nói rằng :"Ở Lesotho, chúng ta có 2 vấn đề: Chuột và Chính Phủ" ( Cười ) Điều mà tôi và bạn có thể suy ra là Chính phủ không tồn tại ở Châu Phi Thật ra, cái chính phủ của ta, là một tổ chức hút máu Gọi như vậy là bởi nó hút sức sống kinh tế ra khỏi người dân Chính phủ là vấn đề ở Châu Phi Một chính phủ hút máu ( Vỗ Tay ) bị điều phối bởi tập hợp những kẻ cướp và lừa đảo dùng quyền lực để làm giàu cho mình cho bè lũ và không ai khác Những người giàu nhất ở Châu Phi là các nguyên thủ và bộ trưởng và thường tướng cướp cũng chính là nguyên thủ quốc gia Vậy tiền từ đâu ra? Bằng cách làm giàu? Không. Bằng cách kiếm chác trên lưng những người khốn khổ Đó không phải là tạo ra của cải mà là phân phối lại của cải Vấn đề thứ 3 mà chúng ta cần nhận thấy là nếu chúng ta muốn giúp người dân châu Phi chúng ta phải biết người dân châu Phi ở đâu Hãy nhìn các nền kinh tế châu Phi Chúng đều có thể được chia thành 3 khu vực Phần hiện đại, phần tự do và phần truyền thống Khu vực hiện đại là dành cho những người cao nhất Đó là chính phủ Ở rất nhiều quốc gia châu Phi, khu vực hiện đại bị mất chúng hoạt động kém đó là sự vô lý một cách hào nhoáng của hệ thống nhập khẩu mà chính các lãnh đạo không hiểu Đó là nguồn gốc của mọi vấn đề của châu Phi nơi những cuộc đấu tranh quyền lực khởi nguồn và lan sang khắp các khu vực tự do và truyền thống gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân Khu vực hiện đại, tất nhiên là nơi nhận được sự hỗ trợ, nguồn lực cho phát triển Hơn 80% sự phát triển của Bờ biển Ngà dành cho khu vực hiện đại Các khu vực tự do và truyền thống là nơi tập trung phần lớn người dân châu Phi người dân thực sự của châu Phi, đó là nơi bạn thấy họ Rõ ràng rằng nếu bạn muốn giúp đỡ người dân bạn phải tìm nơi có họ Nhưng chúng ta đã không làm thế. Thực tế, Chúng ta đã làm lơ khu vực tự do và truyền thống Khu vực truyền thống bao gồm cả nông nghiệp của châu Phi đó là lý do châu Phi không thể tự cung cấp lương thực và tại sao phải đi nhập khẩu Rõ ràng bạn không thể phát triển châu Phi bằng việc làm ngơ khu vực tự do và truyền thống Và bạn không thể phát triển hai khu vực này mà không hiểu chúng hoạt động ra sao Để tôi mô tả hai khu vực này có những thể chế mang tính bản địa riêng Đầu tiên là hệ thống chính trị Người châu Phi có truyền thống ghét chính phủ. Họ ghét độc tài. Bạn có thể thấy từ các hệ thống truyền thống của họ, người châu Phi xây dựng quốc gia theo hai kiểu Kiểu đầu tiên thuộc về những xã hội dân tộc tin rằng quốc gia là độc tài và họ không hề muốn liên quan đến bất kỳ dạng quyền lực tập trung nào Trong số các cộng đồng đó có người Ibo, Somali, Kikuyus Họ đều không có thủ lĩnh. Các dân tộc có người đứng đầu khác thì đảm bảo bao quanh những vị thủ lĩnh này là các hội đồng để kiểm soát ngăn không cho họ lạm quyền Ví dụ, theo truyền thống người Ashanti Thủ lĩnh không được đưa ra quyết định mà không có sự tán thành của hội đồng bô lão Không có hội đồng, thủ lĩnh không thể thông qua luật và nếu thủ lĩnh không lãnh đạo theo ý của người dân ông ta sẽ bị tước quyền Nếu không, người dân sẽ bỏ rơi thủ lĩnh, rời tới một nơi khác sinh sống Và nhìn các đế chế cổ đại của châu Phi bạn sẽ thấy chúng đều được xây dựng trên nguyên tắc sự liên minh được thể hiện bằng cách trao quyền phân tán quyền lực Tôi đã vừa mô tả cho các bạn Đó là một phần di sản chính trị bản địa của châu Phi Hãy so sánh với hiện tại hệ thống quyền lực tập trung ở châu Phi Đó là một sự khác biệt lớn. Trong nền kinh tế của châu Phi phương thức sản xuất thuộc về sở hữu riêng Thuộc về các gia đình lớn Bạn thấy đấy, ở phương Tây, đơn vị kinh tế và xã hội là các cá nhân Người Mỹ nói: Tôi vì chính tôi và tôi làm điều tôi muốn. Họ nhấn mạnh vào Tôi Ở châu Phi, người ta nói: Tôi vì chúng ta "Chúng ta" ám chỉ cộng đồng-- hệ thống đại gia đình Hệ thống gia đình chia sẻ các nguồn lực cùng nhau Họ sở hữu ruộng đồng, quyết định làm gì, sản xuất gì Họ không nhận lệnh từ các thủ lĩnh Họ quyết định cần làm gì Và khi họ trồng trọt, họ sẽ bán số lượng dư ra ở chợ. Khi họ tạo ra lợi nhuận, họ được giữ chứ không phải thủ lĩnh. Vậy tóm lại, truyền thống châu Phi có một hệ thống thị trường tự do. Có rất nhiều chợ ở châu Phi trước khi thực dân đến lục địa này Timbuktu từng là chợ lớn nhất Kano, Salaga nữa. Nếu bạn đến Tây Phi, bạn sẽ thấy việc buôn bán ở chợ chủ yếu là do phụ nữ Vậy nên, hoàn toàn có lý khi gọi đây là nơi họp chợ. Chợ ở châu Phi không hề xa lạ. Điều người châu Phi làm là một dạng của chủ nghĩa tư bản, nhưng sau độc lập, đột nhiên, các chợ, chủ nghĩa tư bản trở thành các thể chế phương tây và các nhà lãnh đạo nói châu Phi đã sẵn sàng cho chủ nghĩa xã hội Thật vớ vẩn. Sau đó, họ đã áp dụng kiểu chủ nghĩa xã hội gì vậy? Chủ nghĩa xã hội của họ là một biến tướng của chủ nghĩa xã hội-ngân hàng Thụy Sỹ cho phép các nhà lãnh đạo cưỡng đoạt và cướp bóc của cải của châu Phi để gửi vào ngân hàng Thụy Sỹ Đây không phải là kiểu hệ thống của châu Phi trong hàng thế kỷ. Vậy ta cần làm gì Quay lại thể chế bản địa của châu Phi, và đây là nơi chúng tôi trao cho thế hệ Báo đốm khu vực tự do và truyền thống Đó là nơi bạn thấy người dân châu Phi. Và tôi muốn cho các bạn xem một đoạn video về khu vực tự do, về việc xây dựng tàu mà chính tôi cố gắng vận động người dân ở Diaspora đầu từ vào. Xin hãy trình chiếu giúp tôi. Những người đàn ông đang đánh cá trên con thuyền nhỏ Vâng, đây là một doanh nghiệp. được đầu tư bởi một nhà khởi nghiệp người Ghana Anh không được hỗ trợ từ chính phủ và hiện đang xây dựng con tàu lớn thứ 2 Tàu lớn hơn có nghĩa sẽ bắt được nhiều cá hơn. Có nghĩa nhiều người Ghana sẽ có việc hơn. Cũng có nghĩa anh có thể tạo ra của cải. Và từ đó sẽ có được cái các nhà kinh tế gọi là ảnh hưởng ngoại lai với nền kinh tế địa phương. Thứ bạn cần làm, hay những người đứng đầu cần làm là chuyển mô hình này thành thứ gì đó được bảo hộ để nó có thể hoạt động hiệu quả hơn Đây không chỉ là khu vực tự do. Đây là phương thuốc truyền thống. 80% người châu Phi vẫn dựa vào phương thuốc truyền thống. Khu vực chăm sóc y tế hiện đại hoàn toàn sụp đổ. Đây là lĩnh vực mà theo tôi là một kho báu trong lĩnh vực thuốc truyền thống. Đây là nơi ta cần huy động người châu Phi, cụ thể là ở Diaspora, đầu tư vào. Chúng ta cũng cần vận động người dân ở Diaspora, không chỉ đầu tư vào các mảng truyền thống, mà còn vào nông nghiệp, và thúc đẩy thay đổi từ bên trong. Chúng ta đã có thể vận động người Ghana ở Diaspora tạo ra thay đổi ở Ghana và mang dân chủ tới đây. Và tôi biết với thế hệ Báo đốm, chúng ta có thể mang châu Phi trở lại từng làng một. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hãy để tôi đưa quý vị ngược thời gian, về những khoảng trống trong trí nhớ của quý vị có lẽ là về năm được mong chờ nhiều nhất trong cuộc đời của quý vị, nhưng chắc chắn là năm được mong chờ nhiều nhất trong lịch sử nhân loại: năm 2000. Quý vị còn nhớ chứ? Sự cố máy tính Y2K, bong bóng dotcom căng thẳng về bữa tiệc của ai mà quý vị sẽ đi đến khi mà đồng hồ điểm nửa đêm, trước khi sâm banh được mở, vào thời khắc bắt đầu của những mong ước trong thiên niên kỉ mới tôi nghĩ rằng con số 2000 có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ một con số 2 và vài số 0 Ngạc nhiên thay, những nhà lãnh đạo thế giới thật ra vẫn thấy hài lòng với thời khắc ấy và trở lại năm 2000 để đồng ý với những điều phi thường như là những mục tiêu dài hạn, có tầm nhìn và khả thi hay Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ Tôi chắc rằng các bạn đều đang giữ một bản sao các mục tiêu dưới gối của mình hay trên bàn cạnh giường để phòng trường hợp trí nhớ của bạn cần được xới lên Sự thỏa thuận sau đó sẽ đến thế này: các nước phát triển cam đoan giảm phân nửa tỉ lệ nghèo, đói và chết vì bệnh tật chạy theo vài mục tiêu khác đến năm 2015 Các quốc gia phát triển cam đoan sẽ giúp họ đạt được mục tiêu bằng giảm các khoản nợ tăng viện trợ và cải thiện thương mại Chúng ta đang ở năm 2015 Vì thế mà chúng ta tốt hơn là nên đánh giá, chúng ta thực hiện đến đâu rồi những mục tiêu đó? Nhưng chúng ta cũng phải quyết định rằng chúng ta có thích những mục tiêu toàn cầu đó không? Vài người không. Và nếu chúng ta thích, chúng ta phải đưa ra quyết định cái mà chúng ta muốn làm hướng về các mục tiêu kia Cả thế giới muốn làm cùng nhau điều gì? Chúng ta phải quyết định một quy trình Tôi tất nhiên nghĩ những mục tiêu trên thì rất đáng để phát triển với các lí do sau: Liên kết giữa tư nhân các chính trị gia, những người thiện nguyện và những nhà hoạt động cấp cơ sở ở các nước đang phát triển và cả 250.000 người diễu hành trên đường phố ở Edinburg bên ngoài ngay chính tòa nhà này của tổ chức Make Poverty History (làm cho đói nghèo thành quá khứ) Họ đã đạt được những kết quả như tăng số người được sử dụng thuốc ARV (bệnh lao) thuốc kéo dài cuộc sống và ngăn AIDS giảm được gần phân nửa số người chết vì sốt rét 5,4 triệu mạng sống được cứu nhờ được tiêm vacccin Và tổng hợp lại, đây sẽ là kết quả 2 triệu trẻ em được cứu sống mỗi năm vào năm vừa qua, so với năm 2000 Vậy là 5000 trẻ em được cứu sống mỗi ngày Gấp 10 lần số khán giả ở đây được cứu sống mỗi ngày bởi vì các liên kết phối hợp trên. Nên tôi nghĩ đây là bằng chứng sống đáng ngạc nhiên mà mọi người nên biết nhưng thách thức để phổ biến những tin tức tốt này nên là chủ để của các buổi TEDTalk khác. Dù gì đi nữa, với những người tham gia để có được những kết quả này xin cảm ơn. Những kết quả này cho thấy các mục tiêu thiên niên kỉ là đáng có. Nhưng vẫn có nhiều vấn đề chưa giải quyết Vẫn còn 7,6 triệu trẻ em chết hàng năm vì các căn bệnh có thể ngăn ngừa và chữa trị được và 178 triệu trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ thấp còi đến nỗi mang theo sự suy yếu về thể chất và nhận thức suốt đời Vì thế mà có nhiều thứ phải làm hơn nữa với các mục tiêu đã đặt ra Nhưng có rất nhiều người nghĩ có những thứ nên ghi lại ở bản mục tiêu ban đầu không được chấp thuận khi đó, thì bây giờ nên được tính đến như các mục tiêu phát triển bền vững quản trị tài nguyên thiên nhiên thêm cơ hội, tiến đến tri thức sự bình đẳng, chống tham nhũng Tất cả đều đo đạc được và nên có trong mục tiêu mới Mấu chốt ở đây là bạn thấy các mục tiêu mới nên có gì? Bạn muốn gì trong các mục tiêu này? Bạn có thấy khó chịu khi tôi không nói gì về bình đẳng giới hay giáo dục không? 2 vấn đề trên có nên nằm trong các mục tiêu mới? Đây là câu hỏi hay nhưng sẽ có nhiều đánh đổi khó khăn và cơ hội, cho nên bạn muốn hi vọng rằng quá trình mà thế giới quyết định những mục tiêu mới này phải phù hợp, đúng không? Khi chúng ta đang ở đây tại Edinburgh, cá chuyên gia chính trị được cử bới UN và vài chính phủ đang bận bịu thiết kế ra những mục tiêu mới và họ đang dùng quy trình cũ rích, hạn hẹp, từ trên xuống từ cuối thế kỉ 20. Nhưng kể từ khi đó, Internet và mạng điện thoại, cùng với dạng TV thực tế đã phủ sóng khắp trên thế giới Chúng ta đề nghị sử dụng những hình thức này để kéo mọi người trên thế giới tham gia lần đầu tiên trong lịch sử: cuộc bỏ phiếu và tham khảo ý kiến toàn cầu. Mọi người ở khắp mọi nơi lần đầu tiên có tiếng nói ngang nhau. Chẳng phải sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lịch sử to lớn nếu không làm, trong khi khả năng có thể? Có hàng trăm triệu tiền cứu trợ đang trong nguy cơ, hàng chục triệu mạng sống trong nguy hiểm và ngay cả an ninh và tương lai của bạn và người thân cũng có nguy cơ. Nếu bạn đồng ý với tôi, vậy thì có 3 bước cơ bản trong chiến dịch phân bổ việc cho cộng đồng này: thu thập, kết nối và cam kết. Việc đầu tiên là phải hướng chiến dịch này tới dữ liệu thăm dò ý kiến. Hãy tới các quốc gia cho phép chúng ta rồi hỏi 1,001 người xem họ muốn những mục tiêu mới gì, cố gắng tiếp cận người nghèo hơn, những người sử dụng đồ điện tử hiện đại, và đảm bảo ý kiến của họ được cân nhắc trong các mục tiêu mới Vậy thì ta phải có phiếu điều tra cơ bản để đảm bảo có thể giám sát và thúc đẩy các mục tiêu. Các mục tiêu Thiên niên kỉ ban đầu không có dữ liệu điều tra cơ bản tốt, và chúng ta sẽ cần đến dữ liệu chung trong suốt quá trình để đảm bảo có thể thực sự giám sát được quá trình. Và rồi ta cần kết nối với số đông. Hiện nay, chúng ta thấy vai trò của 1 liên minh chưa từng có giữa mạng xã hội và những người giàu lên nhanh chóng, công ty truyền thông, dạng chương trình truyền hình thực tế, công ty trò chơi, truyền thông, tất cả đều trong thời khắc "Chúng ta là thế giới" Liệu các bên có thể hợp tác và giúp xây dựng lại thương hiệu từ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ sang Mục tiêu của Thế hệ Kỉ nguyên? Nếu chỉ 5% của hơn 5 tỷ người lên tiếng và chuyển thành cam kết thì trong mạng lưới của họ chúng ta đã có được 300 triệu người trên thế giới cùng chung sức thực hiện các mục tiêu này. Nếu chúng ta có dữ liệu tổng hợp này, và đám đông cùng kết nối, dựa vào kinh nghiệm làm chiến dịch và gây ảnh hưởng để các chính trị gia cam kết tôi thấy các chính trị gia sẽ cam kết với hầu hết các lời khuyên của cộng đồng. Nhưng câu hỏi là trong suốt quá trình liệu tất cả mọi người có cam kết không? Và nếu có cam kết thì chúng ta đã sẵn sàng để nhắc lại, giám sát và đưa ra phản hồi, đảm bảo những lời hứa này sẽ mang đến kết quả? Tôi có vài dẫn chứng tuyệt vời đây để chia sẻ với các bạn và thực ra hầu hết được thực hiện ở Châu Phi. Có Dữ liệu Mở tại Kenya, một dự án mật mã theo địa lý và trao cho cộng đồng thông tin về các dự án ở đâu, đang đem lại kết quả Thường thì các dự án này không theo tiến độ. Và Ushahidi, có nghĩa là "nhân chứng" trong tiếng Swahili là dự án mật mã hóa địa lý và trao thông tin trong cộng đồng trong các trường hơp khẩn cấp phức tạp để đạt được phản ứng phù hợp. Đây là vài ví dụ đầy thú vị trong phát triển và dân chủ, nơi người dân thuộc tầng lớp lao động cùng tham gia giúp công khai quá trình để đảm bảo những hứa hẹn cứu trợ toàn cầu và những thứ mơ hồ mà tầng lớp cao phát cho họ ở mức cơ sở và đảo lại thế kim tự tháp. Sự mở rộng, ép buộc mở rộng này quan trọng, và nếu như không rõ ràng ngay từ đầu, tôi nên nói rõ: mục đích của tôi hoàn toàn rõ ràng. Những xu hướng dài hơi cho thấy thế kỉ này sẽ là nơi khó sống, dân số tăng, mức tiêu thụ tăng, và mâu thuẫn bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp. Hãy nhìn tình hình chính trị trên thế giới hôm nay. Hãy nhìn vào hội nghị Trái đất ở Rio vừa diễn ra tuần trước, hay như hội nghị G20 ở Mexico cũng vào tuần trước. Cả 2, nếu như chúng ta nhìn nhận thực sự, là thất bại. Các nhà chính trị gia của chúng ta, nền chính trị toàn cầu của chúng ta, không thể hoàn thành việc được. Họ cần chúng ta giúp. Họ cần những chiến binh, và những chiến binh này sẽ không đến từ Sao Hỏa. Phải đến từ chúng ta và tôi thấy quá trình quyết định một cách dân chủ theo hướng dưới lên thế giới muốn cùng cải thiện gì như là cách để chúng ta trao cho cộng đồng sức mạnh để thực sự xây dựng kế hoạch để tái sinh lại hệ thống chính trị toàn cầu trong thế kỉ 21. Tôi bắt đầu từ năm 2000. Hãy để tôi hoàn thành năm 2030. Nhiều người giễu cợt 1 chiến dịch lớn vài năm trước chúng ta gọi là Make Poverty History (làm cho đói nghèo thành quá khứ). Nhiều người cho rằng thật ngây thơ, và cũng đúng, nó chỉ là 1 khẩu hiệu trên áo phông gây hiệu ứng tức thời. Nhưng hãy nhìn xem. Hiện trạng sống với ít hơn 1 đô la và 25 cent đang giảm, và hãy nhìn tới năm 2030 xuống còn 0. Sự phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ và công tác giảm nghèo là yếu tố quan trọng, nhưng gần đây ở Châu Phi, tỉ lệ nghèo cũng đang giảm. Sẽ càng khó hơn khi chúng ta đi tới số 0, bới người dân nghèo sẽ tập trung nhiều hơn ở các nước sau chiến tranh và bấp bênh, hoặc ở các nước tầm trung nơi mà họ không quá quan tâm đến việc mình bị ra rìa. Nhưng tôi cho ràng với hướng chiến dịch chính trị đúng đắn và phát minh kĩ thuật cũng như sáng tạo cộng với liên kết làm việc cùng nhau, Tôi thấy chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu này và nhiều mục tiêu khác nữa. Cảm ơn (Vỗ tay) (Vỗ tay) Chris Anderson: Jamie, tôi có chút thắc mắc. Nếu có 1 sự việc hôm nay mà 100 đứa trẻ thiệt mạng hoặc 100 đứa trẻ bị bắt cóc và được giải cứu, câu chuyện này sẽ lên sóng trong cả tuần, đúng không? Anh mới vừa đưa lên, 1 trong các con số của anh, 5,000 - đúng không nhỉ? Jamie Drummond: Được cứu sống hàng ngày. CA: 5,000 trẻ em được cứu sống hàng ngày. Ý tôi là, thực tế này làm các số liệu khác nhỏ lại điều này có trên các kênh thông tin của chúng ta và trở nên vô hình. Điều này chắc làm anh phát điên. JD: Đúng thế, và chúng ta đang có 1 cuộc tranh luận lớn ở đất nước này về mức độ cứu trợ, đó là 1 ví dụ, và chỉ cứu trợ không thôi thì không phải giải pháp. Chẳng ai nghĩ là giải pháp cả. Nhưng nếu như mọi người nhìn thấy kết quả của gói cứu trợ thông minh, tôi thấy họ sẽ cuồng về giải pháp này. Tôi mong rằng 250,000 người đã diễu hành ngoài tòa nhà này biết được kết quả như thế. Bây giờ thì họ không biết, và sẽ thật tốt nếu như tìm được cách trao đổi thông tin tốt hơn, bởi vì bây giờ chúng ta chưa có cách. Chúng ta đã thất bại trong việc quảng bá về thành công này. Nếu như những cố gắng như thế này có thể nhân lớn tiếng nói của họ và làm lớn lên ở những lúc trọng điểm, tôi biết chắc rằng chúng ta sẽ có những chính sách tốt hơn. Hội nghị G20 ở Mexico đáng nhẽ không thất bại. Và với Rio, nếu có ai quan tâm tới môi trường sẽ không thất bại như vậy. Những cuộc hội nghị như thế này vẫn diễn ra, và tôi biết mọi người đâm ra nghi ngờ và không tin về các cuộc họp toàn cầu và những hứa hẹn không bao giờ được giữ lời, nhưng trên thực tế, những phần được thực hiện đang tạo nên sự khác biệt và những gì các nhà chính trị gia cần là sự cho phép của công chúng. CA: Nhưng anh chưa hoàn toàn làm xong phần kĩ thuật trang web v...v... những phần mà làm cho chiến dịch này thành công. Nếu như những người ở đây có kinh nghiệm sử dụng các diễn đàn mở, anh muốn nói chuyện với họ tuần này và thử làm tiếp từ đây. JD: Chắc chắn rồi. CA: Tôi phải nói rằng nếu như cuộc hội thảo này bằng cách nào đó giúp ý tưởng tiến thêm, và đây là ý tưởng vĩ đại, và nếu anh có thể phát triển được nó đi tiếp thì thật là hay quá. Cảm ơn anh. JD: Tôi rất mong có sự giúp đỡ của các bạn. CA: Cảm ơn, cảm ơn (Vỗ tay) Tôi sinh ra với một tình trạng thị giác hiếm thấy được gọi là archromatopsia, là bệnh mù màu hoàn toàn vì thế tôi chưa bao giờ nhìn thấy màu sắc, và tôi không biết màu trông như thế nào, bởi tôi đến từ một thế giới xám xịt. với tôi, bầu trời luôn màu xám, những bông hoa luôn màu xám, và tivi lúc nào cũng là đen và trắng. Nhưng từ tuổi 21, thay vì nhìn thấy màu sắc, tôi có thể nghe thấy màu sắc. Vào năm 2003, tôi bắt đầu một dự án với nhà khoa học máy tính Adam Montandon, và kết quả của sự hợp tác với Peter Kese từ Slovenia và Matias Lizana từ Barcelona, là con mắt điện tử này Nó là thiết bị cảm ứng màu có thể dò tần số màu trước mắt tôi - (Tiếng sóng âm) - và gửi tần số này đến một vi mạch gắn sau đầu tôi, và tôi nghe được màu đó trước mắt tôi qua xương, qua tính dẫn của xương. (Tiếng sóng âm) Ví dụ, nếu tôi nghe tiếng thế này, đây là âm thanh của màu tím. (Tiếng sóng âm) Ví dụ, đây là tiếng của cỏ. (Tiếng sóng âm) Đây là màu đỏ, như TED. (Tiếng sóng âm) Đây là tiếng của một chiếc tất bẩn. (Tiếng cười) Có vẻ là màu vàng, như cái này. Như thế, tôi đã nghe màu sắc trong suốt tám năm nay, từ 2004, và giờ đây tôi cảm thấy hoàn toàn bình thường khi nghe màu sắc vào mọi lúc. Mặc dù lúc đầu, tôi phải ghi nhớ từng cái tên các bạn đặt cho mỗi màu, vì thế tôi phải thuộc lòng những ghi chú, nhưng sau một thời gian, tất cả những thông tin này trở thành sự nhận thức. Tôi không cần phải nhớ những ghi chú đó nữa. Và sau một thời gian, nhận thức này trở thành cảm giác. Tôi bắt đầu có những màu yêu thích, và tôi bắt đầu có những giấc mơ có màu sắc. Và khi tôi bắt đầu có giấc mơ có màu sắc là khi tôi cảm thấy phần mềm đó và não tôi đã hợp nhất, bởi trong những giấc mơ của tôi, chính là não tôi đã tạo nên những âm thanh điện tử, chứ không phải là phần mềm đó, và đó là khi tôi bắt đầu thấy mình như một người máy. Đó là khi tôi bắt đầu cảm thấy thiết bị điều khiển không còn là một thiết bị nữa. Nó đã trở thành một phần của cơ thể tôi, một giác quan mở rộng của tôi, và sau một thời gian, nó trở thành một phần hình ảnh chính thức của tôi. Đây là hộ chiếu của tôi từ năm 2004. Bạn không được phép xuất hiện trên hộ chiếu Vương quốc Anh với một thiết bị điện tử,nhưng tôi khăng khăng với văn phòng hộ chiếu rằng cái họ đang nhìn thực ra là một phần mới của cơ thể tôi, một phần mở rộng của não tôi, và cuối cùng họ cũng chấp nhận cho tôi dùng tấm hình hộ chiếu này. Thế là, cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn từ khi tôi nghe được màu sắc, bởi màu sắc có ở khắp nơi, ví dụ, điều thay đổi lớn nhất là khi đi đến bảo tàng nghệ thuật, tôi có thể nghe một bức tranh của Picasso, Giống như là tôi đang đi đến một buổi hoà nhạc, bởi tôi đang nghe những bức tranh. Và siêu thị, tôi cảm thấy sốc, bởi đi trong siêu thị thật là cuốn hút. Nó giống như đi trong một câu lạc bộ đêm. Có quá nhiều điệu nhạc khác nhau. (Tiếng cười) Thật mà. Đặc biệt là lối đi ở gian sản phẩm lau chùi. Thật hoành tráng. (Tiếng cười) Và, cách tôi ăn mặc cũng thay đổi. Trước đây, tôi từng mặc theo cách mà nó trông đẹp. Giờ tôi mặc theo cách mà nó nghe hay. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vì thế hôm nay tôi mặc theo âm Đô trưởng, nên nó là một hợp âm khá vui vẻ. (Tiếng cười) Tuy nhiên, nếu tôi phải đến một đám tang, tôi sẽ mặc theo âm Si thứ, sẽ là màu ngọc lam, tím và da cam. (Tiếng cười) Và, ẩm thực, cách tôi nhìn ẩm thực cũng thay đổi, bởi giờ đây tôi có thể bày món ăn trên đĩa, để tôi có thể ăn bài hát yêu thích của mình. (Tiếng cười) Vì thế, tùy thuộc vào cách mà tôi bày nó, tôi có thể nghe và sáng tác nhạc với các món ăn. Thử tưởng một nhà hàng nơi chúng ta có thể có, món khai vị sa lát Lady Gaga. (Tiếng cười). Ý tôi là, điều này có thể khiến bọn trẻ ăn rau chứ. Và rồi vài bản hoà nhạc piano Rachmaninov là món chính, rồi món khai vị kiểu Bjork hay Madonna, đó sẽ là một nhà hàng rất tuyệt vời nơi bạn có thể thực sự ăn những bài hát. Và cách tôi nhận thức vẻ đẹp cũng thay đổi, bởi vì khi tôi nhìn vào một người, tôi nghe khuôn mặt của họ, như thế, một vài người có thể nhìn thì đẹp nhưng nghe thì kinh khủng. (Tiếng cười) Và cũng có thể là ngược lại, theo chiều ngược lại. Vì thế tôi thực sự thích tạo ra, như là, phác họa âm thanh của con người. Thay vì vẽ mặt của ai đó, như là vẽ khuôn hình, tôi hướng vào họ với con mắt và viết xuống những nốt khác biệt tôi nghe, và tôi tạo nên phác thảo khuôn mặt bằng âm thanh. Đây là vài khuôn mặt. (Những hợp âm) Nicole Kidman nghe hay nhỉ. (Tiếng cười) Vài người không liên quan gì nhưng họ nghe giống nhau. Thái tử Charles có vài điểm giống với Nicole Kidman Họ có cùng âm thanh của đôi mắt. Vì thế bạn có sự liên tưởng những con người mà bạn chưa từng liên tưởng, và bạn cũng có thể thực sự tạo ra những buổi hoà nhạc khi nhìn vào khuôn mặt khán giả. Tôi liên kết với con mắt, và tôi có thể chơi một bản nhạc từ những khuôn mặt khán giả. Điểm tốt về điều này là nếu buổi hoà nhạc đó nghe không hay, đó là lỗi của họ. Đâu phải lỗi của tôi - (Tiếng cười) Và một điều khác diễn ra là Tôi bắt đầu có một hiệu ứng phụ là những âm thanh bình thường trở thành màu sắc. Tôi nghe tiếng điện thoại, và cảm giác nó xanh bởi nó nghe như màu xanh lá. Tiếng bíp của BBC, nghe như màu ngọc lam, và nghe Mozart, đó là một trải nghiệm màu vàng, thế là tôi bắt đầu vẽ âm nhạc và vẽ giọng của con người, bởi giọng của con người có tần số. mà tôi liên tưởng đến màu sắc. Đây là một số âm nhạc được chuyển thể sang màu sắc. Ví dụ, bản "Queen of the Night" của Mozart, trông như thế này. (Tiếng nhạc) Rất vàng và rất màu sắc, bởi vì có rất nhiều tần số khác nhau. (Tiếng nhạc) Và đây là một bài hát hoàn toàn khác. (Tiếng nhạc) Là bài "Baby" của Justin Bieber. (Tiếng cười) (Tiếng nhạc) Nó rất hồng và rất vàng. Như thế, cả giọng nói, tôi có thể chuyển đổi những bài diễn văn thành màu sắc, ví dụ, đây là hai bài diễn văn nổi tiếng. Một là bài "I Have A Dream" của Martin Luther King, và một bài khác là của Hitler. Tôi triển lãm những bức tranh này ở những phòng triển lãm không ghi nhãn, và tôi hỏi mọi người, "Bạn thích cái nào hơn?" Và hầu hết mọi người thay đổi sở thích của họ, khi tôi nói với họ rằng cái bên trái là của Hitler và cái bên phải là của Martin Luther King. Giờ tôi đã đạt đến mức có thể nhận thức được 360 màu, như thị giác của con người. Tôi có thể phân biệt tất cả cấp bậc của bảng màu. Nhưng rồi tôi nghĩ rằng thị giác con người là không đủ. Có rất, rất nhiều màu xung quanh chúng ta mà chúng ta không thể nhận thức, nhưng con mắt điện tử kia có thể nhận thức được. Vì thế tôi quyết định mở rộng khả năng nhận thức màu của mình, và tôi đã thêm vào hồng ngoại và cực tím vào thang màu sắc-âm thanh, nên giờ đây tôi có thể nghe những màu, mà mắt người không thể nhận thức được. Ví dụ, cảm nhận được tia hồng ngoại là một điều rất tốt vì bạn có thể thực sự nhận ra được có máy dò chuyển động trong căn phòng hay không. Tôi có thể nghe thấy nếu có ai đó chỉ cái điều khiển từ xa vào tôi. Và điểm tốt về việc nhận thức được tia cực tím là bạn có thể nghe được hôm nay là một ngày đẹp hay một ngày tồi tệ để tắm nắng, bởi vì cực tím là một màu nguy hiểm, một màu có thể thực sự giết chết chúng ta, vì thế tôi nghĩ chúng ta nên có mong muốn nhận thức được những thứ chúng ta không thể nhận thức. Đó là lý do hai năm trước, tôi thành lập Quỹ Người máy, là một tổ chức giúp con người trở thành một người máy, khuyến khích con người mở rộng giác quan của họ bằng cách sử dụng công nghệ như một phần của cơ thể. Chúng ta đều nghĩ rằng kiến thức đến từ các giác quan, vì thế nếu chúng ta mở rộng giác quan của chúng ta, chúng ta sẽ mở rộng kiến thức của mình. Tôi cho rằng cuộc sống sẽ thú vị hơn rất nhiều khi chúng ta ngừng tạo ra ứng dụng cho điện thoại di động mà bắt đầu tạo ra những ứng dụng cho chính cơ thể của chúng ta. Tôi nghĩ đây sẽ là một thay đổi lớn mà chúng ta sẽ chứng kiến trong thế kỉ này. Vì thế tôi khuyến khích các bạn hãy nghĩ về giác quan nào mà bạn muốn mở rộng. Tôi khuyến khích bạn trở thành một người máy. Bạn sẽ không một mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi sẽ nói một chút về an ninh mã nguồn mở vì ta cần 1 hệ thống an ninh tốt hơn trong thế kỷ 21 này. Chúng ta bắt đầu nhìn lại thế kỷ 20, hãy cảm nhận cách mà an ninh quốc phòng hoạt động vào thời đó. Nơi này là Verdun, một chiến trường ở Pháp nằm ở phía Bắc của tổng hành dinh NATO ở Belgium. Tại Verdun vào năm 1916, chỉ trong 300 ngày, 700.000 người đã bị giết. tính ra khoảng 2000 người một ngày. Nếu nhìn về trước -- an ninh trong thế kỷ 20 -- Thế Chiến thứ 2, trong trận chiến Stalingrad, kéo dài 300 ngày, 2 triệu người bị giết. Vào thời kỳ Chiến Tranh lạnh, ta lại tiếp tục cố xây nên những bức tường ngăn. Từ hào quân sự trong Thế Chiến thứ nhất đến phòng tuyến Maginot ở Thế Chiến thứ 2, và sau đó đi vào Chiến tranh lạnh, "Iron Curtain" - Bức màn sắt, "Berlin Wall" - Bức tường Berlin. Những bức tường đó không hiệu quả. Luận điểm của tôi là, thay vì xây những bức tường bảo vệ, ta cần xây những cây cầu. Đây là một cây cầu nổi tiếng ở Châu Âu. Nối liền Bosnia và Hezegovina. Cây cầu bắt qua sông Drina, là nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết của Ivo Andric, và quyển sách nói về cách, vài khu vực có phần phức tạp của Châu Âu và Balkans, trong thời gian xây dựng những bức tường. Trong thế kỷ qua, chúng ta bắt đầu nhận thấy những cộng đồng này bắt đầu, dần dần, đoàn kết với nhau. Tôi sẽ tranh luận, một lần nữa, hệ thống an ninh mở là về việc hợp tác kết nối quốc tế, sự tương tác giữa tư nhân và nhà nước, kết hợp bằng những chiến lược giao tiếp, trong hệ thống mạng xã hội khổng lồ. Vậy để tôi trình bày lí do chúng ta cần phải làm điều này, vì hệ thống chung toàn cầu đang bị tấn công theo nhiều cách khác nhau, và những mối đe dọa đó sẽ không thể giải quyết bằng những "bức tường ngăn". Tôi hiện tại là một thủy thủ. Đây là con tàu biển đang vượt Ấn Độ Dương. Có gì lạ trong tấm hình này? Đó là dây thép gai dọc quanh thân tàu. Nhằm ngăn chặn sự tấn công của cướp biển. Ngày nay cướp biển là mối đe doạ lớn trên thế giới. Điều này diễn ra trên Ấn Độ Dương. Họ lộng hành tại eo biển Malacca. Họ hoạt động tại vịnh Guinea. Chúng ta thấy họ tại biển Caribbean. Dẫn đến sự hao hụt 10 tỷ đô la trong hệ thống giao thương toàn cầu. Năm ngoái, họ cướp đi 20 con tàu, bắt 500 con tin là người đi biển. Đây được xem là một cuộc tấn công toàn cầu. Chúng ta cần phải nghĩ cách giải quyết. Nói đến một dạng "đại dương" khác, biển công nghệ thông tin. Đây là ảnh của 2 người thanh niên trẻ. Trong lúc này, họ đang bị giam giữ. Họ tiến hành hành vi lừa đảo thẻ tín dụng trị giá hơn 10 tỷ đô la. Họ là một phần trong vô số "tội phạm trên mạng " gây nên tổn thất 2 nghìn tỷ hằng năm cho nền kinh tế toàn cầu. 2 nghìn tỷ đô mỗi năm. Con số chỉ đứng dưới tổng GDP nước Anh. Biển công nghệ thông tin mạng bất tận này, là mảnh ghép thiết yếu cho việc công khai triệt để, cũng đang bị đe doạ nghiêm trọng. Một vấn nạn toàn cầu khác khiến tôi lo lắng là mối đe dọa từ buôn lậu, các mặt hàng như thuốc phiện, ma tuý, được buôn bán từ Afghanistan sang Châu Âu cho đến Hoa Kỳ. Ta lo sợ về cocaine đến từ phía bắc của đỉnh Andean. Ta lo sợ về việc buôn lậu vũ khí bất hợp pháp. Và trên hết, dĩ nhiên là, nạn buôn người lậu và cái giá khủng khiếp của nó. Nạn buôn lậu tuy diễn ra trên biển nhưng phần lớn cũng tạo nên vấn nạn toàn cầu. Trong tấm hình này, tôi ước mình có thể kể bạn nghe đây là thiết bị công nghệ cao của Hải Quân Hoa Kỳ được dùng để chống buôn lậu. Thật không may, đây là tàu ngầm của tổ chức buôn ma tuý. Nó được chế tạo trong một khu rừng ở Nam Phi. Chúng tôi đã bắt được nó bằng chiếc bè máy nhỏ này - (Cười) - và bên trong nó có chứa 6 tấn thuốc phiện. Đoàn buôn gồm 4 người với hệ thống máy quét tinh vi. Việc buôn lậu, từ chất gây nghiện, con người, đến vũ khí, Chúa đã cấm, thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt, là mối đe doạ lớn đến toàn cầu. Và hãy kéo chúng lại gần nhau ở Afghanistan hiện nay. Đây là một cánh đồng thuốc phiện ở Afghanistan. 80 đến 90% thuốc phiện trên thế giới, thuốc phiện và heroin, tập trung ở Afghanistan. Dĩ nhiên chúng tôi cũng nhận thấy có sự khủng bố tại đây. Đây là nơi tập trung của tổ chức al Qaeda. Chúng tôi cũng thấy cuộc nổi loạn mạnh mẽ tại đây. Nỗi lo về khủng bố cũng là một phần trong vấn nạn toàn cầu, và là điều chúng ta cần phải giải quyết. Và chúng tôi có mặt, thế kỷ 21. Chúng tôi biết những công cụ của thế kỷ 20 không còn hữu dụng. Chúng ta nên làm gì đây? Tôi muốn nói rằng chúng ta sẽ không để nền an ninh chỉ phụ thuộc vào thùng súng. Chúng ta sẽ không để nền an ninh chỉ phụ thuộc vào thùng súng. Chúng ta sẽ cần ứng dụng sức mạnh quân đội. Khi chúng ta làm vậy, chúng ta phải làm tốt, và điêu luyện. Nhưng luận điểm của tôi là, bảo mật mã nguồn mở là sự hợp tác quốc tế, giữa các cơ quan, cá nhân - cộng đồng với nhau tiến hành thông qua chiến lược giao tiêp trên Internet. Để tôi nói vài ví dụ về cách hoạt động theo hướng tích cực. Đây là Afghanistan. Đây là những người lính Afghanistan. Họ đang cầm những quyển sách. Bạn cho rằng, "Lạ thật. Tôi tưởng tôi đọc được bảng thống kê nhân khẩu, đàn ông và phụ nữ trẻ tại Afghanistan trong độ tuổi 20 - 30, phần lớn đều mù chữ." Bạn nói đúng. 85% không thể đọc khi họ gia nhập lực lượng an ninh ở Afghanistan. Tại sao? Vì Taliban chối bỏ giáo dục trong suốt thời điểm mà đàn ông và phụ nữ nên học đọc. Vậy thì câu hỏi đặt ra là, tại sao họ lại đứng đây cầm những quyển sách này? Đáp án là, chúng tôi đang dạy họ học đọc và viết theo những khóa học do NATA tổ chức cộng tác cùng các đối tượng khu vực kinh tế tư nhân, cộng tác cùng các cơ quan phát triển. Chúng tôi dạy cho hơn 200,000 người Afghanistan trong lực lượng an ninh cách đọc và viết ở mức độ cơ bản. Khi bạn có thể đọc và viết ở Afghanistan, bạn cơ bản sẽ để cây viết vào trong túi mình. Tại buổi lễ, khi họ tốt nghiệp, họ cầm bút với lòng tự hào, và để vào trong túi của mình. Điều này kết nối quốc tế - có 50 quốc gia tham gia trong chiến dịch này - các cơ quan - những cơ quan phát triển - và cá nhân - cộng đồng, phụ trách nền an ninh này. Bây giờ, dĩ nhiên chúng tôi cũng dạy họ những kĩ năng chiến đấu, nhưng tôi muốn nói, an ninh mã nguồn mở có nghĩa là việc kết nối theo cách tạo ra hiệu quả an ninh bền vững lâu dài. Đây là một ví dụ khác. Đây là tàu chiến của Mỹ. Nó có tên là Êm Ái. Còn một chiếc chị em với nó tên là Biết Ơn. Chúng là tàu dành cho bệnh viện. Chiếc Êm Ái hoạt động chủ yếu ở vùng biển Caribbean và dọc bờ biển Nam Phi tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Trong một chuyến đi biển bình thường, họ sẽ chữa cho 400,000 bệnh nhân. Không hoàn toàn do quân đội chỉ huy mà là sự kết hợp giữa các tổ chức nhân đạo: Phẫu thuật Hy Vọng, dự án Nụ Cười. Nhiều tổ chức khác cũng đưa tình nguyện viên đến giúp. Các bác sĩ của các cơ quan xuất hiện. Họ cũng giúp sức trong chiến dịch này. Để tôi đưa ví dụ chỉ ra tầm ảnh hưởng mà điều này mang lại, câu bé này, 8 tuổi, đi bộ cùng mẹ câu 2 ngày đến phòng khám mắt do tổ chức Êm Ái mở. Khi câu được phẫu thuật đôi mắt cận thị cực kì nặng của mình, đột nhiên cậu nhìn lên và nói, "Mama, veo el mundo." "Mẹ à, con thấy được thế giới rồi." Bội số việc điều trị cho 400,000 bệnh nhân, sự cộng tác cá nhân - cộng đồng này kết hợp với lực lượng an ninh, và bạn bắt đầu thấy được sức mạnh của việc tạo an ninh theo một cách khác. Đây, bạn nhìn thấy những cầu thủ bóng chày. Bạn có thể nhận ra 2 người lính của quân đội Mỹ trong bức ảnh này không? Họ là 2 người đàn ông trẻ đứng cạnh một trong số các chàng trai này. Đây là một phần của chuỗi phòng khám bóng chày, nơi chúng tôi phát hiện sự cộng tác giữa Liên Đoàn Bóng Chày, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, những người chuyên về ngoại giao, những cầu thủ bóng chày quân đội, những người lính thật sự với những kĩ năng thực tế tham gia nhiệm vụ này, và họ chơi cực xuất sắc khắp nước Mỹ Latin và vùng biển Caribbean, ở Honduras, Nicaragua, cả vùng Trung Mỹ và các quốc gia thuộc vùng biển Caribbean nơi mà bóng chày rất phổ biến, và điều đó tạo hệ thống an ninh. Nó cho thấy vai trò của người đàn ông và phụ nữ về sự cân đối và cuộc sống mà tôi muốn đề cập giúp việc tạo hệ thống an ninh cho chúng ta. Khía cạnh khác của sự cộng tác này là cứu trợ sau thảm họa. Đây là chiếc trực thăng của lực lượng không quân Mỹ sau trận sóng thần vào năm 2004 từng giết chết 250,000 người. Trong số các thảm họa - trận sống thần vào năm 2004, 250,000 người chết, động đất Kashmiri ở Pakistan vào năm 2005, 85,000 người chết, trận động đất Haitian, khoảng 300,000 người chết, gần đây hơn là sự kết hợp giữa động đất và sóng thần phá hủy Nhật Bản và nền công nghiệp hạt nhân tại đó - trong tất cả các ví dụ này, chúng ta thấy được mới liên hệ giữa các diễn viên quốc tế, các cơ qian, cá nhân - cộng đồng liên hệ với lực lượng an ninh để đáp trả thiên tai tự nhiên tương tự. Đây là những ví dụ về ý tưởng cho hệ thống an ninh mã nguồn mở. Chúng ta dần dần gắn kết cùng nhau, bằng cách làm những việc tương tự. Giờ, bạn đang có suy nghĩ. "Ah, đô đốc, những điều này chắc là giao tiếp đường biển, hay có lẽ là những sợi cáp quang." Không. Đây là đồ thị của thế giới theo thống kê của Twitter. Màu tìm ngọt ngào. Màu xanh lá định vị người dùng. Màu trắng là sự tổng hợp. Đây là sự nhắc nhở hoàn hảo về bảng khảo sát dân số, 6 quốc gia lớn nhất trên thế giới theo thứ tự giảm dần: Trung Quốc, Ấn Độ, Facebook, Mỹ, Twitter và Indonesia. (Cười) Tại sao chúng tôi muốn liên quan? Tại sao chúng tôi muốn gia nhập? Trước đó, chúng tôi đã nói về mùa xuân Ả Rập, và sức mạnh của tất cả. Tôi sẽ đưa một ví dụ khác, và đây là cách bạn truyền thông điệp này. Tôi có buổi thuyết trình tại London trong một thời gian trước đây. Tôi từng nói với các bạn, tôi đang trên Facebook, hãy kết bạn với tôi. Khán giả cười tôi. Có một bài báo do AP viết về dây cáp. Được chọn ở 2 nơi trên thế giới: Phần Lan và Indonesia. Tiêu đề là: Đô đốc NATO cần bạn bè. (Cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Đó là điều tôi làm. (Cười) Và câu chuyện là một chất xúc tác, và buổi sáng tiếp theo tôi có hàng trăm yêu cầu kết bạn trên Facebook, từ những người Indonesia và Phần Lan, hầu hết nói "Đô đốc, chúng tôi nghe là anh cần một người bạn, và ồ, nhân đây, NATO là gì?" (Cười) Cho nên ... (Cười) À, chúng tôi cười, nhưng đây là cách chúng tôi truyền thông điệp, và truyền thông điệp là cách chúng tôi kết nối với quốc tế, các cơ quan, cá nhân - cộng đồng, và những mạng lưới xã hội này giúp tạo ra hệ thống an ninh. Giờ, để tôi trình bày ghi chú quan trọng. Đây là bức ảnh của một người lính nước Anh dũng cảm. Anh làm trong đội bảo vệ Scotland. Anh đứng cạnh đồng hồ ở Helmand, miền Nam Afghanistan. Tôi đưa anh ấy vào là để nhắc nhở chúng ta, Tôi không muốn bất cứ ai rời khỏi căn phòng này với suy nghĩ chúng ta không cần dây cáp, quân đội hoàn thiện có thể tạo ra hiệu quả quân sự thực tế. Đó là cốt lõi của việc chúng ta là ai và chúng ta làm gì, và chúng ta làm để bảo vệ sự tự do, tự do ngôn luận, tất cả những thứ chúng ta trân trọng trong xã hội. Nhưng, bạn biết đó, cuộc sống không phải công tắc điện. Bạn không phải nhờ vào quân đội để hoặc là trong trận chiến gian nan hoặc là doanh trại. Tôi muốn nói rằng cuộc sống là một hộp số. Bạn phải quay số, và như tôi nghĩ về cách chúng ta tạo ra hệ thống an ninh trong thế kỷ 21 này, sẽ có những lúc chúng ta ứng dụng sức mạnh nghiêm khắc trong chiến tranh và khủng hoảng thật sự, nhưng sẽ có nhiều trường hợp, tương tự điều chúng ta nói hôm nay, nơi mà quân đội có thể là một phần của việc tạo ra hệ thống an ninh thế kỷ 21, hợp tác quốc tế, các cơ quan, cá nhân - cộng đồng, kết hợp việc giao tiếp thành thạo. Tôi sẽ tóm tắt điều chúng ta đã nói trước đó về bách khoa toàn thư (Wikipedia). Tôi luôn dùng Wikipedia để tra cứu thông tin về sự kiện, cũng như tất cả các bạn đánh giá Wikipedia không được tạo ra bởi 12 người tài giỏi bị nhốt trong một căn phòng viết báo cáo. Wikipedia, mỗi ngày, hàng chục ngàn người đang nhập thông tin, và mỗi ngày hàng triệu người đang thu hồi thông tin đó. Đây là một hình ảnh hoàn hảo tại một thời điểm cơ bản mà không ai thông minh như những gì chúng ta cùng suy nghĩ. Không một ai, không một đồng minh, không một quốc gia, không ai thông minh như những gì chúng ta cùng suy nghĩ. Tầm nhìn về bài phát biểu của Wikepedia rất đơn giản: một thế giới mà mỗi con người có thể tự do chia sẻ tất cả các kiến thức. Giả thuyết tôi muốn nói là sự phối hợp quốc tế, các cơ quan, cá nhân - cộng đồng, giao tiếp có chiến lược, với nhau, trong thế kỷ 21 này, Chúng ta có thể tạo nên các hệ thống an ninh. Cảm ơn (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng một tin hơi buồn một chút. Năm 2007, 5 năm về trước, Vợ tôi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, giai đoạn IIB. Bây giờ nhìn lại, điều kinh khủng nhất trong chuỗi ngày đó không chỉ là những lần đến bệnh viện-- nơi vợ tôi phải chịu đau đớn, đây là điều dễ hiểu thôi. Đó cũng không phải là cú sốc đầu tiên khi biết rằng cô ấy bị ung thư vú khi mới chỉ 39 tuổi, trong khi gia đình cô ấy không có ai từng mắc phải căn bệnh này. Điều kinh khủng và tồi tệ nhất của toàn bộ sự việc này là khi chúng tôi phải đưa ra hết quyết định này đến quyết định khác về việc phải tiếp tục chịu đau như thế nào. Chúng tôi có nên tiến hành cắt bỏ vú không? Hay nên giải phẫu cắt bỏ khối u ở vú? Có nên sử dụng phương thức chữa trị dồn đập hơn, cho dù mới chỉ giai đoạn IIB? Cùng với việc chấp nhận những tác dụng phụ đi kèm? Hay là nên áp dụng phương pháp ít "hung hăng" hơn? Và những điều này được đè nặng lên chúng tôi bởi các bác sĩ. Bây giờ, các bạn có thể thắc mắc, tại sao các bác sĩ lại làm vậy? Và một câu trả lời đơn giản là, Họ làm như vậy vì muốn tự bảo vệ mình tránh khỏi rắc rối về pháp lý. Tôi nghĩ đây là điều quá đơn giản. Đó đều là những bác sĩ tốt, một số họ thậm chí còn trở thành những người bạn rất thân thiết với chúng tôi. Họ có thể đơn giản chỉ làm theo sự khôn ngoan được đúc rút từ nhiều năm trải nghiệm, câu châm ngôn này [nói rằng] khi phải ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng, tốt nhất là hãy chịu trách nhiệm, tốt nhất là giữ sự kiểm soát, tốt nhất là ngồi đằng sau vô lăng. Và chúng tôi chắc chắn là đang ngồi sau tay lái, để đưa ra quyết định, và hãy để tôi cho các bạn biết, nếu một vài người trong số các bạn đã từng ở trong hoàn cảnh đó, thì đó là cảm giác kinh khủng và tồi tệ nhất. Điều khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi tự hỏi rằng, liệu có một hiệu lực nhất định nào cho châm ngôn này không, rằng khi phải đưa ra quyết định, tốt nhất là tự mình lái xe, tự chịu trách nhiệm và tự kiểm soát? Hay là có những hoàn cảnh nào khác mà chúng ta tốt hơn hết là ngồi ở ghế hành khách và để người khác lái xe? Ví dụ, một nhà cố vấn tài chính đáng tin cậy, có thể trở thành một bác sĩ tài ba, vv. Và từ khi tôi nghiên cứu về quá trình con người đưa ra quyết định, Tôi đã nói rằng, tôi sẽ tiến hành một vài nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Và tôi sẽ chia sẻ một trong những nghiên cứu đó với các bạn ngày hôm nay. Hãy tưởng tượng rằng tất cả các bạn ngồi đây đều là người tham gia vào nghiên cứu. Tôi muốn nói với các bạn rằng những gì bạn sắp làm trong nghiên cứu này là bạn sẽ uống một cốc trà. Nếu bạn hỏi tại sao, tôi sẽ cho các bạn biết lý do trong một vài giây nữa. Các bạn sẽ phải giải một loạt các bài toán đố, và tôi sẽ cho các bạn xem những ví dụ về các bài toán đố này ngay sau đây. Và các bạn giải được càng nhiều câu đố, các bạn càng có nhiều cơ hội giành được giải thưởng. Bây giờ, tại sao các bạn phải uống trà? Tại sao? Bởi vì điều đó mang lại nhiều ý nghĩa. Để giải câu đố một cách hiệu quả, nếu các bạn suy nghĩ về nó, đầu óc của các bạn cần hoạt động ở hai trạng thái cùng một lúc. Đúng không? Nó cần phải được thức tỉnh điều mà chất caffein đã làm rất tốt. Cùng lúc đó, nó cần phải được giữ ở trạng thái bình tĩnh Không kích động, bình tĩnh. Điều mà hoa cúc đã làm rất tốt. Bây giờ hãy trở lại với kiểu thiết kế tương tác giữa các đối tượng, thiết kế AB, bài kiểm tra AB. Vậy nên điều mà tôi sắp làm là ngẫu nhiên chọn các bạn vào một trong hai nhóm. Vì thế hãy tưởng tượng rằng có một đường kẻ ảo ở đây, do đó tất cả những người ngồi đây sẽ ở nhóm A, những người ngồi kia sẽ ở nhóm B. Bây giờ, dành cho các bạn, những gì tôi sẽ làm là tôi sẽ chỉ cho các bạn hai cốc trà này, và tôi sẽ yêu cầu các bạn chọn cốc trà cho mình. Các bạn có thể tự quyết định, những gì diễn ra trong đầu các bạn sẽ là: Được thôi, tôi sẽ chọn cốc trà có caffein, tôi sẽ chọn cốc trà hoa cúc. Vì thế các bạn sẽ là người chịu trách nhiệm, các bạn sẽ nắm quyền kiểm soát, các bạn sẽ ngồi vào ghế lái. Còn các bạn ở đây, tôi sẽ chỉ cho các bạn hai cốc trà, tuy nhiên các bạn không có quyền lựa chọn. Tôi sẽ đưa cho các bạn một trong hai cốc này, và hãy nhớ rằng, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một trong hai cốc trà để đưa cho các bạn. Và các bạn biết điều đó. Do đó, nếu các bạn nghĩ về nó, thì đây là một tình huống hơi phi thực tế một chút. bởi trên thực tế, bất cứ khi nào bạn ngồi vào ghế hành khách, thường là khi bạn đi với một người lái xe mà bạn tin tưởng, một chuyên gia,vv. Vì thế đây là một ví dụ hơi quá. Bây giờ, tất cả những điều các bạn cần làm là thưởng thức trà. Vì thế, hãy tưởng tượng rằng bây giờ các bạn đang uống trà, chúng ta sẽ chờ cho đến khi các bạn uống xong. Chúng ta sẽ đợi thêm năm phút nữa cho các chất trong nước trà bắt đầu phát huy tác dụng Bây giờ, các bạn sẽ có 30 phút để giải 15 câu đố. Đây là một ví dụ về câu đố mà các bạn sẽ phải tìm lời giải. Có khán giả nào muốn thử không? (Khán giả: Linh mục) Baba Shiv: Ồ! Được, thật tuyệt. Vâng, những gì chúng tôi sẽ làm nếu biết bạn sẽ giải được câu đố với tư cách là người tham dự, là xác định lại từ trước độ khó của câu hỏi tùy theo chuyên môn của bạn. Bởi chúng tôi muốn câu đố phải thật khó. Đây là những câu hỏi khó bởi vì bản năng đầu tiên của bạn sẽ là thốt lên "hoa tulip" và sau đó bạn phải suy nghĩ thêm để tìm ra câu trả lời đúng. Đúng không? Vậy nên những điều này đã được điều chỉnh theo mức độ chuyên môn của bạn. Bởi chúng tôi muốn câu hỏi thật khó và tôi sẽ cho bạn biết vì sao ngay lập tức Còn đây là một ví dụ khác. Có ai muốn tham gia không? Câu này khó hơn nhiều. (Khán giả: Lên tàu) BS: Vâng, òa. Được rồi. Vâng, đây lại là một câu khó. Bạn sẽ nói "kambar" và rồi bạn lại nghĩ "nhà chế tạo" và tất cả những thứ đó, và rồi bạn sẽ tìm được đáp án đúng. Được rồi, vì thế bạn có 30 phút để giải 15 câu đố này. Bây giờ, câu hỏi chúng tôi đưa ra là xét về kết quả thu được, xét về số lượng câu đố được giải đáp, nếu là người cầm lái liệu bạn sẽ giải được nhiều câu đố hơn, bởi vì bạn là người nắm quyền kiểm soát, bạn có thể quyết định cốc trà nào mình sẽ chọn, hay là tốt hơn hết, nếu tính theo số lượng câu đố giải được? Và những gì theo hệ thống mà chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy sắp tới đây trải qua một loạt nghiên cứu, đó là bạn, với tư cách là hành khách, mặc dù cốc trà được chọn để đưa cho bạn một cách ngẫu nhiên, cuối cùng lại sẽ giải được nhiều câu đố hơn những người kia, những người lái xe. Chúng ta cùng xem một ví dụ khác, và đó là, các bạn ở đây không chỉ giải được ít câu đố hơn, mà các bạn cũng không thấy nhiệm vụ thú vị. Ít nỗ lực hơn, các bạn ít kiên trì hơn và vân vân. Vậy làm sao biết được điều đó? Chúng tôi có hai cách đo khách quan. Thứ nhất, theo thời gian, trung bình, mà các bạn cố gắng giải những câu đố này? Các bạn sẽ dành ít thời gian hơn so với nhóm còn lại. Thứ hai, khi có 30 phút để giải những câu đố này, liệu các bạn sẽ dùng toàn bộ 30 phút hay sẽ bỏ cuộc trước khi hết 30 phút quy định? Các bạn sẽ có xu hướng từ bỏ trước thời hạn 30 phút nếu so với các bạn ở đây. Vậy nên, các bạn sẽ bỏ ra ít hơn những nỗ lực, và vì thế kết quả sẽ là: ít câu đố được giải hơn. Bây giờ, điều đó mang chúng ta đến việc tại sao tình trạng đó lại xảy ra? Và trong hoàn cảnh nào chúng ta sẽ nhận được kiểu kết quả tương tự khi mà hành khách lại thực hiện công việc tốt hơn người lái xe? Tất cả những điều này xảy ra khi bạn phải đối mặt với điều mà tôi gọi là INCA. Đó là từ viết tắt của bản chất của phản hồi mà bạn nhận được sau khi đưa ra quyết định. Nếu bạn nghĩ về nó, trong nhiệm vụ giải câu đố đặc biệt này, điều này có thể xảy ra trong đầu tư chứng khoán, vốn rất biến động ở ngoài kia, đó có thể là một tình huống y học phản hồi ở đây là ngay lập tức. Bạn biết rõ phản hồi cho dù bạn có giải được câu đố hay không. Đúng không? Thứ hai, nó mang tính tiêu cực. Hãy nhớ, mọi thứ đều chĩa mũi dùi vào bạn. Nếu xét về độ khó của những câu đố này. Và điều này xảy ra trong lĩnh vực y tế. Ví dụ, khi mới bắt đầu việc chữa trị, mọi thứ đều trong tình trạng tồi tệ, những phản hồi ấy, trước khi chúng dần trở nên tích cực hơn. Đúng không? Điều này cũng xảy ra trong thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán luôn biến động, mang lại những phản hồi tiêu cực và tức thì. Và phản hồi trong tất cả các trường hợp này đều rất cụ thể. Chẳng có gì là nước đôi, nhập nhằng cả; bạn biết rõ rằng liệu mình có giải được câu đố hay không. Bây giờ, thêm một yếu tố nữa, bên cạnh tính tức thì tiêu cực, cụ thể, đó là giờ đây bạn phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Thế nên bạn sẽ làm gì? Bạn tập trung vào lựa chọn đã bị bỏ qua. Bạn nói, bạn biết không? (Cười) Điều đó khiến bạn nghi ngờ quyết định của mình, làm giảm đi sự tin tưởng mà bạn đặt vào nó, làm giảm đi sự tự tin khi bạn thực hiện hành động, mà ở đây nghĩa là giải đáp các câu đố. Và vì vậy ít hơn những nỗ lực được đặt vào nhiệm vụ này, càng ít câu đố được giải hơn, kết quả đạt được sẽ càng kém thuận lợi hơn nếu so với các người chơi khác. Và điều này có thể xảy ra trong lĩnh vực y tế, nếu bạn nghĩ về nó. Đúng không? Ví dụ như một bệnh nhân ở vị trí cầm lái. Ít hứng thú, nỗ lực hơn, điều đó khiến cô ấy hoặc anh ấy rơi vào tình trạng chậm hồi phục sức khỏe hơn, tuy nhiên đây là điều thường được mọi người ủng hộ (để bệnh nhân nắm quyền quyết định). Bạn có thể không đồng ý với nó. Và vì vậy, có những lúc bạn phải đối mặt với tình trạng INCA, khi mà những phản hồi mang tính tức thì, tiêu cực, cụ thể, và bạn ý thức được việc mình phải chịu trách nhiệm với chính những lựa chọn của mình, Đây là lúc tốt hơn hết bạn nên ngồi vào ghế hành khách và để cho người khác lái xe. Bây giờ, vì tôi đã bắt đầu bằng một tin xấu. Tôi muốn kết thúc bằng một tin vui vẻ hơn. Đến nay đã là 5 năm, hơn 5 năm, và tin tốt là, nhờ Chúa, căn bệnh ung thư của vợ tôi đã thuyên giảm. Và tất cả mọi thứ đều kết thúc tốt đẹp, nhưng một điều tôi chưa đề cập đến đó là ngay từ lúc bắt đầu chữa trị, tôi và vợ quyết định rằng chúng tôi sẽ ngồi ở hàng ghế hành khách. Và điều đó đã tạo nên một sự khác biệt lớn nếu xét về sự thanh thản đầu óc mà nó mang lại, chúng tôi có thể tập trung vào quá trình phục hồi của cô ấy. Chúng tôi đã để cho các bác sĩ quyết định tất cả, để họ ngồi vào ghế lái. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Khắp nước Mỹ, nhận thức xã hội đang lớn dần rằng quấy rối và bạo hành tình dục đang xảy ra quá phổ biến trong nhiều cơ quan tổ chức của chúng ta. Chúng thường xảy ra mà không có bất cứ ai chịu trách nhiệm. Kết quả là, phong trào Me Too ra đời, và nạn nhân khắp nơi lên tiếng yêu cầu sự thay đổi. Sinh viên tập hợp để chống lại bạo hành tình dục trong trường. Các nghị sĩ yêu cầu Quốc hội tái cơ cấu quân đội, và từ ngôi sao Holywood cho đến nhân viên bảo vệ đều lên tiếng về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đây là điểm bùng phát, là thời điểm một phong trào xã hội có thể tạo ra một thay đổi pháp lý lâu dài nhưng chỉ khi ta thay đổi chiến lược. Thay vì đi từ cơ quan này đến cơ quan khác đấu tranh để được cải cách, giờ là lúc nhắm tới Hiến pháp. Hiện tại, Hiến pháp Mỹ cơ bản không bảo vệ cho nạn nhân bị bạo lực giới như tấn công tình dục, bạo hành gia đình hoặc bị bám đuôi. Đặc biệt, Hiến pháp sửa đổi lần thứ 14, đã cấm chính phủ tiểu bang ngược đãi công dân của bang đó, không yêu cầu chính phủ tiểu bang phải can thiệp khi các nhóm tư nhân ngược đãi công dân của bang. Điều đó có ý nghĩa gì trong đời thực? Nó có nghĩa là khi một phụ nữ gọi cảnh sát từ nhà mình, lo sợ rằng có người đột nhập định tấn công cô ấy, cô ấy không có quyền được tiểu bang bảo vệ. Không những cảnh sát có thể không trả lời, cô ấy còn không được can thiệp bởi biện pháp pháp lý nếu xảy ra hậu quả mà đáng ra có thể ngăn chặn. Sao lại có thể như vậy? Đó là bởi vì theo lý thuyết thì tiểu bang hoạt động nhân danh toàn bộ công dân nói chung, chứ không phải vì một cá nhân đặc biệt nào. Lỗ hổng trong hiến pháp này mâu thuẫn trực tiếp với luật quốc tế, Nó yêu cầu các quốc gia phải can thiệp, và bảo vệ công dân khỏi bạo lực giới gây ra bởi các nhóm cá nhân như là một quyền con người. Thay vì yêu cầu can thiệp, thì Hiến pháp của ta lại buông lỏng nên các bang từng có phân biệt đối xử một cách hệ thống đều bỏ mặc các nạn nhân mà không có biện pháp khắc phục. Không giống những gì bạn thấy trên chương trình Luật pháp & Trật tự, sự công bằng thật hiếm hoi với nạn nhân bạo lực giới Thậm chí, trong những ca hiếm hoi này, người ta chọn thực thi luật. Nạn nhân không có quyền trong suốt quá trình hình sự. Bạn thấy đấy, các nạn nhân không phải là một phần của vụ án hình sự. Đúng hơn, họ là nhân chứng, cơ thể của họ là bằng chứng. Việc truy tố không đại diện cho quyền lợi của nạn nhân. Hơn thế, nó đại diện cho quyền của tiểu bang đó. Và tiểu bang có quyền loại bỏ các cáo buộc hình sự, đưa ra những lời biện hộ lỏng lẻo. mặt khác, loại bỏ tiếng nói của nạn nhân khỏi quá trình tố tụng, Lại là bởi vì, theo lý thuyết thì tiểu bang đại diện cho quyền lợi toàn bộ công dân nói chung, và không vì riêng một công dân nào cả. Bất chấp lỗ hổng trong hiến pháp này, một số nạn nhân của bạo lực giới đã tìm sự bảo vệ trong luật Dân Quyền liên bang, ví dụ ở mục IX. Mục IX không phải chỉ là về thể thao. Hơn thế, nó nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt giới, bao gồm cả bạo lực và quấy rối tình dục trong các chương trình giáo dục được liên bang tài trợ. Dù mục tiêu ban đầu chỉ là sự phân biệt giới tính trong tuyển sinh, mục IX đã phát triển theo giời gian để yêu cầu các cơ sở giáo dục can thiệp và giải quyết bạo lực giới gây ra bởi các bên nhất định, như khi giáo viên, học sinh hoặc khách thăm phạm tội tấn công tình dục hoặc quấy rối tình dục. Điều này có nghĩa là qua mục IX, những người tìm cách tiếp cận giáo dục được bảo vệ khỏi bạo lực giới theo cách mà không có trong luật pháp. Chính mục IX yêu cầu các cơ sở giáo dục phải làm báo cáo về bạo lực giới thật nghiêm túc không thì sẽ bị truy tố. Và thông qua các vụ kiện cấp trường, mục IX tiến xa hơn, đi đến trao quyền bình đẳng cho nạn nhân trong suốt quá trình ở trường, nghĩa là các nạn nhân có thể đại diện cho lợi ích của họ suốt quá trình tố tụng, thay vì dựa vào các cơ sở giáo dục làm điều đó. Và điều đó thực sự rất quan trọng, bởi các cơ sở giáo dục có xu hướng làm lơ trước vấn đề bạo lực giới, khá giống với hệ thống tư pháp hình sự của ta hiện nay Trong khi Quyền công dân bảo vệ số ít nạn nhân, cái ta muốn là nó phải bảo vệ tất cả nạn nhân. Thay vì đi hết cơ quan này đến cơ quan khác, đấu tranh để cải cách ở trường học, quân đội, nơi làm việc, Đã đến lúc nhắm thẳng tới Hiến pháp và thông qua Luật sửa đổi về Quyền Bình đẳng. Được đề xuất lần đầu năm 1923, Luật sửa đổi về Quyền Bình đẳng sẽ bảo đảm bình đẳng giới theo luật, và khá giống với mục IX về trường học, sửa đổi hiến pháp đó sẽ yêu cầu các tiểu bang can thiệp và giải quyết bạo lực giới như là một hình thức cấm phân biệt giới. Dù không được thông qua vào những năm 1970, Luật sửa đổi về Quyền Bình đẳng vẫn được thực thi tại ba tiểu bang. Và trong năm qua, ít nhất một trong số những bang này đã phê chuẩn nó, vì chúng ta đã sống trong thời đại chính trị khác. Từ Tháng Ba Phụ nữ tới phong trào #MeToo, chúng ta đã vun đắp ý chí chính trị ở người dân, điều rất cần để tạo ra thay đổi pháp lý lâu dài. Là luật sư bảo vệ quyền nạn nhân đang đấu tranh vì tương lai bình đẳng cho những nạn nhân sống sót khắp đất nước này và cũng là một nạn nhân như thế, tôi không ở đây để nói: "Thế là hết." Tôi ở đây để nói: "Đã đến lúc rồi đó". Đã đến lúc nhận lấy trách nhiệm lên tiếng sau bạo lực giới. Đã đến lúc thông qua Luật sửa đổi về Quyền Bình đẳng, chỉ có vậy hệ thống pháp luật của chúng ta mới có thể trở nên bình đằng, và phong trào #MeToo, cuối cùng, cũng được khép lại. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đừng ngạc nhiên khi điện thoại của chúng ta có thể nhìn thế giới như cái cách mà chúng ta vẫn làm, như là khi chúng ta đi vòng quanh chỉ điện thoại vào bất cứ thứ gì và sau đó để nó nhận dạng hình ảnh và vật thể như bộ não con người, và sau đó lấy thông tin từ một thư viện vô tận của kiến thức kinh ngiệm hoặc ý tưởng vâng, theo lẽ thường thì nó được xem như là một dạng khoa học viễn tưởng nhưng giờ đây chúng ta tiến về một thế giới nơi mà điều đó thực sự trở nên khả thi. nên cách tốt nhất để giải thích nó là cứ đưa nó ra. Người mà bạn thấy ở kia là Tamara, người đang giữ chiếc điện thoại của tôi, đang được kết nối. Vậy để tôi bắt đầu với cái này Cái mà chúng ta thấy ở đây là một bức tranh của nhà thơ vĩ đại Rabbie Burns, và nó nhừng như chỉ là một bức tranh bình thường nhưng nếu bây giờ chúng ta xoay bức tranh vào chiếc điện thoại, cho chạy các phần mềm, bạn có thể thấy , một cách hết sức ấn tượng, những thứ mà Tamara đang nhìn thấy trên màn hình và khi cô ấy chỉ vào bức hình đó, một điều kỳ diệu xảy ra. (cười) (tiếng kèn túi) (tiếng kèn túi) (tiếng vỗ tay) (tiếng kèn túi) Giọng nói: Giờ đây, những ánh chớp nhấp nháy trên sườn đồi đầy hoa... Mattt Mills: Bây giờ, điều thực sự tuyệt vời ở nó là, không có trò bịp nào ở đây cả. Không có có bất cứ thứ gì đụng đến bức tranh. và điều tuyệt vời là công nghệ này thực sự cho phép điện thoại có thể nhìn và hiểu nhiều như là cách bộ não người hoạt động Không chỉ có thế, như khi tôi di chuyển bức tranh, nó sẽ theo dõi theo và làm cho nội dung liền mạch Một lần nữa, điều khó tin của thiết bị này đó là chúng thực sự có thể trở nên tiên tiến như thế nào Tất cả quá trình để làm điều đó thì đều đã được hoàn thành trên bản thân thiết bị. Bây giờ, cái này có thể được ứng dụng ở khắp mọi nơi, cho dù là những tác phẩm nghệ thuật ở bảo tàng, như bạn vừa chứng kiến hoặc trong thế giới của, cứ cho là, quảng cáo hay là báo giấy đi. Vì thế một tờ báo sẽ trở nên lỗi thời ngay khi nó mới vừa được in ra Và đây là tờ báo của buổi sáng hôm nay và chúng ta có vài tin về Wimbledon, điều đó thật tuyệt Bây giờ, điều chúng ta làm là để nó vào trước tờ báo và ngay lập tức ta có được bảng tin Giọng nói:...,Trên sân cỏ, điều quan trọng là bạn phải thích nghi và bạn, bạn phải mềm dẻo, bạn phải sẵn sàng thay đổi phương hướng trong chưa đầy 1 giây và cô ấy đã làm được tất cả những điều trên. Cô đã dành được giành hiệu này MM: Và đó là mối liên kết của nội dụng số với một thứ gì đó vật chất mà chúng ta gọi là "hào quang", và tôi sẽ sử dụng một thuật ngữ đó một ít trong suốt cuộc nói chuyện của chúng ta Cho nên, điều tuyệt vời của nó là nó không chỉ nhanh hơn, tiện lợi hơn để lấy thông tin từ thế giới thực, mà sẽ có những lúc, việc sử dụng phương pháp này cho phép bạn có thể phô bày thông tin theo một cách mà trước đây chưa bao giờ là có thể. Cái mà tôi đang có ở đây là một đầu router không dây Một đồng nghiệp người Mỷ của tôi đã nói với tôi rằng tôi phải gọi nó là router để mà mọi người ở đây có thể hiểu - (cười) - đây là thiết bị. và bây giờ điều mà tôi có thể làm là, thay vì ngồi đọc hướng dẫn sử dụng trên mạng, tôi chỉ đơn giản là chỉ vào nó thiết bị đã được nhận dạng và sau đó-- Giọng nói: Bắt đầu bằng việc kết nối dây cáp ADSL màu xám. Sau đó kết nối với nguồn. Cuối cùng, dây cáp ethernet màu vàng Chúc mừng. Bạn đã hoàn tất cài đặt. (cười) MM: Tuyệt vời. Cảm ơn (tiếng vỗ tay) Công trình tuyệt vời để khiến điều đó thành hiện thực đã được thực hiện ở đây tại U.K bởi các nhà khoa học tại Cambridge, và họ làm việc trong các văn phòng của chúng ta, và tôi có ở đây một bức ảnh đáng yêu của họ Không phải tất cả họ đều đứng được lên sân khấu, nhưng chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hào quang của họ, họ đây rồi. chúng không thật sự linh hoạt (cười) tôi đã nói rồi mà, đây là bản thử tư. (cười) Được rồi. Vậy là chúng ta đang nói về Cambridge, hãy chuyển sang sự cải tiến của công nghệ, bởi vì kể từ khi chúng ta đưa công nghệ này vào trong điện thoại di động cách đây chưa đến 12 tháng , tốc độ và tiến trình trong những thiết bị này đã phát triển tới một tỉ lệ hết sức kinh ngạc, và đó có nghĩa là bây giờ tôi có thể đem theo một rạp chiếu phim chất lượng với chế độ 3D và đặt chúng trong cái thế giới xung quanh tôi tôi có một cái ở đằng này. Tamara, cô có thể bật nó lên không? (Nhạc) (Tiếng khủng long gầm) (cười) MM: tôi nên nhảy qua nó (Nhạc) (Tiếng khủng long gầm) (Tiếng vỗ tay) Nào, sau những niềm vui, đến những khía cạnh tình cảm hơn của những việc chúng tôi làm, bởi vì một cách hiệu quả, công nghệ này cho phép bạn thấy thế giới bằng con mắt của người khác, và cho người đó có thể dành một ít thời gian và lưu trữ nó một cách hiệu quả và đánh dấu nó bằng một thứ vật chất nào đó tồn tại trong thế giới thực Điều tuyệt vời nữa của nó là nó miễn phí Nó mở, nó có sẵn cho tất cả mọi người, và những nhà giáo dục đã thực sự áp dụng nó vào giáo dục vì vậy chúng ta có những giáo viên đã gắn thẻ lên sách giáo khoa, giáo viên đã gắn thẻ lên phòng học và một ví dụ tuyệt vời của nó là một ngôi trường ở UK Tôi có một bức hình ở đây từ video, và chúng ta sẽ cho chạy nó Giáo viên: Hãy xem điều gì xảy ra (Những đứa trẻ nói chuyện) cứ tiếp tục như thế nhé. Đứa trẻ: TV (phản ứng của đứa trẻ) Đứa trẻ: Trời đất ơi. Giáo viên: Bây giờ thì chuyển sang bên kia, xem chuyện gì xảy ra nào. Di chuyển ra khỏi nó và trờ về lại với nó Đứa trẻ: Ồ, nó thật là tuyệt. Giáo viên: và sau đó, em có lại được nó chưa? -- Đứa trẻ: Trời đất ơi! Làm sao cô làm được như vậy? Đứa trẻ thứ hai: Nó là ảo thuật. (Cười) MM: (cười) Nó không phải là ảo thuật Mọi người đều có thể làm được như vậy và thực chất tôi sẽ chỉ cho bạn việc thực hiện nó dễ như thế nào bằng cách làm ngay bây giờ. Tôi sẽ gọi nó, đại loại là, một làn sóng người trong sân vân động chúng ta sẽ bắt đầu từ phía bên này của căn phòng. đếm đến ba, và di chuyển qua bên kia. Tamara, cô đã ghi hình lại chưa? Được rồi, tất cả các bạn sẵn sàng rồi chứ? Một, hai, ba. Bắt đầu! Khán giả: whooooooo! MM: Các bạn rất là giỏi về mặt này (cười) Được rồi. Bây giờ thì chúng ta sẽ quay trở lại ứng dụng Aurasma, và điều mà Tamara sẽ làm là đánh dấu thẻ đoạn video mà chúng ta vừa thực hiện vào trên huy hiệu của tôi, để tôi có thể ghi nhớ về nó mãi mãi. Bây giờ, chúng ta có rất nhiều người đã thực hiện điều này, và chúng ta đã nói một ít về khía cạnh giáo dục. Về khía cạnh cảm xúc, chúng ta có những người làm việc như là gửi bưu thiếp và thiệp giáng sinh về cho gia đình họ với một mẩu tin nhắn trên đó. Chúng ta có hai người, ví dụ, sử dụng không gian bên trong khoang động cơ của một chiếc xe cũ và gắn thẻ lên các bộ phận khác nhau của động cơ cho nên nếu như bạn bị mắc kẹt ở đâu đó và bạn muốn tìm hiểu thêm về chúng bạn có thể chỉ vào nó và tìm ra thông tin. Chúng ta đã rất, rất quen thuộc với Internet Trong vòng 20 năm nay trở lại đây, nó đã thực sự thay đổi cái cách mà chúng ta sống và làm việc, và cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới và điều tuyệt vời là chúng ta sẽ nghĩ đây là một hệ biến hóa tiếp theo bởi vì bây giờ theo nghĩa đen, chúng ta có thể lấy được nội dung mà chúng ta chia sẻ, chúng ta khám phá, và chúng ta thưởng thức và làm cho nó trở thành một phần của thế giới xung quanh mình. Hoàn toàn miễn phí để tải ứng dụng này về. Nếu như bạn có một kết nối Wi-Fi tốt hoặc 3G, quá trình cài đặt sẽ rất, rất nhanh. Ồ, đây rồi. Chúng ta có thể lưu nó lại. Chỉ cần một phần nhỏ của tiến trình để biến đổi hình ảnh mà chúng ta vừa ghi lại thành một dạng dấu tay kỹ thuật số và điều tuyệt vời là, nếu như bạn là một nguời dùng chuyên nghiệp, --cho nên , một tờ nhật báo -- những công cụ khá tương đồng với cái mà chúng ta vừa sử dụng để chứng minh điều này. Điều khác biệt duy nhất là bạn có được khả năng thêm vào liên kết và nhiều nội dung hơn. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Tamara Roukaerts: Chúng ta sẵn sàng rồi. MM: Được rồi. Vậy, tôi đã nói là chúng ta đã sẵn sàng, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể chỉ vào bức hình, và đây rồi MM trên video: Một, hai, ba. Đi! MM:Tốt lắm. Chúng ta đã là Aurasma. Cảm ơn các bạn. (tiếng vỗ tay) Frugal Digital đơn giản là một nhóm nghiên cứu nhỏ tại C.I.D. nơi chúng tôi tìm kiếm những tầm nhìn mới giúp tạo ra một xã hội kỹ thuật số toàn diện. Đó là điều chúng tôi đang theo đuổi. Chúng tôi làm điều này vì chúng tôi tin rằng công nghệ phần mềm ngày nay chủ yếu xoay quanh nền văn hoá của sự dư thừa. Đó là một dụng cụ hiệu quả nhất, nhanh nhất và đáng kinh ngạc nhất mà bạn có thể có được, trong khi hai phần ba thế giới gần như không thể tiếp cận được điều căn bản nhất của công nghệ này để giải quyết những nhu cầu sống tối thiểu bao gồm chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tất cả những vấn đề tương tự. Trước khi bắt đầu, tôi muốn kể một câu chuyện về một người đàn ông tôi đã gặp ở Mumbai. Tên anh ta là Sathi Shri. Anh ấy là một người đặc biệt với việc khởi nghiệp của mình. Anh ta điều hành một cửa hàng nhỏ nằm tại một con con phố hẹp của Mumbai. Cửa hàng tuy chỉ vỏn vẹn trong 10 mét vuông, nhưng đã làm được rất nhiều điều. Tôi đã không thể tin vào mắt mình khi tôi tình cờ gặp anh ấy. Về cơ bản, anh ấy cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến thanh toán và đặt vé hay những nghiệp vụ ta cần lên mạng thực hiện, anh ấy cung cấp các dịch vụ này offline, và kết nối vào thế giới kĩ thuật số. Quan trọng là, anh ấy kiếm tiền từ bán những phiếu giảm giá điện thoại, bạn biết đấy, cho các thuê bao trả trước. Nhưng, ở phía sau, anh ta có một góc nhỏ cùng với một vài nhân công nơi họ có thể sửa hầu như tất cả mọi thứ. Bạn có thể mang điện thoại hay bất kì vật gì ra đó, họ sẽ sửa chúng. Khá là khó tin vì tôi đã mang iPhone của mình tới đó, và anh ấy đã nói, "Anh muốn nâng cấp nó?" "Vâng" (cười) Tôi hơi hoài nghi, nhưng rồi quyết định đưa cho anh ấy cái Nokia thay vì iPhone. (cười) Nhưng tôi đã thực sự ngạc nhiên với kỹ thuật đảo ngược này và khi biết điều đó được thực hiện trong khoảng không gian hai mét nhỏ hẹp này. Họ tìm ra mọi thứ cần thiết để tháo từng phần riêng, viết lại mạch điện, thay đổi phần mềm làm mọi thứ bạn muốn, và họ có thể sửa rất nhanh bất cứ thứ gì. Bạn đưa cho họ điện thoại vào sáng nay và có thể lấy vào ngay sau giờ ăn trưa, điều đó đúng là không thể tin được. Chúng tôi thắc mắc liệu đây là một hiện tượng cục bộ hay là hiện tượng toàn cầu? Dần dần, chúng tôi bắt đầu hiểu và nghiên cứu một cách hệ thống hệ thống sửa chữa này thực sự là gì, vì điều này đang xảy ra không chỉ ở một góc đường ở Mumbai. Nó diễn ra trên khắp đất nước. Thậm chí ở cả Châu Phi, cụ thể là thị trấn Cape mà chúng tôi đang nghiên cứu. Thậm chí ở Doha, tôi đã tìm thấy một góc nhỏ nơi bạn có thể sửa đồng hồ treo tường hay đồng hồ đeo tay, và còn nhiều góc nhỏ khác. Điều đó không dễ dàng chút nào. Khi tự trải nghiệm bạn sẽ tin điều tôi nói. Nhưng điều gì tạo nên việc này? Đó là toàn bộ hệ sinh thái của những bộ phận và thiết bị có giá trị thấp được sản xuất trên toàn thế giới, và sau đó được phân bố lại để phục vụ ngành công nghiệp này, và thậm chí bạn có thể mua phần phế thải. Về cơ bản, các bạn không cần phải mua các món hàng mới. Bạn có máy tính cũ đã được tháo rời ra, và bạn có thể mua thêm phế liệu để lắp ráp lại thành một cấu hình mới. Nhưng phương pháp mới này mang đến cho chúng ta điều gì? Đó quả là câu hỏi, bởi đây là một phần của các xã hội không có đủ tài nguyên. Nhưng đây là một mô hình thú vị. Có nghề thủ công truyền thống, và sau đó có những nghề thủ công công nghệ Gọi nó là nghề thủ công nghệ vì nó rất mới mẻ. Không phải là thứ được thiết lập nên. Cũng không phải là một thứ được thể chế hóa. Không được dạy ở trường đại học. mà thông qua truyền miệng, một hệ thống giáo dục không chính thống Chúng tôi đã hỏi: " Ta có thể có được gì từ điều này? Các bạn biết đấy, các giá trị mấu chốt từ điều này là gì?" Quan trọng nhất là văn hóa sửa chữa trong khu vực thật sự tuyệt vời khi nó giúp sản phẩm hay dịch vụ được sửa chữa mà không phải trải qua một hệ thống quan liêu khổng lồ nào. Nó mang đến việc sản xuất giá rẻ điều này thực sự tuyệt, có nghĩa bạn có thể làm được nhiều thứ hơn Và sau đó, quan trọng nhất là, nó đã đưa ra 1 bài toán sản xuất với giá thành thấp. Có nghĩa là bạn có thể cài những thuật toán khá thông minh và nhiều ý tưởng mở rộng vào những thiết bị đơn giản. Vì vậy chúng tôi gọi đây là ngành công nghiệp silicon. Cơ bản đây chính là hệ thống hoặc mô hình trước khi cách mạng công nghiệp tái diễn theo một cách hoàn toàn mới tại những cửa hàng kĩ thuật nhỏ ở những đất nước đang phát triển. Chúng ta đang chơi đùa với ý tưởng này và tự hỏi "Làm gì với ý tưởng này đây? Có thể tạo sản phẩm hay dịch vụ từ đây không?" Một trong số điều đầu tiên ta thực hiện được gọi là một nền văn hóa đa phương tiện. Một hộp đồ ăn trưa. Về cơ bản, một trong những nơi chúng tôi đã nghiên cứu là các trường học ở những nơi hẻo lánh của Ấn Độ. Có một khái niệm tuyệt vời được gọi là trường-một-giáo-viên, nghĩa là một giáo viên kiêm nhiều nhiệm vụ dạy tất cả những gì có trong chương trình. Ngôi trường không chính thống, nhưng lại giáo dục toàn diện. Thứ duy nhất họ không có là tiếp cận tài nguyên. Họ còn không có sách và thậm chí còn không có một chương trình thực sự. Vì vậy chúng tôi đã nói, "Chúng ta có thể giúp gì cho người giáo viên này để họ làm được nhiều hơn?" Làm cách nào để họ tiếp cận thế giới số? Thay vì trở thành người giám hộ thông tin, hãy tạo điều kiện tiếp cận những thông tin này. Vì vậy chúng tôi nói: Những bước cần để trao quyền cho người thầy là gì Làm sao để người thầy tiếp cận với công nghệ kĩ thuật số và làm sao chế tạo thiết bị đa phương tiện với giá thành rẻ để thực hiện và phục vụ tại chỗ?" Vì vậy chúng tôi đã xem xét xung quanh. Chúng tôi đã tìm kiếm ở những siêu thị gần đó, và tự hỏi: "Chúng tôi có thể nhặt những thứ gì ở đây?" Và thứ mà chúng tôi có là 1 chiếc điện thoại nhỏ cùng với một chiếc máy chiếu rất nhỏ và giá trị của chúng vào khoảng 60 đô la. Chúng tôi đã mua một cái đèn pin có bộ pin rất lớn , và một cụm loa nhỏ. Về cơ bản, chiếc điện thoại giúp chúng tôi kết nối với các thiết bị đa phương tiện Nó cho phép chúng tôi lên mạng và tải lên các tài liệu theo các định dạng khác nhau để trình chiếu. Chiếc đèn pin thực sự có ích, với ánh sáng L.E.D, và pin kéo dài sáu tiếng. và hộp đồ ăn trưa chính là nơi phù hợp để đặt mọi thứ vào trong, và vài chiếc loa giúp khuếch đại âm thanh ở một mức đủ lớn. Tin tôi đi, những phòng học nhỏ đó thực sự rất ồn ào. Chúng là những đứa trẻ hét to nhất, và bạn cần lấn át tiếng lũ trẻ. Chúng tôi đã mang những vật này lại cho cửa hàng nhỏ kia nơi tôi đã sửa điện thoại, và điều kì diệu xảy ra. Chúng tôi tháo rời mọi thứ, chúng tôi lắp chúng lại theo một cấu trúc mới, và chúng tôi ghép các phần cứng với nhau, hệ thống đào tạo chàng trai này làm nên điều đó. Sau đó, một hộp ăn trưa-vỏ máy (Vỗ tay) Và chúng tôi tiến hành thực nghiệm một cách hệ thống bởi vì trong thực nghiệm chúng tôi đã học được vài bài học quan trọng, và chúng tôi lặp lại nhiều lần. Một trong những vấn đề chính là dung lượng pin và sạc. Độ sáng là một vấn đề khi ngoài trời có quá nhiều ánh sáng mặt trời. Thường thì trần nhà có lỗ hổng, nên bạn không có đủ bóng tối trong phòng học để làm những điều này. Chúng tôi đã mở rộng ý tưởng, thử nghiệm nhiều lần, và trong phiên bản tiếp theo chúng tôi đã tạo ra một cái hộp có thể hấp thụ năng lượng mặt trời, nhưng quan trọng nhất là nó có thể kết nối với pin xe hơi, vì pin xe hơi là nguồn điện phổ biến ở những nơi chưa có đủ điện sử dụng hoặc nguồn điện thất thường. Và một điều quan trọng nữa là làm cho chiếc hộp này nhận dạng được chiếc USB vì mặc dù có đủ GPRS và mọi thứ ở trên giấy, nhưng trên lý thuyết nó sẽ hiệu quả hơn khi gửi dữ liệu trên USB bằng mail. Có thể mất vài ngày để tới nơi, nhưng ít nhất nó đến đó với sự chính xác cao và chất lượng đáng tin cậy. Nên chúng tôi làm cái hộp này, kiểm tra tới lui, trải qua các bước phức tạp. Nó không chỉ giới hạn ở giáo dục. Loại công nghệ hay hệ thống đo lường có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác, và tôi kể cho bạn thêm một chuyện nữa. Về thiết bị mang tên thước đo sức khỏe. 1 công cụ chăm sóc sức khỏe chúng tôi phát triển. Ở Ấn Độ, có những con người thật đáng kinh ngạc, họ là những nhân viên chăm sóc sức khỏe ASHA. Họ là bộ binh trong hệ thống chăm sóc sức khỏe những người sống ở địa phương và được huấn luyện với những kĩ năng, khái niệm về chăm sóc sức khỏe, và mục đích chính là truyền tải cho mọi người cách để khiến cuộc sống tốt hơn, nhưng vẫn định hướng hoặc đưa ra nhiều lời khuyên giúp chăm sóc sức khỏe một cách phù hợp ? Nhưng về bản chất thì chúng vẫn là dịch vụ giới thiệu Nhưng vấn đề là chúng tôi dần nhận ra sau một chuỗi các nghiên cứu những người đó thật tuyệt vời khi giới thiệu mọi người tới phòng khám gần nhất hoặc hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng, nhưng tại các hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng: luôn có những hàng chờ dài đầy những người, điều này khiến hệ thống quá tải vì sự thiếu hụt của đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị khi đối mặt với một lượng quá lớn bệnh nhân. Mọi chứng bệnh từ cảm lạnh thông thường đến một ca sốt rét nghiêm trọng, đều nhận được sự quan tâm như nhau, và không có sự ưu tiên. Vậy chúng tôi nói: "Hẳn phải có cách tốt hơn để làm điều này." Thế là chúng tôi nói: "Có thể làm gì với nhân viên ASHA giúp họ trở thành một bộ lọc thú vị, nhưng không chỉ là một bộ lọc, mà là một hệ thống chuyển tuyến giúp tải mạng cân bằng, và hướng dẫn bệnh nhân các nguồn chăm sóc sức khỏe khác nhau dựa vào sự ngặt nghèo hoặc độ nghiêm trọng của các trường hợp? Vậy câu hỏi chìa khóa chính là, làm sao để giúp người phụ nữ này? Làm sao giúp cô ấy với những thứ đơn giản không phải chẩn đoán mà sàng lọc tự nhiên để cô ấy ít nhất biết nên khuyên bệnh nhân ra sao? Điều này tạo ra khác biệt lớn trên hệ thống, bởi vì thời gian chờ và quãng đường mà người bệnh cần đi, thỉnh thoảng lên đến 15 ki-lô-mét, đôi khi là đi bộ, để kiểm tra sức khỏe rất bất tiện khi nghĩ rằng nó thực sự giúp đỡ mọi người tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nếu cô ấy có thể làm gì đó thì sẽ thật tuyệt vời. Vì vây, chúng tôi đã đưa thiết bị này vào trong thiết bị y tế. Tôi muốn giới thiệu ngay, bởi vì nó là một quá trình rất đơn giản. Bruno, phiền anh lên đây với chúng tôi. Lên đây nào. (Vỗ tay) Nên điều chúng tôi sẽ làm là đo một vài thông số cơ bản của anh, bao gồm nhịp tim và lượng ôxy trong máu của anh. Hãy đặt ngón cái của anh lên đây. Bruno Giussani: Như thế này? Vinay Venkatraman: Phải. BG: Được. VV: Tôi bắt đầu ngay đây. Mong là nó hoạt động. (Tiếng bíp) Nó kêu bíp, vì dù gì nó cũng là đồng hồ báo thức. Vậy...(Cười) Tôi để nó ở vị trí bắt đầu, và sau đó tôi nhấn nút đọc. (tiếng bíp) Nó đang đọc các thông số của anh đấy . (Tiếng bíp) Và rồi, chiếc kim quay chỉ vào 3 lựa chọn khác nhau. Hãy cùng xem điều gì xảy ra. (Kêu bíp) Bruno, ông có thể về, thực sự đó. BG: Thật tuyệt. Tin tốt cho anh đây. VV: Vậy...(Vỗ tay) Vậy về điều này nếu như chiếc kim, không may, chỉ vào khu vực màu đỏ, chúng tôi sẽ phải vội đưa anh đi viện. May không phải hôm nay. Và nếu chỉ vào khu vực vàng hoặc màu hổ phách, thì có nghĩa là anh cần phải có, nhân viên chăm sóc sức khỏe. Quá trình 3 bước mà có thể cơ bản thay đổi cách thức làm việc của công cụ chăm sóc sức khỏe công cộng ở nhiều lĩnh vực. BG: Cảm ơn cậu vì tin này. VV: Yeah. (Vỗ tay) Vậy, rất ngắn gọn, tôi sẽ chỉ giải thích cho các bạn cách hoàn tất, bởi vì còn có nhiều phần thú vị hơn. Về bản chất, có ba việc được yêu cầu để tạo ra sự chuyển đổi từ anh chàng này sang anh chàng này là một chiếc điều khiển ti vi rẻ tiền mà bạn có thể tìm thấy ở mọi nhà trong ngày hôm nay, vài phần của chuột máy tính, về cơ bản, vài thứ bạn nhặt được có giá rất thấp, và vài phần phải được lập trình trước. Về cơ bản đây là một vi điều khiển cùng với vài bộ phận bổ sung có thể được gửi đến với giá rẻ trên toàn thế giới, và đó là tất cả những thứ được yêu cầu cùng với một chút tài của người thợ địa phương để biến thiểt bị này ra thứ khác. Vậy chúng tôi ngay bây giờ làm vài bài kiểm tra lĩnh vực có hệ thống để cơ bản xác định chắc chắn có những thứ như thế này thật sự làm nên định hướng cho ASHA. Ta làm vài bài kiểm tra liên quan để đối chiếu với thiết bị chuyên nghiệp để có sự đồng ý cho thay đổi có hiệu lực nếu nó có tác động tới cuộc sống của mọi người. Nhưng quan trọng nhất, điều chúng ta cố gắng làm bây giờ là cố gắng mở rộng quy mô, bởi vì có hơn 250,000 nhân viên ASHA là những lính bộ tuyệt vời, và nếu như chúng tôi có thể tặng họ những thứ này, nó chỉ thay đổi cách nền kinh tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng làm việc, và thay đổi cách mà hệ thống thực sự hoạt động, không chỉ ở trong kế hoạch của hệ thống, mà còn ở trong mọi cơ sở, ở cấp độ cao hơn. Chúng tôi hi vọng thực hiện điều này trên diện rộng. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi sẽ kể các bạn nghe về cỗ máy mà tôi nghĩ là tuyệt diệu nhất từng có Đó là một cỗ máy chưa từng được tạo ra tuy nhiên, nó sẽ được tạo ra thôi. Cỗ máy được thiết kế rất lâu trước khi bất kỳ ai biết về máy vi tính. Nếu như bạn biết bất cứ điều gì về lịch sử của máy vi tính, bạn sẽ biết là trong những năm 1930 và 1940, những máy tính đơn giản được tạo ra bắt đầu cho cuộc cách mạng máy tính như ngày nay, có thể bạn đúng, trừ việc bạn đã đoán nhầm thế kỷ. Chiếc máy tính đầu tiên thực sự được thiết kế từ những năm 1830 và 1840, chứ không phải 1930 và 1940. Nó đã được thiết kế, và nhiều phần là nguyên bản, và vài trong số đó được tạo ra ở đây, tại miền nam Kensington. Cỗ máy đã được tạo ra bởi anh chàng tên Charles Babbage. Tôi có cảm giác cực kỳ thân thuộc với Charles Babbage bởi vì tóc của anh ta luôn luôn không được chải như thế này trong mọi bức ảnh. Anh ta là một người giàu có và kiểu như thuộc tầng lớp quý tộc của nước Anh, và vào buổi tối thứ bảy tại Marylebone, nếu bạn là một phần của giới trí thức thời đó, bạn sẽ được mời tới nhà của anh ta dự một buổi dạ hội- và anh ta mời tất cả mọi người: nhà vua, công tước Wellington, và nhiều, nhiều người nổi tiếng - và anh ta sẽ cho bạn xem một trong những cỗ máy cơ khí của mình. Tôi thực sự nhớ kỷ nguyên đó, bạn biết đó, lúc mà bạn có thể đi dạo quanh buổi dạ hội và chiếc máy tính cơ khí thu hút sự chú ý của bạn. Nhưng Babbage, anh ta ra đời vào cuối thế kỷ thứ 18, và là một nhà toán học cực kỳ nổi tiếng. Ông giữ chức vụ mà Newton từng đảm nhiệm tại Cambridge, và gần đây là Stephen Hawking. Ông ít nổi tiếng hơn 2 người họ bởi vì ông có ý tưởng để làm thiết bị máy tính cơ khí và không bao giờ làm cái nào hết. Lý do mà ông không làm bất kỳ cái máy nào, bởi ông là người vô cùng đam mê máy tính. Mỗi lần ông nghĩ ra một ý tưởng, ông ta nghĩ, "Thật là thông minh, mình sẽ bắt tay tạo ra nó. Mình sẽ tiêu cả gia tài vào nó. Mình có một ý tưởng hay hơn. Mình sẽ làm việc này. (Tiếng cười) Và mình sẽ làm điều này." Ông cứ làm vậy cho đến khi Sir Robert Peel, về sau là Thủ tướng, về cơ bản đã đá anh ra khỏi số 10 Downing Street, "đá ra ngoài", những ngày đó, nghĩa là , "Tôi chúc bạn ngày tốt lành, thưa ngài." Thứ ông thiết kế là vật quái dị này, một cỗ máy phân tích. Bây giờ, để bạn hiểu rõ hơn, đây là góc nhìn từ trên xuống. Mỗi vòng tròn là một bánh răng, một chồng bánh răng, và thứ này lớn như một đầu xe lửa hơi nước. Vì vậy, trong suốt buổi nói chuyện này, tôi muốn bạn tưởng tượng về chiếc máy khổng lồ này. Chúng ta đã nghe những âm thanh tuyệt vời mà máy này có thể đã tạo ra. Tôi sẽ nói rõ hơn về cấu trúc của chiếc máy - đó là lý do tại sao đây là cấu trúc máy tính — và cho bạn biết về chiếc máy này, hay còn gọi là máy tính. Vậy hãy nói về bộ nhớ. Bộ nhớ này rất giống như bộ nhớ của một máy vi tính ngày nay, ngoại trừ nó đều được làm từ kim loại, bánh răng chồng bánh răng, cao đến 30 chiếc. Tưởng tượng một thứ có ngần đó bánh răng, hàng trăm và hàng trăm chồng như thế, và họ đánh số lên chúng. Đây là một máy thập phân. Tất cả mọi thứ được xử lý bằng thập phân. Và ông nghĩ đến việc sử dụng nhị phân. Vấn đề với việc sử dụng nhị phân là cái máy có thể sẽ rất cao, và sẽ trông kỳ cục. Nếu vậy thì, nó sẽ lớn vô cùng. Vì vậy, ông sử dụng bộ nhớ. Bộ nhớ là phần này. Bạn sẽ thấy nó trông như thế này. Vật quái dị trên đây là CPU, hay có thể gọi là con chip nếu bạn muốn. Tất nhiên, nó lớn cỡ này. Hoàn toàn bằng cơ khí. Toàn bộ đều là cơ khí. Đây là một hình ảnh một nguyên mẫu trong một phần của CPU đặt ở Bảo tàng Khoa Học. CPU có thể thực hiện bốn chức năng cơ bản của số học-- cộng, nhân, trừ, chia-- đã là một kỳ công trong giới kim loại, nhưng nó cũng có thể làm vài điều mà một chiếc máy tính làm được còn một dụng cụ tính toán thì không: máy này có thể nhìn vào bộ nhớ trong của nó và đưa ra quyết định. Nó có thể thực hiện các lệnh lập trình cơ bản "If ... then" (Nếu...thì) và về cơ bản nó trở thành một chiếc máy tính. Nó có thể tính toán. Nó chỉ không chỉ tính toán mà còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Bây giờ, hãy thử nhìn vào điều này, dừng lại một chút, và nghĩ về con chip của ngày hôm nay, chúng ta không thể nhìn bên trong một con chip bán dẫn vì nó quá nhỏ. Nhưng nếu như bạn muốn, bạn sẽ nhìn thấy một cái gì đó rất, rất giống với thứ này. Trong CPU, có sự phức tạp không tưởng này, và sự đều đặn đáng kinh ngạc này trong bộ nhớ. Nếu bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh kính qua hiển vi điện tử, bạn sẽ thấy điều này. Chúng trông y hệt nhau và nó có một chút ở đằng này, thứ cực kỳ phức tạp Tất cả các cơ chế bánh xe này ở đây vận hành giống một chiếc máy tính, nhưng tất nhiên bạn cần lập trình cho cái này, và dĩ nhiên, Babbage sử dụng công nghệ của thời đó và công nghệ xuất hiện những năm '50, '60 và '70, chính là thẻ đục lỗ. Vật trong ảnh chứa một trong ba phiếu bấm lỗ độc giả trong này, và đây là một chương trình tại Bảo tàng Khoa học, không xa lắm đâu, do Charles Babbage tạo ra, ngồi ở đó — bạn có thể đến xem nó — chờ cho máy được xây dựng. Và không phải chỉ là một trong số những cái này, mà còn có rất nhiều máy nữa. Ông đã chuẩn bị các chương trình dự đoán điều sẽ xảy ra. Bây giờ, lý do họ đã sử dụng thẻ đục lỗ là do Jacquard, tại Pháp, đã tạo ra máy dệt Jacquard, cái đã dệt nên những hoa văn tuyệt vời và được kiểm soát bởi các thẻ đục lỗ, do đó, ông chỉ sử dụng công nghệ của thời này, và như mọi thứ khác ông đã làm, ông đang sử dụng công nghệ của thời đại của mình, những năm 1830, 1840, 1850, những bánh răng, hơi nước, thiết bị cơ khí. Trớ trêu thay, sinh cùng năm với Charles Babbage là Michael Faraday, người đã cách mạng hóa toàn bộ mọi thứ máy phát điện, máy biến áp, các máy tương tự. Babbage, tất nhiên, muốn sử dụng công nghệ đã được chứng minh, là hơi nước và các thứ khác. Bây giờ, ông cần nhiều phụ kiện nữa. Rõ ràng, bây giờ bạn có một chiếc máy tính. Bạn có những tấm thẻ đục lỗ, CPU và bộ nhớ. Bạn cần các phụ kiện để phối hợp. Bạn sẽ không chỉ có vậy, trước hết, bạn đã có âm thanh. Bạn có một cái chuông, vì vậy, nếu có sai sót gì xảy ra hoặc chiếc máy cần bổ trợ thêm thứ gì đó, một cái chuông có thể giúp ích trong chuyện này. Và thực sự đã có một câu lệnh trên thẻ bấm lỗ ghi là "Rung chuông." Vì vậy bạn có thể hình dung ra âm thanh "Ting!" Hãy dừng lại một chút, tưởng tượng mọi loại âm thanh như là, "Click, click, click, click", tiếng động cơ hơi nước,"Ding," đúng không? Rõ ràng, bạn cũng cần một máy in, và tất cả mọi người đều cần một máy in. Đây là hình ảnh của động cơ in ấn cho một chiếc máy khác của ông ấy, chiếc máy có tên Động Cơ Khác Biệt 2, mà ông không bao giờ tạo ra, nhưng Bảo tàng Khoa học thì có triển lãm trong những năm 80 và 90. Toàn bộ đều là cơ khí, một lần nữa, một máy in. Nó chỉ in số, bởi vì ông ấy bị ám ảnh với những con số, nhưng nó cũng in trên giấy, và nó thậm chí còn in được chữ, vì vậy, nếu bạn xem đến cuối dòng, nó sẽ như thế này. Bạn cũng cần đồ họa, phải không? Ý tôi là, nếu bạn sắp làm bất kỳ điều gì với đồ họa, do đó, ông nói, "Chà, mình cần máy vẽ đồ thị. Mình có một tờ giấy lớn và một cây bút mực và khiến nó tự động vẽ." Vì vậy ông cũng đã thiết kế một máy vẽ, và, bạn biết, vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng ông có khá nhiều máy móc hay ho. Đến người phụ nữ này, Ada Lovelace. Bây giờ, hãy tưởng tượng những buổi dạ hội, cùng những điều tuyệt vời đang diễn ra. Cô gái này là con gái của một người tồi tệ, điên rồ và nguy hiểm có tiếng tên là Lord Byron, và mẹ của cô, hơi lo lắng rằng cô có thể có thừa hưởng sự xấu xa và điên rồ của Lord Byron nghĩ rằng, "Mình biết giải pháp: Toán học chính là giải pháp." Chúng ta sẽ dạy toán cho con bé. Điều đó sẽ khiến con bé đằm tính lại." Bởi vì hiển nhiên, chưa bao giờ có một nhà toán học mà bị điên, Bạn biết đó, sẽ ổn thôi. Tất cả mọi thứ sẽ ổn. Vì vậy, cô ấy theo học ngành toán, và cô đi cùng mẹ đến một trong số các buổi dạ hội kia và Charles Babbage đã mang chiếc máy của mình ra, Công tước Wellington cũng ở đó, mang nó ra để trình diễn, và cô hiểu được. Cô thực sự là người duy nhất trong cuộc đời ông, nói, "Tôi hiểu máy này vận hành ra sao, và tôi hiểu được tương lai của cỗ máy này." Và chúng ta nợ cho cô ấy một khoản rất lớn bởi vì chúng ta biết có rất nhiều máy mà Babbage có ý định xây dựng là vì cô ấy. Một số người gọi cô là lập trình viên đầu tiên. Đây thực ra là một trong số những bài cô đã dịch. Đây là một chương trình được viết theo văn phong đặc biệt. Về mặt lịch sử, cô ấy không hẳn là lập trình viên đầu tiên, và trên thực tế, cô ấy đã làm điều gì đó tuyệt vời hơn. Thay vì chỉ là một lập trình viên, cô nhìn thấy điều mà Babbage không thấy, Babbage đã hoàn toàn bị ám ảnh với toán học. Ông đã chế tạo một cỗ máy để làm toán, và Lovelace nói, "Anh có thể làm nhiều hơn toán học" với chiếc máy này." Và cũng như bạn, lúc này, tất cả mọi người trong phòng này đều có một chiếc máy tính và một chiếc điện thoại. Nếu bạn xem kỹ chiếc điện thoại, từng thứ một trong đó hoặc máy tính hay bất kỳ thiết bị vi tính khác đều là toán học. Tất cả các số đều ở phía dưới. Cho dù đó là video hoặc văn bản, âm nhạc hay giọng nói, toàn bộ là những con số, ẩn phía sau chính là các hàm toán học đang hoạt động. và Lovelace nói, "Chỉ vì anh đang thực hiện các hàm và biểu tượng toán học không có nghĩa là những thứ này không thể đại diện những thứ khác trong thế giới thực, chẳng hạn như âm nhạc." Đây là một bước tiến lớn, bởi vì Babbage có nói, "Chúng ta có thể tính toán những hàm tuyệt vời này và in ra các bảng số và vẽ đồ thị," và Lovelace ở đó và cô ấy nói, "Xem nào, thứ này thậm chí có thể soạn nhạc nếu bạn xem nó là đại diện của âm nhạc một cách số học." Vì vậy, đây là những gì tôi gọi là bước nhảy vọt của Lovelace. Khi bạn nói cô là một lập trình viên, cô có làm một ít, nhưng thật ra cô đã nói về tương lai sẽ hơn, hơn thế này rất nhiều. Một trăm năm sau, anh chàng này đến, Alan Turing, và vào năm 1936, phát minh ra máy tính một lần nữa. Tất nhiên, máy của Babbage hoàn toàn là cơ khí. Máy Turing hoàn toàn là lý thuyết. Cả hai người đều nhìn từ một quan điểm toán học, nhưng Turing nói với chúng ta một điều rất quan trọng. Ông đặt nền móng toán học cho khoa học máy tính, và nói, "Cách ta tạo ra máy vi tính thì không quan trọng" Không quan trọng nếu máy tính của bạn là cơ khí như của Babbage, hoặc điện tử như máy vi tính ngày nay, hoặc có lẽ trong tương lai, tế bào, hoặc, một lần nữa, lại là cơ khí, một khi chúng ta hướng đến công nghệ nano. Chúng ta có thể trở lại với máy của Babbage và làm nó thật nhỏ. Tất cả đều là máy tính. Điều dễ hiểu, đó là bản chất điện toán. Điều này được gọi là luận án Church–Turing. Đột nhiên, bạn nhận được liên kết này khi bạn nói về thứ mà Babbage đã tạo ra thực sự là một máy tính. Trong thực tế, đó là khả năng làm được mọi thứ chúng ta làm ngày nay cùng với máy tính, chỉ là rất chậm thôi. Để bạn hiểu nó chậm thế nào, nó có khoảng 1k bộ nhớ. Nó sử dụng thẻ đục lỗ có sẵn, và chạy chậm hơn khoảng 10.000 lần chiếc ZX81 đầu tiên. Nó có một gói RAM. Bạn có thể thêm rất nhiều thêm bộ nhớ nếu bạn muốn. Vậy thì, điều đó mang gì cho chúng ta hôm nay? Có nhiều dự án. Ở tận Swindon, Bảo tàng Khoa học lưu trữ, có hàng trăm dự án và hàng ngàn trang ghi chú bởi Charles Babbage về động cơ phân tích này. Trong số đó là một tập hợp các dự án mà chúng tôi gọi là Dự án 28, và đó cũng là tên của một tổ chức từ thiện mà tôi đã bắt tay với Doron Swade, người quản lí máy tính tại Bảo tàng Khoa học, và cũng là người dẫn dắt dự án để tạo ra một công cụ khác biệt, và dự án của chúng tôi là tạo ra nó. Ở ngay South Kensington, chúng tôi sẽ xây dựng các cỗ máy phân tích. Dự án được chia ra nhiều phần. Một là từ các lưu trữ của Babbage. Nó đã được hoàn thành. Bây giờ, thứ hai là nghiên cứu tất cả các dự án để xác định những gì cần xây dựng. Phần thứ ba là một mô phỏng máy tính của chiếc máy và phần cuối là tạo ra một chiếc có thật tại Bảo tàng Khoa học. Khi nó được xây dựng, bạn cuối cùng sẽ có thể hiểu một máy tính hoạt động ra sao, bởi vì thay vì có một chip nhỏ ở phía trước, bạn sẽ nhìn vào thứ to lớn này và nói, "Ah, tôi thấy bộ nhớ hoạt động, tôi thấy các CPU điều hành, Tôi nghe thấy nó hoạt động. Tôi có thể ngửi nó hoạt động." Nhưng ở phần mà chúng tôi sắp làm mô phỏng Babbage đã tự mình viết, "Chừng nào các cỗ máy phân tích tồn tại, nó chắc chắn sẽ dẫn đường cho tương lai của khoa học. Tất nhiên, ông không chế tạo nó, bởi vì ông luôn luôn nghĩ ra những kế hoạch mới, nhưng khi đã được xây dựng, tất nhiên, trong thập niên 1940, tất cả mọi thứ thay đổi. Bây giờ, tôi sẽ gợi ý cho bạn nó trông như thế nào khi hoạt động trong một video cho thấy một phần của CPU cơ khí làm việc. Đây là 3 bộ bánh răng, và sẽ thêm vào nữa. Đây là cơ chế thêm đang hoạt động. Bạn hãy tưởng tượng cả chiếc máy khổng lồ này. Cho tôi 5 năm. Trước khi những năm 2030s xảy ra, chúng tôi sẽ hoàn thành nó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin chào. Đây là chiếc điện thoại di động của tôi. Một chiếc điện thoại di động có thể thay đổi cuộc sống của bạn, và một chiếc điện thoại cũng mang lại cho bạn tự do cá nhân. Với một chiếc điện thoại di động, bạn có thể ghi lại hình ảnh những hành động xâm phạm nhân quyền ở Syria. Với một chiếc điện thoại di động, bạn cũng có thể đăng tải một thông điệp trên Tweeter và bắt đầu tham gia một cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở Ai Cập. Và cũng với một chiếc điện thoại bạn có thể ghi âm một bài hát, đăng tải nó lên SoundCloud và trở nên nổi tiếng. Tất cả những điều đó hoàn toàn có thể chỉ với chiếc điện thoại di động của bạn. Tôi là một đứa trẻ của năm 1984, và tôi sống ở thành phố Berlin. Hãy cùng quay lại thời điểm đó, tại thành phố này. Bạn có thể thấy ở đây cách mà hàng ngàn người dân đứng lên và biểu tình cho sự thay đổi. Đó là vào mùa thu năm 1989, và hãy tưởng tượng những con người đã đứng lên và biểu tình đòi sự thay đổi đó có một chiếc điện thoại di động trong túi. Những ai trong khán phòng có điện thoại di động? Hãy giơ nó lên. Hãy giơ chiếc điện thoại của bạn lên, hãy giơ cao chiếc điện thoại của bạn lên! Hãy giơ cao nó lên. Một chiếc điện thoại Android, Blackberry, wow. Rất nhiều. Ngày nay, phần lớn chúng ta đều có một chiếc điện thoại di động. Nhưng hôm nay tôi sẽ nói về bản thân và chiếc điện thoại của tôi, và về cách mà nó đã thay đổi cuộc đời mình. Tôi sẽ nói về điều đó. Có khoảng 35830 dãy thông tin. Những thông tin thuần sơ cấp. Nhưng tại sao những thông tin đó lại ở đây? Nguyên nhân là do mùa hè năm 2006, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một chỉ thị chính thức. Nó được gọi là Chỉ thị bảo lưu dữ liệu. Chỉ thị này cho biết mỗi công ty viễn thông ở châu Âu, mỗi nhà cung cấp dịch vụ Internet trên toàn lãnh thổ châu Âu, đều phải lưu trữ một lượng lớn thông tin về những người sử dụng. Ai là người gọi cho những ai? Ai là người đã gửi cho ai đó email? Ai đã gửi cho ai những tin nhắn di động? Và nếu bạn sử dụng điện thoại di động, thì đây chính là nơi mà vấn đề tồn tại. Tất cả những thông tin này đều được lưu trữ ít nhất trong sáu tháng, cho tới hai năm bởi nhà mạng bạn đang sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet. Và ở khắp châu Âu, người dân đã đứng lên và nói, " Chúng tôi không muốn như vậy ". Họ nói, chúng tôi không muốn sự lưu trữ thông tin cá nhân này. Chúng tôi muốn có được sự tự chủ trong thời đại công nghệ số, và chúng tôi không muốn rằng các công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ Internet lưu trữ lại tất cả các thông tin của mình. Họ là những luật sư, nhà báo và cả những cha xứ, tất cả đều nói rằng: " Chúng tôi không muốn như vậy" Và bạn có thể thấy trên đây, giống như 10000 người dân tham gia diễu hành trên đường phố Berlin và hô vang khẩu hiệu " Tự do, không sợ hãi " Và một vài người thậm chí đã nói, nó giống như Stasi 2.0. Stasi là lực lượng cảnh sát mật hoạt động ở Đông Đức. Tôi cũng đã từng tự hỏi, thực tế nó có hoạt động không? Liệu họ có thể lưu lại toàn bộ thông tin của chúng ta không? Mỗi khi chúng ta sử dụng điện thoại di động của mình? Do đó tôi đã yêu cầu nhà mạng mình sử dụng, Deutsche Telekom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của Đức tại thời điểm đó, và tôi đã yêu cầu họ, làm ơn, hãy gửi cho tôi toàn bộ thông tin của tôi mà họ đã lưu trữ. Tôi đã yêu cầu họ hãy gửi cho tôi chỉ một lần thôi, và tôi đã tiếp tục yêu cầu, nhưng cái mà tôi nhận được chỉ là một câu trả lời không rõ ràng. Blah blah blah. Nhưng sau đó tôi đã nói, tôi muốn có được những thông tin này, bởi vì họ đang lưu trữ cuộc sống của tôi. Và tôi đã quyết định sẽ gửi đơn kiện tới tòa án, bởi lẽ tôi muốn có được những thông tin này. Nhưng Deutsche Telekom đã nói, không, chúng tôi sẽ không cung cấp cho bạn những thông tin này. Và cuối cùng, tôi đã có một thỏa thuận với họ. Tôi sẽ hủy đơn kiện, và họ sẽ cung cấp cho tôi những thông tin tôi yêu cầu. Bởi vì tại thời điểm đó, tòa án hiến pháp liên bang đã quy định rằng chỉ thị của Ủy ban châu Âu này không có hiệu lực trong hệ thống hiến pháp của nước Đức Do đó tôi đã nhận được chiếc phong bì màu nâu xấu xí này với một chiếc đĩa CD ở bên trong. Và trên chiếc đĩa CD, cái tôi cần đã được ghi trên đó. 35830 dãy các thông tin. Đầu tiên tôi nhìn nó, và nói, được rồi. Nó là một file dữ liệu lớn. Tốt. Nhưng sau đó tôi đã nhận ra, đây là toàn bộ cuộc sống của mình. Đây là cuộc sống trong sáu tháng của tôi, đã được ghi lại toàn bộ trong tệp dữ liệu này. Sau đó tôi có băn khoăn một chút, nên làm gì với nó đây? Bởi vì tôi có thể thấy những nơi tôi đã đến đó, nơi tôi ngủ mỗi đêm, những việc tôi đã làm. Nhưng sau đó tôi đã nói, tôi muốn công khai những thông tin này. Tôi muốn nó được biết đến bởi công chúng. Bởi lẽ tôi muốn cho mọi người thấy sự bảo lưu dữ liệu thật sự là như thế nào. Do vậy đối với Zeit Online và Open Data City, tôi cũng làm điều tương tự. Đây là những hình ảnh trực quan về cuộc sống trong sáu tháng đã được ghi lại của tôi. Bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ nó, bạn cũng có thể tua ngược trở lại hoặc nhanh hơn về phía trước. Bạn có thể thấy từng bước đi của tôi. Bạn thậm chí có thể biết được tôi tới Frankfurt bằng tàu hỏa tới Cologne như thế nào, và cả tần suất tôi gọi điện liên lạc giữa hai địa điểm đó. Tất cả đều có thể với những thông tin này. Tôi đã có một chút sợ hãi. Nhưng những thông tin đó không chỉ nói về tôi. Nó là thông tin về tất cả chúng ta. Đầu tiên, nó chỉ giống như thế này, tôi gọi cho vợ tôi và cô ấy cũng gọi cho tôi, chúng tôi nói chuyện với nhau vài ba lần. Và sau đó là một vài người bạn gọi cho tôi, họ gọi cho nhau nữa. Một lúc sau đó bạn gọi cho bạn, và bạn gọi cho bạn, và bạn sẽ có được mạng lưới giao tiếp rộng lớn này. Nhưng bạn có thể thấy cách mà chúng ta giao tiếp với nhau, họ gọi cho nhau lúc nào, khi nào họ đi ngủ. Bạn có thể thấy tất cả điều đó. Bạn có thể thấy được những phần trọng yếu nhất, giống như là những người lãnh đạo trong một nhóm. Nếu bạn có được quyền truy cập những thông tin này, bạn có thể thấy được hoạt động của cả cộng đồng, xã hội. Nếu bạn có quyền truy cập những thông tin này, bạn có thể kiểm soát toàn bộ xã hội. Đây là một bản vẽ thiết kế cho những quốc gia như Trung Quốc hay Iran. Đây là một bản vẽ cách để khảo sát toàn xã hội bởi lẽ bạn biết được người nào nói chuyện với người nào, người nào đã gửi đi những email, tất cả điều đó đều có thể nếu bạn có quyền truy cập những thông tin này. Và những thông tin này được lưu trữ trong ít nhất sáu tháng ở châu Âu, cho tới tận hai năm. Như tôi đã nói khi bắt đầu, hãy tưởng tượng nếu tất cả những người này trên đường phố Berlin mùa thu năm 1989 có một chiếc điện thoại di động trong túi. Thì có lẽ Stasi sẽ biết những ai đã tham gia trong cuộc biểu tình này, và nếu Stasi biết được ai là người lãnh đạo đứng đằng sau nó, thì có lẽ nó sẽ không bao giờ có thể xảy ra được. Sự sụp đổ của bức tường Berlin có thể sẽ không tồn tại. Và nếu như vậy, thì có lẽ sự sụp đổ của Bức màn sắt trong Chiến tranh lạnh cũng sẽ không tồn tại. Bởi lẽ ngày nay, các cơ quan chức năng và công ty muốn lưu lại những thông tin họ có được về chúng ta càng nhiều càng tốt, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Họ muốn có được khả năng theo sát cuộc sống của chúng ta, và vì lẽ đó họ muốn lưu lại những thông tin này ở mọi thời điểm. Sự tự chủ và việc sống trong thời đại công nghệ số không hề mâu thuẫn. Điều mà bạn nên làm là đấu tranh cho sự tự chủ của mình ngày hôm nay. Và bạn phải đấu tranh không ngừng nghỉ cho nó mỗi ngày. Sau đó, khi bạn trở về nhà, hãy nói với bạn bè của mình rằng quyền riêng tư là một giá trị của thế kỉ 21, và điều đó không hề lỗi thời. Khi bạn trở về nhà, hãy nói với chỉ người đại diện của mình rằng bởi các công ty và cơ quan chức năng có thể lưu giữ lại những thông tin cụ thể, mặc dù họ không nhất thiết phải làm như thế Và nếu bạn không tin tưởng tôi, hãy yêu cầu nhà mạng cung cấp những thông tin mà họ đã lưu trữ về mình. Như vậy, trong tương lai, mỗi khi bạn sử dụng chiếc điện thoại của mình hãy để nó nhắc nhở bạn rằng bạn phải đấu tranh cho sự tự chủ cá nhân trong thời đại số này. Cảm ơn. ( Vỗ tay ) Với tư cách làm một kiến trúc sư, tôi thường tự hỏi Nguồn gốc những hình thể chúng ta thiết kế là gì? Chúng ta có thể thiết kế những hình dạng nào Sẽ thế nào nếu chúng ta không làm việc với những tài liệu kham khảo nữa? Nếu không có thành kiến, không định kiến, có thể thiết kế những hình dạng nào? nếu như chúng ta có thể giải phóng bản thân khỏi kinh nghiệm của chúng ta? Nếu có thể giải phóng bản thân khỏi nền giáo dục? Những hình dạng chưa từng thấy này sẽ thế nào? Liệu nó có làm ta ngạc nhiên? Có kích thích tò mò của chúng ta? Liệu nó sẽ làm hài lòng chúng ta? Nếu thế, làm thế nào để chúng ta sáng tạo ra thứ gì đó thật sự mới? Tôi đề xuất rằng chúng ta nên nhìn vào tự nhiên. Tự nhiên hằng được gọi là một kiến trúc sư vĩ đại nhất. Và tôi không nói là chúng ta nên bắt chước tự nhiên, tôi không nói là chúng ta nên bắt chước sinh học, thay vào đó, tôi đề nghị ta mượn quá trình tự nhiên. Chúng ta có thể lấy cảm hứng từ đó để sáng tạo ra thứ gì đó mới. Quá trình sáng tạo chính của thiên nhiên: tạo hình là sự phân chia một tế bào thành hai. Và những tế bào đó có thể giống hệt nhau, hoặc chúng có thể khác nhau thông qua sự không đối xứng trong quá trình phân bào. Nếu có thể tách quá trình này và đơn giản hóa nó càng nhiều càng tốt, sau đó chúng ta có thể bắt đầu với một tờ giấy, một mặt phẳng và tạo một nếp gấp chia bề mặt thành hai. Chúng ta được tự do chọn chỗ để tạo nếp gấp Bằng cách làm như vậy, ta có phân biệt các bề mặt. Bằng quá trình đơn giản đó, chúng ta có thể tạo ra một loạt các hình dạng đáng kinh ngạc. Bây giờ, chúng ta có thể lấy hình dạng này và sử dụng quá trình tương tự để tạo ra cấu trúc ba chiều, nhưng thay vì việc gấp bằng tay, chúng ta sẽ mang cấu trúc đó vào trong máy tính, và mã hóa nó như một thuật toán. Khi làm như vậy, chúng ta có thể gấp bất cứ thứ gì. Chúng ta có thể gấp nhanh hơn một triệu lần, có thể gấp hàng trăm biến thể Và khi chúng ta tạo nên vật thể ba chiều, sẽ không bắt đầu với một mặt phẳng mà với một khối. Một khối đơn giản, khối lập phương. Nếu chúng ta gập bề mặt lại hết lần này đến lần khác sau 16 lần lặp lại, 16 bước, chúng ta kết thúc với 400.000 bề mặt và hình dạng trông sẽ như thế này. Nếu chúng ta thay đổi nơi chúng ta tạo nếp, nếu chúng ta thay đổi tỉ lệ khi gấp, thì khối lập phương sẽ thành cái này Chúng ta có thể lặp lại sự thay đổi tỉ lệ gấp để tạo ra hình dạng này, hoặc là hình dạng này. Vì thế chúng ta có thể kiểm soát hình thức bằng việc xác định vị trí mà chúng ta sẽ tạo nếp, nhưng về cơ bản bạn đang nhìn thấy một khối lập phương gấp nếp. Và chúng ta có thể chơi với nó. Chúng ta có thể áp dụng tỷ lệ gấp khác nhau với các phần khác nhau của hình cho sẵn để tạo ra điều kiện đủ. Chúng ta có thể bắt đầu tạo hình. Vì đang tạo nếp trên máy tính, chúng ta hoàn toàn tự do với bất kỳ hạn chế vật lý nào. Điều đó có nghĩa là các bề mặt này có thể giao với chính nó nó có thể trở nên cực kỳ nhỏ. Chúng ta có thể tạo những nếp gấp bình thường chúng ta không thể làm được Những bề mặt này có thể trở nên xốp. Nó có thể giãn ra, cũng có thể xé ra. Và đây là chi tiết những phạm vi mà chúng ta có thể thiết kế Nhưng trong mỗi trường hợp, tôi không thiết kế hình dạng. Tôi thiết kế quá trình tạo ra nó. Nói chung, nếu chúng ta thực hiện một thay đổi nhỏ với tỷ lệ gấp, như bạn đang được thấy ở đây, thì các hình thể sẽ thay đổi tương ứng. Nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện-- 99.9% tỉ lệ các nếp gấp không tạo nên cái này mà là cái này, hình học tương đương với tiếng ồn. Các hình thể tôi trình bày lúc trước thực ra được làm thông qua thử nghiệm rất dài. Một cách hiệu quả hơn để tạo ra các hình thể mà tôi đã tìm ra là bạn phải sử dụng thông tin đã được chứa trong các hình thể. Một hình thể rất đơn giản như cái này thực ra chứa rất nhiều thông tin có thể mắt người không thấy được Ví dụ, chúng ta có thể vẽ chiều dài của các cạnh. Bề mặt trắng có cạnh dài, mặt đen có cạnh ngắn. Có thể vẽ đường chiếu nằm ngang của các mặt phẳng, độ cong của nó, xem chúng đối xứng đến mức nào - tất cả các thông tin đó có thể không ngay lập tức hiển thị trước mắt bạn, nhưng chúng ta có thể đưa nó ra, nối nó lại và dùng chúng để kiểm soát các nếp gấp. Vì vậy bây giờ tôi không chỉ định một tỷ lệ duy nhất để gấp nó nữa, mà thay vào đó sẽ thiết lập một quy tắc, Tôi đang thiết lập một liên kết giữa một tính chất của một bề mặt với phương thức bề mặt đó được gấp lại. Vì tôi đã thiết kế quá trình chứ không thiết kế các hình thể tôi có thể chạy quá trình ấy lặp lại nhiều lần để sản xuất ra những họ hình dạng khác nhau. Các hình thể nhìn phức tạp, nhưng quá trình này rất giản thiểu. Đầu vào rất đơn giản, nó luôn luôn là một khối lập phương như lúc đầu và nó hoạt động rất đơn giản - tạo nếp gấp nếp này tới nếp khác. Vì thế, hãy mang quy trình này vào kiến trúc. Làm thế nào? Với quy mô nào? Tôi đã chọn để thiết kế một cột. Cột là kiến trúc khuôn mẫu. Trong suốt lịch sử, nó đã được sử dụng để thể hiện lý tưởng về vẻ đẹp, về công nghệ. Một thách thức đối với tôi là làm thế nào thể hiện cái thứ tự thuật toán mới này vào trong một cột. Tôi bắt đầu bằng cách sử dụng bốn xi-lanh. Thông qua rất nhiều thử nghiệm, các xi-lanh này cuối cùng phát triển thành này cái này Và các cột này có thông tin ở mọi mặt. Chúng ta có thể bắt đầu phóng to chúng. Càng sát lại càng có thêm các tính năng mới được phát hiện ra. Một số hình gần như ở ngưỡng con người có thể nhìn thấy được. Và không giống như kiến trúc truyền thống, nó là một quá trình đơn lẻ tạo ra cả hình dạng tổng thể lẫn các chi tiết bề mặt chỉ thấy dưới kính hiển vi. Những hình dạng này không thể vẽ nên được. Một kiến trúc sư vẽ chúng với 1 cây bút và 1 tờ giấy có lẽ sẽ mất hàng tháng, hoặc thậm chí sẽ mất một năm để vẽ mọi phân khúc, mọi bề mặt của một cái gì đó như thế này thông qua một thuật toán. Câu hỏi thú vị hơn, có lẽ, là, Có phải các hình thể này chỉ là tưởng tượng? Thông thường, một kiến trúc sư bằng cách nào đó có thể hình dung hình dạng cuối cùng của những gì ông ta thiết kế. Trong trường hợp này, quy trình có tính tiên quyết Không có chỗ cho bất kỳ sự ngẫu nhiên ở đây, nhưng không phải hoàn toàn có thể đoán trước. Nó có quá nhiều bề mặt, quá nhiều chi tiết, không thể thấy hình dạng cuối cùng. Vì vậy, nó dẫn đến vai trò mới cho các kiến trúc sư. Họ cần có một phương pháp mới để khám phá tất cả các khả năng có thể xảy đến. Cho một vật gì đó, họ có thể thiết kế nhiều phiên bản hình dạng song song và đào sâu nghiên cứu thêm. Rồi quay trở lại tìm nét tương ứng với thiên nhiên, họ có thể bắt đầu suy nghĩ về dân số, có thể nói về hoán vị, về các thế hệ, về sự giao thoa, tiếp nối để nẩy ra một thiết kế Người kiến trúc sư bước vào vị trí của người viết tổng phổ cho tất cả các quá trình này. Nhưng tôi nói lý thuyết quá nhiều rồi. Có một lần, tôi muốn nhảy vào bên trong hình ảnh này nên tôi đã mua những kính 3D màu đỏ và màu xanh, đứng rất gần màn hình, nhưng vẫn thấy không giống là có thể đi bộ xung quanh và chạm vào chúng. Do đó, chỉ có một khả năng-- là phải mang cái cột ra khỏi máy tính. Đã có rất nhiều thảo luận về việc in 3D . Với tôi, hoặc mục đích của tôi tại thời điểm này, vẫn còn quá nhiều đánh đổi không thuận lợi giữa quy mô, và độ phân giải và tốc độ. Vì vậy, thay vào đó, chúng tôi quyết định lấy cột này, xây dựng nó như một mô hình xếp lớp, được làm từ rất nhiều lát mỏng xếp chồng lên nhau. Hình bạn đang thấy ở đây là một hình x-quang của cây cột mà bạn mới thấy, được nhìn từ phía trên. Khi đó điều này là ẩn số với tôi bởi vì chúng tôi mới chỉ nhìn thấy bề ngoài, các bề mặt tiếp tục gấp lại, phát triển bên trong cây cột, đó là khá một phát hiện đáng ngạc nhiên. Từ hình thù này, chúng tôi tính toán một đường cắt, rồi để nó vào máy cắt laser để sản xuất -- đây là một phân đoạn của nó rất nhiều lát mỏng, đường cắt riêng biệt liên tiếp nằm trên nhau. Đây là một bức ảnh, giờ nó không còn là một bản vẽ, và cây cột mà chúng tôi cho ra đời sau rất nhiều công sức, cuối cùng trông tuyệt vời như hình chúng tôi đã thiết kế trong máy tính. Hầu như tất cả các chi tiết, hầu như tất cả các bề mặt phức tạp đều được đảm bảo. Nhưng nó rất là một việc rất hao tâm tổn sức. Tại thời điểm này vẫn còn một sự thiếu kết nối lớn giữa ảo và thực. Tôi đã mất một vài tháng để thiết kế cây cột, nhưng cuối cùng nó chỉ mất 30 giây trên máy tính để tính toán tất cả 16 triệu bề mặt. Mô hình vật lý, mặt khác, là 2.700 lớp, dày 1mm, nặng 700kg, gồm một tấm mà có thể trùm lên toàn bộ khán phòng này . Và toàn bộ các đường cắt laser tính bằng từ đây đến sân bay và trở lại. Nhưng nó ngày càng khả thi. Các cỗ máy ngày nay đang nhanh hơn, trở nên ít tốn kém hơn và một số phát triển công nghệ đầy hứa hẹn đang chớm mở ra. Đây là những hình ảnh từ Gwangju Biennale. Lần này, tôi sử dụng nhựa ABS để sản xuất các cột, chúng tôi sử dụng máy móc lớn hơn, nhanh hơn, và nó có một lõi thép bên trong nên dùng được cho xây dựng có thể chịu tải cho một lần. Mỗi cột được tích hợp hiệu quả từ hai cột. Bạn có thể thấy một cột khác trong gương, nếu có một gương phía sau cây cột sẽ tạo ra một loại một ảo ảnh quang học. Thế điều này có ý nghĩa gì? Tôi nghĩ dự án này giúp ta bước đầu nhìn thấy những vật thể chưa từng thấy trước đây nếu chúng ta, những kiến trúc sư bắt đầu suy nghĩ về việc thiết kế không phải là các đối tượng, nhưng một quá trình để sản tạo ra các đối tượng. Tôi đã nói về một quá trình đơn giản lấy cảm hứng từ thiên nhiên; còn vô số những cái khác nữa. Tóm lại, chúng ta không bị giới hạn gì. Ngược lại, chúng ta đã có quá trình trong tay điều này cho phép chúng ta tạo ra những cấu trúc với bất kỳ tỉ lệ nào là điều trước đây chúng ta thậm chí không dám mơ đến. Và, tôi xin nói thêm rằng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ xây dựng chúng. Cảm ơn . (Vỗ tay) Điều này thực sự rất khó khăn để nói vào cuối mỗi buổi hội thảo như thế này bởi vì mọi thứ cần nói đã được nói hết Do vậy tôi thiết nghĩ mình chỉ nên nhắc lại những gì đã được đề cập ở đây và góp vài ý kiến chúng ta có thể học hỏi để tiến về phía trước và tiếp tục làm việc. Đó là cái tôi sẽ làm Chúng ta tới đây vì chúng ta muốn nói rằng: "Châu Phi: Một chương mới" Ta đang nói về "Châu Phi: Chương mới" Bởi vì ta nhìn vào quá khứ và ở cả hiện tại. Cái ta chú tâm vào và đang nói tới thực sự là những điều xấu Bức tranh lần trước và lần này khô hạn,chết chóc và bệnh tật. đó là những cái mà chúng ta thường thấy. Điều chúng ta muốn được nhìn thấy là: "Châu Phi: Chương mới". Và điều đó chính là được nhìn thấy dân Châu Phi khỏe mạnh,cười tươi. Và tôi nghĩ nó thực giá trị để nhớ về điều chúng ta đã nghe. qua buổi hội thảo từ hôm đầu tiên. Ở đó tôi đã được nghe về những con số quan trọng được đưa ra Những con số cho chúng ta biết hiện giờ mình đang ở đâu về cách mà châu lục này đang làm tốt hơn nhiều và chúng ta có một nơi để phác họa điều đó Do vậy,tôi sẽ không mất nhiều thời gian chỉ để cho bạn thấy ,làm mới lại những hồi ức của bạn về việc chúng tôi ở đây vì "Châu Phi: một chương mới", bởi vì cho lần đầu tiên đó thật sự là một diễn đàn để xây dựng lên. Chúng toi thực sự làm được điều đang diễn ra ngay trước mắt Châu lục này đang tăng trưởng với một tốc độ không tưởng Từ chỗ tốc độ tăng trưởng chỉ có 2%, giờ đây đã tăng lên 5% Và thậm chí còn được dự đoán lên mức 6-7% Tình trạng lạm phát bắt đầu giảm. Khoản nợ nước ngoài - tôi kể ra chuyện này Bởi tôi đã làm việc trên món nợ khổng lồ nhất ở lục địa này đã giảm xuống đáng kể. Bạn biết đấy. Như bạn có thể nhận ra từ gần 50 tỉ đã giảm xuống chỉ còn 12 - 13 tỉ Hiện nay điều này đáng được xem là kì tích Bạn biết đó,ta đã có được nguồn dự trữ. Tại sao điều này là quan trọng? Đó là bởi vì nó thể hiện nền kinh tế của chúng ta. và đưa ra một diễn đàn mà ở đó mọi người, kể cả doanh nghiệp,lên những kế hoạch. Chúng ta cũng đã có những bằng chứng, cho ta thấy giờ đã khác xua. Bởi vi dòng chảy của vốn đầu tư của tư nhân đã tăng lên. Tôi muốn nhắc lại cho bạn. Tôi biết bạn đã nhìn thấy những con số thống kê này trước đây. Từ chỗ có 6 tỉ, giờ chúng ta có 18 tỉ Vào năm 2005, lượng kiều hối - ở đây chỉ nói đến Nigeria tăng vọt - tăng vjt đến chóng mặt nhưng tới giờ vẫn đang tăng một cách đáng kể. Và ở những nước khác điều này đang diễn ra. Khá quan trọng vì nó thể hiện lòng tin. Con người bây giờ đang rất tin tưởng để mang lại - Nếu những người ở hải ngoại mang tiền của họ trở lại Điều này cho mọi người thấy rằng. trông đi, đó là sự tin tưởng đang xuất hiện ở trên đất nước bạn. Và thay vì tiền bạc bị trôi đi,giờ thì có cả đống kiều hối. Giờ thì vì sao tất cả phải đi thật nhanh? Điều đó là quan trọng vì chúng ta xây dựng diễn đàn này, chúng ta có tổng thống Kikwete và các lãnh đạo nói rằng "Chúng ta phải làm điều gì đó khác biệt". Vì ta đang đối mặt với một thách thức. 62% dân số của chúng ta đang ở độ tuổi dưới 24. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tập trung vào thế hệ trẻ sắp thành những người lao động để sống. Phải chú trọng vào việc tạo ra việc làm. đảm bảo chúng không mắc bệnh, được giáo dục Nhưng hầu như tất cả những gì mà chúng đang làm trong cuộc sống và rằng chúng đang tạo dựng nên những kiểu môi trường sản xuất ở các quốc gia của chúng ta sẽ làm cho mọi việc diễn ra Và để hỗ trợ cho điều này, tôi chỉ vừa mới hành động Điều tôi đã làm là ý tưởng nghiên cứu tổ chức ở Nigeria. Các quốc gia của chúng ta gần như không có một ý tưởng nào. Người dân không có tiếng nói. Bạn không hiểu được người dân muốn gì. Chúng tôi đã hỏi họ điều quan trọng nhất. Ở bất cứ đất nước nào cũng vậy. Công việc là mối lưu tâm hàng đầu. Tôi muốn dừng vấn đề này ở đây và quay trở lại nội dung nhưng trước khi trình chiếu slide này, tôi chỉ muốn cho bạn thấy Đối với tôi, chặng đường tiếp theo để làm hiện giờ chỉ cho phép chúng ta tiến về phía trước. và chúng ta không được phép xem nhẹ nó. Cách đây khoảng 5,6,7 năm về trước không thể nói tới chương tiếp vì chúng ta đang ở trong quá khứ. Chúng ta lạc loài vô định Nền kinh tế chững lại. Chúng ta có mức thu nhập trên đầu người tăng trưởng âm. Nền tảng kinh tế vi mô và sự tiến lên thậm chí không hiện diện. Chúng ta không được quên điều mình đã làm Gồm những gì làm ở Nigeria như Dele nhắc. Làm các chương trình để giải quyết vấn đề, như can thiệp. Xây dựng tổ chức doanh nghiệp, ổn định nền kinh tế vi mô vậy nên giờ đây chúng ta đã xây dựng nên được diễn đàn này. và điều này mang đến cho chúng ta n hững cuộc tranh luận đang diễn ra: viện trợ với khu vực kinh tế tư nhân, viện trợ với thương mại,etc Và ai đó đã đứng lên tuyên bố rằng: một trong những điều bực bội nhất là tranh luận theo kiểu bé xé thành to. Không nên tranh luận theo kiểu này. tham gia vào những cuộc tranh luận sai. Vấn đề là làm sao có đối tác chính phủ. khu vực kinh tế tư nhân và những người dân thường Phi Châu làm chủ được cuộc sống của mình. Làm sao để chúng ta kết hợp được tất cả những điều này. để đưa ta tiến tới,làm được việc cần làm. như đã nói,tạo ra công việc cho người trẻ. Khiến cho dòng vốn chảy về châu lục này nhiều hơn so với những gì chúng ta đã từng chứng kiến. Nên tôi sợ chúng ta đang tranh luận vô bổ. Chúng ta cần bàn lại việc này, Sự kết hợp của những yếu tố sẽ đem lại thành quả mà chúng ta mong đợi là gì? Và tôi muốn nói với bạn một vài điều. Đối với tôi,vấn đề vê viện trợ-- Tôi nghĩ người Châu Phi giờ không cần đi theo những cách đấy. và cảm thấy tệ hại về viện trợ. Ta đã từng viện trợ. Mo Ibrahim đã nói ở buổi tranh luận mà chúng ta từng được nghe anh ấy muốn Châu Phi sẽ đi viện trợ. Và tôi nói. "Mo,anh nói phải lắm". Chúng ta có thể làm điều đó. Anh Quốc và Hoa Kỳ không thể có hôm nay nếu không có Châu Phi. (vỗ tay) Đó là tất cả những nguồn cung ứng đã được lấy đi từ Châu Phi bao gồm con người, để mà xây dựng các quốc gia ngày hôm nay! Vậy nên khi họ đang viện trợ lại, ta không nên đề phòng. Vấn đề thực ra không phải vậy. mà cái chính là chúng ta làm gì với nguồn viện trợ này. Chúng ta sử dụng nó như thế nào? Điều đó đang có hiệu quả trực tiếp ư? Tôi muốn kể các bạn nghe một câu chuyện nhỏ. Tại sao tôi không bạn tâm nếu chúng ta nhận viện trợ,mà lại đi lo ngại việc chúng ta sử dụng có ổn không? Từ 1967 -1970, chiến tranh Nigeria Biafra. Và ở giữa giai đoạn diễn ra cuộc chiến, tôi mới được 14 tuổi. Chúng tôi dành thời gian nấu ăn với mẹ. cho quân đội.Cha tôi làm thiếu tướng quân đội Biafran Chúng tôi ở phe Biafran. Chúng tôi phải xuống hầm để ăn, chạy từ nơi này tới nơi khác. Nhưng chúng tôi luôn giúp đỡ mọi nơi . Ở một số thời điểm, vào năm 1969, mọi thứ trở nên xấu đi thật sự. Chúng tôi phải ẩn náu và gần như không ăn gì suốt cả ngày. Mọi người,trẻ em,đang chết vì đói. Tôi chắc rằng nhiều vị ở đây đã có tuổi. sẽ nhớ về những hình ảnh đó. Vâng, tôi đang từng sống ở thời đó. Vào giữa lúc đó, mẹ của tôi bị đau dạ dầy mất 2,3 ngày trời. Chúng tôi từng nghĩ rằng bà chắc sẽ chết. Cha tôi đã không ở đó. Ông ấy ở quân ngũ. Cho nên tôi là thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình. Em gái tôi đã kiệt quệ vì bệnh sốt rét. Con bé lúc ấy mới ba tuổi, còn tôi đã 15. Nó sốt rất cao. Chúng tôi cố làm mọi thứ. Nó chưa từng bị như thế này trước đây. Cho tới khi chúng tôi nghe được rằng cách đây 10km có một vị bác sĩ, người chuyên chữa bệnh và cấp thuốc. Ngay lúc ấy, tôi cõng em gái tôi trên lưng và chạy suốt 10 km như không cõng một ai. Nó thực sự rất nóng.Còn tôi đã đói lả rồi. Tôi cảm thấy sợ, mạng sống của con bé phụ thuộc vào tôi. Tôi đã nghe có một bác sĩ đang chữa bệnh. Tôi đã đi 10 km,đến trước người khác . tôi đến và nhìn thấy 1 đám đông khổng lồ. Ít nhất có tới hàng ngàn người ở đây, đang cố phá cửa. Bà ấy đang làm công việc này ở một nhà thờ.Làm cách nào để tôi vào được? Tôi phải bò qua đôi chân của mọi người Với đưa em gái tôi đang cõng trên lưng. có 1 lối vào cửa sổ. Và trong khi họ cố gắng để phá cửa chính, Tôi đã leo qua cửa sổ và nhảy vào trong. Người phụ nữ nói tôi thời gian giờ rất khẩn cấp vào thời điểm chúng tôi nhảy vào đó, con bé gần như không cử động. Bà ấy đã đưa cho tôi chloroquine - cái mà tôi được học là chroquine sau đó -- đưa cho con bé - nó phải được truyền nước và các phương pháp điều trị, và đặt chúng tôi vào một căn phòng Khoảng 2-3 tiếng, con bé bắt đầu cử động. Tiếp đó họ lấy khăn lau mồ hôi cho con bé. Đó là một tín hiệu đáng mừng. Và sau đó em gái tôi tỉnh dậy. 5 - 6 giờ đồng hồ sau, bà ấy nói chúng tôi có thể về nhà. Tôi đã cõng con bé trên lưng. Tôi đi bộ 10 km trở lại nhà và đó là quãng đường ngắn nhất mà tôi đã từng đi. Tôi đã rất hạnh phúc --(vỗ tay)-- em gái tôi đã sống! Em tôi giờ đây đã 41,là mẹ của ba đứa con, nó là thầy thuốc cứu chữa hàng ngàn người. Sao tôi kể các bạn chuyện này? bởi vì --- khi bạn hay những người xung quanh bạn--- bạn không quan tâm ở đâu -- nếu như có viện trợ. bạn không quan tâm nó là cái gì! (vỗ tay) Bạn chỉ muốn là người sống sót. Để tôi bình tâm lại, và nói việc cứu giúp những mạng sống-- bằng những khoản viện trợ chúng ta có ở lục địa này --- khi cứu bất cứ ai, một người nông dân, một nhà giáo,một bà mẹ, họ đều tạo ra những giá trị về kinh tế. Theo một nhà kinh tế, chúng tôi cũng nhìn vào khía cạnh khác của câu chuyện. Họ đều tạo ra sản phẩm cho nền kinh tê. Do vậy nếu chúng ta cứu giúp người bị HIV hay sốt rét, Có nghĩa là họ sẽ tạo ra sản phẩm cơ bản cho nền kinh tế . Và cũng vì lẽ đó --- ai đó đã nói nếu ta không thì chúng chết, Những đứa trẻ sẽ là gánh nặng kinh tế Vì vậy thậm chí theo một quan niệm về kinh tế, nếu chúng ta rời khỏi xã hội và nhân đạo, chúng ta cần cứu rỗi cuộc sống bây giơ. Nên đây là một lí do, là một người từng trải tôi xin nói rằng hãy tận dụng những nguồn lực này, chúng ta sẽ làm ra những thành phẩm của mình. Tuy nhiên,tôi cũng xin được nói rằng tôi là một trong những người không tin rằng đây là câu trả lời duy nhất. Đó là tại sao tranh luận phải sắc sảo hơn. Bạn biết đó, chúng ta phải sử dụng nó tốt. Điều gì đã xảy ra ở Châu Âu? Bạn biết mọi thứ về Tây Ban Nha chứ - một phần của EU đã nhận 10 tỉ USD viện trợ nhận từ EU. Những nguồn lực được chuyển tới họ liệu người Tây Ban Nha có xẩu hổ về điều này? Không! EU đã chuyển đi 10 tỉ. Sử dụng vào đâu? Bạn đã từng đến miền Nam của Tây Ban Nha gần đây chưa? Nhũng xa lộ ở khắp nơi. Cơ sở hạ tầng ở khắp nơi. Nhờ đó mà cả miền nam Tây Ban Nha đã phát triển thành nền kinh tế dịch vụ. Bạn có biết Ireland đã nhận 3 tỉ USD? Ireland là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Âu hiện nay. Thậm chí nhiều người ở các nơi khác trên thế giới sẽ đến đây để tìm việc làm. Họ đã làm được những gì với 3 tỉ dollars viện trợ đó? Họ đã dùng nó để xây dựng siêu cao tốc thông tin. tạo ra cơ sở hạ tầng mà nhờ đó có thể tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin, và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế của họ. Họ không nói "Ko.chúng tôi sẽ không vậy." Ngày nay, Châu Âu bận rộn trong việc chuyển viện trợ. Tôi thất vọng vì họ có thể xây CSHT ở TBN Đó là những con đường, cao tốc, những thứ khác mà họ có thể xây dựng -- Vậy vì sao họ không sử dụng cùng vốn đó Để xây cơ sở hạ tầng cho chúng ta? (vỗ tay) Khi nào chúng ta yêu cầu và nói cho họ chúng ta cần gì, Tôi lo nhất là chúng ta có nhiều tổ chức Bây giờ chúng ta trao đổi về World Bank,IMF và đại loại như vậy và EU. Chúng ta cũng có những tư nhân sở hữu nhiều tiền một số người đang ở đây,với các tư nhân. Và một ngày, các tổ chức có quá nhiều tiền bạc Họ sẽ cho nhiều hơn số viện trợ đang có. Nhưng tôi sợ -và tôi vô cùng biết ơn tất cả bọn họ cho những gì mà họ đang cố gắng làm ở đây. Nhưng tôi cũng lo lắng. Tôi tỉnh dậy với cái bụng đói meo. vì tôi nhìn thấy một khoản viện trợ doanh nghiệp mới . Và cũng sẽ đi từ quốc gia này đến quốc gia khác và nhiều lần cố gắng tìm kiếm cái gì để làm. Nhưng tôi không thực sự chắc chắn rằng sự giúp đỡ của họ cũng đang được thực hiện một cách đúng đắn. Và nhiều người không thân thiện lắm với ta Họ chỉ đang phô trương thôi. Nhiều lần tôi không thấy những người Châu Phi làm việc với họ. Họ chỉ đang bước đi một mình! (Vỗ tay) Nhiều lần tôi thấy họ không quan tâm mấy về việc lắng nghe những người Châu Phi có thể biết. Họ muốn đến thăm chúng ta, để thấy cái đang xảy ra và đưa quyết định. Có lẽ tôi đang cảm thấy tiêu cực. Tôi lo vì khoản tiền này rất quan trọng Và giờ thì ai là người chịu trách nhiệm đây? Chúng ta bị động khi họ đưa ra quyết định về số phận của những khoản tiền? Chúng ta là gì đây? Liệu chúng ta sẽ lặp lại sai lầm như trước đó? Các vị lãnh đạo mà chúng ta đang nói tới họ đã từng gọi mọi người lại và nói, "Trông kìa, doanh nghiệp của bạn và doanh nghiệp của bạn Bạn có quá nhiều tiền.Bạn thật tuyệt. Ta ngồi lại và trao đổi về việc tiền của bạn sẽ dành vào đâu và vốn viện trợ nên đi về đâu" Chúng ta đã làm như vậy? Câu trả lời là không. Và mỗi cá nhân đều có nỗ lực cho riêng mình. Và sau 10 năm nữa, hàng tỉ usd sẽ lại đi vào Châu Phi. và chúng ta vẫn sẽ có những vấn đề giống nhau. Đây là điều đưa đến cho chúng ta những hình ảnh tuyệt vọng. Nỗi bất lực của chúng ta để chịu trach nhiệm và nói với những người có tiền. "Ngồi xuống" Ta không làm vậy vì quá đông người. Chúng ta đã không gọi Bill Gates và Soros, hay bất cứ ai để nhờ giúp đỡ và nói "Ngồi xuống. Hãy để chúng tôi hội đàm với các ông". Là một lục địa,ở đây là những ưu tiên của chúng ta. Đây là nơi mà chúng tôi muốn bạn chuyển khoản tiền này." Mỗi người đừng nên là một doanh nhân sẽ đi ra ngoài và kiếm tìm những thứ tốt đẹp nhất, Chúng ta không cố ngăn họ hoàn toàn. Nhưng để làm cho họ giúp đỡ chúng ta nhiều hơn. Và điều làm tôi thất vọng là vì tôi không làm như vậy. 10 năm nữa chúng ta sẽ có câu chuyện y hệt và chúng ta sẽ lặp lại những điều tương tự. Vậy nên vấn đề của chúng ta bây giờ là làm sao chúng ta có thể tạo ra đòn bẩy. những điều tốt đẹp sẽ đến theo cách của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể kết hợp đúng cách chính phủ với những tập đoàn tư nhân, với những tổ chức quốc tế và với khu vực kinh tế tư nhân. Tôi cũng rất tin tưởng vào khu vực tư nhân. Nhưng họ không thể làm điều đó một mình. Đây có thể là một số ý tưởng cho công việc Họ nói đây là về chia sẻ và nảy sinh ý tưởng. Vậy sao chúng ta không nghĩ cách sử dụng một vài khoản viện trợ Sao chúng ta không nói giúp đỡ đầu tiên. Đừng tránh né về cơ sở hạ tầng. Dẫu ta khỏe mạnh cũng không thể chịu đựng được nếu không có cơ sở hạ tầng. Việc giáo dục sẽ tốt hơn nếu chúng ta có điện và đường ray xe lửa hay tương tự. Nông nghiệp sẽ tốt hơn nếu đưa được sản phẩm ra thị trường. Đừng né tránh điều này. Đầu tư một phần nguồn lực chúng ta vào cơ sở hạ tầng. Rồi tiếp đến chúng ta có thể thấy rằng đây là một sự kết hợp của tư nhân,quốc tế,nhiều nguồn tiền,. đối tác ở khu vực tư nhân và người Châu Phi vậy nên viện trợ có thể là một sự giải quyết. Đây là tất cả mà những khoản viện trợ có thể làm Viện trợ không giải quyết được các vấn đề Nhưng nó có thể là chất xúc tác. Và nếu chúng ta thất bại trong việc sử dụng nó Chúng ta sẽ thất bại. Vì sao Trung Quốc được lòng dân Châu Phi Lí do không đơn giản vậy, những con người này thật ngốc và Trung Quốc đến để lấy đi tài nguyên. vì có đòn bẩy nghiêng về người Trung Quốc. Nếu bạn nói với họ "Chúng tôi cần một con đường ở đây," họ sẽ giúp bạn xây dựng nó. Họ không lảng tránh. Bộ trưởng Bộ Tài Chính Trung Quốc đã nói, Tôi hỏi chúng tôi đã làm gì sai ở Nigeria Ông ấy nói, "Các bạn chỉ cần 2 điều" Cơ sở hạ tầng,cơ sở hạ tầng,cơ sở hạ tầng và kỉ luật. Các bạn thật vô kỉ luật (Vỗ tay). Và tôi đã lặp lại điều này cho Châu Lục. Cần csht và kỉ luật Vậy nên chúng ta cần tạo ra một chất xúc tác để thúc đẩy. Giờ thì tôi nhận ra --- tôi không nói --- sức khỏe và giáo dục. Không,bạn cũng có thể mang lại những điều như vậy. Nhưng tôi nói nó không là một trong hai thứ đó. Cách viện trợ thế nào Một ý tưởng. Điều thứ hai, đối với khu vực tư nhận. Những người đã lo sợ chuốc lấy những rủi ro ở Châu Lục này. Tại sao khoản viện trợ này không bảo lãnh cho những người có thể nhận lấy những rủi ro? (Vỗ tay) Và cuối cùng, vi bọn họ đều đang đứng ở vị trí của tôi - tôi đứng ngoài thời cuộc. Phải chăng tôi ở ngoài thời cuộc? OK, vậy nên đừng để tôi quên đi "punchline" của mình Một trong những điều mà tôi muốn mọi người cộng tác là để hỗ trợ phụ nữ, tạo ra nhiều công ăn việc làm (vỗ tay). Về phụ nữ đã được nói rồi, không nhắc lại. Nhưng có nhiều phụ nữ đang tạo việc làm. Và ta biết,những nghiên cứu đã cho thấy khi bạn dành những nguồn lực cho phụ nữ -- Thực tế,đó là một nghiên cứu kinh tế lượng mà Ngân Hàng Thế Giới đã xem xét lại vào năm 2000,cho thấy rằng Kết quả của việc chuyển những khoản tiền tới tay phụ nữ là sức khỏe trẻ em,gia đình,kinh tế và mọi thứ đều tốt hơn. Nên một trong những số tiền chuyển đi-- không nói về các ông- rõ ràng, nếu bạn rời bỏ chồng mình, họ sẽ làm gì? Họ sẽ quay về nhà và bực tức và kết quả sẽ dẫn tới những khó khăn không mong đợi. Không muốn nngười chồng đánh đập vợ minh vì họ thất nghiệp, hay tương tự. Nhưng ở bên lề,chúng ta còn --tôi muốn nhấn mạnh điều này, bởi vì lí do là những người đàn ông họ nhận -không chủ đích,nhưng họ nhận nhiều viện trợ hơn. nhưng tôi muốn bạn nhận ra rằng những nguồn lực trên tay của những người phụ nữ Châu Phi là một công cụ mạnh mẽ Có nhiều người đang tạo ra công ăn việc làm. B.Gakuba đã tạo ra 200 việc làm ở Rwanda. Chúng ta có Ibukun Awosika ở Nigeria, với công ty ghế. và còn muốn mở rộng. Cô ấy cần 20 triệu khác. Cô ấy sẽ tạo ra nhiều hơn 100,200 công việc Vậy nên các bạn sẽ phối hợp như thế nào để chuyển đi nguồn lực đến những phụ nữ trung niên ai sẵn sàng-- Các doanh nhân muốn tạo thêm việc làm. Và cuối cùng, chúng ta sẽ làm gì để là một phần của đối tác viện trợ, chính phủ,khu vực tư nhân và người dân châu Phi như một cá nhân? Cám ơn. (Vỗ tay) Doc Edgerton khiến chúng ta kính sợ và tò mò với hình ảnh một viên đạn đang xuyên thấu một quả táo, diễn ra chỉ phần triệu giây. Nhưng giờ đây, sau 50 năm, chúng ta có thể thực hiện nhanh hơn hàng triệu lần và quan sát thế giới không chỉ ở mức một triệu hay một tỷ mà là ngàn tỷ bức hình trong một giây. Tôi cho các bạn thấy một hình thức chụp ảnh mới, chụp ảnh cao tần, một kỹ thuật chụp ảnh rất nhanh đến nổi mà có thể tạo ra một video quay chậm của chuyển động ánh sáng. Với điều đó, chúng ta có thể tạo ra các máy ảnh có thể nhìn khắp các góc, ngoài tầm nhìn thấy, hay nhìn xuyên thấu cơ thể chúng ta mà không cần x-quang, rất khó để diễn đạt ý của chúng tôi bằng một chiếc máy ảnh. Bây giờ, nếu tôi lấy một con trỏ laze, bật rồi tắt nó với tốc độ một phần nghìn tỷ giây hoặc bằng vài triệu tỉ giây Tôi tạo ra một chuỗi lượng tử không rộng tới 1 milimet. Và chuổi lượng tử này, những viên đạn, sẽ di chuyển với tốc độ ánh sáng, và lần nữa, nhanh hơn một triệu lần so với một viên đạn thông thường. Bây giờ, nếu bạn lấy những viên đạn đó và lấy chuổi lượng tử này rồi bắn vào một cái chai, những hạt lượng tử này sẽ vỡ như thế nào bên trong chai? Ánh sáng trông như thế nào khi chuyển động chậm? [Ánh sáng trong chuyển động chậm--- chậm lại 10 tỷ lần] Bây giờ, tóm lại--- (Vổ tay) Nhớ rằng, toàn bộ quá trình diễn ra trong khoảng thời gian ít hơn một nanô giây--- đó là thời gian cho ánh sáng di chuyển. Tôi đang làm chậm lại video này với tốc độ một phần 10 tỷ, vì thế các bạn có thể thấy ánh sáng di chuyển. (Cười) Nhưng mà, Coca-Cola không tài trợ cho nghiên cứu này. (Cười) Bây giờ, có nhiều thứ đang tiếp tục với thước phim này, thế nên để tôi bóc mẽ và cho các bạn thấy điều đang tiếp diến. Nhịp đập bên trong cái chai, các viên đạn, với một chuỗi lượng tử bắt đầu di chuyển không ngừng và chúng bắt đầu phát tán bên trong. Một chút ánh sáng rò rỉ di chuyển trên bàn, Và các bạn bắt đầu thấy các gợn sóng. Các lượng tử cuối cùng đạt đỉnh và sau đó chúng nổ ra nhiều hướng. Như các bạn thấy, có một bóng khí và nó đang nhảy múa bên trong. Trong lúc đó, các gợn sóng đang di chuyển trên bàn, và nhờ sự phản xạ trên đỉnh, các bạn sẽ thấy phía sau cái chai, sau vài khung hình, các hình ảnh phản chiếu hội tụ lại. Bây giờ, nếu ta lấy một viên đạn thông thường và bắn cùng khoảng cách và làm chậm video lại với tốc độ một phần 10 tỷ bạn có biết phải ngồi ở đây bao lâu để xem bộ phim này không? (Cười) Một ngày, một tuần? Thật ra là cả năm. Đó sẽ là một bộ phim cực nhàm chán (Cười) về chuyển động chậm của đạn thường. Thế chụp tĩnh vật thì sao? Các bạn có thể thấy lại các gợn sóng, dập dờn trên bàn, quả cà chua và một bức tường phía sau. Giống như ném một hòn đá vào hồ nước. Tôi đã nghĩ: đây là cách thiên nhiên tạo hình, một bức hình cao tần tại một thời điểm, dĩ nhiên mắt các bạn thấy được kiến trúc tổng thể. Nhưng nếu bạn nhìn lại quả cà chua một lần nữa, hãy để ý, ánh sáng xuyên qua quả cà chua, và trở nên rực rỡ hơn. nó không hề tối đi. Tại sao vậy? Bởi vì cà chua thực sự chín, ánh sáng đang nhảy múa bên trong nó, và thoát ra sau vài nghìn tỷ giây. Trong tương lai, khi những máy ảnh cao tần tích hợp trong máy ảnh điện thoại, bạn có thể đi siêu thị và kiểm tra hoa quả đã chín hay chưa mà không cần chạm vào chúng. (Cười) Đội của tôi ở MIT tạo ra camera này như thế nào? Bây giờ, với nhiếp ảnh gia, bạn biết đấy, nếu bạn chụp một bức ảnh phơi sáng ngắn, bạn chỉ lấy được chút ánh sáng. Nhưng chúng tôi có tốc độ nhanh hơn hàng tỷ lần so với thời gian phơi sáng ngắn nhất của bạn. vì vậy bạn sẽ khó lấy được sáng. Điều chúng tôi làm là gửi những viên đạn-- một chuổi các lượng tử-- nhanh thêm triệu lần, ghi đi ghi lại với sự đồng bộ thông minh, từ những GB dữ liệu, chúng tôi xếp chúng có tính toán và tạo ra các thước phim cao tần mà tôi đã cho các bạn xem. Chúng ta có thể lấy các dữ liệu thô và xử lý theo những cách thú vị. Vì thế, Siêu nhân có thể bay. Các anh hùng khác cũng có thể tàng hình. Nhưng sức mạnh mới của các siêu anh hùng trong tương lai: Thấy được khắp các góc. Ý tưởng là chúng tôi có thể chiếu chút ánh sáng lên chiếc cửa, nó tiếp tục lan tỏa, vào tận trong phòng. một số phản xạ ngược lên cánh cửa, rồi trở lại máy ảnh. Chúng ta có thể lợi dụng sự chuyển hướng đa chiều của ánh sáng. Đó không phải là khoa học viển tưởng, Chúng ta thực sự làm được. Bên trái, bạn sẽ thấy máy quay cao tần của chúng tôi. Có một hình nộm giấu sau bức tường, và chúng ta di chuyển ánh sáng khỏi cánh cửa. Sau khi nghiên cứu của chúng tôi được công bố trong Cộng đồng Thiên nhiên nó đã được lưu ý bởi Nature.com, và họ đã làm đoạn phim hoạt hình này. (Âm nhạc) [Một xung laze được bắn ra] (Âm nhạc) Ramesh Rakar: Chúng ta sẽ bắn những viên đạn ánh sáng này, sau đó chúng đập vào bức tường, nhờ các chuổi lượng tử, chúng phát tán khắp các hướng, một vài tiến tới hình nộm bị khuất, rồi quay trở lại nguồn sáng, và tiếp tục, cánh cửa phản xạ những ánh sáng phát tán đó. Sau đó, một chuổi lượng tử quay trở lại máy chụp ảnh, nhưng thú vị nhất, tất cả chúng đến tại các thời điểm khác nhau đôi chút. (Âm nhạc) Và bởi vì chúng ta có máy quay có tốc độ rất cao camera cao tần-- nó có vài khả năng đặc biệt. nó sự cải tiến rất tốt về thời gian, có thể ghi hình lại thế giới với tốc độ ánh sáng, Theo cách này, chúng ta dĩ nhiên biết khoảng cách tới cánh cửa, cũng như vật thể bị khuất, nhưng chúng ta không biết điểm nào tương ứng khoảng cách nào. (Âm nhạc) Bằng cách chiếu một laze, chúng ta có thể ghi lại một bức hình thô, nếu bạn nhìn lên màn hình, chẳng có gì cả. Nhưng khi chúng ta đặt một chuỗi bức ảnh, hàng tá bức, rồi đặt chúng cùng nhau, cố gắng phân tích sự phát tán đa chiều của ánh sáng, từ đó, liệu chúng ta có thể thấy vật thể bị khuất? Liệu ta có thể thấy nó đầy đủ 3 chiều? Đây là sự tái cấu trúc của chúng tôi. (Âm nhạc) (Vổ tay) Bây giờ, chúng ta có vài phương án trước khi đưa nó ra khỏi phòng thí nghiệm, nhưng trong tương lai, chúng ta có thể tạo ra ô tô tránh né các cú va chạm với những nơi đường cong. Hay ta có thể tìm kiếm người sống sót trong điều kiện mạo hiểm bằng cách nhìn ánh sáng được phản xạ qua cửa sổ. Hay chúng ta có thể tạo ra đèn nội soi chiếu sâu bên trong cơ thể, và cũng cho các tai nghe khám bệnh. Nhưng dĩ nhiên, do mô và máu, sẽ có chút thử thách, đây thực sự là lời kêu gọi các nhà khoa học bắt đầu nghĩ về chụp hình cao tần như một cách thức mới giải quyết các vấn đề ảnh sức khoẻ cho thế hệ sau. Bây giờ, giống như Doc Edgerton, bản thân một nhà khoa học, từ khoa học tới nghệ thuật-- một nghệ thuật chụp ảnh siêu cao tần. Và tôi nhận ra tất cả GB dữ liệu chúng tôi thu nhặt mỗi lần, không chỉ cho chụp hình khoa học. Chúng ta cũng có thể thực hiện phương thức mới của nhiếp ảnh điện toán, với dòng thời gian và mã màu. Nhìn những gợn sóng đó. Nhớ rằng: Thời gian giữa mỗi gợn sóng chỉ một ngàn tỷ giây. Nhưng cũng có điều thú vị trong đó. Khi bạn nhìn các gợn sóng trong giới hạn, chúng di chuyển ra xa chúng ta. Đáng ra chúng nên lại gần. Điều đang xảy ra ở đây là gì? Nó lao ra, bởi chúng ta đang ghi lại với tốc độ gần như của ánh sáng, chúng ta có các hiệu ứng lạ, và Einsten sẽ rất thích được xem bức ảnh này cho xem. (Cười) Các chuổi sự kiện diễn ra trên thế giới thỉnh thoảng xuất hiện trên camera đôi khi trong mệnh lệnh trảo đổi. Bằng cách ứng dụng tương ứng về không gian và thời gian, Chúng ta có thể sửa sự biên dạng này. Vì thế liệu nó có dùng cho nhiếp ảnh các gọc, hay tạo ra các hình ảnh sức khỏe cho thế hệ tới, tạo ra hình dung mới, từ phát minh của chúng tôi, chúng tôi có tất cả dữ liệu công khai và chi tiết trên website, và hi vọng của chúng tôi là DIY, cộng đồng sáng tạo và nghiên cứu sẽ cho chúng tôi thấy chúng tôi nên dừng ám ảnh về camera megapixel-- (Cười) và bắt đầu tập trung vào những chiều tiếp theo của hình ảnh. Cần thời gian. Cảm ơn. (Vổ tay) Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một nỗi ưu phiền của tôi. Và tôi tin là khá nhiều thính giả ở đây cũng đang đồng cảnh ngộ. Mỗi khi tôi tham quan một buổi triễn lãm, với các căn phòng treo đầy tranh vẽ, chỉ sau khoảng 15 hay 20 phút, tôi nhận ra mình không nghĩ về các bức tranh. Tôi không thấu hiểu được chúng. Thay vào đó, tôi nghĩ về một li cà phê để giúp tôi thoát khỏi cơn buồn ngủ. Tôi mắc hội chứng mệt mỏi khi ở phòng tranh. Có bao nhiêu bạn ở đây cũng bị giống như tôi vậy?-- đúng vậy. Ha ha, ha ha! Đôi lúc bạn có thể chịu đựng được lâu hơn hơn 20 phút, hay thậm chí ngắn hơn, nhưng chúng ta đều đang mắc cùng một căn bệnh. Các bạn có cảm thấy điều gì có lỗi không? Với tôi, tôi ngắm những bức tranh trên tường và nghĩ, một ai đó đã quyết định đặt chúng ở đây, họ cho rằng chúng xứng đáng được trưng bày, nhưng không phải lúc nào tôi cũng thấy như vậy. Thật ra, tôi gần như chẳng bao giờ thấy như vậy cả. Thế rồi tôi rời đi mà chẳng vui vẻ gì. Tôi cảm thấy có lỗi và buồn bản thân, thay vì đổ lỗi cho bức tranh, tôi đổ lỗi cho bản thân mình. Và rời triển lãm như vậy thì chẳng vui vẻ gì cả. (Cười) Vấn đề là tôi nghĩ chúng ta cần phải thả lỏng một chút. Thử tưởng tượng mỗi khi tới nhà hàng, khi bạn cầm thực đơn, bạn có muốn gọi tất cả các món ăn trên đó không? Không hề! Bạn sẽ chọn lựa. Nếu bạn ra cửa hàng mua một chiếc sơ mi, Chẳng lẽ bạn sẽ mặc thử mọi chiếc áo và muốn mua tất cả chúng? Dĩ nhiên là không, bạn sẽ lựa chọn cẩn thận. Đó là chuyện bình thường. Vậy tại sao ta lại không thể "chọn lọc" mỗi khi tới các buổi triển lãm tranh chứ? Tại sao ta lại phải đồng cảm và thấu hiểu mọi bức tranh? Tôi đang thử một cách tiếp cận mới. Tôi làm 2 điều: Khi tôi tới một buổi triển lãm, lúc đầu tôi đi khá nhanh, cố gắng liếc qua mọi thứ, và ghi nhớ những bức tranh khiến tôi đứng lại vì lý do gì đó. Tôi không rõ tại sao chúng lại thu hút tôi, nhưng có thứ gì đó hút tôi như một thỏi nam châm khiến tôi bỏ qua những bức tranh khác mà chỉ chăm chú vào bức tranh đó. Cho nên điều đầu tiên tôi làm là tìm cách tự chữa bệnh cho mình. Tôi chọn ra một bức tranh. Có thể chỉ là một trong số 50 bức. Điều thứ hai tôi làm là đứng trước bức tranh ấy, và tự kể một câu chuyện về nó. Tại sao lại kể chuyện? Tôi nghĩ chúng ta được kích thích, ADN loài người kích thích ta làm vậy. Chúng ta lúc nào cũng kể chuyện về mọi thứ, và tôi nghĩ ta làm vậy vì thế giới này là một nơi khá điên rồ và hỗn loạn, nên đôi lúc những câu chuyện giúp ta giải thích đôi chút về thế giới. cố gắng làm mọi thứ rõ ràng hơn. Vậy tại sao lại không ứng dụng điều đó khi đi xem tranh? Giờ tôi đang có một thứ giống như kiểu thực đơn khi tham quan phòng tranh. Có 3 bức tranh tôi muốn cho các bạn xem, những bức tranh khiến tôi phải dừng bước và muốn kể những câu chuyện về chúng. Tấm đầu tiên cần được giới thiệu một chút -- "Cô gái đeo hoa tai ngọc trai" của Johannes Vermeer, một họa sĩ Hà Lan thế kỷ 17. Đây là bức vẽ lộng lẫy nhất. Tôi đã thấy nó lần đầu năm 19 tuổi, và tôi đã lập tức ra ngoài mua ngay một bức, thực ra tới giờ tôi vẫn còn giữ nó. 30 năm qua nó vẫn được treo trong nhà tôi. Nó đồng hành với tôi mọi nơi, chưa bao giờ tôi thấy chán bức tranh đó. Lúc đầu, thứ khiến tôi phải dừng bước chỉ là những mảng màu tuyệt đẹp mà vị họa sĩ sử dụng và ánh sáng ở khuôn mặt cô. Nhưng thứ khiến tôi xem lại năm này qua năm khác, lại là một điều khác, và đó là cái nhìn trên khuôn mặt cô gái, một sự mâu thuẫn trên khuôn mặt. Tôi không biết cô ấy đang vui hay buồn, và có lúc tôi thấy cô ấy vui, khi thì lại thấy cô ấy buồn. Nên nó đã khiến tôi xem lại nhiều lần. Một ngày nọ, sau 16 năm kể từ khi treo bức tranh. Tôi nằm trên giường và nhìn cô gái ấy, và đột nhiên nghĩ, người họa sĩ đã làm gì khiến cô ấy có biểu cảm đó. Và đó là lần đầu tiên tôi cho rằng biểu cảm trên mặt cô ấy phản ảnh suy nghĩ của cô về người họa sĩ. Trước đó tôi luôn mặc định rằng đây là bức chân dung một cô gái. Nhưng giờ tôi lại nghĩ đây là một bức chân dung về một mối quan hệ. Rồi tôi lại nghĩ, mối quan hệ đó là gì? Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu. Sau khi nghiên cứu, tôi phát hiện chẳng ai biết cô ấy là ai cả. Thực tế thì chẳng ai biết những người mẫu trong các tác phẩm của Vermeer là ai cả, và chúng ta biết rất ít về chính Vermeer. Điều này khiến tôi thốt lên, "Tuyệttt!" Tôi có thể làm mọi thứ mình muốn và tưởng tượng ra bất kỳ câu chuyện nào. Và đây là cách tôi đã vẽ ra câu chuyện. Đầu tiên, tôi nghĩ, tôi phải để cô ấy vào trong nhà. Làm sao để Vermeer quen biết cô ấy? Chà, cũng có người cho rằng cô gái này là cô con gái 12 tuổi của ông. Người con 12 tuổi vào lúc ông vẽ bức tranh. Và tôi nghĩ, không, cái nhìn rất thân thiết nhưng không phải của con gái dành cho cha. Hơn nữa, trong tranh Hà Lan thời đó, nếu miệng của người phụ nữ để mở, thì điều đó ám chỉ việc quan hệ. Như vậy sẽ không thích hợp khi Verneer vẽ hình con gái ông ta như vậy. Cho nên đó không thể là con gái ông, nhưng thân thiết với ông, vô cùng thân thiết với ông. Chà, trong nhà còn có thể có ai khác đây? Người hầu, một cô hầu đáng yêu. Cô ấy ở trong nhà. Làm sao để đưa cô ấy vào xưởng vẽ đây? Chúng ta không biết nhiều về Vermeer, chỉ biết đôi chút, nhưng mà ta biết chắc là ông đã cưới một phụ nữ Công giáo, và sống với mẹ vợ trong căn nhà mà ông có một phòng riêng và cũng là xưởng vẽ của ông. Ông còn có 11 đứa con. Đó chắc hẳn là một ngôi nhà lộn xộn, ồn ào. Và nếu bạn từng xem qua tranh của Vermeer, bạn chắc biết là chúng cực kì trầm lắng và yên tĩnh. Làm sao một họa sĩ vẽ được những tranh như vậy khi có 11 đứa trẻ vây quanh? Ông đã tách khỏi cuộc sống. Ông vào xưởng vẽ, và nói, "Không ai được vào đây. Ngay cả vợ và con cái. Trừ cô hầu có thể vào quét dọn thôi." Cô ấy vào xưởng vẽ. Ông để cho cô vào và họ ở cùng nhau. Và ông đã quyết định vẽ cô ta. Ông bảo cô gái mặc trang phục đơn giản. Tất cả, hoặc gần như tất cả những phụ nữ trong tranh của Vermeer mặc những loại trang phục bằng nhung, lụa, da rất xa xỉ. Bức tranh rất giản dị nhưng có một thứ không hề đơn sơ chính là đôi hoa tai ngọc trai của cô gái. Nếu là một người hầu, cô ta không thể mua nổi một đôi hoa tai ngọc trai được. Cho nên đó chắc chắn không phải của cô ấy. Vậy là của ai đây? Chúng ta tình cờ biết được danh sách trang phục của người vợ Cathrina. Trong số đó là áo khoác vàng có lông trắng áo vạt vàng đen và bạn sẽ thấy nhiều quần áo loại này trong những bức tranh khác, nhiều người phụ nữ khác nhau trong các bức tranh của Vermeer. Cho nên rõ ràng là quần áo của người vợ được đưa cho nhiều người phụ nữ khác. Không phải là vô căn cứ khi tin là đôi hoa tai ngọc trai đó thật sự thuộc về vợ của ông. Vậy là chúng ta đã có đầy đủ mọi tình tiết cho câu chuyện. Cô gái ở trong xưởng cùng ông trong một thời gian dài. Phải mất rất lâu để vẽ những bức tranh. Họ đã dành khoảng thời gian riêng với nhau. Cô gái đeo hoa tai ngọc trai của vợ ông. Cô lộng lẫy. Cô rõ ràng là đang yêu ông. Cô cảm thấy mâu thuẫn. Và vợ ông có biết không? Có lẽ là không. Và nếu bà không biết, hưm - thì đó mới là câu chuyện chứ. (Cười) Bức tranh kế tiếp mà tôi sẽ đề cập có tên là "Cậu bé xây ngôi nhà bằng các quân bài" của Chardin. Một họa sĩ người Pháp ở thế kỉ 18, nổi tiếng với tranh tĩnh nhưng ông thỉnh thoảng cũng vẽ về con người. Trên thực tế, ông đã vẽ 4 phiên bản khác nhau của bức tranh này, các cậu bé khác nhau xây nhà bằng những lá bài, tất cả các bản đều được trau chuốt. Tôi thích phiên bản này nhất, vì một vài cậu khác hơi già và cậu khác thì hơi trẻ, với tôi, bức tranh này là hợp lí nhất. Cậu không hẳn là một cậu bé nhưng cũng chưa hoàn toàn là một người đàn ông. Ở cậu có một sự cân bằng tuyệt vời giữa sự ngây thơ và trải nghiệm, và điều đó khiến tôi phải dừng chân trước bức tranh này. Và tôi nhìn gương mặt của cậu. Có nét giống với tranh của Vermeer. Ánh sáng đến từ phía bên trái, và gương mặt cậu hòa cùng ánh sáng rực rỡ. Ngay chính giữa bức tranh, khi nhìn vào, tôi phát hiện khi tôi ngắm nó, tôi như đứng trong tranh đó. "Hãy nhìn vào tôi. Làm ơn nhìn tôi." Và cậu ta không nhìn tôi mà vẫn chăm chú vào những quân bài và đó là một trong những nét quyến rũ của bức tranh khi cậu quá mải mê vào những gì mình đang làm mà không để ý đến chúng ta. Và theo tôi, đó là đặc điểm của một kiệt tác của một bức tranh khi còn thiếu độ phân giải. Cậu sẽ không bao giờ nhìn tôi. Nên tôi đã nghĩ về một câu chuyện, nếu tôi ở vị trí đó thì ai có thể ở đấy nhìn cậu ta? Không phải họa sĩ, tôi không muốn nghĩ như vậy. Tôi cho rằng đó là bản thân cậu khi lớn hơn. Một người đàn ông, người hầu, người hầu già đang nhìn vào người hầu trẻ, nói rằng, "Hãy nhìn vào tôi, tôi muốn cảnh báo điều bạn sắp phải trải qua. Làm ơn hãy nhìn tôi." Nhưng cậu không bao giờ làm như vậy cả. Và vì tranh thiếu độ phân giải, tương tự trong "Cô gái đeo hoa tai ngọc trai" - chúng ta không biết cô đang vui hay buồn. Tôi đã viết cả một cuốn tiểu thuyết về cô và tôi vẫn không biết cô đang vui hay buồn. Và hết lần này đến lần khác, tôi nhìn lại bức tranh, tìm kiếm đáp án, tìm kiếm câu chuyện để lấp vào khoảng trống đó. Và chúng ta có thể bịa ra một câu chuyện để tạm thời thỏa mãn chúng ta, nhưng không hẳn là vậy, và lần nữa chúng ta lại xem lại hết lần này đến lần khác. Bức tranh cuối cùng tôi muốn nhắc đến có tên là "Ẩn danh" của một người khuyết danh. (Cười) Đây là chân dung Tudor được Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia mua. Họ từng nghĩ người đàn ông này là Sir Thomas Overbury, và sau đó họ phát hiện đây không phải ông, và họ cũng không biết đây là ai. Bây giờ, tại Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia, nếu bạn không biết lai lịch bức tranh thì xem chỉ tốn công vô ích mà thôi. Họ không thể trưng bày bức tranh, vì không biết người trong tranh là ai. Vậy nên, thật không may là bức tranh không lai lịch rõ ràng này phải dành nhiều thời gian trong nhà kho, cùng với một số đông những tranh không có lai lịch rõ ràng khác, một vài bức trong chúng rất đẹp. Bức tranh này khiến tôi phải dừng chân vì 3 lí do: Thứ nhất là sự thiếu nhất quán giữa miệng và mắt miệng cười nhưng đôi mắt thật đăm chiêu. Người này không vui, và tại sao lại như vậy? Điều thứ hai thật sự thu hút tôi là đôi gò má đỏ hồng của anh ta. Anh ta đang đỏ mặt. Anh ta ngại vì được vẽ chân dung! Đây chắc là anh chàng lúc nào cũng đỏ mặt. Anh ta đang nghĩ gì mà phải đỏ mặt như thế? Điều thứ ba khiến tôi dừng chân lại chính là chiếc áo chẽn vô cùng lộng lẫy của anh ta. Những chiếc nút xinh đẹp màu xám bằng lụa. Và bạn biết nó khiến tôi nghĩ về gì không đó chính là một thứ ấm áp phồng lên, giống như tấm chăn lông vịt trải giường. Tôi tiếp tục nghĩ về chiếc giường và đôi gò má đỏ ửng, và dĩ nhiên tôi lại nghĩ về chuyện tình dục khi nhìn vào anh ta, và tôi nghĩ, liệu đó có phải là điều mà anh ta cũng nghĩ đến? Và tôi nghĩ nếu như tôi tạo ra một câu chuyện thì chi tiết cuối cùng nên đưa vào là gì? À, điều gì khiến một quí ông thời Tudor bận tâm? Và tôi nghĩ, à, Henry VIII, đúng vậy. Ông bận tâm vấn đề thừa kế và người thừa kế của mình. Ai sẽ kế thừa tên tuổi và tài sản của ông đây? Bạn ghép tất cả chúng lại với nhau, và bạn có câu chuyện của mình để lấp đầy khoảng trống khiến bạn cứ phải mãi xem lại. Và đây là câu chuyện. Nó ngắn thôi. "Rosy" Tôi vẫn đang mặc áo chẽn thêu kim tuyến mà Caroline đã tặng tôi. Đó là một chiếc áo cổ cao đơn giản, tay áo tách rời và những chiếc nút bằng vải lụa xoắn phức tạp, đặt sát nhau để giữ ấm Chiếc áo chẽn khiến tôi liên tưởng đến khăn phủ trên chiếc giường lớn. Có lẽ đó chính là sự sắp đặt. Tôi mặc nó lần đầu vào buổi tối thịnh soạn mà ba mẹ cô ấy tổ chức để mừng chúng tôi. Trước khi đứng lên phát biểu thì tôi đã biết là đôi gò má của tôi sẽ đỏ ửng lên rồi. Tôi luôn rất dễ xúc động, do thể chất, do rượu vang, do xúc cảm dâng trào. Khi tôi còn là một cậu bé, chị em và những cậu bạn ở trường hay trêu chọc tôi, nhưng Gerge thì không làm vậy. Chỉ có George mới có thể gọi tôi là Rosy. Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai khác gọi thế. Cậu đã cố tìm cách để làm ngôn từ trở nên mềm mại. Khi tôi báo tin, George tỏ ra không vui mà gương mặt lại hóa xanh xao như chiếc áo chẽn của tôi vậy. Cậu ấy lẽ ra không nên ngạc nhiên như vậy. Đã có lời đồn rằng tôi sẽ kết hôn cùng em họ của cậu ấy. Nhưng khó mà nghe những lời này trên thực tế. Tôi biết, tôi hầu như không thốt nên lời. Sau đó, tôi thấy George trên bậc thang đang quan sát khu vườn bếp. Mặc dù uống rất nhiều nhưng trông cậu ấy vẫn rất xanh xao. Chúng tôi đứng cạnh nhau và quan sát những cô hầu cắt rau diếp. "Cậu nghĩ gì về chiếc áo chẽn của tôi?" - tôi hỏi. Cậu liếc nhìn tôi "Cổ áo đó có vẻ siết chặt cậu quá." "Chúng ta vẫn còn gặp nhau mà" - tôi nhấn mạnh. "Chúng ta vẫn có thể đi săn, chơi bài và lên điện cùng nhau. Không gì thay đổi cả." George đã im lặng. "Tôi đã 23 tuổi rồi. Đã đến lúc tôi phải kết hôn và có người thừa kế. Đó là điều hiển nhiên mà." George rót một li rượu vang khác và chuyền sang cho tôi. "Chúc mừng đám cưới sắp tới của cậu nha James. Tôi chắc các cậu sẽ hạnh phúc lắm." Cậu ấy không bao giờ gọi tôi bằng tên Rosy nữa. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Người đàn ông này đang mang một thứ được gọi là râu ong. (Cười) Một bộ râu đầy ong. Đây là điều mà nhiều người hình dung khi nghĩ tới ong mật, hay côn trùng, hay là thứ gì đó có nhiều hơn 2 chân. Tôi sẽ mở đầu bằng việc nói rằng tôi hiểu. Tôi hiểu điều đó chứ. Nhưng có rất nhiều điều cần biết, và tôi muốn bạn hãy mở rộng tâm trí thay đổi cách nhìn của mình về loài ong. Hãy để ý rằng người đàn ông này không hề bị đốt. Có thể anh ta bị dính ong chúa vào cằm, và các con ong khác bị thu hút vào đó. Nó thể hiện mối quan hệ của chúng ta với loài ong, và điều này đã có từ hàng nghìn năm trước. Chúng ta cùng tiến hóa, vì ta cần loài ong để thụ phấn và gần đây, nó như một loại hàng hóa vậy. Nhiều người có thể đã nghe về việc ong mật đang dần biến mất, không chỉ chết, mà là biến mất. Ta thậm chí không tìm được xác của chúng. Đây được gọi là rối loạn sụt giảm bầy đàn, thật kỳ quái. Các nhà nghiên cứu toàn cầu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng những gì ta biết là với số lượng ong giảm dần, giá cả của hơn 130 loại rau quả nguồn thức ăn cho con người sẽ tăng lên. Thế nên, ong mật có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như với ngành nông nghiệp. Bạn có thể thấy một vài hình ảnh được gọi là mái nhà xanh, hay nông nghiệp thành thị. Chúng ta đã quen với hình ảnh bên trái, một mảnh vườn trong khu dân cư ở South End. Đó là nhà của tôi. Tôi có một tổ ong ở sân sau. Và đây có lẽ là mái nhà trong tương lai, khi ta tận dụng không gian thành phố, tạo ra nhiều không gian xanh. Hãy xem bức ảnh ở Boston Hãy thử tìm tổ ong. Nó ở ngay đó. Trên tầng áp mái, ngay góc kia, và nó đã ở đó vài năm rồi. Cách nuôi ong ở thành thị hiện nay đó là để tổ ong ở góc khuất, và không phải vì nó cần ở đó mà là vì mọi người không thoải mái với ý tưởng này, đó là lí do tôi muốn các bạn suy ghĩ về nó, nghĩ về lợi ích của ong trong thành phố và tại sao chúng lại là một thứ tuyệt vời. Tôi sẽ tóm tắt cho bạn cách thụ phấn. Chúng ta đã biết hoa, quả và rau, thậm chí cỏ linh lăng trong thức ăn gia súc, cũng đều cần thụ phấn, nhưng bạn cần có phần đực và cái của cây, và loài thụ phấn bị thu hút bởi mật hoa và trong quá trình đó, ong sẽ thăm vài bông hoa và mang theo phấn phần tương tự như tinh trùng, đi tới những bông hoa khác. Cuối cùng, trong trường hợp này, quả táo được hình thành. Bạn có thể thấy quá trình. Cuống hoa rụng xuống. Quá trình kết thúc khi chúng ta ăn quả, nhưng đó chỉ là tổng quan cách thụ phấn diễn ra. Giờ, hãy nghĩ về cuộc sống thành thị, không phải lúc này hay quá khứ, mà trong 100 năm tới. Nó sẽ trông như thế nào? Thiếu chỗ ở là một vấn đề lớn. Chúng ta sẽ có hàng tỉ người trong 100 năm tới, chỉ có Chúa mới biết chính xác số lượng và không gian ít ỏi để chứa hết số người đó, vậy nên, cần thay đổi cách nhìn về thành phố, hãy nhìn bức hình bên trái là New York hiện nay bạn sẽ thấy toàn màu xám và nâu. Chúng ta có giấy dầu hắc trên tầng thượng phản hơi nóng vào lại không khí, góp phần làm khí hậu nóng lên. Trong 100 năm nữa, nếu ta có những tầng thượng xanh mọi nơi, và vườn tược, tự trồng thực phẩm ngay trong thành phố? Chúng ta sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển, và có bữa ăn nhiều dinh dưỡng hơn, đồng thời giáo dục và tạo ra nhiều việc làm hơn. Chúng ta cần ong vì tương lai của thành phố. Đây là một vài dữ liệu từ công ty Best Bees của chúng tôi, nơi vận chuyển, xây dựng và quản lý tổ ong mật cho bất cứ ai muốn có chúng, ở thành phố, nông thôn, giới thiệu ong mật, và ý tưởng nuôi ong ở sân sau, tầng thượng, lối thoát hiểm hay bất cứ đâu, và thấy rằng nó đơn giản và khả thi làm sao. Chúng tôi nhận thấy có 1 xu hướng phản trực quan. Hãy nhìn số liệu đầu tiên tỉ lệ sống sót sau mùa đông. Đây là vấn đề lớn trong nhiều năm, từ những năm 1980, khi mối varroa xuất hiện và mang theo nhiều bệnh về virus, vi khuẩn và nấm. Sống sót qua mùa đông rất khó, khi hầu hết tổ ong đã biến mất, chúng tôi thấy số ong sống sót ở thành phố nhiều hơn ở nông thôn. Khá là phản trực quan phải không? Chúng ta nghĩ: ong, nông thôn, nông nghiệp nhưng ong lại thể hiện một cách khác. Ong thích sống ở thành phố. (Cười) Hơn nữa, chúng cũng sản xuất nhiều mật hơn. Mật ong thành phố rất ngon. Trên tầng áp mái khách sạn Seaport ở Boston, nơi có hàng trăm ngàn con ong bay vù vù ngay lúc này mà tôi chắc sẽ không ai nhận ra khi đi ngang, đang bay đến các khu vườn xung quanh và làm ra mật ong thơm ngon, bổ dưỡng có vị của những bông hoa trong thành phố. Do đó, xây dựng tổ ong thành thị về phương diện sản xuất là có lợi, cũng như việc sống sót qua mùa đông, nếu so sánh với nông thôn. Một lần nữa, khá là phản trực quan. Hãy nhìn lại lịch sử sức khỏe ong mật, chúng ta về lại năm 950 và thấy rằng tỉ lệ tử vong của ong ở Ireland rất cao. Thế nên, vấn đề của ong hiện nay không hề mới. Nó đã xảy ra từ 1000 năm trước, nhưng ta đã không nhận ra những vấn đề này trong thành phố. Một điều mà tôi muốn các bạn suy nghĩ đó là ý nghĩa của "đảo thành thị". Bạn nghĩ rằng nhiệt độ thành phố đang tăng lên. Vậy sao ong lại sống tốt hơn ở thành phố? Đây là câu hỏi lớn giúp ta hiểu tại sao chúng nên ở thành phố. Có thể vì nơi đây có nhiều phấn hoa hơn. Khi tàu hỏa chạy qua trung tâm thành phố, nó có thể mang theo phấn hoa loại nhẹ, như một siêu thị lớn trong thành phố. Có rất nhiều cây bồ đề dọc đường ray. Có lẽ ở thành phố có ít thuốc trừ sâu hơn so với ở nông thôn. Có lẽ có nhiều thứ khác ta chưa nghĩ tới, nhưng "đảo thành thị" cũng là một ý tưởng đáng suy nghĩ. Và sụp đổ bản địa không phải tác nhân duy nhất tới ong mật. Ong mật đang chết dần, và đây là thách thức lớn đối với chúng ta. Những gì bạn đang thấy là bản đồ thế giới, và chúng tôi đánh dấu sự tràn lan của mối varroa. Loài vật này đã thay đổi cơ cấu nuôi ong, ở góc phải trên cùng, thời gian trôi tới thời điểm hiện tại và bạn có thể thấy sự lan rộng của mối varroa từ đầu những năm 1900 tới nay. Năm 1968, chúng chiếm hầu hết châu Á. Năm 1971, chúng lan tới châu Âu và Nam Mỹ, và rồi đến những năm 1980, và đặc biệt năm 1987, mối varroa đã tới Bắc Mỹ và Hoa Kỳ, và đó là khi tình hình thay đổi đối với ong mật tại Mỹ. Nhiều người sẽ nhớ tuổi thơ bị một con ong chích, hoặc thấy ong trên cây hoa. Hãy nghĩ tới trẻ con ngày nay. Tuổi thơ của chúng khá khác biệt. Chúng không được trải nghiệm điều này. Ong cũng không còn ở khắp nơi. Chúng ta cần ong và ong đang biến mất, đó là vấn đề lớn. Vậy ta có thể làm gì? Điều tôi làm là nghiên cứu về ong mật. Tôi có bằng tiến sĩ về sức khỏe ong mật. Tôi bắt đầu nghiên cứu ong mật từ năm 2005. Năm 2006, ong mật bắt đầu biến mất, và rồi, việc cậu nhóc mọt sách này đến trường làm việc với những con bọ- (Cười)- trở nên vô cùng có ích. Như thế đó. Vậy nên nghiên cứu của tôi là làm cách nào để ong khỏe mạnh hơn. Tôi không nghiên cứu điều gì làm ong chết, tôi không phải một trong các nhà nghiên cứu tìm hiểu công dụng của thuốc trừ sâu hoặc bệnh tật tình trạng mất chỗ ở hay thiếu dinh dưỡng của ong. Chúng tôi tìm cách giúp ong khỏe mạnh hơn nhờ vắc-xin, sữa chua, lợi khuẩn, và nhiều liệu pháp để trực tiếp cho ong ăn, và quá trình này dễ đến nỗi trẻ 7 tuổi cũng làm được. Bạn chỉ cần trộn phấn hoa, đường và nước, một thành phần nào đó bạn muốn, và đưa cho lũ ong. Không chất hóa học, chỉ tăng cường miễn dịch. Con người rất chú trọng đến sức khỏe của mình. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, uống vitamin. Tại sao không nghĩ đến ong mật theo cách đó? Mang chúng tới nơi chúng có thể phát triển mạnh, làm chúng khỏe mạnh hơn trước khi mắc bệnh. Tôi đã dành nhiều năm ở trường cố gắng chọc ong và tiêm vắc xin bằng những cây kim. (Cười) Nhiều năm trước, tôi từng nghĩ: "Trời, giờ là 3h sáng, và mình vẫn đang chích ong" (Cười) Rồi một ngày, tôi nghĩ: "Sao không thử tiêm vắc xin qua miệng?" Đó là điều chúng tôi đã làm. (Cười) Tôi muốn chia sẻ với các bạn vài hình ảnh về tổ ong thành thị, vì chúng có thể là bất cứ thứ gì. Ý tôi là hãy cởi mở với ý tưởng này. Bạn có thể sơn tổ ong hợp màu với nhà. Bạn có thể giấu nó trong nhà. Đây là 3 cái tổ ở tầng thượng khách sạn Fairmont Copley Plaza, và chúng rất đẹp. Ta hợp màu phía trong căn phòng để làm gỗ màu xanh dương cho tổ ong, và những con ong rất tuyệt vời, chúng còn sử dụng cây cỏ trong vườn. Đó là thứ mà đầu bếp dùng để nấu ăn, và mật ong được sử dụng trực tiếp, để ngay tại bàn bếp. Mật ong là chất thay thế đường thông thường, vì nó chứa nhiều loại đường. Chúng tôi cũng có một dự án lớp học tổ ong, một dự án phi lợi nhuận, phổ biến với toàn thế giới cách đưa tổ ong vào trong lớp học hoặc trong viện bảo tàng, sau bãi cỏ, và sử dụng như 1 công cụ dạy học. Tổ ong mà bạn thấy đã ở trường cấp 3 Fenway nhiều năm trời. Những con ong này bay tới công viên Fenway. Không ai nhận ra điều này. Vì bạn không phải là hoa, lũ ong không quan tâm đến bạn. Chúng sẽ nói: "Xin nói cho bay qua nhờ" (Cười) Những hình ảnh này cho thấy 1 phần câu chuyện làm cho việc nuôi ong ở thành phố trở nên tuyệt vời. Ở New York, nuôi ong là bất hợp pháp cho tới năm 2010. Đây là vấn đề lớn, vì làm thế nào để thụ phấn cho tất cả vườn cây và sản xuất tại gia? Bằng tay ư? Hiện nay ở Boston, có 1 công ty rất hay tên là Những người xây thành phố xanh, họ thụ phấn cho vườn bí đao bằng tay với Q-Tips, và nếu họ bỏ 3 ngày, sẽ không có quả. Khách hàng của họ không hài lòng, và mọi người sẽ bị đói. Vậy nên điều này rất quan trọng. Chúng tôi có vài hình ảnh ong ở Brooklyn. Đây là điều bí ẩn đăng trên tờ New York Times nơi có ong đỏ, bộ phận pháp y New York đã tới, xét nghiệm và thấy màu đỏ đó đến từ nhà máy rượu anh đào cuối phố. (Cười) Vậy là, bạn có thể tự tạo mật ong mang hương vị bạn muốn bằng cách trồng những cây hoa thu hút ong. Paris cũng là một mô hình nuôi ong thành thị. Họ có tổ ong lâu năm ở tầng áp mái nhà hát opera điều khiến nhiều người bắt đầu suy nghĩ "Ồ, chúng ta có thể làm thế, chúng ta nên làm thế" Ở London và châu Âu, họ thành thạo việc tận dụng những mái nhà xanh, kết hợp với tổ ong. Tôi sẽ kết thúc bài thuyết trình tại đây. Tôi mong muốn bạn suy nghĩ thoáng hơn. Bạn có thể làm gì để cứu lũ ong giúp chúng hoặc nghĩ tới thành phố bền vững trong tương lai? Chỉ cần thay đổi cách nhìn của bạn. Hãy hiểu rằng loài ong rất quan trọng. Ong sẽ không chích bạn khi bạn thấy nó. Ong sẽ chết nếu chích người nên chúng cũng không muốn làm vậy đâu. (Cười) Không việc gì phải sợ. Chúng ở khắp thành phố. Bạn có thể có tổ ong của mình nếu muốn. Có rất nhiều nguồn sẵn có, nhiều công ty sẽ giúp bạn xây dựng và cố vấn ong cũng quan trọng trong hệ thống giáo dục toàn thế giới để học sinh tìm hiểu về nền nông nghiệp thế giới giống như cô bé này, cũng không hề bị ong chích. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong những ngày qua, tôi nghe mọi người bàn tán về Trung Quốc. Tôi cũng bàn luận với bạn bè mình về Trung Quốc và Internet ở đó, một việc đầy thử thách đối với tôi. Tôi muốn các bạn tôi hiểu rằng Trung Quốc rất phức tạp. Tôi luôn muốn kể lại một câu chuyện kiểu như một mặt nó là như thế này, mặt khác nó lại như thế khác. Bạn không thể chỉ nghe chuyện một chiều. Để tôi cho ví dụ, Trung Quốc là một nước trong khối BRIC BRIC bao gồm Brazil, Nga (Russia), Ấn độ (India) và Trung Quốc (China). Những nền kinh tế mới nổi này đang vực lại kinh tế thế giới. Mặt khác, Trung Quốc cũng là một nước trong khối SICK ("Bệnh hoạn"), một thuật ngữ xuất hiện trong tài liệu IPO (Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu) của Facebook. Khối SICK bao gồm Syria, Iran, Trung Quốc (China) và Triều Tiên (Korea), 4 quốc gia không cho phép truy cập Facebook. Như vậy, nói ngắn gọn, China là một nước BRIC Bệnh Hoạn. (Cười) Đã từng có một đề án được thực thi để theo dõi Internet ở Trung Quốc Hôm nay, tôi muốn trình bày những ghi nhận của cá nhân mình trong vài năm qua, từ trong bức tường đó. Nếu có ai ở đây là fan của Trò chơi Vương Quyền, các bạn nhất định hiểu được tầm quan trọng của tường thành đối với một vương quốc xưa. Tường thành ngăn chận những thứ đáng ngại từ phương Bắc. Ở Trung Quốc cũng vậy. Phía Bắc Trung Quốc có một trường thành (Chang Cheng) đã bảo vệ đất nước này trước ngoại xâm trong 2000 năm. Thế nhưng Trung Quốc còn có một bức "trường hoả thành", ranh giới kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Nó không chỉ bảo vệ chính quyền Trung Quốc khỏi ảnh hưởng của ngoại quốc, những quan điểm chung của quốc tế, mà còn ngăn chặn người dân Trung Quốc truy cập vào mạng lưới Internet miễn phí của thế giới, chia rẽ họ thành những nhóm độc lập, không liên thông. Trên cơ bản, "Internet" hiện nay gồm hai loại. Loại thứ nhất là Internet, loại thứ hai là Chinanet. Nếu bạn cho rằng Chinanet chỉ là một vùng đất chết khô cằn, bạn đã lầm. Chúng tôi dùng một phép ẩn dụ đơn giản - mèo vờn chuột để lột tả tình hình đấu tranh gay gắt trong suốt 15 năm qua giữa bộ máy kiểm duyệt của chính phủ - con mèo và cư dân mạng Trung Quốc - là chúng tôi, những con chuột. Tuy nhiên, nhiều lúc phép so sánh này vẫn còn đơn giản quá. Do vậy hôm nay tôi muốn phát triển nó lên thành phiên bản 2.0. Trung Quốc có 500 triệu cư dân mạng. Chúng tôi là cộng đồng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Do vậy, ngay cả khi Internet ở Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao, cộng đồng này vẫn phát triển nhộn nhịp. Làm thế nào được như vậy? Rất đơn giản. Các bạn có Google, chúng tôi có Baidu. Các bạn có Twitter, chúng tôi có Weibo. Các bạn có Facebook, chúng tôi có Renren. Các bạn có Youtube, chúng tôi có Youku và Tudou. Chính phủ Trung Quốc chặn tất cả các dịch vụ quốc tế trên mạng 2.0 và người Trung Quốc chúng tôi sao chép hết những dịch vụ đó. (Cười) Cách kiểm duyệt này tôi cho là kiểm duyệt thông minh. Mục đích không phải chỉ là kiểm duyệt thôi. Đối sách của chính phủ Trung Quốc rất đơn giản: ngăn truy cập rồi sao chép lại. Một mặt, họ cần phải thoả mãn nhu cầu có mạng xã hội của người dân. Điều này rất quan trọng bởi người dân rất yêu thích mạng xã hội. Mặt khác, họ muốn đặt hệ thống máy chủ ở Bắc Kinh để tiện truy cập thông tin khi cần thiết. Đó cũng là lý do Google phải rời thị trường Trung Quốc, bởi họ không thể chấp nhận việc chính phủ nắm quyền điều hành máy chủ. Đôi khi các nhà độc tài Ả Rập không nhận thức được hai mặt của vấn đề. Lấy ví dụ, Tổng thống Murabak cắt dịch vụ Internet bởi ông không muốn người dân chỉ trích mình. Thế nhưng khi người Ai Cập không lên mạng được nữa, họ xuống đường biểu tình. Và giờ đây kết quả rất đơn giản. Chúng ta đều biết Mubarak xem như đã chết rồi. Ben Ali, Tổng thống Tusinia, lại vi phạm điều thứ hai: máy chủ phải đặt trong tầm kiểm soát của chính phủ. Ông để cho Facebook, dịch vụ do Mỹ điều hành, hoạt động trong lãnh thổ Tusinia. Và ông đã không thể ngăn chặn được chính cư dân nước mình đăng tải những đoạn phim chỉ trích tội tham nhũng của ông. Kết quả vẫn như nhau: Ông là lãnh đạo đầu tiên bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả Rập. Tuy vậy, các đối sách thông minh này không ngừa được việc các kênh truyền thông xã hội trở thành không gian dư luận cho cộng đồng, là kênh thông tin của quần chúng và là cơn ác mộng của chính quyền. Bởi vì Trung Quốc có đến 300 triệu tác giả microblog. Tương đương với dân số cả nước Mỹ. 300 triệu tác giả này, ngay cả khi tweet của họ bị bộ máy kiểm duyệt sàng lọc, mạng lưới Chinanet vẫn có thể huy động một nguồn lực lớn chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Tháng 7 năm 2011, hai đoàn tàu cao tốc đâm nhau ở Ôn Châu, một thành phố phía Nam Trung Quốc. Ngay sau tai nạn, các cấp chính quyền muốn che lấp sự việc (theo đúng nghĩa đen - họ muốn chôn vùi toa tàu). Điều này làm cư dân mạng Trung Quốc nổi giận. 5 ngày đầu sau tai nạn, đã có 10 triệu bài chỉ trích được đăng trên các mạng xã hội, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc. Khoảng cuối năm nay, Bộ trưởng Đường sắt của Trung Quốc đã bị sa thải và tuyên phạt 10 năm tù. Ngoài ra, gần đây còn có một cuộc tranh luận khá hài hước giữa Bộ Môi trường Bắc Kinh và Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Bộ Môi trường trách cứ Đại sứ quán đã can thiệp vào nội bộ chính trị của Trung Quốc qua việc công bố chất lượng không khí ở Bắc Kinh. Hình ở trên là từ dữ liệu PM 2.5 của Đại sứ quán cho thấy nồng độ là 148, nguy hiểm cho những người bị mẫn cảm. Do vậy, họ đề nghị không nên rời khỏi nhà. Còn ở dưới là dữ liệu của Bộ Môi trường, với số liệu là 50. Họ bảo không khí rất tốt để ra ngoài. Thế nhưng 99% tác giả microblog Trung Quốc nhất quyết đứng về phía Đại sứ quán. Tôi sống ở Bắc Kinh. Mỗi ngày tôi đều xem số liệu của Đại sứ quán để quyết định xem hôm ấy có nên mở cửa sổ hay không. Tại sao mạng xã hội Trung Quốc, ngay cả khi bị kiểm duyệt gắt gao như vậy vẫn hưng thịnh như thế? Một phần là do đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Hoa. Các bạn đều biết, Twitter và các phiên bản nhái đều đặt giới hạn 140 ký tự. Trong tiếng Anh, giới hạn đó chỉ cho phép 20 chữ, tức là 1 câu với 1 đường link ngắn. Có thể trong tiếng Đức, nó chỉ vừa đủ cho từ "Aha! ". (Cười) Nhưng trong tiếng Hoa, đó là 140 chữ hẳn hoi, tức là cả một đoạn văn, một câu chuyện. Bạn có thể ứng dụng hầu hết các nguyên lý báo chí vào đây. Lấy ví dụ, đây là Hamlet của Shakespeare. Từ cùng một nội dung, bạn có thể thấy 1 tweet tiếng Hoa bằng 3.5 tweet tiếng Anh. Người Trung Quốc lúc nào cũng gian lận phải không? Chính bởi vì đều này, người Trung Quốc đều xem microblog là một dạng truyền thông, chứ không đơn giản chỉ là tiêu đề cho các mạng truyền thông. Hơn nữa, về bản sao, công ty Sina chính là người đã sao chép Twitter. Họ còn đặt tên riêng cho bản sao này - Weibo. "Weibo" (Vi Bác) là dịch nghĩa tiếng Hoa của từ "microblog". Họ có nhiều cải tiến của riêng mình. Họ thiết kế chức năng bình luận của Weibo tương tự như Facebook thay vì theo y bản gốc Twitter. Do vậy, những bản sao chép và cải tiện này, dưới dạng Weibo và microblog, khi du nhập vào Trung Quốc năm 2009 lập tức đã trở thành phương tiện truyền thông. Nó trở thành phương tiện truyền thông cho 300 triệu độc giả. Nó chính là một dạng truyền thông. Tin tức nào không được nhắc đến trên Weibo thì công chúng Trung Hoa xem như không có. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông xã hội ở Trung Quốc đang thật sự thay đổi tư duy và cuộc sống của con người ở đây. Ví dụ như, những người thấp cổ bé họng có cơ hội được phát biểu ý kiến của mình. Ngày xưa người ta đặt ra chế độ khiếu nại - để khắc phục những sai sót của bộ máy luật pháp, bởi chính quyền trung ương muốn người dân tin vào một "sự thật" ngu muội: Hoàng đế là người tốt; quan viên địa phương mới là những kẻ ức hiếp dân lành. Đó là lý do những người đi khiếu kiện - nạn nhân của sự bóc lộc, những người dân quê sẵn sàng ngồi tàu ra Bắc Kinh để khiếu nại lên chính quyền trung ương, bởi họ muốn chính tay Hoàng đế giải quyết vấn đề của mình. Thế nhưng, khi người ta bắt đầu dồn về Bắc Kinh, họ lại đe doạ châm ngòi cho những cuộc nổi loạn. Do vậy, trong những năm gần đây, những người đi khiếu nại bị đưa về nhà. Thậm chí một số còn bị tống vào tù. Thế nhưng ngày nay với Weibo, tôi gọi đó là khiếu nại kiểu Weibo, người ta chỉ cần dùng điện thoại để tweet. Những câu chuyện buồn của bạn, nếu may mắn, sẽ được một tay phóng viên, một vị giáo sư hay một người nổi tiếng nào đó để ý. Một ví dụ điển hình là Diêu Thần. Cô là người viết microblog nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, với khoảng 21 triệu người theo dõi truy cập. Họ gần như lập nên một đài truyền hình quốc gia. Như vậy, nữ blogger này luôn để ý nắm bắt những câu chuyện buồn. Điều đó cho phép mạng xã hội Weibo, ngay cả trong vòng kiểm duyệt, vẫn có thể thực sự tạo điều kiện cho 300 triệu người Trung Quốc nói chuyện, trao đổi với nhau hàng ngày. Giống như một phiên bản TED trên diện rộng đúng không? Đây cũng là lần đầu tiên có một không gian cộng đồng lớn như vậy xuất hiện ở Trung Quốc. Người Trung Quốc bắt đầu học cách thương lượng và trao đổi với người khác. Tuy vậy, chú mèo kiểm duyệt cũng không phải đang ngủ gật. Đăng tải nội dung chứa các từ nhạy cảm trên Weibo là điều cực kỳ khó. Ví dụ như, bạn không thể viết tên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng như tên của thành phố Trùng Khánh, và thậm chí cho đến gần đây, bạn không thể tìm kiếm họ của những nguyên thủ lãnh đạo. Do đó, người Trung Quốc rất giỏi tài chơi chữ, dùng từ thay thế hay thậm chí là các meme. Họ còn đặt tên cho chính họ -- họ gọi cuộc đấu tranh có sức ảnh hưởng thế giới này là cuộc chiến giữa "ngựa cỏ bùn" và "cua sông". Ngựa cỏ bùn tiếng Hoa là "thảo nê mã" (cǎo ní mǎ), đồng âm với từ "mẹ kiếp" (cào nǐ mā), cũng là tên dân mạng tự đặt cho mình. Cua sông là "hà giải" (hé xiè), đồng âm với từ "hoà hài" (hé xié), ám chỉ bộ máy kiểm duyệt. Như vậy chúng ta có thảo nê mã đấu với hà giải, nghe rất ngay. Mỗi khi có một sự kiện chính trị náo nhiệt nào đó, bạn sẽ thấy trên Weibo xuất hiện đầy những câu chuyện quái gở với những từ ngữ và cách diễn đạt kỳ lạ mà ngay cả khi có bằng Tiến sĩ Tiếng Hoa, bạn cũng chưa chắc hiểu được. Ngay cả như vậy, bạn vẫn không thể mở rộng thêm chút nào nữa, không thể nào, bởi Sina Weibo ra đời đúng một tháng sau khi Twitter.com chính thức bị chặn. Có nghĩa là ngay từ đầu, Weibo đã phải thuyết phục chính quyền Trung Quốc chúng tôi sẽ không biến mình thành nơi dung dưỡng cho những âm mưu chống lại chế độ. Ví dụ, bất cứ thứ gì bạn muốn đăng tải, như "hẹn gặp", "gặp mặt", hay "đi bộ", đều được tự động ghi lại, khai thác và truyền báo về ban điều tra để tiến hành các phân tích chính trị cụ thể hơn. Ngay cả khi bạn muốn họp mặt, trước khi bạn đến chỗ hẹn, đã có công an đứng chờ sẵn rồi. Tại sao? Bởi họ có dữ liệu. Họ có tất cả trong tầm tay. Họ có thể khai thác dữ liệu từ những người chống đối trong sự kiện năm 1984 và tiến hành một cuộc đàn áp đáng sợ. Tôi muốn các bạn để ý một điều rất buồn cười trong cuộc chơi mèo vờn chuột này. Mèo đại diện cho bộ máy kiểm duyệt, nhưng không phải chỉ có duy nhất một chú mèo Trung Quốc, mà còn có những con mèo địa phương. Mèo trung ương và mèo địa phương. (Cười) Các bạn đều biết, cụm máy chủ nằm trong tay những chú mèo trung ương do đó ngay cả khi dân mạng chỉ trích chính quyền địa phương, các quan chức địa phương cũng không thể truy cập vào dữ liệu ở Bắc Kinh. Nếu không hối lộ cho mèo trung ương, họ cũng không thể làm được gì, chỉ có thể đứng ra xin lỗi. Do đó trong 3 năm gần đây, các phong trào xã hội liên quan đến microblog đã tác động để chính quyền địa phương, buộc họ càng lúc càng minh bạch hơn, bởi họ không thể truy cập dữ liệu. Máy chủ được đặt ở Bắc Kinh. Nhân câu chuyện về vụ đâm tàu, có lẽ câu hỏi không phải tại sao có đến 10 triệu bài chỉ trích trong 5 ngày, mà tại sao chính quyền Trung Quốc lại cho người dân 5 ngày tự do ngôn luận trên mạng. Điều đó chưa bao giờ xảy ra. Lý do rất đơn giản, là bởi ngay cả những người lãnh đạo cao nhất cũng chán ngán vị quan chức này và vương quốc quyền lực của ông. Họ cần một cái cớ, và dư luận chính là cái cớ rất tốt để xử phạt ông ta. Gần đây có trường hợp của Bạc Hy Lai, những tin tức rất giật gân ông ta là một ông vua con. Thế nhưng từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, Weibo đã trở thành cái chợ lan truyền tin đồn. Bạn có thể giễu cợt bất cứ điều gì về những ông vua con này, bất kỳ điều gì! Cứ như thể bạn đang sống ở Mỹ. Nhưng nếu bạn dám tweet lại hay đá động đến bất kỳ cuộc đảo chính nào nhằm vào Bắc Kinh, dù là giả, bạn sẽ bị bắt. Như vậy sự tự do ngôn luận này bị bó buộc trong một khuôn khổ nghiêm ngặt và có chủ đích. Đối với người Trung Quốc ở Trung Quốc, kiểm duyệt là chuyện bình thường. Bạn sẽ nhận thấy một điều, tự do là thứ gì đó quái lạ. Nhất định là có điều gì đang xảy ra phía sau. Bởi Bạc Hy Lai là một lãnh đạo cánh trái rất được ủng hộ, chính quyền trung ương muốn thanh trừng ông ấy. Và họ rất khôn ngoan, họ đã thuyết phục tất cả người dân Trung Quốc tại sao Bạc Hy Lai lại tệ đến như vậy. Weibo, không gian dư luận 300 triệu người, đã trở thành một công cụ hoàn hảo, tiện lợi cho một cuộc chiến chính trị. Kỹ thuật này thì mới, nhưng trên cơ bản đã xuất hiện từ lâu. Nó nổi tiếng từ thời Mao Chủ tịch, Mao Trạch Đông, bởi ông đã huy động hàng triệu người dân Trung Quốc để phá hoại gần như tất cả các bộ máy lãnh đạo địa phương. Rất đơn giản, bởi chính quyền trung ương thậm chí còn không cần dẫn dắt dư luận. Họ chỉ cần nới lỏng kiểm duyệt trong một khuôn khổ nhất định. Không kiểm duyệt lại trở thành một công cụ chính trị ở Trung Quốc. Vâng, đó chính là phần mở rộng của cuộc chơi mèo vờn chuột này. Mạng xã hội đã thay đổi tư duy của người Trung Quốc. Ngày càng có nhiều người muốn quyền tự do ngôn luận và nhân quyền được công nhận là quyền của họ ngay từ khi sinh ra, chứ không phải là một đặc quyền nào đó được nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, nó còn tạo ra một không gian dư luận quốc gia cho người dân, cho họ làm quen với quyền công dân của mình. để sẵn sàng cho nền dân chủ trong tương lai. Thế nhưng chế độ chính trị của Trung Quốc vẫn không hề thay đổi, chính quyền trung ương còn lợi dụng kết cấu tập trung của hệ thống máy chủ để củng cố quyền hành của mình, nhằm đối phó với quan chức địa phương và các bè cánh nội bộ. Như vậy, tương lai sẽ như thế nào? Nói cho cùng, chúng tôi là chuột. Dù tương lai thế nào, chúng tôi vẫn nên đấu tranh chống lại mèo. Không chỉ ở Trung Quốc, ngay cả ở Mỹ, cũng có những chú mẹo nho nhỏ, xinh xinh nhưng lại rất xấu tính. (Cười) SOPA, PIPA, ACTA, TPP và ITU. Ngoài ra, còn có Facebook và Google, họ tuyên bố rằng mình theo phe chuột, thế nhưng đôi khi chúng ta lại thấy họ đi dạo với những chú mèo. Do đó, kết luận của tôi rất đơn giản. Người Trung Quốc chúng tôi đấu tranh cho tự do của mình, các bạn chỉ việc dè chừng những chú mèo xấu tính của các bạn. Đừng để chúng nhập bọn với mèo của Trung Quốc. Chỉ có như thế này, trong tương lai, chúng ta mới có thể biến giấc mơ của chuột thành hiện thực: có thể tweet ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào, không còn sợ hãi. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi đã thực hiện một bộ phim có tên Apollo 13" trong quá trình làm phim này, tôi phát hiện ra vài điều về cách mà bộ não của chúng ta hoạt động. Và cách mà bộ não chúng ta hoạt động là, khi chúng ta được truyền sự hăng hái hoặc kinh ngạc, sự yêu thích hoặc bất cứ điều gì, nó làm thay đổi nhận thức của chúng ta về mọi thứ Nó làm thay đổi những gì chúng ta nhìn thấy. Nó làm thay đổi những gì chúng ta ghi nhớ. Và để thử nghiệm, tôi háo hức tự tạo ra một nhiệm vụ cho mình đó là tái tạo một bệ phóng Saturn V cho bộ phim đặc biệt này. Vì tôi tạo ra nó, tôi cảm thấy hơi lo lắng nên tôi cần làm một thử nghiệm là mang một nhóm người đến phòng chiếu và chiếu cảnh này. Khi tôi cho chiếu nó, tôi chỉ muốn khám phá những gì mọi người đã ghi nhớ có điểm gì đáng nhớ về nó? Vậy điều gì tôi thực sự cần phải tái tạo? Tôi nên cố gắng đấu tranh vì điều gì ở một mức độ nào đó? Và đây là những cảnh mà tôi đã chiếu cho tất cả mọi người. Điều mà tôi phát hiện ra là, vì bản chất các cảnh quay và thực tế rằng khi đang thực hiện bộ phim này, ta cảm thấy gắn bó với nó và kỷ niệm tập thể về sự kiện này mang một ý nghĩa đặc biệt với chúng ta như những sự kiện khác. Khi tôi cho công chiếu nó, và hỏi ngay sau khi buổi chiếu kết thúc, họ nghĩ gì về nó, đâu là những cảnh quay ấn tượng, chúng khiến họ thay đổi ra sao. Họ đã được - máy ảnh di chuyển vào chúng. Họ nhớ tất cả sự kiện trãi nghiệm. Cảnh quay hợp nhất với trí nhớ, và tôi thực sự tò mò, tôi nghĩ, chẳng biết họ đã xem cái quái gỉ chỉ một vài phút trước đây và tại sao, làm thế nào họ lại mô tả những gì họ mới xem như vậy? Và tôi phát hiện ra là, những gì tôi cần làm là không phải tái tạo những gì họ đã thấy, mà là sao chép những gì họ nhớ. Vì vậy đây là cảnh khởi động của chúng tôi, dựa trên, về cơ bản, việc ghi chép lại, hỏi mọi người những gì họ nghĩ, và sau đó kết hợp của tất cả các cảnh quay khác nhau và tất cả những điều khác nhau để cùng nhau tạo ra một ý thức tập thể của những gì họ nhớ nó trông giống như, nhưng không phải những gì thực sự đã xãy ra. Vì vậy, đây là những gì chúng tôi tạo ra cho "Apollo 13." ( tiếng khởi động ) Vậy những gì bạn thực sự đang thấy bây giờ là sự tổng hợp từ những người khác nhau, những kỉ niệm khác nhau, bao gồm cả của riêng tôi, lấy một chút tự do phóng tác với chủ đề. Về cơ bản tôi đã quay tất cả với ống kính ngắn, có nghĩa là quay rất gần với các hành động, nhưng với khung hình tương tự như quay bằng ống kính dài, nó đem lại cảm giác mọi thứ gần hơn, do đó, về cơ bản tôi đã thiết lập một thứ sẽ gợi nhắc lại cho bạn về một thứ gì đó bạn thực sự chưa từng nhìn thấy. (Âm nhạc) Và sau đó tôi sẽ cho bạn thấy chính xác những gì bạn phản ứng khi bạn đã phản ứng với nó. (Âm nhạc) Tom Hanks: Xin chào, Houston, đây là Odyssey. Rất vui khi được gặp quý vị một lần nữa. (Reo hò) (Âm nhạc) Rob Legato: tôi sẽ giả vờ rằng họ dành những tràng pháo tay đó cho tôi (Tiếng cười) Bây giờ tôi đang ở một bãi đậu xe. Thật ra nó chỉ là một cái lon làm bằng thiếc và tôi tái tạo lại cách thức phóng tàu với bình chữa cháy, lửa, tôi có sáp mà tôi đã ném ở phía trước của các ống kính để trông giống như đá đông lạnh, và như vậy nếu bạn tin bất kỳ những thứ mà tôi vừa cho bạn xem, những gì bạn đã phản ứng với, những cảm giác bạn có là hoàn toàn giả tạo, và tôi thấy điều này cực kỳ hấp dẫn. Và trong trường hợp cụ thể này, đây là đỉnh cao của cuốn phim, và, bạn biết, để làm được điều này đơn giản là có một mô hình, ném nó ra khỏi máy bay trực thăng, và quay phim lại Và đó là những gì tôi đã làm. Đó là tôi đang quay phim, và tôi là một người quay phim khá tầm thường, Vì vậy, tôi có cảm giác rất thật về thứ, kiểu như, bạn biết đấy, nhào theo phi thuyền xuống tận dưới. và với một chút lợi thế , tôi đã cố gắng hết sức để quay được nó. Sau đó tôi nghĩ đến điều tiếp theo. Chúng tôi có một nhà tư vấn làm việc ở NASA là một phi hành gia thật sự, ông đã từng làm việc trên một số phi thuyền, như Apollo 15, và ông đến để kiểm tra công việc của toi. Và, tôi đoán ai đó nghĩ rằng họ cần thiết để làm điều đó. (Tiếng cười) Tôi không biết tại sao, nhưng họ nghĩ rằng họ phải làm vậy. Vì vậy, chúng tôi nghĩ, ông là một anh hùng, ông là phi hành gia, và chúng tôi rất vui mừng, và, tôi đã tự cho phép bản thân mình thoải mái nói về một số cảnh quay tôi đã làm không đến nỗi tệ lắm. Và vì vậy có lẽ, chúng tôi có cảm giác tốt, vì vậy tôi đã mời ông ấy đến đây, để kiểm tra và xem những gì chúng tôi đã làm, và sẽ cho chúng tôi điềm A cộng trên bản báo cáo. Vì vậy tôi trình bày cho ông một số phim chúng tôi đang quay, và chờ đợi cho phản ứng mà bạn hy vọng tôi đáng được nhận (Âm nhạc) (Tiếng khởi động) Vì vậy, tôi cho ông ấy xem hai cảnh quay này, và sau đó ông nói với tôi những gì ông nghĩ. ("Sai rồi") (Tiếng cười) Được rồi. (Tiếng cười) Đó chính là những gì bạn mơ ước. (Tiếng cười) Vì vậy, những gì tôi nhận từ ông là, ông quay sang tôi và nói, "Bạn không, không bao giờ, thiết kế tên lửa như thế, bạn sẽ không bao giờ cho tên lửa đi lên trong khi cánh bay đưa ra ngoài. Bạn có thể tưởng tượng điều gì có thể có thể xảy ra không? Bạn không bao giờ, bao giờ thiết kế tên lửa như thế." Và ông đã nhìn tôi. Tôi nghĩ, Vâng, tôi không biết nếu bạn để ý, tôi là người ra ở bãi đậu xe tái tạo những khoảnh khắc tuyệt nhất ở Mỹ với bình chữa cháy. (Tiếng cười) Và tôi sẽ không tranh luận với ông. Ông là một du hành vũ trụ, một anh hùng, và tôi là từ New Jersey, vậy thì -- (Tiếng cười) Tôi sẽ chỉ cho ông xem một số cảnh quay. Tôi sẽ cho ông xem một số cảnh quay, hãy cho tôi biết ông nghĩ như thế nào. Và sau đó tôi đã nhận được phản ứng mà tôi hy vọng. Vì vậy tôi cho ông ấy xem cái này, và đây là đoạn phim thực sự có ông ấy trong đó. Đây là Apollo 15. Đây là hành trình của ông. Vì vậy, tôi cho ông xem, và phản ứng tôi nhận được khá thú vị. ("Lại sai nữa rồi") (Tiếng cười) Vì vậy, chuyện xảy ra là, ý tôi là, tôi nhận thấy rằng ông nhớ cuộc hành trình mình một cách khác. Ông nhớ hệ thống khởi động hoàn toàn an toàn Hệ thống, khởi động của tên lửa hoàn toàn an toàn, vì ông ngồi trong một chiếc tên lửa với một trăm nghìn cân lực đẩy, được xây dựng bởi người trả giá thấp nhất. Ông ấy đã hy vọng sự việc sẽ xảy ra như ý. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Do đó, ông bẻ cong ký ức của ông. Đây, Ron Howard khi gặp Buzz Aldrin, ông đã không có mặt trong phim, vì vậy ông đã không biết rằng chúng tôi đã làm giả cảnh này, và ông trả lời như cách ông ấy nên trả lời và tôi sẽ cho mở cái này. Ron Howard: Buzz Aldrin gặp tôi và nói, "Này, cảnh khởi động đó, tôi thấy một số cảnh quay tôi chưa bao giờ thấy trước đây. Mấy cậu đã tìm thấy ở trong cái kho nào vậy?" Và tôi nói, "À, không có kho nào cả, Buzz, chúng tôi tạo ra tất cả những gì từ đầu." Và ông nói, " Tốt đấy. Chúng tôi có thể dùng nó không?" (Tiếng nổ) ("Chắc chắn") (Tiếng cười) RL: tôi nghĩ rằng ông là một người Mỹ tuyệt vời. (Tiếng cười) Vì vậy, "Titanic", nếu bạn không biết câu chuyện, không có một kết thúc tốt đẹp. (Tiếng cười) Jim Cameron thực sự chụp ảnh con tàu Titanic thật. Vì vậy, ông thiết lập, hoặc nói đơn giản là đập vỡ dẹp bỏ sự hoài nghi, bởi vì những gì ông chụp là thật, một tầu ngầm đi xuống, hoặc thực sự hai tàu ngầm đi xuống đến xác tàu đắm, và ông tạo ra cảnh quay rất ám ảnh này. Nó rất đẹp, và nó gợi lên tất cả những cảm xúc khác nhau, nhưng ông không thể chụp tất cả mọi thứ, và để kể câu chuyện, tôi đã phải điền vào những khoảng trống, lúc này mới thật sự khó khăn, bởi vì bây giờ tôi phải tái tạo liên tiếp những gì thực sự xảy ra và tôi đã, tôi là người duy nhất có thể làm được điều đó. Vậy là những cảnh quay ông chụp, và nó khá cảm động và đầy cảm hứng. Vì vậy tôi sẽ chiếu cho các bạn xem đế hiểu được điều này, và tôi sẽ mô tả các phản ứng của tôi khi tôi đã xem nó cho lần đầu tiên. Tôi có cảm giác rằng bộ não của tôi muốn nhìn thấy nó sống lại. Tôi muốn nhìn thấy chiếc tàu này, con tàu tráng lệ này, trong tất cả vinh quang của nó, và ngược lại, tôi muốn nhìn thấy nó không sự vinh quang đó, và cơ bản trở lại những gì ta thấy đó. Vì vậy tôi tạo nên một hiệu ứng mà tôi sẽ cho các bạn thấy sau nầy những gì tôi cố gắng để làm, mà cũng là trung tâm của bộ phim, đối với tôi, và vì thế đó là lý do tại sao tôi muốn làm phim, đó là lý do tại sao tôi muốn tạo ra những điều tôi tạo ra. Và tôi sẽ cho bạn xem, một điều mà tôi thấy khá thú vị về những phàn ứng cảm xúc của chúng ta khi xem nó. Vì vậy, đây là đằng sau hậu trường, một số ít cảnh quay ở đây. Vì vậy, khi bạn xem cảnh quay của tôi, bạn nhìn thấy điều này: về cơ bản, là một nhóm đàn ông lật tàu lộn ngược, và tàu ngầm là thực sự khoảng kích thước của những quả bóng đá nhỏ và quay trong điều kiện khói mù mịt. Jim đã đi ba dặm xuống, và tôi đã đi khoảng ba dặm từ phòng thu và chụp ảnh này trong một nhà để xe. Và vậy, những cảm giác bạn thấy, hoặc những gì bạn đang xem, có cảm giác giống nhau, cùng khả năng gây ám ảnh, của cảnh quay của Jim, vì vậy tôi thấy rất thú vị về bộ não của chúng ta,, một khi bạn tin rằng một cái gì đó là có thật, bạn chuyển tất cả mọi thứ mà bạn cảm thấy về nó, cảm giác bạn có được là hoàn toàn giả tạo. Đó là tưởng tượng, nhưng là thật đối với bạn, và tôi thấy rằng đó là một điều rất thú vị để khám phá và sử dụng nó, và nó khiến tôi tạo ra hiệu ứng tiếp theo mà tôi sẽ cho bạn xem, đó như là quá trình chuyển đổi ma thuật, và tất cả tôi đã cố gắng để làm là cho khán giả làm theo hiệu ứng do đó, trở thành một trải nghiệm liền mạch cho họ. Tôi đã không cho bạn xem phần phiên dịch, Tôi cho bạn những gì bạn muốn xem. Và cảnh quay hôm sau, ngay sau đó-- Bạn có thể thấy những gì tôi đã làm. Về cơ bản, nếu có hai tàu ngầm trong cùng một cảnh, Tôi đã quay nó, vì cái máy quay đó đến từ đâu? Và khi Jim quay nó, chỉ có một tàu ngầm, bởi vì ông chụp ảnh từ phía khác, và tôi không nhớ nếu tôi đã quay cảnh này hoặc Jim đã làm điều này. Tôi sẽ đưa nó cho Jim, bởi vì anh ta cần được khen ngợi (Tiếng cười) Nào. Bây giờ nói về sự chuyển đổi của tàuTitanic. Đây là những gì tôi đã đề cập đến mà tôi muốn lắp ghép một cách kì diệu từ tình trạng của Titanic chuyển đổi qua tình trạng khác. Vì vậy tôi sẽ cho bạn xem cảnh quay một lần. (Âm nhạc) (Âm nhạc) Và tôi hy vọng là nó chỉ tan chảy ở trước mặt bạn. Gloria Stuart: Đó là lần cuối cùng Titanic nhìn thấy ánh sáng ban ngày. RL: Vì vậy, tôi đã có thêm trải nghiệm ở phòng chiếu phim nơi tôi theo dõi nơi tôi đã tìm kiếm, hoặc nơi mà chúng tôi đã tìm kiếm, và tất nhiên bạn đang nhìn thấy hai người trên mũi của con tàu, và vì một số lí do Tôi thay đổi ngoại vi của cảnh, Tôi đổi nó, nó trở thành xác tàu đắm rỉ sét, và sau đó tôi cho phim chiếu mỗi ngày, và tôi đã tìm thấy chính xác thời điểm mà tôi không còn thấy họ và bắt đầu nhận thấy phần còn lại của nó, và khoảnh khắc mắt của tôi di chuyển, chúng tôi đánh dấu nó vào khung hình Thời điểm mà mắt của tôi di chuyển, tôi ngay lập tức bắt đầu thay đổi chúng, vì vậy bây giờ bạn không nhìn thấy một cảnh bắt đầu và nó kết thúc ở đâu Và vì vậy tôi sẽ cho xem một lần nữa. (Âm nhạc) Và nghĩa là điều đó được thực hiện bằng cách sử dụng những gì não của chúng ta hoạt động, đó là, ngay sau khi bạn thay đổi sự chú ý, có điề gì đó sẽ thay đổi, và sau đó tôi để chiếc khăn choàng bay đi, bởi vì tôi thực sự muốn có một cảnh quay ma mị , thực sự muốn cảm thấy như họ đã vẫn còn trên xác tàu đắm, yếu tố cần thiết. Đó là nơi họ đã được chôn cất mãi mãi. Hoặc một cái gì đó như thế. Tôi mới bịa ra. (Tiếng cười) Đó là, một cách ngẫu nhiên, lần cuối cùng tôi nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Nó là một bộ phim dài. (Tiếng cười) Bây giờ, "Hugo" cũng là một bộ phim thú vị khác, bởi vì cuốn phim nói về ảo tưởng cùa phim. Nói về cách bộ não của chúng ta lừa ta để ta nhìn thấy một tầm nhìn cố định trong khi hình ảnh chuyển động, và một trong những điều tôi phải làm là, chúng tôi- Sasha Baron Cohen là một người rất nhanh trí, rất thông minh, diễn viên hài, muốn đơn giản tỏ sự kính phục với các loại phim của Buster Keaton loại phim hài, và ông muốn chân của mình bị kẹt trong chuyến tàu di chuyển. Rất nguy hiểm, rất khó làm, và đặc biệt là trên sân khấu của chúng tôi, bởi vì không có cách nào để thực sự di chuyển xe lửa này, bởi vì nó gần khít với màn cảnh sân khấu của chúng tôi. Vậy để tôi cho bạn xem bối cảnh đó, và sau đó tôi đơn giản là sử dụng cách lừa đảo được xem là đặc tính của Sergei Eisenstein, đó là, nếu bạn có một máy ảnh di chuyển với một vật chuyển động những gì không di chuyển dường như là đang di chuyển, và những gì di chuyển dường như bị dừng lại, Vì vậy, những gì bạn thực sự đang nhìn thấy bây giờ là con tàu không di chuyển, và những gì thực sự di chuyển là sàn nhà. Vì vậy, đây là cảnh quay. Đó là một thước phim quay lại những gì bạn đang xem lúc đó, là thử nghiệm nhỏ của chúng tôi. Vì vậy, đó là thực sự những gì bạn đang nhìn thấy, và tôi nghĩ rằng nó là một điều khá thú vị, bởi vì một phần của sự khâm phục của bộ phim là nghĩ ra một cú lừa ngoạn mục mà tôi không thể dành danh dự cho mình. Tôi rất muốn nhưng không thể, bởi vì nó được phát minh từ năm 1910 hoặc gần như thế, như tôi nói với Marty, và đó là một trong những điều tâm trí thực sự khó hiểu cho đến khi bạn thực sự nhìn thấy cách nó làm việc, và tôi nói rằng, tôi sẽ phải làm gì, và ông nói, "Nào, hãy để tôi xem liệu tôi có thể hiểu được điều này. Các bánh xe ấy? Mà không di chuyển." (Tiếng cười) (Vỗ tay) "Và những đồ vật không có bánh xe, lại di chuyển." Chính xác. (Tiếng cười) Dẫn tôi đến câu chuyện tiếp theo và cuối cùng -- Marty sẽ không thấy điều này, phải không ạ? (Tiếng cười) Không được chiếu những thứ này ra bên ngoài đâu --(tiếng cười) Minh họa tiếp theo là một thứ giống như lý thuyết quay tất cả trong một lần Đó là một cách rất thanh lịch để kể câu chuyện, nhất là nếu bạn đang theo dõi ai đó trong một cuộc hành trình, và rằng cuộc hành trình về cơ bản nói về nhân cách của họ trong một cách rất rõ ràng và những gì chúng tôi muốn làm dựa trên một cảnh trong phim "Goodfellas," đó là một trong những cảnh tuyệt vời nhất, một bộ phim của Martin Scorsese, nói đơn giản là dựa trên Henry Hill, để cho ta cảm thấy như thế nào một trùm xã hội đen đi qua Copacabana và được đối xử một cách đặc biệt. Ông là vua của thế giới của ông, và chúng tôi muốn Hugo cũng cảm thấy như vậy, vì vậy chúng tôi tạo ra cảnh này. (Âm nhạc) Đó là Hugo. (Âm nhạc) Và chúng tôi thấy rằng nếu chúng tôi có thể di chuyển máy ảnh với ông ta, chúng ta sẽ cảm thấy như là một cậu bé là vua của vũ trụ mình, và vũ trụ của cậu là, đằng sau hậu trường trong lòng ga xe lửa nầy rằng chỉ có cậu ta mới thực sự có thể thông qua và làm theo cách này, và chúng tôi đã phải làm cho cảm thấy rằng đây là cuộc sống thông thường hàng ngày của cậu bé, do đó, ý tưởng của việc quay phim trong một lần quay là rất quan trọng, và tất nhiên, khi quay phim 3D, dúng một máy quay lớn treo trên một thanh khổng lồ, để thực hiện nhiệm vụ là làm cho giống như quay bắng máy đứng một chổ, và làm cho các bạn cảm thấy giống như bạn đã phản ứng khi bạn xem phim "Goodfellas". Vì vậy, những gì bạn đang xem bây giờ là cách chúng tôi thực sự đã làm. Đó thực sự năm cảnh riêng biệt quay trong thời điểm khác nhau với hai cậu bé khác nhau. Cậu bên trái là nơi cảnh kết thúc, và bên phải là nơi cảnh quay tiếp tục, và bây giờ chúng tôi thay đổi hai cậu bé, Asa Butterfield, là ngôi sao trong phim, cho đển người đóng thế của anh ấy . (Âm nhạc) Tôi không nói rằng có 2 diễn viên đóng thể. Đó chỉ là cách chúng tôi thực hiện cho cảnh quay này (Âm nhạc) Và bây giờ là cảnh số ba chúng tôi đang vào, và sau đó chúng ta sẽ đi vào, những khoảnh khắc cuối cùng của cảnh quay là thực sự quay bằng máy tại chỗ. Mọi cảnh khác đã được quay bởi máy gắn vào cần cẩu và những điều như thế, và nó thực sự đã được thực hiện trong năm cách sắp xếp khác nhau, hai cậu bé khác nhau, thời điểm khác nhau, và tất cả phải cảm thấy như nó đã được quay có một lần, và điều tuyệt vời đối với tôi là nó có thể là cảnh được đánh giá cao nhất trong trong những cảnh tôi đã làm. và, bạn biết đấy, tôi khá rất tự hào về nó khi tôi hoàn thành, bạn không bao giờ thực sự nên tự hào về công việc mình làm, tôi đoán vậy. Vì vậy tôi khá tự hào về nó. Tôi đã đến gặp một người bạn và nói: " Bạn biết không , đây là những cảnh quay tuyệt vời nhất mà tôi từng thực hiện. Theo bạn, nguyên nhân là gì? " Anh ta nói, "Bởi vì không ai biết rằng bạn góp phần trong việc tạo ra những cảnh quay ấy." (Tiếng cười) Vậy, tôi chỉ muốn nói, Cảm ơn. và đó là phần trình bày của tôi hôm nay. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi nghĩ nếu nhảy chân sáo như vậy thì tôi sẽ đỡ sợ hơn, nhưng thực ra thì phản ứng ngược lại, đó thực sự là một ý tồi. (Cười) Dù sao thì tôi rất vui khi nhận lời mời đến đây trình bày với các bạn về âm nhạc và công việc của tôi là một nhạc sĩ, có lẽ là vì nó hấp dẫn bởi tính tự yêu bản thân quá mức và phổ biến. (Cười) Tôi không đùa, chỉ nghĩ là chúng ta nên nói ra rồi tiếp tục thôi. (Cười) Vấn đề là có một điều khó xử, rằng là tôi thực sự rất chán âm nhạc, và tôi cũng rất chán làm nhạc sĩ, nên tôi quyết định lấy sự nhàm chán đó, làm đề tài cho bài thuyết trình ngày hôm nay của tôi. Tôi định chia sẻ nhạc của tôi đến bạn, nhưng tôi mong tôi sẽ làm theo kiểu kể một câu chuyện, về cách tôi dùng sự nhàm chán như một chất xúc tác cho sự sáng tạo và sáng tác, và cách mà nó khiến tôi thực sự thay đổi câu hỏi cơ bản mà tôi đã tự hỏi bản thân, và sự nhàm chán, theo đúng nghĩa, đã thúc tôi phá vỡ định nghĩa truyền thống, hạn hẹp về vai trò của một nhạc sĩ. Những gì tôi muốn làm hôm nay sẽ bắt đầu với một đoạn nhạc piano. (Nhạc) Đó là do tôi viết đấy. (Cười) Không phải. - (Vỗ tay) Cảm ơn. Không phải do tôi viết. Thực ra là đoạn nhạc của Beethoven, nên tôi không nói trong vai trò của một nhạc sĩ. Tôi đang đóng vai trò là người biểu diễn, và tôi đây, một người biểu diễn. Người biểu diễn cái gì? Một đoạn nhạc, phải không? Nhưng ta có thể tự hỏi, "Đó có phải là âm nhạc?" Nói một cách hoa mỹ, dĩ nhiên với mọi tiêu chuẩn ta đều phải công nhận rằng đây, tất nhiên, là một bản nhạc, nhưng tôi hỏi ở đây là vì, để các bạn nhớ tạm thời, vì chúng ta sẽ quay lại câu hỏi này. Đây sẽ là điệp khúc xuyên suốt bài nói hôm nay. Ở đây ta có đoạn nhạc của Beethoven, và vấn đề của tôi với nó rằng là, nó rất chán. Tôi chỉ im lặng Giống như - (Cười) "Beethoven, sao bạn nói vậy?" Dường như nó quá quen với tôi. Từ nhỏ tôi đã tập bài này, thực sự chán rồi. (Cười) Nên những gì tôi làm là cố để thay đổi nó, biến đổi nó theo cách nào đó, nhân cách hóa nó. nên tôi đã thử đoạn mở đầu thế này -- (Nhạc) sau đó tôi thay thế -- (Nhạc) rồi tôi biến tấu lại rồi cứ thế mà tiếp tục -- (Nhạc) (Nhạc) Đại loại là vậy - Cảm ơn. (Vỗ tay) Đó là những gì tôi sẽ làm, và không cần phải hay hơn Beethoven. Thật ra, tôi nghĩ nó không hay hơn đâu. Vấn đề là -- (Cười) Nghe có vẻ thú vị hơn, đỡ chán hơn đối với tôi. Tôi thật sự là chính mình, bởi vì, tôi quyết định mình sẽ làm gì khi mà những nốt nhạc của Beethoven chạy qua đầu tôi cố hình dung kiểu biến đổi nào đó tôi sẽ áp dụng cho nó. Đây là một trải nghiệm hấp dẫn với tôi, và khi đó tôi là người đầu tiên được gọi tên trên kia, mặt tôi xuất hiện hai lần, chúng ta có thể đồng ý đây cơ bản là một buổi độc thoại. (Cười) Nhưng là một buổi hấp dẫn, và gây hứng thú cho tôi trong một lúc, và rồi tôi lại chán với nó, ý là đàn piano, nó trở thành, một nhạc cụ quen thuộc, âm sắc thật sự bị hạn chế, nhất là khi chơi phím đàn, và nếu bạn không làm những việc như chơi nhạc sau khi đã đốt nó hay đại loại vậy, thì nó sẽ làm bạn mau chán Tôi đã thử một vài nhạc cụ khác, rồi quen dần, và tôi đã tự thiết kế và chế tạo nhạc cụ riêng mà hôm nay tôi đem đến đây, Và tôi sẽ chơi thử cho các bạn nghe rồi bạn có thể nghe được âm thanh như vầy. (Nhạc) Ta có cái chặn cửa ở đây, quan trọng đấy. (Cười) Tôi có lược, thứ duy nhất tôi có. (Nhạc) chúng đều được gắn lên nhạc cụ của tôi. (Cười) (Nhạc) Tôi có thể làm mọi thứ ở đây. Tôi có thể dùng cây vĩ cầm này, mà không cần dùng đũa. Và chúng ta nghe được âm thanh này. (Nhạc) Với hàng loạt thiết bị điện tử, tôi có thể thay đổi hoàn toàn âm thanh thế này. (Nhạc) Thế này, và thế này. (Nhạc) Và cứ tiếp tục như thế. Vậy là tôi đã cho các bạn thấy một chút về thế giới âm thanh của nó, tôi nghĩ khá thú vị và nó giúp tôi trong vai trò là một nhà phát minh, hay ở chỗ Nhạc cụ này được gọi là Ngự Lâm Chuột... (Cười) và điều tuyệt vời hơn tôi là người chơi Ngự Lâm Chuột giói nhất thế giới. Được chưa? (Vỗ tay) Về mặt này, đây là một trong những điều, đây là một đặc quyền của con người, với vai trò khác, một nhà phát minh, nhân đây, khi tôi nói với bạn rằng tôi là người giỏi nhất nếu bạn còn nhớ, thì chúng ta chỉ đang tự cao tự đại thôi và giờ lại thêm một cái tôi to tướng. Tôi biết vài bạn biết, bingo! Có khi tôi cũng không biết. Dù sao thì đây cũng là một vai trò rất thú vị. Thật ra thì tôi là người chơi Ngự Lâm Chuột tệ nhất và đấy là phần mà tôi lo lắng nhất khi đứng trên sân khấu này. May mắn là tôi đã vượt qua. Chúng ta sẽ không nói về nó nữa. Tôi đang khóc ở bên trong. Vẫn còn sẹo đây này. Nói chung ý của tôi là tất cả việc làm táo bạo này hứa hẹn với tôi rất nhiều, nhưng như điều tôi đã trình bày với các bạn hôm nay, đó là những việc đơn lẻ, và sớm thôi, tôi muốn giao tiếp với nhiều người, nên tôi rất vui vì đã sáng tác nhạc cho họ. Tôi bắt đầu viết nhạc, thỉnh thoảng tôi làm việc với một người, thỉnh thoảng là cả dàn nhạc, hay nhiều người khác nhau, và đây là năng lực, vai trò sáng tạo mà tôi được biết đến một cách chuyên nghiệp. Giờ, một số tác phẩm tôi sáng tác trông như thế này, và một số khác trông như thế này, và một số thì trông như thế này, và tôi làm tất cả những thứ này bằng tay, điều đó thật sự tẻ nhạt. Mất rất rất nhiều thời gian để viết những bản nhạc này, tôi đang viết một bản nhạc dài 180 trang giấy, đó là một việc hóc búa, và tôi mới chỉ đang gỡ mớ tóc rối. Tôi có rất nhiều tóc và tôi nghĩ đấy là điều tốt. (Cười) Điều này rất chán và mệt đối với tôi, sau một thời gian, quá trình ghi chú không chỉ nhàm chán, tôi thật sự muốn nó trở nên thú vị hơn, và điều đó thúc đẩy tôi làm nhiều thứ như thế này hơn. Đây là một đoạn trích từ một bản nhạc có tên "Sự trừu tượng của ghi chú." Bản đầy đủ dài 72 bước chân. Đó là một đống ghi chú tượng hình. Hãy phóng to một đoạn ở đây. Bạn có thể thấy chi tiết hơn. Tôi làm tất cả với nhiều bản mẫu, những cạnh thẳng, những đường cong theo kiểu Pháp, và vẽ bằng tay, và độ dài 72 bước chân cũng bị chia ra thành 12 tấm có độ dài 6 bước chân mỗi tấm được đặt quanh hành lang trung tâm viện bảo tàng nghệ thuật Cantor, và nó đã xuất hiện khoảng một năm tại nơi này, trong suốt năm đó, nó được xem như nghệ thuật thị giác gần cả tuần, ngoại trừ, như bạn thấy đây, vào thứ sáu hàng tuần, từ trưa tới giờ, và chỉ trong thời gian đó, nhiều diễn giả đến và giải thích những tranh khắc tượng hình mơ hồ này. (Cười) Đây thật sự là trải nghiệm thật sự thú vị với tôi đến nay. Tôi hài lòng về bài này, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng hơn là tôi rất vui khi đảm nhận trong một vai khác, đặc biệt là tại viện bảo tàng này, và đó là nghệ sĩ thị giác. (Cười) Chúng ta sẽ lắp đầy mọi thứ, đừng lo lắng. (Cười) Tôi là người của công chúng. (Cười) Một trong những điều, ý tôi là, có người sẽ nói rằng "Ồ, anh đúng là tài tử." và có lẽ đúng. Tôi có thể hiểu rằng, ý tôi là, tôi không phải con nhà nòi về nghệ thuật thị giác và tôi không được tập huấn, nhưng chỉ có vài điều tôi muốn làm để mở rộng phần sáng tác của mình, phần mở rộng động lực sáng tạo. Dù sao tôi cũng có thể hiểu câu hỏi "Âm nhạc là gì?" Thật ta không có lí giải truyền thống nào. Tôi cũng có thể hiểu loại chỉ trích ngầm trong đoạn này "S-tog", tôi tạo ra khi sống ở Copenhagen. Tôi lấy bản đồ tàu điện ngầm ở Copenhagen và đặt tên lại tất cả các trạm để khơi dậy âm nhạc trừu tượng, các người chơi được đồng hóa với đồng hồ đếm thời gian, theo dõi thời gian biểu, được đếm theo phút trong thời gian dài. Cho nên đây là việc phóng tác, hoặc có lẽ đánh cắp thứ gì đó, và sau đó chuyển thành bảng ghi chú âm nhạc. Đây chính là hiện tượng phóng tác khác. Tôi lấy ý tưởng từ đồng hồ đeo tay, và biến thành bảng phổ nhạc. Tôi tự thiết kế khuôn mặt mình, và nhờ công ti xây dựng chúng, và người chơi làm theo Họ theo bản cũ, rồi họ chuyển sang nhiều biểu tượng khác nhau, người chơi phản ứng theo âm nhạc. Đây là một ví dụ khác từ một đoạn nhạc khác, cùng quá trình tiến hành. Nên trong 2 khả năng, tôi từng làm công nhân quét đường, theo ý kiến của tôi, giống như, bản đồ tàu điện ngầm, đúng vậy, có lẽ một tên trộm, tôi cũng là nhà thiết kế, tạo ra nhiều chiếc đồng hồ đeo tay. Và một lần nữa, đây là điều thú vị đối với tôi, Một vai trò khác tôi thích đảm nhận chính là nghệ sĩ biểu diễn. Một vài đoạn nhạc có các yếu tố sân khấu kì lạ, tôi thường diễn chúng. Tôi muốn chiếu một clip từ đoạn nhạc có tên "Echolalia." Bài này do Brian McWhorter biểu diễn, một diễn viên xuất sắc. Hãy xem qua một chút, và chú ý đến dàn nhạc. (Nhạc) Tôi nghe các bạn cười dữ dội bạn cũng có thể nghe thấy tiếng máy khoan chói tai, âm điệu cũng là một vấn đề. (Cười) Hãy xem một clip khác. (Nhạc) Bạn thấy tình trạng lộn xộn tiếp diễn, và, đây, bạn biết đó, không có kèn clarinet hay trompet không có sáo hay đàn violin. Đoạn nhạc này còn có một âm sắc bất thường và lập dị hơn. Đây là "Tlön," dành cho 3 người chỉ huy và không có người chơi nhạc. (Cười) Cái này dựa vào kinh nghiệm khi xem 2 người dùng kí hiệu cãi nhau dữ dội, loại ngôn ngữ không có định mức dexibel nào, nhưng về mặt hiệu quả và tâm lí, đây là một trải nghiệm hay ho. À, tôi hiểu rồi, với những thiết bị kì lạ và sự vắng mặt của những thiết bị truyền thống, và những người chỉ huy rầu rĩ này, bạn biết đó, nhiều người có lẽ, tự vấn, à, "Đây là âm nhạc sao?" Nhưng hãy xem đoạn nhạc mà tôi tự hào, và đó là "Bản concerto cho dàn nhạc" của tôi. Bạn sẽ thấy nhiều thiết bị truyền thống trong clip này. (Nhạc) (Nhạc) Đây không phải tiêu đề của đoạn này. Tôi khá là nghịch ngợm. Tôi muốn tạo cho nó thú vị hơn. Tôi để một khoảng trống ngay tại đây, đây mới thật sự là tiêu đề của đoạn nhạc. Hãy xem tiếp đoạn nhạc tương tự. (Nhạc) Đoạn nhạc này hợp với người bán hoa, đúng không? (Nhạc) Hoặc ít ra nó ít có chán hơn. Hãy xem vài clip nữa. (Nhạc) Với tất cả các yếu tố sân khấu này, nó thúc đẩy tôi đóng một vai khác, và đó sẽ là, có lẽ, một nhà soạn kịch. Tôi đang tỏ ra tử tế. Tôi phải viết cho dàn nhạc, được chưa? Được chưa? Nhưng đây lại là chuyện khác, hử? Có người bán hoa, và tôi có thể hiểu điều đó, một lần nữa, chúng ta đang đặc áp lực cho bản thể âm nhạc như chúng ta đã biết, hãy nhìn vào đoạn nhạc cuối cùng hôm nay tôi sẽ trình bày. Đây sẽ là đoạn nhạc mang tên "Aphasia", và nó dành cho ngôn ngữ tay được đồng hóa cùng âm thanh, và điều này cho phép một vai trò khác, và vai trò cuối cùng, tôi chia sẻ với các bạn, với vai biên đạo múa. Và bản phổ cho đoạn nhạc này, và nó hướng dẫn tôi, người biểu diễn, làm nhiều cử chỉ tay tại nhiều thời điểm cụ thể đồng bộ băng ghi âm, và băng ghi âm đó được tập hợp từ những thanh âm đặc biệt. Tôi ghi âm một ca sĩ tài năng, tôi lấy giọng của anh ta từ máy tính của mình, và tôi làm nó lệch đi để tạo ra nhạc nền bạn sắp được nghe. Tôi sẽ chỉ trình diễn một đoạn "Aphasia" cho các bạn tại đây. Được không? (Nhạc) Để bạn thưởng thức được đoạn nhạc đó. (Vỗ tay) À, được rồi, nó khá là kì dị. Đây là âm nhạc sao? Đây là cách tôi muốn kết thúc. Cuối cùng tôi quyết định, đây là một câu hỏi sai, đây không phải câu hỏi quan trọng. Câu hỏi quan trọng là, "Nó có thú vị không?" Tôi dõi theo câu hỏi, không ngại "Nó có phải âm nhạc không? không lo về định nghĩa loại âm nhạc tôi đang thực hiện. Tôi cho phép sự sáng tạo thúc đẩy tôi đi theo hướng thú vị mà đơn giản đối với tôi, và tôi yên tâm về kết quả tương tự đối với vài ý kiến, vài hình mẫu, cấu tạo âm nhạc sẽ thế nào, và điều đó thật sự thúc giục tôi, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, và điều tôi muốn các bạn suy nghĩ, nói rộng ra, bạn có lẽ thay đổi câu hỏi cơ bản trong khuôn khổ của mình, và, thôi được, Tôi định chèn thêm một chú thích ở đây, vì tôi đã nhận ra vài sai sót tâm lí trước đó, và chúng ta cũng, theo đó, có hành vi ám ảnh, và có vài hành vi hoang tưởng tương tự như vậy, và tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng đây là một cuộc tranh luận về việc tự chế giễu dạng bệnh tâm thần, nói theo tên khoa học, ý tôi là mất trí rối loạn nhận dạng, được chưa. (Cười) Dù cho vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi sẽ thúc giục các bạn suy nghĩ về khả năng bạn có thể đảm nhận nhiều vai trong công việc của mình, liệu họ có tiếp cận hay cách xa sự định nghĩa chuyên nghiệp của các bạn. Và tôi cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Như quý vị có thể tưởng tượng, tôi hoàn toàn đam mê nhảy. Tôi đam mê việc sáng tạo những điệu nhảy, thưởng thức chúng, và khích lệ mọi người cùng hòa vào điệu nhảy, và tôi cũng thực sự đam mê sáng tạo. Với tôi sáng tạo rất quan trọng và tôi cho rằng nó là thứ bạn có thể dạy cho ai đó. Tôi nghĩ có thể dạy và truyền đạt kỹ thuật sáng tạo, và tôi nghĩ bạn có thể tìm ra ở bạn có gì đặc sắc riêng, nhận biết được những thói quen của riêng mình và sử dụng nó như điểm xuất phát để làm đẹp bằng chính những khuyết điểm của mình. Tôi thuộc thế hệ 7x, và John Travolta rất nổi thời đó: "Hào nhoáng", " Cơn sốt tối thứ Bảy", và anh ấy là mẫu người lý tưởng cho tôi cảm hứng để bắt đầu nhảy. Bố mẹ rất ủng hộ tôi. Họ hay động viên tôi mạo hiểm, đến, thử, thử. Tôi đã có một cơ hội, một bước tiếp cận với một studio nhảy ở địa phương, và tôi có một giáo viên khai sáng, người giúp tôi nghĩ và sáng tạo những bước nhảy của riêng mình, cô để tôi tạo ra phòng khiêu vũ riêng và dạy các đồng môn điệu nhảy Mỹ La tinh do tôi nghĩ ra. và đó chính là ngay lúc đầu tiên tôi tìm thấy một cơ hội để cảm nhận rằng tôi có thể thể hiện ra tiếng nói của chính mình và đó là điều đã tiếp thêm năng lượng cho tôi, sau đó, là trở thành một biên đạo múa Tôi cảm nhận giống như là tôi lấy được điều gì đó để nói và điều gì đó để chia sẻ. Và tôi đoán điều thú vị là điều tôi đang bị ám ảnh ngay lúc này với kỹ thuật của cơ thể Tôi nghĩ đó là hiểu biết mang tính kỹ thuật nhất mà chúng ta có và tôi hoàn toàn bị ám ảnh bởi việc tìm ra một cách truyền đạt ý tưởng bằng cơ thể đến người xem rằng nó có thể dịch chuyển họ, tiếp xúc họ, giúp họ nghĩ khác đi về mọi thứ Vì vậy, đối với tôi, vũ đạo múa là một quá trình thực sự trong tư duy vật lý. Nó rất nhiều trong suy nghĩ giống như trong cơ thể, và nó là một quá trình phối hợp Nó là điều gì đó tôi phải làm với những người khác. Bạn biết đấy, bằng một cách nào đó nó chi phối quá trình nhận thức. Tôi thường làm việc với những nhà thiết kế và nghệ sĩ tạo hình những vũ công thực thụ và những biên đạo múa khác, nhưng, nhiều hơn nữa là những nhà kinh tế học, nhân chủng học, thần kinh học, các nhà khoa học về nhận thức, những người thực đến từ các lĩnh vực rất khác nhau về chuyên môn, nơi họ dùng trí thông minh của mình để sinh lợi từ những loại khác nhau của quá trình sáng tạo. Điều mà tôi từng suy nghĩ, chúng ta sẽ làm một ít ngày hôm nay là khai thác ý tưởng này trong suy nghĩ vật lý, và chúng ta là những chuyên gia trong lĩnh vực suy nghĩ vật lý Vâng, các bạn đều có cơ thể, đúng không? và chúng ta đều biết cơ thể giống như trong thế giới thực, vì vậy một phần khía cạnh của suy nghĩ vật lý mà chúng ta nghĩ nhiều về khái niệm sự cảm nhận trong cơ thể ý nghĩa của chính cơ thể của tôi trong khoảng không của thế giới thực Vì vậy, chúng ta hoàn toàn hiểu điều nó cảm nhận như để biết nơi kết thúc của các ngón tay của bạn khi bạn giữ hai cánh tay của bạn, vâng? Bạn hoàn toàn biết rằng khi nào bạn sẽ lấy một cốc, hoặc cái cốc đó di chuyển và bạn phải điều khiển nó. Vì vậy, chúng ta đã là những chuyên gia trong việc suy nghĩ vật lý. Chúng ta chỉ không nghĩ nhiều về cơ thể của chúng ta Chúng ta chỉ nghĩ về chúng khi chúng trở nên có vấn đề, vì vậy, khi bị gãy tay, hoặc khi các bạn bị nhồi máu cơ tim, sau đó bạn trở nên rất ý thức về cơ thể của các bạn. Nhưng bằng cách nào chúng ta có thể bắt đầu nghĩ về việc sử dụng suy nghĩ nghệ thuật nhảy múa, trí thông minh vận động, để tay cách trong đó chúng ta nghĩ về những điều bao quát nhất điều tôi đã nghĩ tôi sẽ làm là, tôi làm một buổi sẽ ra mắt ở TED. Tôi không chắc liệu rằng điều này có tốt hay không. Tôi sẽ chỉ thực hiện nó. Tôi nghĩ điều tôi sẽ là, tôi sẽ sử dụng ba kiểu của suy nghĩ vật lý để làm điều gì đó. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây là Paolo. Đây là Catarina. (Tiếng vỗ tay) Họ không có ý tưởng về điều chúng ta sắp thực hiện. Vì vậy, đây không phải là loại vũ đạo nơi tôi đã suy nghĩ cái tôi sẽ thực hiện, nơi tôi cố giữ thói quen trong đầu và tôi chỉ cần đi hướng dẫn nó đến họ, và những cái gọi là chiếc tàu rỗng chỉ là đi tìm hiểu nó. Đó không phải là phương pháp nào cả mà chúng tôi làm việc. Nhưng điều quan trọng về nó là làm thế nào mà họ nắm bắt thông tin, làm thế nào họ lấy thông tin, làm thế nào họ sử dụng chúng, và làm thế nào họ nghĩ cùng vói nó. Tôi sẽ bắt đầu thật sự, thật đơn giản. Thông thường, khiêu vũ có một sự kích thích hay tác nhân kích thích, và tôi nghĩ Tôi sẽ dùng một ví dụ đơn giản, logo TED, chúng ta đều thấy nó Nó rất dễ dàng để thực hiện, và tôi sẽ làm điều gì đó rất đơn giản, nơi các bạn lấy ý tưởng của ai đó từ một cơ thể, và nó diễn ra trong cơ thể tôi, và biến đổi nó vào cơ thể của người khác vì vậy nó là một biến đổi trực tiếp, dịch chuyển năng lượng, Và tôi sẽ tưởng tượng điều này, các bạn cũng có thể thực hiện điều này nếu các bạn thích, tôi chỉ dùng chữ cái "T" và tôi sẽ tưởng tượng trong đầu, và tôi sẽ đặt bên ngoài trong thế giới thực. Vì vậy, tôi hoàn toàn thấy chữ cái "T" trước mặt. Đúng không nào? Nó hoàn toàn ở đó. Tôi có thể đi xung quanh nó khi tôi thấy nó, phải không nào? Nó có một loại ngữ pháp. Tôi biết điều tôi sẽ làm với nó, và tôi có thể bắt đầu để mô tả nó, vì vậy tôi có thể mô tả nó rất đơn giản. Tôi có thể mô tả nó bằng cánh tay của mình, phải không? Vì vậy, tất cả chỉ là lấy tay mình và sau đó dịch chuyển tay. Tôi có thể mô tả nó, woa, trong đầu tôi, bạn biết không? woa. Oke, tôi có thể thực hiện như vậy với vai. Phải không? Nó cho tôi điều gì đó để làm, điều gì đó để hướng tới. Nếu tôi dùng chữ cái "T" và để nó xuống ở sàn nhà, ở đây, có lẽ nó chỉ ở đây, tất cả của một sự đột biến tôi có thể làm có lẽ cái gì có thể với đầu gối của mình, đúng không? woa, vì vậy, nếu tôi để đầu gối và tay tôi lại với nhau, Tôi có cái gì đó là thể chất, đúng không nào? Và tôi có thể bắt đầu gây dựng điều gì đó. điều tôi sẽ làm chỉ trong 1 phút 30 giây hoặc hơn tôi sẽ dùng khái niệm đó, tôi sẽ làm điều gì đó, và các vũ công phía sau tôi sẽ giải thích nó, họ sẽ ghi nhanh nó, họ sẽ lấy những khía cạnh của nó, và nó hầu như giống tôi đang thể hiện ra ký ức và họ đang giữ ký ức? phải không nào? Và chúng ta sẽ thấy những gì chúng tôi đưa ra. Vì vậy chỉ cần xem bằng cách nào họ, cách nào họ cho vào điều này và cái họ đang thực hiện, và tôi chỉ thực hiện với chữ cái "T", chữ cái "E", và chữ cái "D", để làm nên điều gì đó. Okay, bắt đầu nào Tôi để bản thân mình trong một khu vực. Đó là đan chéo một chút cánh tay của tôi. điều tôi làm là mở rộng không gian của chữ "T" và chuyển nó qua bằng một vài hành động. tôi không nhớ điều tôi đang làm. tôi chỉ làm vì phần công việc của mình. Nhiệm vụ là "T" nhìn nó từ một phía, woa. đúng thời điểm. Chính là nó. chúng ta bắt đầu xây dựng một cụm. những điều họ ta đang làm, nhìn xem, điều gì đó như thế này, điều họ đang làm là nắm bắt các khía cạnh của khoảnh khắc đó và họ đang tạo ra nó vào trong một tiết nhạc Các bạn có thể thấy tốc độ cực kỳ nhanh, đúng không nào? Tôi không yêu cầu họ sao chép một cách chính xác. Họ đang sử dụng những thông tin mà họ nhận để tạo ra sự bắt đầu của tiết nhạc. Tôi có thể xem và có thể nói lên điều gì đó về nó như thế nào rằng họ đang dịch chuyển Vâng, rất nhanh, đúng không nào? Tôi đã lấy khía cạnh này của TED và biến thể nó vào điều gì đó như quy luật tự nhiên Một vài vũ công, khi họ xem động tác nhìn tạo dáng tổng thể, hình cung của chuyển động, ý nghĩa động lực của chuyển động, và sử dụng nó cho ký ức. Một số tác phẩm có rất nhiều tiểu tiết đặc thù. Họ bắt đầu với một chỉnh thể rất nhỏ và xây dưngj nó lên. Ok, các bạn nắm bắt được chưa? Một điều nữa. Vì vậy, họ sẽ giải quyết vẫn đề này giúp tôi, nhỏ thôi.. Họ đang xây dựng tiết nhạc đó. Họ có điều già đó và họ nắm giữ nó, Đúng chưa nào? Một cách thực hiện. Đó sẽ là sự bắt đầu của tôi trong lần công chiếu ra thế giới. Ok, từ đó tôi sẽ thực hiện một điều rất khác nhau. Về cơ bản tôi sẽ làm một bản song tấu. Tôi muốn bạn nghĩ về chúng như là một vật thể kiến trúc, vì vậy chúng là gì, chỉ là những đường nét tinh khiết. Chúng không phải là con người, chỉ là những đường nét tinh khiết, và tôi sẽ thực hiện cùng với chúng như là vật thể để suy nghĩ, đúng không nào? Vì vậy, điều mà tôi nghĩ về là nhận lấy sự mở rộng vật lý từ cơ thể như tôi chuyển động, và tôi chuyển động chúng, và tôi thực hiện nó bằng cách đưa ra những thứ cho họ: nếu, thì, nếu, thì.. Okay, bắt đầu thôi. túm lấy tay này. Các bạn có thể đặt nó xuống sàn nhà không? Vậng, đặt xuống sàn nhà. Các bạn đi bên dưới được không? Vâng, Cat, bạn có thể đặt chân lên phía bên kia không? Các bạn xoay được không? Whoom, chỉ cần quay trở về lúc bắt đầu. Bắt đầu nhé, sẵn sàng chưa?... Và... bam, bake...(đếm nhịp) Tốt lắm, Okay, từ đó, các bạn sẽ tiến lên. Các bạn đều tiến lên. Bắt đầu nào. Tốt, bây giờ? Họ (Tiếng vỗ tay) Vậy từ đó, từ đó, chúng ta đều tiến lên, Chúng ta đều tiến lên, theo hướng dẫn này, đi bên dưới. Whoa, Whoa, bên dưới. Whoa, bên dưới, whoo-um. Vâng, bên dưới, nhảy. Bên dưới, nhảy. Paolo, đá. Đừng quan tâm vị trí nào. Đá. Đá, thay thế, đổi chân. Đá, thay thế, đổi chân. Vâng? Okay? Cat, gần như có được đầu của cậu ấy. Gần như có được đầu của cậu ấy. Whoa. chỉ sau nó, có thể. Whoa, whaay, ooh. Nắm lấy hông cô ấy, quay trở lại cô ấy trước tiên, whoom, đi vòng quanh, quay lại cô ấy, whoo-aa. (tách) tốt. Okay, bước từng bước nhỏ lúc bắt đầu. chỉ là, để tôi làm chậm lại động tác này. Fancy có tám ...(cười lớn) Fancy có tám giờ một ngày với tôi Vì vậy, có lẽ quá nhiều. Bắt đầu thôi, sẵn sàng, và...(đếm nhịp) (Đếm nhịp) Tốt, làm tốt lắm, vâng? Okay (Tiếng vỗ tay) Okay, không tệ. (Tiếng vỗ tay) thêm một tí nữa nhé? Chỉ thêm một tí nữa, bắt đầu nào, từ vị trí đó. Tách ra, quay mặt phí trước, Tách ra,quay mặt phía trước. tưởng tượng có một vòng tròn trước mặt các bạn, tránh nó ra, tránh nó ra, whoom, đá nó ra khỏi lối đi. đá ra khỏi con đường. Ném nó vào phía khán giả, whoom Ném nó vào phía khán giả một lần nữa. Chúng ta đã có cấu trúc của tinh thần, chúng ta chia sẻ nó, do đó sẽ giải quyết được vấn đề. Họ đang diễn Để tôi xe một ít thôi, sẵn sàng và bắt đầu. (đếm nhịp) Okay, đẹp lắm. Okay, bắt đầu thôi. Từ lúc bắt đầu, chúng ta có thể thực hiện tiết nhạc của chúng ta trước không? Và sau đó. Và chúng ta sẽ xây dựng điều gì đó từ bây giờ, sắp xếp nó, nhữn tiết nhạc. Bắt đầu. tốt và chậm thôi? Sẵn sàng và bắt đầu...um (đếm nhịp) (đếm nhịp) Bản song tấu bắt đầu. (Đếm nhịp) (Đếm nhịp) Được, Tốt lắm, Okay, đẹp, rất đẹp. (tiếng vỗ tay) Rất tốt. Vì vậy...(Tiếng vỗ tay) Okay. Vì vậy đó là...(Tiếng vỗ tay) Làm tốt lắm. (Tiếng vỗ tay) Đó là cách thực hiện thứ hai . Điều đầu tiên, chuyển từ cơ thể sang cơ thể, với cấu trúc tinh thần bên ngoài mà tôi thực hiện rằng họ giữ ký ức bên cạnh cho tôi. Điều thứ hai, sử dụng chúng như là đối tượng để suy nghĩ cùng với đối tượng cấu trúc của họ, tôi thực hiện chuỗi hành động khiêu khích, tôi nói, "Nếu điều này xảy ra, thì đó. Nếu điều đó xảy ra.."Tôi có nhiều phương cách giống như vậy, nhưng nó rất, rất nhanh, và đây là cách thức thứ ba. Họ đã bắt đầu, và đây là phương pháp dựa trên nhiệm vụ, nơi họ có quyền tự chủ để thực hiện tất cả các quyết định của bản thân họ. Vì vậy, tôi muốn chúng ta chỉ thực hiện, chúng ta sẽ làm một ít vũ điệu tinh thần, một chút, trong một ít phút này, điều tôi mong muốn bạn thực hiện là tưởng tượng, các bạn có thể thực hiện nó khi nhắm mắt lại, hoặc mở mắt, và nếu các bạn không muốn làm nó, các bạn có thể xem họ, tùy các bạn thôi. Chỉ trong vài giây, nghĩ về âm tiết "TED" trước mặt bạn, nó ở trong trí óc, và nó ở đó trong tâm trí bạn. Điều tôi muốn bạn làm là thực hiện nó ở bên ngoài trong thế giới thực, chỉ cẩn tưởng tượng ra âm tiết "TED" trong thế giới thực. Điều tôi muốn bạn làm điều một khía cạnh của nó. Tôi sẽ khoanh vùng ký tự "E", và tôi sẽ cân đong ký tự "E" đó, nó sẽ cực kỳ khổng lồ, tôi cân đong ký tự "E" đó, nó sẽ cực kỳ khổng lồ, và sau đó tôi sẽ làm cho nó sống động. Tôi sẽ nghĩ về nó trong không gian 3D. Bầy giờ, thay vì chỉ là một ký tự trước mặt tôi, đó là không gian tôi có thể đi vào bên trong. Bây giờ tôi quyết định vị trí của mình trong không gian đó, tôi chùng xuống trong phần xương dưới cùng nhỏ của ký tự "E", và tôi đang nghĩ về nó, và tôi đang tưởng tượng không gian này nó thực sự ở trên cao. Nếu tôi yêu cầu bạn chạm vào--bạn không cần phải làm điều đó theo nghĩa đen, nhưng trong tâm trí --- chạm vào phần đầu của ký tự "E", vị trí nào bạn sẽ chạm đến? Nếu bạn chạm với ngón tay của mình, vị trí nào bạn sẽ chạm đến? Nếu bạn chạm với khuỷu tay của mình, vị trí nào bạn sẽ chạm đến? Nếu bạn đã chạm vào nó, thì nói về khoảng không gian đó mà bạn ở trong hãy truyền tải nó với màu đỏ, điều gì làm đến cơ thể? Nếu sau đó tôi nói với bạn, điều xảy ra liệu rằng toàn bộ bức tường phía bên trong của ký tự "E" sụp đổ và bạn phải dùng đến trọng lượng của mình để đặt nó trở lại, bạn sẽ làm điều gì với nó? Đây là một bức tranh tinh thần, tôi đang mô tả một tinh thần bức tranh sinh động cho phép các vũ công thực hiện các lựa chọn của họ về những gì để làm. Okay, các bạn có thể mở mắt ra nếu đã nhắm. Các vũ công vừa thực hiện chúng. Vì vậy, chỉ cần thực hiện chúng trong vài tíc tắc. Họ đã thực hiện trên cấu trúc tinh thần ngay tại đây. Tôi biết, tôi nghĩ chúng ta nên giữ chúng như là một sự bất ngờ. Ngay tại đây, vũ điệu ra mắt toàn thế giới. Đúng không? Bắt đầu nào Vũ điệu TED. Okay. Nó đến rồi. Tôi sẽ tổ chức nó nhanh chóng thôi. Các bạn sẽ làm động tác solo đầu tiên mà chúng ta đã làm, yeah blah blah blah blah, chúng ta hãy cảm nhận vào bản song tấu, yeah, blah blah blah blah. Điệu solo tiếp theo, blah blah blah blah, yeah, và cùng một lúc, các bạn làm giải pháp cuối cùng nào. Okay? Okay. Thưa quý ông và quý bà, bản công chiếu ra thế giới, vũ điệu TED, ba phiên bản của tư duy vật lý (Tiếng vỗ tay) Vâng, tiếng vỗ tay tiếp theo, chúng ta hãy xem xem có điều gì hay ho không, (Tiếng cười) Vâng, vỗ tay nào-----vâng, vỗ tay tiếp tục nào. Bắt đầu nào. Catarina, đến lúc rồi, bắt đầu, 1 (Đếm nhịp) Nó đến đấy, Cat. (Đếm nhịp) Paolo, (Đếm nhịp) Cuối cùng bạn solo. Vũ điệu solo các bạn đã làm (Đếm nhịp) (Đếm nhịp) Làm tốt lắm. Okay, tốt, tuyệt lắm. (Tiếng vỗ tay) Vậy thì,---(Tiếng vỗ tay) Cám ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Vậy thì---ba phiên bản. (Tiếng vỗ tay) Oh. (Cười) (Tiếng vỗ tay) ba phiên bản của tư duy vật lý, đúng không nào? Ba phiên bản của tư duy vật lý. Tôi hy vọng một ngày, điều các bạn sẽ làm sẽ tiến triển và trở thành một điệu nhay cho chính bản thân bạn và nếu không, ít nhất hành vi không đẹp sẽ đẹp hơn, và thường xuyên hơn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Bắt đầu. (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Để tôi kể bạn nghe về "nước mũi đá". Từ năm 1992, tiến sĩ Max Bothwell, một nhà khoa học Canada, đã nghiên cứu một loại tảo mọc trên các tảng đá. Cái thuật ngữ cực kì không khoa học để chỉ loại tảo đó là "nước mũi đá", bởi vì như bạn có thể tưởng tượng, trông nó nhầy y như nước mũi vậy. Nhưng các nhà khoa học còn gọi nó là Didymosphenia geminata và trong nhiều thập kỷ, loại tảo nhầy này đã phủ kín lòng các con sông trên khắp thế giới. Vấn đề với loại tảo này là nó là mối đe dọa đối với cá hồi, cá hương và những hệ sinh thái sông nó xâm chiếm. Thực ra thì tiến sĩ Bothwell của Canada là một chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực này, nên không có gì lạ khi năm 2014 một phóng viên liên lạc tiến sĩ Bothwell vì một bài tường thuật về loài tảo ấy. Vấn đề là, tiến sĩ Bothwell không được nói chuyện với phóng viên, do sự can thiệp của chính phủ lúc bấy giờ. 110 trang thư điện tử và 16 chuyên gia truyền thông chính phủ đồng loạt cản trở tiến sĩ Bothwell. Tại sao tiến sĩ Bothwell không thể nói? Ta chắn chắn sẽ không bao giờ biết, nhưng nghiên cứu của tiến sĩ Bothwell đã gợi ra rằng biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân cho thời kì bùng nổ của tảo. Nhưng tên chết tiệt nào lại muốn giấu thông tin về biến đổi khí hậu chứ? Phải, bạn có thể cười. Đây là một trò đùa, bởi vì nó rất nực cười. Chúng ta biết rằng sự biến đổi khí hậu bị ỉm đi vì đủ kiểu lí do. Tôi trực tiếp chứng kiến điều đó khi tôi là một giáo sư đại học. Chúng ta nhận ra nó khi các quốc gia rút khỏi các thỏa thuận quốc tế về khí hậu ví dụ như Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận chung Paris, và ta thấy nó khi nền công nghiệp thất bại trong việc đạt tới mục tiêu giảm khí thải. Nhưng không chỉ thông tin về biến đổi khí hậu là bị lấp liếm. Rất nhiều vấn đề khoa học bị che đậy bởi những sự kiện khác, thông tin giả, cùng với đủ kiểu lấp liếm khác nữa. Ta đã thấy sự việc này diễn ra ở Anh quốc, ta thấy nó ở Nga, ở Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và, cho đến năm 2015, ở ngay tại đất nước Canada này. Trong thời kỳ công nghệ hiện đại ngày nay, khi sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào những khám phá, sự đổi mới và khoa học, thì đây sẽ là giai đoạn then chốt, cực kì then chốt, nếu những nhà khoa học của ta được tự do đảm nhận công trình của họ, tự do cộng tác với các nhà khoa học khác, tự do trao đổi với truyền thông và tự do nói trước công chúng. Bởi vì xét cho cùng, khoa học là nỗ lực tuyệt vời nhất của con người để khám phá sự thật về thế giới của chúng ta, về sự tồn tại thật sự của chúng ta. Mỗi một sự thật được phát hiện đều là sự bổ sung vào kho tàng tri thức của nhân loại. Nhà khoa học phải được tự do khám phá những chủ đề độc đáo hoặc gây tranh cãi. Họ phải được tự do thách thức tư duy của thời đại và họ phải được tự do phơi bày những chân lý khó chịu hoặc phiền phức, bởi vì đó là cách nhà khoa học mở rộng các ranh giới và mở rộng ranh giới, xét cho cùng, là tất cả những gì khoa học hướng tới. Và sau đây là một điểm khác: nhà khoa học phải được tự do thất bại, vì thậm chí một giả thuyết thất bại cũng dạy ta điều gì đó. Và cách tốt nhất để tôi giải thích điều đó là qua một cuộc phiêu lưu của chính mình. Nhưng trước tiên tôi phải đưa bạn ngược thời gian. Đó là đầu những năm 1900 và Claire và Vera là bạn cùng phòng ở nam Ontario. Một bữa tối vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch cúm Tây Ban Nha, bọn họ cùng tham dự một bài diễn thuyết. Cuối buổi tối hôm đó, họ về nhà và lên giường ngủ. Sáng hôm sau, Claire gọi Vera và nói cô ấy sẽ ra ngoài ăn sáng. Khi cô ấy trở về không lâu sau đó, Vera vẫn chưa dậy. Cô kéo chăn mềm ra và phát hiện một điều khủng khiếp. Vera đã chết. Khi nói đến đại dịch cúm Tây Ban Nha, những câu chuyện như vậy rất phổ biến, với những cái chết hết sức đột ngột. Tôi là một giáo sư ở độ tuổi 20 khi tôi lần đầu tiên biết đến những sự việc gây sửng sốt ấy và nhà khoa học trong tôi muốn tìm trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào. Sự tò mò đã đưa tôi đến một vùng đất băng giá và dẫn đầu một đoàn thám hiểm để tìm ra nguyên nhân của dịch cúm Tây Ban Nha 1918. Tôi muốn thử những thuốc hiện có để chữa một trong các bệnh chết chóc nhất lịch sử. Tôi hi vọng chúng ta có thể tạo ra một vắc-xin cúm hiệu quả để phòng chống vi-rút và sự đột biến của nó, bất cứ khi nào nó bùng phát trở lại. Vậy nên tôi đã dẫn đầu một đội nghiên cứu, gồm 17 người từ Canada, Na Uy, Anh quốc và Hoa Kỳ đến Quần đảo Svalbard ở Bắc Băng Dương. Quần đảo này nằm giữa Na Uy và cực Bắc. Chúng tôi đào được sáu cơ thể chết vì cúm Tây Ban Nha và được chôn ở vùng băng vĩnh cửu chúng tôi hi vọng rằng tầng đất đóng băng có thể bảo quản cơ thể và vi-rút. Giờ, tôi biết các bạn đang mong đợi điều gì, cái phần thưởng hậu hĩnh cho khám phá khoa học. Nhưng câu chuyện khoa học của tôi không có cái kết ngoạn mục kiểu Hollywood đó. Hầu hết đều không có. Sự thật là, chúng tôi không tìm thấy vi-rút, nhưng chúng tôi vẫn phát triển được những kĩ thuật mới để an toàn đào những cơ thể có nguy cơ chứa vi-rút. Chúng tôi phát triển kĩ thuật mới để an toàn tiêu hủy những mô sinh học có nguy cơ chứa vi-rút. Và chúng tôi phát triển các giao thức an toàn mới để bảo vệ đội nghiên cứu và cộng đồng lân cận. Chúng tôi có những đóng góp quan trọng cho khoa học mặc dù những đóng góp ấy không phải là mục tiêu dự định ban đầu. Trong khoa học, nỗ lực thì thất bại, kết quả thì tỏ ra không thuyết phục và lý thuyết không đưa ra kết luận gì. Trong khoa học, một nghiên cứu có thể xây dựng dựa trên công việc và tri thức của nhiều người khác hoặc bằng cách nhìn xa rộng hơn, bằng cách kế thừa thành tựu của các vĩ nhân, để hiểu được lời Newton nói. Mấu chốt là, các nhà khoa học phải được tự do lựa chọn điều họ muốn khám phá, điều mà họ đam mê và họ phải được tự do tuyên bố phát minh của mình. Bạn đã nghe tôi nói rằng sự tôn trọng khoa học bắt đầu cải thiện ở Canada vào năm 2015. Ta đã đạt được điều đó bằng cách nào? Ta cần phải chia sẻ những bài học gì? Câu trả lời thật ra nằm ở khoảng thời gian tôi làm giáo sư. Tôi dõi theo cách các cơ quan, chính phủ và nền công nghiệp khắp thế giới lấp liếm thông tin về biến đổi khí hậu. Nó làm tôi tức điên lên. Nó khiến tôi không thể ngủ được. Làm sao các chính trị gia có thể bóp méo thông tin khoa học chỉ vì lợi ích bè phái? Vậy nên tôi đã làm việc một người ghê sợ chính trị sẽ làm: Tôi chạy đến văn phòng, và tôi thắng. (Vỗ tay) Tôi đã nghĩ tôi sẽ dùng bục diễn thuyết mới của mình để nói về tầm quan trọng của khoa học. Nó nhanh chóng trở thành cuộc đấu tranh vì tự do của khoa học. Xét cho cùng, tôi là một nhà khoa học, tôi đến từ thế giới bị tấn công, và bản thân tôi đã cảm thấy bị xúc phạm. Tôi có thể là tiếng nói cho những ai đang câm lặng. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng các nhà khoa học lo lắng, thậm chí là sợ nói chuyện với tôi. Một nhà khoa học chính phủ, bạn của tôi, ta sẽ gọi anh ấy là McPherson, đã lo lắng về tác động của các chính sách chính phủ đối với nghiên cứu của anh và tình trạng giá trị khoa học đang giảm dần ở Canada. Anh đã rất lo âu, anh gửi thư cho tôi từ tài khoản thư điện tử của vợ anh vì anh sợ có thể bị theo dõi nếu gọi điện thoại. Anh ấy muốn tôi gọi đến điện thoại di động của vợ anh để cuộc gọi đó không bị theo dõi. Tôi chỉ ước mình đang đùa. Nó nhanh chóng dồn sự chú ý của tôi vào những gì đang xảy ra ở Canada. Một người bạn 20 năm sao có thể sợ nói chuyện với tôi đến mức đó? Vậy nên tôi đã làm những gì mình có thể lúc đó. Tôi lắng nghe và chia sẻ điều tôi học được với một người bạn ở Quốc hội, một người quan tâm tới mọi thứ môi trường, khoa học, công nghệ, sự đổi mới. Và rồi cuộc bầu cử 2015 đến và đảng của chúng tôi thắng. Và chúng tôi thiết lập chính phủ. Và người bạn đó của tôi giờ là Thủ tướng Chính phủ Canada, Justin Trudeau. (Vỗ tay) Và anh ấy đề nghị tôi làm Bộ trưởng Bộ Khoa học. Cùng nhau, với toàn bộ những người khác của chính phủ, chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để đưa khoa học về vị trí xứng đáng. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày vào tháng Mười hai 2015 khi tôi tự hào đứng tại Quốc hội và tuyên bố, "Cuộc chiến khoa học giờ đã kết thúc." (Vỗ tay) Và tôi đã làm việc chăm chỉ để chứng minh lời nói đó bằng hành động. Chúng tôi đã có nhiều thành công. Vẫn còn nhiều việc để làm, vì chúng tôi đang xây dựng một sự thay đổi văn hóa. Chúng tôi muốn các nhà khoa học chính phủ được nói trước truyền thông, công chúng. Nó sẽ mất thời gian, nhưng chúng tôi xin cam kết. Xét cho cùng, Canada được xem là ngọn đèn dẫn đường cho khoa học toàn cầu. Và chúng tôi muốn gửi một lời nhắn là bạn đừng có lộn xộn với một thứ thật cơ bản, thật quý giá, như khoa học. Vậy nên, vì Tiến sĩ Bothwell, vì Claire và Vera, vì McPherson và toàn thể những tiếng nói khác, nếu bạn thấy khoa học đang bị đàn áp, ngăn trở hay bị tấn công, hãy lên tiếng. Nếu bạn thấy các nhà khoa học bị buộc câm lặng, hãy lên tiếng. Chúng ta phải yêu cầu lời giải thích từ các nhà lãnh đạo. Dù là bằng cách sử dụng quyền biểu quyết, dù bằng cách viết bình luận cho một tờ báo hay bắt đầu một cuộc đàm luận trên truyền thông xã hội, chính tiếng nói chung của chúng ta sẽ bảo đảm quyền tự do của khoa học. Và xét cho cùng, khoa học là dành cho tất cả, và nó sẽ dẫn đến một tương lai tốt hơn, tươi sáng và táo bạo hơn cho chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào mọi người. Khi lần đầu tiên được mời diễn thuyết tại TED, tôi đã google , tìm hiểu một chút về cảm giác khi diễn thuyết như vậy sẽ như thế nào. Một trong những điều đầu tiên tôi đọc được là từ một diễn giả tại Mỹ cô nói rằng cô cảm thấy ổn cho tới khi lên sân khấu và nhìn thấy đồng hồ đếm ngược. (Tiếng cười) Nó khiến cô ấy liên tưởng tới một quả bom. Tôi đã nghĩ: "Đó là điều cuối cùng mình cần lúc này." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Dù sao đi nữa, là niềm vinh hạnh lớn khi được ở đây Tôi nghĩ rằng nó giống như một trò đùa khi lại chọn một nhiếp ảnh gia để mở đầu buổi thuyết trình. (Tiếng cười) Chúng tôi không giỏi dùng từ ngữ, và tôi đã dành trọn 40 năm giấu mình sau máy ảnh để không phải nói. Nhưng hôm nay, tôi đến đây, để kể về những câu chuyện cũng như tầm quan trọng của chúng đối với tôi và mong là với tất cả mọi người. Tôi chắc rằng hôm nay các bạn sẽ được nghe rất nhiều câu chuyện. Bằng cách lắng nghe câu chuyện của người khác, chúng ta sẽ học được nhiều điều về thế giới, về những người xung quanh đồng thời, nâng cao hiểu biết của bản thân. Tôi muốn kể ba câu chuyện của mình với tư cách là một nhiếp ảnh gia, chúng đã truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, bằng cách nào tôi đã trở thành một phần của những câu chuyện mà tôi thu thập. Như John đã nói, tôi là nhiếp ảnh gia thời trang và âm nhạc trong 10 năm. Tôi rất thích công việc đó, nó cho tôi rất nhiều niềm vui nhưng tôi vẫn luôn muốn làm điều gì đó khác. Và kể chuyện luôn là việc mà tôi muốn làm Vì vậy, 10 năm trước, tôi đã du lịch khắp thế giới, đi và chụp lại những con người trong hoàn cảnh riêng, ghi lại những câu chuyện của họ, và chia sẻ chúng với thế giới. Điều đó không thể xảy ra trong một sớm một chiều. Khi còn là nhiếp ảnh gia về thời trang và âm nhạc, tôi luôn có cảm giác khó chịu vì có thứ gì đó thiếu vắng, rằng tôi đã không sử dụng kĩ năng của mình một cách hiệu quả. Rất dễ nhận thấy mối liên hệ đó, vào lúc này, nhưng khi đó, tôi không thể nghĩ ra được cách dùng những bức ảnh của mình vào việc có ích hơn. Cuối cùng, tôi đã từ bỏ nghiệp nhiếp ảnh. Tôi hoàn toàn rũ bỏ nó để đi làm công việc chăm sóc. Là một nhân viên chăm sóc, tôi bắt đầu chăm sóc một cậu bé tên Nick. Nick bị tự kỉ, chứng tự kỉ nghiêm trọng. Sau vài năm chăm sóc cậu bé, chúng tôi đã trở nên thân thiết hơn nhiều. Tôi chăm sóc cậu ấy suốt 24 giờ, chúng tôi thường ra ngoài, đi bơi, đi dạo,... rất nhiều việc khác nữa. Dần dần, tôi bắt đầu hiểu hơn về cậu bé. Tôi nhận ra rằng câu chuyện của cậu ấy chưa từng được kể. Cậu ấy tự mình làm đau, tự đánh mình rất nhiều lần vào mặt Và không một ai thực sự nhìn thấy điều đó. Đây là Nick. Cậu ấy từng miêu tả cuộc sống của mình như sống dưới hầm một bữa tiệc. Cậu có thể nghe được âm thanh bữa tiệc từ trong bếp, nhưng lại luôn cảm thấy mình bị kẹt dưới hầm, trong thế giới nhỏ của mình, muốn được tham gia bữa tiệc đó nhưng lại không tài nào đi lên lầu. Vì vậy, tôi đã ghi lại cuộc đời của cậu. Tôi bắt đầu chụp ảnh, không thực sự có ý định làm gì với các bức ảnh đó, chỉ là một cách để lưu lại. Khi bắt đầu làm việc đó, tôi nhận ra mình có thể kể câu chuyện của một người thông qua những bức ảnh. Như tôi nói, Nick tự làm tổn thương mình. Cậu ấy tự đánh vào mặt. Và không một ai thực sự nhìn thấy điều đó. Vì chúng tôi khá thân thiết với nhau, cậu ấy, cuối cùng, cũng cho phép tôi thực sự nhìn xem cậu ấy làm gì và ghi nhận lại. Đó là thời khắc của lòng tin. Dịch vụ cộng đồng không thực sự giúp đỡ Nick, họ nói rằng cậu ấy không thể tự làm hại mình tệ như lời tôi nói. Vì vậy, một ngày, tôi lấy một bức ảnh chụp Nick lúc thực sự tự làm đau mình. Chúng tôi đưa nó cho dịch vụ cộng đồng, và phản ứng của họ ngay lập tức thay đổi. Họ đã kêu gọi được rất nhiều sự giúp đỡ. Tôi rất vui được nói rằng, tám năm sau, tôi vừa nói chuyện với Nick tối qua, cậu ấy muốn tôi biết rằng cậu cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Và cậu ấy không tự làm đau mình một lần nào nữa. Tôi hy vọng, ở một mức độ nào đó, những bức ảnh của mình cũng là một phần của quá trình đó. Hơn tất cả, tôi đã được truyền cảm hứng bước ra ngoài cùng chiếc máy ảnh và kể những câu chuyện của người khác. Một trong những câu chuyện tôi từng làm diễn ra tại Kutupalong, ở biên giới Burma với Bangladesh. Tại đây, những người tị nạn Rohingyas đã bị bỏ rơi, gần như đến mức thối rữa, trong vòng hơn 20 năm. Đây là bức ảnh về nơi đóng quân không chính thức. Ở phía trên, bạn có thể thấy trại chính thức của LHQ. Tất cả những cái lều này đều là trại không chính thức. Dòng nước thải chưa qua xử lý chảy qua nơi cắm trại. Người dân nơi đây bị lãng quên, do đó, tôi nghĩ cần phải đến đó và thu thập câu chuyện của họ. Nên tôi thu xếp với già làng, để người dân sẽ đến ngày hôm sau, rồi tôi sẽ chụp chân dung và lưu lại câu chuyện của tất cả họ. Khi thời gian đến, tôi thức dậy vào buổi sáng, Tôi treo một tấm màn lớn màu trắng, và bắt đầu chụp ảnh. Đột nhiên, mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát, dù rạng sáng, mọi người đến chật kín cái lán nhỏ mà chúng tôi dựng lên. Hàng trăm người đang chịu khổ sở và bệnh tật và chỉ còn là sự tuyệt vọng. Đó chính xác là hoàn cảnh của họ -- tuyệt vọng, Một đứa bé dần chết ngạt vì một khối u mà không một ai giúp đỡ. Tôi hơi hoảng sợ, vì những người này đến với tôi trong tuyệt vọng, và tôi thì cố gắng giải thích với già làng rằng tôi không phải là bác sĩ, và không thể giúp đỡ gì. Vị già làng quay sang tôi, ông nói: "Không, nó thực sự quan trọng, họ biết cậu không phải bác sĩ, nhưng ít nhất là có ai đó đang kể câu chuyện của họ, đang ghi lại những gì xảy ra với họ." Đó là khoảnh khắc đẹp đối với tôi. Tôi nhận ra nó quả thực rất đáng giá khi tới đây và làm những điều này. Một câu chuyện khác truyền cảm hứng cho tôi là tại Odessa, Ukraine. Tôi thu thập hình ảnh một nhóm những đứa trẻ lang thang. Cuối cùng, tôi đã sống cùng chúng trong một ngôi nhà lấn chiếm, đó là một trải nghiệm chưa từng có. Nhiều đêm, những trận đánh nhau vì say vodka cứ thế diễn ra, còn tôi thì co ro trong góc với túi đồ của mình, thầm nghĩ: "Sao mình lại làm điều nay cơ chứ?" (Tiếng cười) Vào những lúc như vậy tôi cũng thầm nghĩ: "Sao mình lại rời bỏ thế giới thời trang kia chứ?" Nhưng chúng là những đứa trẻ tuyệt vời. Vào ngày cuối cùng, chúng dẫn tôi ra biển như là một chuyến đi chơi, thay cho lời tạm biệt. Những đứa trẻ đó đó, vẫn cứ nốc vodka. Và rồi Serge, đứa lớn tuổi nhất và cũng bạo lực nhất - vừa ra tù vì tội đâm người khác, bước đến gần, khoác tay tôi và nói: "Đi bơi đi." Trong cuốn sách hướng dẫn du lịch Ukraine "Lonely Planet" của tôi có vài lời khuyên. Một trong số đó là: "Đừng nói chuyện với những trẻ lang thang, đừng bao giờ rời mắt khỏi hành lý của bạn, và thế nào đi nữa, đừng bao giờ đi bơi." (Tiếng cười) Do đó, tôi đã băn khoăn: "Không biết đây có phải là ý hay." Serge vẫn khoác tay tôi. Tôi nghĩ bụng: "Thôi được rồi.". Và tôi đi cùng cậu ấy. (Tiếng cười) Tôi đã đưa tất cả máy ảnh, tất cả thiết bị của mình cho bọn trẻ. Bọn trẻ nhận lấy chúng. Khá buồn cười khi nhìn lại phía sau thấy những đứa trẻ khác không xuống bơi cùng, bạn sẽ nghĩ: "Sao mày lại xuống bơi cơ chứ?" Nhưng rồi trong số đó, một cậu bé tên Lilic, người cầm máy ảnh của tôi, đã giơ máy lên và bấm máy. Cậu thấy chiếc máy ảnh này rất thú vị. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều rằng tôi muốn mua tặng cậu một chiếc máy ảnh và rằng tôi sẽ trở lại đây, dạy cậu cách chụp ảnh. Cậu ấy khá có khiếu trong lĩnh vực này. Cậu ấy đó, kia kìa. Bức ảnh này được chụp vào buổi tối cuối cùng của tôi ở đó. Tôi đã ở đấy, nhưng tối đó, tôi đã rời đi để thu dọn đồ đạc của mình. Khi tôi quay lại vào buổi sáng thì cậu ấy đã mất. Cậu đã uống rất nhiều thuốc và rất nhiều rượu vodka, nó khiến cậu ngất đi vào ban đêm và không bao giờ tỉnh dậy. Một lần nữa, đó như là một lời nhắc nhở tại sao tôi nên lưu giữ câu chuyện của những con người này: vì cuộc sống của họ rất đáng quý, và tôi cần phải lưu giữ chúng. Tháng hai năm ngoái, khi đang đi tuần ở Afghanistan, tôi đã giẫm phải một thiết bị nổ tự chế (IED). Đó là tôi, ở đâu đó, dưới kia. Tôi đã trở thành một phần của câu chuyện Ban đầu, hiển nhiên là tôi hoàn toàn suy sụp bởi những gì xảy ra. Tôi nghĩ rằng sự nghiệp của mình đã chấm hết, tôi nghĩ rằng - mọi thứ với tôi có ý nghĩa gì. Tồi tôi nhận ra: mình chưa từng đặt chân đến Congo, Angola, hay Bangladesh để chụp ảnh. Tôi đến những nơi đó bởi tôi muốn tạo ra sự thay đổi, và chụp ảnh chính là công cụ giúp tôi làm điều đó. Rồi tôi ý thức được rằng, cơ thể của tôi, theo khía cạnh nào đó, là một ví dụ sống của việc chiến tranh ảnh hưởng thế nào tới đời người. Tôi nhận ra, tôi có thể dùng trải nghiệm, thân thể của mình để kể câu chuyện đó. Và cũng nhờ vào việc nhìn lại những con người tôi từng lưu ảnh. Nghĩ về Nick và về sự kiên cường của cậu ấy. Nghĩ về những người Rohingyas và sự tuyệt vọng của họ. Nghĩ về Lilic và về một cuộc đời đã mất. Chính những câu chuyện mà tôi lưu giữ đã truyền cảm hứng cho tôi chống chọi, vượt qua để sống tiếp. để đứng dậy trên đôi chân mới, để đến đây, kể câu chuyện của họ, và cả của riêng tôi. Tôi đã chụp lại chân dung mình, vì tôi muốn cho tất cả mọi người thấy hậu quả mà một quả bom gây ra cho ai đó, nhưng đồng thời, cũng muốn chỉ ra rằng, mất đi đôi chân không có nghĩa là kết thúc rằng bạn vẫn có thể, như mọi người nói, tàn nhưng không phế, rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu đặt tâm trí mình vào đó và tin tưởng. Có vẻ kì lạ, nhưng khi nhìn vào nơi tôi đang ở một năm trước, và hiện tại, tôi nhận ra mình đang có rất nhiều điều mà trước đây không có. Tôi sẽ không thể ngồi đây, lúc này nếu chuyện đó không xảy ra, không thể cho các bạn xem những bức ảnh vừa rồi và kể các bạn nghe những câu chuyện khi nãy. 10 năm trước thật may mắn khi tôi ngồi xuống và cố tìm xem mình có thể làm gì để tạo ra điều khác biệt cho thế giới. Tôi nhận ra nghiệp nhiếp ảnh chính là công cụ và là lối đi cho tôi. Nó thật sự là chìa khóa cho tôi. Chúng ta đều có thể trở thành một phần của bánh xe đó. Đều có thể là những bánh răng trong bánh xe của sự thay đổi. Chúng ta đều có thể tạo ra khác biệt. Mỗi người ở đây đều có khả năng sử dụng cái gì đó để tạo ra khác biệt cho thế giới. Chúng ta đều có thể ngồi xem TV và nghĩ: "Mình không biết phải làm gì với nó cả", và rồi lại quên ngay. Sự thật là ai cũng có thể làm việc gì đó. Có thể chỉ là viết một bức thư. Là đứng trên bục và diễn thuyết. Hay chỉ là ghi lại câu chuyện của một ai đó và kể lại Nhưng mỗi người trong chúng ta ở đây, đều có thể tạo ra khác biệt, và không gì ngăn được ta làm điều đó. Ta đều có những trải nghiệm của riêng mình và có thể dùng chúng. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói hôm nay. Tôi chỉ muốn nói là cuộc sống vẫn tiếp diễn trên trái đất. Có những người đang trải qua những điều tồi tệ. Mỗi người chúng ta đều trải qua những điêu tồi tệ của riêng mình. Nhưng nếu ta chia sẻ và kể cho nhau nghe những câu chuyện đó, chúng ta có thể truyền cảm hứng cho nhau vượt qua những điều tồi tệ kia. Tôi biết, những người mà tôi lưu giữ năm xưa đã mang tôi đến đây. Và tôi hy vọng, dù chỉ chút ít, rằng những câu chuyện tôi kể sẽ giúp các bạn vượt qua khó khăn. Đổi lại, tôi hy vọng các bạn sẽ dùng trải nghiệm của mình để giúp đỡ người khác Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi nhớ vào một buổi sáng khi học lớp ba, mẹ tôi đưa tôi đến trường với món chính của người Ghana gọi là "fufu." (Cười) Fufu là một cục bột sắn nhỏ như thế này, và thường được ăn với súp nhẹ màu cam đậm, chứa thịt gà hoặc thịt bò. Đó là một món ngon đậm đà hương vị đến nỗi mẹ tôi nghĩ nó có thể sưởi ấm cho tôi vào những ngày lạnh giá Khi tôi đến phòng ăn trưa và mở cái phích ra, một mùi mới lạ được giải phóng vào không khí, bạn bè tôi đã phản ứng không thiện chí cho lắm. (Cười) "Cái gì thế? ", một đứa trong nhóm hỏi. "Đó là fufu", tôi trả lời. (Cười) "Ew, mùi của nó thật buồn cười. Mà fufu là gì thế? ", cả bọn hỏi. Phản ứng của chúng làm tôi ăn mất cả ngon. Tôi đã xin mẹ đừng bao giờ gói cho tôi với món fufu lần nào nữa. Thay vào đó, tôi nhờ bà làm sandwich hoặc súp gà hoặc bất kì món nào khác như chúng bạn vẫn ăn. Đây là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầu chú ý đến điểm khác biệt giữa những gì chỉ có trong gia đình mình và những gì phổ biến với mọi người khác. Thế nào là người Ghana, người châu Phi và người Mỹ. Tôi là thế hệ người Mỹ đầu tiên. Cả bố mẹ tôi đều là người nhập cư. Bố tôi, Gabriel, đến Mỹ vào khoảng 50 năm về trước. Ông đặt chân đến New York từ thành phố Kumasi phía Bắc Ghana, ở Tây Phi. Ông đi học và nhận bằng cử nhân chuyên ngành kế toán và sau đó, trở thành một kế toán. Mẹ tôi, Georgina, đến Mỹ với ông vài năm sau đó. Bà có một tình yêu với thời trang và làm việc trong một nhà máy may mặc ở vùng Hạ Manhattan, cho đến khi bà dành dụm đủ và mở một cửa hiệu thời trang nữ. Tôi xem bản thân như một người Mỹ, một người châu Phi, và một người Ghana. Có hàng triệu người trên thế giới đang chật vật với nhiều nhân dạng. Họ có thể là người Jamaica-Canada, hoặc Hàn Quốc-Mỹ, hoặc Nigeria-Anh. Nhưng cái làm câu chuyện và trải nghiệm của chúng tôi khác biệt là chúng tôi được sinh ra và lớn lên trên một đất nước khác với nơi mà cha mẹ chúng tôi sinh ra. Và điều này có thể khiến chúng tôi bị hiểu lầm khi người khác nhìn vào chúng tôi qua những "con mắt" thiển cận. Tôi lớn lên ở New York, nơi có đông người nhập cư nhất tại Mỹ. Bạn sẽ nghĩ lớn lên ở một nơi như New York là dễ dàng cho một người thế hệ đầu tìm được chỗ đứng. Nhưng suốt thời thơ ấu, có những thời điểm đã hình thành nơi tôi nhận thức về những thế giới khác nhau mà mình thuộc về. Khi học lớp năm, một học sinh hỏi tôi rằng liệu gia đình tôi có phải là người tị nạn. Tôi không hiểu từ đó nghĩa là gì. Cậu ấy giải thích cho tôi rằng ba mẹ cậu bảo người tị nạn là những người từ châu Phi đến nước Mỹ để trốn chạy cái chết, đói khổ, và bệnh tật. Nên tôi hỏi lại cha mẹ, và họ cười nhẹ, không phải vì nó hài hước, mà là vì nó là định kiến chung. Và họ cam đoan với tôi rằng họ đủ ăn ở Ghana và tự nguyện đến Mỹ. (Cười) Những câu hỏi ấy trở nên phức tạp hơn khi tôi lớn lên. Lớp 11 trung học là lần đầu tiên tôi học cùng với rất nhiều người Mỹ da màu, và rất nhiều trong bọn họ không hiểu tại sao tôi phát âm khác họ, hoặc tại sao ba mẹ tôi trông khác ba mẹ họ. "Mày có thật là da màu không vậy?" một đứa hỏi. Tôi đã nghĩ mình là người da màu. (Cười) Tôi nghĩ màu da của tôi đã nói lên tất cả. (Cười) Tôi hỏi cha tôi về việc đó, và ông chia sẻ sự bối rối trước tầm quan trọng của việc đó khi ông ấy lần đầu đến Mỹ. Ông ấy giải thích rằng, ở Ghana, mọi người đều là da màu, nên ông chưa từng nghĩ về điều đó. Nhưng ở Mỹ, nó lại thành một vấn đề. (Cười) Và ông nói: "Nhưng con là người châu Phi. Hãy nhớ lấy." Và nhấn mạnh điều đó dù nhiều người châu Phi khác có xem tôi như người Mỹ đi nữa. Những quan niệm sai lầm các vấn đề văn hóa phức tạp này không đơn giản là câu hỏi với trẻ con. Người lớn không biết dân nhập cư là ai. Nhìn vào những xu hướng hiện nay, nếu tôi hỏi bạn: Cộng đồng nào phát triển nhanh nhất trong giới nhập cư tại Mỹ, bạn nghĩ đó là ai? 9 trên 10 người nói với tôi đó là người Latinh, nhưng thật ra đó là dân nhập cư châu Phi. Trong giáo dục thì sao? Cộng đồng nhập cư nào có học vấn cao nhất? Nhiều người cho rằng đó là người châu Á, nhưng thật ra là người châu Phi. Ngay cả các vấn đề về chính sách, bạn có biết ba trên tám nước bị xem là "cấm du lịch" là những nước châu Phi? Nhiều người cho rằng người đạo Hồi bị nhắm tới chỉ sống ở Trung Đông nhưng họ lại cấm những người đến từ châu Phi. Cho nên, trước những vấn đề về giáo dục và chính sách và tôn giáo, nhiều điều ta cho là đúng về dân nhập cư là không chính xác. Ngay cả khi nhìn vào những thứ như sự đa dạng nơi công sở. Nếu tôi hỏi bạn giới tính, dân tộc nào ít được thăng tiến lên vị trí quản lí cấp cao, bạn sẽ nghĩ đó là ai? Không phải là người châu Phi nữa đâu. (Cười). Và cũng không phải đàn ông hay phụ nữ da màu, Không phải đàn ông hay phụ nữ Latinh. Phụ nữ châu Á, là những người ít được thăng tiến nhất. Nắm bắt các câu chuyện và vấn đề này là một phần công việc của tôi như một người kể chuyện trong thời đại số, sử dụng công nghệ để mọi người tìm thấy những câu chuyện này dễ dàng hơn. Năm nay, tôi đã mở một triển lãm trực tuyến về chân dung thuộc một dự án gọi là Enodi. Mục tiêu của Enodi là làm nổi bật thế hệ di cư đầu tiên như tôi, người mang mối liên kết với đất nước nơi họ lớn lên, và cả đất nước nguồn cội, với khái niệm gọi là "đen." Tôi tạo ra nơi này như một mái nhà trên mạng cho nhiều người trong số chúng tôi bị hiểu nhầm tại những đất nước khác nhau. Có hàng triệu Enodis dùng dấu gạch nối để kết nối với nguồn cội và nhà của họ ở Mỹ hay Canada, Anh, hay Đức. Thực chất, nhiều người bạn biết là Enodi. Diễn viên Issa Rae và Idris Elba là người Enodi. Colin Powell, cựu Chưởng lý Eric Holder, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, đều là con của những người nhập cư châu Phi hay Caribbe. Nhưng bạn biết về chúng tôi đến mức nào? Định hướng phức tạp này không chỉ là trải nghiệm của những người thế hệ đầu. Chúng tôi đều rất gắn kết với cuộc sống và văn hóa của những người Bắc Mỹ và Châu Âu, đến nỗi bạn có thể ngạc nhiên về mức độ quan trọng của chúng tôi trong lịch sử và tương lai của bạn. Nên hãy nói chuyện với chúng tôi, khám phá xem người nhập cư như thế nào trên thực tế và nhìn chúng tôi tách biệt khỏi những rập khuôn, định kiến, thậm chí là vẻ ngoài. Chúng tôi là những "nồi lẩu" pha trộn nhiều văn hóa, và nếu thứ gì đó trong "nồi" có mùi hơi mới hay lạ với bạn, (Cười) đừng nhăn mũi. Hãy mời chúng tôi chia sẻ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Chào William. Thật vui khi được gặp bạn. William Kamkwamba: Cám ơn CA: Ồ, chúng ta có một bức ảnh ở đây. Đây là đâu vậy? WK: Đây là nhà của em. Em sống ở đây. CA: Đây là đâu vậy? Nước nào? WK: Ở Malawi, tỉnh Kasungu. Ở Kasungu. Dạ, Mala. CA: OK. Bây giờ bạn 19 tuổi phải không? WK: Dạ, em 19 tuổi. CA: 5 năm trước bạn có một ý tưởng lớn. Ý tưởng đó là gì vậy? WK: Em muốn xây một chiếc cối xay gió. CA: Cối xay gió ư? WK: Dạ đúng vậy. CA: Vậy -- để tạo ra điện đúng không? Để chạy đèn điện và các đồ điện khác? WK: Dạ đúng. CA: Vậy bạn đã làm những gì? Làm cách nào mà bạn nhận ra phải làm những việc đó? WK: Sau khi phải bỏ học, em đến thư viện. và đọc được một quyển sách có tựa là "Sử dụng năng lượng," từ đó em bắt đầu có thông tin về việc xây cối xay gió Và em thử xây và đã xây được. (Tiếng vỗ tay) CA: Thế là bạn bắt chước - bạn mô phỏng y theo thiết kế trong sách? WK: À không. Em chỉ -- CA: Rồi sao thế? WK: Thực ra là thiết kế cối xay gió trong quyển sách đó nó có 4 -- à không - 3 cánh, và thiết kế của em có 4 cánh. CA: Trong quyển sách là 3, của bạn có 4. WK: Đúng thế. CA: Và bạn đã xây cối xay gió từ cái gì? WK: Em xây 4 cánh chỉ vì em muốn tăng công suất. CA: Ồ. WK: Dạ. CA: Bạn thử 3 cánh, và nhận ra là nếu có 4 thì chạy sẽ tốt hơn? WK: Dạ đúng. Em đã thử. CA: Và bạn đã xây cối xay gió từ cái gì? Bạn đã dùng vật liệu gì vậy? WK: Em dùng một cái khung xe đạp, một cái ròng rọc, ống nước nhựa, rồi kéo -- CA: Ta có ảnh chiếc cối xay gió ở đây không nhỉ? Bộ phận kĩ thuật hãy chiếu slide tiếp theo được không? WK: À. Chiếc cối xay gió. CA: Vậy, chiếc cối xay gió -- nó đã hoạt đông? WK: Khi gió thổi, cánh quạt quay là tạo ra điện. CA: Điện năng là bao nhiêu? WK: 12 oát. CA: Và từng đó đủ để thắp sáng đèn điện cho nhà bạn đúng không? Bao nhiêu bóng đèn? WK: 4 bóng đèn, 2 cái ra-đi-ô. CA: Ôi tuyệt. WK: Dạ. CA: Vậy -- (tiếng vỗ tay) -- slide tiếp theo -- đây là những ai thế? WK: Đây là bố mẹ em, đang mua cái ra-đi-ô. CA: Vậy họ cảm thấy -- khi mà lúc đó bạn mới 14, 15 tuổi -- bố mẹ bạn cảm thấy thế nào? Họ có ấn tượng không? WK: Dạ có. CA: Vậy bạn định - bạn định làm gì với cái này? WK: Ừm -- CA: Bạn định -- ý tôi là -- bạn có định xây một chiếc nữa không? WK: Có, em muốn xây một chiếc nữa -- để bơm nước và tưới tiêu - tưới đồng ruộng. CA: Vậy cái mới sẽ to hơn đúng không? WK: Đúng thế. CA: To đến đâu? WK: Em nghĩ nó sẽ cấp được tới 20 oát. CA: Và như thế đủ tưới tiêu cho cả làng đúng không?> WK: Dạ đúng. CA: Thật tuyệt. Và thế là bạn tới đây nói chuyện với mọt người ở TED để tìm những người có thể giúp đỡ một mặt nào đó để bạn thực hiện ước mơ này? WK: Đúng thế, giá mà có người giúp được em -- giúp tìm vật liệu, ồ đúng vậy. CA: Và khi bạn nghĩ về tương lai phía trước bây giờ bạn 19 tuổi, bạn có -- bạn có tưởng tượng là trong tương lai bạn sẽ tiếp tục ước mơ này, làm việc trong lĩnh vực năng lượng? WK: Dạ, em vẫn nghĩ là mình sẽ làm trong lĩnh vực năng lượng. CA: Nào, William, chúng tôi thật vinh dự khi có bạn ở hội thảo TED lần này. Xin cám ơn rất nhiều vì bạn đã đến. WK: Cám ơn anh. (Tiếng vỗ tay). xin chào tôi không phải là một người nông dân. (tiếng cười) Tôi không phải. Tôi là một bậc cha mẹ. Tôi là một công dân và tôi là một nhà giáo Và đây là thế giới của tôi. Trên con đường đó,tôi bắt đầu nhận ra-- tôi đang chứng kiến thế hệ trẻ thứ 3-- chúng đang trở nên to lớn hơn chúng đang trở nên yếu ớt hơn. Thêm vào cho trạng thái này, tôi biết thêm rằng 70% trẻ em mà tôi thấy bị đánh giá là không có khả năng học tập đã không được cung cấp lượng dinh dưỡng đúng trước khi sinh. Thực trạng của cộng đồng tôi đơn giản thôi. Nó trông như thế này Trẻ em không nên lớn lên và nhìn mọi thứ như thế này Và khi công việc cứ rời khỏi cộng đồng tôi năng lượng cứ tiếp tục tràn vào, được xuất khẩu tới, bởi thế mà thực sự có người coi South Bronx như một sa mạc Tôi là học sinh lớp sáu lớn tuổi nhất mà các bạn từng gặp và mỗi ngày tôi thực dậy với một niềm hứng khởi vô cùng mà tôi mong sẽ được hy vọng với các bạn hôm nay. Và với điều đó, tôi đến với các bạn với niềm tin rằng trẻ con không nên rời khỏi cộng đồng của chúng để sống ,học và kiểm sống trong một cộng đồng tốt hơn. tôi đến đây để kể cho các bạn nghe một câu chuyện về mình và bức tường này tôi thấy ở ngoài kia, và giờ tôi mang nó vào trong. câu chuyện bắt đầu với 3 người. một nhà giáo điên -- đó là tôi phía bên trái. tôi ăn mặc đẹp , nhờ vợ tôi. tôi yêu em vì đã kiếm cho tôi bộ vét đẹp-- và ngài thị trưởng nồng nhiệt của tôi và George Irwin của Green Living Technologies người giúp tôi với lớp học của mình và giúp tôi tham gia vào công nghệ đã lấy bản quyền này Nhưng tất cả đều bắt đầu từ những hạt mần ở những lớp học ở chỗ tôi, nó trông như thế này. và tôi đến đây hôm nay hy vọng khả năng tôi sẽ vượt lên trên tầm tay của chính mình và đó là tất cả . câu chuyện bắt đầu với những đứa trẻ phi thường đến sớm và về muộn tất cả những đứa trẻ của tôi đều là những học sinh IEP hoặc ELL đều có rất nhiều khuyết tật hầu hết đều không nhà và nhiều đứa trẻ là con nuôi. hầu hết bọn trẻ của tôi sống dưới cả mức nghèo đói những với những mầm mà chúng tôi trồng trong lớp hôm đó và đây là lớp học của tôi trông giống như thế này các bạn có thể thất những đứa trẻ chú ý như thế nào vào những mầm đó và khi bạn để ý thấy những hạt mầm đó trở thành nông trại khắp Bronx trông như thế này nhưng một lần nữa tôi không phải là nhà nông,tôi là một nhà giáo và tôi không thích nhổ cỏ ,tôi không thích lao động làm đau lưng vì thế tôi muốn tìm hiểu làm thế nào để có thể đem thành công như thế này vào một thứ nhỏ như thế này, mang vào lớp học của tôi để những đứa trẻ khuyết tật có thể làm điều đó. những đứa trẻ không muốn ra ngoài có thể làm điều đó và tất cả mọi người đều có thể thành công. vì thế tôi gọi George Irwin và các bạn biết điều gì không? Ông ấy đến lớp của tôi và xây một bức tường trong nhà có thể ăn được và cái mà chúng tôi làm là kết hợp nó với trải nghiệm học đích thực học hỏi dựa trên tính độc lập Và nhìn đây, chúng tôi đã tạo ra bức tường ăn được đầu tiên ở New York Vậy nên nếu bạn đang đói, hãy đứng dậy và ăn. Bạn có thể làm điều đó ngay bây giờ. Bọn trẻ của tôi giả làm bò suốt Được chứ? Nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu, Bọn trẻ yêu thích công nghệ, Cho nên chúng tôi gọi George và chúng tôi nói, "Chúng ta cần phải học nhiều hơn!" Bây giờ, Thị trưởng Bloomberg, cảm ơn ngài rất nhiều, chúng tôi không còn cần giấy phép lao động nữa, điều này dẫn đến những miếng nhỏ của các hợp đồng liên hợp -- chúng tôi có mặt vì bạn -- Chúng tôi quyết định đi đến Boston. Và bọn trẻ, từ những hạt bầu cử nghèo nhất ở Mỹ trở thành những người đầu tiên lắp đặt một bức tường xanh, được thiết kế bởi một chiếc máy tính, với những công cụ học tập thiết thực, với 21 tầng, các vị sẽ có thể thăm nó, Nó nằm trên đỉnh của tòa nhà Hancock. Nhưng gần hơn với nhà, chúng tôi bắt đàu lắp đặt những bức tường này ở các trường học trông giống như thế này với ánh sáng như thế kia là những chiếc đèn LED, công nghệ của thế kỉ XXI Và bạn biết gì không? Chúng tôi tạo ra tiền của thế lỉ XXI, và điều đó thật là phi thường. Wow! Đây là thành quả của tôi, mọi người. Và bạn sẽ làm gì với chỗ thức ăn này? Bạn nấu nó! Và đó là những học sinh của tôi làm ra loại sốt từ những loại cây không còn phổ biến Với những chiếc nĩa nhựa, và chúng tôi mang nó vào căn-tin và chúng tôi trồng các thứ và chúng tôi cho các thầy cô giáo ăn Và đó là lực lượng lao động quốc gia trẻ nhất được công nhận với chủ tịch Bronx Borough của chúng tôi Và chúng tôi làm gì sau đó? À, chúng tôi gặp những người tốt như các bạn đây, và bọn họ mời chúng tôi đến Hamptons. Thế là tôi gọi điều này là "Từ South Bronx đến Southampton." Và chúng tôi bắt đâu làm thêm những cái mái trông như thế này và chúng tôi đến từ những vùng cơ cực thiếu thốn để bắt đầu xây dựng cảnh quan như thế này, wow! Mọi người nhận ra. Và thế là chúng tôi được mời trở lại vào hè năm ngoái và chúng tôi đã thực sự chuyển đến Hamptons, trả 3,500 đô la một tuần cho một căn nhà, và chúng tôi học cách lướt sóng. Và khi bạn có thể làm những điều như vậy Đây là bọn trẻ của tôi chuyển công nghệ này vào, và khi bạn có thể xây một cái mái nhà trông như thế kia trên một cái nhà trông như thế kia với những loại thực vật trông như thế này đây là một loại nghệ thuật đường phố mới Nên, bạn có thể tự hỏi một bức tường như thế này có thể làm được gì cho bọn trẻ, ngoài thay đổi cảnh quan và tư duy Được rồi, tôi sẽ nói với bạn nó có thể làm gì Nó đưa tôi đến với những nhà thầu phi thường như người này, Jim Ellenberger từ Ellenberger Services. Và đây là nơi nó thực sự trở thành ba chủ yếu cơ bản (bao gồm sự phát triển về kinh tế, con người và tự nhiên) Bởi vì Jim nhận ra rằng những đưa trẻ này, những nhà nông tương lai của tôi, thực sự có những kĩ năng anh ấy cần để xây những căn nhà giá rẻ cho người dân New York, ngay ở khu hàng xóm của họ Và đây là điều bọn trẻ của tôi đang làm, kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Bây giờ, nếu bạn giống tôi, bạn sống trong một tòa nhà có bảy người tìm cách kiếm được một tỷ đô từ công việc của họ. Tôi không có nó. Nhưng nếu bạn cần được sửa chữa nhà vệ sinh hoặc, bạn biết đấy, một vài cái kệ, tôi sẽ đợi sáu tháng cho một cuộc hẹn với một người lái chiếc xe tốt hơn của tôi nhiều. Đó chính là vẻ đẹp của nền kinh tế này. Nhưng bọn trẻ của tôi bây giờ đã có bằng lái và có những cuộc trao đổi. Và đó là học sinh đầu tiên của tôi, người đầu tiên trong gia đình em ấy có tài khoản ngân hàng. Học sinh nhập cư này là người đầu tiên trong gia đình em ấy đã sử dụng máy ATM. Và đây đúng là ba chủ yếu cơ bản, vì chúng ta có thể đưa những người hàng xóm bị bỏ rơi và nghèo túng trở thành những người như thế này với nội thất trong nhà như thế này. Wow! Mọi người nhận ra. Và nhận ra họ đã làm thế. Vì thế CNN đến, và chúng tôi rất vui vì họ đến thăm chợ nông sản của chúng tôi. Và khi trung tâm Rockfeller nói, NBC, bạn có thể treo những thứ này lên tường không? Chúng tôi đã rất vui. Nhưng điều này, tôi sẽ chỉ cho bạn, khi những đứa trẻ đến từ hạt bầu cử nghèo nhất ở Mỹ có thể xây được bức tường 30 tấc đến 15 tấc, thiết kế nó, trồng cây trên đó và lắp đặt nó ở giữa thành phố New York, đó là khoảnh khắc "Vâng, tôi có thể" thật sự. Rất là mô phạm, nếu bạn hỏi tôi. Nhưng đây không phải là một bức ảnh trên trang Getty Image. Đó là một bức ảnh tôi chụp chủ tịch Bronx Borough của tôi, đang nói chuyện với bọn trẻ của tôi trong nhà ông ấy, không phải trong tù, làm cho bọn trẻ cảm nhận một phần của điều đó. Đó là thượng nghị sĩ bang của chúng tôi và Bob Bieder, đến lớp học của tôi để khiến bọn trẻ cảm thấy mình quan trọng. Và khi chủ tịch Bronx Borough đến nơi và thượng nghị sĩ bang đến lớp chúng tôi, Hãy tin tôi, ông chủ tịch có thể thay đổi thái độ bây giờ. Và chúng tôi đã sẵn sàng, chuẩn bị và có thể thể hiện tài năng và sự đa dạng của mình theo những cách mà chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng đến. Và khi thượng nghị sĩ đứng lên cái cân trước công chúng và nói rằng ông ấy phải giảm cân, hãy làm thế! Và tôi nói cho bạn nghe, tôi sẽ làm điều đó và bọn trẻ cũng vậy. Được chứ? Và sau đó những người nổi tiếng bắt đầu. Produce Pete không thể tin được chúng tôi đã trồng những gì. Lorna Sass đến và quyên góp sách. Được chứ? Chúng tôi đang cho người già ăn. Và khi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã tạo nên sự công bằng trong việc ăn uống ở vùng South Bronx, cộng đồng quốc tế cũng thế. Và bọn trẻ của tôi ở South Bronx đã trở thành đại diện cho hội nghị quốc tế mái nhà xanh đầu tiên. Và điều đó thật tuyệt. Trừ việc còn vấn đề ở địa phương? Ừ thì, chúng tôi gặp người phụ nữ này, Avis Richards, với chiến dịch Ground Up. Không thể tin nổi! Nhờ cô ấy, bọn trẻ của tôi, những đứa bị mất quyền bầu cử và bị cách ly ra khỏi xã hội, đã có thể làm ra 100 khu vườn cho những trường công lập ở New York. Đó là sự phát triển của ba chủ yếu cơ bản! Được chứ? Một năm về trước, tôi được mời đến học viện Dược New York. I đã nghĩ rằng khái niệm về việc thiết kế nên một New York khỏe mạnh là rất có lý, nhất là khi tài nguyên thì miễn phí. Vì vậy, cảm ơn tất cả các bạn và tôi yêu chúng. Họ giới thiệu tôi đến Liên minh chiến lược Sức khỏe của thành phố New York, một lần nữa, tài nguyên miễn phí, đừng lãng phí chúng. Và bạn biết gì không? Sáu tháng sau, trường tôi và bọn trẻ của tôi được trao giải thưởng trung học xuất sắc đầu tiên vì đã tạo ra một môi trường học tập khỏe mạnh. Lớp học xanh nhất ở thành phố New York. Nhưng quan trọng hơn hết là bọn trẻ đã học được cách lấy, và cho đi. Và chúng tôi lấy tiền từ chợ nông sản của mình, và bắt đầu mua quà cho những người vô gia cư và cho những người thiếu thốn khắp nơi trên thế giới. Cho nên chúng tôi bắt đầu báo đáp. Và đó là khi tôi nhận ra việc phủ xanh cho nước Mỹ bắt đầu bằng những chiếc túi, tiếp đến là với trái tim và cuối cùng là với trí óc. Vì vậy chúng tôi đã lên kế hoạch cho một việc, và chúng tôi vẫn làm thế. Và cảm ơn Chúa, Trinity Wall Street đã nhận ra, vì họ đã cho chúng tôi sự ra đời của Máy Bronx Xanh. với sức mạnh của 3000 người hiện tại. Và nó thực sự có tác dụng gì? Nó dạy bọn trẻ cách nhìn nhận lại cộng đồng của mình, vì thế khi chúng lớn lên ở những nơi như thế này, chúng có thể tưởng tượng nó thành như thế này. Và bọn trẻ của tôi, được huấn luyện và được chứng nhận-- Ma, bạn đã làm giảm thuế. Cảm ơn ông, Thị trưởng Bloomberg -- có thể lấy những cộng đồng trông như thế này và biến nó trở thành như thế kia, và điều đó đối với tôi, là một khoảnh khắc "Tôi có thể" khác. Bây giờ, nó bắt đầu như thế nào? Nó bắt đầu ở các trường học. Không còn Knicks và Nets bé nhỏ nữa. Chia nhóm theo bông cải xanh, theo loại rau củ bạn thích nhất, một điều gì đó mà bạn khao khát. Được chứ? Và đây là những nhà nông tương lai của nước Mỹ, lớn lên ở Brook Park trên đường 141st; cộng đồng di cư nhiều nhất ở Mỹ. Khi những đứa nhỉ ngoan cố nhất học cách làm vườn như thế này, không ngạc nhiên khi chúng tôi có được trái cây như thế kia. Và tôi yêu nó! Và họ cũng vậy. Và chúng tôi đang xây những cái lều ở khu hàng xóm đã bị đốt cháy. Và đó là một khoảnh khắc "Tôi làm được" thực sự. Và một lần nữa, Brook Park cho hàng trăm người có cái ăn mà không cần tem trên thức ăn hay dấu vân tay. Hạt bầu cử nghèo nhất ở Mỹ, cộng đồng di cư lớn nhất ở Mỹ, và chúng tôi có thể làm điều này. Bissel Garden đang sản xuất hàng loạt thực phẩm với số lượng lớn chủa từng thấy, chuyển bọn trẻ đến một nền kinh tế chúng chưa bao giờ tưởng tượng được. Bây giờ, đâu đó nơi cuối cầu vồng, bạn tôi, là vùng South Bronx của nước Mỹ. Và chúng tôi đang làm điều đó. Nó bắt đầu như thế nào? Ừ thì, hãy nhìn sự chú tâm của Jose đến chi tiết. Cảm ơn Chúa Omar biết rằng cà rốt mọc từ dưới đất, chứ không phải dãy 9 của siêu thị hay qua ô cửa kính chống đạn hoặc một qua một miếng pô-li-xti-ren. Và khi Henry biết rằng xanh là tốt, tôi cũng thế. Và khi bạn mở rộng vòm họng của chúng, bạn mở rộng vốn từ của chúng. Và quan trọng nhất là, khi bạn đặt những đứa trẻ lớn chung với những đứa nhỏ, bạn được một anh bạn da trắng to mập ở giữa, một điều thật tuyệt, và khi bạn tạo ra loại trách nhiệm này giữa những đứa trẻ cùng tuổi, điều này thật phi thường. Chúa ơi, tôi sẽ hết thời gian mất, nên tôi sẽ tiếp tục với điều này. Nhưng đây là phần thường hàng tuần của tôi cho bọn trẻ; đó là nghệ thuật đường phố xanh của chúng tôi. Đây là điều chúng tôi đang làm. Và hãy chiêm ngưỡng sự huy hoàng và phóng khoáng, hạt Bronx. Không gì làm tôi vui vẻ hơn là được nhìn thấy bọn trẻ thụ phấn cho cây thay vì cho nhau. Tôi phải nói với bạn, tôi là một bậc phụ huynh hay lo láng. Nhưng bọn trẻ kia là những đứa trẻ hiện đang đặt những cánh đòng bí ngô lên nóc của những đoàn tàu. Chúng tôi còn đang thiết kế những cái ao tiền xu cho những người giàu có. Chúng tôi còn đang trở thành những đứa trẻ của bắp ngô, tạo nên những trang trại ở giữa đường Fordham để tuyên truyền ý thức và lấy chai lọ ra khỏi bãi rác. Bây giờ, tôi không trông đợi tất cả trẻ con trở thành một nhà nông, nhưng tôi mong bạn sẽ đọc về điều đó, viết về nó, viết blog về nó, đưa ra dịch vụ khách hàng xuất sắc. I mong chúng có thể tham gia, và bạn à, chúng là như thế! Nên đó là lớp học tuyệt vời của tôi, đó là thức ăn. Chúng đi tới đâu? 0 dặm đến đĩa, ngay dưới căn-tin. Hay quan trọng hơn, đến những trại tị nạn địa phương, nơi mà phần lớn bọn trẻ của chúng tôi đang được ăn một hoặc hai bữa một ngày. Và chúng tôi đang cải thiện điều đó. Không đôi giày Air Jordans nào từng bị phá hỏng trong trang trại của tôi. Và ở thời của ông ấy, những khu vườn triệu đô và những sự lắp đặt phi thường. Để tôi nói với các bạn điều này. Đây là một khoảnh khắc tuyệt đẹp. Cánh đồng đen, cánh đồng nâu, cánh đồng chất thải đôc hại, chiến trường -- chúng tôi đang ở Bronx nơi mà bạn có thể trồng cây ở khắp mọi nơi, trên xi-măng. Và chúng tôi đang nhận nhiệm vụ cho những bông hoa. Tôi đang khiến bán bánh từ thiện trở nên xấu hổ. Chúng tôi đang nhận nhiệm vụ ngay bây giờ. Tôi đang chờ đến mùa xuân. Và những bức tường này đều được trồng từ những hạt giống. Chúng tôi đang học tất cả. Và một lần nữa, khi bạn có thể đưa những đứa trẻ có hoàn cảnh khác nhau như thế này để làm một điều đặc biệt như thế này, chúng tôi đang thực sự tạo ra một khoảnh khắc. Bây giờ, bạn có thể hỏi về những đứa trẻ này. Bốn mươi phần trăm người tham gia đến 93 phần trăm người tham gia. Tất cả đều quá tuổi và thiếu tiền. Bọn họ giờ đang là, nhóm người đầu tiên của tôi ở đại học, kiếm tiền lương để sống. Những người còn lại được sắp xếp để tốt nghiệp vào tháng sáu này. Những đứa trẻ hạnh phúc, những gia đình hạnh phúc, những đồng nghiệp hạnh phúc. Những người đã kinh ngạc. Hạt Bronx huy hoàng và phóng khoáng. Hãy nói về bạc hà. Bạc hà của tôi đâu? Tôi trồng bảy loại bạc hà trong lớp học của mình. Có ai muốn một cốc Mojitos không? Nhưng, hiểu được điều này cũng như là Viagra cho trí thông minh của tôi. Thưa quý ông quý bà, tôi sẽ nói nhanh thôi, nhưng hãy hiểu điều này: Thành phố mà mang lại cho chúng ta quần thụng và những nhịp điệu tươi trẻ đang trở thành ngôi nhà cho những vật chất hữu cơ. 25,000 loại rau củ quả xanh tươi của tôi, Tôi đang trồng những công dân hữu cơ, khiến bọn trẻ tham gia. Cho nên hãy giúp chúng tôi đi từ đây đến đây. Những thực thể tự cung tự cấp, 18 tháng trở về sau khi đầu tư, cộng với việc chúng tôi đang trả lương và trợ cấp sức khỏe cho mọi người, trong khi cho họ ăn chỉ nhờ vài xu trên tờ đô-la. Martin Luther King nói rằng người ta cần phải được nâng cao bởi phẩm giá. Cho nên ở đây tại New York, tôi thúc giục bạn, những người bạn Mỹ của tôi, để giúp chúng tôi khiến cho nước Mỹ trở nên tươi đẹp một lần nữa. Điều đó rất đơn giản. Hãy chia sẻ niềm đam mê của bạn. Điều đó rât dễ. Làm ơn hãy xem hai đoạn phim này. Một trong số chúng tôi được mời đến Nhà Trắng, một người đặc biệt gần đây. Và quan trọng nhất là, bị bắt nạt nhiều nhất ở trường. Điều này phải ra đi vào ngày mai. Mọi người ạ, tất cả các bạn có thể làm được điều đó. Giữ những đứa trẻ xa khỏi những cửa hàng trông như thế này. Làm cho chúng một bữa ăn dinh dưỡng, nhất là nếu bạn có thể hái nó từ bức tường trong chính phòng học của mình -- ngon tuyệt! Hãy làm tấm gương tốt. Đưa chùn đến những giỏ hàng xanh. Những đứa trẻ lớn yêu dâu tây và chuối. Hãy dạy chúng kĩ năng làm chủ doanh nghiệp. Cảm ơn Chúa vì GrowNYC. Hãy để chúng nấu ăn. Bữa trưa tuyệt vời hôm nay, hãy để chúng làm công việc bếp núc. Nhưng quan trọng nhất là, hãy cứ yêu chúng. Không gì hoạt động tốt hơn tình yêu vô điều kiện. Vậy nên, bạn tốt của tôi Kermit nói rằng không dễ dàng để trở nên xanh tốt. Không hề. Tôi đến từ một nơi mà lũ trẻ có thể mua 35 vị kẹo blunt wrap vào bất kì lúc nào, nơi mà những tủ kem chứa đầy rượu mạch nha. Được chứ? Bạn thân thiết của tôi Majora Carter từng nói với tôi, chúng ta có tất cả mọi thứ để xây dựng và không có gì để mất. Cho nên tại đây, và tại thời điểm chúng ta đã trải qua từ sự táo bạo đến niềm hi vọng cho đến niềm hi vọng cho một chút táo bạo, Tôi thúc giục bạn làm điều này. Tôi thúc giục bạn làm điều này. Bây giờ, chúng ta đều là những con nòng nọc, nhưng tôi thúc giục bạn trở thành một con ếch to và thực hiện bước nhảy to và xanh đó. Tôi không quan tâm nếu bạn đang ở bên trái, hay phải, hay ở giữa, đâu cũng được. Hãy tham gia với tôi. Sử dụng -- Tôi có rất nhiều năng lượng. Hãy giúp tôi sử dụng nó. Chúng ta có thể làm điều gì đó tại đây. Và trên đường đi, hãy dành thời gian để ngửi những bông hoa, nhất là khi bạn và học sinh của mình đã trồng chúng. Tôi là Steven Ritz, đây là Cỗ Máy Green Bronx. Tôi phải gửi lời cảm ơn đến vợ và gia đình tôi, đến bọn trẻ của tôi, cảm ơn đã đến hàng ngày, và cho đồng nghiệp của tôi, đã tin tưởng và ủng hộ tôi. Chúng tôi đang hướng lối đi của mình đến với một hệ thống kinh tế mới. Xin cảm ơn, cầu Chúa phù hộ cho các bạn và hãy có một ngày tốt lành. Tôi là Steve Ritz. (Tiếng Tây Ban Nha) Vâng bạn có thể! (Vỗ tay) Giống như nhiều bạn, tôi là một trong những người may mắn. Tôi sinh ra trong một gia đình mà giáo dục hiện diện mọi nơi Tôi là một tiến sỹ thế hệ thứ ba, con gái của hai học giả. Hồi còn bé, tôi thường chơi quanh phòng thí nghiệm ở trường đại học của cha tôi. Vì thế không có gì bất ngờ khi tôi từng học ở một vài trường đại học tốt nhất, điều đã mở ra cánh cửa tiếp cận một thế giới các cơ hội. Đáng tiếc là, phần lớn mọi người trên thế giới không may mắn như thế. Ở một vài nơi trên thế giới, chẳng hạn như Nam Phi, giáo dục không dễ dàng tiếp cận. Ở Nam Phi, hệ thống giáo dục đã được xây dựng từ thời Apartheid dành cho thành phần thiểu số da trắng. Và kết quả là, ngày nay, không có đủ chỗ cho rất nhiều người muốn và xứng đáng có một nền giáo dục chất lượng cao. Sự khan hiếm đó đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng vào tháng Giêng năm nay tại trường đại học Johannesburg. Có một số ít các vị trí còn lại từ buổi nhập học chính thức, và vào đêm trước hôm họ sẽ mở quá trình đăng tuyển, hàng ngàn người đã xếp hàng bên ngoài cánh cổng thành hàng dài một dặm, hi vọng là người đầu tiên trong hàng có được một trong những vị trí đó. Khi những cánh cửa mở ra, đã có một vụ giẫm đạp, 20 người bị thương và một phụ nữ tử vong. Một người mẹ đã trao đi cuộc sống của mình để cố gắng lấy về cho con trai cơ hội có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng thậm chí ở một vài nơi trên thế giới như Mỹ nơi mà giáo dục khá phổ biến, cũng không dễ trong tầm tay. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận trong vài năm gần đây về sự tăng giá của dịch vụ y tế. Nhưng thứ mà không dễ nhận ra cho mọi người là trong cùng giai đoạn đó, học phí của giáo dục đại học đã tăng gấp gần hai lần, và tổng cộng là 559% từ 1985. Điều này làm nhiều người khó tiếp cận được nền giáo dục. Cuối cùng, ngay cả những người kiếm được cách để học cao hơn, những cánh cửa của cơ hội chưa chắc đã mở ra. Chỉ có hơn nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây ở Mỹ, những người có giáo dục sau đại học thật sự làm những công việc đúng ngành học đó. Tất nhiên điều đó sai với các sinh viên tốt nghiệp từ những học viện hàng đầu, nhưng đối với nhiều người khác, họ không có được giá trị tương xứng với thời gian và nỗ lực bỏ ra. Tom Friedman, trong bài phỏng vấn gần đây cho Thời báo New York, đã nắm bắt được tinh thần ở sự cố gắng của chúng ta, theo cách chưa ai từng làm được. Anh ấy nói rằng những đột phá lớn là những gì xảy ra khi những gì bất ngờ có thể đáp ứng được những gì tối cần thiết. Tôi đã nói về những gì tối cần thiết. Giờ hãy nói về những gì đột nhiên xảy đến. Những gì đột nhiên xảy đến được minh hoạ bởi ba lớp học lớn của Stanford, mỗi lớp có 100.000 người đăng ký theo học hoặc nhiều hơn Vì thế để hiểu được điều này, hãy nhìn vào một trong các khoá học đó, Lớp học máy móc dạy bởi đồng nghiệp của tôi và cũng là đồng sáng lập, Andrew Ng. Andrew là giảng viên lớp lớn hơn ở Stanford. Đó là khoá học về máy móc, và nó có 400 người đăng ký theo học mỗi khi nó được đưa ra. Khi Andrew dạy khoá Machine Learning cho đối tượng công chúng, Nó đã có 100.000 người đăng ký. Vì thế để Andrew có thể đạt tới số lượng khán giả tương tự bằng việc dạy một khoá học ở Stanford, Anh ấy cần phải làm điều đó trong 250 năm. Tất nhiên, anh ấy sẽ cảm thấy rất chán nản. Vì thế, nhìn thấy tác động của điều này, Andrew và tôi quyết định rằng chúng tôi cần phải thật sự cố mở rộng để đem lại giáo dục chất lượng tốt nhất tới càng nhiều người có thể càng tốt. Nên chúng tôi lập nên Coursera, với mục tiêu là chọn ra những khoá học tốt nhất từ những giảng viên tốt nhất của các trường đại học tốt nhất và cung cấp chúng miễn phí đến mọi người trên toàn thế giới. Hiện tại chúng tôi có 43 khoá học trong hệ thống từ bốn trường đại học xuyên suốt các ngành khác nhau, và để tôi cho các bạn thấy một chút xem nó trông như thế nào. (Video) Robert Ghrist: Chào mừng đến lớp Số học. Ezekiel Emanuel: 50 triệu người không có bảo hiểm. Scott Page: Mô hình giúp thiết kế các viện và chính sách hiệu quả hơn. Chúng tôi nhận được sự phân biệt khó tin. Scott Klemmer: Vậy Bush tưởng tượng điều đó trong tương lai, bạn sẽ mang một cái camera ngay trung tâm đầu bạn. Mitchell Duneier: Mills muốn sinh viên xã hội học phát triển chất lượng tư duy.. RG: Cáp treo được tạo hình của một đường cosine dạng hyperbol Nick Parlante: Với mỗi điểm trong ảnh, khiến màu đỏ thành không. Paul Offit:...Vaccine cho phép ta loại trừ vi-rút bại liệt. Dan Jurafsky: Có phải Lufthansa phục vụ bữa sáng và San Jose? Uhm, hài hước đấy. Daphne Koller: Vậy đây là đồng xu bạn chọn, và đây là hai lần tung đồng xu. Andrew Ng: Như vậy trong phạm vi lớn về máy móc, ta đưa ra một chế độ máy tính (Vỗ tay) DK: Hóa ra là, có thể không ngạc nhiên lắm, rằng sinh viên thích có những nội dung tốt nhất từ những trường đại học tốt nhất một cách miễn phí. Từ khi chúng tôi mở trang web vào tháng hai, hiện giờ chúng tôi có 640.000 sinh viên từ 190 nước. Chúng tôi có được 1,5 triệu lượt đăng ký, 6 triệu câu hỏi trong 15 khóa học đã ra mắt tính đến hiện tại đã được đệ trình, và 14 triệu đoạn phim đã được xem. Nhưng nó không chỉ nói về những con số, nó còn nói về con người. Đó có thể là Akash, người đến từ một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ và lẽ ra chẳng bao giờ tiếp cận được một khóa học tầm cỡ Stanford và chẳng bao giờ đạt được nó. Hay Jenny, người mẹ đơn thân có hai con và muốn trau dồi kỹ năng của mình để cô ấy có thể quay lại và hoàn thành chương trình thạc sỹ. Hoặc Ryan, người không thể đến trường, vì cô con gái mắc hội chứng suy giảm miễn dịch không thể chịu rủi ro cho vi khuẩn tồn tại trong nhà, vì thế ông ấy không thể rời khỏi nhà. Tôi rất vui mừng khi nói rằng -- gần đây, chúng tôi đã liên hệ với Ryan -- và câu chuyện này đã kết thúc có hậu. Bé Shannon -- ở phía bên trái -- hiện đã tốt hơn rất nhiều, và Ryan có được một công việc sau khi tham dự một số khóa học của chúng tôi. Vậy điều gì khiến những khoá học này khác biệt? Khi mà các khoá học trên mạng vốn đã có mặt được một thời gian. Sự khác biệt ở đây chính là trải nghiệm thực tế ở các khoá học Nó bắt đầu ở một ngày nhất định và sau đó thì học sinh sẽ phải coi videos căn bản là mỗi tuần và làm bài tập về nhà Và đây là bài tập về nhà thật sự để đạt được điểm thật sự, với ngày hạn chót có thật Các bạn thấy ở đây biểu đồ nhiều hạn chót Những điểm gai nhọn chứng minh sự trì hoãn là một hiện tượng toàn cầu (Tiếng cười) Ở cuối mỗi khoá học học sinh sẽ được trao một giấy chứng nhận Họ có thể trình chứng nhận đó cho một chủ công ty tiềm năng và được nhận. Chúng tôi biết nhiều học sinh đã làm điều đó Một số học sinh lấy chứng nhận của họ và trình chúng cho cơ sở giáo dục mà họ đang học để lấy chứng chỉ đại học thật sự. Vậy là những học sinh này đều đạt được một đó có ý nghĩa cho sự đầu tư vào thời gian và năng lực của họ Hãy nói thêm một ít về một số thành phần được đưa vào những khoá học này Thành phần đầu tiên đó là khi các bạn rời khỏi cái giới hạn của một lớp học thực sự và thiết kế nội dung rõ ràng theo dạng học qua mạng các bạn có thể thoát khỏi, ví dụ như, các bài giảng kéo dài suốt một tiếng. Các bạn có thể tách những tài liệu ví dụ như thành những mô hình đơn vị nhỏ hơn, từ 8 đến 12 phút mỗi mô hình biểu trưng cho một khái niệm chặt chẽ. Học sinh nghiên cứu các tài liệu này theo nhiều cách, phụ thuộc vào nền tảng, kĩ năng và mức độ yêu thích của họ. Thế thì, giả dụ rằng, một số học sinh có thể có lợi từ từ một phần nào đó qua các tài liệu đã được chuẩn bị từ các học sinh khác. Có học sinh có thể thấy hứng thú hơn về một cái đề tài phong phú cụ thể nào đó mà họ muốn tự theo đuổi. Vậy nên cái hệ thống này cho phép chúng ta thoát khỏi cái mô hình học "một kích cỡ mà vừa hết mọi người" và cho phép học sinh theo sát chương trình giảng dạy mang tính cá nhân hơn. Dĩ nhiên, với tư cách những người giảng dạy rằng học sinh không học bằng việc ngồi bị động xem videos. Có lẽ một trong những thành phần lớn nhất cho sự cố gắng này là chúng ta cần để học sinh tự thực hành với các tài liệu để mà họ có thể hoàn toàn hiểu được. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của điều này. Như đây là một ví dụ xuất hiện trong Khoa Học năm ngoái cho thấy rằng chỉ sự rèn luyện tính phục hồi đơn giản khi mà học sinh phải lặp lại nhiều lần những gì họ đã học được cho những kết quả được cải thiện đáng kể ở nhiều bài kiểm tra thành tích khác nhau hơn là các cách can thiệp giảng dạy khác. Chúng tôi đã cố gắng dựng các bài tập rèn luyện tính phục hồi vào nền tảng cũng như các bài rèn luyện khác theo nhiều cách Ví dụ như, thậm chí những videos của chúng tôi không chỉ là videos Cứ mỗi vài phút, video sẽ dừng lại và học sinh sẽ có một câu hỏi (Video) SP:...Bốn điều này. Lý thuyết viễn cảnh, chiết khấu toán học, hiện trạng thiên vị, xu hướng lãi suất cơ bản đều được chứng thực cẩn thận. Tất cả đều là sự trêch hướng được chứng thực từ các hành vi hợp lí. DK: Ở đây video sẽ ngưng lại, và học sinh sẽ đánh câu trả lời vào trong khung và trình lên. Rõ ràng là họ đã không tập trung. (Tiếng cười) Nên họ có thể thử lại. và lần này thì họ trả lời đúng. Sẽ có một lời giải thích nếu họ muốn xem. Và bây giờ video sẽ chuyển qua phần tiếp theo của bài giảng. Đây chỉ là một dạng câu hỏi đơn giản mà tôi, với tư cách người dạy, có thể hỏi lớp, nhưng khi tôi hỏi dạng câu hỏi đó trong lớp 80 phần trăm học sinh vẫn đang vội ghi lại điều cuối cùng tôi nói, 15 phần trăm đã bị cuốn vào Facebook, và rồi sẽ có những thành phần chăm chỉ ngồi ở dãy ghế đầu là đưa câu trả lời trước khi người khác có cơ hội suy nghĩ và tôi - người hướng dẫn - thì cực kì hài lòng rằng là có học sinh biết câu trả lời. Và bài học cứ tiếp tục trước khi, thât sự là, phần lớn học sinh thậm chí để ý thì câu hỏi tiếp theo đã được hỏi. Ở đây, mỗi một học sinh phải liên kết với tài liệu học. Và tất nhiên các câu hỏi mang tính phục hồi đơn giản này không dừng ở đó. Giáo viên cần lập nhiều câu hỏi có tính thực tiễn hơn. và cũng cần cho học sinh lời nhận xét về những câu hỏi đó. Giờ thì, làm sao để bạn chấm bài tập của 100,000 học sinh nếu bạn không có 10,000 trợ giảng? Câu trả lời là, bạn cần dùng công nghệ học làm việc đó thay cho bạn. May mắn là, công nghệ học đã tiên tiến được khá lâu, và chúng ta có thể chấm điểm nhiều dạng bài tập về nhà. Bên cạnh câu hỏi trắc nghiệm và dạng câu hỏi ngắn mà cac bạn thấy trong video, chúng tôi còn có thể chấm điểm những cụm từ toán học cũng như là các phép lấy đạo hàm. Chúng tôi có thể chấm mô hình, dù là, mô hình tài chính trong lớp học kinh doanh hay mô hình vật lý trong lớp khoa học hoặc là lớp kĩ thuật và chúng tôi có thể chấm điểm một số bài tập dựng chương trình khá phức tạp Để tôi cho bạn thấy điều đó khá đơn giản nhưng khá trực quan. Đây là lớp khoa học vi tính 101 ở Stanford và học sinh phải chỉnh màu bức hình màu đỏ mờ đó. Họ đang đưa chương trình vào trình duyệt và các bạn có thể thấy họ đã sai ở đâu đó, Nữ Thần Tự Do vẫn còn say sóng. Và thì, học sinh sẽ cố gắng làm lại, và lần này họ làm đúng và được bảo rằng họ có thể chuyển qua bài tập tiếp theo. Cái khả năng có thể tương tác năng động với tài liệu học như thế này và được báo là bạn sai hay đúng rất quan trọng với học sinh. Tất nhiên chúng tôi vẫn chưa có thể chấm điểm dạng bài làm mà học sinh cần trong tất cả các khoá học Cụ thể hơn, điều thiếu sót chính là cách làm việc tư duy phê bình mà rất cần thiết cho dạng huấn luyện này chẳng hạn như nhân văn, khoa học xã hội kinh doanh và các dạng khác. Nên chúng tôi cố gắng thuyết phục, chẳng hạn, một số giảng viên nhân văn là trắc nghiệm không phải một chiến lược tệ. Sự áp dụng đó không thuận lợi lắm. Nên chúng tôi cần kiếm cách giải quyết khác. Và cách giải quyết cuối cùng là cho học sinh chấm điểm nhau. Hoá ra, những nghiên cứu trước đó cho thấy, như của Saddler và Good, rằng cho chấm chéo là một chiến lược hiệu quả bất ngờ cho việc tái sử dụng lại các điểm số. Nó chỉ mới được thử nghiệm ở các lớp nhỏ nhưng đã cho thấy, ví dụ, điểm số chấm bởi các học sinh này trên trục y thật ra rất liên quan với điểm chấm của giáo viên trên trục x. Ngạc nhiên hơn nữa là điểm tự chấm, khi học sinh tự chấm và nhận xét bài làm của họ miễn là bạn khuyến khích đúng cách để họ không tự chấm điểm cao nhất -- thậm chí còn tương liên với điểm chấm bởi giáo viên hơn. Và đây là một chiến lược tốt có thể dùng cho chấm điểm quy mô lớn và còn là chiến lược học tâp hiệu quả cho học sinh, bởi vì họ thật sự học từ kinh nghiệm. Nên bây giờ chúng tôi có hệ thống chấm chéo lớn nhất từng được phát minh mà ở đó có mười ngàn học sinh đang chấm chéo nhau và khá thành công, tôi công nhận Nhưng đây không phải là về học sinh ngồi một mình trong phòng khách cố gắng giải quyết vấn đề. Vòng quanh mỗi một khoá học của chúng tôi, một cộng đồng học sinh được dựng nên, một cộng đồng toàn cầu chia sẻ chung nỗ lực học tập. Cái mà các bạn đang thấy là một bản đồ tự tạo bởi học sinh từ khoá học Princeton Xã Hội học 101 của chúng tôi nơi mà họ đã tự đặt lên một bản đồ thế giới và bạn có thể thật sự thấy sự vươn tới toàn cầu cuả dạng nỗ lực này. Học sinh hợp tác ở những khoá học này trong một loạt các cách khác nhau. Đầu tiên là, có một câu hỏi và một diễn đàn trả lời, nơi mà học sinh sẽ đưa câu hỏi của họ lên, và những học sinh khác sẽ trả lời. Và điều tuyệt vời ở đây là, vì có quá nhiều học sinh, có nghiã là thâm chí khi học sinh hỏi vào 3 giờ sáng đâu đó vòng quanh thế giới, sẽ có một người còn thức và có chung một vấn đề. Vậy ở nhiều khoá học của chúng tôi, thời gian trả lời trung bình cho một câu hỏi trên diễn đàn là 22 phút. Đó không phải là mức độ tôi từng bao giờ cho học sinh của tôi ở Stanford. (Tiếng cười) Và các bạn có thể thấy từ lời chứng thực của học sinh rằng họ thật sự nhận ra rằng bởi vì cái cộng đồng lớn qua mạng này họ được tương tác với nhiều người bằng nhiều cách sâu sắc hơn là khi họ ở trong lớp học bình thường. Học sinh còn tự tập hợp lại mà chúng tôi không can thiệp, thành những nhóm nhỏ. Một số là những nhóm học bên ngoài cùng khó khăn địa lý và gặp mỗi tuần để cùng giải quyết các vấn đề. Đây là nhóm học ở San Francisco nhưng có các nhóm toàn cầu nữa Số khác là nhóm học qua mạng, thỉnh thoảng cùng ngôn ngữ hoặc cùng văn hoá, và ở góc bên trái kia, các bạn có thể thấy nhóm học đa văn hoá của chúng tôi nơi mà mọi người rõ ràng muốn kết nối với những người từ văn hoá khác. Có một số cơ hội cực kì to lớn từ dạng khuôn khổ này. Đầu tiên đó là nó có tiềm năng cho ta hoàn toàn một cách nhìn chưa từng có vào hiểu biết về sự học tập cuả con người. Vì dữ liệu mà chúng tôi thu tập được là duy nhất. Bạn có thể thu tập mọi cái nhấp, mọi bài tập được nộp, mọi đăng tải trên diễn đàn từ mười ngàn học sinh. Vậy bạn có thể khiến nghiên cứu về cách học của con người từ hệ giả thuyết đến hệ dữ liệu, một sự hoán đổi mà, ví dụ là, đã cách mạng hoá sinh học. Bạn có thể dùng những dữ liệu này để hiểu những câu hỏi cơ bản, chẳng han như, chiến lược học nào thì tốt và hiệu quả đối xứng với cái không tốt? Và trong nhiều khoá học cụ thể, bạn có thể hỏi, như là, những quan niệm sai lầm thường có là gì và làm sao để ta giúp học sinh sửa chúng? Và đây là ví dụ cho điều đó, cũng từ lớp học về máy móc của Andrew. Đây là sự phân loại các câu trả lời sai từ một bài tập mà Andrew giao. Các câu trả lời là nhiều cặp số, nên bạn có thể vẽ chúng lên biểu đồ hai chiều này. Mỗi một dấu chéo mà bạn thấy là một câu trả lời sai. Cái dấu chéo lớn ở góc trái bên trên là nơi mà 2,000 học sinh đưa cùng đúng một câu trả lời sai. Nếu 2 học sinh ở lớp 100 người cho cùng một câu sai, bạn sẽ không nhận ra. Nhưng khi 2,000 học sinh cho cùng một câu trả lời sai, thì nó khó mà để quên. Nên Andrew và học sinh của anh ấy, nhìn lại vào một số bài tập, và hiểu được nguồn gốc tạo nên cái sai lầm, và sau đó họ tạo ra một dạng báo lỗi cho mỗi học sinh có những câu trả lời rơi vào đó, có nghĩa là những học sinh phạm lỗi giống nhau giờ sẽ có được nhận xét cá nhân thông báo với họ làm sao để sửa quan niêm sai của họ hiệu quả hơn. Nên cái sự cá nhân này là cái mà một người có thể xây dựng lên từ công dụng của những con số lớn. Cá nhân hoá có thể là một trong những cơ hội lớn nhất ở đây, bởi vì nó cho chúng ta tiềm năng giải quyết được vấn đề của người 30 tuổi. Nhà nghiên cứu giáo dục Benjamin Bloom, vào năm 1984, đã nêu lên 2 vấn đề gọi là "sigma", mà ông quan sát được từ nghiên cứu ba dân số. Cái đầu tiên đó là dân số được học trong một lớp học dựa trên bài giảng. Cái thứ hai là dân số học sinh học dựa trên tiêu chuẩn của lớp học theo bài giảng, nhưng với phương pháp tiếp cận, để học sinh không chuyển qua đề tài kế trước khi trình bày cách tiếp cận cho đề tài trước Và cuối cùng là, dạng dân số học sinh được dạy theo kiểu một-với-một hướng dẫn sử dụng gia sư. Dạng dân số theo phương pháp tiếp cận là sự lệch hướng đúng tiêu chuẩn, hoặc sigma, đạt được thành tựu tốt hơn so với giảng đường bình thường, và dạng gia sư cho ta 2 sigma trong sự cải thiện hiệu suất. Để hiểu điều đó nghĩa là gì, hãy nhìn vào giảng đường bình thường, và hãy chọn hiệu suất trung bình làm mức chuẩn. Vậy ở lớp học bài giảng, nửa số học sinh là trên mức độ đó, nửa còn lại là ở thấp hơn. Với dạng gia sư hướng dẫn, 98 phần trăm học sinh là trên mức độ đó. Hãy thử nghĩ nếu chúng tôi có thể dạy sao cho 98% học sinh của chúng tôi vượt lên ngưỡng trung bình. Vậy thì, vấn đề 2 sigma. Bởi vì chúng tôi không có khả năng, là một xã hội, cung cấo cho mỗi học sinh một gia sư riêng. Nhưng có thể chúng tôi cung cấp được mỗi học sinh một máy tính hoặc một điện thoại. Vây câu hỏi là, làm sao chúng tôi dùng công nghệ để đẩy cái phần bên trái của đồ thị, từ đường cong màu xanh, sang bên phải với đường cong xanh lá? Sự tiếp cận thì dễ để đạt được với máy tính bởi vì nó không mệt chiếu liên tục một video 5 lần Và nó không thấy mệt chấm điểm một dạng bài tập rất nhiều lần, chúng ta đã thấy từ nhiều ví dụ tôi cho các bạn xem. Và thâm chí sự cá nhân hoá là điều gì đó mà chúng ta bắt đầu mở ra, dù là nó thông qua quỹ đạo cá nhân ở các giáo trình hoặc các phê bình cá nhân chúng tôi đã cho các bạn xem. Vậy thì mục tiêu ở đây là cố gắng và đẩy, và xem chúng ta có thể đi xa hơn với đường cong xanh lá. Vậy nên, nếu điều này tuyệt thế, tại sao các trường đại học lại lỗi thời? Mark Twain chắc chắn đã từng suy nghĩ vậy. Ông ta nói rằng, "Đại học là nơi bài giảng của giáo sư đi thằng vào sổ của học sinh, mà không cần qua não của bất kì bên nào." (Tiếng cười) Tôi xin phép nhìn nhận khác Mark Twain. Tôi nghĩ điều ông than vãn không phải là trường đại học nhưng mà dạng dựa trên bài giảng mà nhiều trường đại học dành quá nhiều thời giờ. Vậy thì hãy quay ngược lại xa hơn nữa, về đến lúc Plutarch nói "Đầu óc không là một bình chứa cần làm đầy, mà là gỗ cần được đốt cháy." Và có lẽ ta nên dành ít thời giờ ở trường đại học làm đầy đầu óc của học sinh với các nội dung qua các bài giảng, và nhiều thời gian hơn thắp lên sự sáng tạo của họ, sư tưởng tượng và khả năng giải quyết vấn đề của họ bằng cách thật sự nói chuyện với họ. Vậy sao ta làm được như vậy? Chúng ta làm bằng biệc tạo nên cách học năng động ở các lớp học. Đã có rất nhiều cách học, kể cả cái này, cho thấy nếu bạn dùng cách học chủ động, tương tác với học sinh trong lớp, hiệu suất được cải thiện ở mỗi đơn vị-- ở sự có mặt, ở sự cam kết và ở cách học được đánh giá bằng bài kiểm tra chuẩn hóa. Các bạn có thể thấy, ví dụ, điểm số đạt được gần như gấp đôi ở cái thử nghiệm này. Vậy nên có lẽ đây là cách ta nên dành thời gian ở các trường đại học. Để tóm tắt lại, nếu chúng ta có thể cho một dạng giáo dục chất lượng hàng đầu miễn phí cho bất kỳ ai trên địa cầu. điều đó có thể làm được gì? 3 điều. Một nó dựng nên hệ thống giáo dục đúng chuẩn quyền lợi con người, nơi mà ai ở thế giới này cũng có được quyên và động lực đạt được kĩ năng họ cần để tạo nên một cuộc sống tốt hơn, gia đình, cộng đồng mình. Thứ hai, nó sẽ đánh thức sự học tập lâu dài Thật tiếc cho rất nhiều người, mà học hành phải dừng lại khi ta hoàn thành cấp 3 hoặc đại học. Bằng việc làm cách dạy tuyệt vời này hiện hữu, chúng tôi có thể học được điều gì đó mới mỗi khi ta muốn, dù là để mở rộng trí óc hay để đổi đời ta. Và cuối cùng, điều này sẽ đánh thức một làn sóng cách tân, bởi những nhân tố tuyệt vời có thể được tìm thấy bất cứ đâu. Có thể là Albert Einstein hay Steve Jobs thứ hai sống đâu đó ở một ngôi làng hẻo lánh ở châu Phi. Và nếu chúng ta có thể cho người đó giáo dục, họ có thể có được những ý tưởng táo bạo và khiến thế giới tốt hơn cho mọi người. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cho đến tháng ba, 2011, tôi làm thợ chỉnh sửa ảnh tại thành phố New York. Chúng tôi là những sinh vật xanh xao, ẩn trong bóng tối căn phòng không cửa sổ, và nói chung là tránh ánh nắng mặt trời. Chúng tôi chỉnh cho người gầy gầy hơn, da đẹp càng đẹp hơn, biến điều không thể thành có thể, và luôn nhận được những chỉ trích trên báo chí, nhưng trong chúng tôi cũng có những nghệ sĩ tài năng với nhiều năm kinh nghiệm và hiểu biết thực thụ về hình ảnh và nhiếp ảnh. Vào tháng 11 năm 2011, đang theo dõi tình hình thế giới tại nhà, tôi nhìn thấy các sự kiện bi thảm xảy ra tại Nhật Bản. Sau đó, tổ chức tình nguyện tôi tham gia All Hands Volunteers, trong vài ngày đã đến hiện trường góp phần nỗ lực ứng phó. Tôi, cùng hàng trăm tình nguyện viên hiểu rằng không thể chỉ ngồi yên tại nhà, nên tôi quyết định gia nhập cùng với họ trong suốt ba tuần. Vào ngày 13 tháng 5, tôi tìm đường đến thị trấn Ōfunato. Đó là một làng chài nhỏ thuộc tỉnh Iwate, với dân số khoảng 50.000 người, một trong những nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi sóng thần. Mực nước ở đây được ghi nhận lại đạt đến hơn 24 mét, và đi hơn 3 dặm sâu trong đất liền. Có thể hình dung, thị trấn đã bị tàn phá. Chúng tôi kéo các mảnh vỡ từ kênh rãnh, hầm hố dọn dẹp trường học, vệ sinh nhà cửa, sẵn sàng cho việc đổi mới và phục hồi. Chúng tôi dọn sạch hàng tấn xác cá mục nát và hôi thối từ nhà máy chế biến cá tại địa phương . Chúng tôi lem luốc, nhưng ai cũng vui. Trong nhiều tuần, các tình nguyện viên và người dân địa phương cùng tìm kiếm một thứ. Họ tìm kiếm các bức ảnh và album ảnh và máy ảnh và thẻ SD. Tất cả đều làm vậy. Họ đã thu thập và bàn giao chúng để bảo quản ở những nơi xung quanh các thị xã. Không phải đến thời điểm ấy mà tôi mới nhận ra những tấm hình này đúng là một phần mất mát cá nhân rất lớn ở những người này. Khi chạy trốn con sóng, để giữ lấy tính mạng, họ đã bỏ lại tất cả, Tất cả mọi thứ đều bị bỏ lại phía sau. Vào cuối tuần đầu tiên ở đó, tôi đến giúp đỡ một trung tâm di tản ở thị trấn. Tôi giúp dọn suối nước nóng (onsen) suối nước nóng công cộng, chiếc bồn tắm khổng lồ. Nơi đây cũng là nơi mà trung tâm di tản đã thu thập các bức ảnh. Đây là nơi người dân bàn giao chúng, và hôm đó tôi lấy làm vinh dự, vì họ tin tưởng tôi cho phép tôi giúp họ lau sạch các bức ảnh. Thật xúc động và háo hức. Trước đó, tôi từng nghe nói phải nghĩ thoáng ra ngoài khuôn khổ, nhưng chỉ khi tôi thực sự trải nghiệm điều đó điều ký diệu mới xảy ra. Khi tôi nhìn qua các bức ảnh, có một số bức đã hơn một trăm năm tuổi, một số vẫn còn trong phong bì từ các phòng rửa ảnh. Tôi nghĩ, là một người chỉnh sửa ảnh tôi có thể sửa vết rách và vết trầy đó, và tôi biết, hàng trăm người khác cũng có thể làm được như vậy. Nên tối đó, tôi truy cập Facebook và hỏi một vài người, và đến sáng, tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, tôi biết phải bắt tay vào việc. Chúng tôi bắt đầu chỉnh sửa những tấm ảnh này. Đây là tấm đầu tiên. Không bị hư hỏng trầm trọng, nhưng chỗ bị thấm nước khiến đổi màu khuôn mặt cô gái, phải được sửa chữa với độ chính xác và tinh vi cao. Nếu không, bé gái trong hình sẽ không còn trông giống em nữa, và chắc chắn điều đó cũng tồi tệ như việc tấm ảnh bị hư hại vậy. (Vỗ tay) Theo thời gian, rất may, nhiều hình ảnh được gừi về, , và cần thêm những người chỉnh sửa, do đó, một lần nữa, tôi đã lên Facebook và LinkedIn, trong vòng năm ngày, tôi tìm được 80 người muốn giúp từ 12 quốc gia khác nhau. Trong vòng hai tuần, tôi đã có 150 người mong muốn tham gia. Tại Nhật, tới Tháng Bảy, chúng tôi đã mở rộng ra các thị trấn lân cận của Rikuzentakata, xa hơn về phía bắc đến thị trấn Yamada. Mỗi tuần một lần, chúng tôi lắp đặt thiết bị scan của mình trong thư viện ảnh tạm thời đã thiết lập trước đó, để mọi người đến nhận lại những bức ảnh của mình. Những phụ nữ lớn tuổi đôi khi chưa từng nhìn thấy máy scan, nhưng sau 10 phút, tìm bức ảnh bị mất của mình, đưa lại cho chúng tôi để scan, tải lên một máy chủ đám mây, để tải xuống bởi một gaijin, một người lạ, ở một nơi nào đó trên thế giới, và bắt đầu được chỉnh sửa. Thời gian dành ra để khôi phục nguyên trạng là một câu chuyện hoàn toàn khác, và rõ ràng là phụ thuộc vào mức hư hại của bức ảnh. Có thể mất một giờ. Có thể mất cả tuần. Có thể mất đến hàng tháng. Chiếc kimono trong bức ảnh này gần như phải được vẽ lại bằng tay, hoặc chắp ghép, từ các phần màu sắc và chi tiết còn lại chưa bị nước làm hư hại. Nó rất tốn thời gian. Bấy giờ, tất cả những hình ảnh này đã bị nước làm hư hại, bị nhấn chìm trong nước muối, bị bao phủ bởi vi khuẩn, trong nước thải, đôi khi cả trong dầu, suốt một quãng thời gian nên chúng sẽ tiếp tục thêm hư hại. Thế nên lau sạch chúng là một phần rất lớn của dự án. Chúng tôi không thể chỉnh sửa nếu ảnh không được làm sạch, phơi khô và cải tạo. Chúng tôi đã gặp may với việc lau ảnh bằng tay. Có một người phụ nữ địa phương tuyệt vời đã hướng dẫn chúng tôi. Rất dễ gây thêm hư hại cho những hình ảnh đã hư hại này. Trưởng nhóm Wynne của tôi từng nói: Nó cũng giống như xăm cho ai đó. Bạn không có cơ hội phạm sai lầm. Người phụ nữ mang cho chúng tôi những tấm ảnh này đã gặp may, khi chúng có thể được phục hồi đến vậy. Cô ấy đã tự lau sạch chúng và dừng lại khi nhận ra mình đang làm nó bị hư hại nhiều hơn. Cô cũng đã có bản sao của bức ảnh . Nếu không, những chỗ như chồng và khuôn mặt cô, sẽ không bao giờ có thể được khắc phục, chỉ có thể đặt họ gần nhau trong một bức ảnh lành khác, và làm lại toàn bộ bức hình. Khi nhận lại các bức ảnh từ chúng tôi, cô ấy đã chia sẻ một chút câu chuyện của mình. Những bức ảnh này được đồng nghiệp của chồng cô tìm thấy tại một sở cứu hỏa, giữa các mảnh vỡ trên quãng đường dài kể từ nơi có căn nhà bị tàn phá, và họ đã nhận ra anh ta. Ngày xảy ra sóng thần, anh chịu trách nhiệm đóng chặt cửa chắn sóng thần. Anh ấy phải đi về hướng dòng nước khi còi báo động vang lên. Hai đứa con trai nhỏ, giờ không còn nhỏ nữa, hai đứa con trai của cô đều đang ở trường, hai trường khác nhau. Một đứa bị kẹt trong dòng nước. Mất một tuần, cô mới tìm ra họ và biết được rằng tất cả họ đều đã sống sót. Ngày tôi trả lại hình cho cô ấy cũng là ngày của đứa con trai út của cô tròn 14 tuổi. Đối với cô, sau hết mọi sự, những bức ảnh này là món quà hoàn hảo cho thằng bé, một cái gì đó nó có thể xem lại, để nhớ về quá khứ trước đây chưa bị nhuốm màu sợ hãi kể từ cái ngày Tháng Ba đó, khi toàn bộ cuộc sống bị đảo lộn hay bị phá hủy. Sau sáu tháng tại Nhật bản, 1.100 tình nguyện viên đã tham gia tổ chức All Hands, trong đó, hàng trăm người đã tỉ mẩn lau sạch hơn 135.000 bức ảnh, phần lớn — (Vỗ tay) — phần lớn số ảnh đã về lại với chủ nhân của mình, đây là điều hết sức quan trọng. Hơn năm trăm tình nguyện viên toàn cầu đã giúp trao trả cho hơn 90 gia đình, hàng trăm bức ảnh đã được hoàn toàn phục hồi và chỉnh sửa. Trong thời gian này, chúng tôi đã không chi quá một ngàn đô la cho thiết bị và vật liệu, Hầu hết chi phí là cho mực máy in. Chúng tôi chụp ảnh liên tục. Mỗi bức ảnh gợi nhắc về ai đó hoặc một cái gì đó, một nơi, một mối quan hệ, một người thân yêu. Chúng là những vật lưu giữ kỉ niệm và câu chuyện của chúng ta, là điều cuối cùng chúng ta còn bám víu lấy và cũng là thứ đầu tiên ta quay lại kiếm tìm. Đó là ý nghĩa của toàn bộ dự án này, phục hồi những mảnh nhỏ của nhân loại, đem những kết nối trở lại cho ai đó. Khi một bức ảnh như thế này được đem trả lại, nó sẽ tạo nên một biến đổi lớn lao trong cuộc sống của người nhận. Dự án cũng tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc sống của những người sửa ảnh. Đối với một số người, họ đã được kết nối với một điều gì đó lớn lao, cho đi một cái gì đó, dùng tài của mình cho một điều gì đó khác hơn là những người mẫu gầy gò và làn da mịn màng. Tôi muốn đọc một email để kết thúc bài nói chuyện này. Email này từ Cindy, một người giúp sửa ảnh, gửi tôi ngày tôi trở về từ Nhật bản sau sáu tháng. "Khi làm việc, tôi không thể không nghĩ đến mỗi thân phận và những câu chuyện chứa đựng trong các bức ảnh. Có một bức ảnh nọ, chụp nhiều thế hệ phụ nữ trong nhà, từ già đến trẻ, quây quần xung quanh một em bé, đã đánh động lòng tôi vì nhà tôi cũng có một bức ảnh tương tự, bà ngoại, mẹ tôi, tôi, và đứa con gái mới sinh, tấm ảnh treo trên tường nhà. Bên kia địa cầu, cho dù ở thời đại nào, nhu cầu cơ bản của chúng ta là như nhau, đúng không?" Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Ở Oxford những năm 50 của thế kỷ 20, có 1 vị bác sĩ rất tuyệt vời,một người rất không bình thường, tên là Alice Stewart. Và Alice khác thường phần lớn tất nhiên bởi vì cô ấy là phụ nữ, một điều rất hiếm trong thập niên 50. Cô ấy rất thông minh, cô ấy là một trong những người trẻ tuổi nhất vào lúc bấy giờ được chọn vào Đại học bác sĩ Hoàng gia. Cô ấy khác thường cũng bởi do cô ấy tiếp tục làm việc sau khi kết hôn, sau khi sinh con, và thậm chí sau khi cô ấy ly hôn và trở thành một bà mẹ đơn thân, cô ấy vẫn tiếp túc công việc y khoa của mình. Cô ấy khác thường bởi lẽ cô ấy rất hứng thú với ngành khoa học mới, lĩnh vực mới nổi về dịch tễ học, công trình nghiên cứu về cấu trúc bệnh tật. Thế nhưng giống như những nhà khoa học khác,cô ấy biết rằng để làm nên dấu ấn riêng, những gì cô ấy cần làm là tìm một vấn đề khó và giải quyết nó. Vấn đề khó khăn mà Alice đã chọn là sự gia tăng tỉ lệ mắc phải căn bệnh ung thư thời trẻ. Phần lớn bệnh tật thì có mối tương quan với sự nghèo đói, tuy nhiên trong trường hợp của ung thư thời niên thiếu, những trẻ em đang chết dần dường như phần lớn xuất thân từ những gia đình giàu có. Vì vậy, cô ấy muốn biết làm sao có thể giải thích được điều không bình thường này ? Lúc ấy, Alice đã gặp rắc rối với việc gây quỹ cho dự án nghiên cứu của mình. Cuối cùng, cô ấy chỉ nhận được 1.000 bảng từ giải thưởng ghi nhận của quý bà Tata. Và điều đó có nghĩa là cô ấy biết mình chỉ có một cơ hội trong việc thu thập dữ liệu. Cô ấy không biết phải tìm kiếm những gì. Điều này thực sự là như mò kim đáy bể, vì vậy cô ấy hỏi tất cả thứ mà cô ấy có thể nghĩ ra. Bọn trẻ đã ăn kẹo làm bằng mật đường phải không? Chúng đã uống thức uống có phẩm màu phải không? Chúng đã ăn cá và khoai tây chiên chứ? Chúng có hệ thống nước bên trong hay bên ngoài? Vào khoảng thời gian nào thì chúng bắt đầu đi học? và khi nào bản sao bảng câu hỏi bắt đầu được trả về, một thứ và chỉ một thứ trở nên đang chú ý với sự rõ ràng về mặt số liệu mà hầu hết các nhà khoa học chỉ có thể ước ao có đơcj. Với tỉ lệ 2:1, những đứa trẻ đã chết thường có những người mẹ được kiểm tra bằng tia X-quang trong khi mang thai. Công nghệ mới ấy ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm truyền thống. Quan niệm truyền thống rằng mọi thứ an toàn đến một điểm giới hạn nào đó, một ngưỡng cửa nào đó. Vấn đề là ở quan niệm thời ấy, khi mà công nghệ mới luôn được ưa chuộng, kể cả máy chụp X-quang. Và nó lan truyền rộng rãi tới cả quan niệm của các bác sĩ, những người giúp đỡ bệnh nhân. Họ nghĩ máy X-quang sẽ không có ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, Alice Stewart vội vã cho xuất bản những phát hiện sơ bộ của mình trong cuốn "Lưỡi trích" năm 1956 Mọi người rất hào hứng, thậm chí nhắc đến giải Nobel, và Alice thực sự rất vội vàng để cố gắng nghiên cứu tất cả các trường hợp về ung thư thời trẻ mà cô ấy có thể tìm trước khi chúng biến mất. Thực chất, cô ấy không cần phải vội. Khoảng thời gian 25 năm sau khi người Anh và y khoa-- y khoa của Mỹ và Anh đã công bố chối bỏ sự thực hành chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai. Dữ liệu này được công bố ra ngoài, hoàn toàn mở,và có sẵn. nhưng không một ai muốn biết về nó. Một đứa trẻ 1 tuần tuổi đã chết, nhưng chẳng có thứ gì thay đổi cả. Tính mở bàn thân nó không thể thúc đẩy sự thay đổi. Vì vậy trong 25 năm qua Alice Stewart đã nắm trong tay một cuộc chiến rất lớn. Vậy, làm cách nào mà cô ấy biết cô ấy đã đúng? Cô ấy đã có một lối suy nghĩ rất lạ. Cô ấy đã làm việc với nhà thống kê tên George Kneale, và George là người hội đủ tất cả những thứ mà Alice không có. Trong khi Alice là người hướng ngoại và hòa đồng thì George là người sống ẩn dật. Alice thì sôi nổi,nhiệt tình,đồng cảm với bệnh nhân. George thì chỉ lạnh lùng đếm số người. Tuy nhiên ông ấy đã noi về điều tuyệt vời về mối quan hệ công việc của họ. Ông ấy nói "Công việc của tôi là chứng minh bác sĩ Stewart đã sai". Ông ấy khẩn trương tìm sự bác bỏ lý thuyết ấy! Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với mô hình của cô ấy, với những con số thống kê, có nhiều cách tiêu thụ những dữ liệu để chứng minh cô ấy sai. Ông ấy hiểu công việc của mình là tạo ra những bất đồng xung quanh lý thuyết của Alice. Bởi vì chỉ khi không chức minh được rằng cô ấy sai, George mới có thể đem lại sự tự tin mà Alice cần để biết rằng cô ấy đúng. Đó là kiểu mẫu hợp tác tuyệt vời -- những đối tác không dập khuôn nhau. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta có, hoặc dám có những người hợp tác như thế. Alice and George rất giỏi trong tranh cãi. Họ xem nó như một dạng suy nghĩ. Vậy thì cuộc tranh cãi mang tính xây dựng kiểu như vậy cần gì? Trước tiên, nó yêu cầu rằng chúng ta phải tìm ra những người khác biệt so với chúng ta. Đó có nghĩa là chúng ta phải cưỡng lại những thôi thúc trong sinh học thần kinh rằng chúng ta thực sự thích những người rất giống mình hơn, và nó có nghĩa là chúng ta phải tìm ra người với hoàn cảnh khác, với những quy tắc kỷ luật khác, cách suy nghĩ khác nhau và cả kinh nghiệm khác nhau, và tìm ra cách để ăn khớp với chúng. Điều đó cần nhiều sự kiên nhẫn và năng lượng. Và càng suy nghĩ về điều này, tôi càng nghĩ đó là một dạng của tình yêu. Bởi vì đơn giản bạn không cần phải gắn chặt với loại năng lượng và thời gian như thế nếu bạn không thực sự quan tâm đến nó. Nó cũng có nghĩa là bạn phải chuẩn bị cho sự thay đổi về mặt tinh thần. Con gái của Alice đã nói với tôi rằng cứ mỗi lần Alice phải đối đầu với những nhà khoa học cộng sự, họ bắt cô ấy phải nghĩ,nghĩ và suy nghĩ một lần nữa Cô ấy nói rằng "Mẹ của tôi không hề thích cãi nhau, nhưng bà ấy lại rất giỏi việc đó." Vì vậy đó là điều cần phải làm trong mối quan hệ một đối một. Tuy nhiên nó thật sự làm tôi ngạc nhiên là vấn đề lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt, rất nhiều những tham họa to lớn nhất mà chúng ta từng trải qua, hầu hết không xuất phát từ cá nhân, chúng xuất phát từ những tổ chức, một vài trong số đó lớn hơn cả những quốc gia. rất nhiều trong số đó có thể ảnh hưởng đến hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu sự sống. Vậy những tổ chức này nghĩ như thế nào? Thật ra đối với hầu hết vấn đề,họ không nghĩ gì cả. Và đó không phải do họ không muốn, thực sự thì họ không thể. Và họ không thể bởi vì con người bên trong họ quá sợ phải tranh luận. Trong những cuộc khảo sát của những nhà điều hành Mỹ và châu Âu, khoảng 85% trong số họ thừa nhận rằng họ có những vấn đề hoặc những mối bận tâm trong công việc mà họ sợ phải đối mặt Sợ những xung đột chọc giận người khác, sợ bị lôi kéo vào các cuộc tranh cãi mà họ không biết cách xoay sở, và cảm thấy rằng họ gần như sắp thất bại. 85% thực sự là một con số lớn. Nó có nghĩa là các tổ chức hầu như không thể làm những gì mà George và Alice đã làm thành công. Họ không thể suy nghĩ cùng nhau. Và nó có nghĩa là nhiều người giống như chúng ta, những người đang điều hành những tổ chức, và cố gắng hết sức để tìm ra những người tốt nhất mà họ có thể, hầu như đều thất bại trong việc tận dụng hết bọn họ. Vậy thì làm sao để chúng ta có thể phát triển những kỹ năng mà chúng ta cần? Bởi vì nó cũng cần phải có kỹ năng và sự thực hành nữa. Nếu chúng ta không sợ tranh luận, chúng ta phải xem chúng như là một dạng suy nghĩ, và sau đó chúng ta phải làm cho thật tốt. Dạo gần đây, tôi đã làm việc với một nhà điều hành tên Joe, và Joe đã làm việc cho một công ty về thiết bị y tế. Joe lo lắng về các thiết bị anh ấy đang làm việc. Anh ấy nghĩ rằng nó quá phức tạp và cho rằng sự phức tạp của nó tạo ra vô số lỗi mà có thể thực sự làm tổn thương đến con người Anh ấy sợ làm tổn thương đến những bệnh nhân mà anh ấy đang cố giúp đỡ. Nhưng khi anh ấy xem xét về tổ chức của anh ấy chẳng ai khác ngoài anh ta lo lắng về chyện đó. Vì vậy anh ấy thực sự không muốn nói bất kỳ điều gì. Sau tất cả, có lẽ họ biết có thứ gì đó anh ấy không làm được. Có thể anh ấy việc đó là ngốc nghếch. Nhưng anh ấy vẫn tiếp tục lo lắng về chuyện này, và anh ấy lo lắng về nó nhiều đến nỗi anh ta đi đến suy nghĩ rằng thứ duy nhất anh ta có thể làm là rời bỏ công việc mà mình yêu quý. Cuối củng, Joe và tôi đã tìm ra giải pháp để thể hiện sự quan tâm của anh ý. Và chuyện đã xảy ra chính là những gì thường xảy ra đã từng trong tình huống này. Sự thật là mọi người chính xác cũng có những câu hỏi và mối nghi ngờ tương tự. Kể từ bây giờ Joe đã có "đồng minh". Họ có thể suy nghĩ cùng nhau. Vâng, có rất nhiều sự xung đột, tranh cãi và tranh luận, nhưng điều đó cho phép mọi người cùng chung một nhóm có thể sáng tạo, giải quyết vấn đề và thay đổi thiết bị ấy. Joe là kiểu người mà nhiều người có thể nghĩ tới như là một người chỉ ra điều sai. ngoại trừ việc: gần giống như tất cả các người chỉ ra điều sai khác, anh ấy không hề là một người kỳ quặc chút nào, anh ấy cống hiến nhiệt thành cho tổ chức và cho những mục đích cao hơn mà tổ chức cố gắng thực hiện. Nhưng anh ấy đã từng sợ tranh cãi, cho đến khi cuối cùng anh ấy trở nên sợ hãi hơn về sự im lặng. Và khi anh ấy dám nói. anh ấy đã khám phá ra nhiều điều hơn bên trong con người mình và cống hiến nhiều hơn cho hệ thống mà anh ấy chưa từng tưởng tượng ra. Đồng nghiệp không nghĩ anh ấy là một kẻ lập dị. Họ nghĩ anh ấy như một người lãnh đạo. Vì vậy làm sao để chúng ta có những cuộc đối thoại dễ dàng và thường xuyên hơn? Đại học Delft yêu cầu rằng những sinh viên theo học học vị tiến sĩ phải nộp lên năm lời trình bày mà họ chuẩn bị để biện hộ. Vấn đề không phải là những lời trình bày đó là gì mà vấn đề ở chỗ những ứng cử viên có sẵn sàng và có khả năng để chống đối lãnh đạo không. Tôi nghĩ đó là một hệ thống tuyệt vời, nhưng tôi nghĩ việc để lại nó cho những sinh viên ấy thì thật là xa cách với quá nhiều người người, và quá muộn trong cuộc sống. Tôi nghĩ chúng ta cần dạy về những kỹ năng này cho trẻ con và người lớn ở mỗi giai đoạn phát triển, nếu họ muốn có những tổ chức biết suy nghĩ và một xã hội biết suy nghĩ. Sự thật là hầu hết những tai họa lớn nhất mà chúng ta từng chứng kiến hiếm khi xuất phát từ thông tin được giữ bí mật hoặc bị giấu đi. Nó đến từ những thông tin có sẵn và được trưng ra cho mọi người, nhưng chúng ta lại cố gắng lờ nó đi, bởi vì chúng ta không thể giải quyết, không muốn giải quyết, những tranh cãi được khơi mào. Nhưng khi chúng ta dám phá vỡ sự im lặng, hoặc chúng ta dám suy nghĩ, và tạo ra những cuôc tranh cãi, chúng ta có thể cho phép bản thân và những người xung quanh suy nghĩ một cách tốt nhất. Những thông tin có tính mở rất tuyệt, tạo dựng mối quan hệ mở rất cần thiết. Thế nhưng sự thật sẽ không để chúng ta yên đến khi nào chúng ta phát triển được những kỹ năng, thói quen, tài năng và sự dũng cảm để sử dụng chúng. Sự mở không phải là kết thúc. Nó là sự bắt đầu. (Vỗ tay) Vâng, tôi làm toán học ứng dụng và đây là một vấn đề khác thường cho bất cứ ai làm toán học ứng dụng, chính là chúng tôi giống như các nhà tư vấn quản lý. Không ai biết chúng tôi làm cái quái gì. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ thử cố gắng giải thích cho bạn việc tôi làm. Vâng, nhảy múa là một trong những hoạt động mà con người thường làm Chúng ta yêu thích những vũ công bậc thầy về Ba Lê và Nhảy gõ chân bạn sẽ thấy sau đây. Múa ba lê đòi hỏi một trình độ chuyên môn đặc biệt và trình độ kỹ thuật cao và có thể mức độ phù hợp với bộ môn này có liên quan đến yếu tố di truyền. Thật đáng buồn, rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson dần dần phá huỷ khả năng đặc biệt này, như điều đang xảy đến cho bạn tôi Jan Stripling, người mà một thời, đã từng một nghệ sĩ ba lê bậc thầy . Trong suốt những năm qua đã có sự tiến bộ to lớn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, 6.3 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh, và họ phải sống trong tình trạng suy nhược, run rẩy, xơ cứng vô phương chữa trị và các triệu chứng khác đi cùng với căn bệnh này. Những gì chúng ta cần là các công cụ cho mục tiêu rõ rệt để phát hiện ra bệnh trước khi quá muộn. Chúng ta cần đo lường sự tiến triển một cách khách quan, và cuối cùng, cách duy nhất mà chúng ta biết khi chúng ta thực sự có một cách điều trị, là khi chúng ta có một phương pháp chính xác để có thể trả lời chắc chắn. Nhưng thật nản lòng là với bệnh Parkinson và các chứng rối loạn vận động khác, chúng không có dấu ấn sinh học, vì vậy không có phương pháp xét nghiệm máu đơn giản nào mà bạn có thể làm, và cái tốt nhất mà chúng ta có là bài kiểm tra thần kinh này. Bạn cần phải đến bệnh viện để làm điều đó. Nó rất rất tốn kém, có nghĩa là cuộc xét nghiệm này nằm ngoài các thử nghiệm lâm sàng, Nó chưa bao giờ được thực hiện. Nhưng nếu như nếu bệnh nhân có thể làm xét nghiệm này ở nhà thì sao? Điều đó sẽ thực sự miễn một chuyến đi đến phòng khám, và nếu bệnh nhân còn có thể tự làm xét nghiệm nữa, thì sao? Không tốn thời giờ vàng bạc của nhân viên. Chỉ tất khoảng $300 mà thôi, Để làm xét nghiệm này tại phòng khám Bác Sỹ chuyên khoa thần kinh Vì vậy, cái tôi muốn đề xuất cho bạn là một cách phi truyền thống qua đó ta có thể đạt được điều này, vì như bạn thấy , ít nhất theo một hướng nào đó, chúng ta đều là những bậc thầy như Jan Stripling bạn tôi. Ở đây chúng ta có một đoạn phim của các giây thanh quản đang rung giây thanh quản này khỏe mạnh và ai đó đang nói, và chúng ta có thể xem mình như những vũ công ba lê thanh nhạc, bởi vì chúng ta phải phối hợp tất cả các cơ quan phát âm khi tạo ra âm thanh, và tất cả chúng ta thực sự có các gen để phụ trách điều đó. Ví dụ như FoxP2. Giống như ba lê nó cần được đào tạo đặc biệt. Ý tôi là, thử nghĩ mất bao lâu để một đứa trẻ tập nói. Từ âm thanh, chúng ta thực sự có thể theo dấu vị trí dây thanh quản khi rung, Khi các chi bị ảnh hưởng bởi Parkinson, Các cơ quan âm thanh cũng bị thế Vậy nên ở đồ thị bên dưới, bạn có thể thấy một ví dụ về sự rung bất thường của dây thanh quản Chúng ta thấy đều cùng triệu chứng. Chúng ta thấy giọng run, sự suy nhược và xơ cứng. Lời nói trở nên trầm lắng hơn và nhiều giọng gió hơn sau một thời gian, và đó là một trong các triệu chứng ví dụ về nó. Những hiệu ứng âm thanh này có thể thực sự khó phát hiện, trong một số trường hợp, nhưng với bất kỳ Micro kỹ thuật số nào, và sử dụng phần mềm phân tích giọng nói chuẩn xác kết hợp với kiến thức máy móc mới nhất, rất tân tiến hiện nay chúng ta có thể định lượng chính xác người nào đó nói dối chỗ nào trong hệ miền liên tục giữa sức khỏe và bệnh tật chỉ bằng cách sử dụng tín hiệu giọng nói. Vậy làm thế nào các bài thử nghiệm dựa trên giọng nói này so sánh ngang ngửa với thử nghiệm lâm sàng chuyên môn? Cả hai đều không xâm hạm lẫn nhau. Thử nghiệm của thần kinh học không có tính xâm phạm. Chúng đều sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có. Bạn không cần phải thiết kế cả một hệ thống bệnh viện hoàn toàn mới để tiến hành thử nghiệm này Và cả hai đều chuẩn xác. Nhưng thêm một điều, thử nghiệm dựa trên giọng nói không có tính chuyên môn. Đó có nghĩa là nó có thể tự thực hiện được. Tốc độ nhanh, chỉ mất khoảng 30 giây tối đa. Chi phí cực thấp, và chúng ta đều biết điều gì sẽ xảy ra. Khi một cái gì đó trở nên cực rẻ, nó sẽ được phổ biến trên diện rộng Vì vậy, đây là một số mục tiêu tuyệt vời mà tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm bây giờ. Chúng tôi có thể làm giảm khó khăn hậu cần cho bệnh nhân. Không cần phải đi đến phòng khám để kiểm tra định kì. Chúng tôi có thể thực hiện sự quan sát với tần số cao để có được dữ liệu nhắm đến. Chúng tôi có thể thực hiện tuyển dụng nhân sự hàng loạt với chi phí thấp để thực hiện thử nghiệm lâm sàng, Việc thẩm định trên quy mô dân số là khả thi ngay trong lần đầu tiên này. Chúng tôi có cơ hội để bắt đầu tìm kiếm những dấu ấn sinh học ban đầu của căn bệnh trước khi nó quá muộn. Vì vậy, để thực hiện các bước đầu tiên hướng tới việc này, chúng tôi đang đưa ra trương trình Khởi Đầu giọng nói Parkinson. Với Aculab và PatientsLikeMe, chúng tôi nhắm đến việc ghi âm lại giọng nói với một số lượng rất lớn trên toàn cầu để thu thập đủ dữ liệu và bắt đầu xử trí bốn mục tiêu. Chúng tôi có những cư dân địa phương có thể tiếp cận được với ba phần tư của một tỷ người trên hành tinh. Bất cứ ai khỏe mạnh hoặc mắc bệnh Parkinson có thể gọi tới với giá rẻ, và để lại âm ghi, vài xu mỗi lần, và tôi thực sự vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã đạt sáu phần trăm mục tiêu chỉ trong tám giờ. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tom Rielly (TR): Vậy Max, bằng cách lấy tất cả các mẫu cho là của 10.000 người đi, bạn có thể cho biết ai khỏe mạnh và ai không? Bạn sẽ kết luận được gì từ những mẫu này? Max Little (ML): vâng. Vâng. Điều sẽ xảy ra là, khi gọi bạn phải chỉ rõ bạn có bệnh hay không. TR: phải. ML: Bạn thấy đó, một số người có thể không làm điều đó. Có thể họ không gọi tới được. Nhưng chúng tôi sẽ lấy một lượng lớn mẫu dữ liệu thu thập được từ tất cả các trường hợp khác nhau, và kết quả có được trong trường hợp khác nhau mới là quan trọng bởi vì sau đó chúng tôi xem xét giải quyết các yếu tố trùng hợp, và tìm kiếm các dấu hiệu thực tế của căn bệnh này. TR: Vậy hiện tại độ chính xác là 86 phần trăm? ML: Hơn mức đó nhiều chứ Thực ra, sinh viên của tôi Thanasis, tôi phải khen ngợi anh ta, bởi vì anh ấy đã làm một số công việc tuyệt vời, anh ta đã chứng minh được rằng điều này còn có thể thực hiện được qua mạng điện thoại di động nữa, điều đó cho phép dự án này được thực hiện, và độ chính xác đang đạt đến 99 phần trăm. TR: Chín mươi chín. Vâng, một tiến bộ tớn. Vậy, điều đó có nghĩa là mọi người sẽ có thể — ML: (Cười) TR: Mọi người có thể gọi từ điện thoại di động của họ và làm bài kiểm tra này, và những người có bệnh Parkinson có thể gọi, ghi âm giọng nói của họ, và sau đó bác sĩ có thể kiểm tra sự tiến triển của họ, xem tình trạng sức khoẻ của họ khi mang bệnh ML: Chính xác. TR: Cảm ơn rất nhiều. Hoan Nghênh Max Little nào mọi người. ML: Cảm ơn nhiều, Tom. (Vỗ tay) Chúng ta sẽ bắt đầu từ năm 1964. Khi Bob Dylan mới 23 tuổi, và sự nghiệp của ông chỉ vừa mới lên tới đỉnh cao. Được mệnh danh "giọng ca của thế hệ", ông phát hành rất nhiều bài hát cổ điển với một tốc độ gần như không tưởng, tuy nhiên một bộ phận khán giả cho rằng Bob Dylan đạo nhạc của người khác. Năm 2004, Brian Burton, được gọi là Con chuột Nguy Hiểm, đem "White Album" của the Beatles, kết hợp với"The Black Album" của Jay-Z và tạo ra "The Grey Album". Album đó lập tức trở thành cơn sốt online và công ty thu âm của The Beatle gửi vô số thư tố cáo hành vi "cạnh tranh không công bằng và làm suy giảm tài sản đắt giá." Bây giờ "The Grey Album" là một bản remix Nó là bản thu mới được tạo ra từ bản thu cũ. Nó được tạo ra sử dụng ba kĩ thuật: sao chép, biến đổi và kết hợp. Đó là cách bạn remix. Bạn dùng những bài hát có sẵn, chia nhỏ chúng ra, biến đổi chúng rồi kết hợp chúng lại lần nữa, và bạn có một bài hát mới, nhưng bài hát đó rõ ràng bao gồm những bài hát cũ. Nhưng tôi nghĩ chúng không chỉ là những thành phần của remix. Tôi nghĩ đấy là những nguyên liệu cơ bản của tất cả sự sáng tạo. Tôi nghĩ mọi thứ đều là một bản remix, và tôi nghĩ đây là một cách tốt hơn để nhận thức sự sáng tạo. Hãy quay về năm 1964, và hãy nghe thử từ đâu vài bài hát đầu tiên của Dylan ra đời. Chúng ta sẽ so sánh từng mặt một ở đây. Bài hát đầu tiên bạn nghe là "Nottamun Town" - 1 giai điệu dân ca truyền thống. Sau đó, bạn sẽ nghe "Masters of War" của Dylan Jean Ritchie:♫ In Nottamun Town, not a soul would look out, ♫ ♫ not a soul would look up, not a soul would look down. ♫ Bob Dylan: ♫ Come you masters of war, ♫ ♫ you that build the big guns, you that build the death planes, ♫ ♫ You that build all the bombs. ♫ Kirby Ferguson: Ok, đó là 1 giai điệu có cấu trúc tổng thể tương tự nhau. Bài hát tiếp theo "The Patriot Game", của Dominic Behan. Sau đó, bạn sẽ nghe "With God on Our Side" của Dylan, Dominic Behan: ♫ Come all ye young rebels♫ ♫ and list while I sing, ♫ ♫ for the love of one's land is a terrible thing ♫ BD: ♫ Oh my name it is nothin', ♫ ♫ my age it means less, ♫ ♫ the country I come from is called Midwest ♫ KF: OK, trong trường hợp này, Dylan thừa nhận ông ấy đã nghe "The Patriot Game" mà quên mất, sau đó khi bài hát vừa lóe lên trong đầu, ông ấy nghĩ đó là bài hát của mình. Cuối là "Who's Going To Buy You Ribbons," một bài dân gian truyền thống khác. cùng với bài "Don't Think Twice, It's All Right". Lần này thì thiên về ca từ hơn. Paul Clayton: ♫ It ain't no use to sit and sigh now, ♫ ♫ darlin', and it ain't no use to sit and cry now. ♫ BD: ♫ It ain’t no use to sit and wonder why, babe, ♫ ♫ if you don't know by now, ♫ ♫ and it ain't no use to sit and wonder why, babe, ♫ ♫ it'll never do somehow. ♫ KF: Ok, giờ đây, có rất nhiều thứ như vậy. Người ta ước tính có khoảng 2/3 giai điệu Dylan dùng trong những ca khúc đầu tiên là vay mượn. Khá phổ biển trong giới ca sĩ dân ca. Một lời khuyên từ thần tượng của BD, Woody Guthrie. Lời ca là điều quan trọng. Đừng lo về giai điệu. Chọn một cái, hát cao hơn nếu họ hát thấp, hát nhanh hơn khi họ hát chậm, và bạn sẽ có một giai điệu mới." (cười) (vỗ tay) Và đó, đó chính là những gì Guthrie đã làm ngay đây, tôi chắc chắn các bạn đều nhận ra kết quả thế nào. (Âm nhạc) Chúng ta đều biết giai điệu này, đúng chứ? Chúng ta biết chứ? Thực ra bạn không biết. Đó là bản "When the World's on Fire" một giai điệu rất cũ được trình bày bởi Carter Family. Guthrie áp dụng nó vào bản "This Land Is Your Land." Vậy, Bob Dylan, cũng như những ca sĩ nhạc dân ca khác, ông ấy sao chép giai điệu, biến đổi chúng, và kết hợp chúng với những ca từ mới thứ mà thường được xem là sự pha chế của họ từ những nguyên liệu trước. Ngày nay, những luật bản quyền và sáng chế của Mỹ lại đi ngược với ý niệm rằng ta dựa vào sản phẩm của người khác. Thực tế, những luật này và cả những điều luật trên toàn thế giới sử dụng sự tương đồng khá rầy rà của luật sở hữu. Ngày nay, sản phẩm sáng tạo được coi là một dạng tài sản, nhưng tài sản đó là do tất cả chúng ta cùng xây dựng, và sự sáng tạo chỉ có thể bén rễ và phát triển một khi nền tảng được chuẩn bị sẵn sàng. Henry Ford đã từng nói "Tôi không sáng tạo ra thứ gì mới mẻ. Tôi chỉ tập hợp các phát hiện của người khác được gầy dựng nên bởi hàng thế kỉ qua. Sự tiến bộ xảy ra khi tất cả các yếu tố tạo thành nó được sẵn sàng và khi đó nó là điều tất yếu." Vào năm 2007. Iphone được cho ra mắt. Apple hiển nhiên mang đến sự cách tân này rất sớm, nhưng thời đại của nó đang đến gần vì công nghệ lõi đã được phát triển trong nhiều thập kỷ. Đó là cảm ứng đa điểm, điều khiển một thiết bị bằng cách chạm vào màn hình hiển thị. Đây là Steve Jobs khi giới thiệu về cảm ứng đa điểm và tạo ra lời đùa tiên đoán này. Steve Jobs: và chúng tôi đã phát minh ra một công nghệ mới gọi là cảm ứng đa điểm. Bạn có thể thực hiện những cử chỉ đa ngón trên nó, và nó đã được cấp bằng sáng chế. ( cười) KF: Vâng, và đây là cách cảm ứng đa điểm hoạt động. Đây là ở Ted, khoảng một năm trước. Đây là Jeff Han, và đó là cảm ứng đa điểm. Ít nhất thì nó có cùng cấu tạo. Hãy nghe Jeff Han nói gì về công nghệ mới lạ này. Jeff Han: Cảm ứng đa điểm không là gì cả -- không phải mới mẻ. Những người như Bill Buxton đã chơi với nó trong những năm 80. Công nghệ cũng không phải là thứ hay ho nhất ở đây ngoại trừ những tính năng truy cập mới được tạo nên của nó. KF: Ông khá thẳng thắn về việc nó là hàng cũ. Cảm ứng đa điểm chung không phải là sản phầm độc quyền. Mà là những phần nhỏ của nó, nằm trong những chi tiết mà ta thấy rõ luật sáng chế mâu thuẫn với mục đích của nó: để thúc đẩy sự tiến bộ của nghệ thuật hữu ích. Đây là màn hình "trượt để mở khóa" đầu tiên Tất cả nằm ở đó. Apple đã sáng chế ra thứ này. Một văn bản dài 28 trang, nhưng tôi sẽ tóm tắt cơ bản của nó. Thông báo trước: mở khóa ĐT bằng cách trượt 1 biểu tượng với ngón tay của bạn. (cười) Tôi chỉ nói quá 1 chút thôi. Nó là bằng sáng chế rất rộng. Giờ đây, liệu ai đó có thể sở hữu ý tưởng này được? Qquay về thập niên 80, không có sáng chế phần mềm, và hãng Xerox đã tiên phong trong giao diện đồ họa người dùng. Điều gì xảy ra nếu như họ phát minh ra thanh công cụ, thanh cuộn, desktop với các biểu tượng trông giống như tập tin và những tờ giấy? Liệu 1 Apple non trẻ và thiếu kinh nghiệm có thể sống sót trong một cuộc tấn công bản quyền từ tập đoàn lớn và lâu đời hơn nhiều như Xerox? Ý tưởng mà mọi thứ là 1 bản remix nghe có vẻ đại trà cho đến khi bạn là 1 người bị thay đổi. Ví dụ ... SJ: Picasso có 1 câu nói. Ông nói: "Họa sĩ giỏi thì sao chép. Họa sĩ vĩ đại thì đánh cắp." Và các bạn biết đấy, chúng ta đã từng luôn bị chê bai về việc đánh cắp những ý tưởng vĩ đại. KF: đó là năm '96. Đây là vào năm 2010. "Tôi sẽ tiêu diệt Android bởi vì nó là loại đồ ăn cắp." (Tiếng cười) "Tôi rất sẵn lòng gây ra chiến tranh hạt nhân vì nó." (Tiếng cười) Nên, họa sĩ vĩ đại thì đánh cắp, nhưng miễn là không phải từ tôi. (Tiếng cười) Các nhà kinh tế học hành vi sẽ chỉ đó là một ác cảm về sự mất mát. Chúng ta có khuynh hướng thiên vể việc bảo vệ những gì chúng ta cảm thấy là của mình. Chúng ta không có ác cảm với việc sao chép người khác, bởi vì chúng ta làm nó không ngưng nghỉ. Do vậy đây là loại cân bằng mà ta đang tìm kiếm. Ta có luật lệ cơ bản xem công việc sáng tạo như tài sản, cộng với những phần thưởng hay thỏa thuận to lớn trong các vụ vi phạm, cộng với án phí to lớn để bảo vệ bản thân bạn trước tòa, cộng với những nhận thức thành kiến đối với cảm giác mất mát. Và tổng số sẽ giống như vầy. Đó là 4 năm cuối của các vụ kiện tụng trong đế chế của điện thoại thông minh. Điều này có khích lệ sự tiến triển của các nghệ thuật hữu ích? Năm 1983. Bob Dylan được 42 tuổi, và thời gian vàng của ông đã mãi xa vời. Ông đã thu ca khúc "Blind Willie McTell," được đặt tên theo ca sĩ nhạc blues, và bài hát là 1 cuộc du hành xuyên quá khứ, xuyên qua 1 thời tăm tối, nhưng đơn giản hơn, 1 thời điểm mà các nhạc sĩ như Willie McTell có rất ít ảo tưởng về những gì họ đã làm. "Tôi lấy chúng từ những tác giả khác nhưng tôi sắp xếp chúng theo cách của tôi." Đây là hầu hết những gì chúng ta làm. Sự sáng tạo của ta đến từ sự thiếu thốn, chứ không phải sự có sẵn. Chúng ta không tự làm nên chúng ta. Chúng ta dựa trên người khác, và thừa nhận điều này với chính mình là không chấp nhận sự tầm thường và sao chép. Nó là 1 sự giải phóng từ những nhận thức sai lầm của ta, và nó là 1 khích lệ cho sự rộng lượng của bản thân và cho 1 sự bắt đầu đơn giản. Xin cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi rất vinh dự được ở đây. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Hai năm trước, với tư cách một họa sĩ tôi được mời tham dự cuộc triển lãm kỷ niệm 100 năm mỹ thuật Hồi giáo tại châu Âu. Người giám tuyển chỉ có 1 điều kiện duy nhất: tôi phải dùng chữ Ả rập trong tác phẩm của mình. Hiện tại, với tư cách một họa sĩ, một người phụ nữ, một người Ả rập, hay một con người đang sống vào năm 2010, Tôi chỉ có một điều để nói: Tôi muốn nói "Không". Trong tiếng Ả rập, để nói "Không", chúng tôi nói "Không, ngàn lần không". Vậy nên tôi quyết định đi tìm hàng nghìn cái "không" đã từng được tạo ra bởi người Ả rập hay người Hồi giáo trong suốt 1400 qua, từ Tây Ban Nha cho tới vùng biên giới Trung Quốc. Tôi thu thập phát hiện của mình vào 1 cuốn sách, đặt chúng theo thứ tự niên đại, chỉ ra tên, người đỡ đầu, người trung gian và cả thời gian. Hiện quyển sách nằm trên một kệ nhỏ gần tác phẩm sắp đặt tác phẩm sắp đặt có diện tích 3X7m ở Munich, Đức thực hiện vào tháng 9 năm 2010. Bây giờ là tháng 1 năm 2011, cuộc cách mạng đã nổ ra và sự sống đã ngưng lại 18 ngày, và vào 12/2, trên đường phố Cairo, chúng tôi ngây thơ ăn mừng, tin rằng cách mạng đã thắng lợi. 9 tháng sau, tôi đã dán truyền đơn ở quảng trường Tahrir. Tôi làm thế vì một bức hình tôi thấy trên newsfeed. Tôi thấy mình không thể sống ở thành phố đó, nơi bao người bị giết rồi bị ném ra phố như thể rác rưởi. Nên tôi đã lấy một cái "không" từ một bia mộ từ Bảo tàng Hồi giáo ở Cairo và thêm một thông điệp: "Nói không với thiết quân luật" Tôi đã rải nó khắp các đường phố ở Cairo. Nhưng điều ấy dẫn đến một loạt những cái "không" khác xuất phát ngoài cuốn sách như quân trang quân dụng, tôi đã thêm vào các thông điệp và dán chung lên các bức tường. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài cái 'không'. Nói không với Pharaoh vì thế hệ sau hiểu rằng chúng ta không muốn bị trị bởi một kẻ độc tài Nói không với bạo lực: Ramy Essam đã đến Tahrir vào ngày thứ hai của cuộc cách mạng, và anh ấy đã ngồi đó với cây ghita và hát. Một tháng sau khi Mubarak thoái quyền, đó chính là phần thưởng dành cho anh ấy. Nói không với những anh hùng mù quáng. Ahmed Harara đã mất mắt phải vào ngày 28/1, và mất mắt trái vào ngày 19/11, do bị hai người bắn tỉa. Nói không với giết chóc, trong trường hợp này là giết người vì lý do tôn giáo bởi Sheikh Ahmed Adina Refaat đã bị bắn vào ngày 16/12 trong một cuộc biểu tình, để lại ba đứa trẻ mồ côi và một góa phụ. Nói không với việc đốt sách vở. Viện Ai Cập đã bị đốt vào 17/12, đó là tổn thất văn hóa nặng nề. Nói không với việc lột trần người khác, và chiếc áo ngực xanh gợi nhớ đến nỗi ô nhục của dân tộc chúng ta khi ta cho phép lột trần truồng một người phụ nữ khuôn mặt được che mạng và đánh họ giữa phố Dấu chân có dòng chữ: "Ủng hộ một cuộc cách mạng yên ả" bởi vì chúng ta sẽ không đáp trả bằng vũ lực. Nói không với đồn lũy. Vào 5/2 những tường lũy bê tông đã được dựng ở Cairo để bảo vệ Bộ Quốc Phòng khỏi những kẻ chống đối. Nhân nói về các bức tường , giờ tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về một bức tường ở Cairo. Một nhóm nghệ sĩ định vẽ một xe tăng với kích thước thật lên một bức tường. Giống y thật. Trước xe tăng này có một người đàn ông đạp xe đầu đội một giỏ bánh mỳ. Với người qua đường, hình ảnh này không thành vấn đề. Sau bạo loạn, một nghệ sĩ tới vẽ thêm máu, những người chống đối bị xe tăng cán, kẻ biểu tình và viết một thông điệp "Bắt đầu ngày mai, tôi mang khuôn mặt mới, khuôn mặt của một kẻ tử vì đạo. Tôi tồn tại" Chính quyền tới, sơn trắng bức tường, để chừa lại hình xe tăng và thêm dòng chữ "Quân đội và nhân dân chung tay. Người Ai Cập vì nhân dân Ai Cập" Một nghệ sĩ nữa lại tới, vẽ cái đầu của quân đội mang hình quái vật ăn thịt một trinh nữ giữa biển máu ngay trước chiếc xe tăng. Chính quyền laih tới, sơn trắng bức tường, để lại chiếc xe tăng để lại lời kêu gọi và hắt một xô mực đen che khuôn mặt của con quái vật. Tôi mang những bản in của mình dán lên khẩu hiệu lên chiếc xe tăng, lên khắp bức tường, nay bức tường này vẫn còn nguyên như thế cho đến khi bị ai để ý đến. (Cười) Bây giờ tôi muốn nhắn lại một cái không cuối cùng. Tôi tìm thấy một mẩu di bút của Neruda trong một bệnh viện ở Tahrir và chọn lời nói không của Mamluk Mausoleum ở Cairo. Thông điệp là [tiếng Ả Rập] "Bạn có thể giày xéo những bông hoa nhưng không thể ngăn mùa xuân đến" Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Shukran. (Vỗ tay) Mong muốn sống cuộc đời khác biệt có thể bắt đầu tại những nơi không tưởng nhất. Tôi đến từ Todmorden. Một phố chợ phía bắc nước Anh, ở giữa Leeds và Manchester, có 15.000 người, một phố chợ khá bình thường. Nó từng trông như thế này, và hiện tại đã trở nên như thế này, với cây ăn trái, rau củ và thảo mộc đang đâm chồi nảy lộc khắp nơi. Chúng tôi gọi đây là làm vườn kiểu tuyên truyền. (Cười) Trong góc nhà ga, bãi đậu xe hơi, trước trung tâm y tế, khu vườn trước nhà dân, và thậm chí là trước đồn cảnh sát. (Cười) Chúng tôi có những cây trồng mọc ven kênh, và đâm chồi nảy lộc ở các nghĩa trang. Đất ở đó vô cùng màu mỡ. (Cười) Chúng tôi còn nghĩ ra một hình thức du lịch mới, gọi nó là du lịch sinh thái rau xanh, và dù bạn có tin hay không, mọi người khắp nơi thế giới đến xem những luống rau của chúng tôi. ngay cả khi chúng còn chưa lớn. (Cười) Họ sẽ tám chuyện ở đó. (Cười) Bạn biết đấy, chúng tôi không làm việc này để giết thời gian. (Cười) Chúng tôi đang làm điều này vì muốn tạo ra một cuộc cách mạng. Chúng tôi tự hỏi: Liệu có ngôn ngữ chung nào có thể vượt qua rào cản lứa tuổi, thu nhập và văn hóa, để giúp chúng ta tìm ra một cách sống mới, nhìn những thứ quanh ta khác đi, thay đổi nhận thức về những nguồn tài nguyên, và thay đổi cách mà ta tương tác? Liệu ta có thể tìm ra thứ ngôn ngữ đó? Và liệu sau đó, chúng ta có thể nhân rộng chúng được không? Và câu trả lời là có, ngôn ngữ đó chính là thức ăn. Ba năm rưỡi trước, chúng tôi đã cùng ngồi quanh bàn ăn, và nghĩ ra tất cả những thứ này. (Cười) (Vỗ tay) Ở cuộc họp, một chiến lược rất đơn giản đã được đưa ra. Chúng tôi không hề thăm dò hay viết báo cáo. Có quá đủ những thứ đó rồi. (Cười) Trong cuộc họp ở Todmorden, chúng tôi đã phát biểu rằng: Nào, hãy hình dung thị trấn của chúng ta được tập trung trong ba chiếc đĩa: chiếc đĩa cộng đồng, cách ta sống hằng ngày; chiếc đĩa giáo dục, điều ta dạy trẻ con ở trường, và những kĩ năng mới ta chia sẻ với nhau; và chiếc đĩa kinh doanh, cách ta sử dụng tiền của mình ở lĩnh vực kinh doanh ta theo đuổi. Bây giờ, hãy hình dung những chiếc đĩa này tương tác với hành động của cộng đồng xung quanh thức ăn. Nếu ta quay một trong các đĩa cộng đồng đó, thì sẽ rất tuyệt vời, điều đó truyền cho ta sức mạnh, nhưng nếu ta có thể xoay chiếc đĩa cộng đồng bằng đĩa giáo dục, xoay đĩa giáo dục bằng đĩa kinh doanh, và ta sẽ có rất nhiều thứ đáng để xem sau đó. Chúng ta khiến mình trở nên kiên cường. Chúng ta từng bước tái tạo lại cộng đồng, chúng tôi làm nó mà không cần thứ tài liệu chiến lược quái quỷ nào. (Vỗ tay) Còn một điều nữa. Chúng tôi không xin phép ai để làm việc này cả, chúng tôi cứ làm thôi. (Cười) Chắc chắn chúng tôi không làm việc này để kinh doanh hay kiếm tiền, và hơn hết, chúng tôi không hề bị lung lay bởi những luận điệu rối rắm, cho rằng, "Những hành động nhỏ này là vô nghĩa khi đối diện với những vấn đề tương lai." Vì tôi thấy được sức mạnh của những hành động nhỏ, và nó thật sự tuyệt vời. Tôi sẽ quay lại chủ đề về cuộc họp đó. (Cười) Chúng tôi đưa ra đề xuất đó ở buổi họp, chỉ hai giây sau, cả căn phòng như nổ tung. Tôi chưa bao giờ trải qua điều tương tự như thế trong đời mình. Phản ứng đều giống như thế ở mỗi căn phòng, thị trấn, nơi chúng tôi kể câu chuyện ấy. Mọi người đều sẵn sàng đáp lại những câu chuyện về thực phẩm. Họ muốn đóng góp vào những hành động thiết thực, và tận trong xương tủy, họ biết đây chính là lúc họ nhận lấy trách nhiệm về phía mình, và đối xử tốt hơn với người khác cũng như với môi trường. Ba năm rưỡi kể từ cuộc họp ấy, đề xuất đó đã phát triển nhanh chóng, Ý tưởng ban đầu rất đơn giản, chỉ về việc trao đổi hạt giống, rồi chúng tôi chọn mảnh đất bên vệ đường chính, chỗ vốn dĩ là nơi đi tè của chó, và chúng tôi biến nó thành một vườn rau xinh xắn. Chúng tôi tận dụng góc bãi xe của nhà ga, biến chúng thành vườn rau xanh chung để tất cả mọi người đều được trồng và thu hoạch. Tôi đến các bệnh viện, Sau đó, một trung tâm y tế sáu triệu bảng Anh ở Todmorden, vì nhiều lý do tôi không thể hiểu nổi, trung tâm đó bị những cây xương rồng bao quanh hoàn toàn. (Cười) Chúng tôi đến hỏi bác sĩ, "Chúng tôi nhổ chúng được không?" Họ nói, "Được, nếu cô có giấy phép viết bằng tiếng Latin, sao thành ba bản." Chúng tôi làm y như vậy. (Cười). Giờ đây, những cây ăn quả, những cây gia vị, rau xanh, chúng được trồng quanh phòng phẫu thuật đó. Và còn nhiều ví dụ khác nữa, chẳng hạn như cây ngô ở phía trước đồn cảnh sát, hoặc cây ăn quả trồng ở nhà dưỡng lão, họ sẽ thu hoạch và chăm sóc chúng. Không chỉ riêng về trồng trọt, chúng chỉ là một phần của câu chuyện. Điều đó còn giúp phát huy khả năng sáng tạo của các cư dân, trong việc thiết kế những cảnh quan tuyệt vời, và giải thích về loại cây họ trồng, bởi vì có rất nhiều người không nhận biết được tên rau quả, trừ khi chúng được bọc túi, có hướng dẫn sử dụng bên trên. (Cười) Chúng tôi nhờ vài người thiết kế những thứ này, "Nó thế này, thì đừng hái, nếu nó thế này, cứ hái tự nhiên." Điều này nhằm vào việc sẻ chia và trao đi lòng tốt. Đối với những ai không biết thiết kế, họ có thể nấu ăn, chúng tôi thu hoạch chúng theo mùa rồi mang chúng ra đường, quán rượu, hoặc nhà thờ, hay bất cứ nơi nào có người ở. Chúng tôi tiến đến người ta và nói, "Chúng ta là một phần của mảnh ghép thực phẩm, chúng ta là một phần giải pháp." Và vi chúng tôi biết có khách tham quan vườn, chúng tôi quý họ, và họ rất tuyệt vời, chúng tôi tìm cách mang đến cho họ trải nghiệm tốt hơn. Dĩ nhiên không cần xin phép, chúng tôi tạo ra "Con Đường Xanh" vô cùng độc đáo. Đây là con đường dẫn qua các khu vườn, các vườn cây dọc kênh, các khu vực sinh sống và làm tổ của ong, chúng giúp cây thụ phấn. Nó là con đường chúng tôi thiết kế để dẫn mọi người đi khắp thị trấn, qua các quán cà phê, cửa hàng nhỏ, hay băng qua khu chợ, chứ không chỉ đi lại quanh siêu thị. Chúng tôi hi vọng, khi thay đổi cách mọi người nghĩ về thị trấn, tôi cũng thay đổi hành vi của họ. Và đến chiếc đĩa thứ hai, đĩa giáo dục. Hợp tác với trường trung học. Thành lập công ty. Thiết kế và xây dựng hệ thống thuỷ canh trên mảnh đất trống phía sau trường học, như cách ta làm, và giờ chúng tôi sắp nuôi cá, trồng rau trong vườn cây ăn trái có ong, và bọn trẻ đang giúp chúng tôi làm việc đó, chúng tham gia nhiệt tình, cũng vì cộng đồng ở đây rất thích hợp tác với trường học. Bây giờ, làm nông được dạy ở trường, điều đó khiến chúng tôi tự hỏi làm cách nào để khiến bọn trẻ chưa hề có bằng cấp, thật sự hứng thú với việc nuôi trồng, và có được nhiều trải nghiệm hơn? Chúng tôi tặng quyên tặng một mảnh đất từ Viện khuyến nông. Nó bị ngập nước, nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, nhờ vào tình nguyện viên, chúng tôi đã biến nó thành một trung tâm đào tạo làm vườn, đó là những khu nhà kính có luống trồng, và mọi thứ bạn cần là chịu lấm lem bùn đất và nghĩ rằng, mình sẽ có việc làm nhờ điều đó. Vài trí thức ở địa phương đã đề nghị, "Chúng tôi sẽ giúp tổ chức một khóa học canh tác thương mại, Chưa hề có khóa học như vậy." Chúng tôi đang thiết kế nó và sẽ tung ra cuối năm nay, tất cả đều là thử nghiệm, và hoàn toàn tự nguyện. Và giờ là đĩa thứ ba, vì nếu bạn đi qua khu vườn ấy, nếu bạn học được các kĩ năng mới, nếu bạn quan quan tâm về những loại cây trái theo mùa, có thể bạn muốn chi nhiều tiền hơn để ủng hộ người trồng trọt tại địa phương. Bạn mua rau củ, thịt, phô mai, bia, và bất cứ thứ gì có thể. Nhưng đây chỉ là một cộng đồng nhỏ. Chỉ là tình nguyện viên thì có thể làm gì? Chúng tôi làm những thứ đơn giản. Chúng tôi gây quỹ, viết lên tấm bảng dòng chữ "Nó rất ngon," chúng tôi đưa nó cho dân buôn địa phương, và họ viết lên các thứ họ bán mỗi tuần. Rất bình dân. Mọi người tụ tập quanh nó. Việc kinh doanh phát triển. Sau đó, chúng tôi trò chuyện với nông dân, nói rằng, "Tôi muốn hợp tác." nhưng họ vẫn chưa tin lắm nên chúng tôi tự hỏi, "Ta nên làm gì?" Tôi biết, nếu chúng tôi có thể làm một chiến dịch xoay quanh một sản phẩm và cho họ thấy dân địa phương rất thích sản phẩm đó, biết đâu họ sẽ đổi ý và hiểu chúng tôi hơn. Chúng tôi phát động chiến dịch, nó khá thôi thúc tôi, có tên Mỗi quả trứng đều đáng giá. (Cười) Và việc chúng tôi làm là đặt mọi người vào bản đồ trứng của chúng tôi. Đó là bản đồ cách điệu thị trấn Togmorden. Ai cũng có thể bán trứng của họ trước cổng vườn cho hàng xóm, hoàn toàn hợp pháp, nhưng có rắc rối ở đây. Lúc đầu có bốn người, bây giờ là 64 người, và kết quả là, mọi người dần dần vào cửa hàng, hỏi về trứng Todmorden, điều đó dẫn đến việc vài người nông dân tăng cường việc chăn thả gia cầm lấy trứng và lấy thịt. Mặc dù đây chỉ là những bước tiến nhỏ, nhưng đã làm tăng niềm tin về nền kinh tế địa phương theo nhiều cách khác nhau. Người sản xuất phomát, họ nuôi các giống gia cầm và lợn quý, họ làm chả, bánh, những thứ họ chưa từng làm trước đó. Các cửa hàng bán thực phẩm địa phương nhiều hơn, và theo khảo sát do các học sinh ở đó đã làm cho chúng tôi, 49% người kinh doanh thực phẩm cho hay, điểm mấu chốt của việc tăng này, là vì điều chúng tôi đang làm. Chúng tôi chỉ là tình nguyện viên, và đó chỉ là một thử nghiệm (Cười) Chúng tôi không áp dụng khoa học tiên tiến. Nó không siêu phàm, nhưng cũng không tầm thường. nhưng nó tổng hợp và mang tính tổng quát. Đây không phải hoạt động của những người thích tách mình ra khỏi đám đông. Đây là hoạt động của tất cả mọi người. Khẩu hiệu: "Nếu bạn ăn, bạn phải làm." (Vỗ tay) Bất kể tuổi tác, thu nhập hay văn hóa, đó là một trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên. Quay lại câu hỏi đầu tiên, chúng ta hỏi, Ý tưởng đó có bắt chước được không? Tất nhiên là có rồi. Hơn 30 thị trấn ở Anh đang áp dụng mô hình "Những chiếc đĩa ăn được" ở trên. Tùy cách họ muốn làm, tùy theo mong muốn của họ, họ đang cố làm cuộc sống của họ khác biệt hơn, và trên thể giới, chúng tôi có nhiều cộng đồng xuyên Mỹ và Nhật, khó tin phải không? Ý tôi là, ở Mỹ, Nhật và New Zeland. Những người sau trận động đất ở New Zealand, đến đây để áp dụng vài điều của ý tưởng trên vào việc trồng trọt ở trung tâm Christchurch. Chúng không mất quá nhiều tuền, và không yêu cầu bộ máy quản lý phức tạp, nhưng điều đó yêu cầu rằng, bạn phải có suy nghĩ khác biệt, cần chuẩn bị tập trung ngân sách và chương trình hướng nghiệp để tạo nên bộ khung hỗ trợ, mà cộng đồng có thế nhờ cậy vào. Và chúng tôi còn triển khai nhiều ý tưởng tuyệt vời khác. Chính quyền địa phương đã biến mọi nơi thành Những "Khu vườn tuyệt vời," họ còn ủng hộ thêm nữa bằng cách làm hai việc. Đầu tiên, họ cho phép đăng ký quyền sử dụng những khu đất trống, điều đó giúp cho cộng đồng được dùng đất trống để trồng trọt, họ sẽ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rồi họ phải thông báo cho từng nhân công của họ, "Nếu được, hãy giúp cho cộng đồng phát triễn, hãy giúp họ duy trì không gian của mình." Đột nhiên, chúng tôi thấy chính quyền đang làm điều này. Chúng tôi thấy xu hướng này, cuối cùng chúng tôi có giải pháp đầy sáng tạo cho vấn đề của Rio, và bạn có thể làm nhiều hơn thế. Hãy thử liệt kê vài thứ xem. Một, hãy dừng việc đặt những cây xương rồng quanh nhà, nó chỉ phí phạm không gian. (Cười) Hai là, làm ơn hãy sáng tạo! Hãy tạo ra những vườn rau để bọn trẻ có thể đi lại, và thưởng thức bữa ăn trên các đại lộ, trong công viên, hoặc bất cứ đâu. Truyền cảm hứng cho cách nhà hoạch định, đặt những khu vực canh tác ở trung tâm thị trấn và thành phố, không phải bỏ chúng ở những ngõ ngách của khu chung cư nơi mà không ai nhìn thấy. Khuyến khích trường học thực sự nghiêm túc với trồng trọt. Đây không phải là bài tập môn phụ. Nếu chúng ta muốn truyền cảm hứng đến người nông dân tương lai, vui lòng để tôi nói với từng trường học, về mục đích và tầm quan trọng của việc trồng trọt đối với môi trường, thực phẩm và đất trồng. Để điều đó thấm vào văn hoá trường học, và bạn sẽ tạo nên một thế hệ khác biệt. Có nhiều việc bạn có thể làm, nhưng cuối cùng đây là chuyện thật sự đơn giản. Từng bước, từng bước một, chúng ta ngày càng nhận ra sự lớn lao trong từng hành động nhỏ ta làm, cuối cùng, chúng ta một lần nữa tin vào chính mình, và tin vào khẳ năng của mỗi người trong chúng ta, để xây dựng một tương lai khác biệt và tử tế hơn. Theo tôi, điều đó thật tuyệt vời. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Chào mừng đến với Châu Phi, hay có thể nói, chào mừng bạn về nhà Bởi đây là nơi mọi thứ bắt đầu, đúng chứ? Hãy cùng nhìn lại những hóa thạch hàng triệu năm trước tất cả đều ám chỉ rằng sự sống của loài người thực sự bắt nguồn từ lục địa này. Chúng ta sẽ có một hành trình thú vị trong bốn ngày tới. Các bạn sẽ nghe những câu chuyện của "Châu Phi: Chương tiếp theo". Những câu chuyện cổ tích, những giai thoại dân gian Nhưng lúc này tôi muốn xáo trộn chúng một chút, đặt vấn đề và thảo luận về nó. Những thứ tồi tệ nhất bạn từng nghe về châu Phi là gì? Đây không phải câu hỏi tu từ. Tôi thực sự muốn nghe câu trả lời của các bạn. Hãy nói thứ tồi tệ nhất! Nạn đói Tham nhũng Thêm nữa Tội ác diệt chủng AIDS Tình trạng nô lệ Đủ rồi. Chúng ta đều biết những điều đó. Nhưng đây mới là câu chuyện về châu Phi mà chúng ta chưa từng nghe Câu chuyện mà chúng ta muốn biết những câu chuyện thực sự tích cực. Một phần bài nói của tôi để nói về những cơ hội đầu tư tồn tại trên châu lục này, để phân biệt với những điều hoa mỹ và hư cấu. Sử dụng những dữ liệu thực tế và những con số biết nói để nói về những điều thực sự xảy ra với người dân ở đây, những thứ làm châu Phi trở thành một nơi để đầu tư. Hãy bắt đầu, vì châu Phi ở một mức độ nào đó, đang dần thay đổi. Một sự thay đổi về cách quản lý, và cách lèo lái số phận của chính nó. Và những thay đổi là một phần trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi. Và hầu hết đều bắt đầu cách đây một thập kỷ, tôi là tư vấn viên trẻ tuổi ở McKinsey & Company tại chi nhánh châu Phi đầu tiên tại Johannesburg và tại đó chúng tôi đã làm việc với những CEO hàng đầu về vấn đề của châu Phi, sự thay đổi của các công ty Phi châu mà đã khiến họ trở thành những công ty tốt nhất ở đây và còn ở trên toàn thế giới. Tôi quan tâm vào những sự thay đổi này khi tôi hoàn thành bằng MBA ở Mỹ. Bắt đầu từ một cuộc điện thoại đặc biệt của Rosabeth Moss Kanter, giáo sư ĐH Kinh doanh Harvard và là giáo viên cố vấn của tôi Cô nói: "Euvin, tôi muốn viết về ... về một nhà lãnh đạo kinh tế công... với những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp." Và người đầu tiên tôi nghĩ đến là Nelson Mandela. Bởi ông là người đã chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên ở Nam Phi đã đương đầu với tình trạng của đất nước đang trượt xuống vực sâu của khủng hoảng. Nhưng ông ấy đã hồi sinh đất nước với một đường lối rõ ràng. Và giờ đây, "Nelson Mandela: Thay Đổi từ Nhà Lãnh Đạo" trở thành một phần trong nền tảng nghiên cứu trong cuốn sách mới của Rosabeth mang tên "Sự Tự Tin" Và "Sự Tự Tin" đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times, top đầu những cuốn sách bán chạy của Business Week. Tại sao tôi kể câu chuyện này, bởi sau đó, khi được phỏng vấn vào đài SABC phát sóng trên toàn châu Phi, họ đã hỏi tôi "Bài học quý giá nhất, hay điều truyền cảm hứng nhất cho bạn là gì?" Bởi vi đó là vinh hạnh của tôi khi được tham gia dự án này. Bài học đó là châu Phi -- một câu chuyện của người châu Phi -- đã từng được chia trên toàn thế giới về tiêu chuẩn cho sự chuyển mình của các công ty lớn. Châu Phi đã được nhắc tới như tấm gương về sự thành công! Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của chính mình về một sự thay đổi. Điều đó có liên quan đến tôi, vì vào năm 1994, tôi đã xách ba lô lên và du lịch trong suốt 1 năm khi đang ở giữa khoảng thời gian đại học. Các bạn nên thấy phản ứng của bố mẹ tôi! (Tiếng cười) Không lâu sau đó, tôi tới Nam Phi, phía Bắc, ở Ai Cập. Và tôi đã tìm ra những nơi xa nhất. Tôi đến Ốc đảo Siwa, một trong những điểm dừng của tôi. Ốc đảo Siwa nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng quan trọng nhất đó là nơi mà Alexander Đại Đế đã đến khi ông ấy muốn tìm sứ mệnh của mình. Chuyện kể rằng Alexander đã đi bộ qua sa mạc. Nửa tiểu đoàn của ông đã bị cuốn đi trong bão cát. Và ông đã có cuộc gặp gỡ với nhà tiên tri, người đã dự báo về sứ mệnh vĩ đại của ông. Đó là vào năm 300 TCN. Vì thế châu Phi được xem là nơi cho những câu trả lời. Bây giờ, điều mà tôi nhớ về Siwa đó là cảnh bầu trời đêm huyền diệu. Không có nguồn sáng tự nhiên, Siwa là một trong những nơi tuyệt vời để khi bạn ngước nhìn lên, bạn sẽ thấy một bức tranh thêu tuyệt đẹp. Chuyến sang 2002. Tôi đang học ở Cambridge, Massachusetts tại Hội nghị phát triển chăm sóc sức khỏe. Tôi nhìn thấy bức tranh tương tự như vậy, nhưng theo hướng khác. Một bức tranh vệ tinh nhìn xuống Trái đất. Và bức tranh đó đã tác động mạnh với tôi bởi vì tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi nhớ từng khoảnh khắc. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn về những gì tôi đã thấy vào lúc đó. Thứ đầu tiên tôi thấy là Bắc Mỹ về đêm -- ánh hào quang, và ở đó tôi cảm nhận một sư ấm áp. Ánh sáng. Và tôi đã thấy nó -- Châu Phi. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là "Hành tinh đen". Trong khi châu Phi còn đen tối, thông điệp mà khi về tới nhà tôi còn suy nghĩ: đây là thử thách chúng ta đang đối mặt nhưng đó cũng là cơ hội. Vì châu Phi có thể tăm tối và những điều không hay tồn tại ở phía Bắc và Nam và những khu vực khác - nó sáng ngời với ánh sáng từ trái tim của hàng triệu người đang sống ở đây. Doanh nhân, những con người sôi nổi, tràn đầy hy vọng. Nhà địa lý George Kimble đã nói: " Điều không hay duy nhất về châu Phi là sự thờ ơ của chúng ta đối với nó." Vì vậy hãy bắt đầu soi sáng châu lục đa dạng và thú vị và có nhiều điều cần khám phá này. Hãy bắt đầu khám phá nó. Châu Phi là châu lục lớn thứ 2 thế giới, sau châu Á. Nó cũng là châu lục đông dân thứ 2 thế giới, với 900 triệu người. Thật ra - khi nói đến chuyện lãnh thổ - châu Phi lớn đến nỗi bạn có thể chứa nhét nước Mỹ, Trung Quốc, toàn bộ châu Âu vào châu Phi mà vẫn còn chỗ trống. Châu Phi là nhà của hơn 1000 ngôn ngữ - 2000 là một con số ước lượng khác - hơn 2000 ngôn ngữ và tiếng địa phương. Có thể bạn sẽ nói: " Đầu tư vào châu Phi, nơi có hơn 1000 ngôn ngữ, điều này chẳng có gì đặc biệt." Vậy số liệu trên nói lên điều gì? Là một nhà đầu tư ngân hàng, tôi đứng giữa dòng chảy của các luồng thông tin và sự thay đổi đang xảy ra ở thị trường vốn. Tôi muốn chia sẻ với bạn một số tín hiệu hoặc biểu hiện đáng chú ý, làn gió của sự thay đổi đang thổi qua lục địa này. Hãy bắt đầu làm điều đó. Hãy nhìn từ ngoài vào, các nhân tố vĩ mô. Lạm phát nói chung đang giảm xuống ở Châu Phi - - đó là dấu hiệu đầu tiên. Nhiều quốc gia đã kiềm lạm phát hai con số. Hãy phân tích kĩ hơn: Tôi gọi đó là nhóm Z.E.N. Z- Zambia: 2004-2006, lạm phát giảm từ 18% xuống còn 9%. E- Ai Cập: từ 16% xuống còn khoảng 8.4%. N - Nigeria: cũng tương tự từ 16% xuống 8%. Lạm phát một con số. Hơn nữa, các quốc gia khác - Nam Phi, Mauritius, Namibia - đều có lạm phát một con số. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Tiền tệ cũng giống vậy - - tiền tệ đang trải qua một thời kỳ bền vững tuyệt đối. Nhưng đó chỉ là bề ngoài. Các bạn nhớ cho một điều rằng châu Phi không phải là một quốc gia. Nó tạo thành - (Vỗ tay) Nó tạo thành từ 53 quốc gia khác nhau, Nên định nghĩa "đầu tư vào Châu Phi" là không tồn tại. Nó vô nghĩa. Mỗi quốc gia có một triển vọng phát triển riêng biệt. Bạn có thể lời, có thể lỗ ở châu Phi Nhưng các bạn ơi, cơ hội luôn tồn tại. Và đó là chuyện chúng ta nói hôm nay - đó là về thảo luận những cơ hội này. Vậy hãy bắt đầu khám phá các quốc gia và đi sâu vào những số liệu và thông tin cụ thể. Như Emeka đã nói, tôi vừa được đề cử làm Chủ tịch Phòng Thương Mại Nam Phi ở Mỹ. Tôi rất vui và tự hào được ở vị trí đó vì đó là một vị trí thú vị. Nghe cuộc đối thoại này sẽ làm tăng ý định và tốc độ của bạn về quyết định giao dịch và đầu tư vào các công ty. Vậy đầu tiên, hãy nói một chút về Nam Phi. Không phải Nam Phi mà ta luôn nói đến - vàng, kim loại, sân nhà của các nước tư bản, mà là về một khía cạnh khác. Ví dụ, Nam Phi gần đây được bình chọn là top điểm đến của top 1000 công ty Anh có trung tâm chăm sóc khách hàng ở nước ngoài. Cùng ngôn ngữ, thời gian,.... Vô cùng hợp lí Một bản tin gần đây về Nam Phi Là Bain Capital và KKR, 2 ông lớn về quỹ đầu tư tư nhân. Bản tin ở Nam Phi: "Họ đang hạ cánh". Khá tuyệt vọng Nhưng họ ở đó để làm gì? Để mua tài sản Bing Capital đã mua công ty Edcon, một nhà bán lẻ lớn, là bằng chứng cho sự tự tin của họ khi bắt đầu thâm nhập nền kinh tế. Bởi vì nó thực sự là một trận đấu dài. Đó là sự chiến đấu vì niềm tin rằng các quốc gia đang phát triển này sẽ tiếp tục phát triển, rằng sự bùng nổ và sự tự tin vào chi tiêu tiêu dùng sẽ phát triển. Nhưng câu chuyện châu Phi, và mục tiêu của tôi, là nằm ngoài Nam Phi vì có quá nhiều điều đang xảy ra. Nigeria chắc chắn là một nơi đặc biệt. Chúng ta sẽ nghe rất nhiều về Nigeria trong 4 ngày sắp tới. Nhưng hãy xem nghiên cứu của Goldman Sach, bản báo cáo về (BRIC). [các nền kinh tế mới nổi] Bản báo cáo mới, "Số 11 tiếp theo" chỉ ra rằng đến năm 2020 Nigeria sẽ nằm trong top 10 nền kinh tế trên thế giới. Đó là một cơ hội đầu tư. Hãy suy nghĩ về nó. Ngân hàng, các nhà đầu tư của chúng ta có nghiêm túc suy nghĩ về việc đi đến Nigeria chưa? Nếu chưa, tại sao không? Chuyện gì đang xảy ra ở Nigeria? Một vài chuyện. Tôi muốn nói về nó bằng cái nhìn của thị trường vốn. Lại là những dấu hiệu đáng chú ý. Ngân hàng Guarantee Trust Bank gần đây phát hành trái phiếu Euro Bond đầu tiên ra ngoài châu Phi, ngoại trừ Nam Phi. Nhưng trái phiếu và sự phát triển của nguồn vốn nước ngoài đều không được ghi vào bảng cân đối kế toán, mà không hề có sự hỗ trợ từ chính phủ Điều này thể hiện niềm tin trong nền kinh tế. Không có sự hỗ trợ từ chính phủ, các công ty Nigeria tự huy động vốn nước ngoài. Nhìn vào ngành công nghiệp dầu mỏ, Châu Phi cung cấp 18% tổng lượng cung dầu mỏ của Mỹ, trong khi Trung Đông chỉ có 16%. Họ là đối tác quan trọng. Hãy xem xét Nigeria nhé: 2.2 đến 2.4 triệu thùng dầu mỗi ngày bằng với lại Kuwait và Venezuela. Nhưng với châu Phi, thì phải cẩn thận. Emeka và tôi đã nói về chuyện này rồi. Chúng ta phải tránh xa cái gọi là "lời nguyền của hàng hóa" Bởi vì nó không phải về dầu, nó không phải về hàng hóa Để châu Phi thực sự trụ vững được chúng ta phải dịch chuyển sang ngành công nghiệp khác. Tôi sẽ giải thích nhanh thôi, Bởi vì sắp hết giờ rồi. Chuyện gì đang diễn ra nữa? Ai Cập Ai Cập đang khởi đầu vùng công nghiệp lớn đầu tiên - đầu từ 2.8 tỉ. Thông báo chỉ mới đưa ra được vài tuần Gần Địa Trung Hải, gần Alexandria - vải sợi, hóa dầu Nó đang được quản lý bởi công ty có trụ sở tại Singapore. Họ muốn nổi lên như một cường quốc với ngành công nghiệp khác - không phải là dầu mỏ. Hãy nhìn vào nền nông nghiệp. Cả lâm nghiệp nữa. Chuyện gì đang diễn ra ? Tuần trước ở Tanzania, họ bắt đầu sử dụng Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Hữu Cơ Đông Phi. Một lần nữa, tụ họp nông dân và các bên có liên quan lại ở Đông Phi để đưa ra tiêu chuẩn cho sản phẩm hữu cơ. Giá tốt hơn. Nó giúp những hộ nông dân nhỏ với quy định không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học. Một lẫn nữa, cơ hội tấn công thị trường để đạt được giá cao hơn. Uganda: Công ty The New Forest trồng lại và phát triển lại rừng của họ. Tại sao việc này quan trọng? Vì nhu cầu dùng điện và để đáp ứng nhu cầu năng lượng, họ dựng cột điện để truyền điện. Nhưng đây mới là điều tuyệt vời. Họ đang chuẩn bị giao dịch Tín Dụng Carbon. Hãy quay lại Nigeria. Ngành ngân hàng đang trải qua sự chuyển biến mạnh mẽ, từ hơn 80 ngân hàng, chỉ còn 25 ngân hàng. Nhưng chuyện gì đang xảy ra? Chỉ 10% dân giao dịch với ngân hàng . Quốc gia có dân số đông nhất châu Phi là Nigeria. hơn 135 triệu người . Hãy nghĩ xem. Chỉ có 700 ATM trên cả nước. Cơ hội là đây! Tương tự với hệ thống viễn thông cả nước. Bây giờ hãy nhìn chung cả châu lục Khi nguời ta nhìn vào đường sá, họ sẽ nói" "Angola: 90% đường sá không được rải nhựa. Ah, có vấn đề!" Phí Vận chuyển đắt đỏ hơn. Giá hàng hóa tăng, lạm phát bị ảnh hưởng. Nigieria: 70% đường không rải nhựa. Zambia: 80% Nói chung, hơn 50% đường không được rải nhựa. Cơ hội là đây! Nhu cầu năng lượng - một cơ hội nữa. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang thay đổi? Hãy nhìn vào thị trường chứng khoán ở châu Phi. Nếu tôi phải hỏi bạn "Năm 2005, thị trường chứng khoán nào giao dịch thành công nhất thế giới?" Bạn có nghĩ đến Ai Cập không? Năm 2005, giao dịch chứng khoán của Ai Cập có mức lợi tức là 145%. Các nước khác thì sao? Hãy nhìn vào những con số của năm 2006. Kenya: hơn 60%, Nigieria: hơn 40%. Nam Phi: 20%. Đó là những con số cao rồi đó! Đó là xu hướng đang diễn ra. Nhưng đối với một quyết định đầu tư nào, câu hỏi chính vẫn là, "Tôi có thể đầu tư vào cái gì khác nữa?" Bởi vì ở châu Phi ngày nay, chúng ta cạnh tranh về vốn với toàn thế giới. Và vốn toàn cầu thì vô định - nó không dành riêng cho ai. Nguồn vốn của Mỹ đang dư, và điều then chốt là lợi nhuận, Châu Phi là một sân chơi đa dạng, Cũng là cơ hội cho dành cho những nhà đầu tư thông minh kiếm lợi nhuận từ việc trao đổi. Giờ khi so châu Phi so với những thứ khác và các quốc gia châu Phi so với những thứ khác, sự so sánh trở nên quan trọng. Cách đây 10 năm, chỉ có vài nước được xếp hạng tín dụng bởi Standard and Poors, Moody's and Fitch's. Hiện nay, 16 quốc gia châu Phi nhận được chỉ số tín nhiệm quốc gia. Điều đó có nghĩa là gì? Lại lấy Nigeria làm ví dụ: hạng BB- cùng hạng với Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay lập tức chúng ta có sự so sánh. Mấu chốt của việc đưa ra quyết định đầu tư cho cổ đông toàn cầu. Một số con số khác. Nam Phi: BBB+, Botswana: A+ Bakino Faso: B-,... Thực tế, một trong những công ty lớn đang lập văn phòng ở châu Phi Tại sao họ làm vậy? Bởi vì họ kỳ vọng người khác cũng sẽ đầu tư vào đây. Vậy một trong số những tín hiệu lớn, và một trong những ý cuối tôi muốn đề cập, tôi đọc thấy CNBC đã khai trương kênh Châu Phi đầu tiên. Tại sao CNBC làm vậy? Đó là một kênh tin tức châu Phi phát 24 giờ. Họ làm vậy vì họ đang hi vọng nhiều điều xảy ra. tôi và các bạn, nguồn vốn mà chúng ta đầu tư, nguồn vốn mà cả thế giới đầu tư, đó là những thứ trong bản tin châu Phi 24h. Vậy đó là sự thay đổi sắp xảy ra ở tương lai. Tóm lại, tôi muốn quay lại cái slide đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tôi những năm qua. Lúc này (tôi sẽ) cho bạn thấy toàn bộ bức tranh mà tôi đã thấy năm 2002, và hỏi bạn rằng khi bạn nghĩ về vai trò của mình ở châu Phi, hãy nghĩ về hành trình của bạn trong việc đem lại ánh sáng cho châu lục này. Bởi vì còn nhiều cơ hội tuyệt vời đang chờ đợi Và suy nghĩ về sự thay đổi trong đầu bạn bởi vì nhiều điều có thể xoay chuyển nhanh chóng. Năm 1899, Joseph Conrad phát hành cuốn " Trái Tim của sự Tăm Tối" một câu chuyện về sự ghê rợn tàn nhẫn dọc con sông Congo. Nếu ai nhìn kỹ, dòng sông Công là một trong những nơi đang phát sáng, Và dòng sông Congo phát ra ánh sáng - sự tăm tối của một trái tim cũ kỹ nay phát ra ánh sáng với nguồn năng lượng thủy điện. Đó là sự biến đổi của năng lượng ý tưởng. Vậy bước tiếp theo, trong 4 ngày tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng. Và có thể, nếu bạn luôn giữ bức tranh này trong đầu thì khi chúng ta ngồi lại có lẽ ở một tương lai xa, năm 2020, bức tranh này sẽ rất khác. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi ở độ sâu gần 50m dưới 1 hầm mỏ bất hợp pháp tại Ghana. Không khí đặc quánh bụi và hơi nóng, và rất khó thở. Tôi có thể cảm nhận sự va chạm từ những thân thể bóng nhẫy mồ hôi lướt qua trong bóng tối, nhưng chẳng thể thấy gì hơn. Tôi nghe tiếng nói, nhưng gần như cả hầm là sự pha trộn của tiếng ho và tiếng đá bị đập vỡ bằng những công cụ thô sơ. Như mọi người, tôi đeo 1 chiếc đèn pin lập loè rẻ tiền trên đầu, nó được gắn vào chiếc vòng cao su cũ kỹ, tôi hầu như không thể nhìn ra những thân cây bóng nhẫy đang chống đỡ những bức tường của cái hố rộng 0.28 m2 sâu hàng trăm feet xuống lòng đất. Khi trượt tay, tôi bất thần nhớ lại người thợ mỏ mới gặp vài ngày trước đã bị trượt tay ngã rơi mất hút xuống cái hầm đó. Khi tôi nói chuyện với bạn hôm nay, những người này vẫn đang ở sâu trong cái hố đó, liều mạng sống mà không có lương hay thù lao, và thường là sẽ chết. Tôi được leo ra khỏi cái hố đó, và được về nhà, nhưng họ có lẽ sẽ chẳng bao giờ được về nhà, vì đã mắc vào bẫy nô lệ. Trong 28 năm qua, tôi thu thập tài liệu về văn hóa địa phương ở hơn 70 quốc gia trên 6 lục địa, và năm 2009 tôi đã có vinh dự trở thành người triển lãm duy nhất tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Vancouver. Trong số những người tài năng đáng kinh ngạc tôi gặp ở đó, Tôi gặp 1 người ủng hộ cho chiến dịch Giải phóng Nô lệ, một thành viên của NGO tận tâm tiêu diệt tận gốc nạn nô lệ hiện đại. Chúng tôi bắt đầu nói về nô lệ, và thực sự, tôi bắt đầu tìm hiểu về nô lệ vì tôi đã biết chắc rằng nó tồn tại trên thế giới, nhưng không đến mức đó. Sau cuộc nói chuyện, tôi thấy thật kinh khủng và thực sự xấu hổ vì thiếu hiểu biết về sự tàn ác này trong đời mình, và tôi nghĩ, nếu cả tôi cũng không biết, thì bao nhiêu người sẽ không biết? Nó bắt đầu đục khoét tâm can, nên vài tuần sau, Tôi bay tới Los Angles để gặp giám đốc chương trình Giải phóng Nô lệ và đề nghị giúp họ. Và từ đó bắt đầu cuộc hành trình tiến vào thế giới nô lệ hiện đại Kì lạ là trước đây tôi đã đến phần lớn những nơi này. Một số nơi tôi coi như nhà mình. Nhưng lần này, tôi muốn thấy sự thật đang được che đậy Một sự ước lượng dè dặt cho chúng tôi biết có hơn 27 triệu người bị biến thành nô lệ trên thế giới ngày nay. Gấp đôi số người bị đưa khỏi Châu Phi trong suốt thời kì mua bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. 150 năm trước, 1 nông nô có giá gấp 3 lần thu nhập cả năm của 1 công nhân Mỹ. Tương đương với 50.000 đô-la Mỹ ngày nay. Nhưng ngày nay, nhiều thế hệ gia đình bị bắt làm nô lệ qua nhiều thế hệ chỉ với món nợ 18 đô-la. Thật kinh ngạc, chế độ nô lệ tạo ra lợi nhuận hơn 13 tỉ đô-la mỗi năm trên toàn thế giới. Rất nhiều người bị lừa bởi những lời hứa điêu ngoa về giáo dục tốt, công việc tốt hơn, chỉ để thấy mình bị bắt làm việc không công dưới ách bạo lực, và không thoát ra được. Nô lệ ngày nay phục vụ cho thương mại, hàng hóa mà người nô lệ tạo ra có giá trị, nhưng người tạo ra chúng bị coi như phế thải. Nạn nô lệ hiện hữu gần như mọi nơi trên thế giới, dù nó là bất hợp pháp ở mọi nơi. Ở Ấn Độ và Nepal, tôi được đưa tới 1 lò gạch. Khung cảnh lạ lẫm đẹp mắt này giống như đi vào thế giới Ai Cập cổ hoặc Hầm ngục của Dante. Bị bao bọc trong nhiệt độ hơn 54 độ C, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, toàn bộ các gia đình, bị trùm trong màn bụi mịt mù, làm như máy, xếp gạch lên đầu, tới 18 viên mỗi lần, và mang chúng từ những lò nung bỏng rát tới những chiếc xe tải ở cách đó hàng trăm mét. Đờ đẫn bởi sự đơn điệu và kiệt sức, họ câm lặng làm việc, lặp đi lặp lại tới 16 hay 17 giờ mỗi ngày. Không có đồ ăn, giờ nghỉ để ăn uống, do bị mất nước nghiêm trọng nên việc đi tiểu trở nên tầm thường Nóng và bụi lan toả khắp nơi đến nỗi camera của tôi bị nóng đến mức không thể chạm vào nút ngừng quay. Cứ 20 phút, tôi phải chạy trở lại xe dã chiến để lau thiết bị và để chúng hoạt động dưới điều hòa nhiệt độ phục hồi chúng, và khi ngồi đó, Tôi nghĩ, cái camera của mình còn được đối xử tốt hơn nhiều những người kia. Quay lại lò gạch, tôi chỉ muốn khóc, nhưng người bản theo chủ nghĩa bãi nô bên cạnh nhanh chóng nắm lấy tôi và nói, “Lisa, đừng làm thế. Đừng làm thế ở đây.” Ông giải thích rất rõ rằng thể hiện cảm xúc là rất nguy hiểm ở nơi như thế này, không phải với tôi, mà với họ. Tôi đã không thể trực tiếp giúp gì cho họ. Tôi chẳng cho họ tiền được, không gì cả. Tôi không phải công dân nước đó. Tôi có thể đưa họ vào tình cảnh tệ hơn hiện tại của họ. Tôi phải dựa vào tổ chức Giải phóng Nô lệ để hoạt động trong hệ thống để giải phóng họ, và tôi tin họ có thể. Với tôi, phải đợi về đến tận nhà để thật sự cảm nhận nỗi đau. Ở dãy Himalayas, tôi thấy trẻ em vác đá qua nhiều dặm địa hình núi xuống xe tải đang chờ ở con đường phía dưới. Những tấm đá phiến to còn nặng hơn những đứa trẻ mang chúng, đám trẻ nhấc bổng chúng lên bằng đầu sử dụng bộ khung từ que gỗ, dây thừng và vải rách. Chứng kiến những chuyện quá sức như thế thật nặng nề. Làm sao chúng ta có thể tạo ra điều quỷ quyệt này, lại còn xảy tràn làn như thế? Một số người thậm chí không biết mình bị biến thành nô lệ, họ làm việc không công 16, 17 giờ mỗi ngày, vì suốt đời họ chỉ biết thế. Họ không có gì để so sánh. Khi người dân làng này đòi tự do, những chủ nô đốt sạch nhà của họ. Những người này không có gì, họ chết điếng, họ muốn đầu hàng, nhưng người phụ nữ ở giữa trấn tĩnh và kêu gọi mọi người kiên trì, và những người theo chủ nghĩa bãi nô tại hiện trường giúp họ lấy được hợp đồng cho thuê mỏ đá của chính mình, để giờ đây họ vẫn làm công việc gãy lưng ấy, nhưng làm cho chính họ, và được trả công, và họ làm trong tự do. Ta thường nghĩ về buôn bán nô lệ tình dục khi nghe thấy từ “nô lệ”, và do sự nhận thức chung này, tôi được cảnh báo sẽ rất khó để làm việc an toàn trong ngành công nghiệp đặc thù này. Ở Kathmandu, tôi được hộ tống bởi những người phụ nữ đã từng là nô lệ tình dục. Họ dẫn tôi xuống những bậc cầu thang hẹp xuống tầng hầm bẩn thỉu, trong ánh sáng lờ mờ. Nơi đây thực chất không phải nhà thổ. Nó giống 1 nhà hàng hơn. Những nhà hàng phân buồng, như được biết đến trong ngành, là những địa điểm của nạn mại dâm cưỡng ép . Mỗi nơi có phòng riêng nhỏ, nơi các nô lệ, phụ nữ, cùng trẻ em trai và gái, một số mới 7 tuổi, bị buộc giải khuây cho khách hàng, dụ họ mua thêm rượu và đồ ăn. phòng ngủ nào cũng bẩn thỉu và tối om, được nhận ra bởi con số sơn trên tường phân cách bởi miếng ván ép và rèm che. Người làm ở đây thường phải chịu lạm dụng tình dục thê thảm dưới bàn tay khách hàng. Đứng trong góc tối gần đó, tôi nhớ cảm giác nỗi sợ bùng lên, và giây phút đó, tôi mới hiểu được bị giam trong địa ngục đó là như thế nào. Chỉ có 1 lối ra: cầu thang mà từ đó tôi đi vào. Không có cửa hậu. Chẳng có cửa sổ đủ lớn mà chui lọt. Những người này không có lối thoát nào, khi ta đề cập về chủ đề khó khăn như thế, cần nhớ rằng nô lệ, bao gồm nô lệ của nạn mua bán tình dục, cũng xảy ra tại nơi chúng ta đang sống. Hàng chục ngàn người bị bắt làm nô lệ trong nông nghiệp, trong nhà hàng, đầy tớ khổ sai trong nhà, và danh sách còn dài. Gần đây, tờ New York Times báo cáo rằng từ 100.000 đến 300.000 trẻ em Mỹ bị bán làm nô lệ tình dục mỗi năm. Nó ở quanh ta. Ta chỉ không thấy thôi. Công nghiệp dệt may cũng thường được nghĩ đến khi nghe nói về nhân công nô lệ. Tôi đã đến nhiều làng ở Ấn Độ, nơi nhiều gia đình bị làm nô lệ trong buôn bán lụa. Đây là chân dung gia đình. Đôi tay nhuộm đen là người cha, những bàn tay xanh và đỏ là con trai ông ấy. Họ trộn thuốc nhuộm trong những thùng lớn, và nhúng lụa vào dung dịch đó ngập đến khuỷ tay, dù thuốc nhuộm rất độc. Người phiên dịch của tôi kể chuyện của họ. Họ nói, “Chúng tôi không có tự do, nhưng vẫn hi vọng ngày nào đó có thể rời khỏi căn nhà này và đi nơi khác nơi chúng tôi được trả công nhuộm vải.” Ước lượng rằng có hơn 4.000 trẻ em đang làm nô lệ ở hồ Volta, chiếc hồ nhân tạo lớn nhất thế giới. Lần đầu đến đó, tôi đi xem qua 1 lượt. Tôi thấy cảnh giống như 1 gia đình đang đánh cá trên thuyền, 2 anh trai, vài đứa nhỏ hơn, có vẻ hợp lí nhỉ? Sai. Họ đều bị nô lệ. Trẻ em bị đưa khỏi gia đình, buôn bán và mất tích, và bị bắt làm việc không ngừng nghỉ trên những con thuyền này ở hồ này, dù chúng không biết bơi. Đứa trẻ này 8 tuổi. Em run rẩy khi thuyền của chúng tôi đến gần, cứ sợ thuyền đè qua cái canoe bé xíu của em. Cậu bé khiếp đảm vì sợ rơi xuống nước. Những cành cây gãy tụ vào hồ Volta thường vướng vào lưới đánh cá, và những đứa trẻ vừa mệt lử vừa sợ hãi bị đẩy xuống nước để gỡ lưỡi câu. Nhiều em chết đuối. Những gì cậu bé nhớ được, là em bị bắt làm việc ở hồ. Quá sợ người chủ, em không dám chạy trốn, và vì bị đối xử tàn tệ từ nhỏ, em tiếp diễn điều đó xuống những nô lệ nhỏ hơn mà em quản lý. Tôi gặp những bé trai này lúc 5 giờ sáng, khi chúng đang kéo những mẻ lưới cuối cùng, nhưng chúng đã làm việc từ 1 giờ sáng trong đêm tối lạnh lẽo gió sương. Cần lưu ý rằng những chiếc lưới này nặng gần 500kgs khi chúng đầy cá. Tôi muốn giới thiệu Kofi với bạn. Kofi được cứu từ 1 làng chài. Tôi gặp cậu bé ở khu cứu trợ mà tổ chức Giải phóng Nô lệ phục hồi các nạn nhân bị nô lệ. Nơi đây em đang tắm ở giếng, dội những gáo nước to lên đầu, và tin tuyệt vời là, khi bạn và tôi ngồi nói chuyện hôm nay, Kofi đã được đoàn tụ với gia đình, và hay hơn nữa, gia đình em được phát công cụ để kiếm sống và giữ đám trẻ an toàn. Kofi là hiện thân của khả năng Em sẽ trở thành người thế nào nếu có ai đó đứng lên và thay đổi cuộc đời em? Lái xe trên đường ở Ghana, cũng những đồng nghiệp trong tổ chức Giải phóng Nô lệ, 1 anh bạn thuộc những người theo chủ nghĩa bãi nô đi xe gắn máy bất ngờ tăng tốc lên ngang xe chúng tôi và gõ vào cửa kính. Anh ta bảo chúng tôi đi theo trên con đường lầy lội vào rừng, Ở cuối đường, anh ta giục chúng tôi rời xe, và bảo lái xe đi ngay. Rồi chỉ vào dấu chân mờ mờ này và nói, “Đây là lối đi, đây là lối đi. Đi đi.” Đi theo lối đó, chúng tôi vạch những dây leo chắn lối, và sau khoảng 1 giờ đi bộ trong rừng, dấu vết đã chìm trong nước sau những trận mưa, nên tôi đội dụng cụ chụp hình lên đầu khi chúng tôi đi xuống dòng nước sâu đến ngực. Sau 2 giờ cuốc bộ nữa, dấu vết quanh co bất ngờ kết thúc tại khu đất trống, và trước mắt chúng tôi là một vùng la liệt những cái hố rộng bằng cả sân bóng đá, chúng chứa đầy những nhân công nô lệ. Nhiều phụ nữ địu con trên lưng trong khi đãi vàng, và lội qua dòng nước nhiễm độc thủy ngân. Thủy ngân được dùng trong quá trình chiết xuất. Những người thợ mỏ này bị bắt làm nô lệ trong hầm mỏ ở 1 khu vực khác của Ghana. Khi ra khỏi hầm, người họ ướt sũng bởi mồ hôi của chính mình. Tôi vẫn nhớ khi nhìn vào đôi mắt đỏ quạch, mệt mỏi của họ vì nhiều người đã ở dưới lòng đất tới 72 giờ. Những cái hầm sâu tới cả trăm mét, họ vác lên những chiếc túi đá nặng trĩu để chuyển chúng tới khu vực khác, nơi đá được nghiền ra để đãi lấy vàng. Nhìn qua, công trường đập đá có vẻ đầy những người khỏe mạnh, nhưng khi nhìn lại gần, có những nhiều kém may mắn hơn làm việc trong tình trạng khắc nghiệt, có cả trẻ em. Họ đều là nạn nhân của tổn thương, bệnh tật và bạo lực. Thực tế, nhiều khả năng người cơ bắp này cuối cùng sẽ giống người này, bị bệnh lao hành hạ và nhiễm độc thủy ngân trong vài năm nữa. Đây là Manuru. Khi cha mất, anh ta được người chú đưa đến khu mỏ làm việc cùng. Khi người chú mất, Manuru kế thừa món nợ của chú, và bị buộc làm nô lệ trong khu mỏ này lâu hơn nữa. Khi tôi gặp, anh ta đã làm việc 14 năm ở khu mỏ, và vết thương ở chân mà bạn thấy đây là từ 1 tai nạn ở mỏ, một chân bị thương nặng đến nỗi bác sĩ nói phải cưa đi. Trên hết, Manuru bị bệnh lao, nhưng vẫn bị bắt làm việc ngày qua ngày tại hầm mỏ đó. Dù vậy, anh ta vẫn mơ ước được tự do được đi học với sự giúp đỡ của những nhà hoạt động địa phương như tổ chức Giải phóng Nô lệ, và quyết tâm như thế này, hiện lên trên khuôn mặt của những người lạ thường, khiến tôi ngập tràn sự nể phục. Tôi muốn đưa nô lệ ra ánh sáng. Khi làm việc trong lãnh vực này, tôi mang theo rất nhiều nến, với sự giúp đỡ của người phiên dịch, tôi truyền đạt với những người mà mình chụp hình rằng tôi muốn soi sáng câu chuyện và hoàn cảnh của họ, rồi khi họ và tôi được an toàn tôi chụp những tấm hình này. Họ biết hình của họ sẽ được xem bởi những người ở ngoài kia, như bạn Tôi muốn họ biết rằng chúng ta sẽ làm chứng cho họ, và ta sẽ làm bất cứ gì có thể để giúp họ thay đổi cuộc đời. Tôi thực sự tin, nếu ta coi người khác như những người đồng loại, thì sẽ rất khó để khoan hồng những tội ác như nạn nô lệ. Những tấm hình không phải là về bản thân vấnđề. Chúng là về con người, người thật, như bạn và tôi, tất cả đều xứng đáng hưởng quyền bằng nhau, danh dự và tôn trọng như nhau trong đời. Không có ngày nào mà tôi không nghĩ về những người tuyệt vời bị vùi dập này. Tôi có vinh dự to lớn được gặp gỡ họ. Tôi hi vọng những tấm hình sẽ đánh thức một nguồn sức mạnh trong người xem, những người như bạn, và hi vọng sức mạnh đó sẽ châm ngọn lửa, ngọn lửa đó sẽ chiếu rọi vào nạn nô lệ, vì không có ánh sáng đó, con quái vật của ngục tù sẽ có thể tiếp tục sống trong bóng tối. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong nửa thế kỷ nỗ lực gìn giữ hòa bình, tôi luôn đau đáu một câu hỏi: Làm cách nào để giải quyết bạo lực mà không cần dùng tới bạo lực? Khi chúng ta đối mặt với sự tàn bạo, hay khi một đứa trẻ bị bắt nạt tại sân chơi hay chứng kiến bạo lực gia đình -- hay, bắt gặp xe tăng và súng ống, như những gì đang xảy ra trên đường phố Syria gần đây, thì giải pháp hiệu quả nhất là gì? Chống trả ? Đầu hàng ? Hay sử dụng bạo lực gay gắt hơn ? Câu hỏi: "Làm thế nào để chống lại một kẻ ức hiếp mà không trở thành kẻ bạo hành ?" đã ám ảnh tôi từ khi còn nhỏ. Tôi nhớ khi 13 tuổi, tôi đã dán mắt vào chiếc TV đen trắng trong phòng khách xem xe tăng của quân Liên Xô tiến vào Budapest, và những đứa trẻ cũng trạc tuổi tôi đang xông thẳng vào xe tăng và bị xe chèn qua. Tôi đã chạy lên lầu, xếp quần áo vào vali. Mẹ tôi lại gần và hỏi: "Con đang làm cái quái gì thế?" Và tôi nói: "Con sẽ đi Budapest." Mẹ lại hỏi: "Để làm gì mới được chứ?" Tôi trả lời: "Trẻ em ở đó đang bị giết hại. Ắt hẳn có chuyện gì tệ hại đang xảy ra." Và mẹ nói: "Đồ ngốc." Tôi bật khóc. Mẹ hiểu ra và nói rằng: "Được rồi, xem ra chuyện có vẻ nghiêm trong. Nhưng con còn quá bé, chưa thể giúp họ được. Con cần được dạy dỗ bài bản trước đã. Mẹ sẽ giúp con. Nhưng cứ dỡ đồ ra đã." Và tôi bắt đầu học rồi đến làm việc ở Châu Phi trong suốt những năm của độ tuổi 20. Nhưng tôi nhận ra rằng những gì tôi thực sự muốn biết lại không thể học được qua trường lớp. Tôi chỉ muốn hiểu bạo lực, và sự bóc lột, diễn ra như thế nào. Và tôi phát hiện ra rằng: Bọn áp bức sử dụng bạo lực theo ba cách: Dùng bạo lực chính trị để uy hiếp, dùng vũ lực để chiếm đóng lãnh thổ, và dùng bạo lực tinh thần để làm nhụt chí. Và trong rất ít trường hợp bạo lực có thể trị được bạo lực. Nelson Mandela vào tù vì tin vào sức mạnh của bạo lực, 27 năm sau, ông và cộng sự của mình, đã dần dần mài giũa được kỹ năng cần có, đáng kinh ngạc, để biến một trong những chính phủ tàn ác nhất trên thế giới thành chính quyền dân chủ. Và họ đã làm điều đó mà hoàn toàn không dùng tới bạo lực. Họ nhận ra rằng dùng bạo lực chống lại bạo lực không hề hiệu quả. Thế điều gì mới có hiệu quả? Qua nhiều năm, tôi đã thu thập được 6 cách hiệu quả -- tất nhiên còn rất nhiều cách khác -- cũng đem lại hiệu quả cao. Cách đầu tiên là thay đổi phải bắt đầu từ phải bắt đầu từ đây, từ bên trong. Đó là phản ứng, thái độ trước sự đàn áp tôi đã kiềm chế được, và tôi có thể thay đổi nó. Tôi cần rèn giũa nhận thức của mình. Điều đó có nghĩa là tôi cần biết cách mình suy nghĩ, khi nào mình gục ngã, khi nào tôi sợ, điểm yếu của mình ở đâu. Khi nào mình đầu hàng? Mình chiến đấu vì điều gì? Tự xem xét lại bản thân là một trong nhiều cách đó không phải là cách duy nhất mà là một trong số nhiều cách để có được sức mạnh nội tâm này. Và người anh hùng của tôi -- hay của Satish -- là Aung San Suu Kyi ở Burma. Bà ấy đã dẫn đầu một nhóm học sinh biểu tình trên đường phố ở Rangoon. Họ đứng ở góc phố, đối mặt với một hàng súng máy. Và Aung San Suu Kyi đã nhanh chóng nhận ra rằng ngón tay đặt trên cò súng của những người lính đang run rẩy họ đang sợ hãi hơn cả những sinh viên biểu tình sau lưng bà. Nhưng bà đã bảo đám sinh viên ngồi xuống. Và với vẻ bình tĩnh và dứt khoát, bà tiến về phía trước hoàn toàn không sợ hãi bà tiến thẳng tới trước khẩu súng đầu tiên, đặt tay lên khẩu súng và hạ thấp nó xuống. Và đã không có đổ máu. Đó là những gì mà một người làm chủ nỗi sợ có thể làm được không chỉ là việc đối mặt với ống súng, mà còn có thể là một cuộc chiến dao găm trên đường phố. Chúng ta phải rèn luyện kỹ năng này. Vậy còn nỗi sợ hãi của chúng ta thì sao? Tôi có một cách hay dùng. Nỗi sợ của tôi lớn dần nhờ năng lượng mà tôi dành cho nó. Và nếu nó trở nên quá lớn thì tôi sẽ dùng tới nó. Chắc tất cả mọi người đều biết hội chứng 3 giờ sáng nghĩa là khi ta có chuyện lo lắng, nó sẽ khiến bạn tỉnh giấc tôi đã thấy nhiều người mắc hội chứng này trong vòng một tiếng quay ngang quay ngửa hội chứng sẽ trở nên tệ hơn và tới lúc 4 giờ bạn sẽ vùi mình vào gối như thế này. Điều duy nhất có thể làm là thức dậy, uống một tách trà và ngồi xuống cùng với nỗi sợ mà bạn coi là một đứa trẻ con. Bạn là người lớn. Và nỗi sợ chỉ là một đứa bé. Bạn sẽ nói chuyện với nó và hỏi rằng nó muốn gì, hay cần gì. Làm thế nào để nó thấy thoải mái hơn? Để đứa bé trở nên mạnh mẽ hơn? Rồi bạn hãy lên kế hoạch. Hãy nói rằng, "Được rồi, giờ chúng ta sẽ đi ngủ tiếp. Và chúng ta sẽ thức dậy lúc 7h30." Tôi đã trải nghiệm hội chứng này hôm Chủ nhật khi thấy sợ hãi việc tới nói chuyện với mọi người hôm nay. (tiếng cười) Và tôi đã làm điều đó. Tôi tỉnh dậy, uống một tách trà, ngồi nói chuyện với nỗi sợ hãi và giờ thì tôi đang ở đây, tuy có phần sợ hãi, nhưng vẫn đứng đây. (tiếng vỗ tay) Đó là sự sợ hãi. Còn sự tức giận thì sao? Nơi nào không có sự công bằng ắt sẽ có sự tức giận. Nhưng sự tức giận giống như xăng dầu vậy, nếu bạn xịt nó quanh mình và ai đó đánh một que diêm, thì cả người bạn sẽ bị bốc cháy. Nhưng sự tức giận cũng là một loại động cơ - một động cơ rất khỏe Nếu ta có thể biến thứ xăng đó thành động cơ nó có thể giúp ta tiến xa về phía trước, nó có thể giúp ta vượt qua những khoảnh khắc khủng khiếp và trao cho ta nguồn sức mạnh nội tại. Đó là điều tôi đã học được từ một công trình của mình, hợp tác với các nhà lập sách năng lượng nguyên tử. Bởi ban đầu tôi đã quá bất bình với những mối nguy hiểm mà họ khiến chúng tôi gặp phải, bất bình tới nỗi tôi chỉ muốn tranh cãi, đổ lỗi, và chứng minh rằng họ đã sai. Nhưng cách đó hoàn toàn công cốc. Để phát triển một cuộc đối thoại đòi hỏi sự thay đổi đạt được hiệu quả chúng ta cần kiểm soát sự tức giận của bản thân. Hoàn toàn bình thường khi tức giận với những thứ như vũ khí nguyên tử trong trường hợp của tôi, nhưng tức giận với người khác là vô nghĩa. Họ cũng chỉ là con người như chúng ta. Và làm những gì mà họ cho là tốt nhất. Đó là nền tảng để ta trò chuyện với họ. Sự tức giận chính là cách thứ ba. Nó trao cho tôi chìa khóa về vấn đề gì đang xảy ra, hay giúp tôi nhận thức được chuyện đang xảy ra trên thế giới ngày hôm nay, đó là điều cần thiết ở thế kỷ này. Con người từng phải làm theo những gì mà chính phủ ra lệnh. Còn ở thế kỷ này, mọi việc đã khác. Người dân có sức mạnh gây ảnh hưởng với chính phủ. Giống như việc nấm mọc lên từ bê tông. Giống như Bundy đã nói, người dân giờ đây từ ngàn dặm cách xa nhau đã hội tụ lại và tạo nên những thay đổi. Tổ chức Peace Direct đã sớm chỉ ra rằng những người sống ở vùng hay có xung đột thường biết họ phải làm gì. Họ biết những điều gì là tốt nhất. Vì thế Peace Direct chỉ đứng phía sau để giúp đỡ họ. Và những gì mà họ đang làm là giúp binh lính giải ngũ, tái xây dựng các nền kinh tế, và giúp những người di tản tái định cư, hay thậm chí giải phóng những binh lính vẫn còn là trẻ con. Họ phải cược cả mạng sống của mình mỗi ngày để làm vậy. Và họ nhận ra rằng sử dụng bạo lực trong những trường hợp trên không chỉ là phi nhân đạo, mà còn không hiệu quả bằng những phương pháp kết nối con người lại với nhau. Và tôi nghĩ rằng quân đội Hoa Kỳ cuối cùng cũng bắt đầu hiểu được điều này. Cho tới ngày nay, chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ đã dùng mọi cách để giết chết những kẻ gây rối, và nếu người dân nhìn nhận chính sách đó theo hướng này, thì việc này sẽ được coi là "sự thiệt hại bên lề". Và sự thiệt hại này khiến người dân Afghanistan cảm thấy nhục nhã và tức giận, giúp tổ chức khủng bố Al-Qaeda gia tăng lực lượng, ví dụ như khi người dân cảm thấy ghê tởm với tục thiêu chết của đạo Hồi. Thế nên phải thay đổi việc huấn luyện quân đội. Thiết nghĩ đã có những dấu hiệu cho thấy sự việc đang bắt đầu thay đổi. Về mặt này, quân đội Anh luôn làm tốt hơn cả. Nhưng có một ví dụ điển hình khiến họ làm vậy, đó là một đại tá xuất sắc người Mỹ có tên là Chris Hughes. Ông ấy đã dẫn đội quân của mình xuống những con phố ở Najaf, tại Irắc. Và đột nhiên người dân từ trong các ngôi nhà đổ ra hai bên đường. Họ la hét với vẻ tức giận tột độ, bao vây những người lính trẻ, những con người đang vô cùng hoảng sợ. không biết chuyện gì đang diễn ra, bởi họ không biết nói tiếng Ả rập. Và Chris Hughels đã bước vào giữa đám đông với vũ khí giơ cao trên đầu, mũi súng hướng xuống đất, và ông nói, "Tất cả quỳ xuống." Cả đội quân hùng hậu đeo ba lô và vũ khí đầy mình lần lượt quỳ gối xuống mặt đất. Một sự tĩnh lặng hoàn toàn. Hai phút sau, người dân bỏ đi và trở về nhà. Với tôi, đó là một hành động khôn ngoan. Cái cách mà ông ấy làm tại thời khắc đó. Và nó đang diễn ra ở mọi nơi. Các bạn không tin lời tôi nói ư ? Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi mình tại sao và làm như thế nào các chế độ độc tài lại sụp đổ trong hơn 30 năm qua chưa ? Tại Czechoslovakia, Đông Đức, Estonia, Latvia, Lithuania, Mali, Madagascar, Phần Lan, Philipin, Serbia, Slovenia, nhiều nơi khác nữa, và hiện tại là Tunisia và Ai Cập. Sự việc không xảy ra ngẫu nhiên. Tại rất nhiều nơi đều bắt đầu từ một cuốn sách được viết bởi một người đàn ông 80 tuổi sống tại Boston có tên là Gene Sharp. Cuốn sách có tên là "Từ độc tài tới nền dân chủ" với 82 phương pháp phản kháng phi bạo lực. Cuốn sách đã được dịch ra 26 thứ tiếng trên toàn thế giới. Và nhiều người trẻ cũng như già ở khắp mọi nơi đều đang đọc nó, bởi vì những phương pháp được đưa ra đều rất hiệu quả. Chính điều này đã khiến tôi hy vọng không chỉ là hy vọng, mà còn cảm thấy lạc quan hơn. Bởi vì cuối cùng, nhân loại cũng đang dần hiểu ra điều đó. Và chúng ta đang tiến tới sử dụng những phương pháp hòa bình hiệu quả để trả lời cho câu hỏi : Làm thế nào để giải quyết bạo lực mà không trở thành kẻ bạo lực? Đó chính là sử dụng các kỹ năng mà tôi đã nhắc tới: sức mạnh nội tại sự phát triển của sức mạnh đó qua việc nhận thức được bản thân, nhìn nhận và chấp nhận nỗi sợ hãi của bản thân, sử dụng sự tức giận làm nhiên liệu, kết nối với mọi người, tập hợp mọi người lại với nhau, sự dũng cảm, và trên hết, sự cam kết với phi bạo lực. Lúc này đây, tôi không chỉ tin vào phi bạo lực. Tôi không phải tin vào nó. Mà còn thấy những bằng chứng chứng minh nó hiệu quả ở khắp mọi nơi. Tôi thấy chúng ta, những người bình thường, đều có thể làm những gì mà Aung San Suu Kyi, Ghandi, và Mandela đã làm. Chúng ta có thể chấm dứt thế kỉ đẫm máu nhất mà nhân loại từng biết tới. Và chúng ta có thể vượt qua sự đàn áp bằng việc mở rộng trái tim mình cũng như lan truyền cách giải quyết đáng kinh ngạc này. Mở rộng trái tim chính là những gì mà tôi đã trải nghiệm trong cả tổ chức tại đây từ lúc có mặt tại đây từ hôm qua. Cám ơn vì đã lắng nghe. (tiếng vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Tôi là Hannah Fry, cô nàng nổi loạn. Hôm nay, tôi có một câu hỏi: Cuộc sống có phức tạp đến thế? Giờ tôi chỉ có chín phút để cố gắng đưa ra câu trả lời cho các bạn, nên tôi chia nó làm hai phần: một là: có; và sau đó, hai là: không. Hay chính xác hơn là: không nhỉ? (Tiếng cười) Đầu tiên, thử định nghĩa từ "phức tạp." Tôi có thể đưa ra định nghĩa đúng chuẩn từ điển, nhưng đơn giản nhất thì, "phức tạp" là điều gì đó mà Anh-xtanh và người cùng thời của ông không làm được. Hãy tưởng tượng xem -- nếu bút trình chiếu hoạt động... được rồi. Anh-xtanh đang chơi bi-a. Ông là kẻ khôn ngoan nên biết rằng khi ông đánh bi trắng, ông có thể viết phương trình và nói chính xác bi đỏ sẽ đập vào đâu, tốc độ và điểm dừng của nó. Nếu bạn phóng to mấy quả bi-a này thành kích cỡ của hệ mặt trời, Anh-xtanh vẫn có thể giúp bạn. Hẳn rồi, tính chất vật lý thay đổi, nhưng nếu bạn muốn biết về đường đi của Trái Đất quanh Mặt Trời, Anh-xtanh có thể viết phương trình để nói bạn biết vị trí hai vật thể tại mọi thời điểm. Với mức độ khó gia tăng đến khó tin, Anh-xtanh có thể đưa cả Mặt Trăng vào phép tính. Nhưng khi bạn thêm nhiều hành tinh, ví như Sao Hỏa hay Sao Mộc, vấn đề trở nên quá khó với Anh-xtanh nếu chỉ giải quyết bằng bút và giấy. Lạ lùng là, thay vì có một vài hành tinh bạn có hàng triệu hay thậm chí hàng tỉ vật thể, vấn đề thực ra lại trở nên đơn giản hơn nhiều, và Anh-xtanh có thể quay lại cuộc chơi. Hãy để tôi giải thích, bằng cách thu nhỏ vật thể về kích thước phân tử. Nếu bạn muốn theo dõi đường đi thất thường của một phân tử khí, chắc chắn bạn chẳng có hi vọng gì. Nhưng khi bạn có hàng triệu phân tử khí cùng nhau, chúng bắt đầu hoạt động theo cách có thể định lượng, dự đoán được và đúng cách. Và tạ ơn Chúa, không khí hoạt động đúng cách, vì nếu không, máy bay sẽ rơi khỏi bầu trời. Với một tỉ lệ còn lớn hơn, rộng khắp toàn thế giới, ý tưởng vẫn y như vậy với tất cả phân tử khí. Đúng là bạn không thể lấy một giọt mưa đơn lẻ và nói được nguồn gốc hay điểm dừng của nó. Nhưng bạn có thể nói khá chắc chắn ngày mai trời sẽ nhiều mây hay không. Vậy đó. Ở thời của Anh-xtanh, khoa học đã đạt được đến mức này. Chúng ta có thể giải quyết những vấn đề nhỏ với một vài vật thể với tương tác đơn giản, hay có thể giải quyết vấn đề lớn với hàng triệu vật thể và tương tác giản đơn. Nhưng những vấn đề ở giữa thì sao? Bảy năm trước khi Anh-xtanh mất, một nhà khoa học người Mỹ tên là Warren Weaver đã chỉ ra vấn đề này. Ông nói phương pháp khoa học đã đi từ điểm cực này đến điểm cực kia, bỏ lại một khoảng lớn không được đụng tới ở giữa. Khoảng giữa này là nơi sự phức tạp khoa học trú ngụ, và đó là ý của tôi khi nói về sự phức tạp. Không may, hầu như mọi vấn đề bạn có thể nghĩ tới về hành xử con người lại nằm ở khoảng giữa này. Anh-xtanh hoàn toàn không biết mô hình hóa sự vận động của đám đông. Có quá nhiều người để có thể nhìn nhận họ là riêng lẻ và quá ít để coi họ như một nhóm. Tương tự, mọi người dễ bị khó chịu với những việc như quyết định và không muốn va chạm với người khác, điều này khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn. Anh-xtanh cũng không thể nói bạn khi nào thị trường chứng khoán sụp đổ. Anh-xtanh không thể nói bạn cách cải thiện tình trạng thất nghiệp. Thậm chí ông không thể nói liệu chiếc iPhone tiếp theo sẽ thành công hay thất bại. Vậy tổng kết phần một là: chúng ta chết chắc rồi. Chẳng có công cụ nào để giải quyết và cuộc sống thì quá phức tạp. Nhưng có lẽ vẫn còn hi vọng, vì vài năm trở lại đây, chúng ta bắt đầu thấy sự bắt đầu của một vùng khoa học mới sử dụng toán học để mô hình hóa hệ thống xã hội. Và tôi không chỉ nói về thống kê và mô phỏng máy tính. Tôi đang nói tới việc viết ra các phương trình về xã hội giúp chúng ta hiểu chuyện gì đang xảy ra theo cách giống như những quả bi-a hay dự báo thời tiết. Và có sự biến chuyển như vậy vì mọi người bắt đầu nhận ra có thể sử dụng và khai thác nét tương đồng giữa hệ thống con người và thế giới vật chất quanh ta. Tôi sẽ nêu một ví dụ: vấn đề di cư vô cùng phức tạp trên toàn châu Âu. Thật sự thì khi bạn nhìn nhận tất cả mọi người với nhau như một tập thể, họ hành xử như thể đang tuân theo luật hấp dẫn. Nhưng thay vì các hành tinh bị hút vào nhau, con người bị hấp dẫn bởi những nơi có cơ hội việc làm tốt hơn, lương cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn. Theo cùng cách mà con người thường hướng về cơ hội gần với nơi mình đang sinh sống - từ London tới Kent, ví dụ vậy, trái với từ London tới Melbourne -- tác dụng của lực hấp dẫn lên những hành tinh ở xa thấp hơn nhiều. Để tôi lấy một ví dụ khác: năm 2008, một nhóm tại Đại học California, Los Angeles nhìn vào đặc điểm của tụ điểm trộm cắp trong thành phố. Có một ý tưởng trong các vụ trộm được gọi là "nạn nhân lặp lại". Nếu có một nhóm trộm cắp thực hiện phi vụ thành công ở một nơi, chúng sẽ có xu hướng quay lại đó trộm lần nữa. Chúng học được bố trí của các ngôi nhà, đường tẩu thoát và biện pháp an ninh địa phương ở khu vực đó. Và chuyện này sẽ tiếp diễn cho tới khi dân cư địa phương và cảnh sát tăng cường an ninh đến mức mà những kẻ trộm sẽ di chuyển đi chỗ khác. Đó là sự cân bằng giữa kẻ trộm và an ninh, thứ tạo ra những tụ điểm cực nóng trong thành phố. Nó diễn ra chính xác như quá trình một con báo sinh ra đốm, ngoại trừ ví dụ về con báo, không phải là kẻ trộm và an ninh, mà là quá trình hóa học tạo ra vết đốm và một thứ có tên "tạo hình sinh học." Chúng ta thật ra biết rất nhiều về tạo hình sinh học của đốm báo. Có lẽ ta có thể dùng nó để chỉ ra vài dấu hiệu cảnh báo trộm cắp và đồng thời tạo ra được chiến lược phòng chống tội phạm tốt hơn. Có một nhóm tại Đại học London đang làm việc với cảnh sát Tây Midlands về vấn đề này. Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ như vậy, nhưng tôi muốn lấy một ví dụ từ nghiên cứu của mình về bạo loạn ở London. Bạn có thể không cần tôi nói cho biết về các sự kiện mùa hè năm trước, khi London và Anh chứng kiến giai đoạn chống đỡ tồi tệ nhất với cướp bóc bạo lực và đốt phá trong hơn 20 năm. Có thể hiểu được rằng như một xã hội, chúng ta muốn cố gắng đoán biết chính xác nguyên nhân gây bạo loạn, nhưng có lẽ cần trang bị cho cảnh sát chiến lược tốt hơn để có được giải pháp nhanh chóng trong tương lai. Tôi không muốn làm những nhà xã hội học lo âu, chắc chắn tôi không thể nói về động cơ cá nhân của một kẻ bạo loạn, nhưng khi bạn nhìn vào những kẻ bạo loạn, theo như toán học, bạn có thể chia nó làm ba giai đoạn và theo đó chỉ ra điểm tương đồng. Bước 1: Giả sử bạn có một nhóm bạn. Không ai trong số họ dính tới bạo loạn, nhưng một trong số họ đi qua cửa hàng giày bị đột kích, đi vào và lấy một đôi giày thể thao mới. Cậu ta nhắn với bạn mình rằng: "Đến đây bạo loạn thôi." Vậy là bạn cậu ta tham gia, và rồi họ nhắn tin cho nhiều bạn bè khác để cùng tham gia, và họ lại nhắn tin nhiều thêm nữa, cứ thế cứ thế tiếp diễn. Quá trình này giống cách vi-rút lây lan ra quần thể. Nếu bạn nghĩ tới dịch cúm gia cầm vài năm trước, càng nhiều người mắc bệnh, càng nhiều người bị lây nhiễm, và vi-rút càng lan nhanh hơn trước khi chính quyền xử lý được vấn đề. Và đó chính xác là quá trình ở đây. Giả sử có một kẻ bạo loạn, hắn ta quyết định sẽ tới cuộc bạo loạn. Việc tiếp theo hắn phải làm là chọn địa điểm bạo loạn. Điều bạn nên biết về kẻ bạo loạn là, Ôi, bút trình chiếu hỏng. Được rồi. Bạn nên biết kẻ bạo loạn không chuẩn bị cho việc đi xa khỏi nơi chúng sống, trừ khi đó thật sự là địa điểm ngon. (Tiếng cười) Bạn có thể thấy từ đồ thị ở đây, rất nhiều kẻ bạo loạn di chuyển ít hơn một km tới nơi bạo loạn. Điều này còn xuất hiện ở mô hình chi tiêu tiêu dùng bán lẻ, tức là nơi ta chọn để mua sắm. Tất nhiên, mọi người thích mua sắm ở cửa hàng địa phương, nhưng bạn sẽ chuẩn bị để đi xa hơn chút nếu đó là nơi bán lẻ thực sự tốt. Điểm tương đồng này đã được nêu ở vài bài báo, với một số báo lá cải gọi tên sự kiện là "Mua sắm với bạo lực," cụm từ có lẽ tổng kết được trong nghiên cứu của chúng tôi. Ôi! -- chúng ta đang quay lại. OK, bước 3. Cuối cùng, kẻ bạo loạn đến nơi, và hắn ta muốn tránh bị cảnh sát bắt. Những kẻ bạo loạn sẽ luôn tránh né cảnh sát, nhưng vẫn có điểm an toàn. Ngược lại, cảnh sát với nguồn lực hạn hẹp của mình, đang cố gắng bảo vệ thành phố nhiều nhất có thể, bắt giữ kẻ bạo loạn bất cứ nơi nào có thể và tạo nên hiệu ứng răn đe. Thật sự thì có thể nói cơ chế này giữa hai loài, kẻ bạo loạn và cảnh sát, cũng giống như động vật ăn thịt và con mồi nơi hoang dã. Nếu bạn có thể tưởng tượng loài thỏ và cáo, thỏ đang cố gắng tránh cáo bằng mọi giá, trong khi cáo lại truy lùng khắp nơi để cố gắng tìm ra thỏ. Chúng ta thật sự biết rất nhiều về tương tác giữa thú ăn thịt và con mồi. Ta cũng biết nhiều về dòng tiền chi tiêu tiêu dùng. Và ta biết nhiều về cách vi-rút lây lan ra quần thể. Vậy nên nếu bạn khai thác ba phép so sánh tương đồng này, bạn có thể tiếp cận một mô hình toán học về điều gì đã xảy ra, nó có thể tái hiện lại khuôn mẫu chung của những kẻ bạo loạn. Khi đã có mô hình, ta có thể sử dụng nó như đĩa thí nghiệm và bắt đầu trò chuyện về những nơi nhạy cảm hơn trong thành phố và chiến thuật cảnh sát có thể sử dụng nếu điều này xảy ra lần nữa trong tương lai. Thậm chí 20 năm trước, việc mô hình hóa kiểu này còn lạ lẫm. Nhưng tôi nghĩ phép so sánh tương đồng này là công cụ vô cùng quan trọng để giải quyết vấn đề của xã hội chúng ta, và có lẽ, cuối cùng cải thiện được tổng thể xã hội. Kết luận lại cuộc sống rất phức tạp, nhưng có lẽ để hiểu được nó không cần phức tạp đến thế. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Câu chuyện này bắt đầu khi tôi ở nhà một người bạn, và trên giá sách cô ấy có một cuốn DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - sách về chẩn đoán và số liệu về các chứng rối loạn tâm thần) tức là sách hướng dẫn về các chứng rối loạn tâm thần. Nó liệt kê mọi bệnh rối loạn tâm thần được biết đến. Vào những năm 50 cuốn sách này đã từng rất mỏng. Và nó cứ dày lên theo năm tháng, bây giờ nó dài đến 886 trang với 374 chứng rối loạn. Lúc đấy tôi có đọc lướt qua nó xem mình có chứng bệnh rối loạn tâm thần nào không, và hóa ra tôi có tới 12 bệnh rối loạn tâm thần. (Tiếng cười) Tôi bị chứng rối loạn lo âu, điều đấy là tất nhiên rồi. Rối loạn ác mộng, được định nghĩa là nếu bạn có những giấc mơ lặp đi lặp lại về chuyện bị theo đuổi hoặc bị coi là một nỗi thất bại -- và mọi giấc mơ của tôi đều có cảnh người ta đuổi theo tôi suốt dọc phố và la lớn "Mày là một nỗi thất bại." (Tiếng cười) Tôi có vấn đề về quan hệ với cha mẹ, và tôi đồ rằng là do bố mẹ tôi. (Tiếng cười) Tôi đùa đấy. Mà cũng chẳng phải đùa đâu. Tôi đùa đấy. Và tôi còn bị bệnh tưởng. Tôi nghĩ khá hiếm gặp trường hợp mà có cả bệnh tưởng lẫn chứng rối loạn âu lo, bởi vì thường thì bệnh tưởng làm tôi cảm thấy liên tục lo âu. Dù sao thì khi tôi lật nhanh qua cuốn sách này, và tự hỏi xem liệu tôi có điên hơn là tôi tưởng hay không, hay là việc tự chẩn đoán xem bạn có bị rối loạn tâm lý không không phải là một ý tưởng hay ho lắm nếu bạn không phải là một nhà chuyên môn được huấn luyện bài bản, hay là do ngành tâm thần học có một ham muốn kì lạ về việc gắn mác các hành động thông thường của loài người với một chứng rối loạn tâm lý. Tôi không biết cái nào đúng, nhưng tôi nghĩ nó khá thú vị, và tôi nghĩ tôi nên gặp một nhà phê bình tâm thần học để tham khảo cách nhìn của họ. Và đó là lý do tôi xuất hiện trong một buổi hẹn ăn trưa với các nhà Luận giáo. Một gã tên Brian đứng đầu một nhóm các nhà Luận giáo học quyết tâm phá đổ ngành tâm thần học và căn nguyên của nó. Họ được gọi là nhóm CCHR. Và tôi hỏi anh ta, "Anh có thể chứng minh cho tôi là Tâm thần học là một ngành hữu danh vô thực? và anh ta trả lời, "Tất nhiên tôi có thể chứng minh điều đấy cho anh." Và tôi nói, "Bằng cách nào?" Anh ta bảo, "Chúng tôi sẽ giới thiệu anh với Tony." Tôi thắc mắc, "Tony nào?" "Tony ở Broadmoor ấy." Broadmoor ở đây là bệnh viện Broadmoor. Từng được biết đến dưới cái tên "Trại tập trung Broadmoor cho những tội phạm tâm thần" Đó là nơi giam giữ những kẻ giết người hàng loạt và những người mất năng lực hành vi. Và tôi hỏi Brian, "Tony đã làm gì?" Anh ta trả lời "Chả làm gì mấy. Hình như anh ta có đánh lộn với ai đó, và rồi định giả điên để đỡ phải vào tù. Nhưng anh ta đóng đạt quá nên giờ bị nhốt ở Broadmoor và chả ai tin rằng anh ta hoàn toàn bình thường. Anh có muốn thử vào Broadmoor gặp Tony không?" Và tôi nói "Vâng" Tôi lên tàu tới Broadmoor. Tôi bắt đầu ngáp liên tục khi qua khúc công viên Kempton, và có vẻ như đó là việc loài chó làm khi lo lắng -- chúng ngáp liên tục, Và chúng tôi đến Broadmoor. Tôi bị đưa qua hết cửa này đến cửa khác tới trung tâm y tế, nơi gặp bệnh nhân. Nó trông như một cái nhà trọ Hampton cỡ đại. Sơn màu hồng đào, màu gỗ thông, và các màu tạo cảm giác bình tĩnh. Và màu chói duy nhất là màu đỏ của những nút báo hiệu khẩn cấp. Và các bệnh nhân lần lượt lướt vào. Họ hơi thừa cân và mặc những chiếc quần thùng thình và trông hơi ngờ nghệch. Brian nhà Luận giáo thì thâm với tôi, "Bọn họ bị cho uống thuốc," điều mà đối với các nhà luận giáo là thứ đen tối quỷ quái nhất trên đời, nhưng tôi nghĩ thế có khi lại là ý hay. (Tiếng cười) Rồi thì Brian bảo "Đây là Tony." Một người đàn ông bước vào. Anh ta không hề sồ sề, anh ta có dáng người khỏe mạnh. Và anh ta không mặc quần thùng thình, anh ta mặc một bộ đồ kẻ sọc. Và tay anh ta vươn ra như ai đó bước ra từ phim truyền hình "The Apprentice" Anh ta trông như một người muốn mặc một bồ quần áo để thuyết phục tôi rằng anh ta không điên. Rồi anh ta ngồi xuống. Và tôi hỏi "Có thật là anh đã giả vờ để bị vào đây không?" Anh ta bảo "Vâng. Vâng. Chính thế. Tôi gây lộn với một người khi tôi mới 17." Và tôi đang chờ án ở trong tù, thì một người cùng xà lim bỏ nhỏ, "Mày biết mày phải làm gì không? Giả điên. Nói với họ là mày bị điên. Họ sẽ gửi mày đến một bệnh viên êm đẹp nào đó. Y tá sẽ mang pizza cho mày. Mày sẽ có một cái Playstation của riêng mày." Tôi hỏi "Thế anh đã giả điên như thế nào?" Anh ta nói "Tôi yêu cầu được gặp nhân viên tâm thần học của nhà tù. Và tôi lúc đó mới xem một bộ phim tên là "Crash" mà trong đó người ta có khoái cảm tình dục từ việc đâm xe vào tường. Và tôi bảo nhà tâm thần học, "Tôi có khoái cảm tình dục từ việc cán xe vào tường." Và tôi hỏi "Gì nữa?" Anh ta trả lời "À, tôi còn bảo nhà tâm thần học là tôi thích ngắm phụ nữ chết bởi vì thế sẽ làm tôi thấy bình thường hơn." Và tôi hỏi "Anh nghĩ ra cái đấy ở đâu ra thế?" "À, trong một hồi ký của Ted Bundy mà họ có trong thư viện nhà tù." Nói chung là anh ta đã giả mạo quá hoàn hảo. Và họ không đưa anh ta đến bệnh viện trải đệm êm ái nào cả. Họ tống anh ta vào Broadmoor. Ngay từ phút anh ta đặt chân tới đây, anh ta nhìn quanh một lượt, và đòi gặp nhà tâm thần học, nói rằng "Có một sự hiểu nhầm nghiêm trọng. Tôi không có chứng bệnh tâm lý nào cả." Tôi hỏi "Anh ở đây bao nhiêu lâu rồi?" Anh ta đáp "Nếu tôi nhận án phạt ban đầu, thì chỉ mất có 5 năm. Tôi ở Broadmoor được 12 năm rồi." Tony nói rằng thuyết phục người ta rằng bạn tỉnh táo khó hơn rất nhiều so với việc thuyết phục họ rằng bạn bị điên. Anh ta nói "Tôi cứ tưởng cách tốt nhất để trông bình thường là nói chuyện bình thường với mọi người về những chuyện bình thường như là bóng bầu dục hay là các chương trình TV. Tôi đặt dài hạn tờ New Scientist, và gần đây có một bài về việc quân đội Mỹ huấn luyện ong bắp cày để ngửi các chất cháy nố. Và tôi kể cho một cô y tá, 'Cô có biết là quân đội Mỹ đang huấn luyện ong bắp cày đánh hơi các chất nổ?' Khi tôi đọc các ghi chép tiến triển của mình, tôi thấy họ viết: 'Tin rằng ong có thể ngửi được chất nổ.'" Anh ta bảo "Anh biết đấy, người ta luôn cố tìm ra các dấu hiệu không lời cho tình trạng tâm thần của tôi. Nhưng ngồi như thế nào để được coi là bình thường? Vắt chéo chân theo kiểu nào là kiểu bình thường? Không tưởng." Và khi Tony nói thế với tôi, tôi thầm nghĩ "Mình có đang ngồi như một nhà báo không nhỉ? Mình có đang vắt chân giống một nhà báo không?" Anh ta tiếp "Anh biết đấy, phòng bên tôi có "Kẻ siết cổ xứ Stockwell" bên kia thì là kẻ hiếp dâm "nhón chân qua những bông Tulip". Tôi khá e ngại họ nên thường ở trong phòng. Và họ cho là đó là triệu chứng bệnh điên. Họ nói nó minh chứng rằng tôi cho mình hơn người và thờ ơ với xung quanh." Chỉ ở Broadmoor thì việc không thích dây dưa với các sát nhân hàng loạt mới là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Dù gì thì tôi cũng cho rằng anh ta cũng khá là bình thường -- nhưng tôi thì biết cái gì? Và khi tôi về nhà tôi viết email cho bác sĩ của anh ta, Anthony Maden. Tôi hỏi "Thế chuyện là thế nào?" Và anh ta trả lời "Chúng tôi đồng ý rằng Tony giả điên để trốn án tù bởi những hoang tưởng sến súa của anh ta đã biến mất ngay khi anh ta tới Broadmoor. Tuy nhiên chúng tôi đã đánh giá anh ta. Và đưa ra quyết định rằng anh ta thực chất là một kẻ tâm thần." Và thực ra là, giả điên chính là kiểu hành động gian xảo và mang tính thâu tóm của một kẻ tâm thần. Nó nằm trên danh sách: gian xảo và mang tính thâu tóm. Vì thế giả vờ là bạn có vấn đề chứng tỏ rằng bạn có vấn đề. Và tôi cũng nói chuyện với các chuyên gia khác, và họ nói bộ đồ kẻ sọc ấy cho thấy một thằng điên điển hình. Nhân nói đến hai điều trong bản danh sách -- dẻo mép, vẻ dễ gần giả tạo, và cho rằng mình hơn người. Và tôi nói "Ừ thì sao nào, anh ta không muốn dây dưa đến những bệnh nhân khác?" Một tên điên điển hình -- tự cho mình hơn người và không đồng cảm với kẻ khác. Và những thứ mà có vẻ như là bình thường nhất ở Tony là bằng chứng. theo như bác sỹ của anh ta, cho việc anh ta bị điên theo một cách khác. Anh ta là một thằng điên. Và bác sỹ của anh ta bảo tôi, "Nếu anh muốn biết thêm về các bệnh nhân tâm thần, anh có thể theo một khóa tìm kiếm kẻ tâm thần của Robert Hare người phát minh ra danh sách dấu hiệu tâm thần." Và tôi làm như lời anh ta bảo. Tôi theo một khóa học tìm kiếm dấu hiệu tâm thần, và giờ tôi đã được công nhận là một người tìm kiếm dấu hiệu tâm thần -- phải nói rằng, vô cùng tinh tường. Và đây là con số thống kê: Một trên một trăm người bình thường là một người tâm thần. Và có 1500 người trong phòng này. 15 người trong số các bạn bị tâm thần. Mặc dù tỉ lệ có thể đạt tới 4% với những CEO và thương gia. Vì thế tôi nghĩ có khả năng là có khoảng 30 40 kẻ tâm thần trong phòng này. Tối nay chúng ta có thể sẽ có một cuộc thảm sát đây. (Tiếng cười) (Cười) Hare nói rằng lý do là hệ thống tư bản khi ở mức nhẫn tâm nhất sẽ đem lại thành quả cho những hành vi tâm thần -- sự thiếu quan tâm, dẻo mép, gian xảo, tính thâu tóm. Thực tế cho thấy rằng chủ nghĩa tư bản khi không thương tiếc ai nhất thì là một biểu hiện vật lý của chứng tâm thần. Nó là một dạng của bệnh tâm thần mà ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Và Hare nói với tôi "Anh biết không? Quên cái gã ở Broadmoor đi cái kẻ mà có thể hoặc không hẳn đã giả điên đi. Ai quan tâm? Đó không phải là chuyện lớn. Chuyện lớn," anh ta nói, "là hiện tượng tập đoàn tâm thần. Điều anh nên muốn ấy là đi phỏng vấn những kẻ tâm thần trong các tập đoàn." Và tôi đã thử. Tôi viết cho những người ở Enron. Tôi hỏi, "Liệu tôi có thể đến và phỏng vấn các anh ở trong tù để xem các anh có phải là những người tâm thần không?" Họ không thèm trả lời. Vậy là tôi đổi phương pháp. Tôi viết email cho "Chainsaw Al" Dunlap, kẻ bóc lột tài sản từ những năm 90. Ông ta làm lũng đoạn thương trường và mất đi 30% lực lượng lao động, biến các thị trấn của nước Mũ hành các thị trấn ma. Và tôi email hỏi "Tôi tin rằng ông bị căn bệnh não bất thường rất đặc biệt khiến ông trở nên đặc biệt và trở nên thích thú với tâm hồn dã thú và trở nên không sợ hãi với bất kỳ điều gì. Liệu tôi có thể đến và phỏng vấn ông về căn bệnh não đặc biệt này của ông?" Ông ta trả lời "Anh cứ qua đi." Và tôi đến biệt thự hoành tráng tại Florida của Al Dunlap chứa đầy các tượng điêu khắc thú săn mồi. Sư tử và hổ. Ông ta dẫn tôi qua vườn. Ở đó có chim cắt và đại bàng. Ông ta bảo "Đằng kia là cá mập" Tât nhiên là cách nói của ông ạ không mềm mại như thế này. "Kia là cá mập và kia là hổ." Như là Narnia vậy. (Tiếng cười) Và chúng tôi quay lại căn bếp của ông ta. Giờ thì Al Dunlap được đưa ra để cứu các công ty thua lỗ. Ông ta đóng lại 30% lực lượng lao động. Và thường đuổi việc người ta với một câu chuyện đùa. Ví dụ, một câu chuyện nổi tiếng về ông ta, có ai đó đến gặp ông ta và khoe anh ta mới mua một chiếc xe mới và ông ta bảo "Có thể anh có một cái xe mới, nhưng tôi sẽ cho anh biết anh không có cái gì, anh không có một công việc." Và trong bếp -- ông ta đứng đó với bà vợ Judy, và vệ sĩ Sean và tôi bảo "Ông biết là trong email tôi có đề cập đến chuyện ông có thể có một căn bệnh não đặc biệt mà làm cho ông đặc biệt chứ?" Ông ta bảo "Ừ, đó là một giả thuyết tuyệt vời. Như là Star Trek. Anh đang đến một nơi mà chưa ai đặt chân tới." Và tôi bảo "Ừm các nhà tâm lý học có thể nói điều này chứng minh ông là một kẻ ..." (lẩm bẩm) (Tiếng cười) "Gì cơ?" và tôi bảo "Một kẻ tâm thần." Và tôi bảo tôi có một danh sách các tính cách của một bệnh nhân tâm thần. Tôi có thể thử kiểm tra với ông không?" Và ông ta có vẻ rất hiếu kì, và bảo "Được thôi." Và tôi bảo "Okay. Quả là một cảm giác tự trọng to lớn." điều mà tôi khi ông ta khó có thể từ chối bởi vì ông ta đang đứng dưới một bức tranh màu dầu to tướng vẽ ông ta. (Tiếng cười) Ông ta bảo "Hừm anh phải tin vào mình thôi!" Và tôi bảo "Điều khiển người khác" Ông ta đáp "đó là phẩm chất lãnh đạo." Và tôi nói "Ảnh hưởng tầm thấp: ít khả năng cảm nhận một số cảm xúc." Ông ta đáp "Ai mà muốn bị kéo chìm xuống với mấy thứ cảm xúc vớ vẩn cơ chứ?" Và ông ta lướt theo danh sách dấu hiệu tâm thần, và đơn thuần là biến nó thành "Who Moved My Cheese?" (Ai lấy miếng Pho-mát của tôi?" (Tiếng cười) Nhưng tôi có nhận ra những điều xảy đến với tôi ngày tôi gặp Al Dunlap. Bất kể khi nào ông ta nói với tôi những điều bình thường -- như là nói không với tội phạm tuổi vị thành niên. Ông ta kể rằng ông ta được nhận vào West Point, và họ không nhận những tội phạm vị thành niên vào West Point. Ông ta nói không với những cuộc hôn nhân chóng vánh. Ông ta mới cưới có 2 lần. Phải thừa nhận rằng, vợ đầu của ông ta khai trong đơn ly dị rằng có lần ông dọa bà với một con dao và bảo rằng ông luôn tự hỏi thịt người có vị như thế nào, nhưng người ta nói những thứ ngốc nghếch với nhau trong những cuộc hôn nhân tệ hại trong lúc cãi nhau và cuộc hôn nhân thứ hai của ông đã kéo dài được 41 năm. Vì thế khi nào ông ta nói với tôi những thứ mà có vẻ là bình thường tôi bèn nghĩ là tôi sẽ không ghi lại điều đó vào sách của tôi. Và rồi tôi nhận ra rằng trở thành một người tìm kiếm dấu hiệu tâm thần đã biến tôi trở nên hơi tâm thần. Bởi vì tôi quá tuyệt vọng muốn tống ông ta vào một cái hộp đánh dấu 'kẻ tâm thần' tôi đã định hình ông ta bằng những góc điên rồ nhất trong con người ông ta. Và tôi nhận ra rằng, Chúa ơi. Tôi đã làm điều này suốt 20 năm qua. Đó là điều mọi nhà báo làm. Chúng tôi du hành quanh thế giới với tập ghi chú trong tay, và chờ đợi những viên ngọc quý. Và những viên ngọc luôn là khía cạnh xa cách nhau nhất trong cá tính của những người chúng tôi phỏng vấn. Rồi chúng tôi nối chúng lại với nhau như những thầy tu trung cổ. Và để lại những thứ bình thường trên sàn. Và đây là một đất nước chẩn đoán quá đà trên diện rộng một số chứng rối loạn tâm thần. Rối loạn đa tâm lý ở thiếu nhi -- trẻ con bốn tuổi bị gắn mác là đa tâm lý bởi chúng hay quấy nhiễu, dấu hiệu của bệnh đa tâm lý Khi tôi trở lại London, Tony gọi tôi. Anh ta bảo "Sao anh không trả lời các cuộc điện thoại của tôi?" Tôi bảo "Ừ thì họ nói anh bị tâm thần." Và anh ta bảo "Tôi không bị tâm thần." Anh ta bảo "Anh biết không, một trong những dấu hiệu là thiếu tính ăn năn, nhưng dấu hiệu khác lại là gian xảo, có tính thâu tóm. Và khi anh nói anh cảm thấy ăn năn cho tội của mình, họ nói "điển hình cho kẻ tâm thần, nói một cách gian xảo là anh ta thấy ăn năn khi anh ta không ăn năn.' Như một trò phù thủy. Họ làm đảo lộn mọi thứ." Anh ta kể "Tôi chuẩn bị có một phiên tòa. Anh có đến không?" Tôi đồng ý. Và tôi đến phiên xử. Sau 14 năm ở Broadmoor, họ trả tự do cho anh ta. Họ cho rằng anh ta không nên bị giam cả đời bởi vì anh ta đã đạt điểm cao trên bản danh sách điểu mà có thể cho thấy anh ta có cơ hội tái phạm lớn hơn trung bình. Nên họ cho anh ta đi. Và ra ngoài hành lang anh ta bảo tôi, "Anh biết không, Jon? Ai cũng tâm thầnh một chút." Anh ta bảo "Anh cũng thế. Tôi cũng vậy. Tất nhiên là tôi cũng vậy." Tôi hỏi, "Thế bây giờ anh định làm gì?" Anh ta bảo "Tôi sẽ đến Bỉ bởi vì tôi yêu một người phụ nữ ở đó. Nhưng nàng có chồng rồi nên tôi sẽ phải khiến bọn họ phải chia tay." (Tiếng cười) Dù gì thì đó là chuyện 2 năm về trước, và đó là điểm kết trong cuốn sách của tôi. Và suốt 20 tháng qua mọi việc vẫn suôn sẻ. Chưa có gì xấu xảy ra. Anh ta đang sống với một cô gái ở ngoại ô London. Anh ta, theo lời Brian nhà Luận giáo, đang bù lại thời gian đã mất -- tôi biết, nghe hơi ghê rợn, nhưng không nhất thiết là thực chất là ghê rợn. Không may là, sau 20 tháng, anh ta lại vào tù mất một tháng. Anh ta can dự vào một cuộc khẩu chiến ở một quán bar, theo lời anh ta -- và phải vào tù mất một tháng, tôi biết cũng không hay hớm gì, nhưng mốc một tháng cho thấy là dù cuộc khẩu chiến có là gì, thì nó cũng không quá tệ. Và anh ta gọi cho tôi. Và bạn biết không, tôi nghĩ Tony được ra tù là đúng. Vì bạn không nên đánh giá người ta bằng khía cạnh điên rồ nhât của họ. Và Tony là một kẻ-điên-một-nửa Anh ta nằm trong vùng màu xám trong một thế giới không thích phần màu xám. Nhưng phần màu xám là nơi bạn tìm thấy sự phức tạp, nơi bạn tìm thấy tính người và nơi bạn tìm thấy sự thật. Và Tony kể với tôi, "Jon, tôi có thể mời anh uống nước không? Tôi chỉ muốn cảm ơn anh vì những gì anh làm cho tôi." Tôi đã không đi. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Cảm ơn. (Vỗ tay) Phóng viên: Thị trấn vừa bị tàn phá nặng nề Những cái cây bị bật gốc, cửa sổ vỡ vụn, những ngôi nhà bị tốc mái. Caitria O'Neil: Đó chính là tôi đứng trước ngôi nhà tại Monson, Massachusetts tháng 6 vừa qua. Sau khi cơn lốc xoáy cấp EF3 quét qua thị trấn và phá tan mái nhà của chúng tôi, tôi quyết định ở lại Massachusetts thay vì tiếp tục chương trình cao học Tôi đã mang hết hành lý về nhà vào buổi chiều hôm đó. Morgan O'Neill: Ngày 1/6, chúng tôi không chuyên về thiên tai nhưng đến ngày 3/6, chúng tôi giả vờ như thế. Trải nghiệm này đã thay đổi cuộc đời chúng tôi. Và giờ chúng tôi đang cố thay đổi nó. CO: Lốc xoáy không thường xảy ra ở Massachusetts. và khi tôi đang đứng ngay sân trước một cơn lốc lướt qua ngọn đồi. Sau khi một cây cột đèn bay qua, tôi và gia đình chạy xuống hầm Cây cối bị quăng quật vào căn nhà, các cửa sổ vỡ tung. Khi chúng tôi ra khỏi cửa sau, các máy biến áp đang bốc cháy trên đường. MO: Tôi đã ở đây, tại Boston. Tôi là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại MIT, và tôi tình cờ theo học khoa học khí tượng. Thực ra, còn lạ hơn nữa. Tôi đã ở bảo tàng khoa học vào thời điểm cơn lốc đến, xem màn hình hiển thị lốc xoáy ở bảo tàng. Nên tôi đã bỏ lỡ cuộc gọi của cô ấy. Khi nhận được tin từ Caitria, tôi bắt đầu theo dõi rađa trực tuyến để gọi về gia đình khi một cơn lốc nữa sắp hình thành trong khu vực. Và tôi lái xe về nhà đêm hôm đó với pin và nước đá. Nơi chúng tôi sống đối diện một nhà thờ cổ nó đã mất đi gác chuông biểu tượng trong cơn bão. Và đã trở thành nơi mọi người ở lại qua đêm. Tòa nhà thị chính và đồn cảnh sát cũng bị tàn phá trực diện, nên những ai muốn giúp đỡ hay cần thông tin đều đến nhà thờ. CO: Chúng tôi đến nhà thờ vì nghe nói họ có đồ ăn nóng, nhưng đến nơi, chúng tôi thấy vài vấn đề. Có một số đàn ông to lớn, đầy mồ hôi cầm lưỡi cưa đứng ngay giữa nhà thờ, nhưng không ai biết đưa họ đi đâu vì chưa biết mức độ tàn phá thế nào. Và khi chúng tôi đứng nhìn, họ tức giận và bỏ đi tự tìm ai đó cần sự giúp đỡ. MO: Chúng tôi bắt đầu tự tổ chức. Tại sao ư? Ai đó cần làm việc này. Chúng tôi tìm thấy Mục Sư Bob và đề nghị hỗ trợ một vài thiết bị. Sau đó với 2 cái máy tính và 1 Aircard, chúng tôi đã tự tạo một cỗ máy hồi phục của mình. (Vỗ tay) CO: Đó là một cơn lốc, mọi người đến nhà thờ để quyên góp và xin làm tình nguyện viên MO: Mọi người quyên góp quần áo. Chúng ta cần kiểm kê số đồ đạc chất đống ở đây. CO: Và nên có hotline. Chị sẽ tạo một số Google Voice chứ? MO: Ừ. Cần thông báo cái gì không nên mang đến Chị sẽ lập một trang Facebook. CO: Nhưng ta không biết nhà nào cần giúp. Nên dàn trải tình nguyện viên. MO: Cần nói với họ cái gì không nên mang đến. Có chiếc xe tin tức kìa. Chị sẽ nói với họ CO: Chị lấy số em ra khỏi bản tin chưa? Chúng ta không cần thêm tủ lạnh nữa. MO: Bảo hiểm không chi trả khoản đó à? Ông cần đội trát mái nhà ư? CO: 6 hộp nước trái cây sẽ đến trong một giờ nữa? Cả hai: Ai đó cho tôi giấy nhớ đi! (Tiếng cười) CO: Cuối cùng cả cộng đồng nhận ra rằng chúng tôi có câu trả lời. MO: Tôi có thể cho đi 3 ấm nấu nước, nhưng phải có ai đến lấy chúng. CO: Xe tôi ở trong phòng khách. MO: Đội của tôi muốn xây lại 12 hòm thư. CO: Chó con mất tích và bảo hiểm không bao gồm cho cái ống khói. MO: Nhóm 50 người của tôi cần có chỗ ở và thức ăn trong một tuần trong khi sửa chữa nhà cửa. CO: Chị đã cử em đến đường Washington hôm qua và giờ người em toàn là cây sơn độc. Đó chính là những gì chúng tôi làm trong ngày. Chúng tôi học cách trả lời nhanh những câu hỏi và giải quyết những vấn đề trong một phút, nếu không thì khi có chuyện khẩn cấp hơn xảy ra, nó sẽ không được giải quyết. MO: Chúng tôi không được cấp phép từ hội đồng nào hay từ ban quản lý tình trạng khẩn cấp hay từ United Way. Chúng tôi chỉ trả lời câu hỏi và đưa ra các quyết định bởi phải có ai đó làm việc này. Sao không là tôi? Tôi là người tổ chức chiến dịch. Tôi giỏi xài Facebook. Và có cả hai chúng tôi. (Tiếng cười) CO: Vấn đề là, nếu có là lũ lụt, hỏa hoạn hay bão, bạn, hoặc những người như bạn, sẽ đứng ra và bắt đầu tổ chức mọi thứ. Đây là việc khó khăn. MO: Nằm trên mặt đất sau khi làm việc 17 tiếng một ngày, Caitria và tôi vét sạch ví tiền và cố gằng ghép lại các mảnh giấy nhỏ với nhau-- tất cả các thông tin cần được ghi nhớ và khớp nhau nhằm giúp đỡ một ai đó. Sau khi tắm vào cuối một ngày làm việc, chúng tôi thấy mọi việc lẽ ra không quá khó khăn như vậy CO: Ở một đất nước như nơi này nơi chúng ta thở trong wi-fi, tận dụng công nghệ để phục hồi nhanh sau bão lẽ ra không phải là vấn đề. Hệ thống như cái chúng tôi tạo ra lúc khẩn cấp lẽ ra nên có từ trước. Và nếu một thành viên cộng đồng đang ở vị trí tổ chức tại những khu vực bị tàn phá sau thiên tai, những công cụ như thế này nên tồn tại. MO: Thế là chúng tôi quyết định tạo ra chúng-- sự hồi phục trong một cái hộp một thứ có thể được ứng dụng ngay sau thảm họa bởi bất kì một người địa phương CO: Tôi quyết định ở lại, từ bỏ bằng thạc sĩ ở Moscow và làm việc toàn thời gian cho dự án. Chỉ trong năm ngoái, chúng tôi trở thành chuyên gia phục hồi cộng đồng sau thảm họa. Có ba vấn đề mà chúng tôi nhận thấy trong cách mọi thứ họat động ngày nay. MO: Dụng cụ. Những tổ chức cứu trợ lớn rất xuất sắc trong việc cung ứng nguồn lực lớn sau thảm họa, nhưng họ thường chỉ thực hiện vài nhiệm vụ cụ thể và rồi họ sẽ rời khỏi. Việc này khiến những người dân địa phương phải đối phó với hàng ngàn tình nguyện viên tự phát và đồ quyên góp, mà không có sự huấn luyện, công cụ. Vì thế họ dùng giấy nhớ, Excel hay Facebook. Nhưng không có công cụ nào cho bạn đánh giá thông tin cần ưu tiên giữa tất cả hình ảnh và lời chúc. CO: Thời điểm. Cứu trợ thiên tai trái ngược với vận động chính trị. Trong vận động chính trị, bạn bắt đầu với sự không hứng thú và không có khả năng để thực hiện. Bạn xây dựng từ từ cho đến thời điểm huy động cao trào khi bầu cử Tuy nhiên, đối với thiên tai, bạn bắt đầu đầy hào hứng và không có năng lực. Và bạn chỉ có khoảng 7 ngày để chớp lấy 50% những cú tìm kiếm trực tuyến trên mạng để hỗ trợ khu vực của bạn. Rồi các sự kiện thể thao đến, và bạn chỉ có chứng đó nguồn lực thu thập được để dùng cho nhu cầu cứu trợ 5 năm sắp tới. Đây là slide về bão Katrina. Đây là biểu đồ về Joplin. Đây là biểu đồ về những cơn lốc ở Dallas vào tháng 4 vừa qua nơi chúng tôi dùng phần mềm. Có một khoảng trống ở đây. Những cư dân bị tổn hại phải chờ nhân viên bảo hiểm đến xem xét trước khi được giúp xây lại nhà. Trong khi bạn chỉ có 4 ngày nhận được sự quan tâm ở Dallas. MO: Dữ liệu. Dữ liệu thường không hấp dẫn, nhưng nó khởi động sự phục hồi. FEMA và chính phủ sẽ chi trả 85% tổn thất do các thiên tai mang tầm quốc gia gây ra, để lại 15% phí tổn cho dân địa phương. Và chi phí này có thể rất lớn, nhưng nếu thị trấn có thể huy động X số tình nguyện viên trong vòng Y giờ, giá thị quy thành tiền của sức lao động đó sẽ đóng góp cho thị trấn. Nhưng ai biết được điều này? Giờ bạn hãy cố tưởng tượng cảm giác bị vô vọng khi bạn cử đi 2,000 tình nguyện viên và bạn không chứng minh được điều đó. CO: Đó là 3 vấn đề với 1 giải pháp chung. Nếu chúng ta đưa những công cụ thích hợp vào đúng thời điểm cho những người đứng ra tổ chức và bắt tay gắn kết cộng đồng lại, chúng ta có thể tạo ra tiêu chuẩn mới cho việc phục hồi sau thiên tai. MO: Chúng ta cần công cụ khảo sát, dữ liệu về đồ quyên góp, báo cáo nhu cầu, truy cập từ xa, tất cả tích hợp trong 1 trang web dễ dùng. CO: Chúng tôi cần sự giúp đỡ. Alvin, kĩ sư phần mềm và đồng sáng lập, tạo ra những công cụ này. Chris và Bill đã tình nguyện dành thời gian để vận hành và quan hệ với các đối tác. Chúng tôi đã bay đến những vùng bị thiên tai từ hồi tháng 1, để cài đặt phần mềm, huấn luyện cư dân và cấp phép phần mềm cho các khu vực đang chuẩn bị cho thiên tai. MO: Một trong những nơi đầu tiên là Dallas sau những con lốc hồi tháng 4 Chúng tôi bay đến thị trấn, nơi đang có trang Web lỗi thời và 1 trang Facebook hỗn loạn giữa các phản hồi. Chúng tôi chạy chương trình. Tất cả sự quan tâm đến trong vòng 4 ngày đầu, nhưng khi mất hút trên bản tin, khi các nhu cầu nảy sinh, họ đã có một nguồn lực khổng lồ quyên góp từ khắp nơi và họ có thể đáp ứng nhu cầu của các cư dân. CO: Nó đã hoạt động và có thể trở nên tốt hơn. Chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp là điều thiết yếu để phục hồi sau thảm họa bởi nó giúp các trị trấn an toàn và linh động hơn. Hãy tưởng tượng những hệ thống này có thể đến nơi trước khi thảm họa xảy ra. Đó là thứ chúng tôi đang thực hiện. Chúng tôi cố gắng đưa phần mềm đến mọi nơi để mọi người hiểu và biết sử dụng nó và dùng nó trước thời điểm thiên tai với nguồn thông tin hạn chế để chạy chương trình. MO: Nó không phải là khoa học tên lửa. Những công cụ này thiết thực và mọi người cần chúng. Ở thị trấn của tôi, nửa tá người dân được đào tạo để tự sử dụng các ứng dụng Web này. Bởi Caitria và tôi sống ở Boston. Họ áp dụng nó ngay lập tức, và giờ họ làm chủ thiên nhiên. Hơn 3 nhóm tình nguyện viên làm việc gần như hàng ngày, kể từ 1/6 năm ngoái, nhằm đảm bảo người dân có thứ họ cần và có thể trở về nhà của họ. Họ có đường dây nóng, danh sách và dữ liệu. CO: Và điều này tạo sự khác biệt. Ngày 1/6 năm nay đánh dấu kỉ niệm 1 năm kể từ cơn lốc Monson. Cộng đồng của chúng tôi trở nên gắn kết và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi ở Texas và Alabama. Bởi vì không cần phải học tại Harvard hay MIT để tham gia khắc phục các vấn đề sau thảm họa, mà cần dân địa phương. Vì dù các tổ chức cứu trợ có giỏi đến mức nào, họ cuối cùng vẫn phải quay về nhà. Nhưng nếu trao công cụ cho dân địa phương và chỉ cho họ những gì cần làm để phục hồi, họ sẽ trở thành những chuyên gia. (Vỗ tay) MO: Nào, đi thôi. (Vỗ tay) Hãy lắng nghe các âm thanh vì sao thính lực lại quan trọng với thổ dân Alaska. Mất thính lực gây khó khăn cho việc câu cá ngoài khơi, đánh bắt tuần lộc và thu hoạch dâu rừng, những hoạt động chính của văn hóa người Alaska bản địa. Mất khả năng nghe không hề xa lạ ở vùng nông thôn Alaska. Nó phổ biến toàn cầu. Dự án Gánh nặng Toàn cầu do Bệnh ước tính khoảng 1,1 tỷ người mất thính lực trên toàn thế giới. Nhiều hơn tổng dân số vùng bán hoang mạc Sahara châu Phi. Hơn 80% dân số ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhiều người không được tiếp cận chăm sóc thính lực, gây ảnh hưởng khủng khiếp đến cuộc sống của họ. Anuk là cậu bé ba tuổi được tôi chữa trị ở Alaska. Cậu bị nhiễm khuẩn tai khi mới bốn tháng tuổi. Cha mẹ cậu đưa cậu đến phòng khám, lo lắng vì cậu không nói nhiều bằng các anh em. Rõ ràng nhiều đợt nhiễm trùng đã dẫn đến hậu quả là mất thính lực. Nếu không được điều trị, khả năng nói của Anuk sẽ tiếp tục thụt lùi. Cậu bé có xu hướng học kém hơn ở trường, khó khăn khi tìm việc trong tương lai và bị cô lập trong xã hội. Nhưng điều đó không nên xảy ra. Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng khoảng nửa số ca mất thính lực có thể phòng tránh. Nếu tình trạng mất thính lực của Anuk được phát hiện và chữa trị đúng cách, cuộc đời và cơ hội của cậu khi lớn lên sẽ hoàn toàn khác. Tôi là nhà phẫu thuật tai đã làm việc với nhiều đồng nghiệp trên thế giới để tìm ra những phương pháp mới phòng tránh mất thính lực. Giải pháp được tìm ra từ sự hợp tác của tôi với tổ chức y tế của bộ tộc tên là Hội Đồng Sức Khỏe Thính Lực Norton. Đánh giá mất thính lực theo cách truyền thống bởi chuyên gia thính học trong phòng cách âm, với rất nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh. Ca phẫu thuật, sau đó, kiểm tra tai của Anuk dưới kính hiển vi để quyết định kế hoạch điều trị. Một vài tài nguyên đơn giản nhưng không có sẵn ở vùng sâu, vùng xa. Ở một bang nơi 75% cộng đồng đến được bệnh viện bằng đường bộ, sẽ cần đến một chuyến bay đắt tiền. Để vượt rào cản đó, Alaska đã phát triển hệ thống khám bệnh từ xa hiện đại nhất kết nối trên 250 phòng khám tại làng quê với những chuyên gia của tất cả các bệnh. Các đồng nghiệp của tôi xác nhận kết quả khám tai từ xa cũng chính xác như chẩn đoán trực tiếp. Năm 2016, việc đi lại đã không thể ngăn 91% bệnh nhân được điều trị đặc biệt từ xa tại vùng Norton Sound. Điều trị từ xa đã tiết kiệm hơn 18 triệu đô chi phí đi lại chỉ tính trong vùng này trong vòng 15 năm qua. Nhóm chúng tôi đã nâng khám bệnh từ xa lên tầm cao mới, qua một dự án được tài trợ bởi học viện nghiên cứu Hướng đến Bệnh nhân. Lần đầu tiên, chúng tôi kết nối khám bệnh từ xa với công nghệ điện tử mở rộng khu vực hoạt động của chuyên gia, vượt điều kiện khám chữa bệnh. Chiếc máy thu nhỏ này, được phát triển ở Nam Phi, tốn ít hơn 10 lần so với thông thường và không yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao. Nếu được chẩn đoán cho Anuk ở trường, tôi sẽ dùng tai nghe giảm ồn và máy điều khiển tiếng ồn thay cho buồng cách âm, và dùng điện thoại mô phỏng thay vì kính hiển vi để khám tai cho cậu bé. Trong vài phút, khâu kiểm tra đã xong. Chúng ta sẽ dùng công nghệ khám bệnh từ xa của Alaska để chuyển dữ liệu cho chuyên gia, người sẽ cho Anuk liệu trình chữa bệnh thích hợp. Đội của chúng tôi đang làm một phép thử ngẫu nhiên trong 15 cộng đồng dọc eo biển Bering để tìm hiểu cách sáng chế này hoạt động. Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn mất thính lực ở trẻ em tại Alaska. Nhưng khái niệm ấy lớn hơn một bang. Nó có tầm ảnh hưởng toàn thế giới. Khám bệnh qua điện thoại có thể hiện đại hóa y tế. Ví dụ ở Malawi, chỉ có hai bác sĩ mổ tai và 11 chuyên gia thính lực cho dân số 17 triệu người. Công nghệ này có thể giúp giáo viên và người làm ngành y tại địa phương cho các trẻ em vùng Malawi được tiếp cận chăm sóc y tế. Mở rộng ra trên toàn thế giới, nó có thể thay đổi cuộc đời trẻ em chưa từng được tiếp cận chăm sóc thính lực, chỉ với sức mạnh của một chiếc điện thoại. Đã đến lúc thay đổi hiện thực rằng mất thính lực có thể được ngăn ngừa. Anuk và rất nhiều trẻ như em đang trông nhờ vào chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn những gì thế giới lập trình mã nguồn mở có thể chỉ dạy nền dân chủ, nhưng trước hết, 1 vài lời mở đầu. Hãy bắt đầu từ đây. Đây là Martha Payne, 1 cô bé 9 tuổi người Scotland đang sống ở Argyll và Bute Vài tháng trước, Payne bắt đầu viết blog về các món ăn tên là "NeverSeconds", và cô bé mang máy ảnh của mình tới trường mỗi ngày để lấy tư liệu về các bữa ăn trưa ở trường. Bạn có nhận ra có món rau không? (Cười) Và, như thường xảy ra, blog này thu hút vài chục người đọc lúc đầu, và sau đó là hàng trăm người, rồi hàng ngàn người đọc, khi họ truy cập để theo dõi đánh giá của bé về những bữa trưa ở trường, bao gồm danh mục yêu thích của tôi, "Những mẩu tóc trong thức ăn." (Cười) Đây là ngày mà không có mẩu nào. Hôm đó thật tốt. Và hai tuần trước ngày hôm qua, cô bé đăng tải cái này. 1 bài viết nói :"Tạm biệt." Và cô bé đã nói, "Tôi rất buồn khi nói với bạn điều này, nhưng hôm nay, thầy hiệu trưởng đã kéo tôi ra khỏi lớp và nói rằng tôi không được phép chụp hình trong phòng ăn trưa nữa. Tôi đã thật sự thích làm việc đó. Cảm ơn các bạn đã đọc. Tạm biệt." Bạn đoán được chuyện xảy ra tiếp theo, phải không? (Cười) Sự giận dữ lan rất nhanh, rất mạnh và rất rộng đến nỗi Hội đồng Argyll và Bute đã tự xem lại mình trong ngày hôm đó và nói, "Chúng tôi sẽ không, không bao giờ kiểm duyệt 1 cô bé 9 tuổi." (Cười) Tất nhiên, ngoại trừ sáng hôm nay. (Cười) Điều này dẫn đến 1 câu hỏi, rằng điều gì làm cho họ nghĩ họ có thể bỏ mặc những chuyện như thế? (Cười) Và câu trả lời là, toàn bộ lịch sử loài người từ trước tới giờ. (Cười) Vậy, Điều gì sẽ xảy ra khi 1 phương tiện truyền thông đột nhiên phát hành rất nhiều ý tưởng mới? Giờ đây, đây không chỉ là câu hỏi nhất thời. Đây là điều chúng ta đã gặp nhiều lần trong vài thế kỉ qua. Khi điện báo xuất hiện, rõ ràng là nó đã toàn cầu hóa nền công nghiệp truyền thông. Điều này dẫn đến cái gì? Tât nhiên là nó dẫn đến hòa bình thế giới. Truyền hình, 1 phương tiện cho phép chúng ta không chỉ nghe mà còn thấy theo nghĩa đen, những việc đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, điều này dẫn đến cái gì? Hòa bình thế giới. (Cười) Điện thoại? Bạn đã đoán là: Hòa bình thế giới Xin lỗi vì thông báo quá nhiều, nhưng không có hòa bình thế giới. Chưa đâu. Kể cả báo in, kể cả báo in đã từng được coi là công cụ để củng cố quyền lực của tín ngưỡng Công giáo ở Châu Âu. Thay vào đó, chúng ta có Luận điểm Martin Luther's 95, Tái thiết đạo Tin lành, và bạn biết đấy, Cuộc chiến 30 năm. Tất cả những giả định về hòa bình thế giới này đúng về việc khi có quá nhiều ý tưởng mới bất ngờ được truyền bá, thì xã hội thay đổi. Nhưng chúng sai về những gì tiếp theo. Càng có nhiều tư tưởng được truyền bá, càng có nhiều thứ để người ta bất đồng. Thêm phương tiện luôn có nghĩa là thêm tranh cãi. Điều đó xảy ra khi không gian truyền thông mở rộng. Dù vậy, khi ta nhìn lại báo in hồi những năm đầu, ta thích những gì diễn ra. Chúng ta là xã hội báo in chuyên nghiệp. Vậy làm sao ta kết luận rằng 2 điều đó dẫn đến tranh cãi, trong khi ta cho rằng nó tốt? Và tôi nghĩ câu trả lời có trong những thứ này. Đây là bìa của "Các giao dịch triết lý," tờ báo khoa học đầu tiên từng được xuất bản bằng tiếng Anh đầu thế kỉ 17. nó được một nhóm người tự xưng là "Trường đại học vô hình" tạo ra, một nhóm các triết gia tự nhiên mà về sau mới tự xưng là nhà khoa học, và họ muốn cải tiến cách các triết gia tự nhiên tranh luận với nhau, họ cần làm 2 việc cho điều này. Họ cần sự cởi mở. Họ cần tạo ra quy định nói rằng, khi bạn làm thí nghiệm, bạn phải công bố không chỉ kết quả của mình, mà cả cách làm thí nghiệm. Nếu không nói cách làm, chúng tôi không tin bạn. Nhưng điều còn lại họ cần là tốc độ. Họ phải nhanh chóng đồng bộ những gì các triết gia tự nhiên biết. Nếu không, bạn sẽ không có được kiểu tranh luận đúng. Báo in rõ ràng là phương tiện chuẩn mực cho việc này, nhưng cuốn sách là công cụ sai. Nó quá chậm. Nên họ sáng chế ra tuần báo khoa học như là 1 cách để đồng bộ các tranh luận trong cộng đồng các nhà khoa học tự nhiên. Cách mạng khoa học không được tạo ra bởi báo in. Nó tạo ra bởi các nhà khoa học, nhưng sẽ không có nó nếu họ không có công cụ báo in. Còn chúng ta thì sao? Thế hệ chúng ta, cách mạng truyền thông, và Internet của ta? Vậy, giả định về hòa bình thế giới? Có. (Cười) Thêm tranh cãi? Cho điểm tối đa. (Cười) (Cười) Ý tôi là, YouTube là 1 mỏ vàng. (Cười) Tranh luận tốt hơn? Đó là câu hỏi. Nên tôi nghiên cứu truyền thông xã hội, nghĩa là với giả thiết đầu tiên, tôi quan sát người ta tranh luận. Và nếu phải chọn 1 nhóm kiểu như Trường đại học vô hình, là tập hợp con người của thế hệ này cố nắm bắt các công cụ này và đưa nó vào hoạt động, không cần thêm tranh cãi, mà là tranh luận tốt hơn, tôi sẽ chọn các lập trình viên mã nguồn mở. Lập trình là mối quan hệ 3 chiều giữa lập trình viên, bộ mã nguồn, và máy tính để chạy chương trình, nhưng máy tính chỉ là những bộ dịch lệnh thô cứng và cực kì khó để viết 1 bộ lệnh mà máy tính hiểu để mà hoạt động, và đó là trường hợp chỉ 1 người viết. Khi có hơn 1 người viết, Bất kì 2 lập trình viên nào cũng dễ dàng viết đè lên việc của người kia nếu họ cùng làm trên 1 file, hoặc đưa ra các lệnh không tương thích làm cho máy tính bị "đứng", và vấn đề càng lớn thêm khi càng có thêm lập trình viên tham gia. Với giả thiết đầu tiên, vấn đề quản lý 1 dự án phần mềm lớn, là vấn đề làm lặng sóng cơn bão xã hội này. Trong nhiều thập kỉ, có 1 giải pháp kinh điển cho vấn đề này, gọi là "hệ thống kiểm soát phiên bản", và hệ thống này làm việc theo những gì ghi trên miếng thiếc Nó cung cấp 1 bản copy của phần mềm từ máy chủ đặt ở đâu đó. Những lập trình viên có thể thay đổi nó là người được chỉ định quyền truy cập, và chỉ được phép truy cập những phần mà họ có quyền thay đổi. Khi người ta vẽ biểu đồ các hệ thống kiểm soát phiên bản, các biểu đồ luôn trông như thế này. Chúng trông như quỷ dạ xoa vậy. Và bạn sẽ không phải lác mắt lắm để đọc bảng phân nhánh của những hệ thống thế này. Đó là chế độ phong kiến: 1 người chủ, nhiều nhân công. Thế là ổn đối với nền công nghiệp phần mềm thương mại. Đó là Microsoft Office. Đó là Adobe Photoshop. Công ty sở hữu phần mềm. Lập trình viên thì đến rồi đi. Nhưng có 1 lập trình viên quyết định rằng đây không phải là cách làm việc. Đây là Linus Torvalds. Torvalds là lập trình viên mã nguồn mở nổi tiếng nhất, người tạo ra Linux, và Torvalds xem xét cách mà phong trào mã nguồn mở xử lý vấn đề này. Phần mềm mã nguồn mở, cam kết cơ bản của giấy phép mã nguồn mở, là ai cũng có quyền truy cập vào mã nguồn vào bất cứ lúc nào, hiển nhiên điều này tạo ra 1 cơn bão mà bạn sẽ phải đón đầu để làm cho nó hoạt động được. Hầu hết dự án mã nguồn mở đều ngưng trệ rồi làm theo hệ thống quản lý kiểu phong kiến. Nhưng Torvalds nói, "Không, tôi sẽ không làm thế." Quan điểm của anh ta rất rõ ràng. Khi chấp thuận 1 công cụ, bạn cũng chấp thuận triết lí quản lý ngầm định trong công cụ đó, và anh ta không chấp nhận bất cứ cái gì không phù hợp với cách làm của cộng đồng Linux. Và để bạn hình dung sự vĩ đại của một quyết định như thế, đây là bản đồ các đơn vị phụ thuộc bên trong Linux, trong hệ điều hành Linux, những phần nào phụ thuộc vào các phần nào khác để hoạt động được. Đây là quy trình vô cùng phức tạp. Đây là chương trình vô cùng phức tạp, dù vậy, trong nhiều năm, Torvalds quản lý nó không cần công cụ tự động nào, chỉ có email của anh ta. Người khác sẽ mail cho anh ta những thay đổi mà họ thống nhất, và anh ta kết hợp chúng 1 cách thủ công. Sau 15 năm chăm sóc Linux và hiểu được cách cộng đồng làm việc, anh ta nói "Tôi nghĩ tôi biết cách viết 1 hệ thống kiểm soát phiên bản cho người dùng miễn phí." Anh gọi nó là Git, nó kiểm soát phiên bản phân tán. Nó có 2 khác biệt lớn so với hệ thống kiểm soát phiên bản truyền thống. Thứ nhất, nó duy trì triết lý của mã nguồn mở. Bất kì ai làm việc với dự án đều có quyền truy cập toàn bộ mã nguồn mọi lúc mọi nơi. Và khi vẽ lại luồng công việc Git trên biểu đồ, họ dùng những bản vẽ như thế này. Bạn không cần hiểu các vòng tròn và hộp và mũi tên có nghĩa gì vì nó là cách làm việc phức tạp hơn rất nhiều so với hệ thống kiểm soát phiên bản ban đầu. Nhưng điều này cũng đưa sự hỗn loạn trở lại, và đây là cải tiến lớn thứ 2 của Git. Đây là ảnh chụp GitHub, dịch vụ hosting chính của Git, mỗi khi 1 lập trình viên dùng Git để tạo 1 thay đổi bất kì, tạo file mới, chỉnh sửa phải đã có, kết hợp 2 file, Git tạo ra kí hiệu thế này. Chuỗi dài chữ và số này là số nhận dạng duy nhất cho mỗi thay đổi, mà không cần bộ phân quyền trung tâm nào. Mọi hệ thống Git đều tạo con số này theo cách như nhau, nghĩa là kí hiệu này gắn trực tiếp đối với mỗi thay đổi. Nó có hiệu quả như sau: 1 lập trình viên ở Edinburgh và 1 ở Entebbe cùng có phiên bản giống nhau của một phần mềm. Mỗi người tạo ra những thay đổi và kết hợp với nhau khi xong việc cho dù họ không biết đến sự tồn tại của nhau trước đó. Đây là hợp tác không phân quyền. Đây là thay đổi lớn. Tôi nói ra không phải để thuyết phục bạn rằng thật tuyệt vì giờ đây lập trình viên mã nguồn mở đã có công cụ hỗ trợ triết lý làm việc của họ, dù tôi nghĩ nó thật tuyệt. Tôi kể với bạn vì ý nghĩa của nó đối với cách cộng đồng chung tay làm việc. Từ khi Git cho phép hợp tác không phân quyền, bạn bắt đầu thấy những cộng đồng cực kỳ lớn và phức tạp. Đây là biểu đồ của cộng đồng Ruby. Đó là 1 ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, và tất cả những tương tác giữa con người -- giờ đây không còn là biểu đồ phần mềm, mà là con người, tất cả những tương tác giữa những con người làm việc trong dự án đó -- và nó trông không giống quỷ dạ xoa. Nó không như vậy, ngoài ra, ngoài cộng đồng này, bằng những công cụ này, họ có thể cùng nhau tạo ra điều gì đó. Vậy là có 2 lí do tốt để nghĩ rằng kĩ thuật này có thể ứng dụng cho nền dân chủ nói chung và các bộ luật nói riêng. Thực tế, khi bạn tuyên bố rằng có gì đó trên Internet là tốt cho nền dân chủ bạn thường sẽ nhận phản ứng thế này. (Âm nhạc) (Cười) Việc mà, bạn có nói về điều đó với con mèo đang hát? Giống như, bạn có nghĩ điều đó tốt cho xã hội? Với điều tôi phải nói, đây là chuyện với đám mèo ca hát. Nó luôn xảy ra. Và tôi không nói nó luôn xảy ra với Internet, tôi nói nó luôn xảy ra với truyền thông. chấm hết. Chẳng lâu lắm sau khi làn sóng báo in thương mại nổi lên, trước khi ai đó nhận ra mấy cuốn tiểu thuyết tình dục là ý tưởng hay. (Cười) Bạn không cần động cơ kinh tế để bán sách từ lâu trước khi có người nói, "Này, cậu biết tôi cược người ta sẽ trả tiền cho cái gì không?" (Cười) Cần thêm 150 năm nữa để người ta nghĩ về 1 tuần báo khoa học, phải không? Nên -- (Cười) (Vỗ tay) Việc Trường đại học Vô hình khai thác báo in để tạo ra tuần báo khoa học là chuyện nhất thời, nhưng nó không lớn, nó không nhanh, nó không lẹ, nên nếu bạn tìm lại nơi thay đổi diễn ra, bạn phải tìm từ những cái lề. Luật cũng liên quan đến sự phụ thuộc. Đây là biểu đồ Mã thuế của Mỹ, và sự phụ thuộc của luật này với luật khác để có hiệu quả cuối cùng. Ở đó có chỗ cho quản lý mã nguồn. Nhưng thực tế là luật là chỗ khác nơi có rất nhiều quan điểm được phát hành, nhưng chúng cần được đưa về 1 phiên bản truyền thống, khi bạn vào GitHub, và tìm xung quanh, có hàng triệu, hàng triệu dự án, hầu hết đều có mã nguồn, nếu nhìn ra ngoài, bạn sẽ thấy những người đang thử nghiệm sự phân nhánh quản lý của 1 hệ thống như vậy. Ai đó đưa toàn bộ kênh của Wikileaked vào từ Bộ Ngoại giao, với phần mềm được dùng để thông dịch chúng, có cả cáp Cablegate yêu thích của tôi mà nó là công cụ để phát hiện 1 bài haiku trong diễn văn của Bộ Ngoại giao. (Cười) Đúng thế. (Cười) Nghị viện New York đưa ra cái gọi là Pháp chế mở, và đưa nó lên GitHub, vì những lí do như tính cập nhật và lưu động. Bạn có thể chọn 1 nghị sĩ và xem danh sách hóa đơn mà họ tài trợ. Ai đó đi qua Divegeek đã đưa lên quy định Utah các luật của bang Utah, và đưa chúng lên đó không chỉ để tuyên truyền quy định, mà với khả năng thú vị rằng điều này có thể giúp ích cho việc phát triển pháp chế. Có người đưa lên công cụ trong cuộc tranh luận về bản quyền tại Nghị viện năm trước, nói rằng "Thật kì lạ là Hollywood có thể tiếp cận chính quyền Canada nhiều hơn chính công dân Canada. Sao ta không dùng GitHub để cho họ thấy 1 hóa đơn của-công-dân trông sẽ thế nào?" Cùng với 1 hình ảnh rất gợi tả. Thứ bên phải này gọi là "diff" Nó cho thấy những gì mà người ta đang viết, khi nào có thay đổi, ai thay đổi, và thay đổi là gì. Những gì bị xóa có màu đỏ. Những gì màu xanh là được thêm vào. Các lập trình viên có được khả năng này. Chẳng nền dân chủ ở đâu trao tính năng này cho công dân dù để lập pháp hay quản lý công quỹ, cho dù đó là những thứ được làm với sự cho phép và tiền của chúng ta. Giờ tôi rất muốn nói với bạn thực tế rằng các lập trình viên mã nguồn mở đã tạo ra 1 phương hợp tác quy mô lớn, đồng đều, rẻ, và phù hợp với lý tưởng dân chủ, tôi muốn nói với bạn rằng vì những công cụ này có sẵn, sự đổi mới là hiển nhiên. Nhưng không. Tất nhiên, 1 phần của vấn đề, là sự thiếu thông tin. Ai đó đặt câu hỏi trên Quora, nói rằng " "Tại sao những nhà làm luật không sử dụng hệ thống kiểm soát phiên bản phân tán?" Câu trả lời minh họa ở đây. (Cười) (Cười) (Vỗ tay) Đó thực sự là 1 phần của vấn đề, nhưng chỉ vậy thôi. Vấn đề lớn hơn, tất nhiên, là quyền lực. Những người thử nghiệm với sự tham gia không có quyền lập pháp, và người có quyền lập pháp không thử nghiệm sự tham gia. Họ thử nghiệm với sự cởi mở. Không có dân chủ đúng nghĩa mà không có động thái minh bạch, nhưng minh bạch là sự cởi mở 1 chiều, và việc được trao 1 bảng điều tiết mà không có bánh lái chưa bao giờ là lời hứa trọng tâm mà nền dân chủ trao cho công dân. Nên hãy xem xét điều này. Điều đã đưa quan điểm của Martha Payne đến với công chúng, là 1 chút công nghệ, nhưng ý muốn chính trị đã ngăn cản họ. Điều người dân mong muốn là cô bé không bị kiểm duyệt. Giờ đây đất nước chúng ta có những công cụ hợp tác này. Chúng ta có. Chúng ta thấy. Chúng hiệu quả. Nhưng ta có được dùng không? Ta có thể áp dụng các kĩ thuật ở đây với nó? T.S. Eliot từng nói, "Một trong những điều trọng yếu nhất có thể đến với 1 nền văn hóa là họ nhận được 1 dạng văn xuôi mới." Tôi nghĩ thế không đúng, nhưng -- (Cười) Tôi nghĩ nó đúng với sự tranh luận. Phải không? Điều trọng yếu có thể đến với 1 nền văn hóa là họ có được 1 cách tranh luận mới: xử án qua bồi thẩm bầu cử, rà soát ngang, và cái này. Phải không? Dạng tranh luận mới được sáng tạo trong đời chúng ta, thực tế, là trong thập kỉ trước. Nó rất lớn, đồng đều, chi phí thấp, và phù hợp với lí tưởng dân chủ. Giờ vấn đề của ta là, chúng ta có để các lập trình viên giữ nó cho bản thân họ? Hay ta sẽ đưa nó vào áp dụng trong thực tế vì số đông xã hội? Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) E rằng tôi không phải là diễn giả mà bạn mong muốn gặp tại TED. Thứ 1, tôi không có điện thoại di động, nên tôi rất thận trọng. Thứ 2, tôi là một nhà lý luận chính trị đang định nói về khủng khoảng dân chủ có lẽ không phải là chủ đề ưa thích mà bạn nghĩ đến. Ngoài ra, tôi cũng không đưa ra câu trả lời nào. Tôi lại càng cố gắng thêm vào những câu hỏi mà chúng ta vẫn đang tranh luận Một trong những điều mà tôi muốn hỏi là niềm hi vọng phổ biến trong thời đại này rằng minh bạch và cởi mở có thể phục hồi niềm tin vào các thể chế dân chủ. Có thêm 1 lí do nữa để bạn ngờ vực tôi. Các bạn, tín đồ của TED, là 1 cộng đồng rất lạc quan. (Cười) Cơ bản là bạn tin có rắc rối, nhưng không tin sự mơ hồ. Như bạn đã biết, tôi là người Bulgaria. Và theo các cuộc khảo sát, chúng tôi là những người bi quan nhất trên đời. (Cười) Tạp chí The Economist mới viết 1 bài về 1 trong các nghiên cứu về hạnh phúc, và tiêu đề là “Người hạnh phúc, kẻ bất hạnh và người Bulgaria.” (Cười) Giờ thì bạn đã biết điều gì để mong đợi, hãy để tôi kể bạn nghe câu chuyện này. Đây là 1 ngày bầu cử mưa dầm dề ở 1 đất nước nhỏ -- đó có thể là đất nước của tôi, cũng có thể là của bạn. Vì trời mưa đến tận 4 giờ chiều, nên chẳng ai tới trạm bỏ phiếu cả. Nhưng khi trời tạnh mưa, người ta đi bỏ phiếu. Khi kiểm phiếu ¾ số người bỏ phiếu đã bỏ phiếu trống. Chính phủ và phe đối lập, hoàn toàn sững sờ. Vì bạn biết phải làm gì với các cuộc biểu tình. Biết phải bắt giữ ai, thương lượng với ai. Nhưng sẽ phải làm gì đây với những người bỏ phiếu trống? Vậy là chính phủ quyết định bầu cử lại. Lần này thì con số còn lớn hơn, 83% người dân đã bỏ phiếu trống. Chủ yếu là họ đến các hòm phiếu để nói rằng họ chẳng có ai để bầu. Đây là phần mở đầu cho tác phẩm kinh điển của nhà văn Jose Saramago có tên là “Nhìn thấy.” Nhưng theo tôi, nó nắm bắt rõ 1 phần của vấn đề mà chúng ta gặp phải với nền dân chủ ở Châu Âu ngày nay. Ở mức độ nào đó, chẳng ai nghi ngờ rằng dân chủ là hình thức tốt nhất của chính quyền. Dân chủ là cuộc chơi duy nhất trong thành phố. Vấn đề là nhiều người bắt đầu tin rằng đó không còn là trò đáng để chơi. 30 năm nay, các nhà khoa học chính trị đã quan sát rằng có một sự sụt giảm liên tục trong kết quả bầu cử, và những người ít quan tâm đến bầu cử nhất là người mà ta nghĩ sẽ được lợi nhất từ cuộc bầu cử. Tôi muốn nói đến người thất nghiệp, người bị thiệt thòi. Và đây là vấn đề chủ yếu. Vì giờ đây đặc biệt với khủng hoảng kinh tế, ta thấy niềm tin vào chính trị, niềm tin vào các thể chế dân chủ, đã thực sự bị hủy hoại Theo khảo sát mới nhất do Ủy Ban Châu Âu thực hiện, 89% công dân Châu Âu tin rằng có 1 khoảng trống ngày càng lớn giữa quan điểm của người làm chính sách và quan điểm của công chúng. Chỉ 18% người dân Italia và 15% người Hy Lạp tin rằng lá phiếu của họ có ý nghĩa. Một cách đơn giản người ta bắt đầu hiểu rằng họ có thể thay đổi chính phủ, nhưng không thay đổi được chính sách. Và câu hỏi mà tôi muốn hỏi là: Làm thế nào nó lại xảy ra khi ta đang sống trong những xã hội tự do hơn bao giờ hết – ta có nhiều quyền lợi hơn, đi lại dễ dàng hơn nắm bắt được nhiều thông tin hơn - cùng lúc đó niềm tin vào các thể chế dân chủ của ta lại sụp đổ? Tôi muốn hỏi rằng: Điều gì đúng và điều gì sai trong 50 năm này khi ta nói về dân chủ? Tôi sẽ bắt đầu với điều đúng. Điều đúng đầu tiên, tất nhiên, là 5 cuộc cách mạng, mà theo tôi, thay đổi rất nhiều cách chúng ta sống và ăn sâu vào hiểu biết về dân chủ của chúng ta. Đầu tiên là cách mạng văn hóa và xã hội năm 1968 và những năm 1970, đã đưa con người làm trung tâm của chính trị. Đó là giờ phút của nhân quyền. Điều quan trọng ở đây là sự bùng nổ mạnh mẽ trào lưu bất đồng quan điểm, trào lưu của chủ nghĩa lập dị chưa từng được biết đến trước đó Nên tôi tin tưởng vào những điều đó giống như những đứa trẻ của năm 68 – cho dù lúc đó hầu hết chúng ta còn chưa ra đời. Sau đó ta có cách mạng thị trường những năm 1980. Mặc dù nhiều người cánh tả cố gắng ghét bỏ nó, sự thật là cách mạng thị trường đã gửi đến thông điệp: “Chính phủ chẳng biết gì hơn.” Và bạn có nhiều hình thái xã hội để lựa chọn. Và dĩ nhiên đến năm 1989 – chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, kết thúc Chiến tranh lạnh Đó là sự khai sinh của thế giới toàn cầu. Và bạn có Internet. Tôi sẽ không phải thuyết giáo với khán giả về mức độ ảnh hưởng của Internet đối với con người. Nó đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp và quan điểm về chính trị. Khái niệm về cộng đồng chính trị hoàn toàn thay đổi. Một cuộc cách mạng nữa tôi muốn nhắc đến đó là cách mạng về khoa học tri thức, đã hoàn toàn thay đổi cách hiểu của chúng ta về việc làm thế nào con người ra quyết định. Đây là chuyện đi đúng hướng. Nhưng nếu xem xét những chuyện sai hướng, ta vẫn có 5 cuộc cách mạng đó. Vì đầu tiên bạn có cách mạng những năm 1960 và 1970, về văn hóa và xã hội, chắc chắn đã hủy diệt lý tưỏng về một mục đích cao cả. Khái niệm về những danh từ cao cả mà ta được dạy nói về quốc gia, tầng lớp, gia đình. Ta bắt đầu thích li hôn, nếu ta có kết hôn. Toàn bộ chuyện này bị chỉ trích dữ dội Và rất khó làm cho mọi người quan tâm đến chính trị khi họ tin rằng điều thực sự có ý nghĩa chính là địa vị cá nhân của họ. Bạn có cách mạng thị trường những năm 1980 và sự bành trướng của bất công trong xã hội. Hãy nhớ, cho đến những năm 1970, sự lan tỏa của dân chủ luôn song hành với sự giảm dần bất công. Càng dân chủ xã hội càng trở nên công bằng. Giờ ta có xu hướng ngược lại. Sự lan tỏa của dân chủ gắn liền với gia tăng bất công. Tôi thấy rất nhiễu loạn khi ta nói về cái gì đúng và cái gì sai. với dân chủ ngày nay. Nếu trở về 1989 – điều mà bạn không nghĩ rằng ai đó sẽ phê bình – nhưng nhiều người sẽ nói, “Nghe này, chính sự kết thúc Chiến tranh lạnh đã xé tan liên minh xã hội giữa tầng lớp ưu tú và người dân Đông Âu rồi." Khi Liên bang Xô Viết còn tồn tại, Người giàu có và nhà cầm quyền, họ cần nhân dân, vì họ sợ người dân. Giờ tầng lớp ưu tú được giải phóng. Họ đi khắp nơi. Bạn không thể đánh thuế họ được. Và cơ bản là họ không sợ người dân. Kết quả của điều đó là bạn ở trong 1 tình huống kì lạ tầng lớp ưu tú thoát khỏi kiểm soát bởi người bầu cử. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà người bầu cử không còn quan tâm đến bỏ phiếu nữa. Rồi khi chúng ta nói về Internet, vâng, đúng là Internet kết nối tất cả chúng ta, nhưng chúng ta cũng biết Internet tạo ra những phòng cách âm và biệt khu chính trị trong đó bạn sống cả đời mình với cộng đồng chính trị của bạn. Và càng lúc càng khó hơn để hiểu những người không thích bạn. Tôi biết nhiều người ở đây đã nói rất hay về thế giới số và khả năng hợp tác, nhưng bạn [có từng] thấy những gì thế giới số làm với chính trị Mỹ ngày nay? Một phần sự việc này là do cách mạng Internet. Đây là mặt trái của những gì ta yêu thích. Tiếp đến, với khoa học tri thức những gì các chuyên gia tư vấn chính trị học từ nhà khoa học trí não là đừng nói với tôi về các lý tưởng nữa, đừng nói với tôi về các chương trình chính sách. Điều quan trọng là điều khiển cảm xúc của con người. Điều này vô cùng quan trong ở mức độ nào đó, ngay cả bạn hiểu rằng khi nói về cách mạng ngày nay, những cuộc cách mạng đó không còn được đặt tên theo ý tưởng hay tư tưởng nữa. Trước kia, cách mạng thường đặt tên theo lý tưởng. Đó là cộng sản, là giải phóng, chúng cũng có thể là phát xít hoặc Hồi giáo. Giờ đây cách mạng được gọi tên theo phương tiện được dùng chủ yếu. Bạn có cách mạng Facebook, cách mạng Twitter. Nội dung truyền tải không phải là vấn đề, vấn đề là phương tiện truyền thông Tôi nói thế vì một trong những điểm chính là những gì đúng cũng có thể là sai. Khi giờ đây ta cố hiểu mình có thể thay đổi tình hình ra sao, khi ta cố hiểu điều gì có thể làm cho nền dân chủ, ta nên giữ sự mơ hồ này trong tâm trí. Vì có khi những gì ta yêu thích nhất sẽ trở thành những gì làm ta tổn thương nhất. Ngày nay, đa phần người dân tin rằng sự thúc đẩy minh bạch này, một sự kết hợp giữa công dân năng động, công nghệ mới và pháp luật hướng tới sự minh bạch có thể phục hồi niềm tin vào chính trị. Bạn tin rằng khi bạn có công nghệ mới và người ta sẵn sàng sử dụng nó, thì làm cho chính phủ khó nói dối hơn rất nhiều, Sẽ rất khó cho họ làm việc mờ ám và thậm chí giết người trở nên vô vùng khó khăn. Điều này có thể thành sự thật. Nhưng tôi tin chúng ta cũng nên hiểu rõ rằng giờ đây khi ta đặt sự minh bạch vào trung tâm của chính trị nơi mà tồn tại câu nói , “Minh bạch đấy, đồ ngốc.” Minh bạch không phải là phục hồi niềm tin vào thể chế. Minh bạch là quản lí sự bất tín trong chính trị. Giả dụ rằng xã hội của ta sẽ dựa trên sự bất tín. Nhân tiện, bất tín luôn rất quan trọng cho nền dân chủ. Đó là lí do bạn có bảng cân đối tài chính. Đó là lí do bạn sự nghi ngờ nảy sinh giữa người đại diện và người mà họ đại diện cho. Nhưng khi chính trị chỉ là quản lý sự bất tín nhiệm, thì – tôi rất mừng là “1984” đã được đề cập vừa nãy – sẽ có trở thành năm “1984” đảo ngược. Sẽ không có Người Giấu Mặt theo dõi bạn, mà chính chúng tôi là Người Giấu Mặt theo dõi tầng lớp chính khách. Nhưng đây có phải là ý tưởng về 1 xã hội tự do? Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng người dân thường, có quyền và tài năng sẽ chạy đua vào chính quyền nếu họ thực sự tin rằng chính trị là quản lý sự bất tín nhiệm? Bạn có lo ngại tất cả những công nghệ này sẽ ghi lại bất kì tuyên bố nào mà chính trị gia nói ra về các vấn đề cụ thể, hay bạn có lo ngại điều này sẽ là tín hiệu mạnh mẽ với các chính trị gia để giữ vị trí của họ, kể cả là vị trí sai, vì sự nhất quán sẽ quan trọng hơn luân lý thông thường? Và với những người Mỹ trong căn phòng này, bạn không lo ngại các tổng thống của bạn sẽ quản lý dựa trên những gì họ nói trong cuộc tổng tuyển cử? Tôi thấy điều này cực kỳ quan trọng, vì dân chủ nghĩa là người ta thay đổi quan điểm dựa trên thảo luận và tranh luận lý trí. Ta sẽ mất điều này với ý tưởng cao cả về việc người dân sẽ có trách nhiệm chứng minh cho người dân thấy chúng ta sẽ không khoan dung các chính trị gia chủ nghĩa cơ hội trong chính trị. Với tôi điều này cực kỳ quan trọng. Và tôi tin khi ta bàn về chính trị ngày nay, có lẽ cũng có lí nếu xem xét kiểu câu chuyện này. Nhưng cũng đừng quên, vạch trần nào cũng là sự che đậy. [Bất kể] chính phủ của bạn muốn minh bạch thế nào, họ sẽ minh bạch 1 cách có chọn lọc. Ở 1 nước nhỏ có thể là đất nước tôi, cũng có thể là đất nước bạn, họ quyết định – trường hợp trong thực tế -- rằng tất cả quyết định của chính phủ, các thảo luận của hội đồng bộ trưởng, sẽ được công bố trên Internet 24 giờ sau khi cuộc thảo luận diễn ra. Và công chúng cực kỳ quan tâm đến nó. Rồi tôi có cơ hội nói chuyện với thủ tướng, tại sao ông ta quyết định như thế. Ông ấy nói, “Nghe này, đây là cách tốt nhất để làm các bộ trưởng của tôi im miệng. vì sẽ rất khó cho họ phản biện khi biết rằng 24 giờ sau đó chuyện này sẽ được đưa ra công chúng, nó chắc chắn sẽ trở thành khủng hoảng chính trị.” Nên khi ta nói về minh bạch, khi nói về cởi mở, Tôi thực sự tin những gì ta cần nhớ là cái gì đúng cũng có thể sai. Và nhà văn Goethe, không phải người Bulgaria cũng không phải nhà khoa học chính trị, vài thế kỉ trước ông đã nói, “Có 1 khoảng rất tối trong một vùng rất sáng.” Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Một trong những từ mà tôi thích trong từ điển Oxford là "snollygoster". Vì nó nghe ngồ ngộ. Snollygoster nghĩa là "một chính trị gia không trung thực." Vào thế kỷ 19, một nhà báo đã định nghĩa khái niệm này hay hơn, "Một snollygoster là kẻ tìm kiếm sự nghiệp chính trị bất chấp đảng phái, cương lĩnh hoặc nguyên tắc, là kẻ, khi thắng, đã thắng bởi sức mạnh thuần túy của tài bốc giời ba hoa sáo rỗng." (Cười) Giờ tôi cũng không biết "talknophical" nghĩa là gì. Tôi cho là nó là chuyện câu chữ. Cần hiểu rằng từ ngữ là tâm điểm của chính trị, và các nhà chính trị biết họ phải kiểm soát ngôn từ Phải đến năm 1771, Nghị Viện Anh mới cho phép các báo tường thuật lại chính xác những từ được nói ra khi tranh luận tại nghị trường. Và điều này có được nhờ vào sự dũng cảm của một người có tên khác thường là Brass Crosby, người đã cả gan chống lại Nghị viện. Và ông đã bị nhốt vào tòa tháp London và bị bỏ tù, nhưng ông rất dũng cảm, dũng cảm để đương đầu với họ, và cuối cùng, nhờ sự ủng hộ rộng rãi của người dân London ông đã thắng. Và chỉ vài năm sau đó, chúng ta thấy tài liệu lưu trữ ghi lại sự xuất hiện lần đầu tiên của cụm từ "rắn như đồng." Hầu hết mọi người nghĩ rằng người ta nói về kim loại Nhưng không phải. Đó là nói về người đấu tranh cho tự do báo chí. Để cho các bạn thấy từ ngữ và chính trị quan hệ với nhau ra sao, tôi muốn đưa mọi người trở lại nước Mỹ, ngay sau khi giành được độc lập. Và họ phải đối mặt với câu hỏi: sẽ gọi George Washington, người lãnh đạo của họ, là gì? Họ không biết. Người đứng đầu một nước cộng hòa được gọi là gì? Điều này được tranh luận ở Nghị viện trong nhiều năm. Và có nhiều ý kiến được đề xuất, các ý kiến xem ra đều có lý. Một vài người muốn gọi ông là Thẩm phán trưởng Washington và người khác, Hoàng thân George Washington. người khác nữa, Người bảo vệ Tự do cho người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Kêu quá. Một số người chỉ muốn gọi ông là Vua. Họ nghĩ rằng cái tên ấy đã được lịch sử thử thách và kiểm nghiệm. Cả khi không có chế độ quân chủ, họ nghĩ rằng có thể trở thành vị vua được dân bầu trong một nhiệm kỳ nhất định. Và, bạn biết đấy, có khi thế cũng nên. Tất cả mọi người thực sự đã chán ngấy vì cuộc tranh cãi đã kéo dài ba tuần Tôi đã đọc nhật kí của một Thượng Nghị sĩ tội nghiệp, ông cứ ghi trở đi trở lại, "Vẫn là về chủ đề này." Và lí do cho sự trì hoãn và nhàm chán này là Hạ Viện đã chống lại Thượng Viện. Hạ Viện không muốn Washington say đắm trong quyền lực. Họ không muốn gọi ông là Vua e rằng ông, hoặc người kế thừa ông lên mình kiêu ngạo. họ muốn dành cho ông danh hiệu khiêm nhường nhất, cảm động nhất mà họ có thể nghĩ ra. Danh hiệu đó là "Tổng thống." Tổng thống. Họ không nghĩ ra danh hiệu đó, nó đã có trước đó, nhưng nó chỉ có nghĩa người chủ tọa một cuộc họp. Như chủ tịch ban hội thẩm của một phiên tòa. Và nó không oai hơn gì mấy so với chức "chủ tịch ban hội thẩm" hay "đốc công" Có một vài tổng thống lãnh đạo các hội đồng thuộc địa nhỏ và một số chính phủ, nhưng đó không phải là chức danh. Và đó là lí do vì sao Thượng Viện phản đối. Họ nói, chuyện nực cười, ai lại gọi ông ấy là Tổng thống. Ông ấy sẽ phải kí hiệp định quốc tế, gặp quan chức nước ngoài. Và ai sẽ nể trọng ông nếu ông mang một danh hiệu ngớ ngẩn như "Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kì"? Sau ba tuần tranh cãi, cuối cùng Thượng Viện không thể chống lại nữa. Thay vào đó, họ đồng ý sử dụng danh hiệu "Tổng thống" nhưng họ muốn nói rõ rằng họ hoàn toán không đồng ý, xét từ sự tôn trọng đúng mực với ý kiến và hành xử của các quốc gia văn minh, dù dưới thể chế cộng hòa hay quân chủ đều tuân theo tập quán dành danh hiệu trang trọng, cho Thẩm Phán Toàn Quyền, chứ không phải là Tổng Thống chết tiệt - và trong quan hệ với các quốc gia khác, người đứng đầu của nhân dân Hoa Kỳ sẽ không lâm vào tình trạng nguy hiểm gây ra bởi cái tên lập dị kỳ cục, nghĩa là, chúng ta không muốn người khác nhìn mình như kẻ ngây ngô lập dị. Bạn có thể học được ba điều thú vị từ đây. Thứ nhất, đây cũng là điều mà tôi thích, theo như những gì tôi hiểu được, Thượng Viện chưa bao giờ chính thức công nhận danh hiệu Tổng thống. Barack Obama, Tổng thống Obama, hiện bây giờ cũng còn phải chờ đợi, cho Thượng Viện hành động. Điều thứ hai bạn có thể học được là khi một chính phủ nói rằng đây là một biện pháp tạm thời, (Cười) bạn có thể sẽ phải đợi thêm 223 năm nữa. Điều thứ ba bạn có thể học được đây mới là điều đặc biệt quan trọng, và là điều các bạn đừng quên, là ngày nay danh hiệu này, Tổng thống Hoa Kỳ, nghe không hề khiêm nhường, đúng không? Ông ấy có trong tay hơn 5000 đầu đạn hạt nhân và nền kinh tế lớn nhất thế giới cộng với các hàng không mẫu hạm cùng tất cả các thể loại hàng. Thực tế và lịch sử đã ban cho danh hiệu đó sự vinh quang. Chính vì vậy mà Thượng viện cuối cùng đã thắng. Họ có được danh hiệu của sự kính trọng. Thượng viên có nỗi lo khác đó là sự lập dị của chức danh, công nhận, nó đã từng kì quặc. Nhưng giờ, liệu ban có biết bao nhiêu nước có tổng thống không? Một trăm bốn mươi bảy. Bởi vì người ta muốn nghe cho nó oách như ai, như một người có 5000 đầu đạn hạt nhân và v.v. Thế là, cuối cùng, Thượng viện đã thắng Hạ viện đã thua, bởi không ai cảm thấy khiêm nhường nếu giờ có người bảo họ anh là Tổng thống Hoa Kỳ. Đây là bài học quan trọng mà các bạn nhận được hôm nay và tôi muốn các bạn ghi nhớ. Các chính trị gia chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ để tạo ra thực tế và kiểm soát thực tế, nhưng thực ra, thực tế thay đổi từ ngữ nhiều hơn là từ ngữ có thể thay đổi thực tế. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi vừa nảy ra một ý tưởng tuyệt vời có thể thay đổi thế giới. Thật là tuyệt vời, nó khiến tôi rất phấn khích Nó là đứa con xinh xắn của tôi Vấn đề là ở đây, ai cũng đều yêu một đứa trẻ xinh xắn Ý tôi là, tôi đã từng là một đứa trẻ xinh xắn Đây là ảnh bố tôi và tôi 2 ngày sau khi tôi được sinh ra Vậy nên trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm đứa trẻ xinh xắn như những chiêc xe khái niệm. Chiếc xe thật tuyệt vời. Bạn thấy nó và quay đi, " Ôi trời ơi. Tôi muốn mua nó ngay lập tức!" Vậy thì tại sao những chiếc xe mới của năm nay lại trông y chang như những chiếc xe mới của năm ngoái? ( Cười ) Có điều gì không ổn giữa studio thiết kế và nhà máy sản xuất? Hôm nay tôi không muốn nói về những đứa trẻ xinh xắn nữa, tôi muốn nói về giai đoạn phát triển tệ hại của thiết kế-- những năm tháng thanh niên rồ dại. khi mà bạn cố tìm hiểu về thế giới này Tôi sẽ bắt đầu với ví dụ từ một vài việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho những trẻ sơ sinh. Và đây là vấn đề 4 triệu trẻ em trên thế giới, hầu hết là ở các nước đang phát triển, chết trước ngày sinh nhật đầu tiên mỗi năm, thậm chí là trước khi đầy tháng. Hóa ra nửa số trẻ đó, khoảng 1.8 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới sẽ sống chỉ cấn bạn giữ ấm cho chúng. trong 3 ngày đâu tiên, có thể là tuần đầu tiên. Đây chính là phòng điều trị tích cực cho trẻ sơ sinh ở Kathmandu, Nepal. Tất cả những đứa trẻ này được quấn trong chăn nằm trong trong lồng ấp trẻ hay đại loại thế. Đó là lồng ấp ATOM được Nhật Bản quyên góp. mà chúng tôi thấy trong một phòng chăm sóc trẻ sơ sinh nuôi trong lồng ấp (gọi tắt là NICU) ở Kathmandu. Đây là điều chúng tôi muốn. Có thể những gì đã xảy ra là một bệnh viện ở Nhật nâng cấp dụng cụ y tế và tặng lại những dụng cụ cũ của họ cho Nepal. Vấn đề là, không có kỹ thuật viên, không có phụ tùng, những tặng phẩm này sẽ nhanh chóng trở nên vô ích. Vậy nên dường như đây là một vấn đề mà chúng ta có thể làm gì đấy để giải quyết. Giữ ấm cho em bé trong một tuần, chẳng phải là phát minh vĩ đại gì. cho nên chúng tôi đã tiến hành việc đó. Chúng tôi hợp tác với một Viện nghiên cứu y khoa hàng đầu ở Boston. Trong nhiều tháng, chúng tôi nghiên cứu trên những bé được thử nghiệm trên toàn thế giới cố gắng nghĩ như một nhà thiết kế, một thiết kế tập trung vào con người. Chúng ta cùng tìm ra điều mà mọi người muốn. Chúng tôi đã xóa đi hàng ngàn mảnh ghi chú Chúng tôi đã tạo ra hàng tá mẫu thử để có được điều này. Và đây là lồng ấp trẻ sơ sinh NeoNurture, với nhiều chi tiết thông minh được thiết kế bên trong. Chúng tôi cảm thấy rất tuyệt. Ý tưởng ở đây là, khác với một chiếc xe hơi khái niêm, chúng tôi muốn kết hợp cả cái đẹp với tính ứng dụng Mong muốn của chúng tôi là thiết kế này sẽ truyền cảm hứng cho những nhà sản xuất và những người có tầm ảnh hưởng khác để họ sẽ dùng chúng và quảng bá chúng. Đây là tin xấu: Đứa trẻ duy nhất từng được nằm trong Lồng ấp Sơ Sinh NeoNurture là để chụp ảnh cho tạp chí Time. Việc được công nhận đúng là rất tuyệt. Chúng tôi muốn thiết kế của mình được mọi người chiêm ngưỡng. Nó đã giành được nhiều giải thưởng. Nhưng dường như chỉ là giải thưởng vô nghĩa. Chúng tôi muốn tạo ra những thứ đẹp đẽ để làm cho thế giới này trở thành nơi tốt đẹp hơn và tôi nghĩ đứa bé trên thậm chí còn không được nằm lâu đủ để được ủ ấm Vậy hóa ra một thiết kế để truyền cảm hứng không thực sự... Tôi cho rằng điều tôi sắp nói đây, là cho chúng ta, cho điều mà tôi muốn làm, không phải là quá chậm hay không hoạt động, mà là nó không có hiệu quả. Điều tôi thật sự muốn là thiết kế để sử dụng được. Tôi không muốn tạo nên những thứ đẹp đẽ vớ vẩn. Tôi muốn làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. Vậy nên khi chúng tôi đang thiết kế NeoNurture, chúng tôi tập trung nhiều vào những người sẽ sử dụng chúng -- ví dụ như những gia đình khó khăn, bác sĩ nông thôn, những y tá làm việc quá tải, thậm chí những thợ sửa máy. Chúng tôi nghĩ là mình đã tiên liệu hết những điều cơ bản, chúng tôi đã làm đúng mọi thứ Nhưng nó lại dẫn đến việc một nhóm người phải tham gia tạo nên một sản phẩm để làm cho nó thành công: sản xất, tài chính, phân phối, điều tiết. Michael Free ở PATH phát biểu rằng bạn phải xác định ai sẽ " chọn, dùng và trả thuế" cho sản phẩm như thế. Và tôi phải hỏi một điều -- VC's luôn hỏi rằng, " Thưa ngài, công việc kinh doanh của ngài là gì, và ai là khách hàng của ngài?" Ai là khách hàng của chúng tôi? À Đây là ví dụ. Đây là giám đốc một bệnh viện ở Băng-la-đét đang bên ngoài phòng làm việc của mình. Thật ra ông ấy chẳng mua bất cứ cái nào trong số trang thiết bị của mình. Mà đều là từ Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc những nhà quyên góp nước ngoài, và đó chỉ là một hình thức phô trương. Tương tự , đây là một nhà sản xuất dụng cụ y tế đa quốc gia. Tất nhiên là họ phải đánh cá ở những nơi có cá. Vậy nên khi gom các thị trường lại, những thị trường có cá ta thu được chính là tầng lớp trung lúc của những nước này... các căn bệnh của nhà giàu: bệnh tim, bệnh lão hóa. Vậy thì hóa ra thiết kế để sử dụng được trong một khía cạnh lại có nghĩa là nghĩ về thiết kế để sản xuất và phân phối. Vâng, đó là một bài học quan trọng. Thứ hai, chúng tôi tiếp thu bài học này và cố áp dụng nó vào trong dự án kế tiếp. Vậy nên chúng tôi bắt đầu bằng cách tìm đến một nhà sản xuất, một tổ chức có tên là MTTS ở Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ chăm sóc trẻ sơ sinh ở Đông Nam Á. Đối tác còn lại của chúng tôi là East Meets West. Nó được thành lập ở Mỹ chuyên phân phối công nghệ đó... đến các bệnh viện khó khăn trong vùng. Chúng tôi bắt đầu với việc tìm hiểu "Các anh cần gì? Vấn đề các anh cần giải quyết là gì?" Và họ nói "Vậy chúng tôi cùng giải quyết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh" Vậy ra đây là một trong những vấn đề khác gây đau đầu trên toàn cầu. Bệnh vàng da xảy ra với 2/3 số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Trong số những trẻ mới sinh, cứ trong 10 trẻ thì có 1 trẻ, nếu không được chữa trị, bệnh vàng da sẽ trở nặng có thể dẫn đến các dị tật suốt đời, cũng có khi dẫn đến tử vong. Chỉ có một cách để chữa bệnh vàng da, cách đó được gọi là tiến hành trao đổi máu (exchange transfusion). Có thể mường tượng được là phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí và khá nguy hiểm. Vẫn còn một cách chữa trị khác. Liên quan rất nhiều đến công nghệ, rất phức tạp, và gây nản chí một chút. Bạn phải chiếu tia sáng xanh lên đứa trẻ-- khắp các vùng da của bé càng rộng càng tốt. Công việc đó khó đến thế nào? Tôi đã tới MIT, Được rồi, chúng ta sẽ tìm ra sự thật ngay thôi. (Cười) Và đây là một ví dụ. Đây là thiết bị điều trị bằng ánh sáng đặt trên đầu được thiết kế cho những bệnh viện ở Mỹ. Và đây là cách sử dụng. Và đây là nó bao phủ hết đứa bé, chỉ định cho một trẻ duy nhất. Nếu xét ra ngoài phãm vi bệnh viện Mỹ, vượt đại đương đến với những bệnh viện đông đúc ở châu Á, đây là cách nó thật sự được sử dụng. Tác dụng của phương pháp điều trị này nằm ở chức năng của cường độ tia sáng. Vậy nên những phần diện tích có màu xanh đậm này cho thấy nơi mà ảnh sáng thật sự có tác dụng. Cái này thể hiện nó được sử dụng đúng. Vậy nên những đứa trẻ nằm bên mép không thật sự nhận được những tia sáng hữu dụng. Nhưng nếu không được đào tạo, thiếu các thiết bị đo ánh sáng, Làm sao mà bạn biết được? Chúng ta xem xét những ví dụ khác về những vấn đề như thế này. Đây là một phòng chăm sóc tích cực cho những em bé 1 tuần tuổi đầu tiên. nơi những người mẹ đến thăm con. Và hãy nhớ rằng, Mẹ có thể chỉ ở khu C, điều đó hoàn toàn gây khó chịu. Người mẹ đến thăm con của mình. Cô ấy thấy đứa con của mình trần truồng, nằm dưới ánh sáng xanh trông rất mong manh. Chẳng có gì lạ nếu người mẹ lấy chăn che cho con Trên phương diện của phương pháp điều trị bằng ánh sáng, có lẽ đó không phải là hành vi tốt nhất. Thực tế điều đó là ngu xuẩn. Ngoại trừ, điều mà chúng tôi nhận ra là không có người tiêu dùng ngu xuẩn-- thực sự đó là những gì chúng tôi nhận ra Mà chỉ có những sản phẩm ngu xuẩn. Chúng tôi phải nghĩ như một người mang tư tưởng tin vào thuyêt hiện sinh (Chú thích của người dịch: là người tin rằng con người tạo ra giá trị đạo đức của chính mình và chịu trách nhiệm cho hành động của mình) Đó không phải là bức tranh ta ý định sẽ vẽ Mà là bức tranh chúng ta đã thực sự vẽ Là để dùng--- thiết kế ra là để dùng được. Người ta sẽ thực sự dùng nó như thế nào? Tương tự, khi chúng tôi nghĩ về đối tác của mình MTTS Họ sáng tạo ra những công nghệ đáng kinh ngạc chữa trị những căn bệnh ở trẻ sơ sinh Và đây là một máy giữ ấm đội đầu và một CPAP Chúng không hề đắt và thực sự bền. Họ đã điều trị cho 50.000 trẻ ở Việt Nam với công nghệ này. Nhưng lại có một vấn đề là: Mọi bác sĩ, mọi nhà quản lý bệnh viện trên thế giới, từng xem Tivi-- nguyền rủa chương trình phát lại "E.R" Hóa ra họ đều biết một thiết bị y tế nên có hình dáng như thế nào. Họ muốn Buck Rogers, chứ không muốn tính hiệu quả của thiết bị. Nghe thật điên rồ, và ngu ngốc. Nhưng trên thực tế có những bệnh viện thà không có trang thiết bị nào còn hơn những thứ rẻ rúng và không có giá trị. Thế nên, nếu chúng ta muốn mọi người tin vào một thiết bị thì nó phải trông thật đáng tin. Nghĩ về những tác động Phải công nhận diện mạo cũng quan trọng. Thế nên chúng tôi đem tất cả mọi thông tin đó lại. Lần này nỗ lực làm cho nó đúng. Và đây là thứ mà chúng tôi phát triển được. Đây là Thiết bị điều trị bằng ánh sáng Firefly (Đom Đóm). ngoại trừ là lần này chúng tôi không dừng lại ở một chiếc xe hơi khái niệm. Ngay từ đầu chúng tôi đã cùng thảo luận với nhà sản xuất. Mục tiêu chính là tạo ra một sản phẩm tân tiến nhất mà dối tác MTTS có thể thực sự mang vào sản xuất. Vậy nên chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu về cách họ sản xuất và nguồn nguyên liệu họ có thể tiếp cận để sản xuất sản phẩm này. Thiết kế đó đặt ra một câu hỏi về việc sản xuất Khi nghĩ về ứng dụng thực sự mọi người sẽ để ý thấy Firefly được thiết kê với một cái nôi. Chỉ vừa cho một đứa bé. Ý tưởng ở đây là nó cho thấy rõ thiết bị này nên được dùng như thế nào Nếu bạn cố nhét hơn một em bé vào nôi, chỉ có một cách là đặt đứa này chồng lên đứa kia thôi. (Cười) Vậy như đã nói, ý tưởng ở đây là làm ra một sản phẩm bạn khó có thể dùng sai cách Nói cách khác, bạn muốn tạo ra một cách dùng đúng để dùng nó. cách dễ nhất để dùng nó. Một ví dụ khác. Một lần nữa, bà mẹ ngớ ngẩn. Một bà mẹ ngớ ngẩn nghĩ rằng con mình lạnh, muốn đắp chăn cho con. Thế nên chúng tôi thiết kế Firefly chiếu ánh sáng cả ở trên và phía dưới em bé. Nên trong trường hợp người mẹ đắp chăn lên trên bé, thì chúng vẫn nhận được ánh sáng từ phía dưới. Đây là câu chuyện cuối cùng: Một người bạn Ấn Độ bảo tôi là: Bạn không thực sự thử nghiêm một thiết bị công nghệ điện tử được phân phối ở châu Á cho đến khi bạn huấn luyện được một con gián chui vào trong và tè lên mỗi một chi tiết có bên trong nó. (Cười) Bạn nghĩ điều này thật buồn cười. Tôi có một cái Laptop ở Peace Corps, màn hình của nó những điểm chết thế này. Một hôm nọ tôi nhìn kĩ, chúng toàn là những con kiến chết chui vào laptop của tôi và lăn ra chết... những con kiến tội nghiệp! Với Firefly, điều mà chúng tôi đã làm là... Vấn đề là đồ điện tử thường nóng lên nên bạn phải lắp ống thông gió hoặc quạt để làm mát... ở hầu hết các sản phẩm. Dĩ nhiên không thể đặt tấm biến "Cấm vào" bên cạnh ống thông gió được Chúng tôi đã bỏ hết những thứ ấy. Thế nên Firefly hoàn toàn kín. Đây là kiểu bài học... gây lúng túng như việc làm một đứa trẻ mới lớn ngớ ngẩn, còn tệ hơn làm một người thiết kế bất lực. Tôi đã nghĩ điều tôi rất muốn làm là thay đổi cả thế giới.. Tôi phải chú ý đến khâu sản xuất và phân phối. Tôi phải chú ý tới cách người ta dùng thiết bị này như thế nào. Tôi thực sự cần phải để tâm tới. Trên thực tể, không có lời bào chữa nào cho thất bại. Tôi phải nghĩ như một người theo thuyết hiện sinh. Tôi phải chấp nhận rằng không hề có những người dùng ngu ngốc. mà chỉ có những sản phẩm ngu ngốc thôi. Chúng tôi đặt ra cho mình những câu hỏi hóc búa. Liệu ta có đang thiết kế để tạo nên một thế giới mà ta muốn? Liệu ta có đang thiết kế cho cái thế giới mà ta đang có? Liệu ta có đang thiết kế cho một thế giới trong tương lai, Liệu ta đã sẵn sàng hay chưa? Tôi đã tham gia vào công việc thiết kế sản phẩm. Từ việc đó tôi nhận ra rằng nếu bạn thực sự muốn tạo ra một khác biệt trong thế giới này, bạn phải thiết kế để sử dụng được. Chính thiết kế đó mới là quan trọng. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi vừa nghe một chuyện cười về Bond Emeruwa. Tôi vừa ăn trưa với ông ấy xong, và một phóng viên người Nigeria tới, chuyện dễ hiểu nếu bạn từng xem một bộ phim James Bond -- phóng viên người Nigeria tới hỏi, "Aha, chúng ta lại gặp nhau, ngài Bond!'' (Cười) Thật tuyệt. Tôi có một vài mẫu giấy nhỏ ở đây, chủ yếu vì tôi là người Nigeria và nếu bạn để tôi một mình, tôi sẽ nói liên tục trong vòng hai giờ. Tôi chỉ muốn nói là: Chào buổi chiều, buổi tối tốt lành. Những ngày qua thật là không thể tin nổi. Khoảng thời gian khó khăn đã qua. Tôi muốn cảm ơn Emeka và Chris. Nhưng, quan trọng nhất, những con người thầm lặng đằng sau TED mà bạn chỉ có thể thấy họ vụt qua quanh đây sắp xếp không gian để có cuộc nói chuyện đa dạng và thiết thực. Điều này thực sự đáng kinh ngạc. Tôi từng nằm lẫn trong khán giả ở đây. Tôi là một nhà văn, và tôi cũng đã xem mọi người trên màn chiếu nhà khoa học và nhân viên ngân hàng, và tôi có chút cảm thấy mình như là một rapper trong buổi lễ Bar mitzvah. (Cười) Tôi phải nói gì đây? Hôm qua tôi có xem Jane (Goodall), tôi thấy rất hay và khi tôi xem những thước phim đáng kinh ngạc về tinh tinh, tôi đã nghĩ, ''Tuyệt. Nếu bọn chúng biết nói, bạn biết đấy? Chúng sẽ nói gì nhỉ?'' Ý nghĩ đầu tiên của tôi: ''Đó là George Bush.'' Nhưng sau đó tôi nghĩ: "Tại sao lại xúc phạm những con tinh tinh?'' Tôi đoán là mình dính thẻ xanh rồi. (Cười) Có rất nhiều câu chuyện kể về Châu Phi. Và gần đây tôi càng thấy rõ ràng rằng chúng ta đang nói những câu chuyện tin tức về Châu Phi; không hẳn là về những người Châu Phi. Quan trọng là nói lên điểm khác biệt, vì nếu tin tức cứ lan truyền, 40% người Mĩ không thể -- hoặc không thể trả nổi tiền bảo hiểm y tế hoặc không có bảo hiểm y tế đầy đủ, và có tống thống mà, dù cho vướng phải sự phản đối của hàng triệu công dân -- thậm chí là Quốc Hội -- tiếp tục theo đuổi một cuộc chiến vô nghĩa. Nếu tin tức lan đi, nước Mĩ đã nói đúng về Zimbabwe thì sao? Điều này không phải thật, phải không? Nói về chiến tranh, bạn gái tôi có áo thun đẹp có hàng chữ "Ném bom vì hòa bình cũng giống như làm tình vì trinh tiết." Thật ngạc nhiên, phải không? Sự thật là, tất cả những gì chúng ta biết về nước Mỹ, mọi thứ người Mỹ biết về chính họ, không phải từ tin tức. Tôi sống ở đây. Tôi không về nhà vào cuối ngày và nghĩ, "Ồ, tôi cũng biết mình là ai, bởi vì Thời báo Phố Wall nói rằng thị trường chứng khoán đóng cửa nhiều lần thời điểm này." Những gì ta biết về nguồn gốc của mình từ câu chuyện kể. Nó đến từ những quyển tiểu thuyết, phim ảnh, tạp chí thời trang. Nó đến từ văn hóa chung. Nói cách khác, nó là tác nhân của trí tưởng tượng thật sự định hình chúng ta là ai. Và điều quan trọng để nhớ nó, vì ở Châu Phi những câu hỏi phức tạp chúng tôi muốn hỏi ý nghĩa của chúng là gì cũng đã được hỏi từ những bức vẽ trên đá của người San, qua thiên anh hùng ca Sundiata của Mali, cho tới văn học cận đại. Nếu bạn muốn biết về Châu Phi, hãy đọc văn học -- không chỉ "Quê hương tan rã", vì chuyện sẽ giống như khi nói, "Tôi từng đọc 'Cuốn theo chiều gió' nên tôi biết mọi thứ về nước Mĩ." Điều đó rất quan trọng. Có một bài thơ của Jack Gilbert tên là "Phương ngữ của trái tim bị lãng quên." Ông nói, "Khi bảng chữ của người Sumeria được dịch ra lần đầu tiên, mọi người cứ nghĩ chúng là kỉ lục kinh doanh. Nhưng nếu chúng chỉ là thơ và thánh ca? Tình yêu của tôi giống như 12 con dê của người Ethiopia vẫn đang đứng dưới ánh nắng mặt trời. Máy ép thủy lực là những gì cơ thể tôi muốn nói đến cơ thể của bạn. Hươu cao cổ là niềm hi vọng trong bóng tối." Điều này quan trọng. Nó quan trọng vì đọc nhầm thật sự là cơ hội dành cho sự phức tạp và thời cơ. Kinh thánh Igbo đầu tiên được dịch sang tiếng Anh vào những năm 1800, bởi cha xứ Crowther, một người Yoruba. Quan trọng để hiểu rằng Igbo là ngôn ngữ có nhiều âm, họ sẽ nói từ "igwe" và "igwe": đánh vần giống nhau, một từ có nghĩa là "bầu trời" hay "thiên đường" một từ có nghĩa là "xe đạp" hay "sắt". Nên quyển "Chúa trên thiên đường được các thiên thần vây quanh" được dịch là -- [Igbo]. Vì nhiều lí do, ở Cameroon, khi họ cố gắng dịch kinh ra thổ ngữ cho người Cameroon, họ đã chọn bản Igbo. Tôi không định đưa bạn bản dịch thổ ngữ; tôi sẽ dịch sang tiếng Anh chuẩn. Về cơ bản, phần kết là "Chúa trên chiếc xe đạp cùng các thiên thần." Điều này rất hay, vì ngôn ngữ là thứ phức tạp. Chúng ta thường nghĩ ngôn ngữ phản ánh thế giới ta sống, và tôi nhận ra điều đó không đúng. Ngôn ngữ thật sự tạo nên thế giới chúng ta sống. Ngôn ngữ không phải; những thứ không có giá trị có thể thay đổi; chúng ta gán cho chúng một giá trị. Và ngôn ngữ không thể được hiểu trong sự trừu tượng của nó. Nó chỉ có thể được hiểu trong một câu chuyện, và mọi thứ, tất cả nằm trong câu chuyện. Và quan trọng là phải nhớ điều đó, vì nếu không thì chúng ta trở thành phi lịch sử rồi. Chúng ta từng có nhiều cuộc diễu hành ý tưởng tuyệt vời ở đây. Nhưng chúng không hề mới đối với Châu Phi. Nigeria giành độc lập vào năm 1960. Lần đầu tiên khả năng độc lập được đưa ra thảo luận là vào năm 1922, sau cuộc nổi loạn thị trường của phụ nữ Aba. Vào năm 1967, giữa cuộc nội chiến Biafra - Nigeria, bác sĩ Njoku-Obi phát minh ra vắc-xin chống dịch tả. Bạn biết đấy, chuyện đáng nhớ là vì nói cách khác, kể từ 10 năm, chúng ta sẽ quay lại đây để kể chuyện này lần nữa. Nên điều tôi muốn nói không hẳn là -- vấn đề không phải ở những chuyện được kể hay chuyện nào được kể, vấn đề nằm ở chỗ lòng nhân đạo mà chúng ta có ý định làm phức tạp câu chuyện lên, và đó thật sự là mấu chốt vấn đề. Để tôi kể bạn nghe chuyện đùa của người Nigeria. Dù gì đó cũng chỉ là một chuyện đùa. Có Tom, Dick và Harry và họ đang làm việc tại công trường. Tom mở hộp đồ ăn trưa và có cơm trong đó, và anh ta khoe khoang, "20 năm, vợ tôi luôn làm cơm trưa cho tôi. Nếu ngày mai cô ấy tiếp tục, tôi sẽ tự nhảy khỏi tòa nhà này để tự sát." Và Dick và Harry lặp lại chuyện này. Hôm sau, Tom mở hộp cơm trưa, lại là cơm, nên anh ta nhảy lầu tự sát, và Tom, Dick và Harry theo sau. Cuộc điều tra bắt đầu, vợ của Tom và vợ của Dick bị điên. Họ ước họ đã không làm cơm hộp. Nhưng vợ của Harry khá lúng túng, vì cô ấy nói, "Bạn biết đó, Harry từng đem hộp cơm trưa của mình trong suốt 20 năm trời." (Cười) Trò đùa vô hại, khi tôi được nghe lúc nhỏ ở Nigeria, được kể về Igbo, Yoruba và Hausa, mà từ Hausa tức là Harry. Có vẻ lạ khi trò đùa bi kịch về Harry trở thành hình thức để truyền bá sự thù ghét dân tộc thiểu số. Bố tôi được học ở Cork, tại đại học Cork, vào những năm 50s. Thật ra, mỗi lần tôi đọc về Ireland, nhiều người khiến tôi hiểu nhầm và họ nói, "Ôi, đây là Chris O'Barney từ Cork." Nhưng anh ta cũng ở Oxford vào những năm 50s, tuy lớn lên từ nhỏ ở Nigeria, bố tôi từng nói với tôi, "Con không bao giờ được ăn hay uống ở nhà của người Yoruba vì họ sẽ đầu độc con." Giờ tôi thấy hợp lí khi tôi nghĩ lại, vì nếu bạn biết bố tôi, bạn cũng sẽ muốn đầu độc ông ấy, (Cười) Tôi được sinh ra vào năm 1966, thời buổi đầu của cuộc nội chiến Biafra-Nigeria, và nó kết thúc sau đó 3 năm. Rồi tôi lớn lên ở trường và chính phủ liên bang không muốn chúng tôi được học lịch sử về chiến tranh, vì họ nghĩ có lẽ nó sẽ khiến chúng tôi phát động một thế hệ mới nổi loạn. Tôi có một giáo viên rất sáng tạo, một người Hồi giáo Pakistan, ông đã muốn dạy chúng tôi về chiến tranh. Nên ông đã dạy chúng tôi lịch sử cuộc tàn sát người Do Thái, và quanh quẩn với sách và hình ảnh những người ở Auschwitz, tôi đã học lịch sử buồn của dân tộc tôi qua lịch sử buồn của dân tộc khác. Ý tôi là, bức tranh này -- đúng là bức tranh này. Một người Hồi giáo Pakistan dạy lịch sử cuộc tàn sát người Do Thái cho trẻ em Igbo. Câu chuyện có tác động mạnh. Câu chuyện dễ dàng thay đổi và không thuộc về ai. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi tiểu thuyết đầu tiên của tôi khi tôi 16 tuổi là về Neo-Nazis tiếp quản Nigeria để thành lập Đệ Tứ Quốc Xã. Chuyện hoàn toàn hợp lí. Và họ đã định thổi phồng những mục tiêu chiến lược và kiểm soát toàn quốc, và họ đã thất bại bởi James Bond người Nigeria tên là Coyote Williams, và thợ săn phát xít người Do Thái. Và chuyện xảy ra khắp 4 lục địa. Khi quyển sách được xuất bản, tôi được báo trước như là đáp án của Châu Phi tới Frederick Forsyth, một vinh dự vô cùng không đáng tin. Nhưng quyển sách được phát hành lúc tôi bị tố cáo xây dựng kế hoạch chi tiết cho một nỗ lực đảo chính thất bại. Lúc tôi 18, tôi bị nhốt trong tù ở Nigeria. Tôi đã trưởng thành trong âm thầm, và quan trọng là nói về đặc ân, vì chúng tôi không nói chuyện đó tại đây. Nhiều người có được đặc quyền nào đó. Tôi lớn lên -- người phục vụ, xe hơi, TV, tất cả mọi thứ. Câu chuyện về sự lớn lên ở Nigeria của tôi khác với câu chuyện tôi nghe được trong tù, và tôi không có ngôn từ nào để diễn tả. Tôi hoàn toàn sửng sốt, và tuyệt vọng, và tiếp tục cố gắng tìm một ngôn ngữ mới, một cách mới để hiểu hết mọi thứ. 6 tháng sau đó, không một lời giải thích, họ thả tôi đi. Những người từng gặp tôi tại tiệc đứng biết rằng đó là vì việc nuôi tôi rất tốn kém. (Cười) Ý tôi là, tôi lớn lên với một đặc ân khác, không chỉ riêng tôi, hàng triệu người Nigeria lớn lên với sách và thư viện. Thật ra, đêm trước chúng tôi đang nói về bằng cách nào những tiểu thuyết ướt át của Harold Robbins có tác dụng giáo dục giới tính cho những cậu thanh niên cứng ở Châu Phi hơn bất cứ chương trình giáo dục giới tính thông thường khác. Tất cả chúng đã biến mất. Chúng tôi đang lãng phí nguồn giá trị nhất chúng tôi có ở châu lục này: nguồn giá trị của trí tưởng tượng. Trong bộ phim, "Có đôi khi vào tháng tư" (Sometimes in April) của Raoul Peck, Idris Elba đã sẵn sàng trong một cảnh giơ rựa lên và đám đông đã ép buộc ông ta chém lên người bạn thân của ông đồng chí sĩ quan Rwandan, mặc dù là người Tutsi -- do Fraser James đóng. Và Fraser quì xuống, tay ôm chặt vòng ra phía sau lưng anh ấy, và anh ta khóc. Anh ta khóc sụt sùi. Cảnh tượng thật tội nghiệp. Và khi chúng tôi xem nó, chúng tôi thấy xấu hổ. Chúng tôi muốn nói với Idris, "Chém anh ta đi. Làm anh ta im lặng đi." Và khi Idris di chuyển, Fraser gào lên, "Dừng lại! Làm ơn dừng lại!" Idris ngừng, sau đó lại đi tiếp, và Fraser nói, "Làm ơn đi! Làm ơn dừng lại!" Không phải cái nhìn hốt hoảng trên mặt Fraser ngăn Idris hay chúng tôi; mà chính là ánh mắt của Fraser. Có người nói, "Đừng làm như vậy. Và tôi sẽ không nói điều này để cứu bản thân mình, mặc dù làm vậy thì tốt với tôi. Tôi làm điều đó để cứu anh, vì nếu anh làm vậy, anh sẽ thua." Nỗi sợ là khi anh đang đứng trên ngưỡng của cái chết mà anh không thể thoát được, anh đang tự làm bẩn mình và khóc, nhưng trong lúc đó, Fraser nói với Idris, "Nói với bạn gái tôi là tôi yêu cô ấy." Trong lúc đó, Fraser nói, "Tôi đã mất mát nhiều, nhưng không phải bạn... không phải bạn." Đây là sự chuộc tội chúng tôi đều mong. Chuyện kể về người Châu Phi ở phương Tây tăng lên Tôi thật sự không quan tâm nữa. Tôi có hứng thú vào những câu chuyện kể về chính mình hơn -- là một nhà văn, tôi phát hiện những tác giả người Châu Phi lúc nào cũng là người phụ trách tính nhân đạo trên châu lục này. Câu hỏi là, làm thế nào để cân bằng những câu chuyện đẹp với những câu chuyện đau thương và tự chế giễu? Và đây là khó khăn tôi đang đối mặt. Tôi đang cố vượt lên hùng biện chính trị thành điều tra đạo đức. Tôi đang cần chúng ta cân bằng ý tưởng của việc tổn thương triệt để với khái niệm thay đổi triệt để những gì có thể xảy ra. Là nhà hoạt động trẻ người Nigeria tầng lớp trung lưu, tôi đã phát động bản thân tôi cùng thế hệ trẻ vào chiến dịch để ngăn cản chính phủ. Và tôi đã hỏi hàng triệu người, không hề thắc mắc tôi có quyền làm điều đó không, đứng lên chống lại chính phủ. Tôi xem họ bị nhốt trong tù và khóc cay mắt. Tôi đã biện minh, và tôi nói, "Đây là cái giá của cải cách. Tôi chưa từng bi tống giam sao? Tôi chưa từng bị đánh sao?" Không lâu sau khi tôi bị tống giam một lần nữa, tôi đã hiểu ý nghĩa thật sự của việc tra tấn, và lòng nhân đạo trong con người bị tước đi dễ dàng ra sao, lúc tôi tham gia chiến tranh, cuộc chiến chính nghĩa. Cho tôi xin lỗi. Đôi lúc tôi có thể đứng trước thế giới -- và khi tôi nói điều này, việc thay đổi là một quá trình khó khăn và chậm chạp -- thỉnh thoảng tôi có thể đứng trước thế giới và nói, "Tôi tên Chris Abani. Tôi là người 6 ngày, nhưng chỉ có vài lúc là vậy." Nhưng đây là điều tốt. Chuyện không bao giờ là dễ dàng. Không có đáp án nào cả. Khi tôi đang kể về Rachel từ Google Earth, tôi đã thử thách học trò ở Mĩ -- Tôi nói, "Ai không biết về Châu Phi, người đó là kẻ ngốc." Tụi nhỏ nói, "Hãy kể tụi con nghe về Châu Phi đi thầy Abani." Nên tôi đến Google Earth và nghiên cứu về Châu Phi. Và đây là sự thật, không phải sao? Không có người Châu Phi cơ bản, và hầu hết chúng ta cũng ngốc như nhau khi nói về châu lục chúng ta đang ở, tuy nhiên chúng tôi muốn báo cáo sâu chuyên đề này. Tôi nghĩ nếu có thể thừa nhận chúng tôi đều đang cố gắng ước lượng sự thật về cộng đồng của chúng ta, nó sẽ khiến câu chuyện mang nhiều sắc thái và đoạn hội thoại thú vị hơn. Tôi muốn tin rằng chúng ta có thể không cần biết chuyện này, chúng ta có thể vượt lên tất cả điều này. Khi tôi lên 10, tôi đọc quyển "Một quốc gia khác" của James Baldwin, và quyển sách đó tác động đến tôi. Không phải vì tôi đã tiếp xúc với quan hệ đồng giới và tình yêu lần đầu tiên, nhưng mà vì cách James viết về nó đã khiến tôi không thể tiếp thu thêm cái gì khác. "Đây," Jimmy nói. "Đây là tình yêu, tất cả mọi thứ." Chuyện xảy ra trong "Một quốc gia khác" sẽ khiến bạn khá ngạc nhiên đó. Ronald Gottesman, nói có 3 loại người trên thế giới: những người có thể tin tưởng và những người không thể tin được. (Cười) Ông cũng nói nguyên nhân của mọi rắc rối là niềm tin vào bản sắc thiết yếu trong sáng: tôn giáo, dân tộc, lịch sử, hệ tư tưởng. Tôi muốn để bạn đọc thơ của Yusef Komunyakaa nói về việc thay đổi. Nó có tên "Ode hướng về trống" (Ode to the Drum), và tôi sẽ cố đọc cách mà Yusef sẽ tự hào khi nghe nó được đọc lên. "Linh dương, tôi đã giết cậu vì bộ da tinh tế của cậu, vì cách nó được đóng dễ dàng vào bảng đổi nguyên liệu thô thành đống giấy thịt trắng. Tối qua tôi nghe con gái cầu nguyện muốn ăn thịt. Đây không phải cơn giận khiến tôi ngừng nhịp tim cho tới lúc đỉnh điểm. Vài tuần trước, bạn đã làm tan vỡ trái tim tôi khi một phụ nữ làm tôi vỡ vụn dưới sức nặng trong một bài hát, trước khi cậu len vào đống cỏ yên ắng kia. Và giờ tôi đang nheo mi, định hình xung quanh lồng ngực, định hình giống 5 dây cung. Ma quỷ không thể lọt vào trong cái trống của cơ thể. Bạn từng nếm đủ gió, bụi và ánh sáng mặt trời. Áp lực có thể khiến mọi thứ trở lại như cũ lần nữa. Móng đánh đàn brass đính vào gỗ mun, mặt của bạn được khắc vào 5 lần. Tôi phải lái xe với khó khăn quanh ngọn đồi. Quanh thung lũng, và dọc con sông nữa. Không có rượu dừa, cá, muối hay quả bầu. Kadoom. Kadoom. Kadoom. Ka-doooom. Giờ thì tôi đã phát lại bài hát cho các bạn. Ngẩng cao đầu và bước đi như một chú báo." Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ kể cho các bạn nghe lý do vì sao tôi trở thành một nhà điêu khắc, và bạn có thể nghĩ những nhà điêu khắc, ừm, họ xử lý sự biến đổi, họ tiếp xúc với những vật thể, họ làm việc với những cơ thể, nhưng với tôi, thực sự mà nói, điều tôi quan tâm nhất chính là tạo ra không gian tự do, chính là cái tên tôi đặt cho bài nói này: Tạo ra Không Gian Tự Do. Không gian tồn tại bên trong chúng ta, và bên ngoài chúng ta. Khi tôi còn nhỏ, tôi không rõ có ai ở đây sống trong những năm 50, nhưng tôi thì bị buộc phải lên gác để bắt-buộc-phải-ngủ-trưa . (Tiếng cười) Nó thật sự rất nản. Ý tôi là, sau bữa trưa, nếu là bạn, bạn biết rồi đấy, bạn lên 6 tuổi, và đang rất muốn đi chơi và trèo cây. Nhưng tôi lại phải lên gác, chui vào căn phòng bé xíu này mà thực ra từ một cái ban công cũ chuyển thành, nên nó nóng kinh khủng, chật chội và chói mắt nữa, và tôi phải nằm đó. Thật nực cười. Nhưng dù sao thì, vì một lý do nào đó, tôi tự hứa rằng tôi sẽ không trốn đi chơi, rằng tôi sẽ làm chính xác cái điều mà Mẹ muốn tôi làm. Và tôi ở đó, nằm trong cái không gian nhỏ bé ấy, nóng nực, tối tăm, chịu đựng nỗi sợ không gian hẹp, cỡ như hộp diêm, ẩn dưới đôi mắt tôi, nhưng nó thực sự rất kỳ lạ, sau khi chuyện đó tiếp diễn qua nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, không gian đó như lớn hơn tối hơn và mát hơn cho đến khi tôi thực sự mong chờ đến khoảng thời gian nửa giờ nằm bất động và nghỉ trưa bắt ép đó, và tôi thực sự chờ mong được đến nơi tối tăm đó. Bạn có phiền không nếu chúng ta làm gì đó hoàn toàn khác? Tất cả hãy cùng nhắm mắt trong vòng một phút Giờ thì, việc này sẽ không quái đản đâu. Đây không phải một việc cuồng tín đâu. (Tiếng cười) Đó chỉ là, tôi muốn tất cả chúng ta cùng tới đó. Nên tôi cũng sẽ làm việc này. Tất cả chúng ta sẽ đến đó cùng nhau. Nên hãy nhắm mắt lại trong một phút. Ta đang ở đây, trong một không gian, không gian chủ quan, tập hợp từ nơi sâu thẳm trong chúng ta. Tôi coi nó như một nơi tưởng tượng của tiềm năng, nhưng những đặc tính của nó là gì? Nó phi vật thể. Không có bất cứ vật chất trong đó. Đó là phi không gian. Đó là phi giới hạn. Đó là vô tận. Được rồi, hãy mở mắt ra. Đó là không gian mà tôi nghĩ điêu khắc -- nghịch lý một chút nhé, điêu khắc là về tiến hành những nhiệm vụ cụ thể nhưng điều tôi thực sự nghĩ là về không gian mà điêu khắc có thể kết nối chúng ta với nó. Vậy thì, hãy tưởng tượng chúng ta đang ở Hoa Kỳ Bạn đang ngủ rồi bạn tỉnh dậy, và không nâng đầu dậy Trong túi ngủ của mình, bạn có thể quan sát tới 70 dặm Đây là một đáy hồ khô hạn. Hồi tôi còn trẻ. Tôi vừa học xong tại trường nghệ thuật. Tôi muốn làm một việc gì đó mà được tiếp xúc trực tiếp với thế giới, trực tiếp với những địa điểm Đó là một nơi tuyệt với, bởi vì đó là nơi bạn có thể tưởng tượng bạn chính là người đầu tiên đặt chân tới. Đó là nơi mà không nhiều thứ đã diễn ra. Dù gì thì, hãy kiên nhẫn với tôi, Tôi nhặt một viên đá kích cỡ bằng bàn tay ném xa nhất có thể, được khoảng 22 mét. Sau đó tôi gạt đi tất cả số đá trong bán kính đó và xếp vào thành một chồng. Và đó là đống đá, tiện thể. Và rồi, tôi đứng trên đống đá, và ném tất cả số đá ra lại lần nữa, và đây là sa mạc được xếp đặt lại. Bạn có thể nói rằng, Ừm nó chả khác gì lúc anh ta bắt đầu (Tiếng cười) Vậy thì làm quá lên làm gì? Thực ra, Chris đã lo lắng và nói, "Này, đừng cho họ xem cái slide đó, vì họ sẽ chỉ nghĩ rằng ông chỉ là một trong những tên nghệ sĩ hiện đại điên rồ chẳng làm được gì nhiều (Tiếng cười) Nhưng sự thực là, đây là bằng chứng của một thực thể sống trên những thực thể khác, những viên đá là đối tượng của sự hình thành địa chất, sự xói mòn, sự tác động của thời gian lên vật chất. Đây là nơi, ở một mức độ nào đó, mà tôi muốn các bạn, đến mức độ nào đó, nhìn theo một cách khác bởi vì sự kiện đã diễn ra trong nó, một sự kiện có con người hiện diện, và nói chung, nó yêu cầu chúng ta nhìn lại thế giới tự sáng tạo ra, ở mức độ nào đó thật khác so với, thế giới mà chúng ta đang chia sẻ với nhau, - thế giới có tính kỹ thuật , Quay lại thế giới nền tảng. Thế giới nền tảng mà chúng ta cùng sống là không gian mà chúng ta cùng nhau đến, nơi sâu thẳm của thực thể. Tôi muốn bắt đầu lại với môi trường đó, môi trường của không gian gần gũi, chủ quan mà mỗi chúng ta sống, nhưng từ góc nhìn khác nhau về biểu hiện bên ngoài Đây là một hoạt động thường ngày của xưởng điêu khắc. Bạn có thể thấy tôi không làm gì nhiều. Tôi chỉ đứng đó, lại nhắm mắt, còn những người khác đang nặn khuôn tôi, để làm bằng chứng. Đây là sự ghi chép lại thứ tự một khoảnh khắc sống của một thực thể trong thời gian. Liệu ta có thể vẽ ra không gian đó, sử dụng ngôn ngữ của hạt sơ cấp hay tia vũ trụ, giả thiết sức chịu đựng của cơ thể bị giới hạn, nhưng đi ngược hoàn toàn với ý tưởng cũ cho công việc trát vữa Trong quá khứ họ dùng cẩm thạch Pentelic và khoan từ bề mặt với mục đích nhận dạng lớp bề mặt, bề ngoài, những gì triết gia Aristotle định nghĩa về sự phân biệt giữa bản chất và hình thức, thứ làm cho mọi vật hữu hình, nhưng ở đây ta đang hoạt động từ một khía cạnh khác. Hay ta có thể làm điều đó như một màng chắn riêng biệt? Đây là một khối chì được làm nên quanh khoảng không gian mà cơ thể tôi chiếm giữ, nhưng giờ đây nó là khoảng trống. Đây là một công trình với cái tên "Học Cách Quan Sát." Nó có một chút như là, ừm, ta có thể gọi nó là sự tối tăm, ta có thể gọi nó là 96% của trọng lực mà ta không hề biết tới, vùng tối, đặt trong không gian, dù sao đi nữa, một phiên bản khác của khoảng không con người trong vũ trụ rộng lớn, nhưng tôi không biết bạn có thể thấy không đôi mắt được chỉ ra rằng là đang khép. Nó được gọi là "Học Cách Quan Sát" bởi nó nói về một vật thể mà hi vọng sẽ hoạt động phản thân và nói về tầm nhìn hay sự kết nối với góc tối của cơ thể mà tôi coi như không gian tiềm năng. Liệu chúng ta có thể làm theo cách khác, sử dụng ngôn ngữ của phân tử xung quanh một hạt nhân, và nói về cơ thể như một trung tâm năng lượng? Không còn về những bức tượng, không còn phải thực hiện nghĩa vụ đứng trụ, sự đứng trụ của cơ thể người, hay sự đứng trụ của một bức tượng, giải phóng cho nó, công nhận nó là một trường năng lượng, một không gian trong vũ trụ nói về cuộc sống con người, giữa việc trở thành một đơn vị đo nhiệt năng phát tán như một loại tập trung của sự chú ý, một nơi của sự khả thi của con người trong vũ trụ nói chung. Còn cách nào khác không? Vật chất tối giờ đây được đặt dựa vào đường chân trời Nếu như trí óc tồn tại trong cơ thể, nếu cơ thể tồn tại trong quần áo, và trong những căn phòng, trong những toà nhà, và sau đó trong những thành phố, liệu chúng cũng có lớp da cuối cùng và lớp da đó có giác cảm? Đường chân trời. Và nghệ thuật có là cố gắng tưởng tượng có điều gì phía bên kia chân trời? Liệu ta có thể dùng, tới mức độ nhất định, một cơ thể như chất xúc tác rỗng cho một loại cảm thông với trải nghiệm của không gian-thời gian như nó đang sống, như tôi đang đứng đây trước các bạn cố để cảm thấy và tạo ra một sự kết nối trong không gian-thời gian mà chúng ta đang sẻ chia, liệu ta có thể dùng trí nhớ của một cơ thể của khoảng không con người trong vũ trụ để xúc tác một trải nghiệm, một lần nữa, trải nghiệm trực tiếp của thời gian cơ bản. Thời gian con người, thời gian công nghiệp, thử nghiệm dựa trên thời gian thủy triều, trong đó những ký ức này của một thực thể riêng biệt, có thể là bất cứ cơ thể nào nhân bội lên như trong thời gian sản sinh cơ khí, rất nhiều lần, đặt trên 3 dặm vuông, một dặm ra ngoài đại dương, biến mất, trong các điều kiện khác nhau của ngày và đêm. Bạn có thể thấy tác phẩm này. Nó nằm trên cửa sông Mersey, ngay ngoài Liverpool. Và bạn có thể thấy một vùng biển Liverpool trông như thế nào vào một buổi chiều đặc trưng. Những mảnh xuất hiện và biến mất nhưng có lẽ quan trọng hơn -- đó đơn giản là nhìn theo hướng bắc từ trung tâm xếp đặt -- họ tạo ra một lĩnh vực, một lĩnh vực liên quan tới sự sống và những cơ thể thay thế trong một mối liên hệ, một mối liên hệ với người khác và một mối liên hệ với giới hạn, bờ rìa, chân trời. Hãy tiếp tục nào, có khả thi không nếu, dùng cái ý tưởng của trí óc, cơ thể, rèn luyện cơ thể đó để loại bỏ thực thể đầu tiên, thực thể sinh học, cùng với số giây, thực thể của kiến trúc và môi trường được xây dựng. Đây là tác phẩm mang tên "Khoảng trống cho Sa mạc Úc Rộng lớn." Đó là một địa danh không xác định và tôi sẽ không bao giờ công bố nó ở đâu. Nó là một vật thể trong tâm trí. Tôi coi nó như là một vị Đức Phật của thế kỉ 21. Một lần nữa, bóng tối của cơ thể, giờ đây được chứa đựng trong hình dáng boongke này của vị trí nhỏ nhất mà cơ thể cần chiếm giữ, một cơ thể cúi thấp. Có một cái lỗ ở hậu môn, Có những cái lỗ ở đôi tai. Không có lỗ nào trong mắt. Có một khe trong miệng. Nó dày 2.5 inch, với một khoảng trống bên trong. Một lần nữa, một địa điểm được tìm thấy cùng với đường chân trời 360 độ phẳng hoàn toàn. Đây đơn giản chỉ là hỏi thôi, một lần nữa, nếu như chúng ta không đến lần đầu tiên, thì cái gì là mối quan hệ của dự án con người tới thời gian và không gian? Sử dụng thành ngữ đó của, theo bản chất của nó, bóng tối của cơ thể chuyển giao đến kiến trúc, liệu bạn có thể dùng không gian kiến trúc không phải cho sự sống mà như một phép ẩn dụ, và sử dụng không gian tâm thu, tâm trương, nhỏ hơn và rộng hơn để đưa đến một kiểu tự truyện trực tiếp cho một chuyến du hành xuyên không, ánh sáng và bóng tối? Đây là một công trình của một phần nhỏ và một sức nặng nào đó làm thực thể trở thành một thành phố, một mối quan hệ kết tập của tế bào mà tất cả liên kết với nhau và cho phép thâm nhập bằng thị giác ở những địa điểm nhất định. Công trình cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là "Ánh Sáng Mù," có lẽ là công trình công khai nhất, và trong hội thảo của sự công khai căn bản. Tôi nghĩ có lẽ đây là thứ căn bản nhất tôi tới được sử dụng ánh sáng và hơi nước làm công cụ. Đây là một chiếc hộp bên trong có áp suất là 1,5 atm với đám mây và với ánh sáng mạnh. Khi bạn bước tới ngưỡng cửa luôn mở, bạn biến mất, cả với chính bạn và với người khác. Nếu bạn đưa tay ra phía trước, bạn không thể thấy được nó. Nếu bạn nhìn xuống, bạn không thể thấy chân mình. Bạn giờ đây là vẫn có ý thức mà phi vật thể, giải thoát khỏi cách cuộc sống đa chiều và giới hạn kết nối chúng ta tới sự ràng buộc. Nhưng đây là không gian thực sự lấp đầy bởi con người, những giọng nói không hồn, và ra khỏi môi trường xung quanh, khi con người đến gần hơn khu vực cơ thể của chính họ, rất gần, họ xuất hiện với bạn như những sự biểu trưng. Khi họ xuất hiện gần rìa hơn, họ là những biểu trưng, những biểu trưng mà những người quan sát trở thành người bị quan sát. Đối với tôi, nghệ thuật không phải là về những vật thể quy đổi tiền tệ. Nó là về tái xác nhận trải nghiệm trực tiếp của chúng ta ở thời điểm hiện tại. Như John Cage đã từng nói, "Chúng ta không di chuyển tới một mục tiêu nào đó. Chúng ta đang ở mục tiêu, và nó đang thay đổi cùng chúng ta. Nếu nghệ thuật có bất cứ mục đích nào, đó là cho chúng ta nhận thấy sự thật đó." Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Xin chào. Tôi là Simone. Bạn biết khi người ta hay nói rằng nếu thấy lo lắng trên sân khấu, hãy tưởng tượng khán giả đang khỏa thân phải không? Như thể nó sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng tôi cho rằng tưởng tượng tất cả các bạn khỏa thân vào năm 2018 là rất sai và kì lạ. Chúng ta đang nỗ lực vượt qua những thứ như thế, nên ta cần một phương pháp mới để đối mặt với nỗi lo khi đứng trên sân khấu. Và tôi đã nhận ra thứ mà mình rất thích là có thể nhìn bạn nhiều như bạn nhìn tôi -- chỉ "san bằng tỉ số". Vậy nên, nếu tôi có nhiều nhãn cầu hơn, chúng ta đều sẽ rất thoải mái, đúng không? Thế nên trong khi chuẩn bị cho bài nói này tôi đã tự làm cho mình một cái áo. (Tiếng lộp độp) (Tiếng cười) Đó là những con mắt đồ chơi. Nó ngốn của tôi 14 giờ và 227 mắt bóng để làm cái áo này. Và việc có thể nhìn các bạn nhiều như các bạn nhìn tôi, thật ra, chỉ là một nửa lí do để tôi làm ra nó. Một nửa còn lại là để làm việc này. (Tiếng lộp độp) (Tiếng cười) Tôi làm rất nhiều thứ thế này. Tôi nhìn thấy vấn đề và nghĩ một vài cách giải quyết cho nó. Ví dụ như đánh răng. Việc chúng ta phải làm, rất nhạt nhẽo, và không ai thật sự thích nó cả. Nếu như có khán giả nhí nào ở đây, các em sẽ gào lên: " Đúng rồi". Nếu bạn có một cái máy làm việc đó cho mình thì sao ? (Tiếng cười) Tôi gọi nó là ... Tôi gọi nó : "Nón bảo hiểm chải răng". (Tiếng cười) (Tiếng cánh tay robot) (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Vậy nên nón bảo hiểm chải răng không được nha sĩ nào khuyên dùng, và chắc chắn không thể cách mạng hóa giới nha khoa, nhưng nó thay đổi cuộc đời tôi hoàn toàn. Bởi tôi hoàn thành cái máy này ba năm trước và sau khi làm xong, tôi vào phòng khách, đặt máy quay, và ghi lại một đoạn phim bảy giây cảnh nó hoạt động. Cho đến lúc này, đó chính là chuẩn mực của cổ tích thời hiện đại về một cô gái đã đăng nó lên Internet, Internet biến cô thành tâm điểm, hàng nghìn người đàn ông vào phần bình luận để cầu hôn cô -- (Tiếng cười) Cô đã phớt lờ tất cả, lập ra một kênh Youtube và tiếp tục chế tạo robot. Kể từ ấy, tôi đã tìm ra thứ thích hợp cho bản thân trên Internet một nhà phát minh của những máy móc vô dụng, bởi ta đều biết, cách dễ nhất để đứng đầu trong lĩnh vực của bạn chính là chọn một lĩnh vực siêu nhỏ. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Vậy nên, tôi tạo một kênh Youtube về máy móc của mình, và làm những việc như cắt tóc bằng máy bay không người lái -- (Tiếng ù) (Tiếng cười) (Tiếng máy bay rơi) (Tiếng cười) (Tiếng ù) (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Cho đến chiếc máy đánh thức vào buổi sáng -- (Tiếng máy báo thức) (Tiếng cười) (Tiếng video) Đau! Chiếc máy giúp tôi gọt rau củ. (Tiếng dao) Tôi không phải là một kĩ sư. Tôi không học kỹ thuật ở trường. Nhưng tôi là một sinh viên có tham vọng cực kì lớn. Khi học cấp hai và cấp ba, tôi luôn đạt điểm A, và là thủ khoa tốt nghiệp. Mặt khác, tôi đã rất chật vật với những biểu hiện lo âu. Đây là thư tôi đã gửi cho em trai vào khoảng thời gian đó. "Em sẽ không hiểu việc thú nhận điều này khó khăn với chị đến mức nào. Chị thật sự rất xấu hổ. Chị không muốn ai nghĩ rằng mình ngốc. Chị đang bắt đầu khóc. Chết tiệt." Và không, tôi không vô tình đốt nhà của ba mẹ mình. Thứ mà tôi đang viết trong thư và thứ khiến tôi buồn phiền chính là việc bị điểm B trong bài kiểm tra môn Toán. Có những thứ hiển nhiên xảy ra giữa đây và đây. (Tiếng cười) Một trong những thứ đó chính là dậy thì. (Tiếng cười) Khoảng thời gian thật sự đẹp. Nhưng hơn thế, tôi hứng thú trong việc chế tạo robot, và muốn tự học về phần cứng. Nhưng tự chế tạo mọi thứ với phần cứng, đặc biệt là tự học, thì rất khó khăn. Khả năng thất bại rất cao và hơn thế, khả năng cao là tôi biến mình thành một con ngốc. Đó là nỗi sợ lớn nhất của tôi lúc bấy giờ. Thế nên, tôi chỉ làm thứ có khả năng thành công 100%. Như vậy, tôi sẽ không bao giờ thất bại. Thay vì cố gắng để thành công, tôi lại cố gắng xây dựng những thứ không bao giờ sai. Kể cả khi không nhận ra vào thời điểm đó, làm những thứ ngu ngốc thật ra rất thông minh, bởi càng học về phần cứng, lần đầu tiên trong đời. tôi không phải đối mặt với những biểu hiện lo âu của mình. Và ngay khi tôi loại bỏ hết áp lực và kì vọng của bản thân, áp lực nhanh chóng được thay thế bằng sự hào hứng và giúp tôi tiếp tục điều mình làm. Là một nhà phát minh, tôi hứng thú với những thứ mà mọi người đang đối mặt. Có thể là những việc nhỏ hay to hay trung bình và những việc như diễn thuyết tại TED đã đặt ra nhiều vấn đề mới mà tôi có thể giải quyết. Và việc xác định vấn đề chính là bước đầu tiên trong quá trình tạo ra một cái máy vô dụng. Thế nên, trước khi tới đây, tôi đã ngồi xuống, nghĩ về những vấn đề có thể gặp phải khi diễn thuyết. Quên những việc cần nói, mọi người sẽ không cười -- chính là các bạn đó. Tệ hơn nữa, các bạn cười sai chỗ, đó là chỗ gây cười đấy, Xin cám ơn. (Tiếng cười) Hay khi tôi lo lắng, tay bắt đầu run, và tôi ý thức được nó. Hay việc khóa quần tôi mở từ nãy đến giờ và tất cả các bạn đều chú ý ngoại trừ tôi, nhưng vì nó đang đóng nên mọi thứ đều ổn. Nhưng một thứ làm tôi cực kì lo lắng là việc run tay. Tôi nhớ khi còn nhỏ, khi thuyết trình ở trường, tôi sẽ viết hết ghi chú vào một mảnh giấy, và tôi sẽ để một cuốn tập sau tờ giấy đó để mọi người không thấy tờ giấy đang run. Và tôi đã diễn thuyết rất nhiều. Tôi biết phân nửa các bạn đang nghĩ thế này, "Làm những thứ vô dụng rất vui, nhưng làm sao có thể kiếm tiền từ nó?" Diễn thuyết là một cách. Và ban tổ chức luôn để một ly nước trên sân khấu để bạn có thể uống khi khát, và tôi rất muốn uống, nhưng không dám nhấc nó lên vì khi đó, mọi người sẽ thấy tay tôi run rẩy. Vậy một cái máy giúp bạn uống nước thì sao? Bán cho cô gái đang mặc một cái áo mắt bóng. Tôi cần cởi nó ra bởi tôi có một thứ (Tiếng mắt bóng) Ồ. (Tiếng leng keng) (Tiếng cười) Tôi vẫn không biết nên gọi nó là gì, nhưng tôi nghĩ nó là một loại máy "Quỹ đạo đầu" , do nó quay cái vòng này xung quanh và bạn có thể đặt mọi thứ lên đó. Nếu có một máy ảnh; nó giúp bạn chụp những thứ quanh đầu. Đây là một cái máy rất linh hoạt. (Tiếng cười) Được rồi, và tôi có -- Bạn có thể để ít đồ ăn vặt lên trên, nếu muốn. Ở đây, tôi có bỏng ngô. Bạn chỉ cần để một ít như vậy. Và nếu muốn -- Có một vài hi sinh cho khoa học -- chỉ một ít bỏng ngô rơi trên sàn. Hãy để nó quay vòng. (Tiếng robot) (Tiếng cười) Và bạn có một cái tay nhỏ. điều chỉnh chiều cao bằng cách nhún vai. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Và cái tay nhỏ. (Tiếng va đập) (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi vừa mới đập tắt micro, nhưng tôi nghĩ mọi thứ đều ổn. Giờ thì tôi phải nhai bỏng ngô, nên các bạn có thể vỗ tay lớn hơn một tí -- (Tiếng vỗ tay) Nó giống như hệ mặt trời của riêng bạn, vì là người thuộc thế hệ trẻ, nên tôi muốn cải tiến mọi thứ xung quanh mình. (Tiếng cười) Trở lại cốc nước chúng ta đang nói đến. Tôi cam đoan không có nước trong đó, xin lỗi nhé. Tôi vẫn cần cải tiến cái máy này một tí vì tôi vẫn phải đặt cốc nước lên đó nhưng nếu tay bạn đang run, sẽ chẳng ai chú ý đâu, do họ đang mê mẩn vì cái máy rồi. Mọi thứ đều ổn. Được rồi. (Tiếng robot) (Tiếng hát) Ôi không, nó bị kẹt rồi. Điều an ủi là robot đôi khi cũng lo lắng trên sân khấu. Chỉ kẹt một chút thôi. Rất giống con người. Đợi tí, quay lại một chút, và rồi -- (Li rơi) (Tiếng cười) May là tôi vẫn còn sống đúng không? (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Máy móc của tôi càng bị xem như trò hề, tôi càng nhận ra mình đã vô tình sa vào những thứ còn lớn hơn nữa. Đó là biểu đạt của niềm vui và sự khiêm tốn thường bị đánh mất trong ngành kỹ thuật và với tôi, là cách học về phần cứng mà không cần lo lắng về biểu hiện lo âu của mình. Tôi thường được hỏi liệu đã tạo được cái nào hữu ích, có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ làm. Nhưng theo tôi, tôi đã làm được vì đã tự tạo cho mình công việc này và có những thứ tôi không thể nào lên kế hoạch được hoặc là có thể -- (Tiếng vỗ tay) Có những thứ tôi không sắp đặt được. Thay vào đó, nó xảy ra chỉ vì tôi nhiệt tình với việc mình đang làm, và chia sẻ sự nhiệt tình đó với người khác. Với tôi, đó là cái đẹp thật sự của việc phát minh những thứ vô dụng, Đó là sự thừa nhận rằng bạn không biết câu trả lời hoàn hảo là gì. Nó dập tắt giọng nói trong đầu nói rằng bạn biết tuốt về thế giới. Có thể nón bảo hiểm chải răng không phải là đáp án, nhưng ít ra thì bạn vẫn không ngừng kiếm tìm. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Sydney. Cả cuộc đời tôi luôn mong mỏi được đến Sydney. Tôi xuống sân bay, tới khách sạn, làm thủ tục nhận phòng, rồi ngồi đợi ở hành lang. Ở đó có một tờ bướm về Lễ hội Sydney. Tôi tình cờ tham dự chương trình biểu diễn có tên "Minto: Sống." Được giới thiệu rằng: Những con phố ngoại ô ở Minto sẽ trở thành sân khấu trình diễn được sáng tạo bởi các nghệ sĩ quốc tế cùng sự hợp tác của người dân vùng Minto Vậy có gì ở cái nơi tên là Minto này? Sydney, như tôi biết, là thành phố của những vùng ngoại ô và Minto nằm ở phía tây nam Sydney, khoảng một giờ đi đường Tôi phải thừa nhận rằng, mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng khi ngày đầu tiên đi tới đây Ý tôi là, tôi đã nghĩ đến Cầu Cảng hay Bãi biển Bondi, Còn Minto ư? Dù gì, thì tôi cũng là một nhà sản xuất và sự quyến rũ của các dự án sân khấu tại nơi nào đó lớn hơn nhiều so với sức chống cự của tôi Vậy nên, tôi đã xuống đường vào một chiều thứ sáu và tôi không bao giờ quên những gì mình nhìn thấy tại đó Ở buổi công diễn, khán giả qua lại trải dài từ nhà này đến nhà khác và dân địa phương, cũng là những người trình diễn, bước ra khỏi nhà, rồi biểu diễn những điệu nhảy tự sáng tạo trên bãi cỏ, trên lối đi nhà họ. (Cười) Buổi diễn là sự hợp tác với công ty biểu diễn của Anh mang tên Love Twin Love Twin đã đến Minto và làm việc với người dân nơi đây, cùng sáng tạo nên những điệu nhảy này Một cô gái người Ấn gốc Australia xuất hiện và bắt đầu múa trên bãi cỏ trước sân nhà, còn bố cô thì hé nhìn từ cửa sổ để xem sao lại có tiềng ồn ào và sự hỗn độn này, rồi chẳng mấy chốc ông nhập bọn. Đi theo ông là em gái cô ấy Và ngay lập tức, họ đều nhảy múa đầy hồ hởi, điệu múa hưng phấn ở ngay đấy, trên bãi cỏ nhà họ Trong khi tôi dạo quanh khu vực này tôi đã ngạc nhiên và bị lôi cuốn vào cộng đồng này cảm nhận được rất rõ ràng tinh thần làm chủ đến khó tin trong sự kiện này. "Minto: Sống" dẫn dắt người dân Sydney vào cuộc hội thoại với các nghệ sĩ quốc tế và thật sự đã tôn vinh được sự đa dạng của Sydney theo cách riêng của nó Tôi nghĩ Lễ hội Sydney, nơi diễn ra "Minto: Sống" là tiêu biểu cho một dạng mới của lễ hội nghệ thuật thế kỉ 21. Những lễ hội như thế này hoàn toàn cởi mở. Chúng có làm thể biến chuyển những thành phố và cộng đồng. Để thấu hiểu điều này, tôi nghĩ về cơ bản ta cần có ý thức xem chúng ta đến từ đâu. Lễ hội nghệ thuật hiện đại ra đời sau Thế Chiến thứ II. Các nhà lãnh đạo tổ chức những sự kiện thường niên để tôn vinh văn hóa như biểu hiện mạnh mẽ nhất ý chí của con người. Vào năm 1947, Lễ hội Edinburgh ra đời rồi đến Lễ hội Avignon, và hàng trăm lễ hội khác tiếp bước chúng. Những tác phẩm họ tạo nên thật sự là tầm cao của nghệ thuật, và có những ngôi sao xuất hiện như Laurie Anderson hay Merce Cunningham hay Robert Lepage đã tạo nên những kiệt tác trong tiến trình này, ta cũng có những buổi diễn các vở lớn như "The Mahabharata" hay vở "Einstein bên bờ biển" bất hủ. Nhưng qua nhiều thập kỉ, những lễ hội này đã thật sự trở thành khuôn mẫu và vì văn hóa cùng với xã hội biến đổi mau chóng, Internet gắn kết chúng ta lại với nhau, ở nhiều nơi, thể loại này biến mất, và một dạng mới thay thế nó. Những lễ hội xưa kia, vẫn tiếp tục thịnh đạt, nhưng từ Brington đến Rio đến Perth, điều mới mẻ đang nảy nở, và những lễ hội này hoàn toàn khác biệt. Chúng rất phóng khoáng, vì như ta đã thấy ở Minto, con người hiểu rằng sự trò chuyện giữa một vùng đất với thế giới là điều cần thiết. Những lễ hội này cởi mở vì chúng biến khán giả trở thành người chơi, diễn viên, người cộng tác, hơn là một khán giả thụ động, và những lễ hội này cởi mở vì họ hiểu rằng trí tưởng tượng không thể bị giới hạn trong những tòa nhà, và phần lớn buổi diễn là là tại các địa điểm hoặc công việc ngoài trời. Thế nên, lễ hội kiểu mới đòi hỏi khán giả đóng vai trò thiết yếu để định hình buổi diễn. Các buổi diễn như De La Guarda mà tôi sản xuất và Punchdrunk tạo nên những trải nghiệm hoàn toàn đắm chìm đặt khán giả vào trung tâm của hành động, nhưng công ty biểu diễn Đức Rimini Protokoll đã nâng mọi thứ lên một tầm cao mới. Trong chuỗi chương trình có cả buổi "100 Percent Vancouver", "100 Percent Berlin", Rimini Protokoll đã tạo nên những buổi diễn phản ánh được thực tế xã hội. Khi ấy, Rimini Protokoll chọn 100 người đại diện cho một thành phố dựa trên chủng tộc, giới tính và tầng lớp, qua một quá trình kĩ lưỡng bắt đầu ba tháng trước đó, rồi sau đó 100 người này sẽ chia sẻ những câu chuyện về chính họ và cuộc sống của họ, và lúc ấy mọi thứ bỗng biến thành một bức ảnh chụp lại khoảnh khắc của thành phố này. LIFT luôn tiên phong trong việc sử dụng nơi trình diễn Họ hiểu rằng có thể diễn ra ở mọi nơi Họ có thể làm một buổi diễn trong phòng học, ở sân bay, (tiếng cười) ở trước cửa một cửa hàng. Nghệ sĩ là những nhà thám hiểm cho ta thấy một thành phố khác lạ? Những nghệ sĩ có thể đưa ta đến miền xa xôi của thành phố ấy nơi ta chưa từng khám phá, hay họ dẫn ta vào tòa nhà ta đi qua mỗi ngày nhưng chưa hề vào bên trong. Một nghệ sĩ, theo tôi, thật sự có thể giúp nhân loại thấy rằng chúng ta có thể nhìn sâu vào cuộc sống này. Back to Back là một công ty Australia với những con người khiếm khuyết về trí tuệ. Tôi đã xem màn biểu diễn tuyệt vời của họ ở Bến phà Staten Island Ferry, New York trong giờ cao điểm. Chúng tôi, những khán giả, được trao cho tai nghe và ngồi về một phía của bến. Các diễn viên ở ngay trước mặt chúng tôi, giữa những người đi làm vé tháng, chúng tôi có thể nghe thấy nhưng mặt khác chúng tôi dường như chẳng nhìn thấy họ. Vậy nên, Back to Back dựng sân khấu site-specific và dùng nó để khẽ nhắc ta về việc ta chọn ai và điều gì để loại bỏ khỏi cuộc sống thường nhật của mình Qua cuộc đối thoại địa phương và toàn cầu, khán giả như người tham gia, nhạc sĩ, diễn viên chính, cách sử dụng sáng tạo không gian, tất cả những điều trên đã làm nên một tác phẩm tuyệt vời của đoàn kịch ấn tượng Royal de Luxe từ Pháp. Những chú rối khổng lồ của Royal de Luxe tiến vào thành phố và sống tại đây vài ngày. Với "Chú voi của Sultan", Royal de Luxe đã vào trung tâm London và đem đến sự tĩnh lặng với câu chuyện của cô bé khổng lồ và người bạn, chú voi xuyên thời gian của cô. Trong vài ngày, họ đã biến một thành phố nặng nề thành một cộng đồng nơi ngập tràn những khả năng bất tận. The Guardian nói: "Nếu nghệ thuật là sự biến chuyển, thì sẽ không còn những kinh nghiệm mang tính biến chuyển nữa." Những gì được tượng trưng bởi "Chú voi của Sultan" không ít hơn một buổi nghệ thuật sắp đặt của thành phố và sự cải tạo đường cho con người." Chúng ta có thể nói về ảnh hưởng của kinh tế đối với những lễ hội này trong thành phố của họ, nhưng tôi cũng rất hứng thú với nhiều thứ khác, như cách lễ hội giúp một thành phố tự thể hiện mình cách nó giúp chính nó công nhận bản thân Những lễ hội tôn vinh sự đa dạng, chúng đem những vùng gần nhau vào cuộc hội thoại, chúng nâng cao sự sáng tạo, chúng trao cơ hội cho niềm tự tôn lãnh thổ, chúng cải thiện niềm vui tinh thần cơ bản của ta. Tóm lại, chúng giúp những thành phố này thành nơi tốt hơn để sống Chẳng hạn như: Khi "Chú voi của Sultant" đến London chỉ sau chín tháng kể từ ngày 7/7, một người London viết rằng, "Lần đầu tiên kể từ vụ những vụ đánh bom ở London, con gái tôi mới gọi điện với giọng hồ hởi như thế. Nó tụ tập với mọi người để xem "Chú voi của Sultant", và, bạn biết đấy, sự kiện ấy đã tạo nên mọi sự thay đổi." Lyn Gardner của The Guardian đã viết rằng một lễ hội quy mô có thể cho ta thấy cả bản đồ thế giới, bản đồ thành phố và bản đồ của chính chúng ta, nhưng không ai từng sửa đổi mẫu hình của lễ hội. Tôi nghĩ rằng điều gì quý giá trong những lễ hội, những lễ hội mới này, đó là việc chúng hoàn toàn nắm bắt được sự phức tạp và sôi nổi trong cách sống của con người ngày nay. Xin trân trọng cảm ơn. (Vỗ tay) Có rất nhiều cách mà những người ở xung quanh chúng ta có thể giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta Chúng ta không đụng vào mỗi người xung quanh, vì vậy có rất nhiều sự thông thái không bao giờ được biết tới, dù chúng ta cùng chia sẻ những không gian công cộng. Vì vậy vài năm qua, tôi đang cố gắng nhiều cách để chia sẻ nhiều hơn với các hàng xóm của tôi ở không gian công cộng, sử dụng các công cụ đơn giản như giấy dán, giấy đục lỗ và phấn. Và những dự án này đến từ những câu hỏi tôi đặt ra, như là, hàng xóm của tôi phải trả bao nhiêu tiền cho những căn hộ của họ? (Cười) Làm thế nào chúng ta cho mượn và mượn nhiều thứ hơn mà không gõ cửa nhà của nhau vào thời điểm xấu? Làm thế nào chúng ta chia sẻ nhiều hơn những kí ức của chúng ta về những tòa nhà bị bỏ hoang, và thu nhận hiểu biết tốt hơn về cảnh quan của chúng ta? Và làm thế nào chúng ta chia sẻ nhiều hơn những hy vọng của chúng ta cho các cửa hàng mặt tiền còn trống, như vậy các cộng đồng của chúng ta có thể phản ánh nhu cầu và mơ ước của chúng ta hiện nay? Hiện tại, tôi sống ở New Orleans, và tôi đang yêu New Orleans, Tâm hồn tôi luôn luôn được xoa dịu bởi những cây sồi còn sống khổng lồ, phủ bóng lên những kẻ đang yêu, những kẻ say và những kẻ mơ mộng hàng trăm năm, và tôi tin tưởng vào thành phố mà luôn tạo chỗ cho âm nhạc. (Cười) Tôi cảm thấy giống mỗi lần ai đó hắt xì, New Orleans có cả một cuộc diễu hành. (Cười) Thành phố có một số công trình kiến trúc đẹp nhất trên thế giới, nhưng nó cũng có một số lượng lớn nhất những giá trị bị bỏ phế ở Mỹ. Tôi sống gần căn nhà này, và tôi nghĩ làm sao tôi có thể làm nó trở thành nơi đẹp hơn cho khu dân cư của tôi, và tôi cũng nghĩ về một thứ gì đó có thể thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Vào năm 2009, tôi mất đi một người tôi vô cùng yêu quý. Tên bà là Joan, và bà là một người mẹ đối với tôi, và cái chết của bà là sự bất ngờ và không lường được. Và tôi đã nghĩ về cái chết rất nhiều, và điều này làm tôi cảm giác biết ơn sâu đậm cho những thời gian tôi đã có, và mang lại sự rõ ràng cho những điều có ý nghĩa cho cuộc đời tôi bây giờ Nhưng tôi đấu tranh để duy trì góc nhìn này trong cuộc sống hàng ngày của mình. Tôi cảm giác như thật dễ để nắm bắt được theo ngày qua ngày, và quên mất điều thực sự có ý nghĩa với bạn. Vì vậy với sự giúp đỡ của những người bạn cũ và mới, tôi chuyển một bên của tòa nhà bỏ hoang này thành một bảng phấn khổng lồ và tô khuôn nó với một câu điền-vào-chỗ-trống: "Trước khi tôi chết, tôi muốn..." để bất kì ai đi ngang qua có thể nhặt một mảnh phấn, phản ánh cuộc đời của họ, và chia sẻ khát vọng cá nhân của họ trong không gian công cộng. Tôi không biết phải trông đợi điều gì từ cuộc thử nghiệm này, nhưng vào ngày hôm sau, bức tường đã hoàn toàn được phủ kín, và nó cứ tiếp tục phát triển (bao phủ thêm). Và tôi muốn chia sẻ một vài điều về cái mọi người viết trên bức tường đó. "Trước khi tôi chết, tôi muốn thử ăn cướp." (Cười) "Trước khi tôi chết, tôi muốn được dang chân trên Đường Đổi ngày Quốc tế." "Trước khi tôi chết, tôi muốn được hát cho hàng triệu người." "Trước khi tôi chết, tôi muốn trồng một cái cây." "Trước khi tôi chết, tôi muốn sống ngoài khuôn phép." "Trước khi tôi chết, tôi muốn được ôm cô ấy một lần nữa." "Trước khi tôi chết, tôi muốn thành kị binh của ai đó" "Trước khi tôi chết, tôi muốn hoàn toàn là chính mình." Vậy không gian bị bỏ bê này đã trở thành một không gian kiến tạo, và những hy vọng và những ước mơ của mọi người khiến tôi cười phá lên, chảy nước mắt, và chúng an ủi tôi trong suốt những thời gian khó khăn của mình. Đó là về biết rằng bạn không chỉ có một mình. Đó là về hiểu những người xung quanh chúng ta theo những cách mới và sáng sủa. Đó là về tạo ra không gian cho phản ánh và chiêm nghiệm, và nhớ rằng điều gì thực sự ý nghĩa nhất với chúng ta khi chúng ta trưởng thành và thay đổi. Tôi làm dự án này năm ngoái, và bắt đầu nhận được hàng trăm lá thư từ những người nhiệt thành những người muốn làm một bức tường ở cộng đồng của họ, vì vậy các đồng nghiệp dân cư trung tâm và tôi làm một công cụ, và bây giờ những bức tường đã đang được làm ở các đất nước trên thế giới, bao gồm Kazakhstan, Nam Phi, Úc, Ác-hen-ti-na và nhiều hơn nữa. Cùng nhau, chúng ta đã chỉ ra những không gian công cộng của chúng ta có sức mạnh đến thế nào có thể nếu chúng ta được cho cơ hội để có một tiếng nói và chia sẻ nhiều hơn với một người khác. Hai điều quan trọng nhất chúng ta có là thời gian và mối quan hệ với những người khác. Trong kỉ nguyên gia tăng sự phân tán của chúng ta, điều này còn quan trọng hơn bao giờ hết để tìm ra cách duy trì góc nhìn và nhớ rằng cuộc sống là ngắn ngủi và mềm mại. Cái chết là một cái gì đó chúng ta thường không được khuyến khích để nói đến hoặc thậm chí là nghĩ đến, nhưng tôi đã đang nhận ra rằng chuẩn bị cho cái chết là một trong những điều quyền lực nhất bạn có thể làm. Suy nghĩ về cái chết làm cuộc sống của bạn rõ ràng. Những không gian được chia sẻ của chúng ta có thể tốt hơn được phản ánh về những điều xảy ra cho chúng ta như là những cá thể và như là một cộng đồng, và với nhiều cách hơn để chia sẻ hy vọng, nỗi sợ hãi và những câu chuyện, những người xung quanh chúng ta không chỉ có thể giúp chúng ta làm những nơi tốt đẹp hơn, họ có thể giúp chúng ta dẫn dắt cuộc sống tốt hơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) (Vỗ tay) Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn bị mê hoặc -- (cười) Ồ (cười) À ý tôi là khi còn nhỏ xíu và thấp hơn (cười) như vậy cho dễ hình dung. Nhưng từ khi còn rất nhỏ, tôi đã luôn bị mê hoặc bởi cách thức mọi thứ vận hành. Bởi vậy, ngay từ rất sớm, tôi đã được dẫn dắt đến với hai lĩnh vực toán học và hóa học. Tôi tìm hiểu sâu hơn về chúng và khi đó, tôi nhận ra tất cả các lĩnh vực của khoa học đều kết nối với nhau. Nếu thiếu một, những thứ còn lại sẽ giảm hoặc mất đi giá trị. Được truyền cảm hứng từ Marie Curie và bảo tàng khoa học nơi tôi ở, tôi tự hỏi những câu hỏi này và bắt đầu thực hiện bài nghiên cứu của riêng mình ở ga-ra hoặc trong phòng ngủ. Tôi bắt đầu đọc các tạp chí khoa học, tham gia các cuộc thi khoa học, tham dự các hội chợ khoa học, làm mọi thứ có thể để có được kiến thức mà tôi hằng mong muốn. Khi học về giải phẫu cho một cuộc thi khoa học, tôi tình cờ đọc được một tiêu đề - vết thương mạn tính Và thứ đập vào mắt tôi ngay lúc đó là con số thống kê, nói rằng số người bị thương mạn tính ở Mỹ cao hơn tổng số người mắc ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư máu cộng lại. Đợi đã. Vậy vết thương mạn tính là gì? (cười) Và tại sao đó giờ tôi chưa từng nghe về cụm từ này, tại sao tôi chưa từng nghe về vết thương mạn tính nhỉ? (cười) Sau khi qua được những câu hỏi này, và tôi sẽ làm rõ nó ngay sau đây, vết thương mạn tính là khi một người có vết thương bình thường nhưng nó không lành theo cách thông thường vì họ tiền sử bệnh nào đó trước, đa số là bệnh tiểu đường. Càng đào sâu nghiên cứu, tôi tìm thấy thêm nhiều số liệu thống kê đáng kinh ngạc Chỉ trong năm 2010, 50 tỉ đô la đã được chi để chữa vết thương mạn tính trên toàn thế giới. Thêm vào đó, khoảng hai phần trăm dân số sẽ bị vết thương mạn tính vào lúc nào đó trong đời. Thật vô lí. Do đó, tôi đã nghiên cứu thêm, và tìm ra rằng có mối liên hệ giữa độ ẩm bên trong vết thương và giai đoạn lành vết thương hiện tại của bệnh nhân có vết thương mạn tính. Vì vậy, tôi quyết định, sao không thiết kế một thứ để đo độ ẩm bên trong vết thương giúp bác sĩ và bệnh nhân điều trị vết thương loại này tốt hơn. Về cơ bản là làm nhanh quá trình lành vết thương. Đó chính là thứ tôi muốn làm. Là một cô bé 14 tuổi làm việc trong phòng thí nghiệm ga-ra, tôi gặp rất nhiều hạn chế. Chủ yếu là do không có đủ kinh phí, không được cấp nhiều tiền, không được cấp nhiều nguồn lực. Thêm vào đó, tôi cũng đặt ra khá nhiều tiêu chí. Vì sản phẩm này sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể nên nó phải tương thích sinh học, và dĩ nhiên là rẻ, vì tôi tự thiết kế và tự chi trả. Nó cũng phải sản xuất được hàng loạt, vì tôi muốn nó được tạo ra ở bất kì đâu, cho tất cả mọi người. Do đó, tôi phác thảo một sơ đồ. Bên trái là sơ đồ cơ bản của thiết kế, cho thấy sơ đồ hoàn chỉnh và sơ đồ lắp đặt. Sơ đồ lắp đặt nghĩa là cả sản phẩm gồm nhiều phần nhỏ và cần hoạt động đồng bộ với nhau. Và trong sơ đồ đó là một cách lắp ráp hoàn chỉnh. Vậy dụng cụ này là gì? Tôi đã kiểm tra các thiết bị cảm biến, và cũng như mọi nhà khoa học gặp trục trặc trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng gặp một vài khó khăn khi tạo ra cảm biến thế hệ thứ nhất. Đầu tiên, tôi không biết cách đưa mực in nano và khay đựng mực mà không làm đổ ra thảm. Đó là khó khăn thứ nhất. Khó khăn thứ hai là tôi không kiểm soát được độ nhạy của cảm biến. Tôi không thể tăng lên hoặc giảm xuống, tôi không làm gì được. Do đó, tôi muốn một thứ có thể giải quyết được vấn đề này. Vấn đề thứ nhất được giải quyết đơn giản bằng việc lướt eBay và Amazon để tìm ống bơm mực. Tuy nhiên, khó khăn thứ hai cần nhiều suy nghĩ hơn. Đây là lúc đưa yếu tố này vào. Đường cong không gian - thể tích được dùng để đưa tất cả khu vực mà nó có thể giữ được trong một đơn vị diện tích. Bằng việc viết một chương trình máy tính, bạn có thể có các kiểu lặp lại của các đường cong khác nhau, tiến tới gần hơn một đơn vị diện tích nhưng không bao giờ đạt được. Giờ, tôi có thể kiểm soát độ dày, kích thước, tôi có thể làm mọi thứ mình muốn, và dự đoán các kết quả thử nghiệm Nên tôi bắt tay vào xây dựng cảm biến và kiểm tra nó nghiêm ngặt hơn, dùng số tiền có được từ các hội chợ khoa học trước đó. Cuối cùng, tôi phải kết nối để đọc dữ liệu. Nên tôi giao tiếp với chúng bằng một con chip bluetooth, bạn có thể thấy ở đây trên ảnh chụp màn hình bên phải. Và thiết bị này cho phép mọi người theo dõi được quá trình lành vết thương và nó truyền thông tin qua đường truyền không dây tới bác sĩ, bệnh nhân hay bất kì ai cần nó. (Tiếp tục thử nghiệm và Điều chỉnh) Tóm lại, thiết kế của tôi đã thành công, tuy nhiên, việc nghiên cứu thì không bao giờ ngừng lại. Luôn có thứ gì đó cần được thực hiện, cần được cải thiện. Đó là điều mà tôi đang làm. Tuy nhiên, điều mà tôi học được là thứ quan trọng hơn thiết bị mà tôi thiết kế là thái độ tôi có được khi thực hiện nghiên cứu này. Thái độ đó là ngay cả khi là một cô gái 14 tuổi làm việc trong ga-ra về một thứ mà bản thân cô cũng chưa hiểu rõ, tôi vẫn có thể tạo ra khác biệt và đóng góp cho khoa học. Và đó là thứ truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục công việc của mình, và tôi hi vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người khác vững tin với việc mình đang làm. Tôi hi vọng đây là thông điệp mọi người nhận được hôm nay. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Xin chào. Tôi muốn nói một chút về những người tạo ra những thứ mà chúng ta sử dụng hằng ngày: giày, túi xách, máy tính, và điện thoại. Cuộc nói chuyện này thường gợi lên nhiều cảm giác tội lỗi. Hãy tưởng tượng các thiếu nữ nông thôn kiếm được ít hơn một đô la cho một giờ khâu giày chạy cho bạn. hay một chàng trai trẻ Trung Quốc , nhảy xuống từ trên mái nhà sau khi làm thêm giờ để lắp ráp chiếc iPad cho bạn. Chúng ta, những người hưởng lợi từ toàn cầu hóa, dường như bóc lột những nạn nhân này với tất thảy mọi thứ mà chúng ta mua sắm, và sự bất công nằm trong chính những sản phẩm đó. Cuối cùng, có gì sai ở thế giới khi một người công nhân trong dây chuyền sản xuất iPhone không thể mua lấy một cái cho chính mình? Việc những nhà máy Trung Quốc luôn áp bức công nhân và chính nhu cầu mua hàng giá rẻ của chúng ta đã khiến họ làm như thế. Câu chuyện đơn giản này về nhu cầu của người phương Tây, và sự chịu đựng của người Trung Quốc rất đáng được chú ý. đặc biệt là ở thời điểm đa số chúng ta đã cảm thấy tội lỗi về tác động của mình lên thế giới. Nhưng cảm giác ấy không hề chính xác, mà có phần thiếu tôn trọng. Chúng ta quá tự tin khi nghĩ rằng mình có sức mạnh làm mười triệu người ở phía bên kia của thế giới di cư và chịu khổ theo những cách khủng khiếp đến như vậy. Trong thực tế, Trung Quốc sản xuất hàng hóa cho nhiều thị trường trên toàn thế giới kể cả của chính Trung Quốc, vì những lý do sau đây: chi phí thấp, lực lượng lao động lớn và được giáo dục và một hệ thống sản xuất linh hoạt có thể đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường. Vì tập trung quá nhiều vào bản thân và tiện ích của mình, chúng ta đã biến những cá nhân đầu bên kia thành tàng hình, nhỏ và dễ thay đổi như những linh kiện của một chiếc điện thoại. Công nhân Trung Quốc không bị bắt làm việc cho các nhà máy để phục vụ nhu cầu vô hạn về iPod của chúng ta. Họ chọn rời khỏi nhà mình để kiếm tiền, để học những kỹ năng mới, và để nhìn ra thế giới. Trong cuộc tranh luận đang diễn ra về toàn cầu hóa, những gì đang mất đi là tiếng nói của chính các công nhân. Dưới đây là một vài ví dụ Bảo Yongxiu: "Mẹ tôi nói với tôi hãy về nhà và kết hôn, nhưng nếu tôi lập gia đình bây giờ, trước khi hoàn toàn phát triển bản thân mình tôi chỉ có thể kết hôn một công nhân bình thường, Vì vậy tôi không vội vã." Chen Ying: "khi tôi về nhà dịp năm mới, tất cả mọi người nói tôi đã thay đổi. Họ hỏi tôi, con đã làm những gì con đã thay đổi rất nhiều? Tôi nói với họ rằng tôi đã học và làm việc chăm chỉ. Nếu bạn nói với họ nhiều hơn thế, họ sẽ chẳng thể hiểu được đâu." Wu Chunming: "Ngay cả nếu khi tôi kiếm được rất nhiều tiền, tôi vẫn sẽ không hài lòng. Kiếm tiền không đủ để làm cuộc sống trở nên ý nghĩa." Xiao Jin: "Bây giờ, sau giờ làm, tôi học thêm tiếng Anh, bởi vì trong tương lai, khách hàng của chúng tôi sẽ không chỉ là người Trung Quốc, do đó, chúng tôi phải học thêm ngoại ngữ." Tất cả những người nói trên, đều là những phụ nữ trẻ, 18 hoặc 19 tuổi. Vì vậy tôi đã dành hai năm để làm quen những công nhân dây chuyền lắp ráp như thế này ở thành phố công nghiệp phía Nam Trung Quốc, Đông Quảng. Một vài chủ đề nhất định cứ được bàn tán mãi: họ kiếm được bao nhiêu tiền , họ hy vọng kết hôn với những hình mẫu chồng nào, liệu có họ nên nhảy việc đến một nhà máy khác hay tiếp tục làm việc ở chỗ cũ.. Các đề tài khác gần như không bao giờ được nhắc đến, bao gồm cả điều kiện sống mà tôi đánh giá là gần như là tù ngục: 10 hoặc 15 công nhân trong một căn phòng, 50 người chia sẻ một phòng tắm duy nhất, ngày và đêm bị cai trị bởi chiếc đồng hồ của nhà máy . Tất cả mọi người họ biết đều sống trong những hoàn cảnh tương tự, và nó vẫn còn tốt hơn so với các ký túc xá và nhà ở tại các vùng nông thôn Trung Quốc. Các công nhân ít khi nói về các sản phẩm mà họ làm ra, và họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích chính xác những gì họ đã làm. Khi tôi hỏi Lu Qingmin, người phụ nữ trẻ mà tôi biết rõ nhất, chính xác những gì cô ấy đã làm trên sàn nhà máy, cô ấy nói điều gì đó với tôi bằng tiếng Trung Quốc có vẻ như "qiu xi." Chỉ sau đó, tôi nhận ra rằng cô đã có nói "QC", hay kiểm soát chất lượng. Cô thậm chí không thể nói cho tôi nghe những gì cô đã làm trên sàn nhà máy. Tất cả những gì cô ấy có thể làm là nhại lại một từ viết tắt rời rạc trong một ngôn ngữ mà cô thậm chí còn không hiểu. Karl Marx coi đây là bi kịch của chủ nghĩa tư bản, sự xa lạ của công nhân đối với các sản phẩm từ chính nhà máy của họ. Không giống như một người thợ làm giày hoặc tủ truyền thống nhân viên nhà máy không có sự kiểm soát, không có niềm vui, không có sự hài lòng thật sự hay sự hiểu biết trong công việc riêng của cô ấy. Nhưng như nhiều giả thuyết mà Marx đã đặt ra khi ngồi trong phòng đọc sách của bảo tàng Anh, ông đã sai trong việc nhìn nhận vấn đề này. Chỉ vì một người đã dành thời gian tạo ra một mẩu của một cái gì đó không có nghĩa là cô ấy sẽ trở thành một mẩu của thứ đó. Những gì cô làm với số tiền kiếm được, những gì cô học được tại nới đó, và làm thế nào nó đã thay đổi cô, đó là những thứ quan trọng (với cô). thứ mà nhà máy tạo ra không quan trọng với họ các công nhân không mấy quan tâm đến việc ai là người mua sản phẩm. Chính báo chí đề cập đến các nhà máy Trung Quốc, mặt khác, mới là đầu mối dấy lên mối quan hệ này, mối quan hệ giữa công nhân và các sản phẩm mà họ làm ra. Nhiều bài viết tính toán: người công nhân sẽ phải làm việc trong bao lâu để đủ tiền mua cái mà anh ta tạo ra? Ví dụ, công nhân mới vào nghề trong một dây chuyền lắp ráp tại Trung Quốc trong khu công nghiệp sản xuất iPhone sẽ phải dành ra hai tháng rưỡi lương để sắm một chiếc iPhone. Nhưng liệu tính toán này có ý nghĩa như thế nào? Ví dụ, gần đây tôi đã viết một bài viết trên tạp chí The New Yorker, nhưng tôi không đủ tiền để mua một quảng cáo trong đó. Tuy nhiên, ai quan tâm nào? Tôi không muốn quảng cáo trên New Yorker, và hầu hết những người lao động không thực sự muốn sở hữu iPhone. Tính toán của họ là khác nhau. Tôi nên ở bao lâu trong nhà máy này? Tôi có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền ? Sẽ phải mất bao lâu mới đủ tiền mua một căn hộ hoặc một chiếc xe, để kết hôn, hay để gửi con tôi vào trường học? Các công nhân mà tôi biết có một mối quan hệ trừu tượng một cách đáng ngạc nhiên với các sản phẩm mà họ tạo ra. Khoảng một năm sau khi gặp Lu Qingmin, hay còn gọi là Min, cô ấy mời tôi về nhà về quê nhà cô ấy vào dịp Tết Âm Lịch. Trên chuyến tàu về quê, cô ấy đã tặng tôi một món quà: một cái ví hiệu Coach với viền cắt da màu nâu . Tôi cảm ơn cô ấy, bụng cứ nghĩ rằng đó là đồ giả, giống như hầu hết mọi thứ khác được bán tại Đông Quảng. Khi về đến nhà, Min lại cho mẹ mình một món quà khác: một túi xách màu hồng hiệu Dooney & Bourke, và một vài đêm sau, em gái của cô đã khoe ra một chiếc balo LeSportsac màu nâu. Dần dần, tôi biết được rằng những túi xách này được tạo ra từ nhà máy của họ, và mỗi một cái trong số chúng đều là hàng thật. Em gái của Min nói với cha mẹ cô, "Tại Mỹ, chiếc túi này được bán với giá 320 đô la." Cha mẹ của cô, cả hai đều là nông dân, nhìn vào nó, không nói nên lời. "Và đó không phải là tất cả - Coach sắp ra một dòng mới, 2191,"cô nói. "Một chiếc túi sẽ được bán với giá 6.000." Cô ngừng lại và thốt lên, "con không biết liệu đó là 6.000 yuan hay 6.000 Đô la Mỹ, nhưng dù sao, nó là 6.000. " (Tiếng cười) Bạn trai của em gái Min, người đã cùng về nhà với cô ấy nhân dịp năm mới, cho biết: "Nó trông có vẻ không đáng giá đến vậy." Em gái của Min quay sang anh ta và nói, "Một số người thực sự hiểu những món đồ này. Anh không hiểu cái khỉ khô gì hết." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Trong thế giới của MIn, các túi xách hiệu Coach sở hữu một loại tiền tệ gây tò mò. Chúng không chính xác là vô giá trị, nhưng khác xa với giá trị thực tế , bởi vì hầu như không một ai mà chị em Min quen biết lại muốn sắm lấy một cái cả, hoặc biết được rằng giá trị của nó là bao nhiêu. Một lần, khi một người bạn của chị gái Min lập gia đình, chị ấy đã mang theo một cái túi xách như một món quà cho đám cưới. Một thời gian sau, khi Min đã đi khỏi nhà máy sản xuất túi xách, em gái của cô ấy đến thăm, mang theo hai cái túi Coach Signature làm quà tặng. Tôi nhìn vào trong túi có khoá kéo của một trong hai, và tôi nhìn thấy một tấm thẻ in bằng tiếng Anh, viết rằng, "Một người Mỹ cổ điển. Năm 1941, các mảnh vải da của một chiếc găng tay bóng chày đậm chất Mỹ đã gây cảm hứng cho người sáng lập của Coach trong việc tạo ra một bộ sưu tập túi xách mới từ cùng một loại da cao cấp và mềm mại dùng để may những chiếc găng sang trọng. Sáu kỹ năng may vá trên da đã tạo nên 12 chiếc túi xách đặc trưng với tỷ lệ hoàn hảo và kiểu dáng vượt thời gian. Chúng tươi mới, tiện dụng, và phụ nữ ở khắp mọi nơi yêu thích chúng Một tác phẩm kinh điển của Mỹ đã được sinh ra." Tôi tự hỏi liệu Karl Marx sẽ làm gì cho Min và chị em của cô. Mối quan hệ của họ với các sản phẩm lao động của chính mình trở nên phức tạp, đáng ngạc nhiên và vui vẻ hơn ông tưởng. Và, quan điểm của ông về thế giới vẫn tồn tại, và chúng ta có xu hướng xem các công nhân này như là những đám đông vô danh tính, và cho rằng mình có thể hiểu được những gì họ đang nghĩ trong đầu. Lần đầu tiên tôi gặp Min, cô vừa bước sang tuổi 18 và từ bỏ công việc đầu tiên của mình trên dây chuyền lắp ráp một nhà máy điện tử. Hơn hai năm sau đó, tôi biết rằng cô đã chuyển việc 5 lần cuối cùng có được một vị trí hấp dẫn tại bộ phậ thu mua của một nhà máy sản xuất phần cứng. Sau đó, cô kết hôn với một công nhân nhập cư, cùng anh ta chuyển đến sống tại làng của anh ấy, sinh hạ hai đứa con gái, và tiết kiệm đủ tiền để mua một chiếc xe Buick cũ cho mình và một căn hộ cho cha mẹ cô. Gần đây, cô đã quay trở lại Đông Quảng một mình để nhận một công việc tại nhà máy chế tạo cần cẩu, tạm thời để chồng và con cái của mình lại làng. Trong một bức thư điện tử gần đây cho tôi, cô ấy đã giải thích, "Một người nên có một số tham vọng khi còn trẻ để mà lúc về già, cô ấy có thể nhìn lại cuộc đời mình và hài lòng rằng mình đã sống có mục đích." Trên khắp Trung Quốc, có 150 triệu người lao động như cô, một phần ba số họ, những phụ nữ đã rời bỏ làng quê mình để đến làm việc tại các nhà máy, các khách sạn, nhà hàng và các công trình xây dựng tại các thành phố lớn. Cùng với nhau, họ tạo ra những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử, và đó là toàn cầu hóa, chuỗi này bắt đầu tại một ngôi làng làm nông của Trung Quốc và kết thúc bằng những chiếc iPhone trong túi và những đôi Nikes trên chân và những chiếc túi xách mà ta mang trên tay điều đó đã thay đổi cách các hàng triệu người làm việc và kết hôn sống và suy nghĩ. Rất ít người trong số họ sẽ muốn trở lại với cách thức điều ngày trước. Khi lần đầu đến Đông Quảng, tôi đã lo lắng rằng sẽ rất là chán nản khi dành quá nhiều thời gian với người lao động. Tôi cũng đã lo lắng rằng sẽ không có gì sẽ xảy đến với họ, hoặc họ sẽ không có gì để nói với tôi. Thay vào đó, tôi tìm thấy những phụ nữ trẻ, những người thông minh và hài hước dũng cảm và hào phóng. Bằng cách mở rộng cuộc sống của họ cho tôi, họ đã dạy tôi rất nhiều về nhà máy về Trung Quốc và về làm thế nào để tồn tại trong thế giới này. Đây là những chiếc ví hiệu Coach mà Min đã cho tôi trên chuyến tàu về nhà thăm lại gia đình mình. Tôi giữ nó bên mình để nhắc nhở bản thân về các mối dây ràng buộc tôi với các phụ nữ trẻ mà tôi đã viết về họ, những mối quan hệ không phải về mặt kinh tế mà là những mối quan hệ cá nhân, xết về bản chất không phả được đo lường bằng tiền bạc mà là bằng ký ức và kỷ niệm Chiếc ví này cũng là một lời nhắc nhở rằng những điều mà bạn tưởng tượng, khi ngồi trong văn phòng hoặc thư viện, không phải là những gì bạn thực sự tìm thấy khi ra ngoài kia. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn bạn, Leslie, đó là một cái nhìn sâu sắc mà rất nhiều trong chúng ta, trước kia đã không có được. Thế nhưng tôi tò mò. Nếu bạn có một phút, để nói chuyện với, người đứng đầu bộ phận sản xuất của Apple , bạn sẽ nói gì? Leslie Chang: Một phút ư? CA: Một phút. (Tiếng cười) LC: Bạn biết đấy, những gì thực sự khiến tôi ấn tượng về người lao động là họ rất vị kỷ, tham vọng và tháo vát, và điều khiến tôi hết sức bất ngờ là những gì mà họ muốn hầu hết là giáo dục, để học hỏi, bởi vì hầu hết trong số họ đến từ các gia đình rất nghèo. Họ thường phải bỏ học khi đang học lớp 7 hoặc 8. Cha mẹ của họ thường mù chữ, và sau đó họ lên thành phố, một mình, ban đêm, vào những ngày cuối tuần, họ sẽ tham gia một lớp học máy tính, họ sẽ tham gia một lớp học tiếng Anh, và học hỏi những điều thực sự, thực sự rất căn bản bạn biết đấy, như là, làm thế nào để nhập một tài liệu trong Word, hoặc làm thế nào để diễn đạt những điều đơn giản bằng tiếng Anh. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ các công nhân này, hãy bắt đầu các lớp học nhỏ, rất tập trung, rất thực tế trong các trường học này, và những gì sẽ xảy ra là, tất cả các công nhân của bạn sẽ phát triển năng lực, nhưng hy vọng rằng họ sẽ leo lên những chức vụ, công việc cao cấp hơn tại Apple và bạn có thể giúp họ cải thiện tính lưu động xã hội và hoàn thiện bản thân. Khi bạn nói chuyện với người lao động, đó là những gì họ mong muốn. Họ không nói, "tôi muốn có nước nóng từ vòi sen. Tôi muốn có một căn phòng đẹp hơn. Tôi muốn có một cái TV." ý tôi nghĩa, sẽ tốt thôi nếu có được những thứ trên, nhưng đó không phải là lý do tại sao họ di cư lên thành phố, và đó là không phải là những gì họ quan tâm. CA: Đã có một lời kể rằng thực tế thì xù xì và xấu xí, hoặc rằng có một số mức độ tăng trưởng (kinh tế) nào đó, những điều như vậy có trở nên tốt hơn qua thời gian không? LC: Oh chắc chắn, chắc chắn rồi. Ý tôi là, bạn biết đấy, thật là thú vị, bởi vì tôi đã trải qua cơ bản hai năm sống tại thành phố này, Đông Quảng, và trong thời gian đó, bạn có thể thấy một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của mọi người: lên, xuống, nghiêng ngả, nhưng nói chung là đi lên. Nếu bạn dành đủ thời gian cho nó, nó sẽ là phát triển đi lên, và tôi đã gặp những người chuyển đã lên thành phố 10 năm về trước, và họ , về cơ bản, đang thuộc tầng lớp trung lưu thành thị, Vì vậy, quỹ đạo là chắc chắn sẽ đi lên. chỉ là khó để nhìn thấy khi bạn chỉ quan sát thành thị vào những thời điểm nhất định. Có vẻ như tất cả mọi người thì người nghèo và tuyệt vọng, nhưng đó không thực sự như thế. Chắc chắn, các điều kiện tại nhà máy thì cứng rắn và khó khăn, và cả bạn hay tôi đều không muốn như thế, nhưng từ góc nhìn của người lao động, nơi họ xuất thân thì còn tồi tệ hơn nhiều, và nơi họ đang đi đến lại gieo rắc nhiều hy vọng tốt đẹp hơn, và tôi chỉ muốn nói rằng bối cảnh đó, về những gì đang xảy ra trong tâm trí họ, thì không hẳn là những gì mà bạn suy nghĩ về nó. CA: Cảm ơn rất nhiều vì bài nói chuyện của bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong hệ thống D, đây là một cửa hàng, và cái tôi muốn nói là một tấm ảnh tôi đã chụp ở Makoko, khu nhà ổ chuột ở Lagos, Nigeria. Nó được dựng trên đầm nước, và không có những con đường nơi có những cửa hàng để mua sắm, và thế là các cửa hàng này sẽ tìm đến khách. Và trong một công đồng tương tự, đó là điều phối kinh doanh. Đây là con thuyền và người phụ nữ đang chèo vòng quanh, và thợ thủ công này làm con thuyền và những máy chèo và bán chúng trực tiếp đến những người cần thuyền và máy chèo. Và đây là kinh doanh toàn cầu. Organdiro hun khói cá ở Makoko, Lagos và tôi hỏi cô ấy, " Cá này ở đâu ra?" Và tôi nghĩ cô ấy sẽ nói, " Àh, anh biết đấy, ở đâu đó trên thượng nguồn, hay có thể là dọc Châu Phi," nhưng các bạn sẽ thấy thú vị khi biết cô ấy nói nó ở đây, nó ở Biển Bắc. Nó được bắt ở đây, làm lạnh, chuyển xuống Lagos, hun khói, và bán với đồng lời ít ỏi trên những con đường ở Lagos. Và đây là cội nguồn kinh doanh. Đây là bãi rác Olusosun, bãi rác lớn nhất ở Lagos, 2000 người làm việc ở đây, và tôi đã tìm ra điều này từ anh chàng, Andrew Saboru. Andrew đã dành 16 năm nhặc rác vật liệu trong bãi rác, kiếm đủ tiền để biến mình thành một người cân thuê tức là anh ta mang theo một cái cân và đi vòng vòng và cân tất cả vật liệu mà mọi người đã nhặt được từ bãi rác. Và bây giờ anh ta là một đại lý phế liệu. Anh ta có một kho chứa, và kiếm được gấp đôi số tiền lương tối thiểu của người Nigeria Đây là một cửa hiệu. Đây là chợ Oshodi ở Lagos Jorge Luis Borges đã có một câu chuyện gọi là "The Aleph" và Aleph là một điểm trên thế giới Nơi mà mọi thứ đều có, và đối với tôi, hình ảnh này là một điểm trong thế giới nới mà mọi thứ đều có Vậy, khi tôi nói về hệ thống D là tôi đang nói về cái gì ? Nó được gọi một cách truyền thống là kinh tế phi chính thức, kinh tế ngầm, chợ đen. Tôi không tưởng tượng được nó theo cách đó. Tôi nghĩ nó thật sự quan trọng để hiểu rằng có vài thứ giống như hoàn toàn công khai. Nó nằm ngay ở đó cho bạn tìm. Tất cả những điều này đang xảy ra công khai, và thẳng thắn. Ở đó không có gì là ngầm. Chỉ có sự xét đoán của chúng ta rằng nó là ngầm. Tôi đã sao chép thuật ngữ hệ thống D từ một thuộc địa cũ của Pháp. Có một từ trong tiếng Pháp là debrouillardise, có nghĩa là tự lực, và thuộc địa cũ của Pháp đã đưa nó vào hệ thống D cho nền kinh tế tự lực, hoặc kinh tế DIY Nhưng chính phủ ghét kinh tế DIY và đó là lý do -- Tôi đã chụp bức hình này năm 2007, và đây là cùng một khu chợ năm 2009 và tôi nghĩ, khi những người tổ chức của cuộc hội thảo này đang nói về sự cởi mở triệt để, họ không có ý rằng những đường phố nên được mở và người dân cần được đi. Tôi nghĩ những gì chúng ta co là một vấn đề về dưa chua Tôi có một người bạn làm việc trong một nhà máy dưa chua, và dưa chuột sẽ đi xuống đai băng tải, và công việc của anh ấy là chọn từng cái trông cái nào không ổn thì ném chúng vào thùng rác dán nhãn "nước sốt" nơi mà chúng được nghiền nát và trộn với giấm và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đây là kinh tế dưa chua Tất cả chúng ta đang tập trung vào - đây là một số liệu thống kê từ Tờ Financial Times của đầu tháng này Tất cả chúng ta đang tập trung vào nền kinh tế xa hoa. Nó đáng 1.5 triệu đô la mỗi năm, và đó là một khoản kếch xù đúng không? Đó là ba lần tổng sản phẩm nội địa của Thụy Sĩ. Vì vậy nó rất lớn. Nhưng nó phải đi kèm với một dấu hoa thị, và dấu hoa thị thì không bao gồm 2/3 của người lao động thế giới. 1.8 tỷ người lao động trên toàn thế giới trong nền kinh tế cái mà không thường xuyên và không chính thức. Đó là một con số khổng lồ và nó có nghĩa là gì ? Vâng, nó có nghĩa rằng nó đã được thống nhất trong một hệ thống chính trị duy nhất, một đất nước, gọi nó "Hợp chủng quốc cộng hòa những người bán dạo", gọi tắt là U.S.S.R hoặc Bazaaristan, Nó đáng giá 10 nghìn tỷ đô la mỗi năm, và điều đó sẽ làm nó thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Và cho rằng các dự án chiếm số lượng lớn tăng trưởng kinh tế trong 15 năm tiếp theo sẽ đến từ các nền kinh tế mới nổi trong thế giới đang phát triển, nó có thể dễ dàng vượt qua Hoa kỳ và trở thành nên kinh tế lớn nhất thế giới. Vì vậy ý nghĩa của điều đó là rất lớn, bởi vì nó có nghĩa rằng đây là nơi làm việc của 1.8 tỷ người và đây là nơi chúng ta có thể tạo ra một thế giới bình đẵng hơn, bởi vì mọi người thì thật sự có thể kiếm tiền và sống và phát đạt như Andrew Saboru đã làm. Các doanh nghiệp lớn đã nhận ra điều này, và điều thú vị về bài trình bày này, nó không phải là mọi người có thể mang những cái hộp trên đầu và chạy xung quanh mà không thả chúng ra. Nó là một cuộn Gala xúc xích là một sản phẩm được làm ra bởi một công ty toàn cầu được gọi là thực phẩm UAC Nó hoạt động khắc châu phi và trung đông, nhưng cuộn Gala xúc xích thì không được bán trong các cửa hàng. Thực phẩm UAC được ghi nhận rằng nó sẽ không bán nếu nó nằm trong các cửa hàng. Nó chỉ được bán bởi một hội những người bán hàng rong đường phố những người chay xung quanh đường phố của Lagos tại trạm xe buýt và trong giao thông ùn tắc và bán nó nhưng một món ăn vặt, và nó được bán theo cách đó trong 40 năm . Nó là một kế hoạch kinh doanh cho một tập đoàn. Và nó không chỉ là ở châu Phi Dươi đây là ông Clean đang nhìn đắm đuối những sản phẩm khác của Procter & Gamble, và Procter & Gamble, bạn biết không, số liệu thống kê luôn được trích dẫn là Wal-Mart là khách hàng lớn nhất của họ, và đúng như vậy, là một cửa hàng, Wal-Mart mua 15%, như vậy 15% của doanh nghiệp Procter & Gamble là với Wal-Mart, nhưng phân khúc thị trường lớn nhất của họ là một cái gì đó mà họ gọi "cửa hàng tần số cao", mà tất cả ki ốt nhỏ và người phụ nữ trong chiếc xuồng và tất cả nhưng người buôn bán khác trong hệ thống D, nền kinh tế phi chính thức, và Procter & Gamble tạo ra 20% lợi nhuận của nó từ phân khúc thị trường đó, và đó chỉ là phân khúc thị trường đang phát triển. Nên Procter & Gamble cho biết, "Chúng tôi không quan tâm dù cho một cửa hàng được thành lập hoặc đăng ký hoặc bất cứ thứ gì giống như thế. Chúng tôi muốn sản phẩm của chúng tôi trong cửa hàng đó. " Và sau này ở đó có điện thoại di động. Đây là một cái quảng cáo cho MTN, cái mà là một công ty đa quốc gia ở Nam Phi hoạt động trong khoảng 25 quốc gia, và khi họ đến Migeria Nigeria là một con chó lớn ở châu phi. Một trong bảy người châu phi là người Nigeria và như vậy mỗi một người muốn vào trong thị trường điện thoại ở Nigeria. Và khi MTN đến, họ muốn để bán dịch vụ di động giống như tôi nhận được ở Hoa Kỳ hoặc giống mọi người nhận được ở đây tại Anh hoặc châu âu kế hoạch chi phi hàng tháng, bạn nhận một cuộc gọi, bạn trả hàng hóa dư, bạn bị giết cùng với lệ phí và kế hoạch của họ bị đổ vỡ và thiêu hủy. Và họ quay lại với bản thiết kế, thiết kế lại và họ đã đưa ra kế hoạch khác Chúng tôi không bán điện thoại cho bạn, chúng tôi không bán kế hoạch hàng tháng cho bạn. Chúng tôi chỉ bán cho bạn đường truyền. Và đường truyền được bán ở đâu? Nó được bán ở những cái dù đứng trên tất cả các con đường, nơi mà mọi người không đăng ký, không giấy phép, nhưng MTN làm nên hầu hết lợi nhuận của nó, có thể là 90% lợi nhuận của nó, từ việc bán hàng thông qua hệ thống D, nền kinh tế phi chính thức. Và những chiếc điện thoại đến từ đâu? À, chúng đến từ đây. Đây là Quảng châu, Trung quốc, và nếu bạn đi lên câu thang trong một cái trung tâm điện tử có vẻ im ắng, bạn tìm thấy Dashatou ở quảng châu trung tâm thương mại hàng đã sài qua tay, và nếu bạn đi đến đó, bạn theo những gã cơ bắp những người mà đang mang những cái hộp, và họ sẽ đi đâu? Họ sẽ đi đến Eddy ở Lagos. Và bây giờ, hầu hết điện thoại ở đây thì không phải là hàng đã sài qua tay. Cái tên là một sự nhầm lẫn. Hầu hết chúng là đã vi phạm bản quyền. Chúng có thương hiệu nhưng chúng không được sản xuất bởi thương hiệu đó. Bây giờ, đó là điều bất thuận lợi? Ồ, tôi đoán vậy. Bạn biết đó, Trung quốc không có (Cười) không có tài sản trí tuệ, đúng không ? Những cái tên không đủ nguyên âm. Zhuomani thay vì Armani. S. Guuuci, và -- (Cười) ( tiếng vỗ tay) Trên toàn thế giới đây là cách hàng hóa đang được phân phối, thế nên, có trường hợp, trên một chợ đường phố ở Rua 25 de Marco ở São Paulo, Brazil, bạn có thể mua những chiếc kính giả mạo . Bạn có thể mua nước hoa nhái. Bạn có thể mua DVD vi phạm bản quyền, tất nhiên rồi. Bạn có thể mua những cái mủ Yankees New York trong tất cả các mẫu hàng trái phép. Bạn có thể mua cuecas baratas, đồ lót được thiết kế đó không thật sự được sản xuất bởi một nhà thiết kế, và thậm chí ăn cắp bản thiết kế của nhóm tôn giáo. (Cười) Cho nên, các doanh nghiệp có xu hướng phàn nàn về điều đó, và những sản phẩm đó, chúng, tôi không muốn lấy đi toàn bộ những kiểu phàn nàn về nó, nhưng tôi đã hỏi một số nhà sản xuất giày lớn đầu năm nay những gì họ đã nghĩ về vi phạm bản quyền, và họ nói với tôi, "ồ, bạn không thể đặt ra vấn đề này cho tôi, bởi vì nếu bạn làm thế, tôi phải giết bạn" nhưng họ sử dụng vi phạm bản quyền như nghiên cứu thị trường. Nhà sản xuất giày đã nói với tôi rằng nếu họ tìm thấy rằng Pumas đang bị vi phạm bản quyền, hoặc Adidas đang bị vi phạm bản quyền và giày của họ thì ko bị, họ biết họ đã làm điều gì đó sai. (Cười) Vậy nên theo dõi vi phạm bản quyền là một việc quan trong và những người mua sự vi phạm bản quyền đó, dù sao đi nữa cũng không phải là khách hàng của họ, bởi vì khách hàng của họ muốn một thỏa thuận thật sự. Bây giờ, ở đây có một vấn đề khác. Đây là một con đường thật sự ở Lagos, Nigeria Tất cả hệ thông D thật sự không đóng thuế, đúng không? Và khi tôi nghĩ về điều này, đầu tiên tôi nghĩ rằng chính phủ có một hợp đồng xã hội giữa người và chính phủ, và nếu chính phủ không truyền lại, và mọi người cũng không tiếp tục truyền lại, nhưng cũng có rằng chúng ta đang làm sai giống như một đứa trẻ những người không đóng thuế và chúng ta không nhận ra rằng mọi người láng tránh trên toàn thế giới, bao gồm một số doanh nghiệp rất đáng tôn trọng, và tôi sẽ cho bạn một ví dụ. Có một công ty đã trả 4,000 khoản tiền hối hộ trong thập niên đầu tiên của thiên niên kỹ này, và một triệu đô la hối lộ mỗi ngày, đúng không? Trên toàn thế giới, Và công ty đó là một công ty điện tử khổng lồ của Đức Siemens. Vậy nó đã đi vào nên kinh tế chính thức cũng như kinh tế phi chính thức, vậy sẽ là sai trái để đổ lỗi -- và tôi không chon ra Siemens, Tôi đang nói bất cứ ai làm nó. Đúng không ? Tôi chỉ muốn kết thúc bằng câu nói rằng nếu Adam Smith đã đóng đưa ra một lý thuyết về thị trường chợ trời thay vì là thị trường tự do, điều gì sẽ là một số của những nguyên tắc? Đầu tiên, nó sẽ được hiểu rắng nó có thể cân nhắc một người hợp tác, và đó là một suy nghĩ từ các học giả pháp lý Brazil Roberto Mangabeira Unger. Hợp tác phát triển là một cách trước mắt. Thứ hai, từ một triết gia vô chính phủ Paul Feyerabend, thực tế là tương đối, và cái quyền lợi to lớn của tự lực là gì để những người kinh doanh Nigeria được coi là trái phép và khủng khiếp đối với người khác, và chúng ta phải nhận ra rằng có những sự khác biệt trong cách họ định nghĩa mọi thứ và sự thật của họ làm. Và thứ ba là, và tôi đang nói đến một người Mỹ đánh bại nhà thơ Allen Ginsberg, rằng các nền kinh tế trao đổi và những loại tiền tệ khác nhau, các loại tiền tệ thay thế thì cũng rất quan trọng, và ông ấy đã nói về việc mua những thứ ông cần chỉ với vẻ bề ngoài dễ nhìn. Và tôi cũng chỉ muốn để các bạn ở đây và nói rằng loại kinh tế này là một động lực to lớn cho sự phát triển toàn cầu và chúng ta cần suy nghĩ về nó theo cách này. Cám ơn rất nhiều. ( Tiếng vỗ tay) Tôi muốn kể cho các bạn nghe về hai ván cờ. Ván cờ thứ nhất vào năm 1997, trong ván cờ này Garry Kasparov - một con người, đã thua Deep Blue - một cái máy. Đối với nhiều người, đây là bình minh của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên ở đó con người bị máy móc thống trị. Nhưng rồi chúng ta ngồi đây sau 20 năm, sự thay đổi lớn nhất là cái cách chúng ta tương tác những máy tính như iPad, không phải HAL. Ván cờ thứ hai là một trận cờ theo thể thức tự do diễn ra vào năm 2005, trong ván này con người và máy móc quyết định cùng nhau cộng tác, thay vì là đối thủ của nhau. Thoạt tiên, kết quả có vẻ dự đoán được. Ngay cả một siêu máy tính cũng bị đánh bại bới một đại kiện tướng cùng với một chiếc laptop cấu hình kém. Nhưng điều bất ngờ đến vào phút chót. Ai là người chiến thắng? Không phải là đại kiện tướng với chiếc siêu máy tính, mà là hai người chơi nghiệp dư đến từ nước Mỹ sử dụng ba chiếc laptop cấu hình tương đối thấp. Khả năng của họ là huấn luyện và điều khiển những chiếc máy tính của họ để tìm ra các vị trí chính xác nhằm đương đầu hiệu quả với kiến thức cờ uyên thâm của các đại kiện tướng và sức mạnh tính toán của chiếc siêu máy tính của các đối thủ khác. Đây là một kết quả đáng kinh ngạc: những con người bình thường, những máy tính bình thường có thể đánh bại người giỏi nhất, máy tính mạnh nhất. Dù sao đi nữa, con người và máy móc không nên đối đầu nhau, đúng không? Thay vào đó, đó là về sự hợp tác, và kiểu hợp tác đúng đắn Chúng ta đang tập trung về tầm nhìn của Marvin Minsky đối với môn trí tuệ nhân tạo trong 50 năm qua. Tôi cam đoan đó là một tầm nhìn rất cuốn hút. Nhiều người đã theo đuổi nó. Nó đã trở thành ngôi trường tư tưởng trọng điểm trong ngành khoa học máy tính. Nhưng khi chúng ta bước vào thời đại của dữ liệu khổng lồ, của các hệ thống mạng, của nền tảng mở, của công nghệ nhúng. Tôi muốn đề xuất rằng đây là thời gian để tái thẩm định lại một tầm nhìn thay thế - tầm nhìn đã thực sự được phát triển cùng thời. Tôi đang nói về ý tưởng cộng sinh người-máy của J.C.R. Licklider có lẽ tốt hơn nên dùng thuật ngữ "Intelligence augmentation", I.A. Licklider là một nhà khoa học máy tính phi thường, người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của công nghệ và Internet. Tầm nhìn của ông cho phép con người và máy móc có thể hợp tác trong việc ra quyết định, điều khiển các tình huống phức tạp mà không cần sự phụ thuộc cứng nhắc vào các chương trình định trước. Hay lưu ý từ "hợp tác" Licklider khuyến khích chúng ta đừng có lấy một cái lò nướng bánh và biến nó thành nhân vật Data trong "Star Trek", mà hãy biến một con người trở nên hữu dụng hơn. Con ngươi rất tuyệt vời - Cái cách chúng ta nghĩ, các cách tiếp cận phi tuyến của chúng ta, khả năng sáng tạo của chúng ta, các giả thuyết lặp đi lặp lại, tất cả đều rất khó khăn để có thể khiến máy tính làm được những điều đó. Trực giác của Licklider nhận ra được điều này, dự tính của con người, thiết lập các mục tiêu, xây dựng các giả thuyết, xác định các tiêu chuẩn, và thực hiện đánh giá. Tất nhiên, ở những mặt khác, con người rất hạn chế. Chúng ta rất tệ về quy mô, tính toán và khối lượng. Chúng tôi cần sự quản lý tài năng cấp cao để giúp cho ban nhạc rock chơi nhạc với nhau. Licklider dự đoán rằng máy tính sẽ làm tất cả công việc thường ngày tức là những việc cần thiết để dọn đường cho sự thấu hiểu và ra quyết định Một cách âm thầm, không có nhiều phô trương, Hướng tiếp cận này đã đạt được chiến thắng còn xa hơn cả những ván cờ. Gấp protein (Protein folding), một chủ đề chia sẻ về tính mở rộng khó tin của các ván cờ Có nhiều cách để gấp một protein hơn số lượng nguyên tử trong vũ tru. Đây là một vấn đề có thể khiến thế giới thay đổi và có tác động cực lớn đến khả năng hiểu biết và điều trị bệnh tật của chúng ta. Và đối với nhiệm vụ này, sức mạnh phần cứng của một siêu máy tính đơn giản là không đủ Foldit, một trò chơi được các nhà khoa học máy tính tạo ra minh họa về giá trị của hướng tiếp cận này. Những người nghiệp dư, không phải là dân kỹ thuật hay sinh vật được chơi một video game trong đó họ dùng mắt để sắp xếp cấu trúc của protein, cho phép máy tính điều khiển lực nguyên tử và tương tác cũng như xác định những vấn đề liên quan đến cấu trúc. Hướng tiếp cận này đã thắng siêu máy tính 50% thời gian và chỉ dùng đến 30% thời gian. Foldit gần đây đã có một khám phá khoa học đáng chú ý và quan trọng bằng cách giải mã cấu trúc của virus khỉ Mason-Pfizer. Một protease (một loại enzyme) bị quên lãng hơn 10 năm đã được giải quyết bởi ba người chơi trong một vài ngày, có thể là bước tiến khoa học quan trọng đầu tiên đạt được nhờ chơi một video game. Năm ngoái, trên nền của Tòa tháp đôi, đài tưởng niệm 11.9 được mở. Tượng đài in tên của hàng ngàn nạn nhân sử dụng một khái niệm tuyệt đẹp được gọi là "Sự liền kề ý nghĩa". Nó sắp xếp những cái tên bên cạnh cái tên khác dựa trên mối quan hệ của họ: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Khi bạn đặt tất cả cạnh nhau, nó là một thử thách khá gay go về mặt tính toán: 3500 nạn nhân, 1800 mối liên hệ liền kề; tầm quan trọng của các chi tiết kỹ thuật vật lý tổng thể và cuối cùng là tính thẩm mỹ. Khi lần đầu được giới truyền thông đưa tin, toàn bộ công việc được gửi gắm cho một thuật toán đến từ thành phố New York của công ty thiết kế Local Projects. Thực tế thì hơi nhiều sắc thái hơn chút ít. Trong khi một thuật toán được sử dụng để phát triển một bộ khung cơ bản, con người sử dụng bộ khung đó để cho ra bản thiết kế kết quả sau cùng. Vì vậy trong trường hợp này, một máy tính đã đánh giá hàng triệu lớp có thể có, điều khiển một hệ thống có mối quan hệ phức tạp, và theo dõi các phép đo đạc và biến số khá với quy mô lớn và cho phép con người chỉ tập trung vào thiết kế và và chọn lựa. Bạn càng quan sát xung quanh bạn, bạn càng thấy tầm nhìn của Licklider có ở mọi nơi, Cho dù đó là công nghệ tương tác thực tế (augmented reality) trong chiếc iPhone hay GPS trong xe hơi của bạn, sự cộng sinh con người - máy tính giúp con người chúng ta khả dụng hơn, Vì nếu bạn muốn cải thiện sự cộng sinh người-máy, bạn có thể làm gì? Bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết kế tính người vào tiến trình đó. Thay vì nghĩ về việc một chiếc máy tính sẽ làm gì để giải quyết vấn đề, thì hãy cũng thiết kế giải pháp xung quanh những gì mà con người sẽ làm. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn đã dành tất cả thời gian của bạn cho giao diện giữa con người và máy, đặc biệt là cho thiết kế giảm sự sai khác trong tương tác này. Thực ra, sự sai khác này quan trọng hơn cả sức mạnh của con người hay sức mạnh của máy móc trong việc xác định khả năng tổng thể. Đó là lý do tại sao hai người nghiệp dư với một vài laptop dễ dàng đánh bại một siêu máy tính và một đại kiện tướng. Cái mà Kasparov gọi là quá trình này là một sản phẩm phụ của sự sai khác. Quá trình này diễn ra càng tốt, sự sai khác càng ít. Và việc giảm thiểu sự sai khác hóa ra là những thay đổi có tính quyết định, Hoặc lấy một ví dụ khác: dữ liệu lớn. Mỗi tương tác mà chúng tôi có trên thế giới đều được ghi lại bởi một loạt các loại cảm biến phát triển chưa từng thấy: trên điện thoại thẻ tín dụng, máy tính của bạn. Kết quả là dữ liệu lớn, và nó thực sự mở ra cho chúng ta một cơ hội để hiểu sâu sắc hơn nữa các điều kiện của con người. Trọng tâm chính của hầu hết các phương pháp tiếp cận đối với dữ liệu lớn là tập trung vào, "Làm thế nào để lưu trữ dữ liệu này? Làm thế nào để tìm kiếm dữ liệu này? Làm thế nào để xử lý dữ liệu này?" Đây là những điều cần thiết nhưng các câu hỏi này là chưa đủ. Điều bắt buộc không phải là tìm ra cách tính toán như thế nào mà là tính toán những gì. Làm thế nào để bạn có thể áp đặt trực giác của con người trên các dữ liệu ở quy mô thế này? Một lần nữa, chúng ta bắt đầu bằng cách thiết kế tính người vào quá trình. Khi PayPal lần đầu khởi nghiệp, thách thức lớn nhất của họ không phải là, "Làm thế nào để gửi tiền qua lại trên mạng? ". Đó là, "Làm thế nào để tôi làm điều đó mà không bị lừa đảo bởi các tội phạm có tổ chức?" Tại sao điều này lại gây thách thức? Bởi vì trong khi máy tính có thể học để phát hiện và xác định gian lận dựa trên các mô hình, máy tính không thể học để làm điều đó nếu dựa trên các dạng mà chúng chưa bao giờ gặp, và tội phạm có tổ chức rất giống nhau với người thính giả như thế này: những người tài giỏi, cực kỳ tháo vát, có tinh thần kinh doanh - và một sự khác biệt rất lớn và quan trọng: mục đích. Và như vậy, trong khi những máy tính có thể nắm bắt tất cả ngoại trừ những kẻ lừa đảo thông minh nhất, nắm bắt được những kẻ thông minh nhất chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Có hẳn một lớp học về các vấn đề như thế này, những lớp học với những đối thủ biết thích nghi. Họ hiếm khi xuất hiện với một kiểu lặp đi lặp lại, điều mà máy tính có thể nhận ra được. Thay vào đó, có một số thành phần cố hữu gắn liền với sự đổi mới hay sự gián đoạn, và những vấn đề ngày càng gia tăng này được chôn giấu trong khối dữ liệu lớn. Ví dụ, khủng bố. Những kẻ khủng bố đang luôn luôn thích ứng theo những cách lớn hay nhỏ với hoàn cảnh mới, và mặc cho những gì bạn có thể nhìn thấy trên truyền hình, những sự thích ứng này, và việc phát giác chúng, cơ bản là con người. Máy tính không phát hiện các kiểu lạ và các hành vi mới, nhưng con người thì có thể. Con người, bằng cách sử dụng công nghệ, thử nghiệm giả thuyết, tìm kiếm sâu bằng cách yêu cầu máy móc làm việc cho họ. Osama bin Laden đã không bị bắt nếu không có trí tuệ nhân tạo. Hắn đã bị bắt nhờ những con người tận tụy, tháo vát và tài giỏi trong sự tương tác của nhiều công nghệ khác nhau. Nghe có vẻ hấp dẫn, bạn không thể một cách thuật toán hóa khai phá dữ liệu (data mine) cách làm của bạn để tìm câu trả lời. Không có nút bấm "Tìm khủng bố", và càng nhiều dữ liệu chúng ta tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên một loạt các định dạng dữ liệu từ các hệ thống khác biệt, việc khai phá dữ liệu có thể càng ít hiệu quả. Thay vào đó, con người sẽ cần phải nhìn vào dữ liệu và tìm kiếm cái nhìn sâu sắc, như Licklider đã dự đoán từ lâu, chìa khóa dẫn đến kết quả tuyệt vời ở đây là kiểu hợp tác đúng đắn và đúng như Kasparov đã nhận định, đó có nghĩa là giảm thiểu sự sai khác giữa người - máy Bây giờ cách tiếp cận này làm cho những thứ có thể giống như xơ len thông qua tất cả các dữ liệu sẵn có từ các nguồn rất khác nhau, xác định các mối quan hệ mấu chốt và đặt chúng ở một nơi, một cái gì đó đã gần như không thể làm được trước đây. Đối với một số người, điều này đe dọa sự riêng tư và các quyền tự do công dân Đối với người khác, nó báo hiệu trước một kỷ nguyên của sự riêng tư và sự bảo vệ tốt hơn các quyền tự do công dân, nhưng sự riêng tư và quyền tự do có tầm quan trọng cốt lõi. Điều đó phải được công nhận, và chúng không thể bị gạt sang một bên, ngay cả với mục đích cao cả nhất. Vì vậy hãy khám phá, thông qua một vài ví dụ, tác động mà công nghệ đã xây dựng để thúc đẩy mối quan hệ cộng sinh người - máy đã có trong thời gian gần đây. Trong tháng mười 2007, Hoa Kỳ và các lực lượng liên minh đã đột kích một ngôi nhà được phòng vệ chắc chắn của Al Qaeda ở thành phố Sinjar tại biên giới Syria của Iraq. Họ đã tìm thấy một kho tài liệu có giá trị: 700 tiểu sử phác thảo của những chiến binh ngoại quốc. Những chiến binh ngoại quốc này đã rời gia đình họ ở Gulf, Levant và Bắc Phi để tham gia al Qaeda tại Iraq. Các hồ sơ này là các hồ sơ cá nhân. Các chiến binh ngoại quốc điền vào mẫu đơn khi họ tham gia tổ chức Nó chỉ ra rằng al Qaeda, không phải là không có sự quan liêu của nó. Họ trả lời các câu hỏi đại loại như, "Ai là người tuyển dụng bạn?" "Quê hương bạn là gì?" "Những vị trí công việc mà bạn đang tìm kiếm?" Trong đó câu hỏi cuối cùng, một cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên được tiết lộ. Đại đa số các chiến binh ngoại quốc đã tìm kiếm vị trí trở thành kẻ ném bom liều chết với mục đích tử vì đạo-- cực kỳ quan trọng hơn là kể từ năm 2003 và 2007, Iraq đã có 1.382 vụ đánh bom tự sát, nguyên nhân chính của sự bất ổn định. Phân tích các dữ liệu này khá khó khăn. Bản gốc là những giấy tờ tiếng Ả Rập đã được scan và dịch thuật. Sự sai khác trong tiến trình đã không cho phép đạt được các kết quả mong muốn trong một khung thời gian hoạt động bằng cách sử dụng con người, PDFs và sự kiên trì không thôi. Các nhà nghiên cứu đã phải thúc đẩy trí tuệ con người bằng công nghệ để đi sâu, khám phá những giả thuyết không rõ ràng, và trong thực tế, hiểu biết đã xuất hiện. Hai mươi phần trăm các chiến bình ngoại quốc đến từ Libya 50 phần trăm trong số đó đến từ một thị trấn tại Libya, điều này cực kỳ quan trọng vì số liệu thống kê trước kia thì nó chỉ là ba phần trăm. Nó cũng giúp tăng cường hiểu biết về một nhân vật đang ngày càng quan trọng trong al Qaeda, Abu Yahya al-Libi, một giáo sĩ cao cấp trong nhóm chiến đấu Hồi giáo Libya. Tháng 3 năm 2007, ông đã ra một bài phát biểu, sau đó đã có sự gia tăng đột biến của các chiến binh người Libya. Mặc dù, có lẽ điều thông thái nhất, và mơ hồ nhất, bằng cách lật tung các dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã có thể khám phá sâu sắc mạng lưới hợp tác ở Syria đó là nơi cuối cùng có trách nhiệm nhận và vận chuyển các chiến binh ngoại quốc đến biên giới. Đây là những mạng lưới của lính đánh thuê, không phải những người theo tư tưởng Macxit, những con người hợp tác kinh doanh vì lợi nhuận. Ví dụ, chúng tính phí của những chiến binh Ả Rập Saudi nhiều hơn đáng kể so với những người Lybia, khoản tiền đó mặt khác sẽ đến al Qaeda. Có thể kẻ địch sẽ tự phá vỡ mạng lưới của chúng Nếu họ biết chúng đang gian lận những người sẽ trở thành jihadist (những người tham gia thánh chiến, có liên quan đến al Qeada). Trong tháng một, 2010, một trận động đất mạnh 7,0 độ richte đã tàn phá Haiti, trận động đất gây thiệt hại về người lớn thứ ba mọi thời đại, khiến một triệu người, 10 phần trăm dân số trở thành người vô gia cư. Một khía cạnh có vẻ nhỏ của toàn bộ nỗ lực cứu trợ đang trở nên ngày càng quan trọng khi việc cung cấp thực phẩm và nước bắt đầu khởi động. Tháng Giêng và tháng Hai là những tháng mùa khô ở Haiti, nhưng nhiều người ở các trại đã khai thác nước tù đọng. Trụ sở duy nhất có các hiểu biết chi tiết về các vùng ngập lụt ở Haiti đã bị san lấp trong trận động đất cùng với các lãnh đạo đang ở bên trong. Vì thì, câu hỏi là, những trại nào đang có nguy cơ, bao nhiêu người đang ở trong những trại này, đâu là mốc thời gian lũ lụt, và nguồn tài nguyên rất khan hiếm cũng như cơ sở hạ tầng rất hạn chế, làm thế nào chúng ta ưu tiên việc tái định cư? Dữ liệu thì vô cùng khác nhau. Quân đội Hoa Kỳ chỉ có thông tin chi tiết cho là một phần nhỏ của đất nước này. Có dữ liệu trực tuyến từ một hội nghị về nguy cơ môi trường năm 2006, các dữ liệu địa không gian, không cái nào trong số đó đã được sử dụng. Mục tiêu của con người ở đây là để xác định những trại cho việc tái định cư dựa trên nhu cầu ưu tiên. Máy tính đã phải tích hợp một số lượng lớn các thông tin không gian địa, thông tin truyền thông xã hội và tổ chức cứu trợ để trả lời câu hỏi này. Bằng cách thực hiện một quá trình chất lượng cao, nhờ đó một nhiệm vụ cho 40 người trong hơn ba tháng đã trở thành một công việc đơn giản cho ba người trong 40 giờ, tất cả các chiến thắng nhờ sự cộng sinh giữa con người-máy tính. Chúng tôi đang có hơn 50 năm đi theo tầm nhìn của Licklider vì tương lai, và các dữ liệu cho thấy rằng chúng ta nên vui mừng về việc giải quyết vấn đề khó khăn nhất của thế kỷ này, con người và các máy móc trong mối quan hệ hợp tác. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi muốn bạn hãy tưởng tượng điều này trong một lúc. Hai người đàn ông, Rahul và Rajiv, sống trong cùng một khu phố, cùng hưởng một nền giáo dục, có nghề nghiệp giống nhau, và họ đều được đưa vào nơi cấp cứu của địa phương vì đau ngực cấp tính. Rahul được tiến hành mổ tim nhưng Rajiv bị trả về nhà. Điều gì có thể giải thích sự khác biệt trong kinh nghiệm của hai người đàn ông gần như giống hệt nhau này? Rajiv bị bệnh tâm thần. Sự khác biệt trong chất lượng chăm sóc y tế đối với những người bị bệnh tâm thần là một trong những lý do tại sao cuộc sống của họ ngắn hơn những người không bị bệnh tâm thần. Ngay cả trong các nước có nguồn lực tốt nhất trên thế giới, khoảng cách tuổi thọ này là khoảng 20 năm. Tại các quốc gia đang phát triển trên thế giới, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn. Nhưng tất nhiên, bệnh tâm thần cũng có thể giết người một cách trực tiếp hơn Ví dụ rõ ràng nhất là tự sát. Nó có thể gây ngạc nhiên với một số bạn ở đây như nó đã làm với tôi Khi tôi phát hiện ra rằng tự tử đứng đầu trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở giới trẻ tại tất cả các nước trên thế giới, bao gồm các quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng ngoài ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe đối với tuổi thọ, chúng tôi cũng quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay, để chúng tôi có thể kiểm tra tác động tổng thể của điều kiện y tế đối với cả tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, chúng ta cần phải sử dụng một thước đo được gọi là DALY, đó là từ viết tắt của Disability-Adjusted Life Year (đánh giá khuyết tật 1 năm cuộc sống). Bây giờ khi chúng tôi làm điều đó, chúng tôi khám phá một số điều đáng ngạc nhiên về bệnh tâm thần từ một quan điểm toàn cầu. Ví dụ, chúng tôi phát hiện ra rằng bệnh tâm thần thuộc những nguyên nhân hàng đầu gây ra các khuyết tật trên toàn thế giới. Chẳng hạn như trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây ra khuyết tật, bên cạch các điều kiện như tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ em. Khi bạn đặt tất cả các bệnh tâm thần với nhau, chúng chiếm khoảng 15 phần trăm trong số tất cả gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Thật vậy, bệnh tâm thần cũng gây hại rất lớn cho cuộc sống của con người, nhưng vượt ra ngoài gánh nặng bệnh tật, hãy xem xét các con số tuyệt đối. Tổ chức y tế thế giới ước tính có gần bốn đến năm trăm triệu người sống trên hành tinh nhỏ bé của chúng ta bị ảnh hưởng bởi một bệnh tâm thần. Bây giờ một số bạn ở đây có một chút ngạc nhiên bởi số lượng đó, nhưng xét cho cùng, sự đa dạng đáng kinh ngạc của bệnh tâm thần, từ chứng tự kỷ và khuyết tật trí tuệ trong thời thơ ấu, đến trầm cảm và lo âu, lạm dụng thuốc và rối loạn tâm thần ở tuổi trưởng thành, tất cả mọi cách đến mất trí nhớ trong tuổi già, và tôi khá chắc chắn rằng mỗi và mọi người trong chúng ta ở đây hôm nay đều có thể nghĩ đến ít nhất một người, ít nhất một người mà bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần trong mạng xã hội có quan hệ gần gũi nhất của chúng ta. Tôi thấy một số người gật đầu ở kia. Nhưng ngoài những con số đáng kinh ngạc, những gì thực sự quan trọng theo quan điểm y tế toàn cầu, những gì thực sự gây lo ngại theo quan điểm y tế toàn cầu, đó là phần lớn những cá nhân bị ảnh hưởng không nhận được sự chăm sóc mà chúng tôi biết là có thể biến đổi cuộc sống của họ, và hãy nhớ rằng, chúng tôi có bằng chứng rõ ràng cho thấy một loạt các biện pháp can thiệp, thuốc, can thiệp tâm lý, và can thiệp xã hội, có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Nhưng, ngay tại các quốc gia có nguồn lực tốt nhất, Ví dụ ở đây là châu Âu, khoảng 50 phần trăm số người bị ảnh hưởng không nhận được các biện pháp can thiệp này. Trong số các nước tôi làm việc, cái gọi là khoảng cách điều trị đó đạt đến con số đáng ngạc nhiên là 90 phần trăm. Nhưng điều này không có gì kinh ngạc nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần, bạn sẽ có cơ hội nghe thấy những câu chuyện về nỗi đau ẩn chứa, sự xấu hổ và phân biệt đối xử trong gần như mọi lĩnh vực của cuộc sống của họ. Nhưng có lẽ điều đau lòng nhất là những câu chuyện về sự lạm dụng đối với ngay cả những quyền cơ bản nhất của con người, chẳng hạn như các phụ nữ trẻ trong hình ảnh ở đây điều đó diễn ra hàng ngày, Đáng buồn thay, ngay cả trong các tổ chức được xây dựng để chăm sóc cho những người bị bệnh tâm thần, các bệnh viện tâm thần. Chính sự bất công này đã thực sự thúc đẩy nhiệm vụ của tôi là cố gắng để làm một chút gì đó để thay đổi cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần, và cụ thể là hành động quan trọng mà tôi tập trung vào là kết nối sự khác biệt giữa những kiến thức chúng ta có để thay đổi cuộc sống, các kiến thức về phương pháp điều trị hiệu quả, và làm thế nào để chúng ta thực sự sử dụng kiến thức này trong thế giới hàng ngày. Và một thách thức đặc biệt quan trọng mà tôi từng đối mặt là sự thiếu hụt lớn của các chuyên gia sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học, nhất là trong thế giới đang phát triển. Bây giờ tôi đã được đào tạo về ngành y ở Ấn Độ, và sau đó Tôi đã chọn tâm thần học là chuyên môn của mình, nhiều đến mất tinh thần của mẹ tôi và tất cả các thành viên gia đình của tôi, những người nghĩ phẫu thuật thần kinh sẽ là một lựa chọn hơn đáng kính hơn cho đứa con trai thông minh của họ. Dù thế nào, tôi đã bước vào, tôi gắn chặt với tâm thần học, và thấy mình đào tạo tại Anh tại một trong số các bệnh viện tốt nhất ở đất nước này. Tôi đã rất vinh dự. Tôi làm việc trong một nhóm gồm những người vô cùng tài năng, nhiệt tình, nhưng quan trọng nhất, họ là những chuyên gia về sức khỏe tâm thần được đào tạo chuyên sâu. Ngay sau khóa đào tạo, đầu tiên là tôi làm việc ở Zimbabwe và sau đó ở Ấn Độ, và tôi đã phải đối mặt bởi một thực tế hoàn toàn mới. Đây là một thế giới thực nơi hầu như không có bất cứ một các chuyên gia sức khỏe tâm thần nào. Ví dụ như ở Zimbabwe, chỉ có khoảng hơn một chục bác sĩ tâm thần, hầu hết trong số đó sống và làm việc thành phố Harare, chỉ để lại một vài người để giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của 9 triệu người sống ở các vùng nông thôn. Ở Ấn Độ, tôi thấy tình hình không khá hơn là mấy. Để cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan, nếu tôi phải nói đến tỷ lệ bác sĩ tâm thần trong số dân mà có thể thấy ở Anh so với Ấn Độ, thì Ấn Độ phải cần khoảng 150.000 bác sĩ tâm thần Trong thực tế, hãy đoán xem. Số lượng thực tế là khoảng 3.000 người, chiếm khoảng hai phần trăm của con số ban đầu. Rõ ràng là tôi không thể làm theo các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần mà tôi đã được đào tạo, điều mà phải dựa nhiều vào chuyên môn sức khỏe tâm thần chuyên sâu và tốn kém để chăm sóc sức khỏe tâm thần. ở các nước như Ấn Độ và Zimbabwe. Tôi đã phải suy nghĩ theo 1 cách khác về một số mô hình khác của việc chăm sóc. Đó là sau khi tôi đã đọc qua những cuốn sách này, và trong đó tôi phát hiện ra ý tưởng của việc chuyển trọng tâm trong y tế toàn cầu. Ý tưởng thực sự tương đối đơn giản. Ý tưởng là, khi bạn đang thiếu chuyên gia chuyên ngành chăm sóc sức khỏe, hãy sử dụng bất cứ ai có sẵn trong cộng đồng, đào tạo họ để cung cấp một loạt các biện pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe, và trong những cuốn sách này tôi đã đọc những ví dụ sinh động, Ví dụ như một người bình thường được đào tạo thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh, chẩn đoán và điều trị viêm phổi sớm, một cách hiệu quả. Và điều làm tôi bất ngờ là nếu bạn có thể đào tạo những người bình thường để thực hiện những can thiệp chăm sóc y tế phức tạp như vậy, thì có lẽ họ có thể cũng làm như vậy với chăm sóc sức khỏe tâm thần. Vâng, ngày hôm nay, tôi rất vui mừng thông báo cho bạn rằng đã có nhiều thí nghiệm trong chuyển giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại thế giới đang phát triển trong thập kỷ qua, và tôi muốn chia sẻ với bạn những phát hiện của ba thử nghiệm đặc biệt như vậy, Tất cả tập trung vào bệnh trầm cảm, căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tâm thần. Ở vùng nông thôn tại Uganda, Paul Bolton và đồng nghiệp của ông, đã chứng minh rằng họ có thể cung cấp trị liệu tâm lý cá nhân cho bệnh trầm cảm bằng cách sử dụng dân làng và, bằng cách sử dụng một thiết kế kiểm soát ngẫu nhiên, cho thấy rằng 90 phần trăm của người được can thiệp phục hồi so với với khoảng 40 phần trăm trong các làng được so sánh. Tương tự như vậy, bằng cách sử dụng một thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên ở nông thôn Pakistan, Atif Rahman và đồng nghiệp của ông đã cho thấy. rằng những nhân viên y tế cộng đồng phụ trách sức khỏe bà mẹ trong hệ thống chăm sóc y tế của Pakistan có thể cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức cho các bà mẹ, bị trầm cảm, một lần nữa cho thấy sự khác biệt đáng kể tỷ lệ phục hồi. Khoảng 75 phần trăm trong số các bà mẹ phục hồi so với khoảng 45 phần trăm tại các làng được so sánh. Và trong thử nghiệm của riêng tôi ở Goa, Ấn Độ, chúng tôi một lần nữa cho thấy các tư vấn viên ở tại cộng đồng địa phương có thể được đào tạo để cung cấp các biện pháp can thiệp tâm lý về trầm cảm, lo âu, dẫn đến 70 phần trăm tỷ lệ phục hồi so với 50 phần trăm tại trung tâm sức khỏe ban đầu được so sánh. Bây giờ, nếu tôi phải đưa ra tất cả những thí nghiệm khác nhau trong thay đổi nhiệm vụ, và tất nhiên là có nhiều ví dụ khác, và cố gắng và xác định đâui là những bài học quan trọng để chúng tôi có thể rút ra để tạo nên một hoạt động thay đổi nhiệm vụ thành công, Tôi sáng tạo ra một từ viết tắt gọi là SUNDAR. SUDAR là từ viết tắt có nghĩa là "hấp dẫn", theo tiếng Hindi. Dường như với tôi, có những năm bài học quan trọng tôi trình chiếu ở đây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để thực hiện việc chuyển đổi nhiệm vụ một cách hiệu quả. Đầu tiên là chúng ta cần phải đơn giản hóa thông điệp mà chúng ta đang sử dụng, bỏ đi tất cả các thuật ngữ mà y học đã phát minh ra. Chúng ta cần phải chia các can thiệp y tế phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn để có thể dễ dàng hơn chuyển giao cho các cá nhân ít được đào tạo. Chúng ta cần chăm sóc sức khỏe, không phải tại các trung tâm lớn, mà là gần nhà của người dân, và chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe bằng cách sử dụng bất cứ ai có thể trong cộng đồng địa phương của chúng ta. Và điều quan trọng là, chúng ta cần phải phân bổ lại một số chuyên gia có thể vai trò như xây dựng năng lực và giám sát. Đối với tôi, chuyển dịch công việc là một ý tưởng có ý nghĩa toàn cầu thực sự, bởi vì ngay cả khi nó đã phát sinh từ tình hình thiếu nguồn lực mà bạn thấy ở các nước đang phát triển, tôi nghĩ rằng nó cũng có rất nhiều ý nghĩa đối với các quốc gia có nguồn lực tốt hơn. Tại sao vậy? Vâng, một phần là do chăm sóc sức khỏe trong thế giới phát triển, chi phí chăm sóc sức khỏe trong thế giới phát triển, đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát, và một lượng lớn những chi phí là chi phí nguồn nhân lực. Nhưng quan trọng không kém là do chăm sóc sức khỏe đã trở nên vô cùng chuyên nghiệp hóa đến nỗi nó trở nên xa vời và tách khỏi cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, đối với tôi, ý nghĩa thực sự về chuyển đổi nhiệm vụ không phải chỉ đơn giản là làm cho việc chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng mà còn là nâng cao vị thế một cách cơ bản. Nó giúp những người bình thường có hiệu quả hơn trong việc chăm sóc cho sức khỏe của những người khác trong cộng đồng của họ, và khi làm như vậy, để trở thành người giám hộ tốt hơn với sức khỏe của mình. Thật vậy, đối với tôi, việc chuyển đổi công việc là một ví dụ điển hình của việc dân chủ hóa về kiến thức y tế, và do đó, cũng là sức mạnh y tế. Chỉ cách đây hơn 30 năm, các quốc gia trên thế giới nhóm họp tại Alma-Ata và đưa ra tuyên bố mang tính biểu tượng này. Vâng, tôi nghĩ rằng tất cả các bạn có thể đoán rằng 12 năm đã trôi qua, chúng ta vẫn chưa tới được gần mục tiêu đó Tuy nhiên, ngày hôm nay, với những kiến thức mà những người bình thường trong cộng đồng có thể được đào tạo và với đầy đủ sự giám sát và hỗ trợ, họ có thể cung cấp một loạt các biện pháp can thiệp y tế có hiệu quả, có lẽ lời hứa đó giờ đã trong tầm tay. Thật vậy, để thực hiện khẩu hiệu của sức khỏe cho mọi người, chúng ta sẽ cần phải bao gồm tất cả vào tiến trình cụ thể đó, và trong trường hợp cụ thể như sức khỏe tâm thần, chúng tôi sẽ cần phải kết hợp những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần và những người chăm sóc của họ. Nó là lý do mà một vài năm trước đây, Phong trào Sức khỏe Tâm thần toàn cầu được sáng lập như là một hình thức của một nền tảng ảo mà ở đó các chuyên gia giống như tôi và những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần có thể đứng chung với nhau, vai kề vai, và ủng hộ cho quyền lợi của những người bị bệnh tâm thần để nhận được sự chăm sóc mà chúng tôi biết có thể thay đổi cuộc sống của họ, và để sống một cuộc sống giá trị. Và cuối cùng, khi bạn có một chút thời gian cho yên bình hay tĩnh lặng trong những ngày rất bận này hoặc có lẽ sau đó suy nghĩ về người mà bạn nghĩ là có bệnh tâm thần, hay những người mà bạn nghĩ có bệnh tâm thần, và dám chăm sóc họ. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Khi Nhà Trắng được xây dựng vào đầu thế kỉ 19, đó là một nơi không bị giới hạn. Mọi người đến rồi đi. Dưới thời tổng thống Adams, một nha sĩ tình cờ ghé qua. Ông ấy muốn bắt tay tổng thống. Tổng thống phớt lờ bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, trong lúc nói chuyện, và hỏi ông nha sĩ liệu có thể nhổ chiếc răng hay không. Sau đó, vào những năm 1850, dưới thời tổng thống Pierce, ông ấy trở nên nổi tiếng - có lẽ là chỉ một thứ duy nhất khiến ông nổi tiếng - khi một người láng giếng đi qua và nói "Tôi muốn thấy ngôi nhà đẹp" và Pierce nói với ông ta, "Vì sao thế, tất nhiên là ông có thể vào Đây không phải ngôi nhà của tôi. Đó là ngôi nhà của mọi người." Và khi tôi đến Nhà Trắng vào đầu nàm 2009 lúc Obama bắt đầu nhiệm kì của mình, Nhà trắng tuyệt nhiên không "mở" Những tấm màn chống bom phủ kín những cánh cửa sổ. Chúng ta dùng hệ điều hành Windows 2000. Truyền thông xã hội bị chặn bởi tường lửa. Chúng ta không có blog, nói gì đến tài khoản Twitter giống như chúng ta ngày nay. Tôi muốn trở thành người đứng đầu "Chính Quyền Mở", để mang những giá trị và những thói quen của sự minh bạch, sự tham gia và sự hợp tác, và lan truyền nó theo cách chúng ta làm, để "mở cửa" chỉnh phủ để làm việc với người dân. Và bây giờ, một trong những điều mà chúng ta biết là các công ty rất giỏi trong việc khiến mọi người làm việc trong những nhóm và những mạng lưới để tạo ra những sản phẩm cực kì phức tạp, như xe hơi và máy tính, và những sản phẩm mà một xã hội tạo ra càng phức tạp tới đâu, sự thành công của xã hội đó càng lớn lên theo thời gian. Những công ty tạo ra hàng hóa, chứ không phải chính phủ, họ tạo ra hàng hóa cho cộng đồng. Họ tìm cách chữa ung thư và giáo dục trẻ em cũng như xây đường xá, nhưng chúng ta không có những cơ quan chuyên trách cho sự phức tạp này. Chúng ta không có các cơ quan giỏi về việc mang đến những tài năng xứng đáng, đến làm việc và hợp tác cởi mởi với chúng tôi. Khi chúng ta muốn tạo chính sách Chính Phủ Mở, Chúng ta đã làm gì? Thật lòng khi hỏi các nhân viên cách chúng ta nên cải cách chính phủ. Hóa ra chúng ta chưa từng tiến hành điều này. Chúng tôi đã muốn nhờ người dân giúp đỡ chúng tôi, nghĩ ra chính sách, không phải sau khi biết được bộ luật được ban hành, phương pháp mới là điều chủ yếu, mà phải tiến hành trước. Không có tiền lệ hợp pháp nào, không có tiền lệ văn hóa, không có cứng nhắc khi làm điều này. Nhiều người nói chúng tôi làm vậy là bất hợp pháp. Đây là điều mấu chốt của trở ngại này. Nhiều chính phủ tồn tại thật ra là để chuyển đổi 2 thứ, nhiều giá trị và sở trường từ chính phủ và từ những người dân để đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng cách mà những cơ quan của chúng ta được thiết lập, trong thế kỉ 18, mô hình tập trung, là để chuyển đổi những dòng giá trị thông qua bầu cử, 4 năm hoặc 2 năm 1 lần, trong điều kiện tốt nhất, mỗi năm 1 lần. Điều này khá là không chắc chắn, trong kỉ nguyên truyền thông xã hội, để chúng tôi nói rõ các giá trị. Ngày nay, công nghệ cho phép chúng ta bày tỏ bản thân nhiều hơn, có lẽ nhiều hơn một chút. Trong thế kỉ 19, chúng ta dựa vào khái niệm của cơ quan bộ máy nhà nước để giúp chúng tôi quản lý xã hội quy mô lớn và phức tạp. Nhưng chúng tôi tập trung vào những bộ máy nhà nước này. Chúng tôi đã khoanh vùng. Và chúng tôi biết rằng người thông minh nhất lúc nào cũng làm việc cho người khác. Chúng tôi chỉ nhìn quanh phòng là biết được chuyên môn và trí thông minh được phân bố trong xã hội một cách rộng rãi, và không bị hạn chế trong nội bộ cơ quan nhà nước. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong những năm gần đây về hiện tượng mà họ thường mô tả theo dòng, thiết lập thể chế, dù về mặt tự nhiên hay xã hội, bất cứ kênh nào cũng phải thông qua họ. Cho nên một con sông được thiết lập để thay đổi dòng chảy của nước, và tia chớp bắt đầu di chuyển trong đám mây dòng điện, và chiếc lá được thiết kế để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây, thậm chí thỉnh thoảng cũng phải va phải trở ngại, để nhận được nguồn dinh dưỡng đó. Điều tương tự với thể chế xã hội, hệ thống chính phủ của chúng ta, nơi mà ít ra, giúp chúng ta hiểu ngụ ý có ích về chuyện gì đang diễn ra, điều gì thật sự bị phá vỡ, và nhu cầu cấp thiết chúng ta có, chúng ta cảm nhận hôm nay, để thiết lập lại hệ thống cơ quan của chúng ta. Chúng tôi sống ở Cambrian kỉ nguyên dữ liệu khổng lồ, mạng lưới xã hội, và chúng ta có cơ hội này để thiết lập lại các cơ quan mới được thiết lập gần đây. Hãy thử suy nghĩ: Doanh nghiệp nào mà bạn biết, khu vực kinh tế khác, và đặc biệt là kích thước lớn như khu vực công cộng, không tìm thấy cái mới trong mô hình doanh nghiệp căn cứ vào những điều cơ bản? Chắc chắn, chúng ta đầu tư nhiều vào cải cách. Chúng ta đầu tư băng thông rộng và giáo dục khoa học và hỗ trợ khoa học, nhưng chúng ta đầu tư quá ít vào việc đổi mới và tái thiết lập các cơ quan mà chúng ta có. Giờ đây điều này dễ giải thích, dĩ nhiên, về việc các đảng phái chính trị và bộ máy nhà nước, và chúng ta muốn than phiền về chính phủ. Điều này lúc nào cũng tái diễn, đặc biệt là thời gian diễn ra bầu cử, nhưng thế giới phức tạp. Dân số sẽ tăng lên 10 tỉ người, nhiều người trong số đó sẽ thiếu đi những nhu cầu cơ bản. Cho nên chúng ta có thể than phiền, điều gì thật sự có thể thay thế những gì chúng ta có hôm nay? Điều gì sẽ đến sau mùa xuân Ả Rập? À, một lựa chọn thay thế hấp dẫn và rõ ràng ở thời điểm hiện nay đối với chúng ta đó là mạng xã hội. Đúng không? Mạng xã hội như Facebook và Twitter. Chúng rất ỷ lại. Chúng rất ích kỉ. Bạn có 3 000 nhân viên làm việc tại Facebook quản lý 900 triệu dân. Chúng ta có lẽ phải gọi chúng là công dân, vì gần đây chúng nổi dậy chống đối lại việc lập pháp, và công dân của những mạng lưới này làm việc cùng nhau để phục vụ lẫn nhau theo những cách tốt nhất. Nhưng những tập thể tư nhân, cá nhân, công ty, những tập thể tư hữu hóa, không thích chế độ dân chủ. Chúng không thể thay thế chính phủ. Kết bạn với ai đó trên Facebook không phức tạp đủ để bạn và tôi hợp tác và chăm chỉ làm việc cùng nhau và làm công tác chính phủ. Nhưng truyền thông xã hội cũng dạy chùng ta vài thứ. Tại sao Twitter lại thành công? Vì nó mở ra một nền tảng mới. Nó mở ra giao diện lập trình ứng dụng API cho phép hàng trăm hàng ngàn những ứng dụng mới thiếp lập hàng top, để chúng ta có thể đọc và chuyển hóa thông tin theo nhiều cách mới và thú vị. Chúng ta cần nghĩ về cách để mở giao diện API của chính phủ, và cách mà chúng ta sẽ làm điều đó, sức mạnh siêu khủng tiếp theo sẽ dành cho người có thể thành công trong việc kết hợp trật tự các cơ quan - vì chúng ta phải duy trì những giá trị cộng đồng, chúng ta phải thích ứng với thay đổi - nhưng với sự đa dạng và cuộc sống luôn dao động đầy sự hỗn loạn và nhộn nhịp của mạng xã hội, tất cả chúng ta cùng chung tay xây dựng những cải cách mới dành cho các cơ quan của chúng ta, để tham gia quản lý nhà nước. Chúng ta có tiền lệ rồi. Vua Henry đệ nhị, thế kỷ 12, đã thành lập ban hội thẩm. Mô hình đầy quyền lực, thiết thực và rõ ràng để chuyển giao quyền lực từ chính phủ sang dân chúng. Hôm nay, chúng ta có cơ hội, và chúng ta có để tạo ra hàng ngàn cách mới để kết nối giữa mạng xã hội và các cơ quan, hàng ngàn ban hội thẩm mới: ban hội thẩm công dân, tổ chức Carrotmob, sự kiện hackathon, chúng tôi vừa mới bắt đầu tạo ra những mô hình mà chúng ta có thể chế lại quy trình quản lý. Bây giờ, chúng tôi không có cái nhìn tổng thể cho mô hình này tuy nhiên, chúng tôi thấy nhiều quy trình tiến hóa xuất hiện xung quanh chúng ta - có lẽ thậm chí cũng không phải sự tiến hóa Tôi còn gọi nó là cuộc cách mạng - theo cách chúng tôi quản lý. Một vài trong đó là công nghệ cao, và một số trong đó hoàn toàn là công nghệ cũ, như dự án mà MKSS đang tiến hành ở Rajasthan, Ấn Độ, nơi mà họ dùng dữ liệu của nhà nước và sơn trên 100 000 bức tường trong làng, và mời nhiều dân làng đến và bình luận người nào có trong danh sách chính phủ, người nào đã qua đời, những cây cầu nào được xây ở nơi nào đó, và cùng chung tay gắn kết người dân với nhau để tiết kiệm tiền bạc và tham gia và tiếp cận với ngân quỹ. Nhưng chuyện không chỉ về cảnh sát chính phủ. Mà còn là việc thành lập chính phủ. Spacehive ở Anh đang thu hút sự hỗ trợ từ đám đông, giúp bạn và tôi gây quỹ để xây dựng khung thành và những ghế dài trong công viên sẽ cho phép chúng ta cung cấp dịch vụ tốt hơn trong cộng đồng. Không có ai thật sự giỏi hơn Ushahidi tham gia cung cấp những dịch vụ, thỉnh thoảng cũng có nơi không tồn tại những dịch vụ này Được tạo ra sau cuộc náo động hậu bầu cử tại Kenya năm 2008, trang web vẽ ra bản đồ khủng hoảng và cộng đồng có thể giao nhiệm vụ và mục tiêu phân bố đội cứu hộ để giải thoát những người bị mắc kẹt dưới đống gạch vụn, dù cho nó diễn ra sau trận động đất ở Haiti, hay trận động đất gần đây nhất là ở Ý. Và Hội Chữ Thập Đỏ cũng tập huấn các tình nguyện viên và Twitter đang xác nhận chúng, không chỉ đơn giản hỗ trợ cho cơ quan chính phủ hiện nay, nhưng nhiều trường hợp, để thay thế chúng. Bây giờ rõ ràng chúng ta thấy nhiều ví dụ, chính là việc mở dữ liệu chính phủ, tuy không đủ mô hình nhưng chúng ta đang bắt đầu để xem thực tiễn những người đang tạo ra và khởi động những ứng dụng cải tiến dành cho dữ liệu của chính phủ. Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ, và tôi đã chọn ví dụ của Jon Bon Jovi. Trong số các bạn có lẽ không biết anh ta sở hữu một căn bếp bán súp ở New Jersey, nơi anh ta cung cấp thực phẩm phục vụ cho người vô gia cư và đặc biệt là những cựu chiến binh vô gia cư. Vào tháng 2, anh đã vào Nhà Trắng, và nói rằng, "Tôi muốn tạo sân chơi sáng tạo những ứng dụng sản xuất hàng loạt toàn quốc sẽ giúp ích không chỉ cho người vô gia cư mà còn giúp những người cung cấp dịch vụ đến với họ tốt hơn." Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012, những ai vào chung kết đã được thông báo. Bạn có thể hình dung trong bộ máy nhà nước năm ngoái, đã làm được nhiều việc trong thời gian 4 tháng? Bạn hiếm khi điền hết các loại đơn từ trong khoảng thời gian đó, để mặc thực tế như vậy, nhiều cải cách rõ ràng đã nâng cao đời sống của người dân. Và tôi muốn nói rõ ý định là cuộc cải cách chính phủ mở này không chỉ về việc tư hữu hóa chính phủ vì nhiều trường hợp điều này có thể giúp ích khi chúng ta có ý chí để tiến hành thực hiện chính sách tiến bộ và tốt hơn những quy định và chiến lược lập pháp và hướng dẫn kiện tụng như chính sách mà chúng ta có ngày nay. Ở bang Texas, họ điều chỉnh 515 ngành nghề, từ thợ khoan giếng đến người bán hoa. Giờ, bạn có thể mang súng đi vào nhà thờ ở Dallas, nhưng không được đặt hoa mà không có sự cho phép, vì làm vậy sẽ khiến bạn phải vào tù. Vậy Texas đang làm gì? Họ đang yêu cầu các bạn và tôi, dùng chính sách wiki trực tuyến, để không chỉ giúp tránh được những quy định rườm rà gây cản trở kinh doanh, mà còn thay thế những quy tắc đó với những cải tiến mới, thỉnh thoảng mạng vận hành trơn tru để tạo ra ứng dụng iPhone mới cho phép chúng tôi vừa bảo vệ được người tiêu dùng và cộng đồng vừa khuyến khích phát triển kinh tế. Đó là một mặt hữu ích của chính phủ mở. Không phải lợi ích mà chúng tôi vừa nói liên quan đến sự phát triển: đó là lợi ích kinh tế và tạo việc làm đến từ việc mở cửa cải cách này. Sberbank, ngân hàng lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga, phần lớn là do chính phủ Nga kiểm soát, bắt đầu thực thi ưu thế đám đông, thu hút nhân viên và tập thể công dân phát triển những giải pháp mới. Năm ngoái họ đã tiết kiệm được 1 tỉ đô la, 30 tỉ rúp, từ cải cách mở cửa, và họ đang dần dần thúc đẩy mở rộng ưu thế của đám đông, không chỉ từ ngân hàng, nhưng tập trung vào khu vực cộng đồng. Và chúng tôi thấy nhiều ví dụ từ những nhà cải cách dùng dữ liệu chính phủ mở, không chỉ tạo ra ứng dụng, nhưng sau đó còn tạo ra nhiều công ty và thuê nhân viên để giúp họ cùng làm việc với chính phủ. Chính phủ tiến hành nhiều cải cách ở địa phương. Ở San, Ramon, California, họ đã sản xuất ứng dụng iPhone chúng cho phép các bạn hoặc tôi nói rằng chúng ta được công nhận tập huấn CPR, và khi có ai lên cơn đau tim, sẽ có báo hiệu để các bạn có thể đến nhanh bên người đó và tiến hành CPR. Nạn nhân nhận được CPR sẽ có cơ hội sống sót cao hơn người khác 2 lần. "Có một anh hùng trong chúng ta," là câu cửa miệng của họ. Nhưng không bị hạn chế tại địa phương. Anh, Columbia, Canada, đang xuất bản một quyển mục lục tập hợp những cách mà người dân có thể tham gia vào việc tái thiết bộ máy chính phủ trong nước. Để tôi nói rõ hơn các bạn nghe, và có lẽ hơi mâu thuẫn, chính phủ mở không phải chỉ có việc minh bạch trong chính phủ. Đơn giản là bỏ đi dữ liệu cũng không thay đổi cách làm việc của chính phủ. Không phải bất cứ ai cũng sử dụng dữ liệu đó để thay đổi cuộc sống, giải quyết các vấn đề, và cũng không thể thay đổi chính phủ. Điều cần làm là tạo ra một mối quan hệ đối kháng giữa công dân, xã hội và chính phủ thông qua việc kiểm soát và sở hữu thông tin. Và chính bản thân mạng vận hành trơn tru cũng không làm giảm lượng tiền đầu tư vào chính trị, và có người cho rằng, thậm chí làm vậy cũng không chiu trách nhiệm sản xuất cũng như có lẽ chúng tôi thực hiện bước tiếp theo kết hợp việc tham gia và hợp tác với thông tin tự do để thay đổi cách làm việc. Chúng tôi định xem xét sự cải cách trong 2 giai đoạn, tôi nghĩ. Giai đoạn đầu tiên trong cách mạng chính phủ mở là truyền thông tin tốt hơn từ trong đám đông vào giữa trung tâm. Bắt đầu vào năm 2005, và đây là cách chính phủ mở làm việc tại Mỹ mới bắt đầu, tôi đang dạy một lớp luật về bằng sáng chế cho học trò và giải thích cách mà một người trong bộ máy nhà nước có quyền đưa ra quyết định về việc ứng dụng cấp bằng sáng chế trở thành bằng sáng chế tiếp theo, rồi trở thành độc quyền khoảng 20 năm trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo. À, chúng tôi đã làm gì? Chúng tôi nói, chúng tôi có thể lập trang web, có thể tạo mạng lưới chuyên gia, mạng xã hội, sẽ liên kết mạng xã hội với cơ quan cho phép những khoa học và kỹ sư công nghệ để nhận thông tin tốt hơn từ văn phòng cấp bằng sáng chế để hỗ trợ trong việc đưa ra những quyết định đó. Chúng tôi đã kiểm soát việc làm ở Mỹ và Anh và Nhật và Úc, và giờ tôi rất vui khi tường thuật Văn Phòng Cấp Bằng Sáng Chế tại Mỹ sẽ thay đổi toàn cầu, hoàn chỉnh, và hoàn toàn công khai, để tất cả các ứng dụng được cấp bằng sáng chế giờ sẽ mở rộng cho công dân tham gia, bắt đầu từ năm nay. Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng - Uh. (Vỗ tay) Chúng xứng đáng được tán dương. (Vỗ tay) Giai đoạn đầu tiên là tìm kiếm thông tin tốt hơn. Giai đoạn hai là quyền đưa ra quyết định. Ngân sách các cá nhân tham gia từ lâu đã được tiến hành ở Porto Alegre, Brazil. Họ chỉ đang bắt đầu ở quận 49 ở Chicago. Nước Nga đang dùng wiki để giúp công dân cùng nhau viết luật, như ở Lithuania. Khi chúng tôi bắt đầu thấy được sức mạnh thông qua trách nhiệm chính của chính phủ - sử dụng, lập pháp, đưa quyết định - rồi chúng tôi đang tiến hành cuộc cách mạng chính phủ mở. Có nhiều thứ mà chúng tôi có thể đưa mọi người đến đây. Rõ ràng việc mở dữ liệu là một, nhưng điều quan trọng là tạo được nhiều hơn - tạo ra và tổ chức - nhiều cơ hội tham gia hơn. Sự kiện hackathon và mashathon cùng làm việc với dữ liệu để tạo ra các ứng dụng là cách dễ hiểu để thu hút mọi người tham gia, như ban hội thẩm là, nhưng chúng tôi cũng cần nhiều thứ tương tự như vậy. Và đó là lí do chúng tôi cần bắt đầu với những người trẻ nhất. Chúng tôi từng nghe các bài nói tại TED những người bàn về sinh vật tổng hợp và đốn cây bằng board mạch vi xử lý, và Mozilla đang áp dụng trên khắp thế giới đang thu hút những người trẻ lập ra trang web và làm video. Khi chúng tôi bắt đầu bằng việc dạy những người trẻ cách chúng tôi sống, không phải trong một xã hội thụ động, một xã hội chỉ biết đọc, mà là một xã hội biết viết, nơi chúng tôi có quyền thay đổi cộng đồng của chúng ta, thay đổi cơ quan nhà nước, đó là khi chúng tôi bắt đầu nỗ lực thực hiện hướng về sự đổi mới chính phủ mở, hướng về phong trào chính phủ mở, hướng về cuộc cách mạng chính phủ mở. Hãy để tôi kết luận lại tôi nghĩ điều quan trọng dành cho chúng tôi chính là bàn bạc và yêu cầu cuộc cách mạng. Chúng tôi vẫn chưa có ngôn từ nào để miêu tả nó. Những từ như sự bình đẳng và tính công bằng và những cuộc bầu cử truyền thống, dân chủ, chúng không hẳn là chính xác. Những từ đó không hề vui và thú vị đủ để kêu gọi chúng tôi tham gia vào cơ hội to lớn này dành cho chúng tôi. Nhưng tôi muốn nói rằng nếu chúng tôi muốn thấy nhiều cuộc cách mạng đầy hi vọng và hào hứng mà chúng tôi nghe được thuyết trình tại TED, về nguồn năng lượng sạch, giáo dục minh bạch, sự phát triển, nếu muốn thấy chúng được chấp nhận và chúng tôi muốn thấy chúng được cân bằng, chúng tôi muốn thấy chúng trở thành quản lý ngày mai, và tất cả chúng tôi phải tham gia, chúng tôi phải tiến hành. Chúng tôi phải mở cửa các cơ quan, và giống như chiếc lá, chúng ta phải để chất dinh dưỡng chảy khắp hệ thống chính trị, xuyên suốt nền văn hóa, tạo ta các cơ quan mở, tạo ra một chế độ dân chủ mạnh hơn, tốt hơn cho ngày mai Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi nghĩ mình sẽ bắt đầu với lịch sử vắn tắt của các thành phố. Các khu định cư thường bắt nguồn bằng việc mọi người tập trung xung quanh một nguồn nước, và kích thước của khu dân cư đó xấp xỉ quãng đường bạn có thể đi được với một bình nước đội trên đầu. Thực tế là, ví dụ, nếu bạn bay ngang qua nước Đức, và nhìn xuống và bạn sẽ thấy hàng trăm các ngôi làng nhỏ, chúng cách nhau khoảng một dặm bạn cần tiếp cận những cánh đồng cách dễ dàng. Và trong hàng trăm, thậm chí cả hàng ngàn năm, mỗi ngôi nhà đã thực sự là trung tâm của cuộc sống. Cuộc sống là rất hạn hẹp cho hầu hết mọi người. Nó là trung tâm giải trí, sản xuất năng lượng, công việc, trung tâm chăm sóc sức khỏe. Đó là nơi mà trẻ em được sinh ra và con người chết đi. Sau đó, với quá trình công nghiệp hoá, tất cả mọi thứ bắt đầu trở thành tập trung. Bạn có các nhà máy gây ô nhiễm đã được di dời ra vùng ngoại ô thành phố. Sản xuất đã được tập trung bởi các nhà máy lắp ráp Bạn tập trung hoá việc sản xuất năng lượng. Việc học diễn ra trong các trường học. Chăm sóc sức khỏe diễn ra trong bệnh viện. Và sau đó bạn đã có những mạng lưới phát triển. Bạn đã có nước, mạng lưới hệ thống thoát nước cho phép sự mở rộng không ngừng. Bạn ngày càng tách biệt cái khu chức năng. Bạn đã có mạng lưới đường sắt nối khu dân cư, các khu vực công nghiệp, thương mại. Bạn có hệ thống nối mạng tự động. Trên thực tế, mô hình này thực chất là, cung cấp cho người ta một chiếc xe ô tô xây dựng đường xá, và cung cấp cho người dân chỗ đỗ xe. khi họ đến đó. Nó không phải là một mô hình hữu dụng cho lắm. Và chúng ta vẫn còn sống trong thế giới đó, và đây là những gì chúng ta đạt được Bạn có một đống ngổn ngang ở LA, một vùng lộn xộn ở Mexico City. Bạn có các thành phố mới không thể tin được tại Trung Quốc cái mà bạn có thể gọi là những toà tháp lộn xộn. Họ đang xây dựng thành phố theo hình mẫu mà chúng ta đã phát minh ra trong những năm 50 và 60, cái mà thực sự đã lỗi thời, nói rõ hơn, và có hàng trăm và hàng trăm thành phố mới đang được quy hoạch trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, 300 triệu người, hay 400 triệu người theo một nguồn khác, sẽ chuyển đến các thành phố trong 15 năm tới. Điều đó có nghĩa là xây dựng toàn bộ, tương đương với toàn bộ cơ sở hạ tầng đã được xây dựng của Hoa Kỳ chỉ trong trong 15 năm. Hãy tưởng tượng điều đó. Và tất cả chúng ta nên quan tâm đến vấn đề này cho dù bạn có sống ở thành phố hay không. Thành phố sẽ chiếm 90 phần trăm của tăng trưởng dân số, 80 phần trăm của việc phát thải C02 toàn cầu, 75 phần trăm của việc sử dụng năng lượng, nhưng đồng thời nó là nơi mà mọi người muốn sinh sống, ngày một gia tăng. Hơn một nửa dân số thế giới hiện tại sống ở các thành phố, và điều đó sẽ chỉ tiếp tục leo thang. Các thành phố là địa điểm cho những dịp lễ hội, sự thể hiện bản thân, Bạn có flash mobs của trận chiến gối mà — Tôi đã từng tham gia một vài lần. Khá là thú vị. (Tiếng cười) Bạn có — (cười) Thành phố là nơi tạo ra hầu hết những người giàu, và đặc biệt là trong một thế giới đang phát triển, đó là nơi mà phụ nữ tìm được cơ hội cho mình. Đó là rất nhiều lý do tại sao các thành phố đang phát triển rất nhanh chóng. Hiên nay, có một số xu hướng sẽ tác động đến thành phố. Trước hết, công việc đang trở nên phân tán và linh động Các tòa nhà văn phòng về cơ bản là đã lỗi thời cho công việc tư nhân. Ngôi nhà, một lần nữa, vì khả năng phân phối của máy tính thông tin liên lạc, đang trở thành trung tâm của cuộc sống, Vì vậy, nó là một trung tâm của sản xuất và học tập và mua sắm và chăm sóc sức khỏe và tất cả những điều mà chúng ta từng nghĩ sẽ diễn ra ở bên ngoài. Và ngày càng nhiều, tất cả mọi thứ mà người ta mua, mỗi sản phẩm tiêu dùng, theo cách này hay cách khác, có thể được cá nhân hoá. Và đó là một xu hướng rất quan trọng đáng được xem xét Nên, đây là tưởng tượng của tôi về thành phố trong tương lai. (Tiếng cười) Đó là nơi dành cho mọi người, bạn biết đấy. Có lẽ không phải là theo cách ăn mặc, nhưng-- Bạn đã biết đấy, câu hỏi bây giờ là, làm thế nào chúng tôi có thể có tất cả những điều tốt đẹp mà chúng tôi nhận biết ở các thành phố mà loại bỏ tất cả điều xấu? Đây là Bangalore. Tôi phải mất hàng giờ đế nhích được vài dặm ở Bangalore năm ngoái. Vì vậy, với các thành phố, bạn cũng có tắc nghẽn và ô nhiễm và bệnh tật và tất cả những điều tiêu cực. Làm thế nào chúng ta có thể có mặt tốt của vấn đề? Vì vậy, chúng tôi đã quay lại và xem xét những thành phố tuyệt vời đã phát triển trước cả những chiếc xe. Paris là tập hợp một loạt các làng nhỏ với nhau, và bạn vẫn còn được thấy cấu trúc đó đến ngày hôm nay. 20 quận của Paris có những khu dân cư nhỏ. Hầu hết những gì mọi người cần chỉ trong 5 hay 10 phút đi bộ. Và nếu bạn nhìn vào dữ liệu này, khi bạn có một cấu trúc như vậy, bạn sẽ có được cả sự phân phối của các cửa hàng và các bác sĩ và các hiệu thuốc và các quán cà phê ở Paris. Và giờ bạn xem xét vào các thành phố phát triển sau xe ô tô, và chúng không phải là kiểu mô hình như vậy. Có rất ít những thứ gọi là chỉ trong năm phút đi bộ ở hầu hết các khu vực của những nơi như Pittsburgh. Không chỉ ở Pittsburgh, nhưng hầu hết các thành phố ở Mĩ đã thực sự phát triển theo cách này. Nên chúng tôi nói, hãy xem xét các thành phố mới, và chúng tôi đang tham gia trong một vài dự án thành phố mới tại Trung Quốc. Nên chúng tôi nói, hãy bắt đầu với tế bào dân cư đó. Chúng tôi nghĩ về nó như một tế bào đô thị nhỏ gọn. Vì vậy cung cấp hầu hết những gì hầu hết mọi người muốn chỉ trong 20 phút đi bộ. Điều này cũng có thể là một trạm biến điện đàn hồi, hệ thống sưởi cộng đồng, điện, mạng lưới thông tin liên lạc, vv, có thể được tập trung ở đó. Stewart Brand sẽ đặt một lò phản ứng hạt nhân quy mô nhỏ ngay tại Trung tâm, có lẽ. (Tiếng cười) Và ông ấy có thể đúng. Và sau đó chúng tôi có thể tạo, trong thực tế, một mạng lưới. Nó là một hình theo kiểu Internet, Vì vậy, bạn có thể có một loạt các khu dân cư. Bạn có thể tăng mật độ - khoảng 20.000 người trên mỗi tế bào nếu nó là Cambridge. Lên đến 50.000 nếu là mật độ dân số Manhattan. Bạn kết nối tất cả mọi thứ với khối lượng vận chuyển và bạn cung cấp hầu hết những gì phần lớn mọi người cần trong khu dân cư đó. Bạn có thể bắt đầu phát triển một cách phân loại toàn bộ đường phố và các phương tiện mà có thể đi vào. Tôi sẽ không xem hết tất cả. Tôi sẽ chỉ giới thiệu một vài nơi. Đây là Boulder. Nó là một ví dụ tuyệt vời của một loại đường đi qua công viên di động, một đường siêu tốc cho người chạy bộ và đi xe đạp nơi bạn có thể đi từ một đầu của thành phố đến đầu còn lại mà không băng ngang đường, và họ cũng chia sẻ xe đạp, cái mà chỉ mất khoảng một phút là tôi sẽ có được. Điều này thậm chí là một giải pháp thú vị tại Seoul, Hàn Quốc. Họ đã để các đường cao tốc ở trên, họ đã thoát khỏi nó, họ khai hoang các đường phố, con sông ở phía dưới, đường phố, và bạn có thể đi từ một đầu của Seoul đến đầu còn lại mà không phải đi qua đường dành cho xe hơi. Hệ thống đường cao Highline ở Manhattan cũng như vậy. Bạn có những làn xe đạp đang nhanh chóng nổi lên trên toàn thế giới. Tôi đã sống tại Manhattan 15 năm. Tôi đã đi trở lại một vài ngày cuối tuần trước, chụp bức ảnh của những làn xe đạp mới tuyệt vời mà họ vừa lắp đặt. Vẫn chưa có nơi nào được như Copenhagen, nơi mà gần như 42 phần trăm những chuyến đi trong phạm vi của thành phố đều bằng xe đạp. Chủ yếu là vì họ có cơ sở hạ tầng tuyệt vời ở đó. Chúng ta thực sự đã làm chính xác một điều sai trái ở Boston. Chúng tôi--đào sâu xuống--(tiếng cười) Vì vậy chúng tôi đã thoát khỏi đường cao tốc, nhưng chúng tôi tạo ra một đảo giao thông và nó chắc chắn không phải là một con đường di động cho bất cứ điều gì khác hơn là xe ô tô Linh động theo yêu cầu là một cái gì đó chúng tôi đã suy nghĩ tới, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần một hệ sinh thái của các loại xe dùng chung, kết nối với đa số việc vận chuyển. Có một vài phương tiện mà chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm. Nhưng dùng chung thực sự là một giải pháp. Nếu bạn cùng chia sẻ một phương tiện, có ít nhất bốn người dùng một phương tiện, thay vì chỉ một người. Chúng ta có Hubway ( hệ thống xe đạp công cộng) tại Boston, hệ thống Vélib' ở Paris. Chúng tôi đã phát triển tại phòng thí nghiệm phương tiện truyền thông chiếc xe nhỏ gọn này, là tương lai rất lạc quan cho việc dùng chung trong các thành phố Chúng tôi đã loại bỏ tất cả những thứ vô dụng như những động cơ và bộ truyền động. Chúng tôi di chuyển tất cả mọi thứ đến chỗ bánh xe, Vì vậy, bạn có động cơ dẫn động, đông cơ lái, bộ phân ngắt điện tất cả trong chiếc bánh xe. Điều đó giúp cho các khung gầm không bị cản trở, để bạn có thể làm những việc như gấp, vì vậy bạn có thể gấp chiếc xe nhỏ nhăn này lên để chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Đây là đoạn phim trên kênh truyền hình European tuần trước quay lại cảnh Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha lái chiếc xe nhỏ nhắn này, và khi nó gấp lại, nó có thể quay. Bạn không cần đảo ngược. Bạn không cần đậu xe song song. Bạn chỉ cần quay và đi thẳng vào. (cười) Vì vậy chúng tôi đã làm việc với một công ty để thương mại hóa sản phẩm này. Một sinh viên đang theo học tiến sĩ của tôi Ryan Chin đã trình bày những ý tưởng ban đầu vào hai năm trước tại một hội nghị TEDx. Vì vậy, điều thú vị là, sau đó nếu bạn bắt đầu gắn thêm những thứ mới mẻ vào nó, như tính tự chủ, bạn có thể rời khỏi xe, bạn dừng xe tại điểm đến của bạn, bạn vỗ nhẹ vào mông nó, nó sẽ tự đi và đỗ lại, nó tự xạc pin và bạn có thể có một thứ gì đó gấp 7 lần nhiều loại xe trong một khu vực nhất định như chiếc xe thông thường, và chúng tôi nghĩ rằng đây là tương lai. Trên thực tế chúng tôi có thể tiến hành ngay bây giờ Nó thực sự không phải là vấn đề. Chúng ta có thể kết hợp sử dụng chung và gấp và quyền tự trị và chúng tôi nhận được một cái gì đó giống như 28 lần hiệu quả sử dụng đất với chiến lược đó. Một trong những sinh viên tốt nghiệp của chúng tôi sau đó nói, Vâng, làm thế nào một chiếc xe không người lái giao tiếp với người đi bộ? Không có ai để bạn trao đổi thông tin bằng mắt Bạn băn khoăn liệu nó sẽ tông thẳng vào bạn. Do đó, anh ấy đang phát triển chiến lược để xe có thể giao tiếp với người đi bộ, như vậy--(tiếng cười) Vì vậy, các đèn pha là nhãn cầu, đồng tử có thể giãn ra, chúng ta có định hướng âm thanh, chúng ta có thể phát âm thanh trực tiếp đến người. Những gì tôi thích về dự án này là anh ấy đã giải quyết một vấn đề mà đã không, không hề tồn tại, như vậy--(tiếng cười) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Chúng tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi có thể dân chủ hoá việc tiếp cận làn đường xe đạp. Bạn đã biết, làn đường xe đạp chủ yếu được sử dụng bởi những người trẻ trong những cái quần bó, bạn biết đấy. Như vậy--(tiếng cười) Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể phát triển một phương tiện vận hành trên làn đường xe đạp, dễ tiếp cận cho người già và người tàn tật, phụ nữ mặc váy, doanh nhân, và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn năng lượng, tính di động, lão hóa và béo phì cùng một lúc. Đó là thực sự là thách thức của chúng tôi Đây là thiết kế ban đầu cho chiếc xe ba bánh này đó là một chiếc xe đạp điện tử. Bạn có để đạp xe trong làn đường xe đạp, nhưng nếu bạn là một người lớn tuổi, sẽ có sự chuyển đổi. Nếu bạn là một người khỏe mạnh, bạn có thể phải đạp rất vất vả để đi nhanh. Bạn có thể quay số vào 40 calo trên đường đi làm và 500 đi về nhà, khi đó bạn có thể tắm tắp. Chúng tôi hy vọng nó sẽ được xây dựng vào mùa thu này Nhà ở là một lĩnh vực chúng tôi có thể thực sự cải thiện. Thị trưởng Menino ở Boston nói thiếu nhà ở giá cả phải chăng cho những người trẻ tuổi là một trong những vấn đề lớn nhất thành phố phải đối mặt Các nhà phát triển nói rằng, được rồi, chúng tôi sẽ xây dựng các căn hộ bé xíu. Người dân nói rằng, chúng tôi thực sự không muốn sống trong một căn hộ bé xíu thông thường. Vì vậy, chúng tôi đang nói đến việc hãy xây dựng một bộ khung tiêu chuẩn, giống như xe của chúng ta. Hãy mang công nghệ tiên tiến vào trong căn hộ, cho phép công nghệ thế chỗ, cung cấp cho mọi người những công cụ bên trong bộ khung ngăn mở này để qua một quá trình quyết định thứ họ cần và các giá trị và các hoạt động là gì, và sau đó một thuật toán thích hợp sẽ tương thích với một kiểu lắp ráp duy nhất các thành phần tích hợp thế chỗ , đồ nội thất và tủ, mà được cá nhân hoá cho mỗi người, và chúng cung cấp cho họ các công cụ để vận hành quá trình và tinh chỉnh nó, và nó là một cái gì đó như làm việc với một kiến trúc sư, nơi mà các cuộc đối thoại bắt đầu khi bạn đòi hỏi một sự thay thế cho một người để đáp ứng. Bây giờ, việc thực hiện thú vị nhất mà cho chúng tôi khi bạn có thể bắt đầu có những bức tường robot, nên không gian của bạn có thể chuyển đổi từ phòng tập thể dục thành nơi làm việc, Nếu bạn điều hành một công ty ảo. Bạn có khách ghé qua, bạn có hai phòng khách phát triển lên. Bạn có cách sắp xếp thông thường của một phòng ngủ khi bạn cần nó. Có thể trong hầu hết thời gian. Bạn có một bữa tiệc tối. Bàn được trải ra. để phù hợp với 16 người hoặc là một phòng ngủ một giường thông thường. hoặc có lẽ bạn muốn một sàn nhảy. Ý tôi là, kiến trúc sư đã nghĩ về những ý tưởng này trong một thời gian dài. Những gì chúng tôi cần phải làm bây giờ, phát triển những thứ mà có thể phát triển trên quy mô cho 300 triệu người Trung Quốc những ai muốn sống trong thành phố, và sống một cách thoải mái. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể khiến một căn hộ chung cư rất nhỏ có chức năng như thể nó nó lớn gấp hai lần bằng cách sử dụng những chiến lược này. Tôi không tin rằng trong những căn nhà thông minh. Đó là loại là một loại khái niệm không có thật. Tôi nghĩ rằng bạn phải xây dựng những ngôi nhà không biết nói và đặt công cụ thông minh trong nó. (Tiếng cười) Và vì vậy chúng tôi đã làm việc độc lập trên một bộ khung của bức tường. Bạn đã biết, nền tảng tiêu chuẩn với các động cơ và pin khi nó hoạt động, một ít cuộn dây sẽ khóa nó tại chỗ và nhận được điện áp thấp. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những điều này có thể tất cả được tiêu chuẩn hóa, và sau đó con người có thể cá nhân hoá các công cụ được giấu vào trong tường, và giống như chiếc xe, chúng tôi có thể tích hợp tất cả các loại cảm biến để được nhận thức của các hoạt động của con người, do đó, nếu có một em bé hoặc một con con cún trên đường đi của chúng, sẽ không có vấn đề gì hết. (Tiếng cười) Vì vậy, các nhà phát triển nói, điều này thật tuyệt vời. Ok Vì vậy, nếu chúng ta có một tòa nhà thông thường, chúng ta có một chu vi cố định, có lẽ chúng ta có thể đặt 14 đơn vị. Nếu chúng hoạt động giống như chúng to gấp 2 lần chúng ta có thể có được 28 đơn vị. Đó có nghĩa là làm tăng gấp đôi diện tích đỗ xe, mặc dù. Bãi đậu xe thực sự tốn kém. Khoảng 70.000 đô la mỗi không gian để xây dựng một chỗ đậu xe thông thường bên trong một tòa nhà. Vì vậy, nếu bạn có thể gấp và tự chủ, bạn có thể làm điều đó chỉ với 1/7 diện tích không gian. Điều này giảm xuống 10000 đô la một chiếc xe cho chi phí đậu xe. Bạn thêm tính năng dùng chung, và bạn thậm chí có thể đi xa hơn. Chúng tôi cũng có thể tích hợp tất cả các loại công nghệ tiên tiến thông qua quá trình này. Đó là một con đường đến với thị trường cho các công ty sáng tạo để đưa công nghệ vào ngôi nhà. Trong trường hợp này, một dự án chúng tôi đang thực hiện với Siemens, chúng ta có cảm biến trên các đồ đạc, tất cả khu vực bên trong, mà được hiểu là nơi có người đang ở và việc họ đang làm Ánh sáng màu xanh là rất hiệu quả, vì vậy chúng tôi có những bóng đèn LED 24 bit có thể điều chỉnh được. Nó nhận ra những nơi mà người ta đang có mặt,những gì họ đang làm, thêm ánh sáng khi cần thiết cho ánh sáng đầy đủ màu trắng, và có thể tiết kiệm 30, 40 phần trăm trong tiêu thụ năng lượng, chúng tôi nghĩ rằng, hơn cả hệ thống chiếu sáng nghệ thuật thông thường. Điều này chỉ cho thấy bạn những dữ liệu đến từ các bộ cảm biến mà được gắn trong các đồ nội thất. Chúng tôi không thực sự tin vào máy ảnh làm việc trong nhà. Chúng tôi nghĩ rằng các cảm biến không dây hiệu quả hơn. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng có thể cá nhân hoá ánh sáng mặt trời. Đó là sắp xếp của các cá nhân hóa tối ưu theo cách nào đó. Vì vậy chúng tôi, chúng tôi đã xem xét những tấm gương nhân tạo trên bề mặt đó có thể ném tia ánh sáng mặt trời vào bất cứ nơi nào trong không gian, do đó cho phép bạn che nắng cho hầu hết kính vào một ngày nóng như ngày hôm nay. Trong trường hợp này, cô ấy cầm điện thoạt lên, cô ấy có thể ánh xạ ánh sáng ở chỗ chuẩn bị thức ăn ở bếp đảo đến một vị trí cụ thể của ánh sáng mặt trời. Một thuật toán sẽ giữ nó trong vị trí đó khi cô đang tham gia vào các hoạt động đó. Điều này cũng có thể được kết hợp với đèn LED chiếu sáng. Chúng tôi nghĩ rằng nơi làm việc phải được chia sẻ. Tôi có nghĩa là, điều này thực sự là nơi làm việc của tương lai, tôi nghĩ. Đây là Starbucks, bạn biết. (Tiếng cười) Có lẽ một phần ba — và bạn thấy tất cả mọi người ngồi dựa lưng vào bức tường và họ có thức ăn và cà phê ngay bên cạnh và họ đang ở trong khoảng không gian của riêng họ. Chúng ta cần chia sẻ không gian cho tương tác và hợp tác. Chúng ta không giỏi làm việc đó. Ở trung tâm đổi mới Cambridge, bạn có thể chia sẻ bàn làm việc. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ở Phần Lan tại nhà máy thiết kế đại học Aalto, nơi họ có một cửa hàng và xưởng chế tác được dùng chung, không gian yên tĩnh những không gian điện tử địa điểm vui chơi giải trí đều được sử dụng chung. Chúng tôi nghĩ cuối cùng tất cả các công cụ này có thể liên kết với nhau một mô hình mới cho sự linh động, một mô hình mới cho nhà ở, một kiểu mẫu mới cách chúng ta sống và làm việc, con đường dẫn đến thị trường cho các công nghệ tiên tiến, nhưng cuối cùng thì điều quan trọng chúng ta cần phải tập trung vào là con người. Thành phố là tất cả về người. Chúng cung cấp nơi để mọi người. Không có lý do tại sao chúng ta không thể cải thiện đáng kể sự cư ngụ và sáng tạo của thành phố như họ đã thực hiện tại Melbourne với làn đường đi bộ trong khi tại cùng một thời gian đáng kể giảm phát thải CO2 và năng lượng. Nó là một mệnh lệnh trên toàn cầu. Chúng ta phải làm đúng như vậy. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Giống như đa số các bạn, tôi đến đây để giúp phát triển một thời kì phục hưng ở châu Phi. Câu hỏi về sự phát triển của châu Phi thực ra chỉ là câu hỏi về sự lãnh đạo. Châu Phi chỉ có thể phát triển dưới sự lãnh đạo của những người xuất chúng. Theo tôi, cách chúng ta đào tạo người lãnh đạo rất quan trọng đối với sự phát triển của châu lục này. Tôi sẽ kể cho các bạn một số câu chuyện để minh họa ý kiến của mình. Ta đều đã nghe về tầm quan trọng của những câu chuyện vào hôm qua. Một người bạn Mĩ của tôi tình nguyện làm y tá ở Ghana năm nay. Chỉ trong 3 tháng, cô ấy rút ra nhận định về tình trạng lãnh đạo ở châu Phi mà tôi cần tới một thập kỉ để nhận thấy. Tới 2 lần cô tham gia vào các ca phẫu thuật trong khi bệnh viện đang mất điện. Máy phát điện khẩn cấp không hoạt động. Không có tới một cái đèn pin, đèn dầu, nến cũng không... tối đen như mực. Vết mổ của bệnh nhân mở miệng, 2 lần. Lần đầu là vết mổ đẻ. rất may mắn, đứa bé ra đời kịp cả mẹ và em bé sống sót. Lần thứ 2 là phương pháp gây tê tại chỗ. Thuốc tê hết tác dụng. Bệnh nhân thấy đau. Anh ta khóc, la hét, và cầu nguyện. Tối đen. Không có nến, chẳng có đèn pin. Dù bệnh viện đó đủ khả năng mua đèn. Họ có khả năng mua những thứ ấy, nhưng họ không mua. Và sự cố xảy ra tới hai lần. Một lần khác, cô ấy kinh hoàng chứng kiến cảnh các nữ y tá để một bệnh nhân chết dần và không chịu để người bệnh thở oxi họ có. 3 tháng sau, ngay trước khi cô trở về Mỹ, các nữ y tá ở Accra biểu tình. Lời khuyên của cô ấy, là đuổi việc tất cả, và bắt đầu lại từ đầu. Bắt đầu lại từ đầu. Điều này liên quan gì tới việc lãnh đạo? Bạn thấy đấy, những người ở bộ y tế, ban quản lí bệnh viện, bác sĩ, y tá... họ chỉ trong số 5% đồng nghiệp của mình có trình độ văn hóa trên cấp 2. Họ là những người trí thức. Họ là lãnh đạo Quyết định, hành động của họ quan trọng. Họ thất bại, cả quốc gia chịu hậu quả. Vậy khi tôi nói tới lãnh đạo, tôi không chỉ nói tới các nhà lãnh đạo chính trị. Chúng ta đều đã nghe nhiều về điều ấy. Tôi nói về tầng lớp trí thức. Những người đã được rèn luyện, với nhiệm vụ là bảo vệ xã hội của họ. Các luật sư, thẩm phán, cảnh sát, bác sĩ, kĩ sư, công chức... họ là những người lãnh đạo. Chúng ta cần đào tạo họ thật tốt. Kỉ nghiệm cay đắng và đáng nhớ đầu tiên của tôi về lãnh đạo ở Ghana xảy ra khi tôi 16 tuổi. Chúng tôi vừa có một cuộc đảo chính quân sự và quân lính xuất hiện khắp mọi nơi. Sự hiện diện của họ ở đây là rất phổ biến. Ngày hôm ấy tôi tới sân bay để đón cha, và khi tôi đi bộ lên con dốc từ bãi đỗ xe tới nhà ga tôi bị chặn lại bới 2 người lính với vũ khí tấn công AK- 47. Họ yêu cầu tôi đi lại gần một đoàn người đang chạy lên xuống dọc bờ đê. Vì sao? Vì con đường tôi vừa đi bị coi là vượt quá biên giới. Nhưng không hề có một dấu hiệu gì chứng tỏ việc đó cả. Khi đó, tôi 16 tuổi. Tôi vô cùng lo lắng về những gì bạn bè ở trường sẽ nghĩ nếu thấy tôi chạy lên chạy xuống như vậy. Tôi đặc biệt lo sợ về những gì đám con gái sẽ nghĩ. Thế là tôi cãi nhau với 2 người lính ấy. Với tính tình tuổi 16, tôi bắt đầu nổi loạn nhưng hên là tôi gặp may. 1 phi công sân bay Ghana cũng lâm vào tình cảnh như tôi. Thấy anh mặc đồng phục, họ liền đổi giọng và giải thích rằng họ chỉ đang làm theo mệnh lệnh. Thế là anh ta lấy radio của họ nói chuyện với người chỉ huy, và giúp tất cả chúng tôi được thả. Vậy ta thấy được bài học gì từ những lần trải nghiệm thế này? Với tôi: vô số bài học. Đó là người lãnh đạo rất quan trọng, còn những người lính phải tuân lệnh từ sĩ quan cấp trên. Tôi hiểu thêm về sự dũng cảm. Ta không nên bị đe dọa bởi những khẩu súng ấy. Tôi cũng học được rằng nghĩ về các bạn nữ đôi khi lại có ích. (Thính giả cười) Vài năm sau vụ việc ấy, tôi rời Ghana với 1 học bổng tới trường đại học Swarthmore tiếp tục việc học của mình. Đó thực sự là một trải nghiệm mới. Giảng viên ở đó không muốn chúng tôi học thuộc lòng kiến thức và đọc lại cho họ nghe như ở Ghana. Họ muốn chúng tôi tư duy tự do. Họ muốn chúng tôi biết phân tích. Họ muốn chúng tôi quan tâm tới các vấn đề xã hội. Trong lớp kinh tế học, tôi đạt điểm cao cho kiến thức của mình về kinh tế căn bản. Nhưng tôi học được những gì lớn hơn nhiều, đó là các nhà lãnh đạo - người quản trị kinh tế Ghana - đã phạm phải những sai lầm khủng khiếp khiến nền kinh tế của chúng tôi tới bờ vực suy thoái. Tôi muôn nhắc lại lại bài học này: Lãnh đạo rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhưng tôi thực sự chưa hiểu hết những gì xảy ra với tôi ở Swarthmore. Tôi đã phần nào nhận ra, nhưng chưa thật hiểu điều này cho tới khi tôi bắt đầu đi làm ở tập đoàn Microsoft. Tôi là một phần của một nhóm những người phải liên tục suy nghĩ và học hỏi, với nhiệm vụ thiết kế và hoàn thành các phần mềm mới mang lại giá trị cho thế giới. Thực sự rất tuyệt khi được làm thành viên trong nhóm này. Rất tuyệt. Và tôi nhận ra điều đã xảy ra với tôi ở Swarthmore, đó là một sự thay đổi -- tôi đã có được khả năng đối mặt với các rắc rối phức tạp, và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, khả năng sáng tạo là điều tuyệt vời nhất mà một cá nhân như tôi có thể có. Và tôi đã có được điều ấy. Bây giờ, khi tôi ở Microsoft, số tiền lãi hàng năm công ty đó thu được lớn hơn cả GDP của Cộng Hòa Ghana. Khoản lãi đó ngày càng tiếp tục tăng lên, kể từ khi tôi đi, khoảng cách giữa nó với số GDP vẫn đang trở nên lớn dần. Tôi đã nói về một trong những lí do khiến điều này xảy ra. Đó là bởi những con người ở đây đều rất chăm chỉ, giàu nghị lực, sáng tạo và có năng lực. Bên cạnh đó còn có những yếu tố bên ngoài: thị trường tự do, các quy định luật pháp, cơ sở hạ tầng. Tất cả những điều này đều đến từ các tổ chức quản lí bởi những người tôi gọi là những nhà lãnh đạo. Những người này không tự nhiên mà xuất hiện. Họ đã được tôi luyện trong lĩnh vực của mình. Khi tôi ở Microsoft, một điều thú vị xảy ra đó là tôi đã được làm cha. Và đó cũng là lần đầu tiên, châu Phi quan trọng với tôi hơn bao giờ hết. Bởi tôi hiểu tình trạng của châu Phi sẽ ảnh hưởng tới con cháu tôi sau này. Tình trạng của thế giời phụ thuộc vào những gì xảy ra với châu Phi, và con cháu tôi sẽ phải để tâm tới điều đó. Vào thời điểm ấy, tôi trải qua giai đoạn tôi gọi là "khủng hoảng trước tuổi trung niên", Châu Phi thực sự hỗn độn. Somalia tan rã thành vô chính phủ. Rwanda trải qua nỗi đau nạn diệt chủng. Đối với tôi đó dường như là một hướng sai, và tôi cần phải trở lại để giúp đỡ họ. Tôi không thể cứ ở Seattle, nuôi con ở khu dân cư thượng lưu, và cảm thấy hài hài lòng về nó. Đây không phải thế giới mà tôi muốn con mình lớn lên. Tôi quyết định giúp họ một tay, và điều tôi làm đầu tiên là về Ghana, nói chuyện với nhiều người và cố gắng tìm hiểu những vấn đề thật sự đang xảy ra. Thì ra, có 3 thứ là căn nguyên của mọi vấn đề: tham nhũng, tổ chức yếu kém và những người điều khiển chúng - những nhà lãnh đạo. Khi đó, tôi cảm thấy khá lo lắng bởi ta có thể thấy 3 điều ấy, thật sự rất khó khắc phục. Người ta sẽ nói: "Đừng thử làm gì." Nhưng tôi chỉ tự hỏi rằng: "Thế những lãnh đạo này từ đâu đến? Có phải chính Ghana đào tạo các lãnh đạo không đủ đạo đức, khả năng để giải quyết khó khắn?" Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu về nền giáo dục của chúng tôi. Nó vẫn như ngày nào - toàn là học vẹt từ tiểu học tới tốt nghiệp đại học. Có rất ít sự chú trọng về đạo đức, và phần lớn các cử nhân tốt nghiệp từ đại học Ghana thì chỉ quan tâm tới lợi lộc hơn là trách nhiệm. Vậy là hoàn toàn sai. Tôi quyết định tìm cách giải quyết vấn đề này. Bởi theo tôi, cả xã hội này đều cần phải ý thức đến việc rèn luyện tầng lớp lãnh dạo. Ghana chưa đủ chú trọng điều này. Nói đúng ra, điều này này đúng với cả vùng Saharan Africa. Và đây cũng chính là những gì tôi đang làm. Tôi đang cố đem kinh nghiệm có được từ Swarthmore tới châu Phi. Tôi mong muốn mỗi nước châu Phi đều có một trường đại học xã hội nhân văn. Điều đó sẽ đem lại thay đổi lớn. Những gì đại học Asheshi đang cố gắng làm là rèn luyện một thế hệ lãnh đạo mới có đạo đức và tinh thần doanh nhân. Chúng tôi đang cố rèn luyện những lãnh đạo vô cùng thanh liêm, có khả năng đối mặt với rắc rối phức tạp, hỏi những câu hỏi phù hợp, và tìm ra những cách giải quyết đúng đắn. Tôi phải thừa nhận, đôi lúc điều này giống như "Nhiệm vụ Bất khả thi" nhưng chúng ta phải tin rằng những đứa trẻ này rất thông minh. Nếu chúng ta quan tâm tới việc học tập của chúng, nếu ta để chúng thảo luận về những vấn đề thật mà chúng gặp phải và cả xã hội gặp phải, cũng như cho chúng những kĩ năng thực tiễn trong cuộc sống, phép màu ấy sẽ xảy ra. 1 tháng sau dự án, chúng tôi mở các lớp học Và sau 1 tháng dự án, tôi tới văn phòng, nhận được 1 email từ học sinh của mình. Nó cực kì đơn giản: "Bây giờ em đang suy nghĩ." Và cậu bé kí: "Cảm ơn." Thực sự rất ngắn gọn, nhưng tôi đã rất xúc động suýt phát khóc, bởi tôi hiểu những gì đang xảy ra với cậu học sinh này. Thực sự rất tuyệt vời khi có thể tiếp thêm nghị lực cho ai đó như thế này: "Bây giờ em đang suy nghĩ." Năm nay chúng tôi thử thách các học sinh tự mình tạo ra tiêu chuẩn về danh dự cho chính các em. Ngay bây giờ, đang có một cuộc tranh luận sôi nổi ở trường về việc các em có nên lập ra tiêu chuẩn về danh dự không, và nếu có, thì nên lập như thế nào. Một học sinh của tôi hỏi một câu hỏi khiến tôi rất xúc động. "Liệu chúng ta, có tạo ra được 1 xã hội hoàn hảo?" Niềm tin của cô bé rằng những tiêu chuẩn về danh dự mà học sinh lập ra thì khó có thể đạt tới độ hoàn hảo được. Bây giờ chúng ta chưa thể đạt tới hoàn hảo, nhưng nếu cố gắng, ta sẽ tạo ra những thứ xuất sắc. Tôi chưa biết được các em cuối cùng sẽ làm gì. Cũng không biết liệu các em có quyết định lập ra các tiêu chuẩn hay không. Nhưng hiện giờ, cuộc thảo luận của chúng về một xã hội tốt đẹp hoặc xã hội tuyệt vời của chúng sẽ như thế nào, thực sự đã là một điều đáng mừng. Tôi sắp hết thời gian nói chưa nhỉ? OK. Tôi sẽ giữ những hình ảnh này tại đây, bởi chúng ta nên suy ngẫm về nó. Tôi rất hào hứng khi biết rằng tất cả học sinh đại học Aseshi đều đã phục vụ cộng đồng trước tốt nghiệp. Với nhiều em, đây là trải nghiệm làm thay đổi cuộc sống. Các lãnh đạo trẻ tương lai đã bắt đầu hiểu điều cốt lõi trong việc lãnh đạo, đặc quyền thực sự trong việc lãnh đạo, đó là được phục vụ nhân loại về sau. Tôi càng phấn khích hơn khi năm ngoái các sinh viên bầu cho một học sinh nữ làm trưởng ban Hội đồng Học sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử Ghana một học sinh nữ được bầu làm trưởng ban Hội đồng Học sinh. ở bất cứ trường đại học nào. Điều đó nói lên rất nhiều về em ấy. Nó nói lên rất nhiều về những gì đang hình thành trong trường. Nó nói lên rất nhiều về những học sinh đã bầu cô ấy. Cô ấy thắng cử với 75% phiếu bầu. Điều ấy tạo cho tôi nhiều hi vọng. Cuối cùng, cả tập đoàn West Africa cũng tán thành với những gì đang xảy ra với các học sinh trường tôi. Chúng tôi đã cho tốt nghiệp 2 lớp. Và tất cả đều có việc làm. Chúng tôi nhận được những báo cáo từ Ghana, Tây Phi, và những gì họ hài lòng nhất là đạo đức nghề nghiệp. Họ làm việc với đam mê, sự nhẫn nại, khả năng giải quyết vấn đề khó, và khả năng xử lí tình huống mà họ chưa thấy bao giờ. Điều này rất tuyệt vời, vì 5 nắm qua, đã có những lần tôi từng cảm thấy đây thực sự là điều không thể. Cũng thật tuyệt vời khi thấy những hi vọng đầy hứa hẹn về những gì có thể nếu ta rèn luyện học sinh đúng cách. Tôi nghĩ những con người đang và sẽ lãnh đạo châu Phi có một cơ hội lớn để tạo ra sự phát triển vượt bậc cho châu lục của mình. Đó là một cơ hội rất lớn. Không phải đâu cũng có các cơ hội như thế Tôi tin rằng châu Phi đang chuyển mình với chế độ dân chủ và thị trường tự do trên toàn lục địa. Chúng ta đã đạt tới thời điểm mà có thể tạo ra một xã hội tốt bắt nguồn từ một thế hệ mới. Điều đó phụ thuộc vào những nhà lãnh đạo . Theo tôi, cách chúng ta rèn luyện người lãnh đạo sẽ tạo nên khác biệt. Cảm ơn, Chúa phù hộ cho các bạn. (TIếng vỗ tay) Vụ giết người xảy ra vào khoảng hơn 21 năm về trước, ngày 18 tháng 1 năm 1991, tại một thị trấn tạm bợ nhỏ thuộc Lynwood, bang California, chỉ cách vài dặm về phía đông nam của Los Angeles. Một người cha bước ra khỏi căn nhà của mình để nhắc nhở cậu con trai tuổi thiếu niên và 5 người bạn của anh ta rằng đã đến lúc dừng ngay việc đùa giỡn ầm ĩ trên bãi cỏ trước nhà và trên lối đi, để trở về nhà, hoàn thành bài tập ở trường, và chuẩn bị đi ngủ. Và ngay khi người cha thực hiện những điều nhắc nhở trên, một chiếc xe được lái một cách chậm rãi, và chỉ ngay sau khi nó vượt qua người cha và những đứa trẻ, một bàn tày vươn ra từ cửa sổ phía trước chỗ hành khách, và "Bằng,bằng" -- giết chết người cha. Và chiếc xe tăng tốc biến mất. Cảnh sát, các điều tra viên, làm việc hiệu quả một cách d8áng ngạc nhiên. Họ đã xem xét tất cả những thủ phạm thông thường, và trong vòng chưa tới 24 giờ, họ đã có được nghi phạm: Đó là Francisco Carrillo, một đứa trẻ chỉ mới 17 tuổi sống cách nơi vụ bắn súng xảy ra khoảng 2, 3 dãy nhà. Họ tìm thấy những bức hình của hắn. Họ đã chuẩn bị một dữ liệu hình, và ngày hôm sau khi vụ án xảy ra, họ đưa nó cho một trong những đứa trẻ, và nó nói rằng, "Đó chính là bức ảnh. Đó chính là kẻ bắn súng mà cháu nhìn thấy đã giết chú ấy" Đó là tất cả những gì mà quan tòa sơ bộ đã nghe thuật lại để có thể buộc chàng trai Carrillo ra hầu tòa với tội danh giết người cấp độ một. Trong cuộc điều tra tiếp sau đó trước khi phiên tòa thực sự diễn ra, mỗi đứa trẻ trong 5 đứa được cho xem những tấm ảnh, cùng một dữ liệu hình. Bức ảnh mà chúng tôi có thể xác định được rõ nhất có lẽ là bức mà chúng đã được xem trong dữ liệu hình nằm ở góc cuối bên phía tay trái các bạn của những tấm ảnh căn cước này. Lý do mà chúng tôi không chắc chắn một cách hoàn toàn là bởi vì bản chất của sự bảo quản chứng cứ trong hệ thống pháp lý của chúng ta, nhưng có thể đó là vì một buổi nói chuyện TED khác ngay sau đó (Tiếng cười) Vì vậy tại phiên tòa chính thức, tất cả 6 đứa trẻ đã đứng ra làm chứng, và chỉ ra rằng những sự nhận dạng mà chúng đã thực hiện trong dữ liệu ảnh. Anh ta (Carrillo) đã bị kết án. Anh ta phải chịu án chung thân, và được chuyển đến nhà tù Folsom. Vậy thì có gì sai? Một phiên tòa công tâm và thẳng thắn, điều tra đầy đủ. Ồ vâng, không có khẩu súng nào được tìm thấy cả. Không có phương tiện nào được xác nhận là chiếc xe mà kẻ gây án đã vươn tay ra từ đó. và không một ai bị kết tội là người đã lái chiếc xe gây án kia. Và chứng cứ ngoại phạm của Carrillo là gì? Người nào trong số những bậc cha mẹ có mặt trong phiên tòa có thể không nói dối về nơi ở của đứa con trai hoặc gái của mình trong cuộc điều tra về vụ giết người? Bị tống vào tù, Kiên quyết khẳng định mình vô tội, điều mà anh ta đã dai dẳng đấu tranh trong suốt 21 năm qua. Vậy vấn đề là gì? Vấn đề thực sự của loại vụ án như thế này xuất phát rất nhiều từ những thập kỷ của việc nghiên cứu khoa học liên quan đến trí nhớ con người. Đầu tiên, chúng ta có tất cả những sự phân tích thống kê từ công trình "Dự án về sự vô tội", ở đó chúng tôi biết được rằng chúng tôi có cỡ 250 hoặc 280 những vụ án đã được lưu giữ lại mà con người có thể bị kết án oan rồi thì sau đó lại được giải tội, một vài trong số ấy là từ xà lim dành cho tử tù, dựa vào nền tảng của sự phân tích DNA sau này, và bạn nên biết rằng hơn 3 phần 4 trong tất cả những vụ minh oan này chỉ liên quan đến sự chứng thực về nhận dạng mà nhân chứng khai báo trong suốt phiên tòa đã kết tội những phạm nhân này. Chúng tôi biết được rằng những lời khai của nhân chứng có thể là sai lầm. Điều còn lại xuất phát từ một khía cạnh rất thú vị của ký ức con người mà có liên quan đến nhiều chức năng của não bộ nhưng tôi có thể kết luận ngắn gọn trong một dòng đơn giản: Não bộ ghét sự trống rỗng. Dưới những điều kiện quan sát tốt nhất, hoàn toàn tốt nhất, chúng ta chỉ phát hiện ra, mã hóa và lưu trữ vào bộ não của mình những đoạn ngắn, những mảnh ghép nhỏ của toàn bộ những trải nghiệm xảy ra trước mắt chúng ta, và chúng được lưu trữ trong những phần khác nhau của bộ não. Vậy thì giờ đây, khi mà việc nhớ lại những gì đã trải qua trở nên thật quan trọng với chúng ta, chúng ta lại chỉ có một sự lưu trữ không đầy đủ, chúng ta chỉ nắm được chỉ một phần nào đấy của toàn bộ sự việc và điều gì xảy ra? Dưới tầm của sự nhận thức, ngay cả khi không có một yêu cầu nào cho bất kỳ hình thức thúc đẩy xử lý, não bộ sẽ thêm vào những thông tin đã biến mất, không phải dựa trên những lưu trữ gốc ban đầu, mà từ những sự can thiệp, từ sự dự đoán, từ những nguồn thông tin mà bạn được biết đến, như một người quan sát, sau khi quan sát. Điều đó xảy ra ngay khi bạn không nhận thức được rằng chuyện gì đang diễn ra với mình. Nó được gọi là những ký ức được tái hiện lại. Nó xảy đến đối với chúng ta trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, vào bất cứ lúc nào. Nó là 2 điểm được xem xét trong nhiều thứ khác -- kí ức được tại tạo lại, thực tại về khả năng sai lầm của nhân chứng -- chính là một phần của quá trình điều tra của nhóm luật sư kháng án được dẫn dắt bởi một vị luật sư tuyệt vời tên là Ellen Eggers nhằm hội tụ kinh nghiệm và cả tài năng của họ lại với nhau và kiến nghị một phiên tòa thượng thẩm cho việc xét xử lại vụ án của Francisco Carrillo. Họ thuê tôi, như một nhà sinh lý học thần kinh về mặt pháp chứng, bởi vì tôi có những kiến thức chuyên môn về sự xác nhận trí nhớ của nhân chứng, và điều này rõ ràng rất hợp lý đối với vụ án này, phải không? Nhưng cũng bởi vì tôi có chuyên môn và chứng thực về bản chất của tầm nhìn về đêm của con người. Vâng, vậy thì điều gì phải làm với vấn đề này? Khi bạn đọc qua những tài liệu của vụ án trong vụ Carrillo này, một trong những điều có thể bất chợt làm bạn ngạc nhiên đó là những điều tra viên đã nói rằng ánh sáng rất tốt tại hiện trường tội ác, tại vụ bắn súng. Tất cả những đứa trẻ thiếu niên đã khai trong suốt phiên tòa rằng chúng có thể nhìn thấy rất rõ. Nhưng điều này lại xảy ra vào giữa tháng 1, tại vùng Bắc Hemisphere, vào lúc 7 giờ tối. Vì vậy khi tôi thực hiện những phép tính toán về những dữ liệu về mặt trăng và mặt trời ở địa điểm tại trái đất vào thời khắc xảy ra vụ bắn súng, được rồi, nó đã quá thời điểm kết thúc hoàng hôn của ngày và chẳng có mặt trăng nào xuất hiện tối hôm đó. Vì vậy tất cả ánh sáng trong khu vực này từ mặt trời và mặt trăng là những gì bạn chứng kiến trên màn hình ngay đây. Ánh sáng duy nhất tại khu vực đó phải xuất phát từ những nguồn sáng nhân tạo, và đó là nơi tôi quyết định ra ngoài và tái hiện lại hiện trường vụ án với những cái quang kế, với rất nhiều phương pháp đo lường sự chiếu sáng và nhiều phương pháp khác về sự tiếp thu màu sắc, cùng với những máy ghi hình đặc biệt và phim với tốc độ cao, phải không nào? Thực hiện tất cả các phép đo lường và ghi lại chúng,phải chứ? Và sau đó chụp lại những bức ảnh, và đây là những gì hiện trường trông như thế nào tại thời điểm diễn ra vụ nổ súng từ vị trí của những đứa trẻ nhìn về chiếc xe đi ngang qua và xả súng. Đây là nhìn trực tiếp từ bên kia đường từ nơi mà chúng đang đứng. Hãy nhớ rằng, bản báo cáo của những điều tra viên đã ghi nhận rằng ánh sáng rất tốt. Những đứa trẻ đã bảo rằng chúng có thể nhìn thấy rất rõ. Đây là nhìn xuống về phía đông, nơi mà chiếc xe gây án đã tăng tốc và vụt mất, và đây là ánh sáng trực tiếp từ phía sau người cha và bọn trẻ. Như các bạn có thể thấy, nó rất tệ. Không một ai sẽ gọi cái này là ánh sáng tốt cả và thực tế là, cũng tốt đẹp như những tấm hình ở đây, lý do mà chúng tôi chụp chúng là bởi vì tôi đã biết tôi sẽ phải chứng thực điều này tại tòa, và một bức ảnh thì đáng giá hơn cả một ngàn từ khi bạn cố gắng chia sẻ những con số, những khái niệm trừu tượng như là luxơ (đơn vị ánh sáng), sự đo lường quốc tế về sự chiếu sáng, những giá trị của kiểm tra về sự hấp thụ màu sắc Ishihara. Khi các bạn trưng ra những điều đó với những người mà không thông thạo về những khía cạnh đó của khoa học và chúng trở thành những con kỳ nhông dưới ánh sáng mặt trời vào buổi trưa. Nó giống như đang nói chuyện về đường tiếp tuyến của góc nhìn, phải không? Mắt của chúng chỉ đờ đẫn ra, phải không? Một chuyên gia pháp chứng giỏi cũng phải là một thầy dạy giỏi, một người giao tiếp giỏi, và đó là một phần của lý do tại sao chúng tôi lại chụp những bức ảnh, để chỉ ra không những nơi nguồn sáng là đâu và cái mà chúng tôi gọi là đóm, sự phân bổ, mà còn để mà để nó trở nên dễ dàng hơn cho người xem xét sự thật thấu hiểu hơn về những tình huống như vậy. Vì vậy những cái này là một số bức ảnh mà thực tế tôi đã dùng khi cho lời khai, nhưng quan trọng hơn là đối với tôi-một nhà khoa học, là những xem xét đó, những số ghi quang kế, mà tôi sau đó có thể chuyển đổi thành những sự dự đoán thực tế về khả năng trực quan của mắt người dưới những tình huống như vậy, và từ những điều mà tôi đã ghi lại được tại hiện trường dưới cùng điều kiện về mặt trăng và mặt trời tại cùng một thời điểm, và vân vân, đúng vậy, tôi có thể dự đoán rằng sẽ chẳng có sự nhận thức về màu sắc nào đáng tin cậy cả, và điều này rất quan trọng cho việc nhận diện gương mặt, và rằng đó chỉ có thể nhìn trong điều kiện ánh sáng kém, điều này có nghĩa là có rất rất ít độ phân giải, mà chúng tôi gọi là ranh giới hay là phát hiện biên, và hơn nữa bởi vì mắt có thể sẽ hoàn toàn giãn nở dưới loại ánh sáng này, chiều sâu của phạm vi quan sát, khoảng cách mà bạn có thể tập trung và nhìn thấy những chi tiết, chỉ có thể cách đó ít hơn 18 inches (45,72 cm). Tôi đã chứng thực điều đó tại phiên tòa, và trong khi quan tòa tỏ ra rất lưu tâm, đó lại là một quá trình lắng nghe quá dài đối với một kiến nghị xét xử lại, và kết quả là, tôi ghi nhận được bằng một cái liếc nhìn rằng có thể quan tòa sẽ cần một chút thúc đẩy nhiều hơn là những con số. Và tại đây tôi trở nên táo bạo hơn một chút, tôi quay người lại và yêu cầu quan tòa, Tôi nói, "Thưa ngài, tôi nghĩ là ngài nên ra ngoài và tận mắt nhìn thấy hiện trường vụ án". Bây giờ tôi có thể sử dụng giọng điệu mà nghe có vẻ giống một lời thách thức hơn hơn là một lời yêu cầu ---(Tiếng cười)--- tuy nhiên, với danh tiếng và lòng can đảm của mình ông ta đã nói, "Được rồi tôi sẽ làm thế" Một tin sốc trong luật học Mỹ. Vậy nên trong thực tế, chúng tôi đã tìm ra những điều kiện tương đồng, chúng tôi tái hiện lại toàn bộ sự việc một lần nữa, vị quan tòa ra ngoài cùng với toàn bộ đội sĩ quan cảnh sát trưởng để bảo vệ ông trong một cộng đồng như thế này, được chứ? (Tiếng cười) Chúng tôi đã nhờ ông ấy đứng sát mặt đường một chút, gần với chiếc xe nghi phạm, phương tiện di chuyển của tên hung thủ hơn so với những đứa trẻ đã có mặt ở đó, vì vậy ông ấy đứng cách vài feet (1 foot= 30,48 cm) so với lề đường hướng về chính giữa con đường. Chúng tôi cho một chiếc xe hơi chạy ngang qua, chiếc xe tương đồng với chiếc được bọn trẻ diễn tả Trong xe có một tài xế và một hành khách, và sau khi chiếc xe đã chạy qua vị quan tòa, người hành khách sẽ vươn tay ra, chỉ ngược về phía vị quan tòa trong khi chiếc xe vẫn đang tiếp tục chạy, giống như những gì mà bọn trẻ đã tả, đúng không? Ngay lúc ấy, anh ta không sử dụng cây súng thật, mà sử dụng một đồ vật màu đen mà giống như cây súng được mô tả. Anh ta chĩa súng, và đây là những gì vị quan tòa ấy đã chứng kiến. Đây là chiếc xe cách vị quan tòa cỡ 30 feet (914 cm). Có một cánh tay chìa ra ngoài phía bên ghế hành khách và chỉ ngược về phía các bạn. Khoảng cách là 30 feet. Một số đứa trẻ nói rằng thực tế thì chiếc xe chỉ cách chúng khoảng 15 feet khi súng nổ. Được rồi. Thế thì 15 feet vậy. Đến lúc này tôi cảm thấy một chút bận tâm. Vị quan tòa này là người mà bạn sẽ không bao giờ muốn đùa giỡn. Ông ta là một người nhẫn nhịn. Tôi đã không thể thấy được một chút nhăn nhó nhíu mày nào của ông ta. Tôi cũng không thể thấy được bất kỳ một cái gật đầu dù là nhẹ nhất nào của ông ấy. tôi không thể đoán được ông ấy sẽ phản ứng với chuyện này như thế nào, và sau khi ông ấy chứng kiến việc tái diễn hiện trường này, ông ấy quay về phía tôi và nói, "Còn có điều gì khác mà anh muốn tôi chứng kiến nữa không?" Tôi nói rằng "Vâng thưa ngài" và tôi không biết liệu có phải mình được thúc đẩy bởi những phép đo lường khoa học mà tôi có ngay trong túi của mình và cả kiến thức mà tôi tin là chính xác hay không, hay nó chỉ là một sự ngu ngốc tuyệt đối, , điều mà tôi cho rằng đó là những gì mà luật sư biện hộ nghĩ --- (Tiếng cười) --- khi họ nghe tôi trình bày, "Vâng thưa quý tòa, tôi muốn quý tòa đứng ngay tại đó và tôi muốn chiếc xe chạy quanh tòa nhà đó một lần nữa và tôi muốn nó đến và dừng lại ngay trước mặt ngài, cách khoảng 3 đến 4 feet, và tôi muốn vị hành khách ngồi trên xe chìa tay ra với một vật màu đen và chĩa thẳng vào ngài, và ngài có thể nhìn vào nó nếu ngài muốn." Và đó là những gì mà ông ta đã chứng kiến. (Tiếng cười) Các bạn sẽ để ý thấy rằng, và điều đó cũng có trong bản báo cáo kiểm tra của tôi, tất cả ánh sáng chi phối đều đến từ hướng bắc, điều đó có nghĩa là gương mặt của kẻ bắn súng có thể đã bị chắn trong ảnh. Nó đáng lẽ sẽ bị ngược sáng. Hơn nữa, mui xe sẽ gây ra thứ mà chúng ta gọi là "đám mây bóng" bên trong chiếc xe dẫn tới việc làm cho nó trở nên tối hơn. Và khoảng cách là từ 3 đến 4 feet. Tại sao tôi lại mạo hiểm thế này? Tôi biết rằng độ sâu của phạm vi là 18 inch (1 inch =2.54cm) hoặc ít hơn. 3-4 feet, nó có thể được coi như cách đó một sân bóng. Đây là những gì ông ấy đã thấy. Ông ta trở về, có thêm một vài ngày nữa để nghe về các chứng cứ. Và cuối cùng, ông ấy đưa ra đánh giá rằng ông sẽ chấp nhận đề nghị xét xử lại. Và hơn nữa, ông ấy đã tha bổng Carrillo để anh có thể tìm kiếm sự giúp đỡ chuẩn bị cho sự biện hộ cho bản thân nếu bên nguyên quyết định xét xử lại. điều mà họ đã quyết định không làm. Anh ta giờ đây là một người đàn ông được trả tự do. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Đây là anh ta, đang ôm chặt lấy người bà của mình. Bạn gái anh ấy mang thai khi anh ta đến phiên tòa xét xử. Và cô ấy đã sinh ra một bé trai. Anh ấy cùng với con trai cả hai đều đang ở Long Beach bang California ngay lúc này cùng học tập. (Vỗ tay) Và những gì mà ví dụ điển hình này -- những gì quan trọng còn lưu giữ trong đầu chúng ta? Thứ nhất, có một lịch sử rất dài về mối ác cảm giữa khoa học và luật pháp trong luật học Mỹ. Tôi có thể "thết đãi" quý vị bằng những câu chuyện kinh dị về sự thiếu hiểu biết qua hơn vài thập kỷ với kinh nghiệm làm việc như một chuyên gia pháp chứng trong việc cố gắng đưa khoa học vào trong xử án. Hội đồng phản đối luôn luôn đấu tranh và chống lại nó. Một đề nghị là tất cả chúng ta cần trở nên hòa hợp hơn vớ sự cần thiết, thông qua chính sách, thông qua những thủ tục, để đưa khoa học một cách sâu rộng hơn vào trong xét xử ở tòa án, và tôi nghĩ một bước tiến lớn đối với điều đó là cần nhiều yêu cầu hơn, với tất cả sự tôn trọng dành cho trường luật, về khía cạnh khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học cho bất kỳ ai sẽ dấn thân vào ngành luật, bởi vì họ sẽ trở thành quan tòa xét xử. Hãy nghĩ về việc làm sao mà chúng ta có thể chọn ra những vị quan tòa cho đất nước này. Nó rất khác biệt so với hầu hết các nền văn hóa khác. Đúng chứ? Một biện pháp nữa tôi muốn đề nghị là, sự cẩn trọng mà tất cả chúng ta cần phải có, Tôi luôn luôn phải nhắc nhở bản thân về việc những ký ưc mà chúng ta cho là đúng và tin tưởng trên thực tế có thể chính xác đến cỡ nào? Có vài thập kỷ về nghiên cứu, những ví dụ về những trường hợp như thế này, trong đó có những cá nhân thực sự, thực sự tin. Không một ai trong những đứa trẻ này , những người đã nhận dạng anh ấy nghĩ rằng họ đang chọn nhầm người. Không ai trong số họ nghĩ rằng họ không thể nhìn thấy gương mặt của hung thủ. Tất cả chúng ta cần phải thật cẩn trọng. Tất cả những ký ức của chúng ta đều là những ký ức được tái tạo lại. Chúng là sản phẩm của những gì mà chúng ta trải nghiệm ban đầu và tất cả những thứ gì đã diễn ra sau đó. Chúng rất năng động. Chúng rất dễ uốn nắn. Chúng dễ thay đổi, và kết quả là tất cả chúng ta cần phải nhớ rằng cần phải cẩn trọng, rằng sự chính xác của những ký ức không thể được đo lường qua việc chúng sống động đến cỡ nào cũng không phải dựa trên việc chúng ta chắc chắn rằng chúng đều đúng. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Vài năm trước, tôi bắt đầu cố gắng tìm hiểu liệu có cách nào để phát triển nhiên liệu sinh học trên một quy mô đủ lớn để cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch, mà không cạnh tranh với nông nghiệp về nước, phân bón hoặc đất đai. Và đây là những gì tôi đã nghĩ ra. Tưởng tượng chúng ta xây một bể kín, đặt nó ở dưới nước và bơm nước thải vào cùng với một loại vi tảo nào đó có khả năng tổng hợp dầu, và chúng ta làm nó từ vật liệu mềm dẻo nào đó có thể chuyển động theo sóng ở dưới nước. Tất nhiên là hệ thống chúng ta định xây dựng sẽ dùng năng lượng mặt trời để nuôi tảo, và chúng sẽ hấp thụ CO2, một điều rất tốt, và sản xuất oxy trong quá trình sinh trưởng. Tảo sinh trưởng trong một bể chứa có khả năng tản nhiệt ra môi trường nước xung quanh, và bạn có thể thu hoạch chúng và tạo ra nhiên liệu sinh học, mỹ phẩm, phân bón, và thức ăn cho vật nuôi, Dĩ nhiên là bạn phải làm việc này trên một quy mô lớn, bạn sẽ cân nhắc những vấn đề khác như ngư dân, tàu bè và những điều tương tự, nhưng mà, chúng ta đang nói về nhiên liệu sinh học, và chúng ta biết tầm quan trọng của tiềm năng có được một nhiên liệu lỏng thay thế. Tại sao chúng ta nói về vi tảo? Đây là biểu đồ các loại cây trồng khác nhau được cân nhắc dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, các bạn có thể thấy những cây như cây đậu nành, sản xuất ra 467 lít / hecta mỗi năm, hoặc cây hướng dương, hạt cải dầu, dầu mè, cây cọ, và cái cột cao kia thể hiện mức vi tảo có thể sản xuất. Điều đó nói rằng vi tảo đóng góp vào khoảng 18709 đến 46722 l / hecta một năm, so với 187 l / hecta mỗi năm từ đậu nành. Vậy vi tảo là gì? Vi tảo là tảo cực nhỏ, tức là chúng vô cùng bé, như các bạn thấy ở đây bức ảnh của những sinh vật đơn bào đó so sánh với một sợi tóc của con người. Những sinh vật nhỏ bé này đã tồn tại từ hàng triệu năm trước và có hàng nghìn loại vi tảo khác nhau trên thê giới, một vài trong số đó là thực vật phát triển nhanh nhất hành tinh, và sản xuất ra rất rất nhiều dầu, như tôi đã cho các bạn thấy. Tại sao chúng tôi lại muốn nuôi chúng ngoài khơi? Lí do chúng tôi thực hiện việc này ngoài khơi là vì nếu bạn nhìn những thành phố ven biển, thì không có một sự lựa chọn nào khác bởi vì chúng ta sẽ sử dụng nước thải, nhu tôi đã đề nghị, nếu bạn tìm nơi đặt hầu hết những nhà máy xử lý nước thải chúng được đặt bên trong các thành phố này. Đây là thành phố San Francisco, nơi đã có 1448 km đường ống nước thải nằm bên dưới thành phố và xả nước thải ra ngoài khơi. Mỗi một thành phố trên thế giới lại xử lý nước thải theo một cách khác nhau. Một số thành phố thì xử lý chúng. Một số khác thì xả thẳng ra ngoài. Nhưng trong tất cả các trường hợp, thứ nước được thải ra cực kỳ thích hợp cho việc trồng vi tảo. Vì thế hãy hình dung xem hệ thống sẽ trông như thế nào. Chúng tôi gọi nó là OMEGA, viết tắt của cụm từ Màng bọc trồng vi tảo ngoài khơi Ở NASA, bạn phải đặt những tên viết tắt hay ho. Vậy nó hoạt động ra sao? Tôi đã phần nào cho các bạn thấy cách nó hoạt động rồi. Chúng tôi đổ nước thải và nguồn khí CO2 nào đó vào cơ cấu nổi của chúng tôi, và nước thải đó cung cấp chất dinh dưỡng nuôi tảo, và chúng hấp thụ khí CO2, thứ đáng lẽ được thải ra ngoài không khí như một khí nhà kính Tảo sử dụng năng lượng mặt trời để phát triển, và năng lượng sóng trên mặt nước cung cấp năng lượng để trộn lẫn tảo, và nhiệt độ được kiểm soát bởi nhiệt độ nước xung quanh. Tảo này, trong lúc phát triển, sẽ tạo ra khí oxi như tôi đã đề cập, và chúng cũng sản xuất ra nhiên liệu sinh học, phân bón, thức ăn, và những sản phẩm phụ khác có ích từ tảo. Đây là một hệ thống lắp ráp. Điều đó có nghĩa là gì? Nó được mô đun hóa. Giả dụ nếu có điều gì bất ngờ xảy xa với một trong những mô đun. Bị rò rỉ. Bị sét đánh. Nước thải bị rò rỉ ra ngoài là nước vốn được thải ra ngoài biển trước đó, và tảo bị rò rỉ cũng đều tự phân hủy sinh học được, và bởi vì chúng sống trong môi trường nước thải, chúng là những loại tảo nước ngọt, nghĩa là chúng không thể sống trong nước mặn, nên chúng sẽ chết. Chất nhựa dùng để làm bể là một loại chất nhựa khá nổi tiếng mà chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm và chúng tôi sẽ làm lại các mô đun để có thể tái sử dụng chúng Có lẽ chúng tôi có thể sẽ đi xa hơn thế nếu nghĩ về hệ thống mà tôi đang cho các bạn xem điều đó nói rằng chúng tôi cần phải cân nhắc đến nguồn nước, nguồn nước ngọt, có thể sẽ là một vấn đề trong tương lai, và hiện tại chúng tôi đang xây dựng những phương pháp để tái chế nước thải. Vấn đề còn lại cần phải lưu tâm đó là bản thân của cấu trúc. Cầu trúc này cung cấp một bề mặt cho những thứ ở trên biển, và bề mặt này, được che phủ bởi rong biển và những sinh vật biển khác, sẽ trở thành môi trường sống tăng cường cho sinh vật biển do đó nó làm tăng độ đa dạng sinh học. Và cuối cùng, bởi vì nó là một cấu trúc nằm ngoài khơi, chúng ta có thể nghĩ trên phương diện có thể đóng góp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản ngoài khơi. Các bạn có lẽ đang nghĩ rằng, "Được, ý tưởng này nghe có vẻ được. Chúng ta có thể làm gì để chứng minh là nó khả thi?" Tôi đã dựng nên các phòng thí nghiệm ở Santa Cruz ở cơ sở California Fish and Game. Ở đó chúng tôi có những bể nước mặn lớn để thử nghiệm một vài ý tưởng trong số này. Chúng tôi còn làm thí nghiệm ở San Francisco, tại một trong ba nhà máy xử lý nước thải, lại để thử nghiệm ý tưởng. Và cuối cùng, chúng tôi muốn tìm một nơi để quan sát tác động của của công trình lên môi trường biển. Chúng tôi dựng một khu thực địa ở một nơi gọi là Moss Landing Marine Lab trong vịnh Monterey, chúng tôi đã làm việc ở cảng và quan sát tác động của nó lên các sinh vật biển. Phòng thí nghiệm ở Santa Cruz là phòng thí nghiệm độc lập Đó là nơi chúng tôi nuôi tảo, dính các mảnh nhựa, làm các công cụ, và mắc rất nhiều sai lầm, hay, như Edison nói, chúng tôi đang tìm 10 000 cách khiến hệ thống không hoạt động. chúng tôi đã nuôi tảo trong nước thải, và làm các công cụ, cho phép chúng tôi đi sâu vào đời sống của tảo để chúng tôi có thể giám sát sự sinh trưởng của chúng, điều gì kích thích chúng, làm sao để chúng tôi đảm bảo ràng chúng có một môi trường để tồn tại và phát triển. Tính năng quan trọng nhất mà chúng tôi cần phát triển là thứ được gọi là lò phản ứng quang sinh học, hay PBR. Đây là những cấu trúc nổi được trên mặt nước, được làm từ những loại chất dẻo rẻ tiền, cho phép tảo sinh trưởng. Chúng tôi đã xây dựng rất rất nhiều thiết kế, hầu hết trong số đó đều thất bại thảm hại, và khi chúng tôi tìm được một thiết kế thích hợp, ở khoảng 113 lít, chúng tôi nhân nó lên 1700 lít ở San Francisco. Để tôi cho các bạn thấy cách hệ thống hoạt động. Về cơ bản chúng tôi lấy nước thải và chọn một loại tảo cho vào đó, và chúng tôi luân chuyển chúng trong cấu trúc này, cấu trúc bằng nhựa dẻo, hình ống này, và chúng luân chuyển trong thứ này, và đương nhiên có cả ánh sáng mặt trời, phía trên bề mặt, và tảo sẽ sinh trưởng dựa vào dưỡng chất. Nhưng điều này cũng giống như bạn trùm đầu trong một túi ni lông vậy. Tảo sẽ không bị ngạt bởi CO2 như chúng ta. Chúng bị ngạt bởi chúng tạo ra oxy và chúng không hẳn bị ngạt, tuy nhiên oxi mà chúng tạo ra là một vấn đề, và chúng sử dụng hết lượng CO2. Vì thế việc tiếp theo mà chúng tôi phải tìm cách là làm sao để loại bỏ oxy, và chúng tôi đã dựng cái cột này với nhiệm vụ luân chuyển nước và đẩy CO2 trở lại bằng cách sục vào hệ thống trước khi cho nước lưu thông trở lại. Và thứ các bạn đang thấy là mẫu thử nghiệm, nỗ lực đầu tiên trong việc chế tạo ra kiểu cột này. Trục lớn hơn được chúng tôi lắp đặt ở San Francisco trong hệ thống ở đấy. Cột này thực ra còn một tính năng nữa rất hay, đó là tảo sẽ tích tụ lại trong cột, và điều này cho phép chúng tôi thu gom sinh khối tảo trong điều kiện dễ dàng nhất. Từ đó chúng tôi sẽ loại bỏ tảo lắng dưới đáy của cột này và sau đó chúng tôi có thể thu gom chúng bằng cách để cho tảo nổi lên trên bề mặt và vớt chúng bằng lưới. Rồi chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem hệ thống này sẽ có tác động gì lên môi trường biển, và tôi đã đề cập rằng chúng tôi đã làm thí nghiệm này tại một khu thực địa ở phòng thí nghiệm Moss Landing Marine Lab. Và đương nhiên chúng tôi phát hiện ra rằng vật liệu này bị quá tải bởi sự phát triển của tảo, nên chúng tôi cần phát triển một chu trình làm sạch Chúng tôi quan sát tương tác giữa chim biển và các sinh vật biển khác, và các bạn thấy đây là một con rái cá đang lấy làm thích thú với thứ này, và thỉnh thoảng lại trườn qua chiếc giường nổi này, và chúng tôi muốn thuê nó hoặc huấn luyện nó làm sạch bề mặt những thứ này. Nhưng đó là chuyện trong tương lại. Hiện tại điều mà chúng tôi đang làm nằm trong bốn lĩnh vực. Nghiên cứu của chúng tôi bao quát mặt sinh học của hệ thống nó bao gồm việc tìm hiểu cách tảo phát triển, những thứ ăn tảo và những thứ giết chết tảo. Chúng tôi làm những công việc kĩ thuật để xem chúng tôi cần gì để xây dựng công trình này không những ở quy mô nhỏ mà còn ở quy mô khổng lồ sẽ được yêu cầu sau này. Tôi đã đề cập đến việc quan sát chim và các loài động vật có vú dưới nước và về cơ bản xem những tác động lên môi trường của hệ thống và cuối cùng chúng tôi nhìn vào khía cạnh kinh tế, ý tôi là cần những năng lượng gì để chạy hệ thống? Liệu bạn có thu được nhiều năng lượng hơn lượng bạn phải bỏ vào hệ thống, để hệ thống hoạt động? Và rồi chi phí hoạt động? Và rồi vốn? Và về toàn bộ cơ cấu kinh tế? Nên để tôi nói với các bạn rằng việc này sẽ không dễ dàng và sẽ có rất nhiều việc để làm trong bốn lĩnh vực đó để có thể thực sự khiến hệ thống hoạt động. Nhưng ta không có nhiều thời gian. và tôi muốn cho các bạn thấy thiết kế nguyên mẫu của các nghệ sĩ về hệ thống này giả sử chúng ta đang ở một vịnh nào đó trên thế giới, và sau lưng chúng ta là hình ảnh của một nhà máy xử lý nước thải với những ống khói thải khí CO2, nhưng khi tính toán về mặt kinh tế của hệ thống, các bạn sẽ thấy rằng thực tế sẽ rất khó để khiến nó hoạt động Trừ khi bạn nhìn hệ thống như một biện pháp xử lý nước thải, thu gom khí thải, nơi đặt những tấm bảng quang điện, năng lượng sóng hay thậm chí năng lượng gió, và nếu bạn bắt đầu xem xét trên phương diện tích hợp tất cả những hoạt động khác này lại với nhau, bạn cũng có thể gộp nuôi trông thủy sản vào một cơ sở như thế. nơi mà chúng ta sẽ nuôi trồng hến hay sò điệp chúng ta sẽ nuôi hàu và những thứ khác có thể tạo ra những sản phẩm hay thực phẩm có giá trị và nó sẽ trở thành đầu tàu thị trường khi chúng ta xây dựng hệ thống này trên quy mô ngày càng lớn để cuối cùng nó có thể cạnh tranh với ý tưởng vì mục đích nhiên liệu. Thực ra luôn luôn có một câu hỏi lớn phát sinh. Bởi vì hiện tại nhựa đang không được hoan nghênh trên biển do đó chúng tôi đang tìm cách để tái chế hoàn toàn. Chúng ta sẽ làm gì với toàn bộ số nhựa cần thiết để dùng trong môi trường nước? Tôi không rõ mọi người biết điều này, nhưng ở California, có một số lượng nhựa khổng lồ đang được sử dụng trên các cánh đồng để che phủ cho cây, tấm màng này tạo nên những nhà kính tí hon ngay trên mặt đất, và nó làm ấm đất giúp cải thiện vụ mùa nó cho phép chúng ta kiểm soát cỏ dại, và dĩ nhiên giúp cho việc tưới tiêu hiệu quả hơn. Cho nên hệ thống OMEGA sẽ là một phần trong kết quả này và khi chúng tôi hết sử dụng nó ở dưới nước, chúng tôi hi vọng sẽ dùng chúng trên cả những cánh đồng. Chúng tôi sẽ đặt nó ở đâu, và nó sẽ trông ra sao khi ở trên biển? Đây là một bức hình những gì chúng tôi có thể làm ở vịnh San Francisco. San Francisco xả ra 246 triệu lít nước thải mỗi ngày. Và nếu chúng ta hình dung thời gian lưu trữ là năm ngày cho hệ thống này thì chúng ta cần đến thể tích 1230 triệu lít để chứa, và sẽ cần một diện tích khoảng 517 hecta những mô đun OMEGA này nổi trên Vịnh San Francisco. Diện tích đó hơn một phần trăm diện tích bề mặt của vịnh. Nó sẽ sản xuất ra 18707 lít trên mỗi hecta mỗi năm Nó sẽ sản xuất ra hơn 3.7 triệu lít nhiên liệu, tức khoảng 20 phần trăm lượng dầu diesel sinh học, hoặc lượng diesel tiêu thụ ở San Francisco, và đó là chưa kể việc tối ưu hóa hệ thống. Chúng ta có thể đặt hệ thống này ở những nơi nào nữa? Có rất nhiều sự lựa chọn. Tất nhiên là vịnh San Francisco như tôi đã đề cập. Vịnh San Diego là một ví dụ khác, Vịnh Mobile hay Vịnh Chesapeake, nhưng sự thực là, khi mà mực nước biển đang dâng cao sẽ có rất nhiều cơ hội mới để xem xét. (Cười) Điều tôi muốn nói với các bạn là một hệ thống tích hợp các hoạt động. Sản xuất nhiên liệu sinh học kết hợp với năng lượng thay thế kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Tôi bắt đầu tìm cách để sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững, và trong quá trình đó tôi nhận ra điều cần thiết cho sự bền vững là sự tích hợp hơn là sự sáng tạo Về lâu dài, tôi có niềm tin lớn ở trí tuệ tập thể và được kết nối của chúng ta. Tôi nghĩ những gì ta có thể đạt được hầu như không có giới hạn nếu chúng ta cởi mở triệt để và không quan tâm đến việc công lao sẽ thuộc về ai. Những giải pháp bền vững cho những vấn đề tương lai của chúng ta sẽ rất đa dạng sẽ rất nhiều. Tôi nghĩ chúng ta cần cân nhắc mọi việc Mọi việc từ alpha đến OMEGA. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay). (Vỗ tay). Chris Anderson: một câu hỏi nhanh giành cho anh, Jonathan. Liệu dự án này có phát triển tiếp ở NASA hay các anh cần nguồn tài trợ rất lớn về năng lượng xanh để đưa dự án vào thực tế? Jonathan Trent: Hiện giờ tại NASA đã đến giai đoạn chúng tôi muốn đưa nó ra ngoài khơi và có rất nhiều vấn đề để làm việc đó tại Mỹ bởi việc cấp phép còn hạn chế và thời gian cần thiết để được chấp thuận. để làm việc ngoài khơi. Tại thời điểm này, thực sự cần những người bên ngoài và chúng tôi đã công khai công nghệ này một cách triệt để chúng tôi sẽ đưa đến bất kỳ những ai quan tâm muốn dùng nó và nỗ lực biến nó thành hiện thực. CA: Thú vị đó. Các anh không giữ bản quyền Các anh công bố nó JT: Hoàn toàn đúng. CA: Được rồi. Cảm ơn anh rất nhiều. JT: Cảm ơn. (vỗ tay) Những tế bào gốc từ phôi thai thực sự là những tế bào đáng kinh ngạc. Chúng chính là bộ kit tự sửa chữa của cơ thể chúng ta, và chúng vạn năng, tức là chúng có thể biến đổi thành tất cả các tế bào trong cơ thể của chúng ta. Sớm thôi, chúng ta sẽ thực sự có thể dùng tế bào gốc để thay thế các tế bào bị hư hại hoặc nhiễm bệnh. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói với các bạn, vì ngay bây giờ đã có một điều thực sự đáng kinh ngạc mà chúng ta đang làm với tế bào gốc chúng có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận và chữa trị bệnh, lý giải tại sao chúng ta bị bệnh, và thậm chí là phát triển thuốc. Tôi thực sự tin rằng việc nghiên cứu tế bào gốc sẽ cho phép những đứa trẻ của chúng ta nhìn nhận bệnh Alzheimer và tiểu đường và những căn bệnh nghiêm trọng khác theo cách chúng ta đang làm với bệnh bại liệt hiện nay, như là một bệnh có thể phòng tránh được. Giờ đây, chúng ta đang sở hữu một điều đáng kinh ngạc, thứ có thể đem lại hy vọng cực kì to lớn cho loài người. Nhưng giống như IVF hơn 35 năm trước, cho tới ngày sinh của cậu bé Louis, liệu pháp này vẫn bị rào cản bởi tài chính và chính trị Những nghiên cứu then chốt này đang bị thách thức thay vì được hỗ trợ, và chúng ta đã nhận ra rằng: cần thiết phải có những phòng thí nghiệm cách ly an toàn, nơi mà nghiên cứu này có thể được phát triển mà không bị ảnh hưởng. Và vậy, vào năm 2005, chúng tôi đã xây dựng Phòng Thí nghiệm Tế bào gốc New York, để chúng ta có một tổ chức nhỏ chuyên về vấn đề này và hỗ trợ cho nó. Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng thế giới của cả nghiên cứu y học, phát triển thuốc và chữa trị, đang chiếm ưu thế bởi những tổ chức lớn, như các bạn có thể đoán. Nhưng trong lĩnh vực mới, thỉnh thoảng các tổ chức lớn thực sự gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp và thỉnh thoảng họ không thể đặt ra những câu hỏi đúng, và có một khoảng cách vô cùng lớn, ngày càng tăng lên giữa nghiên cứu chuyên sâu với các công ty dược và các kĩ thuật sinh học nơi chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ thuốc và việc điều trị của chúng ta, bởi vậy chúng ta nhận ra rằng để thực sự đẩy mạnh việc chữa trị và các liệu pháp, chúng ta sẽ phải nhấn mạnh vào 2 điều: các công nghệ mới, cũng như mô hình nghiên cứu mới. Vì nếu không thu hẹp khoảng cách đó lại, bạn thực sự sẽ ở chính vị trí của chúng ta hiện nay. Và đó là điều mà tôi muốn tập trung vào. Chúng ta đã tiêu tốn vài năm qua cân nhắc về điều này, tạo ra danh sách các việc mà chúng ta phải làm, và chúng ta đã phát triển một công nghệ mới, nó gồm phần mềm và phần cứng, mà thực sự có thể tạo ra hàng ngàn và hàng ngàn các dòng tế bảo gốc di truyền đa dạng để tạo ra một thư viện toàn cầu, hiện thân cần thiết cho chúng ta. Và chúng tôi làm điều này vì chúng tôi nghĩ nó thực sự cho phép chúng ta nhận ra tiềm năng, sự hứa hẹn, của tất cả các chuỗi gen người, nhưng nó cũng sẽ cho phép chúng ta, khi làm việc đó, thực sự làm các thử nghiệm lâm sàng với các tế bào người, không phải là các tế bào động vật, để đưa ra thuốc và cách chữa trị, mà chúng thực sự là có hiệu quả hơn, an toàn hơn, nhanh chóng hơn, và chi phí thấp hơn rất nhiều. Vì vậy hãy đặt nó theo một khía cạnh khác và đưa ra cho các bạn vài bối cảnh. Đây là một lĩnh vực cực kì mới. Vào năm 1998, những tế bào gốc từ phôi người đã lần đầu được phát hiện, và chỉ 9 năm sau, một nhóm các nhà khoa học ở Nhật Bản đã có thể lấy tế bào da và tái lập trình chúng với những con vi-rút cực mạnh để tạo ra một dạng tế bào gốc... gọi là tế bào gốc vạn năng nhân tạo hoặc chúng ta hay gọi là một tế bào IPS. Điều này thực sự là một tiến bộ đáng kinh ngạc, bởi vì mặc dù những tế bào này không phải là tế bào gốc từ phôi người, loại vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng, chúng thật thích hợp để sử dụng cho chẩn đoán bệnh và tiềm năng về nghiên cứu thuốc. Vài tháng sau đó, năm 2008, một trong số các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu đó. Ông lấy da sinh thiết, từ những người mang bệnh, ALS, hay như cách các bạn gọi nó ở Anh, bệnh nơron vận động Ông biến chúng thành tế bào IPS, thứ mà tôi vừa giải thích, và sau đó ông biến những tế bào IPS thành tế bào nơron vận động đã thật sự chết trong bệnh này. Về cơ bản điều ông đã làm là lấy một tế bào mạnh khỏe và chuyển hóa nó thành tế bào bệnh, và ông tái tạo chúng rất nhiều lần trong đĩa và điều đó thực sự đáng kinh ngạc, bởi vì đó là lần đầu tiên chúng ta có một khuôn mẫu của một bệnh từ một bệnh nhân sống và từ các tế bào người sống. Và khi quan sát căn bệnh diễn ra, ông đã khám phá ra cách các nơron vận động chết vì căn bệnh theo một cách khác biệt so với các nghiên cứu trước. Có một loại tế bào khác thực sự đã thải ra một loại độc tố và góp phần tới cái chết của những nơron vận động này. Và bạn không thể dễ dàng thấy nó cho tới khi bạn có mẫu của người. Vậy nên bạn có thể nói rằng các nhà nghiên cứu đang cố hiểu nguyên nhân của bệnh mà không có những mẫu tế bào gốc của người giống như những nhà điều tra đang cố gắng để tìm ra những sai lầm khủng khiếp trong một vụ tai nạn máy bay mà không có hộp đen, hoặc bộ nhớ máy bay Họ có thể giả thuyết rằng có gì đó đã sai nhưng họ không có cách nào để biết thứ gì đã dẫn tới tai nạn kinh khủng đó. Và tế bào gốc đã thực sự cho chúng ta hộp đen cho các căn bệnh, và nó là một hướng đi mới Thật sự là quá kinh ngạc, vì bạn có thể tóm tắt lại rất nhiều, rất nhiều căn bệnh trong đĩa, và bạn có thể thấy thứ gì đang bị sai lệch trong tương tác của tế bào trước khi bạn thấy được các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân Và điều này mở ra một khả năng mới được hy vọng rằng sẽ trở thành một thứ thông thường trong thời gian tới, trong việc sử dụng tế bào người để kiểm định thuốc. Hiện nay, phương pháp kiểm định thuốc là một thách thức. Để đưa thuốc thành công vào thị trường, mất trung bình khoảng 13 năm - cho mỗi loại thuốc với khoảng 4 tỉ dollar bị tiêu tốn và chỉ 1% của thuốc được phân phối ra ngoài thị trường. Bạn không thể tưởng tượng lĩnh vực kinh doanh khác mà có thể đạt tới những con số này. Một mô hình kinh doanh khủng khiếp Nhưng nó còn là một mô hình xã hội tồi hơn vì những thứ trong đó và chi phí chúng ta phải trả. Vì vậy cách chúng ta phát triển thuốc hiện nay là bằng cách thử nghiệm các hợp chất có triển vọng. Chúng ta không có những mẫu bệnh với tế bào người, vậy nên chúng ta thử nghiệm chúng trên tế bào chuột hoặc các sinh vật khác hoặc tế bào chúng ta thiết kế nhưng chúng không có những đặc tính của bệnh mà chúng ta đang thật sự cố chữa trị. Bạn biết đấy, chúng ta không phải chuột, và chúng ta không thể đi vào bên trong một người sống với một căn bệnh chỉ để lấy ra một vài tế bào não hay tế bào tim và bắt đầu tiến hành các xét nghiệm để tìm ra một loại thuốc triển vọng. Nhưng những gì ta có thể làm với tế bào gốc của người lúc này là tạo ra các đại diện, tạo ra tế bào từ thần kinh vận động tới tế bào tim đang đập hay tế bào gan hay bất cứ tế bào nào. Và bạn có thể thử nghiệm thuốc, những hợp chất có hoạt tính, trên tế bào thật mà bạn đang cố tác động đến. Điều đó đang diễn ra và nó thật phi thường. Bạn sẽ biết ngay từ đầu, từ giai đoạn đầu tiên của thí nghiệm và các phép thử. Bạn sẽ không phải chờ tới 13 năm tới khi bạn đưa thuốc ra thị trường, chỉ để nhận ra rằng nó không thực sự hiệu quả, thậm chí còn có hại cho người. Nhưng nó vẫn chưa đủ khi nghiên cứu trên tế bào của một vài người hay của một nhóm nhỏ, vì chúng ta cần phải nhìn lại. Ta phải nhìn vào bức tranh tổng thể. Hãy nhìn căn phòng này. Chúng ta đều khác biệt. Tôi có thể mắc một căn bệnh, nếu tôi mắc bệnh Alzheimer hay Parkinson nó có thể sẽ tác động tới tôi khác với cách nó tác động tới bạn, nếu bạn chẳng may mắc phải. Và nếu chúng ta đều mắc bệnh Parkinson và ta nhận cùng một cách điều trị, nhưng vì chúng ta có kiểu gen khác nhau, thì chúng ta vẫn có thể có các kết quả khác nhau và rất có thể một loại thuốc hoạt động hiệu quả tới tôi lại trở nên vô dụng đối với bạn. Tương tự, một loại thuốc có hại với bạn lại có thể an toàn với tôi. và điều này rất hiển nhiên, những tiếc thay nó không phải cách mà công nghiệp dược phẩm đang phát triển thuốc vì cho đến giờ vẫn chưa có công cụ. Do đó, chúng ta cần phải bỏ qua ý tưởng "một loại cho tất cả" này. Cách mà ta đã và đang phát triển thuốc giống như đi vào một tiệm giày, không ai hỏi cỡ của bạn, hoặc bạn mua giày nhảy hay leo núi. Họ chỉ nói: "Ồ, bạn có chân, đây là giày của bạn" Cơ thể chúng ta thì không giống như vậy, nó phức tạp hơn việc mua giày rất nhiều lần. Vì vậy chúng ta phải thay đổi. Có một ví dụ đáng buồn trong thập kỉ vừa qua. Có một loại thuốc rất tốt, thực ra là một nhóm thuốc, cụ thể là Vioxx. Đối với những người bị viêm khớp nặng, nó thực sự là phao cứu sinh. Nhưng không may, một nhóm nhỏ bệnh nhân, phải chịu tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến tim mạch. Và đối với một nhóm bệnh nhân khác, tác dụng phụ về tim mạch nghiêm trọng đến mức có thể gây tử vong. Nhưng hãy tưởng tượng một viễn cảnh khác, khi chúng ta có sự đa dạng về gen của các tế bào tim mạch, để thử nghiệm loại thuốc đó trên đĩa petri, và tìm ra rằng người mang loại gen này có thể sẽ gặp tác dụng phụ về tim mạch, những người có nhóm gen kia, khoảng 25,000 người, sẽ không gặp phải vấn đề gì. Những người mà thuốc có tác dụng có thể tiếp tục dùng thuốc. Những người mà thuốc phản tác dụng, không bao giờ được dùng nó. Bạn có thể tưởng tượng các kết cục khác nhau cho các công ty phải thu hồi thuốc. Điều đó thật kinh khủng. Chúng ta nghĩ rằng khi cố giải quyết vấn đề này, thì hiển nhiên phải nghĩ tới gen, phải nghĩ tới thử nghiệm trên người. Nhưng còn một vấn đề căn bản, vì hiện nay, các dòng tế bào gốc rất phi thường, và dòng chỉ là các nhóm tế bào, chúng được tạo ra thủ công, từng tế bào một, mất khoảng vài tháng. Việc này không dễ nhân số lượng lớn, và khi bạn làm thủ công, kể cả trong điều kiện tốt nhất, có nhiều kĩ thuật khác nhau. Và bạn phải biết rằng khi làm thuốc, như Aspirin mà bạn chuẩn bị lấy ra khỏi chai vào thứ Hai, phải giống Aspirin mà bạn sẽ lấy ra khỏi chai vào thứ Tư. Chúng ta nhìn vào nó và nghĩ, làm thủ công thật tuyệt, trang phục, bánh mì, đồ mĩ nghệ. Nhưng thủ công trong tế bào gốc không như vậy, chúng ta phải đương đầu với nó. Kể cả như vậy, vẫn còn một rào cản khác, và nó thực sự mang chúng ta trở lại với bản đồ gen người, vì chúng ta đều khác biệt. Chúng ta biết trình tự gen người bao gồm A, C, G, T làm thành mã di truyền, và nhìn vào mã gen đó giống nhìn vào 1 và 0 trong mã máy tính, mà không có cái máy tính nào có thể đọc nó. Giống như có một ứng dụng mà không có smartphone. Chúng ta cần có một con đường để mang sinh học tới dữ liệu khổng lồ đó. Và cách làm là cần tìm một vật thay thế sinh học, mà có thể chứa đựng toàn bộ mã di truyền, nhưng phải xử lý chúng theo cách nào đó để có thể được đọc cùng lúc, và có thể tạo ra đại diện tuyệt vời này. Chúng ta cần tế bào gốc từ tất cả các nhóm gen có thể đại diện cho chúng ta. Và đây là những gì chúng ta đang xây dựng. Nó là một công nghệ máy tự động. Nó có khả năng sản sinh hàng ngàn dòng tế bào gốc. Nó xử lý trên gen. Nó có khả năng xử lý song song khổng lồ, và nó sẽ thay đổi cách tìm ra thuốc. Chúng tôi hi vọng, và tôi nghĩ sẽ xảy ra thôi, rằng chúng ta sẽ cần rà soát lại thuốc, trên những chuỗi thế này, cho tất cả các loại thuốc đang tồn tại. Trong tương lai, bạn sẽ dùng thuốc và điều trị đã được kiểm tra tác dụng phụ trên tất cả các tế bào quan trọng, như tế bào não, tim và gan. Nó thực sự đưa chúng ta đến ngưỡng cửa của y học cá thể hóa. Ngay lúc này, trong gia đình chúng tôi, con trai tôi bị tiểu đường tuýp 1, đó là một căn bệnh không chữa được, và tôi đã mất bố mẹ vì bệnh tim và ung thư nhưng tôi nghĩ rằng câu chuyện của tôi cũng giống các bạn vì một phiên bản nào đó của nó chính là câu chuyện của bạn. Ở một vài thời điểm trong cuộc sống, tất cả chúng ta và những người mà ta quan tâm, sẽ trở thành bệnh nhân. Đó là lí do vì sao tôi nghĩ rằng nghiên cứu tế bào gốc cực kì quan trọng đối với chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Mười lăm năm trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng phần lớn sự phát triển của não bộ diễn ra trong những năm đầu của cuộc đời. Trở lại 15 năm về trước, chúng ta không có khả năng để khám phá bên trong bộ não trên cơ thể sống' . và theo dõi sự phát triển của nó trong suốt cuộc đời. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, do sự tiến bộ trong công nghệ ghi hình ảnh não như chụp cộng hưởng từ, hay MRI, các nhà thần kinh học đã bắt đầu khám phá bên trong bộ não con người ở mọi lứa tuổi, và theo dõi những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của não, vì vậy chúng tôi sử dụng MRI để tạo một bản chụp, hay một bức ảnh với độ phân giải cao về cấu trúc bên trong của não người, và chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi như có bao nhiêu chất xám trong não, và nó thay đổi như thế nào theo lứa tuổi? Và chúng tôi cũng sử dụng chức năng MRI, gọi là fMRI, để làm một video, một bộ phim, về hoạt động của bộ não khi những người tham dự tham gia vào một số công việc như suy nghĩ hay cảm nhận một cái gì đó. Vì vậy, nhiều phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đều đưa vào những kiểu nghiên cứu như thế này và chúng ta thực sự có một bức ảnh giàu nội dung và chi tiết về sự phát triển của não bộ, hình ảnh này đã thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta nghĩ về sự phát triển của bộ não con người bằng cách tiết lộ rằng nó không chỉ phát triển trong thời thơ ấu, mà thay vào đó, vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thời thanh thiếu niên cho đến khi 20 hay 30 tuổi. Vậy nên giai đoạn thiếu niên được coi là giai đoạn trong cuộc đời mà bắt đầu những thay đổi sinh học, nội tiết tố, vật lý của tuổi dậy thì và kết thúc khi một cá nhân đạt đến một độ ổn định, một vai trò độc lập trong xã hội. (Cười) Nó có thể tiếp diễn trong một thời gian dài. (Cười) Một trong những vùng não mà thay đổi đáng kể nhất trong giai đoạn thiếu niên được gọi là vỏ não ở trán. Và đây là mô hình của bộ não con người, và đây là vỏ não ở trán, ở ngay phía trước. Vỏ não ở trán là một khu vực thú vị. Ở người, nó lớn hơn rất nhiều so với loài khác và nó kéo theo một loạt các đạc trưng như chức năng nhận thức cao, như việc ra quyết định, lập kế hoạch, lập kế hoạch những gì bạn sẽ làm vào ngày mai hoặc tuần tới hoặc năm tới, kiềm chế hành vi không phù hợp ngăn bạn thốt ra một cái gì đó thô lỗ hoặc làm một cái gì đó ngu ngốc. Nó cũng tham gia vào các tương tác xã hội, hiểu biết về người khác, và tự nhận thức về bản thân. Vì vậy, các nghiên cứu MRI về sự phát triển của khu vực này đã cho thấy rằng nó thực sự phải trải qua sự phát triển đáng kể trong giai đoạn niên thiếu. Vì vậy, nếu bạn nhìn vào lượng chất xám, ví dụ, lượng chất xám trong độ tuổi từ 4 đến 22 gia tăng trong thời thơ ấu, đó là những gì bạn có thể nhìn thấy trên biểu đồ này. Và đỉnh điểm là tuổi chớm vị thành niên. Các mũi tên biểu thị cao điểm của lượng chất xám trong vỏ não ở trán. Bạn có thể thấy rằng đỉnh này sẽ xuất hiện một vài năm muộn hơn ở bé trai so với bé gái, và đó có lẽ là vì thường thì các chàng trai trải qua tuổi dậy thì một vài năm muộn hơn so với các cô gái, và sau đó trong thời thiếu niên, có một sự suy giảm đáng kể lượng chất xám trong vỏ não ở trán. Điều này nghe có vẻ xấu, nhưng trên thực tế đó là một quá trình phát triển thực sự quan trọng, bởi vì chất xám chứa các tế bào và các kết nối giữa tế bào các khớp thần kinh (xi-náp) và sự suy giảm khối lượng chất xám trong vỏ não trước trán được cho là tương ứng với sự cắt tỉa xi-náp, loại bỏ những xi-náp không mong muốn. Đây là một quá trình thực sự quan trọng. Nó phụ thuộc một phần vào môi trường mà động vật hoặc con người sống trong đó, và xi-náp đang được sử dụng được tăng cường, và xi-náp không được sử dụng trong môi trường cụ thể đó sẽ bị cắt bỏ đi. Bạn có thể nghĩ về nó như việc cắt tỉa cành hoa hồng vậy. Bạn cắt đi những nhánh yếu hơn do đó, các nhánh còn lại, những nhánh quan trọng, có thể phát triển mạnh mẽ hơn, và quá trình này, có hiệu quả tinh chỉnh mô não dựa theo môi trường của một loài cụ thể, đang xảy ra ở vỏ não trước trán và các vùng não khác trong thời niên thiếu của con người. Vì vậy, phương pháp thức hai của điều tra mà chúng tôi sử dụng để theo dõi thay đổi não giai đoạn niên thiếu là MRI chức năng để xem xét những thay đổi trong hoạt động của não qua các năm Vì vậy tôi sẽ chỉ cho bạn một ví dụ từ phòng thí nghiệm của mình. Trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi quan tâm đến bộ não xã hội, điều đó có nghĩa là mạng lưới các vùng não mà chúng tôi sử dụng để hiểu và tương tác với người khác. Vì vậy, tôi muốn trưng ra một bức ảnh của một trò chơi bóng đá để minh họa hai khía cạnh về việc bộ não xã hội của bạn làm việc như thế nào Thế nên, đây là một trò chơi bóng đá. (Tiếng cười) Michael Owen mới bỏ lỡ một mục tiêu, và anh ấy nằm dài trên sân và khía cạnh đầu tiên của bộ não xã hội rằng hình ảnh minh hoạ theo cách thực sự độc đáo về phản ứng về mặt xã hội và tình cảm tự động và bản năng trong vòng một tíc tắc Michael Owen đã đá hỏng, tất cả mọi người đều làm điều tương tự với cánh tay của mình và tương tự với khuôn mặt của họ, thậm chí cả Michael Owen anh ta nằm dài ra dọc theo sân cỏ, làm điều tương tự với cánh tay của mình và có lẽ cũng có một biểu hiện tương tự trên khuôn mặt và người duy nhất không như thế là những người đàn ông áo vàng ở đằng sau — (cười) — và tôi nghĩ rằng họ đang ở sai khán đài, và họ đang thực hiện một phản ứng cảm xúc xã hội mà tất cả chúng tai đều nhận ra ngay lập tức, và đó là khía cạnh thứ hai của não bộ xã hội mà bức ảnh này đã minh hoạ rất tốt, về việc chúng tôi đọc hành vi của người khác tốt đến cỡ nào thông qua hành động, cử chỉ của họ, biểu hiện trên khuôn mặt của họ, xét về khía cạnh những cảm xúc bên dưới và những trạng thái tinh thần. Vì vậy, bạn không cần phải vặn hỏi bất kỳ ai trong số những người này. Bạn có một linh cảm khá tốt về những gì họ đang cảm thấy và suy nghĩ ở thời điểm chính xác này. Đó là những gì chúng tôi quan tâm khi nhìn vào phòng thí nghiệm của mình. Trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi đưa thanh thiếu niên và người lớn đến để thực hiện quét não, chúng tôi cung cấp cho họ một số công việc bao gồm suy nghĩ về người khác, tâm trí của họ, các trạng thái tâm thần, cảm xúc, và một trong những phát hiện rằng chúng tôi đã tìm thấy một vài lần, giống như các phòng thí nghiệm khác trên thế giới cũng đã tìm ra đó là một phần vỏ não trước trán được gọi là phần giữa vỏ não trước trán, được hiển thị bằng màu xanh trên màn hình, và ngay ở giữa vỏ não trước trán trên đường chính giữa đầu của bạn. Vùng này hoạt động nhiều hơn ở thiếu niên, khi đưa ra các quyết định xã hội và suy nghĩ về người khác hơn là ở người lớn, và điều này là thực sự một ẩn dụ phân tích cho chín nghiên cứu khác nhau về lĩnh này từ các phòng lab khắp nơi trên thế giới, và tất cả chúng đều hiển thị cùng một điều, rằng hoạt động của phần giữa vỏ não trước trán suy giảm trong thời niên thiếu. Và chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là bởi vì thanh thiếu niên và người lớn sử dụng phương pháp tinh thần khác nhau, các chiến lược nhận thức khác nhau, để đưa ra quyết định xã hội, và một cách để nhìn vào đó là để thực hiện nghiên cứu hành vi theo đó, chúng tôi đưa mọi người vào phòng thí nghiệm cung cấp cho họ một số loại nhiệm vụ hành vi và tôi sẽ chỉ cho bạn một ví dụ về các loại nhiệm vụ mà chúng tôi sử dụng trong phòng thí nghiệm. Vì vậy hãy tưởng tượng rằng bạn đang tham gia vào một trong những thí nghiệm của chúng tôi. Bạn bước vào phòng thí nghiệm, bạn thấy công việc được hệ thống hoá này. Trong nhiệm vụ này, bạn thấy một tập hợp các kệ sách. Bây giờ, có một số vật phẩm trên các kệ này, trên một vài cái, và bạn sẽ nhận thấy có một người đứng đằng sau các kệ, và có một số vật mà anh ta không thể nhìn thấy. Chúng bị bịt kín, từ góc nhìn của anh ta, với một mẩu gỗ màu xám. Đây là cùng một tập hợp các kệ từ góc nhìn của anh ấy. Để ý rằng chỉ có một vài đồ vật mà anh ta có thể nhìn thấy, trong khi có rất nhiều đồ vật khác mà bạn có thể thấy được. Bây giờ công việc của bạn là di chuyển các đồ vật. người điều hành, đứng đằng sau các kệ, sẽ hướng dẫn bạn di chuyển chúng, nhưng hãy nhớ rằng, anh ta sẽ không yêu cầu bạn di chuyển những món đồ mà anh ta không thể nhìn thấy. Điều này dẫn đến một điều kiện thực sự thú vị theo đó dẫn đến một loại xung đột giữa góc nhìn của bạn và góc nhìn của người điều hành. Vì vậy hãy tưởng tượng anh ta nói với bạn để di chuyển chiếc xe tải phía trên bên trái. Có ba chiếc xe tải ở đó. Và bạn đang theo bản năng của mình chọn lấy chiếc xe tải màu trắng, bởi vì đó là chiếc xe tải phía trên từ góc nhìn của bạn, nhưng sau đó bạn cần phải ghi nhớ, "Oh, anh ta không thể thấy chiếc xe đó, thế có nghĩa là anh ta muốn mình di chuyển chiếc màu xanh, " là chiếc nằm bên trên từ góc nhìn của anh ấy. Bây giờ thì tin hay không, những người lớn bình thường, khỏe mạnh, thông minh như các bạn phạm lỗi trong 50 phần trăm thời gian thử nghiệm. Họ di chuyển chiếc xe màu trắng thay vì chiếc màu xanh. Vì vậy, chúng tôi giao nhiệm vụ này cho cả thanh thiếu niên và người lớn, và chúng tôi cũng có một điều kiện kiểm soát khi mà không có người điều hành và thay vào đó, chúng tôi cho họ một điều luật Chúng tôi nói với họ, được rồi, chúng ta sẽ làm y như vậy nhưng lần này không có người điều hành. Thay vào đó các bạn sẽ bỏ qua các vật phẩm trên nền màu xám đậm. Bạn sẽ thấy rằng đó chính xác là cùng một điều kiện, chỉ là họ cần phải nhớ áp dụng quy tắc này khi không có người điều hành còn khi có đạo diển họ cần phải nhớ chú ý đến tầm nhìn của đạo diễn trong khi anh ta hướng dẫn hành vi cho họ. Được rồi, nếu tôi chỉ cho bạn thấy tỷ lệ phần trăm lỗi trong một nghiên cứu quy mô lớn mà chúng tôi đã làm, Đây là trong một nghiên cứu với các đối tượng từ bảy đến tuổi trưởng thành, và những gì bạn sẽ thấy là tỷ lệ phần trăm lỗi trong nhóm người lớn trong cả hai điều kiện, màu xám là điều kiện có người điều hành, và bạn thấy đấy những người lớn thông minh của chúng ta mắc lỗi trong khoảng 50 phần trăm thời gian thử nghiệm, trong khi lại mắc ít lỗi hơn khi không có người điều hành, khi mà họ chỉ việc ghi nhớ quy luật bỏ qua các đồ vật trên nền xám. Mở rộng ra, hai điều kiện này phát triển theo chính xác cùng một cách. Giữa giai đoạn cuối thời thơ ấu và giữa thời thiếu niên, đó là một sự cải thiện, nói cách khác là một sự giảm lỗi, trong cả hai cuộc thử nghiệm này, trong cả hai điều kiện này. Nhưng đó là khi bạn so sánh hai nhóm cuối, nhóm giữa tuổi thiếu niên và nhóm người lớn thực sự thú vị là không có cải thiện nào trong điều kiện không có người điều hành. Nói cách khác, tất cả những gì bạn cần làm là ghi nhớ quy tắc và áp dụng nó dường như đã được phát triển đầy đủ khi bước vào giai đoạn giữa tuổi thiếu niên, trong khi ngược lại, Nếu nhìn vào hai thanh màu xám phía cuối, vẫn có sự cải thiện đáng kể trong điều kiện có người điều hành giữa gia đoạn giữa của tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành, Điều này có nghĩa là khả năng để để ý đến góc nhìn của một ai đó khác khi hướng dẫn hành vi, điều mà chúng ta vẫn làm trong cuộc sống hàng ngày là một cái gì đó mà vẫn còn đang phát triển trong giai đoạn giữa và cuối tuổi thiếu niên Vì vậy, nếu bạn có một con trai hay con gái ở độ tuổi này mà bạn nghĩ rằng chúng có vấn đề trong việc để ý đến quan điểm của người khác, thì bạn đang đúng đấy. Và đây là lý do tại sao. Chúng ta đôi khi cười nhạo về các trẻ vị thành niên Chúng nhại lại, thậm chí là thảm hoạ trên các phương tiện truyền thông vì các hành vi tiêu biểu thưở thiếu thời của chúng. Chúng mạo hiểm, đôi khi thất thường, chúng rất vị kỷ. Tôi có một câu chuyện thực sự tốt đẹp từ một người bạn của mình người nói rằng điều ông nhận thấy nhiều nhất ở hai đứa con gái thiếu niên của mình trước và sau tuổi dậy thì là mức độ bối rối khi đứng trước anh ta. Vì vậy, anh nói, "Trước tuổi dậy thì, nếu hai đứa con gái của tôi quậy tung một cửa hàng, tôi sẽ nói, ' Hey, dừng quậy nữa và ba sẽ hát bài hát yêu thích của các con,' và ngay lập tức chúng sẽ ngừng lại và anh ta sẽ hát cho chúng nghe bài hát yêu thích của chúng. Sau tuổi dậy thì, điều đó trở thành một mối đe dọa. (Tiếng cười) Khái niệm về việc cha của chúng sẽ hát ở nơi công cộng cũng đủ làm chúng hành xử tốt trở lại Do đó, mọi người thường hỏi, "Vâng, vậy tuổi thiếu niên có phải là một hiện tượng gần đây không? Nó là cái mà chúng ta đã phát minh ra, gần đây. ở phương Tây ư?" Và trên thực tế, câu trả lời có lẽ là không. Có rất nhiều mô tả về thanh thiếu niên trong lịch sử mà nghe có vẻ rất giống với các mô tả chúng ta sử dụng ngày nay. Có một câu nói nổi tiếng của Shakespeare từ "The Winter's Tale" nơi mà ông mô tả tuổi thiếu niên như sau: "Tôi sẽ ở đó khi mà không có độ tuổi từ mười và hai mươi ba, hoặc tuổi trẻ đó sẽ ngủ say suốt phần còn lại; khi mà không có gì xen giữa ngoại trừ cặp kè với gái có con, đối đầu với tổ tiên, ăn cắp và chiến đấu." (Tiếng cười) sau đó, ông tiếp tục thốt lên rằng, "Đã nói rồi, bất kỳ cái gì trừ những bộ não sục sôi của tuổi nười chín và hai mươi hai sẽ săn lấy trong thời tiết này?" (Tiếng cười) Như vậy, gần 400 năm về trước, Shakespeare đã vẽ ra chân dung của những thanh thiếu niên cũng tương tự như điều mà chúng ta miêu tả về chúng ngày hôm nay, nhưng này nay chúng ta cố gắng thấu hiểu hành vi của chúng trên khía cạnh những thay đổi tiềm ẩn xảy ra bên trong não bộ. Lấy việc mạo hiểm làm ví dụ, Chúng ta biết được rằng thanh thiếu niên có xu hướng liều lĩnh. Thực sự là như vậy Chúng liều lĩnh hơn trẻ em hay người lớn, và chúng có thiên hướng trở nên liều lĩnh khi ở với bạn bè. Đó là một động lức quan trọng để trở nên độc lập khỏi cha mẹ và để gây ấn tượng của một trong những người bạn ở tuổi thanh thiếu niên. Nhưng bây giờ, chúng tôi cố gắng hiểu điều đó xét về sự phát triển của một phần bộ não được gọi là hệ thống rìa, Vì vậy, tôi sẽ cho bạn thấy hệ thống rìa màu đỏ trên màn hình phía sau tôi đây, và cũng nằm trên bộ não này. Hệ thống rìa nằm sâu bên trong não, và có liên quan đến những thứ như xử lý cảm xúc và xử lý phần thưởng. Nó mang lại cho bạn những cảm giác tưởng thưởng khi làm cái gì đó vui vẻ, bao gồm cả việc chấp nhận rủi ro. Nó cho bạn một cú hích để liều. Và khu vực này, các khu vực trong hệ thống rìa, được tìm thấy là vô cùng nhạy cảm với các cảm giác khen thưởng khi chấp nhận rủi ro ở thanh thiếu niên khi so sánh với người lớn, vào thời điểm rất giống nhau, vỏ não trước trán, mà bạn có thể nhìn thấy, có màu xanh trên màn hình ở đây, ngăn không cho chúng ta nhận lấy quá nhiều rủi ro vẫn còn đang tiếp tục phát triển rất nhiều ở thanh thiếu niên. Vì vậy, nghiên cứu về não đã chỉ ra rằng bộ não vị thành niên phải trải qua một sự phát triển thực sự khá sâu sắc, và điều này là kết quả của giáo dục, phục hồi chức năng, và sự can thiệp. Môi trường, bao gồm cả việc giảng dạy, có thể định hình bộ não đang phát triển ở tuổi thiếu niên , và chưa hết, nó chỉ là có liên hệ tương đối với những gì chúng ta thường xuyên giáo dục gần đây thanh thiếu niên ở phương Tây. Tất cả bốn ông bà của tôi, ví dụ, bỏ học trong giai đoạn đầu của thời niên thiếu. Họ đã không có sự lựa chọn. Và vẫn còn nhiều trường hợp như thế, với rất nhiều, rất nhiều thanh thiếu niên trên thế giới ngày nay. Bốn mươi phần trăm thanh thiếu niên không được tiếp cận với giáo dục bậc trung học. mà đây lại là giai đoạn mà não bộ đặc biệt thích nghi và dễ uốn nắn. Đó là một cơ hội tuyệt vời để học tập và sáng tạo. Vì vậy, những gì đôi khi được coi là vấn đề với thanh thiếu niên -chấp nhận rủi ro cao, thiếu kiểm soát quá vị kỷ — thì không nên bị kỳ thị. Điều đó thực sự phản ánh những thay đổi trong não mà mang đến một cơ hội tuyệt vời cho giáo dục và phát triển xã hội. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Đã đến lúc bắt đầu thiết kế cho đôi tai của chúng ta. Kiến trúc sư và thiết kế thường tập trung vào những thứ này. Họ dùng mắt để thiết kế và thiết kế cho đôi mắt, vì thế ta phải ngồi trong nhà hàng có khung cảnh thế này (ồn) và âm thanh lại thế này phải hét lên dù chỉ cách 1 bước chân để người cùng bàn có thể nghe được. hay tại sao ta lên máy bay - (tiếng thông báo) - tốn 20 triệu bảng để nghe ai đó nói chuyện qua chiếc điện thoại lỗi thời với hệ thống âm thanh rẻ tiền, khiến chúng ta phải kinh ngạc. Chúng ta tạo ra những môi trường làm chúng ta phát điên lên. (Tiếng cười) Và không chỉ chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. mà còn sức khỏe của chúng ta, hành vi xã hội, và cả năng suất của chúng ta nữa. Ảnh hưởng như thế nào? Có hai loại Đầu tiên là ngoại cảnh. Tôi có hẳn một bài TEDTalk về vấn đề này. Âm thanh ảnh hưởng đến chúng ta về mặt sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi trong mọi thời điểm. Âm thanh ảnh hưởng đến chúng ta dù chúng ta không nhận ra điều đó. Tuy nhiên, còn một cách nữa. Đó là sự can thiệp. Giao tiếp đòi hỏi việc gửi và nhận, và tôi có một bài TEDTalk khác về tầm quan trọng của nghe có chủ ý, nhưng dù tôi có gửi đi thế nào, và các bạn nghe tập trung ra sao đi nữa. Nếu tôi gửi nó đi trong một không gian không được hiệu quả, việc giao tiếp không thể diễn ra. Không gian thường bao gồm tiếng ồn và âm thanh. Một căn phòng thế này có âm thanh, căn phòng này có âm thanh rất tốt. Nhiều phòng khác lại không được như vậy. Để tôi cho bạn 1 số ví dụ từ vài lĩnh vực mà tôi nghĩ chúng ta đều quan tâm: sức khỏe và giáo dục. (Tiếng ồn) Khi tôi đi thăm bố tôi bị bệnh nan y trong một bệnh viện, tôi đã tự hỏi, làm sao mọi người có thể khỏe lại trong một nơi ồn ào như thế này? Âm thanh trong bệnh viện luôn tệ hại. Mức độ tiếng ồn đã tăng gấp đôi trong vài năm qua, và nó không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà cả những người làm việc ở đó. Tôi nghĩ chúng ta không muốn có bất kì lỗi phân phát thuốc nào, phải không? Nhưng mà, khi mức độ tiếng ồn tăng, những lỗi phân phát thuốc của nhân viên cũng tăng. Hầu hết ảnh hưởng đến bệnh nhân, và đó có thể là bạn, đó có thể là tôi. Giấc ngủ rất quan trọng cho sự hồi phục. Đó là lúc chúng ta hồi phục, xây dựng lại bản thân, và với những tiếng ồn nguy hiểm như vậy, cơ thể của bạn, ngay cả khi bạn có thể ngủ, cơ thể bạn đang tự nhủ, "Tôi đang bị đe dọa. Đây là sự nguy hiểm" Và chất lượng giấc ngủ của ta bị giảm, cả sự phục hồi nữa. Có những lợi ích rất lớn để ta tiến tới thiết kế cho đôi tai trong việc chăm sóc sức khỏe. Lĩnh vực tôi dự định nghiên cứu trong năm nay là Giáo dục. Khi tôi thấy một lớp học như thế này, bạn nghĩ nó ồn chừng nào? Tôi buộc phải hỏi bản thân. ("Kiến trúc sư có tai không?") (cười) Nói vậy có hơi bất công. Một vài bạn thân của tôi là kiến trúc sư. (Tiếng cười) Và chắc chắn là họ có tai. Nhưng tôi nghĩ đôi khi họ không dùng chúng khi họ thiết kế các tòa nhà. Sau đây là một trường hợp. Đây là một học viện hàng đầu trị giá 32 triệu bảng được xây gần đây ở Anh và được thiết kế bởi một trong những kiến trúc sư hàng đầu nước Anh. Không may, nó được thiết kế như một trụ sở công ty với một hội trường trung tâm rộng và phòng học dọc theo mà không hề có tường phía sau. Bọn trẻ không thể nghe tiếng giáo viên Họ đã phải quay lại và bỏ ra 600,000 bảng để xây thêm tường. Hãy chấm dứt sự điên rồ của việc xây phòng học mở ngay đi, làm ơn. Không chỉ những tòa nhà hiện đại phải chịu ảnh hưởng. Các phòng học kiểu cũ cũng vậy. Một nghiên cứu ở Florida vài năm trước cho thấy nếu bạn ngồi ở nơi chụp bức ảnh này trong phòng học, hàng thứ 4, khả năng nghe hiểu chỉ vào khoảng 50%. các em không nghe thấy 1 trong 2 từ. Không phải là chúng chỉ được giáo dục một nửa, nhưng chúng còn phải học hành rất chăm chỉ để liên kết và hiểu được những gì đang xảy ra. Điều này bị ảnh hưởng mạnh bởi thời gian dội âm, độ vang của phòng như thế nào. Trong một phòng học với thời gian dội âm là 1.2 giây, vốn là điều thông thường, thì nó nghe như thế này. (Tiếng vọng khó nghe) Không tốt lắm, phải không? Nếu bạn giảm 1.2 giây đó xuống còn 0.4 giây bằng cách cài thiết bị xử lý âm học, chất liệu hấp thụ âm thanh, vân vân, bạn sẽ được thế này. Giọng nói: Trong ngôn ngữ, một lượng từ vô hạn có thể được viết bằng bộ nhỏ những chữ cái. Trong số học, nhiều số có thể được tạo thành từ một vài chữ số cùng số 0 đơn giản. JT: Quả là rất khác biệt. Bạn sẽ nhận được sự giáo dục đó, và nhờ nhà âm học người Anh Adrian James với những mô phỏng này. Tín hiệu là như nhau, âm thanh nền là như nhau. Thứ thay đổi chính là trang âm của lớp học trong hai ví dụ trên. Nếu giáo dục được ví như việc tưới cây, là một phép ẩn dụ hợp lý, đáng buồn, đa số phần nước sẽ bốc hơi trước khi nó kịp đến được những bông hoa, đặc biệt với vài nhóm, ví dụ như, những người bị khiếm thính. Đó không chỉ những trẻ bị điếc. Đó có thể là bất cứ đứa trẻ nào bị viêm tai giữa, nhiễm trùng tai, hay viêm mũi dị ứng. Mỗi ngày có 1 trong 8 trẻ rơi vào trường hợp đó, vào bất kì ngày nào. Rồi bạn có những đứa trẻ mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, hay bất cứ ngôn ngữ thứ hai nào mà chúng được dạy. Ở Anh, hơn 10% học sinh là như vậy. Cuối cùng, sau buổi TEDTalk tuyệt vời của Susan Cain vào tháng 2, chúng ta biết rằng những người sống nội tâm sẽ rất khó liên kết khi họ học nhóm ở trong một môi trường ồn ào. Tổng hợp lại. Đó là rất nhiều trẻ em không nhận được sự giáo dục mà chúng được hưởng. Nhưng không chỉ trẻ em mới bị ảnh hưởng. (Nói chuyện ồn ào) Nghiên cứu ở Đức cho thấy mức độ tiếng ồn trung bình trong phòng học là 65 đề xi ben Tôi phải nói rất to để có thể nói được âm thanh to hơn 65 đề xi ben và giáo viên không chỉ phải nói to rõ hơn. Biểu đồ này cho thấy nhịp tim của giáo viên so với mức độ tiếng ồn. Tiếng ồn tăng, nhịp tim cũng tăng. Điều đó không hề tốt cho bạn. Thật ra, 65 đề xi ben là số trung bình mà cuộc khảo sát lớn về những bằng chứng về tiếng ồn và sức khỏe này cho thấy, đó là nguy cơ của việc bị nhồi máu cơ tim. Với tôi và bạn là cơn đau tim. Không hề đi quá xa khi cho rằng nhiều giáo viên đang giảm tuổi thọ đáng kể khi giảng dạy trong môi trường như vậy ngày qua ngày. Cần bao nhiêu để xử lý một phòng học để có thời gian âm vang là 0.4 giây? Hai ngàn năm trăm bảng. Và nghiên cứu Essex vừa được thực hiện ở Anh, cho thấy rằng nếu bạn làm như vậy, bạn không chỉ làm một căn phòng phù hợp cho trẻ khiếm thính, mà còn là nơi hành vi được cải thiện, và kết quả cải thiện đáng kể, nếu bạn gửi một đứa trẻ ra ngoài, tới một ngôi trường có căn phòng như vậy, trong trường hợp bạn chưa có, tốn đến 90,000 bảng mỗi năm. Tôi nghĩ các nhà kinh tế học biết rõ điều này. Tôi mừng là vấn đề này đang được thảo luận. Tôi vừa làm chủ tọa ở một hội nghị lớn ở London về Giáo Dục Âm Thanh vài tuần trước. Trong đó có nhiều nhà âm học hàng đầu, người của chính phủ, giáo viên, vân vân Cuối cùng thì chúng tôi cũng tranh luận về vấn đề này, và những lợi ích có được trong việc thiết kế cho đôi tai trong giáo dục, không thể tin được. Nhân tiện thì ngoài buổi hội nghị đó ra, còn có một ứng dụng miễn phí được thiết kế để giúp trẻ em học tập nếu chúng phải học ở nhà, ví dụ như, trong một nhà bếp ồn ào. Và nó hoàn toàn miễn phí. Hãy cùng mở rộng tầm nhìn một chút và nhìn những thành phố. Chúng ta có các nhà quy hoạch. Vậy các nhà quy hoạch âm thanh đô thị ở đâu? Tôi không nghĩ trên đời này có người làm việc đó, và chúng ta có cơ hội để đưa kinh nghiệm vào những thành phố. Tổ chức Y Tế Thế Giới ước lượng rằng chất lượng giấc ngủ của một phân tư dân số châu Âu đang bị giảm đi vì tiếng ồn ở thành phố. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế. Và văn phòng, nơi chúng ta giành thời gian để làm việc. Đâu là những người quy hoạch âm thanh văn phòng? Những người nói đừng để nhóm đó kế nhóm này vì nhóm này thích tiếng ồn, nhóm kia cần yên tĩnh. Hay những ai nói đừng bỏ hết tiền mua 1 cái màn hình lớn trong phòng họp, rồi để một cái microphone bé tí giữa một cái bàn cho 30 người. (cười) Nếu bạn nghe được tôi, bạn có thể hiểu tôi mà không cần nhìn thấy tôi. Nếu bạn thấy tôi mà không nghe tôi, thì không còn tác dụng nữa. Nên âm thanh trong văn phòng là một lĩnh vực lớn, và nhân tiện, tiếng ồn ở văn phòng khiến mọi người ít giúp đỡ, ít thấy thích thú với làm việc nhóm hơn, và làm việc ít hiệu quả hơn. Và rồi chúng ta có nhà. Chúng ta có nhà thiết kế nội thất. Vậy những nhà thiết kế âm thanh nội thất đâu? Này, hãy cùng làm nhà thiết kế âm thanh nội thất, làm việc lắng nghe những căn phòng và thiết kế âm thanh hiệu quả và phù hợp. Bạn tôi Richard Mazuch một kiến trúc sư ở London đã nghĩ ra cụm từ "kiến trúc sư vô hình." Tôi thích cụm từ đó. Nó nói về thiết kế, không phải vẻ bề ngoài, mà là trải nghiệm, để chúng ta có không gian với âm thanh cũng tốt như vẻ đẹp của chúng. không gian phù hợp với mục đích, cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe và niềm vui, hành vi xã hội và hiệu suất làm việc của chúng ta. Đã đến lúc chúng ta bắt đầu thiết kế cho đôi tai. Cám ơn. (Vỗ tay) (vỗ tay) Cảm ơn (vỗ tay) Tôi bắt đầu công việc phát hiện ra bê bối liên quan đến lãng phí nguồn thực phẩm toàn cầu khi lên 15 tuổi Tôi đã mua một số lợn. Tôi sống ở vùng Sussex. Và bắt đầu cho chúng ăn bằng cái cách truyền thống nhất và thân thiện với môi trường nhất. Tôi đến phòng ăn ở trường và nói rằng, "Hãy đưa con thức ăn thừa mà bạn bè con đã bỏ đi." Tôi đến chỗ người bán bánh mì gần nhà và xin những ổ bánh mì cũ. Tôi cũng đến chỗ người bán rau và cả người nông dân những người đã vứt bỏ khoai tây bởi vì chúng xấu hoặc có kích cỡ không phù hợp để bán ở siêu thị. Điều này thật tuyệt vời. Những chú lợn của tôi đã biến sự lãng phí đó thành miếng thịt ngon. Tôi đã bán miếng thịt lợn ấy cho phụ huynh của bạn bè ở trường và kiếm thêm một tí thu nhập cho tiền tiêu vặt hàng tháng. Nhưng tôi phát hiện một điều rằng tất cả thức ăn mà tôi cho lợn ăn trong thực tế, lại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người. và rằng tôi chỉ mới chạm đến bề mặt của vấn đề và khi truy ngược lại chuỗi cung ứng thực phẩm, trong các siêu thị, những người bán rau quả, bánh mì, và cả ở nhà mình, nhà máy và nông trại, chúng ta đang đánh mất nguồn thực phẩm. Quản lý các siêu thị thậm chí còn không muốn nói tôi nghe về việc họ đang lãng phí bao nhiêu thức ăn Thế nên, tôi đã đi vòng ra sau. Và nhìn thấy những thùng đầy thức ăn bị khóa và vận chuyển đến bãi rác, và tôi đã nghĩ rằng chắc chắn có một cách hợp lý hơn để xử lý chỗ thức ăn này thay vì lãng phí nó. Một sáng nọ, khi đang cho lợn ăn, tôi chú ý thấy một ổ bánh mì cà chua khô trông đặc biệt ngon lành thoát ẩn lại thoát hiện. Tôi liền chộp lấy nó, ngồi xuống và ăn sáng với những chú lợn của mình. (Cười) Đó là hành động đầu tiên của "chủ nghĩa chỉ ăn đồ ăn miễn phí" bằng chứng cho sự bất công trong lãng phí thức ăn, và việc đưa ra giải pháp cho nó. chỉ cần đơn giản là ngồi xuống và ăn thức ăn, thay vì vứt chúng đi. Điều đó đã trở thành, một phương cách đối đầu với doanh nghiệp lớn trong việc lãng phí thức ăn, và quan trọng nhất là phơi bày trước công chúng, rằng khi nói về việc vứt bỏ thức ăn , chúng ta không nói về những thứ đã hỏng, hay những thứ bị mốc. mà là về thực phẩm, thực phẩm tươi sống đang bị lãng phí trên một quy mô khổng lồ. Cuối cùng, tôi quyết định viết sách, để thực sự diễn tả tính nghiêm trọng của vấn đề này trên phạm vi toàn cầu chỉ ra mức độ lãng phí thực phẩm tại từng quốc gia trên thế giới. Đáng buồn thay, dữ liệu, số liệu thống kê có liên quan không hề tồn tại, vì vậy để chứng minh cho quan điểm của mình,tôi phải tìm ra phương pháp mẫu để khám phá xem bao nhiêu thức ăn đã bị lãng phí. Thế nên, tôi lấy số liệu về cung ứng thực phẩm tại từng quốc gia và so sánh nó với thực tế tiêu thụ tại mỗi quốc gia đó. dựa vào các cuộc khảo sát về chế độ ăn uống mức độ béo phì, một chuỗi các nhân tố khác để đưa ra một tiên đoán gần đúng về lượng thức ăn thực được đưa vào cơ thể. Đường thẳng màu đen ở giữa bảng trên chỉ mức độ tiêu thụ thức ăn trừ đi một mức độ rác thải nhất định. Rác thải là không tránh khỏi. Tôi không phi thực tế đến nỗi nghĩ rằng chúng ta có thể sống mà không có rác thải. Nhưng đường màu đen ấy chỉ ra lượng cung thực phẩm có thể có tại một quốc gia nếu họ cung cấp một chế độ ăn uống tốt, ổn định, an toàn cho từng công dân. Bất kỳ dấu chấm nào nằm trên đường thẳng đó, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng tình trạng đó tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới, thể hiện sự thừa thãi không cần thiết, và biểu thị mức độ lãng phí tại từng quốc gia. Khi một quốc gia trở nên giàu có hơn, nó sẽ đầu tư ngày càng nhiều và ngày càng cung cấp dư thừa thực phẩm cho các cửa hàng và nhà hàng, như các bạn có thể thấy, hầu hết các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ các nước này cung cấp từ 150 đến 200% nhu cầu dinh dưỡng cho người dân của mình. Vì vậy, một quốc gia như Mỹ có lượng thức ăn trên các kệ hàng và nhà hàng gấp đôi lượng thức ăn cần để nuôi sống người dân. Điều thực sự làm tôi băn khoăn, khi biểu thị những dữ liệu này, và nó bao gồm rất nhiều con số, là mức độ ổn định của nó. Những quốc gia nhanh chóng tiến tới cột mốc 150, và rồi giữ nguyên như thế như các bạn có thể thấy. Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu sâu hơn để xem rằng liệu điều đó đúng hay sai. Và đây là những gì mà tôi phát hiện ra. Nếu tính luôn không chỉ thức ăn trong cửa hàng và nhà hàng, mà còn cả thức ăn dùng cho vật nuôi, bắp, đậu nành, lúa mì những thứ mà con người có thể ăn nhưng lại chọn đem đi vỗ béo động vật và sản xuất thêm các sản phẩm làm từ thịt và sữa, những gì các bạn tìm thấy là hầu hết các quốc gia giàu có có lượng thức ăn gấp ba đến bốn lần nhu cầu thực để nuôi sống người dân. Một quốc gia như Mỹ có gấp bốn lần lượng thức ăn mà người dân ở đây cần. Khi mọi người đề cập đến nhu cầu gia tăng sản xuất thực phẩm toàn cầu để nuôi sống chín tỉ người, dân số thế giới được dự đoán vào 2050, tôi luôn suy nghĩ về những biểu đồ này. Sự thật là, chúng ta đang có một cách biệt lớn giữa các quốc gia phát triển, và tình trạng đói ăn. Chúng ta chưa từng có một sự thừa thãi khổng lồ như thế, trước kia. Ở một góc độ nào đó, đây là một câu chuyện về đại thành công của văn minh nhân loại, của sự dư thừa trong nông nghiệp mà chúng ta đã đặt mục tiêu phải đạt được 12 ngàn năm về trước. Đó là một câu chuyện về sự thành công. Nó đã là một câu chuyện về sự thành công. Nhưng những gì chúng ta phải thừa nhận là chúng ta đang tiến tới giới hạn sinh thái mà hành tinh này có thể chịu đựng được, và khi chặt phá cây rừng, để trồng thực phẩm ngày càng nhiều hơn nữa, khi lấy nước bằng cách rút bòn từ nguồn trữ, khi thải ra các khí nhiên liệu trong các cuộc tìm kiếm để trồng thêm nhiều thực phẩm hơn nữa và rồi vứt bỏ phần lớn chúng. Chúng ta phải suy nghĩ về thứ mà chúng ta có thể bắt đầu tiết kiệm. Và ngày hôm qua, tôi đã đến một trong những siêu thị mà tôi thường lui tới để giám sát những gì người ta đang vứt đi. Tôi tìm thấy một số khay bánh bích quy giữa tất cả trái cây và rau quả và mọi thứ khác có ở đó. Và tôi nghĩ, điều này có thể được dùng làm biểu tượng cho thời đại ngày nay. Vì vậy, tôi muốn các bạn tưởng tượng chín chiếc bánh bích quy này đại diện cho nguồn cung thực phẩm toàn cầu, Được chứ? Hãy bắt đầu với chín. Đó là tất cả những gì thu hoạch được trên toàn thế giới mỗi năm. Chiếc bánh đầu tiên mà chúng ta sẽ để mất thậm chí trước khi rời khỏi nông trại Đó là vấn đề có liên hệ với việc phát triển đồng áng, liệu có thiếu hụt kết cấu hạ tầng, hệ thống làm lạnh, tiệt trùng, dự trữ hạt, thậm chí cả những thùng đựng trái cây, điều đó có nghĩa là thực phẩm bị phung phí thậm chí trước khi rời khỏi nông trại. Ba chiếc bánh tiếp theo là những thực phẩm mà chúng ta quyết định dùng để nuôi vật nuôi, bắp, lúa mì và đậu nành Thật không may, những con vật của chúng ta là những loài động vật không hiệu quả, chúng chuyển hóa 2/3 số đó thành phân và nhiệt, vì vậy, chúng ta cũng mất nốt hai chiếc này, và chỉ còn giữ được mỗi chiếc này trong các sản phẩm làm từ thịt và sữa. Chúng ta sẽ ném hai chiếc nữa vào thùng rác. Đó là những gì mà hầu hết chúng ta nghĩ đến khi nghĩ về lãng phí thực phẩm, những gì rồi cũng sẽ bị vứt vào sọt rác, vào thùng rác ở siêu thị, vào thùng rác ở nhà hàng. Chúng ta mất thêm hai chiếc nữa, và chỉ còn lại bốn chiếc bánh để nuôi sống bản thân. Đây không phải là cách sử dụng nguồn tài nguyên toàn cầu hiệu quả nhất, đặc biệt khi nghĩ tới hàng tỉ người đói ăn đang sống vất vưởng trên thế giới. Khi xem xét những dữ liệu, tôi thấy cần thiết phải biểu thị những nơi mà thức ăn đó bị vứt bỏ. Nơi nào? Chúng ta đã quen với việc nhìn thấy những thứ trên dĩa ăn của mình, nhưng còn về tất cả những thứ bị mất đi trong suốt quá trình thì sao? Hãy bắt đầu với siêu thị Đây là kết quả, của việc "viếng thăm" không chính thức các thùng rác. (Cười) Quý vị có thể nghĩ nó thật lạ, nhưng nếu có thể trông cậy vào các tập đoàn trong việc nói cho chúng ta biết những gì họ đang làm phía sau cửa hàng, chúng ta đã không cần lẻn vào phía sau mở nắp thùng rác và quan sát bên trong. Nhưng đây là những gì các bạn có thể nhìn thấy ít nhiều trên từng góc phố ở Anh, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó nói lên việc lãng phí to lớn nguồn thực phẩm, nhưng những gì tôi khám phá được trong khi viết sách là những sự thừa thãi rành rành như thế này chỉ là bề nổi của vấn đề. Khi bắt đầu tiến sâu vào chuỗi cung ứng, các bạn sẽ thấy được đâu là nơi lãng phí thức ăn diễn ra trên một quy mô khổng lồ. Các bạn có thể cho tôi biết có phải các bạn đang có một miếng bánh mì cắt dở ở nhà không? Có ai đang sống trong một căn hộ mà vỏ bánh miếng bánh đầu tiên và cuối cùng của ổ bánh sẽ được ăn không? Vâng, hầu hết mọi người, không phải tất cả, nhưng hầu hết mọi người, và đây là điều, mà tôi nhìn thấy ở khắp nơi trên thế giới Có ai đã từng nhìn thấy một siêu thị hay một cửa hàng xăng-uých ở bất cứ đâu trên thế giới phục vụ xăng-uých với vỏ bánh đi kèm không? (Cười) Riêng tôi chắc chắn là chưa. Vì vậy mà tôi mải miết suy nghĩ, những cái vỏ bánh ấy đi về đâu? (Cười) Đây chính là câu trả lời, đáng buồn thay: 13 ngàn lát bánh mì nóng hổi đã bị đào thải khỏi chỉ tính riêng nhà máy này, mỗi ngày, những lát bánh mì nóng hổi. Trong cùng một năm dành cho việc quan sát nhà máy, tôi đã đến Pakistan, nơi xảy ra nạn đói vào năm 2008 kết quả của việc siết chặt nguồn cung thực phẩm toàn cầu. Chúng ta đã góp phần vào tình trạng tệ hại đó bằng cách vứt thực phẩm vào thùng rác ngay tại nước Anh. và ở những nơi khác trên thế giới. Chúng ta loại bỏ thực phẩm ra khỏi kệ siêu thị trong khi những người nghèo đói phụ thuộc vào chúng. Tiến lên một bước nữa, và đến với những người nông dân, những người thỉnh thoảng vứt đi 1/3 hay thậm chí nhiều hơn vụ mùa thu hoạch của mình bởi do các tiêu chuẩn thẩm mỹ. Ví dụ, người nông dân này, đã đầu tư 16000 bảng Anh vào trồng rau bi-na, nhưng ông ấy không thu hoạch một lá, bởi vì có rất ít cỏ dại mọc xung quanh. Khoai tây đem xuất khẩu bị khiếm khuyết, sẽ được đem đi cho lợn ăn. Củ cải vàng quá nhỏ so với tiêu chuẩn của siêu thị, cà chua ở Tenerife, cam ở Florida, chuối ở Ecuador, nơi tôi đã đến thăm vào năm ngoái, tất cả đều bị loại bỏ. Đây là số lượng thải bỏ trong một ngày từ một vườn trồng chuối ở Ecuador. Tất cả đều bị loại bỏ, mặc dù hoàn toàn ăn được, bởi vì chúng không đúng hình dáng hoặc kích cỡ. Nếu đã làm thế với trái cây và rau quả, chắc chắn chúng ta cũng sẽ làm vậy với động vật. Gan, phổi, đầu, đuôi, thận, tinh hoàn, tất cả những thứ truyền thống, ngon miệng và bổ dưỡng này bị loại thải. Lượng tiêu thụ những bộ phận này giảm đi một nửa tại Anh và Mỹ trong vòng 30 năm qua. Kết quả là, những thứ này được đem cho chó ăn, hoặc bị đem đi thiêu huỷ. Người đàn ông này, ở Kashgar, tỉnh Tân Cương, phía Tây Trung Quốc, đang phục vụ một món ăn truyền thống. Được gọi là nội tạng cừu. ngon miệng và bổ dưỡng, và theo như tôi được biết khi đến Kashgar, nó biểu trưng cho sự cấm kỵ đối với việc lãng phí thức ăn. Một lần, khi đang ngồi trong một quán cà phê ven đường. Một đầu bếp đến bắt chuyện với tôi, khi tôi đã ăn xong thức ăn, và đến lưng chừng cuộc nói chuyện, ông ấy ngưng nói và bắt đầu cau mày nhìn vào bát cơm. Tôi nghĩ, "Ôi chết, tôi đã phạm vào điều cấm kỵ gì ư? Liệu tôi đã sỉ nhục chủ nhà của mình?" Ông ấy chỉ tay vào ba hột cơm ở dưới đáy bát, và nói, "Hãy làm sạch chúng." (Cười) Tôi nghĩ rằng, "Lạy chúa, bạn biết đấy, tôi đi du lịch khắp thế giới nói với mọi người hãy thôi lãng phí thức ăn. Người đàn ông này lại hạ gục tôi trên chính trận địa của mình." (Cười) Nhưng điều đó đã cho tôi niềm tin. rằng chúng ta, con người, có đủ sức mạnh để ngăn chặn bi kịch về lãng phí nguồn tài nguyên nếu chúng ta cho rằng không thể chấp nhận được việc lãng phí thức ăn trên quy mô khổng lồ, Nếu chúng ta đánh động, nói với các tập đoàn về điều đó, nói với chính phủ rằng chúng ta muốn kết thúc việc lãng phí thức ăn, chúng ta có đủ sức mạnh để tạo ra thay đổi. Cá, 40% đến 60% lượng cá của châu Âu bị thải bỏ ngoài biển, chúng thậm chí còn không vào được đất liền. Ở trong nhà, chúng ta đã mất liên hệ với thực phẩm. Đây là một thí nghiệm mà tôi đã tiến hành trên ba bó rau diếp. Ai để rau diếp trong tủ lạnh? Hầu hết mọi người. Bó bên trái đã được để trong tủ 10 ngày. Bó ở giữa, để trên bếp. Không có khác biệt mấy. Bó bên phải được tôi chăm sóc giống như hoa được cắt tỉa. Nó là sinh vật đang sống, cắt đi một lát, nhét nó vào bình nước, nó sẽ ổn trong hai tuần kế tiếp. Sự lãng phí thực phẩm, như tôi đã đề cập ở phần đầu, sẽ gia tăng một cách không tránh khỏi, vậy thì câu hỏi đặt ra là, làm sao để giải quyết vấn đề này một cách tốt nhất ? Tôi đã trả lời câu hỏi đó vào năm 15 tuổi. Thực chất, con người đã trả lời được câu hỏi đó từ hơn 6000 năm trước: Chúng ta thuần hóa lợn để biến thức ăn thừa trở lại thành thức ăn. Và mặc dù, ở châu Âu, việc làm như thế bị coi là bất hợp pháp từ năm 2001 do bùng nổ dịch tay-chân-miệng. Thật phản khoa học. Điều đó là không cần thiết. Nếu bạn nấu thức ăn cho lợn, như là nấu cho người ăn, bạn sẽ khiến nó trở nên an toàn. Điều đó cũng sẽ tiết kiệm được một lượng lớn tài nguyên. Vào lúc này đây, châu Âu phụ thuôc vào việc nhập khẩu hàng triệu tấn đậu nành từ Nam Mỹ, nơi mà việc sản xuất đậu nành đã góp phần vào sự nóng lên của toàn cầu, nạn phá rừng, mất đa dạng sinh thái, chỉ để nuôi sống vật nuôi tại châu Âu. Vào cùng thời điểm chúng ta vứt đi hàng triệu tấn thức ăn thừa mà có thể và đáng lẽ nên được dùng để cho động vật ăn. Nếu làm thế, chúng ta sẽ tiết kiệm được một lượng các-bon. Nếu chúng ta nuôi bản thân mình bằng những thức ăn thừa hiện cách làm ưa thích của chính phủ trong việc tống khứ đồ ăn dư, là tiến hành tiêu hóa kỵ khí để biến thức ăn thừa thành khí ga để sản xuất điện, chúng ta tiết kiệm được 448kg CO2 trên mỗi tấn thức ăn thừa. Điều đó tốt hơn là dùng để nuôi lợn. Chúng ta đã biết điều đó trong suốt thời kỳ chiến tranh. (Cười) Một hy vọng le lói: điều đó đã bắt đầu trên toàn cầu, một cuộc chiến với lãng phí thức ăn. Cung cấp thức ăn cho 5000 người là sự kiện mà tôi lần đầu tổ chức vào năm 2009. Chúng tôi cung cấp thức ăn cho 5000 người thay vì lãng phí nó. Kể từ đó, sự kiện đã diễn ra lần nữa tại Luân Đôn, diễn ra trên toàn cầu, và khắp đất nước. Đó là cách để các tổ chức chung sức với nhau tôn vinh thức ăn, và bàn luận về những điều tốt nhất cần làm với chúng là ăn và thưởng thức nó, và ngừng việc lãng phí. Vì hành tinh mà chúng ta đang sống, vì con trẻ của chúng ta, vì tất cả các loài đang cùng chia sẻ hành tinh này với chúng ta, Hãy ngừng lãng phí thức ăn. Xin cám ơn rất nhiều. là động vật trên cạn, thức ăn của chúng ta phụ thuộc vào đất đai. Hiện tại, chúng ta đang phá hủy nó để trồng thưc phẩm mà chẳng có ai ăn. (Vỗ tay) Bạn biết đấy, chúng ta thức dậy vào buổi sáng, thay đồ, mang giày vào và khởi đầu một ngày mới. Bạn dự định vài tiếng nữa lại về nhà, thay đồ ra, lên giường đi ngủ, rồi thức dậy, rồi lặp lại. Việc biết trước nhịp sống như vậy cho chúng ta một cấu trúc để lên kế hoạch tổ chức cuộc sống cho chính bản thân mình, và giúp ta có khả năng dự đoán trước tình huống. Sống ở thành phố New York như tôi cuộc sống đôi lúc giống như là, có quá nhiều người bận làm quá nhiều việc cùng một lúc trong cùng một không gian chật hẹp cuộc sống như bắt mỗi người phải mọc thêm tay để xoay sở vậy. Bạn không bao giờ ngờ rằng có những sự kiện xảy ra liên tiếp mà bạn nghĩ là không bao giờ diễn ra. Bạn sẽ không bao giờ nghĩ bản thân mình là người đi trên phố và chỉ đơn giản vì bạn chọn đi bên này đường thay vì bên kia mà phần còn lại của cuộc đời bạn sẽ thay đổi mãi mãi. Một đêm nọ, khi tôi đi chuyến tàu từ địa phương lên phố Tôi lên tàu, và tôi thường cảnh giác một chút khi đang đi tàu điện. Tôi không phải tuýp người vẩn vơ đeo tai nghe nhạc hay đọc sách trên tàu. Và tôi lên tàu, rồi nhìn quanh, và để ý thấy một cặp đôi, trẻ cỡ tuổi Đại học, trông giống sinh viên 1 nam 1 nữ đang ngồi cạnh nhau. Cô gái đang gác chân lên đùi chàng trai Họ đang... họ có trong tay một cái máy nhỏ và họ đang thắt nút dây Họ đang chỉ thắt bằng một bên tay Họ làm bằng tay trái, rồi làm bằng tay phải rất nhanh, và cô ấy đưa qua cho chàng trai để anh làm thử. Cái cảnh này thiệt là lạ. Trông giống như họ đang luyện ảo thuật vậy. Rồi đến trạm dừng kế tiếp, một người đàn ông lên tàu Trông ông ấy có vẻ giống một Giáo sư thỉnh giảng. Ông ấy có một cái túi đeo da chứa đầy đồ, một gói tài liệu hình chữ nhật, và một túi đựng laptop. Ông mặc áo khoác nỉ có vài chỗ vá bằng da và — (Tiếng cười) — Ông ấy nhìn hai người kia rồi đột nhiên ông quỳ xuống trước mắt họ và bắt đầu nói, "Hai em ghe này, đây mới là cách làm. Đây, nếu làm thế này..." và ông lấy sợi dây ra khỏi tay họ, và lập tức bắt đầu đan những nút thắt. Tất nhiên là ông làm giỏi hơn hai sinh viên kia, rất nhiều. Hóa ra hai người kia là sinh viên Y khoa đang đi tới lớp kĩ thuật khâu vết thương, còn ông này là thầy đứng lớp. (Tiếng cười) Vì vậy ông ấy bắt đầu nói với 2 sinh viên "Không, điều này rất quan trọng. Khi mấy em cần buộc những nút thắt, mọi động tác phải làm cùng một lúc, em sẽ lường được tất cả những chuyện sắp diễn ra, sẽ có lúc những cơ quan khác cản trở mấy em trong lúc khâu khiến cho mấy em khâu không vững tay và nó rất là quan trọng để các em làm được việc đó, vượt ra khỏi bản năng tự nhiên, thuần thục với cả hai bàn tay, các em phải quen đến mức không cần nhìn đến những ngón tay." Lúc tôi nghe được những chuyện đó, là lúc tâm trí tôi không còn trên tàu mà đang hướng về một buổi tối nọ... khi tôi được đưa lên xe cứu thương ra khỏi con phố nơi tôi đã bị đâm đến phòng chấn thương tại bệnh viện Vincent ở Manhattan, Chuyện đã xảy ra là: Có một nhóm người đến từ Brooklyn. Để trở thành ba thành viên của nhóm, thì họ phải giết một người. Tình cờ tôi lại là người đang đi trên con phố Bleecker vào đêm đó, họ đã nhảy xổ vào tôi mà không nói lời nào. Nhưng may mắn thay, là hồi học ở trường Notre Dame, tôi từng tham gia đội quyền Anh. Theo bản năng, tôi lập tức đưa tay lên. Gã bên phải tôi cầm một con dao có lưỡi 10-inch đâm vào dưới khuỷu tay tôi. Con dao đã cắt trúng tĩnh mạch chủ của tôi. Nếu bạn biết bất gì về giải phẫu học, thì thật không hay khi bị đâm, Và mọi thứ, tất nhiên, vẫn tiếp tục diễn ra. Tôi vẫn đưa tay lên hắn thì đẩy tay tôi ra rồi tấn công cổ tôi bằng cách đẩy cán dao vào cổ tôi. Tôi liền tung ra một cú đấm thẳng và hạ gục được gã đứng giữa. Những gã khác vẫn tiếp tục tấn công tôi, đánh vào ngay phổi của tôi. Đánh trả lại hắn, tôi đã giành được một khoảnh khắc để chạy thoát. Tôi đã chạy khỏi con phố và ngã qụy tại đó. Đội cấp cứu đã luồn ống thở vào khí quản của tôi ngay tại vỉa hè và báo tin cho phòng chấn thương là họ sẽ có một cấp cứu. Và một trong những ảnh hưởng phụ của việc bị mất máu quá nhiều đó là bị ảo giác. Tôi còn nhớ lúc nằm trên cáng cứu thương, khi mắt đã khép lại và tầm nhìn chỉ còn bằng cỡ một đồng xu nhỏ, tôi đã cố gắng cử động đầu. Rồi chúng tôi đến Vincent, khi được đẩy dọc hành lang bệnh viện, tôi nhìn thấy những ánh sáng lập lòa. Đó là những ảnh hưởng kì lạ của ký ức kinh hoành như vậy. Chúng không thực sự đi qua những nơi mà kí ức đã trải qua. Chúng giống như một cái kho chứa những kí ức sắc nét, còn Geogre Lucas là người tạo ra hiệu ứng âm thanh. (Cười) Bởi vậy, thỉnh thoảng khi nhớ lại những chuyện này, chúng không giống với bất kì kí ức nào khác của tôi. Rồi tôi được đưa vào phòng chấn thương, các bác sĩ đang đợi tôi, những vệt sáng vẫn còn ở đó. Hiện giờ tôi đã có thể thở dễ hơn bởi vẫn còn máu chảy trong huyết quản, lấp đầy phổi của tôi. lúc đó tôi thở rất khó khăn, nhưng khi tới bệnh viện thì máu đã chảy thấm vào cáng hết rồi. Tôi đã hỏi "Tôi có thể giúp được gì không?" và -(Cười)- cô y tá thì phì cười, tôi quay đầu lại cố để nhìn mọi người, rồi tôi lại có kí ức kì lạ rằng mình đang ở trong trường đại học và đang quyên góp tiền cho .các nạn nhân lũ lụt ở Bangladesh. Khi tôi nhìn lại thì thấy bác sĩ gây mê đang giữ cái mặt nạ thở trên mặt tôi. Tôi nghĩ: "Anh ta trông giống người Bandladesh" (Cười) Trong đầu tôi chỉ có 2 suy nghĩ đó, và tôi chỉ nghĩ "Việc này là có thể giải quyết được." (Cười) Sau đó, tôi bất tỉnh. Họ đã chữa trị cho tôi suốt đêm đó. Tôi đã cần khoảng 40 đơn vị máu để cung cấp trong khi họ mổ cho tôi, và bác sĩ đã lấy ra khoảng 1/3 ruột, manh tràng và những bộ phận mà tôi không biết rằng mình có. Sau này, bác sĩ đã kể tôi rằng việc cuối cùng ông làm trong phòng mổ là cắt ruột thừa cho tôi, điều mà tôi nghĩ là rất tuyệt khi được dọn dẹp cái thứ nhỏ bé dơ dáy ở phía cuối thôi mà. (Cười) Và tôi tỉnh dậy vào sáng hôm sau. Lúc đã hết thuốc mê, bác sĩ cho mọi người biết ông muốn ở đây, bởi ông đã nghĩ rằng tôi chỉ có 2% cơ hội sống. Thế là ông ấy đã ở trong phòng lúc tôi tỉnh dậy. Cảm giác giống như bay ra khỏi chảo lửa để rồi bay vào hồ băng của đau đớn. Chính xác là cảm giác đó đấy. Chỉ có một chỗ tôi không cảm thấy đau nhiều bằng chỗ khác. Đó là mu bàn chân của tôi. Bác sĩ đang giữ lòng bàn chân tôi rồi xoa bóp mu bàn chân bằng ngón tay cái của cậu ấy. Tôi ngước lên nhìn và cậu ấy nói "Thật vui được gặp ông" Tôi cố gắng nhớ lại những gì đã xảy ra và cố gắng hiểu thứ đang diễn ra xung quanh thì cơn đau lại lấn át. Bác sĩ nói: "Ông biết không, chúng tôi không cắt tóc của ông. Tôi nghĩ tóc của ông đã thêm sức mạnh cho anh giống như Samson và ông sẽ cần tất cả sức mạnh ông có." Những ngày đó, tóc tôi dài đến ngực. Tôi lái motor. Tôi chưa lấy vợ. Tôi sở hữu một quán bar. Nhưng đó là chuyện trước đây rồi. (Cười) Tuy nhiên Tôi đã có 3 ngày chiến đấu với máy trợ sống. Và mọi người đều lại nghĩ rằng, bởi họ đã làm hàng tá thứ cần làm rồi, tôi sẽ không hồi phục lại. Vì vậy đó là 3 ngày mà tất cả mọi người chờ tôi chết hoặc là ra phân. Và -(cười)- cuối cùng bằng phép màu nào đó, tôi đã ra phân. Đại khái trong y học, tôi như đã vượt qua cửa tử vậy. và, ừm -(cười)- Vào cái ngày mà bác sĩ phẫu thuật bước vào và giật tấm chăn ra khỏi người tôi. Có 3 hay 4 người nữa đi cùng cậu ấy, mọi người đều nhìn, và tôi không có nhiễm trùng gì cả. Sau đó họ cuối người xuống, rồi chọc, rồi chọt lét tôi, rồi nói "Không có máu tụ, blah blah nhìn vào màu sắc kìa", họ đang nói với nhau như vậy. Và tôi giống như kiểu cái xe rách nát được cứu vớt, khôi phục còn ông bác sĩ thì huênh hoang, "Chính tôi đã làm đấy." (cười) Và dường như, chuyện tôi sống sót là đáng kinh ngạc bởi cả 3 người họ đều đập tay nhau khi thấy tôi đang khỏe lại, bạn thấy đó? (cười) Đó là chỉ là chuyện ban đầu thôi. Tôi vẫn còn rất nhiều ấn tượng khác trong đầu. Và rồi Sau đó, khi tôi xuất viện thì những cảnh hồi tưởng và những cơn ác mộng khiến tôi phải chịu đựng khổ sở. Tôi gặp lại bác sĩ và tôi đã hỏi ông ấy, "Tôi sẽ làm gì tiếp theo?" Là một bác sĩ giải phẫu, đơn giản ông đã nói: "Nè, cậu trẻ, tôi đã cứu mạng cậu rồi. cậu có thể làm gì cậu muốn, cậu phải quen với nó thôi. Kiểu như tôi cho cậu một chiếc xe mới, còn cậu thì phàn nàn về việc không kiếm được chỗ đậu xe. Bây giờ, cậu nên ra ngoài, dấn thân và làm thật tốt là được. Cuối cùng là cậu vẫn sống đấy thôi. Điều đó là quan trọng hơn cả." Sau đó tôi nghe "Bing-bong", những cửa xe tàu điện ngầm đang đóng lại, tôi sẽ xuống trạm kế, và tôi nhìn những sinh viên trẻ này, tôi đi và tự nghĩ rằng, "Tôi sẽ vén áo lên và cho chúng xem những vết sẹo," (cười) Rồi tôi lại nghĩ "Không được, đây là tàu điện ngầm ở New York, làm như vậy sẽ dẫn tới những chuyện khác." (cười) Nên tôi chỉ nghĩ rằng chúng cần phải tới lớp giảng để học. Tôi bước xuống tàu, đứng trên mặt đất, và tôi cảm thấy ngón trỏ của mình đang để ở nơi vết sẹo đầu tiên tôi có trong đời. Từ chỗ dây rốn của tôi, xung quanh thì có vết tích của vết sẹo cuối cùng mà tôi có từ cuộc phẫu thuật. Tôi nghĩ rằng, cái dịp đối mặt tình cờ với những trẻ trâu có dao trên con phố ấy đã đưa tôi tới đội phẫu thuật của tôi. Sự huấn luyện, và những kĩ năng của họ cùng với một chút may mắn đã đẫy lùi được tình trạng hỗn loạn. Cám ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cám ơn. Thật may mắn khi tôi được tới đây. Cám ơn. (vỗ tay) Hôm nay tôi muốn trò chuyện với các bạn về một vấn đề khó khăn nhưng gần gũi với tôi, và có lẽ gần với bạn hơn bạn tưởng. Tôi đến nước Anh 21 năm trước để tìm nơi tị nạn. Khi đó tôi 21 tuổi. Tôi bị buộc rời khỏi Cộng hòa dân chủ Congo, quê hương tôi, ở đó tôi là 1 nhà hoạt động sinh viên. Tôi rất mong con mình có thể gặp gia đình tôi ở Congo. Nhưng giờ tôi muốn kể cho bạn nghe nước Congo thì có liên quan gì tới các bạn. Trước hết, tôi muốn bạn giúp tôi một việc. Mọi người có thể cho tay vào túi và lấy điện thoại di động ra không? Cảm nhận khối lượng thân thuộc đó, và ngón tay bạn tự nhiên rờ đến các nút bấm như thế nào. (Cười) Bạn có hình dung thế giới của bạn thiếu vắng nó? Nó kết nối ta với những người thân thương, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp ta, ở nhà cũng như ở nước ngoài. Nó là biểu tượng của 1 thế giới kết nối. Nhưng thứ bạn cầm trong tay mang dấu máu, tựu chung tất cả là 1 khoáng chất: tantalum, được khai thác ở Congo dưới dạng quặng coltan. Đó là một chất dẫn nhiệt không gỉ. Nó lưu trữ năng lượng trong điện thoại, máy Playstation và laptop của ta. Nó còn có trong các hợp kim dùng trong các thiết bị hàng không vũ trụ và y tế. Nó mạnh đến nỗi ta chỉ cần những lượng nhỏ xíu. Sẽ thật tuyệt nếu câu chuyện chỉ có thế. Không may rằng, thứ bạn cầm trong tay không chỉ cho phép sự phát triển công nghệ và tăng trưởng công nghiệp vũ bão, mà nó còn góp phần trong những đau đớn không tưởng tượng nổi của con người. Từ năm 1996, hơn 5 triệu người đã chết ở Cộng hòa dân chủ Congo. Vô vàn phụ nữ, đàn ông và trẻ em bị cưỡng bức, tra tấn và làm nô lệ. Cưỡng bức được dùng như 1 thứ vũ khí chiến tranh, gieo rắc sợ hãi và chết chóc toàn bộ vùng đất. Nhu cầu chiết xuất khoáng chất này đã không dập tắt, mà còn đổ thêm dầu, vào ngọn lửa chiến tranh ở Congo. Nhưng đừng ném điện thoại của bạn đi vội. 30.000 trẻ em đã bị ghi tên và bị đẩy vào chiến đấu trong các nhóm vũ trang. Congo liên tục xếp thê thảm trong các bảng xếp hạng toàn cầu về y tế và đói nghèo. Nhưng thật ấn tượng, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã đánh giá tổng tài sản của đất nước này tới hơn 24 ngàn triệu tỉ đô-la. Nền công nghiệp khai khoáng quốc doanh sụp đổ, quyền kiểm soát các mỏ bị chia năm sẻ bảy. Coltan dễ dàng bị các nhóm vũ trang kiểm soát. Một tuyến buôn bán bất hợp pháp nổi tiếng đi xuyên qua biên giới vào Rwanda, nơi tantalum của Congo bị giả trang thành của Rwanda. Nhưng đừng ném điện thoại của bạn đi vội, vì sự tréo ngoe lớn ở đây là là cùng loại công nghệ đã đặt những nhu cầu bất bền vững và tàn phá đó lên Congo chính công nghệ đó đã khiến chúng ta chú ý tới tình hình. Những gì ta biết được về tình trạng ở Congo và các mỏ khoáng đều là nhờ những thông tin truyền đạt được bằng điện thoại di động. Như trường hợp của Mùa Xuân Ả Rập, trong kì bầu cử gần đây ở Congo, người dân có thể gửi tin nhắn từ trạm bầu cử địa phương về tổng đài ở thủ đô Kinshasa, khi bắt đầu có kết quả, dân chúng tứ phương cùng với Trung tâm Carter, nhà thờ Công giáo và các nhà quan sát khác đã đưa sự chú ý tập trung vào kết quả bất dân chủ. Điện thoại đã cho mọi người khắp thế giới một công cụ quan trọng để đạt được tự do chính trị của họ. Nó thực sự cách mạng hóa cách chúng ta giao tiếp trên hành tinh. Nó cho phép những thay đổi chính trị mạnh mẽ xảy ra. Nên chúng ta đang đối mặt với nghịch lý. Điện thoại là phương tiện của tự do và cũng là phương tiện của áp bức. TED luôn chào đón những gì công nghệ làm cho chúng ta, công nghệ dưới dạng hoàn thiện của nó. Đã đến lúc đặt câu hỏi về công nghệ. Nó đến từ đâu? Ai làm ra nó? Và để làm gì? Giờ đây tôi nói trực tiếp với các bạn, cộng đồng TED, và với tất cả những người đang theo dõi qua màn ảnh. qua điện thoại, trên khắp thế giới, và ở Congo. Tất cả công nghệ sẵn sàng cho ta giao tiếp, tất cả công nghệ sẵn sàng để truyền đạt điều này. Lúc này đây, không có một giải pháp thương mại công bằng rõ ràng, nhưng đã có tiến triển rất lớn. Nước Mỹ vừa thông qua đạo luật chống lại hối lộ và quan liêu ở Congo. Luật pháp hiện thời của Anh cũng có thể làm như vậy. Vào Tháng hai, Nokia tiết lộ chính sách mới về nhập khẩu quặng ở Congo, và đang có cuộc đấu tranh với Apple để sản xuất iPhone công bằng. Có nhiều chiến dịch trải khắp các trường đại học để làm cho các trường học công bằng. Nhưng ta chưa đến đó đâu. Ta cần tiếp tục tạo áp lực lên các công ty điện thoại buộc họ thay đổi quy trình nhập khẩu. Khi tôi đến Anh lần đầu vào 21 năm trước, tôi rất nhớ nhà. Tôi nhớ gia đình và bạn bè mà tôi phải bỏ lại. Giao tiếp khi đó cực kỳ khó khăn. Gửi và nhận thư mất đến vài tháng, nếu gặp may. Thường thì chúng chẳng đến nơi. Kể cả nếu tôi có thể trả tiền điện thoại bàn thì, như hầu hết mọi người ở Congo, cha mẹ tôi không có điện thoại bàn. Hôm nay, các con trai tôi là David và Daniel có thể nói chuyện với bố mẹ tôi và biết ông bà của hai đứa. Tại sao ta lại để cho một sản phẩm tuyệt vời, xuất sắc và cần thiết đến thế trở thành nguyên nhân của những tổn thương không cần thiết với con người? Chúng ta yêu cầu công bằng thương mại với thực phẩm và quần áo. Đã đến lúc yêu cầu công bằng thương mại cho điện thoại. Đây là ý tưởng đáng được nhân rộng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Thời đại này rất tuyệt để làm một nhà sinh học phân tử. (tiếng cười) Việc đọc và viết trình tự DNA đang trở nên dễ dàng hơn và rẻ hơn. Đến cuối năm nay, chúng ta sẽ có thể giải trình tự của 3 triệu mã thông tin từ bộ gen của mình trong vòng một ngày với giá ít hơn 1 ngàn euro. Công nghệ sinh học có lẽ là ngành công nghệ mạnh nhất và phát triển nhanh nhất. Nó có tiềm năng để thay thế nhiên liệu hoá thạch, cách mạng hoá y học, và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy ai là người sẽ thực hiện nó? Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều khá yên tâm khi người này làm việc đó. Nhưng còn người này thì sao? (Cười) (Cười) Vào năm 2009, tôi lần đầu tiên biết đến DIYbio. Đó là một phong trào khuyến khích đưa công nghệ sinh học đến với tất cả mọi người, không chỉ với các nhà khoa học và những người trong phòng thí nghiệm của chính phủ. Ý tưởng ở đây là nếu chúng ta mở rộng cánh cửa khoa học và cho phép nhiều nhóm người khác nhau tham gia, nó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo. Đưa công nghệ vào tay những người sử dụng thường là một ý tưởng tốt vì họ biết rõ nhất về nhu cầu của chính họ. Đây là một công nghệ tinh vi đi cùng với nó là những câu hỏi về mặt xã hội, đạo đức và đạo lý, và các nhà khoa học thì rất dở trong việc giải thích với công chúng một cách chính xác họ đang làm gì trong phòng thí nghiệm. Do đó, phải chăng sẽ tốt hơn nếu có một nơi gần nhà mà bạn có thể đến và tìm hiểu về những điều này, và tự tay làm? Tôi nghĩ là tốt. Nên 3 năm trước, tôi cùng với vài người bạn cùng chung lý tưởng lập nên Genspace. Đó là một phòng thí nghiệm công nghệ sinh học cho cộng đồng và phi lợi nhuận, tại Brooklyn, New York, với ý tưởng là mọi người có thể đến, để tham dự những lớp học và "vọc" trong phòng thí nghiệm trong một môi trường cởi mở và thân thiện. Không một kinh nghiệm nào trước đây có thể giúp tôi chuẩn bị cho những gì xảy ra sau đó. Bạn có thể đoán được không? Báo giới bắt đầu gọi chúng tôi. Và chúng tôi càng nói về lợi ích của việc tăng sự hiểu biết về khoa học, thì họ lại càng muốn nói về việc chúng tôi đang tạo ra một Frankenstein mới, và kết quả là, trong vòng 6 tháng sau đó, khi bạn google tên tôi, thay vì tìm thấy những bài báo khoa học của tôi, bạn tìm được: [Tôi có phải là hiểm hoạ sinh học?] (Cười) Việc đó thật đáng buồn. Điều duy nhất giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn đó là chúng tôi biết rằng trên toàn thế giới, có nhiều người cũng đang cố gắng làm cùng việc mà chúng tôi đang làm. Họ cũng mở những nơi dành cho hacker sinh học, và một số còn phải đối mặt với những thử thách lớn hơn chúng tôi, nhiều quy định hơn và ít tài nguyên hơn. Nhưng giờ đây, ba năm sau, đây là thành quả của chúng tôi. Một không gian sôi động dành cho cộng đồng hacker sinh học toàn thế giới, và đây chỉ là bước đầu. Đây là một trong những cộng đồng lớn nhất, và có nhiều nơi khác đang mở cửa hằng ngày. Có một chỗ có lẽ sắp mở cửa ở Moscow, một ở Hàn Quốc, và điều thú vị là mỗi nơi đều có đặc điểm riêng của mình được phát triển dựa trên cộng đồng của họ. Hãy để tôi đưa các bạn thăm quan một chút. Những hacker sinh học làm việc đơn lẻ. Chúng tôi làm việc theo nhóm, trong những thành phố lớn - (Cười) - và trong những ngôi làng nhỏ. Chúng tôi tự chế dụng cụ phòng thí nghiệm. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật di truyền trên vi khuẩn. Chúng tôi hack phần cứng, phần mềm, phần ướt (dụng cụ phòng lab), và dĩ nhiên hack luôn mã sinh học. Chúng tôi thích xây dựng mọi thứ. Sau đó chúng tôi lại thích tháo rời mọi thứ ra. Chúng tôi làm cho nhiều thứ phát triển. Chúng tôi làm cho nhiều thứ phát sáng. Và chúng tôi còn làm cho tế bào nhảy múa. Tinh thần của những phòng thí nghiệm này là cởi mở và tích cực, nhưng đôi lúc khi người ta nghĩ đến chúng tôi, thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là an toàn sinh học, an ninh sinh học và những điều đen tối khác. Tôi sẽ không coi thường những quan ngại này. Bất kì kỹ thuật nào cũng như con dao hai lưỡi, và, bạn biết rằng, khi bạn có những thứ như sinh học tổng hợp, công nghệ sinh học nano, bạn buộc phải nhìn vào không chỉ những nhóm nghiệp dư mà cả những nhóm chuyên nghiệp, vì họ có cơ sở hạ tầng tốt hơn, họ có điều kiện thuận lợi hơn, và họ có thể tiếp cận các tác nhân gây bệnh. Vậy Liên Hiệp Quốc đã làm đúng như vậy, và gần đây họ làm một báo cáo trên toàn lĩnh vực này, và điều họ kết luận là sức mạnh tích cực của công nghệ này lớn hơn nhiều những sự mạo hiểm tiêu cực, và họ thậm chí còn đặc biệt xem xét cộng đồng DIYbio, và họ ghi chú rằng, không đáng ngạc nhiên lắm, báo chí có xu hướng đánh giá cao khả năng của chúng ta và đánh giá thấp đạo đức của chúng ta. Sự thật là, thành viên DYI từ khắp thế giới, Mỹ, Châu Âu, tụ tập lại vào năm ngoái, và chúng tôi đặt ra một bộ luật đạo đức chung. Và nó nhiều hơn rất nhiều những gì khoa học thông thường đã làm được. Giờ đây, chúng tôi tuân thủ luật pháp của bang và luật địa phương. Chúng tôi xử lí rác thải một cách hợp lí, chúng tôi tuân thủ các quy trình an toàn, chúng tôi không làm việc với những tác nhân gây bệnh. Bạn thấy đấy, nếu bạn đang làm việc với tác nhân gây bệnh, thì bạn không nằm trong cộng đồng của chúng tôi, bạn nằm trong cộng đồng khủng bố sinh học, tôi xin lỗi. Và đôi khi có người hỏi tôi, "Vậy nếu có tai nạn thì sao?" À, làm việc với những sinh vật an toàn như chúng tôi thường tiếp xúc thì khả năng xảy ra tai nạn, ví dụ như người nào đó vô tình tạo ra một loại siêu bọ, khả năng này cũng tương đương như khả năng một trận bão tuyết xảy ra giữa sa mạc Sahara. Nó có thể xảy ra, nhưng tôi không có ý định để đời tôi phụ thuộc vào khả năng đó. Thật ra tôi đã chọn một loại mạo hiểm khác. Tôi đăng kí một chương trình gọi là Dự Án Gen Cá Nhân. Đó là một nghiên cứu ở Havard mà khi kết thúc, họ sẽ lấy toàn bộ trình tự gen của tôi, toàn bộ thông tin y học của tôi, và nhận dạng của tôi, và họ sẽ đăng nó lên mạng cho mọi người thấy. Có rất nhiều nguy cơ liên quan mà họ nói đến trong phần thông báo sự chấp thuận. Điều mà tôi thích nhất là, ai đó có thể tải trình tự gen của tôi xuống, trở lại phòng thí nghiệm, tổng hợp một số ADN giả và đặt nó tại hiện trường một vụ án. (tiếng cười) Nhưng giống như DIYbio, kết quả tích cực và tiềm năng tốt của một nghiên cứu như vậy lớn hơn sự mạo hiểm rất nhiều. Bây giờ, có thể bạn đang tự hỏi, "Bạn biết không, tôi sẽ làm gì trong một phòng thí nghiệm sinh học?" À, không lâu trước đây chúng ta từng tự hỏi, "Nào, ai sẽ làm được gì với một chiếc máy tính cá nhân chứ? ". Vậy đây chỉ mới là sự bắt đầu. Chúng ta chỉ mới thấy đỉnh của tảng băng DNA. Để tôi cho bạn thấy bạn có thể làm gì ngay bây giờ. Một nhà biohacker người Đức, một nhà báo, muốn biết chó của ai đã để lại những "món quà" nho nhỏ trên đường? (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Phải, bạn đã đoán ra. Ông ta quăng quả banh quần vợt vào tất cả các con chó trong khu phố, phân tích nước bọt, xác định con chó, và đối chất với chủ của con chó. (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Tôi phát hiện ra một loài sinh vật đã xâm lược sân sau nhà tôi. Trông như một con bọ hung nhỉ? Thật ra nó là một con bọ cánh cứng Nhật Bản. Và cũng loại công nghệ đó -- được gọi là mã vạch ADN, nó thật sự tuyệt vời -- Bạn có thể dùng nó để kiểm tra xem trứng cá muối của bạn có thật là từ cá tầm không, xem miếng sushi đó có thật là cá ngừ không, hoặc pho mát dê mà bạn mua rất đắt đó có thật là từ dê không. Trong không gian của một nhà biohacker, bạn có thể phân tích gen của bạn để tìm đột biến. Bạn có thể phân tích ngũ cốc của bạn để tìm thực phẩm biến đổi gen, và bạn có thể khám phá tổ tiên của mình. Bạn có thể thả khí cầu thời tiết lên tầng tĩnh khí, thu thập vi khuẩn, xem điều gì đang xảy ra trên đó. Bạn có thể làm ra một dụng cụ kiểm duyệt sinh học từ men để phát hiện chất gây ô nhiễm trong nước. Bạn có thể làm ra một loại pin nhiên liệu sinh học. Bạn có thể làm rất nhiều thứ. Bạn còn có thể thực hiện các dự án khoa học nghệ thuật. Một vài trong số đó thật sự rất ngoạn mục, và chúng nhìn nhận các vấn đề xã hội và sinh thái từ một góc nhìn hoàn toàn khác biệt. Điều đó thật sự rất tuyệt. Vài người hỏi tôi, à, tại sao tôi lại tham gia vào việc này? Tôi có thể có một sự nghiệp hoàn hảo trong các ngành khoa học chính. Vấn đề là, có một điều gì đó trong các phòng thí nghiệm này mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Có một điều gì đó thiêng liêng về nơi mà bạn có thể thực hiện một dự án, và bạn không phải biện minh với bất kì ai rằng nó sẽ đem về rất nhiều tiền, rằng nó sẽ cứu nhân loại, hoặc thậm chí là nó có thể thực hiện được. Nó chỉ cần tuân thủ những quy tắc an toàn. Nếu bạn có những không gian như thế này trên toàn thế giới, nó sẽ thật sự thay đổi nhận định về việc ai được phép làm công nghệ sinh học. Chính những nơi như thế này đã sản sinh ra máy tính cá nhân. Vậy sao không phải là công nghệ sinh học cá nhân? Nếu mọi người trong phòng này đều tham gia, ai mà biết được chúng ta có thể làm những gì? Đây là một lĩnh vực rất mới, và như chúng tôi nói ở Brooklyn, bạn còn chưa thấy gì cả đâu. (tiếng cười). (tiếng vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng việc giới thiệu miễn phí cho các bạn một mẹo nhỏ, và tất cả những gì bạn cần làm là: thay đổi tư thế của bạn trong vòng 2 phút Nhưng trước khi tôi tiết lộ bí mật này, tôi muốn các bạn hãy nhìn vào cơ thể mình và xem mình đang làm gì với nó. Có bao nhiêu bạn ở đây đang thu hẹp bản thân mình lại? Có thể bạn đang gù lưng, vắt chân, có thể co chân lại với nhau. Đôi khi chúng ta khoanh tay như thế này Đôi khi sải rộng ra (Cười) Tôi thấy rồi đấy. (Cười) Tôi muốn bạn hãy để ý xem cơ thể mình đang làm gì vào ngay lúc này và chúng ta sẽ quay lại với điều đó trong vòng vài phút nữa. và tôi hy vọng rằng nếu bạn học cách thay đổi nó một chút, cuộc đời bạn có thể sẽ được thay đổi một cách lớn lao. Ngôn ngữ cơ thể là một điều vô cùng thú vị mà chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nhất là ngôn ngữ cơ thể của người khác. Bạn biết đấy, chúng tôi bị thu hút bởi, như là - (cười) - một cuộc gặp gỡ đầy ngượng ngạo, hay một nụ cười, một cái nhìn khinh thường, hay một cái nháy mắt vụng về hay là một cái bắt tay chăng nữa. ''Họ đang tiến đến ngôi nhà Số 10, và hãy nhìn xem, anh cảnh sát may mắn được bắt tay với ngài Tổng thống Mỹ. Ồ, và đang tiến tới vi. Thủ tướng của - ? Không. (Cười)' (Vỗ tay) (Cười) (Vỗ tay) Vậy một cái bắt tay, hoặc sự vắng mặt của nó, có thể khiến chúng ta bàn luận hàng tuần liền. Kể cả trên BBC hay tờ Thời đại New York. Vì thế lẽ dĩ nhiên khi chúng ta nghĩ tới ngôn ngữ không lời, hay ngôn ngữ cơ thể - nhưng chúng tôi giới nghiên cứu xã hội gọi nó - nó là một ngôn ngữ, nên chúng ta nghĩ đến sự trao đổi liên lạc Khi chúng ta nghĩ đến trao đổi, chúng ta nghĩ đến sự tương tác. Vậy ngôn ngữ cơ thể của bạn đang nói gì với tôi vậy? Ngôn ngữ của tôi đang nói gì với bạn? Và có rất nhiều lý do để tin rằng đó là một cách hợp lý để nhìn nhận vấn đề này. Những nhà xã hội học đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu những ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ thể, của chúng ta hay của người khác, dến sự đánh giá. Chúng ta có thể suy luận và đánh giá một cách nhanh chóng dựa trên ngôn ngữ cơ thể Và sự đánh giá suy luận đó có thể dẫn đến những kết cục quan trọng trong cuộc sống, như là việc chúng ta thuê hay đề bạt ai, hay mời ai đi chơi. Như Nalini Ambady, một nhà ngiên cứu ở trường Đại học Tufts đã chỉ ra rằng khi những người tham gia xem một đoạn clip 30 giây không tiếng giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sỹ thật sự đánh giá của họ về mức độ tận tình và tốt bụng của bác sỹ dự đoán được việc vị bác sỹ đó có bị kiện hay không. Vậy việc bác sỹ có giỏi hay không, không quan trọng, quan trọng là chúng ta có thích người đó không và người đó cư xử như thế nào. Còn hơn thế, Alex Todorov ở Princeton đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chỉ cần đánh giá khuôn mặt của những ứng cử viên chính trị trong vỏn vẹn 1 giây có thể dự đoán được 70% kết quả của bầu cử của Thượng Nghị Viện Mỹ và thống đốc bang, vá kể cả, hãy xem xét dưới góc độ thời đại số, những biểu tượng cảm xúc dùng một cách hợp lý trong những cuộc đàm phán trên mạng có thể dẫn tới nhiều lời lãi hơn từ cuộc đàm phán đó. Nhưng nếu dùng không đúng chỗ thì đúng là một ý tưởng tồi. Đúng thế! Vì thế khi chúng ta nghĩ đến ngôn ngữ không lời, chúng ta nghĩ đến việc dúng nó để phán xet người khác như thế nào, hay họ phán xét chúng ta như thế nào, và kết quả ra sao.. Tuy vậy, chúng ta thường hay quên mất một đối tượng khác cũng bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ cơ thể của chúng ta, và đó chính là bản thân ta. Chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của bản thân mình, suy nghĩ, cảm xúc và sinh lý của bản thân. Vậy tôi đang nói đến ngôn ngữ không lời nào? Tôi là một nhà tâm lý xã hội học. Tôi ngiên cứu về sự kỳ thị, và tôi giảng dạy trong một trường thương mại đầy cạnh tranh, thế nên không thể tránh khỏi việc tôi trở nên hứng thú với quyền lực và cách nó hoạt động. Tôi đặc biệt quan tâm tới những biểu hiện không lời của quyền lực vá sự thống lĩnh. Vậy đâu là những biểu hiện không lời của quyền lực và sự thống lĩnh? Chính là đây. Trong thế giới động vật, đó là sự bành trướng. Làm cho mình to ra, lớn lên, vươn rộng hơn, bạn chiếm lấy không gian, bạn mở rộng bản thân. tất cả đều về việc mở rộng. Và điều đó là hoàn toàn đúng trong thế giới động vật. Chúng ta con người cũng làm những điều tương tự. (Cười) Họ làm thế khi họ đã ở quen trong vị trí quyền lực được một thời gian, hoặc cả khi chỉ cảm thấy mạnh mẽ vào thời điểm đấy. Và cái này thật sự rất thú vị vì nó chỉ ra rằng những biểu hiện của quyền lực là hết sức nhất quán và cố xưa. Những biểu hiện này đươc biết đến như là lòng tự hào, Jesica Tracy đã nghiên cứu về việc này. Cô đã cho thấy những người mắt sáng và những người bị mù bẩm sinh khi họ chiến thắng trong một cuộc đua về thể lực. Khi họ vượt qua vạch kết thúc và chiến thắng, kể cả khi họ chưa nhìn thấy ai làm như thế bao giờ. Họ làm điều này. Hai cánh tay vươn lên thành chữ V, cằm hơi ngẩng lên. Vậy chúng ta làm gì khi chúng ta cảm thấy bất lực? Chúng ta làm chính xác điều ngược lại. Chúng ta co lại. Chúng ta bao bọc lấy bản thân. Làm cho bản thân mình nhỏ lại và không muốn va chạm gì với người ngồi cạnh. Và một lần nữa, động vật và con người làm cùng một điều. Và đây là những gì xảy ra khi chúng ta để gần nhau những người có nhiều quyền lực và những người bất lực. Và khi nói đến quyền lực, chúng ta có xu hướng hỗ trợ ngôn ngữ không lời của người đối diện. Thế nên nếu như có ai đó đang tỏ ra đầy quyền lực trước mặt mình, chúng ta có xu hướng làm cho bản thân mình nhỏ lại chứ không bắt chước họ. Chúng ta làm điều hoàn toàn ngược lại. Và tôi quan sát những hành vi này trong lớp học. và điều mà tôi phát hiện ra là những sinh viên cao học thực sự trưng bày một cách toàn vẹn ngôn ngữ không lời của quyền lực. Một mặt chúng ta có những người với hành vi như một bức biếm họa của quyền lực, họ xông vào phòng, họ chiếm lấy vị trí trung tâm khi lớp học còn chưa bắt đầu, như thể họ thực sư muốn làm chủ không gian. Khi họ ngồi xuống, họ ngay lập tức giãn ra và mở rộng. Họ giơ tay phát biểu như thế này. Mặt khác chúng ta có những người như sắp sửa ngã gục khi họ đi vào. Ngay khi họ tiến vào là ta có thể nhìn thấy. Ta thấy trên mặt họ và trên cơ thể họ, và khi họ ngồi trong ghế của mình và họ thu nhỏ bản thân lại, và họ làm thế này khi họ muốn giơ tay phts biểu. Tôi đã nhận thấy vài điều về chuyện này. Một, bạn sẽ không ngạc nhiên. Nó liên quan đến giới tính. Phụ nữ thường làm điều này nhiều hơn đàn ông. Phụ nữ thường xuyên cảm thấy yếu thế hơn đàn ông, và điều này không có gì là đáng ngạc nhiên, Nhưng điều mà tôi nhận thấy khác là nó có vẻ như liên quan đến mức độ mà học sinh đóng góp vào bài giảng. Vá điểu này thực sự rất quan trọng với học sinh cao học, bởi vì tham gia vào bài giảng trên lớp chiếm đến một nửa số điểm tốt nghiệp. Các trường thương mại đang cố gắng thu hẹp khoảng cách về điểm số giới tính này. Những người phụ nữ và đàn ông với năng lực ngang nhau nhưng điểm số lại khác biệt, và điều đó phần nào là do sự tham gia vào bài giảng. Và tôi bắt đầu suy nghĩ, bạn biết đấy, ok, chúng ta có những người này đi vào như thế, và họ tham gia nhiệt tình. Có thể nảo chúng ta làm cho những người khác giả vờ giống thế và điều đó sẽ làm cho họ tham gia một cách nhiệt tình hơn? Cộng tác viên chính của tôi Dana Carney ở Berkeley, và tôi thực sự muốn biết, ta có thể giả vờ cho đến khi ta thực sự có nó được không. Như là, bạn làm thế cho đến một lúc nào đó và rồi sự thay đổi trong hành vi bắt đầu xảy ra làm cho bạn cảm thấy quyền lực hơn? Chúng ta đã biết là ngôn ngữ không lời quyêt định việc người khác nghĩ gì về chúng ta. Có rất nhiều bằng chứng về việc đó. Nhưng câu hỏi thực sự của chúng tôi là, có thể nào ngôn ngữ không lời có thể chỉ đạo việc chúng ta nghĩ gì về chính bản thân mình. Có nhứng bằng chứng chỉ ra là có thể. Ví dụ như là, chúng ta cười khi cảm thấy hạnh phúc, nhưng mặt khác, khi chúng ta bị buộc phải mỉm cười bằng cách giữ một cái bút bằng răng như thế này, nó làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Nó hoạt động theo cả hai hướng. Khi nói đến quyền lực, nó cũng đi theo cả hai hướng. Thế nên khi bạn cảm thấy mình mạnh mẽ, bạn thường làm thế này, nhưng cũng có thể là khi bạn giả vờ là mình nẳm quyền, bạn sẽ thực sự cảm thấy là mình có quyền lực. Vậy câu hỏi thứ hai sẽ là, bạn biết đấy, chúng ta đã biết rằng trí não có thể điều khiển được cơ thể, nhưng có thể nào mà cơ thể lại điều khiển được trí não không? Và khi tôi nói đến trí não, trong trường hợp của sự quyền lực, là tôi đang nói đến điều gì? Tôi đang nói về suy nghĩ và cảm xúc, và những thứ sinh lý học tạo ra suy nghĩ và cảm xúc, và trong trường hợp này, đó là hoóc môn. Tôi xem xét hoóc môn. Vậy bộ óc của người quyền lực và kẻ bất lực khác nhau như thế nào? Nhứng người quyền lực thường, không đáng ngạc nhiên lắm, chắc chắn, tự tin và lạc quan hơn. Ho thực sự cảm thấy như là họ sẽ chiến thắng, kể cả khi cờ bạc may rủi. Họ cũng thường có khả năng suy nghĩ một cách trừu tượng hơn. Có rất nhiều điểm khác biệt. Họ thường mạo hiểm hơn. Có rất nhiều khác biệt giữa những người quyền lực và bất lực. Về mặt sinh lý, cũng có những khác biệt trong hai hoóc môn chính: testosterone, hoóc môn thế lực và cortisol, hoóc môn xì trét. Những gì mà chúng tôi phát hiện là những giống đực cao cấp trong các bậc thang linh trưởng có nhiều testosterone và ít cortisol, và những nhà lãnh đạo quyền lực và xuất sắc cũng có nhiều testosterone và ít cortisol, Vậy điều đó có nghĩa là gì? Khi nghĩ đến quyền lực và sức mạnh, mọi người thường chỉ nghĩ đến testosterone, bởi vì nó liên quan đến sự thống trị, làm chủ. Nhưng thực ra, sức mạnh cũng còn liên quan đến việc bạn phản ứng thế nào với xì trét, Bạn có muốn một nhà lãnh đạo cao cấp và chủ chốt, đầy testosterone, nhưng rất căng thẳng và xì trét? Chắc là không? Bạn muốn một người mạnh mẽ, tự tin và làm chủ bản thân. nhưng không quá căng thẳng, một người thoải mái, dễ chịu. Chúng tôi biết rằng trong tầng lớp linh trưởng, nếu một cá nhân cao cấp cần được tiếp quản, nếu một cá thể cần tiếp quản một vị trí cao cấp một cách đột ngột, trong vòng một vài ngày, nồng độ testosterone của cá thể đó tăng lên một cách rõ rệt và nồng độ cortisol giảm đi đáng kể. Vậy chúng ta có những bằng chứng chỉ ra rằng, cơ thể có thể định hình trí óc, ít nhất cũng ở biểu hiện khuôn mặt, và thay đổi vai trò, vị trí cũng có thể định hình trí não. Vậy việc gì sẽ xảy ra, ok, bạn thay đổi vị trí, việc gì sẽ xảy ra nếu như thay đổi đó là cực nhỏ, chỉ một thao tác nhỏ xíu, một sự can thiệp ít ỏi? 'Chỉ hai phút', bạn nghĩ, 'Tôi muốn bạn đứng như thế này, và nó sẽ làm bạn cảm thấy bản thân đầy quyến lực'. Và đó chính là điều chúng tôi đã làm. Chúng tôi quyết định mời một vài người vào phòng thí nghiệm và tiến hành một thử nghiệm nhỏ, những người này sẽ thử, trong vòng hai phút, những điệu bộ làm chủ hoặc dáng điệu phục tùng, và tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy 5 điệu bộ này, mặc dù những người tham dự chỉ thử có 2. Đây là cái đầu tiên. Một vài cái nữa. Tư thế này đã được đặt tên là 'Siêu nhân Nữ' bởi giới truyền thông. Một hai cái nữa. Có cả đứng cả ngồi. Và đây là một số điệu bộ phục tùng và bất lực. Bạn co xếp lại, thu nhỏ người lại. Điệu bộ này là hoàn toàn bất lực. Khi bạn tự chạm vào cổ, là bạn đang tự bảo vệ bản thân mình. Những gì xảy ra là, họ đi vào, chia ra thành một cụm nhỏ, và chúng tôi trong vòng hai phút nói "Các bạn cần phải làm thế này hoặc thế này". Họ không nhìn vào ảnh của những dáng điêu đó. Chúng tôi không muốn gợi ý cho họ về khái niệm của sức mạnh. Chúng tôi muốn họ cảm thấy sức mạnh trong bản thân đúng không? Và rồi chúng tôi hỏi họ 'Bạn có cảm thấy mạnh mẽ và quyền lực không?" trong một loạt các vấn đề, và rồi cho họ cơ hội để đánh bạc, và rồi chúng tôi lấy một mẫu nước bọt khác. Chỉ có vậy thôi, toàn bộ cuộc thí nghiệm. Vậy đây là điều mà chúng tôi tìm ra. Sự mạo hiểm, ở đây là trong việc cờ bạc, những gì mà chúng tôi thấy là khi bạn ở trong dáng điệu làm chủ, 86% mọi người sẽ đánh bạc. Khi bạn ở trong những tư thế khuất khục, chỉ 60%, và đó là một sự khác biệt đáng kể. Đây là điều mà chúng tôi khám phá ra về testosterone. So sánh với mức độ lúc đầu khi họ vừa vào, những người trong tư thế làm chủ có được khoảng 20% tăng lên, và những người trong tư thế phục tùng nhận được khoảng 10% suy giảm. Vậy một lần nữa, 2 phút, và bạn có được những sự thay đổi này. Ngững gì mà chúng ta thu được về cortisol là, Những người làm chủ giảm đi khoảng 25% và ở những người trong tư thế bất lực, nó tăng lên khoảng 15%. Vậy chỉ hai phút đã dẫn đến những thay đổi về hoóc môn, làm cho não bộ hoăc cảm thấy quả quyết, tự tin và thoải mái, hoặc dễ căng thẳng và, bạn biết đấy, như là ngưng hoạt dộng. Và chúng ta đều đã từng cảm thấy điều đó đúng không? Vậy có vẻ như là ngôn ngữ không lời của chúng ta có thể điều khiển cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận về bản thân mình, vậy không chỉ người khác, mà còn chính bản thân chúng ta nữa. Và cơ thể có thể thay đổi và tác động đến não bộ nữa. Nhưng câu hỏi tiếp theo dĩ nhiên là ở trong tư thế quyên lực trong vòng vài phút có thể thay đổi cuộc sống của bạn một cách đáng kể hay không? Khi ở trong phòng thí nghiệm, nó là một hành động nhỏ, bạn biết đấy, chỉ một hai phút. Khi nào bạn thực sự có thể vận dụng điều này? Và chúng tôi nghĩ rằng thực sự, điều quan trọng, tôi muốn nói là, bạn muốn dùng điều này trong những hoàn cảnh phỏng chừng như là những hoàn cảnh xã hội dễ hăm dọa. Khi bạn bị đánh giá, phỏng chừng, kể cả bởi bạn bè? Nó có thể là, bạn biết đấy, với một vài người đó là nói trước hội đồng trường. Hoặc là thuyết trình một bản bán hàng hoặc một buổi nói chuyện như thế này hoặc một cuộc phỏng vấn xin việc. Chúng tôi quyết định là điều mà mọi người có thể thông cảm với tại vì hầu hết mọi người đều đã trải qua là phỏng vấn xin việc. Vậy khi chúng tôi công bố những tìm kiếm này, và giới truyền thông làm ầm ĩ lên, và họ nói, ok, vậy đây kà những gì bạn làm khi bạn tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc đúng không? (Cười) Bạn biết đấy, chúng tôi dĩ nhiên là hoảng loạn, và nói rằng, lạy Chúa, không không không, đó không phải là điều mà chúng tôi muốn nói. Vì rất nhiều lý do, không không không, đừng làm vậy. Một lần nữa, cái này không phải là về việc bạn nói chuyện với mọi người, mà là bạn nói chuyện với chính bản thân mình. Bạn làm gì trước khi bạn đi vào một cuộc phỏng vấn xin việc? Bạn làm thế này. Đúng không? Bạn ngồi xuống. Bạn kiểm tra cái iPhone, hoặc Android, không cố gắng để ai ra. Bạn, đúng đấy, bạn xem lại những ghi chú của mình, bạn cúi gù, thu nhỏ bản thân, trong khi bạn thực ra điều mà bạn nên làm là như thế này, như là trong phòng toilet vậy? Làm thế. Tìm 2 phút. Vậy đó là điều mà chúng tôi muốn kiểm chứng. Ok? Chúng tôi lại mời mọi người vào trong phòng thí nghiệm, và họ làm những điệu bộ quyền lực và bất lực một lần nữa, họ trải qua một cuộc phỏng vấn đầy căng thẳng. Dài năm phút. Họ bị ghi lại. Họ cũng bị xét đoán, và những người xét đoán họ được luyện để không để lại những phản hồi về mặt ngôn ngữ cơ thể, thế nên họ trông như thế này. Như là, hãy tưởng tượng đây là người phỏng vấn bạn. Trong cả 5 phút, không gì cả, và điều này còn tồi tệ hơn cả bị hạch sách. Mọi người ghét điều này. Đó là điều mà Marianne LaFrance gọi là 'đứng giữa lún cát xã hội'. Và điều này thực sự làm độ cortisol của bạn tăng vọt. Vậy đây là cuôc phỏng vấn mà chúng tôi bắt họ phải trải qua, bởi vì chúng tôi thực sự muốn biết điều gì sẽ xảy ra. Rồi chúng tôi cho những người giải mã xem những cuốn băng này, bốn cuộn. Họ không biết gì về những lý thuyết của chúng tôi. Họ cũng không biết gì về hoàn cảnh của những cuộc phỏng vấn. Họ không biết ai đã thử tư thế nào, và họ chỉ nhìn vào những cuoonnj băng này, và họ nói "Ồ tôi muốn thuê những người này" - tất cả những người trong tư thế quyền lực - hoặc 'chúng tôi không muốn thuê những người này. Chúng tôi cũng nhận xét những người này tích cực hơn nhiều." Nhưng điều gì đã dẫn đến chuyện đó? Nó không phải là nội dung của cuộc nói chuyện. Nó là về sự hiện diên mà họ mang đến cho cuộc nói chuyện. Chúng tôi cũng, bởi vì chúng tôi đánh giá họ dựa trên tất cả những điều kiện liên quan đến năng lực, như là cuộc nói chuyện có cấu trúc rõ ràng không? Nó có tốt không? Bằng cấp của họ ra sao? Những điều này không ảnh hưởng gì cả. Đây mới là điều quyết định. Những cái như thế này. Mọi người lộ rõ bản chất của mình, về cơ bản. Họ mang đến chính bản thân mình. Họ mang đến những ý tưởng, nhưng như chính bản thân họ, mà không có chút, bạn biết đấy, tàn dư nào cả. Vậy đấy mới là điều tạo ra những ảnh hưởng trên, hoăc điều hòa chúng. Và khi tôi nói điều đó với mọi người, rằng cơ thể của chúng ta có thể thay đổi trí não và trí não chúng ta sẽ tác động đến hành vi, và hành vi của chúng ta có thể thay đổi kết quả cuộc sống, họ nói với tôi, "Tôi không - nó có vẻ giả tạo." Đúng không? Và tôi bảo với họ là, giả vờ cho đến khi bạn làm được. Tôi không - nó không phải là tôi. Tôi không muốn có được nó và rồi cảm thấy như là một kẻ gian lận. Tôi không muốn cảm thấy như là kẻ mạo danh. Tôi không muốn đến được đó rồi cảm thấy như là tôi không thuộc về nơi đó. Và tôi thực sự hiểu điều đó, bởi vì tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện nhỏ về việc làm một kẻ mạo danh và cảm thấy như là tôi không thuộc về nơi này. Khi tôi 19 tuổi, tôi bị tai nạn xe hơi khá nghiêm trọng. Tôi bị ném ra khỏi xe, lăn vài vòng. Tôi bị ném ra khỏi xe. Và tỉnh dậy trong một phòng phục hồi chức năng sau tai nạn đầu, và tôi bị rút khỏi đại học, và tôi biết rằng độ IQ của tôi đã bị giảm xuống 2 độ lệch chuẩn, một điều vô cùng khủng khiếp. Tôi biết IQ của mình vì tôi đã định nghĩa bản thân là thông minh, và tôi đã được gọi là thiên tài khi còn nhỏ. Khi tôi bị rút khỏi đại học, tôi cứ cố gắng quay lại. Họ nói "Em sẽ không học xong đại học đâu. Chỉ vì, em biết đấy, có những điều khác em phải làm, và điều đó sẽ không giải quyết gì cho em được đâu." tôi thực sự phải đấu tranh với điều đó rất nhiều, và tôi phải nói rằng, bị lấy mất định nghĩa bản thân, định nghĩa cốt lõi của mình, và với tôi đó là sự thông minh, để điều đó bị lấy mất, không có gì làm cho bạn cảm thấy vô dụng và bất lực hơn thế. Tôi cảm thấy hoàn toàn vô dụng. Tôi làm việc, làm việc và làm việc, rồi tôi gặp may, và làm việc, và gặp may, và rồi lại làm việc. Cuối cùng tôi tốt nghiệp đại học. Tôi mất 4 năm nhiều hơn các bạn học của mình, và tôi thuyết phuc, cô cố vấn tuyệt vời của tôi, Susan Fiske, nhận tôi vào, thế là tôi đã đến được Princeton, và tôi cảm thấy như là tôi không đáng được ở đây. Tôi là một kẻ giả mạo. Buổi tối trước cuộc nói chuyện năm đầu của tôi, và buổi nói chuyện năm đầu ở Princeton chỉ là 20 phút nói chuyện với 20 người. Chỉ thế thôi. Tôi quá lo lắng về việc bị phát hiện vào ngày hôm sau nên tôi gọi cô và nói rằng "Em bỏ đây." Cô ấy nói rằng "Em không từ bỏ được, bởi vì cô đã cá cược vào em, và em sẽ ở lại. Em sẽ ở lại, và đây là điều mà em sẽ làm. Em sẽ phải giả vờ. Em sẽ làm từng buổi nói chuyện mà em được đề nghị làm. Em sẽ tiếp tục làm, tiếp tục và tiếp tục, kể cả khi em sợ hãi và tê liệt và trải nghiệm cảm giác ở ngoài cơ thể, cho đến thời điểm em nói được "Lạy Chúa, tôi làm được này. Như là, tôi đã trở thành người này. Tôi thực sự đang làm nó"". Và đó là điều mà tôi đã làm. 5 năm học cao học, một vài năm, bạn biết đấy, tôi ở Northwestern, rồi tôi chuyển đến Harvard, tôi ở Harvard, tôi không thực sự nghĩ về chuyện đó nữa, nhưng trong một thời gian dài tôi đã suy nghĩ là, "Không đáng được ở đây. Không đáng được ở đây." Vậy trong năm cuối ở Harvard của tôi, một học sinh rất ít nói trong lớp học trong suốt cả học kỳ, người mà tôi đã bảo rằng "Nhìn này, em phải tham gia vào thảo luận nhiều hơn, không thì em sẽ trượt đấy", đi vào văn phòng của tôi. Tôi thực sự không biết gì về em đó cả. Và cô ấy nói rằng, cô ấy bước vào, hoàn toàn thất bại, và cô ấy nói rằng, "Em không đáng được ở đây". Và đó là giây phút của tôi. Bởi vì 2 điều xảy ra. Một là tôi nhận ra, trời ơi, tôi không cảm thấy như thế nữa. Bạn biết đấy. Tôi không cảm thấy điều đó nữa, nhưng em học sinh đó thì có, và tôi biết cảm giác đó như thế nào. Và điều thứ 2 là, cô ấy xứng đáng được ở đây! Là, cô ấy có thể giả vờ, rồi cô ấy sẽ trở thành hiện thực. Và tôi nói rằng "Không, em xứng đáng! Em đáng được ở đây! Và ngày mai em sẽ phải giả vờ, em phải làm cho bản thân mình tự tin và quyền lực hơn, và, em biết đấy, em sẽ --- " (Vỗ tay) (Vỗ tay) Và em sẽ đi vào trong lớp học , và em sẽ phát biểu một lời nhận xét hay nhất từng có" Bạn biết gì không? Và cô ấy đã có lời phát biểu tuyệt vời nhất, và mọi người quay lại và họ như là, trời ơi, tớ đã chả để ý là cô ấy ngồi ở đấy, bạn biết đấy? (Cười) Cô ấy quay lại chỗ tôi vài tháng sau đó, và tôi nhận ra rằng cô ấy không chỉ giả vờ cho đến khi làm được nó, cô ấy đã thực sự giả vờ cho đến khi cô ấy trở thành nó. Vậy là cô ấy đã thay đổi. Và điều mà tôi muốn nói với các bạn là, đừng giả vờ cho đến khi bạn làm được nó. Giả vờ cho đến khi bạn trở thành điều đó. Bạn biết đấy? Nó không phải là --- Làm điều đó cho đến khi bạn thực sự trở thành nó và nó trở thành bạn. Điều cuối cùng mà tôi muốn để lại cho các bạn là. Những sự điều chỉnh bé nhỏ có thể dẫn đến những thay đổi to lớn. Chỉ trong vòng 2 phút. 2 phút, 2 phút, 2 phút. Trước khi bạn tiến vào một cuộc kiểm nghiệm căng thẳng, trong vòng 2 phút, thử làm thế này, trong thang máy, trong toilet, ở bàn của bạn ở sau cánh cửa đóng. Đây là điều mà bạn muốn làm. Định dạng cấu hình não của bạn để đối phó tốt nhất với tình huống đó. Đẩy độ testosterone của bạn lên. Giảm độ cortisol xuống. Đừng rời khỏi hoàn cảnh đó và cảm thấy như là, oh, tôi đã không cho họ thấy mình là ai. Hãy rời khỏi hoành cảnh đó và cảm thấy, oh, tôi thực sự nói được mình là ai và cho họ thấy tôi là ai. Vậy tôi muốn đề nghị các bạn trước tiên, bạn biết đấy, vửa thử tạo hình đầy quyền lực, và tôi cũng muốn đề nghị với các bạn vừa chia sẻ những quy tắc khoa học này, bởi vì nó rất đơn giản. Tôi không có cái tôi trong việc này, (Cười) Cho đi. Chia sẻ với mọi người, bởi vì những người cần sử dụng nó nhiều nhất là những người không có tài nguyên và công nghệ, không có chỗ đứng và sức mạnh. Đưa nó cho họ bởi vì họ có thể tự làm điều đó một mình. Họ cần cơ thể mình, sự riêng tư và 2 phút, và điều đó có thể thay đổi cuộc sống họ một cách đáng kể. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi rất vinh dự được ở đây, như Chris nói Đã hơn 20 năm từ khi làm việc ở Châu Phi. Buổi giới thiệu đầu là ở sân bay Abidjan trên bờ biển Ivory buổi sáng nóng nực. Tôi chỉ vừa rời phố Wall, cắt kiểu tóc giống như Margaret Mead, vứt đi hầu như mọi thứ mà tôi có, và đến đó với tất cả những sự thiết yếu-- vài bài thơ, vài bộ đồ, dĩ nhiên có ghita vì tôi đang định cứu thế gới. và tôi nên bắt đầu với lục địa châu Phi Nhưng theo nghĩa đen ở những ngày đầu,tôi được biết,trong điều kiện không chắc chắn bởi một số phụ nữ miến Tây châu Phi, rằng người dân châu Phi không muốn được cứu, cảm ơn,ít nhất tất cả không phải từ tôi Tôi lúc đó còn rất trẻ, chưa có chồng con chưa biết rõ về châu Phi, bên cạnh đó tiếng Pháp của tôi còn rất nhiều hạn chế. Cho nên, đó là khoảng thời gian rất thương tâm đối với tôi và song nó thật sự đã ban cho tôi sự khiêm tốn để bắt đầu lắng nghe. Tôi nghĩ sự thất bại đó có thể thành động lực thúc đẩy phi thường, nên tôi đã chuyển đến Kenya và làm việc ở Uganda, và gặp một nhóm phụ nữ Rwanda, họ kêu tôi vào năm 1986, chuyển đến Kigali để giúp họ bắt đầu tổ chức kinh tế vi mô ở đó. Và tôi đồng ý, chúng tôi kết thúc việc đặt tên nó là Duterimbere, Tiến đến đam mê, tôi thực hiện tôi thấy ít có công việc khả thi và bắt đầu bởi phụ nữ, và có thể tôi cũng nên cố gắng gầy dựng sự nghiệp. Tôi bắt đầu nhìn xung quanh, và tôi nghe về 1 tiệm bánh điều hành bởi 10 cô "gái" Bị hấp dẫn đôi chút, tôi đến gặp nhóm này điều mà tôi tìm được là 20 bà mẹ đơn thân đang cố gắng sinh tồn. Và nó thật sự đã khởi nguồn cho tôi vốn hiểu biết về sức mạnh của ngôn ngữ và cái cách mà bạn gọi người khác sẽ đưa bạn ra xa khỏi họ, và khiến họ trở nên nhỏ bé. Tôi cũng tìm thấy tiệm bánh đó không có gì giống với việc kinh doanh, sự thật, nó là 1 quỹ từ thiện được thực hiện bỏi một mạnh thường quân, người đã dành 600$ mỗi tháng để tạo điều kiện cho 20 phụ nữ này bận rộn với sự khéo léo và những chiếc bánh nhỏ, và sống với thu nhập 50 cent một ngày chưa thoát nghèo. Tôi giao dịch với họ, "Ta thôi cần dựa vào các từ thiện Ta sẽ kinh doanh và tôi sẽ giúp các cô." Họ đồng ý với sự lo lắng. Tôi cũng vậy khi bắt đầu, và dĩ nhiên mọi việc luôn phức tạp hơn bạn nghĩ. Đầu tiên, tôi nghĩ cần một nhóm bán hàng, và chúng ta rõ ràng không phải Đội A, nên hãy-- tôi đã làm tất cả việc đào tạo. Và điều trích yếu là khi tôi diễu hành trên các đường phố, theo nghĩa đen, ở Nyamirambo,một bộ phận phổ biến của Kigali, với một cái xô, và tôi đã bán những chiếc bánh donut nho nhỏ đến mọi người và tôi trở lại, tôi như kiểu "Thấy chưa?" họ nói :"Cô biết đấy, Jacqueline, ai ở Nyamirambo lại không mua những chiếc bánh donut đựng trong cái túi màu cam từ 1 người phụ nữ Mỹ cao ráo?" - Và thích-- (Cười)-- một điểm cộng. Sau đó tôi cả chặn đường Mỹ, với sự cạnh tranh , đồng đội và cá nhân. Thất bại hoàn toàn, nhưng thời gian dần trôi, họ học được cách bán riêng. Và họ bắt đầu nghe đến chỗ chợ, và họ trở lại với các ý tưởng như khoai mì chiên, chuối chiên, và bánh mì bo bo, và trước khi bạn biết nó chúng tôi đã phân vân về chợ Kigali, và họ kiếm được khoảng gấp ba đến bốn lần trung bình cả nước. Và với sự tự tin tăng lên, tôi nghĩ "Đến lúc mở một tiệm bánh đúng nghĩa rồi, hãy bắt đầu sơn nó thôi". Và họ nói "Một ý kiến rất tuyệt vời." Tôi nói "Các cô muốn sơn màu gì nào?" Họ nói "Theo ý cô." tôi thì "Không, Không, tôi đang học nghe. Các cô chọn đi. Cửa tiệm, con phố, đất nước nữa--không phải tôi" Nhưng họ không cho tôi câu trả lời. Một tuần, hai tuần, ba tuần trôi qua, và cuối cùng tôi nói "Màu xanh nước biển được chứ? Và họ bảo "Được được, chúng tôi thích nó." Vậy nên tôi đến cửa hàng, mang theo Gaudence, người ngoan cố nhất, và mang hết đống sơn và vải để làm thảm, và trong ngày sơn, chúng tôi tập hợp ở Nyamirambo, và ý tưởng là chúng tôi sẽ sơn trắng và xanh theo thứ tự, giống như một tiệm bánh Pháp nhỏ. Nhưng rõ ràng là nó không thoả mãn bằng việc sơn bức tường màu xanh như bầu trời. Nên, xanh, xanh, mọi thứ đều màu xanh. Tường, cửa sổ xanh vỉa hè ra phí trước cũng được sơn xanh. Và Aretha Kranklin hét "T-Ô-N-T-R-Ọ-N-G" hông của họ lúc lắc và những đứa nhỏ cố lấy mấy cây cọ, nhưng đó là ngày của chúng. Và vài lúc hoàn thành, chúng tôi đứng bên đường và nhìn vào thành quả, tôi nói "Thật là đẹp". Họ trả lời "Thật sự rất đẹp". Tôi nói "Tôi nghĩ màu sác thật hoàn hảo," Tất thẩy gật đầu, trừ Gaudence, tôi hỏi "Gì cơ chứ?" Cô ta bảo "Không có gì". Tôi hỏi "Gì chứ?" Cô ta nói "Nó đẹp, cô biết đấy, màu của ta Thật sự, nó là xanh lá cây" Và-- (Cười). -- Tôi học được rằng việc lắng nghe không chỉ về tính kiên nhẫn mà nó còn là khi bạn sống với việc từ thiện và phụ thuộc suốt cả đời, thật khó để diễn tả ý bạn muốn nói. Và hầu như con người không bao giờ hỏi bạn và khi họ hỏi, bạn thật sự không nghĩ họ muốn biết sự thật. Và tôi học được lắng nghe không chỉ là chờ đợi, mà còn là học cách hỏi tốt hơn. Vậy nên, tôi đã ở Kigali khoảng hai năm rưỡi, làm việc đó khoảng thời gian phi thường của đời tôi. Và nó dạy tôi ba bài học tôi nghĩ rằng rất quan trọng với chúng ta ngày nay, và chắc chắn là trong công việc tôi làm. Thứ nhất là nhân phẩm đến tâm hồn người quan trọng hơn so với sự giàu có. Như Eleni có nói, khi con người có tiền, họ có sự lựa chọn, và điều đó là nền tảng cho phẩm chất. Nhưng là con người, chúng ta cũng muốn thấy nhau, và muốn được nghe đến lẫn nhau, và chúng ta không bao giờ quên điều đó. Điều thứ hai là từ thiện và viện trợ truyền thống không bao giờ giúp xoá nghèo. Tôi nghĩ Andrew che đậy nó rất tốt, nên tôi chuyển sang phần ba điều mà những chợ đơn lẻ cũng không giải quyết các vấn đề về sự nghèo. Đúng vậy, chúng tôi kinh doanh nó, nhưng vài người cần trả tiền ủng hộ từ thiện khi đang đào tạo, và ủng hộ quản lí, tư vấn chiến lược và có thể điều quan trọng nhất chính là cách hội nhập vào các mối liên lạc mới, mạng lưới mới và những khu chợ mới. Vậy nên, trong mức độ vi mô, có 1 vai trò thực sự cho sự kết hợp giữa đầu tư và từ thiện. Và trên cấp độ vĩ mô-- một số các diễn giả đã suy luận là thậm chí sức khoẻ cũng nên tư nhân hoá. Nhưng, có một ông bố với căn bệnh tim, và nhận ra rằng những gì gia đình chúng ta có không phải những thứ mà ông ấy lẽ ra phải có, nhờ một người bạn tốt bước vào giúp đỡ, tôi thật sự tin tất cả mọi người xứng đáng được để ý sức khoẻ và chi phí mà họ có khả năng chi trả. Tôi nghĩ chợ có thể giúp ta tìm ra, nhưng có thể đó là một thành phần từ thiện hay là tôi không nghĩ chúng ta sắp tạo ra một loại xã hội chúng ta muốn sống. Vậy, các bài học này thật sự đã đưa tôi đến quyết định xây dựng Quỹ Nhạy Bén khoảng sáu năm trước Nó là một quỹ phi lợi nhuận,quỹ đầu tư mạo hiểm cho người nghèo một vài nghịch lý trong một câu. Nó chủ yếu lập nên quỹ từ thiện từ các cá nhân, các tổ chức và hợp tác, rồi quan sát, đầu tư công bằng và cho vay với thực thể lợi nhuận và cả phi lợi nhuận mà cung cấp y tế, nhà cửa, năng lượng nước sạch với giá cả phải chắng đến những người có thu nhập thấp ở Nam Châu Á và Châu Phi để họ có thể có sự lựa chọn riêng. Chúng tôi đã đầu tư khoảng 20 triệu đôla trong 20 doanh nghiệp, và làm như vậy, chúng tôi đã tạo gần 20000 công việc và cung cấp hàng chục triệu dịch vụ đến những người không đủ khả năng cho trả nếu không làm như vậy. Tôi muốn kể cho các bạn hai câu chuyên. Cả hai đều ở Châu Phi. Cả hai đều về việc đầu tư các doanh nhân người mà được kí kết với dịch vụ, và thật sự biết rõ về các khu chợ. Cả hai sống ở hợp lưu của y tế công cộng và các doanh nghiệp, và cả hai, vì họ là các nhà sản xuất, trực tiếp tạo ra công việc, trực tiếp tạo ra các nguồn thu nhập vì họ đang ở trong khu vực sốt rét và châu Phi mất gần 13 tỉ đô la năm vì dịch sốt rét Và khi con người khoẻ hơn, họ cũng sẽ sung sướng hơn. Đầu tiên được gọi là Bio tiên tiến - chiết xuất giới hạn. Được xây dựng ở Kenya tầm bảy năm trước Bởi một doanh nhân đặc biệt tên là Patrick Henfrey và và đồng nghiệp. Họ là những nông dân lão luyện đã trải qua các thời kì hưng-suy trong nền nông nghiệp ở Kenya hơn 30 năm. Bây giờ, đây là một cái cây Artemisa; là một thành phần cơ bản cho artemisinin, thuốc trị phổ biến nhất cho bệnh sốt rét. Nó thuộc bản địa Trung Quốc và Viễn Đông, nhưng cho tỉ lệ sốt rét là ở Châu Phi, Patrickvà đồng nghiệp nói rằng :'Hãy mang chúng đến nơi này, vì nó là một sản phẩm thêm vào giá trị cao" Nông dân tăng ba đến bốn lần năng suất đối với ngô bắp. Vậy nên, sử dụng vốn kiên nhẫn-- họ có thể tăng tiền lên sớm thật sự ở dưới mức trở lại thị trường và sẵn lòng ra sức lâu dài và được kết hợp với sự trợ giúp quản lí, chiến lược hỗ trợ -- họ đã tạo ra một công ty nơi mà họ thu mua được từ 7500 nông dân. Nên là có khoảng 50000 người bị tác động. Và tôi nghĩ có thể một vài bạn đã đến đây- Những người nông dân này được KickStart và Technoserve giúp đỡ để trở nên tự túc hơn. Họ mua nó, sấy khô và mang đến nhà máy, được mua từng phần, lần nữa, vố đầu tư từ Novartis, người có niềm đam mê với phấn để họ có thể làm Coartem. Acumen đã làm việc với ABE trong năm qua, một năm rưỡi, cả hai nhắm tới kế hoạch kinh doanh mới và sự bành trướng diễn ra như sao, giúp với hỗ trợ quản lí và giúp làm tấm hạn và gia tăng vốn. Và tôi thật sự hiểu vốn kiên nhẫn có nghĩa một cách cảm xúc, hình như trong tháng trước . Bởi vì công ty theo nghĩa đen là mười ngày từ khi chứng minh rằng sản phẩm của họ đủ mức độ chất lượng cần thiết của thế giới để làm Coartem, khi họ trong cuộc khủng hoảng tiền mặt lớn nhất lịch sử cuả họ Chúng tôi đã gọi tất cả nhà đầu tư xã hội mà chúng tôi biết. Bây giờ, một số nhà đầu tư xã hội đó đã thật sự quan tâm đến Châu Phi và hiểu được tầm quan trọng nông nghiệp, và họ thậm chí đã giúp đỡ các nông dân. Và thậm chí khi chúng tôi giải thích nếu ABE biến mất, tất cả 7500 công việc kia cũng biến mất, chúng tôi thi thoảng chia đường giữa kinh doanh và xã hội. Và nó thật sự là thời điểm bắt đầu nghĩ sáng tạo hơn về cách hợp nhất chúng. Nên Acumen làm được không chỉ một, mà là cho vay hai cầu và tin tốt là họ đã thật sự gặp phân loại chất lượng thế giới và bây giờ trong những trận cuối cùng đến với vòng 20 triệu đô, để chuyển đến vị trí cao hơn và tôi nghĩ rằng nó sẽ trở thành một trong các công ty quan trọng hơn trong Đông Á. Đây là Samuel. Một người nông dân. Thật ra anh đã sống ở khu ổ chuột Kibera khi ba anh ta gọi và kể anh và kể về Artemisia và tiềm năng gia tăng giá trị. Nên anh ta trở về nông trại, và, nó là mẫu chuyện dài, họ bây giờ có bảy mẫu đất trồng. Các con của Samuel đang học trường tư , anh ấy đàn bắt đầu giúp đỡ các nông dân ở khu vực cũng đi vào sản xuất Artemisia-- nhân phẩm trở nên quan trọng hơn của cải Tiếp đến, rất nhiều các bạn biết. Tôi đã nói đôi chút về nó ở Oxford hai năm trước một số các bạn đã tham quan chế tạo A - Z một trong những công ty thật, tuyệt nhất ở Đông Phi. Nó là một công ty khác ở hợp lưu giữa sức khoẻ và doanh nghiệp. Và đây thật sự là một câu chuyện về một tình huống công- tư thật sự đã hoạt đông. Nó bắt đầu ở Nhật Bản. Sumitomo đã phát triển một kĩ thuật cần thiết để sản sinh một sợi polyethylene dựa trên thuốc trừ sâu hữu cơ, nên bạn có thể làm một cái màn ngủ, một màn ngủ sốt rét, kéo dài tận năm năm không cần nhúng lại. Nó có thể thay đổi véc- tơ, nhưng giống với Artemisia, nó được sản xuất duy nhất ở Đông Á. Và vì một phần trách nhiệm xã hội của nó Sumitomo nói rằng: "Sao không thử nghiệm với bất kể là có thể sản xuất ở châu Phi, cho người Châu Phi?" UNICEF tiến đến và nói : "Ta sẽ mua hầu hết số lưới, và sau đó chuyển chúng đi, vì một phần cam kết của quỹ toàn cầu và Liên Hiệp Quốc cho phụ nữ có thai và trẻ em được tự do." Acumen đã đến vốn kiên nhẫn, chúng tôi cũng giúp xác định người thầu mà chúng tôi sẽ hợp tác ở tại Châu Phi này và Exxon cung cấp nhựa thông ban đầu. Trong việc tìm các nhà doanh nhân, chúng tôi không tìm được người nào trên trái đất tốt hơn Anuj Shah trong công ty sản xuất A đến Z. Công ty đã được 40 năm tuổi, nó hiểu rõ việc chế tạo. Nó đã đi từ Tanzania xã hội chủ nghĩa vào Tanzania tư bản và tiếp tục thịnh vượng. Có khoảng 1,000 công nhân khi chúng tôi tìm đến lần đầu. Và nên, Anụ gánh rủi ro thầu khoán ở tại Châu Phi này đê sản xuất mặt hàng công cộng được mua bởi thành lập viện trợ để hoạt động với thuốc chống sốt rét. Và, một mẫu chuyện dài, lần nữa họ đã rất thành công. Trong năm đầu tiên, cái lưới đầu tiên đã ra khỏi dây chuyền vào tháng 10 năm 2003, Chúng tôi đã nghĩ con số ra-khỏi-vỏ-hộp là 15000 lưới một năm. Năm nay, họ đang sản xuất tám triệu lưới một năm, và tuyển dụng 5000 người, 90% là phụ nữ, hầu như không có kĩ năng. Họ đang liên doanh với Sumitomo. Và nên, từ một góc độ doanh nghiệp cho Châu Phi và từ góc độ sức khoẻ cộng đồng , là những thành công có thật. Nhưng mới là nửa câu chuyện nếu ta thật ta nhìn vào việc giải quyết vấn đề nghèo, bởi vì nó không bền vững lâu dài. Nó là công ty với khách hàng lớn. Và nếu dịch cúm gia cầm ập đến, với bất kì lí do nào khác thế giới quyết định sốt rét sẽ không còn ưu tiên, tất cả mọi người thua, Và nên, Anuj và Acumen đã nói về việc kiểm tra khu vực hẻo lánh, vì giải định rằng thành lập viện trợ được hình thành là đó, nhìn xem, trong một nước giống Tanzania, 80% dân số kiếm ít hơn hai đô một ngày. Nó định giá, tại điểm chế tạo, sáu đô để sản xuất chúng, và nó định giá thành lập sáu đô khác để phân phối nó, nên giá chợ ở chợ tự do sẽ là khoảng 12 đô một cái lưới. Hầu hết mọi người không đủ khả năng trả nó nên hãy chuyển nó miễn phí. và chúng tôi nói :"Có lựa chọn khác Hãy dùng chợ như thiết bị nghe tốt nhất mà ta có, và hiểu được với mức giá nào mọi người sẽ chi được, để họ có địa vị được chọn. Ta có thể bắt đầu xây dựng phân phối điaj phương và thật ra, nó có thể định giá khu vực công cộng ít hơn nhiều." Và nên chúng tôi đến với trận thứ hai của vốn kiên nhẫn đến A-Z, tiền vay cũng như trợ cấp, nên A-Z có thể chơi với giá cả và lắng nghe khu chợ, và tìm một số thứ. Một, mọi người sẽ trả nhiều mức giá, nhưng con số áp đảo sẽ là trước một đô một cái lưới và quyết định mua nó. Và khi nghe họ, họ cũng sẽ có nhiều điều để nói về những gì họ thích và không thích. Và một số các kênh mà chúng tôi nghĩ sẽ làm được việc không hoạt động, Nhưng vì thử nghiệm và sự lặp lại được cho phép này vì các thủ đô kiên nhẫn, bây giờ chúng ta nhận ra rằng nó định giá khoảng một đô trong khu vực hẻo lán để phân phối và mua một đô vậy nên, trong một khía cạnh hợp đồng, khi bạn bắt đầu với chợ, ta có một lựa chọn ta có thể tiếp tục duy trì 12$ một lưới, và khách hàng trả không, hoặc ta có thể thử nghiệm mọt số ít, để tính giá một đô một lưới, định giá khu vực công cộng cho sáu đô khác một lưới, ban cho mọi người địa vị lựa chọn, và có một hệ thống phân phối có thể, qua thời gian, nó bắt đầu tự kéo dài ta cần bắt đầu các cuộc trò chuyện như này và tôi không nghĩ có cách nào tốt hơn để bắt đầu hơn việc dùng khu chợ, nhưng cũng mang đến những khách hàng xung quanh khác. bất kể tôi tham quan từ A đến Z ở đâu, tôi nghĩ về bà tôi, Stella. Bà ấy rất giống những người phụ nữ ngồi sau những chiếc máy may này, Bà lớn lên từ một nông trại ở Úc, nghèo khó, không được giáo dục nhiều. Bà chuyển đến Hoa Kì, nơi bà gặp ông tôi, là một thợ xi măng, và họ sinh chín người con. ba người đã mất từ khi còn sơ sinh. Bà tôi bị bệnh lao, và bà đã trong một tiệm may, may áo sơ mi kiếm được mười xu một giờ. Bà ấy, giống rất nhiều phụ nữ mà tôi thấy ở A-Z, làm việc chăm chỉ mỗi ngày, hiểu rõ sức chịu đựng ra sao, có một niềm tin mãnh liệt ở Chúa, yêu thương con cái và không bao giờ chấp nhận đầu hàng. Nhưng vì bà có cơ hội ở nơi chợ, và bà ấy sống trong một xã hội cung cấp sự an toàn cho việc đến gần với khả năng được giáo dục và an toàn y tế con của bà và của họ được sống cuộc sống có mục đích có thật và theo đuổi những ước mơ có thật. Tôi nhìn quanh vào anh chị tôi và anh chị em họ-- như tôi đã nói, có rất nhiều hình ảnh của chúng tôi,-- và tôi thấy thầy cô, những nhà chơi nhạc, quản lí từ thiện tìm lời, nhà thiết kế Một người chị đã biến điều ước của những người khác thành thực. Và điều ước của tôi, khi tôi thấy những phụ nữ này, khi tôi gặp các nông dân đó, và tôi nghĩ về tất cả những người đi qua lục địa này những người lao động cần mẫn mỗi ngày, rằng họ có ý thức về cơ hội và khả năng, và họ cũng có thể tin và đến gần với các dịch vụ, để con họ, cũng có thể sống những cuộc sống với những mục đích tươi đẹp. Nó không nên mang mức độ khó như vậy. Nhưng điều mà nó cần là sự cam kết từ tất cả chúng ta để một cách cần thiết từ chối các sự nhàm chán giả thoát ra khỏi chiếc hộp tư tưởng của ta. Nó đem sự dầu tư từ những doanh nhân mà đã được cam kết cho dịch vụ ngày càng thành công. Nó mở rộng vòng tay bạn, cả hai cánh tay, rộng mở, và mong chờ những đáp trả yêu thương nhưng yêu cầu trách nhiệm, và cũng như mang trách nhiệm đến mặt bằng Và hầu hết trong tất cả, hầu hết nó yêu cầu tất cả chúng ta dũng khí và kiên nhẫn, bất kể chúng ta giàu hay nghèo, là người châu Phi hay không, địa phương hay hải ngoại, trái hay phải, thật sự bắt nhịp lắng nghe lẫn nhau. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay). Đây là ông nội tôi, Salman Schocken, ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó và thất học, phải nuôi 6 đứa con, ở tuổi 14, ông đã phải bỏ học để giúp gia đình kiếm miếng cơm. Ông đã không bao giờ quay lại trường học. Thay vào đó, ông bắt tay xây dựng một đế chế rực rỡ các cửa hàng bách hóa. Salman là người cực kì cầu toàn, và mỗi cửa hàng của ông là một viên ngọc quý của kiến trúc Bauhaus. Ông cũng là người có khả năng tự học tuyệt vời, cũng như bao việc khác, ông tự học với một phong cách cừ khôi. Ông đã kết thân với những trí thức chưa có tên tuổi như Martin Buber và Shai Agnon và cả Franz Kafka, và ông trả lương hàng tháng cho họ để họ có thể yên tâm viết lách. Và vào những năm cuối thập kỷ 30, Salman đã đoán được những điều sẽ xảy ra. Ông rời khỏi Đức, cùng với gia đình, bỏ mọi thứ sau lưng. Những cửa hàng của ông bị tịch thu, ông dành phần đời còn lại của mình để say mê theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa. Người bỏ học này đã ra đi ở tuổi 82, nhà tri thức đáng nể, đồng sáng lập và là CEO đầu tiên của Đại Học Do Thái tại Jerusalem, và sáng lập Schocken Books, nhà xuất bản danh giá sau này được mua lại bởi Random House. Đó chính là sức mạnh của việc tự học. Và đây là cha mẹ tôi. Họ cũng không được hưởng nền giáo dục đại học. Họ quá bận bịu xây dựng gia đình và đất nước. Và dù vậy, cũng giống như ông Salman, suốt đời họ là những người tự học kiên trì, và nhà chúng tôi chất đầy hàng ngàn cuốn sách, băng đĩa và tác phẩm nghệ thuật. Tôi nhớ như in điều bố nói với tôi rằng khi nào tất cả mọi người trong xóm đều có tivi, thì chúng tôi sẽ mua một cái đài F.M. (Cười) Và đây là tôi, Tôi muốn nói đó là bàn tính đầu tiên của tôi, nhưng thực ra là thứ mà cha tôi nghĩ là vật thay thế hoàn hảo cho một chiếc Ipad. (Cười) Vậy một điều tôi đã học được ở nhà mình là quan niệm rằng những nhà giáo dục không nhất thiết phải dạy học. Thay vào đó, họ có thể tạo ra môi trường và cung cấp tài liệu để thúc đẩy khả năng tự học vốn có của bạn. Tự học, tự khám phá, tự tăng cường khả năng của bản thân: đây là những chuẩn mực của một nền giáo dục tuyệt vời. Bởi vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về khoá tự học và nâng cao kỹ năng máy tính mà tôi đã tạo ra, cùng với người đồng nghiệp tuyệt vời Noam Nisan. Như các bạn có thể thấy trong những bức ảnh, Noam và tôi đã sớm có sự hứng thú với những nguyên lý cơ bản, qua năm tháng, hiểu biết của chúng tôi về khoa học và công nghệ trở nên sâu sắc hơn, sự hứng thú từ trước đối với những nguyên lý cơ bản trở nên mãnh liệt hơn. Không có gì ngạc nhiên khi khoảng 12 năm về trước, lúc Noam và tôi là những giáo sư về khoa học máy tính, cả hai chúng tôi thất vọng trước cùng một hiện tượng. Vì máy tính trở nên ngày càng phức tạp, các học trò của chúng tôi chỉ còn thấy cây mà không thấy rừng, và quả nhiên, thật khó để kết nối với tâm hồn của máy móc nếu bạn tương tác với các hộp đen P.C hay Mac đã bị che đậy bởi hàng tá các lớp phần mềm độc quyền. Thế nên Noam và tôi nghĩ nếu muốn các sinh viên hiểu cách thức máy tính hoạt động, và hiểu nó một cách thấu đáo, thì có lẽ cách tốt nhất là cho họ xây dựng một máy tính hoàn chỉnh, chạy được, thông dụng và hữu dụng cùng với phần mềm và phần cứng, từ khởi đầu, từ những nguyên lý cơ bản. Vậy chúng tôi cần một điểm khởi đầu, Noam và tôi quyết định chọn chi tiết đầu tiên, nói thế nào nhỉ, đó là phần đơn giản nhất có thể, đó chính là NAND. Nó chẳng hơn gì một cổng logic tầm thường với bốn đầu vào-ra. Chúng tôi bắt đầu bằng cách nói với sinh viên rằng Thượng đế cho ta NAND- (Cười)- và bảo ta xây dựng một chiếc máy vi tính, và khi ta hỏi làm thế nào, Ngài nói, "Từng bước một." Rồi tiếp sau lời khuyên này, chúng tôi bắt đầu với thiết bị NAND vô cùng tầm thường này, chúng tôi dẫn dắt sinh viên qua những chặng đường khó khăn của những dự án mà ở đó họ đã tạo ra những bộ vi mạch, bảng mạch, một bộ máy, một máy ảo, một hệ thống điều hành cơ bản và một bộ giải mã ngôn ngữ đơn giản như Java mà chúng ta gọi là "JACK." Các sinh viên ăn mừng thành công bằng cách sử dụng JACK để viết những game hấp dẫn như Pong, Snake và Tetris. Bạn có thể hình dung sự thú vị của trò Tetris mà bạn đã viết với ngôn ngữ JACK và sau đó chuyển thành ngôn ngữ của máy qua một trình biên dịch cũng do bạn viết, rồi sau đó nhìn thấy kết quả chạy trên một chiếc máy chính bạn làm ra với không hơn một vài ngàn cổng NAND. Đó là một chiến thắng huy hoàng của việc khởi sự từ những nguyên tắc cơ bản thành một hệ thống phức tạp và hữu dụng tuyệt vời. Noam và tôi đã làm việc 5 năm để chuẩn bị cho công việc này và tạo ra những công cụ và đặt nền móng cơ bản cho phép sinh viên thực hiện trong một học kỳ. và đây là một nhóm tuyệt vời đã đã giúp chúng tôi thực hiện điều đó. Cái hay ở đây là cách chia cấu trúc của máy tính ra thành nhiều phần tự vận hành, mỗi phần có thể được chuyên biệt hóa, được thiết lập và kiểm tra riêng rẽ và độc lập với các phần khác. Và từ ngày đầu tiên, Noam và tôi quyết định đặt tất cả những chi tiết này trong mã nguồn mở trên mạng. Vì thế các chi tiết về chip, API, nội dung dự án, các công cụ phần mềm, phần cứng ảo, CPU ảo, rất nhiều hình ảnh, tài liệu-- chúng tôi đặt mọi thứ trên trang Web và mời cả thế giới ghé thăm, lấy bất cứ thứ gì họ cần, và làm bất cứ điều gì họ muốn. Và tiếp đó một số điều kỳ diệu đã xảy ra. Cả thế giới đã đến. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn người đã cùng xây dựng cỗ máy với chúng tôi. Và NAND2Tetris trở thành một trong những khóa học mở, trực tuyến, khổng lồ đầu tiên, mặc dù bảy năm về trước chúng tôi không biết cái mà chúng tôi làm lúc đó chính là MOOC Khóa học Online Rộng Khắp. Chúng tôi chỉ quan sát cách thức các khóa tự học tự hình thành từ những cơ sở của chúng tôi. Ví dụ, Pramode C.E., một kỹ sư từ Kerala, Ấn Độ, đã lập các nhóm những người tự học tham gia xây dựng máy tính của chúng tôi với hướng dẫn của ông ấy. và Parag Shah, một kỹ sư khác, từ Mumbai, đã tách những dự án của chúng tôi thành những phần nhỏ hơn, những phần dễ quản lý hơn mà ông ấy đang dùng trong chương trình thực nghiệm tự học vi tính. Những người bị cuốn hút vào những khóa học này thường thích làm "hacker." Họ muốn tìm hiểu cách thức mọi thứ hoạt động, và họ muốn làm việc theo nhóm, như câu lạc bộ các hacker này ở Washington, D.C., họ dùng nguồn thông tin, thiết bị của chúng tôi để mở các khóa học cộng đồng. Và vì những nguồn này dồi dào và là nguồn mở, nhiều người lấy chúng theo mục đích rất khác nhau và khó đoán. Ví dụ, Yu Fangmin từ Quảng Châu, đã sử dụng công nghệ FGPA để tham gia xây dựng máy tính của chúng tôi và hướng dẫn người khác làm theo qua 1 video clip, và Ben Craddock đã phát triển một game rất hay cho thấy cấu trúc bộ CPU của chúng tôi là một mê cung 3D rất phức tạp, mà Ben đã dùng công cụ mô phỏng 3D Minecraft để thực hiện. Cộng đồng Minecraft đã rất tức giận với dự án này, và Ben trở thành nổi tiếng trên truyền thông ngay lập tức. Và thêm nữa, đối với 1 vài người việc sử dụng đường gian khổ NAND2Tetris này, theo cách nói của bạn, có thể trở thành dịp đổi đời. Hãy xem trường hợp Dan Rounds, nhạc sỹ và nhà toán học từ East Lansing, Michigan. Vài tuần trước, Dan đã đăng 1 bài tuyệt vời trên web của chúng tôi, và tôi xin đọc cho các bạn nghe. Đây là lời của Dan. "Tôi chọn khóa học này bởi vì sự hiểu biết về máy tính là rất quan trọng đối với tôi, thật sự nó giống như học chữ và số vậy, và tôi đã làm được. Tôi chưa từng chăm chỉ làm gì cả, chưa bao giờ bị thử thách tới mức độ này. Nhưng với những gì bây giờ tôi cảm thấy làm được, tôi chắc chắn sẽ làm lại lần nữa. Đối với những ai quan tâm NAND2Tetris, nó là 1 chặng đường khó khăn, nhưng bạn sẽ được biến đổi 1 cách sâu sắc." Vậy nên, Dan chứng tỏ rằng nhiều người tự học theo khóa học này trên mạng, bằng chính sức lực của họ, với sáng tạo của họ, và khóa học thật tuyệt vời vì những người này không hề quan tâm đến bằng cấp. Họ học chỉ vì sự ham thích. Họ có 1 niềm đam mê, khao khát học hỏi. Và với tinh thần đó, tôi xin nói vài điều về bằng cấp ở các đại học truyền thống. Tôi phát ốm vì nó. Chúng ta bị ám ảnh bởi bằng cấp vì chúng ta bị ám ảnh bởi đống dữ liệu, và bằng cấp đã lấy đi niềm vui vì kỳ thi luôn là mối đe dọa, và một phần rất lớn trong nền giáo dục đang cảm thấy thất bại. Sự dũng cảm, theo Churchill, là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất sự hào hứng. (Cười) Và James Bonds nói rằng sai lầm là cánh cổng của khám phá. Và chúng ta không biết khoan dung đối với sai lầm, và chúng ta tôn thờ bằng cấp. Xét ví dụ này, chúng tôi lấy điểm tốt B và điểm xấu A của bạn rồi chúng tôi tính ra được 3,4 điểm, sau đó đem dán số điểm đó lên trán của bạn và kết luận bạn là ai. Theo tôi, chúng ta đã đi quá xa với trò vô nghĩa này, và bằng cấp chính là xuống cấp. Như vậy, tôi xin nói vài điều về việc nâng cấp, và xin chia sẻ với bạn điều tai nghe mắt thấy từ dự án hiện tại của tôi đó là điều rất khác với dự đoán, nhưng nó nói lên chính xác tính chất của việc tự học, và việc học qua hành động, việc tự khám phá và xây dựng cộng đồng, và dự án này sẽ làm việc trong chương trình toán phổ thông, bắt đầu từ môn toán cho tuổi nhỏ nhất, và chúng tôi thực hiện trên máy tính bảng vì chúng tôi nghĩ rằng toán, cũng như những thứ khác, nên được dạy bằng cách chạm tay vào. Đây là điều chúng tôi làm. Cơ bản, chúng tôi phát triển nhiều ứng dụng di động, mỗi ứng dụng đó giải thích một khái niệm của toán học. Ví dụ về tính diện tích. Khi bạn làm việc với khái niệm như khái niệm diện tích -- bạn cũng chuẩn bị một bộ các công cụ để một đứa trẻ có thể đụng chạm vào và qua đó học được. Vậy nếu diện tích là thứ chúng ta quan tâm, thì một việc cần làm là xếp gạch vào bề mặt của hình đó và đếm xem có bao nhiêu viên gạch cần có để lấp đầy hết hình. Bài tập nhỏ này cho bạn sự thấu hiểu đầu tiên về khái niệm diện tích. Tiếp theo, còn về diện tích của hình này thì sao? Nếu bạn xếp gạch lên nó, thì có vẻ không ổn lắm. Thay vào đó, bạn có thể trải nghiệm với những công cụ khác qua vài bước được hướng dẫn và vài lần làm sai, và đến 1 lúc nào đó bạn sẽ khám phá ra rằng bạn sẽ giải quyết được bài toán khi làm theo một cách thức đã thử. Bạn có thể cắt hình ra, có thể xếp lại các phần, có thể dán chúng lại với nhau và rồi tiếp tục xếp gạch như bài trước. (Vỗ tay) Vậy sự thay đổi đặc biệt này không làm thay đổi diện tích hình gốc, một đứa trẻ 6 tuổi chơi trò này sẽ tìm ra một thuật toán thông minh để tính diện tích của mọi hình bình hành Dù cách nào đi nữa thì chúng ta cũng không bỏ qua các giáo viên. Chúng tôi nghĩ giáo viên nên được trao quyền chứ không phải bị thay thế. Còn về diện tích của tam giác thì sao? Sau một số phép thử được chỉ dẫn và làm sai, đứa trẻ sẽ phát hiện ra, với sự giúp đỡ hoặc tự bản thân, chính mình có thể gấp đôi hình ban đầu và tìm kết quả, rồi biến đổi nó, và dán nó vào hình ban đầu và tiếp tục với cái chúng ta làm lúc nãy: cắt, xếp lại, đặt lên - ôi - đặt lên và dán, rồi xếp gạch vào. Sự biến đổi hình dạng này tạo ra diện tích gấp đôi của hình ban đầu, và vì thế chúng ta học được diện tích của hình tam giác đó bằng diện tích của hình chữ nhật này chia hai. Nhưng chúng ta phát hiện ra điều đó bằng sự tự khám phá. Vậy, qua việc học hình học một cách hữu dụng, đứa trẻ được đối mặt với một số phép toán khó như là phép rút gọn, đó là nghệ thuật của việc chuyển một bài toán khó thành một bài dễ, hay phép tổng quát hóa, đó là cốt lõi của bất kỳ môn học nào, hoặc hiện tượng có tính bất biến dù cho có thay đổi hình dạng. Tất cả những thứ đó là điều mà một đứa trẻ có thể học được bằng cách sử dụng các ứng dụng di động. Hiện tại, chúng tôi đang theo đuổi chương trình này: Trước hết, chúng tôi chẻ nhỏ chương trình toán phổ thông thành nhiều ứng dụng. Vì chúng tôi không có thể tự làm điều đó, chúng tôi phát triển một công cụ xây dựng dễ sử dụng mà bất kỳ người tham gia nào, phụ huynh hay ai khác quan tâm đến việc dạy toán, có thể dùng công cụ này để viết những ứng dụng tương tự trên máy tính bảng mà không cần lập trình. Cuối cùng, chúng tôi đang cùng nhau lập một hệ thống tự thích nghi đó là hệ thống kết nối nhiều người học với nhiều ứng dụng phù hợp cách học và sự tiến bộ của mỗi người. Mạnh thường quân dự án này là đồng nghiệp Shmulik London của tôi, bạn thấy đấy, trông rất giống Salman, ông nội của tôi, đã làm cách đây chừng 90 năm, cái hay ở đây là biết thu hút quanh bạn những người tài giỏi, vì cuối cùng, tất cả là cho mọi người. Cách đây vài năm, khi đôi đang đi tản bộ ở Tel Aviv tôi thấy một bức graffiti trên tường, tôi thấy nó rất hấp dẫn mà tôi thường nói với sinh viên về nó, tôi xin thử nói với quí vị. Tôi không biết nhiều vị ở đây quen dùng nghĩa nào cho từ "mensch." Nghĩa của nó là làm người và làm điều đúng đắn. Với nghĩa đó, điều mà bức graffiti muốn diễn đạt là "Công nghệ cao, công nghệ làm người. Quan trọng nhất là tạo ra công nghệ làm người." (Cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Phải nói rằng tôi rất vui sướng được có mặt tại đây. Tôi biết rằng hôm nay chúng ta có hơn 80 quốc gia tham gia, và đây toàn toàn là một mô hình mới để tôi có thể trình bày với tất cả các nước ở đây. Ở bất kì quốc gia nào, tôi cũng chắc chắn các bạn có 1 thứ được gọi là họp phụ huynh. Bạn có biết về những buổi họp phụ huynh đó không? Không phải là những cuộc họp cho con của bạn, mà là những cuộc họp của bạn khi bạn còn là 1 đứa trẻ, khi bố mẹ của các bạn đến trường và thầy cô sẽ nói chuyện với họ về bạn, và chúng khiến chúng ta cảm thấy hơi ngượng nghịu. Vâng, tôi nhớ khi đang học lớp ba, tôi đã trải qua khoảnh khắc này. Khi bố tôi, một người không bao giờ xin nghỉ phép, ông ấy là một công nhân điển hình, thuộc tầng lớp lao động nhập cư, ông đã nghỉ phép để đển trường, xem con trai mình học hành thế nào, thầy giáo của tôi đã nói với ông rằng, “Ông biết không, cháu John học toán và mỹ thuật rất tốt.” Và bố tôi gật đầu hài lòng. Ngày hôm sau, tôi thấy bố đang trò chuyện với một khách hàng trong cửa hiệu đậu phụ nhà tôi, và ông ấy nói, “Anh biết không, John nó học toán rất tốt.” (Cười) Và điều này khiến tôi thắc mắc suốt. Sao bố không nói đến môn mỹ thuật? Tại sao điều đó lại không ổn? Tại sao? Nó đã trở thành một câu hỏi suốt cuộc đời tôi, nhưng cũng tốt thôi, vì nhờ tôi học tốt môn toán nên bố mua cho tôi 1 cái máy vi tính, chắc 1 số bạn ở đây vẫn nhận ra cái máy tính này, đây là cái máy vi tính đầu tiên tôi có. Ai đã từng có 1 chiếc Apple II? Chà, những người sử dụng Apple II, rất tuyệt. (Vỗ tay) Như các bạn vẫn nhớ, cái máy Apple II này chẳng làm được gì cả. (Cười) Bạn cắm điện vào, bạn gõ chữ và những hàng chữ xanh lá này sẽ xuất hiện. Và hầu hết lần nào nó cũng nói bạn sai. Đó là cái máy vi tính mà chúng ta đã từng biết. Còn đây là chiếc máy vi tính tôi đã được biết về MIT, giấc mơ của bố tôi. Và ở MIT, tuy vậy, tôi lại được học về máy vi tính ở tất cả cấp độ, và sau đó, tôi đến học ở trường mỹ thuật để tránh xa những cái máy vi tính này, và tôi bắt đầu nghĩ về chúng như một không gian linh thiêng để suy nghĩ. Và tôi đã chịu ảnh hưởng bởi trình diễn nghệ thuật - đây là khoảng 20 năm về trước. Lúc đó tôi đã mô phỏng 1 chiếc máy tính bằng con người. Nó được gọi là Thí Nghiệm Chiếc Máy Tính Chạy Bằng Năng Lượng Con Người. Tôi có bộ phận quản lý năng lượng, trình điều khiển chuột, bộ nhớ, vâng vâng… và tôi đã xây dựng nó ở Kyoto, thủ đô cũ của Nhật Bản. Đó là 1 căn phòng được ngăn làm đôi. Khi tôi vừa khởi động chiếc máy tính, những người trợ lý sẽ nâng 1 chiếc đĩa mềm khổng lồ được làm từ bìa cạc-tông, đặt vào trong máy tính. Và người đĩa mềm sẽ mặc nó. (Cười) Cô tìm thấy bộ phận đầu tiên trên đĩa, và mang dữ liệu ra khỏi đĩa và chuyển nó đến, hiển nhiên rồi, bus. Vì vậy, cái bus sẽ mang dữ liệu vào máy tính đến bộ nhớ, CPU, VRAM, vv, và nó thật sự là 1 chiếc máy tính đang làm việc. Hệ thống này thật sự là bus. (Cười) Và trông nó có vẻ khá nhanh. Đó là trình điều khiển chuột, hệ điều hành XY. (Cười) Trông như mọi chuyện diễn ra khá nhanh chóng, nhưng nó thực sự là một cái máy tính rất chậm chạp, và khi tôi nhận ra rằng chiếc máy vi tính này chậm chạp thế nào khi so sánh với một chiếc máy thật nhanh hơn, điều đó khiến tôi tự hỏi về ý nghĩa của những chiếc máy tính và công nghệ nói chung. Và vì thế hôm nay tôi sẽ thực sự trình bày về 4 vấn đề. 3 vấn đề đầu tiên là về việc tôi đã tò mò như thế nào về công nghệ, thiết kế và nghệ thuật, về việc chúng cắt giao với nhau ra sao, liên quan cấu thành như thế nào, và 1 chủ đề mà tôi đã theo đuổi từ cách đây 4 năm khi tôi trở thành Chủ tịch của Trường thiết kế Rhode Island: lãnh đạo. Và tôi cũng sẽ nói về việc tôi đã nghiên cứu để kết hợp 4 lĩnh vực này thành 1 dạng tổng hợp như thế nào, một dạng thí nghiệm. Vậy, bắt đầu từ công nghệ, công nghệ là 1 thứ thật tuyệt vời. Khi chiếc Apple II ra đời, nó thật sự chẳng làm được gì. Nó có thể hiển thị văn bản, và sau khi đợi ít lâu, chúng ta có thêm những thứ gọi là hình ảnh. Hãy nhớ lại lần đầu tiên máy tính có thể hiển thị hình ảnh, những tấm ảnh thật đẹp và đầy màu sắc đấy? Và 1 vài năm sau đó, chúng ta có âm thanh chất lượng-CD. Điều đó thật phi thường. Bạn có thể nghe thấy âm thanh từ chiếc máy tính của mình. Và tiếp theo là phim ảnh, bằng CD-ROM. Tất thảy đều thật tuyệt diệu. Bạn vẫn nhớ sự phấn khích đó chứ? Và sau đó thì trình duyệt xuất hiện. Các trình duyệt hiển nhiên rất tuyệt vời, nhưng chúng vẫn còn thô sơ, băng thông còn rất hẹp. Đầu tiên là văn bản, sau đó là hình ảnh, chúng ta chờ đợi, âm thanh chất lượng CD qua Net, sau đó là phim ảnh trên Internet. Thật không thể tưởng tượng được. Và sau đó điện thoại di động xuất hiện, văn bản, hình ảnh, audio, video. Và giờ chúng ta có iPhone, iPad, Android, với văn bản, video, audio, vv. Bạn có nhận thấy 1 sự rập khuôn ở đây không? Chúng ta dường như bị mắc kẹt trong 1 vòng quay, và ý nghĩa thật sự về khả năng của điện toán là thứ mà tôi vẫn luôn tự hỏi trong vòng 10 năm qua hoặc hơn nữa, và sau khi xem xét việc thiết kế, khi chúng ta hiểu biết hầu hết mọi thứ, thì ham muốn hiểu biết về những thiết kế với công nghệ đã trở thành 1 niềm đam mê của tôi. Sau đây tôi có 1 thí nghiệm nhỏ để giới thiệu với các bạn 1 bài học về thiết kế. Người thiết kế luôn nói về mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, nội dung và hình thức. Điều đó có nghĩa là gì? Ví dụ, nội dung là từ trên đây: Fear (nỗi sợ). Đó là 1 từ có 4 chữ cái. Một từ mang lại cảm giác khá xấu, fear. Fear được thể hiện bằng font chữ Light Helvetica, không căng thẳng lắm, và nếu bạn thể hiện nó bằng font Ultra Light Helvetica, thì nó trông như, "Oh, fear, ai thèm quan tâm? Đúng không?" (Cười) Vẫn giữ nguyên font chữ Ultra Light Helvetica và thay đổi kích cỡ lớn hơn, và nó sẽ tạo cảm giác, whoa, đau đấy. Fear. Vậy bạn đã hiểu rằng khi thay đổi kích cỡ, bạn cũng sẽ thay đổi hình thức. Nội dung vẫn vậy, nhưng sẽ mang lại cho bạn cảm giác khác. Bạn thay đổi kiểu chữ, ví dụ, kiểu chữ này, và trông nó có vẻ hài hước. Nó như kiểu chữ của những tên hải tặc, như kiểu chữ của thuyền trưởng Jack Sparrow. Arr! Fear! Dạng như, aww, chả sợ chút nào. Thật ra nó khá hài hước. Hoặc fear như thế này, kiểu chữ các câu lạc bộ đêm hay dùng. Dạng như, chúng ta nên đến Fear thôi. (Cười) Nó thật tuyệt vời, đúng không? (Cười) (Vỗ tay) Nó đã thay đổi một nội dung giống nhau. Hoặc nếu bạn làm thế này - Những chữ cái đứng cách xa nhau, chúng sẽ co rúm lại gần nhau như trên boong tàu Titanic, và bạn cảm thấy đồng cảm với những chữ cái, như thể, tôi cảm nhận được nỗi sợ (fear). Bạn đồng cảm với chúng. Hoặc giả sử bạn thay đổi kiểu chữ thành như thế này. Trông rất cổ điển. Nó giống như 1 nhà hàng đắt đỏ. Fear. Chẳng bao giờ tôi vào đó được. (Cười) Điều này thật bất ngờ, Fear. Nhưng đó chính là hình thức, nội dung. Nếu bạn thay đổi 1 chữ cái trong nội dung này, bạn sẽ có 1 từ hay hơn, một nội dung tích cực hơn: free (tự do) "Free" là một từ tuyệt vời. Bạn có thể thay đổi nó theo nhiều cách. Free đậm khiến chúng ta cảm thấy như free của Mandela. Nó như thể, vâng, tôi có thể được tự do. Free nhạt hơn một chút thì sẽ khiến chúng ta thấy như, ah, tôi được hít thở trong tự do. Điều đó thật tuyệt. Hoặc nếu free với các chữ cái dàn trải như thế này, nó sẽ khiến chúng ta thấy như, ah, tôi được hít thở trong tự do, dễ dàng làm sao. Và tôi cũng có thể thêm vào đó 1 mảng dốc màu xanh da trời cùng với 1 chú chim bồ câu, và tôi có gì đây, nó như là, free của Don Draper. (Cười) Vậy bạn đã thấy rồi đấy - hình thức, nội dung, thiết kế, chúng phối hợp với nhau theo cách đó. Điều đó tạo nên một sức mạnh thật sự. Nó giống như phép thuật vây, hầu hết là vậy, như những nhà phù phép mà chúng ta đã được gặp ở TED. Đó chính là phép thuật. Thiết kế đã làm được điều đó. Và tôi đã rất tò mò về việc thiết kế và công nghệ giao cắt với nhau như thế nào, sau đây tôi sẽ cho các bạn thấy một vài công trình cũ mà tôi chưa bao giờ thật sự giới thiệu, để giúp các bạn hình dung được những gì tôi đã hay làm. Vâng - yeah Vào những năm 90 tôi đã tiến hành khá nhiều công trình. Đây là 1 hình vuông phản ứng lại với âm thanh. Mọi người hỏi tại sao tôi lại tạo ra nó. Tôi cũng không chắc lắm. (Cười) Nhưng tôi đã nghĩ rằng sẽ thật tuyệt vời nếu cái hình vuông này cảm ứng được tôi, và lúc đó các con tôi vẫn còn nhỏ, và chúng sẽ chơi với những thứ như vầy, "Aaah," bạn biết đấy, lũ trẻ sẽ nói, "Bố ơi, aaah, aaah." Dạng như vậy. Tôi cùng các con đi đến 1 cửa hàng bán máy vi tính, và chúng cũng làm y như vậy. Sau đó chúng hỏi tôi, "Bố ơi, tại sao cái máy tính lại không phản ứng lại âm thanh?" Và đó thật sự là lúc tôi đã nghĩ rằng tại sao chiếc máy tính lại không phản ứng lại với âm thanh? Vậy nên vào thời gian đó tôi đã làm ra 1 dạng thí nghiệm như thế này. Sau đó tôi đã dành khá nhiều thời gian cho đồ họa tương tác và những thứ tương tự, và tôi ngừng làm việc này bởi vì những sinh viên ở MIT đã trở nên giỏi hơn tôi, nên tôi quyết định gác chuột. Nhưng vào năm 96, tôi đã hoàn tất giai đoạn cuối cùng. Nó có màu đen và trắng, đơn sắc, hoàn toàn đơn sắc, tất cả đều thuộc về toán học số nguyên. Nó được gọi là "Tap, Type, Write" (gõ, đánh máy, viết) Nó thể hiện sự quý trọng đối với cái máy đánh chữ tuyệt vời mà mẹ tôi đã luôn sử dụng khi bà làm nhân viên thư kí pháp lý, Nó có 10 dạng. (Tiếng gõ chữ) (Tiếng gõ chữ) Đây là 1 sự thay đổi. 10 dạng. Như thế này, ví dụ, xoay những chữ cái xung quanh. (Tiếng gõ chữ) Như thế này, giống như 1 cái vòng chữ. (Tiếng gõ chữ) Cái này đã 20 năm tuổi rồi, nên nó có hơi - Xem nào, đây là - Tôi rất thích 1 bộ phim Pháp tên là "The Red Balloon" (Bong bóng đỏ). Đó là 1 bộ phim hay, đúng không? Tôi rất thích nó. Vậy nên, cái này cũng như chơi chữ dựa trên đó vậy. (Tiếng gõ chữ) Thật yên bình, như thế này. (Cười) Tôi sẽ cho các bạn xem cái cuối. Nó là về sự cân bằng, bạn biết đấy. Gõ như thế này có vẻ khá mệt mỏi đúng không, nên nếu bạn gõ trên bàn phím thế này, bạn có thể, như vậy, khiến nó cân băng trở lại. (Cười) Nếu bạn nhấn phím G, mọi thứ sẽ cân bằng, nên tôi luôn nói rằng, "Nhấn phím G, rồi mọi thứ sẽ ổn hết." Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Đó là việc cách đây 20 năm, khi tôi vẫn chỉ luôn ở bên ngoài của lĩnh vực nghệ thuật. Khi trở thành chủ tịch của RISD, tôi mới bắt đầu đi sâu vào nghệ thuật hơn, và nghệ thuật là 1 thứ thật tuyệt vời, sự sang trọng và thuần khiết của nó. Bạn biết đấy, khi 1 người nói,"Tôi không hiểu được nghệ thuật. Tôi không hiểu được chút nào cả." Điều đó có nghĩa là nghệ thuật đang diễn ra, bạn biết không? Như là, nghệ thuật được cho là bí ẩn và khó hiểu, cho nên khi bạn nói, như thế này, "Tôi chẳng hiểu gì cả,", thì, oh, điều đó thật sự rất tốt. (Cười) Nghệ thuật làm chuyện đó, bởi vì nghệ thuật là về việc đặt ra những thắc mắc và các câu hỏi đó có thể không cần phải trả lời được. Ở RISD, chúng tôi có một cơ sở rất tuyệt được gọi là Phòng thí nghiệm tự nhiên Edna Lawrence. Nó có 80.000 mẫu vật của động vật, xương, khoáng sản và thực vật. Bạn biết đấy, ở Rhode Island, nếu một con vật bị cán trên đường, họ sẽ gọi chúng tôi ra và chúng tôi sẽ mang nó đi và nhồi chúng. Và tại sao chúng tôi lại có 1 phòng thí nghiệm như thế này? Bởi vì ở RISD, bạn phải trực tiếp nhìn vào con vật thực, những mẫu vật thực, để hiểu được kích cỡ của nó, cảm nhận nó. Tại RISD, bạn không được phép vẽ lại từ hình ảnh. Và có rất nhiều người đã hỏi tôi rằng, John, tại sao không đơn giản là số hóa mọi thứ đi? Kỹ thuật số tất cả? Như thế không tốt hơn sao? Và tôi thường trả lời rằng, thật ra, có những ưu điểm đối với những phương pháp từng được dùng trước đây. Có những điểm rất khác biệt về những phương pháp đó, những điểm mà chúng ta nên tìm ra điều gì tốt đằng sau những phương pháp mà chúng ta đã từng dùng, ngay cả trong kỷ nguyên mới này. Tôi có một người bạn tốt, anh ấy là một nghệ sĩ truyền thông mới tên là Tota Hasegawa. Anh ấy làm việc ở London, không, thực ra là ở Tokyo, nhưng khi làm việc ở London, anh ấy có 1 trò chơi với vợ của mình. Anh ấy sẽ đến các cửa hàng bán đồ cổ, và trò chơi sẽ như thế này: Khi chúng ta nhìn vào một món đồ cổ mà chúng ta muốn, chúng ta sẽ hỏi chủ tiệm về lịch sử, câu chuyện đằng sau món đồ đó, và nếu đó là 1 câu chuyện hay, chúng ta sẽ mua nó. Thế là họ đến 1 cửa tiệm đồ cổ, và khi nhìn vào 1 chiếc tách, họ nói rằng, "Kể cho chúng tôi nghe về chiếc tách này." Và người chủ tiệm nó, "Nó cổ." (Cười) "Còn gì nữa?". "Oh, nó rất cổ." (Cười) Và anh ấy đã nhận ra, hết lần này đến lần khác, giá trị của những món đồ cổ là về việc chúng đã lâu năm như thế nào. Là một nghệ sĩ trên lĩnh vực truyền thông hiện đại, anh ấy đã suy ngẫm, và nói rằng, cậu biết không, tớ dành cả sự nghiệp cho ngành nghệ thuật truyền thông hiện đại. Mọi người nhìn vào nó nói, "Wow, nghệ thuật của anh, nó là gì vậy?" Nó là truyền thông mới. Và anh ấy nhận ra rằng, vấn đề không phải ở cũ hay mới. Vấn đề là 1 thứ gì đó ở giữa. Nó không phải về "cũ", mặt đất, và "mới", mây. Vấn đề là cái nào tốt. Một sự phối hợp giữa mây và đất chính là nơi nghệ thuật tồn tại. Bạn có thể thấy nó hằng ngày trong những công trình nghệ thuật thú vị, những câu chuyện kinh doanh thú vị. Cách chúng ta hòa nhập hai thứ này với nhau để tạo ra "điều tốt" thật là thú vị. Vậy nghệ thuật sẽ tạo ra những câu hỏi, và sự lãnh đạo là một thứ gì đó luôn đưa ra rất nhiều câu hỏi. Chúng ta không còn hoạt động dễ dàng nữa. Chúng ta không còn là chế độ độc tài đơn giản nữa. Như một ví dụ về chủ nghĩa độc tài , tôi tới nước Nga một lần đến St. Petersburg, trong một đài kỉ niệm quốc gia, và tôi nhìn thấy một biển báo nói: "Không được đi lên cỏ " và tôi nghĩ, ohh, tôi nói tiếng anh và bạn cố tách riêng tôi ra, đó là không công bằng. Nhưng tôi tìm tấm biển cho người nói tiếng Nga và những tấm biển cấm hay nhất Nó ghi rằng, "Cấm bơi, cấm đi bộ, cấm tất cả" Một trông những tôi thích là "không cây". Tại sao bạn mang cây đến một đài tưởng niệm quốc gia? Tôi không chắc . và cũng "cấm yêu". Đó là chủ nghĩa độc tài. và cái gì vậy, cấu trúc như thế nào? Nó phân cấp. Chúng ta đều biết rằng phân cấp là cách chúng ta điều khiển rất nhiều hệ thống hiện nay, nhưng như chúng ta đã biết, chúng đã bị gián đoạn Bây giờ là mạng lưới hơn là một cái cây hoàn hảo. Và những hệ song song thay cho hệ phân cấp, và đó là kiểu vụng về Vì thế ngày nay, tôi tin rằnng người đứng đầu phải đối mặt với làm thế nào để lãnh đạo một cách khác biệt. Công việc này , tôi làm với đồng nghiệp tôi Becky Bermont về lãnh đạo sáng tạo. Chúng ta có thể học được những gì từ nghệ sĩ và nhà thiết kế về việc lãnh đạo? Bởi vì trong nhiều ý nghĩa, một nhà lãnh đạo thường xuyên thích tránh những sai lầm. Người sáng tạo thực sự thích học từ những lỗi lầm đó. Một nhà lãnh đạo truyền thống luôn muốn đúng, trong khi một nhà lãnh đạo sáng tạo hy vọng sẽ đúng Và cấu tạo này là quan trọng ngày hôm nay, trong sự phức tạp không rõ ràng này, và tôi tin rằng nghệ sĩ và nhà thiết kế có rất nhiều thứ để dạy chúng ta. Và gần đây, tôi có một show ở London, bạn bè của tôi mời tôi đến đó bốn ngày ngồi trong một thùng cát, và tôi nói: tuyệt! Và vì vậy tôi ngồi trong một thùng cát cho bốn ngày liên tục, sáu giờ mỗi ngày, cuộc hẹn sáu phút với bất cứ ai ở London, và thực sự nó rất tệ. Nhưng tôi sẽ lắng nghe họ, nghe các vấn đề của họ, vẽ lên cát, cố gắng giải quyết vấn đề, và nó khá là khó hiểu được lúc đó tôi đang làm gì. Bạn biết đấy? Bốn ngày với các buổi nói chuyện một-đối-một. Và tôi thấy giống như đang là tổng thống, thực sự. Tôi nghĩ, "Oh, đây là công việc của tôi. Tổng thống. Tôi rất nhiều cuộc họp, biết không?" Và sau khi xong cái kinh nghiệm này, Tôi nhận ra lý do tại sao tôi đã làm điều này. Đó là bởi vì các nhà lãnh đạo, những gì chúng tôi làm là chúng ta kết nối những quan hệ như không thể và hy vọng một điều gì đó sẽ xảy ra, và trong phòng đó, tôi thấy rất nhiều mối quan hệ giữa người dân trên tất cả London, và lãnh đạo, kết nối mọi người, là câu hỏi lớn hôm nay. Cho dù bạn đang ở trong hệ thống phân cấp hoặc song song, Đó là một thách thức thiết kế rất tuyệt vời. Và tôi đã làm một số nghiên cứu trên hệ thống có thể kết hợp công nghệ và lãnh đạo với một quan điểm nghệ thuật và thiết kế. Hãy để tôi cho bạn thấy một cái gì đó tôi thật sự chưa trình bày ở bất cứ nơi nào khác. Đây là gì, đây giống như là một bản phác thảo, một phác thảo ứng dụng Tôi đã viết bằng Python. Bạn có biết về Photoshop? Điều này được gọi là Powershop, và cách nó hoạt động là Hãy tưởng tượng một tổ chức. Bạn biết đấy, tổng giám đốc không bao giờ đứng đầu cả. Tổng Giám đốc ở trung tâm của tổ chức. Mặc dù có các đơn vị khác nhau trong tổ chức, và bạn có thể muốn nhìn vào lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, màu xanh lá cây khu vực làm tốt, đỏ là khu vực thực hiện kém. Làm thế nào để bạn, như một nhà lãnh đạo, xem xét, kết nối, làm cho những điều xảy ra? Vì vậy, ví dụ, bạn có thể mở một phân phối ở đây và tìm thấy các đơn vị khác nhau trong đó, và biết rằng bạn biết một ai đó ở Eco, ở đây, và những người này thuộc về Eco, những người bạn có thể tham gia với chức năng là tổng giám đốc, người đi ngang qua hệ thống phân cấp. Và một phần của những thách thức của CEO là tìm thấy kết nối trên toàn khu vực, và do đó, bạn có thể xem trong R&D, và ở đây bạn thấy một người liên quan tới hai khu vực quan tâm, và nó là một người rất quan trọng để tiếp cận. Vì vậy, bạn có thể muốn, ví dụ, thống kê về cách tương tác hiện tại giữa bạn và họ. Bạn và họ đi uống cà phê bao nhiêu lần? Bạn có thường xuyên gọi họ, gửi email cho họ không? Cách nói chuyện trên email của họ như thế nào? Mọi thứ vẫn tiến triển chứ? Những nhà lãnh đạo có thể sử dụng các hệ thống này để điều chỉnh tốt hơn cách họ làm việc bên trong hệ song song Bạn cũng có thể tưởng tượng bằng cách sử dụng công nghệ như từ Luminoso, những người từ Cambridge đã nghiên cứu sâu vào phân tích văn bản. Cách nói chuyện trong giao tiếp của bạn ra sao? Vì vậy các loại hệ thống này, tôi tin rằng, là quan trọng. Họ nhắm vào hệ thống truyền thông xã hội xung quanh nhà lãnh đạo. Và tôi tin rằng quan điểm này mới chỉ bắt đầu phát triển vì càng nhiều nhà lãnh đạo gia nhập nghệ thuật và thiết kế, bởi vì, nghệ thuật và thiết kế cho phép bạn nghĩ như thế này, tìm thấy các hệ thống khác nhau như thế này, và tôi đã chỉ mới bắt đầu suy nghĩ như thế này, Vì vậy, tôi rất hân hạnh được chia sẻ với bạn. Vì vậy, cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn cho sự chú ý của bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Nếu ai đó bảo bạn dùng ba từ để diễn tả uy tín của mình, bạn sẽ nói gì? Người ta mô tả năng lực phán xét, kiến thức, hành vi của bạn trong những tình huống khác nhau như thế nào? Hôm nay tôi muốn khám phá cùng các bạn lí do vì sao đáp án cho câu hỏi này lại trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại mà uy tín trở thành tài sản quý giá nhất. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu tới các bạn 1 người có cuộc đời bị ảnh hưởng bởi một môi trường có nền tảng phát triển là uy tín. Sebastian Sandys là chủ một nhà nghỉ trên trang Airbnb từ năm 2008. Gần đây, tôi gặp lại anh ta. Sau vài tách trà, anh nói với tôi anh ta trở nên giàu có nhờ việc đón tiếp du khách trên toàn thế giới. Hơn 50 người đã ở trọ tại căn nhà xây từ thế kỉ 18, nơi mà anh cùng chú mèo Squeak của mình đang sống. Tôi nhắc đến Squeak bởi vì khách trọ đầu tiên của Sebastian vô tình thấy một con chuột cống to chạy qua bếp, và cô ấy hứa sẽ không để lại lời nhận xét xấu với một điều kiện: anh ta phải nuôi mèo. Vậy nên Sebastian mua Squeak để giữ uy tín của mình. Bây giờ, có lẽ các bạn đều biết, Airbnb là mạng lưới ngang hàng, kết nối với những người có chỗ cho thuê và những người đang kiếm một nơi để trọ trên hơn 192 quốc gia. Những địa điểm cho thuê thường thấy là phòng dư cho khách qua đêm, hoặc nhà nghỉ những dịp lễ, nhưng điều kì thú là những nơi độc đáo mà bạn có thể tới: nhà cây, lều vải (của người da đỏ), nhà để máy bay, lều tuyết... Nếu không thích khách sạn, cuối đường có một tòa lâu đài mà bạn có thể thuê giá 5000 đô la một đêm. Đó là một ví dụ tuyệt vời cho thấy công nghệ đang tạo cơ hội để buôn bán những thứ chưa từng xuất hiện trên thị trường. Bây giờ tôi sẽ cho bạn xem bản đồ những địa điểm "nóng" ở Paris để thấy nó tăng trưởng nhanh như thế nào. Bức hình này từ năm 2008. Những dấu chấm màu hồng này đại diện cho những chỗ có chủ cho thuê. Dù mới chỉ 4 năm trước, để cho người lạ ở lại nhà của bạn gần như là một ý tưởng điên rồ. Cùng một góc nhìn năm 2010. Và bây giờ, 2012. Trên mỗi con phố lớn của Paris đều có một chủ trọ thuộc Airbnb. Lúc này, mọi người đang nhận ra sức mạnh của công nghệ để đánh thức những tiềm năng mới, và giá trị của mọi loại tài sản, từ những kĩ năng, đến chỗ ở, tới tài sản vật chất, theo những cách và quy mô mà trước đây chưa từng có. Đó được gọi là nền kinh tế/ văn hoá "Hợp tác tiêu thụ," thông qua đó, những người như Sebastian đang trở thành những nhà khởi nghiệp nhỏ. Họ có thêm khả năng để làm ra tiền và tiết kiệm tiền từ những tài sản sẵn có. Nhưng phép màu thực sự và nguồn lực bí mật phía sau những thị trường hợp tác tiêu thụ như Airbnb, không phải là mặt hàng hay vốn đầu tư, mà là sử dụng sức mạnh công nghệ để xây dựng lòng tin giữa những người xa lạ. Khía cạnh này của Airbnb đã đánh thức Sebastian vào hè năm ngoái khi London có bạo loạn. Anh ta thức dậy tầm 9 giờ, kiểm tra email và nhìn thấy cả đống tin nhắn hỏi anh ta: "Cậu có ổn không?" Các vị khách cũ của anh trên toàn thế giới biết, bạo loạn đang diễn ra ngay trên đường phố, và muốn hỏi xem anh ta có cần giúp gì không? Sebastian nói với tôi rằng, "Mười ba vị khách cũ đã liên lạc với tôi trước cả mẹ tôi!" Lúc này, mẩu chuyện này đã giải thích vì sao tôi lại đam mê với sự tiêu thụ hợp tác. và vì sao, sau khi viết xong sách, tôi đã quyết định tôi sẽ cố gắng truyền bá nó khắp thế giới. Bởi vì cốt lõi của nó là tiếp thêm sức mạnh. Nó tiếp lửa cho con người tạo nên những kết nối ý nghĩa, những sự kết nối cho phép chúng ta tìm lại phần con người mà ta đã đánh mất ở đâu đó trong cuộc sống, bằng cách kết nối những thị trường như Airbnb, Kickstarter, Etsy, những thị trường được xây dựng bởi các mối quan hệ cá nhân, thay vì những cuộc giao dịch vô nghĩa. Bây giờ, điều trớ trêu là những ý tưởng này đang đẩy lùi chúng ta quay về hệ thống giao dịch cũ và cách thức hợp tác cũ, vốn đã cắm sâu vào tiềm thức chúng ta. Chúng được tái tạo lại theo nhiều cách để phù hợp với thời đại bùng nổ Facebook. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta dùng tất cả những thứ xung quanh cho việc chia sẻ, trao đổi, cho thuê, buôn bán. Chúng ta cho thuê ô tô của mình trên WhipCar, mua bán xe đạp trên Spinlister, cho thuê văn phòng trên Loosecubes, vườn nhà trên Landshare. Chúng ta vay và cho vay tiền tới những người xa lạ trên Zopa và Lending Club. Chúng ta trao đổi các bài học từ cách làm sushi, đến cách lập trình trên Skillshare, và thậm chí chia sẻ thú cưng trên DogVacay. Chào mừng bạn đến với thế giới tuyệt vời của Hệ thống tiêu thụ hợp tác, cho phép chúng ta kết nối cung và cầu theo những cách dân chủ hơn. Hiện nay, tiêu thụ hợp tác đang dần tạo ra sự thay đổi về cách ta đánh giá nguồn cung và cầu, nhưng đồng thời nó cũng là một phần của sự thay đổi giá trị lớn, thay vì mọi người mua sắm những thứ đắt tiền theo phong trào, họ bắt đầu mua chúng theo nhu cầu thực sự của bản thân. Nhưng lý do chính để giải thích sự gia tăng nhanh chóng này, là vì mỗi bước tiến mới của công nghệ đều nhằm tăng hiệu suất lao động và tính kết nối xã hội bằng niềm tin để giúp sự chia sẻ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi đã quan sát qua hàng nghìn thị trường như thế này và thấy sự tin cậy và năng suất luôn là những nhân tố quan trọng. Ví dụ như sau. Đây là Chris Mok, 46 tuổi, là người mà tôi cá là ngồi ghế cao nhất ở TaskRabbit - SuperRabbit. Bốn năm trước, Chris bị mất công việc môi giới tranh nghệ thuật của mình ở Macy, điều đó rất không may, và như những người khác, anh ta chật vật đi tìm việc khác trong thời buổi suy thoái. Sau đó, anh ta tìm được một bài viết về... TaskRabbit. Lúc đó, câu chuyện đằng sau TaskRabbit bắt đầu như các câu chuyện tuyệt vời khác, với một chú chó rất dễ thương tên là Kobe. Chuyện xảy ra như thế này, vào tháng 2 năm 2008, Leah và chồng của mình đang đợi taxi để đưa họ ra ngoài ăn tối, thì Kobe chạy nhanh đến với cái mõm đang chảy nước dãi. Lúc đó họ nhận ra rằng họ đã hết đồ ăn cho chó. Kevin phải hủy chuyến xe đó và lê bước trong tuyết để mua thức ăn. Vào tối muộn ngày hôm đó, hai người đã nói chuyện, câu chuyện về việc họ cần một trang giống eBay, để cung cấp những dịch vụ lặt vặt. Sáu tháng sau, Leah bỏ việc, và tạo nên TaskRabbit. Vào thời điểm đó, cô chưa nhận ra rằng cô đã chạm đến một ý tưởng lớn hơn mà sau này cô gọi là mạng lưới dịch vụ. Cơ bản đó là việc sử dụng các mối quan hệ trên mạng để hoàn thành những công việc trong thế giới thực. TaskRabbit hoạt động thế này, mọi người sẽ lên danh sách những việc họ có thể làm, kèm theo giá họ muốn được trả, rồi lên Rabbits dò tìm tự đấu giá để giành việc làm. Đó là cả một quá trình phỏng vấn khắt khe gồm bốn giai đoạn, được thiết kế để tìm ra những trợ lí cá nhân tuyệt vời và loại bỏ đi thành phần lừa đảo. Giờ đây, ở Hoa Kì có hơn 4000 người đang làm việc trên TaskRabbit, và khoảng hơn 5000 người đang cần được thông qua. Những công việc được đăng lên là các công việc thông thường ví dụ: làm giúp những việc lặt vặt trong nhà, hay giúp đi mua đồ trong siêu thị. Hôm kia tôi mới được biết rằng, khoảng 12.500 đống quần áo đã được giặt sạch và gấp ngay ngắn thông qua TaskRabbit. Nhưng điều mà tôi thích là công việc được nhiều người đăng nhất, hơn 100 lần 1 ngày, là thứ mà ai ai trong số chúng ta đều phải nhức đầu khi nhắc đến: đó là lắp ráp nội thất mua từ Ikea. (cười) (vỗ tay) Điều đó rất tuyệt vời. Có vẻ buồn cười, nhưng anh bạn Chris đây đã kiếm được hơn 5000 đô la Mỹ một tháng chỉ nhờ vào việc làm việc vặt. Và 70% của lực lượng lao động mới này là những người đã từng thất nghiệp hoặc bị thiếu việc làm. Tôi nghĩ rằng TaskRabbit và những ví dụ khác về hợp tác tiêu thụ giống như một vụ nổ vậy. Chúng thật là tài tình. Nếu nghĩ kĩ ta sẽ thấy kì diệu làm sao, chỉ trong vòng 20 năm, chúng ta đã tự phát triển từ việc tin tưởng lên tới chia sẻ thông tin với những người lạ trên mạng, đến yên tâm giao lại thông tin thẻ tín dụng của mình. và lúc này đây, chúng ta đang tiến đến làn sóng tin cậy thứ 3: kết nối những người lạ đáng tin để tạo ra mọi loại thị trường mà hàng hoá chính là chúng ta. Tôi đã đọc một nghiên cứu rất thú vị của trung tâm Pew, nó đã tiết lộ rằng những người thường xuyên dùng Facebook tin tưởng mọi người gấp 3 lần so với những người không dùng mạng xã hội. Niềm tin trên mạng sẽ làm thay đổi cách chúng ta tin tưởng lẫn nhau trong thế giới thực. Bây giờ, bên cạnh tất cả niềm lạc quan mà tôi đang có, xuất hiện một sự thận trọng, mà đúng hơn là một nhu cầu cấp bách để đặt ra vài câu hỏi phức tạp cần thiết. Làm sao để biết rằng danh tính trên mạng của ta khớp với danh tính thực của chúng ta? Ta muốn chúng giống nhau hay không? Làm sao để ta xây dựng lòng tin trên mạng giống như với thế giới thực? Làm sao để ngăn chặn những thành phần cư xử không đẹp ở một nơi mà họ có thể hoạt động dưới lớp vỏ khác? Tương tự như cách các công ty hay sử dụng độ tín dụng để quyết định cấp gói cước di động cho bạn. hoặc cấp gói cho vay thế chấp, thị trường phụ thuộc vào giao dịch giữa những người lạ có chung mối quan tâm này cũng cần một thang đánh giá giúp người dùng biết rằng Sebastian và Chris là người tốt, và đó chính là uy tín. Uy tín là thước đo lòng tin của một cộng đồng vào bạn. Nhìn Chris mà xem. Bạn có thể thấy rằng điểm tín nhiệm trung bình của trên 200 người chấm cho anh ta là 4.99 trên 5 sao. Có hơn 20 trang bình luận về cách làm việc của anh ấy, mô tả anh ta "rất thân thiện và nhanh nhẹn," anh ta đạt đến cấp 25, cấp cao nhất, điều đó làm anh trở thành SuperRabbit. (Cười) Tôi thích từ "SuperRabbit" ghê. Và điều thú vị là, Chris đã để ý rằng, uy tín của anh càng đi lên thì cơ hội anh nhận được việc cao hơn, và anh có thể yêu cầu trả công nhiều hơn. Nói cách khác, đối với các SuperRabbit, uy tín trên mạng có giá trị lớn ở thế giới thực. Có lẽ tôi biết các bạn đang nghĩ gì. Chuyện này cũng đâu có mới. Hãy xem những tay buôn giỏi nhất trên Ebay hay Amazon. Điều khác biệt chính là, mỗi khi thiết lập giao dịch, bình luận, liên hệ đối tác, nhận được danh hiệu, ta hình thành "dấu vết uy tín" cho mình, nói rằng ta có đáng tin không. Và không chỉ có tác động trên bề rộng, sức ảnh hưởng của uy tín cũng rất đáng kinh ngạc về bề sâu. Hãy nghĩ xem: đã có 5 triệu lượt đặt phòng qua đêm trong vòng sáu tháng qua, chỉ tính trên trang Airbnb. 30 triệu lượt đưa đón đã được thực hiện qua Carpooling.com. Năm nay, hai tỷ đô la Mỹ đã được lưu thông qua các nền tảng cho vay ngang hàng qua mạng. Điều này làm tăng thêm hàng triệu mảnh dữ liệu uy tín giúp đánh giá chúng ta cư xử đúng hay sai. Dò tìm và kết nối những mảnh dữ liệu uy tín mà chúng ta để lại ở nhiều nơi khác nhau là một thử thách rất lớn, nhưng là việc cần phải làm. Điều mà những người như Sebastian đang thắc mắc theo lẽ thường, đó là, họ có nên làm chủ dữ liệu uy tín của họ không? Danh tiếng mà anh ta đã mất công đầu tư và xây dựng trên Airbnb có nên đi theo anh ta từ cộng đồng này sang cộng đồng khác? Điều tôi muốn nói là, giả sử anh ta bắt đầu bán sách cũ trên Amazon. Tại sao anh ta phải bắt đầu lại từ đầu? Giống như khi tôi chuyển từ New York đến Sydney. Thật buồn cười. Tôi không thể đăng ký thuê bao trả sau cho điện thoại vì lịch sử tín dụng của tôi ở Sydney không tồn tại. Tôi như một bóng ma trong hệ thống mới. Bây giờ, tôi không cho rằng bước tiếp theo của nền kinh tế dựa trên uy tín là về đem cộng hết những đánh giá để cho ra một số điểm vô nghĩa nào đó. Đời sống này vốn đã quá phức tạp rồi, còn ai muốn rối hơn nữa chứ? Tôi muốn nói rõ rằng, đây không phải chắp vá các "tweets" và "likes" lại theo kiểu thời trang giẻ rách. Bọn họ chỉ đang đo xem ai nổi hơn ai, chứ không phải ai cư xử đáng tin cậy hơn ai. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhớ rằng cái danh tiếng đó phần lớn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, Việc Sebastian là một người chủ trọ tuyệt vời không có nghĩa là anh ta biết ráp nội thất của Ikea. Thử thách lớn nhất là hình dung ra những dữ liệu tốt nào cần được giữ lại, vì tương lai sẽ được quyết định bởi sự kết hợp của uy tín nhiều mặt, chúng không phụ thuộc vào một mặt duy nhất. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta có thể tìm kiếm giống như trên Google hay Facebook, và tìm thấy bức tranh toàn cảnh về hành vi của một người ở các ngữ cảnh khác nhau theo thời gian. Tôi hình dung nó giống cách suy nghĩ của một người tin tưởng bạn: lúc nào, ở đâu, và tại sao, độ đáng tin của bạn trên TaskRabbit, độ gọn gàng của bạn khi làm khách ở Airbnb, Độ hiểu biết của bạn khi trao đổi trên Quora, tất cả sẽ được tập hợp cùng với nhau. và sau đó sẽ xuất hiện một loại bảng thống kê nó sẽ vẽ nên một bức tranh về vốn uy tín của bạn. Đó là một khái niệm mà gần đây tôi đang tìm hiểu và viết trong cuốn sách tiếp theo, nó định nghĩa về giá trị uy tín, mục tiêu, năng lực và phẩm chất của bạn ở nhiều cộng đồng và thị trường khác nhau. Đây không phải là một viễn cảnh xa xôi. Đã có những đợt sóng đầu tiên như Connect.Me, Legit, TrustCloud. Họ đang tìm cách để một người có thể tổng hợp, theo dõi và sử dụng uy tín trên internet của mình. Lúc này, tôi nhận ra rằng khái niệm này nghe có vẻ hơi lớn lao đối với vài người, và vâng, có một số vấn đề lớn về tính minh bạch và riêng tư cần được giải quyết, nhưng cuối cùng, nếu như ta có thể tập hợp lại uy tín của mình, thì chúng ta có thể điều khiển được nó, và lấy ra được những giá trị to lớn từ nó. Đồng thời, không chỉ đối với hồ sơ tín dụng của mình, chúng ta cũng có thể định hình uy tín của mình. Hãy nghĩ đến Sabastian, và cách anh ta mua con mèo để làm điều đó. Bây giờ, đẩy sự riêng tư qua một bên, một vấn đề thú vị khác là tôi đang xem cách chúng ta tin tưởng các "con ma trên mạng", những người, vì lý do nào đó, không hoạt động online, nhưng lại là những người đáng tin cậy nhất trên thế giới? Nhưng làm sao ta tận dụng những cống hiến của họ cho công việc, cho cộng đồng và cho gia đình của họ, và biến đổi những giá trị ấy thành vốn uy tín? Và cuối cùng, khi ta thực hiện đúng điều đó, vốn uy tín có thể tạo ra một sự gián đoạn lớn và có lợi cho những người có quyền lực, lòng tin và ảnh hưởng. Một con số gồm ba chữ số, hồ sơ tín dụng và vay nợ của bạn, (chỉ 30% chúng ta thực sự hiểu nó có nghĩa là gì), nó sẽ không còn là yếu tố quyết định trong việc mọi thứ có giá thế nào, ta có thể truy cập vào những gì và, trong nhiều ví dụ, nó giới hạn những gì ta có thể làm. Đúng vậy, uy tín chính là loại tiền tệ mà tôi tin rằng sẽ sẽ trở nên quyền lực, mạnh mẽ hơn mọi loại tín dụng trong thể kỉ 21. Uy tín sẽ là một loại tiền tệ có thể nói lên rằng bạn có thể tin tưởng ở tôi. Và điều thú vị là, uy tín là đòn bẩy kinh tế xã hội giúp cho sự hợp tác tiêu thụ hoạt động và phát triển, nhưng các nguồn mà nó được tạo ra, và những ứng dụng của nó, lớn hơn nhiểu so với sự tưởng tượng của chúng ta. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ trong giới tuyển dụng, nơi mà dữ liệu đánh giá uy tín sẽ làm bản hồ sơ xin việc của bạn trở thành "đồ cổ". Bốn năm trước, hai blogger kiêm doanh nhân Joel Spolsky và Jeff Atwood, quyết định bắt đầu một thứ gọi là Stack Overflow. Stack Overflow cơ bản là một nền tảng mà những lập trình viên kinh nghiệm có thể hỏi những lập trình viên giỏi khác những câu hỏi yêu cầu chuyên môn cao, về những thứ kiểu như Google Chrome hoặc những pixels nhỏ xíu. Trang này sau đó nhận được 5500 câu hỏi mỗi ngày, và 80% những câu hỏi này nhận được câu trả lời chính xác. Người dùng có thể lấy uy tín bằng rất nhiều cách, nhưng cơ bản bằng cách thuyết phục những dồng nghiệp rằng họ biết rõ câu trả lời. Sau khi trang này hoạt động được vài tháng, người sáng lập biết được một điều rất thú vị, và nó không làm họ bất ngờ. Họ nghe được rằng người dùng đang thêm số điểm về uy tín của mình trên trang web đó lên đầu hồ sơ xin việc và nhà tuyển dụng đang theo dõi những trang web như vậy để tìm những người với tài năng đặc biệt. Bây giờ, hàng ngàn lập trình viên đang tìm một công việc tốt hơn bằng cách này, vì Stack Overflow và cơ sở dữ liệu uy tín của nó cung cấp những thông tin vô giá về hành vi thực sự của một người, và suy nghĩ của đồng nghiệp về họ. Nhưng điều lớn lao đằng sau hoạt động của Stack Overflow, tôi nghĩ nó vô cùng thú vị. Mọi người bắt đầu nhận ra rằng uy tín họ xây dựng không chỉ bó hẹp ở một nơi, nó có giá trị vượt xa khỏi nơi mà họ đang cố xây dựng uy tín đó. Bạn biết đó, nó rất thú vị. Khi bạn trao đổi với các thành viên ưu tú, cho dù trên SuperRabbits hay trên Stack Overflow, hay Uberhosts, họ đều nói về việc có uy tín cao mở khóa cho khả năng của họ. Trên Stack Overflow, nó tạo ra một sân chơi bình đẳng, cho phép mọi người với tài năng thật sự vươn lên top đầu. Trên Airbnb, con người trở nên quan trọng hơn chỗ thuê trọ. Trên TaskRabbit, nó giúp họ kiểm soát được hoạt động kinh tế của mình. Vào cuối buổi trao đổi giữa chúng tôi, Sebastian đã nói bằng cách nào, trong một ngày mưa tệ hại, lúc mà anh ấy không có đến một khách hàng, trong tiệm sách của mình, anh ấy nghĩ về mọi người xung quanh, những người đã nói điều tốt đẹp về anh, và những gì họ nói về con người anh ấy. Anh ta năm nay 50 tuổi, và luôn tin rằng, nhờ uy tín mà anh đã dày công xây dựng trên Airbnb, anh ấy có thể làm một điều gì đó đặc biệt trong suốt quãng đời còn lại của mình. Bạn biết đấy, chỉ có một số khoảnh khắc hiếm hoi trong lịch sử xuất hiện cơ hội để thay đổi một phần bộ máy hoạt động của nền kinh tế xã hội. Chúng ta đang sống trong khoảnh khắc ấy. Tôi tin rằng chúng ta đang ở ngưỡng cửa một cuộc cách mạng hợp tác, mà vai trò của nó cũng sẽ quan trọng như cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thế kỉ 20, các phát minh về hệ thống tín dụng truyền thống đã chuyển đổi hệ thống tiêu dùng, và theo nhiều cách, đã kiểm soát được ai có quyền truy cập vào cái gì. Trong thế kỉ 21, mạng lưới niềm tin mới, và vốn uy tín mà chúng tạo ra, sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về sự giàu có, thị trường, quyền lực, và bản sắc cá nhân, theo mà chúng ta còn chưa thể hình dung nổi. Cảm ơn rất nhiều! (Vỗ Tay) Vào năm 2008, tôi vừa hoàn thành xong năm nhất ở trường thiết kế. và có mặt trong buổi phê bình cuối năm. Thực tế là lễ hành xác sinh viên thiết kế nơi bạn phải lấy toàn bộ sản phẩm mà bạn làm ra trong năm học rồi bày ra bàn và đứng cạnh đó chờ các giáo sư, phần nhiều là sinh viên chưa từng gặp họ, đưa ra ý kiến về các sản phẩm của bạn. Tới lượt tôi và tôi cứ đứng kế cạnh bàn mọi thứ được sắp xếp gọn gàng và tôi chỉ hy vọng các giáo sư có thể thấy tôi đã nỗ lực thế nào để các thiết kế của mình có thể bền vững và ứng dụng vào đời sống. Tôi thực sự bắt đầu toát mồ hôi hột vì mọi người im lặng một lúc lâu. Hoàn toàn tĩnh lặng. Và một trong số các giáo sư bắt đầu nói: "Sản phẩm của em làm tôi cảm thấy vui" Niềm vui? Tôi muốn thành nhà thiết kế để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Niềm vui cũng tốt, nhưng nó là thứ không bền vững. Nhưng tôi cũng khá tò mò vì niềm vui là cảm xúc không nắm bắt được Vậy tại sao nó đến từ mớ đồ trên bàn? Tôi đã hỏi các giáo sư đó "Làm sao đồ vật khiến ta cảm thấy vui?" "Làm sao những thứ hữu hình khiến ta cảm nhận niềm vui vô hình?" Họ ngần ngừ rồi khua tay múa chân lia lịa. Họ nói: "Nó là vậy đó." Tôi thu gọn hành lý cho kỳ nghỉ hè, nhưng tôi không ngừng suy nghĩ về nó... và điều đó tạo ra một hành trình mà tôi đâu nghĩ nó sẽ kéo dài tận mười năm để tìm hiểu mối quan hệ giữa thế giới vật chất và cái cảm xúc bí ẩn có tên là "niềm vui". Và tôi đã nhận ra nhiều hơn thế. Chúng không chỉ liên quan đến nhau, mà nó còn là một nguồn sức mạnh giúp ta tạo ra cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Sau buổi phê bình, tôi nghĩ "mình biết niềm vui là thế nào, nhưng chính xác thì nó là gì?" và tôi thấy rằng các nhà khoa học không phải luôn nhất quán, đôi lúc họ dùng "niềm vui", "hạnh phúc", "sự tích cực" để thay thế lẫn nhau. Nhưng đại khái khi nhà tâm lý học nói đến "niềm vui" họ lý giải đó là một trải nghiệm nhất thời và mạnh mẽ của cảm xúc mang tính tích cực nó làm chúng ta cười và muốn nhảy cẫng lên Và đây thực ra là vấn đề rất thực tế. Cái cảm giác muốn nhảy cẫng lên chính là một trong những cách giới khoa học đo đạc niềm vui. Nó khác với hạnh phúc, có nghĩa là chúng ta cảm thấy vui vẻ thế nào sau một khoảng thời gian. Niềm vui là cảm giác vui trong khoảnh khắc ngay lúc này. Tôi thấy điều này rất thú vị vì ta luôn ám ảnh với việc mưu cầu hạnh phúc, nhưng khi tìm kiếm hạnh phúc ta lại quên đi niềm vui. Nên tôi nghĩ thế này: Niềm vui đến từ đâu? Tôi bắt đầu hỏi những người quen thậm chí cả những người tôi gặp trên đường về những thứ mang lại niềm vui cho họ. Trên tàu điện ngầm, trong quán cà phê, trên máy bay kiểu như, "Chào, rất vui được gặp anh. Thứ gì mang lại niềm vui cho anh?" Tôi thấy mình như là một thám tử vậy. Tôi hỏi: "Lần cuối anh thấy nó là lúc nào? Anh đã ở cùng ai? Nó có màu sắc gì? Có ai khác thấy nó không?" Tôi chính là Nancy Drew của Niềm Vui. (cười) Vài tháng sau, tôi để ý rằng có một số thứ bắt đầu liên tục tới và tới và tới. Chẳng hạn như hoa anh đào, bong bóng... hồ bơi và nhà trên cây... khinh khí cầu và con mắt hoạt hình (cười) và kem cây nữa, đặc biệt nếu có thuốc cốm. Nó dường như vượt qua rào cản tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Bạn thử nghĩ xem, tất cả chúng ta dừng lại và nhìn lên trời một dải cầu vồng với vô số màu. Và pháo hoa. Ta thậm chí không cần biết chúng để làm gì và ta cảm thấy ta cũng đang ăn mừng. Những thứ này không chỉ vui với vài người chúng đem lại niềm vui cho hầu như tất cả mọi người. Chính vì chúng có tính phổ quát. Và nhìn thấy chúng cùng một lúc khiến tôi cảm thấy có sự hy vọng khó tả. Cái thế giới bị phân chia, đối nghịch nhau mà ta đang sống đôi lúc ảnh hưởng đến trải nghiệm của ta, khiến nó thật khủng khiếp dường như không thể vượt qua được. Nhưng bên trong đó, mỗi chúng ta luôn tìm kiếm niềm vui trong những thứ giống nhau. Cho dù ai cũng bảo đó chỉ là những niềm vui thoáng qua, nhưng thực ra, chúng rất quan trọng, vì chúng nhắc ta về nhân tính chung mà chúng ta cùng trải nghiệm ở thế giới này. Nhưng tôi vẫn cần biết: Điều gì làm chúng vui đến vậy? Tôi treo những tấm ảnh về chúng trên tường ở xưởng, và mỗi ngày, tôi tới xưởng và cố hiểu ra. Đến một ngày, có gì đó bật ra trong đầu tôi. Tôi nhìn ra những khuôn mẫu này: những vật tròn... những dải màu tươi sáng... những hình thể đối xứng... cảm giác phong phú và đa dạng... cảm giác nhẹ nhàng nâng bổng... Khi tôi nhìn ra điều này tôi nhận ra dù niềm vui là một cảm xúc bí ẩn và khó nắm bắt, ta vẫn chạm được nó thông qua các vật hữu hình, hoặc như nhà thiết kế gọi là tính thẩm mỹ, từ này có gốc từ "aisthomai", một từ Hi Lạp có nghĩa là "Tôi cảm giác-Tôi nhận thức-Tôi hiểu" Vì chúng cho tôi biết niềm vui bắt đầu với các giác quan nên tôi gọi chúng là "mỹ học của niềm vui" hay những cảm giác vui vẻ. Và khi phát hiện ra điều này, tôi để ý một thứ mà tôi bắt gặp tôi bắt đầu nhìn ra khoảnh khắc vui vẻ nho nhỏ ở bất cứ đâu một chiếc xe hơi cổ màu vàng một tác phẩm nghệ thuật đường phố cứ như là tôi có một cặp kính màu hồng và khi tôi biết phải tìm kiếm thứ gì, ở đâu tôi cũng nhìn thấy chúng. Những khoảnh khắc nhỏ của niềm vui như chỉ đang ẩn mình đâu đó. Và cùng một lúc, tôi nhận ra một điều khác rằng nếu những thứ này mang lại niềm vui, vậy sao rất nhiều thứ trên thế giới trông như thế này? (cười) Tại sao ta lại làm việc ở nơi như thế này? Sao ta lại cho con học ở những ngôi trường thế này? Sao thành phố lại trông ra thế này? Đây là hình ảnh chính xác nhất về nơi cư ngụ của những người dễ bị tổn thương nhất: Viện dưỡng lão bệnh viện nhà cho người vô gia cư các dự án nhà ở. Tại sao ta lại sống trong một thế giới như vậy? Lúc bắt đầu cuộc sống, chúng ta đều vui vẻ nhưng khi ta lớn lên, tính sôi nổi hoặc sự cởi mở khiến ta bị phán xét. Người lớn bộc lộ niềm vui rõ ràng hay bị coi là trẻ con hoặc là quá nữ tính hay là không nghiêm túc hoặc là buông thả, thế là chúng ta tự tách mình khỏi niềm vui và kết thúc trong một thế giới trông như thế này. Nếu cái đẹp của niềm vui được sử dụng để giúp ta tìm ra nhiều điều lý thú quanh ta thì chúng có thể tạo ra nhiều niềm vui hơn không? Tôi đã bỏ ra hai năm lùng sục khắp hành tinh tìm kiếm các cách khác nhau để trả lời cho câu hỏi này. Nhờ vậy tôi biết tác phẩm của kiến trúc sư Arakawa Shusaku và nhà thơ Madeline Gins. Họ tin rằng những môi trường kiểu này đang giết chúng ta nên họ tạo ra các tòa chung cư mà họ tin rằng có thể đẩy lùi sự lão hóa. Và nó đây. (cười) (vỗ tay) Nơi này có thật đấy, ở ngoại ô Tokyo. Tôi đã ở đó một đêm rồi, đắt đỏ lắm. (cười) Sàn nhà ở đó nhấp nhô nên bạn không chỉ đi lại trong nhà mà đúng hơn là nhảy qua lại và mỗi ngóc ngách đều là sắc màu tươi tắn. Tôi không chắc mình có trẻ ra sau khi ở đó không nhưng bỏ công tạo dựng một căn hộ như vậy nó khiến ta cảm thấy trẻ trung hơn, và họ đã tạo ra môt căn hộ vui tươi. Điều này là cần cho cuộc sống hằng ngày nhưng nó cũng làm tôi băn khoăn: Vậy những người còn lại thì sao? Làm sao để mang ý tưởng này ra đời thực? Và tôi đi tìm những người đang làm việc như vậy. Ví dụ, bệnh viện này do kiến trúc sư Đan Mạch Poul Gernes thiết kế. Hay các ngôi trường này được tổ chức phi lợi nhuận Publicolor tu sửa lại. Thú vị một chỗ là quản lý trường đã báo lại Publicolor rằng sĩ số học sinh tới trường tăng lên mấy hình vẽ trên tường biến mất và lũ trẻ thật sự thấy an toàn khi học ở đây. Điều này giống với nghiên cứu được tiến hành ở bốn nước ai làm việc trong các văn phòng đa sắc màu thường tỉnh táo lanh lợi hơn, tự tin hơn và thân thiện hơn so với làm trong không gian xám xịt buồn tẻ. Tại sao lại như thế? Khi tìm hiểu về tình yêu của con người dành cho màu sắc, tôi phát hiện các nhà nghiên cứu tìm ra mối liên kết giữa màu sắc và sự tiến hóa của nhân loại. Căn bản thì màu sắc là một dấu hiệu của sự sống và năng lượng. Và điều đó cũng đúng với sự phong phú. Chúng ta sống trong thế giới mà khan hiếm đồng nghĩa với nguy hiểm và phong phú đồng nghĩa với sống còn. Thế nên, một bông hoa giấy là một vật nhỏ trong mớ hoa giấy đó là nếu bạn đang thắc mắc (cười) nó không mang lại niềm vui nhưng nhân nhiều nó lên là bạn có được một trong các vật tươi nhất trên hành tinh này. Kiến trúc sư Emmanuelle Moureaux sử dụng ý tưởng này trong nhiều tác phẩm. Đây là viện dưỡng lão cô ấy thiết kế, các quả cầu đa sắc tạo cho ta cảm giác phong phú. Vậy còn những thứ hình tròn thì sao? Giới khoa học thần kinh cũng đã nghiên cứu. Họ cho người vào trong các máy quét fMRI, rồi cho người ta coi hình ảnh của các vật góc cạnh và vật tròn. Và họ đã tìm ra hạch hạnh nhân, vốn là phần của não liên quan tới nỗi sợ và lo lắng, bùng lên khi con người nhìn vào vật góc cạnh, nhưng khi nhìn vật tròn thì không. Họ giải thích rằng trong tự nhiên, góc cạnh thường đi kèm những gì gây nguy hiểm nên ta tiến hóa với một tiềm thức về mối nguy góc cạnh trong khi đường cong lại làm ta thoải mái. Bạn có thể thấy rõ điều này ở Trường Tiểu học Sandy Hook. Sau vụ xả súng hồi năm 2012, kiến trúc sư Svigals và cộng sự biết rằng họ cần tạo ra một tòa nhà an toàn, nhưng họ cũng muốn nó đó vui tươi Và thế là những đường cong có mặt. Có những ngọn sóng dập dìu ở phần bên, và những mái vòm uốn lượn ở lối vào, toàn bộ tòa nhà uốn về phía lối vào trong tư thế đón chào. Mỗi khoảnh khắc vui vẻ rất nhỏ, nhưng qua thời gian, chúng chất chồng nhiều và nhiều hơn. Có lẽ, thay vì mưu cầu hạnh phúc, ta nên nắm bắt niềm vui và tìm cách thúc đẩy bản thân nhận lấy nó nhiều hơn. Sâu thẳm trong chúng ta, luôn có một thôi thúc tìm kiếm niềm vui trong môi trường xung quanh. Và thôi thúc đó có lý do để tồn tại. Niềm vui không phải là dư thừa, nó liên quan trực tiếp đến bản năng sinh tồn thiết yếu của ta. Về căn bản, nỗ lực hướng tới niềm vui là hướng về sự sống. Cám ơn (vỗ tay) Cám ơn. (vỗ tay) Chúng ta ai cũng quan tâm đến người khác. Ai cũng có mối quan hệ với người khác, ta quan tâm đến các mối quan hệ vì nhiều lý do khác nhau. Quan hệ tốt xấu, quan hệ phiền nhiễu, quan hệ bất định tôi sẽ trình bày về trọng tâm của tương tác con người trong các mối quan hệ này. Tôi sẽ lấy cảm hứng từ sự thật hiển nhiên là chúng ta ai cũng muốn tương giao với người khác. Nên tôi sẽ bỏ qua các thứ rườm rà, đi thẳng đến đối tượng đơn giản nhất và dẫn dắt bạn qua các bước nghiên cứu khoa học sơ bộ nhằm soi sáng điều diễn ra trong hai bộ não khi chúng tương tác với nhau. Nhưng trước hết tôi sẽ tiết lộ cách thức làm được điều đó. Cách đầu là ta có thể an tâm nghe trộm hoạt động của não bộ khoẻ mạnh. mà không cần đến dây nhợ, bức xạ rườm rà, hay xin phép nguyên nhân y tế nào. Chúng ta có thể đo sóng não vài người bạn hay hàng xóm. Trong lúc họ làm bài kiểm tra trí não, chúng tôi dùng phương pháp "chụp ảnh cộng hưởng từ " (fMRI). Chắc bạn có biết đến cách phát minh này ra đời. Để tôi giải thích cho bạn ngắn gọn trong 2 câu. Ai cũng biết máy MRIs rồi. MRIs dùng các vùng từ trường và sóng vô tuyến để cắt chụp ảnh não bộ hay đầu gối hay dạ dày của bạn, những hình ảnh đen trắng này bất động. Vào những năm 90, người ta đã khám phá ra chiếc máy này có thêm công dụng khác, công dụng ghi hình dòng máu chảy tạo thành từ hàng trăm ngàn tuyến máu độc lập trong não bộ. Sao phải ghi hình dòng máu? Đó là do mọi thay đổi trong hoạt động não bộ, những thứ giúp não bạn hoạt động, giúp các "phần mềm" chạy tốt trong não, có liên hệ mật thiết với thay đổi trong mạch máu. Những thước phim dòng máu này chính là đại diện cho mọi hoạt động của não bộ. Đây là một cuộc cách mạng trong ngành khoa học nhận thức. Trong bất cứ lĩnh vực nào, trí nhớ, sửa xe máy, suy nghĩ về mẹ vợ/chồng, bực bội với người khác, cảm xúc phản ứng, và muôn vàn lĩnh vực khác, nếu muốn có bản đồ hoạt động của não ai chỉ việc đưa họ đi quay chụp MRI. Máy còn giai đoạn đầu, nhiều mặt chưa hoàn thiện. Nhưng 20 năm trước, ta chỉ có số không tròn trĩnh. Khi đó bạn không thể cứ thế mà đo não người sống được. Phát minh MRI là một cuộc cách mạng thật sự, mở đường cho các cách thức thử nghiệm khoa học mới. Các nhà sinh học não bộ thử nghiệm trên nhiều đối tượng từ sâu đến thú gặm nhấm, đến ruồi giấm,... GIờ đây chúng ta có một bước tiến mới: con người. Giờ đây chúng ta có thể nghiên cứu trực tiếp trên người, xây dựng phần mềm mô phỏng con người, bằng một số phép đo lường sinh học. Để tôi cho bạn một ví dụ về phép đo lường, phép đo thuộc về lĩnh vực gọi là định giá. Định giá ở đây đúng theo nghĩa đen nhé? Nếu bạn đi định giá 2 công ty chẳng hạn, bạn sẽ muốn biết cái nào có giá hơn. Các nền văn hoá đã tìm ra phương pháp cả nghìn năm trước. Giả dụ, làm sao để so sánh quả cam với kính chắn gió? Vâng, bạn không thể so sánh được. Chúng quá khác biệt. Chúng không cùng bản chất. Thay vào đó, bạn chuyển chúng sang đơn vị chung. rồi đo đạc căn theo đơn vị chung này. Vậy thì, não bộ cũng thế, và chúng ta đang dần tìm ra phần não có nhiệm vụ định giá, và một trong các bộ phận đó là hệ thống chuyển hoá tế bào trong thân não vận chuyển chất đô-pa-min đi khắp não. Nói chung, đó là một khám phá quan trọng đến nay ta chỉ mới hiểu được một phần nhỏ nhưng khám phá đó quan trọng vì tế bào thân não là nơ ron bị chết sớm bởi bệnh run chân tay Parkinson, và bởi mỗi lần lạm dụng thuốc. Điều này cũng dễ hiểu. Phần thuốc thừa sẽ thâm nhập và biến đổi thế giới quan của ta, thay đổi cả cách ta chọn tiêu thụ thuốc bạn đang dùng, khiến bạn coi trọng thuốc đó hơn mọi thứ khác. Đấy là đặc điểm chính. Những nơ ron này cũng tham gia vào việc chúng ta đánh giá quan điểm trừu tượng, Tôi đưa lên đây một vài ví dụ về biểu tượng trừu tượng. Chúng ta có sức mạnh hành vi siêu nhiên, nhờ chất đô-pa-min trong não. Chúng ta có thể từ bỏ bản năng sống còn vì một ý nghĩ, một ý nghĩ đơn thuần. Không loài nào khác làm được. Năm 1997, giáo phái Cổng Thiên Đường tự tử hàng loạt vì họ tin rằng có một con tàu vũ trụ ẩn ở đuôi ngôi sao chổi Hale-Bopp đợi sẵn để mang họ đến tầm cao mới. Một sự kiện lịch sử bi thương. Hơn 2/3 trong số đó có bằng đại học. Ý tôi là những người này từ bỏ bản năng sống còn của mình bằng chính hệ thống sinh tồn của mình. Khả năng kiểm soát quá mạnh, phải không? Một điều mà tôi đã bỏ ra khỏi câu chuyện đó là điều hiển nhiên, cũng là trọng tâm bài diễn thuyết này, đó là "những người khác". Hế thống định giá được sử dụng khi ta khi ta định giá tương tác với người khác. Chính chất Đô-pa-min gây ra sự nghiện, làm bạn tê cơ khi mắc bệnh Parkinson, nguyên nhân của nhiều rối loạn tâm lý, cũng như ảnh hưởng đến việc đánh giá tương tác với người khác và gắn giá trị cho mỗi cử chỉ khi bạn tương tác với người khác. Tôi sẽ giải thích thế này. Bạn nắm trong tay sức mạnh xử lý thông tin cực lớn đến nỗi bạn không để ý thấy. Một vài ví dụ khác nhé. Đây là một đứa bé. Bé mới ba tháng tuổi. Em biết ị nhưng không biết làm toán. Em là người thân của tôi. Ai đó sẽ rất vui khi thấy bé trên màn hình. Bạn có thể bịt đi một mắt mà vẫn nhìn được nhờ mắt còn lại. Nhìn mắt này bé có vẻ tò mò, mắt kia lại có vẻ ngạc nhiên. Đây là một cặp đôi đang cùng chia sẻ một khoảnh khắc. và chúng tôi thử cắt bớt mà vài mảnh của bức hình, bạn vẫn nhận ra niềm vui của mỗi người bọn họ diễn ra song song. Các phần khác của bức hình cũng cho thấy là họ đang vui, nhìn mặt họ ta nhận ra rồi. Nếu bạn so với khuôn mặt bình thường, niểm vui ở đây không khác lắm. Đây lại là một cặp đôi khác. Anh ta nhìn về phía ta còn cô gái rõ ràng là đang nhìn anh ta với ánh mắt đầy tình yêu và sự ngưỡng mộ. Một cặp khác nữa. (Cười) Tình yêu và ngưỡng mộ ở bé bên trái không được rõ nhỉ. (cười) Thực ra, kia là cô chị, và bạn có thể đoán cậu bé đang nghĩ: "Hừ, chị cười tươi chụp hình, rồi lại cướp kẹo của em, rồi đấm em chứ gì." (Cười) Cậu bé sẽ giận tôi lắm. Vậy thì, điều này có nghĩa là gì? Chúng ta sở hữu một nguồn năng lượng xử lý to lớn chôn sâu trong hệ thống đô-pa-min của não thúc đẩy bạn tìm tình dục, thức ăn và muối. Nó giúp bạn sống. Nó cho bạn động lực, đem đến cho bạn năng lực hành vi, mà chúng tôi gọi là siêu năng lực đó. Vậy làm sao ta có thể sắp đặt các năng lực não bộ này vào môi trường tình huống giao tiếp để nghiên cứu? Câu trả lời ngắn gọn là xây dựng trò chơi. Trò chơi kinh tế. Chúng tôi chia nhau tìm hiểu hai lĩnh vực. Một là kinh tế học thử nghiệm, hai là kinh tế học hành vi. Chúng tôi bắt chước các trò chơi của họ, rồi sửa lại theo ý mình. Đây là trò kiểu như vậy, trò "tối hậu thư". Người Đỏ được đưa 100 đô để chia chác với người Xanh. Giả dụ Đỏ lấy cho mình 70 đô, đưa Xanh 30. Vậy là anh ta chia theo tỷ lệ 70-30. Người trung gian đưa Xanh 30 đô đó. Anh Xanh có hai lựa chọn. Hoặc anh nhận 30 đô đó, hoặc anh từ chối, thì cả hai đều không được tiền. Một nhà kinh tế học sẽ nghĩ, ừ thì, có tiền thì cứ nhận thôi. Thực ra người ta xử trí thế nào? Người chơi không chia tiền tỷ lệ 80-20. Nửa số người sẽ nhận tiền, nửa kia từ chối. Tại sao vậy? Vì bạn bực bội. Bạn thấy bất công. Rõ ràng đây là cuộc chia chác bất công. Đây là kiểu trò chơi chúng tôi đem đi thử nghiệm khắp thế giới. Tôi ví dụ thế để bạn nắm được. Những dạng trò chơi như thế này đòi hỏi bạn phải có khả năng nhận thức lớn. Bạn phải có nhận thức đối xử với người khác, có khả năng nhớ được mình đã làm gì, nhận thức hành vi nào đang xảy ra, và cập nhật nhận thức hợp với tình huống mới và bạn phải có hành vi thú vị như thế này: bạn phải có khả năng phân tích ý nghĩ sâu. Tức là, bạn có thể đoán người kia mong đợi điều gì ở bạn, và bạn phản ứng bằng hành vi lên hình ảnh bạn trong họ. Như phỏng vấn xin việc vậy. Bạn ngồi đối diện sếp, ông ta có ấn tượng nào đó về bạn trong đầu, bạn hành động để xử lý hình ảnh đó của bạn trong đầu sếp thành ra hình ảnh bạn muốn có. Chúng ta không nhận ra là ta rất giỏi xử lý hành vi. Và các cuộc thử nghiệm tận dụng phần "không nhận ra" này. Qua thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy trong giao tiếp xã hội, con người như chim bạch yến. Chim bạch yến hay được dùng để nhận biết hoá chất trong hầm mỏ. Nếu chất mêtan hoặc cácbon tăng lên, hoặc ôxy giảm, bọn chim sẽ bất tỉnh trước người. Chúng là hệ thống báo động sớm. "Này, ra khỏi hầm mỏ đi. Tình hình nguy hiểm lắm." Một số trò chơi có thể rất thô, có khi chỉ là người này trao đổi số với người kia, nhưng người tham gia thử nghiệm vẫn xử trí nhạy cảm như tình huống thật. Chúng tôi tận dụng điều này triệt để, và đã tận dụng với hàng ngàn người, có lẽ là khoảng năm, sáu nghìn người. Để là thử nghiệm sinh học thật sự cần nhiều hơn thế, nhiều hơn thế nhiều lần. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra những điểm nổi bật, chuyển hoá chúng thành mô thức toán, và giải mã các mô thức để rút ra kết luận về trao đổi hành vi xã hội, từ đó tìm ra cách định giá hành vi mà các trò chơi kinh tế đem lại hiệu quả nhận thức. Chúng tôi có thể đo lường hành vi trong trò chơi, Chúng tôi dùng số liệu đó để kết luận về hành vi chung. Điều này mới tuyệt. Sáu, bảy năm trước, chúng tôi tập hợp một nhóm tại Houston, Texas. Giờ nhóm lan đến bang Virginia và London. Chúng tôi viết phần mềm để nối thiết bị cộng hưởng từ trường lên Internet. Chúng tôi có thể đưa một lần 6 máy, hiện tại chúng tôi tập trung 2 máy. Phần mềm sẽ chạy đồng thời các máy trên thế giới. Khi cho chạy các máy này và gắn với các trò chơi giao tiếp, chúng tôi có thể nghe lỏm hoạt động của hai bộ não. Thế là lần đầu tiên chúng tôi không phải tính trung bình mỗi bộ não hay mỗi lẫn gắn một người vào máy nữa. Chúng tôi có thể nghiên cứu hẳn một cặp, nghiên cứu người tương tác với người kia, bật công thức toán, là có thể phân tích vượt qua những nhận thức thông thường. Quan trọng hơn là, chúng tôi có thể đưa người có vấn đề tâm lý hoặc tổn thương não vào các tương tác xã hội thế này để nghiên cứu. Chúng tôi đã nỗ lực nghiên cứu như thế và cũng đạt được vài thành công về não phôi thai. Thành công đó rất có tương lai. Nhưng điều chúng tôi làm là chúng tôi đã mang đến định nghĩa mới bằng toán học, khác với cách nghiên cứu bệnh tâm thần thông thường, nhận diện đặc điểm bệnh qua việc nghiên cứu hành vi người bằng máy. Chúng tôi tận dụng cặp vợ chồng trong đó có một người bị trầm cảm, hoặc mắc chứng chứng tự kỷ ở mức độ nào đó, hoặc mắc chứng tăng động rối loạn tập trung. Họ là những chú chim bạch yến, phục vụ thử nghiệm khoa học bằng phương pháp toán học trên máy tính. Những ngày đầu, chúng tôi chia nhóm nghiên cứu ra khắp thế giới, như nhóm này. Điểm tập trung không có gì lạ là ở Roanoke, bang Virginia. Có điểm nữa ở London, các nơi khác đang được sắp xếp. Mong tôi là chúng tôi sẽ sớm đưa được dữ liệu lên mạng. Có nhiều vấn đề phức tạp trong việc công bố rộng rãi các dữ liệu này. Chúng tôi cũng nghiên cứu một phần nhỏ điều thú vị ở con người nói chung nữa, cho nên chúng tôi mời cả người hứng thú tìm hiểu về phần mềm đó, cũng như hướng dẫn để phát triển phần mềm tốt hơn. Tôi sẽ kết thúc bài nói bằng luận điểm như sau. Điều hay trong việc nghiên cứu hành vi nhận thức là dù chúng tôi bị hạn chế về thiết bị nên chưa theo dõi được nhiều bộ não cùng một lúc, Sự thật là cả khi một mình, ta vẫn hoàn toàn là nhân tố xã hội. TInh thần chúng ta không đơn độc, mà được tạo nên từ các nhân tố gắn liền sự sống với xã hội. Tinh thần của chúng ta liên quan mật thiết đến người khác, thể hiện thông qua người khác. Vì vậy bạn thường không nhận ra con người mình cho đến khi bạn nhìn nhận bản thân trong tương tác với người thân, với kẻ thù, người đối lập với bạn. Phần mềm dữ liệu của chúng tôi là bước đầu soi sáng điều tạo nên con người, biến nó thành công cụ tìm hiểu về bệnh tâm thần. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Một sự thật là khi hàng chục triệu người gặp phải tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp thì sẽ có một sự quan tâm khá lớn đặt ra cho công nghệ rằng liệu nó đang có ảnh hưởng gì tới thị trường lao động không. Câu hỏi này đã dẫn tôi đến chính xác đề tài của cuộc nói chuyện và đồng thời cũng là luận điểm đang hoàn toàn bị bỏ sót. Chủ đề cần phải chú trọng vào câu hỏi rằng liệu có hay không việc tất cả những công nghệ số đang ảnh hưởng tới năng lực của con người trong việc sinh sống, hay nói khác đi một chút, có phải những con robot đang lấy đi công việc của chúng ta? Có một vài bằng chứng cho rằng điều đó là đúng. Thời kì khủng hoảng suy thoái đã kết thúc khi mà GDP của Mỹ phục hồi lại được đà tăng triển của nó, bên cạnh đó một vài dấu hiệu của nền kinh tế cũng bắt đầu phục hồi một cách vững chắc và nhanh chóng. Lợi nhuận của các tập đoàn khá cao. Thực tế, nếu tính đến cả lợi nhuận của các ngân hàng thì chúng còn cao hơn so với trước đó. Đầu tư kinh doanh ở các thiết bị, các phần cứng và phần mềm đều đang ở giai đoạn đỉnh cao. Nhờ vậy các doanh nghiệp cũng dần thoát khỏi những nợ nần. Việc mà họ thực sự cần làm bây giờ là thuê tuyển nhân lực. Vì vậy đường biểu thị màu đỏ ở đây chính là tỉ lệ việc làm trên tổng dân số, nói khác đi là phần trăm người dân trong độ tuổi làm việc ở Mỹ có được việc làm. Và chúng ta có thể thấy rằng có một lỗ hổng lớn trong suốt thời kì suy thoái mà vẫn chưa hề có bất kì dấu hiệu nào phục hồi. Tuy nhiên câu chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về suy thoái. Thập kỉ mà chúng ta đang trải qua rõ ràng có một sự tăng trưởng việc làm khá thấp, đặc biệt là khi so sánh với những thập kỉ khác, những năm 2000 là khoảng thời gian duy nhất khi mà có ít người có công việc vào cuối thập kỉ hơn là đầu thập kỉ. Đây chắc hẳn không là điều mà bạn muốn thấy. Khi minh họa bằng đồ thị số lượng người lao động tiềm năng với số lượng công việc trong nước, ta có thể thấy khoảng cách ngày càng lớn hơn, và sau đó, trong suốt thời kì suy thoái, nó lại nhân rộng thêm. Tôi đã làm một vài phép tính. Tôi lấy 20 năm trước của mức tăng trưởng GDP và 20 năm trước của mức tăng trưởng năng suất lao động, dùng chúng theo một cách khá đơn giản để cố tính toán bao nhiêu công việc mà nền kinh tế đã cần để tiếp tục tăng trưởng, và đây là con số tôi kết luận được. Liệu nó là tốt hay xấu? Đây chính là đề án của chính phủ để tăng dân số trong độ tuổi lao động. Vậy nếu những dự đoán trên là chuẩn xác thì khoảng cách đó không có dấu hiệu thu hẹp. Vấn đề ở đây là, tôi không nghĩ những dự án này chính xác. Đặc biệt, tôi nghĩ dự án của tôi theo một chiều hướng nào đó lại quá tích cực bởi vì khi tôi thực hiện nó, tôi đã có kết luận rằng sự tăng trưởng việc làm trong tương lai sẽ có khả năng giống với những gì xảy ra trong khá khứ, và đó thực sự không phải là những gì tôi tin bởi khi nhìn quanh, tôi nghĩ chúng ta thực sự không còn nhìn thấy gì khác liên quan đến ảnh hưởng của công nghệ đối với lực lượng lao động. Chỉ trong vòng một vài năm lại đây, chúng ta đã chứng kiến những thiết bị số trình chiếu những khả năng và năng lực mà chúng ta chưa bao giờ từng thấy trước đó, và điều đó thực sự tác động sâu sắc đến việc con người sẽ làm gì để kiếm sống. Hãy để tôi lấy cho bạn một vài ví dụ. Trong suốt lịch sử, nếu bạn muốn một thứ gì đó được dịch từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bạn cần phải có sự can thiệp của con người. Bây giờ chúng ta có dịch vụ phiên dịch đa ngôn ngữ, ngay lập tức và tự động miễn phí thông qua rất nhiều các thiết bị của những chiếc điện thoại thông minh. Nếu chúng ta sử dụng chúng, chúng ta có thể nhận thấy chúng không hoàn hảo, nhưng chúng rất ổn. Xuyên suốt lịch sử, nếu bạn cần thứ gì được viết, một bản báo cáo hay một bài báo, bạn cần phải có một ai đó. Nhưng bây giờ thì không. Đây là một bài báo vừa xuất hiện trên trang Forbes online về lợi nhuận của Apple và nó được viết bởi một thuật toán. Nó không ổn, mà nó hoàn toàn chuẩn xác. Nhiều người nhìn thấy điều này và nói rằng: "Đồng ý, tuy nhiên chúng chỉ là những công việc cụ thể, hạn hẹp, trong khi đó hầu hết kiến thức của những người lao động hết sức bao quát, việc mà họ làm đó là dựa trên sự thành thạo và kiến thức vốn có, sử dụng những cỗ máy đó để ứng phó nhanh chóng với những yêu cầu không được dự đoán trước Và điều này thực sự rất, rất khó để có thể tự động hóa." Một trong những nhân viên có kiến thức ấn tượng nhất trong trí nhớ gần đây của tôi là một anh chàng tên Ken Jennings. Anh ta đã chiến thắng cuộc thi "Jeopardy" 74 lần liên tục và mang về nhà 3 triệu dolla. Đây chính là Ken ở phía tay tay phải, anh đã đánh bại với tỉ số 3-1 Watson - "Jeopardy" - siêu máy tính của IBM. Vậy khi chúng ta nhìn vào những gì công nghệ có thể làm với kiến thức tổng quát của những người lao động, tôi bắt đầu nghĩ rằng có thể sẽ chẳng có gì đặc biệt về ý tưởng của một nhà khái quát hóa, đặc biệt khi chúng ta bắt đầu làm những điều giống như việc kết nối Siri với Watson và có được công nghệ hiểu được những gì chúng ta nói và lặp lại đoạn hội thoại với chúng ta. Hiện tại Siri còn khá lâu mới đạt đến hoàn hảo, chúng ta có thể lấy những thiếu sót của nó làm trò đùa, nhưng chúng ta nên nhớ rằng nếu những công nghệ dạng như Siri và Watson được cải tiến dựa trên định luật Moore thì chỉ trong 6 năm tới, chúng sẽ không tốt hơn 2 hay 4 lần mà sẽ là 16 lần so với hiện tại. Vì thế tôi bắt đầu nghĩ rằng sẽ có khá nhiều những công việc lao động bằng đầu óc bị ảnh hưởng bởi điều này. Những công nghệ số này đang không chỉ ảnh hưởng tới công việc lao động trí óc mà chúng còn bắt đầu vươn tay lấn tới cả những công việc cần sức lực. Tôi đã có cơ hội lái thử một lúc chiếc xe tự động của Google, trông ấn tượng như khi nói về nó vậy (cười) Và tôi cam đoan rằng nó xử lý giao thông đi và dừng ở đường cao tốc 101 của Mỹ hết sức suôn sẻ. Có khoảng gần 3,5 triệu người làm nghề lái xe tải kiếm sống ở Mỹ. Và tôi nghĩ rằng một vài người trong số họ sẽ bị ảnh hưởng bởi công nghệ này. Hiện tại bây giờ, người máy có hình dạng giống con người vẫn còn hết sức thô sơ. Nhưng chúng sẽ tốt dần lên nhanh chóng, và DARPA, tổ chức đầu tư thuộc Bộ Quốc phòng đang cố gắng phát triển dự án này. Vi vậy tóm lại, những con robot đang tiến dần đến những công việc của chúng ta Trong tương lai ngắn hạn, chúng ta có thể kích thích sự tăng trưởng việc làm bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bởi vì các con robot hiện tại vẫn còn đang yếu ở khâu sửa chữa cầu. Nhưng trong tương lai không xa, tôi nghĩ chỉ ngay trong quãng đời của hầu hết những người ngồi tại căn phòng này, chúng ta sắp trải qua sự chuyển đổi thành một nền kinh tế rất năng suất nhưng lại không cần nhiều đến sự làm việc của con người. Để quản lý sự thay đổi này thực sự sẽ là thách thức lớn nhất mà toàn xã hội phải đối mặt. Voltaire đã có kết luận tại sao. Ông nói "Công việc cứu chúng ta khỏi 3 tệ nạn: buồn chán, trụy lạc và túng bấn." Nhưng mặc dù có thách thức này, bản thân tôi vẫn là một con người rất lạc quan, tôi vẫn hết sức tự tin rằng những công nghệ số mà chúng ta đang phát triển sẽ đưa chúng ta đến một tương lai không tưởng chứ không phải là một tương lai sai trái. Và để giải thích tại sao, tôi muốn đưa ra một câu hỏi mở rộng khá là kì quặc. Tôi muốn hỏi rằng cái gì là sự phát triển vĩ đại nhất trong lịch sử loài người? Ngay lúc này, tôi muốn chia sẻ một vài đáp án mà tôi đã có khi hỏi câu hỏi này. Đó là một câu hỏi tuyệt vời để hỏi và cũng để bắt đầu một cuộc tranh luận không có hồi kết bởi vì một vài người sẽ nêu lên hệ thống triết lý ở cả phương Tây và phương Đông nó đã thay đổi thế nào cách con người suy nghĩ về thế giới. Sau đó những người khác sẽ nói "Không, thực sự câu chuyện lớn và sự phát triển vĩ đại chính là việc tìm ra tôn giáo chính của thế giới Chính nó đã thay đổi nền văn minh và ảnh hưởng rất nhiều đến cách con người sinh sống." Tiếp đó sẽ lại có một số người nói rằng "Sự thật nguyên nhân thay đổi và cải tổ nền văn minh cũng như cuộc sống của con người chính là các đế quốc, vì vậy sự phát triển vĩ đại trong lịch sử loài người chính là những câu chuyện về xâm chiếm và chiến tranh." Và hẳn sẽ lại có một vài người vui tính nói lớn lên rằng "Ồ, đừng bỏ sót những bệnh dịch nữa chứ" (cười) Cũng có một vài câu trả lời tích cực cho câu hỏi này một vài người sẽ nói về thế kỉ khai phá và mở mang của thế giới. Những người khác nói về những thành quả trí tuệ trong các môn học như toán đã giúp chúng ta có cách xử lý mọi việc tốt hơn, một vài người khác nữa lại nói về giai đoạn phát triển hưng thịnh của nghệ thuật và khoa học. Cuộc tranh luận này vì thế cứ tiếp tục và kéo dài mãi. Đó là một cuộc tranh luận bất tận, không có hồi kết và không có một đáp án riêng lẻ nào. Nhưng nếu bạn là một lập trình viên giống tôi, hẳn bạn sẽ hỏi "Thế những dữ liệu nói gì?" Và bạn sẽ bắt đầu làm những việc như là phác họa những thứ chúng ta quan tâm đến như là tổng dân số toàn cầu, vài phép tính toán cho sự phát triển của xã hội. hay là tình trạng tiến bộ của một xã hội, và bạn sẽ bắt đầu biểu hiện những dữ liệu đó, bởi vì với cách tiếp cận này những vấn đề quan trọng và những phát triển vĩ đại của con người trong lịch sử sẽ là những đường vẽ bị bẻ cong đi khá nhiều. Và khi bạn làm việc này, khi bạn phác họa dữ liệu bạn hẳn sẽ nhanh chóng đi đến một vài kết luận khá kì quặc. Bạn sẽ kết luận rằng, thực sự thì, không điều nào trong những điều này thực sự quan trọng. (cười) Chúng chả ảnh hưởng quái gì đến những đường cong cả. (cười) Chỉ có một câu chuyện, một sự phát triển trong lịch sử loài người mà tạo nên những đường cong, khiến nó phải xoay đi khoảng 90 độ, đó chính là câu chuyện về công nghệ. Máy hơi nước và những công nghệ liên quan khác của cuộc Cách mạng công nghiệp đã thay đổi thế giới và có ảnh hưởng đến lịch sử loài người lớn đến mức trong những lời nói của nhà sử gia Ian Morris, ông cho rằng công nghệ đã chế giễu tất cả những điều xảy xa trước đó. Chúng làm điều này bằng cách nhân lên rất nhiều sức mạnh cơ bắp của chúng ta, vượt quá cả giới hạn của sức lực chúng ta Hiện tại, điều mà chúng ta đang phải giải quyết chính là vượt qua những giới hạn của bộ não mỗi cá nhân và nhân lên nhiều lần sức mạnh tinh thần. Làm thế nào để việc vượt quá giới hạn sức lực của chúng ta không phải là một thách thức lớn? Lại lặp lại lần nữa, khi tôi nhìn những gì đang diễn ra với công nghệ số hiện nay chúng ta không ở bất cứ nơi nào gần với hành trình này và khi tôi nhìn những gì đang xảy ra với nền kinh tế và xã hội chúng ta, kết luận độc lập của riêng tôi đó là chúng ta vẫn chưa thấy gì cả. Để tôi đưa ra một vài ví dụ. Nền kinh tế không dùng năng lượng, không dùng vốn, không dùng lao động. Cái mà nền kinh tế dùng chính là ý tưởng. Vì vậy công cuộc cải tổ, công cuộc sáng tạo ra những ý tưởng mới là những công việc có sức mạnh nhất và cơ bản nhất mà chúng ta có thể làm trong một nền kinh tế. Chúng ta sẽ tìm ra một loạt những người trông khá giống nhau -(cười)- rút họ ra khỏi những tổ chức, đặt họ vào những tổ chức khác, và chờ đợi sự cải tổ. Hiện tại -(cười)- là một gã da trắng đả dành cả sự nghiệp tại MIT và Havard, tôi không gặp rắc rối nào với việc này. (cười) Nhưng một vài người khác thì có, và họ có khuynh hướng phá vỡ cuộc chơi và nới lỏng nguyên tắc của cuộc cải cách (cười) Ở đây là những người chiến thắng thử thách của chương trình Top Coder tôi đảm bảo rằng không một ai quan tâm những đứa trẻ này lớn lên ở đâu, đi học ở đâu và chúng giống ai. Cái mà tất cả mọi người quan tâm tới là chất lượng của công việc, chất lượng của các ý tưởng. Nói đi nói lại, chúng ta nhìn thấy điều này đang xảy ra trong thế giới đầy thuận tiện của công nghệ. Công việc cải cách đang trở nên rộng mở hơn, toàn diện, minh bạch hơn, và dựa trên cơ sở lợi nhuận nhiều hơn. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra bất kể MIT và Harvard nghĩ gì về nó, và tôi không thể vui hơn về sự phát triển đó. Có lần tôi đã nghe thấy rằng "Được, tôi đồng ý với anh về điều đó nhưng công nghệ cũng chỉ là công cụ cho một thế giới giàu mạnh và cái mà những công cụ này không thể làm đó là nâng cao cuộc sống của con người sống dưới đáy kim tự tháp Điều tôi muốn nói rõ ràng là: hoàn toàn vô lý. Thời đại kim tự tháp đã hưởng lợi rất nhiều từ công nghệ. Nhà kinh tế học Robert Jensen đã tiến hành nghiên cứu vĩ đại này ông ấy xem xét chi tiết những gì đã xảy ra với làng chài Kerala ở Ấn Độ khi lần đầu tiên họ có những chiếc điện thoại di động Nếu khi viết bài cho chuyên mục Quarterly Journal của tạp chí Economics, bạn phải sử dụng ngôn ngữ hết sức khô khan và chuẩn mực. thì khi đọc bài viết của ông ấy, tôi có cảm tưởng rằng Jesen đang cố hét lên với chúng ta rằng, nhìn đi, đây chính là một món lợi khổng lồ. Giá cả được bình ổn do vậy mọi người có thể có kế hoạch cho đời sống kinh tế của mình. Sự lãng phí không bị giảm đi mà là đã được cắt bỏ đi. Cuộc sống của cả người mua và người bán trong những ngôi làng đó tăng lên dần dần. Tôi không nghĩ rằng Jensen đã may mắn và vô tình dẫn chứng đúng những ngôi làng mà ở đó công nghệ mang đến những kết quả tốt đẹp. Thay vào đó điều xảy ra là ông ấy dẫn chứng rất cẩn thận những gì diễn biến lặp đi lặp lại khi công nghệ lần đầu tiên có ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng. Cuộc sống của con người, sự thịnh vượng của loài người đang được cải thiện một cách đáng kể. Vì vậy khi tôi quan sát tất cả những dẫn chứng này, tôi nghĩ về những gì chúng ta có phía trước, tôi trở thành một người đầy lạc quan về công nghê, tôi bắt đầu suy nghĩ rằng câu nói tuyệt vời từ nhà vật lý học Freeman Dyson không hề cường điệu chút nào. Những con số, những công nghệ của chúng ta đang có là những món quà tuyệt vời và chúng ta, ngay bây giờ, đang có cơ hội may mắn được sống tại thời đại mà công nghệ số đang phát triển rực rỡ, thời đại mà nó bắt đầu mở rộng, lấn sâu và có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới. Vì vậy, đúng, những con robot đang lấy đi công việc của chúng ta nhưng một sự thật quan trọng đã bị bỏ lỡ hoàn toàn. Đó là chúng ta được hoàn toàn tự do làm những công việc khác Và những việc chúng ta sắp sửa làm, tôi tự tin rằng, việc mà chúng ta cần làm đó là giảm đói nghèo, lao dịch nặng nhọc và đói khổ trên toàn thế giới. Tôi tự tin rằng chúng ta sẽ học cách sống nhẹ nhàng hơn trên hành tinh này. Tôi hết sức tin tưởng rằng những gì chúng ta sẽ làm với công cụ số sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và mang lại lợi ích đến mức vô hiệu hóa và chế giễu mọi điều xảy ra trước đó. Tôi sắp dành những lời nói cuối này cho một người đã có chỗ ngồi đối diện với sự tiến bộ của công nghệ người bạn cũ của chúng ta Ken Jennings. Tôi sẽ đi theo anh ấy. Tôi sẽ nhắc lại những lời của anh "Tôi, mình tôi, chào mừng tất cả những chúa tể máy tính mới." (cười) Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Chào các bạn, người đàn ông trên đây ông ấy cho rằng mình có thể dự đoán tương lai ông ta tên Nostradamus, mặc dù ở đây mặt trời đã khiến cho ông ấy nhìn giống trông như Sean Connery (Tiếng cười) Và cũng như các bạn, tôi nghi ngờ và không tin lắm vào việc mọi người có thể nhìn thấy trước tương lai. Tôi không tin vào khả năng biết trước một việc, và mỗi khi bây giờ, hoặc sau này, khi bạn nghe thấy rằng ai đó có thể để dự đoán chuyện tương lai thì chắc đó có lẽ là chỉ vì họ may mắn đoán trúng, và chúng ta chỉ nghe về các câu chuyện thần kì và về những kẻ lập dị Chúng ta chẳng bao giờ nghe về những khi con người mắc sai lầm Bây giờ chúng ta lại mong chờ điều đó xảy ra với những câu chuyện ngớ ngẩn về khả năng biết trước mọi việc, nhưng vấn đề là, chúng ta có chính xác vấn đề tương tự trong hàn lâm và trong y học, và trong lĩnh vực này, nó đáng giá bằng mạng sống Vì vậy, trước hết, xét về khả năng biết trước mọi việc, như bản chất của nó, vào năm ngoái một nhà nghiên cứu tên là Daryl Bem đã tiến hành một nghiên cứu mà ở đó ông tìm thấy bằng chứng về khả năng biết trước chuyện tương lai của những sinh viên đại học, và chuyện này được công bố trong tập san khoa học được kiểm duyệt bởi hội đồng chuyên gia và hầu hết những người đã đọc này chỉ nói: "chấp nhận được, tốt, nhưng tôi nghĩ rằng đó là một may mắn, và anh ta thì lập dị, bởi vì tôi biết nếu tôi tiến hành nghiện cứu thì tôi không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc sinh viên đại học có khả năng biết trước chuyện tương lai, nó có lẽ sẽ không được xuất bản trong tạp chí khoa học. Và trong thực tế, chúng ta biết rằng điều đó là đúng bởi vì vài nhóm những nhà nghiên cứu khác đã cố gắng tái hiện lại kết quả của cuộc nghiên cứu về khả năng biết trước mọi việc và khi họ trình kết quả đó đến chính xác cái tạp chí khoa học lúc trước những người trong nhà xuất bản tạp chí đó nói rằng: "Chúng tôi không quan tâm đến việc xuất bản kết quả tái hiện tương tự. Chúng tôi không quan tâm đến các dữ liệu phủ định của bạn." Vì vậy, điều này chính là bằng chứng của việc trong lĩnh vực hàn lâm chúng ta sẽ thấy những mảng thành kiến trong bức tranh thực sự của tất cả các nghiên cứu khoa học đã được tiến hành. Nhưng nó chỉ không xảy ra trong trong lĩnh vực tâm lý học khô khan Nó cũng xảy ra trong các nghiên cứu về ung thư Vì vậy, trong tháng 3, năm 2012, chỉ một vài tháng trước đây, một số nhà nghiên cứu báo cáo trên tờ báo Nature họ đã cố gắng thế nào để tái hiện 53 nghiên cứu về khoa học cơ bản khác nhau khi cùng xét trên khả năng điều trị ung thư và trong số 53 nghiên cứu, họ chỉ có thể thành công trong việc lặp lại kết quả của 6 nghiên cứu. kết quả của 47 nghiên cứu còn lại không thể tái hiện lại được. Và trong cuộc thảo luận, họ nói rằng rất có thể có khả năng những gì khác thường hoặc lập dị thì được xuất bản. Mọi người sẽ làm rất nhiều và rất nhiều và rất nhiều những nghiên cứu khác nhau, và những khi nó có kết quả thì họ sẽ công bố và những cái nào không tạo ra được kết quả thì họ không công bố Và khuyến cáo đầu tiên của họ về làm thế nào để khắc phục vấn đề này, bởi vì nó là một vấn đề, bởi vì nó sẽ dẫn tất cả chúng ta đến ngõ cụt, khuyến cáo đầu tiên của họ về làm thế nào để khắc phục vấn đề này là khiến cho việc công bố kết quả phủ định trong khoa học dễ dàng hơn, và thay đổi động cơ để giúp các nhà khoa học dạn dĩ hơn trong việc công bố các kết quả phủ định với công chúng. Nhưng nó chỉ không xảy ra trong thế giới rất khô Các nghiên cứu lý thuyết khoa học cơ bản về ung thư Nó cũng sẽ xảy ra rất thật trong y học hàn lâm. Vì vậy, trong năm 1980, một số nhà nghiên cứu đã làm một nghiên cứu về một loại thuốc được gọi là lorcainide, và đây là một loại thuốc chống loạn nhịp tim một loại thuốc ngăn chặn nhịp tim bất thường, và ý tưởng là, sau khi người ta bị đau tim, họ đang rất có thể có nhịp tim bất thường, Vì vậy, nếu chúng tôi cung cấp cho họ một loại thuốc đó ngăn chặn những nhịp tim bất thường đó , điều này sẽ làm tăng cơ hội sống sót của họ. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thuốc, họ làm một cuộc thử nghiệm thuốc rất nhỏ, chỉ dưới một trăm bệnh nhân. 50 bệnh nhân có thuốc lorcainide, và trong số những bệnh nhân đó, có 10 người chết. 50 bệnh nhân khác được cho uống thuốc giả (chỉ là một viên đường) không có bất kì thành phần nào ngăn chặn xung tim bất thường và chỉ có 1 trong số họ chết. Vì vậy họ ngay lập tức xem loại thuốc này là một thất bại, và quá trình phát triển để thương mai hóa của nó bị dừng lại và vì quá trình phát triển để thương mại hóa đó bị dừng lại, cuộc thử nghiệm chưa bao giờ được công bố Thật không may, trong suốt 5 năm tiếp theo, 10 năm tiếp theo, Cũng có các công ty khác có ý tưởng tương tự về loại thuốc có khả năng ngăn chặn loạn nhịp tim trong những người đã có cơn đau tim. Các loại thuốc này được bán trên thị trường. Nó được kê toa rất rộng rãi bởi vì đau tim là một bệnh rất phổ biến, và chúng ta đã mất quá nhiều thời gian để hiểu ra rằng những loại thuốc này gây gia tăng tỉ lệ tử vong và khi chúng ta kịp nhận ra dấu hiệu an toàn này đã có hơn 100.000 người đã thiệt mạng không cần thiết ở Mỹ từ toa thuốc chống loạn nhịp tim. Bây giờ trên thực tế, vào năm 1993, Các nhà nghiên cứu thực hiện cuộc nghiên cứu đó vào năm 1980, cuộc nghiên cứu đầu tiên, thừa nhận sai lầm của mình, một lời xin lỗi cho cộng đồng khoa học, trong đó họ nói, "khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu của chúng tôi vào năm 1980, chúng tôi nghĩ rằng tỷ lệ tử vong tăng xảy ra trong nhóm được uống thuốc lorcainide đó chỉ là kết quả ngẫu nhiên Sự phát triển của lorcainide đã bị huỷ bỏ vì lý do thương mại, và nghiên cứu này đã không bao giờ được xuất bản; nó bây giờ là một ví dụ điển hình về sự thành kiến trong xuất bản Đó là một thuật ngữ kỹ thuật để chỉ hiện tượng những dữ liệu chính xác thực sự bị giấu diếm, không được xuất bản, bị mất tích trong hành động, và họ nói rằng các kết quả mô tả ở đây "có thể đã cung cấp một cảnh báo sớm của sự cố trước." Bây giờ đây là những câu chuyện từ khoa học cơ bản. Đây là những câu chuyện từ 20, 30 năm trước đây. Môi trường hàn lâm đã khác biệt rất nhiều bây giờ Có các tạp chí học thuật như "Thử nghiệm," các tạp chí truy cập mở, cho phép công bố bất kỳ thử nghiệm được tiến hành trong con người bất kể cho dù nó có một tích cực hoặc một kết quả tiêu cực. Nhưng vấn đề này của kết quả tiêu cực mà đi mất tích trong hành động vẫn còn rất phổ biến. Trong thực tế như vậy rất phổ biến nó bỏ đi cốt lõi của các loại thuốc dựa có tác dụng dựa trên thử nghiệm. Vì vậy, đây là một loại thuốc được gọi là reboxetine, và đây là một loại thuốc rằng bản thân tôi cũng kê toa. Nó là một thuốc chống trầm cảm. Và tôi là một bác sĩ lập dị, do đó, tôi đọc tất cả các nghiên cứu có thể về thuốc này. Tôi đọc một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng reboxetine là tốt hơn so với giả dược, và tôi đọc ba nghiên cứu khác được công bố cho thấy rằng reboxetine là chỉ tốt như bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào khác, và bởi vì bệnh nhân này đã kông phản ứng tốt trên những thuốc chống trầm cảm khác, Tôi nghĩ, Vâng, reboxetine vẫn tốt. Nó là một loại thuốc nên thử. nhưng tôi nhận ra rằng tôi đã nhầm lẫn. Thực tế Bảy thử nghiệm đã được tiến hành so sánh reboxetine với một viên thuốc đường giả giả dược. Một trong số đó đã có kết quả tích cực và đã được xuất bản, nhưng 6 trong số đó có kết quả tiêu cực và chúng chưa được công bố. Ba thử nghiệm đã được xuất bản so sánh reboxetine với các thuốc chống trầm cảm khác trong đó reboxetine được cho là tốt, và chúng đã được công bố, nhưng 3 lần như những dữ liệu đáng giá của nhiều bệnh nhân được thu thập cho thấy rằng reboxetine thực sự không tốt như những phương pháp điều trị khác, và những cuộc thử nghiệm đã không được xuất bản. Tôi cảm thấy như bị lừa. Bây giờ bạn có thể nói, Vâng, đó là một ví dụ rất không bình thường, và tôi không muốn trở nên xấu xa giống như những loại người chỉ thích hái những quả ngọt và chọn kết quả theo ý mình những người mà tôi đang buộc tội. Nhưng nó chỉ ra rằng hiện tượng này của thành kiến trong việc công bố thực sự được nghiên cứu rất rất kỹ Vì vậy, đây là một ví dụ về cách bạn tiếp cận nó. Các mô hình cổ điển, bạn nhận được một loạt các nghiên cứu mà bạn biết rằng chúng đã được thực hiện và hoàn thành, và sau đó bạn đi và xem nếu họ đã được xuất bản ở bất cứ đâu trong các tài liệu học tập. Vì vậy, điều này dẫn tới tất cả những thử nghiệm mà đã được thực hiện trên thuốc chống trầm cảm được phê chuẩn trong khoảng thời gian 15 năm của FDA. Họ đã xem tất cả các cuộc thử nghiệm đã được gửi đến FDA như là một phần của gói phê duyệt. Vì vậy đó không phải là tất cả các cuộc thử nghiệm được tiến hành trên những loại thuốc này, bởi vì chúng ta không bao giờ có thể biết liệu chúng ta có những thứ đó, nhưng đó là những cái đã được tiến hành để có được giấy phép tiếp thị. Và sau đó họ đã đi để xem nếu các thử nghiệm đã được công bố trong những tạp chí hàn lâm khoa học được xem xét bởi hội đồng các chuyên gia. Và đây là những gì họ thấy. Chia theo 50-50 thì nó khá nhiều. Một nửa các thử nghiệm có kết quả tích cực, một nửa trong số còn lại thì tiêu cực, trong thực tế. Nhưng khi họ tìm kiếm những cuộc thử nghiệm thuốc trong các bài nghiên cứu khoa học hàn lâm được kiểm duyệt, những gì họ thấy là một hình ảnh rất khác nhau. Chỉ có ba thử nghiệm tiêu cực đã được công bố, nhưng tất cả những thử nghiệm tích cực đã được xuất bản. Bây giờ nếu chúng ta chỉ cần flick trở lại và ra giữa hai, bạn có thể nhìn thấy những gì một sự khác biệt đáng kinh ngạc có giữa thực tế và những gì bác sĩ, bệnh nhân, Các ủy viên của dịch vụ y tế, và viện nghiên cứu đã có thể nhìn thấy trong các peer-xem lại tài liệu học tập. Chúng tôi đã nhầm lẫn, và điều này là một lỗ hổng hệ thống ở cốt lõi của y học. Trong thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành trên xu hướng xuất bản bây giờ, hơn một trăm, mà họ đã thu thập trong một đánh giá hệ thống, được xuất bản vào năm 2010, mà đã nghiên cứu duy nhất mỗi ngày công bố thiên vị rằng họ có thể tìm thấy. Ấn phẩm thiên vị ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực y học. Khoảng một nửa của tất cả các thử nghiệm, tính trung bình, đi mất tích trong hành động, và chúng tôi biết rằng kết quả tích cực xung quanh thành phố hai lần là có khả năng được công bố như là kết quả tiêu cực. Đây là một bệnh ung thư ở cốt lõi của dựa trên bằng chứng y khoa. Nếu tôi lật một đồng xu 100 lần nhưng sau đó giữ lại các kết quả từ bạn từ một nửa của những người tung, Tôi có thể làm cho nó trông như là nếu tôi đã có một xu mà luôn luôn đến đầu. Nhưng đó sẽ không có nghĩa là tôi đã có một xu hướng đến hai. Đó có nghĩa là tôi là một chancer và bạn là một idiot cho tôi nhận được đi với nó. (Tiếng cười) Nhưng điều này là chính xác những gì chúng tôi mù quáng chấp nhận trong toàn bộ dựa trên bằng chứng y khoa. Và với tôi, đây là nghiên cứu hành vi sai trái. Nếu tôi thực hiện một nghiên cứu và tôi giữ lại một nửa các điểm dữ liệu từ đó một nghiên cứu, bạn đúng sẽ cáo buộc tôi, về cơ bản, gian lận nghiên cứu. Và Tuy nhiên, đối với một số lý do, nếu ai đó thực hiện 10 nghiên cứu nhưng chỉ xuất bản năm cho kết quả mà họ muốn, chúng tôi không xem xét rằng có nghiên cứu hành vi sai trái. Và khi đó chịu trách nhiệm khuếch tán giữa một mạng lưới toàn bộ các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu, tài trợ ngành công nghiệp, biên tập viên tạp chí, vì một số lý do chúng tôi tìm thấy nó hơn chấp nhận được, nhưng hiệu ứng trên bệnh nhân tổn thương. Và điều này xảy ra ngay bây giờ, ngày hôm nay. Đây là một loại thuốc được gọi là Tamiflu. Tamiflu là một loại thuốc mà chính phủ trên khắp thế giới đã dành hàng tỷ và hàng tỷ đô la vào dự trữ, và chúng tôi đã stockpiled Tamiflu trong hoảng sợ, trong niềm tin rằng nó sẽ làm giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh cúm. Biến chứng là một uyển ngữ y tế cho bệnh viêm phổi và cái chết. (Tiếng cười) Bây giờ khi các hệ thống Cochrane reviewers đã cố gắng để thu thập với nhau tất cả các dữ liệu từ tất cả Các thử nghiệm đó đã bao giờ được thực hiện trên đã cho dù Tamiflu thực sự làm điều này hay không, họ thấy rằng một số trong những cuộc thử nghiệm đã chưa được công bố. Kết quả là không có sẵn cho họ. Và khi họ bắt đầu thu thập writeups những thử nghiệm thông qua các phương tiện khác nhau, thông qua Đạo luật tự do thông tin yêu cầu, thông qua quấy rối các tổ chức khác nhau, những gì họ thấy là không phù hợp. Và khi họ đã cố gắng để có được một giữ các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, Các tài liệu dài 10.000 trang có rendition có thể tốt nhất của các thông tin, họ được cho biết họ đã không được cho phép để có chúng. Và nếu bạn muốn đọc thư từ đầy đủ và các bào chữa và giải thích được đưa ra bởi các công ty thuốc, bạn có thể thấy rằng viết lên trong tuần này của Ấn bản PLOS y học. Và điều đáng kinh ngạc nhất của tất cả điều này, với tôi, là rằng không chỉ là một vấn đề, không chỉ chúng tôi nhận ra rằng đây là một vấn đề, nhưng chúng tôi đã bị giả mạo sửa chữa. Chúng tôi đã có những người giả vờ rằng điều này là một vấn đề được cố định. Trước hết, chúng tôi đã đăng ký thử nghiệm, và tất cả mọi người nói, Oh, it's okay. Chúng tôi sẽ nhận được tất cả mọi người để đăng ký thử nghiệm của họ, họ sẽ đăng các giao thức, họ sẽ nói những gì họ đang đi để làm trước khi họ làm điều đó, và sau đó sau đó chúng tôi sẽ có thể kiểm tra và xem nếu tất cả các cuộc thử nghiệm mà đã được thực hiện và hoàn thành đã được công bố. Nhưng mọi người không bận tâm đến sử dụng những người đăng ký. Và như vậy, sau đó các quốc tế Ủy ban của y tế biên tập tạp chí viên đến cùng, và họ nói, ồ, Vâng, chúng tôi sẽ giữ dòng. Chúng tôi sẽ không công bố bất kỳ tạp chí, chúng tôi sẽ không công bố bất kỳ thử nghiệm, trừ khi họ đã được đăng ký trước khi họ bắt đầu. Nhưng họ đã không giữ dòng. Trong năm 2008, một nghiên cứu được tiến hành mà cho thấy rằng một nửa của tất cả các cuộc thử nghiệm được xuất bản bởi tạp chí chỉnh sửa các thành viên của ICMJE không được đăng ký đúng, và một phần tư của họ không được đăng ký ở tất cả. Và sau đó cuối cùng, FDA sửa đổi luật được thông qua một vài năm trước đây nói rằng tất cả mọi người những người tiến hành một thử nghiệm phải gửi các kết quả của rằng thử nghiệm trong vòng một năm. Và trong BMJ, trong phiên bản đầu tiên của tháng một, 2012 bạn có thể nhìn thấy một nghiên cứu mà có vẻ để xem nếu người giữ để quyết định đó, và nó chỉ ra rằng chỉ có một trong năm đã làm như vậy. Đây là một thảm họa. Chúng ta không biết thật sự ảnh hưởng của các loại thuốc chúng tôi quy định nếu chúng tôi không có quyền truy cập cho tất cả các thông tin. Và đây không phải là một vấn đề khó khăn để sửa chữa. Chúng ta cần phải buộc người dân phải công bố tất cả các thử nghiệm thực hiện ở con người, bao gồm cả các cuộc thử nghiệm lớn, bởi vì việc sửa đổi FDA chỉ yêu cầu bạn xuất bản các cuộc thử nghiệm được tiến hành sau năm 2008, và tôi không biết những gì thế giới đó là trong đó chúng tôi chỉ thực hành y học trên cơ sở thử nghiệm hoàn thành trong hai năm qua. Chúng ta cần phải công bố tất cả các thử nghiệm trên con người, bao gồm các cuộc thử nghiệm cũ, đối với tất cả các loại thuốc đang được sử dụng hiện tại, và bạn cần phải cho tất cả mọi người biết đây là một vấn đề và nó chưa được giải quyết Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi chủ yếu viết về kiến trúc, về những tòa nhà, và việc viết về kiến trúc dựa trên một vài giả định. Kiến trúc sư thiết kế tòa nhà, và nó thành một nơi hay kiến trúc sư thiết kế toà nhà, và nó thành thành phố, bất chấp sự pha trộn phức tạp của các thế lực chính trị, văn hóa và kinh tế hình thành những nơi này, vào cuối ngày, bạn có thể đến và thăm nơi đó. Bạn có thể đi dạo quanh . Có thể ngửi hay cảm nhận về chúng. Và trải nghiệm ý nghĩa của nơi đó. Nhưng điều làm tôi bất ngờ trong nhiều năm qua là việc tôi đi ra ngoài ngày càng ít đi, và tôi ngồi trước màn hình máy tính ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt từ năm 2007, khi tôi có một chiếc Iphone, không chỉ ngồi trước màn hình cả ngày, mà tôi còn thức đến cuối ngày và nhìn vào cái màn hình bé tí tôi mang trong túi. Điều làm tôi giật mình chính là không lâu thì mối liên hệ giữa tôi và thế giới thực đã thay đổi. Trong thời gian ngắn rất này, cho dù bạn gọi điện suốt 15 năm qua hay trực tuyến trên mạng, 4 hoặc 5 năm liên tục truy cập mạng, sự tương tác giữa chúng ta với thế giới xung quanh đã thay đổi mối bận tâm luôn bị phân tán. Chúng ta vừa nhìn vào màn hình, vừa nhìn ra thế giới xung quanh. Và điều khiến tôi giật mình hơn cả, điều khiến tôi nhầm lẫn chính là thế giới bên trong màn hình dường như chẳng có thực tại vật lý của chính nó. Nếu bạn từng tìm hình ảnh trên Internet, thì đây là những gì bạn tìm thấy, một bức ảnh nổi tiếng của Opte trên Internet, giống như dải Ngân Hà, một không gian vô hạn nơi mà ta dường như không có trên đó. Chúng ta dường như không bao giờ có thể nắm toàn bộ. Nó luôn gợi tôi nhớ về bức ảnh Trái Đất chụp bởi tàu Apollo, ảnh về viên cẩm thạch màu xanh, nó cũng đều ngụ ý, theo tôi nghĩ, chúng ta không thể hiểu hết toàn bộ. Chúng ta luôn chỉ là những chấm li ti trên bề mặt bao la ấy. Nếu có một thế giới và màn hình như thế này, và nếu có một thế giới vật chất quanh tôi, tôi có lẽ chẳng thể gom chúng lại một chỗ. Và điều này đã xảy ra. Tình cờ một ngày, mạng Internet của tôi bị hỏng và một anh thợ đến sửa nó, anh ta bắt đầu với mớ dây cáp bụi bẩn sau chiếc ghế bành, mang ra trước nhà của tôi, vào tầng hầm và trở lại sân dây cáp đầy bụi ở sau đi-văng, Và sau đó anh ta thấy con sóc chạy dọc theo dây, anh ấy nói: "Đây là vấn đề của anh đấy. Một chú sóc đang nhai dây mạng" (Cười) Và nó có vẻ kinh ngạc. Internet là một ý tưởng siêu việt. Là một chuỗi các giao thức thay đổi mọi thứ từ mua sắm đến hẹn hò đến các cuộc cách mạng. Nó rõ ràng không phải là một thứ mà con sóc có thể gặm được (Cười) Thế nhưng điều đó có vẻ đúng. Một chú sóc đúng là đã gặm dây mạng của tôi. (Cười) Và tôi tưởng tượng những thứ sẽ xảy ra nếu bạn giật sợi dây ra khỏi tường và bắt đầu theo dấu. Nó đi nơi nào? Mạng thật sự là nơi bạn có thể tham quan? Tôi có thể đi đến đó? Tôi sẽ gặp ai? Bạn biết, thật sự có chuyện xảy ra? Đáp án, thu thập được, là không. Đây là Internet, cái hộp màu đen với đèn đỏ ở trên này, như được mô tả trong phim "The IT Crowd" Bình thường nó đặt trên đỉnh tháp Big Ben, vì đó là nơi bạn lĩnh hội tốt nhất, nhưng họ đã thương lượng đồng nghiệp có thể mượn vào một buổi chiều để dùng trong buổi thuyết trình công sở. Người lớn tuổi dùng Internet bằng lòng bỏ nó, trong thời gian ngắn, và cô gái nhìn và nói "Đây là Internet sao? Toàn bộ hả? Nó nặng không?" Họ nói: "Dĩ nhiên không, nó nhẹ như không ấy." Và tôi thấy ngượng. Tôi đang tìm kiếm thứ đó mà chỉ những người ngốc mới tìm. Internet là đốm vô dạng ấy, hoặc nó là một hộp đen ngu ngốc với cái đèn đỏ nhấp nháy phía trên Không phải thế giới thực ngoài kia. Nhưng thực ra, nó có tồn tại. Có một thế giới Internet thực ngoài kia, và tôi mất 2 năm tham quan, những nơi có Internet. Tôi đã vào những trung tâm dữ liệu khổng lồ dùng nhiều năng lượng như các thành phố họ đến, tôi đã thăm những nơi như thế, số 60 phố Hudson ở New York một trong các tòa nhà trên thế giới, một trong hàng tá tòa, nơi có nhiều kết nối Internet hơn bất cứ đâu. Và sự kết nối đó rõ ràng là một tiến trình vật lí. Nó là cầu dẫn của một mạng lưới, Facebook hoặc Google, hoặc B.T, hoặc Comcast hoặc Time Warner, dù có là gì, thường kết nối với một dây cáp vàng buộc lên trần nhà và xuống cầu dẫn một mạng lưới khác, đó là lý tính, nó mật thiết đến kinh ngạc. Một tòa nhà như 60 Hudson, cũng như nhiều tòa nhà khác, mạng lưới kết nối nội bộ cao gấp 10 lần so với các tòa nhà kế tiếp. Có một bản danh sách ngắn về những nơi này. Tòa nhà 60 Hudson rất thú vị vì nó là nhà khoảng nửa các mạng lưới rất quan trọng, là những mạng lưới phục vụ đường cáp biển dưới lòng đại dương, kết nối Châu Âu, Châu Mỹ và tất cả chúng ta. Và những dây cáp đó là cái tôi muốn tập trung. Nếu Internet là một hiện tượng toàn cầu, nếu ta sống trong một ngôi làng chung, đó là bởi nhiều dây cáp ở dưới đại dương, dây cáp như thế này. Và trong khuôn khổ này, chúng nhỏ đến không ngờ tới. Bạn có thể cầm trong tay, chúng như vòi tưới nước. Nhưng ở khuôn khổ khác, chúng có thể mở rộng đến kinh ngạc, mở rộng như bạn có thể tưởng tượng. Chúng trải rộng khắp đại dương. Chúng dài tới 3 hoặc 5 hoặc 8 ngàn dặm, và nếu khoa học vật liệu và công nghệ tính toán phức tạp đến không ngờ, thì tiến trình vật lý trở nên cực kỳ đơn giản. Ánh sáng đi vào một đầu đại dương và đi ra ở đầu khác, nó thường đến từ một tòa nhà gọi là trạm đỗ thường được giấu kín ở những vùng nhỏ cận bờ biển và đặt nhiều bộ khuếch đại ở đáy đại dương giống như một loại cá ngừ vây xanh, và cứ 50 dặm chúng khuếch đại tín hiệu, và bởi vì tốc độ truyền tải là cực lớn, đơn vị cơ bản là 10 gigabit trên giây tính theo bước sóng ánh sáng, có thể gấp hàng ngàn lần tốc độ kết nối,hoặc chịu được 10000 luồng video, không những vậy, bạn sẽ không chỉ đặt một bước sóng ánh sáng thông qua sợi quang, bạn sẽ đặt được 50, 60 hoặc 70 bước sóng, ánh sáng màu khác nhau qua một sợi quang, và bạn có thể có 8 sợi quang trong một dây cáp, 4 đường truyền trong mỗi hướng. Và chúng rất nhỏ bé, chỉ dày bằng một sợi tóc. Rồi kết nối với lục địa ở nơi nào đó. Chúng kết nối tại một cổng ra vào như thế này. Thật ra, đây là nơi dây cáp dài 5000 dặm được nối vào. Đây là ở Halifax, nơi có dây cáp trải dài từ Halifax đến Ireland. Và quang cảnh đang thay đổi. 3 năm trước, khi tôi nghĩ về nó, có một dây cáp ở dưới bờ tây của châu Phi, được miêu tả bởi Steve Song là một đường mảnh màu đen trong bản đồ. 6 dây cáp và nhiều dây đang lắp đặt, 3 dây ở dưới mỗi bờ biển. Bởi vì khi một quốc gia kết nối bằng một sợi cáp, họ nhận ra như vậy là không đủ. Nếu dự định xây một nền công nghiệp về nó, họ cần hiểu mối quan hệ giữa chúng không mỏng manh nhưng bền vững, vì nếu một dây cáp đứt, bạn phải đưa tàu ra biển, ném mỏ neo qua một bên, kéo nó lên, tìm đầu kia, sau đó hợp nhất hai đầu lại với nhau và đặt nó xuống. Đó rõ ràng là một tiến trình vật lý mạnh mẽ. Và đây là bạn của tôi, Simon Cooper, dạo gần đây làm việc cho Tata Communications, cánh truyền thông của Tata một tập đoàn công nghiệp lớn ở Ấn Độ. Tôi chưa bao giờ gặp anh ấy. Chúng tôi chỉ giao tiếp bằng hệ thống giao tiếp này, luôn khiến tôi nghĩ anh ấy là người bên trong Internet. (Cười) Anh ấy là người Anh. Công nghiệp dây cáp dưới biển bị thống trị bởi người Anh, và họ dường như đều 42 tuổi. (Cười) Vì họ đều bắt đầu cùng lúc với sự bùng nổ khoảng 20 năm trước. Tata khởi đầu là công ty truyền thông liên lạc khi họ mua 2 dây cáp, một xuyên Đại Tây Dương và một xuyên Thái Bình Dương, và tiến tới lắp đặt thêm linh kiện lên trên chúng, cho đến khi họ đã xây dựng một vành đai quanh thế giới, nghĩa là họ sẽ gửi số bit đó đến phía Đông hay Tây. Đó đúng là chùm sáng vòng quanh thế giới, và nếu một dây cáp ở Thái Bình Dương đứt, vành đai sẽ gửi chúng theo hướng khác. Và sau khi làm việc đó, họ bắt đầu tìm nơi để nối dây tiếp theo. Họ tìm những nơi chưa được nối dây, nghĩa là phía Bắc và Nam, chủ yếu là dây cáp cho châu Phi. Điều làm tôi ngạc nhiên là hình dung về địa lý khó tin của Simon. Anh ấy nghĩ về thế giới với tính mở rộng kinh ngạc này. Và tôi đặc biệt thích thú vì tôi muốn xem một trong những dây cáp được xây. Lúc đó, trực tuyến ta trải qua khoảnh khắc của sự kết nối những sự gần kề, một tweet hay bài đăng trên Facebook hay một email, có một hệ quả vật lý ở đó. Dường như đã xuất hiện một khoảnh khắc khi lục địa đã được kết nối, và tôi muốn thấy điều đó. Và Simon đang nghiên cứu một dây cáp mới, WACS, hệ thống dây cáp Tây Phi, kéo dài từ Lisbon xuống bờ tây của châu Phi, tới Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Cameroon. Và anh ấy nói nó sẽ sớm hoàn thành, phụ thuộc vào thời tiết, và anh ấy cho tôi biết khi nào, và sau 4 ngày báo trước, anh ấy bảo hãy đến bờ biển phía nam Lisbon này, và sau 9h anh chàng này sẽ bước ra khỏi mặt biển. (Cười) Và anh ấy sẽ mang theo sợi dây nylon xanh, một sợi dây nhẹ, gọi là dây truyền tin, và đó là đường dẫn đầu tiên giữa biển và đất liền, đường dẫn này sau đó sẽ được áp dụng vào con đường dài ánh sáng dài 9000 dặm này. Sau đó xe ủi đất bắt đầu kéo dây cáp về từ thuyền chuyên đặt dây cáp, và nó được thả nổi trên chiếc phao khi trở về đúng nơi. Bạn thấy kỹ sư người Anh đang quan sát. Và khi nó trở về đúng vị trí, anh ta quay trở lại mặt nước, cầm một con dao lớn, cắt từng cái phao, và cái phao bất ngờ xuất hiện trên không trung, và dây cáp rơi xuống đáy biển, và anh ấy làm vậy kéo dài tới chiếc tàu và khi anh ấy đến nơi, họ đưa anh ấy nước trái cây và bánh, sau đó anh ấy lại nhảy xuống, bơi vào bờ và hút xì gà. (Cười) Và khi dây cáp đã ở trên bờ, họ chuẩn bị để nối nó với phía bên kia, cho cáp được đưa xuống từ trạm đỗ. Và đầu tiên họ nhận một cái cưa sắt, sau đó họ bắt đầu cạo đi phần nhựa bên trong, với một - công việc như các đầu bếp, cuối cùng họ làm việc như thợ kim hoàn để có những sợi mỏng như tóc lót lên dây cáp đã đưa xuống, và hợp chúng lại với cái máy đục lỗ này. Khi bạn thấy những người này dùng những cái cưa sắt, bạn sẽ không nghĩ rằng Internet là một đám mây nữa. Đó bắt đầu thực sự là thứ có tính vật lý. Và điều càng làm bất ngờ tôi là dựa trên nhiều công nghệ phức tạp nhất, càng có nhiều điều không tưởng, tiến trình vật lý bản thân nó đã có được một thời gian dài, giống như văn hóa vậy. Bạn thấy những lao động địa phương. Những kỹ sư Anh đưa ra những chỉ dẫn cơ bản. Và quan trọng hơn, các nơi đều giống nhau. Những dây cáp này vẫn kết nối các thành phố cảng cổ điển, như Lisbon, Mombasa, Mumbai, Singapore, New York. Và khi quá trình trên bờ mất 3, 4 ngày, khi nó hoàn thành, họ che miệng cống ở trên, và cho cát vào đó, và chúng ta quên mất nó. Có vẻ chúng ta nói quá nhiều về đám mây, nhưng mỗi khi chúng ta đưa gì đó lên mây, chúng ta từ bỏ một số trách nhiệm về nó. Ta ít được kết nối với nó. Ta khiến người khác lo lắng. Và điều đó dường như không đúng lắm. Có một câu nói nổi tiếng của Neal Stephenson chúng ta nên biết gì đó về điện tín. Và, chúng ta nên biết, tôi nghĩ, chúng ta nên biết nguồn gốc của Internet, và chúng ta cần biết cái gì là theo luật tự nhiên, kết nối tất cả chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) (Tiếng đàn) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Xin cám ơn. Tôi rất vinh dự khi được đứng ở đây. Vài tuần trước, tôi có xem một đoạn video trên Youtube về nữ nghị sĩ Hạ viện Gabrielle Giffords đang trong giai đoạn đầu hồi phục sức khỏe sau khi bị bắn bởi một trong những viên đạn khủng khiếp đó. Viên đạn này đã đi xuyên vào bán cầu não trái của bà ấy và làm tổn thương vùng Broca- trung tâm xử lý tiếng nói của não. Và trong đoạn video này, bà Gabby đang tập luyện với một vị bác sĩ trị liệu về ngôn ngữ, và bà ấy rất khó khăn để có thể phát âm một vài từ đơn giản, và các bạn có thể nhìn thấy bà ấy càng lúc càng cảm thấy tồi tệ và kinh khủng, và cuối cùng bà ấy đã òa khóc nức nở và thổn thức trong vòng tay vị bác sĩ trị liệu của bà. Và sau một lúc, bác sĩ của bà thử một cách trị liệu khác, và họ bắt đầu hát cùng nhau, và bà Gabby bắt đầu cất tiếng hát trong nước mắt và các bạn có thể nghe rõ là bà ấy có thể phát âm những ca từ diễn tả cảm xúc của bà ấy, và bà ấy hát, giọng dần dần trầm xuống, bà ấy hát rằng, "Hãy để nó tỏa sáng, hãy để nó tỏa sáng, hãy để nó tỏa sáng." Và nó là một sự nhắc nhở mạnh mẽ và sâu sắc rằng vẻ đẹp đến nhường nào của âm nhạc chính là nó có thể thay lời muốn nói khi không ngôn từ nào có thể diễn tả được, và trong trường hợp của bà Gabby thì đúng là bà không có khả năng nói. Xem đoạn video về bà Gabby Giffords làm tôi nhớ đến công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Gottfried Schlaug, một trong những nhà thần kinh học xuất sắc, nghiên cứu về âm nhạc và não bộ tại đại đọc Havard, và Schlaug là người đề xướng một phương pháp trị liệu gọi là "Trị liệu bằng nhạc điệu" mà hiện nay đã trở nên rất phổ biến trong số các liệu pháp âm nhạc . Schlaug nhận thấy rằng những bệnh nhân bị đột quỵ và mắc phải hội chứng mất ngôn ngữ, tuy không thể nói được những câu có 3 hoặc 4 từ nhưng họ vẫn có thể hát được những ca từ của một bài hát cho dù đó là bài "Chúc mừng sinh nhật" hay là bài hát mà họ yêu thích của nhóm Eagles hay nhóm Rolling stones. Và sau 70 tiếng đồng hồ với các buổi học hát có cường độ cao, ông ấy khám phá ra rằng âm nhạc có khả năng giúp kết nối những dây thần kinh trong não của những người bệnh nhân và tạo ra một trung tâm xử lý tiếng nói tương đồng ở trong bán cầu não phải của họ để thay thế cho trung tâm xử lý tiếng nói đã bị tổn thương ở bán cầu não trái. Lúc tôi 17 tuổi, tôi đã ghé thăm phòng nghiên cứu của tiến sĩ Schaug, và một buổi chiều nọ ông ấy đã giải thích cho tôi một số những nghiên cứu hàng đầu về âm nhạc và não bộ - rằng như thế nào về những người nhạc sĩ chủ yếu có cấu trúc não bộ khác với những người không phải là nhạc sĩ như thế nào về việc âm nhạc, và việc nghe nhạc, có thể làm thức tỉnh toàn bộ não bộ, từ não trước trán xuống tới tiểu não của chúng ta, rằng như thế nào mà âm nhạc đã trở thành một phương thức chữa bệnh tâm thần - thần kinh giúp chữa trị cho những đứa trẻ tự kỷ và những người đang phải đấu tranh với áp lực, lo lắng và trầm cảm. rằng bệnh nhân Parkinson (rối loạn vận động) thấy được rằng sự run rấy và tư thế của họ sẽ trở nên vững vàng như thế nào khi họ nghe nhạc, và rằng như thế nào bệnh nhân mất trí giai đoạn cuối với tình trạng mất trí nhớ đã tiến triển tới mức mà họ không thể nào nhận ra gia đình của họ, vẫn có thể đánh được một giai điệu của Chopin trên cây đàn piano mà họ đã được học khi họ còn nhỏ. Nhưng tôi có một lý do ngầm khi ghé thăm tiến sĩ Schlaug, và nó là : Tôi đang đứng trước một bước ngoặt của cuộc đời, cố gắng chọn giữa âm nhạc và y học. Tôi lúc đó chỉ vừa mới tốt nghiệp đại học và đang làm việc như một trợ lí ở phòng nghiên cứu của Dennis Selkoe, đang nghiên cứu về bệnh Parkinson tại đại học Harvard, và tôi đã trở nên yêu thích ngành thần kinh học. Tôi muốn trở thành một bác sĩ giải phẫu. Tôi muốn trở thành một người bác sĩ giống như Paul Farmer hay Rick Hodes, những người bác sĩ này không ngại khó khăn mà đã đi đến những nơi như Haiti hay Ethiopia và giúp đỡ chữa trị cho những bênh nhân AIDS mắc bệnh lao phổi có sự kháng đa thuốc, hoặc những đứa trẻ bị biến chứng từ ung thư. Tôi muốn trở thành một người bác sĩ của hội Chữ thập đỏ, một người "bác sĩ không biên giới". Mặt khác, tôi đã chơi violin trong suốt cuộc đời mình. Âm nhạc đối với tôi còn hơn cả niềm đam mê. Nó là một sự ám ảnh. Nó là sự sống. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được học tại trường Julliard ở Manhattan, và được chơi violin cùng với Zubin Mehta và dàn nhạc giao hưởng Do Thái tại Tel Aviv, trong buổi trình diễn đầu tiên của mình, và hóa ra là tiến sĩ Gottfried Schlaug đã từng học để trở thành một nghệ sĩ đánh đàn organ tại Viện Âm Nhạc Vienna, nhưng ông đã từ bỏ tình yêu âm nhạc để theo đuổi sự nghiệp y học. Và vào buổi chiều hôm đó, tôi cũng đã hỏi ông ấy rằng "Đưa ra quyết định đó làm ông cảm thấy như thế nào?" Và ông nói là có những lúc ông ước rằng ông có thể quay trở lại và chơi organ như ông đã từng như thế, và ông nói với tôi rằng, trường y khoa có thể chờ đợi tôi, nhưng violin thì đơn giản là không. Và sau khi tôi đã học thêm 2 năm nữa về âm nhạc, tôi quyết định làm một điều tưởng chừng như không thể, trước khi thi lấy bằng MCAT và xin vào học tại trường y, như một người con trai Ấn độ giỏi giang sẽ trở thành một vị bác sĩ Gupta tiếp theo. (Cười) Và tôi đã làm điều tưởng chừng như không thể đó, tôi đã tham gia một buổi biểu diễn thử để trở thành một thành viên của dàn giao hưởng Los Angeles nổi tiếng. Đó cũng là buổi biểu diễn thử đầu tiên của tôi, và sau 3 ngày chơi ở sau cánh gà trong tuần tập dượt, tôi giành được một vị trí trong dàn giao hưởng. Và đó như là một giấc mơ. Nó là một giấc mơ hoang dại để được biểu diễn trong một dàn nhạc, để được biểu diễn trong Nhà hát Walt Disney trong một dàn nhạc bây giờ đang dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng nổi tiếng Gustavo Dudamel, nhưng đối với tôi điều quan trọng hơn đó là được làm việc cùng với những nhạc sĩ và người hướng dẫn, họ đã trở thành một gia đình mới, trở thành một ngôi nhà âm nhạc mới của tôi. Nhưng một năm sau, tôi gặp một người nhạc sĩ cũng đã từng học tại trường Juilliard, người đã hết sức giúp đỡ tôi phát hiện ra giọng hát của mình và định hướng cho tôi trở thành một người nhạc sĩ. Nathaniel Ayers là một người chơi đàn đại hồ cầm tại trường Juilliard, nhưng ông ấy đã phải trải qua một chuỗi các giai đoạn của bệnh rối loạn thần kinh khi ông ấy chỉ mới 20 tuổi, và ông được điều trị bằng thuốc Thorazine tại bệnh viện Bellevue, và kết thúc bằng việc trở thành một người vô gia cư, sống lang thang trên những con đường của khu phố Skid Row trong trung tâm thành phố Los Angeles 30 năm sau đó. Câu chuyện của Nathaniel đã trở thành một cột mốc đánh dấu sự ủng hộ cho những người vô gia cư và những người bị bệnh tâm thần trên khắp nước Mĩ, như đã nói xuyên suốt trong quyển sách cũng như bộ phim "The soloist (Người độc tấu)" nhưng tôi đã kết bạn và trở thành thầy dạy violin cho ông ấy, và tôi nói với ông rằng, ở bất kì nơi nào khi ông có cây violin của ông , và ở bất kì nơi đâu khi tôi có cây violin của mình, tôi sẽ cùng ông chơi một bản nhạc. Và đã nhiều lần tôi nhìn thấy Nathaniel ở Skid Row, tôi chứng kiến cái cách mà âm nhạc đã đưa ông ấy trở lại từ những giây phút tối tăm nhất của cuộc đời ông, từ những gì dường như trong con mắt thiếu kinh nghiệm của tôi là những khởi đầu của bệnh tâm thần phân liệt. Chơi nhạc cho Natheniel, âm nhạc hàm chứa một ý nghĩa sâu xa hơn, bởi vì bây giờ âm nhạc chính là một cách truyền đạt, một sự truyền đạt trong đó những ngôn từ không thể dùng để diễn tả hết nội dung, một sự truyền đạt thông điệp còn sâu sắc hơn cả những ngôn từ, và đã trở thành gốc rễ trong tâm hồn và tâm trí của Nathaniel, tuy thế nhưng nó lại hóa ra là một món quà âm nhạc đến từ tôi. Tôi cảm thấy mình trở nên ngày càng bực dọc khi bất kì một ai đó như Nathaniel, cũng đã có thể là một người vô gia cư trên phố Skid Row vì chứng bệnh tâm thần của anh ta, tuy nhiên có bao nhiêu trong số hàng vạn những người khác đang một mình trên phố Skid Row và có những câu chuyện bi thảm như của anh ta, nhưng sẽ không bao giờ có một cuốn sách hay bộ phim nào nói về cuộc đời họ và giúp họ thoát khỏi cảnh vô gia cư ? Và từ tâm điểm cuộc khủng hoảng của chính mình, tôi cảm thấy rằng bằng cách nào đó cuộc sống âm nhạc đã lựa chọn tôi, ở một nơi nào đó, có lẽ theo một nghĩa rất thông thường, thì tôi cảm thấy rằng phố Skid Row thực sự cần ai đó giống như Paul Farmer và không phải là một người nhạc sĩ cổ điển nào khác chơi nhạc ở Bunker Hill. Nhưng đến cuối cùng, Nathaniel lại chính là người đã chỉ ra cho tôi thấy rằng nếu tôi thực sự khao khát muốn thay đổi, nếu tôi muốn tạo ra một sự khác biệt, thì tôi đã có một nhạc cụ hoàn hảo để thực hiện nó rồi, rằng âm nhạc chiếc cầu kết nối giữa thế giới của tôi và của ông ấy. Có một câu nói rất hay của một nhà sáng tác nhạc trữ tình người đức tên là Robert Schumann, "Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những góc tối sâu thẳm trong trái tim con người." Và đây là một câu nói đặc biệt rất thấm thía vì bản thân Schumann cũng mắc phải chứng tâm thần phân liệt và ông đã qua đời trong bệnh viện tâm thần. Được truyền cảm hứng bởi những gì học được từ Nathaniel, tôi đã khởi xướng một hội các nhạc sĩ ở phố Skid Row đặt tên là "Street Symphony", chúng tôi đem lại ánh sáng âm nhạc đến những nơi tối tăm nhất, biểu diễn cho những người vô gia cư đang ở chỗ trú ngụ tạm thời và những bệnh nhân tâm thần tại các phòng khám bệnh trong phố Skid Row, biểu diễn cho những cựu quân nhân bị rối loạn thần kinh sau chấn thương , và biễu diễn cho những tù nhân và những người bị gán cho là "tội phạm tâm thần". Sau một trong những buổi biểu diễn của chúng tôi tại bệnh viện Patton State ở San Bernardino, một người phụ nữ đã bước lại gần chúng tôi và nước mắt bà đang chảy xuống, bà bị liệt, và đang run rẩy, bà ấy có một nụ cười thật rạng rỡ, và bà nói rằng từ trước đến nay chưa bao giờ nghe nhạc cổ điển, bà không nghĩ là mình sẽ thích nó, bà cũng chưa từng nghe nhạc violin, nhưng việc nghe nhạc này như thể lắng nghe những tia nắng rực rỡ, và rằng chưa có ai từng đến thăm họ, và rằng đây là lần đầu tiêng trong suốt 6 năm, khi nghe chúng tôi chơi nhạc, bà ấy đã hết run rẩy mà không cần đến thuốc. Bỗng nhiên, những gì chúng tôi tìm thấy được từ những buổi biểu diễn nhạc này rời khỏi sân khấu, rời khỏi những ánh đèn sân khấu, trút bỏ những bộ vest tuxedo, những người nhạc sĩ trở đã trở thành cầu nối để giúp truyền tải những lợi ích chữa bệnh to lớn của âm nhạc đối với não bộ, đến một người khán giả mà sẽ chẳng bao giờ được vào căn phòng này, sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được nghe thứ âm nhạc mà chúng tôi chơi. Cũng giống như thuốc thì được dùng để chữa bệnh hơn là việc chỉ là những khối tạo dựng của cơ thể, sức mạnh và vẻ đẹp của âm nhạc còn lớn hơn cả cái gọi là sự giải trí. Âm nhạc còn vượt qua cả vẻ đẹp đã được thẩm mỹ nói riêng. Những cung bậc cảm xúc mà chúng ta trải qua trong cùng một lúc, khi nghe một vở nhạc kịch của Wagner, hoặc một bản nhạc giao hưởng của Brahmsm, hay nhạc thính phòng của Beethoven, buộc chúng ta phải ghi nhớ nguồn gốc chung của chúng ta, những nhận thức chung, những nhận thức cực kì rõ ràng mà nhà khoa học về tâm lý-thần kinh, McGilchrist, nói rằng đã ăn sâu vào bán cầu não phải của chúng ta. Và với những người vô gia cư và những người tù nhân đang sống trong tình trạng khắc nghiệt nhất vì bệnh tâm thần, âm nhạc và vẻ đẹp của nó đã đem lại cho họ một cơ hội để có thể vượt lên trên thế giới xung quanh họ , để nhớ rằng họ vẫn còn có khả năng cảm nhận được một thứ gì đó thật tuyệt đẹp và rằng nhân loại chưa bao giờ lãng quên họ. Và một chút nét đẹp đó, một chút sự nhân đạo đó đã biến thành hi vọng, và chúng ta biết rằng, cho dù chúng ta có chọn con đường âm nhạc hay là chọn theo đuổi y học, thì đó chính là điều trước nhất mà chúng ta phải truyền tải đến với công đồng và đến những người khán giả của chúng ta, nếu chúng ta muốn truyền cảm hứng để chữa bệnh từ chính bên trong tâm hồn. Tôi xin kết thúc buổi nói chuyện này bằng một câu nói của John Keats, một nhà thơ trữ tình người Anh, đây là một câu nói vô cùng nổi tiếng mà chắc hẳn rằng các bạn đều biết. Bản thân ông Keats cũng đã từng từ bỏ sự nghiệp y học để theo đuổi con đường thơ văn, nhưng ông đã qua đời lúc ông lớn hơn tôi một tuổi bây giờ. Và Keats đã nói rằng, "Cái đẹp là chân lý, và chân lý chính là cái đẹp. Đó là tất cả những gì mà bạn biết và cần biết trên thế gian này." (Tiếng nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Nhạc rạp xiếc) [Lễ hội Ted và Edl] [Phát minh về sự vô hình của John Lloyd] [Dựa trên TEDTalk của John Lloyd năm 2009] June Cohen: Diễn giả tiếp theo đã dành toàn bộ cuộc đời mình tìm ra điều tuyệt vời đó. Xin chào đón John Lloyd. (vỗ tay) [Hội trường gương] Câu hỏi được đặt ra: "Thế nào là vô hình?" Thật sự có nhiều điều vô hình hơn chúng ta nghĩ. Mọi thứ tôi nói, mọi thứ có nghĩa Ngoại trừ mọi thứ, và ngoại trừ vật chất. Chúng ta thấy được vấn đề nhưng không thấy "chuyện gì đang xảy ra? ". Ta có thể nhìn thấy các hành tinh nhưng ta không thể thấy cái tách chúng ra. hay cái gì đã gắn kết chúng lại. Với vật chất hay con người, chúng ta chỉ thấy bề nổi của nó. Ta không thể xem bên trong , ta không thấy bên trong con người, ít nhất là không dễ dàng. Chúng ta càng nhìn gần, mọi thứ lại càng biến mất. Thực tế là, nếu bạn nhìn thật gần vào một vật, nếu bạn quan sát kĩ kết cấu cơ bản của vật chất, thực sự chả có gì ở đó cả. Electron biến mất trong chớp nhoáng, và chỉ còn lại năng lượng. Một điều thú vị về sự vô hình chính là, điều gì ta không thấy thì không thể hiểu được. Trọng lực là thứ chúng ta không thể thấy, và cũng không thể hiểu. Trọng lực là thứ khó hiểu nhất trong bốn lực cơ bản, và là lực yếu nhất không ai thực sự biết nó là gì hay tại sao nó tồn tại. Để giải thích giá trị của trọng lực, Issac Newton - nhà khoa học vĩ đại nhất, ông ấy đã nghĩ rằng Chúa đã đến Trái Đất để vận hành các đòn bẩy của lực hấp dẫn Đó là cách ông ấy nghĩ về sứ mệnh của Ngài. Vậy, người sáng dạ cũng có thể sai về nó, tôi đoán thế. (Tiếng cười) Nhận thức. Tôi thấy mặt của bạn nhưng không biết bạn đang nghĩ gì. Nó không tuyệt sao? Thật tuyệt diệu khi ta không thể đọc suy nghĩ của nhau khi chúng ta chạm vào nhau, ngửi hay liếm nhau nếu ta đủ thân, nhưng ta vẫn không thể nào đọc được ý nghĩ đối phương. Tôi lấy đó làm lạ. Trong tín ngưỡng Sufi, một tôn giáo tuyệt vời vùng Trung Đông được cho là nguồn gốc của mọi tôn giáo, các bậc thầy Sufi đều là nhà ngoại cảm, họ nói vậy, nhưng bài tập luyện cách cảm chính của họ là gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ mà những người khác không cảm được. Vậy nên ta không nghĩ nó tồn tại; các bậc thầy Sufi đang áp dụng lên ta. Nhân tiện bàn về ý thức và trí thông minh nhân tạo, trí thông minh nhân tạo giống như nghiên cứu về ý thức, chẳng đi tới đâu, chúng ta không biết nguyên lý của nó. Họ chưa tạo ra được trí thông minh nhân tạo, thậm chí còn chưa tạo được sự ngu si nhân tạo nữa. (cười) Các định luật vật lý: vô hình, bất diệt, toàn tại, toàn năng. Có gợi nhớ bạn đến người nào không? Thú vị. Tôi không phải người duy vật, tôi là người theo thuyết phi vật chất. Tôi phát hiện ra một từ mới rất hữu dụng - thuyết vô thần Đúng chứ? Tôi là kẻ bất ngộ đạo. [Chúa?] Tôi từ chối trả lời câu hỏi Chúa có tồn tại hay không đến khi những thuật ngữ ấy được giải thích rõ ràng. Một thứ mà ta không thấy được nữa là bộ gen người. Và điều này trở nên khác thường hơn, vì khoảng 20 năm trước khi người ta bắt đầu nghiên cứu kỹ gen, người ta nghĩ rằng có khoảng khoảng 100,000 gien. Kể từ đó, mỗi năm, con số này lại giảm đi. Bây giờ chúng ta chỉ nghĩ có khoảng 20,000 gen trong bộ gen người. Thật lạ vì lúa được biết có đến 38,000 gen. Khoai tây có 48 nhiễm sắc thể, nhiều hơn người 2 cái và bằng số nhiễm sắc thể của khỉ đột. (cười) Bạn không thể thấy những thứ này, nhưng chúng lại rất kỳ lạ. Những vì sao xuất hiện ban ngày, tôi luôn nghĩ nó thật tuyệt. Vũ trụ biến mất. Càng sáng thì bạn thấy càng ít. Thời gian. Không ai thấy được thời gian. Tôi không rõ các bạn biết không. Một phong trào lớn trong vật lý hiện đại cho rằng thời gian không tồn tại, bởi nó quá bất tiện để tính toán số liệu. Sẽ dễ hơn rất nhiều nếu nó không tồn tại. Rõ ràng bạn không thể thấy trước tương lai, và bạn cũng không thể thấy quá khứ, trừ những hồi ức. Một điều thú vị về quá khứ là bạn không thể nào thấy được. Vài ngày trước, con trai tôi hỏi, "Bố ơi! Bố nhớ con thế nào hồi hai tuổi không?" "Có" Nhóc hỏi: "Sao con không?" Rất phi thường, nhỉ? Đó là tin tốt cho những nhà tâm lý học, vì lẽ bạn nhớ thì họ sẽ thất nghiệp mất! Đó là nơi tất cả mọi điều xảy ra (cười) đã tạo nên con người bạn. Một điều nữa ta không thấy là cái chúng ta đang bám lấy. Thật hấp dẫn. Có thể một vài người đã biết, rằng các tế bào liên tục thay mới. Da bong tróc, tóc mọc dài, cả móng tay, đại loại vậy nhưng tất cả tế bào trong cơ thể đều thay mới ở thời điểm nào đó. Vị giác - khoảng chục ngày một lần. Gan và các nội tạng thì lâu hơn một chút. Cột sống thì mất một vài năm. Nhưng qua bảy năm, không còn một tế bào nào trong cơ thể bạn vẫn còn ở đó từ bảy năm trước. Câu hỏi đặt ra: Chúng ta là ai? Chúng ta là cái gì? Chúng ta bám lấy cái gì? Cái gì mới thực sự là "ta"? Nguyên tử, không thể thấy. Sẽ không ai có thể thấy. Chúng nhỏ hơn cả bước sóng ánh sáng. Khí ga, không thể thấy nó. Lý thú. Vừa có người nhắc tới năm 1600. Ga được phát kiến vào năm 1600 bởi một nhà hóa học tên Van Helmont. Nó được cho là cái tên hay nhất được đặt. Khá là hay. Ông ấy còn sáng tạo ra từ "blas", nghĩa là bức xạ thiên thể. Đáng tiếc là không đi tới đâu. (cười) Nhưng thế là tốt rồi. Ánh sáng, bạn không thể thấy ánh sáng. Khi trời tối, trong chân không. Nếu một người chiếu một tia sáng ngang qua bạn, bạn sẽ không thấy nó. Hơi chuyên môn, một số nhà vật lý sẽ bất đồng với điều này. Kì lạ rằng bạn không thấy tia sáng, chỉ thấy được vật chúng chiếu. Điện, không thể thấy chúng. Đừng nghe ai nói họ hiểu hết điện, họ không biết đâu. Không ai biết nó là cái gì. (Tiếng cười) Bạn có lẽ cho rằng các electron trong dây điện di chuyển tức khắc trong dây dẫn, với vận tốc ánh sáng, đúng không, Khi bạn bật đèn lên, không phải như vậy. Thiên hà -- có tới hàng trăm triệu được ước tính trong vũ trụ. Hàng trăm triệu. Ta có thể thấy bao nhiêu? Năm. Năm trong tổng số hàng trăm triệu thiên hà, với mắt thường. Và một trong số đó khá khó để thấy, trừ khi mắt bạn rất tốt. Sóng vô tuyến. Lại thêm một cái nữa. Heinrich Hertz, khi ông tìm ra sóng vô tuyến, vào năm 1887, Ông gọi nó là sóng radio vì chúng phát ra bức xạ. Có người nói với ông, "Chúng để làm gì hả Heinrich? Cái sóng radio mà ông tìm ra có tác dụng gì chứ?" Và ông nói, "Thì, tôi không rõ, nhưng có lẽ sau này ai đó sẽ tìm ra cách dùng." Thứ vô hình lớn nhất là cái ta chưa biết. Không tưởng tượng được chúng ta lại biết ít tới vậy. Thomas Edison từng nói, "Chúng ta còn không biết tới một phần triệu của mọi thứ." Và tôi đã đưa ra kết luận -- bởi bạn sẽ hỏi một câu khác: "Vậy còn gì ta không thấy nữa?" Vấn đề, hầu hết ta đều vậy. Vấn đề là gì? Kết luận những gì tôi rút ra là hai câu thực sự đáng hỏi. "Vì sao ta tồn tại? ", và "Chúng ta nên làm gì khi còn tồn tại?" Để giúp bạn trả lời, tôi sẽ để lại đây lời từ hai nhà triết học vĩ đại, có lẽ là hai người vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Một là nhà toán học kiêm kỹ sư, và một là nhà thơ. Người đầu tiên là Ludwig Wittgenstein, đã nói, "Tôi cũng không rõ sao ta tồn tại, nhưng tôi chắc chắn rằng không phải để chúng ta tận hưởng." (cười) Một lão khốn nạn yêu đời, nhỉ? (cười) Thứ hai và cũng là cuối cùng, W.H. Auden, một trong số nhà thơ tôi mến, đã nói, "Chúng ta có mặt trên Trái Đất để giúp đỡ mọi người. (cười) (vỗ tay) (Nhạc rạp xiếc) [Lấy ảnh lưu niệm tại đây!] [Hành trình về miền chưa biết!] (Nhạc rạp xiếc) Khi tôi đang cân nhắc công việc trong ngành nghệ thuật, tôi đã tham gia một khóa học ở London, và một trong số những người giám sát của tôi là một người Ý rất khó tính tên là Pietro, ông ấy thường uống rượu, hút thuốc nhiều và chửi rủa cũng rất nhiều. Nhưng ông áy là một giáo viên rất có nhiệt huyết và tôi nhớ rằng ở một trong những buổi học đầu tiên của chúng tôi với ông ấy, ông ấy đã chiếu hình ảnh lên trên tường, hỏi xem chúng tôi nghĩ gì về điều đó, và ông ấy đưa lên một bức tranh. Đó là một bức tranh phong cảnh với những nhân vật chỉ mặc một nửa, đang uống rượu. Có một người đàn bà trong bộ dạng khỏa thân cận cảnh phía dưới, và phía sau sườn đồi, có một nhân vật thần thoại là Bacchus, và ông ấy hỏi: " Đây là gì?" Và chỉ mình tôi giơ tay lên và nói, "Đây là bức Bacchanal của Titian." Ông ấy nói" Đây là gì?" Tôi nghĩ có thể tôi đã phát âm sai. "Đây là bức Bacchanal của Titan" Ông ấy nói, "Đây là gì?" Tôi nói, "Đây là bức Bacchanal của TiTan" (Tiếng cười) Ông ấy nói, " Cậu đúng là mọt sách! Đây là cuộc chè chén trác táng!" (Tiếng cười) Như tôi đã nói, ông ấy chửi thề rất nhiều. Đó là một bài giảng quan trọng đối với tôi. Pietro đã tỏ ra nghi ngờ về rèn luyện nghệ thuật trang trọng, và lịch sử đào tạo nghệ thuật, bởi vì ông ấy sợ rằng điều đó sẽ làm cho mọi người cảm thấy khó hiểu, và sau đó họ sẽ chỉ phân loại mọi thứ hơn là nghiên cứu về nó, và ông ấy muốn nhắc nhở chúng ta rằng nghệ thuật chỉ là nhất thời, và ông ấy muốn chúng ta sử dụng đôi mắt của chính mình, và đặc biệt mang kinh Phúc Âm vào câu nói của mình, bởi vì ông ấy đang mất phương hướng. Ông muốn chúng ta tìm và đưa ra những câu hỏi cơ bản về đồ vật. Đây là gì? Nó được làm như thế nào? Nó dùng để làm gì? Nó được dùng như thế nào? Và đó là những bài học quan trọng đối với tôi bởi khi tôi trở thành giáo sư về lịch sử của nghệ thuật. Khoảnh khắc tôi tìm ra được một thứ mới diễn ra vài năm trước đây, khi tôi đang học về nghệ thuật của tòa án ở Bắc Âu, và tất nhiên nó đã được thảo luận trong vấn đề về tranh vẽ và những bản điêu khắc và kiến trúc đương thời. Nhưng khi tôi đọc những tài liệu lịch sử và những bản miêu tả đương thời, tôi nhận thấy rằng có một điều vẫn còn thiếu, trong tất cả những bản miêu tả thảm thêu mà tôi đã đọc. Những tấm thảm thêu đó tồn tại khắp mọi nơi thời Trung Đại, và, thực sự, vào thế kỉ 18, và đó chính là lí do hiển nhiên. Thảm thêu là thứ dễ dàng mang theo. Bạn có thể cuộn tròn nó lại, để ở phía trước mình, và trong lúc treo nó lên, bạn có thể biến cái lạnh, ẩm ướt thành sự khô ráo rực rỡ màu sắc. Thảm thêu cung cấp một tấm bạt lớn hữu dụng mà người tài trợ có thể miêu tả những anh hùng mà họ muốn được liên kết, hoặc ngay cả bản thân họ, và ngoài điều đó, những tấm thảm thêu vô cùng đắt đỏ. Họ yêu cầu những người thợ dệt có tay nghề cao làm việc quá thời gian qui định với những nguyên liệu đắc tiền - len, tơ lụa, thậm chí là sợi chỉ vàng và bạc. Vì vậy, tóm lại là, ở một độ tuổi nào đó khi hình ảnh, của bất kì loại nào cũng rất hiếm gặp, những tấm thảm thêu là một loại hình tuyên truyền có hiệu quả vô cùng to lớn. À, tôi trở thành một nhà sử học về những tấm thảm thêu. Tất nhiên, tôi rốt cuộc cũng trở thành một quản lí tại bảo tàng trung tâm, vì tôi thấy Met như một trong những nơi mà tôi có thể tổ chức những buổi triển lãm lớn theo từng chủ đề mà tôi vô cùng quan tâm. Và vào khoảng năm 1997, giám đốc Philippe de Montebello đã cho phép tôi tổ chức một buổi triển lãm vào năm 2002. Chúng tôi bình thường có khoảng thời gian dài để bắt đầu. Không hề đơn giản chút nào. Không còn thắc mắc về chuyện thảm thêu ở phía sau xe. Chúng phải được bọc trong ống cuốn khổng lồ, vận chuyển trên những con tàu quá khổ. Chúng ta có một vài thứ kềnh càng cần phải đưa vào viện bảo tàng, chúng ta phải dành cho chúng nhiều chỗ rộng ở phía trước. Chúng tôi nghĩ rất nhiều về cách làm thế nào để trình bày chủ đề không rõ ràng này cho khán giả hiện đại: những màu tối dùng để làm nổi bật các màu còn lại trong những vật gần như bị phai nhạt đi; vị trí ánh sáng làm tôn lên vẻ đẹp của tơ lụa và đường chỉ vàng; tạo nhãn dán. Bạn biết đó, chúng ta sống trong thời đại mà chúng ta từng quen với hình ảnh và ảnh chụp trên TV, một hình ảnh để đời. Chúng là những thứ to lớn và phức tạp, gần giống hoạt hình với nhiều câu chuyện kể đa dạng. Chúng ta phải thu hút sự chú ý của khán giả, làm cho họ từ từ di chuyển, để khám phá những đồ vật đó. Có nhiều nghi hoặc. Vào một đêm nọ, tôi đã nghe lén cuộc nói chuyện của một trong những nhân viên kì cựu, "Đây sẽ là một quả bom." Nhưng trên thực tế, trong vài tuần và vài tháng tiếp theo, hàng trăm hàng ngàn người đã đến xem chương trình. Buổi triển lãm được thiết kế để trở thành một trải nghiệm, và những tấm thảm thêu thật khó tái hiện lại trong những bức ảnh chụp. Cho nên tôi muốn tận dụng trí tưởng tượng của bạn, nghĩ về những đồ vật có bức tường cao, một vài đối tượng rộng khoảng 10 mét, mô tả những cảnh tòa án hoang phí với những phụ tá và công tử bột những người này có vẻ như đang khá thư giãn trên các tạp chí thời trang ngày nay, những khu rừng rậm và thợ săn băng qua các bụi rậm đuổi theo những con lợn lòi và nai, những cuộc chiến bạo lực với nhiều cảnh lo âu và đậm chất anh hùng. Tôi nhớ lúc đưa con trai đến lớp học. Thằng bé lúc đó được 8 tuổi, và tất cả các cậu bé, đại khái là - bạn biết rồi, chúng là những cậu bé, và sau đó thứ thu hút sự chú ý của chúng chính là một trong những cảnh đi săn, cận cảnh một con chó đang đi vệ sinh - (Cười) - một câu nói đùa ngay trước mặt bạn của người nghệ sĩ. Và bạn chỉ có thể tưởng tượng ra thôi. Nhưng điều đó giúp nó thêm sống động. Tôi nghĩ họ tự nhiên nhìn thấy đây không phải chỉ là những tấm thảm thêu cũ đã phai màu. Đây là những hình ảnh của thế giới trong quá khứ, và cũng là hình ảnh của khán giả tại thời điểm đó. Và đối với một người quản lí như tôi, tôi thấy tự hào. Tôi cảm giác muốn thay đổi cây kim một chút. Thông qua trải nghiệm này, điều đó có thể được tạo ra trong bảo tàng, tôi đã mở rộng tầm mắt cho khán giả của mình - những nhà sử học, nghệ sĩ, nhà báo, công chúng - về vẻ đẹp của môi trường đã mất này. Vài năm sau, tôi được mời làm giám đốc của bảo tàng, và sau đó tôi tưởng tượng - "Ai, tôi sao? Kẻ ngờ nghệch kiến thức thảm thêu sao? Tôi không đeo cà vạt!" - Tôi chợt nhận ra sự thật là: Tôi có niềm tin mãnh liệt vào trải nghiệm của việc quản lí bảo tàng. Chúng ta sống trong thời đại thông tin có khắp mọi nơi, và vài loại chuyên môn "vừa mới thêm nước" vào, nhưng không có gì có thể so sánh với buổi thuyết trình về những vật quan trọng trong câu chuyện kể hay được, việc một người quản lí làm, diễn giải chủ đề phức tạp và bí truyền, theo cách để duy trì tính toàn vẹn của chủ thể, làm được - mở được rồi. cho khán giả chung chung. Và, điều đó, đối với tôi, hôm nay, vừa là thử thách vừa là niềm vui. trong công việc, hỗ trợ tầm nhìn đối với những người quản lí, liệu đây có phải là một buổi triển lãm những thanh kiếm Samurai, những tạo tác buổi đầu của người Byzantine, những bức chân dung thời Phục Hưng, hay buổi trình diễn chúng ta đã nghe được đề trước đó rồi hay không, chương trình McQueen, với chương trình mà chúng ta đã thưởng thức, đạt nhiều thành công vào mùa hè năm ngoái. Đó là một trường hợp thú vị. Vào thời điểm cuối xuân đầu hè năm 2010, một thời gian ngắn sau vụ tự sát của McQueen, người quản lí trang phục của chúng ta, Andrew Bolton, đã đển gặp tôi và nói, "Tôi từng nghĩ đến việc thực hiện chương trình về McQueen, và giờ là thời điểm thích hợp. Chúng ta phải, chúng ta phải làm điều đó nhanh lên." Chuyện không hề dễ dàng. McQueen đã làm việc trong suốt sự nghiệp của mình cùng với một nhóm nhỏ những nhà thiết kế và quản lí những người luôn bảo vệ tài sản của anh ta, nhưng Andrew đến Luân Đôn và làm việc cùng với họ suốt mùa hè và giành được sự tự tin của họ, và những người thiết kế đó đã tạo ra những chương trình thời trang tuyệt vời, trình bày những tác phẩm biểu diễn nghệ thuật theo cách của riêng họ, và chúng ta đã kế tục điều đó tại bảo tàng, tôi nghĩ, trước đây chúng ta chưa từng làm chuyện như vậy. Đây không phải việc đặt tiêu chuẩn của bạn. Thật ra, chúng ta đã phá vỡ phòng trưng bày để khôi phục toàn bộ hoạt cảnh khác, khôi phục lại studio đầu tiên của anh ta, một căn phòng đầy gương, một chiếc hộp gây tò mò, một con tàu bị chìm, một nội thất bị đốt trụi, cùng những video và những bản nhạc nền được sắp xếp từ nhạc arias mang phong cách opera đến những chú heo đang làm chuyện đó. Và trong hoạt cảnh khác thường này, trang phục sẽ giống như những nam/ nữ diễn viên, hoặc bức tượng sống. Có thể là một vụ tai nạn xe lửa. Có thể trông giống như những cửa hiệu trên đại lộ số 5 vào mùa Giáng Sinh, nhưng vì cách mà Andrew kết nối với đội của McQueen, anh ta đang hướng vào sự non kinh nghiệm và tài hoa của McQueen, và chương trình khá là ưu việt, và đã trở thành một hiện tượng theo bản sắc riêng. Cuối chương trình, chúng ta nhờ mọi người xếp hàng trong khoảng 4 đến 5 tiếng đồng hồ để vào xem chương trình, nhưng thật ra không có ai phàn nàn gì. Tôi đã nghe rất nhiều lần "Wow, điều này xứng đáng mà. Đó là một trải nghiệm mang tính nhận thức và đầy cảm xúc." Bây giờ, tôi sẽ mô tả tổng quát 2 buổi triển lãm, nhưng tôi cũng tin rằng những bộ sưu tập, những vật dụng cá nhân, cũng có thể có sức mạnh tương tự. Met được thành lập không giống một bảo tàng nghệ thuật của Mĩ, nhưng là một bảo tàng bách khoa toàn thư, và ngày nay, 140 năm sau, tầm nhìn đó giống như từng được tiên tri trước, vì, dĩ nhiên, chúng ta sống trong một thế giới khủng hoảng, của sự thách thức, và chúng ta buộc phải tiếp xúc với nó qua các bản tin thời sự 24/7. Đây là phòng trưng bày mà chúng ta có thể giải mã các nền văn minh, các nền văn hóa, mà chúng ta đang thấy sự biểu hiện ở hiện tại. Liệu có là Libya, Ai Cập, Syria hay không, đây là phòng triển lãm mà chúng ta có thể giải thích và cho thấy sự hiểu biết cao hơn. Ý tôi là, những phòng trưng bày theo phong cách Hồi giáo mới là ví dụ điển hình, đã mở ra từ 10 năm trước, hầu như suốt tuần, sau ngày 9/11. Tôi nghĩ hầu hết người Mĩ, kiến thức về thế giới Hồi giáo khá là qua loa trước ngày 9/11, và sau đó công kích chúng tôi vào một trong những thời điểm tối tăm nhất nước Mĩ, và nhận thức này dẫn đến tình trạng phân biệt sau sự kiện kinh khủng đó. Hiện nay, trong phòng trưng bày của chúng tôi, chúng tôi trình bày 14 thế kỉ phát triển của các nền văn hóa Hồi giáo khác nhau trải rộng về mặt địa lí, và, một lần nữa, hàng trăm hàng ngàn người đến xem những phòng trưng bày này từ lúc chúng được mở ra vào cuối tháng 10. Tôi thường bị hỏi là "Công nghệ kĩ thuật số có thay thế bảo tàng không?" và tôi nghĩ những con số đó là sự từ chối thẳng thừng về khái niệm đó. Ý tôi là, đừng hiểu lầm tôi, tôi hoàn toàn ủng hộ việc dùng trang web. Nó giúp chúng ta gần gũi với nhiều khán giả trên khắp địa cầu, nhưng không gì thay thế tính chân thực của các vật đại diện cho sự đam mê học hỏi. Đưa con người đứng trước những đồ vật là cách để chúng đối mặt với chúng ta xuyên thời gian, xuyên không gian, cuộc sống của chúng có thể rất khác với chúng ta, nhưng những người như chúng ta, có hi vọng và ước mơ, có giận dữ và thành công trong cuộc sống. Và tôi nghĩ đây là một quá trình giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mình, giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn hơn về nơi chúng ta sẽ đi. Phòng trưng bày lớn ở Met là một trong những cánh cổng tuyệt vời của thế giới, gây chấn động, giống như nhà thờ thời trung cổ. Từ đó, bạn có thể đi bộ theo bất cứ hướng nào dẫn đến bất cứ nền văn hóa nào. Tôi thường đi đến hội trường và phòng trưng bày và tôi thấy những vị khách tham quan đang đi vào. Một vài trong số họ rất thoải mái. Họ cảm giác như ở nhà mình. Họ biết điều họ đang tìm kiếm. Những người khác thì lo lắng. Đây là một nơi đáng sợ. Họ cảm giác nơi đây là dành cho giới quí tộc. Tôi sẽ cố gắng và phá vỡ cái ý nghĩ dành cho giới quí tộc. Tôi muốn để mọi người có trầm tư suy nghĩ, nơi họ được chuẩn bị để bị lạc đường, để khám phá, để xem cái xa lạ trong cái gần gũi với mình, hoặc thử cái mà họ không biết. Vì đối với chúng tôi, mong muốn là đưa họ đối mặt với những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, lưu giữ chúng trong khoảnh khắc khó chịu, khi độ nghiêng là thứ tiếp cận chiếc iPhone của bạn, chiếc Blackberry, nhưng để tạo ra một vùng mà sự tò mò của họ có thể trải rộng ra. Và liệu có phải đây là biểu hiện trong bức tượng của người Hi Lạp nhắc nhở bạn của bạn, hoặc một chú chó đi vệ sinh ở phía gốc của chiếc thảm thêu, hay, để đưa nó trở lại với người hướng dẫn của tôi tên là Pietro, những dáng điệu nhảy múa người đang cần phải trở lại uống rượu, và bóng dáng trần trụi kia nằm ở vị trí bên trái. Wow. Cô ấy là hiện thân tuyệt đẹp của giới tính trẻ trung. Trong lúc đó, sự uyên bác của chúng ta có thể nói với bạn đây là bữa tiệc chè chén, nhưng nếu chúng ta đang làm đúng quyền hạn của mình, và bạn kiểm tra biệt ngữ ở trước cửa, tin vào bản năng của mình. Bạn biết đây là một buổi ăn chơi. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi muốn dành tặng bài này cho tất cả phụ nữ ở Nam Phi -- những người phụ nữ đã không chịu lùi bước trong thời kỳ phân biệt chủng tộc (apartheid). Và, dĩ nhiên, tôi cũng dành tặng bài hát này cho bà của tôi, người mà tôi tin rằng đã đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt với tôi, khi tôi còn là một nhà hoạt động xã hội, và bị cảnh sát quấy rối. Các bạn sẽ nhớ lại rằng năm 1976, ngày 16 tháng 6, học sinh sinh viên Nam Phi đã tẩy chay ngôn ngữ của Afrikaan, vì nó là phương tiện truyền đạt của những kẻ áp bức, trong lúc học sinh sinh viên bị bắt phải học tất cả các môn bằng tiếng Afrikaan -- sinh học, toán học -- thế còn những ngôn ngữ của chúng tôi thì sao? Học sinh sinh viên muốn nói chuyện với chính quyền, và cảnh sát đáp lời bằng súng đạn. Vậy nên hàng năm, ngày 16 tháng 6, chúng tôi sẽ tưởng niệm tất cả những người đồng chí, những học sinh sinh viên đã mất đi. Hồi đó tôi còn rất nhỏ, tôi nghĩ là tôi 11 tuổi, tôi bắt đầu tự đặt ra nhiều câu hỏi, và đó cũng là lúc việc giáo dục chính trị của tôi bắt đầu. Và sau đó, tôi gia nhập tổ chức thanh niên trực thuộc Đại hội Dân tộc Châu Phi (African National Congress. ). Và, vì chúng tôi là ban tổ chức và đủ thứ vai trò của lễ tưởng niệm này, cảnh sát sẽ bố ráp vây bắt chúng tôi vì họ gọi chúng tôi là những kẻ cầm đầu. Tôi đã từng trốn chạy khỏi nhà khi tôi được biết có thể cảnh sát sẽ đến lùng vào khoảng 9 hay 10 tháng 6 gì đó. Và bà của tôi có lần đã nói, "Không, xem này, cháu không việc gì phải trốn chạy. Đây là nhà cháu, cháu cứ việc ở." Và đúng thật, cảnh sát có đến -- bởi vì họ muốn bắt giữ chúng tôi và nhốt chúng tôi vào tù và chỉ thả chúng tôi lúc nào họ thích, sau ngày 20 hay sau đó. Thế là vào ngày 10 tháng 6, chúng đến, bao vây ngôi nhà, còn bà tôi tắt hết điện đóm trong nhà, và mở cửa bếp ra. Và bà nói với lũ cảnh sát, "Vusi ở đây, và các anh không được bắt nó đi đêm nay. Tôi quá mệt mỏi với việc các anh cứ đến đây, quấy rầy chúng tôi, khi con cái các anh đang ngủ yên trong nhà. Cháu tôi ở đây, và các anh sẽ không mang nó đi được đâu. Tôi có một thùng đầy nước sôi -- anh nào xông vào trước tiên sẽ hứng đủ." Và cảnh sát bỏ đi. (Tiếng vỗ tay) (Nhạc) ♫ Thula Mama, Thula Mama, Thula Mama, Thula Mama. ♫ ♫ Trong kí ức tuổi thơ con, qua những giọt lệ nhòe mắt bà, ♫ ♫ con thấy chân lý trong nụ cười của bà, ♫ ♫ con thấy chân lý trong nụ cười của bà, ♫ ♫ xuyên thấu màn đêm u tối trong sự vô tri của con. ♫ ♫ Ôi, có một người bà đang nằm nghỉ ♫ ♫ bà ốm đau và trái tim bà rơi lệ. ♫ ♫ Băn khoăn, băn khoăn, băn khoăn, băn khoăn liệu thế giới này đang đi về đâu. ♫ ♫ Lẽ nào chuyện trẻ nhỏ phải tự xoay xở lấy là đúng? Không, không, không, không, không, không. ♫ ♫ Lẽ nào phiền muộn dồn hết lên mái đầu người phụ nữ già là đúng? ♫ ♫ Những người vô danh bất hạnh. ♫ ♫ Thula Mama Mama, Thula Mama. Thula Mama Mama. ♫ ♫ Thula Mama, Thula Mama, Thula Mama Mama, Thula Mama. ♫ ♫ Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn. ♫ ♫ Ngày mai trèo đèo lội suối sẽ dễ hơn, bà ơi. ♫ ♫ Thula Mama, Thula Mama. ♫ ♫ Tôi có nên tan vào bài hát này như người đàn ông hát nhạc blues hay một người hát rong. ♫ ♫ Và rồi từ rất xa, không phải trong câu lạc bộ nhạc blues nào hết, tôi hát, ♫ ♫ bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi, bé ơi. ♫ ♫ Bây giờ tôi có nên ngừng hát về tình yêu ♫ ♫ khi kí ức tôi đã nhuộm đầy máu? ♫ ♫ Chị em ơi, ồ tại sao có khi ta lại tưởng lầm mụn nhọt là ung thư? ♫ ♫ Thế thì, ai lại đi nói, giờ đây không còn bài thơ tình nào nữa? ♫ ♫ Tôi muốn hát một bản tình ca ♫ ♫ cho người phụ nữ có thai đã dám nhảy qua hàng rào ♫ ♫ và vẫn sinh ra em bé khỏe mạnh. ♫ ♫ Nhẹ nhàng thôi, tôi đi vào tia nắng của nụ cười ♫ ♫ sẽ đốt bùng lên bản tình ca của tôi, bài ca của tôi về cuộc đời, ♫ ♫ bài ca của tôi về tình yêu, bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu, ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu, bài ca của tôi về cuộc đời. ♫ ♫ Ooh, tôi chưa từng cố chạy trốn những bài ca, ♫ ♫ tôi nghe tiếng gọi da diết, mạnh mẽ hơn bom đạn kẻ thù. ♫ ♫ Bài ca rửa sạch cuộc đời ta và những cơn mưa dòng máu ta. ♫ ♫ Bài ca của tôi về tình yêu và bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu, ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu, ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu -- tôi muốn mọi người cùng hát với tôi nào -- ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu, bài ca của tôi về cuộc đời -- mọi người cùng hát với tôi đi -- ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu -- tôi không nghe thấy tiếng các bạn -- ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu -- tôi biết bạn hát to hơn được mà -- ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu -- hát nữa, hát nữa nào -- ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu, vâng, bài ca của tôi về tình yêu -- ♫ ♫ các bạn hát to hơn được nữa mà -- ♫ ♫ bài ca của tôi về cuộc đời, chính nó, bài ca của tôi về tình yêu, bài ca của tôi về cuộc đời, bài ca của tôi về tình yêu -- ♫ ♫ cứ hát đi, hát đi, hát lên đi -- bài ca của tôi về tình yêu. ♫ ♫ Oh yeah. Bài ca -- một bản tình ca, bài ca của tôi về cuộc đời. Hát nào. Một bản tình ca, bài ca của tôi về cuộc đời. Hát lên. ♫ ♫ Một bản tình ca, bài ca của tôi về cuộc đời. Hát nào. Một bản tình ca, bài ca của tôi cuộc đời. Hát lên. ♫ ♫ Một bản tình ca, bài ca của tôi về cuộc đời. Hát nào. Một bản tình ca, bài ca của tôi cuộc đời. ♫ ♫ Một bản tình ca, bài ca của tôi về cuộc đời. Hát lên. ♫ (Tiếng vỗ tay) Sáu tháng qua, tôi dành thời gian đi du lịch. Tôi đi được 60.000 dặm nhưng không hề rời khỏi bàn mình. Tôi làm được điều này vì tôi có hai người. Tôi như một nhưng là hai. Tôi là Eddie, ở đây, đồng thời cái tôi thứ hai là khung lớn màu xanh avatar của tôi mang nick Cyber Frank. Đó là những gì tôi làm. Tôi muốn bắt đầu, một thử nghiệm, vì tôi làm kinh doanh, nên quan trọng là tập trung vào kết quả. Tôi suy nghĩ rất lung, "Nên nói chuyện gì, làm gì, trước cử tọa của TED? Tình hình căng đây. Mình sẽ xoay xở ra sao? " Tôi hy vọng là qua được khó khăn. Nào ta hãy cùng nhau làm trọn công việc này. Vui lòng làm việc cùng tôi nhé? Bạn có thể hét to câu trả lời nếu muốn. Câu hỏi là, trong hai đường nằm ngang này cái nào dài hơn? Câu trả lời là...? Khán giả: Giống nhau. Eddie Obeng: Giống nhau. Không, không giống nhau. (Cười) Chúng không giống nhau. Đường trên dài hơn đường dưới10%. Tại sao bạn nói giống nhau? Bạn còn nhớ khi ta đi học, thầy cô cũng ra cùng một câu đố? Để dạy chúng ta về thị sai. Bạn có nhớ không? Và bạn nhớ lại, nên mới nói, "Nó giống nhau!" Và bạn sai. Bạn học được câu trả lời, đã ghi nhớ câu này 10, 20, 30, 40 năm: Câu trả lời là giống nhau. Khi được hỏi về độ dài mỗi đường, bạn nói giống nhau, nhưng chúng không giống nhau, vì tôi đã thay đổi nó. Đây chính là điều đang xảy ra với chúng ta trong thế kỷ 21. Một ai đó, hoặc cái gì đó đã thay đổi luật về cách vận hành của thế giới chúng ta. Tôi nói pha chút bông đùa rằng nó xảy ra lúc nửa đêm, khi ta đang ngủ, nhưng đó là nửa đêm15 năm trước. Ok? Bạn không nhận ra? Về cơ bản, cái họ làm là, họ đổi tất cả quy tắc, cho nên cách vận hành thành công một doanh nghiệp, một tổ chức, thậm chí một quốc gia, đã bị xóa, thay, và hoàn toàn mới. Bạn nghĩ tôi đùa ư, đã có một bộ quy tắc hoạt động hoàn toàn mới. (Cười) Bạn có nhận thấy thế? Tôi muốn nói, có thể bạn sơ ý. Hay có lẽ, bạn đã thấy. Ok. (Cười) Ý tưởng đơn giản của tôi là những gì đã xảy ra, thế kỷ 21 thực tế quanh ta, không phải ai cũng nhìn thấy rõ, thay vào đó chúng ta dành thời gian đáp ứng hợp lý với một thế giới chúng ta hiểu và nhận ra, nhưng không tồn tại nữa. Bạn không tin tôi chăng? Ok. (Vỗ tay) Ta hãy điểm qua một số điều mà tôi không hiểu. Nếu bạn tìm kiếm trên Amazon cho từ "sáng tạo," bạn sẽ tìm đươc độ 90.000 cuốn sách. Tìm trên Google từ "đổi mới+ sáng tạo," bạn nhận được 30 triệu truy cập. thêm "tư vấn", nó tăng thành 60 triệu. (Cười) Bạn theo dõi được chứ? Về mặt thống kê, trong cái bạn thấy chỉ có 1 trong 100.000 ý tưởng là kiếm ra tiền, hoặc mang lại lợi ích sau hai năm. Điều đó là vô nghĩa. Các công ty tốn vô khối tiền điều hành mất khối thời gian chuẩn bị dự báo và ngân sách thảy đều lỗi thời hoặc cần thay đổi trước khi được công bố. Sao lại có thể như thế? Nếu xem xét tầm nhìn hiện có, là cái sẽ giúp ta thay đổi thế giới, thì điều quan trọng là việc thực thi. Chúng ta có tầm nhìn. Chúng ta cần làm cho nó xảy ra. Chúng ta mất hàng thập kỷ chuyên môn hóa công tác thực thi. Những người giỏi về tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, lấy ví dụ một gia đình 5 người ta tưởng tượng, họ đang đi nghỉ từ London tất cả đến Hồng Kông, ngân sách của họ chỉ có 3.000 £. Nếu so với mức trung bình của dự án thành công thực tế, thì gia đình này phải dừng lại tại Makassar, South Sulawesi, tiêu hết số tiền 4.000 £, buộc để lại hai con ở phía sau. (Cười) Tôi đang cố giải thích rằng có những điều ta thấy vô lý. Còn tệ hơn là vô lý nữa. Hãy để tôi nói rõ hơn. Đây là một câu trích dẫn. Câu ấy thế này, để tôi lồng tiếng, "Muôn tâu Bệ hạ, việc không nhìn thấy trước thời gian, mức độ và tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là do thiếu sự sáng tạo và những đầu óc sáng sủa," đại loại thế. Đây là các nhà kinh tế nổi tiếng xin lỗi Nữ hoàng Anh Khi Bà đặt câu hỏi, "Sao không có ai báo với chúng ta rằng cuộc khủng hoảng đang đến?" (Cười) Tôi không bao giờ được phong tước Hiệp sĩ. (Cười) Đó không là điều quan trọng. Điều phải nhớ là, đây là những nhà kinh tế nổi tiếng, những người thông minh nhất hành tinh. Các anh có thấy những thách thức chăng? (Cười) Đó là điều đáng sợ. Một người bạn và cũng là thầy tôi, Tim Brown của IDEO, nói rằng phải có bản thiết kế lớn, và anh ấy đúng. anh ấy giải thích, rằng tư duy kế hoạch phải giải quyết các vấn đề hệ thống lớn trước những thách thức hiện có. Anh ấy hoàn toàn đúng. Và rồi tôi tự hỏi, "Sao lại không là nhỏ?" Thế chẳng là là kỳ sao? Nếu hợp tác là có ích, thì kết hợp chéo chức năng là rất tuyệt, sao phải xây những lớp lang thứ bậc khổng lồ? Ta đang bị làm sao? tôi nghĩ cái đang xảy ra là ta không nhận thấy sự thay đổi mà tôi mô tả khi nãy. Ta biết rằng thế giới đã tăng tốc. Không gian điều khiển di chuyển với vận tốc ánh sáng. Công nghệ tăng tốc theo cấp số nhân. Nếu đây là hiện tại, và đó là quá khứ, và ta bắt đầu nghĩ đến sự thay đổi, các chính phủ tìm kiếm sự thay đổi, bạn đây cũng tìm kiếm sự thay đổi, mọi người đều tìm sự thay đổi, điều đó thật là hay (Cười) Cái xảy ra là sự tăng tốc và thay đổi đang rồ ga sang số. Tốc độ tăng. Nhưng chưa hết. Cùng lúc, chúng ta còn làm một chuyện điên rồ nữa. Chúng ta tăng gấp đôi dân số trong vòng 40 năm, Đặt một nửa số đó trong thành phố, rồi kết nối họ lại để có thể tương tác. Mật độ tương tác của người ta đã đến độ kinh người. Biểu đồ cho ta thấy vận động của thông tin. Mật độ thông tin khiến ta kinh ngạc. Rồi loài người chúng ta làm tiếp điều thứ ba. Trước đây văn phòng chỉ là một văn phòng chiếc bàn nhỏ dưới chân cầu thang, nhưng khi kết nối với Internet nó thành bản doanh một công ty toàn cầu. Điều gì xảy ra? Chúng ta đã thay đổi quy mô. Chiều kích và quy mô không còn như cũ nữa. Thêm vào đó, mỗi khi bạn tweet điều gì, hơn một phần ba người hưởng ứng từ những quốc gia không phải là nước bạn. Toàn cầu là quy mô mới. Chúng ta biết điều đó. Và rồi người ta nói "Thế giới bây giờ hỗn loạn." Bạn đã nghe thế chưa? Và họ nói như một ẩn dụ. Bạn có gặp những câu đại để? Họ nghĩ nó là một ẩn dụ, nhưng đây không là ẩn dụ. Đây là thực tế. Hồi là sinh viên kỹ thuật, tôi nhớ có xem một thao diễn, người làm thao diễn làm khá hấp dẫn. Ông có một đường ống trong suốt, bạn đã thấy trình diễn này chưa? — ông gắn một vòi nước vào ống. tôi sẽ cố vẽ cái vòi nước, vẽ cái vòi hơi khó, nên tôi viết từ "vòi" vào đây. Được chưa? Đây là vòi nước. (Cười) Ông gắn nó vào đường ống trong suốt, và ông bật nước. Và nước chảy xuống đường ống này. Đây chưa có gì thú vị. Bạn có theo dõi được không? Vậy là nước chảy lên. Ông làm nó chảy xuống. Tuyệt. Ông nói, "Bạn để ý thấy gì không?" Không. Rồi ông cắm chiếc kim vào thành ống chiếc kim nối với một cái hộp đựng mực xanh Cái hộp đầy mực xanh lá cây. Bạn theo dõi được không? Ta đoán thử điều gì xảy ra? Một dòng màu xanh lá cây mỏng đi ra, nó chảy xuống đường ống. Nó chưa có gì là thú vị. Ông cho nước chảy lên, rồi nó lại chảy xuống. Và không có gì thay đổi. Ông tăng dòng chảy của nước, vẫn một dòng xanh lá cây nhàm chán. Ông cho nước chảy mạnh hơn. Và mạnh hơn. Có điều kỳ lạ xảy ra. Đó là dòng chỉ xanh nhấp nháy, ông lại mở nước mạnh hơn tí nữa, thì cả đường xanh lá cây biến mất, thay vào đó là những vẩn mực nhỏ ở gần đầu kim. Và nước cuộn chảy hòa tan mực mực bị pha loãng màu của nó biến đi. Điều xảy ra trong ống này là ai đó đã thay đổi luật, từ êm ả sang hỗn loạn. Tất cả các quy tắc đã đổi. Trong môi trường đó, ngay lập tức, các khả năng nhiễu loạn có thể đều mở sẵn, và không còn êm ả như cũ. Nếu không có màu mực xanh lá cây, ta sẽ không bao giờ để ý. Và tôi nghĩ đây là thách thức của chúng ta, như ai đã vặn nước tăng, với công nghệ và đủ thứ hàng - tốc độ, quy mô và mật độ tương tác. Giờ làm thế nào ta đối phó và xử lý nó? Vâng, ta có thể an phận nó là hỗn loạn, hoặc có thể gắng tìm hiểu. Tìm hiểu, nhưng tôi biết các bạn lớn lên trong thời buổi có cái gọi là câu trả lời đúng, giống câu trả lời bạn đã trả lời tôi về hai đường nằm ngang, và bạn tin rằng nó đúng mãi mãi. Đường tôi vẽ đây mô tả sự học tập, như cách ta vốn vẫn làm. Ta có thể nhìn thấy sự việc, hiểu nó, dành thời gian đưa chúng vào thực hiện. Thế giới là đây. Nhưng thế giới giờ đã tăng tốc thế còn tốc độ học tập? Vâng, nếu làm việc cho một công ty, bạn sẽ thấy khá khó khăn nếu làm cái ông chủ không chấp nhận, điều không nằm trong chiến lược, dù sao, bạn phải dự cuộc họp hàng tháng. Nếu bạn làm việc trong một viện, có lúc bạn sẽ phải ra quyết định. Nếu bạn làm việc trong thị trường nơi người ta tin vào chu kỳ, thì thậm chí còn buồn cười hơn, bởi vì bạn phải đợi đến hết chu kỳ rồi mới có thể nói "có cái gì đó sai rồi đây." Bạn có hiểu tôi? Vậy, đồ thị của học tập, là khá bằng phẳng. Bạn hiểu ý tôi? Thời điểm này - tại đó Hai đường cắt nhau, tốc độ của thay đổi đã vượt quá tốc độ học tập, với tôi, đó là điều mô tả khi nói với bạn về lúc nửa đêm. Nó thì liên quan gì tới chúng ta? Nó biến đổi nhiệm vụ của chúng ta hoàn toàn, chúng ta phạm nhiều sai lầm. Chúng ta giải quyết vấn đề năm ngoái mà không nghĩ về tương lai. Nếu bạn cố nghĩ về nó, điều bạn đang giải quyết bây giờ, sẽ mang lại gì trong tương lai? Nếu bạn không hiểu thế giới mà bạn đang sống, thì gần như chắc chắn bạn đang làm điều không phù hợp. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ. Về sáng tạo và các ý tưởng. Tất cả CEO và khách hàng của tôi đều muốn đổi mới, Họ tìm cách đổi mới. Họ nói, "Chấp nhận rủi ro để không ngừng sáng tạo!" Tiếc thay câu này qua không khí đến tai người nghe, thành ra "Nếu các anh cứ điên rồ, thì chúng tôi sẵn sàng sa thải. "(Cười) Tại sao? Bởi vì thế giới cũ, Okay, trong thế giới cũ, ở đó việc nhận dạng sai là không được chấp nhận. Nếu anh hiểu sai, thì anh thất bại. Người ta nên xử thế nào với anh? Vâng, một cách thẳng thừng, vì lẽ ra anh nên hỏi người có kinh nghiệm. Đằng này ta đã học được câu trả lời và cứ giữ nó trong đầu 20, 30 năm, bạn hiểu ý tôi? Câu trả lời là, đừng làm điều gì khác thường. Và sau đó đột nhiên điều này không còn hiệu nghiệm nữa. Thực tế, trong thế giới mới ta có thể thất bại theo hai cách Một, bạn đang làm việc tuân theo quy trình và nó là một việc rất khó khăn, bạn lại tùy tiện, bạn xử lý sai. Người ta sẽ xử thế nào? Có thể bạn bị sa thải. Hai, bạn đang làm cái mới, trước đây chưa có ai có làm, bạn làm sai hoàn toàn. Người ta sẽ xử thế nào? Vâng, bánh pizza miễn phí ! Bạn nên được đối xử tốt hơn người thành công. Nó được gọi là sự thất bại thông minh. Tại sao? Vì không thể đưa nó vào C.V. Điều tôi muốn lưu lại hôm nay, là lời giải thích lý do tại sao tôi đi du lịch 60.000 dặm từ bàn của tôi. Khi tôi nhận ra sức mạnh của thế giới mới này, Tôi bỏ việc giảng dạy êm ấm, lập một trường kinh doanh qua mạng, trường đầu tiên trên thế giới, dạy mọi người cách xúc tiến công việc, và tôi đã sử dụng một số bài học về các quy tắc mà tôi đã học. Nếu bạn quan tâm, hãy vào worldaftermidnight.com, tôi đã áp dụng chúng cho mình trong hơn một thập kỷ, và tôi vẫn còn ở đây, tôi vẫn còn nhà, và điều quan trọng nhất là, tôi hy vọng đã tiêm một chút mực màu xanh lá cây vào cuộc sống của bạn, để khi ra về, khi ra một quyết định hợp lý và nhạy cảm cho mình, bạn sẽ để thời gian suy nghĩ, "Hmm, tôi tự hỏi, liệu điều này còn có lý trong thế giới mới sau nửa đêm." Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Để hiểu thế giới mình đang sống, chúng ta kể những câu chuyện. Và trong khi sự pha trộn và chia sẻ đưa đến việc định nghĩa được web [mạng] như chúng ta đã biết, tất cả chúng ta giờ đây có thể trở thành một phần của câu chuyện nhờ các công cụ đơn giản cho phép chúng ta làm việc trực tuyến. Nhưng khi video đã được lọt ra ngoài. Nó xuất hiện trên web trong một cái khung nhỏ, và ở nguyên đó, hoàn toàn mất kết nối với tất cả các dữ liệu và nội dung xung quanh nó. Trong thực tế, suốt hơn một thập niên trên web, điều duy nhất đã thay đổi về video là kích thước của khung video và chất lượng hình ảnh. Popcorn thay đổi tất cả những điều đó. Nó là một công cụ trực tuyến cho phép bất cứ ai kết hợp video với nội dung lấy trực tiếp từ các trang web. Các video được tạo ra bởi Popcorn hoạt độnt giống như bản thân trang web: linh động, đầy đủ các liên kết, và hoàn toàn có thể remix lại, và cuối cùng đượ phép phá vỡ ra ngoài phạm vi khung. Tôi muốn đem đến cho các bạn một bản demo (bản giới thiệu) của một nguyên mẫu mà chúng tôi đang làm việc và sẽ ra mắt vào mùa thu này. Nó sẽ hoàn toàn miễn phí, và nó sẽ hoạt động trong bất kỳ trình duyệt nào. Mỗi sản phẩm của Popcorn đều bắt đầu với video, và vì vậy tôi đã thực hiện một clip ngắn, 20 giây sử dụng một người phát thanh mẫu mà chúng tôi sử dụng trong hội thảo. Chúng ta hảy cùng xem nó. Chúng tôi sẽ trở lại, và tôi sẽ cho bạn biết cách chúng tôi tạo ra nó. Xin chào, và hoan nghênh đến với bản tin đài của tôi. Tôi đã thêm vị trí của tôi bằng bản đồ Google, và nó trực tuyến, vì vậy hãy thử di chuyển nó vòng quanh. Bạn có thể thêm pop-ups với các liên kết trực tiếp và biểu tượng tuỳ chỉnh, hoặc đưa vào phần nội dung từ bất kỳ dịch vụ web nào, như Flickr, hoặc thêm bài viết và bài blog với các liên kết đến các nội dung đầy đủ Hãy cùng trở lại, và tôi sẽ chỉ bạn xem những gì bạn đã thấy. Có rất nhiều điều cần bàn ở đó. Đây là dòng thời gian (timeline), và nếu bạn đã từng chỉnh sửa video, bạn hẳn đã quen với nó, nhưng thay vì các clip xuất hiện trên dòng thời gian những gì bạn nhìn thấy là các sự kiện web được gán vào trong video. Bây giờ trong sản phẩm này của Popcorn chúng ta đã có thanh tiêu đề, chúng ta đã có một bản đồ Google được hiển thị hình ảnh lồng trong hình ảnh, và rồi Popcorn cho phép nó đẩy ra bên ngoài các khung và chiếm toàn bộ màn hình. Có hai cửa sổ bật lên cho bạn một số thông tin khác, và một bài viết cuối cùng với một liên kết đến các bài gốc. Hãy chuyển sang bản đồ Google này, và tôi sẽ cho bạn thấy làm thế nào bạn có thể chỉnh sửa nó. Tất cả bạn phải làm là, vào dòng thời gian, bấm đúp vào mục, và tôi đã chỉnh nó thành Toronto, bởi vì đó là quê hương tôi. Hãy chọn cái gì khác. Popcorn ngay lập tức đi ra ngoài vào các trang web, nói chuyện với Google, lấy bản đồ, và đặt nó vào màn hình hiển thị. Và nó hòan toàn giống hệt nhau. đối với những người xem sản phẩm của bạn. Và nó trực tiếp. Nó không phải là một hình ảnh. Vì vậy, bạn có thể nhấp vào nó, có thể phóng to, để nhìn xuống xem đường phố, nếu bạn muốn. Bây giờ trong video này, tôi đề cập đến cách thêm một nguồn cấp dữ liệu trực tiếp, điều mà chúng ta có thể làm ngay bây giờ, vì vậy, hãy thêm một vào một nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ Flickr. Đi qua phía bên tay phải, lấy Flickr từ danh sách các tùy chọn, kéo nó vào dòng thời gian , và đặt nó vào nơi bạn muốn, và nó sẽ ngay lập tức đi ra ngoài đến Flickr và bắt đầu kéo vào trong các hình ảnh dựa trên các thẻ. Bây giờ, các nhà phát triển của tôi thực sự thích những chú ngựa con, và do đó, họ đã đặt ngựa con làm thẻ mặc định. Hãy thử cái gì khác, có lẽ cái gì có liên quan đến ngày hôm nay hơn một chút. Đây là những hình ảnh trực tiếp được lấy thẳng từ nguồn cấp dữ liệu. Nếu bạn đến và xem nó sau một tuần nữa kể từ bây giờ, nó sẽ hoàn toàn khác nhau, linh động, giống như các trang web, và hòan toàn giống các trang web, tất cả mọi thứ đều có nguồn gốc, vì vậy hãy nhấp vào liên kết của bạn, và bạn đi thẳng đến Flickr để xem hình ảnh nguồn. Tất cả mọi thứ bạn đã nhìn thấy ngày hôm nay được dựng nên từ những khối xây dựng cơ bản của các trang web: HTML, CSS và JavaScript. Điều đó có nghĩa là nó là hoàn toàn có thể remix. Nó cũng có nghĩa là không có phần mềm độc quyền. Tất cả những gì bạn cần là một trình duyệt web. Vì vậy hãy tưởng tượng nếu tất cả video mà chúng ta xem trên các trang web hoạt động như các trang web, hoàn toàn có thể remix lại, được liên kết với nội dung nguồn, và tương tác với tất cả mọi người xem nó. Tôi nghĩ rằng Popcorn có thể thay đổi cách mà chúng ta thuật chuyện trên web, và cách chúng ta hiểu thế giới mình đang sống. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Nhạc cello dạo đầu) Anh đã tìm thấy em, anh đã tìm thấy em dưới vô vàn ký ức tan vỡ với tình yêu kiên định, kiên định của anh. Anh làm em rung động, anh làm em rung động, anh làm em rung động suốt đêm với tình yêu kiên định, kiên định của anh. (Nhạc cello tiếp tục) (Gảy nhịp nhàng) Anh đã tìm thấy em, anh đã tìm thấy em, dưới vô vàn ký ức tan vỡ với tình yêu kiên định, kiên định, kiên định của anh. Và anh làm em rung động, anh làm em rung động, anh làm em rung động suốt đêm với tình yêu kiên định, kiên định, kiên định của anh. (Nhạc kết thúc) (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Công việc của tôi là tổ chức thông tin. Tôi làm thiết kế đồ họa. Tôi thường cố gắng cắt nghĩa những thứ khó hiểu. Vì vậy, cha tôi có vẻ không hiểu rõ tôi kiếm sống bằng cách nào. Tổ tiên bên nội tôi làm nghề nông. Ông là người người dân tộc thiểu số Hắc Hải Hy Lạp. Họ từng sống ở vùng Tiểu Á và chạy trốn đến Hy Lạp do vụ diệt chủng cách đây khoảng 100 năm. Kể từ đó, gia đình tôi đã quen với những chuyến di cư. Cha tôi chuyển đến Đức, học hành và kết hôn. Kết quả là, tôi kế thừa một nửa bộ não Đức với khả năng tư duy phân tích và thêm vẻ bề ngoài có chút quê mùa kèm theo. Đương nhiên, với cả hai dân tộc, tôi là kẻ ngoại quốc. Vậy nên tôi cũng dễ quen với việc đi cư, có thể coi đó là một nét truyền thống tốt nếu bạn thấy thích. Đương nhiên, hầu hết những chuyến đi mỗi ngày thường trong phạm vi thành phố nhất là khi bạn biết rõ thành phố đó, thì di chuyển từ A đến B, có vẻ khá rõ ràng nhỉ? Nhưng câu hỏi là, sao lại rõ ràng đến thế? Sao chúng ta biết rõ chúng ta đang đi đâu? Và tôi leo lên một chiếc phà ở Dublin, khoảng 12 năm trước đây, một người ngoại quốc chuyên nghiệp, và tôi chắc rằng bạn đã trải nghiệm điều này trước đó Bạn đến một thành phố mới, và bộ não của bạn cố gắng cắt nghĩa địa điểm mới này. Khi bạn tìm thấy nơi chốn của mình, nhà của bạn, bạn bắt đầu xây dựng bản đồ nhận thức về môi trường xung quanh về cơ bản, bản đồ ảo này chỉ tồn tại trong não của bạn. Tất cả các loài động vật làm điều đó, mặc dù chúng ta sử dụng công cụ có chút khác nhau. Con người, tất nhiên là chúng ta không đi lòng vòng đánh dấu lãnh thổ bằng mùi như loài chó Chúng ta không di chuyển và tạo ra thứ sóng siêu âm như loài dơi chỉ là chúng ta không làm vậy, mặc dù một đêm ở quận Temple Bar có thể trở nên khá hoang dã. (Tiếng cười) Không, chúng ta làm hai điều quan trọng để biến một nơi thành của mình. Trước tiên, chúng ta di chuyển theo các tuyến đường thẳng. Thường thì ta tìm thấy một đường chính, và con đường chính này trở thành một bản đồ tuyến tính trải dài trong tâm trí chúng ta Nhưng tâm trí của chúng ta giữ nó khá đơn giản. Mỗi con đường được xem như là một đường thẳng, và chúng thường loại bỏ các đoạn uốn lượn của nó. Tuy nhiên, khi chúng ta rẽ não có xu hướng điều chỉnh một góc rẽ 90 độ. Dĩ nhiên đôi khi gây vài tình huống buồn cười đối với các thành phố có thiết kế kiểu cũ theo lô-gich vòng tròn. Có lẽ bạn cũng từng có trải nghiệm đấy phải không? Giả dụ bạn đang một điểm trên một con đường hướng từ một quảng trường nhà thờ chính, và bạn muốn đi đến một điểm khác cũng trên con đường đó. Bản đồ nhận thức trong tâm trí có thể nói với bạn, "Aris, đi trở lại quảng trường nhà thờ chính, Rẽ góc 90 độ, và đi xuống con đường đó. Bạn có được chút cảm giác phiêu lưu trong ngày hôm đó, và bạn đột nhiên phát hiện ra rằng hai điểm thực ra chỉ các nhau có một tòa nhà. Không biết các bạn thì sao tôi thì luôn thấy như tôi tìm thấy lỗ sâu này hoặc cổng xuyên không gian vậy. Vì vậy, chúng di chuyển dọc theo tuyến đường tuyến tính và tâm trí của chúng ta làm thẳng những con đường và nhìn nhận các góc rẽ là 90 độ. Điều thứ hai chúng ta làm để biến một nơi thành của riêng mình là chúng ta gắn kết ý nghĩa và cảm xúc vào những vật thể hữu hình mà chúng ta nhìn thấy dọc theo các con đường này. Nếu bạn đến vùng nông thôn Ai-len, và hỏi đường một bà cô lớn tuổi thì hãy chuẩn bị tâm lý nghe một câu chuyện kể phong cách Ai-len về tất cả quan cảnh liên quan. Bà ấy sẽ chỉ cho bạn quán rượu mà bà từng làm việc, nhà thờ nơi bà làm lễ cưới, kiểu như thế. Vì vậy, chúng ta điền vào bản đồ nhận thức của mình những dấu hiệu có ý nghĩa. Còn gì nữa, chúng ta tóm tắt lặp lại các hình mẫu, và nhận biết chúng. Chúng ta nhận biết thông qua kinh nghiệm, và chúng ta tóm tắt chúng bằng biểu tượng. Và tất nhiên, chúng ta có khả năng hiểu được các biểu tượng này. (Tiếng cười) Hơn nữa, chúng ta có khả năng hiểu các bản đồ nhận thức, và bạn có khả năng tạo ra các bạn đồ nhận thức của mình Nên lần tới, khi bạn muốn chỉ đường đến chỗ của bạn, bạn chộp lấy một lái lót ly, hay một cái khăn giấy, và bạn chỉ cần quan sát chính mình tạo ra một mẩu thiết kế truyền thông. Có những đường thẳng. có các góc 90 độ Bạn có thể thêm các biểu biểu tượng dọc theo con đường. Và khi bạn nhìn vào những gì bạn vừa vẽ ra, bạn nhận ra nó không giống với bản đồ đường phố. Nếu bạn thử đặt một bản đồ đường phố thực tế lên trên bản vẽ của mình, bạn sẽ nhận ra các con đường và khoảng cách thực sự cách xa nhau. Không, những gì bạn vừa vẽ ra là giống như một biểu đồ hoặc một lược đồ. Nó là một cấu trúc trực quan bao gồm đường thẳng, các điểm, và ký tự thiết kế theo ngôn ngữ của não bộ Vì vậy, không có gì bất ngờ khi hình tượng thiết kế truyền thông của thế kỷ trước, đỉnh cao của việc hướng dẫn đường đi làm thế nào để đi từ đến B, bản đồ tàu diện ngầm Luân Đôn, không được thiết kế bởi một người vẽ bản đồ hoặc nhà quy hoạch đô thị. Nó được thiết kế bởi một người phác thảo kỹ thuật Trong những năm 1930, Harry Beck áp dụng các nguyên tắc của thiết kế sơ đồ, và thay đổi mãi mãi phương thức thiết kế bản đồ phương tiện giao thông công cộng. Điểm mấu chốt cho sự thành công của bản đồ này là việc cắt bỏ thông tin ít quan trọng hơn và sự tối giản. không chỉ đường phố được vẽ thẳng, các góc 90 và 45 độ, sự biến dạng về mặt địa lý trong bản đồ đó. Nếu bạn đã nhìn vào vị trí thực tế của các trạm, bạn sẽ thấy chúng rất khác nhau, phải không? Nhưng cũng là vì tạo ra sự rõ ràng cho bản đồ tàu điện công cộng. Giả dụ như bạn muốn đi từ trạm Regent's Park đến Great Portland Street, bản đồ tàu điện sẽ cho bạn biết lấy tàu, đi đến Baker Street, đổi trạm, lấy tàu khác. Tất nhiên, điều bạn không biết chính là hai trạm đấy chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Bây giờ chúng ta đã chạm đến chủ đề của giao thông công cộng, và giao thông công cộng ở đây ở Dublin là một chủ đề hơi nhạy cảm. (Tiếng cười) Cho những ai không biết giao thông công cộng ở đây ở Dublin, về cơ bản chúng tôi có hệ thống xe buýt địa phương phát triển cùng thành phố Cho mỗi khu vực ngoại thành đã được bổ sung, có thêm một xe buýt tuyến xe chạy từ ngoại thành đến trung tâm thành phố, và khi các xe buýt địa phương tiếp cận trung tâm thành phố, chúng chạy song hành nhau và hội tụ đông đúc trên một con đường chính. Vì vậy, khi tôi bước ra khỏi thuyền 12 năm trước đây, Tôi đã cố gắng cắt nghĩa điều đó bởi vì đi bộ khám phá thành phố sẽ rất là hạn chế. Nhưng khi bạn khám phá một hệ thống giao thông công cộng ở nước ngoài, bạn sẽ xây dựng bản đồ nhận thức trong tâm trí của bạn theo cùng một cách khá giống. Thường thì bạn chọn một tuyến đường đi nhanh, và trong tâm trí của bạn, con đường này được coi là một đường thẳng, và như một chiếc vòng cổ ngọc trai, tất cả các trạm và điểm dừng được sắp xếp đẹp mắt và gọn gàng trên một đường thẳng và chỉ khi đó bạn bắt đầu khám phá ra một số tuyến xe buýt địa phương mà sẽ lấp khoảng trống, cho phép bạn tìm ra các lỗ sâu, các lối tắt xuyên không gian đó. Vì vậy, tôi đã cố cắt nghĩa, và khi tôi đến, Tôi đã tìm kiếm một số tờ rơi thông tin giúp tôi thâm nhập vào hệ thống này và hiểu về nó. và tôi tìm thấy những tài liệu quảng cáo. (Tiếng cười) Chúng không bị thay đổi về mặt địa lý. Nhiều thông tin được loại bỏ bớt, nhưng không may, lại là thông tin không nên loại bỏ, giả dụ khu trung tâm. Không có đường thẳng nào đại diện cho tuyến đường đi. Thậm chí không có trạm và tên trạm Bây giờ, các bản đồ của Dublin đã tốt hơn trước, và sau khi tôi đã hoàn thành dự án, có thêm một chút cải thiện nữa, nhưng vẫn không có tên trạm, không có tuyến đường. Vì vậy, do sự ngây thơ và nửa dòng màu Đức, tôi quyết định, "Aris, tại sao không xây dựng bản đồ riêng của mình?" Đó là những gì tôi đã làm. Tôi nghiên cứu làm thế nào mà mọi tuyến đường xe buýt di chuyển qua thành phố, đẹp mắt và hợp lý, mỗi xe buýt là một đường riêng biệt, và tôi phát hoạ vào bản đồ của Dublin, và ở trung tâm thành phố, tôi có một đĩa mì Ý hết sức đẹp mắt. (Tiếng cười) Có chút hỗn độn ở đây, vì vậy tôi quyết định, tất nhiên, bạn sẽ phải áp dụng các quy tắc thiết kế phác đồ loại bỏ các hành lang, mở rộng đường phố nơi nhiều xe buýt, và làm cho các đường phố thẳng thóm ra, các góc 90-độ , 45-độ hoặc tỉ lệ của nó. và điền vào các tuyến xe buýt. Và tôi đã xây dựng này bạn đổ xe buýt của trung tâm thành phố. Tôi sẽ phóng to ra để bạn thấy đầy đủ các bến tàu và Westmoreland Street. (Tiếng cười) Bây giờ tôi có thể tự hào mà nói (vỗ tay) Tôi có thể tự hào nói, một bản đồ giao thông công cộng, sơ đồ này là một thất bại hoàn hảo. (tiếng cười) ngoại trừ một khía cạnh: Tôi bây giờ có được một hình ảnh trực quan tuyệt vời về tình trạng tắt nghẽn và đông đúc của thành phố Cứ gọi tôi là lạc hậu, nhưng tôi nghĩ rằng một bản đồ giao thông công cộng nên có đường, bởi vì nó là như vậy mà. Chúng là các chuỗi nối tiếp nhau đi xuyên qua thành phố, hoặc khu trung tâm Anh chàng Hy Lạp bên trong tôi cảm thấy, nếu tôi không có một tuyến đường, nó giống như vào mê cung của Minotaur mà không cần Ariadne cung cấp cho bạn các sợi dây tìm đường Vì vậy kết quả nghiên cứu học thuật của tôi rất nhiều câu hỏi, các nghiên cứu tình huống, và xem xét rất nhiều bản đồ, cho thấy rất nhiều vấn đề và thiếu sót trong hệ thống giao thông công cộng ở Dublin là thiếu bản đồ mạch lạc - bản đồ đơn giản, mạch lạc - bởi vì tôi nghĩ rằng đây không chỉ là những bước rất quan trọng để hiểu một mạng lưới giao thông công cộng trên cấp độ thực tế, nhưng nó cũng là bước quan trọng để làm cho mạng lưới giao thông công cộng tương thích trên cấp độ trực quan. Vì vậy tôi hợp tác với một anh chàng được gọi là James Leahy, một kỹ sư công chính và là Thạc sỹ mới tốt nghiệp chương trình phát triển bền vững tại DIT, và với nhau chúng tôi phác thảo một mạng lưới hình mẫu đơn giản hóa mà tôi sau đó có thể trực quan hóa nó. Và đây là những gì chúng tôi đã làm. Chúng tôi phân phối các tuyến tàu vận chuyển nhanh trong Trung tâm thành phố, và mở rộng vào các vùng ngoại ô. Nhanh chóng, bởi vì chúng tôi muốn các vùng này được bao phủ bởi các phương tiện vận tải nhanh. Sẽ có quyền ưu tiên trên đường, khi có thể, và vận chuyển trên phương diện số lượng nhiều, chất lượng cao. James muốn sử dụng xe buýt vận chuyển nhanh, thay vì đường sắt nhẹ. Đối với tôi, điều quan trọng là những phương tiện vận tải nhanh đó sẽ được phân biệt với các xe buýt địa phương. Bây giờ chúng tôi có thể tách các xe buýt địa phương ra khỏi tuyến đường có phương tiện vận tải nhanh Bất kỳ khoảng trống xuất hiện ở ngoại ô được lấp đầy một lần nữa. Như vậy, nói cách khác, nếu đã có một con đường trong ngoại thành nơi đã có một xe buýt, chúng tôi đặt một xe buýt trở lại ở đó, chỉ là bây giờ, nhưng xe buýt này sẽ không đi thẳng đên trung tâm thành phố mà sẽ kết nối với một tuyến vận tải nhanh gần nhất. một trong những dòng đậm hơn như trên đó. Do đó, phần còn lại chỉ là một vài tháng làm việc, và một vài lần cãi cọ với bạn gái về việc các điểm hẹn của chúng tôi liên tục bị làm tắt nghẽn bởi bản đồ. và kết quả, một trong những kết quả, là bản đồ khô vực Greater Dublin này. Tôi sẽ phóng to một chút. Bản đồ này chỉ hiển thị các điểm nối phương tiện vận tại nhanh, không có xe buýt địa phương, tương đương với hình thức bản đồ Metro rất thành công ở Luân Đôn, và đã được áp dụng ở nhiều thành phố lớn khác, và do đó trở thành là ngôn ngữ mà chúng ta nên sử dụng cho bản đồ giao thông công cộng. Thêm một điều quan trọng là, với một mạng lưới đơn giản thế này, sẽ khả thi hơn cho tôi khi giải quyết thách thức cuối cùng, và tạo nên một bản đồ cho trung tâm thành phố, không chỉ thể hiển các điểm kết nối với phương tiện vận tải nhanh, mà còn các tuyến xe buýt địa phương, đường phố, và các thứ khác, và đây, một bản đồ như thế phải trông như thế này. Tôi sẽ phóng to một chút. Trong bản đồ này, tôi là bao gồm mỗi hình thức vận tải, vận tải nhanh, xe buýt, DART, xe điện và các thứ. Mỗi tuyến được đại diện bởi một đường riêng biệt. Bản đồ cho thấy mỗi trạm, tên trạm, và tôi cũng hiển thị đường phố, thực ra, hầu hết các con đường cùng với tên của chúng, và để dễ đo đếm, thêm một số quang cảnh nữa, một số thể hiện thông qua các biểu tượng số khác thông qua các bản vẽ toàn cảnh không gian ba chiều. Bản đồ là tương đối nhỏ kích thước tổng thể, nên bạn có thể cầm như một bản đồ gấp, hoặc hiển thị trên bản thông tin của các bến xe buýt Đây là sự cân bằng tốt nhất có thể giữa thực tế và đơn giản hóa, ngôn ngữ tìm đường trong não chúng ta. Các đường thẳng, các góc rẽ gọn gàng, và, tất nhiên, rất, rất quan trọng sự biến dạng địa lý tạo nên bản đồ giao thông công cộng. Nếu bạn, ví dụ, nhìn lại hai hành lang chính chạy qua thành phố, màu vàng và màu da cam trên đây, đây là cách thể hiện đúng trên bản đồ đường phố, và đây là các thể hiện trên bản đồ giao thông công cộng được biến đổi và đơn giản hóa. Như vậy cho một bản đồ giao thông công cộng thành công, chúng tôi không nên bám và sự thể hiện thực tế, mà phải thiết kế theo cách mà não bộ vận hành. Các phản ứng tôi nhận được to lớn. Và tất nhiên, riêng tôi, tôi đã rất vui mừng khi thấy họ hàng tôi Đức và Hy Lạp cuối cùng hình dung được tôi kiếm sống bằng cách nào. Xin cảm ơn. Đây là đường chân trời của quê nhà tôi, thành phố New Orleans. Đó là một nơi rất tuyệt vời mà tại đó tôi đã trưởng thành, nhưng nó là một trong những địa điểm rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên thế giới. Một nửa thành phố đã thấp hơn mặt nước biển rồi. Vào năm 2005, cả thế giới đã chứng kiến New Orleans và bờ biển Gulf bị tàn phá bởi cơn bão Katrina. Có 1836 người thiệt mạng. Gần 300,000 ngôi nhà bị hư hại. Đây là căn nhà của mẹ tôi, ở phía trên - mặc dù cái xe đó không phải của bà ấy, nhưng nó bị cuốn đến đó bởi nước lũ cao đến tận mái nhà, và ở dưới là nhà của chị tôi. May mắn là họ và những thành viên khác trong gia đình đã ra khỏi nhà kịp lúc, nhưng họ mất đi nhà cửa của mình, và như bạn thấy đấy, hầu như mất đi tất cả mọi thứ trong nhà. Những nơi khác trên thế giới đã từng bị bão tàn phá ở những mức độ thậm chí còn kinh khủng hơn. Năm 2008, lốc xoáy Nargis và dư chấn của nó đã làm thiệt mạng 138000 người ở Myanmar. Sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nhà cửa của chúng ta, cộng đồng của chúng ta, lối sống của chúng ta. Chúng ta nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng mức độ và tại từng thời cơ. Buổi nói chuyện này là về sự chuẩn bị, và thích nghi với những thay đổi sắp tới mà sẽ ảnh hưởng đến nhà cửa của chúng ta và ngôi nhà chung của chúng ta, Trái Đất. Các sự thay đổi trong những lần này sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến chúng ta. Có những hậu quả nghiêm trọng và đó không phải là những gì mà có lẽ bạn luôn nghĩ. Ở New Orleans, những hộ gia đình chỉ toàn người già hoặc phụ nữ nằm trong số những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Đối với những quốc gia thấp hơn mặt nước biển, làm sao mà bạn có thể ước tính giá trị việc đánh mất đất nước của bạn nơi mà tổ tiên bạn được chôn cất? Và người dân của nước bạn sẽ đi đâu ? Và họ sẽ thích nghi với một vùng đất mới ra sao? Sẽ có hay không những sự căng thẳng trong việc nhập cư, hoặc những cuộc xung đột trong việc tranh chấp những nguồn tài nguyên hạn hẹp? Nó đã nhem nhóm những cuộc xung đột ở Chad và Darfur. Thích nó hay không, sẵn sàng hay chưa, thì đây vẫn là tương lai của chúng ta. Chắc hẳn rồi, có một số người đang tìm kiếm cơ hội trong thế giới mới này. Đó là những người Nga đã cắm cờ dưới đáy đại dương để khẳng định chủ quyền của những khoáng sản dưới đáy biển Bắc Cực nơi băng đang dần tan chảy. Tuy nhiên, trong khi những cá nhân có thể có những chiến tích ngắn hạn, thì những tổn thất chung của chúng ta sẽ quan trọng hơn chúng nhiều. Không nhìn đâu xa, ngành bảo hiểm đang rất khó khăn để cố gắng thích nghi với những tổn thất rất nặng nề do các hiện tượng thời tiết nguy hiểm gây ra. Quân đội cũng bị ảnh hưởng. Họ gọi sự biến đổi thời tiết là một mối đe đọa ngày càng tăng lên và nó có thể đe dọa sự vững vàng cũng như an ninh, trong khi đó các chính phủ trên thế giới đang đánh giá cách để ứng phó. Vậy chúng ta có thể làm những gì? Chúng ta có thể chuẩn bị và thích nghi bằng cách nào? Tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 ví dụ về những việc chúng ta có thể làm, bắt đầu với việc thích ứng với những cơn bão và lũ khắc nghiệt, Ở New Orleans, cây cầu Twin Spans, bị bão Katrina đánh sập nhiều phần, đã được xây dựng lại và cao hơn 21 feet so với lúc trước để đề phòng đến những cơn bão biển lớn hơn. Và những ngôi nhà sử dụng năng lượng hiệu quả và nền nhà cách xa mặt đất này được đề xuất bởi Brad Pitt và Make It Right để dùng cho bộ phim nổi tiếng Ninth Ward. Nhà thờ mà mẹ tôi thường đi đến, đã từng bị phá hủy, và bây giờ nó không chỉ được xây lại cao hơn, nó còn chuẩn bị trở thành nhà thờ Energy Star (sử dụng năng lượng hiệu quả) đầu tiền trên nước Mỹ. Họ đang bán lại năng lượng dư cho mạng lưới điện công cộng điều này làm là nhờ vào các tấm năng lượng mặt trời, sơn phát quang và nhiều thứ khác. Hóa đơn tiền điện tháng 3 của họ chỉ có 48 đô la. Đây là những ví dụ về việc New Orleans đang kiến thiết lại theo cách này, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu những người khác cũng chủ động thay đổi suy nghĩ của mình theo cách này. Ví dụ, ở Galveston, đây là một ngôi nhà kiên cố đã tồn tại được sau cơn bão Ike, trong khi những ngôi nhà khác trong khu vực lân cận hoàn toàn không thể. Khắp mọi nơi trên thế giới, vệ tinh nhân tạo và hệ thống cảnh báo đang giúp cứu rất nhiều mạng người ở những nơi có nguy cơ lụt cao như Bangladesh. Tuy nhiên, cũng quan trọng giống như công nghệ và cơ sở hạ tầng, có lẽ yếu tố con người thậm chí còn quan trọng hơn. Chúng ta cần có những kế hoạch và hệ thống tốt hơn để thực hiện công tác sơ tán Chúng ta cần hiểu rõ hơn về cách mà con người đưa ra những quyết định trong lúc cấp bách, và tại sao lại như vậy. Trong khi đúng là có nhiều người chết trong cơn bão Katrina vì không có phương tiện giao thông, thì có những người từ chối không chịu rời đi sơ tán khi cơn bão đang ập đến, thường là vì những phương tiện đi lại và chỗ trú sẵn có từ chối không chọ ho mang theo vật nuôi của mình. Hình dung việc bỏ lại thú cưng của bạn trong cuộc sơ tán hay cứu hộ. May mắn là vào năm 2006, Quốc hội đã thông qua luật cho phép sơ tán và chuyên chở thú nuôi (Tiếng cười) - viết tắt là "PETS" - để thay đổi điều đó. Tiếp theo, chuẩn bị cho sự nóng dần lên và hạn hán. Những người nông dân đang đối mặt với những thách thức của hạn hán, từ châu Á đến châu Phi, từ Úc đến Oklahoma, khi mà những luồng sóng nhiệt do sự biến đổi thời tiết đã giết chết hàng vạn người ở phía tây châu Âu vào năm 2003, và lặp lại một lần nữa tại Nga vào năm 2010 Ở Ethiopia, 70 phần trăm dân số phụ thuộc sinh kế của mình vào lượng mưa. Tố chức Oxfam và Swiss Re, cùng với Rockefeller đang giúp đỡ những người nông dân như thế này trồng những cánh đồng ruộng bậc thang và tìm những cách khác để dự trữ nước, nhưng họ cũng hỗ trợ bảo hiểm khi hạn hán xảy ra. Sự ổn định mà điều này đem lại giúp những người nông dân có đủ tự tin để đầu tư. Nó giúp những người nông dân này có điều kiện để được cho vay vốn. Nó còn giúp họ đạt được năng suất cao hơn để để dần dần có thể tự mua được bảo hiểm mà không cần sự trợ giúp nào. Đó là một vòng luân chuyển hiệu quả và phương pháp này có thể tái sử dụng cho những nước đang phát triển trên thế giới. Năm 1995, sau khi một luồng sóng nhiệt gây chết người biến những chiếc xe tải làm lạnh trong lễ hội nổi tiếng Taste of Chicago thành những cái nhà xác tạm thời, Chicago trở thành một thành phố tiên phong, trong việc làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị bằng cách mở những trung tâm làm mát vươn đến cả những vùng lân cận dễ bị ảnh hưởng, trồng nhiều cây xanh, lắp đặt những mái nhà được phủ bởi thảm thực vật xanh hoặc được làm bằng chất liệu lạnh. Đây là mái nhà được phủ xanh của tòa thị chính, ở ngay cạnh là (một phần) mái nhà của tòa nhà Cook County, và bề mặt của nó nóng hơn 77 độ F so với mái nhà được phủ xanh. Vào năm ngoái, thành phố Washington đã dẫn dắt cả nước vào công cuộc lắp đặt những mái nhà phủ xanh, và họ tài trợ một phần cho việc này nhờ vào số tiền thu được từ việc đánh thuế túi ni lông. Một phần phí của việc lắp đặt những mái nhà phủ xanh này sẽ được trả bởi những chủ sở hữu nhà và tòa cao ốc trong thành phố. Những mái nhà phủ xanh này không chỉ giúp làm giảm bớt đi hiệu ứng đảo nhiệt đô thị mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, và cả tiền bạc, giảm những chất thải khí đã gây ra sự biến đổi khí hậu, và chúng cũng giảm lượng nước mưa chảy trên mặt đất. Vậy một số giải pháp cho sự nóng lên có thể đem lại rất nhiều hiệu quả cùng một lúc. Thứ ba, đó là việc thích nghi với mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên đe dọa hệ sinh thái ven viển, ngành nông nghiệp, và thậm chí cả những thành phố lớn. Mực nước biển dâng lên từ 1 đến 2 mét sẽ nhìn giống như thế này ở đồng bằng sông Cửu Long. Đó là nơi mà một nửa lượng gạo của Việt Nam được trồng. Cơ sở hạ tầng sẽ bị ảnh hưởng. Có nhiều sân bay trên thế giới nằm ở ven biển, Điều đó có lý mà phải không? Nó có không gian ngoài trời để những chiếc máy bay có thể cất cánh và hạ cánh mà không phải lo lắng về việc gây ra tiếng ồn hay là tránh những tòa nhà cao. Đây là một ví dụ, sân bay San Francisco, bị ngập bởi nước lũ cao khoảng 16 inches hoặc nhiều hơn. Hãy hình dung chi phí khổng lồ phải trả cho việc đắp đê để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng này. Nhưng có thể sẽ có những thay đổi trong tương lai mà bạn chưa hình dung ra. Ví dụ, những chiếc máy bay cần đường băng rộng hơn để cất cánh vì không khí càng nóng và nhẹ thì sẽ càng làm cho sức nâng của máy bay kém đi. San Francisco cũng đang chi 40 triệu đô la để cân nhắc và thiết kế lại hệ thống lọc nước và xử lý nước thải, vì nước biển có thể tràn vào những ống dẫn nước thải như thế này, làm ngập nhà máy và gây hại đến vi khuẩn cần để xử lý rác thải. Vì vậy, những ống dẫn nước thải này đã được trang bị thêm những bộ phận mới nhằm ngăn không cho nước biển tràn vào hệ thống xử lý. Ngoài những giải pháp kỹ thuật này ra, công việc của chúng tôi tại Trung tâm khí hậu Geogretown còn khuyến khích những người dân tìm xem xét những chính sách và công cụ pháp lý sẵn có nào có thể dùng được và cân nhắc xem họ sẽ thích nghi với sự thay đổi bằng cách nào. Ví dụ, vệc sử dụng đất, những khoảng đất nào mà bạn muốn bảo vệ, bằng cách xây thêm một cái đập ngăn nước biển chẳng hạn, cũng có thể biến đổi bằng cách xây dựng những tòa nhà, hoặc lùi chúng ra sau để cho phép sự phát triển của những hệ thống tự nhiên quan trọng chẳng hạn như những đầm lầy hoặc bãi biển. Còn rất nhiều ví dụ khác để xem xét. Ở Anh, đập Themes giúp bảo vệ thành phố London trước những cơn bão biển. "Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu" đang khôi phục lại những hệ sinh thái quan trọng, ví dụ như rừng đước. Bản thân những hệ sinh thái này vốn đã quan trọng, bên cạnh đó, chúng còn như là vật chắn giúp bảo vệ cuộc sống của những người dân trên đất liền. Thành phố New York cực kì dễ bị ảnh hưởng bởi bão như bạn có thể thấy từ cái biển báo này, và bởi mực nước biển dâng lên, cũng như bởi bão biển, như bạn có thể thấy từ hình ảnh trạm tàu điện ngầm bị ngập nước. Tuy nhiên, những lưới sắt thông gió nhô lên trên mặt đất để dùng cho hệ thống tàu điện ngầm này đã chứng tỏ rằng các giải pháp đều có thể vừa thực dụng, vừa có tính thẩm mỹ. Hiện giờ, ở New York, San Francisco và London, những nhà thiết kế đã hình dung ra được những cách để cải thiện việc hợp nhất môi trường tự nhiên và nhân tạo nhưng vẫn ý thức được sự biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ đây là những ví dụ có thể truyền cảm hứng về những điều có thể làm được khi chúng ta được quyền lên kế hoạch cho một thế giới khác hơn trong tương lai. Tuy nhiên, bây giờ là một lời cảnh báo. Việc thích nghi quá quan trọng đến nỗi không thể phó mặc hết cho những nhà chuyên gia. Tại sao ư? Vì không có nhà chuyên gia nào cả. Chúng ta đang đặt chân đến những vùng đất chưa từng được thám hiểm, và những kỹ năng chuyên môn cũng như hệ thống của chúng ta thì lại dựa vào những thứ trong quá khứ. "Sự tĩnh lại" là một ý niệm mà chúng ta có thể dự đoán cho tương lai dựa vào quá khứ, và lên kế hoạch sao cho phù hợp, và nguyên tắc này chi phối phần lớn kỹ thuật của chúng ta, những thiết kế của chúng ta về cơ sở hạ tầng, hệ thống dẫn nước của thành phố, luật xây dựng, thậm chí cả quyền sử dụng nước và những tiền lệ hợp pháp khác. Nhưng chúng ta có thể đơn giản chỉ là không phụ thuộc vào quy tắc tiêu chuẩn đã được thiết lập nữa. Chúng ta đang thải ra vượt quá nồng độ CO2 của Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Sau đây là vấn đề lớn hơn mà tôi muốn nêu ra. Trách nhiệm của chúng ta là nhìn vào những ngôi nhà của chúng ta, cộng đồng của chúng ta, sự dễ bị tác động của chúng ta, và sự đối mặt với rủi ro của chúng ta, và từ đó tìm cách để không chỉ để sống sót, mà còn để phát triển mạnh hơn nữa, và trách nhiệm của chúng ta là lập kế hoạch và chuẩn bị và gặp những nhà lãnh đạo của chính quyền và yêu cầu họ làm việc tương tự, ngay cả khi mà họ chú tâm vào những nguyên nhân gốc rễ của việc biến đổi khí hậu. Không có cách khắc phục cấp tốc nào cả. Không có loại giải pháp nào có thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Chúng ta "học" thông qua "thực hành". Nhưng "thực hành" mới là điều quan trọng nhất. Cám ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Cứ trong 4 người thì sẽ có 1 người mắc chứng bệnh tâm thần Vậy thì nếu đây là 1, 2, 3, 4, thì người đó chính là ông, thưa ông. Vâng. Là ông. (Tiếng cười) Với hàm răng kì cục. Và bạn là người kế sau ông ta đấy. (Tiếng cười) Bạn biết bạn là ai mà. Thực ra thì, cả hàng này đều không ai ổn cả. (Tiếng cười) Điều đó thật không tốt. Vâng, thực sự rất tệ. Đừng có mà nhìn tôi (Tiếng cười) Tôi là một trong số một người trong 4 ấy. Xin cảm ơn. Tôi nghĩ tôi thừa hưởng nó từ mẹ tôi, người mà đã từng bò khắp nhà trên cả bốn chi. Bà ấy có hai miếng xốp trong tay, và rồi bà buộc hai cái nữa vào hai đầu gối. Mẹ tôi đã hoàn toàn bị nhúng ướt. (Tiếng cười) Và bà sẽ bắt đầu bò theo sau tôi, "Ai đã mang những dấu chân này vào trong nhà?!" Vâng đó chính là một manh mối cho thấy mọi việc không ổn. Thế nên, trước khi bắt đầu, tôi xin được cảm ơn những người sáng chế nên Lamotrigine, Sertraline và Reboxetine bởi vì nếu không có những loại thuốc đơn giản này, tôi sẽ không thể đứng thẳng được như ngày hôm nay. Vậy điều này đã bắt đầu từ bao giờ? Chứng bệnh tâm thần của tôi, oh, tôi sẽ không nói về chứng bệnh này của tôi. Tôi sẽ nói gì nhỉ? Ok được rồi. Tôi đã từng luôn mơ ước rằng, khi cơn suy nhược cuối cùng của mình xảy đến, đó sẽ là bởi vì tôi đã có được sự soi rạng của thuyết hiện sinh Kafkaesque, hoặc có thể là Cate Blanchett sẽ đóng vai tôi và cô ấy sẽ giành giải Oscar vì điều này. (cười) Nhưng đây không phải là điều đã xảy ra. Tôi đã bị ngất trong ngày thể thao của con gái mình. Tất cả cha mẹ của học sinh ngồi trong bãi đỗ xe ăn thức ăn được lấy ra từ đằng sau xe của họ, chỉ duy nhất những người Anh là ăn xúc xích. Họ yêu xúc xích. (Tiếng cười) Lord và Lady Rigor Mortis đang ngồi nhấm nháp thức ăn trên mặt đường thì bỗng nhiên súng nổ, và tất cả các bé gái bắt đầu chạy và tất cả các bà mẹ thì hét lên "Chạy, chạy đi Chlamydia, chạy!" (Tiếng cười) "Chạy nhanh như gió, Veruca! Chạy!" Và tất cả các bé gái, cứ chạy, chạy và chạy Tất cả trừ con gái tôi, vẫn đang đứng ở vạch xuất phát, chỉ vẫy tay vởi vì nó không biết rằng đáng nhẽ nó phải chạy. Và thế là tôi đã phải nằm trên giường cả tháng trời, và khi tôi tỉnh dậy tôi phát hiện mình đã được nhập viện, và khi tôi nhìn thấy những bệnh nhân khác, tôi nhận ra rằng mình đã tìm được người của mình, đồng bọn của mình (Tiếng cười) Bởi vì họ ltrở thànhn những người bạn duy nhất của tôi, họ trở thành bạn tôi bởi vì có rất ít người mà tôi quen biết - Vâng, tôi đã không được gửi nhiều thiệp và hoa. Ý tôi là, nếu tôi bị gẫy chân hoặc ở với trẻ con, tôi đáng nhẽ sẽ có ngập tràn hoa và thiệp nhưng tất cả những thứ tôi nhận được là một vài cuộc điện thoại nói với tôi rằng hãy ráng hồi phục. Hồi phục ư. Bởi vì tôi không nghĩ như thế (Tiếng cười) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bởi vì, bạn biết đấy, có một thứ, một thứ mà khi bạn có được đi cùng với chứng bệnh này, thứ này sẽ tự đến như một món hàng, đó là việc bạn có cảm giác hổ thẹn thực sự bởi vì bạn của bạn sẽ nói "Ồ thôi nào, cho tớ xem chỗ u của cậu nào, cho tớ xem hình chụp x quang của cậu". Và dĩ nhiên bạn chẳng có gì để cho họ xem cả thế nên bạn sẽ, kiểu như cảm thấy rất là khó chịu với bản thân mình bởi vì bạn nghĩ rằng "Tôi sẽ không phải bị ném bom rải thảm. Mình không sống ở khu da đen." Do vậy bạn bắt đầu nghe thấy những tiếng nói lăng mạ này, nhưng bạn không chỉ nghe một lời lăng mạ mà bạn nghe một ngàn - 100 ngàn lần những tiếng nói này, giống như nếu ác quỷ mà có Tourette thì đó là những thứ tương tự mà bạn sẽ nghe. Nhưng tất cả chúng ra ở đây đều biết rằng không có Ác quỷ cũng không có giọng nói nào trong đầu bạn cả. Bạn biết rằng khi bạn nghe thấy những lời lăng mạ đó tất cả những nơ ron thần kinh sẽ tập hợp lại và trong cái khoảng cách bé nhỏ đó bạn sẽ thu được một chất hoá học thực sự độc hại, kiểu như là "Tôi muốn chết", và nếu bạn có cảm giác đó lặp đi lặp lại như một cuốn băng bạn có thể sẽ lâm vào trạng thái tuyệt vọng. Ồ, và đó thậm chí không phải là đỉnh điểm. Nếu bạn có con nhỏ, bạn sẽ lạm dụng nó bằng ngôn từ trí não nhỏ bé đó sẽ phát đi những chất hóa học có sức tàn phá đến mức một phần nhỏ của bộ não, vùng mà có thể phân biệt được tốt xấu, không thể phát triển được nữa, do vậy bạn sẽ có thể thấy trong cơ thể mình có một con người mắc chứng rối loạn thần kinh Nếu một người lính nhìn thấy bạn của anh ta bị đánh bom chết, não của anh ta sẽ lâm vào mức độ cảnh giác cao đến mức anh ta không thể diễn đạt những kinh nghiệm thành lời được, nên anh ta sẽ liên tục cảm thấy kinh khủng. Vậy đây là câu hỏi của tôi. Câu hỏi của tôi là, khi mà con người bị tổn thương về tinh thần, có phải sẽ luôn có một sự tưởng tượng hoạt động không? Làm thế nào mà mỗi cơ quan khác trên cơ thể bạn có thể bị ốm và bạn nhận được sự cảm thông, trừ bộ não? Tôi muốn nói thêm đôi chút về bộ não bởi vì tôi biết bạn thích điều này ở TED nếu bạn cho tôi một phút tại đây, OK OK, để tôi nói cho bạn biêt, có một vài tin tốt. Có một vài tin tốt. Trước hết, hãy để tôi nói, chúng ta đang đi một đoạn đường dài, rất dài Chúng ta bắt đầu như một tế bào Amip rất nhỏ dính vào một hòn đá, và bây giờ, bộ não ra đời Chính là nó. (Tiếng cười) Đứa trẻ nhỏ này có rất nhiều mã lực Nó xảy ra một cách hoàn toàn có nhận thức. Nó có những thùy não tân tiến Chúng ta có thùy chẩm do vậy chúng ta có thể nhìn thấy thế giới. Chúng ta có thùy động mạch thái dương do vậy chúng ta có thể nghe thấy thế giới. Ở đây chúng ta có một trí nhớ khá lâu, do vậy, bạn biết rằng khi mà bạn muốn quên đi cái tối mà bạn say xỉn? Bye bye! Xong. (Tiếng cười) Vậy thực ra, bộ não được lấp đầy bởi 100 tỉ nơ ron thần kinh zzzz..truyền tải thông tin nhanh như điện giật. .zzz... Tôi sẽ đưa ra một quan điểm nhỏ ở đây Tôi cũng không biết liệu bạn có hiểu được không nữa (Tiếng cười) Vâng và đây (Tiếng cười) Và cho tất cả mọi người, tôi biết, tôi đã tự vẽ nó đấy. Xin cảm ơn Với từng nơ ron thần kinh, bạn có thể có từ 10 nghìn đến 100 nghìn những mối liên hệ khác nhau hoặc kiểu liên kết hình cây, hay bất cứ cái tên nào mà bạn muốn đặt cho nó, và mỗi lần như vậy bạn lại học được một điều gì đó, hoặc bạn thu được một kinh nghiệm cái bụi cây đó lại lớn lên, bạn biết đấy, đó là một bụi cây các thông tin Bạn có thể tưởng tượng được không, mỗi con người đều đang mang thiết bị đó, thậm chí cả Paris Hilton? (Tiếng cười) Hãy tìm hiểu xem. Nhưng tôi có một tin khá xấu cho các bạn. Tôi có một vài tin xấu. Nó không phải là cho một người trong bốn người, mà là cho cả 4. Chúng ta không được trang bị cho thế kỉ 21 Sự tiến hóa không chuẩn bị cho chúng ta đối phó với điều này. Chúng ta không có đủ dung lượng và với những người nói rằng, ồ họ đang có một ngày thật đẹp, họ hoàn toàn ổn, thật ra họ đang điên cuồng hơn toàn bộ chúng ta. Bởi vì tôi sẽ chỉ cho bạn thấy chỗ nào đang có trục trặc trong sự tiến hóa này. OK, để tôi giải thích điều này cho bạn. Khi chúng ta còn là người cổ đại (Tiếng cười) hàng triệu năm về trước, và rồi bỗng nhiên chúng ta cảm thấy bị đe dọa bởi một loại động vật ăn thịt, đúng không? (Tiếng cười) chúng ta sẽ như vậy - Xin cảm ơn. Tôi lại tự vẽ những cái này (Tiếng cười) Cảm ơn rất nhiều, cảm ơn, cảm ơn (Vỗ tay) Cảm ơn. Dù sao thì, chúng ta sẽ được đổ đầy với Adrenalin của chính chúng ta và cortisol của mình, và sau đó chúng ta sẽ giết hoặc bị giết chúng ta sẽ ăn hoặc bị làm thịt, và sau đó chúng ta đột nhiên mất đi năng lượng và quay trở lại bình thường. OK Vậy vấn đề là, ngày này, với loài người hiện đại (Tiếng cười) khi chúng ta cảm thấy nguy hiểm, chúng ta vẫn tự đổ đầy với những chất hóa học trong chính chúng ta nhưng bởi vì chúng ta không thể giết những người giám sát giao thông (Tiếng cười) hay ăn thịt bọn kinh doanh bất động sản được, vậy nên năng lượng đó sẽ đọng lại ở trong cơ thể chúng ta lặp đi lặp lại, do vậy chúng ta luôn ở một trạng thái cảnh giác thường trực, trạng thái không đổi. Và đây là một chuyện khác có thể xảy đến. Khoảng 150 ngàn năm về trước, khi ngôn ngữ xuất hiện online chúng ta bắt đầu cho từ ngữ vào cái trạng thái khẩn cấp thường trực này, do vậy nó không phải chỉ là "Trời ơi, có 1 con hổ răng kiếm kìa" đáng nhẽ nó phải là như thế nhưng đột nhiên lại trở thành, "Trời ạ, tôi không gửi được email. Trời ạ đùi của tôi mập quá. Trời ạ, mọi người sẽ thấy tôi hết sức ngu ngốc. Tôi không được mời tới bữa tiệc giáng sinh!" Thế là bạn có được cuộn băng cằn nhằn này lặp đi lặp lại và nó khiến bạn loạn trí, vậy thì, bạn đã thấy vấn đề gì chưa? Cái mà một lần khiến bạn cảm thấy an toàn giờ lại khiến bạn phát điên. Tôi rất lấy làm tiếc khi phải là người trruyền đi cái tin tồi tệ này, nhưng một ai đó sẽ phải làm điều này. Thú nuôi của bạn thực ra hạnh phúc hơn bạn. Tiếng cười) (Vỗ tay) Mèo kitty, meow, vui vui vui, con người, đuối (Tiếng cười) Hoàn toàn và tuyệt đối - đuối. Nhưng luận điểm của tôi là, nếu chúng ta không nói về những điều này, và chúng ta sẽ không học được cách đối phó với chúng trong cuộc sống hằng ngày, và đó sẽ không phải là một người trong bốn người nữa. Nó sẽ là bốn trên bốn, những người mà sẽ thực sự, thực sự phát ốm với căn hộ tầng trên Và khi chúng ta ở đó, làm ơn đi, liệu chúng ta có thể hết được những dấu hiệu của căn bệnh này? Cảm ơn (vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi có một tin buồn và một tin vui và tôi cũng có một nhiệm vụ đặt ra. Tin buồn là chúng ta ai cũng đều bị ốm Tôi ốm. Bạn ốm. Ai trong chúng ta cũng ốm. Vậy thì câu hỏi đặt ra là Chúng ta ốm ở mức nào? Có chết người không? Liệu có qua khỏi không? Chúng ta có chữa được? Chừng nào chúng ta còn là con người thì chúng ta còn bị ốm. Và vì vậy chúng luôn đi tìm lí do tại sao chúng ta bị ốm. Từ lâu ta đổ lỗi do Chúa Phải không? Nào là Chúa Trời nổi giận với mình hoặc đang muốn thử thách mình, Hoặc là nói đúng hơn Chúa đang trừng phạt hay phán xét mình. Và khi chúng ta đi kiếm tìm lời giải, cuối cùng chúng ta đã tìm được thứ gì đó gần với khoa học hơn, đó là những giả thuyết vì sao chúng ta bị ốm, và khi ta có những giả thuyết về lý do ốm thì ta cũng tìm cách chữa trị. Đây là Avicenna. Ông đã viết cuốn sách từ 1000 năm trước có tên "Quy tắc y khoa" và những quy tắc ông đưa ra cho việc thử thuốc cũng giống những quy tắc ta áp dụng ngày nay, ví dụ như bệnh nào thuốc nấy, thuốc phải nguyên chất và cuối cùng ta phải thử nghiệm với con người. Nếu chúng ta sắp xếp những chủ đề này của một câu chuyện hoặc một giả thuyết về thử nghiệm loài người, chúng ta sẽ có những kết quả như ý, cả khi ta không có công nghệ tối tân. Đây là Carlos Finlay. Ông đã đặt ra một giả thuyết mới mẻ vượt bậc so với thời của mình, vào cuối những năm 1800. Ông cho rằng bệnh sốt vàng không truyền qua quần áo bẩn mà là do muỗi. Nhiều người cười nhạo ông. Trong suốt 20 năm ông bị gọi là "người muỗi". Nhưng rồi ông đã tiến hành một cuộc thí nghiệm ở người. Ông đặt ra giả thuyết này và tiến hành thí nghiệm với người. Ông đã tuyển tình nguyện viên đến ở Cuba để sống trong những túp lều và tình nguyện mắc bệnh sốt vàng. Một vài người ở trong những túp lều có các bộ quần áo bẩn còn một vài ở trong những túp lều đầy muỗi đã tiếp xúc với bệnh sốt vàng. Kết quả cho thấy không phải thứ bụi bị coi là vật truyền nhiễm trên quần áo là thủ phạm gây ra bệnh sốt vàng. Phải đến khi làm thí nghiệm trên người ta mới khám phá được điều này. Và đây chính là thứ những người đó mong đợi. Đây là thứ nhìn có vẻ như chứa bệnh sốt vàng ở Cuba khi đó. Bạn phải chịu đựng trong túp lều, dưới cái nắng nóng, một mình và có thể sẽ chết. Nhưng người ta lại tình nguyện tham gia. Và đây không chỉ là một ví dụ tuyệt vời của hình thức thí nghiệm khoa học về mặt lý thuyết. Họ đã làm điều tuyệt vời này. Họ đã kí vào văn bản này và nó được gọi là "Bản thỏa thuận có hiểu biết". Thỏa thuận có hiểu biết là một ý tưởng chúng ta có thể vô cùng tự hào. Đó là thứ phân biệt chúng ta với Quốc xã ở Nuremberg (Đức), giúp tăng cường thử nghiệm y khoa. Ý tưởng của Bản thỏa thuận này là đồng ý tham gia một nghiên cứu mà không hiểu gì thì không gọi là thỏa thuận. Bản thỏa thuận giúp bảo vệ chúng ta khỏi tổn hại, khỏi những kẻ buôn lậu, và khỏi những người cố gắng lường gạt chúng ta tham gia một nghiên cứu lâm sàng mà chúng ta không hiểu gì hoặc không đồng ý. Khi xâu chuỗi các giả thuyết, tiến hành thí nghiệm ở người và bản thỏa thuận có hiểu biết, chúng ta được cái gọi là "nghiên cứu lâm sàng", và đó là cách chúng ta thực hiện phần lớn công việc y khoa. Vấn đề không phải ở chỗ bạn ở phía Bắc, Nam, Đông hay Tây. Các nghiên cứu lâm sàng tạo cơ sở cho cách chúng ta nghiên cứu, vậy nên nếu chúng ta định nghiên cứu loại thuốc mới, chúng ta thử nghiệm ở người, lấy máu, tiến hành thí nghiệm, và chúng ta có được sử đồng thuận cho nghiên cứu đó để đảm bảo rằng chúng ta không lường gạt người khác tham gia. Nhưng thế giới đang làm thay đổi nghiên cứu lâm sàng vốn đã tồn tại cả chục năm, nếu không cũng phải 50 đến 100 năm. Bây giờ chúng ta có thể thu thập dữ liệu về bộ gen của chúng ta, nhưng, như trước đó chúng ta từng biết, bộ gen chúng ta không sắp xếp theo trình tự nào. Chúng ta có thể thu thập thông tin về môi trường của chúng ta. Quan trọng hơn, chúng ta có thể thu thập thông tin về những lựa chọn của chúng ta, vì hóa ra thứ chúng ta nghĩ là sức khỏe của mình lại chỉ giống sự tương tác của các bộ phận cơ thể, của gen, của những sự lựa chọn và của môi trường của chúng ta. Và các phương pháp lâm sàng hiện có của chúng ta không thực sự hiệu quả trong việc nghiên cứu những điều đó vì chúng dựa trên ý tưởng về sự tương tác giữa người với người. Bạn tương tác với bác sĩ của mình rồi tham gia vào nghiên cứu. Đây là ông tôi. Thực ra tôi chưa bao giờ gặp ông, nhưng ông đang ôm mẹ tôi, và tôi mang gen của ông trong mình. Tôi mang những gì tinh túy nhất của ông. Ông nghiện thuốc lá giống như hầu hết mọi người thời ông. Còn đây là con trai tôi. Gen của ông tôi cũng chạy trong người con trai tôi, và những gì tinh túy nhất trong con người tôi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nó. Công nghệ giữa hai bức ảnh này hoàn toàn khác nhau, nhưng phương pháp nghiên cứu lâm sàng không thực sự thay đổi nhiều trong khoảng thời gian đó. Chúng ta chỉ có những số liệu tốt hơn. Bản thỏa thuận có hiểu biết được thực hiện đáng kể sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 - khoảng thời gian bức ảnh này được chụp. Vậy là đã 70 năm trôi qua, và cách chúng ta thu đạt thỏa thuận có hiểu biết, công cụ bảo vệ chúng ta khỏi bị hại, bây giờ lại tạo ra các "hầm chứa". Những dữ liệu chúng ta thu thập cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc các thí nghiệm bệnh tâm thần lại được đưa vào các "hầm chứa" mà chúng chỉ được sử dụng để nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt hoặc bệnh tâm thần. Chúng không được kết nối hay hợp nhất với nhau. Những người không được ủy nhiệm thì không được sử dụng. Vậy nên một bác sĩ không thể tiếp cận với những dữ liệu đó nếu không nộp các giấy tờ cần thiết. Một nhà khoa học máy tính không thể tiếp cận với những dữ liệu đó nếu không nộp các giấy tờ cần thiết. Các nhà khoa học máy tính không đủ kiên nhẫn. Họ không nộp giấy tờ gì hết. Điều này thật đáng buồn. Đây là những công cụ chúng ta tạo ra để bảo vệ chúng ta khỏi tổn hại, nhưng hiện tại chúng lại ngăn việc chúng ta sáng tạo. Và đó không phải mục tiêu của chúng ta, không phải điều chúng ta muốn, đúng không? Đó là tác dụng phụ của thứ chúng ta tạo ra nhằm phục vụ cho lợi ích chính bản thân mình. Và nếu có ai nghĩ về điều đó, điều đáng buồn là Facebook sẽ không bao giờ giúp thay đổi thứ gì quan trọng bằng thuật giải quảng cáo cùng quy mô nhỏ như một thí nghiệm lâm sàng ở giai đoạn III. Chúng ta không thể sử dụng những thông tin từ các cuộc thí nghiệm trong quá khứ rồi tập hợp lại để tạo thành các mẫu có ý nghĩa về mặt thống kê được. Điều đó thật nhàm chán đúng không? 45% đàn ông mắc bệnh ung thư. 38% phụ nữ mắc bệnh ung thư. Cứ bốn người đàn ông thì có một người chết vì ung thư. Cứ năm người phụ nữ thì có một người chết vì ung thư, chí ít là ở nước Mĩ. Và trong số bốn loại thuốc chúng tôi kê cho bạn khi bạn bị ung thư đều không hiệu quả. Đó là với cá nhân tôi thôi. Chị tôi sống sót khỏi bệnh ung thư. Mẹ vợ tôi tôi sống sót khỏi bệnh ung thư. Bị ung thư thật chán. Khi bị ung thư thì bạn sẽ không có nhiều sự riêng tư trong bệnh viện. Phần lớn thời gian bạn đều phải khỏa thân. Những người bạn không biết đi vào, nhìn bạn, cười nhạo và châm chọc bạn, và khi tôi nói với những người sống sót khỏi bệnh ung thư rằng công cụ này chúng tôi tạo ra để bảo vệ họ thực ra đang cản trở việc sử dụng dữ liệu của họ, đặc biệt là khi chỉ có 3 đến 4% người bị ung thư đăng ký tham gia nghiên cứu lâm sàng, phản ứng của họ không phải là "Cảm ơn Trời đất vì đã bảo vệ sự riêng tư của con". Thay vì đó là sự tức giận vì chúng tôi có dữ liệu mà không sử dụng được. Đó quả là một điều đáng tiếc. Chi phí cho máu và kho máu rất lớn. Hàng năm ở Mỹ bệnh ung thư tiêu tốn mất 226 triệu đô la. Mỗi ngày ở Mỹ có 1500 người chết. Và tình hình đang ngày càng tồi tệ hơn. Tin vui là chúng tôi đã thay đổi được một số thứ, và điều quan trọng nhất đã thay đổi đó là chúng ta có thể tự kiểm tra chúng ta bằng những cách mà trước kia chỉ có thể thực hiện trong cơ sở y tế. Nhiều người coi đó là ống xả kĩ thuật số. Tôi thì thích coi nó là những hạt bụi bay sau con tôi. Chúng ta có thể quay lại và chộp những hạt bụi đó, và từ đó chúng ta có thể biết thêm nhiều điều về sức khỏe của chúng ta,vậy nên nếu những lựa chọn là một phần của sức khỏe của chúng ta, những gì chúng ta ăn thực là một phần quan trọng của sức khỏe chúng ta. Vậy nên có một điều bạn có thể làm vô cùng đơn giản là chụp ảnh thức ăn của bạn, và nếu số lượng người làm vậy đủ lớn, chúng ta có thể biết thêm nhiều về tác động của thực phẩm với sức khỏe của chúng ta. Một điều thú vị bắt nguồn từ ý tưởng này - đó là một ứng dụng cho điện thoại iPhone có tên "The Eatery"- đó là chúng ta nghĩ bánh pizza chúng ta ăn tốt cho sức khỏe hơn pizza của những người khác. Và đó có vẻ chỉ là một kết quả không đáng kể, nhưng đó là loại nghiên cứu từng khiến cho hệ thống y tế phải mất nhiều năm và hàng trăm nghìn đô-la mới thực hiện xong. Nghiên cứu này được thực hiện trong 5 năm tháng bởi một công ty khởi nghiệp với quy mô chỉ có vài người. Tôi không quan tâm về mặt tài chính của nghiên cứu này. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta nghiên cứu được về kiểu gen của chúng ta, và mặc dù kiểu gen của chúng ta không sắp xếp theo trật tự nào, chúng cũng cho ta những manh mối nhất định. Tôi có thể cho mọi người thấy những manh mối của tôi. Đó chỉ là chuỗi axit nucleic A, T, C, G. Đây là phần diễn giải. Như mọi người có thể thấy Tôi có 32% nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, 22% nguy cơ bị bệnh vảy nến và 14% nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Điều đó có nghĩa, nếu bạn mà là nhà di truyền học thì bạn sẽ kinh sợ, và nói "Trời ơi, anh bảo mọi người anh mang apolipoprotein E4 allele. Anh bị làm sao vậy? ". Có đúng không? Khi nhận được những kết quả này, tôi đã nói chuyện với các bác sĩ, và họ bảo tôi không được nói cho ai khác biết, và tôi đã trả lời: "Điều đó có giúp ai cứu được tôi khi tôi bị bệnh không? ". Không ai có thể trả lời tôi là "có". Tôi sống trong một thế giới web nơi bạn chia sẻ những gì tốt đẹp chứ không phải những điều tồi tệ. Thế là tôi bỏ những kết quả này vào trong những chiếc bàn của mình, và tôi thậm chí còn thấy khó chịu hơn nhiều. Thế là tôi đến gặp bác sĩ và nói "Tôi muốn thử máu. Cho tôi xin lại dữ liệu". Đây là lần thử máu mới nhất của tôi. Mọi người có thể thấy tôi có lượng cholesterol cao. Tôi có lượng cholesterol đặc biệt cao và tôi có một vài chỉ số gan xấu, nhưng nguyên nhân là do chúng tôi có một bữa tiệc tối với rất nhiều rượu ngon vào đêm trước khi chúng tôi tiến hành xét nghiệm. Những hãy nhìn xem thông tin này khó tính toán thế nào. Đây giống như bức ảnh ông tôi bế mẹ tôi từ một góc nhìn dữ liệu, và tôi phải vào hệ thống để lấy ra. Vậy nên điều mà tôi đề nghị chúng ta làm ở đây là chúng ta quay lại đằng sau và chộp lấy những hạt bụi, là chúng ta đi vào trong các bộ phận cơ thể và chộp lấy kiểu gen, là chúng ta vào cơ sở y tế và lấy những bản hồ sơ của chúng ta, và chúng ta sử dụng chúng để cùng tạo ra một thứ gì đó phổ biến. Và đã có nhiều buổi nói chuyện về sự phổ biến, đúng chứ, ở đây, ở đó, mọi nơi, đúng chứ. Sự phổ biến không gì hơn là một điều tốt đẹp của cộng đồng mà trong đó có cả những điều tốt đẹp của riêng chúng ta. Chúng ta tình nguyện làm việc đó, và chúng ta thực hiện nó thông qua những công cụ pháp lí cá nhân. Chúng ta thực hiện điều đó bằng công nghệ cá nhân. Đúng. Đó là tất cả về tính phổ biến. Đó là cái mà chúng ta tạo nên cùng nhau vì ta nghĩ rằng nó quan trọng. Và điểm phổ biến của dữ liệu là một điều gì đó rất đặc trưng, vì chúng ta tạo ra nó từ dữ liệu của riêng ta. Và cho dù nhiều người thích sự riêng tư về việc quản lí dữ liệu của họ, và ám ảnh về sự riêng tư, thì ít ra một vài người trong chúng ta thật sự thích sự chia sẻ nhưng là một cách quản lí và điều đáng ghi nhớ về kĩ thuật phổ biến là bạn không cần những số liệu phần trăm to lớn nếu kích thước mẫu của bạn đủ lớn để tạo nên một điều gì đó hoàn mĩ. Không nhiều những lập trình viên viết phần mềm miễn phí, nhưng chúng ta có máy chủ Apache. Không nhiều người đọc những bài viết trên Wikipedia, nhưng chúng vẫn có tác dụng. Cho nên khi nào có những người còn yêu thích việc chia sẻ, như một cách để quản lí, chúng ta vẫn có thể tìm được thông tin. Và trong sinh học, số lượng đó còn khả quan hơn Vanderbilt đã tiến hành một cuộc khảo sát mọi người, chúng tôi muốn lấy mẫu sinh học, mẫu máu và chia sẻ nó trong ngân hàng sinh học. và chỉ 5% người thoái thác việc đó. Tôi đến từ Tennessee. Đó không phải là một bang lạc quan về khoa học của Hoa Kì. (Tiếng cười) Nhưng chỉ có 5% người không tham gia. Cho nên mọi người đều yêu thích chia sẻ, nếu bạn cho họ một cơ hội và một sự lựa chọn. và lí do tôi gắn bó với việc này, bên cạnh khía cạnh gia đình, là vì tôi dành nhiều thời gian cùng với các nhà toán học, và họ luôn có thể tìm đến những nơi có rất nhiều dữ liệu vì họ có thể dùng có để tìm những tín hiệu từ sự hỗn loạn. và những điều mà họ tìm ra, chúng không nhất thiết phải là những nguyên lí có kết nối, nhưng toán học, trong hôm nay và trong thời đại, như một tập hợp khổng lồ của những dụng cụ mà chúng ta để lại chúng trên sàn nhà, không phải nắm chặt nó, như khi chúng ta dùng cưa tay. Nếu ta có thật nhiều những kiểu gen được chia sẻ, và thật nhiều những kết quả được chia sẻ, và nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống được chia sẻ, và nhiều nữa những thông tin về môi trường, chúng ta có thể bắt đầu vẽ nên sự tương quan giữa những biến thể tinh tế trong con người, những sự lựa chọn của chúng ta và sức khoẻ của chúng ta khi đưa ra những lựa chọn đó, và chúng ta có một nguồn mở để làm tất cả những điều này. Sage Bionetworks là một tập đoàn phi lợi nhuận đã tạo nên một hệ thống toán học khổng lồ vẫn đang chờ dữ liệu, nhưng vẫn chưa có gì cả. Đó là những gì tôi làm. Tôi đã thực sự bắt đầu những gì chúng ta nghĩ là nghiên cứu lâm sàng hoàn toàn kỹ thuật số, hoàn toàn tự xây dựng, không giới hạn trong phạm vi, hợp tác toàn cầu, đã được phê duyệt về đạo đức, đầu tiên trên thế giới mà bạn sẽ là người đóng góp dữ liệu. Nên nếu bạn quay lại đằng sau và chộp lấy những hạt bụi, nếu bạn tiến vào cơ thể mình và chộp lấy kiểu gen của bạn, nếu bạn đi vào hệ thống y khoa và bằng cách nào đó phát đi ghi nhận y khoa của bạn, bạn thực sự có thể nhận được sự thoả thuận có hiểu biết trên mạng vì sự cống hiến cho tính phổ biến phải là tự nguyện và nó phải được thừa nhận --- và bạn thật sự có thể đăng tải thông tin của bạn và gửi nó đến các nhà toán học, người người nghiên cứu loại dữ liệu này, và mục tiêu là có được 100,000 trong năm đầu tiên và 1 triệu trong 5 năm đầu tiên để chúng tôi có được một tập hợp có ý nghĩa về mặt thống kê mà bạn có thể dùng để tiến hành những mẫu nghiên cứu nhỏ hơn và chia sẻ nó lần nữa, để từ đó bạn có thể dùng nó để tìm ra những mối tương quan tinh tế giữa các biến thể làm chúng ta độc đáo và kiểu sức khoẻ mà chúng ta cần để tiến lên cùng xã hội. Và tôi đã dành rất nhiều thời gian xung quanh những sự phổ biến khác. Tôi đã tìm hiểu những trang web. Tôi tìm hiểu thế giới sơ khai của sự phổ biến, và có bốn điều mà tất cả chúng đều có, đó là chúng thật sự đơn giản. Và nếu bạn đã từng tìm hiểu những trang web và đăng kí tham gia vào nghiên cứu này, bạn sẽ không thấy điều gì phức tạp cả. Nhưng nó không phải là sự đơn điệu. Những điều này là vô tình, bởi vì bạn luôn có thể cho chúng sức mạnh và kiểm soát hệ thống, nhưng sẽ rất khó để vứt bỏ những thứ bạn mang đến ngay từ đầu và đơn giản không có nghĩa là đơn điệu, và không mạnh mẽ không có nghĩa là yếu đuối. Đó là sức mạnh của hệ thống. Và "mở" không có nghĩa là sẽ không có chi phí. Những hệ thống kín, một tập đoàn, tạo ra rất nhiều tiền trên một trang web mở, và đó là một trong những lí do vì sao việc tạo những trang web mở được duy trì là vì những tập đoàn luôn có được lợi ích từ sự mở rộng của hệ thống. Và vậy nên những điều này là một phần của nghiên cứu lâm sàng mà chúng tôi đã tạo nên, thực tế bạn có thể tham gia, điều bạn cần là đủ 14 tuổi, sẵn sàng kí một thoả thuận rằng bạn sẽ không là một thằng khốn, cơ bản là vậy, và bạn được nhận. Bạn có thể bắt đầu phân tích dữ liệu. Bạn thật sự phải giải quyết CAPTCHA nữa. (Tiếng cười) Và nếu bạn mong muốn xây dựng mô hình tập đoàn dựa vào nó, được thôi. Tất cả đều được chấp thuận, nên nếu bạn không thích những điều đó, bạn có thể không tham gia. Nó khá giống những quy tắc được thiết kế của sự phổ biến mà chúng tôi đang cố gắng mang đến cho dữ liệu sức khoẻ. Và một điều nữa về những hệ thống này là chúng chỉ bao gồm một số lượng nhỏ những người "không hiểu vì sao" làm việc cùng nhau để tạo nên nó. Nó không có nhiều người như vậy để giúp Wikipedia là Wikipedia, hoặc để nó luôn là Wikipedia. Và chúng tôi không vô tâm trong vấn đề sức khoẻ, thế nên tôi ghét từ "bệnh nhân." Tôi không thích trở thành bệnh nhân một khi hệ thống hư hại và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng bị phá hỏng. Tôi không nói về khía cạnh chính trị của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tôi đang nói về cách chúng ta tiếp cận nó một cách khoa học. Nên tôi không muốn là một bệnh nhân. Và thử thách tôi dành cho các bạn là không trở thành một bệnh nhân. Nên tôi muốn các bạn thật sự cố gắng, khi các bạn trở về nhà, lấy dữ liệu của các bạn. Bạn sẽ bị sốc, thất vọng và tôi cá là rất giận dữ, vì thật khó để lấy được chúng. Nhưng đó là một thử thách mà tôi muốn các bạn chấp nhận, và có thể các bạn sẽ chia sẻ nó. Có thể là không Nếu không có ai trong gia đình bạn đang bệnh, có thể bạn sẽ không vô tâm. Nhưng nếu có, hoặc chính bạn đã từng bệnh, có thể bạn sẽ như thế. Chúng tôi sẽ có thể tiến hành một thí nghiệm trong vài tháng tới, mà nhờ đó chúng tôi có thể biết chính xác có bao nhiêu người vô tâm trong xã hội. Đây là mạng lưới Athena Breast Health. Đó là một cuộc khảo sát trong 150,000 phụ nữ ở California, và họ sẽ trả lại tất cả dữ liệu cho người tham gia khảo sát dưới dạng toán học, chỉ cần một cú đúp chuột để xem cuộc khảo sát mà chúng tôi đã thực hiện cùng chúng. Nên chúng tôi sẽ biết chính xác có bao nhiêu người có khả năng vô tâm. Để kết thúc, điều tốt đẹp nhất tôi học được từ khi tôi bỏ việc gần một năm trước để làm điều này, chính là thực tế không cần có thật nhiều người trong chúng ta để tạo nên những kết quả đáng kinh ngạc. Bạn chỉ cần không hợp lí, và rủi ro mà chúng tôi đang phải đối diện củng không phải rủi ro của 14 người bị bệnh sốt vàng. Đúng chứ ? Đó là sự tường trần, số hoá, một cách công cộng. Nên bạn sẽ biết nhiều hơn về tôi và sức khoẻ của tôi hơn là tôi biết về bạn. Đó chính là sự bất đối xứng. Trần truồng và một mình có thể rất đáng sợ. Nhưng trần truồng trong một nhóm, một cách tự nguyện cũng khá đẹp đẽ. Nên không cần tất cả chúng ta. Chỉ một vài người trong chúng ta mà thôi. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta hầu như ai cũng nói về khủng bố, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Chúng ta đang ở trong cuộc chiến với một hình thức khủng bố mới là kiểu khủng bố truyền thống, lâu đời nhưng được đóng gói theo kiểu thế kỉ 21. Một trong những điều quan trọng nhất về chống khủng bố là, làm bạn nhận biết về nó như thế nào? Vì nhận thức sẽ dẫn đến phản ứng của bạn. Nên nếu bạn nhận thức một cách truyền thống về khủng bố, nó sẽ là một hình thức tội phạm, một hình thức chiến tranh. Bạn sẽ phản ứng với nó thế nào? Rất tự nhiên, nó sẽ làm theo cái mà bạn gặp. Bạn đấu tranh với nó. Nếu bạn có cách tiếp cận hiện đại và nhận thức của bạn về khủng bố rằng nó gần như là quan hệ nguyên nhân-hệ quả thì theo tự nhiên, phản ứng bắt nguồn từ nhận thức đó là không đồng nhất Chúng ta sống trong một thế giới hiện đại, toàn cầu. Khủng bố thực ra đã thay đổi thích ứng với thế giới đó. Đó cũng là điều chúng ta cần làm, và nó có nghĩa là những người đang làm việc để chống khủng bố phải bắt đầu, và một cách hiệu quả, sử dụng Google hay bất kì cái gì khác. Về phần mình, cái tôi muốn chúng ta làm là nhìn nhận khủng bố như một nhãn hiệu toàn cầu ví dụ như Coca-cola. Cả 2 đều có hại như nhau cho sức khỏe của bạn. (Cười) Nếu bạn nhìn nó như một nhãn hiệu theo cách đó, Điều bạn sẽ nhận ra là, nó là một sản phẩm lỗi. Như chúng ta đã nói, nó không tốt cho sức khỏe, nó gây hại cho những người bị nó ảnh hưởng và nó cũng không hẳn tốt nếu bạn là một kẻ đánh bom tự sát. Nó không thực sự làm những gì được viết trên "bao bì". Bạn không thực sự có được 72 cô gái đồng trinh trên thiên đường. Điều đó sẽ không xảy ra, tôi không nghĩ vậy. Và vào những năm 80, bạn không thể kết thúc chủ nghĩa tư bản bằng việc ủng hộ 1 trong các nhóm này. Nó thật vô lý. Nhưng những gì bạn nhận ra, đó là nó cũng có một gót chân Achille. Nhãn hiệu này cũng có một gót chân Achille. Chúng ta đã đề cập về vấn đề sức khỏe, nhưng nó cần người tiêu dùng bỏ tiền mua. Người tiêu dùng ở đây là những người ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Họ là những người đầu tư tiền, ủng hộ nó, tạo điều kiện cho nó, và họ là những người mà chúng ta phải tiếp cận Chúng ta phải tấn công nhãn hiệu đó trước mặt họ. Có 2 cách làm việc đó, nếu chúng ta tiếp tục câu chuyện với chủ đề nhãn hiệu. Một là thu hẹp thị trường của họ. Ý tôi là, thương hiệu của họ đang chống lại thương hiệu của chúng ta. Ta phải cạnh tranh. Cần phải cho họ thấy chúng ta là sản phẩm tốt hơn. để thể hiện rằng chúng ta tốt hơn, tôi có lẽ sẽ không làm những việc như Guatanamo Bay. Chúng ta nói về hạn chế nhu cầu tiềm ẩn về bản thân sản phẩm. Bạn có thể thấy sự nghèo đói, sự bất công, tất cả những thứ đó đã thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố. Một cách khác là hạ gục sản phẩm, tấn công những lời đồn về thương hiệu. Bạn biết đấy, chẳngcó gì là anh hùng khi giết một đứa trẻ con. Có lẽ chúng ta cần phải tập trung và đưa thông điệp đó quay lại. Chúng ta phải công khai sự nguy hiểm của sản phẩm. Khán giả mà chúng ta nhằm đến không chỉ là những người sản xuất ra nạn khủng bố, như tôi đã nói, những tên khủng bố. chúng không chỉ là người quảng bá về chủ nghĩa khủng bố, những người đầu tư, tạo điều kiện cho nó mà đó còn là những người sử dụng chủ nghĩa khủng bố. Chúng ta phải tiến vào lãnh thổ của họ đó là nơi mà họ tuyển quân, nguồn gốc quyền lực và sức mạnh của chúng. Đó là nơi khách hàng của họ đến từ. Và chúng ta phải đưa thông điệp của chúng ta đến đó. Nên điều cần thiết là chúng ta phải có sự tương tác trong những khu vực đó, với những tên khủng bố, những người hỗ trợ... Chúng ta phải tham gia, phải giáo dục, và ta phải đối thoại. Bây giờ, cho phép tôi nói thêm vài giây về chủ đề thương hiệu này, hãy nghĩ về những cơ chế thực hiện Chúng ta sẽ tấn công như thế nào? Thu hẹp thị trường là một giải pháp cho các chính phủ và xã hội dân sự. Ta phải thể hiện chúng ta tốt đẹp hơn. Chúng ta phải thể hiện giá trị của mình. Chúng ta phải tập luyện những điều sẽ giảng dạy. Nhưng khi nói đến đập tan thương hiệu, nếu những tên khủng bố là Cocacola và chúng ta là Pepsi, tôi không nghĩ mọi người sẽ tin những lời chúng ta nói về Coca cola. Vì thế chúng ta phải tìm một cơ chế khác, và một trong những cơ chế hay nhất mà tôi nghĩ ra đó là nạn nhân của nạn khủng bố. Họ là những người có thể đứng lên và nói, " Sản phẩm này thật tệ. Tôi đã dùng nó và bị ốm nhiều ngày. Nó đốt cháy tay tôi." Bạn tin họ. Bạn có thể nhìn thấy vết sẹo của họ. Bạn tin họ. Nhưng dù đó là nạn nhân hay là chính phủ, tổ chức phi chính phủ, hay kể cả Nữ hoàng vào hôm qua ở Bắc Ireland, chúng ta phải tương tác và lôi kéo những tầng lớp khác nhau của chủ nghĩa khủng bố, và chúng ta phải chơi đùa một chút với ác quỷ. Đây là phần yêu thích của tôi. Tôi muốn làm các bạn nổ tung để chứng minh quan điểm của tôi, nhưng - (cười) - TED, vì lí do sức khỏe và an toàn, đã bảo tôi rằng tôi phải đếm ngược, vì thế tôi cảm thấy giống như một tên khủng bố người Ireland hay Do Thái, kiểu như 1 tên khủng bố về sức khỏe và an toàn, và tôi - (cười) - phải đếm ngược 3,2,1 và nó hơi đáng sợ, rồi tôi nghĩ về châm ngôn của mình, đó sẽ là "tấn công các bộ phận cơ thể, không phải trái tim" Rồi 3,2,1 (tiếng nổ) Rất tốt. (cười) Bây giờ, quý cô ở ghế 15J là một kẻ đánh bom liều chết giữa chúng ta. Chúng ta đều là nạn nhân của nạn khủng bố. Có 625 người chúng ta trong phòng này. chúng ta sợ chết khiếp lên. Có một người bố và một cậu con trai ngồi đằng kia. Người con trai đã chết. Người bố sống sót. Người bố sẽ hận bản thân mình nhiều năm vì ông đã không ngồi ghế đó thay cho con. Ông ấy uống rượu, và có lẽ sẽ tự sát trong vòng 3 năm. Đó là số liệu thống kê. Có một cô gái trẻ và xinh đẹp đằng kia, và cô ấy có một chấn thương rất kinh khủng về tinh thần và thể chất từ vụ nổ bom liều chết. Đó là một quả-đạn-người. Có nghĩa là, khi cô ấy ngồi ở nhà hàng nhiều năm sau, 10 sau, 15 năm sau, hay khi ở bãi biển, thỉnh thoảng cô gãi da của mình, và từ đó chui ra một miếng của mảnh đạn. Và đó là một điều kinh khủng mà trí óc phải chịu đựng Có một quý cô ngồi kia đã mất đôi chân trong vụ đánh bom này. Cô ấy sẽ hiểu rằng cô nhận được một khoản tiền bồi thường từ chính phủ vì những gì xảy ra với cô ấy. Cô có con gái sắp đi học ở một trong những trường đại học tốt nhất. Cô ấy phải bỏ học để chăm sóc mẹ cô. Tất cả ta ở đây, và những ai đang xem, sẽ bị chấn động vì sự kiện này, nhưng chúng ta là những nạn nhân học được một vài sự thật cay đắng Rằng, xã hội của ta, chúng ta đồng cảm, nhưng sau một lúc, chúng ta bắt đầu lờ đi. Ta không làm đủ với tư cách một xã hội. Chúng ta không chăm sóc những nạn nhân, và không tạo điều kiện cho họ, và điều mà tôi đang cố gắng thể hiện là nạn nhân là vũ khí tốt nhất chúng ta có để chống lại nạn khủng bố. Chính phủ ở thềm thiên niên kỷ mới tiếp cận ngày hôm nay như thế nào? Chúng ta biết. Những gì họ đã làm là một cuộc xâm lược Nếu kẻ đánh bom liều chết đến từ xứ Wales, chúc Wales may mắn. những phản ứng tự nhiên của pháp luật, phản ứng khẩn cấp ảnh hưởng tới nền tảng của xã hội, như ta đều biết -- là một sai lầm. Ta sẽ lan truyền định kiến trên toàn Edinburgh, xuyên qua nước Anh, về người xứ Wales. Sự tiếp cận hôm nay, chính phủ đã học từ lỗi lầm của họ. Họ đang xem xét điều tôi đã nhắc đến lúc đầu, về những tiếp cận không đối xứng, cách nhìn hiện đại, về nhân và quả. Nhưng lỗi lầm của quá khứ là chắc chắn xảy ra. Đó là quy luật tự nhiên. Nỗi sợ hãi và áp lực phải làm gì đó với chúng sẽ trở nên to lớn hơn. Họ sẽ mắc lỗi sai. chúng không chỉ trở nên thông minh. Có một kẻ khủng bố khét tiếng người Ireland đã từng kết luận rất hay. Hắn nói, " Chính phủ Anh phải may mắn mọi lúc, và ta chỉ cần may mắn một lần" Nên điều ta cần làm là ta phải làm nó hiệu quả Ta phải bắt đầu nghĩ về việc trở nên chủ động hơn. Ta cần phải xây 1 kho vũ khí với những vũ khí không hiếu chiến trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng tất nhiên, đó chỉ là ý tưởng -- đó không phải là điều chính phủ làm tốt. Tôi muốn trở lại trước vụ nổ, về ý tưởng về nhãn hiệu, và tôi đã nói về Coke và Pepsi, ... Ta thấy nó giống như khủng bố chống lại nền dân chủ trong cuộc chiến nhãn hiệu đó. Họ sẽ nhìn nó giống những người đấu tranh vì tự do và sự thật chống lại sự bất công, chủ nghĩa đế quốc, vân vân... Chúng ta phải nhìn điều này như một bãi chiến trường chết chóc. Chúng không chỉ muốn mạng sống của chúng ta. Chúng thực sự muốn tâm hồn văn hóa của ta và đó là tại sao việc phân tích nhãn hiệu là một cách thú vị để tìm hiểu về điều này. Nếu chúng ta xem xét Al Qaeda. Về cơ bản Al Qaeda là một sản phẩm ở các khu chợ hồi giáo nơi mà không có nhiều người nghe nói tới. Vụ 11/9 đã khơi mào nó. Nó trở thành ngày tiếp thị lớn và nó đã được đóng gói cho thế kỷ 21. Chúng biết điều chúng đang làm. Chúng đã làm rất hiệu quả trong việc tạo dựng một thương hiệu có thể được nhượng quyền kinh doanh ở những nơi có đói nghèo, ngu dốt, bất công trên toàn thế giới. Chúng ta, như tôi đã nói, phải có một cú đánh vào thị trường đó, nhưng chúng ta phải sử dụng cái đầu của mình hơn là sức mạnh. Nếu ta nhìn nhận nó như một nhãn hàng, hoặc theo những cách nghĩ khác tương tự, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết hoặc chống lại được khủng bố. Điều tôi muốn làm là đi nhanh qua một vài ví dụ từ công việc của tôi ở các lĩnh vực mà chúng ta thử tiếp cận theo cách khác Điều đầu tiên được gọi là "lawfare," nói một cách hoa mỹ Khi chúng ta nhìn vào những hành động dân sự chống lại khủng bố, mọi người nghĩ chúng ta hơi điên rồ, lạc hướng và suy nghĩ lập dị. Bây giờ nó có một danh hiệu. Mọi người sẽ làm nó. có một quả bom, người ta bắt đầu kiện. Nhưng một trong những trường hợp đầu tiên là vụ nổ bom ở Omagh. Một hành động chính trị diễn ra năm 1998. Ở Omagh, bom nổ, tổ chức Real IRA, ở giữa tiến trình hòa bình. Điều này có nghĩa thủ phạm không thực sự bị khởi tố vì nhiều lý do, hầu hết là vì quá trình hòa bình và vì điều đang xảy ra, những điều tốt đẹp hơn Nó cũng có nghĩa nếu bạn tưởng tượng về điều này, rằng nếu kẻ đánh bom vào con của bạn và chồng của bạn đang đi bộ xung quanh siêu thị mà bạn ở trong đó. Một vài nạn nhân nói đủ là đủ. Chúng ta thực hiện 1 hành động cá nhân, và ơn Chúa, 10 năm sau, chúng ta thực sự chiến thắng. có những phản đối nho nhó vào lúc đó nên tôi phải cẩn thận hơn nhưng tôi khá tự tin. Tại sao nó lại hiệu quả? Nó hiệu quả không chỉ bởi vì công lý đã được thực thi ở nơi đã có 1 lỗ hổng lớn. Nó còn bởi vì tổ chức Real IRA và các tổ chức khủng bố khác, sức mạnh của họ đến từ thực tế rằng họ là những kẻ thua cuộc. Khi chúng ta xem những nạn nhân là kẻ yếu, và đảo ngược lại, họ không biết phải làm gì. Họ bối rối. Họ không tuyển được quân. Việc đánh Bom thực sự chấm dứt -- thực tế -- bởi vì hành động đó. Chúng ta đã trở thành, hay những nạn nhân đó trở thành, quan trọng hơn, Một con ma ám ảnh tổ chức khủng bố. Có một ví dụ khác. Chúng ta có một trường hợp gọi là Almog xảy ra tại một ngân hàng, từ cách nhìn của chúng ta nó được cho rằng ủng hộ hành động ném bom tự sát, Chỉ bởi hành động trên, ngân hàng đã ngừng thực hiện điều đó, và thực tế quyền lực trên thế giới, đối với những lí do chính trị thực sự, không thể đối phó được với vấn đề này, vì có quá nhiều lợi ích cạnh tranh, nên chúng đã chấm dứt những kẽ hở trong hệ thống ngân hàng. Có một trường hợp khác gọi là McDonald, nơi mà những nạn nhân của Semtex, 1 vụ đánh bom của tổ chức IRA lâm thời, được hỗ trợ bởi Gaddafi, kiện ra tòa, và hành động này dẫn tới những điều tuyệt vời cho một đất nước Libya mới. Đất nước Libya mới có lòng trắc ẩn với các nạn nhân, và bắt đầu chấp nhận -- vì thế nó đã bắt đầu 1 vòng đàm phán mới. Nhưng vấn đề là, chúng ta cần sự hỗ trợ nhiều hơn cho những ý tưởng và trường hợp trên. Những công việc dân sự và những sáng kiến xã hội. 1 ví dụ ở Somalia. Có 1 cuộc chiến chống cướp biển. Nếu có ai nghĩ rằng có thể chống lại cướp biển giống như cuộc chiến khủng bố, bạn đã sai. Điều chúng ta đang cố làm là biến cướp biển thành ngư dân. Tất nhiên họ đã từng là ngư dân, nhưng chúng ta đã trộm cá của họ và thải ra rất nhiều chất độc vào môi trường nước của họ, vì thế điều chúng ta đang cố tạo ra an ninh và công việc bằng một nhóm người gác biển cùng với nền công nghiệp cá, và tôi có thể bảo đảm với bạn, khi đó, Al Shabaab hay những người khác sẽ không còn dùng sự nghèo đói và bất công để làm hại những người này nữa. Những ý tưởng này không đắt bằng 1 tên lửa, và chắc chắn không bằng mạng sống của bất kì người lính nào, nhưng quan trọng hơn, nó đưa chiến tranh về quê hương của nó mà không phải vào bờ biển của chúng ta, và ta nhìn vào những nguyên nhân. Điều cuối cùng tôi muốn nói về các cuộc đối thoại. Điều thuận lợi của đối thoại là rất rõ. Nó giáo dục cả 2 phía, giúp chúng ta hiểu hơn, bộc lộ điểm mạnh và điểm yếu, và vâng, như vài diễn giả trước đây, điểm yếu chung dẫn tới sự tin tưởng, và nó trở thành, 1 phần của bình thường hóa. Nhưng nó không hề dễ dàng Sau vụ ném bom, nạn nhân không còn ở đó. Có những vấn đề thực tiễn. Đó là rủi ro chính trị cho những người giữ vai trò chủ đạo và cho những người đối thoại. Trong một lần tôi làm điều này, mỗi lần tôi đưa ra 1 điều họ không thích, họ thực sự ném đá về phía tôi, và khi tôi ủng hộ điều mà họ thích, họ bắt đầu hứng khởi, nói nhiều hơn về nó, công bằng mà nói không tốt chút nào (cười) Dù là quan điểm nào, nó đều dẫn đến trọng tâm vấn đề, bạn đang thực hiện điều đó, bạn đang trò chuyện với chúng Bây giờ, tôi chỉ muốn kết thúc bằng việc nói rằng nếu chúng ta theo lẽ phải, tôi nghĩ chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều muốn có được nhận thức về khủng bố, mà không chỉ dừng lại ở một nhận thức thuần túy quân sự về nó. Chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa những phản ứng hiện đại và không đối xứng. Điều này không phải là đối xử nhẹ nhàng với khủng bố. Nó là về sự đấu tranh theo cách của hiện tại. Như tôi đã nói, chúng ta phải thúc đẩy sự đổi mới. Chính phủ rất cởi mở. Điều đó không tới từ những hành lang bụi bặm. Khu vực tư nhân cũng có một vai trò. Vai trò chúng ta có thể làm ngay bây giờ là đi ra xa và nhìn xem làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ các nạn nhân trên thế giới để đem tới những sáng kiến. Nếu tôi để lại một vài câu hỏi lớn ở đây có thể thay đổi nhận thức của ai đó về nó, và biết đâu suy nghĩ và phản hồi sẽ đến từ những câu hỏi đó, nhưng bản thân tôi và nhóm khủng bố của tôi có thực sự cần phải làm bạn nổ tung để làm rõ quan điểm của chúng ta? Chúng ta phải hỏi bản thân những câu hỏi này, dù cho điều đó thật khó chịu. Chúng ta đã từng lờ đi sự bất công hay sự đấu tranh nhân đạo nào ở đâu đó trên thế giới chưa? Nếu, thực tế, trận chiến của sự đói nghèo và bất công chính xác là điều mà khủng bố muốn chúng ta làm? Nếu bom chỉ đơn giản là để đánh thức chúng ta? Điều gì xảy ra nếu bom phát nổ bởi vì chúng ta đã không có bất kỳ suy nghĩ và những thứ đặt ra cho phép những cuộc đối thoại giải quyết những điều này và tương tác ? Điều mà không ai bàn cãi đó là, chúng ta phải dừng sự phản ứng, và cần chủ động hơn nữa, và tôi chỉ muốn đưa ra cho bạn một ý tưởng, đó là một câu hỏi khuyến khích bạn suy nghĩ và câu trả lời sẽ yêu cầu sự đồng cảm với quỷ dữ. Nó là một câu hỏi được bàn bạc bởi rất nhiều nhà tư tưởng và các nhà văn vĩ đại : Nếu xã hội thực sự cần sự khủng hoảng để thay đổi thì sao? Nếu xã hội thực sự cần khủng bố để thay đổi và thích nghi cho những điều tốt hơn thì sao? Nó là những đề tài của Bulgakov, nó là bức tranh của Jesus và quỷ dữ tay trong tay ở Gethsemane bước vào trong ánh trăng. Điều đó có nghĩa là con người, để sống sót trong sự phát triển, khá mang hơi hướng Darwin ở đây, đã phải chơi đùa với quỷ dữ. Nhiều người nói rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh bại bởi ban nhạc Rolling Stones. Nó là một thuyết hay. Có thể Rolling stones có một vị trí trong điều này. Cảm ơn. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào năm 2013, Có một sự giác ngộ làm thay đổi cuộc đời tôi Tôi là một họa sĩ và nhà trang trí tại Castlemaine, một thị trấn nhỏ ở miền trung Victoria. Tôi đã đi đến gặp Pete, người nổi tiếng với tay nghề luyện thép. Tôi đến nhà kho lấy thép viền cho khu vườn. Hôm nay, khi nghĩ lại nó là món quà tuyệt vời, Pete trông vui vẻ hơn ngày thường. Hai tuần sau đó, Khi đang sơn nhà ở cuối đường nhà Pete Tôi nghe được tin sét đánh Pete đã tự tử. Pete, giống tôi, đều là thợ thủ công. Chúng tôi yêu việc rút ngắn mọi thứ Là một thợ thủ công. Có một sự đặc thù khi là thợ thủ công. Bạn phải kiên nhẫn. Bạn phải mạnh mẽ, cường tráng, nam tính. Bạn phải có sức khỏe dẻo dai và lặng im đối mặt với nghịch cảnh. Có một hiệu ứng lan tỏa rõ rệt. khi ai đó tự sát trong cộng đồng. Đám tang của Pete vào mùa đông tháng bảy. Không khí ảm đạm, ủ rũ trong hội trường đông đúc. Một tập thể trầm uất không có câu trả lời về việc tự tử của Pete, không có bất cứ câu trả lời nào. Khi đi lang thang giữa các nghệ nhân, và thành viên trong cộng đồng, Tôi bắt đầu nghe những mức độ bi thảm ẩn sau trong lời nói. Tôi nghe mọi người nói ở trong lễ đường về những khó khăn mà họ đã trải qua. Bản chất của những đoạn hội thoại được chứa trong hai từ mà tôi nghe vài lần: Ai tiếp? Ai tiếp đây? Đó là một sự giác ngộ. Đấy là khoảnh khắc tôi đứng ở hội trường một nơi mà cộng đồng Castlemaine đã cho tôi ủng hộ trong suốt 20 năm, mọi người đã giúp đỡ cho công việc của tôi tôi đã chơi footy ở đó, Tôi đã làm nhà hát ở đó, Tôi rất biết ơn vì những gì họ đã cho tôi. Nhưng tôi đứng đấy, và nhìn xung quanh, và tôi có thể nói với mọi người trong hội trường những người đang vật lộn với rượu chè, ma túy, tài chính, cờ bạc, bạo hành gia đình, bắt nạt và quấy rối. Tuy nhiên bởi vì văn hóa của thợ thủ công và thái độ thò ơ mà chúng tôi có trong tập thể thợ thủ công, Tôi chẳng cảm thấy tự tin một chút nào. Tôi không có công cụ. Tôi thiếu kinh nghiệm. Tôi không biết phải làm gì, nhưng tôi muốn làm gì đó. Tôi rời khỏi. Tôi ôm một vài người bạn thủ công, và nói, ''Đến và gặp tôi nếu bạn cần''. Nhưng tôi không biết phải nói gì với họ. Tôi chẳng có ý tưởng gì hết. Tôi nhận được cuộc gọi từ người đồng sáng lập - Catherine Pilgrim, hai tuần sau đó, muốn làm gì đó cho gia đình. Tôi nói chuyện một lúc và nói, hãy làm gì đó cho cộng đồng thợ thủ công. Chúng tôi yêu quê nhà, chúng tôi biết ơn, hãy làm gì đó cho cộng đồng thợ thủ công. vì thế chúng tôi nói nhiều hơn. Chúng ta có thể làm gì? Một sự kiện nâng cao ý thức. Tuyệt vời. Chúng ta đang nói về những thợ thủ công. Làm sao chúng ta tìm ra họ? Chúng ta có thể tìm họ ở bệnh viện? Không. Ở trung tâm sức khỏe cộng đồng? Không. Có một nền văn hóa ăn sâu trong một thợ thủ công. Tôi nghĩ, nơi nào hoàn hảo nhất để tìm họ nơi mà họ cảm thấy hòa đồng và họ cảm thấy thoải mái và họ có thể chia sẻ, cởi mở và nói về sức khỏe tinh thần. ở tòa nhà công nghiệp? Chúng tôi có sự kiện ở đâu được? Một cửa hàng phần cứng. (Cười) Đó cũng là điều mà tôi nghĩ. Tôi nghĩ nó thật thông minh. Chính xác hơn, sân gỗ của cửa hàng phần cứng Vậy chúng tôi đã ở đấy. Chúng tôi có địa điểm. Chúng tôi cần gì nữa? Còn gì mà thợ thủ công thích? Thức ăn. Tôi biết, ta đều biết, nhưng họ thich thức ăn. Đặc biệt người thợ thủ công, tôi là một thợ thủ công, Chúng tôi thích ăn trứng và thịt heo xông khói. Vì vậy chúng tôi nghĩ sẽ cung cấp cho họ trứng và thịt heo xông khói, và một khẩu hiệu: Cứu lấy thân xác mình. Nghe thì quê, nhưng mà nó có tác dụng. Và chúng tôi cũng nghĩ ra một khẩu hiệu. ''Hội hỗ trợ niềm tin cho thợ thủ công địa phương" Luôn nhớ rằng, ''HALT'', quỹ của chúng tôi không có tiền để bắt đầu, không có gì, dù chỉ một xu. Chúng tôi có những cuộc nói chuyện. Đây là vấn đề cộng đồng. Nó bắt đầu trong cộng đồng. Vì vậy chúng tôi đi xung quanh để bán thịt làm thợ bánh, không có nhà sản xuất nến, có ít trứng và ít sô cô la, có cà phê , hoa quả, nhưng chúng tôi đi quanh và nói, ''Này, chúng tôi đang tổ chức sự kiện nâng cao ý thức. Anh có muốn đóng góp không? Bởi vì chúng tôi vẫn chưa có tiền" Dĩ nhiên, gần như mỗi người tôi bắt chuyện đều biết ai đó có chứng lo âu, trầm cảm hay suy nghĩ tự sát hoặc đã tự sát. Có một sự đoàn kết. mà cả cộng đồng hướng tới. Vậy chúng tôi nghĩ, thật tốt, chúng tôi có ít đồ ăn Chúng tôi cần thêm gì nữa? Chúng tôi cần dịch vụ hỗ trợ ở đây. Rất nhiều thợ thủ công, và nhiều người nói chung, không biết nên đi đâu để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bản thân đã từng là một trong số họ, và đây là cái tôi nói về tại sự kiện HALT rằng bốn năm trước khi tôi thành lập HALT, Tôi đã không biết rằng tôi có thể gặp bác sỹ về sức khỏe tinh thần và có kế hoạch cho nó. Tôi đã không biết về sức khỏe cộng đồng. Tôi chắc chắn không biết gì về Lifeline, và tôi đã từng gọi cho Lifeline ba lần, và họ chắc chắn có khả năng cứu đời tôi. Tôi phải học tất cả mọi thứ. Những thợ thủ công cần biết. Chúng tôi cung cấp những chiếc túi những chiếc túi thông tin, và vào năm đầu đã có một vài thợ thủ công nói với tôi ''Đây là một đống bạn biết gì không? '', nhưng với những thợ thủ công tôi biết vẫn còn nhiều chiếc túi trong xe bán tải hoặc nhà kho. Ngày 10 tháng 11 năm 2013 Chúng tôi có một sự kiện, và thú vị là khi tôi nói về cách tiếp cận cộng đồng, đó là sự kiện đầu tiên của chúng tôi trong Castlemaine tại Tonks Brothers, và có cả cộng đồng ở đó. Có những cố vấn, Có những người trải qua vấn đề tâm lý. Sự kiện đầu tiên được quay lại. Kể từ đó, chúng tôi có nhiều sự kiện hơn. Thú vị hơn, không chỉ những thợ thủ công bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý, lo lắng hoặc trầm cảm hay tự tử. Chúng tôi hợp tác với TAFEs. Bắt đầu làm việc ở nông trại, ở hội đồng, cao đẳng trung học. Chúng tôi làm sự kiện cho những người bạn đời của thợ thủ công, vì thỉnh thoảng họ không về nhà và nói: ''Đoán xem, chúng tôi nói về sức khỏe tinh thần, chúng tôi dự định làm điều đó, và hiện tại đang làm''. Vì vậy chúng tôi tổ chức sự kiện cho họ, người mà bản thân cần giúp đỡ. TAFEs rất phổ biến. Với tôi, thực sự quan trọng để tìm thấy những người trẻ và dễ tổn thương. Chúng tôi làm sự kiện cho họ, vì vậy mà tỉ lệ tự sát cao hơn ở những người nhiều tuổi. Chúng tôi đã làm các sự kiện cho công nhân và hội nghị của hội đồng. thú vị là, gần như mọi sự kiện mà chúng tôi từng làm đều với rất ít vốn, 150 sự kiện trên 4 bang. Cảm ơn. (Vỗ tay) Và mọi sự kiện HALT tại cửa hàng đồ cứng, Có một thợ thủ công đến gặp tôi ít nhất một lần gặp tôi và nói về việc anh cố tự tử. Về sau họ đã không tự tử nữa, họ vượt qua nó, nhưng những người nay không bao giờ cảm thấy họ có thể chia sẻ sự tổn thương. Họ chưa bao giờ cảm thấy mình có thể chia sẻ về những lần cố tự tử, nhưng những sự kiện HALT, nơi mà không kỳ vọng họ phải nói, làm cho họ thoải mái để tâm sự. Không phải chỉ vì họ nói cho tôi về câu chuyện của họ, họ thực sự nói, ''Chúng tôi cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với những người khác.'' Có nhiều người đứng dậy và nói ''Trước đó, tôi chưa từng nói về bệnh trầm cảm của mình, bây giờ khác, nếu ai đó muốn đến và nói chuyện với tôi, tôi ở đây để tâm sự cùng anh.'' Thật mạnh mẽ để làm điều đó. Chúng tôi cần sự chung tay của cả cộng đồng Chúng tôi cung cấp những thợ thủ công về dịch vụ hỗ trợ địa phương và quốc gia. Một điều mà một thợ thủ công nói với mọi người ''Bạn nên đến đây, đây và đây nữa'' nhưng chúng tôi cần cả cộng đồng để tuyên truyền về việc ngăn chặn tự tử. Chúng tôi cần những dịch vụ đó, và tự sát không trừ bất kỳ ai. Đó không là công việc từ 9 giờ đến 5 giờ Chúng tôi làm sự kiện trước 9 giờ sáng, giờ của bữa sáng, và sau 5 giờ chiều. Cái mà chúng ta cần làm. Đó là sự tiếp cận của cả cộng đồng. Chúng ta cần kinh doanh, Chúng ta cần vào các câu lạc bộ thể thao, cộng đồng. Chúng ta cần đến đó và huấn luyện họ để họ hiểu về sức khỏe tinh thần Đây là một số số liệu nghiêm túc sẽ cho bạn ý tưởng. Năm 2016, ở Úc, 2886 vụ tự tử gần gấp đôi phí đường bộ. Toàn cầu có 800.000 vụ tử tử trên một năm trên toàn thế giới, cứ 40 giây có một người tự tử. Chúng ta cần sự chung tay của cả cộng đồng Chúng ta cần cảm thấy thoải mái để mở lòng tâm sự. Họ thấy khó để mở lòng trong những cuộc hội thoại. Họ chắc chắn như vậy. Tôi nói với họ, nếu bạn muốn mở lòng trong cuộc hội thoại, bạn cần tìm một nơi thoải mái để trút bầu tầm sự, dù ở quán rượu hay đi dạo, sau bữa ăn. chỉ cần cảm thấy thoải mái để nói chuyện. một trong những khả năng để nói chuyện là hiểu mình cần nói gì. Chúng ta đã từng nghe câu: "Cậu ổn chứ?'' Tôi từng thấy và làm điều này. ''Cậu ổn chứ?'' ''Ổn" ''Cậu ổn chứ?'' ''Ổn'' ''Cậu ổn chứ?'' ''Ổn'' ''Cậu ổn chứ?'' ''Không''. Tôi nói gì bây giờ? Tôi nên nói gì? Chúng ta cần trang bị cho mỗi người với khả năng bộc bạch và có thể trải lòng mình. Chúng ta cần có khả năng lắng nghe. Tôi không biết ai ngoài kia là người biết lắng nghe. Tôi đang làm việc trong khả năng lắng nghe của mình, nhưng có một hình thức nghệ thuật của lắng nghe và không phán xét. Đừng cười nhạo. Nếu ai đó nói với bạn về rối loạn tâm thần lo lắng và trầm cảm hay suy nghĩ tự tử, chúng ta cần tôn trọng điều đó. Họ muốn chúng ta tin và giữ bí mật và không nói cho ai. Chúng ta cần làm điều đó. Vì vậy chúng ta cần nói chuyện chúng ta cần lắng nghe. Và chúng ta bắt đầu giảm bớt những dị nghị liên quan đến sức khỏe tinh thần. Nhiều công ty bắt đầu có những ngày cho sức khỏe tinh thần. Thật là một ý tưởng hay. Đó không chỉ là những ngày nghỉ ốm mà cho cả tinh thần. Mọi thứ đang thay đổi. Chúng ta có thể đóng góp cho sự thay đổi đó. Tôi là người bảo hộ cuộc sống. Tôi nghĩ chúng ta đều có thể là người bảo hộ. Nỗi đau của hối hận còn đau đớn hơn công việc vất vả. Cảm ơn. (Vỗ tay) Beau Lotto: Trò chơi này rất đơn giản. Tất cả những gì bạn phải làm là đọc to những gì bạn nhìn thấy, được không? Vậy, tôi sẽ đếm và chúng ta có thể đọc cùng môt lúc. 1, 2, 3. Khán giả: Bạn có thể đọc cái này không? BL: Rất tốt. Thế còn câu này? 1, 2, 3. Khán giả: Bạn đang không đọc cái này. BL: Tốt. 1, 2, 3. (Tiếng cười rộ lên) Nếu bạn là người Bồ Đào Nha, phải không? Vậy câu này thì sao? 1, 2, 3. Khán giả: Bạn đang đọc cái gì thế? Bạn đang đọc cái gì? Trên đây đâu có chữ nào vậy đâu. Tôi đã nói là: hãy đọc những gì bạn trông thấy, đúng ko? Theo câu chữ, “at a u rê-a in” đúng không? (tiếng cười) Đó là điều đáng lẽ các bạn phải nói. Phải không nào? Tại sao lại như vậy? Đó là bởi nhận thức của chúng ta được huấn luyện bởi kinh nghiệm của chúng ta. Đúng không? Não bộ tiếp thu những thông tin vô nghĩa và dựa trên đó hình thành nên ý nghĩa, điều này có nghĩa chúng ta chưa bao giờ thấy những gì ở đó, chúng ta chưa bao giờ thấy thông tin, mà chúng ta chỉ thấy những gì có ích để thấy trong quá khứ. Được rồi. Điều này có nghĩa, khi nó thành tri giác, tất cả chúng ta đều giống chú ếch này. (Tiếng cười) Đúng không? Nó tiếp nhận thông tin. Nó hình thành hành vi có ích. (Tiếng cười) (Tiếng cười) Nhân vật trong video: Ow! Ow! (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) BL: Và đôi khi, khi mọi việc không diễn ra theo cách của chúng ta muốn, chúng ta sẽ có một chút bực bội, đúng không? Nhưng chúng ta đang nói về nhận thức ở đây, đúng không? Và nhận thức làm cơ sở cho tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, chúng ta biết, chúng ta tin tưởng, những hy vọng, những giấc mơ của chúng ta, quần áo chúng ta mặc, tình yêu mọi thứ đều khởi nguồn cùng với nhận thức. Bây giờ, nếu nhận thức của chúng ta được định hình trong lịch sử của chúng ta, nghĩa là chúng ta đang chỉ đáp lại dựa vào những gì chúng ta đã làm trước đó. Nhưng đó thực sự là một vấn đề to tát bởi làm thế nào chúng ta có thế nhìn nhận khác đi? Bây giờ, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện về việc nhìn nhận theo một cách khác đi, và tất cả những nhận thức mới để bắt đầu cùng một cách như nhau. Chúng bắt đầu với một câu hỏi. Vấn đề với các câu hỏi là chúng tạo ra sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn này thực sự là một điều tồi tệ. Nó thực sự tồi tệ mang tính chất tiến hóa. Nếu bạn không chắc chắn đó là một kẻ săn mồi, thì chuyện quá muộn rồi. Đồng ý chứ? (Tiếng cười) Ngay cả bệnh say sóng cũng là một hậu quả của sự không chắc chắn. Đúng không? Khi bạn đi xuống cuối khoang thuyền, lỗ tai trong đang nói với bạn rằng bạn đang di chuyển. Đôi mắt của bạn, bởi nó di chuyển đồng hành cùng với con tàu, nói rằng tôi vẫn đang đứng yên. Bộ não của bạn không thể giải quyết được sự không chắc chắn của thông tin và nó lăn ra bệnh. Câu hỏi “tại sao” là một trong những điều nguy hiểm nhất mà bạn có thể làm bởi vì nó đưa bạn đến với sự không chắc chắn. Và còn nữa, trớ trêu là cách duy nhất chúng ta có thể làm bất cứ điều gì đó mới là bước vào bên trong không gian đó. Như vậy làm thế nào mà chúng ta có thể làm một điều gì đó mới? May mắn thay, sự tiến hóa cho chúng ta lời giải đáp, đúng không? Và nó cho phép chúng ta xác định được ngay cả phần hóc búa nhất của các câu hỏi. Những câu hỏi hay nhất là những câu có thể tạo ra sự rất không chắc chắn. Chúng là những câu mà nghi vấn những điều mà chúng ta cho là luôn đúng. Phải không? Dễ dàng để đặt câu hỏi sự sống đã bắt đầu như thế nào, hay điều gì tồn tại bên trong vũ trụ, nhưng để nghi ngờ những gì mà chúng ta nghĩ là đã đúng thì lại thực sự đi vào trong không gian đó. Vậy câu trả của sự tiến hóa nào cho vấn đề của sự không chắc chắn? Đó chính là vui chơi. Vui chơi không chỉ đơn thuần là quá trình. Các chuyên gia trong lĩnh vực vui chơi sẽ chứng minh với bạn rằng thực sự đó là một cách của sự sống. Vui chơi là một trong những nỗ lực chỉ của con người - nơi mà sự không chắc chắn thực sự được ca ngợi. Sự không chắc chắn là điều làm cho việc chơi trở nên vui vẻ. Đúng không? Nó có thể thích nghi để thay đổi. Đúng không? Nó mở ra khả năng có thể, và nó hợp tác. Đó thật ra là cách mà chúng ta thực hiện gắn kết xã hội và nó thôi thúc từ bên trong. Điều đó có nghĩa là chúng ta chơi là để vui chơi. Vui chơi là một phần thưởng của chính nó. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào 5 cách để tồn tại này, chúng chính xác là cách sống mà bạn cần để trở thành một nhà khoa học giỏi. Khoa học không phải là được định nghĩa bởi phần phương pháp trên lý thuyết. Mà nó thực sự là cách thức của sự tồn tại, những điều đó ở ngay đây, và đúng với tất thảy những gì mang tính chất sáng tạo. Vậy, nếu bạn thêm vào những luật lệ để chơi, bạn sẽ có trò chơi. Đó là tất cả những gì của một thực nghiệm, thực chất là như thế. Vậy, trang bị với hai ý tưởng, khoa học là một cách của sự sống và các thực nghiệm là vui chơi, chúng tôi đã hỏi phải chăng bất cứ ai cũng có thể là một nhà khoa học? Và hỏi ai có thể ai tốt hơn 25 đứa trẻ trong độ tuổi từ 8 đến 10? Bởi bọn trẻ là những chuyên gia trong vui chơi. Vậy nên tôi đã mang bầy ong của tôi xuống một ngôi trường nhỏ ở Devon, và mục đích của chuyện này là không chỉ để cho bọn trẻ nhìn khoa học một cách khác đi, mà, thông qua quá trình của khoa học, để bọn trẻ nhìn nhận bản thân chúng khác đi, Đúng không? Bước đầu tiên là hỏi một câu hỏi. Bây giờ, tôi nên nói ra, chúng tôi đã không có được tài trợ cho nghiên cứu này bởi các nhà khoa học nói trẻ con không thể đóng góp hữu ích gì cho khoa học, còn các giáo viên thì nói trẻ nhỏ không thể làm được điều đó. Nhưng dù chuyện gì thì... Chúng tôi đã làm điều đó. Đúng không? Tất nhiên rồi. Đây là một số những câu hỏi. Tôi viết nhỏ lại, như vậy quý vị sẽ không mất công mà đọc nó. Vấn đề là 5 trong số các câu hỏi do lũ trẻ nghĩ ra hoá ra chính là nền tảng của những công bố khoa học trong khoảng 5 đến 15 năm gần đây. Phải vậy không? Như vậy lũ trẻ nêu lên những câu hỏi đã có tầm quan trọng đối với các chuyên gia khoa học. Giờ đây, tôi muốn chia sẻ với sân khấu với một người khá đặc biệt. Được không? Cô bé là một trong những bạn trẻ đã tham gia vào nghiên cứu này và hiện là một trong những nhà khoa học trẻ nhất có tên tuổi trên thế giới. Đúng không? Và lúc cô bé bước lên sân khấu sẽ là lúc cô bé trở thành người trẻ tuổi nhất đã từng diễn thuyết ở TED. Phải vậy không? Ngày nay, khoa học và việc đặt câu hỏi là vấn đề can đảm. Giờ đây cô bé là một ví dụ điển hình cho sự can đảm, bởi cô bé sẽ đứng ở đây và nói chuyện với tất cả chúng ta. Amy ơi, cháu bước ra đây được không? (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Vậy, Amy sẽ giúp tôi kể câu chuyện mà chúng tôi gọi là Dự án Blackawton Bees, và trước hết cô bé sẽ kể cho bạn về các câu hỏi mà chúng tôi đã đặt ra. Nào xin mời, Amy. Amy O`Toole: Cảm ơn, Beau. Chúng tai đã nghĩ rằng rất dễ dàng để thấy mối liên quan giữa con người và vượn người theo cái cách mà chúng ta nghĩ, bởi chúng ta trông giống nhau. Nhưng chúng tôi băn khoăn liệu có thể có mối liên quan nào với các loài vật khác nữa. Sẽ là rất thú vị nếu con người và con ong suy nghĩ giống nhau, bởi ong có vẻ rất khác biệt với người. Vậy đó, chúng tôi thắc mắc liệu con người và con ong có thế giải quyết những vấn đề phức tạp theo cùng một cách không. Thực sự đó, chúng tôi đã muốn biết nếu ong có thể tự chúng thích nghi với những tình huống mới sử dụng đúng những quy luật và điều kiện mà chúng đã học trước đó Như vậy liệu ong có thể suy nghĩ giống chúng ta? Đó thực sự là một điều đáng ngạc nhiên, bởi chúng ta đang nói về một loại côn trùng với chỉ một nghìn tế bào não. Nhưng điều đó thực ra lại rất hợp lý đó, bởi ong, giống với chúng ta, có thể nhận ra một bông hoa tốt bất chấp thời gian trong ngày, ánh sáng, thời tiết, hay từ khía cạnh nào mà chúng tiếp cận bông hoa. (Vỗ tay) BL: Bước tiếp theo là thiết kế một thực nghiệm, là một trò chơi. Và bọn trẻ đã ra tay và thiết kế thực nghiệm này, và vậy đấy -- một trò chơi -- và như thế, Amy, cháu có thể nói cho chúng tôi nghe trò chơi đó là gì không, và tình huống phức tạp các cháu đã tạo ra cho lũ ong? AO: Tình huống phức tạp chúng tôi đã nghĩ ra là một quy luật nếu-thì. Chúng tôi yêu cầu lũ ong không chỉ học cách tìm đến một màu xác định, mà phải tới một bông hoa cụ thể nữa trong một sơ đồ xác định. Lũ ong chỉ được thưởng nếu chúng bay tới những bông hoa màu vàng, nếu những bông hoa màu vàng bị bao quanh bởi màu xanh da trời hoặc những bông hoa màu xanh da trời được bao quanh bởi những bông màu vàng. Hàng loạt các luật lệ khác nhau mà ong có thể học để giải quyết tình huống này. Câu hỏi thú vị là, bông nào? Điều thực sự lý thú về dự án này là chúng tôi với Beau, không hế biết liệu nó sẽ thành công không. Hoàn toàn mới mẻ, và chưa ai từng làm trước đó, bao gồm cả người lớn. (Tiếng cười) BL: Bao gồm cả các giáo viên, và điều đó thực sự khó xử cho các giáo viên, rất dễ dàng đối với một nhà khoa học bắt tay làm mà không hề chắc anh ta đang làm gì, bởi đó là những gì chúng tôi làm trong phòng thí nghiệm, nhưng đối với một giáo viên không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra vào cuối ngày thì... vậy nên, gửi sự trân trọng tới Dave Strudwick, người cộng tác với dự án này. Nhé? Tôi sẽ không đi vào tất cả chi tiết của nghiên cứu bởi bạn có thể đọc về nó, nhưng bước tiếp theo là quan sát. Đây là một số học sinh thực hiện các công việc quan sát. Bọn trẻ ghi lại các dữ liệu nơi mà bầy ong bay. (Trong video) Dave Strudwick : Chúng ta sắp làm chuyện gì nào -- Học sinh: 5C Dave: Con ong ấy vẫn bay cao trên đây à? Học sinh: Dạ đúng. Dave: Vậy các em ghi lại từng con một nhé. Học sinh: Henry, anh có thể giúp em ở đây không? BL: "Giúp tôi được không, Henry?" - đó là điều một nhà khoa học lỗi lạc nói, đúng không? Học sinh: Có 2 con ở trên này ạ. Và 3 con ở đây. BL: Đúng không? Vậy chúng tôi có những nhà quan sát của chúng tôi. Chúng tôi có dữ liệu. Bọn trẻ thực thi một vài phép toán đơn giản, tính trung bình cộng, vân vân và vân vân. Và giờ đây chúng tôi muốn chia sẻ. Đó là bước tiếp theo. Như vậy, chúng tôi sẽ viết ra và gửi đi để xuất bản. Đúng không? Chúng tôi phải viết chúng xuống. Chúng tôi đi, dĩ nhiên, đi đến quán rượu. Được chứ? (Cười rộ) Đứa trẻ ở bên trái là con tôi, được chứ? (Tiếng cười) Bấy giờ, tôi nói với lũ trẻ, một bài viết có bốn phần khác nhau: phần mở đầu, phần phương pháp, kết quả, phần thảo luận. Phần mở đầu nói lên: câu hỏi đặt ra là gì, và tại sao? Các phương pháp, chúng ta đã làm gì? Kết quả, và dữ liệu quan sát được là gì? Và phần thảo luận là, ai quan tâm làm gì? Đúng không? Cơ bản mà nói, đó là tất cả của một bài viết khoa học. (Tiếng cười) Như thế, lũ trẻ cung cấp các từ ngữ cho tôi, đúng không? Và tôi tường thuật lại điều đó có nghĩa tài liệu này được viết bởi ngôn ngữ trẻ thơ. Tôi không viết. Nó được viết bởi Amy và các học sinh khác trong lớp. Vậy nên hệ quả là, tài liệu khoa học này bắt đầu bằng: "Ngày xửa ngày xưa.." (Cười rộ) Phần kết quả được viết: "Giai đoạn huấn luyện, câu đố ...duh duh duuuuuhhh". Đúng không? (Tiếng cười) Và phần phương pháp được viết: "Sau đó chúng tôi đặt lũ ong vào tủ lạnh (và làm bánh pie ong)" - mặt cười. Đúng không? (Tiếng cười) Đây là một tài liệu khoa học. Chúng tôi sẽ cố gắng để nó được xuất bản. Đây là trang đầu. Chúng tôi có một số lượng các tác giả đáng kể. Tất cả tên được tô đậm là những đứa trẻ từ 8-10 tuổi. Tác giả đầu tiên là Trường Tiểu Học Blackawton, vì nếu như tài liệu này được đưa vào danh sách tham khảo, nó sẽ là "Blackawton và cộng sự" chứ không phải cá nhân nào hết. Như vậy chúng tôi gửi nó đến một tạp chí phổ thông, và tạp chí đó nói vầy. Tạp chí đó nói rất nhiều, nhưng nói thế này. "Tôi lo ngại rằng tài liệu này không đạt từ bước đầu tiên theo quy chuẩn chất lượng của chúng tôi, dù kiểm tra cách nào đi nữa". (Cười rộ) Nói theo một cách khác, tài liệu này không đạt ngay đoạn mở đầu: "Ngày xửa ngày xưa", rồi những biểu đồ vẽ bằng phấn màu, vân vân. (Cười rộ) Do vậy chúng tôi nói, chúng tôi sẽ xem lại. Rồi tôi gửi nó cho Dale Purves, người làm viêc tại Viện Khoa Học Quốc Gia (National Academy of Science), một trong những nhà thần kinh học hàng đầu thế giới, và ông nói: "Đây là tài liệu khoa học nguyên bản nhất mà tôi đã từng đọc" -- (Tiếng cười) -- "và nó xứng đáng được quảng bá rộng rãi". Larry Maloneny, chuyên gia về thị giác, nói: "Tài liệu này quá ấn tượng". Công trình nghiên cứu này có thể được xuất bản nếu được thực hiện bởi người lớn". Vậy chúng tôi đã làm gì? Chúng tôi đã gửi ngược tài liệu này đến biên tập viên. Họ nói không. Cho nên chúng tôi nhờ Larry và Natalie Hempel viết một lời dẫn giải tình huống hóa sự tìm ra của các nhà khoa học, đặt vào trong phần tham khảo, và chúng tôi gửi nó cho Biology Letters. Và như vậy đấy, tài liệu đã được đánh giá độc lập bởi năm trọng tài và nó đã được xuất bản. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Mất bốn tháng để thực hiện tài liệu khoa học này, và mất hai năm để được xuất bản. (Cười rộ) Kiểu khoa học điển hình, thực sự thế, đúng không? Như vậy, nó đã làm Amy và các bạn của cô bé trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi nhất thế giới được được biết đến. Những phản hồi như thế nào? Tài liệu đã được xuất bản hai ngày trước Giáng Sinh, được tải 30,000 lần trong ngày đầu tiên, đúng không? Nó là tạp chí "Editor`s Choice in Scence", một tạp chí khoa học hàng đầu. Nó là tài liệu được truy cập vĩnh viễn miễn phí trên Biology Letters. Nó là tài liệu duy nhất được truy cập vĩnh viễn miễn phí của tạp chí này. Năm vừa rồi, nó là tài liệu được tải về nhiều thứ hai trên Biology Letters. và phản hồi không chỉ từ phía các nhà khoa học và các giáo viên mà còn từ dân chúng nữa. Và tôi chỉ đọc một trong số đó. "Gần đây tôi vừa đọc 'Blackawton Bees'. Không có từ ngữ nào để giải thích chính xác được cảm giác tôi ngay lúc này. Điều mà các bạn làm là thật, đúng đắn và đáng kinh ngạc. Sự tò mò. thích thú, trong sáng và sự nhiệt huyết là những điều cơ bản nhất và quan trọng nhất để làm khoa học. Còn ai khác có thể đủ điều kiện hơn trẻ thơ? Xin hãy gửi lời chúc mừng của tôi tới bọn trẻ của ông." Vậy nên, tôi xin phép được kết luận với một phép ẩn dụ mang tính chất vật lý Tôi có thể làm điều đó với bạn được không? (Tiếng cười) Oh yeah, yeah, yeah, đi nào. Yeah yeah. Okay. Bây giờ, khoa học là mạo hiểm, vậy đây là một sự mạo hiểm không thể tin nổi, đúng không? (Tiếng cười) Với tôi, chứ không phải với ông ấy. Đúng không? Bởi chúng tôi mới làm điều này một lần trước đây. (Tiếng cười) Và ông thích công nghệ đúng không? Shimon Schocken: Đúng, nhưng tôi yêu bản thân thôi. BL: Đây là một mô hình thu nhỏ của công nghệ. Đúng chứ? Bây giờ... (Tiếng cười) Được rồi.. (Tiếng cười) Bây giờ, chúng ta sẽ làm một chứng minh nho nhỏ, nhé? Ông phải nhắm mắt lại, và chỉ tay về hướng mà ông nghe thấy tôi vỗ tay. Được không? (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Được rồi, hay bây giờ tất cả cùng hô to 1, 2, 3? Khán giả: (Tiếng hô) (Tiếng cười) (Tiếng hô) (Tiếng cười) Quá tuyệt! Bây giờ, ông mở mắt ra. Chúng ta sẽ làm lại một lần nữa Tất cả mọi người ở hướng này hô lên đi. (Tiếng hô) Âm thành từ đâu dội tới? (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn ông rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Vấn đế ở đây là gì? Vấn đề là khoa học làm gì cho chúng ta. Đúng không? Chúng ta thường trải qua những phản xạ đời thường nhưng nếu chúng ta có lúc nào đó muốn làm điều gì đó khác biệt, chúng ta phải bước vào sự không chắc chắn. Khi ông ấy mở mắt ra, ông ấy đã có thể thấy thế giới khác đi. Đó là điều mà khoa học trao cho chúng ta. Nó đề nghị một trách nhiệm bước vào sự không chắc chắn thông qua quá trình vui chơi, đúng không? Giờ đây, giáo dục khoa học thực chất, tôi nghĩ, nên hướng đến cho mọi người có quyền lên tiếng và cho phép họ thể hiện tiếng nói đó vậy nên tôi vừa đề nghị Amy hãy là tiếng nói cuối cùng trong bài thuyết trình ngắn này. Mời Amy? AO: Dự án này thực sự rất thú vị với cháu bởi, nó mang đến quá trình khám phá cuộc sống và nó chỉ cho cháu thấy rằng bất cứ ai, và ý của cháu là BẤT CỨ AI cũng có một tiềm năng để khám phá ra điều mới mẻ, và một câu hỏi nhỏ có thể dẫn đến những khám phá vĩ đại. Thay đổi cách một người nghĩ về một điều gì đó có thể dễ dàng hoặc khó khăn. Tất cả phụ thuộc vào cách mà người đó cảm nhận về sự thay đổi. Nhưng thay đổi mà cháu nghĩ về khoa học lại dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên. Khi chơi những trò chơi và sau đó chúng cháu bắt đầu suy ngẫm về những câu hỏi, sau đó cháu nhận ra rằng khoa học không phải là một môn học nhàm chán và rằng bất cứ ai cũng có thể khám phá điều mới lạ. Mỗi chúng ta chỉ cần một cơ hội. Cơ hội của cháu đã đến theo cách của Beau, và Dự án Blackawton Bee. Cảm ơn BL: Cảm ơn thật nhiều. (TIếng vỗ tay) (TIếng vỗ tay) Năm 1975, tôi gặp giáo sư Carlo Pedretti tại Florence ông từng dạy tôi lịch sử nghệ thuật và giờ là một học giả rất nổi tiếng về Leonardo da Vinci Ông hỏi tôi liệu có một công nghệ nào đó để vén màn một bí ẩn đã tồn tại suốt năm thế kỷ liên quan đến một kiệt tác đã mất của Leonardo da Vinci bức "Trận chiến Anghiari" được cho đã nằm ở sảnh 500 của tòa thị chính Palazzo Vecchio ở Florence. Vào giữa những năm 70, không có nhiều cơ hội cho những kỹ sư sinh học như tôi nhất là ở Ý, cho nên, tôi quyết định cùng với một vài nhà nghiên cứu ở Mỹ và trường Đại học Florence, bắt đầu dò những bức tranh mà Vasari vẽ trên những bức tường dài trong tòa thị chính để tìm kiếm bức họa đã mất của Leonardo. Không may là khi đó, chúng tôi chưa biết rằng đó không hẳn là nơi mà chúng tôi phải tìm kiếm vì chúng tôi phải đi vào sâu hơn, do đó nghiên cứu này đã phải tạm dừng và chỉ mới được tiếp tục đến tận năm 2000 nhờ vào sự quan tâm và nhiệt tình của gia đình Guinness. Lần này chúng tôi tập trung vào nỗ lực tái cấu trúc của tòa thị chính trước khi nó được sửa chữa, và cùng với cái gọi là Sala Grande, được xây năm 1494, để tìm ra những cánh cửa ra vào và cửa sổ nguyên bản. Để làm thế, chúng tôi tạo ra mô hình 3D rồi dùng phép chẩn đoán qua nhiệt độ (thermography), chúng tôi tiếp tục phát hiện ra những cửa sổ bị che khuất. Chúng vốn là những cửa sổ của tòa thị chính Sala Grande. Chúng tôi cũng tìm ra chiều cao của trần nhà, và chúng tôi đã gắng tái lập tất cả những kết cấu của tòa thị chính trước đây từ trước khi Vasari chưa xuất hiện và xây dựng lại toàn bộ, kể cả một bậc thang cũng rất quan trọng để tìm ra chính xác vị trí của bức họa "Chiến trận Anghiari" trên một trong hai bức tường. Chúng tôi nhận ra là Vasari, người nhận nhiệm vụ tu sửa lại tòa thị chính vào khoảng từ 1560 đến 1574 từ Đại Công tước Cosimo I của gia đình Medici, chúng tôi có ít nhất hai trường hợp thời điểm ông đã cứu những kiệt tác bằng cách đặt bức tường gạch chắn trước nó và chừa lại một khoảng để thông gió. Cái chúng ta đang thấy đây, ở Masaccio, nhà thờ Santa Maria Novella, Florence, vậy nên chúng tôi mới nói, có thể Vasari cũng đã làm điều tương tự với kiệt tác của Leonardo, vì ông cũng rất ngưỡng mộ danh này. Do đó, chúng tôi thiết kế một số ăng-ten rất tinh vi quét trên cả hai bức tường để tìm kiếm một khoảng hở. Khi phát hiện ra có những khoảng như vậy ở cánh phải của bức tường phía Đông, chúng tôi tin rằng bức "Trận chiến Anghiari" hay ít nhất một phần mà chúng tôi biết đã được vẽ lên tường hay được gọi với cái tên "Cuộc chiến giành cờ hiệu", nằm ở đó. Không may là, kể từ phát hiện đó, dự án lại tiếp tục phải tạm dừng vào năm 2014 vì nhiều lí do chính trị. Vì vậy, tôi quyết định trở lại trường của mình, Đại học California, San Diego, đề nghi thành lập một trung tâm nghiên cứu phát triển các công nghệ áp dụng cho bảo tồn văn hóa. Năm 2007, chúng tôi đã thành lập CISA3, một trung tâm nghiên cứu bảo tồn văn hóa, tập trung vào nghệ thuật, kiến trúc và khảo cổ học. Sinh viên bắt đầu vào học và chúng tôi bắt đầu xây dựng công nghệ, vì về cơ bản đó cũng chính là những thứ đang thiếu để chúng tôi có thể tiếp tục công việc trên thực địa. Chúng tôi trở lại Tòa thị chính vào năm 2011, Lần này, với sự giúp sức của một nhóm sinh viên và đồng nghiệp của tôi, Tiến sĩ Falko Kuester, bây giờ đã là Giám đốc CISA3, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm những gì còn bỏ sót. Chúng tôi đã bị ngăn cấm, hay tôi sẽ dùng từ "hạn chế", vì nhiều lí do không đáng để giải thích ở đây, chỉ được dùng nội soi, trong nhiều phương án đang có, Với một chiếc máy ảnh 4mm, chúng tôi đã thu thập được một số mảnh nhỏ mà về sau được xác định có màu đỏ, đen, và một số mảnh màu be. Các mẫu này trong giai đoạn sau được kiểm tra bằng một số phương pháp hiện đại hơn như XRF - nhiễu xạ tia X, và cho kết quả khá khả quan. Kết quả cho thấy có vẻ chúng tôi đã thực sự tìm thấy được dấu vết của màu vẽ, và vì biết chắc rằng không còn họa sĩ nào từng vẽ lên bức tường đó trước khi Vasari xuất hiện 60 năm sau, những mảnh màu vẽ này được khẳng định là dấu vết của bức bích họa và của chính Leonardo. Bức tranh này là kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử loài người. Trên thực tế, đây là tác phẩm quan trọng nhất mà Leonardo từng sáng tác, nhờ nó mà ông được vinh danh là họa sĩ có ảnh hưởng nhất thời bấy giờ. Suốt 37 năm qua, tôi có vinh dự được nghiên cứu rất nhiều tuyệt tác như các bạn có thể thấy nhưng là để làm gì? Để đánh giá, ví dụ tình trạng bảo quản của bức tranh. Có thể thấy rằng bề mặt của bức "Madonna of the Chair" khi được chiếu tia UV sẽ hiện lên khuôn mặt của một người phụ nữ khác không còn trẻ, tôi có thể nói như vậy. Có dấu vết của véc-ni, nhiều lần chỉnh sửa thậm chí là bị tẩy quá nhiều, hiện ra rất rõ. Đồng thời, công nghệ cũng giúp chúng ta viết nên những trang sử mới, hay ít nhất là cập nhật những trang đã cũ. Lấy ví dụ bức "Lady with the Unicorn" một tác phẩm khác của Rafael, bạn thấy con kỳ lân Nhiều nhà phê bình đã viết về con kì lân này nếu bạn chiếu tia X vào nó, con kỳ lân sẽ biến thành một chú chó con Nếu chỉ thế thôi thì chẳng sao cả, nhưng vấn đề là, khi tiếp tục kiểm tra bức tranh, hóa ra Rafael không vẽ con kỳ lân, không vẽ chú chó con, mà thực tế đã để bức vẽ dở dang khiến toàn bộ những phân tích về một biểu tượng ngoại lai - là hình ảnh kỳ lân, thành bức hình không liên quan. Nhân nói về tính nguyên bản. Thử nghĩ xem nếu chúng ta có thể áp dụng khoa học vào việc xác định danh tính của những tác phẩm nghệ thuật. Ít nhất sẽ có một cuộc cách mạng về văn hóa, đồng thời là một cuộc cách mạng trên thị trường Một ví dụ khác Otto Marseus, với bức vẽ "Still Life" trưng bày ở phòng tranh Pitti, được chiếu tia hồng ngoại và thật may mắn là bức tranh được xác nhận có chữ ký của Otto Marseus. Thậm chí còn có thể xác định được bức tranh này được vẽ khi nào và ở đâu. Đó là một kết quả khả quan. Nhưng đôi khi kết quả lại không dễ dàng như vậy. Do đó, trong quá trình xác thực khoa học có thể được áp dụng và thay đổi cách thức, không phải trong việc tạo ra mà ít nhất cũng là nền tảng cho những quyết định khách quan hơn, hay có thể nói là ít chủ quan hơn những gì người ta đang làm hiện nay Tuy nhiên, phát hiện thực sự thu hút trí tưởng tượng và lòng ngưỡng mộ của tôi là bức vẽ sống động tuyệt vời nằm ẩn dưới một tầng màu nâu của "The Adoration of the Magi" Ở đây các bạn có thể thấy một máy scan XYZ và một camera hồng ngoại chiếu qua tầng màu nâu bên ngoài kiệt tác này và hé lộ những gì thực sự nằm bên dưới Đây tình cờ là bức họa quan trọng nhất chúng tôi có ở Ý của Leonardo de Vincy, hãy nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp mà chưa ai có cơ hội được nhìn thấy chúng trong 5 thế kỷ qua. Hãy nhìn những bức chân dung này Chúng thật kỳ diệu. Bạn có thấy Leonardo. Bạn có thấy sự hài hòa trong tác phẩm của ông ấy ngay trên những tấm pano và nhìn thấy những điều thú vị, giống như là một con voi. Và bởi con voi này,, hơn 70 tấm hình mới được phát hiện ra, chưa được thấy trong hàng trăm năm Đây là một sự phát hiện. Và chúng tôi biết và chứng minh được rằng hình thể màu nâu mà chúng ta thấy hôm nay không phải vẽ bởi Leonardo Da Vinci, khiến chúng ta để lại những bức hình khác từ 5 thập kỉ trước mà chúng tôi không thể thấy Rồi chúng tôi nghĩ, nếu chúng tôi có được vinh dự để nhìn thấy hết những điều này để tìm thấy mọi sự khám phá này, những người còn lại sẽ nghĩ thế nào? thế rồi chúng tôi muốn tạo ra hình thể thật bằng cách dùng tablet. Tôi sẽ cho các bạn xem chúng ta sẽ làm được những gì ở trong một viện bảo tàng Hãy tưởng tượng chúng ta đi đến bảo tàng với tablet và chúng ta hướng máy ảnh của tablet vào bức ảnh mà chúng ta muốn nhìn, giống như thế này và chúng ta chỉ cần bấm, và dừng để tôi cho các bạn thấy khi mà bức hình đúng hơn là, máy ảnh, đã bị khóa vào bức tranh vẽ bức tranh bạn nhìn thấy trong bức vẽ đang được tái dựng. Và rồi, thấy không. Chúng ta có thể zoom, có thể kéo Nào, chúng ta sẽ đi tìm con voi. tất cả những gì chúng ta cần là một ngón tay, để lướt và chúng ta thấy con voi (vỗ tay) (vỗ tay) và rồi nếu chúng ta muốn chúng ta có thể lướt để xem, ví dụ, trên bậc thang, cả một biểu tượng đang được thay đổi. Nó có rất nhiều biến đổi từ một ngôi đền cũ thành ngôi đền mới và có nhiều thứ xuất hiện. Thấy không? Đây không chỉ là sự huyền bí, bởi vì nó thay đổi không chỉ bức tranh như bạn thấy, mà là cả ý nghĩa của bức tranh và chúng ta nghĩ đây là cách dễ dàng và tuyệt vời để mọi người có thể tiếp cận và, để bạn trở thành nhân vật trính của sự khám phá chính bản thân bạn, chứ không phải im lặng trong lúc đi tham quan các phòng của viện bảo tàng. ( vỗ tay ) Một khái niệm khác là điều trị biểu đồ điện tử, nghe có vẻ hiển nhiên nếu chúng ta nói về những bệnh nhân thật nhưng khi chúng ta nói về nghệ thuật, đáng buồn là chúng chưa bao giờ được cho là cơ hội. Chúng tôi tin là, đây là sự khởi đầu bước đầu tiên, để thật sự bảo tồn và tìm hiểu, và để hiểu mọi thứ liên quan đến các sự bảo tồn kỹ thuật, vật liệu và tất nhiên nếu, khi nào, và tại sao chúng ta nên phục hồi lại, hoặc là can thiệp vào môi trường xung quanh của mỗi bức ảnh Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu tinh thần của Renaissance, tạo ra luật lệ mới nơi mà kĩ sư khảo cổ là một biểu tưởng cho nghệ thuật và khoa học. chúng ta cần tạo ra những kĩ sư mới mà sẽ làm những điều như thế này để tìm ra những điều đáng giá cho văn hóa mà chúng ta sẽ cần, nhất là hôm nay. và nếu bạn muốn tóm gọn trong 1 từ đây là những gì mà chúng tôi đang làm Chúng tôi đưa quá khứ đến tương lai để có một tương lai. Miễn là chúng ta sống trong sự tò mò và đam mê bản thân chúng ta đã có một chút Leonardo trong mình. Cảm ơn (Vỗ Tay) Tôi rất rất hạnh phúc khi được có mặt ở đây -- những ánh đèn thực sự đang làm chói mắt tôi và chúng đang phản chiếu qua kính của tôi. Tôi rất hạnh phúc và vinh dự được ở đây, giữa những con người rất rất sáng tạo và thông thái. Tôi đã nghe 3 diễn giả trước nói, và đoán xem chuyện gì đã xảy ra? Từng điều tôi dự định nói, họ đều đã nói ở đây, có vẻ như tôi chả còn gì khác để nói nữa cả. (cuời) Tuy nhiên quê hương tôi có 1 câu nói "nếu 1 nụ hoa chưa nở đã rụng, nghĩa là nụ hoa đó còn quá non. Cho nên tôi sẽ -- bởi vì tôi không còn trẻ, tôi rất già rồi -- vẫn sẽ nói vài điều. Chúng ta tổ chức hội thảo này vào thời điểm rất thích hợp bởi vì cũng có 1 hội nghị khác đang được tổ chức ở Berlin. Đó là Hội nghị thượng định G8. Hội nghị năm nay đề cập đến các giải pháp cho những vấn đề của Phi Châu: Giải pháp đưa ra là tăng thêm nữa mức viện trợ, gần giống với kế hoạch Marshall. Đáng tiếc, cá nhân tôi không tin vào kế hoạch Marshall. Thứ nhất, bởi vì những lợi ích từ kế hoạch Marshall đã bị phóng đại. Nước viện trợ chủ yếu cho dự án này là Pháp và Đức, và mức viện trợ chỉ chiếm 2.5% trong GDP của họ. 1 nước Châu Phi trung bình nhận viện trợ nước ngoài vào khoảng 13 - 15% GDP của 2 nước trên, đây chính là sự thuyên chuyển nguồn tài chính chưa từng có từ các nước giàu sang các nước nghèo. Tuy nhiên điều tôi muốn nói là: chúng ta cần kết nối 2 điều sau. Làm tn các phương tiện truyền thông (PTTT) có thể bao quát hết toàn bộ CPhi từ phg Tây và hậu quả của điều này. Bằng cách phô bày sự tuyệt vọng, không được trợ giúp ở đây, các PTTT đã truyền tải được sự thật về Phi Châu, và không gì hơn sự thật. Tuy nhiên, nó lại không phải là bộ sự thật. Bởi vì, sự tuyệt vọng, nội chiến và nạn đói, mặc dù là 1 phần của thực tế tại Phi Châu, nhưng không chỉ có vậy. Tệ hơn nữa, những điều trên lại chỉ là thực tế của thiểu số. Châu Phi có 53 quốc gia. Chỉ có 6 nước là đang có nội chiến, có nghĩa là các PTTT đang chỉ bao phủ được 6 quốc gia này. Châu Phi có những tiềm năng rất lớn -- chưa bao giờ được đề cập. Cái mà giới truyền thông đang truyền bá rộng khắp đến các khán thính giả của họ chỉ là sự tuyệt vọng và không được giúp đỡ. Tác động của cách truyền thông này là lôi kéo được lòng cảm thông, sự thương hại và các hoạt động từ thiện. Như một hệ quả, cái nhìn của phương Tây về sức phát triển của nền kinh tế CPhi bị đóng khung 1 cách sai lầm. Cách nhìn sai lầm này là 1 sản phẩm của ý nghĩ rằng Châu Phi là 1 vùng đất của sự tuyệt vọng. Chúng ta nên làm gì trong hoàn cảnh đó? Hỗ trợ thực phẩm cho người đói. Vận chuyển thuốc thang cho những ai bị ốm. Gửi đến những đội quân gìn giữ hòa bình cho những vùng đất đang phải gánh chịu nội chiến. Trong toàn bộ quá trình đó, Châu Phi bị tước mất thế chủ động. Tôi muốn nói rằng, vấn đề quan trọng là phải nhận ra: đúng, châu Phi có những điểm yếu cơ bản. Nhưng, hơn nữa, họ lại có rất nhiều tiềm năng. Chúng ta cần định hình lại những thách thức mà CPhi đang phải đối mặt từ thách thức về sự tuyệt vọng, (sự tuyệt vọng đến từ sự đói nghèo) đến thách thức về sự hi vọng Khi cta đinh hình các vđề của CPhi là thách thức về sự hi vọng, đó sẽ là cách nhìn mới đầy giá trị. Thách thức mà bất kì ai quan tâm đến CPhi phải đối mặt không phải là thách thức trong việc giảm sự đói nghèo. Mà nên là thách thức trong việc tạo ra sự giàu có. Khi chúng ta thay đổi 2 khái niệm này -- nếu bạn nói người CPhi nghèo và cần phải xóa đói giảm nghèo, bạn có sự phối hợp của toàn thế giới vì mục đích của bạn là tốt. Thực tế thực hiện ở châu lục này như thế nào? Thuốc cho người nghèo, thực phẩm cho người đói, lính giữ hòa bình cho những vùng đất nội chiến. Không có thứ nào trong những điều trên thực sự hữu ích bởi vì bạn đang điều trị những triệu chứng chứ không phải nguyên nhân của các vấn đề cơ bản ở Phi Châu. Gửi đến những người hướng dẫn và hỗ trợ thuốc men, thưa quý ông quý bà, ko có tác dụng tạo nên sự giàu có cho những người Phi Châu. Sự giàu có là 1 thành tố của thu nhập, và thu nhập thì đến từ những người đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh sinh lời hay 1 công việc được trả lương tốt. Bây giờ, khi chúng ta bắt đầu nói về việc tạo ra sự giàu có ở Phi Châu, thách thức thứ 2 của chúng ta sẽ là, ai sẽ đóng vai trò đại diện cho quá trình tạo ra sự giàu có ở mỗi xã hội? Họ là những nhà doanh nghiệp (DN). [ko rõ] chỉ ra rằng các DN luôn luôn chiếm khoảng 4% dân số TGiới, tuy nhiên có khoảng 16% trong số đó là DN ma. Nói chung nhóm người này thành công trong cviệc kinh doanh. Như vậy, chúng ta nên đầu tư tiền vào đâu? Chúng ta cần đặt tiền ở chỗ nó có thể sinh lời. Hỗ trợ đầu tư tư nhân tong nước và ngoài nước tại Châu Phi. Hỗ trợ các dự án nghiên cứu, bởi vì kiến thức là 1 trong những thành tố quan trọng tạo nên sự giàu có. Viện trợ thế giới hiện nay cho Châu Phi là gì? Họ ném vào những khoản tiền lớn cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục tiểu học và cứu trợ lương thực. Toàn bộ TG đã chỉ tập trung chú ý vào vùng đất của sự tuyệt vọng và đang cần cứu trợ này. Thưa quý ông, quý bà, ai có thể nói tôi biết 1 người bạn hay hàng xóm hay họ hàng mà bạn biết, trở nên giàu có bằng cách nhận đồ từ thiện? Bằng cách cầm 1 cái bát ăn xin và nhận của bố thí? Có ai trong số các bạn ở đây biết người như vậy? Có ai trong số các biết 1 đất nước phát triển nhờ vào sự hào phóng và tốt bụng của 1 nước khác? Uhm, có vẻ không có cánh tay nào giơ lên, điều đó cũng có nghĩa là tôi đang bắt đầu đúng. Bono: Tôi biết Andrew Mwenda: Tôi thấy rằng Bono nói anh ấy biết 1 đất nước như vậy. Nước nào vậy? Bono: Đó là 1 cái tên Ailen (cười) (Người Ailen nổi tiếng là ki bo --> có giàu chỉ nhờ viện trợ cũng đúng thôi --> cười là phải) Cảm ơn rất nhiều. Nhưng để tôi nói anh nghe điều này. Người ngoài chỉ có thể chỉ cho bạn 1 cơ hội. Năng lực tận dụng cơ hội đó và chuyển nó thành điểm mạnh phụ thuộc vào khả năng của người dân bản địa. Châu Phi đã nhận được nhiều cơ hội, nhưng rất nhiều trong số các cơ hội đó ko đem lại lợi ích cho họ. Tại sao? Bởi vì chúng ta thiếu cơ cấu kinh doanh nội địa và cơ cấu chính sách -- cái có thể giúp chúng ta hiện thức hóa các cơ hội. Tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ. Dưới thỏa thuận Cotonou, còn được biết đến như Hiệp định Lome, các nước Châu Phi được tạo cho 1 cơ hội từ Châu Âu là xuất khẩu hàng hóa, miễn thuế, đến các siêu thị của LM Châu Âu. Đất nước của tôi, Uganda, có hạn ngạch xuất khẩu là 50.000 tấn đường đến các siêu thị thuộc LM Châu Âu. Chúng tôi chưa xuất khẩu được bất kì kg nào hết. Chúng tôi nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Brazil và Cuba! Thứ 2, theo thỏa thuận trong hiệp ước xuất khẩu thịt bò, Các bước Châu Phi có sản xuất thịt bò sẽ có hạn ngạch xuất khẩu thịt bò miễn thuế đến các siêu thị thuộc LM Châu Âu Ko 1 nước nào trg những nc dc cho hạn ngạch kể trên, kể cả nc thành công nhất: Botswana, từng đạt được hạn ngạch được giao. Điều tôi muốn đưa ra ở đây: nguồn gốc sự bất lực của Châu Phi trong việc lôi kéo phần còn lại của thế giới vào một mối quan hệ hữu ích hơn chính là do Phi Châu có khung chính sách và thể chế xã hội kém. Tất cả các loại hình can thiệp đều cần sự hỗ trợ, sự phát triển của các dạng thể chế sẽ giúp tạo ra sự giàu có, nó cũng sẽ làm tăng năng suất lao động. Cta phải bắt đầu như thế nào để làm điều đó và tại sao viện trợ lại là 1 công cụ tồi? Viện trợ là 1 công cụ tồi, bạn biết tại sao không? Bởi vì mọi chính phủ trên thế giới đều cần tiền để tồn tại. Tiền là không thể thiếu để duy trì 1 số thứ như luật pháp và hành pháp. Chính phủ phải trả tiền cho quân đội và công an để họ đại diện cho luật pháp. Và bởi vì có rất nhiều chính phủ ở Châu Phi là độc tài, họ thực sự cần quân đội để đánh bại phe đối lập. Điều thứ 2 Chính phủ (CP) cần làm là trả tiền cho cán bộ CNVC. Tại sao người dân ủng hộ Chính phủ của họ? Uhm, đó là do CP cho họ những việc làm được trả lương tốt Hoặc, tại nhiều nước Châu Phi, nguồn lợi không chính thức đến từ sự tham nhũng. Thực tế là, không có CP nào trên thế giới, là không có 1 ít tham nhũng với mức độ phụ thuộc hoàn toàn vào sự nghiêm minh của pháp luật. Rất nhiều nước ở [ko rõ], họ cần tính hợp pháp. Để có được tính hợp pháp, các CP thường thực hiện 1 số điều như cung cấp giáo dục cơ bản, chăm sóc sức khỏe ban đầu, đường xá, xây bệnh viện và phòng khám. Nếu ngân khố Chính phủ sống sót phụ thuộc vào việc nâng tiền thuế của nhân dân lên, ví như 1 CP được điều hành bởi tính tư lợi để CP đó sẽ ngồi lại với những ai có thể tạo ra sự giàu có. Bàn bạn với họ về các dạng chính sách và thể chế cần thiết để họ mở rộng phạm vi và mức độ kinh doanh để từ đó có thể thu được nhiều hơn thuế thu nhập từ người dân. Vấn đề của Phi Châu và vấn đề của ngành công nghiệp viện trợ là nó bóp méo cấu trúc của những động cơ thúc đẩy chính phủ các nước Phi Châu đối mặt với thách thức. Lợi nhuận từ sản xuất mà chính phủ tìm kiếm cho ngân khố quốc gia không nằm trong nền kinh tế nội địa, mà thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài Thay vì ngồi xuống bàn luận với người Uganda (Vổ tay) nói chuyện với các nhà kinh doanh Uganda, Hay những doanh nhân Ghana (những nhà kinh doanh hàng đầu của Nam Phi) các CP lại thấy hữu ích hơn khi nói chuyện với IMF hay ngân hàng thế giới Tôi nói cho bạn hay, kể cả khi bạn có 10 bằng tiến sĩ, bạn ko bao giờ có thể đánh bại Bill Gates nếu so về sự hiểu biết đối với ngành CN máy tính. Tại sao? Bởi vì kiến thức, tự thân nó đòi hỏi bạn phải hiểu sự khuyến khích là cần thiết để mở rộng kinh doanh, nó đòi hỏi bạn phải lắng nghe những cá nhân độc lập trong thể chế công nghiệp. CP các nước ở CPhi đã được trao cho 1 cơ hội bởi cộng đồng thế giới, để đổi lại CP các nước đã từ chối xây dựng những thoả thuận về sản xuất với chính công dân của nước họ, Nhờ vậy, cho phép các cuộc đàm phán với IMF và ngân hàng thế giới liên tục được diễn ra, và rồi IMF và ngân hàng TG sẽ nói với các CP điều mà nhân dân của họ muốn. Trong quá trình đó, chúng ta, những người Châu Phi, đã và đang nằm ngoài lề từ việc lập chính sách, định hướng chính sách đến quá trình thực thi chính sách ở chính đất nước chúng ta. Chúng ta bị hạn chế ở đầu vào, bởi vì những người trả tiền như IMF, ngân hàng TG, và các tập đoàn xuyên quốc gia trên TG đã lấy đi quyền công dân của chúng ta, Điều mà các CP của chúng ta đang làm, (do họ phụ thuộc vào viện trợ), là lắng nghe người cho vay trên quốc tế hơn là bản thân người dân của mình. Tôi muốn đặt một điểm nhấn vào lập luận của mình, điểm nhấn đó là: sẽ không đúng nếu nói viện trợ luôn luôn chỉ đem lại tiêu cực. Một vài sự viện trợ có thể xây được 1 bênh viện, cứu đói cho 1 ngôi làng, Nó có thể xây 1 con đường, và con đường đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích tốt. Sai lầm của ngành công nghiệp viện trợ thế giới là nhặt lấy từng phần riêng biệt của sự thành công, khái quát chúng lên, đổ hàng tỉ và hàng tỉ dollar vào chúng, và rồi đem chúng đi khắp thế giới, từ chối nhìn nhận những hoàn cảnh riêng biệt, duy nhất ở mỗi nơi nhận viện trợ, từ chối nhìn nhận nhg kĩ năng, bài học thực tiễn, nhg quy tắc và thói quen làm cho 1 ctr viện trợ nhỏ vẫn thành công -- như ở ngôi làng Sauri -Kenya nơi Jeffrey Sachs đang làm việc -- và vì đã khái quát kinh nghiệm của số ít thành kinh nghiệm của tất cả mọi người. Các nguồn viện trợ tăng khả năng sử dụng các nguồn lực cho các CP, và biến việc làm cho 1 CP trở thành việc đem lại lợi nhuận cao nhất bạn có thể thấy 1 người Châu Phi đang cố gắng tìm 1 việc làm. Bằng cách tăng sự thu hút của các công ty nhà nước, đặc biệt là trong xã hội có xung đột sắc tộc sâu sắc như ở Phi Châu, cái mà viện trợ nhắm tới là nhấn mạnh xung đột sắc tộc khi mà một nhóm nhỏ người nào đó bắt đầu có gắng vào được CP để có thể tiếp cận miếng bánh viện trợ từ nước ngoài. Thưa quý ông quý bà, người kinh doanh giỏi nhất tại Phi Châu không thể tìm ra nhg cơ hội để giao thương và làm việc với khu vực kinh tế tư nhân vì môi trường tổ chức và chính sách ở đây là kẻ thù của kinh doanh. Chính Phủ sẽ không thay đổi nó. Tại sao? Bởi vì họ không cần nói chuyện với các công dân của mình. Họ nói với những nhà đầu tư quốc tế. Do vậy, những người Phi kinh doanh giỏi nhất buộc phải làm việc cho CP, điều này lại làm tăng tình trạng căng thẳng chính trị ở các nước CPhi đặc biệt là vì chúng ta phụ thuộc vào viện trợ. Tôi cũng muốn chỉ ra điều chú ý rất quan trọng với chúng ta là trong hơn 50 năm qua, Châu Phi đã và đang nhận viện nhiều hơn từ cộng đồng thế giới dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ tài chính, và các dạng viện trợ khác. Từ 1960 đến 2003, châu lục này nhận 600 tỉ đô viện trợ, vậy mà chúng ta vẫn đang nói về sự nghèo đói ở khắp Phi Châu. Tất cả những khoản viện trợ đó đi về đâu? Tôi muốn sử dụng 1 ví dụ của chính đât nước tôi - Uganda về dạng và cấu trúc của sự khích lệ mà viện trợ đã đem lại đất nước này. Mùa tài khóa 2006-2007, ngân khố quốc gia hi vọng thu 2.5 nghìn tỉ siling. Viện trợ nước ngoài kì vọng đạt 1.9 nghin tỉ Lượng tiêu dùng của Uganda -- tiêu dùng ý tôi là mua thực phẩm vào khoảng 2.6 nghìn tỷ. Tại sao quốc khố của Uganda chi quá 110% vào chính nguồn thu thuế của nó? Đó là do ở đây có 1 số người - những người đã kêu gọi viện trợ nước ngoài đóng góp vào Nhưng điều này cũng chỉ ra rằng CP Uganda không được trao quyền tiêu dùng chính ngân sách quốc gia của mình để đầu tư vốn vào sản xuất, mà lại dung ngân sách quốc gia để chi trả cho việc xây dưng các cơ sở công cộng. Quản trị công cộng, cái được bảo trợ lớn nhất, được chi 690 tỉ. Cho quân đội, 380 tỉ. Nông nghiệp, 18% những công dân nghèo nhất nước là nông dân, chỉ được chi 18 tỉ. Thương mại và công nghiệp chiếm 43 tỉ. Hãy để tôi cho các bạn xem tiêu dùng của lĩnh vực công cộng ra sao hay nói đúng hơn là tiêu dùng cho lực lượng quản lý trong thiết chế của Uganda Đây, 70 bộ trưởng nội các, 114 cố vấn tổng thống -- những người chẳng bao giờ thấy tổng thống, trừ phi là ở trên tivi. (Cười) (Vỗ tay) Và khi những cán bộ trên nhìn thấy ông bằng xương bằng thịt, đó sẽ là 1 buổi họp mặt công cộng như thế này, và ở đó, ông sẽ là người đưa ra nhg lời khuyên cho họ. (Cười) Chúng tôi có 81 chính phủ địa phương; mỗi cơ sở đều được sắp xếp giống như Chính phủ trung ương -- 1 nghị viện, 1 nội các, 1 bộ máy hành chính, và rất nhiều công việc thuộc về hành chính khác. Trước đây có 56 quận, khi tổng thống của ctôi muốn sửa đổi hiến pháp và xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, ông đã lập ra thêm 25 quận mới. Do đó, hiện nay chúng tôi có 81 quận. Nghị viện có 333 thành viên. Bạn cần sân vận động Wembley để chứa hết các thành viên nghị viện 134 ủy ban và các chính phủ nửa tự trị, tất cả đều có giám đốc và những chiếc xe ô tô Báo cáo của ông Bono có thể giúp cta hiểu rõ vấn đề hơn. Một nghiên cứu gần đây của CP Uganda chỉ ra rằng có 3000 ô tô ở các trụ sở cơ quan đầu não. Uganda có 961 xã, mỗi xã có 1 phòng khám cấp phát thuốc, không có phòng nào trg số trên có xe cấp cứu. Như vậy là những chiếc xe 4 bánh ở các cơ quan đầu não chở các bộ trưởng, các đại sứ, các quan chức Nhà nước và các quan chức làm việc cho các dự án viện trợ trong khi những người nghèo chết vì không có xe cấp cứu và thuốc men. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, trước khi tôi tới đây, tôi đã được nhắc về nguyên tắc cơ bản của TEDGlobal: 1 bài nói tốt nên giống như 1 chiếc duyp ngắn -- nó nên đủ ngắn để khơi gợi niềm hứng thú, nhưng cũng đủ dài để bao phủ được vấn đề. Tôi hi vọng rằng tôi đã làm được điều đó. (Cười) Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Các công ty đang mất quyền kiểm soát Những chuyện xảy ra ở Wall Street đã không còn nằm trong quyền kiểm soát của Wall Street nữa. Chuyện xảy ra ở Vegas rốt cuộc sẽ kết thúc trên YouTube. (Cười rộ) Dang tiếng và uy tín của các công ty dễ bay mất. Lòng trung thành thì không kiên định. Đội ngũ quản lý dường như ngày càng mất liên kết với nhân viên của của mình. (Cười rộ) Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 27 phần trăm các ông chủ cho rằng nhân viên của họ được truyền cảm hứng làm việc từ công ty của mình. Tuy nhiên, cũng cuộc khảo sát ấy, chỉ 4 phần trăm nhân viên của họ đồng ý với quan điểm trên. Các công ty đang đánh mất quyền kiểm soát đối với khách hàng và đội ngũ nhân viên của họ. Nhưng thực sự có phải như vậy không? Tôi là một người nghiên cứu thị trường và với tư cách là một nhà nghiên cứu thị trường, tôi biết rằng thực sự tôi chưa bao giờ nắm quyền kiểm soát. Ngạn ngữ có câu: "Thương hiệu của bạn là những gì người khác nói về bạn khi bạn không ở trong phòng". Tính siêu kết nối và sự minh bạch cho phép các công ty có mặt trong căn phòng đó 24/7. Họ có thể nghe và tham gia các cuộc hội thoại. Trên thực tế, hơn bao giờ hết, họ kiểm soát được nhiều hơn so với việc đánh mất quyền kiểm soát. Họ có thể làm được việc này. Nhưng làm ra sao? Trước hết, họ có thể trao quyền kiểm soát nhiều hơn cho nhân viên và khách hàng của mình. Họ có thể hợp tác với nhân viên và khách hàng trong việc sáng tạo các ý tưởng, kiến thức, nội dung, hình thức và sản phẩm. Họ có thể trao quyền kiểm soát cho nhân viên và khách hàng bằng việc định giá nữa, đấy là điều mà ban nhạc Radiohead đã làm khi phát hành trực tuyến album "In Rainbows" với chức năng mua-với-giá-bạn-thích. Người mua có thể tự định giá, nhưng chỉ áp dụng riêng biệt, và chỉ tồn tại trong một thời gian hạn chế. Album đó bán được nhiều hơn những album trước đó. Anthon Berg - một công ty sô-cô-la Đan Mạch đã khai trương một (tạm gọi là) "cửa hàng hào phóng" ở Copenhagen. Cửa hàng này đề nghị khách hàng mua sô-cô-la hãy hứa sẽ làm những việc tốt đối với những người thân yêu. Cửa hàng này biến các giao dịch thành các tương tác, và sự hào phóng thành tiền. Các công ty thậm chí có thể trao quyền kiểm soát cho các tin tặc. Khi Microsoft Kinect ra đời, kiểm-soát-cảm-ứng-chuyển-động được thêm vào bộ điều khiển máy chơi game Xbox của họ ngay lập tức thu hút sự chú ý của các tin tặc. Microsoft ban đầu đã đẩy lui sự xâm nhập, nhưng sau đó thì chuyển hướng... khi họ nhận ra rằng việc tích cực hỗ trợ cộng đồng sẽ đi kèm với các lợi ích. Cảm giác đồng sở hữu, sự quảng cáo miễn phí, hay giá trị giá tăng, tất cả đều thúc đẩy tăng doanh thu. Cách trao quyền cao cấp nhất cho khách hàng là bảo họ đừng mua. Cửa hàng quần áo ngoài trời Patagonia khuyến khích khách hàng tiềm năng kiểm tra trên eBay tìm những sản phẩm đã qua sử dụng và hãy thay đế giày mới trước khi quyết định mua một đôi mới. Thậm chí với lập trường quyết liệt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công ty dùng quảng cáo "Đừng mua áo khoác này" trong suốt mùa cao điểm mua sắm. Điều này gây nguy hại cho doanh thu trong ngắn hạn, nhưng nó xây dựng được sự trung thành lâu dài bền vững dựa trên những giá trị được chia sẻ. Nghiên cứu cho thấy việc trao nhiều quyền kiểm soát hơn cho nhân viên trong quá trình làm việc sẽ khiến họ vui hơn và làm việc năng suất cao hơn. Tập đoàn Semco của Bra-xin nổi tiếng với việc để nhân viên tự quyết định lịch làm việc của họ và thậm chí là lương thưởng của họ. Công ty Hulu và Netflix, cùng với những công ty khác, luôn có chính sách cho những kỳ nghỉ cởi mở. Các công ty có thể trao thêm quyền kiểm soát, nhưng cùng lúc họ cũng hạn chế kiểm soát của nhân viên. Quan niệm kinh doanh truyền thống cho thấy rằng lòng tin có thể thu được qua dự đoán thái độ mỗi người, nhưng khi mọi thứ nhất quán và được tiêu chuẩn hóa, thì làm sao bạn có được những trải nghiệm rất ý nghĩa này? Hạn chế sự kiểm soát của khách hàng có thể là một cách tuyệt vời để chống lại những lựa chọn dư thừa và khiến khách hàng vui vẻ hơn. Lấy công ty lữ hành Nextpedition làm ví dụ. Nextpedition biến mỗi chuyến du lịch thành một trò chơi, với những ngóc ngách thú vị đầy ngạc nhiên suốt dọc đường. Công ty không hề báo trước với hành khách những địa điểm họ sẽ đi, cho tới những phút cuối cùng, thông tin được cung cấp chỉ vừa kịp lúc. Tương tự đối với Hãng hàng không Hà Lan KLM tung ra một chiến dịch đầy bất ngờ, tưởng chừng như một cách ngẫu nhiên họ trao những món quà nhỏ tặng khách du lịch đang trên đường tới các địa điểm của họ. Còn cửa hàng hoa trực tuyến Interflora, trụ sở ở Anh, quan sát Twitter và lọc ra những người có một ngày tồi tệ để gửi họ những bó hoa miễn phí. Công ty còn làm được gì nữa để làm nhân viên của họ giảm áp lực thời gian? Có. Buộc họ phải giúp đỡ người khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy để nhân viên đôi khi hoàn thành một số nhiệm vụ dùm người khác trong ngày sẽ làm tăng ý thức của họ về năng suất tổng thể. Tại Frog, công ty mà tôi đang làm việc, chúng tôi tổ chức các cuộc gặp gỡ nhanh trong công ty để kết nối nhân viên mới và nhân viên lâu năm, giúp họ hiểu về nhau nhanh chóng hơn. Bằng việc thực hiện một quá trình nghiêm ngặt, chúng tôi trao ít quyền kiểm soát và ít lựa chọn hơn cho họ, nhưng chúng tôi lại tạo ra cho họ nhiều tương tác xã hội hơn. Các công ty viết nên vận mệnh cho chính họ, và cũng giống như tất cả chúng ta, họ hoàn toàn tự đặt số phận họ cho vận may. Điều này khiến họ trở nên khiêm tốn hơn, nhạy cảm hơn và nhân bản hơn. Cuối cùng thì, khi tính chất siêu kết nối và sự minh bạch phơi bày thái độ của mỗi công ty dưới ánh mặt trời, thì việc trung thực với chính họ là một tuyên bố giá trị bền vững duy nhất. Hay như diễn viên múa ba lê Alonzo King từng nói: "Điều thú vị ở bạn là chính bạn". Để đạt được những gì mà thực sự bản thân các công ty mong đợi, sự công khai là tối quan trọng, nhưng công khai triệt để cũng không phải là một giải pháp vì khi mọi thứ công khai thì cũng không có gì không khai cả. "Một nụ cười giống như cánh cửa nửa khép nửa mở", tác giả Jennifer Egan đã viết như thế. Các công ty có thể trao quyền kiểm soát hoặc hạn chế nó đối với nhân viên và khách hàng của mình. Họ có thể lo lắng về việc công khai bao nhiêu là tốt đối với họ, và những chuyện gì cần được giữ kín. Hay đơn giản hơn, họ có thể mỉm cười, và tiếp tục công khai nhiều nhất mà họ có thể. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) 5 năm trước, tôi đã trải qua 1 chuyện có chút giống như Alice ở Xứ thần tiên. Trường Penn State yêu cầu tôi, một giáo viên dạy giao tiếp dạy một khóa giao tiếp cho sinh viên kỹ thuật. Tôi đã rất sợ. (Cười) Thực sự sợ. Sợ những sinh viên to đầu, những quyển sách to đùng và cả những ngôn từ lạ lẫm. Nhưng khi những cuộc trao đổi mở ra, Tôi đã trải nghiệm điều mà hẳn Alice cũng trải qua khi cô bé rơi xuống hang thỏ và phát hiện cánh cửa dẫn đến 1 thế giới mới. Đó chỉ là những gì tôi cảm nhận khi trao đổi với sinh viên. Tôi kinh ngạc trước những ý tưởng của họ, và tôi muốn những người khác cũng được trải nghiệm xứ sở thần tiên này. Tôi tin rằng chìa khóa mở cánh cửa đến thế giới đó chính là khả năng giao tiếp tốt. Chúng ta vô cùng cần giao tiếp hiệu quả với những nhà khoa học và kỹ sư để có thể thay đổi thế giới. Nhà khoa học và kỹ sư là những người đang đương đầu với các thách thức lớn nhất, từ năng lượng tới môi trường và y tế, và còn nhiều nữa, Nếu ta không biết và không hiểu điều đó, thì việc sẽ không xong, và tôi tin trách nhiệm của chúng ta, những người không chuyên, là tương tác với họ. Nhưng những cuộc trao đổi hiệu quả không thể diễn ra nếu các nhà khoa học và kỹ sư không mời ta vào xứ sở của họ. Hỡi các nhà khoa học và kỹ sư, hãy tám chuyện phiếm với chúng tôi. Tôi muốn chia sẻ vài bí quyết để làm được thế để chắc rằng chúng tôi nhận thấy khoa học của các anh thật quyến rũ, sexy kỹ thuật cũng rất hấp dẫn, nóng bỏng. Câu hỏi đầu tiên là: Gì cơ? Tại sao khoa học liên quan đến chúng tôi. Đừng chỉ nói rằng anh nghiên cứu mô xương, mà hãy nói anh nghiên cứu mô xương, nó giống như những cái lưới làm nên xương chúng ta vì cần biết để hiểu về bệnh loãng xương và cách chữa trị. Khi mô tả khoa học, hãy cẩn thận khi dùng thuật ngữ. Thuật ngữ ngăn cản chúng tôi hiểu được ý tưởng của anh. Chắc chắn có thể nói "spatial and temporal" nhưng sao không dùng "space and time" (không gian và thời gian) Làm ý tưởng mình dễ hiểu không phải là hạ thấp chúng. Thay vào đó, như Anh-xtanh đã nói: biến mọi thứ càng đơn giản càng tốt, nhưng đừng đơn giản hơn. Rõ ràng là anh có thể nói về những vấn đề khoa học mà không làm méo mó ý tưởng. Nên lưu tâm đến việc nêu ví dụ, kể chuyện, liên tưởng Đó là những cách để lôi cuốn và khiến chúng tôi thích thú những điều anh nói. Và khi trình bày, đừng sử dụng những gạch đầu dòng. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại gọi chúng là "gạch đầu dòng" chưa? Khi gạch tên đi thì sao? Gạch đi là xóa sổ, giết chết luôn! và chúng cũng sẽ giết bài thuyết trình của anh. Một slide như thế này, không những nhàm chán mà còn phụ thuộc quá nhiều vào khu vực ngôn ngữ của não bộ, khiến chúng tôi bị ngốt. Thay vào đó, slide ví dụ này của Genevieve Brown thực sự hiểu quả hơn. Nó cho thấy cấu trúc đặc biệt của mô xương mạnh đến nỗi nó thực sự truyền cảm hứng cho thiết kế độc đáo của tháp Ép-phen. Và mẹo ở đây là sử dụng những câu đơn và dễ đọc khán giả có thể dựa vào đó nếu họ theo không kịp, và rồi sử dụng hình ảnh lôi cuốn các giác quan để giúp ta hiểu sâu sắc hơn những điều được trình bày. Tôi nghĩ đây chỉ là vài bí quyết giúp chúng ta mở cánh cửa đó và thấy xứ sở thần tiên của khoa học và công nghệ. Những kỹ sư tôi làm việc cùng dạy tôi phải biết suồng sã hóa mọi thứ đi. Cho nên tôi muốn tóm tắt với 1 phương trình. (Cười) Lấy "khoa học" trừ đi "gạch đầu dòng" và "thuật ngữ" rồi chia cho "sự xác đáng", tức là chia sẻ những giải thích xác đáng với khán giả, sau đó nhân với "đam mê" mà anh dành cho công việc anh đang làm, thì sẽ cho ra kết quả sẽ là Sự tương tác tuyệt vời mang lại Sự hiểu trọn vẹn. Và do đó, hỡi các nhà khoa học và kĩ sư, khi các anh giải phương trình này, bằng mọi giá, hãy nói tám chuyện phiếm với tôi. (Cười) Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Tôi đang ở đây để nói chuyện với các bạn về mức độ toàn cầu hóa ngày nay, và tại sao việc đưa ra những đánh giá chính xác như thế này lại quan trọng đến vậy. Và quan điểm trước tiên về điều này là, cho dù được đo lường bởi số lượng sách bán, số lần được đề cập trên các phương tiện truyền thông, hoặc các cuộc điều tra mà tôi đã tiến hành với các nhóm khác nhau từ các sinh viên của mình, đến các đại biểu, đến tổ chức thương mại thế giới (WTO), quan điểm này cho rằng biên giới quốc gia thực sự không còn quan trọng đến như vậy nữa, việc hội nhập xuyên biên giới đang dần được hoàn thiện, và chúng ta đang sống trong cùng một thế giới. Và điểm thú vị về quan điểm này là một lần nữa, đó là quan điểm của những người ủng hộ toàn cầu hoá như Tom Friedman, mà câu nói này đã được trích dẫn từ sách của ông ta nhưng nó cũng là góc nhìn của những người chống lại toàn cầu hoá những người cho rằng làn sóng toàn cầu hóa sớm muộn cũng sẽ phá hoại cuộc sống của tất cả chúng ta. Một điều khác, tôi muốn bổ sung rằng đây không phải là một quan điểm mới. Là một sử gia nghiệp dư, tôi đã dành ra một quãng thời gian để tìm hiểu quá khứ, cố gắng để tìm hiểu về điều này. Và câu nói hay nhất, sớm nhất mà tôi có thể tìm thấy là từ David Livingstone, được viết vào thập niên 1850 về việc làm thế nào các đường xe lửa, tàu hơi nước, và điện tín lại có thể kết nối một cách hoàn hảo Đông Phi với phần còn lại của thế giới. Bây giờ, rõ ràng là, David Livingstone đã đi trước thời đại, nhưng cũng có vẻ hữu ích khi chúng ta tự hỏi, "Chúng ta toàn cầu đến mức nào?" trước khi suy nghĩ về mục tiêu mà hiện tại chúng ta đang hướng đến. Vì vậy, cách tốt nhất mà tôi có để cố gắng khiến con người ta xem xét một cách nghiêm túc hơn ý tưởng rằng thế giới có thể không phẳng như ta tưởng, có thể thậm chí không bằng phẳng tí nào, bằng một số dữ liệu. Vì vậy, một trong những điều mà tôi đã làm trong vài năm gần đây là biên soạn dữ liệu về những điều có thể xảy ra bên trong biên giới quốc gia hoặc xuyên biên giới, và tôi đã xem thành phần xuyên biên giới như là một tỷ lệ phần trăm trên tổng số. Tôi sẽ không trình bày tất cả các dữ liệu mà tôi đã thu thập được trong ngày hôm nay, nhưng hãy để tôi cung cấp cho các bạn một vài điểm dữ liệu. Tôi sẽ nói một chút về luồng thông tin, luồng người, luồng vốn và, tất nhiên, thương mại trong sản phẩm và dịch vụ. Hãy bắt đầu với các dịch vụ điện thoại cổ lỗ sĩ. Trên tổng số phút gọi thoại trên thế giới năm vừa qua, bạn nghĩ rằng các cuộc gọi điện thoại xuyên biên giới chiếm bao nhiêu phần trăm? Hãy chọn ra một tỷ lệ phần trăm trong đầu mình nhé. Câu trả lời hoá ra chỉ là hai phần trăm. Nếu bao gồm các cuộc điện thoại Internet, bạn có thể đẩy con số này lên đến 6 hoặc 7% nhưng vẫn cách một trời một vực với những gì mà mọi người thường ước tính. Bây giờ, hãy chuyển sang đề tài về những người di cư. Một điều đặc biệt mà chúng ta có thể quan sát thấy, xét về mặt những luồng người dài hạn, là tỷ lệ phần trăm những người nhập cư thế hệ đầu tiên trên tổng dân số thế giới là bao nhiêu? Một lần nữa, xin vui lòng chọn ra một tỷ lệ phần trăm. Hóa ra nó cao hơn một chút, vào khoảng ba phần trăm. Hãy nghĩ về đầu tư. Hãy xem xét tất cả các nguồn đầu tư thực diễn ra trên thế giới vào năm 2010. Bao nhiêu phần trăm trên tổng số đó là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài? Không quá mười phần trăm. Và cuối cùng, một thống kê mà tôi cho rằng nhiều người trong số các bạn ở đây đã từng thấy: tỷ lệ của xuất khẩu trong GDP. Nếu bạn nhìn vào các số liệu thống kê chính thức, chúng thường vào khoảng hơn 30 phần trăm một chút. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn với các số liệu thống kê chính thức, đó là nếu, ví dụ, một nhà cung cấp linh kiện Nhật bản vận chuyển linh kiện nào đó đến Trung Quốc để lắp vào một chiếc iPod, và sau đó chiếc iPod được vận chuyển đến Hoa Kỳ, thành phần đó lại được tính nhiều lần. Do đó, không ai biết được xu hướng này ảnh hưởng xấu đến mức nào đối với các số liệu thống kê chính thức, vì vậy, tôi nghĩ rằng mình nên hỏi ý kiến người đang dẫn đầu nỗ lực trong việc tạo ra các dữ liệu này, Pascal Lamy, Giám đốc tổ chức thương mại thế giới, phỏng đoán tốt nhất của ông ấy về tỷ lệ phần trăm xuất khẩu trên GDP, sẽ là như thế nào nếu loại bỏ việc tính lặp hai ba lần như trước kia, và hoá ra, nó ít hơn 20 phần trăm một chút, chứ không phải là trên 30 phần trăm, con số mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến. Vì vậy, rõ ràng rằng nếu nhìn vào những con số này hoặc tất cả những con số khác mà tôi đã đề cập đến trong cuốn sách của mình, "Thế giới 3.0," chúng ta đang ở rất, rất xa tiêu chuẩn của ảnh hưởng "không-biên-giới", tương tự với các cấp độ quốc tế hoá theo thứ tự 85, 90, 95 phần trăm. Như vậy, rõ ràng là, các tác giả đã cường điệu hóa tình trạng này Nhưng không phải chỉ là những viễn cảnh kinh khủng, như tôi đã nghĩ, những người này thường có xu hướng tâng bốc vấn đề. Tôi cũng đã dành thời gian khảo sát khán giả tại những vùng khác nhau của thế giới về những gì họ phỏng đoán về những con số này. Hãy để tôi chia sẻ với bạn những kết quả thu được của cuộc khảo sát mà tạp chí Harvard Business Review đã rất tốt bụng khi thực hiện nó với tập thể độc giả của mình , những phỏng đoán của họ về quy mô thực sự của hiện tượng này. Một vài quan sát nổi bật từ slide trình chiếu này. Trước hết, có sự ngụ ý rằng do lỗi sơ suất nào đó. Vâng. (Tiếng cười) Thứ hai, đây là những lỗi khá lớn. Cho bốn số lượng có giá trị trung bình ít hơn 10 phần trăm, chúng ta có những người đưa ra dự đoán gấp ba, bốn lần mức thực tế đó. Mặc dù là một nhà kinh tế, tôi vẫn nhận thấy đó là một lỗi khá lớn. Và thứ ba, điều này không chỉ là hạn chế đối với các độc giả của Harvard Business Review. Tôi đã thực hiện hàng chục các khảo sát tại các khu vực khác nhau trên thế giới và trong tất cả các trường hợp ngoại trừ một, mà nhóm khảo sát đưa ra đánh giá thấp hơn so với thực tế tỷ lệ thương mại trong GDP, người ta thường có xu hướng đánh giá quá cao vấn đề, và vì vậy, tôi cho rằng việc đặt tên cho nó là quan trọng, và đó là thứ mà tôi đề cập đến như là "globaloney" (toàn cầu hoá dở hơi), sự khác biệt giữa các thanh màu xanh đậm và các thanh màu xám nhạt. Đặc biệt là bởi vì, tôi nghi ngờ rằng, một số bạn vẫn còn một chút hoài nghi về các tuyên bố, tôi nghĩ rằng đó là quan trọng trong việc dành ra một chút thời gian suy nghĩ về việc tại sao chúng ta có xu hướng đánh giá thấp sự toàn cầu hoá. Một vài lý do khác nảy ra. Trước hết, đó là một sự khan hiếm thực tế về dữ liệu trong các cuộc tranh luận. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ. Khi tôi lần đầu tiên công bố một số trong những dữ liệu này vài năm trước đây trong một tạp chí tên là Chính sách đối ngoại, một trong những người viết nó, đã không hoàn toàn đồng ý, đó là Tom Friedman. Bởi vì bài viết của tôi có tiêu đề là "Tại sao thế giới lại không phẳng," không phải là quá bất ngờ. (Tiếng cười) Điều rất bất ngờ với tôi là phê bình của Tom, đó là, "Dữ liệu của Ghemawat quá hẹp." Và điều này khiến tôi phải vò đầu bứt tóc, bởi vì khi xem lại cuốn sách vài trăm trang của anh ta, Tôi đã không thể tìm thấy một con số, biểu đồ, bảng dữ liệu, tài liệu tham khảo hoặc ghi chú nào. Thế nên, quan điểm của tôi là, tôi đã không trình bày nhiều dữ liệu tại đây để thuyết phục bạn rằng tôi đúng, nhưng tôi sẽ yêu cầu bạn ra ngoài và tìm kiếm dữ liệu của chính mình cố gắng và đánh giá rằng liệu một vài trong số những sự thật ngầm hiểu mà chúng ta đã bị nhồi nhét này có thực sự chính xác. Vì vậy, sự thiếu hụt dữ liệu trong các cuộc tranh luận là một lý do. Một lý do thứ hai là áp lực nhóm (peer pressure). Tôi nhớ rằng, mình đã quyết định viết bài viết "Tại sao thế giới lại không phẳng" , là bởi vì tôi đã được phỏng vấn trên truyền hình tại Mumbai và câu hỏi đầu tiên mà người phỏng vấn đặt ra cho tôi là, "Giáo sư Ghemawat, tại sao ông vẫn cho rằng thế giới thì tròn?" Và tôi cười phá lên, bởi vì tôi đã không được xem nó từ trước. (Tiếng cười) Và vì tôi đã cười, tôi đã suy nghĩ, Tôi thực sự cần một phản ứng chặt chẽ hơn, đặc biệt là trên truyền hình quốc gia Tốt hơn là tôi viết ra một cái gì đó về việc này. (Tiếng cười) Nhưng những gì tôi không thể lưu giữ lại cho bạn là sự đáng tiếc và hoài nghi mà người phỏng vấn hỏi đã có khi đặt câu hỏi đó Quan điểm là, đây là một giáo sư nghèo. Ông rõ ràng là đã ở trong hang suốt 20.000 năm qua. Ông ta thực sự không biết gì về những gì đang thực sự xảy ra trên thế giới. Vì vậy, hãy thử điều này với bạn bè và người quen của mình, nếu bạn thích. Bạn sẽ thấy rằng là rất tuyệt khi nói chuyện về việc thế giới rồi sẽ nhập lại thành một, v.v... Nếu bạn đặt câu hỏi về câu nói đó, bạn sẽ bị coi là hơi cổ lỗ. Và lý do cuối cùng, mà tôi đề cập đến, đặc biệt là cho khán giả của TED, với một số bối rối, đó là thứ mà tôi gọi là "techno-trances." Nếu bạn lắng nghe âm nhạc techno trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến sóng não của bạn. (Tiếng cười) Cái gì đó tương tự có lẽ sẽ xảy ra với các khái niệm bị phóng đại về việc công nghệ sẽ chế ngự trong thời gian ngắn các rào cản văn hóa, rào cản chính trị, rào cản địa lý, bởi vì tại thời điểm này Tôi biết rằng bạn không được phép đặt câu hỏi cho tôi , nhưng khi tôi đề cập đến điều này trong bài giảng của mình với sinh viên, các cánh tay giơ lên, và các em hỏi tôi, "Vâng, còn Facebook thì sao ạ?" Và tôi đã nhận được câu hỏi này thường xuyên đến mức mà tôi nghĩ rằng tốt hơn là nên làm một số nghiên cứu về Facebook. Bởi vì, theo một nghĩa nào đó, đó là loại công nghệ lý tưởng để suy nghĩ tới. Về lý thuyết, nó khiến cho việc kết bạn, cách nửa vòng trái đất lại dễ dàng như với nhà bên cạnh vậy. Những người bạn trên Facebook chiếm bao nhiêu phần trăm nếu xét về vị trí địa lý thực sự thay vì những toạ độ mà chúng ta dựa trên đó để tiến hành phân tích? Câu trả lời là có lẽ là vào khoảng 10-15 phần trăm. Đáng kể đấy. Thế nên, tuy chúng ta không sống trong một thế giới hoàn toàn địa phương hay quốc gia hoá, nhưng vẫn còn cách rất, rất xa mức 95 phần trăm mà bạn mong muốn, vì lý do rất đơn giản. Chúng ta không, hay tôi hy vọng rằng chúng ta không kết bạn một cách ngẫu nhiên trên Facebook. Công nghệ đã bỏ qua một ma trận vốn đã tồn tại từ trước về mối quan hệ giữa người và người, và những mối quan hệ đó chưa được đánh giá đúng bởi công nghệ Những mối quan hệ đó là lý do tại sao chúng ta có ít hơn rất nhiều 95 phần trăm bạn bè sinh sống tại các quốc gia khác bên ngoài nơi ta sinh sống. Do đó, liệu tất cả những điều này có quan trọng? Hay globaloney chỉ là một phương cách vô hại để khiến mọi người chú ý nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến toàn cầu hóa? Tôi muốn đề nghị rằng trên thực tế, globaloney có thể rất có hại cho sức khỏe của bạn. Đầu tiên, việc công nhận rằng ly nước chỉ được đổ đầy 10-20 phần trăm là rất quan trọng để nhìn thấy được rằng có thể có tiềm năng cho lợi ích bổ sung từ tích hợp bổ sung, trong khi đó, nếu ta nghĩ rằng mình đã đạt được nó, sẽ có không có lý do gì để tiếp tục nỗ lực nhiều hơn. Giống như, chúng ta sẽ không có hội nghị về sự cởi mở cấp tiến nếu nghĩ rằng mình đã hoàn toàn cởi mở với tất cả các loại ảnh hưởng đang được đưa ra để bàn luận tại hội nghị này. Việc đánh giá chính xác về mức độ toàn cầu hóa hiện đang bị giới hạn như thế nào là rất quan trọng để có thể nhận thấy rằng có thể có chỗ cho một cái gì đó lớn hơn, một cái gì đó sẽ đóng góp nhiều hơn cho phúc lợi xã hội trên phạm vi toàn cầu. Nó mang tôi đến ý thứ hai. Tránh những tuyên bố quá lời cũng là rất hữu ích bởi vì nó làm giảm và trong một số trường hợp thậm chí đảo ngược một số lo ngại về toàn cầu hóa. Vì vậy, tôi thực sự dành phần lớn cuốn sách "Thế giới 3.0" của mình nghiên cứu về những thất bại của thị trường và nỗi sợ hãi, lo lắng về việc toàn cầu hóa sẽ diễn tiến xấu đi. Tôi sẽ không thể làm điều đó cho các bạn trong buổi nói chuyện ngày hôm nay, Vì vậy, hãy để tôi trình bày cho các bạn hai tiêu đề như là minh hoạ về những suy nghĩ của mình. Hãy suy nghĩ về nước Pháp và cuộc tranh luận hiện tại về xuất nhập cảnh. Khi bạn hỏi người Pháp về tỷ lệ phần trăm người nhập cư trên tổng số dân của Pháp, câu trả lời sẽ là khoảng 24 phần trăm. Đó là dự đoán của họ. Có thể việc nhận ra rằng con số thực sự chỉ là tám phần trăm có thể giúp làm dịu đi một số những ngụy biện gay gắt mà chúng ta thấy xung quanh vấn đề nhập cư. Hoặc để lấy một ví dụ nổi bật hơn, Khi Hội đồng quan hệ nước ngoài tại Chicago thực hiện một cuộc khảo sát về người Mỹ, yêu cầu họ phỏng đoán tỷ lệ phần trăm ngân sách liên bang đã được dùng cho viện trợ nước ngoài, phỏng đoán là 30 phần trăm, hơi vượt quá một chút so với thực tế- (trên thực tế là 1% ") (Tiếng cười) — mà chính phủ Hoa Kỳ cam kết viện trợ liên bang. Điều khiến ta yên lòng về cuộc khảo sát cụ thể này, khi nó chỉ ra cho người ta thấy ước tính của họ cách xa thế nào so với các dữ liệu thực tế, một số người trong số họ -không phải tất cả dường như trở nên thuận lòng hơn trong việc xem xét tăng viện trợ nước ngoài. Vì vậy, viện trợ nước ngoài thực sự là một cách tuyệt vời để kết thúc bài trình bày của tôi tại đây, bởi vì Nếu bạn nghĩ về nó, những gì mà tôi nói ngày hôm nay là khái niệm này gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học Hầu hết mọi thứ đều thiên vị cho sân nhà. "Viện trợ nước ngoài là sự trợ giúp tốt nhất cho người nghèo" là một sự thiên vị sân nhà mà bạn có thể nhận thấy. Nếu nhìn vào các nước OECD và việc họ chi tiêu bao nhiêu cho mỗi người nghèo trong nước, và so sánh nó với số tiền mà họ dành cho người nghèo ở các nước nghèo, tỷ lệ — Branko Milanovic tại ngân hàng thế giới đã tính toán — hóa ra là khoảng 30.000-1. Tất nhiên, một số người trong chúng ta, nếu thực sự là người có tư tưởng toàn cầu, sẽ muốn thấy tỷ lệ đưa ra là một-một. Tôi muốn đề nghị rằng chúng ta không cần phải nhắm đến điều đó để có tiến bộ bền vững từ xuất phát điểm của mình. Nếu chỉ đơn giản là đưa tỷ lệ đó xuống đến 15.000 - một, chúng ta sẽ đạt đến những mục tiêu viện trợ đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio 20 năm trước, trong khi Hội nghị thượng đỉnh kết thúc cuối tuần qua đã không có tiến triển thêm được gì hơn nữa. Vì vậy, tóm lại, trong khi cởi mở cấp tiến thì tuyệt vời, cho dù chúng ta có ở gần nó thế nào đi chăng nữa, thì ngay cả sự cởi mở tăng tiến cũng có thể làm cho mọi việc trở nên tốt hơn một cách đáng kể. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Ngày xửa ngày xưa, thế giới là 1 gia đình lớn, hỗn loạn. Nó được coi sóc bởi bậc cha mẹ quyền năng vĩ đại, và con người là những đứa trẻ nghịch ngợm hết thuốc chữa. Đứa con om sòm nào nghi ngờ quyền lực của bố mẹ, thì bị mắng ngay. Nếu chúng tò mò vào phòng bố mẹ, hoặc đụng vào các ngăn tủ bí mật, chúng sẽ bị trừng phạt và được nhắc nhở rằng chúng muốn tốt thì đừng có dại vào đó lần nào nữa. Rồi 1 ngày, một người đến lỉnh kỉnh với những chiếc hộp chứa tài liệu mật ăn trộm từ phòng bố mẹ. Anh ta nói: “Nhìn xem họ đã giấu giếm những gì.” Đám trẻ xem xét và ngạc nhiên. Rất nhiều bản đồ và biên bản các cuộc họp của cha mẹ chúng khi họ cãi nhau. Họ hành xử như đám trẻ. Và họ cũng mắc sai lầm như trẻ con. Chỉ khác là, sai lầm của họ được giấu trong tủ giấy tờ. Có 1 cô bé trong thị trấn, không nghĩ rằng các tài liệu đó nên được cất trong các ngăn tủ bí mật, và nếu có, thì cũng phải có luật để đám trẻ được phép tiếp cận. Và cô bé tự bảo mình làm việc đó. Tôi là cô bé trong câu chuyện đó, và những tài liệu bí mật mà tôi chú ý ở ngay trong tòa nhà này, Quốc hội Anh quốc, và những dữ liệu mà tôi muốn đặt tay vào, là các hóa đơn chi tiêu của các đại biểu Quốc hội. Tôi cho rằng đây là câu hỏi cơ bản của nền dân chủ. (Vỗ tay) Không phải tôi muốn biết mật mã phòng trú ẩn hạt nhân, hay bất cứ gì như thế, nhưng với số lượng bị từ chối mà tôi nhận được với yêu cầu Tự do Thông tin này, bạn sẽ tự hỏi sao tôi lại yêu cầu như thế. Tôi đã tranh đấu 5 năm cho việc này, và đó là 1 trong hàng trăm yêu cầu tôi gửi đi, không – tôi không làm – này, tôi không làm, thực lòng mà nói, để cách mạng hóa Quốc hội Anh. Đó không phải ý định của tôi. Tôi chỉ thực hiện những yêu cầu này vì đó là 1 phần trong nghiên cứu cho cuốn sách đầu tiên của tôi. Nhưng cuối cùng lại thành 1 trận chiến pháp lý lê thê và như vậy tôi tranh đấu với Quốc hội 5 năm trước 3 trong số các Thẩm phán tối cao chờ họ quyết định Quốc hội có phải công bố các dữ liệu đó không. Và tôi phải nói với các bạn rằng, tôi chẳng hi vọng gì, vì tôi đã biết sự sắp đặt. Tôi nghĩ là, chúng luôn đi đôi với nhau. Tôi không có hi vọng. Đoán xem? Tôi đã thắng. Hu-ra. (Vỗ tay) Câu chuyện không hẳn như thế, vì vấn đề là Quốc hội mãi trì hoãn công bố dữ liệu, rồi họ cố gắng viết lại luật để chúng không áp dụng với họ được nữa. Luật minh bạch mà họ công bố trước kia áp dụng với mọi người, họ cố giữ để nó không áp dụng với họ. Điều họ không tính đến là cách mạng số hóa, nghĩa là toàn bộ các hóa đơn giấy đã được scan điện tử, và ai đó sẽ rất dễ dàng copy toàn bộ dữ liệu, đưa lên đĩa, rồi thơ thẩn ngoài Quốc hội, họ đã làm thế đấy, rồi bán cái đĩa cho người trả giá cao nhất, chính là tờ Daily Telegraph, rồi, mọi người đều nhớ, đã có liên tục từ tuần này sang tuần khác, những khám phá, mọi thứ từ phim khiêu dâm đến bồn tắm, các căn bếp mới đến nhà cửa chưa được thanh toán. Kết quả là 6 bộ trưởng từ chức, phát ngôn viên đầu tiên của Đảng trong 300 năm bị buộc từ chức, 1 chính phủ mới được bầu lên đáp ứng sự minh bạch, 120 đại biểu bị loại trong cuộc bầu cử, và đến nay, 4 đại biểu và 2 công tước bị bỏ tù vì gian lận. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi kể chuyện này vì không chỉ nước Anh mới thế. Đó là ví dụ về xung đột văn hóa xảy ra khắp thế giới giữa giới quý tộc giàu có mang tóc giả tự cho mình quyền cai trị chúng ta mà chẳng ngại gì công chúng, và rồi bất ngờ đối mặt với 1 cộng đồng không bị ép buộc theo sắp đặt đó nữa, và không chỉ không bị o ép, mà giờ đây còn được trang bị dữ liệu về chính các quý tộc. Chúng ta đang có cuộc cách mạng dân chủ hóa thông tin, mà tôi đã tham gia được một thời gian rồi. Sự gia nhập có hơi xấu hổ: khi còn nhỏ, tôi từng có những cuốn truyện trinh thám nhỏ, và tôi thích quan sát hàng xóm làm gì và ghi chép lại. Tôi cho rằng đó là dấu hiệu khá tốt về sự nghiệp nhà báo trinh thám tương lai của mình, những gì tôi thấy trong lĩnh vực truy cập thông tin đến giờ là nó đã từ 1 sở thích hiếm trở nên phổ biến. Ngày càng có nhiều người khắp thế giới muốn biết những người quyền lực đang làm gì. Họ muốn có tiếng nói trong những quyết định mang tên và tiền của họ. Tôi nghĩ cuộc dân chủ hóa thông tin này là sự khai sáng thông tin, và có rất nhiều quy tắc giống như Cuộc khai sáng đầu tiên. Đó là tìm kiếm sự thật, không phải vì một ai đó nói điều đó đúng, “vì tôi bảo thế.” Không, đó là tìm kiếm sự thật từ những gì bạn thấy và được kiểm chứng. Trong Cuộc khai sáng đầu tiên, điều đó dẫn đến chất vấn về quyền tối cao của vua để cai trị người dân, hay là phụ nữ có nên phụ thuộc đàn ông không, hoặc Nhà thờ có phải là phát ngôn của Chúa không. Hiển nhiên là Nhà thờ không vui với chuyện này, họ cố lấp liếm đi, nhưng họ không tính đến công nghệ, rồi họ có báo in, phương tiện bất ngờ truyền bá các ý tưởng này vừa rẻ, vừa xa và nhanh, rồi người dân tụ tập trong các quán cafe, bàn luận ý tưởng, phác họa cuộc cách mạng. Thời đại này chúng ta có số hóa. Nó tách thông tin từ thực thể vật chất, và gần như không mất gì để copy và chia sẻ thông tin. Báo in của chúng ta là Internet. Quán cafe giờ là các mạng xã hội. Chúng ta đang tiến tới 1 hệ thống liên kết toàn diện, và trong hệ thống này ta có những quyết định toàn cầu, quyết định về khí hậu, hệ thống tài chính, và tài nguyên. Và hãy nghĩ về điều này -- nếu ta muốn ra 1 quyết định quan trọng về mua nhà, ta không đi mua ngay. Ý tôi là, tôi không biết bạn thế nào nhưng tôi muốn xem thật nhiều nhà trước khi bỏ ra bằng đó tiền. Và nếu nghĩ về hệ thống tài chính, chúng ta cần rất nhiều thông tin trong đó. Nó không chỉ có thể đưa ra cho một cá nhân 1 khối, 1 lượng thông tin, và phân tích nó để ra các quyết định tốt. Đó là lí do ta ngày càng thấy nhu cầu cao về truy cập thông tin. Đó là lí do ta bắt đầu thấy những dự luật được phổ biến, ví dụ, về môi trường thì có Hiệp định Aarhus, đó là Chỉ thị của Liên hiệp Châu Âu cho người dân quyền được biết, để nếu công ty cấp nước của bạn đang xả rác ra sông, xả nước thải ra sông, thì bạn có quyền được biết. Trong công nghiệp tài chính, giờ bạn có nhiều quyền biết chuyện gì đang diễn ra, nên ta có nhiều luật chống hối lộ, chính sách tiền tệ, minh bạch doanh nghiệp tăng lên, nên bạn có thể theo dõi tài sản qua nhiều quốc gia. Và ngày càng khó giấu tài sản, trốn thuế, trả lương bất công. Như thế thật tuyệt. Chúng ta bắt đầu hiểu ra nhiều và nhiều hơn nữa về những hệ thống này. Và chúng chuyển dịch vào 1 hệ thống trung tâm, hệ thống liên kết toàn diện này, tất cả ngoại trừ 1. Bạn đoán được không? Đó là hệ thống điều khiển tất cả những hệ thống kia. Đó là hệ thống mà ta tổ chức và thực hiện quyền lực, tôi đang nói về chính trị, vì trong chính trị, ta trở lại hệ thống từ trên xuống này. Và làm sao hệ thống này có thể xử lý hết nhu cầu thông tin của nó? Nó không thể. Thế đấy. Và tôi nghĩ đó là phần lớn nguyên nhân của sự suy thoái về pháp lý trong các chính phủ của ta bây giờ. Tôi đã kể sơ với các bạn về những gì tôi làm để kì kèo với Quốc hội, ăn vạ và la hét trong thế kỉ 21, và tôi sẽ đưa 1 số ví dụ về những gì những người mà tôi biết đang làm. Người này tên Seb Bacon, là 1 lập trình viên máy tính. Anh ta đã lập 1 site tên Alaveteli, và nó là nền tảng Tự do thông tin. Nó là mã nguồn mở, với tài liệu, và cho phép bạn tạo những yêu cầu Tự do thông tin, để đặt câu hỏi với công chúng, và nó làm lộ ra mọi rắc rối, và có thể nói rằng có rất nhiều rắc rối để thực hiện những yêu cầu này, nó đưa rất cả vấn đề ra, bạn chỉ cần đặt câu hỏi, ví dụ, có bao nhiêu cảnh sát từng phạm tội? Nó tự chiếu đến nhân vật phù hợp, nó cho biết khi nào hết thời gian, nó the dõi toàn bộ các phản hồi, và đưa lên đó, nó trở thành thành túi khôn xã hội. Mã nguồn mở là thế và nó có thể áp dụng ở bất cứ đâu có luật Tự do thông tin. Ở đây có danh sách những nước có luật đó, và sắp tới còn thêm nữa. Nên nếu có ai thích chuyện này và có luật như vậy ở quốc gia bạn, tôi biết rằng Seb sẽ vui lòng nghe bạn nói và hợp tác để đưa nó đến quốc gia bạn. Đây là Birgitta Jónsdóttir, đại biểu Quốc hội Iceland, Là một Đại biểu hơi khác thường. Ở Iceland, bà là một trong những người tham gia biểu tình trước Quốc hội khi kinh tế đất nước sụp đổ, và trúng cử trong cuộc tái thiết, và giờ bà đang là đầu tàu của dự án này. Đó là chương trình Khuyến khích truyền thông hiện đại Iceland, và họ vừa được tài trợ để trở thành dự án truyền thông quốc tế, họ quy tụ tất cả những luật tốt nhất thế giới về tự do ngôn luận, bảo vệ người tiết lộ, bảo vệ danh dự, bảo vệ nguồn tin, và cố biến Iceland thành thiên đường xuất bản. Đó là nơi dữ liệu của bạn được tự do, nên khi ta nghĩ về ta thấy cách chính phủ truy cập dữ liệu người dùng, tăng lên những gì họ cố gắng làm ở Iceland là biến nơi đây thành thiên đường khi có thể. Trong lĩnh vực báo chí điều tra, chúng tôi bắt đầu nghĩ về toàn cầu, và đây là một site tên Investigative Dashboard (Bảng tin điều tra). Nếu bạn muốn theo dõi tài sản của 1 nhà độc tài, ví dụ, Hosni Mubarak, bạn biết là ông ta cố tuồn tiền mặt ra nước ngoài khi dính rắc rối, điều bạn muốn làm là để điều tra, bạn cần truy cập vào tất cả cơ sở dữ liệu, nhiều nhất có thể đăng ký doanh nghiệp toàn cầu Đây là website tập trung toàn bộ dữ liệu đó vào 1 nơi để bạn bắt đầu tìm kiếm bạn biết đấy, như họ hàng, bạn bè, đội trưởng đội cảnh vệ của ông ta. Bạn có thể tìm thấy cách mà ông ta chuyển tài sản khỏi đất nước. Nhưng một lần nữa, với những quyết định ảnh hưởng nhất đến chúng ta, có lẽ, là những quyết định quan trọng nhất về chiến tranh hay tương tự, ta lại không thể yêu cầu Tự do thông tin. Thực sự điều này rất khó. Vậy là ta vẫn phải dựa vào những cách “bất hợp pháp” để có thông tin, qua rò rỉ. Khi báo Guardian điều tra uộc chiến ở Afghanistan, họ không thể tới Bộ Quốc phòng và yêu cầu thông tin. Bạn hiểu rồi đấy, họ không thể đến đấy để lấy thông tin. Chuyện này có nhờ rỏ rỉ từ hàng chục ngàn ghi chép của lính Mỹ trong cuộc chiến Afghan, bị rò rỉ, và họ có thể điều tra được nhờ đó. Những cuộc điều tra lớn khá lớn khác là về ngoại giao thế giới. Chuyện này lại hoàn toàn phụ thuộc thông tin rò rỉ, từ 251.000 điện tín ngoại giao của Mỹ, và tôi tham gia cuộc điều tra này vì tôi có thông tin rò rỉ từ những thành viên WikiLeak phẫn nộ dẫn đến kết cục là (họ) làm việc cho báo Guardian. Tôi có thể kể đầu tiên cách tôi tiếp cận các rò rỉ thế nào. Điều đó tuyệt lắm. Nó thật sự rất tuyệt. Nó làm tôi nhớ lại 1 cảnh trong phim “Lão phù thủy xứ Oz.” Bạn biết ý tôi là gì chứ? Khi chú chó con Toto chạy ngang qua lão phù thủy, ông ta kéo nó lại, con chó kéo bức màn, và -- "Đừng nhìn đằng sau tấm màn. Đừng nhìn người đằng sau tấm màn. “ Giống như thế, vì bạn bắt đầu thấy các đại biểu, những chính trị gia vĩ đại, cũng chỉ như chúng ta. Họ nguyền rủa lẫn nhau. Ý tôi là, khá nhiều chuyện, những thông tin đó. Okay, tôi nghĩ điều rất quan trọng là tất cả chúng ta nắm được rằng họ cũng là con người như chúng ta. Họ không có quyền năng đặc biệt. Họ không phải phép màu. Họ không phải cha mẹ ta. Ngoài ra, điều tôi thấy thú vị nhất là mức độ tham nhũng cục bộ ở khắp các quốc gia, đặc biệt xoay quanh trung tâm quyền lực, quanh các cán bộ, những người biển thủ công quỹ để tư lợi cá nhân, và họ được phép làm thế nhờ hệ thống bí mật nhà nước. Tôi nói về WikiLeaks, vì hẳn là không có gì cởi mở hơn là công bố toàn bộ tài liệu? Vì đó là điều Julian Assange đã làm. Anh ấy không thỏa mãn với cách an toàn và hợp pháp mà báo chí công bố thông tin. Anh ta đưa hết lên. Kết quả là những người vô tội ở Afghanistan đã được biết đến. Cũng có nghĩa là nhà độc tài Belarus đã được trao danh sách tất cả những nhà tài trợ tranh cử đã từng nói chuyện với chính phủ Mỹ. Đó có phải sự cởi mở tận gốc? Tôi nói rằng không, vì với tôi, nó không có nghĩa là chuyển nhượng quyền lực, trách nhiệm, vai trò, đó thực ra là phối hợp với quyền lực. Đó là chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ vai trò. Thực tế, ông ta đã dọa sẽ kiện tôi vì có thông tin rò rỉ về ông ta, chân thành mà nói, tôi nghĩ điều đó cho thấy 1 mâu thuẫn đáng kể trong ý thức hệ. (Cười) 1 vấn đề khác là quyền lực có sức quyến rũ khủng khiếp, và tôi nghĩ bạn cần có 2 phẩm chất thực, như khi bước đến bàn đàm phán về quyền lực, nói về quyền lực, vì sức hấp dẫn của nó. Bạn phải đa nghi và khiêm tốn. Đa nghi, vì bạn phải luôn thách thức. Tôi muốn thấy tại sao – bạn chỉ nói vậy? Thế là không đủ. Tôi muốn thấy bằng chứng tại sao lại thế. Và khiêm tốn và chúng ta đều là con người. Chúng ta đều sai lầm. Và nếu không đa nghi và khiêm tốn, thì con đường từ tái thiết đến chuyên chế sẽ rất ngắn, và bạn sẽ chỉ cần đọc “Trại nuôi súc vật” để biết quyền lực làm hỏng con người như thế nào. Vậy giải pháp là gì? Tôi tin rằng nó nằm trong việc khống chế quyền với thông tin. Lúc này quyền của chúng ta cực kỳ yếu. Ở rất nhiều nước có Luật Bí mật nhà nước, trong đó có Anh. Luật Bí mật nhà nước của ta không quan tâm đến lợi ích công. Nghĩa là đó là tội phạm, dân bị trừng phạt, nhiều trường hợp khá nặng, do công bố hoặc làm lộ thông tin nhà nước. Sẽ không ngạc nhiên, và thực sự tôi muốn tất cả các bạn nghĩ thế này, nếu ta có Luật Công khai nhà nước để các cán bộ bị trừng phạt nếu họ bị phát hiện khi ém nhẹm hoặc giấu thông tin đó chẳng phải là điều mà dân chúng muốn? Như thế -- vâng. Vâng! Tôi sẽ có quyền. (Vỗ tay) (Cười) Tôi muốn chúng ta hướng đến đó. Vậy là không chỉ có toàn tin xấu. Ý tôi là chắc chắn có tiến triển trong dòng chảy, nhưng tôi nghĩ điều mà chúng ta nhận ra là chúng ta càng đến gần trung tâm quyền lực, mọi thứ càng mờ mịt và kín đáo. Chỉ mới tuần vừa rồi, tôi nghe Giám đốc Công an thành phố London nêu lí do cảnh sát cần truy cập mọi giao tiếp, gián điệp chúng ta mà không bị sự giám sát hợp pháp nào, và ông ta nói đó là vấn đề sống chết. Ông ta thực sự nói đó là chuyện sống chết. Không có bằng chứng nào cả. Ông ta không đưa ra bằng chứng nào. Kiểu như là, “Vì tôi nói thế. Các anh phải tin tôi. Tin vào điều đó.” Chà, tôi xin lỗi nhé, nhưng ta bị đưa trở lại Nhà thờ Tiền Khai sáng, và ta phải đấu tranh với nó. Ông ta nói về 1 luật ở Anh gọi là Giấy phép dữ liệu truyền thông, 1 kiểu luật hoàn toàn thô thiển. Ở Mỹ, bạn có Luật Bảo vệ và chia sẻ thông tin mạng. Lời ong tiếng ve giờ sẽ bị giám sát nội địa. Bạn có Cục An ninh quốc gia để dựng lên trung tâm gián điệp lớn nhất thế giới. Nó là tòa nhà này -- lớn gấp 5 lần Thủ đô nước Mỹ, trong đó họ can thiệp và phân tích truyền thông, băng thông và dữ liệu cá nhân để tìm ra ai là kẻ phá hoại xã hội. Trở lại câu chuyện ban đầu, bậc cha mẹ rất hoảng hốt. Họ khóa hết cửa lại. Họ lắp camera giám sát đầy nhà. Họ theo dõi chúng ta. Họ đào hầm, và lập trung tâm gián điệp chạy các thuật toán toán để tìm ra ai gây rối, và nếu có người phàn nàn, chúng ta bị bắt vì tội khủng bố. Đó là chuyện cổ tích hay ác mộng cuộc đời? Một số cổ tích có kết thúc có hậu. Một số không. Có lẽ chúng ta đều đã đọc truyện cổ Grimm, mà thực sự là chúng rất tàn nhẫn [chơi chữ]. Nhưng thế gian không phải cổ tích, mà còn nhẫn tâm hơn những gì ta muốn biết. Mặt khác, có thể tốt hơn ta nghĩ, nhưng dù thế nào, ta cần xem xét nó chính xác về mọi vấn đề, vì chỉ có xem xét mọi vấn đề ta mới có thể sửa nó và sống trong thế giới mà ta sẽ mãi hạnh phúc về sau. (Cười) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Một ngày nọ, Billy đi học và được cô giáo hỏi "Bố của con làm nghề gì?" Billy trả lời, "Dạ bố con chơi piano.. ..ở một tiệm hút á phiện ạ". Nghe xong, cô giáo sửng sốt gọi ngay cho bố mẹ cậu bé và hỏi: "Tôi nghe Billy nói rằng ông làm nghề chơi đàn piano ở trong một tiệm hút á phiện!" Và người bố trả lời, "Tôi thành thật xin lỗi. Tôi đã nói dối thằng bé Nhưng làm sao tôi có thể nói với một đứa trẻ mới lên tám rằng bố của nó là một chính trị gia?" Bây giờ, về riêng tôi, với tư cách là một chính trị gia - một người đứng trước các bạn, hay thật sự, một người từng gặp gỡ rất nhiều người không quen biết ở khắp mọi nơi trên thế giới, bất cứ khi nào tôi nói cho họ biết về tính chất công việc của mình họ đều nhìn tôi như thể tôi là một con gì đó lai giữa con rắn, khỉ và kỳ nhông Sau tất cả những phản ứng của họ, tôi thấy rằng, thật sự, có điều gì đó không ổn. Nền dân chủ đã tồn tại và hoàn thiện trong vòng 400 năm trở lại đây những người đồng sự trong nghi viện, đối với tôi, ở mức độ cá nhân, đều là những người đáng ngưỡng mộ: họ có học thức cao, nhiệt huyết và hiểu biết rộng mọi người biết đến, tuy nhiên cũng cảm thấy thật sự thất vọng. Những đồng sự mới của tôi trong Nghị Viện khi tôi mới nhậm chức, gồm bác sỹ gia đình, doanh nhân, giáo sư, những nhà kinh tế học danh giá, nhà sử học, nhà văn, và những sĩ quan quân đội - từ đại tá đến thượng sĩ trung đoàn. Nhưng khi đi dưới những tượng đá kỳ dị dọc đường, tất cả chúng tôi đều cảm thấy bản thân mình trở nên bé nhỏ hơn so với chính mình như thể chúng tôi hoàn toàn bị xem nhẹ. Và vấn đề này không chỉ xảy ra ở Anh, mà còn xảy ra ở khắp các nước đang phát triển, và cả những quốc gia có thu nhập trung bình. Một ví dụ, ở Jamaica, hãy nhìn những thành viên trong Nghị Viện ở Jamaica, khi gặp họ, bạn nhận thấy họ đều là những học giả Rhodes, từng học ở Harvard hay Princeton, nhưng khi bạn đi đến vùng trung tâm ở Kingston, bạn sẽ thấy một trong những cảnh tượng tồi tệ nhất, mà bạn có thể thấy ở bất kỳ quốc gia -có-mức-thu-nhập-trung-bình nào trên thế giới: một quang cảnh buồn thảm, ảm đạm với những toàn nhà bị cháy hoặc một nửa bị bỏ hoang. Hiện tượng này tồn tại suốt 30 năm qua. Và vào năm 1979, 1980, trong đợt chuyển giao quyền lực giữa một nhà lãnh đạo người Jamica (con trai một vị học giả Rohdes và một luật sư cấp cao) với một người có học vị tiến sĩ ở Harvard, hơn 800 người bị giết trên đường trong một cuộc bạo động do sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, 10 năm về trước, chế độ dân chủ dường như đã hứa một điều phi thường. George W.Bush trong bài diễn văn "State of the Union" của mình, năm 2003, tuyên bố rằng nền dân chủ sẽ đánh bại tất cả những điều tệ hại trên thế giới. Ông nói, vì chính phủ của chế độ dân chủ tôn trọng nhân dân của họ, và tôn trọng những đất nước láng giềng, nên sự tự do ấy sẽ mang lại hòa bình. Những học giả danh tiếng lúc đó cũng cho rằng nền dân chủ đem lại những lợi ích phi thường: mang lại sự thịnh vượng, an toàn, dập tắt bạo động liên quan đến khác biệt tôn giáo và bảo đảm rằng các quốc gia sẽ không bao giờ nuôi dưỡng hay chứa chấp những phần tử khủng bố. Nhưng sau đó, có những thay đổi gì đã xảy ra? Những gì chúng ta thấy, là sự thành lập hệ thống chính phủ dân chủ không hề mang bất kỳ lợi ích nào nêu trên - ví dụ ở những nơi như Irag và Afganistan. Ở Afghanistan, không phải chỉ có một hay hai cuộc bầu cử, mà có tổng cộng đến ba cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Và chúng ta nhận được những gì? Liệu chúng ta có nhận được một xã hội thịnh vượng, một hệ thống luật pháp vững chắc và nền an ninh tốt? Không. Những gì chúng ta thấy ở Afghanistan, là một bộ máy tư pháp yếu đuối và tham nhũng, một xã hội thiếu tôn trọng quyền công dân, vô cùng kém hiệu quả, một hệ thống truyền thông một chính phủ cực kỳ không được lòng nhân dân suy đồi bởi tham nhũng và một nền an ninh vô cùng tệ hại, Ở Pakistan, ở những vùng sub-Saharan Africa (những vùng phía nam sa mạc Sahara, Châu Phi) một lần nữa, bạn có thể nhận thấy, nền dân chủ, cùng việc bầu cử, vẫn tồn tại song song với bộ máy chính quyền tham nhũng, và các tiểu bang bạo động. Tôi nhớ mình từng có một cuộc đối thoại cộng đồng những người, tiêu biểu như ở Irag họ hỏi tôi rằng có khi nào, cuộc bạo loạn đang xảy ra ở chỗ chúng tôi đây, là báo hiệu cho sự xuất hiện một chế độ dân chủ mới? ( trong cuộc bạo loạn, đám đông đã lục tung tòa nhà hội đồng tỉnh) Tôi nhận thấy, điều tương tự cũng xảy ra ở hầu như mọi quốc gia trung bình hoặc đang phát triển, mà tôi từng đến, và ở một mức độ nào đó, điều này cũng đúng với chúng ta. Vậy, đâu là câu trả lời cho điều này? Chẳng lẽ, câu trả lời là, hãy từ bỏ ý định về nền dân chủ đi ! ? Đương nhiên là không. Sẽ thật ngu xuẩn nếu chúng ta, một lần nữa, đâm đầu vào thể loại chính phủ mà chúng ta từng có như ở Irag và Afghanistan; hay nếu chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang áp dụng bất kỳ hình thức nào khác ngoài nền dân chủ. Bất kỳ hình thức nào khác nền dân chủ, đều sẽ đi ngược những giá trị của chúng ta, đều sẽ đi ngược với mong muốn của loài người cũng như đi ngược với lợi ích của tất cả chúng ta. Tôi nhớ rằng, ở Irag, có một giai đoạn, chúng tôi cảm thấy nên hoãn việc áp dụng nền dân chủ. Giai đoạn đó, chúng tôi nhận thấy, rằng những cuộc bầu cử, nếu được tổ chức quá sớm, khi thời điểm chưa chín mùi, sẽ dẫn đến bạo động liên quan đến khác biệt tôn giáo và cổ vũ các phần tử cực đoan - như những gì diễn ra ở Bosnia. cho nên, vào năm 2003, ở Irag, chúng tôi quyết định, không tổ chức bầu cử trong vòng 2 năm, và đầu tư vào việc giáo dục, cũng như vào sự dân chủ hóa. Kết quả chúng tôi có được, là một đám đông tụ tập ngoài văn phòng làm việc của tôi, thật ra đây là một tấm hình được chụp ở Libya, nhưng ở Irag cũng tương tự đám đông tụ tập ở ngoài và la hét đòi những cuộc bầu cử chúng tôi đi ra và hỏi, "Có điều gì không ổn với hồi đồng chính quyền lâm thời? hay với những người mà chúng tôi chọn? Chúng tôi đã chọn một lãnh tụ Hồi giáo Sunni, cũng như một lãnh tụ Hồi giáo Shiite có cả nhóm 7 người - gồm tộc trưởng của 7 bộ lạc lớn, có người đạo Thiên Chúa, có Sabian, có đại biểu là phụ nữ, tóm lại, có đầy đủ mọi đảng phái trong hội đồng này, vậy có gì không ổn với những người mà chúng tôi chọn? Đám đông trả lời, rằng vấn đề không nằm ở những người các ông chọn mà ở việc các ông đã chọn họ." Ở Afghanistan, nước họ thậm chí những vùng sâu vùng xa nhất, tôi chưa từng gặp bất kỳ người nào không muốn có tiếng nói trong việc lựa chọn người sẽ cai trị đất nước họ. Thậm chí ở những nơi xa xôi nhất, tôi cũng chưa hề gặp một dân làng nào không muốn có quyền bầu cử. Nên chúng ta phải thừa nhận rằng bất chấp những số liệu không đáng tin cậy, rằng 84% người Anh cảm thấy hệ thống chính trị đang đổ vỡ bất chấp rằng ở Irag, chúng tôi đã chưng cầu dân ý năm 2003, và hỏi mọi người, rằng họ mong muốn hệ thống chính trị nào và câu trả lời là 70% chọn nước Mỹ 5% chọn Pháp 3% chọn Anh và gần 40% chọn Dubai (đất nước giàu có này không theo hệ thống dân chủ, mà theo chế độ quân chủ) Bất chấp những điều trên, chế độ dân chủ vẫn là cái chúng ta phải tranh đấu để đạt được. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải thoát khỏi những tranh cãi cho rằng nền dân chủ quan trọng do những lợi ích nó mang lại. Tương tự, ta phải thoát khỏi cảm giác, rằng quyền con người quan trọng, vì những lợi ích nó mang lại. hay, nữ quyền quan trọng, bởi vì những lợi ích nó mang lại. Vì sao chúng ta phải thoát khỏi những tranh luận trên? Vì chúng rất nguy hiểm. Nếu chúng ta bắt đầu nói rằng tra tấn là sai, bởi vì nó không giúp ta lấy được thông tin tốt , hay nếu ta nói, bạn cần nữ quyền bởi vì nó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách làm tăng lực lượng nhân công lên gấp hai lần khi đó, bạn để mình rơi vào tình trạng, ví như, chính phủ Bắc Hàn trở mặt và nói, "Thật ra, hiện tại chúng tôi đang lấy được rất nhiều thông tin hữu ích, bằng cách tra tấn", hay, chính phủ Saudi Arabia nói, " Tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng tôi đang rất tốt, cảm ơn rất nhiều, tốt hơn cả đất nước của bạn, nên có lẽ chúng tôi không cần áp dụng nữ quyền làm gì." Cho nên, đừng nghĩ về chế độ dân chủ, như một công cụ để đạt được một thứ gì Lựa chọn chể độ dân chủ, không phải vì những gì nó mang lại. Vấn đề không nằm ở chỗ, rằng chế độ dân chủ mang lại hệ thống luật pháp hợp lý, hiệu quả. không nằm ở chỗ rằng hệ thống dân chủ mang lại hòa bình cho đất nước, hoặc giúp duy trì hòa bình với các nước láng giềng, mà vấn đề nằm ở chỗ: nền dân chủ là một lẽ tự nhiên. Dân chủ quan trọng, vì nó phản ánh sự bình đẳng, quyền tự do, chân giá trị, chân giá trị của mỗi cái thể, rằng mỗi người cần có quyền bầu cử, quyền lên tiếng như nhau trong việc bầu chọn chính phủ. Nhưng nếu chúng ta thật sự sẽ làm nền dân chủ trở nên mạnh mẽ lại nếu chúng ta đã sẵn sàng hồi sinh nó, ta cần phải để hết tâm trí vào một công trình chung giữa nhân dân và các lãnh đạo chính trị. Dân chủ không đơn giản chỉ là một vấn đề về kết cấu thể chế mà là một tâm thái, một hoạt động. được cấu thành từ sự Trung Thực. Khi tôi kết thúc buổi nói chuyện này, tôi sẽ tham dự một buổi nói chuyện trên radio có tên gọi: "Any Questions" - Bất Kì Câu Hỏi Nào, và điều bạn sẽ nhận thấy là các chính trị gia trong những chương trình radio như thế này sẽ không bao giờ nói rằng, họ không biết câu trả lời cho câu hỏi của bạn, dù bạn hỏi bất kỳ câu hỏi gì Nếu bản hỏi về sự giảm thuế cho những người độc thân phải nuôi con, về tương lai của chim cánh cụt, về Nam Cực, về liệu rằng sự phát triển ở Chongqing có đóng góp cho sự phát triển lâu bền trong việc kiểm soát lượng carbon, và chúng tôi sẽ có câu trả lời cho bạn. Chúng tôi cần ngưng giả vờ rằng chúng tôi là những con người toàn năng Chính trị gia đôi khi cũng cần học cách nói rằng có những cái cử tri muốn, hoặc những cái chúng tôi đã hứa sẽ làm cho các bạn, có thể chúng tôi không làm được hoặc chúng tôi nghĩ không nên làm. Và việc thứ hai chúng tôi cần làm, là tin vào sự kỳ diệu của xã hội. Xã hội chúng ta chưa bao giờ quá thông thái, toàn diện, chưa bao giờ thật mạnh mẽ, thành công chưa bao giờ biết quá nhiều, quan tâm quá mức, hay ham muốn làm điều gì đó quá mức, và đó là tài năng của địa phương đó Một trong những lý do vì sao chúng ta ngừng sử dụng những đại sảnh trong lâu đài như thế này - những đại sảnh với hình ảnh vua chúa được phong tước trạm trổ trên trần nhà trong khi toàn bộ vở kịch diễn ra thật sự ở ngoài đời là hình ảnh Đức vua của nước Anh bi chém đầu, một trong những lý do, vì sao chúng ta thay thế những nơi như thế này, với những ngai vàng kia bằng những tòa thị chính, là: chúng ta đang đổi mới mỗi ngày một nhiều hơn, để tận dụng nhiều hơn một nguồn tài nguyên sẵn có, là khả năng của loài người chúng ta. Ở mỗi quốc gia khác nhau, điều này sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Ở Anh, điều này có thể có nghĩa là, nhìn vào và học hỏi từ người Pháp, bầu cử thị trưởng trực tiếp từ hệ thống công xã (như của Pháp). Ở Afghanistan, có thể có nghĩa là, thay vì tập trung vào những cuộc bầu cử tổng thống hoặc quốc hội, chúng ta lẽ ra nên để việc bầu cử được diễn ra trực tiếp ở phạm vi quận huyện, và để nhân dân bầu cử chính quyền địa phương. Nhưng để bất kỳ một trong những điều trên trở nên hiệu quả, thì sự trung thực, cũng như nền dân chủ ở địa phương, là điều không chỉ mỗi chính trị gia phải thực hiện, mà người dân cũng phải thực hiện. Để chính trị gia trung thực, công chúng cần chấp nhận họ trung thực. và giới truyền thông - là trung gian giữa công chúng và lãnh tụ, cần phải cho những chính trị gia có cơ hội được trung thực. Nếu một nền dân chủ ở một vùng thành công, thì đó là do mỗi công dân đã tích cực tham gia và tìm hiểu cũng như được công khai cho biết thông tin. Nói cách khác, để nền dân chủ được tái thiết, mạnh mẽ và tốt đẹp trở lại, thì không chỉ có công chúng là người cần phải học cách tin tưởng vào những nhà cầm quyền của họ, mà những nhà cầm quyền, cũng phải học cách tin tưởng vào công chúng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Sau 18 năm làm đứa con của chính quyền lớn lên trong trại trẻ mồ côi, bạn có thể xem tôi là chuyên gia và với tư cách là một chuyên gia, tôi muốn các bạn biết rằng có là chuyên gia thì cũng không có nghĩa rằng anh luôn đúng khi đối diện với sự thật. Nếu được nhận nuôi, theo lí thì nhà nước là cha mẹ, người giám hộ của anh. Margaret Thatcher từng là mẹ tôi. (Cười) Không nên bàn việc cho con bú ở đây. (Cười) Harry Potter từng là con nuôi. Pip trong "Great Expectations" cũng được nhận nuôi; Siêu nhân là con nuôi; Lọ Lem cũng là là con nuôi; Lisbeth Salander, cô gái với vết xăm rồng, được nhận nuôi và bị đưa vào trại; Người Dơi mồ côi; Lyra Belacqua trong tiểu thuyết "Ánh sáng phương Bắc" của Philip Pullman là con nuôi; Jane Eyre, được nhận nuôi; James của Roald Dahl trong "James and the Giant Peach"; Matilda; Moses -- Moses! (Cười) Moses! (Cười) -- những cậu bé trong "Bạn hay thù;" của Michael Morpurgo Alem trong "Cậu bé tị nạn;" của Benjamin Zephaniah Luke Skywalker -- Luke Skywalker! (Cười) -- Oliver Twist; Nhân vật Cassia trong "Cô vợ lẽ chốn Thượng Hải" của Hồng Ảnh Celie trong "Màu Tím" của Alice Walker. Tất cả những nhân vật hư cấu vĩ đại này, tất cả họ, những người đã bị tổn thương, do hoàn cảnh, tất cả họ đều là cảm hứng cho hơn cả ngàn quyển sách và các bộ phim, tất cả họ được nuôi dưỡng, được nhận nuôi hay mồ côi. Có vẻ như các nhà văn biết rằng đứa trẻ sống ngoài gia đình phản ánh bản chất thật của gia đình hơn là cái mà ta thường gọi là gia đình. Tức là, họ cũng dùng những kỹ năng phi thường để đối phó với những tình huống không tưởng diễn ra hàng ngày. Sao chúng ta không tạo mối liên kết? Và tại sao chúng ta lại không tạo mối liên kết, giữa -- Việc đó đã diễn ra như thế nào? -- giữa những nhân vật vĩ đại trong văn hóa đại chúng và tôn giáo, với đứa trẻ được cưu mang, nhận nuôi, hay mồ côi trong xã hội chúng ta? Chúng đâu cần sự thương hại của chúng ta. Cái chúng cần là sự tôn trọng. Tôi biết có những nhạc sĩ nổi tiếng, tôi biết diễn viên, ngôi sao điện ảnh, triệu phú, tiểu thuyết gia rồi những luật sư hàng đầu, và các biên tập viên truyền hình, biên tập viên báo chí, phóng viên quốc gia công nhân rác, thợ cắt tóc, những người từng chăm sóc trẻ được nhận nuôi hay trẻ mồ côi, và rất nhiều người trong số họ lớn lên với nỗi sợ hãi phải kể về quá khứ, như thể điều đó có thể khiến vị trí họ đứng bị lung lay, như thể đó là đá Kryptonite, một quả bom nổ chậm được cài vào trong cơ thể họ. Trẻ em được chăm sóc, các em sống cả đời trong sự bảo bọc, xứng đáng được quyền sống với ký ức tuổi thơ của chúng. Chuyện chỉ có thế thôi. Mẹ ruột của tôi - và tôi nên nói ra ở đây -- mẹ tôi đặt chân đến đất nước này vào cuối những năm 60, và thế rồi, bà phát hiện mình có thai, như các phụ nữ thời đó. Bạn hiểu ý tôi chứ? Họ phát hiện bản thân mình mang thai. Và bà, có thể nói là không hề ý thức tình cảnh bà đang vướng vào. Vào những năm 1960 -- tôi nên giải thích về tình cảnh này -- vào thập kỷ 60, nếu bạn có thai và bạn độc thân, bạn bị xem là mối đe doạ đối với cộng đồng. Chính quyền sẽ ép bạn ra khỏi gia đình. Bạn bị tách khỏi gia đình và bị gửi vào trại của mẹ và bé. Bạn được chỉ định làm cán bộ xã hội. Các bậc cha mẹ nuôi xếp thành hàng. Thời đó, nhiệm vụ, hay mục tiêu chính của cán bộ xã hội, là buộc người phụ nữ vào lúc yếu đuối nhất trong cả cuộc đời, ký vào tờ giấy nhận nuôi. Và các giấy tờ nhận nuôi được ký. Các trại mẹ và bé thường do các sơ điều hành. Các giấy tờ nhận nuôi được ký, đứa trẻ được giao cho cha mẹ nuôi, và người mẹ hòa nhập lại với cộng đồng để tuyên bố rằng cô đã đi nghỉ một thời gian. Một kỳ nghỉ ngắn. Một kỳ nghỉ ngắn. Điều bí mật nhục nhã đầu tiên của một người phụ nữ vì là một phụ nữ, "một kỳ nghỉ ngắn." Quy trình nhận con nuôi kéo dài khoảng vài tháng, đây là quy trình khép kín, đại loại như bản thoả thuận bí mật, một giải pháp công nghiệp và thiết thực: nhà nước đóng vai người nông dân, cha mẹ nuôi là người tiêu dùng, người mẹ là đất, và đứa trẻ là hoa màu. Thật dễ dàng để nhìn lại quá khứ, để đoán trước trách nhiệm hiện tại. Những gì từng xảy ra là sự phản ánh trực tiếp cho những gì đang diễn ra. Bản thân mọi người tin rằng họ đã làm một điều phải đạo và hợp pháp cho xã hội, việc nhận nuôi được theo dõi nhanh chóng. Dù gì thì mẹ tôi đến đây, vào năm 1967, rồi mang thai, và bà đến từ Ethiopia, đất nước đang chào mừng một đại lễ vào lúc đó dưới quyền của Vua Haile Selassie, và bà chỉ đến trước bài diễn văn của Enoch Powell, bài diễn văn "Những dòng sông máu". Chỉ vài tháng trước khi ban nhạc The Beatles phát hành "Album trắng," vài tháng trước khi Martin Luther King bị giết. Nếu bạn là người da trắng, đó là mùa hè tình yêu. Nếu bạn là người da đen, đó lại là mùa hè của sự căm ghét. Thế là bà đi từ Oxford, được gửi đến miền bắc nước Anh vào một trại mẹ và bé, và được giao cho một cán bộ xã hội. Đó là kế hoạch của bà. Tôi phải nói vậy ở các Nghị viện -- Kế hoạch của bà là nuôi tôi trong một thời gian ngắn trong khi tiếp tục việc học. Nhưng ông cán bộ xã hội, ông ta có kế hoạch khác. Ông tìm đến cặp cha mẹ nuôi, và nói với họ, "Hãy xem đây là việc nhận nuôi. Thằng bé vĩnh viễn là con ông bà. Tên nó là Norman." (Cười) Norman! (Cười) Norman! Thế là họ nhận nuôi tôi. Họ bảo rằng, tôi là một thông điệp. Một dấu hiệu từ đấng Chúa Trời, họ nói thế. Tôi là Norman Mark Greenwood. Thế là suốt 11 năm sau, tôi chỉ biết rằng người phụ nữ này, mẹ ruột tôi, đáng bị móc mắt vì không chịu ký giấy nhận nuôi. Bà là một người đàn bà xấu xa ích kỷ tới mức không thèm ký, nên tôi đã dành 11 năm đó quỳ gối và cầu nguyện. Tôi thử cầu nguyện. Tôi thề mình đã thử cầu nguyện. "Thưa Chúa, Giáng Sinh này Ngài có thể cho con một chiếc xe đạp được không ?" Nhưng tôi luôn tự trả lời, "Được, đương nhiên là được rồi con." (Cười) Rồi tôi phải tìm hiểu xem tiếng nói nội tâm đó là lời của Chúa hay là lời của Quỷ. Và hóa ra, con quỷ nằm sẵn trong tôi. Biết đâu được? (Cười) Và, hai năm đã trôi qua, và họ có một đứa con, rồi hai năm nữa trôi qua, một đứa nữa lại ra đời, rồi thoáng một cái họ lai có thêm một đứa mà đứa đó họ gọi là "tai nạn", và tôi những tưởng rằng cái tên mới quái làm sao. (Cười) Rồi tôi bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên, tôi bắt đầu lấy bánh trong hộp mà không xin phép. Tôi bắt đầu đi chơi muộn, v.v. và v.v. Thế là, với lòng sùng đạo và thành kính, ba và mẹ tôi, mà tôi vĩnh viễn tin lời họ đã nói, như mọi người nói, cha mẹ tôi cho là có con quỷ nhập vào người tôi. Và thế là -- tôi xin kể ra ở đây, vì đây là cách họ sắp đặt sự ra đi của tôi Họ bắt tôi ngồi vào bàn, mẹ nuôi tôi nói với tôi rằng, "Con có yêu cha mẹ không?" khi tôi 11. Họ còn ba đứa con nữa. Tôi là đứa thứ tư. Đứa thứ ba là một "tai nạn". Rồi tôi nói, "Có, tất nhiên rồi ạ." Vì đó là điều hiển nhiên. Mẹ nuôi bắt tôi về phòng suy nghĩ về tình yêu về ý nghĩa của nó và đọc Kinh Thánh, rồi ngày mai quay lại và đưa ra câu trả lời thành thực và đáng tin cậy nhất. Vậy đây là một cơ hôi. Nếu họ hỏi tôi có yêu họ hay không rồi tôi không yêu mến họ, khiến tôi nay ra một ý nghĩ màu nhiệm họ muốn tôi hướng tới. "Mình sẽ xin Chúa tha thứ và ánh sáng của Ngài sẽ soi rọi từ mình đến cha mẹ. Thật tuyệt vời." Đây chính là cơ hội đó. Lý thuyết hoàn hảo là thế, thời điểm thì miễn bàn, và câu trả lời chân thực nhất của một kẻ tội lỗi có thể nói. "Con không yêu 2 người," tôi nói với họ. "Nhưng con sẽ xin Chúa tha thứ." "Bởi vì con không yêu cha mẹ, Norman, rõ ràng con đã lựa chọn con đường riêng cho mình." 24 giờ sau, một cán bộ xã hội, người đàn ông lạ mặt cứ vài tháng lại đến thăm tôi, ngồi chờ tôi trong xe trong lúc tôi chào tạm biệt cha mẹ mình. Tôi không chào ai cả, không phải cha tôi, mẹ tôi, anh chị em, cô chú, anh chị em họ, ông bà, tôi không tạm biệt ai hết. Trên đường đến trại trẻ mồ côi, tôi bắt đầu tự hỏi, "Có chuyện gì với tôi vậy?" Không phải tấm thảm dưới chân tôi bị kéo phăng đi mà toàn bộ sàn nhà đã biến mất. Khi tôi đến — khoảng 4-5 năm sau đó, Tôi bị đưa vào 4 trại trẻ khác nhau. Tại nhà trẻ thứ 3, tôi được tuổi 15, tôi bắt đầu nổi loạn, và những gì tôi làm là, lấy 3 hộp màu, màu nước Airfix bạn có thể dùng cho các mô hình, và đó là một nhà trẻ lớn, theo phong cách thời Victoria -- và tôi đã ở trong một tháp pháo nhỏ tại chóp của tòa nhà, và tôi đổ chúng, đỏ, vàng và lá cây, màu của Châu Phi, đổ xuống gạch. Bạn không thể nhìn thấy từ bên ngoài, bởi vì ngôi nhà bị vây quanh bởi những cây dẻ gai. Tôi bị giam cả năm vì vụ này trong một trung tâm đánh giá, mà thực ra là một trung tâm giáo dưỡng. Đó là một nhà giam thật dành cho trẻ vị thành niên. Và đây, mấy năm sau, một cán bộ xã hội nói rằng lẽ ra tôi không bị đưa đến đó. Tôi không phải chịu tội. Tôi không làm gì sai. Nhưng chỉ vì tôi không có người thân nào thăm hỏi, họ có thể làm gì với tôi cũng được. Tôi 17 tuổi, và họ có một buồng được lót đệm. Họ sẽ dẫn tôi xuống hành lang có bậc thấp nhất. Họ -- Tôi bị đưa vào một ký túc xá với một người giàu lòng cảm thông của Đảng quốc xã "được công nhận". Tất cả nhân viên là cựu cảnh sát -- tuyệt vời -- và những cán bộ từng có án treo. Người làm chủ khu này là một cựu quân nhân. Mỗi lần có ai đó mà tôi không quen vào thăm tôi người cho tôi ăn nho, cứ 3 tháng một lần, tôi bị lột sạch đồ để kiểm tra. Ngôi nhà đó chứa đầy những đứa trẻ bị tạm giam vì những lí do như giết người chẳng hạn. Và đây là sự chuẩn bị mà tôi đang được trao sau 17 năm làm đứa con của chính quyền. Tôi phải kể câu chuyện này. Tôi phải kể ra, bởi vì không một ai có thể giải quyết vấn đề này. Tôi từ từ nhận ra rằng không có ai biết tôi quá một năm. Đó là cái được gọi là gia đình. Nó cho bạn các điểm tham chiếu. Tôi không định nghĩa gia đình tốt xấu. Ý tôi là, bạn biết sinh nhật mình vì có ai đó nói bạn nghe sinh nhật mình, một người mẹ, người cha, anh, chị, cô, chú, anh em họ, cháu. Nó quan trọng với vài người, vì thế nó quan trọng với bạn. Các bạn hiểu chứ? Năm 14 tuổi, tôi tự khép kín mình lại, và không ai chạm vào tôi. Tôi đang báo cáo lại. Tôi đang báo cáo lại chỉ đơn giản để nói rằng khi tôi rời nhà trẻ tôi có được hai thứ mà tôi muốn làm. Đầu tiên là tìm gia đình mình, và điều còn lại là làm thơ. Trong sự sáng tạo, tôi tìm thấy ánh sáng. Trong sự tưởng tượng, tôi tìm thấy khả năng vô tận của cuộc sống, sự thật bất tận, tạo vật vĩnh hằng của thực tế, nơi mà sự tức giận là một cách biểu cảm để tìm kiếm tình yêu, nơi mà sự rối loạn phản ứng thật đối lập với sự dối trá. Điều tôi vừa mới nói với các bạn: tôi tìm thấy gia đình mình khi trưởng thành. Tôi dành cả tuổi thanh xuân đi tìm họ, và giờ tôi đã có một gia đình hoàn toàn hỗn loạn như bao người khác. Nhưng tôi đang phản ánh lại với các bạn một cách đơn giản rằng bạn có thể xác định chế độ dân chủ mạnh mẽ như thế nào bằng cách chính quyền ở đó đối xử với con cái họ ra sao. Ý tôi không phải là trẻ em, mà là những đứa con chính phủ. Cảm ơn rất nhiều. Đó là vinh dự của tôi. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Ở thế kỉ 17, một phụ nữ tên Giulia Tofana rất thành công trong kinh doanh nước hoa Việc kinh doanh sau 50 năm bị dừng lại đột ngột khi bà ấy bị xử tử - (Tiếng cười) - vì đã giết 600 người đàn ông. Bạn thấy đó, đây không phải là một loại nước hoa tốt. Thật ra, nó hoàn toàn không mùi, vị và màu những xét về mặt thuốc độc, nó là thứ tốt nhất tiền có thế mua được, vì thế nhiều phụ nữ tìm đến để có thể mưu sát chồng của họ Những kẻ đầu độc hóa ra là một nhóm người được coi trọng và đáng sợ bởi vì đầu độc một người là điều khá khó khăn Đó là lý do chúng ta có một hệ thống kiểm tra chất độc Bạn có thể thấy điều này rất sớm ngay khi còn là một đứa trẻ Nếu bạn đồng ý thử nghiệm, bạn có thể nhỏ vài giọt chất gì đó đắng hoặc chua vào miệng, và bạn sẽ thấy khuôn mặt đó, lưỡi lè ra, mũi nhăn lại, giống như đang cố gắng nhổ thứ trong miệng mình ra. Phản xạ này theo ta lớn lên và trở thành một phản ứng chán ghét mãnh liệt, không chỉ là việc chúng ta có bị đầu độc hay không nhưng bất cứ khi nào cũng có nguy cơ về sự nhiễm bẩn vật lý từ một số nguồn. Ngoại trừ các mặt còn lại gây chú ý tương tự. Phản ứng này đã phát triển hơn, dù chỉ là giúp chúng ta tránh xa các tác nhân vật lí gây ô nhiễm, và có một bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng, thực tế, cảm xúc của sự chán ghét tác động đến niềm tin về đạo đức của chúng ta và thậm chí là những trực giác sâu sắc về chính trị của chúng ta. Tại sao lại có chuyện như vậy xảy ra? Chúng ta có thể hiểu quá trình này bằng sự hiểu biết một chút về cảm xúc nói chung. Những cảm xúc cơ bản của con người, những cảm xúc mà chúng ta chia sẻ với tất cả những người khác, chúng tồn tại bởi vì chúng thúc đẩy ta làm những việc tốt và giúp ta tránh làm những việc xấu. Nên có thể nói , chúng giúp ích cho sự sống còn của ta. Ví dụ như một cảm xúc sợ hãi. Nó giúp ta tránh làm những điều thực sự, thực sự mạo hiểm. Bức ảnh này được chụp ngay trước khi ông ấy qua đời— (tiếng cười) — thật sự là - à không, một lý do mà bức ảnh này thú vị là bởi vì hầu hết mọi người sẽ không làm điều này, và nếu họ đã làm, họ chẳng còn sống để kể lại vì nỗi sợ hãi sẽ kháng cự trong một thời gian dài trước đó với thú săn mồi hoang Giống như sự sợ hãi mang lại lợi ích bảo vệ, sự chán ghét có vẻ cũng như vậy, ngoại trừ những thứ mà sự chán ghét giữ ta tránh xa những thứ có thể ăn thịt mình, hoặc độ cao, còn có vài thứ có thể đầu độc hoặc lây nhiễm và gây bệnh. Như vậy một trong các đặc điểm của sự chán ghét là làm cho một cảm xúc thú vị cái mà rất, rất dễ bị khơi ra, thực tế là có thể dễ hơn những cảm xúc cơ bản khác, tôi sẽ cho bạn thấy rằng chỉ với vài hình ảnh Tôi có thể làm cho bạn cảm thấy ghê tởm Vì vậy, quay đi nào. Tôi sẽ cho bạn biết khi bạn quay mặt lại. (Tiếng cười) Ý tôi là, bạn nhìn thấy nó mỗi ngày, đúng không? Ý tôi là, thôi nào. (Tiếng cười) (Khán giả: Ewww.) Được rồi, quay mặt lại nào, nếu bạn không nhìn. chúng có thể làm cho nhiều bạn trong số khán giả cảm thấy rất, rất ghê tởm, nhưng nếu bạn không nhìn, Tôi có thể cho bạn biết về vài thứ khác cái mà hầu như trên Thế giới người ta đều ghê sợ những thứ như phân, nước tiểu, máu, thịt thối rữa. Đây là những thứ làm cho chúng ta muốn tránh xa, vì chúng có thể lây nhiễm cho chúng ta. Thực tế, chỉ cần nhìn bề ngoài như mang bệnh hoặc lệch lạc về giới tính, những thứ này cũng khiến cho ta cảm thấy rất ghê tởm. Darwin là một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về cảm xúc của con người và ông đã chỉ ra bản chất chung và thế mạnh của những phản ứng ghê tởm này. Đây là một câu chuyện từ chuyến đi của ông ấy ở Nam Mỹ. "Ở Tierro del Fuego, có người dân đã chạm tay vào miếng thịt hộp khi tôi đang ăn... và cảm thấy ghê tởm vì sự mềm của nó, trong khi tôi cảm thấy rất ghê khi đồ ăn của tôi bị người man rợ trần truồng chạm vào dù tay của ông ta có vẻ không bẩn" Ông viết, "Không sao, vài người bạn thân của tôi cũng man rợ và trần truồng." Vâng, hóa ra là không chỉ những nhà khoa học Anh xưa kia mới khó tính. Mới đây tôi đã có một cơ hội nói chuyện với Richard Dawkins để làm phóng sự, và tôi đã ghê sợ về anh ta hàng lần Đây là phần yêu thích của tôi. Richard Dawkins: "Ta đã tiến triển về sự hiểu biết và tình dục được gắn với những cảm xúc và phản ứng khá sâu sắc chúng thật khó có thể vứt bỏ chỉ sau 1 đêm." David Pizarro: Phần yêu thích của tôi trong clip này là Giáo sư Dawkins thật sự đã nôn Ông ấy giật ngược lại và nôn, và chúng tôi phải thử lại 3 lần và ông đã nôn cả ba lần. (Tiếng cười) ông ấy thực sự đã nôn. Tôi nghĩ ông có lẽ sẽ đổ lên người tôi Một trong các đặc điểm của sự ghê tởm, không chỉ là sự phổ biến và sức mạnh của nó, mà còn là cách nó hoạt động thông qua sự kết hợp. Khi mà một thứ ghê sợ chạm vào một thứ sạch sẽ, thì cái sạch sẽ trở nên ghê sợ, chứ không phải ngược lại. Điều này khiến nó trở thành một chiến lược hữu ích nếu bạn muốn thuyết phục ai đó về một vật hoặc một cá thể hoặc toàn bộ một nhóm xã hội là ghê sợ và nên tránh xa. Nhà triết học Martha Nussbaum chỉ ra điều này trong câu nói: "Trong suốt lịch sử, những đặc tính của sự ghê tởm-sự dơ bẩn, hôi, sự nhầy nhụa, thối rữa, ghê sợ- đã gắn liền một cách lặp lại và đều đặn với người Do Thái, phụ nữ, người đồng tính, tiện dân, người có địa vị xã hội thấp-- tất cả người đó đều bị cho là ô uế bởi sự dơ bẩn trên người" Hãy để tôi cho bạn chỉ một vài ví dụ, một vài ví dụ hùng hồn về cách mà việc này được sử dụng trong lịch sử. Điều này đến từ một quyển sách cho trẻ em Đức Quốc được xuất bản năm 1938: "Hãy nhìn vào những kẻ này! Râu bị rận bu, những cái tai bẩn nhô ra, những bộ quần áo thùng thình bẩn thỉu,... Người Do Thái thường có một mùi hơi ngọt khó chịu. Nếu bạn có một cái mũi thính, bạn có thể ngửi thấy người Do Thái." Một ví dụ hiện đại hơn đến từ những người cố gắng thuyết phục chúng ta rằng đồng tính luyến ái là trái với đạo đức. Điều này là từ một trang web chống đồng tính, nơi họ nói về người đồng tính rằng "xứng đáng phải chết vì hành vi hèn hạ của họ... quan hệ tình dục" Họ giống như: "chó ăn lại chỗ ói của chúng và heo nái đắm mình trong bãi phân của chính chúng" Những đặc tính ghê tởm này đang cố gắng tạo mối liên kết trực tiếp với nhóm xã hội mà bạn không nên thích. Khi chúng tôi lần đầu tiên điều tra vai trò của sự ghê tởm trong việc đánh giá đạo đức, một trong những điều khiến chúng tôi quan tâm là liệu có hay không điều này dễ thấy hơn ở những người dễ cảm thấy ghê tởm hơn. Như vậy trong khi ghê tởm, cùng với những cảm xúc cơ bản khác, là hiện tượng phổ biến, có một sự thật là một số người thì dễ cảm thấy ghê tởm về một cái gì đó hơn những người khác. Bạn có thể thấy điều này ở khán giả khi tôi cho các bạn xem những bức ảnh kinh tởm. Chúng tôi đo nó bằng một thước đo được xây dựng bởi một vài nhà tâm lí học bằng cách hỏi nhiều người ở rất nhiều trường hợp về việc họ có thể cảm thấy kinh tởm như thế nào Đây là một số ví dụ. "Ngay cả khi tôi đói, tôi sẽ không ăn món súp yêu thích nếu như nó đã bị khuấy bởi một cái đập ruồi đang xài và ko được rửa sạch" "bạn đồng ý hay không đồng ý?" (Tiếng cười) "Trong khi bạn đang đi bộ qua một đường hầm dưới một đường ray, Bạn có thể ngửi thấy mùi nước tiểu. Bạn có thể thấy rất ghê tởm hoặc không thấy gì cả ?" Nếu bạn hỏi đủ trong số này, bạn có thể nhận được một số điểm tổng về mức độ nhạy cảm đối với sự ghê sợ Hóa ra số điểm này là thực sự có ý nghĩa. Khi bạn đưa mọi người vào phòng thí nghiệm và bạn hỏi họ rằng họ đang chuẩn bị để tiến hành trong an toàn nhưng mà với những hoạt động ghê tởm như ăn sô cô la được nướng để trông giống như phân chó, hoặc trong trường hợp này ăn một số con dòi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng trông khá ghê tởm, điểm số của bạn trên thước đo thực sự dự đoán được việc bạn có sẵn sàng để tham gia vào những hoạt động này hay không. Lần đầu tiên chúng tôi đặt ra để thu thập dữ liệu về điều này và liên kết nó với niềm tin về chính trị hoặc đạo đức, chúng tôi tìm thấy một mô hình tổng quát-- Điều này với nhà tâm lý học Yoel Inbar và Paul Bloom-- trong thực tế, trên ba nghiên cứu chúng tôi tìm được thì những người báo cáo rằng họ dễ dàng bị ghê sợ cũng thông báo rằng họ đã thận trọng khôn khéo hơn. Một cách khác để nói điều này, Tuy nhiên, những người rộng rãi thì rất khó để chán ghét. (Tiếng cười) Trong một nghiên cứu theo dõi gần đây, chúng tôi đã có thể nhìn ra được nhiều mẫu thử lớn hơn, nhiều mẫu thử chi tiết hơn. Trong trường hợp này, là gần 30.000 sự phản hồi ở Mỹ , và chúng tôi tìm thấy cùng một khuôn mẫu. Như bạn thấy, những người có vẻ bảo thủ trong việc trả lời về quy mô định hướng chính trị thì cũng rất có khả năng tố cáo rằng họ rất dễ dàng bị chán ghét. Dữ liệu này cũng cho phép chúng tôi thống kê kiểm soát đối với một số điều mà chúng tôi biết cả hai có liên quan đến sự định hướng chính trị và sự ghê sợ nhạy bén Vì vậy chúng tôi có thể kiểm soát về giới tính, tuổi tác, thu nhập, giáo dục, thậm chí cả sự thay đổi về nhân cách, và kết quả vẫn như nhau. Khi chúng tôi thực sự xem xét không chỉ về việc tự báo cáo định hướng chính trị, mà còn có hành vi bầu cử, chúng tôi đã có thể nhìn về mặt địa lý trên toàn quốc. Những gì chúng tôi tìm được là trong khu vực có người báo cáo cấp cao của sự chán ghét nhạy cảm, McCain có nhiều phiếu. Vì vậy nó không chỉ dự đoán tự báo cáo việc định hướng chính trị, ngoại trừ hành vi biểu quyết thực tế. Và chúng tôi đã có thể, với mẫu thử này, để xem xét trên toàn thế giới, tại 121 quốc gia khác nhau, chúng tôi đã hỏi cùng một câu hỏi, và như bạn thấy đấy, đây là 121 quốc gia bị sụp đổ ở 10 khu vực địa lý khác nhau. Bất cứ nơi nào mà bạn thấy, những thứ này đang âm mưu mở rộng các mối quan hệ giữa sự ghê sợ nhạy bén và định hướng chính trị, và bất cứ nơi nào mà chúng tôi tìm kiếm, chúng tôi đều thấy một hiệu ứng tương tự. Các phòng thí nghiệm khác đã thực sự xem xét điều này cũng sử dụng các biện pháp khác nhau của sự ghê sợ nhạy bén, Vì vậy chứ không phải là yêu cầu mọi người làm thế nào dễ dàng bị ghê sợ, họ treo người lên với những biện pháp sinh lý, trong trường hợp bọc lớp dẫn điện. Và những gì họ đã chứng minh được rằng những người báo cáo đang bảo thủ chính trị hơn thì cũng tỉnh táo nhiều hơn khi bạn cho họ thấy hình ảnh ghê tởm như những cái mà tôi cho bạn thấy. Thật thú vị, những gì họ cho thấy trong một phát hiện mà chúng tôi nhận được trong nghiên cứu trước đây của chúng tôi tốt như là một trong những ảnh hưởng mạnh nhất ở đây đó là những cá nhân rất nhạy cảm với sự ghê tởm không chỉ có nhiều khả năng tố cáo một cách bảo toàn khôn ngoan , mà họ còn rất phản đối hôn nhân đồng tính và đồng tính luyến ái cũng như khá nhiều vấn đề đạo đức xã hội thuộc phạm vi tình dục. Kích thích sinh lý được dự đoán, trong nghiên cứu này, Thái độ đối với hôn nhân đồng tính. Nhưng ngay cả với tất cả các dữ liệu liên kết giữa sự kì thị nhạy cảm và định hướng chính trị, một trong những câu hỏi những gì còn lại quan hệ nhân quả ở đây là gì? Có phải nó là trường hợp mà sự kì thị thực sự đang trở thành niềm tin chính trị và đạo đức? Chúng tôi đã phải nhờ đến các phương pháp thực nghiệm để trả lời câu hỏi này, và vì vậy những gì chúng tôi có thể làm là thực sự đưa mọi người vào các phòng thí nghiệm và kì thị họ đồng thời so sánh họ với một nhóm kiểm soát những thứ mà không bị kì thị. Nó chỉ ra rằng hơn năm năm qua một số nhà nghiên cứu đã làm điều này, và với số lượng lớn các kết quả có là như nhau, khi mọi người đang cảm giác ghê tởm, Thái độ của họ thay đổi về phía bên phải của quang phổ chính trị, về hướng chủ nghĩa bảo thủ hơn. Vì vậy, cho dù bạn sử dụng một mùi hôi, một hương vị tệ, từ phim ảnh, từ việc đề nghị thôi miên trong sự ghê tởm, hình ảnh như những cái tôi đã cho bạn xem, thậm chí chỉ cần nhắc nhở mọi người rằng căn bệnh này là phổ biến và họ nên được cảnh giác về nó cũng như gội rửa, chỉnh đốn, giữ trong sạch, Tất cả những điều đó có hiệu lực tương tự như một bản án. Hãy để tôi chỉ cho bạn một ví dụ từ một nghiên cứu gần đây mà chúng tôi đã thực hiện. Chúng tôi yêu cầu người tham gia chỉ đơn giản là cung cấp cho chúng tôi ý kiến của mình về một loạt các nhóm xã hội, và chúng tôi cũng không làm toàn bộ căn phòng đoán được Khi toàn bộ căn phòng đoán được, những gì chúng tôi thấy được là những cá nhân thực sự phản ứng nhiều thái độ tiêu cực về phía đồng tính nam. Sự kì thị không ảnh hưởng đến thái độ đối với tất cả những nhóm xã hội khác mà chúng tôi yêu cầu, bao gồm cả người Mỹ gốc Phi, người cao tuổi. Nó thực sự đã thất bại với những thái độ mà họ đối với đồng tính nam. Trong một tập hợp các nghiên cứu, chúng tôi thực sự chỉ đơn giản là nhắc nhở người-- đây là khoảng thời gian khi dịch cúm lợn đã đi qua-- chúng tôi nhắc nhở mọi người rằng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm thì họ phải rửa tay. Với một số người tham gia, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi bên cạnh một dấu hiệu để nhắc nhở họ để rửa tay. Và những gì chúng tôi tìm thấy rằng chỉ cần làm một bảng câu hỏi cùng với việc nhắc nhở vệ sinh tay đã làm cho các cá nhân trở nên khá bảo thủ. Và khi chúng tôi hỏi họ một loạt các câu hỏi về việc đúng đắn và sai trái, những gì chúng tôi tìm thấy được đó là nhăc nhở họ phải rửa tay để làm họ dùy trì hơn về mặt đạo đức. Đặc biệt, khi chúng tôi hỏi họ về điều cấm kỵ nhưng khá không có hại về mặt tình dục, chỉ cần được nhắc nhở rằng họ phải rửa tay làm cho họ nghĩ rằng họ đã làm trái với đạo lý. Hãy để tôi cung cấp cho bạn một ví dụ mà tôi có nghĩ là vô hại nhưng lại bị cấm kỵ về tình dục. Chúng tôi đã cho họ kịch bản. Một trong số họ cho biết một người đàn ông canh cửa cho bà ngoại của ông ta. Khi bà ngoại của ông ta chết, ông ta đã làm tình với bạn gái trên giường của bà ông ta. Trong một số khác, chúng tôi cho biết một người phụ nữ thích thủ dâm với con gấu bông yêu thích bên cạnh cô ta. (Tiếng cười) Mọi người đi tìm những thứ trở nên trái với đạo đức khi họ đã được nhắc nhở về việc rửa tay. (Tiếng cười) (Tiếng cười) Ok. Một thực tế cho thấy rằng những cảm xúc ảnh hưởng đến sự phê bình của chúng tôi nên đến như là không có bất ngờ. Ý tôi là đó là một phần của việc cảm xúc hoạt động thế nào. Chúng không chỉ thúc đẩy bạn cư xử theo cách nhất định, mà còn thay đổi cách bạn nghĩ. Trong trường hợp của sự ghê sợ, cái ngạc nhiên hơn một chút là phạm vi ảnh hưởng. Nó tạo ra cảm giác hoàn hảo, và nó mang đến một cảm xúc rất tốt cho chúng ta, sự ghê tởm đó sẽ làm cho tôi thay đổi cách nhận thức về thế giới vật lý bất cứ khi nào sự ô nhiễm xảy ra. Nó làm cho ít cảm nhận được một cảm xúc cái được dựng lên để ngăn tôi khỏi việc ăn phải chất độc nên dự đoán những người tôi sẽ bỏ phiếu cho trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Các câu hỏi về cho dù ghê tởm cũng phải ảnh hưởng đến sự phê bình về đạo đức và chính trị chắc chắn đã được phức tạp hóa, và có thể phụ thuộc một cách chính xác những gì chúng ta đang nói về, và như là một nhà khoa học, chúng ta phải kết luận theo phương pháp khoa học đó là trang bị ít để trả lời các loại câu hỏi này. Nhưng một điều mà tôi là khá chắc chắn đó là, ít nhất, những gì chúng tôi có thể làm với nghiên cứu này là chỉ ra những câu hỏi mà chúng ta phải hỏi ở nơi đầu tiên. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi là một trong những đứa trẻ mà, mỗi lần ngồi vào trong xe hơi, tôi thường phải kéo cửa kính xe xuống Thường thì trong xe quá nóng, quá ngột ngạt hay quá nặng mùi và bố tôi sẽ không chúng tôi dùng điều hòa không khí. Ông ấy bảo nó sẽ làm cho động cơ trở nên quá nóng. Và một trong số các bạn, có thể nhớ lại, sau đó thì chiếc xe thế nào, và nó bị một vấn đề thường thấy của việc quá nóng. Nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy giới hạn sử dụng hoặc sử dụng quá mức, của các thiết bị tiêu thụ năng lượng. Bây giờ thì mọi việc đã thay đổi. Chúng ta có những chiếc xe chạy xuyên đất nước Chúng ta cho chạy điều hòa không khí suốt cả quãng đường và chúng ta không phải chịu cảnh quá nóng nữa. Thế nên, không còn dấu hiệu bảo chúng ta dừng lại Tuyệt vời, phải không nào? Vâng, chúng ta có những vấn đề tương tự trong các tòa nhà. Trong quá khứ, trước khi có điều hòa không khí, chúng ta có những bức tường dày. Những bức tường dày rất tuyệt cho việc cách nhiệt. Nó giữ cho bên trong mát mẻ suốt mùa hè, và ấm áp suốt mùa đông, và những ô cửa sổ nhỏ cũng rất tốt vì chúng hạn chế lượng nhiệt truyền qua giữa bên trong và bên ngoài. Sau đó vào khoảng những năm 1930, với sự ra đời của kính tấm, thép cuộn và sự sản xuất hàng loạt, chúng ta có khả năng làm nên những chiếc cửa sổ cao từ sàn đến trần và tầm nhìn không bị cản trở, và điều đó đã không thể đảo ngược sự phụ thuộc vào điều hòa không khí cơ khí để làm mát những không gian bị mặt trời đốt nóng. Theo thời gian, những tòa nhà trở nên cao hơn và lớn hơn kỹ thật của chúng ta thậm chí còn tốt hơn, vì thế nên các hệ thống cơ khí trở nên đồ sộ. Chúng yêu cầu một lượng lớn năng lượng. Chúng tỏa nhiều nhiệt vào bầu khí quyển, và cho những ai trong số bạn có thể hiểu được hiếu ứng đảo nhiệt ở các thành phố, nơi mà không gian đô thị thì ấm hơn những khu nông thôn lân cận, nhưng chúng ta cũng có những vấn đề rằng, khi chúng ta bị mất điện chúng ta không thể mở cửa ở đây, và như vậy những tòa nhà không thể ở được và phải bị bỏ trống cho tới khi hệ thống điều hòa không khí có thể khởi động lại. Thậm chí tệ hơn, với việc chúng ta chú trọng vào việc xây dựng những tòa nhà hướng tới một trạng thái sử dụng năng lượng bằng 0, chúng ta không thể làm vậy chỉ bằng cách khiến cho hệ thống cơ khí càng ngày càng hiệu quả hơn. Chúng ta cần phải tìm cách khác, và chúng ta đang đi vào lối mòn. Vậy chúng ta làm gì ở đây? Làm thế nào chúng ta kéo mình lên và kéo chúng ta ra khỏi cái hố mà chúng ta đã đào? Nếu chúng ta nhìn vào sinh học, và nhiều người trong số bạn sẽ không biết, tôi đã là sinh viên chuyên ngành sinh học trước khi theo học kiến trúc, da của con người là cơ quan điều chính một cách tự nhiên nhiệt độ trong cơ thể, và nó là một điều tuyệt vời. Đó là cơ chế phòng vệ đầu tiên cho cơ thể. Da có những lỗ chân lông, nó có tuyến mồ hôi, nó có tất cả những thứ này phối hợp với nhau rất năng động và rất hiệu quả, và điều mà tôi đề xuất là lớp vỏ công trình của chúng ta nên tương tự như da người, và bằng việc làm như thế có thể trở nên linh hoạt, đáp ứng và khác biệt, tùy thuộc vào vị trí của nó. Và điều này khiến tôi trở lại nghiên cứu của mình. Điều mà tôi đề xuất làm đầu tiên là xem xét những bảng vật liệu khác nhau để làm điều đó. Tôi hiện nay, hay gần đây, làm việc với những vật liệu thông minh, và nhiệt - lưỡng kim. Trước hết, tôi đoán là chúng ta gọi nó là thông minh bời vì nó không đòi hỏi có điều khiển và nó không yêu cầu năng lượng, và đó là một thỏa thuận lớn cho kiến trúc. Nó là gì, nó là sự dát mỏng cùng nhau của hai kim loạt khác nhau. Bạn có thể thấy ở đây bởi sự phản chiếu khác nhau ở mặt này. Và vì nó có hai hệ số giản nở khác nhau, khi bị nung nóng, một mặt sẽ giản nở nhanh hơn mặt còn lại và kết quả là một động thái cong vênh. Nên ở những nguyên mẫu đầu tiên tôi đã xây dựng những bề mặt này sao cho thấy được độ cong phản ứng thế nào với nhiệt độ và có khả năng cho phép không khí thông qua hệ thống. và ở những nguyên mẫu khác thì những bề mặt này ở nơi mà sự đa dạng của việc có các dải với nhau có thể cố gắng làm cho những sự di chuyển lớn hơn xảy ra khi cũng bị nung nóng, và hiện các mô hình này đang có mặt trong bộ sưu tập Các vật liệu và ứng dụng ở Silver Lake, gần đó, và ở đó đến tận tháng 8, nếu bạn muốn tham guan. Nó được gọi là "sự nở hoa", và bề mặt được bao bọc hoàn toàn bởi nhiệt - lưỡng kim, và ý định của nó là làm cho cái hiên này có hai nhiệm vụ. Một là, nó là một thiết bị tạo bóng râm, vì thế khi mặt trời chạm vào bề mặt, nó hạn chế lượng ánh sáng chiếu qua, và ở những khu vực khác, nó là một hệ thống thông gió. nên luồn không khí nóng, bị mắc kẹt ở dưới có thể thoát qua và ra khỏi khi cần thiết. Bạn có thể thấy ở đây trong thước phim thời gian qua nhanh này rằng mặt trời, khi nó di chuyển qua về mặt, cũng như là bóng đổ, mỗi tấm lá di chuyển một cách độc lập. Hãy nhớ rằng, với công nghệ số chúng ta có ngày nay cái này được làm từ 14000 mảnh và không có mảnh nào giống mảnh nào. Mỗi cái là duy nhất. Và điều tuyệt vời với điều đó là có một thực tế rằng chúng ta có thể hiệu chỉnh mỗi một cái rất, rất cụ thể cho từng vị trí, cho đến góc của mặt trời, và cũng như nó chính xác được cong như thế nào. Nên sự kiểm chứng của dự án mang tính ý tưởng này có nhiều hàm ý cho những ứng dụng thực tế trong tương lai cho ngành kiến trúc và trong trường hợp này, đây bạn thấy một căn nhà, nó dành cho một chuyên viên thiết kế ( tin học) ở Trung Quốc, và nó thật sự là một cái hộp kính 4 tầng. Nó vẫn là hộp kính vì chúng ta muốn nhìn xuyên qua được nhưng bây giờ nó được phủ đầy lông bởi lớp nhiệt lưỡng kim này, nó là một tấm chắn quây quanh ngôi nhà, và lớp đó có thể mở và đóng lại được khi mặt trời di chuyển quanh bề mặt. Thêm vào đó, nó có thể che chắn không gian cho sự riêng tư, nên nó có thể khác biệt với một vài nơi công cộng ở những không gian suốt thời gian khác nhau trong một ngày. Và cơ bản thì nó hàm ý là, trong những căn nhà bây giờ, chúng ta không cần màn cửa hay cửa chớp hay rèm nửa bởi vì chúng ta có thể bao bọc công trình với những thứ này, cũng như việc điều khiển máy điều hòa bạn cần bên trong công trình đó. Tôi cũng xem xét đến việc thử phát triển một vài linh kiện cho thị trường, và ở đây bạn thấy tấm cửa sổ 2 lớp kính khá điển hình, và trên tấm đó, ở giữa hai tấm kính, hệ kính hai lớp đó, Tôi đang cố gắng làm nên một hệ thống nhiệt - lưỡng kim mẫu nhờ vậy mà khi mặt trời chiếu vào lớp vỏ ngoài và làm nóng khoảng không ở giữa, lớp nhiệt lưỡng kim đó sẽ bắt đầu cong, và điều thực tế sẽ xảy ra sau đó là nó sẽ bắt đầu ngăn cản mặt trời ở một khu vực cụ thể của tòa nhà, và một cách hoàn toàn, nếu cần thiết. Và thế là bạn có thể tưởng tượng thậm chí trong ứng dụng này, ở trong một tòa nhà cao tầng nơi mà hệ thống tấm đi từ tầng này sang tầng khác tới 30, 40 tầng, cả bề mặt có thể khác biệt nhau ở những thời điểm khác của ngày tùy thuộc vào việc làm thế nào mặt trời di chuyển qua và chiếu vào bề mặt đó. Và có một vài nghiên cứu sau này mà tôi đang làm việc hiện giờ ở trên bảng, nơi bạn có thể thấy, ở góc tay phải phía dưới, với màu đó, nó thực sự là miếng nhỏ hơn của nhiệt kim loại, và nó chắc chắn sẽ dẫn đến việc, chúng tôi cố gắng khiến nó di chuyển giống như lông mao hay lông mi. Dự án cuối cùng này cũng là những linh kiện. Ảnh hưởng - nếu như bạn có thể nhận thấy, một trong những phạm vi ảnh hưởng là sinh học - từ một con châu chấu Và những con châu chấu có những loại hệ thống hô hấp khác nhau. Chúng thở qua những cái lỗ ở bên gọi là những lỗ thở, và chúng mang không khí qua và di chuyển nó qua hệ thống để làm nó mát đi, và trong dự án này, tôi đang cố gắng xem xét làm thế nào chúng ta có thể xem xét trong kiến trúc, làm thế nào chúng ta có thể mang không khí qua những cái lỗ trên những bề mặt của một tòa nhà. Và bạn thấy ở đây một vài nghiên cứu ban đầu về các khối, nơi mà những cái lỗ này thực sự được đi qua, và đây là trước khi hệ nhiệt - lưỡng kim được lắp đặt. Và đây là sau khi lưỡng kim được áp dụng. Xin lỗi, nó hơi khó nhìn, nhưng trên những bề mặt, bạn có thể thấy những mũi tên màu đỏ. Ở bên trái, là khi nó lạnh và hệ nhiệt - lưỡng kim là phẳng nên nó sẽ hạn chế không khí di chuyển qua các khối, và ở bên phải, hệ nhiệt - lưỡng kim cong và cho phép không khí chuyển qua, nên có hai loại linh kiện khác nhau mà tôi đang tiếp tục nghiên cứu, và lần nữa, nó là hai thứ hoàn toàn khác nhau, vì bạn có thể tưởng tượng không khí đó có khả năng đi qua những bức tường thay vì những cửa sổ mở. Vì vậy tôi muốn để lại cho bạn ấn tượng cuối cùng về dự án này, hoặc công việc này và việc sử dụng vật liệu thông minh. Khi bạn mệt mỏi vì phải mở cửa và đóng rèm lại ngày qua ngày, khi bạn đi nghỉ và không có ai ở đó những ngày cuối tuần để tắt hay mở những cái điều khiển, hoặc khi mất điện, và bạn không có điện để trông cậy vào, những tấm nhiệt - lưỡng kim sẽ vẫn hoạt động không mệt mỏi, một cách đầy hiệu quả và không ngừng nghỉ. Cám ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi lớn lên ở Bihar, bang nghèo nhất của Ấn Độ, tôi còn nhớ khi tôi sáu tuổi, tôi nhớ một hôm trở về nhà và tìm thấy một cái giỏ đầy ắp những cái kẹo thơm ngon nhất trước thềm nhà. Em trai và tôi bới đống kẹo lên, và đó là khi bố chúng tôi trở về nhà. Ông ấy sầm mặt lại, và tôi vẫn nhớ chúng tôi đã khóc như thế nào khi cái giỏ với một nửa số kẹo đã ăn bị lấy đi khỏi chúng tôi. Sau đó, tôi đã hiểu vì sao bố tôi lại không vui đến vậy. Số kẹo đó là một món hối lộ từ một nhà thầu - người đang cố mua chuộc bố tôi để ông cho họ trúng thầu một hợp đồng nhà nước. Bố tôi chịu trách nhiệm về việc xây dựng đường ở Bihar, và ông đã xây dựng một lập trường vững vàng chống lại nạn tham nhũng, dù cho ông có bị làm nhục và đe doạ. Đó là một cuộc chiến đơn độc, bởi vì Bihar cũng là bang tham nhũng nhất Ấn Độ, nơi mà những công chức nhà nước đang làm giàu cho bản thân hơn là phục vụ những người nghèo khi họ không có cách nào để bày tỏ nỗi thống khổ khi con em họ không có thức ăn và không được đến trường. Tôi đã trải nghiệm điều này hết sức sâu sắc khi đến thăm những làng vùng sâu để nghiên cứu về nghèo đói. Khi tôi đi từ ngôi làng này đến ngôi làng nọ, tôi nhớ có một ngày, khi đang rất đói và kiệt sức, và khi tôi gần như sụp đổ trong cái nóng như thiêu đốt dưới một tán cây, đúng vào lúc đó, một trong những người nghèo nhất ngôi làng đó mời tôi tới túp lều của ông và tiếp đãi tôi rất tử tế. Chỉ sau đó tôi mới nhận ra rằng những gì ông ấy tiếp đãi tôi là tất cả số thức ăn dành cho cả gia đình trong hai ngày. Món quà sâu sắc của sự hào phóng ấy đã thách thức và thay đổi mục đích sống của tôi. Tôi đã quyết tâm trả ơn. Sau đó, tôi gia nhập World Bank, tổ chức chống lại đói nghèo bằng cách chuyển viện trợ từ các nước giàu tới các nước nghèo. Công việc ban đầu của tôi tập trung vào Uganda, tôi chủ yếu đàm phán cải tổ cùng với Bộ trưởng Tài chính của Uganda để họ có thể tiếp cận những khoản vay của chúng tôi. Nhưng sau khi chúng tôi đã chi những khoản vay, tôi nhớ trong một chuyến thăm Uganda, tôi đã thấy những ngôi trường mới xây nhưng không hề có sách vở hay giáo viên, những trạm y tế mới nhưng không hề có thuốc, và một lần nữa những người nghèo lại không có tiếng nói hay sự cứu giúp. Đó lại là một Bihar nữa. Bihar tượng trưng cho một thách thức tới sự phát triển: cái nghèo xơ xác bị bao vây bởi tham nhũng. Trên toàn thế giới, có 1.3 tỉ người sống với ít hơn $1,25 một ngày, trong khi những việc tôi đã làm ở Uganda là tượng trưng cho cách tiếp cận truyền thống tới những vấn đề này cách tiếp cận ấy đã được vận dụng từ năm 1944, khi mà những nước chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II, 500 người cha sáng lập, và một người mẹ sáng lập đơn độc tụ họp ở New Hampshire, Mỹ, để cho ra đời các tổ chức Bretton Woods trong đó có World Bank - Ngân hàng Thế giới. Cách tiếp cận truyền thống tới sự phát triển có 3 điểm then chốt. Thứ nhất, chuyển các nguồn lực từ những nước giàu ở phía Bắc tới những nước nghèo hơn ở phía Nam, và kết hợp với những kế hoạch cải tổ. Thứ hai, những tổ chức về phát triển chuyển những khoản tiền này thường mập mờ, kém minh bạch về những việc mà họ cấp vốn cũng như những kết quả họ đã đạt được. Thứ ba, sự gắn kết từ những nước đang phát triển thường trong số những người đứng đầu chính quyền ít tương tác với người dân, những đối tượng hưởng lợi sau cùng từ những hỗ trợ phát triển. Hiện nay, mỗi yếu tố này đang ngày được công khai nhờ có những thay đổi đáng kể trong bối cảnh toàn cầu Tri thức công khai, viện trợ công khai, quản lý công khai, và cùng với nhau, chúng đại diện cho 3 thay đổi cốt lõi đang góp phần chuyển đổi sự phát triển và mang lại hy vọng lớn hơn cho các vấn đề mà tôi chứng kiến ở Uganda và Bihar. Chuyển đổi đầu tiên là tri thức mở. Bạn biết đấy, các quốc gia đang phát triển bây sẽ không đơn giản nhận lấy những giải pháp được ban bố cho họ bởi Hoa Kỳ, Châu Âu hay Ngân hàng Thế giới. Họ có niềm cảm hứng, hy vọng của mình, những kiến thức thực tế, từ những nến kinh tế mới nổi thành công ở phía Nam. Họ muốn biết Trung Hoa làm thế nào để đưa 500 triệu người dân thoát khỏi đói nghèo trong 30 năm, chương trình Mexico's Oportunidades làm sao để cải thiện trường học và dinh dưỡng, cho hàng triệu trẻ em. Đây là hệ thống sinh thái mới của các dòng chảy tri thức mở, không chỉ còn từ Bắc đến Nam. mà là từ Nam đến Nam, thậm chí từ Nam đến Bắc. với chương trình Mexico's Oportunidades đang khơi nguồn cảm hứng cho New York. và ngay khi sự luân chuyển Bắc-Nam này đang mở ra, các tổ chức phát triển điều phối sự luân chuyển này cũng nằm trong cùng xu hướng. Đây là chuyển biến thứ 2: hỗ trợ mở Gần đây, ngân hàng thế giới đã mở kho dữ liệu của mình cho công chúng sử dụng, công khai 8,000 chỉ số kinh tế xã hội cho 200 nước trong hơn 50 năm, và cũng đã phát động cuộc thi toàn cầu để vận động nguồn lực cộng đồng tạo ra các ứng dụng sáng tạo nhằm sử dụng các dữ lệu này. Các tổ chức phát triển ngày nay cũng đang mở rộng cho công chúng xem xét những dự án mà họ viện trợ. Lấy GeoMapping làm vì dụ. trong bản đồ này từ Kenya, Các chấm đỏ cho biết địa điểm các trường được đài thọ bởi nhà hảo tâm và khu vực xanh lá càng đậm, cho thấy số trẻ em bỏ học càng nhiều. Sơ đồ hỗn hợp này tiết lộ rằng các nhà hảo tâm chưa đài thọ bất kỳ trường nào trong khu vực mà có nhiều trẻ em bỏ học nhất, khơi lên những thắc mắc mới. Liệu hỗ trợ phát triển có đang nhắm đến nhưng đối tượng thật sự cần nhất? Theo cách này, Ngân hàng Thế giới đã geo-map 30,000 hoạt động dự án trên 143 quốc gia, và các nhà tài trợ sử dụng cùng một hệ thống để đánh dấu các dự án của họ. Đây là một bước tiến nhảy vọt về khía cạnh minh bạch và khả năng giải trình của các chương trình viện trợ. Điểm này đưa tôi đến yếu tố thư 3. theo quan đểm của tôi, chuyển đổi quan trọng nhất trong phát triển: quản lý mở. Chính quyền ngày nay đang cởi mở ngay khi người dân bắt đầu đòi hỏi tiếng nói và sự giải trình. Từ Arab Spring đến cuộc vận động Anna Hazare ở Ấn độ, sử dụng điện thoại di động và phương tiện xã hội không chỉ cho giải trình chính trị mà còn cho giải trình phát triển. Liệu chính quyền có cung cấp được các dịch vụ cho người dân? Giả dụ như, một vài chính quyền ở Châu Phi và Đông Âu đang công khai ngân sách với công chúng. Nhưng bạn biết đấy, có sự khác biệt to lớn giữa ngân sách công khai và ngân sách có thể tiếp cận. Đây là ngân sách công khai. Và như bạn thấy, nó không thực sự dễ tiếp cận hoặc dễ hiểu đối với một công dân bình thường đang cố gắng cắt nghĩa cách chính quyền sử dụng các nguồn lực. Để đối phó vấn đề này các chính quyền đang dùng một công cụ mới để trực quan hóa ngân sách làm nó dễ hiểu hơn với công chúng. Trong bản đồ Moldova này, màu xanh lá cho thấy các quận có chi tiêu thấp cho trường học nhưng đạt kết quả giáo dục tốt, và màu đỏ biểu thị điều ngược lại. Các công cụ này làm cho cả một kệ tài liệu phức tạp trở nên trực quan và dễ hiểu hơn đối với công chúng, và điều tuyệt vời là thông qua sự công khai này, công dân ngày nay có nhiều cơ hội hơn để phản hồi và tham gia cùng với chính quyền. Ngày nay ở Philippines, phụ huynh và học sinh có thể phản hồi theo giời gian thực trên một trang web, Checkmyschool.org, hoặc dùng SMS, sách vở và giáo viên có đang có mặt không, tôi chứng kiến được điều tương tự ở Uganda và Bihar. Và chính quyền có tốc độ phản hồi nhanh. Ví dụ, khi có báo cáo trên website rằng 800 học sinh đang gặp nguy cơ bỏi vì việc sử chữa trường bị đình do tham nhũng, Phòng Giáo dục ở Philippines đã có phản ứng nhanh chóng. Và bạn biết điều thú vị đó là phát kiến này đang được lan truyền từ Nam sang Nam từ Philippines đến Indonesia, Kenya, Moldova và xa hơn thế nữa. Ở Dar es Salaam, Tanzania, thậm chí một cộng đồng suy nhược cũng có thể sử dụng nhưng công cụ này để gióng lên tiếng nói của mình. Đây là hình ảnh bản đồ Tandale trước đây vào tháng 8 năm 2011. Nhưng trong vài tuần sinh viên đại học đã có thể sử dụng điện thoại di động và công cụ nguồn mở để phác họa lên bản đồ toàn bộ cơ sở hạ tầng của cả cộng đồng. Và điều tuyệt vời đó là người dân đã có thể phản hồi về các vấn đề sức khỏe hoặc các điểm cấp nước không hoạt động, tập hợp thành các điểm màu đỏ mà bạn thấy, cho chúng ta một các nhìn trực quan về tiếng nói tập thể của người dân nghèo. Ngày nay, thậm chí Bihar cũng đang thay đổi và cởi mở dưới những người lãnh đạo tận tâm giúp chính chuyền trở nên minh bạch, dễ tiếp cận và phản ứng nhanhvới người dân nghèo. Nhưng bạn biết đấy, ở nhiều vùng trên thế giới, nhiều chính quyền vẫn chưa muốn cởi mở hay phục vụ người nghèo, và đây thực sự là thách thức cho những ai đang muốn thay đổi hệ thống. Đấy là những chiến binh đơn độc như bố tôi, và rất rất nhiều những người khác, và chuyến quan trọng trong lĩnh vực phát triển là giúp những chiến binh ấy kết nối với nhau để có thể cùng nhau vượt qua trở ngại. Ví dụ, ngày nay ở Ghana, những nhà cải cách dũng cảm từ xã hội dân sự, nghị viện và chính quyền, đã thúc đẩy liên minh yêu cầu các cam kết minh bạch trong lĩnh vực dầu mỏ, và, từ đó những nhà cải cách trong nghị viện đang điều tra những cam kết mơ hồ. Những ví dụ này mang đến cơ hội mới, khả năng mới cho những vấn đề tôi chứng kiến ở Uganda hay bố tôi đang đối mặt ở Bihar. Hai năm trước, ngày 8 tháng 4 năm 2010 tôi gọi cho bố tôi. Lúc đó đã khuya lắm rồi, ở cài tuổi 80, ông vẫn đang ngồi soạn thảo bản trang tụng lợi ích công cộng dài 70 trang chống lại nạn tham những trong một dự án đường bộ. Dù không có luật sư, ông vẫn biện hộ trước tòa cho vụ việc của mình. ông thắng bên cầm quyền, nhưng ngay vào tối hôm đó ông ngã xuống, và qua đời. Ông đấu tranh đến tận cùng, càng lúc càng hăng say hơn để chống lại tham nhũng và nghèo đói, không chỉ các quan chứ chính phủ mới cần phải trung thực, mà cả người dân cũng cần kết nối lại với nhau để khiến cho tiếng nói của mình được lắng nghe. Điều đấy trở thành 2 cái chặn sách trong cuộc đời ông, và hành trình mà ông đã đi giữa chúng phản ánh được sự đổi thay trong lĩnh vực phát triển. Ngày nay, tôi thấy được truyền cảm hứng bởi những thay đổi này, tôi phấn khích bởi ở World Bank, chúng tôi đang đón nhận các hướng đi mới, một khởi đầu đầu ý nghĩa từ những gì tôi làm 20 năm trước ở Uganda. Chúng ta cần cởi mở triệt để quá trình phát triển cho phép tri thức truyền đi theo mọi hướng, gợi cảm hứng cho những người làm nghề, để viện trợ ở nên minh bạch, có khả năng giải trình và hiệu quả, để chính quyền cởi mở hơn và người dân được tham gia và trao quyền với các nhà cải cách trong chính quyền. Chúng ta cần đẩy mạnh những bước chuyển đổi này. Nếu thế, chúng ta sẽ nhận thấy tiếng nói tập thể của người dân nghèo sẽ được lắng nghe ở Bihar, ở Uganda, và xa hơn thế nữa. Chúng ta sẽ thấy sách vở và giáo viên sẽ hiện hữu ở trường cho bọn trẻ. Chúng ta cũng sẽ thấy bọn trẻ có cơ hội thật sự để thoát ra khỏi cảnh nghèo khó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày hôm nay tôi muốn nói về hai xu hướng lớn nhất trong thế kỷ này, và có lẽ trong vòng 10000 năm tới nữa. Nhưng tôi muốn bắt đầu với nghiên cứu của mình về tình yêu lãng mạn, bởi vì đó là công việc gần đây nhất của tôi. Việc mà tôi và các đồng nghiệp của mình đã làm là đặt 32 người đang yêu mãnh liệt, vào một máy scan não MRI chức năng. 17 người trong số đó đang yêu mãnh liệt và tình yêu của họ thì được đón nhận; và 15 người còn lại cũng đang yêu mãnh liệt nhưng vừa chia tay. Và vì thế tôi muốn tiết lộ với các bạn về điều đó trước, và sau đó sẽ là hướng đi mà tôi nghĩ tình yêu đang hướng đến. "Yêu là gì?" Shakespeare đã nói. Tôi nghĩ rằng tổ tiên của chúng ta - Tôi nghĩ rằng con người đã và đang tự hỏi mình câu hỏi này từ khi họ còn ngồi quanh những đốm lửa trại hay nằm ngắm những vì sao cách đây một triệu năm Tôi bắt đầu tiến hành công việc bằng cách cố gắng tìm hiểu thế nào là tình yêu lãng mạn bằng cách nhìn lại những nghiên cứu trong vòng 45 năm trở lại - chỉ những nghiên cứu về tâm lý học, và như những gì tìm được, có một nhóm những việc hết sức đặc trưng diễn ra khi bạn đang yêu. Việc đầu tiên diễn ra -- một người bắt đầu chấp nhận cái tôi gọi là, "ý nghĩa đặc biệt." Như một lần một tài xế xe tải đã nói với tôi, anh ta nói rằng, "Thế giới đã có một tâm điểm mới, và tâm điểm đó là Marry Anne." George Bernard Shaw nói điều đó một cách hơi khác. Anh ta nói rằng, "Tình yêu bao gồm sự đánh giá quá cao sự khác biệt giữa một người phụ nữ và những người phụ nữ khác." Và thực tế là, đó là những gì chúng ta làm. (Tiếng cười) Và rồi thì bạn chỉ tập trung vào người này. Bạn có thể liệt kê ra những gì bạn không thích ở họ, nhưng rồi bạn gạt hết tất cả và tập trung vào những điểm tốt của họ. Như Chaucer đã nói, "Tình yêu là mù quáng." Để hiểu thêm về tình yêu lãng mạn, tôi đã quyết định đọc những bài thơ từ khắp nơi trên thế giới, và tôi chỉ muốn đưa ra cho các bạn xem một bài thơ rất ngắn từ Trung Quốc thế kỷ thứ tám, bởi vì nó gần như là một ví dụ hoàn hảo của một người đàn ông người mà hoàn toàn tập trung vào một người phụ nữ. Nó gần giống như là khi bạn đang yêu mãnh liệt với một ai đó và khi bạn bước vào một bãi đậu xe. Chiếc xe của họ thì khác hẳn với từng chiếc xe còn lại trong bãi. Ly rượu của họ cũng khác với từng chiếc ly rượu còn lại tại buổi tiệc. Và trong trường hợp này, người đàn ông chú ý vào chiếc chiếu trúc. Và nó là thế này. Đó là của một người tên Yuan Chen: "Tôi không thể chịu được khi cất chiếc chiếu trúc ấy đi. Đêm mà tôi đưa em về, tôi thấy em trải nó ra." Anh ta bị ấn tượng vào một chiếc chiếu, hầu như chắc chắn bởi sự tăng cường hoặt động của chất dopamine trong não bộ, cũng như bạn và tôi. Nhưng dù sao chăng nữa, điều này ko chỉ rằng người này có ý nghĩa đặc biệt, bạn tập trung sự chú ý của bạn vào họ. Bạn nâng cao họ lên. Như một người Pô-li-nê-đi [Polynesian] đã nói, anh ta nói rằng, "Tôi cảm thấy như nhảy ra khỏi bầu trời." Bạn thức trắng cả đêm. Bạn đi dạo đến tận bình minh. Bạn cảm thấy phấn chấn mạnh mẽ khi mọi việc suôn sẻ, tâm trạng chuyển sang thất vọng khủng khiếp khi mọi chuyện trở nên tồi tệ. Thật sự phụ thuộc vào người này. Như một thương nhân ở New York đã nói với tôi, anh ta nói rằng. "Mọi thứ cô ấy thích, tôi thích." Đơn giản. Tình yêu lãng mạn thì hết sức đơn giản. Bạn trở nên cực kỳ ích kỷ trong tình dục. Bạn biết đấy, nếu bạn ngủ với ai đó một cách ngẫu nhiên, bạn ko thực sư quan tâm nếu người đó có ngủ với người khác. Nhưng vào khoảnh khắc bạn yêu, Bạn trở nên chiếm hữu trong vấn đề tình dục. Tôi nghĩ rằng đó là học thuyết Darwin - Có một mục đích theo học thuyết Darwin cho điều này. Toàn bộ ý nghĩ của việc này là để kéo hai người lại gần nhau đủ mạnh để nuôi dưỡng đứa con như một đội. Như đặc điểm chính của tình yêu lãng mạn là sự khao khát: một sự khao khát mãnh liệt với một người, không chỉ về tình dục, mà còn về xúc cảm. Bạn sẽ thích hơn -- có lẽ sẽ hấp dẫn khi ngủ cùng với họ, nhưng bạn muốn họ gọi bạn bằng điện thoại, rủ bạn đi chơi hay những việc tương tự như vậy Rằng nói với bạn rằng họ yêu bạn. Một đặc điểm chính khác nữa là động lực. Khi dây thần kinh vận động của não bạn trở nên mệt mỏi, và bạn muốn người ấy. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là sự ám ảnh. Trước khi tôi đặt những người này vào máy MRI, Tôi đã hỏi họ đủ các loại câu hỏi, Nhưng luôn luôn có một câu hỏi quan trọng nhất, Đó là: "Bao nhiêu phần trăm thời gian trong ngày và đêm bạn nhớ về người đấy?" Và thực tế, họ nói rằng, "Cả ngày. Cả đêm. Tôi không bao giờ có thể ngừng suy nghĩ về anh ấy hay cô ấy." Và sau đó, câu hỏi cuối cùng mà tôi hỏi họ -- Tôi đã luôn luôn phải tự cố gắng trong câu hỏi này, vì tôi không phải là một chuyên gia tâm lý. Tôi không làm việc với người bị chấn thương tâm lý bao giờ. Và câu hỏi cuối cùng của tôi lúc nào cũng như nhau. Tôi nói rằng, "Bạn có thế chết vì anh ấy hay cô ấy?" Và, quả thực, những người này đều trả lời "Có!," như thể họ lịch sự trả lời khi tôi nhờ họ 1 việc vặt vậy. Tôi chỉ phân vân vì việc này. Vì vậy chúng tôi scan não bộ của họ, khi nhìn vào hình của người yêu và hình của một người bình thường, cùng với một hoạt động để làm xao nhãng giữa lúc sau khi nhìn bức hình thứ nhất Vì thế chúng tôi tìm ra -- nhìn vào cùng một bộ não đang trong trạng thái tăng cường hoạt động và khi trong trạng thái thư giãn. Và chúng tôi tìm thấy sự hoạt động trong rất nhiều vùng não bộ. Thực ra, một trong những điều quan trọng nhất là một khu vực não bộ khu vực ấy trở nên hoạt động tích cực mà bạn cảm thấy có sự xuất hiện đột ngột của cocaine Và thực tế, đó chính xác là điều đã diễn ra. Tôi đã bắt đầu nhận ra tình yêu lãng mạn thì không phải là xúc cảm. Thực ra, tôi đã luôn luôn nghĩ rằng nó là một chuỗi những cảm xúc, từ mức rất cao cho đến rất thấp. Nhưng thực sự, nó là một động lực. Nó xuất phát từ dây thần kinh vận động của trí não, phần mong mỏi của trí não, phần hưng phấn của trí não. Tâm trí như thế -- phần của trí não -- [Xuất hiện] khi bạn cố với lấy một thanh kẹo sô cô la, khi bạn muốn đạt được sự thăng tiến trong công việc. Cơ vận động của não bộ. Và trên thực tế, tôi nghĩ nó còn có tác động mạnh hơn cả ham muốn tình dục. Ban biết đấy, nếu bạn đề nghị ai đó đi ngủ cùng với bạn, và họ nói, "Không, cảm ơn," chắn chắn bạn sẽ không tự sát hoặc rơi vào trầm cảm. Nhưng chắc rằng, trên khắp thế giới, những người bị chối bỏ trong tình yêu sẵn sàng làm mọi thứ vì nó [tình yêu]. Họ sống vì tình yêu. Họ có bài hát, thơ, tiểu thuyết, điêu khắc, tranh, thần thoại, truyện cổ tích. Trong hơn 175 xã hội, người ta đã để lại bằng chứng của hệ thống đầy sức mạnh này của bộ não. Tôi đã đến mức phải nghĩ rằng đây là một trong những hệ thống não bộ mạnh mẽ nhất trên trái đất cho cả niềm vui và sự đau khổ. Và tôi cũng nghĩ rằng đó là một trong bộ ba, những hệ thống não bộ khác biệt cơ bản tiến hóa từ giao phối và sinh sản. Một là động lực tình dục: sự khao khát thỏa mãn thể xác. W.H Auden gọi đó là "sự khao khát mãnh liệt của thần kinh" [intolerable neural itch] Và thực ra, nó đúng là như thế. Nó cứ làm phiền bạn từng chút một, cảm giác như bị đói. Cái thứ hai của bộ ba hệ thống não bộ này là tình yêu lãng mạn: sự hưng phấn, sự ám ảnh của tình yêu giai đoạn đầu. Và hệ thống não thứ ba là sự gắn bó: cái cảm giác yên ả và an toàn mà bạn cảm nhận ở người bạn đời. Và tôi nghĩ rằng động lực tình dục phát triển thúc đẩy bạn ra ngoài kia, kiếm tìm một loạt những bạn tình. Bạn biết đấy, bạn có thể cảm nhận điều này khi bạn đang ngồi lái trên chiếc xe của mình. Nó có thể không tập trung vào ai cả. Tôi nghĩ rằng tình yêu lãng mạn phát triển là để làm cho bạn tập trung năng lượng cho sự giao phối chỉ vào một cá thể trong một lúc, bằng cách ấy bảo toàn năng lượng và thời gian giao phối. Và tôi nghĩ rằng sự gắn bó, hệ thống não bộ thứ ba, phát triển để làm bạn có thể dung thứ cho con người này --(Tiếng cười) -- ít nhất đủ dài để nuôi nấng đứa trẻ như một đội. Vậy với lời mở đầu đó, tôi muốn đi vào phần thảo luận về hai xu hướng xã hội sâu sắc nhất. Một trong 10000 năm trở lại đây và nhiều năm khác -- chắc chắn trong 25 năm trở lại -- sẽ có một sự ảnh hưởng lên bộ ba hệ thống não bộ khác nhau này: cám dỗ, tình yêu lãng mạn và sự gắn bó sâu sắc với người bạn đời. Đầu tiên là khi phụ nữ đi làm, quay trở lại lực lượng lao động. Tôi đã nhìn vào 150 -- 130 xã hội qua niên giám nhân khẩu học của Hoa Kỳ. Và mọi nơi trên thế giới, 129 trong 130 nước, phụ nữ không chỉ di chuyển vào thị trường việc làm -- đôi khi rất, rất chậm, nhưng họ đang di chuyển vào thị trường việc làm -- và họ đang rút ngắn dần khoảng cách giữa nam giới và nữ giới một cách rất chậm rãi. trong phương diện quyền lực kinh tế, sức khỏe và giáo dục. Nó [diễn ra] rất chậm. Mỗi một xu hướng trên hành tinh này, luôn có một xu hướng ngược lại. Chúng ta đều biết chúng, nhưng tuy thế mà -- một câu châm ngôn Ả rập. Người Ả rập nói, "Những con chó có thể sủa, nhưng đoàn lữ hành vẫn tiến lên." Và, thực tế, đoàn lữ hành đó đang tiếp tục tiến tới. Phụ nữ đang quay trở lại thị trường lao động. Và tôi nói trở lại thị trường lao động, bởi vì điều này không phải là mới. Hàng triệu năm trước, trên những cánh đồng cỏ của Phi Châu, phụ nữ thường xuyên hái lượm rau củ. Họ về nhà với 60 đến 80 phần trăm của bữa ăn tối. Gia đình với nguồn thu nhập đôi đã là chuẩn mực. Và phụ nữ đã được nhìn nhận có sức mạnh ngang bằng về kinh tế, xã hội và tình dục với nam giới. Một cách ngắn gọn, chúng ta thực sự đang quay trở lại quá khứ. Sau đó, phát minh tệ hại nhất đối với phụ nữ là cái cày. Với sự bắt đầu của nền nông nghiệp cày cấy, vai trò của người đàn ông trở nên cực kỳ quan trọng. Phụ nữ mất đi công việc thời cổ đại của họ là hái lượm, nhưng sau đó với cách mạng công nghiệp và hậu cách mạng công nghiệp họ đang quay trở lại thị trường lao động. Ngắn gọn, họ đang giành lại vị thế mà họ đã có hàng triệu năm trước. 10.000 năm trước, 100.000 năm trước. Chúng ta đang thấy một trong những truyền thống đáng chú ý nhất trong lịch sử con người. Và điều này sẽ mang lại ảnh hưởng. Tôi thường cho cả một bài diễn thuyết về tác động của nữ giới trong cộng đồng kinh doanh. Tôi sẽ chỉ nói đến một vài điều, và sau đó chuyển sang tình dục và tình yêu. Có rất nhiều những khác biệt giới tính; những ai nghĩ nam giới và nữ giới thì giống nhau đơn giản chưa bao giờ có một con trai và một con gái. Tôi không biết tại sao họ lại muốn nghĩ rằng nam giới và nữ giới thì giống nhau. Chúng ta có rất nhiều điểm chung, nhưng còn nhiều hơn những điểm chúng ta -- không giống nhau. Chúng ta -- theo lời của Ted Hughes, "Tôi nghĩ rằng chúng ta được tạo ra -- chúng ta giống như hai bàn chân. Chúng ta cần nhau để đi tới trước." Nhưng chúng ta đã không tiến hóa để có bộ não giống nhau. Và chúng ta đang tìm thấy thêm nhiều nữa những khác biệt giới tính trong não bộ. Tôi sẽ chỉ sử dụng một vài ví dụ và sau đó chuyển sang tình dục và tình yêu. Một trong số đó là khả năng nói chuyện của phụ nữ. Phụ nữ có thể chuyện trò. Khả năng của phụ nữ để tìm từ ngữ phù hợp một cách nhanh chóng, sự phát âm rõ ràng cơ bản tăng lên vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, khi nồng độ estrogen lên đỉnh điểm. Tuy nhiên cả khi ở chu kỳ kinh nguyệt, họ vẫn giỏi hơn một người đàn ông bình thường. Phụ nữ có thể trò chuyện. Họ đã và đang làm như thế hàng triệu năm nay; từ ngữ là công cụ của phụ nữ. Họ bế đứa trẻ con trước mặt, trêu đùa nó, quở trách nó, dạy dỗ nó bằng lời nói. Và, thực ra, chúng trở thành một ảnh hưởng đầy uy lực. Thậm chí ở những nơi như Ấn Độ và Nhật Bản, nơi mà phụ nữ không di chuyển vào thị trường lao động phổ thông một cách nhanh chóng, họ chuyển sang nghề báo. Và tôi nghĩ rằng truyền hình giống như đống lửa trại toàn cầu. Chúng ta ngồi quanh nó và nó định hướng suy nghĩ của chúng ta. Hầu như mọi lúc, khi tôi đang ở trên TV, những nhà sản xuất những người gọi tôi, những người thương lượng điều chúng tôi sẽ nói [trên TV], là một người phụ nữ. Thực tế, Solzhenitsyn một lần đã từng nói, "Để có một nhà văn vĩ đại thì phải có một chính phủ khác." Ngày nay 54 phần trăm nhà văn trên nước Mỹ là phụ nữ. Đó là một trong số rất nhiều, rất nhiều nét đặc trưng mà phụ nữ có mà họ mang đến cho thị trường lao động. Họ có những kỹ năng con người, kỹ năng thương thuyết đáng kinh ngạc. Họ rất giàu trí tưởng tượng. Chúng ta biết rằng các tụ điện não của trí tưởng tượng, của lập kết hoạch lâu dài. Họ có khuynh hướng là những người suy nghĩ theo mạng lưới [web thinker]. Bởi vì các phần của não nữ giới thì được kết nối tốt hơn. họ có khuynh hướng thu thập thêm nhiều mảnh dữ liệu khi họ nghĩ, đặt chúng vào nhiều mẫu hình phức tạp, nhìn thấy thêm nhiều lựa chọn và kết quả. Họ có xu hướng là những người suy nghĩ theo bối cảnh, chính thể luận, cái mà tôi gọi là những người suy nghĩ mạng lưới [web thinker]. Nam giới -- những người bình thường -- có khuynh hướng bỏ quả những gì họ cho là thừa thãi, tập trung vào những thứ họ làm, và thường di chuyển theo kiểu suy nghĩ tường bước một. Chúng đều là những cách suy nghĩ hoàn hảo. Chúng ta cần cả hai để tiến lên. Thực thế, có nhiều nam giới thiên tài trên thế giới. Khi mà -- cũng không thiếu đàn ông ngốc nghếch trên thế giới. (Tiếng cười) Khi mà bộ não nam giới làm việc tốt, nó làm việc cực kỳ hữu hiệu. Và tôi, cái mà tôi thật sự nghĩ rằng đang diễn ra, chúng ta đang hướng tới một xã hội cộng tác, một xã hội mà trong đó tài năng của cả đàn ông và phụ nữ đều được hiểu rõ coi trọng và sử dụng. Nhưng thực tế, việc phụ nữ di chuyển vào thị trường lao động đang có một ảnh hưởng lớn lao đến vấn đề tình dục, sự lãng mạn và cuộc sống gia đình. Trước tiên, phụ nữ đang bắt đầu bày tỏ giới tính của họ. Tôi luôn luôn ngạc nhiên khi có người đến với tôi và nói, "Tại sao đàn ông hay ngoại tình?" Và tôi nói, "Tại sao bạn nghĩ nhiều đàn ông ngoại tình hơn phụ nữ?" "Ồ -- [tất nhiên] đàn ông ngoài tình nhiều hơn!" Và tôi nói, "Bạn nghĩ những người đàn ông này đang ngoại tình với ai?" Và -- toán học cơ bản! (Tiếng cười) Được rồi. Trong thế giới tây phương phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục sớm hơn, có nhiều bạn tình hơn, biểu đạt ít sự ăn năn với người bạn tình hơn, cưới muộn hơn, có ít con hơn, rồi bỏ những cuộc hôn nhân tồi tệ để tìm đến cái tốt hơn. Chúng ta đang thấy sự trỗi dậy trong việc biểu lộ giới tính của phụ nữ. Và, thực thế, một lần nữa chúng ta đang hướng tới kiểu biểu lộ giới tính mà chúng ta có thể đã thấy trên những cánh đồng cỏ Phi Châu hàng triệu năm về trước, bởi vì kiểu biểu hiện giới tính mà chúng ta thấy trong xã hội săn bắn và hái lượm ngày nay. Chúng ta cũng đang trở về đang cổ đại của cân bằng hôn nhân. Người ta đang nói rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ mà người ta gọi là "hôn nhân đối xứng," hay "hôn nhân thuần túy," hay "hôn nhân có thỏa thuận." Đây là cuộc hôn nhân giữa hai người ngang bằng, hướng tới một mẫu hình tương thích ở mức độ cao với tinh thần của người cổ đại. Chúng ta cũng đang thấy sự trỗi dậy của tình yêu lãng mạn. 91 phần trăm phụ nữ Mỹ và 86 phần trăm nam giới Mỹ sẽ không kết hôn với người có tất cả những phẩm chất mà họ đang tìm ở một người bạn đời nếu họ không yêu người đó. Các dân tộc trên khắp thế giới, trong một nghiên cứu ở 37 xã hội, muốn kết hôn với người mình yêu. Thực vậy, hôn nhân sắp đặt đang dần biến mất trong cuộc sống con người. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng hôn nhân chỉ trở nên ổn định vì xu hướng toàn cầu thứ hai. Thứ nhất là phụ nữ tham gia vào thị trường lao động, Thứ hai là sự lão hóa của dân số thế giới. Người ta đang nói rằng ở Mỹ, rằng tầng lớp trung lưu nên được xem xét lên đến tuổi 85. Bởi vì trong phân loại tuổi cao nhất từ 76 đến 85, nhiêu nhất 40 phần trăm trong số đó không có vấn đề gì thực sự nghiệm trọng. Vì thế chúng ta đang thấy một sự kéo dài của tuổi trung niên. Và tôi đã thấy -- từ một trong những cuốn sách của tôi, tôi theo dõi số liệu ly dị trong 58 xã hội. Và như đã tìm ra, càng về già bạn càng ít có nguy cơ ly dị hơn. Vì thế tỷ lệ ly dị ở Mỹ bây giờ đã ổn định, và nó thực ra đang bắt đầu suy giảm. Nó có thể còn giảm hơn nữa. Tôi thậm chí còn nói rằng với Viagra, sự thay thế estrogen, giải phẫu hông phụ nữ đã trở nên thú vị hơn bao giờ hết Chưa có lúc nào trên hành tinh này phụ nữ được giáo dục, thú vị và có khả năng như lúc này. Và thậm chí tôi thật sự nghĩ rằng nếu thực sự có một lúc nào đó trong quá trình tiến hóa của loài người khi mà chúng ta có cơ hội để làm nên những cuộc hôn nhân tốt đẹp, đó chính là bây giờ. Tuy nhiên, luôn luôn có nhiều sự phức tạp trong vấn đề này. Trong bộ ba hệ thống não bộ: cám dỗ, lãng mạn và sự gắn bó -- chúng không phải lúc nào cũng đi cùng nhau. Chúng có thể đi cùng nhau, nhân tiện. Đó là lý do tại sao tình dục ngẫu nhiên không quá ngẫu nhiên. Với cực khoái bạn tạo ra đỉnh điểm của nồng độ dopamine. Dopamine thì liên kết với sự lãng mạn, và bạn có thể yêu một người mà bạn tình cờ có quan hệ tình dục. Với cực khoái, rồi bạn tạo ra sự xuất hiện đột ngột của oxytocin và vasopressin những chất liên kết với sự gắn bó lâu dài. Đây là lý do tại sao bạn cảm thấy sự hòa nhập hài hòa với người khác đến thế sau khi bạn làm tình với họ. Nhưng ba hệ thống não này: cám dỗ, lãng mạn và gắn bó, không phải luôn luôn kết nối với nhau. Bạn có thế cảm thấy sư gắn bó sâu sắc với một người bạn đời trong khi bạn cảm thấy tình yêu lãng mạn mãnh liệt với một ai đó khác, trong khi bạn cảm thấy ham muốn tình dục đối với một người không liên quan đến những người này. Ngắn gọn, chúng ta có khả năng yêu nhiều hơn một người một lúc. Trên thực tế, bạn có thế nằm trên giường vào buổi tối và chuyển từ xúc cảm sâu sắc của sự gắn bó đối với một người đến tình cảm sâu sắc của tình yêu lãng mạn với một người khác. Có một sự đấu tranh trong đầu bạn vì bạn đang cố quyết định phải làm gì. Vì thế một cách thật lòng tôi không nghĩ chúng ta là loài vật sinh ra để hạnh phúc; chúng ta là loài vật sinh ra để sinh sản. Tôi nghĩ niềm hạnh phúc chúng ta tìm kiếm, chúng ta tạo ra. Và tôi nghĩ, tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Vì vậy tôi muốn kết luận với hai việc. Tôi muốn kết luận với một sự lo lắng. Tôi có một sự lo lắng -- và một câu chuyện tuyệt vời. Sự lo lắng là về thuốc chống suy nhược. Hơn 100 triệu đơn thuốc chống suy nhược được kê ra mỗi năm ở Hoa Kỳ. Và những viên thuốc này đang đi vào gen. Chúng đang lan truyền ra khắp thế giới. Tôi biết một cô bé đã sử dụng thuốc chống suy nhược SSRI, thuốc chống suy nhược tăng cường serotonin -- từ khi cô bé mới 13. Cô ấy bây giờ 23. Tôi không chống lại việc sử dụng chúng trong thời gian ngắn, khi người ta đang trải qua những việc thật sự khinh khủng. Khi họ muốn tự vẫn hoặc giết người. Tôi sẽ khuyên họ dùng. Nhưng khi mà càng nhiều người tại Hoa Kỳ sử dụng chúng một cách lâu dài. Và thực thế, những viên thuốc này làm tăng nồng độ serotonin. Và bằng cách tằng cường nồng độ serotonin, bạn triệt tiêu tụ điện não [ciruit] depamine Ai cũng biết rằng. Dopamine thì liên quan đến sự lãng mạn. Không chỉ chúng triệt tiêu tụ điện não dopamine, chúng còn giết chết ham muốn tình dục. Và khi bạn giết chết ham muốn tình dục, bạn giết chết sự cực khoái. Và khi bạn làm chết đi sự cực khoái, bạn mất đi luồng chất kích hoạt sự gắn bó. Những phần này liên kết với nhau trong não. Và khi bạn can thiệp vào một hệ thống não bộ, bạn sẽ làm xáo trộn những phần khác. Tôi chỉ nói đơn giản rằng một thế giới không có tình yêu là một nơi chết chóc. Vì thế bây giờ -- (Vỗ tay) -- Cảm ơn. Tôi muốn kết thúc bằng một câu chuyện. Và sau đó là một lời bình. Tôi đã và đang nghiên cứu về tình yêu lãng mạn, tình dục, và sự gắn bó trong vòng 30 năm. Tôi có một người chị sinh đôi giống hệt; Tôi thấy thích thú tại sao chúng tôi giống nhau Tại sao bạn và tôi giống nhau, tại sao người I-rắc, người Nhật người thổ dân Úc và người sông Amazon đều giống nhau. Và khoảng một năm về trước, một dịch vụ hẹn hò qua mạng, Match.com, gặp tôi và đề nghị tôi thiết kế một trang web hẹn hò cho họ. Tôi nói, "Tôi không biết gì về nhân cách. Bạn biết đấy? Tôi không biết. Ban có nghĩ rằng bạn đã tìm đúng người?" Họ nói, "Đúng thế" Nó làm tôi nghĩ đến tại sao bạn yêu người này mà không phải là người khác. Đó là dự án hiện giờ của tôi; và nó sẽ là cuốn sách tiếp theo của tôi. Có đủ kiểu lý do bạn yêu một người mà không phải là người khác. Thời gian là quan trọng. Sự gần gũi là quan trọng. Sự bí ẩn là quan trọng. Bạn yêu một người mà có phần nào đó bí ẩn, một phần bởi vì sự bí ẩn gia tăng dopamine trong não, có lẽ sẽ đủ đẩy bạn đến với tình yêu. Bạn yêu một người mà vừa vặn với cái mà bạn gọi là "bản đồ tình yêu," một bản liệt kê trong tiềm thức các đặc điểm mà bạn góp nhặt trong lúc lớn lên từ thuở nhỏ. Và tôi cũng nghĩ rằng bạn thu hút một số người, thực ra, có một số hệ thống não bổ sung nào đó. Và đó là những gì tôi đóng góp cho điều này. Nhưng tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện để minh họa. Tôi mang đến đây mặt sinh học của tình yêu. Tôi cũng muốn cho các bạn thấy một phần nhỏ về văn hóa của nó -- điều kỳ diệu của nó (tình yêu). Đó là một câu truyện được kể cho tôi bởi một người khác có lẽ là một câu truyện có thật. Đó là một sinh viên tốt nghiệp đại học - Tôi đang ở Rutgers cùng hai đồng nghiệp -- Art Aron đang ở SUNY Stony Brook. Đó là nơi mà chúng tôi đặt người vào máy MRI. Và cậu sinh viên tốt nghiệp đại học này này đang yêu mãnh liệt một cô sinh viên khác và cô ấy thì lại không yêu anh ta. Và khi họ ở tại một hội thảo tại Bắc Kinh. Và anh ta biết từ nghiên cứu của chúng tôi rằng nếu bạn làm một điều gì đó mới lạ với một người, bạn có thể đẩy cao nồng độ dopamine trong não. Và có lẽ kích hoạt phần não dành cho tình yêu lãng mạn. (Tiếng cười) Vì vậy anh ta quyết định áp dụng khoa học vào thực tế, và anh ta mời cô gái đi một chuyến xe xích lô với anh ta. Và chắc chắn là -- tôi chưa từng đi thử lần nào, nhưng dường như họ đi vòng quanh những chiếc xe buýt và xe tải nó rất điên rồ, ồn ào và kích động. Và anh ta tìm ra rằng điều này có thể làm tăng lượng dopamine, và cô ta có thể sẽ yêu anh ta. Vậy nên họ đi và cô ta la hét và ôm chặt lấy anh ta và cười và có một quãng thời gian tuyệt vời. Và một giờ sau họ xuống xe, và cô ấy vươn vai và nói, "Chẳng phải nó thật tuyệt vời sao?" Và, "Chẳng phải anh chàng lái xe xích lô thật đẹp trai sao!" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đó là phép màu của tình yêu! Nhưng tôi sẽ kết thúc bằng cách nói rằng hàng triệu năm trước, chúng ta tiến hóa cùng với ba ham muốn: ham muốn tình dục, tình yêu lãng mạn và sự gắn bó với một người bạn đời. Những mạch này được khắc sâu vào não con người. Và chúng sẽ tồn tại một khi giống loài chúng ta còn tiếp tục sống trên cái mà Shakespeare gọi là "Nỗi khổ nhân gian." ("Mortal coil") Cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi chỉ có một yêu cầu mà thôi. Xin đừng nói với tôi rằng tôi bình thường. Bây giờ tôi muốn giới thiệu các bạn với những người em trai của tôi Remi 22 tuổi, cao ráo và rất đẹp trai, Em không nói được, nhưng em truyền đạt niềm vui theo cách mà ngay cả một số nhà hùng biện giỏi nhất cũng không thể làm được. Remi biết tình yêu là gì. Em chia sẻ nó một cách vô điều kiện dù bất kể ra sao chăng nữa. Em ấy không tham lam. Em không phân biệt màu da. Em không quan tâm về sự khác biệt tôn giáo, và hãy hiểu rằng: Em ấy chưa từng nói dối. Khi em hát những bài hát từ thời thơ ấu của chúng tôi, cố gắng nhớ những từ mà đến tôi cũng không thể, em ấy gợi nhớ cho tôi một điều rằng: chúng ta biết ít về bộ não đến như thế nào, và cái ta chưa biết phải tuyệt vời đến thế nào. Samuel 16 tuổi. Em cao ráo. Em cũng rất đẹp trai. Em có một trí nhớ cực hoàn hảo. Nhưng cũng là có chọn lọc. Em không nhớ liệu em có xoáy thanh kẹo sô-cô-la của tôi không, nhưng em lại nhớ năm phát hành của từng bài hát trên iPod của tôi, các cuộc nói chuyện giữa chúng tôi từ em mới bốn tuổi, tè lên tay của tôi vào ngày Teletubbies lên sóng tập đầu tiên, và sinh nhật của Lady Gaga. Những chuyện này nghe thật tuyệt vời phải không? Nhưng hầu hết mọi người không đồng ý. Và thực tế là vì tâm trí của các em tôi không phù hợp với phiên bản xã hội bình thường, các em thường bị cho qua và hiểu lầm. Nhưng điều khiến trái tim tôi nhẹ nhõm hơn và tâm hồn tôi mạnh mẽ hơn là rằng, mặc dù điều này là đúng, dù các em không được coi là bình thường, điều này chỉ có thể có nghĩa rằng: các em thật phi thường -- người tự kỉ và người phi thường. Với các bạn không quen lắm với cụm từ 'tự kỉ', nó là một rối loạn tổ hợp não bộ mà ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội, học tập và đôi khi những kỷ năng về thể chất. Triệu chứng bệnh ở mỗi cá nhân một khác, đó là lý do tại sao Remi là rất khác Sam. Và trên toàn thế giới, cứ 20 phút lại có thêm một người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, và mặc dù nó là một trong những chứng rối loạn phát triển với tốc độ nhanh nhất trên thế giới, ta không rõ nguyên nhân hoặc cách chữa trị. Và tôi không thể nhớ thời điểm đầu tiên tôi tiếp cận với chứng tự kỷ, nhưng tôi không thể nhớ một ngày mà không có nó. Tôi mới ba tuổi khi em tôi ra đời và tôi đã vô cùng phấn khích rằng có thêm một người mới trong đời. Và sau một vài tháng, tôi nhận ra rằng em khác biệt. Em la hét nhiều. Em không muốn chơi đùa như các em bé khác, và trong thực tế, em có vẻ chẳng thích thú gì đến tôi hay điều gì khác hết. Remi sống và ngự trị trong thế giới của riêng mình, với quy tắc riêng của mình, và em thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt nhất, như là xếp ô tô quanh phòng và nhìn chằm chằm vào cái máy giặt và ăn bất cứ thứ gì trong tầm tay. Khi lớn lên, em trở nên càng khác biệt, và sự khác biệt trở nên rõ ràng hơn. Nhưng ngoài cơn phẫn nộ và bực dọc và việc hiếu động thái quá không ngơi nghỉ là một điều gì đó thực sự độc đáo: một bản năng thuần khiết và ngây thơ, một cậu bé nhìn cuộc đời không chút định kiến, một con người không bao giờ nói dối. Phi thường. Chà, tôi không thể phủ nhận rằng đã có một vài khoảnh khắc khó khăn trong gia đình tôi, những khoảnh khắc tôi ước ao các em cũng giống như mình. Nhưng tôi đưa kí ức mình quay trở lại những điều các em đã dạy tôi về tính cách, lối giao tiếp và tình yêu và tôi nhận ra rằng đây là những điều mà tôi sẽ chẳng đánh đổi để lấy sự bình thường. Sự bình thường bỏ lỡ vẻ đẹp mà sự khác biệt ban cho chúng ta và việc chúng ta khác nhau không có nghĩa là một trong ta có điều gì không ổn Nó chỉ có nghĩa là có một loại 'đúng' khác mà thôi. Và nếu tôi chỉ có thể truyền đạt một điều cho Remi và cho Sam và cho các bạn, điều đó là bạn không bắt buộc phải bình thường. Bạn có thể phi thường. Vì có mắc chứng tự kỷ hay không, sự khác biệt giữa chúng ta -- Chúng ta có một món quà! Ai cũng mang trong mình một món quà, và thật lòng mà nói, theo đuổi cái bình thường chính là hi sinh tiềm năng lớn nhất. Cơ hội cho sự vĩ đại, tiến bộ và cho sự thay đổi bị dập tắt khi ta cố gắng trở nên giống như một người khác. Xin -- đừng nói rằng tôi bình thường. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Từ Châu Âu đến Trung Á, khoảng 1 triệu trẻ em sống ở những trung tâm thường được gọi là viện mồ côi. Hầu hết mọi người đều hình dung viện mồ côi là một môi trường nhân ái chăm sóc cho trẻ em. Những người khác biết thêm chi tiết về điều kiện sống tại đó nhưng vẫn nghĩ rằng đó là một điều ác cần thiết. Sau hết, chúng ta sẽ đưa tất cả những trẻ em không cha mẹ đến nơi nào khác? Nhưng 60 năm nghiên cứu đã chứng minh rằng tách trẻ em ra khỏi gia đình chúng và đặt chúng trong các tổ chức lớn làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, và điều này đặc biệt đúng đối với trẻ nhỏ. Như chúng ta đã biết, các em bé được sinh ra mà không phát triển đầy đủ cơ bắp, và bao gồm cả não bộ nữa. Trong ba năm đầu đời, não phát triển cho đến khi đạt được kích thước đầy đủ của nó, với phần lớn sự phát triển diễn ra trong sáu tháng đầu tiên. Não bộ phát triển theo những gì được trải nghiệm và tác động. Mỗi khi một em bé học được một cái gì đó mới-- tập trung đôi mắt của mình, bắt chước một cử động hoặc một biểu hiện trên khuôn mặt, nhặt một cái gì đó lên, tạo thành một từ hoặc ngồi lên-- các kết nối xi-náp mới đang được hình thành bên trong bộ não. và các bậc cha mẹ thì ngạc nhiên trước những khả năng học hỏi rất nhanh chóng này. đúng là họ nên ngạc nhiên và vui mừng bởi sự thông minh của con em mình. Họ truyền sự thích thú của mình đến con cái, và chúng đáp trả họ bằng nụ cười, và muốn làm được và học hỏi được nhiều hơn. Sự gắn bó chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái là nền tảng cho sự phát triển về thể chất, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức và tâm thần. Đó là mô hình cho tất cả các mối quan hệ trong tương lai với bạn bè, với đối tác và con cái của chúng. Nó xảy đến tự nhiên trong hầu hết gia đình đến nỗi mà chúng ta thậm chí không nhận ra nó. Hầu hết chúng ta đều không biết tầm quan trọng của nó trong việc phát triển con người, và mở rộng ra là phát triển một xã hội khỏe mạnh. Và chỉ khi nó phát triển sai lệch chúng ta mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ em. Vào tháng 8, năm 1993, tôi lần đầu được chứng kiến những tác động lên trẻ em trên một quy mô lớn của các thể chế và sự vắng mặt trong nuôi dạy của phụ huynh. Những người nào còn nhớ tới báo cáo trên báo chí từ Romania sau cuộc cách mạng năm 1989 sẽ nhớ lại nỗi kinh hoàng về điều kiện tại một số trại trẻ. Tôi đã được yêu cầu giúp đỡ Giám đốc của một tổ chức lớn giúp ngăn không cho tách trẻ em khỏi gia đình của chúng. Nuôi dưỡng 550 trẻ sơ sinh, đây là trại trẻ mồ côi Ceausescu , và vì người ta đã nói với tôi rằng điều kiện ở đây đã trở tốt hơn nhiều. khi làm việc với rất nhiều trẻ nhò, tôi mong đợi rằng trại trẻ này sẽ rất huyên náo, thế nhưng, nó đã im lặng như một tu viện. Và khó để tin rằng những đứa trẻ đang sống ở đó, Tuy nhiên, vị giám đốc đã cho tôi tham quan từng phòng từng phòng một, mỗi phòng chứa nhiều dãy cũi trẻ em, trong mỗi chiếc cũi đặt một đứa trẻ nhìn chằm chằm vào khoảng không. Trong một căn phòng chứa 40 trẻ sơ sinh, không một đứa trẻ nào khóc hết. Nhưng tôi có thể nhìn thấy tã bẩn , và tôi có thể thấy được rằng một vài đứa trong số chúng đang đau khổ, nhưng tiếng ồn duy nhất cất lên lại là một tiếng kêu rên khe khẽ và liên tục. Điều dưỡng trưởng tự hào nói với tôi rằng, "Bạn thấy đấy, trẻ em ở chỗ chúng tôi rất ngoan." Trong vài ngày tiếp theo, tôi bắt đầu nhận ra rằng sự tĩnh lặng này không xuất sắc chút nào. Các em bé mới nhận vào sẽ khóc trong vài giờ đầu, nhưng nhu cầu của chúng đã không được đáp ứng, và vì vậy cuối cùng, chúng học được rằng không nên bận tâm đến nó nữa. Sau một vài ngày, chúng trở nên thờ ơ, mê man và nhìn chằm chằm vào khoảng không giống như tất cả những đứa trẻ khác. Trong những năm qua, nhiều người dân và tin tức báo cáo đã đổ lỗi cho các nhân viên trong các tổ chức đã gây ra những thiệt hại cho các em, nhưng thông thường, một nhân viên phải chăm sóc cho 10, 20, và thậm chí 40 trẻ. Do đó, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện việc lập trình theo nhóm. Trẻ em phải được đánh thức lúc 7 giờ và ăn lúc 7 giờ 30. 8 giờ tã của chúng phải được thay, như vậy một nhân viên chỉ có thể có 30 phút để chăm sóc 10 hay 20 trẻ. Nếu một đứa trẻ làm bẩn tã của nó lúc 8:30, nó sẽ phải chờ đợi trong vài giờ trước khi có thể được thay tã một lần nữa. Sự tiếp xúc với người hàng ngày của trẻ bị sụt giảm chỉ còn một vài phút cho ăn và thay tã vội vã, nếu không thì, tương tác duy nhất của chúng lúc này là trần nhà, Các bức tường hoặc các chấn song của chiếc cũi. Kể từ chuyến thăm đầu tiên của mình đến trại trẻ Ceausescu, Tôi đã nhìn thấy hàng trăm địa điểm trên 18 quốc gia, từ cộng hòa Séc đến Sudan. Trên tất cả các vùng đất đa dạng và các nền văn hóa khác nhau, Các tổ chức và cuộc sống của trẻ nơi đó, cũng tương tự, quá thất vọng! Thiếu sự kích thích thường dẫn đến hành vi tự kích thích như vẫy vẫy tay, đung đưa thanh vịn tới lui gây hấn, và tại một số các tổ chức, thuốc an thần được sử dụng để kiểm soát hành vi của những trẻ này, trong khi ở những nước khác, trẻ em bị trói lại để ngăn không cho chúng làm tổn hại đến bản thân hoặc những người khác. Những trẻ em này, một cách nhanh chóng được đánh dấu là có khuyết tật và được chuyển giao tới một trại trẻ khác dành cho trẻ em khuyết tật. Hầu hết các em sẽ không bao giờ thoát khỏi nơi đó. Đối với những trẻ không có khuyết tật, ở tuổi lên ba, được chuyển đến một trại trẻ khác, và ở tuổi lên bảy, đến một trại trẻ khác. Tuỳ theo tuổi và giới tính, họ bị tách khỏi anh chị em của mình, mà thường không có cả cơ hội để nói lời tạm biệt. Hiếm khi được đủ ăn. Chúng thường bị đói. Những trẻ nhiều tuổi hơn thường bắt nạt những đứa bé. Chúng học cách tồn tại học cách bảo vệ bản thân hay luồn cúi Khi rời khỏi trại trẻ, họ thực sự cảm thấy khó khăn trong việc đối mặt và hoà nhập vào xã hội. Ở Moldova, phụ nữ trẻ lớn lên trong các tổ chức này có khả năng bị buôn bán gấp 10 lần những người cùng tuổi, và một nghiên cứu của Nga cho thấy rằng hai năm sau khi rời khỏi những trung tâm này, 20 phần trăm thanh niên có hồ sơ hình sự, 14 phần trăm tham gia vào mại dâm, và 10 phần trăm tự sát. Nhưng tại sao lại có quá nhiều trẻ em mồ côi ở châu Âu khi mà chưa cuộc chiến tranh hay thiên tai đáng kể nào những năm qua? Trên thực tế, hơn 95% những trẻ em này còn cha mẹ, và xã hội có xu hướng đổ lỗi cho các bậc cha mẹ này vì đã từ bỏ chúng, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng Hầu hết các cha mẹ đều muốn giữa con cái của mình, và rằng động cơ đằng sau việc đưa chúng vào trại là nghèo đói, khuyết tật và tính dân tộc. Nhiều nước đã không phát triển hệ thống trường nội trú, và như vậy ngay cả trẻ có khuyết tật rất nhẹ cũng được gửi đến một trường học đặc biệt trong khu dân cư, ở tuổi lên sáu hoặc bảy. Trại trẻ có thể cách xa gia đình hàng trăm dặm . Nếu gia đình nghèo khó, họ gặp khó khăn trong việc thăm nom, và dần dần mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ bị cắt đứt. Đằng sau mỗi triệu trẻ em tại các tổ chức giáo dục này, thường là một câu chuyện của các bậc phụ huynh đang tuyệt vọng và cảm thấy không còn lựa chọn nào khác, như Natalia ở Moldova, người chỉ có đủ tiền để nuôi đứa con nhỏ, nên đã phải gửi con trai lớn của mình đến trung tâm hoặc Desi, tại Bulgaria, người đã nuôi bốn đứa con của mình tại nhà trước khi chồng mất, nhưng sau đó, cô đã phải ra ngoài kiếm việc làm toàn thời gian, và không nhận được sự hỗ trợ, cô cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi đứa con khuyết tật của mình đến một trung tâm giáo dục; hoặc vô số những cô gái trẻ quá sợ hãi để thú nhận với cha mẹ mình rằng họ đang mang thai, đã để đứa con mới sinh của mình lại bệnh viện; hoặc các bậc cha mẹ trẻ, các cặp vợ chồng trẻ, những người có chỉ nhìn thấy khó khăn đến từ khuyết tật của đứa con đầu lòng và thay vì được cung cấp những thông điệp tích cực về tiềm năng của chúng, từ các bác sĩ, "Quên con bé đi, để nó trại trẻ, về nhà và sanh một đứa khác khỏe mạnh hơn." Tình trạng trên là không cần thiết và cũng không thể tránh khỏi. Mỗi đứa trẻ có quyền có một gia đình, xứng đáng có và cần có một gia đình và trẻ em cũng hết sức kiên cường Chúng tôi nhận thấy rằng nếu mang chúng ra khỏi các trại trẻ và về với gia đình sớm, chúng sẽ nhanh chóng bắt kịp những chậm trễ trong phát triển của mình, và tiếp tục cuộc sống bình thường, hạnh phúc. Cũng là rẻ hơn nhiều khi hỗ trợ cho các gia đình thay vì cho các trại trẻ. Một nghiên cứu cho thấy rằng một dịch vụ hỗ trợ gia đình tốn chi phí chỉ bằng 10 phần trăm khoảng dành cho các tổ chức, trong khi chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc tốt bằng khoảng 30 phần trăm. Nếu chúng ta bỏ ra ít chi phí hơn vào các em thay vào đó là vào các dịch vụ phù hợp, chúng tôi có thể thu được các khoản tiết kiệm và tái đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc chất lượng cao dành cho các nhu cầu cực kỳ phức tạp Trên khắp châu Âu, một phong trào đã phát triển để kêu gọi chuyển đổi trọng tâm và chuyển các nguồn lực dành các trại trẻ lớn nhưng kém chất lượng chăm sóc đến những dịch vụ cộng đồng bảo vệ trẻ khỏi tác hại và cho phép chúng phát triển toàn vẹn tiềm năng của mình. Khi lần đầu làm việc tại Romania gần 20 năm trước đây, có 200.000 trẻ đang sinh sống tại các trại trẻ, và con số đó tăng lên mỗi ngày. Bây giờ, chỉ dưới 10.000 trẻ và các dịch vụ hỗ trợ gia đình có mặt trên toàn quốc. Tại Moldova, mặc dù đói nghèo cùng cực và những tác động khủng khiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, số lượng trẻ em tại các tổ chức này đã giảm hơn 50 phần trăm trong năm năm qua, và các nguồn lực đang được phân phối lại vào dịch vụ hỗ trợ gia đình và trường nội trú. Nhiều nước đã phát triển kế hoạch hành động quốc gia để thay đổi. Ủy ban châu Âu và các nhà tài trợ chính đang tìm cách để chuyển tiền từ các trại trẻ sang hỗ trợ gia đình, trao quyền cho cộng đồng để chăm sóc con cái của họ. Nhưng vẫn còn nhiều thứ cần thực hiện để chấm dứt các hệ thống tổ chức giáo dục trẻ em này. Nâng cao nhận thức là cần thiết ở mọi cấp độ của xã hội. Mọi người cần được biết đến các nguy hại mà các trại trẻ gây ra cho các em, và các lựa chọn phương án khác tốt hơn. Nếu chúng ta biết những người đang có kế hoạch hỗ trợ trại trẻ mồ côi, chúng ta nên thuyết phục họ thay vào đó hỗ trợ dịch vụ gia đình . Đây là một hình thức lạm dụng trẻ em mà Chúng ta có thể cùng nhau diệt trừ ra khỏi đời sống của mình. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Chúc buổi. Ào thuật là một cách tuyệt vời để đi trước so với thực tế, để làm xảy ra ngay hôm nay những gì mà khoa học hiện thực hóa trong tương lai. Là một nhà ảo thuật công nghệ, tôi kết hợp các yếu tố của ảo tưởng và khoa học để đưa đến cho chúng ta cảm nhận về việc các công nghệ trong tương lai có thể sẽ diễn ra như thế nào. Có lẽ tất cả các bạn đều đã nghe về Projec Glasst của Google. Nó là công nghệ mới. Bạn nhìn qua chúng và thế giới mà bạn nhìn thấy sẽ được tăng cường thêm dữ liệu: tên của các địa điểm, các di tích, các tòa nhà, có thể một ngày nào đó sẽ có cả tên của những người xa lạ đi ngang qua bạn trên đường phố. Đây là cái kính ảo ảnh của tôi. Nó hơi lớn một chút. Nó là một mẫu thử nghiệm. Và khi bạn nhìn qua cặp kính, bạn có được trong tâm trí một ý niệm về ảo ảnh công nghệ. Hãy để tôi chỉ cho bạn xem điều tôi vừa nói. Tất cả chúng ta cần là một lá bài. Bất kỳ lá bài nào cũng được. Như cái này chẳng hạn. Và tôi sẽ đánh dấu nó để chúng ta có thể nhận ra nó sau này. Được rồi. Đánh dấu là rất quan trọng. Và hãy đặt nó trở lại vào bộ bài, một chỗ nào đó ở giữa, nào chúng ta hãy bắt đầu. (Âm nhạc) Giọng nói: Hệ thống đã sẵn sàng. Đang thu nhận hình ảnh. Marco Tempest: đối với những bạn không chơi bài, một bộ bài gồm bốn nhóm khác nhau: cơ, chuồn (nhép) rô và bích. Các lá bài là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất, và đã được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Bây giờ, một số nói rằng bốn chất đại diện cho bốn mùa. Đó là mùa xuân, mùa hè, mùa thu và Giọng nói: Mùa yêu thích của tôi là mùa đông. MT: Ồ vâng, tôi cũng vậy. Mùa đông giống như ảo thuật vậy. Đó là thời gian của sự đổi thay, khi sự ấm áp chuyển sang cái giá lạnh, nước biến thành tuyết, và sau đó tất cả biến mất. Có 13 lá bài mỗi chất. (Âm nhạc) Giọng nói: Mỗi lá bài đại diện cho một giai đoạn của 13 chu kỳ mặt trăng. MT: Bên đây là thủy triều thấp, và bên đây là thủy triều cao, và ở giữa là mặt trăng. Giọng nói: Mặt Trăng là một trong những biểu tượng mạnh nhất của ma thuật. MT: Có hai màu trong một bộ bài. Đó là màu đỏ và màu đen, đại diện cho sự thay đổi liên tục từ ngày sang đêm. Giọng nói: Marco, tôi không biết bạn có thể làm điều đó. (Tiếng cười) MT: Và nó là một trùng hợp ngẫu nhiên rằng có 52 lá bài trong bộ bài, cũng giống như có 52 tuần trong một năm? (Âm nhạc) Giọng nói: Nếu bạn tính tổng số tất cả các điểm trên trong một bộ bài, kết quả là 365. MT: Oh, 365, số ngày trong một năm số ngày giữa mỗi lần sinh nhật. Hãy ước nào. (Tiếng thổi) Lồng tiếng: Không được kể, nếu kể ra điều ước sẽ không thành sự thật. MT: Vâng, thực ra thì, lần sinh nhật thứ sáu của tôi tôi đã nhận được bộ bài đầu tiên, và kể từ đó ngày hôm đó, tôi đã đi khắp nơi trên thế giới biểu diễn ảo thuật cho các bé trai và bé gái, đàn ông và phụ nữ, các ông chồng và các bà vợ, ngay cả các vị vua và hoàng hậu. (Vỗ tay) Thoại: Và đây là ai thế? MT: Ah, những chú phăng-teo. Hãy xem. Dậy đi. Phăng-teo: Whoa. MT: Bạn đã sẵn sàng cho phần party của mình chưa? Phăng-teo: Sẵn sàng! MT: Hãy để tôi xem bạn có những gì nào. Phăng-teo: Xin giời thiệu thanh gậy pogo của tôi. MT: Ah. Cẩn thận. Phăng-teo: Whoa, whoa, whoa, oh! (Âm nhạc) MT: Nhưng hôm nay, tôi đang biểu diễn cho một nhóm khán giả khác. Tôi đang biểu diễn cho các bạn. Giọng nói: Nhận diện thẻ đánh dấu. MT: Vâng, đôi khi mọi người hỏi tôi làm thế nào bạn có thể trở thành một nhà ảo thuật? Nó có phải là một công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều? Tất nhiên không! Bạn phải thực hành 24/7. Tôi không có ý theo nghĩa đen 24 giờ một ngày , bảy ngày một tuần. 24/7 là hơi cường điệu một chút, nhưng phải thực hành. Bây giờ, một số người sẽ nói, vâng, ma thuật, chắc hẳn là công việc của một số các lực lượng siêu nhiên độc ác. (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Âm nhạc) Whoa. Vâng, với điều này, tôi chỉ nói, không không. Trên thực tế, bằng tiếng Đức, đó là nein nein. (Tiếng cười) Ảo thuật không ghê gớm như thế. Mặc dù vậy, tôi phải cảnh báo bạn, nếu bạn chơi với ai đó mà có thể chơi với bài như thế này, thì đừng chơi ăn tiền. (Âm nhạc) Giọng nói: Tại sao không? Đó là một xấp bài tốt. Tỷ lệ để có điều đó là 4,165:1. MT: Vâng, nhưng tôi đoán xấp của tôi tốt hơn. Chúng tôi đánh bại các tỷ lệ cược. Giọng nói: tôi nghĩ rằng bạn đã có điều ước ngày sinh nhật. MT: Và thực sự tôi chỉ còn lá bài cuối cùng, và là lá bài quan trọng nhất trong tất cả: lá bài có ký hiệu đặc biệt trên đó. Và không giống như bất cứ điều gì khác mà chúng ta vừa mới nhìn thấy, ảo hay thực. Lồng tiếng: Phát hiện lá bài được đánh dấu. MT ảo: Cái này, không có gì phải bàn cãi, là thật. MT: Bye bye. (Âm nhạc) Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Hồi còn đi học tôi là đứa trẻ duy nhất có lí do đi đến hòm thư bưu điện lúc tan học, và đó chủ yếu là bởi mẹ tôi chưa bao giờ tin tưởng vào thư điện tử, Facebook, hay bất cứ thể loại nhắn tin gọi điện nào. Và vậy là trong khi những bạn khác nhắn tin cho bố mẹ, thì tôi, theo đúng nghĩa đen, đang đứng chờ cạnh hòm thư, để nhận thư nhà để biết cuối tuần (cả nhà) như thế nào, điều đó đã khá là khó chịu khi Bà tôi nằm viện, nhưng dù sao tôi cũng chỉ cần thấy những dòng viết vội, những dòng chữ nguệch ngoạc từ mẹ tôi. Và khi tôi chuyển tới thành phố New York sau khi học xong và (tôi) bị khủng hoảng đến nỗi mặt mũi lúc nào cũng mỏi mệt, tôi đã làm một việc duy nhất tôi có thể nghĩ đến lúc đó. Tôi viết những bức thư tương tự như những bức thư mẹ đã viết cho tôi dành cho những người lạ, rồi đem dán khắp thành phố, hàng tá và hàng tá thư. Tôi để chúng khắp nơi, trong tiệm cả phê, trong thư viện, trụ sở Liên Hợp Quốc, khắp mọi nơi. Trên blog tôi viết về những lá thư đó và về những ngày khi mà thư tay còn quan trọng, và tôi đã đặt ra một lời hứa khá điên rồ trên Internet: rằng nếu bạn nhờ tôi viết cho bạn một lá thư tay, tôi sẽ viết cho bạn một lá, không hỏi bất kì câu gì. Quá nửa đêm, hộp thư của tôi chuyển thành bến đậu của những trái tim tan vỡ -- một người mẹ đơn thân ở Sacramento, một cô gái đang bị bắt nạt ở làng quê Kansas, tất cả hỏi tôi, một cô gái 22 tuổi người thậm chí khó biết gọi loại cà phê gì cho mình, viết cho họ một bức thư tình và cho họ một lí do để đợi thư từ bưu điện. Hiện tại tôi đang hỗ trợ một tổ chức toàn cầu tổ chức này lớn mạnh là nhờ những chuyến thư như thế, nhờ những điều chúng ta làm để tận dụng truyền thông xã hội như thể ta chưa từng viết thư cho những người xa lạ khi họ cần lá thư đó hơn bao giờ hết, nhưng trên tất cả, là nhờ những thùng thư như thế này, những thùng thư trung thành của tôi, đầy ắp chữ viết của những con người bình thường, người xa lạ này viết thư cho một người xa lạ khác không phải vì họ dự tính sẽ gặp nhau, cười đùa với nhau trong một buổi cafe mà vì họ đã tìm thấy cách khác thông qua việc viết thư. Nhưng, bạn biết đấy, điều luôn luôn khiến tôi chú ý về những bức thư kia chính là hầu hết chúng đều đã được viết bởi những người chưa bao giờ nhận ra rằng họ đã trao yêu thương của họ lên một mảnh giấy. Họ không thể cho bạn biết về loại mực trên bức thư tình của họ. Họ là những người từ thế hệ của tôi, những người trong chúng ta đã phát triển thành một thế giới nơi mà mọi thứ không cần đến giấy, và là nơi một vài cuộc trò chuyện tuyệt nhất của ta diễn ra trên màn hình. Chúng ta đã học ghi lại sự đau buồn của chúng ta trên Facebook, và chúng ta nói chuyện nhanh chóng trong 140 ký tự hoặc ít hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bây giờ không còn là vấn đề hiệu quả nữa ? Tôi lên tàu điện ngầm vào hôm qua với cái thùng thư này, đó là khởi đầu của một cuộc trò chuyện, hãy để tôi kể cho bạn nghe. Nếu bạn cần, chỉ cần mang theo một trong số này. (Cười) Và một người đàn ông nhìn chằm chằm vào tôi, và ông ta đã giống như là, "Này, sao cô không sử dụng Internet?" Và tôi đã nghĩ, " Vâng, thưa ông, tôi không phải là nhà chiến lược, cũng không phải là nhà chuyên môn. Tôi chỉ là một người kể chuyện." Vậy nên tôi sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ chồng cô ấy vừa mới trở về từ Afghanistan, và cô ấy đã có một khoảng thời gian khó khăn tìm kiếm một cuộc trò chuyện, và vậy nên cô ấy nhét những bức thư tình khắp ngôi nhà như một cách để nói rằng, "Hãy quay về với em. Hãy tìm em nếu anh có thể." Hoặc một cô gái đã quyết định rằng cô ấy sẽ giấu những bức thư tình xung quanh khuôn viên trường cô ở Dubuque, Iowa, chỉ để tìm kiếm nỗ lực của chính cô vào ngày hôm sau khi cô đi quanh sân trường và tìm kiếm những bức thư tình mắc trên cây, nằm trong những bụi rậm hay những băng ghế. Hoặc một người đàn ông , người quyết định rằng anh ta sẽ rời bỏ cuộc sống của mình, sử dụng Facebook như cách để nói lời tạm biệt tới bạn bè và gia đình. Vâng, tối nay, anh ta ngủ một cách an lành với một chồng thư như thể chúng nhét đầy dưới gối anh ta, chúng được viết bởi những người xa lạ luôn có mặt khi anh ấy cần đến. Trên đây là những câu chuyện đã thuyết phục tôi rằng viết thư tay sẽ không bao giờ cần phải hất đầu lại và nói về hiệu quả, vì rằng đó là một hình thức nghệ thuật tất cả những phần của nó, bao gồm chữ ký, chữ viết, việc gửi thư, nét viết nguệch ngoạc bên lề. Thực tế chỉ ra rằng một người thậm chí chỉ cần ngồi xuống, kéo ra một mảnh giấy và nghĩ về một ai đó về khoảng thời gian bên nhau, với một cùng một mục đích nhưng lại khó khăn hơn để kiếm tìm khi mở trình duyệt lên và chiếc iPhone gửi tin nhắn và chúng ta đã có sáu cuộc hội thoại trong cùng một lúc, đó là một hình thức nghệ thuật mà không rơi xuống thành Goliath của "làm nhanh hơn", không quan trọng có bao nhiêu mạng xã hội chúng ta có thể tham gia. Chúng ta vẫn giữ chặt nhũng bức thư trong ngực chúng ta, trong những từ ngữ diễn tả mạnh hơn cả nhưng lời nói lớn, khi chúng ta chuyển từ trang giấy sang những tấm bảng để nói những điều mà chúng ta cần nói, những từ chúng ta cần viết, cho chị em ta và cho các anh em, thậm chí cho cả người xa lạ, từ rất lâu rồi. Xin cám ơn (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi muốn nói một chút về cách nhìn nhận thế giới theo một quan điểm hoàn toàn độc đáo, và thế giới mà tôi chuẩn bị nói đến là một thế giới mi-crô, Sau khi nghiên cứu trong nhiều, nhiều năm, tôi nhận ra rằng có một thế giới thần kì phía sau thực tế. Và điều đó có thể thấy trực tiếp qua một cái kính hiển vi, và tôi sẽ cho các bạn thấy trong ngày hôm nay. Vậy thì chúng ta hãy bắt đầu nhìn những thứ hơi không nhỏ một tý, những thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt trần, và đó là một con ong. Vậy khi nhìn con ong này, nó khoảng cỡ này, khó khoảng một xen-ti-mét. Nhưng để thật sự thấy những chi tiết của con ong, và thật sự có thể nhận ra đó là gì, thì bạn phải nhìn gần một chút. Đó chỉ là mắt ong dưới kính hiển vi, và giờ tất cả những thứ bất ngờ bạn thấy được là con ong có hàng ngàn những con mắt độc lập gọi là mắt con, và tất nhiên chúng có những sợi lông cảm giác trên mắt giúp chúng nhận biết chúng đang ở gần vật gì đó, bởi vì chúng không thể thấy trong không gian ba chiều. Khi chúng ta đi đến (những thứ) nhỏ hơn, đây là tóc người. Một sợi tóc người dường như là thứ nhỏ nhất mà mắt người có thể thấy được. Nó cỡ 1/10 mi-li-mét. Và khi chúng ta đi đến những thứ nhỏ hơn nữa, nhỏ hơn khoảng 10 lần như vậy, là một tế bào. Vì thế bạn có thể để vừa 10 tế bào người dọc chiều dài của một sợi tóc người. Vì vậy khi chúng ta nhìn vào các tế bào, đây là cách tôi thật sự dính líu vào sinh học và khoa học là bằng cách nhìn các tế bào sống dưới kính hiển vi. Khi lần đầu tiên nhìn vào những tế bào sống qua kính hiển vi, tôi đã hoàn toàn bị mê hoặc và kinh ngạc khi thấy chúng như thế nào. Vậy nếu bạn nhìn tế bào thế này từ hệ thống miễn dịch, chúng thật sự chuyển động khắp nơi. Tế bào này đang tìm kiếm những sinh vật ngoại lai, vi khuẩn, những thứ mà nó có thể tìm thấy. Và nó nhìn xung quanh, và khi nó tìm thấy thứ gì đó, và nhận ra thứ đó là kẻ ngoại lai, tất nhiên nó sẽ nhấn chìm và ăn nó. Vì vậy nếu bạn nhìn ngay đây, nó tìm thấy vi khuẩn nhỏ này, và nó nhận chìm nó và ăn nó. Nếu bạn lấy một vài tế bào tim từ một con vật, và đặt vào một cái đĩa, chúng chỉ ngồi đó và đập. Đó là công việc của nó. Mỗi tế bào có một nhiệm vụ đối với sự sống, và những tế bào này, nhiệm vụ là vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Những tế bào tiếp theo này là những tế bào thần kinh, và ngay bây giờ, khi chúng ta nhìn thấy và nhận thức được cái chúng ta đang nhìn vào, não chúng ta và những tế bào thần kinh này tất nhiên là cùng thực hiện một việc ngay lúc này. Chúng không chỉ đứng yên. Chúng chuyển động xung quanh tạo nên những liên kết mới, và đó là những thứ diễn ra khi chúng ta học. Và khi chúng ta đi xa hơn xuống tỉ lệ này, đó là một míc-rôn, hay là một mi-rô-mét, và chúng ta tiếp tục theo hướng giảm xuống đến na-nô-mét và ăng-xtrôm. Bây giờ, một ăng-xtrom là kích thước bán kính của một nguyên tử hidro. Đó là kích thước thực sự nhỏ. Và những kính hiển vi ngày nay của chúng ta tất nhiên có thể thấy những nguyên tử độc lập. Và đây là những bức ảnh của những nguyên tử độc lập. Mỗi cú bật ở đây là một nguyên tử độc lập. Đây là cái vòng của nguyên tử cô-ban. Và đây là toàn bộ thế giới, một thế giới na-nô, vùng này ở đây được gọi là thế giới na-nô, và thế giới na-nô, toàn bộ thế giới siêu nhỏ mà ta nhìn thấy, có một thế giới na-nô được bao bọc trong đó, và toàn bộ--và đó là thế giới của phân tử và nguyên tử. Nhưng tôi muốn nói về thế giới rộng lớn hơn này, thế giới của thế giới mi-crô. Vậy nếu bạn là một con côn trùng bé xíu sống trong một bông hoa, thì bông hoa đó trông giống thế nào, bông hoa có trở nên lớn thế này? Sẽ không thể nhìn hay cảm nhận bất cứ thứ gì giống như chúng ta thấy khi chúng ta nhìn một bông hoa. Vậy nếu bạn nhìn bông hoa ở đây, và bạn là một con côn trùng bé xíu, bạn ở trên bề mặt của bông hoa đó, địa hình cũng giống như vậy, Cánh hoa trông giống thế đó, cho nên con kiến này giống như kiểu đang bò lên những vật này, và nếu bạn nhìn gần hơn một chút xíu vào nhị và đầu nhụy ở đây, đó là hình dáng của bông hoa đó, và bạn hãy chú ý nó có những thứ nhỏ--chúng giống như những thứ (làm từ) thạch dẻo mà chúng ta gọi là cựa. Đó là cựa mật hoa. Vậy nên con kiến nhỏ đang bò ở đây, giống như nó đang ở trong vùng Willy Wonka nhỏ bé. Điều này giống như một thế giới Disneyland bé nhỏ cho chúng. Nó không giống như thứ chúng ta thấy. Chúng là một chút những hạt phấn hoa riêng lẻ ở đó và ở đó, và đây là một-- cái các bạn thấy như một điểm phấn hoa màu vàng, khi bạn nhìn vào chiếc kính hiển vi này, thật sự nó được tạo nên từ hàng ngàn những hạt phấn nhỏ. Vậy điều này, ví dụ, khi bạn nhìn nhưng con ong bay xung quanh những loài thực vật nhỏ bé này, và chúng thu phấn hoa, những viên phấn hoa mà chúng thu được, chúng giữ trong chân chúng và mang về tổ,, và đó là thứ tạo nên tổ ong, sáp bên trong tổ ong. Và chúng cũng thu gom mật hoa, và cái đó tạo nên mật ong mà chúng ta ăn. Đây là một bức ảnh cận cảnh, và tất nhiên đây là bức ảnh bình thường của hoa lục bình, và nếu là bạn có một thị giác thật sự, thật sự tốt bằng mắt thường, bạn sẽ thấy rõ nó. Đây là nhị và nhụy. Nhưng hãy nhìn nhị và nhụy bằng kính hiển vi. Đó là nhị. Có hàng ngàn hạt phấn nhỏ nằm trong đó, và có cái nhụy kia, và đó là những thứ nhỏ xíu gọi là túm lông (trichome). Và đó là thứ giúp bông hoa tạo mùi hương, và thực vật tất nhiên giao tiếp với nhau thông qua những mùi hương. Tôi muốn nói về những thứ thật sự bình thường, chỉ là cát thông thường. Tôi trở nên có hứng thú với cát khoảng 10 năm trước, khi lần đầu tiên nhìn thấy cát ở Maui, và sự thật là, đây là một ít cát từ Maui. Vì cát có kích cỡ khoảng 1/10 mi-li-mét. Mỗi hạt cát có kích cỡ khoảng 1/10 mi-li-mét. Nhưng khi bạn nhìn gần hơn, nhìn vào cái đó. Nó thật sự khá tuyệt vời. Bạn có những vỏ sò ở đó. Bạn có những thứ như san hô. Bạn có mảnh vỡ của những vỏ khác. Bạn có olivin. Bạn có những mảnh núi lửa. Có một ít của núi lửa ở đó. Bạn có những con mọt ống. Một chuỗi đáng kinh ngạc của những thứ không thể tin nổi tồn tại trong cát. Và lý do là, vì ở một nơi như hòn đảo này, có nhiều cát được hình thành từ những vật thể thực vật vì những tảng đá ngầm tạo nên nơi này nơi tất cả những sinh vật vi sinh (microscopic) và vĩ sinh (macroscopic) phát triển, và khi chúng chết, những vỏ và răng của chúng và xương của chúng vỡ ra và chúng tạo nên những hạt cát, những thứ như san hô và những thứ tương tự. Và đây, ví dụ như bức ảnh cát từ Maui, Cái này từ Lahaina, và khi chúng ta đi dạo dọc bãi biển, chúng ta đã thật sự đi dọc hàng triệu năm lịch sử sinh vật học và địa lý. Chúng ta không nhận ra nó, nhưng nó thật sự là bản lưu của toàn bộ sinh thái học đó. Và ở đây chúng ta thấy, ví dụ, một gai bọt biển, 2 miếng của san hô, đó là gai nhím biển. Thật sự là những thứ tuyệt vời. Và khi lần đầu tiên nhìn nó, tôi đã - tôi nghĩ, tuyệt, điều này giống như việc tìm ra một kho báu nhỏ ở đây. Tôi không thể tin được, và tôi đi khắp nơi phân tích những thứ nhỏ nhỏ ra và chụp hình chúng. Hầu hết cát trên thế giới của chúng ta đều trông giống thế này. Có những mảnh thạch anh và Fenspat, vì thế hầu hết cát đại lục trên thế giới được hình thành từ thạch anh và fenspat. Đó là sự xói mòn của đá gra-nít. Vậy núi hình thành và chúng bị nước làm xói mòn và mưa và tuyết và những thứ tương tự, và chúng trở thành những hạt cát. Có những loại cát thực sự có rất nhiều màu. Đó là cát gần hệ thống sông hồ Great, và bạn có thể thấy nó đầy những kim loại trông như những ngọc hồng lựu và khoáng epidot, tất cả những thứ tuyệt vời khác, và nếu bạn nhìn thấy những loại cát khác nhau từ những nơi khác nhau, cát ở mỗi bờ biển, mỗi nơi mà bạn thấy, đều khác nhau. Đây là từ Big Sur, chúng giống như những đồ trang sức bé nhỏ. Có vài nơi ở châu Phi người ta khai thác những mỏ đá quý, và bạn đi đến cát của những con sông có cát đổ ra biển, và một cách văn vẻ thì nhìn như những viên đá quý qua kính hiển vi. Mỗi hạt cát là độc nhất. Mỗi bờ biển đều khác nhau. Mỗi hạt riêng lẻ cũng khác nhau. Không bao giờ có hai hạt cát giống nhau trên thế giới này. Mỗi hạt cát đến từ nơi nào đó và đi một nơi nào đó. Chúng giống như là những hình chụp (dùng lưu giữ - snapshot) trong thời gian. Ngày nay cát không chỉ có trên trái đất, mà cát có ở khắp nơi trong vũ trụ. Thực tế, không gian bên ngoài chứa đầy cát, và cát đó kết hợp với nhau tạo nên những hành tinh và Mặt trăng. Và bạn có thể thấy chúng trong những thiên thạch nhỏ (micro-meteorite). Đây là những thiên thạch nhỏ mà Army đưa tôi, và họ lấy những cái này ra khỏi các giếng nước ở Nam Cực. Và chúng trông khá là tuyệt vời, và những cái này là những cấu thể bé nhỏ tạo nên thế giới mà chúng ta đang sống-- các hành tinh và Mặt trăng. Vậy NASA muốn tôi chụp vài bức ảnh của cát mặt trăng, nên họ gửi cho tôi cát từ khắp các nơi đáp xuống khác nhau từ các sứ mạng Apollo, xảy ra 40 năm trước. Và tôi bắt đầu chụp những bức ảnh với cái kính hiển vi 3 chiều. Đây là bức ảnh đầu tiên của tôi. Nó khá là tuyệt vời. Tôi nghĩ nó có đôi chút trông giống mặt trăng, điều này khá là thú vị. Bây giờ, cách mà kính hiển vi của tôi hoạt động là, thông thường qua một cái kính bạn chỉ thấy rất ít trong một thời điểm, vậy nên điều bạn phải làm là bạn phải tập trung lại vào cái kính, tiếp tục chụp ảnh, và sau đó tôi có một chương trình vi tính ghép các bức ảnh đó lại với nhau thành một bức ảnh để bạn có thể thấy được thật sự nó trông như thế nào, và tôi xử lý nó dưới hình thức 3D. Vậy như thế, bạn có thể thấy, đây là góc nhìn của mắt trái. Đây là góc nhìn của mắt phải. Kiểu như nhìn mắt trái, mắt phải. Bây giờ là điều thú vị đây. Nó nhìn rất khác so với bất cứ loại cát nào trên trài đất tôi từng thấy, và tôi đã từng thấy rất nhiều loại cát trên trái đất, tin tôi đi. (Cười) Hãy nhìn vào cái lỗ ở giữa này. Cái lỗ được tạo nên do một thiên thạch va vào Mặt trăng. Lúc này, mặt trăng không có không có không khí, vậy thiên thạch nhỏ đến liên tục, và toàn bộ bề mặt Mặt Trăng được bao phủ bởi bột, vì trong suốt 4 tỉ năm Mặt Trăng bị các thiên thạch nhỏ bắn phá, và khi các hạt đến với (tốc độ) khoảng 20 đến 60,000 dặm một giờ, chúng bốc hơi khi tiếp xúc. Và các bạn có thể thấy ở đây là -- và vật chất này kiểu như đang bay hơi, và vật liệu này đang giữ chúng nắm nhỏ từ những hạt cát nhỏ với nhau. Đây là những hạt cát rất nhỏ, toàn bộ nó. Và nó được gọi là một vòng kết dính. Và nhiều hạt cát trên Mặt Trăng trôg giống như thế, và bạn sẽ không bao giờ tìm được trên Trái Đất. Hầu hết cát trên Mặt Trăng, đặc biệt là ---và bạn biết (là) khi bạn nhìn lên Mặt Trăng có những vùng tối và những vùng sáng. Những vùng tối là những dòng dung nham. Chúng là những dòng nhung nham bazan, và đó là cái mà dạng cát này trông như vậy, rất giống với cát mà bạn sẽ thấy ở Haleakala. Những loại cát khác, khi những thiên thạch nhỏ này tới, chúng bốc hơi và tạo nên những dòng này, những dòng thiên thạch này sẽ đi lên vào trong-- Tôi đã định nói là "lên vào không khí", nhưng không có không khí nào đưa nó lên được, và những dòng thủy tinh thiên thạch này định dạng tức thì, và chúng cứng lên, và qua thời gian chúng rơi xuống lại bề mặt Mặt Trăng, chúng có hình dáng những quả cầu nhỏ nhiều màu sắc sặc sỡ. Và chúng thật sự ở vi kích thước; bạn cần một kính hiển vi để nhìn chúng. Bây giờ cái này là một hạt cát từ Mặt Trăng, và bạn có thể thấy rằng toàn bộ cấu trúc tinh thể vẫn ở đây. Hạt cát này có khả năng khoảng 3,5 hoặc 4 tỉ năm tuổi, và nó không bao giờ bị xói mòn theo cách mà chúng ta thấy cát trên Trái Đất bị xói mòn do nước và các hoạt động, không khí, và những thứ tương tự. Cùng lắm thì chỉ có một chút xói mòn do Mặt Trời, có những cơn bão ngân hà, và bị xói mòn do bức xạ mặt trời. Vì vậy cái mà tôi muốn nói với các bạn hôm nay là thậm chí những thứ bình thường như những hạt cát có thể hoàn toàn khác thường nếu bạn nhìn gần hơn và nếu bạn nhìn ở một quan điểm khác và mới. Tôi nghĩ điều này thể hiện tốt nhất bởi William Blake khi ông ta nói, " Hãy nhìn thế giới trong một hạt cát và thiên đường trong một đóa hoa dại, giữ sự vô tận trong lòng bàn tay, và sự bất diệt trong một giờ" Cám ơn. ( Vỗ tay ) Điều tôi muốn tất cả các bạn làm ngay bây giờ là nghĩ về loài động vật có vú mà tôi sắp mô tả cho bạn. Điều đầu tiên tôi sẽ cho bạn biết về động vật có vú này là nó thực sự cần thiết để hệ sinh thái của chúng ta vận hàng đúng Nếu chúng ta loại bỏ loài động vật có vú này ra khỏi hệ sinh thái, thì hệ sinh thái sẽ không hoạt động được nữa. Đó là điều đầu tiên. Điều thứ hai chính là nhờ vào khả năng cảm giác độc đáo của chúng, nếu chúng ta nghiên cứu về loài này, chúng ta sẽ có được một nguồn kiến thức sâu rộng cho những căn bệnh về giác quan, chẳng hạn như mù và điếc. Và khía cạnh thứ ba thực sự hấp dẫn của loài có vú này đó là tôi hoàn toàn tin rằng bí mật về tuổi trẻ vĩnh cửu nằm sâu trong DNA của chúng. Các bạn có đang suy nghĩ không? Vì vậy, đó là một sinh vật tuyệt vời, phải không nào? Ai ở đây đã nghĩ về một con dơi? Ah, tôi có thể thấy rằng một nửa khán giả ở đây đồng ý với tôi, và tôi có nhiều việc phải làm để thuyết phục một nửa còn lại. Tôi đã có một cơ hội tốt trong 20 năm qua để nghiên cứu các động vật có vú xinh đẹp và hấp dẫn này. Một phần năm những loài động vật có vú là dơi, và chúng có những thuộc tính rất độc đáo. Như chúng ta đã biết, dơi có mặt ở khắp nơi trên hành tinh này cách đây khoảng 64 triệu năm. Một trong những điều đặc biệt nhất đó là dơi là loài động vật có vú biết bay. Bay là một điều vốn dĩ rất khó. Đối với động vật có xương sống, bay chỉ tiến hóa 3 lần duy nhất: một lần ở loài dơi, một lần ở loài chim, và một lần trong ở loài thằn lằn ngón cánh. Và bay rất tốn năng lượng. Loài dơi đã học và tiến hóa sao cho có thế đối phó với điều này. Nhưng một điều vô cùng khác biệt nữa về loài dơi đó là chúng có khả năng sử dụng âm thanh để nhận thức môi trường xung quanh. Chúng sử dụng sự định vị tiếng vang. Và bây giờ, đây là những gì tôi muốn nói về sự định vị tiếng vang -- một âm thanh được dơi phát ra ngoài từ thanh quản thông qua miệng hoặc mũi của chúng. Sóng âm thanh này phát ra và gặp những vật thể trong môi trường sẽ phản xạ trở lại bằng tiếng vang, sau đó dơi sẽ nghe những tiếng vang đó và chúng chuyển thông tin này thành hình ảnh âm thanh. Và điều này cho phép chúng hoàn toàn định hướng được trong bóng tối. Thực sự, chúng trông rất lạ. Chúng ta là con người. Chúng ta là loài sử dụng thị giác. Khi các nhà khoa học nhận ra rằng dơi thực sự sử dụng âm thanh để có thể bay, định hướng và di chuyển trong đêm, chúng tôi đã không tin vào điều đó. Trong một trăm năm qua, mặc dù các bằng chứng chỉ ra rằng đó là cách loài dơi làm, nhưng chúng tôi đã không tin. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào con dơi này , nó có chút gì đó giống người ngoài hành tinh. Thật vậy, nhà triết học rất nổi tiếng Thomas Nagel một lần đã nói rằng: "Để thực sự trải nghiệm một cuộc sống của người ngoài hành tinh trên trái đất này, bạn nên nhốt mình trong một căn phòng với một con dơi đang bay và sử dụng sự định vị tiếng vang trong bóng tối". Và nếu bạn chú ý vào các đặc tính vật lý thực tế trên mặt của loài dơi móng ngựa xinh đẹp này, bạn sẽ thấy rất nhiều đặc điểm được dành riêng cho việc phát ra âm thanh và nhận lại. Đôi tai rất lớn, mũi kỳ lạ, nhưng đôi mắt nhỏ xíu. Một lần nữa, nếu bạn chỉ nhìn vào con dơi này, bạn sẽ thấy rằng âm thanh rất quan trọng cho sự sống còn của nó. Hầu hết loài dơi đều giống nhau. Tuy nhiên, có một nhóm không sử dụng sự định vị tiếng vang. Chúng không sử dụng âm thanh để nhận thức môi trường, và đó là những con cáo bay. Nếu ai đó đã từng may mắn được ở (đến) Úc, bạn đã nhìn thấy chúng ra khỏi vườn bách thảo ở Sydney, và chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của chúng, bạn có thể thấy chúng có đôi mắt rất lớn và đôi tai rất nhỏ. Vì thế đối với loài dơi đây là một sự biến thiên rất lớn về khả năng của chúng để sử dụng các giác quan. Điều này thực sự quan trọng cho những gì tôi sắp kể cho bạn ngay sau đây. Bây giờ, nếu ý tưởng về những con dơi trong tháp chuông làm bạn khiếp sợ, và tôi biết một số người đang cảm thấy hơi tệ hãy nhìn vào những hình ảnh cỡ lớn về loài dơi, có thể không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì ở đây, trong văn hóa phương Tây, dơi được xem như loài quỷ. Thực sự, dĩ nhiên, cuốn sách nổi tiếng "Dracula" được viết bởi Bram Stoker sống ở phía Bắc Dublin, có lẽ chịu trách nhiệm về điều này. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ với thực tế rằng dơi bay ra ngoài vào ban đêm, và chúng ta không thật sự hiểu chúng. Chúng ta có một chút sợ hãi bởi những thứ có nhận thức về thế giới hơi khác so với chúng ta. Loài dơi thường gắn với những sự kiện xấu. Họ là thủ phạm trong những bộ phim kinh dị, giống như "Những đôi cánh của đêm" nổi tiếng. Ngoài ra, nếu bạn nghĩ về nó, những con quỷ luôn có đôi cánh của loài dơi, trong khi những con chim -- hoặc thiên thần, thường có những đôi cánh của loài chim. Đó là xã hội phương Tây, và điều tôi hy vọng làm tối nay là thuyết phục bạn về nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, họ cho rằng dơi là sinh vật mang lại may mắn, và thực sự, nếu bạn đi vào một ngôi nhà Trung Quốc, bạn có thể thấy một hình ảnh như thế này. Đây được xem như là "5 Phước lành". Theo Tiếng Trung, từ "dơi" phát âm nghe gần giống như từ "hạnh phúc", và họ tin rằng dơi mang lại sự giàu có, sức khỏe, tuổi thọ, đức hạnh và thanh thản. Và thật vậy, trong hình ảnh này, bạn có một bức tranh về tuổi thọ được bao quanh bởi 5 con dơi. Và tối nay điều tôi muốn nói với bạn và chỉ cho bạn thấy rằng ít nhất ba trong những phước lành chắc chắn được đại diện bởi một con dơi, và nếu chúng ta nghiên cứu về loài dơi chúng ta sẽ tiến gần đến từng phước lành đó. Vì vậy, sự giàu có -- làm thế nào một con dơi có thể mang đến cho chúng ta sự giàu có? Như tôi đã nói trước đó, loài dơi rất cần thiết cho hệ sinh thái của chúng ta hoạt động chính xác. Và tại sao lại như thế? Những con dơi vùng nhiệt đới là người thụ phấn của nhiều thực vật. Chúng cũng ăn trái cây và phân tán hạt của trái cây đó. Loài dơi có trách nhiệm thụ phấn cho cây tequila (cây thùa), đó là một ngành công nghiệp hàng triệu đô la ở Mexico. Vì vậy, thực sự, chúng ta cần chúng cho hệ sinh thái của chúng ta được hoạt động đúng. Không có chúng, nó sẽ là một vần đề. Nhưng phần lớn dơi là loài động vật săn côn trùng. Ở Mỹ, người ta ước tính, trong một vùng thuộc địa nhỏ, những con dơi lớn màu nâu, chúng tiêu thụ hơn một triệu côn trùng mỗi năm, và ở Mỹ, ngay bây giờ dơi đang bị đe dọa bởi một căn bệnh được gọi là hội chứng mũi trắng. Hội chứng này lan rộng khắp nước Mỹ và làm chết một lượng dơi lớn, và các nhà khoa học đã ước tính được rằng 1.300 tấn côn trùng còn lại mỗi năm trong các hệ sinh thái do sự biến mất của loài dơi. Dơi cũng bị đe doạ ở Mỹ bởi sự thu hút của những nông trại gió. Một lần nữa, ngay bây giờ loài dơi đang gặp một chút vần đề. Chúng sẽ - chúng đang bị đe dọa chỉ duy nhất ở Mỹ. Bây giờ, làm thế nào điều này có thể giúp chúng ta? Vâng, chúng tôi đã tính rằng nếu loại bỏ những con dơi từ phương trình, chúng ta sẽ phải sử dụng thuốc trừ sâu để loại bỏ tất cả những loài côn trùng gây hại đến cây nông nghiệp của chúng ta. Và trong một năm chỉ riêng ở Mỹ, người ta ước tính chi phí sẽ là 22 tỷ đô la Mỹ, nếu chúng ta loại bỏ loài dơi. Vì vậy, thực sự, dơi đem đến cho chúng ta sự giàu có. Chúng duy trì sức khỏe của hệ sinh thái của chúng ta, và cũng giúp chúng ta tiết kiệm tiền. Vì vậy, một lần nữa, đó là phước lành thứ nhất. Dơi rất quan trọng cho hệ sinh thái của chúng ta. Còn điều thứ hai? Sức khỏe thì sao? Bên trong mỗi tế bào trong cơ thể của bạn là bộ gen của bạn. Bộ gen của bạn được tạo thành từ ADN của bạn, ADN của bạn mã hóa protein cho phép bạn hoạt động tương tác và là chính bạn. Và với những tiến bộ mới trong công nghệ phân tử hiện đại, chúng ta có thể nối bộ gen của riêng chúng ta trong một thời gian rất ngắn và với một chi phí rất thấp. Bây giờ, khi chúng ta đã làm điều này, chúng ta nhận ra có nhiều biến thể trong bộ gen của chúng ta. Vì vậy, tôi muốn bạn nhìn người bên cạnh. Chỉ một cái liếc nhẹ. Và điều chúng ta cần nhận ra đó là cứ mỗi 300 cặp DNA của bạn giúp bạn có một chút khác biệt Và một trong những thách thức lớn bây giờ trong y học phân tử hiện đại dù sự thay đổi này làm cho bạn dễ bị bệnh, hay biến thể này chỉ làm bạn khác đi? Một lần nữa, nó có nghĩa gì ở đây? ý nghĩa thực sự của những biến thể này là gì? Vì vậy, nếu chúng ta chuyển tất cả những dữ liệu phân tử mới và thông tin gen được cá nhân hoá lên trực tuyến cái mà chúng ta có thể có trong vài năm tới, chúng ta có thể phân biệt được 2 cá thể. Vậy làm sao chúng ta làm được? Vâng, tôi tin rằng chúng ta chỉ cần nhìn vào bản chất của những thí nghiệm. thông qua chọn lọc tự nhiên, qua thời gian, sự đột biến, những biến thể phá vỡ chức năng của một protein sẽ không được dung thứ theo thời gian. Sự tiến hóa như một cái sàng. Nó lọc ra các biến thể xấu. Và như vậy, do đó, nếu bạn nhìn vào cùng một vùng của một gen trong nhiều động vật có vú đã tiến hóa xa nhau và cũng như bất đống sinh thái, bạn sẽ có được sự hiểu biết tốt hơn về những gì trước tiến hóa, Ví dụ, nếu nó là quan trọng cho sự vận hành của động vật có vú cho sự sống còn của nó, nó sẽ giống nhau trong tất cả các giống nòi, loài khác nhau. Vì vậy, nếu chúng ta đã làm điều này, chúng ta sẽ cần phải làm tuần tự theo khu vực trong tất cả các động vật có vú khác nhau và xác định nếu nó là như nhau hoặc nếu nó là khác nhau. Vì vậy, nếu nó là như nhau, điều này cho thấy rằng điều đó quan trọng cho một chức năng, Vì vậy, một đột biến phải nằm trong mặt đó. Vì vậy trong trường hợp này, nếu tất cả các động vật có vú mà chúng tôi xem xét có một bộ gen vàng, nó có thể cho rằng màu tím là xấu. Điều này thậm chí mạnh hơn nếu bạn nhìn vào động vật có vú đó làm việc một cách hơi khác. Vì vậy, ví dụ, vùng của bộ gen mà tôi đã nhìn vào là một khu vực quan trọng đối với việc nhìn. Nếu chúng ta nhìn vào khu vực mà động vật có vú không nhìn rõ, giống như dơi, và chúng tôi thấy rằng dơi không nhìn rõ màu tím, chúng ta biết rằng điều này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. Vì vậy trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã sử dụng dơi để xem xét hai loại bệnh khác nhau liên quan tới giác quan. Chúng tôi đang tìm kiếm bệnh mù. Bây giờ tại sao bạn sẽ làm điều này? 314 triệu người bị khiếm thị, và 45 triệu người trong số này bị mù. Vì vậy, mù là một vấn đề lớn, và rất nhiều các rối loạn mù đến từ di truyền, Vì vậy, chúng tôi muốn thử và hiểu rõ hơn những đột biến trong gen gây ra căn bệnh này. chúng tôi cũng nhìn vào bệnh điếc. Cứ mỗi 1.000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị điếc, và khi chúng tôi tiếp cận độ tuổi 80, hơn một nửa cũng có vấn đề về việc nghe. Một lần nữa, có nhiều yếu tố di truyền gây ra việc này. Vì vậy điều chúng tôi đang thực hiện trong phòng thí nghiệm là nhìn vào những chuyên gia cảm giác duy nhất, loài dơi, và chúng tôi đã nhìn vào gen gây mù khi có một vấn đề trong đó, những gen gây điếc khi có một vấn đề trong đó, và bây giờ chúng tôi có thể dự đoán những khía cạnh có nhiều khả năng gây ra bệnh. Vì vậy, con dơi cũng quan trọng cho sức khỏe của chúng ta, để chúng ta hiểu rõ hơn về các chức năng bộ gen của mình. Vì thế đây là nơi chúng ta đang ở bây giờ nhưng những gì về tương lai? Điều gì về tuổi thọ? Đây là nơi chúng ta đang đi đến, và như tôi đã nói trước đó, Tôi thực sự tin rằng bí mật của tuổi trẻ vĩnh cửu nằm trong bộ gen của dơi. Tại sao chúng ta nên quan tâm đến các vấn đề về lão hóa? Vâng, thực sự, đây là một hình ảnh được rút ra từ những năm 1500 về suối nguồn của tuổi trẻ. Lão hóa được coi là một trong những thứ quen thuộc, nhưng chưa được hiểu rõ, các khía cạnh sinh học, và thực sự, kể từ khi bình minh của nền văn minh, nhân loại đã tìm cách để tránh nó. Nhưng chúng ta sẽ phải hiểu nó nhiều hơn. Ở riêng châu Âu, tính đến năm 2050, có thể số người trên 65 tuổi sẽ tăng 70 phần trăm và 170 phần trăm số người trên 80. Cũng như tuổi tác, sự suy thoái gây ra cho xã hội của chúng ta những vấn đề, vì vậy chúng ta phải giải quyết nó. Vậy làm sao bí mật của tuổi trẻ vĩnh cửu có thể nằm trong bộ gen của dơi? Có ai muốn mạo hiểm đoán xem con dơi này có thể sống trong bao lâu? Ai-- giơ tay của bạn lên - ai nói hai năm? Không ai? Một? Thế còn 10 năm thì sao? Một vài? Thế còn 30 năm? 40 thì sao? Được rồi, đó là toàn bộ những câu trả lời khác nhau Con dơi này là một myotis brandtii. Nó là loài dơi có tuổi thọ dài nhất. Nó đã sống tới 42 tuổi, và ngày nay loài dơi này vẫn còn sống trong tự nhiên. Nhưng điều tuyệt vời về nó là gì? Vâng, đặc thù của động vật có vú đó là có một mối quan hệ giữa kích thước cơ thể, tỷ lệ trao đổi chất, và tuổi thọ, và bạn có thể dự đoán bao lâu một động vật có vú có thể sống với kích thước cơ thể của nó. Rất điển hình, động vật có vú nhỏ sống nhanh, chết sớm. Hãy nghĩ về một con chuột. Nhưng loài dơi thì khác. Như bạn có thể thấy trên biểu đồ này, màu xanh, đây là những tất cả các động vật có vú khác, nhưng dơi có thể sống lâu hơn mong đợi gấp 9 lần bởi vì có một tỷ lệ trao đổi chất thực sự cao, và câu hỏi là, làm sao chúng có thể làm điều đó? Có 19 loài động vật có vú sống lâu hơn dự kiến, đưa ra các kích thước cơ thể của chúng, người đàn ông, và 18 trong số còn lại là dơi. Vì thế, chúng phải có một cái gì đó trong DNA của chúng để giúp chúng đối phó với sự trao đổi chất mạnh mẽ, đặc biệt là bay. Chúng dùng năng lượng nhiều hơn gấp 3 lần so với một động vật có vú cùng kích thước, nhưng dường như không phải chịu những hậu quả hoặc tác động nào. Vì thế, ngay bây giờ, trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi đang kết hợp những kỹ xảo của dơi trong lĩnh vực sinh học, đi ra ngoài và bắt những con dơi sống thọ, với cập nhật mới nhất, công nghệ hiện đại phân tử để hiểu rõ hơn những gì chúng làm để ngăn chặn lão hóa như chúng ta làm. Và hy vọng rằng trong năm năm tiếp theo, tôi sẽ đưa cho bạn một TEDTalk về điều đó. Lão hóa là một vấn đề lớn cho nhân loại, và tôi tin rằng bằng cách nghiên cứu loài dơi, chúng ta có thể khám phá các cơ chế phân tử cho phép động vật có vú để đạt được sự thay đổi về tuổi thọ. Nếu chúng ta tìm ra những gì chúng đang làm, có lẽ thông qua liệu pháp gen, chúng ta có thể làm điều tương tự. Có khả năng, điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể ngăn chặn sự lão hóa hoặc có lẽ thậm chí đảo ngược nó. Chỉ cần hình dung những gì như vậy. Vì vậy thực sự, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên xem chúng như những con quỷ biết bay của bóng đêm, chúng giống như những siêu anh hùng của chúng ta. Và thực tế là rằng dơi có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích Nếu chúng ta chỉ nhìn ở đúng nơi. Chúng tốt cho hệ sinh thái của chúng ta, chúng cho phép chúng ta hiểu các chức năng bộ gen của chúng ta như thế nào, và khả năng chúng giữ bí mật về tuổi trẻ vĩnh cửu. Vì vậy tối nay, khi bạn ra khỏi đây và nhìn lên bầu trời đêm, và bạn thấy loài động vật có vú đang bay xinh đẹp này, Tôi muốn bạn mỉm cười. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi nghĩ Malin xinh đẹp [Akerman] đã sắp đặt [slide thuyết trình] một cách rất hoàn hảo. Mỗi đàn ông đều xứng đáng có được cơ hội nuôi dưỡng một chút gì đó xa xỉ. Và quan trọng hơn cả, thưa các quý ông, quý bà, các anh Mo và các chị Mo -- (Tiếng cười) -- trong 17 phút tới đây, tôi sẽ chia sẻ với các bạn chuyến hành trình Movember của tôi, và làm thế nào, thông qua hành trình đó chúng tôi đã định nghĩa lại tổ chức từ thiện, chúng tôi sẽ định nghĩa lại cách mà các nhà nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm việc với nhau trên phạm vi toàn thế giới, và tôi hi vọng rằng, thông qua tiến trình này , tôi sẽ tiếp thêm cảm hứng cho các bạn tạo dựng nên một cái gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời mình, cái gì đó có ý nghĩa sẽ tiếp tục tiến xa hơn và làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Câu hỏi mà tôi bị hỏi nhiều nhất, và tôi sẽ trả lời nó ngay đây để khỏi phải làm điều đó nữa vào buổi tiệc rượu tối nay, đó là làm thế nào điều này xảy ra? Movember đã bắt đầu như thế nào? Chà, bình thường thì, một tổ chức từ thiện bắt đầu với một nguyên do, và một ai đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguyên do trên. Và rồi họ tiếp tục tạo ra sự kiện, và hơn thế , một tổ chức để hỗ trợ nó. Trong khá nhiều trường hợp, đó là cách mà một tổ chức từ thiện bắt đầu. Nhưng không phải với Movember. Movember được bắt đầu theo một cách rất truyền thống của Úc. Đó là một buổi trưa chủ nhật tôi cùng với ông anh và tên bạn lai rai vài ly bia, và tôi thong thả ngồi nhìn trái đất quay, thêm một vài ly nữa thì, cuộc trò chuyện chuyển sang đề tài thời trang thập niên 70 --- (Tiếng cười) --- và làm thế nào mà mọi thứ [đã lỗi thời] lại có thể trở lại đầy phong cách như vậy. Và sau một vài ly nữa, tôi nói, " Nhất định phải có thứ gì đó đã không quay trở lại." (Tiếng cười) Rồi lại thêm một ly, thành ra, chuyện gì đã xảy đến với ria mép? Tại sao nó không quay trở lại? (Tiếng cười) Thế rồi nhiều bia hơn nữa, và buổi hôm đó kết thúc với một thách thức đó là mang ria mép quay trở lại (Tiếng cười) Ở Úc, "mo" là tiếng lóng để gọi ria mép, thế nên chúng tôi đã đặt lại tên cho tháng mười một là "Movember" và đặt ra một vài quy định khá cơ bản, mà vẫn còn áp dụng cho đến hôm nay. Đó là: cạo râu nhẵn nhụi vào đầu tháng, tậu một bộ ria mép , không phải quai nón, không phải râu dê, ria mép -- cho 30 ngày của tháng mười một, và rồi chúng tôi nhất trí rằng chúng tôi sẽ đi chơi cùng nhau vào cuối tháng, sẽ có 1 buổi party với chủ đề ria mép, và trao giải cho bộ ria đẹp nhất, và tất nhiên, cả bộ ria xấu nhất. (Tiếng cười) Bây giờ thì tin tôi đi, khi mà bạn nuôi ria mép quay trở lại năm 2003, khi đó chúng tôi chỉ mới có 30 người và hồi đó thì đây được xem là chiến dịch ria mép nực cười của những gã híp-pi -- (Tiếng cười) -- chuyện này đã tạo ra rất nhiều sóng gió. (Tiếng cười) đến nỗi sếp tôi đã không để tôi đi gặp khách hàng. Bạn gái của tôi lúc bấy giờ, người mà bây giờ không còn là bạn gái của tôi nữa -- (Tiếng cười) -- ghét nó. Các bậc phụ huynh túm con tránh xa chúng tôi. (Tiếng cười) Nhưng chúng tôi đã đi ra ngoài cùng nhau vào cuối tháng và chúng tôi ăn mừng chuyến hành trình, đó là một chuyến hành trình đích thực. Chúng tôi đã có được rất nhiều niềm vui, và vào năm 2004, tôi nói với các chàng trai của mình, " Thiệt là vui quá trời. Tụi mình phải hợp thức hóa nó để chúng ta có thể vác [ria mép] ra đường năm này qua năm khác." (Tiếng cười) Thế là chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về điều đó, và chúng tôi được truyền cảm hứng bởi những người phụ nữ xung quanh chúng tôi cũng như từ tất cả những gì họ đã làm cho ung thư vú. Và rồi chúng tôi chợt nghĩ, bạn biết đó, chẳng có cái gì hết dành cho sức khỏe đàn ông. Tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta không kết hợp việc nuôi ria mép với việc làm điều gì đó cho sức khỏe đàn ông? Tôi bắt đầu nghiên cứu về đề tài đó, và phát hiện ra ung thư tuyến tiền liệt là "phiên bản" đàn ông của ung thư vú xét về số lượng đàn ông chết vì bệnh này cũng như số lượng được chuẩn đoán mắc phải. Nhưng mà đã chẳng có gì hỗ trợ cho nó, thế nên chúng tôi quyết định kết đôi việc nuôi ria mép với ung thư tuyến tiền liệt, và sau đó tạo ra câu khẩu hiệu của riêng mình, đó là, " Thay đổi bộ mặt của sức khỏe giới mày râu." và [câu khẩu hiệu] đã miêu tả một cách rất hùng hồn về thách thức, thay đổi diện mạo của bạn trong 30 ngày, cũng như về mục tiêu mà chúng tôi cố gắng đạt đến: kêu gọi các đấng mày râu quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, giúp họ hiểu rõ hơn về những mối nguy ngại cho sức khỏe mà họ đang phải đối mặt Thế là với mô hình trên, tôi mặt dày gọi cho CEO của tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt. nói với anh ta rằng, " Tôi có một ý tưởng tuyệt vời nhất sẽ làm thay đổi tổ chức của các anh." (Tiếng cười) Và vì tôi không muốn trao đổi với anh ta qua điện thoại , tôi đã thuyết phục anh ấy cà phê với mình ở Melbourne vào năm 2004. Chúng tôi đã ngồi xuống trò chuyện, và tôi chia sẻ với anh ấy về tầm nhìn của mình về việc kêu gọi giới mày râu toàn nước Úc để ria mép, nâng cao nhận thức về vấn đề này [ung thư tuyến tiền liệt], cũng như tìm kiếm hỗ trợ tài chính cho tổ chức của anh ta. Và tôi thì cũng cần một mối quan hệ cộng tác để làm điều đó một cách đúng luật. Và rồi tôi nói, " Chúng ta sẽ đi cùng nhau cho tới cuối cùng, Chúng ta sẽ có buổi party với chủ đề ria mép, chúng ta sẽ thuê DJ chúng ta sẽ ăn mừng cuộc sống, và chúng ta sẽ làm thay đổi diện mạo của sức khỏe giới mày râu." Anh ta chỉ nhìn tôi, cười lớn, và bảo, anh ta bảo rằng, " Adam này, đó thật sự là một ý tưởng mới mẻ, nhưng chúng tôi là một tổ chức vô cùng thận trọng và dè dặt. Chúng tôi chẳng có thể làm được gì cho anh." (Tiếng cười) Thế là tôi trả tiền cà phê cho buổi hôm đó -- (Tiếng cười) -- và lời nhận xét của anh ta trước khi rời đi, khi chúng tôi bắt tay chào tạm biệt, là " Nghe này, nếu như anh có thể quyên được tiền từ vụ này, chúng tôi sẽ rất vui lòng nhận nó." (Tiếng cười) Vậy là bài học cho tôi vào cái năm đó là sự kiên trì. Và chúng tôi đã rất kiên trì, và kêu gọi được 450 người nuôi ria mép, cùng nhau chúng tôi vận động được 54,000 đôla, và chúng tôi đã quyên hết từng đồng cho tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt của Úc vào thời điểm bấy giờ đó là món tiền quyên tặng lớn nhất mà họ từng nhận được. Thế là từ buổi hôm đó, cuộc sống của tôi quẩn quanh bộ ria mép. Mỗi ngày -- buổi sáng nay, tôi thức dậy và ra khỏi nhà, cuộc sống của tôi là về ria mép. (Tiếng cười) Thực chất, tôi là một gã trồng ria mép. (Tiếng cười) Và mùa thu hoạch của tôi là vào tháng mười một. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cho đến năm 2005, chiến dịch đã có được thêm nhiều sức đà, gặt hái nhiều thành công hơn ở Úc và sau đó là New Zealand, và rồi năm 2006, chúng tôi đi tới điểm ngoặt lớn. Điều đó làm mất rất nhiều thời gian của mọi người, sau hàng giờ suy nghĩ vào các buổi cuối tuần, chúng tôi cần phải, hoặc là dẹp tiệm chiến dịch hoặc là tìm ra cách gây quỹ cho Movember để tôi có thể bỏ việc và dành nhiều thời gian hơn trong việc tổ chức và phát triển nó lên một tầm cao mới. Thật là một điều thú vị khi bạn cố và cuối cùng tìm ra cách để gây quỹ cho một tổ chức gây quỹ được xây dựng dựa trên việc nuôi ria mép. (Tiếng cười) Để tôi kể cho các bạn nghe, không có mấy ai quan tâm đến việc đầu tư vào đó cả, kể cả tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt, những người chúng tôi đã trao tặng khoảng 1,2 triệu đô la vào giai đoạn đó. Thế là lại một lần nữa, chúng tôi kiên trì, và Foster's Brewing đã nhập hội trao cho chúng tôi chương trình tài trợ đầu tiên, thế là quá đủ để tôi bỏ việc, tôi trở thành cố vấn bên lề. Và cho đếnt Movember 2006, chúng tôi đã xài sạch tất cả tiền từ Foster's, chúng tôi đã xài sạch tất cả tiền mà bản thân tôi có, và thực tế chúng tôi không còn lại một đồng nào, và chúng tôi đã phải thuyết phục tất cả nhà cung cấp các công ty sáng tạo, các công ty phát triển web các công ty lưu trữ dữ liệu, -- trì hoãn hóa đơn yêu cầu thanh toán cho đến tháng mười hai. Trong giai đoạn này, chúng tôi nợ ngập đầu với món nợ lên đến khoảng 600.000 đô la. Thế nên, nếu Movember 2006 không thực hiện được, bộ tứ sáng lập chúng tôi, chà, sẽ nhẵn túi, chúng tôi sẽ trở thành những kẻ vô gia cư, ngồi la lất ngoài đường với bộ ria mép. (Cười lớn) Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, bạn biết đấy, nếu đó là điều tồi tệ nhất có thể xảy đến, thì đã sao nào? Chúng tôi vẫn sẽ có được rất nhiều niềm vui khi làm việc này, và điều đó dạy chúng tôi về tầm quan trọng của việc chấp nhận mạo hiểm và những mạo hiểm thực sự thông minh. Sau đó vào đầu năm 2007, một điều thực sự thú vị xảy ra. Chúng tôi có được những người anh em Mo, từ Mỹ, và từ Anh, gửi email đến, gọi điện cho chúng tôi và nói rằng, Nè, không có gì cho ung thư tuyến tiền liệt đâu. Mang chiến dịch này đến nước chúng tôi đi. Thế là chúng tôi nghĩ, tại sao không? Chơi luôn. Thế là tôi mặt dày gọi cho CEO của Ung thư tuyến tiền liệt tại Canada và bảo với anh ta rằng, "Tôi có một ý tưởng tuyệt vời nhất này." (Tiếng cười) "Nó sẽ làm thay đổi tổ chức của anh. Tôi không muốn cho anh biết về điều đó bây giờ, nhưng anh sẽ chịu gặp tôi chứ nếu tôi bay đến Toronto?" Vì vậy, tôi đã bay đến đây, xuống Front Street East để gặp anh ta, và chúng tôi ngồi vào phòng họp, và tôi nói, " Đúng vậy, đây là tầm nhìn của tôi về việc kêu gọi đàn ông nuôi ria mép trên khắp Canada để nâng cao nhận thức và tìm kinh phí cho tổ chức của anh." Và anh ta nhìn tôi, cười và nói: "Adam, nghe như đây là một ý tưởng thực sự mới mẻ, nhưng chúng tôi một tổ chức vô cùng thận trọng và dè dặt." (Tiếng cười) Tôi đã được nghe điều này trước kia. Tôi biết nó sẽ dẫn đến đâu. Nhưng rồi anh ta nói, "Chúng tôi sẽ hợp tác với anh, nhưng chúng tôi sẽ không đầu tư vào nó. Các anh cần phải tìm cách để mang chiến dịch này đến đây và đưa nó vào hoạt động." Vì vậy, những gì chúng tôi đã làm là, chúng tôi đã sử dụng số tiền mà đã quyên được tại Úc để mang chiến dịch đến đất nước này, Hoa Kỳ, và Vương Quốc Anh, và chúng tôi quyết định làm nó bởi vì chúng tôi biết, nếu điều này thành công, chúng tôi có thể làm tăng số tiền quyên tặng trên phạm vi toàn cầu nhiều hơn không kể xiết so với việc chỉ thực hiện gói gọn tại Úc. Và số tiền đó sẽ tiếp thêm "năng lượng" cho việc nghiên cứu và các nghiên cứu đó sẽ mang lại cho chúng ta giải pháp trị liệu. Và chúng tôi không tìm kiếm một phương pháp chữa bệnh thuộc về nước Úc hoặc một phương pháp chữa bệnh thuộc về Canada, chúng tôi tìm kiếm phương pháp chữa bệnh. Vì vậy, trong năm 2007, chúng tôi đưa chiến dịch này đến đây, điều đó đã đặt nền tảng cho sự phát triển của nó. Chiến dịch đã không thành công như chúng tôi nghĩ. Chúng tôi đại loại là đã rất hân hoan với sự thành công của mình tại Úc và New Zealand trong giai đoạn đó. Vì vậy, năm đó thực sự đã dạy chúng tôi bài học về tầm quan trọng của việc kiên nhẫn và việc tìm hiểu kĩ lưỡng về thị trường địa phương trước khi quá tự tin để đặt ra mục tiêu cao cả. Nhưng những gì tôi thực sự vui mừng để nói ra là, trong năm 2010, Movember đã trở thành một phong trào toàn cầu thật sự. [ Chiến dịch tại] Canada vừa giành chiến thắng ngoạn mục khi trở thành chiến dịch gây quỹ một số trên thế giới. Năm ngoái chúng tôi đã có 450.000 anh Mo ở khắp nơi trên thế giới và cùng nhau, chúng tôi vận động được 77 triệu đô la. (Vỗ tay) Và điều đó làm cho Movember giờ đây trở thành " nhà tài trợ" lớn nhất cho nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt và hỗ trợ các chương trình này trên toàn thế giới. Và đó là một thành tựu tuyệt vời khi bạn liên hệ nó với việc nuôi ria mép của chúng tôi . (Tiếng cười) Và với chúng tôi, chúng tôi đã định nghĩa lại tổ chức từ thiện. Ruy băng của chúng tôi là một dải ruy băng râu. (Tiếng cười) Đại sứ của chúng tôi là các anh Mo và các chị Mo, và tôi nghĩ rằng điều đó là nền móng cho thành công của chúng tôi. Chúng tôi kết nối thương hiệu và chiến dịch của mình với những người này. Chúng tôi để họ nắm lấy nó và diễn giải nó theo cách riêng của họ. Vì vậy bây giờ tôi sống ở Los Angeles, bởi vì tổ chức ung thư tuyến tiền liệt ung thư của Mỹ nằm ở bang này, và tôi luôn nhận được câu hỏi từ giới truyền thông tại đây, bởi vì nó khá là mang tính câu khách. "Đại sứ nổi tiếng của bạn là ai?" Và tôi nói với họ, "Năm vừa qua, chúng tôi đủ may mắn để có được 450.000 đại sứ nổi tiếng." Và họ lại tiếp, "Hả, vậy ý ông là gì?" Và như thể là, mỗi một người, mỗi anh Mo , chị Mo tham gia Movember đều là Đại sứ nổi tiếng của chúng tôi, và điều đó là rất, rất quan trọng và là điều cơ bản để tạo nên thành công của chúng tôi. Bây giờ những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn là một trong những thời khắc xúc động nhất tại Movember của tôi, và nó đã xảy ra ở đây ở Toronto năm vừa qua, vào giai đoạn cuối của chiến dịch. Tôi đi chơi với đội của mình. Đó là buổi bế mạc của Movember. Chúng tôi đã có một chiến dịch lớn, và thành thực mà nói, chúng tôi đã có một chầu bia xứng đáng cho mình đêm đó, nhưng tôi nói, "Các bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng chúng ta vốn đã còn sẵn một quầy bar ở lại trong chúng ta." (Tiếng cười) Vì vậy chúng tôi nhồi nhét vào một chiếc taxi, và đây là tài xế taxi của chúng tôi, tôi ngồi ở ghế sau, và ông ta quay lại và nói, "Các bạn đi đâu?" Và tôi đã nói, "Gượm đã, đó là một bộ ria mép tuyệt vời." (Tiếng cười) Và ông trả lời, "Tôi để nó vì Movember." Và tôi nói, " Tôi cũng vậy." Và tiếp, "Kể tôi nghe câu chuyện Movember của ông đi." Và thế là, "Nghe này, tôi biết đó là về sức khỏe nam giới, Tôi biết đó là về ung thư tuyến tiền liệt, nhưng cái này là cho ung thư vú." Và tôi nói, "Okay, điều đó thật thú vị." Ông tiếp lời, "Năm ngoái, mẹ tôi qua đời vì bệnh ung thư vú ở Sri Lanka, bởi vì chúng tôi không đủ khả năng chi trả cho điều trị thích hợp cho bà. " và ông nói, "Ria mép này là sự tưởng nhớ của tôi đến mẹ mình." Chúng tôi tất cả đều nghẹn ngào ở băng ghế sau, và tôi đã không nói cho ông ta biết mình là ai, bởi tôi không cho rằng nó thích hợp, Tôi chỉ bắt tay ông và nói, "Cảm ơn ông rất nhiều. Mẹ ông sẽ rất tự hào." Và kể từ giây phút đó, tôi nhận ra rằng Movember mang ý nghĩa nhiều hơn là một bộ ria mép, một câu chuyện đùa. Đó là về mỗi một người đến với nền tảng này, theo đuổi nó theo cách riêng của họ, và làm [nó] trở nên có ý nghĩa trong cuộc sống riêng của mình. Với chúng tôi giờ đây tại Movember, chúng tôi thực sự tập trung vào ba khu vực chương trình, và vào việc gây nên một tác động thực sự: nâng cao nhận thức và giáo dục, chương trình hỗ trợ bệnh nhân, và nghiên cứu. Bây giờ, chúng tôi luôn tập trung, theo lẽ tự nhiên, vào việc mình vận động được bao nhiêu, bởi vì đó là một kết quả rất hữu hình, nhưng đối với tôi, nâng cao nhận thức và giáo dục là quan trọng hơn số tiền quyên được, bởi vì tôi biết đó là thay đổi và cứu sống nhiều con người ngày nay, và có lẽ minh hoạ tốt nhất cho điều đó là một chàng trai trẻ tôi đã gặp ở phía Nam vùng Tây Nam ở Austin, Texas, đầu năm nay. Cậu ta đi tới chỗ tôi và nói, "Cảm ơn ông đã khởi xướng Movember." Và tôi nói, "Cảm ơn bạn đã làm nên Movember." Và rồi tôi nhìn anh ta, và như thể, "Tôi khá chắc là bạn không thể nuôi nổi một bộ ria mép." (Tiếng cười) Và tôi đã nói, "Câu chuyện Movember của bạn là gì?" Cậu ta trả lời, "Tôi đã nuôi một bộ ria mép tồi tệ hơn bao giờ hết." (Tiếng cười) "Nhưng khi tôi về nhà cho bữa ăn tối vào dịp Lễ Tạ ơn, khá nhanh chóng cuộc trò chuyện bên bàn ăn chuyển sang Cái quái gì đã xảy ra thế này." (Tiếng cười) "Và chúng tôi đã nói chuyện - tôi đã nói với họ về Movember, và rồi sau đó, cha tôi tiến đến, và ở tuổi 26, lần đầu tiên , tôi đã có một cuộc trò chuyện riêng với cha mình về sức khỏe của đàn ông. Tôi đã có một cuộc trò chuyện với cha về bệnh ung thư tuyến tiền liệt, và tôi biết được rằng ông nội mình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và tôi đã có thể chia sẻ với cha rằng ông có gấp đôi khả năng bị bệnh, và ông đã không biết điều đó, cũng như đã không đi khám kiểm tra bệnh." Vì vậy bây giờ, anh chàng đó sẽ làm kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt. Thế cho nên, những cuộc hội thoại như vậy, khiến cho các quý ông quan tâm hơn đến việc làm này, ở bất kỳ lứa tuổi này, điều đó rất quan trọng, và theo quan điểm của tôi, nó quan trọng hơn rất nhiều lần so với số tiền quyên được. Bây giờ, trở lại với số tiền chúng tôi vận động được, và nghiên cứu, và làm thế nào chúng tôi định nghĩa lại việc nghiên cứu. Giờ đây, chúng tôi tài trợ các tổ chức về ung thư tuyến tiền liệt tại 13 quốc gia. Chúng tôi hỗ trợ, theo đúng nghĩa đen, hàng trăm, nếu không muốn nói hàng ngàn tổ chức và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, và gần đây nhất, khi ngồi nhìn lại , chúng tôi nhận thấy một sự thiếu hợp tác thực sự xảy ra ngay cả giữa các tổ chức với nhau, bị cô lập trên phạm vi toàn quốc, bị cô lập trên phạm vi toàn cầu, và điều này xảy đến không chỉ riêng đối với ung thư tuyến tiền liệt. Đây là nghiên cứu về ung thư trên toàn thế giới. Và vì vậy chúng tôi đã nói, đúng, chúng ta đã định nghĩa lại tổ chức từ thiện. Chúng ta cần tái định nghĩa cách những người này hoạt động. Chúng ta có thể làm điều đó như thế nào? Những gì chúng tôi đã làm, chúng tôi tạo ra một kế hoạch hành động toàn cầu, và chúng tôi lấy 10 phần trăm số tiền vận động được tại mỗi quốc gia hiện nay và cho nó vào một quỹ toàn cầu, và chúng tôi đã có được những bộ óc khoa học về ung thư tuyến tiền liệt tài giỏi nhất trên thế giới chăm sóc quỹ này, và họ gặp nhau mỗi năm và xác định ra ưu tiên số một, và năm ngoái, đó là về cải thiện xét nghiệm sàng lọc. Vì vậy, họ đã xác định rằng đó là một ưu tiên, và sau đó họ đã tuyển dụng và có được giờ đây 300 nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đang tìm hiểu, học tập về chủ đề này, và cơ bản là cùng một chủ đề. Vì vậy hiện nay chúng tôi đang tài trợ cho họ một khoản tiền chừng năm hay sáu triệu đô la để cộng tác và phối hợp với nhau, và đó là điều duy nhất trong thế giới của bệnh ung thư, và chúng tôi biết, thông qua sự hợp tác đó, những kết quả đạt được sẽ được đẩy nhanh tiến độ . Và đó là cách chúng tôi định nghĩa lại thế giới nghiên cứu. Cho nên, những gì tôi biết về hành trình Movember của mình là, với một ý tưởng thực sự sáng tạo, với niềm đam mê, với sự kiên trì, và rất nhiều kiên nhẫn, bốn tên bạn, bốn bộ ria mép, có thể truyền cảm hứng cho một khán phòng đầy người, và rằng khán phòng đầy người đó lại tiếp tục truyền cảm hứng cho cả một thành phố, và thành phố đó là Melbourne, quê nhà tôi. Và từ thành phố đó lại có thể tiến tới truyền cảm hứng cho cả một tiểu bang, và tiểu bang đó lại tiếp tục truyền cảm hứng cho một quốc gia, và hơn thế nữa, bạn có thể tạo ra một phong trào toàn cầu làm thay đổi bộ mặt của sức khỏe nam giới. Tên tôi là Adam Garone, và đó là câu chuyện của tôi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Người ta muốn rất nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng tôi nghĩ rằng, hơn tất cả, họ muốn hạnh phúc. Aristotle gọi hạnh phúc là "thủ lĩnh tốt," một đích đến mà tất cả những thứ khác đều hướng tới. Theo quan điểm này, lý do chúng ta muốn có một ngôi nhà lớn hoặc một chiếc xe đẹp hoặc một công việc tốt không phải là vì những thứ này là có giá trị thực sự. Mà đó là bởi vì chúng ta mong đợi chúng mang lại cho mình hạnh phúc. Trong 50 năm qua, chúng ta, những công dân Mỹ, đã có rất nhiều thứ chúng ta mong muốn. Chúng ta giàu hơn. Chúng ta sống lâu hơn. Chúng ta tiếp cận được với thứ công nghệ mà, một vài năm trước đây, có thể được xem như một loại khoa học viễn tưởng. Nghịch lý của hạnh phúc là mặc dù các điều kiện khách quan của cuộc sống đã được cải thiện đáng kể, chúng ta vẫn không thực sự cảm thấy hạnh phúc hơn. Có lẽ vì những khái niệm thông thường của sự tiến bộ không mang đến những lợi ích lớn, nếu xét về mặt hạnh phúc. Những năm gần đây, người ta ngày càng quan tâm hơn về khái niệm hạnh phúc. Người ta đã và đang tranh luận về những lý do mang đến hạnh phúc trong một thời gian rất dài, trên thực tế, là suốt hàng ngàn năm qua, nhưng có vẻ như rất nhiều những cuộc tranh luận như thế, chưa đưa ra được đáp án hợp lý. Khi nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống cũng như thế, tôi nghĩ rằng phương pháp khoa học có tiềm năng để trả lời câu hỏi này. Trên thực tế, trong những năm gần đây, đã có một sự bùng nổ các cuộc nghiên cứu về hạnh phúc. Ví dụ như, chúng ta đã biết được rất nhiều về các điều kiện nhân khẩu học, làm thế nào những yếu tố như thu nhập giáo dục, giới tính và hôn nhân liên quan đến hạnh phúc. Nhưng một trong những bí mật của hạnh phúc đã được tiết lộ là các yếu tố vừa kể có vẻ như không gây ra một hiệu ứng mạnh mẽ cụ thể nào. Thì đúng là, kiếm được nhiều tiền tất nhiên là tốt hơn ít, hay việc tốt nghiệp đại học thì tốt hơn là bỏ học giữa chừng, nhưng những điều này lại chỉ gây ra một sự khác biệt nhỏ trong hạnh phúc. Nó khiến chúng ta đặt câu hỏi rằng, vậy thì cái gì mang đến hạnh phúc? Tôi nghĩ rằng đó là một câu hỏi mà chúng ta chưa thực sự có câu trả lời. Nhưng tôi nghĩ rằng, có một thứ có tiềm năng là câu trả lời, đó là: hạnh phúc có thể có một mối liên hệ "khủng khiếp" với nội dung của những trải nghiệm mang tính thời điểm của chúng ta. Rõ ràng, có vẻ như những gì đang diễn ra trong đời sống chúng ta, như là... chúng ta đang làm những gì, chúng ta giao thiệp với những ai, chúng ta đang suy nghĩ về cái gì... có một sức ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của chúng ta, và hẳn nhiên đây là những khía cạnh vô cùng khó khăn, trên thực tế, các nhà khoa học khó lòng mà nghiên cứu chúng. Một vài năm trước đây, tôi tìm được một cách để nghiên cứu hạnh phúc của con người từ lúc này sang lúc khác, trong cuộc sống tiếp diễn đời thường, với quy mô lớn trên toàn thế giới, điều mà trước đây, chúng ta chưa bao giờ làm được. Nó được gọi là trackyourhappiness.org, sử dụng iPhone để theo dõi hạnh phúc con người trong thời gian thực. Vậy nó hoạt động như thế nào? Nói một cách đơn giản, tôi gửi tín hiệu cho mọi người vào những thời điểm ngẫu nhiên trong ngày, tôi hỏi họ một loạt các câu hỏi về trải nghiệm mang tính thời điểm, tại khoảnh khắc ngay trước khi họ nhận được tín hiệu. Ý tưởng ở đây là, nếu chúng ta có thể quan sát hạnh phúc con người tăng và giảm như thế nào trong suốt một ngày, một vài trường hợp có thể là từng phút một, và cố gắng hiểu, những gì mọi người đang làm, những người họ đang tiếp xúc, những gì họ đang suy nghĩ, và tất cả các yếu tố khác làm nên một ngày của họ... Những thứ này liên quan như thế nào đến những thay đổi trong cảm nhận hạnh phúc, từ đó, chúng ta có thể khám phá một số yếu tố thực sự có tác động lớn đến hạnh phúc. Chúng tôi đã rất may mắn khi dự án này thu thập được khá nhiều dữ liệu, nhiều hơn nhiều so với số dữ liệu cùng loại đã từng được thu thập trước đây, hơn 650.000 báo cáo thời gian thực từ hơn 15.000 người. Và không chỉ là từ rất nhiều người, mà đó còn là một tập hợp thực sự đa dạng, những người trong độ tuổi từ 18 đến ngoài 80, có thu nhập và trình độ giáo dục khác nhau, những người đã kết hôn, ly dị hay góa bụa, vv. Tựu chung, họ đại diện tất thảy 86 thể loại nghề nghiệp và đến từ hơn 80 quốc gia. Phần thời gian còn lại của tôi với các bạn hôm nay, tôi muốn chia sẻ một chút về một trong những lĩnh vực mà chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu: sự lang thang của tâm trí, sự nghĩ ngợi lan man. Loài người chúng ta có được khả năng độc đáo này, chúng ta có thể cho tâm trí mình thoát khỏi hiện tại. Anh chàng này, ngồi ở đây, làm việc với máy tính của anh, nhưng có thể anh ấy đang suy nghĩ đến kỳ nghỉ của anh hồi tháng trước, hay tự hỏi mình sẽ ăn gì tối nay. Có thể anh đang lo lắng chẳng mấy chốc đầu anh sẽ bị hói đi. (Tiếng cười) Khả năng tập trung sự chú ý của chúng ta vào một cái gì đó khác hơn hiện tại, quả là tuyệt vời. Nó cho phép chúng ta tìm hiểu, lên kế hoạch và lý luận theo những cách mà các loài động vật khác không thể. Tuy nhiên nó không chỉ rõ mối quan hệ giữa việc chúng ta sử dụng khả năng này với chuyện chúng ta hạnh phúc. Có thể, bạn đã từng nghe mọi người khuyên bạn nên tập trung vào hiện tại. "Ở đây, bây giờ" bạn có thể đã nghe điều đó hàng trăm lần. Có thể, để thực sự được hạnh phúc, chúng ta cần phải hoàn toàn đắm mình và tập trung vào trải nghiệm của mình ngay thời điểm hiện tại. Có lẽ người ta nói đúng, rằng sự lang thang tâm trí có thể là một chuyện xấu. Nhưng mặt khác, khi tâm trí của chúng ta đi thơ thẩn, chúng không bị giới hạn. Chúng ta không thể thay đổi thực tế vật chất ngay trước mặt mình, nhưng chúng ta có thể đi tới bất cứ nơi đâu trong tâm trí của mình. Bởi vì chúng ta biết rằng con người luôn muốn được hạnh phúc, có thể khi tâm trí đi lang thang, chúng ta sẽ đi tới những nơi hạnh phúc hơn nơi mình thực sự đang tồn tại. Điều này có thể lý giải được. Nói cách khác, có lẽ là những niềm vui của tâm trí cho phép chúng ta gia tăng cảm giác hạnh phúc khi tâm trí nghĩ lan man. Cũng bởi vì tôi là một nhà khoa học, tôi muốn cố gắng tìm đáp án cho cuộc tranh luận này bằng một số dữ liệu, và đặc biệt là, tôi muốn trình bày một số dữ liệu với bạn, từ ba câu hỏi tôi dùng trong dự án Track Your Happiness (Theo Dõi Hạnh Phúc của Bạn). Hãy nhớ rằng, đây là từ những "trải nghiệm mang tính thời điểm" trong cuộc sống thực của loài người. Có ba câu hỏi. Đầu tiên là một câu hỏi về hạnh phúc: Bạn cảm thấy thế nào? Lựa chọn trên thang điểm từ rất xấu đến rất tốt. Thứ hai, một câu hỏi về hoạt động: Bạn đang làm gì? Lựa chọn trong danh sách 22 hoạt động khác nhau bao gồm những thứ như ăn uống, làm việc và xem TV. Và cuối cùng, câu hỏi về sự lang thang của tâm trí: Bạn có đang suy nghĩ về một cái gì đó khác hơn cái mà bạn đang làm? Người ta có thể trả lời "không" - nói cách khác, "tôi đang chỉ tập trung vào công việc của mình" - hoặc "có" - tôi đang nghĩ về một cái gì đó khác - và chủ đề của những suy nghĩ này có thể làm hài lòng, trung lập hoặc gây khó chịu. Bất kỳ câu trả lời "có" nào trong số này, đều là thứ mà chúng tôi gọi là "sự lang thang tâm trí". Vậy chúng tôi đã tìm thấy những gì? Biểu đồ này thể hiện hạnh phúc trên trục dọc, và các bạn thấy cột đó thể hiện người ta hạnh phúc như thế nào khi họ tập trung vào hiện tại và không để tâm trí lơ đễnh. Hóa ra là, so với lúc tập trung vào hiện tại, cơ bản là, người ta ít hạnh phúc hơn, khi để tâm trí đi lang thang. Bây giờ, bạn có thể nhìn vào kết quả này và nói, thì đúng thôi, thông thường người ta ít hạnh phúc hơn khi để tâm trí đi thơ thẩn, nhưng chắc chắn rằng khi tâm trí họ thoát ly khỏi một điều gì đó không mấy thú vị, thì ít ra, sự thơ thẩn của tâm trí đã làm được cái gì đó tốt cho chúng ta. Không như thế phải đâu. Sự thật là, người ta ít hạnh phúc hơn khi để đầu óc đi lang thang, dù là họ đang làm gì trong thực tại đi nữa. Ví dụ nhé, người ta không thực sự thích phải làm việc quá nhiều. Nó là một trong các hoạt động kém thú vị nhất, tuy nhiên người ta thực chất hạnh phúc hơn một cách đáng kể khi chỉ tập trung vào việc đang làm, hơn là để khi tâm trí lãng đãng đến một nơi nào khác. Ngạc nhiên ha! Làm thế nào điều này có thể xảy ra? Tôi nghĩ rằng một phần, à không, một phần lớn của lý do là khi tâm trí của chúng ta đi lang thang, chúng ta thường nghĩ về những điều không vui, và chúng rõ ràng ít hạnh phúc hơn rất nhiều so với thực tại, những lo lắng, những bất an, những hối tiếc và ngay cả khi mọi người suy nghĩ về cái gì đó trung tính, họ vẫn ít hạnh phúc đáng kể so với khi không để tâm trí lãng đãng chút nào. Ngay cả khi con người suy nghĩ vẩn vơ về một cái gì đó, mà có thể gọi là vui thích, họ vẫn đang thực sự ít hạnh phúc đi một tí xíu so với khi tập trung. Nếu sự lơ đễnh của đầu óc là một cái máy đánh bạc, bạn có thể mất từ 50 đô la, 20 đô la hoặc 1 đô la. Chứ gì nữa? Bạn sẽ không bao giờ muốn chơi với nó. (Tiếng cười) Tôi đã giải thích đó, và cho rằng, có lẽ, sự lang thang của tâm trí thưc là nguyên nhân của sự không hạnh phúc. Tôi đã thực sự cho các bạn thấy hai điều này tương quan lẫn nhau. Có thể đúng, nhưng nó cũng có thể chỉ là trường hợp khi người ta không vui, họ để tâm trí của mình đi thơ thẩn. Có thể đó là những gì đang thực sự xảy ra. Làm thế nào chúng ta có thể tách biệt riêng hai trường hợp này? Có một thực tế mà chúng ta có thể tận dụng là, tôi nghĩ, một loại hiện thực mà các bạn sẽ đều đồng ý, đó là thời gian thì tiến về phía trước chứ không bước lùi. Đúng vậy không nào? Nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả. Chúng tôi may mắn khi thu nhặt dữ liệu, nhận được nhiều phản hồi từ từng cá nhân. Vì vậy chúng tôi có thể nhìn và tìm hiểu, liệu rằng, sự lang thang tâm trí có xu hướng xảy ra trước sự không hạnh phúc, hay ngược lại, sự không hạnh phúc có xu hướng xảy ra trước khi đầu óc đi lang thang, để có được sự thấu hiểu về chiều hướng của mối quan hệ nhân quả này. Hóa ra, có một mối liên hệ mật thiết giữa chuyện lang thang tâm trí trong thực tại và cảm nhận kém hạnh phúc sau đó một lúc, phù hợp với lập luận rằng tâm trí lang thang khiến con người ta ít hạnh phúc hơn. Ngược lại, không có mối quan hệ nào giữa việc không hài lòng trong thực tại với sự lang thang tâm trí vào một thời gian ngắn sau đó. Nói cách khác, sự đi lang thang của tâm trí rất có thể là nguyên nhân thực sự, chứ không đơn thuần là một hệ quả, của sự không hạnh phúc. Một vài phút trước đây, tôi so sánh sự lang thang tâm trí với một máy đánh bạc mà bạn không bao giờ muốn chơi. Vậy, người ta thường để tâm trí lãng đãng ở một mức độ thường xuyên nào? Hóa ra, họ thơ thẩn nhiều lắm. Trên thực tế, rất nhiều. 47 phần trăm thời gian, người ta suy nghĩ về một cái gì đó khác với những gì họ đang làm. Điều đó phụ thuộc như thế nào với công việc mọi người đang làm? Tần suất của sự lơ đễnh tâm trí trên 22 hoạt động khác nhau, mức độ cao 65 phần trăm — (tiếng cười) — khi tắm rửa, đánh răng, và 50 phần trăm khi làm việc, đến 40 phần trăm khi tập thể dục, xuống đến cột thấp nhất bên phải mà tôi nghĩ rằng một số bạn chắc chắn sẽ phá lên cười. Chỉ 10 phần trăm người ta lơ đễnh tâm trí khi quan hệ tình dục. (Tiếng cười) Nhưng có một điều tôi nghĩ, khá là thú vị trong biểu đồ này, đó là, về cơ bản với một ngoại lệ, cho dù người ta đang làm bất cứ việc gì, họ vẫn để tâm trí mình thơ thẩn ít nhất 30 phần trăm thời gian, điều đó chỉ ra rằng sự lang thang tâm trí không chỉ là thường xuyên, mà còn rất phổ biến. Cơ bản là nó hiện diện trong tất cả mọi việc chúng ta làm. Trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi đã chia sẻ với các bạn một chút về sự lang thang tâm trí, một biến số mà tôi nghĩ khá quan trọng trong phương trình của hạnh phúc. Hy vọng của tôi là theo thời gian, bằng cách theo dõi hạnh phúc mang tính thời điểm và những trải nghiệm của con người trong đời sống hàng ngày, chúng ta sẽ có thể phát hiện ra rất nhiều căn nguyên quan trọng của hạnh phúc, và sau đó, cuối cùng, một hiểu biết khoa học về hạnh phúc mà sẽ giúp chúng ta tạo ra một tương lai, không chỉ thịnh vượng hơn, khỏe mạnh hơn mà còn hạnh phúc hơn nữa. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Hai năm trước, sau bốn năm phục vụ trong lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và làm nghĩa vụ tại cả Iraq và Afghanistan, tôi có mặt tại Port-au-Prince, dẫn đầu một nhóm cựu chiến binh và chuyên gia y tế tại những khu vực bị tàn phá kinh khủng nhất trong thành phố đó ba ngày sau trận động đất. Chúng tôi đã đi tới những nơi mà không ai khác muốn tới, nơi mà không ai khác có thể tới, và sau ba tuần, chúng tôi nhận ra vài điều. Cựu chiến binh rất, rất giỏi trong việc ứng phó với thiên tai. Về đến nhà, người đồng sáng lập và tôi, chúng tôi nhìn lại chuyến đi, và chúng tôi bảo, có hai vấn đề. Vấn đề đầu tiên là phương pháp ứng phó thiên tai không phù hợp. Chậm. Lạc hậu. Không tận dụng công nghệ tốt nhất, và không tận dụng được những người giỏi nhất. Vấn đề thứ hai mà chúng tôi nhận ra là kế hoạch tái định cư các cựu chiến binh rất không hợp lý, chủ đề này nằm trên trang nhất của báo chí hiện giờ khi cựu chiến binh trở về nhà từ Irag và Afghanistan, và vật lộn để hòa nhập trở lại với cuộc sống đời thường. Thì chúng tôi ngồi đây và chúng tôi nhìn vào hai vấn đề này, cuối cùng, chúng tôi nhận ra: Chúng không phải là vấn đề. Chúng thực ra chính là giải pháp. Ý tôi là gì khi nói thế? Chúng ta có thể dùng phòng chống thiên tai như một cơ hội phục vụ cho những cựu chiến binh trở về. Khảo sát gần đây cho thấy 92 phần trăm cựu chiến binh mong muốn vẫn được tiếp tục phục vụ khi kết thúc nghĩa vụ Và chúng ta có thể dùng cựu chiến binh để cải thiện việc ứng phó thiên tai. Với tình hình hiện tại, chuyện này rất có lý, năm 2010, chúng tôi phòng chống trận sóng thần ở Chile, lũ lụt ở Pakista, chúng tôi gửi đội tập huấn tới biên giới Thai-Burma. Nhưng đúng vào đầu năm nay, một trong những thành viên đầu tiên đã làm chúng tôi thay đổi mục tiêu của tổ chức. Đây là Clay Hunt. Clay là một lính thủy giống tôi. Chúng tôi cùng phục vụ ở Iraq và Afghanistan. Clay đã ở cùng chúng tôi tại Port-au-Prince. Anh cũng đã ở cùng chúng tôi ở Chile. Vào tháng ba đầu năm nay, Clay đã tự tử. Đó là một bi kịch, nhưng nó thực sự làm chúng tôi tập trung lại vào cái mà chúng tôi đang làm. Bạn biết không, Clay không tự tử bởi những chuyện xảy ra ở Iraq và Afghanistan. Clay tự tử bởi cái mà anh đánh mất khi anh trở về nhà. Anh ấy mất mục đích. Anh ấy mất cộng đồng của anh. Và có lẽ bi kịch nhất là, anh ấy mất giá trị bản thân. Và thế, khi chúng tôi đánh giá và khi bi kịch này đã được làm sáng tỏ chúng tôi nhận ra rằng, cả hai vấn đề trên -- sự nhắc đi nhắc lại của tổ chức chúng tôi, chúng tôi là tổ chức phòng chống thiên tai sử dụng dịch vụ từ cựu chiến binh. Chúng tôi đạt được nhiều thành công, và chúng tôi thực sự cảm thấy rằng chúng tôi đang thay đổi mô hình phòng chống thiên tai. Nhưng sau chuyện của Clay, chúng tôi thay đổi mục tiêu, và thật bất ngờ, khi tiếp tục, chúng tôi nhận thấy đây là một tổ chức dành cho cựu chiến binh dựa trên chương trình ứng phó thiên tai. Bởi chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đem mục đích đó và cộng đồng đó và giá trị bản thân đó trở lại với các cựu chiến binh. Lốc xoáy ở Tuscaloosa và Joplin, rồi Bão Irene, cho chúng tôi cơ hội để nhìn nhận sự việc đó. Giờ tôi muốn bạn tưởng tượng trong một giây một chàng trai 18 tuổi người tốt nghiệp trường trung học ở thành phố Kansas, Missouri. Anh gia nhập Quân đội. Quân đội đưa anh một cây súng. Họ gửi anh tới Iraq. Hằng ngày, anh ra khỏi hàng rào với một nhiệm vụ. Nhiệm vụ đó là bảo vệ tự do của gia đình anh bỏ lại ở nhà. Là giữ những người xung quanh anh sống sót. Là dẹp loạn tại ngôi làng nơi anh làm việc. Anh ấy có một mục đính. Nhưng khi anh trở lại nhà tại thành phố Kansas, Missouri, có thế anh sẽ đi học đại học, có thế anh sẽ kiếm một việc làm, nhưng anh ấy không còn ý thức về mục đích trước đây. Bạn cho anh ấy một cái cưa. Bạn đưa anh ấy tới Joplin, Missouri sau một cơn lốc xoáy, anh lấy lại được điều đó. Quay trở lại, cùng một chàng trai 18 tuổi tốt nghiệp trường trung học thành phố Kansas, Missouri, gia nhập Quân đội, Quân đội đưa anh một cây súng, họ đưa anh tới Iraq. Hằng ngày, anh nhìn vào một dãy những cặp mắt giống nhau xung quanh anh. Anh rời khỏi hàng rào. Anh biết rằng họ sẽ yểm trợ anh. Anh ngủ trên cùng một bãi cát. Họ sống chung với nhau. Họ ăn chung. Họ đổ máu cùng nhau. Anh ấy trở về nhà ở thành phố Kansas, Missouri. Anh rời khỏi quân đội. Anh cởi bỏ bộ quân phục. Anh ấy không còn cộng đồng đó nữa. Nhưng nếu bạn thả 25 cựu chiến binh đó xuống Joplin, Missouri, họ lại cảm nhận về cộng đồng đó. Trường hơp nữa, bạn có một chàng trai 18 tuồi tốt nghiệp trung học tại thành phố Kansas. Anh gia nhập Quân đội. Quân đội đưa anh một cây súng. Họ gửi anh tới Iraq. Họ ghim lên ngực anh một huy chương. Anh trở về nhà với một cuộc diễu hành súng giấy. Anh cởi bỏ bộ quân phục. Anh không còn là Trung sĩ Jones nữa trong cộng đồng của anh. Anh giờ là Dave từ thành phố Kansas. Giá trị của anh không giống trước nữa Nhưng nếu bạn đưa anh ấy tới Joplin sau một cơn lốc xoáy, và ai đó lại bước đến chỗ anh và bắt tay anh và cảm ơn anh vì sự phục vụ, giờ họ lấy lại giá trị bản thân cũ.. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng, bởi ngay bây giờ ai đó cần phải lên tiếng, và thế hệ cựu chiến binh này sẽ có cơ hội được làm nếu họ được trao cơ hội. Rất cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ nói với các bạn về phác thảo điện tử. Tôi, giữa rất nhiều điều khác, là một kĩ sư điện tử, và điều đó có nghĩa là tôi dùng phần lớn thời gian thiết kế và xây dựng những phần mới trong kĩ thuật, và cụ thể hơn là thiết kế và xây dựng các thiết bị điện tử. Và điều tôi vừa mới tìm ra là quy trình thiết kế và xây dựng các thiết bị điện tử là vấn đề trong tất cả mọi thứ. Vậy nên nó thực sự là một quy trình chậm, thực sự rất đắt đỏ, và đầu ra của quy trình này, được gọi là bảng mạch điện tử, bị giới hạn bởi tất cả các cách thú vị . Vì chúng thực sự rất nhỏ, nhìn chung, chúng hình vuông phẳng và cứng, và thật lòng, đa số chúng chỉ đơn giản là không thu hút lắm, và vậy là nhóm của tôi và tôi đã suy nghĩ những cách thực sự thay đổi và pha trộn quá trình và đầu ra của việc thiết kế điện tử. Và chuyện gì xảy ra nếu bạn có thể thiết kế và xây dựng thiết bị điện tử giống như thế này? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể thực hiện cực kì nhanh cực kì không đắt đỏ, và có thể thú vị hơn, thực sự trôi chảy và mang tính diễn tả và thậm chí cải tiến về hình thức? Không phải là điều đó quá tuyệt, và không phải là điều đó sẽ mở ra tất cả các khả năng mới sao? Tôi sắp chia sẻ với bạn hai dự án là hai khảo sát đi theo những hướng này, và chúng ta sẽ bắt đầu với khảo sát này. (Video) Mảnh nam châm điện và giấy sắt từ. Một bút bán dẫn từ phòng thí nghiệm Lewis ở UIUC. Những bản sticker. Tốc độ x4. Làm một công tắc. Nhạc: DJ Shadow. Thêm vào một chút thông tin với một điều khiển vi mạch. Phác thảo một giao diện. (Nhạc) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Khá tuyệt, đúng không? Chúng tôi nghĩ vậy đấy. Vậy bây giờ chúng tôi đã phát triển những công cụ này và tìm thấy những vật liệu này cho phép chúng ta làm những điều này, chúng tôi bắt đầu nhận ra, một cách cần thiết, rằng bất kì điều gì mà chúng ta có thể làm với giấy, bất kì điều gì chúng ta có thể làm với một mảnh giấy và một cây bút chúng ta có thể làm với các thiết bị điện tử. Vậy dự án tiếp theo mà tôi muốn cho các bạn xem là một dạng của khám phá sâu hơn về khả năng này. Và tôi đại loại sẽ để cho nó tự nói về mình. (Nhạc) (Vỗ tay) Vậy bước kế tiếp cho chúng tôi trong quá trình này là bây giờ tìm một cách để cho tất cả các bạn xây dựng những thứ như thế này, và vậy là cách mà chúng tôi tiếp cận điều này là bằng việc mở các buổi hội thảo cho mọi người, nơi chúng tôi có thể giải thích làm thế nào họ có thể sử dụng những công cụ này, và rồi cũng bằng cách làm việc để đưa những công cụ này và những vật liệu này, kĩ thuật này, ra thế giới thực theo những cách khác nhau. Và một lúc nào đó sớm thôi, bạn sẽ có thể chơi và xây dựng và phác thảo với điện tử học bằng phương pháp nền tảng mới này. Vậy, cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Nào giờ các bạn có từng tra từ này chưa? Ý tôi là trong từ điển? (Cười) Vâng, đó chính là cái tôi nghĩ đến. Còn từ này thì sao? Đây, tôi sẽ cho bạn xem: Lexicography: là công việc biên soạn các từ điển. Chú ý nhé – chúng tôi rất cụ thể. Từ “compile” đó. Từ điển không phải là thứ được đục đẽo từ miếng đá granite, lấy từ một phiến đá. Nó được tạo thành từ nhiều mẩu nhỏ. Nó là những mẩu nhỏ rời rạc… đánh vần là D-I-S-C-R-E-T-E nhé. Và những mẩu đó là các từ. Một trong những quyền lợi cho việc trở thành một nhà soạn từ điển -- bên cạnh việc được đi đến hội thảo TED – là bạn phải nói ra những từ thật sự là vui nhộn, chẳng hạn như từ lexicographical. Từ lexicographical có cái khuôn mẫu tuyệt vời -- nó được gọi là dạng âm dactyl kép. Và chỉ bằng việc nói một âm dactyl kép, thì tôi đã đẩy cái sự kì quái này lên cực điểm. Nhưng "lexicographical" có cùng mẫu hình với từ "higgledy-piggledy." Đúng chứ? Đó là một từ buồn cười khi nói ra, và tôi phải nói từ đó nhiều lắm. Giờ thì tới những phần phi quyền lợi của việc trở thành một nhà soạn từ điển là người ta thường không có một dạng hình ảnh nào ấm áp, lờ mờ và dễ chịu về từ điển. Đúng không ạ? Chẳng ai đi ôm mấy cuốn từ điển cả. Nhưng cái mà người ta thật sự hay nghĩ về từ điển là, họ nghĩ nhiều hơn như thế này. Các bạn biết đấy, tôi chẳng có cái còi từ điển học nào. Nhưng người ta nghĩ công việc của tôi là để cho những từ ngữ trong sáng đi vào từ điển một cách khó khăn, và không cho những từ ngữ xấu vào. Nhưng vấn đề là, tôi đâu muốn là cảnh sát giao thông. Vì một lẽ, tôi không mặc đồng phục. Và một lẽ khác – là việc quyết định từ nào tốt và từ nào xấu thật sự chả dễ dàng gì. Và cũng không vui lắm. Và khi công việc của bạn có những phần không dễ dàng và vui vẻ, thì bạn sẽ tìm một cớ gì đó để khỏi làm mấy phần đó. Do vậy nếu tôi phải nghĩ ra một dạng công việc để làm ẩn dụ cho việc tôi đang làm, thì tôi thích là một người đánh cá hơn. Tôi muốn quăng một mẻ lưới to xuống nơi đại dương sâu thẳm của tiếng Anh và thấy được những sinh vật tuyệt vời mà tôi có thể lôi lên được từ tận đáy sâu. Nhưng tại sao người ta lại muốn tôi điều tiết giao thông, khi mà tôi lại muốn đánh cá hơn? Rồi, tôi đành trách Nữ hoàng vậy. Tại sao tôi lại đi trách bà Nữ hoàng? Ừm, đầu tiên, tôi trách Nữ hoàng vì điều đó thật buồn cười. Nhưng điều thứ nhì, tôi trách Nữ hoàng là vì những cuốn từ điển thật sự chả thay đổi gì. Ý niệm của chúng tôi về từ điển không hề thay đổi kể từ khi bà ta lên ngôi trị vì. Điều duy nhất mà không dùng để chế giễu Nữ hoàng Victoria trong những từ điển hiện đại là bao gồm cái từ bắt đầu bằng F- kia, xuất hiện trong những từ điển tiếng Mĩ từ năm 1965. Đây, có người này đây, phải không ạ? Thời đại Victoria. James Murray, người biên tập đầu tiên của Từ điển Oxford. Tôi không có cái nón kia. Ước gì tôi có cái nón đó nhỉ. Do đó ông ta thật sự có trách nhiệm cho rất nhiều thứ mà chúng ta xem xét về tính hiện đại trong những từ điển ngày nay. Khi có một người trông thế kia – với cái nón ấy - là bộ mặt của thời hiện đại, thì bạn gặp vấn đề rồi đó. Hơn nữa, James Murray có thể kiếm việc cho bất kì cuốn từ điển nào hiện nay. Rõ ràng là không có sự khó khăn trong việc đào tạo nào. Và dĩ nhiên, một vài người sẽ nói: Máy tính! May tính! Thế máy tính thì sao? Vấn đề với máy tính là -- tôi yêu máy tính. Ý tôi là, tôi là chuyên viên máy tính có hạng, tôi yêu máy tính. Tôi có thể chịu đói trước khi tìm kiếm trên Google bằng máy tính xong. Nhưng máy tính không làm gì khác việc đẩy nhanh tiến độ biên soạn từ điển. Chúng không làm thay đổi kết quả cuối cùng. Bởi vì cái gọi là từ điển là, là một thiết kế từ thời Victoria kết hợp với một chút động cơ hiện đại. Nó chỉ là cỗ máy vô dụng. Cái chúng ta có là một cái xe đạp điện. Các bạn biết, chúng ta có thiết kế thời Victoria kết hợp với động cơ trên đó. Thế thôi! Thiết kế không có gì thay đổi cả. Vâng, thế còn từ điển trực tuyến thì sao? Từ điển trực tuyến chắc chắn phải khác. Đây là Từ điển tiếng Anh Oxford trực tuyến, một trong số từ điển trực tuyến tốt nhất. Đây là từ yêu thích của tôi đấy: Chuột nhím: thuộc về họ nhà nhím Âu; về bản chất là nhím Âu. Một từ rất hữu dụng. Vậy hãy nhìn vào nó. Từ điển trực tuyến hiện nay là bản giấy quẳng lên màn hình thôi. Nó phẳng. Hãy xem có bao nhiêu liên kết trong mục từ cụ thể này: hai! Phải không? Những cái nút nhỏ kia -- Tôi đã mở chúng ra hết rồi trừ biểu đồ thời gian. Như vậy không còn gì nhiều trong đó cả. Không có nhiều cái để click chuột. Và trong thực tế, các từ điển trực tuyến lặp lại hầu hết các vấn đề của từ điển in, trừ việc tra cứu. Và khi bạn cải tiến chức năng tra cứu, thực ra là bạn đã loại đi một lợi thế của từ điển in, đó là tính bất ngờ. Tính bất ngờ là khi bạn tìm kiếm các thứ bạn đang không chủ định tìm vì tìm kiếm cái bạn đang tìm mới khó làm sao. Vì thế -- (Cười) -- bây giờ, khi bạn nghĩ về điều này, cái chúng ta gặp ở đây là vấn đề đầu mút thịt hun khói. Có ai biết vấn đề đầu mút thịt hun khói không? Một người phụ nữ chuẩn bị thịt hun khói cho bữa tối cho cả nhà. Cô ấy cắt cái đầu mút ra khỏi miếng thịt hun khói và vứt đi, rồi cô ấy nhìn vào cái miếng thịt hun khói này và cô ấy lại thích, "Đây là một miếng thịt hun khói ngon, Tại sao mình lại vứt nó đi?" Cô ấy nghĩ, "Ừm mẹ mình thường làm thế." Rồi cô gọi mẹ và hỏi, "Mẹ ơi, tại sao mẹ lại cắt bỏ thịt hun khói đi khi mẹ đang làm nó?" Bà nói, "Mẹ không biết, vì bà thường xuyên làm thế!" Rồi họ gọi bà ngoại, và bà ngoại nói, "Cái chảo của mẹ nhỏ quá!" (Cười) Vì thế không phải chúng ta có các từ tốt hay từ xấu -- mà chúng ta có một cái chảo nhỏ quá! Các bạn biết đấy, cái đầu mút thịt hun khói rất ngon! Chả có lí gì mà vứt đi cả. Các từ xấu - xem nào, khi người ta nghĩ về một địa điểm và họ không tìm thấy một địa điểm trên bản đồ, họ nghĩ, "Cái bản đồ này dở!" Khi họ tìm thấy một câu lạc bộ đêm hay một quán bar mà nó lại không có trong cuốn hướng dẫn, họ sẽ nghĩ, "Ồ, nơi này chắc chắn sẽ hay ho! Nó không có trong cuốn hướng dẫn." Khi họ tìm một từ mà lại không có trong từ điển, họ nghĩ, "Nó chắc chắn là một từ xấu." Tại sao? Có khả năng nó là một cuốn từ điển dở. Tại sao bạn lại đổ lỗi cho thịt hun khói chỉ vì nó không vừa cái chảo? Vậy tại sao bạn không chọn miếng thịt hun khói nhỏ hơn. Tiếng Anh thì to như nó. Như vậy bạn có vấn đề đầu mút thịt hun khói rồi đó, và bạn đang nghĩ về vấn đề đầu mút thịt hun khói, kết luận sẽ làm bạn không thể lay chuyển được và khác thường: giấy là kẻ thù của từ. Vì sao lại thế? Ý tôi là, tôi yêu sách. Tôi rất yêu sách. Một số bạn tốt của tôi là sách. Nhưng sách không phải là hình thức tốt nhất cho từ điển. Giờ họ nghĩ "Ồ, chàng ơi. Người ta sẽ mang các quyển từ điển giấy đẹp đẽ của tôi đi?" Không. Sẽ vẫn còn từ điển giấy. Khi chúng ta có xe ô tô -- khi xe ô tô trở thành phương tiện giao thông chủ yếu, chúng ta không chạy quanh các con ngựa và bắn chúng. Bạn biết đấy, vẫn còn từ điển giấy, nhưng sẽ không phải là loại từ điển chính. Từ điển dạng sách sẽ không chỉ là hình thức từ điển sẽ tồn tại. Và nó sẽ không chỉ là dạng nguyên mẫu cho các dạng thức từ điển tồn tại. Vì thế hãy nghĩ về nó thế này: nếu bạn có một sự ép buộc nhân tạo, các sự ép buộc nhân tạo dẫn tới các sự phân biệt tuỳ tiện và một quan điểm thiên lệch. Điều gì xảy ra nếu nhà sinh vật học chỉ có thể nghiên cứu động vật nó sẽ làm cho mọi người, "Aww." Phải không ạ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đánh giá thẩm mĩ về các con vật, và chỉ các con chúng ta nghĩ là đẹp mới được nghiên cứu? Chúng ta biết rất nhiều loài động vật to lớn có sức lôi cuốn, và không nhiều về cái gì khác. Và tôi nghĩ đây là một vấn đề. Tôi nghĩ chúng ta nên nghiên cứu tất cả các từ, vì khi bạn nghĩ về các từ, bạn có thể tạo ra các cách diễn đạt đẹp từ các thành phần bình thường. Từ điển học thực sự là khoa học vật liệu. Chúng ta đang nghiên cứu sức chịu đựng của các vật liệu mà bạn có thể sử dụng để xây dựng nên các phát biểu của bạn: lời nói và những gì bạn viết ra. Sau đó mọi người thường nói với tôi, "Ồ, được -- làm sao tôi biết được từ này là thực?" Họ nghĩ, "Được, nếu chúng tôi nghĩ các từ là công cụ để chúng tôi dùng để xây dựng các phát biểu cho những gì chúng tôi nghĩ, làm sao bạn có thể nói rằng tô vít lại tốt hơn búa? Làm sao bạn có thể nói rằng búa tạ tốt hơn búa mũi đầu tròn? Chúng đúng là loại công cụ cho công việc này." Rồi mọi người nói với tôi, "Làm sao chị biết một từ là thực?" Bất cứ ai đã từng đọc một cuốn sách trẻ con đều biết rằng tình yêu làm cho mọi thứ thành sự thực. Nếu bạn yêu một từ, sử dụng nó sẽ làm cho nó thành hiện thực. Hiện hữu trong từ điển chỉ là một sự phân biệt giả tạo. Nó không làm cho một từ thực hơn bằng bất cứ cách nào khác. Nếu bạn yêu một từ, nó sẽ trở thành hiện thực. Vì thế nếu chúng ta không lo lắng về hướng dẫn giao thông, nếu chúng ta vượt qua được giấy in, nếu chúng ta ít lo lắng về kiểm soát và để ý nhiều hơn vào miêu tả, thì chúng ta có thể nghĩ về tiếng Anh như là cái di động xinh xắn này. Và bất cứ khi nào một trong những bộ phận nhỏ của chiếc di động này thay đổi, được đụng vào -- bất cứ lúc nào bạn chạm vào một từ, bạn sử dụng nó trong một ngữ cảnh mới, là bạn cấp cho nó một ý nghĩa, bạn dùng động từ -- bạn làm cho chiếc di động chuyển động. Bạn không đánh vỡ nó; nó chỉ ở trong một vị trí mới, và vị trí mới có thể là đẹp hơn. Bây giờ, nếu bạn không phải là cảnh sát giao thông nữa -- vấn đề của việc là một cảnh sát giao thông là chỉ có thể có rất nhiều cảnh sát giao thông trên một chỗ giao cắt, hay các xe cộ bị lúng túng. Phải không? Nhưng nếu mục đích của bạn không phải là hướng dẫn giao thông, nhưng có thể là đếm xe đi qua, thì càng nhiều mắt càng tốt. Bạn có thể nhờ giúp đỡ! Nếu bạn nhờ giúp đỡ, bạn sẽ làm được nhiều hơn. Và chúng ta chắc chắn cần giúp đỡ. Thư viện Quốc hội: 17 triệu cuốn sách. Trong đó một nửa bằng tiếng Anh. Chỉ 1 phần 10 số sách này có một từ không có trong từ điển, nó có thể tương đương với hơn hai cuốn từ điển đầy đủ. Và tôi thấy một từ phi-từ điển -- một từ như "un-dictionaried," chẳng hạn -- trong hầu hết các cuốn sách tôi đã đọc. Thế còn báo thì sao? Kho báo chí có từ năm 1759. 58.1 triệu trang báo. Nếu chỉ 1 phần 100 các trang báo này có một từ phi-từ điển trong đó, nó có thể là cả một cuốn OED khác. Đó là hơn 500.000 từ. Rất nhiều. Tôi thậm chí không nói về các tạp chí, tôi chỉ đang nói về các blog -- và tôi thấy nhiều từ trong BoingBoing trong một tuần bất kì hơn trong Newsweek hay Time. Còn nhiều thứ khác trong đó. Và tôi cũng không nói về đa nghĩa, vốn là một thói quen tham lam một số từ hay có nhiều hơn một nghĩa. Nếu bạn nghĩ từ "set" -- một set có thể là một cái hang của con lửng, một set có thể là một nếp khâu trong cái cổ áo thời Elizabeth -- và còn nhiều định nghĩa khác trong OED. Từ điển OED có hơn 33 định nghĩa được đánh só khác nhau cho từ set. Một từ nhỏ thế mà có tới 33 định nghĩa. Một trong số đó được gắn nhãn "các nghĩa chuyên môn khác." Bạn có biết nó có nghĩa gì đối với tôi không? Nó nói với tôi rằng đó là chiều thứ 6 và ai đó muốn đi xuống quán rượu. Đó là một cảnh sát từ điển đi ra, nói, "các nghĩa chuyên môn khác." Chúng ta có tất cả các từ này, và chúng ta thực sự cần giúp đỡ! Và vấn đề là, chúng ta có thể hỏi sự trợ giúp -- hỏi trợ giúp không đến nỗi khó như thế. Ý tôi là, từ điển học không phải là khoa học tân tiến. Đấy, tôi vừa cung cấp cho các bạn rất nhiều từ và rất nhiều số, và thêm vào đây là một giải thích minh hoạ. Nếu chúng ta nghĩ về từ điển như là bản đồ của tiếng Anh, những điểm sáng là những gì chúng ta biết và những điểm tối màu là nơi chúng ta trong bóng tối. Nếu đó là bản đồ của tất cả các từ trong tiếng Anh Mĩ, chúng ta không biết nhiều lắm. Chúng ta thậm chí không biết hình dạng của ngôn ngữ này. Nếu đây là từ điển -- nếu đây là bản đồ tiếng Anh Mĩ -- hãy nhìn, chúng ta có một ý tưởng nhô ra của Florida, nhưng không có California! Chúng ta bị thiếu California trong tiếng Anh Mĩ. Chúng ta chỉ không biết hết, và chúng ta thậm chí không biết đang thiếu California. Chúng ta không nhìn thấy rằng có một khoảng trống trên bản đồ. Vì thế một lần nữa, từ điển học không phải là khoa học tân tiến. Nhưng nếu nó có là vậy, khoa học tân tiến này hiện đang được tiến hành bởi các tay nghiệp dư tận tuỵ. Phải không ạ? Có thể rất khó để tìm một vài từ! Do đó, có đủ nhà khoa học trong các lĩnh vực khác đang hỏi sự trợ giúp của mọi người, và họ đang làm một việc tốt. Chẳng hạn: có eBird, nơi có các nhà quan sát chim nghiệp dư có thể tải lên thông tin về các quan sát của họ về chim. Rồi sau đó các nhà điểu học có thể đi và giúp đỡ theo dõi mật độ, di trú, vân vân. Và có người này là Mike Oates. Mike Oates sống ở Anh. Ông ấy là giám đốc công ty mạ điện. Ông ấy đã tìm thấy hơn 140 sao chổi. Ông ấy tìm thấy nhiều sao chổi như vậy, họ đặt tên một ngôi sao chổi theo tên ông. Nó đại loại đi qua sao Hoả -- như một cuộc hành quân. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ sơm lấy hình ông ấy chụp ở đó đâu. Nhưng ông ấy đã tìm thấy 140 sao chổi mà không cần kính viễn vọng. Ông ấy download dữ liệu từ vệ tinh NASA SOHO, và đó là cách ông ấy đã tìm thấy chúng. Nếu chúng ta có thể tìm thấy sao chổi không cần kính viễn vọng, tại sao chúng ta không thể tìm thấy các từ? Các bạn biết tôi sẽ đi tới đâu với điều này chứ. Bởi vì tôi sẽ vào mạng Internet, nơi mà mọi người đi tới. Và mạng Internet rất tuyệt vời cho việc thu thập từ, vì mạng Internet chứa đầy các bộ sưu tập. Đây là thực tế kĩ thuật ít được biết tới về Internet, nhưng mạng Internet thực ra được tạo ra bằng các từ và sự nhiệt tình. Các từ và sự nhiệt tình thực sự là công thức cho từ điển học. Rất tuyệt vời phải không? Vì thế có rất nhiều trang thu thập các từ rất tốt trên đó hiện nay, nhưng vấn đề với một vài trang là nó không đủ tính khoa học. Chúng đưa ra các từ nhưng chúng không đưa ra bất cứ ngữ cảnh nào: Chúng đến từ đâu? Ai nói ra? Nó ở trong tờ báo nào? Sách nào? Vì một từ giống như một đồ tạo tác khảo cổ học. Nếu bạn không biết lai lịch hay nguồn gốc của món đồ này, thì đó không phải là khoa học -- nó chỉ là một thứ xinh xinh để ngắm thôi. Vì thế một từ không có nguồn gốc giống như một bông hoa đã bị cắt. Bạn thấy đấy - ngắm một lúc thì đẹp, nhưng sau đó sẽ tàn lụi. Nó tàn rất nhanh. Như tôi đã nói trong buổi hôm nay, "Từ điển, từ điển, từ điển, từ điển." Không phải là "một cuốn từ điển," hay "nhiều cuốn từ điển." Đó là vì -- mọi người dùng từ điển để ám chỉ cả ngôn ngữ. Họ sử dụng nó theo phép cải dung -- và một trong những vấn đề của việc biết một từ như "synecdochically" là bạn thực sự muốn giải thích để nói cải dung. Cả buổi nói chuyện này chỉ là một lời giải thích để tôi đi tới một điểm mà tôi có thể nói một cách cải dung với các bạn. Do đó tôi thực sự xin lỗi. Khi bạn sử dụng một phần của cái gì đó -- như từ điển là một bộ phận của ngôn ngữ, hay lá cờ đại diện cho nước Mĩ, một biểu tượng của quốc gia -- thì bạn đang sử dụng nó một cách cải dung. Nhưng vấn đề là, chúng ta có thể làm cho từ điển là cả ngôn ngữ. Nếu chúng ta lấy một cái chảo to hơn, sau đó cho các từ vào. Chúng ta có thể cho tất cả các nghĩa vào. Mọi người muốn nhiều nghĩa trong hoạt động của nó phải không? Và chúng ta có thể làm từ điển không chỉ là kí hiệu của ngôn ngữ -- chúng ta có thể tạo nó là cả một ngôn ngữ. Các bạn thấy đấy, tôi rất hi vọng là con trai tôi -- sắp 7 tháng tuổi -- tôi muốn cháu chỉ nhớ rằng đây là dạng thức các từ điển sử dụng để đưa từ vào. Đây là thứ mà các từ điển từng tồn tại thế. Tôi muốn cháu nghĩ về loại từ điển này như là băng ghi âm 8 rãnh. Đó là một định dạng sẽ héo úa vì nó không đủ hữu dụng. Nó không phải là cái mọi người thực sự cần. Và vấn đề là, nếu chúng ta có thể đưa tất cả các từ, không còn sự phân biệt giả tạo giữa tốt và xấu, chúng ta có thể thực sự miêu tả ngôn ngữ như các nhà khoa học. Chúng ta có thể để việc đánh giá thẩm mĩ cho người viết và người nói. Nếu chúng ta có thể làm như vậy thì tôi có thể dành toàn bộ thời gian để đánh cá và không phải làm cảnh sát giao thông nữa. Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các bạn Tôi muốn nói chuyện với các bạn về một nhóm động vật rất đặc biệt Hiện có khoảng 10,000 loài chim trên thế giới. Kền kền là một trong những nhóm chim bị đe dọa nghiêm trọng nhất Khi bạn thấy một con kền lền như thế này, điều đầu tiên hiện ra trong đầu bạn đó là, đây là những sinh vật thật kinh tởm, xấu xí, tham ăn và chỉ nhắm đến thịt bạn, liên tưởng đến những chính trị gia nhỉ. (Cười) (Vỗ tay) Tôi muốn thay đổi sự nhận thức đó. Tôi muốn thay đổi những cảm giác mà bạn dành cho những chú chim này, vì chúng cần đến sự thương cảm của chúng ta. Chúng thật sự rất cần. (Cười) Tôi sẽ nói cho bạn biết tại sao. Trước tiên, tại sao chúng lại có ấn tượng xấu như vậy? Khi Charles Darwin vượt qua Thái Bình Dương năm 1832 từ tàu Beagle, ông thấy những con kền kền Thổ Nhĩ Kỳ, Ông nói, "Những con chim này thật kinh tởm với cái đầu trọc đỏ chói được tạo ra để hoan hỉ trong hôi thối Bạn không thể nào bị sỉ nhục tồi tệ hơn thế, và đó là những lời từ Charles Darwin. (Cười) Bạn biết đấy, Ông đã thay đổi ý kiến khi ông quay lại, Để tôi nói cho bạn biết tại sao. Chúng cũng đã bị liên kết với Disney--(Laughter) bị nhân cách hóa thành những nhân vật đần độn, ngố, ngu ngốc. Gần đây hơn, nếu bạn đang theo dõi tin tức ở Kenya --(Cười)(Vỗ Tay)(Tán thưởng)-- đây là những thuộc tính đặc trưng mà gắn kết với những quân cảnh Keya. Nhưng tôi muốn phản kháng lại điều đó Tôi muốn phản kháng lại vì bạn biết sao không? vì quân cảnh không giữ cho môi trường trong sạch (theo hai nghĩa bóng & đen). (Laughter) Quân cảnh không giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật. Họ hầu như không thể (tuân thủ) chế độ một vợ-một chồng. (Laughter) (Vỗ tay) Họ còn lâu mới bị tuyệt chủng. (Cười) Và, điều mà tôi thích nhất là, những con kền kền trông được hơn nhiều (cười)(vỗ tay) Có hai loại kền kền trên hành tinh này. Những loại Kền kền Tân Thế Giới được tìm thấy chủ yếu tại Mỹ, giống như loài condor (kền kền) và caracaras (một loại chim ưng) tiếp đó kền kền Cựu Thế Giới, nơi mà có khoảng 16 loài. Trong số 16 loài này thì có 11 loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Vậy, tại sao kền kền lại quan trọng? Trước hết, chúng cung cấp những dịch vụ sinh thái thiết yếu. Chúng dọn dẹp. Chúng thật sự là những gã gom rác tự nhiên. Chúng dọn sạch những xác chết đến tận xương. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn. Chúng giúp hấp thụ bệnh than mà đã có thể lan rộng và gây ra những mất mát to lớn cho ngành chăn nuôi gia súc và gây bệnh cho những loài vật khác những nghiên cứu gần nhất đã cho thấy tại những khu vực mà không có kền kền xác chết cần khoảng thời gian gấp 3 đến 4 lần để phân hủy, và hệ quả to lớn từ việc này là sự lây lan của bệnh tật. Kền kền cũng có một lịch sử hoành tráng về tầm quan trọng của chúng. Chúng đã được kết liên với nền văn hóa Ai Cập cổ đại Nekhbet là biểu tượng của người bảo vệ và tình mẹ, và cùng với (biểu tượng )rắn hổ mang, chúng biểu tượng hóa cho sự hợp nhất giữa Miền Ngược & Miền Xuôi của Ai cập. Trong thần thoại Hindu, Jatayu là thần kền kền, Ông đã mạo hiểm mạng sống để cứu nữ thần Sita từ tay quỷ 10 đầu Ravana. Trong nền văn hóa Tibet, họ thực hiện (thủ tục) thiên táng rất quan trọng. Tại những nơi như ở Tibet, chẳng có chỗ để chôn người chết, hoặc chẳng có củi để thiêu họ, vậy nên những con kền kền cung cấp một hệ thống sử lí chất thải tự nhiên. Vậy chú kền kền đang bị sao? Chúng ta có 8 loài kền kền xuất hiện tại Kenya, trong đó có 6 loài bị đe dọa với nguy cơ tuyệt chủng cao. Lí do là chúng đang bị đầu độc, chúng bị đầu độc vì có những sự tranh giành giữa con người-và thế giới hoang dã. Những cộng đồng mục đồng đang sử dụng chất độc này để nhằm vào các con vật săn mồi nhưng thay vì vậy, những con kền kền lại là nạn nhân cho (hành động) này. Tại Nam Á, những nước như Ấn Độ và Pakistan, 4 loài kền kền được ghi danh trong danh sách những (loài) có nguy cơ (tuyệt chủng) cực cao điều này có nghĩa là chúng chỉ còn ít hơn 10 hoặc 15 năm để chạm đến mức tuyệt chủng và lí do đó là bởi vì chúng bị biến thành con mồi vì ăn phải gia súc đã được chữa trị bằng thuốc giảm đau như Diclofenac. Thuốc này đã bị cấm sử dụng trong ngành thú y tại Ấn Độ Chúng (Kền kền) đã minh chứng rằng Vì không có kền kền nên mới có sự (phát triển) tràn lan về số lượng chó hoang tại những khu vực chứa rác thải xác động vật Khi bạn có chó hoang, bạn có một quả bom hẹn giờ khổng lồ về bệnh (chó) dại. Số ca mắc bệnh dại đã tăng rất nhiều tại Ấn Độ. Kenya (sắp tới) sẽ có một cánh đồng quạt gió lớn nhất tại Châu Phi với 353 động cơ sẽ được lắp tại Lake (Hồ) Turkana Tôi không phản đối (việc khai thác) năng lượng gió, nhưng chúng ta cần hợp tác với chính phủ, vì động cơ gió khiến những con chim thành thế này. Chúng cắt (những con chim) làm đôi. Chúng là máy nghiền những chú chim. Tại Tây Phi có một ngành buôn bán kền kền chết thật kinh khủng để phục vụ cho thị trường ma thuật và bùa ngải. Vậy chúng tôi đã làm được gì? Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về những chú chim này. Chúng tôi đang gắn máy phát tín hiệu vào chúng Chúng tôi đang cố gắng xác định sinh thái học cơ bản của chúng, và theo dấu nơi chúng đến. Chúng ta có thể thấy chúng di chuyển đến rất nhiều quốc gia khác nhau, vậy nên nếu bạn chỉ chú trọng đến những vấn đề trên quy mô khu vực, điều này sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn cả. Chúng ta cần hợp tác với chính phủ trên mức độ vùng miền. Chúng tôi đang hợp tác với những cộng đồng địa phương Chúng tôi đang nói với họ về việc quý trọng những con kền kền sự cần thiết nội tại cho việc trân trọng những sinh vật tuyệt vời này và những lợi ích mà chúng mang lại. Bạn làm thế nào để giúp? bạn có thể trở thành một người năng động, tạo ra tiếng nói. Bạn có thể viết thư cho chính phủ của mình và nói với họ rằng chúng ta cần chú trọng vào những sinh vật bị hiểu lầm này. Tình nguyện bớt chút thời gian truyền đi thông điệp. Loan truyền thông điệp. Khi bạn bước ra khỏi căn phòng này, bạn sẽ có được thông tin về những chú chim kền kền, nhưng hãy nói cho gia đình của bạn, con cái, hàng xóm về kền kền Chúng rất duyên dáng. Charles Darwin đã nói Ông đổi ý kiến vì ông đã nhìn thấy chúng bay thư thái như không cần đến chút sức lực trên bầu trời. Kenya, thế giới này, sẽ nghèo hơn rất nhiều nếu như không có những loài vật tuyệt vời này. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi lớn lên ở tỉnh Limpopo, nơi biên giới giáp ranh giữa Limpopo và Mpumalanga, trong 1 thị trấn nhỏ tên Motetema. Nguồn cung điện và nước ở đây hết sức phập phù như thời tiết vậy, tôi đã lớn lên trong điều kiện khó khăn như thế. Năm 17 tuổi, tôi đi chơi với 1 vài người bạn, chúng tôi tắm nắng vào mùa đông. Mặt trời mùa đông ở Limpopo vô cùng chói chang. Nên khi đang tắm nắng, 1 người bạn thân nằm cạnh tôi bảo rằng "Này, tại sao chưa có ai phát minh 1 thứ mà chỉ cần ta bôi lên da thì không cần phải tắm nữa?" Tôi ngồi nhổm dậy, và trả lời đại ý rằng: "Nếu có thì tớ sẽ mua liền đấy" Khi về nhà, tôi liền tra cứu và tìm thấy những con số bàng hoàng. Ngày nay thế giới còn hơn 2.5 tỉ người không được tiếp cận với nước sạch và hệ thống vệ sinh đạt chuẩn. 450 triệu người trong số đó thuộc châu Phi, và 5 triệu người như vậy đang sống ở Nam Phi. Môi trường sống như vậy dễ phát sinh nhiều loại bệnh tật, mà bùng phát mạnh mẽ nhất chính là bệnh mắt hột. Chứng đau mắt hột là bệnh nhiếm trùng mắt do bụi xâm nhập vào mắt. Những biến chứng của bệnh mắt hột có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Căn bệnh này đã làm 8 triệu người vĩnh viễn mù lòa mỗi năm. Nhưng điều đáng nói nhất về thực trạng này đó là để phòng tránh căn bệnh mắt hột, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là rửa mặt: tức không cần uống thuốc, không cần tiêm phòng. Sau khi đọc những số liệu đó, tôi tự nhủ "Được rồi, nếu mình không làm điều này vì bản thân, vì mình không thích tắm, ít ra mình cũng phải làm gì đó để cứu lấy thế giới." (cười) Và thế là với sự đồng hành của chiến hữu tin cẩn - chiếc di động Nokia 6234 vì tôi không có máy tính xách tay, cũng như hiếm khi được lên mạng trừ phi tìm đến quán cà phê Internet giá 20 rand 1 giờ, tôi đã tra cứu trên Wikipedia, Google về các dung dịch thoa da, kem bôi, về thành phần nguyên liệu, nhiệt độ nóng chảy, độc tính... tôi nghiên cứu môn khoa học trong trường phổ thông... và viết công thức vắn tắt lên 1 tờ giấy, trông cứ như công thức 1 loại gia vị đặc biệt của KFC ấy Cuối cùng thì, ổn rồi, coi như chúng ta đã có công thức. Giờ ta cần đưa nó vào thực tế. 4 năm tiếp theo trôi qua nhanh chóng, sau khi hoàn thành 1 kế hoạch kinh doanh dài 40 trang trên điện thoại, và đơn đăng kí bằng sáng chế cũng trên điện thoại, tôi trở thành nhà phát minh trẻ tuổi nhất nước, và đây - ("Không cần tắm nữa!") - Tôi cũng không biết nói gì hơn. (Cười) Tôi đã phát minh ra DryBath (Tắm Khô), dung dịch thoa khỏi tắm đầu tiên trên thế giới. Đúng như tên gọi, bạn chỉ cần bôi lên da, khỏi cần tắm lại bằng nước. (Cười) Sau khi miệt mài thí nghiệm ý tưởng trong trường phổ thông với cơ sở vật chất hạn chế, tôi lên đại học, gặp được 1 số người để hiện thực hóa ý tưởng đó và cuối cùng, sản phẩm hoàn chỉnh đã sẵn sàng đưa ra thị trường. Hiện nay nó đang được bày bán. Chúng tôi đã rút ra được 1 số bài học trong việc thương mại hóa và phổ biến DryBath. 1 trong những bài học đó là người nghèo thường không mua sỉ. Họ chỉ mua theo nhu cầu. Ví dụ, 1 người sẽ không mua cả gói thuốc lá, mà chỉ mua 1 điếu mỗi ngày, mặc dù sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đó chúng tôi đã cải tiến và đựng DryBath trong những gói nhỏ. Bạn chỉ cần xé 1 nửa gói và ép cho dung dịch ra hết. Thú vị nhất là mỗi gói như vậy tương đương một lần đi tắm mà chỉ tốn 5 rand. Khi làm ra mặt hàng đó, chúng tôi đã học được nhiều điều trong việc phân phối sản phẩm. Chúng tôi nhận ra rằng, kể cả những đứa trẻ nhà giàu ở ngoại ô cũng rất thích DryBath. (Cười) Và dùng ít nhất 1 lần 1 tuần. Tóm lại, chúng ta có thể tiết kiệm trung bình 80 triệu lít nước cho mỗi lần không tắm nước, và cũng có nghĩa tiết kiệm được 2 tiếng mỗi ngày cho trẻ em ở vùng nông thôn, chúng sẽ có thêm 2 tiếng để đến trường, thêm 2 tiếng để làm bài tập, 2 tiếng thực sự là trẻ em. Nhận thấy khả năng tác động toàn cầu của sản phẩm, chúng tôi tập trung vào lời cam kết chất lượng đó là vệ sinh và tiện lợi DryBath thuận tiện cho người giàu và là cứu cánh cho người nghèo. Sau khi hoàn thảnh sản phẩm, hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị đưa sản phẩm đến với thị trường bán lẻ đa quốc gia, ngày hôm nay, 1 câu hỏi mà tôi đặt ra cho khán giả đó là trên những cung đường sỏi đá ở Limpopo, với khoản trợ cấp 50 ran 1 tuần, tôi đã tìm ra cách để thế giới không cần đi tắm nữa. Thì điều gì có thể ngăn trở bạn? Tôi chưa nói xong. Tôi chưa nói xong. Còn 1 điều quan trọng nữa tôi đã học được trong suốt chặng đường vừa qua Năm ngoái Google ghi tên tôi vào danh sách những gương mặt trẻ tài năng nhất thế giới. Còn năm nay tôi được vinh danh là sinh viên khởi nghiệp giỏi nhất thế giới, và là người châu Phi đầu tiên nhận được vinh dự đó Cái bí quyết thực sự đó là, tôi làm tất cả mọi chuyện chỉ bởi vì tôi không thích đi tắm. Cảm ơn các bạn. Trên bàn làm việc ở văn phòng của tôi, có một chiếc bát nhỏ bằng đất sét mà tôi tự làm khi còn học đại học. Đó là raku, một kĩ thuật làm gốm xuất phát ở Nhật Bản từ hàng thế kỉ trước và chuyên làm ra những chiếc bát cho nghi lễ trà đạo. Tác phẩm này đã hơn 400 tuổi. Mỗi chiếc bát được tách ra hoặc chạm khắc từ một quả bóng đất sét, và người ta trân trọng sự không hoàn hảo của nó. Những sản phẩm thông dụng như chiếc cốc này cần được nung trong 8 đến 10 giờ. Tôi vừa lấy nó ra khỏi lò tuần trước, và bản thân chiếc lò cần 1 đến 2 ngày nữa để nguội, nhưng raku diễn ra rất nhanh. Bạn thực hiện nó ngoài trời, nung nóng lò đến nhiệt độ cần thiết. Trong 15 phút, nó sẽ đạt tới 1,500 độ. Ngay khi bạn thấy lớp men bên trong đã nóng chảy, thấy lớp nước bóng nhạt, bạn tắt lò và dùng những chiếc kẹp kim loại dài để kẹp lấy chiếc bình. Ở Nhật Bản, chiếc bình nóng đỏ này sẽ ngay lập tức được nhúng trong một dung dịch trà xanh. Bạn có thể hình dung làn khói tỏa ra sẽ có mùi hương như thế nào. Nhưng ở Hoa Kỳ này, chúng ta làm tăng sự kịch tính lên một chút. Chúng ta thả những chiếc bình vào mùn cưa, chúng bắt lửa, và bạn dùng một cái xô rác để úp lên chiếc bình, và khói bắt đầu tỏa ra. Tôi thường về nhà khi quần áo mang đậm mùi khói gỗ Tôi yêu raku vì nó cho phép tôi đùa nghịch với các thành phần. Tôi có thể nặn một chiếc bình từ đất sét và chọn men, nhưng sau đó tôi phải cho nó vào lửa và khói, và tuyệt vời nhất chính là điều bất ngờ sẽ xảy ra như hoa văn rạn này, bởi vì những chiếc bình chịu rất nhiều áp lực. Chúng thay đổi từ 1,500 độ đến nhiệt độ phòng chỉ trong thời gian một phút. Raku là phép ẩn dụ tuyệt vời cho quá trình sáng tạo. Tôi thấy rằng trong rất nhiều việc, áp lực giữa những thứ tôi có thể kiểm soát và những thứ tôi phải từ bỏ luôn luôn tồn tại, ngay cả lúc tôi tạo dựng một chương trình radio mới hay khi tôi thương lượng với cậu con trai tuổi teen ở nhà. Khi bắt đầu viết cuốn sách về sự sáng tạo, tôi thấy rằng các bước đã bị đảo ngược. Trước hết tôi phải từ bỏ bản thân, và đắm chìm trong câu chuyện của hàng trăm nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, đạo diễn phim, Và khi nghe những câu chuyện ấy, tôi nhận ra rằng sáng tạo bắt nguồn từ những trải nghiệm đời thường nhiều hơn là bạn nghĩ, bao gồm cả việc từ bỏ. Lẽ ra nó phải vỡ, nhưng cũng không sao. (cười) Đó là một phần của việc từ bỏ, đôi khi chúng xảy ra và đôi khi không, bởi vì sáng tạo cũng bắt nguồn từ những vết nứt. Cách tốt nhất để học về bất cứ một điều gì là qua những câu chuyện, vì thế tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện về công việc, thư giãn và về 4 khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta cần trân trọng để phát triển sức sáng tạo của chính chúng ta. Điều đầu tiên là thứ mà chúng ta thường nghĩ, "Ôi, việc này thật dễ dàng", nhưng càng ngày nó càng khó khăn hơn, đó là chú ý đến thế giới quanh ta. Rất nhiều nghệ sĩ nói về việc cần phải cởi mở, phải trân trọng trải nghiệm, và thật khó để làm thế khi thứ đồ phát sáng hình chữ nhật trong túi áo đang chiếm hết sự chú ý của bạn. Nhà làm phim Mira Nair nói về việc trưởng thành trong một thành phố nhỏ ở Ấn Độ. Tên thành phố đó là Bhubaneswar, và đây là hình ảnh một trong những ngôi đền của thành phố đó. Mira Nair: Trong thành phố nhỏ này, có khoảng 2,000 ngôi đền. Chúng tôi chơi cầu ở đó suốt. Chúng tôi gần như lớn lên từ đống đá vụn. Điều chủ yếu tạo cảm hứng cho tôi, dẫn tôi đến con đường này, khiến tôi trở thành một nhà làm phim, chính là những gánh hát rong thường đi qua thành phố. Tôi thường trốn đi xem những trận chiến tuyệt vời giữa cái thiện và cái ác, diễn bởi 2 người trong sân trường không có đạo cụ gì, nhưng bạn biết đấy họ có rất nhiều đam mê, và cả thuốc phiện nữa, và điều đó thật tuyệt vời. Bạn biết đấy, những câu chuyện dân gian trong Mahabharata và Ramayana, 2 cuốn sách thánh, những tác phẩm vĩ đại khởi nguồn cho mọi thứ ở Ấn Độ ,như họ vẫn thường nói. Sau khi xem Jatra, gánh hát dân gian đó, tôi biết rằng tôi muốn tiếp tục, bạn biết đấy, và biểu diễn. Julie Burstein: Một câu chuyện tuyệt vời phải không? Bạn có thể thấy những vết rạn nứt ở khắp mọi nơi. Chúng ở đó giữa sân trường, nhưng đó là cái thiện và cái ác, là niềm đam mê và thuốc phiện. Và Mira Nair chỉ là một cô gái trẻ trong số hàng nghìn người khác cũng xem buổi diễn đó, nhưng cô ấy đã sẵn sàng. Cô ấy sẵn sàng đón nhận thứ đã lóe lên trong cô ấy, và dẫn dắt cô ấy trên con đường trở thành một nhà làm phim từng đoạt giải thưởng. Vì vậy, việc cởi mở với những trải nghiệm có thể thay đổi bạn là điều đầu tiên chúng ta cần nắm bắt. Giới nghệ sĩ cũng nói về việc những tác phẩm tuyệt vời nhất của họ thường đến từ những phần khó khăn nhất của cuộc sống. Tiểu thuyết gia Richard Ford nói về chuyện anh tiếp tục đấu tranh với một thách thức thời thơ ấu cho tới tận ngày hôm nay. Anh mắc chứng khó đọc nặng. Richard Ford: tôi học đọc rất chậm, trải qua hết chương trình học mà chỉ đọc những thứ tối thiểu, và tới tận bây giờ tôi cũng không thể đọc thầm nhanh hơn đọc to là mấy. Nhưng việc mắc bệnh khó đọc đem lại nhiều lợi ích cho tôi vì cuối cùng khi tôi đã thích ứng bản thân với việc mình đọc chậm như thế nào, thì tôi bắt đầu từ từ trân trọng tất cả những đặc điểm của ngôn ngữ và câu từ mà không chỉ là khía cạnh bề mặt: cách rút bớt chữ, thanh âm của từ, hình dáng của từ, cách ngắt đoạn văn, cách kết thúc dòng. Ý tôi là, tôi mắc bệnh khó đọc nặng đến nỗi tôi không thể nào đọc được. Tôi phải làm điều đó một cách thật chậm rãi, và trong lúc nấn ná giữa các câu chữ tôi đã cảm nhận được những tính chất khác của ngôn ngữ, tôi nghĩ rằng chính điều này đã giúp tôi viết nên câu chữ. JB: Thật là đầy nghị lực. Richard Ford, người đã đoạt giải thưởng Pulitzer, nói rằng chính bệnh khó đọc đã giúp anh ấy viết. Anh ấy phải "nắm bắt" thách thức này, và tôi cố tình sử dụng từ đó. Anh ấy không cần phải "vượt qua" bệnh khó đọc. Anh ấy phải học hỏi từ nó. Anh ấy đã học cách nghe thứ âm nhạc trong ngôn ngữ. Các nghệ sĩ cũng nói rằng chống lại giới hạn của những việc họ có thể làm, đôi khi lấn sân sang những việc họ không thể làm, giúp họ tập trung tìm được tiếng nói riêng của mình. Nhà điêu khắc Richard Serra nói về việc, khi còn là một nghệ sĩ trẻ, anh từng nghĩ mình là họa sĩ và anh sống ở Florence sau khi tốt nghiệp. Khi ở đó, anh đã du lịch tới Madrid, và đến Prado để ngắm bức tranh của họa sĩ người Tây Ban Nha Diego Velázquez. Bức tranh đến từ 1656 và nó được gọi là "Las Meninas", đó là tranh vẽ một công chúa nhỏ cùng những người hầu của cô ấy, và nếu nhìn qua vai của nàng công chúa tóc vàng bạn sẽ thấy một tấm gương bên trong phản chiếu bố mẹ của cô, Vua và Hoàng Hậu Tây Ban Nha, những người đã đứng ở nơi bạn đang đứng để nhìn bức tranh. Như thường lệ, Velázquez cũng vẽ bản thân mình trong bức tranh. Ông ấy đứng bên trái với cọ vẽ trên một tay, và bảng màu trên tay còn lại. Richard Serra: Tôi đứng đó nhìn bức tranh, và tôi nhận ra Velázquez đang nhìn mình, Và tôi nghĩ, "Ồ. Mình là đối tượng của bức tranh." Và tôi nghĩ, "Mình sẽ chẳng bao giờ vẽ như thế được". Tôi đang ở một thời điểm mà tôi sử dụng đồng hồ bấm giờ và vẽ những hình vuông một cách ngẫu nhiên, và tôi không tiến triển gì cả. Vì thế tôi quay lại và vứt tất cả số tranh vẽ của tôi ở Arno, và tôi nghĩ, mình sẽ bắt đầu nghịch ngợm vậy. JB: Richard Serra nói điều đó một cách thật uể oải, có lẽ bạn đã bỏ qua nó. Anh đấy đến ngắm bức vẽ của một họa sĩ người đã chết 300 năm, và nhận ra, "Mình ko thể làm được như thế", vì vậy Richard Serra quay về phòng làm việc của anh ấy ở Florence, nhặt tất cả tác phẩm của anh ấy cho đến lúc bấy giờ, và ném chúng xuống sông. Richard Serra từ bỏ việc vẽ tranh vào lúc đó, nhưng anh ấy không từ bỏ nghệ thuật. Anh chuyển đến thành phố New York, và anh tập hợp một danh sách động từ - lăn, xếp, gấp, - hơn một trăm động từ, và như anh ấy đã nói, anh bắt đầu nghịch ngợm. Anh làm những việc đó với tất cả mọi loại vật liệu. Anh đã lấy một tấm bọc chì lớn và cuộn nó rồi lại trải nó ra. Anh ấy cũng làm như vậy với cao su, và khi đến mục "nâng", anh đã sáng tạo ra tác phẩm này, hiện đang nằm trong bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại. Richard Serra phải từ bỏ việc vẽ tranh để bắt đầu cuộc khám phá vui vẻ này và nó dẫn anh đến tác phẩm gắn liền với tên tuổi của anh ngày hôm nay: những đường cong thép khổng lồ đòi hỏi thời gian và chuyển động của chúng ta để trải nghiệm. Trong nghệ thuật điêu khắc, Richard Serra đã làm được điều mà anh không thể làm trong việc vẽ tranh. Anh biến chúng ta thành đối tượng cho nghệ thuật của anh ấy. Vậy là trải nghiệm, thử thách và giới hạn là tất cả những thứ chúng ta cần trân trọng để sự sáng tạo phát triển. Có một yếu tố thứ tư, và nó là yếu tố khó khăn nhất. Đó là chấp nhận mất mát, thứ lâu đời nhất và thường xuyên nhất trong số những trải nghiệm của loài người. Để sáng tạo, chúng ta phải đứng trong khoảng không gian giữa điều chúng ta thấy trên thế giới và điều chúng ta mong muốn, nhìn thẳng vào sự từ chối, sự tan vỡ, vào chiến tranh, vào cái chết. Đó là một không gian khó khăn để đứng bên trong. Nhà giáo Parker Palmer gọi nó là "khoảng trống bi kịch", bi kịch không phải bởi vì nó thật buồn mà bởi vì nó là điều không thể tránh khỏi, và bạn tôi Dick Nodel thường nói rằng, "Bạn có thể nắm giữ sức căng ấy như một cái dây đàn violin và tạo ra thứ gì đó đẹp đẽ". Sức căng ấy vang dội trong tác phẩm của nhiếp ảnh gia Joel Meyerowitz, người mà ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp đã được biết đến với hoạt động nhiếp ảnh đường phố của anh, và cả những bức ảnh phong cảnh tuyệt vời chụp Tuscany, chụp Cape Cod, chụp ánh sáng. Joel đến từ New York, và trong nhiều năm phòng chụp của anh được đặt ở Chelsea, với góc nhìn thẳng đến Trung tâm Thương mại Thế giới, và anh chụp những tòa nhà đó trong mọi loại ánh sáng. Bạn cũng đoán được câu chuyện đang dẫn đến đâu rồi đấy. Ngày 9/11, Joel không ở New York. Anh ra khỏi thành phố, nhưng anh đã gấp rút trở về, chạy đến nơi diễn ra sự đổ nát. Joel Meyerowitz: Và cũng như tất cả những người qua đường, Tôi đứng bên ngoài hàng rào ở Chambers và Greenwich, và tất cả những gì tôi thấy là khói cùng một ít gạch vụn, và tôi nâng máy ảnh lên để ngắm một chút, chỉ để xem có thấy được gì không, và một nữ cảnh sát đánh vào vai tôi, nói rằng "Này, không chụp ảnh!" Cú đánh đó mạnh đến nỗi nó thức tỉnh tôi, theo cách mà nó lẽ ra phải thế, tôi đoán vậy. Tôi hỏi cô ấy vì sao không được chụp ảnh, cô trả lời "Đây là hiện trường phạm tội. Không được chụp ảnh." Và tôi hỏi, Thế nếu tôi là một phóng viên thì sao ?" Và cô ấy nói với tôi, "Ồ, nhìn kìa", và cách đó một khu nhà là đội phóng viên mắc kẹt trong một khu vực nhỏ, tôi nói, "Bao giờ họ mới được vào?" cô ấy trả lời, "Có lẽ là không bao giờ". Khi tôi bước rời khỏi nơi đó, tôi bắt đầu hình thành một suy nghĩ, có lẽ từ cú đánh, vì theo một cách nào đó thì nó thật xúc phạm. Tôi nghĩ, "Ồ, nếu không chụp ảnh, thì sẽ không có vật lưu giữ nào cả. Chúng ta cần vật lưu giữ". Và tôi nghĩ, "Mình sẽ làm nên vật lưu giữ đó. Mình sẽ tìm cách đột nhập vào, bởi vì mình không muốn thấy lịch sử biến mất". JB: anh ấy đã làm vậy. Anh sử dụng đến mọi sự trợ giúp, và được phép bước vào khu Trung tâm Thương mại Quốc tế, nơi anh chụp ảnh gần như mỗi ngày trong suốt chín tháng. Nhìn những bức ảnh này hôm nay gợi lại mùi khói bám trên quần áo tôi Khi tôi về nhà đêm đó. Văn phòng của tôi chỉ cách đó vài dãy nhà. Nhưng một số bức ảnh này thật đẹp, và chúng ta tự hỏi, việc Joel Meyerowitz làm ra cái đẹp như thế này từ sự hủy hoại ấy, có khó không? JM: Bạn biết đấy, xấu xí, ý tôi là, mạnh mẽ và bi kịch và kinh khủng và mọi thứ, nhưng về bản chất, nó cũng là một hiện tượng phi thường sau đó đã biến đổi thành tàn dư này, và cũng như rất nhiều tàn dư khác - bạn đến khu đổ nát của đấu trường La Mã hoặc của một nhà thờ ở đâu đó - và chúng mang một ý nghĩa mới khi bạn ngắm nhìn thời tiết. Ý tôi là, có những buổi chiều khi tôi ở đó, ánh sáng chuyển thành màu hồng và có sương mù trong không khí đứng trong đống gạch vụn, và tôi thấy mình nhận ra cả vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên lẫn sự thật rằng thiên nhiên, cùng với thời gian, đang xóa mờ vết thương này. Thời gian không thể dừng, và nó làm biến đổi sự kiện. Nó đi càng lúc càng xa khỏi ngày đó, ánh sáng và các mùa làm dịu nó theo nhiều cách, và tôi không phải một người lãng mạn đâu. Tôi khá thực tế. Thực tế là, có tòa nhà Woolworth trong màn khói ở đó, nhưng bây giờ nó như một lớp vải quanh một nhà hát, và nó đang chuyển màu hồng, bạn biết đấy, và bên dưới có các ống nước đang phun, và đèn đã bật sáng cho buổi tối, nước chuyển thành màu xanh axít vì đèn natri đang bật, và tôi nghĩ, "Lạy Chúa, ai có thể nằm mơ thấy cảnh này?" Nhưng thực tế là, tôi ở đó, trông nó như vậy, và tôi phải chụp một bức ảnh. JB: Tôi phải chụp một bức ảnh. Cảm giác thúc giục đó, sự cần thiết phải bắt tay vào làm việc, toát ra thật mạnh mẽ trong câu chuyện của Joel. Khi tôi gặp Joel Meyerowitz gần đây, tôi nói với anh ấy tôi ngưỡng mộ sự ngoan cố đầy đam mê của anh ấy như thế nào, sự quyết tâm của anh ấy khi vượt qua mọi rào chắn quan liêu để đến làm việc, anh ấy cười và nói, "Tôi rất bướng bỉnh, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng hơn là sự lạc quan đầy đam mê của tôi." Lần đầu tiên tôi kể những câu chuyện này, một người đàn ông trong nhóm khán giả đã giơ tay và nói, "Tất cả những nghệ sĩ này nói về công việc của họ, không phải nghệ thuật của họ, và điều đó làm tôi nghĩ đến công việc của tôi và vị trí của sự sáng tạo ở đó, và tôi không phải một nghệ sĩ." Anh ấy nói đúng. Chúng ta đều phải vật lộn với trải nghiệm, thử thách, giới hạn và mất mát. Sự sáng tạo là thiết yếu với tất cả chúng ta, cho dù chúng ta là nhà khoa học hay giáo viên, phụ huynh hay thương gia. Tôi muốn cho các bạn xem thêm một bức ảnh của bát trà Nhật. Tác phẩm này đặt tại Triển lãm Freer ở Washington, D.C. Nó hơn một trăm tuổi và bạn vẫn thấy được dấu vân tay ở chỗ người thợ gốm đã nặn nó. Nhưng bạn cũng có thể thấy, tác phẩm này đã vỡ ở một thời điểm nào đó trong hàng trăm năm đó. Nhưng người hàn gắn nó lại, thay vì che giấu những vết nứt, đã quyết định nhấn mạnh chúng khi sử dụng sơn mài vàng. Chiếc bát trông đẹp sau khi vỡ, hơn cả khi nó được làm lần đầu tiên, và chúng ta có thể nhìn vào những vết nứt ấy, bởi vì chúng kể câu chuyện mà tất cả chúng ta đều đang sống, về vòng xoáy của sự sáng tạo và hủy diệt, của quyền kiểm soát và sự từ bỏ, của việc nhặt những mảnh vỡ lên và tạo ra một thứ gì mới. Cảm ơn. (vỗ tay) Tôi đã cố gắng làm một việc tốt nho nhỏ cho vợ mình. Điều khiến tôi đứng ở đây, sự nổi tiếng, tiền tài, tôi không bàn về chúng. Thế nên, những gì tôi đã làm, tôi đã quay trở lại những ngày đầu của cuộc hôn nhân của mình. Những gì bạn làm trong những ngày đầu của cuộc sống vợ chồng, là cố gắng gây ấn tượng với vợ của bạn. Tôi đã làm như vậy. Vào buổi đó, tôi đã thấy vợ mình mang theo một cái gì đó như thế này. Tôi đã thấy. "Là gì vậy?" Tôi hỏi. Vợ tôi trả lời, "Không phải là việc của anh." Thế rồi, là người làm chồng, tôi chạy theo vợ mình và nhìn thấy cô ấy có một miếng giẻ lau bẩn. Tôi thậm chí còn không dùng nó để làm sạch chiếc xe máy của mình. Sau đó tôi hiểu ra rằng - vợ mình dùng phương pháp mất vệ sinh đó để xoay sở trong những ngày hành kinh. Tôi ngay lập tức hỏi cô ấy rằng, tại sao em lại [sử dụng] phương pháp mất vệ sinh như vậy? Cô ấy trả lời, em cũng biết về [băng vệ sinh] nhưng bản thân em và chị em của em, nếu sử dụng nó, tụi em buộc phải cắt bớt khoản tiền chi tiêu cho sữa của gia đình mình. Tôi đã bị sốc. Có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng băng vệ sinh và tiền sữa? Và đó được gọi là khả năng chi trả. Tôi đã cố gắng gây ấn tượng với cô vợ mới cưới của mình bằng cách tặng cho cô ấy một gói băng vệ sinh. Tôi đến một cửa hàng địa phương, cố gắng để mua cho cô một gói băng vệ sinh. Tên nhân viên cửa hàng liếc ngang liếc dọc, rồi trải một tờ báo, cuộn [gói băng] vào tờ báo, rồi đưa nó cho tôi như thể đó là một vật phẩm bị cấm, một cái gì đó giống như vậy. Tôi không biết lý do tại sao. Tôi đâu có yêu cầu một cái bao cao su. Rồi, tôi cầm lấy miếng băng ấy. Tôi muốn tận mắt thấy nó. Cái gì bên trong nó? Lần đầu tiên, ở tuổi 29, ngày hôm đó, tôi đã chạm vào một miếng băng vệ sinh, lần đầu tiên trong đời. Tôi phải biết: bao nhiêu người trong số những quý ông ở đây đã từng đụng tay vào một miếng băng vệ sinh? Các bạn sẽ không đụng tay vào nó đâu, bởi vì đó không phải là vấn đề của các bạn. Thế rồi tôi tự nhủ, cái thứ màu trắng kia, được làm từ bông gòn-- ôi trời, cái gã đó chỉ sử dụng nguyên liệu có giá một đồng bạc bên trong, và họ bán nó ra với giá vài bảng Anh, vài đô la. Tại sao không làm một loại băng vệ sinh địa phương cho cô vợ mới cưới của mình? Đó là cách mà làm thế nào tất cả những điều này được bắt đầu, nhưng sau khi chế tạo ra được một miếng băng vệ sinh, liệu tôi có thể thực nghiệm nó ở đâu? Điều đó không giống với việc chỉ kiểm tra nó trong phòng thí nghiệm. Tôi cần một người phụ nữ tình nguyện viên. Liệu tôi có thể tìm được một người như vậy ở nơi nào trên Ấn Độ ? Ngay cả ở Bangalore, bạn sẽ không tìm thấy được [một ai], ở Ấn Độ. Vậy nên vấn đề duy nhất là: chỉ có duy nhất một nạn nhân có thể dùng đó là vợ của tôi. Thế rồi, tôi đã làm một miếng băng vệ sinh và trao nó cho Shanti-- tên vợ tôi là Shanti. "Nhắm mắt lại. Cái mà anh sẽ cho em, đó sẽ không là một mặt dây kim cương không phải là một chiếc nhẫn kim cương, thậm chí là sô cô la, Anh sẽ cho em một bất ngờ với được gói bằng rất nhiều giấy kim tuyến. Nhắm mắt lại đi em." Bởi vì tôi đã cố gắng làm cho nó trở nên thân mật. Bởi vì đó là một cuộc hôn nhân sắp đặt, không phải là một cuộc hôn nhân tình yêu. (Tiếng cười) Và rồi một ngày cô ấy nói, một cách thẳng thắn, em sẽ không hỗ trợ cho nghiên cứu này. Rồi tới lượt những nạn nhân khác, các chị em gái của tôi. Nhưng ngay cả những người chị, người vợ, họ không sẵn sàng để hỗ trợ cho nghiên cứu. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn ghen tị với các vị Thánh ở Ấn. Họ có rất nhiều tình nguyện viên nữ xung quanh mình. Tại sao tôi lại không có [một ai]? Như bạn biết đó, thậm chí không cần kêu gọi, họ vẫn sẽ có được rất nhiều tình nguyện viên nữ. Sau đó tôi sử dụng, cố gắng sử dụng các cô gái trường cao đẳng y tế. Họ cũng từ chối. Cuối cùng, tôi quyết định, sử dụng băng vệ sinh cho chính mình. Bây giờ tôi có được một cái danh xưng đại loại như người đàn ông đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Armstrong. Sau đó Tenzing [và] Hillary, trên đỉnh Everest, và tương tự như vậy, Muruganantham là người đàn ông đầu tiên trên thế giới mang măng vệ sinh. Tôi đã mang băng vệ sinh. Tôi đổ đầy máu động vật vào một chai nước dùng cho cầu thủ, Tôi gắn nó lên đây, có một ống dẫn vào quần lót của tôi, trong khi đi bộ, trong khi chạy xe đạp, tôi đã tạo ra lực ép, một lượng máu sẽ đi đến đó. Điều đó làm tôi cúi mình trước bất kỳ người phụ nữ nào mình gặp để bày tỏ sự tôn trọng của mình dành cho họ. Năm ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên-- Những ngày lộn xộn, những ngày ồn ào, sự ẩm ướt đó. Chúa ơi, không thể tin được. Nhưng ở đây vấn đề là, một công ty sản xuất khăn ăn từ bông gòn. Mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Nhưng khi tôi cố gắng làm ra băng vệ sinh cũng từ bông gòn loại tốt. Mọi việc lại không như mong đợi. Điều đó làm cho tôi muốn từ bỏ công việc nghiên cứu xem chừng như không có kết quả này. Đầu tiên bạn cần tiền . Không chỉ là khủng hoảng về tài chính, nhưng bởi vì các nghiên cứu về băng vệ sinh, mà tôi phải trải qua tất tần tật các thể loại vấn đề, bao gồm cả một thông báo ly hôn từ người vợ của mình. Tại sao ư? Tôi đã sử dụng các cô gái trường cao đẳng y. Cô ấy [vợ tôi] nghi ngờ tôi dùng nó như một cái cớ để theo đuổi các cô gái trẻ trường y. Cuối cùng, tôi biết được đó là một loại cellulose đặc biệt có nguồn gốc từ gỗ thông, nhưng thậm chí sau đó, bạn vẫn cần một nhà máy chục triệu như thế này để xử lý loại nguyên liệu đó. Một lần nữa, lại một sự cản trở. Sau đó tôi dành thêm bốn năm để tạo ra một cái máy của riêng mình, một cái máy đơn giản như thế này. Trong cái máy này, bất kỳ người phụ nữ nông thôn nào cũng có thể áp dụng cùng một nguyên vật liệu mà người ta xử lý tại nhà máy đa quốc gia, bất cứ ai cũng có thể làm ra một chiếc khăn ăn đẳng cấp quốc tế ngay tại phòng ăn của mình. Đó là phát minh của tôi. Vì vậy sau đó, những gì tôi đã làm là, thông thường nếu một ai đó sở hữu bằng sáng chế hoặc một phát minh, ngay lập tức họ muốn thực hiện, chuyển đổi nó thành cái này. Tôi không bao giờ làm điều đó. Tôi từ bỏ nó như thế này, bởi vì nếu bạn làm điều này, nếu bất cứ ai chạy theo đồng tiền, cuộc sống của họ sẽ không [có] bất kỳ vẻ đẹp nào. Chỉ còn là chán nản. Rất nhiều người kiếm được nhiều tiền, hàng tỷ, hàng tỷ đô la tích lũy. Tại sao cuối cùng, họ lại đi đến việc làm từ thiện? Tại sao lại có nhu cầu tích lũy tiền, sau đó lại đi làm từ thiện? Sẽ ra sao nếu ai đó quyết định bắt đầu hoạt động từ thiện ngay từ ngày đầu? Đó là lý do tại sao tôi chỉ trao tặng chiếc máy này cho các vùng nông thôn Ấn Độ, cho phụ nữ nông thôn, bởi vì ở Ấn Độ, [bạn sẽ] ngạc nhiên, chỉ có hai phần trăm phụ nữ sử dụng băng vệ sinh. Những người còn lại, họ đang dùng một miếng giẻ lau, một cái lá, vỏ trấu, mạt cưa, tất cả mọi thứ trừ băng vệ sinh. Điều đó vẫn xảy ra trong thế kỷ 21 này. Đó là lý do tại sao tôi quyết định sẽ chỉ trao tặng chiếc máy này cho phụ nữ nghèo trên khắp Ấn Độ. Cho đến nay, 630 chiếc đã được lắp đặt, tại 23 bang và tại sáu quốc gia khác. Hiện tại, đây năm thứ bảy tôi duy trì cuộc đối đầu với những tên khổng lồ đa quốc gia, xuyên quốc gia - những người làm cho tất cả các sinh viên MBA trở thành những dấu chấm hỏi. Một kẻ bỏ học từ trường Coimbatore, làm thế nào hắn ta có thể để trụ lại [lâu như vậy]? Điều đó làm cho tôi trở thành một giáo sư thỉnh giảng và diễn giả khách mời ở tất cả IIMs. (Vỗ tay) Hãy bật video thứ nhất. (Video) Arunachalam Muruganantham: Những điều tôi thấy trong tay vợ mình, "Tại sao em lại dùng miếng giẻ bẩn đó?" Cô ấy trả lời ngay lập tức, "Em biết về băng vệ sinh đó chứ, nhưng nếu em bắt đầu sử dụng chúng, thì chúng ta phải cắt giảm khoản chi cho sữa của gia đình mình." Tại sao không làm cho mình một loại băng chi phí thấp? Vì vậy, tôi quyết định tôi sẽ chỉ bán loại máy mới này cho những hội nhóm hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ. Đó là ý tưởng của tôi. AM: Và trước đây, bạn cần một khoản đầu tư tri giá hàng triệu cho máy móc và tất cả các thứ. Giờ đây, bất kỳ người phụ nữ nông thôn nào cũng có thể. Họ đang thực hiện puja. (Video): (hát) Bạn chỉ cần nghĩ rằng, cạnh tranh với những gã khổng lồ, ngay cả từ Đại học Harvard, Oxford, quả là khó khăn. Tôi đã làm cho phụ nữ nông thôn đối đầu với các công ty đa quốc gia. Tôi đang duy trì nó ở năm thứ bảy. 600 chiếc máy đã được lắp đặt. Nhiệm vụ của tôi là gì? Tôi sẽ làm cho Ấn Độ trở thành một đất nước mà100-phần trăm-[phụ nữ]-sử dụng-băng-vệ sinh trong suốt cuộc đời mình. Bằng cách này tôi sẽ cung cấp không ít hơn một triệu việc làm tại nông thôn điều mà tôi sẽ tạo ra trong thời gian tới. Đó là lý do tại sao tôi không chạy theo thứ tiền tài chết tiệt này. Tôi đang thực hiện một cái gì đó nghiêm túc. Nếu bạn theo đuổi một cô gái, cô ta sẽ không thích bạn. Đơn giản hãy làm việc của bạn, cô ấy sẽ quay ngược lại theo đuổi bạn. Vậy đó, tôi không bao giờ đuổi theo Mahalakshmi. Mahalakshmi đuổi theo tôi, tôi giữ lại trong các túi sau. Không phải ở túi trước. Tôi là một người đàn ông túi sau. Đó là tất cả. Một kẻ bỏ học nhìn thấy vấn đề của các bạn trong một xã hội mà người ta không sử dụng băng vệ sinh. Tôi đang trở thành một nhà cung cấp giải pháp. Tôi rất hạnh phúc. Tôi không muốn làm điều này như là một tổ chức công ty. Tôi muốn biến nó trở thành một phong trào địa phương về băng vệ sinh với quy mô toàn cầu. Đó là lý do tại sao tôi đặt tất cả các chi tiết trên các domain công cộng như một phần mềm mở. Bây giờ 110 quốc gia đang truy cập vào nó. Ok? Vậy nên, tôi phân loại họ thành ba dạng: không có học vấn, ít được giáo dục, có học vấn cao. Những người ít được giáo dục, làm điều này. Vậy các bạn, những người có học vấn cao, các bạn sẽ làm gì cho xã hội? Cảm ơn rất nhiều. Tạm biệt! (Vỗ tay) Chung sống với tàn tật là điều không dễ dàng tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, nhưng nếu bạn sống ở một đất nước như nước Mỹ, sẽ có những phụ tùng có sẵn để giúp cuộc sống bạn trở nên dễ dàng hơn Nếu bạn ở trong một tòa nhà, bạn có thể dùng thang máy Nếu bạn muốn sang đường, bạn có phần vỉa hè được cắt tỉa riêng. và nếu bạn cần phải di chuyển qua quãng đường xa hơn mà bạn không thể tự dùng sức mình, thì cũng có các phương tiện di chuyển và nếu bạn không đủ tiền để sở hữu một chiếc bạn vẫn có thể dùng phương tiện giao thông công cộng Nhưng ở các nước đang phát triển, mọi chuyện không được như vậy Khoảng 40 triệu người cần xe lăn nhưng không thể có được một cái, và phần đông số người này sống ở nông thôn nơi mà liên kết duy nhất với cộng đồng, với việc làm, với trường lớp chỉ có thể đạt được bằng cách đi qua quãng đường dài trên đất đá cằn cỗi thường thì bằng sức của chính mình Và những thiết bị dành cho họ không được thiết kế để cho hoàn cảnh đó, chúng nhanh hư và rất khó để sửa chữa Tôi bắt đầu tìm hiểu về xe lăn ở các nước đang phát triển vào năm 2005 khi đó tôi dành cả mùa hè để đánh giá hiện trạng công nghệ ở Tanzania và tôi đã nói chuyện với những người dùng xe lăn, những nhà sản xuất, các nhóm khuyết tật và điều đáng chú ý với tôi đó là vẫn chưa có một thiết bị nào được thiết kế dành riêng cho vùng nông thôn mà có thể di chuyển nhanh và hiệu quả trên nhiều loại địa hình khác nhau. Thế nên với tư cách là một kỹ sư cơ khí ở đại học MIT với rất nhiều thứ sẵn có xung quanh mình tôi nghĩ tôi sẽ làm điều gì đó cho chuyện này Bây giờ, khi nói đến việc cố gắng di chuyển đường dài trên địa hình gồ ghề tôi lập tức nghĩ đến chiếc xe đạp địa hinh một chiếc xe đạp leo núi phù hợp với việc này vì nó có nhiều líp và bạn có thể điều chỉnh xuống một nấc nếu phải leo đồi hoặc băng qua bùn hay cát và bạn có nhiều mô-men xoắn nhưng với vận tốc chậm Và nếu bạn muốn đi nhanh hơn, trên vỉa hè chẳng hạn, bạn có thể tăng líp và bạn sẽ có ít mô-men xoắn, nhưng tốc độ nhanh hơn Sự phát triển hợp lí ở đây là tạo ra một cái xe lăn với các bộ phận của chiếc xe đạp leo núi Điều mà nhiều người đã làm qua Nhưng đây là hai sản phẩm có mặt ở Mỹ sẽ rất khó để chuyển sang các nước đang phát triển nhưng mà chúng rất, rất đắt. Hoàn cảnh mà tôi đang nói đến ở đây là một nơi mà bạn cần một sản phảm chỉ dưới 200 đôla và sản phẩm lý tưởng này phải có thể đi nhiều hơn năm cây số trong một ngày để bạn có thể đi làm, đi học, và có thể di chuyển trên rất nhiều địa hình khác nhau. Nhưng khi về nhà hoặc vào trong chỗ làm việc nó phải đủ nhỏ và linh hoạt để di chuyển bên trong Hơn thế nữa, nếu bạn muốn nó tồn tại lâu ở khu vực nông thôn nó phải dễ sửa chữa bằng các dụng cụ, vật liệu và tri thức địa phương trong hoàn cảnh đó. Vậy mấu chốt thực sự của vấn đề ở đây là làm cách nào để chế tạo ra một thiết bị đơn giản nhưng lại có lợi thế cơ học cực kì lớn? Làm sao để tạo ra một chiếc xe đạp địa hình cho đôi tay mà không có sự phức tạp và chi phí đắt đỏ của một chiếc xe đạp địa hình Như là một trường hợp với các giải pháp đơn giản, nhiều khi câu trả lời nằm ngay trước mặt bạn, và đối với chúng tôi là đòn bẩy Chúng ta lúc nào cũng dùng đòn bẩy, trong dụng cụ, trong tay nắm cửa và các bộ phận xe đạp Và thời điểm cảm hứng, thời điểm phát minh quan trọng ấy, là lúc tôi đang ngồi trước quyển tập thiết kế của mình và bắt đầu nghĩ về một ai đó nắm lấy cái đòn bẩy Nếu nắm gần phía cuối, thì ta có một đòn bẩy dài và hiệu quả để sản xuất ra một lực khi ta đẩy tới và lui và tương đương với líp thấp. Nếu thả tay xuống phía dưới đòn bẩy ta có thể đẩy với một chiều dài ngắn hơn nhưng ở góc độ lớn hơn cho mỗi lần đẩy làm cho tốc độ quay nhanh hơn, và cho ta một mức líp cao hơn. Điều thú vị về hệ thống này là nó cực kì đơn giản về mặt cơ khí và bạn có thể tạo ra nó chỉ với công nghệ vốn đã có mặt từ hàng trăm năm nay Nhìn thấy điều này trong thực tế Đây là chiếc ghế đòn bẩy tự do sau vài năm phát triển hiện giờ chúng tôi đang cho sản xuất đây là một người lúc nào cũng dùng xe lăn Anh ta bị liệt, ở Guatemala và bạn thấy rằng anh ấy có thể di chuyển qua địa hình khá gồ ghề Một lần nữa, cải tiến quan trọng của công nghệ này là khi anh ta muốn đi nhanh anh ta chỉ cần nắm cần gạt gần trục và xoay một góc lớn hơn cho mỗi lần đẩy và khi đi lại khó khăn hơn, anh ta chỉ cần di chuyển tay lên phía trên cần gạt, tạo ra nhiều mô-men xoắn hơn, và hơi đẩy nó theo cách của mình để thoát ra khỏi khó khăn trên địa hình gồ ghề Một điểm quan trọng ở đây là con người là cỗ máy phức tạp trong hệ thống này Con người di chuyển tay lên và xuống đòn bẩy thế nên cơ chế này bản thân nó rất đơn giản và các bộ phận xe đạp bạn có tìm ở bất cứ đâu trên thế giới Bởi vì các bộ phận đó của xe đạp có sẵn ở khắp nơi nên chúng siêu rẻ Chúng được làm ra hàng đống ở Trung quốc và Ấn Độ và chúng ta có thể tìm chúng ở bất kì đâu trên thế giới tạo ra cái ghế ở bất cứ nơi nào, và quan trọng hơn hết là sửa nó ngay cả trong một ngôi làng với một thợ sửa xe đạp địa phương với các dụng cụ, tri thức địa phương và các bộ phận có sẵn Bây giờ, nếu bạn muốn dùng chiếc ghế trong nhà tất cả những gì bạn cần làm là kéo cần gạt ra khỏi cái ghế xếp gọn chúng trong khung và biến nó thành một chiếc xe lăn bình thường mà bạn có thể dùng giống như những chiếc xe lăn bình thường khác. Và chúng tôi làm cho nó có cùng cỡ với chiếc xe lăn bình thường nên nó đủ hẹp để đi qua cửa tiêu chuẩn đủ thấp để đặt vừa dưới bàn Nó nhỏ và đủ linh hoạt để đi vào phòng tắm và điều này rất quan trọng để người dùng có thể lại gần toilet và có thể chuyển qua giống như đối với xe lăn thường Có 3 điều mà tôi muốn nhấn mạnh mà tôi cho rằng rất quan trọng trong dự án này Đầu tiên là sản phẩm này hoạt động tốt vì chúng tôi có thể kết hợp hiệu quả khoa học kỹ thuật nghiêm ngặt và phân tích thiết kế lấy người dùng làm trung tâm tập trung vào các yếu tố xã hội, sử dụng và kinh tế quan trọng đối với người sử dụng xe lăn ở các nước đang phát triển Tôi là sinh viên ở MIT, và là một kỹ sư cơ khí, vậy tôi có thể làm những việc như nhìn vào loại địa hình bạn muốn di chuyển và tìm ra lực kháng mà nó áp đặt nhìn vào những gì ta đang có và kết hợp chúng lại với nhau để tìm ra loại líp nào ta có thể dùng và nhìn vào sức mạnh cũng như lực đẩy của phần trên cơ thể để phân tích bạn có thể đi nhanh bao nhiêu với chiếc xe lăn này khi đưa tay lên và xuống cần gạt Vậy như một sinh viên chân ướt chân ráo, phấn khích, đội chúng tôi chế tạo một mô hình mang nó đến Tanzania, Kenya và Việt Nam trong năm 2008 và phát hiện ra rằng nó thật tệ vì chúng tôi không có đủ thông tin từ người sử dụng Chúng tôi đã thử nghiệm với người dùng xe lăn với nhà sản xuất xe lăn, chúng tôi có ý kiến phản hồi từ họ không chỉ nhấn mạnh tới các vấn đề của họ mà còn cả những giải pháp chúng tôi làm việc cùng nhau để trở lại bàn vẽ và làm một bản thiết kế mới chúng tôi lại mang nó đến Đông Phi vào năm 2009 lần này nó hoạt động tốt hơn một chiếc xe lăn thường trên địa hình gồ ghề nhưng không tốt khi dùng trong nhà vì nó quá to và nặng, và khó để di chuyển xung quanh Một lần nữa với phản hồi của người dùng, chúng tôi lại bắt tay thiết kế lại từ đầu và đưa ra một thiết kế tốt hơn, nhẹ hơn đến 9 kilo hẹp như một chiếc xe lăn thường, đưa đi thử nghiệm ở Guatemala và điều đó đưa sản phẩm đến chuẩn mực mà chúng tôi bây giờ đã có thể đưa vào sản xuất. Bây giờ, là một nhà khoa học cơ khí chúng tôi có thể xác định được những lợi ích của chiếc xe lăn này Sau đây là những thước phim về cuộc thử nghiệm ở Guatemala nơi mà chúng tôi khảo sát chiếc xe lăn trên địa hình nông thôn và kiểm tra lực ra ở cơ sinh học của con người sự tiêu thụ oxy, tốc độ đi của họ và năng lượng họ dùng cho xe lăn thường và cả xe lăn đòn bẩy tự do Chúng tôi phát hiện ra rằng xe lắn đòn bẩy tự do đi nhanh hơn xe lăn thường trên địa hình gồ ghề tới 80 phần trăm Nó cũng hiệu quả hơn tới 40 phần trăm Nhờ vào những lợi thế cơ học từ đòn bẩy, bạn có thể tạo ra mô-men xoắn cao hơn đến 50 phần trăm và thật sự đẩy xe qua địa hình rất, rất gập ghềnh Bài học thứ hai mà chúng tôi học được rằng chính những hạn chế đã sinh ra sự đổi mới bởi vì chúng tôi phải chạm đến giá cực thấp vì chúng tôi phải tạo ra được một thiết bị có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình mà vẫn có thể dùng được trong nhà và đủ đơn giản để sửa chữa chúng tôi kết thúc với một sản phẩm cơ bản mới một sản phẩm mới là một sự đổi mới trong một không gian chẳng thay đổi cả trăm năm rồi và đó là những giá trị không chỉ tốt trong thế giới đang phát triển Tại sao không là ở cả những đất nước như Mỹ nữa? Thế nên chúng tôi hợp tác với Continuum, một công ty thiết kế sản phẩm ở Boston để tạo ra phiên bản cao cấp hơn dành cho các nước phát triển để bán chủ yếu ở Mỹ và châu âu nhưng cho những người tiêu dùng có thu nhập cao hơn Và điều cuối cùng tôi muốn nói đến tôi nghĩ là dự án này hoạt động tốt vì chúng tôi đã liên kết được các bên có liên quan và là quan trọng để xem xét việc đưa công nghệ từ giai đoạn ý tưởng tới đổi mới, xác nhận, thương mại hóa và phổ biến và quy trình đó bắt đầu và kết thúc với người tiêu dùng. Đó là những người quyết định yêu cầu của công nghệ và là những người đưa ra nhận xét cuối cùng và nói rằng "Vâng, nó thật sự hoạt động và đáp ứng nhu cầu của chúng tôi" Thế nên những người như tôi trong không gian tri thức chúng tôi có thể làm những điều như đổi mới, nghiên cứu và thí nghiệm tạo ra dữ liệu và mô hình chuẩn mực, nhưng làm sao để thương mại hóa mô hình đó? Vì vậy chúng tôi cần đến những công ty như Continuum để thương mại hóa sản phẩm và chúng tôi tạo ra một tổ chức phi chính phủ để đưa xe lăn vào thị trường Nghiên cứu đổi mới công nghệ toàn cầu và chúng tôi cũng bắt tay với một nhà sản xuất lớn ở Ấn Độ, công ty Pinnacle Industries, để làm 500 chiếc mỗi tháng và đợt đầu tiên sẽ là 200 chiếc xe lăn vào tháng tới sẽ được chuyển đến Ấn Độ Và cuối cùng, để đưa điều này đến người dùng ở quy mô lớn hơn chúng tôi hợp tác với tổ chức khuyết tật lớn nhất thế giới, Jaipur Foot. Sức mạnh ở mô hình này là khi bạn đưa những bên có liên quan lại với nhau đại diện cho mỗi liên kết trong chuỗi từ giai đoạn lên ý tưởng đến khi triển khai, đó là nơi mà phép màu xảy ra Đó là nơi mà bạn có thể có một trí thức như tôi, nhưng phân tích và kiểm tra và tạo ra một công nghệ mới và định lượng công việc được thực hiện tốt hơn bao nhiêu Bạn có thể kết nối các bên liên quan như nhà sản xuất và nói chuyện với họ mặt đối mặt và phát triển dựa trên kiến thức địa phương về phương pháp sản xuất và khách hàng của họ và kết hợp chúng với kiến thức kỹ thuật của chúng tôi để tạo ra thứ gì đó lớn hơn nếu thực hiện riêng lẻ. Và khi bạn đưa người dùng cuối vào trong quá trình thiết kế, không chỉ hỏi xem họ cần gì mà hỏi xem họ nghĩ làm cách nào đế có thể đạt được nó. Bức hình này được chụp ở Ấn Độ trong lần thử nghiệm cuối cùng của mình, chúng tôi có được 90% tỷ lệ chấp thuận mà mọi người chuyển từ xe lăn thường sang dùng xe lăn của chúng tôi Bức hình này đặc biệt là của Ashok, và Ashok bị một chấn thương cột sống khi anh ta té khỏi một cái cây anh ta là một thợ may, nhưng khi bị chấn thương anh không thể tự di chuyển hơn một cây số từ nhà đến cửa tiệm với chiếc xe lăn thường Con đường quá gập ghềnh Nhưng sau ngày anh có được xe lăn đòn bẩy tự do, anh ta nhảy lên nó đi qua một cây số đó, mở cửa tiệm và nhanh chóng kiếm được hợp đồng may đồng phục trường học và bắt đầu kiếm ra tiền để trang trải trở lại cho gia đình Ashok: Bạn đã khuyến khích tôi làm việc. Tôi nghỉ một ngày ở nhà. Ngày tiếp theo tôi đến cửa hàng của mình Bây giờ mọi chuyện đã trở lại bình thường Amos Winter: Cảm ơn rất nhiều vì đã để tôi đến đây ngày hôm nay Những gì tôi làm, và những gì tôi làm chuyên về-- cuộc đời tôi--đã được đinh hình trong bảy năm làm việc tại Châu Phi khi còn trẻ Từ năm 1971 đến 1977-- Trông tôi trẻ thế chứ không phải vậy đâu --(Cười)-- Tôi đã làm việc tại Zambia, Kenya, Ivory Coast (Bờ Biển Ngà), Algeria, Somalia, trong những dự án hợp tác về kỹ thuật với những quốc gia Châu Phi Tôi đã làm việc cho tổ chức phi chính phủ của Ý (NGO) và mỗi một dự án chúng tôi lập ra tại Châu Phi thất bại Tôi đã rất sầu não. Mới 21 tuổi đời, tôi nghĩ, người Ý là người tốt và chúng tôi đang làm việc tốt tại Châu Phi Nhưng thay vì thế, chúng tôi giết chết mọi thứ mà chúng tôi đụng vào. Dự án đầu tiên, cái đã truyền cảm hứng cho cuốn sách đầu tiên của tôi, "Những cơn sóng nhẹ từ Zambezi," là một dự án trong đó người Ý quyết định dạy cho người Zambia trồng thực phẩm. Thế nên chúng tôi miền nam Zambia với những hạt giống từ nước Ý tại một thung lũng tuyệt đẹp trải dài xuống sông Zambezi, và chúng tôi dạy cho người dân bản đại trồng cà chua Ý và bí ngòi Ý và... Tất nhiên những người dân bản địa chẳng mấy hứng thú làm công việc này, vậy nên chúng tôi trả công cho họ, và đôi lúc họ mới đến làm việc. (Cười) Chúng tôi thực sự ngạc nhiên về những người bản địa, tại thung lũng màu mỡ như thế này lại chẳng trồng trọt gì. Nhưng thay vì hỏi sao họ lại chẳng trồng bất cứ thứ gì, chúng tôi đơn giản thốt lên rằng, "Cám ơn Chúa chúng con đã ở đây." (Cười) "Vừa kịp lúc để cứu người Zambia khỏi nạn đói." Và tất nhiên, mọi thứ (gieo trồng) tại Châu Phi đều phát triển tốt Chúng tôi có những quả cà chua rất tuyệt vời. Tại Ý, một quả cà chua chỉ to khoảng bằng này. Tại Zambia, nó to tới cỡ này này. Thật khó tin, và chúng tôi nói với những người Zambia, "Mọi người xem trồng trọt có đễ dàng không này." Khi mà những quả cà chua bắt đầu đạt, chín, và có màu đỏ, chỉ qua một đêm, chừng khoảng 200 con hà mã từ dưới sông trồi lên và ngốn sạch tất cả. (Cười) Chúng tôi nói với những người Zambia," Chúa ơi, những con hà mã kìa!" và người dân đáp rằng,"Vâng, đó là lí do tại sao chúng tôi chẳng trồng thứ gì ở đây cả." (Cười) "Thế tại sao mọi người không cho chúng tôi biết trước?" "Anh có bao giờ hỏi đâu." Tôi đã nghĩ chỉ có mỗi người Ý là khờ khạo trên đất Châu Phi nhưng sau đó khi tôi nhìn những gì mà người Mỹ đang làm, những người Anh đang làm, những người Pháp đang làm, và sau khi chứng kiến những gì họ làm, Tôi cảm thấy có chút gì đó tự hào về dự án của mình tại Zambia Bởi vì, bạn thấy đó, chỉ ít chúng tôi cũng nuôi ăn được mấy con hà mã Bạn nên nhìn vào cái thứ vớ vẩn--(Vỗ tay)-- Bạn nên nhìn vào cái thứ vớ vẩn mà chúng ta đã ban cho những người dân Châu Phi không mảy may nghi ngờ. Bạn muốn đọc cuốn sách nào đó, hãy đọc "Sự Viện Trợ chết chóc," viết bởi Dambisa Moyo, một nhà nữ kinh tế người Zambia. Cuốn sách được phát hành năm 2009. Chúng ta, những quốc gia viện trợ Tây Phương đã mang đến lục địa Châu Phi 2 tỉ tỉ Mỹ Kim trong vòng 50 năm qua. Tôi sẽ không nói với bạn những thiệt hại mà số tiền đó đã gây ra. hãy tìm đọc cuốn sách của bà ấy. Đọc nó từ một người phụ nữ Châu Phi, những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra. Những người Tây Phương như chúng ta là những người theo chủ nghĩa đế quốc, thực dân truyền giáo, và chúng ta chỉ có hai cách để đối xử với người khác: hoặc bảo trợ, hoặc bảo hộ Hai từ có nguồn gốc từ tiếng La Tinh "pater," có nghĩa là "làm cha." Những chúng mang hai nghĩa khác biệt. Bảo hộ, là tôi đối xử với bất cứ người nào đến từ nền văn hóa khác như thể họ là con tôi. "Tôi yêu chúng quá." Bảo trợ, tôi đối xử với tất cả mọi người từ nền văn hóa khác như đầy tớ của mình. Đó là lí do tại sao người da trắng tại Châu Phi được gọi là "bwana," ông chủ. Tôi như bị tát vào mặt khi đọc cuốn sách, "Nhỏ bé nhưng tuyệt đẹp," viết bởi Schumacher, nói rằng, trên hết tất cả, trong sự phát triển kinh tế, nếu người khác không cần giúp đỡ, hãy để mặc họ. Đây nên đáng là nguyên tắc đầu tiên về viện trợ. Nguyên tắc đầu tiên về viện trợ là tôn trọng. Sáng nay, người tổ chức buổi họp này đặt một cây gậy ra sàn nhà, và nói, "Liệu chúng ta có thể--hình dung về một thành phố mà không phải là chủ nghĩa thực dân mới không?" Khi 27 tuổi, tôi đã quyết định chỉ hưởng ứng với mọi người và tôi đã tạo ra một hệ thống gọi là Enterprise Facilitation, nơi mà bạn sẽ không khởi đầu bất cứ thứ gì bạn không bao giờ thúc đẩy ai, nhưng trở thành một người đầy tớ cho khát vọng bản địa, người đầy tớ của người bản địa những người có giấc mơ muốn trở thành một con người tốt hơn. Vậy bạn làm gì--bạn im miệng. Đừng bao giờ mang đến một cộng đồng với những ý tưởng, bạn ngồi với người bản địa. Chúng tôi không làm việc từ những văn phòng. Chúng tôi gặp gỡ tại quán cà phê. Quán rượu. Chúng tôi không có bất cứ cơ sở hạ tầng nào. và cái chúng tôi làm là trở thành bạn của nhau, và tìm ra cái mà người đó muốn làm. Cái quan trọng nhất là khát vọng. Bạn có thể cho ai đó một ý tưởng. Nếu người đó không muốn làm, vậy thì bạn phải làm sao? Cái khát vọng của người phụ nữ có cho sự phát triển của bản thân là thứ quan trọng nhất. Cái khát vọng của nam giới có cho sự phát triển của cá nhân là thứ quan trọng nhất. và chúng tôi giúp họ tiến hành tìm kiếm sự hiểu biết, vì chẳng ai trên thế giới có thể thành công một mình. Người có ý tưởng chưa chắc đã có sự hiểu biết, nhưng sự hiểu biết luôn hiện hữu. Vậy nên nhiều năm trước, tôi có ý tưởng thế này: Tại sao chúng ta không,chỉ một lần, thay vì, đến một cộng đồng, và nói với những người ở đó họ nên làm gì, sao chúng ta không, lắng nghe họ dù chỉ một lần? Nhưng không phải trong những cuộc họp cộng đồng Để tôi nói bạn biết một bí mật. Có một vần đề trong những cuộc họp cộng đồng. Những doanh nhân chẳng bao giờ đến dự, và họ chẳng đời nào cho bạn biết, trong buổi họp cộng đồng, cái họ muốn làm với tiền của mình, cái cơ hội mà họ mới tìm ra. Vậy nên hoạch định có một điểm mù này. những người thông thái nhất trong cộng đồng bạn chẳng bao giờ biết được vì họ chẳng đời nào đến dự những buổi họp công cộng. Cái chúng tôi làm là làm việc một-đối-một và để làm điều đó, bạn phải tạo ra một cấu trúc xã hội hiện không tồn tại. bạn phải tạo ra một chuyên ngành mới. Một chuyên ngành mới như một bác sỹ gia đình cho doanh nghiệp, bác sỹ gia đình cho công việc làm ăn, người ngồi với bạn trong nhà bạn, tại bàn cơm trong bếp, tại quán cà phê, và giúp bạn tìm ra những nguồn tài nguyên để biến khát vọng của bạn thành một phương cách kiếm sống. Tôi đã bắt đầu (ý tưởng này) như một sự thử nghiệm tại Esperance, tây Úc. Tôi đang theo học tiến sỹ triết học tại thời điểm đó, cố gắng tránh xa khỏi cái phương thức bảo hộ vớ vẩn đó là đến và bảo cho bạn biết phải làm gì. Vậy nên cái mà tôi làm trong năm đầu tiên tại Esperance là chỉ bách bộ trên đường, và trong 3 ngày Tôi có khách hàng đầu tiên Một người làm nghề hun khói cá trong nhà xe, tên là Maori, và tôi giúp anh ta bán cá cho một nhà hàng tại Perth, và tổ chức lại công việc, sau đó thì một người đánh cá tìm đến tôi và nói Ông là người đã giúp Maori hả? Ông có thể giúp tôi với không? và tôi giúp những người đánh cá này biết cách làm việc cùng nhau và bán những con cá ngừ hảo hạng này không phải cho nhà máy đồ hộp tại Albany với giá 60 đồng một kí, nhưng chúng tôi tìm cách bán chúng tới Nhật Bản để làm sushi với giá 15 đô la một kí, và rồi những người nông dân tìm đến, nói rằng, "Này, ông đã giúp mấy người đó. ông có thể giúp chúng tôi không?" Trong một năm, tôi có 27 dự án liên tiếp và người của chính phủ đến tìm hỏi tôi, "Ông làm như thế nào vậy? Ông làm thế nào--?" Và tôi đáp,"Tôi đã làm một việc rất ư là khó. Tôi im miệng, và lắng nghe họ." (Cười) Vậy nên--(Vỗ tay)-- Vậy nên chính phủ nói với tôi, "Cứ làm tiếp nhé." (Cười) Chúng tôi đã làm thế tại 300 cộng đồng trên khắp thế giới. Chúng tôi đã giúp khởi động 40,000 công việc làm ăn. Có một thế hệ doanh nhân mới những người đang kiệt quệ vì sự cô lập. Peter Drucker, một trong những cố vấn về quản lí vĩ đại nhất trong lịch sử, qua đời khi 96 tuổi, một vài năm trước. Peter Drucker là một giáo sư triết học trước khi làm công việc liên quan có đến kinh doanh, và đây là điều mà Peter Drucker nói: "Hoạch định thực sự không tương thích với một xã hội và một nền kinh tế kinh doanh." Hoạch định là nụ hôn thần chết đối với doanh nhân. Thế nên ngay bây giờ bạn đang tái dựng lại Christchurch mà không biết rằng những người thông thái nhất tại Christchurch muốn làm gì với tiền của & tiềm lực của họ. Bạn phải học cách khiến những người này tìm đến nói chuyện với bạn. Bạn phải đưa đến cho họ sự bảo mật, riêng tư, bạn phải thật sự hứng khởi khi giúp họ, và họ sẽ tới, theo đám đông lũ lượt kéo tới. Với một cộng đồng 10,000 người, chúng ta có thể có khoảng 200 khách hàng. BẠn có thể tượng tưởng một cộng đồng 400,000 người, vối trí thông minh và khát vọng? Bài thuyết trình nào bạn vỗ tay nhiều nhất trong sáng nay? Người bản địa, những con người khát khao. Đó là những người bạn đã vỗ tay tán thưởng. Vậy nên cái mà tôi đang nói đến là Tinh Thần kinh doanh là nơi nó hiện hữu. Chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên-- với những nguồn nhiên liệu & nền sản xuất không thể tái tạo, và đột nhiện, chúng ta có những hệ thống không bền vững. Động cơ đốt trong không bền vững. Đường lối Freon (khí CFC dùng chạy tủ lạnh) để lưu trữ các thứ là không bền vững. Cái mà chúng ta phải nhìn đến đó là chúng ta làm thế nào để nuôi dưỡng, chữa trị, giáo dục, di chuyển và liên lạc cho 7 tỉ người theo hướng bền vững. Không có công nghệ nào làm được điều đó. NGười nào sẽ sáng chế ra cái công nghệ cho cuộc cách mạng xanh? Các trường đại học ư? quên đi! Chính phủ ư? Quên đi! Đó sẽ là các danh nhân, và họ đang thực hiện điều đó ngay hiện nay Có một câu chuyện rất vui mà tôi đọc được trên một tờ tạp chí vị lai nhiều năm về trước Có một nhóm chuyên gia được mời đến để thảo luận về tương lai của thành phố New York năm 1860. Và trong năm 1860, nhóm người ngày tụ họp lại, và phỏng đoán về điều sẻ xảy ra cho thành phố New York trong vòng 100 năm tới, và kết luận được nhất trí như sau: Thành phố New York sẽ không còn tồn tại trong vòng 100 năm tới. Sao vậy? Bởi vì họ nhìn vào đường cong trên phác đồ và nói, nếu dân số cứ phát triển theo tỉ lệ này, để di chuyển một lượng dân số của thành phố New York họ sẽ phải cần đến 6 triệu con ngựa, và chất thải từ 6 triệu con ngựa sẽ không có cách nào để xử lí. Họ sẽ bị ngập ngụa trong phân ngựa. (Cười) Vậy nên vào năm 1860, họ nhìn thấy cái công nghệ nhem nhuốc này cái mà làm cho cuộc sống ở thành phố New York ngộp thở. Vậy điều gì đã xảy ra? Trong vòng 40 năm, tới thời điểm 1900, tại Mỹ, có khoảng 1,001 công ty sản xuất xe hơi--1,001. Cái ý tưởng tìm kiếm một công nghệ khác biệt đã hoàn toàn vượt lên trên tất cả và có những nhà máy rất nhỏ bé trong tình trạng trì trệ Dearborn, MIchigan. Henry Ford. Tuy nhiên, có một bí mật để làm việc với các doanh nhân. Trước tiên, bạn phải mang đến cho họ sự bảo mật Không thì họ sẽ chẳng tìm đến mà nói chuyện với bạn. Sau đó bạn phải mang đến cho họ một dịch vụ tuyệt đối,riêng biệt và say mê. Và sau đó bạn phải nói với họ sự thật về kinh doanh. Công ty nhỏ nhất, công ty lớn nhất, phải có năng lực làm được 3 việc tuyệt vời sau: Cái sản phẩm bạn muốn bán phải hảo hạng, bạn phải có một chiến lược quảng bá hảo hạng, và bạn phải có một sự quản lí tài chính hảo hạng. Nghĩ thử xem nhé? Chúng ta chưa bao giờ gặp một cá nhân nào trên thế giới, người mà vừa có thể làm ra (sản phẩm), bán nó và quản lí tiền bạc cùng lúc. Điều đó không tồn tại Nhân vật này chưa bao giờ được sinh ra. Chúng tôi đã làm một nghiên cứu, và xem xét 100 công ty tiêu biểu trên thế giới Carnegie, Westinghouse, Edison, Ford, tất cả công ty mới, Google, Yahoo. Chỉ có một điều mà tất cả mọi công ty thành công trên thế giới đều có, chỉ một mà thôi đó là: Không một công ty nào bắt đầu chỉ với một người Hiện tại chúng tôi dạy về kinh doanh cho thiếu niên lứa tuổi 16 tại Northumberland, chúng tôi khởi đầu lớp học bằng cách đưa cho chúng hai tờ đầu tiên về tiểu sử của Richard Branson, và công việc cho những (sinh viên) ở lứa tuổi 16 này là gạch dưới, trong 2 trang đầu tiên về tiểu sử của Richard Branson bao nhiêu lần Richard sử dụng từ "Tôi" và bao nhiêu lần ông sử dụng từ "Chúng tôi." Không bao giờ có từ "Tôi, và từ "chúng ta" có 32 lần Ông ấy không bắt đầu một mình. KHông ai khởi đầu một công ty một mình. Không ai cả. Vậy nên chúng ta có thể tạo ra một cộng đồng nơi có những người hỗ trợ có kinh nghiệm nền tảng về hình thức kinh doanh quy mô nhỏ ngồi trong quán cà phê, quán rượu, và những anh bạn tận tụy của bạn người mà sẽ làm cho bạn những điều mà ai đó đã làm cho họ người nói về thiên hùng ca này người nào đó sẽ hỏi bạn, "bạn cần gì?" Bạn có thể làm gì? bạn làm được không? okay, bạn có thể bán nó không? Bạn có thể quản lí tiền bạc không? "Oh, không, tôi không thể làm được điều này. "Bạn có muốn tôi tìm ai khác (giúp) cho bạn không?" Chúng tôi kích hoạt những cộng đồng. Chúng tôi có những nhóm tình nguyện viên trợ giúp cho Enterprise Facilitator họ giúp tìm kiếm những nguồn tài nguyên và con người và chúng tôi khám phá ra rằng cái phép lạ từ trí thông minh của người bản địa như cái gì đó giống như là bạn có thể thách thức nền văn hóa và kinh tế của cộng đồng này chỉ bằng cách nắm được cái khát vọng, nguồn năng lượng và trí tưởng tượng như thể của người dân của bạn Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà thần kinh học, và với cương vị đó, tôi thật sự quan tâm về cách mà bộ não tiếp thu thông tin, và tôi đặc biệt hứng thú về khả năng làm cho bộ não chúng ta thông minh hơn, tốt hơn và nhanh hơn. Tôi sẽ sử dụng trò chơi điện tử (games) như một ví dụ để giải thích cho những điều tôi sẽ nói. Khi chúng ta nói về games, hầu hết các bạn đều nghĩ về trẻ em. Điều đó đúng. 90% trẻ em có chơi games. Nhưng hãy khách quan hơn 1 chút. Khi bọn trẻ đang ở trên giường, ai là người đang ngồi trước chiếc máy PlayStation? Hầt hết trong số các bạn. Độ tuổi trung bình của 1 game thủ là 33 tuổi chứ không phải 8 tuổi, và thật sự, nếu chúng ta nhìn vào ước tính về số người chơi games, những game thủ trong tương lại là những người lớn tuổi hơn. (Cười) Cho nên chơi games đã phổ biến khắp xã hội của ta. Nó rõ ràng là có một tác động to lớn tới cuộc sống thường nhật của chúng ta. Hãy xem những dữ liệu này được đưa ra bởi Activision. Sau 1 tháng phát hành game "Call Of Duty: Black Ops,", nó đã được chơi tổng cộng 68.000 năm toàn cầu, phải không nào? Có ai trong các bạn phàn nàn rằng nếu như đây là 1 ví dụ về làm tuyến tính trong đại số? Vậy điều chúng ta đang tìm hiểu trong phòng thí nghiệm là, làm sao để sức mạnh đó có ích cho chúng ta? Giờ tôi muốn đi ngược lại 1 chút. Tôi biết hầu hết các bạn đều đã có ấn tượng về việc đi về nhà và thấy con bạn đang chơi những trò chơi như thế này (Tiếng bắn súng) Mục đích của trò chơi đó là tìm diệt kẻ thù, zombie, những kẻ xấu... trước khi chúng tìm được bạn, phải không nào? Và tôi chắc rằng hầu hết các bạn có ý nghĩ, "Ôi, thôi nào, tụi con không thể làm gì khác thông minh hơn thay vì cứ ngồi đấy bắn zombie hay sao?" Tôi muốn các bạn đặt cái phản ứng tự nhiên này vào bối cảnh của việc các bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn thấy con gái bạn đang chơi sodoku hay con trai bạn đang đọc Shakespeare. Phải không nào? Hầu hết cha mẹ sẽ thấy điều đó rất tuyệt. Dù sao thì, tôi cũng chẳng sẽ nói với bạn rằng chơi games từ ngày này sang tháng nọ là tốt cho sức khỏe của bạn Tất nhiên là nó không tốt, và điều gì quá mức không bao giờ là tốt cả. Nhưng tôi sẽ biện hộ rằng với những liều lượng nhất định, những trò chơi mà tôi cho các bạn thấy từ đầu chương trình, những trò chơi bắn súng đó có những ảnh hưởng khá mạnh mẽ và tích cực đến nhiều phương diện về hành vi của chúng ta Đã chưa từng có 1 tuần trôi qua mà không có 1 vài tiêu đề nổi bật trong giới truyền thông về việc liệu games có ảnh hưởng tốt hay xấu cho bạn, phải không nào? Các bạn đều đã bị chúng dội bom liên tục. Tôi muốn đặt cuộc thảo luận kiểu "tối thứ sáu ở quán bar" này sang một bên và dẫn các bạn bước vào bên trong phòng thí nghiệm. Điều chúng tôi làm trong đó là một sự đo lường một cách trực tiếp, trong một giao diện định lượng, về những tác động gì của games diễn ra trong não. Và vì thế tôi sẽ lấy 1 vài ví dụ từ trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều đầu tiên mà tôi chắc các bạn đều đã nghe đó là việc ngồi quá lâu trước màn hình sẽ làm giảm thị lực của bạn. Đó là một khẳng định về thị giác. Có lẽ có những nhà khoa học về thị giác đang ở trong số các bạn. Chúng tôi thực sự biết cách để kiểm chứng khẳng định trên. Chúng tôi có thể bước vào trong phòng thí nghiệm và đo thị lực của bạn tốt đến mức nào. Và thử đoán xem? Những người không chơi nhiều các trò chơi hành động, không thật sự bỏ nhiều thời gian trước màn hình, có trạng thái bình thường, hay chúng ta còn gọi là có thị lực bình thường. Điều đó tốt. Vấn đề ở đây là điều gì xãy ra với những người chơi games thường xuyên, 5 giờ mỗi tuần chằng hạn, 10 giờ, 15 giờ mỗi tuần. Nều như khẳng định trên, thị lực của họ chắc phải rất tệ, phải không? Nhưng đoán xem? Thị lực của họ rất rất tốt. Tốt hơn những người không chơi Và nó tốt hơn theo 2 cách khác nhau. Cách thứ nhất là họ có thể xử lí những chi tiết nhỏ trong một bối cảnh lộn xộn, và dù điều đó có nghĩa có thể đọc chữ in trên đơn thuốc hơn là sử dụng kính lúp, bạn thực sự có thể làm điều đó với chỉ bằng mắt của bạn. Cách còn lại là họ có thể xữ lí tốt hơn trong nhiều mức độ màu xám khác nhau. Hãy tưỡng tượng bạn đang lái xe trong sương mù. Điều đó tạo ra sự khác biệt giữa việc thấy chiếc xe đằng trước bạn và tránh tai nạn, hoặc vướng vào tai nạn. Vì vậy chúng tôi đang ứng dụng nghiên cứu đó để phát triển các trò chơi cho bệnh nhân với thị lực kém, và để có tác động tới việc tập luyện cho não họ có thể nhìn thấy tốt hơn. Rõ ràng, khi nói đến đến các trò chơi hành động, thời gian trên màn hình không làm cho mắt bạn kém đi. Nói cách khác tôi chắc rằng các bạn đều đã nghe rằng: Games dẫn tới các vần đề về tập trung và sự dễ dàng bị chia trí. Và, chúng tôi biết cách đo lường độ tập trung trong phòng thí nghiệm. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ về cách mà chúng tôi làm điều đó. Tôi sẽ mời các bạn tham gia, vậy nên các bạn sẽ phải thực sự chơi game với tôi. Tôi sẽ cho các bạn thấy một số từ được tô màu. Tôi muốn bạn nói lên tên màu của màu chữ. Được chứ? Và đây là ví dụ đầu tiên. ["Ghế"] Cam, tốt. ['Bàn"] Màu xanh. ["Bảng"] Khán giả: Đỏ. Daphne Bavelier: Đỏ. ["Ngựa"] DB: Vàng. Khán giả: Vàng. ["Vàng"] DB: Đỏ. Khán giả: Vàng. ["Xanh"] DB: Vàng. Được rồi, các bạn hiểu ý của tôi rồi chứ? (Cười) Các bạn đang làm tốt hơn rồi đó, nhưng nó khá khó. Tại sao nó khó? Bởi vì tôi đã giới thiệu một sự xung đột giữa từ và màu của từ đó. Mức độ tập trung của bạn sẽ đánh giá tốc độ mà bạn xữ lí xung đột đó, vì thế những người trẻ tuổi ở đây có lẽ sẽ đứng đầu trong trò này, giống như, họ sẽ làm 1 chút tốt hơn một số người lớn tuổi hơn như chúng ta. Điều chúng tôi có thể chỉ ra rằng khi bạn làm những bài tập như thế này với những người thường xuyên chơi game hành động, họ thực sự giải quyết xung đột nhanh hơn, Vậy rõ ràng là chơi game hành động không dẫn tới những vấn đề về tập trung. Thực sự thì, những game thủ này có nhiều lợi thế hơn khi nói về độ tập trung, và một trong những phương diện về sự tập trung cũng được cải thiện đó là khả năng theo dõi những vật thể xung quanh. Đây là thứ chúng ta sử dụng hằng ngày. Khi bạn đang lái xe, bạn đang theo dõi, theo dõi những xe xung quanh bạn. Bạn cũng đang theo dõi những người đi bộ, con chó đang chạy, và đó là cách mà bạn có thể lái xe một cách an toàn, đúng không nào? Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi mời nhiều người đến tình nguyện ngồi trước màn hình máy tính, và chúng tôi cho họ những bài tập nhỏ mà tôi sẽ nhờ các bạn làm tiếp theo. Bạn sẽ thấy những mặt vui màu vàng và một số mặt buồn màu xanh. Đây là những đứa trẻ trong sân trường ở Geneva giờ ra chơi vào mùa đông. Hầu hết chúng đều vui. Đây thật ra là giờ ra chơi. Nhưng một số chúng thì buồn và xanh vì đã để quên áo khoác ở nhà. Chúng bắt đầu di chuyển, và nhiệm vụ của bạn là theo dõi những ai có áo khoác lúc ban đầu và nhưng ai không có, Vậy nên tôi sẽ cho bạn thấy một ví dụ mà ở đó chỉ có một em buồn. Nó dễ vì bạn có thể theo dõi em ấy bằng mắc của bạn. Bạn có thể theo dõi, theo dõi, và rồi nó dừng, và có một dấu chấm hỏi, và tôi hỏi bạn, đứa trẻ này từng có áo khoác hay là không? Nó đã màu vàng lúc đầu hay là màu xanh? Tôi nghe một vài nói màu vàng. Tốt. Vậy đa số các bạn đều có não (Cười) Bây giờ tôi sẽ hỏi các bạn làm bài tập này, nhưng bây giờ với một bài tập khó hơn một chút. Sẽ có 3 trong số chúng là màu xanh. Đừng di chuyển mắt bạn. Làm ơn đừng di chuyển mắt. Giữ cho mắt bạn cố định và mở rộng, giữ tập trung, Đó là cách duy nhất bạn có thể làm được. Nếu bạn di chuyển mắt, bạn tiêu chắc. Vàng hay xanh? Khán giả: Vàng. DB: Tốt Vậy các bạn là một người lớn trẻ tuổi điển hình và bình thường có khả năng theo dõi khoảng 3 hay 4 vật thể cùng một lúc Đó là điều chúng ta vừa làm. Còn những game thủ của chúng ta có thể theo dõi từ 6 tới 7 vật thể cùng một lúc, điều mà đang được chiếu trên clip này. Đó là cho các bạn đấy, các game thủ. Hơi khó hơn. đúng không nào? Vàng hay xanh? Xanh. Một số người trong số chúng ta khá là nghiêm túc đấy nhỉ. Yeah. (Cười) Tốt. Vậy với cùng một cách chúng ta có thể thấy sự tác động của games tới hành vi của con người, chúng tôi có thể sử dụng ảnh chụp bộ não và nhìn vào tác động của games tới não, và chúng tôi đã nhận ra nhiều thay đổi, nhưng những thay đổi chính lại xảy ra trên mạng lưới bộ não nơi kiểm soát sự tập trung. Vậy nên một phần gọi là đỉnh vỏ não là nơi được biết đến có nhiệm vụ kiểm soát sự định hướng của sự tập trung. Phần còn lại là thùy trước, kiểm soát cách chúng ta duy trì sự tập trung, và một phần nữa gọi là vành não trước, nơi kiểm soát cách chúng ta phân bổ và điều chỉnh sự tập trung và giải quyết xung đột. Hiện, khi chúng tôi chụp ảnh não, chúng tôi thấy rằng cả ba hệ thống này hoạt động tốt hơn một cách rõ rệt ở những người chơi game hành động. Điều này dẫn tôi tới một phát hiện khá gây tranh cãi về sự liện liên quan giữa công nghệ và bộ não. Tất cả các bạn đều biết về đa nhiệm vụ. Tất cả các bạn đều đã rất sai lầm khi đa nhiệm vụ khi đang lái xe và sử dụng điện thoại. Một ý tồi. Rất rất tồi. Tại sao à? Vì khi đó sự tập trung của bạn đã chuyển sang cho chiếc điện thoại, bạn đang đánh mất khả năng để phản ứng nhanh lẹ với chiếc xe đang thắng gấp trước mặt bạn, và vì vậy bạn dễ dàng vướng vào một vụ tai nạn xe hơi hơn. Hiện, chúng tôi có thể đo lường những kĩ năng đó trên trong phòng thí nghiệm. Và chắc chắn là chúng tôi không yêu cầu mọi người lái xe và xem họ mắc phải bao nhiêu tai nạn. Như vậy có lẽ là một đề nghị hơi tốn kém. Nhưng chúng tôi thiết kế các bài tập trên máy tính ở đó chúng tôi có thể đo lường, độ chính xác đến từng mili giây, về mức độ nhanh mà họ có thể chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Khi chúng tôi làm điều đó, chúng tôi thấy rằng những người thường xuyên chơi game hành động rất, rất giỏi trong việc này. Họ chuyển nhiệm vụ rất nhanh lẹ. Họ phải trả một giá rất nhỏ cho việc này. Giờ tôi muốn các bạn nhớ kết quả đó, và đưa nó vào bối cảnh của một nhóm người sử dụng công nghệ khác, một nhóm thường được sự tôn trọng của xã hội, là những người tham gia vào truyền thông đa nhiệm. Truyền thông đa nhiệm là gì? Thật ra hầu hết chúng ta, con em chúng ta, đang nghe nhạc cùng lúc với việc tìm kiếm trên mạng cùng lúc với chat trên Facebook với bạn bè. Đó là một người truyền thông đa nhiệm. Có một nghiên cứu đầu tiên được đưa ra bởi các đồng nghiệp ở Stanford và chúng tôi đã tái tạo lại và nhận ra rằng những người được xác định là những người truyền thông đa nhiệm thường xuyên thì lại rất kém trong việc đa nhiệm nói chung. Khi chúng tôi đo lường họ trong phòng thí nghiệm, họ thật sự rất tệ, Được chứ? Vậy nên những kết quả như thế này thể hiện 2 ý chính. Ý thứ nhất là không phải mọi phương tiện truyền thông đều được tạo ra giống nhau. Bạn không thể so sánh ảnh hưởng của truyền thông đa nhiệm và ảnh hưởng của việc chơi game hành động. Chúng có những ảnh hưởng khác nhau hoàn toàn trong các khía cạnh về tiếp thu, về nhận thức và sự tập trung. Thậm chí với games, tôi khẳng định với các bạn rằng đối với các trò chơi hành động này. Những games khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới não bạn. Vậy nên chúng ta phải bước vào tận bên trong phòng thí nghiệm và thật sự đo lường ảnh hưỡng của từng trò chơi. Một bài học nữa đó chính là những ý kiến được nhiều người chấp nhận thì đều không có trọng lượng. Tôi vừa cho các bạn thấy đấy, chúng ta đã nhìn vào sự thật rằng dù tiếp xúc nhiều với màn hình, những game thủ này có thị lực rất tốt, vân vân... Ở đây, một điều khá nổi bật là những sinh viên đại học này mà thường xuyên tham gia sử dụng các phương tiện truyền thông (một cách) đa nhiệm tin rằng họ sẽ đạt điểm cao trong các cuộc thi. Rồi bạn cho họ xem điểm của họ, cho họ thấy rằng họ không giỏi chút nào và câu trả lời của họ là, "Không thể như thế được". Các bạn biết đấy, họ có một cảm giác rằng họ đang làm rất, rất tốt Đó là một lí do nữa để chúng ta bước vào phòng thí nghiệm và thực sự đo lường tác động của công nghệ lên bộ não. Nói cách khác, khi chúng ta nghĩ về ảnh hưởng của games tới bộ não, nó khá giống với ảnh hưỡng của rượu đối với sức khỏe. Có những cách sử dụng rất tiêu cực của rượu. Có những cách sữ dụng rất tiêu cực của games. Nhưng khi được sử dụng với một liều lượng hợp lí, ở một độ tuổi hợp lí, rượu có thể rất tốt cho sức khỏe.Thật ra có những phân tử đặc biệt trong rượu vang được xác định là có khả năng kéo dài tuổi thọ. Vậy nên nó cũng tương tự, như những trò chơi hành động có một số yếu tố có thể rất hiệu quả cho việc rèn luyện bộ óc, học hành, tính tập trung, thị giác, vân vân...và vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ những yếu tố có lợi đó là gì để từ đó chúng ta có thể sử dụng chúng nhằm tạo ra các trò chơi tốt hơn cho lẫn mục đích giáo dục và phục hồi chức năng cho người bệnh. Bởi vì hiện giờ chúng tôi đang quan tâm tới việc tạo ra một tác động tới vần đề giáo dục và phục hồi chức năng cho người bệnh, chúng tôi thực sự không quan tâm nhiều lắm đến những ai thường xuyên chơi games hàng giờ liền. Mà tôi quan tâm hơn tới việc dẫn bất cứ ai trong các bạn theo và cho các bạn thấy rằng việc buộc các bạn chơi game hành động, tôi có thể thực sự làm cho thị lực các bạn tốt hơn, dù cho các bạn có thích chơi game hành động hay là không, phải không nào? Đó là ý nghĩa của việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân và mục đích giáo dục Hầu hết bọn trẻ không đi tới trường và nói, "Tuyệt, 2 giờ học toán!" Vậy nên đó là điểm khó giải quyết của cuộc nghiên cứu, và để làm điều đó, chúng tôi cần bước thêm một bước nữa. Và bước đó là bài tập rèn luyện. Vậy hãy để tôi minh họa nó với một bài tập gọi là xoay các khối bằng trí tưởng tượng. Và nó là bài tập mà tôi sẽ nhờ các bạn, và một lần nữa các bạn sẽ làm bài tập này, hãy nhìn vào khối này. Hãy nghiên cứu nó, nó là khối gốc, và tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 4 khối khác nhau. Một trong 4 khối khối này thật ra là một phiên bản bị xoay của khối ban đầu. Tôi muốn các bạn nói cho tôi biết đó là khối nào: thứ nhất, thứ hai, thứ ba hay thứ tư? Được, tôi sẽ giúp bạn. Cái thứ tư. Một lần nữa. Bắt những cái đầu đó suy nghĩ đi nào. Đó là khối gốc của chúng ta. Cái thứ ba, tốt! Trò này khó, phải không nào? Và lí do tôi yêu cầu các bạn làm là bởi vì bạn thực sự cảm thấy não bạn co rút lại, phải không nào? Nó không có cảm giác như chơi những game hành động vô nghĩa. Vậy nên, điều chúng tôi làm trong những bài tập rèn luyện này là, những người đến phòng thí nghiệm, họ làm những bài tập như thế này, rồi chúng tôi bắt họ chơi game hành động trong 10 giờ đồng hồ. Họ không chơi hết 10 giờ trong một lượt. Họ chơi từng đợt, vậy nên mỗi ván khoảng 40 phút trong vài ngày kéo dài đến khoảng 2 tuần lễ. Rồi, một khi họ đã hoàn thành phần rèn luyện, vài ngày sau họ quay lại và họ được kiểm tra lại với một dạng tương tự của bài tập xoay khối bằng tưởng tượng. Và đây là nghiên cứu của một đồng nghiệp ở Toronto. Họ chỉ ra rằng, lúc ban đầu, bạn biết đấy, đối tượng thể hiện ở nơi mà họ được mong đợi sẽ thể hiện ở độ tuổi của họ. Sau 2 tuần rèn luyện với game hành động, họ thực sự thể hiện tốt hơn, và sự cải thiện đó vẫn không thay đổi trong 5 tháng tiếp theo sau khi làm bài tập rèn luyện. Điều đó rất, rất quan trọng. Tại sao ư? Bởi vì tôi đã nói với các bạn rằng chúng tôi muốn sử dụng những games này cho mục đích giao dục và phục hồi chức năng cho người bệnh, Chúng tôi phải có những ảnh hưởng chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài. Hiện, tại thời điểm này, một số trong các bạn chắc đang tự hỏi ừm, các vị còn đợi gì nữa. để đưa ra thị trường một game có thể tốt cho sự tập trung của bà tôi và cùng lúc bà ấy thực sự thích thú với nó, hay một game có thể tốt cho việc cải thiện thị lực của cháu trai mắc bệnh giảm thị lực của tôi, chẳng hạn? Vâng, chúng tôi đang làm điều đó, nhưng có một thách thức. Có những nhà thần kinh học như tôi đang bắt đầu hiểu ra nhưng yếu tố nào có lợi trong games từ đó thúc đẩy những hiệu ứng tích cực, và đó là điều tôi sẽ gọi là mặt bông cải xanh của phương trình. Và có một nghành công nghiệp phần mềm giải trí thực sự khéo léo trong việc tạo ra những sản phẩm hấp dẫn mà bạn chẳng thể cưỡng lại Đó gọi là mặt sô cô la của phương trình Vấn đề là chúng ta cần ghép 2 mặt lại với nhau, và nó khá giống như với thức ăn. Ai lại thực sự muốn ăn bông cải phủ sô cô la? Chả ai cả (Cười) Và chắc bạn cũng đã có cái cảm giác đó, khi lựa một game giáo dục và cảm giác như là, hừm..., bạn biết đấy, nó không vui cho lắm, nó không hấp dẫn cho lắm. Vậy nên điều chúng ta cần là một nhãn hiệu sô cô la mới, một hiệu sô cô la mà không ai cưỡng lại được, bạn thực sự muốn chơi nó, nhưng nó vẫn có tất cả các yếu tố, những yếu tố tích cực được chiết xuất từ bông cải xanh mà bạn không thể nhận thấy nhưng vẫn có lợi cho não bạn. Và chúng tôi đang thực hiện điều đó, nhưng nó cần những nhà thần kinh học đến và họp lại với, những người làm việc trong nghành công nghiệp phần mềm giải trí, và những nhà sản xuất, dù những người này không gặp nhau mỗi ngày, nhưng điều đó là khả thi, và chúng tôi đang đi đúng hướng. Tôi để các bạn với suy nghĩ đó, và cảm ơn vì sự chú ý của các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tommy Mizzone: Tối nay chúng em sẽ trình diễn 2 ca khúc cho các bạn Chúng em là 3 anh em đến từ New Jersey và điều thú vị đó là tin hay ko, chúng em thật sự say mê nhạc Bluegrass và chúng em rất vui khi trình diễn nó cho các bạn tối nay (nhạc) (vỗ tay) TM: Cảm ơn, cảm ơn (vỗ tay) Robbie Mizzone: Cảm ơn Em tên Robbie Mizzone, em 13 tuổi, và em chơi vi cầm Đây là em trai em, Jonny. Em ấy 10 tuổi, và em ấy chơi đàn Banjo Và người chơi ghita đó là em trai 14 tuổi của em, Tommy (vỗ tay) Chúng em tự gọi nhóm là "the Sleepy Man Banjo Boys" (nhạc) (vỗ tay) TM: Cảm ơn JM: Cảm ơn tất cả mọi người TM: Cảm ơn các bạn rất nhiều Tôi xin giới thiệu cho các bạn nghe về một dự án mà tôi đã khởi đầu cách đây khoảng 16 năm, và đó là về việc tạo ra các hình thể sống mới. Và những hình thể này được tạo ra từ các loại ống này -- ờ Hà Lan chúng tôi gọi là ống điện chúng ta có thể bắt đầu xem một đoạn phim về điều đó chúng ta có thể xem hơi chậm một chút. Tường thuật viên : Dần dần loại động vật này sẽ sống thành bầy đàn trên các bãi biển. Theo Jansen đang hoạt động tích cực trong cuộc cách mạng này. Theo Jansen : Tôi muốn đưa những hình thể sống này tới bãi biển. Và chúng sẽ sống ở đó, một cách tự lập trong tương lai. Học cách tự sinh tồn, và sẽ mất khoảng vài năm để chúng có thể tự đi lại. Tường thuật viên: Loại động vật cơ học này sẽ sản sinh năng lượng không phải từ thức ăn, mà là từ gió. Gió sẽ làm chuyển động các tấm lông trên lưng chúng, giúp chân chúng chuyển động Loại động vật này bước về một hướng trên bãi cãi ướt của bãi biển, với chiếc mũi hướng về cơn gió. Ngay khi nó bước vào một cơn sóng cuộn ngang hay bước trên cát khô, nó sẽ dừng lại, và bước về hướng ngược lại. Cuộc cách mạng đã tạo ra nhiều loài mới. Đây là loài Animaris Currens Ventosa. (Vỗ tay) Jansen: Đây là một đàn và chúng được tạo ra theo cùng mã gen, và chúng là một loại và mỗi con vật là khác nhau, và mã gen trội sẽ nhân lên. Đây là một đợt sóng đánh từ trái sang phải, các bạn có thể thấy con vật này. Lúc này nó di chuyển từ -- vâng, di chuyển từ trái sang phải. Đây là một thế hệ mới, một họ mới, có thể tích trữ được gió. Vì thế cánh của chúng bơm không khí lên trong các chai nước chanh nằm trên đầu cánh -- và chúng có thể sử dụng nguồn năng lượng đó khi các cơn gió qua đi, và khi thuỷ triều lên, và vẫn còn một chút năng lượng để chúng bước tới các đụn cát và cứu sống bản thân, bởi vì chúng rất dễ bị chết đuối. (Tiếng cười) Tôi có thể cho các bạn xem loại động vật này. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Vì thế tỉ lệ ống của loại động vật này là rất quan trọng đối với việc bước đi. Có 11 con số, tôi gọi là 11 con số thiêng. Đây là khoảng cách các ống giúp cho nó có thể bước đi. Thực tế đó là một phát minh mới về bánh xe. Nó vận hành giống như bánh xe. Trục ở bánh xe nằm ở cùng cau độ, và chiếc hông này cũng nằm ở cùng một cao độ. Thực tế, thứ này tốt hơn bánh xe, bởi vì khi bạn cố lái xe đạp trên bãi biển, bạn để ý thấy rằng rất khó thực hiện. Và đôi bàn chân chỉ việc bước trên cát, và các bánh xe phải chạm vào từng tấc đất ở chính giữa Vì thế 5000 năm sau khi bánh xe được phát minh, chúng ta lại có một loại bánh xe mới. Tôi sẽ cho các bạn xem trong đoạn phim kế tiếp --- anh có thể làm ơn bật nó lên được không? -- mà những vật rất nặng nề có thể di chuyển được. Có một người đẩy từ đằng sau, nhưng nó có cũng có thể di chuyển rất tốt khi có gió. Nó nặng 3.2 tấn. Và vật này vận hành dựa vào gió được tích trữ trong các chai. Nó cũng có xúc tu giúp nó có thể cảm nhận các vật cản và quay đầu lại. Và các bạn thấy chưa, vật thể đó di chuyển theo hướng khác. Có thể mang một cái xúc tu cho tôi không? Được rồi. Tốt. Chúng phải sinh tồn vượt qua những mối hiểm họa trên bãi biển, và một trong những hiểm họa lớn đó là biển. Đây là biển. Và nó phải cảm nhận được nước biển. Và đây là xúc tu nước. Và thứ rất quan trọng đó là chiếc ống này. Nó hút không khí vào một cách bình thường, nhưng khi nuốt nước vào thì nó cảm nhận thấy sự kháng cự. Vậy hãy tưởng tượng rằng con vật này đi hướng về phía biển. Và ngay khi chạm vào nước, các bạn sẽ nghe thấy âm thanh di chuyển của không khí. Tuyệt! Vậy nếu nó không cảm giác thấy thì nó sẽ chết đuối, phải không? Đây là bộ não của con vật. Thực ra nó chính là thiết bị đếm bước, và nó đếm các bước đi. Nó là thiết bị đếm bước hệ nhị phân. Ngay khi nó đến được biển, nó thay đổi mô hình 0 - 1 ở đây và nó luôn biết được nó đang ở đâu trên bãi biển. Vậy nó là một bộ não rất đơn giản. Nó nói rằng, à, có biển, có đụn cát và tôi đang ở đây. Đây là một loại trí tưởng tượng về thế giới động vật biển đơn giản. Cám ơn bạn. Một trong những kẻ thù lớn nhất chính là các trận bão. Đây là một phần mũi của loài Animaris Percipiere, và khi mũi được gắn cố định lên con vật thì toàn bộ con vật sẽ cố định. Và khi trận bão ập đến, nó sẽ đóng chốt xuống đất. (Tiếng cười) Và khi mũi được gắn cố định thì toàn bộ con vật sẽ cố định. Gió có thể đổi hướng, nhưng con vật cũng sẽ xoay mũi về hướng gió. Và trong vài năm nữa, những loài vật này sẽ tự sinh tồn. Tôi vẫn sẽ phải hỗ trợ chúng nhiều. Cám ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi ở đây để nói về sự tắc nghẽn được gọi tên là tắc đường. Tắc đường là một hiện tượng mang tính chất lan toả Về cơ bản nó tồn tại ở tất cả các thành phố trên khắp thế giới điều này có chút xíu ngạc nhiên khi các bạn nghĩ về nó. Ý của tôi thực chất là, nghĩ về các thành phố khác nhau như thế nào ý của tôi là, các bạn có các thành phố Châu Âu điển hình với trung tâm thành thị đông đúc và phương tiện công cộng tốt đa phần là thế, chứ không phải là rất nhiều không gian đường phố Nhưng bạn cũng có những thành phố kiểu Mỹ Nó tự mình di chuyển. Dù sao đi nữa, các thành phố kiểu Mỹ là: vô vàn các con đường tỏa đi nhiều hướng khác nhau trong không gian rộng lớn, gần như không có phương tiện giao thông công cộng. Và chúng ta có những thành phố mới nổi với sự pha trộn của đủ loại phương tiện, sự pha trộn của các làn đường, và cũng phân tán hơn nhưng thường là những trung tâm thành thị rất đông đúc Và những nhà hoạch định giao thông trên khắp thế giới đã và đang thử rất nhiều cách định lượng khác nhau: đô thị đông đức hay đô thị phân tán vô vàn còn đường hay vô vàn phương tiện giao thông công cộng hay rất nhiều tuyến đường xe đạp hoặc nhiều thông tin khác và rất nhiều điều khác nữa, nhưng dường như không có phương án nào hoạt động. Nhưng tất cả những nỗ lực ấy có một điểm chung Chúng cơ bản tập trung vào tìm ra mọi người nên làn gì thay vì lái xe vào giờ cao điểm Những nỗ lực đó là cần thiết, đi thẳng vào vấn đề, để hoạch định mọi người nên làm gì, hoạch đình cuộc sống của họ. hoạch định một hệ thống xã hội phức tạp là một điều khó để làm, và để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Quay trở về năm 1989, khi thành Berlin sụp đổ một nhà hoạch định đô thị ở Luân Đôn nhận một cuộc gọi từ một người đồng nghiêp ở Moscow nói đại khái là "Chào, Vladimir đây. Tôi muốn biết, Ai quản lý viêc cung cấp bánh mì của Luân Đôn?" Và nhà hoạch định ở London nói: "Ý của ông là gì, ai quản lý (việc cung cấp bánh mì) của London- Ý tôi là, không ai hết." "Oh, nhưng chắc phải có ai đó chứ. Ý của tôi là, nó là một hệ thống phức tạp. Phải có một ai đó kiểm soát nó" "Không. Không. Không ai hết mà. Ý tôi là, thật ra,--Tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ đến nó. Nó tự quản lý hoạt động bằng bản thân nó." Nó tự hình thành. Đó là một ví dụ về một hệ thống xã hội phức tạp nó có khẳ năng tự tổ chức và đây thực sự là một cái nhìn sâu sắc. Khi bạn cố giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp, điều đúng đắn phải làm là tạo ra sự khuyến khích. Bạn không lên kế hoạch các tiểu tiết, và mọi người sẽ tìm ra phải làm gì, làm thế nào để thích nghi với khuôn khổ mới Và bây giờ hãy xem làm thế nào chúng ta có thể sử dụng nhận thức này để xử lý vấn đề tắc đường Đây là bản đồ của Stockholm, quê hương tôi. Stockholm là một thành phố có diện tích trung bình, có khoảng 2 triệu người, nhưng Stockholm có rất nhiều rất nhiều nước bằng nghĩa với việc có rất nhiều cây cầu- những cây cầu nhỏ hoặc cũ- điều đó có nghĩa tắc đường xảy ra rất nhiều Và những chấm đỏ này chỉ ra những phần tắc đường nhiều nhất đó cũng chính là những cây cầu dẫn tới trung tâm thành phố Và có người đã đưa ra ý kiến rằng, ngoại trừ việc có phương tiện giao thông công cộng tốt ngoại trừ việc dùng tiền để xây dựng các con đường hãy thử thu phí các lãi xe từ 1 đến 2 euros ở những điểm tắc nghẽn này. 1-2 euros, đó không phải là một số tiền lớn, Ý tôi là so sánh với tiền đỗ xe, và các chi phí khác, vân vân., cho nên bạn có thể đoán là các lái xe sẽ không phản ứng gì với số phí nhỏ này Bạn đã sai. 1-2 euros đủ để làm 20% số lượng ô tô biến mất trong giờ cao điểm. 20%, nó là một con số khá khổng lồ, bạn có thể nghĩ, nhưng chúng ta vẫn còn 80% của vấn đề, đúng không? Bởi bạn vẫn còn 80% tham gia giao thông. Và điều đó cũng sai, bởi giao thông diễn ra là một hiện tượng phi tuyến tính, có nghĩa ra khi bạn đạt tới một ngưỡng không gian nhất định nào đó thì sự tắc nghẽn bắt đầu gia tăng rất nhanh. Nhưng may mắn thay, điều này cũng xảy ra ở chiều hướng ngược lại. Nếu bạn có thể giảm lượng giao thông như thế nào đó, thì sự nghẽn sẽ giảm nhanh hơn mức bạn nghĩ. Vậy phí tắc nghẽn đã được ban hành ở Stockholm vào ngày 3 tháng 1, 2006, và đây là bức tranh đầu tiên ở Stockholm, một trong những tuyến đường điển hình, ngày 2 tháng 1 Ngày đầu tiên với thu phí tắc được trông như thế này Đây là những gì đã diễn ra khi bạn giảm 20% số lượng ô tô trên các con đường Bạn thực sự giảm sự tắc nghẽn một cách đáng kể. Nhưng, như tôi đã nói, các lái xe thích nghi, đúng không? Vây, sau đó một thời gian, họ sẽ trở lại bởi họ bởi họ phần nào cũng quen với việc thu phí này. Lại sai nữa. Đã sáu năm rưỡi kể từ khi phí tắc nghẽn được giới thiệu ở Stockholm, và chúng ta cơ bản vẫn duy trì được lượng giao thông mức độ thấp. Nhưng như các bạn thấy, ở đây có một bản đồ rất thú vị trong chuỗi thời gian vào năm 2007. Vấn đề là, phí tắc nghẽn, đã được giới thiệu lần đầu như một phép thử, vì vậy nó đã được đưa ra vào tháng 1 và bị bãi bỏ lại vào cuối tháng 6, theo trưng cầu dân ý, và sau đó nó lại được đưa ra một lần nữa vào năm 2007, thực sự là một cơ hội khoa học tuyệt với. Ý của tôi là, đó thực sự là một thử nghiệm thú vị để bắt đầu, và chúng ta phải làm nó 2 lần Và theo ý của riêng tôi, tôi muốn thực thi nó(phí tắc nghẽn) mỗi năm một lần hoặc tương tự vậy, nhưng họ không để tôi làm như thế. Nhưng dù sao nó cũng rất thú vị. Chúng tôi theo sau đó. Điều gì đã xảy ra? Đây là ngày cuối cùng của luật thu phí tắc nghẽn, 31 tháng 7 và bạn đang thấy cùng một con đường, nhưng vào mùa hè và mùa hè ở Stockholm khoảng thời gian rất đẹp khoảng thời gian nhẹ nhàng của năm, và ngày đầu tiền không còn thu phí tắc nghẽn trông như thế này. Tất cả ô tô đã trở lại, và bạn thậm chí còn phải ngưỡng mộ các lại xe. Họ thích nghi quá nhanh. Ngày đầu tiên tất cả quay trở lại. Và hậu quả của nó kéo dài. Và biểu đồ năm 2007 trông như thế này. Và biểu đồ giao thông thực sự là thú vị và có một chút ngạc nhiên và rất hữu ích để biết, cái slide đáng ngạc nhiên nhất ở đây cái tôi sẽ cho các bạn xem hôm nay không phải là cái này. Là cái này cơ. Nó cho ta thấy sự ủng hộ của cộng đồng với việc thu phí tắc nghẽn ở Stockholm, và bạn thấy rằng khi thu phí tắc nghẽn được giới thiệu vào đầu năm 2006, mọi người đã chống lại nó một cách gay gắt 70% dân số không muốn nó. Nhưng điều đã xảy ra với lệ phí tắc nghẽn không phải điều mà bạn trông đợi, bạn sẽ ghét nó nhiều hơn không, trái lại, họ đã thay đổi, lên tới mức mà chúng ta có tới 70% ủng hộ cho việc tiếp tục thu phí có nghĩa rằng--Ý của tôi là, hãy để tôi nhắc lại một lần nữa 70% dân số ở Stokholm muốn duy trì lệ phí cho một điều mà đã từng miễn phí Vậy làm sao nó có thể như thế? Tại sao lại vậy? Hãy nghĩ về nó theo cách này. Ai đã thay đổi? 20% các lại xe biến mất, Chắc chắn họ phải phẫn nộ với cách này Và họ đã đi đâu? Nếu chúng ta hiểu điều này thì chúng ta có thể hiểu được làm thế nào mọi người lại hài lòng với nó. Vậy chúng tôi làm một cuộc điều tra lớn với rất nhiều dịch vụ du lịch, và cố để hiểu ai đã thay đổi, và họ đi đâu? Và kết quả là chính họ cũng không biết. (Cười) Vì lý do nào đó, mà các lái xe = họ tin, họ vẫn đi con đường mà họ vẫn đi Tại sao lai như vây? Bởi vì những thành phần tham gia giao thông không ổn đinh như bạn tưởng. Mỗi ngày, mọi người lại ra một quyết định mới, và mọi người đổi thay và thể giới thay đổi xung quanh họ, mỗi ngày tất cả những quyết đinh ấy như một cú huých nhẹ khỏi giờ cao điểm theo cách mà ngay cả họ cũng không chú ý. chính họ cũng không tự nhận thức được điều đó. Và câu hỏi khác, ai đã thay đổi cách suy nghĩ của họ? Ai đã thay đổi ý kiến của họ, và tại sao? Vì thế chúng tôi làm một cuộc điều tra khác, cố để hiểu tại sao họ thay đổi, và nhưng nhóm người nào thay đổi? Sau khi phân tích câu trả lời, kết quả là hơn nửa trong số họ tin rằng họ đã không thay đổi ý kiến. Thực sự họ tự tin rằng họ luôn thích lệ phí tắc nghẽn ngay từ đầu đến bây giờ Điều này có nghĩa, chúng ta đang ở một vị trí chúng ta đã giảm lượng giao thông 20% và giảm một lượng tắc nghẽn đáng kể và mọi người thậm chí không nhận thức là họ thay đổi và họ thực tự tin rằng, họ thích nó từ đầu. Đây là sức mạnh của một những cái huých khi cố gắng giải quyết những vấn đề phức tạp của xã hôi, và khi nào bạn làm điều đó, bạn không nên cố nói với mọi người rằng làm thế nào để thích nghi. bạn nên chỉ đẩy họ theo hướng đúng. Và nếu bạn làm điều đó đúng, mọi người sẽ thực sự dám thay đổi, và nếu bạn làm đúng, mọi người thậm chí sẽ thích nó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cuộc sống gắn liền với những cơ hội tạo ra chúng và nắm giữ trân trọng chúng, với tôi đó từng là giấc mơ Olympic (Thế vận hội) Đó là điều hình thành nên tôi và là phúc phần của tôi. Là một vận động viên trượt tuyết xuyên quốc gia và là một thành viên trong đội tuyển trượt tuyết của Úc hướng tới Thế Vận Hội Mùa Đông, Lúc đó tôi đang tham gia vào khóa huấn luyện chạy xe đạp với đồng đội Khi mà chúng tôi đang đạp lên phía núi Blue Mountains hùng vĩ ở tây Sydney, đó là một ngày mùa đông tuyệt vời: có nắng, mùi hương của cây bạch đàn và một giấc mơ Cuộc đời thật đẹp biết bao. Chúng tôi đã chạy xe đạp trong khoảng 5 tiếng rưỡi khi tới đoạn mà tôi yêu thích, những ngọn đồi. Tôi yêu những ngọn đồi. Tôi nhổm người dậy khỏi yên xe và bắt đầu co duỗi chân để đạp thật mạnh, tôi hít vào thật sâu cái khí lạnh vùng núi, Tôi có thể cảm nhận được nó đang đốt cháy lá phổi của mình, tôi ngước lên để cho ánh nắng chiếu vào mặt Và sau đó, tất cả trở lên đen tối Tôi đang ở đâu thế này? Điều gì đang xảy ra vậy? Sự đau đớn bao trùm lấy cơ thể Tôi đã bị tông bởi một chiếc xe tải nhỏ chuyên dụng chạy với tốc độ nhanh trong khi chỉ còn 10 phút nữa là kết thúc cuộc chạy Từ hiện trường tai nạn tôi đã được chuyển đi bằng trực thăng cứu hộ tới một khoa chuyên chữa trị về cột sống ở Sydney. Tôi bị chấn thương trên diện rộng và ở trong tình trạng nguy hiểm Cổ và lưng bị gãy tại 6 chỗ xương sườn bên trái bị gãy 5 cái. Tay phải bị và xương đòn bị gãy. một số xương ở bàn chân cũng bị gãy Toàn thân bên phải bị trầy trụa, dính đầy đá sỏi Đầu bị toác ngang ra từ trán, lật ra sau để lộ phần xương sọ bên dưới. Tôi bị nhiều chấn thương ở đầu và bên trong cơ thể Tôi bị mất máu khá nhiều. Thực chất, tôi bị mất khoảng 5 lít máu đây là số lượng máu thực tế mà người có thể trạng như tôi có. Lúc mà máy bay trực thăng đến được bệnh viện Prince Henry tại sydney, huyết áp của tôi là 40 trên 0. Tôi có một ngày tồi tệ biết bao. (Cười) Trong hơn 10 ngày, tôi lơ lửng giữa hai chiều (không gian). Tôi vừa nhận thức được mình vẫn đang ở trong cơ thể nhưng cũng vừa ở ngoài cơ thể, từ một nơi nào đó, từ trên nhìn xuống như thể điều đó đang xảy ra với ai khác. Tôi muốn quay trở lại với cái cơ thể đầy hư hại đó để làm gì chứ? Nhưng có giọng nói luôn kêu gọi tôi:"Cố lên, ở lại cùng tôi." "Không, điều này quá khó khăn." "Cố lên nào. Đây là cơ hội của chúng ta." "Không. Cái cơ thể đó đã bị hư hại rồi. Nó không giúp ích gì cho tôi được nữa." "Cố lên nào. Ở lại cùng tôi. Chúng ta có thể làm được. Cùng nhau chúng ta có thể làm được." Tôi đang kẹt tại ngã ba đường. Tôi biết rằng nếu mình không quay lại cơ thể, tôi sẽ phải vĩnh biệt thế giới này mãi mãi. Tôi đang ở trong cuộc chiến của cuộc đời mình Sau 10 ngày, tôi quyết định quay lại với cơ thể mình, và rồi chứng xuất huyết nội chấm dứt. Điều phân vân tiếp theo là liệu tôi có đi lại được không, bởi vì tôi bị liệt từ hông xuống. Bác sỹ nói với bố mẹ tôi rằng, chỗ gãy ở cổ là vùng xương ổn định nhưng phần lưng lại bị gãy vụn hoàn toàn. phần đốt sống L1 (thắt lưng) trông như thể bạn đặt một hạt đậu xuống đất rồi dẫm lên nó, nghiền nát nó thành ngàn mảnh. Các bác sỹ sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Họ bước vào, đặt tôi lên một chiếc giường xốp. Cắt tôi ra làm đôi theo đúng nghĩa đen . Tôi có một vết sẹo chạy quanh cơ thể đây này. Họ loại bỏ nhiều nhất có thể,những phần xương bị vỡ vụn tập trung trong cột sống Họ lấy ra 2 cái xương sườn bị gãy và tạo lại phần cột sống lưng L1 ở thắt lưng, họ lấy ra thêm cái xương sườn bị gãy nữa, họ nối đốt sống ngực (T12), đốt sống thắt lưng (L1 & L2) lại với nhau. Sau đó họ mất khoảng 1 giờ để khâu tôi lại. Tôi tỉnh dậy trong phòng chăm sóc đăc biệt, các bác sỹ rất hào hứng vì ca mổ đã thành công và vì tại giai đoạn đó một trong hai ngón chân cái của tôi đã có chút cử động, và tôi nghĩ, "Tuyệt, tôi sẽ tham dự Olympics!" Cười Tôi không còn biết gì nữa. Đó là điều xảy đến với người nào khác chứ chắc chắn không phải tôi. Nhưng sau đó, bác sỹ đến chỗ tôi và nói, "Janine, ca mổ đã thành công và chúng tôi đã loại ra nhiều nhất có thể những mảnh xương trong cột sống, nhưng sự tổn thương là vĩnh viễn. Trung tâm thần kinh trung ương không có cách nào chữa trị. Tình trạng của cô hiện giờ là liệt một phần tại hai chi dưới, cô sẽ phải chịu đựng mọi tổn thương đi cùng với nó. Cô sẽ không còn cảm giác từ vùng hông trở xuống và khả quan lắm thì có lẽ cô sẽ hồi phục được khoảng 10 đến 20 phần trăm Cô sẽ phải chịu đựng nội chấn thương đến suốt đời. Cô sẽ phải sử dụng ống thông tiểu cho đến hết đời. Và nếu cô đi lại được, cô sẽ phải cần đến thước nẹp và khung đỡ Rồi bác sỹ còn nói, "Janine, cô sẽ phải cân nhắc lại mọi thứ trong cuộc đời vì cô sẽ không bao giờ có thể làm những việc trước kia được nữa." Tôi cố nắm bắt những gì bác sỹ nói Tôi là một vận động viên. Đó là những gì mà tôi đã biết và đã làm. Nếu tôi không thể làm điều đó được nữa vậy thì tôi có thể làm gì đây? Và câu hỏi mà tôi đặt ra cho chính mình là nếu tôi không thể làm điều đó được nữa vậy thì tôi là người thế nào đây? Sau đó thì họ chuyển tôi từ phòng chăm sóc đặc biệt qua khoa cột sống cấp tính. Tôi được đặt nằm trên gường cứng dành cho bệnh nhân cột sống. Chân tôi không cử động dược nữa. Tôi phải mang vớ băng chân để phòng máu bị vón cục. Một bên tay tôi bị băng bó, tay kia nối với chai nước biển. Tôi phải đeo khí cụ đỡ cổ và túi cát hai bên đầu và tôi nhìn thế giới xung quanh qua một chiếc gương treo trên đầu. Tôi nằm trong khu điều trị cùng 5 người khác và điều tuyệt vời nhất đó là vì chúng tôi đều nằm bất động trong khoa cột sống này, chúng tôi không biết được những người còn lại trông ra sao Còn gì tuyệt vời hơn điều đó? Trong cuộc sống bạn không thường kết bạn với ai đó mà không chịu sự phán xét, mà chỉ thuần túy dựa trên tinh thần bè bạn Không có những cuộc trò chuyện hời hợt chúng tôi chia sẻ với nhau những suy nghĩ sâu kín nhất, nỗi sợ hãi của mình, và những hy vọng vào cuộc sống sau khi (rời khỏi) khoa điều trị về cột sống. Tôi còn nhớ, một đêm, một trong những y tá đi vào, Jonathan, với rất nhiều ống hút nhựa. Anh đặt một cụm lên mỗi người chúng tôi và nói, "Hãy bắt tay vào đan chúng lại." Đằng nào cũng chả có gì làm trong khu điều trị cột sống này nên chúng tôi đã làm theo Khi chúng tôi làm xong, anh ấy đi vòng vòng trong thinh lặng và anh ấy nối những ống hút đó lại với nhau cho tới khi nó tạo thành vòng trong bao hết khu điều trị, anh ấy nói "Được rồi mọi người, hãy nắm lấy những cái ống hút này." Chúng tôi đã làm theo, anh ấy nói, "Ổn rồi. Bây giờ chúng ta đều được kết nối với nhau." Và khi ngay khi chúng tôi đang nắm vào(vòng tròn ống hút này) và thở chung một nhịp, chúng tôi biết rằng mình không ở trong cuộc hành trình này một mình và thậm chí phải nằm bất động trong khu điều trị cột sống này chúng tôi cũng có những khoảnh khắc sâu lắng tuyệt diệu và đầy ắp sự chân thành và thân thuộc mà tôi chưa bao giờ được trải nghiệm trước đó. Và mỗi người trong chúng tôi đều biết rằng khi rời khu điều trị cột sống chúng tôi sẽ không được như trước kia nữa. Sau 6 tháng, đã đến lúc được về nhà. Tôi vẫn nhớ cha đẩy xe lăn đưa tôi ra ngoài, cơ thể tôi được bao bọc bằng băng định hình, và lần đầu tiên tôi cảm nhận được ánh nắng chiếu lên mặt. Tôi tắm mình trong ánh nắng và nghĩ, tại sao trước đây tôi lại dửng dưng với nó đến như vậy? Tôi cảm thấy biết ơn cuộc sống vô cùng. Nhưng trước khi tôi rời bệnh viện vị y tá trưởng đã nói với tôi rằng,"Janine, tôi muốn cô chuẩn bị (tâm lí) sẵn sàng, vì khi cô về đến nhà, sẽ có điều gì đó xảy đến." và tôi nói, :"Gì chứ?" và cô ấy bảo rằng, "Cô sẽ rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng." Và tôi trả lời,"không đâu, đó không phải là con người của cỗ máy Janine này," "Cỗ máy Janine" là biệt danh của tôi. Cô ấy nói, "Cô sẽ bị như thế, bởi vì nó xảy đến với tất cả mọi người đó. Trong khu điều trị cột sống, đó là điều bình thường. Bạn phải ngồi trên xe lăn. Bình thường. Nhưng bạn sẽ trở về nhà và nhận ra rằng cuộc sống giờ đây khác biệt đến dường nào." Tôi về nhà và điều gì đó đã xảy đến. Tôi nhận ra rằng Sơ Sam đã nói đúng. Tôi đã bị rơi vào trạng thái buồn nản. Tôi phải ngồi xe lăn và không có cảm giác từ phần hông trở xuống, bị gắn với chai thông tiểu. Tôi xuống kí rất nhiều khi còn trong bệnh viện Lúc này tôi còn khoảng 80 pounds (khoảng 36.32kgs) Tôi đã muốn từ bỏ Tất cả những gì tôi muốn làm là xỏ đôi giày chạy bộ vào và chạy ra khỏi cánh cửa kia. Tôi muốn cuộc sống trước kia của mình. Tôi muốn cơ thể trước kia của mình. Và tôi còn nhớ mẹ ngồi phía cuối giường, và nói rằng, "Mẹ đang phân vân rồi đây không biết cuộc sống có tốt đẹp trở lại hay không." Và tôi nghĩ rằng, "Làm sao có thể được như vậy chứ khi mà tôi đã mất đi tất cả những thứ mà tôi quý trọng, những thứ mà tôi đã phải cố gắng để đạt được. Hết rồi." Và câu hỏi mà tôi đặt ra là, "Tại sao là tôi? tại sao?" Rồi sau đó tôi nhớ đến những người bạn vẫn đang còn ở trong khu điều trị cột sống, đặc biệt là Maria. Maria bị tai nạn xe hơi, cô ấy tỉnh dậy trong ngày sinh nhật thứ 16 và nhận được tin mình bị liệt tứ chi hoàn toàn, không thể cử động từ phần cổ trở xuống, dây thanh quản bị tổn thương và không thể nói Họ nói với tôi rằng, "Chúng tôi sẽ chuyển cô đến gần với cô ấy vì chúng tôi nghĩ điều này sẽ tốt cho cô ấy." Tôi rất lo lắng. Tôi không biết mình sẽ phản ứng thế nào khi nằm bên cạnh cô ấy. Tôi biết rằng đây sẽ là một thử thách, nhưng điều này thực sự là một phước lành bởi vì Maria luôn mỉm cười. Lúc nào cô ấy cũng hạnh phúc, và thậm chí khi cô ấy bắt đầu nói trở lại dù rằng rất khó hiểu, cô ấy chẳng bao giờ than phiền dù chỉ một lần. Và tôi tự hỏi làm sao cô ấy có thể tìm được sự chấp nhận đến mức độ như vậy. Rồi tôi nhận ra rằng, đây không chỉ là cuộc sống riêng của tôi. Mà chính bản thân của cuộc sống. Tôi nhận ra rằng đây không chỉ là nỗi đau của riêng tôi. Đây là nỗi đau của mọi người. Sau đó tôi biết rằng, cũng như trước đây rằng tôi có một sự lựa chọn. Tôi só thể tiếp tục chiến đấu hoặc từ bỏ và chấp nhận không chỉ cái cơ thể này mà còn chấp nhận những hoàn cảnh của của cuộc đời mình. Sau đó thì tôi dừng việc tự hỏi, "Tại sao là tôi?" Và tôi bắt đầu tự hỏi, "Tại sao không phải là tôi được?" Sau đó tôi tự nghĩ rằng, có thể bị rơi xuống đáy đầy sỏi đá lại thật sự là một nơi tuyệt vời để bắt đầu lại. Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một người sáng tạo. Trước đây tôi là một vận động viên. Cơ thể tôi là một cỗ máy. Nhưng giờ đây tôi sắp tham gia vào một dự án đầy sáng tạo mà bất cứ người nào trong chúng ta đều có thể làm được: đó là tái thiết lại cuộc sống. và thậm chí ngay cả khi tôi chẳng mảy may biết được mình sẽ làm gì, trong cơn do dự đó một cảm giác về tự do ập đến. Tôi không còn bị ràng buộc vào một lối mòn được định sẵn Tôi đã được tự do khám phá những sự khả thi vô hạn của cuộc sống. Đó là sự nhận thức mà sắp biến đổi cuộc đời tôi. Ngồi trên xe lăn tại nhà (cơ thể) được bao bọc trong lớp băng định hình một chiếc máy bay bay qua đầu và tôi ngước nhìn nó và nghĩ, "Đúng rồi! Nếu tôi không thể đi, có lẽ tôi có thể bay." Tôi nói với mẹ, "Mẹ ơi, con sẽ đi học (lái )máy bay." Bà nói, "Điều đó cũng hay đó con ạ." (cười) Tôi nói, "Mẹ đưa hộ con cuốn những trang vàng đi." Bà đưa cho tôi cuốn sổ danh bạ điện thoại, tôi gọi cho trường dạy lái máy bay, Tôi đặt một cuộc hẹn, nói rằng tôi muốn đặt chỗ cho một chuyến bay du ngoạn Họ nói rằng, "Chúng tôi cần biết khi nào bạn muốn du ngoạn?" Tôi nói, "À, Tôi cần phải nhờ đến bạn để chở tôi đi vì tôi không thể lái xe. Cũng gần như không thể đi lại được. Điều này có phiền hà gì không?" Tôi đặt được chỗ, vài tuần sau đó bạn tôi Chris và mẹ chở tôi ra đến sân bay, tất cả trọng lượng cơ thể tôi 80 pounds (36.32kgs) bao bọc trong lớp băng định hình, và bộ áo liền quần rộng thùng thình. (cười) Tôi có thể nói bạn biết rằng, tôi chẳng trông giống như một ứng cử viên lí tưởng để thi lấy bằng phi công chút nào. (cười) Tôi vịn lấy quầy tiếp tân vì tôi không thể đứng. Tôi nói, "Chào, tôi đến để học bay." Họ nhìn qua tôi và chạy ra phía say để rút thăm (xem ai rút được cây thăm ngắn sẽ phụ trách dạy tôi) "Anh phụ trách cô ấy." "Không, không, anh nhận cô ấy đi." Cuối cùng cũng có một anh chàng đi ra, Anh ta nói "Chào, Tôi là Andrew, tôi sẽ lái máy bay đưa chị đi." Tôi tiếp lời, "Tuyệt vời." Và họ chở tôi xuống (sân bay), chở tôi ra đường băng, và rồi chiếc máy bay có màu đỏ, trắng và xanh biển hiện ra Nó đẹp biết bao. Họ nhấc tôi đặt vào khoang lái. Họ phải kéo tôi lên trên cánh máy bay mới đưa tôi vào được buồng lái. Họ đặt tôi ngồi xuống. Khắp nơi đều là nút bấm và mặt đồng hồ. Tôi ngạc nhiên, "Wow, làm sao mà biết được những cái nút và mặt đồng hồ này hoạt động ra sao nhỉ?" Hướng dẫn viên Andrew ngồi phía trước, khởi động máy bay Anh nói, "Cô có muốn thử lái nó theo kiểu chạy xe taxi không?" Đó là kiểu cô dùng bàn chân điều khiển bàn đạp bánh lái để điều khiển máy bay khi nó chạy trên mặt đất Tôi nói, "Không được, Tôi không thể sử dụng đôi chân." Anh ấy phản ứng, "Oh" Tôi nói, "Nhưng tôi có thể sử dụng bàn tay," anh ta nói, "Okay" Anh ấy lái về phía đường chạy và tăng tốc. và khi mà chúng tôi cất cánh ở phía cuối đường băng bánh xe nâng lên khỏi mặt đường băng, và chúng tôi trở thành những người lái phi cơ Tôi có một cảm nhận về tự do rất tuyệt diệu Và Andrew nói với tôi, khi chúng tôi đang bay qua khu vực huấn luyện, "Cô có thấy ngọn núi đằng kia không?" Tôi nói, "Có" Anh ấy nói, "Rồi, cô nắm lấy bộ điều khiển và bay về hướng ngọn núi đó." Khi nhìn lên tôi nhận ra rằng anh ta đang chỉ về phía ngọn núi Blue Mountains nơi đã từng bắt đầu cuộc hành trình của tôi. Tôi nắm lấy bộ điều khiển và bay. Và tôi đã cách rất xa khỏi khu điều trị cột sống, ngay sau đó tôi biết rằng mình sẽ trở thành phi công. Chẳng biết làm thế nào tôi vượt qua kì kiểm qua sức khỏe được Nhưng tôi sẽ lo lắng về nó sau vậy, bởi vì ngay bây giờ tôi có một giấc mơ. Vậy nên tôi trở về nhà, giở cuốn nhật kí luyện tập ra và thảo một kế hoạch. Tôi tập đi nhiều nhất mình có thể tôi bắt đầu tại điểm mà tôi cần hai người chống đỡ hai bên đến khi chỉ cần một người giữ và đến khi tôi có thể tự đi loanh quoanh vịn vào đồ đạc trong nhà miễn là chúng đừng cách nhau quá xa. Sau đó thì tôi tiến bộ đến mức độ mà tôi có thể đi quanh nhà, vịn vào tường, giống thế này, và Mẹ nói rằng bà sẽ theo sau tôi mãi, để lau những dấu vân tay (để lại trên tường). (cười) Nhưng chỉ ít bà cũng biết được tôi đã đi đến đâu. Trong khi các bác sỹ tiếp tục phẫu thuật điều chỉnh lại cơ thể tôi, Tôi tiến hành việc học lí thuyết và cuối cùng thì thật kì diệu biết bao, tôi vượt qua kì kiểm tra sức khỏe phi công, và đó là tín hiệu chấp thuận cho tôi được bay. Tôi tận dụng từng khoảnh khắc ra trường dạy bay đó nơi mà vượt ra khỏi phạm vi tôi cảm thấy dễ chịu tất cả những cậu trai trẻ này đều muốn trở thành phi công cho hãng Qantas, bạn biết rồi đấy, với những thứ đeo trên người, đầu tiên là lớp băng định hình quanh cơ thể rồi khung niềng bằng thép, bộ áo liền quần thùng thình túi thuốc và bộ thông tiểu và cả tướng đi cà nhắc, Họ từng nhìn tôi và nghĩ rằng, "Cô ta không đùa đó chứ? Cô ta sẽ không đời nào làm được điều này." Đôi lúc tôi cũng nghĩ thế. Nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì có điều gì đó từ sâu thẳm bên trong đang bùng cháy sức mạnh của nó còn hơn xa những chấn thương cơ thể và những mục tiêu nhỏ bé đó đã giúp tôi trong suốt cuộc hành trình qua Cuối cùng thì tôi cũng lấy được bằng lái máy bay tư nhân, sau đó tôi học cách định hướng, và lái máy bay chở vài người bạn đi vòng quanh nước Úc. sau đó tôi học lái máy bay hai động cơ và tôi được chứng nhận (đủ tiêu chuẩn) lái máy bay động cơ kép. Sau đó tôi học cách lái máy bay trong điều kiện thời tiết xấu cũng như khi thời tiết tốt và tôi được cấp chứng chỉ phi cụ sau đó thì lấy được chứng chỉ phi công thương mại. và có được chứng chỉ hướng dẫn lái máy bay Rồ tôi về làm việc tại ngôi trường nơi mà tôi đã có chuyến bay đầu tiên, dạy người khác lái máy bay, chỉ sau 18 tháng sau khi rời khỏi khoa điều trị về cột sống Vỗ tay Sau đó tôi nghĩ, "Sao lại dừng tại đây? Sao không học lái máy bay nhào lộn?" Và tôi đã làm thế, tôi học lái nhào lộn và trở thành người hướng dẫn lái máy bay nhào lộn. Cha mẹ tôi chưa bao giờ dám bước lên mấy cái máy bay như thế. Sau đó thì tôi biết chắc rằng mặc dù cơ thể tôi bị giới hạn, nhưng tinh thần tôi thì không gì có thể ngăn cản được. Nhà triết học Lão Tử từng nói, "Khi bạn từ bỏ con người hiện tại của mình, bạn trở thành người mà lẽ ra bạn nên như thế." Hiện giờ tôi biết rằng chỉ cho tới khi tôi từ bỏ con người mà tôi nghĩ rằng mình sẽ trở thành tôi mới có thể tạo ra một cuộc đời hoàn toàn mới. Chỉ cho tới khi tôi từ bỏ cuộc đời mà tôi nghĩ rằng mình sẽ sống tôi mới có thể nắm lấy cái cuộc đời đang chờ đợi mình. Nay tôi đã biết được sức mạnh thật sự của tôi không bao giờ bắt nguồn từ cơ thể và mặc dù khả năng về thể chất của tôi đã thay đổi đáng kể, Con người thật của tôi không hề thay đổi. Ánh sáng phi hành trong tôi vẫn còn đó, cũng giống như trong mỗi bản thân các bạn. Tôi biết rằng tôi (ý chí) không như cơ thể mình và cũng biết rằng các (ý chí) bạn cũng không như chính cơ thể các bạn Rồi thì các bạn có trông như thế nào, Bạn từ đâu đến hoặc bạn làm gì để sống, cũng chẳng còn quan trọng. Điều quan trọng nhất là chúng ta tiếp tục lan tỏa ra ngọn lửa của tính nhân đạo bằng cách sống cuộc đời của mình như một sự lột tả căn nguyên sáng tạo của chính con người thật của mình, Vì chúng ta đều được kết nối với nhau bởi hàng triệu triệu ống hút, và đã đến đúng lúc nối chúng lại và nắm giữ lấy chúng. Và nếu chúng ta có ý định vươn đến hạnh phúc thì đã đến lúc chúng ta lột bỏ sự chú trọng vào thể chất thay vì vậy hãy nắm giữ trân trọng những đức hạnh của trái tim Thế nên hãy nâng ống hút của các bạn lên nếu bạn đồng hành với tôi. Cám ơn. (vỗ tay) Cám ơn. Tôi là một nhà thiết kế và cũng là một nhà giáo dục. Tôi là một con người có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc (multitasking - đa nhiệm), và tôi thúc đẩy sinh viên của mình trải qua một quá trình thiết kế cực kì sáng tạo, đa nhiệm. Nhưng hiệu quả thực sự của việc đa nhiệm như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau xem xét một chút về lựa chọn đơn nhiệm. Một vài ví dụ. Hãy nhìn hình. Đây là kết quả của hoạt động đa nhiệm của tôi (Cười). Cố gắng nấu, trả lời điện thoại, viết tin nhắn, và có lẽ cả đăng tải vài hình ảnh về bữa tiệc nướng tuyệt vời này. Vậy người nào đó kể cho chúng ta nghe câu chuyện về những người (có khả năng làm) "siêu nhiệm", vậy (họ thuộc) số hai phần trăm những người có khả năng kiểm soát được môi trường đa nhiệm. Nhưng còn bản thân chúng ta, và về thực tế của chúng ta? Khi nào là lần cuối bạn thực sự tận hưởng đơn giản là tiếng nói của bạn bè? Và đây là dự án tôi đang thực hiện, và đây là loạt vỏ ngoài để làm giảm sự thái quá, quá mức -- (Cười) (Vỗ tay) để làm giảm mức các điện thoại di động siêu hạng, về mức cần thiết các chức năng của chúng. Một ví dụ khác: Bạn đã có bao giờ đến Vơ-ni-dơ (Venice)? Thật là đẹp tuyệt vời để lạc lối trong những con đường nhỏ trên hòn đảo. Nhưng hiện thực đa nhiệm của chúng ta khá là khác biệt, với hàng tấn thông tin đầy đủ. Vậy về những thứ như thế để khám phá lại giác quan của chúng ta về sự phiêu lưu? Tôi biết là điều này có thể nghe khá kì cục để nói về "đơn lẻ" (mono) trong khi số lượng các khả năng là một con số cực kì lớn, nhưng tôi thúc đẩy bạn cân nhắc về sự lựa chọn giữa việc, tập trung vào chỉ một nhiệm vụ, hay có thể là tắt hoàn toàn chức năng kĩ thuật số. Vậy hiện nay, mỗi người có thể tạo ra sản phẩm đơn của mình. Tại sao không? Vậy, tìm chốn đơn nhiệm của bạn trong thế giới đa nhiệm này. Cảm ơn. (Vỗ tay). Tôi sắp nói đến sức mạnh của một từ: Jihad. (Thánh chiến) Đối với đại đa số các tín đồ Hồi Giáo, Thánh chiến là một cuộc nội chiến vì niềm tin. Nó là một cuộc chiến bên trong, một cuộc chiến chống lại xấu xa, tội lỗi, sự cám dỗ, dục vọng, lòng tham. Nó là một cuộc chiến để cố gắng và sống một cuộc sống được đặt ra bởi các chuẩn mực đạo đức ở trong kinh Koran. Theo quan điểm gốc rễ đó, khái niệm Jihad quan trọng với người Hồi giáo như khái niệm ơn Chúa đối với người Công giáo. Nó là một từ chứa đầy sức mạnh nếu bạn nhìn nó với một lòng tôn trọng như thế và dường như có một ý nghĩa huyền bí nào đó gắn với nó. Và đó là lý do tại sao, trong hàng trăm năm, người Hồi giáo khắp nơi đặt tên con cái mình là Jihad, con gái cũng như con trai, đều đặt tên vậy cũng như khi người công giáo đặt tên con gái là Grace, và người Hindus, những người dân của tôi, đặt tên con gái là Bhakti, trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự tôn thờ linh thiêng. Nhưng trong Hồi giáo luôn có một nhóm nhỏ, một thiểu số, những người tin răng Thánh chiến không chỉ là một cuộc chiến nội bộ mà còn là một cuộc chiến bên ngoài chống lại những thế lực có thể đe dọa đến niềm tin hay lòng trung thành với Hồi giáo. Một vài trong số những người đó tin rằng cuộc chiến này, đôi khi việc sử dụng vũ khí là chấp nhận được Vậy nên hàng nghìn thanh thiếu niên Hồi giáo những người tập hợp tại Afghanistan những năm 1980 chống lại sự chiếm đóng của Xô Viết trên đất nước Hồi giáo, trong tâm trí họ, họ đang chiến đấu trong một cuộc Thánh chiến, họ đang Thánh chiến, và họ đặt tên chính mình là những người Mujahiideen, một từ ngữ cũng nguồn gốc với từ jihad. Giờ đây chúng ta đã quên chuyện đó rồi, nhưng hồi đó những Mujahideen đã tổ chức kỉ niệm tại đất nước naỳ, tại Mĩ. Chúng ta đã nghĩ rằng họ là những chiến binh Thánh chiến mang đức tin chống lại chế độ Cộng sản vô thần. Mĩ đã cung cấp cho họ vũ khí, tiền bạc, Ủng hộ, cổ vũ họ Nhưng bên trong tổ chức đó, một nhóm nhỏ hơn, một thiểu thiểu số trong nhóm thiểu số đã nổi lên với một khái niệm mới đầy đe dọa về Thánh chiến, đúng lúc tổ chức này được lãnh đạo bởi Osama bin Laden, và hắn đã gạn lọc lại khái niệm. Khái niệm về jihad của hắn là một cuộc khủng bố quy mô toàn cầu, trước tiên là mục tiêu vào các kẻ địch phương xa, bắt đầu từ phương Tây cho tới nước Mĩ. Những điều hắn làm trong cuộc theo đuổi Thánh chiến là những điều tàn ác và khủng khiếp, và đã gây ra những tác động lớn đến nỗi định nghĩa đó của hắn đã gây bế tắc, không chỉ ở phương Tây này. Chúng ta không thể biết gì hơn. Chúng ta không thể ngừng hỏi. Chúng ta chỉ giả định rằng, nếu gã điên khùng này và những đệ tử cực đoan tự gọi những gì chúng làm là Thánh chiến, thì đó là những gì Thánh chiến phải là. Những không chỉ riêng chúng ta. Thậm chí ngay cả tại thế giới Hồi giáo, định nghĩa của hắn bắt đầu đạt được sự chấp nhận. Một năm qua tôi đang ở Tunis, tôi gặp một Thầy tế của một đền thờ nhỏ, một ông lão. Mười lăm năm trước, ông đặt tên cháu gái mình là Jihad, theo cái ý nghĩa trước kia. Ông hi vọng rằng đặt tên vậy sẽ truyền cảm hứng cho cô cháu gái một cuộc sống đạo đức cao quý. Nhưng ông nói với tôi rằng sau vụ 11 tháng 9 ông bắt đầu có những suy nghĩ khác. Ông lo lăng rằng nếu ông gọi cháu gái mình bằng tên gọi đó, đặc biệt là bên ngoài, nơi công cộng, ông sẽ thấy như một lời tán dương những ý tưởng của bin Laden về jihad. Vào Thứ sáu tại đền thờ, ông giảng đạo cho các tín đồ cố gắng cải nghĩa lại từ jihad, nhưng tại buổi lễ, những người đến với đền thờ, họ đã xem những đoạn video. Họ đã xem những bức ảnh của chiếc máy bay đâm vào tòa tháp, tòa tháp đổ sập xuống. Họ đã nghe bin Laden nói rằng đó là jihad, và tuyên bố chiến thắng cho điều đó. Vậy nên người thầy tế già lo lắng rằng những lời của ông sẽ chẳng gây chú ý. Chẳng có ai lắng nghe. Nhưng ông nhầm. Một vài người đã lắng nghe, nhưng vì những lý do khác. Nước Mĩ, trong chuyện này, đã gây áp lực lên tất cả các nước đồng minh Ả Rập, bao gồm Tunisia, dập tắt chủ nghĩa cực đoan trong các nước này, và ngay lập tức người thầy tế thấy rằng mình trong tầm ngắm của những nhân viên tình báo Tunisia. Họ chưa từng để ý đến ông trước đây một thầy tế già, trong một đền thờ nhỏ thế nhưng bây giờ họ bắt đầu viếng thăm thường xuyên và đôi lúc họ còn đặt câu hỏi với ông, và luôn là những câu giống nhau: "Tại sao ngài lại đặt tên con gái mình là Jihad? Tại sao ông luôn nói về jihad trong buổi lễ giảng đạo của mình? Ông có ghét người Mĩ không? Mối liên hệ giữa ông và Osama bin Laden là gì?" Đối với các mật vụ tình báo Tunisia, một tổ chức như bao tổ chức trong thế giới Ả Rập, jihad đồng nghĩa với cực đoan, Định nghĩa của Bin Laden đã trở thành chính thức. Đó là sức mạnh của từ ngữ đó hắn có thể làm. Và nó chất chứa người thầy tế già, chất chứa một nỗi buồn đau lớn. Ông nói với tôi điều đó, những tội ác của Bin Laden, trong đầu óc ông, một người không được chú ý, hắn đã dành mất từ đó, những ý nghĩa tốt đẹp của từ đó. Hắn không xứng đáng với từ đó, hắn chiếm đoạt nó bôi nhọ và làm hư hại nó và biến nó thành một cái gì đó không bao giờ là nó, và thuyết phục tất cả mọi người rằng nó luôn là một cuộc Thánh chiến toàn cầu. Tin tốt là cuộc thánh chiến toàn cầu gần như đã kết thúc, giống như bin Laden kẻ đã định nghĩa nó. Nó đã gần như chết trước, và giờ nó chỉ còn hấp hối. Ý kiến được thu thập trên khắp thế giới Hồi giáo cho thấy rằng có rất it người trong Hồi giáo ủng hộ một cuộc thánh chiến chống lại Phương Tây, chống lại những thế lực xa xôi. Những trai trẻ muốn chiến đấu và tử vì đạo đang ngày một thưa thớt. Nguồn tài chính quan trọng không kém, thậm chí quan trọng hơn nguồn tài chính cho các hoạt động cũng hao mòn dần. Sự thịnh vượng của những người cuồng tín chỉ đã từng đỡ đầu cho những hoạt động trên nay đang dần hiếm hoi. Nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta tại phương Tây? Nó có phải là chúng ta có thể mở sâm panh, rửa tay, thả lỏng, kê cao đầu mà ngủ? Không. Buông thả không phải là một chọn lựa, bởi nếu ta để những jihad khu vực tồn tại, chúng sẽ trở thành những jihad quốc tế. Giờ đây có rất nhiều sự khác biệt jihad bạo lực khắp nơi trên thế giới. Tại Somalia, tại Mali, tại Nigeria, Iraq, Afghanistan, Pakistan, có rất nhiều tổ chức tuyên bố là những kẻ kế thừa di sản của Osama bin Laden. Chúng dùng lối hùng biện của bin Laden. Chúng thậm chí còn dùng tên các nhánh do bin Laden tạo ra cho cuộc Thánh chiến của hắn. Nên giờ đây ta đã có một al Queda tại Islamic Maghreb, lại còn có một al Qaeda tại bán đảo Ả Rập, một al Qaeda tại Mesopotamia. Còn có những tổ chức khác -- tại Nigeria, Boko Haram, tại Somalia, al Shabaab -- và tất cả chúng tỏ lòng kính trọng tới Osama bin Laden. Nhưng nếu bạn nhìn sát hơn, chúng không chiến đấu cho một Thánh chiến toàn cầu. Chúng chiến đấu vì những vấn đề khu vực hẹp hỏi hơn. Thường nó về vấn đề sắc tộc hoặc bè phái, hoặc nó là cuộc tranh dành quyền lực. Hầu hết các cuộc chiến, đó là tranh dành quyền lực tại một đất nước, hoặc thậm chí một khu vực nhỏ trong một đất nước. Đôi lúc nó vượt ra khỏi đường biên, từ Iraq tới Syria, từ Mali tới Algeria, từ Somalia tới Keynia, nhưng chúng đang không chiến đấu cho một cuộc Thánh chiến toàn cầu chống lại một kẻ thù xa. Những nó không có nghĩa rằng chúng ta có thể nơi lỏng. Tôi vừa ở Yemen, đó là quê hương của tổ chức al Qaeda cuối cùng vẫn đang mong mỏi tấn công nước Mĩ, tấn công phương Tây. Nó là một nơi đào tạo al Qaeda cũ. Có lẽ bạn còn nhớ những gã này. Đó là những kẻ đã cố gửi những kẻ đánh bom cảm tử tới đây, chúng đã dùng internet để xúi dục những bạo lực ở những người Hồi giáo tại Mĩ. Nhưng chúng gần đây đã gặp rối loạn. Năm ngoái, chúng chiếm kiểm soát một phần của miền nam Yemen, và điều hành nó, theo kiểu Taliban. Rồi sau đó quân độ Yenmen kết hợp hành động cùng nhau, cả những người dân thường nổi dậy chống lại bọn chúng và đánh bật chúng ra, rồi kể từ đó, hầu hết các hoạt động của chúng hầu hết các cuộc tấn công đều nhắm vào người Yemen. Vậy nên tôi nghĩ chúng ta đã đến lúc có thể nói rằng cũng giống như chính trị, tất cả jihad đều là nội bộ. Nhưng nó vẫn không phải là lý do cho chúng ta lơi lỏng, bởi chúng ta đã thấy bộ phim này trước đó, tại Afghanistan. Khi những kẻ Mujahideen đánh bại Liên Xô, chúng ta đã nơi lỏng. Thậm chí ngay khi chúng ta chỉ vừa ăn mừng chiến thắng quân Taliban đã chiếm Kabul, chúng ta đã nói, "Thánh chiến nội bộ, không phải vấn đề của chúng ta." Và bọn Taliban đã trao những chìa khóa của thành Kandahar cho Osama bin Laden. Hắn đã làm nên chuyện. Thánh chiến nội bộ, nếu bạn phớt lờ, nó sẽ lại biến thành Thánh chiến toàn cầu. Tin tốt là nó không phải trở thành như vậy. Vì chúng ta nay đã biết cách chống lại chúng. Chúng ta có công cụ. Chúng ta có kiến thức, chúng ta có bài học mà chúng ta đã phải học từ cuộc chiến chống Thánh chiến toàn cầu, từ chiến thắng trước Thánh chiến toàn cầu, và áp dụng chúng vào Thánh chiến nội bộ. Những bài học đó là gì? Ta biết ai đã giết bin Laden: Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (SEAL Team Six.) Chúng ta có biết, có hiểu, những người đã giết chết chủ nghĩa bin Laden? Những người đã kết thúc Thánh chiến toàn cầu? Ở đó có những câu trả lời cho giải pháp chống Thánh chiến khu vực. Ai giết chết chủ nghĩa bin Laden? Hãy bắt đầu với chính bản thân bin Laden. Có lẽ hắn nghĩ rằng 11 tháng 9 là thành công lớn nhất của hắn Trong thực tế, đó là mở đầu cho sự kết thúc của hắn. Hắn đã giết 3000 người vô tội, điều đó lấp đầy thế giới Hồi giáo với khiếp sợ và ngỡ ngàng, điều đó có nghĩa là ý tưởng của hắn về Thánh chiến sẽ không thể trở thành xu thế. Hắn đã tự quy lên án mình điều hành những hoạt động mất trí trong chính cộng đồng của hắn. 11 tháng 9 đã không tăng cường sức mạnh cho hắn, nó kết tội hắn. Ai đã giết chết chủ nghĩa bin Laden? Abu Musab al-Zarqawi giết chết nó. Hắn là một thủ lĩnh tàn ác trong al Qaeda tại Iraq kẻ đã gửi hàng trăm kẻ đánh bom cảm tử tấn công không phải là người Mĩ mà là người Iraq. Người Sunni cũng như người Shiites. Bất cứ tuyên bố nào rằng al Qaeda phải trở thành người bảo hộ cho Hồi giáo chống lại những người thập tự chinh phương Tây đều đã chết chìm trong máu của người Hồi giáo Iraq. Ai đã giết Osama bin Laden? Hải đội đặc nhiệm SEAL Team Six. Ai giế chết chủ nghĩa bin Laden? Al Jazeera đã làm, Al Jazeera và một nửa tá các trạm vệ tinh truyền thông khác tại Ả Rập, bởi chúng qua mặt những trạm truyền hình cũ kỹ của nhà nước tại nhiều đất nước thiết kế để ngăn cách thông tin khỏi người dân. Al Jazeera mang thông tin tới họ, cho họ thấy những gì đang được nói và làm nhân danh tôn giáo của họ, bóc trần những đạo đức giả của Osama bin Laden và al Qaeda, và cho phép họ, cho họ thông tin cho phép họ đạt được những kết luận riêng của họ. Ai đã giết chết chủ nghĩa bin Laden? Mùa xuân Ả Rập đã làm, bởi nó cho thấy một cách cho những người thanh niên Hồi giáo mang tới sự thay đổi theo một cách mà Osama bin Laden, với sự tưởng tưởng hạn chế của hắn, không thể nào nghĩ ra. Ai đã đánh bại Thánh chiến toàn cầu? Quân đội Mĩ đã làm, những binh sĩ Mĩ đã làm, với những đông minh của họ, chiến đấu tại những chiến trường xa xôi. Và có sẽ đến lúc họ dành được một sự tin tưởng đích đáng. Vậy tất cả các nhân tố đó, và nhiều nhiều nhân tố phụ khác, chúng ta thậm chí chưa hiểu rõ một số trong đó, tất cả kết hợp với nhau để đánh bại một thế lực ghê gớm như chủ nghĩa bin Laden, cuộc Thánh chiến toàn cầu, bạn cần đến những nỗ lực của tất cả những yếu tố này. Giờ đây, không phải tất cả những thứ trên sẽ chiến đấu với Thánh chiến khu vực. Quân đội Mĩ sẽ không viễn chinh đến Nigeria để giải quyết Boko Haram, và cũng không chắc rằng SEAK Team Six sẽ tập hợp tại sào huyệt của trùm al Shabaab và bắt chúng. Nhưng nhiều trong số các nhân tố trên vốn đã trong cuộc chơi và giờ đây thậm chí còn mạnh hơn bao giờ hết. Một nửa công việc đã hoàn thành. Ta không cần phải phát minh lại bánh xe. Khái niệm Thánh chiến theo cái nghĩa bạo lực với ngày một nhiều hơn người Hồi giáo bị chết hơn tất thảy vốn đã hoàn toàn đánh mất niềm tin của người Ả Rập. Chúng ta không cần phải quay lại với điều đó. Truyền hình vệ tinh và Internet đang định hình và truyền cảm cho những thanh niên Hồi giáo tìm ra con đường mới. Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã trình bày với các chính phủ, nhiều trong số các chính phủ Hồi giáo, họ biết rằng, cho sự bảo tồn của chính họ, họ cần phải chiến đấu với chủ nghĩa cực đoan tại Trung Đông. Chúng ta không cần phải thuyết phục họ, nhưng ta cần phải giúp đỡ họ, bởi họ chưa thực sự làm điều này bao giờ. Lần nữa, tin tốt là, rất nhiều thứ họ cần chúng ta sẵn có, và chúng ta rất sẵn lòng cung cấp: Giúp đỡ kinh tế, không chỉ là tiền, còn cả chuyên môn, công nghệ, kiến thức, đầu tư tư nhân, mậu dịch dài hạn, y tế, giáo dục, hỗ trợ kĩ thuật cho huấn luyện lực lượng cảnh sát của họ trờ nên hiệu quả hơn, để các lực lượng chống khủng bố của họ trở nên hiệu quả hơn. Chúng ta có rất nhiều thứ như vậy. Một số những thứ khác mà họ cần chúng ta không có đủ khả năng cung cấp. Có lẽ chẳng ai có thể. Thời gian, kiên nhẫn, sự tinh tế, sự thấu hiểu những thứ đó rất khó để cho. Hiện nay tôi sống ở New York. Chỉ trong tuần này, các áp phíc trong các sân ga điện ngầm tại New York sẽ không còn mô tả Jihad như một thứ tàn ác nữa. Nhưng trong tất cả những năm tôi đi khắp Trung Đông, tôi chưa từng lạc quan như hôm nay rằng khoảng trống giữa thế giới Hồi giáo và phương Tây là chỉ còn một quãng hẹp, và một trong số những lý do cho sự lạc quan của tôi đó là bởi tôi biết có hàng triệu người, hàng trăm triệu người, những người Hồi giáo như người thầy tế già kia tại Tunis, những người đang cải nghĩa lại từ ngữ này và tái hiện lại ý nghĩa gốc của nó, một mục đích đẹp đẽ. Bin Laden đã chết. Chủ nghĩa bin Laden đã bị đánh bại. Định nghĩa của hắn về Jihad nay có thể xóa bỏ. Đối với Jihad đó, chúng ta có thể nói, "Tạm biệt. Không hẹn gặp lại." Đối với Jihad chân chính chúng ta có thể nói, "Chào mừng quay trở về, chúc may mắn." Cảm ơn. (Applause) B.J là một trong những bạn tù của tôi, người luôn có những dự định lớn cho tương lai. BJ có một ước mơ. Rằng khi mãn hạn tù, anh ấy sẽ từ bỏ nghiện ngập để sống một cuộc sống tốt và ngay thẳng và B.J đã thực sự tiến hành gắn kết hai niềm đam mê của mình làm một. Anh ta sẽ dành 10000 đô la để mua một website chỉ dành riêng cho những phụ nữ - những người thích làm tình phía trên hoặc trong những chiếc xe thể thao đắt tiền. Đó là tuần đầu tiên của tôi trong nhà tù liên bang và tôi đã nhanh chóng học được rằng nó không như những gì chúng ta thấy trên TV. Thực tế, ở đây có rất nhều người đàn ông thông minh và đầy tham vọng trong nhiều trường hợp có khả năng kinh doanh thiên phú sắc bén như chính các CEO những người đã từng tiếp rượu và ăn tối với tôi sáu tháng trước đó khi tôi đang là một ngôi sao đang nổi ở thượng viên Missouri Lúc đó , 95 % những gã từng bị bỏ tù với tôi đã từng là những kẻ buôn bán ma túy ở bên ngoài, nhưng khi nói về những gì mình đã làm, họ nói về chúng với những thuật ngữ khác nhau nhưng những ý tưởng kinh doanh họ nói đến đều không giống những gì mà bạn sẽ học được vào năm nhất của các khóa học MBA ở Wharton đâu: kích thích quảng bá, đừng bao giờ thu phí khách hàng đầu tiên cả, tập trung nhóm giới thiệu những sản phẩm mới mở rộng lãnh thổ Nhưng họ không dành nhiều thời gian tận hưởng những ngày vinh quang đã qua. Hầu hết thì mọi người chỉ nỗ lực để tồn tại. Điều này khó khăn hơn nhiều so với điều bạn có thể nghĩ đến Trái ngược với những gì đa số mọi người nghĩ, người ta không trả, những người đóng thuế không trả, cho cuộc sống của các bạn khi các bạn ở tù. Bạn phải tự chi trả cho cuộc sống của chính bạn. Bạn phải chi trả cho xà phòng, chất khử mùi, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, tất cả mọi thứ. Và điều này trở nên khó khăn vì hai lý do. Thứ nhất, mọi thứ đều sẽ bị đội giá lên từ 30 đến 50 % so với khi bạn mua chúng trên đường phố, và thứ hai, bạn không làm ra được nhiều tiền. Tôi đã tháo dỡ các xe tải. Đó cũng là công việc toàn thời gian của tôi, tháo dỡ xe tải trong một nhà kho, để kiếm được 5,25 đô la, không phải cho một giờ, mà là 5,25 đô la cho một tháng. Vậy thì bạn làm thế nào để tồn tại?. Ồ, bạn học cách làm ra tiền, mọi phương thức có thể làm ra được tiền. Có những cách làm ra tiền hợp pháp. Bạn trả mọi thứ bằng tem phiếu. Những thứ đó chính là tiền tệ. Bạn thu tiền bạn tù của mình khi lau dọn chỗ cho anh ta. Cũng có những cách làm ra tiền hơi bất hợp pháp , như là việc bạn mở một tiệm hớt tóc ở ngoài phòng giam. Và cũng cớ những cách kiếm tiền bất hợp pháp ở mức độ nặng hơn: mở một phòng xăm ở ngoài phòng giam. Hay trầm trọng hơn , bạn buôn lâu bạn buôn lậu, chất kích thích, khiêu dâm, điện thọai, và như chính ở thế giới ngoài kia, điều này luôn có những rủi ro kinh doanh, mức độ rủi ro càng cao thì càng nhiều lợi nhuận mà nó có tiềm năng đem đến. Bạn muốn một điếu thuốc ở trong tù ư? 3 đến 5 đô la. Hay bạn muốn một chiếc điện thoại nắp gập kểu cũ và nó lớn như đầu bạn? 300 đô la. Còn nếu bạn muốn một tạp chí đen? Ồ, nó có thể có giá 1000 đô la. Và bạn có thể nói rằng, một trong những khía cạnh đặc trưng của cuộc sống trong tù là sự khôn khéo. Cho dù đó là cách chế biến những bữa ăn ngon lành từ những mẩu vụn thức ăn được lấy trộm từ nhà kho, cắt tóc cho người khác bằng bấm móng tay, hay là tạo ra những quả tạ bằng cách buộc những túi giặt đồ chứa đầy đá vào cành cây, tù nhân học cách làm thế nào có thể xoay sở được trong hoàn cảnh thiếu thốn. và nhiều người trong số đó muốn tận dụng sự khôn ngoan này cái mà họ đã học được từ bên ngoài và họ bắt đầu mở những cửa hàng, tiệm cắt tóc, đào tạo kinh doanh cá nhân. Nhưng không có sự đào tạo ở đây, không có gì cho họ để chuẩn bị cho điều này, không hề có sự phục hồi chức năng nào ở trong tù, không ai giúp họ lên một bản kế hoạch kinh doanh, chỉ cho họ thấy phương thức để chuyển đổi những ý tưởng kinh doanh Họ nắm bắt một cách trực giác về việc kinh doanh hợp pháp, thậm chí, không có cả kết nối Internet. Và sau đó, khi họ ra tù, hầu hết mọi tiểu bang đều thậm chí không có luật cấm các nhà tuyển dụng phân biệt đối xử với những người đã có tiền án tiền sự. Vậy thì đừng bất cứ ai trong chúng ta nên ngạc nhiên rằng cứ ba người đã từng phạm tội thì có hai người tái phạm tội trong vòng 5 năm. Nhìn xem, tôi đã lừa dối Cục dự trữ liên bang . Tôi đã mất một năm của đời mình vì điều đó. Nhưng khi đã được trả tự do, tôi đã thề rằng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để chắc chắn rằng những người đàn ông như những bạn tù của tôi không bị phí phạm bất cứ điều gì trong cuộc đời của họ nữa. Và tôi hi vọng rằng các bạn sẽ suy nghĩ về việc giúp đỡ bằng cách nào đó. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là vạch ra phương hướng để nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh và những tiềm năng to lớn chưa được khám phả ở trong tù bởi nếu không làm như vậy, họ sẽ không học được bất kì kĩ năng nào để gúp họ, và họ sẽ quay lại con đường cũ. Tất cả những gì họ sẽ học được ở trong tù là những cách kiếm tiền mới. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Đôi giày Air Jordans của tôi tốn cả trăm đô, tính cả thuế Cái áo khoác da Starters có chữ "Raiders" ở sau lưng Tôi rất có phong cách, tôi cười, trông như một người đàn ông thật sự vì điều quan trọng không phải là được lắng nghe, mà là được nhìn nhận. Mũ bóng chày bằng da Adidas của tôi hợp với cái túi đeo Gucci giả (Tiếng cười) Không có ai nhìn ngầu như tôi Nhưng những thứ này đều tốn tiền, chắc chắn không phải miễn phí Tôi không có việc làm, không xu dính túi nhưng ăn cắp mấy thứ này từ khu trung tâm mua sắm dể như bỡn Ba mẹ bảo rằng không nên, nhưng tôi biết là nên Cần phải làm những gì có thể để chắc chắn rằng mình trông bảnh bao và lý do tôi phải trông thật bảnh, nói thật với bạn Tôi cũng không biết tại sao. Chắc vì nó làm tôi cảm thấy đặc biệt trong lòng Khi mặc đồ mới tôi không cần phải lẩn trốn, và tôi cần phải sớm kiếm thêm mấy bộ đồ mới. hoặc là cái tôi của mình sẽ nổ tung như quả bóng 10 xu Nhưng an ninh rất chặt ở các cửa hàng. Càng ngày càng có nhiều cảnh sát. Đám bạn đang cười nhạo vì tôi mặc đồ cũ Năm học sắp kết thúc. Hè đang đến gần. Và tôi đang chơi thể thao đến rách cả đôi giày Jordans Tôi cần thứ gì mới. Chỉ còn một cách để làm điều đó. Trốn học thứ sáu, đón tàu điện ngầm xuống phố quan sát những nạn nhân xung quanh Có thể tôi sẽ may mắn tìm được con mồi dễ dàng Phải mua đồ mới. Không còn cách nào khác. Tôi đã sẵn sàng. Tôi lận súng. Đây là chuyện nghiêm túc chứ không phải đùa Và tôi không thể để đám bạn tiếp tục cười mình Tôi sẽ cuỗm thứ gì đó rất đỉnh, cứ chờ đấy, bạn sẽ thấy Ra khỏi ga, số 4 đường West gần công viên huynh đệ đang chơi bóng rổ và có người chú ý "Này cậu, đôi Nike đó ở đâu ra vậy?" Tôi tự nhủ với mình "Tôi thích chúng, rất thích" Chúng trắng như tăm bông, sáng mờ cả mắt. Biểu tượng Michael màu đỏ trông như có thể bay được. Không một vết dơ. Đôi Nike Airs mới tinh. Súng trong tay và biết mình cần làm gì. Chờ đến thời điểm thích hợp, bám sát theo hắn phía sau Hắn rẽ trái ở đường Houston, tôi rút súng ra và nói "Đưa tao đôi Jordans!" Rồi thằng du côn cố gắng bỏ chạy Hắn biến nhanh, nhưng không được xa. Tôi nổ súng "Đùng" Tên ngốc ngã giữa hai chiếc xe đang đỗ Hắn ho, gào khóc, máu đổ lênh láng trên đường Và tôi giật đôi Air Jordans khỏi chân hắn Trong lúc nằm đó chờ chết, tất cả những gì hắn có thể nói là "Xin đừng lấy đi đôi Air Jordans của tao" Bạn sẽ nghĩ rằng hắn nên lo lắng về việc sống còn. Tôi bỏ đi cùng với đôi giày của hắn, nước mắt hắn chảy ròng Ngay hôm sau, tôi nghênh ngáo tới trường cùng với đôi Air Jordans mới cáu, trông tôi rất đỉnh Tôi đã giết người vì chúng, nhưng này, tôi không quan tâm vì bây giờ tôi cần một chiếc áo khoác mới để mặc Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Trong vòng 15 năm biểu diễn tất cả những gì tôi muốn làm là đưa thơ đến với thế giới thực Nhưng mà, vẫn chưa đủ để tôi trở thành tác giả hàng đầu trong lĩnh vực này vẫn không đủ cho tôi tham dự một cuộc tỉ thí thơ ca và trong khi những thứ đó còn đè nặng, thì không phải động lực là điều thúc đẩy cây bút chạy trên trang giấy Mà là sự thèm khát, và vẫn sẽ là: Làm thế nào mà tôi có thể khiến người ghét thơ yêu thích tôi? Bởi vì bản thân tôi là phần mở rộng của công việc tôi làm và nếu họ thích tôi, họ sẽ thích tác phẩm của tôi và nếu họ thích tác phẩm của tôi, thì họ sẽ yêu thơ và nếu họ yêu thơ, thì tôi đã hoàn thành công việc của mình, là đưa thơ đến với thế giới. Vào năm 1996, tôi tìm thấy câu trả lời trong các nguyên tắc từ một người nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật ăn nói tên là Reg E. Gaines, người viết bài thơ nổi tiếng "Xin đừng lấy đi đôi Ai Jordans của tôi." Và tôi theo ông khắp nơi cho tới khi tôi có được cuộc gặp gỡ với ông trong phòng và đọc cho ông nghe một trong những đoạn thơ của tôi và bạn có biết ông ta nói gì với tôi? "Này anh đần. Có biết vấn đề của mình là ở đâu không, anh bạn? Anh đừng đọc thơ của người khác khi không có bất kì nền tảng câu chữ và sự lưu tâm đến âm điệu nhé." (Cười) Rồi ông ấy tiếp tục lan man về thơ ca, phong cách và Những Đêm thứ Sáu tại Nuyorican. Giớ đây tôi đã có thể từ bỏ, nên từ bỏ Tôi nghĩ rằng thơ ca chỉ là sự tự bộc lộ bản thân Tôi không hề biết là mình thật sự phải có sự kiểm soát sáng tạo. Thay vào việc từ bỏ, tôi theo ông ta khắp nơi Khi ông ấy viết một vở kịch Broadway, tôi ở bên ngoài cánh cửa Tôi gọi ông dậy lúc 6 giờ rưỡi sáng chỉ để hỏi ai là nhà thơ vĩ đại nhất Tôi nhớ mình đã ăn mắt cá tươi mới bắt lên từ biển vì ông ta bảo rằng thứ đó tốt cho não Rồi một ngày tôi nói với ông "Reg E., Nền tảng về câu chữ và sự lưu tâm về âm điệu là cái gì vậy?" (Cười) Và ông đưa cho tôi một bài luận cương in trắng đen về một nhà thơ tên Etheridge Knight và bản chất khẩu âm của thơ và từ thời điểm đó trở đi Reggie không còn là người vĩ đại nhất với tôi. vì những gì Etheridge Knight dạy cho tôi là tôi có thể làm cho từ ngữ của mình biến thành âm nhạc thậm chí những từ nhỏ nhất, những đơn âm từ nếu, và, nhưng, gì hàng đống đường phố trong tiếng lóng có thể rót vào tai, và từ đó, tôi bắt theo đuổi Etheridge Knight. tôi muốn biết nhà thơ nào ông ấy đọc, và tôi bắt gặp một bài thơ tên [Lời tiên tri bóng tối: Tiếng reo của ánh nắng] một chén rượu báo hiệu mừng mang tôi đến một sân khấu lớn nhất mà một nhà thơ có thể đạt được Chính là Broadway đó, các cậu Và từ giây phút đó, tôi học được cách để mic ở xa và dấn bước vào thơ ca bằng cơ thể mình. Nhưng đó không phải là bài học lớn nhất tôi học được Bài học lớn nhất tôi đã học nhiều năm sau đó là Khi tôi đến Beverly Hills và tình cờ gặp một nhà quản lí nghệ sĩ tài năng người nhìn tôi từ đầu đến chân và nói rằng trông tôi không có tí kinh nghiệm nào làm việc trong lĩnh vực này cả. Và tôi nói với hắn "Nghe này, anh ngốc, anh là một diễn viên thất bại nên mới làm quản lí nghệ sĩ có biết tại sao anh thất bại làm diễn viên không? vì những người như tôi cướp mất việc của anh Tôi đã đi di chuyển suốt từ Cleveland và Essex ở Đông New York, theo đường địa phương số 6, xếp hàng cùng với những "cô gái mại dâm" ở Hunt's Point những người ngáng đường tôi đến với sự hoàn thiện về nghệ thuật không gian và với số lượng đàn ông, đàn bà và trẻ em từ một đến vô hạn mà bạn có thể sắp đặt vừa vặn vào nơi đó , để rồi tôi có thể đẩy họ vào chân tường với kinh nghiệm của mình. Người ta đã từng mua vé nghe kinh nghiệm của tôi and dùng chúng như những cục nam châm gắn trên tủ lạnh để họ biết rằng cuộc cách mạng đang đến gần, vì vậy hãy dự trữ. Tôi từng trải đến nỗi khi bạn đi tới một trường đặc quyền để học một bài son-nét của Shakespear Tôi đã nhận được những nhịp điệu xô,đá vào người mình Tôi có thể hoàn thiện cú sốc của "Trò chơi than khóc" với sự kinh ngạc của một đứa trẻ bị gọi là nạn nhân của AIDS bởi một kẻ bắt nạt, người không hề biết rằng chính cha hắn đã truyền cho mẹ của tôi và đó là một câu nói hai nghĩa. Tôi có nhiều trải nghiệm đến nỗi khi bạn tới trường Fell và tất cả các cậu bé cổ tích giàu có quyết định tài trợ cho một đứa trẻ ở đó là tôi đó, nhưng đá tôi ra khỏi trường khi tôi bị bắt gặp khi đang dạy các cậu bé cổ tích làm cách nào để "thó" PATS khỏi một cặp quần jean hiệu Lee Jeans và mang chúng tới VIM. Cho tôi thấy Chekhov làm được điều đó đi. Sanford Meisner là cậu Artie của tôi la hét với chính mình trong thinh lặng, Điều gì đó luôn không ổn trong khi không gì là luôn luôn đúng Phương pháp diễn xuất chẳng là gì mà chỉ là một sự pha trộn đa tính cách, tin rằng sự dối trá của chính mình là thực tế, giống như hồi trung học Kenny bảnh bao nói với tôi rằng nó muốn trở thành cảnh sát Anh bạn, mày sẽ đi tới Học viện Riker's Island tao có thể tạo ra David Mamet phân tích trong đầu đòn tấn công của tôi trong cuộc đối thoại Stanislavski trở thành giống như Bruce lee đá danh sách phân công của những học sinh bất tài của bạn lên xuống Crenshaw Rồi sao, những diễn viên của bạn đã học kịch du kích ở London Rep? Hãy để tôi cho bạn biết một buổi chiều thứ bảy ở trung quốc thời cổ bí mật kung fu Hội đồng không đánh trở lại. Bạn cho rằng nghệ sĩ da đen khó tìm việc trong lĩnh vực này? Tôi là một đứa con lai trắng đen đầy ngờ vực có nghĩa là tôi quá đen để làm người da trắng và quá trắng để làm điều ngược lại. Hãy quên nhóm mọi Mỹ. Tôi đã phá những sân khấu ở Soweto, chôn mấy đứa trẻ bị phá bỏ trong một cánh đồng gốm, và vẫn có thể xoay xở nở một nụ cười trên mặt Vì vậy bất cứ điều gì bạn nguyền rủa tôi như "Cứt vãi của bạn" làm đi, hãy làm đi điều đó khi tôi bước ra khỏi cánh cửa Bất cứ lời phỉ báng nào bạn vứt trên đường tôi đi, cũng là của mẹ bạn. Xin cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn cho các bạn xem video về một vài "người mẫu" mà tôi làm việc với (họ). Tất cả họ đều có vóc dáng hoàn hảo và không có một chút mỡ thừa nào. Tôi đã nói là họ rất tuyệt vời chưa nhỉ? Và "họ" là các mẫu khoa học? (Cười) Như các bạn có thể đã đoán được, tôi là một kĩ sư mô, và đây là video về trái tim đang đập mà tôi đã lắp đặt trong phòng thí nghiệm. Một ngày nào đó chúng tôi hy vọng các mô này có thể đảm đương như là các bộ phận thay thế cho cơ thể con người. Nhưng điều tôi sắp nói với các bạn ngày hôm nay là làm thế nào những mô này tạo thành những hình mẫu tuyệt vời. Nào, hãy nghĩ về quá trình kiểm nghiệm thuốc một chút. Từ lúc được lên công thức, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, trên động vật, và rồi thử nghiệm lâm sàng, hay cũng có thể gọi là thử nghiệm trên người, trước khi được đưa ra thị trường. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, rất nhiều thời gian, và thỉnh thoảng, thậm chí khi thuốc đã ra thị trường, chúng phản ứng theo cách không lường trước được và thực sự làm tổn thương con người. Và chúng càng (thể hiện) thất bại trễ, hậu quả càng tệ. Tất cả gói gọn trong 2 vấn đề. Một, con người không phải là chuột, và hai, bất chấp sự tương đồng kì diệu giữa chúng ta với người khác, thực sự những điểm khác biệt nhỏ giữa bạn và tôi có những tác động cực kì lớn đến cách chúng ta chuyển hóa thuốc và cách thức những thuốc này tác động đến chúng ta. Vậy giả như chúng ta có những mẫu tốt hơn trong phòng thí nghiệm không chỉ mô phỏng chúng ta tốt hơn chuột mà còn thực sự phản ánh sự đa dạng của chúng ta? Hãy xem làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó với kĩ thuật mô. Một trong những công nghệ then chốt thực sự quan trọng được gọi là tế bào gốc đa năng cảm (đã được chuyển đổi - ND) Chúng được phát triển ở Nhật Bản khá gần đây. Đây, tế bào gốc đa năng cảm. Chúng khá giống với tế bào gốc phôi ngoại trừ việc chúng không gây tranh cãi. Chúng ta chuyển hóa tế bào, giả dụ, tế bào da, bằng cách thêm vào một số gen, nuôi cấy chúng, và rồi chúng ta thu hoạch chúng. Vậy chúng là tế bào da mà có thể được dẫn dụ, dạng như tế bào của chứng hay quên, vào trạng thái phôi. Vậy là không (gây) tranh cãi, đó là điều hay thứ nhất. Điều hay thứ hai, bạn có thể trồng bất kì dạng mô nào từ chúng: não, tim, gan; bạn hiểu rồi đấy, nhưng là từ tế bào của chính bạn. Vậy là chúng ta có thể tạo ra mẫu của tim hay não bạn trên một con chíp. Việc tạo ra các mô có mật độ và hành vi có thể dự đoán trước là mảnh thứ hai, và nó thực sự là chìa khóa hướng tới việc sử dụng những mẫu này để thử thuốc. Và đây là kịch bản của phản ứng sinh học chúng tôi đang phát triển trong phòng thí nghiệm của mình để giúp các mô cấy theo một phương pháp "mô-đun" hơn, tỉ lệ hơn. Tiếp tục, tưởng tượng một khối lượng lớn các phiên bản song song của chúng với hàng ngàn mô người. Điều này giống như có một thử nghiệm lâm sàng trên một con chíp. Nhưng một chuyện khác về những tế bào gốc đa năng cảm. là nếu chúng ta lấy một vài tế bào da, giả dụ, từ một người mắc bệnh di truyền và chúng ta lấy mô từ họ, chúng ta có thể thực sự sử dụng kĩ thuật mô để tạo ra các mô hình về các bệnh này trong phòng thí nghiệm. Đây là một ví dụ từ phòng thí nghiệm của Kevin Eggan ở Havard. Ông ta tạo các tế bào não từ những tế bào gốc đa năng cảm này từ các bệnh nhân bị bệnh Lou Gehrig, và ông ta phân tách chúng thành tế bào não, và điều kì diệu là những tế bào não này cũng chỉ các triệu chứng của bệnh trên. Vậy là với mô hình bệnh như vậy, chúng ta có thể chiến đấu lại nhanh hơn trước đây, và hiểu về bệnh tật tốt hơn so với trước kia, và có lẽ thậm chí tìm ra thuốc nhanh hơn. Đây là một ví dụ khác về các tế bào gốc bệnh đặc trị được cấy từ một người bị bệnh viêm võng mạc sắc tố. Đây là sự thoái hóa (của) võng mạc Nó là căn bệnh có trong gia đình tôi, và chúng tôi thực sự hy vọng rằng những tế bào như vậy có thể giúp chúng tôi tìm ra cách chữa trị. Thế nên vài người nghĩ là những mô hình này nghe có vẻ hay và tốt, nhưng lại hỏi "Chà, liệu chúng có thực sự tốt như là lũ chuột không?" Sau cùng thì, lũ chuột là cả một cơ thể sống với hệ thống các cơ quan tương tác. Thuốc trị tim có thể được chuyển hóa trong gan, và một số sản phẩm phụ có thể bị lưu trữ trong mỡ. Liệu bạn có thiếu sót tất cả những điều đó với những mẫu mô cấy này? Vâng, đây là một xu hướng khác trong lĩnh vực này. Bằng cách kết hợp các kĩ thuật mô với vi dịch, lĩnh vực này đang thực sự phát triển theo hướng đó, một mô hình của toàn bộ hệ sinh thái của cơ thể, hoàn chỉnh với các hệ thống cơ quan đa chức năng để có thể kiểm tra liệu thuốc chữa huyết áp mà bạn dùng có thể gây ảnh hưởng thế nào đến gan hoặc thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến tim của bạn. Những hệ thống này rất khó để xây dựng, nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu để tiến dần đến chúng, vậy nên, để xem sao. Nhưng điều đó cũng không phải là tất cả, vì một khi thuốc đã được chấp nhận, các kĩ thuật cấy mô có thể thực sự giúp chúng ta phát triển các cách chữa trị được cá nhân hóa hơn. Đây là ví dụ mà một ngày nào đó bạn có thể quan tâm đến, và tôi hy vọng bạn sẽ không bao giờ cần quan tâm, vì hãy tưởng tượng rằng nếu bạn nhận được một cuộc gọi báo cho bạn tin xấu là bạn có thể bị ung thư. Bạn có sẵn lòng kiểm tra để thấy liệu những loại thuốc trị ung thư mà bạn sắp này dùng có hiệu quả cho căn bệnh ung thư của bạn? Đây là một ví dụ từ phòng thí nghiệm của Karen Burg, nơi họ dùng công nghệ inkjet để in các tế bào ung thư vú và nghiên cứu sự phát triển và chữa trị chúng. Và một vài đồng nghiệp của chúng tôi ở Tufts đang pha trộn các hình mẫu giống những cái này với các xương mô-cấy để hiểu làm thế nào ung thư có thể phát tán từ một phần cơ thể đến các phần khác, và bạn có thể tưởng tượng những dạng chíp đa-mô này sẽ là những thế hệ tiếp theo của những dạng nghiên cứu này. Cũng như nghĩ về những mô hình mà chúng ta vừa thảo luận, bạn có thể thấy, tiến triển lên, rằng kĩ thuật mô thực sự sẵn sàng để giúp tái cải tiến quy trình kiểm duyệt thuốc tại mỗi bước trong tiến trình: các mô hình bệnh được làm để có công thức thuốc tốt hơn, việc song hóa hàng loạt các mẫu mô người giúp cho tái cải tiến kiểm chứng trong phòng thí nghiệm, giảm thiểu kiểm chứng trên động vật và các thử nghiêm lâm sàng trên người, và các liệu pháp chữa trị riêng biệt làm gián đoạn những thứ mà thậm chí chúng ta xem là thị trường. Một cách cần thiết, chúng ta đang tăng tốc một cách mạnh mẽ phản hồi giữa việc phát triển một phân từ và việc tìm hiểu về cách nó hoạt động trong cơ thể người. Quy trình để làm việc này của chúng ta cốt yếu là chuyển hóa giữa công nghệ sinh học và dược học thành công nghệ thông tin giúp chúng ta khám phá và đánh giá thuốc nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Điều đó mang lại ý nghĩa mới cho các mẫu chống lại việc thử nghiệm trên động vật, đúng không? Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Năm 2002, một nhóm các nhà hoạt động điều trị đã gặp để thảo luận về giai đoạn phát triển đầu của máy bay. Anh em nhà Wright, vào đầu thế kỷ trước, đã nỗi lực để lần đầu tiên làm cho một trong các thiết bị đó bay được. Họ cũng đã đăng ký nhiều bằng sáng chế trên các bộ phận thiết yếu của máy bay. Họ không phải là những người duy nhất. Đó là thực tế phổ biến trong ngành công nghiệp và những người giữ bằng sáng chế về máy bay bảo vệ chúng một cách quyết liệt và kiện các đối thủ cạnh tranh. Điều này thực sự không hề tuyệt vời cho sự phát triển của ngành hàng không, và đã có thời điểm cụ thể mà chính phủ Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc đẩy mạnh sản xuất máy bay quân sự. Do vậy, đã xuất hiện một chút xung đột. Chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định hành động, và buộc các chủ sở hữu bằng sáng chế phải chia sẻ bằng sáng chế của mình để những người khác cũng có thể sản xuất máy bay. Vì vậy, có điều gì bạn phải làm với điều này? Năm 2002, Nelson Otwoma, một nhà khoa học xã hội người Kenya, phát hiện ra ông có HIV và cần phải được điều trị Ông được bảo rằng đây là căn bệnh vô phương cứu chữa. Ông đã nghe rằng AIDS gây chết người, và không 1 liệu trình điều trị nào được đưa ra. Thời điểm đó phương thức chữa trị thực ra đã có ở các nước giàu. AIDS đã trở thành một căn bệnh mãn tính. Người dân ở quốc gia của chúng tôi ở châu Âu, Bắc Mỹ, sống chung với HIV một cuộc sống khoẻ mạnh. Nhưng không phải cho Nelson. Ông ấy không đù giàu và cũng như vậy với đứa con trai ba tuổi của ông, người mà một năm sau được phát hiện cũng có HIV. Nelson quyết định trở thành một nhà hoạt động điều trị và tham gia với các nhóm khác. Năm 2002, họ phải đối mặt với một cuộc chiến khác. Giá cho ARVs, các loại thuốc cần thiết để điều trị HIV, có giá khoảng 12.000 đô la cho một bệnh nhân mỗi năm. Bằng sáng chế về những loại thuốc đó do một số công ty dược phẩm phương Tây nắm giữ mà họ không nhất thiết phải tự nguyện chia sẻ những bằng sáng chế này. Khi bạn có bằng sáng chế, bạn có thể loại trừ bất cứ ai khác tạo ra bằng việc sản xuất hoặc điều chế các phiên bản giá rẻ, ví dụ như vậy, đối với các loại thuốc có sẵn này. Rõ ràng điều này làm bùng nổ cuộc chiến về vi phạm bằng sáng chế trên khắp thế giới. May mắn thay, những bằng sáng chế này không tồn tại trên toàn thế giới. Đã có các quốc gia không công nhận bằng sáng chế dược phẩm, chẳng hạn như ở Ấn Độ, và các công ty dược phẩm Ấn Độ bắt đầu sản xuất cái gọi là thuốc generic (thuốc tương đương trị liệu với thuốc phát minh có bản quyền) một bản sao giá rẻ của các loại thuốc kháng vi rút, và đưa chúng vào thị trường ở các nước đang phát triển, và trong vòng một năm giá đã giảm xuống từ 10.000 đô la cho một bệnh nhân mỗi năm đến chỉ còn 350 đô la cho một bệnh nhân mỗi năm, và ngày nay cùng một hợp chất của ba loại thuốc cũng được cung cấp với giá 60 đô la cho một bệnh nhân mỗi năm, và tất nhiên điều đó đã bắt đầu có ảnh hưởng rất lớn về số lượng những người có đủ khả năng tiếp cận các loại thuốc nêu trên. Chương trình điều trị đã trở thành có thể, các gói tài trợ được đưa ra, và số lượng người sử dụng các loại thuốc kháng vi rút bắt đầu tăng rất nhanh. Hôm nay, tám triệu người được sử dụng thuốc kháng virut. Có ba mươi tư triệu người bị nhiễm HIV. Con số cao nhất từ trước đến nay, nhưng đây thực sự là tin tốt, bởi nó có nghĩa là mọi người ngừng chết đi. Những người có thể tiếp cận các loại thuốc này ngừng chết đi. Và còn 1 điều khác. Họ cũng ngừng lây nhiễm vi-rút cho người khác. Gần đây, khoa học đã chứng minh điều này. Điều đó có nghĩa là chúng ta có các công cụ để phá vỡ sự trở lại của dịch bệnh này. Vậy, vấn đề là gì? Vâng, nhiều điều đã thay đổi. Trước hết, các quy tắc đã thay đổi. Hôm nay, tất cả các nước có nghĩa vụ cung cấp bằng sáng chế dược phẩm sau ít nhất 20 năm. Đây là kết quả của các quy tắc về sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Vì vậy, Ấn Độ không thể làm những gì đã làm. Thứ hai, hoạt động thực tế của các công ty đang nắm giữ bằng sáng chế đã thay đổi. Ở đây bạn thấy việc thực thi quyền sáng chế trước các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, trước năm 1995, trước các loại thuốc kháng vi rút. Đây là những gì bạn nhìn thấy ngày hôm nay, và đây là ở các nước đang phát triển, do đó, điều đó có nghĩa là, trừ khi chúng ta chủ tâm làm một cái gì đó và trừ khi chúng ta làm một cái gì đó ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng giá thuốc khác trong tương lai rất gần, bởi vì loại thuốc mới được phát triển, loại thuốc mới đến thị trường, nhưng chúng được cấp bằng sáng chế trong một phạm vi rộng hơn nhiều của các quốc gia. Vì vậy, trừ khi chúng ta hành động, trừ khi chúng tôi làm một cái gì đó vào ngày hôm nay, chúng tôi sẽ sớm phải đối mặt với những gì được gọi là quả bom thời gian điều trị. Nó không chỉ là số lượng các loại thuốc được cấp bằng sáng chế. Còn một điều khác mà có thể khiến các nhà sản xuất thuốc generic phải đắn đo. Điều này cho bạn thấy tình hình chung của bằng sáng chế. Đây là tình hình của một loại thuốc. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng rằng nếu bạn là một công ty sản xuất thuốc generic để xem xét quyết định đầu tư để phát triển sản phẩm này, trừ khi bạn biết rằng các giấy phép cho các bằng sáng chế có thể sử dụng được, bạn sẽ có thể lựa chọn để làm một thứ khác. Một lần nữa, hành động chủ tâm là cần thiết. Vì vậy chắc chắn, nếu một quỹ bằng sáng chế có thể được thiết lập để sản xuất máy bay quân sự, chúng ta có thể làm một cái gì đó tương tự để giải quyết dịch HIV/AIDS. Và chúng tôi đã làm. Trong năm 2010, UNITAID thành lập Quỹ bằng sáng chế thuốc cho HIV. Và đây là cách nó hoạt động: Chủ sở hữu bằng sáng chế, nhà phát minh người phát triển loại thuốc mới cấp bằng sáng chế cho các phát minh này, nhưng cho phép sử dụng những bằng sáng chế đó cho Quỹ bằng sáng chế thuốc. Quỹ bằng sáng chế thuốc sau đó, cấp giấy phép cho bất cứ ai cần tiếp cận các bằng sáng chế này. Đó có thể là nhà sản xuất thuốc generic. Nó cũng có thể là các tổ chức phát triển thuốc phi lợi nhuận, ví dụ vậy. Những nhà sản xuất sau này có thể bán những loại thuốc đó với chi phí thấp hơn nhiều cho người dân cần sử dụng chúng. hoặc cho những chương trình điều trị cần sử dụng chúng. Họ trả tiền bản quyền trong việc bán hàng cho các chủ sở hữu bằng sáng chế, do đó, các chủ sở hữu này được trả công để chia sẻ các quyền sở hữu trí tuệ của họ. Ở đây có một sự khác biệt quan trọng với Quỹ bằng sáng chế của máy bay. Quỹ bằng sáng chế thuốc là một cơ chế tự nguyện. Trong khi các chủ sở hữu bằng sáng chế của máy bay đã không còn sự lựa chọn nào dù họ cấp phép sử dụng bằng sáng chế của họ hay không. Họ cũng bị buộc phải làm vậy. Đó là một cái gì đó mà Quỹ bằng sáng chế thuốc không thể làm. Nó phụ thuộc vào sự sẵn lòng của công ty dược phẩm với các giấy phép bằng sáng chế của họ và để chúng cho những người khác sử dụng. Hôm nay, Nelson Otwoma khỏe mạnh. Ông được sử dụng thuốc kháng vi-rút. Con trai của ông sẽ sớm tròn 14 tuổi. Nelson là một thành viên của nhóm các chuyên gia tư vấn của Quỹ bằng sáng chế thuốc, và ông nói với tôi cách đây không lâu rằng, "Ellen, chúng tôi ở Kenya và ở nhiều nước khác đều dựa vào Quỹ bằng sáng chế thuốc để đảm bảo rằng chúng tôi có thể tiếp cận các mới thuốc, rằng chúng tôi có thể tiếp cận các loại thuốc mới mà không có sự trì hoãn nào." Và điều này không còn là tưởng tượng. Chúng đã xảy ra, tôi sẽ chỉ cho bạn một ví dụ. Vào tháng Tám năm nay, cơ quan dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt thuốc AIDS mới 4 trong 1. Công ty Gilead nắm các bằng sáng chế, đã cấp phép sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ cho Quỹ bằng sáng chế thuốc. Quỹ này đã làm việc vào ngày hôm nay, hai tháng sau, với nhà sản xuất thuốc generic để đảm bảo rằng các sản phẩm này có thể được ra thị trường với chi phí thấp tại nơi và thởi điểm cần chúng. Điều này là chưa từng xảy ra. Điều này đã chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Nguyên tắc là khoảng 10 năm trì hoãn cho một sản phẩm mới để đi đến thị trường các nước đang phát triển, nếu có. Điều này chưa từng thấy trước đây. Kỳ vọng của Nelson là rất cao, và cũng khá đúng. Ông và con trai ông sẽ cần sử dụng thế hệ tiếp theo của thuốc kháng virus và thế hệ tiếp theo nữa, trong suốt cuộc đời của họ, vì vậy, ông và nhiều người khác ở Kenya và cũng như các nước khác có thể tiếp tục sống cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Bây giờ chúng tôi dựa vào sự sẵn sàng của các công ty thuốc để làm điều đó xảy ra. Chúng tôi cần các công ty hiểu rằng đó là lợi ích, không chỉ là lợi ích của thị trường hàng hóa toàn cầu, mà còn là sự lợi ích của chính họ, để chuyển biến xung đột thành hợp tác. và thông qua Quỹ bằng sáng chế thuốc, họ có thể khiến điều này trở thành hiện thực. Họ cũng có thể chọn không làm điều đó, nhưng những người theo con đường này có thể sẽ kết thúc trong một tình huống tương tự như anh em nhà Wright cuối thế kỷ, họ phải đối mặt với các biện pháp cưỡng chế của chính phủ. Vì vậy, họ nên xúc tiến từ bây giờ. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Đây là phân và điều tôi muốn làm hôm nay là chia sẻ về niềm đam mê phân của tôi với quý vị điều này có thể hơi khó khăn nhưng tôi nghĩ điều mà sẽ làm bạn hào hứng hơn là cách mà những con vật nhỏ bé làm việc với phân Con vật này có một bộ não nhỏ bằng một hạt gạo, nhưng nó lại có thể làm được những điều mà bạn và tôi không thể tài nào lấy đó làm trò giải trí Về cơ bản, đó mà một cách tiến hóa để xử lí nguồn thức ăn của chúng và thức ăn đó là phân. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta bắt đầu câu chuyện này từ đâu? và có vẻ như sẽ thích hợp nếu bắt đầu từ đoạn kết vì đây là một sản phẩm thừa thải ra từ các động vật khác, nhưng vẫn chứa nhiều dinh dưỡng và có đủ dưỡng chất trong đó để loài bọ hung sống sót và vậy là bọ hung ăn phân, và ấu trùng của chúng cũng như vậy Chúng được nuôi hoàn toàn từ một cục phân. Chỉ riêng ở Nam Phi, chúng ta có 80 loài bọ hung, 2 000 loài ở châu Phi và 6 000 loài trên toàn thế giới Vậy, đối với những con bọ hung, phân là khá tốt Trừ khi bạn chuẩn bị dính phân dưới móng tay, và chui sâu vào trong đống phân, bạn sẽ không bao giờ thấy được 90 phần trăm các loài bọ hung vì chúng lao thẳng vào trong phân thẳng xuống ngay bên dưới, và chúng đi tới đi lui giữa phân ở trên mặt đất và một cái tổ chúng làm trong lòng đất Và câu hỏi là, chúng xử lí đống vật chất này ra sao? Đa số bọ hung bọc chúng thành một bó 10 phần trăm nặn thành hình cầu và chúng lăn cục phân này ra xa khỏi nguồn phân thường chôn nó ở một nơi cách xa khỏi nguồn phân và chúng có một hành vi cụ thể để lăn cục phân. Và đây là một ông chủ tự hào về quả banh tuyệt đẹp của mình Bạn có thể thấy nó là một con đực vì nó có một sợi tơ nhỏ ở đằng sau cái chân và nó nhìn rất hài lòng về thứ mà nó đang ngồi lên nhưng nó sắp trở thành một nạn nhân của một hành vi ăn cướp xấu xa. (Tiếng cười) Và đây là một dấu hiệu rõ ràng rằng phân là một tài nguyên quý giá. Và tài nguyên quý giá cần phải được bảo vệ và canh gác bằng một cách đặc biệt, và chúng ta nghĩ rằng lý do mà chúng lăn cục phân đi là vì điều này đây vì sự cạnhh tranh để lấy được đống phân đó và đây đã từng là một đống phân 15 phút trước khi bức ảnh này được chụp và chúng tôi cho rằng chính sự cạnh tranh khốc liệt đã làm cho loài bọ hung thích ứng với công việc lăn phân Bây giờ bạn hãy tưởng tượng loài động vật này đi xuyên qua đồng cỏ châu Phi đầu chúng chúi xuống đất và chúng đi ngược đó là một cách kì lạ để di chuyển thức ăn đến bất kì nơi nào và cùng lúc đó nó phải đối mặt với cái nắng. Đây là châu Phi, trời rất nóng. Và điều àm tôi muốn chia sẻ với bạn ngay bây giờ là một vài thí nghiệm mà tôi và các cộng sự đã dùng để nghiên cứu cách bọ hung xử lí các vấn đề này. Hãy quan sát con bọ hung này và có hai điều tôi muốn bạn để ý tới Điều thứ nhất là cách mà nó vượt qua trở ngại mà chúng ta đặt trên đường đi của nó. Bạn nhìn thấy không, nó làm một điệu nhảy nhỏ và rồi tiếp tục di chuyển theo hướng y chang như ban đầu một điệu nhảy nhỏ và rồi tiến tiếp theo một hướng nhất định Vậy rõ ràng chúng biết chúng đang đi đâu và biết chúng muốn đi đến đâu và đó là một điều rất, rất quan trọng nếu bạn suy nghĩ thật kĩ, bạn đang ở chỗ đống phân, bạn có một mẩu bánh lớn tuyệt vời này mà bạn muốn tránh xa mọi người và cách nhanh nhất là làm theo một đường thẳng Chúng tôi cho chúng thêm một số công việc để xử lí, điều chúng tôi làm ở đây là xoay chuyển thế giới dưới chân con bọ. Và hãy xem phản ứng của nó. Vậy cả thế giới dưới chân nó đang xoay theo góc 90 độ. Nhưng nó không hề nao núng. Nó biết chính xác nó cần đến đâu và tiếp tục di chuyển theo hướng đó Thế nên câu hỏi tiếp theo là làm cách nào chúng làm thế được? Chúng đang làm gì? Có một gợi ý có sẵn cho chúng tôi Đó là khi chúng trèo lên đỉnh quả banh và nhìn ra thế giới xung quanh bạn nghĩ chúng c1o thể nhìn thấy gì khi trèo lên tới đỉnh? Những dấu hiệu rõ ràng nào mà con vật này có thể dùng để định hướng? Dấu hiệu rõ ràng nhất là nhìn lên trời, và chúng tôi nghĩ rằng vậy thì chúng nhìn thấy gì ở trên trời? Và rõ ràng là chúng thấy mặt trời. Và đây là một thí nghiệm mẫu Điều mà chúng tôi đã làm là di chuyển mặt trời Chúng tôi sẽ che mặt trời lại với một tấm bảng và di chuyển mặt trời bằng một cái gương đến một vị trí hoàn toàn khác và hãy nhìn xem con bọ làm gì nó thực hiện một điệu nhảy kép và rồi lại tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng như nó đã đi ban đầu Điều gì đã xảy ra? Rõ ràng là chúng dựa vào mặt trời Mặt trời là một dấu hiệu quan trọng đối với chúng Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẵn sàng vì lúc chiều tà mặt trời sẽ biến mất dưới chân trời. Điều đang diễn ra trên bầu trời lúc này đây là có một kiểu ánh sáng phân cực trên bầu trời mà bạn và tôi không thể thấy. Đó là cách mà mắt chúng ta được cấu tạo nên. Nhưng mặt trời đang ở đường chân trời đằng kia và chúng ta biết rằng khi mặt trời nằm ở đường chân trời coi như nó đang ở phía bên kia có một đường ánh sáng phân cực lớn trên bầu trời theo hướng bắc nam. mà chúng ta không thể thấy nhưng các con bọ hung kia thì có thể Vậy làm thế nào để kiểm tra điều đó.Vâng, rất dễ. Chúng tôi lấy một tấm lọc phân cực cỡ lớn đặt con bọ bên dưới và miếng lọc được đặt ở một góc độ theo hướng ánh sáng phân cực trên trời con bọ đi ra khỏi tấm lọc và quay theo hướng bên phải vì nó sẽ quay về dưới bầu trời mà nó định hướng đến ban đầu và rồi tự điều chỉnh lại theo hướng mà nó di chuyển lúc đầu Vậy rõ ràng là lũ bọ có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực. Những gì chúng ta biết được hiện giờ là Các con bọ đang làm gì? Chúng lăn những quả banh phân. Bằng cách nào? Chúng lăn theo đường thẳng Làm sao chúng đi theo một đường thẳng được? Chúng nhìn vào các dấu hiệu trên trời mà tôi và bạn không thể thấy Nhưng làm cách nào chúng nhận ra được dấu hiệu đó? Đó là điều làm chúng tôi chú ý tiếp theo. Và đó là hành vi nhỏ đặc biệt này, cái điệu nhảy, mà chúng tôi cho là quan trọng, bởi vì nhìn xem con bọ hay dừng lại rồi lại tiếp tục đi theo hướng ban đầu Vậy chúng làm gì khi chúng thực hiện điệu nhảy? Chúng ta có thể đẩy chúng đi bao xa trước khi chúng tự lấy lại định hướng? Và trong thí nghiệm này, chúng tôi bắt chúng đi vào một cái rãnh, và bạn có thể thấy nó không hẳn bị ép làm điều này Chúng tôi dần di chuyển con bọ theo hướng 180 độ cho tới khi con vật này đi theo hướng hoàn toàn ngược lại với hướng mà nó muốn đi ban đầu Hãy nhìn xem nó phản ứng như thế nào Nó đang đi qua góc 90 độ và bây giờ nó đang ở dưới đây nó sẽ ở 180 độ theo hướng ngược lại và nhìn phản ứng của nó này Nó lại làm một điệu nhảy, quay người lại, và đi lại vào trong cái rãnh. Nó biết chính xác nó đang đi đâu và nó biết chính xác vấn đề là gì và làm thế nào để giải quyết và điệu nhảy là hành vi chuyển tiếp để giúp chúng lấy lại hướng Vậy đó là điệu nhảy, nhưng sau khi dành nhiều năm ngồi trong bụi râm ở châu Phi để quan sát những con bọ hung vào ngày trời nắng nóng chúng tôi nhận ra một hành vi khác liên quan đến điệu nhảy đặc biệt Đôi lúc, khi chúng leo lên đỉnh quả banh chúng sẽ lau mặt bạn thấy nó làm lại lần nữa Giờ chúng tôi nghĩ, điều gì có thể đang diễn ra ở đây? Rõ ràng là mặt đất rất nóng, và những lúc như thế chúng lại nhảy thường xuyên hơn, và khi chúng làm điều này chúng lau phần dưới của mặt chúng Chúng tôi cho rằng đó có thể là một hành vi điều tiết nhiệt chúng tôi nghĩ rằng có thể điều chúng đang làm là rời khỏi mặt đất nóng và nhổ nước bọt vào mặt để làm mát đầu. Chúng tôi lại thiêt lập một số phạm vi một cái thì nóng, cái thì lạnh Chúng tôi che cái này và để cái kia nóng và sau đó là quay phim chúng với một máy ảnh nhiệt Thứ bạn đang nhìn thấy ở đây là hình ảnh nhiệt và thứ đang di chuyển ra khỏi đống phân là một con bọ hung Thật ra là, nếu bạn nhìn nhiệt độ ở đằng kia phân rất mát (Tiếng cười) Tất cả những gì chúng tôi quan tâm ở đây là so sánh nhiệt độ giữa con bọ và môi trường xung quanh Nhiệt độ quanh đây là khoảng 50 độ C Con bọ và quả banh ở khoảng 30 đến 35 độ và nó giống như một cục kem lớn Con bọ đang di chuyển qua đồng cỏ nóng Nó không leo lên cũng không nhảy vì nhiệt độ cơ thể nó lúc này tương đối thấp vào khoảng ngang ngửa với của tôi và bạn Điều thú vị là bộ não của nó rất mát Nhưng khi so sánh với môi trường nóng, nhiệt độ của mặt đất lên tới 55 đến 60 độ C Nhìn xem con bọ nhảy thường xuyên như thế nào hãy nhìn vào cặp chi trước, chúng cực kì nóng và quả banh để lại một bóng râm sau khi nó đi qua Con bọ leo lên đỉnh của quả banh và lau mặt, suốt thời gian đó nó cố gắng làm mát cơ thể và tránh đi trên cát nóng Điều chúng tôi làm sau đó là đi ủn cho hai cái chân trước này vì đó là cách đẻ kiểm tra xem liệu đôi chân có liên quan đến việc cảm biến nhiệt độ của mặt đất hay không Nếu bạn nhìn ở đây, với ủng, chúng trèo lên quả banh ít thường xuyên hơn khi không đi ủng Cho nên chúng tôi gọi đó là ủng làm mát Đó là một hợp chất nha khoa mà chúng tôi dùng để tạo ra ủng Chúng tôi cũng làm lạnh quả banh phân bằng cách đặt nó vào trong tủ lạnh rồi đưa nó cho lũ bọ và chúng ít khi trèo lên quả banh đó hơn là khi nó còn nóng Đó là một hành vi nhiệt mà tôi và bạn cũng làm khi đi trên bãi biển. chúng ta nhảy lên cái khăn của một người nào đó "Xin lỗi, tôi đã nhảy lên khăn của bạn" và sau đó bạn lại đạp lên khăn của người khác theo cách đó, bạn sẽ không đốt chân mình trên cát Đó cũng chính xác là những gì lũ bọ đang làm Tuy nhiên có một câu chuyện nữa tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng loài sinh vật đặc biệt này đến từ một chi gọi là Pachysoma Có 13 loài trong chi này, và chúng đều có một hành vi đặc biệt mà tôi nghĩ các bạn sẽ lấy làm thích thú. Đây là một con bọ hung. Hãy quan sát nó đang làm gì Bạn có thể thấy sự khác biệt? Thường thì chúng không di chuyển chậm như vầy, đây là phim quay chậm nhưng con này đi về phía trước và mang theo sau một viên phân khô Đây là một loài khác trong cùng họ nhưng cùng một hành vi tìm kiếm thức ăn Có một khía cạnh thú vị hơn của con bọ hung này mà chúng tôi rất say mê đó là nó tìm thức ăn để làm tổ Hãy quan sát con vật này, điều mà nó cố gắng làm là dựng nên một cái tổ và nó không thích vị trí ban đầu nên nó tìm đến vị trí thứ hai và khoảng 50 phút sau, cái tổ được hoàn thành. nó lại tiếp tục đi tìm thức ăn tại một bãi đầy những viên phân khô Điều mà tôi muốn bạn để mắt tới là đường ra bên ngoài và đường về nhà, so sánh hai đường đó và phần lớn, bạn sẽ thấy rằng đường về nhà trực tiếp hơn nhiều Trên đường đi ra, nó luôn tìm kiếm bãi phân mới Trên đường về nhà, nó biết nhà ở đâu và nó muốn đi thẳng tới đó Điều quan trọng ở đây là đó không phải là chuyến đi một chiều giống như ở đa số loại bọ hung, chuyến đi này lặp đi lặp lại tới và lui giữa chỗ thức ăn và tổ Và khi quan sát, bạn sẽ thấy một hành vị tội phạm Nam phi đang diễn ra ngay lúc này (Tiếng cười) Người hàng xóm đã lấy cắp một trong số những viên phân của nó Điều mà chúng ta chứng kiến ở đây là một hành vi gọi lại con đường liên hợp Điều đang diễn ra là con bọ có một vị trí tổ, và nó đi ra khỏi đó bằng một con đường phức tạp để tìm thức ăn, và khi tìm thấy thức ăn nó đi thẳng về nhà, biết chính xác nhà nó ở đâu Có hai cách nó có thể làm việc đó chúng tôi có thể kiểm tra bằng cách đưa con bọ đến một vị trí mới khi nó đang ở chỗ thức ăn Nếu nó dùng mốc đánh dấu, nó sẽ tìm được đường về Nếu nó dùng một thứ gọi là con đường liên họp thì nó sẽ không về được vì nó sẽ tới một chỗ khác và nếu dùng đường liên hợp nó sẽ đếm bước chân hoặc đo chiều dài đường ra theo hướng này nó biết được hướng nhà và biết nó nên đi theo hướng đó Nếu bạn thay đổi vị trí, nó sẽ đi đến nhầm chỗ Hãy xem xem điêu gì xảy ra khi ta đặt con bọ vào một bài kiểm tra tương tự Đây là người thử nghiệm xảo quyệt của chúng tôi Anh ta đỏi chỗ của con bọ và giờ chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra Chúng ta có một cái hang nhỏ, đó là chỗ thức ăn Chỗ thức ăn được đưa đến vị trí mới Nếu nó định hước bằng cột mốc nó sẽ có thể tìm thấy hang vì nó sẽ nhận ra được khung cảnh xung quanh đó Nếu nó dùng đường liên hợp thì nó sẽ đến sai chỗ ở đằng kia Hãy cùng xem khi chúng tôi cho con bọ làm hết thí nghiệm Nó ở đằng kia Nó sắp về nhà, và nhìn này Thật là xấu hổ Nó không có manh mối nào cả Nó bắt đầu tìm nhà trong khoảng cách chính xác từ chỗ thức ăn, nhưng nó bị lạc hoàn toàn Vậy giờ chúng ta biết con vật này dùng đường liên hợp để tìm đường, và người thí nghiệm dẫn nó sang bên trái và bỏ nó ở đó (Tiếng cười) Chúng ta đang quan sát một nhóm động vật dùng mặt trời làm compa để tìm đường và chúng có một hệ thống nào đó để đo độ dài và loài động vật này đếm bước chân. Đó là cách mà chúng dùng để đo đường một hệ thống đếm bước chân, để tìm đường về hà Chúng tôi chưa biết được bọ hung dùng gi Chúng tôi đã học được gì từ những con vật này với bộ não chỉ nhỏ bằng hạt gạo? Chúng tôi biết được rằng chúng lăn quả banh theo đường thẳng dựa vào những dấu hiệu trên trời và điệu nhảy là một hành vi định vị đồng thời cũng là hành vi điều tiết nhiệt Chúng tôi cũng biết rằng chúng sử dụng hệ thống đường liên hợp để về nhà Đối với một con vật nhỏ đối diện với chất khá ghê gớm chúng ta có thể học được nhiều điều từ hành vi của chúng mà tôi và bạn không thể làm được. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Xin chào Doha, xin chào. Salaam alaikum. Tôi rất thích thăm Doha. Doha đúng là một thành phố quốc tế. Tôi cảm giác như cả Liên hợp quốc đang ở đây. Bạn hạ cánh ở sân bay và được một cô gái Ấn Độ đón tiếp cô ấy sẽ dấn bạn tới dịch vụ Al Maha, ở đó bạn sẽ gặp một cô gái Phillippines rồi cô ấy chuyển bạn cho một cô gái Nam Phi cô này lại đưa bạn qua bạn tới một người Hàn Quốc và anh chàng này đưa bạn đến chỗ anh chàng Pakistan giúp khuân hành lí anh này lại đưa bạn ra xe với một tài xế người Sri Lanka. Bạn đến khách sạn và làm thủ tập nhập phòng. Ở đó có một người Libăng. Và rồi một chàng Thụy Điển dẫn tôi lên phòng. Tôi nói "Thế người Qatar đâu hết rồi?" (Cười) (Vỗ tay) Họ nói "Không không, trời nóng quá. Một lúc nữa họ mới ra đường. Họ khôn lắm." (Cười) "Họ biết đấy." Và dĩ nhiên nó phát triển quá nhanh, đôi lúc có những nỗi đau cũng lớn dần lên. Bạn biết đấy, đôi khi bạn gặp những người mà bạn cho rằng biết thành phố rất rõ, nhưng thật ra họ chẳng biết gì. Tài xế taxi Ấn Độ của tôi đến khách sạn W, vàt tôi nhờ anh đưa mình đến Sheraton, và anh ta nói "Không vấn đề gì." Và rồi chúng tôi ngồi đó trong 2 phút. Tôi hỏi "Có chuyện gì vậy? ", anh ta trả lời "Có một vấn đề, thưa ông." Tôi hỏi "Vấn đề gì?" và anh ta nói "Nó nằm ở đâu?" (Cười) Tôi nói "Anh là tài xế, anh phải biết chứ." Anh ta bảo rằng "Không, tôi mới tới." "Anh vừa tới khách sạn W?" "Không, tôi mới tới Doha, thưa ông. Tôi đang trên đường về nhà từ sân bay. Tôi nhận được việc và tôi bắt đầu làm ngay rồi." Anh ta bảo "Thưa ông, sao ông không thử lái?" Tôi nói "Tôi không biết chúng ta đang đi đâu". "Tôi cũng không. Sẽ là một chuyến phiêu lưu đây." Và quả thật như vậy. Trung Đông là vốn đúng là một chuyến phiêu lưu trong vài năm gần đây. Trung Đông đang nhộn nhạo với mùa xuân Ả rập các cuộc cách mạng và đủ thứ nữa. Ở đây có ai đến từ Libăng không? Nếu là người Libăng xin hãy vỗ tay (Vỗ tay) Vâng. Trung Đông đang phát điên. Dấu hiệu nhận biết là đến Libăng còn trở thành nơi êm dịu nhất trong khu vực được. (Cười) (Vỗ tay) Ai có thể ngờ? Ôi trời ơi. Không. Có những vấn đề nghiêm trọng trong khu vực này mà một số người không muốn nhắc đến. Nhưng tôi sẽ làm điều đó tại đây trong tối nay Thưa quý ông quý bà của Trung Đông, đây là một vấn đề nghiêm trọng. Khi ta thấy nhau chúng ta chào nhau, ta sẽ hôn nhau bao nhiêu cái? Mỗi nước mỗi khác và điều đó thật loạn đúng không? Ở Libăng , người ta trao 3 cái. Tôi đã ở Libăng, tôi quen hôn 3 cái. Khi tôi đến Ai Cập và chào cái anh chàng Ai Cập này Tôi hôn một, hai. Ba cái. Anh ta không thích cho lắm. (Cười) Tôi bèn bảo rằng "Không không, Tôi vừa từ Libăng tới" Anh ta bảo "Tôi không quan tâm anh đã ở đâu. Anh hãy ở nơi anh đang ở." Tôi đến Ả rập Saudi. Ở đó người ta hôn 1, 2 và rồi cùng một bên má - 3, 4, 5, 6 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18. (Cười) Lần tới bạn thấy một người Ả rập Saudi, nhìn thật kĩ. Đầu họ hơi bị vẹo một chút. "Abdul, anh ổn chứ?" "Vâng, tôi mất nửa tiếng để chào hỏi và tôi sẽ ổn thôi". Người Qatar, các bạn chạm mũi Tại sao như vậy? Quay từ má bên này sang bên kia mệt quá à? "Habibi, trời nóng quá. Hãy đến đây vài một tí. Chào tớ một tiếng. Xin chào, Habibi, Đừng cử động. Xin hãy ở yên đó. Tớ cần phải nghỉ mệt". Mỗi nước - người Iran, đôi khi chúng tôi hôn 2 cái, đôi khi 3 cái. Một người bạn của tôi giải thích rằng trước cuộc cách mạng năm 79 là 2, và sau cuộc cách mạng là 3. Cho nên với người Iran, bạn có thể biết người ta theo bên nào dựa vào số hôn người ta trao cho bạn. Nếu bạn hôn một, hai, ba cái -- "Tớ không tin được cậu ủng hộ chế độ này với 3 cái hôn của cậu." Nhưng không, thật sự là được ở đây là một dịp rất thú vị, và như tôi đã nói, các bạn đang làm rất nhiều về văn hóa, bạn biết đấy, nó rất tuyệt vời, và nó giúp thay đổi hình ảnh của Trung Đông trong con mắt phương Tây. Nhiều người Mỹ không biết nhiều về chúng ta, về Trung Đông. Tôi là người Iran và Mỹ. Tôi đã du lịch tới đó. Tôi ở đó. Tôi biết. Có rất nhiều thứ, chúng ta cười, phải không? Người ta không biết chúng ta cười. Khi tôi thực hiện làm tour lưu diễn hài Axis of Evil (Trục Đen Tối) nó được chiếu trên kênh Comeday Central, tôi lên mạng để xem mọi người bàn luận gì về nó. Một anh chàng viết rằng "Tôi không hề biết rằng những người này cũng cười." Hãy nghĩ mà xem. Bạn chưa bao giờ thấy chúng ta cười trong phim hay truyền hình Mỹ, đúng không? Có khi là giống một tên ác nhân "Wuhahaha, wuhahaha" (Cười) Tôi sẽ giết bạn vì danh nghĩa Allah, wuhahaha". nhưng chưa bao giờ "ha ha ha ha ha." Chúng ta thích cười và ăn mừng cuộc sống. Và tôi ước rằng nhiều người Mỹ sẽ du lịch đến đây. Tôi luôn khuyến khích các bạn mình: Hãy du lịch, nhìn tận mắt Trung Đông, có rất nhiều thứ để xem, rất nhiều người tốt. Và ngược lại, nó giúp ngăn chặn xảy ra vấn đề về hiểu lầm và định kiến. Ví dụ, tôi không biết bạn đã nghe qua chưa, cách đây không lâu ở Mỹ, có một gia đình Hồi giáo đi xuống lối đi trên máy bay nói chuyện về nơi an toàn nhất để ngồi. Một số hành khách nghe thoáng qua, không may hiểu sai cho rằng đó là một cuộc nói chuyện khủng bố và họ bị đuổi khỏi máy bay Chỉ là một gia đình, bố, mẹ và con, đi xuống lối đi bàn về chỗ ngồi. Bây giờ với tư cách là một người đàn ông Trung Đông tôi biết có những điều không nên nói trên máy bay ở Mỹ đúng không? Tôi không nên, kiểu như đi dọc xuống lối đi và nói "Không, Tặc". Bạn biết đấy, điều đó chẳng hay. Ngay cả khi tôi đi cùng một anh bạn tên là Tặc, tôi sẽ nói, Tôi sẽ nói "Đừng, Tặc. Chớ làm thế, Tặc." Không bao giờ "Không, Tặc" (Cười) Nhưng bây giờ có vẻ như đến chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay ta cũng chẳng được nói. Cho nên lời khuyên của tôi cho những người bạn Trung Đông và Hồi giáo và bất kì ai nhìn giống như Trung Đông hoặc Hồi giáo bạn biết đấy, Ấn Độ và La-tinh, tất cả mọi người nếu bạn có da nâu đây là lời khuyên của tôi cho những người bạn da nâu. Lần tới khi bạn ở trên máy bay ở Mỹ, cứ nói tiếng mẹ đẻ của mình. Như vậy không ai biết bạn đang nói gì. Cuộc sống sẽ diễn ra trôi chảy. Cũng phải công nhận, một số ngôn ngữ nghe có vẻ đe dọa đối với một người Mỹ bình thường đúng không? Nếu bạn đi xuống lối đi và nói chuyện bằng tiếng Ả rập, bạn có thể làm họ hoảng sợ, nếu bạn đang đi "[tiếng Ả rập]" họ sẽ nói "Anh ta đang nói gì vậy?" Vậy điều mấu chốt ở đây, đối với các anh chị em Ả rập, bạn phải dùng những từ ngữ tốt đẹp linh tinh để làm người ta yên tâm khi bạn đi xuống lối đi. Kiểu là bạn đang đi: "[bắt chước tiếng Ả rập]" "dâu tây!" (Cười) "[bắt chước tiếng Ả rập] -- cầu vồng!" "[bắt chước tiếng Ả rập] -- Tutti Frutti!" "Tôi nghĩ anh ta sẽ cướp máy bay bằng kem que." Xin cảm ơn rất nhiều. Chúc bạn buổi tối vui vẻ. Cảm ơn, TED (Tán thưởng) (Vỗ tay) Chúng tôi nắm tay nhau, nhìn chằm chằm về phía cửa. Tôi và anh chị em của mình đợi mẹ từ bệnh viện về. Mẹ ở đó vì bà ngoại phải mổ ung thư. Cuối cùng, cánh cửa mở ra và mẹ nói, "Bà mất rồi. Bà mất rồi." Mẹ bắt đầu thổn thức, và đột nhiên nói: "Chúng ta phải sắp xếp. Ước nguyện của bà các con là được chôn ở quê nhà Hàn Quốc." Lúc đó tôi 12 tuổi, và khi nỗi đau qua đi lời nói của mẹ lại vang vọng. Bà tôi muốn được chôn nơi quê nhà. Chúng tôi đã chuyển từ Hàn Quốc đến Argentina sáu năm trước không biết tiếng Tây Ban Nha, không biết cách làm ăn sinh sống. Chúng tôi là người nhập cư, đã mất mọi thứ nên phải làm việc cực khổ để xây dựng lại cuộc sống. Tôi chưa từng nghĩ, sau ngần ấy năm, quê nhà của mình vẫn là Hàn Quốc. Nó khiến tôi suy nghĩ về nơi tôi muốn được chôn một ngày nào đó nơi mà tôi thuộc về, và câu trả lời không rõ ràng. Và nó làm tôi buồn lắm. Sự kiện đó mở ra hành trình dài tìm kiếm danh tính của tôi. Tôi sinh ra ở Hàn Quốc, xứ sở kim chi; lớn lên ở Argentina, tôi ăn nhiều thịt đến mức mà 80% cơ thể tôi được làm từ thịt bò; và tôi được giáo dục tại nước Mỹ, nơi tôi đã trở nên nghiện bơ đậu phộng. (Cười) Năm tháng tuổi thơ, tôi cảm thấy mình là người Argentina thực sự, nhưng ngoại hình của tôi đã không phản ánh điều đó. Tôi vẫn nhớ ngày đầu ở trường cấp hai, giáo viên dạy tiếng Tây Ban Nha vào lớp. Cô ấy lướt nhìn cả lớp, và nói: "Em - em cần người dạy kèm, không thì em sẽ không qua nổi lớp này." Nhưng ngày ấy, tôi đã thông thạo tiếng Tây Ban Nha, nên lời nói đó khiến tôi cảm thấy mình chỉ có thể là người Hàn Quốc hoặc Argentina, mà không phải cả hai. Cảm giác như một trò có tổng bằng không. nơi tôi phải từ bỏ danh tính cũ để có được một cái mới. Tôi quyết định đến Hàn Quốc năm 18 tuổi, với hi vọng tìm một nơi gọi là nhà. Nhưng những người ở đây lại hỏi tôi: "Sao cô lại nói tiếng Hàn bằng giọng Tây Ban Nha?" (cười) và "Cô chắc là người Nhật, vì mắt cô to và ngôn ngữ hình thể của nước ngoài." và tôi nhận ra mình quá "Hàn Quốc" để là người Argentina, và quá "Argentina" để có thể là người Hàn Quốc. Và đó là bước ngoặt trong nhận thức của tôi. Tôi thất bại trong việc tìm ra nơi gọi là nhà nhưng có bao nhiêu người Hàn -nhìn-giống-Nhật và nói giọng Tây Ban Nha - cụ thể hơn là giọng Argentina, ở ngoài kia, theo bạn? Có lẽ đây là một lợi thế. Nó khiến tôi dễ dàng nổi bật, một điều chẳng hại gì trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, nơi mà những kĩ năng trở nên lỗi thời chỉ qua một đêm. Thế nên, tôi ngừng tìm kiếm sự tương đồng 100% từ những người tôi gặp. Thay vào đó, tôi nhận ra mình thường là người duy nhất là điểm chung của những nhóm người không thể hòa hợp. Vậy nên, với sự nhận thức này, tôi quyết định giữ lại những khác biệt của bản thân - thậm chí, cho phép mình tự đổi mới. Ví dụ, ở trường trung học, tôi phải thú nhận mình là mọt sách. Không hề biết đến thời trang, kính mát, thậm chí là kiểu tóc đơn giản, bạn có thể hình dung ra rồi đấy. Tôi nghĩ, tôi có bạn, thực ra, bởi vì tôi chia sẻ bài tập về nhà. Đó là sự thật. Nhưng khi lên đại học, tôi đã có thể tìm danh tính mới cho mình, và cô gái mọt sách trở nên được nhiều người biết đến. Nhưng đó là MIT, tôi không chắc mình có được nhiều danh tiếng từ việc đó. Như họ nói, "Số lượng thì nhiều, nhưng chất lượng thì thấp." (cười) Tôi đổi ngành quá nhiều đến mức cố vấn đùa rằng tôi nên lấy bằng chứng nhận trong "ngành học ngẫu nhiên". (cười) Tôi kể chuyện này cho các con tôi. Và sau nhiều năm, tôi đã có rất nhiều danh tính khác nhau, bắt đầu với nhà phát minh, doanh nhân, nhà đổi mới xã hội. Sau đó, tôi trở thành nhà đầu tư, phụ nữ trong công nghệ, giáo viên. Và gần đây nhất, tôi trở thành mẹ, giống như con tôi gào lên: "Mẹ!" cả ngày. Giọng của tôi cũng gây bối rối không kém - nguồn gốc của nó không rõ ràng, nên bạn bè tôi thường gọi là "giọng-Rebecca". (cười) Nhưng đổi mới bản thân có thể sẽ rất khó. Bạn phải đổi mặt với rất nhiều trở ngại. Khi gần hoàn thành luận văn tiến sĩ, tôi nung nấu ý định kinh doanh. Lúc đó tôi ở Thung Lũng Silicon, và việc phải viết một luận án chẳng hay ho bằng ý tưởng thành lập một công ty. Nên tôi đã đến gặp bố mẹ tôi - những người Hàn truyền thống, có mặt ở đây hôm nay, với nhiệm vụ cho họ biết tôi sắp sửa bỏ ngang luận án tiến sĩ. Bạn có thể thấy, tôi và anh chị em tôi là thế hệ đầu tiên được học đại học với một gia đình nhập cư, đây là điều khá quan trọng. Bạn có thể tưởng tượng cuộc nói chuyện đã diễn ra thế nào. May mắn thay, tôi có một vũ khí bí mật, đó là một biểu đồ về thu nhập bình quân của tiến sĩ tốt nghiệp Standford, và thu nhập trung bình của người bỏ học Stanford giữa chừng. (cười) Tôi phải kể với bạn - biểu đồ này đã bị bóp méo bởi những người sáng lập Google. (cười) Nhưng mẹ tôi đã nhìn vào biểu đồ, và nói: "Thôi được, hãy theo đuổi đam mê của con đi." (cười) Chào mẹ. Giờ đây, tôi không còn tìm kiếm danh tính bằng cách tìm người giống mình, mà là cho phép mình nắm giữ hết những biến dị có thể của bản thân và nuôi dưỡng sự đa dạng từ trong con người chứ không chỉ xung quanh. Các con tôi, một bé ba tuổi và một bé năm tháng, chúng được sinh ra với ba quốc tịch và bốn ngôn ngữ. Chồng tôi đến từ Đan Mạch -- như thể tôi chưa đủ sốc văn hóa trong đời mình vậy, nên tôi quyết định cưới một anh chàng Đan Mạch. Thật ra, tôi nghĩ con tôi sẽ là thế hệ Viking đầu tiên gặp khó khăn trong việc nuôi râu - khi chúng lớn lên. (cười) Yeah, chúng tôi sẽ phải làm gì đó. Nhưng tôi thực sự mong rằng chúng có thể thấy sự đa dạng của bản thân sẽ mở và tạo ra những cánh cửa mới, mà ở đó, chúng có thể tìm thấy sự tương đồng trong xã hội hội nhập ngày nay. Tôi hi vọng rằng, thay vì cảm thấy lo sợ rằng chúng sẽ không vừa cái hộp nào đó hay danh tính đó không còn thích hợp vào một ngày nào đó, chúng có thể tự do trải nghiệm. và kiểm soát danh tính cũng như câu chuyện của mình. Tôi cũng hi vọng con mình sẽ sử dụng sự kết hợp đặc biệt của giá trị, ngôn ngữ, văn hóa và kĩ năng để giúp tạo ra một thế giới nơi danh tính không bị đem ra để cô lập kẻ khác biệt mà để mang mọi người đến gần nhau hơn. Quan trọng nhất, tôi thực sự hi vọng chúng tìm được niềm vui to lớn trong việc vượt qua những điều chưa được trải nghiệm, vì chính tôi cũng đã từng. Trở lại với bà tôi, ước nguyện cũng là bài học cuối của bà cho tôi. Hóa ra đó chưa bao giờ là được về lại Hàn và nằm lại đó. Mà là được nằm lại bên cạnh con trai, người đã mất từ lâu trước khi bà đến Argentina. Điều quan trọng với bà không phải là đại dương đã chia cắt quá khứ và tương lai; mà là tìm thấy những điểm chung giản dị. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Những hình ảnh sau đây, được chụp tại trại tập trung Auschwitz, đã hằn sâu vào trong tâm thức của chúng ta trong suốt thế kỷ hai mươi và đã cung cấp cho ta một góc nhìn mới về bản thân ta, về nơi ta bắt đầu, và về thời đại mà ta đang sống. Vào thế kỷ hai mươi, ta đã được chứng kiến những hành động tàn ác của Stalin, Hitler, Mao, Pol Pot, Rwanda và các tội ác diệt chủng khác, và dù rằng thế kỷ hai mươi mốt mới ở năm tuổi thứ bảy, ta cũng đã chứng kiến tội ác diệt chủng đang diễn ra ở Darfur và cả những nỗi kinh hoàng đang được gieo rắc mỗi ngày ở I-rắc. Điều này đã dẫn đến sự hiểu biết chung về tình cảnh của chúng ta, ấy là tính hiện đại đã mang lại cho ta tình trạng bạo lực khủng khiếp, và có lẽ ta đã rời bỏ trạng thái hòa hợp mà người bản địa đã từng sống trong đó để tự đi đến tình cảnh nguy hiểm hiện nay. Đây là một ví dụ được trích dẫn từ một ý kiến công luận trên tờ Boston Globe phát hành vào lễ Tạ ơn vài năm về trước. Tại đây, tác giả viết "Người Ấn Độ sống một cuộc sống khó khăn, nhưng ở đây không có các vấn đề lao động, tính gắn kết cộng đồng mạnh, không biết đến lạm dụng chất gây nghiện, tội phạm gần như không xuất hiện, xung đột giữa các bộ lạc phần lớn là liên quan tới nghi lễ và hiếm khi dẫn đến thảm sát bừa bãi hay hàng loạt." Giờ đây, các bạn đã quá quen với những lời đường mật này. Ta dạy những điều này cho con cái ta. Ta đọc được chúng từ TV, qua sách vở. Tên gốc của buổi nói chuyện hôm nay là "Mọi Điều Bạn Biết Đều Không Chuẩn Xác". và bây giờ tôi sẽ đưa ra các chứng cứ để chứng minh ta chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này, và rằng, trên thực tế, tổ tiên ta còn tàn bạo hơn ta rất nhiều lần, và rằng trong một khoảng thời gian dài, tình trạng bạo lực đã có sự sụt giảm, và ta đang sống ở thời kỳ yên bình nhất kể từ khi tổ tiên ta đặt chân lên mặt đất. Khi ta đang ở trong thập niên của thảm họa ở Darfur và I-rắc, lời phát biểu như trên có vẻ không thực và khó nghe. Nhưng tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng đây chính là bức tranh thực tế, chính xác. Sự sụt giảm của tình trạng bạo lực là một hiện tượng kiểu mẫu lặp lại. Bạn có thể thấy được nó qua hàng thiên niên kỷ, qua nhiều thế kỷ, qua các thập kỷ và qua nhiều năm, dù rằng dường như có một điểm bùng phát xuất hiện vào đầu Thời đại Lý tính ở thế kỷ mười sáu. Điều này có thể được nhìn thấy từ khắp mọi nơi, tuy không cùng một lúc. Điều này cũng hiển hiện rõ ràng ở vùng phía Đông, bắt đầu với nước Anh và Hà Lan tại Thời kỳ Khai sáng. Hãy để tôi đưa bạn đi du hành ngược dòng thời gian theo cấp mũ 10 -- từ thước tỷ lệ tính theo thiên niên kỷ tới thước tỷ lệ theo năm -- để thuyết phục bạn tin điều này. Cho tới 10.000 năm trước, nhân loại sống chủ yếu nhờ săn bắt và hái lượm, sống nay đây mai đó, không có chính quyền lãnh đạo. Và tình trạng này thường được nhìn nhận như một sự hòa hợp thời nguyên thủy. Nhưng khi nhà khảo cổ học Lawrence Keeley xem xét các tỷ lệ thương vong giữa những người săn bắt, hái lượm đương thời, nguồn chứng cứ tuyệt nhất của chúng ta về phương thức sống này, thì lại cho thấy kết quả hoàn toàn khác. Đây là biểu đồ mà ông ấy đã tổng hợp lại, biểu thị tỷ lệ phần trăm tử vong ở nam giới do các cuộc xung đột diễn ra ở các cộng đồng tìm kiếm, hoặc săn bắt và hái lượm. Các thanh đỏ phản ánh khả năng tử vong của một người nam dưới tay một người nam khác, so với tử vong vì các nguyên do tự nhiên, trong các cộng đồng hái lượm ở cao nguyên New Guinea và rừng rậm nhiệt đới Amazon. Và tỷ lệ một nam nhân tử vong dưới tay một nam nhân khác lên xuống từ 60 phần trăm đến 15 phần trăm, đối với trường hợp người Gebusi. Thanh nhỏ màu xanh ở góc dưới bên tay phải đánh dấu số liệu tương ứng từ Hoa Kỳ và Châu Âu trong thế kỷ hai mươi, bao gồm cả số người tử vong trong hai cuộc Thế chiến. Nếu xung đột bộ tộc còn thịnh hành ở thế kỷ hai mươi, thì con số tử vong sẽ lên đến hai tỷ, thay vì dừng ở 100 triệu người, Đồng thời, ở thước đo thiên niên kỷ, ta có thể xem xét phương thức sống của các nền văn minh sơ khai, qua sự miêu tả trong Kinh thánh. Và trong chính nguồn tư liệu về các giá trị đạo đức này của chúng ta, ta có thể đọc được những miêu tả về những điều sẽ xảy ra ở cuộc xung đột, như trích đoạn chương 31 của Dân-Số Ký sau đây: "Và họ giao chiến với người Midianites như Chúa đã phán dặn Moses, và họ tàn sát tất cả nam giới. Và Moses nói với họ "Các ngươi giữ lại mạng cho tất cả những người phụ nữ ư? Vậy giờ hãy giết hết các bé trai và những người nữ đã thành đôi với một người nam, chỉ giữ lại bên các ngươi những người nữ chưa thành đôi với người nam nào." Nghĩa là, giết tất cả đàn ông và trẻ trai, giữ trinh nữ sống để có thể cưỡng bức họ. Bạn có thể tìm được bốn hoặc năm đoạn văn tương tự như thế này trong Kinh thánh. Cũng từ Kinh thánh, tử hình là hình phạt được công nhận cho các tội phạm như đồng tính, ngoại tình, nói lời báng bổ, thờ lạy hình tượng, cãi lời mẹ cha, -- (Cười) -- và tội lượm củi trong ngày lễ Sabbath. Nào, hãy cùng chỉnh góc nhìn xuống một mức, và xem xét thước đo thế kỷ. Dù không có số liệu thống kê các cuộc chiến tranh, xung đột diễn ra từ suốt thời kỳ Trung cổ cho đến thời hiện đại, ta hiểu được ngay từ lịch sử thường -- rằng chứng cứ chứng minh sự sụt giảm về các hình thức bạo lực được xã hội ủng hộ, chấp nhận đã xuất hiện rành rành ngay trước mắt ta. Ví dụ, bất kỳ lịch sử xã hội nào cũng sẽ cho thấy việc cắt xẻo bộ phận cơ thể người và tra tấn từng là các hình thức trừng phạt tội phạm thông thường. Nếu như ngày nay, vi phạm luật pháp chỉ bị bắt đóng phạt thì ở thời xưa, bạn sẽ bị cắt lưỡi, cắt tai, làm mù mắt, chặt tay, v..v.. Đã từng có rất nhiều các hình phạt tử hình mới lạ mà tàn bạo: thiêu sống, mổ bụng moi nội tạng, bánh xe hành hình, tứ mã phanh thây,v..v.. Án tử hình đã từng là hình phạt cho một loạt các tội phạm phi bạo lực như phê phán nhà vua, trộm một ổ bánh mì. Chiếm hữu nô lệ hẳn nhiên là phương kế tiết kiệm nhân công được ưa chuộng, và các hành vi bạo lực, tàn ác là thú vui tiêu khiển phổ biến thời xưa. Có lẽ ví dụ minh họa sống động nhất là việc thiêu sống mèo. Một con mèo sẽ được treo lên và hạ dây dần xuống biển lửa, còn người xem thì hả hê cười lớn khi nhìn con mèo kêu gào trong đau đớn tới chết. Vậy còn tội phạm giết người thì sao? Có nhiều số liệu thống kê đáng tin về điều này, bởi có nhiều chính phủ tự trị đã ghi chép lại được nguyên nhân tử vong. Nhà tội phạm học Manuel Eisner đã lùng khắp Châu Âu các ghi chép lịch sử về tỷ lệ giết người ở bất kỳ làng, thôn xóm, thị trấn, tỉnh nào mà ông có thể tìm được, và còn bổ sung thêm các dữ liệu quốc gia từ số liệu thống kê lưu trữ của các nước. Ông đã vẽ biểu đồ trên thước đo logarit, bắt đầu từ tỷ lệ cứ 100.000 người thì có 100 vụ tử vong mỗi năm, tỷ lệ này xấp xỉ với tỷ lệ giết người ở thời kỳ Trung cổ. Và ở bảy hoặc tám nước Châu Âu, con số này còn giảm mạnh xuống thấp hơn mức cứ 100.000 người thì có một vụ giết người mỗi năm. Sau đó đã có một sự tăng nhẹ vào thập niên 1960. Những người cho rằng nhạc rock n' roll sẽ dẫn đến sự suy giảm các giá trị đạo đức thực ra lại có phần đúng. Nhưng từ thời kỳ Trung cổ đến nay, tỷ lệ giết người đã có sự sụt giảm mạnh, và trên biểu đồ xuất hiện đường uốn khúc vào đầu thế kỷ mười sáu. Giờ hãy cùng chuyển sang thước đo thời gian theo thập kỷ. Theo số liệu thống kê được lưu trữ bởi các tổ chức phi chính phủ, kể từ năm 1945, ở Châu Âu và Châu Mỹ, đã có sự giảm mạnh về số lượng các cuộc chiến tranh liên tiểu bang, các cuộc bạo loạn và tàn sát sắc tộc, và các cuộc đảo chính quân sự, ngay cả ở vùng Nam Mỹ. Số lượng người tử vong trên thế giới do chiến tranh liên tiểu bang cũng giảm mạnh. Các thanh vàng phản ánh số người chết mỗi năm trong các cuộc chiến diễn ra từ năm 1950 đến thời điểm hiện tại. Và như bạn thấy, tỷ lệ tử vong mỗi năm trong mỗi vụ xung đột giảm từ 65.000 người trong thập niên 1950, xuống dưới 2000 người trong thập kỷ này. Sự sụt giảm khủng khiếp. Ngay ở thước đo năm, ta cũng có thể thấy sự sụt giảm của tình trạng bạo lực. Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các cuộc nội chiến và các vụ diệt chủng ngày càng ít xảy ra -- thật vậy, nó đã giảm 90 phần trăm kể từ hậu Thế chiến thứ hai -- và các vụ giết người và tội phạm bạo lực cũng có sự giảm nhẹ. Đây là số liệu thống kê của FBI Uniform Crime Statistics. Bạn có thể thấy tỷ lệ bạo lực ở thập niên 50 và 60 là khá thấp, sau đó tăng mạnh trong vài thập kỷ, và rồi bắt đầu tụt dốc từ thập niên 1990, rồi lại trở lại mức đã đạt được vào năm 1960. Nếu Tổng thống Clinton có mặt ở đây, thì cho tôi được gửi lời cảm ơn tới ngài. (Cười) Câu hỏi là: Tại sao một điều quan trọng như vậy lại không có mấy người hiểu đúng? Tôi nghĩ là vì một số lý do sau. Một trong số đó là vì ta giỏi tường thuật hơn. Liên đoàn Báo chí giỏi ghi chép lại các cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới hơn bất cứ vị thầy tu nào sống ở thế kỷ mười sáu. Có một sự ảo tưởng về nhận thức. Chúng tôi, các nhà tâm lý học nhận thức, hiểu rằng bạn càng dễ liên tưởng cụ thể về một điều gì đó bao nhiêu, thì bạn càng tin vào sự chân thực của sự việc đó bấy nhiêu. Những câu chữ đi kèm hình ảnh bạo lực, đẫm máu mà ta thường đọc trên sách báo dễ hằn sâu vào trong tâm trí ta hơn là những báo cáo về số lượng lớn các ca tử vong do tuổi cao sức yếu. Động lực trong thị trường tư vấn và vận động chính sách cho rằng: sẽ không thể nào thu hút được những người quan tâm, ủng hộ và quyên góp chỉ bằng câu nói rằng mọi chuyện sẽ trở nên ngày một tốt đẹp hơn. (Cười) Có mặc cảm tội lỗi về cách ta đối xử với dân bản địa ở đời sống tri thức hiện đại, và sự không thừa nhận những điều tốt đẹp trong văn hóa phương Tây. Dĩ nhiên, sự thay đổi chuẩn mực có thể tiến triển nhanh hơn sự thay đổi hành vi. Một lý do khác cho sự sụt giảm bạo lực là mọi người đã quá chán ghét các cuộc tàn sát và sự tàn bạo diễn ra ở thời đại của họ. Quá trình này có lẽ sẽ còn tiếp diễn, nhưng nếu quá trình đó bỏ xa các hành vi theo chuẩn mực đương thời, mọi thứ sẽ trông man rợ hơn so với cách nhìn nhận theo các chuẩn mực cũ. Vậy nên hôm nay, ta sẽ luyện tập -- đúng vậy -- ví dụ có một số ít kẻ sát nhân bị xử tử bằng phương pháp tiêm thuốc độc tại Texas, sau khi trải qua quá trình kháng cáo dài 15 năm. Ta sẽ không xem xét xem nếu là vài trăm năm về trước, họ có thể bị đem lên giàn hỏa thiêu vì tội phê phán nhà vua sau phiên tòa dài 10 phút, và quả thật, điều này sẽ diễn ra lặp đi lặp lại. Giờ đây, ta nhìn nhận án tử hình như một bằng cớ cho thấy việc ta làm tệ đến đâu, hơn là làm bằng cớ chứng minh chuẩn mực của ta đã được nâng cao ra sao. Vậy tại sao tình trạng bạo lực giảm? Không ai thực sự biết câu trả lời, nhưng tôi đã đọc bốn bài phân tích, mà theo tôi, bài nào cũng có phần đúng. Ở bài phân tích đầu tiên, có lẽ lý giải của Thomas Hobbes là đúng. Ông là người cho rằng cuộc sống trong trạng thái tự nhiên, vô chính phủ là một cuộc sống "cô độc, nghèo nàn, bẩn thỉu, tàn bạo và ngắn ngủi". Ông chỉ rõ nguyên nhân không phải do con người có sự khát máu thời nguyên thủy, hay bản năng hung hăng, hay nhu cầu khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà là vì triết lý về sự vô chính phủ. Trong tình trạng vô chính phủ, các quốc gia vì lo sợ mối nguy bị xâm lăng mà chọn cách tấn công phủ đầu lẫn nhau. Gần đây, Thomas Schelling có kể một câu chuyện tương tự về một người đàn ông nghe thấy tiếng động lạ ở tầng hầm nhà mình. Là công dân Mỹ, anh ta có một khẩu súng lục ở tủ đầu giường. Người chủ nhà rút súng rồi đi xuống cầu thang. Nhưng anh ta thấy tên trộm cũng mang theo súng. Lúc này, cả hai đều nghĩ rằng: "Mình không có ý định giết hắn, nhưng hắn sẽ giết mình. Có lẽ nếu mình nổ súng bắn hắn trước, nhất là vào lúc này, kể cả nếu hắn không định bóp cò, hắn hẳn đang lo sợ mình sẽ hạ hắn trước. ", v..v.. Những người săn bắt - hái lượm thường xem xét luồng suy nghĩ này cẩn thận, và thường sẽ tấn công người kia trước do quá lo sợ việc bị tấn công trước. Một trong những cách giải quyết vấn đề này là sử dụng biện pháp răn đe. Bạn sẽ không tấn công trước, nhưng bạn phải công khai tuyên bố rằng bạn sẽ chống trả quyết liệt nếu bạn bị tấn công. Vấn đề là những lời này thường dễ bị bóc mẽ là những lời lừa bịp, nên cách này chỉ có hiệu quả khi người kia tin vào chúng. Để chúng trở nên đáng tin cậy, bạn phải tiến hành trả đũa lại các lời nói và hành vi xúc phạm bạn, dẫn đến hận thù nối tiếp hận thù. Mỗi ngày trôi qua sẽ như một tập phim "Gia Đình Sopranos". Phương án "Quái vật Leviathan" của Hobbes cho rằng nếu trao quyền lực sử dụng bạo lực hợp pháp cho một cơ quan dân chủ đơn lẻ -- ẩn dụ bởi hình ảnh Quái vật Leviathan -- thì đất nước ấy sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị tấn công, vì xâm lược dưới hình thức nào cũng sẽ chịu sự trừng phạt, dẫn đến việc triệt tiêu mọi khả năng xảy ra của các cuộc tấn công. Điều này giúp loại bỏ hoàn toàn nỗi lo sợ phải tấn công phủ đầu để ngăn chặn các cuộc tấn công sắp sửa xảy ra của địch. Nhu cầu lắp hệ thống đáp trả nhạy bén để đảm bảo sự tin cậy của biện pháp răn đe cũng trở nên không còn cần thiết nữa. Và vì thế dẫn đến trạng thái hòa bình. Eisner -- tác giả biểu đồ tỷ lệ giết người bạn không xem được ở slide trước -- chỉ ra rằng sự sụt giảm của tỷ lệ giết người ở Châu Âu diễn ra trùng với sự xuất hiện nhiều hơn các nhà nước tập quyền. Lập luận này là sự ủng hộ cho thuyết Leviathan. Có một thực tế ngày nay cũng ủng hộ cho thuyết này. Tình trạng bạo lực bùng nổ ở các khu vực vô chính phủ, các quốc gia thất bại, các đế chế sụp đổ, các vùng biên giới, các băng đảng xã hội đen, các băng đảng đường phố, v..v.. Bài thứ hai dẫn giải rằng quan điểm cuộc sống là một điều rẻ rúng là quan điểm phổ biến ở nhiều nơi, trong nhiều thời đại. Vào thời xưa, khi mà nỗi đau khổ và chết sớm là những điều thường gặp trong đời người, người ta thường ít có cảm giác ăn năn khi tra tấn người khác. Chỉ khi công nghệ và hiệu suất kinh tế giúp kéo dài tuổi thọ và làm cuộc sống dễ chịu hơn, người ta mới coi trọng hơn giá trị của cuộc sống. Đây là nội dung bài tranh luận của nhà khoa học chính trị James Payne. Bài giải thích thứ ba viện dẫn lại ý tưởng chủ đạo của trò chơi tổng khác không (các bên cùng có lợi/bị thiệt) và được trích từ cuốn "Nonzero" do nhà báo Robert Wright chắp bút viết. Ông ấy chỉ ra rằng trong các tình huống nhất định, sự hợp tác hay sự phi bạo lực có thể đem lại lợi ích cho cả hai bên khi tiến hành một cuộc giao dịch, chẳng hạn như lợi ích trong thương mại khi hai bên trao đổi thặng dư và cùng thu được lợi nhuận, hay khi hai bên ngừng chiến và tách lợi tức hòa bình có được nhờ ngừng chiến, Ông Wright cho rằng công nghệ làm gia tăng số lượng trò chơi có tổng lợi ích dương (các bên cùng có lợi) mà con người thường có xu hướng bị lôi kéo vào tham gia, bằng việc cho phép buôn bán hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng ở khoảng cách xa và trong các nhóm có quy mô lớn hơn. Sự sống của mỗi người vì thế mà trở nên có giá trị hơn, và tình trạng bạo lực sụt giảm vì các lý do ích kỷ. Như Wright nói thì: "Một trong những lý do tôi cho rằng ta không nên đánh bom Nhật là vì họ đã lắp ráp nên chiếc mini-van của tôi" (Cười) Lời giải thích thứ tư được ghi ngay trên tựa cuốn "The Expanding Circle" của nhà triết học Peter Singer. Ông cho rằng sự tiến hóa đã truyền lại cho con người sự thấu cảm, tức khả năng quan tâm, chia sẻ với mối bận tâm của người khác. như thể đó là mối bận tâm của chính ta. Không may là, ta thường chỉ áp dụng khả năng ấy với số ít bạn bè và người nhà. Những người khác sẽ không được đối xử như một con người đúng nghĩa, và ta có thể bóc lột, lợi dụng họ mà không bị trừng phạt. Nhưng, trải qua các giai đoạn lịch sử, vòng tròn tình bạn ngày một mở rộng. Qua các ghi chép lịch sử, vòng tròn ấy mở rộng từ phạm vi làng tới thị tộc, rồi bộ lạc, tới quốc gia, giữa các chủng tộc, giữa các giới tính, và theo như lập luận của Singer thì nên mở rộng tới cả các loài động vật nhạy cảm. Câu hỏi là, nếu điều đó thực sự xảy ra thì điều gì đã hỗ trợ sự mở rộng ấy? Có một số khả năng, ví như sự gia tăng của các mối quan hệ tương hỗ theo như lập luận của Robert Wright. Tính logic của nguyên tắc vàng -- bạn càng nghĩ và tương tác nhiều với người khác, bạn càng nhận ra bạn không thể nâng quan điểm của mình lên trên người khác, it nhất là nếu bạn còn muốn họ lắng nghe bạn. Bạn không thể nói rằng các mối quan tâm của bạn đặc biệt hơn của người khác, nó cũng như việc bạn nói nơi bạn đang đứng là độc nhất trong vũ trụ vì nhờ có bạn đứng ngay tại chỗ đó vào thời điểm đó vậy. Điều này có thể được ủng hộ bởi chủ nghĩa thế giới, bởi lịch sử, ngành báo chí, các cuốn tự truyện, tác phẩm hiện thực, du lịch, học vấn, những điều cho phép bạn hiểu rõ hơn cuộc sống của người bạn từng ít coi trọng, và giúp bạn hiểu rõ tình huống ngẫu nhiên bất ngờ xảy ra trong mỗi chặng cuộc đời, cái cảm giác "Nếu không nhờ có sự may mắn, cuộc đời tôi có lẽ đã rẽ sang hướng khác". Dù nguyên do là gì, tôi nghĩ, sự sụt giảm bạo lực có những hàm ý sâu xa. Điều đó buộc ta không chỉ dừng ở việc hỏi "Tại sao lại có chiến tranh? ", mà còn phải hỏi thêm "Tại sao lại có hòa bình? ". Không chỉ "Ta đang làm gì sai?" mà còn cả "Ta đã làm được điều gì đúng? ". Bởi đã có một điều mà ta làm đúng, và tìm ra được điều đó là một việc đáng để làm. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tôi yêu bài phát biểu đó. Tôi nghĩ rất nhiều người ở đây sẽ nói rằng sự mở rộng của vòng tròn -- điều mà bạn và Peter Singer nhắc đến -- còn nhận được sự hỗ trợ từ công nghệ, tầm nhìn được mở rộng, cảm giác thế giới cũng vì thế mà nhỏ lại. Liệu điều này có đúng chút nào không? Steven Pinker: Có chứ. Điều này cũng đúng với lý thuyết của Wright, rằng nó giúp ta tận hưởng các lợi ích của sự hợp tác các vòng tròn rộng lớn hơn, Nhưng tôi nghĩ điều đó cũng giúp ta đặt mình vào vị trí của người khác. Tôi nghĩ khi đọc về các cách thức tra tấn dã man hay được sử dụng ở thời Trung Cổ, bạn sẽ nghĩ làm sao mà họ lại có thể làm điều đó, làm sao mà họ lại có thể vô cảm đến vậy trước người mà họ đang cắt xẻo cơ thể? Nhưng rõ ràng đối với họ, người kia chỉ là kẻ xa lạ không cùng chung cảm xúc với họ. Tôi nghĩ, bất kỳ điều gì giúp ta dễ đặt mình vào vị trí của người khác hơn đều sẽ làm tăng sự cân nhắc của bạn trên phương diện đạo đức khi đối xử với người khác. CA: Steve, tôi hy vọng các cơ quan chủ quản các phương tiện truyền thông sẽ lắng nghe bài nói chuyện này. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Cảm ơn anh. SP: Hân hạnh. Tôi bắt đầu nghiệp làm báo từ năm 17 tuổi. Đây là ngành khá thú vị để theo đuổi. Bởi vì luôn có những thông tin đầy bất ngờ và biến động... ... được đăng tải trên mạng, mà như mọi người biết rồi đó Từ góc nhìn của người kinh doanh, thì biết điều này chẳng lấy làm vui vẻ gì. Mà như ông tôi thường hay nói đùa rằng: "Tất cả lợi nhuận đều rơi vào túi của Google." Vậy nên làm nhà báo vào ngày nay là một điều hấp dẫn. Nhưng mà những điều biến động mà tôi nói đến không phải là đầu ra... .. mà chính là đầu vào. Tức là làm thế nào thu thập tin tức và sắp xếp thông tin lại với nhau. Bây giờ đã khác hồi trước. Cán cân quyền lực đã thay đổi. Nó được chuyển giao từ các hãng thông tấn sang khán giả. Trước, khán giả từng rơi vào thế bị động... ... khi mà họ không thể tác động đến các nguồn tin ... hay đóng góp vào sự thay đổi nào. Họ bị cô lập về thông tin. Nhưng giờ tình thế đã thay đổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với giới truyền thông là vào năm 1994. Đó là khi kênh BBC không chiếu một ngày vì cuộc đình công. Lúc đó tôi khá là thất vọng, thậm chí cáu giận vì không được xem phim hoạt hình. Thế là tôi quyết định viết thư. Và để kết thúc một lá thư đầy tức giận một cách hả hê, tôi viết: "Cháu Markham, bốn tuổi." Đến giờ vẫn còn tác dụng. Không biết tôi có tác động gì đến cuộc đình công ngày hôm đó không... ... nhưng mà tôi có biết là họ mất 3 tuần để trả lời tôi. ... mà đó là cả đi lần về đấy. Cần bấy nhiêu đó thời gian để tạo sự tác động rồi được phản hồi. Bây giờ không cần lâu đến thế nữa. Là nhà báo, chúng ta truyền đi những thông tin nóng hổi nhất. Bây giờ không còn ở thời đại mà khán giả đợi thông tin. Mà bây giờ là chúng ta phản ứng lại thông tin nhận được từ họ. Chúng ta thực sự trông cậy vào họ vì họ chính là người giúp chúng ta biết được tin tức mới nhất. Giúp chúng ta biết đâu là nơi cần đến và hiểu được điều họ muốn được nghe là gì. Bây giờ là sự tương tác tức thì, nhanh hơn, và thường xuyên hơn. Và nhà báo chúng ta có cơ hội tiếp cận thông tin mới nhất. Để ví dụ cách chúng ta biết thông tin mới nhất nhờ vào người dùng mạng. Đó là sự kiện động đất ngày 5/9 ở Costa Rica. Cơn chấn động lên tới 7.6 độ, khá là dữ dội. Trận động đất chỉ cần 60 giây... ... đã lan ra tới 250 km tới Managua. Mặt đất ở Managua rung chuyển 60 giây sau khi nó đụng vào tâm chấn. Ba mươi giây sau, một tin nhắn đầu tiên đăng lên Twitter. ... với nội dung đăng là: "temblor" nghĩa là động đất. Mất 60 giây để một trận động đất... ... đi một quãng đường 250 km. Và 30 giây sau, tin tức về trận động đất đó đã lan đi khắp thế giới. Ngay trong tức khắc, mọi người trên trái đất... ... đều biết về trận động đất xảy ra cách đó ít phút... ... vừa xảy ra tại Managua. Có được vậy là nhờ vào bản năng báo tin nhanh nhạy của người ấy... ... khi người đó cập nhâp tình trạng hiện giờ của mình lên mạng. ... mà đó cũng là điều ngày nay mọi người hay làm. Vậy nên khi chúng ta đăng một câu nói, truyền đi một tấm ảnh... ... hay là chia sẻ một đoạn video, thì tất cả điều được truyền đi vào đám mây thông tin ngay tức thì. Và khi lượng thông tin được chia sẻ dồn dập... ... thì số lượng tin tức xuất hiện tăng lên theo số nhân. Các con số thống kê thật sự choáng ngợp. Cứ mỗi phút trôi qua thì lại có tổng số 72 tiếng thời lượng video... ... được đăng tải lên YouTube. Nghĩa là cứ mỗi giây lại có khoảng hơn 1 tiếng video được chia sẻ. Và cứ mỗi giây lại có 58 tấm ảnh được đăng lên Instagram. Và khoảng 3,500 tấm ảnh được tải lên Facebook. Vậy nghĩa là khi tôi kết thúc buổi nói chuyện này... ... thì đã có 864 tiếng video được lan truyền trên YouTube. ... và khoảng 2,5 triệu tấm ảnh được chia sẻ trên Facebook và Instagram. Vậy nên làm nhà báo thì thực sự thú vị. Khi mà chúng ta có thể có được mọi thông tin. Vậy nên khi có điều gì vừa xảy ra ở đâu đó trên thế giới, thì tôi đều biết được ngay lập tức. ... và lại hoàn toàn miễn phí. Và mọi người trong khán phòng hôm nay cũng đều biết được... ... chỉ rắc rối là, với số lượng thông tin đồ sộ như thế... ... thì chúng ta cần phải sàng lọc ra tin tức có giá trị. Điều này thực sự khó khi phải xử lý một số lượng thông tin khổng lồ như thế. Nói gì đâu cho xa xôi. Trận siêu bão Sandy vừa rồi là một minh chứng. Đây là một cơn bão kinh hoàng chưa từng thấy. Nó làm khuynh đảo tâm của vũ trụ là iPhone. Số lượng tin tức truyền đi về cơn bão nhiều chưa từng thấy. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà báo phải đối mặt với những tin tức giả. Ví dụ những tấm hình chụp đã lâu nhưng được đăng lại. Hay như những tấm hình được chỉnh sửa... ... bằng cách ghép những cơn bão được chụp trước đó lại với nhau. Thậm chí cả những tấm được trích từ bộ phim "Ngày tận thế." (Cười lớn) Có những tấm ảnh nhìn vào trông rất thật... ... đến nỗi khó mà phân biệt được đâu là thật, là giả. (Cười lớn) Bên cạnh những tấm hình gây cười, thì cũng có những tấm như thế này được đăng lên Instagram. Nó đã khiến các phóng viên như ngồi trên đống lửa. Họ không biết chắc nó có phải thật hay không vì hình ảnh được chỉnh sửa qua Instagram. Độ ánh sáng trông đáng ngờ, ai cũng hoài nghi về độ chân thật của tấm hình. Rốt cuộc đó là tấm hình thật, được chụp tại Avenue C... ... ở khu trung tâm tại Manhattan, nơi bị ngập lụt dữ dội. Tấm hình này được chứng minh là thật... Bởi vì họ tìm được nguồn của bức ảnh. Chủ nhân của tấm hình là blogger ẩm thực ở New York. Họ là người nổi tiếng và đáng tin cậy. Vậy nên tấm hình này không phải là ảo vì nó được chứng thực rõ ràng. Và đó cũng là nhiệm vụ của một nhà báo là phải sàng lọc những thông tin như thế này. Thay vì đi tìm thông tin khắp nơi... ... rồi đăng những tin tức đó cho người đọc... ... thì chúng ta lại giữ lại những thông tin không có giá trị. Đi tìm nguồn gốc của tin tức là việc trở nên vô cùng quan trọng. Ví dụ tìm nguồn đáng tin cậy thì Twitter là nơi các phóng viên thường hay dùng. Nó như một mạng lưới thông tin không chính thức vậy. Bạn cần biết cách sử dụng nó vì thông tin trên Twitter rất đa dạng. Một ví dụ rõ ràng cho tính hữu ích của Twitter... ... cũng như khó khăn cho việc dùng nó là khi cuộc cách mạng Ai Cập nổ ra năm 2011. Không biết nói tiếng Ả Rập, thì với một người ngoài cuộc... ... đến từ Dublin... ... danh sách cách tài khoản Twitter đáng tin cậy... ... mà chúng tôi có thể dùng được thật sự rất quan trọng. Làm sao chúng tôi có thể tạo ra danh sách đó từ giấy trắng ư? Mới nghe thì thật khó, nhưng nếu biết cách thì mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Hình minh họa này được tạo bởi anh chàng nghiên cứu người Ý. Người đó tên là André Pannison. Việc anh ta làm là lấy các cuộc đối thoại trên Twitter ở Quảng Trường Tahrir... ... vào cái ngày mà Hosni Mubarak từ chức. Và cái chấm tròn mà mọi người thấy là những tin được truyền lại. Nghĩa là khi ai đó đăng lại một tin nào đó thì các chấm tròn sẽ được liên kết lại. Càng nhiều tin được đăng lại và chia sẻ trên Twitter... ... thì kết nối sẽ được mở rộng, càng có nhiều chấm tròn được nối lại với nhau hơn. Hình minh họa này rất hữu ích. Nó cho bạn biết thông tin của ai thu hút hơn... ... và ai đáng được tiếp cận hơn. Vậy là khi mạng lưới này mở rộng ngày một lớn... Và trở nên sống động thì chúng tôi quyết định không theo dõi thêm... ... và dừng cuộc đối thoại vĩ đại đầy nhịp điệu này. Chúng tôi lần theo các dấu tròn để truy tìm về nguồn thông tin gốc. Và thế là: "Đây chính là những người mà ta cần liên lạc." "Đây là những người có những tin đáng để chú ý." "Thử xem họ là những người thế nào." Ngập lụt trong lượng tin tức đồ sộ... ... đây chính là lúc mà internet thật sự khiến những người làm phóng viên như thôi thấy thích thú. Vì bây giờ có rất nhiều công cụ trên mạng... ... có thể giúp ích cho việc tìm kiếm của chúng tôi. Khi càng đào sâu vào các nguồn thông tin đó... ... bạn có thể tìm được rất nhiều thứ bạn muốn. Thỉnh thoảng bạn lại tìm được một tin tức... ... mà thật sự rất hấp dẫn, bạn muốn đăng nó chết đi được... ... nhưng vẫn không thể đăng liền được... ... vì không biết nguồn tin ấy có phải thật hay không. Bạn không biết nó có phải sản phẩm của đồ họa hay là được đăng lại. Đó là khi bạn cần phải đi điều tra về độ chân thật của tin tức. Tôi sẽ cho chạy đoạn video này một lát. Chúng tôi tìm thấy nó cách đây được vài tuần. "Tí nữa là gió sẽ ào ào cho mà coi." (Tiếng mưa và gió gào) (Tiếng nổ) Ôi má ơi! Nếu bạn là phóng viên tin tức thì đây là một điều rất đáng để đưa. Nó là một tin tức vô cùng quý giá và hấp dẫn. Đây chính là phản ứng chân thật của một người dân... ... khi quay lại cảnh mưa bão từ đằng sau vườn nhà. Nhưng mà làm sao bạn biết được người này đăng tin thật hay giả? Hay là nó có thật nhưng đã xảy ra từ lâu và được đăng lại mới đây thôi? Vậy chúng tôi quyết định xác minh lại đoạn video này. Điều chúng tôi dựa vào duy nhất lúc đó là tên tài khoản YouTube đã tải đoạn video đó. Tải khoản này chỉ mới có một đoạn video duy nhất. Và tên là Rita Krill. Chúng tôi không biết cái tên Rita có phải là thật hay giả. Nhưng chúng tôi vẫn cứ tìm bằng cách dùng công cụ internet sẵn có. Cái đầu tiên là Spokeo, nó tìm tên Rita Krill có ở những đâu. Chúng tôi giới hạn trong nước Mỹ, và kết quả cho được ở New York... Pennsylvania, Nevada, và Florida. Sau đó chúng tôi dùng tiếp công cụ miễn phí thứ hai. Chúng tôi kiểm tra báo cáo thời tiết trên Wolfram Alpha... ... vào cái ngày đoạn băng được tải lên. Chúng tôi rà khắp các thành phố... ... và cuối cùng tìm được ở Florida ngày hôm đó có mưa và sấm sét. Và thế là chúng tôi lại lục tra danh bạ ở Florida... Và tìm kiếm cái tên Rita Krill. Sau khi lấy được các địa chỉ tìm được... ... chúng tôi gõ chúng vào Google Maps để tìm hình dạng ngôi nhà. ... đến một địa chỉ chúng tôi tìm được một hồ bơi... ... giống như trong đoạn băng. Chúng tôi so sánh các điểm tương đồng... ... giữa đoạn băng và hình ảnh tìm thấy trên Google. Nếu nhìn vào đoạn băng bạn sẽ thấy có một cái dù to... ... một cái phao màu trắng... Các góc của hồ bơi hình tròn đặc trưng... ... và có 2 cái cây ở bên ngoài. Khi quan sát kĩ lưỡng hình ảnh trên Google Maps, ... chúng ta thấy có một cái phao trắng... Và đây là hai cái cây... Có cả một cây dù. Trong hình thì nó được gập lại. Cái này thì hơi khó. Và hồ bơi có các góc tròn. Vậy thế là chúng tôi gọi cho Rita và nhận được đoạn băng... ... rồi kiểm tra độ chân thật của nó. Khách hàng chúng tôi đã rất mừng khi cuối cùng họ cũng có thể sử dụng đoạn băng. Đôi khi hành trình tìm sự thật... ... lại không được thoải mái như vậy, và cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Syria là một điểm nóng tin tức... ... vì nhiều khi bạn phải bóc trần những tin tức... ... mà có liên quan đến bằng chứng tội ác chiến tranh... Những lúc thế này, YouTube chính là kho tin tức... ... đầy quan trọng về những diễn biến đang xảy ra trên thế giới. Đoạn băng này tôi sẽ không chiếu hết... Bởi vì nó chứa những hình ảnh khá là đáng sợ, nhưng bù lại bạn sẽ nghe được tiếng. Đây là ở Hama. (Tiếng la hét từ đoạn băng) Ở trong đoạn video này... ... là cảnh các thi thể đầy máu trên một chiếc xe chở hàng... ... bị đem ra một cây cầu và quăng xuống nước. Nguồn thông tin cho rằng đây là Hội Anh Em Hồi Giáo ... và họ đang ném thi thể của các quân sĩ Syria xuống sông... ... kèm theo những câu chửi bới và báng bổ gay gắt... Có rất nhiều thông tin tranh cãi xoay quanh việc họ là ai... ... và địa điểm đoạn video này được quay. Vậy là chúng tôi liên lạc với các nguồn tin ở Hama qua Twitter .. và trao đổi với họ về điều này. Cây cầu chính là điểm chúng tôi chú ý tới vì nó có thể được xác minh dễ hơn. Ba nguồn khác nhau nói ba thông tin khác nhau. Một người nói cây cầu không có thật. Người thứ hai nói cây cầu nhưng không ở Hama mà ở chỗ khác. Người thứ ba thì nói: "Tôi nghĩ có cây cầu này..." "Nhưng cái đập ở đoạn thượng lưu đã đóng..." "Nhưng mặt sông đáng lẽ phải khô mới phải. Như thế thì không khớp." Đó là người duy nhất cho chúng tôi manh mối. Vậy là chúng tôi đi tìm những manh mối khác. Đoạn băng có quay hàng rào chắn, có thể xác minh được. Trên thành cầu, bóng đổ về hướng Nam. Vậy là chúng tôi suy đoán cây cầu nằm hướng Đông-Tây. Thành cầu được sơn trắng đen xen kẽ. Khi nhìn vào đoạn có con sông, bạn thấy ở đó có một trụ đá ở hướng Tây. Và kia chính là đoạn mây máu trên mặt sông. Máu chảy theo nước sông, vậy nên con sông này chảy hướng Nam-Bắc. Đó là những gì chúng tôi thu nhận được. Khi nhìn khỏi cây cầu... ... có một thảm cỏ ở bên trái dòng sông... Và con sông thì thu hẹp dần. Vậy là dựa vào Google Maps, chúng tôi bắt đầu... ... cuộc tìm kiếm từng cây cầu một. Chúng tôi nhớ đến cái đập được nhắc tới... Vậy là lần theo các đoạn đường bắc ngang con sông. Rồi loại bỏ các cây cầu không trùng khớp. Cái cần tìm là cây cầu theo hướng Đông-Tây. Và khi đến Hama, chúng tôi lần từ cái đập nước... ... cho đến Hama, nhưng không có cây cầu nào. Khi đi xa hơn một chút và chuyển sang chế độ hình ảnh vệ tinh... ... chúng tôi tìm thấy một cây cầu có khả năng. Nó cũng bắt ngang đoạn sông và theo hướng Đông-Tây. Đây là có thể là cây cầu được quay, và chúng tôi lập tức phóng to hình ảnh. Nó có một làn phân cách nên đây là cây cầu có 2 làn đường. Thành cầu sơn trắng đen như trong đoạn video. Khi đào sâu hơn một tí, các bạn sẽ thấy những tấm hình về cây cầu... Được đăng kèm, điều này rất có ích. Vậy là khi nhấn vào mấy tấm hình... Chúng tôi có thể so sánh các chi tiết trong đoạn băng. Đầu tiên là thành cầu màu trắng đen. ... ggiống như những gì ta đã thấy. Rồi cả hàng rào chắn với thiết kế nổi bật... ... mà chúng ta đã thấy khi họ ném các thi thể. Khi rà soát lại các điểm, chúng tôi chắc chắn đây là cây cầu đó. Vậy thì nó nói lên được điều gì? Nhớ lại thông tin từ ba nguồn khác nhau mà tôi đã nhận được: Một nói cây cầu không có. Người thứ hai nói cây cầu không có ở Hama. Người cuối nói: "Cây cầu có thật, nhưng tôi không chắc về mực độ nước." Trong ba người, thì người thứ ba thì có vẻ nói thật nhất. Chúng tôi đã có thể tìm ra được điều đó bằng các công cụ miễn phí trên internet. Khi ngồi trong một văn phòng ở Dublin... ... và ra kết quả trong vòng 20 phút. Và đó chính là thú vui của công việc này. Mạng giống như một dòng nước cuồn cuộn... ... càng ngày càng có nhiều thông tin khó sàng lọc. Nhưng nếu bạn sử dụng chúng một cách thông minh, bạn sẽ tìm được những tin có giá trị. Chỉ cần một vài manh mối, tôi có thể tìm ra những điều... ... mà hầu hết những ai trong căn phòng này đều không muốn cho tôi biết. Nhưng điều quan trọng hơn là... ... khi mà càng ngày có nhiều thông tin khó sàng lọc... ... tràn lan trên mạng, thì các công cụ hỗ trợ càng trở nên mạnh mẽ và có ích. ... những công cụ internet miễn phí ngày nay... ... có thể giúp chúng ta trong những cuộc điều tra như thế này. Những thuật toán càng ngày càng thông minh và phức tạp hơn trước... ... và máy tính chạy nhanh hơn bao giờ hết. Nhưng có một điều rằng: thuật toán chỉ là quy tắc, chỉ là phép tính nhị phân. Nó chỉ có thể là có hoặc không, trắng hoặc đen. Sự thật thì không phải vậy. Nó là giá trị. Sự thật là cảm xúc, hay thay đổi, và hơn hết, nó rất con người. Dù cho chúng ta dùng máy tính có thành thạo đến đâu đi chăng nữa... ... có bao nhiêu thông tin chúng ta biết được đi chăng nữa... ... thì bạn vẫn không bao giờ có thể tách phần người ra khỏi quá trình tìm kiếm sự thật. Bởi vì cuối cùng thì, đó là đặc điểm nổi bật của con người. Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Cơ bản là tôi kéo xe trượt tuyết để kiếm sống, nên chỉ cao siêu một chút cũng đủ làm tôi nhức đầu rồi nhưng tôi sẽ đọc câu hỏi này từ một buổi phỏng vấn đầu năm nay: "Nói một cách triết lý thì liệu nguồn cung cấp thông tin liên tục có làm mất khả năng tưởng tượng của chúng ta hay thay thế của chúng ta mơ ước muốn đạt được cái gì đó? Xét cho cùng, nếu nguồn thông tin đã được thực hiện ở một nơi nào đó bởi một ai đó, và chúng ta có thể tham dự "ảo" vào quá trình đó, thì chúng ta đâu cần ra khỏi nhà nữa?" Người ta thường giới thiệu tôi là một nhà thám hiểm vùng cực. Tôi không chắc đó là danh hiệu tân tiến nhất hay danh hiệu của thế kỷ 21, nhưng tôi đã trải qua hơn 2% cuộc đời mình trong một căn lều bên trong Vòng tròn Bắc Cực nên có thể nói tôi cũng ra khỏi nhà khá nhiều. Tôi nghĩ là tính cách tôi là thích hành động hơn là quan sát hay suy xét mọi thứ, và bây giờ tôi sẽ cố gắng tìm hiểu ngắn gọn sự khác biệt này, giữa ý tưởng và hành động. Câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi "tại sao? ", câu hỏi mà đã ám ảnh tôi suốt 12 năm qua là từ anh chàng này, người trông có vẻ cá tính đứng ở phía sau, thứ hai từ trái sang, George Lee Mallory. Nhiều người trong số các bạn có lẽ biết đến nhân vật này. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy anh là năm 1924 khi anh biến mất vào đám mây gần đỉnh núi Everest. Anh ta có thể phải hoặc không phải là người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest hơn 30 năm trước Edmund Hilary. Không ai biết anh có thật đã lên được tới đỉnh núi không. Đó vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng người ta nói anh là người nói câu: "Vì nó ở đó." Tôi cũng không biết chắc có phải anh ta đã nói câu này không. Có rất ít bằng chứng, nhưng điều mà anh ấy chắc chắn đã nói thực ra nghe hay hơn nhiều. Tôi có in nó ra đây, để tôi đọc cho các bạn. "Câu hỏi đầu tiên mà bạn sẽ hỏi và tôi phải cố gắng trả lời là thế này: Leo lên núi Everest để làm gì? Và tôi phải trả lời ngay là nó không để làm gì cả. Không có chút viễn cảnh là sẽ đạt được cái gì cả. À, có thể là chúng tôi biết thêm một chút về phản ứng của cơ thể người ở độ cao lớn, và có thể những nhà y học có thể đem những nhận xét đó áp dụng vào ngành hàng không, nhưng ngoài ra thì không có ích gì cả. Chúng tôi không mang về một chút vàng hay bạc, không có đá quý, hay than, hay sắt. Chúng tôi cũng không tìm thấy một mẩu đất nào để trồng vụ mùa để tăng lương thực. Thế nên chuyện leo núi này chẳng có ích gì. Nếu bạn không hiểu được rằng có gì đó của con người muốn đáp lại với lời thách thức của ngọn núi này, rằng vất vả trèo lên đến đỉnh cũng như mãi cố gắng trèo lên trong cuộc đời, thì bạn sẽ không thể hiểu được tại sao chúng tôi đi. Chuyến phiêu lưu này đơn giản là cho chúng tôi niềm vui, và xét cho cùng thì niềm vui mới là mục đích của cuộc sống. Chúng tôi không sống để ăn và kiếm tiền. Chúng tôi ăn và kiếm tiền để có thể tận hưởng cuộc sống. Đó mới là ý nghĩa cuộc sống, và là lý do mà chúng ta sống. Mallory nói rằng bước ra khỏi nhà và đặt chân vào những chuyến phiêu lưu vĩ đại này là niềm vui. Nhưng mà suy nghĩ đó không đúng với kinh nghiệm của riêng tôi. Lần tôi đi ra khỏi nhà xa nhất là vào mùa xuân năm 2004. Tôi vẫn không biết chính xác cái gì khiến tôi muốn làm như vậy, nhưng kế hoạch của tôi lúc đó là thực hiện một chuyến đi dọc Bắc Băng Dương một mình và không có tài trợ. Kế hoạch của tôi cơ bản là đi bộ từ bờ biển phía bắc nước Nga đến cực Bắc, và rồi đi tiếp đến bờ biển phía bắc Canada. Chưa từng có ai làm điều này. Lúc đó tôi 26 tuổi. Rất nhiều chuyên gia nói rằng kế hoạch đó không thể thực hiện được, và mẹ tôi đương nhiên là không hào hứng lắm với ý tưởng này. (Cười) Chuyến đi từ một trạm khí tượng nhỏ ờ bờ biển phía bắc Siberia đến điểm khởi hành cuối cùng của tôi ở mép băng gần bờ biển của Bắc Băng Dương, mất khoảng 5 tiếng, và nếu có ai xem Felix Baumgartner can đảm đi lên chứ không phải chỉ đi xuống, bạn sẽ hiểu được cảm giác lo sợ của tôi khi ngồi trên một chiếc trực thằng ầm ĩ đi về phương bắc, và, nếu có là gì nữa, cảm giác cái chết gần kề. Tôi ngồi đó tự hỏi thế quái nào tôi lại tự bày trò oái oăm cho mình vậy. Có một chút thú vị, một chút hân hoan. Tôi mới 26. Tôi nhớ mình ngồi đó nhìn xuống cái xe trượt tuyết. Tôi có ván trượt sẵn sàng để đi, tôi có điện thoại vệ tinh, súng ngắn phòng trường hợp tôi bị một con gấu bắc cực tấn công. Tôi nhớ mình nhìn ra cửa sổ và thấy chiếc trực thăng thứ hai. Chúng tôi cùng ầm ĩ đi qua bình minh tuyệt vời của Siberia, và một phần trong tôi cảm giác như sự giao thoa giữa Jason Bourne và Wilfred Thesiger. Một phần tôi thấy khá tự hào về bản thân, nhưng chủ yếu tôi chỉ khiếp đảm hoàn toàn. Và chuyến đi đó kéo dài 10 tuần - 72 ngày. Tôi không gặp bất kì ai khác. Chúng tôi chụp hình này cạnh máy bay trực thăng. Sau đó thì tôi không nhìn thấy ai trong 10 tuần. Cực Bắc nằm ngay chính giữa biển, nên lúc đó là tôi đang đi qua những bề mặt phủ băng của Bắc Băng Dương. NASA mô tả điều kiện năm đó là tệ hại nhất họ từng ghi nhận được. Tôi kéo 180 kí lương thực và dầu và các đồ dùng, khoảng 400 pounds. Nhiệt độ trung bình cho 10 tuần đó là khoảng âm 35 độ. Âm 50 là lạnh nhất. Cho nên, khoảng thời gian đó cũng chẳng vui vẻ hào hứng gì. Dù sao chăng nữa, một trong những điều thần kì của chuyến đi này, là tôi đã được đi bộ qua biển, trên lớp băng trôi nổi, trôi dạt, chuyển động trên bề mặt Bắc Băng Dương, giữa một môi trường liên tục thay đổi. Băng luôn chuyển động, vỡ ra, trôi dạt xung quanh, rồi đóng băng lại, nên cảnh tượng tôi thấy trong gần 3 tháng với tôi rất độc đáo. Không ai khác sẽ từng, đã có thể từng, thấy được cảnh tượng đó, khung cảnh đó, cái mà tôi đã thấy trong 10 tuần. Và đó, tôi nghĩ, là lý do chuẩn nhất cho việc rời khỏi nhà. Tôi có thể tìm cách tả cho bạn cảm giác đó như thế nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết nó là như thế nào, và tôi càng cố giải thích là tôi đã cảm thấy cô đơn, rằng tôi là con người duy nhất trong vòng 5.4 triệu dặm vuông, rằng trời thì lạnh, gần âm 75 độ với gió lạnh buốt trong những ngày xấu trời... thì lời lẽ càng không đủ để diễn tả hết được. Và vậy nên với tôi, thật sự làm một cái gì đó, bạn biết đấy, để cố gắng trải nghiệm, để thật sự tham gia vào, chinh phục thử thách, vẫn hơn là cứ nhìn và tự hỏi, đó là nơi ta tìm thấy phần "thịt" thực sự của cuộc sống, thứ "nước quả" mà chúng ta có thể vắt ra từ từng ngày từng giờ. Tuy nhiên tôi phải đính chính cẩn thận ở đây. Theo kinh nghiệm của tôi, trải nghiệm cuộc sống ở cái giới hạn của con người, thì rất dễ gây nghiện. Tôi không chỉ nói trong phạm vi gan dạ mà ngu xuẩn kiểu thời vua Edward, mà còn trong các lĩnh vực ung thư tuyến tụy, cũng rất dễ gây nghiện, và trong trường hợp của tôi, tôi nghĩ những chuyến thám hiểm vùng cực có lẽ không khác nghiện thuốc phiện là mấy. Tôi không thể nói hết nó tuyệt vời cỡ nào cho đến khi bạn thử nó, nhưng nó có khả năng đốt hết tất cả số tiền tôi có thể kiếm được, làm hỏng mọi mối quan hệ tôi từng có, vậy nên hãy cẩn thận bạn ước gì. Mallory cho rằng có gì đó ở con người đáp lại lời thách thức của ngọn núi, và tôi tự hỏi đó là do có cái gì đó trong bản thân cái thách thức, trong nỗ lực muốn chinh phục đó, và đặc biệt trong những thử thách to lớn, khó nhai, chưa làm qua mà nhân loại phải đối mặt, mời gọi chúng ta, và theo kinh nghiệm của tôi thì đúng là như vậy. Có một thử thách chưa hoàn thành cứ mời gọi tôi suốt gần hết cuộc đời trưởng thành. Rất nhiều bạn biết câu chuyện này. Đây là hình của Đại úy Scott và đội của ông. Chỉ khoảng hơn 100 năm trước Scott đặt ra quyết tâm trở thành người đầu tiên đến được Nam Cực. Lúc đó không ai biết có cái gì ở đó. Người ta còn chưa vẽ bản đồ Nam Cực. Chúng ta còn biết về bề mặt của mặt trăng nhiều hơn là chúng ta biết cái gì nằm ở trung tâm Nam Cực. Scott, như các bạn chắc cũng biết, đã bị đánh bại bởi Roald Amundsen và đội người Na-Uy của ông ta, những người dùng chó và xe chó kéo. Đội của Scott thì đi bằng chân, 5 người họ đeo dây nịt và kéo xe trượt đi lòng vòng, và họ đến cực để tìm thấy lá cờ Na Uy đã ở sẵn đó, tôi tưởng tượng chắc họ phải thấy khá cay đắng và xuống tinh thần. Tất cả 5 người họ quay về và bắt đầu đi bộ trở lại bờ biển và tất cả 5 đều chết trong chuyến trở về đó. Thời đại này người ta hay hiểu sai là chẳng còn gì chưa được khám phá hay mạo hiểm. Khi tôi nói về Nam Cực, mọi người thường nói, "Thú vị đấy, nhưng chẳng phải là anh chàng Blue Peter gì đấy đã đến đấy bằng xe đạp sao?" Hoặc là, "Đó hay đó. Bạn biết không, năm sau bà tôi sẽ lên tàu đến Nam Cực đấy. Bạn biết mà. Có khi nào bạn sẽ gặp bà tôi ở đấy không?" (Cười) Nhưng chuyến đi của Scott vẫn ở chưa được hoàn thành. Chưa ai từng đi bộ trên bờ biển Nam Cực đến Cực Nam và quay trở lại. Nó hẳn phải là cố gắng bạo gan nhất của thời kì Edward hoàng kim của những chuyến mạo hiểm, và với tôi lúc đó là cao điểm, tính hết mọi thứ mà chúng ta đã giải đáp được trong thế kỉ này từ bệnh hoại huyết đến những tấm năng lượng mặt trời, rằng cũng đến lúc ai đó đi hoàn tất công việc này. Và đó chính là điều mà tôi đang đặt ra để thực hiện. Thời điểm này năm tới, vào tháng 10, tôi sẽ dẫn đầu một nhóm 3 người. Chúng tôi sẽ mất khoảng 4 tháng để làm chuyến quay về. Đó là tỉ lệ. Đường màu đỏ hiển nhiên là một nửa đường đến cực. Chúng tôi phải quay lại và trở lại lần nữa. Tôi biết là nghe mỉa mai, rằng chúng tôi sẽ viết blog và tweet. Bạn sẽ có thể sống qua chuyến hành trình của chúng tôi một cách gián tiếp và "ảo" theo cách mà chưa ai từng làm. Và đây cũng sẽ là 4 tháng cơ hội cho tôi để cuối cùng đưa đến một câu trả lời súc tích cho câu hỏi "Tại sao?" Và cuộc sống của chúng ta ngày nay an toàn và tiện nghi hơn bao giờ hết. Chắc chắn là sẽ không cần đến nhiều nhà thám hiểm ở thời buổi này. Người tư vấn nghề nghiệp cho tôi ở trường không bao giờ đề cập đến nghề này làm một lựa chọn. Ví dụ, nếu tôi muốn biết có bao nhiêu ngôi sao trên Dải Ngân Hà, những cái đầu khổng lồ trên đảo Phục sinh già cỡ nào, đa số các bạn đều có thể tìm ra câu trả lời ngay lập tức mà thậm chí không cần đứng dậy. Vậy mà, nếu tôi đã học được điều gì trong gần 12 năm nay kéo những vật nặng quanh những nơi lạnh giá, đó là cảm hứng thực sự, và sự trưởng thành chỉ đến từ khó khăn và thử thách, từ việc rời khỏi những cái tiện nghi và thân thuộc và bước chân vào những nơi chưa biết đến. Trong cuộc sống, chúng ta đều có những cơn bão tố để vượt qua và những cực để bước qua, và tôi nghĩ nói một cách trừu tượng, ít nhất, chúng ta đều có thể đạt được lợi ích từ việc bước ra khỏi nhà thường xuyên hơn một chút, chỉ khi chúng ta có thể thu đủ dũng khí. Tôi chắc chắn sẽ kêu gọi các bạn mở cánh cửa chỉ một chút thôi và nhìn ra xem có cái gì ở ngoài. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là nhà khoa học thần kinh, tôi nghiên cứu quá trình ra quyết định. Tôi thí nghiệm tác động của các hóa chất trong não ảnh hưởng đến các lựa chọn của chúng ta. Tôi sẽ tiết lộ bí mật của việc ra quyết định thành công: 1 chiếc sandwich phô mai Đúng thế. Theo các nhà khoa học, 1 chiếc bánh sandwich phô mai là giải pháp cho những quyết định khó khăn của bạn. Làm sao tôi biết? Tôi chính là người làm nghiên cứu đó. Vài năm trước, tôi và đồng nghiệp thích thú với việc một chất hóa học trong não gọi là serotonin có ảnh hưởng đến quyết định của con người trong hoàn cảnh xã hội nhất định. Đặc biệt, chúng tôi muốn biết cách serontonin ảnh hưởng đến phản ứng của con người khi bị đối xử bất công. Chúng tôi đã làm thí nghiệm. Chúng tôi thao túng cácmức độ serotonin ở người bằng cách cho họ dùng món đồ uống hương chanh nhân tạo khó nuốt kinh khủng này nó xua tan thành phần cơ bản tạo ra serotonin trong não. Đây là amino acid trytophan. Chúng tôi thấy rằng, khi trytophan ở mức thấp, nhiều khả năng người ta sẽ trả thù khi bị đối xử bất công. Đó là thí nghiệm chúng tôi đã làm, và đây là một số tiêu đề báo xuất hiện sau đó. (“1 chiếc sandwich phô mai là những gì bạn cần để ra quyết định dứt khoát”) (“Người bạn tuyệt vời trong phô mai của chúng ta”) (“Ăn phô mai và thịt sẽ tăng sự tự chủ”) Lúc này, có lẽ bạn tự hỏi, tôi có thiếu sót gì không? (“Chính thức! Chocolate khiến bạn thôi cáu bẳn”) Phô mai? Chocolate? Điều đó từ đâu vậy? Và tôi cũng nghĩ thế khi những điều này xuất hiện, vì nghiên cứu của chúng tôi chẳng liên quan đến phô mai và chocolate. Chúng tôi cho người ta món đồ uống kinh khủng ảnh hưởng đến mức trytophan của họ. Nhưng hóa ra trytophan cũng có trong phô mai và chocolate. Và tất nhiên khi khoa học nói rằng phô mai và chocolate giúp bạn ra quyết định tốt hơn, thì tất nhiên điều đó sẽ thu hút sự chú ý của mọi người. Thế nên mới nổ ra cuộc cách mạng trên các tiêu đề báo. Khi chuyện này xảy ra, 1 phần trong tôi nghĩ, Quan trọng gì đâu nhỉ? Truyền thông đã quá giản lược 1 số thứ, nhưng cuối cùng, đó chỉ là 1 tin chuyện mới. Và tôi nghĩ rất nhiều nhà khoa học có thái độ này. Nhưng vấn đề là những chuyện như vậy luôn xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng những chuyện bạn đọc trên bản tin mà cả những sản phẩm bạn thấy trên quầy hàng. Khi dòng tiêu đề hiện lên, chuyện xảy ra là, những người tiếp thị sản phẩm gọi đến. Tôi có sẵn sàng cung cấp dược phẩm khoa học là loại nước kích thích tinh thần đóng chai? Hay tôi sẽ lên TV để minh họa, trước khán giả truyền hình, rằng món ăn hài lòng bạn thực sự sẽ làm bạn thấy tốt hơn? Tôi nghĩ những người này cũng có ý đó, nhưng nếu tôi đã chiều ý họ, thì tôi đã vượt xa ngoài lãnh vực khoa học, và những nhà khoa học giỏi cẩn trọng để không bị như thế. Dù thế, khoa học thần kinh ngày càng khuấy động marketing. Đây là 1 ví dụ: Đồ uống tốt cho thần kinh, 1 dòng sản phẩm, bao gồm Neuro Bliss đây, mà theo nhãn mác thì sẽ giúp giảm stress, kích thích tinh thần, tăng sự tập trung, và còn cho 1 vóc dáng khỏe mạnh. Tôi phải nói rằng, nghe hay thật đấy. (Cười) Tôi nên dùng nó từ 10 phút trước. Khi nó xuất hiện ở cửa hàng gần nhà, tự nhiên tôi đã tò mò về một số nghiên cứu chống lưng cho những lời quảng cáo kia. Tôi vào website của công ty để tìm 1 vài sản phẩm dùng thử có kiểm soát. Nhưng chẳng tìm được gì. Thử hay không, những lời tuyên bố kia được in ngay giữa nhãn hàng của họ, bên cạnh hình 1 bộ não. Và hóa ra cái hình bộ não ấy có tính chất đặc biệt. 1 số nhà nghiên cứu yêu cầu vài trăm người đọc 1 bài viết khoa học. 1 nửa trong số họ, bài báo có hình bộ não, còn nửa kia, vẫn là bài viết ấy nhưng không có hình bộ não. Cuối cùng – bạn biết những chuyện thế này diễn ra thế nào– người ta được hỏi rằng có đồng ý với kết luận của bài viết không. Đây là số người đồng ý với kết luận của bài không có hình. Đây là số người đồng ý với bài viết đó nhưng có hình bộ não. Thông điệp rút ra là, bạn có muốn bán nó không? Hãy vẽ bộ não lên đó. Cho phép tôi dừng 1 chút để nói rằng khoa học thần kinh đã tiến bộ rất nhiều trong vài tậhp kỉ gần đây, và chúng ta liên tục phát hiện những điều kì thú về bộ não. Như chỉ vài tuần trước, các nhà khoa học thần kinh ở MIT tìm ra cách phá vỡ các thói quen của chuột chỉ bằng điều khiển hoạt động thần kinh ở một số vùng nhất định trong não chúng. Chuyện này thật tuyệt. Nhưng điều hứa hẹn mà khoa học thần kinh mang lại đã mang đến những mong đợi cao, sự phóng đại và những tuyên bố vô căn cứ Tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhận biết 1 số động thái điển hình, bằng chứng lộ liễu, thực sự cho những thứ được gọi với nhiều tên như: thần kinh nhảm nhí, thần kinh dối lừa, hay cụm từ mà tôi thích, thần kinh vớ vẩn. Tuyên bố vô căn cứ đầu tiên là: bạn có thể dùng bản chụp não để đọc suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Đây là nghiên cứu được 1 nhóm nhà nghiên cứu xuất bản dưới dạng bài xã luận đánh giá trên thời báo New York Tiêu đề? “Đúng thật là bạn yêu iPhone của mình.” Nó nhanh chóng trở thành bài viết được phát tán qua email nhiều nhất. Họ tìm ra điều đó như thế nào? Họ chụp não của 16 người và cho họ xem video những chiếc iPhone đang rung. Các bản chụp não cho thấy hoạt động ở 1 vùng não gọi là thuỳ não trước, 1 vùng mà theo họ là được liên kết với cảm xúc yêu thương và thương cảm. Nên họ kết luận rằng vì họ thấy hoạt động thuỳ não trước, nghĩa là những đối tượng yêu thích iPhone của mình. Chỉ có 1 vấn đề với hướng lí luận này, đó là thuỳ não trước làm rất nhiều việc. Nó liên quan đến cảm xúc tích cực như yêu thích và thương cảm, nhưng cũng liên quan đến hàng tấn những chức năng khác, như ghi nhớ, ngôn ngữ, chú ý, kể cả sự tức giận, căm ghét và đau đớn. Dựa trên cùng lí luận đó, tôi cũng có thể kết luận ngang bằng rằng bạn ghét iPhone. Vấn đề ở đây là khi bạn thấy hoạt động ở thuỳ não trước, thì không thể chọn lấy sự lí giải yêu thích nhất từ hàng loạt những điều đó trong danh sách này , đó thực sự rất dài. Đồng nghiệp Tal Yarkoni và Russ Poldrack của tôi đã cho thấy thuỳ não trước xúât hiện trong hầu hết 2/3 những nghiên cứu hình ảnh về não mà đã từng được công bố. Nên rất có nhiều khả năng rằng những nghiên cứu về thuỳ não trước của bạn đã lui vào dĩ vãng, nhưng tôi cũng không tự dối mình để nghĩ rằng như thế nghĩa là bạn thích tôi. Nói về tình yêu và bộ não, có 1 nhà nghiên cứu được gọi là Dr. Love, tuyên bố rằng các nhà khoa học đã tìm thấy chất kết dính gắn kết xã hội lại gần nhau, cội nguồn của tình yêu và thịnh vượng. Lần này thì không phải là một cái sandwich phô mai Nó là 1 loại hóc môn gọi là oxytocin. Có lẽ bạn đã nghe về nó. Dr. Love đặt lí lẽ trên những nghiên cứu cho thấy khi tăng nồng độ oxytocin ở người, sẽ làm tăng sự tin tưởng, đồng cảm và hợp tác. Anh ta gọi nó là “phân tử của đạo đức.” Những nghiên cứu này hiện nay có giá trị về mặt khoa học, và được nhân rộng, nhưng không chỉ có thế. Những nghiên cứu khác cho thấy tăng oxytocin cũng làm tăng sự đố kị. Nó làm tăng thèm muốn. Oxytocin khiến người ta thiên vị lợi ích riêng cho nhóm của mình mà được hoán đổi bằng sự thiệt thòi của nhóm khác. Trong một số trường hợp, oxytocin còn làm giảm sự hợp tác. Dựa trên những nghiên cứu đó, tôi có thể nói oxytocin là phân tử vô đạo đức, và tự gọi mình là Tiến sĩ yêu kì quái (Cười) Ta đã thấy những điều vớ vẩn tràn lan trên tiêu đề báo. Ta thấy cả trong siêu thị, bìa sách. Vậy còn trong những phòng khám thì sao? SPECT là kĩ thuật chụp não sử dụng kĩ thuật theo dấu phóng xạ để theo dấu dòng chảy của máu trong não. Với cái giá cắt cổ vài ngàn đô-la, nhiều phòng khám ở Mỹ sẽ chụp SPECT cho bạn và sử dụng các hình ảnh giúp chẩn đoán những vấn đề của bạn. Những phòng khám này nói rằng những hình chụp này giúp ngừa bệnh Alzheimer, giải quyết vấn đề cân nặng và nghiện ngập, vượt qua những xung đột hôn nhân, và tất nhiên là chữa được nhiều bệnh về thần kinh từ tuyệt vọng tới lo âu và rối loạn tăng động. Nghe thật tuyệt. Rất nhiều người tán thành. Một số phòng khám này đang thu vào hàng chục triệu đô-la mỗi năm Chỉ có 1 vấn đề. Sự nhất trí phổ biến trong ngành khoa học thần kinh là ta chưa thể chẩn đoán bệnh thần kinh chỉ từ 1 lần chụp não bộ. Nhưng những phòng khám này đã chữa cho cả chục ngàn bệnh nhân đến nay, trong đó có nhiều trẻ em, và chụp SPECT liên quan đến việc tiêm phóng xạ vào người, gây nguy cơ nhiễm phóng xạ cho con người, mối nguy tiềm ẩn đấy. Tôi là người thích thú hơn ai hết, với tư cách là một nhà khoa học thần kinh về tiềm năng của khoa học thần kinh trong việc chữa các bệnh về thần kinh và thậm chí có lẽ giúp chúng ta tốt hơn, thông minh hơn. Và nếu 1 ngày ta có thể nói rằng phô mai và chocolate giúp ta có những quyết định sáng suốt hơn, hãy nhớ đến tôi. Nhưng ta chưa đạt tới đó đâu. Ta chưa tìm thấy nút “mua” bên trong não, ta không thể biết ai đang nói dối hoặc đang yêu chỉ bằng xem ảnh chụp não họ, và không thể biến tội đồ thành thánh nhân bằng hóc môn Có thể ngày nào đó ta làm được, nhưng cho đến đó, ta phải cẩn trọng không để những tuyên bố phóng đại làm giảm uy tín và xao nhãng sự chú ý đối với khoa học chân chính đó là một trò chơi quá trớn Đây là mấu chốt bạn hướng tới Nếu ai đó cố bán cho bạn món gì đó có in hình bộ não, thì đừng vội tin lời họ. Hãy hỏi những câu hỏi khó. Yêu cầu xem bằng chứng. Yêu cầu biết những gì chưa được kể ra. Câu trả lời sẽ không đơn giản, vì bộ não không đơn giản. Nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta tìm hiểu về nó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Nhiếp ảnh là niềm đam mê của tôi kể từ khi tôi đủ lớn để cầm một chiếc máy ảnh, nhưng hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn 15 bức ảnh mà tôi trân trọng nhất, và tôi không tự chụp cái nào trong số đó. Không có đạo diễn nghệ thuật, không có nhà tạo mẫu, không chụp lại, thậm chí không hề quan tâm tới ánh sáng. Thực ra, hầu hết chúng đều được chụp bởi những du khách tình cờ đi ngang qua Câu chuyện bắt đầu khi tôi đến thành phố New York để tham gia vào một bài phát biểu và vợ tôi chụp bức hình tôi đang ôm con gái trong ngày sinh nhật đầu tiên của bé. Chúng tôi đứng ở góc đường số 57 và 5. Chúng tôi tình cờ quay lại New York đúng một năm sau đó, vì thế chúng tôi quyết định chụp một bức nữa như vậy. Bạn có thể thấy câu chuyện đang dẫn đến đâu. Khi sắp tới sinh nhật lần thứ 3 của con gái tôi, vợ tôi nói, "Sao anh không đưa Sabrina đến New York làm một chuyến du lịch chỉ có cha và con gái, rồi tiếp tục "nghi thức" cũ? Từ đó chúng tôi bắt đầu nhờ khách du lịch qua đường chụp ảnh Bạn biết đấy, động tác trao máy ảnh của mình cho một người hoàn toàn xa lạ phổ biến trên toàn thế giới một cách đáng chú ý. Không có ai từ chối, và may mắn là chưa có ai bỏ chạy với camera của chúng tôi. Hồi đó, chúng tôi không hề biết chuyến đi ấy sẽ thay đổi cuộc sống của chúng tôi như thế nào. Nó trở nên thật thiêng liêng với chúng tôi. Bức này được chụp vài tuần sau sự kiện 11/9, và tôi đã cố gắng giải thích những việc xảy ra hôm đó theo những cách mà một đứa trẻ 5 tuổi có thể hiểu được. Những bức ảnh này không chỉ là vật đại diện cho một khoảnh khắc, hay một chuyến đi đặc biệt nào đó. Chúng là cách để chúng tôi dừng thời gian trong một tuần của tháng mười, suy nghĩ về thời gian của chúng tôi và cách chúng tôi thay đổi theo mỗi năm, không chỉ về mặt thể chất, mà là về mọi mặt. Bởi vì dù chúng tôi chụp cùng một bức ảnh, nhưng quan điểm của chúng tôi thay đổi, con gái tôi đạt được những dấu mốc mới, và tôi được nhìn cuộc đời qua đôi mắt con bé, cách nó quan sát và tương tác với mọi vật. Khoảng thời gian mà chúng tôi tập trung dành cho nhau này là một thứ chúng tôi trân trọng và mong đợi suốt cả năm. Gần đây, trong một chuyến đi, chúng tôi đang đi bộ thì con gái tôi đột ngột dừng lại giữa đường, và nó chỉ đến mái hiên màu đỏ của cửa hàng búp bê mà nó rất thích khi còn nhỏ trong những chuyến đi trước đây của chúng tôi. Con bé mô tả cho tôi cảm giác của nó hồi 5 tuổi, khi đứng tại đúng vị trí đó. Nó nói rằng nó nhớ tim mình đã bật ra khỏi lồng ngực khi nó nhìn thấy cửa hàng ấy lần đầu tiên cách đó 9 năm. Và bây giờ những thứ nó thấy ở New York là các trường đại học, vì nó đã quyết định đi học ở New York. Và tôi nhận ra: một trong những thứ quan trọng nhất mà chúng ta tạo ra là kí ức. Vì vậy tôi muốn chia sẻ ý tưởng nắm vai trò chủ động trong việc tạo ra ký ức. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng ngoài 15 bức hình này, tôi không xuất hiện nhiều lắm trong những bức ảnh gia đình. Tôi luôn là người chụp ảnh. Vì vậy hôm nay tôi muốn động viên tất cả mọi người hãy có mặt trong bức ảnh, và đừng ngần ngại bước tới chỗ một ai đó, và hỏi, "Bạn chụp ảnh giúp chúng tôi nhé?" Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày 14 tháng 3 năm nay Tôi đăng tải lên Facebook tấm áp phích này. Đây là hình của tôi và con gái tôi đang cầm trên tay lá cờ Israel. Tôi sẽ cố giải thích hoàn cảnh vì sao và khi nào tôi lại đăng tấm hình này. Vài ngày trước, tôi đang xếp hàng chờ đến lượt tại cửa hàng bách hóa, người chủ cùng một vị khách đang nói chuyện với nhau, và người chủ giải thích cho vị khách kia rằng họ sẽ đưa 10,000 tên lửa vào Israel. Vị khách kia trả lời, không, là 10,000 một ngày. (Cười) ("10,000 tên lửa") Đây là bối cảnh. Là nơi chúng tôi đang ở - Israel. Cuộc chiến giữa chúng tôi và Iran đã diễn ra hơn 10 năm qua, và có những người dân, bạn biết đấy, họ sợ hãi. Như thể mỗi năm, đó đều là giây phút cuối cùng mà chúng tôi có thề làm điều gì đó với cuộc chiến với Iran. Như thể, nếu chúng tôi không hành động ngay, sẽ là quá muộn suốt 10 năm qua. Ở một số khía cạnh nào đó, bạn biết đấy, đối với tôi, tôi là một nhà thiết kế đồ họa, nên tôi làm tấm áp phích về chủ đề này và tôi đăng nó lên - như các bạn thấy lúc nãy. Hầu hết các lần, tôi thiết kế áp phích, tôi đăng chúng lên Facebook, bạn bè tôi người thích chúng, người không, đa số là không thích, không chia sẻ, không làm gì cả, và lại qua một ngày. Hôm đó tôi đi ngủ, và như vậy là đủ cho tôi. Sau đó trong đêm khuya, tôi thức dậy vì tôi luôn bị tỉnh giấc vào ban đêm, khi tôi đi ngang máy tính thì nhìn thấy những chấm đỏ bạn biết đấy, trên Facebook, thứ mà tôi chưa từng thấy bao giờ. (Cười) Và tôi kiểu như: "Cái quái gì đang diễn ra vậy?" Tôi đến gần máy tính và bắt đầu nhìn kỹ, và đột nhiên tôi thấy rất nhiều người đang nói chuyện với tôi, phần lớn trong số họ tôi đều không biết, một vài người đến từ Iran, Đây là -- Cái gì thế? Vì bạn phải hiểu rằng, ở Israel chúng tôi không nói chuyện với người đến từ Iran. Chúng tôi không quen biết ai đến từ Iran. Giống như, trên Facebook, mọi người chỉ có những người bạn đến từ -- như những người hàng xóm là bạn của bạn trên Facebook. Nhưng giờ đây những người đến từ Iran lại đang nói chuyện với tôi. Tôi bắt đầu trả lời cô gái, và cô ấy kể cho tôi nghe cô thấy tấm áp phích và cô ấy bảo gia đình cô đến xem vì họ không có máy vi tính, cô bảo với gia đình đến xem tấm áp phích, và tất cả họ ngồi quanh phòng khách và bật khóc. Tôi... Òa. Tôi bảo vợ tôi đến xem và nói rằng cô ấy phải thấy chuyện này. Mọi người đang khóc, và cô ấy bước đến, đọc chữ, và cô ấy cũng bật khóc. Tất cả mọi người đang khóc nhè. (Cười) Tôi thật chẳng biết làm gì lúc đó, vậy nên phản xạ đầu tiên của tôi, với tư cách người thiết kế đồ họa, bạn biết đấy, là chỉ ra cho mọi người những gì tôi vừa thấy, và mọi người bắt đầu nhìn chúng, chia sẻ chúng, và chuyện đã bắt đầu như thế. Ngày hôm sau, khi đã có rất nhiều cuộc trò chuyện, tôi nói với bản thân, và vợ tôi nói với tôi, em cũng muốn một tấm áp phích, và cô ấy đây. (Cười) Bởi vì việc đưa tôi lên áp phích có hiệu quả. Nhưng quan trọng hơn, tấm áp phích này có hiệu quả nhưng không phải về tôi, mà về những người đến từ Israel người muốn nói điều gì đó. Vậy nên tôi dự định sẽ chụp hình lại những người tôi biết, nếu họ muốn, và tôi sẽ đưa họ vào áp phích rồi chia sẻ chúng. Tôi tìm đến hàng xóm và bạn bè và học sinh và chỉ đề nghị họ hãy đưa tôi một tấm hình, và tôi sẽ làm cho họ một tấm áp phích. Mọi việc đã bắt đầu như thế. Nó là như thế, thật đấy, thả lỏng, vì bỗng dưng mọi người trên Facebook, bạn bè và những người khác, hiểu rằng họ có thể là một phần trong tấm áp phích. Không chỉ là chuyện một gã làm áp phích, mà là -- chúng ta đều có thể dự phần, vậy nên họ bắt đầu gửi tôi những tấm hình của họ và yêu cầu: "Làm cho tôi một tấm áp phích. Đăng lên. Nói với người Iran rằng chúng tôi đến từ Israel cũng yêu quý họ". Mọi việc trở nên, bạn thấy đó, ở một khía cạnh khác, thực sự rất căng thẳng. Ý tôi là, có quá nhiều hình, vậy nên tôi nhờ bạn bè phần lớn đều là dân thiết kế đồ họa, đến và làm áp phích cùng với tôi, vì tôi không có nhiều thời gian. Cả một lượng hình khổng lồ. Vậy nên trong vài ngày, phòng khách nhà tôi trông thế này. Chúng tôi không chỉ nhận được những tấm áp phích, những tấm hình từ Israel, mà còn hàng đống những lời bình luận, những tin nhắn từ Iran. Chúng tôi lọc những tin nhắn ấy và làm nên những tấm áp phích từ đó, vì tôi hiểu mọi người mà: không đọc, chỉ nhìn hình. Nếu đó là một tấm hình, may ra họ sẽ đọc. Và đây là một vài trong số chúng. ("Bạn là người bạn Israel đầu tiên của tôi. Ước gì chúng ta thoát khỏi nền chính trị ngu si kia, dù sao đi nữa, rất vui được gặp bạn!") ("Tôi thích màu xanh này, tôi thích ngôi sao này, tôi thích lá cờ này".) Đó là điều thực sự đã làm tôi cảm động vì đây là câu chuyện về một cô gái đã từng lớn lên ở Iran dẫm lên cờ Israel để đến trường mỗi sáng, và giờ đây cô nhìn thấy tấm áp phích chúng tôi gửi, cô ấy bắt đầu -- cô nói cô đã nghĩ khác đi, bây giờ cô yêu màu xanh ấy, yêu ngôi sao ấy, và yêu lá cờ ấy, lá cờ của Israel, và cô ước rằng chúng tôi có thể gặp nhau và đến thăm nhau -- chỉ một vài ngày sau khi tôi đăng tấm áp phích đầu tiên lên. Ngày tiếp theo, người Iran bắt đầu hồi âm với áp phích của chính họ. Họ cũng có thiết kế đồ họa ư? (Cười) Điên rồi, điên cả rồi. Vậy nên bạn có thể thấy được họ vẫn còn ngượng, họ không muốn đưa mặt ra, nhưng họ muốn truyền thông điệp đi. Họ muốn hồi âm. Họ muốn nói về cùng một điều. Giờ đây đó là sự trao đổi tin tức. Là câu chuyện hai chiều. Là người Israel và người Iran gửi cùng một thông điệp cho nhau. ("Những người bạn Israel của tôi ơi. Tôi không ghét bạn. Tôi không muốn chiến tranh".) Điều này chưa từng xảy ra, và đây là hai con người lẽ ra phải là kẻ thù, chiến tranh sắp đến và đột nhiên mọi người trên Facebook bắt đầu nói "Tôi thích người này. Tôi yêu người kia." Nhìn từ một góc độ nào đó, việc này trở nên lớn lao. Và rồi nó trở thành tin tức thời sự (CNN). Bởi vì khi bạn nghe tin tức ở khu vực Trung Đông, bạn chỉ toàn thấy tin xấu. Đột nhiên, có điều gì đó xảy ra và đó là tin tốt. Thế là mọi người đưa tin, họ nói: "Được, chúng ta hãy bàn về chuyện này đi." Và họ đến, tôi nhớ ngày đó, Michal, cô ấy nói chuyện với nhà báo, và cô ấy hỏi anh ta rằng "Ai sẽ đến xem chương trình này?" Anh ấy trả lời: "Tất cả mọi người". Rồi cô ấy nói: "Tất cả mọi người ở Palestine, ở đâu, hay ở Israel? Ai là mọi người?" "Tất cả." Họ nói "Syria?" "Syria." "Lebanon?" "Lebanon." Có thời điểm anh ta nói "40 triệu người sẽ thấy bạn. Tất cả mọi người." Cả người Trung Quốc. Và đó mới chỉ là sự bắt đầu. Việc điên rồ luôn xảy ra. Mỗi khi một quốc gia bắt đầu nói về nó, như Đức, Mỹ, bất cứ nơi nào, trang Facebook lại hiện lên cùng một biểu tượng với cùng một câu chuyện, vì vậy ngay từ đầu chúng tôi đã có "Iran-Loves-Israel" (Iran-Yêu-Israel), một người Iran ngồi ở Tehran và nói "Được, Israel yêu Iran hả? Vậy sẽ có Iran-Yêu-Israel." Có Palestine-Yêu-Israel. Cũng có Lebanon nữa, mới vài ngày trước. Và tất cả danh sách các trang trên Facebook đều muốn gửi gắm cùng một thông điệp, tới người đã gửi tình yêu cho họ, từng người một. Khoảnh khắc tôi thực sự nhận ra điều gì đó đã thực xảy ra là khi một người bạn nói với tôi rằng, "Google từ Israel đi." Và đây là những tấm hình đầu tiên hiện lên ở Google trong những ngày đó khi bạn gõ 'Israel' hay 'Iran'. Chúng tôi thực sự đã làm thay đổi cách mọi người nhìn về Trung Đông. Bởi bạn không sống ở Trung Đông. Bạn ở ngoài khu vực đó, và bạn muốn nhìn thấy Trung Đông, và bạn lên Google và gõ 'Israel' và nó toàn cho bạn những thứ tệ hại. Vài ngày trở lại đây thì bạn có những tấm hình này. Đến thời điểm này, trang Israel-Yêu-Iran đã có 80,831 likes và hai triệu người tuần qua đã vào trang và chia sẻ, nhấn nút thích, tôi không biết nữa, bình luận về những tấm hình. Vậy suốt 5 tháng qua, đó là những điều chúng tôi đang làm tôi, Michal, một vài người bạn nữa đang làm những tấm hình. Chúng tôi đang cho thấy một thực tế mới chỉ bằng việc sử dụng những tấm hình bởi đó là cách thế giới nhận ra chúng tôi. Họ thấy hình ảnh của chúng tôi, và họ thấy những hình ảnh tồi tệ. Vậy nên chúng tôi đang tạo ra những hình ảnh đẹp. Kết thúc câu chuyện. Hãy nhìn cái này xem. Đây là trang Iran-Yêu-Israel. Đây không phải là Israel-Yêu-Iran. Đây không phải trang của tôi. Đây là một anh chàng ở Tehran trong ngày tưởng niệm những chiến sĩ Israel đã ngã xuống đặt tấm hình của chiến sĩ Israel trên trang của anh ấy. Đây là kẻ thù. Cái gì? ("Những lời chia buồn sâu sắc nhất gửi tới những gia đình đã mất đi người thân yêu của mình trong trận tập kích ở Bulgary") Và chúng đi theo hai chiều. Giống như, chúng ta đang bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Và chúng ta hiểu nhau. Và chúng ta bày tỏ lòng trắc ẩn. Và trở thành bạn bè. Ở một khía cạnh nào đó, trở thành bạn bè trên Facebook, và rồi bạn trở thành bạn bè ngoài đời. Và bạn có thể đi du lịch và gặp gỡ mọi người. Tôi đã ở Munich vài tuần trước. Tôi đến đó để mở một cuộc triển lãm về Iran và gặp rất nhiều bạn trên mạng ở đó họ nói với tôi: "Được, anh sẽ phải đến Châu Âu, tôi cũng đến. Tôi đến từ Pháp, từ Hà Lan, từ Đức", dĩ nhiên, cả những người Israel cũng đến, và chúng tôi gặp nhau ở đó, lần đầu tiên trong đời. Tôi gặp nhưng người lẽ ra phải là kẻ thù của mình lần đầu tiên. Và chúng tôi bắt tay, cùng uống cà phê, cùng trò chuyện vui vẻ và chúng tôi nói về thức ăn, bóng rổ. Chuyện là như vậy. Các bạn có nhớ tấm ảnh lúc đầu không? Tại thời điểm chúng ta gặp gỡ ngoài đời, và trở thành bạn bè. Hoặc ngược lại. Một cô gái chúng tôi quen trên Facebook chưa bao giờ đến Israel, sinh ra và lớn lên ở Iran, sống ở Đức, sợ hãi người Israel chỉ vì những gì cô ấy nghe về chúng tôi, sau vài tháng trò chuyện trên mạng đã quyết định sẽ đến Israel cùng với vài người Israel nữa, rồi cô ấy lên máy bay, đến Ben Gurion và nói: "Chẳng có gì to tát cả." Vài tuần trước, sức ép bắt đầu lớn dần lên, nên chúng tôi bắt đầu một chiến dịch mới gọi là "Chưa sẵn sàng để chết trong chiến tranh của các người" -- "Not ready to die in your war". Ý tôi là, nó cũng là một thông điệp tương tự nhưng chúng tôi muốn thêm vào một chút kích động. Một lần nữa, điều kì diệu đã xảy ra, điều mà chúng tôi không có ở chiến dịch đầu tiên. Bây giờ những người từ Iran, vẫn những người đã từng rất ngại ngùng ở chiến dịch đầu, đã từng gửi hình chỉ bàn chân và một nửa khuôn mặt, giờ họ gửi hình cả khuôn mặt, và họ nói: "Được, không vấn đề gì, chúng tôi tham gia. Chúng tôi sẽ cùng với các bạn." Hãy nhìn xem họ đến từ đâu. Và với mỗi người từ Israel, có một người đến từ Iran làm bạn. Mọi người chỉ việc gửi những tấm hình của họ. Điên rồ, đúng không? Vậy nên --- (Vỗ tay) Có thể bạn đang tự hỏi, anh chàng này là ai? Tôi tên là Ronny Edry, tôi 41 tuổi, tôi là một người Israel, tôi là cha của hai đứa nhóc, là một người chồng, và tôi là một người làm thiết kế đồ họa. Tôi dạy thiết kế đồ họa. Và tôi không ngây thơ đến vậy đâu -- bởi vì rất rất rất nhiều lần tôi đã bị hỏi như vậy: "Ờ thì... đúng là ngây thơ thật, gửi hoa qua đó, ý tôi là ---" Tôi đã từng ở trong quân đôi. Tôi là lính nhảy dù trong ba năm, và tôi biết mọi sự trông như thế nào từ chiến trường. Tôi biết vì sao mọi việc trông rất tồi tệ. Do đó đối với tôi, đây là một việc can đảm để làm, để chạm tới bên kia trước khi quá muộn, bởi vì khi mọi chuyện trở nên quá muộn, nó sẽ là quá muộn. Và đôi khi chiến tranh là không thể tránh khỏi, đôi khi thôi, nhưng với nỗ lực của mình, chúng ta có thể tránh được nó. Có lẽ với những người, đặc biệt là ở Isarel, chúng ta có một nền dân chủ. Chúng ta có quyền tự do lên tiếng, và biết đâu điều nhỏ bé ấy lại có thể thay đổi thứ gì đó. Và thực sự, chúng ta có thể là đại sứ cho chính mình. Chúng ta có thể chỉ cần gửi một thông điệp và hy vọng điều tốt đẹp nhất. Vậy nên, tôi muốn Michal, vợ tôi, bước lên sân khấu với tôi chỉ để cùng thực hiện một tấm ảnh, bởi vì tất cả đều là về những tấm ảnh mà. Và biết đâu tấm ảnh này sẽ giúp chúng ta thay đổi điều gì đó. Giữ như thế. Chính xác. Và tôi sẽ chụp một bức ảnh, để đưa lên Facebook kiểu như "Israel muốn hòa bình" hay gì đó. Ôi Chúa ơi. Đừng khóc. Cám ơn tất cả mọi người. (Vỗ tay) Một ngày vào năm 1819, cách bờ biển Chile 3,000 dặm, tại một trong những vùng xa xôi nhất của Thái Bình Dương, 20 thủy thủ người Mỹ đã nhìn thuyền của họ ngập trong nước biển. Họ đã bị tấn công bởi một con cá nhà táng, và nó đã đâm thủng một lỗ trầm trọng trên thân thân tàu. Khi tàu của họ bắt đầu chìm bên dưới những con sóng, những người đàn ông tụ lại trong 3 con tàu đánh cá voi nhỏ. Những người này cách xa nhà 10,000 dặm, hơn 1,000 dặm từ mảnh bờ gần nhất Trên những chiếc thuyền nhỏ của họ, họ chỉ mang thiết bị hàng hải thô sơ và nguồn dự trữ thức ăn và thức uống hạn chế. Đó là những người đàn ông của thuyền đánh bắt cá voi Essex, câu chuyện của họ sau này đã truyền cảm hứng cho những phần của “Moby Dick” Ngay cả trong thế giới ngày nay, hoàn cảnh của họ có thể thật sự thảm khốc, nhưng hãy nghĩ điều đó sẽ tệ đến mức nào sau đó. Không ai trên đất liền biết được điều gì đã sai. Không có nhóm tìm kiếm nào đi tìm những người đàn ông đó. Vậy nên hầu hết chúng ta không bao giờ trải nghiệm một hoàn cảnh như thế khiếp đảm như những gì các thủy thủ đoàn đã trải qua nhưng chúng ta đều biết rằng điều đó sẽ đáng sợ ra sao. Chúng ta biết nổi sợ cảm giác như thế nào, nhưng tôi không chắc rằng chúng ra dành đủ thời gian để nghĩ về nổi sợ của chúng ta ý nghĩa ra sao. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta thường được khuyến khích suy nghĩ rằng sự sợ hãi là một điểm yếu, chỉ là một điều trẻ con để bỏ đi giống như răng sữa hay giày trượt con lăn Và tôi nghĩ rằng không tự dưng mà chúng ta nghĩ theo cách này. Những nhà thần kinh học thật sự cho thấy rằng con người được cài đặt để lạc quan Vậy có thể đó là lý do tại sao chúng ta nghĩ về nổi sợ, một vài lần, như là mối nguy hiểm trong và của chính nó. Chúng ta thích nói với người khác “Đừng lo lắng”. “Đừng hoảng sợ”. Trong tiếng Anh, nổi sợ là điều gì đó mà chúng tôi chinh phục. Là điều gì đó để chúng tôi chiến đấu. Điều gì đó để chúng tôi vượt qua. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng tôi xem xét nỗi sợ hãi theo một cách mới mẻ? Sẽ thế nào nếu chúng tôi nghĩ về nổi sợ như một hành động tuyệt vời của trí tưởng tượng, một điều gì đó có thể rất thâm thúy và sâu sắc như là tự kể chuyện ? Đó là cách dễ dàng nhất để thấy sự liên kết giữa nổi sợ và trí tưởng tượng ở những đứa trẻ, mà nổi sợ của chúng thường cực kì sống động. Khi tôi là một đứa trẻ, tôi sống ở California, nơi mà, bạn biết đấy, hầu như là nơi rất đẹp để sống, nhưng với một đứa trẻ như tôi, California cũng trở nên đáng sợ một chút. Tôi nhớ cảm giác sợ hãi thế nào khi nhìn thấy đèn chùm được treo trên bàn ăn của chúng tôi, đu đưa qua lại suốt mỗi trận động đất nhỏ, và đôi khi tôi không thể nào ngủ được vào ban đêm, sợ rằng Big One sẽ tấn công khi chúng tôi đang ngủ. Và điều chúng tôi nói về những đứa trẻ có những nổi sợ như thế là chúng có một trí tưởng tượng sống động. Nhưng tại một thời điểm nào đó, hầu hết chúng ta học cách bỏ lại những sự tưởng tượng đó đằng sau và trưởng thành. Chúng ta biết rằng không có con quái vật nào trốn dưới giường, và không phải mỗi trận động đất đều khiến các tòa nhà sụp đổ. Nhưng có thể không phải ngẫu nhiên mà một số trong những trí óc sáng tạo nhất của chúng ta thất bại trong việc để lại những nổi sợ đằng sau như những người lớn. Giống như những sức tưởng tượng không thể tin được mà đã tạo nên “The orgin of species”, “Jane Eyre” và “The Remembrance of Things Past”, cũng đã tạo ra những sự lo lắng dữ dội ám ảnh cuộc sống người trưởng thành của Charles Darwin, Charlotte BrontĂŤ and Marcel Proust. Vậy nên câu hỏi là, phần còn lại của chúng ta có thể học được gì về sự sợ hãi từ những ảo mộng và trẻ nhỏ? Vâng hãy quay trở lại vào thời điểm năm 1819 cho một khoảnh khắc, với tình huống phải đối mặt của thủy thủ đoàn tàu đánh cá voi Essex. Chúng ta hãy nhìn vào những nổi sợ mà trí tưởng tượng của họ được tạo ra khi họ trôi dạt ở giữa Thái Bình Dương. 24 giờ đồng hồ đã trôi qua kể từ vụ lật thuyền. Đã đến lúc cho những người đàn ông tạo nên một kế hoạch, nhưng họ có rất ít sự lựa chọn. Trong sự tính toán hấp dẫn về thảm họa này, Nathaniel Philbrick đã viết rằng những người đàn ông này chỉ cách xa đất liền như có thể là bất cứ nơi nào trên Trái đất. Họ biết rằng hòn đảo gần nhất họ có thể tới là đảo Marquesas, cách 1,200 dặm. Nhưng họ đã nghe vài tin đồn đáng sợ. Họ được kể rằng những hòn đảo đó, và nhiều nhiều nơi gần đó khác, được cư trú bởi những kẻ ăn thịt người. Vậy nên họ đã hình dung việc đến bờ chỉ để bị giết và làm thức ăn cho buổi tối. Một điểm đến khả thi nữa là Hawaii, nhưng vào mùa đó, thuyền trưởng sợ họ sẽ bị tấn công bởi những cơn bão khốc liệt. Lúc bấy giờ sự lựa chọn cuối cùng là dài nhất, và khó nhất: là chèo thuyền 1,500 dặm về phía nam với hy vọng là đến được một cơn gió nào đó rốt cuộc có thể đẩy họ vào bờ biển của Nam Mỹ Nhưng họ biết chiều dài tuyệt đối của hành trình này có thể làm cạn kiệt nguồn thức ăn và thức uống của họ. Làm mồi cho những kẻ ăn thịt, bị tấn công bởi những cơn bão, hay đói đến chết trước khi đến đất liền. Đó là những nổi sợ đã hiện lên trong trí tưởng tượng của những người đàn ông tội nghiệp, và khi nó xuất hiện, nổi sợ họ chọn để nghe theo sẽ ảnh hưởng đến việc họ sống hay chết. Bây giờ chúng ta dễ dàng có thể gọi những nổi sợ đó bằng một tên khác. Sẽ thế nào khi thay vào việc gọi chúng là nổi sợ, chúng ta gọi chúng là những câu chuyện? Vì nổi sợ thật sự là như vậy, nếu bạn nghĩ về nó. Nó là một loại kể truyện không được định trước rằng tất cả chúng ta sinh ra đều biết cách làm. Và những nổi sợ và việc kể chuyện có vài điểm giống nhau. Chúng có kết cấu giống nhau. Ở mọi câu chuyện, nổi sợ là nhân vật. Trong nỗi sợ hãi , nhân vật là chúng ta. Nổ sợ cũng có cốt truyện. Chúng có khở đầu, phần thân, và kết thúc. Bạn lên máy bay. Chiếc máy bay cất cánh. Động cơ bị hỏng. Nổi sợ của chúng ta cũng có xu hướng chứa hình ảnh mà có thể mỗi phần đều sống động như những gì bạn có thể tìm thấy trên các trang của một cuốn tiểu thuyết. Hãy hình dung một kẻ ăn thịt, răng người ấn sâu vào da người, thịt người treo trên đống lửa. Những nổi sợ cũng có sự hồi hộp. Nếu bạn đã xong việc của người kể chuyện hôm nay, bạn nên suy ngẫm việc gì đã xảy ra với những người đàn ông của tàu Essex. Nổi sợ gây ra cho chúng ta một hình thức giống như sự hồi hộp. Như mọi câu chuyện hay, nổi sợ tập trung sự chú ý của chúng ta vào câu hỏi mà quan trọng trong cuộc sống cũng như trong văn học: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nói cách khác, nổi sợ khiến chúng ta nghĩ về tương lai. Và con người, nhân tiện, là loài duy nhất có thể suy nghĩ về tương lai theo cách này, có thể dự tính trước bản thân, và chuyến đi thời gian tinh thần này chỉ là một điều rằng sự sợ hãi cũng như kể chuyện. Là nhà văn, tôi có thể kể cho các bạn rằng một phần quan trọng của việc viết tiểu thuyết là học cách dự đoán một sự kiện trong câu chuyện sẽ ảnh hưởng đến những sự kiện khác như thế nào, và nổi sợ cũng làm như vậy. Ở sự sợ hãi, cũng giống như trong tiểu thuyết, một thứ luôn luôn dẫn dắt những điều khác. Khi tôi viết tiểu thuyết của mình, “Thời đại của những điều kì diệu”, tôi dành nhiều tháng để cố gắng tìm ra điều gì có thể xảy ra Nếu vòng xoay của Trái đất đột ngột bắt đầu chậm lại. Điều gì sẽ xãy ra với mọi ngàycủa chúng ta ? Điều gì sẽ xãy ra với vụ mùa của chúng ta ? Điều gì sẽ xảy ra với tâm trí của chúng ta? Và sau đó tôi nhận ra rằng những câu hỏi đó rất giống nhau như thế vào với những câu tôi thường tự hỏi bản thân khi là một đứa trẻ sợ hãi trong màn đêm. Nếu một trận động đất diễn ra hôm nay, tôi từng lo sợ điều gì sẽ xảy ra với ngôi nhà của chúng tôi? Điều gì sẽ xảy đến với gia đình tôi? Và câu trả lời cho những câu hỏi đó luôn luôn dưới hình thức một câu chuyện. So if we think of our fears as more than just fears Vậy nếu chúng ta nghĩ về những nổi sợ hơn là chỉ những nổi sợ nhưng như là những câu chuyện, chúng ta nên nghĩ về bản thân chúng ta như là tác giả của những câu chuyện đó. Nhưng cũng quan trọng, chúng ta cần nghĩ về bản thân về nổi sợ của chúng ta như những đọc giả, và cách chúng ta chọn để đọc những nổi sợ, có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta Bây giờ, một vài người trong chúng ta đọc một cách tự nhiên những nổi sợ kỹ lưỡng hơn những người khác. Tôi đã đọc về một nghiên cứu gần đây về các doanh nhân thành đạt, và người tác giả đã tìm thấy những người này chia sẽ một thói quen mà ông ấy gọi là “bệnh hoang tưởng hữu ích”, có nghĩa là những người này, thay vì gạt bỏ nổi sợ hãi của mình, họ đọc chúng một cách kĩ lưỡng, họ nghiên cứu chúng, và sau đó học chuyển nổi sợ đó thành sự chuẩn bị hay hành động. Vậy cách đó, nếu nổi sợ tồi tệ nhất của họ thành sự thật, sự nghiệp của họ cũng sẵn sàng. Và đôi khi, đương nhiên, nổi sợ tồi tệ nhất của chúng ta cũng thành sự thật. Và đó là một trong những điều mà quá phi thường về sự sợ hãi. Thỉnh thoảng, nổi sợ của chúng ta có thể dự đoán tương lai. Nhưng chúng ta không thể chuẩn bị cho mọi nổi sợ mà trí tưởng tượng của chúng ta bịa ra. Vậy làm thể nào chúng ta nêu được sự khác biệt giữa những nổi sợ đáng nghe theo và những nỗi sợ khác? Tôi nghĩ cái kết câu chuyện về tàu cá voi Essex Đưa ra một sự sáng tỏ, nếu bi thảm, ví dụ. Sau khi cân nhắc nhiều, những người đàn ông cuối cùng đã thực hiện một quyết định. Sợ những kẻ ăn thịt, họ quyết định đi đến những hòn đảo gần nhất và thay vì đi đến những nơi xa hơn và tuyến đường khó khăn hơn nhiều đến Nam Phi. Sau hơn 2 tháng ở biển, những người đàn ông cạn kiệt thức ăn như họ đã biết là họ sẽ như vậy, và họ vẫn ở khá xa đất liền. Khi những người sống xót cuối cùng cũng được cứu thoát bởi 2 con tàu đi ngang qua, gần nửa trong số họ còn sống, và một số người trong số họ phải sử dụng đến hình thức ăn thịt đồng loại. Herman Melville, người đã dùng câu chuyện này như cuộc nghiên cứu của “Moby Dick”, viết vào những năm sau đó, từ đất liền, trích dẫn, “ Tất cả những trải nghiệm của những người đàn ổng khốn khổ trên con tàu Essex có thể trong mọi khả năng con người đã tránh được lập tức ngay sau đó rời khỏi xác tàu, hướng thẳng đến Tahiti. Nhưng, như Melville nói, "họ sợ những kẻ ăn thịt người ". Vậy câu hỏi là, tại sao những người đàn ông này sợ kẻ ăn thịt người nhiều hơn so với khả năng bị đói cực độ? Tại sao họ bị ảnh hưởng bởi một câu truyện hơn là những điều khác? Nhìn từ góc độ này, câu chuyện của họ trở thành truyện để đọc. Nhà tiểu thuyết gia Vladimir Nabokov nói rằng người đọc giả tốt nhất có một sự kết hợp giữa 2 khí chất rất khác nhau, tính nghệ thuật và tính khoa học. Một đọc giả giỏi có một niềm đam mê của người nghệ sĩ, một sự sẵn sàng để cuốn vào câu chuyện, nhưng cũng không kém phấn quan trọng , người đọc cũng cần sự trầm tĩnh trong phán xét của một nhà khoa học, có tác dụng ôn hòa và làm phức tạp phản ứng trực quan của người đọc với câu chuyện. Như chúng ta đã thấy, những người đàn ông tàu Essex không có vấn đề với phần nghệ thuật. Họ đã tưởng tượng một loạt những kịch bản đáng sợ. Vấn đề là họ nghe theo câu chuyện sai. Trong tất cả câu chuyện nổi sợ của họ đã dựng lên, họ đã ứng phó điều khủng khiếp nhất, sống động nhất, điều mà dễ dàng nhất để trí tưởng tượng của họ hình dung: Những kẻ ăn thịt. Nhưng có thể nếu họ có khả năng đọc nổi sợ của họ hơn như những nhà khoa học, với sự điềm tĩnh trong phán xét, thay vào đó họ có thể nghe theo điều ít bạo lực hơn nhưng giống với truyện kể, một câu chuyện về sự chết đói, Và lái đến Tahiti, như những lời đề nghị dẫn giải được tuyên bố của Melville . Và có thể nếu tất cả chúng ta cố gắng đọc nổi sợ của mình, chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng ít hơn bởi điều tục tĩu nhất trong số đó. Có thể sau đó chúng ta dành ít thời gian hơn để lo lắng về những kẻ giết người và những tai nạn máy bay, và dành nhiều thời gian hơn quan tâm đến sự tinh vi và giảm những thảm họa mà chúng ta đối đầu: sự tích tụ thầm lặng của mảnh bám trong động mạch của chúng ta, những sự thay đổi dần dần khí hậu. Cũng giống như những câu chuyện có sắc thái nhất trong văn chương thường dồi dào nhất, vậy rất có thể nổi sợ hãi tinh tế nhất là xác thực nhất. Hãy đọc đúng cách, nổi sợ của bạn là một món quà tuyệt vời của trí tưởng tượng, một kiểu sáng suốt hàng ngày, một cách nhìn thoáng qua cái gì có thể là tương lai Khi vẫn còn thời gian để tác động tương lai diễn ra như thế nào. Hãy đọc một cách đúng đắn, nổi sợ của chúng ta có thể đưa chúng ta vài thứ quý báu như tác phẩm văn chương yêu thích của chúng tôi: một chút khôn ngoan, một chút tinh tế và một phiên bản của điều khó nắm bắt nhất – Sự thật. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Một người bạn của tôi là một nhà nghiên cứu về chính trị anh ta đã kể với tôi một vài tháng trước một cách chắc chắn rằng trong tháng này mọi việc sẽ diễn ra như vậy. Anh ấy nói, bạn biết đấy, bờ vực ngân sách đang được triển khai, nó sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bắt đầu năm 2013 Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chắc chắn cần phải giải quyết vấn đề này, nhưng không đảng nào muốn được nhìn nhận là bên đầu tiên giải quyết nó. Không ai có bất cứ động lực để giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra do đó anh ta đã nói rằng, vào tháng mười hai, chúng ta sẽ thấy rất nhiều những cuộc đàm phán trong giận dữ, những cuộc đàm phán phải dừng lại khi chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng những thông tin về những cuộc điện thoại nói rằng mọi việc đang không diễn ra suôn sẻ, mọi người nói không có gì đang xảy ra cả, và sau đó vào một lúc nào đó Giáng sinh hay Năm mới, chúng ta sẽ nghe nói " Được rồi. Chính phủ đã giải quyết ổn thỏa mọi thứ." Anh ta nói với tôi rằng, chỉ một vài tháng trước đây thôi. Anh ấy hy vọng và tin tưởng tới 98% rằng chính phủ sẽ tìm ra giải pháp, và tôi đã nhận được email từ anh ấy ngày hôm nay nói về điều đó, sẽ ổn thôi, chúng ta cơ bản đã đi đúng hướng, nhưng hiện tại tôi chỉ có 80% hy vọng rằng họ sẽ giải quyết vấn đề này. Và điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi thích nghiên cứu những thời điểm như thế này trong lịch sử nước Mỹ khi mà có những cuộc tranh cãi của các đảng phái như thế này, khi mà nền kinh tế đã trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. Nổi tiếng nhất trước đây là cuộc chiến giữa Alexander Hamilton và Thomas Jefferson về vấn đề đồng đô la sẽ như thế nào và làm sao để nó được hoàn lại, theo Alexander Hamilton, " Chúng ta cần một ngân hàng trung ương, Ngân hàng đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nếu không đồng đô la sẽ trở nên vô giá trị. Nền kinh tế này sẽ không hoạt động, nhưng Thomas Jefferson đã nói, " Người dân sẽ không tin vào điều đó. Họ đã đẩy lui một ông vua. Người dân sẽ không chấp nhận quyền lực trung ương. Cuộc chiến này xác định 150 năm đầu tiên của nền kinh tế Mỹ và ở bất cứ thời điểm nào, khi mà đảng viên các đảng phái khác nhau đã nói, " Lạy Chúa, nền kinh tế có lẽ sẽ sụp đổ," thì những người còn lại trong số chúng ta sẽ chọn một cách khác, sử dụng tiền của chúng ta cho bất cứ thứ gì chúng ta muốn mua. Để cung cấp cho các bạn những hướng dẫn cơ bản về vấn đề chúng ta đang gặp phải, cần một sự nhắc lại củng cố về tình hình của chúng ta hiện nay. Và bờ cực ngân sách, tôi đã được kể lại rằng điều đó thật sự mang tính chất đảng phái, mặc dù tôi không nhớ đảng nào ủng hộ hay phản đối vấn đề này. Mọi người nói chúng ta nên gọi nó là dốc tài khóa, hoặc là một cuộc khủng hoảng khi người dân không có nhiều tiền cho tiêu dùng trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng những người khác lại nói " Không, điều đó thậm chí còn mang tính chất đảng phái hơn". Do vậy tôi gọi nó là thời hạn tự định tự phá bỏ để giải quyết một vấn đề không thể tránh khỏi. Và đây chính là hình dung về vấn đề không thể tránh này. Đây là dự báo về khoản nợ của chính phủ Mỹ như tỷ lệ phần trăm của tổng thể nền kinh tế chung, của GDP. Đường nét đứt màu xanh sáng tượng trưng cho sự phỏng đoán tốt nhất của Văn phòng ngân sách Quốc hội về những điều sẽ xảy ra nếu Quốc hội không có động thái tích cực về vấn đề này, và như bạn có thể thấy, đến một lúc nào đó vào năm 2027, chúng ta sẽ đạt tới ngưỡng nợ của Hy Lạp, xấp xỉ 130% GDP, điều đó cho thấy rằng trong 20 năm tới, nếu Quốc hội hoàn toàn không có bất cứ hành động nào, chúng ta sẽ chạm đến thời điểm mà các nhà đầu tư thế giới, những người đầu tư cho trái phiếu, họ sẽ nói, " Chúng tôi sẽ không tin nước Mỹ nữa. Chúng tôi sẽ không cho họ vay tiền, trừ khi lãi suất chúng tôi nhận được thật cao." Và cũng ở chính thời điểm đó, nền kinh tế của chúng ta sụp đổ. Nhưng hãy nhớ, Hy Lạp ở trong tình trạng đó ngày hôm nay, còn chúng ta là trong 20 năm tới. Chúng ta có nhiều và rất nhiều thời gian để có thể tránh được cơn khủng hoảng đó, và bờ vực ngân sách là nỗ lực thêm một lần nữa để có thể buộc hai đảng phải giải quyết cơn khủng hoảng này. Đây là một cách khác để nhìn nhận một cách chính xác về vấn đề. Đường kẻ xanh mờ này là chi tiêu chính phủ. Còn đường kẻ xanh sáng hơn là thu nhập. Và như bạn có thể thấy, trong phần lớn những năm gần đây, ngoại trừ trong ngắn hạn, chúng ta luôn tiêu dùng nhiều hơn thu nhập. Đó là nguyên nhân của những khoản nợ quốc gia. Nhưng cũng cần phải thấy rằng, dự kiến trong tương lai, thâm hụt ngân sách sẽ rộng hơn và gia tăng một chút, và đồ thị này chỉ được dự báo đến năm 2021. Tình hình có xu hướng trở nên ngày càng tồi tệ hơn khi tới năm 2030. Và đồ thị trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về vấn đề. Đảng Dân Chủ đã nói " Thôi nào, đây không phải là một vấn đề quá lớn. Chúng ta có thể tăng thuế một chút và giảm thiểu sự thâm hụt ngân sách đó, đặc biệt là tăng thuế đối với người có thu nhập cao." Đảng Cộng Hòa nói " Này, không, không, chúng tôi có một ý tưởng hay hơn về vấn đề này. Tại sao chúng ta không giảm cả hai? Tại sao không cắt giảm chi tiêu chính phủ và cả thuế nữa, và sau đó chúng ta sẽ đi vào quỹ đạo thâm hụt ngân sách có lợi hơn trong dài hạn? Và đằng sau sự bất đồng sâu sắc giữa làm thế nào để làm thu hẹp khoảng cách đó, là sự tồi tệ nhất của các đảng phái chính trị khi họ chỉ quan tâm tới lợi ích tự thân, là sự xấu xa nhất của việc sử dụng tiểu xảo, vận động hành lang, tất cả những thứ đó, nhưng đồng thời cũng là sự bất đồng đặc biệt thú vị, đáng tôn trọng giữa hai trường phái kinh tế khác nhau về cơ bản. Và tôi đã nghĩ, khi tôi hình dung cách mà Đảng Cộng Hòa nhìn nhận nền kinh tế, điều mà tôi thấy chỉ là một bộ máy có kết cấu tổ chức tốt, một bộ máy hoàn hảo. Nhưng thật không may, tôi hình dung điều đó được thực hiện ở Đức hay Nhật Bản, cỗ máy kì diệu đó cuốn trôi mọi nỗ lực của con người và lấy đi tài nguyên, tiền bạc, lao động, vốn, máy móc, bỏ qua những thành phần kém hiệu quả nhất và hướng về phần hiệu quả hơn, và trong khi điều đó có thể gây ra sự rối loạn tạm thời, thì điều mà nó có thể thực hiện được là tạo dựng lên những phân vùng hiệu quả hơn cả và khiến cho những thành phần hoạt động kém hiệu quả biến mất dần và tiến tới bị loại bỏ hoàn toàn, và kết quả là toàn bộ hệ thống sẽ trở nên hiệu quả hơn, phong phú hơn rất nhiều đối với tất cả mọi người. Và quan điểm này nhìn chung cho rằng có vai trò của chính phủ một vai trò không lớn, là đặt ra những điều luật để người dân không gian dối, không gian lận và làm tổn thương nhau, có lẽ, bạn biết đấy, chính phủ có cả một lực lượng cảnh sát, phòng cháy chữa cháy và cả quân đội để thực hiện điều đó, nhưng để có được sự can thiệp giới hạn vào cơ cấu tổ chức của bộ máy này. Và khi tôi nghĩ về cách mà Đảng Dân Chủ và những nhà kinh tế học có khuynh hướng Dân Chủ hình dung về nền kinh tế này, phần lớn các nhà kinh tế học Dân Chủ, bạn biết đấy, họ là những nhà tư bản, họ tin rằng, đó sẽ là một hệ thống hoạt động tốt trong một thời gian dài. Sẽ rất tốt nếu để thị trường phân bổ tài nguyên cho phần sử dụng hiệu quả hơn. Nhưng hệ thống chính trị này vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề. Của cải chồng chất ở những nơi mà lẽ ra không nên là như vậy. Chúng bị tách ra khỏi người dân, những người mà không nên được gọi là không hữu ích. Điều đó sẽ không tạo dựng một xã hội công bằng. Bộ máy này không hề quan tâm đến môi trường, về nạn phân biệt chủng tộc, những vấn đề đó khiến cho cuộc sống trở nên tồi tệ hơn đối với tất cả chúng ta, và do đó vai trò của chính phủ là phân bổ lại tài nguyên từ những nguồn sử dụng hiệu quả hơn, giàu có hơn, và phân phối cho những nguồn còn lại. Khi bạn nghĩ về nền kinh tế thông qua hai lăng kính khác nhau này, bạn sẽ hiểu tại sao cuộc khủng hoảng này lại khó có thể được giải quyết đến thế, bởi lẽ cuộc khủng hoảng diễn biến càng xấu, mức độ rủi ro càng cao, mỗi bên sẽ càng cho là họ biết câu trả lời và bên còn lại sẽ phải phá bỏ mọi thứ. Tôi thực sự cảm thấy vô vọng. Tôi đã dành rất nhiều thời gian của mình trong một vài năm vừa qua chán nản vô vọng về điều này, mãi cho đến tận năm nay, tôi mới nhận ra rằng tôi đã từng cảm thấy rất phấn khích về điều đó. Tôi cảm thấy đó thực sự là tin tốt lành, và nó cũng rất sốc, tôi không thích nói ra điều đó, bởi vì tôi nghĩ họ sẽ không tin tôi. Nhưng đây cũng chính là điều mà tôi học được. Người Mỹ, như một tổng thể, khi có những vấn đề xảy ra, đặc biệt là vấn đề tài khóa như hiện nay, họ rất trung lập, thực dụng nhưng không cực đoan. Và tôi cũng biết thật khó để có thể tin rằng, người Mỹ họ trung lập, là những con người linh hoạt, thực dụng không cực đoan. Nhưng hãy để tôi giải thích những gì mình đang suy nghĩ. Khi bạn nhìn vào cách mà chính phủ liên bang chi ngân sách, thì đó chính là trận chiến ngay tại đây, 55%, hơn một nửa, là dành cho An sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế hỗ trợ người nghèo, và một vài những chương trình y tế khác, 20% cho quốc phòng, 19% chi tiêu khác, và 6% cho phúc lợi. Và khi chúng ta bàn về vấn đề cắt giảm chi tiêu của chính phủ, thì đây chính là cơ cấu mà chúng ta đang nói đến, người Mỹ phần lớn, và thực sự không quan trọng khi họ ủng hộ đảng phái nào, phần lớn giống như 55% đó. Họ muốn An sinh xã hội. Họ muốn chăm sóc y tế. Họ thậm chí muốn bảo hiểm hỗ trợ của chính phủ, mặc dù nó chỉ dành cho những người bần cùng, nghèo khổ, bạn nghĩ chỉ tiêu nào trong số đó nên tiêu dùng ít hơn. Và chính phủ không muốn nó về cơ bản bị động chạm tới, mặc dù người Mỹ vốn dễ chấp nhận một cách đáng chú ý, và đảng viên Đảng Dân Chủ cũng xấp xỉ gần bằng Đảng Cộng Hòa, một vài thay đổi nhỏ có thể khiến cho hệ thống chính trị ổn định hơn Chính sách an sinh xã hội không quá dễ để thay đổi. Những lời đồn đại về sự sụp đổ của nó luôn là sự phóng đại rất lớn so với thực tế. Do đó, sự gia tăng dần tuổi nghỉ hưu của an sinh xã hội có lẽ sẽ chỉ được áp dụng cho những người thực tế chưa từng được sinh ra. Người Mỹ 50/50, họ ủng hộ Đảng Dân Chủ hoặc Cộng Hòa. Giảm chăm sóc y tế cho người cao tuổi có điều kiện, những người cao tuổi có thu nhập cao. Chúng ta không xóa bỏ hoàn toàn. Chỉ giảm bớt một phần chi ngân sách. Người dân nhìn chung sẽ chấp nhận điều đó, cả đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Nên tăng trợ cấp cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng? Mọi người ghét điều đó như nhau, các đảng viên đảng Dân chủ và Cộng Hòa cũng vậy. Điều mà tôi nhận ra là, khi bạn nhìn nhận cuộc tranh luận về làm thế nào để tìm ra giải pháp cho các vấn đề tài khóa của chúng ta, chúng ta không phải là quốc gia duy nhất có sự phân hóa sâu sắc về phía số đông, đây chính là vấn đề chủ yếu. Chúng ta hoàn toàn chấp nhận việc nó cần một vài thay đổi, nhưng chúng ta vẫn muốn duy trì nó. Chúng ta không lắng nghe và tiếp nhận ý tưởng về một cuộc tranh luận để xóa bỏ hoàn toàn nó. Hiện nay tồn tại một vấn đề đó là tình trạng đảng phái cực đoan, ở đó một bên chỉ tiêu dùng, tiêu dùng, và tiêu dùng chúng ta không quan tâm, cho dù có chi tiêu nhiều hơn đi nữa, và đó chắc chắn không ai khác ngoài đảng Cộng Hòa khi họ chi ngân sách cho quốc phòng. Họ có đối trọng lớn hơn Đảng Dân Chủ. Nhóm chiếm đa số muốn bảo vệ ý kiến tiếp tục chi ngân sách cho quốc phòng. 20% ngân sách, điều đó khiến cho vấn đề của chúng ta trở nên khó khăn hơn. Tôi cũng rất chú ý rằng cơ cấu chi ngân sách khác, chiếm 19% ngân sách chính phủ, chính là vấn đề của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, bạn có phúc lợi xã hội, phiếu thực phẩm và những chương trình hỗ trợ khác mà có xu hướng phổ biến trong số đảng viên đảng Dân Chủ, nhưng bạn cũng cần đạo luật nông nghiệp và các loại ưu đãi của bộ Nội vụ cho khoan dầu và những thứ khác, mà có xu hướng phổ biến trong số đảng viên đảng Cộng Hòa Hiện nay khi nhắc đến thuế, thì còn tồn tại nhiều bất đồng hơn nữa. Đó là lĩnh vực mang tính chất đảng phái hơn cả. Bạn có được sự ủng hộ rất lớn từ phía đảng Dân Chủ về việc tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập 250000 đô la một năm, trong khi Đảng Cộng hòa lại chống lại nó, mặc dù nếu bạn đạt tới ngưỡng thu nhập đó, thì trong số những đảng viên của đảng Cộng Hòa, những người có thu nhập dưới 75000 đô la một năm cũng vẫn sẽ ủng hộ ý kiến này. Về cơ bản những thành viên của đảng Cộng Hòa có thu nhập hơn 250000 đô la một năm không muốn phải chịu thuế. Tăng thuế trên thu nhập từ đầu tư, bạn cũng có thể thấy rằng 2/3 đảng viên đảng Dân Chủ nhưng chỉ 1/3 đối với đảng Cộng Hòa chấp nhận ý kiến này. Điều đó đã đề cập đến một điểm vô cùng quan trọng, đó là chúng ta thường bàn luận về đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa và cho rằng có một nhóm thiểu số những người ủng hộ chủ nghĩa độc lập chiếm 2%? Nếu bạn thêm vào đảng Dân Chủ, thêm vào đảng Cộng Hòa bạn sẽ có được toàn thể người dân nước Mỹ. Nhưng nó không giống trường hợp này chút nào. Và nó cũng không giống với bất cứ trường hợp nào trong phần lớn lịch sử nước Mỹ hiện đại. Gần 1/3 người dân nước Mỹ nói rằng họ ủng hộ đảng Dân Chủ. Khoảng 1/4 nói rằng họ ủng hộ đảng Cộng Hòa. Một phần rất nhỏ còn lại tự gọi họ là những người tự do, hay những người theo chủ nghĩa xã hội, hoặc là một vài đảng phái thứ ba khác, và phần lớn nhất, 40% nói họ độc lập. Do đó phần lớn người dân Mỹ không mang tính chất đảng phái, họ hầu như hoàn toàn đứng về phe trung lập ở ranh giới giữa hai phe phái, do đó mặc dù chúng ta thấy được mối tương quan rất lớn trong quan điểm về vấn đề tài khóa của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, thì chúng ta thậm chí còn thấy được nhiều hơn sự tương quan nếu tính thêm cả thành phần độc lập. Hiện giờ chúng ta phải đấu tranh chống lại tất cả những vấn đề đó. Chúng ta có thể để ghét nhau dưới sự kiểm soát vũ khí nạo phá thai và môi trường, nhưng khi có những vấn đề tài chính, đặc biệt là các vấn đề tài chính quan trọng như thế này, chúng ta không hoàn toàn chia rẽ như mọi người vẫn nói. Trên thực tế, có một nhóm những người khác họ hoàn toàn không chia rẽ như mọi người vẫn nghĩ, và đó là những nhà kinh tế học. Tôi đã từng nói chuyện với rất nhiều trong số họ, trở lại những năm của thập niên 70 và 80 thì thật là ngu ngốc nếu trở thành một nhà kinh tế học. Bạn sẽ ở trong cái mà họ gọi là phe nước muối bao gồm các trường đại học Harvard, Princeton, MIT, Stanford, Berkeley, hoặc phe nước sạch, Đại học Chicago, Đại học Rochester. Bạn là một nhà kinh tế tư bản thị trường tự do hoặc bạn là một nhà kinh tế học tự do theo trường phái kinh tế học Keynes , và những người này đã không đến dự đám cưới của nhau, họ phản biện nhau tại hội nghị. Sự xấu xí đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, thật khó và rất khó để có thể tìm được một nhà kinh tế học tuổi dưới 40 người mà vẫn tồn tại cách nhìn nhận thế giới khách quan như vậy. Đại đa số các nhà kinh tế - thật không hợp thời khi tự gọi mình là nhà lý luận của một trong hai phe. Cách nói mà bạn muốn, nếu bạn là một sinh viên sau đại học hoặc một thực tập sinh hậu tiến sĩ hoặc bạn là một giáo sư, một giáo sư kinh tế học 38 tuổi, là, "tôi là một người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Tôi suy xét dựa theo các số liệu." Và dữ liệu rất rõ ràng. Không học thuyết nào trong số những học thuyết chủ yếu này thành công một cách triệt để. Thế kỷ 20, một trăm năm trước đây, đầy rẫy những ví dụ khủng khiếp về một thời kì mà một trường phái hoặc là một trường phái khác cố gắng giải thích quá khứ hoặc dự đoán tương lai và chỉ cần làm một công việc khủng khiếp, vô cùng khủng khiếp như thế, thì nền kinh tế đã đạt đến những mức độ khiêm tốn nhất định. Họ vẫn còn là một nhóm người vô cùng kiêu ngạo, tôi đảm bảo với bạn, nhưng họ đang kiêu ngạo về tính công bằng của mình, và chính phủ cũng nhìn thấy một loạt các kết quả tiềm năng to lớn. Và lòng không trung thành này là một cái gì đó tồn tại, và đã tồn tại trong bí mật ở nước Mỹ trong rất nhiều năm qua. Tôi đã dành rất nhiều thời gian nói chuyện với ba tổ chức lớn chuyên khảo sát thái độ chính trị của người Mỹ: trung tâm nghiên cứu Pew Research, trung tâm nghiên cứu quan điểm quốc gia của đại học Chicago, và đóng vai trò quan trọng nhất nhưng ít được biết đến là nhóm nghiên cứu bầu cử quốc gia người Mỹ Đó là cuộc thăm dò thái độ chính trị dài nhất, có giá trị nhất trên thế giới. Họ đã thực hiện nó kể từ năm 1948, và những gì họ cho chúng ta thấy một cách nhất quán xuyên suốt là hầu như không thể tìm thấy người Mỹ nào kiên định về tư tưởng, những người luôn ủng hộ, "không chúng ta không được đánh thuế, và chúng ta phải giới hạn quy mô của chính phủ " hoặc, "không, chúng ta phải khuyến khích các chính phủ đóng một vai trò lớn hơn trong việc phân phối lại và sửa chữa những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản." Những nhóm như thế này rất, rất nhỏ. Đa số người dân, họ lựa chọn, họ chứng kiến sự thỏa hiệp và họ thay đổi theo thời gian khi họ nghe nói về một cuộc tranh luận theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu hơn. Và điều này từ trước đến nay vẫn không hề thay đổi. Điều thay đổi là cách mà mọi người trả lời cho câu hỏi không rõ ràng này như thế nào. Nếu bạn hỏi người dân những câu hỏi không rõ ràng, chẳng hạn như, "Bạn có nghĩ nên có nhiều yếu tố chính phủ hoặc các yếu tố chính phủ ít hơn?" "Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên"-đặc biệt là nếu bạn sử dụng từ đa nghĩa "Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên quyên góp ủng hộ cho người nghèo?" Hoặc, "Bạn có nghĩ rằng chính phủ nên phân phối lại?" Sau đó, bạn có thể thấy sự thay đổi đảng phái triệt để. Nhưng trước khi bạn có được chi tiết cụ thể, khi bạn thực sự thắc mắc về các vấn đề thuế và chi tiêu chính phủ trên thực tế hiện đang được xem xét, thì mọi người dân đều tương đối trung lập, họ khá thoáng để có thể thỏa hiệp được. Điều mà chúng tôi nhận ra, ngay sau đó, khi bạn nghĩ về vách đá tài khóa, hãy không nghĩ về nó như người dân Mỹ về cơ bản không thích nhau khi phải đối mặt với những vấn đề này và rằng chúng tôi phải được tách ra như là hai quốc gia tham chiến riêng biệt. Hãy suy nghĩ về nó như một số ít các nhà kinh tế học cổ đại và một số nhà tư tưởng không điển hình đã thành công trong việc kiểm soát toàn bộ quá trình. Và họ làm được điều đó bằng những cách tương tự nhau, thông qua một hệ thống chính, khuyến khích sự đóng góp ý kiến quan điểm của một bộ phận nhỏ những người dân, vì nhóm người nhỏ đó, những người đã hầu như chỉ trả lời là có hoặc không những câu hỏi tư tưởng, họ có thể chiếm số lượng nhỏ nhưng mỗi người trong số họ có một blog cá nhân, mỗi người trong số họ đều đã từng xuất hiện trên Fox hoặc MSNBC tuần trước. Họ sẽ ngày càng trở nên có tiếng nói hơn, nhưng họ không đại diện cho chúng tôi. Họ không đại diện cho quan điểm của chúng tôi. Trở lại vấn đề đồng đô la, nó khiến tôi tự nhắc nhở bản thân mình rằng chúng ta hiểu rõ kinh nghiệm xương máu này hơn bao giờ hết. Chúng ta biết sẽ như thế nào nếu những người như thế này xuất hiện trên TV, tại Đại hội, la hét về cách tận thế sẽ xảy ra nếu chúng ta không hoàn toàn chấp nhận quan điểm của họ, bởi vì nó đã xảy ra đối với đồng đô la kể từ khi đồng đô la được xuất hiện theo đúng nghĩa của nó. Trong lịch sử đã có trận chiến giữa Jefferson và Hamilton. Năm 1913, chúng ta có một cuộc chiến ngu ngốc khắp cục Dự trữ liên bang, ngay từ khi đồng đô la được tạo ra, với những cuộc tranh luận nảy lửa, giận dữ về vấn đề nó nên được nhìn nhận như thế nào, thì một thỏa thuận chung về cách nó được nhìn nhận đã là sự thỏa hiệp tồi tệ nhất có thể, một sự thỏa hiệp chắc chắn sẽ xóa sổ thứ vô cùng giá trị này, đồng đô la, nhưng sau đó tất cả mọi người đồng ý chấp nhận, được thôi, miễn là chúng ta tuân thủ các tiêu chuẩn vàng, điều đó sẽ không có vấn đề gì cả. Cục dự trữ liên bang FED không thể khiến cho mọi việc trở nên ngày càng tồi tệ hơn nữa. Chúng tôi đã ngừng tranh luận về các tiêu chuẩn vàng cho các cá nhân trong thời kì khủng hoảng và cảm thấy hứng thú hơn với tiêu chuẩn vàng như là một nguồn tín dụng quốc tế phối hợp trong nhiệm kì của Tổng thống Richard Nixon. Trong mỗi thời điểm như vậy, chúng tôi gần như đã trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. Nhưng đã không có gì xảy ra cả. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đồng đô la đã là một trong những đơn vị tiền tệ tồn tại lâu dài nhất, ổn định, hợp lý nhất, và tất cả chúng ta sử dụng nó mỗi ngày, bất kể người dân có hét lên thay vì nói với chúng ta, bất kể là chúng ta được cho rằng đã sợ hãi như thế nào. Và bức tranh về tài chính trong dài hạn mà chúng ta đang ở đó trong hiện tại, tôi nghĩ rằng điều đáng tức giận nhất về nó là, nếu quốc hội chỉ đơn giản có thể cho thấy rằng họ bất đồng quan điểm với nhau, thay vì có thể đến với các thỏa hiệp tốt nhất có thể, nhưng họ có thể chỉ cần bắt đầu quá trình hướng tới sự thỏa hiệp, tất cả chúng ta sẽ ngay lập tức tốt hơn. Nỗi sợ ở đây là cả thế giới đang theo dõi. Nỗi sợ là chúng ta trì hoãn các giải pháp càng lâu, cả thế giới sẽ càng cho là nước Mỹ không phải là nền tảng của sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, mà đơn thuần chỉ là một nơi không thể giải quyết các cuộc chiến riêng của bản thân nó, và nếu càng trì hoãn lâu hơn thì chúng ta sẽ càng khiến cả thế giới lo lắng hơn nữa, các mức lãi suất càng cao, chúng ta sẽ càng nhanh phải đối mặt với tai họa khủng khiếp một ngày nào đó. Và vì vậy chỉ có hành động tự thỏa hiệp, và sự thỏa hiệp thực sự, được duy trì, mới có thể cho chúng ta nhiều thời gian hơn, để cả hai đảng có thể để cơn khủng hoảng lan rộng và đạt được nhiều thỏa thuận hơn trong tương lai. Tôi đang xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tôi cảm thấy công việc của tôi làm cho điều này trở thành hiện thực là nhằm mục đích thúc đẩy những điều dường như dẫn đến sự thỏa thuận chung, để không bàn luận về vấn đề này trong những thuật ngữ mơ hồ và đáng sợ khiến cho chúng ta phân cực về quan điểm, nhưng chỉ bàn luận về nó như nó là gì, không phải là một cuộc khủng hoảng gắn liền với sự tồn tại của con người, không phải một số trận chiến giữa hai quan điểm tôn giáo khác nhau về cơ bản, mà là một vấn đề toán học, một vấn đề toán học thực sự có thể giải quyết được, một trong những nơi mà không phải tất cả chúng ta đều tìm đến để có được thứ mình muốn và một trong những nơi đó, các bạn biết đấy, vẫn còn có một cơn khủng hoảng kinh tế đang lan rộng. Nhưng chúng ta càng xác định nó như là một mối quan tâm thực tế, thì chúng ta có thể giải quyết nó càng sớm, và chúng ta càng có nhiều thời gian hơn cho các giải pháp, mặc dù điều này tưởng chừng như có vẻ nghịch lý. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Nhà làm phim Georges Mélies đã từng là một ảo thuật gia Điện ảnh ngày nay cũng đã chứng tỏ là một phương tiện tột bậc của ảo thuật Nó kiểm soát hoàn toàn mọi thứ mà khán giả xem Những nhà làm phim đã phát triển một kho công nghệ để đưa những mánh khóe tiến xa hơn nữa. Điện ảnh bản thân chúng là màn ảo ảnh của cuộc sống được tạo ra bởi sự chiếu ra liên tiếp những khung hình cố định và đã gây sửng sốt cho những khán giả đầu tiên của anh em nhà Lumiere Kể cả những vị khán giả khó tính thời nay cũng vẫn bị siêu lòng với màn ảnh nhỏ, Những nhà làm phim đã nâng tầm sự khác biệt giữa đời thực bằng những hiệu ứng tuyệt vời. Những người có óc tưởng tượng đã và đang thích thú điều này trong hơn 400 năm qua Giambattista della Porta, một học giả người Neapolitan ở thế kỷ 16 đã kiểm chứng và nghiên cứu thế giới tự nhiên xem xét cách chúng được vận động như thế nào tìm tòi thế giới quanh ta và sự nhận thức của chúng ta về nó chính là bản chất của những hiệu ứng kĩ xảo Vì thế, đi sâu nghiên cứu vào nó cùng với hội đồng công nghệ và khoa học của Viện Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh cho ta thấy sự thật đằng sau những thủ thuật Hiệu ứng được dựa trên những nguyên lý của ảo giác giả định, những thứ mà chúng ta biết đến; dự đoán, chúng sẽ diễn ra như chúng ta mong đợi và ngữ cảnh trong thực tế, hiểu biết của chúng ta về thế giới mà ta đã biết như là hệ thống cấp bậc Rồi một nhân tố thứ 4 thật sự là một nỗi ám ảnh cái mà không bao giờ để lộ ra thủ thuật đằng sau nó Và chính điểm này khiến hiệu ứng trở thành một sự theo đuổi không ngừng tới sự hoàn hảo Vì vậy. từ những phân đoạn chuyển tiếp quay thủ công trong những ngày đầu của điện ảnh tới người đoạt giải Oscar chủ nhật tuần trước, đều tuân theo các bước, một vài sự lặp lại trong quá trình tiến triển của kỹ xảo hiệu ứng Hy vọng rằng bạn sẽ thích. Isabelle: " Nhà làm phim Georges Mélies là một trong những người đầu tiên nhận ra rằng điện ảnh có khả năng nắm bắt những giấc mơ (Nhạc) [ "'Chuyến đi đến mặt trăng' (1902)"] ["2011 Sự phục hồi của màu tô tay gốc"] ["2001: Cuộc phiêu lưu trên không trung (1968)"] ["Giải Thưởng Hàn Lâm về hiệu ứng kĩ xảo"] ["Avatar' (2009)"] Bác sĩ đầu tiên: Anh thấy ra sao, Jake? Jake: Chào các cậu ["Giải Thưởng Hàn Lâm về kỹ xảo hiệu ứng "] Bác sĩ thứ hai: Hãy chào cơ thể mới của cậu đi, Jake. Bác sĩ thứ nhất: Tốt Bác sĩ thứ hai: Chúng ta sẽ làm việc này nhanh gọn thôi Jake. Bác sĩ thứ nhất: Cậu có muốn ngồi lên không? không sao cả đâu. Bác Sỹ thứ hai: Thế là tốt rồi, từ từ và nhẹ nhàng thôi, Jake Không có sự mất cân bằng cơ thể là tốt rồi. Bác sĩ thứ nhất: Cậu có thấy đau đầu hay chóng mặt không? Ồ, anh đang cử động ngón chân mình kìa. ["Alice, Ở xứ sở thần tiên' (1972)"] Alice: Tôi bị sao thế này? ["Alice ở xứ sở thần tiên; (2010)"] ["Đề cử cho giải thường Hàn Lâm về kỹ xảo hiệu ứng"] ["Thế giới bị lãng quên " (1925)"] ["Phim dựng bằng hình ảnh tĩnh"] ["Công Viên kỉ Jurassic (1993)"] [Tiếng khủng long gầm] ["Phim đồ Hoạ bằng máy tính"] ["Giải Thưởng Viện Hàn Lâm về Kỹ Xảo Hiệu Ứng'] ["Xì Trum" (2011)"] ["Phần mềm Autodesk Maya-Định Khung Hoạt Hình '] [Sự trỗi dậy của hành tinh khỉ' (2011"] Tinh Tinh: KHông! [Đề Cử Giải Thưởng Viện Hàn Lâm cho Kỹ xảo Hiệu Ứng"] [Metropolis; (1927)"] (Nhạc) ['Blade Runner' (1982)"] [Đề Cử Giải Thưởng Viện Hàn Lâm cho Kỹ xảo Hiệu Ứng"] ["Khi Cơn mưa đến (1939)"] Rama Safti: Chuyện này đã qua rồi Maharaja: Chẳng có gì để lo lắng cả. [Giải Thưởng Viện Hàn Lâm Cho Hiệu Ứng Đặc Biệt- (Năm đầu tiên của hạng mục)"] (Tiếng Nổ) ["2012' (2009)"] Thống Đốc :Có vẻ như điều tồi tệ nhất đã qua rồi. ["Cảnh tàn phá bằng đồ họa bằng vi tính"] ["Chúa tể những chiếc nhẫn: Trở trở lại của nhà Vua; (2003)"] ["Phần mềm Mô Phỏng Môi Trường Thực-Tạo Ra Đám Đông"] ["Giải Thưởng Viện Hàn Lâm Cho Kỹ xảo Hiệu Ứng'] ["Ben Hur: Câu Chuyện Về Chúa Giê Su (1925)"] [Vi Tiểu Hình Và Con Rối khiến đám đông sống động"] ["Võ Sĩ Giác Đấu' (2000)"] ["Đồ Hoạ Vi Tính Đấu Trường La Mã và Đám Đông Kỹ Thuật số'] [ Chiến Thắng Giải Thưởng Viện Hàn Lâm Cho Kỹ xảo Hiệu Ứng '] ["Harry Potter Và Chiếc Cốc Tử Thần Phần 2 (2011"] ["Đề Cử Giải Thưởng Viện Hàn Lâm Cho Kỹ Xảo Hiệu Ứng ''] ["Được sản xuất với sự kết hợp giữa Viện Khoa Học Hàn Lâm và Hội Đồng CÔng Nghệ.'] (Vỗ Tay) ["Hôm nay là lúc có thể nhận ra những thứ không thể và không chắc chắn. '— Georges Méliès"] Don Levy: Cám ơn Đây là ảnh của Maurice Duron, thư ký danh dự vĩnh viễn của Viện Pháp Ngữ. Ông ăn vận sang trọng trong bộ đồng phục 68,000$, xứng tầm với vai trò của Viện Pháp Ngữ quản lý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Pháp và bảo tồn, duy trì ngôn ngữ. Viện có hai nhiệm vụ chính: biên soạn cuốn từ điển tiếng Pháp chính thức -- hiện đang biên soạn lần thứ 9, họ bắt đầu biên tập vào năm 1930 và đã làm đến chữ cái P. Họ cũng quy định sử dụng đúng từ vựng như là từ "email' người Pháp vẫn dùng lẽ ra phải là "courriel." Người Pháp dùng lại cụm từ World Wide Web mà đúng ra phải là "la toile d'araignee mondiale" -- Mạng Nhện Toàn Cầu -- các cách gọi đúng mà người Pháp vô tình hay hữu ý lờ đi. Đây là mô hình chuyển hóa của ngôn ngữ: cụ thể là, nó được hợp pháp hóa bởi một viện. Nhưng ai ai nhìn vào ngôn ngữ cũng nhận thấy đó đúng là việc làm rỗi hơi, khi ngôn ngữ xuất phát từ trí não của con người khi giao tiếp với nhau. Và hiển nhiên khi ngôn ngữ thay đổi không ngừng -- thì trước khi Viện Pháp Ngữ hoàn thành cuốn từ điển nó đã thành lạc hậu mất rồi. Chúng ta thấy việc đó trong sự xuất hiện liên tục của thành ngữ và thuật ngữ, trong quá trình thay đổi lịch sử của các ngôn ngữ, trong sự phân tách các phương ngữ và sự hình thành các ngôn ngữ mới. Nên ngôn ngữ không phải yếu tố tạo nên hay quyết định bản chất con người mà chỉ là một cửa sổ để nhìn vào bản chất con người. Trong cuốn sách tôi đang viết, tôi hy vọng qua ngôn ngữ có thể làm sáng tỏ các khía cạnh trong bản chất con người, bao gồm cơ chế nhận biết con người sử dụng để ý niệm hóa thế giới và các kiểu quan hệ kiểm soát sự tương tác giữa con người. Và sáng nay tôi sẽ nói đôi điều về từng vấn đó . Tôi xin được bắt đầu với một vấn đề kỹ thuật trong ngôn ngữ khiến tôi rất lo ngại -- và mong các bạn nghe tôi nói về động từ và cách sử dụng nhé. Vấn đề là, động từ nào đi với cấu trúc nào? Động từ là phần khung cho cả câu. Nó là phần khung được bao phủ bởi các thành phần còn lại. Hãy để tôi gợi lại 1 kiến thức mà các bạn đã lãng quên. Một nội động từ, như "ăn tối," chẳng hạn không thể nhận một tân ngữ trực tiếp. Bạn phải nói, "Sam đã ăn tối," chứ không phải "Sam đã ăn tối pizza." Một ngoại động từ quy định phải có một tân ngữ: "Sam ăn ngấu nghiến cái bánh pizza." Chứ không thể nói cụt lủn, "Sam ăn ngấu nghiến." Có hàng tá động từ loại này, mỗi cái có nhiệm vụ hình thành nên câu. Khó khăn khi giải thích cách trẻ em học ngôn ngữ, khó khăn khi dạy người lớn học ngoại ngữ không mắc các lỗi ngữ pháp và khó khăn khi lập trình máy tính sử dụng ngôn ngữ chính là động từ nào đi với cấu trúc nào. Ví dụ, cấu trúc tặng cách trong tiếng Anh -- bạn có thể nói, "Đưa một chiếc bánh ngọt cho một chú chuột," tặng cách giới từ, hoặc "Cho một chú chuột một chiếc bánh ngọt," tặng cách tân ngữ đôi, "Hãy hứa bất kỳ điều gì với nàng," "Hãy hứa với nàng bất kỳ điều gì". Hàng trăm động từ có thể dùng cả 2 cách. Trẻ em, người lớn hay máy tính thường muốn khái quát rằng bất cứ động từ nào xuất hiện trong cấu trúc, "chủ ngữ-động từ-phần bổ trợ-tân ngữ" cũng có thể biểu diễn thành "chủ ngữ-động từ-tân ngữ-phần bổ trợ." Vì ngôn ngữ rộng lớn vô cùng nên việc chuyển cấu trúc đó quả thực rất thuận tiện và bạn không thể đọc vẹt lại những câu mới nghe được. Bạn phải hiểu được ý khái quát để hiểu và nói được các câu mới. Đây là ví dụ minh họa cách làm. Rủi thay, vẫn có các ngoại lệ riêng. Bạn có thể nói, "Biff đã lái xe tới Chicago," chứ không phải, "Biff đã lái Chicago chiếc xe." Bạn có thể nói, "Sal đã làm thằng Jason đau đầu," nhưng hiếm khi nói, "Sal đưa một trận đau đầu cho thằng Jason." Giải pháp là, dù thoạt nhìn khá giống nhau, các cấu trúc này không đồng nghĩa. Nếu xem xét tỉ mỉ nhận thức con người, bạn sẽ thấy giữa chúng có hơi khác nhau về nghĩa. Nên, "Hãy đưa X cho Y" -- cấu trúc đó phản hồi lại suy nghĩ, "Khiến X đi tới Y." Trong khi, "Hãy đưa Y cái X" phản ứng với suy nghĩ, "Khiến Y có X." Nào, nhiều sự việc có thể được diễn giải bằng cả hai cách, giống các ảo ảnh số đảo ngược cổ điển, các bạn có thể chú ý đến một vật nào đó, và không gian quanh vật đó lùi dần khỏi tầm nhìn, hoặc bạn có thể nhìn thấy các khuôn mặt trong không khí, khi vật thể lùi khỏi tiềm thức. Các cách diễn giải đó được phản ánh như thế nào trong ngôn ngữ? Trong cả hai trường hợp, sự việc được diễn giải khi bị tác động được diễn tả là tân ngữ trực tiếp: danh từ đứng sau động từ. Nên khi nghĩ tới việc đem chiếc bánh đi đâu đó -- tới đích đến của chiếc bánh -- bạn nói, "Hãy đưa cái bánh cho chú chuột." Khi diễn giải nó ra thành, "khiến con chuột có cái gì đó," thì bạn đang làm gì đó với con chuột, do vậy bạn nói là "Hãy đưa chú chuột cái bánh." Vậy động từ nào đi với cấu trúc nào -- vấn đề ban đầu còn tùy vào liệu động từ có cụ thể chỉ một hành động hay một thay đổi sở hữu không. Hành động cho bao gồm việc khiến cái gì đó đi và khiến ai đó có cái gì. Lái xe chỉ khiến chiếc xe đi được vì Chicago không phải thành phố có thể sở hữu được cái gì. Chỉ có con người mới có thể sở hữu. Và làm cho người khác đau đầu, nhưng không phải bạn lôi cơn đau đầu khỏi đầu mình và khiến nó đi sang đầu người khác, rồi suy tính để cơn đau đầu định cư trong đầu người ta. Bạn phải gây ồn hoặc cư xử thật đanh đá mới khiến họ đau đầu được. Đó là một ví dụ về một trong những công việc hàng ngày của tôi. Tại sao mọi người phải quan tâm? Có một số kết luận thú vị từ các phân tích hàng trăm động từ trong tiếng Anh tương tự. Thứ nhất, có một mức độ cấu trúc khái niệm mịn mà chúng ta tính toán một cách vô thức và tự động mỗi khi tạo ra một câu nói, cơ chế đó quản lý việc chúng ta sử dụng ngôn ngữ. Bạn có thể nghĩ nó là ngôn ngữ của tư duy. Nó dựa trên một tập hợp khái niệm nhất định chi phối hàng tá cấu trúc và hàng nghìn động từ -- không chỉ trong tiếng Anh mà mọi ngôn ngữ khác -- các khái niệm căn bản như không gian, thời gian, quan hệ nhân quả và ý định của con người -- như là, phương tiện và kết quả là gì? Chúng gợi ta liên tưởng tới các loại mà Immanuel Kant đã biện luận là kết cấu khung cơ bản của tư duy con người, và thật thú vị khi việc sử dụng vô thức ngôn ngữ phản ánh các loại Kantian này -- không chú ý đến các chất lượng nhận thức, như màu sắc, kết cấu, khối lượng và tốc độ, các yếu tố này không bao giờ phân biệt cách dùng động từ trong các cấu trúc khác nhau. Một vướng mắc nữa là mọi cấu trúc trong tiếng Anh ngoài nghĩa đen ra còn dùng theo nghĩa bóng. Ví dụ, cấu trúc này, tặng cách không chỉ dùng để diễn đạt các ý mà còn diễn đạt các ý ẩn dụ, như khi ta nói, "Bà kể một câu chuyện cho tôi nghe" hay "kể cho tôi nghe một câu chuyện," "Max đã dạy tiếng Tây Ban Nha cho sinh viên" hoặc "đã dạy sinh viên tiếng Tây Ban Nha." Cấu trúc hoàn toàn giống nhau, nhưng không có bánh, chuột. Không có cái gì di chuyển cả. Nó gợi "hình ảnh ẩn dụ của vật chứa đựng" khi giao tiếp, khi chúng ta tiếp nhận các ý tưởng như các vật thể câu nói như vật chứa đựng, và giao tiếp là quá trình gửi thông tin đi -- khi nói chúng ta "thu lượm" các ý tưởng để "đặt" chúng "vào" từ ngữ, và nếu từ vựng của ta không "hổng" hoặc "sáo rỗng", chúng ta có thể "truyền" các ý tưởng này tới người nghe để họ "mở gói" lời nói và "lấy ra" "nội dung" đó. Kiểu dài dòng văn tự đó không phải ngoại lệ mà là chuyện rất bình thường. Thật khó kiếm ví dụ về ngôn ngữ trừu tượng không dựa trên phép ẩn dụ nào. Ví dụ, bạn có thể dùng động từ "đi" và các giới từ "tới" và "từ" theo nghĩa đen mô tả không gian: "Người đưa tin đi từ Paris đến Istanbul." Bạn cũng có thể nói, "Biff đi từ ốm đến khỏe (Biff khỏi ốm rồi)." Biff không đi đâu cả. Anh ta lẽ ra có thể nằm trên giường suốt, nhưng có vẻ sức khỏe anh ta là một điểm trong không gian ta coi như đang di chuyển. Hoặc, "Cuộc họp đã đi từ 3 đến 4," khi chúng ta coi thời gian trải dài trên một đường. Trong khi đó, chúng ta dùng lực để chỉ lực vật lý trong câu, ''Nàng Rose buộc cái cửa phải mở ra (Rose đạp bay cửa) và cả lực giữa cá nhân với nhau, như trong câu, "Rose buộc Sadie phải đi" -- không cần thiết phải bằng bạo lực, mà đe dọa -- hoặc ''Rose buộc mình phải đi," như thể trong tâm trí Rose có 2 thực thể, đang tham chiến. Kết luận thứ 2 là khả năng nhận thức một sự việc theo hai cách khác nhau, như là, "khiến cái gì đi tới ai đó," và "khiến ai đó có cái gì," Tôi nghĩ đó là đặc tính cơ bản của tư duy con người, và cơ sở cho hoạt động biện luận khi mọi người không khác nhau nhiều về các sự thật hiển nhiên nhưng về cách diễn đạt thì khác nhau nhiều. Sau đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ: "kết thúc kỳ thai ngén" vs "giết một bào thai," "một quả bóng tế bào (bầu bí)" vs "một thai nhi," "xâm lược Iraq" vs "giải phóng Iraq," "tái phân phối sự giàu có " vs "tịch thu thu nhập." Và theo tôi, bức tranh lớn nhất sẽ bao gồm cách diễn đạt dài dòng của chúng ta về các sự việc trừu tượng dựa trên một hình ảnh ẩn dụ thực tế. Nó sẽ coi trí tuệ con người bao gồm một danh mục các khái niệm -- như là các vật thể, không gian, thời gian, nguyên nhân và ý định -- hữu ích trong các loài hiểu biết rộng và có tính xã hội, có quá trình tiến hóa dễ tưởng tượng, và một quá trình trừu tượng ẩn dụ cho phép ta xóa bỏ nội dung ý niệm ban đầu của chúng -- không gian, thời gian và lực -- và áp dụng chúng vào các miền trừu tượng mới, do đó cho phép một loài đã tiến hóa dùng đá, công cụ và động vật để khái niệm hóa toán học, vật lý, luật pháp và các lĩnh vực trừu tượng khác. Tôi đã nói sẽ bàn về 2 cửa sổ của bản chất con người: bộ máy nhận thức chúng ta dùng để khái niệm hóa thế giới, và giờ tôi sẽ nói đôi điều về các kiểu quan hệ chi phối tương tác trong xã hội loài người, được phản ánh qua ngôn ngữ. Và tôi sẽ bắt đầu với một câu đó: câu đố về các hoạt động nói gián tiếp. Tôi không chắc có nhiều bạn đã xem bộ phim "Fargo" hay chưa. Các bạn có thể nhớ cảnh tên bắt cóc bị một viên cảnh sát dừng lại, yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe và chìa ví ra cố tình để tờ 50$ thò ra khỏi ví. Và hắn nói, "Tôi nghĩ chúng tôi cần cẩn thận hơn ở vùng Fargo này" -- mà khán giả nào cũng hiểu đó là cuộc hối lộ lén lút. Kiểu nói gián tiếp này rất phổ biến trong ngôn ngữ. Ví dụ, trong các yêu cầu lịch sự, khi một người nói, "Thật tuyệt nếu anh có thể chuyển cho tôi ít sốt guacamole," ta biết chính xác ý của người nói, dù đó là một ý niệm khá kỳ lạ được diễn đạt. (Tiếng cười) "Anh có muốn đến xem các bản khắc của tôi không?" Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều hiểu ý định của người nói đằng sau câu nói đó. Và trong khi, nếu ai đó nói "Cậu có cửa hàng đẹp đấy. Thật đáng tiếc nếu có chuyện gì xảy ra với nó" -- (Tiếng cười) chúng ta thừa hiểu đó là một lời đe dọa ngấm ngầm, chứ không phải các giả thuyết về rủi ro. Vậy câu đố là, tại sao việc hối lộ, các yêu cầu lịch sự, gạ gẫm và đe dọa lại thường được nói bóng gió đến thế? Chẳng ai khờ khạo cả -- cả 2 bên đều biết chính xác người nói có ý gì, va người nói cũng biết người nghe hiểu rằng người nói biết điều mà người nghe biết, vân vân. Vậy là sao? Tôi nghĩ điều mấu chốt chính là ngôn ngữ là một phương tiện trong các quan hệ thương thuyết, và các mối quan hệ của con người rơi vào một số loại. Nhà nhân chủng học Alan Fiske cho rằng có một sự phân loại hệ quả trong đó các mối quan hệ có thể được phân loại thành nhóm làm việc trên nguyên tắc "Của tôi là của bạn, của bạn cũng là của tôi'' -- kiểu tư duy trong gia đình, ví dụ -- sự vượt trội có quy tắc là "Đừng có lằng nhằng nhé," đôi bên cùng có lợi: "Có qua có lại mới toại lòng nhau," và giới tính: trong ngôn từ bất hủ của nhạc sĩ Cole Porter là, "Chúng ta hãy tiến hành." Các kiểu quan hệ có thể thương lượng. Dù có các trường hợp mặc định khi một trong các lối tư duy đó có thể áp dụng, chúng có thể được kéo giãn và mở rộng. Ví dụ, nguyên tắc chung áp dụng tự nhiên nhất trong phạm vi gia đình và bạn bè, nhưng nó có thể dùng để diễn đạt tâm lý chia sẻ với các nhóm không thường gặp nguyên tắc đó -- ví dụ, giữa anh em, các tổ chức anh em, hôi nữ sinh... như " gia đình loài người," bạn cố gắng khiến những người không phải ruột rà dùng kiểu quan hệ thường chỉ phù hợp với bà con thân thuộc. Nhưng với các cặp khớp sai lầm có thể gây rắc rối -- khi người này mang một kiểu quan hệ và người kia mang một kiểu khác. Nếu bạn tự nhiên đến lấy con tôm từ đĩa của ông chủ ăn ngon lành, ví dụ thế, thì đúng là một tình huống chết người và chết cười. Hoặc sau bữa tối, một khách mời lôi ví ra đòi trả bạn tiền bữa tối, tình huống này cũng khá khó xử. Trong các tình huống mơ hồ hơn, vẫn có thể thương lượng được. Ví dụ, ở nơi làm việc, nhân viên thấy khó khăn để hòa nhập với sếp hoặc gọi sếp bằng tên một cách thân mật. Khi hai người bạn thực hiện một giao dịch như bán xe chẳng hạn, thì ai cũng thừa biết kiểu gì cũng áp lực và gây khó xử cho đôi bên. Trong chuyện tình cảm, chuyển từ tình bạn sang tình yêu dẫn đến nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng như chuyện tình nơi công sở, mà chúng ta gọi là cuộc tranh chấp giữa một mối quan hệ đồng nghiệp và yêu đương, đôi khi dẫn đến "quấy rối tình dục". Vậy, chuyện này liên quan gì đến ngôn ngữ? Ngôn ngữ, một phương tiện giao tiếp trong xã hội phải thỏa mãn hai điều kiện. Bạn phải chuyển tải được nội dung chính -- giờ chúng ta quay lại với ẩn dụ vật chứa. Bạn muốn diễn đạt mệnh lệnh, lời hứa hay một vụ hối lộ, lời gạ gẫm, tán tỉnh...-- nhưng bạn cũng phải thương lượng và duy trì mối quan hệ với người ta. Tôi nghĩ giải pháp chính là sử dụng ngôn ngữ ở hai cấp độ: ở dạng nghĩa đen thể hiện mối quan hệ an toàn nhất với người nghe, trong khi nội dung ẩn ý -- "đọc để hiểu được hàm ý" khi chúng ta phụ thuộc vào người nghe để lựa lời mà nói cho phép người nghe hiểu được ý tứ quan trọng trong ngữ cảnh, có thể làm thay đổi mối quan hệ. Yêu cầu lịch sự là ví dụ đơn giản nhất. Nếu bạn diễn đạt yêu cầu của mình dưới dạng câu điều kiện: "Nếu cậu mở hộ tớ cái sổ thì tốt quá," mặc dù nội dung là câu mệnh lệnh, nhưng bạn không dùng giọng điệu sai khiến, nghĩa là bạn không thể hiện mình đang trong mối quan hệ ưu thế, mối quan hệ mà người kia phải tuân lệnh bạn. Mặt khác, bạn muốn có đĩa nước sốt guacamole đó. Bằng cách diễn đạt mong muốn đó dưới dạng câu "nếu-thì", bạn có thể yêu cầu người ta mà không tỏ ra mình đang sai khiến người ta. Và tinh vi hơn, nó có tác dụng cho mọi lời nói ẩn ý liên quan đến sự phủ nhận xác đáng: các vụ hối lộ, đe dọa, đề nghị, gạ gẫm... Giả sử nếu ngôn ngữ chỉ được dùng theo nghĩa đen thì sẽ ra sao? Bạn có thể nghĩ nó như một trò chơi -- ma trận trả tiền trên lý thuyết. Hãy đặt mình vào vị trí một tên bắt cóc muốn hối lộ viên cảnh sát. Có 2 khả năng một là viên cảnh sát trung thực và thiếu trung thực. Nếu bạn không hối lộ anh ta thì bạn sẽ nhận thẻ phạt giao thông -- hoặc tệ hơn như trong trường hợp trong phim "Fargo" liệu viên cảnh sát trung thực đó có trung thực hay không: có thử mới biết. Trong trường hợp đó, các hậu quả khá nặng nề. Mặt khác, nếu bạn mở rộng việc hối lộ, nếu viên cảnh sát không liêm khiết bạn sẽ phải đút lót nhiều tiền để được tự do. Nếu anh ta liêm khiết thì bạn sẽ lãnh một khoản phạt lớn vì tội hối lộ. Đây là một tình huống đầy kịch tính. Mặt khác, với ngôn ngữ gián tiếp nếu bạn nói khéo để che đậy ý định hối lộ thì tay cảnh sát thiếu liêm khiết đó có thể hiểu hàm ý bạn muốn đút lót để được tự do đi tiếp, viên cảnh sát trung thực thì không thể buộc tội bạn hối lộ vì thế, bạn vướng vào thẻ phạt giao thông. Thế là bạn lợi cả đôi đường. Một cách phân tích tương tự có thể áp dụng vào sự khó xử tiềm ẩn trong tình huống tán tỉnh, và các trường hợp khác khi phủ nhận xác đáng là hữu ích. Tôi nghĩ nó khẳng định điều đã được các nhà ngoại giao biết từ lâu -- cụ thể là, tính mơ hồ của ngôn ngữ còn lâu mới là lỗi sai hoặc khuyết điểm mà là một đặc tính của ngôn ngữ -- mà chúng ta tận dụng khi giao tiếp trong xã hội. Tóm lại: ngôn ngữ là sản phẩm tích lũy của loài người phản ảnh bản chất con người -- cách chúng ta khái niệm hóa thực tiễn, cách chúng ta hình thành quan hệ với nhau -- và bằng cách phân tích các lời nói nước đôi và sự phức tạp của ngôn ngữ, tôi nghĩ chúng ta có thể biết điều gì khiến chúng ta chọn. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng ta sống trong một thế giới cực kì bận rộn. Cường độ cuộc sống lúc nào cũng điên cuồng, tâm trí của chúng ta thì lúc nào cũng bận rộn, và chúng ta lúc nào cũng đang làm một việc gì đấy. Chính vì thế, tôi muốn các ban hãy dành ra một phút để nhớ lại lần cuối cùng bạn dành thời gian để không làm gì cà là khi nào? Chỉ 10 phút không lo âu? Và khi tôi nói không làm gì cả, nó có nghĩa là KHÔNG GÌ CÀ. Có nghĩa là không email, không nhắn tin, không internet, không xem tivi, không nói chuyện, không ăn, không đọc, không cả chỉ ngồi đấy và nhớ về quá khứ hay bàn tính chuyện tương lai. Chỉ đơn giàn là không làm gì cả. Tôi thấy rất nhiều gương mặt ngơ ngác. (Tiếng cười) Tôi đoán là lần ấy của các ban có lẽ là lâu lắm rồi. Và điều này thật lạ thường phải không? Chúng ta đang bàn về tâm trí của chúng ta. Tâm trí, thứ tài nguyên qúy gía mà chúng ta có, nhờ nó mà chúng ta có thể trải nghiệm từng giây phút trong cuộc sống, nhờ nó mà chúng ta, như một cá thể, biết vui, hài lòng, ổn định tình cảm và đồng thời biết tốt bụng, biết suy nghĩ, và quan tâm đến những người xung quanh. Chúng ta cũng phụ thuộc vào chính tâm trí này để tập trung, sáng tạo, và và còn để thực hiện tốt nhất mọi thứ mà ta làm. Vậy nhưng, chúng ta không dành chút thời gian nào để chăm sóc nó cả. Trên thực tế, chúng ta dành nhiều thời gian để chăm chút cho xe hơi, quần áo, và đầu tóc hơn là -- ok, có lẽ không hẳn là đầu tóc, nhưng bạn hiểu ý mà tôi muốn nói rồi đấy. Dĩ nhiên, kết quả là chúng ta bị stress. Các bạn biết đấy, tâm trí quay vèo như một cái máy giặt vậy đi vòng quanh, vòng quanh, rất nhiều những càm xúc lẫn lộn và khó khăn và chúng ta không thực sự biết cách giải quyết những điều này và một sự thật đáng buồn là chúng ta bị phân tâm đến mức chúng ta không còn hiện diện trong thế giới mà chúng ta đang sống Chúng ta lỡ mất những thứ quan trong nhất đối với bản thân mình và điều điên cuồng hơn là mọi người đều cho rằng, cuộc sống luôn như thế, cho nên chúng ta phải làm quen với nó thôi. Nhưng cuộc sống thật sự không phải nhất thiết như vậy. Khi tôi đến lớp tập thiền lần đầu tiên thì tôi khoảng 11 tuổi. Và tin tôi đi, nó có tất cả những định kiến mà bạn có thể tưởng tượng ra, chẳng hạn như ngồi bắt chéo chân trên sàn, nhang, trà thảo mộc, những người ăn chay, tất cả những thứ ấy, nhưng vì mẹ tôi đi và tôi thì tò mò, thế nên tôi cũng đi theo mẹ. Trước đấy thì tôi cũng xem một ít những phim kung-fu, và nghĩ thầm rằng tôi có thể học được cách bay lượn ở đấy, nhưng lúc ấy tôi còn nhỏ lắm. Khi tôi đến đấy rồi, thì tôi nghĩ rằng, giống như rất nhiều người, tôi nghĩ rằng thiền chỉ là một liều paradol cho tâm trí vậy. Bạn bị stress nên bạn ngồi thiền. Tôi đã không nghĩ được rằng bản chất nó còn có tính đề kháng nữa, cho đến khi tôi 20 tuổi, khi mà rất nhiều chuyện xảy ra một cách dồn dập trong cuộc sống của tôi, những chuyện rất nghiêm trọng khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn hoàn toàn và bất thình lình, tôi bị ngập trong suy nghĩ, ngập trong những cảm xúc rối bời mà tôi không biết cách nào để giải quyết chúng. Mỗi lần tôi thử đè nén một cảm xúc xuống, thì một cái khác lại hiện ra. Nó thật sự là một khoảng thời gian rất căng thẳng. Tôi đoán là tất cả chúng ta đối phó với stress bằng những cách khác nhau. Một số người sẽ chôn vùi bản thân trong công việc và biết ơn vì nó làm họ phân tâm. Những người khác thì tìm đến bạn bè và gia đình để tìm sự giúp đỡ. Một số khác thì sẽ tìm đến rượu hoặc là bắt đầu uống thuốc. Còn cách đối phó với căng thẳng của tôi là trở thành một nhà sư. Thế là tôi nghỉ học, rồi đi đến Hi-ma-lay-a, Tôi trở thành một nhà sư và bắt đầu tập thiền. Mọi người nhiều khi hỏi rằng tôi đã học được gì trong khoảng thời gian đấy. Thì, rõ ràng là một số thứ sẽ không còn như trước. Nhìn thẳng vào vấn đề mà xem, trở thành một nhà độc thân thì sẽ có rất nhiều thứ thay đổi. Nhưng nhiều hơn thế nó dạy tôi -- nó giúp tôi trân trọng hơn, và hiểu rõ hơn về thời điểm hiện tại Ý tôi là không bị lạc trong những suy nghĩ, không bị phân tâm không bị choáng ngợp bởi những cảm xúc khó khăn mà thay vào đó, học cách để hiện diện ở đây và vào lúc này học cách quan tâm, cách hiện diện Tôi cho rằng thời điểm hiện tại đang bị xem nhẹ. Nó nghe có vẻ rất đỗi bình thường, nhưng vì chúng ta dành quá ít thời gian cho những thời điểm hiện tại, nên chúng không còn bình thường nữa. Một nghiên cứu gần đây của đại học Harvard cho biết, trung bình, trí óc của chúng ta bị lạc trong những suy nghĩ 47% thời gian. 47 phần trăm Đồng thời, chính sự mất tập trung này là nguyên nhân trực tiếp của việc không hạnh phúc. Chúng ta không sống lâu đến mức ấy nhưng dành nửa đời người lạc trong những suy nghĩ và có khả năng hoàn toàn buồn bã. tôi không biết nữa, nó thật sự có vẻ bi thàm, đặc biệt là khi mà chúng ta có thể làm gì đấy để thay đổi nó, khi mà có một cách tích cực, thực tế, khả thi, và đã được khoa học chứng minh, có thể giúp tâm trí chúng ta khỏe mạnh hơn, biết quan tâm hơn và ít bị phân tâm hơn. Và vẻ đẹp của nó nằm ở chỗ, mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 10 phút trong ngày, nó tác động đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta Nhưng chúng ta cần phải biết làm cách thực hiện nó Chúng ta cần tập luyện. Chúng ta cần khuôn khổ để học cách quan tâm. Đó chính là bản chất của thiền: làm quen với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết cách tiếp cận thiền đúng đắn để có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ nó. Những trái banh này sẽ giúp tôi giải thích đều ấy, nếu bạn đang thắc mắc nãy giờ, bởi vì đa số mọi ngưởi cho rằng thiền đồng nghĩa với việc loại bỏ hết mọi suy nghĩ, cảm xúc, bằng cách nào đó kiểm soát tâm trí nhưng thật ra, nó khác xa như vậy. Nó giống hơn với việc lùi lại để nhìn những suy nghĩ một cách rõ ràng, chứng kiến dòng suy nghĩ đến và đi cũng như cảm xúc đến và đi với một tâm trí thoải mái, tập trung chứ không đánh giá Để lấy ví dụ, ngay bây giờ, nếu như tôi tập trung quá mức vào những trái banh, thì tôi không tài nào thả lỏng và nói chuyện với các bạn được. Còn nếu tôi quá thoải mái nói chuyện với các bạn thì tôi không tài nào tập trung vào những trái banh. Trong cuộc sống, và trong thiền, sẽ có lúc bạn tập trung quá mức một chút, và cuộc sống bắt đầu càm thấy như thế này. Cuộc sống trở nên rất không thoải mái, khi bạn trở nên căng thẳng như thế này. Vào những thời điểm khác, chúng ta có thể lơi là hơi quá đà một chút và mọi thứ sẽ trở nên như thế này. Dĩ nhiên trong thiền chúng ta kết thúc bằng việc ngủ gục. Thế nên chúng ta đang tìm kiếm một sự cân bằng, một sự thoải mái có tập trung để cho phép những dòng suy nghĩ đến và đi mà không có tất cả những rối trí Cái mà hay xảy ra khi chúng ta học cách quan tâm đó chính là chúng ta bị phân tâm bởi một suy nghĩ. Coi đây như một sự lo lắng. Tất cả mọi thứ đều ổn, và chúng ta nhận ra dòng suy nghĩ lo lắng này, nó giống như là, "Ồ, trước giờ không nhận ra là mình đang lo lắng về vấn đề này." Bạn nghĩ về nó lần nữa, lặp lại. "Ồ, mình lo quá." Ồ, tôi thật sự rất lo lắng. Wow, có rất nhiều nỗi lo. Và trước khi mà chúng ta kịp nhận ra nó, thì chúng ta lo lắng về việc cảm thấy lo lắng Bạn biết đấy, chuyện này thật điên rồ. Chúng ta lúc nào cũng như vậy kể cả trong những chuyện hằng ngày. Nếu như bạn nghĩ về lần cuối cùng, tôi không biết, bạn có một cái răng bị lung lay Bạn biết là nó đang lung lay, và bạn biết là nó đau Nhưng bạn làm gì mỗi 20 hoặc 30 giây? (lầm bầm) nó đau quá. Và chúng ta củng cố cảm giác này, đúng không Và chúng ta chỉ tiếp tục nói với bản thân là nó đau và chúng ta lúc nào cũng làm như vây. Và chỉ khi học cách quan sát tâm trí trong những lúc này, chúng ta mới có thể bắt đầu quên đi những suy nghĩ và cách suy nghĩ như thế này. Tuy nhiên nếu như bạn ngồi xuống và quan sát trí não như thế này bạn sẽ thất có rất nhiều kiểu khác nhau. Bạn có thể thấy một tâm trí thật sự lúc nào cũng căng thẳng-- toàn bộ thời gian Đừng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy khó chịu trong người, khi bạn ngồi không và chẳng làm gì cả và tâm trí bạn cảm thấy như vậy Bạn có thể sẽ tìm thấy một tâm trí rất tẻ nhạt và chán ngắt, và bạn, gần như là tự động vậy, cảm thấy như thể cần phải đứng dậy, đi làm, ăn, ngủ, thức dậy, làm việc. hoặc nó có thể chỉ là một ý nghĩa thường trực lúc nào cũng luẩn quẩn trong đầu chúng ta. Cái gì cũng được, thiền cho chúng ta cơ hội, khả năng để có thể lùi lại và nhìn sự việc dưới một quan điểm khác, để thấy rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng như ta thấy Chúng ta không thể thay đổi tất cả mọi điều nhỏ nhặt xảy đến với ta trong cuộc sống. nhưng chúng ta có thể thay đổi cách mà chúng ta trải nghiệm chúng. Đó chính là tiềm năng của thiền, của sự tập trung. Bạn không phải đốt nhang, và bạn chắc chắn không phải ngồi trên sàn. Tất cả những gì bạn phải làm là dành ra 10 phút trong một ngày để lùi lài, để làm quen bản thân với những giây phút hiện tại để mà tận hưởng một cảm giác tuyệt vời hơn của sự tập trung, bình tĩnh và rõ ràng trong cuộc sống. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bài nói chuyện bằng việc tập trung vào loài động vật nguy hiểm nhất thế giới. Hiện tại, khi bạn nói đến động vật nguy hiểm, đa số mọi người sẽ nghĩ đến sư tử hay cọp hay cá mập. Nhưng tất nhiên loài động vật nguy hiểm nhất là muỗi. Muỗi đã giết nhiều người hơn bất cứ loài động vật nào trong lịch sử loài người. thực tế, nếu cộng tất cả các loài khác lại, loài muỗi đã giết nhiều người hơn. Và muỗi đã giết nhiều người hơn những cuộc chiến và những trận dịch. Và bạn sẽ nghĩ, rằng với tất cả khoa học của chúng ta, với những tiến bộ trong xã hội chúng ta, với những thành phố hiện đại hơn, nền văn minh hiện đại hơn, vấn đề vệ sinh tốt hơn, sự giàu có, liệu những thứ đó có giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn loài muỗi. và nhờ đó giảm thiểu loại bệnh này. Và thật sự đó không phải vấn đề đáng nói. Nếu nó là vấn đề, chúng ta đã không có khoảng 200 đến 300 triệu ca bệnh sốt rét mỗi năm, và chúng ta cũng không có một triệu rưỡi ca tử vong do sốt rét, và chúng ta cũng không có một căn bệnh mà gần như không được biết đến cho đến 50 năm trước và bây giờ bỗng nhiên biến thành mối hiểm họa từ muỗi nguy hiểm nhất. và mối hiểm họa đó được gọi là bệnh sốt xuất huyết. Vậy, 50 năm trước, không một ai biết đến căn bệnh này, không một ai ở khu vực Châu Âu. nhưng theo Tổ Chức Sức Khỏe thế giới, giờ đây \bệnh sốt xuất huyết lây lan cho 50 triệu người đến 100 triệu người mỗi năm, và nó gần như bằng cả dân số của nước Anh đang bị lây bệnh mỗi năm. Những số ước tính khác gấp đôi số nói trên về những ca bệnh. Và bệnh sốt xuất huyết đang phát tán một cách chóng mặt Trong vòng 50 năm qua, tỉ lệ mắc bệnh đã tăng gấp 30 lần. Bây giờ để tôi kể cho các bạn nghe một chút về bệnh sốt xuất huyết cho những ai không biết. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang đi nghỉ mát. hãy tưởng tượng bạn đi đến Caribe, hay bạn có thể đi đến Mexico. Bạn có thể đi đến Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Phi, bất kì đâu ở Ả Rập Bạn có thể đi đến Ấn độ, những vùng đất phía Đông. Đó không phải là vấn đề. Nó cũng là một loại muỗi và cùng một căn bệnh. Bạn luôn bị đe dọa. Và thử giả định bạn bị chích bởi một con muỗi mang vi-rút đó trong người. bạn có thể sẽ có những triệu chứng như bệnh cúm. Chúng có thể khá nhẹ. Bạn sẽ thấy buồn nôn, đau đầu, những cơ bắp trên người bạn sẽ thấy rất mệt mỏi. và bạn có thể thật sự thấy xương của mình như đang vỡ vụn ra. và căn bệnh này có một biệt danh, nó được gọi là "sốt vỡ xương" bởi vì đó là cảm giác bạn cảm thấy khi bị căn bệnh. Bây giở, có một thứ vô lý ở đây, đó là ngay khi bạn bi chích bởi con muỗi này, và bị truyền bệnh, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra những kháng thể, vì vậy nếu bạn bị chích lần nữa với cùng liều lượng nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhưng ở đây không phải là một mà là bốn con vi-rút và cùng một hệ thống bảo vệ tạo ra những kháng thế và bảo vệ bạn khỏi những con vi-rut cùng dạng bạn bị trước đó thực sự làm bạn nhạy hơn với ba con vi--rút còn lại. Cho nên lần sau bạn bị sốt xuất huyết, nếu nó là một loại khác, liều lượng khác, bạn sẽ nhạy cảm hơn với căn bệnh, bạn sẽ có xu hướng chịu những triệu chứng nặng nề hơn, và bạn sẽ có thể bị bệnh nặng hơn, sốt xuất huyết hay hội chứng shock. Vì thế bạn không muốn bị sốt xuất huyết 1 lần và bạn chắc chắc không muốn bị lần nào nữa. Vậy tại sao bệnh này phát tán nhanh như vậy? Và câu trả lời là đây. Đây là loài muỗi Aedes aegypti. Đây là loài muỗi-như tên gọi của no. đến từ Bắc Phi, và nó phát tán khắp thế giới. Thực tế một con muỗi chỉ có thể di chuyển khoảng khoảng 200 yard (182.88 mét) trong toàn bộ cuộc đời của nó. Chúng không di chuyển quá xa. Cái mà chúng giỏi đó là đi quá giang, cụ thể là ở dạng trứng. Chúng sẽ đẻ trứng của mình ở những nơi nước sạch, bất cứ hồ nào, bất cứ vũng nước nào, bất cứ ụ nước cho chim nào, bất cứ bồn hoa nào, bất cứ đâu có nước sạch, chúng sẽ đẻ trứng vào đó, và nếu chỗ nước sạch đó gần với nơi trung chuyển, gần với bến cảng, bất cứ đâu gần nơi vận chuyển. những quả trứng đó sẽ được vận chuyển đi khắp thế giới. và đó là chuyện đã xảy ra. Loài người đang vận chuyển những quả trứng ấy đi khắp thế giới, và những con côn trùng này đã càn quét qua hơn 100 quốc gia, và hiện nay có khoảng 2.5 tỉ người sống ở những quốc gia nơi có muỗi sinh sống. Để tôi cho bạn vài ví dụ về độ phát tán nhanh chóng của chuyện này ở mức nào khoảng giữa thế kỉ 70, Brazil đã công bố "Chúng tôi không có bất kì con muỗi Aedes aegyptis nào" và hiện nay họ đang phải tiêu tốn khoảng 1 tỉ đô mỗi năm để cố gắng tiêu diệt những con muỗi, cố gắng kiểm soát chúng, chỉ với 1 loài muỗi. 2 ngày trước, hoặc là hôm qua, tôi cũng không nhớ rõ lắm, tôi thấy tở Reuters báo cáo là Madeira đã có những ca đầu tiên mắc bệnh sốt xuất huyết khoảng 52 ca, với khoảng 400 ca đang tròng vòng nghi vấn. đó là 2 ngày trước. thú vị thay, Madeira có côn trùng đầu tiên vào năm 2005, và bây giờ, vài năm sau, những ca đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết. Vậy có một chuyện bạn thắc mắc là những con muỗi đi đâu, thì bệnh sốt xuất huyết theo đó. Một khi bạn có muỗi trong khu vực của minh, bất cứ ai vào khu vực đó với bệnh sốt xuất huyết, muỗi sẽ chích họ, muỗi sẽ chích ở một nơi nào khác, một nơi nào khác, một nơi nào khác nữa, và bạn có một trận dịch. Vì thế chúng ta phải thật giỏi trong việc tiêu diệt muỗi. ý tôi là điều đó có thể rất khó. Nhưng có hai quy tắc căn bản. Cách thứ nhất là bạn sử dụng thuốc diệt lăng quăng. bạn dùng chất hóa học. Bạn pha vào nước nơi những con lăng quăng sông Hiện nay với môi trường thành thị, việc này càng trở nên khó khăn. bạn phải cho chất hóa học vào từng vũng nước, từng ụ nước, từng thân cây. Điều này thật không thực tế. Cách thứ hai bạn có thể sử dụng là cố giết những con muỗi khi chúng bay quanh. Đây quả thực là một bức tranh không mấy sáng sủa. Đây là cái mà một ai đó đang làm đó là trộn các chất hóa học trong khói và đơn giản là phun hỗn hợp đó vào môi trường. Bạn cũng có thể làm tương tự vời bình xịt. Đây thật sự là 1 việc khó chịu, và nếu có có tác dụng, chúng ta đã không có sự tăng mạnh về muỗi này và cũng không có sự tăng mạnh của bệnh sốt xuất huyết này. Vậy thì nó không hiệu quả lắm, những nó quả thực là thứ tốt nhất chúng ta có hiện nay. Quả thật phải nói rằng biện pháp bảo vệ tốt nhất của bạn và cả của tôi là một cái áo tay dài và có một chút hóa chất DEET lên đó. Vậy giờ chúng ta bắt đầu lại. Hãy cùng tạo ra một sản phẩm, ngay từ lúc bắt đầu, và quyết định cái chúng ta muốn. Rõ ràng chúng ta cần một thứ gì đó hiệu quả trong việc thu nhỏ dân số loài muỗi. Chẳng là gì cả nếu chỉ giết vài con muỗi lẻ ở đây đó. Chúng ta muốn một thứ gì đó có thể làm dân số loài muỗi giảm đáng kể để nó không thể truyền bệnh được. Đương nhiên sản phẩm bạn có phải an toàn với con người. Chúng ta dự định sẽ sử dụng nó trong và xung quanh con người. Nó phải an toàn. Chúng ta không muốn có bất cứ ảnh hưởng lâu dài nào lên môi trường. Chúng ta không muốn làm bất cứ thứ gì mà chúng ta không thể làm lại được. Có thể một sản phẩm tốt hơn sẽ xuất hiện trong vòng 20, 30 năm nữa. Tốt thôi. Chúng ta không muốn một ảnh hưởng xấu lâu dài nào lên môi trường. Chúng ta muốn một thứ gì đấy khá rẻ hoặc phải chăng bởi vì có rất rất nhiều quốc gia liên quan, và đa số các quốc gia là những thị trường đang phát triển, một vài quốc gia là nước đang phát triển, thu nhập thấp, Và cuối cùng, ban muốn thứ gi đó có tác động đến một loài cụ thể. Bạn muốn thoát khỏi những con muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhưng bạn thật sự không muốn giết các loại côn trùng khác. Một số loài khá là có ích, một số loài quan trọng với hệ sinh thái. Loài muỗi thì không. Nó xâm lược bạn. Nhưng bạn không muốn giết tất cả các loại côn trùng khác. bạn chỉ muốn thoát khỏi loài này mà thôi. Và đa số thời gian bạn sẽ thấy những con muỗi này sống trong hay xung quanh nhà bạn, vậy thì - bất cứ thứ gì chúng ta làm phải nhất định tiêu diệt được chúng. Tôi đã vào nhà của nhiều người, vào phòng ngủ, nhà bếp, Hiện tại có hai đặc tính sinh học của loài muỗi giúp ích cho chúng tôi trong dự án này, và đó là, thứ nhất, những con đực thì không chích. Chỉ có muỗi cái là thật sự chích bạn. Những con đực không thể chích bạn, chúng sẽ không chích bạn, chúng không có phần cấu tạo miệng để chích. Chỉ có con cái. Và đặc tính thứ hai là một hiện tượng đó là những con đực thì rất rất giỏi trong việc tìm những con cái Nếu có một con đực bạn thả ra, và nếu có 1 con cái xung quanh, con đực sẽ tìm thấy nó. Cho nên cơ bản là chúng tôi đã sử dụng hai yếu tố đó. Đây là tình huống điển hình, con đực gặp con cái, với rất nhiều con non, Một con muỗi cái sẽ sinh ra khoảng gần 100 trứng một lần, khoảng 500 trứng trong một vòng sống của nó. Bây giờ nếu con đực mang gen gây ra cái chết cho những con non, vậy thì những con non sẽ không sống sót, và thay vì có khoảng 500 con muỗi bay vòng quanh, bạn sẽ chẳng thấy con nào. Và tôi sẽ gọi chúng là những con vô sinh, vì những con non sẽ thật sự chết ở những giai đoạn khác nhau, nhưng tôi sẽ gọi chúng là những con vô sinh từ bây giờ. Nếu bạn có thể thả thêm những con đực vô sinh vào môi trường, thì những con cái sẽ có nhiều khả năng tìm được một con đực vô sinh hơn là một con có thể sinh sản, và bạn sẽ có thể giảm số lượng muỗi xuống. Vậy những con muỗi đực sẽ ra ngoài, chúng sẽ tìm những con cái, chúng sẽ giao phối. Nếu chúng giao phối thành công, vậy thì sẽ không có con non nữa. Nếu chúng không tìm được những con cái, thì chúng cũng sẽchết. Chúng chỉ sống khoảng vài ngày. và đó chính xác là cái chúng ta đang nói tới. Công nghệ này đã được phát triển ở Đại học Oxford vài năm trước. Có một công ty tên Oxitec, chúng tôi đã làm việc trong khoảng 10 năm qua, khá nhiều để phát triển 1 con đường tương tự mà bạn sẽ nhận được với một công ty dược phẩm. Vậy trong khoảng 10 năm đánh giá, kiểm tra để có thể đến giai đoạn mà chúng tôi nghĩ nó đã sẵn sàng. và sau đó chúng đã mang giải pháp ra ngoài, luôn luôn với quy mô cộng đồng địa phương, luôn luôn với sự cho phép cần thiết. Cho đến nay chúng tôi đã có những cuộc thử nghiệm ở những hòn đảo Cayman một hòn đảo nhỏ ở Malaysia, và hai hòn đảo nữa ở Brazil. Và kết quả là gì? Kết quả khá tốt, trong vòng 4 tháng từ ngày được áp dụng chúng tôi đã làm số lượng muỗi trong đa số trường hợp chúng tôi áp dụng cho những ngôi làng khoảng 2000, 3000 người, kích thước nhỏ như vậy thôi -- chúng tôi đã làm số lượng loài muỗi giảm khoảng 85% trong vòng 4 tháng. Và thực tế, những con số sau đó trở nên khó đếm hơn rất nhiều, vì chẳng còn con nào sống sót. Đó là những gì chúng tôi thấy ở Cayman, Đó cũng là thứ chúng tôi thấy ở Brazil, trong những cuộc thử nghiệm khác. Và hiện nay điều chúng tôi đang làm là thông qua 1 quá trình để có thể nhân rộng ứng dụng lên 1 thị trấn khoảng 50,000 người, để chúng tôi có thể quan sát nso hoạt động ở quy mô lớn. và chúng tôi có một đội phát triển ở OXford, hay chỉ ở nam Oxford, nơi chúng tôi thật sự sản xuất ra những con muỗi này. Chúng tôi có thể sản xuất ra chúng, trong không gian lớn hơn cái thảm đỏ này một chút, Tôi có thể sản xuất ra khoảng 20 triệu con một tuần. Chúng tôi có thể vận chuyển chúng khắp thế giới. Nó thật sự không tốn kém, bởi vì nó chỉ như một cốc cà-phê khoảng kích cỡ cốc ca-phê. có thể chứa khoảng 300 triệu trứng. Cho nên tiền đông lạnh không phải là vấn đề lớn nhất của chúng tôi. Vậy chúng . ban có thể gọi đó là nhà máy muỗi. Và đối với Brazil, nơi chúng tôi đã làm vài cuộc thử nghiệm, chính phủ Brazil đã tự mình xây dựng cho họ một nhà máy muỗi, to hơn nhiều cái của chúng tối, và chúng tôi sẽ sử dụng nó để ứng dụng giải pháp ở toàn Brazil. Vậy đó. Chúng tôi gửi những trứng muỗi đi. Chúng tôi phân tách những con đực ra với con cái. Những con đực được cho vào những cái hồ nhỏ và những chiếc xe tải đang đi thẳng xuống những con đường và chúng sẽ phát tán những con đực khi chúng di chuyển. Nó thật sự chính xác hơn thế 1 chút. Bạnmuốn phát tán những con muỗi để chúng có thể bao phủ toàn bộ khu vực của bạn. Vì thế bạn lấy Google Map ra, bạn chia khu vực, tính toán xem những con muỗi sẽ bay xa đến đâu, và chắc chắn rằng bạn đang phát tán đúng số lượng đúng nơi ở khu vực, và bạn quay về. và trong vòng một khoảng thời gian, bạn sẽ thu nhỏ dân số muỗi. Chúng tôi cũng đã làm thế trong nông nghiệp. Chúng ta có vài loài khác nhau trong nông nghiệp và tôi mong rằng sớm thôi, chúng ta có thể nhận được những quỹ hỗ trợ để chúng ta có thể quay lại và bắt đầu quan tâm đến sốt rét. Đây chính là nơi chúng ta đứng ở hiện tại, và tôi chỉ còn vài ý cuối cùng, chính là một cách khác mà trong đó sinh học đang trở thành trợ thủ cho hóa học trong một vài lợi ích xã hội và những giải pháp sinh học này đang phát triển với nhiều dạng khác nhau, và khi bạn nghĩ về tái cấu trúc gen, chúng ta nay đã có những enzym cho những quá trình công nghiệp, enzym, những enzym tái cấu trúc gene trong thức ăn. Chúng ta có ngô G.M, chúng ta có dược phẩm, chúng ta có những vaccin mới, tất cả đều sử dụng gần như cùng một công nghệ, nhưng với những kết quả khác nhau. Và tôi thật sự rất vui mừng, tất nhiên rồi. Tôi rất vui đặc biệt vì công nghệ cũ không hoạt động tốt hay không thật sự được chấp nhận. Và mặc dù những phương thức là giống nhau, những kết quả là rất khác nhau, và nếu bạn lấy giải pháp của chúng tôi, lấy ví dụ thế, và bạn so sánh nó với lương thực G.M, cả hai phương thức đều cố gắng tạo ra những lợi ích to lớn. Cả hai đều có những ưu điểm, đó là chúng ta cố gắng giảm thiểu đáng kể thuốc bảo vệ thực vật Nhưng tronng khi lương thực gene G.M cố gắng bảo vệ đất, ví dụ, và cho nó ưu điểm, cái chúng tôi thực sự làm là lấy những con muỗi và cho chúng một bất lợi lớn nhất chúng có thể có đó là làm cho chúng không còn khả năng sinh sản hiệu quả. Vì thế đối với loài muỗi, đó là điểm chết. Cám ơn rất nhiều (vỗ tay) Nếu như các bạn vẫn theo dõi tin tức bạn hẳn đã nghe về 1 nhóm thiên thạch khổng lồ ...chuẩn bị lao vào nước Mỹ... ... trong vòng 50 năm tới. Ý tôi không phải là thiên thạch thật bằng đá và kim loại . Đó thực sự không phải là 1 vấn đề,.. vì nếu tất cả sẽ chết thật... thì chúng ta sẽ gạt những khác biệt sang 1 bên dành thời gian cho nó và chúng ta sẽ tìm ra cách để làm chệch hướng nó. Tôi đang nói tới những vấn đề chúng ta đang đối mặt, nhưng chúng lại được bao bọc trong một trường năng lượng đặc biệt điều đó làm phân cực chúng ta và vì thế làm chúng ta bị tê liệt Tháng 3 vừa qua, tôi có tham gia một hội nghị TED, và tôi nghe Jim Hansen diễn thuyết, một nhà khoa học NASA người đầu tiên đưa ra cảnh báo về hiện tượng nóng lên toàn cầu trong những năm 1980, và có vẻ như những dự đoán của ông ấy lúc đó đang trở thành sự thật Đây là biểu đồ cho thấy sự gia tăng nhiệt độ của trái đất, và nếu cứ tiếp tục như thế này, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 4- 5 độ C vào cuối thế kỉ này. Hansen cũng cho biết mực nước biển sẽ tăng thêm 5 mét Đây là những gì sẽ xảy ra khi mực nước biển tăng thêm 5 mét Những thành phố có địa thế thấp trên toàn thế giới sẽ biến mất chỉ trong một đời người của những đứa trẻ nếu chúng được sinh ra hôm nay. Hansen kết thúc bài diễn thuyết của mình với câu nói, "Hãy tưởng tượng một thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái Đất. Và đó là điều mà chúng ta đang phải đối mặt lúc này. Tuy nhiên, chúng ta do dự, vẫn chưa có hành động nào để làm chệch hướng thiên thạch cả, mặc dù biết rằng đợi càng lâu, thì mọi thứ sẽ càng khó khăn và đắt đỏ hơn." Tất nhiên, một bên muốn hành động, nhưng một bên lại phủ nhận những vấn đề đang tồn tại Tôi trở về từ phiên hội nghị và một tuần sau đó, tôi được mời đến dự một buổi tiệc tối tại Washington, D.C., nơi mà tôi biết là mình sẽ gặp rất nhiều nhà trí thức bảo thủ, bao gồm Yuval Levin, và để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, tôi đã đọc một bài viết của Levin tại Bộ Nội Vụ có tựa đề "Vượt ra ngoài chính sách phúc lợi" Levin viết rằng trên khắp thế giới nhiều quốc gia đang nhìn nhận sự thật đó là phúc lợi ở các nước xã hội dân chủ đang trở nên bất ổn và mất khả năng thanh toán, phụ thuộc vào tình hình kinh tế mơ hồ và mô hình dân số từ những thời kì xa xưa Được rồi, điều này nghe có vẻ không kinh dị như thiên thạch, nhưng hãy nhìn những biểu đồ mà Levin đưa ra. Biểu đồ này nói về nợ công như một tỉ lệ phần trăm của GDP ở Mỹ và như bạn thấy ở đây, nếu các bạn quay trở lại thời kì khởi đầu, chúng ta đã vay mượn rất nhiều tiền để chống lại Các cuộc chiến tranh cách mạng. Chiến tranh rất tốn kém. Nhưng sau đó, chúng ta đều có thể trả hết nợ nần. sau đó, ồ, chuyện gì thế này? Nội chiến. Thậm chí còn tốn kém hơn. Vay rất nhiều tiền, trả nợ, trả nợ, trả nợ, trả đến khi gần hết nợ, thì, bang! Thế Chiến I. Quá trình trên một lần nữa lặp lại. Bây giờ thì ta có cuộc Đại khủng hoảng và Thế Chiến II. Chúng ta đã đat đến mức độ khá cao với chỉ số GDP vào khoảng 118% rất không bền vững và nguy hiểm. Nhưng chúng đã trả nợ, trả nợ, trả nợ, và sau đó là gì? Tại sao số nợ lại tăng lên từ những năm 70? Một phần là do cắt giảm thuế mà không được cấp thêm vốn, nhưng chủ yếu là do sự gia tăng chi tiêu cho các quyền lợi con người, đặc biệt là về Y tế. Chúng ta đang tiến gần đến thời kì nợ nần như trong Thế chiến II, Các thế hệ trước thậm chí còn chưa nghỉ hưu và đến khi họ về hưu, đây là những gì sẽ xảy ra Số liệu này lấy từ văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa kỳ đưa ra dự báo thực tế nhất về những điều có thể xảy ra nếu tình hình hiện tại và những kì vọng và những xu hướng này kéo dài. Được rồi, bây giờ bạn có thể nhìn thấy hai biểu đồ này giống hệt nhau, nếu không nói về chiều x-y hoặc về những dữ liệu mà chúng thể hiện, mà nói về hàm ý đạo đức và chính trị, chúng thể hiện những điều giống nhau. Để tôi giải thích lại cho các bạn nghe. "Chúng ta sẽ phải chịu số phận bi đát trừ khi chúng ta hành động ngay bây giờ." Có chuyện gì với những người ở phía bên kia chiến tuyến vậy? "Các bạn không nhìn thấy hiện thực kia sao? Nếu không muốn giúp đỡ, làm ơn tránh ra đi" Chúng ta có thể làm chệch hướng những thiên thạch này. Những vấn đề này đều có thể xử lí được về mặt kĩ thuật Vấn đề và cũng chính là bi kịch của chúng ta - trong những lần gặp gỡ của những siêu đảng phái có một thực tế xảy ra đó là khi một bên nói rằng, "Nhìn xem, chúng ta tìm thấy một thiên thạch " thì bên kia sẽ nói, "Hả? Cái gì cơ? Không đâu. Tôi thậm chí sẽ không tìm kiếm nó. Không đời nào." Để biết tại sao việc này lại xảy đến với chúng ta, và chúng ta có thể làm được gì, chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về tâm lí đạo đức. Vì vậy, tôi, một nhà tâm lí học xã hội, và tôi nghiên cứu về đạo đức và một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của đạo đức đó là đạo đức rằng buộc và mù quáng. Nó ràng buộc ta vào một vòng tròn với những giá trị thiêng liêng nhưng qua đó cũng làm chúng ta mù mờ trước thực tế khách quan. Hãy nghĩ như thế này. Việc liên kết qui mô lớn cực kì hiếm trên hành tinh này. Chỉ có một vài giống loài có thể làm được điều này. Đó là một tổ ong, Đó là một gò mối. Một gò mối khổng lồ. Và khi bạn tìm kiếm điều này ở những loài động vật khác, câu chuyện cũng tương tự vậy. Chúng luôn là con cháu của một con chúa đầu đàn duy nhất, vì vậy chúng cùng hội cùng thuyền. Chúng phát triển hoặc giảm thiểu, chúng sống hay chết, như một tổng thể. Chỉ có duy nhất một giống loài duy nhất trên hành tinh có thể làm được điều này mà không cần quan hệ thân thích, và đó là, dĩ nhiên rồi, là chúng ta. Đây là công trình trùng tu di tích Babylon, và đây là Tenochtilan. Bây giờ xem chúng ta đã làm như thế nào vậy? Chúng ta đã thay đổi như thế nào từ chỉ biết săn bắn hái lượm 10,000 năm trước đến xây dựng những thành phố khổng lồ như thế này chỉ trong vòng mấy nghìn năm? Đó là điều kì diệu, và để lý giải cho điều này chính là khả năng khoanh vùng những giá trị thiêng liêng. Như bạn thấy, những ngôi đền và các vị thần đóng vai trò quan trọng trong tất cả các nền văn minh cổ đại Đây là bức ảnh của người Hồi Giáo xung quanh Kaaba ở Mecca. Đây là một hòn đá thiêng, và khi mọi người cùng nhau đứng xung quanh nó họ kết nối với nhau, tin tưởng lẫn nhau, và họ trở thành một. Như khi bạn cho dòng điện chạy qua một cuộn dây trong cuộn dây sẽ xuất hiện từ trường Khi con người đứng thành vòng tròn, họ tao ra dòng điện. Chúng ta thích đứng vòng tròn xung quanh một thứ gì đó. Chúng ta đứng vòng tròn quanh quốc kì và sau đó chúng ta có thể tin tưởng nhau. Chúng ta có thể chiến đấu như một đội, một khối. Nhưng thậm chí khi đạo đức ràng buộc con người lại với nhau, thành một nhóm, vòng tròn này cũng che mắt họ. Nó làm họ xuyên tạc hiện thực. Chúng ta bắt đầu phân chia thành phe tốt với xấu. Quá trình đó khá thú vị. Thật sự thấy thỏa mãn. Nhưng nó lại là biến dạng tổng thể của thực tại. Bạn có thể thấy từ trường đạo đức hoạt động trong Quốc hội Mỹ, Đây là biểu đồ chỉ ra mức độ bầu cử tại Quốc hội giảm mạnh về phía trục trái-phải vì vậy nếu bạn biết ai theo Đảng cộng hòa hoặc Đảng bảo thủ, bạn sẽ biết chính xác cách họ bầu cử về những vấn đề trọng đại. Và điều bạn có thể nhìn thấy là, hàng thập kỉ sau Nội Chiến, Quốc hội bị phân chia rõ ràng, như bạn có thể đoán được, tăng cao hết mức có thể. Nhưng sau Thế Chiến thứ 2, mọi thứ đều tuột dốc và chúng ta đạt đến mức độ thấp lịch sử của sự phân cực Đó đã từng là thời kì hoàng kim của đa đảng, ít nhất về khả năng hợp tác của các đảng và giải quyết những vấn đề quốc gia Nhưng trong những năm 1980, 1990, trường điện từ xuất hiện trở lại. Sự phân cực tăng lên. Ngày trước thường là đảng bảo thủ, ôn hòa và tự do cùng làm việc tại Quốc hội. Họ có thể tự sắp xếp, thành lập ủy ban đa đảng nhưng trường điện từ đạo đức đã làm đảo lộn tất cả trường lực tăng lên, Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa hình thành. Điều này làm cho việc kết giao, hay việc hợp tác càng trở nên khó khăn hơn. Những người đã nghỉ hưu cho rằng điều này giống như cuộc chiến giữa các băng đảng vậy. Có ai chú ý đến việc có đến 2 trên 3 cuộc tranh luận mà Obama đeo cà vạt xanh còn Romney dùng màu đỏ? Bạn có biết tại sao họ lại làm vậy không? Để cho Bloods và Crips biết nên bầu cho bên nào mà thôi (Cười lớn) Sự phân cực mạnh mẽ nhất xảy ra giữa những nhà chính trị ưu tú của chúng ta. Không ai nghi ngờ về việc điều này đang xảy ra tại Washington. Nhưng có một số người nghi ngờ rằng nó có đang xảy ra trong xã hội hay không. Trong 12 năm gần đây, điều này càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Hãy nhìn vào số liệu được lấy từ Cuộc khảo sát bầu cử quốc gia tại Mỹ. Trong cuộc khảo sát này, họ hỏi về một thứ được gọi là mức độ cảm giác nhiệt kế. Bạn cảm thấy sự ấm áp hay lạnh lùng về người Mỹ bản địa hoặc quân sự, hay Đảng Cộng Hòa Đảng Dân Chủ, tất cả mọi thứ về cuộc sống ở Mỹ. Dòng màu xanh miêu tả về mức độ ấm áp mà những người thuộc Đảng Dân Chủ cảm nhận về đảng Dân Chủ, và người ta yêu thích họ. Mức độ đánh giá là 70 trên 100. Người thuộc Đảng Cộng Hòa thích Đảng Cộng Hòa. Cũng không ngạc nhiên lắm. Nhưng nếu bạn nhìn vào mức độ đánh giá chéo các Đảng, bạn sẽ thấy mức độ thấp hơn, nhưng thật ra khi tôi nhìn thấy những dữ liệu này lần đầu tôi cũng rất ngạc nhiên. Thật ra nó không tệ lắm. nhưng nếu bạn quay về thời kì quản lí của Carter, thậm chí Reagan, người ta đánh giá những đảng khác nhau ở mức 43,45. Cũng không tệ lắm. Nó chỉ hạ xuống rất nhẹ nhàng thôi, nhưng nhìn xem điều gì đã xảy ra vào thời kì George W.Bush và Obama. Tuột dốc không phanh. Có điều gì đó đã xảy ra ở đây. Ý thức phân cực lại trở lại, và hiện nay, gần đây nhất, Người Đảng Dân chủ không thích người Đảng Cộng Hòa. Người Đảng Cộng Hòa không ưa người Đảng Dân Chủ. Chúng ta đang thay đổi. Ý thức phân cực đang ảnh hưởng tới chúng ta. Tương tự như việc hình thành hai đại dương và chia rẽ toàn đất nước, chia lãnh thổ làm hai miền như Bloods và Crips vậy. Có rất nhiều lí do giải thích cho việc này, và có nhiều điều ta không thể thay đổi được. Chúng ta sẽ không bao giờ được tham dự lớp học chính trị được rèn luyện bởi kinh nghiệm chiến đấu cùng nhau trong Thế Chiến II chống lại kẻ thù chung. Chúng ta sẽ không bao giờ có lại thời kì chỉ có ba đài truyền hình duy nhất, tất cả đều rất hòa thuận với nhau. Và chúng ta sẽ không bao giờ còn một nhóm lớn các đảng viên Đảng Dân Chủ phía nam và các đảng viên Đảng Cộng hòa phía bắc làm mọi chuyện đơn giản đi, những sự kết hợp giữa các đảng với nhau. Vì rất nhiều lí do, mà những thập kỉ sau Thế Chiến II đã trở thành thời kì lịch sử bất thường. Chúng ta sẽ không bao giờ trở lại được thời kì sự phân cực ở mức thấp nhất nữa. Tôi tin như vậy. Nhưng chúng ta cũng có thể làm được nhiều thứ. Có hàng tá hàng tá những cải cách mà chúng ta có thể làm để giúp mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, vì có rất nhiều sự rối loạn có thể được tìm ra trực tiếp những điều mà Quốc hội đã làm vào những năm 1990 đó là tạo ra một tổ chức phân cực mạnh mẽ hơn rối loạn hơn. Những thay đổi này được nhắc đến trong rất nhiều cuốn sách. Có hai quyển sách mà tôi muốn giới thiệu, và chúng liệt kê rất nhiều cái cách. Tôi sẽ nhóm chúng vào ba nhóm lớn ở đây. Nếu bạn nghĩ rằng đây là vấn đề của sự rối loạn, siêu phân cực, thì bước đầu tiên chính là làm những gì bạn có thể làm để càng ít những siêu đảng phái được bầu cử lần đầu tiên, và khi bạn đóng lại bầu cử đảng sơ bộ, và chỉ có những đảng viên của Đảng Cộng hòa và Dân chủ được bầu cử, bạn đang đề cử và lựa chọn những người thuần túy theo đảng phái đó. Vì vậy bầu cử sơ bộ sẽ làm cho vấn đề bớt nghiêm trọng đi rất nhiều. Nhưng vấn đề không đơn giản là chúng ta sẽ chọn những người xấu cho Quốc hội. Theo kinh nghiệm bản thân, và từ những gì tôi nghe được từ những thành viên trong Quốc hội, phần lớn mọi người làm việc ở Quốc hội là những người tốt, chăm chỉ, và thông minh, họ thật sự muốn giải quyết mọi vấn đề nhưng một khi họ tới được đó họ thấy mình bị ép buộc chơi một trò chơi với phần thưởng là siêu đảng phái và trừng phạt những tư tưởng độc lập. Bạn bước ra khỏi ranh giới, bạn bị trừng phạt. Có rất nhiều cải cách mà chúng ta có thể làm để đảo ngược lại vấn đề này. Ví dụ như Quyền" Công Dân" là một tai họa, vì điều này đồng nghĩa với việc dí khẩu súng bằng tiền vào đầu bạn, và nếu bạn bước ra khỏi ranh giới, nếu bạn cố gắng chạm tới phía bên kia, sẽ có hàng tấn tiền được trả cho đối thủ của bạn để làm cho mọi người nghĩ rằng bạn là một người tồi tệ bằng những cách quảng cáo tiêu cực. Nhưng lớp thứ ba của cái cách chính là việc chúng ta phải thay đổi bản chất mối quan hệ xã hội trong Quốc hội. Những chính trị gia mà tôi từng gặp là những người thực sự hướng ngoại, thân thiện, và là những người có kĩ năng xã hội tuyệt vời và đó là bản chất của chính trị. Bạn phải tạo dựng được mối quan hệ, hợp tác làm ăn, và bạn phải biết nịnh hót, tâng bốc bạn phải sử dụng kĩ năng của bản thân, và đó là luôn là cách mà chính trị hoạt động. Nhưng từ đầu những năm 1990, khi Hạ viện lần đầu tiên thay đổi lịch trình pháp lí vì vậy các công việc về cơ bản phải hoàn thành vào giữa tuần. Ngày nay, các Nghị sĩ làm việc vào sáng thứ Ba, họ chiến đấu trong 2 ngày, sau đó trở về nhà vào chiều thứ Năm. Họ không chuyển gia đình tại các Quận lớn. Họ không gặp gỡ vợ chồng hoặc con cái của người khác. Không có thêm một mối quan hệ nào cả. Và khi cố gắng gia nhập Quốc hội mà không có mối quan hệ xã hội nào thì cũng giống như việc chạy một chiếc xe mà không có xăng vậy. Chúng ta có nên thấy bất ngờ khi tất cả những việc này đều đóng băng bị tê liệt và phân cực? Chỉ cần một thay đổi đơn giản trong lịch trình pháp lí ví dụ như có công việc xảy ra trong 3 tuần lễ và họ có 1 tuần nghỉ ngơi và về nhà, có thể làm thay đổi mối quan hệ cơ bản trong Quốc hội. Có rất nhiều việc ta có thể làm, nhưng ai là người sẽ thúc đẩy mọi người thực hiện? Có một vài nhóm đang làm điều này. Nhóm No Labels và Common Cause, có những ý tưởng rất hay về những thay đổi chúng ta cần thực hiện làm cho chế độ dân chủ trở nên có trách nhiệm và Quốc hội trở nên hiệu quả hơn. Nhưng tôi muốn bổ sung thêm những việc làm của họ với một chút mẹo tâm lí như thế này. Không có điều gì có thể kéo con người lại gần nhau như một mối đe dọa chung cả hoặc một cuộc tấn công, và đặc biệt là cuộc tấn công từ kẻ thù nước ngoài, trừ khi, dĩ nhiên rồi, mối đe dọa đó tấn công cái gọi là phân cực tâm lí của chúng ta, trong trường hợp, như tôi đã nói, nó có thể kéo chúng ta ra xa nhau hơn. thỉnh thoảng một mối đe dọa có thể phân chia chúng ta, như ta đã thấy. Nhưng nếu trong trường hợp chúng ta đối mặt không chỉ một mà thực ra nhiều mối đe dọa như vậy khi mà có rất nhiều thứ khó khăn nhào đến, như kiểu "Chuẩn bị bắn, nào mọi người, chúng ta phải làm điều này với nhau, bắt đầu bắn." Bởi vì, thực tế rằng, chúng ta cùng nhau đối mặt với vấn đề. Ở đó chúng ta là một quốc gia. Và đây là một vấn đề khác nữa. Chúng ta cùng nhìn những phiên bản khác nhau của biều đồ này đúng vậy, nó chỉ ra những thay đổi về mức độ giàu có từ năm 1979, và như bạn thấy ở đây, tất cả những thành quả này đạt tới top 20%, và đặc biệt hơn là top 1%. Sự mất bình đẳng phát triển có liên quan đến rất nhiều vấn đề đối với nền dân chủ quốc gia. Đặc biệt, nó phá hủy khả năng tin tưởng người khác của con người, khả năng cảm nhận rằng chúng ta ở cùng một con thuyền, vì rõ ràng là chúng ta không như thế. Một vài người đang ngồi ở đó một cách an toàn trong chiếc du thuyền tư nhân to tướng. Những người khác thì đang cố bám vào những mảnh gỗ nhỏ. Chúng ta không cùng một con thuyền, nghĩa là không ai sẵn sàng hy sinh vì lí tưởng chung. Phía cánh tả đang gào thét về vấn đề này trong 30 năm ròng, còn phía cánh hữu thì nói" Hả? Cái gì cơ? Ô chẳng có vấn đề gì. Không có vấn đề gì." Bây giờ, Tại sao điều này lại xảy đến với chúng ta? Tại sao sự bất bình đẳng lại gia tăng? Một trong những lí do lớn nhất, sau sự toàn cầu hóa, thực ra là vấn đề thứ tư rồi, đó là gia tăng tỉ lệ sinh con ngoài giá thú. Biểu đồ này chỉ ra sự tăng nhẹ trong tỉ lệ sinh con ngoài giá thú từ những nhăm 1960, Phần lớn những đứa trẻ gốc Tây Ban Nha hoặc da đen được sinh ra bởi những người mẹ chưa kết hôn. Những đứa trẻ da trắng rồi cũng sẽ như vậy. Trong một thập kỉ, hoặc là hai, phần lớn trẻ em Hoa Kỳ được sinh ra trong một gia đình không có người cha. Nghĩa là gia đình này có ít tiền hơn. Nhưng không chỉ vấn đề tiền bạc. Đó cũng là cuộc chiến giữa ổn định và hỗn loạn. Theo tôi được biết với những trẻ em đường phố ở Brazil, bạn trai của những người Mẹ rất nguy hiểm đối với bọn trẻ. Bây giờ phía cánh hữu đang gào thét về vấn đề này từ những năm 1960, và phía bên cánh tả thì nói "Đó không phải là vấn đề. Không phải là một vấn đề." Phía bên trái đã rất miễn cưỡng nói rằng, việc hôn nhân thực ra là tốt cho phụ nữ và trẻ em. Để tôi nói rõ nhé. Tôi không đổ lỗi cho những người phụ nữ. Tôi phê bình những người đàn ông nhiều hơn. những người không có trách nhiệm với những đứa con của mình và cả hệ thống kinh tế làm cho điều này càng khó khăn hơn cho người đàn ông kiếm đủ tiền để nuôi con của họ. Nhưng ngay cả khi bạn không đổ lỗi cho ai cả thì nó vấn đề cấp quốc gia, và một bên thì quan tâm nhiều hơn so với bên còn lại. Tờ New York Times cuối cùng cũng đã chú ý đến vấn đề này với câu chuyện được đăng trên trang đầu vào tháng 7 vừa rồi nói về việc suy giảm hôn nhân dẫn đến sự bất bình đẳng. Chúng ta đang trở thành một quốc gia với hai tầng lớp. Khi người Mỹ học đại học và cưới một người khác, tỉ lệ họ li hôn là rất thấp. Họ kiếm được nhiều tiền hơn, họ đầu tư chúng vào những đứa con của mình, một vài người trở thành hổ mẹ, những đứa trẻ được nuôi dạy với tất cả khả năng của họ, và bọn trẻ tiếp tục trở thành 2 dòng trên cùng của biểu đồ này. Và sau cùng những người khác: bọn trẻ không được hưởng lợi ích từ những cuộc hôn nhân ổn định, những đứa trẻ không được đầu tư không được lớn lên trong môi trường ổn định, và chúng trở thành ba dòng cuối cùng của biểu đồ đó. Một lần nữa, chúng ta nhìn hai biểu đồ này và cùng nói về một vấn đề. Trước đó chúng ta đã tìm ra vấn đề, chúng ta bắt đầu làm việc với nó chúng ta đã làm được một số thứ, và có vấn đề gì không khi mọi người không nhìn thấy nỗi lo lắng của tôi? Nhưng nếu tất cả mọi người đều bỏ qua sự mù quáng trong quan điểm đảng phái, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng hai vấn đề này thực sự đã được đề cập đến cùng môt lúc. Nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến đầu vào của sự bất bình đẳng, ban có thể muốn nói chuyện hợp với một số nhóm truyền giáo Đạo Thiên Chúa đang làm việc để thúc đẩy hôn nhân. Nhưng sau khi bạn được dẫn đến một vấn đề rằng, phụ nữ không muốn cưới một ai đó không có việc làm. Nếu bạn thật sự quan tâm đến việc củng cố gia đình, bạn có thể muốn nói chuyện với ai trong nhóm cộng hòa những người đang đẩy mạnh sự bình đẳng trong giáo dục, những người đang làm gia tăng những làn sóng nhỏ nhất những người đang tìm cách ngăn cản những người đàn ông bị mắc kẹt trong hệ thống tư pháp hình sự và bị đưa ra khỏi thị trường hôn nhân trong suốt cuộc đời mình. Kết luận lại, có ít nhất bốn vấn đề đang ở trước mắt chúng ta. Bao nhiêu người có thể nhìn ra bốn vấn đề đó? Hãy giơ tay lên ngay bây giờ nếu bạn sẵn sàng thừa nhận rằng cả bốn đều là những vấn đề quan trọng. Làm ơn hãy giơ tay lên ạ. Vậy là phần lớn mọi người đều nghĩ như vậy. Vậy thì xin chúc mừng, các bạn là những thành viên đương nhiệm của câu lạc bộ Asteriods, nơi mà tất cả những người Mỹ sẵn sàng thừa nhận rằng có một bên đã thực sự chỉ ra vấn đề. Trong câu lạc bộ Asteroids này, chúng ta không bắt đầu bằng việc tìm kiếm một sân chơi chung Ý kiến chung rất khó để tìm thấy. Không, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tìm ra những mối đe dọa chung vì những mối đe dọa này tạo nên sân chơi chung. Tôi quá ngây thơ sao? Quá ngây thơ để nghĩ rằng mọi người có thể bỏ thanh kiếm của họ xuống và phía cánh tả cũng như phía cánh hữu đồng lòng làm việc với nhau? Tôi không nghĩ như vậy, vì nó đang xảy ra, không thường xuyên, nhưng có rất nhiều ví dụ để chỉ ra điều này. Có một việc ta có thể làm. Bởi vì người Mỹ dù ở bên nào cũng quan tâm đến sự giảm sút về lễ nghi và họ đã tạo ra cả tá tổ chức ở tất cả các cấp, ví dụ như, xuống tới những tổ chức địa phương, ví dụ như To the Village Square ở Tallahassee, bang Florida, nơi đang cố gắng mang những người dẫn đầu của bang cùng nhau tạo điều kiện sắp xếp lại mối quan hệ giữa người với người để giải quyết những vấn đề ở Florida. Người Mỹ ở cả hai bên đều quan tâm đến nạn đói toàn cầu và bệnh AIDS, và rất nhiều vấn đề nhân đạo, tự do và truyền giáo thực sự là những đồng minh tự nhiên, và lúc đó mọi người thực sự làm việc với nhau để giải quyết những vấn đề này. Và bất ngờ hơn, họ có khi còn để mắt công lí tội phạm. Ví dụ, tỉ lệ bắt giữ, dân số tù nhân tại đất nước đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 1980. Và bây giờ là thảm họa xã hội, và những người đảng cộng hòa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Trung tâm luật dành cho người nghèo ở phía nam thường xuyên đấu tranh đối với những khu phức hợp nhà tù-công nghiệp để ngăn chặn hệ thống này ngày càng liên quan đến những thanh niên trẻ nghèo khó. Nhưng những người đảng dân chủ có hài lòng với điều này không? Grover Norquist thì không, bởi vì hệ thống này tiêu tốn một số tiền không thể tưởng tượng nổi. Và vì vậy những khu phức hợp nhà tù- công nghiệp làm phá sản quốc gia, ăn mòn linh hồn của chúng ta nhóm bảo thủ tài chính và bảo thủ Thiên Chúa cùng nhau lập nên một nhóm gọi là "Right on Crime." Và vào thời điểm họ làm việc với trung tâm luật cho những người nghèo ở phía nam để phản đối việc xây dựng nhà tù mới và tạo nên những cải cách để làm cho hệ thống công lí có hiệu quả và nhân đạo hơn. Điều này có thể. Chúng ta có thể làm được. Vì vậy chúng ta đến cuộc chiến này, không phải để đánh nhau, mà là để bắt đầu làm chệch hướng những vấn đề khác. Và nhiệm vụ đầu tiên là khiến cho Quốc hội tự cải cách lại, trước khi quá muộn cho đất nước của chúng ta. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay). Thật tuyệt với khi được ở đây để nói về cuộc hành trình của tôi, để nói về cái xe lăn và sự tự do mà nó đã mang đến cho tôi. Tôi bắt đầu dùng xe lăn 16 năm trước khi một căn bệnh khéo dài thay đổi cách tôi tiếp cận thế giới. Khi tôi bắt đầu dùng xe lăn, nó là một sự tự do lớn lao Tôi đáng lẽ đã thấy cuộc đợi mình trượt đi và bị giới hạn. Nhưng nó như có một món đồ chơi mới. Tôi lại có thể lượt quanh và cảm nhận làn gió vuốt má mình một lần nữa. Chỉ ra ngoài phố cũng đã rất tuyệt vời. Mặc dù tôi có niềm vui và sự tự do mới mẻ này, phản ứng của mọi người đối với tôi đã thay đổi. Nó như họ khong còn nhìn thấy tôi nữa, cứ như có bức màn vô hình che phủ xuống. Họ dường như nhìn tôi với những giả thuyết của họ về những gì người ta phải trải qua khi dùng xe lăn. Khi tôi hỏi mọi người về những liên hệ họ nghĩ tới với xe lăn, họ dùng những từ như "giới hạn", "sợ hãi" "đáng thương" và "gò bó" Tôi nhận ra tôi đã cho những câu trả lời này vào lòng mình và nó đã thay đổi tôi về mặt cốt lõi. Một phần của tôi đã trở nên cách xa với chính mình. Tôi đã nhìn nhận bản thân mình không còn qua quan điểm của chính mình nữa mà rõ nét và liên tục từ góc nhìn của những câu trả lời gửi đến tôi. Từ đó, tôi biết mình phải tạo nên câu chuyện của bản thân về trải nghiệm này, một câu chuyện mới để dành lại bản sắc con người mình. ["Tìm đến tự do: Bằng cách tạo nên câu chuyện của chính mình chúng ta học cách coi trọng các từ ngữ của đời mình nhưng cái cách chúng ta "chính thức" kể" - Davis 2009, TEDx Women"] Tôi bắt đầu làm các công việc với mục đích là truyền tài một phần niềm vui và tự do tôi cảm nhận được khi sử dụng xe lăn-- 1 cái ghế quyền lực -- để thỏa hiệp với thế giới. Tôi đã làm việc để biến những trả lời bị cho vào đầu tôi, để biến đổi cái dự tưởng mà đã hình thành lên con người tôi khi tôi bắt đầu dùng xe lăn, bằng cách tạo ra những bức ảnh không tưởng. Xe lăn trở thành đối tượng để vẽ và chơi cùng. Khi tôi bắt đầu, theo nghĩa đen, để lại dấu vết của niềm vụi và tự do của mình thật thú vị khi nhìn thấy những phản ứng đầy thích thú và ngạc nhiên từ mọi người. Nó dường như mở ra những quan điểm mới, và từ đó là sự chuyển dịch về mẫu hình. Nó cho thấy rằng những hoạt động nghệ thuật có thể làm lại bản sắc của một con người và thay đổi những dự tưởng có được do hình dung những gì quen thuộc. Khi tôi bắt đầu lặn năm 2005, Tôi nhận ra đồ dùng lặn nới rộng phạm vi hoạt động giống hệt như xe lăn, Nhưng những liên hệ gắn với đồ dùng lặn là những từ gợi sự phấn khích và mạo hiểm, khác hoàn toàn với phản ứng về xe lăn. Nên tôi nghĩ: "Không biết điều gì sẽ xảy ra nếu tôi kết hợp hai điều này lại với nhau?" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và cái xe lăn dưới nước từ ý tưởng trên đã dẫn tôi trên một hành trình tuyệt vời nhất trong 7 năm qua. Để cho các bạn một suy nghĩ xem nó như thế nào, Tôi muốn chia sẻ với các bạn 1 trong những kết quả từ việc tạo nên cảnh này, và cho các bạn thấy hành trình tuyệt với mà nó đã dẫn tôi đến. (Nhạc) (Vỗ tay) Nó là trải nghiệm tuyệt với nhất, vượt qua tất cả những điều mà tôi đã trải qua trong đời. Tôi đã thực sự có sự tự do để di chuyển trong 360 độ của không gian và một trải nghiệm ngất ngây của niềm vui và sự tự do. Và điều tuyệt vời bất ngờ là người khác có vẻ như nhìn và cảm nhận được điều đó. Ánh mắt của họ sáng lên, và họ nói những điều như, "Tôi muốn một cái đó" hay "Nếu bạn có thể làm việc kia thì tôi có thể làm bất kì điều gì" Và tôi nghĩ rằng, Nó là bởi vì trong khoảnh khắc họ nhìn thấy 1 vật mà họ không có mẫu hình để liên tưởng đến, hay quá vượt trội mẫu hình liên tưởng của họ đối với cái xe lăn, họ phải có 1 lối suy nghĩ hoàn toàn mới. Và tôi nghĩ cái giây phút của những suy nghĩ hoàn toàn mới có lẽ tạo ra sự tự do mà tỏa khắp tới cuộc đời của những người khác. Đối với tôi, điều này có nghĩa rằng họ nhìn ra giá trị của sự khác biệt, niềm hạnh phúc mà nó mang lại thay vì tập trung vào sự mất mát hay hạn chế, chúng ta nhìn và phát hiện ra sức mạnh và niềm vui trong việc nhìn thế giới từ những góc nhìn mới. Đối với tôi, xe lăn trở thành 1 phương tiện để biến đổi. Thực tế, hiện giờ tôi gọi chiếc xe lăn duới nước là "Portal" ("Cánh cổng") bởi vì nó đã thực sự đẩy tôi đến một cách sống mới, đến 1 không gian mới và đến với 1 tầm nhận thức mới. Và một điều nữa là, vì chưa ai nghe hay nhìn thấy 1 cái xe lăn dưới nước từ trước đến nay, và tạo nên hình ảnh này chính là tạo ra một cách mới để nhìn, để sống và để hiểu, giờ bạn đã có khái niệm này trong đầu. Bạn cũng là 1 phần của tác phẩm nghệ thuật ấy. (Vỗ tay) Xin chào! Tên tôi là Jarrett Krosoczka. Tôi kiếm sống bằng nghề viết và vẽ minh họa sách trẻ em. Nghề chính của tôi là dùng trí tưởng tượng của mình. Nhưng trước khi tôi kiếm sống bằng tưởng tượng, chính tượng tượng đã cứu sống tôi. Khi còn nhỏ, tôi yêu thích vẽ. Và nghệ sĩ tài năng nhất tôi từng biết là mẹ của tôi, nhưng bà bị nghiện ma túy. Khi bố mẹ bạn là con nghiện, nó gần giống như việc cậu bé Charlie Brown cố chơi đá bóng, vì mỗi lần muốn thể hiện tình yêu với người đó mỗi lần muốn được nhận tình yêu từ người đó, mỗi lần bạn mở rộng tấm lòng, là một lần bạn thất vọng. Trong suốt thời thơ ấu, mẹ tôi ngồi tù. Tôi cũng không có bố khi đó vì tôi còn không biết tên của ông cho tới khi học lớp 6. Nhưng lúc đó tôi vẫn còn ông bà mình, ông ngoại Joseph và bà ngoại Shirley, người đã nhận nuôi tôi ngay trước sinh nhật 3 tuổi và coi tôi như con đẻ, sau khi đã nuôi dạy 5 người con. Thế là 2 con người lớn lên trong thời kỳ Đại suy thoái, ngoài 80, nhận thêm 1 đứa trẻ. Tôi đã trở thành nhân vật em họ Oliver trong phim hài dài tập của nhà Krosoczka, một đứa trẻ từ trên trời rơi xuống. Tôi phải nói rằng cuộc sống thật dễ dàng với họ. Mỗi ngày, mỗi người hút 2 bao thuốc lá không lọc đầu, và đến khi tôi lên 6, tôi đã biết gọi 1 cốc rượu Southern Comfort Manhattan, có vỏ cam xoắn, và đá để riêng, đá được để riêng để có cốc có nhiều chỗ cho rượu. Nhưng họ yêu thương tôi hết mực. Và họ ủng hộ những nỗ lực sáng tạo của tôi, vì ông tôi là một người tự lập. Ông tự vận hành và làm việc trong 1 nhà máy. Bà tôi làm nội trợ. Còn tôi là một đứa bé thích Transformers chó Snoopy và Ninja rùa, và tôi yêu tất cả các nhân vật tôi đọc được và tất cả trở thành bạn của tôi. Vì thế, tôi đã gặp những người bạn thân nhất đời tôi trong những cuốn sách. Tôi học trường tiểu học Gates Lane ở Worcester, Massachusetts, và tôi đã có những giáo viên tuyệt vời, đặc biệt nhất là cô Alisch, cô giáo lớp 1. Đến giờ, tôi vẫn có thể nhớ lại tình yêu mà cô đã dành cho chúng tôi, học sinh của cô. Lên lớp 3, một sự kiện đáng nhớ đã xảy ra. 1 nhà văn đã đến thăm trường tôi, Jack Gantos. Tác giả của nhiều cuốn sách đã tới nói chuyện với chúng tôi về nghề kiếm sống của ông. Sau đó, chúng tôi đều về lớp và vẽ ra tưởng tượng về nhân vật chính trong truyện của ông Rotten Ralph. Bất chợt, nhà văn xuất hiện ở cửa lớp, tôi nhớ ông chậm dãi đi qua các dãy bàn đến cạnh từng đứa trẻ, nhìn xuống bàn và không nói gì cả. Nhưng ông đã dừng ở bạn tôi, ông gõ nhẹ vào bàn và nói: "Con mèo đẹp đấy" ( Tiếng cười) Rồi ông đi ra. 4 từ đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Trong năm lớp 3 ấy, tôi đã viết quyển sách đầu tiên, "Con cú nghĩ mình là người bay giỏi nhất" Chúng tôi phải viết thần thoại Hy Lạp của riêng mình, sáng tạo ra câu chuyện của riêng mình, nên tôi đã viết về 1 con cú, con cú này đã thách Hermes bay đua, con cú ăn gian, hậu quả là Hermes, một vị thần Hy Lạp, đã nổi giận, tức tối, ông biến con cú thành mặt trăng, thế là con cú phải sống tới cuối đời trong hình hài mặt trăng trong khi nhìn bạn bè và gia đình mình chơi vào bạn đêm. Yeah. (tiếng cười) Quyển sách của tôi có trang tựa đề. Rõ ràng, 8 tuổi, tôi đã lo về quyền sở hữu trí tuệ của mình. (Tiếng cười) Và nó là câu chuyện có từ và tranh minh họa, chính xác những gì tôi làm bây giờ để kiếm sống, Đôi lúc tôi để từ ngữ làm chủ câu chuyện và đôi lúc những bức tranh lại là chủ đạo trong câu chuyện của tôi. Trang yêu thích của tôi là trang "Giới thiệu tác giả". (Tiếng cười) Vì thế tôi học cách viết về bản thân ở ngôi thứ 3 từ khi còn nhỏ. Tôi luôn thích câu cuối cùng: " Anh ấy rất thích thú khi sáng tác quyển sách này." Tôi đã như vậy vì tôi thích sử dụng trí tưởng tượng của mình, đấy chính là viết lách. Viết lách chính là viết trí tưởng tượng ra giấy, và tôi thấy rất sợ hãi khi tại nhiều trường tôi đã đến cái định nghĩa này trở nên xa lạ với trẻ em, rằng viết truyện đáng lẽ phải là sử dụng trí tưởng tượng trên giấy, ngay cả khi chúng được phép viết trong giờ học. Tôi yêu viết đến nỗi mỗi khi đi học về, tôi luôn lấy những mảnh giấy và ghim chúng lại với nhau, cứ thế tôi lấp đầy trang giấy với từ ngữ và tranh vẽ, tất cả chỉ vì tôi thích tưởng tượng. Rồi những nhân vật trên trở thành bạn của tôi. Có 1 quả trứng, 1 quả cà chua, 1 bắp xà-lách và 1 quả bí đỏ, tất cả sống trong thành phố tủ lạnh nọ. Trong 1 cuộc thám hiểm, họ đến 1 ngôi nhà ma, đầy nguy hiểm rình rập ví dụ như cái máy sinh tố xấu xa muốn nghiền nát họ một cái máy nướng đê tiện muốn bắt cóc đôi bánh mì và cái lò vi sóng xấu tính định làm tan chảy người bạn của họ, là một cục bơ. ( Tiếng cười) Tôi còn sáng tác cả truyện tranh nữa, đây là cách khác để tôi kể câu chuyện của mình, qua từ ngữ và tranh. Khi tôi học lớp 6, nhà nước cắt trợ cấp cho các khóa học nghệ thuật trong hệ thống các trường công ở Worcester. Tôi chuyển dần từ học vẽ 1 tuần 1 buổi xuống 2 lần 1 tháng rồi 1 lần 1 tháng rồi không học gì nữa. Ông tôi là 1 người sáng suốt ông đã nhìn ra vấn đề, vì ông biết đó là điều duy nhất tôi có. Tôi không chơi thể thao. Tôi học mỹ thuật. Thế là 1 tối ông bước vào phòng tôi, ông ngồi ở mép giường và nói: "Jarrett, điều này do cháu quyết đinh, nhưng nếu cháu muốn chúng ta muốn cho cháu đi học ở bảo tàng nghệ thuật Worcester." Tôi đã rất phấn khởi. Từ đó, từ lớp 6 đến 12, 1 lần, 2 lần, đôi khi 3 lần 1 tuần, tôi học ở bảo tàng nghệ thuật, xung quanh tôi là những đứa cũng thích vẽ những đứa có cùng đam mê với tôi. Và rồi sự nghiệp của tôi bắt đầu khi tôi thiết kế bìa cho niêm giám khối 8, Và nếu như bạn băn khoăn về phong cách ăn mặc tôi cho mascot trường mặc, thì tôi rất thích Bell Biv DeVoe và MC Hammer và Vanilla Ice hồi đó. (Tiếng cười) Đến ngày hôm nay, Tôi vẫn có thể hát karaoke theo bài " Ice, Ice Baby" mà không cần nhìn vào màn hình. Đừng thách tôi vì tôi sẽ làm đấy. Sau đó tôi bị chuyển đến trường tư thục, từ mầm non đến lớp 8 đếu là trường công, nhưng vì ông tôi đã rất bất đồng về việc có người ở trường trung học địa phương bị đâm chết, nên ông khong muốn tôi học ở đó, Ông muốn tôi học trường tư và cho tôi lựa chọn. Cháu có thể học ở Holy Name, một trường có cả nam, nữ hoặc ở St. John's, một trường nam sinh. Một người rất sáng suốt, bởi vì ông biết tôi, Tôi cảm thấy như mình được tự quyến định, và ông biết tôi sẽ không chọn St.John's, thế là tôi học ở trường trung học Holy Name. Đây là một sự chuyển dịch vất vả, như tôi đã nói, tôi không chơi thể thao, còn trường này lại tập trung vào thể thao, nhưng tôi đã rất thư giãn trong lớp học vẽ của thầy Shiale. Và tôi đã phát triển mạnh mẽ ở nơi này. Hàng ngày, tôi không thể đợi để đến lớp học đó. Vậy tôi làm bạn bằng cách nào? Tôi đã vẽ hình hài hước về các giáo viên của mình ..(Tiếng cười).. và tôi phát tán nó khắp nơi. Ở lớp tiếng Anh, năm lớp 9, bạn tôi, John, người ngồi cạnh tôi, cười hơi lớn 1 chút. Thấy Greenwood đã không hài lòng. (Tiếng cười) Thầy nhìn ra ngay tôi là lí do của sự ồn ào, và lần đầu tiên trong đời, tôi bị đứng ở hành lang, và tôi nghĩ: " Ôi không, mình chết rồi. Ông mình sẽ giết mình mất." Thầy tôi đi tận đến chỗ tôi và nói: "Đưa thầy xem tờ giấy" Tôi nghĩ: " Ôi không. Thầy nghĩ nó là tờ giấy nói chuyện" Thế là tôi lấy cái tranh đưa cho thầy. Chúng tôi ngồi im lặng trong chốc lát rồi ông nói với tôi, "Em thật sự có tài đấy" ( Tiếng cười) "Em thật sự giỏi đấy. Biết không, báo trường đang cần tuyển người vẽ truyện tranh đấy và em nên là người vẽ truyện tranh. Chỉ đừng vẽ trong lớp của tôi" Thế là bố mẹ tôi chưa từng biết về chuyện này. Tôi không gặp rắc rồi. Tôi lại được giới thiệu với cô Casey, người điều hành báo trường, tôi đã trong 3 năm rưỡi trở thành người vẽ truyện tranh cho báo trường, nói về những vấn đề lớn như, học sinh lớp 12 rất xấu tính, học sinh lớp 9 là đầu to mắt cận, tiền prom quá đắt. Tôi không thể tưởng tượng nổi số tiền cần để đi đến prom. Tôi đã châm biếm thầy hiệu trưởng và tôi còn viết về một câu chuyện không bao giờ ngớt về 1 thằng bé tên là Wesley một đứa không may trong tình yêu, và tôi thề khắp nơi rằng chuyện này không phải về tôi, nhưng sau nhiều năm, rõ ràng nó là tôi. Nhưng thật thú vị vì tôi có thể viết ra những câu chuyện này, tôi có thể nghĩ ra những chi tiết này, và chúng sẽ được báo trường phát hành, và những người không biết tôi sẽ đọc chúng. Tôi yêu cái suy nghĩ rằng tôi có thể chia sẻ ý tưởng của mình qua những trang giấy in. Vào sinh nhật thứ 14, ông bà đã tặng tôi món quà tuyệt vời nhất: 1 cái bàn vẽ mà tôi vẫn luôn sử dụng đến giờ. 20 năm sau, tôi vẫn đang làm việc trên chiếc bàn này hàng ngày. Vào tối sinh nhật thứ 14, Tôi nhận được cái bàn này và chúng tôi ăn đồ Trung Quốc. Và đây là lời tiên đoán trong bánh: "Bạn sẽ thành công trong việc mình làm" Tôi băng nó vào góc trái trên cùng của bàn, và như bạn thấy nó vẫn ở nguyên đó. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi ông bà mình bất cứ thứ j cả. Thật ra là 2 thứ: Rusty, một chú chuột lang tuyệt vời và sống trường thọ khi tôi học lớp 4. (Tiếng cười) và 1 cái máy quay. Tôi đã muốn 1 cái máy quay. Và sau khi cầu xin và van nài cho Giáng Sinh, Tôi đã đc một cái máy quay cũ, và lập tức tôi tạo ra những đoạn hoạt hình của chính tôi, Và suốt những năm học cáp ba tôi làm hoạt hình của mình. Tôi đã thuyết phục thầy giáo tiếng Anh hồi lớp 10 cho phép tôi làm bài báo cáo về quyển "Misery" của Stephen King thành 1 đoạn hoạt hình. (Tiếng cười :) ) Và tôi cứ tiếp tục làm truyện tranh, cứ tiếp tục làm. Và ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Worcester, Tôi đã nhận được những lời khuyên đáng nhớ bởi tất cả những giáo viên ở đó. Mark Lynch, ông là một thầy giáo tuyệt vời và ông vẫn là 1 người bạn quý của tôi, và tôi hồi 14 hay 15, Tôi vào lớp của ông vào giữa khóa học, Tôi đã rất phấn khởi, Tôi đã quá vui mừng! Lúc đó, tôi có quyển sách này về cách vẽ truyện tranh theo kiểu của Marvel, Và nó đã dạy tôi cách vẽ siêu anh hùng, cách vẽ nữ giới, cách vẽ cơ bắp đúng như cách chúng phải vẽ nếu tôi phải vẽ cho X-Men hay Người Nhện. Và mặt ông ấy tái nhợt, ông nhìn tôi và nói, "Hãy quên tất cả những gì cháu đã học đi" Tôi vẫn chưa hiểu gỉ cả. Ông tiếp tục, "Cháu có 1 phong cách tuyệt vời" Hãy trân trọng phong cách của mình. Đừng vẽ cách mà cháu được dạy. Vẽ theo cái cách mà cháu vẫn vẽ và duy trì nó, bởi vì cháu rất giỏi. Lúc đó tôi vẫn là một thiếu niên, tôi cũng lo lắng như những người cùng lứa khác, nhưng sau 17 năm có người mẹ mà luôn lúc có lúc không trong của đời tôi như con quay yo-yo và người bố không có mặt, tôi đã rất giận dữ. Năm 17 tuổi, tôi gặp cha lần đầu tiên trong đời, qua đó tôi biết đến 2 người anh em nữa mà tôi chưa biết. Cùng vời cái ngày đó, tôi đã bị trường Rhode Island School of Design từ chối, lựa chọn duy nhất của tôi vào đại học. Nhưng cũng trong thời gian này tôi đi tình nguyện ở Camp Sunshine trong 1 tuần, và làm việc cùng những em nhỏ tuyệt vời nhất, chúng bị máu trắng, và thằng bé Eric đã thay đổi đời tôi. Eric đã không sống đến sinh nhật 6 tuổi, nhưng Eric sống với tôi từng ngày. Sau trải niệm này, thầy giáo của tôi, Thầy Shilale, đã mang những quyển chuyện hình này, và tôi nghĩ : " Chuyện hình cho trẻ em!" và tôi bắt đầu viết sách cho những bạn đọc nhỏ tuổi khi tôi là học sinh năm cuối cấp 3. Tôi cuối cùng cũng được nhận vào Rhode Island School of Design. Tôi chuyển đến RISD thành học sinh năm thứ 2, và ở đó tôi đã học tất cả các khóa về viết văn có thể, và chính ở đó tôi đã viết ra câu chuyện về 1 con ốc sên khổng lồ màu cam mà muốn làm bạn với đứa bé nọ. Đứa bé không có kiên nhẫn cho con ốc. Tôi đã gửi quyển sách cho hàng tá các nhà xuất bản và nó bị từ chối tất cả mọi lần, nhưng tôi cũng tham gia với Hole in the Wall Gang Camp, một trại hè thú vị cho trẻ em với đủ các loại bệnh hiểm nghèo, và chính các em đã đọc những câu chuyện của tôi, và tôi đọc cho chúng, và quan sát phản ứng của các em với tác phẩm. Tôi tốt nghiệp trường RISD. Ông bà tôi đã rất tự hào, và tôi chuyển đến Boston và lập 1 cửa hàng. Tôi lập 1 studio và cố để được xuất bản. Tôi đã gửi sách đi. Và tôi đã gửi hàng trăm tấm bưu thiệp tới những biên tập và nhà chỉ đạo nghệ thuật, nhưng chúng luôn không có hồi âm. Ông tôi luôn gọi tôi hàng tuần, và ông luôn nói "Jarrett, mọi việc thế nào rồi? Cháu đã có việc chưa?" Bởi vì ông đã đầu tư rất nhiều tiền cho giáo dục đại học của tôi. Tôi trả lời: " Có, Cháu có việc ạ. Cháu viết và minh họa sách trẻ em" Ông lại hỏi " Thế, ai trả tiền cháu?" Tôi đáp " Chưa có ai, chưa có ai, tạm thời là chưa có ai cả. Nhưng cháu biết nó sẽ xảy ra." Thế này, Tôi từng làm cuối tuần ở Hole in the Wall trong những chương trình trái mùa để kiếm chút tiền trong khi cố trở nên thực tế hơn, và có em này, rất nhắng, tôi bắt đầu gọi nó là "Monkey Boy", và tôi về nhà và viết cuốn sách tên là "Chúc ngủ ngon, Monkey Boy" và tôi gửi đi 1 đống bưu thiếp lần cuối cùng. Rồi tôi nhận được email từ biên tập của Random House với tựa đề " Làm tốt lắm!" chấm than. " Jarrett thân mến, tôi đã nhận được bưu thiếp của anh. Tôi đã rất thích tác phẩm của anh và tôi đã xem website của anh tôi băng khoăn nếu anh đã bao giờ thử viết câu chuyện của riêng mình, vì tôi rất thích tranh của anh và dường như chúng có những câu chuyện đi kèm. Hãy cho tôi biết nếu anh tình cờ đến Thành phố New York." Đây là lời của biên tập của ban sách trẻ em của Random House. Thế là tuần sau đó tôi đã "tình cờ" đến New York. (Tiếng cười) Tôi đã gặp biên tập này, và tôi rời New York với hợp đồng cho cuốn sách đầu tiên, "Chúc ngủ ngon. Monkey Boy" xuất bản vào ngày 12, tháng 6, 200. Và tờ báo địa phương đã đăng tin này. Nhà sách địa phương đã làm rất tự hào về nó. Họ bán hết sạch số sách của mình. Bạn tôi đã nhận xét sự việc là tỉnh mà vui, bởi vì tất cả mọi người tôi từng biết đã xếp hàng để gặp tôi, nhưng tôi chưa chết. Tôi chỉ kí sách thôi. Ông bà tôi. họ ở giữa hàng. Cả hai đều rất vui. Họ không thể tự hào hơn. Cô Alisch đã ở đó. Thây Shilale đã ở đó. Cô Casey đã ở đó. Cô Ailsch đã chen lên đầu và nói, "Tôi đã dạy thằng bé này đọc" (Tiếng cười) Sau đó, có 1 điều xảy ra đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi lần đầu nhận được lá thư hâm mộ rất đáng nhớ, đứa bé này thích Monkey Boy đến nỗi cậu muốn có 1 cái bánh gato sinh nhật hình Monkey Boy. Với 1 đứa trẻ 2 tuối, cái bánh tương đương với 1 hình xăm. (Tiếng cười) Bạn biết đấy! Bạn chỉ có 1 sinh nhật 1 năm. Và với cậu, nó chỉ là lần thứ 2. Tôi nhận được bức ảnh và nghĩ, "Bức ảnh này sẽ sống mãi trong tiềm thức của cậu bé trong suốt đường đời. Em sẽ luôn có bức ảnh này trong album ảnh gia đình." Bức ảnh đó, kể từ giây phút ấy, đã được bày trước mặt tôi khi tôi làm việc với tất cả những cuốn sách của mình. Tôi có 10 cuốn chuyện hình được phát hành. "Punk Farm," "Baghead," "Ollie the Purple Elephant." Tôi vừa hoàn thiện quyển thứ 9 trong series "Lunch Lady", một series tiểu thuyết tranh về một người phục vụ trưa mà chiến đấu với tội phạm Tôi đang đón chờ phát hành của 1 cuối sách theo chương gọi là "Platypus Police Squad: The Frog Who Croaked" Tôi du lịch khắp nước, tham vô số trường học, cho nhiều đứa trẻ biết rằng chúng vẽ những mèo tuyệt đẹp. Và tôi gặp Bagheads. Những cô phục vụ trưa đối xử với tôi rất tốt. Tôi được nhìn thất tên mình trong ánh sáng vì bọn trẻ đặt tên tôi trong đèn. Đã 2 lần, series "Lunch Lady" thắng giải Sách của năm của Children's Choice trong hạng mục lớp 4, và những tác phẩm thắng cuộc được trưng bày trên những bảng hình to lớn của Quảng trường Thời Đại. "Punk Farm" và "Lunch Lady" đang được phát triển thành phim, còn tôi là nhà sản xuất phim và tôi thực sự nghĩ rằng, nhờ có cái máy quay tôi được tặng hồi lớp 9. Tôi đã nhìn thấy mọi người có tiệc sinh nhật kiểu "Punk Farm", mọi người hóa trang thành "Punk Farm" trong lễ Halloween, phòng em bé kiểu "Punk Farm", cái này làm tôi hơi lo về sự phát triển của đứa trẻ về dài hạn. Tôi nhận được những lá thư hâm mộ tuyệt với nhất, và tôi có những dự án tuyệt vời nhất, và giây phút thú vị nhất với tôi là Halloween năm ngoái. Chuông cửa kêu và đó là trẻ em xin kẹo hóa trang thành nhân vật của tôi. Nó quả là tuyệt vời. Ông bà tôi giờ đã mất, thế nên để tưởng nhớ về họ, tôi đã lập 1 học bổng ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Worcester dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhưng những người bảo trợ ko thể chi trả cho lớp học. Và bảo tàng cũng trưng bày những tác phẩm của tôi trong 10 năm đầu xuất bản, và bạn biế ai đã đến ăn mừng không? Cô Alisch. Tôi nói: "Cô Aisch, cô thế nào?" Và cô đáp lại với, "Cô ở đây" (Tiếng cười) Đúng thế. Cô vẫn còn sống và điều đó rất tốt. Nhưng khoảng khắc quan trong nhất bây giờ, công việc quan trọng nhất của tôi là làm bố, và tôi có 2 đứa con gái xinh đẹp, và mục tiêu của tôi là bao quanh chúng với cảm hứng từ những cuốn sách ở trong mọi căn phòng ở nhà chúng tôi cho đến bức tranh tường tôi vẽ trong phòng chúng cho tới những lúc sáng tạo bạn tìm được trong lúc yên tĩnh, bằng cách làm trò ở sân trước cho đến việc để chúng ngồi lên cái bàn mà tôi đã ngồi làm trong 20 năm qua. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện về một bệnh nhân của tôi tên là Celine. Celine làm nội trợ và sống ở một vùng nông thôn ớ Cameroon, phía tây Trung Phi. Sáu năm trước, khi bị chẩn đoán nhiễm HIV, chị tham gia chương trình thử thuốc lâm sàng đang được tiến hành ở khu vực y tế của chị vào lúc đó. Lần đầu tôi gặp Celine, hơn một năm về trước, chị đã qua 18 tháng mà không có bất kì liệu pháp kháng retrovirus nào hết, và chị rất yếu. Chị bảo tôi rằng chị thôi đến phòng khám khi hết thuốc thử vì chị không có đủ tiền vé xe buýt và quá yếu để có thể đi bộ hết 35 cây số. Trong quá trình thử thuốc, chị được phát thuốc kháng retrovirus miễn phí và chi phí di chuyển được chu cấp bởi quỹ nghiên cứu. Tất cả kết thúc khi kì thử thuốc hoàn thành, khiến Celine không còn phương án gì để thay thế. Chị không thể nói lại cho tôi tên các loại thuốc chị nhận được trong thời gian thử, hay ngay cả mục đích của đợt thử thuốc là gì. Tôi chẳng buồn hỏi chị kết quả của đợt thử thuốc là gì vì rõ ràng là chị cũng sẽ không biết được chút gì. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn nhất là việc Celine đã kí đơn đồng ý tham gia thử thuốc, nhưng rõ ràng chị không hiểu hệ lụy của việc tham gia hay điều gì sẽ xảy ra với chị một khi chương trình thử nghiệm đã xong. Tôi chia sẻ câu chuyện này với các bạn như là một ví dụ của những việc có thể xảy ra với người tham gia thử nghiệm thuốc lâm sàng khi nó bị tiến hành qua loa. Có lẽ kì thử thuốc này cho những kết quả khả quan. Có thể nó còn được đăng trên những tạp chí khoa học tên tuổi. Có lẽ nó sẽ cho các bác sĩ trên khắp thể giới biết rõ hơn về việc làm sao có thể coi sóc bệnh nhân HIV một cách tốt hơn. Nhưng cái giá phải trả cho những điều ấy là hàng trăm bệnh nhân mà, cũng như Celine, bị bỏ mặc một mình xoay sở một khi kì thử thuốc đã kết thúc. Hôm nay tôi đến đây tuyệt nhiên không phải là để đề xuất rằng việc thử nghiệm lâm sàng HIV ở các nước đang phát triển là xấu. Trái lại, thử nghiệm lâm sàng là công cụ cực kì hữu hiệu và rất cần thiết để đối phó với gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự bất cân bằng giữa các nước giàu hơn và các nước đang phát triển trong vấn đề tiền quỹ dẫn đến nguy cơ bóc lột lớn nhất là trong trường hợp nghiên cứu được tài trợ từ ngoài. Thật buồn, sự thật là rất nhiều trong số các nghiên cứu đang được tiến hành ở các nước đang phát triển sẽ không bao giờ được cấp phép ở các nước giàu hơn nơi cung cấp tiền quĩ nghiên cứu. Tôi chắc rằng các bạn đang tự hỏi điều gì khiến các nước đang phát triển, nhất là các nước ở hậu sa mạc Sahara, châu Phi trở nên hấp dẫn đến thế cho các thử nghiệm HIV lâm sàng? Chà, để một thử nghiệm lâm sàng cho kết quả có giá trị và ứng dụng nhân rộng được, chúng cần được tiến hành với số lượng người tham gia lớn và tốt hơn là trên một cộng đồng với tỉ lệ nhiễm HIV mới cao. Vùng hậu sa mạc Sahara ở châu Phi khá phù hợp với định dạng này, với 22 triệu người sống chung với HIV, ước tính là khoảng 70% trong số 30 triệu người nhiễm trên toàn cầu. Thêm nữa, nghiên cứu ở châu lục này dễ dàng hơn khá nhiều vì đói nghèo trên diện rộng, các bệnh đặc hữu địa phương, và hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu thốn. Một kì thử nghiệm lâm sàng được coi là có khả năng đem lại lợi ích cho cộng đồng sẽ dễ được cấp phép hơn, và trong tình hình thiếu thốn một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, gần như bất kì đề nghị trợ giúp y tế nào cũng sẽ được chấp nhận, vì có còn hơn không. Còn có nguyên do còn phức tạp hơn như khả năng kiện tụng thấp hơn, xét duyệt đạo đức ít sát sao hơn, và người dân tự nguyện muốn tham gia hơn trong gần như bất kì nghiên cứu nào mà chỉ cần bóng gió là sẽ chữa được bệnh. Trong tình cảnh ngân quĩ cho nghiên cứu HIV tăng ở các nước đang phát triển và xét duyệt đạo đức ở các nước giàu hơn trở nên sát sao hơn, bạn có thể thấy được tại sao bối cảnh này trở nên rất, rất hấp dẫn. Tỉ lệ nhiễm HIV cao khiến các nhà nghiên cứu tiến hành đề án đôi khi chấp nhận được về mặt khoa học nhưng mập mờ về đạo đức trên nhiều mặt. Thế thì làm sao ta có thể đảm bảo rằng, trong quá trình tìm kiếm phương án chữa bệnh ta không lạm dụng một cách bất công những người đã bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch rồi? Tôi mời các bạn xem xét bốn lĩnh vực mà tôi nghĩ ta có thể tập trung vào để cải thiện tình trạng hiện tại. Thứ nhất là đồng ý sau khi được cung cấp thông tin. Để một thử nghiệm lâm sàng được coi là chấp nhận được về mặt đạo đức, người tham gia cần được cung cấp các thông tin liên quan trình bày theo cách họ có thể hiểu được và phải tự nguyện đồng ý tham gia thử nghiệm. Điều này rất quan trọng ở các nước đang phát triển, nơi mà rất nhiều người tham gia đồng ý nghiên cứu chỉ vì họ tin rằng đấy là cách duy nhất họ có thể nhận được chăm sóc y tế hay các ích lợi khác. Các qui trình thu nhận chữ kí đồng ý dùng ở các nước giàu hơn thường không phù hợp hoặc không hiệu quả ở rất nhiều nước đang phát triển. Ví dụ, hiển là không ổn khi một người tham gia mù chữ như là Celine kí một bản đồng ý dài dằng dặc mà đằng nào họ cũng không đọc được chứ chưa nói gì đến hiểu. Cộng đồng ở địa phương cần có nhiều tiếng nói hơn trong việc thiết lập tiêu chí tuyển người tham gia vào thử nghiệm lâm sàng, cũng như là lợi ích khuyến khích tham gia. Thông tin trong các thử nghiệm này cần được cung cấp cho các người tham gia tiềm năng dưới một dạng chấp nhận được về cả ngôn ngữ lẫn văn hóa. Điểm thứ hai tôi muốn các bạn xem xét là chuẩn chăm sóc cho những người tham gia trong bất kì thử nghiệm lâm sàng nào. Vấn đề này có rất nhiều tranh luận trái chiều. Liêu có nên cho nhóm đối chiếu trong thử nghiệm lâm sàng liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có trên toàn thế giới hay không? Hay là nên cho họ một chuẩn chăm sóc khác, như là liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có ở quốc gia thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành? Liệu có công bằng không khi ta tiến hành đánh giá một liệu pháp chữa trị mà người tham gia sẽ không thể đủ tiền chi trả hoặc tiếp cận một khi nghiên cứu kết thúc? Nào, trong trường hợp liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có không đắt tiền, và dễ tiến hành, câu trả lời rất rõ ràng. Nhưng liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có trên thế giới thường khó có thể được cung cấp ở các nước đang phát triển. Một việc rất quan trọng là phải đánh giá các lợi hại tiềm năng của chuẩn chăm sóc mà sẽ được áp dụng với người tham gia trong bất kì thử nghiệm lâm sàng nào, và thiết lập một chuẩn phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu và đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tham gia. Điều này dẫn đến điểm thứ ba tôi muốn các bạn cân nhắc: vấn đề xét duyệt đạo đức nghiên cứu. Một hệ thống phù hợp để xét duyệt tính phù hợp về mặt đạo đức của thử nghiệm lâm sàng là cơ sở cho việc bảo vệ người tham gia bất kì thử nghiệm nào. Không may mắn thay, một hệ thống như vậy thường thiếu hoặc không hiệu quả ở rất nhiều nước đang phát triển. Các chính phủ địa phương cần thiết lập các hệ thống hiệu quả để xét duyệt các vấn đề đạo đức xung quanh những thử nghiệm lâm sàng được cấp phép ở các nước đang phát triển khác nhau, và để làm thế họ cần thiết lập các hội đồng xét duyệt đạo đức hoạt động độc lập không liên quan tới chính phủ hay nhà tài trợ nghiên cứu. Trách nhiệm giải trình trước công chúng cần được khích lệ bằng các xét duyệt minh bạch và độc lập từ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế khi phù hợp. Điểm cuối cùng tôi muốn các bạn cân nhắc tối nay là điều gì sẽ xảy ra với người tham gia thử nghiệm lâm sàng một khi nghiên cứu đã kết thúc. Tôi nghĩ rằng ngay tử đầu, việc nghiên cứu bắt đầu mà không có kế hoạch cụ thể để chăm sóc người tham gia một khi thử nghiệm kết thúc là hoàn toàn sai. Các nhà nghiên cứu cần cố gắng hết sức để đảm bảo rằng một phương án can thiệp đã được chứng minh là có lợi trong một thử nghiệm lâm sàng vẫn nằm trong tầm với của người tham gia khi thử nghiệm kết thúc. Thêm vào đó, họ cần xem xét khả năng giới thiệu và duy trì các liệu pháp hiệu quả trong cộng đồng lớn khi thử nghiệm kết thúc. Nếu, vì bất kì lí do gì đi chăng nữa, họ cảm thấy điều này là không thể, thì tôi nghĩ họ phải chứng minh trên phương diện đạo đức tại sao lại thực hiện thử nghiệm ngay từ đầu. May mắn cho Celine, buổi gặp gỡ của chúng tôi không chỉ dừng lại ở văn phòng của tôi. Tôi tìm được cách ghi tên chị vào một chương trình chữa trị HIV miễn phí gần nhà chị hơn, và có cả một nhóm ủng hộ để giúp chị đối phó với bệnh tật. Câu chuyện của chị kết thúc có hậu, nhưng có hàng ngàn người khác trong tình cảnh tương tự kém may mắn hơn nhiều. Dù có thể chị không biết điều này, cuộc gặp gỡ cới Celine đã hoàn toàn thay đổi cách tôi nhìn nhận thử nghiệm HIV lâm sàng ở các nước đang phát triển, và khiến tôi càng quyết tâm trở thành một phần trong phong trào cải cách tình trạng hiện tại. Tôi tin rằng từng cá nhân nghe tôi nói tối nay cũng có thể là một phần của thay đổi ấy. Nếu bạn là nhà nghiên cứu, tôi tin bạn sẽ hứa giữ lương tâm đạo đức cao hơn, luôn suy xét đạo đức khi tiến hành nghiên cứu, và không hi sinh lợi ích con người để kiếm tìm lời giải. Nếu bạn làm cho một nhà tài trợ tiền quĩ hay công ty dược, tôi thách thức các bạn khiến cơ quan mình chỉ cung cấp quĩ cho nghiên cứu nào có nền tảng đạo đức vững chắc. Nếu bạn cũng đến từ một nước đang phát triển như tôi, tôi tha thiết giục các bạn khiến chính phủ của mình xét duyệt kĩ càng hơn các thử nghiệm lâm sàng được cấp phép ở đất nước bạn. Đúng thế, ta cần tìm ra cách chữa trị HIV, cần tìm một vắc-xin sốt rét hiệu quả, cần tìm một công cụ chẩn bệnh tốt cho bệnh lao, nhưng tôi tin rằng để đạt như thế, ta nợ những người tự nguyện hi sinh đồng ý tham gia các thử nghiệm lâm sàng này, một cách tiến hành nhân đạo nhất. Xin cám ơn. Tôi đang ngồi giữa các em gái nhỏ thì Joy nói: "Trời ạ, em ước gì ông ấy đừng làm phiền em nữa. Ba cứ gọi em hoài." "Bạn thật may mắn vì ông ấy gọi," Jasmine nói. "Còn mình chẳng nghe tin tức gì từ Ba nhiều năm qua rồi." Ngay khoảnh khắc đó, tôi biết các em cần một phương cách nào đó để kết nối với cha của chúng. Ở trại Diva, tổ chức phi lợi nhuận của tôi, chúng tôi lúc nào cũng có các cuộc trò chuyện như thế này như một cách để giúp những em gái gốc châu Phi chuẩn bị bước vào thời kỳ trưởng thành thành phụ nữ. Những em gái này chỉ cần một phương cách để mời gọi cha của các em bước vào cuộc đời mình bằng cách của riêng các em. Vậy nên tôi hỏi các em, "Làm sao để chúng ta giúp các bạn gái khác phát triển mối quan hệ tốt đẹp với ba của họ?" "Hãy khiêu vũ," một em la lên, và các em gái khác nhanh chóng ủng hộ ý tưởng của bạn này. Chúng bắt đầu mơ mộng về những món đồ trang hoàng, thiệp mời, những chiếc áo đầm chúng sẽ mặc, và những thứ cha của chúng có thể và không thể mặc. (Cười) Chuyện xảy ra và tiếp diễn thật nhanh, thậm chí trước khi tôi kịp chớp mắt, nhưng ngay cả khi tôi có thể kềm các em lại, tôi cũng sẽ không làm đâu, bởi vì có một điều mà tôi rút ra được sau hơn một thập niên làm việc cùng các em là các cô gái nhỏ của tôi, các em đã biết mình cần gì. Sự thông thái ở bên trong các em. Miễn là các em có được nền tảng, sự hướng dẫn và các nguồn lực, các em có thể xây dựng nên thứ mìnhcần, không chỉ để sống sót, mà là phát triển khoẻ mạnh. Vậy nên chúng tôi có buổi khiêu vũ, các em gái cùng cha tham dự đông đúc. Họ đã ăn diện rực rỡ. Họ đã cư xử rất ngọt ngào. (Cười) Họ cũng hành động ngớ ngẩn nữa. Mọi người rất thích thú việc được ở cạnh nhau. Đó là một thành công vang dội. Và các em quyết định sẽ tổ chức sự kiện này hàng năm. Thời gian qua đi, lại đến lúc lên kế hoạch cho buổi khiêu vũ lần nữa, một cô bé tên Brianna lên tiếng, em nói: "Ba em không đến dự khiêu vũ được, chuyện này làm em buồn lắm." "Tại sao không được?" các em khác hỏi. "Bởi vì ba đang trong tù," em dũng cảm thú nhận. "Nếu vậy, ba bạn có thể xin ra ngoài một ngày không?" một trong số các em hỏi. (Cười) "Và đến trong khi vẫn bị cùm hả? Vậy thì còn tệ hơn là Ba không xuất hiện ấy." Ngay phút giây đó, tôi đã thấy một cơ hội để các em ứng phó với hoàn cảnh và trở thành người hùng của chính mình. Vậy nên tôi hỏi, "Các em nghĩ xem chúng ta phải làm sao bây giờ? Chúng ta muốn bạn nào cũng được tham gia khiêu vũ hết, phải không nào?" Các em gái suy nghĩ một lúc, rồi một em đề nghị, "Tại sao chúng ta không tổ chức khiêu vũ trong tù?" Hầu hết các em nghi ngờ khả năng đó, và nói, "Bạn điên à? Ai sẽ cho phép một đám con gái loắt choắt, diện quần áo đẹp — "(cười) "— vô bên trong một nhà tù và khiêu vũ với ba của mình trong những bộ quần áo Spongebob?" Đó là cách mà các em nói về những tù nhân. Tôi nói, "Các cô gái của tôi ơi, nghe này, các em sẽ không bao giờ biết được hay không, trừ khi các em nói ra." Do đó, một bức thư được viết cho Cảnh Sát Trưởng thành phố Richmond, được ký tập thể bởi chữ ký từng em, và tôi có thể nói là, ông là một cảnh sát rất đặc biệt. Ông liên hệ với tôi ngay lập tức và nói, bất cứ khi nào có cơ hội để mang gia đình tới nhà tù, cánh cửa của ông luôn luôn mở rộng. Bởi vì ông biết chắc một điều, rằng khi những người cha được kết nối với con cái của họ, khả năng phải trở lại tù của họ thấp hơn. Vì vậy, 16 tù nhân và 18 em gái được mời đến. Các em gái đã mặc quần áo đẹp nhất của các em vào ngày Chủ Nhật, và những người cha thay những bộ áo tù liền quần vàng xanh (dương) thành áo sơ mi và cà vạt. Họ ôm lấy nhau. Họ chia sẻ một bữa ăn đầy đủ hương vị có gà và cá. Họ cười với nhau. Thật là đẹp. Cha và con gái thậm chí còn trải nghiệm một cơ hội để có sự kết nối thể chất điều mà rất nhiều người trong bọn họ đã không có được trong một thời gian dài. Những người cha đã ở trong một không gian mà họ có thể làm cho con gái của họ chơi đùa kéo ghế của con gái ra và chìa tay mời một điệu nhảy. Ngay cả các quản giáo còn khóc. Nhưng sau khi khiêu vũ, tất cả chúng tôi nhận ra rằng cha vẫn sẽ ở trong tù. Vì vậy chúng tôi cần tạo ra một cái gì đó để họ có thể mang theo bên mình. Chúng tôi đưa vào những cái máy quay Flip, và chúng tôi đề nghị mọi người nhìn vào các Flip cam và phỏng vấn lẫn nhau-- thông điệp của họ, suy nghĩ của họ. Cái này sẽ được sử dụng như một chuẩn mực để mỗi khi mọi người nhớ nhau và cảm thấy xa rời, họ có thể kết nối thông qua hình ảnh này. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh một cô gái nhỏ nhìn vào mắt của cha mình với máy ảnh đó và cho hỏi: "Ba ơi, khi ba nhìn con, ba thấy điều gì?" Bởi vì cha chính là những tấm gương của chúng ta mà bản thân chúng ta chính là hình ảnh phản chiếu từ họ khi chúng ta quyết định mẫu người đàn ông nào xứng đáng với mình, và cách họ nhìn nhận chúng ta trong suốt phần đời còn lại. Tôi biết rất rõ chuyện này, bởi vì tôi là một trong các cô gái may mắn. Tôi đã có luôn luôn có ba trong đời mình. Ông cũng hiện diện ở đây, ngày hôm nay. (Vỗ tay) Và đó là lý do tại sao chuyện này rất đặc biệt đối với tôi để đảm bảo rằng các em gái này được kết nối với cha của mình, đặc biệt là những trường hợp bị tách biệt bởi hàng rào dây thép gai và những cánh cửa kim loại. Chúng tôi đã tạo ra một dạng thức cho những cô gái nhỏ đang mang những câu hỏi nặng trĩu trong lòng có được hoàn cảnh thuận lợi để hỏi cha của họ mình câu hỏi đó và cho cha quyền tự do để trả lời. Bởi vì chúng tôi biết rằng những người cha đang thậm chí rời xa với suy nghĩ: Dạng phụ nữ nào tôi đang chuẩn bị để đưa vào cuộc đời? Bởi vì khi một người cha bị giam cầm không có nghĩa là ông bị đứng ngoài cuộc đời con gái của mình. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi là Cameron Russell, và trong khoảng thời gian ngắn ngủi vừa qua, tôi là một người mẫu. Thật ra, trong 10 năm. Và tôi cảm thấy có một áp lực không thoải mái trong phòng vào lúc này bởi vì đáng lẽ ra tôi không nên mặc cái đầm này. (Cười) May mắn thay tôi có mang theo một bộ đồ khác. Đây là lần đầu tiên có người thay đồ trên sân khấu của TED vậy nên tôi nghĩ các bạn rất may mắn khi được chứng kiến cảnh này đấy. Nếu như vài phụ nữ cảm thấy rất sợ hãi khi tôi xuất hiện, bạn không phải nói tôi nghe ngay bây giờ đâu, nhưng rồi tôi sẽ biết qua Twitter thôi. (Cười) Tôi nhận ra tôi rất là may mắn khi có thể thay đổi những gì bạn nghĩ về tôi trong 10 giây ngắn ngủi. Không phải ai cũng có cơ hội để làm điều này. Đôi giày cao gót này thật là không thoải mái tí nào cả, tôi không định sẽ mang chúng. Phần tệ nhất là tròng cái áo dài tay này qua đầu bởi vì thể nào quí vị cũng cười tôi, vậy nên đừng làm gì hết khi nó ở trên đầu tôi. Xong rồi. Tại sao tôi lại làm như vậy? Nó thật là kì cục. Thật ra, hy vọng là nó không đến nỗi kì cục như tấm hình này. Hình ảnh có sức mạnh rất lớn, nhưng nó cũng rất là giả tạo. Tôi vừa mới thay đổi hoàn toàn những gì bạn nghĩ về tôi trong vòng 6 giây. Và trong bức ảnh này, thực ra tôi chưa hề có bạn trai nào trong đời thực. Tôi cảm thấy rất không thoải mái tại thời điểm đấy, và nhiếp ảnh gia bảo tôi phài ưỡn lưng và đặt tay lên tóc của anh ta. Và tất nhiên, trừ việc phẫu thuật, hoặc là làn da rám nắng giả tạo mà tôi có hai ngày trước để chụp ảnh, có rất ít những việc mà chúng ta có thể làm để thay đổi vẻ bề ngoài của mình, và vẻ ngoài của mình, mặc dù nó giả tạo và khó thay đổi, nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng ta. Vì thế nên hôm nay, với tôi, không sợ gì hết đồng nghĩa với việc thành thật. Và tôi đứng trên sân khấu này bởi vì tôi là một người mẫu. Tôi đứng trên sân khấu này bởi vì tôi xinh đẹp, một phụ nữ da trắng, và trong ngành người mẫu, chúng tôi gọi đó là một cô gái quyến rũ. Và tôi sẽ trả lời những câu hỏi mà mọi người vẫn luôn hỏi tôi, nhưng với sự thành thật. Câu hỏi đầu tiên là, làm thế nào mà tôi trở thành người mẫu? Và tôi luôn luôn nói: "Oh, tôi được phát hiện", nhưng nó chả có ý nghĩa gì cả. Thật ra tôi trở thành người mẫu bởi vì tôi thắng giải xổ số di truyền, và tôi là người được nhận tài sản thừa kế, và có thể các bạn đang thắc mắc tài sản thừa kế gì chứ. Trong những thập kỉ vừa qua, chúng ta đã định nghĩa sắc đẹp không chỉ là khỏe mạnh và trẻ trung và sự cân đối mà chúng ta được lập trình về mặt sinh học để khao khát mà còn là chiều cao, những đường nét thanh mảnh và nữ tính, và da trắng. Đây chính là cái di sản được dựng nên cho tôi và đó là di sản mà tôi kiếm tiền nhờ vào nó. Tôi biết rằng có một vài người trong quý vị đang hoài nghi điểm này, và có thể có một vài người mẫu ăn mặc đẹp như là, "Chờ đã. Naomi. Tyra. Joan Smalls. Liu Wen." Tôi muốn khen ngợi sự am hiểu về người mẫu của các bạn. Rất là ấn tượng. (Cười) Nhưng thật không may tôi phải cho các bạn biết năm 2007, một nghiên cứu sinh tiến sỹ ở đại học New York đã thống kê là tất cả những người mẫu trên sàn diễn, và trong 677 người mẫu được thuê đó chỉ có 27 người, ít hơn 4%, là không phải da trắng. Câu hỏi kế tiếp mà mọi người luôn hỏi tôi là: "Em có thể trở thành người mẫu khi em lớn không?" Và câu trả lời đầu tiên của tôi là: "Chị không biết, chị không phụ trách việc tuyển dụng". Nhưng câu trả lời tiếp theo mà tôi thực sự muốn nói với những bé gái đó là: "Tại sao chứ?" Em biết không? Em có thể trở thành bất cứ ai. Bạn có thể trở thành Tổng thống nước Mỹ, hoặc người phát minh ra một Internet tiếp theo, hay là một nhà thơ bác sĩ phẩu thuật tim mạch ninja, sẽ rất tuyệt vời phải không, vì em sẽ là người đầu tiên làm chuyện đó". (Cười) Nếu, sau một danh sách thú vị đó, các em vẫn nói rằng: "Không, không, Cameron, em muốn trở thành người mẫu à", lúc đó tôi sẽ nói: "Làm sếp của chị đi". Vì chị không có quyền lực nào cả, còn em có thể là tổng biên tập của tạp chí Vogue ở Mỹ hoặc Tổng giám đốc của H&M, hoặc Steven Meisel tương lai. Nói rằng em muốn được là người mẫu khi em lớn lên giống như nói em muốn trúng vé số khi em trưởng thành vậy. Nó ngoài tầm kiểm soát của em, và nó thật tuyệt, nhưng đó không phải là một con đường sự nghiệp. Tôi sẽ chứng minh cho các bạn -- với 10 năm kinh nghiệm tôi tích lũy được khi làm người mẫu, vì nó không giống với bác sĩ phẫu thuật tim, nên chỉ cần một thời gian ngắn. Nếu nhiếp ảnh gia đứng ở đây còn ánh sáng thì ở kia, giống như là một giao diện tương tác đẹp, và khi khách hàng bảo: "Cameron chúng tôi muốn bức ảnh em đang bước đi", thế là cái chân này đi trước, đẹp và dài, cái tay này thì đánh về sau, còn cái này thì đưa ra trước, đầu thì ở vị trí ba phần tư, và bạn chỉ đơn giản là đi tới đi lui, chỉ cần làm điều đó, và sau đó bạn quay đầu nhìn phía sau, tưởng tượng đó là bạn bè của bạn, 300, 400, 500 lần. (Cười) Giống như thế này đây. (Cười) Hi vọng là nó ít kì cục hơn tấm hình ở giữa Tôi không biết điều gì xảy ra trong lúc đó nữa. Thật đáng tiếc sau khi bạn học xong, bạn viết résumé và từng làm một vài việc, bạn không thể nói thêm điều gì nữa, vì nếu bạn nói muốn trở thành Tổng thống Hoa Kỳ nhưng résumé của bạn lại ghi: "Người mẫu đồ lót: 10 năm", người ta sẽ nhìn bạn với ánh mắt khác lạ. Câu hỏi tiếp theo mà người ta luôn hỏi tôi: "Có phải tất cả các tấm ảnh đều được chỉnh sửa đúng không?" Đúng vậy đấy, gần như là tất cả các tấm ảnh đều được chỉnh sửa, nhưng đó chỉ là một yếu tố nhỏ trong những việc đang diễn ra. Đây là một trong những tấm ảnh đầu tiên mà tôi từng chụp, cũng là lần đầu tiên tôi chụp ảnh đồ tắm, và lúc đó tôi thậm chí chưa có chu kỳ kinh nguyệt nữa. Tôi biết rằng ta đang đi sâu vào chuyện cá nhân nhưng lúc đó tôi đang là một cô bé. Đây là vẻ ngoài của tôi, chụp cạnh bà của mình trước đó vài tháng. Đây là tôi trong cùng một ngày khi chụp bức ảnh trên. Cô bạn của tôi đã đi cùng tôi. Đây là tôi ở tiệc ngủ (slumber party) vài ngày trước khi chụp ảnh cho Vogue Pháp. Đây là tôi với đội bóng đá trong tạp chí V. Và đây là tôi bây giờ. Tôi mong rằng bạn nhìn ra được -- những bức ảnh trên không phải là hình ảnh của tôi. Đó là những hình ảnh được dựng lên, và nó được dựng nên bởi một nhóm các chuyên gia, những nhà tạo mẫu tóc, những chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh gia, và những nhà tạo phong cách và tất cả những người trợ lý của họ, khâu tiền sản xuất, và hậu sản xuất, và họ tạo nên cái này đây. Đó không phải là tôi. Câu hỏi kế tiếp mà tôi được nhiều người hỏi là: "Bạn được cho miễn phí cái gì không?" Tôi có rất nhiều đôi giầy cao gót 20cm mà tôi không bao giờ mang, lúc nãy là ngoại lệ, nhưng những thứ miễn phí mà tôi nhận được là những thứ mà tôi có ở ngoài đời thực, và đó là những thứ mà chúng ta không muốn nhắc đến. Tôi lớn lên ở Cambridge, và lần nọ, tôi đến cửa hàng, và tôi đã quên đem theo tiền và họ đã cho tôi miễn phí một cái áo đầm. Khi còn là một thiếu nữ, tôi ngồi xe một người bạn cô ta là một người lái xe rất đáng sợ và cô đã vượt đèn đỏ, chúng tôi bị bắt dừng lại, và tất cả những gì tôi đã làm là nói rằng: "Xin lỗi chú cảnh sát", và chúng tôi đã có thể đi tiếp. Tôi có được những thứ miễn phí đó là nhờ vào vẻ ngoài của tôi, không phải vì tôi là ai và có những người sẵn sàng chi nhiều tiền cho vẻ bề ngoài của họ chứ không phải vì họ là ai. Tôi sống ở New York, và năm vừa rồi, trong 140 ngàn thiếu niên bị bắt và bị lục soát, có 86% là người da đen và người La Tinh, phần lớn là những thiếu niên trẻ. Ở New York, chỉ có 177 ngàn người da đen và người La Tinh, vì vậy đối với họ, câu hỏi không phải là "Tôi có bị bắt không?" mà là "Tôi sẽ bị bắt bao nhiêu lần và khi nào?" Khi tôi chuẩn bị cho buổi nói chuyện này, Tôi phát hiện rằng 53% những cô bé 13 tuổi ở Mỹ không thích cơ thể của mình, và con số này lên đến 78% khi họ 17 tuổi. Câu hỏi cuối cùng mà người ta hỏi tôi là: "Cảm giác thế nào khi được là người mẫu?" Tôi nghĩ rằng cái họ muốn được nghe là "Nếu bạn gầy hơn một chút, và tóc bạn óng ả hơn, bạn sẽ rất hạnh phúc và sung sướng". Còn khi chúng tôi ở sau cánh gà, chúng tôi đưa ra câu trả lời đại loại như là: "Thật là tuyệt vời khi đi du lịch, và làm việc với những người sáng tạo, đầy cảm hứng và nhiệt huyết". Và những điều đó là sự thật, nhưng đó chỉ là một nửa thôi, vì điều mà chúng tôi không bao giờ nói ra trước ống kính, điều mà tôi không bao giờ nói trước ống kính, là: "Tôi bất an". Tôi bất an vì tôi phải suy nghĩ về hình ảnh của tôi mỗi ngày. Và các bạn có bao giờ tự hỏi chính mình "Nếu đùi mình thon hơn và tóc mình óng ả hơn, vậy mình sẽ hạnh phúc hơn không?" Bạn chỉ cần gặp gỡ một nhóm người mẫu, vì họ có đôi chân thon nhất, bộ tóc óng ả nhất và mặc những bộ đồ đẹp nhất, và họ có thể là những người phụ nữ bất an nhất trên hành tinh này. Khi tôi viết bài phát biểu này, tôi cảm thấy rất khó khăn để tìm ra sự cân bằng thật sự, vì một mặt, tôi cảm thấy rất không thoải mái khi đến đây để nói "Tôi có được tất cả những thứ này vì tôi được thần may mắn phù hộ," và cũng cảm thấy thực sự khó chịu để tiếp theo với câu "nhưng nó luôn không làm cho tôi hạnh phúc". Nhưng chủ yếu là thật khó mà tháo tung một di sản về giới tính và vấn đề sắc tộc trong khi tôi là một trong những người hưởng lợi lớn nhất. Nhưng tôi cũng là vui mừng và vinh dự lên đây tôi nghĩ rằng nó là may mắn là tôi đã đến trước khi 10, 20 hay 30 năm trôi qua và tôi đã từng làm việc với nhiều công ty trong sự nghiệp của mình, bởi vì khi đó tôi có thể sẽ không thể kể chuyện làm thế nào tôi có công việc đầu tiên, hay có lẽ tôi sẽ không nói ra chuyện về làm thế nào tôi có tiền đóng học phí, mà có vẻ quan trọng như vậy ngay lúc này. Nếu có một điều gì đọng lại trong buổi trò chuyện này, tôi hy vọng nó là tất cả chúng ta đều cảm thấy thoải mái hơn khi thừa nhận sức mạnh của hình ảnh trong nhận thức về thành công và thất bại của chúng ta. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Trước khi tôi trở thành một bác sĩ da liễu, tôi từng làm một bác sĩ đa khoa như hầu hết các bác sĩ da liễu ở Anh. Vào cuối thời gian đó, tôi đã đến Úc, khoảng 20 năm trước đây. Những gì bạn học được khi bạn đi đến Úc đó là người dân Úc có tinh thần cạnh tranh rất cao. Và họ không hề hào hiệp mà bỏ qua cơ hội chiến thắng. Và điều đó xảy ra rất thường xuyên: "Bạn- những người Anh- bạn không thể chơi cricket và rugby." Tôi có thể chấp nhận điều đó. Nhưng khi làm việc -- và mỗi tuần chúng tôi có thứ gọi là câu lạc bộ tập san, khi mà bạn ngồi lại cùng các bác sĩ khác và nghiên cứu một bài báo khoa học liên quan đến y học. Sau tuần một, nó đề cập về tỷ lệ tử vong có liên quan đến các bệnh tim mạch, một vấn đề nan giải - có bao nhiêu người chết vì bệnh tim, tỉ lệ là bao nhiêu. Và họ đã có tranh cãi về việc: "Bạn-những người con nước Anh, tỷ lệ mắc bệnh tim của bạn thực sự gây choáng váng." Và tất nhiên, họ đã đúng. Người Úc có tỉ lệ mắc bệnh tim ít hơn chúng ta 1/3-- ít ca tử vong vì đau tim ,suy tim hơn, ít những cơn đột quỵ hơn-- nhìn chung họ là những con người khỏe mạnh hơn chúng ta. Tất nhiên họ nói điều này là bởi họ có địa vị đạo đức tốt, chăm tập thể dục, là bởi họ là người Úc còn chúng ta lại là những người Anh gầy còm, và nhiều lý do khác nữa. Nhưng điều đó không chỉ có nghĩa là người Úc có sức khỏe tốt hơn người Anh. Ở nước Anh, có một tỉ lệ về sức khỏe -- và được gọi là tỉ lệ tử đã được chuẩn hóa, căn bản có nghĩa là xác suất của việc tử vong của quý vị Có được điều này là nhờ quan sát từ một tài liệu cách đây khoảng 20 năm, nhưng nó vẫn đúng đối với thực tại. So sánh tỉ lệ tử của dân cư tại 50 độ vĩ Bắc-- đó là miền Nam, Luân đôn và những nơi khác nữa-- và tại vĩ độ 55-- thật không may đó lại chính là Glasgow này. Quê tôi ở Edinburgh. Tin buồn là thậm chí Edinburgh cũng nằm trong số này. (Tiếng cười) Vậy thì điều gì đã chiếm khoảng trống khủng khiếp này giữa chúng tôi ,ở trên này, phía nam Scotland và miền Nam? Bây giờ, chúng tôi biết về việc hút thuốc, những thanh Mars rán kỹ, khoai tây chiên - chế độ ăn uống Glasgow. Tất cả những điều này. Nhưng biểu đồ này được góp phần bởi tất cả trong điều được biết đến như yếu tố nguy cơ. Đây là sau khi đã tính thuốc, tầng lớp xã hội, chế độ ăn uống, tất cả những yếu tố khác được cho là rủi ro Còn lại là khoảng trống của sự tăng ca tử vong ở phía Bắc các bạn Giờ thì, ánh sáng mặt trời, tất nhiên, đi vào đây. Và vitamin D đã để lại một ảnh hưởng lớn mà rất nhiều người quan tâm về nó. Chúng ta cần vitamin D. Trẻ em cũng yêu cầu một lượng nhất định Bà ngoại của tôi lớn lên ở Glasgow, trong thập niên 1920 và 1930, khi bệnh còi xương là một vấn đề thực sự và dầu gan cá tuyết đã được đưa ra thực sự ngăn ngừa bệnh còi xương đã từng phổ biến trong thành phố này. Và tôi là đứa trẻ được bà cho ăn dầu gan cá tuyết Tôi chắc chắn--không ai quên dầu gan cá tuyết. Nhưng có một mối liên hệ: nồng độ vitamin D trong máu của con người càng cao, họ càng ít bị bệnh tim mạch và ung thư. Có vẻ rất nhiều dữ liệu cho thấy rằng vitamin D là rất tốt cho bạn. Và đó là, ngăn ngừa bệnh còi xương, vân vân. Nhưng nếu bạn cung cấp cho mọi người nguồn bổ sung vitamin D, bạn không thay đổi tỷ lệ bệnh tim cao đó. Và bằng chứng rằng nó ngăn ngừa bệnh ung thư cũng không được tuyệt vời. Vì vậy, những gì tôi muốn nói là vitamin D không phải là câu chuyện duy nhất. Nó không phải là lý do duy nhất ngăn ngừa bệnh tim. Mức vitamin D cao, tôi nghĩ rằng, là một dấu hiệu của sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, trong phương pháp tôi sẽ chỉ ra, thì tốt cho bệnh tim. Dù sao, tôi trở lại từ Úc, mặc dù những rủi ro rõ ràng cho sức khỏe của tôi, tôi chuyển đến Aberdeen. (Tiếng cười) Bây giờ, tại Aberdeen, tôi bắt đầu nghiên cứu chuyên khoa da liễu của tôi. Nhưng tôi cũng đã trở nên quan tâm đến việc khảo cứu, và đặc biệt quan tâm đến chất này, nitric oxide. Bây giờ là những người trên đây Furchgott, Ignarro và Murad, đã đoạt giải Nobel y học vào năm 1998. Và họ là những người đầu tiên mô tả chất chuyển tiếp mới này, nitric oxide. Những gì nitric oxide làm là giãn thành mạch máu, do đó, nó làm giảm huyết áp của bạn. Nó cũng làm giãn các động mạch vành, do đó, nó ngăn cơn đau thắt ngực. Và những gì là đáng chú ý về nó là trong quá khứ khi nghĩ về các chất xúc tác trong cơ thể, chúng ta nghĩ về thứ phức tạp như estrogen và insulin, hoặc dây thần kinh truyền tải. những quá trình rất phức tạp với những hóa chất rất phức tạp điều đó phù hợp với các thụ thể phức tạp. Và đây là phân tử vô cùng đơn giản, một nitơ và một oxy đang gắn chặt với nhau, và những thứ này cực kỳ quan trọng đối với bệnh huyết áp thấp của chúng ta với vận chuyển thần kinh, cho nhiều, rất nhiều thứ, nhưng đặc biệt là sức khỏe tim mạch Tôi bắt đầu làm nghiên cứu, và chúng tôi nhận ra rất thú vị , rằng da tạo ra oxit nitric. Vì vậy, nó là không chỉ ở trong hệ thống tim mạch, nó phát sinh. Nó phát sinh trong da. Vâng, tìm ra và công bố điều đó Tôi nghĩ, vậy, nó làm những gì? Làm thế nào bạn có huyết áp thấp trong da? Không phải là trái tim. Bạn làm gì? Vì vậy, tôi đã đi ra đến các tiểu bang, như những nhà nghiên cứu sẽ làm, và tôi đã dành một vài năm ở Pittsburgh. Đây là Pittsburgh. Và tôi đã thích thú với những hệ thống phức tạp này. Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ nitric oxide có ảnh hưởng đến tế bào chết, và làm thế nào các tế bào tồn tại và sức đề kháng của chúng với những thứ khác Và tôi ra bắt đầu làm việc trong tế bào học, sự phát triển của tế bào và sau đó tôi đã sử dụng các mẫu chuột biến đổi gen-- chuột không thể tạo ra các gen. Chúng tôi tìm hiểu một cơ chế, đó là --NO (Nitric Oxide) đã giúp đỡ các tế bào tồn tại. Và tôi sau đó chuyển về Edinburgh. Và tại Edinburgh, các vật thí nghiệm chúng tôi sử dụng là sinh viên y khoa. Đó là một loài gần gũi với con người, với một số lợi thế hơn chuột: Họ miễn phí, bạn không cạo râu họ, họ tự ăn, và không ai chạy vào văn phòng bạn nói, "Cứu sinh viên y khoa ." Vì vậy, họ thực sự là một mô hình lý tưởng. Nhưng những gì chúng tôi tìm thấy là chúng tôi không thể sao chép trong con người các dữ liệu chúng tôi đã thấy ở chuột. Dường như chúng tôi không thể ngừng việc sản xuất nitric oxide trong da của con người. Chúng tôi đưa vào các loại kem chặn enzym tạo ra nó, chúng tôi tiêm. Chúng tôi không thể ngăn nitric oxide. Và lý do cho điều này, hóa ra, sau hai đến ba năm làm việc, là trong da chúng tôi có những cửa hàng lớn không phải tạo nitric oxide, bởi vì oxit nitric là một chất khí, và nó đã phát tán -(Poof!) - và trong một vài giây là bay mất, nhưng nó có thể được biến thành các hình thức nitric oxide-- nitrat, NO3; nitrit, NO2; nitrosothiols. Và chúng ổn định hơn, và làn da của bạn đã có các xưởng sản xuất NO thực sự lớn Và sau đó chúng tôi nghĩ đến bản thân, với những xưởng sản xuất lớn ấy, Tôi tự hỏi, phải chăng ánh sáng mặt trời có thể kích hoạt các xưởng và phát tán chúng từ da, nơi các xưởng lớn gấp 10 lần những gì trong tuần hoàn. Mặt trời có thể kích hoạt các xưởng vào tuần hoàn, và trong vòng tuần hoàn sẽ làm những điều tốt của nó cho hệ thống tim mạch của bạn? Vâng, tôi là một bác sĩ da liễu thực nghiệm, Vì vậy, chúng tôi làm những gì chúng tôi nghĩ chúng tôi phải phơi những thí nghiệm động vật ra ánh sáng Và vì vậy những gì chúng tôi đã làm là tìm một loạt tình nguyện viên và chúng tôi cho họ tiếp xúc với ánh sáng cực tím và đây là những chiếc đèn cực tím. Bây giờ, những gì chúng tôi đã được cẩn thận để làm là, vitamin D được thực hiện bởi tia cực tím B và chúng tôi muốn tách riêng vấn đề của chúng tôi với vitamin D Nên chúng tôi sử dụng tia cực tím A không tạo vitamin D. Khi chúng tôi đặt con người dưới một bóng đèn tương đương với khoảng 30 phút ánh sáng mùa hè ở Edinburgh, những gì chúng tôi tạo ra là, chúng tôi tạo ra sự thúc đẩy trong lưu thông nitric oxide. Vì vậy, chúng tôi đặt các bệnh nhân với các đối tượng dưới tia cực tím, và mức độ Nitric Oxide của họ không tăng, và huyết áp của họ giảm xuống. Không nhiều, ở một mức độ riêng rẽ, nhưng đủ ở mức độ dân cư để thay đổi tỷ lệ bệnh tim trong toàn bộ dân số. Và khi chúng tôi chiếu UV vào họ, hoặc khi chúng tôi làm ấm họ lên đến mức độ tương tự như đèn, nhưng thực sự không cho phép các tia tác động đến da, điều này không xảy ra. Vậy nên, điều này có vẻ là một đặc trưng của tia cực tím tác động vào da. Bây giờ, chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu. Một vài điều tốt ở đây: Điều này dường như đáng chú ý hơn ở người cao tuổi. Tôi không chắc chắn chính xác nhiều như thế nào. Một trong các đối tượng ở đây là mẹ vợ của tôi, và tôi không biết rõ tuổi của bà ấy Nhưng chắc chắn trong số những người lớn tuổi hơn vợ tôi, Điều này dường như hiệu quả một cách đáng chú ý. Và điều nữa, tôi nên đề cập đến đó là không có sự thay đổi vitamin D. Điều này là riêng biệt với vitamin D. Vitamin D tốt cho bạn--nó ngăn bệnh còi xương, nó ngăn ngừa sự trao đổi chất canxi, công cụ quan trọng. Nhưng đây là một cơ chế riêng biệt với vitamin D. Bây giờ, là một trong những vấn đề với huyết áp là cơ thể của bạn làm mọi thứ có thể để giữ cho huyết áp của bạn ổn định. Nếu chân của bạn bị cắt và bạn mất máu, cơ thể của bạn sẽ kìm lại, tăng nhịp tim, làm tất cả mọi thứ có thể để bắt kịp huyết áp của bạn. Đó là một nguyên tắc sinh lý hoàn toàn cơ bản. Vì vậy những gì chúng tôi đã làm tiếp đó là chúng tôi đã chuyển sang nhìn vào sự nở ra của mạch máu Vì vậy, chúng tôi đã đo--điều này một lần nữa, lưu ý không đuôi và lông, đây là một sinh viên y khoa. Trong cánh tay, bạn có thể đo lường lưu lượng máu bằng sự nở ra bao nhiêu của mạch khi một lượng máu chảy qua Và những gì chúng tôi đã chỉ ra là làm một bức xạ Sham là đường liền nét ở đây-- đây là việc chiếu UV lên cánh tay để nó ấm lên nhưng giữ nó kín để các tia không tác động vào da. Không có sự thay đổi trong dòng máu, sự nở ra của mạch máu. Nhưng bức xạ hoạt động, trong suốt quá trình chiếu tia cực tím và một giờ sau đó, có sự giãn nở của các mạch máu. Đây là cơ chế mà bạn giảm huyết áp, qua đó bạn giãn các động mạch vành ngoài ra, để cho máu được cung cấp đến tim Vì vậy ở đây, hơn cả dữ liệu tia cực tím - đó là ánh sáng mặt trời-- có lợi ích cho sự lưu thông máu và hệ thống tim mạch. Nên chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có loại mô hình-- Những lượng khác nhau của UV tác động đến khu vực khác nhau của trái đất ở các thời điểm khác nhau của năm Vì vậy, bạn có thể thực sự khởi động những xưởng sản xuất nitric oxide-- nitrit, nitrat, nitrosothiols trong da-- tách ra để phát tán NO Các bước sóng khác nhau của ánh sáng có các hoạt động khác nhau. Vì vậy, bạn có thể nhìn vào các bước sóng của ánh sáng mà thực hiện điều đó. Và bạn có thể xem--vì vậy, nếu bạn sống trên đường xích đạo, mặt trời đến thiên đỉnh, ánh sáng đi qua bầu khí quyển rất mỏng. Vào mùa đông hoặc mùa hè, cũng có cùng một lượng ánh sáng. Nếu bạn sống ở đây, trong mùa hè mặt trời chiếu xuống khá trực tiếp, nhưng vào mùa đông ánh sáng truyền qua tầng khí quyển rất lớn, và phần lớn tia cực tím bị đào thải , và phạm vi của các bước sóng đến trái đất là khác nhau giữa mùa hè và mùa đông. Những gì bạn có thể làm là bạn có thể nhân những dữ liệu với lượng NO được phát tán và bạn có thể tính toán lượng nitric oxide sẽ được phát tán từ da tới vòng tuần hoàn. Bây giờ, nếu bạn đang trên đường xích đạo ở đây-- đó là hai đường biểu diễn ở đây, đường màu đỏ và đường màu tím-- lượng oxit nitric được phát tán ra là diện tích dưới đường cong, nó là diện tích vùng không gian này. Vì vậy, nếu bạn đang trên đường xích đạo, tháng 12 hay tháng 6, bạn đã có lượng lớn NO được phát ra từ da. Ventura, miền Nam California. Vào mùa hè, bạn cũng có như đang ở xích đạo. Thật tuyệt! Rất nhiều NO được phát tán ra ngoài. Ventura vào giữa mùa Đông, Vâng, vẫn còn một lượng hợp thức Edinburgh vào mùa hè, diện tích dưới đường cong là khá lớn, nhưng Edinburgh vào mùa đông, lượng NO có thể được phát tán gần như không có gì, một lượng quá nhỏ. Vì vậy chúng ta nghĩ gì? Chúng tôi vẫn đang làm việc tiếp với vấn đề này này, chúng tôi vẫn còn đang phát triển nó, chúng tôi vẫn đang mở rộng nó. Chúng tôi nghĩ rằng nó là rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ rằng nó đóng vai trò trong sự khác biệt về sức khỏe giữa miền Bắc-Nam trong nước Anh Nó là sự liên quan đến chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng da-- Vâng, chúng ta biết rằng da có nhà máy rất lớn sản xuất oxit nitric ở nhiều hình thức đa dạng. Chúng tôi nghi ngờ phần lớn đến từ chế độ ăn uống, rau xanh, củ cải đường, rau diếp có rất nhiều oxit nitric mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ đi đến da. Chúng tôi nghĩ rằng lượng này sau đó được lưu trữ trong da, và chúng tôi nghĩ rằng ánh sáng mặt trời bản phát tán chúng nơi mà nó có tác dụng mang lại lợi ích nói chung. Và điều này vẫn đang tiếp tục làm việc, nhưng bác sĩ da liễu-- Ý tôi là, tôi là một bác sĩ da liễu. Công việc của tôi là nói với mọi người rằng: "Bạn bị ung thư da, nó bị gây ra bởi ánh sáng mặt trời, đừng đi trong ánh mặt trời nữa." Tôi thực sự nghĩ một thông điệp quan trọng hơn là có lợi ích cũng như rủi ro trong ánh sáng mặt trời. Có, ánh sáng mặt trời là yếu tố lớn gây nguy cơ ung thư da, nhưng người chết vì bệnh tim nhiều hơn hàng trăm lần so với người chết vì bệnh ung thư da. Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải ý thức nhiều hơn và chúng ta cần phải tìm ra được tỷ lệ rủi ro-lợi ích. Bao nhiêu ánh sáng mặt trời là an toàn, và làm thế nào để chúng ta sử dụng khéo léo nhất cho sức khỏe tổng quát của chúng ta? Cảm ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Điều tôi muốn làm chiều nay khác một chút so với dự định. Về chính sách ngoại giao, quý vị có thể biết qua show truyền hình, của Rachel Maddow hoặc ai đó, nhưng - (Cười) - tôi muốn nói về những người trẻ tuổi và tính tổ chức, những người trẻ tuổi và tính tổ chức. Chiều thứ tư tuần trước tại một ngôi trường ở Brooklyn, New York, trường Trung học Cristo Rey, của những người theo dòng Jesuits. Tôi đã nói chuyện với học sinh ở đây, và quan sát chúng. Chúng ngồi quanh tôi từ ba hướng. Phần lớn trong số đó là trẻ vị thành niên. Bạn sẽ để ý thấy rằng tòa nhà khá là giản dị. Một ngôi trường cũ ở New York, không có gì đặc biệt. Họ vẫn sử dụng bảng đen và một vài thứ tương tự. Có khoảng 300 đứa trẻ trong ngôi trường này, ngôi trường đã hoạt động được 4 năm, và sắp có khóa học sinh tốt nghiệp đầu tiên. 22 học sinh sẽ tốt nghiệp, và cả 22 em sẽ vào đại học. Phần lớn đều đến từ những gia đình, chỉ có một người trong nhà, thường là mẹ hoặc bà, và chỉ vậy thôi, chúng đến đây để nhận sự giáo dục và cả tính tổ chức. Tôi có một bức ảnh đăng trên Facebook của tôi tuần trước, có một bình luận, "Huh, sao ông ta bắt cậu bé đứng nghiêm như vậy?" Và rồi họ nói, "Nhưng trông cậu ta hay quá." (Cười) Trông cậu ta quả là hay, vì trẻ cần có tính tổ chức, một mẹo tôi hay dùng khi đến thăm các trường học là sau khi kết thúc bài học nho nhỏ cho tụi trẻ, tôi mời chúng nêu ra một vài câu hỏi, và khi chúng giơ tay, tôi nói, "Hãy lên đây," tôi mời chúng bước lên và đứng trước mặt tôi. Tôi yêu cầu chúng đứng nghiêm như một quân nhân. Hai tay buông thẳng xuống hai bên, ngẩng lên, mắt mở to, nhìn thẳng về phía trước, và nói rõ ràng câu hỏi để mọi người cùng nghe. Không chùng chân, không xộc xệch, không cái gì đại loại thế. (Cười) Chàng trẻ tuổi này, tên là -- anh ta mang họ Cruz -- anh ta thích điều đó. Ảnh này truyền trên Facebook của anh ta như virus. (Cười) Vài người cho rằng tôi đối xử không tốt với đứa trẻ này. Không, thực ra chúng tôi đang vui vẻ. Điều đáng nói ở đây là, tôi đã chơi trò này nhiều năm, người tham gia càng trẻ, thì lại càng vui nhộn. Khi tôi có những đứa trẻ sáu hay bảy tuổi trong nhóm, tôi phải tìm ra cách giữ cho chúng im lặng. Bạn biết đấy chúng luôn ngọ nguậy và ồn ào. Nên tôi có một trò chơi nhỏ trước khi yêu cầu chúng đứng trong tư thế nghiêm. Tôi nói, "Nào hãy nghe đây. Trong quân đội, khi chúng tôi muốn ai chú ý, chúng tôi có một mệnh lệnh. Đó là 'nghiêm.' Nghĩa là mọi người giữ yên lặng và tập trung chú ý. Hãy nghe đây. Các cháu hiểu chứ?" "uh-huh, uh-huh, uh-huh." "Ta cùng tập. Tất cả bắt đầu nói chuyện." Và tôi cho chúng tự do 10 giây, sau đó tôi ra lệnh, "Nghiêm!" "Huh!" (Cười) "Vâng, thưa tướng quân. Vâng, thưa tướng quân." Thử với lũ trẻ của bạn. Xem có tác dụng không. (Cười) Tôi không nghĩ là có. Dù sao, đó là trò của tôi, đương nhiên nó bắt nguồn từ những trải nghiệm trong quân đội. Trong đa phần cuộc sống từ khi tôi lớn lên, tôi đã làm việc với trẻ, chúng là trẻ vị thành niên mang súng. Chúng tôi gọi chúng nhập ngũ, và điều đầu tiên chúng tôi làm là đưa chúng vào môi trường có tổ chức, có cấp bậc, tất cả đều mặc quân phục, cắt tóc ngắn đồng loạt giống nhau, tất cả đứng theo cấp bậc. Chúng tôi dạy chúng cách nhìn phải, nhìn trái, để chúng tuân theo chỉ dẫn và hiểu hậu quả của việc không chấp hành mệnh lệnh. Điều này mang lại cho chúng tính tổ chức. Chúng tôi giới thiệu với bọn trẻ người hạ sĩ quan huấn luyện. Và chúng ngay lập tức ghét anh ta. Viên hạ sĩ quan huấn luyện bắt đầu hét vào mặt chúng, và yêu cầu chúng làm đủ mọi việc kinh khủng. Nhưng sau một thời gian, điều kinh ngạc nhất đã xảy ra. Khi tính tổ chức đã được xây dựng, khi chúng đã hiểu được lý do của sự việc, một khi chúng hiểu rằng, "Mẹ không ở đây, con trai. Tôi là ác mộng của cậu. Tôi là cha và là mẹ cậu. Mọi việc ở đây diễn ra như vậy. Cậu hiểu không, con trai? Đúng vậy, khi tôi hỏi cậu một câu, chỉ có ba cách trả lời: vâng, thưa ngài; không, thưa ngài; và xin tuân lệnh, thưa ngài. Đừng nói với tôi lý do cậu không làm điều gì đó. Chỉ có vâng, thưa ngài; không, thưa ngài; và xin tuân lệnh, thưa ngài." "Cậu không cạo râu." "Nhưng thưa ngài" "Không, đừng nói với tôi cậu đã thường xuyên cạo râu thế nào. Tôi đang nói với cậu là cậu đã không cạo râu." "Không có lý do, thưa ngài." "Tốt, cậu học nhanh đấy." Bạn sẽ kinh ngạc với những gì bạn có thể làm với những đứa trẻ này khi bạn đã đặt chúng vào trong tổ chức như vậy. Trong 18 tuần, họ đã luyện được kĩ năng. Họ đã trưởng thành. Và bạn biết không, họ bắt đầu ngưỡng mộ hạ sĩ quan huấn luyện họ sẽ không bao giờ quên người hạ sĩ quan huấn luyện. Họ kính trọng anh ta. Cho nên con cái chúng ta cần nhiều hơn tính tổ chức và sự tôn trọng như vậy. Tôi dành rất nhiều thời gian với các nhóm bạn trẻ, và tôi hỏi mọi người, "Khi nào quá trình giáo dục bắt đầu?" Chúng ta luôn bàn, "Hãy thay đổi trường học. Hãy làm nhiều hơn cho giáo viên. Đưa thêm máy tính vào trường. Hãy đưa tất cả hoạt động lên mạng." Đó không phải câu trả lời hoàn chỉnh. Đó chỉ là một phần. Câu trả lời thực sự bắt đầu với việc đưa một đứa trẻ đến trường với tính tổ chức có sẵn trong tâm trí nó. Khi nào quá trình học tập bắt đầu? Có phải trong năm lớp một? Không, không, nó bắt đầu lần đầu tiên khi đứa trẻ nằm trong vòng tay mẹ ngước nhìn lên và nói, "Oh, đây chắc chắn là mẹ mình rồi. Mẹ là người nuôi dưỡng tôi. Ồ phải, khi tôi cảm thấy không thoải mái, mẹ sẽ chăm sóc cho tôi. Tôi sẽ học tiếng nói của mẹ." Thời khắc ấy trẻ không nghe những ngôn ngữ khác chúng có thể học được ở tuổi đó, trong 3 tháng đầu tiên, là từ người mẹ. Và người thực hiện điều đó, là người mẹ hay bà, hay bất cứ ai, đó là khi quá trình giáo dục bắt đầu. Đó là lúc bắt đầu sự hình thành ngôn ngữ. Đó là khi tình yêu bắt đầu. Đó là khởi đầu của tính tổ chức. Đó là khi bạn bắt đầu khắc sâu vào tâm trí đứa trẻ rằng "con thật đặc biệt con khác với tất cả đứa bé khác trên thế giới này. Và ta sẽ đọc sách cho con nghe." Một đứa trẻ không được nghe đọc sách sẽ gặp nguy hiểm khi tới trường học. Một đứa trẻ không biết phân biệt màu sắc hoặc không biết cách xem giờ, không biết buộc dây giày, không biết cách làm những việc như vậy; có một việc đã in sâu vào tâm trí tôi khi nhỏ chỉ bởi một từ: chú ý. Hãy chú ý cách cư xử! Hãy chú ý những lời con nói. Đó là cách trẻ được nuôi dạy đúng đắn. Tôi đã quan sát những đứa cháu nhỏ của tôi lớn lên nhờ vào sự nghiêm khắc của các con tôi, chúng hành động giống như chúng ta. Bạn in dấu trong tâm trí chúng. Đó là những gì bạn cần làm chuẩn bị cho giáo dục và đến trường. Và tôi đang làm việc với tất cả năng lượng mà tôi có để truyền đi thông điệp rằng ta cần trường mầm non, ta cần mẫu giáo, ta cần sự chăm sóc tiền sản. Quá trình giáo dục phải bắt đầu trước khi đứa trẻ được sinh ra, nếu không làm việc đó, bạn sẽ gặp khó khăn sau này. Chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trong các cộng đồng rất nhiều trường học, ở đó đứa trẻ bước vào lớp một với đôi mắt giận dữ, chúng khoác ba-lô lên vai lúc nào cũng sẵn sàng ra về, chúng nhận ra mình không giống những học sinh lớp một khác, những đứa trẻ kia biết đến sách, được nghe đọc sách, có thể đánh vần. Tới lớp ba, nếu đứa trẻ không có tính tổ chức và sự chú ý sẽ bắt đầu nhận ra chúng đang tụt hậu, chúng sẽ làm gì? Chúng bèn phá bĩnh. Chúng phá phách và trượt dài, đến chỗ tù tội hoặc bỏ học. Đó là điều có thể dự đoán được. Nếu một học sinh lớp ba không có khả năng đọc nhất định, thì nó có nguy cơ vào tù ở ở tuổi 18, và ta có tỉ lệ công dân bị giam giữ cao nhất bởi không cho trẻ một khởi đầu đúng đắn trong cuộc sống. Chương cuối cùng cuốn sách của tôi có tên "Món quà của sự Khởi đầu tốt đẹp" Món quà của khởi đầu tốt đẹp. Đứa trẻ cần khởi đầu tốt trong đời. Tôi may mắn có được khởi đầu tốt như vậy. Tôi không phải là một học sinh xuất sắc. Tôi là học sinh trường công lập của thành phố New York, thành tích học tập của tôi không đáng tự hào chút nào. Bảng điểm của tôi vẫn lưu ở Hội đồng giáo dục New York từ khi học mẫu giáo đến tận khi học đại học. Tôi rất muốn có nó khi viết quyển sách đầu tiên của mình. để xem kí ức của mình có đúng không, và, Chúa ơi, đúng là như vậy. (Cười) Chỗ nào cũng thấy điểm C. Trầy trật mãi thì cuối cùng tôi cũng học xong trung học, để vào trường đại học của thành phố New York với số điểm trung bình là 78.3, lẽ ra tôi không được nhận, sau đó tôi bắt đầu học nghành chế tạo máy, việc này chỉ kéo dài được có sáu tháng. (Cười) Rồi tôi chuyển sang địa chất, "đá mòn dạ chẳng mòn." Môn này không khó. Và sau đó tôi tìm thấy ROTC (Trường Sĩ quan dự bị). Tôi tìm ra thứ mình có thể làm tốt và yêu thích nó, tôi tìm thấy những bạn trẻ như tôi và cùng chí hướng với tôi. Đó là lý do tôi hiến cả đời tôi cho trường này và cho quân đội. Và tôi nói với các bạn trẻ khắp nơi, khi các bạn đang lớn lên khi tính tổ chức này được xây lên bên trong các bạn, hãy luôn tìm đến công việc có thể làm tốt và yêu thích nó, khi hai điều này kết hợp, thì bạn đã tìm ra rồi. Sự thể nó là như vậy. Đấy là cái tôi đã tìm ra. Bấy giờ trường Đại học New York đã mệt mỏi với sự có mặt của tôi. Tôi đã học ở đây trong bốn năm rưỡi, bảng điểm của tôi không tốt lắm, tôi gặp đôi chút khó khăn với sự quản lý ở đây. Do vậy họ nói, "Nhưng anh ta học rất tốt ở Sĩ quan dự bị. Nhìn xem, toàn được điểm A nhưng chỉ mỗi đây thôi." Rồi họ nói, "Hãy lấy điểm anh ta tại trường Sĩ quan dự bị kết hợp với điểm trung bình GPA xem thế nào." họ làm thế, kết quả là 2.0 tròn. (Cười) Yep. (Cười) (Vỗ tay) Họ bảo, "Vừa đủ điểm cho một công chức. Đưa anh ta vào quân đội. Sẽ không phải gặp lại anh ta nữa." Và do đó họ gửi tôi vào quân ngũ, và, kìa hãy xem, sau nhiều năm, tôi được coi là một trong những học viên xuất sắc nhất trường. Do vậy, tôi muốn nói với các bạn trẻ khắp nơi, rằng vấn đê không phải là anh xuất phát từ đâu, chính điều anh làm với cuộc đời quyết định anh sẽ đến đâu, và bạn thật may mắn được sống trong một đất nước, dầu xuất phát từ đâu, bạn vẫn có cơ hội, chừng nào bạn còn tin vào bản thân, tin vào xã hội và đất nước, tin rằng mình có thể tự hoàn thiện và không ngừng giáo dục bản thân. Và đó chính là chìa khóa thành công. Nhưng nó bắt đầu với món quà của xuất phát tốt. nếu ta không trao món quà đó cho mỗi con trẻ của chúng ta, nếu ta không đầu tư vào thời điểm sớm nhất, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Đó là lý do tại sao có tỉ lệ 25% học sinh bỏ học và 50% người dân tộc thiểu số phải sống trong những khu vực thu nhập thấp, vì họ không được nhận món quà của xuất phát tốt. món quà khởi đầu tốt của tôi không chỉ là một gia đình êm ấm, một gia đình hạnh phúc, nhưng gia đình tôi đã nói với tôi, "Hãy nghe, chúng ta đến nước này trên những chiếc bè chuối vào năm 1920 và 1924. Chúng ta làm việc cật lực mỗi ngày trong ngành may mặc Chúng ta không làm thế để nhìn con cái tự cao tự đại hay gặp rắc rối. Và đừng bao giờ nói chuyện bỏ học." Nếu có hôm nào đó về nhà tôi nói với ông bố bà mẹ của tôi "Bố mẹ ơi, con quá mệt phải đến trường con sẽ bỏ học", họ sẽ nói "Thế thì bố mẹ từ con. Chúng tao sẽ kiếm đứa khác." (Cười) Họ có kỳ vọng cho tất cả mấy anh em họ lứa chúng tôi trong những gia đình nhập cư sống cùng trong khu South Bronx, nhưng điều họ gửi gắm ở chúng tôi không chỉ là kỳ vọng. Nó cắm sâu vào tim chúng tôi như lưỡi dao một ý thức về sự hổ thẹn: "Đừng làm hổ thẹn gia đình này." Đôi lúc tôi gặp rắc rối, và bố mẹ tôi về nhà, tôi ngồi trong phòng, chờ điều sắp xảy ra, tôi tự nhủ, "OK, cứ việc lấy thắt lưng mà quật thật đau, nhưng xin đừng nhắc cái câu "làm hổ thẹn gia đình" thêm nữa." Tôi cực kỳ ức chế khi mẹ nói với tôi câu đó. Và tôi còn có mối liên hệ rộng mở bền chặt. Con trẻ cần có mối liên hệ. Con trẻ cần thấy mình là một phần của bộ tộc, của gia đình, của cộng đồng. Tôi có nhiều cô dì cùng sống trong các căn hộ chung cư, không biết trong quý vị ở đây có bao nhiêu người New York, nhưng tại những căn hộ chung cư chúng tôi ở, các bà cô bà dì của tôi bao giờ cũng nhô ra cửa sổ, tì tay vào gối bông. Chả bao giờ họ rời chỗ đó. (Cười) Tôi lớn lên trên con phố ấy, bao giờ cũng thấy họ ở đấy. Chả bao giờ vào nhà đi vệ sinh. Chả bao giờ nấu ăn (Cười) Họ chả bao giờ làm việc gì. Cái họ làm là giữ chúng tôi đúng chỗ. Họ giữ chúng tôi đúng chỗ. Họ chẳng bận tâm liệu anh thành bác sỹ, luật sư hay tướng lĩnh, họ chẳng mơ tưởng trong nhà có người sẽ làm tướng, chỉ cần anh đi học và rồi anh có việc. "Chúng tôi không cần loại tự huyễn hoang tưởng. Các anh có việc, và các anh ra khỏi nhà. Không ai rỗi hơi nghe chuyện hoang đường. Rồi ra các anh còn giúp chúng tôi. Đấy là việc đàn ông con trai." Điều căn bản là cần đưa cái văn hóa này trở lại các gia đình chúng ta, tất cả các gia đình, điều quan trọng là tất cả chúng ta ở đây hôm nay là những người thành đạt, tôi chắc quý vị có gia đình, những người con, người cháu tuyệt vời, Nhưng thế vẫn chưa đủ. quý vị phải vươn ra giúp đỡ và tìm những đứa trẻ như Mr. Cruz đây là người sẽ thành công nếu ta cho họ tính tổ chức, Nếu ta rộng tay giúp đỡ, nếu ta dạy dỗ, nếu ta đầu tư vào các câu lạc bộ của trẻ, nếu ta làm việc với hệ thống nhà trường, thì nhớ đấy phải là hệ thống nhà trường tốt nhất, không chỉ cho con em quý vị, mà là cho khu Harlem, chứ không chỉ ở trung tâm Montessori bên Bờ Tây. Tất cả chúng ta phải dốc lòng làm việc đó. Như thế không chỉ là đầu tư vào lũ trẻ. Mà là đầu tư cho tương lai. Chỉ đến thế hệ sau thôi chúng ta không còn là nước có người thiểu số và người đa số. Người thiểu số hôm nay sẽ là người đa số. Và ta phải sẵn sàng cho điều đó, để họ là đa số ngày mai Để họ sẵn sàng là người lãnh đạo tương lai của đất nước chúng ta vĩ đại, một đất nước không giống với bất kỳ ai, một đất nước mỗi ngày đều khiến tôi kinh ngạc, một đất nước đa dạng. Chúng ta bao giờ cũng tranh luận với nhau. Đó là cách vận hành một hệ thống. Một đất nước có nhiều tương phản. Một dân tộc có nhiều dân tộc. Chúng ta tiếp xúc với mọi dân tộc. Mọi dân tộc đều tiếp xúc với chúng ta. Chúng ta là một dân tộc của những người nhập cư. Nên chúng ta cần có chính sách nhập cư khôn ngoan. Thật vô lý nếu thiếu đi chính sách nhập cư khôn ngoan để chào đón người muốn đến đây thành một phần của dân tộc này, hoặc trao cho họ một giáo dục trước khi đưa họ trở lại nhà để giúp họ vươn lên thoát khỏi nghèo khổ. Một câu chuyện mà tôi hay kể đó là mỗi khi thăm lại New York quê nhà thả bộ dọc Park Avenue một ngày đẹp trời ngắm mọi thứ và nhìn mọi người đến đây từ khắp nơi trên thế giới. Bao giờ tôi cũng dừng chân mua chiếc bánh kẹp xúc xích từ xe hàng rong một người nhập cư. Hơi mất vệ sinh một tí cũng không sao. (Cười) Dù ở đâu hay đang làm gì, tôi cứ phải chén món ấy. Cả khi tôi đương làm Ngoại trưởng Tôi ra khỏi căn phòng sang trọng khách sạn Waldorf Astoria (Cười) tản bộ dọc con phố, đến đại lộ 55, tìm anh bán hàng rong người nhập cư, quanh tôi bấy giờ có năm cận vệ ba xe cảnh sát New York tiếp cận vòng ngoài bảo vệ để không có ai tấn công khi tôi đi dạo. (Cười) Và tôi hỏi mua chiếc bánh kẹp xúc xích anh bán hàng làm bánh, chợt anh thấy chúng quanh toàn vệ sĩ và xe cảnh sát "Tôi có thẻ xanh! Tôi cóp thẻ xanh!" (Cười) "Không sao, không sao." Giờ thì tôi rảnh rồi. Tôi được một mình. Không vệ sĩ. Không xe cảnh sát. Không gì hết. Nhưng vẫn phải có bánh kẹp xúc xích. Tôi vừa ăn tuần trước. Vào tối thứ Ba. Chỗ Vòng Xuyến Columbus. Và cảnh tượng vẫn thường lặp lại. Tôi tiến đến và hỏi mua bánh kẹp, người bán hàng làm bánh vừa xong, anh ấy nói, "Tôi nhìn thấy ông trên TV. Ông là Đại tướng Powell." "Vâng, phải.""Oh..." Tôi gửi anh ấy tiền. "Không, thưa Đại tướng. Ông đừng trả. Vì tôi đã nhận rồi. Nước Mỹ đã trả cho tôi. Tôi không giờ quên từ đâu tôi đến đây. Nhưng giờ tôi là một người Mỹ. Xin cám ơn Ngài." Tôi nhận món quà hảo tâm, rồi đi tiếp dọc con phố, mối xúc cảm nhuần thấm lòng tôi, Chúa ơi, đây là đất nước đã chào đón cha mẹ tôi 90 năm về trước. Chúng ta có ngày nay vẫn là đất nước diệu kỳ này. những người trẻ tuổi đang tiếp tục đến với chúng ta từ khắp nơi trên thế giới, là những công dân chúng ta có nghĩa vụ không để cho một đứa trẻ nào bị bỏ rơi, trong đất nước tuyệt vời của chúng ta. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vậy, những chú robot đang ở đâu rồi? Cách đây 40 năm người ta từng nói rằng chúng sẽ sớm ra đời. Chẳng bao lâu nữa chúng sẽ làm mọi việc cho chúng ta: chúng sẽ nấu nướng, giặt giũ, mua đồ, đi chợ, xây dựng. Nhưng tới nay thì vẫn chưa có. Trong khi chúng ta phải dùng người di dân bất hợp pháp để làm các việc đó, chúng ta lại không có con robot nào. Vậy chúng ta có thể làm gì, nói gì về việc này? Tôi muốn đưa ra một vài cách nhìn khác về việc làm thế nào chúng ta có thể nhìn nhận việc này khác đi một chút. Đây là bức ảnh x quang của một con bọ cánh cứng và một cái đồng hồ Thụy Sĩ từ năm 88. Bạn thấy đấy - những gì đúng trước đây cũng đúng với ngày nay. Cho đến nay chúng ta vẫn có thể làm đúng mấy thứ này, ta có thể làm các mạch điện máy tính chuẩn xác, nhưng ta không thể kết hợp chúng thành một cái gì đó có thể thực sự hoạt động và thích nghi được như các hệ thống này. Ta hãy cùng xem xét nó dưới một cách nhìn khác. Hãy mời nhà thiết kế cừ nhất, nguyên mẫu của tất cả các nhà thiết kế: hãy xem sự tiến hóa có thể làm được những gì. Nói ngắn gọn - chúng ta tạo ra một món súp cơ bản gồm các thành phần robot như: các thanh vật liệu, mô tơ, và các tế bào thần kinh. Lắp ráp lại với nhau và đặt nó dưới sự chọn lọc tự nhiên, dưới sự biến đổi, và thưởng cho nó nếu nó có thể tiến lên được. Một nhiệm vụ rất đơn giản, thật thú vị chờ đợi xem chuyện gì xảy ra. Các bạn thấy đấy, có nhiều loại máy móc khác nhau từ đó ra. Chúng đều chuyển động loanh quanh, chúng bò các kiểu khác nhau, và bạn có thể nhìn thấy ở bên phải, rằng chúng tôi thực tế đã làm một vài loại, và chúng hoạt động thực sự. Chúng không phải là những người máy hoàn hảo, nhưng chúng tiến triển đúng như chúng tôi muốn: tiến lên phía trước. Vậy là đã hoàn thành phần việc trên máy tính, nhưng chúng tôi còn thực hiện trên những cỗ máy thật. Đây là một người máy thực sự mà chúng tôi đã cấy một số não bộ, biết cạnh tranh, tức có tiến hóa, vào chiếc máy. Nó tựa như buổi trình diễn mô tô: chúng đều được điều khiển cỗ máy, và được thưởng cho việc đưa cỗ máy đi nhanh hay đi xa đến cỡ nào. Bạn có thể thấy những con robot này chưa sẵn sàng để thay đổi thế giới, nhưng chúng dần dần học cách đi về phía trước và chúng làm việc này một cách tự động. Trong hai ví dụ này, chúng tôi cơ bản có các cỗ máy học đi trong mô phỏng, và cả những cỗ máy học cách đi ngoài đời thật. Nhưng tôi muốn chỉ ra một cách tiếp cận khác, và đó là con robot này, nó có bốn chân, có 8 mô tơ, 4 cái ở đầu gối và 4 cái ở hông. Nó có hai bộ phận cảm ứng độ nghiêng giúp xác định nó đang nghiêng hướng nào. Nhưng nó không hề biết nó trông thế nào. Các bạn thấy nó có 4 chân, nó không biết nó là một con rắn hay là cái cây, nó không biết tí gì về hình dạng của nó, nhưng nó sẽ cố gắng để tìm ra điều đó sớm thôi. Trước tiên, nó thực hiện một số chuyển động ngẫu nhiên, sau đó nó cố xác định xem hình dạng nó thế nào - và bạn thấy có rất nhiều thứ đi qua "não" nó, nhiều mô hình tự rút ra để giải thích mối quan hệ giữa thực tế và cảm biến - sau đó thử làm hành động thứ hai để tạo sự khác biệt lớn nhất giữa các dự đoán của các mô hình khác nhau này, giống như nhà khoa học trong phòng nghiên cứu. Sau đó nó cố giải thích và lược bớt các mô hình tự rút ra đó. Đây là chu trình cuối cùng, bạn có thể thấy nó gần như nhận biết được hình dạng của nó, và khi nó đã tự mô hình hóa nó có thể sử dụng cái đó để rút ra khuôn thức chuyển động. Và các bạn đang thấy một cặp người máy - với một kiểu chuyển động. Chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ đi kiểu ghê rợn giống như nhện vậy, nhưng nó lại đi kiểu khập khiễng như thế này. Nhưng khi bạn nhìn nó, bạn phải nhớ rằng cái máy này không được tập đi về phía trước, cũng như không có mô hình của chính nó. Nó tự nhận ra hình dạng của mình và xác định cách tiến lên phía trước, sau đó nó thử nghiệm. (Vỗ tay) Giờ chúng ta sẽ tiếp tục tới một ý tưởng khác. Đó là những gì xảy ra khi bạn có một cặp - khi bạn có một cặp -- Thôi nào, thôi nào -- (Tiếng cười) - chúng không thích nhau. Vậy nên... Có một con robot khác. Đó là những gì xảy ra khi các con robot được thưởng công vì đã làm gì đó. Điều gì xảy ra nếu bạn không thưởng chúng cái gì đó, bạn chỉ ném nó vào? Chúng ta có các khối lập phương này, giống như sơ đồ ở đây. Khối lập phương có thể xoay, lật các cạnh chúng ta cho 1000 khối lập phương này vào một nồi súp - đây là mô phỏng - và không thưởng cho chúng gì cả, ta chỉ để cho chúng trôi nổi. Ta tiếp năng lượng vào đây và xem điều gì xảy ra sau một vài biến đổi. Trước tiên, không có gì xảy ra, chúng chỉ lật qua lật lại. Nhưng sau một lúc, bạn có thể thấy các hộp màu xanh dương ở bên phải bắt đầu giành quyền kiểm soát. Chúng bắt đầu tự lặp lại. Do đó, khi không có sự thưởng công, phần thưởng bên trong thực chất là sự tự nhân bản. Và chúng tôi thực tế đã xây dựng một vài cái đó, và đây là một phần của con robot lớn hơn được tạo ra từ các khối này, đây là một đoạn băng chạy nhanh, nơi bạn có thể thấy con robot thực sự đang tiến hành quá trình tự tái tạo. Vậy khi bạn cung cấp thêm nguyên liệu cho nó - ở đây là các khối - và thêm năng lượng, nó có thể tạo ra một con robot khác. Tất nhiên đây là một cái máy còn rất thô sơ, nhưng chúng tôi đang làm một phiên bản kích cỡ siêu nhỏ, hi vọng những khối này sẽ nhỏ như bột nêm. Vậy chúng ta học được gì? Những robot này dĩ nhiên bản thân chúng không hữu ích lắm, nhưng chúng có lẽ dạy chúng ta một chút về cách làm sao ta có thể chế tạo robot tốt hơn, và về cách con người và động vật tự tạo ra những khuôn mẫu và học hỏi. Một trong các điều tôi nghĩ là quan trọng đó là chúng ta cần tránh xa với ý tưởng thiết kế các máy bằng tay, mà phải để nó tiến hóa và học, giống như trẻ con, và có lẽ đó là cách thức mà chúng ta có thể tiến lên. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bạn biết không, điều mà tôi thích khi làm bố là những bộ phim tôi được xem. Tôi thích chia sẻ với bọn trẻ những bộ phim yêu thích của mình và khi con gái tôi 4 tuổi, chúng tôi xem "Phù thủy xứ Oz" cùng nhau. Nó đã hoàn toàn chiếm hết trí tưởng tượng của con bé hàng tháng trời. Nhân vật yêu thích của con bé dĩ nhiên là Glinda. Nó cho con bé một lý do tuyệt với để mặcđầm lấp lánh và cầm đũa thần. Nhưng khi bạn xem phim đó đủ nhiều, và bạn bắt đầu nhận ra nó bất thường như thế nào. Ngày nay chúng ta sống, và đang nuôi dạy con cái mình, trong một tổ hợp phức tạp của tưởng tượng-ngoạn mục-và-công nghiệp Nhưng"Phù thủy xứ Oz" thì khác hẳn Câu chuyện không đi theo hướng đó 40 năm sau xu hướng đó mới thực sự trở nên phổ biến, thú vị thay, là cùng với một bộ phim khác kể về 1 gã người sắt và một gã lông lá giải cứu một cô gái bằng cách cải trang thành lính gác của kẻ thù. Các bạn có biết tôi đang nói đến cái gì không? (Cười) Vâng. Bây giờ, có một sự khác nhau lớn giữa hai bộ phim này, một vài khác biệt thực sự lớn giữa "Phù thủy sứ Oz" và những bộ phim chúng ta xem ngày nay. Một là có rất ít bạo lực trong "Phù thủy xứ Oz". Những con khỉ khá là hung hăng, những cây táo cũng vậy. Nhưng tôi nghĩ nếu "Phù thủy xứ Oz" được thực hiện vào ngày hôm nay, thì bà phù thủy sẽ nói, "Dorothy, cháu là vị cứu tinh của Oz mà lời tiên tri đã dự đoán. Hãy dùng chiếc dép thần kì của cháu để đánh bại đội quân được tạo ra bằng máy tính của mụ Phù Thủy Độc Ác." Nhưng câu chuyện đã không diễn ra như thế Một điều nữa mà thực sự đặc biệt về "Phù Thủy xứ Oz" đối với tôi là tất cả các nhân vật anh hùng nhất và thông thái và cả những nhân vật xấu xa nhất đều là nữ. Bây giờ tôi bắt đầu nhận ra rằng khi tôi cho con gái mình xem "Star Wars", nhiều năm sau đó, và sự việc trở nên khác đi. Tại thời điểm đó tôi cũng có một cậu con trai. Nó chỉ mới 3 tuổi lúc bấy giờ. Thằng bé không được rủ xem phim. Nó còn quá bé Nhưng vì nó là đứa thứ hai, nên mức độ giám sát đã bị tụt dốc. (Tiếng cười) Nên nó đã mò vào, và bộ phim để lại dấu ấn trong nó như một con vịt mẹ làm mẫu cho vịt con và tôi không nghĩ thằng bé hiểu điều gì đang xảy ra, nhưng nó hẳn đã thấm nhuần nó. Và tôi tự hỏi thằng bé đã tiếp nhận cái gì. Có phải nó đã học hỏi về sự dũng cảm, kiên trì và trung thành? Có phải nó đã tiếp thu được việc là Luke gia nhập quân đội để lật đổ chính quyền? Có phải nó ngộ ra rằng trong vũ trụ này chỉ có con trai trừ cô Beru, và đương nhiên cả công chúa này nữa, một người tuyệt vời nhưng lại kiểu như chỉ biết ngồi chờ xuyên suốt phần lớn bộ phim để rồi cô ấy có thể tặng thưởng cho anh hùng một tấm huân chương và một cái nháy mắt để cảm ơn anh ta vì đã cứu vũ trụ, việc mà anh ta đã làm bằng phép thuật bẩm sinh của mình? So với "Phù Thủy xứ Oz" năm 1939 Bằng cách nào Dorothy đã chiến thắng trong bộ phim ? Bằng cách làm bạn với tất cả mọi người và trở thành một người lãnh đạo Đó là thế giới mà trong đó tôi muốn các con mình lớn lên-- Oz, đúng không? -- và không phải là thế giới của những gã trai hay choảng nhau nơi mà chúng ta đang bị buộc phải sống Tại sao lại có nhiều bạo lực như vậy, bạo lực viết hoa nhé, trong những bộ phim chúng ta cho con mình xem, và thật ít những con đường gạch trải nắng vàng Có rất nhiều bài viết hay về ảnh hưởng của phim bạo lực dành cho con trai trên các bé gái và các bạn nên đọc nó. Chúng rất hay. Nhưng không có nhiều bài viết việc con trai tiếp nhận những câu chuyện này như thế nào. Từ kinh nghiệm của chính mình, tôi thấy rằng Công chúa Leia đã không cung cấp đủ được một ngữ cảnh thích hợp mà tôi đã có thể sử dụng để hướng tới một thế giới người lớn mà có cả nam và nữ. (Tiếng cười) Tôi nghĩ hẳn phải có khoảnh khắc nụ hôn đầu khi mà tôi đang trông đợi phần thông tin diễn viên cuối phim bởi vì đó là kết thúc của bộ phim, đúng không? Tôi hoàn thành sứ mệnh, Tôi có được người con gái tôi thích. Vậy tại sao bạn vẫn còn đứng đó? Tôi không biết mình phải làm gì. Những bộ phim rất, rất chú trọng tới việc đánh bại kẻ xấu và nhận lấy phần thưởng của mình, và ở đó không có chỗ cho những mối quan hệ khác và những cuộc phiêu lưu khác. Nó gần như kiểu nếu bạn là con trai, bạn là một sinh vật ngốc nghếch, và nếu bạn là con gái, bạn nên mang theo bộ đồ chiến binh. Có rất nhiều ngoại lệ, và tôi sẽ bảo vệ những nàng công chúa Disney trước mặt bất kỳ người nào. Nhưng họ có gửi đến những cậu bé một thông điệp, rằng các cậu bé không phải thực sự là khán giả mục tiêu. Họ đang làm một công việc ấn tượng trong việc dạy dỗ các bé gái cách chống lại chế độ nam quyền, nhưng họ lại không chỉ cho các cậu bé cách bảo vệ mình khỏi tư tưởng nam quyền. không có hình mẫu nào cho chúng cả. Và chúng ta cũng có những người phụ nữ tuyệt với những người mà đang viết nên những câu chuyện mới cho con em chúng ta, và bên cạnh những nhân vật như thật và đáng xem như Hermione và Katniss, vẫn còn những bộ phim về chiến tranh. Và, tất nhiên, studio thành công nhất mọi thời đại tiếp tục xuất ra hết những tác phẩm kinh điển này tới những tác phẩm kinh điển khác tất cả chúng đều kể về hành trình của một cậu bé hoặc một người đàn ông, hoặc hai người đàn ông mà là bạn của nhau, hoặc một người đàn ông và con trai anh ta, hoặc hai người đàn ông đang nuôi dạy một bé gái Cho đến khi, như rất nhiều bạn đang nghĩ, năm nay, khi cuối cùng họ cũng nghĩ ra "Brave". Tôi giới thiệu nó với tất cả các bạn. Nó đang được chiếu. Các bạn có nhớ những nhà phê bình đã nói gì khi "Brave" được công chiếu không? "Aw, tôi không ngờ là Pixar lại làm một bộ phim về công chúa." Bộ phim rất hay đấy. Đừng để lời nói đó ngăn cản bạn. Bây giờ gần như không có bộ phim nào trong số này vượt qua bài kiểm tra Bechdel Tôi không biết nếu bạn đã từng nghe tới nó hay chưa thực ra nó chưa phổ biến cho lắm nhưng có lẽ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nó một chút Alison Bechdel là một hoạ sĩ truyện tranh quay trở lại thời điểm giữa những thập niên 80, cô đã cho ghi âm cuộc nói chuyện này, giữa cô và một người bạn về việc đánh giá những bộ phim họ từng xem Rất đơn giản. Bạn chỉ cần tự hỏi 3 câu hỏi sau: Liệu có nhiều hơn một nhân vật trong bộ phim là nữ có lời thoại trong bộ phim Hãy cố gắng đáp ứng được tiêu chuẩn đó. Và những phụ nữ này có đối thoại với nhau lần nào không? Cuộc trò chuyện của họ đề cập đến vấn đề nào ngoài những chàng trai mà họ thích không? (Cười) Bạn thấy đúng khộng? Cám ơn (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. Hai người phụ nữ tồn tại và nói chuyện với nhau về nhiều thứ. Điều này là có thật. Tôi đã thấy, nhưng tôi hiếm khi thấy điều này trong những bộ phim mà chúng ta biết và yêu thích Trong thực tế, tuần này tôi đã đi xem một bộ phim chất lượng cao, "Argo." đúng không? Râm ran từ giải Oscar, doanh thu phòng vé tốt, sự đồng thuận ý tưởng về những gì một phim Hollywood .chất lượng cần Nó mắc khá nhiều lỗi với bài test Bechdel. Và tôi không nghĩ rằng nó nên bị như thế, bởi vì rất nhiều bộ phim, tôi không biết liệu bạn đã xem nó chưa, nhưng rất nhiều bộ phim diễn ra tại trong Đại Sứ Quán nơi mà những người đàn ông và phụ nữ đang lẩn trốn trong cuộc khủng hoảng con tin. Chúng ta đã có kha khá một vài cảnh của những người đàn ông có những cuộc hội thoại lo lắng, hoảng sợ trong tình cảnh ẩn nấp này và khoảnh khắc tuyệt vời cho một trong những nữ diễn viên là hé nhìn qua cánh cửa và nói, "Anh có muốn lên giường không, anh yêu?" Đó là điều Hollywood dành cho bạn. Vì vậy, hãy nhìn vào những con số. năm 2011,100 bộ phim phổ biến nhất , Bao nhiêu trong số đó các bạn nghĩ rằng thực sự có nhân vật nữ chính? Mười một. Không tệ. Nó không nhiều bằng số phần trăm phụ nữ mà chúng ta mới vừa bầu vào Quốc hội, tốt thôi. Nhưng có một con số lớn hơn thế sẽ làm cho những người trong căn phòng này thất vọng Năm ngoái, The New York Times công bố một nghiên cứu được thực hiện bởi chính phủ Dưới đây là những gì được đề cập đến. Một trong năm phụ nữ ở Mỹ nói rằng họ đã bị tấn công tình dục một vài lần trong đời. Bây giờ, tôi không nghĩ rằng đó là lỗi của nền giải trí phổ thông. Tôi không nghĩ rằng phim trẻ em có bất cứ liên quan gì đến điều đó. Tôi thậm chí không nghĩ rằng video âm nhạc hoặc nội dung khiêu dâm lại thực sự trực tiếp dính líu đến điều này, nhưng một cái gì đó không ổn đang diễn ra, và khi tôi nghe thấy số liệu thống kê đó, một trong những điều tôi nghĩ là đó là rất nhiều những kẻ tấn công tình dục. Những kẻ đó là ai? Họ đang học cái gì thế này? Họ đang thất bại trong việc học hỏi điều gì thế? Phải chăng họ đang tiếp thu những câu chuyện mà ở đó công việc của một anh hùng là đánh bại các vai phản diện bằng bạo lực và sau đó nhận lấy phần thưởng của anh ta, một người phụ nữ không có bạn bè và không nói một lời nào? Liệu chúng ta có đang đắm chìm trong những câu chuyện như vậy? Các bạn biết đấy, là một phụ huynh với đặc quyền nuôi dưỡng một cô con gái giống như tất cả các bạn, những người cũng đang làm điều tương tự, chúng ta nhận thấy rằng thế giới này và số liệu thống kê này là rất đáng báo động và chúng ta muốn có một sự chuẩn bị cho các con của mình. Chúng ta có những công cụ hiện hữu như "nữ quyền" và chúng ta hy vọng rằng nó sẽ giúp ích, nhưng tôi phải tự hỏi, liệu nữ quyền lực sẽ bảo vệ được chúng nếu, cùng lúc đó, một cách tích cực hoặc thụ động, chúng ta đang đào tạo các con trai của mình duy trì nam quyền của chúng? Ý tôi là, tôi nghĩ rằng việc xếp hàng đợi trên Netflix (dịch vụ cho thuê phim online) là cách thức mà qua đó chúng ta có thể thực hiện một cái gì đó rất quan trọng, và tôi đang nói chủ yếu là với các ông bố ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta phải chỉ cho các con trai của mình một định nghĩa mới về đàn ông Định nghĩa về đàn ông đã đảo lộn. Các bạn hẳn đã đọc về làm thế nào nền kinh tế mới đang thay đổi vai trò của người chăm sóc và người kiếm tiền Họ đang ném nó lên trên không Vì vậy, các con trai của chúng ta sẽ phải tìm một số cách thích nghi với điều này, một số mối quan hệ mới giữa chúng với nhau, và tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự phải chỉ cho chúng thấy một hình mẫu làm thế nào một người đàn ông thực sự là một người tin tưởng các chị em của anh ta tôn trọng họ và muốn để vào đội của họ, và đứng lên chống lại những kẻ thực sự xấu, những người đàn ông người muốn lạm dụng phụ nữ Và tôi nghĩ rằng công việc của chúng ta trong khi chờ đợi dịch vụ từ Netflix là để tìm những phim vượt qua bài kiểm tra Bechdel, nếu chúng ta có thể tìm thấy chúng, và để tìm ra các nhân vật nữ chính những người đang ở đó, những người bộc lộ sự can đảm thực sự, những người mang mọi người đến với nhau, và để thúc đẩy các cậu bé của mình gặp gỡ với những nữ anh hùng này và nói rằng, "Con muốn vào đội của họ" bởi vì chính họ sẽ tạo ra và bênh vực đội của mình. Khi tôi hỏi con gái mình về nhân vật yêu thích của nó trong "Star Wars" các bạn có biết nó đã nói những gì không? Obi-Wan. Obi-Wan Kenobi và Glinda. Hai nhân vật này có điểm chung gì? Có lẽ không phải là chỉ là chiếc đầm lấp lánh. Tôi nghĩ rằng những người này là các chuyên gia. Tôi nghĩ rằng đây là hai nhân vật trong phim hiểu biết nhiều hơn bất kỳ ai khác, và họ yêu thích việc chia sẻ kiến thức của mình với những người khác để giúp những người khác phát huy tiềm năng của mình. Giờ đây, họ là những nhà lãnh đạo. Tôi thích kiểu nhiệm vụ như thế cho con gái mình, và tôi cũng thích kiểu nhiệm vụ như vậy con trai tôi. Tôi muốn thêm nhiều nhiệm vụ như thế. Tôi muốn có ít đi những nhiệm vụ nơi con trai tôi được dạy bảo rằng, "Đi ra ngoài và chống lại nó một mình" và thêm nhiều kiểu nhiệm vụ nơi nó thấy rằng công việc của nó là gia nhập vào một nhóm, có thể là một đội ngũ được lãnh đạo bởi một người phụ nữ, để giúp đỡ những người khác trở nên tốt hơn và là người tốt hơn, giống như Wizard of Oz. Cảm ơn các bạn. Đây là cách cuộc chiến bắt đầu Vào một ngày bình thường, Bạn có kế hoạch tham dự một bữa tiệc Bạn đưa lũ trẻ đến trường bạn đến gặp nha sĩ Và điều tiếp theo, điện thoại mất tín hiệu TV mất tín hiệu, những người lính trên đường phố những ba-ri-e Cuộc sống náo nhiệt bạn biết đã bị ngừng lại Nó đã ngừng lại Đây là câu chuyện từ 1 người bạn của tôi, ở Bosnian, những gì xảy ra với cô ấy, vì tôi nghĩ câu chuyện sẽ cho bạn thấy chính xác những gì cô ấy đã cảm thấy. Tháng 4,1992, một ngày đi làm bình thường của cô, với chiếc váy ngắn và đôi giày cao gót. Cô ấy làm việc ở 1 ngân hàng. Cô là 1 người mẹ trẻ.Thích tiệc tùng. Một người tuyệt vời. Đột ngột, cô nhìn thấy 1 chiếc xe tăng đang di chuyển trên con phố chính của Sarajevo đánh bật mọi thứ ra khỏi đường đi của nó. Cô ấy nghĩ mình đang mơ, nhưng không. Và cô ấy chạy, như chúng ta vẫn thường làm và tìm 1 chỗ trốn, cô ấy trốn đằng sau 1 cái thùng cũ, với đôi giày cao gót và chiếc váy ngắn. Trong khi trốn ở đó, cô cảm thấy thật tức cười, nhưng rồi cô thấy chiếc xe tăng với những người lính, và mọi người xuất hiện khắp nơi cùng với sự hỗn loạn và cô nghĩ " Tôi cảm thấy mình như Alice trong xứ sở thần tiên" ngã xuống cái hang thỏ, chìm vào, chìm dần vào trong hỗn loạn, và cuộc sống của tôi không bao giờ được như trước nữa." Vài tuần sau đó, bạn tôi ở trong một đám đông người chen lấn với đứa đứa con trai ẵm trên tay để đưa cậu bé lên 1 chiếc xe bus, một trong những chiếc xe cuối cùng rời khỏi Sarajevo để đưa lũ trẻ ra ngoài, để chúng có thể an toàn. và cô ấy nhớ phải đấu tranh với mẹ cô ở phía trước, đám đông người, " Đưa con tôi đi!Hãy đưa con tôi đi! ". và cô đưa con trai của cô ấy cho một ai đó qua cửa sổ chiếc xe. Và cô ấy đã không còn thấy cậu bé trong hàng năm sau đó Sự vây hãm diễn ra trong 3 năm rưỡi, đó là 1 thời kì khó khăn, không nước, không năng lượng, không điện, không thức ăn, ở ngay trung tâm Châu Âu, ngay giữa thế kỷ 20. Tôi được vinh dự là 1 những phóng viên đã sống ở đó trong suốt cuộc vây hãm, Tôi có vinh dự và đặc ân khi được ở đó vì nó đã dạy rôi mọi thứ, không chỉ là 1 phóng viên, mà còn là cách làm người. Tôi đã học về lòng thương, sự cảm thông Tôi học về những con người rất bình thường, những người đã trở thành người hùng. Tôi học cách chia sẻ.Tôi học về tình bạn. Và hơn thế nữa, tôi học về tình yêu thương. Ngay cả giữa sự phá hủy ghê gớm, cái chết và sự hỗn loạn, Tôi học cái cách những người bình thường giúp đỡ hàng xóm của họ, chia sẻ thức ăn, chăm sóc lũ trẻ, kéo ai đó ra khỏi tầm bắn ở ngay giữa con đường ngay cả khi điều đó gây nguy hiểm cho chính cuộc sống của họ, giúp những người bị thương vào taxi cố gắng đưa họ đến bệnh viện. Tôi đã học được nhiều điều cho bản thân. Martha Gellhorn, một người hùng của tôi, đã từng nói, " Bạn chỉ có thể yêu chiến tranh.Những gì còn lại là trách nhiệm" Tôi đã trải qua rất nhiều, rất nhiều cuộc chiến sau đó, quá nhiều tôi không thể tính được, nhưng không có gì giống như ở Sarajevo. Cuối tháng tư, tôi quay lại và với điều là lùng những gì tôi gọi à cuộc tái ngộ Nó là ngày lễ kỉ niệm lần thứ 20 cuộc vây hãm, Ngày bắt đầu cuộc vây hãm ở Sarajevo, Tôi không thích từ " Lễ kỉ niệm", vì nghe có vẻ như là 1 bữa tiệc, và đó không phải là 1 bữa tiệc. Đó là 1 cuộc tụ họp ảm đạm của những phóng viên đã hoạt động trong suốt cuộc chiến, những người viện trợ nhân đạo, và đương nhiên cả những chiến sĩ, những người con Sarajevo dũng cảm. Điều làm tôi chú ý nhất, làm tan nát trái tim tôi, là khi đi dọc những con phố chính của Sarajevo, nơi mà bạn tôi Aida đã nhìn thấy chiếc xe tăng 20 năm trước, và con đường với hơn 12,000 chiếc ghế đỏ, trống trải, mỗi chiếc ghế tượng trưng cho một người đã chết trong cuộc vây hãm đó, chỉ ở Sarajevo, không phải cả Bosnia, và dãy ghế trải dài đến cuối thành phố chiến 1 diện tích rất lớn, và điều gây đau buồn nhất cho rôi là những chiếc ghế nhỏ cho những đứa trẻ. Bây giờ tôi đang hoạt động ở Syria, và tôi đã bắt đầu viết về nó bởi vì tôi tin rằng nó cần phải kết thúc. Tôi tin rằng có một câu chuyện ở đó cần được kể Tôi thấy, một lần nữa, 1 cuộc chiến giống như ở Bosnia. Và lần đầu khi đến Damamascus, Tôi đã thấy khoảnh khắc kì lạ này nơi người dân dường như không tin rằng cuộc chiến đã bắt đầu, và đó là chính xác những gì đã xảy ra ở Bosnia. Và gần như mọi thành phố khác tôi đã thấy khi chiến tranh tới. Người dân không muốn tin nó đã tới, nên họ không không rời đi, họ không rời đi trước khi họ có thể. Họ không rút tiền. Họ ở lại vì họ muốn ở trong chính ngôi nhà của mình. Và khi chiến tranh và sự hỗn loạn giảm dần. Rwanda là khu vực ám ảnh tôi khá nhiều Năm 1994, tôi rời Sarajevo để làm phóng sự về nạn diệt chủng ở Rwanda. Giữa thàng 4 và tháng 8, 1994, Một triệu người đã bị tàn sát. Và 12,000 chiếc ghế đã làm tôi hoảng sợ với con số tuyệt đối, Tôi chỉ muốn bạn dành vài phút để nghĩ về hàng triệu người đó. Để tôi cho bạn 1 ví dụ, tôi nhớ rằng đứng yên và nhìn vào con đường với hết tầm nhìn của mình, ít nhất 1 dặm, những thi thể được chất đống cao gấp 2 lần tôi những xác chết. Và đó chỉ là 1 phần nhỏ. Những bà mẹ ôm những đứa trẻ cố gắng che chờ chúng khỏi sự đau đớn. Vậy nên chúng ta học được nhiều điều từ chiến tranh, Tôi kể về Rwanda bởi vì đó chỉ là 1 khu vực, giống như phía Nam Châu Phi, nơi mà gần 20 năm qua, đang được cứu chữa. 56% đại biểu Quốc hội là nữ giới, thật là tuyệt vời, và hiện giờ đã có trong hiến pháp quốc gia, bạn hoàn toàn không được phép nói "Hutu" hay "tutsi" bạn không được phép định danh một ai đó bằng sắc tộc là những thứ, tất nhiên, là cái đã bắt đầu cuộc tàn sát Một người viện trợ, bạn tôi, đã cho tôi biết một câu chuyện ý nghĩa nhất hay tôi tìm thấy trong đó những gì tốt đẹp. Có 1 nhóm trẻ em, cả người tộc Hutu và Tutsy, Và 1 nhóm phụ nữa nhận chúng làm con nuôi, họ xếp hàng và đưa cho từng đứa trẻ. Không có sự đền bù nào, bạn là người Tutsi bạn là người Hutu, bạn có thể đã giết mẹ tôi, bạn có thể đã giết cha tôi. Họ chỉ cùng nhau, trong sự hòa giải. Và tôi đã tìm thấy điều phi thường. Khi mọi người hỏi làm thế nào để tôi tiếp tục bù đắp những gì chiến tranh gây ra, và tại sao tôi lại tiếp tục làm việc đó, đây là lí do. Khi tôi quay lại Syria, thực tế là tuần sau, để thấy những con người đáng kinh ngạc, những người hùng họ đấu tranh cho sự dân chủ, cho những đồ trợ cấp mỗi ngày. Và đó là lí do tại sao tôi làm việc này. Năm 2004, Tôi đã có 1 bé trai, tôi gọi đó là đứa trẻ kì diệu, bời vì sau khi nhìn thấy quá nhiều sự chết chóc và sự phá hủy, hỗn loạn và bóng tối trong cuộc sống, tia sáng hy vọng đã được sinh ra. Tôi gọi bé là Luca, nghĩa là "Người mang ánh sáng" vì bé đã mang ánh sáng đến cuộc đời tôi. Nhưng tôi nói tới bé là bởi vì khi được 4 tháng tuổi, tổng biên tập bảo tôi quay lại Baghdad nơi mà tôi đã viết bài về chế độ Saddam trong suốt quá trình sụp đổ của Baghdad và sau đó nữa, và tôi nhớ rằng mình đã rơi nước mắt trên máy bay, khóc vì phải xa con trai, trong khi tôi ở đó, Một chính trị gia Irag khá nổi tiếng, bạn tôi, đã nói rằng " Chị làm gì ở đây vậy?" "Sao chị không ở nhà với Luca?" Tôi đã trả lời " Tôi cần phải chứng kiến chuyện này." Đó là năm 2004. đó là thời gian bắt đầu những cuộc tắm máu không thể tưởng tượng được ở Iraq, " Tôi cần phải xem, tôi phải xem những gì đã xảy ra ở đây. Tôi phải báo cáo lại những việc đó." Anh ấy nói: " Về nhà đi, bởi vì nếu cô lỡ lần đầu tiên cháu mọc răng, nếu cô lỡ những bước đi đầu tiên của cháu, cô sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân. Những luôn có những cuộc chiến khác." Và đó, đáng buồn, luôn có những cuộc chiến. Tôi đã tự đánh lừa bản thân nếu tôi nghĩ, như 1 nhà báo, như 1 phóng viên, 1 người viết bài, tôi có thể ngừng chúng lại.Tôi không thể. Tôi không phải Kofi Annan.Ông ấy không thể ngừng chiến tranh. Ông cố gắng thường lượng với Syria và không thể thành công. Tôi không phải U.N. một tổ chứ hòa giải những mâu thuẩn Tôi thậm chỉ không phải là bác sĩ cứu trợ, và tôi không thể tả với bạn thời gian tôi càm thấy mình vô dụng đến nhường nào chứng kiến những người chết trước mặt mình, và tôi không thể cứu họ. Tôi chỉ là một nhân chứng. Vai trò của tôi là đem lại tiếng nói cho những người bị áp bức. Một đồng nghiệp của tôi miêu tả việc làm đã đem ánh sáng đến những góc tối tăm của thế giới. Và đó là những gì tôi cố gắng làm. Không phải tôi luôn luôn thành công, và thỉnh thoảng có những sự chán nản, và cảm thấy bạn thực sự trống rỗng cảm thấy không một ai quan tâm. Ai quan tâm đến Syria?Ai quan tâm đến Bosnia? Ai quan tâm về Congo, Ivory Coast, Liberia, Sierra Leone, và những nơi khác nữa. Tôi sẽ nhớ mãi trong suốt phần đời còn lại của mình? nhiệm vụ của tôi là làm nhân chứng và đó là vấn đề nan giải, vấn đề của trái tim, với chúng tôi, những phóng viên chiến tranh. Tôi có thể hy vọng, không phải những nhà chính trị, nhà chính khách, vì tôi đã tin tưởng quá nhiều họ đọc những gì tôi viết và làm gì đó. Tôi không đánh lừa bản thân. Nhưng tôi hy vọng nếu các bạn nhớ những gì tôi đã nói hoặc bất kì câu chuyện nào và bữa sáng ngày mai, nếu các bạn có thể nhớ câu chuyện về Sarajevo, hay câu chuyện về Rwanda, nghĩa là tôi đã xong việc của mình. Cảm ơn rất nhiều! (tiếng vỗ tay) Tối nay tôi muốn trao đổi với các bạn về 2 vấn đề. Vấn đề thứ 1: Việc giảng dạy và hành nghề phẫu thuật là công việc thực sự khó khăn. Và vấn đề thứ 2, đó là ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân sâu xa ngăn cách mọi người trên khắp thế giới. Và ở khu vực của tôi, hai điều này thật ra có sự liên hệ với nhau, và tối nay tôi muốn cho bạn biết chúng liên hệ ra sao. Thực ra chẳng ai muốn bị phẫu thuật cả. Có ai ở đây từng bị phẫu thuật chưa? Các bạn có muốn bị phẫu thuật không? Cứ giơ tay lên nếu bạn muốn bị phẫu thuật. Chẳng ai muốn bị phẫu thuật cả. Đặc biệt là chẳng ai muốn bị phẫu thuật với các dụng cụ này thọc vào vết mổ lớn rồi gây ra rất nhiều sự đau đớn, và khiến ta phải nghỉ việc hoặc nghỉ học cả một thời gian dài, mà thậm chí là còn để lại vết sẹo lớn. Nhưng nếu bạn bắt buộc phải phẫu thuật, thì điều bạn thật sự cần là một phẫu thuật nội soi. Và đó cũng là điều mà tôi muốn đề cập hôm nay-- Đó là vấn đề tại sao việc giảng dạy và thực hiện loại phẫu thuật này lại khiến chúng tôi nghiên cứu về một hệ thống biên dịch hiệu quả quy mô toàn cầu Loại phẫu thuật nội soi là rất phức tạp và khó, trước hết là nó sẽ yêu cầu bệnh nhân phải ngủ, sau đó chúng tôi sẽ bơm khí cacbonic vào bụng họ, rồi thôi lên như một quả bóng, sau đó đưa những dụng cụ sắc nhọn này vào trong bụng-- Việc này khá nguy hiểm -- sau đó chúng ta lấy dụng cụ và nhìn qua màn hình Tivi Bây giờ chúng ta sẽ xem quá trình này diễn ra thế nào Đây là ca phẫu thuật túi mật. Mỗi năm chúng tôi phải thực hiện hàng triệu ca dạng này chỉ riêng ở Mỹ thôi. Đây là hình ảnh thực. Không hề chảy máu. Và các bạn có thể thấy những ca phẫu thuật này đòi hỏi tập trung cao độ thế nào. Bạn có thể nhìn vào gương mặt của những bác sĩ. Việc này rất khó để hướng dẫn và cũng vô cùng khó học. Chúng tôi thực hiện khoảng 5 triệu ca thế này ở Mỹ và khoảng 20 triệu ca trên khắp thế giới. Vâng, hẳn là tất cả các bạn đều nghe đến cụm từ: "Anh ấy bẩm sinh đã là bác sĩ phẫu thuật" Các bạn thân mến, bác sĩ phẫu thuật không phải là bẩm sinh Họ cũng không được tạo ra bằng máy móc. Sẽ chẳng có cái máy nào tạo được bác sĩ phẫu thật. Tất cả các bác sĩ phẫu thuật cần phải được đào tạo và huấn luyện. Trước tiên là được huấn luyện với những kĩ năng cơ bản, nền tảng, Chúng tôi đã xây dựng dựa trên yếu tố đó, chúng tôi đưa người vào phòng phẫu thuật với đầy hy vọng rằng ở đó họ có thể được đào tạo để làm một trợ lý phẫu thuật. Sau đó chúng tôi lại đào tạo họ trở thành một bác sĩ phẫu thuật. Và khi họ đã thực hiện tất cả các công việc đó trong vòng 5 năm họ sẽ được cấp một chứng nhận hành nghề mà ai cũng mơ ước. Nếu các bạn ngồi đây buộc phải trải qua phẫu thuật, thì hẳn đều muốn được một bác sĩ có chứng chỉ thực hiện phẫu thuật. Khi bạn có được chứng chỉ phẫu thuật, bạn sẽ có thể bắt tay vào thực tế phẫu thuật. Và thậm chí, nếu bạn may mắn, bạn cũng sẽ đạt được những ưu thế. Nền tảng đó quan trọng đến mức rất nhiều người trong số chúng tôi đến từ cộng đồng bác sĩ phẫu thuật tổng hợp lớn nhất tại Mỹ, Hiệp hội Phẫu thuật nội soi và dạ dày Mỹ (SAGES) đã tiến hành một chương trình đào tạo vào cuối những năm 90 để bảo đảm cho mỗi bác sĩ phẫu thuật nội soi có một nền tảng về kiến thức và kĩ năng cần thiết để hành nghề cũng như thực hiện các quy trình. Hiện tại khoa học nghiên cứu lĩnh vực này còn rất tiềm năng do đó Tổ chức Phẫu thuật Mỹ yêu cầu các bác sĩ phẫu thuật trẻ cần được đào tạo và cấp chứng chỉ. Đó không phải là một bài thuyết trình hay một khóa học đơn thuần, mà đó là sự đánh giá ở cấp độ cao về chuyên môn. Nó rất khó. Vừa mới năm ngoái thôi, một trong những đối tác của chúng tôi, Trường Đại học Phẫu thuật Mỹ đã phối hợp cùng với chúng tôi để công bố một yêu cầu rằng tất cả các bác sĩ phẫu thuật cần phải có chứng chỉ FLS (chứng chỉ phẫu thuật nội soi cơ sở) trước khi có thể thực sự tiến hành phẫu thuật nội soi. Có phải chúng tôi chỉ đề cập đến những người ở Mỹ và Canada không? Thực sự là không, chúng tôi nói về tất cả các bác sĩ phẫu thuật. Do đó, việc đem chương trình đào tạo và giáo dục này ra toàn thế giới là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao, đôi khi tôi đã rất hào hứng khi đi du lịch vòng quanh thế giới. SAGES tiến hành phẫu thuật trên toàn thế giới, cũng như đào tạo và hướng dẫn các bác sĩ phẫu thuật. Do vậy chúng tôi có một vấn đề, và đó là vấn đề về khoảng cách địa lý. Chúng tôi không thể đến mọi nơi được. Chúng ta cần giúp thế giới này trở nên thông minh hơn. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể phát triển một số công cụ để thực hiện được việc đó. Và một trong những công cụ mà cá nhân tôi rất thích đó là việc sử dụng video. Tôi đã có được động lực từ một người bạn. Đó là Allan Okrainec đến từ Toronto. Và anh ấy đã chứng minh rằng các bạn có thể hướng dẫn mọi người thực hiện phẫu thuật có sử dụng video trực tuyến. Đây là hình ảnh Allan đang giảng dạy khóa phẫu thuật có nói bằng tiếng Anh tại Châu Phi với các kĩ năng cơ bản và cần thiết để thực hiện phẫu thuật nội soi vi mô. Nhìn rất truyền cảm hứng. Nhưng với nghiên cứu này, đó thực sự là khó khăn và chúng tôi có một vấn đề. Thậm chí trong số những người có thể nói Tiếng Anh, thì chỉ 14% vượt qua bài kiểm tra Bởi vì với họ đó không phải là bài kiểm tra về phẫu thuật, mà là bài kiểm tra về Tiếng Anh. Tôi sẽ mang điều này đến tận nơi bạn ở. Tôi làm việc tại Bệnh viện Cambridge. Đây là nơi giảng dạy chính của Trường Y khoa Harvard. Chúng tôi có hơn 100 biên dịch viên cho 63 ngôn ngữ, và chi đến hàng triệu đô la trong bệnh viện nhỏ của chúng tôi. Đây là một nỗ lực lớn về vấn đề nhân sự. Nếu bạn nghĩ về một trọng trách mang tầm thế giới khi cố gắng giao tiếp với các bệnh nhân-- và không chỉ là việc giảng dạy phẫu thuật, giao tiếp với bệnh nhân -- sẽ không thể có đủ số lượng biên dịch viên trên toàn thế giới Chúng tôi cần ứng dụng công nghệ để hỗ trợ cho vấn đề này. Tại bệnh viện của chúng tôi chúng tôi gặp tất cả các đối tượng từ các giáo sư Harvard đến những người chỉ vừa tới đây tuần trước. Và bạn sẽ không thể biết được sẽ khó khăn thế nào để có thể giao tiếp hoặc chăm lo cho người mà bạn không thể giao tiếp được. Và không phải lúc nào cũng sẵn có biên dịch viên. Do vậy chúng tôi cần có các công cụ. Chúng tôi cần một công cụ dịch toàn cầu. Một trong những điều tôi muốn nói cho các bạn biết thông qua bài nói chuyện này đó là việc chia sẻ ngày hôm nay không chỉ về việc chúng tôi diễn thuyết trên toàn thế giới Mà thực sự là nói về vấn đề giao tiếp. Chúng ta có nhiều điều để học. Hiện tại, ở Mỹ, chúng tôi chi nhiều tiền hơn cho mỗi ngừời để có được những kết quả mà thực tế không khá hơn so với nhiều nước khác trên thế giới. Có thể chúng tôi vẫn còn điều gì đó cần phải học. Do đó tôi đã rất đam mê việc giảng dạy các kĩ năng FLS trên toàn thế giới. Năm ngoái, tôi đã ở Mỹ Latinh, Trung Quốc để nói về những vấn đề cơ bản trong phẫu thuật nội soi. Nơi nào tối đến cũng đều gặp một trở ngại là : "CHúng tôi cần kĩ năng này, nhưng chúng tôi muốn học bằng tiếng mẹ đẻ của mình" Do đó, tôi nghĩ điều tôi cần làm là: Tưởng tượng là tôi đang thuyết trình và đồng thời có thể giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ của mọi người trên khắp thế giới Tôi muốn giao tiếp được với những người ở Châu Á, Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Âu một cách chính xác, trơn tru và ít chi phí khi sử dụng công nghệ này. Đây là một giao tiếp hai chiều. Ngoài ra công nghệ này cũng cần phải có khả năng dạy cho chúng ta điều gì đó. Đây thực sự là một nhiệm vụ lớn lao. Chúng tôi đã tìm kiếm một công cụ biên dịch toàn cầu; Tôi nghĩ chắc chắn là sẽ có. Trang cá nhân của bạn có công cụ dịch, điện thoại di động cũng có, nhưng những công cụ đó không thể dạy bạn về phẫu thuật. Bởi chúng tôi cần một kho từ chuyên ngành. Vậy kho từ này là gì? Đó là tập hợp các từ chuyên ngành của một lĩnh vực. Tôi cần có một kho từ vựng chuyên ngành về y tế. Và trong đó có nhóm từ vựng chuyên về phẫu thuật. Đó là một yêu cầu khá cao. Chúng tôi phải xử lý vấn đề đó. Tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy chúng tôi đã làm gì. Đây là một nghiên cứu -- không thể mua được. Hiện tại chúng tôi đang làm việc với những người thuộc Viện nghiên cứu IBM từ Trung tâm Truy cập để ứng dụng các công nghệ với nhau nhằm tạo ra được công cụ biên dịch toàn cầu. Việc này bắt đầu từ hệ thống khung đó là khi bác sĩ phẫu thuật thuyết trình sử dụng một khung với công nghệ ghi hình, sau đó chúng tôi sẽ ứng dụng công nghệ khác vào hội thảo trực tuyến. Nhưng chúng tôi vẫn chưa có các từ , do vậy chúng tôi thêm một công nghệ thứ 3 và hiện tại chúng tôi đã có các thuật ngữ, và ứng dụng một kĩ thuật đặc biệt: biên dịch. Chúng tôi đẩy các thuật ngữ lên màn hình rồi áp dụng một phép thuật và đây là công nghệ thứ 4 Hiện nay chúng đã có thể tạo ra 7 cặp ngôn ngữ. Và cần phải làm nhiều hơn nữa khi muốn biến thế giới này trở nên xích lại gần hơn. Tôi sẽ trình bày cho các bạn một nguyên mẫu ứng dụng tất cả các công nghệ này mà không cần thiết phải giao tiếp với nhau và nó sẽ trở nên hữu dụng. Người tường thuật: Các cơ sở Phẫu thuật Nội soi. Chương 5: Thực hành các kĩ năng bằng tay. Các sinh viên có thể hiển thị các phần thuyết minh bằng tiếng mẹ đẻ. Steven Schwaitzberg: Nếu bạn ở Mỹ Latinh, bạn chọn vào nút "Tôi muốn xem bằng tiếng Tây Ban Nha" và đồng thời sẽ xuất hiện thuyết minh bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhưng nếu bạn đồng thời đang ở Bắc Kinh, thì bằng việc sử dụng công nghệ một cách mang tính xây dựng, bạn sẽ có được bản thuyết trình bằng tiếng Hán hoặc cũng có thể có tiếng Nga v..v cứ như vậy mọi chuyện xảy ra đồng thời mà không cần đến các biên dịch viên bằng người thật. Đó là các bài thuyết trình. Nếu bạn còn nhớ tôi đã nói với bạn về FLS ở đầu buổi nói chuyện ngày hôm nay thì đó là kiến thức và các kĩ năng. Sự khác biệt trong việc thao tác giữa một bên là thành công và một bên là không được di chuyển tay quá nhiều thế này. Do đó chúng tôi chuẩn bị thực hiện từng bước một; chúng tôi đã mang người bạn Allan của mình trở về. Allan Okrainec: Hôm nay chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện việc khâu chỉ. Đây là cách bạn cầm kim. Cầm kim ở đầu. Điều quan trọng là phải chính xác. Để có những nốt đen. Hướng vòng tròn của bạn theo cách này. Bây giờ thì tiếp tục và cắt. Rất tuyệt đúng không Oscar. Hẹn gặp lại tuần tới. SS: Và đó chính là những gì chúng tôi đang thực hiện để đáp ứng được yêu cầu về một công cục biên dịch toàn cầu. Chúng tôi muốn công cụ này có tính hai chiều. Chúng tôi cũng muốn được học hỏi và giảng dạy. Tôi nghĩ sẽ có hàng triệu người sử dụng công cụ dịch như thế này. Khi chúng tôi nghĩ về các công cụ tương tác -- mỗi người đều có một chiếc điện thoại cầm tay có tích hợp máy quay phim chụp ảnh -- chúng ta sử dụng nó ở khắp mọi nơi, đó có thể là những video về chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân, kĩ thuật, luật, hội thảo hay dịch thuật. Công cụ này có ở khắp mọi nơi. Để phá bỏ các rào cản này, chúng tôi phải học cách giao tiếp với mọi người, để mong muốn mọi người hợp tác trong việc biên dịch. Chúng ta cần thực hiện việc này hàng ngày, để giúp rút ngắn khoảng cách trên toàn thế giới. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chủ đề của bài diễn thuyết của tôi hôm nay là "Trở thành một nghệ sĩ, ngay lúc này." Hầu hết mọi người, khi chủ đề này được đưa lên, trở lên căng thẳng và chống lại nó: "Nghệ thuật không nuôi tôi được, và bây giờ tôi đang bận. Tôi phải đi học, phải kiếm việc làm, cho con cái tôi đến chỗ học ..." Bạn nghĩ, "Tôi quá bận rộn. Tôi không có thời gian cho nghệ thuật." Có hàng trăm lý do để bạn không thể thành nghệ sĩ bây giờ. Chúng cứ nhảy vào đầu bạn phải không? Có rất nhiều lý do tại sao chúng ta không thể trở thành, quả thật là chúng ta không chắc chắn tại sao chúng ta nên trở thành. Chúng ta không biết tại sao chúng ta nên là các nghệ sĩ, nhưng có rất nhiều lý do để không trở thành. Tại sao mọi người ngay lập tức chống lại ý tưởng của việc gắn họ với nghệ thuật? Có thể bạn nghĩ nghệ thuật là cho người vô cùng có năng khiếu hoặc cho người được đào tạo cẩn thận và chuyên nghiệp. Và có một vài trong số bạn có thể nghĩ rằng đã đi lạc quá xa khỏi nghệ thuật. Có thể bạn đã vậy, nhưng tôi không nghĩ vậy. Đây là chủ đề của bài diễn thuyết của tôi ngày hôm nay. Chúng ta đều là những nghệ sĩ bẩm sinh. Nếu bạn có con, bạn sẽ biết điều tôi nói. Hầu hết những thứ trẻ con làm là nghệ thuật. Chúng vẽ với màu sáp trên tường. Chúng nhảy theo Son Dam Bi trên TV, nhưng bạn không thể gọi đó là điệu nhảy của Son Dam Bi - đó trở thành điệu nhảy của những đứa trẻ. Chúng nhảy một điệu nhảy lạ lùng và tra tấn mọi người bằng giọng hát. Có thể nghệ thuật của chúng là cái gì đó mà chỉ bố mẹ chúng có thể chịu đựng nổi, và bởi vì chúng luyện tập thứ nghệ thuật đó cả ngày trời, thực sự thì mọi người trở nên mệt mỏi một chút khi xung quanh những đứa trẻ. Trẻ con thỉnh thoảng cũng biểu diễn kịch một người -- chơi đồ hàng quả thực là kịch một người hay một vở kịch. Và một vài đứa trẻ, khi chúng lớn hơn chút nữa, bắt đầu nói dối. Thông thường bố mẹ nhớ lần đầu tiên mà con họ nói dối. Họ bị sốc. "Bây giờ nó đã lộ bản chất thật," Người mẹ nói. Cô ấy nghĩ, "Tại sao nó lại giống bố nó?" Cô ấy hỏi đứa con, "Con sẽ trở thành người như thế nào hả?" Nhưng bạn không nên lo lắng. Thời điểm mà những đứa trẻ bắt đầu nói dối là thời điểm mà việc kể chuyện bắt đầu. Chúng nói về những thứ mà chúng chưa nhìn thấy. Điều đó thật kinh ngạc. Đó là một giây phút tuyệt vời. Bố mẹ nên chúc mừng. "Ồ, con trai tôi cuối cùng đã bắt đầu nói dối!" Được rồi! Nó cần một lễ kỷ niệm. Ví dụ một đứa trẻ nói, "Mẹ, biết không? Con đã gặp một người ngoài hành tinh trên đường về nhà." Thì một bà mẹ thông thường sẽ đáp lại, "Dừng ngay điều vớ vẩn đó lại." Bây giờ, một bố mẹ lý tưởng là người mà đáp lại như thế này: "Thật á? Một người ngoài hành tinh, hả? Nó trông thế nào? Nó có nói gì không? Con gặp nó ở đâu?" "Ừm, trước siêu thị ạ." Khi bạn có một đối thoại như này, đứa trẻ phải nghĩ ra điều tiếp theo để nói và chịu trách nhiệm cho điều cậu ta bắt đầu. Sớm thôi một câu chuyện phát triển. Tất nhiên đây là một câu chuyện trẻ con, nhưng nghĩ ra một câu tiếp theo sau câu trước thì là thứ giống như một nhà văn chuyên nghiệp như tôi làm Trong bản chất, chúng không khác nhau. Roland Barthes một lần nói về các tiểu thuyết của Flaubert, "Flaubert không viết tiểu thuyết, Ông ấy chỉ nối một câu văn sau một câu văn khác. Tình yêu giữa những câu văn, đó là bản chất của các tiểu thuyết Flaubert." Đúng vậy -- một tiểu thuyết, đơn giản, chỉ là viết một câu văn, sau đó, để không phá vỡ giá trị của câu đầu tiên, viết câu tiếp theo. Và bạn tiếp tục tạo nên những kết nối. Hãy đọc câu văn này: "Vào một buổi sáng, khi mà Gregor Samsa thức dậy từ những giấc mơ đầy lo lắng, anh ấy nhận ra rằng trên chiếc giường anh ấy đã biến thành một con bọ rận kì quái." Vâng, đây là câu đầu tiên của tác phẩm "The Metamorphosis" của Franz Kafka Viết một câu văn vô nghĩa, và viết tiếp để chứng minh nó, Tác phẩm của Kafka trở thành kiệt tác của văn học đương đại. Kafka đã không đưa tác phẩm của mình cho bố xem. Ông ấy không có mối quan hệ tốt với bố mình. Tự mình, ông ấy viết những câu văn này. Nếu ông ấy cho bố mình xem, hẳn bố ông sẽ nghĩ "Con trai tôi cuối cùng đã mất nó,". Đúng vậy. Nghệ thuật chỉ là trở nên điên rồ một chút và biện minh bằng câu tiếp theo, việc mà không khác việc một đứa trẻ làm là mấy. Một đứa trẻ mà bắt đầu nói dối là bước một bước đầu tiên của người kể chuyện. Những đứa trẻ có tạo nên nghệ thuật. Chúng không trở nên mệt mỏi và thấy vui khi làm việc này. Tôi đã ở đảo Jeju một vài ngày trước đây. Khi những đứa trẻ trên bờ biển, phần lớn đều thích nghịch nước. Nhưng một vài đứa dành nhiều thời gian với cát, xây dựng những ngọn núi và biển -- thực ra, không phải biển, mà là những thứ khác -- con người và chó, vân vân. Nhưng bố mẹ nói với chúng, "Nó rồi cũng sẽ bị trôi sạch đi bởi sóng biển." Hay nói cách khác, nó vô ích. Không cần thiết. Nhưng những đứa trẻ không để ý. Chúng vui vẻ lúc đó và chúng tiếp tục chơi với cát. Trẻ con không làm gì bởi vì ai đó bảo chúng. Chúng không bị sai bảo bởi sếp hoặc bất cứ ai, chúng cứ làm thôi. Khi bạn còn nhỏ, tôi cá rằng bạn đã dành thời gian tận hưởng sự vui thú của thứ nghệ thuật còn sơ khai. Khi tôi yêu cầu sinh viên của tôi viết về giây phút hạnh phúc nhất của họ, rất nhiều viết về một trải nghiệm nghệ thuật đầu tiên họ có khi còn trẻ con. Học đánh đàn piano lần đầu tiên hay đánh đàn dùng bốn bàn tay với một người bạn, hoặc biểu diễn một bản kịch khôi hài ngớ ngẩn với những người bạn trông giống bọn ngốc -- những thứ như vậy. Hoặc giây phút làm một bộ phim đầu tiên mà quay với một chiếc máy quay cũ Họ nói về đủ loại trải nghiệm. Bạn chắc chắn cũng có một giây phút như vậy. Vào giây phút đó, nghệ thuật làm bạn vui bởi vì nó không phải là công việc. Công việc không làm bạn vui, phải không? Hầu như đều khó nhọc. Nhà văn người Pháp Michel Tournier có một câu nói nổi tiếng. Thực ra nó có hại một chút. "Công việc là chống lại bản chất con người. Bằng chứng là nó làm chúng ta mệt mỏi." Đúng không? Tại sao công việc lại làm chúng ta mệt mỏi nếu nó là trong bản chất? Vui chơi không làm chúng ta mệt mỏi. Chúng ta có thể chơi cả đêm dài. Nếu chúng ta làm việc cả đêm, chúng ta phải được trả thêm giờ. Tại sao? Bởi vì nó mệt mỏi và chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Nhưng với những đứa trẻ, thông thường chúng làm nghệ thuật cho vui. Đó là vui chơi. Chúng không vẽ để bán cho một khách hàng hoặc chơi piano để kiếm tiền cho gia đình. Tất nhiên, có những người đã phải làm điều đó. Bạn biết quí ông này phải không? Ông ấy đã phải diễn khắp châu Âu để giúp gia đình mình -- Wolfgang Amadeus Mozart -- nhưng đó đã là hàng thế kỉ trước đây, nên chúng ta có thể coi đó là một ngoại lệ. Không may, vào một thời điểm nào đó nghệ thuật của chúng ta -- một thứ giải trí vui vẻ -- kết thúc. Những đứa trẻ phải đi đến lớp, đến trường, làm bài tập về nhà và tất nhiên chúng học piano hay ba lê, nhưng chúng không vui vẻ nữa. Khi mà bạn bị bảo phải làm thế và có một sự cạnh tranh. Vui thế nào được? Nếu bạn ở trong trường tiểu học và bạn vẫn vẽ lên tường, bạn chắc chắn sẽ gặp rắc rồi với mẹ bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn tiếp tục hành động như một nghệ sĩ khi bạn lớn tuổi hơn nữa, bạn sẽ ngày càng chịu thêm áp lực -- mọi người sẽ chất vấn về hành động của bạn và yêu cầu bạn hành động đúng đắn. Đây là câu chuyện của tôi: khi tôi học lớp 8 và tôi tham dự một cuộc thi vẽ tại trường ở Gyeongbokgung. Tôi cố gắng hết sức, và thầy giáo của tôi đi xung quanh và hỏi tôi, "Em đang làm gì thế?" "Em đang vẽ chăm chú ạ," Tôi nói. "Tại sao em chỉ dùng mỗi màu đen?" Tất nhiên vì tôi đang cố gắng tô màu cuốn sách vẽ bằng màu đen. Và tôi giải thích. "Đó là một đêm tối và một con qua đang đậu trên một cành cây." Sau đó thầy giáo tôi nói. "Thật à? Uh, Young-ha, em có thể không giỏi vẽ nhưng em có tài năng cho việc kể chuyện đó." Tôi ước ông ấy đã nói như vậy. "Đi ra ngoài, đồ đùa cợt!" mới là lời đáp. (Tiếng cười) "Đi ra ngoài!" thầy nói. Cần phải vẽ cung điện, cung Gyeonghoeru, vân vân, nhưng tôi lại tô màu tất cả mọi thứ bằng màu đen, nên thầy đã lôi tôi ra khỏi nhóm đó. Cũng có cả rất nhiều cô gái ở đó, nên tôi đã vô cùng xấu hổ. Không có lời giải thích hay lời bào chữa của tôi được lắng nghe, và tôi đã trải qua một việc lớn. Nếu ông ấy là một thầy giáo lý tưởng, ông ấy đáng ra đã đáp lại như tôi nói trước đó, "Young-ha có thể không có tài năng vẽ, nhưng em ấy có tài năng cho việc kể chuyện," và ông ấy nên khuyến khích tôi. Nhưng một giáo viên như vậy thật là khó tìm, Sau này, tôi lớn lên và đến những phòng tranh ở châu Âu -- Tôi đã là một sinh viên đại học -- và tôi đã nghĩ điều này là không công bằng. Hãy nhìn thấy thứ tôi tìm thấy này. (Tiếng cười) Những tác phẩm như thế này được treo ở Besel trong khi tôi đã bị trừng trị và đứng trước cung điện đó với bức tranh của tôi trong mồm. Hãy nhìn này. Nó chỉ giống giấy dán tường phải không? Nghệ thuật hiện đại, sau này tôi khám phá ra rằng, không được giải thích bởi một câu chuyện vớ vẩn như của tôi. Không có con quạ nào được nói đến. Hầu hết những tác phẩm không có tiêu đề, Untitled. Nghệ thuật hiện đại vào thế kỉ 20 là việc làm cái gì đó kì quặc và thế chỗ trống bằng một lời giải thích hay một sự diễn giải -- bản chất giống với thứ tôi đã làm. Tất nhiên, tác phẩm của tôi rất là nghiệp dư, nhưng hãy chuyển sang những ví dụ nổi tiếng hơn Đây là của Picasso. Ông ấy gắn cái ghi đông vào một cái yên xe đạp và gọi nó là "Cái đầu bò". Nghe thuyết phục phải không? Tiếp theo, một cái bồn cầu được đặt khác đi và gọi là "Suối nước". Đó là của Duchamp. Vậy xóa đi khoảng trống giữa sự giải thích và một hành động kì quặc với những câu chuyện -- đó chính là nghệ thuật hiện đại. Picasso thậm chí còn nói một câu, "Tôi vẽ không phải thứ tôi nhìn thấy mà là thứ tôi nghĩ." Vâng, có nghĩa là tôi không cần phải vẽ Gyeonghoeru. Tôi ước tôi biết điều Picasso nói lúc trước. Tôi đã có thể tranh cãi với giáo viên của tôi tốt hơn. Thật không may, những nghệ sĩ nhỏ trong chúng ta đã bị bóp nghẹ đến chết trước khi chúng ta bắt đầu đáp lại những kẻ chống nghệ thuật. Họ bị khóa lại. Đó là bi kịch của chúng ta. Vậy điều gì xảy ra khi những nghệ sĩ nhỏ bị khóa lại, bài trừ hoặc thậm chí giết chết? Ham muốn nghệ thuật của chúng ta không mất đi. Chúng ta muốn thể hiện, bộc lộ bản thân, nhưng với nghệ sĩ đã chết, ham muốn nghệ thuật sẽ bộc lộ dưới dạng tối tăm. Trong những quán karaoke, luôn có những người hát "She's Gone" hay "Hotel California" bắt chước những cây guitar. Thường thì họ hát một cách kinh khủng. Thực kinh khủng. Một vài người trở thành những rocker như thế. Hoặc một vài người nhảy nhót trong những câu lạc bộ. Những người thích thú kể chuyện cuối cùng lại lang thang trên Internet cả đêm. Một tài năng viết đã bộc lộ một mặt tối tăm như thế. Thỉnh thoảng chúng ta thấy những ông bố trở nên thích thú hơn con của họ chơi với Legos hay lắp ghép robot. Họ nói, "Đừng động vào nó. Bố sẽ làm cho con." Đứa con đã mất hứng và đi làm thứ khác, nhưng ông bố vẫn một mình xây những lâu đài. Điều này cho thấy rằng sự thôi thúc nghệ thuật trong chúng ta bị nén lại, không phải biến mất. Nhưng chúng lại có thể được lộ ra một cách tiêu cực, dưới dạng lòng ghen tị. Bạn biết bài hát "Tôi rất muốn lên TV"? Tại sao mọi người lại thích vậy? Trên TV có đầy người làm việc mà chúng ta ước được làm, nhưng lại không bao giờ làm. Họ nhảy, họ diễn -- và họ càng làm nhiều, họ lại được ca tụng. Vì vậy chúng ta bắt đầu ghen tị với họ. Chúng ta trở thành những nhà độc tài với cái điều khiển và bắt đầu phê phán những người trên TV. "Anh ta không diễn được." "Thế mà gọi là hát à?" Cô ta không thể đánh được các nốt." Chúng ta dễ dàng nói những thứ như thế này. Chúng ta trở nên ghen tị, không phải chúng ta xấu xa, nhưng bởi vì chúng ta có những nghệ sĩ nhỏ bé bị nhốt lại ở bên trong. Đó là điều tôi nghĩ. Vậy thì chúng ta nên làm gì? Vâng, đúng vậy. Ngay bây giờ, chúng ta cần bắt đầu nghệ thuật của chính chúng ta. Ngay lúc này, chúng ta có thể tắt TV, thoát khỏi Internet, đứng dậy và bắt đầu làm việc gì đó. Tôi dạy sinh viên ở trường kịch, có một khóa họ được gọi là Nghệ thuật kịch. Trong khóa học này, tất cả sinh viên phải tham gia một vở kịch. Tuy nhiên, những sinh viên ngành diễn không nhất thiết phải diễn. Ví dụ họ có thể viết một vở kịch. và những nhà biên kịch có thể làm việc với sân khấu. Cũng thế, những sinh viên ngành nghệ thuật sân khấu có thể trở thành diễn viên, và như vậy mà tạo nên một chương trình. Đầu tiên sinh viên tự hỏi không biết họ có thực sự có thể làm thế. nhưng sau đó họ có rất nhiều niềm vui. Tôi hiếm khi thấy ai đó mà buồn bã khi đóng kịch. Trong trường học, quân đội hay thậm chí trong viện tâm thần, khi bạn nói mọi người làm vậy, họ thích thú. Tôi đã chứng kiến trong quân đội -- mọi người vui vẻ diễn những vở kịch. Tôi có một trải nghiệm khác: Trong lớp học viết của tôi, tôi đưa cho sinh viên một bài tập đặc biệt. Tôi có những sinh viên như bạn trong lớp học -- nhiều người không theo học ngành viết. Một vài người học ngành nghệ thuật hay âm nhạc và nghĩ rằng họ không thể viết. Nên tôi đưa cho họ giấy trắng và một chủ đề. Đó có thể là một chủ đề đơn giản: Viết về một việc không may mắn nhất trong thời thơ ấu của bạn. Với một điều kiện: Bạn phải viết như điên. Như điên! Tôi đi xung quanh và khuyến khích họ, "Nhanh lên, nhanh lên!" Họ phải viết như điên trong một hoặc hai tiếng. Họ chỉ được nghĩ trong năm phút đầu tiên. Lý do tôi làm họ viết như điên vì khi bạn viết chậm và có rất nhiều ý nghĩ xuất hiện trong đầu bạn, con quỷ của nghệ thuật chui vào. Con quỷ sẽ bảo bạn hàng trăm lý do tại sao bạn không thể viết: "Mọi người sẽ cười bạn. Đây không phải là bài viết tốt!" Câu kiểu gì thế này? Nhìn vào chữ viết của bạn!" Nó sẽ nói rất nhiều thứ. Bạn phải chạy thật nhanh để con quỷ không đuổi kịp Bài viết thực sự tốt tôi được đọc trong lớp của tôi không phải từ những bài tập với hạn nộp lâu, mà từ những sinh viên đã viết như điên trong 40 đến 60 phút trước tôi với một chiếc bút chì. Những sinh viên đó bước vào một trạng thái hôn mê. Sau 30 hoặc 40 phút, họ viết mà không biết mình đang viết. Và trong khoảnh khắc này, con quỷ mè nheo biến mất. Vậy nên tôi có thể nói: Không phải là vì hàng trăm lý do một người không thể là một nghệ sĩ, mà là vì một lí do làm chúng ta trở thành nghệ sĩ. Tại sao chúng ta không thể là một cái gì đó không quan trọng. Hầu hết các nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ bởi vì lí do này. Chúng ta cho con quỷ trong trái tim ta ngủ và bắt đầu nghệ thuật của chính chúng ta, kẻ thù xuất hiện bên ngoài. Hầu như, chúng mang bộ mặt của bố mẹ chúng ta. (Tiếng cười) Thỉnh thoảng chúng giống như chồng hoặc vợ ta, nhưng chúng không phải cha mẹ cũng như vợ hay chồng bạn, Chúng là những con quỷ. Những con quỷ. Chúng xuống trái đất biến hình nhanh gọn để ngăn bạn khỏi nghệ thuật, khỏi trở thành nghệ sĩ. Và chúng có một câu hỏi đầy ma lực. Khi chúng ta nói, "Tôi nghĩ tôi sẽ thử diễn kịch. Có một trường kịch ở trung tâm cộng đồng," hoặc "Tôi muốn học những bài hát của người Italia," chúng hỏi, "Thế à? Một vở kịch? Vì điều gì?" Câu hỏi đầy ma lực, "Vì điều gì?" Nhưng nghệ thuật không phải vì điều gì. Nghệ thuật là mục tiêu cuối cùng. Nó cứu linh hồn của chúng ta và làm chúng ta sống vui vẻ. Nó giúp chúng ta thể hiện bản thân mình và vui vẻ mà không cần dùng đến rượu hay thuốc phiện. Vậy để đáp lại một câu hỏi giáo điều, chúng ta cần can đảm. "Chỉ cho vui thôi. Rất tiếc khi vui vẻ mà không có mày," đó là điều bạn cần nói. "Tôi sẽ đi tiếp và làm dù sao đi nữa." Tương lai lí tưởng mà tôi tưởng tượng là nơi mà chúng ta đều có nhiều danh tính, ít nhất một trong số đó là một nghệ sĩ. Khi tôi ở New York và vào một cái taxi. Tôi ngồi sau, và trước mặt tôi thấy một cái gì liên quan đến một vở kịch. Nên tôi đã hỏi người lái xe, "Đây là cái gì?" Ông ấy nói đó là tiểu sử của ông. "Vậy ông là ai?" Tôi hỏi. "Một diễn viên," ông ấy nói. Ông ấy là lái xe taxi và một diễn viên. Tôi hỏi, "Vai nào ông thường diễn?" Ông ấy tự hào nói ông đóng vai vua Lear. Vua Lear. "Nó là ai mà có thể biết tôi là ai?" - một lời thoại tuyệt vời từ vua Lear. Đó là thế giới tôi mơ về. Ai đó là một tay gôn ban ngày và là nhà văn ban đêm. Hoặc một lái xe taxi và một diễn viên, một nhân viên ngân hàng và một họa sĩ, bí mật hoặc công khai thể hiện nghệ thuật của chính họ. Vào năm 1990, Martha Graham, huyền thoại của nhảy hiện đại, đến Hàn Quốc. Người nghệ sĩ vĩ đại, vào tuổi 90, đến sân bay Gimpo và một phóng viên hỏi bà ấy một câu hỏi điển hỉnh: "Phải làm gì để trở thành một vũ công vĩ đại? Bà có lời khuyên nào cho những vũ công Hàn Quốc đầy khao khát?" Bây giờ, bà ấy là một bậc thầy. Bức ảnh này được chụp vào năm 1948 và khi đó bà ấy đã là một nghệ sĩ lừng danh. Vào năm 1990, bà ấy nhận được câu hỏi này. Và bà ấy đã trả lời: "Cứ làm thôi." Wow. Tôi xúc động. Chỉ với ba từ và cô ấy rời sân bay. Chỉ vậy thôi. Vậy chúng ta nên làm gì bây giờ? Hãy trở thành nghệ sĩ, ngay bây giờ. Ngay bây giờ. Như thế nào? Cứ làm thôi! Cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi đến đây để nói về một câu hỏi bối rối mà câu trả lời cũng gấy bối rối không kém. Chủ đề là bí mật của bạo lực gia đình, và câu hỏi tôi đặt ra là câu hỏi mà mọi người luôn thắc mắc: Tại sao cô ấy ở lại ? Tại sao người phụ nữ lại nên ở lại với người đã đánh họ ? Tôi không phải là một bác sĩ tâm thần, không phải một người làm công tác xã hội hay một chuyên gia về bạo lực gia đình. Tôi chỉ là một người phụ nữ muốn chia sẻ câu chuyện của mình Khi đó tôi 22 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Harvard Tôi chuyển đến thành phố New York khi làm công việc đầu tiên viết và biên tập cho tạp chí Seventeen. Lần đầu tiên tôi có căn hộ, thẻ tín dụng American Express của riêng mình, và tôi đã có bí mật lớn . Bí mật đó là, cây súng này được nạp sẵn đạn hollow-point (một loại đạn sát thương lớn) chỉa thẳng vào đầu tôi bởi người đàn ông tôi đã nghĩ là người bạn đời, từ lần này qua lần khác. Người đàn ông tôi đã yêu hơn tất cả mọi người chỉa súng vào đầu và dọa giết chết tôi biết bao lần mà tôi không còn nhớ được hết. Tôi đến đây để kể cho bạn về tình yêu điên rồ, một cái bẫy tâm lý được ngụy trang dưới lớp vỏ tình yêu mà hàng triệu phụ nữ và thậm chí một số đàn ông gắp phải mỗi năm. Đây có thể là câu chuyện của bạn. Tôi không giống môt nhà tư vấn bạo lực gia đình. Tôi có bằng cử nhân Tiếng Anh từ trường Cao đẳng Harvard, và Quản trị kinh doanh marketing từ trường kinh doanh Wharton. Tôi đã dàng hết sự nghiệp làm việc cho những công ty trong top 500 của Mỹ như Johnson & Johnson, Leo Burnett và Thời báo Washington. Tôi kết hôn với người chồng thứ hai đã gần 20 năm và có với nhau ba đứa trẻ. Con chó của tôi là giống Black Lab, và tôi lái chiếc Honda Odyssey minivan. (Tiếng cười) Do vậy, điều đầu tiên tôi muốn nói với bạn là bạo lực gia đình xảy ra với tất cả mọi người mọi giới, mọi tôn giáo, mọi mức độ thu nhập và giáo dục. Nó xảy ra mọi nơi. Và điều thứ hai tôi muốn nói là mọi người nghĩ rằng bạo lực gia đình xảy ra với phụ nữ, đó là vấn đề của phụ nữ. Không đúng. Hơn 85 phần trăm kẻ bạo hành là đàn ông, và bạo lực gia đình xảy ra chỉ trong những mối quan hệ thân thiết, ràng buộc, lâu dài, nói cách khác, là trong gia đình, nơi cuối cùng chúng ta mong muốn hoặc trông chờ tìn thấy bạo lực đó là một lí do khiến bạo hành gia đình là vấn đề gây bối rối. Tôi đã tự nhủ bản thân mình, tôi là người còn lại trên trái đất chung sống với người đàn ông đã đánh mình, nhưng thật ra, tôi là một nạn nhân điển hình do độ tuổi của tôi. Tôi chỉ 22 tuổi, sống ở nước Mỹ, phụ nữ tuổi từ 16 đến 24 có nguy cơ gấp ba lần trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình so với phụ nữ ở những độ tuổi khác, và trên 500 phụ nữ và các cô gái ở tuổi này bị giết mỗi năm bởi những kẻ tình nhân bạo hành, bạn trai, và chồng ở Mỹ Tôi cũng từng là một nạn nhân điển hình bởi tôi chẳng biết gì về bạo lực gia đình, những tín hiệu cảnh báo hay hình mẫu của nó Tôi đã gặp Conor trong một đêm tháng một, mưa và lạnh. Anh ta ngồi cạnh tôi trong đường hầm thành phố New york, và anh bắt chuyện với tôi. Anh ta kể với tôi về hai thứ. Một là anh ta, cũng như tôi, vừa tốt nghiệp trường Ivy League và rằng anh ta làm việc tại một ngân hàng rất ấn tượng ở phố Wall Nhưng điều gây ấn tương nhất với tôi ở cuộc gặp gỡ đầu tiên là anh ta thông minh là vui tính và trông anh ta có vẻ một cậu nhóc nông dân. Anh ta có đôi gò mà lớn thế này, đôi gò má hình trái táo lớn và mái tóc óng ả như cánh đồng lúa vàng và anh ta có vẻ rất ngọt ngào. Một trong số điều thông minh nhất Conor đã làm, từ lúc mới bắt đầu, là tạo ra một ảo giác rằng tôi là đối tác quan hệ đầy hứa hẹn Anh ta đã làm điều đặt biệt này lúc ban đầu bằng cách tôn sùng tôi. Chúng tôi bắt đầu hẹn hò, và anh ta yêu tôi về mọi mặt rằng tôi thông minh, rằng tôi chọn học Harvard, rằng tôi nồng nhiệt giúp đỡ những cô gái mới lớn và công việc Anh ta muốn biết mọi thứ về gia đình tôi và về tuổi thơ của tôi, những hi vọng và mơ ước cảu tôi. Conor tin tưởng tôi, như một nhà văn và một phụ nữ theo cách mà chưa ai từng có. Và anh ta cũng tạo ra bầu không khí huyền diệu của sự tin tưởng giữa chúng tôi bằng cách thú nhận những bí mật của anh ta, rằng, anh ta như là một đứa trẻ từ lúc bốn tuổi đã bị ngược đãi về thân thể một cách độc ác và liên tục bởi cha dượng của anh ta, và sự ngược đãi trở nên tồi tệ khiến anh ta rời bỏ trường lúc tám tuổi, mặc dù anh ta rất thông minh và anh ta mất gần 20 năm để xây dựng lại cuộc đời. Điều đó giải thích tại sao bằng cấp tại Ivy Leage và công việc tại phố Wall và tương lai tươi sáng của anh ta có ý nghĩa to lớn với anh ta thế nào. Nếu bạn nói với tôi rằng người đàn ông thông minh, vui tính, nhạy cảm này, người quý mến tôi một ngày ra lênh khi nào thì tôi được trang điểm hay không, váy của của tôi được ngắn bao nhiêu, tôi sống ở đâu, tôi làm công việc gì, ai là bạn của tôi và đâu là nơi tôi nghỉ lễ Giáng sinh, Tôi sẽ cười mặt vào bạn bởi vì không có mảy may môt dấu vết nào của bạo lực hay kiểm soát hay tức giận ở Conor từ lúc đầu. Tôi đã không biết rằng giai đoạn đầu tiên trong bất kì mối quan hệ bạo lực gia đình là cám dỗ và quyến rũ nạn nhân. Tôi cũng không biết rằng giai đoạn thứ hai là cô lập nạn nhân. Bấy giờ, Conor không trở về nhà vào một ngày và thông báo rằng "Này, Cô biết không, tất cả ngón nghề kiểu Romeo và juliet này thật tuyệt, nhưng tôi cần phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo nơi mà tôi cô lập và hành hạ cô" — (Tiếng cười) — " do vậy tôi cần phải đưa cô ra khỏi căn hộ này nơi mà những người hàng xóm có thể nghe tiếng cô la hét và ra khỏi thành phố này nơi cô có bạn bè và gia đình và những đồng nghiệp có thể nhìn thấy những vết thâm tím." Thay vì vậy, Conor đã về nhà vào một tối thứ sáu và anh ấy nói với tôi rằng anh ấy nghỉ việc ngày hôm nay công việc mơ ước của anh ta, và anh ta nói rằng, anh ta bỏ việc vì tôi, bởi vì tôi làm anh cảm thấy thật an toàn và được yêu thương rằng anh ta không cần chứng tỏ bản thân ở phố Wall thêm nửa và anh ta chỉ muốn đi khỏi thành phố này xa rời gia đình bất thường và đầy ngược đãi của anh ta, đi đến một thị trấn nhỏ ở New England nơi anh ta có thể bắt đầu lại cuộc sống của anh với tôi Bấy giờ, điều cuối cùng tôi muốn làm là rời bỏ New York và công việc mơ ước của tôi, nhưng tôi đã nghĩ rằng bạn phải hi sinh cho bạn đời của mình, vì vậy, tôi đồng ý và nghỉ việc, Conor và tôi cùng nhau rời bỏ Manhattan. Tôi không hề nghĩ rằng tôi đã lao vào một tình yêu điên rồ, rằng tôi đang bước những bước đầu tiên vào cái bẫy tâm lý, tiền bạc và thể xác đã được sắp đặt cẩn thận Bước tiếp theo trong kịch bản bạo lực này là đưa vào sự đe dọa bạo lực và xem cô ta phản ứng ra sao. Từ đây, những cây súng bước vào khi chúng tôi chuyển đến New England -- bạn biết đấy, nơi mà Conor dựa vào để cảm thấy an toàn -- anh ta mua ba cây súng Anh ta giữ một cây trong ngăn chứa đồ của chiếc xe của chúng tôi. một cây dưới gối chỗ giường ngủ của chúng tôi cây thứ ba anh luôn ta giữa trong ví Và anh ta nói rằng anh ta cần những cây súng này bởi vì những tổn thương mà anh đã trải qua trong quá khứ khi là một đứa trẻ. Anh ta cần chúng để cảm thấy được bảo vệ. Nhưng những cây súng này thật ra là một lời nhắn cho tôi, và mặc dù anh ta chưa đưa cánh tay về phía tôi, nhưng cuộc sống của tôi ở trong tình thế nguy hiểm từng phút mỗi ngày. Conor đã tấn công vào tôi năm ngày trước đám cưới của chúng tôi. Đó là lúc 7 giờ sáng khi tôi còn đang mặc áo ngủ. Tôi đang lamg việc trên mái tính, cố hoang thành bài viết được giao và tôi thấy nản lòng, Conor dùng sự tức giận của tôi như lời bào chữa để lấy hai tay vòng quanh cổ tôi và xiết chặt đến nổi tôi không thể thở hay la hét, và anh ta dùng cùi chỏ đập đầu tôi vào tường liên tục. Năm ngày sau, mười vết bầm trên cổ tôi đã hiện lên rõ, và tôi mặc chiếc váy cưới của mẹ tôi, và kết hôn với anh ta. Mặc cho những điều đã xảy ra, Tôi vẫn chắc rằng chúng tôi sẽ sống hạnh phúc mãi bởi vì tôi yêu anh ấy và anh ấy cũng yêu tôi rất nhiều. và anh ta đã vô cùng hối lỗi. Anh ta đã thật sự rất căng thẳng vì đám cưới và việc lập gia đình với tôi. Đó là môt sự cố cá biệt, và anh ta sẽ không bao giờ làm đau tôi nữa. Nó đã xảy ra thêm hai lần trong tuần trăng mật. Lần đầu tiên, Tôi đang lái xe để tìm một bãi biển bí mật và tôi bị lạc, anh ta đánh vào một bên đầu tôi rất mạnh khiến đầu tôi liên tục đập vào cửa kính của xe Vài ngày sau đó, khi đang lái xe về nhà sau tuần trăng mật, anh ta mệt mỏi vì xe cộ, và anh ta ném cả túi thức ăn Big Mac vào mặt tôi. Conor tiếp tuc đánh tôi một đến hai lần mỗi tuần trong suốt hai tháng sau và nửa năm từ khi kết hôn. Tôi đã sai lầm khi nghĩ rằng tôi là trường hợp duy nhất và mình tôi đơn độc trong chuyện này. Một phần ba phụ nữ Mỹ trải qua bạo lực gia đình hoặc bị rình rập trong một số giai đoạn cuộc đời và báo cáo CDC cho thấy 15 triệu trẻ em bị ngược đãi mỗi năm, 15 triệu. Vì vậy, tôi thật sự đã ở trong công ty rất tốt Trở lại câu hỏi của tôi: Tại sao tôi ở lại ? Câu trả lời rất dễ. Tôi không biết anh ta đang bạo hành tôi. Thậm chí anh ta chĩa súng vào đầu tôi, đẩy tôi xuống sàn, đe dọa giết lũ chó của tôi, rút chìa khóa ra khỏi xe khi tôi đang lái xe vào đường cao tốc đổ grinds cafe lên đầu tôi khi tôi đang mặc đồ cho buổi phỏng vấn, Tôi chưa bao giờ một lần nghĩ bản thân như một người vợ bị hành hạ. Thay vào đó, tôi là một phụ nữ mạnh mẽ trong tình yêu với một người đàn ông có vấn đề, và tôi là người duy nhất trên trái đất có thể giúp Conor đối mặt với cái xấu xa của anh ta. Câu hỏi khác mà mọi người hay hỏi là, tại sao cô ấy lại không bỏ đi ? tại sao tôi đã không bước đi ? Tôi có thể bỏ đi bất cứ lúc nào. Với tôi, đó là câu hỏi buồn và đau đớn nhất, bởi vì chúng tôi, những nạn nhân biết một số thứ mà bạn thường không biết: thật là một nguy hiểm kinh khủng để rời bỏ một kẻ bạo hành như thế. Bởi vì bước cuối cùng trong kịch bản bạo hành gia đình là giết chết cô ta. Hơn 70 phần trăm tội ác bạo hành gia đình xảy ra sau khi nạn nhân kết thúc mối quan hệ, sau khi cô ấy bỏ đi, bởi vì sau đó kẻ bạo hành đó không còn gì để mất. Nhưng hậu quả khác như bị theo dõi lâu dài, thậm chí sau kẻ lạm dụng kết hôn lại; khước từ những nguồn tài chính; và vận động của hệ thống toàn án gia đình để làm khiếp sợ nạn nhân và những đứa trẻ của cô ta, những đứa trẻ này thường bị ép buộc bởi phán quyết của tòa dành thời gian không bị giám sát với người đàn ông đã đánh đập mẹ chúng. Và chúng ta có tiếp tục hỏi, tại sao cô ấy không bỏ đi? Tôi đã có thể bỏ đi, bởi vì một đòn đánh thô bạo cuối cùng đã đập tan sự từ bỏ của tôi. Tôi nhận ra rằng người đàn ông tôi rất yêu thương sẽ giết tôi nếu tôi bỏ rơi anh ta. Vì vậy tôi phát vỡ sự yên lặng. Tôi kể với mọi người: cánh sát, những người láng giềng, bạn bè và gia đình tôi, những người hoàn toàn xa lạ, và tôi đứng đây hôm nay bởi vì bạn đều đang giúp tôi. Chúng ta có quan niệm rập khuôn về nạn nhân như những tiêu đề đáng sợ, những phụ nữ tự hủy hoại mình, những điều tốt bị làm tổn thương. Câu hỏi, "Tai sao cô ấy ở lại ?" là lí lẽ của một số người, "Đấy là lỗi của cô ấy khi ở lại" như thể nạn nhân đã lựa chọn yêu đàn ông với ý định phá hủy chúng ta. Nhưng từ khi xuất bản "Crazy Love" Tôi đã nghe hàng trăm câu chuyện từ đàn ông và phụ nữ những người cũng đã bỏ đi, những người học được một bài học cuộc sống vô giá từ nhưng điều đã xảy ra, và những ai xây dựng lại cuộc sống -- hạnh phúc, vui vẻ-- như những nhân viên, những người vợ, người mẹ, sống cuộc sống hoàn toàn không có bạo lực, như tôi. Bởi sự thật tôi là một nạn nhân điển hình của bạo lực gia đình đã kết thúc tôi là người sống sót điển hình khỏi bạo lực gia đình. Tôi kết hôn lại với một người đàn ông tử tế và tốt bụng, và chúng tôi có với nhau ba đứa con. Tôi có con chó Black Lab và tôi có chiếc Minivan. Điều tôi không bao giờ lại có nửa, mãi mãi là một cây súng chĩa vào đầu tôi bởi ai đó nói rằng anh ta yêu tôi. Ngay lúc này, có thể bạn đang nghĩ, "Ồ, điều này thật tuyệt vời" hay, "Ồ, cô ấy mới ngốc làm sao" nhưng tất cả thời gian này, tôi đã thật sự nói về bạn. Tôi chắc rằng bạn trong số những người đang nghe tôi nói lúc này là những người đang bị ngược đãi hoặc những người đã bị ngược đãi khi con nhỏ hoặc những người tự ngược đãi chính mình sự ngược đãi có thể ảnh hưởng đến con gái bạn, em gái của bạn, người bạn thân nhất của bạn ngay lúc này. Tôi có thể kết thúc câu chuyện tình yêu điên rồ của tôi bằng cách phá tan sự im lặng. Tôi đang đập tan sự im lặng hôm nay. Đây là cách tôi giúp những nạn nhân khác, và đây là yêu cầu cuối cùng của tôi Hãy kể về những gì bạn được nghe ở đây. Sự ngược đãi chỉ đáng sợ trong im lặng. Bạn có sức mạnh để kết thúc bạo lực gia đình đơn giản bằng cách rọi vào đó một tia sáng. Chúng ta những nạn nhân cần đến tất cả mọi người. Chúng ta cần các bạn để thấu hiểu bí mật của bạo lực gia đình. soi roi sự ngược đãi ánh sáng của ngày hôm nay bằng cách nói về nó với những đứa trẻ của bạn, những đồng nghiệp của bạn, bạn bè và gia đình bạn. Viết lại cuộc đời họ như nhưng người hạnh phúc, đáng yêu với tương lai rộng mở. Nhận biết những tín hiệu sớm của bạo lực và những dối trá của lương tâm, giảm nó xuống, chỉ cho nạn nhân lối ra an toàn. Cùng nhau chúng ta có thể làm cho giường ngủ của chúng ta bàn ăn và gia đình của chúng ta trở nên những ốc đảo bình yên và an toàn Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi sẽ đề cập đến một góc khuất của thị trường lao động. Thế giới của những người cần làm việc thời vụ vì một số lí do Ví dụ, giả sử một người đang hồi phục nhưng tình hình sức khoẻ bấp bênh, hay một người đang chăm sóc cho người thân hoặc một phụ huynh phải vất vả chăm con . Thời gian trống dành cho công việc của họ có thể là một vài tiếng hôm nay có khi là ngày mai, nhưng cũng chưa chắc là khi nào." Và sẽ thực sự khó để những người này tìm được công việc mà họ mong muốn. Điều đó là một bi kịch bởi vì có những người chủ có thể sử dụng các lao động theo thời vụ này sử dụng họ tối đa khi họ muốn làm việc. Giả dụ, bạn điều hành một quán cà phê. Vào giữa buổi sáng, nơi này chật kín khách. Giờ ăn trưa cao điểm. Bạn nên thuê thêm 2 người làm trong vòng 90 phút trong khoảng 1 giờ nữa, nhưng họ phải đáng tin để công việc của quán được trôi chảy. Họ cần sẵn sàng làm việc. Họ cần có mặt ngay trong vài phút. Thực tế, không đơn vị tuyển dụng nào cho phép tìm kiếm dạng lao động này, vì thế bạn sẽ bấn loạn vì thiếu nhân viên. Không chỉ với nhà hàng, khách sạn, bán lẻ, mà còn bất kì đơn vị cung cấp dịch vụ nào. Có nhiều tổ chức có thể sử dụng những dạng lao động này, Ở cấp độ này, bạn cần một thị trường lao động cho thời gian rảnh rỗi. Thị trường đó tồn tại vận hành như sau. Trong ví dụ này, một công ty phân phối nói vào cao điểm đặt hàng sáng mai phải đưa hàng ra khỏi kho. Báo cho chúng tôi những người nào làm được. Có 31 công nhân. Tất cả người trên màn hình này rảnh vào thời gian đó ngày mai. Có thể liên lạc với họ. Họ đều chấp nhận điều khoản công việc. Đây là công việc được thỏa thuận giữa các cá nhân. Hoàn toàn hợp pháp. Tất nhiên, họ cần được đào tạo để làm việc trong kho hàng. Bạn có thể chọn số lượng người tùy ý. Họ đến từ nhiều công ty môi giới khác nhau, Người ta tính toán giá thuê mỗi người và giám sát độ tin cậy. Những người hàng đầu được chứng minh là đáng tin cậy. Họ sẽ đắt hơn. Một trường hợp khác về những người lao động thời vụ, đây là một công ty nghiên cứu thị trường, và họ giới thiệu khoảng 25 người làm phỏng vấn đường phố. Họ có một chiến dịch mới, bắt đầu vào tuần tới. Họ đang xem sẽ có họ đã chiêu mộ bao nhiêu người rảnh rỗi vào tuần tới. sau đó quyết định khi nào tiến hành phỏng vấn. Còn có thể làm gì với loại thị trường lao động này ? Bởi vì ngay bây giờ có rất nhiều người cần kiếm tiền bất cứ khi nào. Thử xem xét ở mức độ cá nhân. Hãy hình dung cô gái đó - ở đáy tháp kinh tế, có rất ít cơ hội kiếm được một công việc-- về lý thuyết, cô ấy có thể tham gia hoạt động kinh tế nào ? Cô sẵn sàng làm việc vào những giờ oái oăm nhất như trực tổng đài, tiếp tân, phân loại thư. Cô có thể làm các công việc dịch vụ tại địa phương : Giữ trẻ, giao hàng, chăm sóc thú cưng. Cô có thể có tài sản muốn trao đổi trong khi không cần đến. Cũng có thể có giường sofa trong phòng trước để cho thuê. một chiếc xe đạp, máy chơi điện tử thi thoảng mới dùng. Và có lẽ bạn đang nghĩ ... bạn thông thạo mạng-- tất nhiên, vì chúng ta đang trong thời đại hợp tác, cô ấy có thể giao dịch trên mạng. Có thể lên Airbnb đăng tin về cái giường sofa, lên TaskRabbit.com và nói, "tôi muốn làm việc giao hàng", v.v. Có nhiều trang mạng tốt, nhưng hãy nghĩ xa hơn. Chìa khóa ở đây là triết lí thị trường hiện đại cho tất cả. Thị trường đã thay đổi suốt 20 năm qua, nhưng chỉ các ông lớn của nền kinh tế mới hay biết. Nếu giao dịch tại phố Wall, bạn sẽ thấy là đương nhiên việc bán tài sản tài chính trên hệ thống thị trường mang lại cơ hội sinh lợi nhiều nhất trong thời gian thực, thực hiện trong vài miligiây và trong tầm kiểm soát. Nó phân tích cung, cầu và giá cả và cho bạn biết làn sóng cơ hội tiếp theo. Nó quản lý rủi ro của đối tác theo cách vô cùng phức tạp. Với chi phí rất thấp. Chúng ta thu được những gì từ đáy nền kinh tế trong vòng 20 năm qua? Các quảng cáo được phân loại chủ yếu qua cơ sở tìm kiếm. Vậy tại sao có cách biệt giữa các thị trường vô cùng phức tạp ở đỉnh đang ngày càng hút thêm hoạt động và tài nguyên từ nền kinh tế chính vào bậc giao dịch yếu kém này, và ta còn lại những gì ? Thị trường hiện đại không chỉ là một trang mạng; mà là mạng lưới thị trường tương thích, cơ chế văn phòng hậu cần, chế độ pháp lý, cơ chế ổn định, tính thanh khoản tốt, v.v Khi người môi giới phố Wall bắt đầu công việc vào buổi sáng, cô ấy không cần viết danh sách phát sinh tài chính muốn bán hôm ấy đăng nó trên nhiều trang mạng chờ đợi liên lạc với người mua tiềm năng và bắt đầu đàm phán các điều khoản giao dịch. Trong buổi sơ khai của công nghệ thị trường hiện đại, các tổ chức tài chính đã tìm ra cách tận dụng sức mua cùng với văn phòng hậu mãi, các mối quan hệ, cũng như mạng lưới để hình thành các thị trường mới tạo ra công việc mới. Họ yêu cầu chính phủ đưa ra pháp quy để hỗ trợ, và đã nhiều lần thành công. Nhưng trong kinh tế, có những điều kiện có tác dụng đòn bẩy nêu bật một thế hệ thị trường mới, tạo ra lợi ích cho tất cả chúng ta. Và những thuận lợi này-- là những thứ như cơ chế chứng minh danh tính, thẩm quyền cấp phép cho biết điều gì là hợp pháp tại thời điểm cụ thể, quá trình giải quyết tranh chấp thông qua các kênh chính thức. Các cơ chế, phương tiện này không phải là món quà từ Craigslist hay Gumtree hay Yahoo, mà được nhà nước kiểm soát. Người hoạch định chính sách ở vị trí chóp bu không chỉ đơn giản nghĩ cách tận dụng những tiện ích này làm nền tảng cho toàn bộ kỷ nguyên mới của thị trường. Thay vào đó, học coi "tất lẽ dĩ ngẫu" rằng thị trường hiện đại được bảo hộ quyền lợi bởi những tổ chức đủ quyền lực để tự tạo ra thị trường. Giả sử, ta không coi đó là điều hiển nhiên. Giả sử, sáng mai, thủ tướng Anh hoặc tổng thống của Hoa Kỳ, hay lãnh đạo của bất kỳ quốc gia phát triển nào, tỉnh dậy và nói: "Tôi sẽ không bao giờ có thể tạo ra các công việc cần trong môi trường hiện nay. Tôi cần tập trung vào tạo cơ hội việc làm cho người dân của tôi. Họ cần được tham gia vào các thị trường mẫu mực. Làm thế nào để làm được điều này?" Tôi đã thấy một vài người trợn tròn mắt. Chính trị gia trong một dự án CNTT lớn, quy mô, phức tạp ư? Ồ, đó sẽ là một thảm họa đang chực bùng nổ. Không nhất thiết. Có một tiền lệ cho dịch vụ sử dụng công nghệ được khởi xướng bởi chính trị gia ở nhiều quốc gia và đã cực kỳ thành công như: xổ số kiến thiết. Anh Quốc là một ví dụ. Chính phủ của ta không lập nên xổ số kiến thiết, không tài trợ, không điều phối nó. Đạo luật về Xổ số Quốc gia được thông qua như sau. Nó nêu lên một số lợi ích nhất định mà nhà nước ưu ái cho nhà điều hành. và đặt ra một số nghĩa vụ cho nhà điều hành. Về mặt hạn chế các hoạt động bài bạc, đây được xem là một thất bại. Nhưng giả sử mục tiêu của chúng ta là mang lại công việc mới ở đáy của các kim tự tháp. Liệu ta có thể sử dụng cùng một mô hình ? Tôi tin là có. Hãy hình dung các nhà hoạch định tạo ra một tiện ích. Hãy gọi nó là thị trường điện tử quốc gia, gọi tắt là NEMs . Xem nó là một tiện ích công cộng có kiểm soát. Giống như việc cung cấp nước hay mạng lưới đường bộ. Đó là chuỗi thị trường thương mại ở mức độ thấp được thực hiện bởi cá nhân hoặc một công ty nhỏ. Và chính phủ có một số lợi ích họ có thể ưu ái những thị trường này chi tiêu công cho các thị trường này để sử dụng dịch vụ công cộng tại mỗi địa phương. giúp hướng các thị trường này vào các kênh chính thức của nhà nước. Chính phủ chịu trách nhiệm truyền thông cho những thị trường kiểu này Cùng với các ngoại lệ cho phép người dân tham gia. Taxi là một ví dụ. Tất nhiên, có một số nghĩa vụ đi kèm được đặt ra cho các nhà điều hành, và mấu chốt, tất nhiên là, những người này sẽ chi trả mọi thứ, bao gồm cả những khoản chung trong khu vực công. Hãy tưởng tượng rằng các nhà điều hành tạo ra lợi nhuận bằng phần trăm tăng giá trong mỗi giao dich. Tưởng tượng rằng sẽ có thời gian ưu đãi có lẽ khoảng 15 năm trong thời gian đó họ có thể sử dụng tất cả lợi ích. Tưởng tượng rằng chủ liên doanh, người ra giá được thông báo bất cứ ai có tăng giá thấp nhất trong mỗi giao dịch sẽ giành được thầu và nhận được thỏa thuận. Chính phủ sẽ không còn trách nhiệm. Thay vào đó là các liên doanh. Có thể họ sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và lấy lợi tức từ đó hoặc tất cả sẽ thành mây khói, điều khủng khiếp đối với các cổ đông. Nó không nhất thiết ảnh hưởng đến người đóng thuế. Và sẽ không có ràng buộc đối với các thị trường khác. Đây sẽ chỉ là một lựa chọn khác trong số hàng triệu diễn đàn Internet. Nhưng nó có thể rất khác nhau, bởi vì việc sử dụng những tiện ích từ Nhà nước có thể khuyến khích liên doanh này đầu tư nghiêm túc vào dịch vụ. Bởi vì họ cần có nhiều giao dịch nhỏ để thúc đẩy lợi nhuận. Chúng ta đang nói về các lĩnh vực như chăm sóc tóc tại gia, cho thuê đồ chơi, làm việc ở trang trại, cho thuê quần áo, giao đồ ăn, phục vụ khách du lịch chăm sóc nhà cửa. Một thế giới giao dịch nhỏ, nhưng đầy đủ thông tin, bởi vì NEM sẽ cung cấp thông tin. Đây là một lao động địa phương đang xem xét việc tham gia vào thị trường giữ trẻ. họ nhận thấy rằng phải tự bỏ tiền kiểm tra và tập huấn nếu muốn tham gia lĩnh vực này. Họ cần phỏng vấn với phụ huynh, những người muốn thuê người giữ trẻ. Cái này có đáng không ? Họ có nên xem xét các phần khác ? Có nên chuyển đến một vùng khác đang thiếu hụt người giữ trẻ ? Loại dữ liệu này có thể trở nên phổ biến. Nhà đầu tư có thể sử dụng nó. Vì vậy, nếu thiếu người giữ trẻ ở đâu đó vấn đề là không ai muốn tự kiểm tra và đào tạo, nhưng một nhà đầu tư trả tiền cho nó và hệ thống sẽ trừ vào khoản thu nhập cá nhân có thể là 2 năm sau đó. Đây là thế giới của tư bản phân tán. giao dịch nhỏ được thực hiện bởi người ít vốn, nhưng đầy đủ thông tin, an toàn, thuận tiện, chi phí thấp và tức thời. Nghiên cứu ban đầu cho thấy điều này có thể tạo ra khoảng 100 triệu bảng một ngày ở một đất nước như Vương Quốc Anh Bạn thấy hay không? Đó là những gì người ta nói về kiểm soát thương mại trong trao đổi tài chính 20 năm trước. Đừng đánh giá thấp sức mạnh thay đổi của thị trường hiện đại. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Đó là một buổi chiều thứ Bảy tháng Năm, tôi bỗng nhiên nhận ra rằng ngày hôm sau là ngày của Mẹ, và tôi chưa chuẩn bị món quà nào cho mẹ tôi cả. vì vậy tôi bắt đầu nghĩ đến tôi nên mua món quà gì cho ngày của Mẹ đây? Tôi nghĩ, tại sao không làm cho mẹ một tấm thiệp có khả năng tương tác bằng cách sử dụng phần mềm Scratch một chương trình mà tôi đang nghiên cứu cùng với nhóm của tôi ở phòng Thí Nghiệm Truyền Thông ờ MIT Chúng tôi phát triển phần mềm này để mọi người có thể dễ dàng tạo ra những câu chuyện, trò chơi tương tác và chuyển động của riêng họ, và sau đó sẽ chia sẻ những sản phẩm đó cho mọi người.. Do đó tôi nghĩ, đây là cơ hội tốt để sử dụng phần mềm Scratch để tạo ra tấm thiệp có tính tương tác cho Mẹ tôi. Trước khi làm tấm thiệp cho ngày của Mẹ, Tôi nghĩ tôi lướt qua trang web của Scratch. Những năm gần đây, trẻ em trên thế giới cỡ tám tuổi trở đi, đã chia sẻ những sản phẩm của chúng, va tôi nghĩ, tôi tự hỏi nếu như trong ba triệu sản phẩm này liệu có ai đã nghĩ ra tấm thiệp điện tử cho ngày của Mẹ. Tôi gõ vào mục tìm kiếm "Ngày Của Mẹ" và rất ngạc nhiên và vui khi nhìn thấy hàng loạt những tấm thiệp hiện ra trên trang web Scratch, rất nhiều trong số này chỉ mới được làm cách đây 24 tiếng đồng hồ bởi những người "hay trễ nài" như bản thân tôi Nên tôi bắt đầu xem từng cái một. Tôi thấy một cái với hình con mèo con và mèo mẹ, và lời ước 'Chúc mừng ngày của Mẹ'. Và tác giả của tấm thiếp đã rất cẩn thận đặt thêm một phím "replay" (xem lại lần nữa) cho mẹ của cậu ta. Một tính năng có khả năng tương tác khác, đó là khi bạn di chuyển con chuột vào những từ trong 'Chúc Mừng Ngày Của Mẹ' nó sẽ hiện ra một câu chúc đặc biệt cho Ngày Của Mẹ. Chẳng hạn như cái này, tác giả kể về việc cô đã tìm kiếm thông tin qua Google thông tin về 'Ngày Của Mẹ' bắt đầu từ khi nào. Và khi cô ấy đã tìm ra được thông tin đó, cô đã tạo ra một lời chúc đặc biệt cho Ngày Của Mẹ nhắn nhủ rằng cô yêu mẹ rất nhiều. Tôi thật sự rất thích thú khi xem những sản phẩm này và rất là ngưỡng mộ chúng. Thật ra thì tôi thích đến nỗi mà thay vì tôi làm một cái cho mẹ tôi, thì tôi gởi những đường link với hàng tá những tấm thiệp như vậy cho mẹ tôi. Và thú vị là, bà phản ứng giống với những gì tôi hi vọng. Bà viết thư trả lời tôi và nói, 'Mẹ rất tự hào có môt con trai như con, người tạo ra phần mềm để cho mấy đứa trẻ có thể tạo ra những tấm thiệp mừng 'Ngày Của Mẹ' cho mẹ của chúng.' Và mẹ tôi rất vui mừng, và điều đó làm tôi vui theo, nhưng một điều làm tôi vui hơn nữa, Tôi vui vì những đứa trẻ này dùng Scatch đúng theo hướng mà chúng tôi hi vọng. Khi chúng tạo ra những tấm thiệp tương tác, bạn có thể thấy rằng chúng thật sự trở nên thành thục với công nghệ mới. Tôi có ý gì khi nói "thành thục"? Ý tôi muốn nói ở đây là chúng có thể chia sẻ ý nghĩ và cũng bắt đầu chia sẻ ý tưởng. Khi chúng ta thành thạo một ngôn ngữ, có nghĩa là bạn có thể viết một trang trong lịch trình của bạn hoặc kể câu chuyện cười hoặc viết một lá thư cho một người bạn. Nó cũng giống như những kỹ thuật mới. Bằng cách viết ra, tạo ra những tấm thiệp mừng 'Ngày Của Mẹ', những đứa trẻ này chứng minh được là chúng thực sự thành thạo với công nghệ mới. Còn bây giờ, có thể bạn sẽ không ngạc nhiên lắm với cái này, bởi vì nhiều lúc mọi người cảm thấy rằng thế hệ trẻ bây giờ có thể làm mọi thứ với công nghệ thông tin. Ý tôi là, hầu hết chúng ta nghe nhắc đến thể hệ trẻ như là 'thế hệ kỹ thuật số. Cá nhân tôi thì tôi hơi nghi ngại cho thuật ngữ này. Tôi không nghĩ là chúng ta nên nghĩ về chúng như một thế hệ ký thuật số. Khi chúng ta thật sự cân nhắc, làm thế nào mà thế hệ trẻ sử dụng hầu hết thời gian vào những công nghệ mới? Bạn thường thấy những trường hợp như vậy, hoặc như thế này, và đúng là thế hệ trẻ rất thỏa mái và quen với việc lướt net chat, gửi tin nhắn hoặc chơi game. Nhưng những việc này không thật sự làm bạn trở nên 'điêu luyện'. Nên thế hệ trẻ ngày nay có rất nhiều kinh nghiệm và rất quen với việc sử dụng các công nghệ thông tin mới, nhưng không nhiều trong số này tạo ra một cái gì đó với công nghệ thông tin và thể hiện bản thân mình với kỹ thuật mới. Hầu hết là họ có thể đọc nhưng không viết được với công nghệ. Và tôi rất thích tìm hiểu xem là chúng tôi có thể giúp gì để thế hệ trẻ trở nên điêu luyện để họ có thể viết các kỹ thuật mới? Và đó cũng có nghĩa là họ cần có khả năng viết chương trình máy tính, hoặc lập trình. Vậy nên, càng ngày càng nhiều người nhận thấy việc quan trọng học cách lập trình. Trong những năm gần đây, có khoảng hàng trăm các tổ chức và website giúp thế hệ trẻ học cách lập trình Nếu bạn tìm trên mạng, bạn sẽ thấy những nơi như là Codecademy và các sự kiện như CoderDojo hoặc trang web như Girls Who Code, hoặc Black Girls Code. Dường như là mọi người đang bắt đầu tìm hiểu. Đầu năm nay, ngay lúc chuẩn bị qua năm mới, Thị Trưởng thành phố New York Michael Bloomberg đưa ra tiêu chí trong năm mới là ông sẽ đi học lập trình trong năm 2012. Một vài tháng sau, nước Estonia ra quyết định tất cả các học sinh trung học nên học cách lập trình Và đó cũng là vấn đề gây tranh cãi ở Anh. về việc nên cho trẻ con học lập trình hay không. Trong số các bạn, khi chúng ta nghe về vấn đề này, có thể nghe rất lạ về việc mọi người học lập trình Khi nhiều người nghĩ đến việc lập trình, người ta nghĩ đến nó như một việc gì đó mà chỉ có một phần rất ít người đang làm, và họ nghĩ lập trình giống như vậy. Nhưng thật ra, lập trình là như thế này, nó chỉ thật sự dành cho một số ít cộng đồng người với kỹ năng tính toán đặc biệt và trình độ kỹ thuật có thể lập trình Nhưng lập trình không phải như vậy. Để tôi chứng minh cho các bạn thấy việc lập trình sẽ như thế nào trong Scratch. Trong Scratch, để lập trình, bạn chỉ cần dịch chuyển các khối lại với nhau. Trong trường hợp này, bạn lấy một khối và chuyển nó vào một khối hộp, và khối hộp này điều khiển hành động của các nhân vật khác nhau trong trò chơi hay câu chuyện của bạn, trong trường hợp này là điều khiển một con cá lớn. Sau khi đã tạo ra chương trình của mình, bạn có thể nhấn vào "chia sẻ", và gửi đến những người khác, và sau đó bạn có thể sử dụng sản phẩm này và cũng có thể bắt đầu phát triển nó. Đương nhiên là tạo ra một trò chơi cá không chỉ là một chương trình duy nhất mà bạn có thể làm với Scratch. Trong hàng triệu sản phẩm trong trang web Scratch, có tất cả mọi thứ từ những câu chuyện hoạt hình đến các dự án khoa học ở trường đến các chương trình phát thanh đến các chương trình không gian 3 chiều đến việc tạo lại các chương trình trò chơi video được tạo trước đó đến các cuộc bầu cử đến các bài toán hình học đến các môn nghệ thuật chuyển đông, và cả các tấm thiệp Mừng Ngày của Mẹ. Nên tôi nghĩ, có rất nhiều cách mà mọi người có thể biểu hiện bằng cách sử dụng chương trình này, để có thể tạo và chia xẻ các ý tưởng với thế giới. Và các ý tưởng này không chỉ ở yên trên màn hình. Bạn có thể lập trình để tương tác với thế giới xung quanh bạn. Đây là một ví dụ từ Hồng Kông, nơi mấy đứa trẻ tạo ra một trò chơi và sau đó tạo ra thiết bị riêng và có cả cảm ứng ánh sáng, và chính thiết bị cảm ứng này phát hiện ra cái lổ trên tấm bảng, và khi chúng di chuyển cái cưa thiết bị cảm ứng ánh sáng phát hiện thấy cái lổ và kiểm soát bàn cưa trên màn hình và cưa đổ cái cây. Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát cách mới khác liên quan đến việc liên kết thể giới thật và thế giới ảo và liên kết thế giới xung quanh chúng ta. Đây là một ví dụ từ một phiên bản mới của Scratch mà chúng ta sẽ ra mắt trong vài tháng tới, và chúng tôi đang xem xét lại để có thể khiến bạn đi vào hướng mới hay không. Đây là một ví dụ. Nó được sử dụng webcam. Và khi bàn tay tôi di chuyển, tôi có thể làm nổ mấy quả bóng hoặc có thể di chuyển những con bọ. Nó cũng hơi giống với Microsoft Kinect, mà các bạn có thể tương tác với các cử chỉ. Nhưng thay vì chỉ chơi trò chơi của những người khác, bạn có thể tạo ra các trò chơi, và nếu bạn thấy trò chơi của ai đó, bạn chỉ cần nói 'nhìn bên trong', và nếu bạn nhìn vào trong các khối hộp mà kiểm soát. Trong đó, có một khối hộp thể hiện cho chúng ta thấy có bao nhiêu chuyển động cảm xúc, và sau đó những chuyển động này sẽ kết nối với các bong bóng hiệu ứng để phát ra. Cách này cũng giống trong sử dụng máy chụp hình để lấy thông tin trong Scratch, bạn cũng có thể sử dụng microphone. Đây là một ví dụng của một dự án sử dụng microphone. Nên tôi sẽ để cho các bạn điều khiển trò chơi này bằng cách sử dụng giọng nói của mình. (tiếng dế kêu) (tiếng hét) (tiếng nuốt chửng) (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Mấy đứa trẻ tạo ra những dự án như thế này, chúng cũng học cách lập trình, nhưng quan trọng hơn, là chúng đang học lập trình. Vì khi học cách lập trình, mấy đứa trẻ có cơ hội học nhiều thứ khác, có nhiều cơ hội mới cho việc học tập. hãy so sánh với việc đọc và viết. Khi bạn có thể học cách đọc và viết, nó tạo ra nhiều cơ hội cho bạn học nhiều thứ khác. Khi bạn học cách để đọc, bạn cũng bắt đầu đọc để học. Và lập trình cũng như vậy. Nếu bạn học các lập trình, bạn cũng bắt đầu lập trình để học. Nên những việc bạn có thể học trở nên rõ ràng. Bạn học nhiều về cách vận hành của máy tính. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Khi bạn học cách lập trình, bạn lại có thể học thêm nhiều thứ. Để tôi cho các bạn một ví dụ nữa. Đây là một dự án khác, và tôi thấy cái này khi tôi đi thăm một trung tâm vi tính. Đây là những trung tâm đào tạo thêm mà chúng tôi giúp mở ra tại đây những bạn trẻ từ những nhóm thu nhập thấp học cách thể hiện mình một cách sáng tạo với kỹ thuật mới. Và khi tôi tới một trong những trung tâm này vài năm trước, tôi có gặp một cậu bé 13 tuổi dùng chương trình Scratch để tạo ra một trò chơi giống như cái này, cậu bé rất vui và tự hào với trò chơi của cậu ấy nhưng cậu bé cũng muốn làm hơn như vậy nữa. Cậu bé muốn giữ điểm của mình. Đây là một trò mà mấy con cá lớn ăn mấy con cá nhỏ, nhưng cậu bé muốn giữ nguyên điểm đạt, nên mỗi lần cá lớn ăn cá bé, điểm được cộng thêm và điểm vẫn có thể được giữ nguyên, nhưng cậu bé không biết cách làm sao. Và tôi đã chỉ cho cậu bé cách làm. Trong Scratch, bạn cũng có thể tạo ra một thứ được gọi là 'biến số' Tôi sẽ gọi là điểm đạt. Và một vài hộp block mới tạo ra cho bạn, và cũng tạo ra một bảng điểm để có thể lưu lại các điểm đạt được, nên mỗi lần tôi nhấn vào 'thay đổi điểm', nó tự động thêm điểm. Sau đó, tôi có đưa cho một thành viên trong câu lạc bộ xem cậu ta là Victor - và Victor, khi cậu ấy nhận thấy rằng những khối này có thể tự động cộng điểm đạt, cậu ấy biết ngay phải làm gì. Cậu ấy dùng khối block và bỏ nó vào trong chương trình ngay vị trí mà cá lớn ăn cá bé. Nên, mỗi lần cá lớn ăn cá bé, cậu ta sẽ được thêm điểm, và điểm này sẽ được cộng dồn. Và nó ngay lập tức phát huy hiệu quả Cậu bé rất hứng khởi khi làm được như vậy, cậu ấy chìa tay ra, và nói với tôi 'Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.' Và tự nhiên tôi chợt nghĩ, có bao nhiêu lần giáo viên nhận được lời cảm ơn từ học trò của mình về việc dạy chúng các "biến số" như thế? Chắc chuyện như vậy không thường xảy ra trong hầu hết các lớp học, nhưng đó là vì trong hầu hết các lớp học, khi mấy đứa trẻ học về các 'biến số' chúng không biết tại sao chúng được dạy về điều này. Đó không phải như là, chúng có thể lợi dụng nó. Khi chúng ta học những ý tưởng như Scratch, bạn có thể học nó theo cách thật sụ hữu dụng và thúc đẩy cho bạn, như vậy bạn có thể hiểu được ký do học các 'biến số', và chúng tôi nhận thấy rằng trẻ học về phần này sâu hơn và học tốt hơn. Tôi chắc rằng, Victor được dạy về các 'biến số' trong trường, nhưng cậu bé không thật sự để ý đến. Và bây giờ cậu có lý do để học về các 'biến số'. Nên khi bạn học về cách lập trình, và lập trình để học, bạn nên học theo đúng hoàn cảnh, và đó là các tốt nhất để học. Những đứa trẻ như Victor đang tạo ra những dự án như thế này, chúng học về những phần quan trọng như 'biến số', nhưng đó chỉ là phần khởi đầu. khi Victor làm ra dự án và viết chương trình, cậu ấy cũng học về cách xây dựng thiết kế, làm sao để bắt đầu với một ý tưởng sơ khai và phát triển ý tưởng hơn nữa như các bạn thấy ở đây. Vì vậy mà cậu học rất nhiều phần chính khác nhau của việc thiết kế, vầ cách thể hiện ý tưởng mới, và cách nắm được ý tưởng phức tạp và tách nó ra thành những phần nhỏ đơn giản hơn, và cách phối hợp làm việc với những thành viên trong dự án của mình, và về cách tìm và sửa đổi những phần bị lỗi, cách kiên định và kiên trì khi đối mặt với những áp lực nhất là khi có những phần không hoạc động tốt. Đó là những kỹ năng quan trọng mà nó không chỉ liên quan đến việc lập trình. Nó liên quan đến tất cả các hoạt động khác. Ai mà biết được là sau này Victor sẽ lớn lên và trở thành một lập trình viên hoặc một nhà khoa học máy tính? Có thể nó sẽ không giống như vậy, nhưng dù cậu bé làm gì, thì cậu bé vẵn có thể dùng những kỹ năng thiết kế mà cậu bé học được. Dù cậu bé có trở thành Giám Đốc Quảng Cáo khi lớn lên hoặc một kỹ sư máy móc hoặc một người tổ chức các chương trình cộng đồng, thì những điều này đều rất hữu dụng đối với mọi người. Một lần nữa, hãy nghĩ so sánh nó với ngôn ngữ. Khi bạn đọc và viết trôi chảy, Đó không chỉ là việc bạn làm để trở thành nhà văn. Rất ít người trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Nhưng nó rất hữu dụng để học đọc và viết cho mọi người. Và tôi cũng xin lặp lại, nó giống với việc lập trình. Nhiều người sẽ không trở thành nhà khoa học máy tính hoặc viết chương trình chuyên nghiệp, nhưng những kỹ năng về suy nghĩ một cách sáng tạo, lý do hóa một cách hệ thống, hổ trợ nhau làm việc những kỹ năng mà bạn có thể phát triển khi bạn tạo mã trong chương trình Scatch là những phần mà mọi người có thể dùng trong bất cứ công việc này mà người ta đang làm. Và nó không chỉ phục vụ cho công việc. Lập trình cũng có thể giúp bạn thể hiện ý tưởng và cảm xúc trong cuộc sống riêng của mình. Tôi xin kết thúc với một ví dụ nữa. Đây là một ví dụ từ ngày sau khi tôi gởi những tấm thiệp Mừng Ngày của Mẹ tới mẹ tôi, bà quyết định đi học Scratch. Để bà có thể tạo ra một tấm thiệp cho ngày sinh nhật của tôi và gởi cho tôi một tấm thiệp mừng sinh nhật Scatch. Tấm thiệp này sẽ không dành giải gì cho việc thiết kế, và bạn cũng yên tâm rằng người mẹ 83 tuổi của tôi không học để trở thành lập trình viên cũng như kỹ sư máy tính chuyên nghiệp. Nhưng khi làm thiệp cho phép bà kết nối với một ai đó mà bà thương yêu và giúp bà học được nhiều điều mới và tiếp tục với sự sáng tạo của bà và tạo ra cách mới mà bà muốn thể hiện bản thân mình. Như chúng ta đã thấy Michael Bloomberg học cách lập trình, các người con của Estonia học cách lập trình, thậm chí cả mẹ tôi, bạn có nghĩ rằng đến lúc bạn cũng nghĩ là mình nên học lập trình? Nếu bạn muốn thử, Tôi khuyến khích bạn nên vào website Scatch. scratch.mit.edu, và thử lập trình nhé. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngay khi nhìn thấy nhau, chúng ta lập tức bắt đầu bỏ đối phương vô những "chiếc hộp" khác nhau. Người này có nguy hiểm không? Người này có hấp dẫn không? Họ có thể trở thành người yêu tương tai không? Hay chỉ là đối tác làm ăn? Chúng ta làm cuộc điều tra nho nhỏ này mỗi khi gặp một người lạ để có một hình ảnh sơ lược về người đó trong đầu. Bạn tên gì? Bạn từ đâu tới? Bạn bao nhiêu tuổi? Bạn làm nghề gì? Sau đó, chúng ta hỏi những câu riêng tư hơn. Bạn có bị bệnh gì không? Bạn đã bao giờ ly dị? Bộ miệng của bạn bị hôi khi đang trả lời cuộc điều tra này của tôi sao? Bạn thích gì? Bạn thích ai? Bạn muốn ngủ với người mang giới tính nào? Tôi hiểu rồi. Hệ thần kinh của chúng ta đã được lập trình để tìm kiếm những người giống với chúng ta. Chúng ta bắt đầu lập băng nhóm ngay khi đủ lớn để biết thế nào là được chấp nhận. Chúng ta kết bạn với nhau dựa trên bất cứ điểm chung nào: sở thích âm nhạc, chủng tộc, giới tính, khu phố mà chúng ta cùng lớn lên. Chúng ta tìm đến những môi trường nơi ta có thể củng cố những lựa chọn cá nhân của mình. Tuy nhiên, đôi khi chỉ với một câu hỏi "Bạn làm nghề gì?" cũng làm ta cảm thấy như có ai đó đang hé mở một chiếc hộp nho nhỏ và cố ép ta phải thu mình vào đó. Bởi vì, tôi nhận ra rằng, có quá ít các cách phân loại. Những chiếc hộp này quá chật chội. Và điều này có thể trở nên rất nguy hiểm. Nhưng hãy để tôi nói một chút về mình, trước khi chúng ta đi quá sâu. Tôi lớn lên trong một môi trường được bảo bọc cẩn thận. Tôi được nuôi dạy tại trung tâm Manhattan, New York trong đầu thập niên 1980, cách cái nôi của nhạc punk hai khu phố. Tôi được che chở khỏi nỗi đau của sự cố chấp và những cấm cản của một nền giáo dục dựa trên tôn giáo. Ở nơi tôi lớn lên, nếu bạn không phải là một drag queen hay một người có suy nghĩ cấp tiến, hoặc một dạng nghệ sĩ biểu diễn gì đó, thì bạn mới là người lập dị. (Tiếng cười) Đó là một nền giáo dục không chính thống, nhưng là một đứa trẻ trên đường phố New York, bạn học được cách tin vào bản năng của mình, bạn học được cách làm theo chính ý tưởng của mình. Vì vậy, khi tôi lên sáu, tôi đã quyết định tôi muốn làm một thằng con trai. Một ngày nọ tôi đi đến trường và tụi bạn không thèm cho tôi chơi bóng rổ với chúng nữa. Tụi nó nói con gái thì không được chơi. Thế là tôi đi về nhà và cạo trọc đầu, rồi ngày hôm sau tôi quay lại và nói "Tôi là con trai." Ai mà biết được? Có lẽ khi sáu tuổi bạn có thể làm vậy. Tôi không muốn ai biết tôi là con gái, và không ai biết thiệt. Tôi giả trai trong tám năm. Đây là tôi năm 11 tuổi. Tôi đang đóng vai một thằng nhóc tên Walter trong phim "Julian Po." Tôi vào vai một thằng lưu manh đi theo Christian Slater và phá nó. Các bạn thấy đó, tôi còn là một diễn viên nhí, điều này làm nên hai lớp giả trang cho con người thật của tôi, bởi vì không ai biết rằng tôi là một đứa con gái đang sắm vai một thằng con trai. Thực ra không ai trong cuộc sống của tôi hồi ấy biết rằng tôi là một đứa con gái -- thầy cô không biết, bạn bè cũng không, ngay cả những đạo diễn mà tôi từng đóng phim cho cũng không biết. Tụi nhóc trong lớp thường đến gần và bóp cổ tôi để kiểm tra xem tôi có cục u ở cổ không hoặc bóp háng để coi tôi là con gì. Khi đi vào buồng vệ sinh, tôi thường xoay ngược giày lại để ở ngoài nhìn vào giống như là tôi đang tiểu đứng. Khi ngủ lại nhà bạn, tôi rất ớn khi phải thuyết phục sao cho tụi con gái đừng hun tôi mà không để lộ bản thân. Nhưng phải nói rằng tôi không ghét cơ thể hay bộ phận sinh dục của mình. Tôi không cảm thấy là tôi sinh ra lộn cơ thể. Tôi cảm thấy như tôi đang thực hiện một màn trình diễn ngoạn mục. Tôi không đủ điều kiện để là một người chuyển giới. Nếu gia đình tôi tin vào các liệu pháp chữa trị, có lẽ họ sẽ chẩn đoán tôi là một kiểu dị dạng về giới tính và bắt tôi dùng hormone để cản quá trình dậy thì. Nhưng trong trường hợp cụ thể của tôi, tôi thức dậy vào một ngày năm tôi 14 tuổi, và tôi quyết định rằng tôi muốn trở lại là một cô gái. Tuổi dậy thì đến, và tôi chưa hề biết làm con gái ra sao và tôi đã sẵn sàng để tìm hiểu xem tôi thực sự là ai. Khi một đứa trẻ cư xử như tôi, hình như nó không cần phải come out đúng không ạ? Không ai thèm shock nữa. (Tiếng cười) Ba mẹ tôi không hề đòi hỏi tôi phải xác định mình là ai. Khi tôi 15 tuổi, tôi gọi cho ba mình để nói với ông rằng tôi đã yêu, và điều cuối cùng trong tâm trí của cha con tôi là bàn về hậu quả của việc người yêu đầu tiên của tôi là một cô gái. Ba năm sau, khi tôi yêu một người đàn ông, ba mẹ tôi cũng chẳng thèm chớp mắt. Các bạn thấy đó, một trong những niềm hạnh phúc lớn lao của một tuổi thơ được dạy dỗ không chính thống là tôi chưa bao giờ bị bắt phải xác định mình là ai tại bất cứ thời điểm nào. Tôi được tự do là chính mình, lớn lên và thay đổi mỗi ngày. Vì vậy khoảng 4, 5 năm trước, Dự luật số 8 (ở Mỹ), một cuộc tranh luận gay gắt về bình đẳng trong hôn nhân, đã gây ra nhiều sóng gió trong nước Mỹ. Và vào lúc đó, tôi chưa suy nghĩ gì nhiều về chuyện kết hôn. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng, nước Mỹ, một quốc gia có nhiều tai tiếng về nhân quyền trong lịch sử, tiếp tục lập lại những sai lầm của mình một cách trắng trợn. Và tôi nhớ khi đang xem các cuộc thảo luận trên TV thì nghĩ rằng thật là ngộ khi sự chia cắt giữa nhà thờ và tiểu bang đang tạo nên những rào cản trong nước, giữa những nơi người ta tin và những nơi người ta không tin. Và sau đó, những cuộc thảo luận này cũng tạo ra những rào cảo xung quanh chính tôi. Nếu đây là một cuộc chiến giữa hai bên, thì tôi, theo mặc định, thuộc về bên đồng tính. bởi vì tôi chắc chắn không phải là 100 phần trăm thẳng. Vào thời điểm đó tôi chỉ mới bắt đầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng giới tính trong tám năm khi tôi đi từ làm con trai đến làm một đứa con gái nhuưng nhìn như một đứa con trai mặc đồ con gái đến một thái cực khác là một cô gái váy ngắn đầy nữ tính với bao chàng trai theo đuổi để cuối cùng chỉ mới dọ dẫm nhận ra tôi thực sự là ai, một cô gái hơi tomboy, có thể thích cả nam lẫn nữ, tùy vào đối tượng. Tôi dành một năm để chụp hình một thế hệ mới bao gồm nhiều cô gái giống như tôi, những người ở chính giữa -- những cô gái trượt ván nhưng mặc đố lót ren, những cô gái cắt tóc như con trai nhưng sơn móng tay, những cô gái kẻ mắt để hợp với đầu gối bi trầy, những cô gái thích con gái và những chàng trai thích cả trai lẫn gái, họ đều ghét khi bị bó buộc vào một chiếc hộp nào đó. Tôi yêu những người này và ngưỡng mộ sự tự do của họ, nhưng tôi nhìn thấy thế giới bên ngoài cái bong bóng lý tưởng của chúng tôi vỡ tan trước những cuộc tranh luận khốc liệt này khi các học giả bắt đầu so sánh tình yêu của chúng tôi với những hành vi đồi bại trên TV trước cả nước. Và tôi nhận thức một cách triệt để rằng tôi là thiểu số, và ngay tại quê hương tôi, chỉ bằng một chi tiết nhỏ của cá nhân mình, người ta đã coi tôi là công dân hạng hai một cách hợp pháp và không thể phủ nhận. Tôi không phải là một người thích tranh đấu. Tôi không giương cờ theo ai trong cuộc đời mình. Nhưng tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi này: Làm sao người ta có thể biểu quyết để loại bỏ quyền của hầu hết những người mà tôi biết chỉ dựa trên một yếu tố cá nhân của họ? Làm sao họ có thể nói rằng chúng tôi là một nhóm người không xứng đáng để có quyền bình đẳng như mọi người khác? Thậm chí chúng tôi có phải là một nhóm không? nhóm gì? Và liệu những người này đã bao giờ gặp một nạn nhân của sự kì thị này? Họ có biết những người mà họ bỏ phiếu chống lại là ai và hậu quả của nó như thế nào không? Sau đó tôi chợt có ý tưởng rằng, có lẽ nếu họ có thể nhìn vào mắt của những người mà họ đưa vào nhóm công dân hạng hai thì có lẽ họ sẽ thấy khó quyết định hơn. Có lẽ họ phải ngần ngại một chút. Hiển nhiên tôi không thể đem 20 triệu người vào cùng một buổi tiệc, vì vậy tôi đã nghĩ ra một cách để giới thiệu họ với nhau bằng hình ảnh mà không có bất cứ kỹ xảo, hiệu ứng ánh sáng, hoặc chỉnh sửa gì từ phía tôi. Bởi vì qua một bức ảnh bạn có thể ngắm nhìn râu cọp mà không sợ bị nó tấn công. Với tôi, nhiếp ảnh không chỉ là kỹ thuật rửa hình, mà nó còn là cách để đưa đến cho người xem một cái gì mới, một nơi mà họ chưa đến bao giờ, nhưng quan trọng nhất, là giới thiệu cho người xem những con người có thể làm cho họ sợ. Tạp chí Life đưa hàng thế hệ con người, bằng hình ảnh, đến với những nền văn hóa xa lạ mà họ không hề biết là có tồn tại. Vì vậy tôi quyết định thực hiện một chùm ảnh chân dung rất giản dị, những bức ảnh tả thực. Và tôi quyết định chụp hình tất cả những ai trong đất nước này mà không phải là 100 phần trăm thẳng, một số lượng mà, nếu bạn chưa biết, là không thể đếm nổi. (Tiếng cười) Đây là một công trình rất lớn, và để thực hiện nó tôi cần được giúp đỡ. Vì vậy tôi chạy ra trong cái lạnh căm căm, và chụp hình mọi người tôi biết mà tôi có thể gặp được vào tháng Hai hai năm trước. và tôi đem những bức hình này đến HRC (Human Rights Campain - Tổ chức Vận động vì Nhân quyền) để xin giúp đỡ, và họ đã tài trợ hai tuần chụp hình ở New York. Và sau đó chúng tôi đã thực hiện video clip này. (Nhạc) Phim: Tôi, iO Tillett Wright, là một nghệ sĩ sinh ra và lớn lên ở thành phố New York. (Nhạc) "Sự thật hiển nhiên" (Self Evident Truth) là một ghi chép bằng hình ảnh của cộng đồng LGBTQ Mỹ ngày nay. Mục tiêu của tôi là chụp lại chân dung của bất cứ ai không phải 100 phần trăm thẳng hoặc cảm thấy họ nằm trong nhóm LGBTQ theo bất kỳ cách nào. Mục tiêu của tôi là trưng bày phần người trong mỗi con người chúng ta thông qua sự giản dị của một khuôn mặt. (Nhạc) "Chúng ta nắm giữ sự thật hiển nhiên rằng tất cả mọi người đều bình đẳng." Nó được viết trong Tuyên ngôn Độc lập. Là một quốc gia chúng ta đang thất bại trong việc duy trì những giá trị mà từ đó đất nước này được dựng lên. Không có bình đẳng tại Hoa Kỳ. ["Bình đẳng nghĩa là gì đối với bạn?"] ["Hôn nhân"] ["Tự do"] ["Quyền công dân"] ["Đối xử với mọi người như cách mà bạn muốn được đối xử"] Đó là khi bạn không cần phải suy nghĩ về nó, đơn giản là như vậy. Cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng không phải chỉ là về hôn nhân đồng tính. Ngày nay ở 29 bang, hơn phân nửa số bang trong nước, bạn có thể bị sa thải một cách hợp pháp chỉ vì giới tính của bạn. ["Ai chịu trách nhiệm cho quyền bình đẳng?"] Tôi đã nghe hàng trăm người đưa ra cùng một câu trả lời: "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với quyền bình đẳng." Cho đến nay chúng tôi đã chụp 300 khuôn mặt trong thành phố New York. Và chúng tôi sẽ không thể làm điều này nếu không có sự hỗ trợ hào phóng của Tổ chức Vận động vì Nhân quyền. Tôi muốn mở rộng dự án này ra toàn quốc. Tôi muốn đến thăm 25 thành phố, và tôi muốn chụp khoảng 4,000 hay 5,000 người. Đây là đóng góp của tôi cho cuộc đấu tranh cho quyền công dân của thế hệ của tôi. Tôi thách thức bạn hãy nhìn vào khuôn mặt của những người này và nói với họ rằng họ không xứng đáng bằng những người khác. (Nhạc) ["Sự thật hiển nhiên"] ["4.000 khuôn mặt trên khắp nước Mỹ"] (Nhạc) (Vỗ tay) iO Tillett Wright: chúng tôi hoàn toàn không hề chuẩn bị cho những gì diễn ra sau đó. Gần 85.000 người xem đoạn video này, và sau đó họ gửi email cho chúng tôi từ khắp nơi trên đất nước, yêu cầu chúng tôi đi đến nơi họ ở và chụp hình khuôn mặt của họ. Rất nhiều người muốn chụp hình khuôn mặt của họ hơn tôi dự đoán. Vì vậy, tôi thay đổi mục tiêu của mình ngay lập tức thành 10.000 khuôn mặt. Đoạn video này được thực hiện vào mùa xuân năm 2011, và cho đến hôm nay tôi đã đi đến gần 20 thành phố và chụp ảnh gần 2.000 người. Tôi biết rằng đây là một buổi nói chuyện, nhưng tôi muốn có một phút yên lặng và xin bạn nhìn vào những khuôn mặt này bởi vì tôi không còn gì để nói thêm dùm họ. Bởi vì nếu một bức tranh có giá trị bằng ngàn lời, thì một tấm ảnh của một khuôn mặt cần cả một kho từ vựng hoàn toàn mới. Sau khi đi và nói chuyện với nhiều người ở những nơi như Oklahoma hay những thị trấn nhỏ ở Texas, chúng tôi đã có bằng chứng cho thấy ý định ban đầu của mình là đúng đắn. Nhìn thấy được chính là chìa khóa của vấn đề. Sự quen thuộc chính là liều thuốc mang lại sự đồng cảm. Một khi có chuyện xảy ra ngay trên sân nhà hay trong chính gia đình mình, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm hơn hoặc sẽ cố gắng nhìn nó với một cách nhìn mới. Tất nhiên, trong chuyến đi của mình, tôi đã gặp những người đã chính thức từ con mình vì chúng không phải thẳng, nhưng tôi cũng đã gặp những người có đạo đã chuyển nhà thờ vì con họ là đồng tính nữ. Khơi dậy sự đồng cảm đã trở thành mục tiêu chính của "Sự thật Hiển nhiên". Sau đây là những điều rất thú vị mà tôi đã tìm hiểu được: "Sự thật Hiển nhiên" không hề xóa bỏ sự khác biệt giữa chúng ta. Thực ra, nó đã làm điều ngược lại là nhấn mạnh sự khác biệt này. Nó cho thấy, không chỉ sự phức tạp tồn tại trong mỗi nhóm người khác nhau, mà còn cho thấy sự phức tạp tồn tại trong mỗi con người. Không phải chúng ta có quá nhiều hộp để phân loại, mà ngược lại, chúng ta có quá it. Tôi nhận ra rằng chiến dịch chụp hình những người "đồng tính" của mình chưa hoàn chỉnh, bởi vì có cả triệu sắc thái khác nhau của sự đồng tính. Trong khi tôi đang cố gắng giúp đỡ, thì chính tôi lại cổ xúy cho điều mà tôi đã cố tránh cả đời: tạo ra một chiếc hộp nữa. Khi tôi thêm một câu hỏi vào bảng hỏi trước khi chụp hình yêu cầu mọi người tự đánh giá mình trên một thang chia từ 1 đến 100 phần trăm đồng tính. Và tôi chứng kiến rất nhiều cuộc khủng khoảng cá nhân diễn ra trước mắt mình. (Tiếng cười) Mọi người không biết phải làm gì bởi vì họ chưa bao giờ được cho chọn lựa như vậy. Bạn có thể định lượng sự cởi mở của mình không? Tuy nhiên, sau khi đã bình tĩnh lại, phần lớn sẽ chọn từ 70 đến 95 phần trăm hoặc 3 đến 20 phần trăm. Tất nhiên cũng có nhiều người chọn 1 hay 100 phần trăm, nhưng tôi thấy phần đông người ta xác định bản thân mình ở đâu đó khác hơn. Tôi thấy rằng hầu hết mọi người đều rơi vào một dãy mà tôi gọi là "tông màu xám". Hãy để tôi nói rõ một điều -- điều này rất quan trọng -- tôi không hề nói rằng sự lựa chọn không tồn tại. Và tôi cũng không muốn nói đến vấn đề giữa sự chọn lựa và bản năng, bởi vì nếu ai trong số các bạn tin rằng khuynh hướng tình dục là một lựa chọn, Tôi xin mời bạn ra ngoài và thử chọn làm một người trong tông màu xám. Tôi sẽ chụp hình bạn thử coi sao. (Tiếng cười) Tôi muốn nói rằng con người không phải chỉ một chiều. Điều quan trọng nhất mà ta có thể rút ra từ thang phần trăm là: Nếu những người đồng tính đứng ở đây và những người thẳng đứng bên này, và mặc dù chúng ta biết hầu hết mọi người xác nhận mình nằm ở gần bên này hoặc bên kia, thì vẫn còn một số lớn người nằm đâu đó ở chính giữa. Và điều này cho thấy một hiện thực hết sức phức tạp. Bởi vì, ví dụ như bạn cho thông qua một đạo luật cho phép người chủ sa thải nhân viên vì hành vi đồng tính, thì đâu là nơi bạn sẽ vẽ đường phân chia? Có nên vẽ nó ở đây, gần với những người chỉ có một đến hai lần thử làm người dị tính? hay nên vẽ nó bên này gần những người mà chỉ có một đến hai lần có quan hệ đồng tính? Chính xác là ở đâu thì một người sẽ trở thành công dân hạng hai? Một điều thú vị nữa mà tôi học được từ chiến dịch và những chuyến đi của mình là khuynh hướng tình dục thật ra là một chất kết dính tồi. Sau khi đi rất nhiều nơi và gặp rất nhiều người, tôi có thể nói với bạn rằng trong cộng đồng LGBT cũng có kẻ xấu, người tốt; có người theo đảng Dân chủ lẫn kẻ theo đảng Cộng hòa, và có cả dân chơi thể thao lẫn người ẻo lả, và tất cả mọi hạng người mà bạn có thể nghĩ ra y như những người trong thế giới loài người. Ngoài chuyện là chúng tôi không có đủ quyền lợi về mặt pháp luật, và cùng có chung những câu chuyện về định kiến và đấu tranh, thì việc không phải là thẳng không có nghĩa rằng chúng tôi nhất thiết phải có điểm chung. Vì vậy với số lượng không đếm hết của các khuôn mặt trong chiến dịch "Sự thật hiển nhiên", với hy vọng rằng chúng sẽ xuất hiện trên ngày càng nhiều phương tiện: trên xe buýt, bảng quảng cáo, trang Facebook, màn hình chờ, có lẽ khi được xem cuộc diễu hành của nhân loại như vầy, một cái gì đó thú vị và hữu ích sẽ bắt đầu xảy ra. Hy vọng rằng cách phân chia thành nhóm, thành hai thái cực, các chiếc hộp nhằm đơn giản hóa sự phân loại loài người sẽ bắt đầu trở nên vô dụng và chúng sẽ bắt đầu mất đi. Bởi vì chúng thật sự không mô tả được những gì mà chúng ta chứng kiến, những người mà chúng ta biết và cả chính chúng ta. Cái mà chúng ta đang thấy chính là loài người với tất cả sự đa dạng của mình. Và đã nhìn thấy họ thì khó mà phủ nhận cái người trong họ. Ít nhất, tôi hy vọng rằng nó làm cho việc phủ nhận quyền con người của họ trở nên khó khăn hơn. Có phải bạn sẽ chọn chính tôi là người mà bạn sẽ tước đoạt quyền được ở, quyền được xin con nuôi, quyền được cưới, quyền tự do để mua sắm và sinh sống ở đây? Có phải tôi là người mà bạn chọn để từ bỏ không còn là con, anh chị hay cha mẹ của bạn nữa, không là hàng xóm, anh em họ, cô chú, giám đốc, nữ cảnh sát hay lính cứu hỏa của bạn? Đã quá muộn. Bởi vì tôi đã là tất cả những người đó. Chúng tôi đã là tất cả những người đó, và chúng tôi vẫn luôn như vậy. Do đó xin đừng coi chúng tôi như những người xa lạ, hãy coi chúng tôi như những đồng bào của bạn. Xin hết và xin cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi chưa bao giờ quên những lời bà tôi dặn dò - bà đã qua đời trong cảnh tha hương: "Này cháu, hãy chống lại Gaddafi. Hãy chiến đấu chống lại hắn. Nhưng đừng bao giờ biến thành một dạng người cách mạng kiểu Gaddafi." Gần hai năm đã trôi qua từ khi cuộc Khởi Nghĩa ở Libya nổ ra, được tiếp thêm sinh lực bởi những làn sóng động viên trên diện rộng từ những cuộc khởi nghĩa ở Tunisia và Ai Cập. Tôi tham gia vào các lực lượng trong và ngoài Libya để kêu gọi cho ngày của thịnh nộ và để khởi đầu một cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ chuyên chế Gaddafi. Và đó là một cuộc cách mạng vĩ đại. Nam nữ thanh niên đứng đầu chiến tuyến đòi lật đổ chính quyền, giơ cao những biểu ngữ về tự do, phẩm giá, công bằng xã hội. Họ đã tỏ rõ một tấm gương về lòng quả cảm trong việc đối đầu với chế độ độc tài tàn bạo của Gaddafi. Họ đã cho thấy một tình đoàn kết keo sơn trải từ đông sang tây và kéo dài đến tận miền nam. Cuối cùng thì, sau 6 tháng chiến tranh ác liệt với tổng thương vong lên đến 50,000 người chúng tôi đã xoay sở giải phóng đất nước mình và lật đổ tên bạo chúa. (Vỗ tay) Tuy nhiên, Gaddafi đã để lại một gánh nặng, một di sản của chính thể chuyên chế, tham nhũng và những mầm mống chia rẽ. Trong suốt bốn thập kỉ, nền chuyên chế tàn bạo của Gaddafi đã phá huỷ cơ sở hạ tầng cũng như nền văn hóa và nền tảng đạo đức của xã hội Libya. Nhận thức được sự huỷ hoại và những thách thức, tôi cũng như bao nhiêu phụ nữ khác, hăm hở tái xây dựng xã hội dân sự của Libya, kêu gọi sự toàn diện và quá trình chuyển tiếp sang nền dân chủ và hoà giải quốc gia. Gần 200 tổ chức được thiết lập tại Benghazi trong suốt thời gian đó và ngay sau Gaddafi sụp đổ -- gần 300 tại Tripoli. Sau 33 năm trời tha hương, tôi trở lại Libya, với một lòng nhiệt huyết độc nhất, tôi bắt đầu tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao năng lực, phát triển con người về kỹ năng lãnh đạo. Cùng một nhóm phụ nữ tuyệt vời, tôi đồng sáng lập Cương Lĩnh Phụ Nữ Libya vì Hoà Bình (Libyan Women's Platform for Peace) một phong trào của phụ nữ, các nhà lãnh đạo từ mọi thành phần khác nhau trong xã hội, để vận động hành lang cho sự trao quyền chính trị xã hội cho phụ nữ và để vận động cho quyền của chúng tôi được bình đẳng tham gia xây dựng nền dân chủ và hoà bình. Tôi đã ở trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn giai đoạn tiền bầu cử, một môi trường ngày càng phân cực, một môi trường được thành hình bởi quan điểm chính trị ích kỷ đầy tính thống trị và loại trừ. Tôi dẫn đầu một sáng kiến của Cương Lĩnh Phụ Nữ Libya vì Hoà Bình để vận động hành lang cho một luật bầu cử mang tính toàn diện hơn, luật mà có thể mang đến cho mọi công dân, dù họ xuất thân ra sao, quyền được bầu và tranh cử, và quan trọng nhất là đặt quy định cho những đảng chính trị phải đan xen các ứng cử viên nam và nữ theo cả chiều dọc và chiều ngang trong danh sách của họ tạo ra danh sách hình khoá kéo. Cuối cùng thì sáng kiến của chúng tôi cũng đã được tiếp nhận và thành công. Phụ nữ thắng 17,5 phần trăm trong Quốc Hội Nhà Nước ở những cuộc bầu cử đầu tiên trong vòng 52 năm trở lại đây. (Vỗ tay) Tuy nhiên, từng chút từng chút một, sự hưng phấn từ các cuộc bầu cử và của cuộc cách mạng nhìn chung biến mất dần -- khi từng ngày qua đi chúng tôi thức dậy với các tin tức về bạo lực. Một ngày chúng tôi thức giấc với tin tức về sự báng bổ các đền thờ cổ và lăng mộ của người Sufi. Ngày khác chúng tôi thức dậy với tin tức về vụ tàn sát đại sứ Mỹ và vụ tấn công vào lãnh sự quán. Ngày khác nữa chúng tôi thức dậy với tin về vụ ám sát các sỹ quan quân đội. Và mỗi ngày, mỗi ngày chúng tôi thức dậy với luật lệ của lực lượng dân quân và những sự vi phạm liên tiếp của họ về quyền con người với tù nhân cũng như sự không tôn trọng các quy định trong luật pháp của họ. Xã hội của chúng tôi, thành hình bởi các tư duy cách mạng, trở nên phân cực hơn và đã rời xa các lý tưởng, các nguyên tắc về tự do, phẩm giá, bình đẳng xã hội mà chúng tôi theo đuổi lúc ban đầu. Tính không dung thứ, loại trừ và báo thù trở thành biểu tượng của thời (hậu) khởi nghĩa. Tôi tới đây không có ý định truyền cảm hứng cho bạn với câu chuyện thành công trong việc tạo ra danh sách hình khoá kéo và các cuộc bầu cử. Mà tôi đến đây để thú nhận rằng chúng tôi - toàn bộ đất nước đã lựa chọn sai lầm, đã quyết định sai lầm. Chúng tôi đã không ưu tiên quyền công dân. Vì những cuộc bầu cử không đem lại hoà bình, sự ổn định hay an ninh cho Libya. Liệu danh sách hình khoá kéo và sự dan xen giữa các ứng cử viên nam và nữ đã đem lại hòa bình và hoà giải cho đất nước chăng? Không, không hề. Vậy cuối cùng nó đã giúp ích gì? Tại sao xã hội chúng tôi tiếp tục là một xã hội phân cực và thống trị bởi những nền chính trị ích kỷ của sự thống trị và loại trừ, bởi cả hai giới nam và nữ? Có thể sự thiếu sót không chỉ là về mặt bình quyền của phụ nữ mà còn là những giá trị tính nữ về lòng trắc ẩn, sự khoan dung, và tính toàn diện. Xã hội của chúng tôi cần một cuộc đối thoại cấp quốc gia và sự đồng lòng xây dựng hơn là cần những cuộc bầu cử điều mà, chỉ làm tăng sự phân cực và chia rẽ hơn thôi. Xã hội của chúng tôi cần những sự đại diện có phẩm chất từ nữ giới hơn là cần những con số và số lượng về sự đại diện mang tính nữ giới. Chúng tôi cần dừng việc hành động như những sứ giả cuồng nộ, dừng việc ủng hộ những ngày cuồng nộ. Chúng tôi cần bắt đầu hành động như những sứ giả của lòng trắc ẩn và khoan dung. Chúng tôi cần phát triển một cuộc đàm luận mang tính nữ không chỉ vinh danh mà còn phải thực hành sự khoan dung thay vì thù hằn, cộng tác thay vì cạnh tranh, bao hàm thay vì loại trừ. Đây là những ý tưởng cần thiết mà một đất nước đã bị chiến tranh tàn phá như Libya tuyệt đối cần để có thể gặt hái được hoà bình. Bởi vì hòa bình như thuật giả kim, nó cần đến sự hoà quyện, sự đan xen giữa các quan điểm nam và nữ. Đó mới là cái khoá kéo thật sự. Và chúng tôi cần thiết lập yếu tố sống còn đó trước khi thực hiện mặt chính trị - xã hội. Theo một đoạn thơ trong Kinh Koran "Salam" -- hoà bình -- "là từ của Chúa Trời đầy lòng khoan dung, raheem." Tiếp theo, từ "raheem" được biết đến trong các truyền thống của Abraham có chung nguồn gốc với tiếng Ả Rập là "rahem" -- tử cung-- biểu hiện cho tính nữ - tình mẹ bao bọc lấy nhân loại nơi mà đàn ông và đàn bà, từ mọi bộ lạc, mọi dân tộc, được sinh ra. Và bởi vì tử cung bao bọc hoàn toàn phôi thai đang phát triển trong lòng nó, ma trận thiêng liêng của tình thương nuôi dưỡng toàn bộ sự sống đó. Vì thế chúng ta được dạy rằng "Sự khoan dung của ta bao trùm vạn vật". Vì thế chúng ta được dạy rằng "Sự khoan dung của ta chiến thắng cơn phẫn nộ". Cầu cho mỗi chúng ta được ân sủng của lòng khoan dung. Vỗ tay Cám ơn Vỗ tay Salaam alaikum. Chào mừng bạn tới Doha. Tôi chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước này. Đó là công việc của tôi trong 2 năm tới, thiết kế một kế hoạch tổng thể, và thực hiện nó trong 10 năm sau đó, tất nhiên là cùng với nhiều người khác nữa. Nhưng đầu tiên, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện, câu chuyện của tôi, câu chuyện về đất nước mà các bạn đang ở đây ngày hôm nay. Tất nhiên, hầu hết các bạn đã có 3 bữa ăn ngày hôm nay và có thể sẽ ăn thêm bữa nữa sau sự kiện này. Vậy Qatar những năm 1940 ra sao? Lúc đó có khoảng 11,000 người sinh sống ở đây. Không có nước ngọt. Không có năng lượng, không dầu mỏ, không xe hơi, không có gì cả. Hầu hết người dân ở đây sống ở những làng chài ven biển, đánh cá, hoặc vô gia cư lang thang tìm nước ngọt. Sự quyến rũ tiện nghi mà bạn thấy hôm nay không hề tồn tại. Không có những thành phố mà bạn thấy ở Doha hay Dubai hay Abu Dhabi hay Kuwait hay Riyadh như ngày nay. Không phải người ta không biết phát triển thành phố. Mà vì họ không có tài nguyên để xây dựng. Và bạn có thể thấy là tuổi thọ (của người dân) cũng ngắn. Hầu hết mọi người chỉ sống đến khoảng 50 tuổi. Ta sẽ chuyển sang phần thứ hai: Kỷ nguyên dầu mỏ. Người ta phát hiện ra dầu mỏ vào năm 1939. Nhưng thật không may, nó không thực sự được khai thác thương mại cho đến sau Thế chiến thứ 2. Dầu mỏ đã mang lại điều gì? Nó thay đổi diện mạo của đất nước, như bạn có thể thấy và chứng kiến ngày nay. Nó cũng mang lại cho cho những người lang thang trong sa mạc - tìm kiếm nước, tìm kiếm thức ăn, cố gắng nuôi sống đàn gia súc của họ - đô thị hóa. Bạn có thể sẽ thấy lạ, nhưng các thành viên trong gia đình chúng tôi nói nhiều giọng khác nhau. Giọng của mẹ tôi rất khác so với ba tôi, và chỉ có 300,000 người sống trong cùng một đất nước. Có khoảng 5 hay 6 giọng địa phương trên đất nước này vào thời điểm hiện tại. Có người hỏi 'Sao lại thế? Sao điều đó có thể xảy ra được?' Đó là vì chúng tôi sống rải rác. Chúng tôi không thể sống tập trung tại một khu vực đơn giản vì sự khan hiếm tài nguyên. Và khi tài nguyên đến, như là dầu mỏ, chúng tôi bắt đầu xây dựng những công nghệ hiện đại và đem mọi người đến gần với nhau vì chúng tôi cần sự tập trung. Mọi người bắt đầu tìm hiểu lẫn nhau. Và chúng tôi nhận ra rằng có một số khác biệt về giọng miền. Và đó là tập hai: thời đại dầu mỏ. Hãy nhìn vào ngày hôm nay. Đây có lẽ là đường chân trời mà phần lớn các bạn biết về Doha. Vậy dân số ngày nay là bao nhiêu? Khoảng 1,7 triệu người. Chỉ trong vòng gần 60 năm. Tốc độ phát triển trung bình của nền kinh tế là khoảng 15% trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuổi tho đã tăng lên thành 78. Lượng nước ngọt tiêu thụ đã tăng lên tới 430 lít. Và đó là những con số ở mức cao nhất trên thế giới. Từ không có một giọt nước nào tới mức sử dụng nước ngọt cao nhất, cao hơn bất cứ quốc gia nào. Tôi không biết đó có phải là là phản ứng với việc thiếu nước hay không. Nhưng điều thú vị trong câu chuyện mà tôi vừa kể là gì? Điều thú vị là chúng tôi tiếp tục phát triển ở mức 15% một năm trong vòng 5 năm gần đây mà không hề có nước ngọt. Đó là thắng lợi mang tính lịch sử. Nó chưa bao giờ xảy ra trước đó. Các thành phố từng bị quét sạch vì thiếu nước ngọt. Đây là lịch sử được tạo ra ngay trong khu vực. Chúng tôi không chỉ xây dựng các thành phố, mà đó còn là những thành phố trong mơ với người dân mơ ước trở thành nhà khoa học, bác sỹ. Xây một ngôi nhà đẹp, hãy mang tới một kiến trúc sư, để thiết kế nhà tôi. Những người này tin tưởng rằng đây là nơi có thể sinh sống khi mà việc đó không khả thi. Nhưng tất nhiên, với việc ứng dụng công nghệ. Brazil có lượng mưa hàng năm là 1.782 mm. Quatar có 74, và chúng tôi có mức độ phát triển tương đương. Câu hỏi là làm thế nào. Làm thế nào mà chúng tôi làm được? Chúng tôi không hề có một chút nước ngọt nào. Đơn giản là nhờ chiếc máy khổng lồ có tên là máy loại muối này. Năng lượng là nhân tố chính ở đây. Nó đã thay đổi mọi thứ. Nó chính là thứ mà chúng tôi bơm ra từ lòng đất , thứ mà chúng ta đốt hàng tấn, thứ mà có lẽ hầu hết các bạn đã dùng để đi đến Doha. Đó chính là lòng hồ của chúng tôi, như các bạn đã thấy. Là con sông của đất nước này. Đó là cách mà tất cả các bạn đây có thể sử dụng và tận hưởng nước ngọt. Đây là công nghệ tuyệt vời nhất mà khu vực này có thể có: công nghệ khử muối. Vậy rủi ro nằm ở đâu? Có phải lo lắng nhiều không? Tôi sẽ nói là, có lẽ nếu bạn nhìn vào thực tế toàn cầu, bạn sẽ nhận ra rằng, tất nhiên là tôi phải lo lắng rồi. Nhu cầu càng ngày càng phát triển, cũng như dân số. Chúng ta vừa có 7 tỷ người chỉ vài tháng trước đây. Và con số đó đòi hỏi nguồn lương thực tương ứng. Và dự đoán là chúng ta sẽ có 9 tỷ người vào năm 2050. Vậy một đất nước không có nước ngọt phải lo lắng về những điều đang xảy ra ngoài vùng lãnh thổ của mình. Cũng có những thay đổi về chế độ ăn uống. Khi đi lên một tầng lớp xã hội cao hơn, mọi người cũng thay đổi chế độ ăn uống của họ. Họ bắt đầu ăn nhiều thịt hơn và cứ như thế. Mặt khác, sản lượng lại đi xuống vì sự thay đổi khí hậu và các yếu tố khác. Và người ta sẽ phải nhận ra khi một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra. Đây là hoàn cảnh của Qatar, nếu có người còn chưa biết. Trữ lượng nước của chúng tôi chỉ là 2 ngày. Chúng tôi nhập khẩu 90% tổng lương thực, và chỉ trồng trọt trong khoảng dưới 1% diện tích đất đai. Số nông dân có hạn của chúng tôi đang bị đẩy khỏi ngành nông nghiệp, hệ quả của chính sách mở cửa thị trường mang lại những đối thủ lớn, vân vân... Vậy nghĩa là chúng tôi cũng phải đối mặt với những mối đe dọa. Chúng đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Câu hỏi ở đây là, có giải pháp nào cho vấn đề này không? Có một giải pháp bền lâu không? Quả thực là có. Biểu đồ này tóm tắt lại hàng nghìn trang tài liệu kỹ thuật mà chúng tôi đã nghiên cứu trong vòng 2 năm qua. Hãy bắt đầu với nước ngọt. Chúng tôi đều biết rất rõ, như tôi đã chỉ cho các bạn thấy trước đó, là chúng tôi cần nguồn năng lượng này. Vậy nếu chúng tôi cần năng lượng, cụ thể là loại năng lượng nào? Một nguồn năng lượng có thể cạn kiệt? Nhiên liệu hóa thạch? Hay là chúng tôi nên sử dụng một loại năng lượng khác? Chúng tôi có lợi thế đáng kể nào khi sử dụng một nguồn năng lượng khác không? Tôi đoán hầu hết các bạn đều đã nhận ra là có: 300 ngày nắng. Chúng tôi sẽ sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo đó để sản xuất lượng nước ngọt cần thiết. Và chúng tôi cần khoảng 1,800 megawatts năng lượng mặt trời để sản xuất 3.5 triệu mét khối nước. Đó là một khối lượng lớn nước. Lượng nước đó sẽ được mang đến cho người nông dân, để họ có thể tưới nước cho cây trồng, rồi họ có thể cung cấp thực phẩm cho xã hội. Nhưng để duy trì trục ngang đó, bởi vì đây là nhiều công trình, những hệ thống mà chúng tôi sẽ mang lại, chúng tôi cũng sẽ phải phát triển trục dọc này: hệ thống hỗ trợ, giáo dục trình độ cao, nghiên cứu và phát triển, các ngành công nghiệp, kỹ thuật, để chế tạo các công nghệ ứng dụng, và cuối cùng là thị trường. Nhưng để gắn kết tất cả những điều đó, cho phép chúng xảy ra, là pháp luật, chính sách, điều lệ. Không có chúng, chúng tôi không thể làm gì cả. Và đó là điều mà chúng tôi định làm. Trong vòng 2 năm, chúng tôi hy vọng là sẽ hoàn thành kế hoạch này và bắt đầu thực hiện nó. Mục tiêu đề ra là trở thành một thành phố thiên niên kỷ, giống như những thành phố thiên niên kỷ khác xung quanh đây: Istanbul, Rome, London, Paris, Damascus, Cairo. Chúng tôi mới chỉ 60 tuổi, nhưng chúng tôi muốn sống mãi mãi như một thành phố, sống trong yên bình. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một họa sĩ Tôi sống ở New York và tôi hiện đang làm về quảng cáo từ khi tôị rời truờng học đuợc khoảng bảy, tám năm đến giờ và nó rất là mệt mỏi Nhiều đêm tôi làm việc rất khuya và cả những ngày nghỉ cuối tuần nữa và tôi thấy mình chưa bao giờ có đủ thời gian cho tất cả các kế hoạch mà tôi muốn làm cho bản thân. Và một ngày nọ, tôi đang ở công ty và thấy một cuộc độc thoại của Stefan Sagmeister trên TED với tiêu đề "Sức mạnh của thời gian nghỉ" và anh ấy đã nói về làm sao mà mỗi bảy năm, anh ấy xin công ty cho nghỉ một năm để anh ấy có thể thực hiện những dự án sáng tạo, và tôi bất chợt cảm thấy như đuợc truyền cảm hứng và tôi chỉ noí "Tôi phải thực hiện cái này. Tôi phải nghỉ một năm. Tôi cần thời gian để đi du lịch và dành thời gian cho gia đình tôi và bắt đầu thực hiện những ý tưởng sáng tạo Bởi vậy, một trong những dự án rốt cuộc là một cái gì đó mà tôi gọi là "Mỗi Giây Mỗi Ngày" Về cơ bản tôi đang ghi lại một giây của một ngày trong cuộc đời tôi cho đến hết cuộc đời mình, gom nhặt những một giây này theo trình tự thời gian từng mảnh của cuộc đời tôi vào một cuộn phim liên tiếp cho đến khi, bạn biết đấy, khi tôi không thể quay phim đuợc nữa Mục đích của cái dự án này là tôi ghét việc mình đã chẳng nhớ nổi những việc đã làm trong quá khứ Đó là tất cả những thứ mà tôi đã làm cho cuộc sống của mình mà tôi lại không có sự hồi tưởng nào trừ khi có một ai đó nói về nó và đôi lúc tôi nghĩ Oh phải, tôi đã làm điều đó và tôi nhận ra một thứ khi tôi mới bắt đầu cái dự án đó là nếu tôi không làm điều gì đó thú vị tôi sẽ quên việc quay cuốn phim Bởi vậy -- tôi cảm thấy rất tệ lần đầu tiên tôi quên quay cuộn phim bởi vì đó là một thứ mà tôi đã rất muốn từ khi tôi 30 tuổi, tôi muốn tiếp tục cái dự án này mãi mãi và để khi tôi lỡ mất cái giây phút ấy, tôi nhận ra nó chỉ là thứ gì đó trong suy nghĩ cuả tôi nơi mà tôi sẽ không bao giờ quên lần nữa Bởỉ vậy, nếu tôi sống đến 80 tuổi, tôi sẽ có 1 cuộn phim khoảng 5 tiếng đồng hồ thu lại 50 năm của cuộc đời mình Khi tôi 40 tuổi, tôi sẽ có video dài 1 tiếng đồng hồ mà nó chỉ gồm những năm tôi 30 Điều này thực sự đã tiếp sức cho tôi ngày qua ngày, khi mà tôi thức dậy tôi sẽ làm một cái gì đó thú vị trong ngày Bây giờ, một trong những thứ mà tôi gặp khó khăn đó chính là khi thời gian trôi qua thời gian có vẻ như bắt đầu trở nên mờ ảo và bắt đầu hoà lẫn vào nhau và bạn biết không, tôi ghét điều đó và việc mường tượng là cách kích hoạt bộ nhớ. Bạn biết đấy, dự án này với tối là một cách mà tôi khỏa lắp khoảng trống và nhớ mọi thứ mà tôi đã từng làm. Mặc dù chỉ với 1 giây cũng đã cho phép tôi ghi nhớ mọi thứ khác mà tôi đã làm trong một ngày Nó khá là khó, đôi khi, để có thể chọn ra một giây. Vào một ngày đẹp trời, tôi có thể có 3 hay 4 giây gì đó mà tôi thật sự muốn chọn để ghi lại nhưng tôi sẽ chĩ cho phép mình rút ngắn lại chỉ với 1 giây. nhưng mặc dù bị rút ngắn, một giây đó vẫn cho phép tôi nhớ 3 giây còn lại. Nó cũng là một dạng phản kháng, một kiểu phản kháng cá nhân chống lại kiểu văn hóa chúng ta đang có nơi mà mọi người chỉ đến những buổi hòa nhạc với những chiếc điện thoại đi động và thu lại cả một buổi diễn, và họ làm phiền bạn vì điều đó. Họ hoàn toàn không thưởng thức buổi diễn. Họ chỉ đang xem buổi diễn qua điện thoại di động của minh. Tôi ghét điều đó và tôi thừa nhận rằng mình đã từng là một gã như thế, trong quá khứ, và Tôi nay đã quyết định cách tốt nhật đối với tôi để vẫn thu giữ những ký ức hình ảnh, âm thanh của cuộc sống và để không phải là loại người như thế bằng cách thu lại một giây quý giá. điều đó cho phép tôi kích hoạt vào tiềm thức, "yeah, buổi diễn đó thật sự rất tuyệt, tôi thật sự thích nó" Và điều đó chỉ đòi hỏi một giây rất rất nhanh. Tôi đã có một chuyến đi kéo dài ba tháng mùa hè vừa rồi. Đó là một chuyến đi mà tôi đã hằng mong ước sẽ thực hiện trong suốt cuộc đời mình, chỉ du lịch vòng quanh Mỹ và Canada và chỉ kịp nghĩ ra nơi sẽ đi vào ngày hôm sau, và chuyến đi đó thật sự rất tuyệt. Tôi đã thật sự cạn kiệt, tôi tiêu quá nhiều tiền cho chuyến đi của mình với khoản tiết kiệm mà tôi đã phải mất cả năm để có, vì thế tôi phải đến Seatle và tôi dành thời gian cho những người bạn thực hiện một dự án nho nhỏ Một trong những lý do tôi nghỉ một năm la để có thêm thời gian với gia đình, và chuyện khá bi kịch đã xảy ra khi chị dâu của tôi khi ruột thừa của cô ấy đột ngột thắt lại, và chúng tôi mang chị ấy đến phòng cấp cứu, và chị ấy đã thật sự trong tình trạng nguy kịch. Chúng tôi gần như mất chị ấy, và tôi đã ở đó với anh trai mỗi ngày. Chuyện đó đã giúp tôi nhận ra một điều gì khác trong suốt dự án này, đó là thu lại một giây trong một ngày vô cùng tôi tệ thật sự là khó. Nó không giống với việc chúng ta dự định lấy máy quay ra khi chúng ta đang làm những chuyện vui vẻ. Hay chúng ta trong trạng thái "Oh yeah, bưa tiệc này, để tôi chụp lại một tấm đã" nhưng chúng ta hiếm khi làm thế khi chúng ta có một ngày tồi tệ. và một chuyện gì đó kinh khủng đang xảy ra. Và tôi phát hiện ra rằng thật sự quan trọng khi chúng ta thu lại chỉ một giây của một khoảnh khắc tồi tệ. Điều đó rất giúp ích cho bạn về việc bạn sẽ trân trọng nhưng giây phút vui vẻ. và không phải lúc nào bạn cũng có nhựng ngày tốt đẹp, vì thế khi bạn có một ngày không tốt, Tôi nghĩ việc ghi nhớ nó cũng rất quan trọng, như việc ghi nhớ những phút ngày vui vẻ. Bây giờ một trong những việc tôi làm là tôi không dùng bất cứ bộ lọc nào cả, tôi không dùng bất cứ thứ gì - tôi có gắng bắt lấy một khoảnh khắc như thể tôi đang chứng kiến bằng mắt mình. Tôi đã bắt đầu với quy tắc là đứng trên quan điểm ngôi thứ nhất, Ngay từ đầu, tôi nghĩ tôi đã có vài video mà trong đó bạn có thể thấy tôi trong đó, nhưng tôi nhận ra đó không phải là cách tôi muốn làm. Cách mà thật sự để ghi nhớ những gì tôi đã chứng kiến là cách thu lại những khoảnh khắc như thể tôi đang nhìn nó. Bây giờ vài ý tưởng mà tôi có trong đầu về dự án này là dự án sẽ chẳng còn gì thú vị nếu có hàng ngàn người cùng tham gia xây dựng, phải không? Tôi có sinh nhật thứ 31 vào tuần trước, lúc đó tôi nghĩ sẽ rất thú vị để chứng kiến cái mà mọi người cũng thực hiện dự án quay phim như này. Tôi nghĩ mỗi người sẽ có một cách hiểu về dự án theo cách riêng của mình. tôi nghĩ mỗi người sẽ có lợi từ việc chỉ cần ghi nhớ một giây trong ngày. Cá nhân tôi thấy chán với việc quên và việc quay phim này thật sự rất dễ. ý tôi là chúng ta đều có một máy quay HD trong túi ngay bây giờ đa số mọi người trong phòng này, Tôi dám cược như vậy-- và có một điều là tôi không bao giờ muốn quên một ngày mà tôi đã trải qua, và đây là cách tôi làm để ghi nhớ những ngày trong đời, và thật sự nó khá thú vị khi xem lại, nếu như bạn có thể nhập vào một trang web ngày 18 tháng 6 năm 2018 và thấy một chuỗi cuộc sống của những người khác vào cái ngày đó ở khắp nơi trên thế giới Tôi không biết. Tôi nghĩ là cái dự án này rất khả thi và tôi khuyến khích các bạn hãy thu lại những mảnh nhỏ của cuộc sống của bạn mỗi ngày bởi vậy bạn sẽ không bao giờ quên những ngày bạn đã sống Cảm ơn Vỗ tay Tôi là một nghệ sĩ trong kiếp trước. Tôi vẫn vẽ. Tôi yêu nghệ thuật. Tôi yêu niềm vui mà màu sắc đem lại cho cuộc sống chúng ta và cho cộng đồng chúng ta, và tôi cố gắng đem một phần nghệ sĩ trong tôi vào chính trị, và tôi thấy rằng một phần công việc của tôi hôm nay, lý do mà tôi đứng đây, không chỉ vận động cho đảng của tôi, mà còn cho chính trị, và vai trò mà nó có thể làm cho cuộc sống chúng ta tốt hơn Trong 11 năm, tôi là thị trưởng của thủ đô Tirana Chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Nghệ thuật là môt phần của câu trả lời, và tên tôi, ngay từ ban đầu, nối kết với 2 việc: sự đánh đổ xậy dựng bất hợp pháp nhằm lấy lại không gian công cộng, và dùng màu sắc để làm khêu dậy hy vọng đã bị mất của thành phố tôi. Nhưng việc dùng màu sắc không chỉ là mộy hoạt động nghệ thuật Thật ra, nó là một dạng hoạt động chính trị trong bối cảnh khi ngân sách thành phố mà tôi có sau khi được bầu tổng cộng là 0. gì đó Khi chúng tôi sơn tòa nhà đầu tiên, bằng cách đổ một màu cam rạng rỡ lên màu xám tối tăm của môt mặt tiền, một việc không thể tưởng tượng được xảy ra. Giao thông bị tắc nghẽn và rất đông người tụ tập như thể đó là nơi xảy ra tai nạn nghiêm trọng hay có người nổi tiếng đến thăm bất ngờ. Chính quyền Liên hiệp châu Âu của Pháp đảm nhiệm cho quỹ này vội vàng tới cấm tòa nhà này. Ông ta la rằng sẽ ngưng cung cấp tài chính. Tôi hỏi ông: "Nhưng tại sao?" "Bởi vì màu sắc ông dùng không đạt tiêu chuẩn châu Âu" - ông ta đáp. Tôi nói rằng: "Thật ra, những thứ chung quanh khộng đạt tiêu chuẩn châu Âu, mặc dù chúng tôi không muốn vậy, nhưng chúng ta sẽ tự chọn màu sắc, bởi vì đây chính là màu chúng tôi mong muốn. Và nếu các người không cho chúng tôi tiếp tục công việc của chúng tôi, tôi sẽ mở một cuộc họp báo ở đây, ngay lúc này, ngay trên con đường này, và chúng tôi sẽ nói với mọi người rằng ông nhìn tôi như là người giám nghiệm của thời xã hội chủ nghĩa thực tế." Lúc đó ông ta nhìn cũng hoang mang, và hỏi tôi có thể thỏa hiệp được không. Nhưng tôi nói không, tôi rất tiếc, thỏa hiệp là màu xám trong màu sắc và chúng tôi có đủ màu xám cho cả đời rồi. (vỗ tay) Vì vậy đây là thời điểm để thay đổi. Sự phục hồi của những nơi công cộng đã dậy lại cảm giác thuộc về một thành phố mà con người đã mất. Niềm tự hào của con người về nơi sống của họ, và có những cảm giác đã bị chôn sâu kín nhiều năm dưới sự giận dữ của công trình xây dựng bất hợp pháp, tàn phá ở những nơi công cộng. Và khi màu sắc xuất hiện ở mọi nơi, việc biến đổi bắt đầu Tiếng ồn ào hỏi lớn: "Đây là gì? Chuyện gì đang xảy ra? Màu sắc đang làm gì chúng ta vậy?" Và chúng tôi thăm dò ý kiến, cuộc thăm dò tuyệt nhất mà tôi từng chứng kiến trong đời. Chúng tôi hỏi mọi người, "Bạn có thích hoạt động này khộng, và có những tòa nhà được sơn như thế?" Và câu hỏi thứ hai là, "Bạn muốn ngưng việc này hay là muốn nó tiếp tục?" Câu hỏi đầu tiên, 63% người đồng ý, họ thích nó. 37% không đồng ý, họ không thích. Nhưng tới câu hỏi thứ hai, một nửa số người không thích nó, họ vẫn muốn nó được tiếp tục. (cười) Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi. Người dân bắt đầu xả rác trên đường ít hơn, ví dụ như, bắt đầu trả tax, bắt đầu cảm thấy được những thứ mà họ đã quên lãng đi, và cái đẹp đó như là người giám sát, khi mà cảnh sát thành phố, hoặc của bang đó không có mặt ở đó. Một ngày kia, tôi đang đi trên con đường đã được sơn, và là nơi chúng tôi đang tiến hành việc trồng cây, khi tôi nhìn thấy chủ cửa hàng và vợ của ông ấy dựng lên một cửa chính làm bằng kính cho cửa hàng của họ. Họ đã bỏ đi cánh cửa chớp cũ kĩ vào nơi đổ rác. Tôi hỏi ông: "Tại sao ông lại thẩy đi cánh cửa chớp?" "Vì thành phố giờ đã an toàn hơn," "An toàn hơn? Tại sao? Họ tăng thêm cảnh sát ở đây à?" "Thôi nào ông! Cảnh sát gì? Ông có thể thấy đấy. Có thêm màu sắc, đèn đường, vỉa hè mới không có ổ gà, cây cối. Vì thế nó rất đẹp; nó an toàn." Và thật vậy, vì vẻ đẹp đã mang lại cho người dân một cảm giác như được bảo vệ. Và đây không phải là cảm giác sai lầm Tệ nạn giảm dần. Tự do dành được từ năm 1990 đem lại sự hỗn loạn cho thành phố, khi mà tình trạng phá hoại những năm thập niên 90. đem lại sự thiếu hụt hy vọng đến thanh phố Việc sơn tường không thể cung cấp thức ăn cho trẻ em, hoặc giúp đỡ người bị bệnh hoặc giáo dục người vô học, nhưng nó mang đến hy vọng và ánh sáng, và giúp người ta nhận ra rằng có rất nhiều cách để làm điều gì, một tinh thần khác, một cảm giác khác với cuộc sống của chúng ta, và nếu chúng ta có thể đem lại năng lượng và hy vọng tới chính trị của chúng ta, chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho mọi người và cho đất nước chúng ta. Chúng tôi tháo bỏ 123.000 tấn bê tông từ chỉ bờ sông. Chúng tôi phá hủy 5000 tòa nhà bất hợp pháp toàn thành phố, toà nhà cao nhất cao tới 8 tầng lầu. Chúng tôi trồng 55000 cây xanh và bụi cây. Chúng tôi thiết lập thuế môi trường, và rồi mọi người đều bằng lòng và tất cả doanh nhân trả thuế đều đặn. Bằng cách mở rộng sự cạnh tranh, chúng tôi đã tuyển dụng vào bộ phận hành chánh nhiều người trẻ tuổi, và chúng tôi đã lập nên một cơ sở cộng đồng không bị ảnh hưởng chính trị nơi mà nam nữ được bình đẳng. Tổ chức quốc tế đầu tư rất nhiều ở Albania suốt 20 năm gần đây, nhưng không được sử dụng hợp lý. Khi tôi nói với chủ tịch ngân hàng thế giới rằng tôi muốn họ giúp đỡ tài chính cho dự án để thiết lập một mô hình đại sảnh để tiếp đón người dân chính xác là để đấu tranh với tham nhũng ở địa phương hằng ngày, nhưng họ không hiểu được. Nhưng người dân phải xếp hàng đợi dưới trời mưa nắng để chứng nhận hoặc chỉ cần một câu trả lời đơn giản từ hai cánh cửa sổ nhỏ của hai văn phòng. Họ sẵn sàng trả tiền để tránh xếp hàng, hàng dài. Câu trả lời cho những yêu cầu của họ được đáp lại bằng một giọng nói từ một lỗ đen và, bên phía khác, một cánh tay bí ẩn lấy hồ sơ của họ trong lúc tìm kiếm hồ sơ cũ để hối lộ. Chúng tôi có thể thay những nhân viên vô hình từ ki-ốt, mỗi tuần, nhưng chúng tôi không thể thay đổi sự thói quen đồi bại này. Tôi nói với một công chất Đức ở ngân hàng thế giới, "Tôi tin rằng việc hối lộ sẽ không xảy ra được nếu họ làm việc ở Đức, trong một hệ thống hành chánh ở Đức, và tôi cũng tin rằng nếu ông cho công chức Đức từ hệ thống hành chánh Đức vào những lỗ hổng này, họ cũng sẽ bị hối lộ như vậy." (vỗ tay) Vì đó không phải từ gen của bạn, không phải vì có người có lương tâm tốt và một số người không có lương tâm. Nó là vì hệ thống, vì tổ chức. Đó cũng là vì môi trường và phương diện. Chúng tôi bỏ đi các ki-ốt. Chúng tôi đã dựng lên đại sảnh tiếp đón mới sáng sủa làm cho người dân Tirana nghĩ rằng họ vừa tới nước khác khi họ bước vào sảnh để gửi lên yêu cầu của họ. Chúng tôi tạo ra hệ thống điều hành online và vì vậy tiến triển tất cả quá trình. Chúng tôi đặt người dân lên hàng đầu, và không phải là nhân viên. Việc hối lộ trong bang hành chánh ở những đất nước như Albania -- Điều đó không dựa vào tôi để nói như Hy lạp -- có thể chỉ đấu tranh bằng sự hiện đại hóa. Cải tạo lại chính phủ bằng cách cải tạo lại chính trị là câu trả lời, và không phải cải tạo lại con người bằng công thức có sẵn mà những nước phát triển thường cố ép buộc những người như chúng tôi một cách vô hiệu quả. (vỗ tay) Mọi thứ phải tới điểm này vì nói chung các chính trị gia, nhưng đặc biệt là trong đất nước của chúng tôi, thật sự này, nghĩ rằng người dân là người ngu ngốc. Họ không biết ơn, vì dù gì đi nữa, người dân phải theo lời họ, trong khi đó, chính trị càng gặp nhiều thất bại trong việc trả lời sự lo lắng của công chúng hay nhu cầu cấp bách của phần đông người. Chính trị hiện tại giống như một trò chơi hoài nghi bởi những chính trị gia, trong khi công chúng bị đẩy ra một bên như ngồi trên những chiếc ghế trong sân vận động mà sự say mê cho chính trị dần phải nhường chỗ cho sự mù lòa và tuyệt vọng. Nhìn từ những bậc thang đó, những chính trị gia hôm nay đều giống nhau, và chính trị hiện tại giống như một môn thể thao thúc đẩy sự hung hăng và sự bi quan hơn là gắn bó trong xã hội và kì vọng cho quyền làm chủ của công dân Barack Obama thắng bầu cử (vỗ tay) vì ông ấy huy động người dân như chưa từng biết qua cách dùng mạng lưới xã hội. Ông ấy không biết mỗi người, nhưng với tài khéo léo rất đáng phục, ông ấy đã biến mọi người thành người hoạt động bằng cách cho họ khả năng kiểm soát những tranh luận và những dụng cụ mà mỗi người cần để vận động dưới tên của ông bằng cách tạo ra chiến dịch riêng của ông. Tôi "tweet". Tôi rất thích nó. Tôi thích nó vì nó gửi thông điệp của tôi ra, nhưng mà nó cũng để tôi thấy thông điệp của mọi người cho tôi. Đây là chính trị, không phải từ trên xuống, và từ dưới lên, và ngang qua, và cho phép tiếng nói của mọi người được nghe thấy chính là điều chúng ta cần. Chính trị không phải chỉ là lãnh đạo. Không phải chỉ giữa chính trị gia và luật pháp. Đây là cách mà con người suy nghĩ, cách mà họ nhìn thế giới chung quanh họ, cách họ dùng thời gian và năng lượng của họ. Khi mọi người nói rằng các chính trị gia đều như nhau, tự hỏi bạn nếu Obama và Bush có như nhau không, nếu François Hollande (thủ tướng thứ 24, hiện tại của Pháp) giống như Sarkozy (thủ tướng thứ 23) Họ không như nhau. Họ là con người với những quan điểm khác nhau và cách nhìn khác nhau về thế giới. Khi mọi người nói rằng chẳng thứ gì thay đổi cả, hãy ngừng và suy nghĩ thế giới như thế nào 10, 20, 50, 100 năm về trước. Thế giới chúng ta được định nghĩa bằng tốc độ của sự biến chuyển. Tất cả chúng ta có thể thay đổi thế giới. Tôi cho bạn một ví dụ rất nhỏ của một thứ, cách dùng màu sắc, có thể tạo ra thay đổi. Tôi muốn tạo ra nhiều thay đổi nữa như tổng thống của nước tôi, nhưng mỗi các bạn có thể tạo ra sự thay đổi nếu các bạn muốn. Thủ tướng Mỹ (thứ 32) Rossevelt, nói rằng, "Tin là bạn có thể làm được, thế là bạn đã tới nửa con đường rồi." Cảm ơn và chúc buổi tối tốt lành (tiếng Hy Lạp). vỗ tay (Tiếng búa) (Cười lớn) (Lò vi sóng phát ra tiếng bíp) (Cười lớn) Có lẽ các bạn đều đồng ý với tôi đây là một con đường rất đẹp. Nó được xây dựng từ nhựa đường, và nhựa đường là loại vật liệu xe mà chạy trên nó thì rất êm. nhưng không phải lúc nào cũng được vậy, đặc biệt không phải vào những ngày này như hôm nay khi trời đang mưa nhiều. Rồi bạn có thể bị nước trên đường văng tung tóe. Và đặc biệt nếu như bạn đạp xe đạp, và vượt qua những chiếc xe hơi này thì thật không hay. Ngoài ra, nhựa đường cũng gây ra nhiều tiếng ồn. Nó là vật liệu gây ồn, Nếu chúng ta làm những con đường như của Hà Lan, rất gần với các đô thị, chúng ta muốn một con đường yên tĩnh. Giải pháp cho vấn đề là làm những con đường từ nhựa đường xốp. Nhựa đường xốp là vật liệu chúng tôi hiện đang dùng để xây dựng hầu hết các quốc lộ ở Hà Lan, Nó có lỗ thấm và nước chỉ thấm xuyên qua lỗ. vì vậy tất cả nước mưa sẽ thoát ra mọi phía, và bạn sẽ có một con đường thuận tiện để lái xe. Vì vậy không còn lõm bõm nước nữa. và tiếng ồn cũng biến mất qua lỗ thấm. Bởi vì nó rất rỗng, tất cả tiếng ồn sẽ biến mất, vì thế mà con đường rất yên tĩnh. Đương nhiên vẫn còn nhiều bất tiện, và điều bất tiện của loại đường này là tình trạng nứt nẻ, bong tróc có thể xảy ra. Bong nứt là gì? Bạn thấy đó trên con đường này đá lớp mặt bị bong tróc. Trước tiên bạn được một hòn đá, rồi nhiều hơn, rồi ngày càng nhiều, nhiều, nhiều, nhiều hơn nữa, và rồi chúng - - kìa, tôi sẽ không làm như vậy đâu. (Cười lớn) Nhưng chúng có thể làm hư cửa kính xe hơi của bạn. Vì vậy bạn không vui với điều đó. Và sau cùng, tình trạng bong nứt này sẽ gây hư hỏng ngày càng nhiều. Đôi khi chúng tạo nên các ổ gà. À. Anh ta đang sẵn sàng. Ổ gà, đương nhiên, có thể trở thành một vấn đề, Nhưng chúng tôi có giải pháp. Thật sự như bạn thấy ở đây vật liệu này có dấu hiệu bị hư hại ra sao. Nó là nhựa xốp, như tôi đã nói, bạn chỉ có một lượng nhỏ keo dính bám giữa các viên đá . Dưới tác động của thời tiết, bức xạ mặt trời, tình trạng oxy hóa chất nhựa này, nhựa bitum này chất keo dính giữa các khối kết tập này sẽ co lại, và nếu co lại, nó sẽ có những khe nứt cực nhỏ. rồi tróc ra khỏi các khối kết tập. Rồi nếu lái xe lên chỗ đường đó, bạn sẽ phá hủy những khối kết tập này -- như chúng ta vừa thấy ở đây. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã chế tạo ra những vật liệu tự hàn gắn. Nếu chúng tôi tạo ra được vật liệu tự hàn gắn này, thì chúng tôi có thể tìm ra giải pháp. Những gì chúng tôi có thể làm là dùng miếng bùi nhùi bằng thép dành để chùi rửa xoong. Và chúng tôi cắt vụn miếng bùi nhùi thép ra thật nhỏ, và chúng tôi trộn các mảnh vụn nhỏ này với nhựa bitum. Vậy là chúng ta có nhựa đường trộn với những vụn thép rất nhỏ. Rồi bạn cần một cái máy, như bạn thấy ở đây, là máy dùng để nấu ăn -- một máy cảm ứng từ. Cảm ứng từ có thể tạo nhiệt, đặc biệt thép lại dẫn nhiệt rất tốt. Những việc các bạn làm là đun nóng thép, bạn làm chảy nhựa bitum, và nhựa bitum sẽ chảy vào các kẽ nứt siêu nhỏ này, và các viên đá sẽ kết dính lên lớp mặt trở lại. Hôm nay tôi dùng một lò vi sóng vì tôi không thể đem cái máy cảm ứng từ cồng kềnh lên sân khấu được. Lò vi sóng cũng có hệ thống hoạt động tương tự. Tôi đã để vật mẫu vào lò, giờ tôi sẽ lấy nó ra. để kiểm tra xem nó ra sao. Đây là vật mẫu được lấy ra. Tôi đã nói chúng tôi phát minh ra một cái máy công nghiệp như trên tại phòng thí nghiệm. để đun nóng các vật mẫu. Tại phòng thí nghiệm chúng tôi đã thử qua nhiều mẫu, và rồi chính phủ, họ đã thực sự nhìn thấy kết quả. và họ cho rằng : "À, cách đó hay lắm. Chúng ta phải thử xem sao." Rồi họ giao cho chúng tôi một đoạn đường quốc lộ, dài 400 mét thuộc quốc lộ A58, tại đây chúng tôi phải xây một đoạn đường thử nghiệm vật liệu mới này. Vậy là đó là điều chúng tôi đã thực hiện tại đây. Bạn xem con đường thử nghiệm chúng tôi đã làm, và rồi đương nhiên con đường này sẽ tồn tại được trong nhiều năm mà không bị hư hại nào. Đó là những gì chúng tôi học từ thực nghiệm. Chúng tôi đã lấy nhiều mẫu vật từ con đường này và chúng tôi thử chúng trong phòng thí nghiệm. Vậy là chúng tôi già hóa mẫu vật, đặt nhiều tải trọng lên nó, kết dính chúng lại bằng máy cảm ứng từ, hàn gắn chúng lại và rồi thử chúng lần nữa. Chúng tôi có thể làm đi làm lại nhiều lần như vậy. Và thật sự, kết luận đưa ra từ nghiên cứu này là nếu chúng tôi bảo dưỡng con đường 4 năm một lần bằng máy hàn gắn -- đây là phiên bản kích thước lớn chúng tôi đã chế tạo nó để bảo dưỡng đường thật -- Nếu cứ 4 năm chúng tôi bảo dưỡng con đường một lần thì chúng tôi có thể làm tăng gấp đôi tuổi thọ lớp mặt của con đường. dĩ nhiên sẽ tiết kiệm được nhiều tiền. À, để đúc kết lại, tôi có thể nói rằng chúng tôi đã tạo ra một loại vật liệu sử dụng sợi thép, thêm vào sợi thép, sử dụng nhiệt lượng từ, để thực sự giúp gia tăng tuổi thọ của mặt đường , Gấp đôi tuổi thọ mặt đường là việc mà ngay cả bạn cũng làm được, Tăng gấp đôi tuổi thọ mặt đường bằng những thủ thuật rất đơn giản.sẽ giúp tiết kiệm được nhiều tiền. Bây giờ chắc các bạn đang thắc mắc liệu nó có hiệu quả hay không. Chúng tôi còn vật mẫu ở đây. Nó còn khá ấm. Lẽ ra phải để cho nó nguội bớt trước rồi tôi mới cho bạn thấy hiệu quả của liệu pháp hàn gắn , Nhưng để tôi thử xem. Xem nè. Vâng, nó dính. Xin cám ơn (Tiếng vỗ tay khen ngợi) Khi tôi 11 tuổi, Tôi nhớ một buổi sáng tôi thức dậy khi nghe tiếng hân hoan trong căn nhà của tôi. Bố tôi lúc ấy đang nghe tin tức BBC trên chiếc radio màu xám nhỏ của ông ấy Ông ấy nở một nụ cười rất lớn, điều này rất bất thường vì tin tức thường làm ông ấy buồn rầu hơn. Ông ấy la lên: "Bọn Taliban đã đi rồi!" Lúc đó tôi không hiểu rõ nhưng tôi có thể thấy rằng bố tôi rất, rất vui mừng "Bây giờ con có thể thật sự đến trường rồi" Ông nói . Một buổi sáng mà tôi không thể nào quên được. Một ngôi trường thật sự. Bạn biết không, bọn Taliban đến xâm lấn Afghanistan từ khi tôi 6 tuổi và ngăn cấm các cô gái đi học. Trong 5 năm sau đó , tôi đã ăn mặc như 1 thằng con trai để đi cùng với chị tôi tới một trường bí mật vì chị tôi bị cấm ra khỏi nhà môt mình. Đó là cách duy nhất để chúng tôi có thể đi học. Mỗi ngày, chúng tôi đi con đường khác nhau để không bị ai nghi ngờ về điểm đến của chúng tôi. Chúng tôi giấu sách vở trong giỏ đi chợ như thế mọi người sẽ nghĩ chúng tôi chỉ đi mua sắm. Cái trường ấy trong một căn nhà, hơn 100 đứa chúng tôi chen lấn trong một phòng khách nhỏ hẹp. Khá là ấm áp trong mùa đông nhưng mùa hè thì cực kì nóng. Tất cả chúng tôi đều biết đang mạo hiểm tính mạng của chính mình thầy cô, học sinh và cha mẹ chúng tôi. Có một vài lần, ngôi trường đột nhiên đóng cửa khoảng một tuần vì lũ Taliban nghi ngờ. Chúng tôi luôn tự hỏi họ biết gì về chúng tôi. Chúng tôi có bị theo dõi không? Họ có biết chỗ chúng tôi ở không? Chúng tôi đã rất sợ, nhưng dù vậy, chúng tôi vẫn muốn tới trường. Tôi rất may mắn được nuôi dạy trong một gia đình rất trân trọng việc học và con gái được quý trọng. Ông ngoại của tôi là một người thật đáng khâm phục vào thời ấy Một người hoàn toàn bị ruồng bỏ từ một tỉnh xa ở Afghanistan, ông nài nỉ để con gái ông, mẹ của tôi được đến trường, và vì vậy nên ông bị cha của ông ấy từ bỏ. Nhưng người mẹ có giáo dục của tôi trở thành giáo viên. Bà ấy đây. Bà nghỉ hưu 2 năm về trước để dùng nhà của chúng tôi để mở trường cho bé gái và phụ nữ trong hàng xóm. Và đây là bố của tôi ông là người đầu tiên trong gia đình của ông ấy được giáo dục. Không nghi ngờ rằng con cái của ông ấy sẽ được giáo dục, bao gồm con gái của ông, bất chấp Taliban, và bất chấp những hiểm nguy. Đối với ông, con cái không được học là mối nguy hiểm lớn hơn cả. Trong những năm Taliban, tôi nhớ rằng có những lúc tôi rất tức giận về cuộc sống của chúng tôi và luôn sợ hãi và không thấy được tương lai. Tôi rất muốn từ bỏ chuyện học, nhưng bố tôi, ông sẽ nói rằng, "Nghe này con gái, con có thể mất hết mọi thứ con có trên cuộc đời này Tiền của con có thể bị cướp mất. Con có thể bị buộc phải rời khỏi nhà trong thời gian chiến tranh. Nhưng một thứ sẽ mãi mãi tồn tại với con là thứ trong đây, và nếu chúng ta bị bắt buộc phải bán máu để trả tiền học phì, chúng ta sẽ làm thế. Vậy thì con còn muốn tiếp tục nữa không? Hôm nay tôi 22 tuổi. Tôi đã được lớn lên ở một quốc gia đã bị tiêu hủy bởi bao thập niên chiến tranh. Ít hơn 6% phụ nữ tuổi tôi được học sau trung học phổ thông, và nếu gia đình tôi không cam kết về việc học của tôi, tôi cũng trở thành một trong số họ. Nhưng mà, tôi hãnh diện đứng đây là một sinh viên tốt nghiệp trường Cao Đẳng Middlebury. (vỗ tay) Khi tôi trở về Afghanistan, ông ngoại tôi, người bị ruồng bỏ bởi gia đình vì ông dám cho con gái của ông đi học, là một trong những người đầu tiên chúc mừng tôi. Ông ấy không những khoe về bằng cao đẳng của tôi, mà còn về tôi là người phụ nữ đầu tiên, và tôi là người phụ nữ đầu tiên có thể chở ông ấy trên những con đường ở Kabul. (vỗ tay) Gia đình tôi tin tưởng tôi. Tôi mơ ước lớn, nhưng gia đình tôi mong ước cho tôi còn lớn hơn. Vì thế tôi là đại sứ toàn cầu cho 10x10, đây là cuộc vận động toàn cầu để giáo dục phụ nữ. Vì vậy tôi giúp thành lập SOLA, ngôi trường đầu tiên và hẳn là duy nhất cho con gái ở Afghanistan, một đất nước mà vẫn còn nguy hiểm cho các cô gái đến trường học Tôi rất phấn khởi khi thấy học sinh đến trường của tôi với kì vọng để nắm lấy cơ hội này. Và tôi thấy cha mẹ họ và bố họ như cha của tôi, ủng hộ họ, bất chấp và ngay cả khi đang gặp nhiều đối lập khó khăn. Như Ahmed. Đó không phải là tên thật của ông ấy, và tôi không thể lộ mặt của ông ấy được, nhưng Ahmed là cha của một học sinh của tôi. Ít hơn một tháng rồi, ông và con gái ông đang trên đường tới SOLA từ làng của họ, và họ thật sự chỉ xém bị giết chết vì một quả bom bên đường chỉ trong vài phút. Khi ông vừa về tới nhà, điện thoại reng, một giọng nói đe dọa ông nếu ông tiếp tục đưa con gái ông tới trường, họ sẽ thử lần nữa. Ông ấy trả lời: "Nếu ngươi muốn thì giết tôi đi, nhưng tôi sẽ không hủy hoại tương lai của con gái tôi vì những tư tưởng lạc hậu và ngược đời của các người" Tôi bây giờ đã nhận thấy về Afghanistan, và đây là thứ thường bị bỏ qua ở Tây phương, là đằng sau hầu hết mỗi người thành công chúng ta là một người cha trân trọng giá trị của con gái họ và người thấy thành công của con gái mình như là thành công của chính họ. Đây không phải nói người mẹ không quan trọng trong thành công của chúng ta. Thật ra, họ là người đầu tiên và là người thương thuyết thuyết phục cho một tương lai sáng của con gái họ, nhưng trong hoàn cảnh xã hội như Afghanistan, chúng ta cần đến sự ủng hộ của những người đàn ông. Dưới Taliban, những cô gái đến trường cả hàng trăm người nhớ rằng, đó là bất hợp pháp. Nhưng ngày hôm nay, hơn 3 triệu nữ sinh đang theo học ở Afghanistan (vỗ tay) Afghanistan nhìn rất khác khi nhìn từ Mỹ. Tôi thấy rằng người Mỹ thấy sự yếu ớt, dễ vỡ trong những thay đổi. Tôi sợ rằng tất cả những thay đổi đó sẽ không kéo dài hơn sau khi quân đội Mỹ rút đi. Nhưng khi tôi trở về Afghanistan, khi tôi thấy học sinh trong trường của tôi và cha mẹ họ ủng hộ họ, khuyến khích họ, tôi thấy một tương lai hứa hẹn và sự thay đổi sẽ tồn tại lâu dài. Đối với tôi, Afghanistan là một đất nước của hy vọng, khả năng không giới hạn, và mỗi ngày nữ sinh trường SOLA nhắc nhở tôi về điều đó. Như tôi, họ có mơ ước lớn. Cám ơn. (vỗ tay) Sự cởi mở hoàn toàn vẫn là một tương lai xa vời trong lĩnh vực giáo dục nhà trường. Chúng ta thật khó lòng hiểu được rằng học tập không phải là một nơi chốn, mà là một hoạt động. Nhưng tôi muốn kể cho mọi người câu chuyện về PISA, bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của OECD - dành cho tuổi 15 ở khắp thế giới, đó thật sự là một câu chuyện về những so sánh quốc tế đã toàn cầu hóa lĩnh vực giáo dục mà ta thường coi là chuyện riêng trong chính sách mỗi nước. Hãy nhìn thế giới những năm 1960, qua tỉ lệ người đã học hết trung học. Ta thấy là nước Mỹ dẫn đầu và đa số những thành công về kinh tế của Mỹ bắt nguồn từ lợi thế lâu dài của nó là nước đi tiên phong trong giáo dục. Nhưng vào thập kỉ 1970, một số nước đã bắt kịp. Những năm 1980, sự mở rông mang tính toàn cầu của bể nhân tài vẫn tiếp tục. Và thế giới không dừng lại ở những năm 1990. Những năm 60, Mỹ đứng đầu. Những năm 90, họ đứng thứ 13, không phải vì các tiêu chuẩn đã hạ xuống, mà vì tiêu chuẩn được nâng lên rất nhanh ở những nơi khác. Hàn Quốc cho ta thấy điều có thể xảy ra trong giáo dục. Khoảng hai thế hệ trước, Hàn Quốc có mức sống ngang với Afghanistan ngày nay, và là một trong các nước có nền giáo dục kém phát triển nhất. Ngày nay, mọi thanh niên Hàn Quốc đều học hết phổ thông. Điều này cho thấy, trong nền kinh tế toàn cầu, thước đo thành công không còn là sự phát triển quốc gia mà là hệ thống giáo dục tốt nhất theo chuẩn quốc tế. Vấn đề là việc đo thời gian người ta đi học hoặc xét bằng cấp họ có không phải luôn là cách tốt nhất để thấy những gì họ có thể làm. Hãy nhìn vào cả mớ cử nhân đang thất nghiệp trên đường phố, khi nhà tuyển dụng lại nói không tìm được người có kĩ năng cần thiết. Điều đó cho thấy bằng cấp tốt không nghiễm nhiên biến thành những kĩ năng tốt, công việc tốt và cuộc sống tốt. Với PISA, chúng tôi đang cố thay đổi điều này bằng cách đánh giá kiến thức và kĩ năng của con người một cách trực tiếp. Và chúng tôi xem xét điều này dưới góc độ rất đặc biệt. Chúng tôi không chú tâm lắm vào việc học sinh có thể lặp lại những thứ học được ở trường, nhưng chúng tôi muốn kiểm tra liệu các em có thể suy luận từ những gì mình biết và áp dụng kiến thức vào những hoàn cảnh mới. Một vài người đã chỉ trích chúng tôi vì điều này. Họ nói, cách đánh giá kết quả này rất không công bằng, vì chúng tôi kiểm tra học sinh bằng những vấn đề họ chưa từng gặp. Nhưng nếu bạn chấp nhận logic này, bạn phải thấy cuộc sống là không công bằng, bởi bài kiểm tra chân lí ở đời không nằm trong cái ta nhớ được những gì đã học ở trường, mà là ở chỗ ta có được trang bị cho những thay đổi hay chưa, liệu ta có sẵn sàng làm những việc chưa từng có, và dùng những công nghệ chưa từng được phát minh, để giải quyết những vấn đề không thể dự đoán hôm nay. Một khi đã đi qua những thử thách gắt gao, lối đánh giá kết quả trên nhanh chóng trở nên tiêu chuẩn. Trong đợt đánh giá gần đây nhất, vào năm 2009, chúng tôi đánh giá 74 hệ thống trường học đóng góp tổng cộng 87% cho nền kinh tế. Đồ thị này cho thấy kết quả thực hiện của các quốc gia. Màu đỏ là dưới trung bình của OECD một chút. Vàng là tương đối, xanh là tốt. Bạn thấy Thượng Hải, Hàn Quốc, Singapore ở Châu Á; Phần Lan ở Châu Âu; Canada ở Bắc Mĩ, đang làm rất tốt. Ta thấy có khoảng cách tới gần 3.5 năm đi học giữa học sinh 15 tuổi ở Thượng Hải với một học sinh 15 tuổi ở Chile, khoảng cách đó tăng tới 7 năm nếu tính các những nước thật sự tệ. Cách thanh niên chuẩn bị cho nền kinh tế ngày nay khác nhau một trời một vực. Nhưng tôi muốn đưa vào bức tranh này khía cạnh quan trọng thứ hai. Những nhà giáo dục muốn nói về tính công bằng. Với PISA, chúng tôi muốn đánh giá cách họ thực hiện công bằng theo khía cạnh đảm bảo cho những người ở các tầng lớp xã hội khác nhau đều có cơ hội như nhau. Chúng tôi thấy ở một số nước, ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội lên kết quả học tập là hết sức rõ. Cơ hội không chia đều cho mọi người. Rất nhiều tiềm năng của trẻ em bị bỏ phí. Ở những nước khác, ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình thấp hơn nhiều. Mội người đều muốn ở đó, góc phần tư phía trên, nơi mọi việc được làm tốt và cơ hội học tập được chia đều. Không ai, và không quốc gia nào, vươn tới đó được, nếu cách làm không tốt và còn nhiều bất bình đẳng xã hội. Ta có thể tranh luận, rằng liệu có tốt hơn khi mọi việc tốt đẹp, với cái giá của sự bất bình đẳng lớn? Hay ta muốn tập trung vào công bằng và chấp nhận sự tầm thường? Thực ra, nếu bạn xem xét các quốc gia trong bức tranh bạn sẽ thấy rất nhiều nước đang thực sự kết hợp chất lượng ưu việt với sự công bằng. Thực tế, một bài học quan trọng từ phép so sánh này là bạn không cần đánh đổi công bằng để có được sự ưu việt. Những nước này đi từ việc giúp một nhóm trở nên ưu việt, rồi từ đó tạo điều kiện cho tất cả trở nên như vậy, đây là một bài học rất quan trọng. Nó thách thức hình mẫu của những hệ thống trường học tự cho rằng công việc chính của mình là phân loại con người. Từ khi có những kết quả này, những nhà vạch chính sách, các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu trên toàn cầu đã cố tìm cho ra nguyên nhân thành công của các hệ thống đó. Nhưng hãy quay lại một chút và tập trung vào các nước đã bắt đầu PISA, tôi đánh dấu họ bằng bóng màu. Và tôi điều chỉnh kích thước quả bóng sao cho nó tỉ lệ với ngân sách các quốc gia dành cho sinh viên. Nếu tiền có thể cho biết chất lượng kết quả học tập, ta sẽ thấy tất cả bóng lớn đều ở trên, đúng không? Ta thấy không phải vậy. Kinh phí cho sinh viên chỉ nói lên chưa đầy 20% sự khác biệt về kết quả giữa các quốc gia, ví dụ Luxembourg, nước có giáo dục đắt nhất, chẳng nổi trội là mấy. Ta thấy là hai nước có chi phí tương đương lại đạt những kết quả rất khác nhau. Ta cũng thấy -- và tôi cho rằng đây là khám phá thú vị nhất -- rằng ta không sống trong một thế giới phân chia rõ ràng giữa những nước giàu và giáo dục tốt, với nước nghèo và giáo dục tồi, bài học này rất là quan trọng. Hãy nhìn sâu hơn vào chi tiết. Chấm đỏ cho thấy chi phí cho mỗi sinh viên tương quan với sự giàu có của nước đó. Một cách dùng tiền là trả lương cao cho giáo viên, và ta thấy Hàn Quốc đầu tư rất nhiều để thu hút những người giỏi nhất đi giảng dạy. Hàn Quốc cũng đầu tư để có ngày học dài hơn, làm chi phí tăng lên. Xét cho cùng, Hàn Quốc muốn giáo viên không chỉ dạy, mà phát triển. Họ đầu tư để nâng cao chuyên môn và sự cộng tác và nhiều việc khác nữa. Tất cả đều cần kinh phí. Làm thế nào Hàn Quốc trang trải được hết? Câu trả lời là sinh viên Hàn Quốc học trong giảng đường lớn. Đây là bí quyết làm giảm chi phí. Tới quốc gia tiếp theo, Luxembourg, ta thấy chấm đỏ ở đúng chỗ của Hàn Quốc, Ở Luxembourg, kinh phí cho mỗi sinh viên bằng kinh phí ở Hàn Quốc. Nhưng cha mẹ học sinh, giáo viên và nhà vạch chính sách ở Luxembourg chỉ thích lớp nhỏ. Vậy đấy, vào lớp học nhỏ rất thoải mái. Vậy nên họ dành toàn bộ tiền vào đó, kích thước lớp học (cột xanh) làm chi phí tăng lên. Nhưng kể cả Luxembourg cũng chỉ đầu tư một lần, và cái giá của việc này là lương giáo viên không cao. Sinh viên không có nhiều giờ học. Và cơ bản, giáo viên có ít thời gian làm những việc ngoài giảng dạy. Ta thấy hai quốc gia sử dụng kinh phí rất khác nhau, và thực ra cách chi phí quan trọng hơn nhiều so với mức chi phí đầu tư vào giáo dục. Hãy trở lại năm 2000. Nhớ rằng đó là một năm trước khi iPod được phát minh. Đây là hình ảnh thế giới khi đó theo đánh giá PISA. Đầu tiên, ta thấy những quả bóng nhỏ hơn nhiều, đúng không? Chi cho giáo dục lúc đó ít hơn nhiều, ít hơn khoảng 35 phần trăm. Hãy tự hỏi, nếu giáo dục trở nên đắt hơn nhường ấy, liệu nó có tốt hơn nhường ấy không? Và sự thật cay đắng, là không có nhiều nước được như vậy. Có một số nước đã có sự cải thiện ấn tượng. Nước Đức, nước tôi, năm 2000, nằm ở góc phần tư phía dưới, kết quả dưới trung bình, bất bình đẳng lớn. nhớ rằng nước Đức tôi vốn từng rất nổi bật nếu chỉ so về số người có bằng cấp. Những kết quả này rất đáng thất vọng. Người ta ngỡ ngàng với kết quả. Và lần đầu tiên, một tranh luận xã hội ở Đức về giáo dục diễn ra suốt nhiều tháng, không phải về thuế, hay vấn đề khác, mà giáo dục trở thành trung tâm của tranh luận xã hội. Rồi những nhà vạch chính sách bắt đầu trả lời. Chính phủ liên bang tăng mạnh đầu tư vào giáo dục. Người ta đã làm nhiều điều để tăng cơ hội cho sinh viên nhập cư hay tầng lớp thấp. Điều thật sự thú vị, đây không chỉ là việc cải tổ chính sách đang có hiệu lực, mà dữ liệu đã biến đổi một số niềm tin và hình mẫu trong nền tảng của giáo dục Đức. Ví dụ, theo truyền thống, giáo dục trẻ nhỏ được coi là công việc gia đình, và bạn có thể gặp những trường hợp mà phụ nữ được coi là thiếu trách nhiệm gia đình nếu đưa con đến nhà trẻ. PISA đã biến đổi tranh luận đó, và đưa giáo dục mẫu giáo trở thành trọng điểm của chính sách công của nước Đức. Hoăc, theo truyền thống, giáo dục Đức phân chia trẻ em 10 tuổi, độ tuổi rất nhỏ, thành những người có thể trở thành lao động trí thức, và những người làm việc cho lao động trí thức. điều đó chủ yếu dựa trên đường lối kinh tế xã hội, và hình mẫu này đang bị thách thức. Rất nhiều thay đổi. Tin tốt là, 9 năm sau, ta thấy được sự cải thiện về chất lượng và tính công bằng. Người ta chấp nhận thách thức, tìm cách vượt qua. Hoặc chọn Hàn Quốc, ở phía kia đồ thị. Năm 2000, Hàn Quốc đã làm rất tốt, nhưng người Hàn lo rằng chỉ một phần nhỏ sinh viên thực sự đạt được kết quả cao. Họ đã chấp nhận thách thức, và trong một thập kỉ, Hàn Quốc đã tăng gấp đôi tỉ lệ học sinh đạt kết quả cao trong lĩnh vực đọc. Vậy, nếu chỉ tập trung vào những học sinh giỏi nhất, ta biết bất bình đẳng sẽ tăng lên, ta thấy quả bóng này chuyển nhẹ sang hướng khác, song vẫn là cải thiện ấn tượng. Sự cải tổ lớn trong giáo dục Ba Lan làm giảm rõ rệt sự phân hóa giữa các trường, và nâng cấp nhiều trường kém, và nâng chất lượng hoạt động lên tới hơn nửa năm học. Ta cũng thấy những nước khác nữa. Bồ Đào Nha đã củng cố hệ thống trường học rời rạc nâng cao chất lượng và tăng tính công bằng, Hungary cũng vậy. Những gì ta thực sự thấy, là đã có rất nhiều thay đổi Kể cả những người từng phàn nàn và nói vị trí tương quan giữa các quốc gia trên một biểu đồ như PISA chỉ là chỉ vật văn hóa, của các yếu tố kinh tế, và các vấn đề xã hội, tính đồng đều của các xã hội, vân vân, những người đó cần thừa nhận là có thể cải thiện giáo dục. Ba Lan không hề thay đổi văn hóa. Không thay đổi nền kinh tế. Không thay đổi các thành phần của dân cư. Họ không sa thải giáo viên. Họ thay đổi chính sách giáo dục và cách thực hành. Rất ấn tượng. Tất nhiên, những điều này đặt ra câu hỏi: Ta học được gì từ những nước ở góc phần tư màu xanh lá những người đã đạt mức công bằng cao, kết quả cao, mà vẫn gia tăng được kết quả? Và hiển nhiên, một câu hỏi nữa: điều hữu hiệu trong một hoàn cảnh có thể trở thành mô hình ở nơi khác không? Tất nhiên ta không thể sao chép toàn bộ hệ thống giáo dục nhưng phép so sánh này đã nhận dạng các yếu tố mà những hệ thống hiệu quả đều có. Ai cũng đồng ý giáo dục là quan trọng. Ai cũng nói vậy. Nhưng phép kiểm nghiệm là, bạn dành ưu tiên cho việc đó hơn tất cả những việc khác ra sao? Các quốc gia trả lương cho giáo viên ra sao so với những lao động bậc cao khác? Bạn có muốn con mình trở thành một giáo viên thay vì một luật sư? Truyền thông nói về trường học và giáo viên ra sao? Đó là những câu hỏi cốt lõi, và điều ta học được từ PISA, là ở các hệ thống hiệu quả các nhà lãnh đạo đã thuyết phục người dân ra những lựa chọn có tính đề cao giáo dục, tương lai của họ, hơn là cho tiêu dùng ngày hôm nay. Quý vị sẽ không tin vào điều điều thú vị này, nhưng có những nước mà nơi hấp dẫn nhất không phải trung tâm thương mại mà là trường học. Điều đó có thật. Nhưng đánh giá cao giá trị của giáo dục chỉ là một phần của bức tranh. Phần còn lại là niềm tin rằng tất cả trẻ em đều có thể thành công. Ta có những nước mà học sinh bị phân rẽ ngay từ tuổi nhỏ. Học sinh được chia ra, vì người ta tin rằng chỉ một số đứa trẻ có thể đạt đến tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng điều đó thường gắn liền với bất công xã hội. Nếu tới Nhật Bản ở Châu Á, hay Phần Lan ở Châu Âu, cha mẹ và giáo viên ở những nước đó mong đợi sự thành công ở mọi học sinh ta thấy điều đó được phản ánh trong hành vi của học sinh. Khi chúng tôi hỏi học sinh điều gì giúp thành công trong toán học, học sinh Bắc Mỹ sẽ thường trả lời đó là nhờ tài năng. Nếu tôi sinh ra không phải là thiên tài toán học, tôi nên học cái khác. 9/10 học sinh Nhật Bản sẽ nói điều đó phụ thuộc vào sự đầu tư, sự nỗ lực của tôi, điều này cho ta biết rất nhiều về hệ thống xung quanh họ. Trước kia, các học sinh khác nhau được dạy như nhau. Những nước có vị trí cao trong PISA tôn trọng sự đa dạng với những phương pháp sư phạm khác nhau. Họ nhận ra rằng sinh viên bình thường có tài năng phi thường, và họ biến cơ hội học tập thành của mình. Những hệ thống hiệu quả cao cũng có chung những tiêu chuẩn đầy tham vọng và minh bạch trên toàn đồ thị. Mọi sinh viên đều biết điều gì là quan trọng. Mọi sinh viên đều biết làm sao để thành công. Và không ở đâu chất lượng của hệ thống giáo dục vượt qua được chất lượng của người thầy. Các hệ thống có hiệu quả cao rất cẩn trọng trong tuyển dụng và lựa chọn giáo viên và cách đào tạo họ. Họ cẩn thận với cách nâng cao trình độ của những giáo viên đang vượt khó để vươn lên, và cách cấu trúc lương cho giáo viên. Họ cũng tạo môi trường để giáo viên cùng làm việc để định hình ra phương pháp tốt. Họ tạo ra các lộ trình sáng suốt để giáo viên phát triển sự nghiệp. Trong những hệ thống trường học quan liêu, giáo viên thường bị bỏ mặc trong lớp với rất nhiều chỉ định về việc phải giảng cái gì. Hệ thống hiệu quả cao chỉ rõ hiệu suất cao là thế nào. Họ đặt ra những tiêu chuẩn đầy tham vọng, nhưng tạo điều kiện cho giáo viên tự quyết định, hôm nay sẽ dạy học sinh điều gì. Trong quá khứ người ta truyền đạt tri thức trong giáo dục. Thử thách ngày nay là tạo điều kiện cho tri thức tự đào tạo. Hệ thống hiệu quả cao đã chuyển từ những dạng chuyên môn hay quản trị của kiểm soát và trách nhiệm -- như, kiểm tra xem người ta có làm việc được giao trong giáo dục -- sang dạng chuyên môn của tổ chức nghề nghiệp. Họ cho phép giáo viên tạo những cải tiến trong sư phạm. Họ tạo điều kiện mà giáo viên cần để phát triển phương pháp sư phạm mạnh hơn. Mục tiêu của quá khứ là chuẩn hóa và đồng nhất. Những hệ thống cao tạo ra những giáo viên và hiệu trưởng có thể sáng tạo. Trong quá khứ, chính sách tập trung vào đầu ra, được định sẵn. Hệ thống hiệu quả cao đã giúp giáo viên và các hiệu trưởng hình dung ra người giáo viên sau này và trường học sau này trong đời họ. Và kết quả ấn tượng nhất của hệ thống đẳng cấp thế giới là họ đạt hiệu suất cao trên toàn hệ thống. Bạn đã thấy Phần Lan làm rất tốt trên PISA nhưng điều làm Phần Lan ấn tượng đến vậy là chỉ có 5% khác biệt về chất lượng trong sinh viên giữa các trường. Trường nào cũng thành công. Đây là nơi mà thành công mang tính hệ thống. Sao họ làm thế được? Họ đầu tư nguồn lực vào nơi tạo sự khác biệt lớn nhất. Họ đưa hiệu trưởng giỏi nhất vào những trường xóc xương nhất, và giáo viên giỏi nhất vào lớp giỏi khó dạy nhất. Cuối cùng, những nước này áp dụng cân đối chính sách trong toàn bộ lĩnh vực chính sách công. Những chính sách giúp họ mạch lạc qua những quãng thời gian dài, và đảm bảo những gì họ làm được triển khai nhất quán. Biết được những hệ thống thành công đang làm gì chưa cho chúng ta biết cách nâng cao. Điều đó cũng rõ, và đây là một vài hạn chế trong phép so sánh quốc tế của PISA. Những dạng nghiên cứu khác cũng cần vào cuộc, đó cũng là lí do PISA không có tham vọng nói cho các nước biết họ nên làm gì. Nhưng sức mạnh của nó nằm ở việc nó cho người ta biết người khác đã và đang làm gì. Ví dụ của PISA cho thấy dữ liệu có thể mạnh mẽ hơn việc quản trị bao cấp tài chính mà chúng ta thường nương vào để vận hành hệ thống giáo dục. Một số người tranh luận rằng thay đổi quản lý giáo dục như là di dời nghĩa trang. Bạn không thể tin có người giúp mình làm việc này. (Cười) Nhưng PISA cho thấy những điều có thể trong giáo dục. Nó giúp các nước thấy rằng cải thiện là điều có thể. Nó lấy đi lý sự của những người tự mãn. Nó giúp các nước đề ra các mục tiêu có ý nghĩa với các tiêu chí định lượng mà các nhà lãnh đạo phải đạt được. Nếu ta có thể giúp từng đứa trẻ, từng giáo viên, từng ngôi trường, từng hiệu trưởng, từng bậc cha mẹ thấy cải thiện là có thể, rằng không có giới hạn cho cải thiện giáo dục, ta đã đặt nền tảng cho những chính sách và chất lượng sống tốt hơn Xin cảm ơn. (Vỗ tay) "Khi khủng hoảng đến, những thiếu sót nghiêm trọng của nền kinh tế hiện hành và các mô hình tài chính ngay lập tức trở nên rõ ràng." "Có một niềm tin chắc chắn, mà tôi chia sẻ ra đây, rằng những nền kinh tế tồi tệ hoặc quá giản đơn và tự tin thái quá góp phần tạo ra khủng hoảng." Ngày nay, có thể tất cả các bạn đều từng nghe về những lời phê bình tương tự thế này từ những người theo chủ nghĩa hoài nghi của chủ nghĩa tư bản. Nhưng lần này thì khác. Nó đến từ những người giữ vị trí mấu chốt trong ngành tài chính. Trích dẫn đầu tiên là của Jean-Claude Trichet khi ông đang làm chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB). Trích dẫn thứ hai đến từ người đứng đầu Cơ Quan Quản Lý Dịch Vụ Tài Chính Vương Quốc Anh (FSA). Chẳng lẽ những người này hàm ý rằng chúng ta chẳng hiểu gì về các hệ thống kinh tế đang định hướng xã hội hiện đại của chúng ta sao? Chuyện trở nên tồi tệ hơn. "Chúng ta chi ra hàng tỉ đô la cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ trong khi chúng ta vẫn không hiểu được những điều kiện cho một xã hội ổn định, cho một nền kinh tế đang vận hành hay là cho hoà bình." Chuyện gì đang diễn ra ở đây? Sao chuyện này lại có thể? Chúng ta có thật sự hiểu về kết cấu của thực tại nhiều hơn là chúng ta hiểu về kết cấu phát sinh từ những tác động qua lại của nhân loại với nhau hay không? Thật không may, câu trả lời là đúng vậy đấy. Nhưng mà, có một giải pháp rất thú vị đến từ lĩnh vực được biết đến như là một môn khoa học của sự phức hợp (science of complexity). Để giải thích nó là gì, và nó có ý nghĩa thế nào, xin cho phép tôi kể nhanh một chút chuyện cũ. Tôi đã đến với vật lý một cách tình cờ. Đó là một cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên khi tôi còn trẻ, và kể từ đó, tôi vẫn thường ngạc nhiên về sự thành công tuyệt vời của vật lý trong việc mô tả thực tại mà chúng ta mỗi ngày thức dậy với nó. Tóm lại, bạn có thể nghĩ về vật lý như sau. Bạn lấy ra một đoạn thực tại bạn muốn tìm hiểu và bạn dịch nó sang ngôn ngữ toán học. Bạn mã hóa nó thành phương trình. Sau đó, dự đoán có thể được thiết lập và kiểm tra. Chúng tôi quả là thực sự may mắn vì nó có hiệu quả, bởi vì không ai thực sự biết lý do tại sao những suy nghĩ trong đầu chúng ta nên thực sự liên quan đến các chuyển động cơ bản của vũ trụ. Mặc dù đạt được thành công đó nhưng vật lý cũng có giới hạn của nó. Như Dirk Helbing đã chỉ ra trong trích dẫn cuối, chúng ta thực sự không hiểu gì về độ phức hợp liên quan đến chúng ta, xung quanh chúng ta. Nghịch lý này là điều đã khiến tôi quan tâm đến hệ thống phức hợp. Đây là những hệ thống được tạo thành bởi nhiều phần được liên kết hoặc tương tác với nhau: bầy chim hoặc cá, đàn kiến, các hệ sinh thái, các bộ óc, các thị trường tài chính. Đây chỉ là một vài ví dụ. Điều thú vị là rất khó để sắp xếp các hệ thống phức hợp này vào các phương trình toán học, vậy nên các phương pháp tiếp cận vật lý thông thường không thực sự có tác dụng ở đây. Vậy, chúng ta biết gì về các hệ thống phức hợp? Vâng, hoá ra những gì trông giống như hành vi phức tạp ở bên ngoài lại là kết quả của một vài quy tắc đơn giản của sự tương tác. Điều này có nghĩa là bạn có thể quên các phương trình đi và hãy bắt đầu tìm hiểu hệ thống bằng cách nhìn vào sự tương tác, bạn có thể quên các phương trình đi và bạn chỉ cần bắt đầu nhìn vào các mối tương tác. Và nó thậm chí còn trở nên tốt hơn nữa, bởi vì những hệ thống phức hợp nhất có một thứ đặc tính tuyệt vời được gọi là sự nổi trội. Vì vậy, điều này có nghĩa rằng hệ thống như một khối chỉnh thể đột nhiên bắt đầu hiển thị một hành vi mà không thể hiểu hoặc dự đoán được bằng cách nhìn vào các thành phần của hệ thống. Nghĩa là một khối chỉnh thể thực chất lại nhiều hơn tổng số các thành phần.cộng lại. Và tất cả điều này cũng có nghĩa là bạn có thể quên đi từng phần riêng lẻ của hệ thống này, quên đi việc chúng phức tạp như thế nào. Vậy, giả dụ như nó là một tế bào hoặc một con mối hoặc một con chim, bạn chỉ cần tập trung vào các quy tắc của sự tương tác. Kết quả thì, các mạng lưới là đại diện lý tưởng cho những hệ thống phức hợp. Các nút mấu chốt trong mạng lưới là các thành phần của hệ thống và các liên kết được tạo ra bởi sự tương tác. Vậy thì, những phương trình nào cho vật lý, mạng lưới phức hợp hiện diện là để dành cho các nghiên cứu về hệ thống phức tạp. Cách tiếp cận này đã được áp dụng rất thành công vào rất nhiều hệ thống phức hợp trong vật lý, sinh học, khoa học máy tính, khoa học xã hội, nhưng lĩnh vực kinh tế thì sao? Các mạng lưới kinh tế ở đâu? Đây là một khoảng cách chênh lệch đáng ngạc nhiên và nổi bật trong các tài liệu khoa học. Kết quả nghiên cứu chúng tôi đã công bố năm vừa rồi gọi là "Mạng Lưới Kiểm Soát Doanh Nghiệp Toàn Cầu" là phân tích bao quát đầu tiên về các mạng lưới kinh tế. Nghiên cứu đã được phổ biến rộng rãi trên Internet và nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ các tổ chức truyền thông quốc tế. Chuyện này khá là đặc biệt, bởi vì, một lần nữa, tại sao không ai tìm hiểu đề tài này trước đây nhỉ? Những dữ liệu tương tự đã tồn tại sẵn có trong một thời gian khá dài. Điều chúng tôi xem xét chi tiết là những mạng lưới sở hữu. Vì vậy ở đây các mấu chốt chính là các công ty, người dân, các chính phủ, các cơ sở, v.v. Và các liên kết đại diện cho các mối quan hệ giữa các cổ đông, cổ đông A có x phần trăm cổ phần trong công ty B. Và chúng tôi cũng định giá cho công ty dựa trên mức doanh thu hoạt động. Vì vậy, mạng lưới sở hữu bộc lộ ra các mô hình của những mối quan hệ giữa các cổ đông. Trong ví dụ nhỏ này, bạn có thể nhìn thấy một vài tổ chức tài chính với một số các liên kết nổi bật. Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng chưa ai từng xem xét điều này trước đây bởi vì mạng lưới sở hữu thực sự, thực sự rất nhàm chán để mà nghiên cứu. Vâng, quyền sở hữu liên quan đến kiểm soát, như tôi sẽ giải thích chút nữa đây, khi nhìn vào mạng lưới sở hữu thực sự có thể cho bạn đáp án cho các câu hỏi chẳng hạn như thành phần chủ chốt là những ai? Họ được tổ chức thế nào? Họ có tách biệt riêng lẻ không? Hay họ được kết nối với nhau? Và sự phân phối tổng thể quyền kiểm soát ra sao? Nói cách khác, những ai là người kiểm soát thế giới? Tôi tin đây là một câu hỏi khá thú vị. Và nó có quan hệ mật thiết đối với độ rủi ro của hệ thống. Đây là một thước đo xem tổng thể thì một hệ thống dễ bị tấn công như thế nào. Sự kết nối ở mức độ cao cấp có thể nguy hại cho sự ổn định, bởi vì sự căng thẳng có thể lây lan qua hệ thống giống như một bệnh dịch. Các nhà khoa học đôi khi đã chỉ trích các nhà kinh tế học những người tin rằng các ý tưởng, các khái niệm quan trọng hơn các dữ liệu thực nghiệm, bởi vì một nền tảng cơ bản trong khoa học là: Hãy để dữ liệu lên tiếng. Được rồi. Chúng ta hãy làm điều đó. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu với một cơ sở dữ liệu có chứa 13 triệu mối quan hệ về quyền sở hữu từ năm 2007. Đó là cả núi dữ liệu, và bởi vì chúng tôi muốn tìm ra ai thống trị thế giới, chúng tôi đã quyết định tập trung vào các tập đoàn xuyên quốc gia, viết tắt là TNCs. Đây là những công ty hoạt động tại nhiều hơn một quốc gia, và con số chúng tôi tìm hiểu được là 43,000. Bước tiếp theo, chúng tôi xây dựng mạng lưới xung quanh các công ty này, chúng tôi lọc ra tất cả các cổ đông của TNCs', và các cổ đông của các cổ đông, v.v.., ngược dòng lên rồi làm y như vậy xuôi dòng xuống, và kết thúc với một mạng lưới có 600,000 nút và 1 triệu liên kết. Đây là mạng lưới TNC chúng tôi đã phân tích. Và hóa ra, nó được cấu trúc như sau. Ở đây, bạn có một ngoại vi và một trung tâm chứa khoảng 75% của tất cả những người trong cuộc và ở trung tâm bạn có một cái lõi bé xíu nhưng có vai trò thống trị được tạo thành từ một cụm các công ty kết nối cao cấp. Để cho bạn hình dung rõ ràng hơn, hãy nghĩ về một khu vực trung tâm đô thị. Bạn có các vùng ven và ngoại ô, bạn có một trung tâm - khu tài chính chẳng hạn, ở đó cái lõi sẽ là một cái gì đó, có thể là toà nhà cao tầng cao nhất ở chính giữa. Và chúng ta đã thấy các dấu hiệu của tổ chức diễn ra ở đây. Chỉ có 36% của các công ty TNCs là trong lõi, nhưng họ tạo nên 95% trên tổng số doanh thu hoạt động của tất cả TNCs. Bây giờ chúng ta phân tích đến cấu trúc, vậy điều này liên quan thế nào đến sự kiểm soát? Vâng, quyền sở hữu đem đến quyền bỏ phiếu cho các cổ đông. Đây là khái niệm bình thường của sự kiểm soát. Và có những mô hình khác nhau mà cho phép bạn tính toán sự kiểm soát bạn có được từ quyền sở hữu. Nếu bạn có nhiều hơn 50% cổ phần trong một công ty, bạn sẽ có được quyền kiểm soát, nhưng thường thì nó phụ thuộc vào sự phân phối tương đối của cổ phần. Và mạng lưới trở thành vấn đề thực sự. Khoảng 10 năm trước đây, ông Tronchetti Provera có quyền sở hữu và kiểm soát một công ty nhỏ, công ty nhỏ này lại có quyền sở hữu và kiểm soát trong một công ty lớn hơn. Bạn hình dung ra được chứ. Điều này dẫn đến việc ông ta có sự kiểm soát ở Telecom Italia với tỷ số vay vốn là 26. Điều này có nghĩa là, với mỗi đồng Euro ông ta đầu tư, ông ta đã có thể chuyển dịch 26 Euro với giá trị thị trường thông qua chuỗi các mối quan hệ quyền sở hữu. Bây giờ, những gì chúng tôi thực sự đã tính ra trong nghiên cứu của chúng tôi là quyền kiểm soát đã lớn hơn giá trị củaTNCs. Điều này cho phép chúng tôi ấn định một mức độ ảnh hưởng đến từng cổ đông. Điều này là rất quan trọng trong tương quan với ý tưởng của Max Weber về sức mạnh tiềm năng, đó là khả năng áp đặt ý muốn của chính mình bất chấp sự chống đối của người khác. Nếu bạn muốn tính toán dòng chảy trong một mạng lưới quyền sở hữu, thì đây là những gì bạn phải làm. Điều đó thực sự không quá khó hiểu. Hãy để tôi giải thích bằng cách đưa ra ví dụ tương tự. Hãy nghĩ về nước chảy trong các đường ống có độ dày khác nhau. Tương tự như vậy, sự kiểm soát chảy trong mạng lưới sở hữu và tích lũy tại các nút. Vậy thì, chúng ta đã tìm ra điều gì sau khi tính toán tất cả các mạng lưới kiểm soát này? Vâng, nó chỉ ra rằng 737 cổ đông hàng đầu có tiềm năng kiểm soát tập thể 80% giá trị của TNCs. Bây giờ hãy nhớ rằng, chúng ta bắt đầu với 600,000 nút, bây giờ chúng ta có 737 người dẫn đầu chiếm tổng số chỉ hơn 0.1% một chút. Họ chủ yếu là các tổ chức tài chính ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh Và vviệc đó thậm chí còn diễn biến khắc nghiệt hơn. Chỉ có 146 người hàng đầu trong lõi, và họ cùng nhau có tiềm năng điều khiển chung 40% giá trị của TNCs. Bạn rút ra được điều gì từ những gì tôi vừa trình bày? Vâng, quyền kiểm soát với mức độ cao như bạn thấy là rất cực hạn so với bất kỳ tiêu chuẩn nào. Mức độ cao của sự kết nối của những nhân vật hàng đầu trong lõi có thể tạo ra độ rủi ro hệ thống đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu và chúng ta có thể dễ dàng tạo ra mạng lưới TNC như vừa rồi chỉ với một vài quy tắc đơn giản. Điều này có nghĩa rằng cấu trúc của nó có lẽ là kết quả của sự tự tổ chức. Nó là một đặc tính nổi trội phụ thuộc vào các quy tắc của sự tương tác trong hệ thống, vì vậy nó có lẽ không phải là kết quả của cách tiếp cận từ trên xuống dưới giống như một âm mưu mang tính toàn cầu. Nghiên cứu của chúng tôi giống như "là một dấu vết của bề mặt mặt trăng. Nó không phải là một bản đồ về đường phố." Vì vậy, bạn nên lấy những con số chính xác trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ với một chút sai số, nó đã "cho chúng tôi một cái nhìn như trêu ngươi về làn sóng của một thế giới tài chính mới." Chúng tôi hy vọng mở đường cho các nghiên cứu tiếp sau theo hướng này, những địa hạt chưa biết còn lại sẽ được định hình trong tương lai. Và điều này đang bắt đầu một cách chậm rãi. Chúng ta đang thấy sự nổi trội của các chương trình dài hạn và được tài trợ cao nhắm đến sự thấu hiểu về thế giới nối mạng của chúng ta từ góc độ quan điểm phức hợp. Nhưng cuộc hành trình này chỉ mới bắt đầu, vì vậy chúng ta sẽ phải chờ đợi trước khi chúng ta thấy các kết quả đầu tiên. Theo tôi hiện tại vẫn còn là một vấn đề lớn. Các ý tưởng liên quan đến tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội, lại rất thường bị phá rối bởi ý thức hệ tư tưởng cá nhân của con người. Tôi thực sự hy vọng rằng quan điểm phức hợp này cho phép cho một số điểm chung được tìm thấy. Nó sẽ rất tuyệt vời nếu nó có sức mạnh để giúp chấm dứt sự bế tắc tạo bởi các xung đột về ý tưởng, đang hiện diện làm tê liệt thế giới toàn cầu hóa của chúng ta. Thực tại rất phức tạp, chúng ta cần phải vươn ra, thoát khỏi những giáo điều, lề lối. Nhưng điều này chỉ là tư tưởng của cá nhân riêng tôi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tại sao một đời sống tình dục tốt lại thường phai nhòa dần kể cả đối với những cặp đôi yêu nhau nhiều hơn bao giờ hết ? Và tại sao sự gần gũi hoàn hảo lại không đảm bảo cho quan hệ tình dục tuyệt vời, trái ngược với những quan niệm thông thường? Hoặc, câu hỏi tiếp theo có thể là chúng ta có thể muốn cái mà chúng ta đã có rồi hay không? Đó là một câu hỏi đáng giá cả triệu dollar, phải không? Và tại sao sự ngăn trở, cấm cản lại thật sự kích thích đến vậy? Tại sao việc đi qua giới hạn lại khiến cho ham muốn mạnh hơn Và tại sao quan hệ tình dục lại tạo ra những em bé và "những em bé" nghe như một thảm họa đối với những cặp đôi? Liệu nó có giống như một cú đánh gợi tình gây chết người ko? Và khi bạn yêu, cảm giác như thế nào? Và khi bạn ham muốn, cảm giác trở nên khác ra sao? Đó là một trong những câu hỏi mấu chốt của trong sự khám phá của tôi vể bản chất của ham muốn tình dục và những tình huống khó xử trong tình yêu hiện đại Cho nên tôi đã chu du khắp thế giới và cái mà tôi chú ý đó là tất cả mọi nơi mà sự lãng mạn đã bước vào, ở đó có vẻ như đang chịu khủng hoảng về ham muốn, khát vọng Một cuộc khủng hoảng ham muốn, như chính ham muốn.... sự ham muốn là một dạng sắc thái biểu đạt của mỗi cá nhân của quyền tự do lựa chọn, của sở thích, của bản sắc trong mỗi chúng ta sự khao đã trở thảnh một khái niệm trung tâm như là một phần của tình yêu thời hiện đại và trong những xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân. Bạn biết đấy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người nơi chúng ta đang cố gắng trải nghiệm tình dục trong một thời gian dài không phải bởi vì chúng ta muốn tới 14 đứa trẻ mà có khi chúng ta còn muốn hơn nữa ấy chứ, vì nhiều người trong số đó không thể làm được. và không phải vì đó là trách nhiệm hôn nhân chỉ dành riêng cho một người phụ nữ Đây là lần đầu tiên chúng ta muốn quan hệ tình dục dài lâu vì sự hưng phấn và sự kết nối bắt nguồn từ trong niềm khát khao. Vậy cái gì duy trì ham muốn, và tại sao nó lại quá khó khăn? và cốt lỗi của việc duy trì sự ham muốn trong một mối quan hệ có ràng buộc, Tôi nghĩ đó là sự hòa hợp của nhu cầu giữa hai con người Một mặt, chúng ta có nhu cầu được bảo vệ, về những thứ có thể dự đoán được về sự an toàn, về sự độc lập, về sự tin tưởng, và một cái gì đó dài lâu... tất cả những thứ này là bến neo đậu , nền tảng của những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta cái đó chúng ta gọi là tổ ấm. Nhưng chúng ta cũng có một nhu cầu mạnh không kém - cả đàn ông và phụ nữ -- nhu cầu phiêu lưu, về sự mới mẻ, về sự huyền bí, về những rủi ro, về sự nguy hiểm, cả về những gì không định hình được, về những gì không dự đoán được, về sự bất ngở -- giở bạn đến được điểm mấu chốt - đó là những chuyến đi, những cuộc du ngoạn. Vậy sự hòa hợp về nhu cầu được bảo vệ của chúng ta và nhu cầu được phiêu lưu trong một mối quan hệ, hay cái chúng ta ngày nay hay gọi là một cuộc hôn nhân say đắm, nồng nhiệt, sự hòa hợp này đã từng là sự đối lập ngay cả trong cách nói. Hôn nhân đã từng là một học viện kinh tế nơi mà bạn được trao cho một mối quan hệ hợp tác kéo dài cả đời bao gồm những đứa con và vị thế xã hội và sự thảnh công và sự đồng cảm. Nhưng ngày nay chúng ta muốn người bạn đời của mình vẫn chu cấp cho chúng ta tất cả những thứ như thế, nhưng thêm vào đó là " Em/Anh muốn anh/em thành bạn thân của em/anh" và là một người có thể để tin tưởng và một người yêu nồng cháy và chúng ta sống lâu gấp hai lần ( cười) vậy chúng ta đến với một người, và chúng ta sẽ chỉ đơn giản yêu cầu họ cho chúng ta cái mà cả một ngôi làng để cung cấp: Cho tôi một danh phận, một bản sắc, cho tôi sự tiếp diễn nhưng cho tôi thêm sự vượt trội và những bí ẩn và sự sợ hãi -tất cả trong một. Cho tôi sự tiện nghi, cho to6o thử thách Cho tôi sự mới lạ, cho tôi những gì thân quen Cho tôi những thứ có thể dự đoán được, cho tôi những bất ngở Và chúng ta nghĩ .... (tiếng vỗ tay) Vậy bây giở chúng ta đã hiểu rõ thực tế ngọn nguổn của câu chuyện rồi phải không? Bởi vì tôi nghĩ, theo cách nào đó --và tôi sẽ trở lại............. nhưng sự khủng hoảng ham muốn thì thường là khủng hoảng về sự tưởng tượng. Tại sao một đời sống tình dục tốt lại thường phai nhòa dần? Mối quan hệ giữa tình yêu và ham muốn là gì? Chúng liên hệ như thế nào và chúng đối nghịch nhau ra sao? Bởi vì .nó nằm trong bí mật của ham muốn.............. Vậy nếu có một động từ dành cho tình yêu, thì theo tôi đó là từ "có" và nếu có một động từ dành cho niềm khao khát, đó là "muốn" Trong tình yêu, chúng ta muốn có, chúng ta muốn biết về người chúng ta yêu. Chúng ta muốn thu nhỏ khoảng cách giữa hai người, Chúng ta muốn khỏa lấp những khoảng trống. Chúng ta muốn trung hòa những căng thẳng, Chúng ta muốn gần gũi. Nhưng trong ham muốn, chúng ta thường không muốn quay lại những nơi mình từng đi qua. mối quan tâm của chúng tôi không có chỗ cho sự kết thúc đã có rồi Trong sự ham muốn, chúng ta muốn một người nào khác, một ai đó ở phía bên kia để chúng ta có thể đến thăm, phía mà chúng ta đôi khi có thể ghé qua vài lần, phía mà chúng ta đi xem những gì trong khu phố đèn đỏ Trong sự ham muốn, chúng ta muốn một cây cầu để có thể vượt qua, hay nói cách khác, tôi đôi khi vẫn hay nói, lửa thì cần không khí Ham muốn cần không gian. và khi tôi nói vậy, nó thường khá trừu tượng. Nhưng sau đó tôi đã tự đặt câu hỏi cho bản thân. Và tôi đã đi qua hơn 20 quốc gia trong những năm vừa qua với "làm tình trong sự giam hãm" và tôi hỏi mọi người khi nào bạn thấy bạn đời của mình thu hút nhất? Không phải vẻ thu hút gợi dục, mỗi lần nhập cuộc nhưng thu hút nhất . Và qua nhiều nền văn hóa khác nhau, những tôn giáo và qua những giới khác nhau.. trừ một cái - có vài câu trả lời cứ được lặp đi lặp lại. Nhóm đầu tiên: Tôi bị thu hút nhất bởi bạn đời của mình là khi cho ấy đi xa, khi chúng tôi sống xa nhau, khi chúng tôi tái ngộ. Căn bản thì khi tôi liên hệ lại với khả năng hình dung bản thân mình với người yêu của tôi, khi trí tưởng tượng của tôi quay về với hình ảnh và khi tôi có thể nhổ tận gốc sự thiếu vắng và trong khao khát cái đó là một phần quan trọng của ham muốn. Nhưng đến nhóm thứ hai thì câu trả lời còn thú vị hơn nhiều: Tôi bị thu hút bới bạn đời của mình nhất là khi tôi thấy anh ấy trong phòng làm việc, khi cô ấy trên sân khấu, khi anh ấy đang là chính mình khi cô ấy đang làm một thứ mà cô ấy đam mê, hứng thú, khi tôi thấy anh ấy tại một bữa tiệc và mọi người đang thực sự bị thu hút vởi anh ấy, và khi tôi thấy tranh luận, Cơ bản là khi tôi thấy người yêu tôi rạng rỡ và tự tin, có thể nhiều nhất là khi đứng trước đám đông rạng ngời, tự tin. Tôi nhìn người ấy - nhân tiện, trong sự khao khát mọi người hiếm khi nói về điều này, khi chúng ta hòa làm một khoảng cách 5 cm giữa mỗi người, tôi không biết 5 cm đổi ra inches thì khoảng bao nhiêu nữa. Nhưng đó cũng không phải là lúc người kia của chúng ta quá xa đến nỗi chúng ta sẽ không gặp lại được nữa. Đó là lúc chúng ta nhìn người bạn đời của mình từ mội khoảng cách thích hợp, thoải mái nơi người ấy dù đã trờ nên thân thiết, gần gũi và thân quen bỗng chốc một lần nữa trở nên bí ẩn, thật đặc biệt. Và trong không gian ấy giữa tôi và người ấy xuất hiện một ham muốn thân xác hướng về phía người ấy. Bởi vì đôi khi, như Proust nói, bí ẩn không phải là đi đến một nơi mới mẻ, mà nó là việc chúng ta nhìn sự vật với một cái nhìn mới. Vì thế, khi tôi nhìn thấy bạn đời của mình trong thế giới của anh ấy hay cô ấy làm những việc mà họ chú tâm Tôi nhìn con người ấy và trong một giây phút tôi bỗng có một sự thay đổi trong tâm thức, và tôi mở lòng với sự bí ẩn đang hiện hữu bên cạnh tôi. Và sau đó, quan trọng hơn cả, trong miêu tả về người ấy hay về bản thân tôi -giống nhau cả- điều thú vị nhất là thật sự không có sự thiếu thốn trong ham muốn. Không ai cần ai Không có sự chăm sóc trong ham muốn Sự chăm sóc là tình yêu mãnh liệt. Tôi chưa thấy một ai đó cảm thấy rạo rực chỉ vì ai đó cần họ. ham muốn là một chuyện. Cần họ chỉ làm mất hứng. và phụ nữ thì biết điều này biết điều này khá rõ, bởi gì bất cứ thứ gì tạo ra tư cách làm cha mẹ sẽ thường hay làm giảm ham muốn tình dục. Đó là lý do xác đáng phải không? Và với câu trả lời tử nhóm thứ ba thường là khi tôi bị bất ngờ, khi chúng tôi cưởi đùa với nhau, bởi vì một ai đó nói chuyện với tôi ở công ty hôm nay, khi anh ấy mặc trên người bộ vest, cho nên tôi nói, bạn biết đấy, đó có thể là bộ vest lịch lãm hay một đôi ủng cao bồi. Nhưng căn bản đó là khi có cảm giác mới lạ. Nhưng cảm giác mới mẻ không phải về một địa điểm mới, nó không phải là tiết mục với các kỹ thuật. Sự mới mẻ là: những mặt nào mà bạn thể hiện ra? Những mặt nào của bạn đang được quan sát? Bởi vì theo một cách nào đó, một người có thể nói tình dục không phải chỉ là một cái gì đó bạn làm..? Tình dục lả một nơi bạn đến. Đó là nơi bạn bước vào bên trong bản thân bạn với một người, hay với vài người khác. Vậy bạn đi đâu khi làm tình? Phần nào của bạn liên hệ với nơi đó? Bạn cố gắng bộ lộ những gì ở đó? Đó có phải là nơi của sự thăng hoa vả sự kết hợp tâm hồn? Đó có phải là nơi có chút gì hư hỏng và đó có phải là nơi cho sự nổi loạn? Đó có phải là nơi mà bạn cuối cùng có thể đầu hàng ? vả không phải có bất kì trách nhiệm với tất cả mọi thứ? Đó có phải là nơi mà bạn bộc lộ ước muốn trẻ con của mình? Cái gì xuất hiện ở đó? Đó là một ngôn ngữ. Đó không chỉ đơn thuần là hành vi Và nó là một lối nói văn thơ, bay bổng mà tôi thấy thú vị đó là tại sao tôi đã bắt đầu khám phá khái niệm của trí thông minh tình dục. bạn biết đấy, động vật cũng quan hệ tình dục. Đó là điểm mấu chốt, là sinh học, là bản năng tự nhiên. Chúng ta là giống loài duy nhất có đời sống tình dục, có nghĩa là tình dục biến đổi do trí tưởng tượng của con người. Chúng ta là giống loài duy nhất có thể làm tình hàng giờ, có thời gian hạnh phúc, đạt cực khoái liên tục, và chẳng ai đụng chạm đến ai, chỉ vì chúng ta có thể tưởng tượng trong đầu. Chúng ta có thể mường tượng về chuyện đó. Chúng ta không cần phải thật sự làm chuyện đó. Chúng ta có thể trải nghiệm thứ quyền năng được gọi là khả năng dự đoán thứ khai hỏa cho sự khao khát trong mỗi người, khả năng tưởng tượng như thể hành động đang thật sự diễn ra, để cảm nhận nó như thể điều đó đang diễn ra, trong khi thật sự chẳng có gì xảy ra và mọi thứ đang xảy ra cùng một thời điểm, Vì thế khi tôi bắt đầu nghĩ về sự khoái lạc tình dục, Tôi bắt đầu nghĩ về sự nên thơ của quan hệ tình dục, và nếu tôi nhìn nhận vấn đề đó là một dạng tri thông minh, thì trí thông minh đó là thứ bạn phải nuôi dưỡng từng ngày. Những thành tố bên trong là gì? trí tưởng tượng, sự hài hước, sự mới mẻ, tính tò mò, sự huyền bí. Nhưng thành tố trung tậm thật sự là trí tưởng tượng. Đối với tôi quan trọng hơn cả để bắt đầu hiểu những cập đôi nào có ngọn lửa tình ái, thứ mà duy trì sự ham muốn, tôi phải quay lại với định nghĩa đầu tiên về sự ham muốn tình dục, một định nghĩa bí ẩn, và tôi đã nghiên cứu nó thông qua hai con đường bằng cách nhìn thật sự sâu vào những tổn thương đó là một phía khác, và tôi quan sát nó quan sát trong cộng đồng mà tôi đã lớn lên, đó là một cộng đồng ở Bỉ, tất cả những người sống sót sau cuộc diệt chủng, và trong cộng đồng đó có hai nhóm người: những người không chết, và những người đã trở lại cuộc sống. Và những ngưởi không chết thường ràng buộc chặt với mặt đất, họ không thể trải nghiệm cảm giác thoải mái, không thể tin tưởng, bởi vì khi bạn luôn cảnh giác, lo sợ và bất an, và cảm thấy không an toàn, bạn không thể ngẩng đầu lên được để đi và hòa vào không gian và không thể thấy vui vẻ, an toàn, sáng tạo, Những người được trở về với cuộc sống là những người có thể hiểu được niềm khao khát là một thuốc có thể cứu chữa bạn khỏi cái chết. Họ đã biết làm cách nào để có thể giúp bản thân sống sống, tồn tại. Và khi tôi bắt đầu lắng nghe về vấn đề không có quan hệ tình dục của những cặp đôi mà tôi nghiên cứu, Tôi đôi khi đã nghe mọi người nói " tôi muốn được quan hệ tình dục nhiều hơn". nhưng thường thì mọi người có nhu cầu muốn đời sống tình dục tốt hơn, và sự tốt hơn là sự tái kết nối lại với chất lượng của cảm giác thấy mình sống với những rung động, với những sự đổi mới, với sinh khí, với năng lượng những thứ mà quan hệ tình dục đã mang đến, hoặc đó là cái họ đang mong muốn quan hệ tình dục sẽ mang đến cho họ. Và vì thế tôi bắt đầu đặt một câu hỏi khác, "Tôi thấy chán khi...." là vế bắt đầu của câu hỏi "tôi mất cảm giác khao khát khi..." đó lại là một câu hỏi khác như thể "Cái làm tôi mất hứng là..." và"Bạn làm tôi mất hứng khi...." Và mọi người bắt đầu nói "Tôi quay mặt với chính mình khi Tôi thấy mình chết trong lòng, khi tôi không thích cơ thể mình, khi tôi thấy già, khi tôi không còn thời gian cho bản thân, khi tôi không có cơ hội để vui vẻ với bạn, khi tôi không làm việc tốt, khi tôi thấy tự ti về bản thân, khi tôi không có chút gì về càm giác bản thân có giá trị, khi tôi không cảm thấy mình có quyền để đòi hỏi, đế có một thứ gì đó, để có thể nhận được cảm giác thoải mái, niềm vui" Và sau đó tôi bắt đầu hỏi câu hỏi ngược. "Tôi thấy chán bản thân khi.." Bởi vì hầu hết thời gian, mọi ngưởi thường hỏi "Bạn làm tôi thấy hưng phấn, cái làm tôi hưng phấn" và tôi muốn thoát khỏi cách đặt câu hỏi như thế Bây giờ, nếu bạn thấy mình chết trong lòng, những ngưởi khác có thể làm rất nhiều điểu cho lễ tình yêu. Nó không tạo ra vết hằn, thì chắc chẳng có ai ở quầy tiếp tân. ( Cười) Vì thế tôi hưng phấn khi, Tôi cảm nhận được cảm giác khao khát, tôi thức tỉnh khi.... Bây giở, trong nghịch lý giữa tình yêu và sự khao khát, cái có vẻ như trò đánh đố là những thứ như chính nguyên liệu nuôi dưỡng tình yêu - sự chín chắn, sự nhường nhịn lẫn nhau, sự bảo bọc, lo lắng, trách nhiệm với đối phương -- là những thứ đôi khi bóp nghẹt cảm giác khao khát, Bởi vì khao khát đến khi có một sự kết hợp của những cảm xúc mà không bao giở là những cảm xúc nên có trong tình yêu: sự ghen tuông, tính chiếm hữu, sự nóng nảy, quyền lực, tính thống trị, đàn áp, sự hư hỏng,tính láu cá Cơ bản là đa số chúng ta sẽ cảm thấy hưng phấn vào ban đêm với những thứ chúng ta hoàn toàn phản đối vào ban ngày bạn biết đấy, suy nghĩ về tình ái không phải sự chính xác khôn ngoan. nếu mỗi chúng ta đều thấy thích thú với một chiếc giường đầy hoa hồng thì chúng ta sẽ không có những cuộc nói chuyện thú vị về chủ đề này ngay lúc này Nhưng không, trong tâm trí của chúng ta là một tập hợp những thứ mà mà chúng ta thường không biết được làm cách nào mang lại cho người ta yêu bởi vì chúng ta nghĩ tình yêu đến với lòng vị tha và thực tế niềm khao khát cùng với một phần của tính ích kỉ nói một cách đúng hơn; khả năng kết nối với một ai đó nằm trong sự hiện diện của người kia Cho nên tôi ,muốn vẽ ra một hình ảnh nhỏ bé cho bạn, bởi vì điều này sẽ dung hòa hai mặt của những nhu cầu, chúng ta sinh ra đã có sẵn những thứ đó. Nhu cầu của chúng ta về sự kiên kết, gắn bó, nhu cầu của chúng ta về sự chia xa, hay nhu cầu của chúng ta về sư an toàn cùng với phiêu lưu, hay nhu cầu của chúng ta về sự liên kết và sự tự chủ, và nếu bạn nghĩ về một đứa trẻ nhỏ đang ngồi trên đùi của bạn và đứa trẻ đó đang được bảo bọc, ôm ấp, và cùng lúc đó tất cả chúng ta đều cần được bước ra ngoài thế giới để khám phá, tìm tòi, Đó chính là khởi đầu của sự khao khát, đó là nhu cầu khám phá, tính tò mò. Và sau đó tại một thời điểm, những đứa trẻ đó sẽ quay lại và nhìn bạn và nếu bạn nói với chúng, "này nhóc, thế giới là một nơi tuyệt vời, hãy đi và khám phá nó. Có rất nhiều thứ hay ho ở ngoài đó" sau đó bọn trẻ có thể quay đi và chúng có thể trải nghiệm - sự kết nối và chia xa xảy ra cùng lúc. Chúng có thể thoát ra khỏi trí tưởng tượng, thoát ra khoải thân xác, thoát khỏi sự vui vẻ hằng có, tất cả những thú chúng biết là luôn có một ai đó đợi chúng khi chúng quay về. Nhưng nếu có một bên là một đứa trẻ khác cất tiếng nói, "Tôi sợ lắm, tôi thấy hồi hộp, không an toàn. Người đồng hành của tôi đã không chăm sóc tôi một thời gian rồi. Có cái gì vui vẻ ngoài kia chứ? Không phải chúng ta có tất cả chúng ta phải cùng nhau, bạn và tôi?" sau đó sẽ là một loạt những phản ứng mà tất cả chúng ta có thể nhận thấy. Một vài người sẽ quay lại,quay lại thời gian xa xưa, và đứa trẻ mà quay lại là đứa trẻ sẽ cho đi một phần của bản thân để không mất đi người kia. Tôi sẽ cho đi sự tư do của tôi để không phải mất sự kết nối, và tôi sẽ học để yêu theo một cách nào đo mà sẽ trở thành một gánh nặng với một chút lo lắng và một chút trách nhiệm và sự bảo vệ, và tôi không biết làm cách nào để rời xa bạn để có thể vui đùa, để có thể trải nghiệm để có thể khám phá, để hiểu về bản thân tôi. Khi dịch những thứ này theo ngôn ngữ người lớn, nó sẽ bắt đầu khi chúng ta còn bé xíu, tiếp tục vào đời sống tình ái và cứ thế kéo dài đến khi chúng ta kết thúc. Đứa trẻ thứ hai quay về nhưng nhìn có vẻ như chúng cứ ngoái đầu nhìn suốt "Bạn sẽ ở đây chứ? bạn sẽ la mắng tôi à ? bạn sẽ rày la tôi à? bạn sẽ tức giận với tôi? Và đứa trẻ đó có thể ra đi nhưng thực chất chúng chưa bao giờ thật sự ra đi. và những đứa trẻ như thể thường là những người sẽ nói với bạn, ngay từ lúc đầu nó rất nóng hổi Bởi vì ngay từ lúc đầu, sự thân thiết ngày càng tăng không thật sự mạnh mẽ và nó thật sự dẫn đến việc niềm khao khát bên trong giảm dần. Tôi càng thân thiết bao nhiều thì tôi càng thấy mình phải trách nhiệm bấy nhiêu. và tôi càng khó để thoát khỏi tầm mắt của bạn bấy nhiêu. Đứa trẻ thứ ba không thật sự quay lại, Vậy điều gì sẽ xảy ra, nếu tôi muốn duy trì niềm khao khát, nó là phần biện chứng thực tế đó. Một mặt bạn muốn sự an toàn, bảo đảm để có thể ra đi. Mặt khác nếu bạn không thể đi, bạn không thể có được cảm giác thỏa mãn, bạn không thể lên đến đỉnh, ban không thể có cực khoái, bạn không thể thấy hào hứng, thích thú vì bạn dành thời gian của minh trong cơ thể và đầu óc của một người khác và đó không phải là bản thân bạn. Do đó trong sự mâu thẫn của việc trung hòa hai mảng cơ bản của nhu cầu con người, có một vài thứ mà những cặp đôi luôn nồng cháy vẫn làm - và giờ chúng ta đã hiểu . Một, họ có rất nhiều những sự riêng tư trong tình dục. Họ hiểu là có một khoảng không gian vừa đủ cho tình dục mà nó là chón riêng tư của mỗi người. Họ cũng hiểu rằng màn dạo đầu không phải là một cái gi đó bạn làm 5 phút trước khi "trò chơi bắt đầu" Màn dạo đầu thật sự chỉ bắt đầu khi cực khoái kết thúc. Họ cũng hiểu là không gian tình dục không phải là bạn làm người kia gục ngã Nó là khỏang không gian bạn bỏ đi công ty quản lý của mình có lẽ đó là nơi bạn bỏ đi chương trình nhanh nhạy của mình (Tiếng cười) và bạn thật sự chỉ bước vào không gian đó nơi bạn không cần là một công dân tốt người luôn chăm lo mọi việc và luôn trách nhiệm, Trách nhiệm và khao khát chỉ đối đầu nhau. Chúng thật sự không thể hòa hợp tốt với nhau Những cặp đôi nồng cháy thường cũng hiểu rằng niềm đam mê thường có chu kì lên xuống Nó khá giống như mặt trăng. Nhưng cái mà họ biết đó là họ biết làm sao để làm sống lại cảm giác. Họ biết làm cách nào để mang những cảm xúc quay về. và họ biết làm sao để mang nó về bởi vì họ đã làm sáng tỏ một ẩn số lớn, đó là một ẩn số tự phát, thứ mà như kiểu vô tình rơi xuống từ thiên đường khi bạn đang xếp đống quần áo của mính như kiểu......., và thực tế họ hiểu rằng bất cứ thứ gì sẽ xảy ra trong một mối quan hệ lâu dài cũng đều đã xảy ra. hôn nhân là việc quan hệ tình dục có tính toán trước. nó có chủ đích Nó tập trung và hiện diện. (Vỗ tay) Những tiến bộ trong thiên văn học, vũ trụ học và sinh học trong 10 năm gần đây thật sự phi thường- tới điểm mà chúng tôi biết thêm về vũ trụ của chúng ta và cách nó hoạt động nhiều hơn những gì mà đa số các bạn từng tưởng tượng. Nhưng có 1 điều mà tôi chú ý tới là khi những thay đổi đó đang xảy ra, khi con người bắt đầu tìm ra hmm...đúng rồi, thật sự có 1 lỗ đen ở trung tâm của mỗi thiên hà. Các nhà văn khoa học và biên tập viên - Tôi không nên nói là nhà văn khoa học, tôi nên nói là những người viết về khoa học -- và biên tập viên nên ngồi lại với nhau uống vài cốc bia, sau một ngày làm việc vất vả và bắt đầu nói về một vài nhận thức đáng kinh ngạc về cách vũ trụ hoạt động. Và họ chắc chắn sẽ kết thúc cuộc trò chuyện ở nơi mà tôi nghĩ đó là một nơi rất kì lạ, cũng là các cách để nói rằng thế giới có thể kết thúc rất bất ngờ. Và đó là những gì tôi muốn nói ngày hôm nay. (Cười) À, các bạn cười, các bạn bị lừa rồi. (Cười) (Ai đó: Có thể kết thúc sớm hơn 1 tí được không?) (Cười) Đúng rồi, chúng ta cần thời gian! Stephen Petranek: Lúc đầu, mọi thứ tưởng chừng như không tưởng với tôi, nhưng sau khi thử thách nhiều ý tưởng, tôi bắt đầu để ý tới vấn đề này nhiều hơn. Và sự kiện 11/09 xảy ra, tôi nghĩ, ôi Chúa ơi, tôi không thể tới Hội nghị TED và nói về cách thế giới này kết thúc. Không ai muốn nghe về điều đó cả. Nhất là sau sự kiện này! Do đó tôi vướng vào 1 cuộc tranh luận với vài người khác, một vài nhà khoa học, ở 1 vài ngành khác nhau, và 1 người trong số họ bảo tôi, ông ấy là nhà khoa học thần kinh, nói rằng, "Anh biết đấy, tôi nghĩ có rất nhiều giải pháp cho những vấn đề mà anh đang suy nghĩ tới." và điều đó nhắc tôi nhớ tới bài nói chuyện của Michael hôm qua và mẹ anh ấy nói rằng bạn không thể có được giải pháp nếu như bạn không có rắc rối. Vì vậy chúng tôi đi tìm giải pháp cho những cách mà thế giới có thể kết thúc vào ngày mai, và nhìn đây, chúng tôi đã tìm được chúng. Điều này dẫn tôi tới 1 đoạn băng của Tổng thống Bush họp báo vài tuần trước. Có thể cho chạy được không, Andrew? Tổng thống George W.Bush: Bằng bất cứ giá nào để bảo vệ an ninh của chúng ta, và bất cứ giá nào để bảo vệ nền tự do độc lập, chúng ta đều phải chấp nhận chi trả. SP: Tôi đồng ý với ông Tổng thống. Ông ấy muốn chi 2 nghìn tỉ đô la để bảo vệ chúng ta khỏi bọn khủng bố vào năm sau, 2 nghìn tỉ ngân sách liên bang sẽ làm chúng ta thâm hụt rất nhanh. Nhưng khủng bố không phải là mối đe dọa duy nhất mà chúng ta phải đối mặt. Có những thiên tai đang nhắm thẳng vào chúng ta mà chúng ta đang cố sức phủ nhận như đã từng phủ nhận về chủ nghĩa khủng bố, và những việc có thể đã xảy ra vào ngày 11/09. Tôi cho rằng, nếu chúng ta lấy 10 triệu đô la trong ngân sách 2,13 nghìn tỉ đô la ấy -- cỡ khoảng 2 phần trăm số tiền ấy -- và chúng tôi dùng 1 tỉ đô la cho mỗi một vấn đề mà tôi sắp trình bày, phần lớn có thể giải quyết được, và phần còn lại chúng ta có thể đối phó được. Vì vậy tôi hy vọng bạn sẽ thấy nó vừa hấp dẫn tôi bị hấp dẫn bởi những thứ giống vậy, phải thừa nhận điều này- với tôi đây là những con gián của Richard. Nhưng tôi cũng hy vọng, bởi vì tôi nghĩ những người ở đây có thể thay đổi được thế giới, tôi mong các bạn sẽ mang bên người những thứ này và khi bạn có cơ hội để gây sức ảnh hưởng, bạn sẽ cố gắng làm cho 1 số tiền lớn được chi cho một vài ý tưởng này. Bắt đầu nào. Số 10: Chúng ta mất ý chí sinh tồn. Chúng ta đang sống trong thời đại đáng kinh ngạc của y học hiện đại. Chúng ta khỏe mạnh hơn 20 năm trước đây. Loài người đang được hưởng nền y học tốt hơn, nhưng về mặt tinh thần, chúng ta đang đổ vỡ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoản 1/5 số người đang sống trên hành tinh này đang bị trầm cảm lâm sàng. Và WHO cho rằng trầm cảm là 1 đại dịch mà nhân loại từng đối mặt. Gần đây, những đột phá về di truyền và thậm chí các phương pháp chữa bệnh tốt hơn cho phép chúng ta nghĩ tới tuổi thọ trung bình là 100. Một bé gái được sinh vào ngày mai, sẽ sống được tới tuổi 83. Tuổi thọ tăng thêm gần như 1 năm cho mỗi năm đã qua. Hiện nay vấn đề cho tất cả điều này, trở nên già đi, là những người trên 65 có xu hướng tự tử nhiều nhất. Vậy nên, giải pháp là gì? Chúng ta thật sự không có bảo hiểm sức khỏe tinh thần tại quốc gia này, và nó -- (Vỗ tay)-- thật sự là 1 tội ác. Thỉnh thoảng khoảng 98% bệnh nhân trầm cảm, và ý của tôi là trầm cảm nặng - tôi có 1 người bạn bị trầm cảm nặng - và nó là 1 bệnh có thể chữa được, với nền y học hiện tại và khoa học kĩ thuật hiện tại. Nhưng cách chữa trị thường là sự kết hợp của liệu pháp trò chuyện và thuốc. Chỉ sử dụng thuốc thì không thể khỏi được, nhất là những trường hợp bệnh nhân (BN) trầm cảm lâm sàng. Bạn phải đến bác sĩ tâm lý hay nhà tâm thần học, thanh toán 10 đô la và được chữa trị, cũng giống như khi bạn có 1 vết cắt trên tay. Điều này rất buồn cười. Thứ nhì, những công ty dược sẽ không thực sự phát triển các thuốc kích thích thần kinh. Chúng ta đều biết hầu hết các chứng bệnh tâm thần có yếu tố môi trường để đối phó. Và chúng tôi biết nhiều thêm chỉ 1 lượng đáng ngạc nhiên về bộ não hiện tại so với 10 năm trước. Chúng ta cần 1 động lực từ chính quyền liên bang thông qua NIH và Khoa học Quốc gia - NSF - để hỗ trợ các công ty thuốc phát triển 1 vài thuốc kích thích thần kinh. Tiếp theo đó. Số 9 - đừng cười nhé - người ngoài hành tinh xâm lược Trái Đất. 10 năm trước, bạn không thể tìm được 1 thiên thạch, rất ít các nhà thiên văn học - trên Trái Đất nói với bạn rằng có những hành tinh khác ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta. 1995, chúng tôi tìm thấy 3 cái. Bây giờ con số đã tăng lên 80 -- chúng tôi tìm được khoảng 2 3 cái mỗi tháng. Nhân tiện, tất cả những thiên thạch chúng tôi tìm thấy nằm ở 1 góc bé xíu nơi chúng ta đang sinh sống, trong Dải Ngân Hà. Có tới cả triệu hành tinh trong Dải Ngân Hà, như Carl Sagan đã khẳng định nhiều năm, và bị người khác cười nhạo vì điều đó, có hàng triệu hành tinh như thế trong vũ trụ. Trong 1 vài năm tới, NASA sẽ khởi động 4 hoặc 5 kính viễn vọng ra khỏi sao Mộc, nơi có rất ít bụi, và bắt đầu tìm kiếm hành tinh giống Trái Đất, điều mà chúng ta không thể thấy với công nghệ hiện tại cũng như phát hiện được. Nó đang trở nên rõ ràng hơn khi mà cơ hội tồn tại cuộc sống ở 1 nơi khác ngoài vũ trụ là không có, và có lẽ khá gần với chúng ta, đó là 1 ý tưởng khá xa vời. Và cơ hội có 1 loài sinh vật thông minh hơn cả loài người cũng rất hiếm khi xảy ra. Nên nhớ rằng, chúng ta chỉ là một nền văn minh tiên tiến 1 nền văn minh công nghiệp trong vòng 200 năm. Mặc dù mỗi lần tôi ghé Pompeii, tôi bị bất ngờ bởi họ cũng có cửa hàng McDonald's trên mỗi góc phố. Vì vậy, tôi không biết nền văn minh đã tiến bộ như thế nào từ năm 79 sau Công nguyên nhưng có 1 sự tương đồng khá lớn, tôi thực sự tin vào điều này, và tôi không tin có người ngoài hành tinh, và tôi không tin có người ngoài hành tinh trên Trái Đất hay bất cứ thứ gì đại loại vậy. Nhưng sẽ có khả năng chúng ta sẽ đối mặt 1 nền văn minh còn phát triển hơn cả chúng ta hiện giờ. Bây giờ, chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu họ tới đây, bạn biết đó, hút sạch các đại dương để tạo hydro? Và đập chúng ta như đập ruồi, như cách mà ta đuổi ruồi khi đi vào rừng mưa và bắt đầu xâm nhập nó. Chúng ta có thể nhìn vào lịch sử của chúng ta. Nhà vật lý học hiện đại Gerard O'Neill nói rằng "Nền văn minh phương Tây tiến bộ có tác động tiêu cực với các nền văn minh cổ đại mà nó từng tiếp xúc, ngay cả những trường hợp mỗi nỗ lực đã được thực hiện để bảo vệ và giữ gìn nền văn minh cổ đại." Nếu người ngoài hành tinh đến thăm quan, chúng ta là nền văn minh cổ đại. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì? (Cười) Đội ơn Chúa trời các bạn đều biết đọc! Nó có thể vô lý nhưng chúng ta có 1 lịch sử thật sự tệ hại của những dự đoán như thế này và đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Cần bao nhiêu năng lượng và tiền bạc để thực sự lên kế hoạch đàm phán với sinh vật tiến bộ này? Thứ hai - và bạn sẽ nghe tôi nói về nó nhiều hơn - chúng ta phải trở thành 1 dân tộc hướng ngoại, tìm kiếm các không gian ngoài vũ trụ. Chúng ta phải phát triển ý tưởng Trái Đất không tồn tại mãi mãi, Mặt Trời của chúng ta không cháy mãi mãi. Nếu chúng ta muốn nhân loại mãi mãi tồn tại, chúng ta phải xâm chiến toàn bộ Dải Ngân Hà. Và đó không phải là thứ vượt quá sự thông hiểu tại thời điểm này. (Vỗ tay) Nó cũng sẽ giúp chúng ta rất nhiều, nếu chúng ta bắt gặp 1 nền văn minh tiến bộ trong tương lai, nếu chúng ta cố gắng trở thành 1 nền văn minh tiến bộ. Số tám -- (Ai đó: Steve, đây là những gì tôi đang làm sau TED.) (cười) (Vỗ tay) SP: Bạn đã làm được! Bạn đã tìm được việc. Thứ 8: các hệ sinh thái sụp đổ. Tháng 7 vừa rồi, trên báo Khoa học, 19 nhà đại dương học công bố 1 bài viết rất bất thường. Nó không hẳn là kết quả của 1 nghiên cứu, nó là 1 bài diễn văn. Họ nói rằng: "Chúng tôi đã quan sát các đại dương trong 1 thời gian dài, và chúng tôi muốn nói với bạn rằng, chúng không có vấn đề gì, chúng chỉ gần với sự sụp đổ mà thôi. Các hệ sinh thái khác trên Trái Đất đang trong tình trạng cực kì nguy hiểm. Chúng ta đang sống trong thời đại của những vụ tuyệt chủng lớn vượt quá các mẫu hóa thạch gấp 10 000 lần. Chúng ta đã mất 25% các loài quý hiếm ở Hawaii 20 năm qua. California được dự báo sẽ mất 25% các loài sinh vật trong 40 năm nữa. Đâu đó trong rừng Amazon là hàng rào bằng cây. Bạn đốn hạ những cái cây ấy, hệ sinh thái rừng mưa sẽ sụp đổ. Ngoài kia cũng có 1 cái cây như vậy. Đó là những gì thật sự xảy ra. Và khi hệ sinh thái đó sụp đổ, nó có thể làm mất đi 1 hệ sinh thái lớn với nó, như bầu khí quyển của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì? Những giải pháp cho vấn đề này là gì? Có 1 vài mô hình của các hệ sinh thái như vậy. Vấn đề với chúng là chúng ta biết quá ít về chúng, do đó chúng ta không biết được chúng thực sự gặp rắc rối cho tới khi mọi việc đã quá trễ. Chúng ta cần biết sớm hơn khi chúng đang gặp rắc rối, và chúng ta cần có khả năng đưa các giải pháp vào các mô hình đó. Và với kiểu quyền lực chúng tôi đang có hiện nay, như tôi đã nói, có 1 vài việc đang được tiến hành, nhưng chúng cần tiền. Quỹ Khoa học Quốc gia cần phải lên tiếng, bạn biết đó - hầu như tất cả số tiền đầu tư cho khoa học ở đất nước này tới từ Chính phủ liên bang, không bằng cách này cũng bằng cách khác. Và họ có quyền ưu tiên, bạn biết đó? Đây là những người trong Quỹ Khoa học Quốc gia được nhắc tới, đây là điều quan trọng nhất. Đây là 1 trong những thứ họ phải suy nghĩ tới. Thứ nhì, chúng ta cần tạo nên sự dự trữ đa dạng sinh học trên hành tinh và bắt đầu di chuyển chúng vòng quanh. Đã có 1 thí nghiệm 4 - 5 năm trước ở bờ sông Georges hay bờ sông Grand ở Newfoundland. Nó là vùng cấm câu cá. Họ không thể câu cá ở đây trong bán kính 200 dặm. Và chuyện thú vị đã xảy ra: hầu như các loài cá đều trở lại và sinh sản điên cuồng. Chúng ta cần bắt đầu làm điều này vòng quanh thế giới. Chúng ta sẽ có những khu vực cấm. Chúng tôi phải nói điều này, không thả neo ở Amazon trong vòng 20 năm tới. Hãy để chúng hồi phục, trước khi chúng ta bắt đầu hủy hoại lần nữa. (Vỗ tay) Số 7: hạt gia tốc rủi ro. Tất cả các bạn có nhớ Ted Kaczynski, Unabomber chứ? Một trong những thứ ông ta ca ngợi là thí nghiệm về máy gia tốc hạt có thể trở nên nguy hiểm và khởi động chuỗi phản ứng có thể tiêu diệt cả hành tinh. Có rất nhiều nhà vật lý học tỉnh táo, tin hay không tùy bạn, có cùng 1 suy nghĩ với ông ta. Mùa xuân năm nay, có 1 máy gia tốc hạt ở Brookahven, trên đảo Long Island, sẽ có 1 thí nghiệm tạo nên những hố đen. Họ dự đoán sẽ tạo nên những hố đen nhỏ. Họ dự đoán rằng chúng sẽ bay hơi (cười) Tôi hy vọng họ đoán đúng. (cười) Những thí nghiệm gia tốc hạt khác - 1 cái sẽ diễn ra vào mùa hè tới tại CERN - có khả năng tạo nên thứ gì đó gọi là "strangelet" là 1 kiểu phản vật chất, khi chúng chạm vào 1 vật, chúng có thể phá hủy và tiêu diệt nó. Hầu hết các nhà vật lý học nói rằng những máy gia tốc mà chúng ta có hiện nay không đủ mạnh để tạo nên những lỗ đen và phản vật chất mà chúng ta cần phải quan tâm đến, và có lẽ họ đúng. Nhưng trên khắp thế giới, tại Nhật, tại Canada, có những bài phát biểu về chúng về việc phục hồi chúng tại Mỹ. Chúng ta ngưng 1 máy lớn. Nhưng có những lời bàn tán về việc xây dựnng những máy gia tốc cực lớn. Chúng ta có thể làm gì được gì? Giải pháp là gì? Chúng ta có những thông tin nội bộ ở đây. Chúng ta cần lời khuyên của những nhà vật lý hạt nhân để nói về vật lý hạt nhân và những việc có thể làm với vật lý hạt nhân, nhưng chúng ta cần phải nghĩ thoáng ra và kiểm soát những thí nghiệm này đang làm gì. Thứ nhì, chúng ta có 1 phòng thí nghiệm tự nhiên xung quanh Trái Đất. Chúng ta có từ trường xung quanh Trái Đất, và nó liên tục bị bắn phá bởi các hạt năng lượng cao, như proton. Và theo tôi, chúng ta không có đủ thời gian để nhìn vào phòng thí nghiệm tự nhiên ấy và tìm ra cái gì an toàn để thực hiện trên Trái Đất. Số 6: Tai họa sinh học. Đây là 1 trong những cái tôi thích nhất, bởi vì chúng ta đã có 1 vài vụ trên bắp Bt. Bắp Bt là loại bắp có thể tự tạo ra thuốc trừ sâu cho chính nó để giết rệp bắp. Bạn có thể đã nghe về nó rồi - dưới cái tên StarLink, đặc biệt khi tất cả những vỏ bánh taco loại khỏi siêu thị khoảng một năm rưỡi gần đây. Thứ này được cho là làm thức ăn động vật tại Mỹ, và nó lọt vào nguồn cung cấp thức ăn cho con người, và có ai đó tìm ra được rằng nó lọt vào nguồn cung cấp thức ăn cho người rất dễ dàng. Nhưng mọi việc chỉ được báo động cách đây vài tháng, tại Mexico, nơi bắp Bt và tất cả các bắp biến đổi gene hoàn toàn bất hợp pháp, họ tìm thấy gene của bắp Bt trong bắp dại. Chúng tôi nghĩ rằng bắp bắt nguồn từ Mexico. Đây là kho tàng đa dạng sinh học di truyền của ngô. Điều này đem lại 1 sự hoài nghi đã bị xua đuổi gần đây, đó là siêu cỏ và siêu sâu rầy có thể lan tràn khắp thế giới, bằng công nghệ sinh học, có thể phá hủy chuỗi thức ăn trên toàn thế giới trong 1 thời gian ngắn. Vậy chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta đối xử với công nghệ sinh học bằng sự giám sát mà chúng ta đã áp dụng với nhà máy hạt nhân. Nó rất đơn giản. Đây là 1 lĩnh vực không được kiểm soát 1 cách đáng kinh ngạc. Khi thảm họa StarLink xảy ra, có 1 trận chiến xảy ra giữa EPA và FDA để xem ai có quyền, và có quyền ở phần nào của vấn đề này, và họ không làm rõ ra được trong vòng nhiều tháng. Điều đó thật điên rồ. Số 5, một trong những thứ tôi yêu thích: đảo ngược chiều từ trường của Trái Đất. Tin hay không tùy bạn, điều này xảy ra mỗi vài trăm ngàn năm 1 lần, và đã xảy ra rất nhiều lần trong lịch sử của chúng ta. Cực Bắc chuyển thành Cực Nam, Cực Nam thành Cực Bắc, và ngược lại. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra, khi việc đảo cực này xuất hiện, chúng ta mất từ trường xung quanh Trái Đất trong khoảng thời gian cỡ 100 năm, và điều đó có nghĩa là tất cả những tia vũ trụ và hạt nhân tới chúng ta từ Mặt Trời, và từ trường này bảo vệ chúng ta khỏi chúng, nếu như vậy, về cơ bản, chúng ta sẽ bị nướng chín (Cười). (Ai đó: Steve, tôi có 1 vài cái mũ dự phòng dưới lầu) SP: Vậy chúng ta có thể làm gì? Nhân tiện đó, chúng ta đã quá hạn rồi. Đã qua 780 000 năm từ khi chuyện này xảy ra. Vì vậy nó phải xảy ra khoảng 480 000 năm trước. Ồ, 1 điều nữa. Các nhà khoa học nghĩ từ trường của chúng ta có thể bị sụt giảm khoảng 5%. Có lẽ chúng ta đang ở trong những cơn quằn quại của nó. Một trong những vấn đề là tìm cách đo được Trái Đất khỏe cỡ nào, chúng ta không có đủ dữ liệu thời tiết từ 60 năm trước, ít dữ liệu hơn về tầng ozon. Vậy nên có một giải pháp đơn giản cho vấn đề này. Sẽ có rất nhiều tên lửa rẻ tiền được bán trên mạng trong khoảng 6 - 7 năm nữa sẽ đưa chúng ta tới tầng khí quyển thấp Bạn biết đó, chúng ta có thể tạo ra ozone từ ống xả xe. Nó không khó chút nào: chỉ cần 3 phân tử ozone. Nếu bạn mang toàn bộ tầng ozone xuống bề mặt Trái Đất, nó có độ dày cỡ 2 đồng penny, khoảng 14 pound/m2. Bạn không cần chúng nhiều lắm ở trên kia. Chúng ta cần học cách sửa chữa và bổ sung tầng ozone của Trái Đất. (Vỗ tay) Số 4: những cơn bão Mặt Trời khổng lồ. Bão Mặt Trời là sự bùng phát từ trường khổng lồ từ mặt trời bắn phá Trái Đất với các hạt hạ nguyên tử tốc độ cao. Cho tới bây giờ, khí quyển và từ trường của chúng ta đã bảo vệ chúng ta khỏi tai họa này rất tốt. Thỉnh thoảng, chúng ta hứng 1 đợt từ Mặt Trời phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và xa hơn nữa, điện năng. Nhưng điều đáng báo động ở đây là các nhà thiên văn học gần đây đã nghiên cứu các ngôi sao tương đồng với Mặt Trời, và họ thấy là số lượng của chúng khi đạt tới tuổi của Mặt Trời, vẫn còn chiếu sáng cỡ 20. Không kéo dài cho lắm. Và họ nghĩ rằng những siêu bão này, mạnh hơn hàng triệu lần bất kì cơn bão nào chúng ta từng hứng chịu từ Mặt Trời. Hiển nhiên chúng ta không muốn hứng bất kì cái nào rồi. (cười) Có 1 mặt trái của nó. Khi nghiên cứu các ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta, chúng tôi nhận thấy chúng trải qua những khoảng thời gian sụt giảm khi tổng năng lượng chúng tỏa ra giảm xuống cỡ khoảng 1%. 1% nghe có vẻ không nhiều cho lắm, nhưng nó sẽ tạo nên 1 địa ngục kỉ băng hà. Vậy chúng ta có thể làm gì? (Cười) Bắt đầu địa khai sao Hỏa. Đây là 1 trong những đề tài yêu thích của tôi. Tôi đã viết 1 câu chuyện về vấn đề này trên tạp chí Life vào năm 1993. Đây là khoa học tên lửa, nhưng không phải loại khô khan. Mọi thứ chúng ta cần để tạo nên khí quyển trên Sao Hỏa, và tạo 1 nên hành tinh sống được trên sao Hỏa, có lẽ nằm trong đây. Và bạn chỉ cần gửi những nhà máy hạt nhân nhỏ lên đó nuốt chửng oxit sắt trên bề mặt sao Hỏa và nhả ra oxy. Vấn để là mất ít nhất 300 năm để khai khẩn sao Hỏa. Thực sự cần khoảng 500 năm để làm được điều đó. Không có lí do gì để không bắt đầu ngay từ hôm nay. (cười) Số 3: thứ này không tuyệt vời ư? (cười) 1 bệnh dịch toàn cầu. Con người đã chiến đấu với vi khuẩn từ khi con người bắt đầu tồn tại và qua thời gian, vi khuẩn chắc chắn vẫn nằm chiếu trên. Năm 1918, chúng ta có đại dịch cúm tại Mỹ giết chết 20 triệu người. Lúc đó dân số khoảng 100 triệu người. Bệnh dịch hạch ở châu Âu thời Trung Cổ giết chết 1/4 dân số châu Âu. AIDS đang trở lại. Ebola dường như đang dẫn đầu với tần số báo cáo quá cao, và những bệnh cũ như tả đang kháng với các loại kháng sinh. Chúng ta đều biết rằng - kiểu hoảng sợ có thể xảy ra khi 1 bệnh cũ bùng phát trở lại, như bệnh than. Khả năng tồi tệ nhất là ngay cả 1 vi khuẩn vô cùng đơn giản, như tụ cầu, loài vi khuẩn mà kháng sinh vẫn còn tác dụng, đột biến. Và chúng ta biết rằng tụ cầu có thể làm được nhiều thứ kì diệu. 1 tế bào tụ cầu ở bên cạnh 1 tế bào cơ của cơ thể bạn và mượn các gene từ nó khi các kháng sinh tấn công, thay đổi bộ gene và đột biến. Mối nguy hiểm là 1 số loài vi khuẩn như tụ cầu sẽ đột biến thành 1 thứ gì đó thật sự nguy hiểm, dễ lây lan, và sẽ quét sạch dân số trước khi chúng ta có thể làm điều gì đó. Điều này từng xảy ra 1 lần. Khoảng 12 000 năm trước, có 1 làn sóng tuyệt chủng các động vật có vú ở châu Mỹ, và được nghi ngờ gây ra bởi 1 loại dịch bệnh nguy hiểm. Vậy chúng ta có thể làm được gì? Đơn giản thôi! Chúng ta sử dụng kháng sinh (Vỗ tay) mỗi con bò, mỗi con cừu, mỗi con gà, tất cả đều được sử dụng kháng sinh mỗi ngày. Bạn biết đó, bạn tới 1 nhà hàng, bạn ăn món cá, tôi có thông tin cho bạn đây, chúng đều được nuôi. Bạn biết đó, bạn phải hỏi mỗi khi đi ăn nếu cá bạn dùng có phải tự nhiên hay không, bởi vì họ sẽ không nói cho bạn biết điều đó. Chúng ta đưa ra những mật mã. Điều này giống như trong chiến tranh và đưa cho ai đó mật mã bí mật của bạn. Chúng ta nói với các loài vi khuẩn ngoài kia cách chúng ta đối phó với chúng. Chúng ta phải sửa được điều đó. Chúng ta phải lách luật ngay bây giờ. Thứ nhì, hệ thống sức khỏe công cộng của chúng ta, như chúng ta đã thấy qua bệnh than, thật sự là thảm họa. Chúng ta có sự bùng nổ dịch bệnh thật sự ở Mỹ, chúng ta chưa được chuẩn bị để đối phó với nó. Bây giờ, tiền trong ngân sách liên bang, năm sau, để xây dựng dịch vụ y tế công cộng. Nhưng tôi không nghĩ nhất thiết phải làm vậy. Số 2 - cái tôi yêu thích - chúng ta gặp 1 lỗ đen giả. Bạn biết đó, 10 năm trước, hay 15 năm trước, bạn bước vào 1 hội nghị thiên văn học và nói rằng, "Bạn biết đó, có lẽ có 1 lỗ đen ở trung tâm của mỗi dải ngân hà." và họ sẽ phản đối bạn để rời khỏi bục thuyết trình. Và bây giờ, nếu bạn bước vào 1 trong các hội nghị này và nói, "Ồ, tôi không nghĩ có lỗ đen ngoài kia đâu", họ sẽ phản đối bạn. Sự thấu hiểu của chúng ta về cách vũ trụ vận hành thật sự đạt được những thành tựu không thể tin được trong những năm gần đây. Chúng ta nghĩ rằng có khoảng 10 triệu ngôi sao chết chỉ trong Dải Ngân Hà của chúng ta. Và những ngôi sao này nén xuống thành thứ gì đó rộng khoảng 12, 15 dặm, và chúng là những lỗ đen. Và chúng ngấu nghiến tất cả mọi thứ xung quanh nó, bao gồm ánh sáng, đó là lí do tại sao chúng ta không thể thấy được chúng. Hầu hết chúng nên ở quỹ đạo xung quanh thứ gì đó. Nhưng những thiên hà là nơi rất tàn ác, và mọi thứ có thể rơi khỏi quỹ đạo. Thêm vào đó, không gian vô cùng lớn. Vậy nên ngay cả khi bạn ném triệu thứ như thế này ra khỏi quỹ đạo, khả năng 1 trong số chúng quay trở lại đập vào bạn rất ít. Nhưng phải tiến lại gần hơn nữa, cỡ 1 tỉ dặm khỏi những thứ này. Khoảng 1 tỉ dặm, đây là những gì xảy ra với quỹ đạo Trái Đất: nó trở nên gần như là hình eclip thay vì hình tròn. Và 3 tháng trong năm nhiệt độ bề mặt tăng thêm 150 lên 180. 3 tháng trong năm, nhiệt độ giảm 50 xuống dưới 0 độ. Điều này cũng không tốt lắm. Chúng ta có thể làm được gì? Và đây là điều tôi lo sợ nhất. (Cười) Tôi không có được 1 câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi này. 1 lần nữa, chúng ta phải nghĩ về 1 cuộc chiến lập nghiệp. Và cuối cùng, số 1: mối nguy hiểm lớn nhất với cuộc sống như chúng ta hằng biết, tôi nghĩ là 1 thiên thạch cực kì lớn hướng thẳng về phía Trái Đất. Thứ quan trọng cần nhớ ở đây là - nó không phải là câu hỏi "nếu như" mà là câu hỏi "khi nào" và "lớn cỡ nào". Năm 1908, chỉ 1 mảnh thiên thạch cỡ 200ft phát nổ bên ngoài Siberia và san bằng khu rừng cỡ 100 dặm. Nó có tác dụng của khoảng 1000 trái bom Hiroshima. Những nhà thiên văn học ước tính những thiên thạch nhỏ này xuất hiện mỗi 100 năm. Năm 1989, 1 thiên thạch lớn bay qua cách Trái Đất 400 000 dặm. Không gì đáng lo, đúng không? Nó băng thẳng qua quỹ đạo của Trái Đất. Chúng ta ở ngay vị trí đó 6h trước. 1 thiên thạch nhỏ, rộng cỡ nửa dặm, theo sau bởi sự sụt giảm nhiệt độ toàn cầu trầm trọng từ những mảnh vụn vỡ ra - mùa đông nguyên tử của Carl Sagan. 1 thiên thạch cỡ 5 dặm gây nên những cuộc tuyệt chủng lớn. Chúng tôi nghĩ thứ làm khủng long tuyệt chủng to cỡ 5 dặm. Chúng đang ở đâu? Có 1 thứ được gọi là vành đai Kuiper, cái mà một vài người nghĩ Sao Thiên Vương không phải là 1 hành tinh, đó là vị trí của Sao Thiên Vương, nó nằm ở vành đai Kuiper. Có thứ nằm xa hơn 1 tí nữa, gọi là "Đám mây Oort" Có khoảng 100 000 quả bóng bằng băng và đá thiên thạch thì đúng hơn ngoài đó, đường kính cỡ 50 dặm hoặc hơn, và chúng thường xuyên xoay vòng quanh, về phía Mặt Trời và bay lướt qua Trái Đất khá gần. Điều đáng quan tâm hơn nữa, tôi nghĩ là những thiên thạch nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Nhân viên tại Trung tâm quan sát bầu trời nói cho chúng tôi biết mùa thu năm ngoái họ đang xây dựng bản đồ vũ trụ đầu tiên, bản đồ 3 chiều của vũ trụ có khoảng 700 000 thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc to cỡ nửa dặm trở lên. Vậy bạn nói, được rồi, khả năng những chuyện này sẽ thực sự xảy ra là bao nhiêu? Andrew, anh có thể đưa biểu đồ này lên được không? Đây là biểu đồ mà Dr. Clark Chapman tại Viện nghiên cứu Southwest trình bày tại Congress vài năm trước. Bạn sẽ để ý rằng cơ hội để 1 cú va chạm thiên thạch đủ tác động để giết chết bạn cỡ khoảng 1 trong 20 000, dựa vào các công việc họ đã làm. Bây giờ hãy nhìn vào cái bên phải dưới nó. Tai nạn rơi máy bay, 1/20 000. Chúng ta dành 1 số tiền khổng lồ cố gắng bảo đảm chúng ta không chết trong tai nạn máy bay, và chúng ta không dành nhiều cho vấn đề này. Và hơn hết, cái này có thể phòng ngừa được. Cuối cùng chúng ta có, chỉ trong năm ngoái, công nghệ để dừng cái lạnh này lại. Chúng ta có thể có được giải pháp không? NASA đang bỏ ra 3 triệu đô la 1 năm, 3 triệu đô đây là một số tiền ít ỏi - để tìm kiếm các thiên thạch. Bởi vì chúng ta có thể thực sự phát hiện ra mỗi một thiên thạch đang ở ngoài đó, và nếu như chúng có thể đâm Trái Đất, và khi nào chúng đâm. Và họ đang cố gắng làm điều đó. Nhưng nó sẽ mất tới 10 năm khi dành tới 3 triệu đô la mỗi năm ngay cả sau đó, họ khẳng định họ sẽ chỉ có cỡ 80% của số tiền đó được kê khai. Thiên thạch là 1 thứ nguy hiểm. Chúng ta thật sự không có công nghệ nào để dự đoán được quỹ đạo của sao chổi hay khi nào tên của chúng có thể đi ngang qua. Nhưng chúng ta có nhiều thời gian nếu chúng ta dự đoán được lúc nào chúng đến. Chúng ta thật sự cần 1 đài chuyên dụng. Bạn sẽ để ý hầu hết các sao chổi được đặt tên theo tên những người mà bạn chưa bao giờ nghe nói tới, những nhà thiên văn học nghiệp dư? Đó là do không có ai đi tìm chúng cả, ngoại trừ những người nghiệp dư. Chúng ta cần 1 đài quan sát chuyên dụng chuyên đi tìm các sao chổi này. Phần thứ 2 của giải pháp: chúng ta cần tìm ra cách làm nổ tung 1 thiên thạch hay thay đổi quỹ đạo của nó. Hiện tại, 1 năm trước, chúng ta đã làm được 1 điều phi thường. Chúng tôi đã gửi 1 tàu thăm dò ra vành đai thiên thạch này, gọi là NEAR (Cuộc gặp mặt thiên thạch gần Trái Đất) Và những con tàu quay xung quanh 1 thiên thạch to cỡ 30, à không 22 dặm gọi là Eros. Và sau đó, tất nhiên bạn biết đó, chúng thả ra 1 trong những thứ đồ của NASA, nơi chúng có thêm năng lượng và khí dự trữ và tất cả mọi thứ, sau đó, ngay phút cuối cùng, chúng đổ bộ. Khi nhiệm vụ đã kết thúc, chúng thật sự hạ cánh trên thứ đó. Chúng tôi đã cho hạ cánh 1 tàu vũ trụ trên 1 thiên thạch. Đó không phải là 1 việc lớn. Bây giờ, vấn đề với việc gửi 1 quả bom cho thứ này là bạn không có bất cứ cái gì để tạo lực đẩy để bay ngược vào lại không gian, vì không có không khí. Một vụ nổ hạt nhân chỉ có nhiệt độ cao, nhưng chúng ta thật sự không có thứ gì đủ to để làm chảy 1 thiên thạch cỡ 22 dặm chiều dài hay làm bốc hơi nó, đại loại vậy. Nhưng chúng ta có thể học cách hạ cánh trên những thiên thạch có tên chúng ta trên đó và đặt 1 thứ gì đó như động cơ đẩy ion nhỏ trên đó nó sẽ nhẹ nhàng, từ từ, sau 1 khoảng thời gian, đẩy thiên thạch qua 1 quỹ đạo hoàn toàn khác nếu chúng ta tính toán đúng, việc này sẽ làm thiên thạch nó khỏi đụng trúng Trái Đất. Đây chỉ là vấn đề tìm ra cách giải quyết và áp dụng vào thực tế. Tôi biết các bạn đang cảm thấy nhức đầu từ những thông tin này. Ôi trời ơi! Quá nhiều mối đe dọa! Cái này, tôi nghĩ tôi nhớ, là ngày 11/09 Chúng ta không muốn bị dồn vào thế kẹt 1 lần nữa. Chúng ta biết về thứ này. Khoa học có khả năng dự đoán được tương lai trong nhiều trường hợp. Tri thức là sức mạnh. Điều tồi tệ nhất chúng ta có thể làm là, tôi lo đủ về việc không lo lắng gì về thiên thạch cả (Cười) Đó là 1 lỗi có thể phải trả giá bằng cả tương lai chúng ta. Cảm ơn. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm nhen nhóm lại mối quan tâm của công chúng về vài điều vốn là một trong những câu hỏi lâu đời nhất của kinh tế học từ ít nhất là trước thời Adam Smith. Và đó là, tại sao những đất nước có nền kinh tế và thể chế tương tự nhau lại cho thấy những cung cách tiết kiệm hoàn toàn khác nhau? Hiện nay, một số nhà kinh tế học lỗi lạc đã dành cả đời họ cho câu hỏi này và ở lĩnh vực này chúng ta đã có những bước tiến triển to lớn và chúng ta hiểu khá nhiều về điều này. Điều tôi muốn nói với các bạn ngày hôm nay là một giả thuyết mới đầy hấp dẫn và một vài khám phá mới bất ngờ đầy sức mạnh của tôi về mối quan hệ giữa cấu trúc loại ngôn ngữ bạn nói và thiên hướng bạn tiết kiệm. Để tôi nói cho các bạn một chút về mức tiết kiệm, một chút về ngôn ngữ, và sau đó tôi sẽ đưa ra sự liên hệ giữa chúng. Bắt đầu bằng những suy nghĩ về các nước thành viên trong nhóm OECD, hay còn gọi là Organization of Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp Tác và Phát triển Kinh tế). Các nước OECD, nhìn chung là bạn nên nghĩ về chúng như là các nước giàu nhất, công nghiệp hóa nhất trên thế giới. Và bằng việc gia nhập OECD, họ đã xác nhận một cam kết chung đối với nền dân chủ, thị trường mở và giao dịch tự do. Ngoại trừ tất những điểm chung này, chúng ta thấy những sự khác biệt to lớn về cách tiết kiệm. Ở phía trái của đồ thị này, là các nước OECD tiết kiệm hơn một phần tư GDP (tổng sản phẩm quốc nội) mỗi năm và một vài nước OECD tiết kiệm hơn một phần ba GDP mỗi năm. Qua phía bên phải, ngoài cùng, là Hy Lạp Và bạn có thể thấy là trong suốt 25 năm qua, Hy Lạp chỉ có thể tiết kiệm được hơn 10 phần trăm GDP của họ. Cần phải chú ý là, đương nhiên, Mỹ và Anh ở ngay kế tiếp. Bây giờ khi chúng ta đã thấy một sự khác biệt lớn trong mức tiết kiệm, làm thế nào mà ngôn ngữ lại có thể liên quan đến những sự khác biệt này? Để tôi nói cho các bạn một chút về ngôn ngữ cơ bản khác nhau thế nào. Những nhà ngôn ngữ học và nhà khoa học về nhận thức đã tìm hiểu câu hỏi này trong nhiều năm. Và sau đó tôi sẽ đưa ra mối liên hệ giữa hai điều này. Nhiều người trong số các bạn có lẽ đã nhận ra tôi là người Trung Quốc. Tôi lớn lên ở Midwest, Mỹ. Và một điều tôi sớm nhận ra đó là tiếng Trung đã buộc tôi phải nói về và -- cơ bản hơn là -- buộc tôi phải nghĩ về gia đình theo những cách rất khác nhau. Như thế nào cơ? Để tôi cho bạn một ví dụ. Giả sử tôi đang nói chuyện với các bạn và giới thiệu bạn với bác tôi. Các bạn đã hiểu chính xác những gì tôi vừa nói bằng tiếng Anh. Nhưng nếu chúng ta nói tiếng Trung Quốc phổ thông với nhau, thì không được như thế. Tôi sẽ không chỉ truyền tải một chút thông tin như vậy được. Ngôn ngữ của tôi bắt tôi, thay vì chỉ nói "Đây là bác tôi", mà phải nói một lượng rất lớn thông tin kèm theo. Ngôn ngữ của tôi buộc tôi phải nói với các bạn đây là bác bên mẹ hay bên bố tôi, đây là bác dâu/rể hay là bác ruột, và nếu đây là anh em trai của bố tôi, thì ông ấy lớn hơn bố tôi, hay nhỏ hơn. Tất cả những thông tin này là bắt buộc. Tiếng Trung không cho phép tôi bỏ qua chúng. Và thực tế, nếu tôi muốn nói một cách chính xác, tiếng Trung yêu cầu tôi phải liên tục nghĩ về điều đó. Điều đó đã không ngừng lôi cuốn tôi khi còn là một đứa trẻ, nhưng giờ đây khi là một nhà kinh tế học, điều còn mê hoặc tôi hơn nữa đó là một vài sự khác biệt tương tự này cũng có ở cách ngôn ngữ nói về thời gian nữa. Ví dụ như nếu tôi nói tiếng Anh, tôi phải sử dụng ngữ pháp cách khác nếu tôi nói về cơn mưa đã qua: "It rained yesterday," (Hôm qua trời đã mưa), cơn mưa hiện tại, "It is raining now" (Trời đang mưa), hoặc cơn mưa trong tương lai "It will rain tomorrow" (Ngày mai trời sẽ mưa) Để ý rằng tiếng Anh yêu cầu rất nhiều thông tin liên quan đến thời điểm của sự kiện. Tại sao? Bởi vì tôi phải xem xét và bổ nghĩa những gì tôi nói "It will rain" (Trời sẽ mưa), hay là "It's going to rain" (Trời sắp mưa). Nó đơn giản là trong tiếng Anh không dùng cách nói "It rain tomorrow" (Trời 'mưa' ngày mai). Ngược lại, đó gần như chính xác là những gì bạn cần nói ở tiếng Trung. Một người nói tiếng Trung về cơ bản có thể nói điều gì đó mà nghe có vẻ rất kì lạ đối với người nói tiếng Anh. Họ có thể nói, "Yesterday it rain" (Hôm qua trời mưa), "Now it rain" (Trời đang mưa), "Tomorrow it rain" (Ngày mai mưa). Một cách sâu sắc hơn, tiếng Trung không phân chia khoảng thời gian theo cách mà tiếng Anh bắt chúng ta phải liên tục làm để có thể nói một cách chính xác Vậy sự khác biệt này trong ngôn ngữ chỉ có ở những hệ ngôn ngữ rất, rất xa nhau như tiếng Anh và tiếng Trung thôi sao? Thật ra là không. Có rất nhiều trong số các bạn ở đây biết rằng, tiếng Anh thuộc nhóm ngôn ngữ German. Điều bạn có lẽ không nhận thấy đó là tiếng Anh thực ra tách biệt khỏi nhóm. Đó là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm German cần điều này. Ví dụ như đa số những người nói tiếng thuộc nhóm German khác hoàn toàn có thể thoải mái nói về mưa trong ngày mai bằng cách nói "Morgen regnet es," tương tự như người nói tiếng Anh nghe "It rain tomorrow" (Ngày mai mưa). Điều này đã dẫn tôi, một nhà kinh tế học hành vi, đến một giả thuyết hấp dẫn. Cách bạn nói về thời gian, cách ngôn ngữ của bạn yêu cầu bạn phải nghĩ về thời gian, ảnh hưởng đến thiên hướng hành động của bạn theo thời gian thế nào? Bạn nói tiếng Anh, một ngôn ngữ ở thì tương lai. Điều đó có nghĩa là mỗi khi bạn nói về tương lai, hoặc bất kì một sự kiện tương lai nào, về mặt ngữ pháp bạn bị buộc phải tách điều đó ra khỏi hiện tại và đối xử nó như thể nó là một điều gì đó khác biệt theo bản năng. Giả sử sự khác biệt bản năng đó khiến bạn tách biệt tương lai ra khỏi hiện tại mỗi khi bạn nói. Nếu đó là sự thật và nó khiến tương lai có cảm giác như một điều gì đó xa xôi, và rất khác biệt so với hiện tại, điều đó khiến chúng ta khó tiết kiệm hơn. Nếu, về mặt khác, bạn nói một ngôn ngữ không có thì tương lai, hiện tại và tương lai, bạn nói về chúng tương tự nhau.. Nếu điều đó nhẹ nhàng thúc bạn cảm thấy chúng tương tự nhau, điều đó khiến việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn. Đây là một giả thuyết kì lạ. Tôi là giáo sư, và tôi được trả tiền để có những giả thuyết kì lạ. Nhưng làm thế nào để chứng minh được một giả thuyết như vầy? Vâng, điều tôi đã làm đó là truy cập các tài liệu ngôn ngữ học. Và khá thú vị, có đầy những nhóm người nói ngôn ngữ không thì tương lai ở khắp nơi trên thế giới. Đây là một nhóm người nói ngôn ngữ không thì tương lai ở phía Bắc Âu. Khá thú vị, khi bạn bắt đầu quay vòng những số liệu này những nhóm người nói ngôn ngữ không thì tương lai trên toàn thế giới hóa ra, nhìn chung, lại là những người tiết kiệm giỏi nhất. Để cho các bạn thấy điều đó, bây giờ hãy cùng nhìn lại trên đồ thị OECD mà chúng ta đã nói đến. Điều bạn thấy là những thanh này cao hơn và chuyển dịch dần về phia trái một cách hệ thống so với những thanh này của những thành viên OECD nói ngôn ngữ ở thì tương lai. Sự khác biệt trung bình ở đây là gì? 5 phần trăm GDP tiết kiệm mỗi năm. Trong suốt 25 năm, điều đó có ảnh hưởng lâu dài to lớn đến sự giàu có của đất nước bạn. Và khi những phát hiện này còn mang tính chất gợi ý, các nước có thể khác biệt theo nhiều cách khác nhau mà thỉnh thoảng rất khó có thể giải thích nguyên nhân cho tất cả các sự khác nhau này. Cái tôi muốn cho các bạn thấy là một điều mà tôi đã gắn bó trong suốt một năm, đó là cố gắng thu thập tất cả những hệ dữ liệu lớn nhất mà những nhà kinh tế học chúng tôi có quyền truy cập, và tôi sẽ cố gắng loại bỏ đi những khác biệt có thể hy vọng phá vỡ mối liên hệ này. Tóm lại, dù có làm thế nào thì đến giờ tôi vẫn chưa thể phá vỡ nó. Để tôi cho các bạn thấy bạn có thể làm điều đó thế nào. Một cách để tưởng tượng là tôi thu thập những hệ dữ liệu lớn trên khắp thế giới. Ví dụ như, dữ liệu từ bản điều Tra Sức Khỏe, [Tuổi Già], và Nghỉ hưu ở Châu Âu. có thể giúp bạn nhận thấy những gia đình về hưu ở Châu Âu cực kì kiên nhẫn với những người làm khảo sát. (Cười) Tưởng tượng bạn là một hộ về hưu ở Bỉ, và ai đó đến trước cửa nhà bạn. "Xin lỗi, tôi có thể nghiên cứu hồ sơ chứng khoán của anh được không? Bạn có biết nhà mình trị giá bao nhiêu không? Bạn có ngại nói ra không? Có khi nào nhà bạn có hành lang dài hơn 10 mét không? Nếu có, bạn có phiền không nếu tôi đo xem mất bao lâu để bạn đi hết hành lang đó? Bạn có phiền siết thiết bị này càng mạnh càng tốt bằng tay thuận để tôi có thể đo sức nắm chặt của bạn? Còn việc thổi vào chiếc ống này để tôi có thể đo dung tích phổi của bạn nữa?" Một cuộc khảo sát mất đến hơn một ngày. (Cười) Kết hợp với cuộc điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe thu thập bởi USAID ở các nước đang phát triển ở Châu Phi, ví dụ vậy, mà cuộc điều tra đó có thể thống kê một cách trực tiếp tình trạng HIV của các hộ gia đình ở, ví dụ như, vùng nông thôn Nigeria. Kết hợp nó với một cuộc khảo sát giá trị thế giới, đo lường về quan điểm chính trị, và may mắn cho tôi, là hành vi tiết kiệm của hàng triệu gia đình ở hàng trăm đất nước trên thế giới. Lấy tất cả dữ liệu đó, kết hợp chung, và bản đồ này là những gì bạn có được. Chín đất nước trên khắp thế giới có lượng lớn dân số bản xứ nói cả ngôn ngữ thì tương lai lẫn ngôn ngữ không có thì tương lai. Và điều tôi sắp làm sau đây là tạo ra những cặp thống kê tương thích giữa các gia đình gần như giống hệt nhau trên mọi phương diện tôi có thể đo đạc, và khám phá xem liệu có mối liên quan giữa ngôn ngữ và sự tiết kiệm không thậm chí là sau khi kiểm soát các mức độ này. Vậy những đặc điểm chúng ta có thể kiểm soát là gì? Tôi sẽ kết hợp những gia đình ở trên cùng một đất nước cư trú, nhân khẩu học -- giới tính, tuổi tác --- mức thu nhập trong chính đất nước của họ, thành tựu giáo dục, rất nhiều về cấu trúc gia đình. Kết quả là có sáu cách kết hợp khác nhau ở Châu Âu. Và ở cách chia nhỏ nhất, tôi chia ra theo tôn giáo có tất cả 72 nhóm tôn giáo trên thế giới -- cực điểm của khả năng chia nhỏ. Có 1.4 tỉ cách khác nhau có thể thấy ở một hộ gia đình Từ giờ mọi thứ tôi chuẩn bị nói với các bạn đó chỉ là so sánh những điều cơ bản gần như giống hệt nhau ở các hộ gia đình. Nó càng ngày càng gần đến thử nghiệm tưởng tượng của việc tìm kiếm hai gia đình cùng sống ở Brussels tương tự về mọi mặt nhưng một nói tiếng Flemish và một nói tiếng Pháp; và hai gia đình cùng sống trong một huyện quê ở Nigeria, một nói tiếng Hausa và một nói tiếng Igbo Bây giờ sau tất cả những mức kiểm soát hình hột này, liệu những người nói ngôn ngữ không thì tương lai có tiết kiệm hơn không? Có, những người nói ngôn ngữ không thì tương lai, thậm chí sau mức độ kiểm soát này, cho thấy tiết kiệm tốt hơn 30 phần trăm trong bất kì năm nào. Liệu nó có tác động dồn không? Có, đến khi họ nghỉ hưu, những người nói ngôn ngữ không có thì tương lai, giữ mức thu nhập đều đặn, sẽ nghỉ hưu với số tiết kiệm nhiều hơn 25 phần trăm. Liệu chúng ta có thể đẩy những dữ liệu này xa hơn không? Có, bởi vì tôi vừa nói với các bạn, chúng tôi thu thập thông tin về sức khỏe như những nhà kinh tế học. Làm thế nào ta có thể nghĩ về những hành vi sức khỏe như những vấn đề tiết kiệm? Ví dụ như về hút thuốc chẳng hạn. Hút thuốc theo một nghĩa sâu xa nào đó thì là tiết kiệm âm. Nếu tiết kiệm là nỗi đau hiện tại đổi lại niềm vui tương lai thì hút thuốc là ngược lại. Đó là sự tận hưởng hiện tại cho nỗi đau tương lai. Điều chúng ta nên nghĩ tới đó là hiệu ứng ngược lại. Và đó quả thực là những gì chúng tôi tìm thấy. Những người nói ngôn ngữ không có thì tương lai ít hút thuốc hơn 20 đến 24 phần trăm tại bất kì thời điểm nào so với các gia đình tương tự, và họ có ít hơn 13 đến 17 phần trăm khả năng bị béo phì tại thời điểm họ về hưu và họ cũng hơn 21 phần trăm tỉ lệ sử dụng bao cao su ở lần quan hệ cuối. Tôi có thể tiếp tục với hàng danh sách những điều khác nhau mà bạn có thể tìm thấy. Gần như là không thể không tìm thấy một hành vi tiết kiệm nào mà tác động lớn này không có mặt. Những nhà ngôn ngữ học và đồng nghiệp kinh tế học của tôi ở Yale và tôi chỉ đang bắt đầu công việc này và thực sự khám phá và hiểu ra những cách mà các cú hích nhẹ này khiến chúng ta nghĩ nhiều hơn hay ít hơn về tương lai mỗi lần chúng ta nói. Cuối cùng, mục tiêu, là khi chúng tôi hiểu những tác động này có thể thay đổi quyết định của mình thế nào, chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người những công cụ có thể giúp họ ý thức tiết kiệm tốt hơn và ý thức đầu tư hơn vào tương lai của họ. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Loại thần kinh học mà tôi và các đồng nghiệp nghiên cứu gần giống như một nhà dự báo thời tiết. Chúng tôi luôn đuổi theo những cơn bão ý tưởng. Chúng tôi muốn quan sát và đo đạc chúng Và dù luôn nói về ý tưởng trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại hiếm khi quan sát và lắng nghe Vậy nên tôi luôn muốn mở đầu buổi nói chuyện này bằng việc giới thiệu đến bạn một trong những ý tưởng đó Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận dữ liệu của hơn một tế bào thần kinh-- một trăm tế bào não cùng lúc Chúng tôi đã có thể đo đạc những tia điện phóng ra từ một trăm tế bào của một con vật, đây là hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi có được, trong 10 giây đầu tiên của quá trình ghi nhận dữ liệu. Chúng tôi có một dòng suy nghĩ nho nhỏ và có thể trông thấy nó ngay trước mắt Tôi luôn nói với các sinh viên rằng chúng ta có thể gọi những nhà thần kinh học là những nhà thiên văn học vì chúng tôi đang nghiên cứu một hệ thống mà nếu chỉ nói về số lượng tế bào thì nó có thể so sánh được với số lượng các ngân hà trong vũ trụ Ở đây, trong hàng tỉ tế bào thần kinh đang được ghi dữ liệu, 10 năm trước, là một trăm. Hiện tại, chúng tôi đang ghi dữ liệu của một ngàn tế bào Và từ đó, chúng tôi hy vọng có thể hiểu được điều gì đó về bản chất loài người Vì, nếu bạn vẫn chưa biết, thì đây, mọi thứ mà chúng ta dùng để xác định bản chất con người đến từ những ý tưởng này, đến từ những vùng lồi lõm trong bộ não và chúng xác định kí ức, niềm tin những xúc cảm và kế hoạch cho tương lai của chúng ta. Mọi thứ mà chúng ta làm, từng, đang và sẽ làm đòi hỏi sự lao động vất vả của vô số tế bào thần kinh Và âm thanh của những ý tưởng này, nếu bạn chưa từng được nghe, là cái gì đó nghe như thế này. Bạn có thể vặn to nó lên nếu muốn. Con trai tôi gọi đây là " tiếng bắp nổ khi đang nghe đài bị nhiễu sóng" Đây là một bộ não. Đây là những gì sẽ diễn ra khi bạn dẫn những luồng điện trường này qua một cái loa. Khi đó bạn sẽ nghe thấy một trăm tế bào não đang bắn ra não bạn, não tôi hay của bất cứ ai sẽ nghe như thế này Cái mà chúng tôi, những nhà thần kinh học muốn thực hiện là thực sự lắng nghe những âm hưởng của bộ não và lọc ra những thông điệp mà nó mang đến Cụ thể, khoảng 12 năm trước chúng tôi tạo ra bộ xử lí sơ bộ đặt tên là giao diện não cơ học Lược đồ này sẽ cho các bạn thấy nó hoạt động như thế nào, Ý tưởng là, hãy dùng bộ cảm biến để nghe thấy những luồng điện trường được phóng ra này bạn sẽ thấy rằng trong cùng một khoảng thời gian để cơn bão này đi từ não xuống chân hay tay của một con vật-- mất khoảng nửa giây-- Để xem chúng ta có thể đọc được những tín hiệu này hay không có thể rút ra những thông điệp thần kinh ẩn chứa bên trong nó hay không, và chuyển nó sang một loại mệnh lệnh số học rồi chuyển nó đến một thiết bị nhân tạo mô phỏng bánh xe dây thần kinh chủ động của bộ não đó trong thực tại Và xem liệu chúng ta có thể diễn giải thông điệp đó đến đâu Khi chúng ta so sánh cách mà cơ thể làm vậy Và liệu ta có thể thực sự cung cấp sự phản hồi, những tín hiệu cảm giác ngược trở lại từ bộ phận người máy điện toán hiện đang được kiểm soát bởi bộ não Lại nói về não Làm thế nào bộ não xử lí việc nhận thông điệp từ một chiếc máy nhân tạo Và đó chính xác là điều mà chúng tôi đã làm 10 năm về trước Chúng tôi bắt đầu với một chú khỉ tên là Aurora chú khỉ trở thành siêu sao trong lĩnh vực này Aurora thích chơi điện tử như bạn thấy đấy Nó thích sử dụng cần điều khiển để chơi trò này, giống như chúng ta, hay các con của chúng ta Và vì là một loài linh trưởng phát triển, nó thậm chí biết ăn gian để chọn đúng câu trả lời. thậm chí trước sự xuất hiện của một mục tiêu mà nó phải di trỏ chuột, đựơc điều khiển bởi bộ điều khiển nó đang chơi Aurora đang cố gắng tìm mục tiêu, bất kể nó đang ở đâu và nếu nó làm thế vì mỗi lúc nó di trỏ chuột qua mục tiêu Nó được thưởng một giọt nước cam Brazil, Tôi có thể nói rằng bất kì con khỉ nào cũng sẽ làm việc cho bạn nếu bạn cho nó một giọt nước cam Brazil Thực ra, bất kì động vật linh trưởng nào cũng sẽ làm như thế Hãy nghĩ về nó Bạn thấy khi mà Aurora chơi trò chơi và thực hiện hàng ngàn thử thách một ngày và đạt độ chính xác 97% tương đương 350ml nước cam Chúng tôi ghi dữ liệu những ý tưởng sản sinh trong đầu nó và chuyển chúng đến một cánh tay người máy đang học hỏi để mô phỏng những chuyển động của Aurora Vì ý tưởng ở đây là để thực sự kích hoạt giao diện não cơ học và ép Aurora chơi trò chơi bằng suy nghĩ của mình. mà không can thiệp đến cơ thể của nó. Những ý tưởng trong đầu nó sẽ điều khiển một cánh tay để di chuyển trỏ chuột qua mục tiêu. Và chúng tôi bị sốc vì Aurora đã làm được Nó chơi trò này mà không di chuyển thân mình. Vậy nên mọi đường đi của con trỏ chuột mà bạn thấy ngay đây. đây là những khoảnh khắc đầu tiên khi nó làm được điều này. Cái khoảnh khắc đầu tiên đó một ý định trong não được giải phóng khỏi những giới hạn cơ thể của loài linh trưởng và bộc phát ra thế giới bên ngoài, qua việc điều khiển một thiết bị nhân tạo. Aurora tiếp tục chơi trò này, tiếp tục tìm kiếm những mục tiêu nhỏ và lấy được những giọt nước cam mà nó muốn Nó làm được như vậy vì lúc đó nó mới có được cánh tay mới Cánh tay máy mà bạn thấy đang chuyển động ở đây sau 30 ngày, sau đoạn phim đầu tiên mà tôi vừa chiếu được điều khiển bởi bộ não của Aurora di chuyển trỏ chuột đến mục tiêu Giờ Aurora biết rằng nó có thể chơi trò đó bằng cánh tay máy này, mà không bị mất đi khả năng sử dụng cánh tay của chính mình để làm điều nó muốn. Nó có thể gãi lưng, gãi chúng ta, hay chơi trò chơi khác. Với mọi mục đích và bằng mọi cách Não của Aurora đã sáp nhập thiết bị nhân tạo đó thành một phần mở rộng của cơ thể Kiểu mong muốn sở hữu trong não của Aurora được khuếch trương để lấy một thêm cánh tay nữa. Chúng tôi làm thế 10 năm về trước. 10 năm trôi qua nhanh Mới năm ngoái, chúng tôi nhận ra rằng bạn thậm chí không cần đến một thiết bị máy móc bạn chỉ cần tạo một cơ thể điện toán, một hình nhân, một con khỉ hình nhân Và bạn có thể thực sự sử dụng nó để tương tác với những con khỉ khác hay huấn luyện chúng nghĩ rằng khía cạnh con người đầu tiên của nó trong thế giới ảo và sử dụng hoạt động bộ não để điều khiển những cánh tay của hình nhân Cái chúng tôi làm, cơ bản là huấn luyện những con vật học cách điều khiển những hình nhân này thám hiểm những vật thể xuất hiện trong thế giới ảo. Những vật thể này trông giống hệt nhau, nhưng khi hình nhân thông qua bề mặt của chúng gửi đi một thông điệp tĩnh điện tương xứng với kết cấu vi xúc giác của vật thể chuyển ngược lại đến bộ não của con khỉ, thông báo cho nó rằng hình nhân đang chạm vào một cái gì đó. Chỉ trong 4 tuần, bộ não học hỏi cách xử lí hiện tượng mới này và đạt được một cách thức cảm nhận mới-- như một giác quan mới Và bạn thực sự giải phóng bộ não bằng cách cho phép nó gửi đi những mệnh lệnh thần kinh để di chuyển hình nhân Phản hồi nhận được từ hình nhân được trực tiếp xử lí bởi não bộ mà không có sự can thiệp của da. Cái mà bạn đang nhìn thấy ở đây là thiết kế của bài tập. bạn sẽ thấy một con vật cơ bản đang chạm vào 3 mục tiêu nó phải chọn một trong số đó vì chỉ có một mục tiêu là có phần thưởng là nước cam mà nó muốn lấy. Nó phải chọn chạm vào mục tiêu bằng cách sử dụng một cánh tay ảo Đây là cách mà chúng thực hiện. Đây là sự giải phóng hoàn toàn não bộ khỏi sự kìm kẹp của cơ thể và thần kinh trong một bài tập tri giác Con vật đang điều khiển hình nhân để chạm vào mục tiêu Nó cảm nhận kết cấu qua một thông điệp tĩnh điện từ não và bộ não quyết định kết cấu nào liên quan đến phần thưởng. Những huyền thoại mà bạn thấy trong phim không xuất hiện ở những con khỉ Nhân tiện, chúng cũng không được viết bằng tiếng anh, chúng chỉ được trình chiếu ở đây cho các bạn thấy mục tiêu chính xác đang di chuyển Tuy nhiên, những con vật có thể tìm ra chúng bằng phân biệt xúc giác Chúng có thể nhấn chọn nó Khi chúng ta quan sát bộ não của những con vật này, bạn sẽ thấy bảng trên cùng là một hàng 125 tế bào cho thấy những gì xảy ra với hoạt động của bộ não, những cơn bão điện từ của mẫu tế bào thần kinh này trong não Khi những con vật này sử dụng cần điều khiển. Đó là bức ảnh mà mọi nhà vật lí sinh học thần kinh đều biết đến Hàng cơ bản cho thấy những tế bào này đang mã hóa mọi lệnh chỉ đạo Bức ảnh bên dưới là điều xảy ra khi cơ thể dừng chuyển động và con vật bắt đầu điều khiển hoặc thiết bị máy hoặc hình nhân điện toán Bằng với tốc độ mà chúng ta khởi động lại một máy tính hoạt động của bộ não bắt đầu xem công cụ mới này như thể nó là một phần cơ thể của loài linh trưởng Bộ não đang đồng hoá nó rất nhanh chóng Điều đó cho thấy rằng, cảm giác mong muốn sở hữu không kết thúc tại lớp biểu mô cuối cùng của cơ thể mà tại lớp điện tử cuối cùng của những công cụ mà ta ra lệnh bằng não Đàn Vi-ô-lông, xe, xe đạp, quả banh, quần áo-- chúng đều bị đồng hóa bởi hệ thống tham lam, năng động mà ta gọi là não Chúng ta có thể đạt được gì khác ? Trong một thí nghiệm nhiều năm trước. Chúng tôi đưa điều này đến một giới hạn Chúng tôi để một con vật chạy trên guồng quay tại Đại Học Duke, Bờ Đông nước Mỹ bằng cách tạo ra một ý tưởng cần thiết để di chuyển. Chúng tôi sử dụng một thiết bị, một người máy tại Tokyo, Nhật Bản. những phòng thí nghiệm ATR là những phòng thí nghiệm được điều khiển bởi bộ não bộ não người hay bộ não của linh trưởng. Điều xảy ra ở đây là hoạt động của não tạo ra chuyển động của con khỉ được truyền đến Nhật Bản và khiến cho người máy bước đi đoạn phim về việc này được truyền ngược về Duke, Và con khỉ có thể thấy những cái chân robot di chuyển trước mắt nó Và nó được thưởng vì những gì không phải do những gì cơ thể nó làm mà gì mỗi bước di chuyển chính xác của con robot ở phía bên kia địa cầu mà bộ não của nó điều khiển Điều thú vị là, chuyến đi vòng địa cầu đó chỉ tốn 20/phần nghìn giây ít hơn so với ý tưởng của bộ não khi nó rời não bộ của con khỉ để truyền đến cơ bắp của nó. Con khỉ đang di chuyển con robot to gấp 6 lần, phía bên kia địa cầu Đây là một trong những thí nghiệm trong đó, robot có thể tự di chuyển Đây là CB1, đang thực hiện giấc mơ của mình tại Nhật Bản dưới sự điều khiển bời hoạt động não của một con linh trưởng Chúng ta sẽ tiến được đến đâu trong lĩnh vực này? Chúng ta sẽ làm gì với nghiên cứu này, bên cạnh việc nghiên cứu đặc tính của cái vũ trụ năng động nằm giữa hai tai? chúng tôi sẽ sử dụng sự hiểu biết và kỹ thuật này để hồi phục những vấn đề nghiêm trọng của hệ thần kinh trên khắp thế giới Hàng triệu người đã bị mất khả năng chuyển hoá ý tưởng thành hành động, cử động Mặc dù bộ não của họ tiếp tục tạo ra ý tưởng và đoạn mã cho chuyển động đó họ lại không thể vượt qua rào cản từ tổn thương cột sống Vậy nên ý tưởng của chúng tôi là tạo ra một đường vòng, và sử dụng giao diện của bộ não cơ học để đọc những tín hiệu này ý tưởng với quy mô lớn hơn chứa đựng những khát vọng di chuyển trở lại vòng qua chỗ tổn thương sử dụng một thiết bị điện toán nhỏ chuyển nó đến một cơ thể mới, được gọi là bộ giáp ngoài một bộ đồ người máy sẽ trở thành cơ thể mới của những bệnh nhân này bạn có thể nhìn thấy một hình ảnh được tạo ra bởi tổ hợp doanh nghiệp Đây là một tổ hợp doanh nghiệp phi lợi nhuận Dự Án Bước Đi Trở Lại (Walk again Project) Tập hợp các nhà khoa học từ Châu Âu Mỹ và Brazil để nghiên cứu và tiến hành tạo ra cơ thể mới -- một cơ thể mà chúng tôi tin rằng, thông qua tạo hình cơ chế máy móc cho phép Aurora và những con khỉ khác sử dụng công cụ qua giao diện não cơ học cho phép chúng ta sử dụng những công cụ trong cuộc sống hằng ngày Đối với cơ chế tương tự, chúng tôi hy vọng, sẽ giúp những bệnh nhân này không chỉ tưởng tượng lại những di chuyển mà họ muốn thực hiện mà thực sự di chuyển bằng cơ thể mới, dưới sự điều khiển của não bộ 10 năm trước có người bảo tôi rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra, nó gần như là không thể Với tư cách là nhà khoa học tôi chỉ có thể nói với bạn rằng Tôi lớn lên tại Nam Brazil trong những năm 60 chứng kiến một vài anh bạn điên khùng nói với chúng tôi rằng họ sẽ lên mặt trăng Lúc đó mới 5 tuổi, tôi đã chẳng bao giờ hiểu nổi tại sao họ không thuê Chỉ Huy Kirk và Spock để làm việc đó; suy cho cùng thì họ thạo việc đó mà-- nhưng chứng kiến điều đó khi còn là một đứa trẻ khiến tôi tin rằng, như bà tôi đã từng nói, "Điều không thể chính là điều có thể mà người nào đó chưa nỗ lực đủ để biến nó thành hiện thực" Họ nói với tôi là không thể nào khiến người nào đó bước đi Vậy nên tôi nghĩ rằng mình sẽ nghe theo lời khuyên của bà. Xin cám ơn (Vỗ tay) Có một tộc người ở Kenya mà có những người vượt biển chỉ để nhìn thấy họ. Những con người này cao to. Họ nhảy cao. Họ mặc đồ màu đỏ. Và họ giết những con sư tử. Có lẽ giờ bạn đang tự hỏi, những người này là ai? Họ là những người Maasais. Và bạn biết điều tuyệt vời ở đây là gì không? Tôi là một trong số họ. Trong tộc Maasais, con trai được dạy để trở thành chiến binh. Con gái được dạy để làm những người mẹ. Khi tôi lên năm, tôi phát hiện mình đã được sắp đặt để lấy chồng ngay khi tôi dậy thì. Mẹ tôi, bà tôi, cô dì tôi, họ luôn nhắc nhở tôi rằng chồng con vừa đi qua đấy. (Cười to) Tuyệt ha? Và tất cả những gì tôi phải làm khi đó là chuẩn bị để trở thành một người phụ nữ hoàn hảo ở tuổi 12. Một ngày của tôi bắt đầu lúc năm giờ sáng, vắt sữa bò, quét nhà, nấu ăn cho gia đình, lấy nước, gom củi. Tôi làm mọi thứ tôi cần để trở thành một người vợ hoàn hảo. Tôi tới trường không phải vì nữ giới Maasais được đi học. Nhưng vì mẹ tôi đã không được đến trường và mẹ luôn nhắc nhở tôi và các em rằng mẹ không bao giờ muốn chúng tôi phải sống một cuộc sống như bà. Vì sao mẹ tôi nói thế? Cha tôi làm cảnh sát trong thành phố. Ông ấy chỉ về mỗi năm một lần. Chúng tôi có khi không gặp ông suốt hai năm. Và mỗi lần ông ấy về, mọi chuyện khác hẳn. Mẹ tôi làm việc cật lực trên đồng để trồng lương thực cho chúng tôi ăn. Bà nuôi bò và dê để chăm sóc chúng tôi. Nhưng khi cha tôi về, ông sẽ bán bò ông sẽ bán những thứ nông sản chúng tôi làm ra rồi đi uống với bạn nhậu của ông ở quán rượu. Bởi mẹ là một người phụ nữ, bà không được quyền sở hữu bất cứ tài sản nào, và như đã được mặc định, mọi thứ trong nhà đều thuộc về người cha, nên ông ấy có quyền. Và nếu mẹ tôi có bao giờ dám lên tiếng với ông ông ấy sẽ đánh và hành hạ bà, những lúc đó thật sự rất bi kịch. Khi tôi đi học, tôi có một mơ ước. Tôi muốn trở thành một cô giáo. Cô giáo nhìn thật đẹp. Các cô giáo mặc những bộ váy xinh đẹp, mang giày cao gót. Sau này tôi mới biết rằng giày cao gót không dễ chịu gì, nhưng tôi đã ngưỡng mộ điều đó. (Cười to) Nhưng trên tất cả, giáo viên chỉ đứng trên bảng viết bài và tôi cho rằng, chuyện đó không khó nhọc so với những gì tôi phải làm trên đồng. Thế nên tôi muốn làm một cô giáo. Tôi học hành chăm chỉ, nhưng khi tôi lên lớp tám, lúc đó là một thời điểm quyết định. Theo truyền thống, có một buỗi lễ mà mọi đứa con gái đều phải trải qua để trở thành phụ nữ, đó là nghi thức bước vào giai đoạn phụ nữ trưởng thành. Và khi tôi mới học hết lớp tám, khi mà tôi đang có bước chuyển tiếp sang trường trung học, ngã tư đường này xuất hiện. Một khi tôi đã hoàn thành nghi lễ truyền thống này, tôi sẽ sớm trở thành một người vợ. Như vậy, giấc mơ trở thành cô giáo của tôi sẽ không thể thành hiện thực. Thế là tôi nghĩ - mình phải vạch ra một kế hoạch để giải quyết mọi chuyện. Tôi nói chuyện với cha tôi, một chuyện mà phần lớn các cô gái chưa bao giờ làm. Tôi nói với ông rằng "Con chỉ thực hiện nghi lễ này nếu bố cho phép con tiếp tục đi học." Lý do là nếu tôi bỏ trốn bố tôi sẽ phải mang một vết nhơ, mọi người sẽ gọi ông là bố của đứa con gái chưa thực hiện nghi lễ. Đó là một đều quá xấu hổ mà bố tôi phải mang theo suốt phần đời còn lại. Thế nên ông nói "Được thôi, mày sẽ được tới trường sau buổi lễ." Và tôi đã làm thế. Buổi lễ được tiến hành. Đó là một tuần dài đầy thú vị. Đó là một lễ hội. Mọi người đều thích nó. Và một ngày trước khi buổi lễ thực sự diễn ra, chúng tôi nhảy múa, tận hưởng niềm vui, và suốt cả đêm chúng tôi không ngủ được. Và ngày đó đã đến, chúng tôi bước ra khỏi nhà và chúng tôi nhảy múa. Phải, chúng tôi nhảy và nhảy nữa. Chúng tôi tiến ra sân làng, và mọi người đang chờ. Họ xếp thành một vòng tròn. Chúng tôi lại nhảy và nhảy và chúng tôi tiến đến vòng tròn của những phụ nữ, đàn ông, đàn bà, trẻ con, mọi người đều có mặt. Có một người phụ nữ ngồi ở chính giữa và bà ấy đang chờ chúng tôi. Tôi là người đầu tiên. Lúc đó có chị em tôi và vài cô gái khác và khi tôi lại gần, bà ấy nhìn tôi, tôi ngồi xuống và tôi dang hai chân ra. Và khi tôi làm thế, một người phụ nữ khác tiến lại và người phụ nữ này cầm một con dao. Và trong khi đang cầm dao, bà tiến đến chỗ tôi, rồi bà ấy giữ lấy âm vật của tôi và cắt nó. Như bạn có thể tưởng tượng, tôi chảy máu, chảy rất nhiều máu. Rồi sau khi chảy máu một lúc, tôi ngất lịm đi. Đó là điều mà biết bao cô gái khác ... Tôi thật may mắn, tôi đã không chết ... nhưng nhiều đứa con gái khác đã chết. Không thuốc gây tê và với một con dao cũ gỉ sét, và chuyện đó thật đau đớn. Tôi thật may mắn bởi vì lúc đó, mẹ tôi đã làm một điều mà những người phụ nữ khác không làm. Ba ngày sau lễ hội, khi mọi người đã về hết, bà tìm về nhà một y tá. Chúng tôi được chăm sóc cẩn thận. Ba tuần sau, tôi đã hồi phục và tôi quay về trường trung học. Bấy giờ tôi thật sự quyết tâm trở thành một cô giáo để tôi có thể tạo ra sự khác biệt trong gia đình mình. Khi tôi đang học trung học, thì có chuyện xảy ra. Tôi gặp một chàng trai trong làng người đã từng học tại đại học Oregon. Anh ấy mặc áo sơ mi trắng, quần jean và mang một cái máy ảnh và đôi giày thể thao trắng - vâng, một đôi giày thể thao trắng. Tôi nghĩ... có điều gì đó về bộ quần áo, và cả đôi giày nữa. Đó là giày thể thao, còn đây là một ngôi làng thậm chí không có đến đường nhựa. Điều đó thật thu hút. Tôi bảo anh rằng "Chà, tôi muốn được tới những nơi anh tới" bởi lẽ người thanh niên này trông thật hạnh phúc và tôi ngưỡng mộ điều đó. Và anh trả lời "Vậy, ý cô là gì, cô muốn ra đi à? Không phải có một người chồng đang chờ cô sao?" Và tôi bảo anh, "Đừng lo về việc đó. Hãy chỉ tôi cách đi đến đó đi." Và chàng trai này, anh đã giúp tôi. Cũng trong lúc tôi đang học trung học, cha tôi bệnh. Ông ấy bị đội quỵ và ông thật sự, thật sự rất yếu, nên ông không thể bảo tôi phải làm gì tiếp theo. Nhưng vấn đề là cha tôi không phải người cha duy nhất tôi có. Tất cả những ai bằng tuổi ông và là đàn ông trong cộng đồng này đều được mặc định là bố tôi -- những người cậu, tất cả họ -- và họ quyết định tương lai tôi. Thế là tin tức tới, tôi đã nộp đơn và được nhận vào trường Đại học Nữ Randolph-Macon ở Lynchburg, Virginia, và tôi không thể đi nếu thiếu sự giúp đỡ của làng, bởi tôi cần quyên tiền để mua vé máy bay. Tôi có học bổng nhưng tôi phải tự đến được đó. Tôi cần sự giúp đỡ của làng, và một lần nữa, khi cánh đàn ông nghe rằng, khi mọi người nghe rằng một phụ nữ nhận được cơ hội đi học, Họ nói "Thật là lãng phí. Đúng ra phải đưa cơ hội này cho một nam nhi. Chúng ta không thể làm thế." Và thế là tôi trở lại và tôi phải quay về với truyền thống. Có một niềm tin trong tộc người tôi đó là điều tốt đẹp sẽ tới lúc trời sáng. Thế là tôi phải nghĩ ra chuyện có thể làm khi trời sáng bởi lúc trời sáng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Và trong làng, có một tù trưởng, một bô lão, người mà nếu ông đồng ý, mọi người đều nghe theo. Thế là tôi đến nhà ông thật sớm khi mặc trời đang mọc. Điều đầu tiên ông thấy khi mở cửa chính là tôi. "Con của ta, con làm gì ở đây thế này?" "Già làng à, con cần được giúp đỡ. Già có thể hỗ trợ con đến nước Mỹ không?" Tôi hứa với ông rằng tôi sẽ làm cô gái tốt nhất, tôi sẽ trở lại, mọi thứ mà làng muốn sau đó, tôi sẽ làm cho họ. Ông nói, "Nhưng ta không thể làm việc này một mình" Ông đưa tôi một danh sách của 15 người đàn ông khác, à không 16 người đàn ông mà tôi phải đến mỗi buổi sáng. Mỗi buổi sáng tôi đến và gặp họ. Những người đàn ông này đồng thuận. Người làng, đàn ông, đàn bà, mọi người đều đồng ý giúp đỡ tôi được đi và tiếp nhận một nền giáo dục. Tôi đến Mỹ. Và bạn có thể tưởng tượng được điều tôi nhìn thấy là gì không? Tôi thấy tuyết! Tôi thấy Siêu thị Wal-Marts, máy hút bụi, và rất nhiều thức ăn ở các quán tự phục vụ. Tôi đang ở miền đất trù phú. Tôi được tận hưởng, nhưng cũng trong thời gian tôi sống ở đây, tôi phát hiện ra nhiều điều. Tôi biết rằng nghi lễ mà tôi đã trải qua khi tôi 13 tuổi được gọi là cắt bỏ âm vật ở nữ. Tôi biết rằng nó trái lại luật pháp của Kenya. Tôi biết rằng tôi không cần phải đổi một phần trên cơ thể mình để được đi học. Tôi có quyền. Trong khi chúng ta đang nói chuyện đây, ba triệu người con gái ở Châu Phi đang trong nguy hiểm phải trải qua việc cắt bỏ tổn thương này. Tôi biết rằng mẹ tôi có quyền sở hữu tài sản. Tôi biết rằng bà không cần phải bị ngược đãi chỉ vì bà là phụ nữ. Những điều đó làm tôi giận dữ. Tôi muốn làm điều gì đó. Và khi tôi trở về, mỗi lần tôi trở về, tôi đều thấy những cô gái hàng xóm chuẩn bị lấy chồng. Họ sắp bị cắt bỏ một phần cơ thể , và đây, sau khi tôi tốt nghiệp, tôi làm việc cho tổ chức U.N., tôi trở lại trường để học tiếp, tiếng khóc không nguôi của những cô gái đó hiện lại trước mắt tôi. Tôi phải làm điều gì đó. Khi tôi quay về, tôi bắt đầu nói chuyện với cánh nam giới, với người làng, và những bà mẹ, và tôi nói, "Tôi muốn đền đáp điều như tôi đã hứa là sẽ trở lại và giúp mọi người. Mọi người cần gì?" Khi tôi nói chuyện với cánh nữ giới, họ bảo, "Con biết chúng ta cần gì không? Chúng ta thực sự cần một ngôi trường cho con gái." Bởi vì chưa có ngôi trường nào cho con gái cả. Và lý do họ muốn có một ngôi trường cho phụ nữ là vì khi một cô gái bị hãm hiếp trên đường đi học thì người mẹ sẽ gánh hết mọi tội lỗi trút lên đầu. Nếu cô ấy có bầu trước khi lấy chồng, bà mẹ sẽ bị bắt tội và bị trừng phạt. Bà sẽ bị đánh đập. Họ nói rằng, "Chúng tôi muốn đặt các cô gái ở một nơi an toàn." Khi chúng tôi tiến hành, tôi đến nói chuyện với những người cha, những người cha, dĩ nhiên, bạn có thể đoán được họ nói gì: "Chúng tôi muốn một ngôi trường cho con trai." Và tôi nói, "Ở làng cũng có một số người đàn ông đã ra ngoài kia và được học tập. Sao họ không thể dựng trường cho con trai, còn tôi dựng trường cho con gái?" Điều đó hợp lý. Và họ đồng tình. Rồi tôi bảo họ, tôi cần họ chứng tỏ sự tận tâm của họ. Và họ đã làm thế. Họ cho đất nơi chúng tôi có thể xây dựng trường học. Và chúng tôi đã làm điều đó. Tôi muốn mọi người gặp một trong những cô gái trong ngôi trường đó. Angeline tới xin vào trường, và em không đạt tiêu chí nào của chúng tôi. Em là trẻ mồ côi. Phải, chúng tôi có thể nhận em vì lý do đó. Nhưng em hơi lớn tuổi. Em mười hai tuổi, và chúng tôi đang nhận những em lớp bốn. Angeline đã bị chuyển từ nơi này sang nơi khác -- bởi em là trẻ mồ côi, em không có mẹ, em không có cha -- em đi từ nhà người bà này đến người bà khác, từ cô dì này tới cô dì khác. Em không có chút ổn định trong cuộc sống. Và khi tôi nhìn em, tôi nhớ lại ngày đó, và tôi thấy gì đó nằm ngoài điều mà tôi đang nhìn thấy ở em. Phải, em khá lớn tuổi để vào lớp bốn. Chúng tôi cho em cơ hội được đến lớp. Năm tháng sau, đây là Angeline. Một sự biến chuyển đã bắt đầu trong đời em. Angeline muốn trở thành một phi công để có thể bay quanh thế giới và tạo ra sự khác biệt. Em không nằm trong số những học trò giỏi khi chúng tôi nhận em. Và giờ em là học trò giỏi nhất, không chỉ trong trường chúng tôi, mà trong toàn bộ địa phận nơi chúng tôi ở. Đó là Sharon. Đây là sau năm năm. Đó là Evelyn. Năm tháng sau, đây là thay đổi mà chúng tôi đang tạo ra. Như thể có một bình minh mới xuất hiện ở trường, một khởi đầu mới đang diễn ra. Khi tôi đang nói đây, 125 cô gái sẽ không phải trải qua việc cắt bỏ cơ thể. 125 cô gái sẽ không phải lấy chồng khi tới tuổi mười hai. 125 cô gái đang tạo dựng và thực hiện ước mơ của các em. Đó là điều mà chúng tôi đang làm, trao cho các em cơ hội để vươn lên. Khi tôi đang nói đây, phụ nữ không bị đánh đập nhờ cuộc cách mạng chúng tôi khỏi động trong cộng đồng mình. (Vỗ tay) Tôi muốn thách thức các bạn hôm nay. Các bạn nghe tôi vì bạn đang ở đây, đầy tin tưởng. Bạn là những người rất nhiệt huyết. Bạn là những người muốn thấy một thế giới tốt đẹp hơn. Bạn là người muồn thấy chiến tranh chấm dứt, không còn đói nghèo. Bạn là người muốn tạo ra sự khác biệt. Bạn là những người muốn làm cho tương lai chúng ta tốt đẹp hơn. Tôi muốn thách thức các bạn ở đây hôm nay: hãy làm người tiên phong, bởi vì người ta sẽ đi theo bạn. Làm người tiên phong. Người ta sẽ đi theo bạn. Hãy dũng cảm. Đứng lên. Không sợ hãi. Tự tin. Hãy tiến hành đi, bởi khi bạn thay đổi thế giới, bởi khi bạn thay đổi cộng đồng bạn, là khi chúng ta tin rằng chúng ta đang thay đổi một bé gái, một gia đình, một ngôi làng, một đất nước. Chúng ta đang tạo ra sự khác biệt, vậy nên nếu bạn thay đổi thế giới của bạn, bạn sẽ thay đổi cộng đồng, bạn sẽ thay đổi đất nước, và hãy nghĩ về điều đó. Nếu bạn làm vậy và tôi làm vậy, chẳng phải chúng ta đang tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con em chúng ta, cho con em của các bạn, cho cháu chắt của chúng ta sao? Và rồi chúng ta sẽ sống trong một thế giới bình yên. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Vâng, hôm nay tôi sẽ bàn về vấn đề tham nhũng. Và tham nhũng được định nghĩa như là việc lạm dụng sự tín nhiệm để tư lợi -- hoặc, trong trường hợp của chúng ta, bạn bè, người thân hoặc những người cung cấp tài chính cho bạn. Vâng? Bạn bè, gia đình và những người cung cấp tài chính. Nhưng chúng ta cần phải biết mình đã hiểu gì về tham nhũng, và chúng ta cần biết rằng chúng ta đã được giáo dục sai lệch về vấn đề này, và chúng ta phải thừa nhận điều đó. Chúng ta phải có can đảm để thành thực để bắt đầu thay đổi cách mà chúng ta đối phó với nó. Điều đầu tiên là lầm tưởng lớn nhất, số một, đó là, trên thực tế, tham nhũng không hoàn toàn là một tội ác. Khi chúng ta quây quần với bạn bè và gia đình và chúng ta thảo luận về tội ác trong nước, tội ác ở Belmont hoặc Diego hoặc Maranbella, không ai nói về tham nhũng. Đó là sự thật. Khi Ủy viên Cảnh sát xuất hiện trên TV để nói về tội phạm, ông không nói về tham nhũng. Và chúng ta biết chắc rằng khi Bộ trưởng Bộ an ninh quốc gia nói về tội phạm, ông cũng không nói về tham nhũng. Điều mà tôi muốn đề cập đó là tham nhũng là một tội. Nó là dạng tội phạm kinh tế, vì ta đang đề cập đến việc cướp tiền của người đóng thuế. Tham nhũng của công và tư là một thực trạng. Nếu ai đó ở đây đến từ khu vực tư nhân, tôi có thể nói với bạn rằng hiện trạng tham nhũng tràn lan đang diễn ra trong khu vực tư nhân mà không có liên quan gì đến chính phủ. Hối lộ hoặc tiền bôi trơn hay những việc làm phi pháp tương tự tất cả đều diễn ra trong khu vực tư nhân. Hôm nay, tôi sẽ tập trung vào tham nhũng ở khu vực công, nơi mà cũng có sự tham gia của khu vực tư nhân. Lầm tưởng thứ 2 cần được làm rõ -- bởi vì chúng ta cần phải loại bỏ những lầm tưởng này, chấm dứt chúng, tiêu diệt chúng và nhạo báng chúng -- lầm tưởng thứ hai cần được tìm hiểu đó là thực tế mà nói tham nhũng chỉ là một vấn đề nhỏ -- nếu nó là vấn đề, nó chỉ là một vấn đề nhỏ mà thôi, và thực tế thì nó chỉ chiếm 10 hay 15%, nếu nó cứ tiếp diễn mãi, nó sẽ tiếp tục mãi mãi nhu thế sẽ không có ý nghĩa gì khi thông qua các điều luật, bởi vì chúng ta không thể làm gì khác. Và tôi muốn chứng minh rằng điều đó là một sai lầm nghiêm trọng và nguy hiểm. Nó là một mối hại chung. Và tôi muốn nói một chút về, quay trở lại 30 năm trước. Chúng ta ngày hôm nay đến từ Trinidad và Tobago, một đất nước vùng Ca-ri-bê nhỏ nhắn và giàu tài nguyên, và đầu những năm 1970, của cải quốc gia chúng ta tăng trưởng mạnh và sự tăng trưởng này là do sự gia tăng của giá dầu thế giới. Chúng ta gọi chúng là những đồng đô la dầu mỏ. Ngân khố chất đầy những tiền. Và điều này thật nực cười, bởi vì ngày hôm nay, chúng ta đang đứng tại Ngân hàng Trung ương. Bạn có thể thấy đấy, lịch sử luôn đầy ắp những điều châm biếm. Chúng ta đang đứng tại Ngân hàng Trung ương, và Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm cho phần lớn những điều mà tôi sẽ đề cập tới đây. Vâng. Chúng ta đang bàn về sự vô trách nhiêm của văn phòng nhà nước. Chúng ta đang nói về sự thật rằng đi dọc dãy nhà thì tòa nhà tiếp theo là Bộ Tài chính, và nó có mối liên hệ lớn tới chúng ta ngày nay, thế nên chúng ta chỉ đề cập đến trong phạm vi khả năng của mình thôi. Được không? (Vỗ tay) Điều đầu tiên tôi muốn nói tới đó là khi tất cả số tiền trên chảy vào nước ta 40 năm trước, chúng ta tham gia, chính phủ thời bấy giờ tham gia vào một chuỗi sự dàn xếp từ chính phủ đến chính phủ để nhanh chóng phát triển đất nước. Và một vài dự án lớn nhất được xây dựng từ sự dàn xếp trên với một vài đất nước đi đầu trên thế giới, Mỹ và Anh và Pháp... Thậm chí tòa nhà chúng ta đang đứng đây -- một trong những điều châm biếm là-- tòa nhà này là một phần của một chuỗi liên hợp, cái mà chúng ta gọi là Tòa Tháp Đôi. Toàn bộ vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi thực tế một Ủy ban điều tra được lập ra, và báo cáo rằng trong năm 1982, 30 năm về trước -- bài báo cáo Ballah -- 30 năm trước, và ngay lập tức, sự dàn xếp giữa các chính phủ ngừng hoạt động, Thủ tướng đến Quốc hội đã phát biểu về ngân sách và ông đã chia sẻ một vài điều mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi vẫn nhớ như in. Lúc bấy giờ tôi mới chỉ là một thanh niên. Bài nói đã đi sâu vào trái tim tôi. Và ông nói rằng, sự thật thì ---- Để tôi xem cái này có hoạt động không. Có phải chúng ta đang có slides, vâng? ---- Đó là những gì ông đã nói với chúng tôi. Ông kể rằng, sự thật thì 2 trong 3 đồng đô la từ dầu mỏ mà chúng ta chi tiêu, tiền của người đóng thuế, bị lãng phí hoặc lấy trộm. Thế nên 10 hay 15% rõ ràng là tội ác. Như ta đã nói, đó là một câu chuyện dân gian. Thôi đừng bận tâm làm gì. Nó chỉ dành cho trẻ con mà thôi. Còn chúng ta đã là người lớn rồi, và chúng ta đều đang cố gắng giải quyết những điều đang xảy ra với xã hội của mình. Được chứ? Đây chính là quy mô của vấn đề. Vâng? Hai phần ba số tiền bị đánh cắp hay lãng phí. Đó là 30 năm về trước. 1982 là Ballah. Thế điều gì đã thay đổi? Tôi không muốn nói ra những bí mật đáng xấu hổ cho khán giả quốc tế, nhưng tôi cần phải làm điều đó. Khoảng 4 tháng trước, chúng ta phải chịu đựng sự vi phạm hiến pháp trắng trợn trên đất nước mình. Chúng ta gọi đó là thảm họa Phần 34, thảm họa Phần 34 một điều mập mờ, và tôi sẽ nói sự thật về vấn đề này, một định luật mập mờ được thông qua vào một thời điểm mập mờ để thả tự do cho những kẻ bị tình nghi. (Cười) Và đó là, hãng hàng không Piarco bị buộc tội. Tôi sẽ có một bài nói sử dụng những thuật ngữ của riêng mình. Hãng hàng không Piarce bị buộc tội. Đó là sự vi phạm hiến pháp cấp cao nhất và tôi gọi đó là âm mưu của một quốc hội sai trái. Hiến pháp tối cao của đất nước ta bị phá hoại. Chúng ta đang đối mặt với những kẻ phá hoại ở đây trong bản chất kinh tế và tài chính. Bạn có nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề không? Đã có cuộc biểu tình rầm rộ. Rất nhiều người trong khán phòng này đã tham gia vào biểu tình dưới nhiều hình thức khác nhau. Quan trọng nhất, đại sứ quán Mỹ đã phàn nàn, nên Quốc hội được triệu tập ngay lập tức, và điều luật đã bị đảo ngược, nó bị bãi bỏ. Đó là từ mà các luật sư đã dùng, Điều luật bị bãi bỏ. Nhưng vấn đề là vì Quốc hội đã bị đánh lừa trong toàn bộ sự việc, bởi vì những gì thực sự xảy ra đó là, bởi vì sự thông qua mập mờ của một điều luật, điều luật đã thực sự có hiệu lực vào cuối tuần mà chúng ta kỉ niệm 50 năm độc lập, lễ kỉ niệm 50 năm độc lập của chúng ta. Điều đó là sự xúc phạm lớn nhất. Đó là một cách bẩn thỉu để có được sự phát triển, nhưng chúng ta đã có nó, bởi tất cả chúng ta đều hiểu, và lần đầu tiên mà tôi có thể nhớ, đã có rất nhiều cuộc biểu tình lớn chống lại sự tham nhũng này. Và điều đó mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng, Có những người trong số chúng ta đây, thỉnh thoảng cảm thấy chỉ có mình mình đang thực hiện công việc này. Việc thông qua luật và việc bãi bỏ luật củng cố vụ án của hãng hàng không Piarco. Thế nên một trong những sự lừa phỉnh cao cấp này xảy ra. Thế nhưng họ bị buộc tội vì cái gì? Họ bị buộc tội vì điều gì? Tôi có vẻ như đang quá bí hiểm với các bạn ngồi đây. Họ bị buộc tội vì điều gì? Chúng tôi đã cố gắng xây dựng hay tái hiện một sân bay đã cũ kĩ quá rồi. Toàn bộ dự án trị giá khoảng 1.6 tỉ đô la, đô la Trinida và Tobago, và thực tế, chúng ta có rất nhiều gian lận trong đấu thầu và hoạt động đáng ngờ và tham nhũng đã diễn ra. Và để hiểu toàn bộ vấn đề liên quan, và để đặt nó vào đúng ngữ cảnh trong mối quan hệ với toàn bộ lầm tưởng thứ 2 về việc tham nhũng không phải là vấn đề nghiêm trọng, chúng ta có thể nhìn vào slide thứ 2 ở đây. Và những gì chúng ta có ở đây -- không phải tôi đang nói như vậy, đây là người đứng đầu công tố viên trong một tuyên bố bằng văn bản. Ông đã nói vậy. Và ông nói với chúng ta rằng trong 1.6 tỉ đô la chi phí cho dự án, 1 tỉ đô la được truy ra từ tài khoản ngân hàng nước ngoài. 1 tỉ đô la tiền thuế được đặt tại những tài khoản ngân hàng nước ngoài. Tôi là một người đa nghi, tôi rất tức giận về điều đố, và tôi sẽ tạm ngưng ở đây, tôi sẽ tạm ngưng lại bây giờ và sau đó nói về những điều khác. Tôi sẽ dừng lại ở đây và nói về một điều tôi đã chứng kiến vào tháng 11 năm ngoái ở Phố Wall. Tôi ở Công viên Zucotti. Vào mùa thu. Trời mát mẻ. Ẩm ướt. Và đang trở tối. Và tôi đang đi cùng với những người biểu tình nhìn vào phong trào One Wall Street, Occupy Wall Street. Và có một người phụ nữ với biển hiệu, một biển hiệu rất nhỏ một phụ nữ tóc vàng bơ phờ, và biển hiệu được làm từ tấm bảng Bristol, theo cách gọi của chúng ta là như thế, và nó còn đi kèm với một con dấu. Những gì được viết trên tấm biển thực sự tác động lớn tới tôi. Nó nói rằng: nếu bạn không cảm thấy bị xúc phạm thì bạn chưa đủ chú ý. Nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm bởi tất cả những điều này, bạn chưa thực sự chú ý. Vậy lắng nghe này, bởi vì chúng ta đang đi sâu hơn vào vấn đề. Trí óc tôi bắt đầu suy nghĩ. Ồ, nếu -- bởi vì tôi đa nghi thế này. Tôi đọc rất nhiều tiểu thuyết trinh thám và tương tự. Điều gì xảy ra nếu -- (cười) Nhưng để hiểu được những điều trên là sai trái, bạn phải đọc thật nhiều tiểu thuyết trinh thám và dõi theo những điều đó, được chứ? (Cười) Nhưng nếu đây không phải là lần đầu tiên thì sao? Nếu đây chỉ là lần đầu tiên những điều này bị bắt gặp? Nếu nó đã từng xảy ra trước đây rồi? Làm thế nào để tôi tìm ra? Bây giờ, 2 ví dụ trên tôi đưa ra có liên quan đến tham nhũng trong khu vực xây dựng, được chứ? Và lần này tôi có đặc quyền dẫn đầu Hội đông Tư vấn, đây không phải là tổ chức phi lợi nhuận. Địa chỉ của chúng tôi là jcc.org.tt, và chúng tôi là những người lãnh đạo trong cuộc đấu tranh thành lập hệ thống đấu thầu công về cách thức mà tiền công được giao dịch. Nêu nếu mà trong số các bạn ở đây ai có hứng thú về nó, hay tham gia cùng chúng tôi hoặc đăng kí vào bất cứ kiến nghị nào của chúng tôi, Hãy cùng tham gia nhé. Nhưng tôi sẽ chuyển đến một vấn đề khác có liên quan, bởi vì một trong những chiến dịch mà tôi từng điều hành trong suốt hơn 3 năm rưỡi qua là ủng hộ sự minh bạch và trách nhiệm xung quanh gói cứu trợ cho Tài chính CL. Tài chính cL là một tập đoàn Caribbean lớn nhất từ trước đến nay. Và nếu không đi vào chi tiết, tập đoàn được cho là sẽ sụp đổ -- Tôi đang dùng từ rất cẩn thận --- nó được cho là sụp đổ vào tháng 1 năm 09, chỉ gần 4 năm tiếp theo. Trong một sự rộng lượng chưa từng có -- và bạn phải thực sự nghi ngờ về những người này -- trong một sự kiện chưa từng có -- và tôi đang sử dụng từ đó rất cẩn thận -- sự rộng lượng chưa từng có, chính phủ thời đấy đã kí kết, tạo ra một cam kết bằng văn bản, trả hết số nợ cho những người cho vay. Và tôi có thể nói với bạn mà không cảm thấy mâu thuẫn đã không xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh. Hãy hiểu rằng, bởi vì chúng ta không có ngữ cảnh. Mọi người đang nói với chúng ta rằng đó chỉ như là Phố Wall. Nó không chỉ như phố Wall. Trinidad và Tobago cũng giống như một nơi với luật về vật lý hay sinh học hay gì đó khác biêt. Nó không giống bất cứ đâu. (Vỗ tay) Nó chỉ là không giống bất cứ đâu. Nó chỉ là không giống bất cứ đâu. Nơi đây là nơi đây, ngoài kia là ngoài kia. Được chứ? Tôi đang nghiêm túc đấy. Nghe này. Họ đều có các cuộc cứu trợ tài chính ở Phố Wall. Họ đều có các cuộc cứu trợ tài chính ở London. Họ đều có các cuộc cứu trợ tài chính ở Châu Âu. Ở Châu Phi cũng có. Ở Nigeria, 6 trong số các ngân hàng thương mại lớn sụp đổ cùng một lúc cũng như chúng ta vậy? Thật thú vị khi so sánh sự kiện ở Nigeria -- cách họ giải quyết nó, và họ đã giải quyết rất tốt so với chúng ta. Không nơi đâu trên hành tinh mà tất cả người cho vay đều được cứu trợ vượt quá quyền được luật pháp quy định. Chỉ có ở đây thôi. Vậy thì lý do gì cho sự rộng lượng này? Có thật là chính phủ của chúng ta hào phóng thế không? Và có thể là thật. Hãy nhìn vào nó. Hãy quan sát thật kĩ. Vây nên tôi bắt đầu thu thập và viết và cứ thế, công việc đó có thể được tìm thấy, công việc cá nhân của tôi có thể được tìm thấy ở AfraRaymond.com, đây là tên tôi. Và là trang mạng xã hội phi lợi nhuận của tôi. Không phổ biến như blog của những người khác tại đây, nhưng thế đấy. (Cười) Nhưng vấn đề nằm ở kinh nghiệm cay đắng của Nghị quyết số 34, âm mưa của Quốc hội xấu xa, sự kiện cay đắng diễn ra vào tháng tám, khi mà mọi người đáng ra có lẽ đang kỷ niệm ngày độc lập, vào tháng chín tới, buộc tôi phải kiểm điểm lại bản thân và xem xét lại vấn đề, và quay trở lại công viêc, một số điều tôi đã viết ra và một số trao đổi với các nhà lãnh đạo để xem mọi chuyện là như thế nào. Như chúng ta thưởng nói ở Trinidad và Tobago, ai là ai và cái gì là cái gì? Vâng, chúng ta cố gắng để tính toán lại. Và tôi đã soạn đơn về Tự do thông tin vào tháng năm trong năm nay để gửi lên Bộ Tài chính. Bộ Tài chính là toà nhà nằm bên kia. Đây là trường hợp khác. Bộ Tài chính, theo ta được biết, phụ thuộc vào các điều khoản của Bộ luật về tự do thông tin. Tôi sẽ nói cho các bạn rõ hơn về ví dụ của việc bộ luật này có thực sự như thế không. Ngân hàng Trung ương nơi mà chúng ta đứng sáng nay miễn nhiễm khỏi các điều khoản trong bộ luật Tự do thông tin. Nên thực tế, bạn không thể chất vấn họ và họ cũng không phải trả lời bất cứ điều gì. Đó là luật từ năm 1999. Tôi bắt đầu lao vào cuộc chiến này, và tôi đã hỏi 4 câu hỏi. Và tôi sẽ đưa câu hỏi ngắn ngọn và kèm câu trả lời cho các bạn để bạn có thể hiểu chúng ta đang đứng ở đâu, như tôi đã nói đây. \không giống bất cứ nơi đâu cả. Câu hỏi số 1: Tôi yêu cầu được xem tài khoản của CL Financial, và nếu không thể cho tôi xem --- bộ trưởng bộ Tài chính khẳng định, đưa luật mới vào hoạt động và đưa ra những bài nói và cứ thế. Vậy ông ấy đang dựa vào con số nào? Nó cũng giống như câu chuyện đùa: Tôi gọi bất cứ cái gì ông ta đang uống. Và họ hồi đáp và nói với tôi rằng, thế thực sự ý của anh là gì? Vâng họ trả lời tôi bằng một câu hỏi. Điểm thứ 2: Tôi muốn xem những ai trong nhóm chủ nợ được trả tiền? Để tôi dừng lạimột chút để chỉ cho các bạn thấy 24 tỷ đô la tiền của chúng ta đã được dành cho điều này. Tổng số khoảng 3 tỷ rưỡi đô la Mỹ bị thất thoát khỏi đất nước Caribbean vốn từng là đất nước giàu tài nguyên ấy. Và tôi đã đặt câu hỏi, ai là người nhận được số tiền 3 tỉ rưỡi đó? Và tôi xin dừng lại một lần nữa để làm rõ ngữ cảnh, bởi ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này. Có một nhân vật đặc biệt hiện đang thuộc chính phủ. Tên của nhân vật này không quan trọng. Và người này xây dựng sự nghiệp bằng việc sử dụng Bộ luật Tự do thông tin và để thúc đẩy động lực chính trị của mình. Tên của nhân vật này không quan trọng. Tôi sẽ không bàn về nó. Tôi sẽ đi vào vấn đề chính. Vấn đề đó là, nhân vật này có được công việc nhờ sử dụng Bộ luật Tự do thông tin để thúc đẩy động cơ của anh ta. Và trường hợp nổi tiếng nhất mà chúng ta vẫn gọi là Vụ bê bối học bổng bí mật, vụ này thực tế liên quan đến việc 60 triệu đô la tiền chính phủ được phân phát vào một chuỗi các học bổng, và những học bổng này không hề được quảng cáo, và cứ như thế. Và anh ta có thể đưa ra tòa án, sử dụng bộ luật của chính phủ, luật tự do thông tin. để đăng thông tin, và tôi đã nghĩ điều này thật tuyệt vời. Quá tuyệt vời. Nhưng bạn thấy đấy, câu hỏi đặt ra là: Nếu chúng ta có quyền được sử dụng Luật Tự do thông tin và sử dụng tòa án để phanh phui số tiền công 60 triệu đô la đó, điều này chắc hẳn đúng đắn và hợp lí khi chúng ta phanh phui về vụ 24 tỉ đô la. Bạn đã nắm rõ vấn đề chưa? Thế nhưng bộ Tài chính, ban thư ký hiện thời của Bộ Tài chính, đã viết cho tôi và nói rằng, thông tin được miễn truy tố. Bạn thấy không? Đây không phải là vấn đề mà chúng ta cần giải quyết. Điều thứ 3 tôi sẽ nói với các bạn đó là tôi cũng đã chất vấn các giám đốc của CL Financial, liệu trên thực tế họ có đang làm những hồ sơ theo Luật Minh bạch trong hoạt động công. Chúng ta có Luật Minh bạch trong hoạt động công như một phần cơ cấu để bảo toàn quyền lợi quốc gia. Và những công chức nhà nước đáng ra phải trình báo tất cả tài sản và nợ. Và tất nhiên từ khi tôi khám phá ra rằng họ không trình báo và thực tế là Bộ trưởng Bộ tài chính thậm chí không yêu cầu họ phải làm như thế. Thế mới dẫn đến điều chúng ta đang bàn. Chúng ta đang có một tình huống khi mà sự bảo toàn cơ bản của sự trung thực và trách nhiệm pháp lý và minh bạch đều bị gạt đi hết. Tôi đặt ra câu hỏi này theo một cách hợp pháp và cần thiết. Và nó bị phớt lờ. Điều khiến chúng ta quan tâm đến nghị định 34, chúng ta cần tiếp tục giải quyết nó. Chúng ta không thể bỏ quên nó được. Tôi đã định nghĩa chuyện này như một sự chi tiêu lớn nhất trong lịch sử đất nước. Đây cũng là một ví dụ lớn nhất về tham nhũng công nếu xét theo phương trình này. Và đây là bài kiểm tra trên thực tế của tôi. Nơi bạn tiêu tiền công và không cần giải trình và không cần sự minh bạch, điều này luôn đồng nghĩa với tham nhũng, dù bạn ở Nga, Nigeria hay Alaska, điều đó luôn đồng nghĩa với tham nhũng, và đó là những gì chúng ta đang bàn đến ở đây. Tôi sẽ tiếp tục công việc thúc giục để tìm ra giải pháp cho những vấn đề tại Bộ Tài chính. Nếu mà phải đến tòa án, tôi cũng sẽ làm. Chúng ta sẽ tiếp dục thúc giục. Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc với JCC. Nhưng tôi muốn ra khỏi ngữ cảnh của Trinidad và Tobago tại đây để đề cập đến vấn đề mới hơn khi xét về ví dụ quốc tế. Chúng ta đã có nhà báo [Heather] Brooke nói về cuộc đấu tranh của cô chống lại tham nhũng trong chính phủ và cô đã giới thiệu cho tôi trang web này, Alaveteli.com. Và Alaveteli.com là một cách để chúng ta có thể có một dữ liệu mở cho những ứng dụng của Tự do thông tin, và nói chuyện với nhau. Tôi có thể thấy những gì các bạn đang áp dụng. Bạn có thể thấy những gì tôi áp dụng và những câu trả lời mà tôi nhận được. Chúng ta có thể cùng nhau giải quyết nó. cùng nhau xây dựng một bộ dữ liệu công cộng và cùng nhau tìm hiểu về viễn cảnh mà chúng ta sẽ đi đến. Chúng ta cần nâng cao nhận thức. Điều cuối cùng tôi muốn nói đó là mối quan hệ với điều này, đó là một trang web đáng yêu từ Ấn Độ, có tên gọi là IPAidABribe.com. Chúng có những chi nhánh quốc tế, và rất quan trọng cho chúng ta khi truy cập vào. IPaidABribe.com thực sự rất quan trọng, một trang web để truy cập và tìm hiểu thông tin Tôi sẽ dừng lại tại đây. Tôi sẽ đòi hỏi ở bạn sự dũng cảm. Loại bỏ lầm tưởng đầu tiên; nó là một tội ác. Loại bỏ lầm tưởng thứ hai; nó là điều quan trọng. Nó là một vấn đề lớn. Nó là một tội ác kinh tế. Và để chúng ta tiếp tục làm việc với nhau để làm tình huống tốt đẹp hơn, đẩy mạnh sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. Xin cảm ơn. Tôi lớn lên cùng với bộ phim Stat Trek. Tôi yêu Star Trek. Star Trek khiến tôi muốn nhìn thấy những sinh vật lạ những sinh vật ngoài thế giới xa xôi kia. Nhưng về cơ bản, tôi nhận ra mình có thể tìm thấy những sinh vật ngoài hành tinh ngay trên Trái Đất. và điều mà tôi làm là nghiên cứu côn trùng. tôi bị ám ảnh bởi côn trùng đặc biệt là loài biết bay tôi cho rằng sự tiến hoá của loài côn trùng bay có lẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sự của sự sống Không có côn trùng thì sẽ chẳng có cây nở hoa không có cây nở hoa thì sẽ chẳng có những động vật linh trưởng ăn trái cây tài giỏi phát biểu tại TED (Cười) David Hidehiko và Ketaki đã mang tới một câu chuyện rất lôi cuốn về sự tương đồng giữa loài ruồi ăn trái cây và con người, có rất nhiều sự tương đồng và bạn có thể nghĩ rằng nếu con người giống như loài ruồi hoa quả thì hành vi ưa thích của chú ruồi ăn hoa quả này có lẽ giống thế này chẳng hạn ( Cười) nhưng trong bài nói chuyện của mình, tôi không muốn nhấn mạnh vào những chỗ tương đồng giữa người và loài ruồi ăn hoa quả, mà là vào sự khác biệt và tập trung vào những hành vi mà tôi cho là loài ruồi thật thành thạo tôi muốn cho các bạn xem một đoạn phim tốc độ cao về một chú ruồi với 7000 khung ảnh một giây qua ánh sáng hồng ngoại phía bên phải , không có trong khung hình, là bóng điện tử của kẻ săn mồi đang chuẩn bị tấn công con ruồi Con ruồi cảm nhận được kẻ săn mồi này. nó sẽ trải chân dài ra và khệnh khạng bay đi sống sót và được bay thêm ngày nữa, Giờ tôi sẽ cẩn thận cắt chuỗi phim này thành một đoạn đúng bằng một cái chớp mắt của con người trong một cái chớp mắt của bạn con ruồi đó đã thấy kẻ săn mồi rình mò này ước định vị trí kẻ săn mồi và khởi động hành vi vận động để bay đi đập cánh 220 lấn/giây tôi cho rằng đây là một hành vi thật thú vị nó cho ta thấy não của con ruồi xử lý thông tin nhanh như thế nào Vậy còn điều gì đã khiến cho những chuyến bay cất cánh? Để bay, giống như máy bay con người tạo ra bạn cần có cánh có thể tạo ra đủ khí động lực bạn cần một bộ máy tạo đủ năng lượng để bay và bạn cần một bộ điều khiển trong chiếc máy bay đầu tiên của con người, bộ điều khiển đơn giản là bộ não của Orville và Wilbur ngồi trong buồng lái Vậy so sánh với con ruồi thì thế nào? Tôi đã dành phần nhiều trong buổi đầu sự nghiệp của mình cố tìm ra làm thế nào mà cánh của côn trùng có thể tạo ra đủ lực để giữ con ruồi trên không bạn có lẽ từng nghe các nhà kĩ sư đã chứng minh rằng ong nghệ không thể bay Vấn đề là việc cho rằng cánh của côn trùng hoạt động theo cách mà máy bay hoạt động. Nhưng không phải Chúng tôi khắc phục vấn đề này bằng cách tạo ra những mẫu robot côn trùng sống động với quy mô lớn mà sẽ bay vào những hồ dầu khoáng nới chúng ta có thể nghiên cứu các lực khí động học. Hoá ra là côn trùng đập cánh khi bị dồn vào thế tấn công theo cách rất thông minh khi đó sẽ tạo ra một cấu trúc ở đầu mép cánh chính một cấu trúc có dạng lốc xoáy gọi là lốc xoáy đầu mép chính lốc xoáy đó đã khiến cho cánh tạo ra đủ lực để giữ cho chúng bay trên không. Nhưng điều thực sự thú vị hơn hết không phải là hình thái học thú vị của cánh mà là cách con ruồi đập cánh Điều mà hiển nhiên là được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh đây chính là điều khiến ruồi có thể thực hiện những sự vận động trên không đáng kinh ngạc này Vậy cơ cấu của ruồi như thế nào? Cơ cấu của nó rất thú vị Chúng có hai loại hệ cơ để bay: cái gọi là cơ lực có chức năng duỗi ra có nghĩa là nó tự hoạt động mà không cần điều khiển dựa vào sự co thắt bởi hệ thần kinh Nó đựơc chuyên hóa để tạo ra lượng lực khổng lồ để bay và tập trung ở phần thân giữa của ruồi Vậy nên khi một con ruồi va vào kính xe của bạn cơ bản là bạn đang nhìn vào hệ cơ lực Nhưng tại phần gốc của cánh có một loại cơ điều khiển nhỏ bé không mạnh nhưng rất nhanh chúng có thể tái cấu trúc phần bản lề của cánh qua từng cú đập Đây là điều khiến cho ruồi có thể thay cách đập cánh và tạo ra những thay đổi về khí động lực và giúp nó thay đổi quỹ đạo bay Tất nhiên,vai trò của hệ thần kinh là kiểm soát những điều này Vậy hãy quan sát trung khu điều khiển Ruồi cảm ứng rất giỏi theo cách nào đó mà chúng tạo rắc rối này Chúng có những ăng ten cảm ứng mùi và dò hướng gío Chúng có con mắt tinh tế với năng lực quan sát chớp nhoáng nhất trên hành tinh Chúng có một bộ mắt khác trên đỉnh đầu Chúng ta không biết công dụng của bộ mắt này là gì Chúng có bộ cảm ứng trên cánh Cánh của chúng được bao phủ bởi hay có chứa các dây thần kinh cảm ứng cảm nhận sự biến dạng của cánh Chúng có thể nếm bằng cánh Một trong những cảm ứng phức tạp nhất mà con ruồi có là một cấu trúc được gọi là các dây cương Những dây cương này thực sự là các con quay hồi chuyển Những thiết bị này đập về trước và sau khoảng 200 hec khi bay và con ruồi có thể dùng chúng để cảm nhận chuyển động quay của cơ thể và khởi động nhanh chóng việc điều chỉnh chuyển động Nhưng toàn bộ những thông tin cảm ứng này phải được xử lí bởi bộ não và ruồi thực sự có não một bộ não bao gồm 100,000 tế bào thần kinh Một vài người trong hội phòng này đã cho rằng loài ruồi trái cây có thể phục vụ cho khoa học thần kinh chúng là một mô hình chức năng não đơn giản Điểm cơ bản chính của bài nói chuyện của tôi là quay trở lại nói về cái đầu của ruồi Tôi không nghĩ chúng là những mô hình đơn giản của bất cứ thứ gì Tôi nghĩ rằng loài ruồi là những mô hình tuyệt vời của chính chúng (Cười) Hãy khám phá khái niệm của sự đơn giản này Tôi nghĩ rằng thật không may, rất nhiều nhà khoa học thần kinh Chúng tôi đều theo cách nào đó quá yêu bản thân Khi chúng tôi nghĩ về não bộ, chúng tôi đều hiển nhiên nghĩ đến não bộ của chính mình Nhưng hãy nhớ dạng não như thế này dạng nhỏ hơn rất nhiều thay vì có một trăm tỉ tế bào thần kinh, nó chỉ có một trăm ngàn thôi nhưng đây lại là dạng não phổ biến nhất trên hành tinh và đã tồn tại như thế qua 400 triệu năm Vậy có công bằng không khi nói rằng nó đơn giản Nó đơn giản khi bị so sánh về số lượng tế bào thần kinh khiêm tốn nhưng đó có phải là một hệ đo lường công bằng? Tôi cho rằng nó không phải là hệ đo công bằng Vậy nên hãy suy nghĩ chút ít về điều này. Tôi nghĩ chúng ta phải so sánh-- Cười kích thước của não bộ với điều mà chúng có thể làm Vậy nên tôi lấy ví dụ so sánh là số hiệu của Ông Trump và là tỉ lệ của danh mục hành vi của người đàn ông này so với con số tế bào thần kinh trong não của ông ấy Chúng ta sẽ tính toán so sánh bằng hiệu số của ông Trump với loài ruồi ăn hoa quả Bao nhiêu người trong số các bạn ở đây nghĩ rằng hiệu số của ông Trump cao hơn loài ruồi hoa quả này Vỗ tay Khán giả thông minh thật Vâng, sự không cân bằng xảy ra theo hướng này, hoặc là tôi đặt để nó như thế Tôi nhận ra rằng có chút vô lí khi so sánh hiệu số danh mục hành vi của người với một con ruồi Hãy lấy một thí dụ từ con vật khác. Con chuột vậy MỘt con chuột có nhiều hơn gấp 1,000 lần các tế bào thần kinh so với con ruồi Tôi từng nghiên cứu về chuột. KHi tôi nghiên cứu chuột Tôi từng nói chậm. Sau đó thì có gì đó tự nhiên xảy ra khi tôi nghiên cứu ruồi Cười Tôi nghĩ nếu bạn so sánh lịch sử tự nhiên của giữa ruồi và chuột điều này có thể sánh được. Chúng phải lùng sục tìm thức ăn Chúng phải tán tỉnh Giao phối. Lẩn trốn khỏi những kẻ săn mồi Chúng làm rất nhiều thứ tương tự nhau Nhưng tôi muốn lập lụân rằng ruồi làm nhiều hơn Ví dụ, tôi sẽ cho bạn xem một cảnh phim nhưng tôi phải nói rằng, một trong những quỹ tài trợ của tôi có được từ quân đội Vậy nên tôi sẽ cho các bạn xem cảnh phim tuyệt mật này và bạn đừng thảo luận nó ngoài khán phòng này nhé? Tôi múôn bạn quan sát phần lượng tải tại đuôi con ruồi hoa quả Quan sát kỹ bạn sẽ thấy tại sao thằng con 6 tuổi của tôi lại muốn thành nhà khoa học thần kinh. Chờ chút Bùm Vậy nếu chỉ ít bạn thừa nhận rằng loài ruồi hoa quả không thông minh bằng loài chuột thì chúng chỉ ít cũng thông minh bằng chim bồ câu. Cười Giờ đây tôi muốn ám chỉ rằng ở đây không chỉ là vấn đề về số lượng mà còn là thách thức cho một con ruồi phải tính toán mọi thứ bộ não của chúng phải tính toán bằng những tế bào thần kinh bé tí tẹo Đây là một hình ảnh tuyệt đẹp về một tế bào thần kinh thị giác trung gian của một con chuột lấy từ phòng thí nghiệm của Jeff Lichtman bạn có thể thấy những hình ảnh tuyệt đẹp của các bộ não mà ông ấy đã chiếu trong bài nói chuyện của mình Nhưng quan sát đến phần góc phải phía trên bạn sẽ thấy với cùng một quy mô, một tế bào thị giác trung gian của con ruồi Tôi sẽ phóng rộng phần này lên Đây là một khu phức hợp tế bào thần kinh tuyệt đẹp Nó rất nhỏ bé, và chứa rất nhiều những thách thức về vật lí sinh học trong việc cố gắng tính toán xử lí thông tin với những tế bào thần kinh nhỏ bé Những tế bào này có thể thu nhỏ đến mức nào? Quan sát con côn trùng nhỉ bé thú vị này Trông nó giống một con ruồi. Nó có cánh, mắt ăng ten, chân, và lịch sử cuộc đời phức tạp nó là một dạng kí sinh, nó phải bay tứ tung tìm kiếm sâu bướm để kí sinh trên chúng Nhưng không chỉ có não của chúng là nhỏ như hạt muối bằng với loài ruồi hoa quả cũng chỉ nhỏ như hạt múôi Đây là một vài cơ quan khác với tỉ lệ kích thước tương tự Loài này chỉ bằng kích thước một con trùng đế giầy và một trùng amip bộ não chúng chỉ chứa 7,000 tế bào thần kinh. rất nhỏ thôi bạn đã nghe biết những thứ gọi là thân tế bào này Vậy nhân tế bào của tế bào thần kinh ở đâu? Loài sinh vật này tự loại bỏ nhân tế bào vì nó chiếm nhiều diện tích quá Đây là một sự giao thoa giữa những biên giới của khoa học thần kinh TÔi muốn đặt để rằng nó là một biên giới trong lĩnh vực khoa học thần kinh tìm hiểu bộ não hoạt động như thế nào. Nhưng hãy nghĩ về điều này. bạn làm thế nào để khiến một lượng nhỏ tế bào thần kinh làm được nhiều việc? Trên quan điểm của một kỹ sư tôi nghĩ rằng bạn nghĩ đó là sự đa hợp Bạn có thể lấy một phần cứng và khiến nó làm nhiều việc khác nhau tại những thời điểm khác nhau, hay sử dụng những phần khác nhau của phần cứng đó thực hiện những công việc khác nhau Đây là hai khái niệm tôi múôn khám phá hai khái niệm này không phải tôi nghĩ ra nhưng được đưa ra bởi những người trong quá khứ Một trong những ý tưởng đó được đề xuất qua bài học về hành động nhai của con cua Tôi không có ý định nhai những con cua này Tôi lớn lên tại Baltimore. Tôi nhai cua rất giỏi nhé Nhưng tôi múôn nói tới con cua đang nhai Cua đang nhai thực sự rất thú vị Cua có một cấu trúc phức tạp dưới mai gọi là dạ giày nghiền thức ăn giúp nghiền thức ăn theo nhiều cách khác nhau đây là một đoạn phim nội soi của cấu trúc này Điều đáng kinh ngạc về bộ phận này là nó được điều khiển bởi một bộ các tế bào thần kinh rất nhỏ, khoảng 24 tế bào thần kinh thứ có thể sản sinh ra những kiểu mẫu vận động đa dạng khác nhau và lí do mà chúng có thể làm được điều này là do cái hạch nhỏ này trong con cua nó thực sự tràn ngập các tác nhân điều biến bạn đã nghe đến tác nhân điều biến trứơc đây Còn rất nhiều các tác nhân điều biến mà thay đổi, kích thích cấu trúc này hơn là bản thân các tế bào thần kinh chúng có thể tạo ra một bộ những mô hình phức tạp Đây là công trình của Eve Marder và đồng nghiệp của cô ấy những người đã đang nghiên cứu cái hệ thống thú vị này cái cho ta thấy làm thế nào một chụm nhỏ các tế bào thần kinh lại có thể làm nhiều thứ như vậy bời vì sự điều biến tế bào thần kinh chỉ xảy ra trong phút chốc, Vậy đây cơ bản là sự đa hợp theo thời gian Hãy tưởng tượng một mạng lưới tế bào thần kinh với một tác nhân điều biến thần kinh bạn chọn một bộ tế bào để thực hiện một hành vi tác nhân điều biến tế bào thần kinh khác, một bộ tế bào khác, với kiểu mẫu khác, hãy tưởng tượng bạn có thể loại suy nó thành hệ thống rất phức tạp Có chứng cứ nào chứng minh ruồi làm đựơc thế này không? Qua nhiều năm trong phòng thí nghiệm của mình và những phòng thí nghiệm khác trên thế giới Chúng tôi đã nghiên cứu hành vi của ruồi trong những thiết bị mô phỏng bay nhỏ bé bạn có thể gắn một con ruồi vào một cái que nhỏ bạn có thể đo lực khí động học mà nó tạo ra bạn có thể để cho con ruồi chơi một chút trò chơi điện tử bằng cách để nó bay xung quanh một màn hình Đề tôi cho bạn xem một đoạn phim nhỏ về điều này Đây là con ruồi và một hình ảnh quan sát rộng lớn qua ánh sáng hồng ngoại trong thiết bị mô phỏng bay đây là trò chơi con ruồi khoái chơi Bạn để chúng bay về phía giải hình nhỏ kia và chúng sẽ chỉ lái về hướng giải hình đó luôn mãi Nó là một phần trong hệ thống hướng dẫn thị giác Những gần đây, chúng ta đã có thể sửa đổi những dạng phạm vi hành vi này phục vụ cho sinh lý học Đây là một sự chuẩn bị mà một trong những vị nghiên cứu sinh tiến sĩ trước đây của tôi Gaby Maimon, người hiện tại đang làm việc cho tập đoàn Rockefeller phát triển Nó cơ bản là một mô hình mô phỏng bay có những điều kiện mà bạn có thể gắn một điện cực vào não của con ruồi để ghi dữ liệu từ một tế bào thần kinh với dạng gien xác định Đây là hình ảnh của một trong những thí nghiệm đó Một đoạn phim được chụp từ một vị nghiên cứu sinh tiến sĩ khác trong phòng thí nghiệm Bettina Schnell. Phần màu xanh lá cây ở dưới là lớp hiệu thế màng của một tế bào thần kinh trong não ruồi và bạn sẽ thấy con ruồi bắt đầu bay, và chính con ruồi thực sự đang kiểm soát giao động quay của mẫu thị giác bằng chuyển động của cánh Bạn có thể thấy những tế bào thần kinh thị giác trung gian đáp ứng lại với kiểu chuyển động của cánh khi ruồi bay Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã có thể ghi dữ liệu từ những tế bào thần kinh trong não ruồi khi chúng thực hiện những hành vi phức tạp như khi bay chẳng hạn MỘt trong những bài học mà chúng tôi đang tìm hiểu đó là các tế bào sinh lý học mà chúng tôi đang nghiên cứu trong nhiều năm trên ruồi khi chúng ở trạng thái tĩnh khác với tế bào sinh lý khi chúng đang thực hiện những hành vi hành động như bay hay di chuyển..vv... Vây tại sao sinh lí học lại khác nhau Hoá ra là do những tác nhân thần kinh điều biến này giống như tác nhân thần kinh điều biến có trong những con cua bé nhỏ. Đây là hình ảnh về hệ thống phân tử truyền dẫn thần kinh Nó là một tác nhân thần kinh điều biến Có vẻ như nó đóng vai trò quan trọng trong khi bay và trong những hành vi khác Nhưng đây chỉ là một trong số rất nhiều tác nhân thần kinh điều biến trong não ruồi Vậy nên tôi thực sự nghĩ rằng, khi chúng ta tìm hiểu nhiều hơn hoá ra toàn bộ bộ não ruồi cũng giống như một dạng phóng to của hạch dạ giày này Đó là một trong những lí so tại sao nó có thể làm nhiều điều chỉ với rất ít các tế bào thần kinh MỘt ý tưởng khác đó là, đa hợp theo cách khác như đa hợp về không gian sử dụng những phần khác của tế bào thần kinh làm những việc khác nhau tại cùng thời điểm Đây là hai dạng mẫu kinh điển của tế bào thần kinh từ một loài vật có xương sống và không xương sống một tế bào hình chóp của người từ Ramon y Cajal, và tế bào khác bên phải, một tế bào thần kinh trung gian không thẳng đứng đây là công trình của Alan Watson và Malcolm Burrows từ nhiều năm trước Malcolm Burrows nảy ra ý tưởng rất thú vị dựa trên thực tế từ tế bào thần kinh của một con châu chấu là nó không tạo ra được những tiềm năng hành động Vì nó là một tế bào không thẳng đứng Vậy một tế bào điển hình giống như những tế bào thần kinh trong não chúng ta có một vùng gọi là những nhánh sợi nhận tín hiệu cung cấp những tín hiệu cung cấp này gộp lại và sản sinh ra những tiềm năng hành động chạy xuống từ sợi trục thần kinh và kích hoạt những vùng thông tin kết quả của tế bào thần kinh Nhưng những tế bào thần kinh không thẳng đứng thực sự rất phức tạp vì chúng có thể chứa những khớp thần kinh tiếp nhận và khớp thần kinh kết quả tât cả được hợp ngón và không có một tiềm năng hoạt động nào sai khiến mọi kết quả trong cùng một thời điểm Vậy nên có khả năng bạn có những ngăn tính toán cho phép những phần khác nhau của tế bào thần kinh làm những việc khác nhau tại cùng thời điểm Và những khái niệm cơ bản về đa khả năng trong thời gian và không gian Tôi nghĩ những điều này cũng có thật trong não của chúng ta Nhưng tôi nghĩ côn trùng thật sự là bậc thầy về điều này Vậy nên tôi hy vọng bạn sẽ nghĩ về côn trùng chút ít khác biệt hơn từ nay Và khi tôi nói trên này, xin hãy suy nghĩ trứơc khi đập chúng Vỗ tay Đây là tin vui cho các gia đình. 50 năm qua đã chứng kiến một cuộc cách mạng về ý nghĩa của gia đình. Có gia đình nhiều thế hệ, hay nhận con nuôi, gia đình nhỏ ở riêng, và gia đình đã li dị nhưng sống cùng nhà. Nhưng trên hết, gia đình đang ngày càng vững mạnh hơn. 8 trên 10 người nói rằng gia đình họ có ngày nay vững mạnh hơn gia đình mà họ đã lớn lên. Và giờ là tin xấu. Hầu hết mọi người bị quá tải trước sự hỗn độn của cuộc sống gia đình. Mọi cha mẹ mà tôi biết, bao gồm cả tôi, thấy như mình luôn phải chơi phòng thủ. Khi mà trẻ con ngừng mọc răng, chúng bắt đầu chống đối. Khi chúng không cần ta tắm cho nữa, lại cần giúp giải quyết chuyện rình rập trên mạng hay bị bắt nạt. Và đây là tin xấu nhất. Con chúng ta cảm thấy chúng ta không thể kiểm soát cuộc sống. Ellen Galinsky ở Viện Gia đình và Việc làm đã hỏi 1.000 trẻ em: "Nếu con có 1 điều ước về ba mẹ con, thì con sẽ ước điều gì?" Những bậc phụ huynh đoán rằng bọn trẻ sẽ nói muốn cha mẹ dành nhiều thời gian với chúng hơn. Họ đã sai. Điều ước duy nhất của trẻ con là gì? Là cha mẹ chúng bớt mệt mỏi và căng thẳng. Làm thế nào để thay đổi khuynh hướng này? Có thể làm những điều cụ thể để giảm bớt căng thẳng, làm cho gia đình khắng khít hơn, và nói chung là chuẩn bị cho con chúng ta bước vào thế giới? Tôi đã mất vài năm cố tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, đi khắp nơi, gặp nhiều gia đình, gặp các học giả, chuyên gia, từ các nhà đàm phán hòa bình ưu tú đến các nhà tài chính của Warren Buffett hay lực lượng Mũ Nồi Xanh. Tôi đã cố tìm xem những gia đình hạnh phúc đã làm gì và tôi có thể học được gì từ họ để khiến gia đình tôi hạnh phúc hơn? Tôi muốn kể về một gia đình tôi đã gặp và tại sao tôi nghĩ rằng họ đã mách nước cho tôi. 7 giờ chiều Chủ Nhật, ở Hidden Springs, bang Idaho, Mỹ, 6 thành viên nhà Starr ngồi cùng nhau kể lại điều nổi bật nhất trong tuần của họ - họp mặt gia đình. Đây là một gia đình Mỹ bình thường, có những vấn đề như những gia đình Mỹ khác. David là kỹ sư phần mềm. Eleanor chăm sóc con 4 đứa, tuổi từ 10 đến 15. Một đứa học thêm toán ở phía bên kia thị trấn. Một đứa chơi bóng vợt ở rìa thị trấn. Một đứa bị hội chứng Asperger. Một đứa khác bị Tăng Động Giảm Chú Ý. Eleanor nói: "Cuộc sống của chúng tôi lộn xộn lắm" Gia đình Starr làm một bước rất bất ngờ. Thay vì nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè hay người thân, họ nhờ công ty của David, vào "phát triển linh hoạt" (agile), chương trình tiên tiến chỉ mới được lan rộng ra trong các nhà máy Nhật để khởi động ở thung lũng Silicon. Trong phương thức Agile, công nhân chia thành nhóm nhỏ, làm việc trong khoảng thời gian ngắn. Thay vì cần giám đốc điều hành đưa ra tuyên bố quan trọng, nhóm có thể tự quản lý. Bạn sẽ có phản hồi liên tục, được cập nhật hàng ngày. Bạn sẽ có nhận xét hàng tuần, không ngừng thay đổi. David nói, khi mang hệ thống này về nhà, khi họp mặt gia đình, mọi người nói chuyện với nhau nhiều hơn giảm căng thẳng, và làm ai cũng hạnh phúc hơn khi là một phần trong gia đình. Khi áp dụng họp mặt gia đình và những kỹ thuật khác, vào cuộc sống của 2 con gái sinh đôi 5 tuổi của mình, vợ chồng tôi thấy những thay đổi lớn lao kể từ khi con gái chúng tôi ra đời. Những cuộc họp mặt này có tác dụng dầu chỉ mất 20 phút. Thế Agile là gì, và tại sao nó có ích với một thứ có vẻ khác biệt, như gia đình? Năm 1983, Jeff Sutherlan là chuyên gia công nghệ tại một công ty tài chính ở New England. Ông ta đã rất thất vọng về cách thiết kế các phần mềm. Công ty có mô hình thác nước (waterfall method), giám đốc điều hành đưa ra yêu cầu rồi dần dần được truyền xuống cho các người lập trình bên dưới, không ai tham khảo ý kiến những nhà lập trình này. 83% dự án thất bại. Chúng quá khuếch trương, hoặc quá lỗi thời tại thời điểm hoàn thành. Sutherland muốn tạo một hệ thống giúp ý tưởng, không chỉ truyền xuống mà còn được truyền lên trên và có thể được điều chỉnh trong thời gian thực. Ông ấy đã đọc Harvard Business Review 30 năm trước khi tình cờ gặp được một bài báo năm 1986: "Trò chơi phát triển sản phẩm mới được làm mới" Bài báo nói, tốc độ kinh doanh đang đẩy nhanh xin lưu ý - đây là vào năm 1986 các công ty thành công rất linh hoạt. Nổi bật là Toyota và Canon, có nhóm làm việc linh hoạt, chặt chẽ như một đội bóng bầu dục. Nghe Sutherland, chúng tôi đọc bài báo, và thốt lên: "Tìm ra rồi!. Trong hệ thống của Sutherland, các công ty không làm các dự án lớn mà phải tốn đến 2 năm Họ phân nhỏ các phần ra, không có gì phải làm quá 2 tuần. Thay vì nói: "Hãy đến kho nguyên liệu, đem về một điện thoại di động hoặc một trang mạng xã hội" sẽ nói: "Đến kho nguyên liệu tìm một thành phần rồi đem về đây, cùng thảo luận, cùng lắp ráp." Thế sẽ chóng thành công hay thất bại . Ngày nay, Agile được sử dụng ở hàng trăm quốc gia, và nó càn quét vào cả các bộ phận quản lý. Tất nhiên, cũng bắt đầu áp dụng những kỹ thuật này vào gia đình mỗi người. Bạn mở blog lên, đọc thấy hướng dẫn sử dụng Sutherland còn nói, họ có cả ngày Lễ Tạ ơn Agile, để một nhóm người chuẩn bị thức ăn, một nhóm dọn bàn, một nhóm đón khách ở cửa. Sutherland nói, đó là Lễ tạ ơn hay nhất đến giờ. Hãy xét một vấn đề mà gia đình đang đối mặt: một buổi sáng om xòm và xem Agile có thể giúp được gì. Phần chủ yếu là trách nhiệm giải trình, cả nhóm sử dụng bộ tản thông tin, là những tấm bảng lớn ghi trách nhiệm của mỗi người. Nhà Starr áp dụng điều này, tạo danh sách kiểm tra mỗi sáng để mỗi đứa trẻ đánh dấu các công việc nhà đã hoàn thành. Buổi sáng tôi ghé thăm, Eleanor đi xuống lầu, rót một cốc cà phê, rồi ngồi trên chiếc ghế dựa cô ngồi đó, nhẹ nhàng nói chuyện với từng đứa khi từng đứa đi xuống lầu, kiểm tra danh sách, tự ăn bữa sáng, kiểm tra danh sách lần nữa, để đĩa vào chậu rửa chén, xem lại danh sách, cho vật nuôi ăn hay làm việc nhà được giao, kiểm tra lần nữa, thu dọn đồ đạc, và tự đi ra xe buýt. Đó là một trong những gia đình vận hành tuyệt vời nhất, tôi từng thấy. Khi tôi kịch liệt phản đối, nghĩ điều này không hợp với nhà tôi con chúng tôi cần quá nhiều sự giám sát, Eleanor nhìn tôi và nói "Tôi từng nghĩ thế!" "Tôi nói với David: đừng xen vào bếp núc của em. Nhưng tôi đã sai". Tôi quay sang David: "Làm sao áp dụng được?" Anh ấy nói: "Không thể xem thường sức mạnh của việc này." Và anh ấy lập một dấu kiểm. Anh ấy nói: "Ở chỗ làm mê cái dấu này lắm. trẻ con chắc chắn khoái." Tuần tôi mang về gia đình danh sách kiểm tra buổi sáng, tiếng la hét của cha mẹ giảm một nửa. (Cười lớn) Nhưng khi có những buổi họp mặt gia đình mới thực sự thay đổi. Vậy, theo mô hình Agile, chúng ta cần 3 câu hỏi: Tuần này, nhà mình đã làm tốt cái gì? cái gì đã làm chưa tốt, và đồng ý về phương hướng tuần tới? Mọi thành viên đều đưa ra ý kiến rồi chọn ra 2 ý kiến để tập trung vào. Đột nhiên, con gái chúng tôi đã thốt lên điều tuyệt vời: Cái gì đã được làm tốt ở tuần này? Không còn sợ lái xe. Dọn giường ngủ. Cái gì đã làm không tốt? Tờ bài tập toán, hay việc chào đón khách ở cửa. Cũng giống nhiều bậc cha mẹ, lũ trẻ giống tam giác quỷ Bermuda. Kiểu, suy nghĩ và ý tưởng đi vào, nhưng không trở ra. Ý tôi là, chúng không nói ra. Cách này bỗng giúp tiếp cận trực tiếp suy nghĩ sâu thẳm nhất của con. Nhưng tuyệt nhất là khi chúng tôi chuyển đến phần chúng ta sẽ làm gì vào tuần kế tiếp? Bạn biết đó, ý tưởng chủ đạo của Agile là nhóm tự quản lý bản thân, áp dụng với phần mềm, và cũng áp dụng tốt với lũ trẻ. Con chúng tôi yêu thích việc này. Vì chúng có thể đưa ra tất cả mọiý tưởng. Ví dụ, tuần này, sẽ đón 5 vị khách ở cửa, thêm 10 phút đọc sách trước khi đi ngủ. Nếu đánh ai, sẽ không được ăn tráng miệng trong một tháng. Thành ra, con chúng tôi thành Stalin nhí. Chúng tôi phải liên tục kéo chúng lại. Có một khoảng cách giữa cung cách của chúng trong cuộc họp và hành vi những ngày còn lại, nhưng thực ra, chúng tôi thấy không sao. Chúng tôi thấy như đã đặt những dây cáp ngầm và vài năm tới, chúng sẽ làm bừng sáng thế giới của con. 3 năm sau đó, con gái tôi đã gần 8 tuổi. Chúng tôi vẫn tổ chức những buổi họp như thế. Vợ tôi coi đó là những giây phút làm mẹ quý giá nhất. Bài học ở đây là gì? Từ "Agile" được đưa vào từ điển năm 2001 khi Jeff Sutherland và một nhóm thiết kế họp tại Utad, viết 12 điểm của Tuyên ngôn Agile. Tôi nghĩ bây giờ là lúc cho Tuyên ngôn Agile về Gia Đình Tôi đã học hỏi từ nhà Starr và nhiều gia đình khác tôi đã gặp và đề nghị sẽ có 3 điểm. Nguyên tắc số 1: Thích nghi mọi lúc. Khi lên chức ba, bạn biết tôi nhận ra: Mình sẽ đặt ra luật và bám lấy chúng, giả định rằng cha mẹ đoán trước được những vấn đề có thế xảy ra. Nhưng không thể. Điều tuyệt vời của hệ thống Agile là xây dựng một hệ thống luôn thay đổi vì thế có thể đối phó với những gì xảy đến trong đời thực. Như hay nói trên Internet: Nếu hôm nay làm chính xác điều đã làm 6 tháng trước, thì bạn đã làm sai. Các bậc cha mẹ có thể học nhiều từ điều đó. Nhưng với tôi, "Thích nghi mọi lúc" còn sâu sắc hơn thế. Phải tách cha mẹ thoát ra khỏi sự bó buộc rằng, ý tưởng duy nhất áp dụng ở nhà đến từ tham vấn tâm lý hay các ông thầy, hoặc chuyên gia tư vấn gia đình. Sự thật là, tư tưởng của họ đã cũ rích, trong khi những thế giới khác có đầy ý tưởng mới khiến các đội, nhóm làm việc hiệu quả. Xin đưa vài ví dụ. Bắt đầu với vấn đến lớn nhất: Bữa tối gia đình Ai cũng biết rằng có một bữa tối gia đình là tốt cho bọn trẻ. Nhưng nhiều khi ta không làm được. 1 bếp trưởng nổi tiếng ở New Orleans nói, "Không sao, chỉ cần chuyển giờ cơm tối. Tôi không ở nhà, không thể làm bữa tối, thì ăn sáng cùng nhau, gặp mặt lúc ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Và khiến bữa cơm Chủ Nhật ý nghĩa hơn". Những khảo sát gần đây đã ủng hộ anh ta. Chỉ cần 10 phút thật sự hiệu quả trong bất kỳ bữa ăn gia đình nào. Phần còn lại là: "Bỏ khủyu tay khỏi bàn đi con! ", "Đưa chai tương cà cho bố!" Có thể lấy 10 phút đó đặt vào bất cứ lúc nào trong ngày và nó sẽ có cùng tác dụng, Chuyển giờ cơm tối, đó là sự thích nghi. Một nhà tâm lý học môi trường nói với tôi, "Ngồi trên một chiếc ghế cứng có mặt ghế cứng, bạn cũng cứng nhắc hơn. Ngồi trên một chiếc ghế có nệm lót, bạn cũng cởi mở hơn". Cô ấy bảo tôi, "Khi phạt lũ trẻ, hãy ngồi trên một chiếc ghế thẳng có nệm lót, cuộc nói chuyện sẽ tốt hơn". Vợ chồng tôi đã chuyển chỗ ngồi trong những cuộc nói chuyện căng thẳng vì tôi thường ngồi phía trên, ở vị trí quyền lực. Vì thế, thay đổi chỗ ngồi, đó là sự thích nghi. Vấn đề là, vô vàn ý tưởng mới ở thế giới bên ngoài, nhưng phải gắn kết chúng với cha mẹ. Và đó là nguyên tắc số 1: Thích nghi mọi lúc. Hãy thoải mái, cởi mở, để những ý tưởng hay nhất chiến thắng. Nguyên tắc số 2: Trao quyền cho bọn trẻ. Bản năng cha mẹ là ra lệnh cho lũ trẻ. Thế dễ hơn, và thú thật, chúng ta thường làm đúng. Cũng có lý khi nhiều hệ thống ở mô hình thác nước hơn gia đình. Nhưng bài học lớn nhất ta học được là đảo chiều thác nước càng nhiều càng tốt. Tranh thủ sự tự giáo dục của bọn trẻ. Mới hôm qua, khi họp gia đình, chúng tôi đưa ý kiến về việc phản ứng thái quá. Thế rồi rút ra: "Được rồi, giờ ta sẽ có thưởng có phạt, được không?" Một đứa con gái của tôi đề đạt 1 tuần được có 5 phút phản ứng thái quá. Và chúng tôi khá đồng thuận. Nhưng sau đó, chị con bé bắt đầu. Con bé nói, "Thế là con có 1 lần phản ứng mạnh suốt 5 phút hay là 10 lần mỗi lần 30 giây phản ứng thái quá?" Con thấy thế được đấy Bao lần cũng được. Ba mẹ cũng phạt nữa chứ? Nhiều nhất là 15 phút phản ứng thái quá, Cứ mắc quá 1 phút chúng con phải chống đẩy 1 lần. Bạn thấy đó, rất hữu hiệu. Và hệ thống này không hiền đâu! Quyền lực của cha mẹ vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, chúng ta tập cho bọn trẻ độc lập, đó là mục tiêu cuối cùng của chúng ta. Tối nay, khi tôi rời nhà đến đây, một đứa con gái của tôi bắt đầu la hét. đứa kia nói: "Phản ứng thái quá! Phản ứng thái quá" và bắt đầu đếm, trong 10 giây, đứa kia im luôn. Với tôi, đó là giấy chứng nhận phép lạ của Agile. (Cười lớn) (Vỗ tay) Các nghiên cứu cũng chứng minh cho điều này. Những đứa trẻ tự đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch hàng tuần, tự đánh giá việc làm của mình sẽ phát triển vỏ não trước, và kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Vấn đề là, phải để các con thành công theo cách riêng của chúng, và phải, thỉnh thoảng, thất bại theo cách của chúng. Chủ ngân hàng của Warren Buffett, trách tôi vì không để bọn trẻ mắc sai lầm với tiền tiêu vặt. Tôi nói, "Thế lỡ chúng nó đâm đầu xuống hố thì sao?" Ông ấy nói, "Thà đâm đầu xuống hố với 6 đô-la tiền tiêu vặt còn hơn với 60.000 đô-la tiền lương 1 năm hay 6 triệu đô-la tiền thừa kế". Vì vậy, mấu chốt là hãy trao quyền cho bọn trẻ. Nguyên tắc số 3: Kể câu chuyện của bạn. Thích nghi thì tốt, nhưng cũng cần một nền tảng. Jim Collins, tác giả "Good to Great", bảo tôi rằng thành công của các tổ chức dưới dạng gì cũng có 2 điểm giống nhau: giữ gìn cái cốt lõi, và kích thích sự tiến bộ, Agileì rất tốt cho việc kích thích tiến bộ, nhưng tôi thường được nhắc, cần phải giữ gìn cái cốt lõi. Thế bạn làm nó bằng cách nào? Collins đã huấn luyện chúng tôi làm theo các doanh nghiệp, đó là xác định sứ mệnh của mình và xác định giá trị cốt lõi của mình. Vì thế ông ấy giúp chúng tôi lập tuyên bố sứ mệnh của gia đình. Theo mô hình hội nghị doanh nghiệp, gia đình đã hội nghị tại gia. Tôi đã làm bỏng ngô. Tôi đã làm cháy một túi nên phải làm thêm. Vợ tôi mua một bảng lật (flip chart) Buổi chuyện trò thú vị về: Điều gì quan trọng với mình? Nên phát huy những giá trị nào? Chúng tôi kết thúc với 10 tuyên bố. Chúng tôi là du hành chứ không du lịch. Không thích lưỡng lự mà ưa giải pháp. Một lần nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ nên bớt thời gian lo lắng về việc cái sai của mình mà nên dành nhiều thời gian tập trung vào cái đúng, bớt lo lắng về những ngày buồn bã để xây dựng những ngày tươi đẹp. Tuyên bố sứ mệnh gia đình là một cách hay để xác định điều ta làm đúng. Vài tuần sau, có điện thoại từ trường. Một đứa nhà tôi dính đến 1 vụ gây gổ. Chúng tôi bỗng lo lắng kiểu, con mình xấu tính ư? Không biết phải làm sao, chúng tôi cháu vào phòng tôi. Sứ mệnh gia đình treo trên tường, và vợ tôi nói: "Thế mọi thứ trên đó đều được áp dụng sao?" Nhìn xuống dưới danh sách, cô ấy đọc "Mang mọi người lại với nhau?" Đột nhiên chúng tôi có cách để bắt đầu câu chuyện. Cách tốt để kể câu chuyện của bạn là kể với bọn trẻ chúng đến từ đâu. Các nhà nghiên cứu tại đại học Emory đã hỏi trẻ: "Em biết những gì?" Em biết ông bà sinh ra ở đâu không? Em biết ba mẹ học trung học ở đâu không? Em biết ai trong gia đình đã gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, và họ đã vượt qua không? Những đứa trẻ có điểm số cao trên thang điểm này tự tin nhất và có ý thức tốt hơn trong việc kiểm soát cuộc sống. Bài kiểm tra "Em có biết" là chỉ tố dự báo lớn nhất về sức khỏe tinh thần và hạnh phúc. Tác giả nghiên cứu này nói với tôi: những đứa trẻ có ý thức rằng mình là một phần của câu chuyện lớn hơn sẽ tự tin hơn. Vậy nên nguyên tắc số 3 của tôi là: kể câu chuyện của bạn. Hãy dành thời gian kể về những giây phút tốt đẹp của gia đình, và làm cách nào bạn đã vượt qua những lúc khó khăn. Nếu bạn kể cho các con câu chuyện vui này. bạn đã cho chúng công cụ để làm chúng hạnh phúc hơn. Tôi là chỉ là 1 cậu bé khi lần đầu đọc "Anna Karenina' và câu mở đầu nổi tiếng: "Tất cả những gia đình hạnh phúc đều giống nhau. Mỗi gia đình không hạnh phúc đều không hạnh phúc theo cách của mình" Khi lần đầu đọc nó, tôi đã nghĩ "Câu này thật ngớ ngẩn. Tất nhiên là những gia đình hạnh phúc cũng đâu giống nhau." Nhưng khi tôi bắt đầu dự án này. tôi bắt đầu nghĩ lại. Những hiểu biết gần đây cho phép chúng ta, lần đầu tiên, xác định các phiến đá xây nên một gia đình hạnh phúc. Hôm nay tôi mới nhắc đến 3 điều: Thích nghi mọi lúc, trao quyền cho trẻ, và kể câu chuyện của bạn. Liệu rằng, sau này, có thể nói Tolstoy đã đúng? Câu trả lời, tôi tin, là có. Khi Leo Tolstoy 5 tuổi, anh trai Nikilay đến chỗ ông, và nói rằng anh ấy đã khắc bí quyết để cả vụ trụ hạnh phúc trên một cây gậy màu xanh mà anh ấy đã giấu đi trong một khe núi thuộc tài sản của gia đình ở Nga. Nếu tìm được cây gậy đó, tất cả nhân loại sẽ được hạnh phúc. Tolstoy đã sống, ám ảnh về cây gậy đó, nhưng không bao giờ tìm ra nó. Sự thật là, ông ấy đã yêu cầu được chôn ở khe núi ông nghĩ đang giấu cây gậy. Ngày này, ông ấy vẫn nằm đó, dưới một nắm cỏ xanh. Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi và bài học cuối cùng tôi học được là: Hạnh phúc không phải là thứ chúng ta tìm kiếm, mà là thứ chúng ta tạo ra. Đa số khi nhìn vào những tổ chức hoạt động tốt, đều cùng rút ra kết luận giống nhau. Sự lớn lao không phụ thuộc vào ngoại cảnh. mà vào lựa chọn. Bạn không cần một kế hoạch lớn. Bạn không cần một thác nước. Bạn chỉ cần bước từng bước nhỏ, tích lũy những chiến thắng nhỏ, vươn tay hướng tới cây gậy xanh đó. Và cuối cùng, đây có lẽ là bài học lớn nhất. Bí mật của một gia đình hạnh phúc là gì? Nỗ lực. (Vỗ tay) (Tiếng động cơ) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Tương lai của việc học tập sẽ là gì? Tôi có một kế hoạch, nhưng để nói cho các bạn biết kế hoạch đó là gì, Tôi cần kể cho các bạn biết một mẩu chuyện nho nhỏ đã tạo nên nền tảng của kế hoạch này. Tôi đã cố gắng suy nghĩ phương pháp học trong trường mà chúng ta đang dùng, Nó xuất phát từ đâu mà có? Và các bạn có thể truy về hàng ngàn năm trước, nhưng nếu ta xem xét việc dạy học hiên tại, thì chúng ta khá dễ dàng biết được nó xuất phát từ đâu. Nó đến với chúng ta từ 300 năm trước, và nó đến từ Đế quốc cuối cùng và lớn mạnh nhất trên hành tinh này. ["Đế quốc Anh"] Hãy tưởng tượng việc cố gắng quản lý mọi việc, cố gắng vận hành toàn bộ hành tinh này, mà lại không có máy vi tính, chẵng có điện thoại, với thông tin được ghi chép trên hàng nghìn mẫu giấy, và được vận chuyển bằng tàu thuyền. Nhưng những con người thời Victoria lại thực sự thành công. Những gì họ làm được thật kỳ diệu. Họ đã thiết lập một hệ thống vi tính toàn cầu được tạo nên bởi con người. Hệ thống đó vẫn tồn tại với chúng ta cho đến hôm nay. Nó được gọi là Bộ máy Quản lý Quan liêu. Để bộ máy đó vận hành, các bạn sẽ cần rất rất nhiều người. Họ đã tạo ra một cổ máy để sản xuất ra những con người đó: trường học. Những trường học này sẽ sản xuất ra những con người sẽ trở thành những bộ phận của Bộ máy Quản lý Quan liêu này. Họ buộc phải giống nhau. Họ phải biết 3 thứ: Họ phải viết chữ đẹp, bởi vì thông tin được viết bằng tay; họ phải biết đọc; và họ phải biết làm phép nhân, chia, cộng và trừ trong đầu của mình. Họ phải giống nhau như thế để ta có thể chọn một người từ New Zealand và đưa anh ta đến Canada và anh ta luôn trong tư thế sẵn sàng làm việc. Những con người thời kỳ Victoria là những bậc kỹ sư tài tình. Họ đã thiết kế một hệ thống bền vững đến nỗi nó vẫn tồn tại với chúng ta cho đến hôm nay, tiếp tục tạo ra những con người tương tự nhau cho một bộ máy đã không còn tồn tại. Đế quốc đã tan biến, vậy thì chúng ta đang làm gì với chính thiết kế đang tạo ra những con người tương tự nhau này, và tiếp sau đó chúng ta sẽ phải làm gì Liệu chúng ta có làm gì với nó nữa hay không? ["Những trường học, như chúng ta biết, đã lỗi thời"] Câu nhận định đó khá mạnh mẽ. Tôi nói những trường học, như chúng ta biết, đã bị lỗi thời. Tôi không nói nó bị suy nhược. Cũng khá là thời thượng khi nói rằng Hệ thống Giáo Dục của chúng ta đang bị suy thoái. Nó không bị suy thoái. Nó được cấu thành một cách tuyệt vời. Chỉ là chúng ta không cần nó nữaI. Nó đã lỗi thời rồi. Hiện tại chúng ta có các loại công việc gì? Well, máy vi tính là thư ký. Có hàng ngàn máy vi tính trong mỗi văn phòng. Và ta có những người điều khiển những cái máy vi tính đó làm công việc thư ký. Những người đó không cần biết viết chữ đẹp. Họ không cần biết làm phép nhân trong đầu của họ Họ cần biết đọc. Thực tế, kỹ năng đọc của họ phải sâu sắc. Well, hiện tại là thế, nhưng chúng ta vẫn không biết những nghề nghiệp trong tương lai sẽ như thế nào. Chúng ta biết rằng con người sẽ làm việc ở bất cứ nơi nào mà họ muốn, bất cứ lúc nào mà họ muốn, bằng bất cứ cách nào mà họ muốn,. Vậy thì việc dạy học hiện tại sẽ giúp họ như thế nào trong việc chuẩn bị cho thế giới đó? Well, tình cờ mà tôi đã gặp phải vấn đề này. Tôi đã từng làm giáo viên dạy cách viết chương trình máy vi tính ở New Delhi, 14 năm trước. Và ngay bên cạnh nơi tôi làm việc, có một khu ổ chuột. Và tôi đã nghĩ, bằng cách nào mà tụi nhóc đó lại có thể học viết chương trình được? Hay chúng nó sẽ không học? Cùng lúc đó, chúng ta cũng có rất nhiều cha mẹ những người giàu có máy vi tính và thường nói với tôi, "Cậu biết đấy, con trai tôi ấy, Tôi nghi thằng bé có khiếu bẩm sinh, vì nó có thể làm nhiều thứ tuyệt vời với cái máy vi tính. và con gái tôi -- oh, chắc chắn con bé rất thông minh'" vân vâng và vân vân. Tôi chợt tự hỏi rằng, Sao những người giàu có này lại có những đứa trẻ xuất chúng như thế? (Khán giả cười) Người nghèo đã làm sai điều gì? Tôi đã đục một cái lỗ trên bức tường chắn giữa văn phòng và khu ổ chuột kế bên, và đặt vào cái lỗ một cái máy vi tính để xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi đưa một cái máy vi tính cho những đứa bé chưa một lần chạm vào nó, chẳng biết chút tiếng Anh nào, cũng chẵng biết Internet là gì. Mấy đứa nhóc chạy đến. Cái máy cách mặt đất khoảng 1 mét, rồi mấy em hỏi: "Cái gì vậy bác?" Và tôi trả lời: "Yeah, nó là..., bác không biết nữa." (Khán giả cười) Mấy em hỏi: "Sao bác lại để nó ở đây?" Tôi trả lời: "Chỉ để thế thôi." Và rồi mấy em nói: "Tụi con chạm vào nó được không bác?" Tôi trả lời: "Nếu con muốn." Và rồi tôi đi khỏi đó. Khoảng 8 tiếng sau, Tôi thấy chúng đang dùng máy và đang dạy nhau cách lên mạng. Tôi mới nói," Well điều này thật khó mà tin được, vì -- Sao lại có thể như thế được? Tụi nó có biết gì đâu?" Đồng nghiệp của tôi nói: "Không, cũng đơn giản thôi. Một sinh viên của anh chắc hẵn đã đi ngang qua đó, đã chỉ cho tụi nhóc cách sử dụng con chuột." Tôi trả lời: "Yeah, cũng có thể như thế thật." Vì thế tôi đã thử nghiệm thêm lần nữa. Tôi đi đến một vùng cách Delhi gần 500 Km vào một ngôi làng rất hẻo lánh Một nơi mà những kỹ sư phát triển phần mềm có rất ít cơ hội đi ngang qua. (Khán giả cười) Tôi đã thử nghiệm một lần nữa ở nơi này. Ở đó tôi chẳng có nơi nào để trú chân nên tôi đã đặt cái máy ở đó, rồi tôi bỏ đi, trở lại đó sau vài tháng, nhìn thấy tụi nhóc đang chơi game trên máy. Khi mấy em thấy tôi, mấy em nói: "Tụi con muốn một bộ xử lý nhanh hơn và một con chuột tốt hơn." (Khán đài cười) Nên tôi đã hỏi: "Sao tụi con lại biết được mấy thứ này?" Và mấy em đã đáp với câu trả lời rất thú vị. Với một chút bực bội trong giọng nói, mấy em trả lời: "Thầy đưa cho tụi em một cái máy chỉ toàn tiếng Anh, nên tụi em phải dạy nhau tiếng Anh để dùng được nó." (Khán đài cười) Đó là lần đầu tiên, với tư cách của một giáo viên, tôi đã nghe được từ "dạy lẫn nhau" được nói ra một cách rất bình thường. Đây là sơ lược những gì đã xảy ra từ những năm qua. Đó là cái máy vi tính được đặt trên tường vào ngày đầu tiên. Bên phải ta là một đứa bé 8 tuổi. Bên trái là học trò của em ấy, Cô bé 6 tuổi. Và cậu bé đang dạy cho cô bé cách dùng máy. Và rồi trên những vùng miền khác nhau của đất nước, Tôi đã thử nghiệm việc này lần này đến lần khác và nhận được chính những kết quả tương tự nhau. [Phim "Cái lỗ trên bức tường (Hole in the wall film) - sản xuất năm '1999"] Một bé 8 tuổi đang hướng dẫn chị của mình phải làm gì. Và sau cùng cô bé giải thích bằng tiếng Marathi nó là gì, và cô bé nói: "Ở trong đó có một bộ vi xử lý." Rồi tôi bắt đầu công bố. Tôi công bố ở tất cả mọi nơi. Tôi đã ghi chép và đo lường mọi thứ. Và tôi đã tuyên bố trong 9 tháng, với một nhóm trẻ em được tự mình tiếp xúc với một máy vi tính với bất cứ ngôn ngữ nào sẽ đạt được trình độ tương đương với một nhân viên thư ký văn phòng ở phương Tây. Tôi đã thấy nó lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nhưng tôi cũng tò mò muốn biết, mấy em sẽ làm được những gì nếu đã đạt được thành công như thế? Tôi đã bắt đầu thừ nghiệm với những môn khác, Một ví dụ trong số đó là cách phát âm (Âm vị học). Chúng tôi có một cộng đồng trẻ em ở miền Nam Ấn Độ có âm tiếng Anh rất tệ, và mấy em cần phải phát âm tiếng Anh tốt hơn vì nó sẽ giúp các em cải thiện công việc của mình. Tôi đã đưa cho mấy em một chiếc máy vi tính kèm theo một chương trình ghi từ theo giọng nói, và tôi bảo: "Cố gắng nói với cái máy cho đến khi nào nó ghi ra được những gì con nói." (Khán đài cười) Tụi nhóc đã làm thế, và mời các bạn xem qua cái này. Máy vi tính: "Nice to meet you". Sinh viên: Nice to meet you. Sugata Mitra: Tôi đoán mọi người biết lý do tôi kết thúc với gương mặt của người phụ nữ trẻ này, tôi nghĩ nhiều người ở đây biết cô ấy. Cô ấy giờ đã gia nhập một trung tâm trả lời qua điện thoại ở Hyderabad và có lẽ đã tra tấn vài người ở đây về hóa đơn tín dụng của bạn với một giọng Anh rất rõ ràng. Thế rồi nhiều người hỏi: "Chuyện sẽ tiếp tục đến bao giờ? Nó sẽ chấm dứt ở đâu?" Tôi quyết định chính tôi sẽ kết thúc đề tài tranh cãi của mình bằng cách tạo ra một lời tuyên bố vô lý. Tôi đã tạo nên một giả thuyết, một giả thuyết lố bịch. Tamil là một ngôn ngữ ở miền Nam Ấn Độ, và tôi đã nói rằng, Liệu những trẻ em nói tiếng Tamil ở một ngôi làng miền Nam Ấn Độ có thể học về công nghệ sinh học của quá trình sao chép DNA bằng tiếng Anh từ một cái máy vi tính được đặt trên tường hay không Và tôi bảo rằng: "Tôi sẽ kiểm tra mấy nhóc. Mấy nhóc đạt 0/100. Tôi sẽ ở lại đó vài tháng, rồi rời khỏi đó vài tháng, tôi sẽ trở lại đó, mấy nhóc sẽ đạt một con 0 nữa. Tôi sẽ quay về phòng nghiên cứu và nói: chúng ta cần giáo viên." Tôi đã tìm được một ngôi làng. Nó được gọi là Kallikuppam ở miền Nam Ấn Độ. Tôi đã đặt cái ""Máy Vi Tính Ở Lổ Trên Tường"" ở đó, tải xuống đủ loại dữ liệu về quá trình sao mã DNA từ Internet, đa số dữ liệu tôi chả hiểu gì. Đám trẻ tụ tập đến và hỏi: "Đây là gì vậy?" Tôi trả lời: "Cái này rất thời sự, rất quan trọng, Nhưng nó lại chỉ có bản tiếng Anh thôi." Mấy em mới hỏi: "Làm sao tụi con có thể hiểu tiếng Anh cao cấp vậy được? còn cả biểu đồ và hóa học nữa?" Cho đến lúc đó, tôi đã phát triển được một phương pháp sư phạm mới, nên tôi đã trả lời rằng: "Thầy cũng không biết phải làm sao nữa." (Khán đài cười) "Mà thôi, thầy đi đây." (Khán đài cười) Rồi tôi đã vắng mặt khoảng vài tháng. Mấy nhóc đạt 0/100. Tôi đã cho mấy em làm bài kiểm tra. Tôi trở lại lần nữa sau vài tháng và mấy em tụ đến bên tôi và nói: "Tụi con chả hiểu gì cả." Tôi nói: "Well, tôi kỳ vọng gì đây?" Nên tôi hỏi: "Được rồi, nhưng phải bao lâu nữa con mới chấp nhận rằng con không hiểu cái đó?" Mấy nhóc trả lời: "Tụi con chưa bỏ cuộc đâu. Ngày nào tụi con cũng quan sát nó." Tôi hỏi: "Gì cơ? Tụi con không hiểu cái thứ trên màn hình kia thế mà vẫn cứ tiếp tục quan sát nó trong 2 tháng liên tục? Để làm gì vậy con?" Có một cô bé tôi vừa thấy lần đầu tiên, cô bé đưa tay lên và trả lời tôi với giọng nữa tiếng Anh nữa tiếng Tamil, cô bé nói: "Well, ngoại trừ việc sự sai lệch trong sao chép phân tử DNA tạo nên bệnh tật ra, tụi con chẳng hiểu gì hết trơn." (Khán đài cười) (Khán đài vỗ tay) Thế nên tôi đã kiểm tra mấy em. Tôi nhận được một kết quả giáo dục không tưởng: từ 0 lên đến 30/100 với 2 tháng trong cái nóng nhiệt đới với một cái máy tính được đặt dưới cây và được cài một ngôn ngữ mà mấy nhóc chẳng hiểu gì đã đạt được thành công vượt xa cả một thập kỷ. Ngu xuẩn thật. Nhưng tôi phải làm theo tiêu chuẩn của người Victoria. 30/100 nghĩa là rớt. Vậy làm sao để mấy em qua được bài kiểm tra? Tôi phải cho các em thêm 20 điểm. Tôi chẳng tìm được giáo viên nào. Tôi chỉ tìm thấy được một người bạn của họ: một cô nhân vên kế toán 22 tuổi. cô ta luôn chơi với mấy em. Tôi đã hỏi cô gái: "Cô giúp được mấy nhóc không?" Cô bé nói: "Bó tay thôi. Tôi đâu có môn khoa học ở trường đâu. Tôi chẳng cả ngày biết mấy nhóc làm gì với cái máy vi tính dưới cái cây ấy đâu. Tôi giúp không nỗi đâu." Tôi nói: "Thế này nhé, Cô dùng phương pháp của các bà cụ ấy." Cô ấy mới hỏi: "Cái gì?" Tôi trả lời: "Đứng sau lưng mấy nhóc ấy, cứ khi nào mấy nhóc làm gì đó, cô chỉ cần nói: 'Well, wow, ý chị là: sao mấy em làm thế được? Thế trang tiếp theo là gì? Trời, lúc chị bằng tuổi mấy em, chị đâu làm được thế đâu!" Mấy câu mà các bà cụ hay nói đó." Thế rồi cô gái đã làm như thế trong hai tháng. Điểm số nhảy lên đến 50/100. Kallikuppam đã bắt kịp được với ngôi trường được tôi điều hành ở New Delhi, một ngôi trường tư giàu có với những giáo viên kỹ thuật sinh học được đào tạo bài bản. Khi tôi thấy được sự việc, tôi đã biết có một cách có thể cân bằng sân chơi cho cả 2 bên. Đây Kallikuppam. (Tiếng của trẻ em) Neurons ... liên lạc. Tôi đã bỏ sai góc quay. Do kỹ thuật nghiệp dư thôi, nhưng các bạn cũng dễ nhận ra điều cô bé nói là về neuron, với hai tay để như thế này, và cô bé đã nói về sự liên lạc của các neuron. Ở tuổi 12. Vậy việc làm trong tương lai sẽ như thế nào đây? Well, chúng ta biết hiện tại nó như thế nào. Việc học tập trong tương lai sẽ như thế nào? Chúng ta biết tình hình hiện tại của việc học tập trẻ em tràn ra với những chiếc điện thoại di động trên tay này và chần chừ đi đến trường dùng tay kia để lấy sách học. Tương lai sẽ như thế nào? Thật sự chúng ta không cần đi đến trường nữa ư? Thật sự đến một lúc nào đó, khi ta cần biết thông tin, ta chỉ cần 2 phút để tìm kiếm thôi ư? Chẳng lẽ nào -- với một câu hỏi hóc búa một câu hỏi đã gắn vào tâm trí tôi của Nicholas Negropontea -- chẳng lẽ nào chúng ta đang đi đến hay thậm chí trên con đường dẫn đến một tương lai khi việc hiểu biết đã lỗi thời? Nhưng điều đó thật tệ hại, chúng ta là loài Homo sapien. Sự hiểu biết chính là điểm khác biệt giữa chúng ta với loài tinh tinh. Nhưng hãy nhìn nhận nó từ góc độ này. Mất đến 100 triệu năm để loài tinh tinh có thể đứng bằng 2 chân và trở thành Homo sapien. Chỉ mất 10 000 năm để biến sự hiểu biết trở nên lỗi thời. Thật là một thành tích lớn lao. Nhưng chúng ta phải biết kết hợp nó vào tương lai của chính chúng ta. Dường như chìa khóa chính là sự động viên, khích lệ. Nếu các bạn nhìn vào Kuppam, nếu các bạn xem lại những thử nghiệm mà tôi đã làm, nó chỉ đơn giản nói rằng: "Wow, xin cúi chào học tập." Theo dữ liệu từ Thần Kinh học. Phần bò sát nằm ngay giữa bộ não con người, khi nó bị đe dọa, nó sẽ ngưng tất cả mọi tín hiệu, nó chặn đứng hoạt động của phần vỏ não trước trán, phần đóng vai trò học tập của con người, nó chặn đứng tất cả mọi hoạt động. Sự trừng phạt cũng như thi cử đều được xem là mối đe dọa. Như vậy chúng ta lấy con của mình ra, chặn đứng não của mấy em, rồi bảo chúng: "thể hiện đi" Sao người ta lại tạo ra một hệ thống như thế? Bởi vì nó cần thiết. Có một giai đoạn trong Kỷ nguyên Đế Chế người ta cần những con người có thể vượt qua mọi đe dọa. Khi đứng một mình trên đường hào Nếu bạn vẫn sống sót, bạn vẫn ổn, bạn đã vượt qua được bài kiểm tra. Nếu không, bạn bị đánh rớt. Nhưng Kỷ nguyên Đế chế đó đã không còn. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra đối với sự sáng tạo trong Kỷ nguyên của chúng ta? Chúng ta cần đưa sự cân bằng đó trở lại từ điều thích thú chứ không phải mối đe dọa. Tôi đã trở lại nước Anh để tìm kiếm những người bà Anh quốc. Tôi đã đăng quảng cáo trên báo rằng Nếu bà là bà nội hay bà ngoại gốc Anh, nếu bà có đường truyền Internet và một cái web camera, bà có thể cho tôi miễn phí một giờ một tuần được không? Tuần đầu tiên tôi nhận được 200 lời đồng ý. Tôi biết nhiều người bà gốc Anh hơn bất cứ người nào đang ngồi ở đây. (Khán đài cười) Họ được gọi là Granny Cloud (Người Bà trên mây). Granny Cloud được đặt trên Internet. Nếu có một đứa trẻ mắc phải vấn đề gì, chúng tôi sẽ tìm một Bà, Bà sẽ bật Skype và xử lý mọi việc. Tôi đã thấy họ làm việc đó xảy ra ở một ngôi làng tên là Diggles ở Bắc nước Anh, sâu trong một ngôi làng ở Tamil Nadu, Ấn Độ, cách đây khoảng 10 000 km. Bà ấy xử lý mọi việc chỉ với một cử chỉ rất lâu đời. "Shhh." Được chứ ạ? Hãy xem cái này. Bà: "You can't catch me". Các con nói đi. "You can't catch me." Trẻ em: You can't catch me. Bà: I'm the Gingerbread Man. Trẻ em: I'm the Gingerbread Man. Bà: Nói tốt lắm! Rất tốt. Sugata Mitra: Vậy thì chuyện gì đang xảy ra ở đây? Tôi nghĩ thứ mà chúng ta cần quan sát chúng ta cần quan sát đến việc học tập là sản phẩm của việc tự tổ chức giáo dục. Nếu ta để quá trình giáo dục tự nó tiến hành, thì việc học tập sẽ trổi dậy. Không phải chúng ta LÀM cho nó xảy ra. Chúng ta hãy ĐỂ cho nó xảy ra. Giáo viên tiến hành khởi động quá trình và rồi cô ấy đứng nhìn trong sự kinh ngạc và quan sát quá trình học tập diễn ra. Tôi nghĩ đó chính là mục đích của tất cả lý luận trên. Nhưng sao ta biết được? Sao ta sẽ biết được? Well, Tôi dự định xây dựng Những Môi Trường Tự Tổ Chức Học Tập tập - SOLO Những môi trường này cơ bản là đường truyền Internet, sự cộng tác và khích lệ được kết hợp lại với nhau. Tôi đã thử nghiệm nó ở rất, rất nhiều trường học. Nó đã được thử nghiệm trên toàn Thế giới, và các giáo viên đại loại chỉ đứng và nói: "Nó tự động xảy ra á?" Tôi trả lời: "Yeah, Nó tự động xảy ra." - "Sao thầy biết được?" Tôi trả lời: "Thầy cô sẽ không tin được mấy đứa trẻ nói với tôi như thế là ai và đến từ đâu đâu." Đây là một dự án SOLE đang trong quá trình hoạt động. (Học sinh bàn tán) Dự án này ở Anh. Cậu bé đang duy trì "luật lệ và trật tự", chúng ta phải nhớ rằng ở đó chẳng có giáo viên nào. Cố bé: Tổng số electron không bằng tổng số proton -- Australia Cô bé: -- cho nó một điện tích dương hoặc âm. Điện tích trong một ion tương đương với số proton trong ion trừ cho số electron. Một thập kỷ trước cả tương lai thưa quý vị. Với SOLE, Tôi nghĩ chúng ta cần một chương trình giáo dục với những câu hỏi LỚN. Các bạn đã nghe về nó. Các bạn biết nó là gì. Đã có lúc những con người thời Đồ đá đã ngồi và nhìn lên bầu trời và nói: "Những anh sáng lấp lánh đó là gì nhỉ?" Họ đã xây dựng lên chương trình giáo dục đầu tiên, nhưng chúng ta đã lạc mất những câu hỏi phi thường đó. Chúng ta đã mang nó xuống góc nhìn "tang của một góc". Nhưng nó vẫn chưa đủ hấp dẫn. Ta phải nói với một đứa bé 9 tuối bằng cách: "Nếu một khối thiên thạch đang tiến gần vào Trái đất, làm sao con biết được nó sẽ đâm vào Trái đất hay không?" Và nếu cậu bé nói: "Well, Cái gì? Bằng cách nào?" Ta sẽ nói: "Có một cụm từ rất kỳ diệu. Nó được gọi là "Tang của một góc," và để cậu ta một mình ở đó. Cậu bé sẽ tự tìm câu trả lời. Đây là vài hình ảnh của SOLE. Tôi đã thử với những câu hỏi hết sức, hết sức lạ thường -- "Thế giới bắt đầu từ đâu? Nó sẽ kết thúc như thế nào?" — câu hỏi cho đứa bé 9 tuổi. Đây là sơ đồ về "Chuyện gì sẽ xảy ra cho bầu không khí ta đang thở." Được tự làm bởi trẻ em, không có sự giúp đỡ nào từ giáo viên. Giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi, và đứng đó, khen ngợi câu trả lời. Vậy ước mơ của tôi là gì? Ước mơ ấy là chúng ta cùng thiết kế tương lai của việc học tập Chúng ta chẳng hể muốn trở thành phụ tùng thay thế cho một cổ máy vi tính con người, phải không? Thế nên chúng ta cần thiết kế cho tương lai của việc học tập. Và tôi phải -- xin chờ giây lát, Tôi phải đọc chính xác từng từ một, bời vì bạn biết đấy, nó rất quan trọng mà. Ước muốn của tôi là góp phần thiết kế tương lai của việc học tập bằng cách hỗ trợ tất cả trẻ em trên toàn thế giới khai thách được tài năng và khả năng cộng tác của các em, Hãy giúp tôi xây dựng ngôi trường này. Nó sẽ được gọi là "Ngôi trường trên Mây" Nó sẽ là một ngôi trường nơi trẻ em sẽ có những cuộc phiêu lưu trí tuệ được thúc đẩy bằng những câu hỏi vĩ mô đưa ra bởi những người truyền đạt Tôi muốn làm điều này bằng cách xây dựng một cơ sở nơi tôi có thể nghiên cứu mọi thứ. Nó là một cơ sở trên thực tế không người điều hành. Ở đó chỉ có một người Bà vận hành một cách khỏe mạnh và an toàn. Các phần còn lại của nó đều từ đám mây. Ánh sáng được bật và tắt bởi đám mây, vân vân và vân vân, mọi thứ được thao tác từ đám mây. Nhưng tôi muốn các bạn vì lí do khác. Các bạn có thể tiến hành dự án "Những Môi Trường Tự Tổ Chức Học Tập" tại nhà, trường học, ngoài trường học, trong các câu lạc bộ. Nó rất dễ tiến hành. Có một tài liệu rất tuyệt vời phát hành bởi TED hướng dẫn bạn cách thực hiện dự án. Nếu có thể, làm ơn, làm ơn hãy tiến hành dọc cả năm châu bốn bể và gởi đến tôi dữ liệu của dự án, Rồi tôi sẽ tập hợp chúng lại, đưa chúng lên "Ngôi trường của những đám mây - School of Clouds", và tạo nên tương lai của việc học tập. Đó là ước mơ của tôi. Và chỉ một điều nữa thôi. Tôi sẽ đưa các bạn lên đỉnh núi Himalayas. Khoảng 3,7 Km cách mực nước biển, nơi không khí rất loãng Tôi đã từng đăt 2 "Máy Vi Tính Ở Lổ Trên Tường" ở đó, và rất nhiều trẻ em đã tụ về nơi đó Có một em bé gái lẽo đẽo theo tôi lúc tôi ở đó. Và tôi đã nói với cô bé: "Cháu biết không? Thầy muốn tặng mỗi người, mỗi em bé một máy vi tính. Thầy không biết nữa, giờ thầy phải làm sao đây?" Và tôi đã cố chụp lén cô bé một bức ảnh. Cô bé đột nhiên đưa tay về phía tôi như thế này rồi nói: "Giờ thầy thực hành luôn đi." (Khán đài cười) (Khán đài vỗ tay) Tôi nghĩ lời khuyên đó rất hay. Tôi sẽ nghe theo lời khuyên đó. Tôi sẽ ngừng nói. Cám ơn. Chân thành cám ơn. (Khán đài vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn. (Khán đài vỗ tay) Chân thành cám ơn. Wow. (Khán đài vỗ tay) Tôi muốn các bạn tự hỏi mình, bạn cảm thấy như thế nào khi nghe cụm từ "Hóa hữu cơ"? Bạn nghĩ đến điều gì? Hầu như ở mọi trường đại học đều có dạy một môn học tên là Hóa hữu cơ, với phần mở đầu khó khăn, nặng nề, quá nhiều kiến thức làm choáng ngộp sinh viên, và bạn phải thật xuất sắc nếu muốn trở thành bác sĩ, nha sĩ, hay bác sĩ thú y. Đó là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên nghĩ về môn khoa học này như thế này.. một chướng ngại vật trên con đường của họ, sợ và ghét nó, và gọi nó là môn loại sinh viên. Môn học này thật khốc liệt với những người trẻ, loại họ ra khỏi lớp. Và suy nghĩ này từ lâu đã trở nên phổ biến không chỉ ở bậc đại học. Có một nỗi lo chung xung quanh cụm từ này. Vô tình, tôi lại yêu nó, và tôi nghĩ rằng đặt nó ở vị trí như vậy là không thể chấp nhận được. Điều này không tốt cho khoa học, cũng không tốt cho xã hội, và tôi nghĩ rằng không cần phải như vậy. Ý tôi không phải là môn này nên dễ hơn. Nó không nên dễ hơn. Nhưng cảm nhận của bạn về những từ này không nên dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước, những người, thành thật mà nói, đã trải qua nhiều lo lắng với nó. Vì vậy, hôm nay tôi ở đây vì tôi tin rằng kiến thức cơ bản trong Hóa hữu cơ rất có giá trị. và ta có thể làm cho mọi người dễ tiếp cận với nó hơn, và hôm nay, tôi muốn chứng minh điều đó với bạn. Để tôi thử nhé? Khán giả: Vâng. Jakob Magolan: Được rồi, chúng ta bắt đầu thôi. (Tiếng cười) Ở đây tôi có một bút tiêm EpiPen đắt tiền. Bên trong nó là một loại thuốc có tên là epinephrine. Epinephrine có thể khiến tim đập trở lại, hay chống lại phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng. Một mũi tiêm ngay tại đây sẽ làm điều đó. Nó như khởi động cơ chế chống trả hay bỏ chạy của cơ thể. Nhịp tim, huyết áp của tôi sẽ tăng để đưa máu đến các cơ. Đồng tử sẽ giãn ra. Và tôi sẽ cảm thấy sức mạnh tăng vọt. Với nhiều người, epinephrine tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Như một ống phép màu nhỏ xíu trong tay bạn. Đây là cấu trúc hóa học của epinephrine. Hóa hữu cơ trông như thế này. Nó trông như các đoạn thẳng và kí tự.. Hầu hết mọi người thấy nó vô nghĩa. Tôi muốn cho bạn xem tôi thấy gì khi nhìn vào hình ảnh này. Tôi thấy một vật thể có các phần xoay được trong không gian và nó chuyển động. Chúng ta gọi chúng là hợp chất hay phân tử, và đây là 26 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Sự sắp xếp độc đáo của các nguyên tử này quyết định đặc tính của epinephrine, nhưng không ai thực sự từng nhìn thấy chúng, vì chúng cực kì nhỏ. Vì thế ta sẽ gọi đây là ấn tượng nghệ thuật, và tôi muốn giải thích nó nhỏ như thế nào. Trong đây, có dưới một nửa miligam epinephrine hòa với nước. Chúng có khối lượng bằng với khối lượng một hạt cát. Số lượng phân tử epinephrine trong này là một tỷ tỷ. Đó là 18 số 0. Con số đó thật khó hình dung. Bảy tỷ người trên hành tinh? Có lẽ 400 tỷ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta? Vẫn chưa bằng một phần. Nếu bạn muốn tìm được con số gần đúng, hãy tưởng tượng mọi hạt cát trên tất cả các bãi biển, dưới đáy tất cả các đại dương và hồ, và sau đó, thu nhỏ tất cả để chúng vừa cái ống này. Epinephrine là cực kì nhỏ, ta không bao giờ nhìn thấy được, kể cả qua kính hiển vi, nhưng ta biết nó trông như thế nào, vì nó hiện ra qua các máy móc tinh vi, với những cái tên thú vị như "máy cộng hưởng từ hạt nhân". Vậy nên, dù thấy hay không, ta vẫn biết rất rõ về nó. Ta biết nó được tạo thành từ bốn loại nguyên tử khác nhau: hydro, carbon, oxy và nitơ. Đây là những màu sắc ta thường dùng để biểu thị chúng. Vạn vật trong vũ trụ được tạo thành từ những quả cầu nhỏ, gọi là nguyên tử. Có khoảng một trăm thành phần chính, được tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn: proton, neutron, electron. Ta xếp các nguyên tử này vào một bảng quen thuộc. Đặt tên và đánh số chúng. Nhưng ta đều biết sự sống không cần tất cả chúng, chỉ cần một nhóm nhỏ là đủ, chỉ nhiêu đây. Và có bốn nguyên tử đặc biệt nổi bật so với phần còn lại thành phần chính của sự sống, và chúng cũng chính là thành phần của epinephrine: hydro, carbon, oxy và nitơ. Tiếp theo là phần quan trọng nhất. Khi các nguyên tử này liên kết với nhau để tạo thành phân tử, chúng tuân theo các quy tắc. Hydro tạo thành một liên kết, oxy luôn tạo thành hai liên kết, nitơ tạo thành ba, và carbon tạo thành bốn. Chỉ có vậy. HONC - một, hai, ba, bốn. Nếu bạn có thể đếm tới bốn và đánh vần sai từ " honk" ("tiếng còi") bạn sẽ nhớ nó suốt đời. (Tiếng cười) Ở đây, tôi có bốn bát chứa những nguyên tử này. Ta có thể sử dụng chúng để tạo nên phân tử. Hãy bắt đầu với epinephrine. Những liên kết giữa các nguyên tử được tạo thành từ các electron. Nguyên tử sử dụng electron như cánh tay để đưa ra và giữ lấy các nguyên tử kế cận. Hai electron mỗi liên kết, như một cái bắt tay, và như cái bắt tay, chúng không tồn tại mãi. Chúng có thể buông ra và nắm lấy nguyên tử khác. Đó là phản ứng hóa học, khi các nguyên tử thay đổi đối tác và tạo thành phân tử mới. Cấu trúc epinephrine chủ yếu được làm từ carbon, điều đó rất phổ biến. Carbon là vật liệu quan trọng nhất để tạo nên sự sống, vì nó tạo ra nhiều liên kết và tạo ra liên kết bền. Đó là lý do ta mô tả Hóa hữu cơ là ngành nghiên cứu nguyên tử carbon. Nếu ta tạo ra những phân tử nhỏ nhất sử dụng những quy tắc này, chúng làm rõ các quy tắc, và có những cái tên quen thuộc: nước, amoniac và metan, H2O và NH3 và CH4. Những từ "hydro", "oxy" và "nitơ"-- ta sử dụng những từ đó để đặt tên cho ba phân tử được tạo thành từ hai nguyên tử. Chúng vẫn theo quy tắc, vì chúng có một, hai và ba liên kết. Đó là tại sao oxy được gọi là O2. Tôi có thế chỉ cho bạn thấy sự cháy Đây là cacbonic, CO2. Trên nó, hãy đặt nước và oxy, bên cạnh là một số nhiên liệu dễ cháy. Những nhiên liệu này được tạo ra từ hydro và carbon. Vì vậy, chúng được gọi là hydrocarbon. Chúng ta thật sáng tạo. (Tiếng cười) Khi các phân tử này gặp oxy, như những gì xảy ra trong động cơ hoặc lò nướng, chúng giải phóng năng lượng và sắp xếp lại. Cuối cùng, carbon sẽ nằm ở tâm của phân tử CO2, liên kết với hai oxy, và hydro trở thành một phần của nước, và mọi phân tử đều tuân theo các quy tắc này. Không có lựa chọn ở đây, các phân tử lớn hơn cũng vậy, như ba phân tử này. Đây là loại vitamin được ưa thích, bên cạnh loại thuốc được ưa thích, (Tiếng cười) và morphin là sáng chế quan trọng trong lịch sử y khoa. Nó đánh dấu lần đầu tiên y học chiến thắng nỗi đau thể xác, và mỗi phân tử có một câu chuyện, và chúng đều được công bố. Chúng được các nhà khoa học viết, và được các nhà khoa học khác đọc, vậy nên, ta có cách biểu diễn chúng trên giấy thật nhanh, tôi phải dạy bạn cách làm điều đó. Ta đặt epinephrine lên trang giấy, sau đó, ta thay tất cả các hình cầu bằng các chữ cái đơn giản, các liên kết nằm trong mặt phẳng giấy sẽ trở thành các gạch, và những liên kết hướng ra trước và sau trở thành những tam giác nhỏ, hoặc tô đậm hoặc đứt nét để biểu thị độ sâu. Thật ra, ta cũng không vẽ những nguyên tử carbon. Ta giấu chúng đi để tiết kiệm thời gian. Chúng được biểu diễn bởi các đỉnh liên kết, ta cũng giấu đi các nguyên tử hydro liên kết với carbon. Ta biết chúng ở đó khi ta thấy một nguyên tử carbon có ít hơn bốn liên kết. Cuối cùng là liên kết giữa OH và NH. Ta bỏ những gạch nối này để nó gọn hơn, và đó là tất cả. Đây là cách chuyên nghiệp để vẽ các phân tử. Đây là thứ bạn thấy trên Wikipedia. Cần luyện tập một chút nhưng tôi nghĩ mọi người ở đây đều có thể làm được. Nhưng hôm nay, bạn chỉ cần biết: đây là epinephrine. Nó cũng được gọi là adrenaline. Chúng là một và hoàn toàn giống nhau. Nó được tạo ra bởi tuyến thượng thận. Hiện giờ, chúng đang lưu thông trong cơ thể bạn. Nó là một hợp chất tự nhiên. Ống EpiPen này sẽ lập tức cung cấp cho bạn một tỷ tỷ phân tử này. (Tiếng cười) Ta có thể trích xuất epinephrine từ tuyến thượng thận của cừu hoặc gia súc, nhưng ta lấy thứ này không phải từ đó. Chúng ta tạo ra epinephrine trong nhà máy bằng cách nối các phân tử nhỏ hơn lại với nhau, chủ yếu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Và đây là 100% nhân tạo. Có lẽ từ "nhân tạo" làm cho một số người cảm thấy không thoải mái. Không giống như từ "tự nhiên" tạo cho ta cảm giác an toàn. Nhưng hai phân tử này không có gì khác biệt. Ta không bàn về hai chiếc xe vừa ra khỏi dây chuyền lắp ráp. Một chiếc có thể bị trầy xước, bạn không thể làm trầy nguyên tử. Hai phân tử này giống nhau như đúc một cách kì lạ, Ở mức độ nguyên tử, toán học gần như không khác với thực tế. Và một phân tử epinephrine.. không có ký ức về nguồn gốc của nó. Nó chỉ là nó mà thôi, và khi bạn dùng nó, những từ "tự nhiên" và "nhân tạo" không còn quan trọng nữa, và thiên nhiên tổng hợp phân tử này giống như chúng ta, chỉ là nó làm tốt hơn chúng ta rất nhiều. Trước khi có sự sống trên Trái Đất, mọi phân tử đều rất nhỏ, đơn giản: cacbonic, nước, nitơ, chỉ những chất đơn giản. Sự xuất hiện của sự sống đã thay đổi điều đó. Sự sống mang đến nhà máy sinh hóa vận hành bằng ánh sáng mặt trời, và trong các nhà máy đó, các phân tử nhỏ va chạm, và tạo thành phân tử lớn hơn: carbohydrate, protein, axit nucleic, và vô số các phân tử ngoạn mục khác. Thiên nhiên là nhà hóa học hữu cơ đầu tiên, và nó đồng thời cũng lấp đầy bầu trời với oxy ta đang thở, oxy năng lượng cao. Mặt trời truyền năng lượng cho các phân tử này. Chúng lưu trữ nó như pin. Vì thế, thiên nhiên được tạo thành từ hóa chất. Có lẽ bạn có thể giúp tôi phục hồi nghĩa của từ "hóa học", nghĩa của nó đã bị tráo đổi. Nó không có nghĩa là chất độc và cũng không có nghĩa là có hại, và nó không có nghĩa là nhân tạo hoặc không tự nhiên. Nó chỉ là "chất", đồng ý chứ? (Tiếng cười) Bạn không thể có than cục không hóa chất. Thật buồn cười. (Tiếng cười) Và tôi muốn nói thêm về một từ. Từ "tự nhiên" không có nghĩa là "an toàn", Tất cả mọi người điều biết điều đó. Nhiều chất trong tự nhiên khá độc hại, và một số khác rất ngon, và một số thì cả hai.. (Tiếng cười) độc và ngon. Cách duy nhất để biết một chất có hại là thử nó, và ý tôi là không phải các bạn. Chúng ta có những người chuyên nghiên cứu về chất độc. Họ được đào tào chuyên nghiệp, và bạn nên tin tưởng họ như tôi. Hợp chất tự nhiên có mặt ở khắp mọi nơi, bao gồm cả những chất đã bị phân hủy trong những hỗn hợp màu đen ta gọi là dầu hoả. Ta lọc những phân tử này. Không có gì không tự nhiên ở chúng. Ta chưng cất chúng. Năng lượng của ta phụ thuộc vào chúng, có nghĩa là mỗi nguyên tử carbon sẽ biến đổi thành một phân tử CO2. Đó là khí nhà kính làm đảo lộn khí hậu. Có lẽ hiểu phản ứng này sẽ giúp một số người chấp nhận thực tế dễ dàng hơn, tôi cũng không biết nữa, nhưng các phân tử này không chỉ là nhiên liệu hóa thạch. Chúng còn là nguyên liệu thô rẻ nhất để làm một việc gọi là tổng hợp. Ta sử dụng chúng như những khối LEGO. Ta học cách kết nối và tách rời chúng với sự kiểm soát tuyệt vời. Tôi đã làm điều này rất nhiều lần, và vẫn nghĩ rằng thật tuyệt vời khi ta có thể làm vậy. Điều ta làm là giống như lắp ráp LEGO trộn lẫn chúng lại với nhau, và nó hoạt động. Ta có thể tạo ra các hợp chất giống như các hợp chất tự nhiên, như epinephrine, hoặc ta có thể tạo ra những hợp chất cho riêng mình, như hai hợp chất sau. Một chất làm giảm triệu chứng của bệnh đa xơ cứng, chất còn lại chữa loại ung thư máu ta gọi là u lympho tế bào T. Phân tử với kích thước và hình dạng thích hợp như một chiếc chìa khóa nằm trong ổ, và khi nó vừa, nó can thiệp vào tiến trình hóa học của căn bệnh. Đó là cách mà thuốc hoạt động. Tự nhiên hay nhân tạo, chúng đều chỉ là các phân tử nằm vừa khít ở những nơi quan trọng. Nhưng thiên nhiên làm tốt hơn chúng ta nhiều, hợp chất nó tạo thành ấn tượng hơn, như chất này. Đây là vancomycin. Thiên nhiên cho con quái vật khổng lồ này hai nguyên tử clo để đeo như một đôi bông tai. Năm 1953, ta tìm thấy vancomycin trong vũng bùn của một khu rừng ở Borneo. Do một loại vi khuẩn tạo ra. Ta không thể tổng hợp nó trong PTN được vì nó quá tốn kém. Nó quá phức tạp, nhưng ta có thể thu lấy từ tự nhiên, và ta đã làm vậy, vì đây là một trong những loại kháng sinh mạnh nhất. Và mỗi ngày, đều có các ghi chép về các phân tử mới được tạo ra. Ta tạo ra hoặc tìm thấy chúng ở khắp nơi trên Trái đất. Và đó là nguồn gốc của thuốc, và đó là lý do bác sĩ có sức mạnh lớn.. (Tiếng cười) chữa các bệnh nhiễm trùng chết người và các bệnh khác. Một bác sĩ ngày nay như một hiệp sĩ trong bộ giáp sáng bóng. Họ chiến đấu với lòng dũng cảm và sự điềm tĩnh, và cả sự hỗ trợ của thiết bị tốt. Đừng quên công người thợ rèn trong bức tranh này, vì nếu không có người thợ rèn, mọi thứ sẽ khác đi một chút.. (Tiếng cười) Nhưng Hóa hữu cơ rộng hơn y học. Nó còn là dầu, dung môi, hương vị, vải, và tất cả các loại nhựa, các tấm nệm bạn đang ngồi- đều được sản xuất tại nhà máy, và thành phần chính là carbon, do đó, tất cả chúng đều là Hóa hữu cơ. Đây là môn khoa học rộng lớn. Hôm nay, tôi đã lược bỏ rất nhiều: phốt pho, lưu huỳnh và các nguyên tử khác, và tại sao chúng lại liên kết như vậy, tính đối xứng, các electron không liên kết, các nguyên tử tích điện, các phản ứng và cơ chế của chúng, còn rất nhiều nữa, và mất rất nhiều thời gian để học sự tổng hợp. Nhưng tôi không đến đây để dạy bạn Hóa hữu cơ, tôi chỉ muốn chỉ cho bạn thấy nó là như thế nào, Và chàng trai trẻ Weston Durland đã giúp đỡ tôi rất nhiều, bạn đã có dịp thấy cậu ấy rồi. Cậu ấy là sinh viên ngành hóa học, và tình cờ, cậu cũng rất thành thạo đồ họa. (Tiếng cười) Weston thiết kế các phân tử chuyển động bạn thấy hôm nay. Cậu ấy và tôi muốn dùng những hình ảnh minh họa, giúp cho việc trình bày môn khoa học phức tạp này. Nhưng mục đích chính là để cho bạn thấy rằng Hóa hữu cơ không đáng sợ. Về bản chất, nó là một cánh cửa sổ qua đó, ta có thể thấy rõ hơn vẻ đẹp phong phú của thế giới tự nhiên. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi có 18 phút để kể cho bạn nghe về những gì đã xảy ra trong hơn 6 triệu năm qua. Được rồi! Chúng ta đều đã trải qua một chặng đường dài, để tập trung tại khu vực này của châu Phi nơi mà 90 phần trăm quá trình tiến hoá của chúng ta đã diễn ra. Và tôi nói thế không phải bởi vì tôi là người châu Phi, nhưng là vì chính tại châu Phi bạn tìm ra những chứng cứ đầu tiên về tổ tiên loài người với những dấu chân đi ở tư thế thẳng đứng hay thậm chí những công nghệ đầu tiên như các công cụ bằng đá. Vì thế chúng ta đều là người châu Phi, và chào mừng trở về nhà. Được rồi. Tôi là một nhà nghiên cứu cổ nhân chủng học, và công việc của tôi là xác định nơi ở của loài người trong tự nhiên và khám phá điều gì tạo nên loài người. Và hôm nay, tôi sẽ lấy Selam, đứa trẻ được phát hiện sớm nhất, để kể cho các bạn nghe về câu chuyện của chúng ta Selam là bộ xương hoàn chỉnh nhất của một bé gái ba tuổi người đã sống và đã chết 3,3 triệu năm trước đây. Cô thuộc về nhóm loài được biết đến là Australopithecus afarensis. Các bạn không cần phải nhớ điều đó. Đó là loài Lucy, được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu của tôi vào tháng 12 năm 2000 tại một khu vực tên Dikika Nơi đó là phần Đông Bắc của Ethiopia Và Selam có nghĩa là "hoà bình" trong ngôn ngữ của người Ethiopia. Chúng tôi dùng tên đó để truy niệm hoà bình trong khu vực và trên thế giới. Và thực tế, nó đã từng là câu chuyện trên trang bìa các tạp chí nổi tiếng để nói về tầm quan trọng của cô ấy Sau khi tôi được TED mời đến, tôi đã làm vài khai quật bởi vì đó là công việc của chúng tôi, để biết về "chủ nhà" Bạn không thể chỉ đơn giản nhận một lời mời. Và tôi đã được biết rằng các công nghệ đầu tiên xuất hiện với hình thái các công cụ bằng đá, ở 2.6 triệu năm về trước. Theo chứng cứ, hình thức giải trí đầu tiên đó là những cây sáo nay đã 35000 tuổi và thiết kế đầu tiên đã được 75000 tuổi- những chuổi hạt Và bạn có thể làm tương tự với gen của bạn và xem chúng có tự bao giờ Phân tích DNA của con người và tinh tinh cho ta biết rằng giữa 2 loài đã có sự phân hóa khoảng 7 triệu năm trước. và rằng hai loài này có hơn 98 phần trăm chất liệu di truyền giống nhau Tôi nghĩ rất hữu ích khi biết được điều này khi nghĩ về tổ tiên của chúng ta. Tuy nhiên, phân tích DNA chỉ cho ta biết về sự bắt đầu và kết thúc, không cho ta biết điều gì về những gì đã xảy ra ở giữa câu truyện. Vì thế, đối với các nhà cổ nhân chủng học chúng tôi, công việc của chúng tôi là đi tìm các chứng cứ thực bằng chứng hóa thạch, để điền vào khoảng trống này và thấy được các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì chỉ khi thực hiện bạn mới có thể nói về (Cười) -- Chỉ khi bạn thực hiện, bạn mới có thể nói về chúng ta trông như thế nào và cách chúng ta cư xử tại thời điểm khác nhau, và cách mà ngoại hình và hành vi đã thay đổi theo thời gian. Điều đó giúp bạn tiếp cận được các kiến thức về cơ chế sinh học và các nguồn lực bắt nguồn cho sự thay đổi điều mà tạo nên chúng ta ngày hôm nay. Nhưng tìm ra bằng chứng là một nỗ lực rất phức tạp. Đó là một cách tiếp cận có hệ thống và khoa học, đưa bạn đến những nơi xa, nóng, nguy hiểm và thường không có lối vào Để tôi đưa đưa cho các bạn một ví dụ, đó là khi tôi đến Dikika, nơi mà Selam đã được tìm thấy, vào năm '99 và gần khoảng 500 cây số từ Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia. Hành trình kéo dài chỉ 7 tiếng để đi 470 cây số đầu tiên nhưng chiếm tận 4 tiếng chỉ để đi 30 cây số còn lại. Với sự giúp đỡ của những người địa phương và sử dụng xẻng và cuốc, tôi cũng đã đến đượcđó Tôi thực sự là người đầu tiên lái ô tô để đi đến đó. Nhưng khi bạn đến, đây là điều bạn sẽ thấy đó là sự bao la mà làm cho bạn cảm thấy bất lực và dễ bị tổn thương. Và khi bạn đến được đó rồi, câu hỏi lớn đặt ra là nên bắt đầu từ đâu. (Cười) Và bạn sẽ không thấy gì trong nhiều năm. Và khi tôi đi đến những địa điểm cổ sinh vật học này, như là đi đến một công viên trò chơi, một công viên trò chơi tuyệt chủng. Nhưng những gì bạn tìm thấy không phải là những gì còn xót lại của con người như Selam và Lucy, thường ngày. Bạn sẽ tìm thấy voi, tê giác, khỉ, lợn, vân vân Nhưng khi bạn hỏi, làm thế nào những động vật có vú lớn này sống được trong môi trường sa mạc? Tất nhiên, chúng không thể, nhưng tôi đã nói cho bạn rằng môi trường và mật độ của khu vực này là hoàn toàn khác với những gì chúng ta có ngày hôm nay. Ta có thể học được một bài học rất quan trọng về môi trường từ điều này. Dù sao, một khi chúng ta đã đến đó, thì đó sẽ là một công viên trò chơi, như tôi đã nói, một công viên trò chơi đã tuyệt chủng. Và tổ tiên chúng ta đã từng sống trong công viên trò chơi đó nhưng chỉ là thiểu số. Họ đã không thành công và lan rộng như loài Homo sapiens - loài người chúng ta. Để tôi kể cho các bạn nghe một ví dụ, một chuyện vặt về sự hiếm có của họ, Tôi đã từng đến đây mỗi năm và làm công việc nghiên cứu thực địa ở đây, và các trợ lý, dĩ nhiên, đã giúp tôi làm các cuộc khảo sát Họ tìm thấy một khúc xương và nói với tôi, "Đây là thứ mà anh đang tìm." Tôi nói, "Không, đó là một con voi" Lần khác, "Đó là một con khỉ." "Đó là một con voi." , vân vân Thế là một trong những người trợ lý, người chưa từng đi học, đã nói với tôi: "Nghe này, Zeray. anh có thể không biết về thứ mà anh đang tìm kiếm, hoặc anh đang tìm kiếm sai vị trí" anh ta nói. (Cười) Và tôi đáp: "Tại sao?" "Bởi vì chúng là voi và sư tử, và con người đã hoảng sợ và đi đến chỗ khác. Hãy đi đến một nơi khác nào." Vâng, anh ta đã rất mệt mỏi, và công việc thực sự mệt mỏi. Sau đó, sau công việc khó khăn và nhiều năm nản lòng thì chúng tôi tìm thấy Selam, và các bạn thấy được khuôn mặt này bao phủ sa thạch. Và đây thực sự là cột sống toàn thân bọc trong một khối sa thạch, bởi vì cô bé bị chôi vùi dưới một con sông. Những gì bạn thấy ở đây có vẻ là không có gì, nhưng chứa đựng một lượng thông tin khoa học giúp chúng ta khám phá những gì tạo nên con người chúng ta. Đây là tổ tiên của người vị thành niên sớm nhất và đầy đủ nhất từng được tìm thấy trong lịch sử của cổ nhân loại học, một khoảnh khắc tuyệt vời trong lịch sử rất dài của chúng ta. Có 3 người và tôi, tôi thì đang chụp ảnh chính vì thế tôi không có mặt. Các bạn cảm thấy thế nào nếu các bạn là tôi? Bạn có trong tay một thứ phi thường nhưng các bạn đang ở một nơi xa xôi hẻo lánh? Cảm xúc tôi có là một sự hạnh phúc sâu sắc, ôn hoà và thú vị và tất nhiên kèm theo ý thức trách nhiệm để đảm bảo mọi thứ được an toàn. Đây là cận cảnh của hoá thạch, sau 5 năm làm sạch, chuẩn bị và lọc, khá là lâu. vì tôi phải làm hiện ra phần xương từ khối sa thạch Tôi vừa cho các bạn xem ở slide trước Nó đã kéo dài tận 5 năm. Theo cách mà như thể lần sinh ra thứ hai của đứa trẻ, sau gần 3.3 triệu năm Nhưng việc "đỡ đẻ" lại khá lâu Và đây là tỉ lệ đầy đủ. Nó là một mẫu xương nhỏ Và ở giữa là đặc sứ du lịch của Ethiopia đã đến thăm Bảo tàng quốc gia Ethiopia nơi mà tôi đang làm việc. Và bạn thấy tôi rất lo lắng và đang cố bảo vệ đứa trẻ bởi vì bạn không thể để bất cứ ai với đứa trẻ như thế này, thậm chí là một đặc sứ. Vậy nên sau đó, khi bạn đã hoàn thành, bước tiếp theo là xác định nó là gì. (Cười) Một khi đã hoàn thành thì có khả năng so sánh Chúng tôi có thể khẳng định rằng đứa bé thuộc về khoa phả hệ của con người bởi vì cẳng chân và bàn chân và các đặc tính khác cho thấy cô bé đi thẳng đứng, và đi thẳng đứng chính là sự xác nhận thuộc về loài người. Nhưng ngoài ra, nếu bạn so sánh hộp sọ với một con tinh tinh ở độ tuổi tương đối và ít George Bush ở đây, bạn thấy rằng bạn có trán dọc. Và bạn thấy rằng ở người, vì sự phát triển của vỏ não trước trán Bạn không thấy điều đó ở loài tinh tinh, và bạn không thấy chúng thuộc về họ nanh chiếu. Vì vậy, đứa bé thuộc về phả hệ của chúng ta, nhưng trong đó, tất nhiên, bạn phải thực hiện phân tích chi tiết, và chúng tôi biết bây giờ rằng đứa bé thuộc về loài Lucy, được biết là Australopithecus afarensis. Và câu hỏi thú vị tiếp theo là, nam hay nữ? và đứa bé bao nhiêu tuổi khi đứa bé qua đời? Bạn có thể xách định giới tính một cá nhân dựa trên kích cỡ của răng. Bằng cách nào? Bạn biết đấy, trong giới động vật linh trưởng, có một hiện tượng gọi là lưỡng tính dị hình, đơn giản nghĩa là giống đực to lớn hơn giống cái và giống đực có răng lớn hơn giống cái Nhưng để làm được điều đó, bạn cần một bộ răng vĩnh cửu, mà bạn không thể nhìn ở đây, vì cái mà bạn có ở đây là răng sữa. Nhưng sử dụng công nghệ quét CT, mà thường hay được sử dụng cho mục đích y khoa bạn có thể đi sâu vào khoang miệng và có được hình ảnh đẹp này cho thấy được cả răng sữa ở đây và cả răng đang mọc của người lớn. Nên khi bạn đo mấy chiếc răng này, rõ ràng rằng đó là một cô gái với những răng nanh rất nhỏ. Và để biết cô ấy mất năm bao nhiêu tuổi, cái bạn cần làm là bạn thực hiện ước lượng có cơ sở, và bạn nói, cần bao nhiêu năm để hình thành số lượng răng này, và câu trả lời là ba. Nên cô bé này mất năm ba tuổi, 3,3 triệu năm trước Nên với tất cả những thông tin đó, câu hỏi lớn đặt ra là -- chúng ta thật sự làm gì -- cô bé muốn nói với chúng ta điều gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể diễn đạt bằng một câu hỏi khác. Chúng ta thật sự biết những gì về tổ tiên của mình? Chúng ta muốn biết họ trông như thế nào, họ cư xử ra sao, họ đi lại như thế nào, và họ đã sống và trưởng thành ra sao. Và trong số những câu trả lời mà bạn có từ bộ xương này, bao gồm: đầu tiên, tư liệu bộ xương này, lần đầu tiên, đứa trẻ sơ sinh trông như thế nào hơn ba triệu năm trước. Và cái thứ hai, cô bé ấy nói rằng mình đi với tư thế thẳng đứng, nhưng có sự thích nghi với việc leo cây Và thú vị hơn nữa, tuy nhiên, là việc bộ não của đứa trẻ này vẫn tiếp tục phát triển Ở tuổi thứ ba, nếu bạn vẫn có một bộ não đang phát triển, đó là hoạt động của con người. Đối với tinh tinh, ở tuổi thứ ba, bộ não được hình thành hơn 90%. Điều đó lí giải vì sao nó có thể đương đầu với môi trường rất dễ dàng sau khi được sinh ra -- nhanh hơn chúng ta, dù sao chăng nữa. Nhưng ở loài người, chúng ta tiếp tục phát triển não bộ. Chính vì thế chúng ta cần sự chăm sóc của ba mẹ. Nhưng sự quan tâm đó đồng nghĩa với việc bạn học được. Bạn dành nhiều thời gian hơn cho ba mẹ. Và thứ rất đặc trưng của con người được gọi là thời thơ ấu, là sự phụ thuộc kéo dài của đứa trẻ đối với gia đình hoặc ba mẹ chúng. Nên bộ não đang phát triển trong cá thể này nói với chúng ta rằng thời thơ ấu, mà nó yêu cầu một tổ chức xã hội không tưởng, một tổ chức xã hội rất phức tạp, xuất hiện hơn ba triệu năm về trước. Nên, bằng việc ở trên đỉnh của lịch sử tiến hóa của chúng ta, Selam hợp nhất tất cả chúng ta và cho chúng ta một bản miêu tả độc nhất về việc chúng ta được tạo nên như thế nào. Nhưng không phải tất cả đều là con người, và tôi sẽ cho bạn một ví dụ rất thú vị. Đây được gọi là xương móng. Đó là cái xương ở ngay đó. Nó hỗ trợ lưỡi của bạn từ đằng sau. Đó chính là thanh quản của bạn. Nó quyết định loại giọng mà bạn nói. Nó không được biết đến trong báo cáo về hóa thạch, Và chúng ta sở hữu nó trong bộ xương này. Khi chúng ta làm phân tích về xương, rõ ràng rằng nó nhìn rất giống tinh tinh. Nên nếu bạn ở đó 3,3 triệu năm trước, để lắng nghe đứa trẻ này khóc vòi mẹ, đứa bé sẽ khóc giống như tiếng của một con tinh tinh hơn là tiếng người. Có thể bạn đang băn khoăn, "Vậy bạn nhìn ra đặc điểm của khỉ, đặc điểm của người, đặc điểm của khỉ. Nó nói với chúng ta điều gì?" Bạn biết đấy, nó rất thú vị, bởi vì nó minh họa cho những thứ đã thay đổi chậm và theo quá trình, và sự tiến hóa đó đang phát triển. Để tóm lại ý nghĩa của những mẫu hóa thạch này chúng ta có thể kết luận những điều sau. Cho đến bây giờ, những hiểu biết mà chúng ta có về tổ tiên loài người cơ bản đến từ những cá thể trưởng thành vì hóa thạch, hóa thạch trẻ sơ sinh, đã bị mất. Họ không bảo quản tốt, như bạn biết. Chính vì thế những kiến thức mà chúng ta có về tổ tiên loài người, về việc họ trông thế nào, cư xử ra sao, là thiên lệch đối với người trưởng thành. Tưởng tượng ai đó đến từ sao Hỏa và công việc của anh ta là tường trình về loại người đang chiếm giữ trái đất, và bạn giấu đi tất cả lũ trẻ sơ sinh, trẻ con, và anh ta trở về rồi báo cáo. Bạn có thể tưởng tượng bản báo cáo này mang tính chất thành kiến như thế nào không ? Đó chính là kiểu chúng ta đang làm lâu nay trong sự thiếu hụt của hóa thạch trẻ em, Nên tôi nghĩ hóa thạch mới đã ổn định vấn đề này. Nên tôi cho rằng cuối cùng câu hỏi quan trọng là, chúng ta thực sự học được gì từ những mẫu vật này từ quá khứ, nói chung? Tất nhiên, bên cạnh việc trích dẫn số lượng lớn những thông tin khoa học về việc điều gì tạo nên loài người, bạn biết đấy, rất nhiều tổ tiên loài người đã tồn tại trong suốt sáu triệu năm qua -- và có tới hơn 10 -- họ không có hiểu biết về công nghệ và sự tinh vi mà chúng ta, loài người khôn khéo, sở hữu ngày hôm nay. Nhưng nếu loài cổ này du hành đúng thời điểm và nhìn thấy chúng ta ngày hôm nay, sẽ rất tự hào về thế hệ sau của họ, vì họ trở thành tổ tiên của loài động vật thành công nhất trong vũ trụ. Và họ chắc không nhận thức được thế hệ tương lai này, nhưng họ đã làm rất tốt. Bây giờ câu hỏi là, loài người tinh khôn ngày nay phải ra quyết định về tương lai của hành tinh này, có thể là hơn thế nữa. Nên câu hỏi là chúng ta đã sẵn sàng cho thử thách chưa ? Và chúng ta có thực sự làm được tốt hơn người nguyên thủy, tổ tiên não nhỏ này? Trong số những thử thách khó khăn nhất mà loài người chúng ta đang đối mặt ngày nay là vấn đề thường xuyên ở châu Phi. Không cần đề cập đến họ ở đây, và có nhiều hơn những người thành thạo để nói về vấn đề này. Theo tôi, chúng ta có hai lựa chọn. Một là tiếp tục chứng kiến một châu Phi nghèo khổ, ốm yếu, khóc lóc, mang súng, và mãi mãi phụ thuộc vào người khác, hoặc là đẩy mạnh một châu Phi tự tin, hòa bình, độc lập, nhưng hiểu rõ về vấn nạn to lớn của nó và giá trị vĩ đại cùng một lúc. Tôi ủng hộ lựa chọn thứ hai, và tôi chắc chắn các bạn cũng thế. Và mấu chốt là lan tỏa một tinh thần người châu Phi lạc quan ra cả châu Phi. Đó là vì chúng ta là người châu Phi À mà tôi đến từ Ethiopia chúng ta tập trung quá nhiều vào việc chúng ta được nhìn nhận như thế nào từ đâu đó, hoặc từ bên ngoài. Tôi nghĩ việc thúc đẩy chủ động hơn là điều quan trọng trong việc chúng ta nhìn nhận bản thân mình như thế nào. Tôi gọi đó là tinh thần lạc quan châu Phi. Cuối cùng tôi muốn nói, hãy giúp châu Phi đứng thẳng và tiến về phía trước, từ đó chúng ta có thể tự hào về thế hệ kế thừa tương lai với tư cách là một loài. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Hít vào, thở ra) Tôi đã không luôn luôn kiếm sống từ âm nhạc. Khoảng 5 năm sau khi tốt nghiệp từ một trường Đại học mẫu mực, đây là việc tôi làm để kiếm sống. Tôi tự đóng giả làm một bức tượng sống có tên là 8-Foot Bride (Cô Dâu 2.44 mét), và tôi thích nói với mọi người rằng tôi làm điều này để kiếm sống, bởi vì ai cũng luôn luôn muốn biết, những kẻ gàn dở này là ai trong cuộc sống thực? Xin chào. Một ngày nọ tôi tự sơn trắng người mình , rồi đứng trên một chiếc hộp, để một chiếc mũ hay một vỏ lon dưới chân, và khi ai đó ngang qua và bỏ tiền vào, Tôi trao họ một bông hoa và một cái nhìn đắm đuối. Và nếu họ không nhận hoa, Tôi thêm vào một điệu bộ buồn rầu và khao khát khi họ bước đi. (khán giả cười) Vì vậy mà tôi đã có những cuộc gặp gỡ sâu sắc nhất với mọi người, đặc biệt là những người cô đơn những người trông giống như không nói chuyện với bất cứ ai trong cả mấy tuần, và chúng tôi sẽ nhận được khoảnh khắc đẹp đẽ này khi sự giao tiếp bằng mắt kéo dài, điều được cho phép trên một đường phố, và chúng tôi sẽ kiểu như lạc vào tình yêu một chút Và đôi mắt tôi sẽ nói, "Cám ơn bạn. Và đôi mắt họ sẽ nói, "Chưa ai từng hiểu tôi. Cám ơn bạn." Và thỉnh thoảng tôi bị quấy rối. Họ la hét từ trong ô tô khi đi ngang qua tôi. "Đi tìm một công việc đi!" Và tôi sẽ, đại loại như, "Đây là công việc của tôi." Nhưng điều đó đau đớn, bởi vì nó làm tôi sợ rằng, theo cách nào đó, tôi đang làm một cái gì đó không giống như một công việc và bất công, đáng xấu hổ. Tôi đã không biết rằng sự giáo dục thực sự mà tôi đang nhận được hoàn hảo như thế nào đối với việc kinh doanh âm nhạc trên chiếc hộp này, và đối với những nhà kinh tế ngoài kia. Bạn có thể thích thú khi biết rằng tôi thực sự đã kiếm được một khoản thu nhập khá là đều, điều này đã khiến tôi sốc Tôi đã không hề có những khách hàng thường xuyên, nhưng gần 60 đô la vào một ngày Thứ Ba, 90 đô la vào một ngày thứ Sáu. Nó thật ổn định. Và trong khi đó, tôi đi lưu diễn ở địa phương biễu diễn trong một câu lạc bộ đêm với nhóm nhạc của tôi, Dresden Dolls (Những con búp bê Dresden). Đây là tôi chơi piano, một tay trống thiên tài. Tôi đã viết những bài hát, và cuối cùng chúng tôi bắt đầu kiếm đủ tiền điều, nghĩa là tôi đã có thể bỏ việc làm một bức tượng. Và khi chúng tôi bắt đầu đi lưu diễn, tôi thật sự không muốn đánh mất cảm giác kết nối trực tiếp với mọi người, bởi vì tôi yêu điều đó. Vì vậy sau tất cả buổi diễn, chúng tôi sẽ ký chứ ký và ôm những người hâm mộ, và đi chơi, và nói chuyện với họ, và chúng tôi đã làm một cuộc biểu diễn đề nghị mọi người giúp đỡ chúng tôi và tham gia với chúng tôi, và tôi sẽ tìm kiếm những nhạc sĩ và nghệ sĩ địa phương và họ sẽ sắp xếp ở bên ngoài những những cuộc biểu diễn của chúng tôi, và họ sẽ chuyền chiếc mũ quyên góp tiền, và sau đó họ sẽ vào và lên sân khấu biểu diễn cùng chúng tôi, Vì thế nên chúng tôi đã có được bữa tiệc luân phiên của những vị khách ngẫu nhiên, kì quặc này. Và sau đó mạng xã hội Twitter xuất hiện, và khiến mọi thứ thậm chí còn kì diệu hơn, bởi vì tôi đã có thể hỏi ngay tức thì cho bất cứ điều gì ở bất cứ nơi đâu. Vì vậy tôi sẽ cần một chiếc đàn để luyện tập, và một giờ sau đó tôi ở nhà của một người hâm mộ. Đây là ở Luân Đôn. Mọi người sẽ mang thức ăn tự nấu tới cho chúng tôi ở phía sau sân khấu trên khắp thế giới và cho chúng tôi ăn và ăn với chúng tôi. Đây là ở Seattle. Những người hâm mộ làm ở các viện bảo tàng và cửa hàng hay ở bất cứ không gian công cộng nào sẽ vẫy những bàn tay của họ. nếu tôi quyết định làm một màn biểu diễn ngẫu hững, miễn phí, vào phút cuối cùng. Đây là thư viện ở Aucklang. Vào thứ bảy tôi gửi tin nhắn trên Twitter cho chiếc thùng và mũ này, bởi vì tôi không muốn mang chúng từ Bờ duyên hải phía đông, and chúng đã xuất hiện nhờ anh bạn này chuyển giúp, Chris từ bãi biển Newport, người nói xin chào. Một lần tôi gửi tin nhắn trên Twitter, nơi nào ở Melbourne mà tôi có thể mua một cái ấm rửa mũi? Và một cô ý tá từ một bệnh viện đã lái xe đưa đến ngay lúc đó tới quán cafe tôi đang ngồi, và tôi mua cho cô ấy một cốc sinh tố và chúng tôi ngồi đó nói chuyện về việc điều dưỡng và cái chết. Và tôi yêu cái kiểu gần gũi ngẫu nhiên này, điều đó thật may mắn, bởi vì tôi du lịch kiểu couchsurfing rất nhiều. Trong những tòa nhà nơi mọi người trong nhóm của tôi nhận phòng riêng của họ nhưng không có mạng không dây, và trong những ngôi nhà tạm bợ của dân nhạc punk mọi người ngồi trên sàn trong một căn phòng không có nhà vệ sinh nhưng lại có mạng không dây, rõ ràng điều này đã khiến lựa chọn này tốt hơn. (khán giả cười) Một lần nọ nhóm chúng tôi kéo chiếc xe tải của mình lên tới tận một khu rất nghèo ở Miami và chúng tôi đã khám phá ra người cho chúng tôi ở nhờ đêm đó là một cô gái 18 tuổi, vẫn đang sống ở nhà với gia đình, và gia đình cô là những người di cư không có giấy tờ từ Honduras. Và tối hôm đó, cả gia đình cô đã ngủ trên những chiếc ghế bành và cô ấy ngủ với mẹ để cho chúng tôi có thể ngủ trên giường của họ Và tôi đã nằm đó và nghĩ, những con người này có ít quá. Điều này có công bằng không? Và vào buổi sáng, mẹ cô đã dạy chúng tôi cách làm món bánh tortilla (bánh Mê xi cô) và mong muốn tặng tôi một quyển sách kinh thánh, và bà kéo tôi sang một bên và nói với tôi bằng giọng tiếng Anh ngọng nghịu , "Âm nhạc của cháu đã giúp con gái bác rất nhiều. Cám ơn cháu đã ở lại đây. Chúng ta đều rất biết ơn cháu." Và tôi đã nghĩ, thế này là công bằng. Vậy đó. Một vài tháng sau đó, tôi đang ở Manhattan, tôi đã viết trên Twitter để tìm một cái nhà trọ, và vào nửa đêm, Tôi đang bấm chuông cửa ở khu Lower East Side, và tôi bỗng nhận ra là tôi chưa từng điều này một mình cả. Tôi luôn luôn ở cùng với ban nhạc hoặc nhóm bạn của tôi. Đây có phải là điều ngốc nghếch mà mọi người làm? (Khán giả cười) Đây có phải là cách những người ngốc nghếch chết? Và trước khi tôi có thể thay đổi ý định, cách cửa bật mở. Cô ấy là một nghệ sĩ. Anh ấy là một tay viết bài về tài chính cho hãng tin Reuters, và họ đang rót cho tôi một cốc rượu vang đỏ và chuẩn bị bồn tắm cho tôi, và tôi đã có hàng nghìn đêm như thế và như thế. Do vậy tôi trượt ghế bành (dạng du lịch bụi và ngủ nhờ) rất nhiều. Tôi cũng trượt trên đám đông rất nhiều. Tôi cho rằng trượt ghế bành và trượt đám đông về cơ bản hai việc đó tương tự nhau. Bạn đang rơi vàochỗ khán giả và bạn đang tin tưởng lẫn nhau. Một lần tôi đã hỏi một bạn nhạc mở mà của tôi rằng họ có muốn đi ra ngoài vào chỗ đám đông và quyên góp tiền để cho bản thân họ thêm một ít tiền, điều mà tôi đã làm rất nhiều. Và như thường lệ, bạn nhạc đã rất phấn khích, nhưng có một người trong ban nhạc đã bảo tôi rằng anh ta không thể nào đẩy bản thân ra ngoài đó được. Việc đứng đó với chiếc mũ có cảm giác giống như đang ăn xin, Và tôi đã nhận ra nỗi sợ của anh ta về "Điều này có công bằng không?" Và trong khi đó, ban nhạc của tôi đang ngày càng lớn dần. Chúng tôi đã kí hợp đồng với một nhãn hiệu lớn. Và âm nhạc của chúng tôi là sự kết hợp giữa nhạc punk và cabaret. Nó không dành cho tất cả mọi người. Ồ, có thể nó dành cho bạn. Chúng tôi ký, và tất cả sự quảng cáo này giới thiệu cho đĩa hát tiếp theo của chúng tôi. Và nó được tung ra và bán được khoảng 25,000 đĩa trong vài tuần đầu, và công ty sản xuất xem đây là một sự thất bại. Và tôi kiểu như,"25000, đó không phải là nhiều sao?" Họ kiểu như, "Không, doanh thu đang giảm. Đây là một sự thất bại." Và họ bỏ đi. Ngay lúc đó, Tôi đang ký và ôm khán giả sau một buổi biểu diễn, và một người đàn ông đến chỗ tôi và đưa cho tôi một tờ 10 đô, và anh ta nói, "Tôi xin lỗi, tôi đã sao CD của cô từ một người bạn." (Khán giả cười) "Nhưng tôi đã đọc blog của cô, và tôi biết cô ghét cái hãng thu âm đó. Tôi chỉ muốn cô có số tiền này." Và điều này bắt đầu xảy ra liên tục. Tôi trở thành chiếc mũ sau mỗi cuộc biểu diễn của chính mình, nhưng tôi phải đứng đó về mặt thể chất và nhận sự giúp đỡ từ mọi người, và khồng như người đàn ông trong ban nhạc mở màn, Tôi đã thực sự luyện tập đứng trên đó rất nhiều. Cám ơn. Và đây là khoảnh khắc tôi quyết định Tôi sẽ chỉ đưa âm nhạc của mình miễn phí lên mạng bất cứ khi nào có thể, do vậy, nó giống như Metallica đằng này, Napster (trang chia sẻ nhạc số), xấu; Amanda Palmer đằng này, và tôi sẽ khuyến khích tải torrent, dowload, chia sẻ nhưng tôi sẽ xin được giúp đỡ bởi vì tôi đã nhìn thấy cách này hiệu quả trên đường phố. Do vậy tôi đã đấu tranh rời khỏi hãng thu âm và bắt đầu dự án tiếp theo với ban nhạc mới của tôi, ban nhạc Grand Theft Orchestra, Tôi chuyển sang kêu gọi quyên góp, và tôi đã lao vào hàng nghìn những kết nối tôi đã tạo ra trước đó và tôi đã đề nghị khán giả bắt tôi. Và mục tiêu là 100,000 đô la Những người hâm mộ của tôi đã trao tôi gần 1.2 triệu, đó là dự án quyên góp cho âm nhạc lớn nhất cho tới bây giờ (khán giả vỗ tay) Và bạn có thể thấy bao nhiêu người tham gia ủng hộ. Khoảng 25,000 người. Rồi phương tiện truyền thông đã hỏi tôi, "Amanda à, nền kinh doanh âm nhạc đang thất bát mà cô lại khuyến khích sự sao chép. Cô đã khiến những con người này trả tiền cho âm nhạc như thế nào vậy?" Và câu trả lời thật sự là, tôi đã không bảo họ. Và xuyên suốt mỗi hành động thỉnh cầu mọi người, Tôi đã kết nối với họ, và khi bạn kết nối với mọi người, họ muốn được giúp đỡ bạn. Điều này có vẻ khác thường đối với rất nhiều nghệ sĩ. Họ không muốn hỏi xin điều gì hết. Nhưng điều đó không dễ dàng. Và rất nhiều nghệ sĩ gặp rắc rối vời điều này. Hỏi xin khiến bạn tổn thương. Và tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích trên mạng sau khi dự án Kichstarter của tôi phát triển để tiếp tục những cuộc quyên góp điên rồ của tôi, đặc biệt để mời các nhạc sĩ những người là người hâm mộ nếu họ muốn tham gia cùng chúng tôi trên sân khấu một vài bài hát được đổi với tình yêu và những chiếc vé và bia, và đây là một hình ảnh bị sửa đổi được dựng lên về tôi trên một trang web. Và điều này làm tổn thương theo một cách thật sự quen thuộc. Và mọi người nói, "Cô không được phép xin kiểu giúp đỡ đó thêm nữa," thật sự đã nhắc tôi về đám người đang ngồi trong xe mà hét lên," Hãy kiếm một công việc đi." Bởi vì họ đã không ở cùng với chúng tôi trên vỉa hè, và họ không thể thấy sự trao đổi xảy ra giữa tôi và đám đông của tôi, một sự trao đổi rất công bằng đối với chúng tôi nhưng lại khác thường đối với họ. Vì vây đây là một công việc khá là không an toàn. Đây là bữa tiệc ủng hộ dự án Kickstarter của tôi ở Bec-lin. Vào cuối buổi tối, tôi cởi bỏ quần áo và để mọi người vẽ lên. Bây giờ để tôi nói với các bạn điều này, nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác tin cậy người lạ theo bản năng, tôi gợi ý cách này, đặc biệt nếu những người lạ đó là những người Đức đang say xỉn. Đây là sự kết nối người hâm mộ mức độ cực kỳ cao, bởi vì điều tôi đã thật sự nói ở đây là, tôi tin bạn nhiều đến mức này. Tôi có nên không? Hãy cho tôi thấy. Trong hầu hết lịch sử loài người, các nhạc sĩ, các nghệ sĩ, họ là một phần của cộng đồng, những người kết nối và những người mở đường, không phải là những ngôi sao không chạm vào được. Người nổi tiếng là nói đến rất nhiều người yêu bạn từ một khoảng cách nào đó, nhưng Internet và nội dung cái mà chúng ta có thể tự do chia sẻ trên đó đang đưa chúng ta trở về. Đó là về một vài người yêu bạn rất gần và về những người đó là đủ rồi. Vì vậy rất nhiều người bị làm bối rối bởi ý nghĩ về không có cái bảng giá chắc chắn nào, Họ nhìn nó như một rủi ro không thể dự đoán trước được, nhưng những điều tôi đã làm, dự án Kickstarter, đường phố, chuông cửa, tôi không xem những thứ này là rủi ro. Tôi xem chúng như sự tin cậy. Bây giờ, những công cụ trên mạng khiến sự trao đổi dễ dàng và bản năng như đường phố vậy, chúng đang tới đó. Nhưng những công cụ hoàn hảo sẽ không giúp chúng ta nếu chúng ta không thể đối diện với nhau và trao và nhận một cách không sợ hãi, nhưng, quan trọng hơn, là xin mà không xấu hổ, ngại ngùng. Sự nghiệp âm nhạc của tôi được dành để cố gắng gặp gỡ mọi người trên Internet với cách tôi có thể làm trên chiếc hộp, vì vậy, viết blog và twitter không chỉ là về các ngày tháng lưu diễn và video mới của tôi mà còn về công việc và nghệ thuật của chúng tôi và những nỗi sợ, những cuộc đi chơi, những lỗi lầm của chúng tôi, và chúng tôi nhìn thấy nhau. Và tôi nghĩ rằng khi chúng ta thật sự nhìn thấy nhau, chúng ta muốn giúp đỡ nhau. Tôi nghĩ mọi người đã và đang bị ám ảnh với câu hỏi sai lầm, là, "chúng ta khiến mọi người trả tiền cho âm nhạc bằng cách nào"? Nếu như chúng ta bắt đầu hỏi, "Chúng ta để mọi người trả tiền cho âm nhạc bằng cách nào?" Cám ơn. (Khán giả vỗ tay) Trận sóng thần diễn ra trên diện rộng nhất Tsunami, cơn bão hoàn hảo đang đánh gục chúng ta Trận bão hoàn hảo này đang làm tăng lên một thực tế ảm đạm, và chúng ta đang đối mặt với sự thật đó với tất cả niềm tin chúng ta có thể giải quyết vấn đề của mình bằng công nghệ, và việc đó rất dễ hiểu. Hiện tại, trận bão hoàn hảo mà chúng ta đang đối mặt là kết quả của việc gia tăng dân số, gia tăng nhanh đến ngưỡng 10 tỉ người, đất đai đang dần biến thành sa mạc, và hiển nhiên kéo theo sự thay đổi khí hậu. Vậy mà không có câu hỏi nào về việc này cả: chúng ta sẽ chỉ giải quyết vấn đề bằng cách thay thế nhiên liệu tự nhiên bằng công nghệ. Nhưng nhiên liệu tự nhiên như quặng than--than đá và khí đốt không phải là những thứ duy nhất làm thay đổi khí hậu. Sự sa mạc hóa là một từ bóng bẩy để chỉ việc đất đang dần biến thành sa mạc, và việc này chỉ xảy ra khi chúng ta tạo ra quá nhiều đất trống. Không còn nguyên nhân nào khác. Và tôi định tập trung vào vấn đề lớn nhất là việc phần lớn đất trên thế giới đang dần biến thành sa mạc. Nhưng tôi có một thông điệp rất đơn giản gửi đến các bạn nó đem đến hi vọng nhiều hơn bạn có thể tưởng. Chúng ta có những môi trường, nơi độ ẩm được đảm bảo trong suốt cả năm. Gần như không thể tạo ra được một diện tích lớn đất trống ở những nơi đó. Bất kể bạn làm gì, thiên nhiên sẽ bao phủ rất nhanh. Và chúng ta có những môi trường với những tháng ẩm được theo sau bởi những tháng khô hạn, và đó là những nơi sa mạc hóa đang diễn ra. May mắn là với công nghệ không gian hiện nay, chúng ta có thể quan sát từ vũ trụ, khi đó các bạn có thể quan sát với những tỷ lệ khá tốt. Nhìn chung, phần màu xanh các bạn thấy không phải là đang bị sa mạc hoá mà là các phần màu nâu. và những khu vực đó, cho tới thời điểm này, là những vùng rộng nhất trên trái đất Tôi đoán khoảng hai phần ba thế giới đang bị sa mạc hóa. Tôi chụp tấm ảnh này ở sa mạc Tihamah nơi mà có lượng nước mưa 25mm (1 inch ) rơi xuống Hãy nghĩ nó là những thùng nước, mỗi thùng chứa khoảng 200 L. Như vậy có hơn 1000 thùng nước đổ xuống mỗi hecta đất ngày hôm đó. Ngày hôm sau khu vực đó trông như thế này. Số nước đó đã đổ đi đâu? Một phần nước chảy mất qua dòng lũ nhưng phần lớn lượng nước đã ngấm vào trong đất chỉ đơn giản là bốc hơi một lần nữa, giống như điều xảy ra trong khu vườn của bạn nếu bạn không bao phủ đất. Bởi vì số phận của nước và carbon gắn liền với những chất hữu cơ trong đất, khi chúng ta tổn hại đất, chúng ta giải phóng carbon. Carbon quay trở lại bầu khí quyển. Bạn được nhắc nhở liên tục, là sự sa mạc hóa đang diễn ra ở các vùng khô cằn và bán khô cằn của thế giới, và đồng cỏ cao như thế này trong những trận mưa to thì không phải lo lắng Nhưng nếu bạn không nhìn vào đồng cỏ nhưng nhìn xuống, bạn thấy rằng hầu hết đất ở đồng cỏ mà bạn vừa thấy là trơ trụi và được phủ bằng một lớp tảo, dẫn đến sự gia tăng lượng nước chảy đi mất và lượng bốc hơi Nó giống như bệnh ung thư của sự sa mạc hóa mà chúng ta không nhận ra cho mãi tới tận thời kì cuối của bệnh. Chúng ta biết sa mạc hóa là do gia súc gây ra, chủ yếu là trâu, bò, cừu và dê, ăn quá nhiều cây cỏ tạo ra đất trống và giải phóng khí mê tan. Hầu hết mọi người đều biết việc này, từ người đoạt giải Nobel đến người nhặt banh golf, hoặc đã được dạy giống như tôi. Môi trường như các bạn thấy ở đây, những môi trường bụi bặm ở Châu Phi, nơi tôi lớn lên, yêu thiên nhiên hoang dã vậy nên khi lớn lên tôi ghét gia súc vì những thiệt hại mà chúng đang gây ra Sau đó nền giáo dục tôi nhận được từ đại học với tư cách là nhà sinh thái càng củng cố niềm tin ấy. Tôi có tin này cho các bạn. Chúng ta đã từng chắc chắn thế giới là phẳng. Chúng ta đã sai và sai một lần nữa. Tôi muốn mời các bạn tham gia hành trình tái giáo dục và khám phá. Khi tôi còn là một nhà sinh học trẻ ở Châu Phi, tôi đã tham gia hoạch định một số khu vực tuyệt đẹp để làm công viên quốc gia trong tương lai. Không lâu sau đó--vào cuối những năm 50 khi chúng tôi loại bỏ việc săn bắn, nhắc nhở không ngừng mọi người bảo vệ động vật, sau đó thì đất bắt đầu hư hại như các bạn thấy trong công viên mà chúng tôi đã xây dựng. Không có gia súc ở đây, nhưng nghi ngờ chúng tôi để quá nhiều voi, tôi đã làm một nghiên cứu và đã chứng minh là có quá nhiều voi thật, tôi cũng đã đề xuất nên giảm số lượng xuống một mức độ mà đất có thể duy trì tốt. Với tôi đó là một quyết định kinh khủng, đó là quyết định chính trị thẳng thắn và táo bạo. Vậy nên chính phủ tập hợp một nhóm chuyên gia để đánh giá nghiên cứu của tôi. Và họ đã đồng ý với tôi trong những năm sau đó, chúng tôi đã bắn hạ 40,000 con voi để ngăn thiệt hại. Tình hình trở nên tồi tệ hơn, chứ không tốt hơn. Đối với người yêu voi như tôi đó là sai lầm đáng buồn lớn nhất của cuộc đời tôi và tôi sẽ mang nó theo xuống mộ. Có một điều tốt nảy ra từ đó. Nó khiến tôi toàn tâm toàn ý cống hiến cuộc đời của mình tìm kiếm giải pháp. Khi đến Hoa Kỳ, tôi đã nhận một cú sốc, phát hiện ra các công viên quốc gia như thế này đang bị sa mạc hóa tồi tệ như vậy ở Châu Phi. Không hề có gia súc ở đây trong hơn 70 năm. Và tôi thấy rằng các nhà khoa học Mỹ không có lời giải thích cho điều này ngoại trừ việc nó là khô cằn và tự nhiên. Vì vậy, tôi bắt đầu xem xét tất cả các sơ đồ nghiên cứu tôi có thể trên toàn bộ miền Tây nước Mỹ nơi mà gia súc đã được di dời để chứng minh rằng việc đó sẽ ngăn chặn sa mạc hóa, nhưng tôi thấy điều ngược lại như chúng ta thấy trên trạm nghiên cứu này, nơi từng là đồng cỏ xanh vào năm 1961, vào năm 2002 nó đã trở thành thế này. Và tác giả của bài báo về biến đổi khí hậu mà từ đó tôi có được những hình ảnh quy cho sự thay đổi này là "những quá trình không rõ ràng." Rõ ràng, chúng ta không bao giờ hiểu được điều gì đang gây ra sa mạc hóa, cái đã phá hủy nhiều nền văn minh và bây giờ đe dọa toàn thế giới. Chúng tôi chưa bao giờ hiểu nó. Lấy một mét vuông đất và để nó hoang vắng như thế này, các bạn sẽ thấy nó lạnh hơn lúc bình minh và nóng hơn vào buổi trưa so với cùng một mảnh đất chỉ được bao phủ bởi rác, rác từ cỏ cây. Bạn đã thay đổi vi khí hậu Vào thời điểm bạn làm điều đó và tăng đáng kể tỷ lệ đất trống trên hơn một nửa đất của thế giới, bạn đang làm thay đổi khí hậu trên diện rộng. Nhưng chúng tôi đơn giản là không hiểu tại sao nó lại bắt đầu xảy ra từ 10.000 năm trước Tại sao nó tăng tốc thời gian gần đây? Vẫn không có sự hiểu biết về việc đó. Cái mà chúng ta không hiểu là những môi trường có độ ẩm theo mùa của thế giới, đất đai và thực vật phá triển tỉ lệ thuận với số lượng các động vật ăn cỏ, và các loài động vật ăn cỏ này phát triển tỉ lệ thuận với động vật săn mồi theo đàn . Cách phòng vệ chính trước những đàn động vật săn mồi là tập hợp thành bầy đàn, đàn càng lớn càng an toàn hơn cho các cá thể. Những đàn lớn bài tiết trên thức ăn của chúng, chúng phải duy chuyển liên tục, và chính điều đó ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức cỏ cây, tronng khi việc dẫm đạp định kỳ giúp tạo một lớp phủ tốt cho đất như chúng ta thấy nơi mà một đàn đã đi qua. Đây là một bức tranh điển hình của đồng cỏ theo mùa. Khu vực này vừa trải qua bốn tháng mùa mưa, và bây giờ bắt đầu đi vào tám tháng mùa khô Quan sát sự thay đổi khi khu vực này bước vào mùa khô dài. Tất cả cây cỏ mà mọi người nhìn thấy trên mặt đất sẽ phân hủy sinh học trước vụ phát triển tới, nếu không thì cả cỏ cây và đất đều sẽ chết. Nếu cỏ không phân hủy sinh học, nó sẽ chuyển qua oxy hóa,một quá trình rất chậm nó bao trùm và giết chết cây cỏ, sau đó lan sang các thân cây gỗ đất trống, và giải phóng khí carbon. Để ngăn việc này, chúng tôi thường dùng lửa. Như thế cũng sẽ tạo ra đất trống, và thải ra khí carbon tệ hơn nữa là nếu đốt khoảng một hecta cây cỏ sẽ phát sinh ra nhiều thiệt hại, và chất ô nhiễm hơn cả 6,000 chiếc xe thải ra. Mỗi năm chúng tôi đều đốt cỏ cây ở Châu Phi hơn một tỉ hecta đất đồng cỏ và hầu như không ai lên tiếng về việc này. Chúng tôi bào chữa cho việc đốt rừng với tư cách là các nhà khoa học vì nó thực sự loại bỏ các thực vật chết và giúp cho cỏ cây mọc lên. Hãy nhìn vào khu vực đồng cỏ khô này chúng ta có thể làm gì để giữ chúng phát triển tốt? Lưu ý là tôi đang đề cập đến đất trên toàn thế giới chúng ta không thể làm giảm số lượng động vật để cho đất nghỉ yên mà không gây ra sa mạc hóa và thay đổi khí hậu. Chúng ta không thể đốt chúng mà không tạo ra sa mạc hóa và thay đổi khí hậu. Vậy bây giờ sẽ phải làm gì? Chỉ có duy nhất một lựa chọn tôi sẽ lập lại với các bạn, chỉ có duy nhất một lựa chọn là hãy để cho nhà khoa học và khí tượng học, làm điều không tưởng, áp dụng chăn nuôi theo bầy đàn và di trú, như sự thay thế cho các đàn thú ăn cỏ và săn mồi trước đây và bắt chước tự nhiên. Không có sự thay thế nào khác cho nhân loại Vậy thì hãy làm như vậy. Chúng tôi sẽ làm như vậy trên khu đồng cỏ này, nhưng chỉ làm ở mặt trước. Chúng tôi sẽ tác động mạnh lên nó với gia súc mô phỏng tự nhiên chúng tôi đã làm thế, và hãy nhìn này. Tất cả đám cỏ đó đang bao phủ mặt đất như phân, nước tiểu, rác và lớp phủ, và những ai hay làm vườn sẽ biết điều đó, khu đất đó đã sẵn sàng hấp thu và giữ nước mưa, nhằm giữ lại carbon và chuyển hóa mê tan. Chúng tôi đã làm thế mà không cần dùng lửa để tránh gây hại cho đất bây giờ thì cây cỏ có thể mọc lên thoải mái. Khi tôi nhận ra rằng chúng tôi, những nhà khoa học không có một giải pháp nào ngoài việc sử dụng những con gia súc bẩn thỉu như một giải pháp cho sự thay đổi khí hậu và sa mạc hóa, Tôi đã ở trong thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng tôi định làm gì đây? Chúng ta đã có những người chăn nuôi với sự hiểu biết có từ 10,000 năm gộp đàn và di chuyển súc vật nhưng lại tạo ra những sa mạc nhân tạo trên khắp thế giới. Sau đó thì với hơn 100 năm khoa học hiện đại nhiều như mưa rào đã thúc đẩy sự sa mạc hóa, như việc chúng ta đầu tiên phát hiện ở Châu Phi sau đó là xác nhận tại Hoa Kỳ và như các bạn thấy trong bức hình này mảnh đất thuộc sở hữu chính phủ. Rõ ràng là cần nhiều hơn việc chỉ gom đàn và di chuyển súc vật và con người cả hơn ngàn năm qua chưa bao giờ có thể xử lí được sự phức tạp của tự nhiên. Nhưng chúng tôi những nhà sinh vật học và sinh thái học chưa từng giải quyết việc gì phức tạp như thế này. Thay vì phát minh lại cái bánh xe, tôi bắt đầu nghiên cứu các môn nghiệp vụ khác để xem có ai có cách nào đó không . Tôi phát hiện có những kỹ thuật lập kế hoạch mà tôi có thể lấy và áp dụng cho nhu cầu sinh học và từ những những thứ đó tôi phát triển cái mà tôi gọi là sự quản lí tổng thể và chăn thả gia súc có kế hoạch một quá trình lên kế hoạch mà giải quyết tất cả những sự phức tạp của tự nhiên của xã hội chúng ta, của môi trường và nền kinh tế Ngày nay, chúng ta có những ngườiphụ nữ trẻ như thế này giảng dạy cho những ngôi làng ở Châu Phi cách thức gom gia súc thành những đàn lớn, lập kế hoạch chăn thả để bắt chước tự nhiên nơi chúng ta khuyên họ nhốt đàn qua đêm chúng ta đuổi chúng theo cách thú săn mồi làm nhưng với cách thân thiện hơn vì chúng ta có nhiều đất, và cứ thế-- Nơi họ làm thế này và giữ chúng qua đêm chuẩn bị đất để trồng hoa màu Chúng ta cũng đang đạt được những sự tăng trưởng lớn về năng suất hoa màu hãy nhìn vào một vài kết quả. Vùng đất này gần giống với khu đất chúng tôi quản lí tại Zambebwe. Nó vừa trải qua bốn tháng mùa mưa dư dật có trong năm, và sẽ trải qua một mùa khô dài Như bạn thấy, lượng nước mưa đó, gần như toàn bộ đã bốc hơi từ mặt đất Những dòng sông đã cạn mặc dù mùa mưa mới chỉ kết thúc Chúng tôi có 150,000 người phụ thụôc vào trương trình hỗ trợ thực phẩm trường kì Hãy tới vùng đất của chúng tôi gần đây trong cùng ngày với cùng lượng mưa, và nhìn này Dòng sông vẫn chảy tốt và sạch Nó vẫn ổn Sự sinh sôi của đồng cỏ, bụi cây, cây gỗ và sự sống hoang dã mọi thứ giờ đây màu mỡ hơn Và chúng tôi hầu như không sợ những năm khô hạn Chúng tôi làm thế bằng cách tăng đàn gia súc và dê lên 400 phần trăm lên kế hoạch chăn thả bắt chước tự nhiên và tập hợp chúng với voi, trâu hưu cao cổ và những động vật khác mà chúng tôi có Trước khi chúng tôi bắt đầu, vùng đất trông như thế này Khu này đã bị trơ trụi và xói mòn hơn 30 năm qua bất kể lượng mưa mà chúng tôi có hãy quan sát cái cây đựơc đánh dấu này và xem sự thay đổi khi chúng tôi sử dụng gia súc để bắt chứơc tự nhiên Đây là khu vực khác đã bị trơ trụi và xói mòn tại gốc của cái cây nhỏ đựơc đánh dấu chúng tôi đã bị mất hơn 30 cm đất Và lần nữa, quan sát sự thay đổi cũng sử dụng gia súc để bắt chước tự nhiên Và có những cái cây bị đốn đổ tại đó vì đất tốt nên vả đang thu hút những con voi, vv... Vùng đất này ở Mexico đang trong tình trạng tồi tệ Tôi phải đánh dấu ngọn đồi vì sự thay đổi quá sâu rộng Vỗ tay Tôi bắt đầu giúp đỡ một gia đình tại Sa mạc Karoo trong thập niên 1970 chuyển hóa vùng sa mạc bạn thấy bên phía phải đây thành vùng đồng cỏ trở lại và rất mừng là hiện tại con cháu của họ đang ở trên đồng cỏ với hy vọng về tương lai Hãy nhìn sự thay đổi tuyệt vời trong vùng này nơi con mương đã được cải thiện không sử dụng gì khác ngoài súc vật để bắt chước tự nhiên và một lần nữa, thế hệ thứ ba của gia đình đó vẫn ở trên đồng cỏ với lá cờ phất phới Vùng đồng cỏ rộng lớn tại Patagonia đang chuyển hoá sa mạc mà bạn thấy đây Người đứng giữa là một nhà nghiên cứu ngừơi Argentina ông đã ghi dữ liệu về sự giảm sút đều đặn của vùng đất qua nhiều năm khi mà họ liên tục giảm số lượng cừu Họ chỉ giữ 25,000 con cừu trong 1bầy hiện tại thực sự đang bắt chứơc tự nhiên bằng cách chăn thả có kế hoạch họ đã ghi dữ liệu sự tăng trưởng 50 phần trăm về sự sinh sôi của vùng đất trong năm đầu Hiện có những người chăn thả tại khu vực Sừng Châu Phi đầy bạo lực lên kế hoạch chăn thả để bắt chước tự nhiên thằng thắn mà nói đó là hy vọng suy nhất họ có để cứu gia đình và nền văn hoá của mình 95 phần trăm vùng đất chỉ nuôi sống họ bằng động vật Tôi lưu ý bạn rằng tôi đang nói đến hầu hết các vùng đất trên thế giới đang kiểm soát định mệnh của ta bao gồm vùng bạo lực nhất của thế giới nơi mà chỉ có động vật nuôi sống con người từ 95 phần trăm diện tích đất Cái chúng ta đang làm trên toàn thế giới đang gây ra sự thay đổi khí hậu, tôi tin là bằng với các nguồn nhiên liệu hoá thạch hoặc nhiều hơn Nhưng tồi tệ hơn thế, nó gây ra nạn đói, nghèo khổ bạo lực, xã hội bị phá vỡ và chiến tranh Khi tôi đang nói với các bạn thì hàng triệu người: nam, nữ, trẻ em đang hứng chịu và chết mòn Và nếu điều này cứ tiếp tục chúng ta hầu như không thể ngăn chặn sự biến đổi khí hậu ngay cả khi chúng ta đã loại bỏ việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch TÔi tin rằng mình đã cho các bạn thấy cách mà chúng ta có thể cộng tác với tự nhiên với chi phí rất thấp để bảo tồn mọi thứ này Chúng ta đang làm thế trên khoảng 15 triệu héc ta tại 5 châu lục và những ngừơi hiểu nhiều hơn về carbon hơn tôi tính toán rằng, với mục đích minh hoạ nếu chúng ta làm điều mà tôi đang cho các bạn thấy đây chúng ta có thể loại carbon ra khỏi bầu khí quyển và giữ chúng an toàn trong những phần đất của đồng cỏ trong hàng ngàn năm Nếu chúng ta làm thế trên một nửa đất đồng cỏ của thế giới mà tôi vừa cho bạn xem chúng ta có thể đưa mộu trường quay trở lại những mức độ tiền công nghiệp trong khi vẫn tạo đủ thực phẩm nuôi sống con người Tôi hầu như không thể nghĩ về cái gì mà tạo nhiều hy vọng hơn cho hành tinh chúng ta, cho con cháu của mình mình thế hệ cháu chắt của toàn nhân loại Cám ơn Vỗ tay Cám ơn.Vỗ tay Cám ơn. Chris. Chris Anderson:Cám ơn Tôi chắc rằng mọi người ở đây có hai điều múôn làm A) hàng trăm câu hỏi, B) muốn ôm ông một cái. Tôi chỉ hỏi ông một câu ngắn gọn Khi ông bắt tay làm việc này và mang đến một đàn súc vật Nó đang là hoang mạc. Chúng ăn gì? Vùng đất đó đã tiến triển ra sao? Ông bắt đầu như thế nào? Allan Savory:: Chúng tôi đã làm việc này trong thời gian dài và chỉ một lần duy nhất chúng tôi phải cung cấp thức ăn là giữa thời kì khai hoang Nơi mà 100 phần trăm đất hoang hoá Nhưng nhiều năm trước, chúng tôi lấy vùng đất tồi tệ nhất tại Zambabwee Nơi mà tôi trả 5 bảng tiền mặt cho những ai có thể tìm thấy một ngọn cỏ trong phạm vi 100 dặm trong phạm vi 100 dặm và từ đó nâng tỉ lệ cược lên gấp 3 Số gia súc đó, trong năm đầu không cần được cung cấp thức ăn chỉ bằng di chuyển, bắt chứơc tự nhiên và sử dụng nguyên tắc đường cong xích ma Có chút ít kỹ thuật phải giải thích tại đây, nhưng chỉ thế thôi CA: Đây là một ý tưởng thú vị và quan trọng làm sao Những người giỏi nhất trong trang blog của chúng tôi sẽ tìm và trao đổi với ông Tôi muốn biết nhiều hơn về ý tưởng này và chia sẻ chúng trong những bài nói chuyện . AS: Tuyệt vời CA: Đây thực sự là một bài nói chuyện gây kinh ngạc và tôi nghĩ rằng ông nghe thấy sự cổ vũ từ chúng tôi trên suốt chặng đường đi của mình Cám ơn rất nhiều. AS: Cám ơn, Chris. Vỗ tay Kraken là một quái vật rất đáng sợ người ta nói nó nuốt chửng tàu thuyền, người và cả cá voi và to lớn như 1 hòn đảo. Để biết thực hư những chuyện đó, và cũng nên nhớ câu tục ngữ của những thủy thủ già rằng truyện cổ tích và truyện biển chỉ khác nhau ở chỗ cổ tích bằng đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa," Còn chuyện về biển thì lại là :"Cái này không đùa được đâu đấy" Từng con cá lớn lên với đủ truyện tam sao thất bản. Dù thế, đại dương luôn ẩn chứa những loài khổng lồ (chúng tôi có video cụ thể đây), thứ mà khán giả của kênh Discovery không khỏi tò mò về nó. Tôi là một trong 3 nhà thám hiểm của hành trình vào mùa hè năm trước tại Nhật Bản. Tôi là người thấp nhất. 2 người kia là TS. Tsunemi Kubodera và TS. Steve O'Shea Tôi mang ơn TED về sự kiện lịch sử này. Năm 2010, một sự kiện của TED có tên Nhiệm vụ Xanh tổ chức trên boong tàu Lindblad Explorer ở Galapagos theo nguyện vọng của Sylvia Earle. Tôi đã nói về 1 cách mới để khám phá đại dương, cách mà có thể thu hút sinh vật đến gần thay vì dọa chúng chạy mất Mike deGruy cũng được mời tham dự buổi thuyết trình anh ấy đã nói về tình yêu vĩ đại của mình dành cho biển cả, và cũng bàn cách áp dụng phương pháp của tôi vào việc mà anh ấy đang thực hiện từ lâu, đó là săn mực ống khổng lồ. Mike đã đưa tôi đến hội nghị về mực ống nơi tập trung những chuyên gia về mực ống của Discovery vào mùa hè năm đó trong Tuần Cá mập. (Cười) Tôi đã phát biểu về cách quan sát từ xa và nhử quang học với mực ống đáy biển mà tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng những máy không ồn, không ảnh hưởng để khám phá. Qua hàng trăm lần lặn, loanh quanh trong bóng tối sử dụng những máy này, tôi bất ngờ vì mình thấy nhiều sinh vật hơn bằng cách dùng máy chìm hơn là những máy điều khiển từ xa. Nhưng có lẽ chỉ vì máy chìm có tầm nhìn lớn hơn. Vẫn có vẻ như tôi thấy nhiều sinh vật hơn khi làm việc với Tiburon hơn là với Ventana, 2 máy có cùng tầm nhìn nhưng hệ thống đẩy khác nhau. Nên tôi ngờ rằng có vấn đề với độ ồn mà chúng gây ra. Nên tôi đặt 1 ống nghe dưới đáy biển, tôi di chuyển 2 máy này với cùng khoảng cách và tốc độ và ghi lại âm thanh chúng tạo ra. Máy Johnson Sea-Link -- (âm thanh vù vù) -- mà gần như bạn không thể nghe ở đây dùng sức đẩy dòng điện -- rất, rất yên tĩnh. Máy Tiburon cũng dùng bộ sức đẩy dòng điện. Nó cũng khá yên tĩnh, nhưng hơi ồn hơn. (Tiếng vù vù lớn hơn) Nhưng hầu hết máy ROV ngày nay dùng thủy lực giống như giọng Ventana. (Tiếng bip lớn) Tôi nghĩ nó sẽ dọa rất nhiều sinh vật chạy mất. Nên để săn mực ống đại dương, tôi đề nghị dùng bộ nhử quang học gắn vào camera của máy không dùng lực đẩy, không động cơ, chỉ 1 camera chạy pin, và nguồn sáng duy nhất là chiếc đèn đỏ mà những sinh vật biển sâu không thấy được vì chúng chỉ thích nghi với màu xanh. Nhưng mắt chúng ta thì lại thấy được dù dưới đáy biển thì nó như tia hồng ngoại. Do đó, bộ camera này, chúng tôi gọi là Medusa, có thể được ném xuống từ đuôi tàu, gắn với 1 phao trên mặt nước bằng dây dài gần 700m nó có thể nổi loanh quanh theo dòng nước và ánh sáng duy nhất với sinh vật biển là ánh đèn xanh của bộ nhử quang học, mà chúng tôi gọi là con sứa điện vì nó được thiết kế bắt chước cơ chế phát quang sinh học của loài sứa đại dương Atolla. Vòng sáng mà Atolla tạo ra được gọi là bộ đèn chống trộm sinh học và là 1 dạng tự vệ. Lí do mà con sứa điện làm mồi nhử không phải vì mực ống khổng lồ thích ăn sứa, mà vì con sứa chỉ tạo ra ánh sáng này khi nó sắp bị 1 sinh vật ăn thịt ăn vì hi vọng thoát duy nhất của nó là hấp dẫn sự chú ý của 1 sinh vật lớn hơn sẽ tấn công kẻ đang tấn công nó như thế sẽ cho nó 1 cơ hội trốn thoát. Đó là tiếng kêu cứu, nỗ lực trốn chạy cuối cùng, và là dạng tự vệ phổ biến dưới đáy biển. Phương pháp này đã rất hiệu quả. trong khi những lần khám phá khác thất bại mà không mang về được mẩu video nào về mực khổng lồ, chúng tôi làm 6 đợt, và ngay lần đầu đã rất khả quan Edith Widder (trên video): Ôi chúa ơi! Có thật không? Người khác: Oh ho ho! Nó dừng ở đó rồi. EW: Giống như nó đang trêu chúng ta, và chơi trò múa quạt -- thoát ẩn thoắt hiện -- chúng tôi đã có 4 lần xuất hiện như thế, rồi lần thứ 5, nó đến làm chúng tôi suýt xoa. (Tiếng nhạc) Tường thuật: (Nói bằng tiếng Nhật) Nhà nghiên cứu: Ooh. Bang! Ôi chúa ơi! Whoa! (Vỗ tay) EW: Hoàn toàn thỏa mãn. Điều làm tôi bất ngờ là cách nó xuất hiện từ phía trên con sứa điện và tấn công vật khổng lồ ở bên cạnh, tôi nghĩ nó nhầm đó là sinh vật ăn thịt ở phía trên con sứa. Nhưng đoạn phim hấp dẫn hơn quay từ máy chìm Triton. Điều không được đề cập trong tài liệu của Discovery là mồi mực ống mà TS Kubodera đã dùng, là một con mực ống lấp lánh dài 1m có gắn bóng đèn, và là 1 con mực ống giả như các thợ câu cá sử dụng, tôi nghĩ chính ánh sáng này đã đưa mực khổng lồ đến. Giờ bạn đang thấy là góc của camera tăng cường dưới ánh sáng đỏ, tất cả những gì TS Kubodera thấy khi mực khổng lồ đến đây. và anh ấy rất phấn khích, anh ấy bật đèn flash vì muốn thấy rõ hơn, con mực không chạy đi, anh ấy thử mở đèn trắng trên máy chìm, đưa sinh vật huyền thoại từ lịch sử bí ẩn vào video chất lượng cao. Thật tuyệt vời, quay được sinh vật này với những xúc tu và mở rộng hoàn toàn, nó phải cao bằng tòa nhà 2 tầng. Làm thế nào 1 vật lớn như thế sống trong đại dương mà đến giờ vẫn chưa được quay lại? Chúng ta chỉ mới khám phá 5% đại dương. Dưới đó còn rất nhiều điều kỳ diệu những sinh vật tuyệt vời với hàng triệu năm tiến hóa có lẽ cả những hợp chất sinh hóa có thể có ích ngoài sức tưởng tượng. Dù ta mới dùng lượng kinh phí rất nhỏ để khám phá đại dương so với khám phá vũ trụ. Chúng ta cần những tổ chức như NASA cho đại dương vì ta cần khám phá và bảo vệ hệ sinh thái trên Trái đất này. Chúng ta cần -- cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Khám phá là động cơ thúc đẩy sự đổi mới. Đổi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất cả cùng khám phá đi, nhưng đừng làm sinh vật sợ hãi, hoặc như Mike deGruy từng nói, "Nếu bạn muốn bỏ lại tất cả để thấy điều chưa từng thấy, hoặc có cơ hội để thấy điều chưa ai từng thấy, hãy xuống biển." Anh ấy nên đi cùng chúng tôi trong chuyến phiêu lưu này. Chúng tôi nhớ anh ấy. (Vỗ tay) Tôi sống ở vùng Trung Nam. Đây là vùng Trung Nam: cửa hàng rượu, đồ ăn nhanh, đất hoang. Vì vậy các nhà hoạch định thành phố họp lại với nhau và họ định thay cái tên Nam Trung để nó mang ý nghĩa khác. Vậy nên họ đổi thành vùng Nam Los Langeles, như thể việc đó sẽ giải quyết được những rắc rối đang thực sự diễn ra trong thành phố. Đây là vùng Nam Los Angeles. (Cười lớn) Cửa hàng rượu, đồ ăn nhanh, đất hoang. Cũng giống như 26.5 triệu người Mĩ khác, Tôi sống trong một sa mạc thức ăn. vùng Nam Trung Los Angeles, ngôi nhà của quầy phục vụ đồ ăn nhanh bên đường và gậy tai nạn rồi bỏ chạy. Điều thú vị là đồ ăn nhanh bên đường đang giết chết nhiều người hơn gây tai nạn rồi bỏ chạy. Ở Nam Trung Los Angeles, mọi người đang chết vì những căn bệnh có thể chữa được. Ví dụ, tỉ lệ béo phì ở vùng tôi ở cao gấp năm lần so với Beverly Hills chẳng hạn, nơi cách đó khoảng 16 km. Tôi phát chán khi phải chứng kiến điều này diễn ra. Và tôi tự hỏi, bạn cảm thấy thế nào khi không có thực phẩm có lợi cho sức khỏe, khi mỗi lần ra khỏi cửa bạn phải nhìn thấy những tác động xấu mà hệ thống thực phẩm hiện nay gây ra cho nơi mình sinh sống? Tôi nhìn thấy xe lăn được mua bán giống như xe cũ vậy. Tôi thấy các trung tâm lọc máu mọc lên nhiều như Starbucks. Và tôi nhận ra rằng điều đó phải chấm dứt. Tôi nhận ra rằng vấn đề chính là giải pháp. Thực phẩm là vấn đề và thực phẩm cũng là giải pháp. Với lại tôi cũng cảm thấy mệt mỏi với việc phải lái xe 45 phút chỉ để mua một quả táo không nhiễm thuộc trừ sâu. Điều mà tôi đã làm là trồng một rừng thực phẩm ở trước nhà. Nó nằm trên một dải đất mà chúng tôi gọi là đường đi dạo. Nó rộng hơn 3m, dài 50m. Vấn đề là, mảnh đất đó thuộc về thành phố. Nhưng bạn phải trông giữ nó. Nên tôi nghĩ: "Tuyệt. Tôi có thể làm việc gì tôi muốn, bởi vì đó là trách nhiệm của tôi và tôi phải trông giữ nó." Và đây là cách mà tôi trông giữ mảnh đất đó. Tôi cùng với nhóm của tôi, Những mảnh đất xanh L.A., chúng tôi tụ họp lại và bắt đầu trồng khu rừng thực phẩm: cây ăn quả, bạn biết đấy, cả chín loại rau quả. Chúng tôi là một nhóm lấy chia sẻ làm thù lao, gồm những người làm vườn từ nhiều cuộc đời khác nhau, từ mọi nơi trong thành phố, và họ hoàn toàn tự nguyện, và mọi thứ chúng tôi làm đều miễn phí. Và mảnh vườn, nó rất đẹp. Rồi sau đó có người than phiền. Thành phố tới gặp tôi, và đại khái là đưa cho tôi một công văn, yêu cầu tôi phải phá bỏ mảnh vườn. Công văn đó sau này trở thành trát của tòa. Và tôi như thể : "Thôi nào, thật à?" Một trát hầu tòa vì trồng cây trên mảnh đất mà các người không thèm quan tâm sao?" (Cười lớn) Và tôi nói rằng: "Được. Mang (trát) tới đây." Vì lần này thì chuyện này không tới đâu. Rồi tờ L.A. Times nhận được tin, Steve Lopez viết một bài báo về nó, và bàn với ủy viên hội đồng. rồi một trong các thành viên của Những mảnh đất xanh gửi một tờ đơn kiến nghị trên Change.org. và với 900 chữ ký, chúng tôi đã thành công. Chúng tôi đã có được một chiến thắng trong tay. Ủy viên hội đồng đó thậm chí còn gọi tới và nói rằng họ tán thành và thích việc mà chúng tôi đang làm. Ý tôi là, thôi nào, tại sao lại không chứ? L.A. dẫn đầu nước Mỹ về diện tích đất hoang mà thành phố sở hữu. Họ sở hữu 42 kilomet vuông đất bỏ hoang. Tương đương với 20 lần Công viên trung tâm, đủ để trồng 725 triệu cây cà chua. Làm sao họ có thể không đồng tình chứ? Trồng một cây sẽ cho bạn 1.000, 10.000 hạt giống. Khi lượng đậu xanh có giá 1 đô la sẽ cho bạn lượng sản phẩm tương đương với 75 đô la. Đó là Đức tin của tôi, khi tôi nói với mọi người, hãy tự trồng lấy thực phẩm cho mình. Trồng thực phẩm cho mình cũng giống tự in tiền vậy. (Vỗ tay) Tôi có di sản ở vùng Nam Trung. Tôi lớn lên ở đó. Tôi nuôi dạy các con trai mình ở đó. Và tôi từ chối làm một phần của cái thực tại được tạo ra này, mà được tạo ra cho tôi bởi một số người khác. Và tôi đang tự tạo ra thực tại cho mình. Tôi là một nghệ sĩ. Làm vườn là nghệ thuật của tôi. Tôi trồng ra tác phẩm của mình. Cũng giống như một họa sĩ, người tô điểm cho các bức tường, Tôi, tôi tô điểm cho những bãi cỏ, lối đi dạo. Tôi sử dụng mảnh vườn, đất trồng như một tấm vải, và cây trồng và cây xanh là những gì tôi tô điểm cho tấm vải đó. Bạn sẽ bất ngờ với những gì mà mảnh đất có thể làm nếu bạn biến chúng thành vải bố. Bạn không thể tưởng tượng được hoa hướng dương tuyệt vời như thế nào và chúng ảnh hưởng tới mọi người ra sao. Vậy điều gì đã xảy ra? Tôi đã chứng kiến mảnh vườn của mình trở thành một công cụ giáo dục, một công cụ cho sự chuyển đổi của vùng đất tôi sống. Để thay đổi cộng đồng, bạn phải thay đổi thành phần của đất. Chúng ta là đất. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cách mà những đứa trẻ bị ảnh hưởng. Làm vườn là công việc có tính trị liệu nhất và thách thức nhất mà bạn có thể làm, đặc biệt là ở trong nội thành. Với lại, bạn còn thu được dâu nữa. (Cười lớn) Tôi nhớ có một lần, có một người mẹ và con gái tới, lúc đó là khoảng 10:30 tối và họ ở trong vườn của tôi. rồi tôi đi ra ngoài và họ rất xấu hổ. Tôi nghĩ, trời ạ, tôi cảm thấy rất tệ vì họ ở đó. và tôi nói với họ rằng, hai người biết đấy, không cần phải làm như vậy. Mảnh vườn này nằm trên đường là có lí do của nó. Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy có người ở gần tôi đến vậy mà vẫn bị đói. Và việc đó chỉ càng củng cố thêm lý do để tôi làm việc này. Mọi người hỏi tôi: "Fin, anh không sợ là người ta sẽ ăn trộm thực phẩm của anh sao?" Tôi trả lời, "Tất nhiên là không, tôi không sợ họ sẽ ăn trộm. Vì thế nên chúng mới ở trên đường. Toàn bộ ý tưởng là thế mà. Tôi muốn họ lấy chúng, nhưng cùng lúc đó, Tôi muốn họ có lại được sức khỏe của mình." Có một lần khác khi tôi làm vườn tại một khu vô gia cư ở trung tâm Los Angeles. Có mấy người đàn ông, họ giúp tôi dỡ đồ từ xe tải. Không khí rất vui vẻ, và họ chia sẻ những câu chuyện về việc mảnh vườn đã ảnh hưởng tới họ và họ đã từng trồng rau với mẹ, với bà trước kia. và thật tuyệt khi thấy ý tưởng này đã thay đổi họ, dù chỉ là trong một giây phút đó. Vì vậy Những mảnh đất xanh đã tiếp tục trồng khoảng 20 mảnh vườn. Chúng tôi đã có khoảng 50 người tới tham gia đào bới, và tất cả đều là tự nguyện. Nếu bọn trẻ trồng cải xoăn, chúng sẽ ăn cải xoăn. (Cười lớn) Nếu chúng trồng cà chua, chúng sẽ ăn cà chua. (Vỗ tay) Nhưng nếu không ai cho chúng thấy việc đó, nếu chúng không được thấy những ảnh hưởng của thực phẩm tới trí não và cơ thể, chúng mù quáng sẽ ăn bất cứ cái gì được đặt trước mặt. Tôi thấy những người trẻ tuổi muốn được làm việc, nhưng họ lại bị vướng bận chuyện gì đó ... Tôi thấy những đứa trẻ đầy màu sắc và chúng chỉ đi theo con đường đã được định sẵn, mà không dẫn tới đâu. Với làm vườn, tôi nhìn thấy một cơ hội mà ta có thể hướng dẫn bọn trẻ gánh vác cộng đồng của chúng, và có một cuộc sống bền vững. Và khi chúng ta làm việc đó, ai mà biết được? Có thể ta sẽ sản sinh ra George Washington Carver tiếp theo. nhưng nếu ta không thay đổi thành phần của đất, ta sẽ không bao giờ làm được việc đó. Đây là một trong những kế hoạch của tôi. Đây là điều mà tôi muốn làm. Tôi muốn trồng cả một mảnh vườn mà ở đó mọi người có thể chia sẻ đồ ăn. Tôi muốn lấy đi các công-ten-nơ chở hàng và biến chúng thành quán cà phê có lợi cho sức khỏe. Đừng hiểu lầm tôi. Tôi không nói về những thứ miễn phí, bởi miễn phí thì không bền vững. Điều thú vị về sự bền vững, đó là bạn phải duy trì nó. (Tiếng cười)(Vỗ tay) Tôi đang nói về việc giao công việc cho mọi người, và kéo bọn trẻ ra khỏi phố, và cho chúng biết niềm vui, niềm tự hào và niềm vinh dự khi tự trồng thực phẩm cho mình, mở chợ cho nông dân. Những gì mà tôi muốn làm ở đây, ta sẽ làm cho chuyện đó thật gợi cảm. Tôi muốn tất cả chúng ta trở thành những kẻ nổi loạn xanh hóa, những thợ làm vườn găngxtơ. Ta sẽ thay đổi khái niệm về găngxtơ. Nếu bạn không phải là thợ làm vườn thì bạn không phải găngxtơ. Làm găngxtơ cùng với cái xẻng của bạn, được chứ? Và hãy biến nó thành vũ khí bạn chọn. (Vỗ tay) Căn bản là, nếu bạn muốn gặp tôi, bạn biết đấy, nếu bạn muốn gặp, đừng gọi tôi nếu bạn muốn ngồi không trên những chiếc ghế êm ái và tham gia những cuộc họp nơi bạn nói về làm này làm nọ nơi bạn nói về làm này làm nọ vớ vẩn. Nếu bạn muốn gặp tôi, hãy ra vườn cùng với chiếc xẻng của bạn và ta sẽ trồng vài thứ. Chào. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Wow, các bạn có mặt ở đây nhiều thật Khi tôi còn nhỏ tôi thường giấu 'trái tim' mình dưới chiếc giường, bởi lẽ mẹ tôi từng nói Nếu con mà không cẩn thận, một ngày nào đó có người sẽ làm tan nát trái tim con Hãy tin tôi đi. Bên dưới chiếc giường không phải là một chỗ giấu lí tưởng Tôi biết bởi tôi vẫn cứ bị gục ngã, đau thấu tim nhiều lần Tôi bị chóng mặt vì chuyện phải đấu tranh cho bản thân Nhưng đó lại là thứ mà chúng tôi được dạy bảo Đấu tranh cho bản thân mình. Và điều đó thật khó thực hiện nếu như bạn chưa hiểu bản thân mình. Chúng ta được trông đợi có thể xác định bản thân mình quá sớm và nếu như ta không làm, người khác sẽ thay ta... Đầu to mắt cận. Cái lu di động. Lẳng lơ. Ẻo lả. Và cùng với lúc ta 'được' người khác chỉ ra ta là ai ta 'được' hỏi Em muốn làm gì khi lớn lên? Tôi đã luôn nghĩ đó là một câu hỏi không công bằng Nó như giả định trước rằng ta không thể là điều mà bản thân ta đang là Chúng tôi là trẻ con Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi muốn trở thành một người đàn ông Tôi muốn một bản kế hoạch đăng kí lương hưu để có thể ăn kẹo nhiều đến mức tuổi già của tôi ngọt như đường Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi cạo râu Bây giờ thì đỡ nhiều rồi Khi tôi lên 8, tôi muốn trở thành một nhà sinh học đại dương Khi tôi lên 9, tôi xem bộ phim 'Jaws' (hàm cá mập: bộ phim mói về những nhà khoa học bị tấn công bởi cá mâp) và tự nhủ của mình, 'Không, cảm ơn' Và khi tôi 10 tuổi, tôi được bảo rằng ba mẹ đã rời bỏ tôi vì họ không muốn tôi Khi tôi 11 tuổi, tôi muốn được để yên thân. Khi tôi 12 tuổi, tôi muốn chết. Khi tôi 14, tôi được hỏi để nghiêm túc cân nhắc công việc tương lai Tôi nói ' Con muốn trở thành một nhà văn' Và họ bảo:' Hãy chọn cái gì thực tế một chút đi' Thế rồi tôi nói 'Đấu vật chuyên nghiệp' Và họ nói:' Đừng có ngu' Thấy không? Họ hỏi tôi con người mà tôi muốn trở thành rồi lại bảo tôi điều mà tôi không thể trở thành và tôi không phải là người duy nhất Chúng ta được bảo rằng bằng cách nào đó phải trở thành một người khác, từ bỏ con người ta để đổi lại bằng cái mặt nạ giả tạo của con người ta sẽ trở thành Tôi được bảo phải chấp nhận cái danh tính mà người khác gán cho tôi. Và tôi tự hỏi, điều gì đã khiến giấc mơ của tôi quá dễ dàng bị lơ đi? Giấc mơ của tôi e thẹn, bởi vì chúng là của một người Canada ( cười to) Giấc mơ của tôi đầy mặc cảm và quá ôn hòa. Chúng đứng ở ngoài lề buổi vũ hội trung học Và chúng chưa bao giờ được hôn. Thấy không, giấc mơ của tôi có cả tên. Ngớ ngẩn. Ngu ngốc. Nhưng tôi cứ mơ. Tôi đã muốn trở thành một vận động viên đấu vật. Tôi đã tính cả rồi. Tôi sẽ là 'Kẻ nghiền rác'. Đòn quyết định của tôi sẽ là ' Xe nghiền rác'. Và khẩu hiệu của tôi sẽ là:' Ta sẽ dọn hết rác' (Cười lớn) (Vỗ tay) Và rồi hắn ta, Duke 'Thùng Rác' Droese. lấy mất kế hoạch của tôi. Tôi tan nát cứ như bị bỏ vào máy nghiền rác. Tôi thầm nghĩ, ' Giờ thì sao? Tôi sẽ đi về đâu?' Thi ca. Như là cái boomerang, điều mà tôi yêu thích trở lại với tôi Một trong những dòng đầu tiên tôi có thể nhớ ra để viết là lời đáp lại cho cái thế giới đòi hỏi tôi ghét bản thân mình. Từ lúc 15 đến 18 tuổi, tôi ghét bản thân mình vì đã trở thành người mà tôi không hề muốn: một kẻ bắt nạt Khi tôi 19, tôi viết, "Tôi sẽ yêu bản thân mặc kệ sự dễ dàng của việc ghét bỏ bản thân mình" Đấu tranh cho bản thân không phải là thoả hiệp với bạo lực Khi tôi là một đứa trẻ Tôi làm giùm bài tập về nhà để kết bạn rồi tôi viết đơn đi trễ cho chúng mỗi lần chúng trễ hẹn hay trong phần lớn trường hợp là chẳng hề đến. Tôi cho mình quyền bỏ qua những lời thất hứa như vậy. và tôi nhớ một lần nọ, một kế hoạch sinh ra từ nỗi tuyệt vọng bởi một thằng nhóc cứ gọi tôi là "Yogi" (một con gấu hoạt hình béo và hay chôm đồ của du khách) rồi chỉ vào bụng tôi mà bảo,' Quá nhiều túi ăn pinick rồi đấy.ỉ" Và hóa ra không khó để lừa ai đó, Một ngày nọ, sau giờ học tôi bảo nó: " Nè, cậu có thể chép bài tập về nhà của tôi," và rồi đưa cho nó tất cả các câu trả lời sai mà tôi đã viết ra từ đêm trước Nó nhận lấy bài trông đợi nhận một điểm số hoàn hảo và rồi nó không tin nổi. Nó giơ bài về phía tôi với điểm 0. Tôi biết là mình không cần phải giơ lên bài mình, 28/30 câu đúng. nhưng sự thỏa mãn đã hoàn thiện khi nó nhìn tôi, bối rối và tôi thầm nghĩ ' Thông minh hơn một con gấu bình thường đấy chú em' (cười lớn) (vỗ tay) Đó là tôi. Đó là cách tôi chiến đấu cho bản thân mình. Khi tôi còn nhỏ, Tôi hay nhầm món sườn heo và món đòn karate là một Tôi nghĩ nó đều để gọi món sườn heo. Và vì bà tôi nghĩ điều đó dễ thương và vì sườn heo là món tôi thích bà cứ để tôi làm vậy. Không có gì to tát.. Ngày nọ, trước khi tôi nhận ra một đứa trẻ mập không phù hợp để leo cây tôi rớt từ trên cây xuống, thâm tím cả người bên phải Tôi không muốn kể cho bà bởi vì tôi sợ sẽ gặp rắc rối vì chơi ở chỗ mà tôi không nên. Một vài ngày sau, giáo viên thể dục để ý chỗ bầm đó, và tôi được đưa tới phòng hiệu trưởng. Rồi từ đó, tôi được gửi tới một căn phòng nhỏ có một cô rất tốt hỏi tôi tất tần tật về cuộc sống ở nhà của tôi. Tôi thấy không có lí do gì để nói dối Theo những gì tôi biết thì cuộc sống khá tốt đẹp. Tôi nói với cô ấy, bất cứ lúc nào tôi buồn, bà tôi sẽ cho tôi ăn món 'karate'. (cười lớn) Điều đó dẫn tới một cuộc điều tra toàn diện, và tôi bị đưa ra khỏi nhà trong 3 ngày, cho đến khi họ cuối cùng quyết định hỏi xem làm thế nào tôi bị bầm tím. Câu chuyện phím ngớ ngẩn ấy nhanh chóng truyền đi trong trường, và tôi có được biệt danh đầu tiên: 'Sườn Heo'. Đến hôm nay, tôi vẫn ghét món sườn heo. Tôi không phải đứa trẻ duy nhất lớn lên theo cách ấy, bởi xung quanh toàn là những người nói cái câu đó về chuyện 'gậy và đá gây đau chứ lời ác ý thì không' như thể vài cái xương gãy đau hơn những cái tên ta bị gọi và ta luôn bị gọi thế. Cứ thế chúng tôi lớn lên tin rằng sẽ chẳng có ai yêu chúng tôi, rằng chúng tôi sẽ cô đơn mãi mãi, rằng sẽ không bao giờ gặp ai đó làm tôi cảm thấy họ sẽ xây nên cả mặt trời vì tôi. Thế rồi những cảm xúc tan vỡ đẩy ta tới nỗi buồn miên man, và ta cố làm mình trơ đi để không cảm thấy gì Đừng nói với tôi nỗi đau đó ít hơn cái xương gãy, rằng một cuộc sống thu mình là thứ mà phẫu thuật có thể cắt bỏ, rằng chúng không di căn; chúng có đấy. Lúc đó cô ấy 8 tuổi, cái ngày đầu năm học lớp 3, cô ấy bị gọi là xấu xí. Chúng tôi cùng bị chuyển xuống cuối lớp để không bị khạc nhổ vào. Nhưng hành lang trường học đúng là một chiến trường. Chúng tôi thấy bản thân bị đàn áp bởi số lượng qua từng ngày khốn khổ. Chúng tôi thường ngồi trong lớp giờ giải lao, vì ở ngoài còn tệ hơn. Ngoài đó, chúng tôi phải tập cách chạy trốn, hoặc học cách im như tượng, vờ như không tồn tại. Lớp 5, họ dán một cái bảng trước bàn cô ấy ghi " Cẩn thận chó dữ'. Đến hôm nay, dù có một người chồng yêu thương, cô không dám nghĩ rằng mình xinh đẹp. vì một cái bớp chiếm hết gần nửa mặt cô, Lũ trẻ lúc ấy hay nói về cô , 'cứ như câu câu trả lời sai mà ai đó muốn xóa đi nhưng chưa làm xong hẳn.' Và chúng sẽ chẳng bao giờ hiểu cô ấy nuôi dạy hai đứa con mà với chúng đồng nghĩa với từ 'xinh đẹp' là từ 'Mẹ" bởi chúng thấy trái tim cô trước khi nhìn làn da, bởi cô luôn là người tuyệt vời nhất Anh ấy là như một nhánh cây gãy được ghép vào một cái cây gia đình khác được nhận nuôi, không phải vì bố mẹ ruột muốn một tương lai khác cho anh. Lúc mới 3 tuổi anh đã mang những nỗi đau chồng chéo của một phần bị bỏ rơi và hai phần bi kịch, bắt đầu được trị liệu (tâm lí) năm lớp 8, tính cách của anh được tạo từ những bài kiểm tra và những viên thuốc, sống mà bước tới là những núi cao và lùi lại là vực sâu thẳm, tự tử 4 phần 5 chết, chìm trong đống thuốc chống trầm cảm, và một thời niên thiếu bị goi là 'Popper' (một loại thuốc hít kích thích) 1% vì những viên thuốc, 99% vì sự độc ác. Anh ấy tự sát năm lớp 10 khi một đứa trẻ còn đầy đủ ba và mẹ trơ tráo nói với anh:' có gì to tát đâu, vượt qua nó đi'. như thể sự tuyệt vọng ấy có thể chữa được bởi bất cứ thứ gì có thể tìm thấy trong hộp sơ cứu. Đến hôm nay, anh ấy là một que thuốc nổ bị đốt từ cả hai đầu anh có thể tả chi tiết cảm giác khi bầu trời nghiêng đi, vào cái khoảnh khắc nó gần đổ xuống, và dù có cả tá người bạn gọi anh ấy là nguồn cảm hứng, anh vẫn là một đề tài bàn tán với những người không thể hiểu anh thỉnh thoảng là một người không-dùng-thuốc không dính đến chuyện bị tránh nghiện mà là về lương tri. Chúng tôi không phải là những đứa trẻ duy nhất lớn lên như thế Đến hôm nay, lũ trẻ vẫn bị gán cho biệt danh. Quen thuộc vẫn là ' Này thằng ngu", "Này thằng tồ". Có vẻ như mỗi trường học đều được trang bị một kho vu khí-những cái tên và được cập nhật mỗi năm, và nếu như một đứa trẻ đau khổ ở trường và không ai chịu lắng nghe? Chúng có tiếng nói không? Chúng có phải chỉ là tiếng ồn từ một đoạn băng bị kẹt? lặp lại khi mọi người nói kiểu " Trẻ con cũng có thể ác chứ". Mỗi trường học đều có một nhóm xiếc thú và phân chia giai cấp từ người làm xiếc đến gã huấn luyện sư tử, từ anh hề cho đến những kẻ phụ việc, tất cả chúng đều khác hẳn chúng ta. Chúng ta lũ quái dị-- chàng trai càng cua và người đàn bà có râu, tung hứng nỗi tuyệt vọng và sự cô độc, chơi bài, quay chai (những trò chơi giải trí), cố xoa dịu vết thương của bản thân và làm lành nó, nhưng về đêm, khi mọi người đã ngủ, chúng tôi lại đi trên dây như làm xiếc. Đó là luyện tập, và đúng vậy, một vài người gục ngã. Nhưng tôi muốn bảo họ tất cả chỉ là những mảnh vụn vỡ khi chúng ta quyết định sẽ đập tan tất cả những thứ chúng ta nghĩ chúng ta đã từng là, và nếu bạn không nhìn thấy vẻ đẹp của mình, tìm một cái gương tốt hơn, nhìn gần hơn, ngắm nghía lâu hơn, vì có những thứ bên trong bạn, làm cho bạn cố gắng không ngừng mặc kệ mọi người bảo bạn bỏ cuộc đi. Bạn xây một lâu đài quanh trái tim tan nát của mình và viết lên nó Viết rằng " Họ đã sai". Bởi vì có lẽ bạn không thuộc về một nhóm hay một kiểu thông thường nào đó. có lẽ họ quyết đinh chọn bạn cuối cùng cho môn bóng rổ hay cho mọi việc. Có lẽ bạn đã từng mang những vết bầm hay có vài cái răng gãy đến buổi show-and-tell (buổi kể chuyện), nhưng chưa từng kể bởi vì làm thế nào bạn đứng vững nếu mọi người xung quanh cố vùi bạn xuống? Bạn phải tin rằng họ đã sai. Họ phải sai. Còn lí do gì nữa để chúng ta ở lại đây? Chúng ta lớn lên học cách đông viên những người khốn khổ vì chúng ta thấy mình trong họ. Chúng ta phát triển từ cái rễ trong niềm tin rằng chúng ta không phải là thứ chúng ta bị gán cho. Chúng ta không phải là những chiếc xe bị bỏ và trống rỗng trên đường cao tốc, và nếu theo một cách nào đó chúng ta đúng là như vậy, đừng lo. Ta chỉ cần được đưa đi và đổ xăng. Ta là những thành viên tốt nghiệp từ lớp học "Chúng tôi đã vượt qua", chứ không phải một tiếng vang than khóc mờ nhạt, 'Những cái tên không làm tôi đau" Tất nhiên là chúng có chứ. Những cuộc sống chúng ta sẽ chỉ luôn tiếp diễn với những hành động cân bằng ít liên quan đến nỗi đau mà liên quan tới cái đẹp. (Vỗ tay) Tôi muốn nói với các bạn về tiến bộ xã hội và kinh doanh xã hội. Tôi có con sinh ba. Chúng còn rất nhỏ, mới 5 tuổi. Vài lần tôi kể với mọi người rằng tôi có con sinh ba. Họ thường hỏi lại rằng: "Thật ư? Anh có mấy đứa?" Đây là một bức ảnh về lũ trẻ nhà tôi. Đây là Sage, Annalisa, và Rider. Và, tôi còn là một người đồng tính nữa. Là một người đồng tính và cha của 3 đứa trẻ tính đến thời điểm hiện tại với tôi là một điều có tính chất tiến bộ xã hội và kinh doanh xã hội nhất mà tôi từng làm. (Cười) (Vỗ tay) Tiến bộ xã hội thực sự mà tôi muốn nói đến liên quan đến công tác từ thiện. Tôi muốn nói về những điều chúng ta đã được dạy khi nghĩ về việc cho đi khi làm từ thiện và về khu vực phi lợi nhuận thực ra đang phá ngầm những động lực nhân ái và khát vọng sâu sắc muốn thay đổi thế giới trong mỗi chúng ta. Những trước khi nói về những điều đó, tôi muốn hỏi rằng liệu các bạn có tin rằng khu vực phi lợi nhuận có thực sự đóng một vai trò quan trọng nào đó trong việc thay đổi thế giới hay không. Rất nhiều người cho rằng kinh doanh sẽ giúp nền kinh tế đang phát triển đi lên, và doanh nghiệp xã hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế khác. Và tôi thực sự tin rằng kinh doanh sẽ thúc đẩy phần lớn nhân loại tiến về phía trước. Nhưng nó cũng luôn luôn để lại sau 10 phần trăm hoặc hơn những nhóm thiệt hại hoặc không may mắn. Và doanh nghiệp xã hội cần thị trường, và luôn có một vài vấn đề mà bạn không thể phát triển được dạng đo lường tiền bạc mà bạn cần cho một thị trường. Tôi có chân trong một trung tâm (hỗ trợ) phát triển (cho) người khuyết tật, những người ở đây họ muốn tiếng cười, lòng nhân ái, và họ muốn tình yêu. Làm thế nào bạn có thể quy đổi thành tiền được những điều này? Đó là nơi mà khu vực phi lợi nhuận và tổ chức phúc thiện tham gia. Tổ chức phúc thiện là thị trường dành cho tình yêu thương. Đây là thị trường cho tất cả những người như vậy cho những người không có được sự quan tâm của những thị trường khác. Và như Buckminster Fuller đã từng nói, nếu chúng ta thực sự muốn, một thế giới phù hợp với tất cả mọi người, không loại trừ bất kỳ ai và điều gì, khi đó khu vực phi lợi nhuận chắc chắn là một phần quan trọng trong câu chuyện. Nhưng điều này nghe có vẻ không đúng. Vì sao các quỹ từ thiện dành cho bệnh nhân ung thư vú chưa bao giờ tiến gần được đến việc tìm ra một phương pháp chữa trị ung thư vú, hoặc, các quỹ từ thiện dành cho người vô gia cư chưa bao giờ tiến gần được đến chỗ chấm dứt tình trạng vô gia cư trong bất kỳ một đô thị nào? Vì sao mà tỷ lệ đói nghèo vẫn bị kẹt ở mức 12 phần trăm trong tổng số dân Mỹ trong suốt 40 năm qua? Và câu trả lời là, những vấn đề xã hội đó là một tỉ lệ quá lớn, so với chúng thì các tổ chức của chúng ta quá nhỏ bé, và hệ tư tưởng của chúng ta (là yếu tố) khiến cho các tổ chức này nhỏ bé như vậy. Chúng ta có hai bộ quy tắc. Một dành cho khối phi lợi nhuận và một dành cho phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Nó như là một sự phân biệt chủng tộc, và nó phân biệt giữa khu vực phi lợi nhuận so với 5 khu vực khác, điều đầu tiên là sự đền bù. Trong khu vực có lợi nhuận, bạn càng tạo được giá trị bao nhiêu, thì số tiền bạn kiếm được càng lớn. Nhưng chúng ta không ủng hộ việc phi lợi nhuận sử dụng tiền để khuyến khích mọi người tham gia đóng góp vào hoạt động xã hội. Chúng ta có một phản ứng bản năng với ý kiến cho rằng bất cứ ai cũng có thể tạo ra rất nhiều tiền (khi) giúp đỡ người khác. Điều thú vị là chúng ra không có phản ứng bản năng đối với quan niệm mọi người sẽ tạo ra rất nhiều tiền khi không giúp đỡ người khác. Bạn biết đấy, bạn muốn tạo ra 50 triệu đô la từ việc bán video trò chơi điện tử bạo lực cho trẻ em, hãy cứ làm đi. Chúng tôi sẽ cho bạn lên trang bìa của tạp chí Wired. Nhưng bạn muốn kiếm một nửa triệu đô la khi cố gắng cứu trẻ em khỏi bênh sốt rét, và bạn chính bạn cũng có khả năng bị mắc kí sinh trùng. (Vỗ tay) Và chúng ta coi hành động này giống như hệ thống đạo đức, nhưng những gì chúng ta không nhận thức được là hệ thống này có một tác dụng phụ rất lớn, đó là, nó tạo ra 2 sự lựa chọn đều khó khăn và quan trọng giữa việc làm điều tốt cho bản thân và gia đình hay là điều tốt cho thế giới với những bộ óc sáng lạn nhất đến từ những trường đại học tốt nhất của chúng ta, và gửi đi hàng chục nghìn người, những người có thể tạo ra sự khác biệt trong khu vực phi lợi nhuận cứ hàng năm chuyển dần thành các tổ chức vì lợi nhuận bới vì họ không sẵn lòng tạo ra những hy sinh mang tính kinh tế trong thời gian dài. Tuần kinh doanh (tạp chí -ND) đã làm một cuộc khảo sát, họ tập trung vào những gói bồi thường cho các thạc sĩ kinh tế (MBA) của 10 năm tại trường kinh doanh, và đền bù trung bình cho một MBA từ trường Stanford, với tiền thưởng, tại tuổi 38, là 400.000 đô la. Trong khi đó, cùng một năm, lương trung bình của CEO của một tổ chức từ thiện y tế 5 triệu đô la ở Mỹ là 232.000 đô la, và với tổ chức đói nghèo, là 84.000 đô la. Bây giờ, bạn không thể khiến rất nhiều người với tài năng trị giá 400.000 đô la đánh đổi sự hy sinh trị giá 316.000 đô la hàng năm để trở thành CEO của một tổ chức từ thiện vì người đói nghèo. Một vài người nói rằng, "Đò là bởi vì những người có bằng MBA quá tham lam." Không hoàn toàn đúng. Họ có thể thông minh. Sẽ rẻ hơn cho họ khi quyên góp 100.000 đô la hàng năm cho tổ chức từ thiện, tiết kiệm 50.000 đô la cho các loại thuế, nên vẫn còn gần 270.000 đô la còn lại và (họ) được gọi là những nhà từ thiện vì họ ủng hộ 100.000 đô la cho từ thiện, có thể tham gia vào ban quản lý tổ chức từ thiện vì người đói nghèo, thực sự, (họ) có thể giám sát các SOB những người đã quyết định trở thành CEO của tổ chức từ thiện , và (họ) có một khoảng thời gian dài có trong tay quyền lực và sự ảnh hưởng và những lời khen đại chúng vẫn chờ đợi họ. Lĩnh vực thứ 2 của sự phân biệt là quảng cáo và marketing. Chúng ta nói với khu vực vị lợi nhuận, "Tiêu, tiêu, tiêu vào quảng cáo cho đến khi đồng đô la cuối cùng không thể tạo ra được một xu nào nữa." Nhưng chúng ta không muốn số tiền ủng hộ của mình dành vào quảng cáo trong từ thiện," Thái độ của chúng ta là, "Này, nếu được chúng ta có thể được hỗ trợ quảng cáo bạn biết không, vào 4 giờ sáng, tôi thấy chuyện đấy ổn. Nhưng tôi không muốn sự quyên góp của tôi dành vào quảng cáo. Tôi muốn số tiền ấy dành cho người cần nó." Như thể số tiền đầu tư cho quảng cáo không thể sinh ra một số tiền lớn hơn rất nhiều để phục vụ người nghèo. Vào những năm 1990, công ty của tôi tổ chức những chuyến đi đạp xe đường dài cho người bị AIDS và chuyến bộ 3 ngày dài 60 dặm cho bênh nhân ung thư vú, và trong suốt 9 năm trời, chúng tôi đã có 182.000 người tham gia, và họ gây được quỹ trị giá 581 triệu đô la. Họ có thể quyên góp tiền một cách nhanh chóng hơn cho những vấn đề này hơn là các sự kiện khác trong lịch sử, tất cả đều dựa trên quan điểm rằng mọi người cảm thấy mệt mỏi khi được yêu cầu làm điều gì đó tổi thiểu mà họ có thể. Mọi người đều mong muốn đo khoảng cách đầy đủ về tiềm năng của họ dựa trên lý do mà họ thực sự quan tâm. Nhưng họ phải được yêu cầu. Chúng tôi có được nhiều người tham gia bằng việc mua những trang quảng cáo trên tờ New York Times, ở tạp chí The Boston Globe, quảng cáo vào giờ vàng trên đài và TV. Bạn có biết bao nhiêu người mà chúng tôi có được nếu chúng tôi đặt các tở bướm trong tiệm giặt quần áo? Tại Mỹ, làm từ thiện vẫn còn mắc kẹt ở con số 2% trên tổng số GDP kể từ lúc chúng tôi bắt đầu đo vào những năm 1970. Đó là một con số quan trọng, bởi nó nói với chúng ta rằng trong 40 năm, khu vực phi lợi nhuận vẫn không thể chống chọi trong việc giành thị phần với khu vực vị lợi nhuận. Và nếu bạn nghĩ về điều này, làm sao một khu vực có thể giành thị phần từ tay khu vực khác nếu nó không thực sự là mua bán? Và nếu chúng tôi nói với các thương hiệu của người tiêu dùng, "Bạn có thể quảng cáo tất cả những tiện ích của sản phẩm," nhưng chúng tôi nói với các tổ chức từ thiện, "Bạn không thể quảng cáo tất cả những điều tốt đẹp mà bạn có," vậy thì đô la của người tiêu dùng sẽ chảy về đâu? Lĩnh vực phân biệt thứ 3 là việc chấp nhận rủi ro khi theo đuổi mục tiêu gia tăng doanh thu. Disney có thể làm một bộ phim mới trị giá 200 triệu đô la nhưng thất bại, và nhìn chung không ai gọi luật sư cả. Nhung nếu bạn là người gây quỹ 1 triệu đô la từ cộng đồng quyên góp cho người nghèo, và nó không thể tạo ra 75% lợi nhuận cho hoạt động trong vòng 12 tháng đầu, và nhân cách của bạn sẽ bị nghi ngờ. Vì thế những tổ chức phi lợi nhuận thực sự miễn cưỡng khi cố gằng để tạo ra những cố gắng quy mô lớn và táo bạo, gây quỹ tầm cỡ vì sợ rằng nếu điều đó thất bạn, tiếng tăm của họ sẽ bị kéo xuống bùn. Vâng, bạn và tôi đều biết khi bạn cản trở sự thất bại, bạn sẽ giết chết sự đổi mới. Nếu bạn giết chết sự cách tân trong việc gây quỹ, bạn sẽ không thể tạo thêm doanh thu nữa. Nếu bạn không có doanh thu, bạn sẽ không thể phát triển được. Và nếu không thể phát triển, bạn sẽ khong thế giải quyết những vấn đề xã hội khác. Điều thứ tư là thời gian. Amazon đã có 6 năm trời không thể tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư, và họ đã có kiên nhẫn. Họ biết rằng vẫn còn có một mục tiêu dài hạn trong tương lai trong việc chiếm lĩnh thị trường. Nhung nếu một tổ chức phi lợi nhuận đã từng mang một giấc mơ xây dựng quy mô lớn đòi hỏi 6 năm trời, tiền sẽ không đến được với người nghèo, mà sẽ được đầu tư vào việc xây dựng quy mô đó, chúng ta đều mong chờ một sự bền chắc. Và lĩnh vực thứ 4 là lợi nhuận. Khu vực vị lợi nhuận có thể chi trả lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư cho những ý tưởng mới nhưng bạn không thể có lợi nhuận trong khu vực phi lợi nhuận, nên khu vực vị lợi nhuận nắm chìa khóa mở cửa thị trường hàng tỷ đô la, và khu vực phi lợi nhuận thì thèm khát sự phát triển, mạo hiểm và ý tưởng vốn. Bạn gom 5 điều trên lại với nhau -- bạn không thể dùng tiền để lôi kéo tài năng từ khu vực vị lợi nhuận, bạn không thể quảng cáo gần thước đo mà khu vực vị lợi nhuận tạo ra cho khách hàng mới, bạn không thể mạo hiểm để lôi kéo người tiêu dùng mà bên khu vực vị lợi nhuận làm, bạn không có quỹ thời gian để tìm kiếm khách hàng giống như khu vực có lợi nhuận kia, và bạn cũng không có thị trường chứng khoán để gây quỹ thậm chí nếu ngay từ đầu bạn có cơ hội, bạn vừa đặt khu vực phi lợi nhuận vào vị trí cực kì bất lợi với khu vực vị lợi nhuận ở bất cứ cấp độ nào. Nếu chúng ta còn lo ngại về ảnh hưởng của cuốn sách thống trị riêng rẽ này, số liệu thống kê này có thể giúp: Từ năm 1970 đến năm 2009, số lượng các tổ chức phi lợi nhuận tăng đáng kể, con số vượt ngưỡng doanh thu 50 triệu hàng năm, là 144. Cùng thời gian đó, số lượng tổ chức vị lợi nhuận là 46,136. Có thể nói chúng ta đang giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng tăng, và các tổ chức của chúng ta không thể tạo ra tầm cỡ nào. Tất cả tầm cỡ đều đổ về Coca-cola và Burger King. Vậy tại sao chúng ta nghĩ theo cách này? Giống như hầu hết các giáo điều cuồng tín ở Mỹ, những ý tưởng này xuất phát từ tín ngưỡng của đạo Thanh giáo. Những người theo đạo Thanh giáo đến đây vì lý do tôn giáo, hoặc theo họ nói, nhưng họ cũng đến đây bởi vì họ muốn kiếm nhiều tiền. Họ là những người sùng đạo nhưng cũng là những nhà tư bản táo bạo, và họ bị kết tội là có xu hướng lợi tạo lợi nhuận cực đoan và bị so sánh với những nhà thực dân. Nhưng cùng thời điểm đó, những người theo đạo Thanh giáo cũng là những người theo đạo Can-vin nên họ theo nghĩa đen thì được dạy là ghét chính bản thân mình. Họ được dạy là vụ tư lợi là biển dữ có thể dẫn đến địa ngục mãi mãi. Điều này thực sự là vấn đề đối với họ, phải không? Họ băng qua Đại Tây Dương để kiếm tiền. Kiếm tiền sẽ dẫn họ đi thẳng đến Địa ngục. Họ sẽ phải làm gì? Vâng, từ thiện là câu trả lời. Nó trở thành nơi thánh đường kinh tế nơi mà họ có thể rửa sạch tội lỗi về khuynh hướng lợi nhuận ở mức 5 cent với 1 đô la. Thế nên dĩ nhiên, làm thể nào bạn có thể kiếm tiền từ từ thiện nếu từ thiện là tội lỗi của việc kiếm tiền? Động cơ tài chính được tách khỏi quan điểm giúp đỡ người khác vì rằng nó có thể trở thành động cơ kiếm tiền cho chính bản thân bạn, và trong 400 năm, không gì cản trở khi nói rằng, "Điều đó thật phản tác dụng và không công bằng." Bây giờ ý thức hệ này bị cản trở bởi một câu hỏi nguy hiểm, đó là, "Bao nhiêu phần trăm trong tổng số tiền ủng hộ của tôi đi đến mục tiêu trừ đi tổng chi phí?" Có rất nhiều vấn đề với câu hỏi này. Tôi sẽ tập trung vào 2 điều. Đầu tiên, chúng ta đều nghĩ rằng tính tổng chi phí là điều tiêu cực rằng theo một cách nào đó thì nó không nằm trong lý do làm từ thiện. Nhưng nó hoàn toàn đúng, đặc biệt nếu nó được sử dụng cho mục đích phát triển. Bây giờ, tổng chi phí có vẻ là kẻ thù của nguyên nhân. và dẫn đến điều thứ 2, vấn đề lớn hơn, dó là, nếu bắt các tổ chức hoạt động không tính đến chi phí họ thực sự cần phát triển trong lợi ích của việc giảm chi phí. Chúng ta đã được dạy là từ thiện chỉ nên chú trọng tối thiểu vào những chi tiêu như gây quỹ theo lý thuyết cho rằng, bạn càng tiêu ít tiền vào việc gây quỹ, thì bạn sẽ có nhiều tiền hơn cho việc từ thiện đó. Điều này có lẽ sẽ đúng nếu đây là một thể giới mỏi mệt nơi mà một miếng bánh không thể làm cho to hơn. Nhưng nếu đây là một thế giới lý luận thực tế nơi mà đầu tư vào gây quỹ thực sự làm tăng số tiền ủng hộ và làm cho miếng bánh to hơn, thì chúng ta chính xác đã đi ngược và chúng ta nên đầu tư nhiều hơn vào tiền, không ít hơn, vào gây quỹ, bởi vì gây quỹ là một việc có tiềm năng nhân lên số tiền sẵn có cho mục tiêu mà chúng ta thực sự quan tâm. Tôi sẽ đưa ra 2 ví dụ. Chúng tôi đưa vào hoạt động AIDSRides với số đầu tư ban đầu là 50.000 đô la trong vốn rủi ro. Trong vòng 9 năm, chúng tôi nhân số tiền lên đến 1.982 lần thành 108 triệu đô la sau khi đã trừ đi chi phí cho các dịch vụ AIDS. Chúng tôi tiến hành chiến dịch 3 ngày cho bênh ung thư vú với số vốn là 350.000 đô là trong vốn rủi ro. Trong vòng chỉ 5 năm, chúng tô nhân số tiền lên 554 lần thành 194 triệu đô la sau các chi phí cho việc nghiên cứu về ung thư vú. Bây giờ, nếu bạn là một nhà từ thiện thực sự quan tâm về bệnh ung thư vú, điều gì sẽ có lý hơn: đi ra ngoài và tìm kiếm nhà nghiên cứu tân tiến nhất trên thế giới và chi 350.000 đô la cho việc nghiên cứu, hay là đưa cho phòng gây quỹ của cô ấy số tiền đó để nhân nó lên thành 194 triệu đô la cho việc nghiên cứu? 2002 là năm thành công nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã thu về được số tiền cho ung thư vú, riêng năm đó, là 71 triệu đô la sau khi trừ đi các chi phí khác. Và rồi chúng tôi ngừng kinh doanh một cách bất ngờ và đau đớn. Tại sao? Nói ngắn gọn là, nhà bảo trợ muốn tách chúng tôi. Họ muốn giữ khoáng cách giữa họ và chúng tôi vì chúng tôi đang bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông do đã đầu tư 40% tổng số doanh thu cho việc tuyển dụng, dịch vụ khách hàng, và điều kì diệu của kinh nghiệm và không có thuật ngữ kế toán nào có thể miêu tả sự đầu tư cho phát triển và tương lai này, hơn là nhãn hiệu quỷ quái là chi phi. Vì vậy vào 1 ngày, tất cả 350 nhân viên tuyệt vời của chúng tôi đều mất việc bởi vì họ bị dán nhãn là chi phí. Nhà bảo trợ của chúng tôi đã đi và thử tự làm các sự kiện. Chi phí gia tăng. Thu nhập ròng cho việc nghiên cứu ung thư vú giảm đi 84%, hay mất 60 triệu đô la trong vòng 1 năm. Đây là điều xảy ra khi chúng ta nhầm lẫn gữa dạo đức và sự hà tiện. Chúng ta đều được dạy rằng bán cái lò nướng với 5% chi phí thì về phương diện đạo đức sẽ hơn một doanh nghiệp gây gũy với 40% tổng chi phí nhưng chúng ta đang bỏ quên một mẩu thông tin quan trọng đó là, kích cỡ thực sự của những miếng bánh này là bao nhiêu? Ai quan tâm nếu cái lò nướng bán với 5% chi phí nếu nó nhỏ? Điều gì sẽ xảy ra nếu bán cái lò nướng chỉ thu được 71 đô la ròng cho từ thiện bởi nó không đầu tư vào quy mô và doanh nghiệp gây gũy chuyên nghiệp thu được 71 triệu đô ròng bởi vì họ đã làm như thế? Bây giờ thì bạn thích miếng bánh nào hơn, và miếng bánh nào bạn nghĩ người đói sẽ thích hơn? Đây là cách mà tất cả những điều này ảnh hưởng đến bức tranh lớn. Tôi đã nói rằng làm từ thiện là 2% trên tổng số GDP ở Mỹ. Nó tầm 300 tỷ đô la một năm. Nhưng chỉ tầm 20% trong số đó, hay 60 tỷ đô la, đi đến những mục tiêu sức khỏe và dịch vụ. Phần còn lại đi đến giáo dục cao học và tôn giáo và bệnh viện và 60 tỷ đô la đó không thực sự đủ để giải quyết những vấn đề này. Nhưng nếu chúng ta có thể tăng việc làm từ thiện từ 2% GDP lên chỉ một bước đến 3% GDP, bằng cách đầu tư vào phát triển, như vậy sẽ có thêm 150 tỷ đô la một năm góp phần và nếu số tiền đó có thể sử dụng không đúng theo tỷ lệ cân đối giữa sức khỏe và các tổ chức từ thiện phục vụ con người, bởi vì đây là những điều mà chúng ta khuyến khích đầu tư phát triển, nó sẽ thể hiện sự đóng góp nhân ba cho khu vực đó. Bây giờ chúng ta đang nói về quy mô. Giờ chúng ta đang nói về tiềm năng cho sự thay đổi thực sự. Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu ép những tổ chức này hạ thấp tầm nhìn xuống để giữ mục tiêu giảm chi phí trong mục tiêu. Thế hệ của chúng ta không muốn bia mộ của mình (bị) ghi là, "Chúng tôi đã giữ chi phí từ thiện thấp," (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta muốn nó được ghi là chúng ta đã thay đổi thế giới, và rằng một phần chúng ta làm đó là thay đổi cách chúng ta nghĩ về những điều này. Vậy nên lần tới khi bạn nhìn vào một tổ chức từ thiện, đừng hỏi về tỷ lệ chi phí của họ. Hãy hỏi về quy mô hoài bão của họ, những giấc mơ mang tầm cỡ Apple, Goodle, Amazon, họ đo tiến trình đi đến với ước mơ của mình ra sao và nguồn lực nào họ cần để biến chúng thành hiện thực cho dù chi phí có là bao nhiêu. Ai sẽ quan tâm về chi phí nếu những vấn đề này có thể thực sự giải quyết được? Nếu chúng ta có thể có sự hào phóng đó, sự hào phóng trong tư tưởng, thì khu vực phi lợi nhuận có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giới cho tất cả những công dân thấy sự cần thiết thực sự đề phát triển. Và nếu nó có thể là di sản lâu dài để lại từ thế hệ của chúng ta, điều mà chúng ta chịu trách nhiệm cho tư tưởng đã được truyền lại cho chúng ta, chúng ta tái thực hiện nó, chúng ta sửa đổi nó, và sáng chế lại cách mà con người nghĩ về thay đổi chúng, mãi mãi, đối với tất cả mọi người, vâng, tôi nghĩ là tôi sẽ để những đứa trẻ tóm tắt lại điều đó sẽ như thế nào. Annalisa Smith-Pallota: Đó sẽ là -- Sage Smith-Pallota: --một xã hội thực sự -- Rider Smith-Pallotta: - tiến bộ. Dan Pallotta: Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Nào, hãy giơ tay lên nếu bạn biết ai đó trong chính gia đình hay bạn bè của mình đang mang một dạng bệnh tâm thần nào đó. Vâng. Tôi biết. Không ngạc nhiên. Và hãy giơ tay lên nếu bạn nghĩ rằng nghiên cứu cơ bản trên ruồi giấm không liên quan gì đến việc tìm hiểu về bệnh tâm thần ở người. Phải rồi. Tôi cũng nghĩ vậy. Và cũng không ngạc nhiên. Tôi thấy mình có việc để làm rồi đây. Như ta đã nghe từ Tiến sĩ Insel sáng nay, các chứng rối loạn tâm thần như tự kỷ, trầm cảm và tâm thần phân liệt khiến người ta chịu đựng cách khủng khiếp. Những hiểu biết của ta về cách điều trị chúng cũng như về những cơ chế căn bản của chúng còn hạn chế hơn nhiều so với các bệnh khác của cơ thể. Hãy hình dung: trong năm 2013, thập kỷ thứ hai của thiên niên kỷ này, nếu muốn chẩn đoán xem mình có bị ung thư và tới gặp bác sĩ, quý vị sẽ nhận hình chụp xương, kiểm tra sinh thiết và máu. Trong năm 2013, nếu muốn chẩn đoán bệnh trầm cảm, tới gặp bác sĩ, và quý vị nhận được gì? Một bảng câu hỏi. Một phần nguyên nhân ở đây là do chúng ta vẫn mang một quan điểm ngày càng cổ hủ và bị đơn giản hóa về cơ sở sinh học của các chứng rối loạn tâm thần. Chúng ta có xu hướng nhận định chúng -- theo kiểu mà báo chí thường hay ủng hộ và phổ biến -- như những sự mất cân về mặt hóa học trong não bộ, như thể bộ não là một túi súp chứa đầy các loại hóa chất đầy dopamine, serotonin và norepinephrine. Quan điểm này bị ảnh hưởng bởi một thực tế là rất nhiều loại thuốc được kê để điều trị các dạng rối loạn trên, chẳng hạn như Prozac, hoạt động theo cách biến đổi toàn bộ cấu trúc hóa học của não bộ như thể bộ não thật là một túi hóa chất. Nhưng đó chắc chắn không thể là giải pháp, bởi trên thực tế những loại thuốc này không thực sự mang lại tác dụng tích cực. Nhiều người không muốn sử dụng, hay ngừng sử dụng chúng, bởi những tác dụng phụ bất ưng. Những loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ bởi việc sử dụng chúng để điều trị một chứng rối loạn tâm thần phức tạp cũng na ná việc bạn đang cố gắng thay dầu động cơ của mình bằng cách mở can dầu ra rồi đổ tất cả dầu lên trên khối động cơ. Một phần sẽ chảy nhỏ giọt vào đúng vị trí, nhưng phần lớn sẽ gây hại nhiều hơn. Bây giờ, một quan điểm mới xuất hiện như các bạn đã nghe từ Tiến sĩ Insel sáng nay, đó là các chứng rối loạn tâm thần trên thực tế là những sự gây nhiễu ở các mạch thần kinh vốn điều đình cảm xúc, tâm trạng và sự xúc động. Khi nghĩ về sự tri nhận, ta đồng nhất não bộ với một máy tính. Điều đó không thành vấn đề. Thật ra, việc so sánh bộ não với một chiếc máy tính còn đúng về mặt cảm xúc kia. Chỉ là chúng ta không nghĩ về nó theo cách đó. Nhưng chúng ta biết ít hơn nhiều về cơ sở mạch của các chứng rối loạn tâm thần bởi sự thống trị áp đảo của giả thuyết về sự mất cân bằng hóa học này. Thực ra, không phải các hóa chất là không quan trọng ở các chứng rối loạn tâm thần. Chỉ là chúng không ngập ngụa trong não bộ như súp. Thay vào đó, chúng được giải phóng tại những vị trí rất cụ thể và hoạt động trên các khớp thần kinh cụ thể để thay đổi dòng chảy thông tin trong não. Vì vậy nếu chúng ta thực sự muốn hiểu nền tảng sinh học của các chứng rối loạn tâm thần, chúng ta cần chỉ ra những vị trí này trong bộ não nơi những hóa chất này hoạt động. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục trút dầu lên khắp bộ máy thần kinh và gánh chịu hậu quả. Bây giờ, để bắt đầu khắc phục sự thiếu hiểu biết của mình về vai trò của hóa học não bộ trong các mạch não, sẽ có ích nếu nghiên cứu cái mà cánh nhà sinh học bọn tôi gọi là "những sinh vật mẫu", những loài động vật như ruồi và chuột thí nghiệm, những loài mà chúng tôi có thể áp dụng những kỹ thuật về gen để xác định về mặt phân tử những lớp đặc biệt của các tế bào thần kinh, giống như quý vị đã nghe trong bài nói chuyện của Allan Jones sáng nay. Hơn thế nữa, một khi làm được điều đó, chúng ta có thể kích hoạt các tế bào thần kinh cụ thể hoặc có thể phá hủy hay ngăn chặn hoạt động của chúng. Vậy nên, nếu ngăn chặn một loại tế bào thần kinh cụ thể rồi xác định hành vi bị ức chế của cá thể, chúng ta có thể kết luận rằng những tế bào thần kinh đó là điều kiện cần cho hành vi trên. Mặt khác, nếu kích hoạt một nhóm các tế bào thần kinh, rồi xác định được rằng nó kích thích hành vi kia, ta có thể kết luận rằng những tế bào đó là điều kiện đủ cho hành vi trên. Bằng phương pháp thử nghiệm này, ta có thể rút ra những mối quan hệ nhân-quả giữa hoạt động của các tế bào thần kinh cụ thể trong các mạch cụ thể và những hành vi cụ thể, một điều cực kỳ khó, nếu không nói là không thể, để tiến hành ngay bây giờ trên người. Nhưng một sinh vật như ruồi giấm, một sinh vật -- một sinh vật mẫu tuyệt vời vì ruồi có não bộ nhỏ, có thể có những hành vi tinh vi và phức tạp, sinh sản nhanh, và rẻ tiền. Nhưng liệu một sinh vật như vậy có thể dạy chúng ta về những trạng thái tâm lí tương tự cảm xúc không? Liệu chúng thậm chí có trạng thái tương tự cảm xúc hay không? Hay chúng chỉ là những con robot số nhỏ bé? Charles Darwin tin rằng côn trùng có cảm xúc và thể hiện cảm xúc qua hành vi, như ông đã viết trong một chuyên khảo năm 1872 về sự thể hiện cảm xúc ở người và động vật. Và đồng nghiệp của tôi, Seymour Benzer - tên một tổ chức - cũng tin vậy. Seymour là người đưa ruồi giấm vào sử dụng như một cá thể mẫu ở Caltech vào thập niên 60 để nghiên cứu về mối quan hệ giữa gen và hành vi. Seymour tuyển tôi vào Caltech cuối thập niên 1980. Tại đây, ông ấy là Jedi và là giáo trưởng của tôi, Seymour vừa dạy tôi yêu ruồi, vừa dạy tôi chơi với khoa học. Vậy tại sao chúng ta lại hỏi câu hỏi này? Tin rằng ruồi có trạng thái tương tự cảm xúc là một chuyện nhưng làm sao để khám phá xem điều đó đúng hay không? Ở người, chúng ta thường suy luận về trạng thái cảm xúc, bạn sẽ nghe về điều này sau, từ biểu cảm khuôn mặt. Nhưng làm điều này với ruồi giấm thì hơi khó (Cười) Việc này giống như là hạ cánh xuống sao Hỏa và từ cửa sổ tàu vũ trụ nhìn những gã đàn ông màu xanh bu quanh con tàu và tự hỏi, "Làm thế nào tôi biết được họ có cảm xúc hay không?" Chúng ta làm gì được? Không dễ dàng như vậy đâu. Một trong những cách ta có thể bắt đầu là cố gắng tìm ra vài nét đặc thù nói chung hay tính chất của những trạng thái tương tự cảm xúc như ham muốn tình dục, và xem ta có thể nhận dạng bất cứ hành vi nào ở ruồi biểu hiện vài trong số tính chất trên. Và ba tính chất quan trọng mà tôi nghĩ đến là sự dai dẳng, sự tiệm tiến của cường độ, và cực của cảm xúc. Dai dẳng có nghĩa là tồn tại lâu dài. Chúng ta đều biết rằng một cảm xúc tồn tại lâu hơn chính cái kích thích đã khơi mào nó. Sự tiệm tiến của cường độ nghĩa là "cảm xúc đó nghe nó thế nào". Ta có thể tăng hoặc giảm cường độ một cảm xúc. Nếu quý vị hơi không vui, thì khóe môi sẽ trề xuống và quý vị khịt mũi, và nếu quý vị rất không vui, nước mắt sẽ rơi trên má và quý vị có thể khóc nức nở. Cực cảm xúc nghĩa là cảm xúc tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Và chúng tôi thử xem bọn ruồi có bị kích động và biểu hiện loại hành vi mà quý vị thấy trên màn ảnh bằng cách dùng con ong cách ngôn mà ta gặp ở bàn picnic, tức là con ong cứ vo ve quanh chiếc hamburger càng đuổi càng bu, và dường như cứ bị chọc tức. Vậy là chúng tôi tạo ra một thiết bị, gọi là puff-o-mat, mà nhờ nó, có thể thổi những luồng khí nhỏ vào bọn ruồi giấm trong những ống nhựa trên bàn thí nghiệm và thổi bay bọn ruồi. Cái chúng tôi học được, là nếu thổi liên tiếp mấy lần vào những con ruồi trong chiếc puff-o-mat, bọn ruồi sẽ trở nên hiếu động theo một nghĩa nào đó và tiếp tục vo ve một lúc sau khi ngừng thổi khí và mất một lúc mới dịu lại. Vậy là chúng tôi đã định lượng hành vi này bằng cách sử dụng một phần mềm theo dõi di động tùy chỉnh, phát triển bởi Pietro Perona, cộng tác viên của tôi, thuộc đơn vị kỹ sư tại Caltech đây. Và phép định lượng này cho thấy, là khi kinh qua những đợt phun khí này lũ ruồi giấm đi vào một loại trạng thái tăng động dai dẳng, lâu dài, và có phân độ nặng nhẹ. Thôi càng nhiều, hay thổi càng mạnh, khiến cho trạng thái tồn tại trong quãng thời gian lớn hơn. Thế rồi chúng tôi muốn cố hiểu thêm về cái đoán định độ dài của trạng thái này. Chúng tôi quyết định dùng puff-o-mat và thiết bị theo dõi tự động để kiểm tra hàng trăm mẻ ruồi đột biến tìm xem có con nào phản ứng bất thường với khí thổi vào không. Đây là một điều tuyệt vời về ruồi giấm. Có những kho mà chúng ta có thể gọi điện và đặt cả trăm hũ chứa những con ruồi có đột biến khác nhau đưa vào máy xét nghiệm rồi tìm ra gen bị đột biến. Soi bằng máy xong, chúng tôi tìm ra gen đột biến khiến ruồi tốn rất nhiều thì giờ để trấn tĩnh lại sau những đợt thổi khí, và khi kiểm tra gen bị ảnh hưởng trong đột biến này, chúng tôi thấy nó hóa ra đã mã hóa một thụ thể dopamine. Đúng rồi -- ruồi, như người, có dopamine hóc-môn này tác động lên não và khớp thần kinh của ruồi qua cùng những phân tử thụ thể mà quý vị và tôi có. Dopamine đóng một số vai trò quan trọng trong não, bao gồm khả năng tập trung, sự tỉnh thức, sự tự khen, và những rối loạn trong hệ thống dopamine đã được liên kết với một số rối loạn thần kinh, bao gồm lạm dụng ma túy bệnh Parkinson, bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD). Trong di truyền học có một cái hơi phản trực giác. Ta có xu hướng cho rằng chức năng của một thứ là cái không xảy ra khi ta loại bỏ thứ đó, là cái ngược lại với cái xảy ra khi ta cất bỏ nó. Vậy là khi ta loại bỏ thụ thể dopamine và ruồi mất nhiều thì giờ hơn để dịu xuống, từ đó, ta suy ra chức năng bình thường của thụ thể trên và dopamine là khiến cho ruồi trấn tĩnh nhanh hơn sau khi thổi khí. Điều này lại gợi đến ADHD, chứng được liên kết với những rối loạn trong hệ thống dopamine ở người. Quả thật, nếu tăng lượng dopamine ở ruồi thường bằng cách cho ăn cocaine sau khi đã xin giấy phép DEA đàng hoàng — lạy Chúa tôi -- (Cười) — chúng ta quả thật thấy những con ruồi hít cocaine này trấn tĩnh nhanh hơn những con bình thường, điều này cũng gợi ta nhớ đến ADHD, một bệnh thường được chữa bằng những thuốc như Ritalin những thuốc thực chất hoạt động như cocaine. Và tôi bắt đầu nhận ra cái mà ban đầu giống như một trò chọc tức lũ ruồi giấm lại có thể liên quan tới một rối loạn tâm thần ở người. Phép loại suy này suy rộng được đến đâu? Như nhiều quý vị biết, những cá nhân bị ADHD có những khuyết tật trong học tập. Điều này có đúng ở những con ruồi đột biến kia không? Đáng hoan nghênh thay, câu trả lời là có. Như Seymour đã chỉ ra vào thập niên 1970, ruồi, như những con chim biết hót mà các bạn từng nghe có khả năng học. Ta có thể huấn luyện để ruồi tránh một mùi (màu xanh trên màn ảnh), nếu ta cặp mùi đó với một cú sốc. Và khi quý vị cho phép những con ruồi này lựa chọn giữa một ống chứa mùi đi kèm với sốc và một mùi khác, chúng sẽ tránh ống có mùi màu xanh đi kèm với sốc. Nếu làm thí nghiệm này với ruồi có thụ thể dopamine đột biến thì chúng không học đâu. Kết quả học tập là không. Chúng thi trượt CalTech. Nghĩa là lũ ruồi có hai điểm bất bình thường, hay phenotip, như cánh di truyền chúng tôi gọi tên, mà ta thấy ở ADHD: sự tăng động và thiểu năng học tập. Có bất cứ quan hệ nhân-quả nào giữa những phenotip này không? Ở ADHD, người ta thường giả định rằng sự tăng động gây nên thiểu năng trong học tập. Trẻ không ngồi yên lâu được, nên chẳng học gì. Nhưng, có thể chính những khiếm khuyết trong học tập gây nên sự tăng động. Vì không học được, trẻ tìm đến những thứ khác để tự phân tán. Khả năng cuối, đó là chẳng có mối quan hệ nào giữa khiếm khuyết học tập và sự tăng động, hai chứng này bị gây nên bởi một cơ chế ngầm của ADHD. Người ta lâu nay đã thắc mắc về điều này ở người, nhưng ta có thể thử nghiệm trên ruồi. Và cách làm là đào sâu vào tâm trí của ruồi và nhờ di truyền học bắt đầu gỡ rối các mạch thần kinh. Chúng tôi nhận những con ruồi có đột biến ở thụ thể dopamine và phục hồi, hay chữa, thụ thể trên bằng cách đưa một bản sao tốt của gen quy định thụ thể dopamine trở lại vào não ruồi. Nhưng ở mỗi con, chúng tôi đưa gen trên vào chỉ một số tế bào thần kinh nhất định, không phải những tế bào khác, rồi thử nghiệm khả năng học tập và sự tăng động ở mỗi cá thể. Điều đáng kể là ta có thể phân tách hoàn toàn hai mối bất bình thường này. Nếu đưa bản sao tốt của gen quy định thụ thể dopamine vào cấu trúc ê-líp có tên tổ hợp trung tâm này, ruồi không tăng động nữa, nhưng vẫn không học được. Mặt khác, nếu đưa thụ thể vào một cấu trúc khác gọi là thể nấm, ta giải quyết chứng khó học, lũ ruồi học tốt, nhưng vẫn tăng động. Điều này cho thấy rằng dopamine không hề thấm đẫm não lũ ruồi như súp. Nói đúng hơn, hóc-môn này quản lý hai chức năng khác biệt ở hai mạch thần kinh khác biệt, lý do những con ruồi này có hai vấn đề trên là bởi cùng một thụ thể đang quản lý hai chức năng khác nhau thuộc về hai vùng khác nhau trong não. Điều này có đúng về ADHD ở người hay không chúng ta không biết, nhưng những loại kết quả này ít nhất phải khiến chúng ta xem xét khả năng đó. Những kết quả này thuyết phục tôi và các đồng nghiệp hơn bao giờ hết rằng não bộ không phải là một túi đựng súp hóa chất, và, là nhầm lẫn khi cố chữa những rối loạn tâm lý phức tạp bằng cách đơn thuần thay đổi mùi vị của súp. Điều chúng ta cần làm là áp dụng kỹ nghệ và hiểu biết khoa học của mình để thiết kế một dòng liệu pháp mới nhằm vào những tế bào thần kinh và những vùng trong não bộ bị ảnh hưởng bởi những rối loạn tâm lí nhất định. Nếu làm được điều đó, chúng ta có thể chữa những rối loạn này mà không gây ra những tác dụng phụ bất ưng, chỉ tra dầu vào vào nơi cần thiết trong động cơ thần kinh của mình. Cảm ơn rất nhiều. Ngày nay, tuyệt chủng là một hình thức khác của cái chết. Nó rộng hơn nhiều. Chúng ta mới bắt đầu thực sự nhận thức về vấn đề này tận năm 1941 khi Martha, con Bồ câu viễn khách cuối cùng chết tại vườn thú Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ Nó đã từng là loài chim đông đảo nhất trên thế giới chúng từng sống ở Bắc Mỹ trong 6 triệu năm. Đột nhiên, nó biến mất khỏi thế giới này. Đàn của chúng từng rộng tới 1,6 km và dài 644 km và che rợp bầu trời. Aldo Leopold, nhà khoa học, sinh thái học nói người Mỹ, đã nói chúng là một cơn bão sinh học, một cơn bão của những bộ lông Và thực sự đây là loài có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn bộ hệ thống rừng lá rụng, từ sông Mississippi đến Đại Tây Dương, từ Canada đến Vịnh Mehico Nhưng, chỉ trong vòng vài thập kỷ, số lượng loài chim này giảm từ 5 triệu con đến 0. Điều gì đã xảy ra? Vâng, câu trả lời là khai thác thương mại. Những con chim này bị săn bắt để lấy thịt và bán bằng đơn vị tấn, rất dễ để bắt chúng vì chúng sống thành từng đàn lớn và khi bay xuống đất, số lượng của chúng nhiều đến mức hàng trăm thợ săn có thể vây đến và tàn sát hàng vạn con bồ câu một lúc. Nó đã là nguồn cung cấp protein rẻ nhất tại Mỹ thời đó. Cuối thế kỷ 19, loài này biến mất hoàn toàn chỉ còn những mẫu vật đẹp đẽ trong ngăn kéo của viện bảo tàng. Một phương diện khác của câu chuyện này. Nó làm con người nhận ra rằng điều tương tự sắp xảy ra với bò rừng bizon Bắc Mỹ, như vậy, chính lũ chim đã cứu những con bò rừng. Nhưng vẫn còn rất nhiều loài động vật khác đã không được bảo vệ kịp thời. Vẹt đuôi dài Carolina từng rực rỡ khắp các mảnh sân. Bị săn bắt đến tuyệt chủng vì bộ lông của chúng. Có một loài chim ở bờ Đông mà những người yêu thích gọi chúng là gà đồng cỏ. Chúng được yêu mến. Con người đã cố bảo vệ chúng. Tuy nhiên, chúng cũng vẫn biến mất. Một tờ báo địa phương đăng: "Không còn cá thể nào còn tồn tại, không có tương lai nào cho chúng và chúng sẽ không được tái lại lần nữa." Đây là một bi kịch sâu sắc và nó đã xảy ra với rất nhiều loài chim mà chúng ta yêu quý. Nó đã xảy ra với rất nhiều loài thú. Một trong những loài có vai trò quan trọng khác là một loài động vật nổi tiếng tên là bò rừng aurochs Châu Âu. Gần đây đã có vài bộ phim được làm về nó. Loài bò rừng Châu Âu này giống như bò rừng châu Mỹ Đều là những loài động vật trong rừng đan xen với các đồng cỏ trải dài khắp lục địa Á Âu từ Tây Ban Nha đến bán đảo Triều Tiên Các tài liệu về động vật này đưa chúng ta về với những hình vẽ tại hang động Lascaux, Tây Nam nước Pháp, cách đây 16.000 năm. Sự tuyệt chủng vẫn tiếp diễn Loài dê rừng ở Tây Ban Nha từng được gọi là bucardo. Chúng đã tuyệt chủng vào năm 2000. Đã từng có một loài động vật tuyệt vời, loài chó sói có túi được goi là chó sói Tasmania, tại Nam Úc hay còn gọi là loài hổ Tasmania. Chúng bị săn bắn cho đến khi các cá thể cuối cùng chết trong các vườn thú. Một đoạn phim ngắn về chúng đã được quay lại. Buồn rầu, giận dữ, thương tiếc. Đừng chỉ thương tiếc. Hãy xem xét. Điều gì sẽ xảy ra nếu DNA trong các mẫu vật tại viện bảo tàng và các hóa thạch đến 200.000 năm tuổi có thể sử dụng để đưa những loài vật này sống lại, Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Có lẽ bạn nên bắt đầu từ việc xem xét xem liệu công nghệ này có thực hay không. Tôi đã bắt đầu việc này với vợ tôi, Ryan Phelan, người điều hành công ty tên là DNA Direct, và qua cô ấy, tôi được George Church, đồng nghiệp của cô ấy một trong những kỹ sư di truyền hàng đầu người hóa ra cũng bị ám ảnh bởi những con chim bồ câu viễn khách và anh ấy tỏ ra rất tự tin rằng phương pháp mà anh ấy đang nghiên cứu có thể biến điều đó thành sự thật. Vì vậy, anh ấy và Ryan đã tổ chức một buổi hội thảo tại Viện nghiên cứu Wyss, Havard nhằm hội tụ các chuyên gia về bồ câu viễn khách, các nhà bảo tồn điểu cầm học, các nhà đạo đức sinh học và thật may mắn, DNA của loài bồ câu viễn khách đã được giải mã bởi một nhà sinh học phân tử tên là Beth Shapiro. Tất cả những gì cô ấy cần từ những mẫu vật thuộc Viện Smithsonian chỉ là một chút mô của phần dưới ngón chân, bởi vì dưới đó tồn tại các DNA cổ xưa. Đó là các DNA bị phân mảnh khá tệ tuy nhiên với công nghệ cao hiện nay, bạn có thể lắp ráp lại toàn bộ bộ gen về cơ bản. Như vậy, câu hỏi là liệu ta có thể tái tạo lại toàn bộ con chim với bộ gen đó? Giáo sư George Church, trường Y đại học Havard nghĩ chúng ta có thể. Do vậy, trong quyển sách của ông có tên là Regenesis mà tôi khuyến nghị nên đọc, ông có một chương về việc làm thế nào khoa học có thể hồi sinh các loài động vật tuyệt chủng, và ông ấy có một cỗ máy được gọi là máy Kỹ thuật gen phức hợp tự động. Đây được coi là một cỗ máy có tính cách mạng. Bạn có thể kết hợp các gen mà bạn viết ở cấp độ tế bào và sau đó là trong các cơ quan trên một con chip, và những thứ chiến thắng, mà bạn có thể sau đó đặt chúng vào một sinh vật sống. Nó sẽ thành công. Về độ chính xác của điều này, một trong những bài trình bày không đọc được nổi tiếng George, tuy nhiên chỉ ra rằng ở đây có một mức độ chính xác nhất định đến từng cặp cơ sở cá thể. Bồ câu viễn khách có 1,3 tỷ các cặp cơ sở trong bộ gen của chúng. Vì vậy, những gì bạn đang nhận được hiện nay là khả năng của việc thay thế một gen bằng một biến thể của gen đó. Nó được gọi là alen. Vâng đó là những gì xảy ra trong những sự lai giống bình thường. Vì vậy, đây là một hình thức lai tạo đoạn gen của các loài vật đã tuyệt chủng bằng các bộ gen của những loài họ hàng gần nhất với chúng vẫn đang tồn tại . Bây giờ theo cách đó, George chỉ ra rằng công nghệ sinh học tổng hợp của ông ấy hiện đang tăng tại bốn lần tỷ lệ của Định luật Moore. Nó được thực hiện kể từ năm 2005 và có khả năng tiếp tục. Được rồi, loài họ hàng gần nhất của bồ câu viễn khách là loài Bồ câu đuôi quạt. Chúng đông đảo. Một số sống xung quanh đây. Về di truyền, chim bồ câu đuôi quạt thực sự là loài giống bồ câu viễn khách nhất còn tồn tại. Chỉ một vài thay đổi nhỏ biến chúng thành bồ câu đuôi quạt. Nếu ta thay đổi các điểm này bằng của bồ câu viễn khách, chúng ta sẽ đưa loài chim tuyệt chủng này trở lại, thì thầm với ta. Bây giờ, còn nhiều việc để làm. Ta phải tìm ra chính xác những vấn đề gen. Như vậy, có những gen đuôi ngắn trong loài bồ câu đuôi quạt, những gen đuôi dài ở chim bồ câu hành khách, và tương tự như vậy với mắt đỏ, lông ngực hồng đào, màu lông... Khi chúng ta tổng hợp tất cả những gen này lại, kết quả sẽ không hoàn hảo. Nhưng chúng cần hoàn hảo vừa đủ, vì tự nhiên vốn dĩ cũng không hoàn hảo. Như vậy, cuộc hội thảo ở Boston có 3 kết quả chính. Thứ nhất, Ryan và tôi quyết định tạo ra một tổ chức phi lợi nhuận tên là Hồi sinh và Phục hồi với mục đích cơ bản là tái sinh các loài đã tuyệt chủng và cố thực hiện điều này một cách trách nhiệm, bắt đầu với loài Bồ câu viễn khách. Một kết quả trực tiếp khác là một nghiên cứu sinh trẻ tuổi tên Ben Novak, người đã bị ám ảnh với loài bồ câu viễn khách từ khi 14 tuổi và đã học được cách làm việc với DNA cổ xưa, đã tự mình nghiên cứu về bồ câu viễn khách, bằng tiền của gia đình và bạn bè. Chúng tôi thuê cậu ấy làm việc toàn thời gian. Đây là bức ảnh này tôi chụp cậu ấy năm ngoái tại Smithsonian, cậu ấy đang nhìn xuống Martha, con chim bồ câu viễn khách cuối cùng còn sống. Nhưng nếu cậu ấy thành công, nó sẽ không phải là con cuối cùng. Kết quả thứ ba của cuộc họp Boston là sự nhận thức rằng có những nhà khoa học trên toàn thế giới cùng làm việc trên các hình thức khác nhau để tái sinh các loài động vật này, nhưng họ chưa bao giờ có cơ hội gặp nhau. Và tổ chức National Geographic đã tỏ ra quan tâm bởi vì National Geographic có một lý thuyết cho rằng ở thế kỷ trước, sự khám phá về cơ bản đã tìm ra mọi vật, trong thế kỷ này, sự khám phá về cơ bản là tạo ra mọi vật. Tái sinh các động vật tuyệt chủng thuộc lĩnh vực này. Vì vậy, họ đã tổ chức và tài trợ cho hội thảo này. Và 35 nhà khoa học, những nhà sinh học bảo tồn và sinh học phân tử, gặp gỡ nhau cơ bản để xem họ có thể hợp tác trong công việc. Một số các nhà sinh học bảo tồn là khá cấp tiến. Có ba người trong số họ không chỉ khôi phục lại các loài động vật cổ đại, họ còn đang tái tạo hệ sinh thái tuyệt chủng ở miền bắc Siberia, ở Hà Lan, và ở Hawaii. Henri, từ Hà Lan, với một cái họ Hà Lan mà tôi sẽ không cố gắng để phát âm, đang nghiên cứu với loài Bò rừng châu âu. Bò rừng châu âu là tổ tiên của tất cả các loài gia súc nội địa, và do đó về cơ bản hệ gen của chúng còn tồn tại, chỉ phân bố không đồng đều. Vì vậy, những gì họ đang làm là làm việc với bảy giống nguyên thủy, những gia súc khỏe mạnh giống như loài Maremmana ngày xưa là dần dần xây dựng lại bằng các lựa chọn sinh sản lại loài bò rừng châu âu, Hiện giờ, các khu bảo tồn ở Hàn Quốc đang được mở rộng nhanh hơn so với ở Hoa Kỳ, và kế hoạch là, cùng với việc mở rộng các khu bảo tồn khắp châu Âu, họ sẽ để loài bò rừng châu âu làm tiếp công việc cũ của mình, với vai trò cũ trong hệ sinh thái, trong việc dọn dẹp vùng đồng hoang, rừng đóng tán để tái tạo lại những đồng cỏ đa dạng sinh học tại đó. Một câu chuyện tuyệt vời khác đến từ Alberto Fernández-Arias. Alberto đã nghiên cứu loài dê rừng tên bucardo ở Tây Ban Nha. Con bucardo cuối cùng là 1 con cái tên là Celia khi nó còn sống, các nhà khoa học đã bắt được nó và lấy một ít mô từ tai của nó, rồi bảo quản chúng trong nitơ lỏng, sau đó thả nó lại tự nhiên, nhưng vài tháng sau, xác của nó được tìm thấy dưới 1 cái cây đổ. Họ đã lấy DNA từ tai của nó và họ cấy nó như một quả trứng nhân bản vô tính trong một con dê, đến khi sinh sản một con bucardo sơ sinh được sinh ra. Đó là sự tái sinh đầu tiên trong lịch sử. (Vỗ tay) Con bucardo sơ sinh chỉ sống trong 1 thời gian ngắn. Đôi khi, các mẫu vật nhân bản có vấn đề về hô hấp. Con vật trên bị biến dạng phổi và chết sau 10 phút, nhưng Alberto tự tin rằng công nghệ nhân bản đã tiến bộ nhiều so với thời điểm đó, và nếu chúng ta tiếp tục, cuối cùng sẽ có một đàn bucardos trở lại vùng núi ở bắc Tây Ban Nha. Nhà tiên phong trong việc bảo quản bằng đông lạnh sâu là Oliver Ryder. Tại sở thú San Diego, vườn thú đông lạnh của ông đã thu thập được mô của trên 1.000 loài trong hơn 35 năm qua. Khi bị đông lạnh sâu, ở nhiệt độ âm 196 độ C, các tế bào còn nguyên vẹn và DNA còn nguyên vẹn. Về cơ bản chúng là tế bào sống, một ai đó như Bob Lanza tại Công ty Advanced Cell Technology đã lấy vài mô từ một loài đang bị đe dọa gọi là loài Bò banteng, đặt vào trong 1 con bò thường, sau khi sinh sản, một con Bò banteng khỏe mạnh được sinh ra, nó đã sống sót và vẫn còn sống đến nay. Điều thú vị nhất với Bob Lanza là khả năng về việc đưa bất kỳ loại tế bào nào có các tế bào gốc đa năng cảm ứng và biến nó thành tế bào mầm, giống như tinh trùng và trứng. Bây giờ chúng ta đến với Mike McGrew nhà khoa học tại Viện Roslin, Scotland, và Mike đang tạo ra điều kỳ diệu với các loài chim. Ông ấy sẽ lấy, ví dụ như các tế bào da của chim ưng, nguyên bào sợi, rồi biến chúng thành các tế bào gốc đa năng cảm ứng. Vì nó rất đa năng, nó có thể trở thành tế bào mầm. Sau đó ông có thể đặt các tế bào mầm vào phôi thai của một quả trứng gà và như vậy về cơ bản con gà đó sẽ có tuyến sinh dục của một con chim ưng. Bạn nhận được 1 con đực và 1 con cái kiểu này, và con của chúng sẽ là chim ưng. (Tiếng cười) Những con chim ưng thực sự được tạo ra từ những con gà giả mạo. Ben Novak là nhà khoa học trẻ tuổi nhất tại buổi hội thảo. Anh ấy đã cho chúng ta thấy làm thế nào để thực hiện điều này. Thông qua 1 chuỗi các sự kiện: anh ấy sẽ đặt các gen của bồ câu đuôi quạt và bồ câu viễn khách vào cùng nhau, và anh ấy sẽ sử dụng các công nghệ của giáo sư George Church và nhận được DNA chim bồ câu viễn khách, sử dụng công nghệ của Robert Lanza và Michael McGrew, để đưa DNA này vào tuyến sinh dục gà, và qua đó có được trứng và chim bồ câu viễn khách non, và bây giờ bạn đã có một đàn chim bồ câu viễn khách. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu không có bồ câu viễn khách bố mẹ để dạy chúng cách trở thành một con bồ câu viễn khách. Chúng ta phải làm gì? Rất khó để nuôi dạy 1 con chim, và trong quá trình này, hầu hết các bước đã nằm trong DNA của chúng, nhưng để bổ sung nó, ý tưởng của Ben là sử dụng những con bồ câu nhà để huấn luyện những con bồ câu viễn khách non cách tụ họp, tìm đường về tổ và cho con non ăn. Đã có một số nhà bảo tồn, rất nổi tiếng như Stanley Temple, ông là một trong những nhà sáng lập của ngành sinh học bảo tồn, và Kate Jones từ IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) cơ quan công bố Sách Đỏ hàng năm. Những người đang phấn khích về tất cả những điều này, nhưng họ cũng lo ngại rằng có thể sẽ có cạnh tranh với các nỗ lực mạnh mẽ để bảo vệ các loài vật đang bị đe doạ vẫn còn tồn tại, tức là vẫn chưa bị tuyệt chủng. Bạn thấy đấy, bạn muốn tham gia bảo vệ các loài động vật ngoài đó. Bạn muốn giảm nhiệt thị trường buôn bán ngà voi ở châu Á để chúng ta không sát hại 25.000 con voi một năm. Nhưng đồng thời, các nhà sinh học bảo tồn đang nhận ra rằng tin tức xấu làm thất vọng mọi người. Và do đó, Sách Đỏ có vai trò thực sự quan trọng để theo dõi những loài vật nào đang bị đe dọa và cực kỳ nguy cấp và những thứ tương tự. Nhưng các nhà khoa học cũng sắp tạo ra Sách Xanh, và Sách xanh sẽ gồm các loài vật đang phát triển tốt nhờ con người, những loài có nguy cơ tuyệt chủng, như đại bàng hói, nhưng hiện giờ chúng đang hồi phục, nhờ những nỗ lực của con người và các khu bảo tồn trên thế giới được quản lý rất, rất tốt. Vì vậy, về cơ bản họ đang học cách xây dựng các tin tốt. Và họ thấy việc phục hồi các loài đã tuyệt chủng giống như các tin tốt lành, bạn có thể có thể đem lại. Đây là một vài ví dụ liên quan. Gây nuôi sinh sản sẽ là một phần quan trọng trong việc phục hồi các loài này. Thần ưng California từng bị giảm xuống chỉ còn 22 con năm 1987. Mọi người đều nghĩ chúng sẽ tuyệt chủng. Tuy nhiên, nhờ nuôi sinh sản tại vườn thú San Diego, bây giờ đã có 405 con trong đó có 226 con trong tự nhiên. Công nghệ đó sẽ được sử dụng trên các loài được khôi phục. Một câu chuyện thành công nữa là về loài khỉ đột núi ở Trung Phi. Năm 1981, Dian Fossey, nhà động vật học người Mỹ đã chắc chắn chúng sẽ tuyệt chủng. Thời điểm đó chỉ còn 254 con. Hiện nay số lượng của chúng là 880 con và vẫn đang tăng ở mức 3% một năm Bí mật là, họ xây dựng chương trình du lịch sinh thái vô cùng tuyệt vời. Bức ảnh này do Ryan chụp vào tháng trước bằng iPhone. Nó cho thấy những con khỉ đột hoang dã này thoải mái với khách du lịch như thế nào. Một dự án thú vị khác, dù nó sẽ cần thêm sự giúp đỡ là tê giác trắng miền bắc. Không còn cặp tê giác bố mẹ còn lại. Nhưng 1 điều quan trọng là một số lượng lớn DNA của loài vật này có sẵn trong vườn thú đông lạnh. Chỉ cần nhân bản một chút, bạn có thể hồi sinh chúng. Vì vậy, câu hỏi là chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Đã có nhiều cuộc họp bí mật được tổ chức. Tôi nghĩ rằng đây là thời điểm để công khai chủ đề này. Mọi người suy nghĩ gì về nó? Bạn biết đấy kiểu như liệu bạn có muốn khôi phục các loài đã tuyệt chủng? Bạn có muốn khôi phục các loài đã tuyệt chủng không? (Tiếng vỗ tay) Tinker Bell sẽ đậu xuống. Đó là thời điểm của Tinker Bell, bởi vì điều gì làm mọi người vui mừng? Điều gì làm mọi người quan tâm? Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh với loài bồ câu viễn khách. Vì vậy, Ben Novak, ngay khi chúng ta nói chuyện, sẽ tham gia nhóm của Beth Shapiro tại UC Santa Cruz. Họ sẽ làm việc trên bộ gen của loài bồ câu viễn khách và bồ câu đuôi quạt. Khi các dữ liệu đầy đủ, họ sẽ gửi cho giáo sư George Church, người sẽ thực hiện phép thuật của mình để lấy DNA của bồ câu viễn khách từ chúng. Chúng tôi sẽ nhận sự giúp đỡ từ Bob Lanza và Mike McGrew để cấy tế bào mầm vào những con gà để sinh ra những con bồ câu viễn khách non được nuôi dưỡng bởi bố mẹ là những con bồ câu đuôi quạt, và từ đó trở đi, những con bồ câu viễn khách sẽ bay lượn trên tất cả mọi nẻo đường, có thể trong sáu triệu năm tới. Khi chi phí giảm xuống, bạn có thể làm điều tương tự cho những con vẹt đuôi dài Carolina, cho loài An ca lớn, cho gà đồng cỏ, cho chim gõ kiến mỏ ngà, cho chim mỏ nhát Eskimo, cho hải cẩu Caribbean, cho ma mút lông mịn. Bởi vì thực tế là, con người đã tạo ra một cái lỗ lớn cho tự nhiên trong 10.000 năm qua. Bây giờ, chúng ta có khả năng, và có lẽ cả nghĩa vụ đạo đức, để sửa chữa một số thiệt hại. Chúng ta có thể làm những điều này hầu hết thông qua việc mở rộng và bảo vệ các vùng đất hoang dã, thông qua nhân giống và bảo vệ số lượng những loài đang bị đe doạ. Tuy nhiên vẫn còn một số loài mà chúng ta đã tiêu diệt toàn bộ chúng ta có thể xem xét việc phục hồi đem chúng trở lại với thế giới này. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn ông. Tôi có một câu hỏi. Vì đây là một chủ đề xúc động. Một số người đã đứng dậy. Tôi nghi ngờ có một số người ra khỏi chỗ ngồi, hỏi về câu hỏi khiến nhiều người phải suy nghĩ, có lẽ là nào, chờ, chờ, chờ, chờ, chờ, chờ một phút, liệu có đúng không khi con người can thiệp vào thiên nhiên theo cách này. Có thể sẽ có những hậu quả không mong muốn. Giống như bạn mở chiếc hộp Pandora mà ta không biết trong đó có gì. Họ nói có đúng không? Steward Brand: Vâng, trước tiên là chúng ta đã can thiệp mạnh vào tự nhiên bằng cách khiến các loài động vật bị tuyệt chủng, và nhiều trong số đó là những loài có vai trò quan trọng, và chúng ta đã thay đổi toàn bộ hệ sinh thái chúng ta sống bằng cách để chúng biến mất. Hiện giờ, một vấn đề cơ bản cần thay đổi là khi những loài vật này trở lại, chúng có thể thay thế một số loài chim đang tồn tại những loài mà con người biết và yêu thích. Bạn biết đấy, tôi nghĩ đó là cách tự nhiên sẽ vận hành. Đây là một quá trình chậm rãi và kéo dài Một trong những điều tôi thích về tự nhiên, đó là nó kéo dài nhiều thế hệ. Chúng ta sẽ đưa voi mamút lông mịn trở lại. CA: Vâng có vẻ như cả cuộc trò chuyện và khả năng tiềm ẩn ở đây là khá ly kỳ. Cảm ơn bài trình bày của ông. SB: Cảm ơn bạn. CA: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson hỏi liệu tôi có thể gói gọn 25 năm vận động chống nghèo đói trong 10 phút trên TED hay không. Đó là một người Anh yêu cầu một người Ai-len phải nói ngắn gọn. (Tiếng cười) Tôi đã nói, "Chris, chuyện đó cần một phép lạ." Ông nói, "Bono, đó chẳng phải là một cách dùng tốt phức cảm thiên sai của anh sao?" Vậy nên, ừ. Sau đó tôi nghĩ rằng, hãy đi, thậm chí là xa hơn 25 năm nữa. Chúng ta hãy trở về thời kỳ trước Chúa, ba thiên niên kỷ trước, đến thời mà, ít nhất là trong tâm trí tôi, cuộc hành trình cho công lý, cuộc diễu hành chống lại bất bình đẳng và đói nghèo thực sự bắt đầu. Ba ngàn năm trước, các nền văn minh chỉ mới bắt đầu bên bờ sông Nin, một số nô lệ, những người chăn cừu Do Thái trong trường hợp này, có mùi phân cừu, tôi đoán thế, tuyên bố với Pa-ra-ông, người đang ngồi cao trên ngai vàng của mình, "Chúng tôi, tâu Bệ hạ, ngang hàng với Ngài." Và Pharaoh trả lời, "Ồ, không. Các người, những kẻ khốn khổ, đang đùa đấy à." Và họ nói, "Không, không, đó là những gì được viết ở đây trong sách thánh của chúng ta." Nhảy đến thế kỷ của chúng ta, cũng ở quốc gia đó, cũng những kim tự tháp đó, những người khác đang truyền bá cũng ý tưởng đó về sự bình đẳng với một cuốn sách khác. Lần này nó được gọi là Facebook. Đám đông đang được tụ tập lại tại quảng trường Tahrir. Họ đổi từ một mạng xã hội ảo sang thực tế, và đại loại là khởi động lại thế kỷ 21. Không dám đánh giá thấp hậu quả của mùa xuân ả Rập đã lộn xộn và xấu xí như thế nào, và cũng không dám đánh giá quá cao vai trò của công nghệ, nhưng những thứ này đã cho ta có được cảm giác của những gì có thể khi các mô hình quyền lực, các kim tự tháp xa xưa, bị lộn ngược, đưa người dân lên đầu và các vị pha-ra-ông của thời nay xuống dưới đáy, như chuyện đã xảy ra. Nó cũng chỉ ra cho chúng ta cái gì đó mạnh mẽ như là thông tin và sự chia sẻ thông tin có thể thách thức sự bất bình đẳng, bởi vì sự thật, cũng như người dân, muốn được tự do, và khi chúng được tự do, quyền tự do thường là rất gần, ngay cả đối với những người nghèo nhất trong những người nghèo-- những sự thật có thể thách thức sự hoài nghi và sự lãnh cảm mà dẫn đến sự ù lì, những sự thật cho chúng ta biết những gì hoạt động và, quan trọng hơn, những gì không, để chúng ta có thể sửa chữa chúng, những sự thật mà nếu chúng ta nghe và chú ý đến chúng có thể giúp chúng ta đáp lại những thách thức mà Nelson Mandela đã nói ra vào năm 2005, khi ông yêu cầu chúng ta hãy là cái thế hệ tuyệt vời đó thế hệ mà có thể vượt qua hành vi tội ác khủng khiếp nhất đối với nhân loại, đói nghèo cùng cực, những sự thật mà đã tạo nên một động lực mạnh mẽ. Vì vậy, tôi nghĩ, quên rock opera đi (một thể loại nhạc), quên những ngôn từ hoa mỹ đi, những thủ thuật thông thường của tôi. Điều duy nhất cất tiếng hát vào ngày hôm nay sẽ là sự thật, vì tôi thực sự đã chấp nhận tên mọt sách trong tôi. Vì vậy hãy thôi là ngôi sao nhạc rock. Trở thành nhà hoạt động xã hội dựa trên bằng chứng - nhà hoạt động "bằng chứng cứ". Bởi vì những gì sự thật đã đang nói với chúng ta là cuộc hành trình dài, chậm, cuộc hành trình dài, chậm của nhân loại đến với sự bình đẳng, đang thực ra tăng tốc. Hãy nhìn vào những gì đã đạt được. Hãy nhìn vào những hình ảnh các bộ dữ liệu này in ra. Kể từ năm 2000, kể từ khi chuyển sang một thiên niên kỷ mới, có thêm tám triệu bệnh nhân AIDS nhận được thuốc kháng vi-rút cứu mạng. Bệnh sốt rét: Có tám quốc gia châu Phi Nam Sahara có tỷ lệ tử vong giảm 75 phần trăm. Đối với trẻ em dưới năm tuổi, tỷ lệ tử vong trẻ em, trẻ em dưới năm tuổi, giảm 2.65 triệu một năm. Đó là tỉ lệ mà 7,256 mạng sống của trẻ được cứu mỗi ngày. Wow. Wow. (Vỗ tay) Chúng ta hãy chỉ dừng lại một giây, thật đấy, và hãy suy nghĩ về điều đó. Bạn có đọc bất cứ thứ gì ở bất cứ nơi nào trong tuần vừa rồi mà có thể có chút quan trọng hơn con số đó? Wow. Một tin tuyệt vời. Nó khiến tôi phát điên khi biết rằng hầu hết mọi người có vẻ không biết đến thông tin này. Bảy ngàn trẻ em một ngày. Đây là hai trong số đó. Đây là Michael và Benedicta, và chúng còn sống nhờ vào phần lớn công của tiến sĩ Patricia Asamoah - cô thật tuyệt vời- và Quỹ Toàn Cầu (Global Fund), mà tất cả các bạn hỗ trợ về mặt tài chính, cho dù bạn có biết điều đó hay không. Và Quỹ Toàn Cầu cung cấp các loại thuốc kháng vi rút mà đã ngăn sự lây lan HIV từ mẹ sang con. Tin tuyệt vời này đã không tự nó xảy ra. Nó đã được đấu tranh, được vận động được đổi mới để giành được. Và tin tuyệt vời này đã cho ra đời tin tức tuyệt vời hơn nữa, bởi vì các xu hướng lịch sử là đây. Số người dân sống trong đói nghèo bẻ gãy lưng, phá nát tâm hồn đã giảm từ 43 phần trăm dân số thế giới năm 1990 còn 33 phần trăm vào năm 2000 và sau đó còn 21 phần trăm vào năm 2010. Vỗ tay hoan hô nào. (Vỗ tay) Giảm một nửa. Giảm một nửa. Bây giờ, tỷ lệ là vẫn còn quá cao - vẫn còn quá nhiều người mất mạng sống một cách không cần thiết. Vẫn còn nhiều việc để làm. Nhưng đó là thứ khiến tim ngừng đập. Đó là thứ gây sững sờ. Và nếu bạn sống với ít hơn $1.25 một ngày, nếu bạn sống trong kiểu đói nghèo như vậy, đây không phải chỉ là số liệu. Đây là tất cả mọi thứ. Nếu bạn là một ông bố hay bà mẹ, người mà luôn muốn điều tốt nhất cho con em của bạn - và tôi cũng là một người như vậy-- sự chuyển đổi nhanh chóng này là một con đường thoát ra khỏi sự tuyệt vọng và đến với hy vọng. Và hãy đoán xem điều gì sẽ diễn ra? Nếu quỹ đạo này tiếp tục, hãy nhìn xem số người sống với $1.25 một ngày vào năm 2030. Không thể nào, phải không? Đó là những gì các số liệu đang nói với chúng ta. Nếu quỹ đạo tiếp tục, chúng ta đến được đây, wow, vùng số không. Đối với những người nghiền ngẫm các con số như chúng ta, đó là khu vực rất nhạy cảm, và thật là công bằng để nói rằng tôi, lúc này, đang bị hưng phấn bởi việc đối chiếu các dữ liệu. Vậy việc xoá sự đói nghèo cùng cực được dự đoán, theo định nghĩa là những người sống với ít hơn $1.25 một ngày, được điều chỉnh, tất nhiên, theo ranh giới lạm phát từ năm 1990. Chúng ta thực sự thích một ranh giới tốt. Điều đó thật tuyệt vời. Bây giờ tôi biết rằng một số bạn nghĩ rằng sự tiến bộ này toàn ở Châu á hoặc châu Mỹ La tinh hoặc các quốc gia có người mẫu như Brazil (Bra-xin) -- và ai mà không thích một người mẫu người Brazil (Bra-xin) chứ? -- nhưng hãy xem vùng châu Phi Nam Sahara. Có một nhóm 10 quốc gia, một số gọi cho họ là những con sư tử, những người mà trong thập kỷ qua đã có sự kết hợp giữa 100 phần trăm nợ bị hủy bỏ, viện trợ tăng ba lần, FDI tăng mười lần-- đó là số đầu tư trực tiếp từ nước ngoài-- mà đã mở khoá cho nguồn lực trong nước tăng bốn lần--đó là số tiền địa phương-- số tiền mà, khi chi tiêu một cách khôn ngoan -- là quản trị tốt-- cắt giảm tỷ lệ tử vong trẻ em còn một phần ba, tăng gấp đôi tỷ lệ hoàn thành giáo dục, và cũng giảm đi một nửa sự đói nghèo cùng cực , và với mức này, 10 nước này cũng tiến tới con số 0. Vì vậy niềm tự hào của những con sư tử là bằng chứng của khái niệm. Có nhiều cái lợi của việc này. Đầu tiên, bạn sẽ không phải nghe một Chúa Jêsus kiêu căng không chịu nổi như bản thân tôi. Được không? (Vỗ tay) Và năm 2028, 2030? Đang đến rất gần. Ý tôi là, chỉ khoảng ba buổi biểu diễn chia tay của Rolling Stones nữa. (Tiếng cười) Tôi hy vọng vậy. Tôi đang hy vọng vậy. Điều đó làm cho chúng ta cảm thấy thực sự trẻ. Vì vậy tại sao chúng ta không nhảy cẫng lên vì điều này? Vâng, cơ hội là có thật, nhưng nguy cơ cũng vậy. Chúng ta không thể làm được điều này cho đến khi chúng ta thực sự chấp nhận rằng chúng ta có thể thực hiện được điều này. Hãy nhìn vào biểu đồ này. Nó được gọi là sực ì. Đó là cách mà chúng ta phá hỏng chuyện. Và điều kế tiếp thực sự là rất đẹp. Nó được gọi là sức đẩy. Và đó là cách mà chúng ta có thể uốn đường cung lịch sử xuống đến số không, chỉ cần làm những điều mà chúng ta biết là chúng sẽ có ích. Vì vậy, sức ì đấu với sức đẩy. Có nguy cơ, và dĩ nhiên, bạn càng đến gần, mọi việc càng trở nên khó khăn hơn. Chúng ta biết các chướng ngại vật trên đường mà chúng ta đang đi ngay bây giờ, trong thời điểm khó khăn. Trong thực tế, vào ngày hôm nay tại thủ đô của bạn, trong thời điểm khó khăn, một số người quan tâm đến việc ngân khố quốc gia muốn cắt giảm các chương trình cứu mạng như Quỹ Toàn Cầu. Nhưng bạn có thể làm điều gì đó. Bạn có thể cho các chính trị gia biết rằng những sự cắt giảm này có thể cướp đi mạng sống. Ngay bây giờ vào ngày hôm nay, ở Oslo điều đó đang xảy ra, các công ty dầu đang đấu tranh để giữ bí mật các khoản tiền họ cho các chính phủ để khai thác dầu ở các nước đang phát triển. Bạn cũng có thể làm gì đó về điều đó. Bạn có thể tham gia Một Chiến Dịch (One Campaign), và những nhà lãnh đạo như Mo Ibrahim, một nhà doanh nghiệp viễn thông. Chúng ta đang thúc đẩy luật pháp để đảm bảo rằng ít nhất một phần kho báu dưới mặt đất được đến tay của những người sống trên nó. Và ngay bây giờ, chúng ta biết rằng căn bệnh nghiêm trọng nhất trong tất cả các căn bệnh không phải là một căn bệnh. Đó là tham nhũng. Nhưng cũng có thuốc ngừa cho nó. Nó được gọi là sự minh bạch, là các bộ dữ liệu mở, một cái gì đó mà cộng đồng TED đang thực sự đang thực hiện. Ánh sáng ban ngày, bạn có thể gọi nó, là sự minh bạch. Và công nghệ thực sự đang tăng cường việc này. Việc che giấu trở nên khó khăn hơn nếu bạn đang làm việc gì xấu. Vì vậy tôi sẽ cho bạn biết về báo cáo U (U- report), cái mà tôi thực sự thấy phấn khởi. 150.000 người thế hệ Y (gen Y hay millenial những người sinh từ khoảng thập niên 1980 tới thập niên 2000) ở khắp Uganda, những người trẻ tuổi được trang bị điện thoại 2G, một mạng xã hội với tin nhắn SMS đang tiết lộ sự tham nhũng của chính phủ và yêu cầu được biết những gì đang có trong ngân sách và tiền của họ đang được chi tiêu như thế nào. Đây là một chuyện thú vị. Hãy nhìn xem, một khi bạn có những công cụ này, bạn không thể không sử dụng chúng. Một khi bạn có kiến thức này, bạn không thể không biết điều đó. Bạn không thể xóa những dữ liệu này ra khỏi não, nhưng bạn có thể xóa hình ảnh nhàm chán sáo rỗng của những dân tộc khẩn nài, nghèo nàn không kiểm soát cuộc sống của chính họ. Bạn có thể xóa bỏ những hình ảnh đó, bạn thực sự có thể, bởi vì nó không còn đúng nữa. (Vỗ tay) Nó có thể thay đổi được. Năm 2030? Đến năm 2030, những con rô-bốt (robots), không chỉ phục vụ chúng ta Guinness (một hãng bia), mà còn uống nó. Cho đến thời điểm mà chúng ta đến được nơi đó, mọi nơi nào mà có sự phơi bày mạnh mẽ việc quản lý thực sự có thể đang trên đường. Vì vậy, tôi đứng ở đây để--tôi đoán chúng tôi ở đây để cố gắng và lây cho bạn con vi rút đáng quý và dựa trên dữ liệu này, thứ mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa "bằng chứng cứ" (factivism ). Nó sẽ không giết bạn. Trong thực tế, nó có thể cứu vô số mạng sống. Tôi đoán chúng tôi, những người trong Một Chiến Dịch sẽ muốn bạn bị truyền nhiễm,sau đó lan truyền nó, chia sẻ nó, lây nó cho người khác. Bằng cách đó, bạn sẽ tham gia với chúng tôi và vô số những người khác vào điều mà tôi thực sự tin rằng là cuộc phiêu lưu lớn nhất đã từng được thực hiện, là hành trình luôn đòi hỏi khắt khe để đến với sự bình đẳng. Chúng ta có thể thực sự là cái thế hệ tuyệt vời mà Mandela đã yêu cầu không? Chúng ta có thể trả lời rằng tiếng gọi ầm ĩ đó cùng với khoa học, với lẽ phải, với sự thật, và, tôi dám nói là, với cảm xúc không? Bởi vì điều đó đã rõ ràng, những nhà hoạt động xã hội "bằng chứng cứ" cũng có cảm xúc. Dù vậy, tôi đang nghĩ đến Wael Ghonim. Một số bạn biết ông ta. Ông đã lập một trong nhiều nhóm trên Facebook đứng sau chuyện ở quảng trường Tahrir tại Cairo. Ông đã bị ném vào tù vì điều đó, nhưng lời nói của ông đã săm vào tâm trí tôi. "Chúng ta sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng ta không hiểu chính trị. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng ta không chơi những trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng ta không có một nhóm kẻ hoạt động chính trị (political agenda). Chúng ta sẽ giành chiến thắng vì những giọt nước mắt từ đôi mắt của chúng ta thực sự đến từ trái tim của chúng ta. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng ta có những ước mơ, và chúng ta sẵn sàng đứng lên vì những ước mơ đó." Wael nói đúng. Chúng ta sẽ giành chiến thắng nếu chúng ta làm việc đoàn kết với nhau như một, bởi vì sức mạnh của người dân mạnh hơn nhiều so với những kẻ có quyền thế. Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi có một người bạn ở Bồ Đào Nha ông của bạn ấy đã thiết kế 1 loại xe từ 1 chiếc xe đạp và một chiếc máy giặt để có thể chở gia đình mình. Ông ấy làm vậy vì ông không có khả năng mua một chiếc ô tô và cũng bởi vì ông biết làm thế nào để lắp ráp một chiếc xe. Đã có lúc chúng ta hiểu được mọi thứ hoạt động ra sao và chúng được tạo như thế nào, nên chúng ta có thể tạo ra và sửa chữa chúng, hoặc ít nhất là đưa ra những quyết định mang đủ thông tin về việc sẽ mua cái gì Nhiều hoạt động tự-mình-làm đã biến mất trong nửa cuối của thế kỷ 20. Nhưng bây giờ, cộng đồng chế tạo và mô hình mở đang mang kiến thức về việc mọi thứ hoạt động ra sao và chúng được làm từ cái gì trở lại với chúng ta và tôi tin rằng chúng ta phải đưa chúng tiến thêm một bước nữa, tới những thành phần tạo nên đồ vật. Phần lớn chúng ta vẫn biết rằng những vật liệu truyền thống như giấy và hàng dệt may được làm từ gì và chúng được sản xuất ra sao. Nhưng bây giờ chúng ta có những hợp chất đáng kinh ngạc và cực kỳ hiện đại này - những chất dẻo có thể thay đổi hình dáng, những loại sơn dẫn điện, những chất nhuộm đổi màu, những loại vải phát sáng. Để tôi giới thiệu cho các bạn một vài ví dụ. Mực dẫn điện cho phép ta vẽ các mạch điện thay vì sử dụng các loại bảng mạch in hay dây dẫn điện truyền thống. Trong trường hợp của cái ví dụ mà tôi đang cầm trên tay đây, chúng tôi dùng nó để tạo ra một cảm biến xúc giác phản ứng với da của tôi bằng cách bật sáng bóng đèn nhỏ này. Mực dẫn điện đã được các họa sỹ sử dụng, nhưng những phát triển gần đây cho thấy rằng chúng ta sẽ sớm có thể sử dụng nó trong các loại máy in laser và các loại bút. Và đây là một tờ giấy làm bằng acrylic được tẩm những hạt khuyếch tán ánh sáng không màu. Điều này có nghĩa là, trong khi acrylic bình thường chỉ có thể khuếch tán ánh sáng xung quanh rìa, tờ acrylic này thì lại toả sáng trên cả bề mặt khi tôi bật đèn xung quanh nó. Hai trong số những ứng dụng được biết đến của loại vật liệu này là thiết kế nội thất và hệ thống cảm ứng đa điểm. Và các sắc tố nhiệt sắc thay đổi màu ở một nhiệt độ đã cho sẵn. Tôi sẽ đặt miếng giấy này trên một tấm kim loại nóng được đặt ở nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh một chút và các bạn có thể thấy điều gì đang xảy ra. Do đó một trong những ứng dụng chính của loại vật liệu này, giữa rất nhiều ứng dụng khác, là trong các loại chai bình dành cho trẻ nhỏ để chỉ ra rằng những chất bên trong chai đã đủ nguội để uống Vì vậy, đây chỉ là một vài trong số những thứ được coi là vật liệu thông minh. Trong vài năm nữa, chúng sẽ hiện diện trong rất nhiều đồ dùng và công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúng ta có thể chưa có những chiếc ô tô bay mà những bộ phim khoa học viễn tưởng đã hứa với chúng ta, nhưng chúng ta có thể có những bức tường có thể thay đổi màu sắc tùy vào nhiệt độ, những bàn phím có thể cuộn lại, và những cửa sổ chuyển sang mờ đục chỉ với một nút bật. Tôi là một nhà khoa học xã hội được đào tạo, vậy tại sao tôi lại có mặt ở đây hôm nay để nói về các vật liệu thông minh? ồ, trước tiên, vì tôi là một nhà chế tạo. Tôi tò mò về việc mọi thứ hoạt động ra sao và chúng được tạo ra thế nào, và cũng bởi vì tôi tin rằng chúng ta có thể hiểu biết sâu rộng hơn về những vật liệu đang tạo nên thế giới của chúng ta, và ngay bây giờ, chúng ta không có đủ hiểu biết về những vật liệu công nghệ cao sẽ tạo ra tương lai của chúng ta. Những vật liệu thông minh rất khó có thể thu được với số lượng nhỏ. Có rất ít thông tin rõ ràng và công khai về việc sử dụng chúng như thế nào và rất ít thông tin nói về cách sản xuất chúng ra sao. Vì vậy, hiện nay chúng chỉ tồn tại phần lớn trong lĩnh vực bí mật thương mại và các bằng sáng chế vốn chỉ có các trường đại học và các công ty có thể truy cập. Khoảng gần 3 năm trước, Kirsty Boyle và tôi bắt đầu một dự án mà chúng tôi gọi là Những Vật Liệu Mở. Đó là một trang web nơi chúng tôi, và bất cứ ai muốn cũng có thể gia nhập, để sẽ chia kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, khuyến khích những người khác cống hiến bất cứ khi nào họ có thể và tổng hợp những nguồn thông tin như các bài báo nghiên cứu và những hướng dẫn từ những nhà chế tạo như chúng tôi. Chúng tôi mong muốn trang web này có thể trở thành một nguồn dữ liệu lớn và tổng hợp chung của những thông tin tự-mình-làm về những vật liệu thông minh. Nhưng tại sao chúng ta nên quan tâm đến việc các vật liệu thông minh hoạt động ra sao và chúng được tạo ra như thế nào? Trước hết, bởi vì chúng ta không thể định hình những gì chúng ta không hiểu và những gì chúng ta sử dụng nhưng không hiểu sẽ định hình chúng ta. Đồ vật chúng ta dùng, quần áo chúng ta mặc, ngôi nhà chúng ta sống, tất cả có ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó nếu chúng ta sống trong một thế giới được tạo nên bởi các vật liệu thông minh, chúng ta nên biết và hiểu chúng. Điều thứ hai, và cũng quan trọng không kém, là sự đổi mới luôn được thúc đẩy bởi người thích chỉnh sửa. Rất nhiều lần, những người nghiệp dư, không phải là các chuyên gia, đã trở thành những nhà sáng chế và những nhà cải tiến của những thứ như xe đạp leo núi, đến chất bán dẫn, máy tính cá nhân, máy bay. Thách thức lớn nhất là khoa học vật liệu rất phức tạp, và yêu cầu trang thiết bị đắt tiền. Nhưng không phải lúc nào cũng như thế. Hai nhà khoa học của trường đại học Illinois hiểu điều này khi họ công bố một bài báo về một phương pháp đơn giản hơn để tạo ra mực dẫn điện. Jordan Bunker, một người chưa từng có kinh nghiệm với hóa học trước đó, đã đọc bài báo này và tiến hành lại thí nghiệm tại xưởng của mình, chỉ bằng những hoá chất và các dụng cụ dễ kiếm được. Anh ấy đã sử dụng một lò nướng bánh, và thậm chí anh ấy còn tạo ra một máy khuấy trộn của riêng mình dựa trên hướng dẫn của một nhà khoa học/chế tạo khác. Sau đó Jordan công bố những kết quả của mình trên mạng, bao gồm cả những việc anh ấy đã thử và không thành công, để những người khác có thể học tập và tiến hành lại. Như vậy dạng cải tiến chính của Jordan là đưa một thí nghiệm được tiến hành trong một phòng thí nghiệm đầy đủ tiện nghi ở một trường đại học và thực hiện lại trong một ga-ra ở Chicago chỉ sử dựng những nguyên vật liệu và công cụ rẻ tiền mà anh ấy có thể tìm thấy. Và bây giờ anh ấy đã công bố nghiên cứu của mình, những người khác có thể tiếp tục tại nơi anh ấy dừng lại và thậm chí tìm ra những cải tiến và cách thực hiện đơn giản hơn. Một ví dụ khác mà tôi muốn nói đến là trường hợp Kit-of-No-Parts của Hannah Perner-Wilson. Mục tiêu dự án của cô ấy là làm nổi bật tính thể hiện của các vật liệu trong khi tập trung vào tính sáng tạo và kỹ năng của người lắp đặt. Các bộ dụng cụ điện rất hữu ích khi dạy chúng ta cách đồ vật hoạt động như thế nào nhưng những sự ràng buộc cố hữu trong thiết kế của chúng ảnh hưởng đến cách mà chúng ta học. Cách tiếp cận của Hannah thì ngược lại, cô công thức hóa một loạt các kỹ thuật để tạo ra các đồ vật khác thường và để giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc tiền thiết kế bằng việc dạy chúng ta về chính bản thân các vật liệu. Do vậy trong số nhiều những thí nghiệm ấn tượng của Hannah, đây là một thí nghiệm yêu thích của tôi. ["Loa giấy"] Cái mà chúng ta đang thấy ở đây chỉ là một mẩu giấy với một vài vòng bằng đồng kết nối với một máy mp3 và một nam châm (Âm nhạc: “Happy Together”) Dựa trên nghiên cứu của Marcelo Coelho từ MIT, Hannah đã tạo ra một loạt loa giấy từ rất nhiều loại vật liệu, từ sợi băng đồng đơn giản đến vải và mực dẫn điện. Cũng giống như Jordan và rất nhiều nhà chế tạo khác, Hannah đã công bố thí nghiệm của mình và cho phép mọi người sao chép và tái thí nghiệm Nhưng thiết bị điện tử bằng giấy là một trong những ngành có triển vọng nhất của khoa học vật liệu cho phép chúng ta sáng tạo những thiết bị điện tử rẻ hơn và linh hoạt hơn Thí nghiệm thủ công của Hannah, và sự thật rằng cô đã chia sẻ những phát hiện của mình, mở ra những cánh cửa tới một loạt những khả năng mới vừa có tính thẩm mỹ vừa có tính sáng tạo. Như vậy sự thú vị về các nhà chế tạo đó là chúng tôi sáng tạo trên sự đam mê và tò mò và chúng tôi không sợ thất bại. Chúng tôi thường giải quyết vấn đề từ những góc độ mới lạ, và qua đó phát hiện ra những cách khác hoặc thậm chí là những cách tốt hơn để làm mọi việc. Do đó càng có nhiều người thử nghiệm với vật liệu, càng có nhiều nhà nghiên có động lực để sẻ chia các nghiên cứu của họ, và các nhà sản xuất chia sẻ kiến thức của mình, chúng ta càng có nhiều cơ hội tốt hơn để chúng ta có thể tạo ra công nghệ thực sự phục vụ tất cả chúng ta. Tôi cảm thấy một chút giống như Ted Nelson thấy khi vào đầu những năm 1970, ông đã viết: “Bây giờ các bạn phải hiểu về máy vi tính” Quay lại thời kỳ đó, máy vi tính là những bộ khung to lớn chỉ có các nhà khoa học quan tâm đến chúng và thậm chí không ai mơ về việc có một cái máy vi tính ở nhà. Nên đây là một điều hơi lạ khi tôi đứng ở đây và nói rằng: “Bây giờ, các bạn phải hiểu về vật liệu thông minh” Chỉ cần nhớ rằng việc tiếp nhận kiến thức ưu tiên về những công nghệ mới là cách tốt nhất để bảo đảm rằng chúng ta có một tiếng nói trong việc tạo ra tương lai của chính mình. Cảm ơn các bạn. Vỗ tay Quyển sách tôi đang cầm trên tay là danh bạ của tất cả những người có địa chỉ email vào năm 1982 (tiếng cười) Thật ra, nó có vẻ lớn. thực chất trong đó chứa khoảng 20 người mỗi trang bởi vì chúng ta có tên, địa chỉ và số điện thoại của mỗi người. Và, thật ra, tất cả mọi người được ghi vào đến 2 lần bởi vì nó được lựa chọn một lần với tên và một lần với địa chỉ email. Tất nhiên là một cộng đồng nhỏ. Chỉ có hai Dannys khác trên Internet. Tôi biết cả hai. Chúng ta đã từng không hề biết đến nhau, nhưng chúng ta luôn tin tưởng lẫn nhau, và đó là cảm giác tin tưởng cơ bản tràn ngập khắp mạng lưới, và đã từng có cảm giác chúng ta có có thể tin cậy lẫn nhau trong nhiều việc. Vì vậy để để mọi người hiểu được ý tưởng về mức độ của sự tin tưởng trong cộng đồng này, để tôi nói cho mọi người về vấn đề này như thế nào để đăng kí một tên miền trong những ngày đầu tiên. Bây giờ, nó chỉ xảy ra khi tôi đăng kí tên miền thứ ba trên internet. Vì vậy tôi có thể tạo ra những gì tôi muốn ngoài bbn.com và symbolics.com. Vì vậy tôi chọn think.com, nhưng sau đó tôi đã nghĩ, mọi người biết đấy, có rất nhiều những cái tên thú vị ngoài kia. Có lẽ tôi nên đăng kí thêm một vài cái tên dự phòng. Và rồi tôi đã nghĩ "Không, điều đó không được tốt cho lắm." (tiếng cười) Với thái độ chỉ lấy những gì cần thiết là những gì mà mọi người có trên mạng lưới vào những ngày này, và thật ra, đó không phải là tất cả mọi người trong mạng lưới, nhưng nó thật ra là cách thức để tạo nên những nghi thức của mạng Internet. Vì vậy ý tưởng ban đầu về I.P., hoặc Internet protocol, và cách mà thuật toán định tính sử dụng nó, một cách cơ bản " từ khả năng cho đến nhu cầu của họ." Và rồi, nếu như bạn có thêm băng thâu, bạn sẽ gửi một tin nhắn cho người nào đó. Nểu họ có thêm băng thâu, họ sẽ gửi một tin nhắn đến cho bạn Bạn sẽ phụ thuộc vào người ta để làm điều đó, và đó là khối xây dựng. Điều đó thật sự rất thú vị đối với kiểu nguyên tắc cộng sản là hệ thống cơ bản trong thời kì Chiến Tranh Lạnh của Bộ Quốc Phòng, nhưng rõ ràng nó hoạt động rất là hiệu quả, và tất cả chúng ta đã thấy được nhờ Internet. Nó vô cùng hiệu quả. Thật ra, nó rất thành công đến nỗi không có cách nào mà ngày nay bạn có thể làm lại một quyển sách như thế này. Theo tính toán sơ sơ của tôi, quyển sách dày khoảng 25 miles. Nhưng, tất nhiên, mọi người không thể làm điều đó, bởi vì, chúng ta không biết tên của tất cả tên người bằng Internet hoặc những địa chỉ email, và cho dù chúng ta biết tên của họ, Tôi khá là chắc chắn họ không muốn tên của họ, địa chỉ và số điện thoại được công bố cho mọi người. Vì vậy, sự thật là có rất nhiều người xấu trên Internet ngày nay, và vì vậy chúng ta phải đối phó với chúng bằng cách xây dựng bức tường cộng đồng, mạng lưới đảm bảo, VPNs, những thứ nhỏ nhặt không hẳn là Internet nhưng được xây từ những tòa nhà giống nhau, nhưng chúng ta vẫn căn bản xây dựng chúng ngoài những tòa nhà giống nhau với những giả định về sự tin tưởng. Và điều đó có nghĩa là dễ bị tổn thương với một số loại sai lầm mà có thể xảy ra, hoặc một số kiểu tấn công có chủ định, nhưng ngay cả với những sai lầm có thể xấu. Vì vậy, ví dụ, ở Asia gần đây, không thể vào Youtube trong một thời gian ngắn bởi vì Pakistan đã có một số sai lầm về làm thế nào kiểm duyệt Youtube trong nội bộ mạng. Họ không có ý định phá hoại Asia, nhưng họ đã làm vì đó là giao thức hoạt động. Một ví dụ khác có thể ảnh hưởng đến nhiều thính giả, mọi người có thể vẫn nhớ đến một vài năm trước, tất cả những máy bay phía tây của Mississippi bị mắc cạn bởi vì mỗi tấm thẻ định tuyến ở thành phố Salt Lake có một "con bọ" bên trong. Bây giờ, các bạn hề không nghĩ rằng hệ thống máy bay phụ thuộc vào Internet, và theo cách hiểu nào đó cũng không. Tôi sẽ trở lai một lát nữa. Nhưng sự thật là người ta không thể cất cánh bởi vì một số thứ sai lầm trong Internet, và tấm thẻ định tuyến đang xuống cấp. Và vì vậy, có rất nhiều thứ bắt đầu xảy ra. Bây giờ, có một điều thú vị xảy ra vào tháng 4 vừa rồi. Đột nhiên, tỷ lệ phần trăm rất lớn trong giao thương trên toàn Internet, bao gồm rất nhiều phương tiện trong căn cứ quân sự Mỹ bắt đầu định tuyến lại qua Trung Quốc. Vì vậy trong vòng một vài tiếng đồng hồ, nó đã đi qua Trung Quốc. Bây giờ, Viễn Thông Trung Quốc nói đó chỉ là một sai lầm trung thực, và nó thật sự có thể đó là cách để nhiều thứ hoạt động, nhưng chắc chăn một số người có thể mắc phải một sai lầm không trung thực về cái mà họ muốn, và chúng chỉ ra hệ thống dễ bị tổn thương ngay cả với các sai lầm. Hãy tưởng tượng rằng hệ thống để bị tổn thương bị cố ý tẩn công. Vì vậy nếu một số người muốn tấn công nước Mỹ hay nền văn minh Tây phương ngày nay, họ sẽ không làm việc đó với xe tăng. Bởi vì hiển nhiên là nó không thành công. Những thứ mà họ có thể làm là một số thứ rất giống như vụ tấn công đã từng xảy ra tại cơ sở hạt nhân của Iran. Không ai nhận rằng đã làm điều đó Về cơ bản là có một nhà máy chế tạo máy móc công nghiệp Nó thực sự đã không nghĩ rằng nó đã ở trên Internet Nó nghĩ rằng nó không hề được kết nối với Internet, nhưng có khả năng ai đó lén đưa thông tin ra in cái USB hay cái gì đó đại loại như thế và một phần mềm được cài vào là nguyên nhân dẫn đến những máy li tâm thực sự phá hủy chính chúng Hiện tại, loại phần mềm tương tự có thể phá hủy một nhà máy lọc dầu hoặc một nhà máy dược phẩm hay cả một hệ thống bán dẫn và nhiều thứ khác nữa - Tôi tin chắc rằng các bạn đã đọc rất nhiều văn bản trong đó nêu lên sự lo lắng về những vụ tấn công qua mạng và những cuộc phòng thủ chống lại những vụ tấn công này. Nhưng thực tế là, chúng ta chủ yếu chỉ tập trung vào bảo vệ những chiếc máy tính khi ở trên Internet và thật ngạc nhiên rằng ít người chú ý để bảo vệ chính Internet như một phương tiện truyền thông. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có lẽ cũng nên dành sự quan tâm cho vấn đề này, bởi vì Internet thực ra khá mỏng manh Vì thế thực ra là , trong những ngày đầu tiên, khi mà nó còn có tên là ARPANET đã từng có những thời điểm nó đã hỏng hoàn toàn bởi một bộ xử lý tin nhắn đơn mà thực tế là nó có một "con bọ" trong đó Và cái cách mà Internet làm việc là những đường dẫn là nơi thiết yếu để trao đổi thông tin về việc làm thế nào mà họ có thể gửi những tin nhắn đó đến những địa điểm và bộ xử lý này, chỉ vì một tấm thẻ hỏng, đã quyết định việc nó gửi tin nhắn tới một vài địa điểm vào một thời gian không phù hợp Hay nói cách khác, nó đã có thể truyền đi một tin nhắn ngay cả trước khi bạn bấm nút gửi đi. Và đương nhiên, cách nhanh nhất để nhận được tin nhắn từ bất cứ nơi đâu là gửi nó đến những gã này, người mà có thể gửi cho bạn đúng lúc và gửi nó đến cực sớm, và vì vậy mọi tin nhắn trên Internet đều bắt đầu chuyển sang qua nút này, và tất nhiên điều này cản trở mọi thứ. Mọi thứ bắt đầu đổ vỡ. Điều thú vị là mặc dù hệ thống máy chủ có khả năng sửa nó, những điều này về cơ bản nghĩa là tắt mọi thứ ở trên Internet đi Hiện nay thì đương nhiên là bạn không thể làm được việc đó rồi. Ý tôi là, mọi thứ đều tắt, nó giống như là bạn nhận được cuộc gọi từ công ty truyền hình cáp, chứ không phải ai khác trên thế giới. Thực tế là ngày nay họ không thể làm điều đó bởi nhiều lý do. Một trong những lý do là rất nhiều điện thoại sử dụng giao thức IP và nhiều phần mềm khác như Skype, vân vân,... thông qua Internet bây giờ và thực ra thì chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào Internet ở nhiều nhiều thức khác nữa, như khi bạn cất cánh từ sân bay Los Angeles bạn thực sự không nghĩ rằng bạn đang sử dụng Internet. Khi bạn bơm ga, bạn cũng không nghĩ rằng mình đang sử dụng Internet. Thứ mà ngày càng diễn ra nhiều mặc dù đó là những hệ thống đã bắt đầu sử dụng Internet. Phần lớn chúng thì không phải dựa trên Internet nhưng chúng đang bắt đầu sử dụng Internet cho các chức năng dịch vụ, cho chức năng quản trị, và nếu bạn sử dụng một số như như là hệ thống điện thoại cầm tay chẳng hạn, thứ mà vẫn đc cho là tương đối không phụ thuộc vào Internet trong phần lớn các công đoạn, Từng mảnh nhỏ của Internet đang dần dần len lỏi xâm chiếm vào bên trong nó trong chức năng để điều khiển và quản trị, và thật hấp dẫn khi sử dụng cho những tòa nhà giống hệt nhau bởi vì nó làm việc thật tốt và nó lại rẻ nữa. Nó cứ lắp đi lặp lại như thế. Vì thế tất cả hệ thống của chúng ta, ngày càng nhiều, đang bắt đầu sử dụng những công nghệ giống nhau và bắt dầu dựa vào những công nghệ này. Và kể cả tàu vũ trụ hiện đại ngày nay thực ra cũng dùng Internet protocol để nói chuyện từ phần đuổi của tàu vũ trụ đến khác phần khác trên con tàu. Thật điên rồ. Nó chưa bao giờ được thiết kế để làm những việc như vậy. Vậy là chúng ta đã xây dựng hệ thống này nơi mà chúng ta hiểu rõ từng phần nhỏ của nó, nhưng chúng ta đang sử dụng nó theo rất nhiều cách khác mà chúng ta không hề ngờ đến, và nó trở nên như vậy ở những mức độ khác nhau chứ không phải như chúng ta đã thiết kế nó như vậy. Và trên thực tế là, không một ai thực sự hiểu chính xác tất cả những thứ đang ứng dụng Internet trong hiện tại. Nó đang trở thành một trong những hệ thống lớn giống như hệ thống tài chính, nơi mà chúng ta thiết kế tất cả các bộ phận nhưng thực ra lại chả ai hiểu chính xác cách nó làm việc và hiểu rõ từng chi tiết nhỏ của nó và những cái cách phản ứng mà nó có thể có. Vậy nên nếu bạn nghe một chuyên gia nói về internet và ông ta nói rằng nó có thể làm thế này, nó đang làm thế này hay nó sẽ làm được cái này, bạn nên giữ thái độ hoài nghi cũng như vậy như khi bạn đánh giá một lời bình phẩm của một nhà kinh tế học về nền kinh tế hay như khi bạn nghe nhân viên dự báo thời tiết nói về thời tiết vậy. Họ trình bày một quan điểm của riêng họ, nhưng nó thay đổi ngày càng nhanh ngay kể cả những chuyên gia không thể nào biết chính xác điều gì đang diễn ra nữa. Vậy nên nếu mà bạn có thấy những cái bản đồ ở trên Internet, nó chỉ là sự dự đoán của ai đó thôi. Không ai thực sự biết Internet hiện nay là gì cả bởi vì nó đã thay đổi hoàn toàn so với 1 giờ trước rồi. Nó có một điều cố định là thay đổi. Nó có một điều cố định là tự sắp xếp lại Và vấn đề xảy ra với nó tôi nghĩ chúng ta đang lập trình bản thân mình gắn với một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng chúng ta có với hệ thống tài chính, nơi mà chúng ta xây dựng nó chủ yếu dựa trên niềm tin, được dựng cho một hệ thống với tỷ lệ nhỏ hơn và chúng ta đang mở rộng hơn cả giới hạn mà nó được định ra khi nó vận hành. Và vì vậy ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng nó thực sự đúng theo nghĩa đen là chúng ta đang không biết hậu quả khi một một cuộc tấn công "denial-of-servive" có hiệu quả (gây ra sự từ chối tiếp nhận thông tin hàng loạt) trên Internet thì sẽ thế nào, bất kỳ điều gì tối tệ hơn nữa có thể xảy ra vào năm tới, và điều tội tệ hơn nữa vào năm tiếp theo,... Cái chúng ta cần bây h` là kế hoạch dự phòng Hiện nay không hề có một kế hoạch dự phòng nào cả. Không có một hệ thống dự phòng nào mà chúng ta đang gìn giữ cẩn thận để có thể giúp mình độc lập khỏi Internet, tạo ra những tòa nhà khác hoàn toàn. Vậy nên cái chúng ta cần là một thứ không thực sự cần thiết phải được phô ra ở trên Internet, nhưng mà sở cảnh sát phải có khả năng gọi cho đội phòng cháy chữa cháy ngay cả khi không có Internet, hay là bệnh viện cần phải gọi thêm xăng. Đây không cần thiết phải là một dự án hàng tỉ đô la của chính phủ. Nó thực ra rất đơn giản, một cách kỹ thuật, bởi vì chúng ta có thể sử dụng những kết cấu có sẵn ở trong lòng đất, hay cơ sở hạ tầng wireless. Nó thực ra chỉ là vấn đề của sự quyết định làm. Nhưng mọi người sẽ không lựa chọn làm nó cho tới khi họ nhận ra là họ cần nó, và đấy là vấn đề chúng ta đang có. Vì vậy đã có rất nhiều người, nhiều rất người trong chúng ta đã ngấm ngầm tranh luận rằng chúng ta nên có những hệ thống độc lập cho nhiều năm, nhưng nó rất khó để khiến cho mọi người tập trung vào kế hoạch dự phòng khi mà kế hoạch A có vẻ như vẫn đang hoạt động tốt. Vì vậy tôi nghĩ rằng, nếu như mọi người hiểu rằng chúng ta phụ thuộc vào Internet như thế nào, và nó dể bị tổn thương như thế nào, chúng ta có thể tập trung vào việc muốn nhưng hệ thống khác tồn tại, và tôi nghĩ nếu có đủ số người người nói, "Đúng, tôi muốn sử dụng nó, Tôi rất muốn có một hệ thống như thế," thì nó sẽ được tạo ra. Đó không phải là vấn đề khó khăn Điều đó có thế được thực hiện bới những người ở trong phòng này. Và vì vậy tôi nghĩ rằng thực sự là trong tất cả vấn đề mà bạn đang dược nghe về buổi dàm luận này đây có lẽ là vấn đề dễ nhất để sửa chữa Vì vậy tôi rất vui khi có cơ hội để có thể nói với tất cả mọi người về vẩn đề này Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Khi tôi còn nhỏ, Tôi nghĩ rằng BắcTriều Tiên là đất nước tốt nhất trên thế giới và tôi thường hát bài "Chúng ta chẳng có gì phải ghen tị." Tôi đã rất tự hào về đất nước tôi. Ở trường, chúng tôi dành rất nhiều thời gian để học về cuộc đời của chủ tịch Kim II- Sung, nhưng lại không học nhiều về thế giới bên ngoài, ngoại trừ việc Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản là kẻ thù của chúng tôi. Mặc dù tôi đã từng tự hỏi không biết thế giới bên ngoài kia như thế nào, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng mình sẽ sống cả cuộc đời ở BắcTriều Tiên, cho tới khi tất cả mọi thứ đột nhiên thay đổi. Khi tôi lên 7, tôi chứng kiến cảnh người ta xử bắn công khai lần đầu tiên trong đời, nhưng tôi vẫn nghĩ cuộc sống của mình ở đây là hoàn toàn bình thường. Gia đình của tôi không nghèo, và bản thân tôi thì chưa từng phải chịu đói. Nhưng vào một ngày của năm 1995, mẹ tôi mang về nhà một lá thư từ một người chị em cùng chỗ làm với mẹ. Trong đó có viết: Khi chị đọc được những dòng này thì cả gia đình 5 người của em đã không còn trên cõi đời này nữa, bởi vì cả nhà em đã không có gì để ăn trong hai tuần. Tất cả cùng nằm trên sàn, và cơ thể chúng tôi yếu đến có thể cảm thấy như cái chết đang đến rất gần. Tôi đã bị sốc. Vì đó là lần đầu tiên tôi biết rằng đồng bào của tôi đang phải chịu đựng như vậy. Không lâu sau đó, khi tôi đi qua một nhà ga, tôi nhìn thấy một cảnh tượng kinh hoàng mà tôi không bao giờ có thể quên Trên nền nhà ga là xác chết của một người đàn bà hai tay vẫn đang ôm một đứa bé hốc hác và đứa bé chỉ biết nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của mẹ nó. Nhưng không có ai giúp họ, bởi vì tất cả đều đang phải lo cho chính mình và cả gia đình. Vào giữa những năm 90, Bắc Triều Tiên trải qua một nạn đói trầm trọng. Nó khiến hơn một triệu người Triều Tiên chết trong nạn đói, và nhiều người chỉ sống sót phải ăn cỏ, sâu bọ và vỏ cây. Việc cúp điện ngày càng xảy ra thường xuyên, vì thế mọi thứ xung quanh tôi đều chìm vào bóng tối khi đêm đến ngoại trừ ánh sáng đèn từ phía Trung Quốc chỉ cách nhà tôi một con sông. Tôi lúc nào cũng tự hỏi là tại sao họ lại có điện còn chúng tôi thì không. Đây là một bức ảnh từ vệ tinh chụp Bắc Triều Tiên vào ban đêm trong tương quan với các nước xung quanh. Đây là sông Áp Lục nó là biên giới tự nhiên giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Có thể thấy là lòng sông có đoạn rất hẹp vì thế một số người Bắc Triều Tiên bí mật vượt sang Trung Quốc. Nhưng rất nhiều người đã chết. Và tôi đã nhìn thấy xác họ nổi trên sông. Tôi không thể nói cụ thể về việc mình đã trốn khỏi Bắc Triều Tiên như thế nào chỉ có thể nói rằng trong những năm tháng khốn khó vì nạn đói ấy tôi được gửi sang Trung Quốc để sống với một người họ hàng xa. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng mình sẽ phải xa gia đình một thời gian ngắn. chứ không bao giờ tôi có thể tưởng tượng rằng tôi sẽ phải xa họ những 14 năm ròng. Ở Trung Quốc, cuộc sống của một cô bé bị cách ly khỏi gia đình như tôi rất khó khăn. Tôi đã không tưởng được những gì xảy đến với cuộc sống của một người tị nạn từ Bắc Triều Tiên thì sẽ như thế nào, nhưng tôi sớm nhận ra rằng nó không những rất khó khăn, mà còn vô cùng nguy hiểm, vì những người tị nạn từ Bắc Triều Tiên vào Trung Quốc đều bị coi là dân nhập cư trái phép. Tôi luôn sống trong một nỗi sợ thường trực rằng danh tính của tôi sẽ bị phát hiện, và tôi sẽ bị trả về với cuộc sống cũ ở Bắc Triều Tiên. Một ngày, cơn ác mộng đó đã thành sự thật, tôi đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt và đưa đến đồn cảnh sát để chất vấn. Có ai đó đã báo với họ rằng tôi là người Bắc Triều Tiên, vì thế họ đã kiểm tra khả năng tiếng Trung của tôi và hỏi tôi rất nhiều câu hỏi. Tôi đã vô cùng sợ hãi, và có cảm giác như tim mình sắp nổ tung. Vì nếu như họ thấy có điều gì không tự nhiên, tôi sẽ bị tống vào tù và rồi bị trả về nước. Tôi nghĩ cuộc đời mình đến đây là chấm dứt, nhưng tôi vẫn cố gắng điều khiển những cảm xúc của mình và trả lời những câu hỏi của họ. Sau khi hỏi xong, một trong hai cảnh sát nói với người kia, Đây là một vụ chỉ điểm sai. Nó không phải là người Bắc Triều Tiên." Và họ thả tôi ra. Đó quả là một phép màu. Một số người Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc đã đến những đại sứ quán của nước ngoài để xin tị nạn, nhưng rất nhiều trong số đó đã bị bắt bởi cảnh sát Trung Quốc và bị trả về nước. những cô gái này đã rất may mắn. vì mặc dù đã bị bắt, nhưng cuối cùng học cũng được thả ra nhờ vào sức ép từ cộng đồng quốc tế. Nhưng những người Bắc Triều Tiên này thì không được may mắn như vậy. Hàng năm, có vô số người Bắc Triều Tiên bị bắt ở Trung Quốc và bị trả về nước, nơi mà họ bị tra tấn, bị giam cầm hoặc bị xử tử công khai. Trong khi tôi rất may mắn vì đã được thả ra thì rất nhiều đồng bào của tôi lại không được như vậy. Việc người Bắc Triều Tiên phải che dấu danh tính của mình và đấu tranh để tồn tại quả là một bi kịch. Kể cả khi đã học tiếng Trung và tìm được một công việc, thì cuộc sống của họ cũng có thể bị đảo lộn hoàn toàn chỉ trong một khoảng khắc. Đó là lý do tại sao sau 10 năm che dấu danh tính thật tôi quyết định liều mình đi đến Hàn Quốc, để bắt đầu một cuộc sống mới một lần nữa. Việc ổn định cuộc sống ở đây khó khăn hơn nhiều so với tôi tưởng tượng. Vì ở Hàn Quốc, tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nên tôi đã bắt đầu học tiếng Anh, ngôn ngữ thứ ba của tôi. Tôi cũng nhận ra một khoảng cách rất lớn giữa người Nam và Bắc Triều Tiên. Chúng tôi đều là người Triều Tiên, nhưng đã trở nên rất khác nhau do hậu quả của 67 năm bị chia cắt. Tôi đã trải qua một cuộc khủng hoảng về nguồn gốc của mình. Tôi là người Nam Triều Tiên hay Bắc Triều Tiên? Tôi đến từ đâu? và Tôi là ai? Bỗng nhiên, tôi chẳng có một đất nước nào để có thể tự hào gọi là Tổ quốc. Mặc dù để thích ứng với cuộc sống ở Hàn Quốc thì không dễ chút nào Nhưng tôi đã lập một kế hoạch. và bắt đầu học để chuẩn bị cho kì thi đại học. Tuy vậy, ngay khi tôi vừa mới làm quen với cuộc sống ở đây, thì tôi được báo một tin khủng khiếp. Chính quyền Bắc Triều Tiên đã phát hiện ra số tiền mà tôi gửi về cho gia đình, và, để trừng phạt, họ sẽ bắt gia đình tôi phải chuyển về một vùng bị cách ly ở nông thôn. Để họ có thể nhanh chóng thoát ra khỏi đó, tôi bắt đầu lập kế hoạch giúp gia đình mình trốn thoát. Người Bắc Triều Tiên đã phải vượt qua những khoảng cách dường như không tưởng để đến với tự do. Bời vì việc vượt biên từ Bắc sang Nam Triều Tiên gần như là không thể, vì thế, tôi phải bay sang Trung Quốc rồi lại đi ngược về phía biên giới Bắc Triều Tiên. Bởi vì gia đình tôi không biết tiếng Trung, nên tôi phải đi cùng mọi người qua 2000 dặm ở Trung Quốc rồi vào đến Đông Nam Á Cuộc hành trình bằng xe buýt kéo dài khoảng 1 tuần, và đã vài lần chúng tôi suýt bị bắt. Một lần, xe của chúng tôi bị chặn lại và bị khám xét bởi một cảnh sát Trung quốc. Anh ta thu chứng minh thư của tất cả mọi người, và bắt đầu tra hỏi. Bởi vì gia đình tôi không hiểu tiếng Trung, nên tôi đã nghĩ rằng họ sẽ bị bắt. Khi người cảnh sát Trung Quốc đến gần họ, tôi đã ngay lập tức đứng dậy và nói với anh ta rằng đây là những người câm điếc mà tôi đang phải đi cùng. Anh ta nhìn tôi đầy nghi ngờ, nhưng thật may mắn là anh ta tin lời tôi. Và chúng tôi tiếp tục đi cho tới biên giới Lào, nhung tôi đã phải sử dụng gần như toàn bộ số tiền mà mình có để hối lộ cho những người canh gác biên giới Lào. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi qua được biên giới, gia đình tôi lại bị bắt vào tù vì tội vượt biên trái phép. Sau khi tôi nộp tiền phạt và đưa hối lộ, gia đình tôi được thả ra trong một tháng, rồi lại bị bắt lần nữa ở thủ đô của Lào Đó là thời điểm tuyệt vọng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi đã làm đủ mọi cách để đưa gia đình mình đến với tự do, và chũng tôi gần như đã thành công nhưng họ lại bị bắt trong khi chúng tôi chỉ còn cách đại sứ quán Hàn Quốc một khoảng cách rất ngắn nữa thôi. Tôi đi đi về về giữa phòng xuất nhập cảnh và đồn cảnh sát, tuyệt vọng tìm cách để đưa gia đình mình thoát khỏi đó, nhưng tôi không còn đủ tiền để hối lộ hay trả tiền phạt nữa. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Đúng vào lúc đó, có một người đàn ông đã hỏi tôi, "Có chuyện gì vậy?" Tôi vô cùng ngạc nhiên khi một người hoàn toàn xa lạ lại quan tâm tới mức hỏi tôi như vậy. Bằng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình và một quyển từ điển, tôi đã kể cho cho ông ta nghe hoàn cảnh của gia đình tôi . Không một chút do dự, người đàn ông đó đã đi tới máy ATM. trả tất cả số tiền còn thiếu cho cả gia đình tôi và hai người Bắc Triều Tiên khác để họ được ra tù Tôi đã cám ơn ông ta bằng cả trái tim mình, và tôi cũng hỏi, "Tại sao ông lại giúp đỡ tôi?" "Tôi không giúp đỡ cô," Ông ta trả lời. "'Tôi đang giúp người Bắc Triều Tiên." Tôi nhận ra rằng đó là một khoảng khắc có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời tôi. Lòng tốt từ người đàn ông xa lạ trở thành biểu tượng hy vọng mới cho tôi và cả những người dân Bắc Triều Tiên khi mà chúng tôi đang rất cần nó, và ông ta đã cho tôi thấy lòng tốt từ những người xa lạ và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế chính là những tia hy vọng mà người Bắc Triều Tiên chúng tôi đang tìm kiếm. Cuối cùng, sau một cuộc hành trình dài tôi và gia đình đã được đoàn tụ ở Hàn Quốc, nhưng đến được với tự do mới chỉ là một nửa của cuộc đấu tranh. Rất nhiều người Bắc Triều Tiên đang bị chia cắt với gia đình của họ, và khi họ đến được một đất nước khác, họ phải bắt đầu từ đầu với rất ít hoặc gần như không có tiền bạc. Vì thế chúng tôi có thể nhận sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế cho giáo dục, đào tạo tiếng Anh, dạy nghề, và nhiều lĩnh vực khác. Chúng tôi cũng có thể đóng vai trò như cầu nối giữa những người đang ở trong Bắc Triều Tiên với thế giới bên ngoài, bởi vì có rất nhiều người trong chúng tôi đang giữ liên lạc với những thành viên gia đình khác ở trong nước, và chúng tôi chia sẻ với họ thông tin và tiền bạc để có thể thay đổi Bắc Triều Tiên từ phía trong. Tôi đã vô cùng may mắn khi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và được truyền cảm hứng trong suốt cuộc đời mình, vì vậy tôi muốn mình cũng có thể chung sức để mang đến cho đất nước tôi một cơ hội để phát triển cùng với sự hỗ trợ của quốc tế. Tôi tin tưởng rằng các bạn sẽ nhìn thấy ngày càng nhiều người Bắc Triều Tiên thành công ở mọi nơi trên thế giới, kể cả trên sân khấu của TED Cám ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Elon, giấc mơ cháy bỏng nào đã khiến anh nghĩ tới việc tham gia ngành ô tô và chế tạo ô tô điện? Elon Musk: Vâng, hồi còn học đại học tôi ngẫm nghĩ, những vấn đề nào có khả năng ảnh hưởng tới tương lai thế giới và nhân loại nhất? Tôi nghĩ rằng hệ thống vận tải và sản xuất năng lượng bền vững là cực kỳ quan trọng. Vấn đề năng lượng bền vững là vấn đề quan trọng nhất chúng ta cần giải quyết trong thế kỉ này, độc lập với các vấn đề môi trường. Thậm chí ngay cả khi sản xuất CO2 có lợi cho môi trường chúng ta vẫn sẽ cạn kiệt nguồn hydrocarbon, chúng ta cần tìm ra phương thức vận hành bền vững. CA: Hầu hết điện năng của nước Mỹ là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch mà ra. Vậy xe điện sử dụng nguồn điện này có thể cải thiện điều gì? EM: Đúng vậy. Có 2 lý do cho việc này. Một là, ngay cả khi bạn sử dụng nguồn nhiên liệu tương tự và sản xuất điện tại các nhà máy và sử dụng nó để nạp cho ô tô điện, bạn vẫn được lợi. Vì vậy ví dụ như khí thiên nhiên, đó là nguồn các-bon hữu cơ phổ biến nhất, nếu đốt lượng các-bon này trong một tua bin đốt khí tự nhiên thường tại nhà máy điện, bạn đạt hiệu suất khoảng 60%. Nếu cho cùng lượng nhiên liệu vào xe động cơ đốt trong, hiệu suất chỉ còn 20%. Và lý do là, trong nhà máy điện, bạn có khả năng đốt một lượng nhiên liệu lớn hơn, đồ sộ, và bạn có thể lấy nhiệt thừa và chạy một tua bin nước, tạo nguồn điện thứ hai. Vì vậy, trong thực tế, kể cả khi bạn tính đến tổn thất trong quá trình truyền tải và mọi thứ, cả khi sử dụng nguồn nhiên liệu tương tự, hiệu quả tốt hơn gấp đôi khi ta sạc điện cho ô tô, rồi sau đó mới đốt nhiên liệu ở nhà máy điện. CA: Điểm đó mang lại hiệu quả. EM: Vâng, đúng vậy. Còn một vấn đề khác, chúng ta phái có nguồn năng lượng bền vững cho thế hệ năng lượng mới, thế hệ năng lượng điện. Chúng ta phải giải quyết vấn đề về nguồn điện bền vững, thì các các ô tô điện mới phát huy được tác dụng như là một dạng giao thông. CA: Chúng ta có đoạn video về việc lắp ráp của Tesla ta sẽ xem đoạn video đầu Vậy có điều gì sáng tạo trong quy trình sản xuất những chiếc xe này? EM: Để thúc đấy sự ra đời của các phương tiện giao thông chạy điện, và tôi muốn nói là tôi nghĩ, thực tế là, toàn bộ các dạng giao thông sẽ chuyển sang chạy điện toàn bộ với một ngoại lệ đó là tên lửa. Không cách nào tránh được định luật III của Newton mà. Câu hỏi đặt ra là làm sao để chúng ta thúc đẩy sự phát triển của phương tiện giao thông chạy điện? Và để để làm việc đó đối với ô tô, bạn phải có được một chiếc ô tô thực sự hiệu quả về năng lượng, có nghĩa là xe phải cấu tạo thật nhẹ, và đó là thứ mà các bạn đang nhìn đây đây là chiếc xe mà vỏ và khung gầm được làm hoàn toàn bằng nhôm được chế tạo ở Bắc Mỹ. Thực tế, chúng tôi đã áp dụng rất nhiều kỹ thuật thiết kế hỏa tiễn để làm cho xe nhẹ đi mặc dù có khối ắc quy lớn. Và khi đó nó cũng có lực ma sát ít nhất so với loại xe cùng cỡ. Vì thế, kết quả là năng lượng sử dụng sẽ rất thấp, và nó có khối ắc quy tân tiến nhất, và điều đó tạo nên yếu tố cạnh tranh để được xuất hiện trên dòng động cơ 250 dặm. CA: Tôi thấy khối ắc quy cực kỳ nặng. vậy anh vẫn cho là tính toán bù trừ thân xe nhẹ với ắc quy nặng sẽ vẫn cho ra hiệu quả mong đợi. EM: Chính xác. Phần còn lại của chiếc xe phải cực nhẹ để đỡ bớt phần nặng, và rồi chiếc xe phải có sức kéo tốt để đạt hiệu quả đường dài. Thực ra, những khách hàng của dòng xe S đang cạnh tranh với nhau để đạt được quãng đường dài nhất. Tôi nghĩ có người mới đây đi được tận 420 dặm trong một lần lên sạc. CA: Đó là Bruno Bowden, có mặt ở đây, phá kỷ lục thế giới. EM: Xin chúc mừng. CA: Đó là tin tốt. Tin xấu là để đạt vận tốc đó, anh ấy phải lái với vận tốc 18 dặm một giờ và bị cảnh sát bắt. (cười) EM: Ý tôi là, bạn cũng lái được... Nếu bạn lái 65 dặm một giờ, trong điều kiện bình thường, 250 dặm là quãng đường thông thường. CA: GIờ ta hãy xem video thứ hai quay chiếc Tesla chạy trên băng. Không hẳn là moi móc ở tờ The New York Times. Đối với anh trải nghiệm nào trong việc lái xe Tesla là đáng ngạc nhiên nhất? EM: Trong việc chế tạo xe điện, khả năng phản ứng của nó rất đáng kinh ngạc, Chúng tôi thật sự muốn người lái cảm nhận như họ hoà tâm trí cùng với chiếc xe vậy, kiểu như bạn và xe là một thực thể, bạn cua và tăng tốc, nó tăng tốc ngay, như thể xe có hệ thống chống lắc. Xe điện mới làm được như thế. Xe chạy xăng thì không. Tôi nghĩ đó là điểm khác biệt lớn mà người ta cảm nhận được khi lái thử. CA: Nó là chiếc xe đẹp nhưng đắt tiền. Có cách nào để nó trở thành sản phẩm thông thường không? EM: Có. Mục đích của xe Tesla luôn là như vậy. có quá trình ba bước, trong đó phiên bản một là số lượng nhỏ giá thành cao, phiên bản hai là số lượng trung giá trung, và ba là xe cỡ lớn giá thấp. Hiện giờ chúng tôi đang ở phiên bản hai. Phiên bản xe Roadster giá 100.000 đô. Phiên bản kia là dòng S, giá khởi điểm 50.000 đô. Loại xe đời thứ ba, dự kiến sẽ ra thị trường trong 3, 4 năm tới, có giá 30.000 đô. Mỗi khi công nghệ mới ra đời thường trải qua ba phiên bản chính để đủ sức hấp dẫn trên thị trường sản xuất hàng loạt. Chúng tôi đang phát triển theo ba bước đó, nên tôi tự tin sẽ ra được thị trường lớn. CA: Hiện giờ, nếu chỉ lái đoạn ngắn, ta có thể lái đi, rồi lái về sạc ở nhà. Hiên giờ chưa có trạm sạc điện nhanh rộng rãi trên cả nước Anh có ý tưởng nào về việc đó, hay chỉ dựng trạm sạc vài nơi chính yếu? EM: Thực ra có nhiều trạm sạc hơn mọi người tưởng. Công ty Tesla đang xây dựng công nghệ gọi là công nghệ Sạc cấp tốc, đi kèm với dòng sản phẩm S miễn phí mãi mãi. Đây cũng là điều chắc ít người biết đến. Chúng tôi đã được bang California và Nevada thông qua, các bang bờ Đông thông qua, từ Boston cho đến D.C. Đến cuối năm nay, bạn có thể lái từ L.A đến New York sử dụng hệ thống trạm sạc cấp tốc, sạc nhanh hơn năm lần so với mọi loại sạc khác. Điểm chính yếu là tỷ lệ nghỉ đỗ chừng sáu hay bảy lần thôi. Nếu lái khoảng ba tiếng, bạn sẽ dừng 20, 30 phút, thường mọi người dừng nghỉ chân chừng đấy. Bạn khời hành lúc 9h sáng, tới trưa dừng ăn chút ít, đi vệ sinh, mua thức uống, rồi đi tiếp. CA: Vậy đề xuất của anh với khách hàng là, để sạc đầy bình mất chừng một giờ. Cũng bình thường thôi... Đừng mong đi tiếp trong 10 phút. Chờ 1 tiếng đi, nhưng có sao đâu, bạn đang cứu Trái Đất. Vả lại, điện miễn phí mà. Bạn có phải trả tiền đâu. EM: Thực ra điều tôi kỳ vọng là khách hàng chỉ dừng 20, 30 phút, không phải một tiếng. Tốt hơn là lái thẳng 160, 170 dặm rồi nghỉ nửa tiếng rồi tiếp tục hành trình. Thế mới là nhịp điệu của chuyến đi. CA: Được rồi. Vậy đấy là một ý tưởng của anh giải quyết vấn đề năng lượng. Anh đang làm việc với công ty năng lượng mặt trời SolarCity. Có điều gì đặc biệt ở đây không? EM: Như tôi có nói trước đó, chúng tôi sản xuất điện bền vững cũng như tiêu thụ điện, nên tôi khá tự tin nguồn điện chính yếu sẽ là năng lượng mặt trời. Ý tôi là năng lượng mặt trời là gián tiếp thôi. Chúng ta có nhà máy phát điện khổng lồ mặt trời rồi, chỉ cần tận dụng một phần nhỏ năng lượng đó cho mục đích phục vụ xã hội con người. Điều nhiều người không biết là họ biết, rằng phần lớn thế giới đã chạy bằng năng lượng mặt trời. Mặt trời mà không tồn tại, ta đã thành quả cầu tuyết từ lâu quả cầu âm 270 độ C. Mặt trời cung cấp năng lượng cho hệ thống khí quyển. Toàn bộ hệ sinh thái phụ thuộc vào năng lượng mặt trời. CA: Nhưng trong mỗi 3.7 lít xăng là hàng nghìn năm năng lương tích tụ lại trong một bình chất lỏng nên thật khó mà so sánh hay cạnh tranh với ví dụ như khí đốt tự nhiên, dầu mỏ Làm sao ta có thể xây dựng việc kinh doanh? EM: Chà thực ra thì tôi tự tin rằng năng lượng mặt trời sẽ đánh bại mọi loại năng lượng khác, kể cả khí đốt tự nhiên (Vỗ tay) CA: Sao lại thế? EM: Phải như thế thôi. Nếu không chúng ta gặp rắc rối lớn. CA: Nhưng anh không bán tấm năng lượng mặt trời Anh đang sử dụng nó làm gì? EM: Chúng tôi có bán đấy chứ. Khách hàng có thể mua hoặc thuê hệ thống năng lượng. Đa số mọi người chọn thuê. Năng lượng mặt trời có ưu điểm không đòi hỏi dự trữ trong kho hay phí hoạt động kho bãi, một khi lắp đặt xong, ta dùng được mãi. Dùng được nhiều thập kỷ. Có khi cả một thế kỷ. Thế nên, chủ yếu là phải giảm giá lắp đặt ban đầu thấp nhất và sử dụng tài chính đầu tư thấp, bởi tiền lãi chính là một nhân tố đẩy cao giá năng lượng mặt trời. Chúng tôi đang phát triển theo hướng đó, nên tôi tự tin sẽ đánh bại được khí đốt tự nhiên. CA: Để xuất hiện tại của anh với khách hàng là ban đầu họ trả phí thấp. EM: MIễn phí. CA: Miễn phí ban đầu. Bên anh sẽ cài đặt tấm mặt trời trên mái nhà họ rồi họ trả tiền sau. Vậy hạn thuê là bao lâu? EM: Hạn thuê thường là 20 năm. nhưng vị trí định giá, như anh đang ám chỉ, khá thẳng thắn không phải đặt cọc, và tiền điện còn bớt đi. Giao dịch lời đấy chứ. CA: Có vẻ như là tin tốt cho khách hàng. Không rủi ro, trả tiền ít hơn về sau. Với anh, giấc mơ ở đây là... Tức là, về lâu dài ai sở hữu điện tạo ra từ tấm phản này? Công ty anh sẽ kiếm lời như thế nào? EM: Về bản chất thì, SolarCity kêu gọi một khoản tiền vốn coi như là từ một công ty hay ngân hàng, Google cũng là một đối tác. Họ mong đợi khoản lãi từ số tiền vốn đó. Từ số vốn đó SolarCity mua và lắp đặt tấm phản quang trên mái nhà với giá một tháng thuê cho chủ nhà hay chủ doanh nghiệp, vẫn rẻ hơn tiền điện nước. CA: Và bản thân anh cũng có khoản lợi tài chính dài hạn từ đó. Anh đang xây dựng hệ thống phân phối điện kiểu mới. EM: Chính xác. Điều đó sẽ đóng góp vào việc phân phối một lượng lớn điện năng. Một điều tốt, bởi điện đang bị độc quyền, người dân không có sự lựa chọn. Lần đầu tiên có sự cạnh tranh với thế độc quyền này, vì trước nay điện nước thuộc về chủ sở hữu đường dây phân phối, nhưng giờ điện có ngay trên trần nhà bạn. Điều đó thực sự trao quyền cho các chủ hộ và chủ doanh nghiệp. CA: Anh thật sự nhìn thấy được viễn cảnh trong một, hai thập kỷ tới hoặc trong lúc anh còn sống ở Mỹ đa phần năng lượng sẽ đi thành mặt trời cả? EM: Tôi cực kỳ tin tưởng năng lượng mặt trời sẽ trở thành năng lượng đa phần, có thể là nguồn năng lượng chính, tôi tiên đoán có thể là trong 20 năm nữa. Tôi có cá cược điều này với một người. CA: Định nghĩa năng lượng đa phần? EM: Năng lượng từ mặt trời nhiều hơn các nguồn khác CA: À. Anh cá cược với ai thế? EM: Với một người bạn xin được giấu tên. CA: Nói cho tôi nghe thôi. (Cười) EM: Tôi cá cược chừng hai, ba năm trước, tức là khoảng 18 năm nữa, tôi nghĩ năng lượng từ mặt trời sẽ áp đảo các nguồn khác. CA: Giờ hãy nói về cuộc cá cược anh đặt ra với bản thân, tôi đoán vậy, khá điên rồ. Anh cũng kiếm được kha khá từ Paypal. Rồi anh đi mở công ty du hành vũ trụ. Sao lại lại có người lại dư hơi đi làm thế nhỉ? (Cười) EM: Tôi cũng hay bị hỏi thế lắm. Mọi người hay nói, "Bạn nghe chuyện cười về cái ông vừa kiếm được một ít tiền trong ngành vũ trụ chưa?" Dĩ nhiên rồi. Câu gây cười là: "Cái ông khởi nghiệp với bộn tiền chứ gì." Cho nên tôi hay trả lời là, ừ thì tôi đang tìm cách tiêu tiền làm sao cho mau hết. Thế là mọi người nhìn tôi kiểu: "Anh ta nói thật à?" CA: Lạ lùng thay, anh nói thật. Chuyện gì đã xảy ra? EM: Mọi chuyện suýt nữa thì vỡ lở. Chúng tôi rất gần đến sạt nghiệp rồi. nhưng cũng xoay sở qua giai đoạn đó năm 2008. Mục tiêu của SpaceX là nâng tầm công nghệ tên lửa, và giải quyết vấn đề sống còn đó là biến mọi người trở thành hành khách vũ trụ, muốn vậy phải sớm có tên lửa có thể tái sử dụng. CA: Nhân loại có thể trở thành hành khách vũ trụ ư? Đó là giấc mơ của anh từ tấm bé? Anh luôn mơ tới sao Hoả và hơn thế nữa? EM: Lúc nhỏ tôi có hay xây tên lửa, nhưng không nghĩ tôi sẽ tham gia vào chuyện này. Chuyện kinh doanh du hành vũ trụ bắt nguồn từ góc nhìn về tương lai làm sao cho nó trở nên thú vị đầy cảm hứng. Tôi nghĩ điều khác biệt cơ bản là nếu bạn nhìn vào tương lai, giữa loài người có thể du hành vũ trụ khám phá các vì sao, các hành tinh khác thì thật thú vị biết bao, so với loài người bị giam mãi trên Trái Đất chờ đến ngày diệt vong. CA: Vậy là bằng cách nào đó anh đã cắt giảm một giá thành sản xuất một chiếc hoả tiễn xuống 75%, tuỳ cách tính. Làm cách nào anh làm được thế? NASA nắm quyền rất lâu rồi. Anh can thiệp ra sao? EM: À, chúng tôi có tiến bộ lớn về công nghệ phóng không, động cơ, chương trình điện tử và phóng hỏa tiễn. Có cả một danh sách dài những phát minh tôi có thể nghĩ ra nhưng hơi khó để công bố ở đây, nên... CA: Không phải vì anh sợ bị chôm ý tưởng đấy chứ? Anh vẫn chưa đăng kí bản quyền, tôi lấy làm lạ. EM: Không, chúng tôi không đăng kí bản quyền. CA: Đó là vì anh nghĩ đăng kí sẽ nguy hiểm hơn không đăng ký à? EM: Do đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi là chính phủ, nên việc đăng kí bản quyền hơi rắc rối chút. (Cười) (Vỗ tay) CA: Thật đáng quan tâm. Anh vẫn chưa nói về phát minh lớn anh đang nghiên cứu. Hãy nói với chúng tôi về điều đó. EM: Vâng, phát minh lớn ở đây là... CA: Để tôi bật clip lên và anh diễn giải theo nhé? EM: Được thôi. Nói chung các hoả tiễn chúng đều phát triển thêm được. Tất cả các hoả tiễn từng được phóng đều thế. Tàu con thoi cũng là một nỗ lực xây tàu tái sử dụng, nhưng đến thùng xăng cũng toàn bị vứt di, trong khi phần có thể tái sử dụng cần tới nhóm 10.000 người tu sửa trong chín tháng. Thế là con tàu ngốn tới cả tỷ đô một lần bay. Hẳn là điều đó không được ưu ái lắm... CA: Chuyện gì vừa xảy ra? Có gì vừa hạ cánh à? Em: Đúng vậy. Quan trọng là các phần của hoả tiễn có thể quay trở lại bệ phóng để lại có thể được phóng lần nữa trong vòng vài giờ. CA: Chà. Hoả tiễn tái sử dụng. EM: Đúng vậy. (Vỗ tay) Điều nhiều người không biết là, phí nhiên liệu, của máy đẩy là rất ít. Chỉ bằng máy bay thường, nên giá trị của máy đẩy chỉ chiếm 0.3% của giá cả chiếc hoả tiễn. Cho nên việc cắt giảm được 100 lần giá một lần phóng hỏa tiễn là khả thi. nếu ta có thể tái sử dụng hỏa tiễn một cách hiệu quả. Thế nên việc đó rất quan trọng. Mọi phương tiện giao thông ta đang dùng, máy bay, tàu lửa, xe máy, xe đạp, ngựa đều có thể tái sử dụng, hoả tiễn lại không. Ta phải giải quyết vấn đề này mới đưa người ra vũ trụ được. CA: Lúc trước anh có hỏi tôi liệu du hành vũ trụ có được chuộng nữa không nếu bay xong ta phải huỷ tàu. EM: Quả thật vấn đề tàu khá nan giải. CA: Chắc chắn là đắt tiền rồi. Đó là thật sự là công nghệ sáng tạo tiềm năng tạo tiền đà cho giấc mơ của anh đến lúc nào đó sẽ đưa được người lên sao Hoả. Chắc anh cũng muốn thấy khu dân cư trên sao Hỏa. EM: Chính xác. SpaceX hoặc một số kếp hợp công ty tư và chính phủ cần phải tiến bộ theo hướng đưa cuộc sống lên tầm đa hành tinh, đến việc xây dựng nền tảng trên hành tinh khác, ví dụ sao Hoả là một lựa chọn thực tế, rồi từ nền tảng đó xây dựng lớn mạnh đến khi ta thành loài sống trên đa hành tinh. CA: Giờ hãy chuyển sang phần "hỏa tiễn tái sử dụng". Diễn tiến như thế nào rồi? Clip vừa rồi rất thú vị đấy. Diễn tiến như thế nào? EM: Chúng tôi gần đây có vài kết quả khả quan với dự án Thử nghiệm Dế nhảy thử nghiệm phóng chiều thẳng đứng, một dạng đuôi tàu khó chế tạo. Có vài thử nghiệm thành công. CA: Chúng tôi có thể xem không? EM: Được chứ. Để dễ mường tượng độ lớn, chúng tôi cho hình nộm cao bồi ăn mặc như Johnny Cash rồi mắc ốc vít dính vào hoả tiễn. (Cười) CA: Rồi, vậy ta xem video đó đi, điều đó thật sự tuyệt nếu bạn nghĩ kỹ. Bạn chưa từng thấy điều đó bao giờ. Hoả tiễn nổ máy chuẩn bị rồi thì... EM: Vâng, hoả tiễn kích cỡ tòa nhà 12 tầng. (Tiếng hỏa tiễn bay lên) Giờ nó đang lơ lửng ở độ cao 40m, liên tục điều chỉnh góc độ, độ cao, đường trệch của động cơ chính, và giữ guồng quay của cần đẩy xăng nhiệt độ thấp. CA: Thế có tuyệt không cơ chứ? (Vỗ tay) Elon, anh sao anh có thể làm được vậy? Các dự án này thật là... Paypal, SolarCity này, Tesla, SpaceX này, chúng thật khác biệt nhau, đều là những dự án đầy tham vọng với quy mô lớn. Sao có thể có một người có thể sáng tạo đến vậy được? Anh có bí quyết gì thế? Em: Tôi thật không biết. Tôi không biết trả lời sao cho thoả. Tôi làm việc rất nhiều. Thực sự rất nhiều. CA: Thôi được, tôi có lý thuyết thế này nhé. EM: Vâng, mời anh. CA: Lý thuyết là anh có khả năng suy nghĩ ở tầm thiết kế liên kết thiết kế, công nghệ và kinh doanh với nhau. Nếu như TED là TBD - thiết kế, công nghệ và kinh doanh kết hợp làm một, kết hợp cách mà ít người có thể nghĩ đến, và một điều cực quan trọng, là cực kỳ tự tin vào tổ hợp đó sẽ thành công đủ để nhận rủi ro lớn. Anh cá cược cả gia tài vào nó, và có vẻ anh làm thế nhiều lần. Ý tôi là, gần như không ai làm được vậy. Liệu đó..., chúng tôi có thể biết bí quyết thành công này không? Ta có thể đưa điều này vào hệ thống giáo dục không? Người khác có thể học được từ anh không? Điểu anh làm thật sự tuyệt vời. EM: Chà, xin cảm ơn anh. Tôi cho rằng đó là một cách thức suy nghĩ thôi. Như vật lý vậy, có những cách thức lý luận cả. Nói chung ý tôi muốn nói là, tối giản mọi thứ xuống thành những sự thật cơ bản rồi từ đó lý luận thêm ra, hơn là lý luận theo dạng loại suy. Phần lớn cuộc đời ta đều suy luận theo dạng loại suy, tức cơ bản là bắt chước người khác nhưng thay đổi ít nhiều. Ta phải làm thế thôi. Nếu không vì tinh thần ta không chống chọi được hết ngày. Nhưng nếu ta muốn làm điều mới mẻ, thì phải áp dụng cách nghiên cứu vật lý. Vật lý là để khám phá ra điều mới lạ trái ngược lẽ thường, như vật lý lượng tử chẳng hạn. Rất ngược với kiểu nghĩ thông thường. Một việc quan trọng nữa là, ta nên lắng nghe, thậm chí là đòi hỏi phản hồi tiêu cực, nhất là từ bạn bè. Có vẻ như lời khuyên này giản dị quá, nhưng ít người làm thế nên nó rất hữu ích đấy. CA: Các cô cậu học sinh, hãy học vật lý. Học từ con người này. Elon Musk, giá như chúng tôi có hẳn một ngày, nhưng chân thành cảm ơn anh đã đến với TED. EM: Xin cảm ơn. CA: Buổi nói chuyện thật tuyệt. Rất, rất hay. Nhìn anh ta xem. (Vỗ tay) Mời anh chào khán giả. Bài nói chuyện rất hay Cảm ơn nhiều. Vào năm 1991 tôi có một trải nghiệm có thể nói là ảnh hưởng vô cùng sâu sắc và làm biến đổi cuộc đời tôi. Tôi đang là sinh viên năm thứ 3 trong khóa học dài 7 năm. Tôi đã vài lần chạy quanh mừng chiến thắng khi đó. Trên đường cùng dàn hợp xướng của trường đi biểu diễn ở tận Bắc California, chúng tôi dừng lại một ngày sau một ngày dài ngồi trên xe buýt, và chúng tôi nghỉ ngơi thư giãn gần một hồ nước xinh đẹp thôn dã ở vùng núi. Và ở đó có những con dế, chim chóc và ễnh ương tạo nên nhiều thanh âm, và vì chúng tôi ngồi đó, trên những đỉnh núi từ phía bắc là những đám mây hùng vĩ kiểu Steven Spielberg ấy cuồn cuộn về phía chúng tôi, và khi những đám mây đi được nửa đường qua thung lũng, Chúa ơi, thật ngạc nhiên, từng thực thể sinh vật nơi đó đều im tiếng cùng lúc. (Shhhhh) Sự tĩnh lặng đột ngột như thể chúng cảm nhận được điều gì đó sắp xảy ra. Rồi những đám mây tiếp tục tiến về phía chúng tôi và... BÙM! Một tiếng sấm vang trời và mưa như trút nước. Nó thực sự lạ thường, và khi tôi trở về nhà, tôi tìm thấy một bài thơ của Octavio Paz - nhà thơ người Mexico, và quyết định phổ nhạc nó, một bản cho dàn hợp xướng có tên gọi "Cloudburst" (Mưa Giông), là bài hợp xướng mà chúng tôi biểu diễn cho các bạn ngay sau đây. Nào, bây giờ nói đến thời điểm chỉ 3 năm trước. (Âm nhạc) Chúng tôi đăng tải lên Youtube, Virtual Choir Project (Dự Án Dàn Hợp Xướng Ảo), gồm 185 ca sĩ từ 12 quốc gia khác nhau. Bạn có thể nhìn thấy đoạn phim ở kia, tôi điều khiển mọi người đang một mình trong phòng ký túc xá của họ hay trong phòng khách ở nhà. 2 năm trước, cũng trên sân khấu này, chúng tôi đã ra mắt Virtual Choir 2 (Dàn Hợp Xướng Ảo 2), gồm 2052 ca sĩ đến từ 58 đất nước, lần đó biểu diễn bản hợp xướng "Sleep" (Giấc ngủ) do tôi sáng tác. Mùa xuân rồi, chúng tôi đã ra mắt Virtual Choir 3 (Dàn Hợp Xướng Ảo 3), trình diễn "Water Night" (Thủy Dạ - Đêm Nước) cũng do tôi viết, lần này gần 4000 ca sĩ ở 73 quốc gia khác nhau. (Âm nhạc) Và khi tôi nói với Christ về tương lai của Dàn Hợp Xướng Ảo và cách mà chúng tôi có thể thực hiện nó, anh ấy đã thách thức tôi đưa công nghệ vào nhiều nhất có thể. Liệu chúng tôi có thể thực hiện nó cùng lúc trong thời gian thực? Liệu chúng tôi có thể để mọi người hát trực tiếp cùng nhau? Cùng sự hỗ trợ của Skype, đó là chuyện mà chúng tôi thử thực hiện hôm nay. Bây giờ, chúng tôi sẽ biểu diễn "Cloudburst" (Mưa Giông) cho các bạn. Nửa đầu sẽ được biểu diễn trực tiếp bởi những ca sĩ tại đây, trên sân khấu. Với sự tham gia của các ca sĩ đến từ trường California State University ở Long Beach và Fullerton, và Cao đẳng Cộng đồng Riverside, một vài những dàn hợp xướng không chuyên giỏi nhất nước, và -- (Tiếng vỗ tay) và phần nửa sau của hợp xướng, dàn hợp xướng ảo sẽ tham gia cùng chúng tôi, 30 ca sĩ đến từ 30 quốc gia khác nhau. Ngày nay, chúng ta đã đẩy công nghệ đi xa tới cực hạn, nhưng vẫn còn chừng... ít hơn một giây là góc trễ - thời gian chờ, nhưng trong ngôn ngữ âm nhạc, đó là cả cuộc đời. Chúng tôi chia nhỏ đến từng một phần nghìn giây. Vậy nên những gì tôi làm là tôi phỏng theo "Cloudburst" (Mưa Giông) để tác phẩm tôn vinh thời gian chờ tĩnh lặng đó và những người biểu diễn sẽ hát vào sự tĩnh lặng thay vì cố gắng để chính xác cùng lúc. Với sự khiêm nhường sâu sắc và sự chấp thuận của các bạn, chúng tôi giới thiệu "Cloudburst" (Mưa Giông). (Tiếng vỗ tay) (Tiếng piano) [Mưa...] [Những đôi mắt của bóng nước] [những đôi mắt của giếng nước] [những đôi mắt của giấc-mơ-nước.] [Những mặt trời xanh lam, những cơn lốc xanh lá,] [các đỉnh ánh sáng hình mỏ chim mở ra] [những vì sao hình trái lựu.] [Nhưng nói tôi nghe đi, trái đất cháy trụi, không còn nước sao?] [Chỉ còn máu, chỉ còn cát bụi,] [chỉ còn lại những bước chân trần trên gai nhọn sao?] [Mưa thức giấc...] [Chúng ta phải ngủ với đôi mắt mở to,] [chúng ta phải mơ với chính đôi bàn tay ta,] [chúng ta phải mơ những giấc mơ của một dòng sông tìm được dòng chảy,] [của mặt trời mơ ước thế giới của mình.] [Chúng ta phải mơ lớn lao,] [chúng ta phải hát cho đến khi bài ca mọc ra rễ,] [thân, cành cây, những chú chim, các vì sao.] [Chúng ta phải tìm ra từ ngữ bị đánh mất,] [và ghi nhớ những điều] [máu, thủy triều, trái đất, và cơ thể nói,] [và quay trở lại điểm khởi hành...] (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) ["Cloudburst" - Octavio Paz sáng tác] [Lysander Kemp dịch sang tiếng Anh, Eric Whitacre phổ nhạc] Eric Whitacre: Beth. Annabelle, mọi người ở đâu? Jacob nữa. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. Mọi vật đều được bao bọc bởi một hệ sinh thái vô hình tạo bởi các vật sống tí hon: vi khuẩn, vi rút, và nấm. Bàn học, máy vi tính, bút chì, các tòa nhà tất cả đều là nơi thường trú của vi sinh vật. Khi chúng ta thiết kế những vật này, chúng ta có thể nghĩ về việc chế tạo những thế giới vô hình đó và nghĩ đến chúng tương tác như thế nào với hê sinh thái của chính bản thân chúng ta. Cơ thể chúng ta là nơi trú ẩn của hàng tỷ tỷ vi sinh vật, và những sinh vật này quyết định chúng ta là ai. Vi sinh vật trong ruột có thể ảnh hưởng tới trọng lượng và tâm trạng của bạn Vi sinh vật trên da bạn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vi sinh vật trong miệng bạn có thể làm hơi thở thơm mát, hoặc không, và điều thiết yếu đó là hệ sinh thái của riêng chúng ta tương tác với hệ sinh thái trên mọi thứ chúng ta chạm đến. Ví dụ, khi bạn chạm vào chiếc bút chì, sự trao đổi vi sinh diễn ra. Nếu chúng ta có thể thiết kế những hệ vi sinh vô hình xung quanh, điều này sẽ mở ra một hướng ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta theo một cách chưa từng có. Mọi người vẫn thường hỏi tôi, "Liệu thực sự chúng ta có thể thiết kế hệ sinh thái vi sinh không?" Và tôi tin rằng câu trả lời là "Được." Tôi nghĩ chúng ta đang thực hiện điều đó, nhưng thực hiện một cách vô thức. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một vài số liệu từ một phần nghiên cứu của mình tập trung vào kiến trúc cho thấy được cách mà chúng ta, thông qua thiết kế cả cố ý và vô thức, đã tác động đến những thế giới vô hình này. Đây là Tổ hợp Thương Mại Lillis ở trường đại học Oregon, và tôi đã làm việc với một nhóm kiến trúc sư và nhà sinh học để lấy mẫu hơn 300 phòng trong tòa nhà này. Chúng tôi muốn có một cái gì đó giống như bản ghi chép hóa thạch của tòa nhà vậy, và để làm được điều này, chúng tôi lấy mẫu cát. Từ cát, chúng tôi lấy ra được các tế bào vi khuẩn, mở chúng ra, và so sánh chuỗi gen của chúng. Điều này có nghĩa là những người trong nhóm chúng tôi phải làm rất nhiều việc hút bụi trong dự án này. Đây là bức tranh của Tim, người đã nhắc tôi ngay khi tôi chụp bức ảnh này, rằng "Jessica, ở nhóm nghiên cứu cuối cùng mà tôi tham gia, tôi đã đi thực tế ở tận rừng nhiệt đới Costa Rican cơ đó, mọi việc thật thay đổi quá nhanh đối với tôi." Và trước tiên tôi sẽ cho các bạn thấy điều chúng tôi tìm thấy ở các văn phòng, và chúng ta sẽ xem các số liệu thông qua một công cụ hiển thị mà tôi đã làm với Autodesk Để hiểu nhưng số liệu này, đầu tiên hay nhìn xung quanh bên ngoài vòng tròn. bạn sẽ thấy rất nhiều nhóm vi khuẩn, và nếu bạn nhìn vào hình dạng của thùy hồng này, nó nói cho bạn biết về sự phong phú của từng nhóm. Vào 12h trưa, bạn thấy các văn phòng có rất nhiều, vi khuẩn nhóm alphaproteobacteria (loại vi khuẩn thường thấy trong đất), và lúc 1h trưa nhóm khuẩn này tương đối hiếm. Vậy có gì ở những không gian khác nhau trong tòa nhà này. Nếu bạn nhìn vào bên trong nhà vệ sinh, chúng đều có các hệ sinh thái tương tự nhau, và nếu bạn nhìn vào bên trong các phòng học, chúng cũng có các hệ sinh thái tương tự nhau. Nhưng nếu bạn nhìn vào những loại không gian này, bạn sẽ thấy chúng cơ bản là khác nhau . Tôi thích nghĩ đến phòng tắm giống như một rừng rậm nhiệt đới. Tôi nói với Tim là: "Nếu anh có thể nhìn thấy đám vi sinh, nó sẽ giống như là đang ở Costa Rica vậy. Kiểu thế." Và tôi cũng thích nghĩ đến các văn phòng giống như vùng thảo nguyên ôn đới. Cách nhìn này rất có ý nghĩa với các nhà thiết kế, bởi vì bạn có thể áp dụng các nguyên tắc của sinh thái học, và một nguyên tắc rất quan trọng đó là sự phân tán, cách mà các sinh vật di chuyển qua lại. Chúng ta biết rằng vi khuẩn phân tán thông qua con người và qua đường không khí. Do đó điều đầu tiên chúng ta cần làm trong tòa nhà này là nhìn vào hệ thoát khí Kĩ sư cơ học thiết kế các thiết bị xử lý không khí để đảm bảo con người cảm thấy thoải mái để dòng khí lưu chuyển và nhiệt độ vừa tầm. Họ làm như vậy bằng việc áp dụng các nguyên tắc vật lý và hóa học, và còn có cả sinh học nữa. Nếu bạn nhìn vào nhưng vi sinh ở một trong những thiết bị xử lý không khí trong tòa nhà này bạn sẽ thấy rằng chúng rất giống nhau. Và nếu bạn so sánh nó với nhưng vi sinh ở các thiết bị xử lý khác, bạn sẽ thấy chúng khác nhau cơ bản. Các căn phòng trong tòa nhà này giống như các đảo ở một quần đảo, và điều đó có nghĩa là các kĩ sư cơ khí giống như các kĩ sư sinh thái, và họ có khả năng xây dựng các hệ sinh vật trong tòa nhà này theo cách mà họ muốn Một cách khác mà các vi sinh di chuyển qua lại đó thông qua con người và các nhà thiết kế thường gom nhóm các phòng với nhau để tạo điều kiện cho sự tương tác giữa mọi người hoặc chia sẻ ý tưởng, giống như ở phòng thí nghiệm và văn phòng. Vì các vi sinh di chuyển qua lại với con người, bạn có thể nghĩ ngay rằng các phòng gần nhau thường có hệ sinh vật tương tự. Và đó quả là những gì chúng tôi tìm thấy. Nếu bạn nhìn vào các phòng học cạnh nhau chúng có hệ sinh thái rất giống nhau, nhưng nếu bạn đến một văn phòng ở rất xa hệ sinh thái của nó khác biệt một cách cơ bản. Và khi tôi thấy sức mạnh mà sự phân tán tác động lên những mô hình sinh địa chất này nó làm tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chạm đến các vấn đề nan giải, ví dụ như sự lây nhiễm ở bệnh viện. Tôi tin rằng điều đó có liên quan phần nào đó đến vấn đề xây dựng hệ sinh thái. Giờ tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện khác về tòa nhà này. Tôi cộng tác với Charlie Brown. Anh ấy là một kiến trúc sư, và Charlie rất quan tâm đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Anh ấy dành cuộc đời mình cho những thiết kế bền vững. Khi anh ấy gặp tôi và nhận ra rằng anh ấy hoàn toàn có thể nghiên cứu một cách định lượng về việc những lựa chọn thiết kế của anh đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sinh học của tòa nhà này thế nào, anh ấy đã rất hứng thú, bởi vì nó đưa đến một hướng mới đối với những gì anh đã làm. Anh chuyển từ việc chỉ nghĩ đến năng lượng sang việc tính đến cả sức khỏe con người nữa. Anh giúp thiết kế một số thiết bị xử lý không khí ở tòa nhà này và cách thông gió. Do đó điều mà tôi muốn cho các bạn thấy trước tiên đó là không khí mà chúng tôi lấy mẫu ở bên ngòai tòa nhà. Cái mà bạn đang nhìn thấy là dấu hiệu của các nhóm vi khuẩn ở trong không khí bên ngoài, và việc chúng thay đổi theo thời gian. Tiếp tôi sẽ cho các bạn thấy điều gì xảy ra khi chúng tôi thử kiểm soát các lớp học. Chúng tôi đóng cửa (các lớp học) vào ban đêm vì vậy không có sự thông gió nào cả. Có rất nhiều tòa nhà được vận hành theo cách này có thể là nơi bạn làm việc, và các công ty làm như vậy để tiết kiệm tiền cho hóa đơn năng lượng. Điều chúng tôi tìm thấy đó là nhưng phòng này tương đối ứ đọng cho đến thứ bảy, khi chúng tôi mở lại các lỗ thoát khí. Khi bạn bước vào phòng, mùi rất tệ, và số liệu của chúng tôi cho thấy rằng có gì đó liên quan đến việc để lại tạp khuẩn không khí hôm trước từ mọi người. Đối lập với những căn phòng được thiết kế với phương pháp bị động mà không khí thổi vào từ bên ngoài thông qua các mái hắt Thì ở những phòng này, không khí dẫn vào từ bên ngoài tương đối tốt, và khi Charlie nhìn thấy điều này, anh ấy rất hứng thú. Anh ấy cảm thấy mình đã có một sự lựa chọn sáng suốt trong quá trình thiết kế bởi vì nó vừa tiết kiệm năng lượng lại vừa có thể cuốn trôi đi nhưng vi khuẩn thường trú bên trong tòa nhà Những ví dụ mà tôi vừa đưa đến cho các bạn là về kiến trúc, nhưng chúng liên quan đến sự thiết kế bất kì cái gì Tưởng tượng về việc thiết kế với một loại khuẩn mà chúng ta muốn ở trên máy bay hoặc trên điện thoại. Có một loại vi khuẩn mới, tôi vừa mới tìm ra. Gọi là BLIS, và nó được chứng minh rằng vừa có thể gạt đi mầm bệnh vừa có thể cho bạn một hơi thở thơm mát. Không phải là rất tuyệt sao nếu chúng ta đều có BLIS trên điện thoại? Một cách tiếp cận có chủ tâm tới thiết kế, tôi gọi đó là bioinformed design (thiết kế vận dụng kiến thức sinh học) và tôi nghĩ là điều đó có thể. Cám ơn. (Vỗ tay) Đây là nơi tôi sống. Tôi sống ở Kenya phía nam Công viên Quốc gia Nairobi. Phía sau tôi là đàn bò của bố tôi, và phía sau đàn bò, là Công viên Quốc gia Nairobi. Công viên Quốc gia Nairobi không được rào chắn trên diện rộng ở khu vực phía Nam, điều đó có nghĩa là các động vật hoang dã như ngựa vằn thoát ra khỏi công viên một cách tự do. Và vì thế các động vật ăn thịt như sư tử theo sau chúng, và đây là điều những con sư tử đó làm Chúng giết gia súc của chúng tôi. Đây là một trong số những con bò đã bị giết vào buổi tối, và khi thức dậy vào buổi sáng tôi tìm thấy nó đã chết, và tôi đã cảm thấy rất buồn, bởi vì đó là con bò đực duy nhất mà chúng tôi có. Cộng đồng của tôi, người Maasai, tin rằng chúng tôi đến từ thiên đường cùng với tất cả các con vật của mình và tất cả đất đai để chăn giữ chúng, đó là lý do vì sao chúng tôi rất coi trọng chúng Vì thế tôi lớn lên với sự thù ghét sư tử. Các chiến binh Masai người bảo vệ cộng đồng chúng tôi và gia súc, cũng rất lo ngại về vấn đề này Vì thế họ giết sư tử. Đây là một trong sáu con sư tử đã bị giết ở Nairobi. Và tôi nghĩ đây là lý do mà sư tử ở Công viên Quốc gia Nairobi còn rất ít. Mỗi đứa con trai từ 6 đến 9 tuổi, trong cộng đồng của tôi, chịu trách nhiệm chăn giữ những con bò của bố mình, và tôi cũng phải làm điều tương tự. Vì thế tôi phải tìm ra cách để giải quyết vấn đề này. Ý tưởng đầu tiên mà tôi có được là sử dụng lửa, bởi vì tôi nghĩ sư tử sợ lửa. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng lửa không thực sự có tác dụng, bởi vì nó thậm chí còn giúp cho sư tử nhìn thấy chuồng bò. Nhưng tôi không từ bỏ. Tôi tiếp tục suy nghĩ. Và ý tưởng thứ hai của tôi đó là sử dụng bù nhìn. Tôi đã cố gắng đánh lừa những con sư tử đó [vào cái suy nghĩ] là tôi đứng gần chuồng bò. Nhưng sư tử rất thông minh. (Cười) Chúng tới ngày đầu tiên và nhìn thấy con bù nhìn, và rồi chúng quay về, nhưng ngày thứ 2, chúng đến và nói rằng thứ này không hề chuyển động, nó luôn luôn chỉ ở đó. (Cười) Và rồi sư tử nhảy vào và giết gia súc. Vì thế vào một đêm, tôi cầm một cây đuốc đi xung quanh chuồng bò, vào hôm đó, những con sư tử ấy không đến. Tôi khám phá ra rằng sư tử sợ ánh sáng chuyển động. Vì thế tôi đã có một ý tưởng. Từ khi còn nhỏ, tôi đã từng làm việc ở trong phòng mình cả ngày, và tôi thậm chí đã mở tung chiếc radio mới mua của mẹ, vào hôm đó bà gần như giết tôi, nhưng tôi đã học được nhiều điều về điện. (Cười) Thế nên tôi đã lấy một bình ắc-quy xe ô tô cũ một hộp đồng hồ đo. Nó là một thiết bị nhỏ được tìm thấy ở xe mô tô và nó giúp người lái mô tô ra hiệu khi họ muốn rẽ trái hay rẽ phải. Nó chớp nháy. Và tôi có được một công tắc để có thể tắt và mở đèn. Và đó là một bóng đèn nhỏ từ cây đèn pin vỡ. Và tôi lắp đặt mọi thứ. Như các bạn có thể thấy, tấm pin mặt trời dùng để xạc ắc-quy, và bình ắc-quy cung cấp năng lượng cho hộp đồng hồ đo. Tôi gọi nó là máy biến thế. Và chiếc hộp đồng hồ đo làm cho đèn chớp tắt. Như các bạn thấy đó, các bóng đèn hướng ra phía ngoài, bởi vì đó là hướng sư tử tiến vào. Và đó là cách mà ánh sáng chiếu về phía sư tử khi chúng đến vào đêm khuya. Các bóng đèn chớp tắt và đánh lừa sư tử làm cho chúng nghĩ rằng tôi đang đi xung quanh chuồng bò, nhưng thực ra là tôi đang ngủ trên giường của mình. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn Tôi đã lắp đặt nó ở nhà mình 2 năm trước, kể từ đó, chúng tôi không hề gặp phải bất cứ vấn đề nào với sư tử cả. Các gia đình hàng xóm nghe kể về ý tưởng này. Một trong số đó là người bà này. Bà có nhiều gia súc đã bị sư tử giết, và bà đã hỏi tôi liệu tôi có thể giúp bà lắp các bóng điện. Tôi trả lời, "Vâng". Thế là tôi lắp đặt các bóng đèn. Các bạn có thể nhìn thấy ở đằng sau, chúng là các bóng đèn sư tử. Cho đến nay, tôi đã giúp lắp đặt cho 7 hộ gia đình trong cộng đồng của mình, và chúng đều hoạt động hiệu quả. Hiện nay ý tưởng của tôi đã được sử dụng trên khắp Kenya để xua đuổi các động vật ăn thịt khác như linh cẩu, báo, và nó cũng được sử dụng để dọa đàn voi tránh xa nông trại của người dân. Nhờ phát minh này, tôi đã may mắn nhận được học bổng ở một trong những trường học tốt nhất ở Kenya, trường Quốc tế Brookhouse, và tôi thực sự rất phấn khởi về điều này. Ngôi trường mới của tôi hiện đang bắt đầu giúp đỡ bằng cách quyên góp và nâng cao nhận thức. Thậm chí tôi đã dẫn những người bạn của tôi về cộng đồng của mình, và chúng tôi lắp đặt bóng đèn cho các hộ gia đình chưa tiếp cận được nó và tôi dạy cho họ cách để lắp đặt chúng. Một năm trước đó, tôi chỉ là một cậu bé ở vùng thảo nguyên chăn bò cho bố mình, tôi đã từng nhìn thấy những chiếc máy bay bay lượn, và tôi đã nói với chính mình rằng một ngày nào đó, tôi sẽ được ngồi vào bên trong nó. Và tôi ở đây ngày hôm nay. Tôi đã có cơ hội đi đến đây bằng máy bay lần đầu tiên để tham gia TED. Ước mơ lớn nhất của tôi là trở thành một kỹ sư máy bay và phi công khi lớn lên. Tôi đã từng ghét sư tử, nhưng bây giờ bởi vì phát minh của tôi đang cứu đàn bò của bố và sư tử, chúng tôi có thể sống chung với sư tử mà không có bất cứ xung đột nào. Ashê olên. Theo ngôn ngữ của tôi, nó có nghĩa là cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Cháu không biết là thật là thú vị biết bao khi nghe câu chuyện của cháu. Vậy là cháu đã có học bổng này. Richard Turere: Vâng. CA: Cháu đang làm những phát minh về điện khác. Phát minh nào tiếp theo trong danh sách của cháu? Phát minh sắp tới của cháu, cháu muốn làm một hàng rào điện. CA: Hàng rào điện sao? RT: Cháu biết là hàng rào điện đã được phát minh rồi, nhưng cháu muốn làm cái của riêng mình. (Cười) CA: Cháu đã thử, đúng không, và cháu... RT: Cháu đó thử trước đây nhưng cháu đã dừng lại vì bị giật điện. (Cười) CA: Richard Turere, cháu thật khác biệt. Chúng tôi sẽ cỗ vũ cháu trên con đường cháu đi, anh bạn nhỏ. Cảm ơn cháu rất nhiều. RT: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thực sự đã chờ một cú điện thoại một cú điện thoại từ TED trong nhiều năm. Và thực ra, vào năm 2000, tôi chuẩn bị để nói về eBay... nhưng mà không được gọi. Vào năm 2003, tôi sẵn sàng để diễn thuyết về Quỹ Skoll (Skoll Foundation) và kinh doanh xã hội. Không ai gọi. Vào năm 2004 tôi mở hãng phim Participant Productions và chúng tôi đã có một năm hoàn hảo, và không được gọi. Và cuối cùng tôi nhận được một cuộc gọi vào năm ngoái, và rồi tôi phải lên sau J.J. Abrams. (Cười) Này TED, bạn có khiếu hài hước tồi thật đấy. (Cười) Khi tôi đến Hollywood lần đầu từ Silicon Valley, tôi đã có vài lo âu. Nhưng tôi nhận ra rằng có vài thuận lợi ở Hollywood. (Cười) Và, thực ra, vài thuận lợi khi mà sở hữu hãng phim của chính mình. Và tôi cũng nhận ra rằng Hollywood và Silicon Valley có nhiều điểm chung hơn mà chúng ta từng mơ. Holleywood có những biểu tượng tình dục của nó, và Silicon Valley có các biểu tượng tình dục của nó. (Cười) Hollywood có những đối thủ của nó, và Silicon Valley cũng vậy. Holleywood quây quanh những người quyền lực, và Silicon cũng quây quanh những người quyền lực. Vì vậy chúng có nhiều những điểm chung, hơn tôi -- hơn tôi có thể mơ. Nhưng tôi ở đây hôm nay là để kể một câu chuyện. Và một phần câu chuyện là câu chuyện đời tư. Khi Chris mời tôi nói, anh nói là mọi người nghĩ tôi như là -- một chút bí ẩn, và họ muốn biết một chút về cái gì là động lực cho anh. Và cái mà thực sự thúc đẩy tôi -- là một tầm nhìn về tương lai mà tôi nghĩ tất cả chúng ta đều chia sẻ với nhau. Nó là một thế giới hòa bình và giàu có và thịnh vượng. Và khi chúng ta -- khi chúng ta nghe nhiều bài diễn thuyết, trong vài năm gần đây, Ed Wilson và những hình ảnh của James Nachtwey, Tôi nghĩ chúng ta đều nhận ra chúng ta còn phải đi xa thế nào để tới được phiên bản mới của bản chất con người mà tôi thích gọi đó là "Bản chất con người 2.0". Và nó cũng là cái gì đó tồn tại trong mỗi chúng ta, để làm ngắn lại cái mà chúng ta nghĩ là hai thảm họa lớn của thế giới hôm nay. Một là thiếu hụt cơ hội -- sự thiếu hụt này được Tổng Thống Clinton, trong buổi nói chuyện tối qua gọi là sự chênh lệch, không công bằng -- và từ đó dẫn đến nghèo đói, mù chữ, và bệnh tật và tất cả những thứ đó, chúng ta thấy xung quanh chúng ta. Nhưng có lẽ cái thiếu hụt lớn hơn là cái mà chúng ta gọi là thiếu hụt hy vọng. Và vài người tại vài thời điểm đã đi đến ý tưởng tồi này rằng một cá nhân không thể thay đổi thế giới. Và tôi nghĩ đó là một điều tệ hại. Và vì vậy Chường Một thực sự bắt đầu hôm nay, với tất cả chúng ta, vì trong mỗi chúng ta là sức mạnh để sang bằng các thiếu hụt cơ hội và để đóng lại lỗ hổng hy vọng. Và nếu các thành viên của TED không thể thay đổi thế giới. Tôi không biết là ai có thể nữa. Và đối với tôi, nhiều điều đã bắt đầu khi tôi trẻ hơn và gia đình tôi thường đi cắm trại ở phía bắc New York. Và thực sự là tôi không có gì để làm đó vào mùa hè, ngoại việc bị đánh bởi chị gái tôi hay là đọc sách Và vì vậy tôi thường đọc sách của các tác giả như James Michener và James Calvaell và Ayn Rand. Và những câu chuyện của họ làm cho thế giới tưởng như rất nhỏ và địa điểm nối liền với nhau. Và điều đó làm tôi nghĩ là nếu tôi có thể viết những câu chuyện về thế giới này nhỏ bé và được nối kết, thì có thể tôi có thể làm mọi người hứng thú về các vấn đề ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Và có thể thúc đẩy họ làm nên điều khác biệt. Tôi không nghĩ đó là cách cần thiết tốt nhất đề kiểm tiền, vì vậy tôi quyết định đi con đường để có thể độc lập về kinh tế, để tôi có thể viết những câu chuyện đó nhanh nhất tôi có thể. Tôi thức tỉnh năm 14 tuổi. . Một ngày, cha tôi về nhà và nói rằng ông bị ung thư và nó rất tệ. Và điều ông đã nói, rằng ông không sợ rằng ông có thể chết, nhưng ông sợ ông không làm hết những điều mà ông muốn trong cuộc đời. Và may thay, ông vẫn còn sống tới ngày hôm nay, nhiều năm sau. Nhưng với một người trẻ, điều đó đã tạo một ấn tượng thực sự với tôi: rằng một người không bao giờ biết mình có bao nhiêu thời gian. Vì vậy tôi bắt đầu nhanh chóng. Tôi học kỹ sư. Tôi bắt đầu với một vài việc kinh doanh mà tôi nghĩ đó là vé cho việc độc lập kinh tế. Một trong những việc đó là cho thuê máy vi tính công ty Micros on the Move, cái tên mà được đặt rất đúng, vì người ta cứ ăn cắp máy vi tính của tôi. (Cười) Vì vậy tôi nghĩ tôi cần phải học thêm về kinh doanh, vì vậy tôi đăng ký học ở Trường Kinh Tế Stanford (Standford Business School). Và trong khi tôi ở đó, tôi kết bạn với một người tên là Pierre Omidyar, người mà ở đây hôm nay. Và Pierre, tôi xin lỗi vì điều này -- đây là một tấm ảnh hồi đó. Và khi vừa tốt nghiệp, Pierre đến gặp tôi và -- với một ý tưởng để giúp đỡ mọi người mua và bán đồ trên mạng với nhau. Và với kiến thức ở Standford của tôi, tôi đã nói, "Pierre, ý tưởng này thật ngu ngốc." (Cười) Và không cần phải nói là tôi đã đúng. (Cười) Nhưng ngày sau đó, Pierre -- vào năm 1996, Pierre và tôi bỏ công việc chính của chúng tôi để xây dựng eBay như là một công ty. Và phần còn lại của câu chuyện, các bạn biết rồi đấy. Công ty ra thị trường hai năm sau và tới hôm nay là một trong những công ty nổi tiếng nhất trên thế giới. Hàng trăm triệu người sử dụng nó ở hàng trăm quốc gia. Nhưng đối với cá nhân tôi, nó là một sự thay đổi thực sự. Tôi đi từ sống trong một căn nhà với năm người ở Palo Alto và sống với những gì còn lại của họ, tới một cách bất ngờ có tất cả mọi thứ. Và tôi muốn nghĩ ra bằng cách nào tôi có thể đem những gì tôi có chia sẻ với thế giới. Và khoảng thời gian đó tôi đã gặp John Gardner, một người tuyệt vời. Ông là kiến trúc sư của các chương trình Great Society dưới Lyndon Johnson vào thập kỷ 60. Và tôi đã hỏi ông là ông cảm thấy cái gì là tốt nhất mà tôi có thể làm, hay bất cứ ai có thể làm, để làm thay đổi các vấn đề lâu dài của bản chất con người. Và John đã nói, "Đặt cược vào người tốt làm điều tốt. Đặt cược vào người tốt làm điều tốt." Và điều đó thực sự hấp dẫn tôi. Tôi mở một quỹ để đặt cược vào những người tốt sẽ làm những điều tốt đẹp. Những người dẫn đầu, cách mạng, không vụ lợi, những người đang sử dụng các kỹ năng kinh doanh một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội. Những người hôm nay chúng ta gọi là những nhà kinh doanh xã hội. Và để kể ra vài gương mặt, những người như Mohammed Yunus, người đã mở Grameen Bank, đã nâng đỡ hơn 100 triệu người ra khỏi nghèo đói trên khắp thế giới, đã đoạt giải Nobel hòa bình. Nhưng cũng có nhiều người mà các bạn không biết. Những người như Ann Cotton, người bắt đầu một nhóm gọi là CAMFED ở Châu Phi vì cô ấy cảm thấy thiếu học vấn cho các em gái. Và cô ấy đã bắt đầu nó khoảng 10 năm trước và tới hôm nay, cô đã dạy hơn 250,000 em gái Châu Phi. Và những người như tiến sĩ Victoria Hale, người đã mở công ty dược không lợi nhuận đầu tiên trên thế giới. Và thuốc của cô sẽ chiến đấu với bệnh Visceral leishmaniasis, còn được biết đến với tên là sốt đen (black fever). Và tới năm 2010 cô hy vọng sẽ tiêu diệt được bệnh này, bệnh lan tràn ở các nước đang phát triển. Và vì vậy, điều này là một cách để đặt cược và người tốt làm người tốt. Và nhiều như vậy hợp lại thành một triết lý của sự thay đổi mà tôi thấy là thực sự rất mạnh. Đó là cái mà chúng ta gọi là, "Đầu tư, kết nối và tán dương." Và đầu tư -- nếu bạn thấy người tốt làm việc tốt, đầu tư vào họ. Đầu tư vào các tổ chức của họ. Hay trong kinh doanh, đầu tư vào họ. Kết nối họ lại thông qua các hội nghị, như là TED, mang lại nhiều kết nối mạnh mẽ, hay thông qua Diễn Đàn Thế Giới (World Forum) về Kinh Doanh Xã Hội (Social Entrepreneurship) mà quỹ của tôi tổ chức chức tại Oxford mỗi năm. Và tán dương họ, kể các câu chuyện của họ, bởi vì không chỉ người tốt mới làm việc tốt, mà các câu chuyện của họ cũng có thể giúp làm gần lại những khoảng thiếu về hy vọng. Và đó chính là phần này của nhiệm vụ, phần tán dương, đã thực sự làm tôi suy nghĩ khi tôi là đứa trẻ và muốn kể chuyện để làm cho mọi người tham gia vào các vấn đề ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Và ánh sáng lóe lên, cái mà trước tiên, tôi không thực sự phải tự viết, tôi có thể tìm những người viết. Và rồi tia sáng kế tiếp, tốt hơn là chỉ viết, phim và TV thì, để tiếp cận tới mọi người bằng cách tốt hơn. Và tôi nghĩ về những cuốn phim tạo cảm hứng cho tôi, những phim như "Gandhi" và "Schindler's List." Và tôi tự hỏi ai làm những phim đó ngày nay. Và không có một công ty cụ thể nào chú trọng vào sở thích của công chúng. Vì vậy vào 2003, tôi bắt đầu bằng cách của tôi quanh Los Angeles để nói về ý tưởng về một công ty truyền thông phương tiện xã hội chuyên nghiệp và tôi đã nhận được rất nhiều lời cổ vũ. Một trong những lời cổ vũ mà tôi nghe nhiều là, "Các con đường của Hollywood đầy rẫy xác chết của những kẻ như anh rồi, ai nghĩ anh sẽ tới thành phố này và làm phim." Và rồi tất nhiên, một câu châm ngôn khác, "Cách chắc chắn nhất đẻ trở thành triệu phú là bắt đầu bắt đầu là một triệu phú và làm phim." (Cười) Không nản lòng, vào tháng giêng năm 2004, tôi mở Participant Productions với tầm nhìn sẽ là một công ty truyền thông phương tiện toàn cầu chú trọng vào sở thích công chúng. và nhiệm vụ của chúng tôi là sản xuất giải trí tạo ra và thúc đẩy thay đổi xã hội. Và chúng tôi không chỉ muốn mọi người xem phim của chúng tôi và nói nó vui và rồi quên nó. Chúng tôi muốn họ thực sự liên hệ tới những vấn đề. Vào năm 2005 chúng tôi chiếu, những phim được đề cử đầu tiên của chúng tôi, "Murder Ball," "North Country," "Syriana" và "Good Night and Good Luck." Và tôi ngạc nhiên rất nhiều, họ đã nhận ra. Chúng tôi giành được 11 đề cử Oscar cho những phim đó. Và đó là một năm tuyệt vời của tôi. Có thể quan trọng hơn, hàng chục ngàn người đã gia nhập các chương trình ủng hộ và các chương trình hoạt động mà chúng tôi đã tạo được theo những phim đó. Và chúng tôi đã có một thành phần trực tuyến về các chương trình đó, ban cộng đồng của chúng tôi được gọi là Participate.net. Nhưng với các đối tác ban xã hội của chúng tôi, như là ACLU và PBS và Sierra Club và NRDC, một khi mọi người xem phim, có cái gì đó thực sự mà họ có thể làm, để tạo nên sự khác biệt. Một trong những phim đó, cụ thể là "North Country," thực ra là một kiểu thảm họa phòng vé. Nhưng nó là một phim với Charlie Theron tham gia diễn xuất và nó là về quyền phụ nữ, tiến bộ phụ nữ, bạo hành gia đình và nhiều nữa. Và chúng tôi chiếu những phim này cùng một lúc với Quốc Hội đang tranh cãi việc làm mới Bộ Luật Chống Bạo Hành Phụ Nữ. Và với các thảo luận, và với các đối tác ban xã hội của chúng tôi, như là Tổ Chức Quốc Gia Về Phụ Nữ, bộ phim đã được công nhận một cách rộng rãi ảnh hưởng tới sự làm mới thành công của bộ Luật. Và điều đó với tôi, có trọng lượng, vì nó là -- bộ phim làm từ một câu chuyện có thật. Về một người phụ nữ đã bị quấy rầy, kiện chủ của cô ta, dẫn tới một bước ngoặc đã dẫn tới Luật Cơ Hội Bằng Nhau, và Luật Chống Bạo Hành Phụ Nữ và các luật khác. Và rồi bộ phim về người này làm những điều đó, rồi dẫn tới sự làm mới hơn này. Và vì vậy một lần nữa, nó quay lại với việc đặt cược vào người tốt làm việc tốt. Không đâu xa, những thành viên của TED, AI, tôi lần đầu thấy AI trong buổi diễn thuyết của anh ấy về ấm lên toàn cầu vào tháng năm năm 2005. Vào thời điểm đó tôi nghĩ tôi biết về ấm lên toàn cầu. Tôi nghĩ nó đã là vấn đề 30 tới 50 năm rồi. Và sau khi tôi xem buổi diễn thuyết, nó trở nên rõ ràng hơn rằng nó khẩn cấp hơn. Và ngay sau buổi diễn thuyết, tôi gặp AI sau hậu trường và với Lawrence Bender, người đang ở đây, và Laurie David và Davis Guggenheim, người đang làm tài liệu cho Participant tại thời điểm đó. Và với lời chúc của AI, chúng tôi quyết định biến nó thành một bộ phim, vì chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có thể mang thông điệp ra ngoài nhanh hơn là việc AI đi vòng quanh thế giới, nói chuyện với khoảng 100 tới 200 khán giả một lần, Và các biết, có một châm ngôn ở Hollywood, rằng không ai biết gì cả về bất cứ thứ gì. Và tôi thật sự nghĩ rằng nó sẽ là một khởi đầu từ thiện thẳng vô PBS. Và vì vậy nó là một cú sốc lớn với tất cả chúng tôi khi bộ phim thực sự đã thu hút được công chúng, và hôm nay được đưa vào chương trình xem phim bắt buộc ở Anh và Scotland, và hầu hết Scandinavia. Chúng tôi đã gửi 50.000 DVD tới các giáo viên trung học ở Mỹ và nó thực sự thay đổi tranh cãi về vấn đề ấm lên toàn cầu. Năm nay thật sự tuyệt với tôi. Chúng tôi bây giờ gọi AI là George Clooney của ấm lên toàn cầu. (Cười) Và đoối ới Participant, đây là sự khởi đầu. Mọi thứ chúng tôi làm đều theo các vấn đề chính trên thế giới. Và hiện tại chúng tôi có 10 phim đang quay và hàng tá khác đang trong quá trình phát triển. Tôi sẽ nhanh chóng nói về một vài phim. Một là "Charlie Wilson's War," với Tom Hanks và Julia Roberts. Và nó là một câu chuyện có thật về dân biểu Charlie Wilson và bằng cách nào ông ta tài trợ cho Taliban để đánh Liên Xô ở Afghanistan. Và chúng tôi cũng đang làm một phim gọi là "The Kite Runner," dựa trên một quyển sách "The Kite Runner," cũng về Afghanistan. Và chúng tôi nghĩ rằng một khi mọi người xem những phim đó Họ sẽ có một hiểu biết tốt hơn về phần đó của thế giới và về Trung Đông. Chúng tôi ra mắt một phim tên là "The Chicago 10" tại Sundance vào năm nay. Nó về những người biểu tình ở Democratic Convention vào năm 1968, Abby Hoffman và các cộng sự, Và một lần nữa, một câu chuyện về một nhóm nhỏ các cá nhân những người đã làm thay đổi thế giới. Và một phim tài liệu chúng tôi đang làm về Jimmy Carter và các nỗ lực về hòa bình ở Trung Đông trong nhiều năm. Và cụ thể, chúng tôi đã luôn theo anh trong một cuốn sách gần đây của anh cuốn mà nhiều người trong các bạn biết, rất không gây tranh cãi -- (Cười) -- cuốn sách mà thực sự rất khó làm cho mọi người đến xem phim. Và để kết thúc, tôi muốn nói với những người có cơ hội để thay đổi thế giới bằng cách của họ. Và tất cả những người trong phòng này đã làm thông qua đời sống kinh doanh của họ, hay là công việc từ thiện hay là các sở thích khác của họ. Và một điều mà tôi học được rằng không bao giờ chỉ có một đường đúng đắn để làm nên sự thay đổi. Một người có thể làm điều đó như là người thầy hay là một người có tiền hay là một người không vụ lợi hay là một người làm giải trí, nhưng mọi người trong chúng ta là tất cả những điều đó và hơn nữa. Và chúng tôi tin rằng nếu chúng ta làm những điều đó chúng ta có thể làm gần lại các khoảng trống cơ hội. Chúng ta có thể làm gần lại các khoảng hụt hy vọng. Và tôi có thể tưởng tượng nếu chúng ta làm điều đó, các dòng tít trong 10 năm nữa sẽ có thể là như thế này: "Các trường hợp nhiễm AIDS ở Châu Phi rơi xuống 0," "Mỹ nhập khẩu thùng dầu cuối cùng" -- (Vỗ tay) -- "Người Israel và Palestine chào mừng 10 năm hợp tác hòa bình." (Vỗ tay) Và tôi muốn dòng này, "Tuyết đã rơi trở lại ở Kilimanjaro." (Cười) Và cuối cùng, một danh sách eBay buổi diễn thuyết, cũ, một mẫu bảo tàng -- xin liên hệ AI Gore. Và tôi tin rằng làm việc cùng nhau, chúng ta có thể làm những điều đó xảy ra. Và tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn vì đã tham dự hôm nay, Đây là một vinh hạnh thật sự cho tôi. Cảm ơn. (Vô tay) Oh, cảm ơn. Hôm nay tôi đến đây để chỉ cho các bạn Những thứ bạn không thể thấy được nhưng rất thú vị khi nhìn vào đó Các bạn sắp sửa thử một loại kĩ thuật mới và rất thú vị, làm cho chúng ta suy nghĩ lại chúng ta chống thấm nước như thế nào Tôi có một khối đá xỉ ở đây một nửa đã được phủ lớp xịt vi phân tử - kĩ thuật nano có thể áp dụng cho hầu hết các loại vật liệu. Đó gọi là chất Cực Khô và khi bạn bôi vào vật liệu nó sẽ hình thành lớp màng chống thấm nước Đây là khối đá xỉ, trơn và bạn thấy nó rỗng, có thể hút nước. Đây thì không. Rỗng, không rỗng. Vậy tính chống thấm nước là như thế nào? Đô chống thấm là khả năng đo một giọt nước trên bề mặt. Giọt nước càng tròn, độ chống thấm càng cao, và nếu như rất tròn, nó chống thấm cực tốt. Một xe vừa bôi sáp, những phân tử nước sụt xuống gần ̣90 độ. Một lớp kinh chắn gió cho ta khoảng 110 độ. Chúng ta đang nhìn thấy đây là 160 - 175 độ, và từ 150 độ trở đi là chống thấm cực tốt rồi. Một phần của buổi thuyết trình, tôi có một đôi găng tay và chỉ phủ một chiếc với lớp chống thấm vi phân tử hãy xem xem chiếc găng nào nhé, tôi sẽ gợi ý Bạn đoán ra chiếc nào khô rồi chứ? Khi chúng ta có kĩ thuật vi phân tử và khoa học vi phân tử chúng ta có thể nhìn thấy nguyên tử và phân tử và có thể điều khiển chúng để đem lại nhiều lợi ích Chúng ta nói đến "rất nhỏ" ở đây Khoa học vi phân tử có kích thước nanomét một nano mét bằng một phần tỉ mét, để đo chúng, nếu bạn có một phân tử nano, kích thước một nano mét, nếu đặt 50,000 hạt với nhau, sẽ bằng bề dày của sợi tóc. Vậy thì rất nhỏ, nhưng rất hữu dụng. Không chỉ có nước còn rất nhiều chất có nước như bê tông, sơn có chứa nước, bùn, và một số loại dầu tinh chế nữa. Bạn có thể thấy sự khác biệt. Phần kế tiếp, chúng ta có tấm kính ô vuông này, và đã được phủ lớp chống thấm ở rìa bao phủ lớp chống thấm vi phân tử, và ta sẽ nhỏ thứ nước nhuộm xanh này vào chính giữa, bạn sẽ thấy, nó sẽ tràn ra ngoài tấm kính như bạn thường thấy, ngoại trừ phần đã được phủ và tôi không thể làm cho nó tràn ra. Đó là tính sợ nước. (Vỗ tay) Vậy thì chuyện gì đã xảy ra vậy? Bề mặt của lớp phủ chứa những phân tử nano hình thành lớp bề mặt rất thô. Bạn có thể nghĩ là nó trơn, nhưng không phải vậy. Và có hàng tỉ khe hở giữa chúng, những kẽ hở này, và những phân tử nano chiếm lấy những phân tử không khí và bao phủ lớp ngoài bởi không khí. Đó hình thành lớp ô bảo vệ vậy là nước tác động vào lớp không khí bùn, bê tông, đều trượt đi hết. Nếu tôi cho tấm ván này vào nước, bạn thấy lớp bạc óng ánh xung quanh nó, và lớp bạc này chính là lớp không khí bảo vệ để nước khỏi chạm vào tấm ván, và nó hoàn toàn khô. Vậy thì ứng dụng ở đây là gì? Có thể các bạn đang suy nghĩ trong đầu Mọi người có thể rất phấn khởi, cho rằng, "Ồ, tôi có thể sử dụng vào việc này, việc nọ." Những ứng dụng thường thấy là những chất chống ẩm. Ngày nay chúng ta đã thấy những chất chống đóng băng, vì bạn không có nước, bạn không có băng. Đó có thể là chất chống rỉ sét. Không có nước, không có rỉ sét. Có thể là chống vi khuẩn. Không có nước, vi khuẩn không kí sinh được. Và tất cả những chất tự rửa Thử tưởng tượng những ứng dụng này có thể cải tiến lĩnh vực bạn đang làm. Sau đây là bài biểu diễn cuối cùng của tôi, nhưng trước đó, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn, và nghĩ ít thôi nhé. (vỗ tay) Sẽ được thôi. Từ từ. Chris Anderson: Bạn biết chúng tôi cắt biển hiệu của chương trình TED chứ? (Cười) [Hai phút sau...] Ông ấy có rất nhiều nghiên cứu y học. Được rồi! ̣(Vỗ tay) Tôi chuẩn bị nói về bộ não chiến lược. Chúng ta sẽ kết hợp những công cụ khác thường của lý thuyết trò chơi và khoa học thần kinh để hiểu cách thức con người giao tiếp xã hội khi các giá trị đều mập mờ. Về cơ bản, lý thuyết trò chơi là một ngành toán học ứng dụng, thường được dùng trong kinh tế và khoa học chính trị, ít nhiều dùng trong sinh học, cho ta một sự phân loại toán học về đời sống xã hội, cũng như dự đoán được những điều con người có thể sẽ làm và tin rằng những người khác cũng sẽ làm trong trường hợp hành động của người này ảnh hưởng tới người khác. Rất nhiều thứ như vậy: thi đấu, hợp tác, ngã giá, những trò chơi như trốn tìm, hay cờ bạc. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một trò chơi đơn giản. Mỗi người hãy chọn một số từ 0 đến 100, chúng ta sẽ tính trung bình cộng của những số này, và số của ai gần nhất giá trị 2/3 của số trung bình cộng sẽ thắng. Vậy thì bạn sẽ muốn một số thấp hơn số trung bình cộng một chút, nhưng không được quá thấp, và những người khác cũng muốn một số hơi thấp hơn số trung bình cộng. Hãy nghĩ về con số bạn sẽ chọn. Khi bạn suy nghĩ, đây chính là một mô hình đồ chơi giống như việc bán cổ phiếu khi thị trường đang tăng trưởng. Đúng chứ? Bạn không muốn bán quá sớm, vì như thế lợi nhuận sẽ thấp, nhưng bạn cũng không muốn đợi quá lâu khi mọi người đều bán ra, và châm ngòi một vụ phá sản. Bạn muốn vượt trước trong cuộc đua, nhưng không được vượt quá xa. OK, và đây là 2 lý thuyết về việc mọi người nghĩ thế nào về vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét một vài dữ liệu. Vài điều nghe có vẻ khá quen thuộc bởi vì có thể chính bạn suy nghĩ theo cách đó, dùng lý thuyết não bộ để xem xét. Rất nhiều người nói: "Tôi thật không biết mọi người sẽ chọn số nào, nên tôi nghĩ số trung bình cộng sẽ là 50." Và họ thực sự không hề có chút chiến lược nào. "Và tôi sẽ chọn số là 2/3 của 50. Đó là 33." Bắt đầu rồi đây. Những người khác tinh tế hơn, sử dụng bộ nhớ làm việc, nói: "Tôi nghĩ mọi người đều sẽ chọn 33 vì họ chọn số bằng 2/3 của 50, nên tôi sẽ chọn 22, là 2/3 của 33." Họ đã thực hiện thêm một bước tư duy nữa, 2 bước. Như thế tốt hơn đấy. Và đương nhiên, về lý thuyết, bạn có thể thực hiện 3, 4 hoặc nhiều bước hơn nữa, nhưng nó sẽ trở nên cực kỳ khó. Giống như trong ngôn ngữ và các lĩnh vực khác, rất khó để phân loại nhưng câu cực kỳ phức tạp với một cấu trúc đệ quy. Xin nói luôn, nó được gọi là lý thuyết về hệ thống phân cấp nhận thức. Tôi đã thử nghiệm nó trên một vài người, và nó chỉ ra rằng có một hệ thống phân cấp cùng với các giả thiết sẽ có bao nhiêu người dừng lại ở các bước khác nhau. và các bước tư duy bị ảnh hưởng như thế nào bởi hàng loạt các biến số thú vị và sự biến đổi của con người, như chúng ta sắp thấy. Một lý thuyết phổ biến hơn, và cũng lâu đời hơn, khởi xướng bởi John Nash, người nổi tiếng với "Một trí tuệ đẹp", gọi là Phân tích cân bằng. Nếu bạn đã từng học khóa học về Lý thuyết trò chơi ở bất kỳ trình độ nào, bạn sẽ biết một chút về lý thuyết này. Cân bằng là một trạng thái toán học mà mọi người đều biết chính xác những người khác sẽ làm gì. Đó là một khái niệm hữu dụng, nhưng xét về hành vi, thì nó không giải thích được chính xác cái mà mọi người làm khi lần đầu họ chơi những trò chơi kinh tế thế này, hoặc trong những vấn đề về cuộc sóng. Trong trường hợp đó, lý thuyết cân bằng sẽ cho một dự đoán táo bạo, khi đó mọi người đều muốn mình thấp hơn những người khác, vì vậy họ sẽ chọn số 0. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Thí nghiệm này đã được thực hiện rất nhiều lần. Những thí nghiệm sớm nhất được thực hiện vào những năm 90 bởi tôi, Rosemarie Nagel và đồng sự. Đó là một bộ dữ liệu rất đẹp về 9000 người đã gửi thư tham dự tới 3 tờ báo và tạp chí tổ chức cuộc thi. Thể lệ như sau: Hãy gửi tới con số bạn chọn, số của ai gần nhất với 2/3 số trung bình cộng sẽ dành được giải thưởng lớn. Như bạn thấy, ở đây có rất nhiều dữ liệu và dễ thấy một sự tăng vọt. Có sự tăng vọt ở 33. Đây là những người thực hiện 1 bước tư duy. Và một sự tăng vọt khác ở 22. Nhân tiện, hãy chú ý rằng hầu hết mọi người chọn những số gần 2 số này. Họ không chọn chính xác 22 và 33. Nhưng rất nhiều người chọn những số gần bằng chúng. Nhưng bạn có thể thấy sự tăng vọt này đã xảy ra Có một nhóm khác có vẻ như nắm rất chắc lý thuyết cân bằng vì họ chọn số 0 hoặc 1. Nhưng họ thua, phải không ạ? Bởi vì chọn một số thấp đến thế hẳn là một lựa chọn tồi nếu người khác cũng chắng áp dụng lý thuyết cân bằng. Thành ra họ cũng thông minh nhưng vẫn nghèo. (Cười) Những điều này xảy ra ở phần nào của não bộ? Một nghiên cứu của Coricelli và Nagel đã đưa ra một câu trả lời sâu sắc và thú vị. Họ mời mọi người chơi trò chơi này trong khi họ được chụp Cộng hưởng từ não và có hai trường hợp: một bên thì bạn được thông báo sẽ chơi với một người khác người đó cũng đang chơi và cuối cùng sẽ ghép lựa chọn của họ xem giống nhau không và thưởng tiền nếu bạn thắng. Một bên thì bạn được thông báo sẽ chơi với máy tính Sẽ chọn ngẫu nhiên. Hình ảnh các bạn thấy ở đây là phần chênh lệch giữa các vùng có nhiều hoạt động não bộ hơn khi chơi với người so với khi chơi với máy tính. Và các bạn thấy hoạt động trong một vài vùng não chúng tôi hiện đã tìm thấy vỏ não phía trước (medial prefrontal cortex), phần đệm lưng não (dorsomedial), nó ở đây, mặt trước bụng giữa vỏ não (ventromedial prefrontal cortex) viền não phía trước (anterior cingulate), khu vực ảnh hưởng đến những lựa chọn giữa hai ngả, kiểu như chơi trò "Chim bay, nhà bay" (Simon says) cũng như phải và trái nơi nối đỉnh thái dương (temporoparietal junction) Những khu vực này đã được những nghiên cứu khá tin cậy chỉ ra rằng đóng vai trò trong vòng "lý thuyết suy nghĩ" hay "vòng xoay tâm lý" Đó chính là cái vòng con người dùng để hình dung người khác sẽ làm gì. Đây là một trong số những nghiên cứu đầu tiên nhìn nhận điều này trong mối quan hệ với lý thuyết trò chơi. Điều gì đã xảy ra với kiểu tư duy kiểu một bước với tư duy hai bước này? Chúng tôi phân loại người ta theo những số họ chọn và xem xét những điểm khác biệt giữa người chơi với máy tính, với những vùng não hoạt động khác biệt. Phía trên là những người chơi có tư duy một bước. Họ hầu như không có điều khác biệt gì. Lý do là, họ coi người khác như là máy, và bộ não cũng vậy. Với những người chơi ở dưới, ta nhận thấy hoạt động trong khu vực lưng trong (dorsomedial PFC) Vậy chúng tôi tìm ra được là những người chơi thực hiện hai bước tư duy đã làm khác. Lật lại vấn đề: "Với thông tin này, ta làm được gì?" bạn sẽ có thể nhìn vào hoạt động não bộ và nói "Người này sẽ là một tay đánh bài pooker giỏi đây" hay: "Người này ngây thơ về cuộc đời quá!" và có thể sẽ nghiên cứu được những thứ như sự phát triển não bộ của vị thành niên một khi chúng ta đã biết những mạch hoạt động này. OK. Các bạn sẵn sàng nhé! Tôi đã để dành đây cho các bạn một hoạt động não bộ vì bạn không cần đến tế bào dò tóc. Bạn phải dùng những tế bào đó để suy nghĩ kỹ về trò chơi. Đây là trò mặc cả. Có hai người chơi đang được đo điện não đồ. Họ sẽ mặc cả từ một đến sáu đô. Nếu họ có thể làm trong 10 giây, họ sẽ nhận được đúng số tiền đó. Nếu 10 giây qua mà không thỏa thuận được, họ sẽ không nhận được gì. Vậy là sai cùng nhau. Cái khó là một người chơi ở bên trái được thông báo mỗi lần ngã giá là bao nhiêu Mỗi lần họ thử nhiều lần với những mức giá khác nhau. Trong trường hợp này, họ được biết có 4 đô-la. Nhưng người chơi kia không biết thế mà chỉ biết người chơi kia biết thông tin này. Vậy người chơi không được báo giá sẽ phải suy nghĩ "Người chơi cùng mình có công bằng không hay họ có đưa ra mức giá thấp không để khiến mình nghĩ rằng chỉ có thể giảm được 1 đến 2 đô gì đó thôi?" thế thì có thể bị từ chối và không ngã giá thành công. Vậy có áp lực giữa việc cố gắng nhận được số tiền cao nhất nhưng cũng phải cố để khích người chơi kia hạ giá xuống cho mình. Cách họ mặc cả được biểu thị theo vạch số từ 0 đến 6 đô họ sẽ trả giá theo giá mà người chơi không được báo giá đưa ra và người chơi được báo giá sẽ nhận phần còn lại. Đây chính là thương lượng quản lý-nhân công trong đó người công nhân không biết lợi nhuận mà công ty mình nhận được - đúng không nào? Họ muốn sẽ nhận thêm tiền nhưng công ty đã tạo dựng một cảm giác là hầu như không thể ăn chia thêm được gì nữa: "Tôi đã cố hết sức để cho anh mức lương cao nhất!" Trước hết một vài cặp chơi trực tiếp với nhau. Chúng tôi cũng có một vài dữ liệu mà họ chơi với máy tính. Các bạn cũng hình dung được đã có một sự khác biệt thú vị. Những cặp chơi trực tiếp đồng ý chia đều số tiền sau mỗi lần chơi. Quá chán! Chẳng có gì thú vị. Nhưng có lợi. Họ kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng tôi quan tâm tới việc, giả dụ khi có hoặc không có bất đồng thì khác nhau thế nào Đây là một nhóm khác luôn luôn bất đồng. Họ đã cãi nhau, bất đồng và cuối cùng thu được ít tiền hơn. Có lẽ họ đủ điều kiện dự thi show truyền hình thực tế "Bà nội trợ đích thực" Các bạn thấy phía bên trái, khi những phần ăn chia là 1, 2, hay 3 đô đến nửa thời gian là họ bất đồng và khi khoản tiền là 4, 5,6 đô, họ thống nhất hơn. Điều này cho thấy một điều đã được dự đoán nhờ một loại lý thuyết trò chơi rất phức tạp bạn phải tham gia khóa học thạc sĩ ở CalTech để học nó. Có vẻ quá phức tạp để giải thích ngay ở đây nhưng lý thuyết ấy cho mình biết sẽ xảy ra những hành vi kiểu này Có thể trực giác của bạn cũng mách bảo thế. Giờ tôi sẽ trình bày kết quả thu được từ điện não đồ. Rất phức tạp. Giản đồ não phải là của người không được báo giá bên trái là của người được báo giá. Xin nhớ rằng chúng tôi scan hai bộ não cùng lúc nên có thể biết hoạt động đồng thời trong những vùng não bộ giống hay khác nhau tại cùng một thời điểm Giống như nếu bạn muốn nghiên cứu một hội thoại và scan hai người đang nói chuyện và mong đợi những hoạt động chung trong khu vực ngôn ngữ khi họ đang thực sự nghe nói Mũi tên nối những vùng hoạt động đồng thời, và hướng mũi tên chỉ từ khu vực hoạt động đầu tiên đầu mũi tên đi đến khu vực hoạt động sau đó. Trong trường hợp này, nếu nhìn kỹ sẽ thấy các mũi tên chạy từ phải sang trái. Có nghĩa là có vẻ như nếu hoạt động não bộ của người không được báo giá tiến hành trước rồi mới đến người được biết thông tin. Cũng nói thêm đã có những thử nghiệm để tìm xem thỏa thuận được thực hiện vùng não nào. Đây là hai giây đầu. Chúng tôi chưa phân tích dữ liệu xong, nên mới bước đầu tìm hiểu nhưng hy vọng qua một vài giây đầu này có thể biết liệu họ có thỏa thuận được không điều này rất có ích trong việc phòng tránh những kiện tụng, tranh chấp những li dị đau thương và những thứ đại loại thế. Đó là những tình huống gây mất mát giá trị do những trì hoãn hay đình công. Đây là một trường hợp bất đồng. Có thể thấy trông nó khác với ví dụ trước. Có nhiều mũi tên hơn. Có nghĩa là những bộ não đã được đồng bộ gắn kết hơn hoạt động đồng thời hơn và các mũi tên di chuyển rõ ràng từ trái sang phải. Vậy là não có người có thông tin dường như đang quyết định "Có lẽ chúng ta sẽ không thỏa thuận ở đây" Rồi có hoạt động não bộ ở người không có thông tin Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu một vài người bà con. Họ lông lá, mùi mẽ, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Có lẽ bạn đang nghĩ đến Thanksgiving năm ngoái Bạn đúng đấy nếu năm ngoái bạn có một con tinh tinh sum họp gia đình với mình Charles Darwin với tôi và các bạn đều từ một cây phả hệ mà ra từ tổ tiên tinh tinh khoảng 5 triệu năm trước. Họ vẫn là những người bà con gần gũi Chúng ta có chung 98.8% bộ gien với chúng Có chung gien với chúng nhiều hơn ngựa vằn với ngựa. Chúng ta là những họ hàng gần của chúng Chúng có nhiều mối liên hệ về gien với chúng ta hơn với loài vượn gorila Khác biệt trong hành vi của người và tinh tinh có thể sẽ cho chúng ta hiểu về sự tiến hóa của não bộ. Đây là một thí nghiệm thú vị về bộ nhớ ở Viện nghiên cứu Nagoya Nhật Bản nơi chúng tôi đã thực hiện phần lớn nghiên cứu này. Từ lâu rồi, họ quan tâm nghiên cứu về bộ nhớ. Xin quý vị để ý nhìn con tinh tinh sẽ được nhìn trong vòng 200 mili giây vâng, rất nhanh, tám hình ảnh của số 1, 2, 3, 4, 5. Sau đó hình ảnh biến mất, chỉ còn lại các hình vuông và chúng phải ấn vào những ô này theo thứ tự từ thấp tới cao để nhận được một quả táo. Hãy xem chúng xoay xở thế nào. Đây là một con tinh tinh còn trẻ. Tinh tinh trẻ nhanh hơn tinh tinh già, giống như người thôi. Và chúng cũng có kinh nghiệm, đã làm việc này hàng ngàn ngàn lần. Đương nhiên, các bạn hình dung được, công lớn của việc huấn luyện chúng (cười) Các bạn thấy chúng trông bình thản, chả có gì căng thẳng. Không chỉ làm giỏi mà còn tỏ ra khá thờ ơ. Phải không ạ? Ai tin mình sẽ thắng chú tinh tinh này! Nhầm to! (Cười) Mình có thể thử. Sẽ thử. Có lẽ sẽ thử. OK, phần tiếp theo của nghiên cứu, tôi sẽ nói nhanh qua dựa trên ý tưởng của Tetsuro Matsuzawa. Ông ấy có một ý tưởng táo bạo mà ông ấy gọi là giả thuyết trao đổi ý niệm. Chúng ta biết tinh tinh nhanh hơn và khỏe hơn. Chúng cũng dễ bị ám ảnh bởi những hoàn cảnh. Ông ấy cho rằng có thể tinh tinh lưu giữ những hoạt động não bộ và thực hành chúng trong những diễn biến mà thực sự là rất quan trọng với chúng để thương thảo với hoàn cảnh và giành chiến thắng điều này cũng phần nào giống suy nghĩ chiến lược trong cạnh tranh. Chúng ta sẽ kiếm chứng điều này bằng cách cho những con tinh tinh chơi một trò chơi phải chạm vào hai màn hình. Chúng phải tương tác với nhau qua máy tính. Chúng phải ấn vào bên phải hoặc bên trái. Một con là Hợp. Chúng sẽ thắng nếu cùng ấn Trái, Trái, giống như người bịt mắt phải đi tìn người trốn, hoặc cùng ấn Phải, Phải. Bên kia là Lệch. Chúng phải ấn vào màn hình đối diện của con Hợp. Phần thưởng là những miếng táo, Những nhà lý thuyết trò chơi đã phân tích dữ liệu thế này: Đây là biểu đồ mô tả phần trăm số lần những con Hợp đã chọn bên phải trên trục hoành và phần trăm số lần những con Lệch đoán đúng con Hợp đã chọn gì nằm trên trục tung. Điều rút ra ở đây là hành vi của một cặp đôi cùng chơi một người cố ghép, một người cố làm lệch đi. Phần diện tích NE ở giữa, thực ra là NE, CH và QRE chúng là ba lý thuyết của sự cân bằng Nash và những người khác đã nói lên những điều lý thuyết này dự đoán đó là sẽ ghép nhau 50-50 vì ví dụ nếu bạn chơi bên trái nhiều quá, tôi có thể lợi dụng điều đó nếu tôi là người phải chọn lệch đi bằng cách cứ chọn phải Như ta thấy, mỗi con tinh tinh là một tam giác, cứ quẩn quanh, luẩn quẩn trong cái giả thiết đó. Giờ chúng ta đổi phần thưởng đi. Cho con ấn trái-trái được nhận thưởng nhiều hơn Giờ là ba miếng táo. Theo lý thuyết trò chơi điều này phải làm hành vi của những con ghép lệch phải thay đổi, vì, những con ghép lệch sẽ nghĩ, ồ, tên kia sẽ được thưởng lớn nên mình sẽ chọn phải để tên kia không thắng được. Và như ta thấy, hành vi của chúng tăng tiến theo hướng biến động của cân bằng Nash. Cuối cùng, chúng tôi thay đổi phần thưởng một lần nữa. Giờ là bốn miếng táo, và hành vi chúng lại tiến đến cân bằng Nash. nó hơi rải rác nhưng chia trung bình ra thì chúng rất gần với 0.01. Chúng tiến đến gần điểm này hơn bất kỳ loài nào khác chúng tôi từng quan sát. Còn loài người thì sao? Bạn nghĩ rằng mình thông minh hơn những con tinh tinh? Có hai nhóm người xanh lá cây và xanh dương. Họ gần với 50-50. Họ không phản ứng nhiều với phần thưởng. Nghiên cứu sự cái họ lĩnh hội qua trò chơi sẽ thấy họ không nhạy bén với phần thưởng trước đó. Những con tinh tinh chơi giỏi hơn người, giỏi hơn theo nghĩa là bám rất chắc vào lý thuyết trò chơi. Có hai nhóm người từ Nhật và từ Châu Phi, cùng làm thí nghiệm tương tự Nhưng không ai có kết quả được gần với những con tinh tinh. Vậy nên đây là một số điều chúng ra rút ra hôm nay. Con người ít khi thực hiện suy nghĩ chiến lược dựa trên lý thuyết não bộ. Ta có bằng chứng sơ bộ từ việc ngã giá những dấu hiệu cảnh báo ban đầu trong não bộ có thể được dùng để dự đoán xem sẽ có sự bất đồng khiến mình thiệt hại tiền của hay không và những con tinh tinh là những game thủ cừ hơn loài người nếu đánh giá dựa vào lý thuyết trò chơi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày xưa có một vùng đất tên là Lesterland Ngày nay, Lesterland nhìn rất giống nước Mỹ Cũng như Mỹ, vùng này có khoảng 311 triệu dân và trong số 311 triệu dân đó, có 144 nghìn là người được gọi là Lester nếu Matt đang ở dướighế khán giả thì tôi chỉ mượn câu chuyện đó và lát nữa sẽ quay trở lại sau, nhân vật này đến từ trong câu chuyện đến đoạn 144 nghìn người Lester nhỉ có nghĩa là 0,05% là người Lester Ngày nay, những người Lester ở Lesterland rất có quyền lực Mỗi vòng bầu cử ở Lesterland có 2 cuộc bầu cử Một cuộc bầu cử được gọi là tổng tuyển cử cuộc bầu cử còn lại là cuộc bầu cử Lester trong cuộc tổng tuyển cử, mọi công dân đều có quyền đi bỏ phiếu nhưng trong bầu cử Lester, chỉ có người Lester mới được tham gia và đây là một mánh khóe Để tham gia cuộc tổng tuyển cử bạn phải cự kì giỏi trong cuộc bầu cử Lester bạn không cần phải thắng, nhưng phải làm việc thật giỏi Vậy chúng ta có thể nói gì về vấn đề dân chủ ở Lesterland? Điều chúng ta có thể nói đến, thứ nhất giống như Tòa án tối cao tuyên bố trong Quyền công dân rằng người dân có tầm ảnh hưởng cao nhất đến các các vị trí lãnh đạo được bầu cử bởi vì, sau cùng sẽ là cuộc tổng tuyển cử nhưng chỉ khi cuộc bầu cử Lester đã diễn ra cùng với những ứng cử viên khao khát thắng trong cuộc tổng tuyển cử và điều thứ 2, rõ ràng việc phụ thuộc vào những người Lester đang tạo ra tình trạng khôn khéo, e dè có thể gọi là ngụy trang và khúm núm nhằm làm vừa lòng những người Lester Bởi thế nên chúng ta có nền dân chủ, không còn nghi ngờ gì nữa nhưng nó lại phụ thuộc vào người Lester và phụ thuộc vào người dân Nó có những sự phụ thuộc mang tính cạnh tranh nói cách khác là sự phụ thuộc mang tính xung đột phụ thuộc vào người Lester đó là ai! Được rồi, đó là về Lesterland. Giờ tôi muốn các bạn thấy 3 điều mà tôi đã kể về Lesterland Thứ nhất, nước Mỹ chính là Lesterland Nước Mỹ là Lesterland Nước mỹ cũng giống như quốc gia này, cũng có 2 cuộc bầu cử một cái gọi là tổng tuyển cử cái thứ hai chúng ta nên gọi là bầu cử tiền Trong tổng tuyển cử, người dân Mỹ có thể tham gia bỏ phiếu khi đã trên 18 tuổi, và ở một số tiểu bang là khi có Chứng minh thư. Trong cuộc bầu cử tiền, thì chỉ những người gây quỹ mới được bầu cử những người có tiền mới được bỏ phiếu, giống hệt như ở Lesterland bất công ở chỗ, để thắng trong cuộc tổng tuyển cử bạn phải tranh cử tốt trong cuộc bầu cử tiền bạn không cần thiết phải thắng. Ví dụ như Jerry Brown. Nhưng bạn phải làm thật tốt Và đây là chìa khóa: số người có tiền ở đất Mỹ cũng bằng với số người Lester ở Lesterland Bạn sẽ ngạc nhiên, thật thế à! thật là 0,05% ư? Vâng, đây là con số thống kê từ năm 2010: 0,026% dân Mỹ tặng 200$ hoặc nhiều hơn cho các ứng cử viên liên bang 0,05% tài trợ toàn bộ gia sản cho các ứng viên liên bang 0,01% -1% của 1% tặng 10 ngàn $ trở lên cho các ứng viên liên bang và trong vòng bầu cử này, số liệu thống kê của tôi thì 0,000042 % đối với những ai đang làm việc với các con số , thì bạn biết đây, có 132 người Mỹ ủng hộ 60% lượng tiền mà tổ chức Super PAC đã chi trong vòng bầu cử vừa mới kết thúc gần đây. và tôi chỉ là một luật sư, tôi nhìn vào các con số này và nói một cách công bằng rằng con số 0,05% là số lượng người gây quỹ ở nước Mỹ Có nghĩa, những người gây quỹ chính là người Lester Giờ chúng ta nói gì về dân chủ ở đất Mỹ? Vâng, giống như Tòa án tối cao tuyên bố trong quyền công dân chúng ta có thể nói, tất nhiên người dân có tầm ảnh hưởng cao nhất đến các quan chức được bầu cử. chúng ta có tổng tuyển cử nhưng chỉ sau khi các nhà gây quỹ đã làm việc với những ứng cử viên khao khát thắng trong cuộc tổng tuyển cử va thứ 2, rõ ràng rằng sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ đã tạo ra một bầu không khí khéo léo, e dè, biết ngụy trang và khúm núm để làm hài lòng những nhà tài trợ các ứng cử viên cho quốc hội và các thành viên quốc hội dành khoảng từ 30 đến 70% thời gian để gây quỹ nhằm giữ ghế trong Quốc hội hay giúp khôi phục sức mạnh đảng mình và chúng ta cần đặt ra câu hỏi rằng, điều đó mang lại gì cho họ những con người đó, khi họ dành thời gian cùng với chiếc điện thoại, gọi cho những người mà họ chưa bao giờ gặp nhưng lại gọi cho một bộ phận rất nhỏ trong số 1%? AI cũng vậy, khi họ làm thế họ phát huy giác quan thứ 6, nhận thức chắc chắn về việc làm thế nào họ có thể phát huy khả năng gây quỹ Họ trở thành những cái File X những kẻ biến hình, khi bất chợt họ thay đổi quan điểm theo chiều mà họ biết sẽ giúp họ xin được tiền không chỉ là vấn đề từ 1 đến 10 mà là từ 11 đến 1000 Leslie Byrne, một đảng viên Đảng Dân chủ đến từ Virginia, kể lại rằng khi cô ấy đến Quốc hội một đồng nghiệp đã nói với cô ấy rằng "Hãy luôn nghiêng về vấn đề môi trường Để làm rõ hơn, cô ấy nói thẳng "ông ta không phải một nhà môi trường học" Và ở đây cũng thế,chúng ta có một chế độ dân chủ một nền dân chủ lệ thuộc vào các nhà tài trợ và phụ thuộc vào người dân sự lệ thuộc mang tính cạnh tranh có thể là sự phụ thuộc mang tính xung đột còn tùy nhà tài trợ là những ai Vâng, nước Mỹ chính là Lesterland, điều thứ nhất còn đây là điều thứ hai Nước Mỹ còn tệ hơn cả Lesterland tệ hơn Lesterland bởi bạn có thể tưởng tượng ở Lesterland nếu chúng ta là những người Lester nhận được một lá thư từ chính phủ nói rằng "Này, các ông phải chọn ra ai là người được vào cuộc tổng tuyển cử" chúng ta sẽ nghĩ đây có lẽ là sự độc tài của người Lesters Bạn biết đấy, người Lester xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội Họ gồm cả những người giàu, người nghèo, người da đen, và da trắng không nhiều phụ nữ Lester, nhưng tạm quên chuyện đó đi ở đâu chúng ta cũng bắt gặp người Lester. Chúng ta có thể nghĩ rằng "Chúng ta có thể làm gì để xây dụng một Lesterland tốt đẹp hơn?" Người Lester ít nhất cũng có thể giúp Lesterland Nhưng ở vùng đất ủa chúng ta, trên mảnh đất này, ở đất Mỹ chắc chắn cũng có những người Lester tốt bụng cũng ở đâu đó ngoài kia nhiều trong số họ có mặt tại đây hôm nay nhưng phần đông người Lester còn lại hành động vì lợi ích của họ bởi các liên minh bao gồm 0,05% kia không bao gồm họ trong lợi ích của cộng đồng mà là cho lợi ích nhóm. Theo cách hiểu này, Nước Mỹ còn tệ hơn cả Lesterland Và cuối cùng, điều thứ 3 Cho dù ai đó nói gì về Lesterland chống lại nền tảng lịch sử và truyền thống của đất nước này ở nước của chúng ta, đất mỹ, Lesterland là một sự tham nhũng một sự tham nhũng. Ý tôi không phải là tiền hối lộ bí mật giữa những thành viên trong quốc hội Tôi không có ý nói Rad Blagojevich là tham nhũng Tôi cũng không nói bất kỳ hành động phạm tội nào Tham nhũng mà tôi nói là hoàn toàn hợp pháp Đó là sự tham nhũng liên quan đến những người lập nên hiến pháp cho nền cộng hòa này Những người đó cho chúng ta cái mà chúng ta gọi là nền cộng hòa nhưng nhân danh cộng hòa, đó là nền dân chủ mang tính đại diện và với nền dân chủ đại diện, họ có ý nói tới một chính phủ giống như Madison đã viết trong bài diễn thuyết "Người theo chế độn liên bang số 52", thì nó sẽ có một nhánh mà chỉ phụ thuộc chính vào người dân Và đây là mô hình của chính phủ Họ có người dân và có chính phủ và loại phụ thuộc đặc biệt đó nhưng vẫn đề ở đây là Quốc hội đã tạo ra một sự phụ thuộc khác không còn là sự phụ thuộc vào riêng người dân nữa mà tăng sự phụ thuộc vào những nhà tài trợ Và đây cũng là một sự phụ thuộc nhưng nó lại khác và mâu thuẫn với sự phụ thuộc duy nhất vào người dân bởi vì nhà tài trợ không phải là dân chúng Đó là sự tham nhũng Có cả tin tốt lẫn tin xấu về sự tham nhũng này Một tin tốt là sự phụ thuộc cả 2 đảng, một sự tham nhũng với cơ hội ngang bằng nhau nó hạn chế cánh tả trong nhiều vấn đề mà chúng ta ở bên tả thực sự quan tâm bên hữu cũng tương tự đưa ra những lập luận đầy nguyên tắc về việc giảm quyền lợi bởi thế cánh hữu muốn chính phủ ít quyền lực hơn Khi Al Gore là phó Tổng thống, đảng của ông đã có một ý tưởng để bãi bỏ một phần đáng kể ngành truyền thông Cảnh sát trưởng mang ý tưởng này đến Capitol Hill và khi anh ta báo cáo lại với tôi câu trả lời là "Không!" Nếu chúng ta bãi bỏ những người làm truyền thông thì làm sao chúng ta có thể xin tiền từ họ được? Đây là một hệ thống được thiết kế nhằm bảo vệ hiện trạng bảo gồm hiện trạng của chính phủ lớn và xâm lấn nó chống lại cánh tả và cánh hữu, và có lẽ bạn cho rằng đây là tin tốt Nhưng đây lại là tin xấu Nó là một kiểu tham nhũng không thể khống chế, và phá hủy nền dân chủ bởi trong bất kỳ hệ thống nào nếu các thành viên bị phụ thuộc vào phần nhỏ nhất trong số chúng ta trong cuộc bầu cử nghĩa là số ít trong số chúng ta phần nhỏ nhất, nhỏ nhất có thể hạn chế cải cách Tôi biét nó giống như hòn đá hay cái gì đó tương tự Tôi chỉ có thể tìm thấy pho mát. Tôi xin lỗi. Và nó đó hạn chế cải cách bởi nền kinh tế ở đây, nền kinh tế bị ảnh hưởng một nền kinh tế mà những người vận động lại là trung tâm tăng sức mạnh cho sự phân cực nuôi nấng sự rối loạn nó càng tồi tệ với chúng ta bao nhiêu thì lại càng có lợi cho việc gây quỹ bấy nhiêu Henry David Thoreau: "có hàng ngàn người thì đang phải làm việc cho những tay chân của quỷ dữ trong khi đó có một người duy nhất thì nhằm thẳng vào gốc rễ của quỷ dữ." Và đây chính là gốc rễ. Giờ thì tất cả các bạn đều đã biết điều này. Bạn đã không ở đây nếu bạn không biết điều này, thế nhưng các bạn đã lơ nó đi. Các bạn lơ nó đi. Và đây là điều không thể. Các bạn cần chú ý đến những vấn đề có thể, chẳng hạn như việc xóa bỏ bệnh bại liệt trên toàn cầu, hay như việc chụp ảnh của từng con phố trên khắp thế giới, , việc xây dựng một thiết bị truyền tin chung, hay là việc xây dựng một nhà máy nung chảy trong chính ga-ra của các bạn. Đây là những vấn đề có thể kiểm soát được, do vậy các bạn đã lơ nó đi. (Cười)(Vỗ tay) Do vậy các bạn lơ đi sự tham nhũng này. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua tình trạng tham nhũng này thêm được nữa. (Vỗ tay) Chúng ta cần một chính phủ có năng lực. Và không phục vụ cho phe tả hay hữu, nhưng phục vụ cho phe tả và hữu, và công dân của cả hai phe tả và hữu, bởi sẽ không thể nào có được sự cải tổ đúng đắn cho đến khi chúng ta chấm dứt được tình trạng tham nhũng. Do vậy tôi muốn các bạn phải nắm bắt được vấn đề các bạn quan tâm nhất. Việc biến đổi khí hậu là của tôi, nhưng có thể là sự cải tổ về tài chính hoặc một hệ thống thuế đơn giản và công bằng hơn. Chúng ta hãy tóm lấy cái vấn đề đó, đặt nó xuống trước mặt của các bạn, rồi nhìn thẳng vào mắt nó và nói với nó rằng năm nay sẽ không có Giáng sinh. Sẽ không bao giờ có một Giáng sinh nào. Chúng ta sẽ không thể giải quyết được vấn đề của các bạn cho đến khi chúng ta giải quyết được vấn đề này trước. Thế nên chẳng có vấn đề nào quan trọng nhất cả. mà là vấn đề nào cần được giải quyết trước tiên, vấn đề nào chúng ta phải giải quyết trước khi chúng ta đi đến xử lý vấn đề mà các bạn quan tâm đến. Nếu không có sự cải tổ đúng đắn, chúng ta sẽ chẳng thể nào có được tương lai cho thế giới. Được rồi, vậy chúng ta giải quyết bằng cách nào? Hóa ra là các phân tích ở đây đều rất dễ dàng và đơn giản. Nếu như vấn đề ở chỗ có nhiều thành viên đang chi một khoản tiền lớn trong số tiền gây quỹ có kỳ hạn của một số ít người Mỹ thì giải pháp là khiến họ chi ít đi và chi vào số gây quỹ của đại bộ phận người Mỹ, rồi phân tán, phân tán tầm ảnh hưởng của người ủng hộ để chúng ta có được ý tưởng về việc phụ thuộc vào người dân mà thôi. Và để làm được việc này thì không cần sửa đổi hiến pháp, chỉ cần thay đổi Bản sửa đổi đầu tiên. Để giải quyết được cần phải có một quy chế đơn nhất, quy chế đó tạo nên điều ta suy nghĩ đến chẳng hạn như những cuộc bầu cử với số tiền ủng hộ nhỏ thôi, quy chế về các chiến dịch do công dân góp quỹ và đã có một số những đề xuất như vậy rồi, chẳng hạn: Đạo luật về Bầu Cử Công Bằng, Đạo luật về Chống tham nhũng của Mỹ và trong sách của tôi có một ý tưởng mà tôi gọi là Dự án Grant và Franklin với mục đích đưa chứng thư bảo đảm cho những người quyên góp tiền cho cuộc bầu cử, và một ý tưởng của John Sarbanes gọi là Đạo luật Dân chủ Cơ sở. Mỗi ý tưởng sẽ giúp giải quyết vấn đề tham nhũng bằng việc lan tỏa tầm ảnh hưởng của những người gây quỹ đến tất cả chúng ta Những phân tích trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề chính trị cũng khó nếu không muốn nói là cực kì khó, bởi vì việc cải tổ này sẽ làm rúng động phố K, và Capitol Hill, cũng như Nghị sĩ Jim Cooper, một Đảng viên đảng Dân chủ đến từ Tennessee, đã trở thành một cuộc đua vào phố K, Các thành viên, nhân viên và công chức đều có một mô hình kinh doanh chung ngày một gia tăng trong đầu họ, đó là mô hình kinh doanh tập trung vào cuộc sống của họ trước sau đó mới đến chính phủ, đó là cuộc sống của những người chuyên vận động hành lang. 50% thành viên Thượng viện từ năm 1998 đến 2004 đã trở thành những nhà vận động hành lang, 42% còn lại là của Quốc hội. Những con số này ngày một tăng lên, và theo con số thống kê của Đảng Cộng hòa vào Tháng 4 năm ngoái, mức tăng trung bình lương của những người được theo dõi là 1.452 % Do vậy nói công bằng ra, làm sao họ có thể thay đổi được điều này? Hiện giờ tôi đang có suy nghĩ hoài nghi Tôi có suy nghĩ hoài nghi này và cả cảm giác bất lực. Nhưng tôi không tin là thế. Đây là vấn để có thể giải quyết được. Nếu bạn nghĩ về những vấn đề mà bố mẹ chúng ta đã cố gắng giải quyết trong thế kỷ 20 những vấn đề như phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa tình dục, hoặc là vấn đề mà chúng ta vẫn đang phải nỗ lực giải quyết trong thế kỷ này : vấn đề về phân biệt đối xử với người đồng tính luyến ái, và đó thực sự là những vấn đề hóc búa. Không thể chỉ qua một ngày khi bạn thức dậy là bạn đã không còn phân biệt chủng tộc nữa Mà nó cần trải qua nhiều thế hệ để có thể loại bỏ được cái gien đó ra khỏi suy nghĩ của mọi người. Tuy nhiên đây lại là vấn đề của động cơ, chỉ của động cơ thôi. Việc thay đổi động cơ và hành vi cũng như trạng thái tiếp nhận hệ thống gây quỹ bằng đô la trên thực tế đã có những biến chuyển rất nhanh. Khi bang Connecticut tiếp nhận hệ thống này, trong những năm đầu tiên, khoảng 78% số đại diện được lựa chọn đã từ bỏ đóng góp lớn và thay vào đó chỉ góp một phần nhỏ. Vấn đề đó có thể giải quyết được, không phải là bằng việc trở thành một Đảng viên Đảng dân chủ hay Cộng hòa. Mà bằng chính vai trò là những công dân, đó là công dân TED. Bởi vì nếu bạn muốn tiến hành cải tổ, hãy xem tôi đã cải tổ một nửa giá trị của việc chỉnh sửa chính sách năng lượng, Tôi có thể đem đến một nền cộng hòa cho các bạn. Được rồi. Ngay cả khi các bạn chưa ủng hộ tôi. ngay cả khi các bạn cho rằng việc này là bất khả thi, thì những gì mà 5 năm qua kể từ lúc tôi diễn thuyết tại TED cũng đã dạy tôi khi nói đi nói lại về vấn đề này là, kể cả bạn cho rằng điều đó bất khả thi, thì cũng chẳng liên quan mấy. Không liên quan. Tôi đã diễn thuyết ở Dartmouth một lần và một người phụ nữ đứng dậy sau khi tôi nói, Tôi đã ghi vào cuốn sách của tôi và cô ấy nói với tôi rằng, "Thưa giáo sư, ông vừa khiến tôi phải tin rằng việc này thật thất vọng. Thất vọng quá. Chúng ta chẳng thể làm được gì" Khi cô ấy nói vậy, tôi đã rất bất ngờ. Tôi đã cố gắng nghĩ ,"Làm sao để đối mặt với sự thất vọng đó? Sự thất vọng đó là gì? Và điều xuất hiện trong đầu tôi lúc đó là hình ảnh con trai 6 tuổi của tôi Và tôi đã tưởng tượng có một ông bác sĩ đến gặp tôi và nói, "Con trai ông bị ung thư não và ông không thể làm được gì đâu. Không làm được gì hết" Vậy có thật là tôi sẽ không làm được gì không? Liệu tôi có ngồi im đó? Chấp nhận nó? Thật là không thể làm gì không? Tôi bắt đầu tiến hành chế tạo Kính Google. Và tất nhiên tôi sẽ làm mọi thứ có thể, làm mọi thứ có thể bởi vì đó là ý nghĩa của tình yêu rằng những điều khác lạ là không liên quan và khi bạn làm bất kì điều gì có thể, thì những điều kì lạ sẽ trở nên lố bịch. Rồi sau đó tôi nhìn thấy một mối liên hệ rất rõ rệt, bởi thậm chí chúng ta những con người tự do yêu đất nước này. (Cười) Và khi các nhà học giả và các chính khách nói rằng việc cải tổ là bất khả thi, thì khi đó tình yêu đất nước sẽ nói lại rằng, "Điều đó chẳng liên quan." Các bạn thân mến, chúng ta mất mát một vài thứ, những thứ đó là những thứ mà mọi người trong khán phòng này đều yêu quý và trân trọng, nếu chúng ta đánh mất nền cộng hòa này, thì khi đó chúng ta cần phải làm mọi cách để chứng minh rằng các học giả này đều sai. Và đây là câu hỏi của tôi: Bạn có tình yêu đó không? Có không ạ? Bởi vì nếu bạn có, thì bạn là cái quái gì, và chúng ta đang làm cái quái quỷ gì ở đây? Khi Ben Franklin trở về từ hội nghị Hiến pháp vào tháng 9 năm 1787, có một người phụ nữ đã chặn ông trên phố và nói, "Ngại Franklin, Ngài đã sáng tạo ra cái gì thế?" Franklin nói rằng, "Thưa bà, tôi tạo ra dân chủ, nếu như bà có thể giữ được nó." Một nền dân chủ, Một nền cộng hòa đại diện. Một chính phủ phụ thuộc vào người dân mà thôi. Chúng ta đã đánh mất nền cộng hòa đó. Tất cả chúng ta cần hành động ngay để dành lại nó. Chân thành cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn, cảm ơn , Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Đây là bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Rotterdam, nơi tôi làm người trông coi bảo tàng. Công việc của tôi là đảm bảo bộ sưu tập ổn và phát triển, về cơ bản công việc của tôi là thu thập xác động vật chết. Năm 1995, chúng tôi có thêm một gian nhà cạnh bảo tàng. Nó được làm bằng kính. Tòa nhà này thực sự đã giúp ích cho công việc của tôi. Nó là kẻ giết chim thực thụ. Bạn có thể biết rằng loài chim không hiểu khái niệm kính. Chúng không thể nhìn ra kính nên bay vào cửa sổ và chết. Điều duy nhất mà tôi là là chạy ra nhặt xác và nhồi bông chúng cho bộ sưu tập. (Cười) Trong thời gian đó, tôi phát triển khả năng nhận biết chim chỉ bởi tiếng "bang" khi chúng tạo ra khi đập vào kính. Vào ngày mùng 5 tháng 6 năm 1995, tôi nghe thấy một tiếng đập lớn vào cửa tiếng đập đó đã thay đổi cuộc đời tôi và cũng gây ra cái chết của một con vịt. Và đây là cái tôi nhìn thấy khi tôi dòm ra cửa sổ. Đó là một con vịt chết. Nó đâm sầm vào cửa kính. Nó nằm chết ngửa ra. Nhưng bên cạnh con vịt chết là một con vịt sống, chú ý rằng cả 2 con đều là vịt đực. Và rồi điều này xảy ra. Con vịt sống nhảy chồm lên con vịt chết và bắt đầu giao hợp. Tôi là một nhà sinh vật học. Tôi là một nhà nghiên cứu chim. Tôi nói, "Có điều gì đó không đúng." Một con đã chết, một con còn sống. Nó hẳn phải là hội chứng tình dục tử thi. Tôi nhìn lại. Cả hai đúng là loài đực. Hội chứng tình dục tử thi đồng tính. Nên tôi -- (Cười) Tôi lấy máy ảnh và quyển sổ ghi chú, lấy ghế, và bắt đầu theo dõi hành vi này. Sau 75 phút -- (Cười) -- Tôi đã thấy đủ, và tôi thấy đói và tôi muốn về nhà. Nên tôi đi ra ngoài, nhặt con vịt, và trước khi tôi đặt nó vào trong ngăn lạnh, tôi kiểm ra lại xem liệu nạn nhân có thực sự là con đực. Và đây là một bức ảnh hiểm có về dương vật của một con vịt, vậy chắc chắn nó là con đực. Nó là một bức ảnh hiểm bởi có 10.000 loài chim và chỉ có 300 loài có dương vật. [Trường hợp đầu tiên về chứng tình dục tử thi đồng tính là loài vị trời Anas platyrhynchos (Aves:Anatidae)] Tôi biết tôi đã bắt gặp một điều đặc biệt, nhưng phải mất 6 năm sau tôi mới quyết định xuất bản nó. (Cười) Ý tôi là, đó là một chủ đề thú vị cho một bữa tiệc sinh nhật hoặc tại máy pha cafe, nhưng chuyện chia sẻ nó với đồng nghiệp bạn thì lại là chuyện khác. Tôi không biết quy trình. Sau 6 năm, bạn bè và đồng nghiệp thúc tôi xuất bản, nên tôi xuất bản "Trường hợp đầu tiên của chứng tình dục tử thi đồng tính của loài vịt trời." Và tình huống lại bắt đầu. A là văn phòng của tôi, B là nơi mà con vịt đâm và kính, và C là nơi tôi quan sát nó. Và đây là lại là những con vịt. Các bạn có thể đã biết, trong khoa học, khi bạn viết một loại bài luận đặc biệt nào đó, chỉ 6 hay 7 người đọc nó. (Cười) Nhưng rồi điều may mắn xảy ra. Tôi đã nhận được một cuộc gọi từ một người tên là Marc Abrahams, và anh ta bảo tôi, "Anh đã giành được giải thưởng với bài báo về con vịt: giải thường Ig Nobel." Và giải thưởng Ig Nobel --- (Cười) (Vỗ tay) --- giải thưởng Ig Nobel vinh danh những nghiên cứu mà đầu tiên khiến người đọc cười, và rồi khiến họ phải suy nghĩ, với mục đích chủ yếu là khiến cho thêm nhiều người quan tâm đến khoa học. Đó là một điều tốt, nên tôi chấp nhận giải thưởng. (Cười) Tôi đi đến - để tôi nhắc các bạn ;à Marc Abrahams đã không gọi tôi từ Stockholm. Anh ta gọi cho tôi từ Cambrigde, Massachusetts. Nên tôi đã đi đến Boston, đến Cambridge, và đến dự buổi lễ trao giải Ig Nobel tuyệt vời này được tổ chức tại Đại học Havard, và buổi lễ này thực sự là một kỉ niệm đẹp. Những người được giải thưởng Nobel thật sẽ trao giải cho bạn. Đó là chuyện thứ nhất, Và có 9 người nữa nhận giải thưởng. Đây là một trong số người nhận giải cùng tôi. Anh ta là Charles Paxton người đã thắng giải thường sinh vật học năm 2000 cho bài viết của anh, "Hành vi tán tỉnh của loài đà điểu với con người dưới điều kiện chăn nuôi ở Anh." (Cười) Và tôi nghĩ còn một hoặc hai người chiến thắng giải Ig Nobel in căn phòng này. Dan, anh ở đâu? Dan Ariely? Xin một tràng pháo tay cho Dan. (Vỗ tay) Dan giành giải thưởng về lĩnh vực y tế khi chứng minh rằng các loại thuốc giả đắt tiền công dụng cao hơn thuốc dởm rẻ tiền. (Cười) Và đây là một phút nổi tiếng của tôi, bài phát biểu của tôi, và đây là con vịt. Đây là lần đầu tiên trên bờ biển phía Tây Hoa Kỳ. Tôi sẽ cho mọi người lần lượt chuyền xem con vịt. (Cười) Vâng? Bạn có thể chuyền nó đi. Để ý rằng đây là mẫu vật của bảo tàng, nên không có chuyện các bạn bị dính cúm gia cầm đâu. Sau khi nhận được giải thưởng này, đời tôi thay đổi. Đầu tiên, mọi người bắt đầu gửi cho tôi tất cả những thứ liên quan đến vịt, và tôi thu được một bộ sưu tầm khá. (Cười) Quan trọng hơn, mọi người bắt đầu chia sẻ với tôi những quan sát của họ về hành vi đặc biệt của các loài động vật, và tin tôi đi, nếu có bất cứ hành vị kì quặc nào của bất cứ con vật nào trên hành tinh này, tôi đều biết hết. (Cười) Đây là một con hươu. Một con hươu đang tìm cách để giao hợp với một bức tượng con bò rừng bằng đồng. Đây là tại Montana, 2008. Đây là một con ếch đang tìm cách giao hợp với một con cá vàng. Đây là Hà Lan, 2011. Đây là loài cóc mía ở Úc. Đây là chết trên đường. Hãy để ý rằng đây là chứng tình dục tử thi. Nó thật đáng chú ý: tư thế đó. Vị trí truyền giáo rắt hiếm xảy ra trong vương quốc động vật. Đây là những con chim cánh cụt ở Rotterdam. Những con én ở Hồng kong, 2004. Đây là một con gà tây ở Wisconsin tại cơ sở của tổ chức cải huấn trẻ vị thành niên Ethan Allen. Nó diễn ra cả ngày, và những người tù đã thực sự có thời gian tuyệt vời. Vậy điều này có ý nghĩa gì? Ý tôi là câu hỏi tôi tự hỏi bản thân tại sao những điều này lại xảy ra ở tự nhiên? Vâng, những gì tôi kết luận được từ việc xem xét tất cả các trường hợp trên là điều quan trọng nhất khiến chúng xảy ra chỉ khi cái chết cận kề và theo cách kịch tính và đúng trường hợp để giao hợp. Cuối cùng, tôi nghĩ đến điều đó chỉ khi tôi làm ra những slide này. Và bạn có thể thấy một con vịt chết. Nó ở đó 3 ngày, và nằm ngửa. Đây là lý thuyết của tôi về chứng tình dục tử thi. Một ví dụ khác về ảnh hưởng của những tòa nhà có cửa kính lên mạng sống của chim. Đây là Mad Max, một con vịt đen sống ở Rotterdam. Điều duy nhất mà con chim này làm là bay đập vào cửa sổ từ năm 2004 đến 2008, hết ngày lại ngày. Và đây là một đoạn băng ngắn về chú chim này. (Âm nhạc) (Bing) (Bing) (Bing) (Bing) Điều mà con chim làm là chiến đấu với chính hình ảnh của nó. Nó thấy có kẻ xâm nhậm vào lãnh địa của mình, và kẻ đó đến mọi lúc và ờ ngay đấy, và không có sự kết thúc. Và tôi nghĩ, lúc đầu -- Tôi đã nghiên cứu về con chim này khoảng vài năm - rằng, chà, liệu não của chim có bị tổn thương? Nó không bị. Để tôi cho bạn xem vài hình ảnh, một vài khung hình từ đoạn băng, và thời điểm trước khi nó đập vào kính, nó đưa chân lên phía trước, rồi đập vào kính. Vì thế tôi kết thúc bằng việc mời tất cả các vị đến ngày Vịt Chết. Mùng 5 tháng 6 hàng năm. Tầm 6 giờ kém 5 phút buổi chiều, chúng tôi cùng nhau đến bảo tàng tự nhiên ở Rotterdam, con vịt đi ra ngoài bảo tàng, và chúng tôi bàn luận về những phương thức mới để giúp ngăn chặn việc chim bay vào cửa sổ. Và có thể các bạn đã biết hoặc chưa biết, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra cái chết của các loài chim trên thế giới. Riêng ở Mỹ, 1 tỷ con chim đã chết vì bay đập vào những tòa nhà kính. Và khi kết thúc, chúng ta hãy đến một nhà hàng trung hoa và chúng ta sẽ có một bữa tối với vịt 6 món. Nên tôi hi vọng có thể gặp lại các bạn vào năm tới ở Rotterdam, Hà Lan, vào ngày Vịt Chết. Cảm ơn. (Vỗ tay) À, xin lỗi. Có thể cho tôi xin lại con vịt được không? (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu các bạn một loại phương tiện chạy bằng điện có trọng lượng nhẹ hơn một chiếc xe đạp và có thể mang theo bất kì đâu, có thể sạc với ổ cắm điện gắn tường bình thường trong 15 phút, và có thể chạy 1.000 km chỉ với khoảng 1 đôla tiền điện. Nhưng khi tôi nói đến từ phương tiện chạy bằng điện, người ta nghĩ đến xe cộ. Người ta nghĩ đến xe hơi, xe mô tô, xe đạp, và những phương tiện chúng ta vẫn dùng hằng ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó từ một khía cạnh khác, bạn có thể tạo ra những điều thú vị hơn, nhiều khái niệm mới lạ hơn. Vì thế chúng tôi đã làm ra một vài thứ Tôi có một vài mẫu trong túi đây. Đây là một động cơ. Động cơ này đủ mạnh để đưa bạn lên tận đồi San Francisco với vận tốc 20 dặm một giờ, khoảng 30km/h, và cục pin này, cục pin ở đây có năng lượng để chạy 6 dặm hay 10 km, đủ để cung cấp cho một nửa những chuyến xe hơi ở trong nước Mỹ. Nhưng điều tuyệt vời nhất về những thành phần này là chúng tôi mua chúng tại các tiệm đồ chơi. Chúng lấy từ những thiết bị điều khiển máy bay từ xa. và chúng vẫn còn dùng tốt đến nổi nếu bạn nghĩ đến phương tiện theo một cách hơi khác bạn có thể thay đổi nhiều thứ. Cho nên hôm nay tôi sẽ chỉ cho các bạn một ví dụ về cách sử dụng nó. Xin hãy chú ý không chỉ vào những điều thú vị của nó, mà còn về tính di dộng đi kèm với nó có thể thay đổi hoàn toàn cách bạn tiếp xúc với một thành phố như San Francisco. (Âm nhạc) [6 dặm] [Vận tốc cao nhất lên đến 20mph] [Đang leo lên đồi] [Thắng tái tạo năng lượng] (Tiếng vỗ tay) (tiếng chúc mừng) Chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy những gì nó có thể làm. Nó thực sự cơ động. Bạn có một bộ điều khiển từ xa trên tay, nên bạn sẽ khá dễ dàng để kiểm soát tăng tốc, thắng, quay ngược lại nếu bạn muốn, và thắng. Một điểm nổi bật nữa đó là nó rất nhẹ. Tôi muốn nói rằng, một vật mà bạn có thể cầm và đem theo bất kì nơi đâu bạn đến. Tôi sẽ cho bạn thấy một trong những sự thật hấp dẫn nhất về công nghệ này và những loại phương tiện như thế này. Năng lượng mà nó sử dụng chỉ bằng 1/20 năng lượng khi bạn di chuyển bằng xe ô tô trên mỗi dặm hay 1 km, điều đó có nghĩa nó không chỉ sạc nhanh và rất rẻ để tạo ra nó, mà nó còn giảm ảnh hưởng trong việc sử dụng năng lượng về mặt phương tiện đi lại. Do đó, thay vì tìm kiếm một lượng năng lượng lớn cần thiết cho mỗi người trong căn phòng này để đi vòng quanh thành phố, bây giờ bạn chỉ cần một lượng nhỏ hơn nhiều và một sự vận chuyển mang tính bền vững hơn. Lần sau khi nghĩ về một phương tiện, tôi hy vọng, giống như chúng tôi, các bạn sẽ nghĩ về điều gì đó mới hơn. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi là giảng viên dạy Cơ khí tại Đại học Pennsylvania, sở thích của tôi là nhiếp ảnh. Khi đi du lịch vòng quanh thế giới, tôi thích chụp những bức ảnh như thế này, chúng giúp tôi ghi nhớ mọi điều đẹp đẽ và thú vị mà tôi đã gặp. Nhưng điều tôi không thể làm là lưu lại và chia sẻ cái cảm giác khi chạm vào những thứ đó. Cảm giác đó rât tuyệt vời, vì xúc giác rất quan trọng đối với bạn. Nó có mặt trong mọi tương tác vật lý diễn ra hằng ngày, mọi hành động, mọi điều bạn làm trong cuộc sống. Việc nghiên cứu xúc giác thực sự rất thú vị. Xúc giác được chia làm hai dạng. Loại thứ nhất là Cảm giác tiếp xúc, thứ bạn cảm thấy trên da của mình. Loại thứ hai là Cảm giác vận động. Chúng liên quan đến tư thế và chuyển động của cơ thể, và các lực tác động tới bạn. Việc bạn kết hợp tốt cả hai loại cảm giác này giúp bạn nhận thức các tương tác vật lý xảy ra với mình và nhận biết khi chạm vào một vật: đó là viên đá, con mèo, con thỏ, hay thứ gì khác? Với tư cách một kỹ sư, Tôi thực sự hứng thú và rất khâm phục sự linh hoạt của đôi tay loài người. Và tôi thực sự tò mò về cách ta có thể cải tiến công nghệ để tận dụng tối đa khả năng của con người với xúc giác của mình. Liệu tôi có thể cải tiến giao diện làm việc của máy móc để giúp các bạn tận dụng xúc giác của mình không? Điều đó hoàn toàn khả thi, và đó chính là trọng tâm của môn khoa học về xúc giác, lĩnh vực tôi đang nghiên cứu. Chúng liên quan đến công nghệ tương tác qua xúc giác. Cách nó hoạt động là, khi bạn chuyển động thân thể trong không gian, là một kỹ sư, tôi có thể tạo ra hệ thống đo đạc các chuyển động đó, và kích thích xúc giác của bạn, chúng rất giống thật, giống hệt những gì bạn cảm nhận trên thực tế. Tôi có thể làm bạn có cảm giác như đang chạm vào thứ gì đó thậm chí cả khi chẳng có gì ở đó cả. Sau đây là ba ví dụ được thực hiện tại phòng nghiên cứu của tôi ở Pennsylvania. Điều đầu tiên liên quan tới vấn đề tôi đã đề cập ở trên, về cách ta cảm nhận khi chạm vào đồ vật và ghi nhớ những cảm giác đó. Phương pháp tôi giải quyết bài toán này là tạo ra một vật dụng cầm tay chứa rất nhiều cảm biến: một cảm biến lực giúp chúng tôi đo cường độ của tác động; một cảm biến chuyển động giúp tái tạo đúng cách bạn di chuyển nó; một cảm biến rung và một gia tốc kế phát hiện sự thay đổi quỹ đạo của dụng cụ trên tay bạn, điều đó giúp bạn biết đó là miếng vải bạt mà không phải miếng lụa hoặc thứ gì khác. Số liệu có từ các tương tác đó sẽ được ghi lại. Đây là mười giây số liệu. Bạn có thể thấy các rung động thay đổi liên tục tuỳ theo sự di chuyển của bạn. Sau đó chúng tôi kết hợp chúng và tạo ra mô hình toán học và lập trình chúng vào một chiếc máy tính bảng, vậy nên khi bạn dùng chiếc bút đó chạm vào màn hình, một động cơ dây được chứa trong chiếc hộp màu trắng đó sẽ tạo ra các rung động khiến bạn có cảm giác như bạn đang chạm vào một vật thật, hệt như bạn đang chạm hay xoay bút quanh một tấm vải bạt. Chúng tôi tạo được các chuyển động phức tạp. Chúng tôi làm được điều đó trên mọi chất liệu và chúng rất thú vị. Chúng tôi gọi nó là Ngành khoa học về mô phỏng xúc giác. Tôi nghĩ nó sẽ được ứng dụng trong nhiều mặt như mua sắm trên mạng, hoặc việc tham quan bảo tàng ảo, thường bạn sẽ không được chạm vào hiện vật trong bảo tàng, nhưng vẫn muốn làm điều đó. Ví dụ thứ hai, tôi muốn nói về sự hợp tác của mình với Tiến sĩ Margrit Maggio ở Học viện Nha khoa Penn. Một phần công việc của cô là đào tạo nha sĩ về cách phát hiện vị trí ổ sâu răng của bệnh nhân. Họ chắc chắn sẽ dùng tia X, nhưng phần lớn chẩn đoán của họ chỉ dựa vào cảm giác khi họ dùng dụng cụ để khám trực tiếp răng bạn. Họ khám rất kỹ răng bạn. Nếu họ thấy chiếc răng đó thực sự chắc, tức nó không có vấn đề gì; nhưng nếu nó hơi mềm và dính, đó sẽ là dấu hiệu của men răng đang phân huỷ. Các nha sĩ mới vào nghề sẽ rất khó làm những chẩn đoán kiểu đó vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Và bạn muốn họ học được điều đó trước khi họ thực hành trên các bệnh nhân thật. Vậy nên chúng tôi đã lắp một gia tốc kế vào chiếc máy khám răng, và ghi lại cảm giác của Tiến sĩ Maggio khi cô ấy chạm các loại răng khác nhau. Và chúng được phát lại dưới dạng một video kèm theo kênh xúc giác nữa, bạn được cảm nhận bằng cả thính giác lẫn xúc giác. tạo ra cảm giác như thật nhờ bộ phận giả lập đó. Bạn có cảm giác y hệt như các nha sĩ khi họ thực hành và tập chẩn đoán. Đây là một ví dụ. Chiếc răng này trông không ổn lắm đúng không? Nó xuất hiện nhiều vết ố màu nâu. Bạn sẽ nghĩ rằng, "Ta cần trám chiếc răng này ngay." Nhưng nếu chú ý vào cảm giác nó gây ra, bạn thấy rằng chiếc răng đó rất chắc chắn, vậy nên bệnh nhân này không cần trám răng. Các nha sĩ cần chẩn đoán dựa trên những điều như vậy, và tôi nghĩ loại công nghệ mới này có rất nhiều tiềm năng trong nhiều mặt của đào tạo y khoa vì chúng rất dễ thực hiện và giúp các bác sĩ thực sự trải nghiệm các cảm giác ngoài thực tế. Nó cũng giúp các trò chơi thêm phần thú vị nhờ sự tương tác và tính thực tế nhờ chính các cảm giác của bạn. Cuối cùng, tôi muốn nói đến ứng dụng trong việc hỗ trợ con người vận động. Nếu các bạn từng học chơi thể thao, ví dụ lướt ván, làm thế nào để bạn chơi tốt hơn? Bạn phải luyện tập. Bạn phải tập chăm chỉ, đúng không? Được chỉ dẫn và sửa chữa từ các huấn luyện viên, và cải thiện các động tác của mình. Ta có thể dùng máy tính để giúp quá trình đó thêm phần hiệu quả và thú vị. Chẳng hạn, tôi đã có sẵn sáu động tác tay mà tôi muốn bạn phải học, bạn có thể đến phòng thí nghiệm ở Penn và thử hệ thống của chúng tôi. Chúng tôi dùng cảm biến để theo dõi chuyển động của bạn và dựng mô hình, cũng như gợi ý về cách chuyển động và chỉ dẫn trực tiếp trên tay bạn bằng một đôi băng tay được gắn cơ cấu chuyển động giúp bạn di chuyển tay. Tổng hợp lại, khi bạn đang bắt chước động tác, nếu bạn làm chưa đúng, chẳng hạn tay bạn hơi cao quá, các cơ cấu sẽ tác động lên da tay bạn giúp bạn biết bạn cần đưa tay xuống, gần giống như một huấn luyện viên đang hướng dẫn bạn cách làm chủ các động tác này nhanh hơn và sửa chữa chúng chính xác hơn. Chúng tôi đã phát triển chúng ở ngành hồi sức sau tai biến, nhưng tôi nghĩ vẫn còn nhiều ứng dụng khác, chẳng hạn trong việc huấn luyện khiêu vũ hoặc các bộ môn thể thao. Giờ bạn đã hiểu hơn về ngành khoa học về xúc giác này, tôi nghĩ nó sẽ phổ biến hơn trong vài năm tới. Tôi đã cho bạn thấy ba ví dụ. Tôi muốn dành ít thời gian để cảm ơn các sinh viên tuyệt vời đã làm việc với tôi ở Viện nghiên cứu và các cộng sự. Họ là một đội tuyệt vời. Rất cám ơn sự chú ý của các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói một chút về vấn đề lao động và việc làm. Khi chúng ta nghĩ về việc con người làm việc như thế nào, trực giác ngây thơ mà chúng ta có đó là con người giống như những con chuột trong một mê cung-- thứ mà tất cả mọi người quan tâm đến là tiền, và giây phút chúng ta cho người khác tiền, chúng ta có thể chỉ cho họ làm việc theo cách này, chúng ta có thể chỉ cho họ làm việc theo cách khác. Đây là lý do tại sao chúng ta thưởng cho các giám đốc ngân hàng và trả tiền cho tất cả các công việc đó. Và chúng ta thực sự có quan điểm vô cùng đơn giản này về việc tại sao con người làm việc và thị trường lao động trông như thế nào. Ngay lúc này, nếu các bạn nghĩ về điều đó, có tất cả các dạng hành vi kỳ lại trên thế giới xung quanh chúng ta. Hãy nghĩ về một việc gì đó như trèo núi và leo núi. Nếu bạn đọc sách về những người leo núi, những ngọn núi khó leo, bạn có nghĩ rằng những quyển sách đó chan chứa những phút giây vui vẻ và hạnh phúc? Không, chúng toàn là đau khổ. Thực tế, tất cả đều là vì sự tê cóng và khó khăn để cất bước và sự khó thở-- lạnh giá, những hoàn cảnh đầy thách thức. Và nếu con người chỉ cố gắng để hạnh phúc, giây phút mà họ leo lên đến đỉnh, họ sẽ nói, "Đây là một sai lầm khủng khiếp. Tôi sẽ không bao giờ làm lại nữa." (Cười) "Thay vào đó, hãy để tôi ngồi trên một bãi biển nào đó uống mojitos." Nhưng thay vào đó, người ta đi xuống, và sau khi hồi phục, người ta lại leo lên tiếp. Và nếu bạn nghĩ về việc leo núi như một ví dụ, nó sẽ gợi ý cho bạn về tất cả những điều khác. Nó gợi ý rằng chúng ta quan tâm tới việc đạt đến đích, đển đỉnh cao. Nó gợi ý rằng chúng ta quan tâm tới sự đấu tranh, tới thách thức. Nó gợi ý rằng có tất cả các thứ khác thúc đẩy chúng ta làm việc và hành xử bằng tất cả mọi cách. Và đối với cá nhân tôi, tôi đã bắt đầu nghĩ về điều này sau khi một sinh viên đến gặp tôi. Đây là một trong số các sinh viên của tôi vài năm trước. Và một ngày cậu ta quay trở lại trường. Và cậu ta kể với tôi câu chuyện này: Cậu ta nói rằng cậu ta đã làm một bản thuyết trình Power Point trong hơn hai tuần. Cậu ta đang làm việc cho một ngân hàng lớn. Bản thuyết trình để chuẩn bị cho một vụ mua bán và sáp nhập. Và cậu ta đã mất nhiều công sức để làm bản thuyết trình này-- các đồ thị, bảng biểu, thông tin. Cậu ta thức khuya hàng đêm. Và ngày trước hạn chót, cậu ta gửi bản thuyết trình Power Point cho sếp cậu ta, và người sếp đã phản hồi và nói rằng, "Bản thuyết trình tốt, nhưng phần sáp nhập bị hủy bỏ." Và anh chàng hoàn toàn chán nản. Tại thời điểm cậu ta đang làm việc, cậu ta thực sự khá hạnh phúc. Hàng đêm cậu ta tận hưởng công việc của mình, cậu ta đi ngủ muộn, cậu ta muốn làm bản thuyết trình thật hoàn hảo. Nhưng biết rằng việc sẽ không ai có thể xem làm cho cậu ta chán nản. Như vậy tôi bắt đầu nghĩ về việc làm thế nào để chúng ta thử nghiệm ý tưởng về thành quả lao động của chúng ta Và để bắt đầu, chúng tôi đã làm một thử nghiệm nhỏ trong đó chúng tôi đưa đồ chơi xếp hình Lego cho mọi người, và yêu cầu họ xếp chúng. Và với một số người khác, chúng tôi đưa họ Lego và chúng tôi hỏi họ, "Này, bạn có muốn lắp một mô hình Bionicle này để lấy 3 đô la không? Chúng tôi sẽ trả cho bạn 3 đô la để làm nó." Và những người đó đồng ý, và họ xếp hình Lego. Và khi họ làm xong, chúng tôi lấy nó, chúng tôi cất nó ở dưới bàn, và chúng tôi nói, "Bạn có muốn làm một cái khác với 2,70 đô la không?" Nếu họ đồng ý, chúng tôi đưa cho họ một cái khác. Và khi họ làm xong, chúng tôi hỏi họ, "Bạn có muốn làm một cái khác không?" để lấy, 2,40 đô, 2,10 đô, vân vân, cho tới khi một số người nói, "Không làm nữa. Nó không đáng giá với tôi." Điều này là cái mà chúng tôi gọi là điều kiện có nghĩa. Người ta xếp một mô hình Bionicle sau mỗi một cái khác. Sau khi họ làm xong mỗi cái, chúng tôi cho chúng xuống dưới bàn, Và chúng tôi nói với họ vào cuối buổi thử nghiệm rằng, chúng tôi sẽ lấy tất cả các mô hình Bionicles, chúng tôi sẽ tháo tất cả chúng ra, chúng tôi sẽ cho chúng vào lại các hộp, và chúng tôi sẽ sử dụng chúng cho những người tham gia thử nghiệm tiếp theo. Có một điều kiện khác. Điều kiện này được lấy cảm hứng từ David, sinh viên của tôi. Và điều kiện khác này chúng tôi gọi là điều kiện Sisyphic Và nếu như bạn còn nhớ về câu chuyện Sisyphus, Sisyphus đã bị các vị thần trừng phạt phải đẩy đá lên trên ngọn đồi, và khi Sisyphus gần tới đích, tảng đá lăn tròn xuống, và Sisyphus phải bắt đầu lại từ đầu. Và bạn có thể nghĩ về điều này như là bản chất của việc làm vô ích. Bạn có thể tưởng tượng rằng nếu Sisyphus đẩy tảng đá trên những ngọn đồi khác, ít nhất ông ấy còn có được cảm giác tiến bộ. Cũng như vậy, nếu bạn xem một bộ phim về nhà tù, có một cách mà thỉnh thoảng các lính canh tra tấn các tù nhân đó là yêu cầu họ đào một cái hố và khi tù nhân làm xong, họ yêu cầu người tù đó lấp đầy cái hố lại và đào lại lần nữa. Có điều gì đó về phiên bản mang tính chu kỳ này về việc làm một thứ lặp đi lặp lại dường như đang tước bỏ đi động cơ làm việc một cách tỉ mỉ. Vì thế điều kiện thứ hai của thử nghiệm này chính xác là những gì mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã hỏi mọi người, "Bạn có muốn lắp một mô hình Bionicle để lấy 3 đô la không?" Và nếu họ nói có, họ lắp chúng. Sau đó chúng tôi hỏi họ, "Bạn có muốn lắp một cái khác với $2,70 không?" Và nếu họ đồng ý, chúng tôi đưa cho họ một cái mới, và khi họ đang lắp ráp chúng, chúng tôi để mô hình mà họ vừa lắp xong sang một một bên. Và khi họ làm xong, chúng tôi hỏi, "Bạn có muốn làm một cái khác, lần này ít hơn 30 xen không?" Và nếu họ nói có, chúng tôi đưa cho họ mô hình họ đã lắp xong và chúng tôi đã tháo ra. Vì vậy đây là một chu kỳ vô tận của việc họ lắp ráp và chúng tôi tháo dỡ ngay trước mắt họ. Bây giờ điều gì sẽ xảy ra nếu các so sánh hai điều kiện này? Điều kiện thứ nhất xảy ra đó là người ta lắp nhiều mô hình Bionicles hơn-- họ đã lắp được 11 so với 7-- trong tình huống ý nghĩa trái ngược với tình huống Sisyphus. Và bằng cách này, chúng tôi có thể chỉ ra rằng điều này không có ý nghĩa lớn. Mọi người không phải chữa bệnh ung thư hay đang xây dựng cầu, Họ đang lắp ráp các mô hình Bionicle chỉ với vài cent. Và không chỉ có vậy, tất cả bọn họ đều biết rằng các mô hình Bionicle sẽ sớm bị tháo dỡ. Vì vậy không có cơ hội thật cho ý nghĩa lớn. Nhưng thậm chí ý nghĩa nhỏ nhất cũng tạo ra sự khác biệt. Bây giờ chúng tôi có một phiên bản thử nghiệm khác. Trong phiên bản thử nghiệm này, chúng tôi không đặt họ vào trong tình huống, chúng tôi chỉ miêu tả cho họ tình huống, nhiều như tôi đang miêu tả cho các bạn bây giờ, và chúng tôi hỏi họ đoán kết quả sẽ xảy ra như thế nào. Điều gì đã xảy ra? Người ta đã đoán đúng hướng nhưng không đúng tầm quan trọng. Những người chỉ được miêu tả thí nghiệm nói rằng trong điều kiện có ý nghĩa, người ta có thể làm thêm một mô hình Bionicle. Vì thế họ hiểu ý nghĩa là quan trọng, họ chỉ không hiểu tính chất trọng đại của sự quan trọng, mức độ mà nó là quan trọng. Có một phần dữ liệu khác mà chúng tôi nghiên cứu. Nếu bạn nghĩ về điều này, có một số người yêu xếp hình Legos và một số người thì không. Và bạn sẽ suy đoán rằng những người yêu Legos sẽ lắp ráp nhiều mô hình Legos hơn, thậm chí với ít tiền hơn, vì trên hết, họ có thêm nhiều niềm vui cho chính bản thân bạn. Và những người ít yêu thích Lego hơn sẽ lắp ráp ít hơn bởi vì niềm yêu thích họ nhận được ít hơn. Và đó thực sự là điều mà chúng tôi đã tìm thấy trong điều kiện có ý nghĩa. Có một tương quan tốt đẹp giữa tình yêu với Lego và khối lượng Lego mà mọi người lắp được. Điều gì đã xảy ra với điều kiện Sisyphic? Trong điều kiện tương quan là 0. Không có mối liên hệ giữa tình yêu với Lego và số lượng bao nhiêu Lego mà mọi người lắp được, điều này gợi ý cho tôi rằng cùng với thao tác tháo dỡ mọi thứ trước mắt mọi người, về cơ bản chúng tôi đã phá vỡ niềm vui mà họ có được từ hoạt động này. Về cơ bản chúng tôi đã loại trừ nó. Ngay sau khi toi hoàn thành cuộc thử nghiệm này, tôi đã đến nói chuyện với một công ty phần mềm lớn ở Seattle. Tôi không thể nói với các bạn tên công ty đó, nhưng họ là một công ty lớn ở Seattle. Và đây là một nhóm thuộc công ty phần mềm đó và được đặt ở một tòa nhà khác. Và công ty yêu cầu nhóm này cải tiến và tạo ra sản phẩm lớn tiếp theo cho công ty. Và vào tuần trước khi tôi xuất hiện, Giám đốc điều hành của công ty phần mềm lớn này đến gặp nhóm đó, 200 kỹ sư, và hủy dự án. Và tôi ở đó, đứng trước 200 con người thất vọng nhất mà tôi đã từng nói chuyện. Và tôi đã miêu tả cho họ những thí nghiệm về Lego, và họ nói rằng họ cảm thấy giống như họ vừa trải qua thí nghiệm đó. Và tôi hỏi họ, tôi nói, "Có bao nhiêu người trong số các bạn hôm nay đi làm muộn hơn bình thường?" Và tất cả họ giơ tay lên. Tôi nói, "Có bao nhiêu người trong số các bạn hôm nay về nhà sớm hơn thường lệ?" Và tất cả giơ tay lên. Tôi hỏi họ, "Có bao nhiêu người trong số các bạn bổ sung những thứ không chính đáng vào trong báo cáo chi tiêu?" Và họ đã không thực sự giơ tay lên, nhưng họ đưa tôi đi ăn tôi và chỉ cho tôi điều mà họ có thể làm với báo cáo chi tiêu. Và sau đó tôi hỏi họ, tôi nói, "Giám đốc điều hành có thể làm gì để các bạn không bị thất vọng?" Và họ đưa ra tất cả các loại ý tưởng. Họ nói rằng giám đốc điều hành nên yêu cầu họ báo cáo trước toàn bộ công ty về hành trình hơn hai năm qua của họ và về điều mà họ đã quyết định làm. Ông ấy nên yêu cầu họ nghĩ về việc những khía cạnh nào của công nghệ của họ có thể phù hợp với những phần khác của tổ chức. Ông ấy nên yêu cầu họ xây dựng một số mẫu thử nghiệm, một số mẫu thử nghiệm thế hệ tiếp theo, và nhìn thấy cách họ làm việc như thế nào. Nhưng có một điều là không có ý tưởng nào trong số này yêu cầu một số nỗ lực và động lực. Và tôi nghĩ rằng vị giám đốc điều hành về cơ bản không hiểu được tầm quan trọng của ý nghĩa. Nếu vị giám đốc điều hành đó, chỉ cần giống như những người tham gia thử nghiệm của chúng tôi, nghĩ rằng bản chất của ý nghĩa là không quan trọng, nên ông ấy không quan tâm. Và ông ấy nói với họ rằng, "Khi đó tôi hướng các bạn theo cách này, và bây giờ tôi đang hướng các bạn theo cách này, tất cả đều sẽ ổn." Nhưng nếu bạn hiểu ý nghĩa quan trọng như thế nào, thì bạn sẽ hiểu thật sự quan trọng như thế nào khi sử dụng thời gian, năng lượng và nỗ lực để khiến người khác quan tâm hơn tới điều mà họ đang làm. Cuộc thử nghiệm thứ hai hơi khác một chút. Chúng tôi lấy một tờ giấy với những chữ cái bất kỳ, và tôi yêu cầu họ tìm các cặp chứ cái giống với các chữ cái bên canh. Đó là nhiệm vụ. Và họ đã làm xong tờ thứ nhất. Và sau đó chúng tôi hỏi họ có muốn làm tờ tiếp theo với ít tiền hơn không và tờ giấy tiếp theo cũng với ít tiền hơn, và cứ tiếp tục như vậy. Và chúng tôi có ba điều kiện. Trong điều kiện thứ nhất, họ viết tên họ trên tờ giấy, tìm xong các cặp từ, đưa lại cho người thử nghiệm. Người thử nghiệm xem qua từ trên xuống dưới, nói "Ừm" và đặt lên chồng giấy bên cạnh họ. Trong điều kiện thứ hai, người tham gia không viết tên họ trên giấy. Người thử nghiệm nhìn thấy tờ giấy, lấy giấy, không nhìn vào nó, không xem qua nó, và chỉ đơn giản là đặt nó lên chồng giấy. Như vậy bạn lấy tờ giấy, bạn chỉ đặt nó sang một bên. Và trong điều kiện thứ ba, người thử nghiệm lấy tờ giấy và trực tiếp cho nó vào máy hủy giấy. Điều gì xảy ra trong cả ba điều kiện này? Trong biểu đồ này, tôi sẽ cho các bạn thấy họ dừng lại ở những tỷ lệ nào. Như vậy những con số thấp hơn có nghĩa là mọi người làm chăm chỉ hơn. Họ đã làm việc lâu hơn nhiều. Trong điều kiện được công nhận, họ làm tất cả cho đến khi xuống đến tận 15 cent. Tại tỷ giá 15 cent / giấy, về cơ bản họ đã dừng lại những nỗ lực của họ. Trong điều kiện máy xén giấy, tỷ lệ lớn gấp đôi -- 30 cent / giấy. Và về cơ bản đây là kết quả chúng tôi đã có trước đây. Bạn xóa sạch những nỗ lực, thành quả của họ, bạn khiến họ không cảm thấy vui vẻ với điều mà họ đang làm nữa. Nhưng nhân tiện, tôi phải chỉ ra rằng, trong điều kiện máy xén giấy, họ có thể đã lừa dối. Họ có thể đã không làm tốt công việc, bởi vì họ nhận ra rằng người ta sẽ chỉ xé nhỏ nó ra. Do đó có lẽ tờ giấy đầu tiên bạn sẽ làm tốt nhất, nhưng sau đó bạn nhìn thấy không ai thực sự kiểm tra nó cả, nên bạn có thể làm nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn. Vì vậy, thực tế là trong điều kiện có máy xén giấy, họ có thể đã bàn giao nhiều thành phẩm hơn và nhận nhiều tiền hơn và nỗ lực ít hơn. Nhưng trong điều kiện bị bỏ qua thì thế nào? Liệu điều kiện bị bỏ qua sẽ giống điều kiện được ghi nhận hay điều kiện có máy xén giấy, hoặc là ở nơi nào đó ở giữa? Hóa ra nó gần giống với điều kiện máy xén giấy.. Bây giờ thì có cả tin tốt và tin xấu ở đây. Tin xấu là việc phớt lờ hiệu quả làm việc của người khác cũng tồi tệ gần giống như xé vụn nỗ lực của họ ngay trước mắt họ. Việc phớt lờ cho bạn cả một cách để ra khỏi đó. Tin tốt là bằng việc nhìn một cách đơn giản vào một thứ gì đó mà người ta có, xem qua nó nói rằng "ừm," có vẻ hiệu quả hơn để cải thiện một cách đáng kể động lực của họ. Như thế tin tốt là việc bổ sung động lực có vẻ không khó khăn lắm. Tin xấu là việc loại trừ động lực có vẻ lại vô cùng dễ dàng, và nếu chúng ta nghĩ về nó một cách cẩn thận, chúng ta có thể vượt qua được. Vì vậy tất cả là điều kiện của động lực tiêu cực hoặc loại trừ động lực tiêu cực. Phần tiếp theo tôi muốn chỉ cho các bạn đó là một vài điều về động lực tích cực. Có một cửa hàng ở Mỹ được gọi là IKEA. Và IKEA là một cửa hàng với nhiều loại đồ nội thất cần nhiều thời gian lắp ráp. (Cười) và tôi không biết các bạn thế nào, nhưng tất cả những lần tôi lắp một trong những thứ đó, tôi mất rất nhiều thời gian, mất rất nhiều nỗ lực, nó khó hiểu hơn rất nhiều. Tôi lắp đặt sai các thứ. Tôi không thể nói tôi vui vẻ với những miếng đồ đó. Tôi không thể nói rằng tôi thích thú với quá trình đó. Nhưng khi tôi làm xong, tôi có vẻ thích những miếng đồ nội thất IKEA nhiều hơn là những thứ khác. Và có một câu chuyện cổ về việc trộn bánh. Trong thập niên 40, khi họ bắt đầu trộn bánh, họ sẽ lấy bột và họ sẽ đặt nó trong một cái hộp, và họ hỏi các bà vợ của họ về việc đổ bột vào, quấy một chút nước vào, trộn lên, cho vào trong lò nướng, và -- thì đấy! -- bạn đã có bánh. Nhưng hóa ra việc này rất không phổ biến. Người ta đã không còn muốn chúng. Và họ nghĩ về tất cả những dạng lý do cho điều đó. Có lẽ là vị không ngon. Không, vị rất tuyệt. Điều mà họ nhận ra đó là đã không có đủ nỗ lực. Rất dễ dàng để ai đó mang một cái bánh đến cho các vị khách và nói rằng, "Đây là bánh của tôi." Không, không, không, đó là bánh của một ai đó. Như thể là bạn đã mua nó ở cửa hàng. Nó không có cảm giác như là của bạn. Như vậy họ sẽ làm gì? Họ đã lấy trứng và sữa ra khỏi bột. (Cười) Bây giờ bạn phải đập trứng và thêm vào. Bạn phải đo lượng sữa, cho sữa vào, trộn lên. Bây giờ nó là bánh của bạn. Bây giờ tất cả mọi thứ đều ổn. (Vỗ tay) Bây giờ tôi nghĩ hơi giống với nỗ lực IKEA, bằng việc để người ta làm việc chăm chỉ, họ thực sự đã khiến bản thân họ yêu thích điều mà họ đang làm ở một mức độ cao hơn. Như thế thì làm thế nào để chúng tôi trả lời câu hỏi này bằng thực nghiệm? Chúng tôi yêu cầu mọi người xếp hình origami. Chúng tôi cho họ chỉ dẫn làm thế nào để tạo ra một hình origami, và chúng tôi cho họ một tờ giấy. Và họ đều là những người mới làm, và họ gấp những hình thù thực sự khá xấu xí-- không cái nào giống một con ếch hay một cái cần cẩu. Nhưng sau đó chúng tôi nói chuyện với họ, chúng tôi nói, "Hãy xem này, hình origami này thực sự thuộc về chúng tôi. Bạn đã làm việc cho chúng tôi, nhưng tôi sẽ nói với bạn điều này, chúng tôi sẽ bán nó cho bạn. Bạn muốn chúng tôi trả cho bạn bao nhiêu tiền?" Và chúng tôi đánh giá việc họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho hình xếp đó. Và chúng tôi có hai dạng người. Chúng tôi có những người đã xếp hình, và chúng tôi có những người không xếp hình và chỉ nhìn vào nó như một người quan sát bên ngoài. Và điều chúng tôi tìm ra đó là những người xếp hình nghĩ rằng đó là những hình xếp origami đẹp, và họ sẵn sàng trả giá cho chúng đắt gấp năm lần những người chỉ đánh giá chúng bên ngoài. Bây giờ bạn có thể nói rằng, nếu bạn là một người xếp hình, bạn có nghĩ rằng, "Ồ, tôi yêu hình xếp origami này, nhưng tôi biết rằng sẽ chẳng có ai khác thích nó?" Hay bạn có nghĩ rằng, "Tôi yêu hình origami này, và tất cả những người khác cũng sẽ thích nó?" Câu nào trong số hai câu trả lời này là đúng? Hóa ra những người xếp hình không chỉ yêu hình xếp origami nhiều hơn, mà họ còn nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ nhìn thấy thế giới theo quan điểm của họ. Họ nghĩ rằng tất cả mọi người cũng sẽ yêu thích nó. Trong phiên bản thử nghiệm tiếp theo, chúng tôi đã thử với những hiệu ứng IKEA. Chúng tôi cố gắng làm cho nó khó hơn. Chúng tôi đưa cho một số người nhiệm vụ giống nhau. Với một số chúng tôi làm cho khó hơn bằng việc giấu chỉ dẫn đi. Và phía trên tờ giấy, chúng tôi có một vài bảng chỉ dẫn cách gấp origami. Với một số người chúng tôi chỉ cần bỏ chỉ dẫn đó đi. Như thế bây giờ thật sự khó khăn. Điều gì đã xảy ra? Ồ, theo một cách khách quan, các hình origami bây giờ xấu hơn, khó làm hơn. Bây giờ khi chúng tôi nhìn vào hình origami dễ, chúng tôi thấy cùng một điều: người xếp hình thích nó nhiều hơn, người đánh giá thích nó ít hơn. Khi bạn nhìn vào những chỉ dẫn khó, nỗ lực lớn hơn. Tại sao? Bởi vì bây giờ người xếp hình thậm chí còn thích nó nhiều hơn. Họ đặt tất cả nỗ lực vào nó. Và người đánh giá? Họ thậm chí còn ít thích nó hơn. Bởi vì thực tế là nó thậm chí còn xấu hơn bản thử nghiệm đầu. tất nhiên, điều này cho các bạn biết một vài điều về cách chúng ta đánh giá mọi việc. Bây giờ hãy nghĩ về lũ trẻ. Hãy tưởng tượng rằng tôi hỏi bạn, "Bạn sẽ bán các con của bạn với giá bao nhiêu?" Các kỷ niệm của bạn và các tổ chức và vân vân. Hầu hết mọi người nói rất, rất nhiều tiền -- vào những ngày tốt. (Cười) Nhưng hãy tưởng tượng điều này hơi khác một chút. Hãy tưởng tượng nếu bạn không có con, và một ngày bạn đi đến công viên và gặp một vài đứa trẻ, và chúng trông như các con của bạn vậy. Và bạn chơi với chúng khoảng vài tiếng. Và khi bạn chuẩn bị đi, cha mẹ chúng nói, Này, nhân đây, chỉ trước khi anh đi, nếu anh thích, anh có thể mua chúng." (Cười) Bây giờ bạn muốn trả bao nhiêu tiền để mua chúng? Hầu hết mọi người nói không nhiều lắm. Và đây là bởi vì các con của chúng ta rất có giá trị, không chỉ bởi vì chúng là ai, nhưng bởi vì chúng ta, bởi vì chúng kết nối với chúng ta và bởi vì thời gian và sự kết nối. Và nhân đây, nếu bạn nghĩ rằng các chỉ dẫn IKEA không tốt, hãy nghĩ về các chỉ dẫn đi kèm với trẻ con. Điều này thực sự khó khăn. (Cười) Nhân tiện, đây là các con tôi, tất nhiên, rất tuyệt vời và vân vân. Chúng mang tới cho các bạn một điều nữa, đó là, giống như những người xếp hình của chúng tôi, khi họ nhìn vào sinh vật mà họ sáng tạo ra, chúng ta không thấy được rằng những người khác không nhìn theo cách của chúng ta. Hãy để tôi nói thêm một điều cuối cùng. Nếu bạn nghĩ về Adam Smith với Karl Marx, Adam Smith có các khái niệm rất quan trọng của tính hiệu quả. Ông ấy đã đưa ra ví dụ về một nhà máy sản xuất đinh ghim. Ông ấy nói rằng đinh ghim cần 12 bước sản xuất khác nhau, và nếu một người làm cả 12 bước, năng suất sẽ rất thấp. Nhưng nếu bạn để một người làm bước một và một người làm bước hai, bước ba và cứ thế, năng suất sẽ tăng lên rất nhiều. Và quả thật, đây là một ví dụ tuyệt vời và là lý luận của cuộc Cách mạng Công nghiệp và tính hiệu quả. Mặt khác, Karl Marx, nói rằng việc chuyển nhượng lao động là vô cùng quan trọng trong việc mọi người nghĩ thế nào về mối quan hệ với việc mà họ đang làm. Và nếu bạn làm cả 12 bước, bạn quan tâm đến cái đinh ghim hơn. Nhưng nếu bạn chỉ làm một bước mọi lúc, có lẽ bạn không quan tâm nhiều. Và tôi nghĩ rằng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, Adam Smith chính xác hơn Karl Marx, nhưng sự thật là chúng ta đã xoay chuyển và bây giờ chúng ta đang ở trong nền công nghiệp tri thức. Và bạn có thể tự hỏi bản thân, điều gì xảy ra trong nền công nghiệp tri thức? Liệu tính hiệu quả vẫn còn quan trọng hơn ý nghĩa không? Tôi nghĩ câu trả lời là không. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta chuyển đến các tình huống người ta phải tự quyết định về việc nỗ lực, chú ý, quan tâm như thế nào, họ cảm thấy kết nối như thế nào, họ có đang nghĩ về lao động trên đường đi làm hay khi đang tắm và vân vân không, hoàn toàn bất ngờ Marx có nhiều điều để nói với chúng ta hơn. Vì vậy khi chúng ta nghĩ về lao động, chúng ta thường nghĩ về động lực và thù lao như những thứ giống nhau, nhưng sự thật là chúng ta có lẽ nên thêm tất cả những điều khác vào-- ý nghĩa, sự sáng tạo, thách thức, sở hữu, bản sắc, lòng tự trọng, v.v. Và tin tốt là nếu chúng ta cho tất cả các nhân tố này vào một, và nghĩ về chúng, chúng ta tạo ra ý nghĩa, lòng tự trọng và động lực của chúng ta như thế nào, và làm thế nào để chúng ta làm việc đó tại nơi làm việc và cho các nhân viên của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta nên để mọi người hữu ích hơn và hạnh phúc hơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là tôi khi đang làm một mô hình trong 6 tiếng Đây là việc làm lao động nô lệ cho chính dự án của mình Điều này thực sự trông giống như dạng tự làm và các hoạt động sản xuất Và đây cũng là điều tương tự với thế giới xây dựng và sản xuất hôm nay với các kỹ thuật lắp ráp cưỡng chế. Và đây chính xác là lý do tại sao tôi bắt đầu nghiên cứu làm thế nào để lập trình các vật liệu vật chất để tự lắp ráp Tuy nhiên có một thế giới khác. Ngày hôm nay tại tầm vĩ mô và mức na-nô, có một cuộc cách mạng chưa từng có đang xảy ra Và đây là cơ hội cho việc lập trình các vật liệu vật chất và sinh học để thay đổi hình dạng, thay đổi thuộc tính và thậm chí tính toán được cả bề ngoài của vật liệu silicon Thậm chí có cả một phần mềm gọi là Cadnano cho phép chúng ta thiết kế những hình ảnh 3 chiều giống như là một con rô-bốt nano hoặc là một hệ thống phân phối thuốc và sử dụng ADN để tự lắp ráp những cấu trúc chức năng Nhưng nếu chúng ta nhìn với mức mắt người, có những vấn đề lớn không thể giải quyết được bằng các công nghệ na-nô này. Nếu chúng ta nhìn vào lĩnh vực xây dựng và sản xuất, có những hiệu suất thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và những kỹ thuật lao động quá mức. Về cơ sở hạ tầng, chúng ta hãy lấy một ví dụ. Về đường ống. Trong các đường ống nước, chúng ta có những đường ống cố định dung lượng mà đã cố định lưu lượng dòng chảy, ngoại trừ máy bơm và van đắt tiền. Chúng ta chôn chúng dưới đất Nếu có bất cứ điều gì thay đổi - nếu môi trường thay đổi nếu mặt đất chuyển dịch, hoặc thậm chí là những thay đổi theo nhu cầu-- chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu, đưa chúng lên và thay thế chúng. Do đó tôi muốn đề nghị rằng chúng ta có thể kết hợp hai thế giới này lại, rằng chúng ta có thể kết hợp thế giới của các vật liêu na-nô có thể lập trình với vât liệu(thông thường) với môi trường nhân tạo. Và tôi không có ý nói đến các máy móc tự động I không chỉ nói đến các máy móc thông minh có thể thay thế con người. Nhưng tôi muốn nói đến các vật liệu có khả năng lập trình để tự tạo. Và cái đó được gọi là tự lắp ráp, đó là một quá trình mà các bộ phận không được sắp đặt xây dựng nên một cấu trúc đã được sắp đặt thông qua các hoạt động tương tác nội bộ. Như vậy điều chúng ta cần là gì nếu chúng ta muốn làm việc này trên mức người? Chúng ta cần có một vài nguyên liệu đơn giản Nguyên liệu đầu tiên là các vật liệu và hình học, và cần phải kết hợp chặt chẽ với nguồn năng lượng. Và bạn có thể sử dụng năng lượng thụ động -- như là hơi nóng, sự khuấy động, khí nén, trọng lực, từ tính Và sau đó bạn cần các tương tác được thiết kế một cách thông minh. Và những tương tác này cho phép việc sửa các sai sót, và chúng cho phép các hình dạng đi từ dạng này đến dáng khác. Nên bây giờ tôi sẽ cho các bạn thấy một số dự án mà chúng tôi đã thực hiện, từ hệ thống một chiều, hai chiều, ba chiều- và thậm chí là từ hệ thống bốn chiều. Trong hệ thống một chiều-- đây là một dự án được gọi là protein tự gấp. Và ý tưởng là bạn lấy cấu trúc ba chiều của protein -- trong trường hợp này là protein Crambin bạn lấy cột trụ-- không có liên kết ngang, không có tương tác thuộc về môi trường-- và bạn bẻ gãy nó thành các chuỗi các phần nhỏ Và sau đó chúng ta nhúng đàn hồi. Và khi tôi ném vật này vào trong không khí và bắt nó, nó có cấu trúc ba chiều đầy đủ của protein, tất cả các tính chất phức tạp. Và điều này cho chúng tôi một mô hình hữu cơ của protein ba chiều và làm cách nào để nó gấp lại và tất cả những tính phức tạp của hình học. Do vậy chúng tôi có thể nghiên cứu nó như một mô hình vật lý trực quan. Và chúng tôi cũng đưa điều này vào hệ thống hai chiều-- để một tấm phẳng có thể tự gấp lại thành một cấu trúc ba chiều. Trong hệ thống 3 chiều, năm ngoái chúng tôi đã thực hiện một dự án tại TEDGlobal cùng với Autodesk và Arthur Olson chúng tôi đã xem xét các bộ phận tự điều khiển-- để các bộ phận riêng lẻ không liên kết sẵn có thể tự tìm đến với nhau. Và chúng tôi đã làm 500 lọ thủy tinh. Chúng có cấu trúc phân tử khác nhau bên trong và có màu sắc khác nhau có thể hòa trộn và phù hợp với nhau. Và chúng tôi đưa chúng đến cho tất cả các thành viên của TED. Và như vậy chúng trở thành những mô hình trực quan để có thể hiểu được cách làm thế nào các phân tử tự lắp ráp hoạt động trong quy mô con người. Đây là vi-rút gây bệnh bại liệt. Bạn lắc nó thật mạnh và nó bị gẫy ra. Và sau đó bạn lại lắc nó một cách ngẫu nhiên và nó bắt đầu tự sửa và xây dựng cấu trúc của nó. Và điều này chứng minh rằng thông qua năng lượng ngẫu nhiên, chúng ta có thể xây dựng những hình dạng không hề ngẫu nhiên. Thậm chí chúng tôi có thể chứng minh rằng chúng tôi có thể làm được điều này ở quy mô lớn hơn. Năm ngoái tại Hội thảo TED ở Long Beach, chúng tôi đã chế tạo một thiết bị lắp đặt có thể tạo ra các thiết bị lắp đặt khác. Ý tưởng là, liệu chúng tôi có thể tự lắp đặt các đồ vật nội thất hay không? Nên chúng tôi đã thiết kế một chiếc lồng xoay lớn, và mọi người có thể đến và xoay chiếc lồng xoay đó nhanh hơn hoặc chậm hơn, cung cấp năng lượng cho hệ thống và hiểu biết trực quan về việc tự lắp đặt hoạt động như thế nào và làm thế nào chúng ta có thể sử dụng chúng như việc xây dựng ở quy mô vĩ mô hoặc các kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Xin hãy nhớ rằng, tôi đã nói đến 4 chiều. Hôm nay là lần đầu tiên chúng tôi công bố một dự án mới, hợp tác với Stratasys, và được gọi là In 4D. Ý tưởng đằng sau của công nghệ in 4D là bạn phải có in 3D đa chất liệu-- để bạn có thể gửi các chất liệu khác nhau-- và bạn thêm vào một năng lực mới, đó là sự biến đổi, ngay lập tức, những phần có thể tự biến đổi trực tiếp từ hình dạng này sang một hình dạng khác. Và điều này giống như người máy không có dây điện hoặc động cơ. Nên bạn có thể hoàn toàn in phần này, và nó có thể tự biến đổi thành một cái gì đó khác. Chúng tôi cũng đã hợp tác với Autodesk làm một phần mềm mà họ đang phát triển được gọi là Dự án Cyborg. Và nó cho phép chúng tôi mô phỏng hành vi tự lắp ráp này và tối ưu hóa thời điểm những bộ phận đang tự gấp lại. Tuy nhiên điều quan trọng nhất đó là chúng tôi có thể sử dụng phần mềm tương tự để thiết kế hệ thống tự lắp ráp ở quy mô na-nô và hệ thống tự lắp ráp trên quy mô loài người. Đây là những phần được in với tính chất đa nguyên. Đây là bằng chứng đầu tiên. Một dây đơn được nhúng dưới nước đã hoàn toàn tự gấp lại thành chữ M I T Tôi đã thiên vị. Đây là một bộ phận khác, một dây đơn, được nhúng dưới một thùng nước lớn hơn và nó đã tự gấp lại thành một khối lập phương, một cấu trúc 3 chiều. Không có sự tương tác của con người. Và chúng tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên một chương trình và một sự biến đổi đã được nhúng trực tiếp vào bản thân các vật liệu. Và nó cũng chỉ có thể là kỹ thuật sản xuất cho phép chúng ta đem lại nhiều cơ sở hạ tầng thích ứng hơn trong tương lai. Tôi biết rằng có lẽ các bạn đang suy nghĩ, ok, rất tốt, nhưng làm thế nào chúng ta sử dụng bất cứ phần nào của chất liệu này cho môi trường xây dựng? Tôi đã bắt đầu ở một phòng thí nghiệm ở MIT, và nó được gọi là Phòng Thí Nghiệm Tự Lắp Ráp. Và chúng tôi sẵn sàng cố gắng để phát triển các vật liệu có thể lập trình được cho môi trường nhân tạo. Và chúng tôi nghĩ rằng có một số lĩnh vực then chốt có khá nhiều ứng dụng ngắn hạn. Một trong số đó là trong môi trường khắc nghiệt. Có những bối cảnh rất khó xây dựng, những kỹ thuật xây dựng hiện nay của chúng ta không làm gì được, quá lớn, quá nguy hiểm, đắt, quá nhiều phần. Và không gian là một ví dụ lớn. Chúng tôi đang cố gắng thiết kế một bối cảnh cho không gian nơi có những cấu trúc hoàn toàn có thể cấu hình lại và tự lắp ráp có thể đi từ hệ thống chức năng cao từ nơi này đến nơi khác. Chúng ta hãy quay lại cơ sở hạ tầng. Về cơ sở hạ tầng, chúng tôi đang làm việc với một công ty bên ngoài Boston được gọi là Geosyntec. Và chúng tôi đang phát triển một mô hình ống nước mới. Hãy tưởng tưởng rằng các đường ống nước có tểh mở rộng hay thu hẹp để thay đổi lưu lượng hay thay đổi tốc độ dòng chảy, hoặc thậm chí có thể uốn lượn như nhu động để tự chuyển động trong nước. Vì vậy đây không phải là những máy bơm hay van nước đắt tiền. Đây là ống nước hoàn toàn có thể tự lập trình và thích ứng. Vì thế hôm nay tôi muốn gợi các bạn nhớ tới những thực tế khắc nghiệt của việc lắp ráp trong thế giới của chúng ta. Đây là những thứ phức tạp với những bộ phận phức tạp có thể đến với nhau theo những cách phức tạp. Do đó tôi mong muốn được mời các bạn, những người đến từ bất cứ ngành công nghiệp nào tham gia với chúng tôi trong quá trình tái phát mình và tái tạo hình ảnh của thế giới, làm thế nào mọi thứ có thể tìm đến với nhau, từ mức na-nô đến tầm mắt người, vì vậy chúng ta có thể đi từ một thế giới như hiện nay đến một thế giới nhiều hơn thế. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hai tuần nữa, là kỷ niệm 9 năm kể từ ngày đầu tiên tôi bước chân vào game show Jeopardy thần thánh. 9 năm quả là một thời gian dài, và đã có cuộc thống kê nhân khẩu về Jeopardy rằng những người thấy tôi trên chương trình đầu tiên đó giờ đã chết. (Tiếng cười) (Jeopardy là một gameshow nổi tiếng của Mỹ) Nhưng không phải tất cả, một vài người vẫn còn đó. Đôi khi người ta vẫn nhận ra tôi tại siêu thị hoặc nơi nào đó. Những lúc như thế, tôi giống như ngài-biết-tuốt, nhưng con thuyền danh vọng đó giờ đã đi bỏ lại tôi. Dù tốt hay xấu thì tôi cũng được mọi người biết như một gã biết nhiều thứ kỳ quặc. Tôi không phàn nàn về việc đó. Tôi nghĩ nó giống như là một loại định mệnh, mặc dù tôi đã tốn nhiều năm vào những thứ không quan trọng đó. Chứ gì nữa, bạn dễ dàng nhận ra, ở tuổi teen nếu biết tên lót của Captain Kirk cũng không gây ấn tượng được gì với các cô nàng. (Tiếng cười) Và kết quả tôi đã giam mình làm ngài-biết-tuốt trong nhiều năm. Nhưng khi nhìn lại, bạn sẽ thấy tất cả vẫn còn đó. Tôi từng là một loại trẻ nhỏ chuyên quấy rầy bố và mẹ với những thứ hiện thực kỳ diệu mà mình vừa biết được -- sao chổi Haley hay mực ống khổng lồ, kích thước của chiếc bánh bí đỏ lớn nhất thế giới, đại loại như thế. Bây giờ thì tôi có một đứa nhóc 10 tuổi y như vậy. Và tôi đã biết việc đó phiền phức như thế nào, luật nhân quả báo ứng. (Tiếng cười) Tôi yêu các chương trình gameshow, hào hứng với chúng. Tôi nhớ mình đã khóc thế nào ngày đầu tiên đi mẫu giáo năm 1979 bởi vì, tuy rất thích đến trường, nhưng đến trường nghĩa là... tôi sẽ phải bỏ lỡ Hollywood Squares và Family Feud (những game show khác). Tôi rất nhớ chúng. Sau đó, những năm 80 khi Jeopardy phát sóng trở lại, Tôi nhớ mình đã chạy từ trường về nhà mỗi ngày để được xem nó. Đó là chương trình yêu thích của tôi, ngay cả trước khi nó đã giúp tôi... trả tiền nhà. Gia đình tôi sống ở nước ngoài, cha tôi làm việc ở Hàn Quốc chỗ đó chỉ có duy nhất một kênh truyền hình tiếng Anh. Đó là Armed Forces TV và nếu bạn không biết tiếng Hàn thì đó là kênh duy nhất bạn có. Đó là lý do tôi và những đứa bạn đều chạy về nhà mỗi ngày để xem Jeopardy. Tôi luôn là một thằng bé đam mê tìm hiểu những thứ xung quanh. Tôi nhớ từ những năm 80, tôi đã có thể chơi thắng bố mẹ tôi trò Trivia Pursuit (game như jeopardy) điều đó quả thật thích thú. Bạn sẽ có một cảm giác thông thái kỳ lạ khi bạn biết nhiều hơn bố mẹ bạn. Bạn biết những thông tin về Beatles mà bố bạn không biết, và bạn nghĩ, à ha, kiến thức thực sự là sức mạnh -- sức mạnh phải được phát huy đúng chỗ. Tôi chưa từng gặp cố vấn nghề nghiệp nào nghĩ rằng chuyện này là con đường sự nghiệp nghiêm túc, hay bạn có thể có chuyên ngành kiến thức chung chung hay trở thành một thí sinh thi game show chuyên nghiệp. Vậy nên tôi từ bỏ nó khi còn rất nhỏ. Tôi đã không nghĩ ra nghề phù hợp với kiến thức mà mình có. Tôi học ngành máy tính vì nghĩ nó là một thứ gì đó hay ho và tôi đã trở thành lập trình viên -- không phải là một người giỏi lắm không phải là một người đặc biệt hạnh phúc lắm cho đến khi tôi tham gia Jeopardy lần đầu năm 2004. Nhưng đó là những gì tôi làm. Và chuyện đó trớ trêu gấp bội -- nền tảng của tôi ngành máy tính -- vài năm sau đó, tôi nhớ là khoảng 2009 khi tôi nhận một cuộc gọi từ Jeopardy rằng: "Hơi sớm để thông báo, nhưng IBM nói với chúng tôi họ muốn tạo một siêu máy tính có thể đánh bại anh trong Jeopardy. Anh có sẵn sàng cho chuyện này không?" Lần đầu tôi nghe được chuyện lạ vậy. Dĩ nhiên là tôi đồng ý, vì một vài lý do. Thứ nhất, bởi vì được chơi Jeopardy luôn là khoảng thời gian tuyệt vời. Nó thú vị, nó hầu như là trò hay ho nhất mà bạn có thể chơi khi còn mặc quần. (Tiếng cười) Tôi sẽ chơi nó cho dù không được gì. May là họ không biết điều đó, nhưng tôi sẽ trở lại và chơi để lấy thêm phần thưởng cho Arby. Đơn giản là tôi yêu Jeopardy và luôn luôn như thế. Thứ hai, bởi vì tôi là một gã mọt sách trên máy tính và chuyện này có vẻ như có tương lai. Người ta đấu nhau với máy tính trong trong game shows là những gì tôi luôn tưởng tượng sẽ xảy ra trong tương lai và giờ thì tôi có thể dự phần vào chuyện đó. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ từ chối. Bởi vì lý do thứ 3 là tôi đã rất tự tin mình sẽ thắng. Tôi đã từng học vài lớp về trí tuệ nhân tạo. Tôi biết máy tính không thể làm được việc mà bạn cần làm để giành chiến thắng trong Jeopardy. Mọi người không nhận thức được khó khăn như thế nào để viết được một chương trình có thể đọc hiểu những manh mối mà Jeopardy đưa ra trong thứ ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Anh và hiểu được những hàm ý những từ đồng nghĩa, đồng thanh hay cách chơi chữ để giải được những ý nghĩa của manh mối. Những thứ một đứa bé 3 hay 4 tuổi có thể làm được, nhưng sẽ rất khó cho một cái máy tính. Tôi nghĩ sẽ như là một trò chơi trẻ con thôi. Vâng, tôi sẽ tiêu diệt cái máy tính và bảo vệ giống loài của tôi. (Tiếng cười) Nhưng năm tháng đi qua IBM đã chi hàng đống tiền bạc và nhân lực cho những bộ vi xử lý, tôi cập nhật những thông tin từ họ, và bắt đầu cảm thấy chút lo lắng. Tôi nhớ một bài báo khoa học về chuyện các phần mềm dùng để trả lời câu hỏi có một biểu đồ. Đó là một biểu đồ phân tán thể hiện khả năng trả lời trong Jeopardy, hơn 10 ngàn đốm tròn ở phía trên thể hiện những nhà vô địch Jeopardy với biểu hiện của họ trước những con số -- Tôi định nói câu hỏi được trả lời, nhưng câu trả lời được hỏi lại, tôi nghĩ những gợi ý cho câu hỏi -- đối đầu với độ chính xác của những câu trả lời. Đó là cấp độ xử lý nhất định mà máy tính phải đạt được. Đầu tiên, nó rất chậm. Không có một phần mềm nào có thể chiến thắng trong lĩnh vực rộng như thế này. Nhưng rồi bạn thấy biểu đồ bắt đầu đi lên. Và nó bắt đầu gần bằng với vị trí của những nhà vô địch. Tôi để ý phía góc trên bên phải nơi cạnh những đốm đen đã có một màu khác. Nghĩ xem đó là gì? "Những đốm đen đại diện cho 74 lần vô địch Jeopardy của Ken Jennings." Tôi thấy nó đã tiến gần đến tôi, và tôi biết chuyện xong rồi đó. Tương lai đang đến có hình dạng như thế này. (Tiếng cười) Nó không phải là nòng súng ngắm của "Terminator"; nó là một đường đến ngày càng tiệm cận những gì bạn có thể làm, thứ duy nhất làm cho bạn trở nên đặc biệt, thứ mà bạn xuất sắc nhất. Và rồi cuộc chơi cũng đã diễn ra một năm sau, nó rất khác với những Jeopardy mà tôi từng quen thuộc. Chúng tôi không chơi ở LA như thường lệ. Watson (tên máy tính của IBM) không thể di chuyển. Watson khổng lồ. Nó là hàng ngàn vi xử lý, một nghìn tỷ byte bộ nhớ, tỷ tỷ byte bộ nhớ. Chúng tôi đi xuyên qua phòng điểu khiển server. Đấu thủ Jeopardy duy nhất mà tôi từng đột nhập vào bên trong. Watson không thể di chuyển. Bạn phải tìm đến Watson, bạn phải thực hiện chuyến hành hương. Tôi và một người chơi khác hồi hộp trong phòng nghiên cứu bí mật của IBM giữa rừng mùa đông lạnh lẽo ở Westchester để đấu với một cái máy tính. Chúng tôi đã tức khắc nhận ra rằng máy tính có lợi thế sân nhà rất lớn. Một logo Watson to ở giữa sân đấu. Giống như bạn phải đấu với Chicago Bulls, đó là những gì ở giữa sân đấu. Còn xung quanh là đám đông gồm những sếp to và lập trình viên của IBM cổ vũ cho cục cưng bé bỏng của họ, thứ họ đã tốn hàng triệu đôla đầu tư hy vọng chống lại hy vọng rằng con người thất bại, và họ cầm biểu ngữ "Cố lên Watson" và vỗ tay như người mẹ cổ vũ cho đứa con cưng khi nó trả lời đúng. Tôi nghĩ một số gã dùng cả phấn nước trang điểm để vẽ lên bụng chữ "W-A-T-S-O-N". Nếu bạn có thể tưởng tượng những lập trình viên với chữ "W-A-T-S-O-N" được viết trên bụng như thế chắc hẳn không dễ chịu gì. Nhưng họ đúng, họ toàn toàn đúng. Tôi không muốn nhiều chuyện phá hoại, nếu bạn vẫn đang coi chương trình nhưng Watson chiến thắng một cách thuận lợi. Tôi nhớ lúc đứng ở bục thi đấu tôi có thể nghe thấy tiếng nhịp tay nho nhỏ như tiếng côn trùng. Có một ngón tay robot nhịp nhịp trên nút bấm dành quyền trả lời, và bạn có thể nghe những tiếng tic, tic, tic nho nhỏ. Tôi nhớ là mình đã nghĩ: thế là xong. Tôi cảm thấy mình bị lỗi thời rồi. Tôi cảm giác như là công nhân ở nhà máy Detroit những năm 80 nhìn con robot sau này đã thay họ làm việc trên dây chuyền lắp ráp. Tôi cảm giác nghề đi thi trả lời câu hỏi là nghề đầu tiên trở nên lỗi thời dưới chế độ thống trị của những cỗ máy suy nghĩ. Vẫn chưa hết. Nếu bạn xem tin tức, bạn sẽ vô tình thấy -- và tôi đã thấy nhiều lần -- ngành dược sĩ bây giờ, đã có máy chia thuốc theo đơn thuốc tự động mà không thực sự cần một người dược sĩ. Và rất nhiều công ty luật sa thải những trợ lý luật sư vì đã có phần mềm có thể thống kê những vụ kiện, bản tóm tắt và những phán quyết. Bạn không cần sự hỗ trợ của con người cho những việc như thế nữa. Tôi đã đọc ở đâu đó một chương trình bạn chỉ cần nạp vào nó tỉ số bàn thắng từ một trận đấu bóng chày hay bóng đá nó sẽ phun ngược lại một bài báo về trận đấu đó, như thể một người đã xem trận đấu và bình luận về nó. Tất nhiên những công nghệ mới này không thể làm những việc đòi hỏi sự khéo léo hay sáng tạo như con người mà chúng đang thay thế, nhưng nó nhanh hơn, cơ bản hơn và rẻ hơn rất rất rất nhiều. Vậy nên nó làm tôi suy nghĩ đến những ảnh hưởng kinh tế của nó. Tôi đọc thấy một nhà kinh tế học nói rằng, với những công nghệ này chúng ta sẽ tiến vào kỷ nguyên vàng son của sự thoải mái khi tất cả chúng ta có thời gian làm những việc chúng ta thật sự thích bởi vì đã có Watson và những anh em kỹ thuật số của nó lo những việc nặng nhọc. Tôi cũng nghe những điều ngược lại hoàn toàn rằng chuyện đó như thêm một trói buộc cho tầng lớp lao động khi công ăn việc làm của họ sắp bị thứ công nghệ mới này cướp đi, chuyện đó thật sự là không dễ chịu, chuyện đó làm cho bạn lo lắng. Tôi không phải nhà kinh tế tất cả những gì tôi biết là cảm giác một người bị cướp mất việc là như thế nào. Nó làm người ta thật sự suy sụp. Nó thật kinh khủng. Thứ duy nhất mà bạn giỏi bị cướp mất bởi hàng chục triệu đôla và những người thông minh nhất của IBM hàng ngàn bộ vi xử lý song song và chúng có thể làm việc tương tự bạn. Chúng có thể làm nhanh hơn và tốt hơn trên kênh truyền hình quốc gia, và "Xin lỗi, Ken. chúng tôi không cần cậu nữa". Chuyện này làm tôi nghĩ, cái gì thế này nếu chúng ta đang bắt đầu thay thế không chỉ những chức năng không quan trọng của bộ não. Tôi chắc tất nhiều bạn còn nhớ khoảng thời gian trước khi chúng ta phải ghi nhớ số điện thoại của người quen và bạn bè. Rồi đột nhiên máy móc đã làm việc đó và bây giờ chúng ta không cần phải ghi nhớ nữa. Tôi đọc đâu đó chứng minh rằng bộ phận hippocampus - hồi hải mã bộ phận trong não trước của chúng ta, nắm giữ những mối quan hệ đặc biệt bị teo nhỏ và hao mòn trong những người sử dụng công cụ như GPS, bởi vì chúng ta không luyện tập khả năng định hướng nữa. Chúng ta chỉ việc tuân lệnh cái giọng chỉ bảo trên màn hình. Hệ quả là phần não đúng ra được dùng cho việc định hướng dần trở nên teo nhỏ và vô dụng. Nó làm tôi nghĩ, vậy chuyện gì xảy ra khi ngày nay máy tính tốt hơn chúng ta trong việc nhận biết và ghi nhớ? Có phải bộ não của tất cả chúng ta đều bắt đầu teo nhỏ và hao mòn như vậy? Văn hoá chúng ta đang dần coi nhẹ giá trị của kiến thức sao? Với tư cách là một người luôn tin vào tầm quan trọng của những điều mà con người thật sự hiểu biết, suy nghĩ này làm tôi kinh hãi. Càng nghĩ nhiều về nó tôi nhận ra: Không phải thế! Nó vẫn quan trọng. Những thứ chúng ta biết vẫn quan trọng. Tôi tin những người có sẵn kiến thức trong đầu có hai lợi thế trước những người kiểu: "Oh, vâng, tôi có thể Google nó, đợi chút". Đó là lợi thế về khối lượng và lợi thế về thời gian. Đầu tiên về khối lượng, trong một thế giới phức tạp như ngày nay. Quá nhiều thông tin ngoài kia. Để trở thành những nhà Phục Hưng là chuyện chỉ có thể trong thời Phục Hưng. Giờ thì không thể học cho hết những kiến thức trong tất cả lĩnh vực của loài người. Quá nhiều. Người ta nói quy mô thông tin của loài người đang được gấp đôi lên sau mỗi 18 tháng, tổng những kiến thức loài người. Nghĩa là từ giờ đến cuối năm 2014 chúng ta sẽ tạo ra một lượng thông tin, nhìn góc độ gigabyte, bằng tổng thông tin loài người có được từ vài thiên niên kỷ trước cộng lại với nhau. Nó gấp đôi lên sau mỗi 18 tháng kể từ bây giờ. Điều này thật kinh khủng bởi vì rất nhiều quyết định chúng ta ra dựa trên sự thấu hiểu nhiều dạng thông tin. Quyết định kiểu như tôi nên học trường nào? Nên chọn chuyên ngành nào? Tôi sẽ bầu cho ai? Tôi nhận làm việc này hay việc kia? Những quyết định này đòi hỏi sự đánh giá chính xác dựa trên nhiều loại thông tin khác nhau. Nếu chúng ta có sẵn những thông tin này trong đầu, chúng ta có thể đi đến một quyết định đúng đắn. Ngược lại, nếu chúng ta phải tìm kiếm nó chúng ta có thể gặp rắc rối. Theo một nghiên cứu trên National Geographic tôi vừa xem, đâu đó khoảng 80% người tham gia bỏ phiếu bầu chọn tổng thống Hoa Kỳ vì vấn đề như chính sách ngoại giao không tìm ra Iraq và Afghanistan trên bản đồ. Nếu bạn không tự mình làm được việc đó, liệu bạn có sẵn sàng tìm kiếm hàng ngàn thông tin khác mà bạn cần biết để nắm vững kiến thức về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ? Tất nhiên là không. Có thể là bạn sẽ phản ứng kiểu: "Bạn biết chứ? Quá nhiều thứ cần biết. Kệ nó đi". Và bạn sẽ ra một quyết định thiếu căn cứ. Vấn đề tiếp theo là lợi thế về thời gian mà bạn có nếu bạn có tất cả kiến thức sẵn trong đầu. Tôi luôn nhớ câu chuyện về một bé gái tên Tilly Smith, 10 tuổi đến từ vùng Surrey, nước Anh trong một chuyến du lịch cùng với bố mẹ của bé vài năm trước ở Phuket, Thái Lan. Một buổi sáng nọ, em đã chạy ào đến nói với bố mẹ: "Bố, mẹ, chúng ta phải đi khỏi bãi biển ngay". Bố mẹ em hỏi: "Ý con là sao? Chúng ta vừa mới tới đây thôi mà". Em trả lời: "Thầy Kearney trong giờ Địa Lý tháng trước nói rằng khi những con sóng đánh ngược ra biển đột ngột và chúng ta thấy những con sóng đánh xoáy dữ dội ngoài xa đó là dấu hiệu của sóng thần, và mọi người phải đi khỏi bãi biển ngay". Bạn sẽ làm gì nếu một bé gái 10 tuổi chạy đến và nói với bạn như vậy? Bố mẹ con bé đã suy nghĩ và cuối cùng họ quyết định tin vào con bé. Họ nói cho cứu hộ rồi trở về khách sạn và cứu hộ đã sơ tán được hơn 100 người khỏi bờ biển, thật may mắn, vì đó là ngày sóng thần đã xảy ra, đúng ngày lễ Boxing Day một ngày sau giáng sinh 2004, sóng thần đã lấy đi hàng ngàn mạng sống khắp Đông Nam Á và quanh Ấn Độ Dương. Nhưng không phải trên bãi biển Mai Khao đó mà là kiến thức từ giáo viên địa lý cô bé ghi nhớ một tháng trước. Kiến thức trở nên hữu ích như vậy đấy -- tôi thích câu chuyển bởi vì nó cho bạn thấy sức mạnh của kiến thức một khi kiến thức được ghi nhớ và được sử dụng đúng nơi, đúng thời điểm -- thường bạn chỉ thấy trên game show hơn là ngoài đời thực. Nhưng trường hợp này đã xảy ra trong đời thật. Nó luôn xảy ra trong đời thật. Không chỉ là sóng thần, mà những tình huống ngoài xã hội, cuộc họp, phỏng vấn công việc hay là buổi hẹn hò đầu tiên hoặc những mối quan hệ bỗng trở nên suôn sẻ bởi cả hai phía nhận ra họ có chung một số mảng kiến thức phổ thông. Bạn nói bạn từ đâu đến, tôi nói: "Ồ, vâng" hay trường bạn học hay nghề nghiệp bạn làm, và tôi chỉ biết chút ít về nó cũng đủ làm câu chuyện tiếp tục. Con người thích sự chia sẻ kết nối được tạo ra này khi có ai đó biết chút gì đó về bạn. Cảm giác giống như họ đã bỏ thời gian tìm hiểu trước khi gặp bạn. Thường đó là lợi thế về mặt thời gian. Nó sẽ không hiệu quả nếu bạn nói: "À, khoan đã. Bạn đến từ Fargo, North Dakota. Để tôi xem nào. Ồ, vâng, Roger Maris cũng đến từ Fargo." Nó không hiệu quả. Nó làm người ta thấy phiền thôi. (Tiếng cười) Nhà tư tưởng, nhà thần học vĩ đại người Anh thế kỷ 18, bạn của Dr. Johnson, ngài Samuel Parr từng nói: "Sẽ luôn tốt hơn nếu bạn biết một chuyện hơn là bạn không biết". Và nếu tôi phải sống cuộc đời theo bất kỳ tín ngưỡng nào đó thì... chính là nó. Tôi đã luôn tin rằng những gì chúng ta biết -- những kiến thức chắc chắn là chuyện tốt, những thứ chúng ta đã học và cất giữ chúng trong đầu chúng ta là những thứ đã làm nên chúng ta như những cá thể riêng biệt, như một giống loài. Tôi không biết liệu tôi có muốn sống trong một thế giới mà nơi đó kiến thức là lạc hậu không. Tôi không muốn sống trong một thế giới mà kỹ năng văn hóa bị thay thế bởi những trái bóng nhỏ đặc biệt này, làm cho không ai trong chúng ta hiểu biết về những giao tiếp phổ thông từng được dùng để kết nối những nền văn minh của chúng ta lại với nhau. Tôi không muốn tôi trở thành người-biết-tuốt cuối cùng ngồi trên một ngọn núi đâu đó tự kể lại tên những thủ phủ của các bang, tên những tập phim Simpsons và mấy lời bài hát của nhóm Abba. Tôi cảm thấy nền văn minh của chúng ta hiệu quả một khi những kiến thức văn hóa xã hội truyền thống chúng ta có, chúng ta biết mà không phải thuê các thiết bị bên ngoài, những cỗ máy tìm kiếm hay điện thoại thông minh giúp chúng ta lưu trữ. Trong điện ảnh, khi những cỗ máy như Watson bắt đầu biết suy nghĩ mọi thứ luôn không có kết thúc tốt đẹp. Những bộ phim ấy không bao giờ kết thúc có hậu. Kiểu phim như "The Terminator" hay "Matrix" hay phi hành gia bị kẹt ngoài không gian trong phim "2001". Mọi thứ luôn đi đến tồi tệ. Và tôi cảm giác chúng ta hiện đang ở thời điểm cần đưa ra sự lựa chọn: loại tương lai nào mà chúng ta muốn sống trong đó. Đây là câu hỏi cho những người lãnh đạo, bởi vì nó trở thành câu hỏi: ai sẽ dẫn dắt tương lai. Một mặt, chúng ta có thể chọn giữa một kỷ nguyên vàng son nơi mà thông tin được phổ biến sẵn nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại nơi chúng ta có câu trả lời cho tất cả câu hỏi trong tầm tay. Mặt khác, chúng ta có khả năng phải sống ở nơi u ám đổ nát nơi mà máy móc nắm toàn quyền và tất cả chúng ta quyết định rằng chuyện chúng ta biết gì không quan trọng nữa, kiến thức không còn giá trị nữa bởi vì mọi thứ nằm sẵn trong đám mây (công nghệ điện toán đám mây) tại sao chúng ta phải mệt người cố gắng học thứ gì đó mới chi nữa. Đó là 2 sự lựa chọn chúng ta. Tôi thì biết mình thích cuộc sống như thế nào trong tương lai rồi. Tất cả chúng ta có thể chọn sự chọn lựa đó, bằng cách hãy trở thành người ham hiểu biết, tìm tòi -- là người thích học hỏi chứ không phải chỉ nói: "Khi nào chuông reo thì lớp học sẽ kết thúc, ta không phải học thêm gì nữa," hoặc "Cảm ơn chúa, tôi đã có tấm bằng, đời này chuyện học đến đây kết thúc. Tôi sẽ không phải học thêm gì mới nữa cả." Không, mỗi ngày chúng ta phải không ngừng học hỏi một cái gì đó mới. Chúng ta phải có sự kiên trì học hỏi về thế giới xung quanh chúng ta. Những người tham gia Jeopardy đến từ những nẻo đường đó. Những người-biết-tuốt, họ là những bác học kiểu Rainman ngồi ở nhà và ghi nhớ danh bạ điện thoại. Tôi đã gặp rất nhiều những người như họ. Về mọi mặt, họ là những người bình thường những người luôn thích thú những thứ xung quanh mình, tìm tòi khám phá chúng, khát khao có kiến thức về tất cả lĩnh vực. Chúng ta có thể sống ở một trong hai thế giới đó. Chúng ta có thể sống ở một thế giới -- nơi mà bộ óc và những điều chúng ta hiểu biết tiếp tục làm chúng ta trở nên đặc biệt, hoặc ở thế giới khác chúng ta phụ thuộc tất cả vào những siêu cổ máy ma thuật đến từ tương lai như Watson. Kính thưa quý vị, sự lựa chọn là ở các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Vậy thì giơ tay nhé, bao nhiêu người trong số các bạn có một con robot ở nhà? Không nhiều lắm. Được. Và thực ra là trong số những người giơ tay, nếu bạn không tính luôn Roomba, bao nhiêu người trong các bạn có một con robot ở nhà? Vậy là có vài người. Vậy cũng không sao. Đó là vấn đề mà chúng tôi đang cố gắng giải quyết ở Romotive -- đó là việc mà tôi và hai mươi đồng nghiệp nữa đang bị ám ảnh là phải giải quyết cho được. Vì vậy chúng tôi muốn tạo ra một con robot mà bất cứ ai cũng có thể dùng, cho dù là bạn 8 tuổi hay 80 tuổi. Và thực tế cho thấy, đó là một vấn đề cực khó, bởi vì bạn phải tạo ra một con robot nhỏ và linh động nó không chỉ thật sự đủ rẻ, nhưng nó cũng phải là một thứ mà mọi người thực sự muốn mang về nhà và cho lũ trẻ chơi cùng. Con robot này không thể trông quá đáng sợ hoặc kì quái. Nó nên nhìn thân thiện và dễ thương. Vậy giờ chúng ta sẽ gặp Romo. Romo là một con robot mà nó dùng một thiết bị mà các bạn đã biết và yêu thích chiếc iPhone của bạn -- như là bộ não cho con robot này Và bằng cách sử dụng sức mạnh của bộ vi xử lý của iPhone, chúng ta có thể tạo ra một con robot với khả năng sử dụng wi-fi và khả năng nhìn trên máy tính với chỉ 150 đô la, tức là chỉ một phần trăm giá trị của những con robot này trong quá khứ. Khi Romo thức dậy, nó đang trong trạng thái của một sinh vật sống. Cho nên nó thực ra đang dùng cái máy quay phim trên iPhone để di chuyển theo mặt của tôi. Nếu tôi cuối xuống, nó sẽ di chuyển theo. Nó rất là cảnh giác, cho nên nó sẽ trông chừng tôi. Nếu thôi đi ra đây, nó sẽ xoay mình và đi theo tôi. Nếu tôi đi ra đây -- (cười) Nó thông minh đó chứ. Và nếu tôi đến gần nó, nó sẽ trở nên sợ hãi giống như bất kì một sinh vật nào khác. Cho nên bằng rất nhiều cách, Romo giống như là một con thú cưng có tri giác của riêng nó. Cám ơn, anh bạn nhỏ. (Tiếng hắt xì hơi) Chúc bạn mau khỏe. Và nếu như tôi muốn khám phá thế giới -- ồ - Romo mệt rồi nếu tôi muốn khám phá thế giới với Romo, tôi thực ra có thể kết nối nó với bất kỳ thiết bị chạy iOS nào. Vậy thì đây là một máy tính bảng iPad. Và Romo sẽ gửi hình ảnh video tới thiết bị này. Cho nên tôi sẽ thấy mọi thứ mà Romo thấy, và tôi sẽ có cái nhìn của thế giới bằng đôi mắt robot. Ngay bây giờ đây là một ứng dụng miễn phí trên App Store, và nếu bất kỳ ai trong các bạn có ứng dụng này trên điện thoại của các bạn, chúng ta có thể chia sẻ việc điều khiển con robot này ngay bây giờ và chơi game cùng với nhau. Tôi sẽ cho các bạn thấy ngay thôi, Romo thực ra -- nó đang truyền dữ liệu video, nên các bạn có thể thấy tôi và tất cả các khán giả của TED ngồi tại đây. Nếu tôi tiến tới trước Romo ở đây. Và nếu tôi muốn điều khiển nó, tôi chỉ cần lái thôi. Nên nếu tôi lái nó vòng lại, tôi có thể chụp hình các bạn. Tôi đã luôn muốn chụp một bức hình với 1,500 khán giả của TED Tôi sẽ chụp một tấm hình. Và cũng giống như cách các bạn lướt qua nội dung trên iPad, Tôi có thể thực điều khiển góc độ của máy ảnh trên thiết bị của mình. Đây là hình ảnh tất cả các bạn thông qua mắt của Romo. Và cuối cùng, bởi vì Romo là một phiên bản mở rộng của tôi, tôi có thể biểu hiện mình thông qua cảm xúc của Romo. Nên tôi có thể nói là chúng ta sẽ làm cho Romo hứng thú một chút nào. Nhưng mà điều quan trọng nhất về Romo là chúng ta luôn muốn tạo ra những thứ hoàn toàn thuộc về giác quan. Bạn không phải dạy ai đó cách để lái Romo. Thực ra, ai muốn lái một con Robot nào? Được thôi. Tuyệt. Của anh đây. Cám ơn nhé, Scott. Và hay hơn nữa, bạn thực ra không nhất thiết phải ở trong cùng một chỗ với con robot để có thể điều khiển nó. Nó thực ra có thể gửi đi tín hiệu âm thanh và video bằng cả hai đường giữa bất kỳ hai thiết bị thông minh nào. Nên bạn có thể đăng nhập thông qua trình duyệt, và nó tương tự như là Skype vậy. Chúng ta đã từng nói về giao tiếp thời gian thực, và đây thực sự là một ví dụ tuyệt vời. Bạn có thể tưởng tượng ví dụ như là một cô bé 8 tuổi có một chiếc iPhone, và người mẹ mua cho cô bé một con robot. Cô bé có thể lấy iPhone của mình, bỏ nó lên con robot, gửi một bức thư điện tử cho bà ngoại, người mà sống ở phía kia của đất nước. Bà ngoại cô bé có thể đăng nhập vào con robot đó và chơi trốn tìm với cháu ngoại của mình mười lăm phút mỗi tối, trong trường hợp khác bà ngoại chỉ có thể gặp cháu mình một hoặc hai lần một năm thôi. Cám ơn anh, Scott. (Vỗ tay) Đây là một vài điều tuyệt vời và Romo có thể làm hôm nay. Nhưng tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện bằng cách nói về những gì mà chúng tôi sẽ làm trong tương lai. Đây thực ra là những gì mà một trong các kỹ sư của chúng tôi, Dom, tạo ra trong một dịp cuối tuần. Cái này được xây dựng dựa trên một nền tảng mở của Google gọi là Blockly. Nền tảng này cho phép bạn kéo và thả những khung code này và tạo bất kỳ hành động nào cho con robot này nếu bạn muốn. Bạn không cần phải biết lập trình để tạo ra những hành động cho Romo. Và bạn có thể tái tạo lại hành động đó trong trình duyệt, điều mà bạn thấy Romo đang làm ở khung bên trái. Và nếu bạn có điều gì mà bạn muốn, bạn có thể tải nó về robot của bạn và chạy trên đời thực, chạy chương trình trên đời thực. Và nếu bạn có điều gì mà bạn tự hào, bạn hoàn toàn có thể chia sẽ với những người sở hữu robot khác trên thế giới. Nên tất cả những con robot có kết nối wifi này đều học hỏi lẫn nhau. Lý do mà chúng tôi đang tập trung xây dựng những con robot mà mọi người có huấn luyện chúng đó là do chúng tôi nghĩ rằng những trường hợp dùng thuyết phục nhất trong sự cá nhân hóa robot là chuyện riêng tư. Chúng thay đổi tùy theo người sử dụng. Nên chúng tôi nghĩ rằng nếu bạn sắp mua cho mình một con robot ở nhà, con robot đó nên là sự biểu hiện cho sự tưởng tượng của chính bạn. Tôi ước gì tôi có thể nói với bạn tương lai của sự cá nhân hóa robot là như thế nào. Thực sự mà nói, tôi cũng không biết nữa. Nhưng cái mà chúng ta biết đó là nó không phải là 10 năm hay 10 tỉ đô la hoặc những con robot dạng người phức tạp. Tương lai của robot cá nhân đang xảy ra hôm nay, và nó sẽ phụ thuộc vào những con robot nhỏ và nhanh nhẹn như Romo và những người sáng tạo như các bạn đây. Chúng tôi không thể đợi để đem đến cho các bạn những con robot, và chúng tôi nóng lòng muốn xem các bạn sáng tạo với chúng như thế nào. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về thành công của trường chúng tôi trường Đại Học Maryland, Baltimore, UMBC đã và đang giảnh dạy cho ngành nghệ thuật, ngành nhân văn ngành khoa học và cả những kỹ sư tương lại Điều làm cho câu chuyện của chúng tôi đặc biệt thú vị là chúng tôi đã học đươc rất nhiều từ một nhóm học sinh những người mà không năm trong những người điểm cao nhất của trường học sinh da màu, những học sinh không năm trong khu vực được chọn và thứ làm cho cau chuyện này thực sự đặc biệt là chúng tôi đã học được cách để giúp dỡ những học sinh Mỹ gốc Phi, và cả những học sinh La tinh những học sinh từ khu vực thu nhập thấp trở thành những nhà khoa học giỏi nhất và những kỹ sư giỏi nhất Tôi sẽ bắt đầu với tuổi thơ của tôi Chúng ta đều chịu ảnh hưởng của thời niên thiếu mà Thật là khó để tin răng đã 50 năm rồi ke từ ngày tôi là một học sinh lớp 9 ở Birmingham, Alabama một kẻ lúc nào cũng đạt điểm A tôi thích toán, và cả đọc sách nữa tôi đã nói với giáo viên khi bà ấy chỉ ra " 10 vấn đề trong lớp" với lớp tôi tôi đã nói " Cho bọn em thêm 10 nữa đi cô" Rồi cả lớp đồng thanh " Im đi, Freeman" Sau đó thì tôi bị cách ly luôn trong lớp Và rồi tôi không ngừng tự hỏi " Làm thế nào để có thêm những người thực sự thích học ? " Và, thật tuyệt làm sao, vào mọt dịp đi nhà thờ lúc đó thì tôi chả muốn ở đó tí nào tôi đang ở sau khán phòng, chăm chú làm toán Và tôi đã nghe một người đàn ông nói thế này " Nếu chúng ta có thể hướng bọn trẻ vào những cuộc biểu tình hòa bình ở đây, ở ngày Birthmingham " chúng ta có thể cho cả nước Mỹ thấy cả trẻ con cũng biết phân biệt tốt và xấu và chúng thực sự muốn sự giáo dục tốt nhất có thể " Tôi đã ngước nhìn lên và hỏi " Ông kia là ông nào thế ạ " Và mọi người nói đó là Martin Luther King Sau đó tôi nói với bố mẹ " Con phải đi con muốn đi. Con muốn tham gia vào cái này" Và họ nói " Không bao giờ " ( Cười ) Sau đó thì tôi bất hòa với bố mẹ Thẳng thắn mà nói, vào thời điểm đó thì chả ai muốn nói chuyện với bố mẹ cả Và rồi chả hiểu sao tôi nói " Bố mẹ biết không, 2 người đúng là đạo đức giả Bố mẹ bảo con đến đó. Bố mẹ bảo con nghe. Người đàn ông đó muốn chúng ta đi, và bây giờ bố mẹ nói không Tối hôm đó họ đã dành cả đêm để nghĩ về chuyện đó Sáng hôm sau họ ở bên phòng tôi Họ không ngủ cả đem Bố mẹ đã khóc, đã cầu nguyên và suy nghĩ " Liệu chúng ta có thể thể đứa trẻ mới 12 tuổi của chúng ta tham gia vào Tháng Ba này và rồi có thể nó sẽ bị vào tù không ? " Và họ quyết định cho phép tôi Khi bố me đến bên và nói tôi điều đó Lúc đó tôi đúng là bồng bột Sau đó tôi luôn nghĩ đến những con chó và những ngọn đuốc và tôi đã rất sợ, thực sự đấy. Và một trong những điều mà tôi hiều về mọi người đó là thi thoảng, khi họ làm những chuyện can đảm điều đó không có nghĩa là họ can đảm điều đó có nghĩa là họ tin chuyện họ làm là đúng Tôi muốn được học hành tốt hơn Toi không muốn phải dùng những quyển sách chuyền tay Tôi muốn biết cái trường mà tôi đã vào không chỉ có những giáo viên tốt, mà còn có những thứ mà chúng tôi cần Và nhờ có sự trải nghiệm đó vào khoảng giữa tuần, khi tôi đang ở trong tù Dr.King đã đến và nói với bố mẹ tôi rằng "Điều mà những đứa trẻ làm hôm này sẽ ảnh hưởng đến cả những đứa trẻ thậm chí còn chưa được sinh ra" Tôi đã nhận ra một điều răng 2 phần 3 người Mỹ ngày nay Không được sinh ra trong năm 1963 Và khi họ nghe đến Cuộc biểu tình của những đứa trẻ ở Bithmingham Theo rất nhiều cách, giả sử là qua TV Nó giống như cách mà chúng ta nhìn về bộ phim "Lincoln" năm 1863 Đó là lịch sử Và câu hỏi đặt ra là, chúng ta đã học được bài học gì ? Với tôi, điều quan trọng nhất mà tôi học được là Trẻ con có quyền được làm chủ sự giáo dục của chính chúng Chúng nên được dạy để đam mê việc học và để yêu thích việc đặt câu hỏi Và việc đó thực sự có ý nghĩa Như trường đại học mà bây giờ tôi đang điều hành đây Trưởng Đại Học Maryland, hạt Baltimore được thành lập vào năm 1963, năm tôi vào tù với ngài King Và thứ làm cho việc đó thực sự quan trọng là như bạn biết đấy, Maryland ở phía nam và, nói thẳng ra, đó là trường đại học đâu tiền của Bang chúng tôi được thành lập vào cái năm mà toàn bộ học sinh đãng nhé được vào đây Và rồi chúng tôi là học sinh da màu và học sinh da trắng, và những người khác nữa vào học Đó là một thử thách dài 50 năm Thử thách đó là Liệu có khả thi không khi đất nước chúng ta có những học viện, trưởng đai học nơi mà mọi người không phân biệt đẳng cấp vùng miền có thể học và nghiên cứu cùng nhau để trở thành những nhà lãnh đạo để giúp đỡ nhau vượt qua thử thách này ? Và bây giờ, tôi xin được nói vài điều cực kì quan trọng về những gì tôi đã trải qua Chúng tôi đã hiểu ra rằng chúng ta có thể làm rất nhiều trong các ngành hội họa,nhân văn và khoa học xã hội Sau đó chúng tôi bắt đầu làm hướng vào đó, trong những năm 1960 Chúng tôi đã đào tạo ra kha khá những người làm luật, những người được hướng đến sự nhân văn Chúng tôi cũng đào tạo ra nhiều nghê sĩ. Beckett là một trong số đó Rất nhiều học sinh của chúng tôi làm việc trong các nhà hát lớn Đó thực sự là thành công của chúng tôi Vấn đề là chúng tôi cũng gặp phải chuyện mà nước Mỹ vẫn đang đối đầu học sinh trong những ngành về khoa học kĩ thuật học sinh da màu không được thành công cho lắm Nhưng khi tôi nhìn vào dữ liệu Thứ mà tôi tìm thấy là rất nhiều học sinh rất nhiều cũng bị như như vậy Và như là một điều tất yếu chúng tôi quyết định làm một vài thứ để giúp đỡ chúng, đầu tiên là những học sinh ở nhóm dưới cùng, học sinh Mỹ gốc Phi, rồi đến học sinh Tây Ban Nha Và rồi Robert và Jane Meyerhoff, 2 nhà từ thiện nói :" Chúng tôi muốn giúp". Robert đã nói như này:" Tại sao tất cả những thứ mà tôi thấy trên TV về những câu bé da màu nếu nó không phải liên quan đến bóng chày, thì nó không tốt Tôi muốn tạo ra sự khác biệt, làm một thứ gì đó thực sự tốt" Chúng tôi thích ý tưởng đó, và rối chúng tôi sáng lập ra chương trình Meyerhoff Scholars Và có một việc rất có ý nghĩa về chương trình này chúng tôi đã học được rất nhiều thứ Và câu hỏi là Chúng tôi sẽ phải dẫn đường cho việc đào tạo những người Mỹ gốc Phi ở đất nước này như thế nào ? Đó là những người sẽ lấy những bằng thạc sĩ tiếng sĩ trong những ngành khoa học và kĩ thuật. Đó là một thử thách lớn, Cho tôi xem cánh tay ủng hộ của các bạn nào. Thử thách lớn đấy Nó thực sự lớn, Thực sự luôn. ( Vỗ tay ) Bạn thấy đấy, hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng không phải chỉ những người thuốc nhóm thiểu số không thành công trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật Thực ra, bạn đang nói đến toàn bộ người Mỹ Nếu bạn chưa biết, thì trong khi 20% người da đen và người gốc Tây Ban Nha những người đang bắt đầu việc họ trong các ngành khoa học kĩ thuât sẽ chắc chắn tốt nghiệp trong các ngành này và chỉ 32% số người da trắng học những nghành này mới thành công và tốt nghiệp được và tương tự như trên với người Mỹ gốc Á, cũng chỉ là 42%. Câu hỏi đặt ra là, thực sự thì vấn đề ở đây là gì ? Một phần của vấn đề là K-12 Chúng ta cần củng cố K-12 Nhưng cũng cần nhiều việc nữa phải làm trong cái cốt lõi của những trường đại học khoa học kĩ thuật của chúng ta Nếu bạn vẫn chưa biết, thì rất nhiều học sinh với điểm SAT rất cao và điểm A.P cũng cao nữa những học ở những trường uy tín nhất nước Bắt đầu việc học trong các ngành kĩ thuật của họ, và họ không bao giờ học nữa Chúng tôi đã tìm ra kha khá lý do một trong số đó là họ đã không học tốt trong năm đầu tiên Thực tế, chúng tôi gọi năm học đầu tiên trong ngành khoa học kĩ thuật đầu tiên trên khắp nước Mỹ Là năm học " Nghỉ học " hoặc " Kẻ đào mộ " Bao nhiêu người trong số các bạn biết những người đã bắt đầu năm học đầu tiên trong ngành học kĩ thuật và sang các năm sau thì họ thay đổi ngành học ? Đó thực sự là vấn đề của nước Mỹ. Một nửa trong số các bạn cơ à. Tôi biết. Tôi biết. Tôi biết rồi Và điều thú vị là Có rất nhiều sinh viên thông minh và họ hoàn toàn có thể học được Chúng ta cần tìm ra những cách để giúp đỡ cho việc đó Và đâu là 4 điều mà chúng tôi đã làm để giúp những học sinh đó và vẫn đang giúp những học sinh khác ? Điều 1: Hãy kì vọng cao Điều này cần sự hiểu biết và chuẩn bị từ phía học sinh Bậc học của họ, sự khắc nghiệt của chương trình học kĩ năng của họ, thái độ của họ lửa nhiệt huyết, sự đam mê cho ngành học, đều để dành cho việc đó cả Và chúng ta cũng cần làm những việc giúp học sinh chuẩn bị cho vị trí của họ, điều này rất quan trọng Nhưng quan trọng không kém, đó là chúng ta cần họ hiểu rằng " Có công mài sắt có ngày nên kim". Tôi không quan tâm bạn thông minh như nào hay bạn nghĩ bạn thông minh như nào Thông minh chỉ đơn giản là bạn có thể học và bạn sắn sàng Bạn rất thích học và bạn thực sự muốn hỏi những câu hỏi mang hướng chuyên sâu I.I Rabi, người đoạt giải Nobel, đã nói trong thời niên thiếu của ông rằng tất cả cha mẹ của bạn ông hỏi họ " Hôm này con học gì thế" vào cuối ngày Và ông nói, đánh nhẽ, bố mẹ phải hỏi " Izzy, hôm nay con có câu hỏi nào hay không " And rồi sự kỳ vọng sẽ phải đến với sự tò mò và khuyến khích những người đang học phải tò mò Và như là sự tất yếu của việc kỳ vọng lớn Chúng tôi bắt đầu làm cho những học sinh mà chúng tôi làm việc cùng nhìn ra những thứ mà chúng tôi có thể làm cho họ không chỉ đơn giản là sống sót trong ngành khoa học và kĩ thuật mà còn phải là người giỏi nhất, người dẫn đầu Và đây là một ví dụ rất thú vị Có một chàng trai trẻ luôn bị điểm C trong năm đầu tiên và đã muốn chuyển sang trường y Chúng tôi nói" Chúng tôi cần em học lại, vì em cần có một sự chuẩn bị tốt nếu em muốn học lên các cấp tiếp theo" Sự chuẩn bị qua mỗi cấp thì lại khác đi Anh ấy đã học lại Và đã tốt nghiệp UMBC Và đã trở thành người da đen đầu tiên tốt nghiệp và lấy bằng thạc sĩ của Đại Học Pennsylvania Bây giờ thì anh ấy làm việc ở Havard Câu chuyện quá hay, Đề nghị cho tràng pháo tay. ( Vỗ tay rầm rầm ) Điều thứ 2, điểm số không phải là điều quan trọng nhất Điểm quan trọng, nhưng chưa phải nhất Một có gái trẻ học lên cao rồi, nhưng điểm thì không cao Nhung có một điểm cực kì quan trọng Cô ấy chưa bao giờ nghỉ một ngày ở trường Có động lực ở đây rồi Cô ấy tiếp tục học, và bây giờ cô ấy đang có bằng cử nhân thạc sĩ từ Hopskin Cô ấy rất tài năng, Cô ấy và cố vấn của cô đã làm việc rất kiên nhẫn để tìm ra công dụng thứ 2 của Viagra cho bệnh nhân tiểu đường Vỗ tay tiếp đê, Vỗ tay tiếp nào ( Vỗ tay rào rào ) Và sự kỳ vọng lớn cũng thế, cực kì quan trọng Thứ 2 là ý tưởng về việc xây dựng một cộng đồng cho sinh viên Tất cả các bạn đều biết người làm trong ngành khoa học kĩ thuật thì điều suy nghĩ rất khắc nghiệt và độc lập Học sinh thì không được dạy làm việc nhóm Và đó là những thứ chúng tôi làm với những nhóm đó làm cho họ hiểu nhau xây dựng lòng tin giữa họ, giúp đỡ lẫn nhau học cách đặt ra những câu hỏi tốt và cũng học để diễn đạt ý tưởng rõ ràng nữa Như bạn biết, tự mình đạt điểm A thì nhạt lắm nhưng giúp người khác đạt điểm cao thì lại là một việc khác Cái cảm giác có trách nhiệm với cái gì đó nó thay đổi tất cả mọi thứ trên thế giới này Vậy nên xây dựng một cộng hướng đến sinh viên là cực kì quan trọng Điều thứ 3, là về việc sự nghiên cứu hướng đến việc đào tạo ra nhà nghiên cứu ( sự nghiên cứu nghiêm túc ) Nếu bạn đang nói đến những nghệ sĩ trong việc đào tạo ra những nghệ sĩ hay nói đến những người làm trong ngành khoa học xã hội cho dù ở lĩnh vực nào, và đặc biệt là khoa học kĩ thuật, cũng như nghệ thuật, ví dụ như bạn cần một nhà khoa học hướng dẫn học sinh học Và rồi học sinh của chúng ta sẽ làm việc trong những phòng thí nghiệm Và có một ví dụ cực kì hay mà bạn sẽ thích Trong trận bão tuyết ở Baltimore vài năm trước Có một người trong trường chúng tôi với học viện y học Howard Hughes đã làm việc trong phòng thí nghiệm của anh ấy vài ngày liền và tất cả sinh viên thì không muốn rời khỏi phòng thí nghiệm Họ mang đồ ăn theo Bọn họ thực sự làm việc trong phòng thí nghiệm Họ nhìn thấy, không phải chỉ học suông, mà như sống trong công việc vậy Bọn họ nghiên cứu về AIDS Bọn họ nghiên cứu về sự thú vị của thiết kế protein Và lúc đó thì họ cực kì thích thú với công việc Anh ấy nói : Chưa bao mọi việc giờ tốt hơn thế Và rồi cuối cùng, nếu bạn có một công đồng Và sự kì vọng cao và bạn có sự nghiên cứu nghiêm túc, bạn có những người sẵn sàng giảng dạy để hòa mình vào học sinh, kể cả trong lớp học Tôi sẽ không bao giờ một người đã tham gia giảng dạy, anh ấy nói " Có một anh bạn trẻ, da đen trong lớp chúng ta anh ấy không thích bài học lắm anh ấy không ghi chép gì cả. Chúng ta cần nói chuyện với anh ta" Giáo viên đó đã làm một việc cực kì quan trọng, đó là giao tiếp với mỗi học sinh để hiểu xem ai thực sự đang học và ai không Anh ấy nói" Để xem tôi có thể làm gì để làm việc với họ Tôi muốn có người giúp tôi " Và thé là sự kết nối hình thành Cậu trẻ đó bây giờ là nhân viên giảng dạy của chương trình đào tạo thạc sĩ ở Duke Vỗ tay nào mọi người ( Vỗ tay ) Việc phát triển ra mô hình này cực kì quan trọng nó đã giúp chúng ta, không chỉ cuối cùng với sự đánh giá mọi việc chúng ta làm Và thứ mà chúng tôi học được là chúng tôi cần phải nghĩ lại về việc thiết kế lại quá trình học Sau đó chúng tôi đã điều chỉnh lại môn hóa, môn vật lý Nhưng bây giờ chúng tôi đang hướng đến việc thiết kế lại môn văn học và khoa học kĩ thuật Bởi vì học sinh thì thấy rất chán khi học môn này Bạn có biết điều đó không ? rất nhiều học sịnh cả ở K12 và các trường đại học không hê muốn ngồi một chỗ và nghe mọi người nói Bọn họ cần được kết nói với nhau Và chúng tôi đã giải quyết việc đó, nếu bạn nhìn vào website của chúng tôi - Chemistry Discovery Center ( trung tâm nghiên cứu hóa học ) bạn sẽ thấy rất nhiều người đến từ khắp đất nước đên đây để được chứng kiến khoa học được thiết kế lại của chúng tôi chúng tôi coi trọng sự đoàn kết, tính thực tế của công nghệ chúng tôi dùng những vấn đề của các công ty công nghệ sinh học trong khóa học của chúng tôi chúng tôi không đưa cho học sinh lý thuyết suông chúng tôi để học sinh tự tìm ra chúng Cơ chế đó vận hành rất tốt ở đại học Maryland rất nhiều chương trình học đang được thiết kế lại Chúng tôi gọi nó là sự đổi mới trong giáo dục Và điều đó có ý nghĩa gì ? Nó có nghĩa là, không chỉ ngành khoa học kỹ thuật được cải tiến mà còn cả nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội nữa trong việc đào tạo ra giáo viên, thậm chí trong cả việc hướng dẫn phụ nữ sự dụng máy tinh Nếu bạn chưa biết, có khoàng 79% phụ nữ đã bỏ chương trình học trong các ngành máy tính từ năm 2000 Và điều tôi đang nói ở đây sẽ thay đổi tất cả chúng tôi sẽ xây dựng một cộng đồng dành riêng cho sinh viên chúng tôi sẽ cho phụ nữ, học sinh nhóm thiểu số và cả học sinh bình thường thấy rằng chúng ta có thể làm được Và điều quan trọng nhất, là cho họ cơ hội để xây nên cộng đồng đó với sự thúc đẩy trong giảng dạy sẽ đưa họ vào công việc này và sự đánh giá xem cái gì hiệu quả và cái gì không Điều quan trọng nhất, nếu học sinh đã có ý thức với chính bản thân thì những giấc mơ của chúng sẽ trở nên rất tuyết diệu điều đó có thể thay đổi thế giới Khi tôi chỉ là một thằng bé 12 tuổi ở Birmingham tôi luôn nghĩ : tương lai mình sau này sẽ như thế nào" Tôi không nghĩ rằng cậu bé da đen ở Birmingham một ngày nào đó trở thành giám đốc một trường đại học với học sinh từ 150 nước trên khắp thế giới nơi mà sinh viên không ở đó chỉ để tồn tại mà đây là nơi mà họ yêu việc học, nơi mà họ sẽ trở thành những người giỏi nhất nơi mà một ngày họ sẽ thay đổi cả thế giới Aristotle nói :" Đỉnh cao không phải ngẫu nhiên mà có nó là kết quả của mong ước tốt độ, nỗ lực chân thành và sự hoàn hảo của trí thông mình" Nó đại diện cho cái tuyệt với nhất giữa rất nhiều sự lựa chọn" Và ông ấy còn nói một điều đã kích thích tôi Ông ấy nói:"lựa chọn, chứ không phải cơ hội, sẽ quyết định số phận của bạn." Sự lựa chọn, không phải cơ hội, mới là thứ quyết định số phận, giấc mơ và giá trị của bạn Xin cảm ơn tất cả rất nhiều ( Vỗ tay ) Tôi muốn chia sẻ với các bạn về một vài người bạn và một vài câu chuyện mà tôi thật ra chưa bao giờ nói trước công chúng trước đây để giúp minh họa cho ý tưởng và nhu cầu và hy vọng để chúng ta tái tạo lại hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta trên toàn thế giới. 24 năm trước đây, tôi - một sinh viên năm thứ hai đại học, đã liên tục bị ngất xỉu. Không liên quan đến rượu. Và tôi đã đến trung tâm sức khỏe sinh viên, và họ làm một số thí nghiệm và quay trở lại ngay, và nói rằng "Thận có vấn đề". Và trước khi tôi biết được điều đó, tôi đã bị đưa vào chuỗi 6 tháng kiểm tra, thử nghiệm và đau khổ với 6 bác sỹ của 2 bệnh viện trong cuộc đụng độ nảy lửa về y tế để tìm ra ai trong số họ đã đúng về vấn đề bệnh tật của tôi. Và (khi) tôi đang ngồi ở phòng chờ vào một thời gian sau, để siêu âm, rồi tất cả 6 bác sỹ xuất hiện trong phòng cũng một lúc, và tôi có vẻ như là, "Chết rồi, tin xấu đây". Và chẩn đoán của họ là: Họ nói rằng, "Anh bị hai căn bệnh về thận hiếm gặp thực sự đang phá hủy thận của anh đến tận cùng, anh có các tế bào giống tế bào ung thư trong hệ thống miễn dịch của cậu mà chúng tôi cần phải bắt đầu điều trị ngay, và anh sẽ không bao giờ có đủ điều kiện cho một cuộc cấy ghép thận, và anh sẽ không có khả năng sống nhiều hơn 2 hoặc 3 năm nữa". Bây giờ, với mức độ nghiêm trọng của chẩn đoán về ngày tận thế này, nó đã nhấn chìm tôi ngay lập tức, như thể tôi bắt đầu chuẩn bị bản thân mình như một bệnh nhân sắp chết theo lịch trình mà họ vừa mới đưa cho tôi, cho tới khi tôi gặp một bệnh nhân tên là Verna ở phòng chờ, người đã trở thành một người bạn tốt của tôi, và một ngày cô ấy đã tóm lấy tôi và đưa tôi tới thư viện y khoa và đã làm một loạt các nghiên cứu về các chẩn đoán và các căn bệnh này, và cô ấy nói rằng, "Eric, những người đưa ra những chẩn đoán này thường vào những năm 70 và 80. Họ không biết chút gì về cậu. Hãy tỉnh táo lại. Hãy kiểm soát sức khỏe của cậu và tiếp tục cuộc đời của cậu." Và tôi đã làm. Những người đưa ra những tuyên bố này với tôi không phải là những người xấu. Thực tế, những chuyên gia này là những người lao động tuyệt vời nhưng họ đang làm việc trong một hệ thống thiếu sót, đắt tiền và được thiết lập sai. Nó phụ thuộc vào các bệnh viện, các phòng khám đa khoa cho mọi nhu cầu chăm sóc của chúng ta. Nó phụ thuộc vào các chuyên gia, những người chỉ nhìn vào một số bộ phận trong số chúng ta. Nó phụ thuộc vào các phỏng đoán chẩn đoán và phối hợp các loại thuốc, và vì vậy nó có thể có tác dụng hoặc bạn sẽ chết. Và nó phụ thuộc vào các bệnh nhân bị động những người chỉ chấp nhận và không hỏi bất cứ câu hỏi nào. Bây giờ vấn đề với mô hình này đó là nó không bền vững trên toàn cầu. Nó không có khả năng chi trả trên toàn cầu. Chúng ta cần phát mình ra một hệ thống mà tôi gọi là hệ thống sức khỏe cá nhân. Vậy thì hệ thống sức khỏe cá nhân trông như thế nào, và nó đòi hỏi những công nghệ và vai trò nào? Bây giờ, tôi sẽ thực sự bắt đầu chia sẻ với các bạn một người bạn mới của tôi, Libby, một người mà tôi đã khá thân thiết sau hơn 6 tháng qua. Đây là Libby, hay thực sự, đây là một hình ảnh siêu âm của Libby. Đây là cấy ghép thận mà tôi đã không bao giờ được phép có. Đây là hình ảnh mà chúng tôi đã chụp vài tuần trước để cho ngày hôm nay, và bạn sẽ nhận ra, ở góc của bức ảnh này, có một vài chấm tối màu, thực sự làm tôi lo ngại. Cho nên chúng ta thực sự sẽ làm một bài kiểm tra trực tiếp để xem Libby đang thế nào. Đây không phải là sự cố quần áo. Tôi phải tháo thắt lưng của tôi ở đây. Các bạn ở hàng ghế đầu không cần lo lắng hay bất cứ điều gì cả. (Cười) Tôi sẽ sử dụng thiết bị từ một công ty có tên gọi Mobisante. Đây là máy siêu âm xách tay. Nó có thể cắm vào một cái điện thoại cảm ứng. Nó có thể cắm vào máy tính bảng. Mobisante nằm ở Redmond, Washington, và họ đã vui vẻ hướng dẫn tôi cách tự siêu âm trên người mình. Họ không được chấp nhận để làm điều này. Bệnh nhân không được chấp nhận để làm việc này. Đây chỉ là một bản giới thiệu khái niệm, tôi muốn làm rõ điều đó. Tốt rồi, tôi đã xoa gel xong. Bây giờ những người ở hàng ghế đầu đang rất lo lắng. (Cười) Và tôi muốn giới thiệu bác sỹ Batiuk với các bạn, một người bạn khác của tôi. Ông ấy làm việc ở bệnh viện Legacy Good Samaritan (Gia tài Người làm phúc) ở Portland, Oregon. Hãy để tôi chắc chắn. Chào bác sỹ Batiuk. Ông nghe tôi rõ chứ? Và thực tế, ông có nhìn thấy Libby không? Thomas Batiuk: Chào Eric. Cậu trông có vẻ bận. Cậu có khỏe không? Eric Dishman: Tôi khỏe. Chỉ là tôi đang tháo đồ trước khoảng vài trăm người thôi. Thật tuyệt. Tôi chỉ muốn biết, đây có phải là hình ảnh ông cần xem? Và tôi biết ông muốn nhìn và xem liệu những chấm đen có còn ở đó không. TB: Ok. Nào hãy scan xung quanh một chút ở đây, cho tôi vị trí của nó. ED: Được rồi. TB: Ok. Quay vào trong một chút, một chút hướng về góc giữa cho tôi. Ok, tốt lắm. Lên trên một chút xem nào Ok, giữ nguyên hình ảnh đó. Hình ảnh đó tốt đối với tôi. ED: Tốt rồi. Như vậy tuần trước, khi tôi siêu âm, ông đã đo cho tôi khoảng cách điểm đó sang bên phải. Tôi có nên làm lại không? TB: Được, anh làm đi. ED: Được rồi. Kiểu làm này hơi khó với một tay trên bụng và một tay đang đo, nhưng tôi nghĩ là tôi làm được rồi, và tôi sẽ lưu hình ảnh đó và gửi cho ông. Hãy nói cho tôi một chút về ý nghĩa của điểm đen đó. Nó không phải là điều mà tôi lấy làm vui vẻ cho lắm. TB: Rất nhiều người sau phẫu thuật ghép thận sẽ có một sự tích nước nhỏ xung quanh thận. Phần lớn thời gian nó không tạo ra bất kỳ mối nguy hại nào, nhưng nó cần bảo đảm được xem xét, vì vậy tôi rất vui vì chúng ta có cơ hội để xem xét nó ngày hôm nay, đảm bảo rằng nó không phát triển lên, nó không tạo ra bất cứ vấn đề nào. Dựa trên những hình ảnh khác mà chúng ta đã có, tôi rất vui mừng khi nhìn thấy nó trông thế nào hôm nay. ED: Tốt rồi. Ồ, tôi đoán là chúng ta sẽ kiểm tra lại lần nữa khi tôi đến khám. Tôi đã có sinh thiết 6 tháng trong một vài tuần, và tôi sẽ để cho ông kiểm tra ở phòng khám, vì tôi không nghĩ là tôi có thể tự làm được. TB: Lựa chọn tốt lắm. ED: Được rồi, cảm ơn ông, bác sỹ Batiuk. Tốt rồi. Như vậy điều mà các bạn phần nào được nhìn thấy ở đây là một ví dụ của các công nghệ đột phá, của các công nghệ di động, xã hội và phân tích. Đây là những nền tảng của cái sẽ tạo nên sự có thể của sức khỏe cá nhân. Bây giờ có ba trụ cột của sức khỏe cá nhân mà tôi muốn nói với các bạn, và nó chăm sóc ở bất cứ nơi đâu, chăm sóc theo hệ thống và tùy biến chăm sóc. Và bạn chỉ mới nhìn thấy một phần nhỏ của hai cái đầu tiên với sự tương tác của tôi với bác sỹ Batiuk. Vậy hãy cùng bắt đầu với chăm sóc ở bất cứ nơi đâu. Loài người đã phát mình ra ý tưởng về các bệnh viện và phòng khám vào những năm 1780. Đã đến lúc cập nhật suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta phải gỡ bỏ quan hệ giữa các thầy thuốc lâm sàng và các bệnh nhân từ khái niệm đi đến một nơi đặc biệt cụ thể nào đó cho các dịch vụ chăm sóc của chúng ta, vì những nơi này thường có các dụng cụ sai, và đắt nhất, cho công việc. Và thỉnh thoảng có một vài nơi không an toàn để gửi các bệnh nhân ốm yếu nhất của chúng ta đến, đặc biệt là trong thời đại của các siêu khuẩn và các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện. Và rất nhiều quốc gia đang chuẩn bị xây dựng phi cụ thể (brickless) từ ban đầu vì họ không bao giờ có thể chi trả được các siêu mạng lưới y tế mà rất nhiều các nước khác đã xây dựng. Cá nhân tôi đã học được rằng bệnh viện có thể là một nơi rất nguy hiểm khi (tôi) còn nhỏ. Đây là tôi khi học năm lớp ba. Tôi đã bị gãy khuỷu tay một cách nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật, lo lắng về việc sẽ mất đi cánh tay. Phục hồi sau cuộc phẫu thuật ở bệnh viện, tôi bị loét vì nằm liệt gường. Những vết loét này trở thành nhiễm trùng, và họ đưa cho tôi một loại thuốc kháng sinh mà cuối cùng tôi lại bị dị ứng, và rồi toàn thân tôi đau nhức, và rồi tất cả chỗ này bị nhiễm trùng. Tôi càng ở lâu trong bệnh viện, tôi càng ốm yếu hơn, và chi phí ngày càng đắt đỏ, và điều này xảy ra với hàng triệu người trên khắp thế giới hàng năm. Tương lai của sức khỏe cá nhân mà tôi đang nói đến nói rằng việc chăm sóc sức khỏe nên diễn ra ở nhà như là một mô hình mặc định, không phải là ở bệnh viện hay là phòng khám. Bạn cần phải tìm được cách để đến được những nơi đó bằng việc ốm đủ nặng để sử dụng các công cụ khám bệnh. Bây giờ những chiếc điện thoại di động mà chúng ta đang cầm rõ ràng là có thể có các thiết bị chẩn đoán như siêu âm được cắm vào, và một loạt các thiết bị khác, ngày hôm nay, và khi cảm biến được xây dựng dựa trên những thứ đó, chúng ta sẽ có khả năng theo dõi các dấu hiệu quan trọng và việc theo dõi hành vi sẽ giống như là điều chúng ta chưa từng có trước đây. Rất nhiều người trong chúng ta có bộ phận cấy ghép mà sẽ thực sự cần xem xét thực tế điều gì đang diễn ra với hóa chất trong máu và trong các protein của chúng ta ngay lập tức. Giờ đây các phần mềm cũng đang thông minh hơn phải không? Hãy nghĩ về một huấn luyện viên, một đại diện (agent) trực tuyến, sẽ giúp tôi tự chăm sóc bản thân một cách an toàn. Cùng một tương tác mà chúng tôi vừa mới làm với máy siêu âm gần như có hình ảnh thời-gian-thực, và thiết bị sẽ nói, "Lên, xuống, trái, phải, à, Eric, đó là nơi hoàn hảo để gửi bức ảnh tới bác sỹ của anh." Bây giờ, nếu chúng ta có tất cả các thiết bị nối mạng đang giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe bất cứ nơi đâu, đó là lý do mà chúng ta cũng cần có một đội ngũ có thể tương tác với tất cả những thứ đó, và đội ngũ đó sẽ dẫn chúng ta tới cột trụ thứ 2 mà tôi muốn nói đến, hệ thống chăm sóc. Chúng ta phải vượt qua mô hình của các chuyên gia độc lập với các bộ phận chăm sóc tới các đội ngũ đa ngành làm công tác chăm sóc sức khỏe cá nhân. Chăm sóc sức khỏe không có sự phối hợp là đắt đỏ nhất, và nó là thứ tồi tệ nhất. 80% các sai lầm y tế thực sự bị gây ra bởi các vấn đề về thông tin liên lạc và phối hợp giữa các thành viên trong đội ngũ y tế. Tôi đã có nhiều năm tự mình cảm thấy đau tim khi ở trường đại học, khi chúng tôi đang trong quá trình điều trị thận, và thật bất ngờ, họ giống như là, "Chà, chúng tôi nghĩ là cậu có vấn đề về tim." Và tôi có những mạch đập hồi hộp được thể hiện. Họ đưa tôi vào các đợt kiểm tra kéo dài 5 tuần -- rất đắt, rất đáng sợ -- trước khi y tá cuối cùng cũng phát hiện ra mẩu giấy, danh sách thuốc của tôi mà tôi vẫn mang theo tới mỗi lần khám, và thốt lên rằng, "Ôi trời ơi." Ba chuyên gia khác nhau đã kê ba loại khác nhau của cùng một gốc thuốc cho tôi. Tôi không có vấn đề về tim. Tôi có vấn đề về dùng thuốc quá liều. Tôi có vấn đề về phối hợp chăm sóc. Và điều này xảy ra với hàng triệu người hàng năm. Tôi muốn sử dụng công nghệ mà tất cả chúng ta cùng làm việc và cùng khiến nó xảy ra để biến chăm sóc sức khỏe trở thành một môn thể thao đồng đội phối hợp. Bây giờ đây là thứ đe dọa lớn nhất với tôi. Trong số tất cả những sự chăm sóc mà tôi nhận được ở các bệnh viện và các phòng khám trên toàn thế giới, lần đầu tiên tôi có trải nghiệm về chăm sóc sức khỏe thực sự dựa trên nhóm đó là tại bệnh viên Legacy Good Sam trong 6 tháng qua cho tôi có cơ hội đó. Và đây là bức ảnh về nhóm tốt nghiệp của tôi từ Legacy. Có một vài câu chuyện dân gian ở đây. Các bạn sẽ nhận ra Tiến sỹ Batiuk. Chúng ta vừa nói chuyện với ông ấy xong. Đây là Jenny, một trong các y tá, Allison, người giúp quản lý danh sách cấy ghép, và cả chục người khác, những người không có trong hình, một dược sỹ, một nhà tâm lý học, một chuyên gia dinh dưỡng, thậm chí cả một nhân viên tư vấn tài chính, Lisa, những người đã giúp chúng tôi đối phó với tất cả những phức tạp về bảo hiểm. Tôi đã khóc trong ngày tốt nghiệp. Tôi đáng lẽ nên vui vẻ, bởi vì tôi khỏe mạnh đến mức tôi có thể quay lại với các bác sỹ thông thường của tôi, nhưng tôi đã khóc bởi vì tôi thực sự đã kết nối tới đội ngũ này. Và đây là phần quan trọng nhất. Những người khác trong bức hinh này là tôi và vợ tôi, Ashley. Legacy đã đào tạo cho chúng tôi cách làm thế nào để tự chăm sóc ở nhà để họ có thể giảm sự quá tải tại các bệnh viện và phòng khám. Đó là cách duy nhất mà mô hình này hoạt động. Nhóm của tôi thực ra đang hoạt động ở Trung Quốc về một trong những mô hình tự chăm sóc này cho một dự án mà chúng tôi gọi là Những Thành phố Thân thiện-Với-Tuổi Chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ xây dựng một mạng lưới xã hội có thể giúp theo dõi và đào tạo việc chăm sóc người cao tuổi chăm sóc cho chính bản thân họ cũng như sự chăm sóc tới từ các thành viên trong gia đình họ hoặc những nhân viên tình nguyện về sức khỏe cộng đồng, cũng như có một mạng lưới giao lưu trực tuyến, nơi, ví dụ, tôi có thể tặng ba giờ một ngày chăm sóc mẹ bạn, nếu ai khác có thể giúp tôi về việc đi lại đến các bữa ăn, và chúng tôi trao đổi tất cả trực tuyến. Điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói với các bạn về điều này đó là mối quan hệ quá đỗi thiêng liêng và lãng mạn giữa bác sỹ và bệnh nhân, một đối một là một di sản của quá khứ. Tương lai của chăm sóc sức khỏe là những nhóm thông minh, và tốt hơn là bạn nên ở trong nhóm đó vì chính bản thân bạn. Bây giờ, điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn đó là tùy biến chăm sóc, bởi vì nếu chúng ta được chăm sóc ở bất cứ nơi đâu và chúng ta có mạng lưới chăm sóc, những thứ này sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên vẫn còn có quá nhiều phỏng đoán. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiêu thực tế đã được phát minh ra vào năm 1948 để giúp đỡ phát minh ra các loại thuốc chữa khỏi bệnh lao, và đây là những điều quan trọng, đừng hiểu sai ý tôi. Các nghiên cứu dân số mà chúng ta đã tiến hành đã tạo ra hàng tấn thuốc kỳ diệu đã cứu sống hàng triệu mạng sống, nhưng vấn đề là việc chăm sóc sức khỏe đề cập đến chúng ta như một mức trung bình, không phải là các cá nhân riêng biệt, bởi vì cuối mỗi ngày, bệnh nhân không giống như là phần dân số đã được nghiên cứu. Đó là điều đã dẫn tới các phỏng đoán. Các công nghệ đang đến, máy tính hiệu suất cao, các phân tích, các dữ liệu lớn mà tất cả mọi người đang nói đến, sẽ cho phép chúng ta xây dựng các mô hình dự đoán cho mỗi chúng ta như là các bệnh nhân riêng lẻ. Và điều kỳ diệu ở đây là, thử nghiệm trên hình ảnh đại diện của tôi là phần mềm vi tính, cơ thể tôi không phải chịu đựng (việc thử nghiệm đó). Bây giờ, tôi có hai ví dụ mà tôi muốn chia sẻ nhanh với các bạn về dạng tùy biến chăm sóc trong cuộc hành trình của riêng tôi. Ví dụ đầu tiên hơi đơn giản. Tôi cuối cùng cũng đã nhận ra vài năm trước đây đó là tất cả đội ngũ y tế của tôi đã tối ưu hóa việc điều trị cho tuổi thọ của tôi. Nó giống như một huy hiệu danh dự cho thấy họ có thể giữ cho các bệnh nhân sống được bao lâu. Tôi đã được tối ưu hóa cuộc sống của tôi vì chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống với tôi có nghĩa là thời gian trong tuyết. Vì vậy, trong bảng xếp hạng của tôi, tôi buộc họ phải đưa, "Mục tiêu với bệnh nhân: liều lượng thuốc thấp qua các giai đoạn thời gian lâu hơn tác dụng phụ thân thiện với trượt tuyết" Và tôi nghĩ rằng đó là lý do vì sao tôi có được tuổi thọ. Tôi nghĩ rằng liệu pháp điều trị thời gian-trong-tuyết cũng quan trọng như là những dược phẩm mà tôi đã dùng. Bây giờ ví dụ thứ hai của tùy biến-- và nhân tiện, bạn không thể tùy chỉnh chăm sóc nếu bạn không biết mục tiêu của bạn là gì, nên việc chăm sóc không thể biết được những điều đó cho đến khi bạn biết mục tiêu chăm sóc sức khỏe của bạn là gì. Nhưng ví dụ thứ hai mà tôi muốn đưa ra cho các bạn đó là, Tôi đã ngẫu nhiên trở thành một trong những con chuột thí nghiệm đầu tiên, và tôi đã rất may mắn khi có toàn bộ hệ thống gen được sắp xếp trình tự. Bây giờ mất khoảng 2 tuần xử lý trên các máy chủ cao cấp nhất của Intel để làm cho điều này xảy ra, và 6 tháng lao động khác của con người và máy tính để làm cho tất cả các dữ liệu đó có ý nghĩa. Và cuối cùng của tất cả những việc đó, họ nói rằng, "Vâng, những chẩn đoán của cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ y tế tất cả những năm trước đây đều sai, và chúng tôi có một con đường tốt hơn tiến về phía trước." Tương lai mà bây giờ Intel đang làm việc để chỉ ra rằng làm thế nào để ước tính thuốc cá nhân từ vài tháng và vài tuần đến chỉ còn vài giờ, và khiến dạng công cụ này có sẵn, không chỉ trong máy tính của các bệnh viện nghiên cứu hàng đầu trên toàn thế giới, mà trên máy tính -- tất cả các bệnh nhân, tất cả các phòng khám có khả năng tiếp cận với toàn bộ trình tự gien. Và tôi sẽ nói với các bạn, dạng tùy biến chăm sóc này cho tất cả mọi thứ từ những mục tiêu của bạn đến sự di truyền sẽ là quá trình chuyển đổi có thay đổi lớn nhất mà chúng ta được chứng kiến về sự chăm sóc sức khỏe trong suốt cuộc đời của chúng ta. Như vậy ba cột trụ của sức khỏe cá nhân này, chăm sóc bất cứ nơi đâu, mạng lưới chăm sóc, tùy biến chăm sóc, bây giờ đang diễn ra từng phần, nhưng tầm nhìn này sẽ hoàn toàn thất bại nếu chúng ta không bước lên với vai trò như là những người chăm sóc và các bệnh nhân để tiếp nhận vai trò mới. Đó là điều mà người bạn Verna của tôi đã nói: Tỉnh dậy và kiểm soát sức khỏe của bạn. Bởi vì đến cuối ngày, các công nghệ này là đơn giản về việc mọi người chăm sóc những người khác và bản thân chúng ta theo những cách mới đầy mạnh mẽ. Và điều đó nằm trong tinh thần mà tôi muốn giới thiệu với các bạn một người bạn cũ của tôi, rất nhanh thôi. Tracey Gamley đã bước lên để cho tôi quả thận bất khả thi mà tôi đã không bao giờ được cho là có thể. (Vỗ tay) Tracey, chỉ cần cho chúng tôi biết một chút rất nhanh về kinh nghiệm hiến tặng là như thế nào với bạn. Tracey Gamley: Với tôi, việc đó thực sự rất dễ dàng. Tôi chỉ mất một đêm ở bệnh viện. Ca phẫu thuật được tiến hành nội soi, nên tôi chỉ có năm vết sẹo rất nhỏ trên bụng, và tôi nghỉ làm 4 tuần và quay trở lại làm tất cả mọi việc mà tôi đã làm trước đó mà không có bất cứ sự thay đổi nào. ED: Vâng, tôi có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội nói điều này với bạn trước số lượng khán giả lớn như vậy nữa. Vì vậy "Cảm ơn bạn" có cảm giác giống như một từ thực sự nhàm chán, nhưng cảm ơn bạn từ sâu thẳm trái tim tôi vì đã cứu sống tôi. (Vỗ tay) Sân khấu này của TED và tất cả các sân khấu khác của TED thường giới thiệu các đổi mới và giới thiệu các công nghệ mới, và tôi vừa làm điều đó hôm nay, và tôi vừa mới thấy những điều tuyệt vời đến từ các diễn giả của TED, Ý tôi là, chúa ơi, thận nhân tạo, thậm chí là những quả thận có thể in được, đang xuất hiện. Nhưng cho tới thời điểm các công nghệ tuyệt vời này có thể có sẵn cho tất cả chúng ta, và thậm chí khi chúng đã sẵn sàng, còn tùy thuộc vào chúng ta để có thể chăm sóc, và thậm chí cứu sống một người khác. Tôi hy vọng các bạn sẽ ra ngoài và chăm sóc sức khỏe cá nhân cho chính bản thân các bạn và cho tất cả mọi người. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi mong muốn các bạn dành chút thời gian cùng tôi quay về với thế kỷ 19 cụ thể là ngày 24 tháng 6 năm 1833 Hiệp hội Anh về Khoa học tiên tiến đang tổ chức hội nghị lần thứ ba tại Đại học Cambridge Đây là đêm hội nghị đầu tiên và một cuộc đối đầu sắp xảy ra sẽ làm thay đổi cục diện khoa học mãi mãi Một ông già tóc bạc trắng đứng lên. Các thành viên trong hội nghị khá sửng sốt khi nhận ra đó chính là nhà thơ Samuel Taylor Coleridge, người thậm chí đã không hề bước ra khỏi nhà mình trong nhiều năm cho tới tận ngày này. Họ thậm chí còn sốc hơn bởi những gì ông ta nói "Quý vị phải ngừng ngay việc tự gọi mình là các nhà triết gia tự nhiên Coleridge đã cho rằng một triết gia thực thụ là phải như việc ông ta nghĩ về vũ trụ ngay từ chiếc ghế bành của họ. Họ đã không lãng phí thời gian trong những hố hóa thạch hay là tiến hành mớ thí nghiệm bừa bộn với những cọc điện như mấy thành viên của Hiệp hội Anh. Đám đông trở nên giận dữ và bắt đầu kêu la om sòm. Một học giả trẻ đến từ Cambridge tên là William Whewell đứng dậy và trấn tĩnh đám đông. Ông ta lịch thiệp nhất trí rằng một cái tên xứng với các thành viên hiệp hội đã không hề tồn tại. Nếu "triết gia" là một cái danh quá to lớn và cao ngạo thì tương tự với "nghệ sĩ", chúng ta có thể dùng từ " nhà khoa học''. Đó là lần đầu tiên cái tên "nhà khoa học" đã được phát biểu trước công chúng, chỉ mới 179 năm trước. Lần đầu tiên tôi biết cuộc tranh cãi này là khi tôi học sau đại học, và nó đã choáng lấy tâm trí tôi. Ý tôi là làm sao thuật ngữ "nhà khoa học" đã không hề có cho tới năm 1833? Thế cái tên gì mà các nhà khoa học dùng để gọi trước đó? Điều gì đã khiến việc tạo ra cái tên chính xác trở nên cần thiết vào thời điểm ấy? Trước khi cuộc họp này diễn ra, những ai nghiên cứu thế giới tự nhiên là những nhà nghiệp dư tài năng. Tư tưởng của một vị mục sư hoặc điền chủ thu thập bọ cánh cứng hay hóa thạch ví dụ như Charles Darwin hay người làm thuê của nhà quý tộc như Joseph Priestley, người bạn đồng hành với văn chương cho tới hầu tước Marquis khi ông này phát hiện ra Ô-xi Sau này họ đều là nhà khoa học, các chuyên gia có phương pháp nghiên cứu khoa học , mục đích, hoàn cảnh xã hội và nguồn tài trợ riêng. Phần lớn nguồn gốc cuộc cách mạng này xuất phát từ bốn người đàn ông đã hội ngộ tại đại học Cambridge năm 1821 gồm: Charles Babbage, John Herschel, Richard Jones and William Whewell. Những vị này rất xuất sắc, có động lực và đã gặt hái nhiều thành quả đáng kinh ngạc. Tôi nghĩ Charles Babbage rất quen thuộc với hầu hết TEDsters, đã sáng chế ra máy tính cơ học đầu tiên và nguyên mẫu đầu tiên của một chiếc máy tính hiện đại John Herschel đã lập bản đồ các ngôi sao của Nam bán cầu, và trong thời gian rảnh rỗi ông đã cùng phối hợp để phát minh ra nhiếp ảnh Tôi dám chắc tất cả chúng ta có thể làm việc năng suất mà không để Facebook hay Twitter ngốn hết thời giờ. Richard Jones đã trở thành một nhà kinh tế học quan trọng mà sau này có tầm ảnh hưởng cho Karl Marx Và Whewell không chỉ đúc kết từ thuật ngữ "nhà khoa học" cũng như các từ "cực âm"; "cực dương" và "ion", mà còn tiên phong cho phong trào khoa học quy mô quốc tế với nghiên cứu mang tính toàn cầu vào thủy triều. Vào mùa đông Cambridge năm 1812 và 1813, bốn vị này đã gặp nhau để bàn luận những gì mà họ gọi là bữa sáng triết học Họ đàm luận về khoa học và sự cần thiết của một cuộc cách mạng khoa học mới. Họ cho rằng khoa học đã trì trệ kể từ những ngày mà cuộc cách mạng mang tính khoa học diễn ra vào thế kỷ 17. Đã đến lúc cho một cuộc cách mạng mới mà họ cam kết sẽ diễn ra và điều đáng kinh ngạc của những vị này là, không chỉ họ có những giấc mơ đại học lớn lao mà họ còn thực sự tiến hành chúng thận chí còn xa hơn cả những mơ ước hoang đường nhất. Và hôm nay tôi sẽ kể cho các ban nghe bốn sự thay đổi lớn đối với khoa học mà bốn người đàn ông này mang lại. Khoảng 200 năm trước, Francis Bacon và sau này là Newton, đã đề xuất phương pháp khoa học quy nạp. Ngày nay đó chính là phương pháp xuất phát từ quan sát và thí nghiệm. và tiếp theo là khái quát hóa về bản chất gọi là quy luật tự nhiên, quy luật thường tuân theo sự sửa đổi hoặc sự loại trừ. nếu có bằng chứng mới xuất hiện. Tuy nhiên vào năm 1809, David Ricardo phản bác bằng tranh cãi rằng các nhà khoa học kinh tế nên sử dụng một phương pháp khác- phương pháp diễn dịch. Vấn đề là một nhóm có uy tín tại Oxford bắt đầu tranh luận rằng bởi vì phương pháp suy luận này hiệu quả trong kinh tế, thì nó nên được áp dụng cho khoa học tự nhiên. Các vị trong nhóm bữa sáng triết học phản đối. Họ đã viết các sách và bài báo ủng hộ phương pháp quy nạp trong tất cả lĩnh vực khoa học thu hút nhiều độc giả là các nhà triết gia tự nhiên, sinh viên đại học và những vị là người của công chúng. Đọc một cuốn sách của Herschel là một bước ngoặt của Charles Darwin tới mức sau đó ông thốt ra, " Trong cuộc sống của tôi, hiếm có thứ nào gây ấn tượng mạnh mẽ cho tôi đến vậy. Nó làm tôi muốn thêm sức mạnh để tích lũy thêm kiến thức tự nhiên." Cuốn sách cũng định hướng phương pháp khoa học của Darwin, cũng như phương pháp mà các đồng sự ông đã sử dụng. [Khoa học vì lợi ích công chúng] Trước kia, người ta cho rằng tri thức khoa học chỉ được dùng vì lợi ích của nhà vua hay nữ hoàng hoặc cho lợi ích của cá nhân. Ví dụ, các thuyền trưởng cần phải biết kiến thức thủy triều để cập bến an toàn. Chủ các cảng tàu sẽ thu thập kiến thức đó và bán cho các thuyền trưởng. Câu lạc bộ bữa ăn sáng triết học đã thay đổi điều đó cùng nhau Nghiên cứu toàn cầu về thủy triều cho kết quả là bảng thủy triều chung và bản đồ thủy triều cung cấp miễn phí kiến thức cho các chủ bến tàu cho tất cả thuyền trưởng. Herschel đã giúp bằng cách quan sát thủy triều ngoài bờ biển Nam Phi và khi ông phàn nàn với Whewell rằng có một cơn thủy triều dữ dội ập đến và ông bị xô ra khỏi bến tàu. Bốn ông đã thực sự giúp nhau bằng mọi giá. Các ông cũng không ngừng vận động chính phủ Anh đầu tư phí để xây dựng động cơ Babbage vì họ tin những động cơ này sẽ có tác đông thực tế to lớn cho xã hội. Trong những ngày trước khi có máy tính bỏ túi, những con số mà hầu như các chuyên gia cần đến nhân viên ngân hàng, các hãng bảo hiểm, thuyền trưởng, kỹ sư được huy động để tra cứu những sách đầy những bảng biểu các con số. Các bảng này được tính toán sử dụng một quy trình nhất định lặp đi lặp lại do các nhân viên bán thời gian được biết đến chính là những chiếc máy tính kỳ diệu, nhưng các phép tính toán này quả thực khó. Ý tôi là, cuốn niên giám hải lý này công bố những sự thay đổi của mặt trăng mỗi tháng trong năm Mỗi tháng cần đến 1,365 phép tính vì vậy mà những bảng tính này đầy những lỗi sai Động cơ khác biệt Babbage chính là máy tính cơ học đầu tiên đưa ra để tính toán chính xác các bảng tính bất kỳ trong số những bảng này. Hai mô hình của động cơ được chế tạo trong suốt 20 năm do một nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Khoa học London dựa trên các kế hoạch của mình. Hiện nay đây là động cơ được đặt tại Bảo tàng Lịch sử Máy tính tại California, và nó tính toán rất chính xác. Nó thực sự đi vào hoạt động. Sau đó, động cơ phân tích của Babbage là máy tính cơ học đầu tiên theo nghĩa hiện đại. Nó có một bộ nhớ riêng biệt và bộ xử lý trung tâm. Nó có khả năng lặp lại, phân chia có điều kiện xử lý song song, và nó được lập trình theo cách sử dụng thẻ đục lỗ một ý tưởng mà Babbage lấy từ máy dệt Jacquard. Không may, động cơ của Babbage chưa bao giờ được chế tạo vào thời đó vì hầu hết người ta nghĩ rằng những chiếc máy tính đâu phải là con người sẽ là vô dụng đối với công chúng. [Các tổ chức khoa học mới] Được thành lập vào thời Bacon, Hội Hoàng gia London là tổ chức khoa học hàng đầu ở Anh. và thậm chí cả của phần còn lại của thế giới. Vào thế kỷ 19, tổ chức này đã thành một kiểu câu lạc bộ của quý ông với thành phần chủ yếu là những nhà nghiên cứu đồ cổ, trí thức và quý tộc. Các thành viên trong câu lạc bộ bữa ăn sáng triết học giúp thành lập các hiệp hội khoa học mới bao gồm Hiệp hội Anh. Những hiệp hội mới này yêu cầu các thành viên là những nhà nghiên cứu tích cực công khai những thành quả của mình. Họ khôi phục truyền thống Hỏi & Đáp sau khi các bài báo cáo khoa học được công bố mà trước đó bị Hội Hoàng gia ngăn cấm bởi vì sự khiếm nhã. Và lần đầu tiên họ cho phụ nữ bước vào cánh cửa khoa học Các thành viên câu lạc bộ được khuyến khích mang vợ con gái và chị, em gái tới dự cuộc họp của Hiệp hội Anh, và trong khi người phụ nữ thường chỉ được tham dự trong các bài giảng trước công chúng và những sự kiện xã hội như thế này thì họ cũng bắt đầu thâm nhập vào các buổi tọa đàm khoa học. Hiệp hội Anh sau này sẽ là tổ chức đầu tiên trong số tổ chức khoa học tự nhiên trên thế giới chấp nhận phụ nữ làm thành viên chính thức. [Tài trợ bên ngoài cho khoa học] Tính đến thế kỷ 19, Các triết học gia tự nhiên sẽ phải trả phí cho các thiết bị và nguồn cung cấp của mình. Đôi khi có những giải thưởng như giải trao cho John Harrison vào thế kỉ 18 vì ông đã giải đáp vấn đề kinh độ nhưng những giải này chỉ được công bố thực tế khi đã trao hết giải. Theo lời khuyên của các thành viên câu lạc bộ bữa sáng triết học, Hiệp hội Anh bắt đầu dùng nhiều tiền hơn từ các khoản tài trợ đến từ hội nghị dành cho việc nghiên cứu thiên văn, thủy triều, cá hóa thạch, đóng tàu và các lĩnh vực khác. Những khoản tài trợ này không những cho phép những người không mấy dư dả tiền bạc vẫn tiến hành nghiên cứu mà còn khuyến khích họ tư duy rộng hơn thay vì chỉ cố gắng giải quyết vấn đề có sẵn. Cuối cùng Hội Hoàng gia và giới khoa học của các quốc gia khác học tập theo và may mắn là điều này trở thành một phần chính của bối cảnh khoa học ngày nay. Chính nhờ câu lạc bộ bữa sáng triết học đã giúp sáng tạo ra các nhà khoa học hiện đại. Đó là một phần câu chuyện hào hùng của họ. Tất nhiên cũng có một mặt trái của vấn đề này. Những người này đã không nhìn thấy trước ít nhất là một hệ quả của cuộc cách mạng. Họ chắc đã thất vọng bởi sự chia rẽ giữa khoa học và phần còn lại của văn hóa. Thật sốc khi nhận ra rằng chỉ 28% người Mỹ trưởng thành mới chỉ có một mức độ cơ bản về khoa học, và điều này cũng đã được thử nghiệm bằng cách đặt câu hỏi như "Có phải con người và khủng long sống trên Trái đất cùng một thời điểm?" và "Bao nhiêu phần trăm của trái đất được bao phủ bởi nước?" Một khi các nhà khoa học đã trở thành thành viên của nhóm chuyên gia, họ từ từ tách khỏi chúng ta. Đây là hậu quả không mong muốn của cuộc cách mạng mà đã khởi đầu từ nhóm bốn người bạn. Charles Darwin nói, " Đôi khi tôi nghĩ rằng luận thuyết nói chung và phổ biến gần như là quan trọng cho sự tiến bộ của khoa học như tác phẩm gốc." Thực tế, "Nguồn gốc các loài" được viết cho mọi đối tượng, và được đón nhận rộng rãi ngay lần đầu xuất bản. Darwin biết cái mà chúng ta dường như quên lãng rằng khoa học không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. (Vỗ tay) Nào, chúng ta sẽ nói đến chuyện có vẻ dơ bẩn. Mấy năm trước, nghe cũng kỳ quặc, tôi cần phải đi vệ sinh và tôi tìm thấy nó, một nhà vệ sinh công cộng Và tôi đi vào đó và tôi chuẩn bị để làm những điều mà tôi đã làm gần như suốt cuộc đời ngồi xuống, xả nước, rồi quên hẳn nó đi Nhưng, vì một số lý do, ngày hôm đó Tôi tự hỏi mình Tất cả những thứ đó rồi sẽ đi đâu? Và từ câu hỏi đó, tôi cảm thấy mình như đi lạc vào thế giới của việc vệ sinh và còn nhiều hơn thế -- (cười)-- hệ thống vệ sinh, nhà vệ sinh và chất thải, chưa nhắc đến tôi đâu nhé Và đây hẳn là một nơi điên khùng nhưng cũng đầy hấp dẫn. Quay lại chuyện cái nhà vệ sinh đó, nó hẳn không phải là một nơi đẹp đẽ lý tưởng không được tuyệt vời như nhà vệ sinh theo Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới Có lẽ là một tổ chức WTO nào khác (cười) Nó có cửa khóa được, có sự riêng tư, và có nước có cả xà phòng, cho nên tôi có thể rửa tay, và tôi làm thế là vì tôi là một phụ nữ, và đó là chuyện thường. (cười) (vỗ tay) Nhưng hôm ấy, khi tôi hỏi mình câu hỏi đó, Tôi học được một số điều, trước nay tôi cứ nghĩ rằng được dùng một cái toilet như thế là quyền của tôi, nhưng thực tế, thì nó lại là một đặc quyền. 2.5 tỉ người trên thế giới không được dùng nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi Không có gàu múc nước, không có két nước 40 phần trăm dân số thế giới không có đủ nhà vệ sinh. Và họ phải làm những gì mà cậu bé này đang làm ngay cạnh đường cao tốc đến Sân bay Mumbai cái này được gọi là vệ sinh mở hay đi ị trong không gian mở. Và cậu bé này làm thế mỗi ngày, và mỗi ngày, có lẽ, anh chàng trong hình bước đi, vì anh ta nhìn mà như không thấy cậu bé. Nhưng đáng lẽ anh ta nên thấy, vì vấn đề là đi cùng với tất cả số chất thải nằm ngổn ngang kia là những vị khách mà ta không muốn. Năm mươi thứ bệnh truyền nhiễm thích "đi du lịch" cùng phân người. Và tất cả chúng, trứng, nang sán, vi khuẩn, vi rút, tất cả chúng có thể nằm trong 1 gram chất thải con người Có lẽ nào? Đúng thế, câu bé này chắc hẳn đã không rửa tay. Cậu đi chân trần. Cậu sẽ chạy về nhà, rồi làm dây lên nước uống, thức ăn của mình và cả môi trường xung quanh với bất kỳ thứ bệnh tật nào mà cậu bé vô tình mang theo bằng những mẩu phân mắc trong ngón tay và chân cậu bé. Với cái thế giới mà tôi gọi là xả-và-truyền đi theo đường ống thứ mà phần lớn mọi người trong phòng này may mắn sống trong đó các triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến các bệnh đó là tiêu chảy nghe có vẻ như trò đùa Đó là chạy, thải ra thứ trông như socola Hershey Ở chỗ tôi, giữa Delhi, như một di sản về đế chế. Nhưng nếu bạn muốn tìm hình ảnh lưu trữ về bệnh tiêu chảy trong một hãng lưu trữ hình ảnh hàng đầu thì đây là thứ mà bạn có thể thấy (Cười) Tôi không dám chắc về bộ bikini đâu. Và đây là một bức ảnh khác về tiêu chảy. Đây là Marie Saylee, chín tháng tuổi. Bạn không thể thấy cô bé, vì cô bé đã được chôn dưới lớp cỏ xanh trong một ngôi làng nhỏ ở Liberia, cô bé mất sau 3 ngày mắc chứng tiêu chảy những thứ mà ta vẫn tưởng chỉ là đùa. Và đây là bố cô bé. Nhưng cô bé không cô đơn trong những ngày đó, bởi 4000 đứa trẻ khác cũng chết vì tiêu chảy, hàng ngày. Tiêu chảy là kẻ diết chóc lớn thứ hai đối với trẻ em trên thế giới, Bạn có thể được kêu gọi quan tâm đến những thứ như HIV/AIDS, lao hay sởi, nhưng tiêu chảy còn giết chết nhiều trẻ em hơn cả ba căn bệnh trên cộng lại. Đó là một vũ khí hủy diệt hàng loạt cực mạnh. Và cái giá mà thế giới phải trả cũng vô cùng lớn: 260 tỉ dollars mỗi ngày cho các thiệt hại do vệ sinh kém. Đây là chiếc giường dành cho người mắc bệnh tả ở Haiti. Bạn chắc đã nghe đến dịch tả, nhưng chúng ta không được nghe về tiêu chảy. Nó chỉ nhận được một phần nhỏ của sự quan tâm và vốn tài trợ so với nhiều thứ bệnh khác. Nhưng chúng ta biết cách để thay đổi điều này. Chúng ta biết chứ, bởi từ giữa thế kỉ 19 một kĩ sư VIctorian đã lắp đặt một hệ thống cống rãnh và xử lý nước thải và nhà vệ sinh xả nước tự động, căn bệnh này từ đó đã giảm đi đáng kể Tử vong trẻ em giảm nhiều nhất so với lịch sử ghi nhận được. Nhà vệ sinh xả nước được bình chọn là tiến bộ y tế tốt nhất trong 200 năm bởi một độc giả tạp chí Y học của Anh, vượt qua cả thuốc, gây mê, và phẫu thuật. Đó là một thiết bị xử lý chất thải tuyệt vời. Tôi nghĩ là quá tuyệt vời -- nó không gây mùi-- ta có thể để nó trong nhà, khóa nó sau một cánh cừa và tôi nghĩ chúng ta cũng khóa chặt nó khỏi những cuộc trò chuyện luôn. Chúng ta không có những từ ngữ chuẩn hóa cho nó. "Đi ị" hẳn không phải là một từ chuẩn. "C#t" thì nghe như xúc phạm. "Chất thải" thì lại quá y học. Bởi vì tôi không thể giải thích, khi tôi nhìn vào những con số và những gì đang xảy ra. Chúng ta biết cách để giải quyết bệnh tiêu chảy và vệ sinh môi trường nhưng nếu bạn nhìn vào ngân sách của những quốc gia, đang phát triển và đã phát triển, bạn sẽ thấy một vài vấn đề về toán, bởi bạn sẽ chờ đợi những điều vô lý kiểu Pakistan đầu tư vào quân đội hơn gấp 47 lần so với viêc đầu tư cho nước và vệ sinh, mặc dù 150,000 trẻ em phải chết vì tiêu chảy ở Pakistan mỗi năm. Nhưng sau đó bạn phân tích ngân sách vốn dĩ đã rất nhỏ nước và vệ sinh và 75 đến 90 phần trăm sẽ dành cho cung cấp nước sạch, cũng tốt, chúng ta đều cần nước. Không ai lại đi từ chối nước sạch cả. Nhưng nhà vệ sinh ngầm, hoặc nhà vệ sinh xả nước, lại giảm thiểu bệnh dịch gấp đôi so với việc đầu tư vào nước sạch. Nghĩ đến nó. Cậu bé đó người chạy thẳng vào nhà, cậu bé có thể có một nguồn nước sạch mát lành, nhưng cậu có đôi tay bẩn cậu sẽ làm ô nhiễm nguồn nước của mình. Và tôi nghĩ rằng thật phí phạm chất thải nếu ta không coi nó như một nguồn tài nguyên và như một phát súng kich hoạt cho sự phát triển, bởi vì có một số thứ mà nhà vệ sinh và chất thải có thể đem đến cho chúng ta. Vậy một cái toilet có thể giúp một bé gái được đến trường. 25% bé gái ở Ấn độ bỏ học bởi chúng không có một hệ thống vệ sinh đầy đủ tiện nghi. Chúng đã quen với việc "ngồi" qua những bài học từ rất nhiều năm. Chúng ta đã qua cái thời đó từ lâu rồi, nhưng họ thì vẫn làm thế hàng ngày và khi họ dậy thì và họ bắt đầu có kinh nguyệt, nó trở nên quá nhiều. Và tôi hiểu điều đó. Ai có thể trách họ? Nên khi các bạn gặp một nhà giáo dục và nói "Tôi có thể cải thiện tỉ lệ đi học lên 25% chỉ bằng một điều đơn giản." bạn sẽ có rất nhiều bạn bè trong ngành giáo dục. Đây không phải là điều duy nhất nó có thể làm cho bạn. Phân có thể nấu được bữa ăn. Nó chứa chất dinh dưỡng trong đó Chúng ta ăn các chất dinh dưỡng. Chúng ta cũng bài tiết các chất dinh dưỡng. Chúng ta không hấp thụ tất cả. ở Rwanda, 75% nhiên liệu nấu nướng trong hộ thống trại giam là những sản phẩm từ hệ tiêu hóa của tù nhân. Vậy là có khá nhiều tù nhân ở Butare. Phần lớn họ là những tù nhân tội diệt chủng, và họ đang khuấy các thứ trong nhà vệ sinh của mình, bởi vì nếu bạn đặt phân trong một môi trường kín, trong một bồn chứa, gần giống như dạ dày, thì, cũng như dạ dày, chúng tạo ra khí gas Và bạn có thể dùng nó để nấu nướng Và bạn có thể nghĩ nó như một sự trừng phạt thích đáng khi nhìn thấy những người này khuấy phân, nhưng nó còn có ý nghĩa về kinh tế, bởi họ đang tiết kiện hàng triệu dollar mỗi năm. Họ còn giảm thiểu sự mất rừng, và họ còn tìm ra nguồn nhiên liệu vô hạn, vô tận và miễn phí trên phương diện sản xuất. Không chỉ ở thế giới của người nghèo mà phân mới cứu được cuộc sống. Đây là người phụ nữ đang nhận một liều thuốc thứ màu nâu chứa trong ống tiêm, có thể bạn đang nghĩ vậy, thực ra cũng không hẳn, bởi nó thực ra là được quyên góp. Hiện tại có một nghề mới gọi là quyên góp phân. Cũng gần như quyên góp tinh trùng. Bởi vì cô ấy đang mắc phải một loại siêu vi gọi là C. diff, và nó có khả năng kháng thuốc kháng sinh trong nhiều trường hợp. Cô ấy phải chịu đựng căn bệnh này trong nhiều năm. Cô ấy tiêm một liều phân từ một người khỏe mạnh, khả năng chữa khỏi là 94 phần trăm. Nó rất đáng kinh ngạc, nhưng rất ít người sử dụng. Có lẽ là do yếu tố ink. Nó rất ổn, vì có một nhóm nhà nghiên cứu khoa học ở Canada họ đang tạo ra một mẫu phân thử, một mẫu phân mô phỏng, được gọi là RePOOPulate. Bạn có thể nghĩ ngay từ bây giờ, rằng câu trả lời thật đơn giản, chúng ta cho mọi người một cái nhà vệ sinh. Và đấy chính là nơi mọi thứ trở nên thú vị, vì nó không đơn giản thế, vì chúng ta đều không đơn giản Vậy công việc thật sự thú vị -- có chút hấp dẫn - trong vệ sinh chúng ta cần phải hiểu tâm lý con người. Chúng ta cần phải hiểu "phần mềm" cũng như cho một người nào đó phần cứng. Họ nhận ra trong nhiều quốc gia đang phát triển rằng chính phủ đã quyết định xây dựng nhà vệ sinh miễn phí và vài năm sau họ nhận ra họ có nhiều chuồng dê mới hoặc đền thờ, hoặc phòng dư với những chủ sở hữu vui vẻ bỏ qua chúng để rồi lại đi đại tiện ngoài đường. Vấn đề là phải tác động được vào cảm xúc của con người. Nó đã được dùng cho nhiều thập kỉ. Công ty sản xuất xà phòng đã làm điều này vào đầu thế kỉ 20. Họ cố rao bán xà phòng trên phương diện sức khỏe. Chẳng ai mua. Họ rao bán trên phương diện sexy. Ai cũng mua nó. Ở Ấn Độ đang có một chiến dịch thuyết phụ những cô dâu trẻ không cưới vào gia đình không có nhà vệ sinh. Nó có tên "Không có nhà xí, tôi không đồng ý." (Cười) Và trong trường hợp bạn nghĩ rằng tấm poster chỉ để tuyên truyền thì đây là Priyanka, 23 tuổi. Tôi gặp cô ấy tháng Mười vừa rồi ở Ấn Độ cô ấy lớn lên trong một môi trường bảo thủ. Cô sinh ra trong một khu nông thôn ở một vùng quê nghèo Ấn Độ, cô ấy đính hôn ở tuổi 14, và bây giờ cô ấy đang tầm tuổi 21, cô chuyển đến ở với gia đình nhà chồng. Và cô ấy rất kinh hãi khi đến đó và thấy ở đó không có nhà vệ sinh. Cô lớn lên với một cái nhà vệ sinh. Cũng không hẳn là ghê gớm, nhưng ít nhất cũng có một nhà vệ sinh. Và trong đên đầu tiên ở đó, cô nghe nói rằng khoảng 4 giờ sáng mẹ chồng gọi cô ấy dậy, bảo cô ra ngoài và "đi ngoài" trong buổi đêm, ở ngoài trời. Và cô ấy sợ. Sợ những kẻ say xỉn đi lại quanh đó. Sợ rắn. Sợ bị hiếp. Và sau 3 ngày, cô làm một việc không thể tưởng tượng được Cô bỏ đi. Và nếu như bạn biết điều gì đó về nông thôn ở Ấn Độ, thì bạn sẽ biết rằng đây là một sự can đảm khôn tả. Nhưng không chỉ thế. Cô ấy có nhà vệ sinh, và bây giờ cô đi khắp nơi tất cả các làng quê Ấn Độ thuyết phục những người phụ nữ khác làm như thế. Đó gọi là tuyên tuyền xã hội, và nó thật sự rất mạnh mẽ và rất thú vị. Một phiên bản khác, tại một ngôi làng khác của Ấn Độ gần nơi Priyanka sống là ngôi làng này, Lakara, một năm về trước, nó không hề có nhà vệ sinh. Trẻ em chết vì tiêu chảy và dịch tả. Vài người khách tới, dùng rất nhiều kĩ thuật thay đổi hành vi ví dụ như đặt ra một đĩa thức ăn và một đĩa phân và chứng kiến ruồi bay từ đĩa này sang đĩa kia. Một cách nào đó, những người đã từng nghĩ rằng những gì họ làm chẳng có gì đáng kinh tởm, thì bỗng giật mình, "Oops." Không chỉ thế, họ còn có thể đã ăn phải phân nhà hàng xóm. Điều này thực sự làm thay đổi hành vi của họ. Vậy người phụ nữ này, người mẹ của cậu bé này đã lắp đặt một nhà vệ sinh vài giờ sau đó. Trong suốt cuộc đời mình, bà đã dùng lá chuối nhưng chỉ trong vài giờ, bà đã lắp một nhà vệ sinh Không mất gì cả. Nhưng nó lại đang cứu mạng sống con trai bà. Vậy khi tôi trở nên tuyệt vọng về tình trạng vệ sinh, mặc dù đây là thời gian khá thú vị Bởi vì chúng ta đã có Tổ chức Bill và Melinda Gates tái phát minh nhà vệ sinh, điều này rất tốt, chúng ta có Matt Damon tạo nên một cuộc "biểu tình nhà tắm" điều này rất tốt cho loài người, rất hại đối với ruột kết của ông ấy. Nhưng có những điều mà ta phải lo lắng. Nó nằm ngoài mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Nó đã bị đẩy ra ngoài khoảng 50 năm. Chúng ta sẽ không hoàn thành được mục tiêu, đưa vệ sinh công cộng đến với mọi người. Vậy khi tôi buồn về vấn đề vệ sinh, tôi nghĩ đến Nhật Bản, vì Nhật Bản 70 năm trước là đất nước có mọi người đều sử dụng nhà tiêu chìm và lau bằng gậy, và bây giờ là một quốc gia của những gì được gọi là Woshurettos, nhà vệ sinh xả nước. Họ có vòi chậu vệ sinh cho một thí nghiệm đáng yêu về kinh nghiệm làm sạch rảnh tay, và họ có rất nhiều tính năng khác như ghế sưởi và nắp bật lên tự động thứ mà chúng ta đã biết là đã "cứu lấy hôn nhân" (cười) Nhưng quan trọng nhất, nhưng gì họ đã làm ở Nhật Bản, mà tôi thấy thật truyền cảm hứng, là họ đã đưa nhà vệ sinh ra khỏi cánh cửa bị khóa. Họ đã đưa nó vào những cuộc nói chuyện. Người người nâng cấp nhà vệ sinh của mình. Họ nói về nó. Họ đã làm vệ sinh nó. Tôi hi vọng chúng ta có thể làm thế. Cũng không phải là điều gì khó khăn. Và điều mà tất cả chúng ta cần làm là nhìn vào vấn đề này như một vấn đề cấp bách và đáng hổ thẹn. Và đừng nghĩ rằng chỉ trong thế giới nghèo mà điều này là sai. Cống thoát nước của chúng ra đang đổ nát. Mọi thứ cũng đang diễn ra sai hướng ở nơi này. Câu trả lời cho tất cả cũng rất dễ. Tôi sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn trong chiều nay và chỉ yêu cầu bạn làm một điều, và đó là đi ra ngoài, kháng nghị, nói về điều không thể nói, và nói những thứ về c#t. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy bắt đầu bằng một vài tin vui, và tin vui ấy, liệu có liên quan gì đến những gì chúng ta đã biết dựa trên nghiên cứu y sinh, đã thực sự thay đổi kết quả của rất nhiều căn bệnh cực kì nghiêm trọng? Hãy bắt đầu với Leukemia (ung thư bạch cầu), ung thư bạch cầu nguyên bào cấp tính, hay còn gọi là ALL, dạng ung thư phổ biến nhất xảy ra ở trẻ em. Khi tôi còn là một sinh viên, tỉ lệ tử vong luôn ở vào mức 95%. Ngày nay, 25 đến 30 năm sau, tỉ lệ tử vong ấy đã giảm đi 85%. 6000 trẻ em mỗi năm, đáng lẽ không qua khỏi căn bệnh này, thì nay đã được chữa trị. Còn nếu các bạn muốn thấy những con số thực sự lớn, thì hãy nhìn những con số này ở bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch đã từng là "kẻ giết người số một", nhất là đối với đàn ông trong độ tuổi 40. Hiện tại, tỉ lệ tử vong do bệnh tim đã giảm đi 63%. Một cách đáng kể, 1,1 triệu cái chết đã không xảy ra mỗi năm. Bệnh AIDS, dĩ nhiên, mới tháng trước thôi được coi là một căn bệnh nan y, tức là một người ở độ tuổi 20 mà bị nhiễm HIV thì gần như không thể sống quá vài tuần, vài tháng, hay một đến hai năm, chỉ nói trong một thập kỉ qua, nhưng lại sống được đến hơn chục năm, và chỉ qua đời vào tuổi 60 hay 70 vì nhiều nguyên nhân khác. Đấy thật sự là những thay đổi rất đáng nể, vượt bậc khi nhìn vào các căn bệnh nguy hiểm khác. Và riêng một bệnh mà nhiều người chưa biết đến, đột quỵ, được coi như, cùng với bệnh tim, trở thành một trong những sát thủ lớn nhất ở đất nước này, và nó là một căn bệnh mà bây giờ chúng ta đã biết rằng nếu kịp thời đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát, thì đến 30% số bệnh nhân đó sẽ được xuất viện mà không để lại bất cứ tai biến nào. Đó là những câu chuyện tuyệt vời, những tin đáng mừng, giúp chúng ta hiểu được một phần nào đó về những căn bệnh này, cho phép chúng ta phát hiện và can thiệp kịp thời. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, đó là câu chuyện về những thành công kể trên. Thật không may, không phải tất cả các tin tức đều tốt. Bây giờ chúng ta sẽ nói về một câu chuyện khác liên quan đến việc tự sát. Tất nhiên đây không phải là một loại bệnh mà là vấn đề cá nhân Đó là điều kiện hay nói cách khác là một hoàn cảnh dẫn đến cái chết. Điều mà bạn không ngờ tới là mức phổ biến của nó. Mỗi năm có đến hơn 38,000 vụ tự sát xảy ra tại nước Mỹ này, tức là cứ 15 phút sẽ có một người tự kết liễu cuộc đời mình. Là nguyên nhân phổ biến thứ ba dẫn đến cái chết của những người có độ tuổi vào khoảng 15 đến 25. Đó dường như là một câu chuyện khó tin khi bạn nhận ra rằng con số ấy gấp đôi những vụ giết người và thực ra còn phổ biến hơn cả những vụ tai nạn giao thông gây tử vong ở đất nước này. Bây giờ, khi nói về chuyện tự sát, nó cũng có một sự liên quan đến y học ở đây, vì khoảng 90% các vụ tự sát có liên quan đến các bệnh tâm thần: trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống, chứng rối loạn nhân cách. Có cả một danh sách dài các rối loạn tâm thần góp phần vào những nguyên nhân tự sát, và như tôi đã đề cấp trước đây, và chủ yếu diễn ra khi tuổi đời còn trẻ. Nhưng đó không đơn thuần là tỉ lệ tử vong do những rối loạn này, mà đó là triệu chứng bệnh. Nếu nhìn vào sự mất khả năng, được Tổ chức Y tế thế giới dùng để tính toán so với cái được gọi là Mất khả năng điều chỉnh cuộc sống, thì sự mất khả năng đó là cách đo mà không ai nghĩ được ngoại trừ nhà kinh tế học ngoại trừ đó là một cách cố gắng nắm bắt được những điều đã mất xét về sự bất lực từ nguyên nhân y học, và bạn thấy đấy, rõ ràng 30% sự bất lực từ nguyên nhân y khoa đều dẫn đến sự rối loạn về tâm thần và các triệu chứng thần kinh tâm thần. Có lẽ bạn nghĩ rằng việc đó không có ý nghĩa gì. Nhưng thực sự ung thư dường như trầm trọng hơn nhiều. Và bệnh tim mạch cũng vậy. Nhưng thực tế thì những căn bệnh đó lại nằm phía cuối danh sách, và đó là vì chúng ta đang nói về sự bất lực. Vậy điều gì gây ra sự bất lực đối với những chứng rối loạn như bệnh tâm thần phân liệt và lưỡng cực, trầm cảm? Tại sao những điều đó lại trở thành nghiêm trọng nhất ở đây? Thực ra, có 3 nguyên nhân. Một là những căn bệnh này rất phổ biến. Cứ 5 người lại có 1 người mắc phải một trong những chứng rối loạn này trong cuộc đời họ. Và tất nhiên, nguyên nhân thứ hai là với một vài người, những rối loạn này thực sự trở nên bất lực, và khoảng 4-5%, mà có lẽ cứ 20 người thì có 1 người mắc phải. Nhưng điều thực sự gây ra những con số bệnh tình này và ở vào một khía cạnh nào đó thì gây ra tỉ lệ tử vong cao, đó là những chứng bệnh này khởi phát ở giai đoạn đầu của cuộc đời. 50% khởi phát vào độ tuổi 14, 75% vào độ tuổi 24, một bức tranh rất khác biệt so với những gì người ta thấy nếu nói về ung thư hoặc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp -- một trong những căn bệnh chính mà chúng ta cho rằng là nguồn gốc của tử vong và bệnh tật. Và trên thực tế, đây là những rối loạn mãn tính ở người trẻ. Tôi đã kể cho các bạn nghe những câu chuyện có hậu. Tuy nhiên câu chuyện này không như vậy. Đây có lẽ là một phần nan giải nhất, và đây là một sự thú nhận đối với tôi. Công việc của tôi thực chất là phải đảm bảo những tiến triển trong những triệu chứng rối loạn này. Tôi làm việc cho chính quyền liên bang. Và thực tế là làm việc cho các bạn. Các bạn đang trả lương cho tôi. Và ở khía cạnh này, khi bạn biết tôi làm gì, hoặc có thể là tôi chưa làm được gì, thì hẳn bạn sẽ nghĩ rằng tôi đáng bị sa thải, và tôi chắc chắn hiểu được điều đó. Nhưng tôi muốn nói đến một kiến nghị và là lý do tôi ở đây để nói với các bạn rằng tôi nghĩ chúng ta có lẽ ở một thế giới rất khác biệt khi cùng nghĩ về những căn bệnh này. Những gì tôi vừa nói với các bạn trong buổi hôm nay là rối loạn về tâm thần, những căn bênh liên quan đến tâm trí. Ngày nay, thuật ngữ đó đang ngày càng trở nên ít phổ biến, và ai cũng cảm thấy rằng, vì lý do gì đi nữa, sẽ tốt hơn nếu sử dụng thuật ngữ "rối loạn hành vi" và sẽ nói về những bệnh này như kết quả của "rối loạn hành vi". Một cách công bằng, đây là những rối loạn hành vi, và rối loạn về tâm trí. Nhưng điều tôi muốn nói với các bạn, đó là cả hai thuật ngữ này, đều đã được sử dụng hơn cả thế kỉ rồi, và ngày nay các thuật ngữ này thực chất lại đang là vật cản cho sự tiến bộ, dựa trên ý tưởng đó, chúng tôi cần phải coi những rối loạn này là những rối loạn về não bộ. Bây giờ thì, một vài người trong số các bạn sẽ nói, "Ôi chúa ơi, lại thế nữa. Chúng ta lại được nghe về sự mất cân bằng hóa sinh hay lại nghe về các loại thuốc hoặc chúng ta lại nghe về một vài khái niệm trông có vẻ giản đơn nào đó mà cần đến kinh nghiệm chủ quan của chúng ta và biến nó thành những phân tử, hoặc có thể trở thành một vài dạng hiểu biết đơn giản một chiều về việc mang bệnh trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt sẽ như thế nào. Khi chúng ta nói về não bộ, đó là bất cứ điều gì nhưng không hề một chiều hay đơn giản hoặc tối giản. Tất nhiên còn tùy thuộc vào quy mô và mức độ mà bạn muốn nghĩ đến, nhưng đây là một cơ quan của sự phức tạp kỳ lạ, và chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu hiểu làm thế nào để nghiên cứu về nó, cho dù là bạn đang nghĩ về cả trăm triệu nơ ron ở vỏ não hoặc cả 100 ngàn tỉ khớp thần kinh (xi-náp) thực hiệ nhiệm vu tạo ra các liên kết trong não. Chúng tôi vừa tiến hành tìm hiểu cách thức cỗ máy phức tạp này thực hiện hàng loạt các kiểu xử lý thông tin phi thường và sử dụng chính suy nghĩ của chúng ta để hiểu được cách bộ não phức tạp này hỗ trợ cho chính suy nghĩ của ta. Thực ra đây là một chiêu trò hiểm ác của sự tiến hóa khi mà chúng ta không có được một bộ não mà có thể kết nối đủ tốt để tự hiểu được mình. Ở một khía cạnh khác, bạn sẽ cảm thấy khi bạn ở một khu vực an toàn về việc nghiên cứu hành vi hay nhận thức, thì bạn có thể quan sát thấy một vài điều, đơn giản hoặc tối giản hơn việc cố gắng dính chặt vào bộ phận huyền bí và đầy phức tạp mà chúng tôi đang cố để hiểu được nó. Về những trường hợp rối loạn não bộ mà tôi nói với các bạn, thì có sự trầm cảm, rối loạn bắt buộc ám ảnh, rối loạn trầm cảm sau chấn thương, trong khi đó chúng ta không có được sự hiểu biết sâu sắc về cách thức não bộ bị xử lý một cách bất thường hoặc không biết được não đang xử lý những bệnh nêu trên thế nào, chúng ta không thể xác định được một vài sự sai khác về kết nối thông tin hoặc sự khác biệt theo cách nào đó của các hệ mạch ở những người mắc phải các chứng rối loạn này. Chúng tôi đều gọi đây là sơ đồ hệ kết nối, và bạn có thể nghĩ đến nó như một dạng biểu đồ các kết nối của não bộ. Bạn sẽ được nghe nhiều về vấn đề này trong vài phút tới. Phần quan trọng ở đây là khi bạn nhìn vào những người có các chứng rối loạn này, cứ 5 người trong số chúng ta có 1 người phải vật lộn với căn bệnh theo một cách nào đó, bạn sẽ nhận thấy cách thức kết nối trong não bộ rất đa dạng, nhưng có một vài đặc điểm có thể dự đoán được và những đặc điểm này là những yếu tố rủi ro phát triển lên một trong những chứng rối loạn này. Khi nghĩ về rối loạn chức năng não bộ cũng có nhiều sự khác biệt giống như bệnh Huntinton hay Parkinson hoặc Alzheimer đó là bệnh bị mất một phần của vỏ não. Ở đây chúng ta đang nói về sự tắc nghẽn giao thông hay đôi khi là sự chệch hướng, hay có một vài vấn đề với cách thức mọi thứ được kết nối với nhau cũng như cách não bộ thực hiện chức năng của mình. Nếu muốn, bạn có thể so sánh điều này với bệnh nhồi máu cơ tim, đau tim khi có một mô trong tim bị chết, với chứng rối loạn nhịp tim khi có một cơ quan không hoạt động do các vấn đề về kết nối trong tim. Cả hai căn bệnh này đều sẽ giết chết bạn, và một trong hai sẽ để lại thương tổn lớn. Khi nghĩ về vấn đề này, có lẽ cần nghiên cứu sâu hơn về một chứng rối loạn cụ thể và đó chính là chứng tâm thần phân liệt, vì tôi cho rằng đó là một chứng bệnh giúp ta hiểu được tại sao chứng bệnh này được coi là các vấn đề về chứng rối loạn não bộ. Đây là các bản quét não của Judy Rapoport và đồng nghiệp tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia ở đây người ta nghiên cứu trẻ em mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt sớm, và bạn có thể nhìn thấy ở trên đỉnh não có những khu vực màu đỏ, cam, hoặc vàng đó là những vùng ít chất xám hơn, và chúng sẽ theo bọn trẻ hơn 5 năm, so sánh với chức năng kiểm soát tương ứng lứa tuổi, bạn sẽ thấy rằng, ở những vùng cụ thể như vỏ não trước trán phần bên hông hay phần nếp gấp phía trên thùy thái dương, có một lượng chất xám bị thiếu hụt rất lớn. Và điều quan trọng là nếu bạn cố gắng mô hình hóa tình trạng này, bạn có thể nghĩ đến sự phát triển bình thường như mất khối vỏ não, mất chất xám ở vỏ não, và những gì xảy ra với bệnh tâm thần phân liệt đó là việc bạn phóng đại vấn đề đó lên, và xét ở khía cạnh nào đó, khi bạn phóng đại lên, bạn sẽ bước qua một ngưỡng, ngưỡng đó chính là điều chúng tôi nói, con người này mắc căn bệnh này, bởi họ có các triệu chứng về hành vi của sự ảo tưởng và ảo giác. Đó là một vài điều chúng tôi có thể quan sát được. Nhưng hãy nhìn vào mặt này một cách cụ thể bạn sẽ thấy những bệnh nhân đó vừa bước qua một ngưỡng khác. Họ bước qua một ngưỡng của não bộ còn sớm hơn nhiều, có lẽ không phải ở độ tuổi 22 hoặc 20, mà ngay cả khi ở vào độ tuổi 15 hay 16 bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy quỹ đạo phát triển hoàn toàn khác ở cấp độ não bộ, chứ không phải chỉ là hành vi. Tại sao điều này lại trở thành vấn đề? Trước tiên là vì, với những rối loạn về não bộ, hành vi là điều cuối cùng bắt đầu thay đổi. Chúng ta đều biết cơ chế đó ở những bệnh như Alzheimer, Parkinson hay Huntington. Có những thay đổi trong não bộ diễn ra cả hơn 10 năm trước khi bạn nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi trong hành vi. Những công cụ ngày nay chúng ta có sẽ cho phép chúng ta xác định được những thay đổi trong não bộ sớm hơn nhiều trước khi các triệu chứng xuất hiện. Nhưng điều quan trọng nhất tôi đã đề cập ở đầu buổi diễn thuyết hôm nay, đó là những câu chuyện có hậu trong y dược, đó là việc phát hiện và can thiệp sớm. Nếu chúng ta đợi đến khi cơn đau tim xuất hiện, thì chúng ta sẽ mất đi 1,1 triệu mạng sống mỗi năm ở Mỹ vì căn bệnh tim mạch. Và đó chính xác là những gì ngày nay chúng tôi đang làm khi chúng tôi quyết định rằng mỗi người có một trong những bệnh rối loạn não bộ, rối loạn mạng lưới thần kinh não bộ cũng sẽ dẫn đến rối loạn hành vi. Chúng ta đợi đến khi hành vi trở nên rõ ràng rồi thì đó không phải là cách phát hiện sớm và cũng không phải là cách can thiệp sớm. Bây giờ nói rõ ra, chúng tôi chưa sẵn sàng thực hiện. Chúng tôi không có các dữ kiện và thực tế là không biết các công cụ sẽ thế nào, và rõ rằng điều cần tìm kiếm trong mọi trường hợp đó là phải phát hiện trước khi hành vi trở nên khác biệt. Nhưng điều này cũng cho chúng tôi biết cần phải suy nghĩ về nó như thế nào, và đích đến là ở đâu. Liệu chúng ta có đang tiến đến điều đó sớm không? Tôi cho rằng điều này sẽ sớm xảy ra trong một vài năm tới, nhưng tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện hôm nay bằng một câu nói có đại ý là hãy cố gắng dự đoán điều này sẽ xảy ra thế nào khi một ai đó luôn nghĩ về những thay đổi trong khái niệm và công nghệ. "Chúng ta hãy luôn xem trọng sự biến đổi xảy ra trong hai năm tới và xem thường những biến đổi xảy ra trong 10 năm tiếp theo." --Bill Gates. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) một năm trước, tôi đã thuê một chiếc xe ở Jerusalem tìm một người đàn ông tôi chưa từng gặp nhưng người đó đã thay đổi cuộc đời tôi tôi không có số điện thoại của ông ta để báo rằng tôi sẽ đến tôi không có một địa chỉ chính xác nhưng tôi biết tên ông ta là Abed Tôi biết ông ta sống ở một thị trấn 15000 dân, Kfar Kara và tôi biết 21 năm trước ngay ngoài thành phố này, ông ta đã làm gãy cổ tôi. và thế là vào một buổi sáng u ám tháng một, tôi hướng về phía bắc trên một chiếc Chevy bạc tìm một người đàn ông và chút bình yên . con đường thoải dài và tôi ra khỏi Jerusalem sau đó vòng qua nơi có chiếc xe tải xanh của ông ta đang nặng nề với bốn tấn đá lát nền lạng với tốc độ lớn qua góc phía sau bên trái chiếc xe buýt nhỏ có tôi ngồi lúc đó tôi 19 tuổi Tôi đã cao lên được 5 inch và hít đất được khoảng 20000 cái trong 8 tháng, và đêm trước tai nạn tôi đã rất hạnh phúc với cơ thể mới của mình chơi bóng rổ với bạn trong vài tiếng vào một buổi sáng tinh mơ tháng Năm tôi nắm quả bóng trong lòng bàn tay phải to lớn của mình và khi bàn tay đó chạm vành rổ, tôi cảm thấy như mình là vô địch Tôi xuống xe buýt đi lấy chiếc bánh pizza mà mình vừa thắng ở sân bóng tôi đã không nhìn thấy Abed đang đến. Từ chỗ tôi ngồi, tôi đang nhìn thấy một thành phố bằng đá trên đỉnh đồi, sáng lên trong ánh trời chiều, khi từ phía sau vang lên một tiếng nổ lớn to như một vụ đánh bom bạo lực. Đầu tôi đập vào thành chiếc ghế đỏ mà tôi ngồi Màng nhĩ tôi nổ tung. Giày văng tứ tung. Tôi cũng văng ra và đầu tôi lắc lư trên cái cổ gãy và khi tôi rơi xuống đất, tôi đã liệt cả tay chân. Trong suốt những tháng tiếp đó, tôi học cách tự thở rồi học cách ngồi, cách đứng và đi lại, nhưng giờ thân thể tôi đã bị chia dọc. tôi bị liệt nửa người và đã trở về nhà ở New York, tôi đã sử dụng xe lăn trong suốt bốn năm học đại học . Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Jerusalem trong một năm. Ở đó tôi đã đứng lên từ xe lăn mãi mãi tôi đã đi nhờ dùng gậy và tôi nhớ lại tìm lại những người hành khách đi cùng chuyến xe buýt đó những bức ảnh của vụ đâm xe và khi tôi thấy bức ảnh này, tôi đã không thấy một cơ thể đầy máu me và bất động Tôi đã thấy một vóc dáng khỏe mạnh từ một góc cơ đen ta của vai trái và tôi tiếc thương rằng nó đã mất và tiếc thương cho những gì tôi chưa làm nhưng giờ thì không thể được nữa rồi Sau đó, tôi đọc bản khai báo mà Abed đưa buổi sáng sau vụ tai nạn về việc đi làn đường bên phải trên xa lộ hướng đi Jerusalem Đọc những lời lẽ của ông ta, tôi tức tối vô cùng Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy bực tức với người này, và nó xuất phát từ ý nghĩ kỳ diệu Trên tờ giấy khô ráo đó, vụ tai nạn dường như chưa từng xảy ra Abed đã có thể vòng qua trái nếu thế thì tôi đã có thể ông ta vèo qua cửa sổ và tôi đã có thể còn nguyên vẹn "Cẩn thận, Abed, coi chừng. Chậm lại" Nhưng Abed đã không đi chậm lại, trên tờ giấy khô ráo đó, cổ của tôi lại gãy một lần nữa và một lần nữa, tôi nằm lại đó, không chút bực bội. Tôi quyết định tìm Abed, và cuối cùng tôi đã gặp được ông ta trả lời câu chào tiếng Do Thái của tôi với giọng lãnh đạm Có vẻ như ông ta cũng đã đợi điện thoại của tôi Và có lẽ, đúng thế. Tôi quên chưa kể đến hồ sơ lái xe trước đó của Abed 27 vụ vi phạm khi đến tuổi 25 vụ cuối cùng, ông ta không chuyển về số thấp trong ngày 1/5 đó và tôi cũng quên chưa nói tới hồ sơ của tôi liệt cả chân và tay, các ống thông dẫn tiểu tâm trạng bất an và mất mát và khi Abed nói về việc ông ta đã bị đau thế nào do vụ đâm xe Tôi đã không nói là tôi biết từ báo cáo của cảnh sát rằng ông ta đã không bị chấn thương nghiêm trọng Tôi nói tôi muốn gặp Abed nói tôi nên gọi lại sau vài tuần, và khi tôi gọi lại, một đoạn thoại nói không liên lạc được với số của ông ta, Tôi để Abed và vụ tai nạn vào dĩ vãng Rất nhiều năm qua đi. Tôi đi lại bằng gậy và mắt cá chân căng cứng ra, còn lưng thì đau trên những hành trình qua 6 địa lục. Tôi tập ném cao bóng trong một trò chơi nhẹ nhàng hàng tuần và tôi bắt đầu ở Công viên Trung tâm, rồi sống ở New York, tôi trở thành nhà báo và một nhà văn, đánh chữ hàng trăm hàng nghìn chữ chỉ với một ngón tay. Một người bạn chỉ ra với tôi rằng tất cả những câu chuyện lớn lao của tôi phản ảnh chính tôi, mỗi câu chuyện đó xoay quanh một cuộc đời đã thay đổi mãi mãi, mang nợ, nếu không phải là vụ tai nạn, thì là sự thừa kế cái liệng bay của con dơi, cái sập của cửa chớp, việc bắt giữ. Mỗi chúng ta đều có khoảng trước và sau Tôi đã phải chiến đấu rất nhiều cho cái khoảng sau đó. Nhưng Abed vẫn ở trong tâm trí tôi, khi năm ngoái tôi quay lại Israel để viết về vụ tai nạn, và cuốn sách tôi đã viết có tên là "HALF-LIFE" lúc đó gần hoàn thành, tôi nhận ra tôi vẫn muốn gặp Abed, và cuối cùng, tôi hiểu ra vì sao: để nghe người đàn ông đó nói hai từ: Xin lỗi. Người ta xin lỗi vì những điều nhỏ hơn thế Thế là tôi hỏi qua công an để biết rằng Abed vẫn còn sống đâu đó trong cùng thành phố của ông ta Tôi lái xe đi gặp ông ta với một chậu hoa hồng vàng để ở ghế sau xe ô tô, bỗng nhiên những bông hoa có vẻ gợi ý thế nên tặng cái gì cho người đã làm gãy cổ của bạn nhỉ? (Cười) Tôi dừng lại ở thi trấn Abu Ghosh, và mua một bịch kẹo dẻo Thổ Nhĩ Kỳ vị hoa hồng rắc hạt dẻ cười. Tốt rồi. Trở lại xa lộ 1, tôi hình dung những gì đang đợi phía trước Abed có thể ôm tôi, Abed có thể nhổ vào mặt tôi. Abed có thể nói: "Tôi xin lỗi'' Sau đó tôi bắt đầu băn khoăn, vì tôi có rất nhiều thời gian trước khi gặp cuộc đời tôi đã có thể khác như thế nào nếu như người đàn ông này không làm tôi bị thương tật nếu như gien của tôi đã nhận được những sự giúp đỡ khác thế Tôi đã có thể là ai? Liệu tôi có là người trước khi bị tai nạn, trước khi con đường này phân chia đời tôi như gáy của một quyển sách? Liệu tôi có là những gì đã xảy ra với mình? Liệu tất cả chúng ta có là kết quả của những gì xảy ra với mình, sự phản bội hôn nhân hay tình yêu tiền tài thừa kế? Liệu chúng ta thay cho cơ thể, bẩm sinh là thiên phú hay thiếu sót? Có vẻ như chúng ta không thể là gì hơn ngoài di truyền và kinh nghiệm sống nhưng làm sao để tách bạch cái này với cái kia? Như Yeat đã đưa ra câu hỏi căn bản, ''Ôi, thân thể lướt thoe nhạc, ánh nhìn tươi sáng, sao ta tách được người vũ công khỏi điệu nhạc? Tôi đã lái xe khoảng một giờ khi tôi nhìn vào gương chiếu hậu, tôi thấy ánh nhìn tươi sáng của mình Ánh sáng luôn trong đôi mắt màu xanh nước biển của tôi Sự thiên lệch và tính bốc đồng đã đẩy tôi đi tới như khi tôi, một đứa bé cố lần tới một con thuyền để đi vào hồ Chicago, nó cũng đẩy tôi đi tới, khi ở tuổi thiếu niên tôi nhảy vào vịnh Cape Cod ngay vừa sau một trận bão Nhưng tôi cũng thấy sự phản chiếu rằng nếu Abed đã không làm tôi tàn tật, tôi có thể bây giờ, rất có khả năng, là một bác sĩ một người chồng và một người cha. Tôi có thể đã không chứa chất tâm tư nhiều về thời gian và cái chết và à, tôi có thể không bị tàn tật, không bị chịu đựng hàng nghìn vận rủi những đợt co quắp của năm ngón tay, những vết mẻ của răng khi cắn vào đủ thứ một bàn tay cứng quèo không thể mở ra Người vũ công và điệu nhạc thật sự quấn bện vào nhau rồi. Đã gần 11 giờ khi tôi rẽ qua đường bên phải về hướng Afula, vượt qua một mỏ đá lớn và sắp đến Kfar Kara. Tôi cảm thấy cái nhói đau của thần kinh. Nhưng radio đang chơi Sô-panh, bảy bản mazuka tuyệt đẹp Tôi rẽ vào một lối gần một trạm xăng nghe nhạc và bình tâm lại Tôi đã nghe nói ở thị trấn Ả rập người ta chỉ cần nhắc đến tên địa danh thì nó sẽ được ghi lại Tôi đang nhắc đến Abed và tôi ghi lại một cách cẩn trọng rằng tôi ở đây trong bình thản đối với những người trong thị trấn này, khi tôi gặp Mohamed bên ngoài một bưu điện vào buổi trưa Anh ấy lắng nghe tôi Bạn biết đấy, thường khi nói truyện với người khác tôi tự hỏi khi nào tôi kết thúc ở đâu và sự tàn tật bắt đầu vì rất nhiều người nói với tôi rằng họ không nói với ai cả Rất nhiều người khóc. Một ngày, sau khi một người phụ nữ tôi gặp trên phố cũng làm như thế sau đó tôi hỏi bà ấy sao lại thế bà ấy nói với tôi rằng, với tất cả trái tim, nước mắt của bà ấy xuất phát từ điều tôi hạnh phúc và mạnh mẽ nhưng cũng vì tôi mong manh nữa. Tôi nghe những lời của bà ấy, có lẽ nó đúng Tôi đã là tôi nhưng giờ tôi cũng tôi mặc dù bị khập khiễng, đó là điều mà khiến tôi trở thành tôi của tôi bây giờ Mohamed nói với tôi những điều mà có lẽ anh ấy không nói với người lạ. Anh ấy đưa tôi tới một ngôi nhà trát vữa, rồi đi mất Còn tôi ngồi suy ngẫm nên nói gì một người phụ nữ mặc khăn và áo choàng đen đi tới Tôi bước ra khỏi xe và nói: "Shalom" rồi giới thiệu về mình Bà nói với tôi rằng chồng bà Abed bốn giờ nữa sẽ đi làm về Tiếng Do Thái của bà không tốt lắm, sau đó bà thú thật bà nghĩ tôi là người đến lắp đặt Internet (Cười) Tôi lái xe đi và quay lại lúc 4.30 nhờ những ngọn tháp ở thánh đường Hồi giáo dọc đường tôi tìm được đường quay lại Khi tôi tiến gần tới cửa chính Abed thấy tôi, mặc quần jeans, áo thô, chống gậy tôi thấy Abed, một người trông bình thường và tầm thước Ông ta mặc đồ trắng đen, tất giày cao cổ quần thun, áo len khoang mũ len sọc kéo che cả trán Ông ta đợi tôi. Mohamed đã gọi điện Thế là, chúng tôi bắt tay, và cười Tôi đưa ông ta quà tặng và ông ta nói tôi là khách của ông ta Rồi chúng tôi ngồi cạnh nhau trên cái ghế bành bọc vải Abed nói lại ngay câu chuyện đau buồn ông ta đã bắt đầu nói qua điện thoại 16 năm về trước Lúc đó ông ta mới có phẫu thuật mắt, ông ta nói Ông ta cũng có vấn đề với bên sườn và chân À, và ông ta bị mất răng trong vụ tai nạn Tôi có ước được nhìn thấy ông ta bị bỏ răng đi không? Abed sau đó đứng dậy và bật ti vi lên để tôi không bị trơ trọi khi ông ta ra khỏi phòng sau đó trở lại với những bức ảnh vụ tai nạn và bằng lái xe cũ của ông ta. "Tôi trước trông cũng bảnh" ông ta nói Và chúng tôi nhìn vào thẻ căn cước dán ép của ông ta Abed trông chắc chắc hơn là đẹp trai với mái tóc đen dày và khuôn mặt đầy và cái cổ to Đó là người thanh niên vào ngày 16 tháng 5, 1990 đã làm gãy hai cái cổ, trong đó có cổ của tôi làm biến dạng một cái sọ và cướp đi một mạng sống. 21 năm sau, ông ta gầy hơn vợ mình da mặt chảy xệ khi nhìn Abed nhìn vào thời tuổi trẻ của mình tôi nhớ về bản thân mình nhìn ảnh thời trai trẻ của tôi sau vụ tai nạn, và nhận thấy ông ta đang hoài niệm "Vụ tai nạn đã thay đổi cuộc sống của chúng ta'' tôi nói Abed sau đó cho tôi xem bức ảnh của chiếc xe tải tan nát và nói vụ tai nạn là do lỗi của người lái xe buýt đi ở làn bên trái, người không cho ông ta vượt Tôi không muốn chỉnh sửa về vụ tai nạn với Abed Tôi mong muốn một điều đơn giản hơn thế đổi lấy món đồ ngọt Thổ Nhĩ Kỳ lấy hai từ và ra về Nhưng tôi không chỉ ra rằng trong bản khai báo buổi sáng sau vụ tai nạn Abed không hề nhắc đến người lái xe buýt. Tôi đã im lặng. Tôi im lặng bởi lẽ tôi không đến vì sự thật Tôi đã đến vì sự ăn năn Và tôi đi tìm sự hối lỗi rồi ném cái sự thật đó cùng với chiếc xe buýt "Tôi hiểu'' tôi nói ''rằng vụ tai nạn không phải là lỗi của ông nhưng ông có thấy buồn khi người khác phải chịu đựng không?" Abed nói nhanh ba từ, ''Vâng, tôi chịu đựng'' Sau đó Abed nói cho tôi biết ông chịu đựng thế nào Ông ta đã sống một cuộc sống vô đạo trước vụ tai nạn và rồi Chúa ban lệnh để vụ tai nạn xảy ra nhưng giờ, ông ngoan đạo, nên Chúa hài lòng Đúng lúc đó, Chúa lại can thiệp tin tức trên ti vi về một vụ đâm xe vài giờ trước đó đã giết 3 người ở mạn phía bắc Chúng tôi nhìn vào đống đổ nát "Lạ nhỉ" tôi nói "Lạ thật" ông ta đồng tình Lúc đó ý nghĩ của tôi là, tại đường 804 những thủ phạm và những nạn nhân cùng có nghĩa vụ do một vụ tai nạn Một vài người, giống như Abed, đã quên ngày đó Một vài người, giống như tôi, vẫn còn nhớ Bản tin kết thúc và Abed nói "Thật đáng tiếc" ông ta nói " cảnh sát ở đất nước này không cứng rắn đủ đối với bọn tài xế kém'' Tôi thật sự lúng túng Abed đã nói một điều phi thường Có phải nó thể hiện rằng ông ta đang bào chữa cho mình trong vụ tại nạn không? Đó có phải là bằng chứng của tội lỗi, một sự khẳng định rằng ông ta đã nên bị bỏ tù lâu hơn? Ông ta bị tù sáu tháng, mất thẻ lái xe tải vĩnh viễn Tôi quên mất sự liều lĩnh lúc đó ''Ừm, Abed'' tôi nói ''Tôi nghĩ ông có một vài vấn đề với lái xe trước vụ tai nạn'' ''À'' ông ta nói ''một lần tôi đi quá tốc độ 60 trên đường chỉ cho 40'' thế 27 lần vi phạm vượt đèn đỏ, lái xe quá tốc độ, đi sai làn đường và cuối cùng, lao thẳng xe xuống dốc chỉ còn là một lỗi vi phạm. Lúc đó thì tôi hiểu rằng bất kể thực tế có cay nghiệt đến đâu con người sẽ vẫn tự ru mình trong những mô ta êm dịu Con dê trở thành anh hùng. Thủ phạm trở thành nạn nhân. Lúc đó tôi hiểu rằng Abed sẽ không bao giờ xin lỗi. Abed và tôi ngồi uống cà phê Chúng tôi ngồi 90 phút với nhau và giờ ông ta trong mắt tôi không hẳn là người xấu cũng chẳng hẳn là người tốt Ông ta là một người hạn chế ông ta đang tự thấy ông ta tử tế với tôi qua cử chỉ gật đầu kiểu Do Thái ông ta nói với tôi rằng tôi sẽ sống tới 120 tuổi Nhưng quả thật khó khăn cho tôi khi liên hệ giữa một người đã hoàn toàn rửa sạch tay sau những điều tội lỗi ông ta đã làm với một người mà cuộc đời không bị tra xét ông ta còn nói ông ta nghĩ rằng có hai người bị chết trong vụ tai nạn. Có quá nhiều điều tôi muốn nói với Abed Tôi mong nói với ông ta, liệu ông ta có nhận thấy sự tàn tật của tôi không cũng là dễ hiểu với những người ngạc nhiên một cách sai lầm trước những người như tôi, mỉm cười khi chúng tôi đi khập khiễng Người ta không biết rằng chúng tôi đã sống qua những điều khủng khiếp hơn rằng vấn đề trái tim bị tổn thương ghê ghớm còn hơn cả chiếc xe tải chạy trốn rằng vấn đề trong tâm trí còn nặng nề hơn thêm những tổn thương, hàng trăm cái cổ bị gãy, tôi ước có thể nói với ông ta rằng những điều tạo thành chúng ta hầu hết chúng ta không phải là tâm trí , không phải là cơ thể và không phải là những gì xảy đến với chúng mà là việc chúng ta phản ứng thế nào với những điều xảy đến Như nhà tâm lý học Viktor Frankl đã viết ''Điều cuối cùng của tự do của nhân loại: đó là việc lựa chọn thái độ ra sao trong bất kỳ hoàn cảnh nào" Tôi ước có thể nói với ông ta rằng, không chỉ người bị liệt và người gây ra nó phải tiến triển và tương thích với thực tế mà là tất cả chúng ta Những người già, lo lắng, li dị, hói đầu người phá sản , tất cả mọi người Tôi ước có thể nói với ông ta rằng người ta không cần phải nói một điều xấu xa là tốt rằng vụ tai nạn là do Chúa, nên vụ tai nạn là tốt một cái cổ bị gãy là tốt Người ta có hể nói rằng điều xấu xa thật sự tồi tệ nhưng thế giới tự nhiên này vẫn còn những điều tuyệt diệu. Tôi ước có thể nói với ông ta rằng, cuối cùng, nhiệm vụ của chúng ta là rất rõ Chúng ta phải đứng lên từ những điều rủi ro Chúng ta phải được sống trong cái tốt và tận hưởng cái tốt học hành, làm việc, trải nghiệm, tình bạn, ôi tình bạn cộng đồng và tình yêu Nhưng trên hết, tôi ước có thể nói với ông ta rằng như Herman Melville đã viết chìm sâu trong hơi ấm tình thân một phần nhỏ bạn vẫn bị giá lạnh bởi không có giá trị nào trên thế giới này không chỉ đơn thuần là sự tương phản'' Vâng, tương phản Nếu bạn quan tâm tới những điều bạn không có có lẽ bạn thật sự quan tâm tới những điều bạn có và nếu những vị chúa thật sự tốt bụng, bạn có thể thật sự tận hưởng những gì bạn có Đó là món quà duy nhất bạn có thể nhận nếu bạn chịu đựng bất kỳ sự tồn tại nào Bạn biết về cái chết, vậy hãy thức dậy mỗi sáng với nhịp đập sẵn sàng cho cuộc sống Đâu đó trong bạn có thể giá lạnh và đâu đó phần khác trong bạn đang thật sự tận hưởng sự ấm áp hoặc ngay cả sự giá lạnh Một buổi sáng, rất lâu sau vụ tai nạn tôi vấp vào một hòn đá và bên dưới chân trái của tôi có một cơn đau lạnh giá, tâm trí tôi thức tỉnh Thật tuyệt vời, một cơn tuyết rơi Nhưng tôi đã không những điều này với Abed Tôi chỉ nói với ông ta rằng ông ta đã giết một người, không phải hai Tôi nói cho ông ta tên của người thiệt mạng và sau đó tôi nói "Xin chào'' Cảm ơn (Vỗ tay) Xin cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Năm tôi 14 tuổi, tôi là một người thiếu tự tin vào bản thân. Tôi cảm giác mình không có bất kỳ một tài năng nào cả. Một ngày nọ, tôi mua một cái yo-yo. Khi tôi thử chiêu đầu tiên, nó như thế này. Ngay chiêu đơn giản nhất tôi cũng không thể làm được, nhưng đó là điểu hiển nhiên đối với tôi, một kẻ bất tài và ghét tất cả các môn thể thao. Nhưng sau một tuần tập luyện, tôi đã có thể chơi như thế này. Khá hơn một chút. Tôi đã nghĩ, yo-yo là một thứ mà tôi có thể chơi tốt, lần đầu tiên trong đời tôi. Tôi đã tìm thấy niềm đam mê. Tôi đã dành tất cả thời gian để tập luyện. Tôi bỏ ra hàng giờ hàng giờ mỗi ngày để nâng cao kỹ năng. Và rồi 4 năm sau, khi tôi 18 tuổi, tôi đã có mặt trong cuộc tranh tài Yo-Yo thế giới. Và tôi đã chiến thắng. Tôi vô cùng phấn khích "vâng, tôi đã làm được, tôi đã trở thành anh hùng" Tôi có thể có rất nhiều nhà tài trợ với rất nhiều tiền, hàng ngàn cuộc phỏng vấn và lên TV", tôi đã nghĩ như thế. Nhưng sau khi trở về Nhật Bản, không có bất cứ gì thay đổi trong cuộc sống của tôi. Tôi nhận ra xã hội không đánh giá cao niềm đam mê của tôi Nên tôi quay trở lại trường học và trở thành một công nhân Nhật điển hình một kỹ sư hệ thống. Tôi cảm thấy niềm đam mê, trái tim và linh hồn đã rời khỏi thân xác tôi. Tôi thấy mình không còn sống trên đời này nữa. Nên tôi bắt đầu nghĩ tôi nên làm gì đây, và tôi nghĩ tôi muốn nâng cao kỹ năng trình diễn của mình để cho mọi người biết Yo-yo tuyệt như thế nào để thay đổi hình ảnh yo-yo trong mắt mọi người. Nên tôi đã xin nghỉ việc và bắt đầu con đường trở thành nhà trình diễn chuyên nghiệp. Tôi bắt đầu học ba lê cổ điển, nhảy jazz, nhào lộn và những thứ khác để có khả năng biểu diễn tốt hơn. Và kết quả của tất cả sự cố gắng và sự giúp đỡ của nhiều người, mơ ước đã trở thành hiện thực. Tôi đoạt giải yo-yo thế giới lần nữa ở hạng mục nghệ sỹ trình diễn. Tôi vượt qua một buổi diễn thử ở Cirque du Soleil. Hôm nay, tôi đứng trên sân khấu TED này với Yo-yo trước quý vị. (vỗ tay) Những gì tôi học được từ yo-yo là nếu tôi nỗ lực với niềm đam mê cháy bỏng, không chuyện gì là không thể. Quý vị có cho phép tôi chia sẻ niềm đam mê của tôi với quý vị qua một màn trình diễn không ạ? (Vỗ tay) (Tiếng nước) (Nhạc) (Vỗ tay) (Nhạc) (Nhạc) (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) Một điều tôi muốn khẳng định ngay từ đầu rằng không hẳn tất cả các chuyên gia phẫu thuật thần kinh đều mang giày ống cao bồi Tôi chỉ muốn các bạn biết điều đó. Vì tôi chính là một nhà giải phẫu thần kinh, và tôi tuân theo phương pháp phẫu thuật thần kinh theo cách truyền thống, và điều mà tôi sẽ nói với các bạn hôm nay là điều chỉnh các thông số trong các mạch não bộ, khả năng thâm nhập tới bất cứ vùng nào của não bộ và di chuyển lên xuống các vùng của não bộ giúp cho các bệnh nhân của mình. Vì thế mà tôi đã nói phẫu thuật thần kinh xuất phát từ truyền thống.lâu đời. Cách nay khoảng 7000 năm. Tại Mesoamerica người ta đã sử dụng phương pháp giải phẫu thần kinh, và đã có một số các nhà giải phẫu thần kinh sử dụng phương pháp đó để cứu chữa cho người bệnh. Và họ đã thử nghiệm, họ đã hiểu ra não bộ có liên quan tới bệnh thần kinh và tâm thần. Họ đã không hiểu chính xác họ đang làm gì. Dẫu vậy, không có nhiều thay đổi cho lắm. (Cười) Nhưng họ đã nghĩ rằng nếu bạn mắc bệnh thần kinh hoặc tâm thần, chắc hẳn là do bạn đang bị linh hồn quỷ ám. Vậy nếu bạn bị ma quỷ ám gây ra các vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần, thì cách để chữa trị tất nhiên sẽ là đục một lỗ trên hộp sọ và đuổi con quỷ ra. Vậy cứ suy nghĩ ngược lại xem, và những người đục mấy cái lỗ ấy Đôi khi người bệnh có chút do dự để vượt qua điều đó bởi vì bạn có thể nói rằng những lỗ ấy chỉ được đục không hoàn chỉnh và rồi tôi nghĩ có vài thủ thuật khoan xương được dùng để khoan nhanh chóng tạo ra một cái lỗ nhỏ chúng ta biết rằng bệnh nhân sống sót sau thủ thuật này. Thế nhưng thủ thuật này lại khá phổ biến. Một vài vùng có khoảng 1% sọ người có những lỗ khoan, vì thế bạn có thể hiểu rằng bệnh liên quan đến thần kinh và tâm thần thì khá phổ biến và điều này cũng khá phổ biến vào khoảng 7000 năm trước. Bây giờ theo thời gian chúng tôi nhận ra rằng các vùng khác nhau của bộ não thực hiện chức năng khác nhau. Vậy nên có những vùng trên não có chức năng để điều khiển sự vận động và tầm nhìn của bạn hay bộ nhớ hoặc cảm giác ngon miệng của bạn,... Khi các chức năng vận hành tốt thì hệ thống thần kinh, cũng như mọi chức năng đều hoạt động tốt. Nhưng một khi mọi thứ bị trục trặc thì hẳn là các mạch của não có vấn đề, và một số tế bào thần kinh khác lạ không hoạt động và gây ra vấn đề, hoặc đôi khi hoạt động kém hay không hoạt động hết công suất. Hiện giờ, biểu hiện của vấn đề này phụ thuộc vào những nơron này nằm ở vùng nào của não. Nên khi những nơron thần kinh này nằm trong mạch thần kinh vận động bạn sẽ bị rối loạn chức năng trong hệ thống chuyển động. và bạn mắc những bệnh như bệnh Parkinson. Khi sự cố xảy ra ở mạch thần kinh chi phối trạng thái tinh thần thì bạn mắc bệnh như là chứng trầm cảm, và khi có trục trặc ở vùng điều khiển bộ nhớ và chức năng nhận thức bạn sẽ mắc chứng Alzheimer. Vì vậy những gì chúng tôi có thể làm là xác định vùng nào trong não bộ có rối loạn, chúng tôi cũng có khả năng can thiệp trong các mạch thần kinh của não để hoặc là di chuyển lên hay xuống. Chính vì thế mà việc này giống như xác định đúng kênh trên radio. Một khi bạn xác định đúng đài phát thanh phát nhạc jazz hoặc opera trong trường hợp của chúng tôi là xác định xem vùng chuyển động hay tinh thần mà chúng tôi có thể cài đặt thông số vào và dùng một cái nút thứ hai để điều chỉnh âm lượng để dịch chuyển lên trên hoặc xuống dưới. Thế nên tôi muốn nói với các bạn việc sử dụng các mạch trong não để cấy ghép các điện cực vào và chuyển các vùng của não lên trên, xuống dưới để xem xét rằng liệu nếu chúng ta có thể giúp các bệnh nhân của mình hay không. Hơn nữa việc này đạt được bằng cách sử dung loại thiết bị này và gọi là kích thích sâu vào não bộ. Vì thế việc chúng tôi đang làm là đưa các điện cực vào não. Thêm nữa, chúng tôi khoan các lỗ trên hộp sọ có kích thước bằng một đồng xu, đặt điện cực vào, sau đó điện cực này đưa hẳn vào dưới vùng da xuống tới máy điều hòa nhịp tim ở ngực và với một điều khiển từ xa giống như một cái điều khiển từ xa của tivi chúng tôi có thể điều chỉnh lượng điện năng cung cấp cho các vùng trong não. Chúng tôi có thể dịch lên hay xuống, bật hoặc tắt. Ngày nay, khoảng một trăm ngàn bệnh nhân trên thế giới đã nhận điều trị bằng sự kích thích não sâu, và tôi sẽ giới thiệu cho các bạn vài ví dụ trong sử dụng kích thích não sâu để chữa trị rối loạn vận động, rối loạn tâm thần và rối loạn nhận thức. Vì vậy điều này có vẻ giống như một cái gì trong não. Bạn thấy này điện cực xuyên qua hộp sọ vào não và yên vị ở trong đó, chúng tôi có thể cấy chúng vào bất cứ vùng nào trong não Tôi đã nói với các bạn mình rằng không có nơron nào an toàn trong một ca giải phẫu thần kinh vì điều chúng tôi có thể chạm tới chỉ là bất cứ vùng nào được cho là an toàn trong não bộ thôi. Ví dụ đầu tiên tôi sẽ giới thiệu cho các bạn là một bệnh nhân mắc chứng bệnh Parkinson, và người phụ nữ này mắc bệnh Parkinson và bà cũng có điện cực trong não bộ và tôi sẽ nói cho các bạn biết bà như thế nào khi tắt các điện cực trong lúc bà mang bệnh này tiếp theo chúng ta bật điện cực lên Vậy nó có dạng thế này Bây giờ điện đã được tắt, chúng ta có thể thấy bà run rẩy. (Video) Bác sỹ: Được rồi. Người phụ nữ: Tôi không thể. Bác sỹ: Bà có thể thử chạm vào ngón tay tôi chứ? (Video) Bác sỹ: Khá hơn rồi đấy. Người phụ nữ:Bên này khá hơn rồi. Bây giờ tôi bật lên. Nó bật rồi. Chỉ cần bật lên. Và ngay lập tức mọi việc thế này. Sự khác nhau chính là việc rung lên như thế này và việc không còn rung nữa. (Vỗ tay). Sự khác nhau giữa việc rung lên như thế và việc không còn rung liên quan tới hành vi mất kiểm soát của 25000 tế bào thần kinh dưới đồi Vì thế chúng tôi biết cách tìm ra những kẻ gây rối và nói rằng, " các quý ông, đủ rồi đấy. Chúng tôi muốn các ông dừng lại đi." Và chúng tôi dùng điện. Vì thế chúng tôi dùng điện để ra lệnh cho việc đốt cháy và chúng tôicố gắng chặn các hành vi mất kiểm soát do điện. Trong trường hợp này, chúng tôi ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh bất bình thường. Chúng tôi bắt đầu sử dụng kỹ thuật này vào các vấn đề khác, và tôi muốn nói các bạn về một vấn đề thú vị mà chúng tôi đã gặp phải, một ca rối loạn trương lực cơ. Vì rối loạn trương lực cơ là rối loạn ảnh hưởng xấu cho trẻ em. Đó là rối loạn di truyền và liên quan tới cử động xoắn vặn, và những trẻ em mắc bệnh này sẽ có những cử động xoắn vặn ngày càng tăng, lặp đi lặp lại cho tới khi chúng không thở nổi, tới mức đau đớn, nhiễm trùng tiết niệu rồi tử vong. Hãy quay lại năm 1997 khi tôi được yêu cầu khám cho cậu bé hoàn toàn bình thường này. Cậu ta mắc chứng trương lực cơ do di truyền Gia đình này có 8 đứa con. Trong đó có 5 đứa mắc bệnh này. Đây là cậu bé ấy. Cậu ta 9 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh cho tới lúc 6 tuổi và rồi cơ thể cậu ta bắt đầu bị xoắn lại, đầu tiên là chân phải rồi tới chân trái, cánh tay phải, sau đó cánh tay trái, rồi đến thân mình, sau đó trước khi đến khám, trong vòng một hai năm kể từ khi khởi phát bệnh, cậu bé không còn đi được nữa, không còn đứng được nữa. Cậu bé trở nên tàn tật, và thực sự theo diễn tiến tự nhiên càng tệ hơn khi các bộ phận ngày càng xoắn lại dần dần mất hết chức năng, và nhiều trẻ trong số đó tử vong. Cậu bé là một trong 5 đứa trẻ đó. Cách duy nhất cậu bé có thể di chuyển là bò bằng bụng như thế này. Cậu bé không còn phản ứng với bất kỳ loại thuốc nào. Chúng tôi chẳng biết làm gì cho cậu bé. Chúng tôi không xác định được nên tiến hành phẫu thuật nào, nên xâm nhập vào nơi nào trong não bộ, nhưng trên cơ sở các kết quả bệnh Parkinson, chúng tôi đã suy luận, vậy tại sao chúng tôi lại không cố gắng ngăn chặn cùng một vùng của não bộ mà chúng tôi đã triệt tiêu ở bệnh Parkinson, và hãy xem thử điều gì xảy ra? Đây là cậu bé ấy. Chúng tôi đã phẫu thuật cậu bé. với hy vọng cậu bé khỏe mạnh hơn. Chúng tôi không biết. Hiện tại cậu bé đã trở về Israel nơi cậu sống 3 tháng sau phẫu thuật, và cậu đây. ( Vỗ tay) Dựa trên kết quả đó, hiện nay phương pháp được áp dụng trên thế giới, và đã có hàng trăm đứa bé được cứu nhờ loại phẫu thuật này. Cậu bé bây giờ đang theo học đại học và có một cuộc sống bình thường. Đây là một trong những ca bệnh có kết quả khả thi mà tôi đã từng tiến hành chữa trị trong sự nghiệp của mình, khi phục hồi chức năng di chuyển và đi lại cho đứa trẻ này. (Vỗ tay) Chúng tôi nhận ra lẽ ra chúng tôi có thể sử dụng công nghệ này không chỉ trong các mạch điều khiển chuyển động mà còn cho các vùng chức năng khác, và tiếp đến chúng tôi tiến hành là các mạch điều khiển tinh thần của bạn. Và chúng tôi quyết định chữa trị bệnh trầm cảm, và lý do khiến chúng tôi quyêt định chữa trị trầm cảm vì bệnh này rất phổ biến, và như bạn biết, có rất nhiều cách chữa trị cho bệnh trầm cảm, bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, thậm chí liệu pháp sốc điện. nhưng có hàng triệu người và vẫn còn 10 hay 20 % bệnh nhân mắc chứng trầm cảm không chữa được và cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Hãy nghĩ xem nếu chúng tôi có thể sử dụng công nghệ chữa trị bệnh nhân trầm cảm. Vậy điều đầu tiên chúng tôi làm được là chúng tôi so sánh sự khác nhau trong não bộ của người trầm cảm với não bộ của người khỏe mạnh, và điều mà chúng tôi làm là chụp cắt lớp phát xạ để xem dòng chảy máu của não bộ, và điều mà chúng tôi nhận ra là não bệnh nhân trầm cảm khi so sánh với não bộ người khỏe mạnh thì các vùng trên não đóng lại, và những vùng đó được biểu thị bằng màu xanh. Vâng ngay đây bạn có những vùng màu xanh và các vùng trên não này có liên quan tới động lực, động cơ và ra quyết định, và quả thực, nếu bạn trầm cảm nghiêm trọng như các bệnh nhân này hoặc như những người mắc chứng suy giảm. Bạn thiếu động lực và sự thúc đẩy. Một điều khác chúng tôi nhận ra là vùng hoạt động quá tích cực, vùng 25 được biểu thị bằng màu đỏ và vùng 25 là trung tâm của nỗi buồn. Ví dụ nếu tôi làm bạn buồn, tôi khiến bạn nhớ khoảnh khắc cuối cùng bạn nhìn bố hay mẹ trước khi họ qua đời hay một người bạn trước khi họ mất, vùng này của não sẽ sáng lên Đó là trung tâm về nỗi buồn của não. Vì các bệnh nhân trầm cảm hiếu động thái quá. Khu vực của nỗi buồn có màu đỏ nóng. Bộ điều chỉnh nhiệt được chỉnh tới 100 độ C, và các vùng khác của não liên quan đến nỗ lực và động lực đóng lại. Vì thế chúng tôi băn khoăn rằng chúng tôi có thể cấy điện cực trong khu vực của nỗi buồn hay không, và xem xét liệu nếu chúng tôi có thể hạ nhiệt máy điều chỉnh liệu chúng tôi có thể giảm hoạt động, và hậu quả sẽ là gì? Vì thế chúng tôi tiến hành cấy ghép điện cực trên vùng trầm cảm của bệnh nhân. Tôi thực hiện việc này với người đồng nghiệp Helen Mayberg đến từ Emory. Và chúng tôi cấy điện cực trong vùng 25, và ở trên cùng bản chụp cắt lớp bạn có thể thấy trước phẫu thuật vùng 25, khu vực của nỗi buồn màu đỏ nóng, và thùy trước của não đóng lại, được biểu thị ở vùng màu xanh, sau đó, sau 3 tháng liên tục kích thích, 24 giờ mỗi ngày hoặc 6 tháng liên tục được kích thích, chúng tôi hoàn toàn đảo ngược vấn đề này. Chúng tôi có khả năng giảm vùng số 25 xuống mức bình thường hơn, chúng tôi có thể quay lại trực tuyến thùy trước của não và thực sự chúng ta đang thấy kết quả đáng kinh ngạc ở các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng này. Vì thế bây giờ chúng tôi đang trong thử nghiệm lâm sàng, trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng, và đó có thể trở thành một quy trình mới nếu nó an toàn và chúng tôi nhận ra nó khá hiệu quả để chữa cho người bệnh mắc chứng trầm cảm nặng. Tôi đã cho bạn thấy chúng tôi có thể sử dụng cách kích thích sâu vào não để chữa trị hệ cơ vận động trong các ca bệnh Parkinson và loạn trương lực cơ. Tôi cũng vừa cho bạn thấy chúng tôi có thể dùng cách này điều trị vùng điều khiển cảm xúc cho bệnh nhân trầm cảm. Vậy chúng ta có thể dùng cách kích thích sâu vào não để giúp bạn thông minh hơn không ? ( Cười) Ai có hứng thú với điều đó? ( vỗ tay) Tất nhiên chúng ta có thể chứ? Vì vậy điều mà chúng tôi đã quyết định làm là chúng tôi thử tăng áp mạch điều khiển bộ nhớ trong não. Chúng ta sẽ cấy điện cực trong các mạch điều khiển bộ nhớ và vùng chức năng nhận thức để xem xét liệu chúng tôi có thể thúc đẩy hoạt động của họ hay không Bây giờ chúng tôi sẽ không thử với người bình thường. Chúng tôi sẽ thử với những người có khiếm khuyết về nhận thức và chúng tôi sẽ chọn để chữa trị cho bệnh nhân Alzheimer người có bộ nhớ và nhận thức kém. Như các bạn biết, đây là triệu chứng chính trong thời kỳ đầu mắc bệnh Alzheimer. Vì vậy chúng ta cấy điện cực trong mạch của vùng não gọi là vòm, đó được coi là lối vào và ra của mạch bộ nhớ cùng với ý tưởng để xem liệu chúng tôi có thể bật mạch của bộ nhớ lên, và liệu điều này có giúp được các bệnh nhân mắc Alzheimer hay không. Bây giờ hóa ra rằng với bệnh Alzheimer thì có lượng đường glucose lớn trong não bị thiếu hụt. Não bộ sẽ có một chút gì đó thiếu hụt khi nó cần sử dụng đến glucôzơ Não dùng 20% lương glucôzơ ấy của bạn mặc dù não chỉ chiếm 2% não dùng gấp 10 lần glucose so với trọng lượng của nó. Não dùng 20% lượng glucose trong cơ thể và khi bạn đang còn bình thường lại chuyển sang bị suy giảm nhận thức nhẹ đó là tiền đề của Alzheimer, đó là Alzheimer. Sau đó các vùng trong não ngưng sử dụng glucose. Các vùng này đóng lại, tắt hẳn. Và quả thực, cái mà chúng tôi thấy các vùng có màu đỏ xung quanh dải băng của não bộ ngày càng lan tỏa biến thành vùng màu xanh nhiều hơn cho đến khi chúng tắt hẳn. Điều này tương tự như mất điện trong vùng não, vùng mất năng lượng. Vì thế ánh sáng tắt trong các bộ phận ở não của bệnh nhân Alzheimer và câu hỏi đặt ra là, ánh sáng có tắt mãi mãi hay là chúng ta bật chúng trở lại? Chúng ta có thể làm cho các vùng này sử dụng glucose thêm lần nữa chăng? Vậy đây là điều mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi cấy điện cực trong vòm não của những bệnh nhân mắc chứng Alzheimer, chúng tôi bật nó lên, và chúng tôi quan sát xem điều gì xảy ra với lượng glucose dùng trong não Và thực sự, cuối cùng bạn sẽ thấy trước phẫu thuật, vùng nào có màu xanh sẽ tiêu thụ ít glucose hơn bình thường, chủ yếu là ở vùng đỉnh và thùy thái dương. Các khu vực của não bộ được đóng lại. Ánh sáng trong các vùng não tắt. Sau đó chúng tôi đưa vào các điện cực DBS và chúng tôi chờ đợi trong một tháng hay 1 năm, và các khu vực có màu đỏ thể hiện các vùng chúng tôi đã tăng sử dụng glucose. Quả thật, chúng tôi có thể làm cho các vùng trong não những nơi không dùng glucose sử dụng lại glucose. Vậy thì thông điệp ở đây với bênh Alzheimer ánh sáng biến mất nhưng khi có ai ở đó và chúng tôi có thể đưa năng lượng trở lại các vùng trong não, và chúng tôi đã làm vậy, chúng tôi hy vọng các chức năng sẽ hồi phục. Vì vậy đây là thử nghiệm lâm sàng. Chúng tôi tiến hành thử trên 50 người bệnh mắc chứng Alzheimer để xem liệu việc này có an toàn và hiệu quả, liệu chúng tôi có thể cải thiện chức năng thần kinh của họ hay không. ( Vỗ tay) Vì thông điệp tôi muốn gửi các bạn hôm nay rằng thực sự sẽ có một vài mạch trong não bị hư hỏng chức năng tùy theo các trạng thái bệnh tật khác nhau, chúng tôi đang nói về bệnh Parkinson, trầm cảm, tâm thần phân liệt, Alzheimer. Chúng tôi đang nghiên cứu để tìm hiểu xem những mạch nào của não, những khu vực nào trong não chịu trách nhiệm phát ra các dấu hiệu lâm sàng và các triệu chứng của những bệnh này. Hiện nay chúng tôi có thể tiếp cận các mạch này Chúng tôi có thể đưa các điện cực vào mạch của não. Chúng tôi có thể sắp xếp các hoạt động của các mạch này. Chúng tôi có thể kìm nén chúng nếu chúng hoạt động thái quá, nếu chúng gây trắc trở, những rắc rối xảy ra trong não bộ, hoặc chúng tôi kích hoạt lại nếu chúng không hoạt động nữa, và khi làm như vậy chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp toàn bộ chức năng của não bộ. Tất nhiên ngụ ý của việc này là chúng tôi có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh tật, nhưng tôi vẫn chưa tiết lộ với các bạn rằng vẫn còn một vài bằng chứng chúng tôi có khả năng chữa các tổn thương của các vùng mà não sử dụng điện, và đó là điều thuộc về tương lai, và xem xét liệu chúng tôi không chỉ thay đổi hoạt động mà còn làm cho một vài chức năng của não .được phục hồi. Vì vậy tôi hình dung rằng chúng ta sẽ thấy sự thay đổi lớn trong các chỉ dẫn kỹ thuật này. Chúng ta sẽ thấy các điện cực đưa vào chữa trị các rối loạn của não bộ. Một trong những điều thú vị là nó liên quan tới công việc gồm nhiều lĩnh vực. Nó liên quan đến công việc của kỹ sư, của các nhà khoa học về hình ảnh, của các nhà khoa học cơ bản, của các nhà thần kinh học, nhà tâm thần học, nhà giải phẫu thần kinh và chắc chắn là những cái chung các ngành này sẽ gây hứng thú lớn. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy được chúng ta có thể đuổi được nhiều linh hồn ma quỷ hơn ra khỏi não bộ và kết quả tất nhiên sẽ là chúng tôi có thể chữa cho nhiều bệnh nhân hơn. Cảm ơn các bạn lắng nghe. Chúng ta thường nghe ngôn ngữ tin nhắn là một thảm họa. Người ta cho rằng nhắn tin gây ra sự sụt giảm và suy yếu khả năng đọc viết, hoặc ít nhất là khả năng viết, của thế hệ trẻ ở Mỹ và hiện nay là trên khắp thế giới. Thực tế thì không hẳn vậy, nhưng thoạt nhìn rất dễ dàng tin vào điều này do đó chúng ta cần nhìn nhận nó ở một khía cạnh khác để thấy rằng nhắn tin thật sự là một điều kỳ diệu, vâng, không chỉ uy lực, nó còn là điều kỳ diệu, một phức hợp mới nổi đang diễn ra trong thời đại này, chúng ta cần xem xét lại một chút và để ý xem ngôn ngữ này thực sự là cái gì, ở đây, có một điều chúng ta nên biết ngôn ngữ tin nhắn không phải hoàn toàn là ngôn ngữ viết. Ý của tôi là gì? Về cơ bản, nếu chúng ta nghĩ về ngôn ngữ, thì có lẽ nó đã tồn tại được khoảng 150 nghìn năm, hoặc ít nhất cũng phải cỡ 80 nghìn năm, và thứ xuất hiện đầu tiên là ngôn ngữ nói. Người ta đã nói rằng đó là thứ mà chúng ta được thừa hưởng nhờ vào di truyền. nó cũng là cái chúng ta sử dụng nhiều nhất. Ngôn ngữ viết xuất hiện khá lâu sau đó, và khi nhìn lại cuộc nói chuyện gần đây, có một sự tranh cãi về thời điểm ngôn ngữ viết xuất hiện, theo những ước tính truyền thống, nếu con người tồn tại trong vòng 24 giờ, thì viết bắt đầu diễn ra từ khoảng 11h07 tối. Có bao nhiêu vấn đề gần đây được viết ra? Ban đầu người ta phát ngôn, sau đó bài viết mới xuất hiện giống như một trò bịp. Giờ đây đừng cho rằng tôi sai, viết có những thế mạnh nhất định. Khi viết, do nó là một quá trình nhận thức, cũng bởi vì bạn có thể kiểm tra lại, nên bạn sẽ làm được một số thứ đối với ngôn ngữ hơn là khi bạn chỉ nói mà thôi. Chẳng hạn, thử hình dung đoạn văn sau của Edward Gibbon "Sự thất bại và sụp đổ của đế chế La Mã:" "Cuộc đàm phán kéo dài hơn 12 giờ, cho đến khi quyết định rút lui dần dần của quân Ba Tư đã biến thành một cuộc tháo chạy đáng xấu hổ đã từng được các nhà lãnh đạo cấp cao và chính Surenas chỉ đạo Lời văn rất trau chuốt, nhưng hãy nghĩ xem, không ai nói như thế cả. Hay ít ra, họ không nên dùng như vậy nếu chỉ muốn bắt chước mà thôi. Điều này.... (Tiếng cười) không phải là một lối nói thông thường của bất kỳ một ai đó. Lối nói thông thường khá là khác biệt. Thật ra, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng khi chúng ta nói theo cách thông thường, chúng ta thường sử dụng khoảng 7 đến 10 từ. Bạn sẽ biết điều này nếu đã từng có dịp ghi lại những gì bạn hay một nhóm người khác nói. Đó là phát biểu. Lúc nói thì sẽ thông thoáng hơn. Có nhiều thông điệp hơn. Nhưng nó không có tác dụng phản ánh nhiều như viết. Vì thế tự nhiên chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng vì thường xuyên nhìn thấy ngôn ngữ viết nên nó chính là ngôn ngữ, Nhưng thực tế ngôn ngữ là gì? Chúng bao gồm 2 thứ, có cả nói và viết. Nhưng bây giờ dĩ nhiên, khi thời gian qua đi, tự nhiên đã hình thành một mối liên hệ xác định giữa nói và viết. Chẳng hạn, trong kỷ nguyên hiện nay, đã rất phổ biến khi một người phát biểu với cái cách giống với viết. Ở đây ý của tôi là dạng phát biểu của người này trong một bộ phim cũ khi họ cố gắng cất giọng, và rảo bước, rồi nói "E hèm, thưa quý ông, quý bà," theo một kiểu mẫu không giống với cách nói bình thường. Đó là cách nói trang trọng. Nó sử dụng những câu văn dài giống như đoạn văn bên trên của Gibbon. Về cơ bản cách nói này giống với khi bạn viết, và ví dụ như là, những ngày nay chúng ta đang nhớ về Lincoln thông qua một bộ phim. Diễn văn Gettysburg của Lincoln chỉ được xem là phần phụ của sự kiện lần đó. Trong khi suốt 2 giờ trước đó, nhà hùng biện nổi tiếng thời ấy Edward Everett đã trình bày một bài diễn thuyết, nhưng thật ra thì nó không để lại ấn tượng với chúng ta ngày nay và cũng như trong quá khứ. Lý do là nghe ông ấy nói giống như viết vậy đó. Ấy vậy mà những con người bình thường đã đứng im và lắng nghe bài diễn thuyết trong suốt 2 giờ đồng hồ. Đó là thói quen đã hình thành một cách tự nhiên. Nó là cái mà mọi người đã từng làm, nói giống như viết. À, vậy nếu bạn nói giống như viết, và sau đó hợp lý thôi, bạn sẽ làm ngược lại thỉnh thoảng viết giống như khi nói. Nguyên nhân do nguồn tài liệu, lối suy nghĩ máy móc, bởi một lý do đơn giản là nguồn tài liệu không phù hợp. Gần như là khó thực hiện việc đó bằng tay ngoại trừ viết tốc ký, rồi sau đó quá trình tương tác bị giới hạn. Trên một máy đánh chữ rất khó để thực hiện điều này, ngay khi bạn có máy đánh chữ điện tử, và sau đó là máy vi tính, kết cục là nếu bạn có dễ dàng bắt kịp tốc độ giọng nói hay không, dù ít dù nhiều, bạn phải có một ai đó có thể nhanh chóng nhận được thông điệp của bạn. Khi mà bạn có vài thứ luôn sẵn sàng ở trong túi để nhận được thông điệp đó, thì đồng thời bạn phải có những điều kiện cho phép chúng ta viết các thông điệp đó ra như khi ta nói vậy. Ngôn ngữ tin nhắn đã xuất hiện trong những tình huống đó đấy. Và do đó, ngôn ngữ này có cấu trúc rất linh hoạt. Không một ai nghĩ đến việc sử dụng từ viết hoa hay là dấu câu trong khi soạn tin nhắn, cũng như là, có ai nghĩ về những thứ này khi nói không? Không hề, câu hỏi là tại sao bạn làm như thế như bạn nhắn tin? Ngôn ngữ tin nhắn là gì? Ở đây, sự thật là nó có mối liên hệ với hình thức cơ bản của ngôn ngữ viết, nhưng chính xác nó là lời nói được ghi chép lại. Giờ đây chúng ta có thể viết lại những gì được nói. Thú vị đây, tuy nhiên giờ đây chúng ta vẫn còn có thể nghĩ là nó là sự sai lầm về mặt ngôn ngữ. Khi nhìn vào sự lỏng lẽo của cấu trúc câu, và thiếu hụt các nguyên tắc viết chuẩn cũng như sự khác biệt giữa các cách viết chúng ta thường xuyên được học ở nhà trường, và vì thế ta nghĩ cách viết đó sai rồi. Đó cũng là cảm giác bình thường thôi. Thế nhưng bản chất vấn đề nằm ở chỗ những điều đang diễn ra là một loại phức hợp mới nổi. Thực sự cái ta đang nhìn thấy đó là lời nói được ghi chép lại. Và để hiểu được nó, điều mà ta cần xét đến trong ngôn ngữ mới này, là hình thức xuất hiện của cấu trúc câu. Xét ví dụ về một từ được quy ước, là LOL. Vâng LOL, hầu hết chúng ta đều biết với cái nghĩa là "laughing out loud" (cười lăn lộn). Như vậy, theo lý thuyết, nó mang chính cái nghĩa đó đấy, và nếu bạn lật lại những câu từ cũ, thì mọi người đã dùng nó với chính ý nghĩa "laughing out loud" (cười lăn lộn). Tuy nhiên bây giờ nếu bạn viết như vậy, hoặc nếu bạn là một người biết những ký hiệu tin nhắn, bạn sẽ nhận ra là LOL giờ đây không còn mang nghĩa "laughing out loud" nữa. Nó đã trở thành một thứ khác biệt và không kém phần quan trọng. Đây là một đoạn tin nhắn đã được viết bởi những người bạn gái chừng 20 tuổi cách đây không lâu. "nhân tiện, tôi thích cái phông chữ mà bạn dùng đó." Julie: "lol cảm ơn nhé, gmail hiện giờ chạy chậm quá" Giờ đây nếu bạn nghĩ về nó, thì chả có gì vui cả. Sẽ không có một ai có thể cười được. Và rồi thì, bạn giả sử có một sự lầm lẫn gì ở đây. Then Susan says "lol, I know," Tôi xin tiếp tục, Susan nói "lol, mình biết rồi" và ta thấy hình như lại một lần nữa khả năng sử dụng từ kém hơn chúng ta khi muốn nói về những điều bất tiện tương tự. Rồi Julie tiếp: " Mình mới vừa gửi email cho bạn đó" Susan lại tiếp: "lol, mình xem rồi" Đúng là rất tếu lâm, vậy LOL có nghĩa là gì đây? Rồi Julie nói điều này "Mà bạn có chuyện gì thế?" Susan trả lời : "lol, mình phải viết đến 10 trang giấy." Với một tâm trạng không vui. Hãy nghĩ về điều này. LOL được dùng với cái cách rất thực tế. Nó là dấu hiệu của sự cảm thông và sự thỏa thuận. Các nhà ngôn ngữ học chúng ta gọi những cái này là lối nói thực dụng. Bất cứ ngôn ngữ nói nào được con người nói chung sử dụng đều có sự hiện diện của lối nói này. Nếu bạn nói tiếng Nhật, nghĩ xem về từ "ne" ở cuối rất nhiều câu. Nếu bạn để ý lắng nghe giới trẻ da đen nói chuyện ngày nay, hãy xem cách họ dùng từ "yo". Toàn bộ các luận văn có thể được viết về nó, và cũng có thể đang được viết về nó. LOL đã hình thành nên từ lối nói thực dụng đó đấy. Đó là cách con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ. Một ví dụ khác như từ "slash" Bây giờ, ta có thể sử dụng từ "slash" theo cái cách mà chúng ta đã dùng, trong những tình huống như là "Chúng ta sắp đi dự bữa tiệc - thật rõ là (slash)- một cuộc gặp gỡ để xây dựng mối quan hệ" Đó là cách chúng ta vẫn hay dùng. "Slash" bây giờ được dùng với nhiều cách khác nhau trong những cuộc tán gẫu của giới trẻ ngày nay. Nó được sử dụng khi thay đổi một nội dung câu chuyện. Chẳng hạn, Sally nói rằng "Mình cần tìm người đi chơi với mình" rồi Jake trả lời, "Haha" bạn cũng có thể viết một luận văn về từ "haha" , nhưng mà chúng ta không có nhiều thời gian cho điều đó. tôi xin được tiếp tục "Haha bạn dự định vậy à?" Sally tiếp lời: "Cho sự kiện mùa hè ở trường NYU." Jake: "Haha. Thôi bỏ qua đi (Slash) mình đang xem đoạn phim về những chiến binh mặt trời - đang cố bắn chỉ với 1 mắt." Có thể thấy, từ "slash" thật thú vị. Tôi thật sự không biết điều mà Jake tiếp tục nói sau đó, nhưng bạn nhận ra là cậu ấy đã chuyển đề tài. Hiện giờ thì điều đó có vẻ không thú vị cho lắm, nhưng thử nghĩ tình huống này trong đời thường xem sao, nếu ta đang nói chuyện và muốn chuyển đề tài, có nhiều cách nói trang trọng. Bạn không chỉ đẩy câu chuyện đi nhanh hơn. Bạn có thể sẽ chạm vào đùi bạn và nhìn xa xăm vào khoảng không, hoặc bạn sẽ nói những thứ như là, "Hmm, nghĩ mà xem--" nó thực sự đã không có, nhưng mà xem cậu kìa-- (Tiếng cười) — đó là những cách bạn có thể làm để cố gắng thay đổi chủ đề. Nhưng bạn có thể làm thế trong khi viết tin nhắn hay tán gẫu qua mạng không? và do đó có nhiều cách đang hình thành để sử dụng trong các tình huống như thế. Tất cả những ngôn ngữ viết đề mang một thứ mà nhà ngôn ngữ ngọc vẫn gọi là một thể thức truyền thông mới hoặc 2 hay 3. Nhắn tin đã và đang phát triển một thể thức như vậy phát sinh nhờ từ "slash" đó. Vì thế chúng ta có nhiều ngôn ngữ mới that are developing, and yet it's easy to think, những cái đang phát triển, và dễ nghĩ ra ồ, nhưng mà vẫn còn cái gì đó chưa đúng ở đây. Có sự thiếu sót về mặt ngữ pháp ở một vài chỗ. Nó không rõ ràng như ngôn ngữ của Nhật Báo Wall Street. Như vậy, bản chất của vấn đề là gì? xin hãy nhìn vào một tình huống vào năm 1956, đó là lúc tin nhắn chưa xuất hiện, Và sê-ri phim ngắn "I love Lucy" đang được chiếu. "Nhiều người không biết bảng chữ cái hay bảng cửu chương, " thì không thể viết đúng ngữ pháp--" Chúng ta có nghe những điều tương tự trước đó rồi, chứ không phải đến tận năm 1956. Đó là năm 1917, từ giáo viên trường Connecticut. Lúc này chúng ta giả định rằng mọi ngôn từ viết đã hoàn hảo bởi con người ở "khu nhà Downton" đều biết cách diễn đạt khá rõ ràng hoặc 1 thứ gì đó giống như thế. Xin tiếp tục theo dõi, "Từ các trường đại học ở quốc gia đi lên từ trong nước mắt, "Những sinh viên năm nhất của chúng ta không thể đánh vần và ngắt câu được" Và nhiều thứ đi xa hơn điều này nữa. Vào năm 1871, chủ tịch của trường Harvard đã nói. Lúc này chưa có điện. Mọi người được gọi bằng 03 cái tên. "Đánh vần thì tệ, và sai nhiều đồng thời những bài viết thì tẻ nhạt." Và ông ấy cũng nói về những người khác đã chuẩn bị rất tốt cho việc học đại học. Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu. Năm 1841, vài nhà quản lý trường học đã lo lắng về điều mà anh ta đã ấp ủ trong một thời gian dài "thật tiếc vì hầu như mọi người đã bỏ bê nguồn gốc của nghệ thuật" bla, bla, bla,... Hoặc bạn có thể quay trở lại năm 63 sau Công nguyên và đây là một người đàn ông nghèo không thích cách mọi người nói tiếng Latin. Khi điều này xảy ra, anh ta đang viết về thứ ngôn ngữ mà sau này là Tiếng Pháp. Và bạn thấy đấy, nó luôn xảy ra như thế. (Khán giả cười) (Vỗ tay) luôn luôn có người lo lắng về những điều này và trái đất dường như vẫn quay. Như vậy, cái cách tôi nghĩ về tin nhắn ngày nay qua những điều mà chúng ta đã xem là một hình thức viết mới mà thế hệ trẻ đang phát triển đấy. cái chúng ta đang dùng kết hợp với kỹ năng viết thông thường, mang ý nghĩa chúng có thể được sử dụng đồng thời. Đã có thêm bằng chứng trong việc biết 2 thứ tiếng sẽ có lợi ích tinh thần rất lớn. Điều này cũng đúng với việc sử dụng 2 phương ngữ. Chắc chắn đúng đối với việc sử dụng 02 phương ngữ trong bài viết của bạn. Và do đó nhắn tin thực sự là bằng chứng của hoạt động cân bằng chính là cái mà những người trẻ tuổi đang dùng hiện nay, dĩ nhiên, không chủ ý nhưng nó có tác dụng mở rộng vốn ngôn ngữ của họ. Thật đơn giản. Nếu một người nào đó từ năm 1973 nhìn vào những thứ được viết trên bảng tin ký túc xá vào năm 1993, thì có lẽ từ lóng đã thay đổi một chút kể từ kỷ nguyên của câu chuyện "Love Story," nhưng họ sẽ hiểu thông điệp của bảng tin. Đưa người từ năm 1993 -- cách đây không lâu, câu chuyện "Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Bill và Ted" Để nhữn con người này đọc những đoạn tin nhắn đặc biệt được viết bởi những bạn trẻ đôi mươi ngày nay. Có lẽ họ chẳng hiểu được một nửa ý nghĩa của nó bởi vì một ngôn ngữ hoàn toàn mới đã manh nha ở thế hệ thanh niên như điều bình thường mà chúng ta vẫn hay bàn bạc qua những thiết bị nhỏ bé [điện thoại di động]. Cuối cùng, nếu tôi có thể đi tới tương lai, vào năm 2033, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi là liệu nhà văn David Simon có sản xuất phần tiếp theo của bộ "The Wire" hay không. Tiếp theo - tôi thực sự muốn biết -- diễn biến tiếp theo của xê-ri truyền hình "Downton Abbey". Đó là điều thứ 2. Cuối cùng yêu cầu thứ 3 sẽ là, xin hãy cho tôi xem những đoạn tin nhắn được các cô gái 16 tuổi viết ra, bở vì tôi thực sự muốn biết thứ ngôn ngữ này sự thực đã phát triển tới đâu rồi kể từ thời đại của chúng ta, thật tuyệt vời nếu tôi có thể mang về để cho bạn xem điều kỳ diệu của ngôn ngữ đang diễn ra ngay đây thôi. Cảm ơn quý vị rất nhiều (Vỗ tay) Cảm ơn. (vỗ tay). Đó là cách chúng ta đi lại năm 1900. Đó là một cỗ xe ngựa. Nó không có hệ thống sưởi. Nó không có máy điều hòa. Con ngựa đó kéo nó đi với tốc độ bằng 1 phần trăm tốc độ âm thanh, và con đường đất vỡ bụi bặm hoá thành một vũng lầy lội mỗi khi trời đổ mưa. Còn đây là chiếc Boeing 707. Chỉ 60 năm sau, nó di chuyển với vận tốc bằng 80 phần trăm tốc độ âm thanh, và hiện nay chúng ta không đi nhanh hơn nữa tại vì máy bay hàng không siêu âm thương mại hóa ra cũng thất bại. Rồi tôi bắt đầu nghĩ có khi nào những năm vàng son của kinh tế Mỹ đã xa ta rồi? Và điều đó dẫn tới một ý nghĩ, có thể tăng trưởng kinh tế sắp kết thúc rồi. Một số lý do cho việc này không thực sự quá gây tranh cãi. Có bốn ngọn chướng phong dập vào mặt của nền kinh tế Mỹ. Đó là ở nhân khẩu, giáo dục, nợ, và bất bình đẳng. Chúng đủ mạnh để cắt mất một nửa sự tăng trưởng. Nên bây giờ ta cần rất nhiều sáng kiến để đi ngược trở lên. Chủ đề của tôi là: Bởi vì ta đi ngược gió, nếu như đổi mới tiếp tục mạnh mẽ như bấy giờ 150 năm trở lại đây, tăng trưởng vẫn bị cắt nửa. Nếu như đổi mới không đạt tới đà đó, chế tạo ra ít những thứ vĩ đại, tuyệt vời thì tăng trưởng kinh tế sẽ còn ít hơn một nửa của lúc trước. Đồ thị này biểu diễn 8 thế kỷ phát triển kinh tế. Trục tung đại diện cho tỷ lệ phần trăm của phát triển kinh tế một năm, 0 phần trăm một năm, 1 phần trăm một năm,, 2 phần trăm một năm. Đường màu trắng biểu diễn cho kinh tế Anh, và rồi Mỹ vượt qua Anh trở thành quốc gia dẫn đầu trong năm 1900, kinh tế Mỹ là đường màu đỏ. Ta sẽ thấy ngay rằng trong bốn thế kỷ đầu gần như không có tăng trưởng, chỉ ở 0,2 phần trăm. Rồi tốc độ tăng trưởng càng về sau càng khá lên. Và đạt cực điểm trong các thập niên 30, 40, 50. Rồi lại chậm xuống, và ngay đoạn này là điểm đáng chú ý. Đoạn chạy xuống cuối của đường màu đỏ không phải dữ kiện thật. Chỉ là dự đoán của tôi hồi sáu năm về trước rằng tăng trưởng sẽ chậm xuống còn 1,3 phần trăm. Nhưng mà các bạn biết thực tế ra làm sao không? Bạn có biết thu nhập bình quân đầu người của Mỹ như thế nào trong vòng sáu năm vừa rồi? Âm. Làm tôi mơ mộng. Giả sử tôi vẽ một đường cong men theo biểu đổ này tôi có thể vẽ đường đó dài tới đâu tôi muốn, nhưng tôi quyết định dừng lại tại 0,2, giống kinh tế Anh trong bốn thế kỷ đầu. Lịch sử mà ta thu được là ta đạt được mức tăng trưởng ổn định ở 2 phần trăm một năm, trong giai đoạn tử 1891 tới 2007. và nhớ rằng nó hơi âm một ít từ sau 2007. Nếu như tăng trưởng chậm lại, thì thay vì nhân đôi mức sống thế hệ sau trong tương lai người Mỹ không thể giàu được một nửa của ba mẹ họ hay thậm chí một phần tư ba mẹ họ. Giờ ta sẽ chuyển chủ đề và theo dõi thu nhập đầu người. Trục tung bây giờ đại diện cho đơn vị ngàn đô la theo thời giá hiện tại. Ta thấy rằng trong năm 1891, bên tay trái, ta ở mức 5 ngàn đô la. Hôm nay ta ở mức 44 ngàn đô la thu nhập trên một người. Giả sử ta lập lại lịch sử tăng trưởng 2 phần trăm trong 70 năm tới thì sao? Đây là về số học. 2 phần trăm đó sẽ làm tăng gấp tư mức sống của ta trong vòng 70 năm Nghĩa là ta sẽ từ 44 000 lên 180 000. Mà chúng ta sẽ không làm được vậy, bởi vì cơn gió chướng. Đầu tiên là nguyên do về nhân khẩu. Lẽ thường thì mức sống của ta sẽ tăng nhanh hơn năng suất, nhanh hơn hiệu suất mỗi giờ, với số giờ làm việc của một người cũng tăng lên. Và ta cũng vẫn còn giữ món quà từ những năm 70, 80 lúc phụ nữ bắt đầu tham gia lực lượng lao động. Nhưng bây giờ tình thế đã đổi thay. Bây giờ giờ làm trung bình đang giảm, thứ nhất là sự chấm dứt của bùng nổ dân số, thứ nhì là đã có một sự sút giảm đáng kể của lực lượng nam lao động độ tuổi trưởng thành những người ở nửa phía dưới của sự phân bố mức độ giáo dục. Cơn gió lớn tiếp đó là giáo dục. Chúng ta có vấn đề trên khắp hệ thống giáo dục mặc dù đã thực hiện cải cách RTTT. Trong đại học, lạm phát trong giáo dục cao học còn gấp đôi lạm phát trong y tế. Nơ sinh viên lên tới hàng nghìn tỷ đô. và tỷ lệ hoàn thành đại học ở mức 15 điểm, 15% dưới Canada Ta có rất nhiều nợ. Kinh tế từ năm 2000 tới 2007 tăng trưởng dựa trên sự vay mượn khổng lồ của người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải trả món nợ là một trong những lý do chính tại sao kinh tế phục hồi hết sức chậm chạp hiện nay. Và tất nhiên ai cũng biết rằng nợ chính phủ cũng đang tăng cũng như cổ phần GDP với tốc độ chóng mặt, và cách duy nhất để chấm dứt tình trạng này là kết hợp tăng nhanh thuế hay chậm lại tốc độ tăng quyền lợi hay còn gọi là chi trả chuyển tiếp. Làm vậy thì mức tăng trưởng đi từ 1.5, xuống còn 1.3 Và rồi ta còn có nhiều sự bất bình đẳng. Hơn 15 năm trước khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ tăng thu nhập của 99 phần trăm dân số dưới đáy thang thu nhập là 0.5 điểm chậm hơn so với con số bình quân ta bàn lúc nãy. Toàn bộ phần dư sẽ vào tay của 1 phần trăm dân số còn lại. Vậy là ta xuống còn 0.8. Và 0,8 là mộtthử thách lớn. Ta có thể tăng trưởng từ mức 0.8 không? Nếu có, ta cần có những phát minh quan trọng ngang những phát minh trong 150 năm vừa rồi. Để xem đó là những phát minh gì. Năm 1875, nếu bạn muốn đọc sách ban đêm, bạn cần đèn dầu hay đèn khí ga. Mấy đèn này có mùi và gây ô nhiễm, chúng khó điều khiển, lúc nào cũng mờ mờ, và dễ gây hoả hoạn nữa. Đến 1929 thì đèn điện ở khắp nơi. Rồi ta có các thành phố thẳng đứng, sự phát minh ra thang máy. Khu nhà chọc trời Central Manhattan trở nên khả thi. Và nữa, thêm vào đó, vào lúc đó công cụ thô sơ bị thay thế bởi dụng cụ điện hạng nặng và rồi những công cụ chạy điện tại chỗ, tất cả đều là nhờ phát minh ra điện. Điện lực cũng hết sức hữu ích đối với quá trình giải phóng nữ giới. Phụ nữ, hồi cuối thế kỷ 19, mất hai ngày một tuần để giặt giũ. Họ giặt trên cái bảng chà. Rồi họ phải phơi đồ ngoài trời cho khô. Rồi họ phải rút đồ vào nhà. Làm xong chừng đó cũng mất hai ngày của một tuần bãy ngày. Và rồi máy giặt xuất hiện. Đến năm 1950, chúng có ở khắp nơi. Nhưng phụ nữ vẫn phải đi chợ mỗi ngày. mà không cần nữa, nhờ có điện đem đến tủ lạnh. Khoảng cuối thế kỷ 19, nguồn nhiệt duy nhất trong phần lớn nhà là một bếp lửa lớn trong nhà bếp để nấu nướng và sưởi ấm. Phòng ngủ lạnh băng. Không được sưởi. Nhưng đến năm 1929, và chắc chắn đến 1950 nơi nào cũng có nguồn phát nhiệt trung tâm. Còn về động cơ đốt trong, phát minh năm 1879 thì sao? Ở Mỹ, trước khi có động cơ xe máy phương tiện giao thông chủ yếu là ngựa, không ngần ngại đi bậy và thải 25 tới 50 pound phân trên đường mỗi ngày và 1 gallon (gần 4 lít) nước tiểu. Lượng là từ 5 tới 10 tấn mỗi ngày trên mỗi dặm vuông trong các thành phố. Những chú ngựa này cũng ăn hết một phần tư đất nông nghiệp Mỹ. Đó là tỷ lệ phần trăm diện tích đất nông nghiệp đòi hỏi để cho ngựa ăn. Dĩ nhiên khi động cơ xe máy được phát minh, và trở nên đầy rẫy năm 1929, diện tích đất nông nghiệp kia có thể dùng cho con người tiêu thụ hoặc xuất khẩu. Có một tỷ lệ thú vị: Từ 0 phần trăm trong năm 1900, chỉ sau 30 năm, tỉ lệ số động cơ xe máy tới số lượng đồ dúng trong nhà ở Mỹ chạm tới 90 phần trăm chỉ trong vòng 30 năm. Về lại điểm trước chuyển giao thế kỷ phụ nữ vẫn còn một vấn đề nữa. Toàn bộ nước dùng cho nấu ăn, dọn dẹp, tắm rửa phải được lấy bằng xô và lấy từ ngoài trời. Đó là một thực tế rằng trong năm 1885, trung bình mỗi một bà nội trợ ở North Carolina phải đi bộ 148 dặm mỗi năm để lấy 35 tấn nước về. Nhưng tới năm 1929, các thành phố trên cả nước đã lắp đặt hệ thống ống nước ngầm. Họ cũng lắp ống cống thải ngầm, và do vậy mà một trong những đại hoạ của thế kỷ 19 là bệnh truyền nhiễm qua nước bẩn như thổ tả bắt đầu mất dạng. Một thực tế tuyệt vời cho những người lạc quan về công nghệ. là trong nửa đầu thế kỉ 20, tỷ lệ cải thiện của tuổi thọ trung bình là nhanh gấp ba so với nửa sau thế kỷ 19. Dĩ nhiên là mọi thứ không thể hơn 100 phần trăm so với chúng được. Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ. Ta đi từ 1 tới 90 phần trăm tốc độ âm thanh. Điện hoá, nhiệt trung tâm, sở hữu xe hơi, đi từ 0 đến 100 phần trăm. Con người đạt năng suất cao hơn ở thành thị chứ không phải nông trại. Ta đi từ 25 phần trăm thành thị tới 75 vào những năm đầu hậu chiến. Vậy còn về cách mạng điện tử thì sao? Đây là một chiếc máy tính cổ. Thật ngoài sức tưởng tượng. Chiếc máy tính lớn được phát minh năm 1942. Tới 1960 ta có hoá đơn điện thoại, thông báo tài khoản ngân hàng làm ra bằng máy tính. Điện thoại di động và máy tính cá nhân đời đầu tiên được phát minh trong thập niên 70. Thập niên 80 sản sinh ra những Bill Gates, DOS, máy ATM thay thế cho nhân viên nhà băng, máy đọc mã vạch cũng giảm lao động ở bộ phận bản lẻ. Thập niên 90 ta có cuộc cách mạng chấm com và một đợt tăng năng suất tạm thời. Nhưng bây giờ tôi sẽ làm một thí nghiệm. Bạn phải chọn hoặc A hoặc B. (Cười) Lựa chọn A: Bạn được quyền giữ mọi thứ được phát minh trong cho đến 10 năm trước. Vậy bạn có Google, Amazon, WIkipedia, nước sạch chảy và toilet trong nhà. Hoặc bạn được mọi phát minh hôm qua, bao gồm Facebook và iPhone nhưng bạn phải từ bỏ, phải ra khỏi nhà và đi lấy nước về. Cơn bão Sandy khiến cho nhiều người đánh mất thế kỷ 20 có lẽ trong vòng mấy ngày, và trong vài trường hợp là hơn 1 tuần, không điện nước không máy sưởi, không xăng không có điện sạc cho iPhone. Vấn đề là ta gặp là phải làm sao những phát minh vĩ đại này, chúng ta phải làm ra ngang ngửa chúng trong tương lai, mà tôi đoán là chúng ta sẽ không đấu lại chúng đem chúng ta xuống 0.2 phần trăm tăng trưởng ban đầu xuống 0.2, đường cong tưởng tượng tôi vẽ ban đầu. Giờ ta quay lại với con ngựa và chiếc xe ngựa. Tôi muốn được trao một giải Oscar cho những nhà phát minh của thế kỷ 20, từ những người từ Alexander Graham Bell tới Thomas Edison tới anh em nhà Wright, tôi muốn được gọi họ lên đây, và họ sẽ thách bạn. Các bạn có làm được nhưng thứ chúng tôi đã đạt được không? Xin cám ơn. (Vỗ tay) Đơn giản thôi. Mở đầu thế này thật tuyệt. Đầu tiên, tôi đã theo dõi xu hướng này khi có nhiều quyển sách có tên cái gì đó "cho kẻ khờ". Bạn có biết sách "Cho Kẻ Khờ" này không? Con gái tôi thì nói trông tôi giống anh chàng này, khá rối nhỉ. (Tiếng Cười) Nhưng khi tôi tìm mấy quyển này trên Amazon.com, thì lại gặp quyển tựa là "Hướng Dẫn Toàn Tập Cho Kẻ Ngốc" Có vẻ như có trào lưu kinh doanh ngốc nghếch gì đó thì phải. Chúng ta muốn công nghệ khiến mình tệ đi, vì một lý do nào đó. Nhưng tôi thích vậy, nên tôi viết một quyển là tựa "Luật Giản Đơn." Tuần rồi tôi đã ở Milan để ra mắt bản Tiếng Ý. Đó là một quyển sách về những câu hỏi, những câu hỏi về sự giản đơn. Nhưng hiếm có câu trả lời. Tôi tự hỏi, thế nào là sự giản đơn? Đơn giản tốt? Xấu? Hay phức tạp vẫn hơn? Tôi không rõ. Sau khi viết quyển "Luật Giản Đơn", tôi thấy mệt mỏi với sự giản đơn, các bạn cứ tưởng mà xem. Trong đời này, tôi nhận ra rằng kỳ nghỉ là điều quan trọng nhất cho bất cứ người thành công nào. Công việc luôn cố cuốn bạn khỏi cuộc sống, nhưng không thể lấy đi kỳ nghỉ của bạn - theo lý thuyết mà nói. (Tiếng cười) Vậy nên hè rồi tôi tới Cape để trốn tránh sự giản đơn, rồi đến Gap, vì chỉ có mỗi quần dài đen. Tôi mua quần sọt kaki, và xui xẻo làm sao, thương hiệu của họ lại là "Hãy Đơn Giản." (Tiếng cười) Tôi mở tạp chí, thấy Visa định vị là "Kinh Doanh Cần Đơn Giản." Tôi đi rửa hình, thì Kodak cũng bảo "Hãy Đơn Giản." Tôi thấy lạ lùng là sự giản đơn cứ quanh quẩn bên tôi. Vậy là tôi bật TV, thường tôi không thường xem TV lắm, nhưng các bạn biết ai đây không? Rõ ràng là cô nành Paris Hilton mà. Cô nàng ở chương trình Cuộc sống đơn giản. Vậy là tôi xem. Nhưng lạ là nó chẳng hề đơn giản. (Tiếng cười) Nên tôi tìm thứ khác để xem. Tôi mở tập san TV ra xem, và thấy chương trình "Cuộc sống đơn giản" rất nổi trên kênh E! Họ cứ phát đi, phái lại mãi. (Tiếng cười) Thật nhức đầu mà. Vậy nên tôi muốn thoát ra, và leo lên xe. Ở Cape Cod, có những con đường bình dị mà ai cũng lái xe được. Khi lái xe, biển báo rất quan trọng. Đây là 1 biển báo đơn giản, ghi là "đường" và "đường đi" Đang lái xe thì tôi thấy tấm biển báo này. (Tiếng cười) Có vẻ sự phức tạp đã bất ngờ tấn công tôi, tôi nghĩ, "À, đơn giản. Cũng quan trọng nhỉ." Tôi lại nghĩ, "Ồ, đơn giản. Sẽ thế nào khi trên bờ biển nhỉ? Sẽ ra sao nếu bầu trời có 41% xám? Không phải sẽ tuyệt lắm sao?" Ý tôi là một bầu trời đơn giản. Nhưng thực tế thì, bầu trời trông thế này. Một bầu trời đẹp, và phức tạp. Mây hồng mây xanh xanh khiến ta thấy yêu sự phức tạp. Nhân loại nói chung thích sự phức tạp. Chúng ta thích mối quan hệ phức tạp. Nên ta cũng thích phức tạp. Tôi đã ở nơi đây gọi là Media Lab. Có lẽ vài người ở đây đã nghe nói. Nó được thiết kế bởi I.M. Pei, một kiến trúc sư hiện đại bậc nhất. Thiết kế hiện đại có nghĩa là hộp trắng, và một chiếc hộp màu trắng hoàn hảo. (Tiếng cười) Vài bạn ở đây có thể là doanh nhân, vv, hay gì đi nữa. Tháng trước, tôi tới Google, ôi, cái quán cà phê ở đó. Có nhiều thứ ở Silicon Valley này như quyền chọn chứng khoán. Trong giới học viện, có nhiều, rất nhiều chức danh. Năm ngoái ở TED, đây là những chức danh của tôi. Rất nhiều. Tôi có một chức danh mặc định là cha của những đứa con tôi. Năm nay tại TED, tôi vui mừng nói rằng tôi có thêm chức danh mới thêm vào những chức danh cũ. Chức danh "Phó Giám Đốc Nghiên Cứu." Và thêm nữa, tôi đã có 5 cô con gái rồi. (Tiếng cười) Đây là con tôi, bé Reina. (Vỗ tay). Cảm ơn quý vị. Thực sự là cuộc sống của tôi trở nên phức tạp hơn từ khi tôi có con nhưng mọi chuyện đều ổn. Tôi nghĩ chúng tôi vẫn sẽ kết hôn. Nhưng khi nhìn lại thời gian tôi còn là một đứa trẻ bạn thấy đấy, tôi đã lớn lên trong một công ty làm đậu phụ ở Seattle. Có thể rất nhiều người không thích đậu phụ vì các bạn chưa nếm loại hảo hạng, nhưng đậu phụ là một món ăn tốt cho sức khỏe. Nó chỉ đơn giản là một món ăn. Làm đậu phụ rất khó. Khi còn bé, tôi đã từng phải thức dậy lúc 1 giờ sáng và làm việc cho đến 6 giờ chiều, 6 ngày một tuần. Bố tôi giống như Andy Grove, bị ám ảnh bởi sự cạnh tranh. Vì vậy, 7 ngày trong 1 tuần. Công việc kinh doanh này cũng cần trẻ nhỏ. Chúng ta là hình mẫu lí tưởng. Vì vậy, tôi thích đến trường. Trường học rất tuyệt vời, và có thể đến trường giúp tôi được làm việc ở Phòng Truyền thông. Tôi không chắc về điều đó. (Cười) Cảm ơn. Nhưng Phòng Truyền thông là một nơi rất thú vị, và là nơi rất quan trọng với tôi vì khi là sinh viên năm cuối ngành khoa học máy tính và tôi nhận ra mình thích thiết kế. Có một người, Muriel Cooper. Có ai biết Muriel Cooper không? Bà ấy không tuyệt sao? Muriel Cooper. Bà là người lập dị Và bà là một thành viên của Ted và bà cho chúng ta thấy bà chỉ cho thế giới thấy làm thế nào để cho chiếc máy tính lộng lẫy hơn. Và bà ấy rất quan trọng trong cuộc đời tôi vì bà là người bảo tôi hãy bỏ học viện công nghệ Massachusetts và học trường nghệ thuật Đó là lời khuyên tuyệt vời nhất mà tôi nhận được. Bà là lí do tôi học trường nghệ thuật Bà ấy qua đời năm 1994 tôi được tuyển vào MIT để tiếp nối sự nghiệp của bà, nhưng điều đó rất khó. Muriel Cooper là một người tuyệt vời. Khi tôi ở Nhật Bản Tôi đã học trường nghệ thuật ở Nhật Tôi cảm thấy mình may mắn vì dường như tôi có liên kết với Paul Rand. Một số bạn ở đây biết Paul Rand, nhà thiết kế đồ họa vĩ đại nhất, tôi xin lỗi, ở đây Nhà thiết kế đồ họa vĩ đại nhất Paul Rand đã thiết kế logo cho IBM và Westinghouse. Ông ấy đã nói rằng:"Tôi đã thiết kế mọi thứ" Và Ikko Tanaka cũng là một người thầy quan trọng trong cuộc sống của tôi Ông giống như Paul Rand của Nhật Bản. Ông đã thiết kế hầu hết các icon lớn của Nhật. như nhãn hiệu cho Issey Miyake và Muji. Khi bạn có người thầy thông thái, và hôm qua Kareem Abdul-Jabbar đã nói về những người thầy thông thái và vấn đề duy nhất là họ đều sẽ chết. Điều đó thật buồn, nhưng ở một khía cạnh nào đó, đó thực ra lại là điều tốt bởi vì bạn có thể nhớ họ vì chính con người họ. Tôi nghĩ những bậc thầy thông thái chúng ta gặp đều làm cho chúng ta nhân đạo hơn Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn sẽ bị làm cho sợ hãi nhưng các bậc thầy thông thái sẽ giúp ta bình tâm. Tôi rất biết ơn những người thầy của mình và tôi tin chắc rằng các bạn cũng thế. Bởi vì nhân đạo là điều rất khó thực hiện khi bạn làm ở MIT. Chữ T không tượng trưng cho "con người" mà tượng trưng cho "công nghệ". Bởi vì điều đó, tôi luôn tự vấn về điều này. Có lẽ vậy mà bấy lâu nay tôi luôn tra từ "loài người" để xem mình có thể tìm được bao nhiêu ý nghĩa. Năm 2001, tôi tìm thấy 26 triệu kết quả cho "máy tính" bởi vì máy tính gây một chút bất lợi cho con người. Tôi có 42 triệu kết quả. Hãy để tôi tìm Al Gore. Nếu bạn so sánh một chút bạn sẽ máy tính đối đầu với con người Tôi đã tìm kiếm điều này trong năm qua máy tính và con người đã thay đổi trong năm qua Nó đã từng là tỉ số 2-1. Nhưng bây giờ con người đã bắt kịp. Chúng ta rất giỏi! Chúng ta đang theo kịp máy tính. Nếu suy nghĩ đơn giản, đây là điều khá thú vị. Vì vậy nếu bạn só sánh phức tạp với đơn giản Bạn sẽ thấy chúng khá giống nhau ở một mức độ nào đó. Vì vậy tôi nghĩ, con người và sự đơn giản bện vào nhau. Tôi muốn thú nhận một điều: tôi không phải là người theo đuổi sự giản đơn Tôi đã dành toàn bộ công việc trước để làm những thứ phức tạp. rất nhiều. Tôi viết chương trình máy tính để tạo ra các bức đồ họa phức tạp như thế này Tôi làm việc với những vị khách thích những thứ phức tạp như thế này Tôi luôn cảm thấy tồi tệ về điều đó. Vì vậy tôi đã giấu mình đi trong chiều dài thời gian. Tôi thiết kế đồ họa trong chiều dài thời gian Tôi đã ứng dụng nó trong bộ lịch của Shieido. Đây là một bộ lịch hoa năm 1997. Đây là lịch pháo hoa. Vì vậy, bạn đưa con số vào không gian. bởi vì người Nhật tin rằng khi bạn nhìn pháo hoa, bạn trở nên ngầu hơn vì một số lí do. Đó là lí do tại sao họ bắn pháo hoa vào mùa hè. Một nét văn hóa độc đáo. Cuối cùng, đây là một bộ lịch lấy cảm hứng từ mùa thu. bởi vì sân nhà tôi có rất nhiều lá cây Về cơ bản là vậy. Do vậy tôi tạo ra rất nhiều thứ như thế này. Tôi may mắn khi có mặt ở đó trước khi mọi người làm như này. và vì vậy mà tôi tạo ra tất cả những thứ làm rối mắt của bạn Tôi cảm thấy khá tệ về điều đó. Ngày mai, Paola Antonelli sẽ diễn thuyết. Tôi yêu Paola. Cô ấy đang tham gia một chương trình ngay bây giờ tại MoMA. một số công tác chuẩn bị ở đây trước khi đến MoMa. Nếu như bạn đang ở New York, hãy đến xem. Nhưng tôi có một vấn đề, bởi vì tôi tạo ra những thứ bay được nên mọi người nói "Oh, tôi biết tác phẩm của anh. Anh là người làm ra thứ vui mắt." Khi bạn được nghe điều này, bạn sẽ cảm thấy khá kì cục. " Vui mắt" -- nó có nghĩa khá xấu, bạn không nghĩ thế sao? Vì vậy, thay vào đó, tôi trả lời "Không, tôi tạo ra thứ quyến rũ" (Cười) Và thứ quyến rũ là thứ gì đó khác biệt, có thớ thịt, có nội lực hơn. nhưng liệu có thể là thớ thịt? Tôi vẫn luôn thích thú với chương trình máy tính. Chương trình máy tính giống như những cái cây, khi bạn sáng tạo bằng chương trình máy tính, sẽ tồn tại một vấn đề. Khi bạn làm vậy, bạn sẽ luôn luôn ở trên cái cây đó, và nghịch lý ở chỗ với những tác phẩm xuất sắc, bạn muốn trèo xuống cái cây đó. Tôi đã tìm thấy sự phức tạp đó. để leo trèo xuống cái cây, tôi bắt đầu sử dụng máy tính cũ của mình. tôi đã mang chúng đến Tokyo năm 2001 để làm một số dự án với máy tính. Đây là cách đánh máy mới trên chiếc Classic cũ của tôi Bạn không thể đánh nhiều trên máy này. Tôi cũng phát hiện ra rằng một con chuột IR phản ứng với khí phát ra từ màn hình CR và bắt đầu tự di chuyển vì vậy nó là một chiếc máy vẽ tự động. và cũng trong 1 năm, chiếc G3 Bondi màu xanh hộp chứa đĩa CD-ROM sẽ bật ra vô cùng nguy hiểm. Nhưng tôi đã nghĩ, " thú vị đây. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi tạo ra bài kiểm tra tai nạn ô tô. Và tôi đã làm được. (Cười) giống như đo lường tốc độ. Tôi tạo ra những thứ như vậy. chỉ để hiểu xem những thứ này là gì. (Cười) Nói tóm lại, khi vụ 9/11 xảy ra tôi đã rất tuyệt vọng. Tôi lo lắng về nghệ thuật đương đại đã trở thành thứ bỏ đi và những điều đáng buồn, và tôi cũng muốn nghĩ về những điều vui. Vì vậy tôi tập trung vào đồ ăn bởi vì chỗ tôi cần có cái để bóc vỏ cam. Ở Nhật, có một công cụ tuyệt vời để bóc vỏ cam trong 1 miếng. Ai đã phát minh ra nó trước đây? 1 miếng vỏ cam? Ôi, nếu như bạn chưa thử làm điều này, bạn đã bỏ lỡ điều thú vị. Thật tuyệt khi tôi khám phá ra rằng tôi có thể tạo nên bức tượng từ cái này. thực ra, ở dạng khác cơ. Nếu bạn phơi khô chúng, bạn có thể tạo ra con voi, con bò. vợ tôi không thích chúng, chúng bị mốc vì vậy tôi phải dừng lại. Tôi quay trở lại với chiếc máy tính và mua 5 túi khoai tây rán và quét chúng. Tôi tìm kiếm một chủ đề thức ăn. và tôi viết phần mềm để sắp xếp hình ảnh miếng khoai tây tự động Khi tôi còn nhỏ, tôi đã nghe bài hát, "Bầu trời rộng lớn và cánh đồng lúa thật đẹp" và tôi đã tạo ra cánh đồng lúa này. Nó giống như cánh đồng ngô làm từ khoai tây chiên. Khi tôi còn nhỏ, tôi là đứa béo nhất lớp, tôi đã rất yêu Cheetos. Chúng rất ngon. Và tôi muốn chơi với Cheetos. Tôi không chắc chắn mình nên làm gì với nó. Tôi đã phát minh ra máy vẽ Cheetos. Nó là một công cụ đơn giản để vẽ Cheetos. (Cười) Tôi thấy Cheetos là một món rất ngon và ấn tượng. Và với những chiếc Cheetos này, tôi bắt đầu nghĩ "Có thể làm gì với những chiếc Cheetos này nhỉ?" Tôi bắt đầu làm nhăn vụn khoai tây và bánh quy. Tôi đang tìm kiếm hình dạng nào đó, cuối cùng, tôi tạo ra 100 con bướm. Bạn có thấy không? (Cười) Mỗi con bướm được tạo nên bởi những mẩu khác nhau. Mọi người hỏi tôi làm râu cho bướm như thế nào. Đôi khi, tôi thấy tóc trong thức ăn. Tóc của tôi. Tóc của tôi sạch mà nên không sao. Tôi là chuyên gia tận dụng thời gian nên về cơ bản tôi không phải làm việc nữa Đây là một kiểu kinh doanh kì lạ. Tôi có thể đi làm mỗi ngày xếp 5 mảnh giấy và nhìn nó bên ly cà phê. Hết chuyện. (Cười) Nhưng tôi nhận ra cuộc sống thật tẻ nhạt. tôi nghĩ về cuộc đời và nhận ra máy ảnh của tôi máy ảnh kĩ thuật số và xe ô tô, thật kì lạ Xe ô tô thì to , máy ảnh thì nhỏ, nhưng những gì phải làm với máy ảnh nhiều hơn so với ô tô. Điều đó thật vô nghĩa. (Cười) Tôi đã ở Cape 1 lần, và tôi đánh máy từ "giản đơn" tôi nhận ra, theo cách kì cục của đạo diễn M.Night Shyamalan chữ cái M, I, T. Bạn biết từ này chứ? Trong từ "giản đơn" và "phức tạp", M, I, T xuất hiện theo một trình tự hoàn hảo. nó khá kì quái phải không? Vì vậy, tôi đã nghĩ, có lẽ tôi sẽ làm điều này trong hai mươi năm tới. Tôi đã viết cuốn sách " Luật giản đơn" Một cuốn sách ngắn và đơn giản. Có 10 quy luật và 3 yếu tố then chốt. Tôi sẽ không kiểm tra chúng vì đó là lí do tại sao tôi viết sách, và tại sao nó miễn phí Các quy luật giống như món sushi: có tất cả các loại Ở Nhật, họ nói sushi rất thách thức Bạn biết đấy học đại học là khó nhất, vì vậy số 10 cũng khó như vậy. Mọi người ghét đại học như ghét số 10. Ba yếu tố then chốt rất dễ ăn, đây là lươn, đã được nếu chín, và rất dễ ăn Vì vậy, hãy thưởng thức sushi với quy luật giản đơn. Bởi vì tối muốn đơn giản hóa cho bạn. Tôi phải đơn giản hóa điều này. Nếu tôi đơn giản hóa quy luật giản đơn, tôi sẽ so sánh bánh quy với việc gập quần áo. Bất cứ ai có con đều biết rằng nếu bạn đưa cho đứa bé một chiếc bánh quy to hoặc bé, chúng sẽ chọn cái nào? Tất nhiên là cái to. Bạn có thể nói chiếc bánh nhỏ có socola Godiva ở trong, nhưng không hiệu quả đâu. Chúng muốn chiếc bánh to. Nhưng nếu bạn đưa trẻ con 2 đống quần áo để gập chúng sẽ chọn đống bé hay lớn? Thật kì lạ là không phải đống lớn. VÌ thế tôi nghĩ đơn giản thế này. Khi bạn muốn cái to hơn, tức là bạn thích nó. Khi bạn muốn cái nhỏ hơn, tức là bạn phải làm việc. tóm lại, đơn giản là về cuộc sống với sự tận hưởng và ít nỗi đau. đây là điều đơn giản. Về cơ bản, nó luôn phụ thuộc. Tôi viết cuốn sách này vì tôi muốn tìm hiểu về cuộc sống. Tôi yêu đời. Tôi yêu việc sống. Tôi thích việc ngắm nhìn mọi thứ Và cuộc sống là một câu hỏi lớn về sự giản đơn. bỏi vì bạn đang cố gắng đơn giản cuộc sống của mình. Tôi chỉ yêu việc ngắm nhìn thế giới. Thế giới này là một nơi tuyệt diệu. Ở đây, chúng ta nhìn thấy nhiều thứ cùng một lúc. Và tôi chẳng thể làm gì khác ngoài việc nhìn mọi thứ trên trái đất này. Giống như mọi thứ bạn thấy mỗi lần thức giấc. Trải nghiệm mọi thứ trên thế giới này cũng là một thú vui. Từ mọi thứ, từ một hành lang khách sạn kì lạ, đến giấy gói Saran wrap trên cửa sổ, đến khoảnh khắc con đường đối diện ngôi nhà phủ đầy bóng tối, và con bướm đêm đang đậu ở đó và chết trong ánh nắng mặt trời. Tất cả những thứ thú vị đó đã níu giữ tôi ở đây bởi vì cuộc sống có hạn. Tôi đã nghĩ đến điều này khi gặp chủ tịch của Shiseido. Ông ấy là chuyên gia về tuổi. Trục hoành này cho thấy bạn bao nhiêu tuổi 20, 24, 74, 94 tuổi và đây là dữ liệu y tế. Sức mạnh não bộ tăng lên cho đến 60 tuổi, sau 60 tuổi, có gì đó sẽ giảm sút khá là áp lực. Nếu bạn nhìn vào sức mạnh thể chất. Tôi có rất nhiều tân sinh viên tự mãn ở MIT, vì vậy tôi nói với họ, " Cơ thể của các anh đang ngày càng khỏe hơn, nhưng 20, 30 năm sau, các tế bào sẽ chết" Điều đó khiến họ làm việc chăm chỉ hơn. Nếu bạn có tầm nhìn, tầm nhìn rất thú vị. Từ khi là đứa trẻ sơ sinh cho đến bây giờ, tầm nhìn của bạn tốt hơn nhiều, có thể ở độ tuổi đầu 20, bạn đang tìm kiếm một chàng trai, và tầm nhìn của bạn mất đi kể từ đó. (Cười) Trách nhiệm xã hội của bạn cũng thú vị. Khi bạn già hơn, bạn có thể muốn có con. khi đứa trẻ tốt nghiệp, bạn không còn trách nhiệm nữa điều đó cũng tốt thôi. Nhưng nếu mọi người hỏi, "Có cái gì tăng lên không? Khía cạnh tích cực là gì?" Tôi nghĩ sự không ngoan sẽ tăng lên. Tôi thích những người phụ nữ 80, 90 tuổi. Họ có nhiều suy nghĩ và sự khôn ngoan, bạn biết đấy, TED, rôi đã đến đây. Đây là lần thứ tư, tôi đến đây vì tôi khôn ngoan. Ảnh hưởng của TED, khiến sự khôn ngoan của bạn tăng lên chút đỉnh. Tôi rất vui và biết ơn khi được đến đây, Chris. Đây cũng là một trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Phát triển đồng nghĩa với sống còn (Vỗ tay) Hãy bắt đầu với câu chuyên 120 năm về trước, khi các nhà máy của Mỹ bắt đầu điện khí hóa việc kinh doanh của mình nhen nhóm cho cuộc Cách mạng công nghiệp thứ hai. Điều đáng kinh ngạc là Năng suất không hề tăng lên trong 30 năm. 30 năm đủ dài cho thế hệ các nhà quản lý nghỉ hưu. Các bạn xem, thế hệ các nhà quản lý đầu tiên chỉ đơn giản thay thế các động cơ hơi nước bằng động cơ điện, nhưng họ chẳng hề thiết kế lại các nhà máy để tận dụng sự linh hoạt của điện năng. Cho đến thế hệ tiếp theo phát minh ra các tiến trình cho công việc mới, và năng suất các nhà máy tăng vọt, thường là gấp đôi hoặc gấp ba. Điện năng là một thí dụ cho công nghệ với mục đích chung như động cơ hơi nước trước đó. Các công nghệ với mục đích chung thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, vì chúng giải phóng các dòng thác của những sáng kiến như bóng đèn và dĩ nhiên sự thiết kế lại nhà máy. Liệu nó cũng chính là công nghệ chung mục tiêu trong thời đại chúng ta? Chắc chắn rồi. Đó là máy tính điện tử. Nhưng công nghệ không thôi thì chưa đủ. Công nghệ không phải là định mệnh. Chúng ta tự tạo ra số phận cho mình, và chỉ giống như các thế hệ những nhà quản lý trước đâ cần thiết kế lại các nhà máy của họ, chúng ta đang cần tái phát minh các thế hệ chúng ta và thậm chí toàn bộ hệ thống kinh tế chúng ta Chúng ta đang không làm tốt việc mà lẽ ra chúng ta nên làm Như chúng ta thấy trong phút chốc, hiệu suất đang thực sự chính xác nhưng nó đã trở nên bị tách rời với các công việc , và thu nhập của các công nhân điển hình lại gặp phải tình trạng trì trệ. Những trở ngại này thỉnh thoảng lại không được phát hiện chính xác như giai đoạn cuối cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng chúng đang thực sự là những cơn đau đớn lớn dần lên với cái mà Andrew McAfee và tôi gọi là thời đại máy móc mới. hãy nhìn các dữ liệu này. Đây chính là GDP của mỗi người ở Mỹ. Có vài cuộc đụng độ trên con đường nhưng chuyện lớn là các bạn có thể thực nghiệm đặt cái thước đo vào đó. Đây là cái thang đo Logarit , vậy cái này giống như sự tăng trưởng bền vững như một gia tốc thực sự trong hoàn cảnh thực tế Và đây là năng suất. Các bạn có thể thấy sự giảm sút từng chút một giữa thập niên 70, nhưng nó khá trùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần hai khi mà các nhà máy đang học hỏi cách làm sao để điện khí hóa công nghiệp Sau sự đình trệ, hiệu suất lại tăng tốc. Vậy có thể lịch sử không hề lặp lại chính nó, nhưng đôi lúc nó cũng ăn khớp. Ngày nay năng suất đang ở mức cao của mọi thời đại, và bất chấp cuộc Đại Khủng hoảng, nó vẫn tăng lên nhanh hơn vào những năm 2000 so với những năm trong thập niên 1990. những năm bùng nổ 1990, và tăng nhanh hơn những năm 70 hoặc 80. Nó phát triển nhanh hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai. Và đó là với Mỹ. Tin tức của thế giới thậm chí tốt hơn. Thu nhập của toàn cầu đang tăng trưởng mức nhanh hơn trong thập niên vừa qua hơn bao giờ hết trong lịch sử. Cứ giả định rằng, tất cả những con số này không đủ nói hết tiến bộ của chúng ta vì thời đại máy móc mới thiên về sự sáng tạo kiến thức hơn là sự sản sinh vật lý. đó không phải vấn đề của tâm trí, trí tuệ chứ không phải cơ bắp ý tưởng không phải vật chất. Điều đó nẩy sinh vấn đề cho các số liệu chuẩn, vì chúng ta đang ngày càng có nhiều công cụ miễn phí như Wikipedia, Google , Skype, và nếu các trang này đăng lên mạng , thậm chí TED Talk. Ngày nay có các công cụ miễn phí là tin tốt chăng? Tất nhiên, đó cũng là tin hay. Nhưng đó không phải cách các nhà kinh tế đo lường GDP. Giá cả bằng 0 cũng đồng nghĩa trọng lượng bằng 0 trong bảng số liệu thống kê GDP. Theo các số liệu, công nghiệp âm nhạc bằng một nửa con số của 10 năm trước, nhưng tôi đang được nghe nhiều và thậm chí nhạc chất lượng hơn so với bao giờ hết. các bạn thấy, tôi cá rằng các bạn cũng thế thôi. Trong tổng số, nghiên cứu của tôi ước tính rằng con só GDP mất hơn 300 tỉ đô la mỗi năm cho các mặt hàng và dịch vụ miễn phí trên mạng Internet. Bây giờ nhìn vào tương lại. có những con người siêu thông minh tranh cãi rằng chúng ta đang ở giai đoạn cuối của mức tăng trưởng nhưng để biết rõ mức tăng trưởng của ngày mai chúng ta cần dự đoán về các trình điều khiển cơ bản của sự tăng trưởng. Tôi rất lạc quan, vì thời đại cơ khí mới là số hóa, cấp số nhân và tổ hợp. Khi hàng hóa là số hóa, chúng có thể được nhân lên rộng rãi với chất lượng hoàn hảo với chi phí gần như bằng 0. và hàng hóa được phân phối ngay lập tức. Hoan nghênh nền kinh tế dư dả. Nhưng có một lợi ích tinh vi hơn với sự số hóa của thế giới. Đo lường chính là huyết mạch của khoa học và sự tiến bộ. Trong thời đại của số liệu, chúng ta có thể đo đến thế giới bằng những cách mà trước đây ta không thể làm. Thứ hai, thời đại máy móc mới là cấp số nhân. Các máy tính điện tử càng ngày càng trở nên nhanh hơn bao giờ hết. Sân chơi của một đứa trẻ ngày nay cũng mạnh mẽ hơn cả một siêu máy tính của quân đội từ năm 1996. Nhưng não chúng ta được kết nối trong một thế giới tuyến tính. Kết quả là xu hướng cấp số nhân mang lại cho chúng ta sự kinh ngạc. Tôi thường dạy học sinh của mình một vài điều các bạn biết không các máy tính điện tử không hẳn là tốt như lái xe ô tô trên đường. (Cười) Đúng vậy, đây là Andy và tôi cười nhăn nhở như kẻ điên vì chúng tôi vừa cưỡi xe xuống đường 101 tuy nhiên với chiếc xe không người lái. Thứ ba, thời đại máy móc mới là tổ hợp. Quan điểm của những nhà trì trệ học là các ý tưởng theo lối mòn như hái táo trên cây nhưng thực tế mỗi một sự đổi mới xây nên những tòa cao ốc với nhiều sáng kiến hơn. Đây là một ví dụ. Chỉ trong một vài tuần, một sinh viên chưa tốt của tôi đã tạo ra một ứng dụng mà cuối cùng đạt tới 1,3 tỷ người dùng. Cậu ta có khả năng làm điều đó dễ dàng vì cậu ta đưa nó thành ứng dụng hàng đầu của Facebook và Facebook lại là ứng dụng hàng đầu của trang Web mà trang web ấy lại đứng đầu mạng Internet, và cứ như vậy. Bây giờ cá nhân, số hóa, cấp số nhân và tổ hợp sẽ trở thành người xoay chuyển cuộc chơi. Đặt chúng lại với nhau, và chúng ta thấy một làn sóng của những đột phá đáng kinh ngạc, như rô bốt làm việc trong nhà máy và chạy nhanh như một con báo hay nhảy qua các tòa cao ốc chỉ trong một cú nhảy ngoạn mục. Các bạn biết thậm chí ro bốt cũng đang cách mạng hóa việc vận chuyển mèo. (Cười) Nhưng có lẽ sáng chế quan trọng nhất sáng chế quan trọng nhất chính là máy học tập. Cân nhắc một dự án: máy IBM của Watson. Những cái chấm chấm này, đó là những nhà vô địch của chương trình Quiz show " Jeopady" Ban đầu, Watson ko giỏi lắm, nhưng nó được cải thiện với tốc độ nhanh hơn bất kỳ người nào có thể và ngay sau khi Dave Ferrucci mô tả biểu đồ này với lớp học của tôi tại MIT Watson đã đánh bại thế giới các nhà vô địch Jeopady Vào năm bảy tuổi Watson vẫn còn là đứa trẻ Gần đây, giáo viên của nó để cho nó lướt Internet mà không có giám sát. Những ngày sau đó, nó bắt đầu trả lời các câu hỏi bằng những lời tục tĩu. Khỉ thật. (Cười) Nhưng các bạn biết Watson đang phát triển nhanh chóng Nó được thử nghiệm các công việc trong các trung tâm cuộc gọi và nó nhận được mấy công việc này. Nó được áp dụng trong các việc như luật, ngân hàng và y tế. và nhận được những việc như thế. Có nực cười không khi chính những lúc chúng tôi đang tạo ra những cỗ máy thông minh, có lẽ phát minh quan trọng nhất của lịch sử loài người, một vài người đang tranh cãi những cải tiến đang bị trì trệ chăng? Giống như hai cuộc cách mạng đầu tiên, chức năng đầy đủ của thời đại máy tính mới sẽ ít nhất mất một thế kỷ để hoàn thành nhưng chúng đang còn dao động . Vậy điều này có nghĩa chúng ta chẳng có gì phải lo lắng? Không hề. Công nghệ không phải là định mệnh. Hiệu quả lao động đang ở mức cao nhất nhưng ít người lại có công ăn việc làm. Chúng ta đã tạo ra sự sung túc giàu có trong thập niên vừa qua nhiều hơn bao giờ hết, nhưng số đông người Mỹ có thu nhập giảm xuống. Đó là sự riêng biệt lớn của hiệu suất từ lao động của sự giàu có từ công việc . Các bạn biết không, không hề ngạc nhiên chút nào khi hàng triệu người bị vỡ mộng bởi sự phân chia rạch ròi ấy nhưng tương tự nhiều người khác họ hiểu sai về những nguyên nhân cơ bản. Công nghệ đang chạy đua về phía trước, nhưng lại bỏ lại đằng sau nhiều nhiều người hơn. Ngày nay chúng ta có thể tìm các việc thường nhật, hệ thống hóa nó trong một tập hợp các hướng dẫn mà máy có thể đọc được, và sau đó nhân rộng nó một triệu lần.. Các bạn biết không, gần đây tôi có tình cờ nghe một cuộc trò chuyện là hình ảnh thu nhỏ các nền kinh tế mới. Mấy ông này nói," Không, tôi không sử dụng H&R Bclok nữa". TurboTax làm mọi thứ mà người khai thuế của tôi vẫn làm, nhưng nó làm nhanh hơn, rẻ hơn, chính xác hơn." Làm sao để một công nhân lành nghề cạnh tranh với một phần mềm với 39 đô la? Cô ta không thể. Ngày nay, hàng triệu người Mỹ khai thuế nhanh hơn rẻ hơn, chính xác hơn và những người sáng lập của Intuit làm việc của họ rất tốt Nhung 17% những người khai thuế không có việc làm. Đây là một mô hình thu nhỏ những gì đang xảy ra, không chỉ đối vớ phần mềm, các dịch vụ mà còn với truyền thông và âm nhạc, trong tài chính và sản xuất, bán lẻ và kinh doanh tóm lại trong mỗi ngành công nghiệp. Mọi người đang chạy đua với máy móc, và nhiều người trong số đó bị thua cuộc. Chúng ta có thể làm gì để tạo ra sự phồn hoa thịnh vượng mang tính chia sẻ ? Câu trả lời không chỉ là để làm chậm lại khoa học công nghệ. Thay vì chạy đua với máy móc, chúng ta cần học để đua với máy móc. Đó là thách thức lớn của chúng ta. Thời đại máy móc mới có thể bị lùi lại vào một ngày nào đó của 15 năm về trước khi Gary Kasparov , nhà vô địch cờ vua chơi với Deep Blue , một siêu máy tính. Cái máy thắng ngày đó và hôm nay, chương trình đánh cờ trên điện thoại di động có thể đánh bại một đại kiện tướng cờ vua. Tồi tệ hơn, khi anh ta được hỏi về chiến thuật gì anh ta sử dụng để đấu lại một máy tính, Jan Donner, Đại kiện tướng nước Hà Lan trả lời, " Tôi mang theo một cái búa." ( Cười ) Nhưng ngày nay chiếc máy tính không còn là vô địch cờ vua của thế giới Con người cũng không, vì Kasparov đã tổ chức một giải đấu tự do cho các đội của con người và các máy tính có thể làm việc cùng nhau, và đội thắng cuộc không phải là đại kiện tướng, và cũng không có siêu máy tính nào. Cái mà họ làm được là làm việc nhóm tốt hơn, và họ cho thấy một đội ngũ con người và máy tính, làm việc cùng nhau có thể đánh bại bất kỳ máy tính nào hoặc bất kỳ người làm việc độc lập nào. Cuộc đua với máy móc đánh bại cuộc chạy đua với máy móc. Công nghệ không phải là định mệnh. Chúng ta tạo ra định mệnh của mình. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. (Vỗ tay) Liu Bolin: Bằng cách làm cho chính tôi trở nên vô hình, tôi cố gắng đặt câu hỏi về mối quan hệ tương hủy giữa nền văn minh của chúng ta và sự phát triển của nó. Phiên dịch: Bằng cách khiến tôi trở nên vô hình, tôi cố gắng khám phá và đặt câu hỏi về tính trái ngược và tương hủy của mối quan hệ giữa nền văn minh của chúng ta và sự phát triển của nó. LB: Đây là tác phẩm đầu tay được tôi sáng tác vào tháng 10 năm 2005. Và đây là Trại Nghệ thuật Quốc tế Bắc Kinh, nơi tôi làm việc trước khi chính phủ dùng vũ lực phá bỏ. Tôi dùng tác phẩm này để bày tỏ sự phản đối của mình. Tôi cũng muốn dùng tác phẩm này để nhiều người chú ý đến điều kiện sống của những nghệ sĩ và điều kiện tự do sáng tạo của họ Trong khi đó, ngay từ đầu, loạt tác phẩm này chứa tinh thần phản kháng, suy tư và không thỏa hiệp. Khi tiến hành hóa trang, tôi sử dụng phương pháp của người bắn tỉa để bảo vệ mình tốt hơn và để phát hiện ra kẻ thù, như người bắn tỉa từng làm. (Cười) Sau khi hoàn thành loạt tác phẩm phản đối này, tôi bắt đầu tự hỏi tại sao số phận mình lại như thế này, và tôi nhận ra rằng không chỉ riêng tôi-- mà tất cả người Trung Quốc đều hoang mang như tôi. Như các bạn có thể thấy, những tác phẩm này miêu tả kế hoạch hóa gia đình và bầu cử theo luật và hoạt động tuyên truyền của cơ quan Quốc hội. Tác phẩm này gọi là Xia Gang ("rời vị trí"). "Xia Gang" là một từ nói giảm trong tiếng Trung Quốc, nghĩa là "cắt xén nhân lực". Nó ám chỉ những người bị mất việc làm trong giai đoạn chuyển giao từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Từ năm 1998 đến 2000, có 21,37 triệu người bị mất việc tại Trung Quốc. 6 người trong bức ảnh này là những công nhân Xia Gang. Tôi để họ vô hình trong cửa hàng vắng vẻ nơi mà họ từng sống và làm việc suốt đời. Trên bức tường phía sau họ là khẩu hiểu của Cuộc Cách mạng Văn Hóa: "Lực lượng nòng cốt dẫn dắt chúng ta đi tới là Đảng Cộng sản Trung Quốc." Trong nửa tháng tôi đã tìm 6 người này để tham gia vào tác phẩm của mình. Chúng ta có thể chỉ thấy 6 người đàn ông trong bức tranh này, nhưng thực sự, những người bị giấu ở đây là tất cả những người bị cho nghỉ việc. Họ chỉ bị làm cho tàng hình. Tác phẩm này gọi là The Studio. Mùa xuân này, tôi tình cờ có cơ hội thực hiện một tác phẩm tại studio tin tức của France 3 khi đang tiến hành một buổi triển lãm riêng tại Paris-- Tôi chọn những tấm ảnh thời sự. Một tấm về cuộc chiến ở Trung Đông, và một tấm khác là về biểu tình ở Pháp. Tôi nhận thấy rằng bất kỳ nền văn hóa nào cũng có những mâu thuẫn không thể hòa hợp được. Đây là nỗ lực chung giữa tôi và họa sĩ Pháp JR. Phiên dịch: Đây là nỗ lực chung giữa tôi và họa sĩ Pháp JR. (Vỗ tay) LB: Tôi đã cố biến mất trong mắt của JR, nhưng vấn đề là JR chỉ sử dụng những người mẫu với đôi mắt to. Vì vậy tôi đã cố gắng làm đôi mắt tôi to hơn bằng các ngón tay của mình. Nhưng không may thay, chúng vẫn chưa đủ to đối với JR. Phiên dịch: Vì vậy tôi đã cố biến mất trong mắt JR, nhưng vấn đề là JR chỉ sử dụng người mẫu với đôi mắt to. Vì vậy tôi đã cố gắng làm đôi mắt mình to hơn với cử chỉ này. Nhưng điều này không có tác dụng, mắt tôi vẫn nhỏ. LB: Tác phẩm này là về những ký ức vụ khủng bố 9/11. Đây là một tàu sân bay neo dọc con Sông Hudson. Hình vẽ của Kenny Scharf. (Cười) Đây là Venice, Italy. Vì nhiệt độ toàn cầu tăng lên, mực nước biển tăng cao, và người ta nói rằng Venice sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới. Đây là thành phố cổ Pompeii. Phiên dịch: Đây là thành phố cổ Pompeii. LB: Đây là phòng triển lãm Borghese ở Rome. Khi tôi thực hiện một tác phẩm mới, tôi chú ý hơn đến cách biểu đạt ý tưởng. Ví dụ như, tại sao tôi làm mình tàng hình? Điều gì mà làm tôi tàng hình ở đây lại khiến mọi người suy nghĩ? Tác phẩm này gọi là Mì Ăn Liền. Phiên dịch: Tác phẩm này gọi là Mì Ăn Liền. (Tiếng cười). LB: Từ tháng 8 năm 2012, người ta phát hiện ra chất phốt-pho độc hại trong các cốc mì ăn liền của mọi nhãn hàng nổi tiếng được bán trong các siêu thị ở Trung Quốc. Chất phốt-pho này thậm chí có thể gây ung thư. Để thực hiện tác phẩm nghệ thuật này, tôi đã mua nhiều cốc mì ăn liền đã được đóng gói và đặt chúng trong studio của tôi và sắp xếp như một siêu thị. Nhiệm vụ của tôi là đứng đó, cố gắng đứng im, căn chỉnh vị trí máy ảnh và hợp tác với trợ lý của tôi và vẽ các màu và hình dạng phía sau cũng như phía trước cơ thể tôi. Nếu bối cảnh đơn giản, tôi thường phải đứng từ 3-4 tiếng đồng hồ. Bối cảnh của tác phẩm này phức tạp hơn, vì vậy tôi cần chuẩn bị trước từ 3-4 ngày. Đây là trang phục tôi mặc khi tôi thực hiện bức ảnh siêu thị. Không dùng photoshop đâu nhé Phiên dịch: Đây là trang phục mà tôi mặc khi thực hiện bộ ảnh siêu thị. Không có photoshop trong đó đâu nhé. (Cười) LB: Những tác phẩm này là về những kỷ niệm văn hóa Trung Quốc. Và cái này, đây là về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc. Thực phẩm không an toàn có thể gây hại cho sức khỏe con người, và một chồng tạp chí có thể khiến trí óc con người trở nên lẫn lộn. (Cười) Những mảnh ghép tiếp theo của tác phẩm cho thấy tôi đã tự tàng hình trong các tạp chí của các ngôn ngữ khác nhau, tại những nước khác nhau và ở những thời điểm khác nhau như thế nào. Tôi cho rằng, trong nghệ thuật thì quan điểm của người nghệ sĩ là yếu tố quan trọng nhất. Nếu ai đó có thể cảm nhận được một tác phẩm nghệ thuật, thì nó chính là kết quả của kỹ thuật, suy nghĩ của nghệ sĩ và sự đấu tranh trong cuộc sống. Và những cuộc đấu tranh liên tục trong cuộc sống tạo ra tác phẩm nghệ thuật, dưới bất kỳ hình thức nào. (Nhạc) Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Cám ơn. (Vỗ tay) Những chiếc ghế đậu thật tuyệt vời. Nhưng tôi, thấy một số người ngoài kia đang đứng cả trong đây nữa, và đứng thì tốn nhiều năng lượng hơn ngồi nghỉ rồi. Sử dụng dữ liệu online của Live Strong Organization trong việc giảm cân, bạn có thể tính đến khi tôi hoàn thành bài thuyết trình những người đang đứng kia sẽ đốt nhiều hơn 7.5 calo so với những người đang ngồi. Vậy thì, câu hỏi là, sẵn ta đang nói về giảm cân, đặc biệt là cân nặng, ta đang nói trực tiếp. Tôi đang đứng trước mặt quý vị, chúng ta đều ở đây. Nhưng bài nói này được ghi hình và sẽ trở thành một đoạn video mà mọi người trên thế giới đều có thể xem trên máy tính, thiết bị cầm tay, hoặc ti vi. Tôi nặng tầm 190 pounds (86 kg). Vậy đoạn video này sẽ nặng bao nhiêu? Đưa ra những câu hỏi như vậy là điều mà tôi làm hàng ngày ở kênh Vsauce trên Youtube của tôi. Trong 2 năm qua, tôi đã đưa ra những câu hỏi thật sự thú vị, những câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, và tiếp cận chúng một cách chân thực nhất có thể, kết nối các khái niệm khoa học và các nhà khoa học. Và tôi nghiên cứu và viết và sản xuất và dẫn chương trình và chỉnh sửa và tải lên và điều hành các phương tiện xã hội, nhưng tôi không cô đơn vì Vsauce có tới hơn 2 triệu người theo dõi, và mỗi tháng, các video của tôi được xem bởi hơn 20 triệu người. Vâng Rất hào hứng. Tôi nhận ra rằng đưa ra các câu hỏi kì lạ là một cách tuyệt vời để lôi kéo con người, không chỉ là người, mà còn là người hâm mộ. Và người hâm mộ khác với khán giả hoặc thính giả vì người hâm mộ còn muốn quay lại. Họ theo dõi kênh của tôi trên Youtube và họ muốn xem mọi thứ tôi làm và mọi thứ tôi chuẩn bị làm trong tương lai vì chúng ta là những người tò mò và kích thích sự tò mò là miếng mồi thật ngon. Nó là một cách tuyệt vời để "bắt" mọi người. Và khi đã bắt được họ, bạn có những khán giả bị bắt này, với mục đích trong đầu là giải đáp câu hỏi, tình cờ lại dạy họ rất nhiều điều. Vậy, hãy cùng xem một số video của tôi nhé. Đây là 8 trong số chúng. Nhưng ở phần dưới góc phải, có video "Gương thì màu gì?" Khi người ta thấy vậy, rất khó để không click vào vì họ nghĩ "Thôi nào, ông đùa à? Làm sao mà trả lời được câu hỏi đó?" Chà, tới giờ, 7.6 triệu người đã xem đoạn video dài 5 phút về màu sắc của gương. Và trong tập đó, tôi đã trả lời câu hỏi và tôi đã có cơ hội giải thích về chủ đề mà bình thường rất khô khan: quang học, phản xạ khuếch tán so với phản chiếu, cách ánh sáng hoạt động, cách ánh sáng hoạt động trên võng mạc, và thậm chí là cả lịch sử của tên màu như trắng và đen. Được rồi, cảnh báo tiết lộ thông tin: những chiếc gương thực ra không trong, chúng không màu bạc, như cách mà chúng thường được giải thích. Gương, nói một cách chính xác, thì hơi hơi hơi có màu xanh lá. Bạn có thể minh họa bằng cách đặt 2 chiếc gương cạnh nhau, đối diện nhau để chúng tự phản chiếu tự phản chiếu mãi mãi. Nhìn vào ảnh phản chiếu và nó sẽ tối hơn vì một số ánh sáng luôn luôn bị mất hoặc bị hấp thụ, nhưng nó cũng xanh hơn vì ánh sáng xanh, là ánh sáng có bước sóng mà mắt ta thấy được màu xanh, được phản chiếu tốt nhất qua hầu hết các loại gương. Vậy, một video thì nặng bao nhiêu? Chà, khi bạn xem một video trên máy tính, thông tin đó tạm thời được lưu trữ sử dụng eletron. Và số eletron trong thiết bị của bạn không tăng không giảm. Nhưng phải mất năng lượng để đặt chúng vào một chỗ, và ta biết, nhờ người bạn Anhxtanh của chúng ta, rằng năng lượng và khối lượng có liên quan đến nhau. Vậy, đây là vấn đề: giả sử bạn đang xem video trên Youtube với độ phân giải là 720p. Giả sử một tỉ lệ bit điển hình, ta có thể tính rằng mỗi phút của video đó sẽ cần tới 10 triệu electron trong thiết bị của bạn. Đặt những eletron này và cung cấp năng lượng để giữ chúng ở đúng vị trí để bạn có thể xem được video vào công thức kia, ta có thể tính 1 phút của đoạn video đó làm tăng khối lượng máy tính của bạn lên thêm chừng 10 mũ âm 19 gram. Viết nó ra, trông sẽ như thế này. Trông như không có gì ấy. Cái này, bạn có thể gọi là không có gì và thực sự cũng không sai lắm vì cái cân tốt nhất được phát minh ra mà ta sử dụng để phát hiện sự tăng lên đó chỉ đúng tới 10 mũ âm 9 gram thôi. Vậy, ta không thể đo lường nó, nhưng ta có thể, giống như vừa nãy, tính nó. Và điều đó thật tuyệt vì khi tôi còn nhỏ trường tôi chỉ có 2 giá sách khoa học. Chúng cũng tuyệt, nhưng tôi đọc xong tất cả chỉ trong, tầm, 2 năm, và rất khó khăn để có thêm sách vì sách rất nặng và bạn cần không gian cho chúng và di chuyển sách thì vất vả rất nhiều so với cách chúng ta làm ngày nay. Với những số nhỏ, tôi có thể xếp hàng ngàn quyển sách vào trong máy đọc sách của mình. Tôi có thể xem hàng giờ liền, hàng ngày liền các video trên Youtube mà không làm cho máy tính nặng hơn. Và khi thông tinh trở thành ánh sảng, nó trở nên dân chủ hơn nghĩa là nhiều giáo viên, dẫn chương trình, và nhà sáng tạo và khán giả hơn bao giờ hết có thể tham gia. Ngay bây giờ trên Youtube có một sự bùng nổ nội dung như thế này đang diễn ra. 3 kênh Vsauce cũng như vậy. Nhưng tất cả mọi người, cùng nhau, toàn bộ, quan điểm của họ vượt qua những gì tôi có thể làm một mình hay với những người tôi làm cùng, và điều đó thật sự rất, rất hào hứng. Hoá ra chạm tới sự tò mò của con người và trả lời câu hỏi của họ một cách có trách nhiệm là một cách khôn ngoan để thu hút người hâm mộ và khán giả và cả người xem nữa. Nó thậm chí còn là một cách tuyệt vời cho các công ty và thương hiệu để tạo dựng niềm tin. Vậy, tính toán khối lượng của video là một câu hỏi hài hước, nhưng tôi không thể chờ xem chúng ta sẽ hỏi gì và trả lời gì. Như thường lệ, cảm ơn vì đã lắng nghe. Hãy đối mặt với sự thật là: Việc lái xe vô cùng nguy hiểm. Dù ta không muốn nghĩ tới đi nữa, những biểu tượng tôn giáo hay các lá bùa may treo trong buồng lái khắp nơi trên thế giới cũng đủ cho ta biết lái xe nguy hiểm cỡ nào. Tai nạn xe cộ là nguyên nhân gây tử vong số một ở độ tuổi 16 tới 19 trên nước Mỹ. nguyên nhân số một -- và 75 phần trăm số tai nạn này không liên quan gì tới ma tuý hay rượu cồn. Vậy là sao? Không ai nói chắc được, nhưng tôi còn nhớ tai nạn đầu tiên của mình. Hồi tôi còn là tay lái non trên đại lộ, tôi thấy chiếc xe đằng trước đã bật đèn phanh. Tôi mới "Rồi, ông này đang hạ tốc độ, mình cũng hạ theo luôn." Tôi đạp phanh. Nhưng mà tay này đâu có đi chậm lại. Ổng đứng sựng lại trên đường đại lộ, dừng giữa đường luôn. Từ 65 nhảy xuống 0? Tôi đạp phịch cái phanh. Tôi thấy phanh chống khoá hoạt động, mà xe thì vẫn chạy không có dấu hiệu dừng, tôi cũng biết vậy và bong bóng xổ ra, xe đi tong, nhưng may thay, không ai bị gì. Tôi không hề biết chiếc xe phía trước đang dừng lại, tôi nghĩ ta có thể làm tốt hơn vậy. Tôi nghĩ ta có thể biến đổi hoạt động lái xe lên một tầm mới khi ta để cho xe nói chuyện với nhau. Nếu bạn nghĩ một chút về cách ta lái xe trong hiện tại. Bước vô xe. Đóng cửa lại. Ta ở trong lòng một bong bóng. Không có khái niệm gì về thế giới bên ngoài. Ta ở trong một cơ thể được kéo dài ra. Ta phải định vị xe đi qua phần đường khuất không thấy hết đi giữa dòng dài những khối thép khổng lồ, ở tốc độ siêu nhân. OK? Và ta chỉ có hai đôi mắt dẫn đường cho đi. Vậy thôi, chỉ có nhiêu đó, mắt - không thiết kế cho việc này, đã vậy ta còn phải làm những thứ như, ví dụ nếu muốn chuyển làn đường, ta phải làm gì nhỉ? Phải rời mắt ra khỏi con đường. Đúng vậy. Rời mắt đi khỏi con đường trước mặt, quẹo, kiểm tra điểm mù, rồi lái xuống đường mà không cần nhìn. Không phải mình bạn mà ai cũng vậy. Lái như vậy mới an toàn. Vì sao vậy? Vì ta bắt buộc phải làm vậy, ta phải quyết định nên nhìn chỗ này hay chỗ nọ? Cái gì quan trọng hơn? Thường thì ta làm tốt ghê lắm chọn lựa những thứ ta phải lưu tâm trên đường. Nhưng thi thoảng ta để lỡ cái gì đó. Thi thoảng ta linh cảm có gì không ổn, hay là quá trễ rồi. Trong vô vàn tai nạn, tài xế sẽ nói, "Tôi không ngờ." Tôi tin, rất tin. Ta chỉ đủ sức quan sát chừng đó thôi. Nhưng công nghệ hiện tại có thể hỗ trợ ta cải thiện tình hình. Trong tương lai, xe hơi sẽ tự trao đổi dữ liệu ta không những thấy được ba chiếc xe phía trước hay ba xe đằng sau, bên phải bên trái, cùng một lúc, với tầm nhìn của chim, ta có thể nhìn thấu mấy chiếc xe đó, Ta thấy luôn vận tốc của xe đi trước, để coi người ta đi nhanh chậm cỡ nào hay có dừng lại không. Nếu họ chuẩn bị về 0, tôi biết liền. Rồi với ước tính và thuật toán và những mô hình phỏng đoán, ta có thể thấy trước tương lai. Các bạn có thể nghĩ đó là chuyện không tưởng. Làm sao mà thấy trước tương lai? Khó hơn lên trời. Không khó đâu. Với xe hơi thì việc này là khả dĩ. Xe hơi là vật có ba chiều có vị trí và vận tốc cố định. Chúng đi trên đường. Thường là những đường đã được thảo trước. Đưa ra những dự đoán hợp lý thì cũng không quá khó đâu đoán xe sẽ đi tới đâu. Ngay cả khi bạn ở trong xe rồi mấy tay xe mô tô lò mò tới - 85 dặm một giờ, xé đường -- Tôi biết các bạn gặp mấy vụ này rồi -- tay kia không phải từ trên trời rơi xuống Tay đó đã ở trên đường cả nửa tiếng. (Cười) Đúng không? Ý tôi là người ta thấy anh ta rồi. 10, 20, 30 dặm, sẽ có người thấy anh ta, và ngay lúc có xe nào đó thấy ảnh và đưa xe ảnh lên bản đồ, trên bản đồ -- vị trí, vận tốc, ước tính đang chạy 85 dặm một giờ. Bạn biết những điều đó vì xe của bạn sẽ biết, do mấy xe khác to nhỏ vô tai nó, kiểu như, "Nhân tiện, 5 phút nữa, xe mô tô, coi chừng đó." Bạn sẽ đưa ra những dự đoán hợp lý về cách xe cộ cư xử. Ý tôi là, xe cộ là những vật mang tính Newton. Nên rất dễ thương. Vậy làm sao mà ta tới được đây? Ta có thể bắt đầu đơn giản là chia sẻ dữ liệu giữa các xe, chỉ chia sẻ GPS. Nếu tôi có GPS và camera trong xe, tôi sẽ biết chính xác vị trí của mình và cả tốc độ hiện tại nữa. Nhờ tầm nhìn của máy tính, tôi có thể ước đoán vị trí của những xe xung quanh và biết chúng chuẩn bị đi đâu. Mấy xe khác cũng vậy. Họ cũng biết chính xác vị trí của họ, và biết sơ sơ ví trí của xe khác. Sẽ như thế nào nếu hai xe chia sẻ dữ liệu nếu chúng trò chuyện với nhau? Tôi sẽ giải thích đây. Cả hai mẫu xe được cải tiến. Ai cũng có lợi. Giáo sư Bob Wang và nhóm của mình đã làm giả nghiệm trên máy tính về khi những ước tính mơ hồ kết hợp lại, ngay cả khi ít xe, khi xe chỉ chia sẻ dữ liệu GPS, và chúng tôi đưa nghiên cứu này ra khỏi máy tính vào trong những xe robot có cảm ứng như trên xe, nhưng bây giờ gắn vào robot: camera ba chiều, GPS, và những máy dò tia laser phổ biến trên các hệ thống hỗ trợ. Chúng tôi cũng gắn vào robot những radio tầm ngắn để robot nói chuyện với nhau. Khi những robot này thấy nhau, chúng lần ra được vị trí của nhau rất chính xác, và có thể tránh nhau. Rồi chúng ta cũng thêm nhiều robot vào, và gặp một số vấn đề. Một trong số đó là khi có mấy xe nhiều chuyện rất khó để xử lý các dữ kiện, nên bạn cần ưu tiên và lúc đó sẽ có các mẫu dự đoán cho bạn. Nếu các robot đều chú mục vào những quỹ đạo theo dự đoán, ta không cần tập trung vào những dữ liệu đó. Chỉ việc ưu tiên một xe có vẻ như đang đi chệch hướng. Xe đó có thể gây rắc rối. Và bạn có thể dự đoán quỹ đạo mới. Không những biết được xe kia đi chệch, mà còn biết đi chệch ra làm sao. Và biết phải bảo xe nào đi ra khỏi đường. Và chúng tôi muốn - làm sao để cảnh giác mọi người? Làm sao để mấy xe này nói nhỏ. "Anh làm ơn đi tránh đường với?" Còn tuỳ thuộc hai điều: 1, khả năng của xe, 2, khả năng của tài xế. Nếu một người có môt chiếc xe xịn, mà lại đang cà kê điện thoại, kiểu như, làm gì đó, thì họ khó lòng phản ứng tốt trong tính huống nguy cấp. Chúng tôi làm một nghiên cứu khác trên các mẫu hình tài xế, Lần này, dùng một loạt camera, chúng tôi có thể phát hiện nếu tài xế đang nhìn thẳng, không nhìn, nhìn xuống, đang nói chuyện điện thoại, hay đang uống cà phê. Ta có thể dự đoán tai nạn dự đoán ai, xe nào, đang ở vị trí thuận tiện nhất để dạt ra để mà tính toán được tuyến đường an toàn nhất cho mọi người. Căn bản thì những công nghệ này đang hiện hữu. Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của ta bây giờ là liệu ta có sẵn lòng chia sẻ dữ liệu không. Tôi nghĩ đây là một khái niệm tế nhị, khi xe cộ có thể theo dõi ta, buôn chuyện với xe khác về chúng ta, rồi ta sẽ đi trên con đường rặt những chuyện phiếm. Nhưng tôi tin ta sẽ có cách bảo vệ sự riêng tư cho mình, như bây giờ, khi tôi nhìn xe bạn từ bên ngoài, tôi cũng không biết mấy lắm về bạn. Khi tôi nhìn biển số xe bạn, tôi không biết bạn là ai. Tôi tin rằng xe cộ sẽ bàn tán về chủ chúng sau lưng chúng ta. (Cười) Và tôi nghĩ như vậy thì thật hay. Hãy nghĩ một chút nếu bạn không muốn một cậu nhỏ lơ đãng chạy sau biết rằng bạn đang phanh, rằng bạn sắp tới đường cùng. Chỉ thông qua việc chia sẻ dữ liệu, ta có thể làm được điều tốt nhất cho mọi người. Cho nên hãy cứ để mặc xe cộ buôn chuyện. Chúng sẽ làm cho đường xá an toàn lên nhiều. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi nhận ra 1 điều thú vị về văn hóa & xã hội. Rằng tất cả mọi việc mạo hiểm đều yêu cầu ta phải có bằng cấp hoặc giấy phép, như là lái xe, mua súng, kết hôn. (tiếng cười) Điều này đúng với tất cả mọi việc mạo hiểm, trừ công nghệ. Vì 1 lí do nào đó, không có 1 giáo trình chuẩn, hay một khoá học cơ bản nào. Họ chỉ đại khái đưa cho bạn 1 máy vi tính và xong!, để bạn phải tự mày mò. Vậy bạn phải học vi tính theo cách nào đây? Chỉ có thể bằng cách mưa dầm thấm lâu. Không bao giờ có ai ngồi xuống và chỉ cho bạn rằng, "nó hoạt động như thế này này.." cả. Vậy hôm nay tôi sẽ nói với các bạn 10 điều mà các bạn nghĩ ai cũng biết, nhưng hoá ra không phải vậy. Okay, đầu tiên, trên trang web, nếu bạn đang lướt web và bạn muốn di chuyển xuống, đừng dùng chuột và dùng thanh cuộn của máy. Điều đó tốn thời gian khủng khiếp. Chỉ làm như vậy khi bạn được trả lương theo giờ. Thay vào đó, hãy bấm dấu cách. Dấu cách giúp kéo trang xuống. Nhấn giữ phím Shift để di chuyển lên trở lại. Vậy, hãy dùng phím cách để kéo trang xuống. Bạn có thể áp dụng cách này trên mọi trình duyệt và mọi loại máy. Và trên các trang web, khi bạn đang điền vào các mẫu form những thứ như địa chỉ,... tôi cho rằng các bạn biết, là bạn có thể nhấn phím Tab để di chuyển từ ô này đến ô khác. Vậy còn pop-up menu - bảng chọn (chỗ bạn phải điền tên tiểu bang) thì sao? Đừng dùng chuột để sổ bản chọn ra. Đó là một sự lãng phí năng lượng khủng khiếp. Hãy đánh lần lượt những chữ cái đầu tiên của bang mà bạn ở,. Vậy nếu bạn muốn chọn Connecticut. đánh C, C, C. Nếu bạn muốn chọn Texas, đánh T, T và bạn sẽ chọn chính xác cái bạn cần mà thậm chí không cần mở hộp thoại ra. Và trên trang web, khi cỡ chữ quá nhỏ, bạn hãy nhấn giữ phím Control và ấn phím cộng, cộng, cộng... Ứng với mỗi lần bạn ấn, font chữ sẽ trở nên lớn hơn. Tương tự, phương pháp này áp dụng được trên trên mọi máy tính, mọi trình duyệt, hoặc bạn có thể nhấn phím trừ, trừ, trừ để làm chữ nhỏ lại. Nếu bạn dùng hệ điều hành Mac,bạn có thể phải nhấn phím Command thay vì dùng cách tôi vừa nêu trên. Khi bạn đang đánh chữ trên điện thoại Blackberry, Android, iPhone, đừng bận tâm về dấu chấm câu và viết hoa đầu dòng, đừng đánh dấu chấm và rồi dấu cách và rồi cố viết hoa chữ cái tiếp theo. Chỉ cần ấn dấu cách 2 lần. Điện thoại sẽ tự động hiện dấu cách, và viết hoa những chữ cái đó cho bạn. Hãy ấn phím cách 2 lần. Thật thú vị! Và khi sử dụng điện thoại (áp dụng cho mọi loại điện thoại) nếu bạn muốn gọi lại ai đó bạn đã gọi, tất cả những gì bạn phải làm là ấn phím gọi, và nó sẽ đưa số điện thoại gần đây nhất lên cho bạn, lúc đó bạn có thể ấn phím gọi lần nữa để gọi số đó. Vậy bạn sẽ không phải vào danh sách những cuộc gọi gần đây, vậy nếu bạn muốn liên lạc với người nào đó, chỉ cần ấn phím gọi một lần nữa. Đây là một điều khiến tôi phát điên lên. Khi tôi gọi bạn và để lại tin nhắn trong hộp thư thoại của bạn, tôi nghe bạn nói "Hãy để lại tin nhắn", và rồi tôi phải nghe hướng dẫn trong vòng những15 giây, như thể chúng ta không có máy trả lời tự động trong suốt 45 năm vậy. (tiếng cười). Không phải tôi cay cú đâu nhé ;) Thật ra có một tổ hợp phím tắt cho phép bạn nhảy thẳng đến tiếng beep như thế này. Máy trả lời tự động: Vui lòng --- BEEP. Không may là các loại máy khác nhau không có cùng 1 tổ hợp phím, nó khác nhau với từng loại máy, nên nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra tổ hợp phím nào cho người mà bạn đang gọi. Tôi không nói những chỉ dẫn này là hoàn hảo. Được rồi, đa số các bạn nghĩ về Google như là 1 thứ giúp bạn tìm trang web, nhưng nó cũng là một cuốn từ điển. Đánh chữ "định nghĩa" (define) và từ mà bạn muốn biết nghĩa. Thậm chí bạn còn không phải ấn gì cả. Đây là định nghĩa trong lúc bạn đang đánh. Nó cũng là 1 cơ sở dữ liệu cục quản lí hàng không liên bang hoàn chỉnh. Nhập tên hãng hàng không và chuyến bay vào. Nó cho bạn biết chuyến bay cất cánh ở đâu, cổng nào, ga nào, bay trong bao lâu. Bạn không cần phải có 1 ứng dụng cho việc này. Nó còn là công cụ đổi đơn vị và tiền tệ. Bạn cũng không cần phải ấn vào 1 trong các kết quả. Chỉ cần đánh vào ô, và đây là câu trả lời cho bạn. Khi chúng ta đang nói đến văn bản, khi bạn muốn làm nổi (highlight) -- đây chỉ là 1 ví dụ thôi nhé. (tiếng cười). Khi bạn muốn làm nổi 1 chữ nào, làm ơn đừng phí thời gian kéo chuột ngang qua nó như 1 người mới biết về vi tính vậy. Nhấp đôi vào chữ đó. Nhìn số 200 nhé. Tôi nhấp đôi vào nó. Nó chọn duy nhất chữ đó mà thôi. Thêm vào đó, đừng xoá những gì bạn đã làm nổi. Bạn có thể đơn giản nhập chữ khác lên nó. Điều này có trong mọi chương trình. Bạn còn có thể nhấp đôi, kéo chuột để làm nổi thêm từng từ một trong khi bạn kéo chuột. Chính xác hơn nhiều. Đừng bận tâm xoá nó. Chỉ cần nhập lại trên nó. (tiếng cười) Độ trễ của máy ảnh là thời gian giữa lúc bạn nhấn nút chụp và lúc máy ảnh thật sự chụp. Điều này là vô cùng bực bội đối với mọi máy ảnh dưới 1000 dollar. (Nhấn camera) (tiếng cười). Đó là vì máy ảnh cần thời gian để tính toán tiêu cự và độ phơi sáng, nhưng nếu bạn chỉnh tiêu cự trước bằng cách nhấn nhẹ nút chụp, hãy giữ ngón tay của bạn ở đó, và sẽ không có độ trễ! Nó luôn có tác dụng. Tôi vừa biến chiếc máy ảnh $50 của bạn thành một chiếc máy ảnh $1000 với mẹo này. Và cuối cùng, điều này hay xảy ra khi bạn đang diễn thuyết, và vì 1 lí do nào đó khán giả cứ nhìn lên màn chiếu, thay vì nhìn bạn! (tiếng cười) Khi điều này xảy ra, mẹo này hoạt động trên Keynote của Powerpoint, nó hoạt động trên mọi chương trình, tất cả những gì bạn phải làm là ấn phím B. B là viết tắt của "blackout", để làm màn chiếu tối đen và làm cho mọi người nhìn về phía bạn, và rồi khi bạn đã sẵn sàng tiếp tục, bạn ấn phím B lần nữa, và khi bạn đang thật sự tiến triển, bạn có thể ấn phím W, viết tắt của whiteout, và bạn làm trắng màn chiếu, và rồi bạn có thể bấm W một lần nữa để nó trở về bình thường. Tôi biết tôi đã nói rất nhanh. Nếu bạn lỡ mất điều gì, tôi sẽ rất sẵn lòng gửi danh sách những lời khuyên này. Trong khi chờ đợi thì chúc mừng. Tất cả các bạn đều đã lấy được bằng công nghệ California. Chúc các bạn một ngày tốt lành. (vỗ tay). Điều mà bạn đang làm ngay lúc này đang dần giết chết bạn. Nó nguy hiểm hơn cả ô tô hay Internet hay là cái thiết bị di dộng mà chúng ta vẫn nói hằng ngày, cái công nghệ mà bạn sử dụng nhiều nhất trong gần như mọi ngày là cái này này, cái mông của bạn đấy. Ngày nay, trung bình chúng ta ngồi 9,3 tiếng mỗi ngày, nó còn nhiều hơn cả thời gian chúng ta ngủ - 7,7 tiếng. Ngồi là một điều gì đó vô cùng "thịnh hành", chúng ta còn chẳng tự hỏi là mình đã ngồi bao lâu rồi và bởi vì mọi người đều làm như vậy (ngồi), nên ta không để ý rằng điều này là không ổn chút nào. Cứ như vậy, ngồi đang dần trở thành một vấn nạn như là hút thuốc ở thế hệ chúng ta vậy. Đương nhiên là ngồi gây ra những hệ quả xấu đến sức khỏe, bên cạnh việc ảnh hưởng đến thắt lưng. Những thứ như ung thử vú hay ung thư ruột kết gắn liền đến việc thiếu hoạt động thể chất, Khoảng 10% trên thực tế, cả 2 thứ đấy. 6% với bệnh đau tim, đái tháo đường loại 2 thì là 7%, và đây chính là căn bệnh đã cướp đi mạng sống của cha tôi. Bất cứ số liệu nào trong đó cũng thuyết phục mỗi chúng ta phải nhấc mông lên nhiều hơn, nhưng nếu bạn giống tôi, thì chắc sẽ không đâu. Điều khiến tôi thay đổi là tương tác với xã hội. Có người mời tôi tới cuộc họp, nhưng lại không xếp chỗ được cho tôi ở trong cái hội trường đấy, "Ngay mai tôi phải dắt cho đi dạo. Bạn đến được chứ? " Làm như thế có vẻ hơi kì, và thực tế là, trong buổi họp đầu tiên đấy, tôi nhớ là mình đã nghĩ rằng, "Tôi phải là người hỏi câu hỏi tiếp theo," bởi vì tôi biết là tôi sẽ chuẩn bị tức điên lên trong suốt cuộc đối thoại này, Và vâng, tôi giữ ý tưởng đó và tự mình làm. Thay cho việc đến buổi họp ở quán cafe hay đến buổi hội thảo về đèn huỳnh quang, tôi yêu cầu mọi người các cuộc họp đi bộ, sao cho vừa mức 20 đến 30 dặm mỗi tuần. Điều đó thay đổi đời tôi. Nhưng trước đó, điều thực sự xảy ra, tôi từng nghĩ về nó như việc ta quan tâm đến sức khỏe của mình, hay quan tâm đến các trách nhiệm, và cái này luôn đánh đổi cho cái kia. Đến giờ, đã qua vài trăm cuộc họp đi bộ như thế, tôi học được vài điều. Đầu tiên, một điều tuyệt vời rằng hành động khác biệt sẽ dẫn đến suy nghĩ sáng tạo. Dù nhờ khung cảnh thiên nhiên hay bài tập, nó có tác dụng. Thứ 2, có thể mang tính tương phản hơn, là cách mỗi chúng ta giữ các vấn đề trong sự đối lập trong khi thật ra chúng không như vậy. Và nếu ta cố giải quyết vấn đề và quan sát thế giới theo cách khác, dù là quản lý công hay kinh doanh hoặc các vấn đề môi trường, tạo việc làm, ta có thể hình dung những vấn đề đó bằng cách chấp nhận tính đúng đắn của cả 2. Vì khi điều đó xảy ra với ý tưởng đi-và-nói mọi việc trở nên vững chắc và khả thi Tôi đã mở đầu bằng việc nói về mông, nên sẽ kết thúc bằng kết luận, rằng đi-và-nói. Đi-mà-nói. Bạn sẽ ngạc nhiên với luồng không khí mới đưa suy nghĩ mới và với cách bạn làm, bạn sẽ đưa hệ thống ý tưởng mới vào cuộc sống của bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vâng, ngày hôm nay tôi có một điều quan trọng muốn thông báo với mọi người. và tôi thực sự rất háo hức với điều đó. Đây sẽ là một bất ngờ nho nhỏ đối với rất nhiều người trong số các bạn đã biết về nghiên cứu của tôi. và những thành tựu mà tôi đã đạt được. Tôi đã thực sự cố gắng giải quyết những vẫn đề lớn như chống khủng bố, nạn khủng bố hạt nhân, chăm sóc sức khỏe con người hay cả việc chẩn đoán và chữa trị bệnh ung thư. Nhưng tôi bắt đầu suy nghĩ về tất cả những vấn đề này, và tôi nhận ra rằng vấn đề khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt, cái mà là khởi nguồn của tất cả những vấn đề khác, đó là năng lượng, điện năng, dòng dịch chuyển của những electron. Và tôi đã quyết định rằng sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này. Và đó chắc chắn không phải là những điều mà bạn đang mong đợi. Các bạn mong muốn tôi đến đây để nói về những phản ứng tổ hợp. Bởi vì đó mới thực sự là những điều mà tôi dành hầu hết cuộc đời mình để thực hiện. Nhưng thực ra đây là buổi nói chuyện về, vâng... (Cười) nhưng đây thực ra là một cuộc nói chuyện về phản ứng phân hạch. Về việc hoàn thiện những khái niệm cũ. và áp dụng những cái cũ đó vào thế kỉ 21 Nào chúng ta hãy nói về cách thức hoạt động của một phản ứng hạt nhân phân hạch. Trong một nhà máy điện hạt nhân, bạn có một bình nước với áp suất rất lớn, và một vài thanh nhiên liệu, những thanh nhiên liệu này được bọc trong Zirconi, và chúng là những viên nhỏ nhiên liệu Urani đioxit một phản ứng phân hạch được kiểm soát và duy trì ở một mức độ phù hợp. và phản ứng này đun nóng nước, nước chuyển dần thành hơi, hơi làm quay tua-bin, và bằng cách đó bạn có thể tạo ra điện năng. Đây cũng chính là cách chúng ta đang làm để tạo ra điện, ý tưởng về tua-bin hơi nước, trong 100 năm, và hạt nhân chính là một bước tiến lớn trong việc đun nóng nước, nhưng bạn vẫn đun sôi nước để nước chuyển thành hơi và làm quay tua-bin. Và tôi nghĩ, liệu đây có phải phải là cách tốt nhất? Liệu phản ứng phân hạch có phải là điểm tận cùng, hay vẫn có cái gì đó còn sót lại để tiếp tục phát triển hơn nữa? ? Và tôi chợt nhận ra rằng tôi đã bất ngờ nghĩ ra một điều gì đó một thứ mà sẽ có khả năng làm thay đổi cả thế giới. Và đây chính là nó. Đây là hình vẽ một lò phản ứng hạt nhân nhỏ dễ tháo lắp. Vì vậy nó thậm chí không lớn bằng cái lò phản ứng mà bạn nhìn thấy ở trên biểu đồ. Chiếc này có công suất khoảng 50 đến 100 megawatt. Nhưng nó là cả một tấn năng lượng Khi tính ở mức sử dụng bình thường, thì có lẽ cần đến 25000 đến 100000 hộ gia đình mới sử dụng hết. Và điều thực sự thú vị về những lò phản ứng này là chúng được xây dựng trong một nhà máy. Và chúng là những lò phản ứng dễ tháo lắp được xây dựng cơ bản trên một dây chuyền lắp ráp, và được chở đi khắp nơi trên thế giới, khi bạn thả rơi nó xuống, nó sẽ tạo ra điện năng. Chỗ này chính là lò phản ứng hạt nhân. Và nó được đặt dưới lòng đất, điều này thực sự rất quan trọng. Đối với một người đã từng thực hiện rất nhiều công tác chống khủng bố. tôi không thể bày tỏ hết với bạn nó tuyệt vời như thế nào khi có một thứ gì đó được chôn dưới lòng đất vì đó là điều cần thiết cho sự phát triển của hạt nhân và sự an toàn. Và trong mỗi lò phản ứng này là muối nóng chảy, vì vậy bất kì ai là người hâm mộ thorium sẽ thực sự thấy hứng thú với nó, bởi vì những lò phản ứng này sẽ rất phù hợp để tạo ra cũng như đốt cháy chu trình nhiên liệu thorium, Urani-233. Nhưng thực ra tôi không quan tâm nhiều đến nhiên liệu. Bạn có thể sử dụng hết chúng-chúng rất đói, chúng thực sự thích những cái hầm chứa vũ khí hỗn hợp, vì vậy ở đó rất giàu Urani và những vũ khí chứa nồng độ Plutonium cao được trộn hỗn hợp lại với nhau. Nó được tạo nên ở một cấp độ không thể sử dụng cho một vũ khí hạt nhân, Nhưng chúng lại thích như thế. Và xung quanh chúng ta chúng tồn tại rất, bởi vì đây là một vấn đề rất khó khăn. Như bạn đã biết trong chiến tranh Lạnh, chúng ta đã xây dựng những kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, điều đố thật tuyệt, nhưng giờ chúng ta không cần chúng nữa, Và tất nhiên chúng ta sẽ phải làm gì với những thứ không còn giá trị này? ? Chúng ta sẽ làm gì với tất cả những hầm vũ khí hạt nhân? ? Chúng ta đang duy trì chúng, và thật tuyệt nếu như chúng ta có thể đốt hay tiêu hủy chúng Và lò phản ứng này muốn như thế. Vì vậy nó là một lò phản ứng với muối nóng chảy. Nó vẫn chứa hạt nhân và nó còn chứa cả nhiệt lượng từ muối nóng, muối phóng xạ, đến muối lạnh không chứa chất phóng xạ. Nó vẫn còn rất nóng nhưng nó không chứa chất phóng xạ. Và đó chính là sự chuyển đổi nhiệt khiến cho thiết kế này trở nên rất rất thú vị Đó là sự chuyển đổi nhiệt thành dạng khí Quay trở lại vấn đề tôi đang nói lúc nãy về các loại năng lượng được sản xuất, ngoại trừ năng lượng điện quang, bằng việc đun sôi hơi nước và làm quay tua-bin Việc đó hoàn toàn không hiệu quả Sự thật là trong những nhà máy điện hạt nhân như vậy, năng suất chỉ từ khoảng 30 tới 35% Đó là tất cả nhiệt lượng mà lò phản ứng giải phóng để sản xuất ra điện VÀ nguyên nhân cho việc năng suất thấp là do những lò phản ứng này hoạt động ở nhiệt độ khá thấp Chúng hoạt động ở bất kì đâu với nhiệt độ từ khoảng 200 tới 300 độ C Và những lò phản ứng vận hành ở nhiệt độ từ 600 tới 700 độ C, có nghĩa là khi ở nhiệt độ càng cao nhiệt động học sẽ cho ta thấy rằng năng suất đạt được sẽ cao hơn Ngoài ra, lò phản ứng này sử dụng khí thay cho nước khí CO2 siêu hạn hay khí heli để làm quay tua-bin và đây được gọi là chu trình Brayton Đó là một chu trình nhiệt động sản xuất ra điện và hiệu quả thu được là khoảng 50% từ 45 tới 50% năng suất Và tôi cực kì hào hứng với điều này Bởi vì nó là hạt nhân đặc Những lò phản ứng muối nóng chảy bản chất là rất chắc nhưng cũng sẽ rất tuyệt nếu như bạn thu được lượng điện năng nhiều hơn nhiều so với lượng urani bạn phân hạch ,không đề cập tới lượng bị đốt cháy đi Lượng đốt cháy đi thì cao hơn rất nhiều Vậy với cùng một lượng nhiên liệu nhất định mà bạn cho vào lò phản ứng sẽ có nhiều nhiên liệu được sử dụng hơn Và vấn đề của những nhà máy năng lượng hạt nhân truyền thống như vậy vấp phải chính là bạn có những thanh phủ một lớp urani và bên trong chúng là những hạt nhiên urani đi ô xít Urani đi ô xít là vật liệu ceramic và ceramic thì không thích giải phóng phần bên trong nó Chính vì vậy mà bạn có hầm xenon và một vài sản phẩm phân hạch này thích các nơ tron chúng thích các nơ tron đang hoạt động và giúp cho quá trình phản ứng diễn ra Và khi chúng ăn sạch các nơ tron, có nghĩa là, kết hợp với việc những lớp phủ ngoài không kéo dài được lâu bạn chỉ có thể vận hành được 1 trong những lò phản ứng khoảng 18 tháng mà không nạp lại nhiên liệu Còn những lò phản ứng này hoạt động trong vòng 30 năm mà không cần nạp thêm nhiên liệu mà theo quan điểm của tôi thì điều này hết sức bất ngờ bởi vì nó có nghĩa rằng đây là một hệ thống khép kín Không nạp lại nguyên liệu có nghĩa là bạn có thể bịt kín nó lại và sẽ không có bất cứ hiểm họa nào về việc phát triển cũng như không có bất kì nhiên liệu hạt nhân hay nhiên liệu rơ gen nào sinh ra từ trong lõi hạt nhân Nhưng quay lại về vấn đề an toàn, bởi vì mọi người sau vụ Fukushima thì đều phải xem xét lại độ an toàn của hạt nhân và một trong những thứ khi tôi bắt đầu thiết kế lò phản ứng chính là nó phải đảm bảo an toàn nội tại và tôi thật sự phấn khích về lò phản ứng này chính vì 2 lí do Một là nó không hoạt động ở áp suất cao Những lò phản ứng truyền thống như lò phản ứng nén nước hay lò phản ứng nước sôi, nước đều rất rất nóng ở áp suất rất cao, và điều đó có nghĩa là trong trường hợp có sự cố, nếu có bất kì vết nứt nào trên bình áp suất thép chống gỉ, phần làm lạnh sẽ rời lõi hạt nhân Còn những lò phản ứng này hoạt động ở áp suất không khí, nên không có chuyện những sản phẩm phân hạch rời khỏi lò phản ứng khi có sự cố xảy ra Và vì chúng cũng hoạt động ở nhiệt độ cao nên nhiên liệu luôn nóng chảy và chúng không thể bị nguội lại Nhưng trong trường hợp lò phản ứng vượt quá mức dung sai hay trường hợp mất năng lượng giống như sự cố Fukushima, thì sẽ có một cái thùng trút xuống Bởi vì nhiên liệu của bạn là ở dạng lỏng, và kết hợp với phần làm lạnh, bạn có thể dẫn lõi hạt nhân vào phần dưới giới hạn Cơ bản là có một cái thùng nằm ở phía dưới lò phản ứng có những chất hấp thụ nơ tron và việc này rất quan trọng khi mà lò phản ứng dừng hoạt động Ở những loại lò phản ứng này, bạn không thể làm vậy được Như tôi đã nói, nhiên liệu ceramic nằm bên trong thanh nhiên liệu urani và khi có tai nạn xảy ra trong 1 trong những lò phản ứng này Fukushima và Three Mile Island Nhìn lại Three Mile Island, chúng ta đã không thấy nó trong một quãng thời gian nhưng những lớp phủ urani trên những thanh nhiên liệu khi gặp nước áp suất cao trong môi trường ô xi hóa chúng sẽ sản sinh ra khí hidro và chính những khí hidro này có khả năng gây nổ để giải phóng những sản phẩm phân hạch Vì vậy nên ở phần lõi hạt nhân của lò phản ứng, vì nó không chịu sức ép và cũng không có khả năng gây phản ứng hóa học nên sẽ không có việc những sản phẩm phân hạch thoát ra lò phản ứng Nên thậm chỉ khi có tai nạn xảy ra Yeah, khi lò phản ứng bị phá hủy nhưng xin lỗi những công ty năng lượng chúng ta sẽ không gây ô nhiệm một diện tích lớn đất đai Nên tôi thật sự nghĩa rằng trong vòng 20 năm, chúng ta tìm hiểu về phản ứng tổ hợp và đưa nó thành hiện thực đây có thể sẽ là một nguồn năng cung cấp điện không có carbon nguồn điện không có carbon Và đó là một công nghệ tuyệt vời bởi vì không những nó sẽ hạn chế thay đổi khí hậu mà nó còn là một sự cải tiến Nó là một cách để mang năng lượng tới những nước đang phát triển bởi vì nó được sản xuất ở nhà máy và giá thành khá rẻ Bạn có thể đặt nó ở bất kì đâu bạn muốn trên thế giới và thậm chí những thứ hơn vậy. Khi còn bé, tôi rất thích không gian vũ trụ À, tôi cũng rất hứng thú với cả khoa học hạt nhân nữa nhưng trước khi thích thú về vũ trụ, tôi đã rất muốn, các bạn biết đo, trở thành một phi hành gia và thiết kế tên lửa đó là những điều luôn rất hứng thú đối với tôi Nhưng tôi nghĩ tôi nên trở lại với nó bởi vì hãy tưởng tượng xem có một lò phản ứng hạt nhân trên một tên lửa mà sản xuất ra khoảng 50 tới 100 megawatt Đó là giấc mơ của những người thiết kế tên lửa Và cũng là của những người thiết kế một môi trường trên giấc mơ về một hành tinh khác Không những bạn sẽ có 50 tới 100 megawatt để nạp năng lượng cho bất cứ thứ gì bạn muốn để đưa bạn tới đó mà bạn còn có năng lượng một khi bạn tới đó các bạn biết đó, những nhà thiết kế tên lửa dùng pin mặt trời hoặc pin nhiên liệu, khoảng một vài watt Wow, đó thật sự là rất nhiều năng lượng Ý tôi là chúng ta đang nói về 100 megawatt Đó là cả tấn năng lượng Nó có thể cung cấp năng lượng cho cả sao Hỏa nó có thể đưa một tên lửa tới đo Và tôi hy vọng rằng tôi sẽ có cơ hội khám phá niềm đam mê về tên lửa cũng như niềm đam mê về năng lượng hạt nhân Mọi người nói rằng "Oh, anh đã bắt đầu làm thứ đó rồi sao. nhưng đó là chất phóng xạ đó, vậy còn những sự cố trong không gian thì sao?" Nhưng chúng tôi đã bắt đầu trước với pin pluto mọi người đều hào hứng về Curiosity và nó có một cục pin pluto rất lớn ở trên tàu pluto-238 mà có độ phóng xạ riêng cao hơn so với năng lượng kém urani của những lò pahrn ứng muối nóng chảy điều đó có nghĩa là những hậu quả sẽ không đáng kể bởi vì bạn sẽ phóng trực tiếp nó và khi tới không gian thì đó sẽ là nới bạn kích hoạt lò phản ứng Nên tôi đã cực kì hào hứng Tôi nghĩ mình đã thiết kế ra lò phản ứng này và nó có thể là một nguồn năng lượng mới để cung cấp năng lượng cho các thiết bị khoa học và tôi đã rất sẵn dàng cho việc này Tôi tốt nghiệp trung học vào tháng 5 (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) tôi tốt nghiệp vào tháng 5 và tôi quyết định sẽ bắt đầu một công ty để thương mại hóa những công nghệ mà tôi phát triển những chiếc máy dò để quét những công te nơ chở hàng và hệ thống sản xuất ra đồng vị y khoa nhưng tôi muốn làm điều này, và tôi đang thành lập một nhóm với những con người xuất chúng mà tôi từng có cơ hội hợp tác và tôi đã sẵn sàng để đưa nó thành hiện thực và tôi nghĩ rằng nhìn vào những công nghệ này, chúng sẽ rẻ hơn nhiều hoặc ngang bằng giá với nguồn khí tự nhiên và bạn cũng không cần phải phục hồi trong 30 năm đó sẽ là một thuận lợi cho những nước đang phát triển Và tôi chỉ sẽ nói thêm một điều triết lí nữa thôi để kết thúc, mà nó rất lại đối với một nhà khoa học nhưng tôi cho rằng có cái gì đó rất nên thơ về việc sử dụng năng lượng hạt nhân để đưa ta tới những vì sao bởi vì những ngôi sao là những lò phản ứng tổ hợp khổng lồ Chúng là những nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ trên trời Nguồn năng lượng mà tôi có thể nói với bạn ngày hôm nay, trong khi nó được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong thức ăn của tôi có nguồn gốc từ một phản ứng hạt nhân và theo quan điểm của tôi, nó hết sức thơ mộng, việc hoàn thiện phản ứng phân hạch hạt nhân và sử dụng nó như một nguồn năng lượng mới trong tương lai Xin cảm ơn tất cả quí vị. (vỗ tay) Tôi đã dành cả đời mình ở trường, trên đường đến trường, hoặc nói chuyện về những điều xảy ra ở trường. Cả bố mẹ tôi đều làm nghề giáo, ông bà bên ngoại là những nhà giáo, và trong suốt 40 năm qua tôi cũng làm điều tương tự. Và vì thế, không cần nói cũng biết, trong suốt những năm đó tôi đã có cơ hội để nhìn vào cải cách giáo dục từ rất nhiều phương diện. Một vài cuộc cải cách thì tốt. Một vài cuộc cải cách thì không tốt lắm. Và chúng ta biết tại sao những đứa trẻ bỏ học nửa chừng. Chúng ta biết tại sao trẻ con không học. Hoặc là vì nghèo đói, tỉ lệ tham dự giờ học thấp, ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè. Chúng ta biết tại sao. Nhưng một trong những điều chúng ta không bao giờ thảo luận hoặc ít khi thảo luận đó là giá trị và tầm quan trọng của sự kết nối và mối quan hệ giữa con người với con người James Comer nói rằng không có việc học nào ý nghĩa nếu không có một mối quan hệ ý nghĩa. George Washinton Carver nói rằng tất cả việc học là sự hiểu biết về các mối quan hệ. Mọi người trong phòng này bị ảnh hưởng bởi một giáo viên hay một người thiếu niên. Hàng năm qua tôi đã theo dõi mọi người dạy. Tôi nhìn vào điều tốt đẹp nhất và tôi cũng nhìn vào những điều tệ nhất. Một đồng sự đã nói với tôi một lần rằng, "Họ không trả tiền để tôi yêu quý lũ trẻ. Họ trả cho tôi để dạy một bài học. Lũ trẻ nên học. Tôi dạy. Họ nên hiểu điều này. Chấm hết." Vâng, tôi đã nói với cô ấy, "Cậu biết không, lũ trẻ không học từ những người mà chúng không thích." (Cười) (Vỗ tay) Cô ấy nói, "Điều đó thật vô nghĩa." Và tôi đã nói với cô ấy, "Thế thì năm tới của cậu sẽ rất dài và gian khổ đấy." Không cần phải nói ra thì năm đó đã rất khó khăn. Một vài người nghĩ rằng bạn có đủ tố chất để xây dựng một mối quan hệ hoặc không. Tôi nghĩ Stephen Covey có một ý đúng. Ông nói rằng bạn phải làm một số điều đơn giản như là đầu tiên phải tìm hiểu và được hiểu, những điều đơn giản như xin lỗi. Đã bao giờ bạn nghĩ về những điều đó chưa? Nói với một đứa trẻ rằng bạn xin lỗi, chúng sẽ rất sốc. Tôi đã dạy một bài học về tỉ lệ. Tôi không quá giỏi về toán học, nhưng tôi đang cải thiện nó. Và tôi tìm lại và nhìn vào bản của giáo viên. Tôi đã dạy bài học đó sai hoàn toàn. (Cười) Nên tôi trở lại lớp học vào ngày hôm sau, và tôi nói rằng, "Nghe này các em, cô cần phải xin lỗi, cô đã dạy sai bài cho các em. Và cô thực sự xin lỗi." Chúng nói, "Không sao đâu thưa cô Pierson. Chúng con đã hứng khởi quá và bỏ qua chuyện đó." (Cười) (Vỗ tay) Tôi đã có những lớp học rất ít, thiếu về mặt học thuật đến phát khóc. Tôi tự hỏi, mình sẽ phải dạy lớp học này như thế nào. trong vòng 9 tháng trời để đạt được kết quả mong muốn Và điều đó thực sự khó khăn, rất gian nan. Làm thế nào mà cùng lúc tôi có thể giúp một dứa trẻ xây dựng lòng tự trọng và đạt thành tích học tập tốt ? Tôi đã nảy ra một ý tưởng Tôi bảo với tất cả học sinh của tôi, "Các em được chọn vào lớp của cô bởi vì cô là cô giáo tuyệt vời nhất và các em là những học sinh giỏi nhất, họ xếp chúng ta cùng với nhau để chúng ta có thể làm mẫu cho những người khác." Một học sinh của tôi nói, "Thật vậy ạ?" (Cười) Tôi nói, "Thật vậy. Chúng ta phải cho các lớp khác thấy cách chúng ta học hành, nên khi chúng ta đi xuống sảnh, mọi người sẽ để ý, vì thế chúng ta không thể làm ồn. Chỉ cần bước đi hiên ngang thôi." Và tôi đã tặng chúng một câu nói như này: "Tôi là một người. Tôi đã từng là một người nào đó khi tôi đến. Tôi sẽ là một người tốt đẹp hơn khi tôi đi. Tôi có sức khỏe và sự mạnh mẽ. Tôi xứng đáng với nền giáo dục mà tôi có được ở đây. Tôi có những việc cần làm, tôi phải tạo ấn tượng với mọi người, và phải đi tới nhiều nơi." Và chúng nói, "Đúng thế!" Khi bạn nói nhiều về một điều nó sẽ trở thành một phần con người bạn. Và rồi ---- (Vỗ tay) Tôi cho một bài trắc nghiệm, 20 câu. Một học sinh sai 18 câu. Tôi để lại điểm "+2" trên giấy thi và một mặt cười thật lớn. Em nói, "Cô Pierson, đây có phải một điểm F?" Tôi trả lời, "Đúng vậy." Em nói, "Thế tại sao cô lại vẽ mặt cười?" Tôi nói, "Bởi em đang tiến bộ. Em đã làm đúng hai câu. Em đã không làm sai tất cả." Tôi nói, "Và khi chúng ta xem lại điều này, em sẽ làm tốt hơn chứ?" Em nói, "Vâng thưa cô, em có thể làm tốt hơn." Bạn thấy đấy, "-18" khiến bạn mất hết sạch tinh thần. Trong khi "+2" thì có vẻ như "Tôi không đến nỗi tệ lắm." (Cười) (Vỗ tay) Hàng năm trời tôi theo dõi mẹ tôi dành thời gian ra chơi để xem lại bài, tiếp tục về nhà vào buổi trưa, mua lược và bản chải và bơ đậu phộng và bánh quy để để vào ngăn tủ của mẹ cho những đứa trẻ lúc cần ăn, và một túi giặt quần áo và xà bông cho những đứa trẻ không được thơm tho. Thấy không, rất khó dạy những đứa trẻ mà bốc mùi. Và những đứa trẻ có thể rất dữ tợn. Và thế nên mẹ mới có những thứ này trong ngăn bàn, và hàng năm sau đó, sau khi mẹ đã nghỉ hưu, tôi đã trông thấy một vài dứa trẻ ngày đó đến và nói với bà, "Cô biết không, Cô Walker, cô đã tạo ra một sự khác biệt trong cuộc đời em. Cô đã giúp điều đó thành hiện thực. Cô đã khiến em cảm thấy em là một ai đó, mà khi hiểu được thì em biết là em không phải người đó. Và em muốn cô xem em đã trở thành một người như thế nào." Và khi mẹ tôi mất 2 năm trước ở tuổi 92, có rất nhiều học sinh cũ đến lễ tang, Tôi ứa nước mắt không phải vì mẹ đã ra đi, mà bởi vì mẹ đã để lại tài sản là những mối quan hệ không bao giờ mất đi. Liệu chúng ta có thể có nhiều mối quan hệ? Đương nhiên rồi. Bác bạn sẽ yêu quí tất cả lũ trẻ? Tất nhiên là không. Và những đứa trẻ khó bảo nhất không bao giờ vắng mặt. (Cười) Không bao giờ. Bạn sẽ không thích hết chúng đâu, và những đứa bướng bỉnh luôn xuất hiện với một lý do. Đó là sự kết nối. Đó là những mối quan hệ. Và khi bạn không thể yêu mến tất cả chúng, điều quan trọng là, chúng không bao giờ biết việc đó. Thế nên nhiều giáo viên trở thành những diễn viên tuyệt với và chúng ta diễn mà không hề cảm nhận được điều đó, và chúng ta đang lắng nghe chính sách vô nghĩa, và vẫn dạy nó. Đù sao thì chúng ta vẫn dạy, bởi đó là điều chúng ta làm. Việc dạy và học nên mang lại sự vui thích. Sẽ hiệu quả biết bao nếu chúng ta có những đứa trẻ không ngại mạo hiểm, không ngại suy nghĩ, và là người chiến thắng? Mỗi đứa trẻ xứng đáng một nhà vô địch, một người lớn không bao giờ từ bỏ việc dạy dỗ chúng, là một người có thể hiểu được sức mạnh của kết nối, và luôn tin tưởng rằng bọn trẻ sẽ trở thành những người tuyệt vời nhất có thể. Công việc này có khó không? Bạn có thể cược. Ôi trời, bạn có thể đánh cược. Nhưng điều này không phải không khả thi. Chúng ta có thể làm được điều đó. Chúng ta là những nhà giáo. Chúng ta được sinh ra để tạo sự khác biệt. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi không chắc chắn rằng tất cả mọi người ở đây đều rành về những bức ảnh của tôi. Tôi muốn bắt đầu bằng cách giới thiệu với các bạn một vài bức ảnh và sau đó tôi sẽ nói. Tôi phải nói với các bạn một chút về lịch sử cuộc đời tôi, bởi vì chúng ta sẽ đề cập đến điều đó trong buổi nói chuyện này. Tôi sinh năm 1944 ở Brazil, trong khoảng thời gian mà Brazil vẫn chưa phải là nền kinh tế thị trường. Tôi được sinh ra ở một nông trại, một nông trại với hơn 50% là rừng nhiệt đới [im lặng]. Một nơi tuyệt vời. Tôi sống với chim muông và các con thú, tôi bơi trong những dòng sông nhỏ với những chú cá sấu. Có khoảng 35 gia đình sống trên nông trại này, và mọi thứ chúng tôi sản suất ra, chúng tôi sử dụng. Rất ít thứ được đưa đến chợ. Một lần một năm, thứ duy nhất được đem bán ở chợ là các con gia súc mà chúng tôi chăn nuôi được, và chúng tôi đi mất khoảng 45 ngày để đến lò mổ, mang theo hàng ngàn đầu gia súc, và khoảng 20 ngày để đi về lại trang trại của chúng tôi. Khi tôi 15 tuổi, tôi cảm thấy cần thiết phải rời khỏi nơi này và đi đến một thị trấn lớn hơn một chút -- lớn hơn rất nhiều -- nơi mà tôi hoàn tất phần thứ hai của trường trung học. Ở đó tôi học được nhiều thứ khác nhau. Brazil bắt đầu đô thị hóa, công nghiệp hóa, và tôi biết về chính trị. Tôi trở nên một chút cấp tiến, tôi trở thành một thành viên của các đảng cánh tả, và tôi trở thành một nhà hoạt động xã hội. I vào đại học và trở thành một nhà kinh tế học. Tôi hoàn thành bằng cao học về kinh tế. Và điều quan trọng nhất cuộc đời tôi cũng xảy ra vào thời điểm này.. Tôi đã gặp một cô gái tuyệt vời người mà trở thành người bạn đời suốt cuộc đời tôi, và là người bạn đồng hành với tôi trong mọi thứ mà tôi làm cho đến nay, vợ tôi, Lélia Wanick Salgado. Brazil cấp tiến hóa rất mạnh mẽ. Chúng tôi đấu tranh quyết liệt chống lại sự độc trị, trong một khoảnh khắc mà rất cần thiết cho chúng tôi: Hoặc là đi vào hoạt động bí mật với vũ khí sẵn có trong tay, hoặc rời Brazi. Chúng tôi còn quá trẻ, và tổ chức của chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chúng tôi rời đi, và chúng tôi đến Pháp, nơi tôi hoàn thành bằng tiến sĩ kinh tế, Lélia trở thành một kiến trúc sư. Tôi làm việc cho một ngân hàng đầu tư. Chúng tôi đi nhiều nơi, tham gia nhiều dự án phát triển tài chính và kinh tế ở châu Phi với Ngân hàng thế giới. Và một ngày nhiếp ảnh đã xâm nhập vào cuộc đời tôi. Tôi trở thành một nhiếp ảnh gia, từ bỏ mọi thứ và trở thành một nhiếp ảnh gia, và tôi bắt đầu chụp ảnh điều mà rất quan trọng đối với tôi. Rất nhiều người bảo tôi rằng tôi là một nhà báo nhiếp ảnh, rằng tôi là một nhà nhiếp ảnh kiêm nhân chủng học, rằng tôi là một nhà hoạt động xã hội - nhiếp ảnh. Nhưng tôi làm nhiều hơn thế. Tôi coi nhiếp ảnh như chính cuộc đời mình. Tôi sống hoàn toàn trong nhiếp ảnh thực hiện các dự án lâu dài, và tôi muốn cho bạn xem chỉ một vài bức ảnh của -- một lần nữa, bạn sẽ thấy ẩn trong những dự án xã hội, mà tôi đã đến, tôi xuất bản rất nhiều sách về những bức ảnh này, nhưng bây giờ tôi sẽ chỉ cho bạn xem một vài trong số đó. Vào những năm 90, từ 1994 đến 2000, tôi chụp về một chủ đề mang tên Di cư. Nó trở thành một cuốn sách. Nó đã trở thành một chương trình biểu diễn. Nhưng trong thời gian tôi đang chụp chủ đề này, tôi đã sống những ngày tháng rất khó khăn của cuộc đời, hầu hết ở Rwanda. Tôi chứng kiến Rwanda trong đau thương tuyệt đối. Tôi nhìn thấy cái chết của hàng nghìn người mỗi ngày. Tôi mất đi niềm tin vào loài người. Tôi không còn tin rằng chúng ta có thể sống lâu hơn và tôi bắt đầu bị tấn công bới khuẩn tụ cầu. Tôi bắt đầu bị nhiễm trùng khắp nơi. Khi tôi làm tình với vợ mình, tôi không có tí tinh dịch nào; tôi chảy máu. Tôi đến gặp bác sĩ của một người bạn ở Paris, kể với anh ấy là tôi rất ốm. Anh ấy khám xét rất lâu, và bảo tôi rằng, "Sebastian, cậu không hề ốm, cơ thể cậu hoàn toàn tốt. Điều đã xảy ra là, khi cậu nhìn thấy quá nhiều cái chết, cậu cảm thấy như cậu cũng đang chết. Cậu phải dừng lại. Dừng lại. Cậu phải dừng lại vì trái ngược lại, cậu sẽ chết." Và tôi quyết định dừng lại. Tôi trở nên rất thất vọng với nhiếp ảnh, với tất cả mọi thứ trên thế giới, và tôi quyết định quay trở lại nơi tôi sinh ra. Đó là một sự tình cờ lớn. Đó là khi mà bố mẹ tôi đã trở nên rất già.. Tôi có 7 người chị. Tôi là một trong những người đàn ông duy nhất trong nhà, và họ cùng quyết định sang tên khu đất cho tôi và Lélia. Khi tôi nhận đất, mảnh đất rất khô cằn chết chóc như tôi đã từng. Khi tôi còn nhò, mảnh đất này 50% là rừng nhiệt đới. Khi tôi nhận đất, nó chỉ còn dưới 0.5% là rừng nhiệt đới , giống như trên toàn khu vực của tôi. Để xây dựng phát triển, sự phát triển của Brazil, chúng tôi đã phá hủy rất nhiều rừng. Giống như bạn làm ở đây trên đất Mĩ, hoặc Ấn Độ, hay ở mọi nơi trên hành tinh này. Để xây dựng phát triển, chúng ta đã đi đến một sự trái ngược to lớn rằng chúng ta phá hủy tất cả mọi thứ xung quanh ta. Nông trại này, nơi từng có hàng nghìn đầu gia súc, nay chỉ còn vài trăm, và chúng tôi không biết phải làm gì với chúng. Và Lé-lia có một ý tưởng tuyệt với, vô cùng táo bạo. Cô ấy nói, tại sao chúng ta không tái trồng rừng nhiệt đới đã từng có ở đâytrước kia Anh nói rằng anh được sinh ra trên một thiên đường. Vậy hãy xây dựng lại thiên đường ấy. Và tôi đã đến gặp một người bạn thân đang là kỹ sư về rừng để chuẩn bị dự án cho chúng tôi, và chúng tôi bắt đầu. Chúng tôi trồng cây, và năm đầu tiên chúng tôi mất rất nhiều cây, năm thứ hai mất ít hơn, và dần dần, mảnh đất chết này bắt đầu hồi sinh. Chúng tôi đã bắt đầu trồng hàng trăm nghìn cây, chỉ các loại địa phương, hoặc các loài cây bản địa, nơi chúng tôi xây dựng một hệ sinh thái giống hệt cái mà đã bị phá hủy, và cuộc sống bắt đầu trở lại tuyệt vời như trước. Chúng tôi rất cần phải biến mảnh đất của chúng tôi thành một công viên quốc gia. Chúng tôi biến đổi. Chúng tôi mang thiên nhiên trở lại khu đất này. Nó đã trở thành một công viên quốc gia. Chúng tôi đã lập một học viện man tên Instituto Terra, và chúng tôi đã dựng một dự án môi trường để quyên góp tiền từ khắp nơi. Ở đay, Los Angeles, ở vùng vinh San Francisco, nó đã trở thành được miễn giảm thuế ở nước Mĩ. Chúng tôi gây quĩ ở Tây Ban Nha, ở Ý, và rất nhiều ở Brazil. Chúng tôi đã làm việc với rất nhiều công ty ở Brazil mà đầu tư tiền vào dự án này, chính phủ. Và cuộc sống đã bắt đầu đến, và tôi có một điều ước lớn là quay trở lại với nhiếp ảnh một lần nữa. Và lần này, điều ước của tôi không phải là chụp ảnh về một sinh vật mà tôi đã chụp trong suốt cuộc đời mình nữa: loài người. Tôi muốn chụp cả các sinh vật khác, chụp các phong cảnh, chụp loài người chúng ta, nhưng là chúng ta từ khởi điểm, khoảng thời gian mà chúng ta sống cân bằng với thiên nhiên. Và tôi đã đi, tôi đã bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào cuối 2011. Tôi đã chụp được một lượng ảnh khổng lồ, và kết quả - Lé lia thiết kế tất cả các cuốn sách của tôi, và cả thiết kế tất cả các shows của tôi. Cô ấy là người đã tạo ra các shows này. Và điều chúng tôi muốn với những bức ảnh này là tạo ra đối thoại về những gì quí giá mà chúng ta có trên hành tinh và cái chúng ta cần gìn giữ nếu chúng ta muốn sống, và muốn có một sự cân bằng trong cuộc sống. Và tôi muốn nhìn thấy chúng ta khi chúng ta sử dụng, vâng, các phương tiện đồ đá. Chúng ta còn tồn tại. Tuần trước tôi đang ở Tổ chức Da Đỏ Quốc gia Brazil, và chỉ ở Amazon thôi chúng tôi có khoảng 110 nhóm người Da Đỏ chưa tìm thấy. Chúng ta phải bảo vệ rừng trên danh nghĩa này. Và với những bức ảnh này, tôi hi vọng rằng chúng ta có thể tạo ra thông tin, một hệ thống thông tin. Chúng tôi đã thử giới thiệu về hành tinh theo một cách mới, và tôi muốn cho các bạn xem một vài bức ảnh của dự án này. Vâng, đây (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Đây là cái chúng ta phải đấu tranh quyết liệt để giữ nó y hiện trạng. Nhưng có một phần khác mà chúng ta phải xây dựng cùng nhau, xây dựng các xã hội, một đại gia đình hiện đại của nhiều xã hội, chúng ta ở một điểm mà chúng ta không thể quay lại được nữa. Nhưng chúng ta tạo ra một sự trái ngược kinh khủng. Để xây dựng tất cả những thứ này, chúng ta đã phá hủy rất nhiều. Rừng của chúng ta ở Brazil, khu rừng nguyên sinh mà to bằng bang California, bị tàn phá đến 93%. Ở đây, trên bờ Tây, bạn đã phá hủy khu rừng của các bạn. Xung quanh đây, không ư? Những khu rừng đỏ đã ra đi. Đi rất nhanh, biến mất. Đến đây từ Atlanta, 2 ngày trước, tôi đang bay qua những sa mạc mà chúng ta đã tạo ra, chúng ta đã kích thích với chính bàn tay của chúng ta. Ấn Độ không còn nhiều cây, Cả Tây Ban Nha nữa. Và chúng ta phải tái trồng lại những khu rừng này. Đó là bản chất của cuộc sống, những khu rừng này. Chúng ta cần thở. Nhà máy duy nhất có khả năng biến CO2 thành oxy, là những cánh rừng. Chiếc máy duy nhất có thể hấp thu carbon mà ta đang sản xuất ra, luôn luôn, thậm chí nếu chúng ta giảm chúng, tất cả những gì chúng ta làm, chúng ta sản xuất ra CO2, là những cái cây. Tôi đặt câu hỏi --- 3 hoặc 4 tuần trước, chúng tôi đã thấy trên báo hàng triệu con cá chết ở Na Uy. Sự thiếu khí oxy trong nước. Tôi đặt cho bản thân câu hỏi, nếu một lúc nào đó, chúng ta sẽ thiếu khí cho tất cả các sinh vật, kể cả chúng ta -- điều đó sẽ rất phức tạp cho chúng ta. Cây rất quan trọng cho hệ thống nước. Nếu tôi đưa bạn một ví dụ nhỏ bạn sẽ hiểu rất dễ dàng thôi. Các bạn, những con người vui vẻ, có rất nhiều tóc trên đầu, nếu bạn tắm, bạn sẽ mất 2 - 3 giờ để khô tóc nếu bạn không dùng máy sấy. Với tôi, chỉ mất 1 phút, tóc tôi đã khô. Điều tương tự xảy ra với cây cối. Cây là tóc của hành tinh chúng ta. Khi bạn có mưa ở một nơi không có cây, chỉ trong vài phút, nước đến các dòng sông suối, mang theo đất, phá hủy nguồn nước của chúng ta, phá hủy các dòng sông, và không giữ lại tí hơi ẩm nào. Khi bạn có cây, hệ thống rễ cây giữ nước lại. Tất cả các cành cây, những chiếc lá rụng tạo nên một khu vực ẩm, và phải mất hàng tháng trời ngâm dưới nước, đi tới các dòng sông, và gìn giữ nguồn nước, và các dòng sông của chúng ta. Đây là điều quan trọng nhất, khi bạn tưởng tượng rằng bạn cần nước cho mỗi hoạt động sống. Tôi muốn cho bạn xem, để kết luận lại, một vài bức ảnh mà đối với tôi rất quan trọng. Bạn ghi nhớ rằng tôi đã kể với bạn khi tôi nhận được trang trại từ bố mẹ mình đó là thiên đường của tôi, đó là trang trại. Đất bị phá hủy hoàn toàn, sói lở nữa, đất đã hoàn toàn khô cằn. Nhưng bạn có thể thấy trên bức ảnh này, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng một trung tâm giáo dục mà trở thành một trung tâm môi trường rất lớn ở Brazil. Nhưng bạn nhìn thấy rất nhiều các chấm nhỏ trên bức ảnh này. Trên mỗi chấm nhỏ này, chúng tôi đã trồng một cái cây. Có hàng nghìn cây. Bây giờ tôi sẽ cho bạn xem những bức ảnh chụp chính xác ở địa điểm đó 2 tháng trước. (Vỗ tay) Tôi đã bảo với các bạn từ đầu rằng chúng ta rất cần thiết phải trồng khoảng 2.5 triệu cây từ khoảng 200 loài khác nhau để tái tạo lại hệ thống sinh thái. Và tôi sẽ cho bạn xem bức hình cuối. Chúng ta với 2 triệu cây. Chúng ta đang cô lập khoảng 100,000 tấn carbon với những cái cây này. Các bạn của tôi, điều này rất dễ làm. Chúng tôi đã làm được, phải không? Bằng một tai nạn đã xảy ra với tôi, chúng tôi quay lại, chúng tôi đã xây dựng hệ sinh thái. Chúng ta ở đây trong căn phòng này, tôi tin là chúng ta có cùng một quan tâm, và mô hình chúng tôi đã tạo ra ở Brazil, chúng ta có thể xây dựng ở đây. Chúng ta có thể áp dụng nó ở mọi nơi trên thế giới, phải không? Và tôi tin rằng chúng ta có thể làm điều này cùng nhau. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vâng, chúng ta hãy lấy bốn đề tài mà rõ ràng là chúng đi cùng với nhau: dữ liệu lớn, hình xăm, sự bất tử và những người Hy Lạp. Phải vậy không? Bây giờ, vấn đề về hình xăm là, hình xăm thực sự kêu la mà không cần đến ngôn từ. [Đẹp] [Quyến rũ] Vì vậy, bạn không cần phải nói nhiều. [Trung thành] [Rất thân mật] [Sai lầm nghiêm trọng] (Tiếng cười) Những hình xăm nói lên rất nhiều điều Nếu tôi có thể hỏi một câu ngớ ngẩn, bao nhiêu bạn ngồi đây có hình xăm trên người? Một vài, nhưng không phải là đa số. Điều gì xảy ra nếu Facebook, Google, LinkedIn, Twitter điện thoại di động, GPS, Foursquare, Yelp, Travel Advisor, tất cả những thứ bạn đối mặt mỗi ngày lại hoá ra là những hình xăm điện tử? Và điều gì xảy ra nếu chúng cung cấp mọi thông tin về bạn bạn là ai, bạn làm nghề gì như bất kỳ hình xăm nào đã từng thể hiện? Những gì đã ngừng xảy ra trong vài thập kỷ qua là thứ thông tin mà bạn nhận, như thể một người đứng đầu nhà nước hoặc như là một người tiếng tăm lừng lẫy bây giờ được áp dụng với bạn mỗi ngày, bởi tất cả những người đang Tweet, viết blog (nhật ký cá nhân điện tử), theo dõi bạn, xem điểm tích luỹ của bạn và những gì bạn đang làm cho chính mình. Và các hình xăm điện tử cũng la làng. Và khi bạn đang suy nghĩ về những hệ quả của việc đó, việc trốn khỏi những thứ này trở nên rất khó khăn, giữa ngàn thứ khác, bởi vì nó không chỉ là các hình xăm điện tử, đó là việc nhận dạng khuôn mặt mà đang ngày càng tốt hơn. Vậy nên bạn có thể chụp ảnh với một chiếc iPhone và có được tất cả những cái tên, mặc dù, một lần nữa, đôi khi nó cũng mắc sai lầm. (Tiếng cười) Nhưng điều đó có nghĩa là bạn có thể diễn một cảnh điển hình trong quán bar như thế này, chụp một tấm hình của anh chàng ngay đây, biết được tên, và tải về tất cả các hồ sơ trước khi bạn cất lời hoặc nói chuyện với ai đó, bởi vì tất cả mọi người hoá ra hoàn toàn được tô vẽ bằng những hình xăm điện tử. Và vì vậy, các công ty như face.com bây giờ có khoảng 18 tỷ khuôn mặt trực tuyến. Dưới đây là những gì đã xảy ra với công ty này. [Công ty bị bán cho Facebook, 18 tháng 6 năm 2012...] Những công ty khác mà sẽ đặt một máy ảnh như thế này -- điều này không liên quan gì đến Facebook - họ chụp ảnh của bạn, họ đem nó vào các mạng xã hội, họ nhận ra bạn thực sự rất thích mặc trang phục màu đen, rồi, có thể một người trong cửa hàng xuất hiện và nói: "Này, chúng tôi có năm chiếc đầm màu đen mà nếu bạn mặc chúng thì trông sẽ rất tuyệt." Vì vậy chuyện gì xảy ra nếu Andy đã sai? Đây là lý thuyết của Andy. [Trong tương lai, tất cả mọi người sẽ nổi tiếng thế giới trong vòng 15 phút.] Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta lật ngược lại điều này? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ sẽ được vô danh trong 15 phút? (Tiếng cười) Vâng, bởi vì các hình xăm điện tử, có lẽ tất cả các bạn và tất cả chúng ta đã rất gần gũi với sự bất tử, bởi vì những hình xăm này sẽ sống lâu hơn cơ thể chúng ta. Và nếu đó là sự thật, thì những gì chúng ta muốn làm là muốn tìm hiểu bốn bài học từ người Hy Lạp và một bài học từ châu Mỹ La-tinh. Tại sao lại là người Hy Lạp? Vâng, người Hy Lạp đã suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra khi các vị thần và con người và sự bất tử trộn lẫn trong một thời gian dài. Vì vậy, bài học số một: Sisyphus. Nhớ không? Ông đã làm một điều khủng khiếp, bị kết án chung thân để lăn hòn đá này lên, nó sẽ lăn xuống lại, lăn lên, lăn xuống lại. Nó na nà giống như danh tiếng của bạn. Một khi bạn có hình xăm điện tử đó, bạn sẽ lăn lên lăn xuống trong một thời gian dài, vậy nên khi sử dụng những phương tiện này, hãy nghĩ cẩn thận những gì bạn sẽ đăng tải. Huyền thoại số hai: Orpheus, một người tuyệt vời, duyên dáng để vây quanh, tay chơi tuyệt vời, ca sĩ tuyệt vời, đã mất người ông yêu quý, tự phù phép mình bước vào địa ngục, người duy nhất tự phù phép mình đi vào địa ngục, quyến rũ các vị thần của địa ngục, họ sẽ thả người đẹp của ông ta với điều kiện là ông ta không được nhìn cô ấy cho đến khi họ thoát ra ngoài. Vì vậy ông đi ra ngoài và đi ra ngoài và đi ra ngoài và ông chỉ là không thể cưỡng lại được. Ông nhìn cô ấy, và mất cô ấy mãi mãi. Với tất cả các dữ liệu này ra ở đây, có thể là một ý tưởng tốt: đừng nhìn quá xa vào quá khứ của những người bạn yêu thương. Bài học thứ ba: Atalanta. Người chạy đua vĩ đại nhất. Cô thách thức bất kỳ ai. Nếu bạn thắng, cô sẽ kết hôn với bạn. Nếu bạn thua, bạn sẽ chết. Làm thế nào Hippomenes đã đánh bại cô ta? Vâng, ông có tất cả những quả táo vàng nhỏ bé này, và khi cô ta chạy phía trước, ông ta sẽ thảy một quả táo vàng nhỏ. Cô ta chạy trước, và ông ta lại thảy một quả táo vàng nhỏ. Cô ta liên tục bị phân tâm. Ông ta cuối cùng giành chiến thắng trong cuộc đua. Chỉ cần nhớ tới mục đích như tất cả các quả táo vàng bé nhỏ này tìm đến và tiếp cận bạn, còn bạn thì muốn đăng tải về chúng hoặc tweet về chúng hoặc gửi một tin nhắn đêm khuya. Và sau nữa, tất nhiên, là Narcissus. Không ai ở đây từng bị buộc tội hoặc được quen thân với Narcissus. (Tiếng cười) Nhưng khi bạn đang suy nghĩ về Narcissus, chỉ cần đừng yêu chính hình ảnh của bạn. Bài học cuối cùng, từ một người Mỹ Latinh: Đây là nhà thơ vĩ đại Jorge Luis Borges. Khi ông bị đe dọa bởi những tên côn đồ của hội đồng tư vấn quân đội Argentina, ông đã trở lại và nói: "Oh, thôi nào, có cách nào khác để đe doạ khác hơn là cái chết không?" Điều thú vị, điều căn bản, sẽ là đe dọa ai đó với sự bất tử. Và, tất nhiên, đó là những gì chúng ta đang bị đe doạ bây giờ, bởi những hình xăm điện tử. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Tôi dạy hóa học. (Tiếng nổ) Được rồi, được rồi. Không chỉ là các vụ nổ, hóa học có ở khắp mọi nơi. Bạn đã bao giờ thấy mình ở nhà hàng lơ đễnh chỉ làm đi làm lại hành động này không? Một số người gật đầu có. Gần đây, tôi cho học sinh của tôi xem cái này, và tôi yêu cầu chúng thử giải thích lý do tại sao chuyện đó xảy ra. Các câu hỏi và các cuộc nói chuyện sau đó thật lôi cuốn. Hãy xem video này mà Maddie ở lớp tiết thứ ba của tôi gửi cho tôi tối hôm đó. (Tiếng va chạm) (Cười to) Rõ ràng, là giáo viên hóa học của Maddie, tôi thích việc cô ấy về nhà và tiếp tục tìm tòi về ví dụ buồn cười này mà chúng tôi đã làm trong lớp học. Nhưng cái thu hút tôi hơn là sự tò mò của Maddie đã đưa cô đã lên một mức độ mới. Nếu bạn nhìn vào bên trong cái cốc thí nghiệm đó, bạn có thể thấy một ngọn nến. Maddie sử dụng nhiệt độ để mở rộng hiện tượng này thành một trường hợp mới. Bạn biết đấy, câu hỏi và sự tò mò như của Maddie là nam châm thu hút chúng ta về phía các giáo viên của chúng ta, và họ vượt qua tất cả công nghệ hoặc thuật ngữ thông dụng trong giáo dục. Nhưng nếu chúng ta đặt các công nghệ này lên trên các thắc mắc của học sinh, ta có thể đang tự cướp đi từ chúng ta công cụ tuyệt nhất của giáo viên: câu hỏi của học sinh Ví dụ, chuyển một bài giảng nhàm chán trong lớp học vào trên màn hình điện thoại di động có thể tiết kiệm thời gian giảng dạy, nhưng nếu cách làm đó là phần chính trong kinh nghiệm của học sinh. thì nó cũng giống như các cuộc trò chuyện thiếu nhân tính chỉ được gói trong lớp bọc xa hoa. Nhưng nếu thay vào đó chúng ta có can đảm để làm học sinh của chúng ta sững sờ, làm rối trí họ, và gợi lên câu hỏi thực tế, thông qua những câu hỏi đó, giáo viên chúng ta có thông tin có thể sử dụng để tạo ra những phương pháp day học pha trộn mạnh mẽ và tiên tiến. Vì vậy, ở thế kỷ 21 tiếng lóng, biệt ngữ, từ ngữ vô nghĩa dẹp sang một bên, sự thật là, tôi đã giảng dạy trong suốt 13 năm nay, và cần đến một tình huống đe dọa đến tính mạng mới làm tôi tỉnh ra khỏi 10 năm giảng dạy giả tạo và giúp tôi nhận ra rằng câu hỏi của học sinh là hạt giống của việc học tập thật sự, không phải một số giáo trình theo kịch bản cho học sinh vài mẩu thông tin lý thú ngẫu nhiên. Tháng 5 năm 2010, ở tuối 35, với một đứa nhóc hai tuổi ở nhà và đứa con thứ hai của tôi sắp ra đời, tôi được chẩn đoán bị phình mạch tại phần chân động mạch chủ ở ngực của tôi. Do đó tôi cần phẫu thuật mở tim. Đây là email thật gửi từ bác sĩ của tôi ngay trên đây. Khi tôi nhận được tin này, tôi đã -- nhấn phím Caps Lock (in hoa) -- hoàn toàn hoảng loạn, dược chứ? Nhưng tôi đã tìm thấy những khoảnh khắc đáng ngạc nhiên của nguồn an ủi về sự tự tin mà bác sỹ phẫu thuật cho tôi thể hiện. Từ đâu mà anh chàng này đã lấy được sự tự tin, sự táo bạo đó? Vì vậy khi tôi hỏi anh ta, anh ấy nói với tôi ba điều. Đầu tiên, sự tò mò đã khiến anh ấy đặt những câu hỏi khó về cách tiến hành, về những gì hiệu quả và không hiệu quả. Thứ hai, anh trân trọng, và không sợ hãi, cái quá trình lộn xộn của thử nghiệm và sai sót, quá trình thử nghiệm và sai sót không thể tránh khỏi. Và thứ ba, thông qua suy xét nghiêm ngặt, anh ta thu thập các thông tin cần thiết để thiết kế và sửa đổi quy trình, và sau đó, với một bàn tay vững vàng, anh ấy đã cứu sống tôi. Bây giờ tôi đã tiếp thu rất nhiều từ những lời thông thái này, và trước khi tôi trở lại lớp học mùa thu năm đó, Tôi đã viết xuống ba quy tắc của riêng tôi mà tôi mang vào kế hoạch giảng dạy đến tận bây giờ. Quy tắc số một: sự tò mò là ưu tiên số một. Câu hỏi có thể là cửa sổ dẫn tới sự giảng dạy tuyệt vời, chứ không phải ngược lại. Quy tắc số hai: trân trọng sự lộn xộn. Chúng ta đều giáo viên. Chúng ta biết học tập thật chán nản. Và dùì các phương pháp khoa học được phân bổ vào trang năm của phần 1.2 chương một trong chương mà chúng ta đều bỏ qua, thử nghiệm và lỗi sai có thể vẫn là một phần không chính thức của những gì chúng tôi làm mỗi ngày tại Nhà Thờ Thánh Tâm ở phòng 206. Và luật thứ ba: thực hành việc suy xét lại. Những gì chúng ta làm quan trọng. Nó xứng đáng được quan tâm, nhưng nó cũng xứng đáng được xem xét lại. Chúng ta có thể thành các bác sĩ phẫu thuật của lớp học không? Như thể những gì chúng ta đang làm một ngày nào đó sẽ cứu được mạng sống. Các sinh viên của chúng ta đáng được nhận điều đó. Và mỗi trường hợp là khác nhau. (Nổ) Được rồi. Xin lỗi. Giáo viên hóa học trong tôi chỉ muốn đưa chuyện đó ra khỏi đầu trước khi tiếp tục. Đây là các cô con gái của tôi. Bên phải chúng ta có Emmalou nhỏ bé - gia đình phía Nam. Và bên trái, Riley. Riley sẽ trở thành một cô gái lớn trong vài tuần nữa. Con bé sắp lên bốn tuổi, và bất cứ ai biết một đứa nhóc bốn tuổi cũng biết rằng chúng thích hỏi, "Tại sao?" Đúng vậy. Tại sao. Tôi có thể dạy cho đứa trẻ này bất cứ điều gì bởi vì nó tò mò về mọi thứ. Chúng ta đều đã ở tuổi đó. Nhưng thách thức thực sự dành cho giáo viên trong tương lai của Riley, những người con bé chưa gặp. Làm thế nào họ sẽ nuôi dưỡng trí tò mò này? Bạn thấy đấy, tôi sẽ tranh luận rằng Riley là một ẩn dụ cho tất cả trẻ em, và tôi nghĩ rằng bỏ học có nhiều hình thức khác nhau-- từ việc sinh viên năm cuối xin nghỉ khi năm học thậm chí chưa bắt đầu đến chiếc ghế trống ở cuối lớp của một trường trung học đô thị. Nhưng nếu chúng ta là những nhà giáo dục để lại đằng sau vai trò đơn giản là người phổ biến nội dung và ôm lấy một mô hình mới như những người nuôi trồng trí tò mò và các thắc mắc, chúng ta chỉ có thể mang lại một chút thêm ý nghĩa cho buổi học của chúng và châm ngòi trí tưởng tượng của chúng. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đang hơi chút lo lắng vì Yvonne vợ tôi nói với tôi rằng "Geoff, anh sẽ phát biểu trên TED Talks." Tôi đáp lại, "Đúng thế, em yêu, anh rất thích TED Talks." Cô ấy lại nói, "Anh biết đấy, những người nghe TED Talks, họ thực sự rất thông minh và tài năng" "Anh biết, anh biết mà." (Tiếng cười) Vợ tôi lại nói, "Họ không muốn nghe những người da đen hay nổi nóng." (Tiếng cười) Thế nên tôi nói, "Không, anh sẽ không nổi nóng đâu, em yêu, Anh sẽ hòa nhã. Anh hứa." Nhưng thực sự hiện giờ tôi đang rất tức giận. (Tiếng cười) Và lần cuối cùng tôi, tôi-- (Vỗ tay) Lý do mà tôi vừa thấy vui mừng lại vừa thấy tức giận là vì Năm nay, sẽ có hàng triệu đứa trẻ mà chúng ta sẽ đánh mất một cách vô ích, những đứa trẻ mà chúng ta có thể bảo vệ tất cả chúng ngay bây giờ đây. Bạn đã thấy năng lực của các nhà giáo dục có mặt ở đây. Đừng nói với tôi là họ không tiếp cận được những đứa trẻ này và bảo vệ chúng. Tôi biết họ có thể. Họ hoàn toàn có thể. Vậy tại sao chúng ta đã không làm thế? Có những nhà giáo trong số chúng ta vẫn tiếp tục cái cách giảng dạy mà không quan tâm xem có bao nhiêu triệu người trẻ tuổi không tiếp thu được, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục làm những điều vô bổ tương tự, mà chẳng có ai phát cáu về việc đó và nói, "Đủ rồi đấy." Đó chính là một phương pháp giáo dục vô nghĩa. Tôi lớn lên ở khu vực nội thành, và đã có những đứa trẻ không được đi học vào 56 năm trước khi tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường, và những ngôi trường này vẫn tệ hại cho tới hôm nay, 56 năm sau đó. Có ai biết thế nào là một ngôi trường tệ hại không? Nó không giống như một chai rượu. Đúng không? (Tiếng cười) Nơi bạn nói rằng năm 87 là một năm tốt, đúng không? Mỗi một năm trôi qua, nền giáo dục vẫn giữ nguyên cái lối mòn ấy. Một nền giáo dục cho tất cả mọi người. Nếu bạn hấp thụ được nền giáo dục đó, tốt, nếu bạn không thể, chỉ đơn giản là bạn không gặp may. Tại sao chúng ta không cho phép giáo dục được đổi mới? Đừng nói với tôi là chúng ta không thể làm gì tốt hơn. Nhìn xem, bạn đi vào một nơi từng gây thất vọng cho bọn trẻ trong 50 năm, và bạn nói, "Kế hoạch thế nào?" Và họ nói, "Năm nay chúng tôi sẽ làm tương tự như năm ngoái." Vậy đấy là cái phương pháp giảng dạy gì thế? Các ngân hàng từng mở cửa và hoạt động từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều. và đóng cửa vào giờ nghỉ trưa. Nhưng bây giờ, ai có thể gửi tiền vào ngân hàng trong khoảng 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều? Chỉ có những người thất nghiệp thôi. Họ không cần ngân hàng. Họ không có chút tiền nào trong các ngân hàng. Ai đã tạo ra mô hình kinh doanh đó? Mô hình đó vẫn tiếp tục trong nhiều thập kỷ. Bạn có biết tại sao không? Bởi vì họ không quan tâm. Không phải là từ phía khách hàng. Mà là các chủ ngân hàng. Họ tạo ra một cái gì đó có ích cho họ. Làm sao mà bạn có thể đi đến ngân hàng khi bạn đang trong giờ làm việc? Điều đó không quan trọng. Và họ cũng chẳng quan tâm có phải Geoff đang buồn bã hay không nếu anh ta không thể đến ngân hàng đó, vậy thì đi tìm một ngân hàng khác. Tất cả các ngân hàng đều có cách thức hoạt động giống nhau. Rồi một ngày nào đó, một ông chủ ngân hàng điên rồ nào đó có một ý tưởng. Có lẽ chúng ta vẫn nên mở cửa ngân hàng khi mọi người tan sở. Họ có thể thích việc đó. Sao không mở cửa vào ngày thứ 7 nhỉ? Và giới thiệu cả công nghệ nữa? Tôi là một fan hâm mộ công nghệ, nhưng tôi phải thừa nhận với các bạn rằng tôi hơi cổ hủ. Tôi hơi chậm chạp, và tôi đã không tin tưởng mấy vào công nghệ, và khi lần đầu tiên ngân hàng đưa những cái máy kì cục vào sử dụng, những cái máy mà khi bạn đút thẻ vào sẽ có tiền xổ ra, Tôi phản ứng theo kiểu như, "Không đời nào cái máy đấy sẽ đếm đúng tiền. Còn lâu tôi mới dùng mấy cái đồ đó." Công nghệ đã thay đổi. Mọi thứ đều thay đổi. Chỉ có giáo dục là không. Tại sao? Tại sao việc dạy học từ cái thời chúng ta còn dùng điện thoại cổ từ thời con người còn khiếp đảm vì căn bệnh bại liệt vẫn hệt như bây giờ? Tại sao? Và nếu bạn nghĩ ra một kế hoạch nào đó để thay đổi mọi thứ, người khác sẽ coi bạn là kẻ cấp tiến. Họ sẽ nói những điều tồi tệ nhất về bạn. Một ngày nào đó, nếu khoa học nói rằng-- khoa học nói nhé, không phải tôi đâu - rằng những đứa trẻ nghèo đói nhất của chúng ta không có kì nghỉ hè vào mùa hè-- Bạn thấy nơi chúng ở trong tháng sáu và nói rằng, tốt rồi, chúng ở đó. Rồi bạn đến ngó chúng vào tháng 9 nhưng chúng đã đi mất rồi. Bạn kêu, whoo! Tôi biết điều này vào năm 75 khi tôi còn theo học trường Giáo Dục tại Harvard. Tôi đã nói, "Oh, wow, đây là một nghiên cứu quan trọng." Bởi vì nó gợi ý cho chúng ta thấy nên làm một cái gì đó. (Tiếng cười) Cứ 10 năm một họ lại sao chép cùng một nghiên cứu. Nghiên cứu đó phản ánh chính xác cùng một điều: Trẻ em nghèo không có được nghỉ hè. Nền giáo dục đó không cho các trường học hoạt động vào mùa hè. Tôi luôn tự hỏi ai là người đã đặt ra những quy tắc này? Trong nhiều năm theo học tại trường Giáo Dục của Harvard. Tôi nghĩ rằng tôi cũng biết một ít gì đó. Họ nói rằng đó là lịch nông nghiệp, và mọi người đều theo cái lịch đó — nhưng hãy để tôi cho bạn biết lý do tại sao điều đó chẳng có tí nghĩa lý gì. Tôi chưa bao giờ nhận thấy ý nghĩa gì. Chưa bao giờ. vì bất cứ ai làm nghề nông cũng biết rằng chẳng bao giờ lại đi cấy vào tháng bảy và tháng tám cả. Mùa xuân mới là mùa đi cấy. Vậy ai là người nảy ra ý tưởng này? Ai sở hữu nó? Tại sao chúng ta luôn làm thế? Hóa ra là trong thập niên 1840 chúng ta đã từng làm thế, trường học mở quanh năm suốt tháng vì có rất nhiều người phải làm việc cả ngày. Họ không có nơi nào để gửi gắm bọn trẻ. Và trường học là nơi hoàn hảo lúc bấy giờ. Do đó, trường học không phải là một cái gì đó được định đoạt bởi các vị thần giáo dục. Vậy tại sao không phải là chúng ta? Vì giáo dục của chúng ta từ chối việc sử dụng khoa học. Bạn có thể thấy Bill Gates đi đến và nói rằng, "Hãy nhìn xem, cái này rất có hiệu quả đấy. Chúng ta có thể làm điều này." Có bao nhiêu nơi trên nước Mỹ sẽ thay đổi? Không một nơi nào. Liệu có một hai nơi nào đó chăng? Có, sẽ có, bởi vì có những người sẽ làm cái gì đó đúng đắn. Là người trong nghề, chúng ta phải ngăn chặn điều này. Khoa học rất rõ ràng. Đây là những gì mà chúng ta biết. Chúng ta biết rằng vấn đề bắt đầu ngay lập tức. Phải vậy không? Ý tưởng này, từ không đến ba. Vợ tôi, Yvonne, và tôi, chúng tôi có bốn đứa con, ba đứa đã trưởng thành, còn đứa bé nhất 15 tuổi. Đó là một câu chuyện dài. (Tiếng cười) Với ba đứa đầu tiên, chúng tôi không biết gì về khoa học về sự phát triển não bộ. Chúng tôi không biết trong 3 năm đầu đời, bộ não của một đứa trẻ phát triển thế nào. Chúng tôi không biết có những gì diễn ra trong những bộ não non nớt đó. Chúng tôi không biết vai trò của ngôn ngữ, một sự kích thích và phản ứng, gọi và trả lời, quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ. Bây giờ thì chúng ta biết tất cả những điều đó. Nhưng chúng ta lại chẳng làm gì cả. Người giàu biết. Người có học biết. Và những đứa con của họ có lợi thế. Người nghèo không biết, mà chúng ta lại không làm bất cứ điều gì để giúp họ. Nhưng chúng ta đều biết việc này rất quan trọng. Bây giờ, con bạn sắp bước vào tuổi mẫu giáo. Chúng ta biết giai đoạn này rất quan trọng với bọn trẻ. Trẻ em nghèo cần được đi học. Nhưng không. Ở rất nhiều nơi, chúng không được học. Chúng ta biết dịch vụ y tế quan trọng. Chúng ta cung cấp các dịch vụ y tế và mọi người cứ luôn vây lấy tôi vì tôi là người có trách nhiệm duy nhất và là người quản lý dữ liệu và cả những thứ khác nữa, nhưng chúng ta làm dịch vụ y tế và tôi phải đi quyên rất nhiều tiền. Những người đến tài trợ chúng tôi từng hỏi, "Geoff, tại sao anh lại cung cấp các dịch vụ y tế này?" Tôi từng tạo ra những thứ này. Tôi nói với họ, "Vâng, anh biết đấy, một đứa trẻ bị sâu răng sẽ, uh, không thể học tốt." Và tôi phải làm thế bởi vì tôi phải đi quyên tiền. Nhưng bây giờ khi tôi già hơn, bạn có biết tôi nói gì với họ không? Bạn có biết tại sao tôi cung cấp cho trẻ em những lợi ích sức khỏe này và các môn thể thao và giải trí và nghệ thuật không? Bởi vì tôi thực sự thích trẻ em. Thực sự đấy. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng khi chúng trở nên tham vọng, người lớn cũng tham vọng theo. Tôi nói, "Tôi làm điều đó vì bạn làm điều đó cho con của bạn." Bạn có thể chưa đọc một nghiên cứu từ MIT nói rằng dạy con bạn học khiêu vũ sẽ giúp chúng làm đại số tốt hơn, Khi bạn hướng dẫn đứa trẻ học nhảy, bạn sẽ thấy vui mừng khi đứa trẻ muốn làm theo hướng dẫn đó, điều đó làm bạn thấy vui cả ngày. Vậy tại sao những đứa trẻ nghèo khó lại không có cùng cơ hội như vậy? Đó là sàn nhà cho các em. (Vỗ tay) Còn có một điều khác. Tôi là người làm đề. Tôi tin rằng bạn cần dữ liệu, bạn cần thông tin, bởi vì bạn làm một cái gì đó, bạn nghĩ rằng nó hoạt động, và bạn nhận thấy là nó không có hiệu quả. Ý tôi là, các bạn là những nhà giáo dục. Bạn làm việc, bạn nói, bạn nghĩ rằng bạn hiểu giáo dục? Bạn nhận ra rằng không phải thế. Nhưng vấn đề với việc kiểm tra, đó là, Những bài kiểm tra mà chúng ta đưa ra-- chúng tôi sẽ có bài kiểm tra ở New York vào tuần tới- trong tháng tư. Bạn có biết khi nào thì chúng ta sẽ có kết quả không? Có thể là tháng 6, có thể là tháng 7. Và kết quả đó sẽ rất hữu ích. Chúng sẽ nói cho bạn biết Raheem đã thực sự phấn đấu, không thể làm phép nhân hai chữ sô - kết quả tuyệt vời như vậy, nhưng bạn chỉ nhận được sau khi học kỳ kết thúc. Vậy bạn sẽ làm gì? Bạn đi xả hơi ở đâu đó. (Tiếng cười) Bạn trở lại sau kỳ nghỉ. Bây giờ bạn đã nhận được tất cả các kết quả kiểm tra từ năm ngoái. Bạn không liếc qua nó. Tại sao bạn phải để ý nó? Bạn sẽ lại tiếp tục dạy học năm nay. Chúng ta đã chi bao nhiêu tiền vào tất cả những việc đó? Hàng tỷ và hàng tỷ đô la cho những dữ liệu đã quá muộn để sử dụng. Tôi cần dữ liệu đó vào tháng chín. Tôi cần các dữ liệu trong tháng mười một. Tôi cần phải biết bạn đang nỗ lực, và tôi cần phải biết liệu việc tôi làm có sửa chữa được điều đó. Tôi cần phải biết trong tuần này. Tôi không cần biết điều đó vào cuối năm khi lúc đó quá muộn rồi. Vì khi tôi già đi, tôi sẽ trở thành nhà tiên tri. Tôi có thể dự đoán được điểm số ở trường. Bạn đưa tôi vào bất kỳ trường học. Tôi thích những trường trong nội thành hơn. Bạn nói với tôi rằng năm ngoái 48 % trẻ em ở đây được đi học. Và tôi nói, "được rồi, vậy chương trình giảng dạy thế nào, chúng ta đã làm gì từ năm ngoái đến năm nay?" Bạn nói, "Mọi thứ vẫn như cũ." Và tôi sẽ đoán trước cho bạn xem điều gì xảy ra. (Tiếng cười) Năm nay, khoảng 44 tới 52% số trẻ em sẽ bắt đầu đi học. Và tôi sẽ luôn luôn đúng. Chúng ta sẽ tiêu tất cả chỗ tiền này, nhưng chúng ta sẽ nhận lại được gì? Ngay bây giờ đây, giáo viên cần có thông tin thực về chương trình học của bọn trẻ. Tình thế ngày hôm nay là mạo hiểm, vì bạn có thể làm gì đó cho điều này. Còn một vấn đề khác mà tôi cho rằng chúng ta cần phải để tâm tới. Chúng ta không thể ngăn chặn sự đổi mới, cách tân trong giáo dục. Chúng ta phải đổi mới. Tất cả những ai trong ngành giáo dục đều đang điên đầu với đổi mới. Họ tức giận nếu bạn làm một cái gì đó khác biệt. Nếu bạn thử một cái gì mới, người ta luôn phản ứng kiểu như "Ôi, đúng là trường ủy nhiệm". Này, hãy thử cái khác xem. Nhìn xem. Cái thứ này đã không hoạt động 55 năm rồi Hãy thử một cái gì khác đi. Và đây chính là vấn đề. Có thể một phần nào đó không hoạt động. Người ta nói với tôi rằng, "Đúng đấy, những cái trường ủy nhiệm này, rất nhiều trường chẳng hoạt động tí hiệu quả nào." Nhiều trường không hoạt động. Chúng nên bị đóng cửa. Ý tôi là, tôi thật sự tin là chúng sẽ bị đóng cửa. Nhưng chúng ta không thể nhầm lẫn việc tính toán khoa học với những thứ không hiệu quả Vì đó không phải là cách mà thế giới chuyển động. Nếu bạn nghĩ về công nghệ, hãy tưởng tượng nếu đó là cách chúng ta nghĩ về công nghệ. Cứ mỗi khi một cái gì đó hoạt động không hiệu quả, chúng ta chán nản và nói "Quên xừ nó đi". Phải thế không? Bạn biết đấy, họ đã thuyết phục tôi. Tôi bảo đảm rằng nhiều người trong số các bạn cũng hành động như tôi thứ tuyệt vời nhất và tân tiến nhất, máy tính PalmPilot. Họ nói với tôi rằng, "Geoff, nếu anh có chiếc PalmPilot này, anh sẽ không bao giờ cần tới thứ khác." Chiếc máy tính đó dùng được trong 3 tuần. Và rồi đi tong. Tôi đã thật sự phẫn nộ khi bỏ ra đống tiền mua chiếc máy tính đó. Có ai ngừng phát minh không? Không một ai. Không một tâm hồn nào. Người ta vẫn đi ra ngoài kia. Vẫn tiếp tục phát minh. Sự thật rằng bạn đã thất bại không làm bạn chùn bước trước khát khao phát triển khoa học. Giáo dục là nghề của chúng ta, có những thứ chúng ta biết chúng ta có thể làm. Và chúng ta phải làm tốt hơn. Sự đánh giá, chúng ta phải bắt đầu với những đứa trẻ sớm hơn, chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta mang lại sự hỗ trợ cho những người trẻ. Chúng ta phải mang lại cho họ tất cả các cơ hội. Chúng ta cần phải làm điều đó. Nhưng vấn đề cách tân này, ý tưởng rằng chúng ta phải tiếp tục cách tân cho tới khi chúng ta thực sự đạt được khoa học là thứ vô cùng quan trọng. Nhân tiện, đó cũng là điều mà tôi nghĩ là sẽ là thách thức cho toàn ngành giáo dục. Nước Mỹ không thể đợi thêm 50 năm nữa để đạt được điều này. Chúng ta đã đánh mất quá nhiều thời gian rồi. Tôi chằng biết gì về bờ vực ngân sách, nhưng tôi biết sẽ có một vực thẳm giáo dục mà chúng ta đang tiến tới gần mỗi giây mỗi phút, và nếu chúng ta cho phép những người khác tiếp tục làm điều ngớ ngẩn tiếp tục phủ định rằng chúng ta không thể đổi mới. Bill Gates nói sẽ mất 5 tỉ đô la. 5 tỉ đô là gì đối với nước Mỹ? Chúng ta đã chi ra bao nhiêu cho trận chiến Afghanistan năm nay? Bao nhiêu tỷ tỷ? (Vỗ tay) Khi đất nước quan tâm tới một cái gì đó, chúng ta sẽ chi ra một tỷ tỷ đô la không chớp mắt. Khi sự an toàn của nước Mỹ bị đe dọa, chúng ta sẵn sàng chi ra bất cứ một khoản tiền nào. Sự an toàn thật sự của quốc gia chúng ta là chuẩn bị cho thế hệ sau này như thế chúng có thể bảo vệ đất nước và trở thành những nhà lãnh đạo lỗi lạc của thế giới khi nói tới tư duy và công nghệ và dân chủ và tất cả những thứ nằm trong sự quan tâm của chúng ta. Tôi dám chắc rằng đó chỉ là một khoản tiền còm mà chúng ta cần chi ra để thực sự bắt đầu giải quyết những vấn đề này. Khi nào mà chúng ta làm được thế, tôi sẽ không còn giận dữ nữa. Các bạn của tôi, hãy giúp tôi làm điều đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) John Legend: Vậy tỉ lệ bỏ học cao nhất tại tổ chức Harlem Children's Zone là bao nhiêu? Geoffrey Canada: Như anh biết đấy, John, 100% trẻ tốt nghiệp trung học năm ngoái ở trường tôi. 100% bọn trẻ tiếp tục lên đại học. Và tỉ lệ tốt nghiệp trung học năm nay cũng vẫn là 100% Tôi có nghe nói rằng có 93% học sinh chấp nhận tiếp tục lên đại học. Chúng ta nên nhận 7% còn lại. Như thế đấy. (Vỗ tay) JL: Làm thế nào anh có thể dõi theo bọn trẻ sau khi chúng tốt nghiệp phổ thông? GC: Anh biết đấy, một trong những vấn đề tồi tệ của nước ta là những đứa trẻ này, những đứa trẻ dễ bị tồn thương này, khi anh đưa chúng đến trường học, thì chúng lại bỏ học với con số kỉ lục. Và chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải thiết kế một mạng lưới hỗ trợ thật sự cho những đứa trẻ này bằng nhiều cách giống như một người cha, một người mẹ tốt. Chúng làm phiền bạn. Chúng gọi điện cho bạn và nói: "Tớ muốn xem điểm của bạn. Bài thi trước của bạn thế nào? Bạn sẽ nói gì khi bạn muốn bỏ học. Và bạn sẽ không quay trở lại đây nữa." Rất nhiều học sinh của tôi biết là bạn không thể quay lại Harlem vì Geoff đang tìm bạn. Kiểu như là "Tôi thật sự không thể quay lại." Không. Tốt hơn hết là bạn nên ở trường. Tôi không đùa cợt tẹo nào về chuyện này. đây là một vấn đề nghiêm túc. Khi bọn trẻ biết rằng bạn sẽ không để chúng thất bại, điều đó sẽ tạo ra một áp lực khác với chúng và chúng sẽ không từ bỏ dễ dàng. Đôi khi, chúng không cảm thấy điều đó. Chúng nói rằng "Thầy/Cô biết đấy, em không muốn bỏ học, nhưng em biết là mẹ em sẽ phát điên lên mất." Đó là điều quan trọng với bọn trẻ. Chúng ta cố gắng tạo ra những chiến lược để dìu dắt, giúp đỡ, hỗ trợ, và khuyến khích bọn trẻ để nói với chúng rằng, "Con có thể làm được. Mọi việc có thể khó khăn nhưng chúng ta sẽ không để con thất bại." JL: Cảm ơn rất nhiều, Tiến Sĩ Canada. Xin một tràng pháo tay nữa cho Tiến Sĩ thưa quý vị. (Vỗ tay) Khi tôi 27 tuổi tôi đã từ bỏ công việc đầy thách thức là tư vấn quản lí để đến với một công việc thậm chí còn gian nan hơn: dạy học. Tôi dạy toán lớp bảy ở trường công New York City. Cũng như những giáo viên khác, tôi soạn câu hỏi và bài kiểm tra. Tôi giao bài tập về nhà cho học sinh. Sau khi thu bài, tôi chấm điểm. Điều khiến tôi bất ngờ đó là IQ không phải là điểm khác biệt duy nhất giữa học sinh giỏi nhất và học sinh tồi nhất của tôi. Một số học sinh giỏi nhất của tôi không có chỉ số IQ cao ngất ngưởng. Một vài học sinh thông minh nhất của tôi lại không có điểm số cao. Và điều đó khiến tôi phải suy nghĩ. Những gì bạn phải học ở môn toán lớp bảy, hẳn là rất khó: tỉ số, số thập phân, diện tích của hình bình hành. Nhưng những kiến thức này không phải không thể học được, và tôi chắc chắn mọi học sinh của tôi đều có thể học được những kiến thức đó nếu chúng đủ chăm chỉ trong thời gian dài. Sau vài năm đi dạy tiếp theo, tôi rút ra kết luận rằng những gì chúng ta cần trong lĩnh vực giáo dục là sự thấu hiểu về học sinh và việc học tập dưới góc độ động lực và góc độ tâm lí. Trong giáo dục, thứ chúng ta biết cách đánh giá chính xác nhất là IQ. Nhưng biết đâu việc bạn có thể học tốt và sống tốt phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là khả năng tiếp thu nhanh và dễ dàng? Vì thế tôi đã nghỉ dạy, đi học cao học và trở thành bác sĩ tâm lí. Tôi bắt đầu nghiên cứu về trẻ em và người lớn trong các tình huống vô cùng thách thức, và trong mỗi nghiên cứu, câu hỏi của tôi luôn là ai là người thành công ở đây và tại sao? Nhóm nghiên cứu của tôi đã đến học viện quân sự West Point. Chúng tôi thử dự đoán xem học viên nào sẽ tiếp tục tham gia huấn luyện quân sự và ai sẽ bỏ cuộc. Chúng tôi đã đến cuộc thi Chính tả Quốc gia và cố gắng đoán xem đứa trẻ nào sẽ tiến xa nhất trong cuộc thi. Chúng tôi nghiên cứu về những giáo viên mới vào nghề làm việc trong môi trường cực kì khó khăn, dự đoán xem những giáo viên nào sẽ tiếp tục ở lại giảng dạy đên tận cuối năm học, và trong số họ, ai là người cải thiện kết quả học tập của học sinh hiệu quả nhất? Chúng tôi cộng tác với những công ty tư nhân, tìm hiểu xem nhân viên bán hàng nào sẽ tiếp tục công việc của mình và nhân viên nào kiếm được nhiều tiền nhất. Trong tất cả các hoàn cảnh khác nhau đó có một yếu tố nổi bật báo hiệu cho sự thành công Và đó không phải trí thông minh xã hội (social intelligence) Đó không phải là vẻ ngoài ưa nhìn, thể lực tốt, cũng không phải là IQ. Mà đó là sự bền bỉ. Sự bền bỉ bao gồm lòng đam mê và sự kiên trì để đạt tới một mục tiêu dài hạn. Bền bỉ nghĩa là có sức chịu đựng tốt. Bền bỉ là luôn hướng tới tương lai của bạn, ngày này qua ngày khác, không chỉ trong một tuần, không phải trong một tháng mà trong nhiều năm liền, và luôn cố gắng làm việc để biến tương lai đó thành hiện thực Bền bỉ nghĩa là sống như thể cuộc đời là một cuộc chạy marathon, chứ không phải một cuộc chạy nước rút. Vài năm trước, tôi bắt đầu nghiên cứu về tính bền bỉ ở trường công Chicago. Tôi đã mời hàng ngàn học sinh sắp tốt nghiệp trung học làm những bảng khảo sát về tính bền bỉ, sau đó đợi khoảng hơn một năm để xem những ai sẽ tốt nghiệp. Hóa ra những học sinh bền bỉ hơn thì nhiều khả năng sẽ tốt nghiệp hơn hẳn, kể cả khi tôi so sánh chúng ở mọi phương diện mà tôi có thể đo đếm được như thu nhập gia đình điểm thi tiêu chuẩn, thậm chí cả mức độ an toàn những đứa trẻ cảm thấy khi ở trường. Như vậy không chỉ ở tại West Point hay trong cuộc thi Chính tả Quốc gia sự bền bỉ mới quan trọng. Nó cũng rất quan trọng trong trường học, đặc biệt là với những em đang có nguy cơ bỏ học. Đối với tôi, điều bất ngờ nhất về tính bền bỉ đó là việc chúng ta biết ít như thế nào, khoa học biết ít như thế nào, về cách xây dựng nó. Mỗi ngày, các bậc phụ huynh và những giáo viên đều hỏi tôi rằng, "Làm thế nào để rèn luyện tính bền bỉ cho những đứa trẻ? Làm thế nào tôi có thể dạy chúng tin vào sức lao động? Làm thế nào để tôi có thể khiến chúng luôn luôn cảm thấy có động lực?" Thành thật mà nói, tôi không biết. Điều tôi biết đó là tài năng không khiến bạn trở nên bền bỉ hơn. Những số liệu của chúng tôi đã cho thấy rõ rằng có rất nhiều người tài năng nhưng không chịu kiên trì với những mục tiêu của họ. Sự thật là, trong những số liệu của chúng tôi, sự bền bỉ thường không liên quan hay thậm chí tương quan nghịch với tài năng. Đến bây giờ, quan điểm hay nhất mà tôi từng được nghe về cách xây dựng sự chăm chỉ ở trẻ đó là "tư tưởng cầu tiến". Đây là một quan điểm được phát triển tại đại học Stanford bởi Carol Dweck. Quan điểm này nói rằng khả năng học tập không phải là thứ không thể thay đổi, nó có thể thay đổi cùng với những nỗ lực của bạn. Tiến sĩ Dweck đã chỉ ra rằng khi trẻ đọc và học về não bộ và cách nó thay đổi và phát triển khi đối mặt với thách thức. có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ trở nên kiên trì hơn mỗi khi chúng thất bại, bởi chúng không còn tin rằng thất bại đó là vĩnh viễn. Vì vậy "tư tưởng cầu tiến" là một tư tưởng tuyệt vời cho việc xây dựng tính bền bỉ. Nhưng chúng ta cần nhiều hơn thế. Tôi sẽ kết thúc bài phát biểu của mình tại đây, bởi đó là tất cả những gì chúng ta đạt được tại thời điểm này. Đó cũng là công việc đang chờ chúng ta phía trước. Chúng ta cần phải phát huy những ý kiến hay nhất cùng với trực giác mạnh nhất và kiểm chứng chúng. Chúng ta cần phải đánh giá xem liệu chúng ta đã thành công hay chưa và chúng ta phải sẵn sàng thất bại hay phạm sai lầm, để bắt đầu lại với những bài học đã học được. Nói cách khác, chúng ta cần phải bền bỉ trong việc khiến những đứa trẻ trở nên bền bỉ hơn. Cảm ơn. Tôi đã lớn lên ở bờ Đông Los Angeles, và thậm chí hồi đó tôi không nghĩ là mình nghèo. Cha tôi là một tay anh chị đáng nể thời đó, ông quản lý các con đường. Mọi người đều biết tôi là ai, vì thế tôi đã nghĩ mình rất quan trọng, và luôn được bảo vệ, mặc dù cha tôi đã trải qua phần lớn cuộc đời trong và ngoài vòng lao lý, thế nhưng tôi đã có một người mẹ đáng ngạc nhiên, bà hoàn toàn không phụ thuộc. Bà làm việc tại một trường trung học địa phương ở vị trí một nhân viên thư ký khoa, vì vậy bà ấy đã sớm thấy tất cả học sinh bị đẩy ra khỏi lớp học, bởi rất nhiều lý do, nhưng chúng vẫn cần được quản lý. Ôi, thế là văn phòng của mẹ tôi đã quá tải. Vậy, hãy nhìn mà xem, những đứa trẻ như chúng tôi có nhiều thứ để bận tâm phát sinh từ bên ngoài lớp học, và đôi khi chúng tôi còn chưa sẵn sàng để đối mặt. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không thể. Chỉ là sẽ cần một chút it thời gian. Chẳng hạn, tôi nhớ có một hôm tôi bắt gặp cha mình co giật, sùi bọt mép, và sốc thuốc phiện trên sàn nhà tắm. Thực sự, bạn có nghĩ trong tình huống đó việc ngồi xuống và làm bài tập về nhà là ưu tiên hàng đầu của tôi không? Không hẳn vậy. Thực ra tôi đã rất cần một đơn vị hỗ trợ, một nhóm người sẵn sàng giúp đỡ để đảm bảo rằng tôi không trở thành một nạn nhân trong tình cảnh của chính mình, đó là những con người sẽ giúp tôi tiến xa hơn những thứ mà tôi nghĩ mình có thể làm được. Tôi cần những thầy cô giáo, ở lớp học, hàng ngày, những người nói với tôi rằng, "Em có thể làm tốt hơn thế hơn" Nhưng tiếc thay, trường trung học địa phương thời ấy không thể làm được điều đó. Trường có nhiều bằng nhóm học sinh, tỉ lệ thôi việc của các giáo viên cao. Vì vậy, mẹ tôi đã bảo, "Con sẽ đi xe buýt trong một tiếng rưỡi từ nhà mỗi ngày". Đó là điều tôi đã trải qua trong suốt 2 năm sau đó, Tôi đã đi xe buýt đến khu vực sôi động của thị trấn. Rồi thì cuối cùng, tôi cũng học ở đó một ngôi trường hỗn tạp. Ở đó có cả những tay anh chị thứ thiệt, và một vài trong chúng tôi rất cố gắng để xây dựng hình ảnh ngôi trường này. Ồ, quyết tâm đứng ngoài lề những chuyện rắc rối là một điều khó mà tránh được. Bạn phải cố sống sót. Đôi khi bạn phải làm một số thứ. Vì vậy đã có nhiều thầy cô nghĩ là, "Em ấy chưa bao giờ có ý định thực hiện nó. Em ấy không nhiệt tình. Và em ấy sẽ không tiến xa được." Một vài thầy cô thực sự cho rằng tôi là thứ bỏ đi, vô vọng. Thế nhưng sau đó, họ rất ngạc nhiên cái khoảnh khắc tôi tốt nghiệp trung học. Tôi được nhận vào học ở trường đại học Pepperdine, và quay trở lại chính ngôi trường trung học mà tôi đã theo học ấy để trở thành trợ lý đặc biệt. Rồi sau đó tôi bảo với họ rằng, "Tôi muốn trở thành giáo viên." Một thầy giáo, đã như thế này, "Cái gì? Tại sao? "Tại sao em muốn làm việc này?" Thế rồi tôi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình ở chính ngôi trường tôi đã học, và thực sự muốn cứu vớt những đứa trẻ giống như tôi. Rồi thì cứ mỗi năm học, tôi chia sẻ quá khứ của mình cho những đứa trẻ ấy, vì rằng chúng cần phải biết mỗi người đều có một câu chuyện, đều có những khó khăn, trở ngại và ai cũng cần được giúp đỡ trong cuộc sống. Tôi ở đây để giúp các em trong hành trình đó. Do đó, với tư cách một giáo viên mới, tôi tạo ra cơ hội. Rồi ngày đó, một học sinh bước vào lớp em ấy đã bị đâm vào tối hôm trước. Tôi đã nói thế này, "Em cần phải tới bệnh viện, y tá ở trường, hoặc một chỗ nào đó." Em ấy trả lời, "Không đâu, cô giáo, em không định tới đó. Em cần phải đến lớp vì em phải tốt nghiệp." Vì em ấy hiếu rằng tôi sẽ không để em ấy trở thành nạn nhân trong tình cảnh của mình, hơn nữa cần phải vững vàng, tiếp tục tiến lên. Và ý tưởng này tạo ra một nơi an toàn cho những đứa trẻ của chúng ta cũng như giúp ta hiểu được điều mà lũ trẻ quan tâm, đến gần hơn với gia đình chúng -- Tôi khao khát điều đó, nhưng tôi không thể thực hiện điều này một mình trong ngôi trường với 1.600 đứa trẻ, và các thầy cô giáo thì thôi việc từ năm này qua năm khác. Làm sao bạn có thể thiết lập được những mối quan hệ như vậy? Câu trả lời là chúng tôi đã kiến tạo một ngôi trường mới. Và chúng tôi đã tạo ra viện phương tiện ứng dụng San Fernando. Và chúng tôi đã chắc chắn rằng sẽ được nối kết với hệ thống trường học để được hỗ trợ và gây quỹ. Nhưng liên quan việc này, chúng tôi muốn đạt đến sự tự chủ: tự chủ trong vấn đề thuê các giáo viên mà chắc rằng họ sẽ làm việc hiệu quả; tự chủ trong việc xây dựng các môn học để không phải chỉ dạy bài 1.2 ở trang 5 mà thôi, không cần như thế; và tự chủ trong vấn đề quản lý ngân sách, để đầu tư tiền vào đúng chỗ, không cần phải làm theo chỉ thị của quận hay bang. Chúng tôi cần những sự tự chủ như vậy. Nhưng giờ đây, mô hình đã thay đổi, nó không còn là một quá trình dễ dàng nữa, thậm chí khi đã hoàn thành. Nhưng chúng tôi đã phải thực hiện nó. Cộng đồng của tôi phải nghĩ ra các phương pháp mới. Và ở vai trò một trường trung học tiên phong trong tất cả các trường trung học công lập ở Los Angeles, bạn buộc phải tin rằng lúc bấy giờ có một vài ý kiến trái chiều. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi lo sợ chuyện gì sẽ xảy ra nếu phương pháp đó sai? nếu mà nó có gì sai? Nhưng cũng có thể chúng tôi đúng hướng? Thế là chúng tôi đã tiến hành. Vì thế mặc dù các giáo viên đã phản đối khi chúng tôi chỉ ký hợp đồng 1 năm -- bạn không thể dạy, hoặc bạn không muốn dạy, bạn không đứng lớp để dạy các học sinh của chúng tôi. (Vỗ tay) Do đó ở năm thứ 3, thử xem chúng tôi đã thực hiện như thế nào? Chúng tôi biến ngôi trường thành nơi đáng để đến mỗi ngày. Làm cho học sinh cảm thấy chúng quan trọng đối với chúng tôi. Xây dựng các môn học phù hợp và liên hệ mật thiết với chúng, và chúng sử dụng tất cả công nghệ hợp thời nhất. Laptop, máy vi tính, máy tính bảng -- bạn đặt tên những thứ này, nhưng các em học sinh có chúng. Chương trình làm phim hoạt hình, phần mềm, công cụ làm phim, chúng có tất cả những thứ này. Và nhờ chúng tôi kết nối môn học đến những gì chúng đang thực hành -- Ví dụ, chúng thực hiện các buổi tuyên truyền dịch vụ công cộng cho hoạt động xã hội phòng chống ung thư. Những tài liệu tuyên truyền có ở hệ thống xe đẩy địa phương. Dạy cho học sinh các yếu tố của việc thuyết phục, với cách này thì còn gì thực tế bằng. Điểm số bài kiểm tra của học sinh ở bang chúng tôi đã tăng lên hơn 80 điểm kể từ khi chúng tôi thành lập ngôi trường này. Hơn nữa nó khiến tất cả cổ đông làm việc cùng nhau -- những giáo viên và hiệu trưởng ký hợp đồng làm việc một năm, đã làm việc hơn cả thời lượng được thỏa thuận trong hợp đồng mà không đòi bất cứ khoản đền bù nào. Và bước tiến mới này đã khiến một thành viên ban giám hiệu nhà trường người mà đang có ý định "vận động hành lang" phát biểu rằng, "Bạn biết đấy, quận đang cố gắng để ngăn cấm hoạt động này, nhưng bạn có quyền tự do thực hiện nó." Và nó cũng làm cho những phụ huynh năng nổ những người chỉ ở đó 1 lần, đã hiện diện ở đó hàng ngày, thế nhưng ai là một phần trong hoạt động quản trị của chúng ta, ra quyết định đối với con cái mình. Vì rằng tại sao học sinh cần đi xa khỏi nơi chúng thường sống? Chúng đáng được hưởng lối giáo dục chất lượng ở vùng lân cận một ngôi trường mà chúng có thể tự hào khi học tập ở đây, và một ngôi trường mà cộng đồng có thể tự hào, và chúng cần giáo viên đấu tranh cho chúng hàng ngày và tiếp thêm sức mạnh cho chúng tiếp tục vượt lên hoàn cảnh thực tại. Bởi vì đã đến lúc mà những đứa trẻ như tôi ngưng trở thành ngoại lệ, và trở nên bình thường. Cảm ơn rất nhiều! (Vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một quan điểm mới rằng tại sao việc đầu tư vào giáo dục mầm non chính là đầu tư vào công ích. Điều này hoàn toàn khác biệt, bởi vì khi mọi người nhắc đến giáo dục mầm non họ thường nói đến những lợi ích tuyệt vời dành cho lũ trẻ Với những em có đi học mẫu giáo các em thường đạt được điểm số K-12 cao hơn do vậy thu nhập sau này cũng khá hơn Tất cả những điều này đều quan trọng, nhưng điều tôi muốn chia sẻ là những gì mà giáo dục mầm non mang lại cho nền kinh tế của quốc gia cũng như sự đóng góp trong việc phát triển nền kinh tế Điều này thật sự rất cần thiết bởi vì nếu chúng ta muốn tăng cường đầu tư vào các chương trình giáo dục mầm non chúng ta cần thuyết phục chính quyền cùng góp sức Chính phủ luôn có đủ khả năng và họ cần phải làm một điều gì đó Vậy nên chúng ta cần đề xuất ý kiến với họ kể cả những nhà làm luật thuộc chính phủ, cho họ thấy tầm quan trọng của việc này rằng họ có trách nhiệm trong sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế quốc dân. Khi nói về việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ý tôi không phải thứ gì quá to tát. Điều tôi muốn nói ở đây, đó chính là giáo dục bậc mầm non có thể mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho đất nước và do đó, tăng thu nhập bình quân cho công dân của đất nước. Tôi cho rằng mỗi lần mọi người bàn về sự phát triển của nền kinh tế địa phương, họ thường không đặt ưu tiên cho những thứ như chăm sóc trẻ em và giáo dục mầm non. Tôi biết điều này. Tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu. Tôi từng trao đổi vấn đề này với khá nhiều quan chức trong các cơ quan nhà nước chuyên về phát triển kinh tế cũng như những nhà làm luật. Và thấy rằng khi họ nghĩ về phát triển kinh tế khu vực, họ sẽ nghĩ ngay đến khuyến khích thuế doanh nghiệp, giảm thuế nhà đất, thuế tín dụng thu nhập cá nhân, và bạn biết rồi đấy, hàng triệu các chính sách khác nữa. Ví dụ như, các bang thường cạnh tranh khá sôi nổi để thu hút những đầu tư mới các khu công nghiệp tự động, hoặc ít ra mở rộng chúng Họ đưa ra đủ loại chính sách về thuế. Những chương trình này có thể có chút ý nghĩa nếu chúng thực sự thúc đẩy các khu quy hoạch mới và cách chúng mang lại lợi ích, đó là, tạo ra nhiều công việc hơn nữa, tăng tỉ lệ người có việc làm, tăng thu nhập quốc dân. Cho nên có thể nói lợi ích của người dân đều được đánh đổi bằng cái giá họ phải trả qua việc trả các khoản thuế này. Tôi cho rằng thật sự các chương trình giáo dục mầm non cũng có thể làm được những điều này, nhưng bằng một cách khác. Chính xác hơn là một cách gián tiếp. Các chương trình này có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm tốt hơn thông qua việc các bạn xây dựng và đầu tư hiệu quả cho công tác ngành mầm non qua đó sẽ phát triển các kĩ năng cho chính nguồn nhân lực địa phương nếu giả sử như sau này không có gì biến động về dân số, chính nguồn lực lao động chất lượng cao này sẽ là những người tiên phong tạo ra nhiều công việc hơn nữa và góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người tại chính địa phương mình Tôi sẽ đưa ra một số con số cụ thể cho các bạn. Mời các bạn quan sát các bằng chứng nghiên cứu khá chi tiết - về mức độ ảnh hưởng của giáo dục mầm non đến các thành tựu trong giáo dục, lương bổng và các kĩ năng khác của những người từng theo học sau này, bạn có thể thấy ảnh hưởng rất rõ, bạn có thể thấy bao nhiêu công dân tiếp tục ở lại địa phương hoặc không di chuyển đi nơi khác và bạn thấy đấy biết bao nhiêu các kĩ năng giúp ích cho công việc sau này, vậy nên có lẽ chúng ta sẽ rút ra kết luận từ những nghiên cứu này, rằng mỗi một đô-la bạn đầu tư cho giáo dục mầm non sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người tại địa phương lên 2.78 đô-la hay nói cách khác, tỉ lệ thu về là 3:1 Thậm chí chúng ta có thể thu về nhiều hơn thế nữa có thể đến 16:1 nếu tính luôn hoạt động tội phạm, cũng như những lợi ích từ những người từng tham gia bậc giáo dục mầm non được hưởng đã di chuyển đến nơi khác sinh sống, nhưng chỉ cần tập trung nhấn mạnh đến con số 3 đô-la thôi bởi vì nó cũng đủ sức gây chú ý và quan trọng để chứng minh cho các nhà làm luật và hoạch định chính sách quốc gia rằng họ nên hành động. Lợi ích cốt lõi tôi vừa nêu hoàn toàn phù hợp đối với các nhà hoạch định chính sách trên phương diện phát triển kinh tế. Một trong những lời phàn nàn bạn thường nghe, hoặc có thể chưa nghe vì chúng ta thường lịch sự né tránh nói về nó, đó là, tại sao tôi phải đóng thuế để đầu tư cho con người khác? Lợi ích cho tôi là gì? Vấn đề là ở chỗ, có một sự hiểu lầm khá lớn về mức độ phụ thuộc của mọi người vào nền kinh tế của địa phương. Điều đáng nói ở đây về sự phụ thuộc liên đới, đó là sự ảnh hưởng lan tràn của các kĩ năng -- khi con cái người hàng xóm càng tích luỹ được nhiều kĩ năng, cũng đồng nghĩa làm gia tăng sự thịnh vượng của mọi người kể cả với những ai hầu như không có chút đổi mới gì về vốn kĩ năng của họ. Khá nhiều các nghiên cứu đã cho thấy nếu bạn tập trung vào thứ tác động chính yếu đến sự tăng trưởng của các khu đô thị, chắc chắn đó không phải nhờ chính sách giảm thuế, giảm chi hay cắt giảm lương bổng nhưng là do các trình độ của các khu đó. Chúng ta thường lấy tỷ lệ phần trăm số cử nhân tốt nghiệp như một thước đo các kĩ năng Vì vậy, ví dụ như khi bạn nhìn vào một khu trung tâm như Boston, Minneapolis - St. Paul, Thung lũng Silicon, những khu vực này không có hoạt động kinh tế tốt lắm vì ở đó giá khá rẻ. Tôi không biết bạn đã bao giờ thử mua một ngôi nhà ở thung lũng Silicon chưa nó thực sự không ở mức rẻ đâu. Chúng tăng lên vì họ là những người có tay nghề cao. Vì vậy khi chúng ta đầu tư vào những đứa trẻ khác nữa, và xây dựng những kĩ năng cho chúng, thì chúng ta đang tăng khả năng việc làm của cả một khu vực. Một ví dụ khác, nếu chúng ta nhìn vào những thứ quyết định tiền lương của mỗi cá nhân thì ta sẽ thấy rằng, điều quyết định tiền lương phụ thuộc một phần vào nền tảng giáo dục của cá nhân đó, ví dụ như họ có bằng đại học hay không. Một trong những sự thật thú vị là, theo thống kê, bên cạnh tầm ảnh hưởng của nền tảng học vấn của mình, nền tảng học vấn của tất cả những người khác trong phạm vi khu vực sẽ tác động đến lương của ta. Có nghĩa là, kể cả khi bạn không thay đổi trình độ học vấn của mình, thì bạn vẫn bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ở nơi bạn sống. Bạn sẽ thấy rằng phần tỉ lệ đó tác động tỉ lệ thuận lên thu nhập của bạn kể cả khi học vấn của bạn không thay đổi. Thực tế là, sự tác động đó lớn đến nỗi khi ai đó tốt nghiệp đại học, sẽ gây ra hiệu ứng tràn lên lương của tất cả những người khác trong cùng khu vực. Hiệu ứng đó trên thực tế là lớn hơn cả những tác động trực tiếp khác. Tóm lại nếu ai đó tốt nghiệp đại học, thu nhập cả đời của họ sẽ tăng lên một con số khổng lồ, trên 700,000 đô la. Sẽ có ảnh hưởng lên tất cả mọi người trong khu vực, nếu tỉ lệ đỗ đại học tăng và nếu bạn cộng tỉ lệ đó vào -- nó sẽ chỉ ảnh hưởng nhỏ lên mỗi người nhưng nếu bạn cộng lại ảnh hưởng của tất cả trong khu vực, bạn sẽ thấy được thu nhập của khu vực đó tăng lên gần 1 triệu đô la. Con số này thực tế lớn hơn lợi ích trực tiếp khi đầu tư vào giáo dục của một cá nhân. Rốt cuộc thì chuyện gì đã xảy ra? Cái gì có thể giải thích cho ảnh hưởng này? Hãy nghĩ về nó theo cách này. Tôi có thể là người có kĩ năng giỏi nhất trên thế giới này, nhưng nếu đồng nghiệp của tôi đều kém cỏi, thì cấp trên của tôi sẽ thấy thật khó khăn để giới thiệu những công nghệ mới, những kỹ thuật sản xuất mới. Chính vì thế, cấp trên của tôi sẽ trở nên kém hiệu quả. Họ sẽ không thể trả tôi lương cao. Kể cả khi tất cả mọi người trong công ty tôi đều có kĩ thuật tốt, mà công nhân chịu trách nhiệm cung cấp cho công ty tôi có kĩ thuật không tốt công ty tôi sẽ trở nên khó cạnh tranh ở thị trường trong nước và cả nước ngoài. Và một lần nữa, công ty mất đi năng lực cạnh tranh sẽ không thể trả lương cao được, Và, thường trong những những doanh nghiệp công nghệ cao họ vẫn luôn cố gắng lấy những ý tưởng và nhân viên từ các doanh nghiệp khác. Vì vậy rõ ràng năng suất tại những công ty ở Thung Lũng Si-li-côn liên quan rất nhiều đến kĩ năng của nhân viên không chỉ ở trong công ty mà còn ở những công ty khác trong cùng khu vực. Thế nên nếu chúng ta đầu tư vào con cái của cả những người khác từ những năm giáo dục mầm non và các chương trình giáo dục sớm một cách chất lượng cao, chúng ta sẽ giúp được, không chỉ những đứa trẻ ấy mà còn tất cả những người khác trong khu vực tăng thu nhập và khu vực đó sẽ tạo ra rất nhiều việc làm. Một sự phản đối thường gặp đối với việc đầu tư vào giáo dục mầm non là sự lo sợ rằng mọi người sẽ rời khỏi bang. Ví dụ như là, các bạn biết đấy, có thể bang Ohio đang nghĩ về việc đầu tư thêm vào giáo dục mầm non cho trẻ em tại Columbus, Ohio nhưng họ rất lo lắng rằng những đứa trẻ Buckeyes này, vì một lí do kì lạ nào đó, quyết định chuyển đến Ann Arbor, Michigan và trở thành Wolverines. Và có thể Michigan cũng sẽ nghĩ về việc đầu tư vào trường mầm non ở Ann Arbor, Michigan và lo lắng rằng lũ trẻ Wolverines này cuối cùng sẽ chuyển sang Ohio và trở thành Buckeyes. Và vì thế họ sẽ không đầu tư nữa vì tất cả mọi người đều chuyển đi. Thực tế thì, nếu bạn nhìn vào số liệu, người Mỹ chúng ta không dễ dàng chuyển đi như mọi người vẫn thỉnh thoảng tưởng tượng Số liệu nói rằng trên 60 phần trăm người Mỹ dành gần như cả cuộc đời và sự nghiệp của mình ở bang nơi họ được sinh ra. 60 phần trăm. Con số này không thay đổi nhiều lắm giữa các bang Và cũng thay đổi nhiều lắm với tình hình kinh tế của bang đó. Bất kể nó đang khủng hoảng hay tăng trưởng Con số này cũng không bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi thời gian Thế nên sự thật là, nếu bạn đầu tư vào trẻ em, họ sẽ ở lại. Hoặc ít nhất, những người ở lại sẽ đủ để bù lại cho nền kinh tế của bang. Được rồi, để tổng hợp lại, đã có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu rằng giáo dục mầm non, nếu chất lượng cao sẽ đổi lại những kĩ năng cao hơn sau này. Cũng đã có nhiều bằng chứng nghiên cứu rằng mọi người sẽ vẫn ở lại và bang đó sẽ có được những nhân viên với kĩ thuật cao hơn mà chính họ sẽ mang lại lương cao và nhiều công việc hơn cho địa phương của mình và nếu bạn tính số đô la, thì chúng ta sẽ được khoảng 3 đô la lợi nhuận cho nền kinh tế của bang. Vì thế trong quan điểm của tôi, những bằng chứng nghiên cứu đều thuyết phục và tất cả đều rất lô-gíc Rốt cuộc thì rào cản nào đã ngăn mọi việc lại? Quả nhiên, rào cản đầu tiên chính là giá cả. Khi bạn nhìn vào số tiền mà chúng ta phải trả nếu tất cả các bang đều đầu tư vào giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi, giáo dục nội trú cho trẻ 4 tuổi đó sẽ là một con số lớn hàng năm 30 tỷ đô la. Đúng là 30 tỷ đô la là rất nhiều tiền. Mặt khác, nếu bạn đối chiếu với dân số của nước Mỹ, 300 triệu dân thì số tiền sẽ là 100 đô nếu tính theo đầu người Thế nào? 100 đô mỗi người là điều mà chính phủ các bang đều có thể chi trả được Chỉ là vấn đề của ý chí chính trị đơn giản để làm được điểu đó Và, tất nhiên, như tôi đã nhắc đến cái giá này mang theo cả lợi ích tương đương Tôi đã đề cập rằng sẽ có bội số của khoảng 3, cụ thể là 2,78 bù vào lợi nhuận của nền kinh tế bang đó tức là khoảng 80 tỷ thêm vào thu nhập Và nếu như chúng ta muốn chuyển số tiền hàng tỷ đô la đó thành thứ gì đó ý nghĩa hơn một chút chúng ta đang nói về, những đứa trẻ có thu nhập bình quân thấp số tiền này sẽ tăng thu nhập lên khoảng 10 phần trăm cho toàn bộ sự nghiệp của chúng, chỉ bằng việc đi đến trường mầm non chẳng cần tăng K12 hay bất cứ thứ gì sau đó, cũng chẳng liên quan đến học phí đại học hay khả năng học đại học chỉ trực tiếp đầu tư vào trường mầm non và chúng ra sẽ có 5 phần trăm cộng vào thu nhập cho những đứa trẻ tầng lớp trung lưu. Tóm lại đây là sự đầu tư mà đáng giá về mọi mặt cho phạm vi rộng tất cả các nhóm thu nhập trong dân số của bang và mang lại lợi nhuận lớn và thiết thực. Cho đến hiện tại, đó mới là một rào cản. Tôi đã nghĩ về một rào cản khác sâu xa hơn đó chính là tính lợi ích lâu dài của những chương trình giáo dục mầm non Luận điểm mà tôi là, chúng ta đang tăng chất lượng của nguồn nhân lực địa phương và nhờ đó tăng sự phát triển kinh tế. Rõ ràng nếu chúng ta có trường mầm non cho trẻ 4 tuổi, chúng ta sẽ không phải bắt chúng, khi lên 5 tuổi, phải đi làm cho những xí nghiệp, đúng không? Ít ra tôi hy vọng là không. Thế nên chúng ta đang nói về sự đầu tư mà nếu nói về tác động lên nền kinh tế liên bang, sẽ không được bù lại trong khoảng 15 đến 20 năm, và tất nhiên nước Mỹ nổi tiếng là xã hội thiên về lợi ích ngắn hạn. Hiện tại, bạn có thể đáp lại tôi rằng, và tôi đã từng làm điều này vài lần trong các buổi diễn thuyết, rằng có thể có những lợi ích khác nữa ví dụ như giảm chi phí giáo dục đặc biệt hoặc là cha mẹ sẽ quan tâm nhiều hơn đến trường mầm non, hay có thể chúng ta sẽ có hiệu ứng di cư khi có những cha mẹ muốn tìm những trường mầm non tốt hơn và tôi nghĩ những điều này hoàn toàn có thể đúng nhưng theo một cách nào đấy, họ đang đi lạc đề. Cuối cùng thì, đây là những gì chúng ta đầu tư vào thời điểm hiện tại để cho tương lai. Và thứ tôi muốn để lại cho các bạn mà tôi nghĩ, chính là câu hỏi cuối cùng này. Ý tôi là, tôi là một nhà kinh tế, nhưng đây chắc chắn không phải là một câu hỏi kinh tế, mà là một câu hỏi về vấn đề đạo đức Liệu chúng ta, những người dân Hoa Kỳ, xã hội của chúng ta liệu có thể đưa ra những quyết định chính trị để hy sinh hiện tại bằng cách đóng thêm thuế để có thể phát triển tương lai lâu dài cho không những con cái của chúng ta, mà của cả cộng đồng hay không? Liệu đất nước chúng ta có thể làm điều đó không? Và đây là câu hỏi mà mỗi công dân và cử tri cần tự hỏi Đó có phải là điều mà bạn vẫn đang đầu tư, nếu bạn vẫn tin vào khái niệm đầu tư? Bởi vì đó chính là khái niệm của đầu tư. Bạn hy sinh hiện tại để được đền đáp sau này. Bản thân tôi nghĩ những bằng chứng nghiên cứu về lợi ích của những chương trình mầm non cho nền kinh tế địa phương là rất thuyết phục. Tuy nhiên, lựa chọn đạo đức hay chính trị, vẫn tuỳ thuộc vào chúng ta, những công dân và cử tri. Cảm ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Lớn lên ở Đài Loan và là con gái của một người viết thư pháp, tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà mẹ tôi chỉ cho tôi vẻ đẹp, kích thước và hình thù của những chữ cái trong tiếng Trung. Kể từ đó, tôi rất thích thú với thứ tiếng đầy bất ngờ này. Nhưng với một người không nói tiếng Trung, thì thứ tiếng này là bất khả xâm phạm giống như Vạn lý trường thành vậy. Trong những năm qua, tôi luôn tự hỏi rằng liệu mình có thể phá vỡ bức tường bao bọc này để giúp cho những ai muốn tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp của thứ tiếng tinh túy này. Tôi bắt đầu nghĩ rằng một phương pháp học tiếng Trung mới sẽ rất có ích. Từ khi năm tuổi, tôi đã bắt đầu tập viết từng nét chữ của một từ theo thứ tự đúng. Trong suốt 15 năm, mỗi ngày tôi đều học từ mới. Vì chúng ta chỉ có 5 phút vậy nên tôi sẽ giảng giải cho các bạn một cách ngắn gọn và đơn giản. Thường thì một học giả tiếng Trung có thể hiểu được hơn 20000 kí tự Các bạn chỉ cần biết 1000 từ để có thể hiểu được những văn bản cơ bản. 200 từ quan trọng nhất sẽ giúp các bạn hiểu được 40% chữ viết cơ bản - đủ để các bạn có thể đọc được biển báo giao thông, thực đơn nhà hàng, và hiểu được những ý cơ bản trên những trang web hay trong sách báo. Ngày hôm nay, tôi sẽ lấy ví dụ về 8 kí tự để chỉ cho các bạn về phương pháp học. Các bạn sẵn sàng chứ? Hãy mở miệng thật to và để nó có hình dạng của một hình vuông. Các bạn sẽ có chữ "Khẩu" Đây là hình của một người đang đi dạo. Chữ "Nhân". Nếu đám lửa có hình dạng của một người với hai cánh giơ lên, và khi người đó hét lên, "Cứu! Tôi đang bị cháy" Biểu tượng này cũng chính là hình của ngọn lửa, nhưng tôi thích nghĩ theo cách này hơn. Hãy nghĩ theo cái nào hợp với bạn hơn nhé. Đây là cái "cây". "Cây" Đây là "ngọn núi" "Mặt trời" "Mặt trăng" Hình cái "cửa" trông giống như hai cái cửa ở các quán rượu miền Tây nước Mĩ Tôi gọi tám kí tự này là những kí tự quan trọng nhất Chúng tạo là nền móng để tạo nên những kí tự khác "Nhân" Nếu có "người" đi đằng sau, đó sẽ là "đi theo". Có một câu nói cổ là, hai thì là "nhóm bạn", còn ba thì là một "đám đông" Nếu một "người" dang rộng tay ra, "người" này nói, "Nó to chừng này." Một "người" ở trong "miệng", "người" đó đã bị bắt giữ. "Người" đó là "tù nhân", giống như Jonah ở trong cá voi vậy. Một cái cây sẽ là "cây". Hai cái "cây" sẽ là "gỗ". Với ba cái "cây", chúng ta có một "cánh rừng". Khi đặt tấm ván dưới cái "cây", chúng ta có "nền tảng" Đặt cái "miệng" ở trên cây, đó sẽ là "thằng ngốc" Để dễ nhớ thì, bởi cái "cây" mà biết nói thì sẽ khá ngốc ngếch. Có nhớ từ "lửa" không? Khi có hai "lửa", tôi sẽ cảm thấy rất nóng. Khi có ba "lửa" thì sẽ có rất nhiều ngọn lửa Khi đặt "lửa" ở dưới hai cái "cây", nó sẽ cháy. Với chúng tôi, "mặt trời" là nguồn gốc của sự thịnh vượng. Hai "mặt trời" đứng cạnh nhau là "thịnh vượng" Còn ba thì sẽ là "lấp lánh". Nếu "mặt trời" và "mặt trăng" ở cạnh nhau, nó tạo nên sự sáng sủa. Nó có nghĩ là ngày mai, sau một ngày và một đêm. "Mặt trời" mọc ở trên đường chân trời. Mặt trời mọc "cái cửa". Đặt cùng tấm gỗ ở trong cửa, đó sẽ là cái "chốt cửa" Nếu để cái "miệng" vào trong cái "tủ", và hỏi: Gõ gõ. Có ai ở nhà không? "Người" này đã trốn ra khỏi cái cửa, trốn thoát, "lẩn trốn" Ở bên trái, chúng ta có một người phụ nữ Hai "người phụ nữ" cạnh nhau, họ sẽ có "cãi nhau". (Cười) Ba "người phụ nữ", cẩn thận nhé, đó là "chuyện người lớn". Như vậy là, chúng ta đã xét qua gần 30 kí tự. Bằng phương pháp này, với tám kí tự quan trọng chúng ta có thể xây dựng lên 32 kí tự. Nhóm tám kí tự tiếp theo sẽ có thêm 32 kí tự nữa. Và với một chút nỗ lực, bạn có thê học hàng trăm kí tự, giống như một đứa trẻ Trung Quốc tám tuổi vậy. Và sau khi chúng ta biết được các kí tự, chúng ta có thể tạo các cụm từ. Ví dụ, "ngọn núi" và "lửa" đứng cạnh nhau, ta sẽ có "núi lửa". Nước Nhật được biết đến là đất nước mặt trời mọc Đây là "mặt trời" được đặt cùng với từ "nguồn gốc" bởi Nhật nằm ở phía Đông của Trung Quốc Vậy "mặt trời", cùng với từ "nguồn gốc", ta có "nước Nhật" Một "người" đi sau "nước Nhật", nó sẽ là? "Người Nhật" Kí tự ở bên trái là hai ngọn núi chụm lại với nhau ở đỉnh. Ở Trung Quốc thời xưa, nó có nghĩa là "đày ải" bởi hoàng đế Trung Quốc thời xưa bắt giữ những tù nhân chính trị trên những ngọn núi. Và bây giờ, "đầy ải" được chuyển thành "trốn tránh" Cái "miệng" biểu thị nơi bạn có thể đi ra khỏi là "lối ra" Slide này là để nhắc nhở tôi kết thúc bài nói của mình tại đây Cảm ơn. (Vỗ tay) 7 giờ 45 phút sáng, tôi mở cánh cửa bước vào một tòa nhà chú tâm vào nó, nơi làm tôi xao động Tôi đi dọc những hành lang đã được lau chùi hàng ngày bởi những người gác cổng nhưng tôi chưa bao giờ có quyền vinh danh họ. Những chiếc tủ khóa bị mở toang như những chiếc miệng há hốc của những cậu nam sinh khi nhìn thấy các nữ sinh trong những bộ trang phục che kín sự yếu đuối của họ lại phô bày tất cả những thứ còn lại. Nam tính được giả tạo bởi những người đàn ông lớn lên không cha dưới lớp hoá trang là những tên đầu gấu nguy hiểm được trang bị vũ trang nhưng lại cần những cái ôm. Giáo viên được trả lương ít hơn số tiền họ phải trả để đến đây. Nhiều thanh thiếu niên đến đây để được học tập nhưng chưa bao giờ được học bơi, tại một nơi như Biển Đỏ khi chuông vang lên. Đây là sân đào tạo. Trường trung học của tôi là Chicago, đa dạng và tụ hội về chung một mục đích Những mối quan hệ xã hội giống như dây thép gai. Những cái mác như "Bình thường" hay "Danh giá" cộng hưởng lại. Tôi là một người Danh giá nhưng về nhà với những học sinh Bình thường là những người lính nơi trên lãnh thổ của chính họ. Đây là sân đào tạo để phân loại những cái Bình thường , những cái Danh giá, một chu kì luôn lặp lại được xây dựng để tái chế rác thải của hệ thống. Học cách viết hoa từ nhỏ, những chữ cái dạy bạn rằng chủ nghĩa tư bản nuôi lớn bạn nhưng bạn phải dẫm lên một ai đó khác để đạt được mục đích. Đây là sân đào tạo nơi mà một nhóm được dạy để dẫn đầu và nhóm còn lại được dạy để theo sau. Đừng hỏi tại sao có quá nhiều người phỉ nhổ chướng ngại, vì sự thật thì khó mà chấp nhận. Nhu cầu về bằng cấp đã làm cho nhiều người đóng băng. Bài tập về nhà thì căng thẳng, nhưng khi về nhà mỗi ngày thì nhà là công việc, bạn không muốn làm bài được giao trên lớp nữa. Đọc sách giáo khoa thì căng thẳng nhưng việc đọc lại không phiền phức mấy khi bạn cảm thấy câu chuyện của mình đã được viết, dù nó có chết yểu hay được xuất bản đi chăng nữa. Làm bài kiểm tra thì căng thẳng, nhưng việc sử dụng web Scantron thì không thể ngăn cho đạn khỏi nổ. Tôi có nghe thấy hệ thống giáo dục đang ngày càng đi xuống, nhưng tôi tin rằng họ đang thành công với mà họ được huấn luyện để thực hiện đào tạo bạn, giữ bạn đi đúng hướng, tìm ra giấc mơ Mĩ mà đã làm thất vọng rất nhiều người trong số chúng ta Vỗ tay Cám ơn rất nhiều. Tôi chuyển tới Mỹ 12 năm trước với vợ tôi Terry và hai người con của chúng tôi. Tuy nhiên, thực sự là chúng tôi chuyển tới Los Angeles-- (Cười) mà cứ nghĩ rằng chúng tôi đang tới Mỹ, nhưng dù sao, đó cũng là một chuyến đi ngắn từ Los Angeles tới Mỹ. Tôi tới đây 12 năm trước, và khi tới đây, tôi đã nghe nhiều chuyện, chẳng hạn như, "Người Mỹ không hiểu được sự mỉa mai." Bạn đã bao giờ nghe điều này chưa? Điều này không đúng. Tôi đã đi hết mọi miền đất nước. Tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy người Mỹ không hiểu được sự mỉa mai. Đó là một trong những huyền thoại văn hóa, giống như, "Người Anh thì sống khép kín." Tôi không biết tại sao mọi người lại nghĩ như vậy Chúng ta đã xâm chiếm mọi quốc gia mà mình đối đầu. (Tiếng cười) Nhưng nói người Mỹ không hiểu được sự mỉa mai là không đúng, nhưng tôi chỉ muốn bạn biết rằng đó là những gì mọi người đang nói về bạn sau lưng bạn. Dạng như, khi bạn rời khỏi phòng khách nhà nào đấy ở châu Âu, người ta nói, may mắn thay, không ai mỉa mai trước sự hiện diện của bạn. Nhưng tôi biết rằng người Mỹ hiểu được sự mỉa mai Khi tôi tình cờ biết được đạo luật "Không đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau." Bởi vì cái người nghĩ ra cái tiêu đề ấy hiểu được sự mỉa mai, phải không, bởi vì-- (Tiếng cười) (Vỗ tay) — bởi vì thực tế là chúng ta đang bỏ lại hàng triệu trẻ em phía sau. Tôi thấy rằng đó không phải là một cái tên rất hấp dẫn cho một đạo luật. "Hàng triệu trẻ em bị bỏ lại phía sau". Tôi có thể thấy điều đó. Kế hoạch là gì? Vâng, chúng tôi đề nghị để lại hàng triệu trẻ em phía sau, và đây là cách nó vận hành. Và nó thật sự hiệu quả. Ở một số khu vực trên đất nước, 60 phần trăm trẻ em bỏ học trung học. Trong cộng đồng người Mỹ bản xứ, con số đó là 80 phần trăm trẻ em. Nếu chúng ta giảm đi một nửa số đó, thì ước tính nó sẽ tạo ra một khoảng lợi nhuận cho nền kinh tế Mĩ gần một nghìn tỉ đô la trong hơn 10 năm. Dựa trên quan điểm kinh tế học , đây là một bài toán hay, phải không, rằng chúng ta nên làm điều này? Thực sự thì nó tiêu tốn một lượng tiền lớn để dọn dẹp những thiệt hại từ cuộc khủng hoảng bỏ học. Nhưng cuộc khủng hoảng bỏ học chỉ là phần nổi của tảng băng. Điều mà nó không tính đến là tất cả những đứa trẻ đang đi học nhưng không nhận thấy việc học lôi cuốn , những học sinh không cảm thấy thích thú, những trẻ không nhận được bất kỳ lợi ích thực sự từ trường học. Và lý do không phải là chúng ta không chi đủ tiền. Nước Mỹ chi nhiều cho giáo dục hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Quy mô lớp học nhỏ hơn so với nhiều nước. Và có hàng trăm sáng kiến mỗi năm để thử nghiệm và cải tiến giáo dục. Vấn đề là, tất cả đều theo một hướng sai lệch. Có ba nguyên tắc dựa trên đó, cuộc sống con người phát triển, và chúng mâu thuẫn với nền văn hóa giáo dục mà theo đó hầu hết các giáo viên đều phải lao động và hầu hết học sinh phải chịu đựng. Đầu tiên là, con người thì khác nhau và đa dạng một cách tự nhiên Tôi có thể hỏi bạn, bao nhiêu người trong số bạn đã có con hoặc cháu? Thế còn từ hai đứa trở lên. Được rồi. và những người còn lại từng thấy những đứa trẻ đó. (Tiếng cười) Những con người nhỏ bé quanh quẩn đâu đây. Tôi cá với bạn và tôi tự tin rằng tôi sẽ thắng. Nếu bạn đã có từ hai đứa con trở lên Tôi cược với bạn chúng hoàn toàn khác nhau. Phải không? Phải không? (Vỗ tay) Bạn sẽ không bao giờ nhầm lẫn chúng, đúng không? Giống như, "Con là đứa nào? Nhắc bố xem. Mẹ con và bố sẽ áp dụng một kiểu hệ thống mã màu, để bố mẹ không bị nhầm lẫn." Giáo dục theo kiểu "Không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau" không dựa trên sự đa dạng mà là sự tuân thủ. Những gì trường học được khuyến khích làm là tìm ra những gì trẻ em có thể làm được trong một mảng thành tích hạn hẹp Một trong những ảnh hưởng của luật "Không Trẻ Em Nào Bị Bỏ Lại Phía Sau" là thu hẹp trọng tâm vào cái gọi là những nguyên tắc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học). Chúng rất quan trọng. Tôi không ở đây để tranh luận chống lại khoa học và toán học. Ngược lại, chúng rất cần thiết nhưng không phải là tất cả. Một nền giáo dục thực sự phải cung cấp được khối lượng tương đương cho nghệ thuật, nhân văn, cho giáo dục thể chất. Rất nhiều trẻ em, xin lỗi, cám ơn — (vỗ tay) — Ước tính ở Mỹ gần đây là giống như 10 phần trăm trẻ em, đi theo con đường đó đang được chẩn đoán với nhiều tình trạng khác nhau dưới cái tên " bệnh lý thiếu tập trung" ADHD. Tôi không phủ nhận điều đó. Tôi chỉ không nghĩ rằng nó là một thứ bệnh dịch như vậy. Nếu bạn bắt đứa trẻ ngồi yên, giờ này qua giờ khác, thực hiện công việc thư ký cấp thấp, Đừng ngạc nhiên nếu chúng bắt đầu bồn chồn. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Trẻ em, hấu hếti , không phải chịu đựng sự rối loạn tâm lý. Chúng chịu đựng thời thơ ấu. (Tiếng cười) Và tôi biết điều này bởi vì tôi đã dành phần đầu cuộc đời mình làm một đứa trẻ. Tôi đã trải qua toàn bộ điều này. Trẻ em phát triển tốt nhất với một chương trình đa dạng mà đón chào những tài năng khác nhau, chứ không chỉ là một vài loạt trong số chúng. Và nhân tiện đây, nghệ thuật không chỉ quan trọng bởi vì chúng cải thiện điểm số toán học. Chúng quan trọng bởi vì chúng đối thoại với những phần khác của trẻ em mà khôngchưa được chạm tới bời những cách khác Điều thứ hai, cảm ơn các bạn-(vỗ tay) Nguyên tắc thứ hai khiến cho cuộc sống con người phát triển là sự tò mò. Nếu bạn có thể thắp lên tia lửa tò mò trong một đứa trẻ, chúng sẽ tự tìm hiểu mà không cần thêm bất kỳ sự trợ giúp nào, thường là vậy. Trẻ em là những học giả bẩm sinh. Đó là một thành tựu thực thụ khi khám phá ra cái khả năng đặc biệt đó, hoặc là vùi lấp nó. Tò mò là cỗ máy của thành tựu. Lí do tôi nói điều này là bởi vì một trong những ảnh hưởng của dòng văn hóa gần đây, nếu tôi có thể nói như vậy, đã khiến những giáo viên trở nên không lành nghề. Không có một hệ thống nào trên thế giới hoặc bất kỳ trường học nào trên cả nước mà tốt hơn giáo viên. Giáo viên là nhân tố quyết định đối với thành công của trường học. Nhưng dạy học là một nghề nghiệp sáng tạo. Giảng dạy, đúng lý ra được hình thành, không phải là một hệ thống phân phối. Bạn ở đó không chỉ để truyền tải thông tin bạn thu nhận. Những giáo viên tuyệt vời làm như vậy, nhưng những giáo viên tuyệt vời cũng thực hiện việc cố vấn, khơi gợi, kích động, thu hút tham gia. Bạn thấy đấy, cuối cùng thì, giáo dục là về việc học hỏi. Nếu việc học không diễn ra, không thể gọi là giáo dục nữa. Và mọi người có thể tốn thời gian vô ích thảo luận về giáo dục mà không đề cập đến việc học. Mục đích của toàn bộ nền giáo dục là khiến mọi người học hỏi. Một người bạn của tôi, một người bạn già - thực sự rất già, ông ấy chết rồi. (Tiếng cười) Ai cũng chỉ già được đến thế thôi, tôi e là như thế. Nhưng ông ấy là một người tuyệt vời, một triết gia tuyệt vời Ông đã từng nói về sự khác biệt giữa nhiệm vụ và cảm giác đạt được thành tựu. Bạn biết đấy, bạn có thể tham gia vào hoạt động nào đó, nhưng không thực sự đạt được nó, giống như ăn kiêng. Anh ta kìa. Anh ta đang ăn kiêng. Anh ta đã giảm được ký nào chưa? Chưa được. Giảng dạy là một từ như thế. Bạn có thể nói, " Đó là Deborah, cô ấy ở phòng 34, cô ấy đang giảng dạy." Nhưng nếu không ai học được điều gì thì sao, cô có thể đang tham gia vào nhiệm vụ giảng dạy nhưng không thực sự hoàn thành nó. Vai trò của một giáo viên là tạo điều kiện học tập. Thế thôi. Và một phần của vấn đề là, tôi nghĩ rằng, văn hóa thống trị giáo dục đã tập trung vào không phải là giảng dạy và học tập, mà là việc kiểm tra. Kiểm tra là quan trọng. Những bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa có một vai trò nhất định. Nhưng chúng không nên là thứ văn hóa thống trị giáo dục. Chúng chỉ nên là sự đánh giá. Chúng chỉ nên hỗ trợ. (Vỗ tay) Nếu tôi đi khám sức khỏe, Tôi muốn có một vài xét nghiệm được tiêu chuẩn hóa. Như bạn đã biết, tôi muốn biết mức cholesterol của mình là bao nhiêu so sánh với những người khác trên cùng một quy mô tiêu chuẩn. Tôi không muốn được thông báo về kết quả dựa trên một mức đo mà bác sĩ của tôi phát minh trên xe. "Cholesterol của bạn là những gì tôi gọi là Mức Độ Cam." "Thật sao? Như vậy thì có tốt không? ""Chúng tôi không biết nữa." Nhưng tất cả là để hỗ trợ việc học. Chứ không phải là cản trở nó, mà hiển nhiên thì thường xuyên là vậy. Vì vậy thay cho sự tò mò, những gì chúng ta có là một nền văn hóa của việc tuân thủ. Trẻ em và giáo viên của chúng ta được khuyến khích để thực hiện theo định kỳ các thuật toán thay vì để kích thích sức mạnh của trí tưởng tượng và sự tò mò. Và nguyên tắc thứ ba là: cuộc sống con người vốn đã sáng tạo. Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta có bản lí lịch khác nhau Chúng ta tự tạo ra cuộc sống cho chính mình, và chúng ta có thể tái tạo lại chúng khi chúng ta trải qua chúng. Nó là một loại tiền tệ phổ biến của đời sống con người. Đó là lý do tại sao văn hóa con người là rất thú vị và đa dạng và sống động. Ý tôi là, các động vật khác cũng có thể có trí tưởng tượng và sự sáng tạo, nhưng không có nhiều bằng chứng cho điều đó, phải không, bằng chúng ta? Ý tôi là, bạn có thể có một con chó. Và con chó của bạn có thể bị trầm cảm. Bạn biết đấy, nhưng nó không nghe nhạc của ban Radiohead, đúng không? (Tiếng cười) Và ngồi nhìn bâng quơ ra cửa sổ với một chai Jack Daniels. (Tiếng cười) Và bạn nói với nó, "Mày có muốn đi dạo không?" Nó trả lời, "không, tôi ổn Đi đi. Tôi sẽ chờ. Nhưng nhớ chụp ảnh lại." Tất cả chúng ta tạo ra cuộc sống riêng của mình thông qua quá trình không ngừng nghỉ của việc tưởng tượng ra sự thay đổi và những khả năng, và một trong những vai trò của giáo dục là đánh thức và phát triển những sức mạnh này của sự sáng tạo. Thay vào đó, thứ chúng ta có là một nền văn hóa tiêu chuẩn. Thưa các bạn, nó không cần phải vậy. Thực sự không cần. Phần Lan thường xuyên đứng đầu trong lĩnh vực toán học, khoa học và đọc hiểu. Chúng ta chỉ biết đó là những gì họ làm tốt bởi vì đó là tất cả những gì đang được kiểm tra gần đây Đó là một trong những vấn đề của bài kiểm tra. Chúng không tìm kiếm những điều khác có cùng tầm quan trọng Điều xảy ra ở Phần Lan là: họ không bị ám ảnh bởi những kỷ luật. Họ có một cách tiếp cận rất rộng đến giáo dục bao gồm nhân văn, giáo dục thể chất, các loại hình nghệ thuật. Hai là, không có kiểm tra mang tính chất tiêu chuẩn hóa tại Phần Lan. Ý tôi là, có một chút, nhưng nó không phải thứ đánh thức người ta dậy vào buổi sáng. Nó là không phải là thứ giữ họ lại bàn học. Và điều thứ ba, tôi đã dự cuộc họp gần đây với một số người từ Phần Lan, người Phần Lan thực thụ, và một vài người tới từ hệ thống giáo dục Mỹ đã nói với những người ở Phần Lan, " Các anh làm gì với tỉ lệ bỏ học ở Phần Lan?" Và tất cả họ trông có chút bối rối, rồi nói: "À. chúng tôi không có ai bỏ học cả. Tại saolại bỏ học? Nếu ai đó đang gặp rắc rối, chúng tôi sẽ nhanh chóng nhận ra giúp họ và hỗ trợ họ." Mọi người luôn luôn nói, "Vâng, bạn biết đấy, bạn không thể so sánh Phần Lan với Mỹ." Không. Tôi nghĩ rằng Phần Lan có khoảng 5 triệu dân. Nhưng bạn có thể so sánh nó với một tiểu bang ở Mỹ. Nhiều tiểu bang ở Mỹ có ít người hơn vậy. Ý tôi là, tôi đã đến một số tiểu bang ở Mỹ và tôi là người duy nhất ở đó. (Tiếng cười) Thực sự. Thực sự. Tôi đã được yêu cầu tự khóa cửa khi rời khỏi. (Tiếng cười) Nhưng những gì tất cả các hệ thống có hiệu suất cao trên thế giới đang làm hiện nay là những gì không hiển nhiên, thật đáng buồn thay, trên khắp các hệ thống tại Mỹ -- ý tôi là, nói chung. Một là: họ cá nhân hóa việc giảng dạy và học tập. Họ nhận ra rằng học sinh là những người đang học và hệ thống phải gắn bó với chúng, sự tò mò, cá tính, và sáng tạo của chúng. Đó là cách bạn khiến chúng học. Thứ hai là các hệ thống này trao cho nghề dạy học một vị thế rất cao. Họ nhận ra rằng bạn không thể cải thiện giáo dục nếu bạn không chọn được người tuyệt vời để giảng dạy và nếu bạn không liên tục cho họ sự hỗ trợ và phát triển chuyên môn. Đầu tư vào phát triển chuyên môn không phải là một khoản tốn kém. Nó là một món đầu tư, và mỗi quốc gia thành công đều hiểu rõ điều này cho dù đó là Úc, Canada, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông hay Thượng Hải. Và thứ ba là, họ chuyển giao trách nhiệm tới cấp độ trường học để hoàn thành công việc. Bạn thấy đấy, có một sự khác biệt lớn ở đây giữa việc đi sâu vào một chế độ chỉ huy và điều khiển trong giáo dục-- Đó là những gì đang xảy ra trong một số hệ thống. Bạn biết đấy, Chính phủ Trung ương quyết định hoặc chính quyền tiểu bang quyết định họ biết điều tốt nhất và họ sẽ cho bạn biết phải làm gì. Vấn đề là rằng giáo dục không tiếp diễn trong các phòng ban của tòa nhà lập pháp của chúng ta. Nó xảy ra trong lớp học và trường học, và những người làm điều đó là các giáo viên và học sinh, và nếu bạn loại bỏ quyết định của họ, nó sẽ không hoạt động nữa. Bạn phải trả nó lại cho người dân. (Vỗ tay) Có những điều tuyệt vời xảy ra trên đất nước này. Nhưng tôi phải nói rằng nó xảy ra bất chấp nền văn hóa thống trị của giáo dục, chứ không phải nhờ vào nó. Cũng giống như người ta cứ chèo thuyền ngược gió mãi. Và tôi nghĩ lí do là: phần lớn các chính sách hiện tại dựa trên khái niệm cơ giới của giáo dục. Giống như giáo dục là một quá trình công nghiệp mà có thể được cải thiện chỉ bằng cách có dữ liệu tốt hơn, và một nơi nào đó, tôi nghĩ rằng, ở mặt sau của tâm trí trong một số nhà tạo lập chính sách này là ý tưởng cho việc nếu chúng ta tinh chỉnh nó, nếu chúng ta thực hiện nó một cách đúng đắn chẳng bao lâu mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Nó sẽ không, và nó đã không bao giờ như vậy. Vấn đề là giáo dục không phải là một hệ thống cơ khí. Nó là một hệ thống con người. Nó là về con người, những người muốn học hỏi hoặc không muốn học hỏi. Mỗi học sinh bỏ học đều có lí do riêng nó bắt nguồn từ chính sinh lý của chúng. Chúng có thể thấy nhàm chán. Chúng có thể thấy rằng đi việc học là kỳ quặc với cuộc sống mà chúng đang sống bên ngoài trường học. Có những xu hướng, nhưng những câu chuyện luôn luôn độc nhất. Tôi đã dự một cuộc họp gần đây ở Los Angeles của-- cái mà đang được gọi là chương trình giáo dục kiểu khác. Đây là những chương trình được thiết kế để trẻ em trở lại với giáo dục. Chúng có một số tính năng phổ biến. Chúng mang tính cá nhân. Chúng hỗ trợ mạnh mẽ cho các giáo viên, tạo mối liên kết với cộng đồng là một chương trình mở rộng và đa dạng, và những chương trình thường xuyên mà ở đó thu hút học sinh trong và ngoài trường học. Và chúng hiệu quả. Điều thú vị với tôi là, chúng được gọi là "giáo dục thay thế." Bạn biết không? Và tất cả các bằng chứng từ trên khắp thế giới là, Nếu tất cả chúng ta làm điều đó, sẽ không cần thiết phải có những biện pháp thay thế nữa. (Vỗ tay) Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta phải bám lấy một ẩn dụ khác. Chúng ta phải nhận ra rằng nó là một hệ thống con người, và có những điều kiện theo đó người ta phát triển mạnh mẽ, và các điều kiện mà theo đó họ không như vậy. Chúng ta cuối cùng cũng là các sinh vật hữu cơ, và nền văn hóa trường học là hoàn toàn cần thiết. Văn hóa là một thuật ngữ hữu cơ, phải không? Không xa nơi tôi sống có một nơi được gọi là Thung lũng chết. Thung lũng chết là nơi nóng nhất, khô nhất tại Mỹ, và không có gì phát triển ở đó. Không có gì phát triển có bởi vì ở đó không mưa. Do đó, Thung Lũng Chết. Vào mùa đông năm 2004, trời mưa tại Thung Lũng Chết. Bảy inches nước mưa đo được trong một thời gian rất ngắn. Và trong mùa xuân năm 2005, đã có một hiện tượng. Toàn bộ Thung Lũng Chết được nở đầy hoa trong một thời gian. Điều đó đã chứng minh rằng: Thung Lũng Chết không phải là chết. Nó chỉ là im ngủ mà thôi. Ngay bên dưới bề mặt là những hạt giống của các khả năng chờ đợi các điều kiện để hồi sinh, và với hệ thống hữu cơ, nếu các điều kiện là đúng, cuộc sống là một điều không tránh khỏi. Bất cứ khi nào cũng có thể xảy ra. Bạn có một khu vực, một trường học, một quận, bạn thay đổi các điều kiện, cung cấp cho mọi người một ý thức khác về những khả năng. một hình thức khác của sự mong đợi, một phạm vi rộng hơn của cơ hội, bạn yêu mến và trân trọng các mối quan hệ giữa giáo viên và học viên, bạn đáp ứng cho người dân quyền quyết định để được sáng tạo và để đổi mới những gì họ làm, và trường học mà đã từng bị tước mất nay trỗi dậy. Những nhà lãnh đạo tuyệt vời biết điều đó. Vai trò thực sự của lãnh đạo trong giáo dục-- và tôi nghĩ rằng đó là sự thật ở cấp quốc gia, cấp nhà nước, ở cấp độ trường học-- là không và không nên là chỉ huy và điều khiển. Vai trò thực sự của lãnh đạo là kiểm soát môi trường, tạo ra một môi trường của khả năng. Và nếu bạn làm điều đó, mọi người sẽ vươn lên và đạt được những điều mà bạn hoàn toàn không hề nghĩ tới và không thể đoán trước được Có một câu nói tuyệt với từ Benjamin Franklin. "Có ba loại người trên thế giới: Những người ngồi yên một chỗ, những người không lấy, họ cũng không muốn lấy nó, họ sẽ không làm gì cho điều đó. Có những người có thể hành động, những người nhìn thấy sự thay đổi là cần thiết và sẵn sàng để lắng nghe điều đó. Và có những người hành động, những người làm cho mọi việc xảy ra." Và nếu chúng tôi có thể khuyến khích nhiều người hơn, đó sẽ là một phong trào. Và nếu phong trào là đủ mạnh, đó là, theo ý nghĩa tốt nhất của từ này, một cuộc cách mạng. Và đó là những gì chúng ta cần. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ai cũng cần một huấn luyện viên. dù bạn là vận động viên bóng rổ, vận động viên tennis, vận động viên thể dục dụng cụ hoặc một người chơi bài bridge (cười) Huấn luyện viên chơi bài bridge của tôi, Sharon Osberg, nói rằng có nhiều hình ảnh trong đầu của bả hơn bất cứ ai khác trên thế giới này (Tiếng cười) Xin lỗi, Sharon. Đây này. Chúng ta đều cần người nhận xét. Đó là cách chúng ta tiến bộ Thật không may, có một nhóm người hầu như không có phản hồi hệ thống để giúp họ làm việc tốt hơn, và những người này có một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới. Tôi đang nói về giáo viên. Khi Melinda và tôi biết được những nhận xét mà giáo viên nhận được vô ích như thế nào Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ. Cho đến gần đây, hơn 98% giáo viên chỉ nhận nhận xét bằng 1 từ: Đạt yêu cầu Nếu tất cả các huấn luyện viên chơi bài bridge của tôi bảo rằng tôi đã "đạt yêu cầu" Tôi sẽ chẳng mong trở nên tốt hơn. Làm thế nào tôi sẽ biết ai là giỏi nhất? Làm thế nào tôi biết những gì tôi làm là khác biệt? Ngày nay, các vùng đang chỉnh sửa lại cách họ đánh giá giáo viên, nhưng ta vẫn hầu như không cho họ nhận xét thật sự giúp họ tiến bộ trong công việc. Giáo viên của chúng ta xứng đáng hơn thế. Hệ thống chúng ta có ngày nay không công bằng cho họ. Nó không công bằng cho sinh viên, và nó đưa khả năng lãnh đạo thế giới của Mỹ vào rủi ro. Hôm nay tôi muốn nói về việc làm thế nào để giúp các giáo viên có được các công cụ để cải thiện thứ họ muốn và xứng đáng. Hãy bắt đầu bằng cách hỏi những người đang làm tốt. Vâng, tiếc là không có bảng xếp hạng quốc tế đối với các hệ thống đánh giá giáo viên. Vì vậy, tôi nhìn vào các quốc gia nơi mà sinh viên học tập tốt và xem những gì họ đang làm để giúp giáo viên của họ cải thiện. Xem xét bảng xếp hạng cho việc đọc thành thạo. Nước Mỹ không phải là số 1. Chúng ta không ở trong cả top 10. Chúng đứng thứ 15 cùng với Iceland và Ba Lan. Bây giờ, trên tất cả mọi nơi mà đọc tốt hơn nước Mỹ, bao nhiêu trong số họ có hệ thống mẫu mực để giúp giáo viên cải thiện? Mười một trong số 14. Nước Mỹ đứng thứ 15 về đọc sách, nhưng đứng thứ 23 về khoa học và 31 về toán học. Vậy là chỉ có 1 lĩnh vực mà ta gần nhóm đầu, và đó là do ta không trao cho các giáo viên sự giúp đỡ mà họ cần để phát triển các kỹ năng. Hãy xem nơi có kết quả học tập tốt nhất: thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Bây giờ, họ xếp hạng số một trên bảng, về đọc, toán học và khoa học, và một trong những chìa khóa cho thành công đáng kinh ngạc của Thượng Hải là cách họ giúp giáo viên liên tục cải thiện. Họ đảm bảo rằng các giáo viên trẻ có cơ hội xem giáo viên cấp cao làm việc. Họ có nhóm học tập hàng tuần, nơi giáo viên họp lại và nói về những kết quả. Họ thậm chí yêu cầu mỗi giáo viên quan sát và phản hồi về các đồng nghiệp của họ. Bạn có thể hỏi, tại sao một hệ thống thế này quan trọng như vậy? Đó là bởi vì có rất nhiều biến thể trong nghề giảng dạy. Một số giáo viên hiệu quả hơn người khác nhiều. Trong thực tế, có những giáo viên khắp đất nước giúp sinh viên đạt những kết quả phi thường. Nếu 1 giáo viên trung bình ngày nay có thể trở thành tốt như thế sinh viên của chúng ta sẽ thổi bay phần còn lại của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần một hệ thống giúp tất cả giáo viên tốt nhất có thể. Hệ thống đó như thế nào? Vâng, để tìm hiểu, tổ chức của chúng tôi đã làm việc với 3.000 giáo viên ở các khu vực trên toàn quốc một dự án gọi là Đánh giá giảng dạy hiệu quả. Chúng tôi đã có các nhà quan sát xem video của các giáo viên trong lớp học và chấm điểm cách họ làm trên một loạt các thực hành. Ví dụ, họ có hỏi sinh viên những câu hỏi hóc búa? Họ có tìm nhiều cách để giải thích một ý tưởng? Chúng tôi cũng cho sinh viên làm khảo sát với những câu hỏi như "Giáo viên của bạn có biết khi nào thì lớp hiểu bài học?" "Bạn có tìm hiểu để sửa lỗi của mình?" Những gì chúng tôi khám phá rất thú vị. Trước hết, những giáo viên làm tốt trong thí nghiệm quan sát cho kết quả sinh viên tốt hơn nhiều. Do đó chúng tôi biết mình đang hỏi đúng câu hỏi. Và thứ hai, các giáo viên trong chương trình nói với chúng tôi rằng những đoạn phim và các cuộc khảo sát từ các sinh viên là những công cụ chẩn đoán rất hữu ích, vì chúng chỉ đến những chỗ cụ thể mà họ có thể cải thiện. Tôi muốn cho bạn xem thành phần video của MET này sẽ thế nào khi hoạt động. (Âm nhạc) (Video) Sarah Brown Wessling: Chào buổi sáng các em. Chúng ta hãy nói về những gì đang xảy ra vào ngày hôm nay. Để bắt đầu, chúng ta đang làm một rà soát đồng đẳng, okay? 1 ngày rà soát đồng đẳng, và mục tiêu ở cuối khóa học là để bạn có thể xác định bạn có tiến bộ để chứng minh trong bài luận của mình không. Tên tôi là Sarah Brown Wessling. Tôi là một giáo viên Anh Văn trung học tại trường phổ thông Johnston ở Johnston, Iowa. Quay sang ai đó bên cạnh bạn. Nói với họ bạn cho rằng tôi nói "tiến bộ để chứng minh" nghĩa là gì. Tôi đã nói -- tôi cho rằng có sự khác biệt đối với giáo viên giữa cách chúng ta nhìn việc mình làm với thực tế cụ thể của nó. Rồi, tôi muốn bạn vui lòng mang theo giấy của bạn. Tôi nghĩ rằng những gì video cung cấp cho chúng ta là một mức độ nhất định của thực tế. Bạn thực sự không thể tranh cãi những gì bạn thấy trên video, và có rất nhiều để được học từ đó, và có rất nhiều cách mà chúng tôi có thể phát triển như một nghề nghiệp khi chúng ta thực sự thấy điều này. Tôi chỉ có một camera và một chân đỡ nhỏ và đầu tư vào ống kính góc rộng bé xíu này. Đầu giờ học, tôi chỉ đặt nó ở cuối lớp học. Không phải góc hoàn hảo. Nó không nắm bắt mọi điều đang xảy ra. Nhưng tôi có thể nghe âm thanh. Tôi có thể thấy rất nhiều. Và tôi có thể học hỏi được rất nhiều từ nó. Vì vậy, nó thực sự có là một công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ trong nhận thức của tôi. Được rồi, hãy xem cái dài trước, okay? Khi ghi hình xong, tôi sẽ đưa vào máy tính, tôi sẽ quét và nhìn qua nó. Nếu không viết ra, tôi sẽ không nhớ. Ghi chú là một phần của quá trình suy nghĩ của tôi, và tôi phát hiện ra những gì tôi nhìn thấy khi đang viết. Tôi thực sự dùng nó cho phát triển cá nhân và nhận thức của tôi về chiến lược và phương pháp giảng dạy và quản lý lớp học, và tất cả những khía cạnh khác nhau của lớp học. Tôi vui rằng chúng tađã thực sự thực hiện quá trình rồi nên có thể so sánh cái gì hiệu quả, cái gì không. Tôi nghĩ video đó cho thấy rất nhiều bản chất của chúng ta khi là giáo viên theo cách giúp ta học và giúp ta hiểu và sau đó giúp cộng đồng rộng lớn hơn của chúng tahiểu ý nghĩa của công việc phức tạp này. Tôi nghĩ đó là một cách để sao lục và minh họa những điều ta không thể truyền đạt trong bài giảng, những điều không thể truyền đạt theo chuẩn mực, những điều thậm chí đôi khi không thể truyền đạt trong một cuốn sách sư phạm. Được rồi, mọi người, chúc cuối tuần vui vẻ. Tôi sẽ gặp các bạn sau. [Mỗi lớp học có thể trông như vậy] (Vỗ tay) Bill Gates: Một ngày, chúng tôi muốn mỗi lớp học ở Mỹ trông giống như thế. Nhưng chúng ta còn nhiều việc để làm. Chẩn đoán các lĩnh vực mà một giáo viên cần cải thiện chỉ là một nửa cuộc chiến. Chúng ta cũng cần cho họ những công cụ họ cần để làm chẩn đoán. Nếu bạn biết rằng mình cần cải thiện cách dạy phân số, bạn nên xem 1 video của người giỏi nhất thế giới dạy phân số. Việc xây dựng phản hồi giáo viên toàn diện này và hệ thống cải thiện sẽ không dễ dàng. Ví dụ, tôi biết một số giáo viên không đồng ý ngay với ý tưởng đặt camera trong lớp học. Điều đó dễ hiểu, nhưng kinh nghiệm của chúng tôi với MET cho thấy rằng nếu giáo viên quản lý quá trình, nếuhọ thu thập video trong lớp học của chính họ, và họ chọn những bài học mà họ muốn gửi, rất nhiều trong số họ sẽ hăng hái tham gia. Xây dựng hệ thống này cũng sẽ yêu cầu một đầu tư đáng kể. Tổ chức của chúng tôi ước tính chi phí sẽ cần tới 5 tỷ đô la. Giờ thì đó là con số lớn, nhưng nếu so về nhận thức, nó ít hơn 2 % những gì chúng ta chi cho lương giáo viên mỗi năm. Tác động đối với giáo viên sẽ là hiện tượng. Cuối cùng ta sẽ có cách để cho họ phản hồi, cũng như các phương tiện để hành động với nó. Nhưng hệ thống này sẽ có một lợi ích quan trọng hơn cho đất nước của chúng ta. Nó sẽ đưa chúng tôi trên lộ trình đảm bảo mọi sinh viên có được sự giáo dục tốt, tìm được sự nghiệp nhiều thỏa đáng và lợi ích, và có cơ hội để sống với ước mơ của họ. Điều này sẽ không chỉ làm cho đất nước chúng ta thành công hơn. Nó cũng sẽ làm chúng ta công bằng và thống nhất hơn. Tôi phấn khởi về cơ hội cho tất cả giáo viên sự hỗ trợ mà họ muốn và xứng đáng. Tôi hy vọng bạn cũng vậy. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Như một kiến trúc sư, bạn thiết kế cho hiện tại, từ những nhận thức về quá khứ, vì một tương lai không thể đoán được. Phương án xanh có thể sẽ là phương án quan trọng nhất và cũng là vấn đề ngày nay. Tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm 40 năm trước,chúng tôi có kỉ niệm 40 năm và để khám phá cũng như điểm qua một số quan sát về bản chất của sự bền vững. Bạn có thể tiên đoán được bao xa, cái gì sẽ tiếp sau đó mối đe dọa là gì, cái gì có thể xảy ra những thách thức, hay cơ hội? Tôi nghĩ... tôi đã từng nói trong quá khứ, nhiều năm về trước trước khi bất kì ai tạo ra khái niệm "Phương Án Xanh" rằng nó không phải là thời trang mà chính là sự sống còn. Nhưng cái tôi chưa nói, và cái tôi sắp nói tới để làm rõ quan điểm thật sự là, "xanh" thì thật là tuyệt tôi nhấn mạnh, các dự án có cảm hứng từ phương án này là về một lối sống đáng tôn vinh, theo một cách tôn vinh các địa điểm và không gian cái làm nên chất lượng cuộc sống. tôi hiếm khi trích dẫn điều gì cho nên tôi đang tìm một mảnh giấy nếu được trong đó một người, vào cuối năm, đã liều lĩnh nghĩ về những thứ cho cá nhân đó, như một người quan sát một nhà phân tích, nhà văn, một người tên Thomas Friedman, người đã viết trên tờ Herald Tribune, vào khoảng năm 2006. Ông ấy nói, "Tôi nghĩ thứ quan trọng nhất trong năm 2006 là sống và nghĩ xanh sẽ xâm nhập vào nên kinh tế nói chung. Chúng ta đã chạm đến cực điểm trong năm nay khi việc sống, hành động, thiết kế, đầu tư và sản xuất xanh trở nên được hiểu rõ bởi một số lượng lớn và quan trọng các công dân, các doanh nhân, các quan chức như những người yêu nước, mang tính tư bản, địa chính trị nhất và các thứ có tính cạnh tranh mà họ có thể làm. Do đó phương châm của tôi là : màu xanh là màu đỏ, trắng, và lam mới." Và tôi tự hỏi, theo cách nào đó, khi nhìn lại, "Khi nào các nhận thức về Trái Đất và sự mong manh của nó lần đầu tiên xuất hiện?" Và tôi nghĩ đó là vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, khi, lần đầu tiên, loài người nhìn lại Trái Đất. Và, theo cách nào đó, Buckminster Fuller chính là người tạo ra cụm từ đó. Và... trước khi sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản Tôi vinh dự được gặp nhiều phi hành gia ở Space City và nhiều nơi khác ở Nga. Và thật thú khi là, khi tôi ngẫm nghĩ lại Thì họ là những nhà môi trường học thực thụ đầu tiên. Trong họ tràn trề một loại đam mê tiên phong, gợi lên quanh những vấn đề của Biển Aral. Và trong khoảng thời gian đó, Theo một cách nào đó, một vài sự kiện đã diễn ra. Buckminster Fuller tựa như một "green guru" một lần nữa, một cụm từ chưa được định nghĩa rõ ràng. Ông ấy là nhà khoa học thiết kế, nếu bạn thích, hãy coi như một nhà thơ Nhưng ông ấy đã thấy trước mọi thứ đang diễn ra lúc này. Đó là một chủ đề khác, một cuộc đối thoại khác. Bạn có thể quay trở lại các văn bản của ông ấy: rất đáng kinh ngạc. Chính tại thời điểm đó, với một nhận thức được khơi gợi bởi khả năng tiên đoán của Buckminster, những mối quan tâm của ông ấy với vai trò công dân, một dạng công dân của hành tinh, đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi và những gì chúng tôi đang làm lúc ấy. Trong một số dự án, tôi đã chọn dự án này vì đó là vào năm 1973 và nó là một kế hoạch tổng thể. cho một hòn đảo của quần đảo Canary. Và nó đã vô tình trùng với khoảng thời gian mà bạn đã có cuốn bách khoa toàn thư về Trái Đất, cũng như có điệu nhảy hippie Và có những đặc điểm trong bản vẽ này, có lẽ muốn tổng hợp các gợi ý. Và tất cả những nhân tố đều có sẵn, thứ mà hiện nay trong cách nói hằng ngày, trong vốn từ của chúng ta như bạn biết, gần 30 năm sau năng lượng gió, tái chế, sinh khối, pin mặt trời Song song đó, xuất hiện một loại hình câu lạc bộ thiết kế riêng biệt Những người biết rõ về thiết kế được truyền cảm hứng từ các công trình của Dieter Rams và những mẫu hình mà ông tạo ra cho một công ty tên Braun Sự kiện này quay ngược về giữa những năm 50, 60 Và mặc cho các tiên đoán của Buckminster, Rằng mọi thứ sẽ được thu nhỏ và công nghệ sẽ làm nên một lối sống tuyệt vời - đạt được sự thoải mái, tiện nghi- Rất rất khó để hình dung rằng những thứ ta thấy trong bức ảnh này sẽ được thu gọn một cách cực kì phong cách và rằng, hơn thế nữa, sẽ nằm gọn trong lòng bàn tay bạn Và tôi nghĩ rằng cuộc cách mạng số hoá hiện nay đang đạt đến mức mà, khi thế giới ảo, thứ đã mang nhiều người đến đây cuối cùng cũng kết nối với thế giới thực, Thực tế là điều này đã được nhân văn hoá để thế giới số có thể có được sự thân thiết, tất cả sự gần gũi, sự định hướng của thế giới thực tương tự Có thể được tổng hợp theo một cách, bởi những thiết kế hoặc lựa chọn ở đây, ,như chúng ta đã được nhận quà một cách hào phóng vào giờ ăn trưa một câu chăm ngôn - một thể loại phát triển khác và một lần nữa, được truyền cảm hứng bởi một cảm giác giác quan tuyệt vời. Một vật tuyệt đẹp Vì vậy, một thứ vào những năm 50, 60 rất hiếm có đã trở nên phổ biến một cách thú vị Và việc đề cập đến iPod như một biểu tượng, và theo một cách gợi lên hiệu suất và sự truyền đạt Thật thú vị là vào đầu năm 2007 Tạp chí Financial Times bình luận rằng những công ty ở Detroit đố kị với hiệu ứng lan toả mà Toyota đã giành được từ dòng Prius như một dòng xe lai điện tiết kiệm nhiên liệu cạnh tranh với iPod trên phương diện sản phẩm biểu tượng Và tôi nghĩ rằng sẽ rất khó cưỡng lại việc cám dỗ chính chúng ta như các kiến trúc sư, hoặc những ai liên quan đến quá trình thiết kế rằng câu trả lời cho các vấn đề của chúng ta nằm ở các toà nhà Các toà nhà là rất quan trọng, nhưng chúng chỉ là một phần trong một bức tranh lớn hơn Nói cách khác, như tôi muốn trình bày ở đây Nếu bạn có thể đạt được điều không thể tương tự như động cơ vĩnh cửu Bạn có thể thiết kế một ngôi nhà không các-bon như một ví dụ. Đó có lẽ là đáp án. Không may, đó không phải là đáp án. Đó chỉ là khởi đầu của vấn đề. Bạn không thể tách riêng các kiến trúc khỏi cơ sở hạ tầng của các đô thị và sự lưu động của đường xá. Ví dụ, nếu theo thuật ngữ khơi gợi bởi Buckminster, chúng ta lùi lại và nhìn vào Trái Đất, và ta lấy một xã hội công nghiệp hoá điển hình, khi đó năng lượng tiêu dùng sẽ được chia ra giữa các toà nhà, 44 phần trăm, giao thông, 34 phần trăm, và công nghiệp. Nhưng nó chỉ cho thấy một phần của bức tranh Nếu bạn đánh giá các toà nhà cùng chung với giao thông có liên quan nói cách khác, việc lưu thông của con người, khoảng 26 phần trăm, thì 70 phần trăm năng lượng tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi cách mà các đô thị và cơ sở hạ tầng hoạt động với nhau. Vì vậy những vấn đề của sự bền vững không thể bị tách ra khỏi bản chất của các đô thị mà các kiến trúc là một phần. Ví dụ, nếu bạn lấy và so sánh giữa một loại đô thị mới đây, cái mà tôi gọi, một cách đơn giản, là một đô thị Bắc Mỹ và Detroit là một ví dụ không tồi, thành phố này rất phụ thuộc vào xe hơi Đô thị này mở rộng theo hình vòng khuyên tiêu thụ ngày càng nhiều không gian xanh ngày càng nhiều đường xá, ngày càng nhiều năng lượng trong việc lưu thông của con người giữa trung tâm thành phố một lần nữa, những trung tâm thành phố mà đã bị rút cạn sự sống, và trở nên thương mại hoá, một lần nữa đã chết Nếu bạn so sánh Detroit với một đô thị Bắc Âu như một ví dụ Và thành phố Munich là một ví dụ không tồi, rằng với sự phụ thuộc lớn hơn vào việc đi bộ và đạp xe. thì một đô thị thật sự dày đặt gấp đôi, chỉ sử dụng một phần mười lượng năng lượng. Nói khác, bạn lấy các ví dụ so sánh này và sự khác biệt năng lượng tiêu dùng là rất lớn Vì vậy cơ bản là nếu bạn muốn tổng quát hoá, bạn có thể trình bày rằng khi mật độ dân gia tăng như phần dưới đây, năng lượng tiêu thụ giảm mạnh. Tất nhiên bạn không thể tách việc này ra khỏi những vấn đề như đa dạng xã hội, lưu thông công cộng khối lượng lớn, khả năng đi bộ một khoảng cách phù hợp. chất lượng của không gian công cộng. Nhưng một lần nữa, bạn có thể thấy Detroit, màu vàng ở phía trên, với mức tiêu thụ đáng kinh ngạc, lại nằm dưới Copenhagen. Và Copenhagen, dù là một thành phố dày đặt. lại không dày đặt khi so với những đô thị thật sự đông đúc Vào năm 2000, một sự việc thú vị hơn đã xảy ra Bạn lần đầu tiên có siêu đô thị, với 5 triệu dân trở lên, đang hình thành ở các nước đang phát triển và hiện nay, trong 46 đô thị điển hình, 33 đô thị trong số các siêu đô thị này là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, bạn phải tự hỏi - sự ảnh hưởng đến môi trường điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu bạn nhìn vào Trung Quốc, và chỉ lấy Beijing làm ví dụ Bạn có thể thấy trên hệ thống giao thông đó, và sự ô nhiễm gắn liền với việc tiêu thụ năng lượng khi mà xe hơi trở nên phổ biến thay thế dần xe đạp Nói cách khác, nếu bạn đưa vào lưu thông, như đang diễn ra hiện nay, 1,000 xe hơi mới mỗi ngày theo thống kê, đó là một trong những vụ bùng nổ thị trường xe lớn nhất thế giới và nửa tỉ xe đạp đang phục vụ cho một và một phần ba tỉ người đang giảm dần và đô thị hoá thì thật đáng kinh ngạc và đã gia tăng tốc độ. Nếu chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi trong xã hội của công cuộc chuyển đổi từ đất trống thành các đô thị, việc cần đến 200 năm, một quá trình tương tự đang diễn ra trong 20 năm. Nói cách khác, quá trình này đang tăng tốc gấp 10 lần. và thật thú vị, qua quãng thời gian 60 năm, chúng ta đang chứng kiến sự kéo dài gấp đôi của tuổi thọ Cũng khoảng thời gian đó mà đô thị hoá tăng gấp ba lần Nếu tôi bước lùi lại từ bức tranh toàn cầu Và nhìn vào những dấu hiệu ẩn dấu trong một quãng thời gian tương tự Liên quan tới công nghệ, như là một công cụ, là một công cụ cho các nhà thiết kế, và tôi trích dẫn kinh nghiệm riêng của chúng tôi như một công ty, và tôi chỉ mới trình bày điều đó bằng số ít dự án được chọn - thì làm sao bạn có thể đo được sự thay đổi của công nghệ? Làm sao nó có thể thay đổi thiết kế của các toà nhà? và đặc biệt, làm thế nào nó có thể dẫn đến việc tạo ra các toà nhà sử dụng ít năng lượng hơn, gây ít ô nhiễm hơn, và có trách nhiệm công đồng hơn? Câu chuyện đó, về các toà nhà, bắt đầu cuối những năm 60, đầu những năm 70 Một ví dụ tôi có thể lấy là một trụ sở công ty chính cho một công ty tên Willis and Faber, trong một thành phố thị trường nhỏ đông bắc Anh Quốc, có khoảng cách lưu thông với Luân Đôn. Và ở đây, điều đầu tiên bạn có thể thấy là toà nhà này, với mái trông như một loại chăn phủ ấm, một loại vườn cách nhiệt, và cũng cho việc tôn vinh không gian công cộng Nói cách khác, cho cộng đồng này, họ có khu vườn này trên bầu trời. Vì vậy, lí tưởng mang chất nhân văn là rất, rất mạnh trong công trình này Có lẽ được gói gọn bởi một trong những phác thảo sớm nhất của tôi nơi bạn có thể thấy thảm thực vật, bạn có thể thấy ánh nắng Bạn có sự kết nối với tự nhiên. Và tự nhiên là một phần của khởi nguồn, và yếu tố thúc đẩy cho toà nhà này. và một cách biểu tượng, màu sắc phía bên trong là xanh và vàng Nó có các tiện nghi như hồ bơi, hệ thống hoạt động linh hoạt Nó có một "trái tim cộng đồng", một không gian bạn có thể liên hệ với tự nhiên Đây là vào năm 1973. Năm 2001, toà nhà này nhận được một giải thưởng và giải thưởng là để tôn vinh cho một toà nhà đã được sử dụng trong một thời gian dài. Và những người tạo ra nó đã trở lại: các quản lí dự án, các chủ tịch của công ty khi đó. Và họ nói rằng, bạn biết đấy, "những kiến trúc sư, Norman luôn nói về việc thiết kế cho tương lai, và bạn biết đấy Nó có vẻ không hao tốn chúng tôi nữa. Vì vậy, chúng tôi chiều lòng ông ấy, và giữ ông ấy luôn vui Bức ảnh trên cùng, Nó không - nếu bạn nhìn vào chi tiết, thật sự nó cho thấy rằng bạn có thể kết nối điển tử cho toà nhà này. Toà nhà này đã được kết nối điện tử để thay đổi. Vì vậy, vào năm 1975, bức ảnh này là các máy đánh chữ. Và khi bức ảnh này được chụp, đó là các phần mềm xử lí văn bản. Và điều mà họ nói đến vào trường hợp này là các đối thủ của chúng tôi phải xây dựng các toà nhà mới cho công nghệ mới Chúng tôi đã may mắn, vì các toà nhà của chúng tôi đã được phòng hờ cho tương lai Chúng dự đoán được thay đổi, mặc dù những thay đổi đó chưa được biết đến. Vào khoảng thời gian thiết kế mà sau dẫn đến việc xây dựng toà nhà này, Tôi có vẽ một phác hoạ mà chúng tôi rút ra từ kho lưu trữ gần đây. Và tôi đã nói, và tôi viết, "Nhưng chúng ta không có thời gian, và thật sự chúng ta không có chuyên môn cao ngay lúc này ở mức độ kỹ thuật." Nói cách khác, chúng tôi đã không có công nghệ để làm những điều thú vị với toà nhà này. Và đó sẽ là việc tạo nên một loại khối ba chiều một lớp phủ thật sự thú vị có thể thông gió một cách tự nhiên có thể thở và giảm nhu cầu năng lượng đáng kể. Tuy nhiên, sự thật rằng toà nhà này, như một toà nhà xanh, thật sự là một toà nhà tiên phong. Và nếu tôi tua nhanh thời gian, thì điều thú vị là công nghệ này đã có thể dùng được và được tán dương. Thư viện trường đại học Free, mới mở cửa vào năm rồi, là một ví dụ cho điều đó. Và một lần nữa, sự chuyển đổi từ một trong hàng ngàn các bản phác thảo và hình ảnh máy tính thành hiện thực. Và một tổ hợp các thiết bị ở đây, loại bê tông nặng của những kệ sách này và cách mà nó được bao trọn trong lớp vỏ bọc này, làm cho toà nhà trở nên thông gió, và sử dụng ít năng lượng một cách đáng kể, và là nơi toà nhà thật sự vận hành cùng với các nguồn lực tự nhiên Và điều thật sự thú vị là điều này rất được yêu thích bởi những người sử dụng nó. Một lần nữa, trở lại với vấn đề lối sống, và theo một cách mà phương án sinh thái mang gần như chung một tinh thần. Vì vậy nó không phải là một sự hy sinh, mà hoàn toàn ngược lại. Và tôi nghĩ nó là một... một sự tôn vinh. và bạn có thể đo được hiệu suất, về mặt tiêu thụ năng lượng của toà nhà đó so với một thư viện điển hình. Nếu tôi trình bày một khía cạnh khác của công nghệ đó thì, trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác. Căn hộ chung cư này ở dãy Alps, Thuỵ Sỹ. được tạo khung trước từ một trong những vật liệu truyền thống nhất. nhưng vật liệu đó, bởi vì công nghệ và khả năng của máy tính, khả năng tự tạo khung trước, đã làm ra những cơ cấu hiệu suất cao từ gỗ -- đang ở đỉnh cao. Và để cho một cái nhìn sơ lược về công nghệ đó khả năng đánh dấu các điểm trên bầu trời và truyền phát, chuyển giao thông tin hiện nay, là trực tiếp đến nhà máy. Vì vậy nếu bạn vượt qua biên giới, chỉ vừa ra khỏi biên giới một công ty nhỏ ở Đức, và đây bạn thấy một anh chàng với màn hình vi tính của anh ấy. và những điểm trong không gian liên thông với nhau. và bên trái là máy cắt, cái mà, trong nhà máy, cho phép những mảnh riêng lẻ ấy được gắn kết lại với nhau. và cộng trừ một vài mi-li-mét rất nhỏ, để được khoét cùng lúc tại chỗ. Và thật thú vị là, toà nhà đó sau đó được bao bọc bởi một công nghệ cổ xưa nhất - những ván ốp cắt thủ công. một phần tư triệu ván ốp được đính thủ công để tạo thành phẩm cuối cùng. Và một lần nữa, cách mà nó được dựng như một toà nhà, cho những người trong chúng ta, những người thích các khoảng không gian, để sống và viếng thăm nơi đó. Nếu tôi lao thẳng vào những công nghệ mới này, thì chúng ta đã làm như thế nào - Điều gì đã xảy ra trước đó? Ý tôi là, bạn biết đấy, cuộc sống đã như thế nào trước khi có điện thoại di động, và những thứ mà bạn cho là bình thường? Nào, dễ thấy là toà nhà này vẫn sẽ được xây dựng. Ý tôi là, đây là cái nhìn lướt qua nội thất của ngân hàng Hồng Kông năm 1979 mở cửa năm 1985, với khả năng phản chiếu ánh nắng mặt trời sâu vào trong trung tâm của khoảng không gian này ở đây. Và với sự vắng mặt của máy tính, bạn phải tự tay thiết kế thủ công. Ví dụ, chúng tôi sẽ để các mô hình dưới một vòm trời nhân tạo. Đối với các ống thông gió, chúng tôi thực sự phải đặt chúng vào ống thổi gió rồi quạt khí, và rồi hàng ki-lô-mét cáp và vân vân. Và bước ngoặt, theo quan điểm của chúng tôi, là khi chúng tôi có chiếc máy vi tính đầu tiên. Và đó cũng là khi chúng tôi theo đuổi việc thiết kế lại, đổi mới lại sân bay. Đây là Nhà Ga Sân Bay Số Bốn ở Heathrow, điển hình cho bất kì nhà ga sân bay nào. To, phần mái nặng, cản mọi ánh nắng nhiều máy móc, các ống dẫn lớn, máy móc gây tiếng ồn. và Stansted, một lựa chọn xanh, sử dụng ánh sáng tự nhiên, là một nơi thân thiện: Bạn biết bạn đang ở đâu, bạn có thể liên hệ với bên ngoài. Và cho phần lớn chu kì của nó, nó không cần ánh sáng từ điện. ánh sáng từ điện sinh ra nhiệt, và nhiệt tạo nên nhiều nhu cầu làm mát hơn và vân vân. Và vào điểm thời gian đó, đây là một trong những máy vi tính duy nhất Và đó là một tấm ảnh nhỏ của cột trụ của Stansted. Quay ngược thời gian lại không xa, năm 1990, đó là phòng làm việc của chúng tôi. Và nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn có thể sẽ thấy những người đang phác thảo bằng bút chì, và họ đang đẩy, bạn biết đấy, các thước thẳng và thước tam giác cỡ lớn. Điều này là không lâu trước đây, 17 năm, và hiện tại chúng ta đang ở đây Ý tôi là, những biến đổi trọng đại. Quay ngược thời gian, có một người phụ nữ tên Valerie Larkin, và vào năm 1987, bà ấy sở hữu tất cả thông tin của chúng ta trên một chiếc đĩa Hiện tại, mỗi tuần, chúng ta có lượng thông tin tương đương 84 triệu chiếc đĩa. chứa đựng toàn bộ các thông tin lưu trữ của các dự án trong quá khứ, hiện tại, và tương lai Nó có thể cao đến 21 ki-lô-mét thẳng lên nền trời. Đây là quang cảnh bạn sẽ thấy, nếu bạn nhìn xuống từ trên đó. Nhưng trong khi đó, như bạn biết, các nhà vận động tuyệt vời như Al Gore đang chú ý đến sự gia tăng nhiệt độ không thể phủ nhận được, gắn vào ngữ cảnh đó, một cách thú vị, những toà nhà được tôn vinh và rất, rất có liên hệ đến địa điểm này. Dự án Reichstag của chúng tôi, dự án này có một phương án khá quen thuộc, mà tôi chắc rằng, như một địa điểm công cộng, nơi chúng tôi theo đuổi, theo một cách, thông qua quá trình vận động ủng hộ tích cực, đã diễn dịch lại mối quan hệ giữa xã hội và các chính trị gia, không gian công cộng. Và có lẽ phương án ẩn dấu của nó, một tuyên ngôn năng lượng một thứ có thể không, hoàn toàn không phụ thuộc vào nhiên liệu như ta đã biết. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể tái tạo được. Và một lần nữa, một bản vẽ nhân văn, sự diễn dịch vào không gian công cộng Nhưng đây thật sự là một phần của sinh thái học. Nhưng ở đây không cần phải cấu hình nó thật sự. Dễ thấy là ống thông gió có vị trí riêng. nhưng khả năng hiện tại với máy vi tính để khám phá, lên kế hoạch, và xem nó hoạt động như thế nào về phương diện nguồn lực tự nhiên: thông gió tự nhiên, để có khả năng mô hình hoá khoang bên dưới, và để nhìn vào sinh khối. Một tổ hợp của sinh khối, tầng nước ngầm, và việc đốt dầu thực vật một quá trình, theo một cách thú vị, đã được phát triển. ở Đông Đức, vào thời kì của nền độc lập khỏi Khối Xô-viết. Thật sự diễn giải lại công nghệ đó và phát triển một thứ vô cùng sạch, và gần như là không gây ô nhiễm. Bạn một lần nữa có thể đo được nó Bạn có thể so sánh làm thế nào toà nhà đó, về việc thải khí thải của nó theo tấn các-bon đi-ô-xít mỗi năm vào khoảng thời gian chúng tôi nhận dự án là trên 7,000 tấn Sẽ ra sau đối với khí tự nhiên và cuối cùng, với dầu thực vật, 450 tấn. Ý tôi là sự sụt giảm đến 94 phần trăm - gần như sạch. Chúng ta có thể thấy quá trình tương tự ở nơi làm việc như ở Ngân Hàng Thương Mại sự phụ thuộc của nó vào thông gió tự nhiên cách mà bạn có thể tạo hình các khu vườn cách chúng xoắn ốc Nhưng một lần nữa, cũng là về lối sống, chất lượng Một thứ có thể thú vị hơn là chỉ đơn thuần một nơi để làm việc. Và một lần nữa, chúng ta có thể đo sự sụt giảm về năng lượng tiêu thụ. Có một sự tiến hoá giữa hai dự án, và Swiss Re một lần nữa phát triển nó xa hơn một chút. Dự án ở thành phố Luân Đôn. Và chuỗi hình này cho thấy sự xây dựng của mô hình đó. Nhưng điều nó cho thấy đầu tiên, điều tôi nghĩ là khá thú vị, là ở đây bạn thấy một vòng tròn, bạn thấy không gian công cộng xung quanh nó. Còn những cách nào khác để đặt một lượng không gian tương tự vào địa điểm này? Nếu, ví dụ, bạn muốn xây một toà nhà đến tận phần rìa của vỉa hè, Đó cùng là một lượng không gian như nhau. Và cuối cùng, bạn định hình, bạn cắt các đường rãnh trên nó. các đường rãnh trở thành những lá phổi xanh để cho góc nhìn, để cho ánh sáng, sự thoáng khí, làm cho toà nhà tươi mát hơn. Và bạn bao bọc nó với một thứ cũng là trung tâm cho vẻ ngoài của nó, đó là một tấm lưới với các cấu trúc tam giác một lần nữa, trong một sự kết nối lâu dài khơi gợi từ một số các công trình của Buckminster Fuller, và cách mà tam giác hoá gia tăng hiệu suất và cũng mang lại cho toà nhà một hơi hướm cá tính. Và ở đây, nếu chúng ta nhìn vào chi tiết cách mà toà nhà mở ra và thở vào các khung cửa, cách mà hiện nay, với máy vi tính, chúng ta có thể mô phỏng các lực, chúng ta có thể thấy những áp suất cao, áp suất thấp. cách mà toà nhà vận hành như một cánh phi cơ. Vì vậy nó có khả năng, vào mọi lúc, dù hướng gió có thế nào, cũng có thể làm cho toà nhà tươi mát và có hiệu năng cao và không như các toà nhà thông thường, Phần đỉnh của toà nhà rất đáng được tôn vinh. Đó là nơi ngắm cảnh quan cho mọi người, không phải máy móc. Và phần nền của toà nhà một lần nữa là một không gian công cộng. So nó với một toà nhà kiễu mẫu, điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng ta theo đuổi việc sử dụng các chiến lược thiết kế này khi nói đến việc suy tính quy mô thật sự lớn? Và tôi chỉ cho hai hình ảnh ở đây từ một thể loại dự án nghiên cứu của công ty. Mọi người đều biết là Biển Chết đang chết dần mực nước đang thấp dần, giống gần như Biển Aral. Và dễ thấy là Biển Chết thấp hơn nhiều so với các đại dương và biển xung quanh nó Vì vậy, đã có một dự án nhằm giải cứu Biển Chết bằng việc tạo một hệ thống ống, một đường ống, lúc thì nằm trên bề mặt, lúc thì được chôn phí dưới, để khôi phục, và sẽ lấy nước từ vịnh Aqaba vào Biển Chết. Và sự diễn dịch của chúng tôi cho việc đó, sử dụng rất nhiều những suy tính vun đắp qua 40 năm, để nói rằng, Nếu nó thay vì chỉ là một đường ống thì sao? Nếu nó là một dây cứu sinh thì sao? Nếu nó là một thứ tương tự, phụ thuộc vào bạn đang ở đâu, ở Đại Vận Hà, Khi bàn về các du khách, nơi cư trú, việc khử muối, nông nghiệp? Nói khác đi, nước là nhân tố quyết định. Và nếu bạn quay lại với bức ảnh trước, và bạn nhìn vào khu vực bất ổn và đầy thù địch này, thì một ý tưởng thiết kế mang tính gắn kết sẽ như một cư chỉ nhân đạo có thể có sức ảnh hưởng trong việc mang các bên tham chiến lại với nhau trong một nhân tố gắn kết, về một thứ có màu xanh tuyệt mỹ và hiệu suất cao theo nghĩa táo bạo nhất Cơ sở hạ tầng trên diện rộng là không thể tách rời khỏi việc giao tiếp. Và cho dù sự giao tiếp đó là thế giới ảo hay là thế giới vật chất thực, thì nó chắc chắn là trọng tâm của xã hội. Và làm sao để ta tạo nhiều sự thông hiểu hơn trong thế giới đang phát triển này. đặc biệt là ở những nơi mà tôi đã đề cập. Trung Quốc, như một ví dụ, nơi trong 10 năm tới sẽ xây thêm 400 sân bay mới. Chúng sẽ có kết cấu như thế nào? Làm sao bạn có thể làm chúng thân thiện hơn ở quy mô như vậy? Hông Kông tôi đề cập đến như một loại kinh nghiệm tương tự trong thời đại số bởi vì bạn luôn có một khía cạnh để tham khảo. Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy nó và mở rộng hơn vào xã hội Trung Quốc? Và điều thú vị là điều đó sẽ cho ra theo một cách nào đó có lẽ là một siêu kiến trúc tột bật. Nó thực sự là dự án lớn nhất hành tinh hiện nay. 250, xin lỗi, 50,000 người làm việc 24 tiếng, bảy ngày một tuần Lớn hơn 17 phần trăm so với tất cả các cảng sân bay gộp lại ở Heathrow - đã được xây - công với Nhà Ga Sân Bay Số Năm mới chưa được xây. Và sự thay đổi ở đây là một toà nhà xanh, ,rắn gọn mặc dù kích cỡ của nó và cho trải nghiệm trong di chuyển của con người, cho tính thân thiện, và trở ngược lại điểm khởi đầu, sẽ phần nhiều là về phong cách sống. Và có lẽ, cuối cùng, là như những không gian đáng được tôn vinh . Như Hubert đã nói về bữa trưa, như chúng tôi tham gia đối thoại, nói về vấn đề này, nói về các đô thị. Hubert đã nói, một cách hoàn toàn chính xác, "Đây là những thành đường mới." và theo cách nào đó, một khía cạnh của cuộc nói chuyện này được khơi dậy vào đêm Giao Thừa. Khi tôi đang nói về phương án cho Olympic ở Trung Quốc về tham vọng và khát vọng xanh của nó. Và tôi đang bày tỏ một suy nghĩ rằng nó chỉ vửa mới loé lên trong đầu tôi đêm Giao Thừa, một dạng bước ngoặt biểu tượng khi chúng ta chuyển từ 2006 sang 2007 mà có lẽ, bạn biết đấy, tương lai đã là loại hình thúc đẩy cải tiến mạnh nhất của một quốc gia. Cách mà một số người như Kenedy nói một cách đầy cảm hứng rằng "Chúng ta đã gửi người lên mặt trăng." Bạn biết đấy, ai sẽ nói rằng chúng ta đã phá bỏ sự lệ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, với tất cả những điều đó bị giữ làm con tin bởi các chế độ lừa đảo, vân vân. Và nó là một nền tảng phối hợp. Sẽ có nhiều hơn một thiết bị, bạn biết đấy, là tái tạo được. Và tôi đã bày tỏ suy nghĩ rằng có lẽ vào dịp chuyển năm, tôi nghĩ rằng nguồn cảm hứng đã có khả năng đến từ các nước khác lớn hơn ngoài kia Những "Trung Quốc", Những "Ấn Độ", những Con Hổ Châu Á Thái Bình Dương. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Khi tôi ở vào độ tuổi 20, tôi có một khách hàng đầu tiên đến điều trị tâm lý. Lúc ấy tôi đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ về ngành trị liệu tâm lý tại Berkeley. Khách hàng của tôi là một cô gái 26 tuổi tên Alex. Khi Alex đến buổi điều trị đầu tiên, cô ấy mặc quần bò với một chiếc áo khoác dài, ngồi vào băng ghế trong văn phòng của tôi và tháo bỏ đôi dép lê, rồi nói với tôi rằng cô ấy đến để nói về những vấn đề liên quan đến đàn ông. Và khi nghe cô ấy nói vậy, tôi thấy nhẹ cả người. Người bạn cùng lớp của tôi đã có khách hàng đầu tiên là một kẻ gây hỏa hoạn. (Cười) Và tôi thì có một khách hàng đang ở độ tuổi 20 và muốn nói chuyện về đàn ông. Tôi nghĩ rằng mình có thể giúp được cô ấy. Thế nhưng tôi đã không thể. Với những câu chuyện thú vị mà Alex kể khi tới điều trị, tôi chỉ cần gật gù cái đầu trong khi cố gắng câu giờ. Alex nói rằng "30 tuổi là tuổi 20 mới", và theo tôi, cô ấy đúng. Công việc đến sau, hôn nhân đến sau, con cái đến sau, thậm chí là cái chết cũng đến sau. Ở độ tuổi 20 như Alex và tôi, chúng tôi chẳng có gì ngoài thời gian. Nhưng trước đó, người hướng dẫn của tôi đã buộc tôi phải buộc Alex nghĩ đến cuộc sống hôn nhân của cô ấy. Và tôi đã cãi lại . Tôi nói rằng, "Chắc chắn rồi, cô ấy đang hẹn hò đấy chứ, cô ấy thậm chí còn đang lên giường với một cậu trai khù khờ, nhưng dường như cô ta sẽ không cưới cậu ấy làm chồng." Và lúc đó, người hướng dẫn của tôi đã nói rằng, "Đúng là chưa cưới nhưng có thể cô ấy sẽ cưới người tiếp theo. Ngoài ra, thời điểm tốt nhất đề giúp đỡ Alex về vấn đề hôn nhân là trước khi cô ấy thực sự yêu ai đó." Và các nhà tâm lý gọi đó là thời điểm "Aha!" Đó là lúc mà tôi nhận ra rằng, 30 tuổi không phải là một tuổi 20 mới. Đúng vậy, người ta ổn định muộn hơn trước kia, nhưng điều đó không khiến cho tuổi 20 của Alex trở thành một thời kỳ phát triển trì trệ Thay vào đó là một thời kỳ tốt để khai thác và phát triển thế mà chúng ta lại đang ở đó và phung phí nó. Đó là lúc tôi nhận ra rằng sự xao nhãng tưởng như không đáng kể này thực sự lại là một vấn đề và sẽ để lại những hậu quả thực, không chỉ cho Alex, cho cuộc sống hôn nhân của cô ấy mà còn cho sự nghiệp, gia đình và tương lai của những ai đó khác cũng ở vào độ tuổi 20 như cô. Có tới cả 50 triệu người ở độ tuổi 20 hiện đang sống ở Mỹ. Chúng ta đang nói về 15% dân số, hoặc 100% nếu như bạn cho rằng bất cứ ai muốn bước vào tuổi trưởng thành cũng cũng đều phải trải qua tuổi 20 cả. Bây giờ, hãy giơ tay lên nếu các bạn đang ở độ tuổi 20. Tôi rất muốn nhìn thấy những bạn ở độ tuổi 20 trong khán phòng này. Ồ! Tuyệt lắm! Tất cả các bạn đều tuyệt vời! Nếu các bạn đang làm việc cùng, hoặc đang yêu, hoặc lo lắng vì những người ở độ tuổi 20, thì tôi cũng muốn biết các bạn đâu ạ? Vâng, tuyệt vời, độ tuổi 20 thực sự đáng bàn đấy. Do vậy tôi tập trung nghiên cứu về lứa tuổi này bởi tôi tin rằng bất cứ ai trong số 50 triệu bạn trẻ ở độ tuổi 20 đều đáng được biết điều mà các nhà tâm lý các nhà xã hội học, thần kinh học và chuyên gia sinh sản đều đã biết việc khẳng định tuổi 20 của mình thì đơn giản nhưng cũng mang tính đột phá nhất mà bạn có thể làm cho công việc, tình yêu, hạnh phúc của mình hay thậm chí có thể là cho cả thế giới. Đây không phải là ý kiến của tôi. Đó hoàn toàn là sự thật. Chúng ta đều biết rằng 80% thời khắc quyết định của cuộc đời đều xảy ra trước tuổi 35. Điều đó có nghĩa là 8 trong số 10 quyết định và trải nghiệm hay thời khắc "Aha!" định hình cuộc đời bạn cũng sẽ xảy ra trước khi bạn bước vào tuổi 35. Những ai mà trên 40 tuổi thì cũng đừng hoảng sợ. Tôi nghĩ các bạn ở đây sẽ ổn cả thôi, tôi nghĩ vậy. Chúng ta biết rằng 10 năm đầu sự nghiệp có một tầm ảnh hưởng lớn đến số tiền mà bạn có thể kiếm được trong tương lai. Chúng ta biết rằng hơn một nửa số người Mỹ đã kết hôn, đang sống cùng hoặc đang hẹn hò với người bạn đời tương lai trước khi bước sang tuổi 30 . Và chúng ta biết rằng bộ não sẽ không phát triển giai đoạn thứ hai và giai đoạn cuối khi bạn ở vào tuổi 20 vì lúc ấy bộ não bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thay đổi bất cứ điều gì ở bản thân mình thì lúc này chính là thời điểm để thay đổi. Chúng ta biết tính cách ở độ tuổi 20 sẽ thay đổi nhiều hơn so với bất kì thời điểm nào trong đời, và khả năng sinh sản của nữ cũng đạt đỉnh vào độ tuổi 28, và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn khi chúng ta bước qua tuổi 35. Do đó, độ tuổi 20 chính là thời điểm bạn cần giáo dục bản thân mình về chính cơ thể của bạn cũng như những lựa chọn. Khi nói đến quá trình phát triển của trẻ em, chúng ta đều biết rằng 5 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ và những liên kết trong não bộ. Đó là thời điểm khi mà cuộc sống thường nhật có một tác động vô cùng lớn đến con người của bạn sau này. Nhưng những gì chúng ta ít được nghe đó là sự trưởng thành, và chính tuổi 20 là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình trưởng thành. Nhưng đây cũng không phải là điều mà những bạn đang ở độ tuổi 20 được nghe . Báo chí nói về thời gian biểu thay đổi trong giai đoạn trưởng thành. Các nhà nghiên cứu gọi tuổi 20 là thời thanh niên kéo dài. Những phóng viên đặt cho các bạn ở độ tuổi 20 những cái tên rất buồn cười chẳng hạn như "em bé to xác". Mà đúng như vậy. Như một thói quen, chúng ta thường xem nhẹ những gì định hình nên 10 năm trưởng thành. Leonard Bernstein nói rằng để đạt được những điều vĩ đại bạn cần phải có một kế hoạch chứ không phải là có đủ thời gian. Điều đó không đúng sao? Vậy bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra khi bạn vỗ vào đầu một người ở tuổi 20 và nói với họ rằng "Em sẽ có thêm 10 năm để bắt đầu cuộc đời mình"? Sẽ không có gì xảy ra cả. Mà sự thật là bạn vừa cướp đi khát vọng và động lực của người đó, và hoàn toàn không có gì xảy ra cả. Và rồi hàng ngày, càng nhiều những bạn trẻ tuổi 20 thông minh và thú vị giống như các bạn hoặc con trai và con gái của các bạn sẽ tới văn phòng của tôi và nói những điều đại loại như: "Em biết rằng bạn trai của em không hợp với em, nhưng mối quan hệ này không thực sự có ý nghĩa em chỉ đang giết thời gian mà thôi." Hoặc các bạn trẻ này sẽ nói, "Ai cũng bảo em rằng khi nào em có công việc ở tuổi 30, thì khi ấy em sẽ ổn" Và rồi các bạn trẻ này lại bắt đầu nói: "Tuổi 20 của em sắp qua rồi và em chưa làm được gì cho bản thân cả. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, em đã có một hồ sơ khá tốt." Và rồi cuộc nói chuyện lại tiếp tục thế này: "Hẹn hò khi em 20 giống như là trò chơi nghe nhạc và giành ghế. Ai cũng chạy vòng quanh chiếc ghế và cảm thấy vui vẻ, nhưng rồi khi vào độ tuổi 30 dường như nhạc bị tắt đi và mọi người bắt đầu ngồi xuống. Em không muốn mình là người duy nhất còn đứng, do vậy đôi khi em nghĩ, việc em lấy chồng là vì anh ấy là chiếc ghế ở gần em nhất khi em 30. " Các bạn thanh niên ở tuổi 20 đang ngồi chỗ nào trong khán phòng này ạ? Các bạn đừng như vậy nhé. Điều đó nghe có vẻ khiếm nhã, nhưng đừng phạm sai lầm, sự đánh cược sẽ rất cao. Khi mọi thứ đều dồn đến tuổi 30 của các bạn, sẽ có một áp lực vô cùng lớn vào tuổi 30 chẳng hạn như khởi nghiệp, tìm nơi ở, chọn bạn đời, và có 2 hay 3 đứa con trong một khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều. Những điều này khó mà tương thích được với nhau, và như nghiên cứu đã chỉ ra, mọi việc trở nên khó khăn và áp lực hơn khi tất cả đều dồn vào độ tuổi 30. Cuộc khủng hoảng hậu trung niên không phải là việc mua một chiếc xe hơi thể thao màu đỏ, mà là khi bạn nhận ra rằng bạn sẽ không thể có được sự nghiệp mà bạn thực sự muốn, là khi bạn nhận ra rằng bạn cũng sẽ không có được đứa con mà bạn hằng mong đợi, hay không thể sinh thêm cho con một đứa em. Có quá nhiều người ở độ tuổi 30 và 40 tự nhìn lại mình và nhìn tôi khi tới văn phòng để được tư vấn và họ nói về tuổi 20 của mình, "Tôi đã làm gì? Tôi đã nghĩ gì lúc đó nhỉ?" Tôi muốn thay đổi những gì các bạn trẻ ở tuổi 20 đang làm và đang suy nghĩ. Và sau đây là câu chuyện về cách mà tôi thay đổi họ. Đó là câu chuyện về một người phụ nữ có tên là Emma. Khi 25 tuổi, Emma đến văn phòng của tôi vì theo như lời cô ấy, thì cô ấy có một sự khủng hoảng về nhân dạng. Cô ấy nói rằng cô ấy nghĩ mình có thể làm việc trong ngành nghệ thuật hoặc giải trí, nhưng cô ấy đã không thể tự quyết định được, do vậy cô ấy đã dành ra vài năm cuối của độ tuổi 20 để suy nghĩ. Để tiết kiệm, cô ấy sống với một người bạn trai người luôn tỏ ra nóng nảy thay vì thể hiện khát vọng của anh ta. Và cũng như tuổi 20, cuộc sống trước đó của cô ấy thậm chí còn khó khăn hơn. Cô ấy thường khóc mỗi khi đến văn phòng của chúng tôi, nhưng rồi trấn tĩnh lại và nói rằng, "Không ai chọn được gia đình nhưng có thể chọn bạn mà chơi.'' Và một ngày nọ, Emma đến, cúi gằm mặt xuống, và khóc nức nở hàng tiếng đồng hồ. Cô ấy vừa mua một cuốn sổ danh bạ, và cô ấy dành cả buổi sáng để điền các số điện thoại vào, nhưng rồi bỗng nhiên cô ấy nhìn chằm chằm vào một chỗ trống đằng sau cụm từ "Trong trường hợp khẩn cấp xin vui lòng liên hệ theo số... ." Cô ấy gần như hoảng loạn khi nhìn tôi và nói, "Liệu ai có thể ở bên cạnh em khi em bị tai nạn xe ô tô? Ai sẽ chăm sóc nếu em bị ung thư?" Tại thời điểm đó, tôi đã phải dằn lòng để không nói rằng "Chị sẽ là người đó." Nhưng người mà Emma cần không phải là các chuyên gia trị liệu tâm lý mà là người thực sự biết quan tâm cô ấy. Emma cần một cuộc sống tốt hơn và tôi biết đây là cơ hội của Emma. Tôi đã học được rất nhiều điều kể từ lần đầu tiên làm việc với Alex đó là khi ngồi đó và chứng kiến quãng thời gian 10 năm định hình của Emma trôi qua. Thế nên các tuần và các tháng sau đó, tôi đã nói với Emma rằng có 3 điều mà bất kì ai ở độ tuổi 20, dù trai hay gái, cũng đều đáng được nghe. Điều đầu tiên, tôi nói với Emma rằng hãy quên sự khủng hoảng về nhân dạng đi và đầu tư cho nhân cách. Điều này có nghĩa là, cần phải tăng giá trị cho bản thân mình. Cần đầu tư cho con người mà em muốn trở thành trong tương lai. Tôi không biết tương lai sự nghiệp của Emma và không ai biết được, nhưng tôi biết điều này: Đầu tư cho nhân cách sẽ lại sinh ra đầu tư nhân cách. Do đó đây là thời điểm cho công việc tại nước ngoài, cho thời gian thực tập và khởi nghiệp mà bạn muốn thử. Ở đây tôi không coi nhẹ sự khám phá ở độ tuổi 20, mà tôi chỉ coi nhẹ sự khám phá mà không phải là khám phá thực sự. Đó chính là sự chần chừ. Tôi đã nói với Emma cần phải làm việc và làm việc có hiệu quả. Thứ hai, tôi đã nói với Emma rằng dân thành thị thường bị đánh giá thái quá. Những người bạn tốt sẽ cho ta đi nhờ tới sân bay, nhưng những bạn trẻ tuổi 20 tụ tập với những người đồng trang lứa có cùng suy nghĩ, họ hạn chế số người mà họ biết, điều họ biết, cách họ nghĩ, cách họ nói và nơi họ làm việc. Đó là một cách đầu tư mới, người mới để hẹn hò luôn luôn đến từ bên ngoài các mối quan hệ khép kín. Những điều mới tới từ những cái mà chúng ta gọi là mối quan hệ lỏng lẻo, đó là người bạn của bạn của bạn chúng ta. Và một nửa số những người ở độ tuổi 20 thì thất nghiệp hoặc chưa có việc làm. Nhưng nửa còn lại thì có và chính những mối quan hệ lỏng lẻo là cách mà bạn gia nhập vào nhóm có-việc-làm. Một nửa số công việc mới sẽ chẳng bao giờ được công bố, do vậy cần tiếp cận với sếp của hàng xóm nhà bạn là cách để bạn có được công việc không được công bố đó. Không phải là lừa đảo. Mà đó là khoa học về cách thức thông tin được lan truyền. Cuối cùng, Emma tin rằng bạn không thể lựa chọn gia đình, nhưng bạn có thể chọn bạn mà chơi. Và giờ đây điều đó hoàn toàn đúng với sự trưởng thành của cô ấy, nhưng khi ở độ tuổi 20, Emma cũng sẽ sớm lựa chọn cho mình một gia đình khi cô ấy kết hôn với một ai đó và tạo lập gia đình của riêng mình. Tôi đã nói với Emma rằng thời điểm để tiến hành lựa chọn cho mình một gia đình là ngay lúc này. Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng tuổi 30 thực sự là thời điểm lý tưởng để ổn định hơn là tuổi 20, hay thậm chí 25, và tôi đồng ý với bạn. Nhưng việc vớ bừa một ai đó để sống hay ngủ cùng khi mọi người trên Facebook bắt đầu kết hôn thì lại không phải là cách hay. Thời điểm tốt nhất để suy nghĩ về hôn nhân là trước khi bạn có người yêu, và điều đó có nghĩa là cần phải luôn có mục đích với tình yêu cũng như là với công việc. Việc lựa chọn gia đình là việc tỉnh táo lựa chọn ai và điều mà bạn muốn chứ không đơn giản chỉ là kết hôn hay giết thời gian với bất kì ai tình cờ lựa chọn bạn. Vậy đã có chuyện gì xảy ra với Emma? Chúng tôi đã xem qua cuốn sổ danh bạ đó, và cô ấy đã tìm thấy một người họ hàng của bạn cùng phòng cũ hiện đang làm việc tại một bảo tàng nghệ thuật ở một bang khác. Mối quan hệ lỏng lẻo đó đã giúp cô ấy có được công việc ở đó. Công việc đó cho cô ấy lý do để rời bỏ người bạn trai đang ở cùng mình. Bây giờ, sau 5 năm, cô ấy trở thành một người tổ chức sự kiện đặc biệt cho các bảo tàng. Cô ấy đã kết hôn với một người đàn ông mà cô ấy lựa chọn bằng cả trái tim mình. Cô ấy yêu sự nghiệp mới, cô ấy yêu gia đình mới, và cô ấy gửi cho tôi một tấm thiệp ghi rằng, "Bây giờ phần để trống cho số điện thoại khẩn cấp dường như không còn đủ lớn nữa." Câu chuyện của Emma nghe có vẻ dễ dàng, nhưng đó lại là điều tôi yêu thích khi làm việc với những người ở độ tuổi 20. Họ rất dễ để giúp. Tuổi 20 giống như những chiếc máy bay sắp sửa rời LAX- sân bay quốc tế Los Angeles, hướng về một nơi nào đó ở bờ Tây. Ngay khi cất cánh, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ trong lịch trình cũng đủ để tạo ra sự khác biệt về điểm đến ở Alaska hay ở Fiji. Tương tự như vậy, ở độ tuổi 21 hay 25 hoặc thậm chí 29, một cuộc trò chuyện hiệu quả, một chút nghỉ ngơi, hay một bài thuyết trình hay của TED, cũng đủ để tạo ra hiệu quả rất lớn trong nhiều năm và thậm chí là nhiều thế hệ. Đây chính là một ý tưởng hay đáng để chia sẻ với những người ở độ tuổi 20 mà các bạn biết. Cũng đơn giản như những gì tôi đã học được để nói với Alex. Và bây giờ tôi đã có một đặc ân để nói với những bạn trẻ tuổi 20 giống Emma mỗi ngày rằng: 30 tuổi không phải là tuổi 20 mới, do đó cần phải khẳng định mình, đầu tư cho nhân cách, tận dụng các mối quan hệ lỏng lẻo, lựa chọn gia đình cho chính mình. Đừng để bị định hình bởi những gì bạn không biết hoặc không làm. Ngay bây giờ hãy tự quyết định cuộc đời của mình. Xin chân thành cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) "Đừng nói chuyện với người lạ" Bạn đã từng được nghe cụm từ này từ bạn bè, gia đình, trường học và truyền thông từ hàng thập kỷ nay rồi Đó là một quy tắc. Một quy tắc xã hội Nhưng là một loại quy tắc xã hội đặc biệt bởi vì quy tắc này muốn nói cho chúng ta biết rằng người nào chúng ta có thể giao kết và người nào thì không nên "Đừng nói chuyện với người lạ" và "Tránh xa những người mà bạn không quen biết" "Hãy chỉ gắn bó với những người bạn biết. Hãy chỉ làm bạn với những người như bạn" Nghe thật bùi tai làm sao? Nhưng đó không thực sự là những điều chúng ta thường làm khi chúng ta muốn làm tốt nhất có thể, phải vậy không Khi chúng ta muốn làm tốt nhất có thể, chúng ta cố gắng vươn tới việc tiếp xúc với những người không như chúng ta bởi vì khi đó, chúng ta có thể học hỏi từ những người không giống mình. Cụm từ tôi dành để nói về giá trị của việc làm quen với những người "không giống mình" là "cái lạ" và quan điểm của tôi là trong thời đại chuyên sâu số hóa ngày nay thì người lạ thực lòng mà nói không phải là vấn đề Điều mà chúng ta nên quan tâm là có bao nhiêu "cái lạ" mà chúng ta đang tiếp nhận? Tại sao là "cái lạ"? Bởi vì các mối quan hệ xã hội của chúng ta đang ngày càng bị trung gian bởi dữ liệu và các dữ liệu đã biến những mối quan hệ xã hội đó của chúng ta thành những mối quan hệ số và điều đó có nghĩa là những mối quan hệ số này giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ điều mang đến cho chúng một cảm giác mãnh liệt một tính chất khám phá một tính chất bất ngờ và khó đoán Người lạ, tại sao không ? Bởi vì người lạ là một phần của thế giới với những giới hạn vô cùng cứng nhắc Họ thuộc về thế giới mà ở đó những người ta quen biết đối đầu những người ta không quen và trong ngữ cảnh các mối quan hệ số của mình tôi đang làm nhiều việc với những người không quen biết. Câu hỏi không phải là liệu tôi có biết bạn hay không mà phải là liệu tôi có thể làm gì cùng bạn? Tôi có thể cùng bạn học điều gì? Chúng ta có thể làm gì cùng nhau để tôi và bạn cùng có lợi? Tôi đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về việc bức tranh xã hội đang thay đổi như thế nào, làm cách nào mà những công nghệ mới lại tạo ra những cản trở mới và cả những cơ hội mới cho mọi người. Những thay đổi quan trọng nhất mà chúng ta đang đối mặt ngày nay là phải làm việc với dữ liệu và điều mà dữ liệu đang làm để định hình các kiểu quan hệ số có thể được dành cho chúng ta trong tương lai Các nền kinh tế trong tương lai phụ thuộc vào điều đó Đời sống xã hội của chúng ta trong tương lai cũng phụ thuộc vào điều đó. Mối đe dọa cần quan tâm đến không phải người lạ Mối đe dọa cần quan tâm đến là liệu rằng chúng ta có đang dành cho những cái lạ một phần chia công bằng không Hiện nay, những nhà xã hội học và tâm lý học thế kỉ 20 suy nghĩ rất nhiều về người lạ nhưng họ không nghĩ một cách sâu sắc về những mối quan hệ giữa con người và họ nghĩ về người lạ trong bối cảnh nó có thể ảnh hưởng tới những thói quen. Stanley Milgram từ những năm 60, 70 người sáng lập của những thử nghiệm thế giới nhỏ mà sau này trở nên phổ biến như 6 cấp độ của sự riêng rẽ đã có quan điểm rằng bất kì 2 người được chọn ngẫu nhiên nào có khả năng kết nối được với nhau sau khoảng từ 5 đến 7 bước trung gian Quan điểm của ông là người lạ ở ngoài kia Chúng ta có thể tiếp cận họ. Có những con đường cho phép chúng ta tiếp cận họ Mark Granovetter, nhà xã hội học từ Stanford, trong một bài luận của ông vào năm 1973 có tên "Sức mạnh của những mối quan hệ lỏng lẻo" đưa ra quan điểm rằng những mối quan hệ lỏng lẻo này thuộc một phần của hệ thống các mối quan hệ của chúng ta, những người lạ này, lại thực sự hiệu quả hơn trong việc truyền bá thông tin đến chúng ta hơn là các mối quan hệ bền chặt, những người gần gũi với chúng ta. Ông viết một bài lý luận bổ sung phê phán những mối quan hệ gần gũi khi ông nói rằng những người này quá thân thiết với chúng ta, những mối quan hệ bền chặt này trong cuộc sống của chúng ta trên thực tế lại gây ra tác động đồng điệu hóa lên chúng ta. Chúng tạo ra sự tương đồng. Tôi và các đồng nghiệp ở Intel đã dành một vài năm vừa qua nghiên cứu các con đường mà ở đó những nền tảng số đang định hình lại cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những loại thói quen mới nào sẽ nảy sinh. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những loại hình nền tảng số cho phép chúng ta sử dụng lấy tài sản của mình, những thứ đã từng rất giới hạn, vốn chỉ dành cho chúng ta và bạn bè trong nhà của mình, và đặt chúng vào tầm với của những người không quen biết Cho dù đó là quần áo của chúng ta, xe cộ , cho dù đó là sách vở hay âm nhạc giờ đây chúng ta có thể kiểm soát những tài sản đó và cho phép những người chúng ta chưa từng gặp sử dụng chúng Và chúng tôi đã đi đến kết luận về một sự thực ngầm hiểu hết sức quan trọng đó là khi mối quan hệ của con người với những thứ trong cuộc sống của họ thay đổi, thì mối quan hệ của họ với người khác cũng thay đổi. Và hệ thống cảnh báo nối tiếp hệ thống cảnh báo tiếp tục để lỡ mất cơ hội Nó tiếp tục cố gắng tiên đoán điều tôi muốn dựa trên một vài đặc tính trong quá khứ rằng tôi là ai tôi đã làm những việc gì. Công nghệ bảo mật nối tiếp công nghệ bảo mật tiếp tục thiết kế bảo vệ dữ liệu trên phương diện những mối đe dọa và sự tấn công, kìm khóa tôi lại trong những kiểu quan hệ cứng nhắc Những mối quan hệ kiểu "bạn bè" và "gia đình" và "liên lạc" và "đồng nghiệp" không nói lên được bất cứ điều gì về những mối liên hệ thực sự của tôi hiện nay. Một cách hiệu quả hơn khi nghĩ về những mối quan hệ của tôi có thể là trên phương diện sự gần gũi và khoảng cách ở đó tại bất kì điểm thời gian nào, với bất kì người nào đi nữa tôi cũng vừa thân thiết vừa xa cách với cá nhân đó, tất cả như một nhiệm vụ tôi cần làm ngay lập tức Con người không thân thiết hoặc xa lạ. Con người luôn là một sự kết hợp của cả hai, và sự kết hợp đó liên tục thay đổi Giả như công nghệ có thể can thiệp làm rối loạn sự cân bằng của một vài loại hình quan hệ? Giả như công nghệ có thể can thiệp để giúp tôi tìm được người mà tôi cần bây giờ? Cái lạ là sự định cỡ của thân thiết và xa cách cái mà cho phép tôi có thể tìm thấy người tôi cần ngay lúc này cái mà cho phép tôi có thể tìm thấy nguồn ngọn của sự thân thiết sự khám phá, và sự khơi gợi cảm hứng mà tôi cần lúc này. Cái lạ không chỉ nói về việc gặp gỡ những người lạ. Nó chỉ đơn giản chỉ ra rằng chúng ta cần khuấy động những vùng quen thuộc của chúng ta. Vì thế nhảy ra khỏi những khu vực quen thuộc này là một cách để chúng ta suy nghĩ về cái lạ, và đó là một vấn đề không chỉ những cá nhân phải đối mặt hiện nay mà còn có cả các tổ chức, những tổ chức đang cố gắng nắm lấy hàng loạt các cơ hội mới. Cho dù đó là một đảng phái chính trị đang khăng khăng bảo vệ quyền lợi của mình về một khái niệm cực kỳ khắt khe về ai phù hợp và ai không, Cho dù đó là một chính quyền đang bảo vệ cho những lễ nghi xã hội như cưới xin và bó hẹp những lễ nghi này cho một số ít người Cho dù đó là một thiếu niên trong phòng ngủ của mình đang cố gắng đẩy mình ra khỏi mối quan hệ với cha mẹ, Cái lạ là một cách để suy nghĩ về cách chúng ta tìm con đường đến với những mối quan hệ mới. Chúng ta phải thay đổi các quy tắc. Chúng ta phải thay đổi các quy tắc để có thể khởi động những công nghệ mới như một nền tảng cho những loại hình công việc mới. Câu hỏi thú vị nào đăt ra phía trước cho chúng ta trong thế giới không người lạ này? Làm cách nào chúng ta có thể suy nghĩ khác đi về những mối quan hệ của mình với mọi người? Làm cách nào chúng ta có thể nghĩ khác đi về những mối quan hệ của mình với những nhóm người riêng rẽ? Làm cách nào chúng ta có thể nghĩ khác đi về những mối quan hệ của mình với công nghệ, những thứ thực sự đã trở thành một phần của xã hội theo cách mà nó phải như vậy? Phạm vi của những mối quan hệ số thì rộng lớn. Trong bối cảnh của mối quan hệ có phạm vi rộng như vậy, việc tìm kiếm cái lạ một cách an toàn rất có thể sẽ là nền tảng mới của phát minh này. Cảm ơn (Vỗ tay) Chào các bạn, Thật buồn cười một ai đó vừa nhắc tới Macgyver, bởi vì như cái kiểu tôi thích nó vậy, và khi tôi lên bảy, tôi cuốn cái dây quanh cái mũi khoan và tôi giống như là : "Mẹ ơi, con sẽ tới Olive Garden". Và...( tiếng mũi khoan) (Cười) Và nó đã thực sự hoạt động tốt theo kiểu này. Và các bạn biết đấy, nó ảnh hưởng sâu sắc tới tôi. Nghe thì thật ngốc nghếch, nhưng tôi nghĩ, à, okay. cách thế giới nhìn nhận có thể được thay đổi, và nó có thể được tôi thay đổi bằng những cách rất đơn giản Và sợi dây liên kết giữa tôi với các dụng cụ do con người tạo ra mà một người khác nói rằng họ đã làm như thế tôi chỉ có thể nói rằng họ làm theo một cách khác, một sự khác biệt nhỏ Và thế là khoảng 20 năm sau, tôi không nhận ra tầm ảnh hưởng của việc này nhưng khi tôi đến Costa Rica và ở với thổ dân bản địa Guaymi, và họ có thể lấy lá từ cây để làm tấm lợp nhà và làm giường từ .. (uhm)...cây và họ có thể -- tôi đã quan sát người phụ nữ này suốt 3 ngày Tôi đã ở đó. Cô ấy lột từng ít một vỏ cây dừa và cuốn những cái xơ nhỏ lại với nhau và làm thành những sợi dày hơn, giống như dây và cô ta dệt những sợi dây vào nhau và vật liệu chính xác tạo nên cái túi này hình thành trước mắt tôi (trong) 3 ngày đó, vật chất của cách mà thế giới này hoạt động của hiện thực, bắt đầu được làm sáng tỏ trong đầu tôi, vì tôi nhận ra rằng cái túi này và đồ chúng ta mặc và tấm bạt lò xo bạn có ở nhà và đồ chuốt bút chì tất cả những gì bạn có được làm ra từ cây hoặc đá hoặc thứ gì đó mà chúng ta đào lên từ đất và làm một số quá trình có thể phức tạp (nhiều) hơn là một (quá trình), tuy nhiên, mọi thứ được làm ra theo cách đó. Và rồi tôi phải bắt đầu nghiên cứu Ai là người đưa ra những quyết định này Ai tạo ra chúng? Bằng cách nào? Điều gì khiến chúng ta ngừng sản xuất chúng? Vì đây là cách mà hiện thực được tạo nên Và tôi bắt đầu ngay tức khắc. Tôi đã ở phòng thí nghiệm ở MIT và tôi đang tìm tòi các chuyển động trong sản xuất và sự sáng tạo và tôi bắt đầu với thiên nhiên, vì tôi đã chứng kiến những người Guaymi tạo ra sản phẩm từ thiên nhiên, và điều đó xem ra có vẻ ít gặp nhiều rào cản Tôi đã đến Vermont, tới một khu cắm trại nơi có những người ít đi học hay đến, và họ sẵn sàng thử mọi thứ. Tôi nói với họ "Hãy đi vào rừng chỗ gần con suối chỉ cần đặt những thứ lặt vặt lại với nhau, như bạn biết đấy, tạo ra một thứ gì đó Tôi không quan tâm hình gì, chỉ cần với lấy cành cây xung quanh bạn, Chúng ta sẽ không mang theo gì cả Và chỉ trong vòng vài phút, đây là một điều rất dễ làm đối với người lớn và cả thanh thiếu niên Đây là một hình tam giác tạo nên dưới dòng nước chảy và hình dáng của một chiếc lá sồi được tạo nên từ những chiếc lá sồi nhỏ khác ghép lại. Một chiếc lá cột vào cành cây cùng với một cọng cỏ Tính vật chất và thị của nấm được khám phá bằng cách xem coi chúng có thể chịu đựng được bao nhiêu vật thể khác đâm vào chúng Khoảng 45 phút sau, bạn có những dự án thật sự phức tạp, ví dụ như lá sắp xếp theo sắc độ, và bạn có sự phai màu và đặt thành vòng tròn giống như một tràng hoa và người tạo ra thứ này nói rằng "Đó là lửa, tôi gọi nó là lửa". Và có người hỏi anh ta "Làm cách nào anh làm cho mấy cành cây đó giữ nguyên trên cái cây?" Và anh ta trả lời "Tôi không biết, nhưng tôi có thể chỉ cho bạn xem" Và tôi cho rằng điều đó thật tuyệt. Anh ta không biết nhưng anh ta có thể chỉ cho bạn Vậy là tay và trực giác của anh ta biết nhưng có lúc điều chúng ta biết lại cản trở những gì chúng ta có thể làm nhất là khi nói đến thế giới do con người tạo ra Chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết cách mà mọi thứ hoạt động, vậy nên chúng ta không thể tưởng tượng ra chúng có thể hoạt động theo một cách nào khác Chúng ta biết rõ chúng phải hoạt động như thế nào nên ta không thể cho rằng mọi thứ đều có thể thực hiện được. Trẻ con không khó để làm việc này và tôi nhìn thấy điều đó ở con trai tôi, tôi đưa cho cậu bé quyển sách này Tôi là một người cha lập dị, nên tôi nói với con trai rằng "Được rồi, chúng ta sẽ học cách yêu mặt trăng" Bố sẽ đưa con một số cục xếp hình và chúng là những khối mềm hình xương rồng nên chúng rất hợp pháp" Nhưng nó không biết làm gì với những thứ này. Tôi đã không chỉ cho cậu bé. Và nó làm thành một mớ lộn xộn với chúng Đây không khác gì những cành cây đối với lũ trẻ trong rừng. Chỉ thử sắp xếp thành hình và làm nhiều thứ khác Chẳng bao lâu, nó cũng có cơ chế mà bạn có thể khởi động và phóng các vật thể ra xung quanh và cậu bé nhờ chúng tôi giúp Tại thời điểm này, tôi bắt đầu tự hỏi, những công cụ nào chúng ta có thể đưa chọ người khác đặc biệt là người lớn, những ngươi đã biết quá nhiều để họ có thể thấy rằng thế giới có thể được rèn thành nhiều hình dạng và nhận ra bản thân họ là tác nhân của sự đổi thay trong cuộc sống hằng ngày. Vì những nhà khoa học vĩ đại nhất thật ra chỉ là thách thức cách thế giới này hoạt động thách thức những gì vật chất có thể làm, những nghệ sĩ vĩ đại nhất chỉ thách thức trung gian, và bất kỳ công việc nào đủ phức tạp, cho dù bạn là đầu bếp hay thợ mộc hay ở nhà nuôi con bất kì thứ gì phức tạp đi kèm với các vấn đề chưa được giải quyết ở giữa và bạn không thể làm một việc tốt để làm cho xong trừ khi bạn có thể nói rằng "Được rồi, chúng ta sẽ chỉ suy nghĩ lại điều này Tôi không quan tâm là bút chì dùng đề viết Tôi sẽ sử dụng chúng theo một cách khác." Để tôi cho bạn xem một bản thử nghiệm, Đó là một mạch đàn piano nhỏ ở ngay đó, và đây là một cây cọ vẽ bình thường và tôi dán chúng lại với (tiếng bíp) Cùng với một ít tương cà, (tiếng nhạc) và tôi có thể (tiếng nhạc) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Điều đó thật tuyệt phải không nào? Nhưng đó không phải là những gì tuyệt vời nhất. Điều tuyệt vời là những gì xảy ra khi bạn đưa mạch dây đàn piano cho người khác Một cây bút chì không chỉ là cây bút chì, Nhìn xem nó có gì ở giữa giống như một sợi dây chạy xuyên xuốt thân bút và nó không chỉ là dây nếu bạn lấy mạch dây đàn piano, bạn có thể ghim nó vào giữa thân bút và bạn có thể đặt sợi dây lên trên mặt giấy nữa để cho mạch điện đi qua nó. và vậy là bạn có thể dùng một cây bút chì, chỉ cần gắn nó vào mạch đàn piano và dòng điện cũng chạy xuyên qua người bạn. Sau đó bạn có thể lấy mạch đàn piano khỏi cây bút chì Bạn có thể tạo ra những cây cọ như vậy Tất cả những gì bạn có thể làm là kết nối với lông bàn chải lông bàn chải thì ướt, nên chúng tích điện và cơ thể chúng ta dẫn điện và da là một vật liệu tuyệt vời để vẽ lên bạn có thể bắt đầu nối mọi thứ lại với nhau ngay cả bồn rửa bát Kim loại trong bồn rửa bát dẫn điện Dòng nước chảy đóng vai trò như một cây đàn viôlông (Tiếng nhạc) Bạn còn có thể gắn vào thân cây Bất kì thứ gì trên thế giới dù dẫn điện hay không, thì bạn vẫn có thể dùng Vậy thì (tiếng cười) Tôi đưa thứ này cho lũ trẻ đợt trước, vì chúng rất là tuyệt và chúng sẽ thử những gì mà tôi không dám thử tôi còn không thể có một cái xỏ lỗ trên mặt khi tôi muốn và người phụ nữ trẻ này đã làm ra một thứ mà cô ta gọi là cái lắc vòng và cái vòng di chuyển xung quanh người cô ấy có một sợi dây điện được gắn vào áo. Bạn có thể thấy ngón tay cô ta chỉ vào nó ở trong hình Và mõi lần cái vòng va vào cơ thể, nó sẽ kết nối hai sợi dây đồng và tạo ra âm thanh và âm thanh đó sẽ lặp đi lặp đi nhiều lần Tôi tổ chức các lớp đặc biệt này ở khắp nơi Ở Đài Loan, tại một bảo tàng mỹ thuật, cô bé 12 tuổi này tạo ra một cây đàn organ bằng các loại nấm địa phương cùng với băng dính điện và keo dính nóng Nhiều nhà thiết kế chuyện nghiệp đã làm ra các vật dụng có đính kiềm thứ này Và các công ty lớn như Intel hoặc các công ty thiết kế nhỏ hơn như Ideo hoặc mới thành lập như Bump, đang mời tôi tới mở các lớp chuyện dụng này chỉ để thực hành ý tưởng gắn kết điện vào trong các vật dùng hằng ngày Và chúng tôi đi đến một ý tưởng, là không chỉ dùng điện, mà hãy kết nối cả máy tính với các vật dụng bình thường và xem chúng hoạt động ra sao. Và tôi chỉ muốn làm một thử nghiệm nhỏ Đây là bộ mạch điện Makey makey và tôi sẽ cài đặt chúng trước mặt các bạn Tôi sẽ cắm nó vào, và bây giờ nó có trong USB của tôi và tôi chỉ cần gắn mũi tên phía trước Các bạn đang quay mặt sang hướng kia, nên tôi sẽ gắn nó vào cái này và gắn thêm một sợi dây nhỏ nữa. Và bây giờ, nếu tôi chạm vào chiếc bánh pizza này những hình ảnh trên màn hình sẽ đi tới và giờ nếu tôi gắn sợi dây này vào phím mũi tên bên trái, tôi có thể thiết lập nó chỉ bằng việc gắn nó vào đâu thôi và bây giờ tôi có mũi tên trái và phải và tôi có thể điều chỉnh màn hình đi tới hoặc đi lùi Thật tuyệt phải không nào. Và chúng tôi nghĩ rằng "Chúng ta nên quay cái này thành video" Bởi vì không ai thực sự tin điều này là quan trọng hoặc có ý nghĩa trừ tôi và một người đàn ông khác. Và chúng tôi quay một đoạn video để chứng minh điều đó Có rất nhiều thứ bạn có thể làm Bạn có thể vẽ với Play-Doh và Google cho cái đồ điều khiển game Chẳng có gì đặc biệt cả. và bạn thực sự có thể vẽ lên giấy gắn chúng vào và chơi trò pacman trên máy vi tính (tiếng trò chơi) và bạn có biết mấy cái ngăn kéo nhựa bán ở cửa hàng Target không? nếu bạn lấy chúng ra để đựng nước thì rất tốt nhưng bạn hoàn toàn có thể bị cắt vào chân nên hãy cẩn thận. Bạn có biết Dự án hạnh phúc, nơi mà cái chuyên gia sắp xếp cầu thang thành một cái đàn piano, điều đó tuyệt không nào? Tôi cho là có nhưng chúng ta nên tự làm ra chúng Chúng ta không nên để các chuyên gia xây dựng nên cách mà thế giới hoạt động Chúng ta nên tham gia vào và cùng làm thay đổi cách thế giới này hoạt động Giấy bạc. Mọi người đều có nuôi mèo ở nhà. Lấy một cái bát đầy nước. Và thế bạn có công cụ chụp hình trên máy tính Mac Đẩy chuột qua phím "chụp hình" và bạn có một cái máy chụp hình bằng chú mèo Và chúng tôi cần hằng trăm người mua thứ này. Nếu không có hằng trăm người mua, chúng tôi không thể đưa chúng ra thị trường thế là chúng tôi bán chúng trên Kickstarter, và có tới hàng trăm lượt mua chỉ trong ngày đầu tiên, và 30 ngày sau đó, 11 000 người đã tham gia vào dự án Và phần thú vị nhất là, chúng tôi bắt đầu có một loạt các đoạn phim mọi người tự chế ra đủ thứ điên rồ từ những thứ này Đây là người tạo ra nhạc bằng cách ăn và cả súc miệng với Listerine Chúng tôi đã thực sự cung cấp vật liệu cho anh ta và nói rằng "Chúng tôi sẽ tài trợ cho anh, anh bạn à, Anh giống như một nhà phát minh chuyên nghiệp." Được rồi, hãy chờ tới phần này. Nó rất tuyệt (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và anh chàng này ở exploratorium dùng cây để làm thành trống người cha và con gái đang hoàn thành mạch điện bằng một cách rất đặc biệt và rồi người anh trai này - bạn hãy nhìn vào sơ đồ bạn có thấy chỗ có ghi chữ "em gái" không? Tôi rất thích khi người ta đặt con người vào trong sơ đồ Tôi luôn thích sự có mặt của con người trong kỹ thuật Nếu bạn có vẽ một sơ đồ kỹ thuật, hãy thêm con người vào nữa và cậu bé này thật đáng yêu, cậu ta tạo ra một trò nhảy trên tấm bạt lò xo cho em gái mình để vào ngày sinh nhật, cô bé có thể làm ngôi sao của buổi diễn nhảy trên tấm bật lò xo để thay đổi hình chiếu trên màn hình Còn anh chàng này tập hợp các chú chó lại và làm một cây đàn piano chó và điều này rất thú vị. Còn gì hữu ích hơn là cảm giác vui và tràn đầy sức sống? Nhưng nó ũng rất nghiêm túc vì tất cả những chuyện xung quanh khả n8ang tiếp cận bắt đầu nổi lên khi mà có những người không thể dùng máy tính. Có một người cha viết cho chúng tôi, con trai ông bị bại não và cậu bé không thể dùng bàn phím thường còn ông thì không đủ tiền để mua tất cả bộ điều khiển tùy chỉnh Và thế là, với Makey Makey, ông định làm găng tay để cậu bé có thể lướt mạng Và một cuộc thảo luận lớn nổ ra xung quanh khả năng tiếp cận, và chúng tôi rất hào hứng với điều này Chúng tôi không hề lên kế hoạch cho việc này và rồi những nhạc sĩ chuyên nghiệp cũng bắt đầu sử dụng giống như ở Coachella vào cuối tuần trơớc Jurassic 5 biểu diễn trên sân khấu và anh chàng DJ đến từ Brooklyn này anh ta lắp đặt mọi thứ từ tháng trước Tôi thích cách củ cà rốt được dùng trên bàn quay (Nhạc: Teardrop do Massive Attack trình bày) Đa số không ai có thể chơi nhạc theo cách đó (Tiếng cười) Và khi điều này trở nên nghiêm túc Tôi nghĩ rằng mình nên dán nhãn cảnh báo trên vỏ hộp vì nếu không người ta sẽ dùng những thứ này và họ sẽ trở thành các tác nhân của sự thay đổi sáng tạo và chính quyền sẽ sụp đổ Tôi đã không nói cho mọi người, nên tôi nghĩ mình nên cảnh báo họ Tôi đã đặt một sự bất ngờ nho nhỏ. Khi bạn mở nắp hộp ra sẽ có dòng chữ "Thế giới là một bộ dụng cụ xây dựng" và khi bạn bắt đầy mày mò chúng tôi nghĩ rằng, bằng cách nào đó, bạn bắt đầu nhận ra cảnh quan cuộc sống hằng ngày của chính mình một chút gì đó để bạn có thể thể hiện bản thân một chút gì đó giống như bạn có thể tham gia vào việc thiết kế nên tương lai của cách mà thế giới hoạt động Và lần tới bạn dùng thang cuốn và vô tình đánh rơi một viên kẹo M&M bạn biết đấy, có thể cái thang cuốn là một tấm ván cho viên kẹo nên đừng vội nhặt nó lên ngay hãy lấy thêm vài thứ từ trong túi và thả xuống, bất kì thứ gì cũng được Tôi từng muốn tạo ra một xã hội không tưởng hoặc là một thế giới hàon hảo hoặc thứ gì đó giống như vậy Nhưng khi tôi già đi và trải qua mọi chuyện tôi nhận ra rằng ý tưởng của tôi về một thế giới hoàn hảo không thể được tạo ra chỉ với một người hay với cả triệu chuyên gia mà nó sẽ do bảy tỉ đôi bàn tay tự làm theo niềm đam mê của chính mình giống như nhiều mảnh ghép hợp lại và tạo ra thế giới này trong sân vườn sau nhà và trong bếp Đó là thế giới mà tôi thật sự muốn trải nghiệm xin cảm ơn (Vỗ tay) Thế nào là một kết thúc có hậu cho cuộc đời nhỉ? Và tôi sẽ nói về cái tận cùng. Tôi sẽ nói về việc chết đi. Tất cả chúng ta đều nghĩ nhiều về việc sống sao cho tốt. Tôi muốn đề cập tới cách làm sao để tăng cơ hội chết thanh thản. Tôi không phải là một bác sĩ lão khoa. Tôi thiết kế chương trình học đọc cho trẻ mẫu giáo. Những điều tôi biết về chủ đề này xuất phát từ một nghiên cứu định tính với hai người Trong những năm gần đây, tôi đã giúp hai người bạn có được kết cục mà họ mong muốn. Jim và Shirley Modini đã kết hôn được 68 năm. và sống ở trang trại rộng 1700 mẫu Anh trên vùng núi tại hạt Sonoma. Họ chỉ nuôi gia súc để đủ phục vụ cho những nhu cầu trong gia đình vì thế phần lớn diện tích trang trại họ không sử dụng đến và là chỗ trú ẩn cho gấu và sư tử cùng với nhiều loài vật khác sống ở đây Đó đã là giấc mơ của họ. Jim và Shirley gặp nhau vào những năm 80. Họ là con một và đều không muốn có con Chúng tôi trở thành bạn bè và tôi trở thành người được họ ủy thác và người chịu trách nhiệm về các vấn đề y tế của họ nhưng quan trọng hơn, tôi trở thành người chịu trách nhiệm về cuộc sống cuối đời của họ. Và chúng tôi đã học được nhiều điều về làm thế nào để có một kết thúc tốt. Trong những năm cuối đời, Jim và Shirley đã phải đối mặt với ưng thu, các căn bệnh về xương, nhiễm trùng và hệ thống thần kinh Sự thật là như vậy. Cuối cùng khi chức năng cơ thể và khả năng tự phục vụ bản thân không còn. Điều mà chúng ta nhận ra là , khi chọn đúng người và có một kế hoạch đúng ta có thể duy trì tốt chất lượng cuộc sống. Bắt đầu của sự kết thúc đã được kích hoạt bằng một việc quan trọng mang tính sống còn để phòng bị trước , và trong giai đoạn này, Jim và Shirley đã chọn Cơ quan bảo tồn thiên nhiên ACR để chuyển giao nông trại khi họ qua đời. Điều này giúp họ thanh thản để bước tiếp. Đó có thể là một sự dự đoán. Và cũng có thể là trực giác của bạn. Nhưng một ngày nào đó, bạn sẽ nói: "Điều này đã giúp tôi". Jim và Shirley trong khoảng thời gian này đã báo cho bạn bè biết rằng đoạn kết cho cuộc đời họ đã đến rất gần và họ thấy điều đó hoàn toàn tốt. Chết vì ung thư và chết vì bệnh thần kinh khác nhau lắm. Trong cả hai trường hợp, những ngày cuối cùng đều khá thanh thản. Jim ra đi trước. Ông ấy vẫn tỉnh táo cho đến cùng, nhưng ngày cuối cùng ông đã chẳng nói được. Nhìn ánh mắt ông, chúng tôi đã biết khi nào ông cần nghe lần nữa, "Tất cả được sắp xếp rồi, Jim. Chúng tôi sẽ chăm sóc cho Shirley ngay nơi này tại trang trại này. và ACR sẽ lo cho trang trại của ông mãi mãi". Từ trải nghiệm này tôi sẽ chia sẻ năm kinh nghiệm. Tôi đã đăng bảng này lên mạng nên nếu muốn, các bạn có thể tự lên kế hoạch cho cái kết của chính bạn. Cái kết đó bắt đầu bằng một kế hoạch. Nhiều người nói: "Tôi muốn được chết ở nhà." Tám mươi phần trăm người Mỹ chết ở bệnh viện hay nhà dưỡng lão. Câu nói "chúng ta muốn được chết ở nhà" không phải là kế hoach. Nhiều người nói: "Nếu tôi trở nên như thế này, thôi thì bắn chết tôi đi". Đó cũng không phải là kế hoạch; điều đó phạm pháp. (Cười lớn) Một kế hoạch gồm có trả lời thẳng thắn những câu hỏi về cái kết mà bạn muốn. Bạn muốn ở đâu khi bạn trở nên phụ thuộc? Bạn muốn sự can thiệp về y học nào? Và ai sẽ chịu trách nhiệm giúp kế hoạch của bạn được tiến hành? Bạn sẽ cần người ủng hộ đấy. Có nhiều hơn một cơ hội để có cái kết như bạn muốn. Đừng xem sự lựa chọn bẩm sinh là vợ/chồng hay con của bạn. Bạn cần một người có thời gian và người thân cận để làm tốt việc này, và bạn cần một người có thể làm việc dưới áp lực trong mọi tình huống dù bất ngờ đến đâu. Sự sẵn sàng từ bệnh viện rất quan trọng. Bạn có thể được đưa thẳng đến phòng cấp cứu và bạn cần được đưa đến đó. Chuẩn bị một trang tóm tắt tiểu sử bệnh thông tin thuốc và bác sĩ. Bỏ vào một cái phong thư dễ thấy với bản phô tô thẻ bảo hiểm, quyền gọi luật sư, và yêu cầu không giúp bạn sống lại. Có người đi cùng để cất những tài liệu này trong xe. Dán chúng lên tủ lạnh. Khi bạn đến bệnh viện với xấp giấy tờ này người ta sẽ sắp xếp cho bạn vào. Bạn sẽ cần có người chăm sóc. Bạn sẽ cần đánh giá tình trạng cá nhân và tình trạng tài chính để quyết định liệu một trung tâm chăm sóc người già hay ở nhà là sự lựa chon tốt nhất. Bất kể bạn dùng cách nào, cũng đừng sắp đặt gì hết. Chúng tôi đã gặp hàng trăm người chăm sóc không tốt cho lắm trước khi tìm ra người người hoàn toàn phù hợp được dẫn dắt bởi Marsha người không cho bạn thắng khi chơi bingo dù bạn đang dần chết đi nhưng sẽ đi quay những video về trang trại cho bạn xem khi bạn không thể tự ra xem và Caitlin, người không để bạn bỏ tập thể dục sáng nhưng biết khi nào bạn cần nghe rằng vợ bạn sẽ được chăm sóc tốt Và lời cuối. Bạn muốn được nghe gì trước khi chết, và muốn nghe từ ai? Theo kinh nghiệm của tôi, bạn sẽ muốn nghe rằng những điều bạn lo lắng sẽ trở nên ổn thôi. Khi bạn thấy đến lúc nên ra đi, bạn sẽ ra đi. Đây là một chủ đề thường gây sợ hãi và khước từ. Những điều tôi học được đó là nếu chúng ta dành chút thời gian lên kế hoạch cho cái kết của cuộc đời mình, chúng ta sẽ có cơ hội tốt nhất để duy trì tốt chất lượng cuộc sống. Đây là Jim và Shirley ngay sau khi quyết đinh ai sẽ chăm lo trang trại của họ. Đây là Jim chỉ một vài tuần trước khi mất, Ông đang tổ chức tiệc sinh nhật mà ông chưa từng mong sẽ được trải nghiệm. Còn đây là Shirley chỉ vài ngày trước khi ra đi đang đọc một mục trên tờ báo ngày hôm ấy về tầm quan trọng của nơi trú ẩn cho động vật hoang dã ở trang trại Modini. Jim và Shirley đã có một kết thúc có hậu cho cuộc đời, và bằng cách chia sẻ với các bạn câu chuyện của họ tôi hy vọng có thể làm tăng cơ hội cho chúng ta để có một kết thúc có hậu như vậy. Cảm ơn. (Vỗ tay) Okay, thật tuyệt vời khi được trở lại TED. Sao chúng ta không bắt đầu bằng một video nhỉ? (Âm nhạc) (Video) Người đàn ông: Được rồi, Kính, quay video. Người phụ nữ: Đây rồi. Hai phút nữa chúng ta sẽ bắt đầu. Người đàn ông #2: Okay, Kính, bắt chuyện với Câu lạc bộ bay lượn nào. Người đàn ông #3: Google tìm "hình đầu hổ". Hmm. Người đàn ông #4: Sẵn sàng chưa ? Sẵn sàng chưa? (Tiếng sủa) Người phụ nữ #2: Ngay chỗ đó. OK, Kính, chụp ảnh nào. (Trẻ em reo hò) Người đàn ông #5: Đi nào ! Người đàn ông #6: Trời [tiếng bíp]! Thật tuyệt vời. Trẻ em: Ôi! Nhìn con rắn kìa! Người phụ nữ #3: OK, Kính, quay phim lại! Người đàn ông #7: Qua cây cầu này, lối ra đầu tiên. Người đàn #8: Ok, A12, ngay đó! (Vỗ tay) (Trẻ em hát) Người đàn ông #9: Google, nói "ngon" trong tiếng Thái. Kính Google: อร่อย Người đàn ông #9: Mmm, อร่อย. Người phụ nữ #4: Google tìm "con sứa." (Âm nhạc) Người đàn ông #10: Đẹp quá. (Vỗ tay) Sergey Brin: Oh, xin lỗi, tôi có tin nhắn từ hoàng tử Nigeria. Anh ta cần giúp 10 triệu đô la. Tôi muốn lưu ý đến những điều này vì đó là cách mà lúc đầu chúng tôi đã tài trợ công ty, và mọi chuyện rất ổn thỏa. Dù với tất cả sự nghiêm túc, bạn thấy tôi đứng đây, nhìn vào điện thoại của mình, đó là một trong những lý do đằng sau dự án này, dự án kính Google Bởi xét cho cùng, chúng tôi đặt câu hỏi liệu đây có phải tương lai gần hay là cách chúng ta muốn kết nối với những người khác trong đời, cách ta muốn kết nối thông tin. Có nên chỉ cúi mặt đi lòng vòng? Nhưng đó là tầm nhìn của Kính Google, đó là lý do chúng tôi tạo ra yếu tố mô hình này. Ok. Tôi không muốn nói hết những gì nó làm được và không làm được. nhưng tôi muốn nói thêm 1 chút về động lực đằng sau những gì dẫn đến nó. Ngoài khả năng ta tự cô lập mình với xã hội khi ta ra ngoài và chăm chăm nhìn điện thoại, đó là việc bạn muốn làm với cơ thể mình à? Bạn đang đứng ở đâu đó và vuốt ve miếng thủy tinh vô dụng này. Bạn sẽ chỉ đi lòng vòng. Vậy nên khi phát triển Kính Google, chúng tôi nghĩ về việc mình có thể làm gì để giải phóng đôi tay bạn? Bạn đã thấy những việc người ta làm trong đoạn video kia. Họ đều mang Kính Google, và đó là cách chúng tôi có cảnh đó. Ngoài ra bạn muốn một cái gì đó để giải phóng đôi mắt bạn. Nên chúng tôi đưa phần hiển thị lên cao, qua khỏi tầm nhìn của bạn, Đó sẽ không phải là chỗ bạn đang nhìn hay là nơi bạn đang giao tiếp bằng mắt với người khác. Và chúng tôi cũng muốn giải phóng đôi tai, để âm thanh thực sự đi qua, tiến xúc thẳng với các xương trong hộp sọ của bạn, lúc đầu thì hơi khó chịu, nhưng bạn sẽ quen với nó. Và trớ trêu thay, nếu bạn muốn nghe nó tốt hơn, bạn cần che tai lại, đó là điều khá ngạc nhiên, nhưng nó hoạt động như vậy đấy. Khi chúng tôi bắt đầu Google 15 năm trước đây, tầm nhìn của tôi là cuối cùng bạn sẽ không cần phải có một truy vấn tìm kiếm nào cả. Bạn sẽ có thông tin đến với mình ngay khi cần. Và bây giờ, 15 năm sau, 1 dạng của yếu tố hình thức đầu tiên mà tôi nghĩ có thể truyền tải tầm nhìn đó khi bạn ra phố đi dạo nói chuyện với mọi người và v.v.. Dự án này tính đến thời điểm này mới được 2 năm. Chúng tôi đã học được 1 khối lượng khổng lồ. Điều quan trọng là phải làm cho nó thật thoải mái. Nguyên mẫu đầu tiên chúng tôi xây dựng rất bự. Như một cái điện thoại di động dán vào đầu ấy. Nó rất nặng, khá khó chịu. Chúng tôi đã phải giữ bí mật với nhà thiết kế công nghiệp cho đến khi cô ấy chấp nhận công việc, và rồi cô ấy gần như vừa chạy vừa hét toáng lên Nhưng chúng tôi đã đi một chặng đường dài. Và cái máy ảnh là một sự ngạc nhiên Nguyên mẫu ban đầu không có máy ảnh nào cả, nhưng thật kì diệu nếu có thể chụp lại những khoảnh khắc ở bên gia đình, đám nhỏ. Tôi sẽ chẳng đào đâu ra 1 cái camera hoặc điện thoại hoặc gì đó để chụp lại khoảnh khắc ấy. Và cuối cùng tôi đã nhận ra, khi thử nghiệm thiết bị này, tôi như bị xung động thần kinh. Điện thoại di động là thứ - ừ, bạn cần phải nhìn vào nó và đủ thứ nhưng nó cũng là loại một thói quen thần kinh. Giống như nếu tôi hút thuốc, có lẽ tôi thà hút thuốc còn hơn. Tôi chỉ cần châm điếu thuốc. Trông còn ngầu hơn. Thế đấy, tôi sẽ như thế -- Nhưng trong trường hợp này, tôi quẳng nó đi rồi ngồi đó và nhìn như thể tôi có gì đó rất quan trọng để làm hoặc chú ý. Nhưng nó làm tôi nhận ra quãng thời gian mình đã sống cứ dần trôi đi, có thể là email hay mạng xã hội hay gì đó, ngay cả khi sự thật là -- chẳng có gì quan trọng hay căng thẳng đến thế. Với cái này, tôi biết tôi sẽ nhận được những tin cụ thể chỉ khi tôi cần chúng, và tôi không cần phải kiểm tra chúng mọi nơi mọi lúc. Đúng, tôi thực sự thích khám phá thế giới nhiều hơn, làm thêm những việc điên rồ như bạn thấy trong video. Cảm ơn mọi người rất nhiều (Vỗ tay) Có một vài điều tôi muốn các bạn thấy (Video) Phóng viên: Đó là câu chuyện mà hàng triệu người dân tại Trung Quốc không thể nào nguôi ngoai: cảnh một bé gái 2 tuổi bị một chiếc xe tải đâm phải rồi bỏ mặc trên đường với vết thương đang chảy máu trước mặt người qua lại cảnh tượng đó bày ra thật quá sinh động. Toàn bộ vụ tai nạn được thu lại bởi máy quay Người lái xe đã dừng lại sau khi đâm vào đứa bé, và người ta nhìn thấy bánh xe sau của anh ta chèn lên người cô bé trong vài giây. Trong vòng 2 phút, 3 người đã đi qua cô bé Wang Yue hai tuổi. Những người đầu tiên hoàn toàn không để ý gì khi đi ngang qua chỗ cô bé bị thương nặng Những người khác ngừng lại nhìn cô bé rồi đi tiếp. Peter Singer: Còn có những người khác nữa đi qua Wang Yue, và có một chiếc xe tải thứ hai chèn lên đôi chân cô bé trước khi một người dọn đường lên tiếng Cô bé được mang ngay đến bệnh viện, nhưng đã muộn. Cô bé đã chết. Tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu người trong số các bạn, khi nhìn thấy cảnh tượng đó, tự nói với chính mình ngay lúc này rằng, " Tôi sẽ không hành động như vậy. Tôi sẽ dừng lại và giúp cô bé" Hãy giơ tay nếu bạn có suy nghĩ đó. Như tôi đã đoán, hầu hết mọi người sẽ nghĩ vậy Và tôi tin bạn. Tôi tin các bạn đã đúng. Nhưng trước khi bạn dành cho mình quá nhiều sự tín nhiệm vào bản thân, hãy xem điều này. UNICEF báo cáo rằng năm 2011, 6.9 triệu trẻ em dưới năm tuổi đã chết do những bệnh dịch liên quan đến đói nghèo, không thể cứu chữa. UNICEF cho rằng đó là tin tốt vì những số liệu đang có xu hướng giảm xuống đều đặn so với con số 12 triệu vào năm 1990. Đó là tin tốt. Nhưng điều đó còn có nghĩa là sẽ có 19,000 trẻ em chết mỗi ngày. Chúng ta có liên quan gì đến chuyện này khi chúng ta không gặp những đứa trẻ đó trên phố? Chúng ta có liên quan gì đến chuyện này khi chúng ta đang ở cách xa chúng? Tôi không nghĩ những điều này thực sự tạo ra sự khác nhau liên quan đến phương diện đạo đức. Thực tế là những đứa trẻ đó không ở ngay trước mặt chúng ta Thực tế là, trẻ em thuộc những quốc gia và chủng tộc khác nhau, dường như không ai trong số chúng liên quan đến tôi về phương diện đạo đức. Điều thực sự quan trọng là, chúng ta có thể làm giảm tỉ lệ tử hay không? Chúng ta có thể cứu sống một vài trong số 19,000 đứa trẻ đó mỗi ngày hay không? Và câu trả lời là, có, chúng ta có thể. Mỗi người trong số chúng ta tiêu tiền vào những thứ mà chúng ta không thực sự cần Bạn có thể nghĩ về thói quen của bạn, liệu đó có phải là một chiếc xe hơi mới, một kỳ nghỉ hay chỉ như việc mua một chai nước khi chai nước đó ra khỏi khe tự động nó hoàn toàn an toàn để uống. Bạn có thể dùng tiền mà bạn tiêu vào những thứ không cần thiết này và gửi nó đến tổ chức Quỹ Phòng Chống Bệnh Sốt Rét, nơi sẽ dùng tiền của bạn để mua những chiếc màn như thế này để bảo vệ cho bọn trẻ, và chúng ta biết chắc rằng bằng cách dùng những chiếc màn họ sẽ giảm được số lượng trẻ em chết vì bệnh sốt rét, chỉ một vài trong số nhiều căn bệnh có thể phòng chữa được cho một vài trong số 19,000 đứa trẻ sẽ chết mỗi ngày kia May thay, ngày càng có nhiều người hiểu được suy nghĩ này và kết quả là một cuộc vận động ngày càng lớn: chủ nghĩa vị tha hoàn hảo. Nó thực sự có ý nghĩa bởi có sự kết hợp của cả trái tim và bộ não. Trái tim, tất nhiên là cảm nhận của bạn. Bạn thấy cảm thông với những đứa trẻ. Nhưng cái đầu cũng rất quan trọng và cần được sử dụng song song để đảm bảo rằng những điều bạn làm mang lại hiệu quả và đúng mục tiêu, không những vậy, tôi còn thấy rằng lý do giúp chúng ta hiểu rằng người khác, dù bất cứ nơi đâu, cũng giống như chúng ta, họ trải qua những đau buồn như chúng ta, rằng họ hay chúng ta là những người làm cha mẹ sẽ đau buồn trước cái chết của con cái mình, là vì đó chính là cuộc sống và những vấn đề của cuộc sống con người mà ai cũng gặp phải. Vì thế tôi nghĩ lý do không chỉ là một công cụ trung lập nào đó giúp bạn có được bất cứ những điều bạn muốn. Nó thực sự giúp chúng ta cân nhắc trong hoàn cảnh của mình. và tôi nghĩ rằng tại sao hầu hết trong số những người điển hình nhất của lòng trắc ẩn hoàn hảo là những người có sự am hiểu về triết học, kinh kế học hay toán học. Điều này có vẻ như đáng ngạc nhiên vì nhiều người nghĩ rằng "Triết học là xa vời với thế giới thực; còn kinh tế học, như chúng ta biết, chỉ khiến cho con người trở nên ích kỷ hơn và chúng ta biết rằng toán học là dành cho những kẻ mọt sách Nhưng thực tế là một sự khác biệt và thực tế có một kẻ ngốc đặc biệt người có lòng vị tha đặc biệt hoàn hảo bởi vì anh ta hiểu đươc điều này. Đây là trang web của Quỹ Bill & Melinda Gates và bạn hãy nhìn những dòng chữ phía trên tay phải nó nói rằng "Tất cả cuộc sống có giá trị ngang nhau." Đó là sự thấu hiểu, một sự thấu hiểu sáng suốt về hoàn cảnh con người trên thế giới khiến cho những người này trở thành những tấm lòng vị tha hoàn hảo nhất trong lịch sử, Bill và Melinda Gates và Warren Buffett. (Vỗ tay) Không ai, kể cả Andrew Carnegie và John D. từng mang tiền đi làm từ thiện nhiều như ba người này, và họ đã sử dụng chất xám của mình để đảm bảo rằng việc từ thiện của họ có hiệu quả cao. Dựa theo một ước tính, Quỹ Gates đã cứu được 5.8 triệu mạng sống và hàng triệu người mắc những căn bệnh tưởng chừng như có thể làm họ kiệt quệ, cuối cùng lại có thể sống sót. Trong những năm sắp tới, Quỹ Gates, không nghi ngờ gì nữa, sẽ quyên góp thêm rất nhiều tiền, và rất nhiều mạng sống lại được cứu. Ồ, bạn có thể cho rằng, tốt thôi, tôi cũng có thể làm được như vậy nếu tôi là tỉ phú. Nhưng nếu tôi không là tỉ phú, tôi có thể làm gì? Cho nên tôi sẽ xem xét 4 câu hỏi mà mọi người cho rằng nó sẽ cản lối sự chia sẻ của họ. Họ lo lắng về việc liệu họ có thể tạo nên điều khác biệt đến mức nào. Nhưng bạn không phải là một tỉ phú. Hãy xem Toby Ord. Anh là một nghiên cứu sinh triết học ở trường đại học Oxford. Anh đã trở thành người có lòng trắc ẩn hoàn hảo khi tính toán rằng với số tiền mà anh có thể kiếm được nhờ công việc, một công việc mang tính học thuật, anh có thể góp tiền để chữa cho 80,000 người mù ở những nước đang phát triển và vẫn còn tiền đủ để sống ở mức tuyệt đối đầy đủ. Toby cũng thành lập một tổ chức mang tên "Cho đi những gì ta có thể" nhằm lan tỏa thông điệp này để tập hợp những người muốn chia sẻ thu nhập của họ và đề nghị mọi người cam kết chia sẻ 10% trong tổng thu nhập cả cuộc đời họ nhằm chống lại đói nghèo toàn cầu. Bản thân Toby đã làm tổt hơn thế. Anh ấy đã cam kết sống bằng 18,000 pound một năm-- ít hơn 30,000 đô la---- và dành hết số tiền kiếm được còn lại cho những tổ chức này. Vâng, và khi Toby kết hôn, anh ấy đã phải đi cầm cố một khoản tiền. Còn đây là cặp vợ chồng đứng tuổi, Charlie Bresler và Diana Schott, những người khi còn trẻ, lúc mới quen biết nhau, là những người hoạt động chống lại chiến tranh ở Vietnam, tranh đấu cho công bằng xã hội, và sau này khi chuyển sang xây dựng nghề nghiệp, như những người khác họ đã không thực sự làm được điều gì tích cực cho những giá trị trên nữa, mặc dù họ không bỏ mặc những điều đó. Và sau này, khi họ đến độ tuổi mà nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện nghỉ hưu, họ đã quay trở lại, và quyết định cắt giảm chi tiêu, sống một cách giản dị, và dành cả thời gian và tiền bạc góp sức chống lại đói nghèo trên thế giới. Ngay lúc này, khi đề cập đến thời gian có thể khiến bạn nghĩ, "À, mình có nên bỏ mặc sự nghiệp mà dành toàn bộ thời gian vào việc cứu giúp cho một vài trong số 19,000 sự sống sẽ bị mất đi mỗi ngày hay không?" Có một người đã suy nghĩ về việc làm cách nào sự nghiệp của bạn có tác động tốt nhất cho thế giới, đó là Will Crouch. Anh là sinh viên tốt nghiệp ngành triết học, và lập một trang web có tên "80,000 Giờ", tổng số thời gian anh ước tính hầu hết mọi người dành cho sự nghiệp của họ, nhằm khuyên mọi người hãy làm cách nào để đạt được sự nghiệp thành công nhất và ý nghĩa nhất. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một trong số các nghề nghiệp mà anh khuyến khích mọi người quan tâm, nếu họ có khả năng và tố chất phù hợp, là lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Tại sao? Bởi vì nếu bạn kiếm được nhiều tiền, bạn sẽ có thể chia sẻ nhiều hơn, và nếu bạn thành công trong lĩnh vực đó, bạn sẽ có thể đủ tiền lập một tổ chức trợ giúp nhằm tuyển dụng, có thể nói là, 5 nhân viên hỗ trợ ở những nước đang phát triển, và mỗi một người trong số họ sẽ có thể làm tốt như bạn làm. Nhờ thế bạn có thể tăng gấp 5 lần hiệu quả bằng việc tiến hành cách làm này. Đây là một người đàn ông trẻ, người đã làm theo lời theo lời khuyên này. Tên anh là Matt Weiger. Anh là sinh viên trường Princeton ngành triết học và toán, anh đã giành giải thưởng cho luận văn triết học tốt nhất của sinh viên vào năm ngoái khi anh tốt nghiệp. Nhưng sau đó anh lại đi vào lĩnh vực tài chính ở New York. Anh đã kiếm đủ tiền để quyên góp tổng số tiền trị giá 6 con số cho từ thiện còn anh vẫn chỉ dành cho mình một khoản tiền đủ sống. Matt cũng trợ giúp tôi thành lập một tổ chức mà hiện tôi đang làm việc với cái tên được đặt theo tiêu đề của một cuốn sách tôi viết, "Những Mảnh Đời Được Cứu Giúp", nó cố gắng thay đổi văn hóa của chúng ta để có thêm nhiều người hơn nghĩ rằng nếu chúng ta định sống môt cuộc sống có đạo đức, thì điều đó vẫn là chưa đủ nếu chỉ tuân theo đạo chúa "hiểu thiện biết ác" không gian lận, ăn cắp, làm thương tât, giết người còn nếu cuộc sống chúng ta đã đầy đủ, chúng ta phải chia sẻ một chút nào đó với những người có quá ít. Tổ chức đã kéo mọi người từ các thế hệ khác nhau lại, như Holly Morgan, một sinh viên chưa tốt nghiệp, người đã cam kết quyên góp 10% trong số tiền nhỏ cô kiếm đươc, và bên cạnh đó là Ada Wan, người đã làm việc trực tiếp với những người nghèo, nhưng hiện giờ anh đã tới Yale để học thạc sĩ để kiếm được nhiều tiền cho việc từ thiện hơn. Dẫu vậy, còn nhiều người cho rằng từ thiện không thực sự hiệu quả như vậy. Do đó, chúng ta hãy bàn về sự hiệu qủa. Toby Ord rất quan tâm đến vấn đề này, và anh đã tính toán được rằng một số quỹ từ thiện có hiệu quả hơn gấp hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần các hoạt động khác, nên điều quan trọng là phải tìm ra những điểm hiệu quả. Lấy ví dụ như việc dùng chó để dẫn đường cho người mù. Đó là điều tốt nên làm đúng không? Vâng, đúng vậy, đó là một việc tốt, nhưng cần nghĩ rằng bạn còn có thể làm được những gì khác nữa với các nguồn tài nguyên. Người ta phải tốn khoảng 40,000 đô la để huấn luyện một con chó dẫn đường. và huấn luyện người sử dụng để mà chú chó đó có thể giúp đỡ chủ nhân của mình một cách hiệu quả. Chi phí để cứu chữa cho một người khiếm thị ở một nước đang phát triển rơi vào khoảng từ 20 đến 50 đô la nếu họ mắc bệnh đau mắt hột. Bạn có thể làm phép tính và kết quả sẽ tương tự như trên. Bạn có thể cung cấp một chú chó dẫn đường cho một người Mỹ khiếm thị, hoặc có thể chữa trị cho khoảng từ 400 đến 2,000 người khiếm thị. Tôi nghĩ rằng giờ thì đã rõ chúng ta nên làm điều gì thì tốt hơn. Nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm những quỹ tài trợ hiệu quả, thì đây là một trang web hay nên xem. GiveWell hiện diện nhằm đánh giá ảnh hưởng của những khoản từ thiện không chỉ về hiệu quả hoạt động của chúng, mà nó còn bảo hộ cho hàng trăm quỹ từ thiện khác, và hiện tại đang đề cử 3 quỹ, trong đó Quỹ Phòng Chống Bệnh Sốt Rét là số 1. Vì thế mà công việc rất khó khăn. Nếu bạn muốn tìm kiếm những đề cử khác trang thelifeyoucansave.com và "Chia Sẻ Những Gì Ta Có Thể" cả hai nguồn trên đều có một danh sách mở rộng hơn, nhưng bạn có thể tìm những tổ chức hoạt động hiệu quả, không chỉ về lĩnh vực cứu giúp những mảnh đời nghèo khó. Tôi rất hạnh phúc khi nói rằng hiện tại còn có một trang web về những tổ chức động vật có ý nghĩa, Còn một nguyên nhân khác khiến tôi vẫn lo lắng đến hết cuộc đời mình, đó là nỗi đau mênh mang mà con người gây ra cho hàng chục triệu động vật mỗi năm. Vì vậy nếu bạn tìm kiếm những tổ chức hiệu quả để giảm bớt những nỗi đau này, bạn có thể tìm đến Hội Hành Động Vì Động Vật Hiệu Quả. Và một số những người theo chủ nghĩa vị tha hoàn hảo cho rằng việc chắc chắn những loài vật của chúng ta sống sót là rất quan trọng. Vì vậy họ chú ý vào những con đường giảm bớt nguy cơ tuyệt chủng. Và đây là một mối nguy của sự tuyệt chủng mà tất cả chúng ta đề nhận thấy gần đây, khi một thiên thạch đi qua sát hành tinh của chúng ta. Khoa học có thể giúp chúng ta không chỉ tiên đoán được hướng va chạm của các thiên thạch với hành tinh của mình, mà thực tế còn có thể làm chệch hướng đi của chúng. Vì thế một số người cho rằng đong góp vào khoa học là một điều tốt. Cũng có nhiều khả năng là vậy. Câu hỏi cuối cùng của tôi là, một số người sẽ nghĩ rằng sự chia sẻ trở thành gánh nặng. Tôi không thực sự tin như vậy. Tôi tận hưởng việc chia sẻ suốt cuộc đời mình kể từ khi tôi còn là một sinh viên mới tốt nghiệp. Nó là một cái gì đó thỏa mãn tôi. Charlie Bresler nói với tôi rằng anh ấy không phải là một người có lòng vị tha. Anh ấy cho rằng cuộc đời mà anh ấy đang cứu giúp là cuộc đời của chính anh. Và Holly Morgan kể với tôi rằng cô ấy đã từng chiến đấu với bệnh trầm cảm cho đến khi cô ấy bắt đầu bị thu hút vào các hoạt động từ thiện, và hiện giờ cô là một trong số những người hạnh phúc nhất mà cô biết. Tôi nghĩ một trong số những lý do cho điều này là việc trở thành một người có lòng vị tha hoàn hảo giúp họ vượt qua cái gọi là những khó khăn "Sisyphus". (Sisyphus-một vị vua tàn bạo theo thần thoại Hy Lạp) Đây là hình ảnh Sisyphus được phác họa với mái tóc hung đỏ, bị các vị thần ra hình phạt phải đẩy một tảng đá lớn lên trên đỉnh một quả đồi. Ngay khi ông đến nơi, lực đẩy trở thành quá mạnh, tảng đá tuột khỏi tay, lăn xuống quả đồi, ông ta phải lê từng bước trở lai để đẩy tảng đá đó lên lần nữa, và sự việc cứ lặp đi lặp lại mãi không ngừng. Điều đó có gợi nhớ bạn đến phong cách sống của một người mua hàng, bạn làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, rồi tiêu tiền đó vào việc mua những thứ hàng hóa mà bạn tưởng rằng bạn sẽ thỏa thích sử dụng chúng? Nhưng sau đó số tiền kiếm được lại hết, bạn phải làm việc chăm chỉ trở lại, kiếm thêm tiền, tiêu thêm tiền, để duy trì mức độ hạnh phúc như cũ, nó tựa như một loại guồng máy hưởng thụ. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi nó, và cũng không bao giờ thực sự cảm thấy thỏa mãn. Trở thành một người có lòng vị tha hoàn hảo khiến bạn hiểu ý nghĩa và sự hoạt động đó. Nó cho phép bạn có một nền tảng vững vàng về nội tại nhờ đó bạn có thể cảm thấy cuộc sống của mình thực sư đáng sống. Tôi sẽ đi đến kết luận bằng việc kể cho các bạn về một bức thư điện tử tôi nhận được trong khi đang viết bài diễn thuyết này chỉ cách đây một tháng hoặc khoảng chừng đó. Bức thư đó gửi từ một người đàn ông tên là Chris Croy, người tôi chưa từng nghe tên. Bức thư là một tấm hình của anh đang bình phục từ sau phẫu thuật. Tại sao anh ta đang bình phục sau phẫu thuật? Bức thư bắt đầu như này "Thứ 3 tuần trước, tôi giấu tên hiến tặng thận của mình cho một người lạ. Điều này đã khởi đầu cho một chuỗi hiến tặng thận giúp được 4 người cần nhận thận." Có khoảng 100 người mỗi năm ở Mỹ và nhiều hơn thế ở những đất nước khác làm điều này. Tôi rất vui mừng khi đọc được điều này. Chris tiếp tục kể rằng những bài viết của tôi đã tác động lên việc anh ấy đã làm. Vâng, tôi phải thừa nhận điều đó, tôi cũng có phần cảm thấy bối rối vì tôi thì vẫn còn đến 2 quả thận. Nhưng Chris lại tiếp tục nói rằng anh ấy đã không nghĩ những điều anh ấy làm không hoàn toàn nổi trội, bởi vì anh ấy tính toán rằng tổng số năm kéo dài sự sống mà anh đã dành tặng cho mọi người, phần dư của cuộc đời, bằng với những gì bạn nhận được nếu bạn dành tặng 5,000 đô la cho Quỹ Phòng Chống Bệnh Sốt Rét. Và điều này thực sư khiến tôi cảm thấy ngày một tốt hơn, vì tôi đã dành tặng hơn 5,000 đô la cho Quỹ Phòng Chống Bệnh Sốt Rét. và cho những hoạt động từ thiện hiệu quả khác. Vì thế nếu bạn đang buồn phiền vì bạn vẫn còn đến 2 quả thận như tôi, thì ở đây có một con đường giúp bạn qua khúc đường khó khăn này. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi còn ở trường nghệ thuật, Tôi bắt đầu bị run tay, và đây là đường thẳng nhất mà tôi có thể vẽ. Bây giờ nghĩ lại, điều đó cũng có cái hay, như việc trộn một thùng sơn hay lắc một tấm kính ảnh, nhưng tại thời điểm đó, điều này thực sự là ngày tận thế. Nó đẵ tàn phá ước mơ trở thành nghệ sĩ của tôi. Tay run đã thực sự ngăn cản mục tiêu theo đuổi duy nhất dành cho nghệ thuật chấm kim những năm tháng miệt mài tạo nên những chấm nhỏ li ti. Nhưng cuối cùng thì những dấu chấm thay vì tròn trịa thì lại trở nên những con nòng nọc, bởi triệu chứng run. Nên bù lại, tôi giữ bút chặt hơn, và điều này dần dần khiến tay run dữ dội hơn, Thế nên tôi lại càng ghì chặt cây bút hơn. Và điều này đã trở thành một vòng luẩn quẩn mà kết thúc với việc gây ra rất nhiều đau đớn cùng các vấn đề về khớp, Tôi gặp trở ngại trong việc cầm nắm bất cứ thứ gì. Và sau khi dành cả cuộc đời của mình với mong muốn cống hiến cho nghệ thuật, Tôi bỏ học, và rồi tôi xa rời nghệ thuật hoàn toàn. Nhưng chỉ sau một vài năm, tôi nhận ra mình không thể từ bỏ nghệ thuật, và tôi quyết định đến gặp một nhà thần kinh học để trao đổi về căn bệnh run tay và được cho biết là tôi bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Rồi ông ấy đã xem qua đường thẳng nghuệch ngoạc của tôi, và nói, "Vậy, sao anh không chiều theo sự run rẩy?" Nên tôi đã làm vậy. Về nhà, tôi vồ lấy cây bút chì, và chỉ khi đó tôi mới bắt đầu để cho bàn tay mình run và run Tôi đã vẽ ra tất cả những hình ảnh nghuệch ngoạc. Và ngay cả khi nó không phải là loại hình nghệ thuật mà tôi vô cùng say đắm, nó cũng khiến tôi cảm thấy rất tuyệt. Và quan trọng hơn là, một khi tôi chấp nhận sự run rẩy, thì tôi nhận ra rằng tôi vẫn có thể làm nghệ thuật được. Chỉ cần tôi tìm ra một cách tiếp cận khác để làm thứ nghệ thuật mà tôi muốn. Bây giờ, tôi vẫn còn rất thích các phân mảnh của nghệ thuật chấm kim, nhìn thấy những dấu chấm nhỏ li ti gặp nhau để làm nên một tổng thể thống nhất. Vì vậy tôi bắt đầu thử những cách khác đến với các mảnh hình ảnh ở nơi không bị ảnh hưởng bởi việc run tay giống như việc ngâm chân trong sơn và dẫm lên một bức tranh, hoặc, trong một cấu trúc 3D bao gồm những thanh gỗ xẻ (dày 2 inches và rộng 4 inches), tạo ra một hình ảnh 2D bằng cách đốt nó bằng đèn hàn. Tôi phát hiện ra rằng, nếu tôi làm việc trên một quy mô lớn hơn với vật liệu lớn hơn, bàn tay của tôi thực sự sẽ không đau, và sau khi đi từ một cách tiếp cận nghệ thuật duy nhất, Cuối cùng thì tôi đã có thể đến gần sự sáng tạo mà hoàn toàn thay đổi nhận thức của tôi về nghệ thuật. Đây là lần đầu tiên ý tưởng này nảy ra trong tôi nó chứa đựng một sự giới hạn thực sự có thể điều khiển sự sáng tạo. Lúc đó, tôi đã hoàn tất việc học, và tôi đã rất vui mừng khi có được một công việc thật sự và cuối cùng có khả năng chi trả cho những dụng cụ nghệ thuật. Tôi có chỉ có một ít dụng cụ, và tôi cảm thấy như tôi có thể làm nhiều hơn nữa với các dụng cụ mà tôi nghĩ rằng một nghệ sĩ cần được trang bị. Thực ra, tôi thậm chí không có một cây kéo chuyên dụng. Tôi đã sử dụng những cái kéo lớn cắt kim loại cho đến khi tôi lấy trộm một cây kéo từ văn phòng nơi tôi làm việc. Vậy là tôi rời trường học, nhận một công việc, và được trả lương, Đích thân tôi đi đến cửa hàng nghệ thuật, và tôi điên cuồng mua sắm dụng cụ. Và khi về đến nhà, tôi ngồi xuống và tôi ép bản thân mình phải cố gắng hết sức để tạo ra cái gi đó miễn là hoàn toàn mới lạ, không theo lối mòn. Nhưng rồi tôi ngồi ở đó hàng giờ, và không có bất kì ý tưởng nào xuất hiện. Những ngày tiếp theo đó, và sau đó nữa, nhanh chóng trượt vào một sự cạn kiệt sức sáng tạo. Và tôi đã ở một nơi tối tăm trong một thời gian dài, mà không tạo ra thứ gì cả. Và điều này thật vô lí, bởi vì cuối cùng tôi cũng có khả năng sống với nghề của mình, mà óc sáng tạo của tôi hoàn toàn trống rỗng. Nhưng khi lần mò trong bóng tối, Tôi nhận ra tôi đã thực sự bị tê liệt bởi tất cả các lựa chọn mà trước đó không hề có. Và đó là khi tôi nghĩ đến đôi bàn tay kinh hoàng, Chiều theo bàn tay run. Và tôi nhận ra rằng, nếu tôi thực sự muốn lấy lại sự sáng tạo, Tôi phải ngưng việc cố gắng hết sức để nghĩ mới đi, không theo lối mòn lại và trở lại lối mòn. Tôi tự hỏi, tôi có thể trở nên sáng tạo không bằng cách tìm kiếm những hạn chế? Nếu tôi tạo ra cái gì đó với một dụng cụ chỉ có giá 1 đô la? Tại thời điểm đó, tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền cho những buổi chiều vâng, tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền cho những buổi chiều cà phê Starbucks nhưng tôi biết đôi khi bạn có thể muốn hơn một cốc, còn tôi thì gọi 50 cốc. Đáng ngạc nhiên, họ lập tức mang đến, và sau đó với một số bút chì đã có, Tôi thực hiện dự án này chỉ với 80 cent. Nó là thời điểm mà với tôi mọi thứ trở nên rõ ràng rằng chúng ta cần phải được giới hạn để trở thành vô hạn. Tôi đã dùng cách tiếp cận thông thường áp dụng cho bức tranh của mình , và tự hỏi điều gì nếu, thay vì Sơn trên vải, tôi có thể vẽ trên ngực của tôi? Vì vậy tôi vẽ 30 hình ảnh, mỗi lớp tại một thời điểm, lớp này đè lên lớp kia, với mỗi hình ảnh đại diện cho một ảnh hưởng trong cuộc sống của tôi. Hoặc giả, thay vì sơn bằng cọ, Tôi có thể vẽ bằng nhát chặt karate? (Tiếng cười) Nên tôi nhúng tay minh trong sơn và tôi tấn công tấm vải, Tôi thực sĩ đã đánh đấm rất hăng đến nỗi làm bầm tím ngón tay út của mình và nó đã không thể duỗi thẳng được trong mấy tuần. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Hoặc, sẽ như thế nào nếu thay vì chỉ dựa vào bản thân tôi, tôi nhờ những người khác để tạo ra nội dung cho nghệ thuật? Vì vậy, trong sáu ngày, tôi ở phía trước của webcam. Tôi ngủ trên sàn nhà và tôi ăn thức ăn mang về và tôi yêu cầu mọi người gọi cho tôi và chia sẻ với tôi một câu chuyện về khoảnh khắc thay đổi cuộc sống. Câu chuyện của họ đã trở thành nghệ thuật khi tôi đã viết chúng lên tấm vải xoay. (Vỗ tay) Hoặc sẽ ra sao nếu thay vì làm cho nghệ thuật được trưng bày Tôi phá hủy chúng? Điều này có vẻ như giới hạn cuối cùng, là một nghệ sĩ mà không có tác phẩm nghệ thuật. Ý tưởng phá hủy này biến thành một dự án kéo dài một năm mà tôi gọi là Nghệ thuật " Tạm biệt " Nơi mà mỗi tác phẩm nghệ thuật phải bị phá hủy sau khi được tạo nên Khi bắt đầu Nghệ thuật " Tạm biệt ", tôi tập trung vào việc cưỡng bức phá hủy , như hình ảnh này của Jimi Hendrix, thực hiện với hơn 7.000 que diêm. (Tiếng cười) Sau đó, tôi khám phá ra việc tạo ra nghệ thuật phá hủy theo cách tự nhiên. Tôi tìm kiếm những vật liệu tạm thời, như việc phun ra thực phẩm-- (Tiếng cười) — viên lát vỉa hè được vẽ bằng phấn và thậm chí cả rượu vang đông lạnh. Lần lặp đi lặp lại cuối cùng của sự phá húy đã cố gắng để sản xuất một cái gì đó mà ban đầu nó không thực sự tồn tại. Vì vậy, tôi xếp những cây nến trên bàn, thắp sáng chúng, và sau đó thổi nến đi, sau đó lặp đi lặp lại quá trình này với cùng một bộ nến, sau đó lắp ráp các đoạn video vào hình ảnh lớn hơn. Do đó, hình ảnh cuối cùng là không bao giờ có thể nhìn thấy như một tổng thể vật lí. Nó đã bị phá hủy trước khi nó từng tồn tại. Trong quá trình thực hiện loạt Nghệ thuật " Tạm biệt ", Tôi tạo ra 23 phần khác nhau mà không có gì tổn tại thực sự dưới dạng vật lí. Cái mà tôi nghĩ có thể sẽ là giới hạn cuối cùng thực sự hóa ra lại là là sự giải thoát cuối cùng mỗi khi tôi tạo ra thứ gì đó, sự phá hủy đưa tôi trở lại nơi trung lập nơi mà tôi cảm thấy được làm mới và sẵn sàng để bắt đầu dự án tiếp theo. Điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Đã có lần khi dự án của tôi thất bại ngay khi bắt đầu, hoặc, thậm chí tệ hơn, sau khi mất rất nhiều thời gian cho chúng sản phẩm cuối cùng là thứ rất đáng xấu hổ. Nhưng đã quyết tâm thực hiện , tôi vẫn tiếp tục và một cái gì đó thực sự đáng ngạc nhiên xuất hiện. Mỗi khi tôi phá hủy một dự án, là tôi đã học cách để cho đi, cho đi kết quả, cho đi thất bại, và bỏ qua những khiếm khuyết. Và trở lại, tôi thấy một quá trình của sáng tạo nghệ thuật đó là vĩnh viễn và không bị cản trở bởi kết quả. Tôi tìm thấy bản thân mình trong một trạng thái của sự sáng tạo liên tục, chỉ nghĩ đến những gì tiếp theo và nhiều ý tưởng tuôn trào hơn bao giờ hết. Khi tôi nghĩ về ba năm mà tôi từ bỏ nghệ thuật, xa rời ước mơ của tôi, chỉ sống như một cái máy, thay vì cố gắng tìm cách khác để tiếp tục ước mơ đó, Tôi chỉ buông xuôi , tôi đã từ bỏ Và nếu như tôi đã không chiều theo bàn tay run? Bởi vì chiều theo chúng đối với tôi không chỉ là về nghệ thuật và có kỹ năng nghệ thuật Nó hóa ra là về cuộc sống, và có kỹ năng sống. Bởi vì cuối cùng, hầu hết những gì chúng ta làm diễn ra ở đây, bên trong chiếc hộp, với nguồn lực hạn chế. Học cách để được sáng tạo trong sự hạn chế của các giới hạn của chúng ta là hy vọng tốt nhất giúp chúng ta có thể biến đổi bản thân và, nói chung, biến đổi thế giới của chúng ta Nhìn vào những hạn chế như là khởi nguồn của sự sáng tạo thay đổi hướng đi của cuộc đời tôi Bây giờ, mỗi khi gặp phải trở ngại hoặc thấy mình gặp thử thách đôi khi tôi vẫn còn đấu tranh, nhưng tôi tiếp tục ở đó kiên trì với công việc và cố gắng để nhắc nhở bản thân mình về những khả năng, như sử dụng hàng trăm con sâu còn sống để tạo ra một hình ảnh, sử dụng một chiếc đinh ghim để xăm hình cho một trái chuối hoặc vẽ một hình ảnh với dầu bánh hamburger. (Tiếng cười) Một trong những nỗ lực gần đây nhất của tôi là cố gắng để dịch những thói quen của sự sáng tạo mà tôi đã học được vào một cái gì đó người khác có thể sao chép được. Giới hạn có thể là những nơi khác lạ nhất để khai thác sự sáng tạo, nhưng có lẽ một trong những cách tốt nhất để đưa chúng ta thoát khỏi lối mòn suy nghĩ lại thể loại và thách thức các tiêu chuẩn chấp nhận. Và thay vì nói với nhau việc kiểm soát mỗi ngày đang sống, có lẽ chúng ta có thể nhắc nhở bản thân mỗi ngày để nắm bắt các giới hạn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Khi chúng ta sử dụng từ "kiến trúc sư" hay "nhà thiết kế" chúng ta thường nghĩ đến một người chuyên nghiệp được trả công và chúng ta thường cho rằng chính những chuyên gia này sẽ là người giúp ta giải quyết những khó khăn trong thiết kế hệ thống lớn mà ta đối mặt như biến đổi khí hậu, đô thị hóa và mất công bằng xã hội đó là một loại giả định về nghề nghiệp. và tôi nghĩ nó thực sự sai lầm. vào năm 2008, khi tôi chuẩn bị tốt nghiệp trường thiết kế sau vài năm, ra trường và có việc làm. thì điều này xảy đến. Nền kinh tế thiếu việc làm. Và vài thứ khiến tôi vỡ lẽ Một là, đừng nghe những người tư vấn việc làm. Và hai là, điều này quả là nghịch lý ấn tượng của ngành kiến trúc rằng là 1 xã hội, chúng ta không cần thêm các ý tưởng thiết kế nữa và vì thế ngành kiến trúc trở nên không có việc làm. Nó thức tỉnh tôi rằng chúng ta nói rất sâu về thiết kế nhưng thực chất đằng sau kiến trúc là nền kinh tế mà ta lại không hề nhắc tới, và tôi nghĩ ta cần phải nói đến. và điểm khởi đầu tốt chính là tiền lương của bạn. Bởi thế, là 1 kiến trúc sư mới tốt nghiệp thuộc hạng bét, tôi vẫn mong chờ kiếm được 24.000 bảng. tương đương với 36.000, 37.000 USD. Hiện nay, nếu xét dân số toàn thế giới mức lương đó đưa tôi lên tốp 1,95% người giàu nhất, điều đó đặt ra câu hỏi là tôi đang làm việc cho ai? sự thật khó chấp nhận là thực ra mọi thứ chúng ta gọi là kiến trúc ngày nay chỉ là việc thiết kế cho 1% dân số giàu nhất thế giới và vẫn luôn là thế. Lý do chúng ta quên điều đó là bởi những khoảng thời gian trong lịch sử khi kiến trúc góp phần lớn để biến đổi xã hội, là quãng thời gian khi 1% sẽ xây dựng đại diện cho 99% còn lại, vì nhiều lý do, hoặc là bằng lòng nhân từ ở thế kỷ 19, chủ nghĩa cộng sản ở đầu thế kỷ 20, phúc lợi xã hội và gần đây nhất, tất nhiên là thổi phồng bong bóng bất động sản. Và tất cả những sự bùng nổ đó, bằng nhiều cách, bây giờ đã tiêu tùng, và chúng ta quay trở lại tình trạng này khi những nhà thiết kế và kiến trúc tài ba nhất thế giới chỉ có thể làm việc cho 1% dân số Hiện nay, không chỉ điều này ảnh hưởng xấu đến nền dân chủ, mặc dù tôi nghĩ là nó có ảnh hưởng, nó thực sự không phải là chiến lược kinh doanh thông minh. Tôi nghĩ thử thách đối với thế hệ kiến trúc sư tiếp theo là làm thế nào để chúng ta biến khách hàng từ 1% thành 100%. Và tôi muốn đưa ra 3 ý tưởng ngược đời để đạt được điều này. Đầu tiên là, tôi nghĩ chúng ta cần làm rõ vấn đề rằng kiến trúc là xây nên các tòa nhà. Thực tế, một tòa nhà là giải pháp đắt đỏ nhất bạn có thể nghĩ ra đối với hầu hết các vấn đề. Và về cơ bản, thiết kế nên tập trung nhiều hơn nữa đến giải quyết vấn đề và tạo ra điều kiện mới. Và sau đây là một câu chuyện. Một văn phòng làm việc với một trường học và họ có một ngôi trường cũ kiểu Victoria. Và họ nói với các kiến trúc sư rằng "Nhìn này, hành lang của chúng tôi quả là một cơn ác mộng Chúng quá nhỏ. Chúng gây tắc nghẽn giữa các tiết học. Khiến học sinh chen lấn xô đẩy. Chúng ta không thể kiểm soát được. Bởi vậy chúng tôi muốn quy hoạch lại toàn bộ tòa nhà, và chúng tôi biết nó sẽ tốn vài triệu bảng, nhưng chúng tôi đành chấp nhận sự thật đó." Và đội kiến trúc sư nghĩ về vấn đề này, và họ bỏ đi họ nói rằng "Thực ra, đừng làm thế. Thay vào đó, hãy bỏ chuông báo Và thay vì chỉ có một chuông báo cho một lần thì hãy lắp nhiều chuông và đổ chuông ở những nơi khác nhau, thời điểm khác nhau, phân bổ các luồng đi lại ở hành lang." Nó cũng giải quyết vấn đề đó, nhưng thay vì mất vài triệu bảng bạn chỉ mất vài trăm bảng. Trông giống như bạn đang tự đánh mất đi công việc của mình, nhưng không phải. Thực ra bạn đang trở nên hữu ích hơn. Kiến trúc sư thực sự rất giỏi với kiểu tư duy xoay xở và chiến lược này. Và vấn đề là, giống như nhiều chuyên gia thiết kế, chúng ta tập trung vào ý tưởng cung cấp một loại sản phẩm tiêu dùng đặc biệt, và tôi không cho rằng nó phải như trước nữa. Ý thứ hai cần làm rõ là trong thế kỷ 20 này thì kiến trúc lớn là những tòa nhà khổng lồ với chi phí khủng. Chúng ta thực sự đã bó hẹp chính bản thân vào lối tư duy của thời đại công nghiệp nghĩa là người có thể xây nên đô thị chỉ có thể là những tổ chức lớn hay tập đoàn, là những người đại diện cho chúng ta, mang lại cho cả cộng đồng dân cư các dự án độc lập, thống nhất và tất nhiên phải có tiền. Bởi thế mà bạn sẽ có những khu dân cư độc lập và thống nhất dựa trên mô hình đại trà. Và nhiều người thậm chí không thể chi trả nổi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các đô thị được xây dựng không phải bởi một bộ phận nhỏ có nhiều tiền mà bởi số đông ít tiền? Và khi họ làm thế, họ sẽ nhìn nhận giá trị hoàn toàn khác về nơi mà họ muốn sống. Và nó gợi ra nhiều vấn đề thú vị về việc kiến trúc các thành phố ra sao? Đầu tư phát triển thế nào? Chúng ta sẽ bán dịch vụ thiết kế như thế nào? Việc đó sẽ có ý nghĩa gì đối với xã hội dân chủ khi trao cho công dân quyền xây dựng? Và theo một cách hiển nhiên thì vào thế kỷ 21, các thành phố có thể được xây dựng bởi chính người dân. Và thứ ba, chúng ta cần nhớ rằng, dưới quan điểm kinh tế nghiêm túc, thiết kế nằm trong cùng hạng mục với giới tính và chăm sóc người già mà hầu hết được làm bởi những người không chuyên. Điều đó rất tốt. Hầu hết những việc đó diễn ra ngoài nền kinh tế tiền tệ. trong cái gọi là nền kinh tế xã hội hay nền kinh tế cốt lõi, nơi mà mọi người làm cho chính họ. Và vấn đề là ở chỗ, cho đến tận bây giờ chỉ có nền kinh tế tiền tệ mới có tất cả cơ sở vật chất và công cụ đó. Bởi thế thách thức mà chúng ta đối mặt là, làm thế nào để có được những công cụ, cơ sở vật chất và thể chế này cho nền kinh tế xã hội của ngành kiến trúc? Nó bắt đầu với phần mềm nguồn mở. Và trong những năm qua, nó đã dần chuyển đổi vào thế giới thực với phần cứng nguồn mở, đó là những bản thiết kế nhà được chia sẻ miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể tải về và sử dụng. Và nó khiến cho các bản in 3D trở nên thực sự rất thu hút. Đúng không? Khi bỗng nhiên bạn có một máy in 3D nguồn mở, mà các bộ phận được làm từ 1 máy in 3D khác. Hay cùng ý tưởng đó, dành cho máy CNC, giống như một cái máy in lớn có thể cắt nhiều lát gỗ dán. Những gì công nghệ này đang làm là giảm đáng kể lượng thời gian, tiền bạc và kỹ năng. Điều đó đang thách thức lại ý tưởng rằng nếu bạn muốn cái gì đó giá rẻ thì nó phải là hàng đại trà. Chúng đang đóng góp đáng kể vào năng lực sản xuất liên hợp. Chúng ta đang hướng tới tương lai mà nhà máy ở khắp mọi nơi và dần dần điều đó đồng nghĩa với việc nhóm thiết kế là tất cả mọi người. Đó quả là một cuộc cách mạng công nghiệp. Khi ta cho rằng những xung đột tư tưởng chủ đạo mà chúng ta kế thừa đều xoay quanh câu hỏi này hoặc ai sẽ quản lý các phương thức sản xuất, và những công nghệ đó đang quay trở lại với giải pháp: thực tế, không ai cả. Mà tất cả chúng ta. Chúng tôi hứng thú bởi ý nghĩa của nó đối với kiến trúc. Bởi vậy, cách đây khoảng 1 năm rưới chúng tôi bắt đầu làm dự án WikiHouse, và nó là một hệ thống xây dựng mã nguồn mở. Ý tưởng này nhằm đem các thiết kế đến với mọi người bằng cách lên mạng, truy cập 1 thư viện chia sẻ miễn phí những mô hình 3D mà họ có thể tải về và sửa lại hiện tại chính là SketchUp, bởi nó miễn phí, dễ sử dụng và chỉ cần một cú nhấp chuột họ có thể tạo ra một tá các file thiết kế mà kết quả là, cho phép họ in ra các phần của một ngôi nhà bằng máy CNC và 1 tấm vật liệu như gỗ dán Và tất cả các phần đều được đánh số, về cơ bản cái mà bạn nhận được sẽ là một bộ lắp ráp IKEA khổng lồ. (cười lớn) Và chúng khớp với nhau mà không cần cái bu-lông nào Nó dùng nêm và các kết nối chốt. Thậm chí cái búa để làm nó cũng có thể được tái hiện trên mặt cắt. Một nhóm khoảng 2-3 người làm việc với nhau có thể làm được vậy. Họ không cần bất kỳ kỹ năng xây dựng truyền thống nào. Họ không cần một loạt các dụng cụ điện hay những thứ tương tự, và họ có thể xây một ngôi nhà nhỏ chừng cỡ này trong vòng khoảng 1 ngày. (vỗ tay) Và thành quả bạn nhận được chỉ là bộ khung cơ bản của một ngôi nhà sau đó bạn có thể lắp đặt các hệ thống như cửa sổ sơn, hệ thống cách nhiệt và các tiện nghi dựa trên tiêu chí rẻ và có sẵn. Tất nhiên, nó vẫn chưa hoàn thiện. Chúng tôi mới tiến đến đây, bởi thế mà ngôi nhà chưa thể là sản phẩm hoàn thiện. Với 1 máy CNC, bạn có thể tạo thêm các phần cho ngôi nhà suốt vòng đời của nó hay thậm chí tạo ra nhà bên cạnh. Qua đó ta thấy mầm mống của một hệ thống nguồn mở hoàn toàn, có tiềm năng trở thành mô hình phát triển đô thị do-người-dân. Hiện tại, chúng tôi và vài người khác đã tạo nên một số mẫu mới trên khắp thế giới và một số bài học rất thú vị ở đây. Một trong số đó là vì nó rất gần gũi. Người ta không biết là mình đang xây dựng hay chơi đùa. Nhưng quy tắc mở đi trực tiếp vào những chi tiết thực tế và gần gũi. Đừng bao giờ thiết kế 1 bộ phận không thể lắp đặt được. Hoặc khi bạn đang thiết kế hãy chắc chắn rằng bạn đang làm đúng hoặc nếu có sai, cũng chẳng sao, bởi tính cân đối. Có lẽ nguyên tắc sát sườn nhất với chúng ta là nguyên tắc của Linus Torvalds, người tiên phong cho nguồn mở đó là ý tưởng của "Hãy lười như một con cáo." Đừng mãi tái sáng chế cái bánh xe. Hãy chọn cái hiệu quả, và dùng nó phục vụ nhu cầu của bạn. Trái ngược với mọi thứ bạn được dạy ở trường kiến trúc, sao chép là tốt. Nó phù hợp, bởi thực ra, cách tiếp cận này không phải là mới. Nó thực ra là cách chúng ta xây dựng cả ngàn năm trước cuộc Cách mạng Công nghiệp trong việc xây dựng tập thể này. Khác biệt duy nhất giữa kiến trúc truyền thống địa phương và kiến trúc nguồn mở có lẽ là kết nối internet, nhưng sự khác biệt đó thực sự rất lớn. Chúng ta chia sẻ toàn bộ Wikihouse với giấy phép Sáng chế Phổ biến và nay điều vừa mới diễn ra là các nhóm thiết kế trên khắp thế giới đang bắt đầu lấy các thiết kế, dùng chúng, truy cập và ráp chúng lại với nhau, và nó thật kỳ diệu. Có một nhóm rất thú vị ở vùng Christchurch, New Zealand nhìn vào bản vẽ phát triển nhà chống động đất, và nhờ giải thưởng của TED, chúng tôi đang làm việc với một nhóm rất tuyệt vời ở khu ổ chuột tại Rio để lắp đặt một nhà máy công cộng và trường đại học trên phạm vi nhỏ. Đó là những khởi đầu vô cùng nhỏ, và thực ra tuần trước đã có nhiều người hơn bắt đầu kết nối và họ còn chưa hiện lên bản đồ này. Tôi hi vọng lần sau xem nó, bạn sẽ thậm chí không nhìn thấy bản đồ nữa. Chúng tôi nhận thức rằng WikiHouse là câu trả lời rất nhỏ. nhưng là câu trả lời nhỏ cho 1 câu hỏi vô cùng lớn, mà trên toàn cầu, vào thời điểm hiện tại, các thành phố phát triển nhanh nhất không phải là thành phố chọc trời. Chúng là những thành phố tự tạo dưới dạng này hay khác. nếu chúng ta đang nói về thành phố của thế kỷ 21, đây là những người sẽ tạo ra nó Thế đấy, dù muốn hay không, hãy chào đón nhóm thiết kế lớn nhất thế giới. Bởi vậy nếu chúng ta nghiêm túc với các vấn đề như biến đổi khí hậu, đô thị hóa và sức khỏe, thực sự, các mô hình phát triển hiện nay không đi theo hướng đó. Như tôi nhớ Robert Neuwirth nói rằng, không một ngân hàng hay tập đoàn hay chính phủ hay tổ chức phi chính phủ nào có khả năng làm được điều này nếu chúng ta chỉ coi người dân là người tiêu dùng. Mặc dù vậy, sẽ thật lạ lùng nếu chúng ta tập trung phát triển giải pháp không chỉ cho vấn đề về kiến trúc mà chúng ta vẫn đang nghiên cứu mà cả vấn đề cơ sở hạ tầng như điều hòa sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng và hệ thống vệ sinh ngoài mạng lưới -- giá rẻ, nguồn mở, các giải pháp đạt hiệu quả cao mà bất kỳ ai cũng có thể làm dễ dàng và tập trung chúng vào 1 nơi nơi chúng được sở hữu và sử dụng chung bởi mọi người? Một dạng như Wikipedia cho đồ dùng? Một khi điều gì đó phổ biến, thì nó sẽ luôn ở đó. Nó sẽ ảnh hưởng đến luật pháp như thế nào? Và tôi nghĩ công nghệ cùng phe với ta. Nếu các dự án thiết kế lớn ở thế kỷ 20 là dân chủ hóa tiêu dùng như Henry Ford, Levittown, Coca-cola, IKEA -- tôi nghĩ các dự án thiết kế lớn của thế kỷ 21 là dân chủ hóa sản xuất. Và khi nào nó đến với kiến trúc ở các đô thị, đó sẽ là điều đáng bàn. Xin chân thành cảm ơn. (vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn. Xin chào tất cả mọi người. Ban-gap-seum-ni-da (Rất vui được gặp quí vị). Tôi muốn chia sẻ với quí vị một chút về tôi tận hưởng cuộc sống của tôi. Nhìn tôi có vẻ thành công và hạnh phúc khi đứng trước quí vị hôm nay, nhưng tôi đã từng bị trầm cảm trầm trọng và hoàn toàn tuyệt vọng. Đàn vĩ cầm, là tất cả đối với tôi, đã trở thành một gánh nặng nề cho tôi. Mặc dù nhiều người đã cố gắng an ủi và động viên tôi, nhưng lời nói của họ nghe như tiếng ồn ào vô nghĩa. Khi tôi tưởng chừng như tuyệt vọng sau nhiều năm chịu đựng, tôi bắt đầu tái khám phá sức mạnh thực sự của âm nhạc. (Âm nhạc) Ngay giữa thử thách cam go, chính âm nhạc đã cho tôi và khôi phục tâm hồn của tôi. Nguồn an ủi âm nhạc đã cho tôi là không thể tả được, và đó cũng thực sự là một kinh nghiệm mở mắt cho tôi, và hoàn toàn thay đổi quan niệm của tôi về cuộc sống và giải phóng tôi khỏi áp lực trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm tài danh. Quí vị có cảm thấy như là mình cô đơn? Tôi hy vọng rằng khúc nhạc này sẽ chạm đến và chữa lành trái tim của quí vị, như nó đã làm với tôi (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn. Hiện tại, tôi dùng âm nhạc để đi đến trái tim mọi người và đã thấy không hề có ranh giới. Khán giả của tôi là bất cứ ai ở đây để lắng nghe, ngay cả những người không quen thuộc với âm nhạc cổ điển. Tôi không chỉ chơi tại các hội trường hòa nhạc cổ điển danh tiếng như Hội trường Carnegie và Trung tâm Kennedy, mà còn trong các bệnh viện, nhà thờ, nhà tù, và các khu dành riêng cho bệnh nhân phong cùi đó là đề cập đến một vài thôi. Giờ đây, với đoạn nhạc cuối cùng, tôi muốn cho quí vị thấy nhạc cổ điển cũng có thể rất vui, sôi động, và nó cũng có thể rung động quí vị . Hãy để tôi giới thiệu công trình mới của tôi, "Baroque in Rock", nó đã trở thành một đĩa vàng gần đây. Đó là một vinh dự lớn cho tôi. Tôi nghĩ, trong khi tôi đang tận hưởng cuộc sống của tôi như một nhạc sĩ hạnh phúc, Tôi nhận được nhiều sự công nhận hơn tôi tưởng. Nhưng giờ tới lượt quí vị. Thay đổi những quan niệm sẽ không chỉ biến đổi quí vị mà luôn cả toàn thế giới. Nên tận hưởng cuộc sống với mọi thứ mình có, và chia sẻ nó với thế giới. Tôi thực sự muốn được chứng kiến một thế giới biến đổi nhờ quí vị, những người của TED. Hãy vui với cuộc sống của mình, và chờ đó. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Khi còn là cậu bé Tôi thường nhìn qua kính hiển vi của cha tôi để nhìn các con bọ cánh cứng được giữ trong hổ phách mà ông giữ ở nhà Chúng được bảo quản khá tốt về mặt hình thái mà nói rất phi thường Và chúng tôi từng tưởng tượng rằng một ngày nào đó, chúng sẽ sống lại bò ra khỏi lớp nhựa và, nếu có thể bay, chúng sẽ bay đi. Nếu 10 năm trước đây, bạn hỏi tôi liệu chúng ta có thể giải mã bộ gen của động vật đã tuyệt chủng, tôi sẽ nói với bạn rằng, không chắc lắm. Nếu bạn hỏi liệu chúng ta thật sự có thể khôi phục một loài đã tuyệt chủng, tôi có thể nói đó là ý nghĩ viển vông. Nhưng thực tế tôi đang đứng ở đây, hôm nay, thật ngạc nhiên để cho bạn biết không chỉ việc giải mã những bộ gen tuyệt chủng có thể thực hiện được, một hiện thực thời hiện đại mà ngày cả việc hồi sinh một loài đã tuyệt chủng thực sự trong tầm với của chúng ta, có lẽ không phải từ những con côn trùng trong hổ phách-- thực ra, con muỗi này được sử dụng để lấy cảm hứng cho phim "Công Viên Kỉ Jura" — chứ không phải từ loài voi Ma Mút rậm lông, từ phần còn lại được bảo quản tốt của voi Ma Mút rậm lông chôn vùi trong băng giá vĩnh cửu. Những con voi rậm lông là một trường hợp đặc biệt thú vị, hình ảnh tinh túy của kỷ băng hà. Chúng to lớn, xồm xoàm. Chúng có ngà lớn, và chúng ta dường như có một kết nối rất sâu sắc với chúng, như chúng ta có với voi hiện đại Có lẽ bởi vì voi hiện đại và chúng ta có nhiều điểm chung. Chúng chôn đồng loại bị chết. Chúng dạy thế hệ kế cận Chúng có mối liên kết xã hội rất gần gũi, Hoặc có lẽ thực sự là vì chúng ta đang bị ràng buộc bởi quá khứ xa xăm, bởi vì voi, như chúng ta, cùng có nguồn gốc từ châu Phi khoảng 7 triệu năm trước. Khi nơi cư trú và môi trường sống thay đổi chúng ta như những chú voi, di cư vào khu vực châu Âu và châu Á. Vì vậy voi ma mút lớn đầu tiên xuất hiện trong bối cảnh đó là meridionalis, chúng có chiều cao 4m cân nặng khoảng 10 tấn, và là loài thích nghi với vùng đất có rừng gỗ, và lan toả từ Tây Âu xuyên suốt đến Trung Á, băng qua cây cầu vùng Bering và tiến vào nhiều vùng của Bắc Mỹ. Và sau đó, một lần nữa, khi khí hậu thay đổi như nó vốn thế, và môi trường sống mới mở ra, chúng ta thấy sự xuất hiện của loài thích nghi với thảo nguyên được gọi là trogontherii ở Trung Á đẩy lui loài meridionalis vào Tây Âu. Rồi vùng đồng cỏ hoang mạc ở Bắc Mỹ mở ra, mở đường cho sự xuất hiện của loài ma mút Columbia một loài lớn, không có lông ở Bắc Mỹ. Và thực sự chỉ khoảng 500.000 năm sau đó chúng ta thấy sự xuất hiện của loài rậm lông, loài chúng ta đều biết đến và yêu mến, lan toả từ Đông Bering, điểm khởi đầu xuyên qua Trung Á, một lần nữa đẩy loài Trogontherii ra khỏi vùng đó thông qua Trung Âu, và trên hàng trăm ngàn năm di trú qua lại giữa vùng đất nối Bering trong thời kỳ đỉnh điểm của thời kì sông băng và giao thoa trực tiếp với loài họ hàng Columbia sống tại miền nam, ở đó chúng tồn tại trên hàng trăm ngàn năm trong thời kì khí hậu chuyển đổi đầy khó khăn. Loài vật với sức chịu đựng dẻo dai này chống chọi rất tốt với sự chuyển đổi về nhiệt độ và môi trường Và chúng tồn tại trên đại lục cho đến khoảng 10.000 năm trước, và ngạc nhiên làm sao, chúng sống trên những nhỏ đảo ngoài khơi Siberi và Alaska cho đến khoảng 3.000 năm trước. Khi đó Ai Cập đang xây dựng các kim tự tháp và loài rậm lông này vẫn còn đang sống trên các hòn đảo. Và sau đó chúng biến mất. Như 99% các loài động vật đã từng sống, chúng bị tuyệt chủng, có thể là do khí hậu nóng lên và sự xâm lấn nhanh của rừng rậm lan toả về phía bắc, và cũng như gần đây nhất, Paul Martin vĩ đại từng cho rằng, có lẽ do sự săn bắt quá mức trong kỉ Pleistocen, những cuộc săn bắn lớn đã khiến chúng tuyệt chủng. May mắn thay, chúng tôi tìm thấy hàng triệu xác còn tồn tại rải rác khắp vùng băng giá vĩnh cửu, bị chôn vùi sâu tại Siberia và Alaska, và chúng tôi có thể đi tới đó và đưa chúng lên. Và công tác bảo tồn, một lần nữa, giống như những con côn trùng [hổ phách], thật phi thường. Ở đây bạn có răng, xương còn máu mà trông giống như máu, bạn có lông chúng, bạn có những cái xác nguyên vẹn hay những cái đầu mà vẫn còn có bộ não trong đó. Vì vậy việc bảo tồn và sự tồn tại của DNA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và tôi phải thừa nhận, hầu hết những yếu tố đó chúng ta không rõ cho lắm nhưng tùy thuộc vào thời điểm sinh vật chết, và nó được chôn vùi nhanh đến mức nào, độ sâu của sự chôn vùi đó tính bất biến của nhiệt độ trong môi trường chôn vùi đó sẽ quyết định thời gian tồn tại của DNA bất chấp những thay đổi địa chất theo thời gian. Và một số bạn ở đây sẽ ngạc nhiên khi biết thời gian không phải là yếu tố quyết định, không phải là thời gian bảo tồn bao lâu, mà quan trọng nhất là sự nhất quán của nhiệt độ tại nơi bảo tồn Vì vậy, nếu chúng ta đã quan sát sâu vào trong xương và răng, thứ mà thực sự sống còn qua quá trình hoá thạch phần DNA một thời còn nguyên vẹn, bao bọc chặt xung quanh protein histone, hiện đang bị tấn công bởi các vi khuẩn từng sống cộng sinh với voi ma mút trong nhiều năm suốt cuộc đời của nó. Vì vậy, những vi khuẩn cộng sinh, cùng với các vi khuẩn có trong môi trường, nước tự nhiên và ôxy, thực sự phá vỡ các DNA thành những mảnh DNA nhỏ bé rời rạc đến mức mọi thứ bạn có chỉ là các mảnh rời có chứa từ 10 base pair, trong trường hợp tốt nhất, một vài trăm base pair theo chiều dài. Vì vậy hầu hết các hóa thạch hiện có trong cơ sở mẫu hóa thạch hoàn toàn bị tước hết những dấu hiệu hữu cơ. Nhưng một vài trong số đó thực sự có các mảnh DNA đã tồn tại qua hàng ngàn, thậm chí một vài triệu năm thời gian. Và bằng cách sử dụng kỷ thuật vô trùng tối tân nhất chúng tôi đã thiết kế nhiều quy trình để có thể thực sự lấy DNA ra từ trong đống bầy nhầy này, các bạn ở đây sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng tôi lấy một mẩu xương hay răng của một con voi ma mút tôi tách chiết DNA và có được DNA của voi ma mút, nhưng đi cùng với nó là vi khuẩn từng sống với voi ma mút và phức tạp hơn, tôi sẽ lấy tất cả các DNA sống sót trong môi trường đó cùng với nó, rồi thì các vi khuẩn, nấm, và mọi thứ.... Một lần nữa, không có gì đáng ngạc nhiên khi một con voi ma mút bảo quản trong băng giá vĩnh cửu sẽ có thứ gì đó khoảng 50 phần trăm là DNA của voi ma mút, trong khi đó có một số thứ có lẽ từ loài voi ma mút Colombia, sống & và chôn vùi trong môi trường có nền nhiệt cao, bao phủ khoảng 3-10% nội sinh. Nhưng chúng tôi đã nghĩ ra những cách tối ưu hơn qua đó có thể thực sự phân biệt và lấy được DNA của voi ma mút từ những DNA không phải của chúng, với những tiến bộ trong kỹ thuật giải trình tự số lượng lớn, chúng tôi thực sự có thể thực hiện được điều này, và bằng kỹ thuật tin sinh học, chúng tôi sắp xếp lại tất cả các mảnh DNA rời rạc nhỏ bé của voi ma mút và đặt lên trên sườn trình tự của bộ nhiễm sắc thể của một con voi châu Á hay châu Phi. Và bằng cách đó, chúng tôi thực sự có được tất cả các điểm nhỏ khác biệt giữa một con voi ma mút và một con voi châu Á. Vậy chúng ta biết gì về voi ma mút sau đó? Vâng, bộ gen khổng lồ là gần như đầy đủ, và chúng ta biết rằng nó quả thực rất lớn. Voi ma mút mà. Vậy, một bộ gen linh trưởng có khoảng ba tỷ base pair, nhưng bộ gen của một con voi và voi ma mút nhiều hơn khoảng 2 triệu base pair, và hầu hết trong số đó bao gồm các cặp DNA nhỏ lặp đi lặp lại do đó rất khó để thực sự tái sắp xếp toàn bộ cấu trúc của bộ gen. Vì vậy, có được thông tin này cho phép chúng tôi trả lời một trong những câu hỏi thú vị về mối quan hệ giữa voi ma mút và họ hàng của nó đang sống ngày nay loài voi châu Phi và voi châu Á. Tất cả đều có chung một tổ tiên từ bảy triệu năm trước, nhưng bộ gen của voi ma mút cho thấy nó bắt nguồn từ một tổ tiên chung gần đây nhất với voi châu Á khoảng sáu triệu năm trước, vậy nên nó có họ hàng gần hơn với loài voi châu Á. Với những tiến bộ trong công nghệ ADN cổ, chúng ta thực sự có thể bắt đầu giải mã những bộ gen của các loài ma mút đã tuyệt chủng khác mà tôi đã đề cập và tôi chỉ muốn nói về hai trong số đó, loài ma mút rậm lông và loài Columbia, cả hai đều đã sống rất gần gũi với nhau trong thời kì đỉnh điểm của thời kì sông băng Vì vậy, khi các sông băng lan toả rộng ở Bắc Mỹ loài rậm lông bị đẩy lui vào vùng chuyển tiếp sinh thái cận sông băng và giao thoa với những loài họ hàng sống ở phía nam, tại đây chúng cùng chia sẻ nơi ẩn náu này và không chỉ là nơi ẩn náu không thôi. Có vẻ như chúng đã lai giống với nhau. Và đây không phải là một đặc điểm hiếm gặp trong loài thú họ voi, bởi vì hoá ra các chú voi đồng cỏ hoang mạc lớn sẽ áp đảo những chú voi rừng nhỏ hơn trong việc giành lấy con cái. Vậy nên loài ma mút to lớn không lông Columbia áp đảo các chú rậm lông nhỏ hơn. Không may là điều này khiến tôi nhớ lại thời trung học. (Tiếng cười) Vì vậy vấn đề này không phải là tầm thường, khi nói tới việc chúng tôi muốn phục hồi loài đã tuyệt chủng, vì hoá ra một con voi châu Phi và một con voi châu Á thực sự có thể lai giống và sinh ra voi con sống tốt và điều này đã thực sự tình cờ xảy ra rong một vườn thú ở Chester, Vương Quốc Anh, năm 1978. Vì vậy, điều đó có nghĩa rằng chúng ta có thể thực sự lấy bộ nhiễm sắc thể của voi châu Á điều chỉnh sắp xếp chúng vào những vị trí khác biệt với gen của loài voi ma mút mà chúng ta đã biết rõ, chúng ta có thể đặt nó vào trong một tế bào đã loại nhân biệt hoá nó thành tế bào gốc, sau đó biệt hóa nó vào thế tế bào tinh trùng chẳng hạn thụ tinhnhân tạo vào trong tế bào quả trứng của voi châu Á qua một tiến trình gian khổ lâu dài, thực sự mang lại một cái gì đó trông như thế này. Ở đây không phải là bản sao chính xác, bởi vì các mảnh DNA còn thiếu mà tôi đã nói với bạn không cho phép chúng tôi xây dựng chính xác cấu trúc, nhưng nó sẽ tạo ra một cái gì đó mà ta nhìn và cảm thấy rất giống một con voi ma mút rậm lông. Khi tôi kể điều này với bạn bè mình, chúng tôi thường nói về việc tôi sẽ nuôi chúng ở đâu? Tôi sẽ chọn nơi nào làm nơi sinh sống cho chúng? Hiện nay, không có khí hậu hay môi trường sống thích hợp cho chúng. Đó thực sự không phải hoàn toàn đúng như vậy. Hoá ra có những dải đất ở phía bắc Siberi và Yukon thực sự có thể làm nơi sinh sống cho một con voi ma mút. Hãy nhớ rằng, đây là loài vật có sức chịu đựng dẻo dai đã sống qua nhiều dạng khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, vùng đất này sẽ là nơi sinh sống tốt cho nó, và tôi phải thừa nhận rằng có một phần trẻ con trong chính bản thân tôi, cậu bé trong tôi, mong muốn được nhìn thấy những sinh vật đồ sộ oai vệ, bước qua vùng băng giá vĩnh cửu ở phía bắc một lần nữa, nhưng tôi phải thừa nhận đó là một phần người lớn trong tôi đôi khi tự hỏi liệu chúng ta có nên làm thế. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ryan Phelan: Đừng đi vội Bạn đã để lại cho chúng tôi một câu hỏi. Tôi chắc rằng tất cả mọi người đang hỏi điều này khi anh nói "Liệu chúng ta có nên làm thế?" Cảm giác như anh đang dè dặt, khi mà đã trao cho chúng tôi một tầm nhìn về tính khả thi của điều đó. Vậy sự dè dặt của anh là về cái gì? Hendrik Poinar: tôi không nghĩ đó là sự dè dặt Tôi chỉ nghĩ rằng chúng ta phải suy nghĩ rất sâu sắc về những tác động, hệ luỵ trong những hành động của chúng ta, Vậy nên miễn là chúng ta có những cuộc thảo luận sâu sắc rõ ràng như chúng ta đang làm đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đi đến một giải pháp hợp lí về lí do thực hiện điều đó Nhưng tôi chỉ muốn chắc rằng chúng ta dành thời gian suy nghĩ về việc tại sao chúng ta lại "dành thời gian để suy nghĩ về "cái lí do" làm điều đó trứơc đã" RP: Hoàn hảo. Trả lời hoàn hảo. Cảm ơn anh rất nhiều, Hendrik. HP: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi gần như là một tín đồ truyền tin cuồng loạn Tôi vẫn luôn biết rằng thời đại của thiết kế đang rất gần, gần giống như một sự cất đi Nếu hôm nay trời nắng đẹp, tôi nghĩ "Oh, chúa đã có một ngày thiết kế tuyệt vời." hoặc là tôi đi dự triển lãm và thưởng lãm một tác phẩm đẹp của một họa sĩ đẹp một cách đặc biệt, tôi muốn nói như thế ông ấy vẽ tốt vì ông ấy rõ ràng có mắt thẩm mỹ để hiểu được những gì mình cần làm. Và tôi thật sự tin rằng thiết kế là hình thức cao nhất của sự biểu đạt sáng tạo Đó là lý do ngày hôm nay tôi sẽ trò chuyện với các bạn về thời đại của thiết kế và thời đại của thiết kế là thời đại mà thiết kế vẫn là về nội thất xinh xắn, vẫn là những tấm áp phích, vẫn là những chiếc xe tốc độ cao, và là những gì bạn nhìn thấy ở MoMA hôm nay. Nhưng thật ra, những gì tôi thật sự muốn giải thích cho công chúng và khán giả của MoMA là những chiếc ghế ấn tượng nhất là những chiếc ghế được làm ra bởi một con rô-bốt, giống như chiếc ghế xinh đẹp này của Dirk Vander Kooji, nơi mà con rôbốt bơm một chất liệu giống như kem đánh răng tạo ra từ những phần tái chế của tủ lạnh như thể nó giống như một cây kẹo lớn, và làm ra một cái ghế từ khối kẹo đó. Hoặc thiết kế hiệu quả là những phông chữ điện tử mà chúng ta lúc nào cũng sử dụng đến và điều đó trở thành một phần đặc điểm nhân diện của chúng ta. Tôi muốn mọi người hiểu rằng thiết kế có vai trò to lớn hơn rất nhiều chứ không phải chỉ là những cái ghế xinh xắn, Nó là điều đầu tiên và trước nhất trong mọi thứ xung quanh chúng ta trong cuộc sống của chúng ta. Và điều thú vị là phần nhiều những gì chúng ta đang nói trong tối hôm nay không phải là thiết kế giản đơn mà là thiết kế tương tác. Trên thực tế, thiết kế tương tác là điều mà tôi đang cố gắng đưa vào trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ Thuật Đương Đại. trong một vài năm qua, bắt đầu không quá dè dặt mà bắt đầu thẳng với những tác phẩm như tác phẩm của Martin Wattenberg -- cái cách mà một chiếc máy tự chơi cờ với bản thân nó, như bạn thấy ở đây, hoặc của Lisa Strausfeld và các cộng sự, giao diện Đường trong chương trình Một Máy tính xách tay cho mỗi Trẻ em, các nhạc cụ Tenori-On củaToshio Iwai, và Bóng Quái Vật của Philip Worthington, và các quyển sách cảm ứng của John Maeda, và cả "Tôi muốn bạn muốn tôi" của Jonathan Harris và Sep Kamvar. Đây là một trong số những thứ đạt được thực sự có vai trò giới thiệu ý tưởng về thiết kế tương tác tới công chúng. Nhưng gần đây nhất, tôi đang cố gắng rất nhiều để thậm chí đi sâu hơn vào ngành thiết kế tương tác với những ví dụ mà về mặt cảm xúc thực sự rất gợi mở và đó thực sự giải thích cho thiết kế tương tác ở mức độ mà hầu như không thể bị chối từ. Wind Map, đồ hoạ bởi Wattenberg và Fernanda Viégas, Tôi không chắc là bạn đã xem qua nó chưa --nó thực sự tuyệt vời Nó mô tả ranh giới nước Mỹ như thể một cánh đồng lúa mì ngả nghiêng trong cơn gió đưa tới cho bạn một bức tranh hình ảnh sống động về những điều xảy ra trong những cơn gió tại Mỹ Nhưng, cũng gần đây, chúng ta bắt đầu có những video game đó là căn nguyên khiến tình hình trở nên ác liệt theo một cách thú vị (cười) Vẫn có người tin rằng nó có những mặt tốt và xấu và tôi thực sự nhận thấy điều đó rất gây tò mò về những phản ứng mà chúng ta đã đặt ra để cho video game trong bộ sưu tập của MoMA Trứơc hết, Tạp chí New York lúc nào cũng cũng nói thế này Tôi yêu chúng. Chúng ta đang đứng trên góc độ đúng Chúng ta đang ở đỉnh cao trí thức-- điều đó thật táo bạo, thật gan dạ và tài giỏi, Thật tuyệt. Một cách dè dặt, chúng ta đã ở mức cao hơn trong cung đường chéo của những tình huống khác nhưng đó cũng ổn thôi. (Cười) Nhưng cũng có những phê bình nghệ thuật. Thật thú vị Đầu tiên là Jonathan Jones từ tờ báo The Guardian "Sorry, MoMA, Video game không phải là nghệ thuật." Tôi có nói chúng là nghệ thuật đâu nhỉ? Tôi chỉ đang nói về thiết kế tương tác thôi mà. "Triển lãm trò Pac-Man và Xếp Gạch cùng với tác phẩm của Picasso và Van Gogh"-- Chúng cách nhau cả hai tầng lầu cơ mà. (Cười)-- "Có nghĩa là chấm hết cho bất cứ sự hiểu biết thực sự nào về nghệ thuật." Tôi mang đến sự diệt vong cho thế giới. Bạn biết đấy? Chúng ta đang nói về sự cất đi phải không? Vậy thì nó đang tới đó Và Jonathan Jones đang biến nó thành sự thật. Cùng bài báo của The Guardian lại bác bỏ "Video game có phải là nghệ thuật: sự tranh luận này là không nên có" Tuần trước, bài báo phê bình nghệ thuật của tờ Guardian cho rằng trò chơi thì không có tư cách là nghệ thuật. Nhưng liệu anh ta nói có đúng? Điều này quan trọng không?" Cám ơn, Điều này có quan trọng? Bạn biết đấy, như thể là một lần nữa, toàn bộ vấn đề về thiết kế bị hiểu lầm là nghệ thuật. hoặc là ý tưởng khuếch tán quá rộng khiến cho những nhà thiết kế khao khát muốn được gọi là nghệ nhân. Không. Những nhà thiết kế khao khát trở thành những nhà thiết kế vĩ đại. Cám ơn. Điều này là quá đủ rồi Hiệp sĩ trong bộ giáp sắt chói loá của tôi, John Maeda, không gây ra bất kì ấn tượng nào, đứng ra tuyên bố hùng hồn về việc tại sao trò chơi video lại thuộc về MoMA. Điều đó thật thú vị. Tôi nghĩ nó đúng với bản chất của sự việc Nhưng sau đó, lại có một bài báo tự phụ tuyệt vời từ tờ báo Tân Cộng Hoà, rất tự phụ viết bởi Liel Leibovitz đã nói rằng," MoMa đã nhầm lẫn video game là nghệ thuật." Một lần nữa. " Viện bảo tàng đặt Pac-Man cạnh tác phẩm của Picasso." Lại nữa. "Điều này khiến mục đích chính bị lệch lạc." Mà này. Chính anh mới đang hiểu lệch vấn đề. Hãy xem những câu hỏi trên đây được hỏi rất thẳng thừng "Video game là nghệ thuật ư? Không, chúng không phải là nghệ thuật vì chúng hoàn toàn là thứ gì đó rất khác: đoạn mã." Vậy tác phẩm của Picasso cũng không phải vì nó chỉ là bức tranh sơn dầu thôi, đúng không? Thật thú vị khi quan sát làm thế nào mà những mớ lông này bị rối tung cả lên và những phản ứng này lại quá kịch liệt. Và bạn biết gì không? Hạng mục trong liên hoan phim video quốc tế cũng không có nhiều phản ứng đến như vậy. (Cười) Tôi nghĩ điều này thực sự thú vị Chúng ta đang nói đến những con ngựa nhảy múa, nhưng tôi thực sự ganh tị với Trung Tâm Nghệ Thuật Walker vì đã tổ chức liên hoan này vì nó rất tuyệt vời Đây là câu trích của Flaubert mà tôi thích: "Tôi đã luôn cố sống trong một toà tháp ngà nhưng có một cơn thuỷ triều rác rưởi đập liên hồi vào chân tường đe doạ huỷ hoại nó." Tôi tự cho mình là cơn thuỷ triều rác rưởi đó đấy (Cười) (Vỗ Tay) Bạn biết là chúng ta phải trải qua những điều đó. Thậm chí trong những năm 1930, nhiều đồng nghiệp của tôi cố gắng tổ chức một buổi biễu diễn nghệ thuật trừu tượng nhưng mọi thứ bị ngừng lại bởi viên chức văn hóa vì họ kết luận rằng những thứ đó không phải nghệ thuật Điều này đã xảy ra, và sẽ xảy ra trong tương lai nhưng hiện tại tôi có thể nói với bạn rằng, tôi thực sự rất tự hào vì có thể gọi Pac-Man là một phần của bộ sưu tập MoMA Cũng như trò xếp gạch, chẳng hạn, bản gốc của Liên Xô cũ Bạn biết khối lượng công việc-- Alexey Pajitnov làm cho chính phủ Liên Xô cũ mà qua đó ông đã phát triển trò xếp gạch, Alexey tự mình tái cấu trúc toàn bộ trò chơi và thậm chí đưa đến cho chúng ta một sự mô phỏng của ống phóng chùm điện tử khiến nó trông chếnh choáng Rất thú vị Vậy nên đằng sau những gì đạt được này là một khối lượng công việc khổng lồ vì chúng ta vẫn cứ là Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại thế nên thậm chí khi chúng ta vượt qua trở ngại về văn hoá đại chúng chúng ta vượt qua nó theo dạng thiết kế tương tác và khi thứ gì đó được đưa vào bộ sưu tập của MoMA, nó phải được nghiên cứu. Vậy để chọn tác phẩm Một Thế Giới Tuyệt Vời khác của Eric Chahi, giữa những tác phẩm của nhiều người nữa chúng tôi tập hợp được một đội chuyên gia cùng làm việc với nhau để đạt được điều này Hầu như chỉ có Tôi, Kate Carmody và Paul Galloway. Chúng tôi làm việc này trong 1.5 năm Rất nhiều người đã giúp đỡ--những nhà thiết kế game, bạn có lẽ biết Jamin Warren và các cộng tác viên của anh ấy tại tạp chí Kill Screen và bạn biết Kevin Slavin chứ. Chúng tôi quấy rầy mọi người vì chúng tôi biết mình mù tịt về chúng Chúng tôi không phải là những game thủ thực sự nên chúng tôi phải nói chuyện với họ. Và chúng tôi quyết định, tất nhiên, là phải có được Sim City 2000 không phải bất cứ Sim City nào khác, mà phải cụ thể là cái đó vậy nên các chuẩn mực mà chúng tôi phát triển từ hồi nào đến giờ thực sự rất mạnh, và không phải chỉ là chuẩn mực của bộ sưu tập Chúng còn là chuẩn mực của triển lãm và bảo tồn Điều đó khiến cho thành quả đạt được trở nên cái gì đó lớn hơn là trò chơi hay trò đùa Nó thực sự là một cách để suy nghĩ về việc làm cách nào để bảo tồn và trưng bày những đồ tạo tác mà càng ngày càng trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta trong tương lai. ngày nay chúng ta sống, bạn biết rõ đấy, không phải trong thế giới điện tử không phải trong thế giới vật chất, nhưng trong thế giới kiểu như một nồi súp thịt mà tâm trí chúng ta được tạo ra từ cả hai thế giới kia Đó thực sự là nơi sự tương tác hiện diện và đó là tầm quan trọng của tương tác. Để giải thích cho tương tác, chúng ta thực sự cần tập hợp mọi người lại và khiến họ nhận ra làm thế nào tương tác lại là một phần trong cuộc sống của họ Vậy nên khi tôi nói về nó, tôi không chỉ nói về video game mà theo cách nào đó, là dạng thuần tuý nhất của tương tác không bị pha trộn bởi bất cứ dạng chức năng hay nguyên tắc quyết định nào Tôi cũng nói về máy bán hàng MetroCard cái mà tôi cho rằng là một tuyệt tác của sự tương tác Ý tôi là, giao diện của nó rất đẹp Trông nó giống như một anh chàng MTA lực lưỡng bước ra khỏi đường hầm Bạn biết đấy, với găng tay hở ngón, bạn thực sự có thể cào MetroCard, và tôi nói về mấy cái máy ATM mà hiện nay chúng ta đang thường sử dụng tệ hại đến thế nào Vậy hãy để mọi ngừơi hiểu rằng việc đánh giá sự tương tác như thế nào là tuỳ vào họ để biết được khi nào nó tốt đẹp hay tệ hại. Kh tôi trưng bày The Sims tôi cố làm cho mọi người thực sự cảm nhận ý nghĩa khi tương tác với The Sims không chỉ là sự vui thú nhưng còn là trách nhiệm theo cùng với Tamagotchi. Bạn biết không, video game có thể thực sự rất sâu sắc thậm chí khi chúng hoàn toàn có vẻ như đơn giản Tôi chắc rằng tất cả trong các bạn đều biết trò Katamari Damacy bạn lăn một trái banh và nhặt nhiều đồ vật nhất có thể trong một khoảng thời gian có hạn và hy vọng bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ và tới được một hành tinh Tôi chưa bao giờ tới đựơc hành tinh đó. Nhưng thế đấy Hoặc, bạn biết không, Vib-Ribbon không được phân phối tại Mỹ Nó là trò Playstation, chỉ hầu như dành cho Nhật Bản thôi nó là một trong những video game đầu tiên mà bạn có thể chọn nhạc theo ý mình. Khi bạn muốn cho một cái đĩa nào đó vào máy Playstation bạn sẽ muốn cho cái đĩa CD của mình vào Và rồi trò chơi sẽ biến đổi cùng với bài nhạc bạn yêu thích. Rất thú vị Đó là còn chưa kể đến Eve Online. Eve Online. là một vũ trụ nhân tạo, nếu bạn muốn một trong số những nhà ngoại giao bị giết tại Benghazi Không phải ngài Đại sứ Steve, nhưng là một trong những cộng sự của ông mới là vai chính trong Eve Online bạn có một nhà ngoại giao thực thụ trong đời thực bỏ thời gian chơi Eve Online để kiểm định, có lẽ, mọi ý tưởng của mình về ngoại giao về ma trận những toà nhà, về thời điểm mà tuyên bố đầu tiên được phát ra về cuộc đánh bom thực sự được sắp đặt trong Eve Online. sau cái chết của anh ta, một vài phần trong vũ trụ sẽ được đặt theo tên anh Tôi vừa tham dự lễ hội của các fan Eve Online tại Reykjavík. Nó khá tuyệt Ý tôi là, chúng ta đang nói về một trải nghiệm mà hiển nhiên có thể dường như kì lạ với nhiều người khác nhưng nó rất có tính giáo dục. Tất nhiên, có những trò chơi thậm chí mang nhiều tính giáo dục hơn Dwarf Fortres giống như một chén thánh một dạng game online lôi kéo nhiều game thủ thực tế là hai anh em nhà Adams cũng có mặt tại Reykjavík, họ được chào đón bởi các fan của Eve Online đứng lên tán dương họ Cảnh tượng rất tuyệt. Và nó là một trò chơi tuyệt vời Vậy nên bạn bắt đầu thấy rằng mặt thẩm mỹ rất quan trọng đối với một viện bảo tàng sưu tập như của MoMA được giữ sống động bởi sự chọn lựa những game này Bạn biết không, Valve--Portal là một ví dụ về video game bạn trải nghiệm một dạng bạo lực nào đó điều khiến tôi muốn nói về một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta đã phải thảo luận khi chúng ta có được video game, chúng có liên quan gì với tính bạo lực Chúng ta phải quyết định phải không nào? Tại MoMa, thật thú vị là có rất nhiều bạo lực đựơc mô tả trong phần nghệ thuật của bộ sưu tập nhưng 19 năm trứơc khi tôi đến MoMA với tư cách là người Ý tôi đã nói" Bạn biết gì không, chúng ta cần một Berrette." Và tôi được bảo rằng, "Không, súng ống không được bao gồm trong bộ sưu tập thiết kế." Tôi bất ngờ hỏi ,"Tại Sao?" Thật thú vị, tôi đã biết được nó đựơc cân nhắc rằng trong thiết kế và bộ sưu tập thiết kế. Cái bạn thấy là cái bạn đạt được. Vậy nên khi bạn thấy một khẩu súng, nó là một công cụ để giết chóc trong bộ sưu tập thiết kế Nếu nó nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật, nó có thể là một sự phê bình đánh giá về công cụ giết chóc Rất thú vị Nhưng chúng ta cũng đang có được những quy cách trọng yếu trong thiết kế nên có lẽ một này nào đó, chúng ta cũng có khả năng có được những khẩu súng nhưng ở đây, trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi quyết định, cùng với Kate & Paul, là chúng tôi sẽ không có những sự bạo lực vô cớ Chúng ta có trò Portal vì bạn bắn vào tường để tạo những không gian mới. bạn có Street Fighter II vì võ thuật rất tuyệt (Cười) Nhưng chúng ta không có GTA vì có lẽ nó là sự phản ánh bản thân tôi. Tôi chưa bao giờ có thể làm được gì ngoài chơi đụng xe bắn những ả điếm và những tay ma cô Điều này không mang tính xây dựng chút nào (Cười) Tôi đùa về nó, nhưng chúng ta đã thảo luận điều này trong nhiều ngày. Bạn không biết đâu Cho tới ngày nay, tôi vẫn bị mâu thuẫn nhưng khi bạn có game giống như Flow chẳng hạn, không có nghi ngờ gì cả. Trò đó thể hiện cảnh thanh bình và sự uy nghi về sự trải nghiệm cảm giác khi là một loài động vật biển Rồi chúng ta có vài hình ảnh văn bản hình giấy cuộn ở bên--những loại cổ điển Nó là bộ sưu tập nặng kí đó. Lúc này, chúng tôi đã bắt đầu với 14 trò chơi đầu tiên, nhưng chúng tôi vẫn còn vài trò nữa sắp tới, cái lí do mà chúng ta chưa có được chúng là vì chúng ta không giành lấy chúng như là một trò chơi Mà bạn có được mối quan hệ với công ty phát triển nó, Cái mà chúng tôi muốn, chúng tôi thiết tha là đoạn mã. Hiển nhiên là rất khó để có được Nhưng đó là điều khiến chúng ta có thể bảo tồn video game trong thời gian thực sự dài, đó là điều mà những viện bảo tàng làm Họ cũng bảo tồn các vật tạo tác cho thế hệ mai sau Thiếu đoạn mã, vì, bạn biết đấy những công ty phát triển video game không có vẻ sẵn lòng trong nhiều trường hợp nếu không phải trong trường hợp đó, chúng ta dành được mối quan hệ với công ty Chúng ta sẽ trung thành với họ mãi mãi. Họ sẽ không loại bỏ chúng ta Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có đoạn mã đó (Cười) Nhưng tôi muốn giải thích cho các bạn về ngữ cảnh chúng tôi đã chọn cho thiết kế tương tác. Tính thẩm mỹ thực sự rất quan trọng Tôi đang cho bạn thấy trò Core War một game trong thời kì đầu đã tận dụng những giới hạn của bộ xử lí một cách đầy thẩm mỹ Những dạng giao thoa mà bạn thấy ở đây trông giống như những thanh chắn tuyệt đẹp trong game mà thực sự là kết quả của tính giới hạn của bộ xử lí thực sự rất thú vị. Vậy nên tính thẩm mỹ luôn quan trọng Và không gian cũng vậy, mặt không gian của game Bạn biết không, tôi cảm thấy rằng video game hay nhất là những game có những kiến trúc sư đầy hiểu biết đằng sau chúng, và nếu không phải là những kiến trúc sư thì cũng là người thực sự được đào tạo về kiến trúc, họ cũng có sự cảm nhận đó Cuộc cách mạng về không gian trong video game là cực kì quan trọng Thời gian. Cách mà chúng ta trải nghiệm về thời gian trong games như trong những dạng khác về thiết kế tương tác thực sự rất tuyệt. Nó có thể là thời gian thực hay là thời gian của trò chơi Như trong trò Animal Crossing, nơi những mùa trong năm nối tiếp liên tục theo nhịp điệu riêng của chúng Vậy nên thời gian, không gian, tính thẩm mỹ, và quan trọng nhất là hành vi Vấn đề cốt lõi thực sự của thiết kế tương tác là hành vi Những nhà thiết kế xử lí những hành vi trong thiết kế tương tác những hành vi đó tác động đến cuộc đời còn lại của chúng ta Chúng không bị giới hạn qua sự tương tác của chúng ta với màn ảnh Trong trường hợp này, tôi đang cho bạn thấy trò Marble Madness một trò rất hay trong trò này, cần điều khiển là quả cầu bự rung lên cùng bạn bạn có một quả cầu di chuyển trong miền địa hình này và quả cầu, chính là cần điều khiển mang đến cho bạn cảm giác di chuyển Theo một cách nào đó, bạn có thể thấy video game là mặt thuần tuý nhất của thiết kế tương tác rất hữu ích để giải thích cho" tương tác là gì?" Chúng tôi không muốn trưng bày một video game với những thứ linh tinh. Không có miền cảm xúc. Nếu được phép, chúng tôi muốn trình bày đoạn mã, bạn đang xem bản đồ mã cổ điển của Ben Fry's trong trò Pac-Man nằm trong đoạn mã của trò Pac-Man Cách mà chúng ta có được trò chơi này rất thú vị và rất phi chính thống. bạn thấy chúng ở đây được trưng bày cùng với những mẫu vật thiết kế khác đồ trang trí nội thất và những phần khác nhưng không có những thứ linh tinh, không có sự hoài cổ chỉ có màn hình và một cái kệ nhỏ đặt bộ điều khiển Những bộ điều khiển, hiển nhiên, là một phần của trải nghiệm vậy nên bạn không thể gạt bỏ nó Nhưng thú vị là, sự lựa chọn này đã không bị lên án dữ dội bởi các game thủ. Tôi đã lo sợ rằng họ sẽ giết chúng ta thay vào đó, họ thấu hiểu, một cách đặc biệt Khi tôi nói với họ rằng mình sẽ ứng dụng cùng mưu kế mà philip Johnson đã ứng dụng trong năm 1934 Khi ông muốn làm cho mọi người hiểu tầm quan trọng của thiết kế, ông đã lấy lưỡi chân vịt và các thiết bị máy móc và tại phòng trưng bày của MoMA ông đặt chúng trên những bệ màu trắng tương phản với tường trắng như thể chúng là tác phẩm điêu khắc của Brancusi Ông tạo ra sự xa cách kì lạ này, cái sốc này để khiến mọi người nhận ra những mẫu vật thiết kế kì diệu về hình thức và quan trọng về mặt chức năng như thế nào Tôi múốn làm như thế với video game. Bằng cách loại bỏ những tấm thảm dính và tàn dư của thúôc lá và mọi thứ khác mà chúng ta có lẽ còn nhớ từ tuổi thơ Tôi muốn mọi người hiểu rằng những cái đó là dạng quan trọng của thiết kế. Và theo cách nào đó, video game, kiểu chữ và mọi thứ khác dẫn lối cho chúng ta làm cho mọi người hiểu một ý nghĩa rộng hơn về thiết kế Một trong những mơ ước đạt tới của tôi đã bị bỏ lửng trong nhiều năm nhưng hiện tại sẽ lại trở lại trên trận tuyến cháy bỏng, là một chiếc 747 Tôi múôn đạt đựơc nó mà không muốn sở hữu nó Tôi không muốn nó đựơc trưng bày tại MoMA và sở hữu bởi MoMA. Tôi muốn vẫn để nó bay . Nó là một thành quả đạt được khi MoMA thương thuyết sắp đặt với một hãng hàng không và vẫn để chiếc máy bay Boeing 747 bay Cũng như thế với dấu hiệu "@" mà chúng ta có được vài năm trước Nó là vì dụ đầu tiên về một thành quả đạt đựơc từ điều gì đó từ đại chúng. Cái tôi muốn nói với mọi người, gần giống như là một con bướm đang bay qua và cái chúng ta có được chỉ là cái bóng trên tường. cũng như chúng ta đang trưng bày những cái bóng Vậy nên theo cách nào đó, chúng ta đang trưng bày một sự biểu hiện của cái gì đó thực sự quan trọng nó là một phần trong đặc điểm nhân dạng của chúng ta nhưng không ai có được. Thành quả đạt đựơc giải thích rất dài dòng, nếu bạn muốn ghé qua trang Blog của MoMA có một bài viết dài mà tôi giải thích tại sao đó lại là một ví dụ hữu ích cho thiết kế. Cùng với điều đó, tôi đã đốt hết vài cái ghế, bạn biết không? Tôi đã phải loại bỏ một vài khái niệm về thiết kế đã qua Nhưng tôi thấy mọi người đang dần bắt kịp, theo một cách nghịch lí là những khán giả đang trở nên nhiệt tình đáp ứng và hiểu biết hơn rất nhiều về sự mở rộng của thiết kế hơn là một vài đồng nghiệp của tôi Thiết kế thực sự có ở khắp nơi thiết kế cũng quan trọng như bất kì điều gì khác, Tôi rất mừng vì tính đa dạng của nó và vì tính trung tâm của nó trong đời sống của chúng ta có rất nhiều người hiện đang tiến tới nó như một nghề nghiệp, như một niềm đam mê và đơn giản, như là một phần trong nền văn hoá của họ Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một cách nhìn thay đổi toàn bộ về vấn đề bạo lực giới tính -- xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, xâm hại trong các mối quan hệ, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em. Toàn bộ các vấn đề đó tôi sẽ gói gọn trong một cụm từ: "Các vấn đề bạo lực giới tính," chúng được xem như vấn đề của phụ nữ mà một số đàn ông tốt bụng có thể dang tay giúp đỡ, nhưng tôi có một vấn đề với tình trạng này và tôi không chấp nhận nó. Tôi không cho rằng đây là những vấn đề của phụ nữ mà một số đàn ông tốt giúp đỡ. Thực ra, tôi sẽ phản đối đó là những vấn đề của đàn ông, đầu tiên và quan trọng nhất. (Tiếng vỗ tay) Giờ, rõ ràng là, chúng cũng là những vấn đề của phụ nữ, tôi công nhận điều đó, nhưng gọi bạo lực giới tính là một vấn đề của phụ nữ lại là một phần của vấn đề, vì một số nguyên nhân sau. Đầu tiên là điều đó khiến cho đàn ông cái cớ để không để ý tới Đúng không ? Nhiều đàn ông nghe đến cụm từ "Những vấn đề của phụ nữ" và chúng tôi thường bỏ qua nó và nghĩ "Này, tôi là một người đàn ông. Điều đó là việc của các cô gái," hay là "Điều đó là việc của phụ nữ." Và kết quả là nhiều đàn ông đúng là không vượt quá khỏi câu đầu tiên. Nó gần giống như là một con chíp trong não của chúng ta được kích hoạt và con đường thần kinh hướng sự chú ý của chúng ta theo một hướng khác khi chúng ta nghe thấy cụm từ "các vấn đề của phụ nữ." Nhân tiện, điều này cũng đúng đối với từ "giới tính", vì nhiều người nghe từ "giới tính" là họ nghĩ nó có nghĩa là "phụ nữ." Vì vậy họ nghĩ rằng các vấn đề giới tính đồng nghĩa với các vấn đề của phụ nữ. Quả thực, tôi sẽ minh họa về sự nhầm lẫn này bằng cách so sánh. Nên hãy nói một chút về chủng tộc. Ở Mỹ, khi chúng ta nghe từ "chủng tộc", nhiều người nghĩ rằng nó có nghĩa là người Mỹ-Phi, người Latin, người Mỹ-Á, người Mỹ bản xứ, người Nam Á, người đảo Thái Bình Dương và nhiều nữa. Nhiều người, khi nghe đến từ "xu hướng tình dục", thì nghĩ ngay đến đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính. Và nhiều người, khi nghe từ "giới tính", nghĩ ngay rằng nó có nghĩa là phụ nữ. Trong mỗi trường hợp, nhóm chiếm ưu thế không được chú ý đến. Đúng không ? Như thể người da trắng không có một kiểu nhân dạng về chủng tộc hay thuộc về một chủng tộc nào đó, như thể người dị tính không có một xu hướng tình dục, như thể đàn ông không có giới tính. Đây là một trong những cách mà hệ thống thống trị duy trì và tái tạo chính nó, có thể nói là nhóm chiếm ưu thế ít khi bị thách thức để suy nghĩ về uy thế của mình, vì đó là một trong những đặc tính chính của quyền lực và sự ưu tiên, năng lực để không bị kiểm tra, thiếu sự xem xét nội tâm, và thực tế bị biến thành vô hình. trong sự xem xét quy mô lớn cuộc tranh luận về các vấn đề chủ yếu liên quan tới chúng ta. Và thật đáng kinh ngạc cách nó hoạt động trong bạo lực gia đình và giới tính, cách mà đàn ông bị xóa nhòa đi trong quá nhiều các cuộc thảo luận về một chủ đề mà cốt lõi là về đàn ông. Và tôi sắp diễn tả việc mà tôi đang nói tới bằng cách sự dụng công nghệ cũ. Tôi lỗi thời trong một số mặt cơ bản. Tôi làm việc với -- tôi làm phim -- và tôi làm việc với công nghệ cao, nhưng tôi vẫn lỗi thời trong vai trò một người giáo dục, và tôi muốn chia sẻ với các bạn bài tập này mà thể hiện trên mức độ cấu trúc câu cách chúng ta suy nghĩ, thực sự cách chúng ta sử dụng ngôn từ, động cơ giữ sự chú ý của ta khỏi đàn ông. Bài tập này liên quan cụ thể đến bạo lực gia đình, nhưng bạn có thể ứng dụng vào các trường hợp khác. Bài tập này có từ công trình của nhà ngôn ngữ học nữ quyền Julia Penelope. Nó bắt đầu với một câu Tiếng Anh rất cơ bản: "John đánh Mary." Đó là một câu Tiếng Anh tốt. John là chủ ngữ. Đánh là động từ. Mary là túc từ. Một câu có cấu trúc tốt. Giờ ta đến với câu thứ hai, nói về cùng một chuyện bằng thể bị động. "Mary bị đánh bởi John." Giờ thì nhiều chuyện đã xảy ra với câu này. Chúng ta đã đi từ "John đánh Mary" đến "Mary bị đánh bởi John." Chúng ta đã thay đổi sự tập trung của chúng ta trong một câu từ John vào Mary, và bạn có thể thấy John rất gần với vị trí cuối câu, gần như bị rớt ra khỏi bản đồ tâm lý của chúng ta. Câu thứ ba, John bị bỏ đi, và ta có, "Mary bị đánh," và giờ thì mọi chuyện đều về Mary. Chúng ta còn không màng suy nghĩ về John mà nghĩ hoàn toàn về Mary. Qua các thế hệ trước, thuật ngữ mà chúng ta dùng đồng nghĩa với "bị đánh" là "bị bạo hành," vậy ta có "Mary bị bạo hành." Và câu cuối trong chuỗi câu này, trôi ra từ những câu trước, là, "Mary là một "phụ nữ bị bạo hành." ( "phụ nữ bị bạo hành" : battered woman là từ rút ra từ hội chứng bệnh hay gặp ở những người phụ nữ bị bạo hành: battered woman syndrome (BWS)) Giờ thì Mary có một danh tính -- Mary là một phụ nữ bị bạo hành -- là điều cô ấy phải trải qua bởi John trong ví dụ đầu. Nhưng chúng ta vưà thể hiện rằng John đã rời khỏi cuộc thảo luận từ lâu. Chúng tôi, những người làm việc trong lĩnh vực bạo lực gia đình và giới tính biết rằng đổ lỗi cho nạn nhân là phổ biến trong lĩnh vực này, có thể nói là, đổ lỗi cho người mà chuyện gì đó đã xảy ra với thay vì người đã làm chuyện đó. Và chúng ta nói những điều như là, tại sao những người phụ nữ này quen với những người đàn ông này? Tại sao họ lại bị hấp dẫn bởi những người đàn ông này? Tại sao họ cứ quay trở lại? Cô ta đã mặc gì ở buổi tiệc đó? Thật là một hành động ngu xuẩn. Tại sao cô ta uống với đám đàn ông đó trong phòng khách sạn đó? Đây là đổ tội cho nạn nhân, và có vô số lý do cho chuyện đó, nhưng một trong số đó là toàn bộ hệ thống nhận thức của ta được thiết lập để đổ tội nạn nhân. Đây đều là hành động vô thức. Toàn bộ hệ thống nhận thức của ta được thiết lập để hỏi những câu hỏi về phụ nữ và những lựa chọn của phụ nữ và những gì họ đang làm, đang nghĩ và đang mặc. Và tôi sẽ không hét xuống những người hỏi về phụ nữ, được chứ? Hỏi là một chuyện hợp lý. Nhưng hãy làm rõ thế này: Hỏi những câu hỏi về Mary sẽ không đưa ta đi đến đâu cả trong việc ngăn chặn bạo lực. Chúng ta phải hỏi một nhóm câu hỏi khác. Bạn có thể hiểu tôi định nói về gì, phải không? Những câu hỏi không liên quan tới Mary. Chúng là về John. Những câu hỏi bao gồm những điều như, tại sao John đánh Mary? Tại sao bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề lớn ở nước Mỹ và trên toàn thế giới? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Tại sao quá nhiều đàn ông ngược đãi, thân thể, tình cảm, bằng lời nói, và những cách khác, phụ nữ và các cô bé, đàn ông và các cậu bé, mà họ nói rằng họ yêu thương? Tại sao ngày nay chuyện đó lại là một vấn đề thường gặp trong xã hội chúng ta và trên toàn thế giới? Tại sao chúng ta nghe và nghe hoài vế những tai tiếng xảy ra trong những tổ chức quan trọng như nhà thờ Thiên Chúa giáo hay chương trình bóng đá của bang Penn (Pennsylvania) hay Hội Hướng đạo nam Mỹ, còn tiếp và tiếp? Rồi còn các cộng đồng địa phương trên khắp nước và trên toàn thế giới, phải không? Chúng ta nghe về nó mọi lúc. Nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Chuyện gì đang xảy ra với đàn ông vậy? Tại sao quá nhiều đàn ông hãm hiếp phụ nữ trong xã hội chúng ta và trên khắp thế giới? Tại sao quá nhiều đàn ông hãm hiếp đàn ông? Chuyện gì đang xảy ra với đàn ông vậy? Và rồi đâu là vị trí của vô số các tổ chức trong xã hội chúng ta mà đang giúp tạo ra những người đàn ông bạo hành với tốc độ như một đại dịch? Bởi vì chuyện này không phải là về những thủ phạm riêng lẻ. Đó là một cách hiểu ngây ngô về một vấn đề xã hội sâu sắc hơn nhiều và hệ thống hơn nhiều. Bạn biết không, những thủ phạm không phải là những quái vật ngoi lên từ đầm lầy và vào thị trấn làm những chuyện xấu xa và rồi lẩn vào trong bóng tối. Đó là một quan điểm hết sức ngây ngô phải không? Những thủ phạm bình thường hơn thế rất nhiều, và thường nhật hơn thế. Câu hỏi là, chúng ta đang làm gì thế ở đây trong xã hội của ta và trên thế giới? Đâu là vai trò của vô số cơ quan tổ chức trong việc giúp tạo ra những người đàn ông bạo hành? Đâu là vai trò của hệ thống tôn giáo, văn hóa thể thao, văn hóa khiêu dâm, cấu trúc gia đình, kinh tế, và cách mà những điều đó giao nhau, và chủng tộc và dân tộc và cách chúng giao nhau? Toàn bộ điều này hoạt động như thế nào? Và rồi, một khi ta bắt đầu đặt ra những mối liên quan như vậy và hỏi những câu hỏi lớn và quan trọng như vậy, rồi chúng ta có thể nói về làm sao chúng ta có thể biến đổi, nói cách khác, làm sao chúng ta có thể làm gì đó khác đi? Làm sao chúng ta có thể thay đổi hành động? Làm sao chúng ta có thể thay đổi cách hoà nhập xã hội của các cậu bé và định nghĩa về sự đàn ông đã dẫn tới những kết quả như hiện nay? Đây là kiểu câu hỏi mà chúng ta cần phải hỏi và là kiểu việc chúng ta cần làm, nhưng nếu chúng ta cứ không ngừng tập trung vào những gì phụ nữ làm và nghĩ về các mối quan hệ hay tương tự, chúng ta sẽ không hiểu được mảnh ghép đó. Tôi hiểu rằng rất nhiều phụ nữ đã và đang cố gắng lên tiếng về những vấn đề này, hôm nay đây, và hôm qua và hằng năm trước, thường bị khinh miệt vì những nỗ lực của họ. Họ bị gọi bằng những cái tên tồi tệ như "kẻ chọi đàn ông" và "kẻ ghét đàn ông," và cái tên kinh khủng và xúc phạm "feminazi." Phải không? ( feminazi là từ ghép của female (nữ) và Nazism ( Đảng Đức quốc xã)) Và bạn biết tất cả những điều này là vì gì không? Đó gọi là giết người sứ giả. Đó là vì những người phụ nữ đang đứng lên và lên tiếng cho bản thân họ và cho những phụ nữ khác và cũng cho đàn ông và các cậu bé, nó là lời nói bảo họ ngồi xuống và im miệng, giữ nguyên hiện trạng tại chỗ, bởi chúng tôi không thích khi có người lật thuyền. Chúng tôi không thích khi có người thách thức quyền lực của chúng tôi. Bạn tốt hơn hết hãy ngồi xuống và im miệng, căn bản là thế. Cảm ơn trời rằng chúng ta sống trong một thế giới nơi mà có thật nhiều những lãnh đạo phụ nữ để chống lại điều đó. Nhưng một trong những vai trò quan trọng mà đàn ông có thể nắm giữ trong công việc này đó là chúng ta có thể nói những gì mà đôi khi phụ nữ không thể nói, hay, tốt hơn thế, chúng ta có thể được nghe những gì mà phụ nữ không thường được nghe. Giờ, tôi công nhận việc đó cũng có vấn đề. Nó phân biệt giới tính. Nhưng thực tế là vậy. Và một trong những điều tôi nói với đàn ông, và với đồng nghiệp của tôi và tôi luôn nói điều này, đó là chúng ta cần thêm những người đàn ông có đủ can đảm và sức mạnh để bắt đầu đứng lên và nói về những chuyện này, và sát cánh với phụ nữ mà không phải chống lại họ và giả vờ rằng chuyện này là một cuộc chiến giữa các giới tính hay những điều ngớ ngẩn tương tự. Chúng ta chung sống trên trái đất. Và nhân tiện, một trong những chuyện thực sự làm tôi bực là một trong số những lý lẽ chống lại nữ quyền và những việc khác là những người đã xây dựng các phong trào bảo vệ những phụ nữ bị bạo hành và chống nạn hãm hiếp trên khắp thế giới là, như tôi đã nói, rằng họ chống đàn ông. Thế còn tất cả những cậu bé người bị tác động sâu sắc theo hướng xấu bởi những gì vài người đàn ông trưởng thành đang làm với mẹ họ, chính họ, chị em họ? Còn những cậu bé đó thì sao? Còn tất cả những người thanh niên và các cậu bé đã bị tổn thương bởi sự bạo lực của đàn ông trưởng thành? Bạn biết gì không? Cùng một hệ thống tạo ra đàn ông bạo hành phụ nữ tạo ra đàn ông bạo hành đàn ông. Và nếu chúng ta muốn nói tới các nạn nhân nam, thì nói về nạn nhân nam. Phần lớn nạn nhân nam của bạo lực là nạn nhân của sự bạo lực từ những người đàn ông khác. Chúng ta đều là nạn nhân của bạo lực từ đàn ông. Nên chúng ta phải trực tiếp quan tâm tới việc đó, chưa kể đến thực tế là phần lớn đàn ông tôi biết đều có phụ nữ và các em gái chúng tôi quan tâm sâu sắc đến, trong gia đình và trong vòng quan hệ bạn bè và trong mọi cách khác. Có quá nhiều lý do tại sao chúng ta cần đàn ông lên tiếng. Thật hiển nhiên là ta phải lên tiếng. Phải không? Giờ thì, bản chất của công việc tôi và đồng nghiệp của tôi làm trong văn hóa thể thao và ở quân đội Mỹ, trong các trường, chúng tôi xung phong cách tiếp cận gọi là cách tiếp cận của người ngoài cuộc trong việc ngăn chặn bạo lực giới tính. Và tôi chỉ muốn chỉ cho bạn nét chủ yếu của cách tiếp cận người ngoài cuộc, bởi vì đó là một sự chuyển chủ đề lớn, dù có rất nhiều trường hợp, nhưng cốt lõi của nó là, thay vì nhìn đàn ông là thủ phạm và phụ nữ là nạn nhân, hay phụ nữ là thủ phạm, đàn ông là nạn nhân, hay bất kể các sự kết hợp nào trong đó, Tôi đang dùng hệ nhị phân giới tính. Tôi biết có nhiều hơn là đàn ông và phụ nữ, có nhiều hơn là nam và nữ. Và có những phụ nữ là thủ phạm, và dĩ nhiên có đàn ông là nạn nhân. Có cả một dãy dài như vậy. Nhưng thay vì nhìn sự việc trong hệ nhị phân, chúng ta tập trung đặt vào vị trí mà chúng tôi gọi là người ngoài cuộc, và một người ngoài cuộc được đinh nghĩa là bất kì ai không phải là thủ phạm hay nạn nhân trong tình huống đó, hay nói cách khác, bạn bè, đồng đội, đồng nghiệp, thành viên gia đình, những người trong chúng ta mà không trực tiếp liên quan tới hai bên của hành vi xâm hại, mà là đứng trong vị trí xã hội, gia đình, cơ quan, trường học, và những mối quan hệ văn hóa giao tiếp với mọi người ai là ở người trong vị trí đó. Chúng ta phải làm gì? Làm sao chúng ta lên tiếng? Làm sao chúng ta thách thức bạn bè chúng ta? Làm sao chúng ta giúp đỡ bạn bè chúng ta? Nhưng làm sao chúng ta không giữ im lặng trước hành vi xâm hại? Khi nói đến đàn ông và văn hóa của đàn ông, mục tiêu là khiến đàn ông không xâm hại người khác thách thức những người đàn ông nào có. Và khi tôi nói tới xâm hại, tôi không chỉ nói tới những đàn ông đánh đập phụ nữ. Chúng ta không chỉ nói tới một người đàn ông có người bạn đang xâm hại bạn gái của hắn phải ngừng hắn lại trong lúc trận đánh diễn ra. Đó là một cách ngây thơ để tạo ra thay đổi trong xã hội. Cần một quá trình liên tục, chúng ta cô để khiến đàn ông chặn nhau lại. Ví dụ, bạn là một chàng trai và đang đứng trong một nhóm các chàng trai chơi xì phé, nói chuyện, đi chơi, không có sự hiện diện của phụ nữ, và một anh khác nói gì đó phân biệt giới tính hay hạ nhục hay đả kích về phụ nữ, thay vì cười theo hay giả bộ bạn chưa nghe, chúng ta cần đàn ông lên tiếng, "Này, thế không buồn cười đâu. Đó có thể là em gái tôi cậu đang nói đến đấy, và cậu có thể đùa về chuyện khác không? Hay cậu có thể nói về chuyện khác không? Tôi không thích kiểu nói chuyện đó." Giống như nếu bạn là một người da trắng và một người da trắng khác nói một câu phân biệt chủng tộc, bạn sẽ hy vọng, tôi hy vọng, rằng người da trắng chặn lại cách xử sự phân biệt chủng tộc đó. bởi một người bạn da trắng. Như với người dị tính, nếu bạn là người dị tính và nếu chính bạn không có những hành động đả kích hay xâm hại với những người với nhiều kiểu xu hướng giới tính, nếu bạn không nói thẳng vào mặt những người dị tính khác mà làm chuyện đó, thì, chẳng phải sự im lặng của bạn là một dạng của chấp thuận và đồng lõa? Cách tiếp cận của người ngoài cuộc là cố cho mọi người công cụ để xen vào quy trình và lên tiếng và để tạo một không khí nền văn hóa bạn bè nơi mà các hành vi xâm hại bị xem là không chấp nhận được, không chỉ vì điều đó trái pháp luật, nhưng vì điều đó là sai và không chấp nhận được trong nền văn hóa bạn bè. Và nếu ta đi được đến mức mà những người đàn ông hành xử theo kiểu phân biệt giới tính sẽ mất vị thế, những người đàn ông trẻ và các cậu bé hành xử theo kiểu phân biệt giới tính và đả kích với các cô bé và phụ nữ, cũng như với các cậu bé và những người đàn ông khác, sẽ bị mất vị thế. Chúng ta sẽ thấy sự giảm đi triệt để của các hành vi xâm hại. Bởi vì kiểu thủ phạm điển hình không bệnh hoạn hay rối loạn. Anh ta là một anh chàng bình thường trong mọi cách khác. Phải không? Giờ thì, cùng với rất nhiều những điều tuyệt vời mà Martin Luther King đã nói trong cuội đời ngắn ngủi của ông là, "Cuối cùng thì, cái làm ta đau nhất không phải là lời nói của kẻ thù của ta mà là sự im lặng của bạn bè ta. "Cuối cùng thì, cái làm ta đau nhất không phải là lời nói của kẻ thù của ta mà là sự im lặng của bạn bè ta. Đã có quá nhiều sự im lặng trong văn hóa giữa những người đàn ông về bi kịch đang diễn ra này về bạo lực của đàn ông với phụ nữ và trẻ em, phải không? Đã có quá nhiều sự im lặng. Và tất cả những gì tôi đang nói đó là chúng ta cần phá vỡ sự im lặng đó, và chúng ta cần thêm những người đàn ông để làm chuyện đó. Giờ, nói thì dễ hơn làm, bởi giờ tôi nói thế, nhưng tôi cũng phải nói rằng chuyện đó không dễ để đàn ông thách thức nhau trong nên văn hóa của đàn ông, đó cũng là một trong những lý do một phần của sự thay đổi toàn bộ phải diễn ra không chỉ là hiểu các vấn đề này như là vấn đề của đàn ông, chúng cũng là vấn đề về lãnh đạo của đàn ông Bởi sau cùng, trách nhiệm trong việc đứng về một phía trong các vấn đề này không nên rơi vào vai của các cậu bé nhỏ tuổi hay các cậu bé trong trường trung học hay nam sinh viên trong trường đại học. Chúng ta cần những người đàn ông trưởng thành với sức mạnh giữ trách nhiệm làm lãnh đạo trong những vấn đề này, bởi khi ai đó lên tiếng trong một nền văn hóa bạn bè và thách thức và ngắt lời, anh hay cô ấy đang hành động như một lãnh đạo, đúng không? Nhưng trong quy mô lớn, chúng ta cần thêm những người đàn ông trưởng thành có sức mạnh để bắt đầu xem trọng những vấn đề này, và chúng ta chưa được thấy điều đó, phải không? Giờ, khi tôi đi ăn tối vài năm về trước, và tôi làm việc rất nhiều với quân đội Mỹ, mọi binh đoàn. Và tôi đang ở tại bàn và một người phụ nữ nói với tôi -- Tôi nghĩ cô ấy cho rằng cô ấy cũng am hiểu một chút -- cô ấy nói, "Vậy ông đã huấn luyện nhạy cảm cho lính thủy bao lâu rồi?" Vàtôi nói, "Với tất cả sự tôn trọng, thưa cô, tôi không huấn luyện nhạy cảm cho lính thủy. Tôi điều hành một chương trình khả năng lãnh đạo trong quân đoàn lính thủy. Giờ thì, tôi biết nói vậy nghe khá là phô trương, nhưng đó là một sự phân biệt quan trọng, bởi tôi không tin cái chúng ta cần là huấn luyện nhạy cảm. Chúng ta cần huấn luyện khả năng lãnh đạo, bới vì, ví dụ, khi một huấn luyện viên chuyên nghiệp hay một người quản lý của đội bóng chày hay của đội bóng đá -- và tôi cũng làm việc rất nhiều trong lĩnh vực này -- nói một câu phân biệt giới tính, nói một câu kì thị người đồng tính, nói một câu phân biệt chủng tộc, sẽ có các cuộc thảo luận trên các trang blog thể thao và kênh thể thao trên radio. Và vài người sẽ nói, "Chà, anh ta cần huấn luyện nhạy cảm đấy." Và người khác sẽ nói, "Thôi, bỏ qua đi. Bạn biết đấy, đó là hành động sửa sai chính trị chạy loạn, và anh ta nói một câu ngu ngốc. Bỏ đi." Phản đối của tôi là, anh ta không cần huấn luyện nhạy cảm. Anh ta cần huấn luyện khả năng lãnh đạo, bởi anh ta đang là một người lãnh đạo tồi, bởi trong một xã hội với giới tính phong phú và xu hướng giới tính phong phú -- (Vỗ tay ) -- với chủng tộc và dân tộc phong phú, bạn nói những câu như vậy, bạn thất bại trong khả năng lãnh đạo. Nếu chúng ta có thể làm ý mà tôi đang nói cho những người đàn ông và phụ nữ mạnh mẽ trong xã hội chúng ta với mức độ có quyền thế và sức mạnh, thì nó sẽ thay đổi, nó sẽ thay đổi cái mô hình của suy nghĩ mọi người. Bạn biết đấy, ví dụ, tôi làm việc rất nhiều với với những vận động viên của đại học trên khắp miền Bắc Mỹ. Chúng ta biết quá rành về cách ngăn ngừa bạo lực gia đình và giới tính, đúng không? Không có lý do gì một đại học không có chương trình huấn luyện ngăn chặn bạo lực gia đình và giới tính bắt buộc với mọi vận động viên, huấn luyện viên, quản lý, như một phần của quá trình giáo dục. Chúng ta đủ biết là chúng ta có thể dễ dàng làm chuyện đó. Nhưng bạn biết đang thiếu gì không? Khả năng lãnh đạo. Nhưng không phải khả năng lãnh đạo của những vận động viên học sinh. Mà là khả năng lãnh đạo của các giám đốc của vận động viên, chủ tịch của trường đại học, những người chịu trách nhiệm người đưa ra quyết định về nguồn lực và người đưa ra quyết định về các ưu tiên trong bối cảnh tổ chức. Đó là thất bại, trong phần lớn trường hợp, cùa khả năng lãnh đạo của đàn ông. Hãy nhìn vào bang Penn. Bang Penn là ngọn nguồn của mọi thời điểm cần học hỏi cho cách tiếp cận của người ngoài cuộc. Bạn có quá nhiều hoàn cảnh trong khu vực đó nơi mà đàn ông trong vị thế có quyền lực thất bại trong việc hành động để bảo vệ trẻ em, trong trường hợp này, các cậu bé. Thật khó tin được, thật thế. Nhưng khi bạn đi sâu vào, bạn nhận ra rằng có những sức ép lên đàn ông. Có những ràng buộc của văn hóa bạn bè lên đàn ông, đó là tại sao chúng ta cần khuyến khích đàn ông vượt qua những áp lực đó. Và một trong những cách làm việc đó là, có quá nhiều những người đàn ông quan tâm sâu sắc về những vấn đề này. Tôi biết điều này. Tôi làm việc với đàn ông, và tôi đã làm việc hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn đàn ông, trong nhiều, nhiều thập niên rồi. Thật đáng sợ, khi bạn nghĩ về nó, bao nhiêu năm rồi. Nhưng có rất nhiều đàn ông quan tâm sâu sắc đến những vấn đề này, nhưng quan tâm sâu sắc chưa đủ. Chúng ta cần nhiều hơn đàn ông với can đảm, với lòng dũng cảm, với sức mạnh và lòng chính trực để phá vỡ sự im lặng đồng lõa và thách thức lẫn nhau và kề vai với phụ nữ chứ không phải chống lại họ. Nhân tiện, chúng ta nợ điều đó với phụ nữ. Không nghi ngờ gì về chuyện đó. Nhưng chúng ta cũng nợ điều đó với con trai chúng ta. Chúng ta cũng nợ điều đó với những người đàn ông trẻ đang lớn lên trên khắp thế giới trong hoàn cảnh họ đã không lựa chọn làm đàn ông trong một nền văn hóa mà nói với họ rằng nam tính là gì theo một cách. Họ đã không lựa chọn. Tôi hi vọng rằng, trong tương lai, đàn ông và phụ nữ, cùng với nhau, có thể khởi đầu một thay đổi và sự biến đổi đó sẽ xảy ra để các thế hệ tương lai không phải chịu cùng mức bi kịch mà chúng ta phải đương đầu hằng ngày. Tôi biết chúng ta có thể làm điều đó. Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa. Bao nhiêu quý vị ngồi đây đã kiểm tra email ngày hôm nay? Xin hãy giơ tay lên ạ. Vậy bao nhiêu quý vị đang kiểm tra email ngay lúc này? (Tiếng cười) Thế còn tài chính thì sao ạ? Đã có ai kiểm tra tài chính hôm nay chưa? Còn cả thẻ tín dụng, tài khoản đầu tư? Bạn đã kiểm tra chúng tuần này chưa? Thế còn việc tiêu thụ điện của gia đình thì sao? Đã có ai kiểm tra lượng sử dụng điện ngày hôm nay chưa? Tuần này thế nào? Tuần trước ra sao? Trong căn phòng này có một số chuyên gia về điện. Thật vui khi được gặp các bạn ở đây. Nhưng với những người còn lại - đây là căn phòng được lấp đầy bởi những người đam mê về tương lai của hành tinh này, và thậm chí chúng ta cũng không chú ý tới việc sử dụng năng lượng đang gây ra sự thay đổi khí hậu. Người phụ nữ đứng cạnh tôi trong bức ảnh là Harriet. Chúng tôi gặp bà trong lần đi nghỉ đầu tiên của cả gia đình. Harriet rất chú ý tới cách sử dụng điện năng, bà rõ ràng không phải là chuyên gia về điện. Đây là câu chuyện làm thế nào mà Harriet quan tâm tới việc sử dụng điện năng. Đây là than đá, nguồn cung cấp điện phổ biến nhất trên hành tinh này, và lượng than đá này có đủ năng lượng để thắp sáng chiếc bóng đèn này trong hơn một năm. Nhưng, thật không may, giữa than đá và bóng đèn, phần lớn năng lượng bị thất thoát qua những thứ như sự tỏa nhiệt và rò rỉ qua quá trình truyền năng lượng. Trong thực tế, chỉ 10 phần trăm năng lượng tạo ra ánh sáng. Vì vậy than đá sẽ thắp sáng được hơn một tháng. Nếu bạn muốn thắp sáng bóng đèn này trong một năm bạn sẽ cần nhiều than đá như thế này. Tin xấu là, để có được một đơn vị năng lượng mà chúng ta sử dụng, chúng ta lãng phí mất chín đơn vị. Nếu hiểu theo nghĩa tốt thì là, vì mỗi đơn vị năng lượng chúng ta tiết kiệm được, chúng ta tiết kiệm được chín đơn vị khác. Vậy câu hỏi ở đây là, làm thế nào để chúng ta có thể kêu gọi những người trong căn phòng này và trên toàn cầu bắt đầu chú ý đến năng lượng mà chúng ta đang sử dụng, và giảm việc lãng phí chúng? Câu trả lời đến từ một thí nghiệm khoa học hành vi được thực hiện vào một mùa hè oi ả, 10 năm về trước, và chỉ cách đây 90 km, ở San Marcos, California. Các sinh viên đã dán các thông điệp lên cửa của từng ngôi nhà trong một khu phố, yêu cầu mọi người tắt điều hòa và bật quạt. Một phần tư các gia đình nhận được thông điệp sau: bạn có biết làm thế nào để tiết kiệm 54 đô la một tháng trong mùa hè này? Hãy tắt điều hòa và bật quạt. Một nhóm các gia đình khác nhận được thông điệp về môi trường. Và nhóm gia đình còn lại nhận được thông điệp kêu gọi họ trở thành công dân tốt và ngăn ngừa tình trạng mất điện. Hầu hết mọi người đoán là thông điệp kêu gọi tiết kiệm tiền sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng thực tế, không có thông điệp nào trong số trên mang lại hiệu quả. Các thông điệp không có tác động gì tới việc tiêu thụ năng lượng của người dân. Cứ như thể là các sinh viên chưa hề truyền tải bất cứ một thông điệp nào tới họ. Nhưng có một thông điệp thứ tư, và thông điệp này rất chi là đơn giản, "Khi được khảo sát, 77 phần trăm hàng xóm của bạn cho biết họ tắt điều hòa và bật quạt. Vì thế, xin hãy chung tay với những người hàng xóm. Hãy tắt điều hòa và bật quạt." Bạn sẽ không ngờ được là, thông điệp này đã có tác dụng. Những người nhận được thông điệp này đã thực hiện sự cắt giảm rõ rệt trong việc tiêu thụ năng lượng chỉ đơn giản bằng việc được thông báo cái mà hàng xóm của họ làm. Vậy chúng ta có thể thấy được gì từ cuộc thí nghiệm này? Khi phải làm một việc bất tiện nào đó, ngay cả khi chúng ta tin tưởng là nên làm, những thuyết phục về đạo đức hay ưu đãi tài chính không có tác động nhiều đến chúng ta-- nhưng áp lực xã hội, là một thứ rất có quyền năng. Và khi được khai thác một cách đúng đắn, nó có thể là một công cụ cực kỳ hữu ích để thực hiện những điều tốt đẹp. Thực tế là áp lực xã hội đã làm được điều đó. Với cảm hứng từ thực tế này, bạn tôi Dan Yates và tôi đã bắt đầu một công ty có tên là Opower. Chúng tôi xây dựng phần mềm và hợp tác với các công ty tiện ích những công ty muốn giúp khách hàng của họ tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi cung cấp các bản báo cáo năng lượng gia đình được cá nhân hoá giúp cho khách hàng so sánh lượng tiêu thụ điện của gia đình họ với các gia đình khác có cùng số người trong khu phố họ sống. Cũng giống như các sinh viên tham gia trong thí nghiệm trên, chúng tôi giúp mọi người so sánh bản thân họ với hàng xóm, và sau đó chúng tôi đưa ra những khuyến nghị mục tiêu cho tất cả mọi người để giúp họ tiết kiệm điện. Từ việc thực hiện thí nghiệm trên giấy tờ, chúng tôi chuyển sang sử dụng ứng dụng điện thoại di động, web, và bây giờ thậm chí là một bộ điều chỉnh nhiệt, và trong năm năm qua chúng tôi đã thực hiện cuộc thử nghiệm khoa học hành vi lớn nhất trên thế giới. Và nó đã có hiệu quả. Những người chủ gia đình và người thuê nhà thông thường đã tiết kiệm được hơn 250 triệu đô la trên hóa đơn điện của họ, và chúng tôi mới chỉ đang bắt đầu. Chỉ riêng năm nay, trong quan hệ đối tác với hơn 80 tiện ích tại sáu quốc gia, chúng tôi sẽ tạo ra thêm hai giờ terawatt tiết kiệm điện. Những người chuyên về điện đang ngồi trong căn phòng này biết rõ thế nào là hai giờ terawatt, còn với những người còn lại, hai giờ terawatt có thể hiểu là vượt quá số năng lượng cần có để thắp sáng mỗi ngôi nhà ở cả St. Louis và thành phố Salt Lake gộp lại trong hơn một năm. Hai giờ terawatt gần bằng một nửa sản lượng điện năng mà ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ sản xuất được trong năm ngoái. Hai giờ terawatt, nói về than đá, chúng ta cần đốt cháy số than trên 34 xe cút kít mỗi phút trong 24 giờ mỗi ngày trong suốt một năm để có được hai giờ terawatt điện. Chúng tôi sẽ không đốt cháy một xe than nào. Chúng tôi sẽ chỉ thúc đẩy mọi người chú ý và thay đổi hành vi của họ. Nhưng chúng tôi chỉ là một công ty, và chỉ có thể làm xước bề mặt tảng đá. 20% điện trong các hộ gia đình bị lãng phí, và khi tôi nói lãng phí, tôi không ám chỉ là các gia đình sử dụng các bóng đèn hoạt động không hiệu quả. Chúng có thể hiệu quả. Ý tôi là chúng ta luôn để điện trong phòng ngay cả khi không sử dụng, và để điều hòa bật dù không có ai ở nhà. Như vậy, có 40 tỷ đô la đã bị lãng phí một năm vào tiền điện. Việc này chẳng đóng góp được gì cho phúc lợi của chúng ta mà góp phần vào sự thay đổi khí hậu. Đấy là 40 tỷ mỗi năm chỉ tính riêng ở Mỹ. Sự lãng phí này chiếm tới một nửa việc sử dụng than đá của chúng ta. May mắn là, một số nhà khoa học vật chất giỏi nhất thế giới đang tìm kiếm để thay thế than bằng các nguồn tài nguyên bền vững như thế này, và điều này rất tuyệt vời và cần thiết. Nhưng nguồn tài nguyên bị chúng ta bỏ qua nhiều nhất, thứ giúp chúng ta đạt đến một tương lai năng lượng bền vững lại không xuất hiện trên slide này. Nó ở ngay đây, trong căn phòng này. Đó là bạn, là tôi. Chúng ta có thể khai thác tài nguyên này mà không cần ngành khoa học vật chất mới chỉ đơn giản bằng cách áp dụng khoa học hành vi. Chúng ta có thể làm điều đó ngay hôm nay, chúng ta biết nó sẽ có hiệu quả, và sẽ giúp chúng ta tiết kiệm tiền ngay lập tức. Vậy, chúng ta còn chờ gì nữa? Ở hầu hết mọi nơi, những quy định về sử dụng năng lượng không thay đổi nhiều kể từ thời Thomas Edison. Các dịch vụ tiện ích vẫn được cung cấp đầy đủ khi khách hàng lãng phí năng lượng. Các tiện ích nên được dùng như những phần thưởng để khuyến khích khách hàng tiết kiệm. Nhưng câu chuyện lãng phí điện năng không chỉ xảy ra trong việc tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình. Hãy xem xét chiếc xe Prius này. Chiếc xe này hoạt động hiệu quả không chỉ bởi vì Toyota đầu tư vào ngành khoa học vật chất mà còn vì họ đã đầu tư vào khoa học hành vi. Bảng điều khiển giúp người lái xe thấy được họ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng làm cho con quỷ tốc độ trước đây trong mỗi người lái xe như những bà mẹ thận trọng. Lại nói về Harriet. Chúng tôi gặp bà vào kỳ nghỉ gia đình đầu tiên. Trong một lần đến gặp đứa con gái nhỏ của tôi, và cô ấy rất vui khi biết rằng tên của con gái tôi cũng là Harriet. Bà hỏi tôi đã làm gì để kiếm sống, và tôi trả lời bà rằng, tôi làm việc với tiện ích để giúp mọi người tiết kiệm năng lượng. Ngay khi đó, mắt bà sáng lên. Bà nhìn tôi, và nói, "Anh chính là người mà tôi cần nói chuyện. Hai tuần trước, chồng tôi và tôi nhận được một lá thư từ dịch vụ tiện ích của chúng tôi. Trong đó nói rằng rằng chúng tôi đang tiêu thụ điện nhiều gấp đôi hàng xóm." (Tiếng cười) "Và trong hai tuần qua, tất cả những gì mà chúng tôi nghĩ tới, nói đến, và thậm chí tranh luận về, là chúng tôi cần phải làm gì để tiết kiệm điện. Chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ lá thư khuyến nghị, tôi biết là còn những thứ khác cần làm. Giờ thì tôi đang ở đây với một chuyên gia chính hãng. Hãy cho tôi biết tôi nên làm gì để tiết kiệm điện?" Có nhiều chuyên gia có thể giúp Harriet trả lời câu hỏi này. Mục tiêu của tôi là đảm bảo rằng tất cả chúng ta đều đang đặt ra câu hỏi đó. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi đã được huấn luyện để trở thành một vận động viên thể dục trong vòng 2 năm ở Hunan, Trung Quốc vào những năm 1970. Khi tôi còn học lớp 1, chính phủ muốn chuyển tôi đến một trường dành cho vận động viên, chịu tất cả chi phí. Nhưng mẹ tôi nói, "Không" Bố mẹ tôi muốn tôi trở thành một kỹ sư như họ. Sau khi sống sót qua cuộc Cách mạng văn hóa, họ chắc chắn rằng chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc: một công việc an toàn và lương cao. Việc tôi thích hay không thích công việc đó không quan trọng. Nhưng ước mơ của tôi là trở thành một ca sĩ opera. Đây là hình ảnh tôi chơi đàn piano trong tưởng tượng. Một ca sĩ opera phải được tập luyện từ sớm để học cách điều chỉnh tông giọng, thế nên tôi đã thử làm mọi thứ có thể để được đi học tại trường opera. Tôi thậm chí còn viết thư cho hiệu trưởng trường và chủ một chương trình radio. Nhưng người lớn không thích ý tưởng đó. Không ai tin rằng tôi nghiêm túc. Chỉ có bạn bè ủng hộ tôi, nhưng họ cũng chỉ là những đứa trẻ, cũng bất lực như tôi. Khi tôi 15 tuổi, tôi biết tôi đã quá già để được tập luyện. Ước mơ của tôi sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Tôi lo ngại rằng trong suốt quãng đời còn lại của mình một hạnh phúc hạng hai nào đó sẽ là điều duy nhất tôi có thể hy vọng. Nhưng điều đó thật không công bằng. Nên tôi đã quyết tâm để tìm một cái nghiệp khác. Không ai bên cạnh để dạy tôi? Không sao. Tôi tìm đến sách. Tôi thỏa mãn sự thèm khát những lời khuyên sâu sắc bằng cách đọc cuốn sách này, được viết bởi các nhà văn và nhạc sĩ ["Nét tương đồng trong gia đình Fou Lei"] ["Thư từ trong gia đình nhà Fou Lei"] Tôi tìm thấy hình mẫu của một người phụ nữ độc lập khi truyền thống Khổng Tử đòi hỏi sự vâng lời ["Jane Eyre"] Và tôi đã học được cách làm việc hiệu quả từ cuốn sách này ["Nhà có một tá con"] Và tôi cũng được truyền cảm hứng đi học nước ngoài sau khi đọc chúng. ["Các tác phẩm hoàn chỉnh của Snmao (Echo Chan)] ["Những bài học từ lịch sử" bởi Nan Huaijin] Tôi đến Mỹ vào năm 1995, thế đầu tiên tôi đã đọc những cuốn nào? Những cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc, tất nhiên. "Đất Lành" là một cuốn sách kể về đời sống nông dân Trung Quốc. Cuốn sách không chỉ thuận tiện trong việc tuyên truyền. Kinh thánh rất thú vị, nhưng lạ lùng. (Cười) Nó là chủ đề cho một ngày khác. Nhưng lời răn dạy thứ 5 đã mang lại cho tôi một sự hiển linh: "Người sẽ tôn kính cha và mẹ." "Tôn kính," tôi tự nhủ. "Thật khác lạ, và tốt hơn, là vâng lời." Thế nên nó trở thành một công cụ giúp tôi thoát khỏi cái bẫy tội lỗi của đạo Khổng và để bắt đầu lại mối quan hệ của tôi với cha mẹ. Trải nghiệm một nền văn hóa mới cũng khiến tôi bắt đầu thói quen đọc theo lối so sánh. Nó giúp tôi có những cái nhìn sâu sắc hơn. Ví dụ, đầu tiên tôi thấy cái bản đồ này chẳng phù hợp bởi vì đây là những gì học sinh Trung Quốc lớn lên cùng. Chưa bao giờ tôi nhận thức được, Trung Quốc không cần phải là trung tâm của thế giới. Một tấm bản đồ thực sự thể hiện cái nhìn của người thể hiện nó. Đọc so sánh thực sự không phải là điều gì mới mẻ. Nó là một tiêu chuẩn trong thế giới học thuật. Thậm chí có cả những lĩnh vực nghiên cứu ví dụ như tôn giáo so sánh và văn học so sánh. So sánh và đối chiếu khiến cho nhiều học giả có một cái nhìn toàn diện hơn về một chủ đề. Nên tôi cho rằng, nếu đọc so sánh hiệu quả với việc nghiên cứu, tại sao lại không hiệu quả trong cuộc sống thường ngày? Vì thế tôi bắt đầu đọc sách theo cặp. Chúng có thể nói về con người -- ["Benjamin Franklin" bởi Walter Isaacson] ["John Adams" bởi David McCullough] -- những người liên quan đến cùng một sự kiện, hoặc những người bạn với cùng trải nghiệm. [Lịch sử cá nhân" bởi Katharine Graham] ["Quả cầu tuyết: Warren Buffett và sự nghiệp," bởi Alice Schroeder] Tôi cũng so sánh những câu chuyện giống nhau theo những thể loại khác nhau (Cười) [Kinh thánh: Phiên bản King James] ["Con cừu" bởi Chrisopher Moore] -- hoặc những câu chuyện tương đương nhau từ những nền văn hóa khác nhau, như Joseph Campbell đã làm trong cuốn sách tuyệt vời của ông. ["Sức mạnh của sự hoang đường" bởi Joseph Campbell] Ví dụ, cả chúa Kito và Phật đều trải qua 3 sự cám dỗ. Đối với Kito, những sự cám dỗ đều thuộc về kinh tế, chính trị và linh hồn. Đối với Phật, chúng đều là tâm lý: dục vọng, sự sợ hãi và trách nhiệm xã hội -- rất thú vị. Nên nếu bạn biết một ngôn ngữ nước ngoài, sẽ rất thú vị khi đọc những cuốn sách yêu thích của bạn qua 2 ngôn ngữ. ["Con đường của Trang Tử" bởi Thomas Merton] ["Dòng chảy của Đạo" Alan Watts] Thay vì đắm chìm trong việc dịch, tôi thấy có rất nhiều thứ mình học được. Ví dụ, qua việc dịch tôi mới thấy rằng "hạnh phúc" trong tiếng Trung nghĩa đen là "niềm vui nhanh chóng" "Cô dâu" trong tiếng Trung nghĩa là "người mẹ mới" (Cười) Những cuốn sách như một cổng thông tin kỳ diệu giúp tôi kết nối với con người của quá khứ và hiện tại. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn hay bất lực nữa. Một giấc mơ tan vỡ không là gì cả so với những gì mà nhiều người đang phải chịu đựng. Tôi dần tin rằng một giấc mơ không nhất thiết phải trở thành hiện thực. Mục đích quan trọng nhất là mang chúng ta đến gần hơn với nơi khởi nguồn của giấc mơ đó, nơi bắt đầu của niềm đam mê, của hạnh phúc. Thậm chí một giấc mơ tan vỡ có thể mang điều đó cho bạn. Nhờ có những cuốn sách, mà tôi được đứng tại đây hôm nay, hạnh phúc, sống lại với mục tiêu và sự rõ ràng, hầu hết mọi lúc. Mong là những cuốn sách luôn ở bên các bạn. Cảm ơn. (vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) "Ngay cả trong những thuật ngữ thuần túy phi tôn giáo đồng tính đại diện cho sự lệch lạc tính năng tình dục Một sự thay thế tầm thường thảm hại cho thực tại một sự trốn tránh đáng thương khỏi cuộc sống thực tại. Vì thế, đồng tính không đáng nhận được sự đồng cảm không xứng đáng được nhận điều trị như một sự đọa đày cho nhóm người thứ yếu, nó cũng không đáng được nhìn nhận là gì ngoài một căn bệnh ác tính." Điều này được đăng trong tạp chí Thời Đại năm 1966 Khi tôi được 3 tuổi Nhưng, năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ với hôn nhân đồng giới. (Vỗ Tay) Câu hỏi của tôi là: Làm sao chúng ta đã có thể đạt đến kết quả này? Làm thế nào một căn bệnh lại trở thành một đặc điểm nhân dạng? Khi tôi có lẽ được 6 tuổi, Tôi đi mua giày với mẹ và em trai. Khi mua xong giầy, người bán hàng nói chúng tôi mỗi người có thể lấy một trái bóng bay. Em tôi muốn trái màu đỏ, tôi muốn trái màu hồng. Mẹ nói bà nghĩ tôi nên lấy trái màu xanh. Nhưng tôi nói tôi chắc chắn muốn trái màu hồng. Và bà nhắc tôi rằng màu xanh là màu yêu thích của tôi. Dù thực sự màu xanh vẫn là màu tôi yêu thích hiện nay, thì tôi vẫn đồng tính-- (Cười)-- đó là bằng chứng về sự ảnh hưởng của mẹ và giới hạn của ảnh hưởng đó! (Cười) (Vỗ tay) Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường nói rằng, "Tình yêu con dành cho con cái mình không giống với bất cứ cảm nhận nào trên đời. Và chỉ khi có con, con mới hiểu điều đó". Khi còn nhỏ, tôi nghĩ đó là lời khen tuyệt nhất trên đời và rằng bà đang nói về cảm nhận của bà khi làm mẹ của anh em tôi Khi tôi thành một thiếu niên, tôi nghĩ Mình đồng tính, và có lẽ sẽ không thể có một gia đình. Khi nghe bà nói thế, tôi thấy lo lắng. Sau khi tôi công khai về giới tính, bà vẫn tiếp tục nói thế và khiến tôi rất bực mình. Tôi nói, "Con đồng tính. Đó không phải là hướng đi con bị ép dấn bước vào. Con không muốn mẹ nói về điều đó nữa." Khoảng 20 năm trước, những nhà biên tập tại tạp chí Thời Đại New York yêu cầu tôi viết một bài về văn hóa khiếm thính. Tôi đã thực sự sửng sốt. Tôi đã nghĩ "điếc" hoàn toàn là một căn bệnh. Những người đáng thương đó không thể nghe Họ bị khiếm khuyết khả năng nghe, chúng ta có thể làm được gì cho họ? Rồi tôi dấn thân vào thế giới khiếm thính. Tôi đến những câu lạc bộ khiếm thính. Tôi thưởng thức những màn trình diễn kịch nghệ khiếm thính, đọc thơ khiếm thính. Thậm chí tôi còn đến xem cuộc thi sắc đẹp dành cho người khiếm thính tại Nashville, Tennessee Nơi mọi người thường ca cẩm về giọng hát miền nam luyến láy. (Cười) Khi tôi đi sâu hơn vào thế giới khiếm thính, Tôi bị thuyết phục rằng khiếm thính đúng là một nền văn hoá những người trong thế giới khiếm thính nói rằng: "Chúng tôi không khiếm khuyết khả năng nghe, chúng tôi là thành viên của một nền văn hoá," là nói một điều hoàn toàn có cơ sở. Đó không phải là nền văn hoá của tôi, Tôi không đặc biệt muốn xông đến tham gia, Nhưng tôi trân trọng nó là một nền văn hoá và những thành viên trong đó cảm nhận giá trị của nó giống như cách họ cảm nhận về nền văn hoá La Tinh, văn hoá đồng tính hay nền văn hoá Do Thái Có lẽ giá trị của nó sánh ngang bằng với nền văn hoá Mỹ Một người bạn của bạn tôi có một cô con gái bị chứng thấp bé. Khi con gái chào đời, Đột nhiên cô cảm thấy mình đang đứng trước nhiều câu hỏi mà hiện nay dường như bắt đầu vang dội tới tôi Cô ấy đối mặt với câu hỏi mình phải làm gì với đứa trẻ. Liệu cô ấy nên nói bé,"Con cũng giống như mọi người chỉ là lùn hơn chút xíu thôi?" hay cô ấy nên cố gắng xây dựng một đặc điểm nhân dạng thấp bé tham gia vào tổ chức Những Người Thấp Bé của nước Mỹ nhận thức được những điều xảy ra với người thấp bé? Đột nhiên tôi nghĩ, hầu hết những trẻ khiếm thính được sinh ra từ bố mẹ bình thường Bậc cha mẹ bình thường đó có khuynh hướng cố gắng chữa trị cho chúng. Những người khiếm thính khám phá cộng đồng bằng cách nào đó ở tuổi niên thiếu. Hầu hết những người đồng tính đựơc sinh ra từ bố mẹ bình thường Bậc cha mẹ bình thường đó thường muốn con mình biểu hiện theo cách mà cha mẹ nghĩ là dòng chảy chung của toàn thế giới, và những người đồng tính phải khám phá đặc điểm nhân dạng của mình sau này. Đây là người bạn tôi đang nói đến trăn trở với những câu hỏi về nhân dạng cho cô con gái thấp bé của mình. Và tôi nghĩ, lại một lần nữa: Một gia đình tự cho mình là bình thường với một đứa trẻ với vẻ khác thường. Và tôi ấp ủ ý tưởng là có hai loại đặc điểm nhân dạng hay căn tính có những căn tính dọc, được truyền từ bố mẹ sang con cái qua nhiều thế hệ. Những thứ như sắc tộc, tính dân tộc nối tiếp, ngôn ngữ, tôn giáo thông thường Đó là những đặc điểm chung giữa bạn và cha mẹ hay với con cái của mình. Với một số đặc điểm rất khó phá vỡ, không có nỗ lực nào muốn khắc phục chúng. Bạn có thể tranh cãi rằng điều này khó khăn hơn tại Mỹ, ấy thế mà tổng thống hiện nay của chúng ta, lại là một người da màu. Tuy nhiên, chúng ta không ai cố bảo đảm rằng thế hệ con trẻ kế tiếp sinh ra bởi người Mỹ gốc Phi hay người Châu Á có làn da trắng như kem hay tóc vàng. Có những đặc điểm nhân dạng bạn có được từ một nhóm đồng lứa. Tôi gọi chúng là những căn tính ngang. Vì nhóm tương đương đó là một kinh nghiệm chiều ngang Đây là những đặc điểm nhân dạng xa lạ với cha mẹ bạn và bạn phải khám phá điều đó khi bạn gặp những người đồng trang lứa. Những đặc điểm nhân dạng theo chiều ngang đó, mọi người đều đã cố gắng để tìm ra. Tôi muốn xem xét quá trình đã khiến những người có những đặc điểm nhân dạng này tiến đến một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Đối với tôi dường như có 3 mức độ tiếp nhận cần phải diễn ra. Đó là: Tự chấp nhận, Gia đình chấp nhận và Xã hội chấp nhận. Và chúng không phải luôn xảy ra đồng thời. Nhiều lúc, người trong tình trạng này rất tức giận vì họ cảm thấy dường như cha mẹ họ không yêu họ, Khi mà thực tế là cha mẹ họ không chấp nhận họ. Tình yêu thương là thứ gì đó về mặt lí tưởng là vô điều kiện xuyên suốt trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nhưng chấp nhận là đều cần phải có thời gian. Lúc nào cũng cần thời gian. Một trong những người thấp bé tôi biết có tên là Clinton Brown. Khi mới sinh, anh ta được chẩn đoán chứng lùn do xương bị biến dạng Một tình trạng tàn tật nghiêm trọng, Cha mẹ anh ta được thông báo rằng con của họ không bao giờ bước đi hay nói được, anh ta sẽ bị thiểu năng trí tuệ và có lẽ còn không thể nhận biết cha mẹ. Mọi người khuyên rằng họ có thể để anh ta lại bệnh viện để chết một cách êm ả. Mẹ anh trả lời rằng bà sẽ không đời nào làm vậy. Bà đưa cậu con trai về nhà. Mặc dù bà không có được lợi thế về học vấn hay về tài chính Bà tìm đến vị bác sĩ giỏi nhất nước để xem xét điều trị chứng lùn do xương bị biến dạng, Bà đăng kí cho Clinton theo điều trị ở chỗ ông và trong suốt thời gian thơ ấu, Clinton đã trải qua 30 ca đại phẫu thuật. Phần lớn thời gian anh ở trong bệnh viện cho những cuộc phẫu thuật đó, và kết quả là, hiện nay anh ấy đã có thể đi lại được. Khi anh ấy ở bệnh viện, có gia sư tới giúp anh hoàn thành bài vở ở trường. Anh ấy rất chăm học vì cũng chẳng có gì khác để làm. Cuối cùng, anh ấy đạt được những điều mà trước đó chưa bao giờ một thành viên nào trong gia đình có được. Anh ta là người đầu tiên trong nhà theo học Cao Đẳng, Sống trong trường và đi lại bằng chiếc xe hơi được thiết kế đặc biệt phù hợp với cơ thể khác thường của mình. Mẹ anh ta kể với tôi là, một hôm bà đang trên đường về nhà anh ta theo học trường cao đẳng gần đó-- Bà nói: "Tôi thấy chiếc xe, luôn dễ dàng nhận ra cái xe ấy trong bãi đỗ xe của một quán rượu," (Cười) "Rồi tôi tự nhủ, mọi người đều cao hơn 1.8m, nó chỉ được khoảng 1m 2 chai bia của mọi người bằng 4 chai với nó." Bà nói, "Tôi biết rằng không nên vào đó ngăn nó, nhưng tôi về nhà, và gửi cho nó 8 tin nhắn." Bà nói, "Rồi tôi nghĩ Giá như có ai đó nói với tôi khi nó chào đời rằng mối lo lắng trong tương lai của tôi sẽ là nó đi uống rượu và lái xe với bạn học cao đẳng nhỉ--" (Vỗ tay) Tôi hỏi bà:" Bà nghĩ mình đã làm gì để giúp cậu ấy trở thành con người đáng yêu, thành đạt, và tuyệt vời như vầy?" Bà trả lời: "Tôi đã làm gì ư? Tôi chỉ yêu nó vậy thôi. Clinton luôn có nguồn sáng đó trong mình. Cha nó và tôi rất may mắn khi là người đầu tiên nhận ra điều đó." Tôi sẽ trích dẫn từ một tờ tạp chí khác của những năm 60. Đây là ấn bản năm 1968, Nguyệt Báo Thái Bình Dương, tiếng nói của nước Mỹ tự do, viết bởi một nhà đạo đức sinh vật học quan trọng. Ông nói: "Không có lí do gì để cảm thấy tội lỗi khi chối bỏ một đứa trẻ bị down, bất kể là bỏ nó bằng cách giấu nó trong một bệnh xá hay theo cách có trách nhiệm hoặc bức tử hơn. Thật buồn, vâng, đáng sợ. Nhưng không có tội gì cả. Tội lỗi thực sự chỉ là khi tấn công một con người, và một người bị bệnh down thì đâu phải là người." Đã có rất nhiều bài báo nói về sự tiến bộ to lớn mà chúng ta đã đạt được về cách đối xử với người đồng tính. Thực tế là thái độ của chúng ta đã thay đổi được lấy làm tít báo mỗi ngày Nhưng chúng ta quên mất mình đã từng nhìn nhận những người có sự khác biệt như thế nào, chúng ta đã từng nhìn người tàn tật như thế nào, chúng ta đã vô nhân đạo như thế nào khi nhìn nhận những người đó. Và sự thay đổi chúng ta đã đạt được hầu như tương đương triệt để là điều mà chúng ta đã không để ý tới cho lắm. Một trong số những gia đình tôi đã phỏng vấn, Tom và Karen Robards, là những người New York thành đạt và trẻ trung, họ thực sự sửng sốt khi đứa con đầu được chẩn đoán bị down, Họ nghĩ những cơ hội học tập cho cậu bé hiện nay chưa được tốt như mong muốn nên quyết định xây một trung tâm nhỏ-- gồm 2 phòng học cùng với các bậc cha mẹ khác-- để giáo dục những đứa trẻ bị hội chứng down. Qua nhiều năm, trung tâm đó đã phát triển thành trung tâm Cooke nơi mà hiện tại hàng ngàn trẻ em có những khiếm khuyết về trí tuệ đang được dạy dỗ Tính từ lúc Nguyệt Báo Đại Tây Dương viết về chủ đề đó, đến nay, tuổi đời của người bệnh down được nâng lên gấp 3 Ta đã biết đến những người bị bệnh down làm diễn viên, nhà văn, một số người có khả năng sống tự lập khi trưởng thành. Gia đình Robards có công rất lớn về mặt này. Tôi hỏi, "Ông bà có nuối tiếc không? Ông bà có mơ ước là con mình không bị bệnh down? Ông bà có mơ ước là mình không nghe biết về nó? Và rất thú vị, cha anh ta đã nói thế này. "Đối với bản thân David, con tôi, thì tôi thấy tiếc cho nó, vì rất khó khăn cho nó để sống trong thế giới này và tôi muốn tạo cho nó một cuộc sống dễ dàng hơn. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta loại bỏ những người bị bệnh down thì đó là một mất mát thảm khốc." Rồi Karen Robards nói với tôi, "Tôi đồng ý với Tom. Vì David, tôi sẽ chữa trị bệnh này ngay lập tức để tạo cho nó cuộc sống dễ dàng hơn. Nhưng với bản thân mình, 23 năm trước, tôi sẽ không bao giờ tin tôi có thể đạt đến một điểm-- mà trên phương diện bản thân, khiến tôi trở lên tốt hơn và tình cảm hơn và sống có mục đích hơn trong suốt cuộc đời mình, Với tôi, tôi sẽ không hoán đổi nó với bất cứ điều gì trên thế giới này." Chúng ta đang sống tại thời điểm mà sự chấp nhận của xã hội về những người với tình trạng khác thường đang chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chúng ta cũng sống tại thời khắc mà khả năng loại trừ những tình trạng đó đã đạt đến mức độ mà ta không thể tưởng tượng nổi. Giờ đây hầu hết trẻ em khiếm thính tại Mỹ đều được cấy ốc tai đặt trong não và nối với thiết bị tiếp nhận, cho phép chúng thu nhận một kiểu nghe sao chép để học nói Một hợp chất đã được thí nghiệm trên chuột, BMN-111 rất hữu ích để ngăn chặn hoạt động của loại gien gây ra Tình trạng thiếu phát triển sụn Chứng loạn sản sụn là dạng phổ biến của hội chứng lùn. Những con chuột có loại gien gây ra chứng loạn sản sụn được tiêm hóa hoá chất đó và phát triển hoàn toàn đầy đủ. Thử nghiệm trên người thì đang ở đâu đó gần đây. Các cuộc xét nghiệm máu đang đựơc tiến hành để phát hiện hội chứng down rõ ràng và sớm hơn trong thời gian đầu của thai kì, để dễ dàng hơn trong việc loại trừ quá trình thai nghén hay loại bỏ thai. Chúng ta có sự tiến triển của xã hội và y học. và tôi tin cả hai mặt đó. Tôi tin sự tiến triển xã hội rất ngoạn ngục, đầy ý nghĩa và tuyệt vời Tôi nghĩ sự phát triển của y tế cũng vậy. Nhưng tôi nghĩ sẽ là bi kịch khi lĩnh vực này không thấy đựơc lĩnh vực kia. Khi nhìn nhận vào sự tương tác của hai lĩnh vực trong những tình trạng mà tôi vừa miêu tả, Đôi lúc tôi nghĩ nó giống như những cảnh trong vở nhạc kịch khi một vị anh hùng nhận ra mình đã yêu vị nữ anh hùng ngay tại thời điểm vị nữ anh hùng nằm hấp hối trên ghế trường kỉ (Cười) Chúng ta phải suy nghĩ làm sao để mình cảm nhận được về tất cả các hướng giải quyết. Câu hỏi đặt ra về vai trò của cha mẹ mọi luôn là Giá trị mà chúng ta công nhận từ con trẻ là gì, và cần chữa trị những gì cho chúng? Jim Sinclair, một nhà hoạt động lỗi lạc về chứng tự kỉ, đã nói "Khi phụ huynh nói rằng ước gì con mình không bị tự kỉ, thực sự họ đang nói: "Tôi ước gì con mình không tồn tại và ước gì thay vào đó tôi có một đứa con khác, không bị tự kỉ." Xin đọc nó lại lần nữa. Đây là điều vang lên khi bạn than vãn về sự hiện diện của chúng tôi. Đây là điều cất lên khi bạn nguyện cầu cho một sự chữa trị-- Ước nguyện cháy bỏng nhất của mọi người cho chúng tôi là ngày nào đó chúng tôi sẽ thôi là chính mình và những kẻ xa lạ mà bạn có thể yêu mến sẽ lặn xuống đằng sau khuôn mặt chúng tôi." Đó là quan điểm rất cực đoan nhưng nó chỉ ra một thực tế là mọi người gắn kết với cuộc sống của mình và họ không muốn "bị" chữa trị hay thay đổi hoặc bị loại bỏ Họ muốn là chính bản chất con người của mình Một trong những gia đình tôi phỏng vấn trong chương trình này là gia đình Dylan Klebold, một trong những thủ phạm gây ra cuộc thảm sát ở Comlumbine. Phải mất một thời gian dài mới thuyết phục được họ nói chuyện với tôi và một khi đồng ý, họ đã kể lại một mạch, không sao ngừng được. Tuần đầu tiên tôi tiếp xúc với họ, tuần đầu trong nhiều tuần kết tiếp Tôi ghi lại cuộc đối thoại trong hơn 20 giờ. Vào tối chủ nhật, chúng tôi đều kiệt sức. Chúng tôi ngồi trong bếp. Sue Klebold đang làm bữa tối Tôi nói: "Nếu Dylan ở đây, bà có thấy mình muốn hỏi anh ta điều gì không?" Cha anh ta nói:" Chắc chắn là có. Tôi muốn hỏi nó nghĩ mình đang làm cái quái gì thế." Sue nhìn xuống sàn, suy nghĩ giây lát. Khi ngẩng lên bà nói: "Tôi muốn xin nó tha thứ cho tôi vì tôi làm mẹ mà không bao giờ biết được trong đầu nó nghĩ gì." Vài năm sau khi tôi dùng bữa tối với bà, một trong nhiều bữa tối chúng tôi ăn cùng nhau, Bà nói: "Anh biết không, khi điều này xảy ra, Tôi từng ước mình đã không lập gia đình và không có con. Nếu tôi không chuyển đến bang Ohio và gặp Tom đứa trẻ này sẽ không tồn tại và chuyện khủng khiếp này đã không xảy ra. Nhưng tôi lại cảm thấy mình yêu những đứa con của mình quá đỗi và không muốn tưởng tượng ra một cuộc sống vắng chúng Tôi nhận ra nỗi đau chúng gây ra cho người khác là không thể dung thứ nhưng nỗi đau chúng gây ra cho tôi cũng có." "Khi tôi nhận ra thế giới đã có thể tốt đẹp hơn nếu Dylan không được sinh ra, Tôi đã kết luận điều này không khiến tôi trở nên tốt hơn. " Thật ngạc nhiên thay cách những gia đình có những đứa trẻ phức tạp mang sự phức tạp mà hầu hết mọi người sẽ làm mọi thứ để ngăn ngừa lại tìm thấy nhiều ý nghĩa trong quá trình trải nghiệm vai trò làm cha mẹ. Rồi tôi nghĩ, ai mà có con cũng yêu con của mình cùng với những khuyết điểm của chúng. Nếu có vị thiên thần rực rỡ nào đó giáng xuống từ trần phòng khách của tôi và muốn đưa những đứa con của tôi đi đổi lại những đứa con khác ngoan hơn, lịch sự hơn, khôi hài hơn, tử tế hơn, thông minh hơn Tôi vẫn muốn giữ lại những đứa con mình có và nguyện cầu những điều tồi tệ sẽ được cất đi Và tôi hoàn toàn thấy rằng cũng như cuộc thử nghiệm bộ quần áo chậm bắt lửa trong lò lửa để chắc rằng chúng không bén lửa khi con trẻ tới gần lò những câu chuyện gia đình đang thảo luận về những tình trạng khác biệt ghê gớm cũng phản ánh trải nghiệm chung trong vai trò cha mẹ. Luôn là, thỉnh thoảng, nhìn vào con mình, bạn nghĩ Con từ đâu ra thế nhỉ? (Cười) Hóa ra khi mà những sự khác biệt cá nhân này đang được ấp ủ, có rất nhiều gia đình đang xoay xở với chứng tâm thần phân liệt Có rất nhiều gia đình có con trẻ là người chuyển giới Có rất nhiều gia đình với những đứa trẻ thần đồng. cũng đối mặt với những thách thức tương tự Có rất nhiều gia đình với từng gia cảnh kể trên nhưng nếu bạn bắt đầu suy nghĩ trải nghiệm việc thương thảo những dị biệt trong gia đình là cái mà mọi người đang giải quyết, thì bạn khám phá ra rằng đó gần như là một hiện tượng chung. Trớ trêu thay, hoá ra, chính sự khác biệt của chúng ta, và cuộc thương thảo về sự khác biệt hợp nhất chúng ta lại. Tôi quyết định có con khi đang thực hiện dự án này. Nhiều người sửng sốt hỏi: "Làm sao anh lại quyết định có con khi đang tiến hành nghiên cứu nửa chừng những thứ có thể trở nên lệch lạc?" Tôi nói: "Tôi không nghiên cứu những thứ lệch lạc. Cái tôi nghiên cứu đó là có bao nhiêu tình yêu hiện hữu ngay cả khi mọi thứ dường như sẽ đi lạc hướng." Tôi suy nghĩ rất nhiều về bà mẹ có đứa con khuyết tật mà tôi gặp một đứa trẻ khuyết tật rất nặng đã chết vì sự bất cẩn của người chăm sóc. Khi tro cốt của cháu đựơc mai táng, bà mẹ nói: "Tôi nguyện cầu sự thứ tha vì đã bị cướp những hai lần một lần là đứa trẻ mà tôi mong muốn có, và lần nữa là đứa con trai tôi yêu thương." Và tôi nhận ra bất cứ ai cũng hoàn toàn có thể yêu mến bất cứ đứa trẻ nào nếu ý chí họ đủ mạnh. Vậy nên chồng tôi là người cha sinh học của hai đứa trẻ của hai người bạn đồng tính nữ ở Minneapolis. Tôi có một người bạn thời đại học đã li dị và muốn có con Và tôi có một con gái với cô ấy. Mẹ con cô ấy hiện sống tại Texas. Chồng tôi và tôi có một cậu con trai sống cùng nhà và tôi là người cha sinh học, người mang thai hộ của chúng tôi là Laura, một bà mẹ đồng tính nữ của hai đứa trẻ Oliver & Lucy tại Minneapolis. (Vỗ tay) Ghi nhanh về việc này là có 5 bậc cha mẹ của 4 đứa trẻ sống tại 3 bang khác nhau. Có những người nghĩ về việc tồn tại của gia đình chúng tôi là theo cách nào đó phá hoại, làm suy yếu hay làm hư hại gia đình của họ. Có những người nghĩ gia đình như gia đình tôi không nên được phép tồn tại. Tôi không chấp nhận phép trừ trong tình yêu, chỉ phép cộng mà thôi. Tôi tin rằng cũng như cần sự đa dạng của muôn loài để đảm bảo hành tinh này có thể phát triển, chúng ta cũng cần đến sự đa dạng về tình yêu và gia đình. để củng cố tầng sinh quyển của sự tương ái. Sau ngày con trai chúng tôi chào đời, bác sỹ khoa nhi đến nói với chúng tôi rằng bà lo ngại chân của thằng bé không duỗi thẳng được bình thường, có nghĩa là có thể thằng bé bị tổn thương não. Khi thằng bé duỗi chân ra, trông cũng không đều nhau, nên bác sĩ nghĩ có lẽ là do một khối u hay cái gì đó đại loại như vậy. Thằng bé có cái đầu rất lớn khiến bà nghĩ có thể là dấu hiệu não úng thuỷ Khi bà nói với tôi những điều này, Tôi cảm thấy mọi thứ trong tôi đang tuôn trào hết ra trên sàn. Tôi nghĩ, mình đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm viết sách về ý nghĩa của những trải nghiệm mọi người có khi làm cha mẹ những đứa trẻ khuyết tật, nhưng tôi không muốn mình là một trong số đó. Vì điều mà tôi đang gặp phải là một ý tưởng của bệnh tật Và giống như các bậc cha mẹ từ trước tới giờ, Tôi muốn bảo vệ con mình khỏi bệnh tật. Tôi cũng muốn bảo vệ mình khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, nhờ công việc mình đã làm, tôi biết nếu thằng bé có bất cứ bệnh tình nào mà chúng tôi phải xét nghiệm tìm ra thì đó hoàn toàn là đặc điểm nhân dạng của nó, và đã là đặc điểm nhân dạng của nó thì cũng sẽ là đặc điểm nhân dạng của tôi và căn bệnh đó sẽ định hình rất khác khi mà nó được bộc lộ ra. Chúng tôi đưa cháu đi chụp cộng hưởng, chụp cắt lớp chúng tôi đưa đứa con mới sinh ra trong ngày đi lấy máu động mạch Chúng tôi cảm thấy mình vô dụng. Sau 5 giờ, họ nói não của cháu hoàn toàn bình thường và chân cháu sẽ duỗi ra bình thường. Khi tôi hỏi vị bác sỹ nhi thế nó đã bị làm sao vậy, Bà nói chắc có lẽ thằng bé bị chuột rút hồi sáng. (Cười) Nhưng tôi nghĩ mẹ tôi đã đúng. Tôi nghĩ , tình yêu bạn dành cho con mình không giống với bất cứ cảm nhận nào trên trái đất Và chỉ khi bạn có con bạn mới hiểu được nó là thế nào. Tôi nghĩ những đứa trẻ đã gài bẫy tôi ngay lúc tôi nghĩ làm cha là một sự mất mát. Nhưng có lẽ tôi sẽ không nhận ra điều ấy nếu tôi không đi sâu vào chương trình nghiên cứu này. Tôi đã bặt gặp nhiều dạng tình yêu lạ lùng, và rất tự nhiên tôi bị cuốn hút bởi nét mê hoặc của chúng. Tôi thấy cách mà cái đẹp có thể chiếu sáng ngay cả những thứ yếu đuối hèn mọn nhất. Trong 10 năm này, tôi đã chứng kiến và biết được niềm vui "khủng khiếp" của trách nhiệm không thể kham nổi, và tôi đã thấy niềm vui ấy có thể lấn át đi mọi thứ khác. Đôi khi tôi nghĩ những bậc cha mẹ mà tôi phỏng vấn thật khờ dại, biến mình thành nô lệ trong suốt cuộc đời cho những đứa con không hề biết cảm kích họ và cố ngụy tạo nên căn tính từ nỗi đau đó, Nhưng từ ngày đó, tôi nhận ra rằng cuộc nghiên cứu của mình bắc một tấm ván giúp tôi bước lên trên con tàu và đi cùng với họ. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi rất lấy làm tiếc khi không thể để lộ khuôn mặt của mình vì nếu tôi làm vậy, những kẻ xấu sẽ đến tìm tôi. Hành trình của tôi bắt đầu từ 14 năm trước. Tôi là một phóng viên trẻ. Tôi chỉ vừa tốt nghiệp đại học. Rồi tôi nhận được một tin sốt dẻo. Đó là một câu chuyện rất đơn giản. Cảnh sát đang nhận hối lộ từ những người bán hàng rong trên đường phố. Là một phóng viên trẻ, tôi cho là tôi nên làm việc của mình theo một cách khác để tạo tác động tối đa vì ai cũng biết chuyện gì đang diễn ra, song không ai ngăn cản nó. Bởi thế tôi quyết định đến đó và giả vờ là một người bán hàng. Ngoài việc bán hàng, tôi thu thập bằng chứng cốt lõi. Hiệu quả thực sự lớn. Nó thật tuyệt vời. Người ta gọi nó là báo chí ngầm hay báo chí bí mật. Tôi là một phóng viên ngầm. Nghề báo của tôi gắn liền với ba nguyên tắc cơ bản: gọi tên, hạ nhục và bỏ tù. Nghề báo là vì kết quả. Là vì việc tác động đến cộng đồng hay xã hội của bạn một cách không ngừng nghỉ. Tôi đã làm việc trong nghề hơn 14 năm, và tôi có thể nói với bạn rằng các kết quả đều rất tốt. Một câu chuyện nảy ra trong đầu tôi trong số những mẩu tin bí mật là "Đứa con Tinh Thần" Chuyện kể về những đứa trẻ được sinh ra với dị tật, và bố mẹ chúng cho rằng một khi chúng được sinh ra với dị tật chúng không thể sống trong xã hội, rồi chúng phải uống một số thứ thuốc pha chế kết quả là chúng chết. Bởi thế tôi đã tạo một đứa con giả, và đi đến một ngôi làng, làm bộ như thể dù đứa trẻ này được sinh ra với dị tật, và ở đó là những kẻ làm việc giết người. Chúng sẵn sàng. Trong quá trình chúng chuẩn bị giết người, tôi đã gọi cảnh sát sẵn sàng chờ, và chúng đến vào buổi sáng định mệnh để giết đứa trẻ. Tôi kể lại cảnh chúng nghiêm túc đun hợp chất như thế nào. Chúng đặt nó lên bếp. Nó được đun sôi, sẵn sàng để đưa cho những đứa trẻ. Trong lúc mọi thứ đang diễn ra, cảnh sát được báo động đã sẵn sàng chờ lệnh và ngay khi hợp chất sẵn sàng và chúng chuẩn bị đưa cho những đứa trẻ, tôi gọi cảnh sát và may mắn họ đã đến và ngăn chúng. Khi tôi kể câu chuyện này, chúng đang hầu toà. Đừng quên nhưng nguyên tắc cơ bản: gọi tên, làm nhục và bỏ tù. Phiên toà đang diễn ra, và tôi chắc chắn rằng cuối ngày hôm nay chúng ta sẽ thấy chúng và chúng ta sẽ để chúng ở nơi chúng thuộc về. Một câu chuyện quan trọng khác, liên quan đến hiện tượng đứa con tinh thần này, là "Lời thần chú của những người bệnh bạch tạng" Tôi chắc là hầu hết các bạn đã nghe, ở Tanzania, trẻ em sinh ra bị bệnh bạch tạng thường được coi là không đủ năng lực để sống trong xã hội. Cơ thể chúng bị chặt ra bằng dao phay và được cho là dùng cho một số hợp chất hoặc thuốc để kiếm tiền- hoặc nhiều, nhiều câu chuyện khác người ta kể. Đó là lúc lại phải hoạt động ngầm. Bởi thế tất nhiên tôi đã bí mật giả làm một người quan tâm đến công việc đặc biệt này. Một lần nữa, một cánh tay giả được tạo ra. Lần đầu tiên, tôi bí mật quay phim những kẻ làm việc này, và chúng sẵn sàng mua cánh tay và chúng sẵn sàng sử dụng nó để chuẩn bị làm thuốc. Hôm nay tôi vui mừng rằng chính phủ Tanzania đã hành động, nhưng vấn đề chính yếu là chính phủ Tanzania chỉ có thể hành động vì bằng chứng có sẵn. Nghề báo của tôi là về bằng chứng cốt lõi. Nếu tôi nói bạn ăn cắp, tôi sẽ chỉ cho bạn bằng chứng là bạn đã ăn cắp. Tôi chỉ cho bạn thấy bạn đã ăn cắp thế nào, khi nào, hay bạn đã sử dụng cái gì bạn sử dụng vật ăn cắp làm gì. Bản chất của nghề báo là gì nếu nó không mang lại lợi ích cho xã hội? Đứa con báo chí của tôi là một sản phẩm của xã hội. Tôi biết rằng thỉnh thoảng người ta có những chỉ trích về báo ngầm. (Video) Quan chức: Anh ta lấy tiền ra khỏi túi và đặt lên bàn, để chúng ta không sợ hãi. Anh ta muốn mang ca cao và gửi nó đến Bờ Biển Ngà. Với ý đinh bí mật, tôi yên lặng. Tôi không phát ra một tiếng. Nhưng các đồng nghiệp của tôi không biết. Bởi thế sau khi thu tiền, anh ta rời khỏi, chúng tôi đợi anh ta mang hàng. Ngày sau khi anh ta rời khỏi, tôi nói với đồng nghiệp rằng vì tôi là trưởng nhóm, tôi nói với đồng nghiệp của tôi rằng nếu chúng đến, chúng tôi phải bắt chúng. Quan chức thứ hai: Tôi thậm chí không biết nơi đó. Tôi chưa bao giờ đến đó. Bởi thế tôi ngạc nhiên. Tôi thấy một bàn tay đếm tiền ngay trước mặt tôi. Tiếp đó, bạn thấy tiền trong tay tôi, đếm, trong khi tôi chưa liên lạc với ai. Tôi chưa hề làm việc này với bất kỳ ai. Phóng viên: Khi Metro News liên lạc phóng viên điều tra Anas Aremeyaw Anas vì phản ứng của anh, anh chỉ cười và đưa đoạn phim anh đã không sử dụng đoạn phim tài liệu vừa chiếu trên màn hình. Công chức mà trước đó từ chối tham gia lấy máy tính và tính số tiền chúng tính theo lượng ca cao buôn lậu. Anas Aremeyaw Anas: Đây là một câu chuyện khác về chống tham nhũng. Và đó là anh, đang từ chối. Nhưng bạn thấy, khi bạn có bằng chứng cốt lõi, bạn có thể tác động đến xã hội. Thi thoảng đây là một số tiêu đề hiện trên các báo. [Tôi sẽ nguyền rủa Anas đến chết] [Anas nói dối] [Báo động thổi qua tin tức của Anas về Đoạn phim Tiền Chương trình chống các quan chức cấp cao CEPS được chưng bày] [Anas hoạt động vứi sức mạnh ngầm?] [Chính phủ lung lay sau đoạn phim của Anas] [Săn kẻ đi săn] [Anas Những người hối lội ở Toà] [15 Người đứng đầu trong đoạn băng Anas] [Bộ trưởng tài chính ủng hộ Anas] [11 truy vấn sau câu chuyện của Anas] [GJA ở bên Anas] [Tổng thống Mills nổi bão Cảng Tema sau đoạn phim của Anas] ["Giáo sư quá cố John Evans Atta Mills: Cựu tổng thống của Ghana"] John Evans Atta Mills: Điều Anas nói không phải những điều chúng ta không biết, nhưng làm ơn, những ai trong số các bạn là công chức, và những ai đang cám dỗ các quan chức hải quan, tôi nói với các bạn, Ghana sẽ không nói bất kỳ điều tốt đẹp nào với các bạn về vấn đề này. AAA: Đó là tổng thống của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi không thể đến đây nếu không tặng các bạn món quà đặc biệt này. Tôi có một mẩu tin, và tôi rất hào hứng lần đầu tiên chia sẻ với các bạn ở đây. Tôi đã hoạt động ngầm ở trong tù. Tôi vừa ở đó một thời gian dài. Và tôi có thể nói với các bạn, điều tôi đã thấy không hề tốt đẹp. Nhưng một lần nữa, tôi chỉ có thể tác động đến xã hội và tác động đến chính phủ nếu tôi đưa ra ánh sáng bằng chứng cốt lõi. Nhiều lần, quản lý nhà tù phủ nhận từng có các vấn đề lạm dụng thuốc, vấn đề kê gian, cũng như nhiều vấn đề họ phủ nhận là đã xảy ra. Làm thế nào để bạn có được bằng chứng cốt lõi? Bởi thế tôi đã ở tù. ["Nhà tù Nsawan"] Bây giờ, cái các bạn đang thấy là một chồng xác chết. Bây giờ, tôi chứng kiến một trong số tù nhân cùng phòng với tôi, một người bạn của tôi, từ khi anh ốm trên giường đến chết, và tôi có thể nói với bạn rằng nó không hề dễ dàng. Có nhiều vấn đề về thức ăn kém chất lượng như tôi nhớ một số món tôi đã ăn đơn giản không phải cho con người. Chỗ vệ sinh: rất tệ. Tôi muốn nói rằng, bạn phải xếp hàng để có nhà cầu thực sự - và đó là cái tôi gọi là thực sự, khi bốn người chúng tôi ở trên một cửa ống. Đó là một số thứ mà nếu bạn thuật lại với người khác, người đó có lẽ không tin nổi. Cách duy nhất mà bạn có thể khiến người ta tin là khi bạn chỉ ra bằng chứng cốt lõi. Tất nhiên, có nhiều loại thuốc. Nhà tù là noi kiếm cần sa, hê rô in, và thuốc phiện trắng dễ dang hơn thậm chí nhanh hơn ngoài nhà tù Cái ác trong xã hội là một căn bệnh cực độ. Nếu bạn có những căn bệnh này, bạn cần có biện pháp chữa trị cực độ Cách làm báo của tôi có thể không phù hợp với nhiều lục địa và quốc gia khác, nhưng tôi có thể nói với các bạn, nó hữu hiệu trong khu vực của tôi ở châu Phi, vì thông thường khi nói về tham nhũng, người ta hỏi "Bằng chứng đâu?" Cho tôi xem bằng chứng." Tôi nói, "Đây bằng chứng đây." Và nó đã giúp tôi đưa nhiều người ra hầu toà. Bạn thấy đấy, chúng tôi trên lục địa này có thể kể chuyện rõ hơn vì chúng tôi phải đối mặt với các tình huống và chúng tôi thấy các tình huống. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt hào hứng khi chúng tôi phát động bộ "Châu Phi điều tra" quay lai nhiều quốc gia châu Phi chúng tôi đã điều tra. Kết quả sau thành công của loạt "Châu Phi điều tra" là chúng tôi chuyển sang "Thế giới điều tra." Cuối cùng, thêm nhiều kẻ xấu trên lục địa của chúng tôi sẻ phải hầu toà. Việc này sẽ không dừng lại. Tôi sẽ tiếp tục sự nghiệp báo chí này, bởi tôi biết khi những kẻ xấu phá hoại, những người tốt phải xây dừng và đoàn kết lại. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn anh. Cảm ơn anh. Tôi có một vài câu hỏi cho anh. Anh đã làm thế nào để được vào tù? Tôi cho là vệc này diễn ra vài tuần trước, phải không? AAA: Vâng. Anh biết đấy, bí mật xét cho cùng là việc xếp đặt thứ tự ưu tiên đúng đắn, bởi thế chúng tôi đã nhờ người đưa tôi ra toà. Bởi thế tôi đã trải qua quá trình hầu toà hơp pháp, vì cuối cùng, quản lý nhà tù muốn kiểm tra liệu thực sự tôi đã ở đó hay không, và đó là cách tôi đã vào tù. CA: Vậy ai đó đã kiện anh ở toà, và họ đưa anh vào tù, và anh bị tạm giam phần nào vì thế, và anh đã cố tình làm thế. Vâng, vâng. CA: Hãy nói cho tôi về nỗi sợ và làm thế nào anh có thể xoay xở với nó, khi anh thường xuyên đưa bản thân mình vào chỗ nguy hiểm. Sao anh làm được như vậy? AAA: Anh thấy đấy, bí mật luôn luôn là giải pháp cuối cùng. Trước khi chúng tôi hoạt động bí mật, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc. Và tôi chỉ thoải mái và tôi không còn sợ hãi khi tôi chắc chắn rằng tất cả các bước được tiến hành. Tôi không thực hiện một mình. Tôi có một nhóm hỗ trợ người người giúp tôi đảm bảo rằng an toàn và tất cả các hệ thống được đặt đúng vị trí, nhưng anh phải đưa ra những quyết định rất thông minh khi mọi việc diễn ra. Nếu anh không làm được điều đó, anh sẽ mất mạng. Vì thế, khi hệ thống hỗ trợ được đặt đúng vị trí, tôi sẵn sàng, và tôi hoạt động. Mạo hiểm, vâng, nhưng nó là rủi ro nghề nghiệp. Tôi muốn nói, tất cả mọi người đều có rủi ro. Và khi anh nói đó là của anh, anh sẻ phải chấp nhận nó như khi nó đến. CA: Ồ, anh là một người phi thường và anh đã làm những công việc phi thường và anh đã dạy chúng tôi một câu chuyện mà chưa ai trong chúng tôi từng được nghe. Và chúng tôi rất cảm kích. Chúng tôi chúc anh sức khoẻ. Cảm ơn anh rất nhiều, Anas. AAA: Xin cảm ơn. CA: Xin cảm ơn. Bảo trọng (Vỗ tay) Bây giờ, chúng ta sẽ tới Bahamas để ngắm nhìn một đàn cá heo đặc biệt mà tôi đã làm việc cùng ở thế giới hoang dã trong vòng 28 năm qua. Tôi rất thích thú loài cá heo vì chúng có bộ óc lớn và những điều chúng đã làm được bằng tất cả trí thông minh ấy trong thế giới hoang dã. Chúng ta cũng biết chúng sử dụng một phần trí thông minh ấy để có thể sống được trong cuộc sống đầy phức tạp, nhưng chúng ta thực sự hiểu gì về trí thông minh của cá heo? Giờ đây, chúng ta biết được một vài thứ. Chúng ta biết rằng tỷ lệ cân nặng bộ não cá heo so với cân nặng cơ thể của chúng, cái mà được biết là thước đo vật lý của trí thông minh, chỉ đứng thứ 2 sau con người. Dựa trên kinh nghiêm, chúng có thể hiểu các ngôn ngữ nhân tạo. Và chúng cũng vượt qua được phép thử nhận biết mình qua gương. Ngoài ra ở một vài nơi trên thế giới, chúng còn sử dụng các công cụ, như là bọt biển để săn mồi. Tuy nhiên vẫn còn một câu hỏi lớn nữa: liệu rằng chúng có ngôn ngữ hay không, và nếu có, thì chúng đang nói về điều gì? Vì thế cách đây không phải là vài năm, mà là vài thập kỷ, tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm một nơi trên thế giới để có thể quan sát loài cá heo dưới nước để cố phân tích các đoạn mã trong hệ thống giao tiếp của chúng. Bây giờ ở hầu hết các nơi trên trái đất, các vùng nước rất dơ bẩn, vì thế khó mà quan sát các loài động vật dưới nước, nhưng tôi đã tìm được một đàn cá heo sống ở gần bờ đá tuyệt đẹp, sạch và cạn của vùng Bahamas nằm ở phía Đông Florida. Vào ban ngày chúng nghỉ ngơi và dạo chơi ở những mỏm đá an toàn đó, nhưng vào ban đêm, chúng di chuyển khỏi mỏm đá và đi săn ở những vùng nước sâu. Chúng xem đó không phải là một nơi tồi để thực hiện nghiên cứu. Vì thế chúng tôi đi tới đó trong thời gian khoảng 5 tháng vào mỗi mùa hè trên một con thuyển dài 20 mét, nơi chúng tôi sống, ngủ và làm việc trên biển nhiều tuần liền trong khoảng thời gian đó. Dụng cụ chính của tôi là máy quay video có thể hoạt động dưới nước có gắn tai nghe, đó là loại tai nghe dưới nước, và nhờ nó Tôi có thể cảm nhận được âm thanh và hành vi. Và hầu như công việc của chúng tôi rất lặng lẽ Chúng tôi ở dưới nước và cố gắng theo dõi hành vi của loài cá heo, vì thực sự chúng tôi đang theo dõi chúng một cách thủ công ở dưới nước. Hiện nay, cá heo đốm vùng Đại Tây Dương là một chủng loài rất dễ thương để "cộng tác" chung vì một vài lý do. Chúng không có đốm từ khi sinh ra, và đốm được hình thành khi chúng lớn lên, và chúng trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy sẽ rất thú vị khi theo dấu hành vi của chúng. Và vào khoảng 15 tuổi, chúng hình thành đầy đủ các đốm đen và trắng. Bạn đang nhìn thấy một cá voi mẹ- tên là Mugsy. Cô cá voi này trong bức ảnh này 35 tuổi nhưng loài cá heo thực sự có thể sống đến xấp xỉ 50 tuổi. Và cũng như tất cả con cá heo trong đàn được theo dõi, chúng tôi chụp hình Mugsy và quan sát mấy cái đốm nhỏ và cắt khía vây lưng của nó, cũng như vân da đặc biệt của chúng khi chúng trưởng thành theo thời gian. Lúc này, cá heo con học được nhiều thứ khi chúng lớn dần, và giai đoạn thiếu niên là lúc chúng thực hành các kỹ năng xã hội, vào khoảng 9 tuổi, những con cá heo cái sẽ trưởng thành về mặt giới tính, vì thế chũng có thể mang thai, trong khi các con đực trải qua thời kỳ này chậm hơn một chút, vào khoảng năm 15 tuổi. Và cá heo là loài rất phức tạp về tình dục, vì thế chúng tôi phải xác định đâu là cá voi bố, bằng cách thực hiện các cuộc xét nghiệm thông qua những vật mẫu lấy từ dưới nước và phân tích DNA. Điều đó nghĩa là, sau 28 năm chúng tôi đã ghi nhận tư liệu của 3 thế hệ, bao gồm thế hệ ông bà. Giờ đây, cá heo là những người tạo ra âm thanh tự nhiên. Chúng tạo ra âm thanh cao hơn gấp 10 lần và nghe được âm thanh cao hơn gấp 10 lần so với loài người. Nhưng chúng cũng sử dụng các tín hiệu giao tiếp khác. Chúng có tầm nhìn xa, do đó chúng dùng nhiều tư thế để giao tiếp. Chúng chỉ nếm, chứ không ngửi. Chúng cũng chạm vào nhau. Và âm thanh thực sự có thể được cảm nhận dưới nước, bởi vì khả năng cảm nhận âm thanh của các bộ phận cơ thể và trong nước là giống nhau. Vì thế cá heo có thể gây ồn và chọc lét lẫn nhau mặc dù ở khoảng cách xa. Giờ đây, chúng ta đã biết vài điều về cách mà âm thanh được tạo ra đối với những hành vi cụ thể. Nói về tín hiệu huýt sáo, đó là âm thanh huýt sáo riêng biệt đối với mỗi con cá heo, và nó được xem như một cái tên. (Tiếng đàn cá heo huýt sáo ) Nó là một thứ âm thanh đáng để tìm hiểu nhất, vì nó dễ dàng để định lượng, nhận biết, và bạn có thể nghe được tiếng sáo này khi cá heo mẹ và cá heo con đang ở cạnh nhau, chẳng hạn vậy. Một âm thanh khác đáng để nghiên cứu nữa đó là tiếng vọng định vị. Nó giống như là thiết bị định vị của chúng. (Tiếng vọng định vị) Và chúng dùng những âm này để săn mồi. Ngoài ra chúng cũng kết hợp các âm thanh này với nhau lồng vào trong chuỗi âm ồn ào và giao tiếp. Ví dụ như, cá heo đực sẽ thu hút con cái trong suốt giai đoạn tán tỉnh. Thú vị là, tôi cũng bị tán tỉnh khi ở dưới nước đấy. (Tiếng cười) Đừng nói với ai nhé. Bí mật đấy. Và bạn thật sự có thể cảm nhận được âm thanh. Như tôi đã từng như thế đó. (Tiếng cười) Cá heo cũng là loài vật có tư tưởng chính trị, vì chúng cũng có khuynh hướng giải quyết các xung đột. (Âm thanh của cá heo) Và chúng cũng dùng những âm thanh ngắt quãng như thế này kết hợp với các động tác đối đầu khi chúng chiến đấu. Và những âm thanh này không thích hợp để nghiên cứu vì rất khó để định lượng. Đây là đoạn clip về cuộc chiến đấu điển hình của cá heo (Tiếng cá heo) Bây giờ bạn đang theo dõi 2 đàn, và bạn sẽ thấy những hành động đối kháng, một vài trong số chúng mở to miệng, có rất nhiều âm thanh của tiếng gào, thét. Có cả bong bóng nước. Về cơ bản, sẽ có một trong những nhóm này sẽ rút lui và mọi chuyện sẽ được giải quyết êm đẹp, thực sự vấn đề bạo lực không diễn biến quá mức. Lúc này, ở Bahamas, chúng tôi cũng có những loài mũi chai sinh sống (Cá heo mũi chai) và chúng cũng tương tác với cá heo đốm. Chẳng hạn như chúng canh chừng vây của nhau. Các con đực đều mang tư tưởng cầm đầu khi chúng đuổi theo các con cái. Và 2 loài này thực ra sẽ trở thành đồng loại của nhau để cùng đánh đuổi cá mập. Một trong những hành vi chúng dùng để giao tiếp sự phối hợp đó là thực hiện cùng lúc. Chúng đồng bộ hóa tiếng nói và cử chỉ để trông chúng to lớn hơn và giọng điệu mạnh mẽ hơn. (Tiếng cá heo) Đây là cá heo mũi chai, và bạn sẽ trông thấy chúng bắt đầu đồng bộ hóa hành động và âm thanh của chúng. (Tiếng cá heo) Bạn thấy đó, chúng đang thực hiện đồng bộ với đồng loại cũng như các con khác. Tôi ước là mình có thể tham gia vào công cuộc này của chúng. Bây giờ, có một điều quan trọng bạn cần nhớ là bạn chỉ đang nghe phần giọng nói của cá heo mà con người có thể nghe thấy, và thực sự cá heo đã tạo ra giọng nói cao tần, và chúng tôi đã dùng một thiết bị đặc biệt dưới nước để ghi lại những âm thanh này. Ở đây, các nhà nghiên cứu thực sự đã đo lường phức hợp của âm thanh huýt sáo bằng cách sử dụng các lý thuyết thông tin, và tần số của tiếng huýt sáo rất cao, thậm chí tương đương với ngôn ngữ loài người. Nhưng những âm thanh bẻ gãy liên hồi (xuất hiện khi cá heo "trò chuyện" với nhau) có một chút bí hiểm. Bây giờ, có 3 giới hạn âm thanh sau đây. Hai trong số chúng là tiếng nói của con người, và cái còn lại là của cá heo. Bây giờ thử nghĩ mà xem cái nào là của cá heo. Kết quả cho thấy âm thanh xuất hiện khi cá heo "trò chuyện" với nhau trông giống với các âm của con người. Cách để hiểu các đoạn mã này là giãi những tín hiệu này và tìm ra ý nghĩa của nó, nhưng đó là công việc rất khó khăn, và thực tế là chúng tôi không hề có được phiến đã giải mã Rosetta Stone. Nhưng có một cách thứ 2 để hiểu được đoạn mã này là phát triển các công nghệ, hoặc một giao diện để xử lý các đối thoại 2 chiều, và đó chính là thứ mà chúng tôi đã và đang thực hiện ở Bahamas theo thời gian. Các nhà khoa học đã dùng các giao diện phím đầu vào để cố gắng kết nối sự khác biệt giữa 2 loài khỉ giống Phi và cá heo. Bàn phím dưới nước này ở Orlando, Florida, thực ra là thiết kế 2 chiều hiện đại nhất dành cho những nhà nghiên cứu và cá heo tương tác với nhau dưới nước cũng như trao đổi thông tin lẫn nhau. Do đó, chúng tôi muốn phát triển một giao thức như vậy ở Bahamas, nhưng với thiết lập tự nhiên hơn. Và một trong những lý do chúng tôi nghĩ mình có thể làm như vậy là bởi vì cá heo đã bắt đầu cho chúng tôi thấy rất nhiều điểm tương đồng. Chúng đã bất thình lình bắt chước những ý tưởng và cử chỉ của chúng tôi, chúng cũng đã mời chúng tôi tham gia vào các trò chơi của cá heo. Giờ đây, cá heo là loài động vật có vú hòa đồng, vì vậy chúng thích vui chơi, và một trong những trò tiêu khiển của chúng là vẽ lên rong biển, hay rong mơ ở đây. Và chúng rất am tường. Chúng thích vẽ lên và kéo rong từ nơi này qua nơi khác. Và trong đoạn trích này, Caroh là cá heo trưởng thành. Cô ấy 25 tuổi, và con của cô ấy vừa mới được sinh ra, tên là Cobalt, và Cobalt mới vừa học được cách chơi loại game này. (Tiếng cá heo). Cá heo mẹ đang trêu đùa con mình. Cobalt rất muốn lấy đám rong mơ này. Lúc cá heo có ý muốn xin chơi trò này, chúng thường lặn xuống nước, và chúng mang theo một ít rong mơ ở vây của chúng, rồi chúng sẽ đẩy đám rong này và thỉnh thoảng đánh rơi xuống dưới và để chúng ở đó, rồi sau đó lấy một ít rong biển đi ra xa cuộc chơi. Nhưng khi chúng tôi không lặn xuống và lấy đám rong, chúng sẽ mang đám rong tới trước mặt và vẫy vẫy trước mặt chúng tôi và thảy đám rong cho chúng tôi như làm với đồng loại của chúng, rồi chúng sẽ lấy chúng lại và bắt đầu chơi. Như vậy chúng tôi bắt đầu suy nghĩ, ồ, không phải là tốt sao để xây dựng vài kỹ thuật cho phép cá heo yêu cầu những thứ cần thiết, chẳng hạn đồ chơi yêu thích của chúng? Vì thế thiết bị gốc phải có một bàn phím được giữ lại ở thuyền kết nối với một máy tính, và phần mềm điều khiển, cá heo sẽ kích hoạt các phím trên màn hình phím và trao đổi thông tin một cách vui vẻ và yêu cầu đồ chơi lẫn nhau. Nhưng chúng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng cá heo không ở xung quanh thuyền và dùng bàn phím một cách dễ dàng. Chúng có những thứ tốt hơn để làm ở ngoài môi trường hoang dã. Chúng có thể thực hiện trong môi trường quản thúc, nhưng phải trong tự nhiên -- Vì thế chúng tôi tạo ra một bàn phím và bỏ xuống biển, và chúng đã định hình 4 thứ và chúng thích chơi cùng, vòng cổ, dây thừng, rong mơ, và là những trò vui của cá heo. (Tiếng huýt sáo) Và đây là tiếng huýt sáo, có liên hệ với biểu tượng dễ nhận thấy. Đây là những tiếng huýt sáo nhân tạo. Những âm thanh này đã đi quá so với giai điệu thông thường của cá heo, nhưng chúng được cá heo bắt chước một cách dễ dàng. Và tôi đã bỏ ra 4 năm cùng với cộng sự của tôi là Adam Pack và Fabinne Delfour, tập dượt trên cánh đồng sử dụng bàn phím này với nhau để yêu cầu đồ chơi trong khi cá heo ngắm nhìn chúng tôi. And the dolphins could get in on the game. Và cá heo đã bắt đầu tham gia vào trò chơi này. Chúng có thể chỉ ra những đồ vật dễ nhận biết, hoặc chúng bắt chước tiếng huýt sáo nhân tạo. Đây là đoạn video trích, Người thợ lặn này có đồ chơi dây thừng, và tôi đang ở bên tay trái cầm bàn phím, rồi tôi bấm phím đồ chơi dây thừng, và đó là lời yêu cầu cho đồ chơi dây thừng đó phía con người. Vì vậy tôi được dây thừng đó, rồi tôi lặn xuống, nhiệm vụ quan trọng là tôi cố gắng thu hút sự chú ý của cá heo, bởi vì chúng chỉ giống những đứa bé thôi. Bạn phải thu hút sự chú ý của chúng. Tôi đang định quăng dây thừng đi để thử xem chúng phản ứng như thế nào. Chúng đã tiến tới, rồi chúng tính lấy sợi dây thừng và kéo nó vòng quanh như một thứ đồ chơi. Bây giờ, tôi cầm bàn phím ở bên phía trái, và thực ra đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện điều này. Tôi chuẩn bị yêu cầu đồ chơi này, sợi dây thừng, từ cá heo bằng cách sử dụng âm thanh dây thừng. Hãy chú ý liệu thực sự chúng có hiểu ý tôi không. (âm thanh huýt sáo). Đó là tiếng huýt sáo chỉ sợi dây thừng. Cá heo tiến đến, và thả dây thừng ra, ồ. (Vỗ tay) Đó là lần duy nhất. Chúng tôi không chắc liệu thực sự chúng có hiểu nguyên tắc của những tiếng huýt sáo này không. Tốt lắm, và đây là trò chơi thứ hai. Đây là trò chơi vòng cổ, tôi đang cố gắng dẫn dắt cá heo tới chỗ bàn phím để cho chúng thấy tín hiệu truyền đạt và lắng nghe. Chú cá heo này, chúng tôi gọi là "kẻ cắp vòng cổ" vì trong nhiều năm qua nó luôn được giải thoát khỏi khoảng 12 cái vòng. Thực ra, chúng tôi đã nghĩ rằng cô ấy có một cửa hàng thời trang ở đâu có trong vùng Bahamas. Vì vậy, khi tôi tiến tới. Nó đã lấy cái vòng bằng cánh phải của mình. Rồi chúng tôi cũng cố gắng không chạm vào chúng quá nhiều, chúng tôi thực sự không muốn tạo thói quen xấu cho chúng. Tôi cố gắng dẫn dụ nó đến chỗ bàn phím. Và người thợ lặn sẽ kích hoạt âm thanh vòng cổ để yêu cầu chiếc vòng cổ. Vì thế tôi đã đưa cho cô ấy chiếc vòng. Ồ, hầu như nó thất bại. Nhưng đây là khoảng khắc mọi thứ trở nên khả thi. Chú cá heo này đã ở chỗ bàn phím. Các bạn đã chú ý theo dõi. Và điều này đã diễn ra trong vài giờ. Tôii muốn chia sẻ đoạn video này với bạn không với mục đích cho bạn thấy những bước tiến quan trọng, vì chúng đã không xảy ra, nhưng thể hiện cho bạn thấy mức độ quan tâm và tập trung của cá heo và sự thích thú của chúng đối với hệ thống này. Và bởi vì điều này, chúng tôi đã quyết định cần phải sử dụng nhiều kỹ thuật phức tạp hơn. Vì vậy chúng tôi đã tham gia vào đội ngũ kỹ thuật Georgia, với nhóm chế tạo máy tính di động của Thad Starner nhằm xây dựng một máy tính cơ động dưới nước và đó là thiết bị CHAT ( viết tắt của: thiết bị ghi nhận âm thanh của động vật có vú) Và bây giờ, thay vì di chuyển bàn phím trên mặt nước. người thợ lặn sẽ mang một hệ thống hoàn chỉnh, và nó chỉ có chức năng phát âm thanh mà thôi, vì vậy về cơ bản người thợ lặn sẽ kích hoạt âm thanh trên màn hình đeo ở cánh tay, âm thanh sẽ phát ra nhờ một micro dưới nước, nếu cá heo bắt chước theo âm thanh này hoặc một người cũng tạo ra âm thanh này, các âm thanh sẽ được truyền về và được định vị bởi hai micro chống nước. Máy tính có thể nhận định được ai là người yêu cầu đồ chơi nếu khớp các từ. Và sức mạnh thực sự của hệ thống này là tính năng nhận diện âm thanh trong thời gian thực, vì vậy chúng tôi có thể trả lời cá heo một cách nhanh chóng và chính xác. Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu, nhưng hy vọng nó hoạt động. Thợ lặn A và thợ lặn B đều mang thiết bị thu phát âm thanh cơ động và chú cá heo này sẽ nghe âm thanh huýt sáo như tiếng huýt sáo, người thợ lặn sẽ nghe âm thanh này như tiếng huýt sáo dưới nước, nhưng cũng như một từ thông qua kênh truyền dẫn tương tự. Vì vậy thợ lặn A sẽ kích hoạt âm thanh vòng cổ hoặc thợ lặn B sẽ tạo ra âm thanh rong mơ để yêu cầu đồ chơi từ bất cứ người nào đang giữ nó. Và điều chúng tôi hy vọng sẽ xảy ra là cá heo sẽ bắt chước tiếng sáo, và nếu thợ lặn A đang giữ đám rong mơ, nếu đó là âm thanh muốn chơi trò chơi và là lời yêu cầu, thì người thợ lặn sẽ đưa đám rong mơ cho con cá heo nào đã yêu cầu và chúng sẽ bơi ra xa một cách vui vẻ dưới ánh mặt trời rồi chơi đùa cùng đám rong mơ. Bây giờ thì, hình thức giao tiếp với cá heo như thế này sẽ tiến triển bao xa? Well, CHAT is designed specifically to empower the dolphins Ồ, hệ thống CHAT được thiết kế đặc biệt để cá heo có quyền yêu cầu những đồ vật từ phía chúng tôi. Thực sự nó là một thiết kế hai chiều. Rồi thì, liệu chúng sẽ học cách bắt chước những tiếng sáo một cách hệ thống không? Chúng tôi hy vọng như vậy và thực sự tin vào điều đó. Nhưng khi chúng tôi giải mã âm thanh tự nhiên của chúng, chúng tôi cũng dự tính đưa chúng vào hệ thống máy tính của chúng tôi. Chẳng hạn, hiện tại chúng tôi có thể cài những tiếng huýt sáo chữ ký của chúng vào hệ thống máy tính và yêu cầu trao đổi với một chú cá heo đặc biệt. Cũng giống như vậy, chúng tôi có thể tạo ra tiếng huýt sáo của chính chúng tôi, những tên gọi tiếng sáo của chúng tôi, và để cá heo yêu cầu những người thợ lặn đặc biệt trao đổi với chúng. Giờ đây đó là tất cả kỹ thuật di động của chúng tôi sẽ thực sự là kỹ thuật chung cái sẽ giúp chúng tôi giao tiếp với những loài sinh vật khác trong tương lai. Trong trường hợp của cá heo, bạn biết đấy, đó là loài vật mà chúng tôi có thể tiếp cận trí thông minh của chúng bằng nhiều cách và có lẽ chúng tôi chưa thể tiếp cận nó ngay lúc này, nhưng chúng sống trong môi trường khá khác biệt, và bạn vẫn có thể nối kết khoảng cách bằng hệ thống giác quan. Ý của tôi là, hãy tưởng tượng ra những thứ giống như là sự thấu hiểu ý nghĩ thực sự của trí thông minh từ những sinh vật khác trên hành tinh này. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay). Nhà văn George Elipt đã cảnh báo chúng ta rằng, trong tất cả những loại sai lầm sự tiên đoán là sai lầm vô nghĩa nhất Người mà chúng ta có lẽ đều biết đến như một bản sao của bà ở thế kỉ 20, Yogi Berra ,đồng ý thế Ông ta nói rằng,"Thật khó mà tiên đoán đặc biệt là về tương lai." Tôi sẽ bỏ qua sự cẩn trọng của họ và đưa ra một dự đoán rất cụ thể. Trong thế giới mà chúng ta đang tạo dựng một cách nhanh chóng, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều thứ trông như khoa học viễn tưởng, và thấy càng ngày ít những thứ giống như việc làm. Xe của chúng ta sẽ sớm tự lái được thôi có nghĩa là chúng ta sẽ cần ít tài xế xe tải hơn Chúng ta sẽ hợp nhất 2 ứng dụng Siri và Watson và dùng nó để tự động hoá nhiều công việc mà đang được làm bởi nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng những phần mềm dò lỗi và chuẩn đoán lỗi máy tính và chúng ta đang sử dụng người máy R2D2 sơn nó màu cam và bắt nó làm việc di chuyển tầng kệ giữa những kho hàng, điều đó có nghĩa là chúng ta cần ít người hơn rất nhiều đi lên đi xuống những dãy hành lang đó. Và khoảng 200 năm qua mọi người đang nói chính xác những gì tôi đang nói với các bạn thời đại của sự thất nghiệp bởi công nghệ đang đến gần-- bắt đầu bởi những đoàn thợ bức xúc đập phá các khung dệt vải ở Anh khoảng hai thế kỉ trước, và họ đã sai. Nền kinh tế của chúng ta trong thế giới phát triển này đã bám theo một điều gì đó gần giống với việc làm điều mang đến một câu hỏi chủ chốt: nếu thật sự là vậy thì sao thời đại này nó lại khác? Lý do nó khác biệt là chỉ trong những năm lại đây, máy móc của chúng ta bắt đầu trình diễn những kĩ năng mà chúng chưa hề có trước đây: khả năng hiểu, nói , nghe, nhìn, trả lời, viết, và chúng vẫn đang trau dồi những kĩ năng mới Ví dụ như là nhưng con rô bốt hình người di động vẫn còn rất nguyên thủy nhưng đội ngũ nghiên cứu của bộ quốc phòng vừa tổ chức một cuộc thi khiến chúng làm những việc như thế này và nếu đoạn phim được ghi lại này mang bất kì hàm ý hướng dẫn nào thì nó cũng chỉ ra rằng cuộc thi này sẽ diễn ra thành công Vậy nên khi nhìn xung quanh, tôi nghĩ ngày đó sẽ không xa xôi Khi mà chúng ta sẽ có những người máy làm nhiều loại công việc mà chúng ta đang làm hiện nay Chúng ta đang tạo dựng một thế giới mà sẽ có ngày càng nhiều công nghệ và ngày càng ít công việc. Đó là thế giới mà Erik Brynjolfsson và tôi gọi là "Tân kỉ nguyên máy móc" Nhưng nên nhớ một điều rằng đây là tin hoàn toàn tuyệt vời. Đây là tin về nền kinh tế tốt đẹp trên hành tinh này hiện nay Chứ không phải sẽ là rất nhiều sự cạnh tranh, đúng không? Đây là tin tốt nhất về kinh tế chúng ta có hiện nay vì 2 lí do chính Thứ nhất là, sự tiến bộ của công nghệ cho phép chúng ta tiếp tục cuộc hành trình mà chúng ta thực hiện mới đây Khi mà sản lượng tăng lên theo thời gian cùng lúc đó, giá cả giảm xuống khối lượng và chất lượng tiếp tục tăng lên Ngày nay, một số người nhìn vào đây và bàn luận về chủ nghĩa duy vật nông cạn nhưng đó hoàn toàn sai lạc khi quan sát nó theo cách đó Đây là sự dư dật, Đó chính xác là điều chúng ta mong muốn hệ thống kinh tế đem lại Lí do thứ hai mà tân kỉ nguyên máy móc là tin tốt lành đến như vậy là vì, một khi người máy bắt đầu cáng đáng công việc, chúng ta không phải làm những việc đó nữa chúng ta được giải phóng khỏi sự lao dịch và công việc cực nhọc Khi tôi nói chuyện này với những người bạn của mình tại Cambridge và thung lũng Silicon. Họ nói "Tuyệt vời. Không còn vất vả, không còn sự cực nhọc. Điều này mang đến cho chúng ta cơ hội để tưởng tượng một kiểu xã hội hoàn toàn khác, nơi mà những nhà chế tạo và nhà khám phá những người thực hiện và người cải tiến ngồi lại cùng nhau cùng với những nhà bảo trợ và những nhà hỗ trợ tài chính bàn luận về các vấn đề, trao đổi, làm rõ khuyến khích lẫn nhau." Đó là một xã hội thực sự rất giống với Hội Nghị TED Thực sự có một lượng sự thật rất lớn tại đây Chúng ta đang chứng kiến một sự khởi đầu phồn thịnh đầy kinh ngạc Trong một thế giới mà việc tạo ra một vật thể cũng dễ dàng như việc in ra một tài liệu chúng ta có những khả năng mới đáng kinh ngạc Những người từng là thợ thủ công hay là người có tài lẻ trở thành những ngườ chế tạo, và họ là những người chịu trách nhiệm cho hàng loạt những cải tiến trên diện rộng Những nghệ sỹ từng bị giới hạn nay có thể làm những điều mà chưa bao giờ khả thi với họ như trước đây. Đây là thời điểm cho sự thịnh vượng tuyệt vời tôi quan sát xung quanh càng nhiều thì càng bị thuyết phục rằng, câu nói này, từ nhà vật lí học Freeman Dyson, không cường điệu chút nào Đây chỉ là sự trình bày ngay thẳng về sự thật. Chúng ta đang ở ngay trong thời kì đầy sửng sốt. [" Công nghệ là món quà từ Thượng Đế. Sau món quà sự sống thì có lẽ, nó là món quà tuyệt vời nhất từ Thượng Đế. Nó là mẹ đẻ của các nền văn minh, của nghệ thuật và khoa học,"--Freeman Dyson] Điều này đưa đến một câu hỏi tuyệt vời khác: Tân kỉ nguyên máy móc này có gì bất ổn? Phải vầy không nhỉ? Tuyệt, treo lên đó, phát triển, rồi về nhà. Chúng ta sẽ đối mặt với hai dạng thử thách gai góc khi tiến vào sâu hơn cái tương lai mà mình đang tạo dựng Thử thách đầu tiên là nền kinh tế, Chúng thực sự được tóm tắt rất mạch lạc trong một câu chuyện về màn đấu khẩu qua lại chưa được xác minh giữa Henry Ford II và Walter Reuther, Ngươi từng là đầu não của công đoàn công nhân ngành xe hơi Khi họ đang tham quan một trong những nhà máy mới hiện đại Ford quay về phía Reuther đùa giỡn nói rằng "Này Walter, ông làm thế nào để mấy con rô bốt này đóng góp công đoàn phí?" Và Reuther đáp trả," này Henry, Ông làm thế nào để khiến chúng mua xe hơi?" Vấn đề của Reuther nằm trong giai thoại đó là rất khó khăn để đưa công lao động vào nền kinh tế đầy máy móc Chúng ta thấy rõ những điều này qua các số liệu thống kê. Nếu như bạn xem xét về tỉ suất lợi nhuận trên giá thành trong hai thập kỉ vừa qua nói cách khác là lợi nhuận của công ty chúng đang đi lên, và hiện nay lúc nào chúng cũng ở mức cao. Nếu chúng ta xem xét tỉ suất lợi nhuận trên công lao động nói cách khác là tổng tiền công trả ra trong nền kinh tế Chúng lúc nào cũng ở mức thấp đang tiến nhanh theo hướng ngược lại. Đây rõ ràng là tin xấu cho Reuther. Nhưng dường như lại là tin tốt lành cho Ford, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu bạn muốn bán với số lượng lớn món hàng đắt tiền nào đó cho mọi người thì bạn thực sự mong muốn có một tầng lớp trung lưu lớn, ổn định và phát đạt Chúng ta đã có một trong những tầng lớp đó tại Mỹ nhưng chỉ trong suốt thời kì hậu chiến thôi. Nhưng tầng lớp trung lưu rõ ràng đang bị đe doạ nghiêm trọng Chúng ta đều biết nhiều về số liệu thống kê, nhưng hãy chỉ nhắc lại một trong số đó thu nhập trung bình tại Mỹ thực sự đang giảm xuống trong vòng 15 năm qua, Chúng ta đang có nguy cơ bị mắc bẫy trong cái vòng luẩn quẩn khắc nghiệt khi mà sự bất bình đẳng và trạng thái phân cực tiếp tục tăng lên theo thời gian Những thách thức xã hội mà đi cùng với sự bất bình đẳng xã hội đó xứng đáng có được sự lưu tâm của mọi người Có một tập hợp những dạng thách thức xã hội mà tôi thực sự không lo lắng, chúng được thu thập bằng hình ảnh như thế này. Đây không phải là một dạng vấn đề xã hội mà tôi lo ngại. Không có những khiếm khuyết của những tầm nhìn sai lạc về điều xảy đến khi máy móc trở lên tự nhận thức, chúng quyết định nổi dậy và hợp tác với nhau tấn công chúng ta. TÔi sẽ lo lắng đến những điều đó nếu có ngày cái máy tính của tôi nhận ra được cái máy in (Cười) (Vỗ tay) Đây không phải là tập hợp những thách thức mà chúng ta phải thực sự lo lắng Để nói với các bạn về những dạng thách thức xã hội sẽ xảy đến trong Tân kỉ nguyên máy móc, Tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện về hai dạng lao động Mỹ khuôn mẫu và để khiến họ trông thực sự như khuôn mẫu hãy chọn hai anh chàng da trắng. Anh chàng thứ nhất tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp, mẫu ngừơi sáng tạo, là giám đốc kỹ sư, bác sỹ, luật sư, những dạng lao động này. Hãy gọi anh ta là "Ted" Anh ta thuộc hạng trên cùng trong tầng lớp trung lưu. ngừơi đối lập với anh ta không tốt nghiệp cao đẳng làm việc như người làm công, như một thư kí làm những công việc văn phòng vặt vãnh trong nền kinh tế Chúng ta sẽ gọi anh ta là "Bill" Nếu bạn quay ngược lại 50 năm trước, Bill and Ted có cuộc sống rất giống nhau. Ví dụ, tại năm 1960 họ đều có khả năng làm công việc giống nhau làm việc toàn thời gian, ít nhất 40 giờ một tuần Theo những gì nhà nghiên cứu xã hội Charles Murray đã thu thập được khi chúng ta tự động hoá nền kinh tế, trong năm 1960 máy tính sắp bắt đầu được sử dụng trong các ngành kinh doanh khi chúng ta bắt đầu dần dần đưa công nghệ sự tự động hoá và kỹ thuật số vào nền kinh tế, Vận may của Bill & Ted phân rẽ rất lớn. Theo thời gian, Ted tiếp tục giữ được công việc toàn thời gian. Trong nhiều trường hợp Bill đã hoàn toàn rời khỏi nền kinh tế Ted thì rất hiếm khi bị vậy. Theo thời gian, cuộc hôn nhân của Ted vẫn hạnh phúc Nhưng của Bill thì không. Và con của Ted được trưởng thành trong một gia đình đầy đủ bố mẹ Trong khi con của Bill thì không được vậy Trong những trường hợp khác, có lẽ nào Bill bị đánh bật ra khỏi xã hội? Anh ta thôi không đi bầu cử Tổng Thống nữa và bắt đầu bị vào tù thường xuyên hơn. Vậy nên tôi không thể kể một câu chuyện có hậu về những khuynh hướng xã hội này Chúng không có một dấu hiệu nào về việc tự đảo chiều Chúng cũng đúng trong trường hợp là Không kể đến nhóm dân tộc hay nhóm nhân khẩu nào chúng ta xem xét chúng thực sự ngày càng thêm nghiêm trọng chúng đang có nguy cơ bị lấn áp bất kể đến những tiến bộ đáng kinh ngạc về Phong Trào Quyền Công Dân chúng ta đã đạt được Và điều mà những người bạn của tôi ở Thung lũng Silicon và Cambridge đang xem nhẹ đó là: Họ chính là Ted. Họ đang sống cuộc sống cực kì bận rộn và hữu ích Họ đạt được những phúc lợi để chứng minh điều đó trong khi Bill đang sống một suộc đời rất khác Họ thực sự là hai bằng chứng cho việc Voltaire đã đúng như thế nào khi ông nói về những phúc lợi của công việc Thực tế là nó bảo vệ chúng ta không những khỏi 1 nhưng là 3 điều xấu ["CÔng việc bảo vệ con người khỏi 3 điều xấu: Chán nản, Tật xấu và đòi hỏi." --Voltaire] Vậy chúng ta phải làm gì với những thách thức này đây? Cuốn sách chiến lược kinh tế rõ ràng một cách đầy bất ngờ, rất minh bạch, trên phương diện ngắn hạn Những người máy sẽ không thế hết công việc của chúng ta trong một vài năm tới vậy nên cuốn sách chiến lược kinh tế 101 sẽ vẫn có hiệu lực: Khuyến khích kinh doanh, giàm gấp đôi về cơ sở hạ tầng và đảm bảo tạo ra những người lao động bước ra từ hệ thống giáo dục với những kỹ năng phù hợp. Nhưng về lâu dài, nếu chúng ta huớng theo một nền kinh tế nặng về công nghệ và sử dụng ít lao động, thì lúc đó chúng ta phải cân nhắc về những sự can thiệp triệt để, như thu nhập tối thiểu được đảm bảo chẳng hạn Điều này có lẽ khiến một số bạn ngồi trong phòng này khó chịu vì ý tưởng đó liên quan đến phe cánh tả cực đoan với những kế hoạch khá triệt để về tái phân bố sự giàu có Tôi đã làm một cuộc nghiên cứu nhỏ về khái niệm này nó có thể làm dịu một số bạn khi biết được rằng cái ý tưởng về thu nhập tối thiểu thực được đảm bảo đã chiến thắng bởi những người theo chủ nghĩa xã hội to mồm Friedrich Hayek, Richard Nixon và Milton Friedman. Nếu bạn cảm thấy lo lắng điều gì đó như một thu nhập được đảm bảo sẽ dập tắt động lực tiến tới thành công của chúng ta khiến chúng ta trở nên tự mãn, bạn sẽ rất hứng khởi khi biết rằng sự vận động của xã hội, một trong những điều chúng ta đặt niềm tự hào tại nước Mỹ hiện tại đang ở mức thấp hơn so với những quốc gia ở Bắc Âu mà có nền an sinh xã hội rất hào phóng Vậy nên cuốn sách chiến lược kinh tế thực sự rất minh bạch nhưng về mặt xã hội lại mang tính thách thức hơn rất nhiều Tôi không biết phải có một cuốn sách chiến lược như thế nào để giữ Bill tồn tại trong nền kinh tế này Nhưng tôi biết rằng giáo dục đóng vai trò to lớn tại đây. Tôi đã chứng kiến điều này đầu tiên. Tôi là đứa trẻ đựơc giáo dục theo phương pháp Montessori trong những năm đầu đi học Điều mà phương pháp giáo dục đó dạy tôi là thế giới là một nơi thú vị công việc của tôi là ra đi và khám phá nó Trường học ngừng khi tôi học lớp 3 và tôi theo học hệ thống trừơng công cảm thấy như mình đã bị gửi đến Gulag. Với lợi ích của sự nhận thức muộn. Tôi biết điều này là để chuẩn bị cho tôi một cuộc sống giống của một thư kí hay lao động phổ thông nhưng cùng lúc tôi cũng cảm thấy điều này như thể luồn tôi vào một sự quy phục những gì xảy ra xung quanh Chúng ta phải làm tốt hơn thế này. Chúng ta không thể nào cứ thế trở thành Bill Chúng ta đang thấy một vài chồi non, dấu hiệu là chúng ta đang ngày một tốt hơn Chúng ta thấy công nghệ ảnh hưởng sâu vào giáo dục và lôi kéo mọi người, từ những người học trẻ nhất đến những ngừơi lớn tuổi nhất. Chúng ta thấy có những tiếng nói xuất chúng trong nền kinh doanh bảo rằng Chúng ta phải tái suy ngẫm về những thứ mà mình đã ưu ái duy trì trong thời gian qua Chúng ta thấy những nỗ lực nghiêm túc, lâu dài những nỗ lực thống kê số liệu để hiểu làm thế nào can thiệp vào những cộng đồng phức tạp nhất chúng ta hiện có Dấu hiệu chồi non vẫn hiện hữu Tôi không muốn giả vờ dù trong một phút chốc rằng những gì chúng ta hiện có là đủ. Chúng ta đang đối mặt với những thách thức cam go. Lấy một thí dụ, Có khoảng 5 triệu Ngừơi Mỹ đã bị thất nghiệp ít nhất 6 tháng. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề của họ bằng cách đưa họ về với phương pháp giáo dục Montessori Mối lo lắng lớn nhất của tôi là chúng ta đang tạo ra một thế giới mà chúng ta sẽ có những công nghệ rực rỡ được lồng vào một xã hội tồi tàn và được chống đỡ bởi một nền kinh tế mà chỉ sản sinh ra sự bất bình đẳng thay vì cơ hội. Nhưng tôi thực sự không nghĩ rằng chúng ta sắp làm như thế Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm điều gì đó tốt hơn thế vì một lí do rất dễ hiểu Sự thực đang được phơi bày Thực tại của Tân kỉ nguyên máy móc này và sự thay đổi của nền kinh tế đang trở nên đựơc biết đến rộng rãi Nếu chúng ta muốn tăng tốc quá trình đó, chúng ta có thể làm những việc như để cho những nhà kinh tế và những người lập chính sách chơi trò "Nguy Cơ" chống lại Watson. Chúng ta sẽ mời Quốc Hội ngồi lên chuyến xe tự lái Nếu chúng ta nỗ lực làm đủ những việc này sự nhận thức mà sẽ bị chìm trong những thứ đó sẽ trở lên rất khác biệt Sau đó chúng ta bắt đầu cho những cuộc đua vì tôi không tin dù chỉ trong một giây rằng chúng ta đã quên đi cách giải quyết những thách thức cam go hoặc rằng chúng ta đã trở nên quá thờ ơ hay vô tâm để thậm chí cố gắng Tôi bắt đầu bài nói chuyện của mình với những trích dẫn từ những bậc thầy hùng biện những người ở bên kia đại dương hay từ thế kỉ trước Hãy để tôi kết thúc bài nói chuyện bằng câ nói của những nhà chính trị những người cũng xa cách tương tự Winston Churchill đến nhà tôi tại MIT trong năm 1949, và nói, "Nếu chúng ta có ý định đặt mọi người khắp nơi trên khắp các vùng đất vào chiếc bàn của sự sung túc, thì đó chỉ có thể thực hiện được bởi sự cải tiến không ngừng trong tất cả mọi phương thức về công nghệ sản xuất." Abraham Lincoln nhận ra có một công thức khác Ông nói, "Tôi là người tin tưởng vững chắc vào con người với sự thật là họ có thể được tin tưởng để giải quyết bất cứ cuộc khủng hoảng quốc gia nào. Điểm quan trọng nhất là cung cấp cho họ những sự thật minh bạch Vậy nên, sự lưu ý tích cực và điểm quan trọng mà tôi muốn đưa ra cho các bạn đó là những sự thật minh bạch của Tân kỉ nguyên máy móc ngày càng trở lên rõ ràng và tôi có đủ tự tin để nói rằng chúng ta sẽ sử dụng chúng để vẽ một lược đồ phát triển trong nền kinh tế đầy thách thức và dư dật mà chúng ta đang tạo dựng. Cám ơn rất nhiều (Vỗ Tay) Mọi người đều biết đến tôi là người chế tạo chiếc phi cơ hoạt động bởi sức người, nhưng đó chỉ là một trong những phát minh khiến tôi tiếp tục với những thứ mà tôi đang làm bây giờ Thời niên thiếu, tôi rất thích những mô hình máy bay, máy bay cánh chim,máy bay lên thẳng, trực thăng, máy bay cánh buồm, máy bay điện, những mô hình bay trong nhà, ngoài trời, tất cả mọi thứ, những thứ tôi thấy rất vui và luôn băn khoăn sao không ai khác chia sẻ niềm đam mê này với mình Và sau đó, tôi tham gia khóa huấn luyện phi công hải quân, và sau khi tốt nghiệp, tôi học lái máy bay cánh buồm, máy bay điện, và coi đó như một thú vui nhưng rồi tôi hợp tác với những giáo sư rất giỏi những người đã thuyết phục tôi và nhiều người khác trong ngành bắt đầu những dự án khoa học nghiêm túc Trong lúc đó, tôi đang nghiên cứu về biến đổi khí hậu, dù là một tiến sĩ hàng không. Khi đề tài biến đổi khí hậu bắt đầu, là một nghiên cứu sinh, tôi đi khắp nơi tới những buổi nói chuyện quá giang tới tận bờ đông, và hơn nữa. Tất cả mọi người trò chuyện với tôi, nhưng những giáo sư cùng ngành lại ghét nhau và họ không chịu trao đổi với nhau, Kết quả là, Tôi có một nền tảng kiến thức độc nhất vô nhị trong lĩnh vực này và mở một công ty nghiên cứu nhiều về biến đổi khi hậu hơn bất kì ai, và còn rất nhiều thứ nữa tôi chưa thể nghiên cứu Nhưng rồi sau đó, 1971 là thời kì bắt đầu của AeroVironment mà không có nhận viên nào. rồi một, hai, ba, và tôi tìm kiếm một vài lần nữa để có được những dự án thú vị Chúng tôi có AirDynamisis, những người giống tôi, những người mà không muốn làm cho những công ty hàng không vũ trụ họ làm cho những dự án lớn, kéo dài nhiều năm, nên chúng tôi bắt đầu những dự án nhỏ, và công ty dần dần phát triển. điều thú vị là, vào năm 1976, tôi chú ý tới chiếc máy bay vận hành bởi con người Chuyện là tôi cần cho một anh bạn vay 100,000 đô, hoặc bảo đảm cho anh ấy ở ngân hàng Anh ấy cần chúng, anh ấy cần tiền để thành lập công ty Công ty không thành công, anh ấy không thể trả tôi khoản tiền và tôi là người bảo đảm cho khoản vay, nên tôi có một khản nợ 100,000 đô và tôi để ý đến giải Kramer cho máy bay hoạt động bằng sức người, khoảng... 50,000 bảng, vào 17 năm trước theo tỉ giá trao đổi, khoảng 100,000 đô Thế là bỗng nhiên, tôi chú ý đến máy bay hoạt động bằng sức người. (Tiếng cười) cách tôi tiếp cận nó, đầu tiên, là nghĩ về cách chế tạo máy bay như cách họ đang làm ở Anh, và không thành công và tôi bỏ cuộc, tôi nhận ra rằng, chẳng có con đường nào đơn giản và dễ dàng Nhưng sau đó, sau một kì nghỉ, khi tôi đang nghiên cứu về cách chim bay chỉ cho vui thôi, bạn có thể quan sát chú chim bay liệng theo vòng tròn và tính thời gian, và ước lượng góc nghiêng và ngay lập tức, tính ra tốc độ, và bán kính của vòng quay, và vân vân. những thứ tôi thường làm trên xe khi đang đi nghỉ (Tiếng cười) với ba đứa con trai nhỏ, đã giúp tôi những cũng hay trêu đùa tôi Tôi bắt đầu nghiên cứu cách bay của chim sau đó là của máy bay, tàu lượn, vầ các loại máy bay khác và rồi ý tưởng về máy bay Gossamer-Condor nảy lên nhanh chóng nó rất hợp lý, mọi người nên nghĩ về nó trước tiên nhưng không ai làm cả. Nhưng nó chỉ, giảm sức nặng xuống còn khoảng 30 kg, nhưng kích cỡ lại to hơn như một cái tàu lượn treo trên cao nhưng dài gấp ba và cần dây cáp lớn gấp ba Bạn còn lại một phần ba tốc độ, một phần ba năng lượng và một người đạp xe giỏi có thể tạo ra năng lượng đó, và nó đã thành công chúng tôi thắng giải thưởng năm sau Rất nhiều chuyến bay, thử nghiệm không thành công nhưng rồi một chiếc đã hoạt động và nó dần tốt hơn Chúng tôi có một phi công giỏi, Brian Allen, để vận hành nó và cuối cùng đã thành công. Nhưng không may chúng tôi đã tiêu tốn 65,000 đô cho dự án (Tiếng cười) Chúng tôi chỉ có khoảng 30 để trả nợ May mắn thay, Henry Kramer, người tài trợ cho giải thưởng cho chuyến bay một dặm, tài trợ cho giải bay qua kênh đào Anh, 21 dặm Và ông ấy nghĩ rằng phải ít nhất 18 năm nữa mới có người làm được điiều đó chúng tôi nhận ra rằng nếu lau chùi lại chiếc Gossamer Condor năng lượng cần để bay sẽ giảm đi một chút và nếu năng lượng cần giảm đi một chút phi công có thể bay được một thời gian dài hơn Và Brian Allen làm được điều đó, trong một chuyến bay diệu kì đã đưa Gossamer Condor bay qua kênh đào Anh, nhờ đó, chúng tôi đã thắng được 100,000 bảng, tức là 200,000 đô Khi mọi chi phí được chi trả, nợ được trả, mọi việc trở nên ổn thỏa Hóa ra việc tặng máy bay cho viện bảo tàng đáng ra hơn rất nhiều món nợ trong 5, 6 năm, tôi chỉ phải nộp một phần ba thuế thu nhập Thế nên, dự án này đem lại cho tôi nhiều lợi ích về kinh tế (Tiếng cười) nhưng dự án này được thực hiện vì lợi ích kinh tế và chúng tôi không tham gia vào dự án làm máy bay bằng sức người nào kể từ đó (cười) vì giải thưởng đã kết thúc (cười) Nhưng dự án này bắt đầu làm tôi nghĩ về nhiều thứ và ngay lập tức, chúng tôi bắt đầu làm cái máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời vì chúng tôi thấy năng lượng mặt trới sẽ trở nên rất quan trọng cho đất nước và cho cả thế giơi chúng tôi không muốn khoản viện trợ nhỏ của chính phủ bị cắt giảm đó là điều chính phủ đang cố gắng làm Tuy chúng tôi nghĩ rằng máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời không khả thi nhưng nếu làm được, chúng tôi sẽ thu hút được sự chú ý của công chúng và việc đó có thể giúp ngành phát triển Và dự án được tiếp tục, và đã thành công và chúng tôi tiếp tục những dự án khác trong ngành hàng không những thứ liên quan tới cơ khí và thiết bị mặt đất Nhưng trong khi dự án đó diễn ra năm 1982, tôi được nhận một giải thưởng từ Quỹ tài trợ Lindbergh giải thưởng hàng năm của họ và tôi phải chuẩn bị hồ sơ để nhận giải những hồ sơ ghi lại tất cả những suy nghĩ khác nhau và các sở thích khác nhau theo thời gian Đây là cơ hội duy nhất tôi có thể tập trung vào những gì tôi thức sự theo đuổi cà những gì quan trọng. Ngạc nhiên thay, tôi nhận ra tầm quan trọng của những vấn đề về môi trường đó cũng là vấn đề Charles Lindbergh đã nghiên cứu trong quãng đời cuối cùng và việc chuẩn bị hố sơ giúp ích cho tôi rất nhiều tôi nghĩ về việc nếu tôi trở thành một nhà du hành vũ trụ đến và thăm Trái Đất mỗi 5000 năm và sau vài nghìn chuyến thăm, tôi sẽ lại thấy những thứ giống nhau những sự khác nhau nho nhỏ trên Trái Đất Nhưng lần này, chỉ đi xung quanh, ngay lúc này đột nhiên, có sự thay đổi lớn về môi trường trong sự tập trung của con người và không thể tin được, số lượng, tất cả thay đổi nó. Tôi muốn...chà, một trong những sự thay đổi lớn nhất, 200 năm trước chúng ta bắt đầu sử dụng than đá ở dưới lòng đất, thứ gây ô nhiễm nặng nề và 100 năm trước, chúng ta bắt đầu dùng khí gas ở dưới lòng đất cũng gây ô nhiễm nặng nề. Và việc sử dụng, sản xuất khí gas sẽ đi tới giới hạn của nó trong 10 năm tới rồi giảm dần và chúng ta tự hỏi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với phương tiện giao thông Tôi muốn cho các bạn thấy.... slide này, tôi nghĩ là thứ quan trọng nhất các bạn từng thấy, vì... (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) nó phản ánh mối quan hệ của tự nhiên với con người, từ năm 1850 đến 2050 Thế nên, năm 2000, các bạn thấy ở đây. Và đây là sức nặng của không khí và tất cả các động vật có xương sống trên mặt đất Con người, loài gặm nhấm, hươu cao cổ, chim chóc và các con vật khác nằm trên đường kẻ đỏ. Đó là phần của con người, gia súc và vật nuôi. Từ đường kẻ xanh trở xuống, đó là phần của tự nhiên hoang dã Con người, gia súc và vật nuôi đang chiếm 98% tổng khối lượng động vật xương sống trên mặt đất và không khí Và dù không thể biết được tương lai sẽ thế nào nhưng tỉ lệ này sẽ không thể giảm xuống Mười nghìn năm trước, con người, gia súc và vật nuôi chiếm chưa tới 1% và thậm chí còn chẳng thể nhìn rõ trên biểu đồ. Giờ chiếm 98%, và nó, tôi nghĩ, cho thấy con người đang thống trị Trái Đất. Tôi thường có buổi nói chuyện với các học sinh trung học xuất sắc mỗi mùa hè và hỏi họ, sau khi họ hỏi tôi các câu hỏi và tôi nói chuyện và cứ thế và tôi lại hỏi Dân số Trái Đất là bao nhiêu? Dân số Trái Đất sẽ là bao nhiêu khi bạn bằng tuổi bố mẹ mình? Điều mà tôi chưa từng,họ chưa từng nghĩ nhưng giờ, họ nghĩ về nó Và sau đó, dân số Trái Đất sẽ là bao nhiêu trong các năm 2050, 2100, 2150 ? Và con người sẽ hợp thành các nhóm nhỏ, chống lại lẫn nhau và khi tôi rời đi, 2 giờ sau, phần lớn họ đang nói về 2 tỉ người, và họ không có căn cứ nào về việc giảm xuống còn hai tỉ người tôi cũng vậy, và tôi nghĩ họ đúng và đây là một vấn đề nghiêm trọng Rachel Carson nghĩ về việc này, và xuất bản "Mùa xuân im lặng". Trở lại "Bản tuyên ngôn mặt trời" của Hermann Scheer, ở Đức, cho rằng tất cả các năng lượng trên Trái Đất, có thể tìm thấy, ở mỗi quốc gia từ năng lượng mặt trời, năng lượng nước và hơn nữa Bạn không cần đào bới tìm các hóa chất và chúng ta có thể làm mọi thứ hiệu quả hơn Hãy xem slide tiếp theo. Đây là tóm tắt. "Qua một tỉ năm, trong vũ trụ độc nhất, có một sự bao phủ thưa thớt của sự sống phức tạp và chắc chắn, tuyệt vời và mỏng manh Bỗng nhiên, con người chúng ta, một giống loài mới đến, không còn là chủ thể của sự kìm hãm và cân bằng cố hữu của tự nhiên đã tăng về dân số, công nghệ và trí tuệ với một năng lượng khủng khiếp. Chúng ta, giờ, là người cầm cọ vẽ" Chúng ta chịu trách nhiệm. Và việc đó thật đáng sợ Và tôi vẽ một bức tranh mỗi 20 hay 25 năm. Đây là cái cuối cùng. (tiếng cười) Và nó cho thấy Trái Đất trên một lá cờ thời gian: phía bên phải, là bọ ba thùy (động vật biển đã tuyệt chủng) và khủng long và trên tam giác, chúng ta có nền văn minh và TV và tắc đường Tôi không biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, nên tôi dùng những con gián rô bốt và tự nhiên làm tương lai như một sự cảnh tỉnh nho nhỏ Hai tuần sau khi bức vẽ được hoàn thành chúng tôi có hợp đồng đầu tiên, ở AeroVironment về gián rô bốt, với tôi nó rất đáng sợ (tiếng cười) (tiếng sột soạt của giấy) Chà, đó là tất cả các slide Khi thời gian trôi đi, chúng tôi dừng chương trình môi trường. Chúng tôi tập trung hơn vào những vấn đề môi trường thực sự quan trọng của tương lai, và chúng tôi sản xuất những sản phẩm cho công ty. Và chúng tôi phát triển ô tô chống va chạm của General Motors chiếc EV1, và Air Resources Board đã có quy định khuyến khích sử dụng xe điện Và chúng tôi đã làm rất nhiều thứ, như máy bay không người lái Tôi có một chiếc Helios. Chúng tôi có video đầu tiên (Video) Dẫn chuyện: Với bề ngang của cánh là hơn 75mét, cô ấy lớn hơn cả Boeing 747. (Âm nhạc) Những nhà thiết kế chú ý tới từng chi tiết và cách lắp đặt cho Helios một cấu trúc linh hoạt và sức mạnh để đương đầu với những nhiễu loạn trong không khí Nó giúp cô ấy bay một cách dễ dàng qua các luồng không khí như thể lướt trên sóng biển Cánh có thể chạm mà không vỡ. Tôi nghĩ vậy (Tiếng cười) Dẫn truyện: Và Helios bắt đầu quá trình quay lưng lại mặt trời để tối đa hóa năng lượng (Âm nhạc) Khi trời bắt đầu tối và nhiệt độ không khí giảm dưới -73 độ C môi trường khác nghiệt nhất đối với hành trình của Helios đã qua và được ghi lại bởi thiết bị ghi nhận đặc biệt và các cảm biến kèm theo Tiếp cận một ra da ở độ cao 29,5 km lúc 4:12 p.m., Helios đang đứng trên 98% khí quyển Trái Đất Cao hơn 3 km so với kỉ lục của SR-71 Blackbird. (Tiếng vỗ tay) Chiếc máy bay có rất nhiều công dụng, nhưng mục đích chính để giao tiếp và nó có thể bay chậm và giữ nguyên ở 19.8 km Cuối cùng, nó có thể giữ nguyên cả ngày, đêm, ngày, đêm trong 6 tháng liền, như một vệ tinh nhưng chỉ 10 dặm phía trên Trái Đất Video tiếp, ta thấy phía cuối quang phổ Một máy bay nhỏ xíu, chiếc AV Pointer làm nhiệm vụ giám sát Một cặp mắt kính lưu động vị dụ như thu nhỏ nếu người điều khiển ở xa phương tiện Tiện lợi mang theo,lắp ráp và vận hành thủ công Pin chạy êm, khó để nhận ra Nó gửi video hình ảnh về cho người điều khiển Với GPS lắp kèm, nó có thể dễ dàng được định vị và đủ mạnh để tự tiếp đất mà không gây thiệt hại Được rồi, hãy xem phần tiếp theo (Tiếng vỗ tay) Chiếc máy bay này được sử dụng rộng rãi trong quân đội và giờ ở tất cả các trạm Hãy xem video tiếp theo (Video) (Âm nhạc) Alan Alda: Anh ta có nó, anh ta có nó, anh ta có nó trên đầu (Âm nhạc) kết thúc hành trình với Paul MacCready bằng việc gặp con ông, Tyler, với hai người anh, đã giúp xây dựng Gossamer Condor, 25 năm trước Tyler MacCready: Bạn có thể đuổi theo nó, như thế này, hàng giờ AA : Khi họ chán dự án của bố mình họ tự phát minh máy bay nhỏ của riêng mình TM: Tôi có thể dùng áp lực để điều khiển AA: Họ gọi nó là Walkalong Glider. (Âm nhạc) Tôi chưa bao giờ thấy Cậu bao nhiêu tuổi ? TM: Oh, 10, 11. (AA: Ôi Chúa ơi.) TM: 12, khoảng đấy. (AA: Thật tuyệt vời.) PM: Và Tyler nói về Walkalong. (Tiếng vỗ tay) TM: Nào, ai cũng có một vài thứ trong túi quà và một trong những thứ đầu tiên bản thương mại có vẻ hơi chúc xuống nên tôi gợi ý rằng bạn nên nghiêng cánh lên trước khi thử bay nó Tôi sẽ minh họa cách nó hoạt động Liệng quanh như mòng biển liệng trên vách Và khi gió thổi, nó bay lên trên vách đá khi bạn đi, nó bay quanh người bạn. Và bạn cứ dể vị trí chao liệng theo luồng khí Khởi động là phần khó nhất: Phải để nó lên cao phía trên đầu khi bạn đi lên, thả nó và có thể điều khiển nó như thế (Tiếng cười) Và sau đó, như họ nói trong video bạn có thể sang trái sang phải chỉ cần chạm vào một cánh Tôi có thể làm được...rẽ sang phải (Tiếng cười) Ok, rẽ trái Đây, nhưng... (Tiếng vỗ tay) dù sao (Tiếng vỗ tay) Và thế là, bạn có thể điều khiển nó, bất cứ nơi nào bạn muốn trong hàng giờ vui vẻ. Và chúng không còn được sản xuất nữa nên bạn sẽ có những chiếc của nhà sưu tầm thực thụ. (Tiếng cười) Và đây, chúng tôi chỉ muốn cho bạn thấy nếu chúng tôi có thể có một video về nó, phải chỉ là một ví dụ về video giám sát (Tiếng cười) Nó đã bay quanh bữa tiệc tối qua (Tiếng cười) bạn có thể thấy nó bay quanh như thế nào và bạn có thể theo dõi bất cứ ai bạn muốn (Tiếng cười) Và nó đây, Tôi đã đinh mang một chiếc máy bay nhưng tôi lo rằng nó sẽ đâm vào mọi người nên tôi nghĩ cái này sẽ nhẹ nhàng hơn Và nó đây, vâng, chỉ là một vài phát minh (Tiếng vỗ tay) Ổn rồi -Hết- Tôi đã làm một bộ phim đáng ra không thể làm được, nhưng tôi đã không biết là phim đó không thể làm được. và đó là lý do tại sao tôi đã làm được. "Mars et Avril" là một bộ phim khoa học viễn tưởng. Bối cảnh của phim là Montreal 50 năm sau. Chưa ai từng làm phim thể loại này ở Quebec. vì chi phí đắt, bối cảnh trong tương lai, và phim có hàng tấn các hiệu ứng hình ảnh, và phim được quay trên màn hình xanh lá cây. Tuy nhiên, đây là loại phim mà tôi muốn làm từ lúc tôi còn là một đứa trẻ, thật là như vậy, khi tôi còn đọc truyện tranh và mơ về tương lai sẽ ra sao Khi các nhà sản xuất Mỹ xem phim của tôi, họ nghĩ là tôi có một ngân sách lớn để làm phim này, tầm 23 triệu. Nhưng trên thực tế tôi đã có 10 phần trăm của ngân sách đó. Tôi đã làm "Mars et Avril" chỉ với 2.3 triệu. Thế nên có lẽ các bạn đang tự hỏi, bí quyết ở đây là gì? Tôi đã làm phim này như thế nào? À, có hai điều. Thứ nhất, đó là thời gian. Khi bạn không có tiền, bạn phải hi sinh thời gian của mình, và tôi đã bỏ ra bảy năm để làm "Mars et Avril." Thứ hai là tình yêu Tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ tất cả những người đã tham gia. Và dường như là tất cả các bộ phận đều không có gì cả, nên họ đã phải dựa vào sự sáng tạo của chúng tôi để biến mọi khó khăn thành cơ hội. Và đó là điểm chính của cuộc nói chuyện của tôi hôm nay. Làm cách nào mà sự hạn chế, sự hạn chế sáng tạo lớn, thúc đẩy sự sáng tạo. Nhưng để tôi quay ngược thời gian một chút. Khi tôi ở độ tuổi 20, tôi đã làm một số tiểu thuyết đồ họa, nhưng không phải những tiểu thuyết đồ họa thông thường. Đó là những cuốn sách kể chuyện khoa học viễn tưởng thông qua hình ảnh và ngôn ngữ. và hầu hết những diễn viên tham gia trong phiên bản phim, họ đã tham gia trước đó trong những cuốn sách miêu tả nhân vật đã được thực nghiệm hóa, sân khấu hóa, tối giản hóa. Và một trong những diễn viên là đạo diễn sân khấu tài năng và diễn viên Robert Lepage. Tôi thật sự thích ông ấy. Tôi hâm mộ ông từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi rất ngưỡng mộ sự nghiệp của ông. Và tôi đã muốn ông tham gia vào dự án điên rồi của tôi, và ông thậm chí đã cho tôi sử dụng hình ảnh của ông để xây dựng nhân vật Eugène Spaak, nhà vũ trụ học và nghệ sĩ, người đi tìm những mối liên hệ giữa thời gian, không gian, tình yêu, âm nhạc và phụ nữ. Và ông hoàn toàn phù hợp với vai đó, Robert cũng chính là người đã cho tôi cơ hội đầu tiên. Ông là người đã tin tưởng tôi và đã khuyến khích tôi chuyển thế những cuốn sách của tôi thành phim, và viết kịch bản, đạo diễn và tự sản xuất phim này. Và Robert cũng là ví dụ đầu tiên về sự hạn chế có thể thúc đẩy sự sáng tạo như thế nào. Bởi ông là người bận rộn nhất trên hành tinh này. Ý tôi là, nhật ký công việc của ông đã kín cho đến năm 2042, và ông là người rất khó để có được nhưng tôi đã muốn có ông trong phim này, để diễn của chính ông. Nhưng có điều, nếu tôi đợi ông đến năm 2042 thì phim của tôi sẽ không còn là bộ phim nói về tương lai nữa, nên tôi không thể làm điều đó, đúng không? Nhưng đó lại là một vấn đề lớn. Làm sao bạn có thể có được một người quá bận rộn như vậy để diễn vai chính trong một bộ phim? Tôi đã nói đùa trong cuộc họp sản xuất và đây là một câu chuyện có thật đấy nhé Tôi đã nói, "Sao chúng ta không biến người đàn ông này thành một hình ảnh ba chiều nhỉ? Vì như các vị biết đấy, ông ở mọi nơi và không ở nơi nào cùng một lúc, và ông là một phiên bản được chiếu sáng trong đầu óc tôi, và ông ở giữa thật và ảo, do đó, hoàn toàn thực tế nếu ta biến người đàn ông này thành một hình ảnh ba chiều." Tất cả mọi người ngồi quanh bàn đều cười, nhưng câu chuyện đùa đó lại là một giải pháp tốt thế nên cuối cùng chúng tôi đã làmđúng như thế, Đây là cách chúng tôi đã làm.Chúng tôi quay Robert bằng sáu máy quay Ông được mặc màu xanh lá cây và ông giống như đang ở trong bể cá xanh lá cây vậy. Mỗi máy quay 60 độ của đầu ông, để trong hầu giai đoạn hậu kỳ chúng tôi có thể sử dụng bất kì góc độ nào chúng tôi cần, chúng tôi chỉ quay đầu của ông. Sáu tháng sau có một người khác ở trường quay, một diễn kịch câm, chỉ diễn lại cơ thể, một phương tiện vận chuyển cái đầu, Và anh này đội một chiếc mũ chùm kín đầu và cổ màu xanh lá cây để chúng tôi có thể xoá chiếc mũ đó trong giai đoạn hậu kỳ và thay đầu của Robert Lepage vào đó. Nên anh ấy đã trở thành người từ thời phục hưng, và trên phim nó trông như thế này. (Nhạc) (Video) Robert Lepage: [Như mọi khi, bức tranh của Arthur đã không giải thích được thách thức kĩ thuật. Tôi đã hàn lại phần dưới, nhưng chiếc van vẫn có lỗ hổng. Tôi đã cố nâng những tấm ván lên để giảm áp lực trong hộp âm thanh, nhưng chắc tôi đã đụng phải một dây chính. Nó vẫn kêu nhỏ quá.] Jacques Languirand: [Chuyện đó cũng bình thường mà. Nhạc cụ luôn luôn thể hiện giống mô hình của nó.] (Nhạc) Martin Villeneuve : Bây giờ thì những nhạc cụ đó Những nhạc cụ mà các bạn thấy trong trích đoạn này, là ví dụ thứ hai về cách thức mà sự hạn chế thúc đẩy sự sáng tạo, vì tôi đã rất cần những nhạc cụ này xuất hiện trong phim của tôi . Chúng là những nhạc cụ cần thiết. Những nhạc cụ được tưởng tượng ra. Chúng mang theo mình một câu chuyện rất hay. Thật ra thì tôi đã biết những nhạc cụ đó trông như thế nào trong trí tưởng tượng của tôi từ rất nhiều năm rồi. Nhưng vấn đề là tôi đã không có tiền để trả cho những thứ đó. Tôi không có đủ khả năng để mua chúng. Đó cũng là một vấn đề rất lớn. Làm sao mà bạn có được thứ mà bạn không có khả năng để chi trả cho nó? Và, bạn biết đấy, một buổi sáng tôi thức dậy cùng với một ý tưởng khá hay. Tôi đã nói, "Nếu như có người khác trả thay cho tôi thì sao nhỉ?" (Cười) Nhưng ai sẽ muốn mua bảy nhạc cụ còn chưa được làm ra lấy ý tưởng từ cơ thể phụ nữ? Và tôi đã nghĩ đến Cirque du Soleil ở Montreal, vì ai hiểu về loại thơ điên khùng mà tôi muốn đưa lên màn ảnh hơn họ chứ? Nên tôi đã tìm đến Guy Laliberte, tổng giám đốc của Cirque du Solei và giới thiệu ý tưởng điên rồ của tôi với anh ta với bản phác thảo như thế này cùng với tài liệu tham khảo bằng hình ảnh, và có chuyện khá kỳ diệu đã xảy ra. Anh ấy quan tâm đến ý tưởng này không phải vì tôi tới hỏi xin tiền của anh ấy mà là vì tôi đã đến gặp anh ấy với một ý tưởng hay làm cho tất cả mọi người đều hài lòng. Nó như một hình tam giác hoàn hảo trong đó người mua nghệ thuật hài lòng vì anh ấy có được nhạc cụ với giá rẻ vì chúng còn chưa được làm ra mà. Anh ấy đã đặt cược lớn dựa trên niềm tin. Và người nghệ sĩ, Dominique Engel, một người tuyệt vời anh ấy cũng đã rất hài lòng vì anh ấy đã có một dự án trong mơ để làm trong một năm. Và dĩ nhiên tôi cũng hài lòng vì tôi có được những nhạc cụ miễn phí cho bộ phim của tôi, và đó là thứ mà tôi đã cố gắng để có được Và tôi đã có chúng. Ví dụ cuối cùng của tôi về sự hạn chế đã thúc đẩy sự sáng tạo như thế nào xuất phát từ màu xanh lá cây, vì đây là một màu quái dị, một màu điên khùng, và cuối cùng bạn cần phải thay thế màn hình màu xanh lá cây và trước sau gì bạn cũng phải làm điều đó. Và một lần nữa tôi lại có khá nhiều ý tưởng trong đầu, về việc thế giới sẽ thành ra như thế nào, nhưng sau đó tôi lại quay lại trí tưởng tượng thời nhỏ của mình và tôi tìm đến tác phẩm của bậc thầy truyện tranh Bỉ François Schuiten ở Bỉ Đây cũng là một người mà tôi rất ngưỡng mộ, và muốn anh ta tham gia vào bộ phim này với vai trò một nhà thiết kế sản xuất. Nhưng mọi người đã nói với tôi, Martin à, điều đó là không thể, anh ấy quá bận và sẽ nói "không" đấy À, tôi đã nói, bạn biết không, thay vì bắt chước phong cách của anh ấy Tôi có thể gọi trực tiếp anh ta và hỏi và tôi đã gửi cho anh ta sách của tôi, và anh ta trả lời là anh ta quan tâm đến việc làm việc cùng với tôi trong bộ phim vì anh sẽ như con cá lớn trong bể cá nhỏ vậy, Nói theo một cách khác, ở đây có chỗ cho anh mơ mộng cùng tôi. Và tôi đã làm cùng với một trong những người hùng thời thơ ấu của mình vẽ từng khung ảnh xuất hiện trong phim biến nó thành Montreal trong tương lai. Thực sự rất tuyệt với khi được hợp tác với người nghệ sĩ tài năngmà mình ngưỡng mộ. Nhưng sau đó, bạn biết đấy, cuối cùng bạn phải biến tất cả những bản vẽ đó thành thực tế. Nên lại một lần nữa, giải pháp của tôi là phải tìm được người nghệ sĩ tốt nhất mà tôi có thể nghĩ ra. Và có một người ở Montreal, một người Quebec nữa tên là Carlos Monzon, anh ấy là một người tạo hiệu ứng hình ảnh rất giỏi. Anh ấy là người sáng tác chính trong những phim như "Avatar" và "Star Treak" và "Transformers," hay những dự án không ai biết tới như dự án này , và tôi biết anh ấy hoàn toàn phù hợp với công việc đó, tôi đã phải thuyết phục anh ấy, và thay vì làm cho bộ phim tiếp theo của Spielberg, anh ấy đã chấp nhận làm cho phim của tôi. Vì sao ư? Vì tôi đã cho anh ấy khoảng trời để mơ mộng. Nên nếu bạn không có tiền để cho mọi người hãy tấn công trí tưởng tượng của họ bằng thứ gì đó tốt đẹp nhất mà bạn có thể nghĩ đến. Đây là những gì đã xảy ra trong bộ phim này, và đó là cách mà bộ phim được làm, và chúng tôi tìm đến một công ty sản xuất hậu kỳ phim rất tốt. ở Montreal có tên Vision Globale, họ đã cho chúng tôi mượn 60 nghệ sĩ làm việc toàn thời gian trong sáu tháng để hoàn thành bộ phim điên khùng này. Nên tôi muốn nói với các bạn rằng, nếu bạn có những ý tưởng điên khùng nào đó trong đầu bạn, và mọi người nói với bạn rằng ý tưởng không thể thực hiện được, đó chính là lý do tốt hơn nữa để bạn muốn thực hiện ý tưởng đó, vì con người có xu hướng nhìn thấy vấn đề thay vì kết quả cuối cùng, bởi vì xét cho cùng, nếu bạn bắt đầu đối phó với những vấn đề xem chúng như đồng minh chứ không phải đối thủ của bạn, thì cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn theo cách tuyệt vời nhất có thể. Tôi đã trải qua rồi. Có thể cuối cùng bạn sẽ làm một dự án điên khùng nào đó, ai mà biết được, thậm chí bạn có thể lên sao Hỏa thì sao Cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói chuyện với bạn về 1 cách nghĩ hoàn toàn mới về sinh hoạt tình dục và giáo dục giới tính, bằng phép so sánh. Nếu nói chuyện với 1 người Mỹ ngày nay về sinh hoạt tình dục bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình không chỉ đang nói về sinh hoạt tình dục. Bạn cũng đang nói về bóng chày. Vì bóng chày là biểu tượng văn hóa bao trùm mà người Mỹ từng nghĩ và nói về sinh hoạt tình dục. và chúng ta biết thế vì toàn bộ ngôn ngữ tiếng Anh này có vẻ như dùng để nói về bóng chày nhưng thực ra lại dùng để nói về sinh hoạt tình dục. Vì thế, ví dụ, bạn là người giao bóng hoặc người bắt bóng, và điều này tương ứng với vai trò bạn là người chủ động hay tiếp nhận sinh hoạt tình dục. Tất nhiên, có cả các điểm tựa, liên hệ đến những sinh hoạt tình dục cụ thể diễn ra theo thứ tự rất cụ thể, dẫn đến việc ghi điểm hoặc thắng luôn lượt đấu, và thường phải có sự cọ sát trong âm đạo để đạt tới điểm cực khoái, ít nhất đối với đàn ông. (Tiếng cười) Bạn có thể đập bóng mạnh, nghĩa là bạn chẳng cần có hoạt động tình dục nào cả. Và nếu là cầu thủ dự bị, có lẽ bạn còn trong trắng hoặc một ai đó vì lí do nào đó không tham gia vào trò chơi, có lẽ vì tuổi tác hoặc khả năng hay bởi vì kĩ năng của bạn. Cái gậy là dương vật, và dãy ghế chờ ẩm ướt là âm hộ, hoặc âm đạo, một găng tay hoặc nột người bắt bóng là bao cao su. Cầu thủ thuận cả 2 tay là người lưỡng tính, và chúng ta sẽ là gay hoặc les nếu là đội đối phương. Và có chuyện thế này: "Nếu có cỏ trên sân, đánh bóng." Điều đó thường có nghĩa nếu một thanh niên, nhất là trường hợp cô gái trẻ, đã đủ tuổi để gia nhập cộng đồng, cô ấy đủ tuổi để quan hệ tình dục. Hình mẫu bóng chày này cực kỳ có vấn đề. Đó là phân biệt giới tính. Phân biệt dị tính. Đó là ganh đua. Đó là thực dụng. Điều này không thể tạo ra tình dục lành mạnh đối với thiếu niên hay người lớn. Nên ta cần 1 hình mẫu mới. Hôm nay tôi đến đây để đưa ra hình mẫu mới. Và nó dựa trên pizza. Pizza giờ được biết đến rộng rãi và hầu hết mọi người gắn nó với trải nghiệm tích cực. Nên hãy làm thế. Hãy lấy bóng chày và pizza để so sánh khi nói về 3 khía cạnh của sinh hoạt tình dục: khởi điểm cho sinh hoạt tình dục, những gì diễn ra khi sinh hoạt, và kết quả mong muốn của sinh hoạt tình dục, Vậy khi nào bạn chơi bóng chày? Bạn chơi bóng chày khi mùa bóng đến và khi có trận đấu diễn ra theo lịch. Đó không hoàn toàn là lựa chọn của bạn. Nếu là đêm hội diễn hay đêm tân hôn hoặc ở bữa tiệc hoặc khi cha mẹ không ở nhà, "Này, đập bóng thôi." Hãy tưởng tượng bạn nói với huấn luyện viên, "Uh, hôm nay tôi không khỏe, có lẽ tôi sẽ nghỉ trận này." Đó không phải cách nó xảy ra. Khi bạn tụ tập để chơi bóng chày, ngay lập tức bạn sẽ vào 2 đội đối lập, 1 đội tấn công, 1 đội phòng thủ, ai đó sẽ cố vào sâu trong sân. Đó thường là kí hiệu cho đàn ông. Ai đó sẽ cố cản người khác vào sâu trong sân. Đó là kí hiệu cho phụ nữ. Như thế là ganh đua. Chúng ta không chơi cùng nhau. Chúng ta đối chọi nhau. Và khi bạn tới chơi bóng chày, chẳng ai cần nói chúng ta sẽ làm gì hay trận bóng chày này lợi ích ra sao. Mọi người đều biết luật. Bạn chỉ cần nhận vị trí và chơi bóng. Nhưng khi có pizza thì thế nào? Bạn mua pizza khi bạn thèm ăn pizza. Nó bắt đầu bằng cảm giác, ham muốn, hay nhu cầu nội tại. "Huh. Tôi muốn ăn pizza." (Tiếng cười) Vì là ham muốn nội tại, chúng ta chủ động kiểm soát chuyện đó. Tôi biết mình đang đói nhưng cũng biết bây giờ không phải lúc để ăn. Và khi ta ăn pizza cùng ai đó, chúng ta không ganh đua với nhau, chúng ta mong chờ trải nghiệm mà cả 2 cùng chia sẻ làm cả 2 vui thích, hài lòng và khi bạn ăn pizza cùng ai đó, trước tiên bạn làm gì? Bạn nói về nó. Nói về điều bạn muốn. Nói về điều bạn thích. Bạn có thể thỏa thuận nữa. "Bạn thấy pepperoni thế nào?" (tiếng cười) "Không nhiều lắm, tớ là người thích ăn nấm." "Vậy, chúng ta có thể ăn nửa này nửa kia." Cả khi bạn đã từng ăn pizza với ai đó trong khoảng thời gian dài, không phải bạn vẫn nói "Gọi như thường lệ nhé?" (Tiếng cười) "Hay cái gì đó khác lạ hơn?" Okay, khi bạn chơi bóng chày, nếu ta nói về lúc đang quan hệ tình dục, khi chơi bóng chày, bạn cần về các gôn theo đúng thứ tự từng cái một. Bạn không thể đánh bóng rồi chạy về sân phải. Làm thế không được. Bạn cũng không thể về gôn 2 và nói, "Tôi thích chỗ này. Tôi ở lại đây." Không. Và tất nhiên, với bóng chày, giống như có những trang bị và kĩ năng cần thiết. Không phải ai cũng chơi được bóng chày. Nó khá khác biệt. Okay, còn pizza thì sao? Khi ta cố hình dung pizza có gì tốt, không phải đó là niềm sảng khoái sao? Có hàng triệu loại pizza khác nhau. Có hàng triệu kiểu trải khác nhau. Có hàng triệu cách ăn pizza khác nhau. Chúng không có gì sai. Chúng chỉ khác nhau. Trong trường hợp này, khác biệt là tốt, vì như thế sẽ tăng cơ hội để chúng ta có trải nghiệm thỏa mãn. Cuối cùng, kết quả mong muốn của bóng chày là gì? Trong bóng chày, bạn chơi để thắng. Bạn ghi nhiều điểm nhất có thể. Luôn có người thắng cuộc trong bóng chày, nghĩa là luôn có người thua cuộc trong bóng chày. Nhưng pizza thì sao? Với pizza, thì không như thế... không có chiến thắng. Làm sao bạn thắng trò pizza? Bạn không thắng. Nhưng bạn tìm kiếm, "Chúng ta có thỏa mãn không?" Đôi khi có thể có mức độ khác nhau với thời điểm khác nhau hay với người khác hoặc trong ngày khác. Và ta quyết định khi nào mình thấy thỏa mãn. Nếu vẫn đói, ta có thể ăn thêm. Dù nếu ăn quá nhiều, dường như, bạn sẽ chán ngấy. (Tiếng cười) Vậy nếu ta đưa hình mẫu pizza này bao phủ nó lên giáo dục giới tính? Rất nhiều kiến thức giới tính ngày nay bị ảnh hưởng lớn bởi hình mẫu bóng chày, và nó tạo ra giáo dục không những vô ích mà còn là tình dục không lành mạnh với thanh niên. Và những người trẻ ấy trở nên già đi. Nhưng nếu ta tạo ra giáo dục giới tính giống như pizza, ta có thể tạo nền giáo dục khuyến khích con người nghĩ về ham muốn của riêng họ, đưa ra quyết định chín chắn về điều họ muốn, để nói với người đối tác của họ, và không nhắm đến kết quả bên ngoài mà là cảm giác thỏa mãn, mà ta quyết định. Có thể bạn chú ý trong phép so sánh giữa bóng chày và pizza, với bóng chày, tất cả là yêu cầu. Chúng đều là dấu chấm than. Nhưng với hình mẫu pizza, chúng là chấm hỏi. Và ai sẽ trả lời những câu hỏi đó? Bạn trả lời. Tôi trả lời. Nên hãy nhớ, khi ta nghĩ về giáo dục giới tính và sinh hoạt tình dục, bóng chày, bạn thua cuộc. Pizza là cách nghĩ lành mạnh, sinh hoạt tình dục thỏa mãn, và giáo dục giới tính toàn diện, tốt đẹp. Rất cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Vâng, Arthur C.Clarke, một tác giả truyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng từ những năm 50, đã từng nói: "Chúng ta đánh giá quá cao công nghệ trong ngắn hạn, và đánh giá quá thấp chúng trong lâu dài." Và tôi nghĩ rằng đó là một trong những nỗi lo mà chúng ta nhận thấy về chuyện công việc bị mất đi do trí thông minh nhân tạo và những con robot. Đó là vì chúng ta đang đánh giá quá cao công nghệ trong ngắn hạn. Nhưng tôi cũng lo ngại về việc liệu chúng ta có tiếp cận được công nghệ mà cần thiết cho lâu dài hay không. Bởi vì các nhà nhân khẩu học thực sự đang để lại cho chúng ta rất nhiều công việc cần làm và chúng ta, xã hội của chúng ta, sẽ phải được xây dựng trên đôi vai sắt thép của robot trong tương lai. Vì thế, tôi lo rằng chúng ta sẽ không có đủ những con robot. Nhưng nỗi sợ mất việc bởi vì công nghệ đã hiện diện trong khoảng một thời gian dài. Trở về1957, có phim Spencer Tracy, Katharine Hepburn. Và bạn biết nó kết thúc thế nào rồi đấy, Spencer Tracy đã mang một máy tính, hệ thống máy tính năm 1957, để giúp đỡ các thủ thư. Các thủ thư trong công ty sẽ làm những việc như trả lời cho các nhà quản trị, "Tên con tuần lộc của ông già Noel là gì?" Và họ sẽ tìm kiếm thông tin đó Và hệ thống máy tính này sẽ giúp họ. Vâng tất nhiên, một máy tính vào năm 1957 sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều. Các thủ thư đã lo sợ công việc của họ sẽ biến mất. Nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Số lượng việc làm cho thủ thư tăng lên trong một thời gian dài sau năm 1957. Cho đến khi Internet vào cuộc, Các trang web và công cụ tìm kiếm cùng tham gia và nhu cầu cần thủ thư đã giảm xuống. Và tôi nghĩ rằng tất cả mọi người từ năm 1957 đã hoàn toàn đánh giá thấp mức độ công nghệ mà tất cả chúng ta đang có trong tay và trong hành trang của mình ngày hôm nay. Và chúng ta chỉ hỏi rằng: "Tên chú tuần lộc của ông già Noel là gì?" và được trả lời ngay lập tức-- hoặc bất cứ điều gì khác mà chúng ta muốn hỏi. Bằng cách này, tiền lương cho thủ thư tăng nhanh hơn tiền lương cho những công việc khác tại Hoa Kỳ trong cùng khoảng thời gian đó, bởi vì nhân viên thư viện đã trở thành đối tác của máy tính. Máy tính đã trở thành công cụ, và họ có nhiều công cụ để sử dụng và trở nên hiệu quả hơn trong thời gian đó. Một điều tương tự đã xảy ra trong giới văn phòng. Ngày trước, con người sử dụng bảng tính. Bảng tính là những cọc giấy dàn trải, và họ tính toán bằng tay. Nhưng có một điều thú vị theo sau. Với cuộc cách mạng khoảng những năm 1980 của PC, các chương trình bảng tính đã được điều chỉnh cho các nhân viên văn phòng, chứ không phải để thay thế họ, nó tôn trọng các nhân viên văn phòng ở khả năng lập trình. Do đó, nhân viên văn phòng trở thành lập trình viên của bảng tính. Nó gia tăng khả năng của họ. Họ không còn phải làm những tính toán nhàm chán, mà còn có thể làm cái gì đó nhiều hơn thế nữa. Bây giờ, chúng ta bắt đầu thấy những con robot trong cuộc sống của mình. Bên trái đây là PackBot từ iRobot. Khi các binh sĩ gặp phải những quả bom ven đường tại Iraq và Afghanistan, thay vì mặc áo chống bom rồi ra ngoài và dò dẫm với một cây gậy, như cách họ vẫn làm cho đến khoảng năm 2002, bây giờ họ gửi robot đến. Các con robot sẽ đảm đương các công việc nguy hiểm. Bên phải là một số TUGs từ một công ty tên là Aethon ở Pittsburgh. Có ở hàng trăm bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ Và họ lấy các tấm trải giường bẩn đem giặt. Họ mang các chén đĩa bẩn trở lại nhà bếp. Họ mang thuốc men từ hiệu thuốc. Và họ giúp giải phóng các y tá và trợ lý của y tá khỏi công việc nhàm chán là đẩy xe công cụ loanh quanh một cách máy móc mà dành nhiều thời gian với các bệnh nhân. Trong thực tế, các robot đã trở nên phổ biến trong cuộc sống chúng ta bằng nhiều cách. Nhưng tôi nghĩ rằng đi kèm với các robot từ nhà máy, người ta cũng có đâu đó nỗi sợ bởi vì robot nhà máy thì nguy hiểm để tiếp cận. Để lập trình chúng, bạn phải hiểu vector sáu chiều và quaternions (bộ bốn). Và những người bình thường không thể tương tác với chúng. Và tôi nghĩ rằng đó là loại công nghệ đi sai hướng. Nó đã thay thế nhân viên bằng công nghệ. Và tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự cần phải nhìn vào công nghệ theo cách mà các công nhân bình thường có thể tương tác với chúng. Và vì vậy tôi muốn nói với bạn, ngày hôm nay, về Baxter, người mà chúng ta vẫn hay nhắc đến. Và Baxter, tôi thấy, như một làn sóng đầu tiên của robot là những người bình thường có thể tương tác với trong một thếp lập công nghiệp hóa. Thế nên, Baxter ở đây. Đây là Chris Harbert từ Rethink Robotics Chúng tôi có một băng chuyền ở kia. Và nếu ánh sáng không quá chói -- Ah, ah! Nó kìa. Nó bốc dỡ những đồ vật khỏi băng chuyền. Nó sẽ mang chúng lại đây và đặt xuống. Và sau đó nó sẽ quay trở lại, tiếp cận với một đồ vật khác. Điều thú vị là Baxter có một số phản ứng cơ bản chung. Tiện thể, điều gì đang xảy ra với đôi mắt thế? Đôi mắt là trên màn hình đó. Cặp mắt nhìn về phía trước, nơi con robot sẽ di chuyển tới. Vì vậy một người đang tương tác với robot sẽ biết được nơi nó sẽ đi tới và sẽ không ngạc nhiên bởi những chuyển động của nó. Kìa Chris đã lấy đồ vật ra khỏi bàn tay của nó, và Baxter đã không đi và cố gắng đặt nó xuống; nó đã trở lại và nhận ra nó phải có được một vật khác. Thông thường, nó đi và chọn các món đồ. Và Baxter thì an toàn để tương tác, Bạn sẽ không muốn làm điều này với một robot công nghiệp hiện tại. Nhưng với Baxter, mọi việc sẽ ổn cả. Nó cảm nhận được lực và hiểu rằng Chris ở đó. và không đẩy anh ta ra và làm đau anh. Nhưng tôi nghĩ rằng những điều thú vị nhất về Baxter là giao diện người dùng. Và vì vậy Chris sẽ đến và bắt lấy cánh tay kia bây giờ. Và khi anh ấy bắt lấy cánh tay, nó đi vào chế độ không trọng lực. và đồ họa hiện lên trên màn hình. Bạn có thể thấy một số biểu tượng ở bên trái của màn hình hiện thị về cánh tay phải của nó. Anh ấy sẽ đặt một cái gì đó vào bàn tay của nó, anh ấy sẽ mang nó tới đây, bấm nút và buông tay khỏi món đồ anh đang giữ. Và con robot nhân ra, ah, anh ta ám chỉ rằng tôi muốn đặt mọi thứ xuống. Nó đặt một biểu tượng nhỏ ở kia. Anh ta đến đây, và nắm chặt những ngón tay với nhau, và robot suy luận rằng, ah, bạn muốn một đồ vật để cho tôi cầm lên. Điều đó tạo nên một biểu tượng màu xanh ở kia. Anh ấy sẽ vạch ra phần diện tích nơi con robot nên chọn đồ vật để nâng lên. Nó sẽ chỉ di chuyển xung quanh, và robot sẽ hiểu ra đó là khu vực tìm kiếm. Anh ấy không phải chọn từ trình đơn. Và bây giờ anh ấy sẽ đi ra và vẽ ra hình dạng của món đồ đó. trong khi chúng ta tiếp tục nói chuyện. Vì vậy, khi chúng ta tiếp tục ở đây, Tôi muốn cho bạn biết về nó sẽ là như thế nào trong các nhà máy. Các robot chúng ta đang vận chuyển mỗi ngày. đi đến các nhà máy từ khắp đất nước. Đây là Mildred. Mildred là một công nhân nhà máy ở Connecticut. Cô làm việc trong dây chuyền từ hơn 20 năm nay. Một giờ sau khi cô ấy thấy con robot công nghiệp đầu tiên của mình, cô ấy đã lập trình nó để làm một số công việc trong nhà máy. Cô biết mình thực sự thích những con robots này. Và nó đã làm các công việc lặp đi lặp lại đơn giản mà cô đã phải làm trước đây. Bây giờ cô ấy để robot làm việc đó. Khi chúng tôi lần đầu tiên đến nói chuyện với những người trong nhà máy về cách làm thế nào để chúng tôi có thể làm những con robots tương tác tốt hơn, một trong những câu hỏi mà chúng tôi đã đặt ra cho họ, "Bạn có muốn con bạn làm việc trong một nhà máy?" Câu trả lời phổ biến là "Không, tôi muốn một công việc tốt hơn cho con em tôi." Và kết quả là, Mildred là điển hình của những công nhân nhà máy ngày nay tại Hoa Kỳ. Họ đang già, và họ ngày càng già và già hơn. Không có nhiều người trẻ đến nhà máy làm việc. Và khi nhiệm vụ của họ trở nên nặng nề hơn, chúng ta cần phải cung cấp cho họ các công cụ mà họ có thể cộng tác, do đó, họ có thể là một phần của giải pháp, rồi họ có thể tiếp tục làm việc và chúng tôi có thể tiếp tục sản xuất ở Mỹ. Và với tầm nhìn của chúng tôi thì Mildred từ người công nhân dây chuyền sẽ trở thành một huấn luyện robot. Cô chuyển đổi vai trò, như là nhân viên văn phòng của những năm 1980 nâng tầm cuộc chơi của mình. Chúng tôi không cho họ những công cụ mà họ cần phải nghiên cứu trong nhiều năm liền để có thể sử dụng. Đó là những công cụ mà họ chỉ học cách hoạt động trong vòng vài phút. Có hai nguồn lực lớn đều tự nguyện nhưng không thể tránh khỏi. Đó là biến đổi khí hậu và nhân khẩu học. Nhân khẩu học thực sự sẽ thay đổi thế giới của chúng ta. Đây là tỷ lệ phần trăm những người ở độ tuổi đi làm. Và tỉ lệ đó đi xuống một chút trong 40 năm qua. Nhưng trong 40 năm tiếp theo, nó sẽ thay đổi đáng kể, ngay cả ở Trung Quốc. Tỷ lệ phần trăm của người ở độ tuổi lao động sẽ giảm đáng kể. Và xảy ra theo một cách khác, số người ở tuổi nghỉ hưu tăng lên rất nhanh, rất nhanh. khi mà thế hệ được sinh ra sau chiến tranh giờ đã đến tuổi nghỉ hưu. Đó có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn với ít tiền an sinh xã hội hơn. cạnh tranh trong các dịch vụ. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta già đi và yếu hơn và chúng ta không thể làm tất cả các công việc mà mình đã từng làm. Nếu chúng ta nhìn vào các số liệu thống kê về tuổi của những người chăm sóc, trước mắt chúng ta những người chăm sóc ngày một già hơn. Điều đó xảy ra theo thống kê vào thời điểm này. Và nếu như lượng người trên tuổi nghỉ hưu ngày một già hơn và tăng lên, sẽ có ít người để chăm sóc họ. Và tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự cần sự giúp đỡ của những con robots. và tôi không có ý nói những con robots như là những người bầu bạn. Tôi muốn nói tới những con robots để làm những công việc đơn giản cho chúng ta. những công việc trở nên khó hơn khi chúng ta già hơn. Lấy thực phẩm từ trong xe, lên cầu thang, vào nhà bếp. Hoặc thậm chí, khi chúng ta già đi nhiều hơn, lái xe của mình để đi thăm người khác. Và tôi nghĩ rằng robot mang lại cho con người một cơ hội để có địa vị khi chúng ta già đi bằng cách kiểm soát của các giải pháp robot. Vì vậy, họ sẽ không phải dựa vào những người ngày càng trở nên khan hiếm để giúp họ. Và vì vậy tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta sẽ chi tiêu nhiều thời gian hơn với các robot như Baxter và làm việc với các robot như Baxter trong cuộc sống hàng ngày của mình. Và rằng chúng ta sẽ... Ở đây, Baxter, tốt đấy. Và dẫn đến việc tất cả chúng ta sẽ dựa vào robot trong 40 năm nữa. như là một phần cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ngày nay mọi thứ đều có sự liên kết nhất định với nhau. Là một người Anh-điêng Shinnecock, tôi đã được nuôi dạy để học được điều đó. Chúng tôi là một bộ tộc đánh bắt cá nhỏ sống ở vùng Đông Bắc đảo Long Island gần thị trấn Southampton thuộc New York. Khi tôi còn nhỏ, vào một ngày hè nắng nóng, tôi cùng ông nội ngồi dưới ánh nắng mặt trời Bầu trời trong không một gợn mây. Và chỉ sau một lúc tôi đã bắt đầu đổ mồ hôi. Rồi ông tôi chỉ lên bầu trời và nói: " Kìa, cháu có nhìn thấy không? Trên đó là một phần của cháu đó Chính nguồn nước của cháu đã tạo nên những đám mây rồi chúng lại biến thành mưa tưới nước cho cây và nuôi sống động vật" Trong quá trình khám phá về những vấn đề về tự nhiên cái mà có khả năng chỉ ra những mối liên hệ trong cuộc sống của chúng ta, Tôi bắt đầu theo đuổi những cơn bão từ năm 2008 sau khi nghe con gái tôi nói, " Mẹ. mẹ nên làm như vậy" Và 3 ngày sau, khi đang lái xe rất nhanh, tôi nhận ra mình đang cuốn theo rất nhanh một đám mây kì lạ to khổng lồ cái có khả năng sản sinh ra những viên đá to như những quả bóng nhỏ và những cơn lốc xoáy vô cùng ngoạn mục, mặc dù khả năng xảy ra điều đó chỉ là 2%. Những đám mây như vậy có thể trở nên rất lớn, với chiều rộng lên tới 50 dặm và nó chiếm một khoảng không lên tới 65000 feet. Chúng có thể to đến mức che đi mọi ánh sáng, và sẽ rất tối tăm và đáng sợ nếu bạn đứng dưới sự bao trùm rộng lớn cúa chúng. Săn đuổi những cơn bão là những trải nghiệm đầy tính xúc giác. Kèm theo nó là từng đợt gió nóng ẩm thổi ập đằng sau lưng bạn mùi vị của mặt đất, của lúa mì, cỏ và cả vô vàn những hạt tích điện li ti nữa. Và sau đó sẽ xuất hiện những đám mây đầy màu sắc. với hình dạng những viên đá, hầu hết là màu xanh lục và xanh ngọc lam. Tôi đã biết được sự đáng sợ của những tia sấm sét. Ngày trước tóc tôi từng là tóc thẳng. (Cười) Tôi chỉ đùa chút thôi. (Cười) Điều mà khiến tôi thực sự thích thú về những cơn bão như thế này đó là sự chuyển động của chúng, cách chúng xoáy tròn rồi uốn lượn với những đám mây dung nham cuộn tròn từng đợt như hình những chiếc đèn. Chúng giống như những con quái vật đáng yêu. Mỗi khi tôi chụp được những bức ảnh của chúng, tôi lại bất chợt nhớ đến lời dạy của ông mình. Vào khoảnh khắc tôi đứng bên dưới chúng, Cái tôi nhìn thấy không chỉ đơn thuần là những đám mây, mà tôi đã hiểu rằng điều tôi đang rất may mắn được chứng kiến giờ đây giống như một phiên bản thu nhỏ của quá trình hình thành nên dải ngân hà, hệ mặt trời hay mặt trời và thậm chí là cả hành tinh chúng ta đang sống. Với tất cả sự thân thiết của tôi dành cho các bạn. Xin cảm ơn! ! ( Vỗ tay) Nếu một chiếc máy có thể trở thành một vận động viên thì điều này có ý nghĩa gì? Chúng tôi sẽ trình bày về mô hình của một vận động viên bằng máy cũng như phương pháp nghiên cứu để tạo ra thiết bị này cùng với sự trợ giúp của các thiết bị bay được gọi là máy bay bốn cánh, hay nói ngắn gọn là quad Quad đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài Lý do mà ngày nay quad trở nên rất phổ biến là vì nó được cấu tạo rất đơn giản Bằng việc điều khiển tốc độ của 4 cánh quạt, thiết bị này có thể cuộn tròn, ném bóng, đảo lái đồng thời tăng tốc theo các hướng phổ biến. Phía trên của nó là một cục pin, một máy vi tính, rất nhiều thiết bị cảm ứng và thiết bị phát sóng không dây. Quads cực kỳ nhanh lẹ, nhưng chính sự nhanh lẹ này cũng sẽ tăng giá thành của nó. Thiết bị này vốn đã không cân bằng, do vậy nó cần một vài bộ điều khiển hồi tiếp tự động giúp nó có thể bay lên được Vậy quy trình đó diễn ra thế nào? Máy quay trên trần nhà và một máy tính cá nhân sẽ đóng vai trò như một hệ thống định vị toàn cầu trong nhà Nó được dùng để xác định các vật thể trong không gian những vật thể này có được gắn thiết bị phản chiếu dữ liệu từ các thiết bị phản chiếu này sau đó sẽ được gửi đến một máy tính cá nhân khác máy tính này thực hiện việc tính toán và kiểm soát các thuật toán sau đó sẽ gửi các câu lệnh cho máy quad máy quad cũng tính toán và thực hiện các thuật toán Và đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các thuật toán Thật kì diệu khi những thiết bị như quad có thể được hiện thực hóa Vậy thì các thuật toán đã được thiết kế thế nào để có thể tạo ra một vận động viên bằng máy? Chúng tôi sử dụng khá rộng rãi một thiết kế được gọi là thiết kế mô hình Đầu tiên chúng tôi sử dụng mô hình toán học để hiển thị các chuyển động vật lý về cách thức thiết bị này vận hành Sau đó chúng tôi sử dụng một phép toán được gọi là thuyết điều khiển để phân tích các mô hình này đồng thời cũng đồng bộ hóa các thuật toán để điều khiển các mô hình Ví dụ, để làm cho quad bay liệng được Trước hết chúng tôi ghi các chuyển động bằng một loạt các phép toán khác nhau Sau đó chúng tôi thực hiện các phép toán này với sự trợ giúp của thuyết điều khiển nhằm tạo ra các thuật toán giữ thăng bằng cho quad. Bây giờ tôi sẽ mô tả sức mạnh của cách làm này Ví dụ chúng tôi muốn thiết bị quad này không chỉ bay liệng mà còn giữ thăng bằng được cái cọc này Bằng một chút thực hành thì rõ ràng con người cũng có thể thực hiện được mặc dù chúng ta có lợi thế là có thể đứng thẳng 2 chân trên mặt đất và sử dụng đôi bàn tay rất khéo léo Thì cũng sẽ hơi khó khăn một chút khi chúng ta chỉ đứng một chân trên sàn và khi không sử dụng đôi tay của mình Hãy chú ý cách chúng tôi đặt thiết bị phản chiếu trên đầu chiếc cọc này Điều đó có nghĩa là có thể định vị được chiếc cọc trong không gian (Vỗ tay) Bạn có thể thấy rằng chiếc máy quad này điều chỉnh rất hợp lý để giữ thăng bằng chiếc cọc Vậy chúng tôi đã thiết kế các thuật toán để thực hiện động tác này ra sao? Chúng tôi đã thêm mô hình toán học của chiếc cọc vào mô hình toán học của quad Khi đã có được một mô hình hệ thống liên kết quad và cọc chúng tôi có thể sử dụng thuyết điều khiển để tạo ra các thuật toán điều khiển cọc Đây, các bạn có thể thấy chiếc cọc thăng bằng và ngay cả khi tôi huých nhẹ thì nó vẫn trở về vị trí thăng bằng rất tốt. Chúng tôi cũng có thể tăng khả năng của mô hình lên bao gồm việc lựa chọn điểm di chuyển trong không gian cho quad Sử dụng thiết bị này, cũng có gắn bộ phận phản hồi, Tôi có thể chỉ vào nơi tôi muốn máy quad đến ở cách tôi một ví trí xa Điểm mấu chốt của chuyển động biểu diễn này là các thuật toán được thiết kế với sự trợ giúp từ các mô hình toán học cũng như thuyết điều khiển. BÂy giờ tôi sẽ yêu cầu quad quay trở lại đây và thả chiếc cọc xuống và sau đó tôi sẽ diễn tả tầm quan trọng của việc hiểu rõ các mô hình vật lý đồng thời hiểu được cơ chế vận hành của thế giới vật lý Hãy chú ý cách quad hạ độ cao Khi tôi đặt cốc nước này lên quad Không giống như chiếc cọc giữ thăng bằng, tôi sẽ không tích hợp mô hình toán học của cốc nước vào hệ thống của quad. Mà thực tế là, hệ thống này thậm chí còn không biết là cốc nước đang ở trên quad. Cũng như lần trước, tôi cũng sẽ dùng thiết bị chỉ này để yêu cầu quad di chuyển đến nơi tôi muốn . (Vỗ tay) Được rồi, bây giờ chắc bạn đang tự hỏi Tại sao nước không bị đổ ? Có hai sự thật: Một là, trọng lực tác động lên mọi vật theo cùng một cách. Hai là các cánh quạt của máy quad đều chỉ vào cùng một hướng với chiếc cốc, cùng chỉ lên trên. Bây giờ kết hợp hai diều này với nhau, sẽ ra kết quả là mọi lực tác động lên chiếc cốc đều nhỏ và chủ yếu chịu tác động của khí động học, khi đó tốc độ đều bị triệt tiêu do vậy bạn sẽ không cần phải tạo mô hình chiếc cốc. cho dù quad có làm gì thì nước cũng không đổ ra được (Vỗ tay) Có một bài học ở đây là một vài nhiệm vụ khó hơn lại thường trở nên dễ dàng hơn so với những nhiệm vụ khác và khi hiểu được cơ chế vật lý của vấn đề có thể giúp bạn biết cái gì khó và cái gì dễ Trong trường hợp này, việc mang một cốc nước là dễ dàng Việc giữ thăng bằng chiếc cọc lại là việc khó khăn. Ai trong số chúng ta cũng đều nghe về các câu chuyện của các vận động viên có thể thực hiện các màn biểu diễn trong khi đang bị chấn thương Vậy liệu một chiếc máy như quad có thể thực hiện được nhiệm vụ khi bị hư hỏng nặng không? Theo lẽ thường thì bạn cần ít nhất là 4 cánh để có thể giúp cho quad bay lên vì có 4 khả năng mà quad có thể thực hiện như: cuộn tròn, lao xuống, bay liệng và tăng tốc. với những máy bay sáu và tám cánh thì có thể thiếu một số cánh cũng không sao nhưng với máy bay 4 cánh thì phổ biến bởi nó chỉ có tối thiểu 4 cánh cố định Vậy chúng có thể làm được điều tôi vừa nói không? Nếu phân tích mô hình toán học của quad với duy nhất 2 cánh có khả năng hoạt động chúng ta sẽ phát hiện ra rằng có một cách để nó bay Chúng tôi bỏ khả năng điều khiển việc bay liệng nhưng những khả năng còn lại như cuộn tròn, lao xuống và tăng tốc vẫn điều khiển được bằng các thuật toán sẽ giúp tìm ra cấu hình mới này các mô hình toán học sẽ nói cho chúng ta biết chính xác khi nào và tại sao có thể làm được như vậy. Trong ví dụ này, với kiến thức đó đã cho phép chúng tôi thiết kê nên những thiết kế máy mới lạ hoặc thiết kế các thuật toán thông minh giúp xử lý các hỏng hóc một cách êm xuôi giống như các vận động viên thật thay vì tạo ra các máy bay thừa cánh Chúng tôi không thể không nín thở khi xem một vận động viên nhào lộn trong nước, hoặc khi vận động viên nhẩy xào lộn vào trên không sau đó nhanh chóng tiếp đất. Liệu vận động viên lặn có thể thực hiện trọn vẹn cú lao xuống nước Liệu vận động viên nhẩy xào có thể tiếp đất chính xác? Giả dụ chúng ta muốn quad thực hiện màn bay vụt 3 lần và hoàn thành đúng điểm mà nó bắt đầu. Màn trình diễn này có thể xảy ra rất nhanh đến nỗi chúng ta không thể sử dụng việc phản hồi vị trí để chỉnh sửa chuyển động khi đang bay Vì đơn giản là không đủ thời gian. Thay vào đó, việc quad có thể thực hiện là trình diễn một cách mò mẫm hãy xem nó hoàn thành màn trình diễn này thế nào và sau đó chúng tôi sử dụng thông tin để chỉnh sửa hành vi của quad để lần bay tiếp theo sẽ diễn ra tốt đẹp hơn. Tương tự như vận động viên lặn và nhẩy xào, chỉ với việc thực hành liên tục thì màn trình diễn có thể được thực hiện và rút kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao nhất (Vỗ tay) Việc đánh trúng một quả bóng đang chuyển động là một kĩ năng cần thiết đối với nhiều môn thể thao Làm thế nào để một chiếc máy có thể thực hiện được Liệu một vận động viên có thể biểu diễn mà không cần nỗ lực không? (Vỗ tay) Ngay trên đầu của quad có một cái vợt với một đốm nhỏ bằng quả táo, không quá to Cứ sau 20 phần nghìn giây thì các phép toán sau được thực hiện tương đương 50 lần mỗi giây Trước hết chúng tôi xác định vị trí quả bóng sẽ bay đến Sau đó chúng tôi tính toán xem quad sẽ đánh bóng thế nào để nó có thể bay đến vị trí bóng được ném tới Thứ 3, có một quỹ đạo được tạo ra để đưa quad từ vị trí hiện tại đến vị trí tương tác với bóng Thứ 4, Chúng tôi chỉ thực hiện giá trị của 20 phần nghìn giây cho quy trình đó Hai mươi phần nghìn giây sau, toàn bộ quy trình được lặp lại cho đến khi quad có thể đánh trúng quả bóng. (Vỗ tay) Những cỗ máy không chỉ tự thực hiện các màn biểu diễn vận động mà còn thực hiện các màn biểu diễn cùng nhiều cỗ máy khác Và đây là màn trình diễn phối hợp của 3 máy bay quad để nâng tấm lưới lên (Vỗ tay) Chúng trình diễn cực kỳ xuất sắc và mang tính phối hợp cao để tung quả bóng trả lại cho tôi. Các bạn chú ý nhé, khi duỗi hết ra, những máy bay quad này sẽ ở vị trí thẳng đứng (Vỗ tay) Thực tế, khi mở rộng hết cỡ nó sẽ lớn hơn gấp 5 lần so với những gì mà một vận động viên nhẩy mạo hiểm có thể cảm nhận khi kết thúc cú lăng người Các thuật toán để thực hiện được động tác này thì tương tự như khi một chiếc quad đánh bóng lại phía tôi. Các mô hình toán được sử dụng nhằm không ngừng lặp lại quy trình phối hợp 50 lần mỗi giây. Những gì mà chúng ta vừa chứng kiến từ đầu tới giờ về những chiếc máy bay và khả năng của chúng. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta kết hợp chiếc máy thể thao này với khả năng thể thao của một con người? Trước mặt tôi lúc này là một thiết bị thương mại cảm biến hành vi chủ yếu được sử dụng để chơi trò chơi. Thiết bị này có thể nhận dạng được các bộ phận khác nhau trên cơ thể tôi khi tôi di chuyển thực tế ở ngoài Cũng tương tự như thiết bị điều khiển tôi dùng để chỉ lúc trước chúng ta cũng sử dụng thiết bị cảm biến này như một thiết bị đầu vào của hệ thống Bây giờ chúng ta có một cách tương tác tự nhiên với thuật toán của các máy quad thông qua các cử động của tôi (Vỗ tay) Tương tác này không cần phải ảo. Ví dụ như chiếc máy bay quad này. Nó đang cố gắng đứng yên ở một điểm cố định trong không gian. Nếu tôi cố gắng di chuyển nó đi chỗ khác, nó sẽ kháng cự lại, và sau đó lại trở về vị trí mà nó muốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi hành vi này. Chúng ta có thể sử dụng các mô hình toán học để tính toán lực tác động lên quad. Khi mà chúng ta biết được lực này, chúng ta có thể thay đổi các quy luật vật lý, tất nhiên là phải phù hợp với quad Và đây, máy bay quad đang chuyển động như thể nó đang ở trong một dung dịch lỏng. Giờ đây chúng ta có một cách tối ưu để tương tác với một chiếc máy. Tôi sẽ sử dụng khả năng mới này để điều khiển chiếc máy bay có gắn máy quay này tới một vị trí phù hợp để có thể ghi hình phần còn lại của quá trình mô tả này. Và như vậy chúng ta đã có thể tương tác vật lý với những chiếc máy bay bốn cánh quad đồng thời có thể thay đổi quy luật vật lý. Chúng ta cùng làm một thí dụ vui nhé. Tiếp theo bạn sẽ được chứng kiến những chiếc máy bay bốn cánh này ban đầu sẽ di chuyển như thể chúng đang ở trên sao Diêm Vương Và khi trọng lực tăng dần lên cho đến khi tất cả chúng ta quay trở về Trái đất, nhưng tôi đảm bảo với các bạn là chúng ta sẽ không thể lên đó được đâu Được rồi, bắt đầu nhé (Cười) (Cười) (Vỗ tay) Úi chà! Chắc hẳn lúc này các bạn đang nghĩ những chiếc máy bay này đang vui vẻ lắm có lẽ các bạn cũng đang tự hỏi Tại sao họ lại tạo ra một cách chính xác được những vận động viên máy ? Một vài phỏng đoán về việc đóng vai trong thế giới động vật đó là các kĩ năng mài và phát triển các năng lực của bản thân. Những người khác nghĩ rằng có nhiều vai trò xã hội hơn, và nó được dùng để kết nối nhóm lại. Tương tự chúng tôi sử dụng sự bắt chước các động tác trong thể thao và các môn điền kinh để tạo ra những thuật toán mới cho các thiết bị điện tử để thúc đẩy các thiết bị này đạt đến những giới hạn của mình. Tốc độ của các thiết bị điện tử này sẽ có tác động gì lên cuộc sống của chúng ta? Cũng giống như tất cả những sáng tạo và sự cải tiến trước đây chúng đều được dùng để cải thiện khả năng của con người hoặc cũng có thể bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích Đây không phải là một lựa chọn kĩ thuật; mà là lựa chọn xã hội. Vậy thì chúng ta hãy lựa chọn cho đúng, lựa chọn đó có thể giúp tương lai của các thiết bị điện tử này trở nên tốt hơn, giống như khả năng điền kinh trong các môn thể thao có thể mang lại sự tối ưu cho chúng ta. Bây giờ cho phép tôi giới thiệu với các bạn những ông phù thủy phía sau tấm phông xanh này Hiện tại họ là những thành viên của nhóm nghiên cứu Sân khấu trình diễn của các thiết bị bay này. (Vỗ tay) Họ là Federico Augugliaro, Dario Brescianini, Markus Hehn, Sergei Lupashin, Mark Muller và Robin Ritz. Xin hãy nhìn họ. Họ sinh ra để làm nên những điều tuyệt vời. Xin chân thành cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Đây không hẳn là một bài diễn thuyết giống như bất cứ bài nói nào trước đây của tôi Hôm nay tôi sẽ nói về sự thất bại của việc lãnh đạo trong chính trị toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu hóa của chúng ta. Và tôi sẽ không đề cập đến bất kỳ giải pháp nào đó đã được đưa ra và được cho là ổn thỏa. nhưng khi kết thúc buổi nói chuyện tôi sẽ thúc giục các bạn cân nhắc, thực sự đương đầu với rủi ro và chung tay vào những gì mà tôi thấy như một sự đổi mới toàn cầu của chế độ dân chủ. Sự thất bại trong khả năng lãnh đạo. Vậy thế nào là sự thất bại trong việc lãnh đạo hiện nay? và tại sao nền dân chủ của chúng ta không còn tác dụng nữa Tôi tin rằng sự thất bại trong khả năng lãnh đạo thực ra là những gì mà chúng ta đã từng khai trừ bạn ra khỏi tiến trình. Vậy thì hãy để tôi, với những kinh nghiệm cá nhân, giúp bạn hiểu rõ hơn, từ đó bạn có thể nhìn lại và có thể hiểu được vì sao rất khó để giải quyết những thách thức của ngày hôm nay và vì sao hoạt động chính trị đang rơi vào bế tắc. Chúng ta bắt đầu từ đầu nhé. Bắt đầu từ chế độ dân chủ. Nào, nếu các bạn trở về lại thời Hy Lạp cổ đại, thời kỳ của nền khải hoàn, sự khám phá mà trong đó chúng ta có khả năng cùng nhau làm chủ vận mệnh của chính mình với khả năng tự nghiên cứu, học hỏi, hình dung và sau đó sáng tạo một cuộc sống tươi đẹp hơn. Và chế độ dân chủ là một sự đổi mới chính trị nhằm bảo vệ sự tự do này, bởi vì chúng ta được giải phóng từ nỗi sợ hãi cho nên thực tế trong thân tâm chúng ta, bất kỳ họ là kẻ bạo quyền hay các giáo điều, đều có thể là người cầm đầu. Chế độ dân chủ là sự đổi mới chính trị cho phép chúng ta giới hạn quyền lực của những ai, bất kể đó là các bạo chúa hay các vị mục sư tối cao, trong khuynh hướng bành trướng quyền lực và sự giàu có của họ. Lần đầu tiên tôi bắt đầu hiểu vấn đề này là khi tôi 14 tuổi. Tôi đã từng, trốn việc làm những bài tập về nhà, lẻn xuống phòng khách và lắng nghe những gì bố mẹ tôi và bạn bè của họ tranh luận một cách sôi nổi. Bạn thấy đấy, sau đó thì Hy Lạp đã chịu sự điều khiển dưới sự thiết lập đầy quyền lực thứ mà đang đàn áp đất nước này, và bố của tôi vốn là người dẫn đầu phong trào đầy hứa hẹn nhằm hồi tưởng lại nền văn minh Hy Lạp, hình dung một Hy Lạp nơi mà sự tự do thống trị và nơi mà, có lẽ, mọi người, mọi công dân, có thể tự mình cai trị đất nước của chính họ. Tôi từng tham gia vào rất nhiều chiến dịch, và bạn có thể nhìn thấy tôi ở đây ngay bên cạnh ông ấy Tôi trông trẻ hơn và đứng ngay bên cạnh. Bạn có thể không nhận ra tôi vì tóc của tôi lúc đó trông khác bây giờ. (cười) Vào năm 1967, khi mà những cuộc bầu cử diễn ra, các chiến dịch cũng đang diễn ra rất tốt, căn nhà tôi náo nhiệt. Chúng tôi thực sự cảm nhận được ở Hy Lạp đang có một vấn đề đang dần dần thay đổi đáng kể. Và rồi một đêm nọ, một chiếc xe tải quân đội dừng ngay trước nhà chúng tôi. Những tên lính xông thẳng vào cửa. Họ tìm thấy tôi trên gác mái Tên trung sĩ chạy ngay đến với một khẩu súng chỉa thẳng vào đầu tôi, và nói, "Cho tao biết bố mày đang ở đâu nếu không tao sẽ giết mày." Bố tôi, đang nấp gần đấy, ông tự bước ra, và sau đó bị bắt vào tù. Chúng tôi vẫn sống, nhưng chế độ dân chủ thì không. Bảy năm trời nghiệt ngã dưới chế độ độc tài mà chúng tôi đã trải qua dưới sự đày đọa. Bây giờ đây, chế độ dân chủ của chúng ta lại đang đối diện với giây phút của sự thật. Để tôi kể bạn nghe một câu chuyện. Vào một buổi tối Chủ nhật tại Brussels, tháng Tư 2010. Tôi đang ngồi với những chiến hữu trong Liên Minh Châu Âu. Tôi từng được bầu làm thủ tướng, nhưng tôi đã có đặc quyền tiết lộ một sự thật đáng buồn rằng số tiền thiếu hụt của chúng tôi không phải là 6% như những gì đã được báo cáo một vài ngày trước đó trước cuộc bầu cừ của chính quyền cũ, Nó thực sự là 15.6 %. Nhưng sự hao hụt này chỉ là một triệu chứng bên ngoài trong số những khó khăn khuất mắt mà Hy Lạp đang phải đối diện, và tôi được chọn với sự ủy thác, thực ra là một sứ mệnh, để giải quyết các vấn đề này, thậm chí trong đó thiếu sự rõ ràng và trách nhiệm từ phía ban quản trị, hoặc đó là một nhóm những người có đặc ân về quyền lực được tiếp tay trốn thuế và được viện trợ bởi hệ thống, các chính sách thoái thác việc đóng thuế toàn cầu, và cả những chính sách về chính trị được thực hiện bởi những nhu cầu đặt biệt Nhưng cho dù là sự ủy thác nào chăng nữa, thì mọi người vẫn không tin chúng tôi. Các khoản chi phí vay mượn luôn cao ngất, và chúng tôi khó mà tránh khỏi một khoản nợ lớn. Vì tôi đã đến Brussels với sứ mệnh vì một mục tiêu thống nhất Châu Âu, bình ổn thị trường và tạo thời gian cho chúng tôi thực hiện các công cuộc cải cách cần thiết. Nhưng chúng tôi đã không có thời gian. Tưởng tượng bạn đang ở Brussels. Mọi sự đàm phán đều khó khăn, căng thẳng cao độ tiến độ công việc chậm chạp, và sau đó, 10 phút còn 2, vị thủ tưởng la to, "Chúng ta phải hoàn thành trong 10 phút." Tôi đã nói, "Vì sao? Đây là những quyết định hết sức quan trọng. Cần được cân nhắc lâu hơn." Một vị thủ tướng khác đến và nói, "Không, chúng ta phải thống nhất ngay bây giờ, vì chỉ trong 10 phút, ó rất nhiều thị trường ở Nhật Bản đang mở ra, và nó sẽ tạo nên một cú tàn phá đối với nền kinh tế toàn cầu." Chúng tôi đã nhanh chóng đi đến quyết định trong vòng 10 phút. Đây không phải là thời gian dành cho quân đội, mà dành cho thị trường, và nó cứ như đang chỉa súng vào đầu của tập thể chúng ta vậy. Những gì tiếp theo là những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tôi, đau đớn đối với bản thân tôi, và cả những người đồng hương, những cắt giảm bắt buộc, việc thắt lưng buộc bụng, thường xảy ra đối với những ai không liên quan đến cuộc khủng hoảng với những sự hy sinh này, Hy Lạp đã tránh được sự vỡ nợ và khủng hoảng đồng tiền chung Châu Âu. Hy Lạp, vâng, là mấu chốt của khủng hoảng Châu Âu, và một vài người đổ lỗi cho tôi đã gây ra việc này. Nhưng tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đồng ý rằng Hy Lạp chỉ là một thành tố trong số các vấn đề rắc rối về cơ cấu chung của khu vực Châu Âu, các lỗ hổng trong hệ thống kinh tế toàn cầu, các lỗ hổng trong chế độ dân chủ của chúng ta. Nền dân chủ của ta đang vướng trong những hệ thống quá lớn đến nỗi nó đang yếu dần hoặc, một cách chính xác hơn, quá lớn để mà kiểm soát hết. Chế độ dân chủ của chúng ta đang kiệt quệ dần trong nền kinh tế toàn cầu với những thành phần có thể lách luật, trốn thuế không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường sống cũng như các tiêu chuẩn lao động. Nền dân chủ của chúng ta bị đàn áp bởi sự bất bình đẳng đang lớn dần và việc tập trung vào quyền lực cũng như sự giàu có, tham nhũng, hối lộ, sự phát triển của các thị trường hoặc sự thật là đôi khi chúng ta sợ thảm họa sắp sửa xảy đến chế ngự nền dân chủ và chúng kìm hãm khả năng, quyền hạn của chúng ta nhằm hình dung và sử dụng tiềm năng của bạn trong việc tìm ra những giải pháp. Hy Lạp, bạn thấy đấy, chỉ là một sự tái hiện trong tất cả những gì mà chúng ta chứng kiến. Tôi, hoàn toàn lạc quan, hy vọng rằng sự khủng hoảng này là một cơ hội đối với nước Hy Lạp, đối với Châu Âu, và đối với cả thế giới, trong việc thực hiện một cuộc chuyển đổi nền dân chủ căn bản trong các tổ chức của chúng ta. Thay vào đó, tôi đã phải trải qua một kinh nghiệm hết sức đáng xấu hổ. Ở Brussels, khi chúng thôi cố gắng một cách tuyệt vọng hết lần này đến lần khác để tìm ra các giải pháp chung, tôi nhận ra không một ai trong số chúng ta có thể tán đồng với một sự khủng hoảng tương tự như vậy. Nhưng tệ hơn, lúc bấy giờ chúng tôi bị mắc kẹt trong một tập thể thiếu hiểu biết. Chúng ta bị dẫn dắt bởi sự sợ hãi của chính mình. Và sự sợ hãi đó dẫn đến một thất bại mù quáng trong một thể chính thống của sự khắc khe. Thay vì vươn đến tiếp cận tình hình chung hoặc tập thể trí tuệ trong xã hội, đầu tư nhiều vào công tác tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, chúng ta lại trở về với các vấn đề chính trị. Và sau đó chúng ta ngỡ ngàng rằng khi mà tất cả các quảng cáo cũng như phương pháp mới đã không chấm dứt được cuộc khủng hoảng và hiển nhiên điều đó quá dễ để tìm ra một kẻ chịu trận cho tất cả những thất bại này của Châu Âu và không ai khác đó chính là Hy Lạp. Những người Hy Lạp hoang phí, nhàn rỗi, rượu chè, đàn hát suốt ngày chính họ là nguyên nhân. Hãy trừng trị họ! Đúng là, một kết luận hết sức ấn tượng nhưng vô căn cứ rằng đôi khi tổn thương thậm chí làm dằn vặt chính bản thân nó. Nhưng để tôi chỉ cho bạn thấy, đây không chỉ riêng Hy Lạp. Hy Lạp có thể chỉ là một hình mẫu mà các nhà lãnh đạo noi theo khi chúng ta đồng lõa với những rắc rối, vượt qua ranh giới những vấn đề này, bất chấp đó là sự thay đổi khí hậu, hay là sự di dân, hay đó là hệ thống tài chính. Đó là, từ việc bác bỏ sức mạnh tập thể đến việc hình dung ra khả năng trở thành nạn nhân của những nỗi sợ, của khuôn mẫu, của những giáo điều đang đẩy những người dân ra khỏi quá trình hơn là xây dựng tiến trình phát triển đối với các công dân. Và như vậy sẽ chỉ thử nghiệm lòng tin của những công dân, thậm chí những người trong tiến trình dân chủ. Không có gì lạ rằng những người lãnh đạo chính trị, và cũng không loại trừ bản thân tôi, đã từng đánh mất lòng tin của mọi người. Khi đội cảnh sát chống bạo loạn bảo vệ các nghị trưởng, một cảnh tượng rất phổ biến xung quanh ta, và sau đó dđã cho thấy một vài sai lầm to lớn đối với nền dân chủ của chúng ta. Đó chính là lý do vì sao tôi gọi một cuộc trưng cầu ý dân đối với những người Hy Lạp và quyết định trên các gói cứu trợ. Những người bạn hữu Châu Âu, vài trong số họ, ít nhất, tuyên bố rằng "Bạn không thể làm được. Các thị trường sẽ lại bị tàn phá một lần nữa." Tôi đáp lại "Trước khi chúng ta khôi phục lòng tin từ thị trường, chúng ta cần làm sống lại niềm tin và sự tin cậy giữa mọi người." Từ ngày rời văn phòng, tôi đã có thời gian phản ánh. Chúng ta đã từng vượt qua được cơn bão, ở Hy Lạp, và tại Châu Âu, nhưng vẫn còn đó rất nhiều thách thức. Nếu các chính sách chính trị là sức mạnh để vẽ nên và sử dụng tiềm năng của chúng ta, và sau đó 60% tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp tại Hy Lạp, và tại các quốc gia khác, hẳn là một sự thiếu hụt về sức tưởng tượng nếu không phải sự hạn chế về lòng trắc ẩn. Vậy cho đến nay, chúng ta đã đặt nền kinh tế của chính mình vào những rắc rối, tình thế thắc lưng buộc bụng, và hiển nhiên chúng ta có thể vẽ ra những kết quả, một chiến lược mới lạ, một sự kích thích đầy triển vọng đối với những nghề nghiệp thích hợp, hoặc đồng hóa các món nợ, trái phiếu Châu Âu nhằm hỗ trợ cho các quốc gia có nhu cầu từ các áp lực thị trường, đây sẽ là những thay thế mang tính khả thi hơn. Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng sự khó khăn về kinh tế không vẫn không bằng khó khăn mà nền dân chủ đang phải đương đầu. Vì thế chúng ta có thể thử một cách khác xem. Để xem làm thế nào chúng ta có thể kêu gọi mọi người trở lại tiến trình. Hãy thử đặt chế độ dân chủ vào vấn đề. Một lần nữa, Hy Lạp cổ đại, với tất cả những thiếu sót của họ, được tin vào sự thông thái của mọi người tại thời điểm tốt nhất. Chúng ta tin vào họ. Chế độ dân chủ không thể phát huy tác dụng mà không có những công dân bình luận, xem xét và chịu trách nhiệm trước công chúng về những vấn đề chung của cộng đồng. Những công dân trung lưu thường được chọn vào cương vị bồi thẩm nhằm quyết định các vấn đề quan trọng trong ngày. Khoa học, nghệ thuật, nghiên cứu, triết học, những trò chơi về đấu trí cũng như thể thao đều là những bài tập hằng ngày. Thực ra chúng đều là một phần trong sự giáo dục đối với tiềm năng, khả năng của những công dân của chúng ta. Và những người xa lánh chính trị, Vâng, họ là những "Idiots - kẻ ngu ngốc". Bạn thấy đấy, trong Hy Lạp cổ đại, ở thủ đô Athens cổ, những thuật ngữ bắt đầu từ đó. "Idiot" có bắt nguồn từ "idio,". Một người là tự cho mình là trung tâm, tự tạo khoảng cách, tự xa lánh mọi thứ một người thậm chí không tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào. Và sự tham gia diễn ra ở agra, agra ở đây có hai ý nghĩa, cả về ý nghĩa một thị trường thực thụ lẫn nơi đàm phán về chính trị. Bạn thấy đấy, thị trường và chính trị dù sao chăng nữa cũng là một thể hợp nhất, có thể truy cập, minh bạch, bởi vì đó là chúng cung cấp sức mạnh cho người dân. Chúng phục vụ chế độ dân chủ, trên cả chính phủ, trên cả những thị trường là nguyên tắc trực tiếp của người dân. Ngày nay, chúng ta thực hiện toàn cầu hóa các thị trường nhưng chúng ta vẫn chưa toàn cầu hóa chế độ dân chủ của các tổ chức. Vì vậy, chính trị gia của chúng ta bị giới hạn ở chính sách chính trị tại địa phương trong khi công dân của chúng ta, mặc dù họ nhìn thấy một tiềm năng lớn, họ vẫn là con mồi dưới áp lực kiểm soát của các chính sách chính trị. Vì vậy, làm thế nào thì làm chúng ta tái hợp hai nửa của agra? Làm thế nào chúng ta thực hiện dân chủ hóa toàn cầu? Và tôi sẽ không nói về những cải cách cần thiết Liên Hiệp Quốc hay G20. Tôi đang nói về, chúng ta làm thế nào để giải cứu không gian, Các bản demo, nền tảng của các giá trị, từ đó chúng ta có thể chạm đến tất cả các tiềm năng của bạn? Vâng, điều này tôi nghĩ rằng hoàn toàn phù hợp với Châu Âu. Mặc cho những thất bại hiện tại ở Châu Âu được xem như một cuộc thử nghiệm thành công nhất của thế giới về sự thành công củ hòa bình xuyên quốc gia. Vì vậy, hãy đoán xem nếu nó không phải là một cuộc thử nghiệm trong nền dân chủ toàn cầu, một loại mới của nền dân chủ. Chúng ta hãy xem nếu chúng tôi không thể thiết kế hay điều chỉnh một Agra châu Âu, không chỉ đơn giản đối với các sản phẩm và dịch vụ, mà còn đối với con người, nơi họ có thể làm việc với nhau, cân nhắc, học hỏi lẫn nhau, trao đổi giữa nghệ thuật và các nền văn hóa, nơi họ có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo. Hãy tưởng tượng rằng người dân châu Âu thực sự có quyền bỏ phiếu trực tiếp cho một tổng thống châu Âu, hoặc các ban thẩm quyền công dân được lựa chọn qua việc thắng xổ số đó có thể cân nhắc về các vấn đề quan trọng và gây tranh cãi, một cuộc trưng cầu toàn châu Âu nơi mà người dân, như những người trong ban lập pháp, bỏ phiếu về Hiệp ước trong tương lai. Và đây là một ý tưởng: Tại sao vẫn chưa có những người trở thành công dân châu Âu thực thụ bằng con đường nhập cư không hẳn là một công dân Hy Lạp hay Đức hay Thụy Điển, mà đó là một công dân Châu Âu? Và đảm bảo rằng chúng ta thực sự trao quyền cho những người thất nghiệp bằng cách cho họ một suất học bổng nơi họ có thể chọn để học tập bất cứ nơi nào ở châu Âu. Cái mà chúng ta muốn nhấn mạnh ở đây chính là nền dân chủ, nơi mà nên giáo dục là bất kể thành phần tham gia nào, và nơi mà niềm tin và sự đoàn kết được xây dựng hơn là các yếu tố loại trừ và bài ngoại. Người Châu Âu một sản phẩm thực nghiệm sâu sắc về một nền dân chủ không biên giới. Bây giờ, có thể ai đó cho tôi là ngây thơ, tôi đặt niềm tin vào sức mạnh và sự khôn ngoan của người dân. Vâng, sau nhiều thập kỷ làm việc trong lĩnh vực chính trị, tôi cũng một thực dụng. Tin tôi đi, tôi đã từng là một phần của hệ thống chính trị ngày nay, và tôi biết những điều phải thay đổi. Chúng ta phải phục hồi chính trị cũng như chính sức mạnh nhằm hình dung, và thiết kế lại cho một thế giới tốt hơn. Nhưng tôi cũng biết rằng đội quân chuẩn bị cho sự thay đổi này sẽ không được hướng dẫn bởi những chính sách chính trị của ngày nay. Sự hồi sinh của các chính sách dân chủ sẽ đến từ bạn, và ý tôi là tất cả các bạn. Tất cả những ai tham gia đóng góp ý tưởng cho sự trao đổi toàn cầu này cho dù là ở đây trong căn phòng này hoặc chỉ cần bên ngoài phòng này hoặc trực tuyến hoặc tại chính địa phương, nơi mọi người đang sống, tất cả những ai đứng lên chỉ ra sự bất công và bất bình đẳng, ất cả những ai đứng lên chỉ ra những người thuyết giáo về sự phân biệt chủng tộc hơn là nói về sự đồng cảm, về các giáo điều chứ không phải là tư duy phê phán, về sự cai trị cầm quyền chứ không phải là tính dân chủ, Tất cả mọi người đứng lên chỉ ra quyền lực không xác định, cho dù đó là những nhà lãnh đạo độc tài, những tên tài phiệt tìm cách dấu tài sản để trốn thuế hoặc những kẻ có quyền lực cao bảo vệ kẻ quyền lực thấp. Họ thích thú khi tất cả chúng ta là những kẻ ngu ngốc. Đừng để việc đó xảy ra. Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Anh có vẻ đang mô tả một nhà lãnh đạo chính trị kiểu như chưa được chuẩn bị và một tù nhân của sự phỏng đoán về thị trường tài chính và quang cảnh đó ở Brút-xen mà anh mô tả, với tôi một người dân, thật đáng sợ. Hãy cho chúng tôi hiểu cảm giác của anh sau lần quyết định đó. Đó rõ ràng không phải là một quyết định tốt, nhưng cảm giác của anh là thế nào sau đó, khi không phải là một thủ tướng, mà là George? George Papandreou: Vâng, rõ ràng là có là khó khăn đã không cho phép tôi hoặc những người khác đi đến quyết định mà chúng tôi mong muốn, và rõ ràng là tôi đã hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thời gian để thực hiện những cuộc cải cách giải quyết sự thâm hụt chứ không phải là cố gắng để cắt giảm thâm hụt được coi là nguyên nhân của vấn đề. Và điều đó rất đau xót. Thứ nhất, điều đó làm tổn thương thế hệ trẻ, không những vậy, nhiều người trong số họ đang phải đương đầu ở ngoài kia, nhưng tôi nghĩ rằng đây là một trong các vấn đề chung của chúng ta. Khi chúng ta phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng, chúng ta đã có được tiềm năng một tiềm năng rất lớn của xã hội chúng ta mà không nằm trong tiến trình này, và chúng ta sẽ tách biệt ra khỏi những chính sách chính trị của mình, và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải thay đổi đó, để thực sự tìm thấy các cách thức tham gia mới mà sử dụng những khả năng tuyệt vời mà không chỉ công nghệ mới có, không phải ở suy nghĩ rằng chỉ chúng ta mới có, và chúng ta tin răng chúng ta có thể tìm thấy giải pháp tốt hơn, mà ở đây chúng ta phải chia sẻ. BG: Anh có vẻ như thừa nhận rằng trong thời gian tới đây Châu Âu sẽ có thêm nhiều thành viên, và đây là không phải một bài thuyết trình đơn giản nhất là đối với các nước Châu Âu ngay thời điểm này. Thay vì sử dụng cách khác là - đóng cửa biên giới giảm sự hợp tác và thậm chí có thể vượt ra khỏi một số thành phần khác trong việc xây dựng cộng đồng Châu Âu. Làm thế nào anh có thể hài hòa được những điều đấy? GP: Vâng, tôi nghĩ rằng một trong những điều tồi tệ nhất đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng này là chúng ta đã bắt đầu một trò đỗ lỗi. Và ý tưởng cơ bản của Châu Âu lúc bấy giờ là chúng ta có thể cùng nhau hợp tác không kể đến rào cản biên giới, vượt qua hết những cuộc xung đột và cùng nhau làm việc. Ngược đời thay, chúng ta lại tham gia vào trò chơi đỗ lỗi, để rồi tự làm giảm khả năng thuyết phục đối với những người dân rằng chúng ta nên hợp tác cùng nhau trong khi bây giờ là thời gian khi chúng ta thực sự cần đồng lòng đồng sức. Đối với tôi bây giờ, càng nhiều thành viên kết nạp vào Châu Âu không đơn giản là tạo thêm nhiều quyền lực hơn cho Brút-xen. Điều này thực sự tạo nguồn sức mạnh rất lớn đến những công dân Châu Âu, và mang lại cho Châu Âu một dự án về con người. Vì thế, tôi nghĩ, sẽ có một cách nào đó để đáp trả những nỗi lo mà chúng ta đang phải đối diện trong xã hội này. George, cảm ơn anh vì đã đến với TED. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin Cảm ơn. Tôi viết tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng nên nếu tôi nói tới "rô-bốt sát thủ" các bạn sẽ nghĩ đó là viễn tưởng Nhưng thực tế, tôi tới đây không phải để nói về viễn tưởng mà để nói về rô-bốt sát thủ có thực máy bay chiến không người lái Tôi không nói tới loại Predator và Reaper do con người cài lệnh sẵn từ xa Tôi đang nói tới những vũ khí rô-bốt đưa ra quyết định sống hay chết cho con người hoàn toàn tự động. Thuật ngữ của nó là "tự động hóa giết chóc" Thời nay, rô-bốt sát thủ tự động hẳn sẽ có rất nhiều dạng - bay, lái hoặc mai phục Đúng vậy, chúng đã sớm trở thành hiện thực Hiện tại có hai trạm bắn tỉa đặt tại vùng phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên Cả hai hệ thống này đều có khả năng tự động nhắm và bắn mục tiêu con người Chiếc bên trái có thể bắn ở khoảng cách hơn 1 km Cả hai trường hợp này vẫn có con người đứng sau để điều khiển lệnh bắn nhưng không phải vì yêu cầu kỹ thuật Mà là sự lựa chọn Đó cũng chính là điều mà tôi muốn nhấn mạnh Vì khi con người chuyển quyền quyết định giết người sang hệ thống phần mềm ta không chỉ loại bỏ con người khỏi chiến tranh mà còn thay đổi hoàn toàn hình thái xã hội còn hơn cả chiến trường Bởi vì cách con người giải quyết mâu thuẫn hình thành nên hình thái xã hội Và điều này luôn luôn đúng trong mọi thời đại Ví dụ, đây là những hệ thống vũ khí tối tân năm 1400 TCN Ngày nay, chế tạo và bảo trì chúng rất tốn kém nhưng nếu có chúng, bạn có thể thống trị công chúng Điều này cũng được phản ánh trong chế độ phân bổ quyền lực chính trị thời phong kiến Quyền lực tập trung vào các ông lớn Điều gì đã thay đổi ? Đổi mới công nghệ Thuốc súng, pháo Tiếp đó không lâu, áo giáp và lâu đài trở nên lỗi thời. Việc bạn đưa ai ra chiến trường cũng không quan trọng bằng việc bạn đưa bao nhiêu người ra chiến trường Khi quy mô quân đội lớn mạnh, nhà nước bắt đầu yêu cầu bảo vệ chính trị và hậu cần Và khi các nhà lãnh đạo phải phụ thuộc vào dân chúng của mình họ bắt đầu chia sẻ quyền lực Chính phủ đại diện bắt đầu hình thành Một lần nữa, công cụ để giải quyết mâu thuẫn tạo nên hình thái xã hội của chúng ta Vũ khí rô-bốt tự động là loại công cụ như thế Ngoại trừ lợi ích yêu cầu ít người tham gia chiến đấu hơn họ đồng thời lại đặt quyền lực tập trung vào một vài cá nhân như trước có thể đảo ngược khuynh hướng dân chủ tới 5 thế kỷ Tôi nghĩ, biết được điều này ta có thể duy trì chế độ dân chủ để thực hiện điều tốt nhất, là sự thích nghi Nhưng thời gian là một nhân tố 70 quốc gia đang tự mình phát triển máy bay chiến đấu, điều khiển từ xa Như các bạn thấy, máy bay chiến đấu điều khiển từ xa chính là tiền thân của vũ khí rô-bốt tự động Vì một khi bạn triển khai loại máy bay này, sẽ có ba nhân tố tác động mạnh, đẩy quyết định từ con người sang hệ điều khiển của vũ khí Nhân tố đầu tiên là lượng video khổng lồ mà loại máy bay này quay được Ví dụ, năm 2004, phi đội máy bay không người lái Hoa Kỳ quay được video giám sát dài tổng số 74 tiếng để phân tích Năm 2011, con số này lên tới 300.000 giờ vượt quá mức khả năng theo dõi của con người tuy nhiên, con số đó vẫn có xu hướng tăng lên đáng kể Chương trình Gorgon Stare và Argus của Pentagon lắp đặt 65 mắt camera hoạt động độc lập trên hệ điều khiển của từng chiếc máy bay và điều này cũng vượt quá khả năng theo dõi của con người Có nghĩa phần mềm thu nhận hình ảnh phải có thể rà quét những mục quan trọng Đồng nghĩa rằng máy bay không người lái sẽ sớm chỉ cho con người những gì đáng xem chứ không chỉ những thứ xung quanh Nhân tố thứ hai thúc đẩy con người chuyển quyền quyết định lên máy móc chính là sự tắc nghẽn điện từ kết nối giữa máy bay không người lái với người điều hành của nó. Chúng ta đã chứng kiến ví dụ năm 2011 khi chiếc RQ-170 Sentinel của Hoa Kỳ xảy ra nhầm lẫn ở I-ran do bị đánh lừa GPS nhưng hầu hết máy bay không người lái đều rất nhạy cảm với loại tấn công này Nghĩa là máy bay không người lái sẽ phải quyết định nhiều hơn. Chúng xác định được mục tiêu nhiệm vụ của mình và phản ứng lại các trường hợp mới, không cần con người hướng dẫn Chúng không nhận tín hiệu vô tuyến từ bên ngoài và phát đi rất ít tín hiệu Điều này dẫn ta tới tác nhân thứ ba tác động mạnh nhất, đẩy quyền quyết định từ con người lên vũ khí: Sự từ chối khôn ngoan. Chúng ta đang sống trong nền kinh tế toàn cầu Sản xuất công nghệ cao diễn ra trên khắp các lục địa Hoạt động tình báo siêu hạng đang chuyển từ các thiết kế công nghệ cao sang các phần mục ẩn danh và trong môi trường đó, có khả năng loại máy bay không người hiệu quả sẽ đắt hàng tại xí nghiệp làm hợp đồng nhân rộng trên thị trường khan hiếm Trong tình hình náy, sàng lọc mảnh vụn từ đợt tấn công tự sát bằng máy bay không người lái, rất khó để nói ai đã gửi đi vũ khí này Điều này cho thấy khả năng cao của chiến tranh giấu mặt Nó làm mất cân bằng địa lý chính trị khiến quốc gia gặp khó khăn khi dùng hỏa lực chống lại kẻ tấn công, và cũng có thể làm mất cân bằng thế kỷ 21 và dần chuyển từ phòng thủ sang tấn công Điều này tăng tính khả thi của hoạt động quân sự không chỉ dành cho các quốc gia nhỏ mà còn cho các tổ chức tội phạm, doanh nghiệp tư nhân thậm chí các cá nhân có quyền lực nữa. Nó có thể tạo ra cảnh quan của những thủ lĩnh đối đầu làm bào mòn pháp trị và xã hội dân sự Nếu trách nhiệm và sự minh bạch là hai viên đá nền tảng của chính phủ đại diện, thì vũ khí rô-bốt tự động có thể bào mòn cả hai Nếu bạn nghĩ rằng công dân quốc gia công nghệ cao sẽ có lợi thế trong cuộc chiến rô-bốt, họ sẽ ít chịu tổn thương hơn đặc biệt khi so sánh với các quốc gia đang phát triển Nhưng tôi nghĩ sự thật lại hoàn toàn trái ngược Công dân của những xã hội công nghệ cao dễ chịu tổn thương nhiều hơn từ vũ khí rô-bốt Lý do có thể nói gọn trong từ "dữ liệu" Dữ liệu thống trị xã hội công nghệ cao Vị trí địa lý di động, lý lịch dữ liệu viễn thông truyền thông xã hội, email, văn bản. dữ liệu giao dịch tài chính dự liệu giao thông, đó là tài sản của dữ liệu thời gian thực về hoạt động và tương tác xã hội của con người Tóm lại, máy móc có thể nhận diện chúng ta dễ dàng hơn bao giờ hết, Điều này tương thích hoàn hảo với nhu cầu xác định mục tiêu của vũ khí tự động Hình ảnh các bạn đang xem ở đây là bản đồ phân tích kết nối của một nhóm xã hội. Các đường kẻ chỉ sự kết nối giữa các cá nhân. Loại bản đồ này có thể tự động thiết lập dựa trên vết dữ liệu mà người hiện đại bỏ lại Ngày nay, nó được chuyên dùng cho dịch vụ và hàng hóa thị trường để hướng tới số liệu thống kê nhân khẩu học, nhưng nó là công nghệ có hai mặt vì việc xác định mục tiêu có thể được áp dụng trong một ngữ cảnh khác Lưu ý rằng cần nêu bật các cá nhân nhất định Họ là trung tâm của mạng lưới xã hội. Họ là các nhà tổ chức, tham vấn, các nhà lãnh đạo và họ có thể được tự động nhận diện từ cách thức giao tiếp. Nếu bạn là tiếp thị viên, bạn hẳn sẽ giới thiệu các sản phẩm mẫu tới họ, mở rộng thương hiệu của mình qua các mối quan hệ xã hội của họ. Tuy nhiên nếu bạn là chính phủ đại diện đang tìm kiếm đối thủ chính trị, bạn ắt sẽ loại bỏ họ, trừ khử họ, phả hủy mối quan hệ xã hội của họ Và những ai thụt lại phía sau sẽ mất đi liên hệ và tổ chức xã hội Trong thế giới vũ khí rô-bốt giá rẻ, tràn lan, biên giới cũng sẽ không còn có tác dụng gì nhiều đối với sự hằn thù của các chính phủ bên ngoài hoặc các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Phong trào quần chúng đòi cách tân có thể sớm bị phát giác và các lãnh đạo gia dập tan chúng trước khi ý tưởng của họ đạt mức tới hạn. Các ý tưởng đạt mức tới hạn là chủ nghĩa tích cực chính trị trong chính quyền quần chúng Vũ khí giết người vô danh biến việc sát hại con người trở thành một lựa chọn dễ dàng cho mọi lợi ịch cạnh tranh. Điều này sẽ hạn chế các phát ngôn tự do và hành động chính trị của quần chúng - trọng tâm của nền dân chủ Chính vì thế, ta cần một hiệp ước quốc tế về vũ khí rô-bốt, đặc biệt là lệnh cấm toàn cầu triển khai và phát triển loại vũ khí sát thủ này. Chúng ta đã có các hiệp ước quốc tế về vũ khí hạt nhân, sinh học và chúng vẫn đang rất hiệu quả Tuy nhiên, vũ khí rô-bốt vẫn sẽ luôn nguy hiểm vì chúng gần như chắc chắn sẽ được sử dụng và bào mòn dần các cơ quan dân chủ của ta. Tháng 11 năm 2012, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã ban hành chỉ thị yêu cầu con người phải hiện diện trong tất cả các quyết định giết người Chỉ thị này tạm thời nghiêm cấm hiệu quả vũ khí tự động trong quân đội Mỹ nhưng cần thực hiện lâu dài, cố định. Nó có thể đặt nền tảng cho hành động toàn cầu. Vì chúng ta cần một khung pháp lý quốc tế đối với vũ khí rô-bốt. Ta cần nó ngay, trước khi có cuộc tấn công tàn phá hay một vụ khủng bố khiến các quốc gia đua nhau sử dụng loại vũ khí này trước khi lường tới hậu quả của chúng. Vũ khí rô-bốt tự động tập trung quá nhiều quyền lực vào một vài cá nhân, và chúng sẽ tự phá hủy nền dân chủ Tôi nghĩ có hàng tấn lợi ích từ máy bay dân sự không người lái, phi vũ khí: quán lý môi trường, tìm kiếm và cứu hộ, hậu cần. Nếu có hiệp ước quốc tế về vũ khi rô-bốt, làm thế nào để thu được lợi ích từ máy bay và phương tiện tự động mà vẫn tự vệ khỏi vũ khí rô-bốt phi pháp được? Tôi nghĩ bí mật khá rõ ràng Không có rô-bốt nào được phép đòi hỏi quyền riêng tư tại nơi công cộng cả. (Vỗ tay) Rô-bốt và máy bay không người lái cần có ID hiệu mật mã tại nhà máy để theo dõi di chuyển của nó ngoài không gian công cộng Chúng ta có biển số xe hơi, số đuôi máy bay Điều này cũng không có gì khác. Mọi công dân nên có thể tải một ứng dụng mô tả số lượng máy bay không người lái và phương tiện tự động di chuyển trong không gian xung quanh chúng ta cả ở hiện tại và trong quá khứ. Các nhà lãnh đạo nên triển khai máy cảm biến và máy bay dân sự không người lái để xác định máy bay xấu và gửi rô-bốt sát thủ của mình tới tiêu diệt chúng, chúng cần xác định sự hiện diện của con người. Trong khu vực an ninh cao, máy bay dân sự không người lái có thể sẽ cài bẫy và dụ chúng đến một cơ sở chuyên để loại bỏ mỗi nguy hại Nhưng lưu ý, đây là hệ thống miễn dịch chứ không phải hệ thống vũ khí Nó giúp ta thu lợi nhờ sử dụng phương tiện và máy bay tự động, đồng thời vẫn duy trì nền xã hội dân sự. Ta phải nghiêm cấm khiển khai và phát triển rô-bốt sát thủ. Đừng để cám dỗ bởi chiến tranh tự động Chính phủ chuyên quyền và tổ chức tội phạm chắc chắn sẽ làm theo cám dỗ, nhưng ta đừng làm theo họ Vũ khí rô-bốt tự động tập trung quá nhiều quyền lực vào một vài bàn tay vô hình và có thể phá hủy chính phủ đại diện Hãy chắc chắn rằng, ít nhất là với nền dân chủ, rô-bốt sát thủ chỉ là điều viễn tưởng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cho phép tôi mở đầu buổi nói chuyện bằng một câu hỏi. Các bạn biết rằng trên khắp thế giới, người ta đấu tranh cho tự do, cho quyền lợi của mình. Một số đấu tranh với chính quyền áp bức, số khác lại đấu tranh với xã hội áp bức. Vậy theo bạn cuộc đấu tranh nào là gian khổ hơn? Cho phép tôi được trả lời câu hỏi này trong vài phút tới. Hãy để tôi đưa các bạn quay về 2 năm trước. Khi ấy, đến giờ đi ngủ của Aboody, con trai tôi. Lúc ấy, thằng bé mới 5 tuổi. Sau khi kết thúc giờ đọc kinh tối, nó nhìn tôi và hỏi: “Mẹ à, chúng ta là người xấu phải không?” Tôi sửng sốt. “Tại sao con lại nói vậy, Aboody?” Trước đó vài ngày, tôi thấy trên mặt thằng bé có vết thâm tím sau giờ tan học. Nó không nói cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng giờ nó đã sẵn sàng kể lại. “Hôm nay có 2 thằng đánh con ở trường. Chúng nó bảo con, “Bọn tao đã thấy mẹ mày trên Facebook. Mày và mẹ mày phải vào tù.” Tôi chưa bao giờ ngại nói với con điều gì cả. Tôi luôn tự hào về những gì mình đã làm. Nhưng đôi mắt nghi hoặc của con đã làm tôi nhận ra sự thật khi mà tất cả mọi thứ lại cùng lúc xảy ra. Tôi một phụ nữ Ả rập từng vào tù vì đã lái xe ôtô ở một đất nước mà người ta cho rằng phụ nữ không được lái xe. Chỉ vì đưa chìa khóa xe cho tôi mà anh trai tôi đã bị bắt giữ hai lần, và bị quấy rối nơi làm việc đến nỗi anh phải từ bỏ công việc là một nhà địa lý, cùng với vợ và con trai mới lên hai di cư sang nước ngoài để sinh sống. Bố tôi phải tham dự buổi thuyết giáo ngày thứ Sáu nghe thầy tư tế lên án những phụ nữ lái xe và gọi họ là gái điếm giữa hàng triệu các tín đồ khác, một số họ là bạn bè và người thân của ông. Tôi buộc phải đối mặt với sự phỉ báng có tổ chức trên các phương tiện truyền thông địa phương cùng những lời đồn đặt trong các cuộc họp mặt gia đình, trên đường phố và trong các trường học. Tất cả đều nhằm vào tôi. Xin lưu ý rằng mấy đứa trẻ không cố ý xúc phạm con trai tôi. Chúng chỉ bị ảnh hưởng bởi người lớn xung quanh. Và việc đó chẳng phải là về tôi cũng chẳng phải là sự trừng phạt vì đã cầm vô lăng và lái xe đi vài dặm. Đó là sự trừng phạt cho việc dám thách thức các quy tắc xã hội. Nhưng câu chuyện của tôi còn đi xa hơn sự thật đó. Hãy để tôi kể tóm tắt câu chuyện của mình. Vào tháng 5 năm 2011, tôi than phiền với một anh bạn đồng nghiệp về sự phiền toái khi phải bắt xe về nhà, trong khi tôi có một chiếc ôtô và bằng lái xe quốc tế hẳn hoi. Từ khi tôi có nhận thức phụ nữ ở Ả rập Xê út luôn phàn nàn về lệnh cấm lái xe, nhưng 20 năm trôi qua không một ai cố gắng làm bất cứ điều gì để thay đổi bộ luật được ban hành cách đây một thế hệ. Anh bạn đồng nghiệp của tôi gần như gào lên: “Chẳng có luật nào cấm chị lái xe cả.” Tôi nhìn lên, và nhận ra anh ta nói đúng. Thực sự chẳng có luật nào như thế ở Ả rập Xê út này. Đó chỉ là phong tục tập quán được lưu truyền trong sắc lệnh Hồi giáo cứng nhắc và áp đặt lên phụ nữ. Nhận thức đó thổi bùng lên ý tưởng của ngày 17 tháng Sáu, ngày mà chúng tôi khuyến khích chị em cầm lấy vô-lăng và lái xe đi. Vài tuần sau, chúng tôi bắt đầu nhận được những thứ đai loại như: “Những con sói đực sẽ cưỡng hiếp cô nếu cô lái xe" Một người phụ nữ rất can đảm tên là Najla Hariri, sống ở thành phố Jeddah, đã cầm lấy vô-lăng và kể lại cho tôi nghe nhưng chị ấy không quay lại cảnh ấy. Chúng tôi cần bằng chứng để thuyết phục. Vì thể, tôi đã cầm lái. Tôi gửi video lên kênh Youtube. Và thật ngạc nhiên, có hàng trăm ngàn người theo dõi ngay ngày đầu tiên. Điều gì xảy ra sau đó nhỉ? Tôi bắt đầu nhận được lời đe dọa giết chết, cưỡng bức nhằm mục đích ngăn cản chiến dịch này. Chính quyền Ả rập vẫn im lặng. Chúng tôi nóng lòng như lửa đốt. Trong chương trình đó có tôi và mấy phụ nữ Ả rập, và có các nhà hoạt động là nam giới nữa. Chúng tôi muốn xem các nhà chức trách sẽ phản ứng ra sao về ngày 17 tháng Sáu khi mà các chị em sẽ ra đường và lái xe. Vì thế lần này tôi nhờ anh trai đi cùng tôi và lái một chiếc xe cảnh sát. Xe đang chạy thì chúng tôi bị bắt, ký vào giấy cam kết không tái phạm rồi được tha. Khi bị bắt lần nữa, anh trai tôi bị đưa tới phòng tạm giam một ngày và tôi bị nhốt vào tù. Tôi không chắc tại sao mình bị giam, bởi vì tôi không phải đối mặt với cáo buộc nào trong buổi thẩm vấn. Nhưng tôi biết mình vô tội. Tôi không vi phạm pháp luật và vẫn mặc chiếc áo abaya chiếc áo choàng đen người Ả rập Xê út vẫn thường mặc khi ra khỏi nhà và những tù nhân ở đó cứ khuyên tôi cởi nó ra, nhưng tôi tin mình vô tội, tôi vẫn nói: “Không, hôm nay tôi sẽ được thả ra”. Bên ngoài nhà tù, cả đất nước phẫn nộ, người thì chỉ trích tôi nặng nề, người khác lại ủng hộ và còn thu thập các chữ ký vào đơn thỉnh cầu gửi cho nhà vua xin thả tôi ra. Sau chín ngày tôi được thả ra. Ngày 17 tháng 6 đến. Đường phố chật ních xe cảnh sát và xe cảnh vệ nhà thờ nhưng hàng trăm chị em Ả rập dũng cảm đã phá bỏ lệnh cấm và lái xe đi ngày đó. Không ai bị bắt cả. Chúng tôi đã phá bỏ được điều cấm kỵ ấy. (Vỗ tay) Vì thế tôi nghĩ lúc này, mọi người chỉ biết chúng tôi không thể lái xe, hoặc phụ nữ ở Ả rập Xê út không được phép lái xe, nhưng có lẽ ít ai biết tại sao. Cho phép tôi trả lời giúp bạn câu hỏi này. Có một nghiên cứu chính thức được trình lên Hội đồng Shura hội đồng tư vấn được chỉ định bởi nhà vua Ả rập Xê út - và được thực hiện bởi một vị giáo sư trong nước, một giáo sư đại học. Ông khẳng định rằng nghiên cứu của ông dựa trên nghiên cứu của UNESCO. Và theo nghiên cứu, tỉ lệ các vụ cưỡng hiếp, ngoại tình, con ngoài giá thú, cả lạm dụng ma túy, mại dâm ở các nước có phụ nữ lái xe cao hơn các nước không có phụ nữ lái xe. (cười) Tôi biết, tôi cũng vậy, bị sốc. Giống như là “Ả Rập Xê Út là quốc gia cuối cùng trên thế giới không có phụ nữ lái xe." Vậy nếu lúc này bạn nhìn vào bản đồ thế giới, thì chỉ còn lại 2 quốc gia: Ả rập Xê út và một nước khác là toàn bộ phần còn lại của thế giới. Chúng tôi tạo ra một hashtag trên Twitter để châm biếm bài nghiên cứu và nó trở thành tin nóng trên toàn thế giới. Tờ BBC News: Nếu phụ nữ lái xe thì sẽ ‘mất trinh tiết’ – Tu sĩ Ả rập cảnh báo Chỉ khi đó chúng tôi mới nhận ra việc nhạo báng kẻ áp bức cho chúng tôi sức mạnh nhiều đến nhường nào. Nó quét sạch vũ khí mạnh mẽ nhất của họ: nỗi sợ. Chế độ này dựa trên các truyền thống và phong tục bảo thủ cực đoan đối xử với phụ nữ như thể họ là hạ đẳng và phải được giám hộ vì thế họ cần được sự cho phép từ người giám hộ bằng lời nói hay các bộ luật, trong suốt cuộc đời họ. Chúng tôi chỉ là thứ yếu cho đến ngày chết đi. Càng tồi tệ hơn khi nó được bảo vệ bởi sắc lệnh tôn giáo dựa trên cách giải thích sai lầm của luật Hồi Giáo, hay luật lệ tôn giáo. Điều tồi tệ nhất là khi chúng lại được biên soạn thành luật lệ và chính chị em phụ nữ cũng tin vào sự thấp kém của mình, và thậm chí họ chống lại cả những người cố gắng phản bác những luật lệ này. Vì thế với tôi, đây không chỉ là vấn đề về sự công kích. Mà là về việc sống với hai quan điểm hoàn toàn khác biệt về nhân phẩm, con người - trong nước tôi là kẻ tội đồ nhưng ở ngoài nước tôi lại là anh hùng. Tôi muốn kể với các bạn 2 câu chuyện xảy ra trong hai năm qua. Một là khi tôi ở tù. Tôi rất chắc chắn khi ở trong tù, mọi người đã đọc các bài báo trên tin tức quốc tế nói về tôi trong chín ngày bị giam. Nhưng ở nước tôi, đó lại là một bức tranh hoàn toàn khác. Như thế này: “Manal al-Sharif đối mặt với các cáo buộc vi phạm an ninh công cộng và xúi giục phụ nữ lái xe." Tôi biết. “Manal al-Sharif từ bỏ chiến dịch." À, đây rồi. Đây là cái tôi thích. “Manal al-Sharif suy sụp và thú nhận: Thế lực ngoại quốc xúi giục tôi.” (Cười) Điều tồi tệ tiếp diễn, tôi bị đem ra xét xử và bị đánh bằng roi trước công chúng. Vậy đấy một bức tranh hoàn toàn khác biệt. Năm ngoái tôi được mời diễn thuyết tại Diễn Đàn Tự Do Oslo. Tôi được bao bọc bởi tình yêu và sự ủng hộ của mọi người và họ xem tôi như là một nguồn cảm hứng. Cùng thời gian đó, tôi trở về quê nhà, người ta căm ghét bài diễn thuyết của tôi. Họ gọi đó là: sự phản bội với đất nước và nhân dân Ả rập, và thậm chí họ đã tạo hashtag #Kẻ Phản Bội Oslo trên Twitter Có khoảng 10,000 người bình luận về điều này. trong khi đó lại một hashtag trái ngược #Người Hùng Oslo đã dấy lên cơn bão bình luận trên Twitter. Họ thậm chí còn mở cuộc bình chọn. Hơn 13,000 người tham gia: liệu họ có coi tôi là kẻ phản bội bài diễn thuyết kia. 90% trả lời có, cô ta là kẻ phản bội. Đó là hai quan điểm hoàn toàn trái ngược về nhân phẩm của tôi. Tôi tự hào là phụ nữ Ả rập, và tôi yêu đất nước mình, và bởi thế, tôi mới làm việc này. Bởi tôi tin một xã hội sẽ không có tự do nếu phụ nữ trong xã hội đó không được tự do. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Các bạn sẽ học được nhiều thứ từ những điều xảy đến với bạn. Tôi đã rút ra được bài học là hãy luôn đứng vững. Điều đầu tiên tôi làm sau khi ra tù, dĩ nhiên sau khi tắm rửa, tôi lên mạng, mở trang Twitter và Facebook của mình, và tôi luôn tôn trọng những người đang chia sẻ quan điểm với tôi. Tôi sẽ lắng nghe những gì họ nói, và sẽ không bao giờ bào chữa cho bản thân chỉ bằng những lời nói suông. Tôi sẽ dùng hành động. Khi họ cho rằng tôi nên rút khỏi chiến dịch, tôi đã nộp lá đơn đầu tiên khởi kiện ban giám đốc cảnh sát giao thông vì đã không cấp cho tôi bằng lái xe. Rất nhiều người ủng hộ tôi, như lúc 3.000 người ký vào đơn đệ trình phóng thích tôi. Chúng tôi gửi đơn đệ trình tới Hội đồng Shura yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm đối với phụ nữ Ả rập, và có khoảng 3,500 công dân ký vào đơn đệ trình. Những người như trong các ví dụ tôi vừa chiếu lên họ vẫn tin vào quyền lợi của phụ nữ ở Ả rập Xê út, họ nỗ lực tranh đấu và cũng đối mặt với nhiều sự thù ghét vì dám lên tiếng và bày tỏ quan điểm của mình. Ngày nay, Ả rập Xê út đang từng bước củng cố quyền lợi của phụ nữ. Về hội đồng Shura được chỉ định bởi nhà vua theo sắc lệnh của nhà vua Abdullaah, năm ngoái có 30 phụ nữ làm việc trong Hội đồng, chiếm 20% Hội đồng. (Vỗ tay) Cùng lúc đó, Hội đồng sau bốn lần từ chối đơn đệ trình chấp thuận quyền lái xe của phụ nữ cuối cùng đã chấp nhận đề nghị vào cuối tháng Hai vừa qua. (Vỗ tay) Sau khi bị đưa vào tù, bị cáo buộc kích động quần chúng, bị đưa ra xét xử, người phát ngôn của cục cảnh sát giao thông phát biểu chúng tôi sẽ chỉ phát hành giấy vi phạm giao thông cho nữ tài xế. Giáo chủ Grand Mufti, người đứng đầu giáo quyền ở Ả rập Xê út, từng khyến cáo phụ nữ không nên lái xe. Nó từng bị cấm đoán bởi Giáo chủ đời trước. Vì thế với tôi, điều quan trọng không chỉ nằm ở những bước tiến nhỏ này mà còn ở chính bản thân người phụ nữ. Một người bạn từng hỏi tôi, “Vậy bạn nghĩ khi nào việc phụ nữ lái xe sẽ thành hiện thực?” Tôi trả lời, “Chỉ khi họ ngừng hỏi ‘Khi nào?’ và bắt tay hành động.” Vậy không phải do chế độ, mà do chính phụ nữ chúng ta quyết định cuộc đời của mình. Tôi không thể lý giải việc mình trở thành nhà hoạt động như thế nào. Và không biết làm cách nào tôi trở thành được bây giờ. Nhưng tất cả những gì tôi biết, và chắc chắn, trong tương lai khi ai đó hỏi về câu chuyện của tôi, tôi sẽ nói, “Tôi tự hào là một trong những phụ nữ tiên phong dỡ bỏ lệnh cấm, chống lại lệnh cấm và vui sướng vì sự tự do của mỗi người.” Hãy quay trở lại câu hỏi ban đầu, bạn nghĩ cái nào sẽ khó để đối mặt hơn chính quyền đàn áp hay xã hội đàn áp? Tôi hy vọng các bạn sẽ tìm ra được câu trả lời từ câu chuyện của tôi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Đã có một thời ta sống trong nền kinh tế tăng trưởng tài chính và thịnh vượng. Thời kỳ đó được gọi là thời Ổn định Lớn hầu hết các nhà kinh tế học, các nhà vạch chính sách và các ngân hàng trung ương đều có niềm tin sai lầm rằng chúng ta đã sang một thế giới mới phát triển và thịnh vượng không ngừng. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng GDP mạnh và vững, lạm phát thấp và có kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp thấp, nền tài chính ít biến động và kiểm soát được. Nhưng cuộc Đại Suy Thoái năm 2007 và 2008, một cuộc đại nạn, đã phá vỡ ảo tưởng này. Từ vài trăm tỷ đô thua lỗ trong lĩnh vực tài chính vụt thành cơn thác cuốn đi 5.000 tỷ đô trong GDP thế giới và gần 30.000 tỷ đô thất thoát trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Bài học rút ra từ cuộc Đại Suy Thoái là nó đến hoàn toàn bất ngờ, khiến người ta choáng váng, như cơn thịnh nộ của thánh thần. Không phải do trách nhiệm của ai cả. Suy ngẫm về điều này, khiến chúng tôi bắt đầu lập Phòng Quan sát Khủng hoảng tài chính. Chúng tôi có mục tiêu là chẩn đoán kịp thời các bong bóng tài chính và nhận ra chúng trước thời điểm nghiêm trọng. Vậy cơ sở khoa học cho những quan sát tài chính là gì? Chúng tôi đã phát triển lý thuyết "Những con mãng xà" Những con mãng xà tượng trưng cho những sự kiện bất thường thuộc cùng một loại. Chúng là những dấu hiệu đặc biệt, những cái sai lệch, được tạo ra bởi những cơ chế đặc biệt do đó, chúng có thể dự đoán được, và có thể kiểm soát được. Ta hãy xem một chuỗi giá trị tài chính theo thời gian, tại một cổ phiếu nhất định, cổ phiếu hoàn hảo hay chỉ số toàn cầu. Bạn sẽ có những lượt tăng và giảm. Có một cách rất tốt để đo lường độ rủi ro của thị trường tài chính là giá trị từ đỉnh tới đáy thể hiện một bức tranh xấu nhất khi bạn mua ở đỉnh và bán ở đáy. Bạn có thể xem con số thống kê, xem tần suất của hiện tượng từ đỉnh - tới bán đáy thuộc các tầm mức khác nhau , được thể hiện trên biểu đồ này. Bây giờ, điều rất thú vị, là 99% thăng trầm giá trị từ đỉnh - xuống đáy với những biên độ khác nhau có thể được thể hiện bởi một quy luật phổ quát đại diện bởi đường màu đỏ ở đây. Thú vị hơn, có những điểm nằm ngoài, là những ngoại lệ nằm phía trên đường màu đỏ này, xảy ra, ít nhất, 100 lần thường xuyên hơn so với mức phép ngoại suy dự đoán dựa trên hiệu chuẩn của 99% giao động còn lại của giá trị đỉnh - đáy. Đó là do sự phụ thuộc nặng nề khi một khoản lỗ này kéo theo một khoản lỗ khác lỗ tiếp lỗ rồi lại lỗ tiếp. Những sự phụ thuộc kiểu này thường bị bỏ qua khi dùng các công cụ quản lý rủi ro tiêu chuẩn, nó bị bỏ qua đi vì ta chỉ thấy con thạch sùng trong khi đáng lẽ phải thấy con mãng xà tinh. Cơ chế căn nguyên của con mãng xà là sự chậm trễ trong nhận biết sự bất ổn, bất ổn hiện ra như là bong bóng, đỉnh điểm của bong bóng thường là tai nạn. điều này tương tự quá trình nóng lên dần dần của nước trong ống nghiệm này nước đã đạt tới điểm sôi, khi sự bất ổn của nước xảy ra và bạn sẽ thấy những bước quá độ của nước bốc hơi Quá trình này, hoàn toàn không phải là một đường thẳng không thể dự đoán bởi những kỹ thuật tiêu chuẩn - đó là sự phản ánh với một loạt biểu hiện rõ nét nhứng yếu tố về cơ bản là nội sinh. Vậy nguyên nhân của sự sụp đổ, nguyên nhân của khủng hoảng phải được tìm ra ngay trong sự bất ổn của hệ thống, và bất cứ xáo trộn nhỏ nào cũng sẽ khiến sự bất ổn xảy ra. Bây giờ, có người sẽ nghĩ liệu điều này có liên quan đến khái niệm về thiên nga đen mà bạn vẫn thường nghe? Nên nhớ, thiên nga đen là một loài chim hiếm chỉ gặp một lần thôi lập tức phá vỡ niềm tin của bạn rằng thiên nga thì phải trắng, nên nó hàm chứa ý niệm về tính không thể dự đoán được, không thể nhận thức được, những sự kiện cực đoan/đặc biệt về cơ bản là không thể nhận biết được. Vấn đè này nằm trong khái niệm về mãng xà mà tôi đề xuất chính là quan điểm cho rằng: cái đối lập, sự kiện cực đoan nhất thực ra là có thể biết và có thể dự đoán được. Vì thế chúng ta có thể được trao quyền và đảm nhận trách nhiệm dự báo về những sự kiện đó. Do đó, hãy để con mãng xà tinh thiêu rụi khái niệm con thiên nga đen này đi. (Cười) Có nhiều tín hiệu cảnh báo sớm được dự đoán bởi lý thuyết này Tôi sẽ tập trung làm sáng tỏ một trong số đó: siêu tăng trưởng cấp số nhân với phản hồi tích cực. Điều này nghĩa là gì? Hãy tưởng tượng bạn có một khoản đầu tư mà lợi nhuận thu về năm đầu tiên là 5% năm thứ 2 là 10%, năm thứ 3 là 20% năm tiếp theo là 40%, chẳng phải là tuyệt ư? Đây là siêu tăng trưởng hàm số mũ. Một sự tăng trưởng siêu nhanh theo số mũ so với tỷ lệ tăng trưởng ổn định, chẳng hạn 10%. Điểm quan trọng ở đây là, nhiều lần vào thời kỳ bong bóng có những phản hồi tích cực nhiều lần những đợt tăng trưởng trước đã tăng cường, thúc đẩy cho đợt tăng trưởng tiếp theo thông qua siêu tăng trưởng theo số mũ, là cái rõ ràng không bền vững. Và chìa khóa của vấn đề là giải pháp toán học của mô hình này thể hiện sự bất thường ở thời điểm xác định, nghĩa là có một thời điểm nghiêm trọng tại đó hệ thống sẽ vỡ, sẽ thay đổi chỉnh thể. Có thể là một sụp đổ. Cũng có thể diễn biến đều đều, ra một cái khác. Và điểm mấu chốt ở đây là thời khắc nghiêm trọng, thông tin về thời khắc này đã được ẩn chứa ngay trong sự phát triển sơ khai của siêu tăng trưởng hàm số mũ này. Chúng tôi đã áp dụng lý thuyết này, và đó là thành công đầu tiên, trong dự đoán sự đứt gãy của những bộ phận quan trọng trên chiếc tên lửa. Căn cứ vào những âm thanh phát ra, những tiếng va đập nhỏ từ một cỗ máy phát ra, báo cho bạn biết chúng bị căng thẳng, có hư hỏng đang xảy ra Có một chùm hiện tượng phản hồi tích cực, qua những tổn hại kéo theo tổn hại lớn hơn, nhờ đó bạn có thể thật sự dự đoán được, tất nhiên, trong một dãy các khả năng, khi nào sự đứt gãy sẽ xảy ra. Hiện lý thuyết này đã thành công, nó đã được dùng ở giai đoạn đầu [chưa kết thúc rõ ràng] của chuyến bay. Điều lý thú hơn nữa là chính lý thuyết này có thể áp dụng cho sinh học và y học giúp các bà mẹ sinh con, chữa các cơn động kinh. Một bà mẹ có thai tháng thứ bảy, bắt đầu cảm thấy các cơn co thắt của tử cung đó là dấu hiệu của những hình thành sự bất ổn, khi sinh em bé, một tình trạng ví như con mãng xà. Vậy, nếu đo lường tín hiệu báo trước, bạn thực sự có thể nhận dạng được các vấn đề trước và sau điểm đáo hạn từ trước khi nó xảy ra. Cơn co giật động kinh cũng đến sau một loat những triệu chứng, khi não đi qua trạng thái siêu-rối loạn, bạn có một cơ sở nhất định để dự đoán về con mãng xà và điều này có thể giúp bệnh nhân chủ động đối phó với căn bệnh. Chúng tôi đã áp dụng lý thuyết này cho nhiều hệ thống, sạt lở đất, sụp đổ sông băng, thậm chí cả dự báo sự thành công: các bộ phim bom tấn, video YouTube, phim ảnh, v v. Nhưng có lẽ ứng dụng quan trọng nhất là về tài chính, và lý thuyết này tôi tin nó soi chiếu cho thấy nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính mà chúng ta đã đi qua. Khủng hoảng này bắt nguồn từ 30 năm lịch sử bong bóng, từ năm 1980, với các bong bóng toàn cầu vỡ vụn vào năm 1987, theo sau bởi nhiều bong bóng khác. Lớn nhất là "nền kinh tế mới" bong bóng Internet năm 2000, đổ vỡ vào năm 2000, bong bóng bất động sản ở nhiều nước, tạo bong bóng tài chính phái sinh khắp mọi nơi, bong bóng thị trường chứng khoán cũng ở khắp mọi nơi, hàng hóa và đủ loại bong bóng, bong bóng nợ và tín dụng - bong bóng, bong bóng, bong bóng. Chúng ta đã có một bong bóng toàn cầu. Đây là một đánh giá toàn cầu của tất cả các thị trường, thể hiện một tình trạng một ảo tưởng về một cỗ máy in tiền vĩnh viễn đột nhiên vỡ tan vào năm 2007. Vấn đề là chúng ta thấy cùng một quá trình đó, đặc biệt thông qua biện pháp nới lỏng định lượng, của tư duy về một cỗ máy in tiền vĩnh viễn hiện nay để giải quyết cuộc khủng hoảng từ năm 2008 ở Mỹ, ở châu Âu, ở Nhật Bản. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu sự thất bại của chính sách nới lỏng định lượng cũng như biện pháp thắt lưng buộc bụng chừng nào chúng ta không đi vào giải quyết vấn đề cốt lõi, nguyên nhân bản chất của tư duy cỗ máy in tiền vĩnh viễn này. Đây là những điều hệ trọng. Tại sao bạn phải tin tôi? Vâng, có lẽ vì, trong 15 năm qua chúng tôi đã đi ra khỏi tháp ngà của mình, và bắt đầu công bố ex ante -- tôi nhấn mạnh từ ex ante, có nghĩa là "trước" - trước khi sự đổ vỡ xác nhận sự tồn tại của bong bóng hay sự thái quá tài chính. Đây là một vài trong số các bong bóng lớn mà chúng ta đã trải qua trong lịch sử gần đây. Có nhiều câu chuyện thú vị cho mỗi sự kiện. Để tôi nói cho bạn một hoặc hai câu chuyện đối phó với bong bóng khổng lồ. Chúng ta đều biết phép lạ Trung Quốc Đây là biểu hiện của thị trường chứng khoán của một bong bóng khổng lồ, tăng trưởng nóng 300 % chỉ trong vài năm. Vào tháng Chín năm 2007, tôi được mời đến thuyết trình tại một Hội nghị quản lý vốn vĩ mô tôi đưa ra hội nghị một dự đoán rằng vào cuối năm 2007, bong bóng này sẽ thay đổi hệ thống. Có thể xảy ra một vụ tai nạn. Vì chắc chắn nó không bền vững. Bây giờ, làm thế nào để các bạn tin các nhà quản lý quỹ đầu tư vĩ mô người thạo tin, thông minh, tận tụy đã phản ứng với dự đoán này thế nào? Bạn biết đấy, họ đã kiếm bạc tỷ chỉ nhờ lướt bong bóng này cho đến bây giờ. Họ nói với tôi, "Didier, vâng, thị trường có thể được đánh giá quá cao, nhưng anh quên một điều. Olympic Bắc Kinh sắp diễn ra trong năm 2008, và rõ ràng chính phủ Trung Quốc đang kiểm soát nền kinh tế và đang làm những gì cần thiết để tránh sóng và kiểm soát thị trường chứng khoán." Ba tuần sau bài nói của tôi, thị trường mất 20% và đã trải qua một giai đoạn biến động, và tổn thất trên thị trường, tổng cộng lên tới 70 phần trăm cho đến cuối năm. Làm thế nào chúng ta có thể sai lầm cả đám như vậy do hiểu sai hoặc bỏ qua khoa học nó cho thấy thực tế là khi sự bất ổn đã leo thang, và hệ thống đã chín muồi, thì bất kỳ xáo trộn nào cũng đủ để làm cho nó về cơ bản là không thể kiểm soát? Các thị trường Trung Quốc sụp đổ, nhưng nó lại hồi phục. Trong năm 2009, chúng tôi nhận định rằng bong bóng mới này, bong bóng nhỏ hơn, là không bền vững, vì vậy chúng tôi công bố một lần nữa một dự đoán báo trước, nói rằng vào tháng Tám năm 2009, thị trường sẽ lại điều chỉnh, sẽ không tiếp tục theo đường cũ này. những kẻ phê phán chúng tôi, khi đọc dự đoán, đã nói: "Không, không thể như thế. Chính phủ Trung Quốc đang ở đấy. Họ đã học được bài học của họ. Họ sẽ kiểm soát. Họ muốn hưởng lợi từ sự tăng trưởng." Và thế là cuộc khủng hoảng xảy ra. Thị trường đã điều chỉnh. Có lẽ các nhà phê bình không học bài học của họ trước đây. Vẫn nhà phê bình ấy giờ đây nói rằng: "À, phải, nhưng vì các anh đã công bố dự báo. Các anh đã tác động đến thị trường. Đây là điều thú vị. Nên đấy không phải là dự báo." Nếu thế thì tôi to quyền quá đi. Nó cho ta thấy rằng về cơ bản ta không thể làm gì bây giờ để phát triển ngành khoa học kinh tế nhưng lại gặp vấn đề của việc tiên tri theo ý riêng. là người dự đoán, chúng ta có tri giác Vì vậy, chúng tôi phát minh ra một phương pháp mới để làm khoa học. Chúng tôi lập Phòng thử nghiệm Bong bóng Tài chính. Ý tưởng là như sau. Chúng tôi giám sát thị trường. Chúng tôi xác định những sự thái quá, những bong bóng. Chúng tôi làm công việc của chúng tôi. Chúng tôi viết một bản báo cáo trong đó có dự đoán về thời điểm nghiêm trọng. Nhưng với kỹ thuật mã hóa hiện đại, Chúng tôi không công bố báo cáo. Nó được giữ bí mật. và sáu tháng sau, chúng tôi công bố bản báo cáo, chúng tôi có một cách, chúng tôi công bố chìa khóa công khai, Và tất cả điều này được thực hiện trên một kho lưu trữ quốc tế và có xác thực. để tôi trêu các bạn với một phân tích rất gần đây. để chúng tôi không thể bị buộc tội là chỉ công bố những dự báo thành công. chúng tôi xác định rằng thị trường chứng khoán Mỹ Ngày 17 tháng Năm 2013, chỉ hai tuần trước, đang trên một con đường không bền vững và chúng tôi công bố điều này trên trang web của chúng tôi ngày 21 tháng 5 rằng sẽ có một sự thay đổi hệ thống. Ngày hôm sau, thị trường bắt đầu thay đổi hệ thống, tất nhiên. Đây chỉ là hành động thứ ba hoặc thứ tư Đây không phải là một vụ tai nạn. của một bong bóng khổng lồ đàng hình thành. Mở rộng các cuộc thảo luận ra quy mô toàn cầu, chúng ta thấy điều tương tự. Bất cứ nơi nào chúng ta nhìn, đều có thể quan sát được: trong sinh quyển, trong khí quyển, trong đại dương, đặc trưng cho một con đường không bền vững cho thấy các quỹ đạo siêu mũ và nói lên một giai đoạn chuyển tiếp. Sơ đồ này ở bên phải cho thấy quả thực có khả năng phi tuyến tính gồm một tập hợp bổ ích các nghiên cứu cho một quá trình chuyển đổi phi tuyến chỉ trong vài thập kỷ tới. Vậy là có bong bóng ở khắp nơi. Theo một nghĩa, đây là điều thú vị giới truyền thông đôi khi gọi tôi là một giáo sư đuổi theo bong bóng và giết con mãng xà. Nhưng liệu ta có thể giết được những con mãng xà thật không? Mới gần đây, cùng các cộng tác viên, tôi nghiên cứu một hệ thống năng động và chúng tôi có thể áp dụng nhiễu loạn nhỏ đúng lúc ở đây bạn thấy con mãng xà giống như các vòng lớn để diệt những con mãng xà, và duy trì kiểm soát. "Gouverner, c'est Prevoir." Quản trị là nghệ thuật của việc lập kế hoạch và dự đoán. Chẳng phải đây chính là một trong những thử thách lớn nhất của nhân loại, trong đó con người có trách nhiệm chèo lái xã hội và hành tinh của chúng ta hướng tới bền vững vượt qua những thách thức và khủng hoảng ngày càng tăng? Nhưng lý thuyết diệt mãng xà cho ta hy vọng. Chúng ta biết hầu hết các hệ thống đều chứa khả năng dự đoán. Có thể phát triển việc chẩn đoán trước các cuộc khủng hoảng để chúng ta có thể chuẩn bị, có thể có biện pháp, chúng ta có thể chịu trách nhiệm, để không bao giờ còn xảy ra tình trạng cực đoan và khủng hoảng như cuộc Đại Suy thoái hay khủng hoảng châu Âu làm cho ta ngạc nhiên. Cảm ơn. (Vỗ tay) Mong muốn xóa nghèo là 1 mục tiêu vĩ đại. Tôi không nghĩ có ai trong khán phòng này không đồng ý điều đó. Tôi chỉ e ngại khi các chính trị gia nhiều tiền và những ngôi sao nhạc rock lôi cuốn nói về điều đó, thì nghe thật dễ dàng làm sao. Hôm nay tôi không có tiền cũng không có chính sách nào để ban hành, cũng chẳng có cây guitar nào. Việc đó của người khác. Nhưng tôi có 1 ý tưởng, gọi là Ngôi nhà sức khỏe. Ngôi nhà sức khỏe có hiệu quả với người nghèo. Hiệu quả nơi họ sống, có tác dụng cải thiện sức khỏe. Suốt 28 năm qua, công việc khó khăn, vất vả, đầy bụi bẩn này được thực hiện bởi hàng ngàn người khắp nước Úc, gần đây đã mở ra nước ngoài, kết quả của họ chứng tỏ 1 kế hoạch tập trung có thể cải thiện ngay cả nơi nghèo khổ nhất Nó cả thiện sức khỏe, và đóng vai trò làm giảm, thậm chí xóa nghèo. Tôi sẽ bắt đầu từ khởi điểm của chuyện này năm 1985 ở trung tâm nước Úc. 1 người thổ dân tên là Yami Lester mở 1 dịch vụ y tế. 80% những người bệnh đến khám đều mắc bệnh truyền nhiễm – bệnh truyền nhiễm của thế giới thứ 3 đang phát triển, xuất phát từ điều kiện sống nghèo khổ. Yami lập ra 1 đội ở Alice Springs. Anh ta có bác sĩ y khoa, có chuyên gia sức khỏe môi trường. Và đích thân chọn người thổ dân địa phương tham gia vào dự án. Yami nói ngay lần đầu gặp mặt, không có tiền đâu. Khởi đầu tốt luôn như thế, không tiền. Bạn có 6 tháng. Và tôi muốn bạn khởi động 1 dự án mà theo ngôn ngữ của anh ta là “uwankara palyanku kanyintjaku,” nghĩa là “kế hoạch ngăn chặn người dân nhiễm bệnh,” rất súc tích. Nhiệm vụ của chúng tôi đấy. Bước thứ 1, bác sĩ y khoa đi khảo sát trong 6 tháng những nguyên do của 9 mục tiêu chúng tôi nhắm đến. Sau 6 tháng, anh ấy đến văn phòng và đưa cho tôi 9 từ viết trên 1 mảnh giấy. (9 phương thức sống khỏe mạnh: tắm rửa, quần áo, nước thải, dinh dưỡng, đông dân, súc vật+, bụi, nhiệt độ, thương tổn.) Tôi chẳng ấn tượng chút nào. Xem này. Ý tưởng lớn cần ngôn từ lớn càng nhiều ngôn từ lớn càng tốt. Cái này không đủ. Điều tôi và bạn không thấy là anh ấy đã viết cả ngàn trang nghiên cứu về sức khỏe địa phương, quốc gia và quốc tế chỉ để vẽ ra bức tranh mục tiêu sức khỏe đó. Những bức tranh sau đó có nguyên do rất đơn giản. Người chủ thổ dân và các cán bộ dự án đều gần như mù chữ, nên phải vẽ cụ thể các mục tiêu ra. Chúng tôi làm việc với cộng đồng, không thể bàn những chuyện tương lai bằng thứ tiếng họ không hiểu. Chúng tôi đã có mục tiêu, và mỗi cái – tôi sẽ không nói cụ thể hết – đều đưa con người và vấn đề sức khỏe vào trung tâm, và liên kết 2 yếu tố với môi trường thực thể cần có để giữ gìn sức khỏe. Và ưu tiên cao nhất, như bạn thấy trên màn hình, là tắm rửa 1 lần mỗi ngày, nhất là trẻ em. Tôi mong rằng các bạn đang nghĩ: “Cái gì? Dễ dàng quá nhỉ.” Tôi sẽ hỏi các bạn 1 câu rất tế nhị. Sáng nay trước khi đến đây, ai đã tắm bằng vòi hoa sen? Tôi sẽ không hỏi bạn có vòi sen không, vì tôi quá lịch sự. Thế đấy. (Cười). Được rồi. Công bằng mà nói tôi thấy hầu hết mọi người đã tắm sáng nay. Tôi đề nghị thêm 1 chút. Tôi muốn các bạn chọn một trong những ngôi nhà Bạn hãy chọn 1 trong số 25 căn nhà bạn thấy trên màn hình. Bạn hãy chọn 1 và ghi nhớ vị trí của nó trong đầu. Các bạn chọn nhà chưa? Tôi sẽ đề nghị bạn sống ở đó vài tháng để chắc rằng bạn hiểu rõ. Đó là vùng tây bắc của Miền tây nước Úc, nơi rất dễ chịu. Okay. Xem vòi sen nhà bạn có hoạt động không. Tôi nghe thấy vài tiếng “aw” và “aah”. Nếu được tick màu xanh, vòi sen nhà bạn dùng được. Bạn và con bạn khỏe mạnh. Nếu bị gạch đỏ, tôi quan sát cẩn thận khắp phòng và không thấy ảnh hưởng nhiều với nhóm này. Tại sao nhỉ? Vì bạn quá lớn tuổi rồi. Tôi biết điều đó sẽ shock với 1 số bạn, nhưng bạn là thế đấy. Trước khi bạn tức giận và bỏ đi, tôi phải nói rằng quá lớn tuổi ở đây bao gồm gần như mọi người trong phòng những người nhiều hơn 5 năm tuổi. Chúng tôi thật sự lo cho đám trẻ 0 – 5 tuổi. Tại sao? Tắm rửa là thuốc trị đám côn trùng, các bệnh truyền nhiễm phổ biến cho mắt, tai, ngực và da mà nếu chúng xảy ra trong 5 năm đầu đời sẽ tổn thương vĩnh viễn các cơ quan đó. Để lại vết sẹo suốt đời. Nghĩa là, từ khi 5 tuổi, suốt đời còn lại bạn sẽ không nhìn được như thế nữa. Không nghe được như thế nữa. Cũng không thở được như thế. Bạn mất 1/3 phổi từ khi 5 tuổi. Kể cả bệnh ngoài da, mà lúc đầu chúng tôi nghĩ sẽ chẳng có vấn đề gì, viêm da nhẹ từ 0 đến 5 tuổi làm giảm đáng kể chức năng thận, sẽ cần lọc máu ở tuổi 40. Đây là chuyện lớn, nên dấu tick và dấu gạch trên màn hình rất quan trọng với trẻ nhỏ. Những dấu đó thể hiện 7.800 ngôi nhà mà chúng tôi khảo sát khắp nước Úc, cho cùng tỉ lệ. Những gì bạn thấy – 35% những ngôi nhà không-đẹp-lắm của 50.000 người bản xứ, 35% có vòi nước dùng được. 10% của 7.800 căn nhà đó có hệ thống điện an toàn, và 58% có toilet dùng được. Kết quả dựa trên 1 thí nghiệm chuẩn đơn giản: với vòi nước, nó có nước nóng và lạnh không, 2 mức khóa còn tốt, nước chảy lên tới đầu và thân thể bạn, và ống dẫn nước thoát đi? Không cần đẹp, sang trọng hay tiện lợi – chỉ cần chúng dùng được. Hệ thống điện và toilet cũng kiểm tra như vậy. Dự án Ngôi nhà sức khỏe không đánh giá các thất bại, mà là cải thiện nhà cửa. Mỗi ngày chúng tôi làm 1 dự án – theo kinh nghiệm, chúng tôi không hứa, không báo cáo. Mỗi sáng chúng tôi mang dụng cụ đến, hàng tấn thiết bị, giao dịch, và đào tạo các nhóm bản địa để làm việc ngay ngày đầu. Tối ngày đầu tiên, một số nhà trong cộng đồng đó đã tốt hơn so với lúc sáng. Công việc tiếp tục triển khai 6 đến 12 tháng đến khi mọi nhà đều được sửa với chi phí trung bình 7.500 đô-la cho mỗi nhà. Đó là ngân sách trung bình. Hết 6 tháng đến 1 năm, chúng tôi kiểm tra lại. Tiêu tiền thì rất dễ. Nhưng rất khó để sửa chức năng toàn bộ vật dụng trong nhà. So toàn bộ nhà, cùng 9 thực hành sống khỏe mạnh, chúng tôi kiểm nghiệm và sửa 250 đồ vật trong mỗi nhà. Và đây là kết quả chúng tôi có từ 7.500 đô-la. Chúng tôi đưa nước máy tới 86%, hệ thống điện tới 77%, và toilet tới 90% trong số 7.500 căn nhà. Cảm ơn. (Vỗ tay.) Các nhóm đã làm việc của họ thật tuyệt. Có lẽ bạn đang nghĩ về 1 câu hỏi hiển nhiên. Tại sao chúng tôi phải làm thế? Sao các căn nhà lại tệ thế? 70% những gì chúng tôi làm là do nhà không được bảo dưỡng thường xuyên, nhà của chúng ta đều thế đấy. Mọi thứ hỏng dần. Đáng lẽ chính quyền nhà nước hoặc địa phương cần làm. Nhưng không làm, rồi nhà không dùng được. 21% những gì chúng tôi sửa là do lỗi xây dựng, lắp đặt lộn ngược hoặc từ sau ra trước. Chúng không dùng được. Chúng tôi phải sửa lại. Và nếu bạn sống ở Úc trong 30 năm nay, lí do cuối cùng – bạn luôn nghe rằng người bản xứ vứt bỏ nhà. Một trong những bằng chứng sắt đá nhất, mà tôi chưa chứng bao giờ, luôn được xem là vấn đề với nhà cửa bản xứ. 9% chi phí chúng tôi dành cho các tổn thất, dùng sai, hoặc dùng bừa. Chúng tôi không nhất trí rằng người sống trong nhà không phải là vấn đề. Và chúng tôi đi xa hơn thế nhiều. Người sống trong nhà chính là yếu tố chính trong giải pháp. 75% thành viên trong đội quốc gia Úc của chúng tôi, giờ đã hơn 75% 1 chút, là người bản xứ, người địa phương trong cộng đồng mà chúng tôi làm việc. Họ tự làm mọi phần công việc. (Vỗ tay) Ví dụ năm 2010, có 831 người trên khắp nước Úc và quần đảo Torres Strait sửa sang những căn nhà mà họ và gia đình ở. Điều đó thật quan trọng. Chúng tôi luôn tập trung vào sức khỏe. Côn trùng ở vùng nghèo gây bệnh đau mắt hột. Nó gây mù. Đó là bệnh của nước đang phát triển, và bức tranh bạn thấy phía sau tôi là cộng đồng Thổ dân cuối những năm 1990 nơi 95% trẻ đi học bị bệnh đau mắt hột làm hỏng mắt. Okay, vậy chúng tôi làm gì? Trước hết, chúng tôi đưa nước máy đến. Tại sao? Vì nước rửa được côn trùng. Chúng tôi lắp vòi nước ở trường nữa để đám trẻ rửa mặt nhiều lần mỗi ngày. Rửa hết đám bọ đi. Thứ 2, bác sĩ nhãn khoa nói bụi làm khô mắt, giúp đám bọ sớm quay lại. Vậy chúng tôi làm gì? Chúng tôi gọi bác sĩ về bụi, có người đó đấy. Một công ty khai khoáng cho chúng tôi mượn. Anh ta kiểm soát bụi ở các công trường, anh ta đến đây, trong 1 ngày chúng tôi làm rõ rằng hầu hết bụi ở đây bay cao tới 1 m, bụi bay theo gió, nên bác sĩ đề nghị làm các mô đất để chắn bụi không cho chúng bay vào nhà làm ảnh hưởng mắt của đám trẻ. Chúng tôi dùng bùn để chắn bụi. Và thành công. Anh ấy mang cho chúng tôi máy đo bụi. Chúng tôi đã kiểm tra và làm giảm bụi. Rồi chúng tôi muốn đuổi hết đám bọ đi. Chúng tôi làm như thế nào? Chúng tôi gọi 1 bác sĩ về ruồi đến, có người như thế đấy. Anh bạn thổ dân nói: “Người da trắng các anh phải xuất hiện nhiều hơn.” (Cười) Và bác sĩ ruồi xác định rất nhanh rằng có 1 loại ruồi mang bọ. Anh ấy cho đám trẻ cái bẫy ruồi tuyệt đẹp mà bạn thấy trên slide này. Chúng bắt ruồi, gửi lại cho anh ta ở Perth. Khi đám bọ đã vào trong ruột, anh ta gửi qua thư 1 ít bọ hung. Bọ hung ăn phân lạc đà, làm ruồi chết vì thiếu thức ăn, bệnh đau mắt hột giảm. Sau 1 năm, đau mắt hột giảm mạnh ở nơi này, giữ ở mức thấp. Môi trường đã thay đổi, không chỉ những đôi mắt. Và cuối cùng, ta có đôi mắt đẹp. Những cải thiện sức khỏe và những mảnh ghép nhỏ này tạo nên khác biệt lớn. Sở Y tế New South Wales, 1 cơ quan đầu ngành, đã giám sát độc lập trong 3 năm những dự án chúng tôi làm trong 10 năm ở New South Wales, họ thấy số ca nhập viện vì bệnh về điều kiện sống nghèo khổ đã giảm 40%. Giảm tới 40%. (Vỗ tay) Để cho thấy phương thức mà chúng tôi áp dụng ở Úc có thể dùng ở nơi khác, tôi sẽ đến Nepal, một nơi tuyệt đẹp. Họ đề nghị chúng tôi đến 1 làng 600 người và xây dựng toilet ở những nơi chưa từng có. Sức khỏe rất tệ. Chúng tôi không hề có kế hoạch hay cam kết tổng thể cho 1 chương trình lớn, mà chỉ xây 2 toilet cho 2 gia đình. Khi thiết kế toilet thứ 1, tôi được mời ăn trưa trong căn phòng chính của gia đình đó. Nó đặc khói. Người dân nấu nướng bằng nguồn năng lượng duy nhất, củi ướt. Củi ướt rất khói, trong 1 căn nhà kín, bạn không thể thở được. Sau này chúng tôi phát hiện nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong ở đây là suy hô hấp. Vậy là bất thần chúng tôi có 2 vấn đề. Lúc đầu là xây toilet và dọn rác trên mặt đất. Thế cũng được. Rồi bất ngờ có vấn đề thứ 2. Làm sao chúng tôi dọn khói bây giờ? Vậy là thiết kế phải giải quyết cả 2, không chỉ 1. Giải pháp: Dọn chất thải người và súc vật vào bồn, từ đó chiết xuất biogas, khí mê-tan. Khí gas cho phép nấu nướng 3 – 4 giờ mỗi ngày – và sạch, không khói, miễn phí cho mỗi gia đình. (Vỗ tay) Về phía bạn, điều này có xóa nghèo không? Câu trả lời từ đội hiện đang làm việc ở Nepal sẽ là: đừng ngớ ngẩn, còn tới hơn 3 triệu toilet cần xây trước khi chạm tới mục tiêu đó. Tôi không đặt chuyện đâu. Khi ta đang ngồi đây, đã có thêm hơn 100 toilet ở làng này và vài làng lân cận. Hơn 1.000 người đang sử dụng chúng. Cậu bé Yami Lama, đã giảm đáng kể bệnh viêm đường ruột nhờ có toilet, không còn phân người trên mặt đất nữa. Kanji Maya là 1 người mẹ hãnh diện. Có lẽ giờ đây cô ấy đang nấu ăn bằng biogas, nhiên liệu không khói. Phổi của cô sẽ ngày càng tốt hơn vì giờ không còn phải nấu nướng trong khói mù nữa. Surya mang chất thải đã hết biogas đi bón ruộng. Anh ta đã tăng thu nhập từ hoa màu, có thêm thức ăn và tiền cho gia đình. Cuối cùng là Bishnu, người trưởng nhóm, đã hiểu rằng chúng tôi không chỉ xây toilet, mà còn tạo đội nhóm, và họ đang đào tạo người dân 2 làng để tiếp tục mở rộng công việc. Với tôi, điều đó là cốt lõi. (Vỗ tay) Con người chưa bao giờ là vấn đề. Chúng tôi chưa bao giờ thấy vậy. Vấn đề là: điều kiện sống nghèo khổ, nhà cửa tồi tàn, và côn trùng gây bệnh. Những vấn đề này không phân biệt lãnh thổ, màu da hay tôn giáo. Không hề. Mối liên kết chung trong những việc chúng tôi làm chỉ có 1, đó là nghèo đói. Nelson Maldela từng nói giữa những năm 2000, không xa lắm, rằng cũng giống chế độ nô lệ và Apartheid, “Nghèo đói không tự sinh ra. Nó là do con người và có thể ngăn chặn và diệt trừ bởi hành động của con người.” Tôi muốn kết luận rằng hành động của hàng ngàn người bình thường làm 1 việc, theo tôi, là phi thường, đã thực sự nâng cao sức khỏe, có lẽ theo 1 cách nào đó, giảm nghèo. Rất cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Cuộc sống ở Châu Phi luôn bấp bênh Nói một cách ẩn dụ và cũng khá là chân thực khi bạn nghĩ về việc kết nối thông tin vào trước năm 2008. Mặc dù đã có rất nhiều bước tiến trong lĩnh vực tri thức và công nghệ ở châu Âu cũng như ở các nước khác trên thế giới nhưng Châu Phi dường như chỉ dậm chân tại chỗ. Và những điều đó đã thay đổi, đầu tiên là những chuyển biến khi chúng ta trải qua thời kì Phục Hưng, cuộc cách mạng Khoa Học và Công Nghiệp Và bây giờ, chúng ta có cuộc cách mạng về công nghệ số. Tuy nhiên những cuộc cách mạng này vẫn chưa lan rộng Ở khắp các châu lục và mọi quốc gia trên thế giới. Chưa bao giờ. Đây là sơ đồ của mạng lưới cáp quang ngầm dưới biển kết nối châu Phi với các nơi khác trên thế giới. Điều tôi thấy ngạc nhiên là Châu Phi đang vượt qua được trở ngại về mặt địa lý Châu Phi đang kết nối với thế giới và kết nối trong chính châu lục này. Mặc dù điều kiện về việc kết nối thông tin liên lác đã được cải thiện rất tốt nhưng vẫn còn một số trở ngại. Đó chính là hoàn cảnh mà Ushahidi đã xuất hiện. Vào năm 2008, một trong những vấn đề mà chúng tôi cùng phải đối mặt đó là thiếu dòng luân chuyển thông tin. Đã có một sự cố mất kết nối vào năm đó khi xảy ra vụ bạo loạn hậu cuộc bầu cử ở Kenya. Đó là khoảng thời gian bi thảm và cực kì khó khăn. Và chúng tôi đã cùng nhau tạo ra một phần mềm có tên là Ushahidi. Ushahidi có nghĩa là " sự làm chứng" trong tiếng Swahili. Tôi đã rất may mắn khi được làm việc với 2 đồng nghiệp rất thú vị và đầy nhiệt huyết. Đó là David và Erik. Tôi thường gọi họ là anh trai khác mẹ. Rõ ràng là tôi có một bà mẹ người Đức ở đâu đó. Và chúng tôi đã làm việc với nhau để tạo lập và phát triển Ushahidi. Và phần mềm nhằm mục đích là thu thập thông tin từ SMS, email, web và lập nên một bản đồ để bạn có thể biết bất cứ chuyện gì đang diễn ra ở đâu và có thể hiển thị hóa những dữ liệu đó. Và từ nguyên mẫu ban đầu đó, chúng tôi sẽ tiến hành tạo ra những phần mềm mã nguồn mở và miễn phí để mọi người sẽ không phải bắt đầu tìm tòi lại từ đầu như chúng tôi đã từng làm. Chúng tôi cũng muốn đem phần mềm này đến những người trong lĩnh vực công nghệ đã giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi phát triển Ushahidi trong suốt những ngày đầu khó khăn ấy. Đó là lý do tại sao chúng tôi lại xây dựng iHub ở Nairobi, một không gian thực lý tưởng, giúp chúng tôi có thể phối hợp và cùng làm việc với nhau và đến bây giờ nó đã trở thành một phần của hệ sinh thái công nghệ không thể thiếu ở Kenya. Chúng tôi đã xây dựng iHub với sự trợ giúp của rất nhiều tổ chức khác nhau như MacArthur Foundation và Omidyar Network. và chúng tôi đã có thể tạo nên một nền tảng phần mềm như thế này mà vài năm sau nó sẽ trở nên rất hữu dụng, Và chúng tôi rất mừng khi nó được sử dụng ở Haiti nơi mà người dân có thế nhận biết họ đang ở đâu và cái họ cần là gì, Và họ cũng có thể xử lý được bụi phóng xạ từ cuộc khủng hoảng hạt nhân và sóng thần ở Nhật Bản. Giờ đây Internet đã phát triển đến cấp 20 còn Ushahidi thì đến cấp 5. Ushahidi không chỉ đơn thuần là một phần mềm do chúng tôi tạo ra, Mà Đó là kết quả của một tập thể, một cộng đồng, những con người sử dụng công nghệ này theo nhiều cách khác nhau mà chúng tôi cũng không thể dự đoán trước được Chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được trên thế giới lại có nhiều loại bản đồ như thế này Có các bản đồ về khủng hoảng, bản đồ bầu cử, tham nhũng Và thậm chí là bản đồ cụm kiểm soát môi trường. chúng tôi cũng chỉ dám khiêm tốn nhận định rằng việc sử dụng phần mềm này có xuất phát điểm ở Kenya và nó cũng có những công dụng nhất định đối với người dùng khắp thế giới khi họ cố gắng xác định các vấn đề khác nhau mà họ sẽ phải giải quyết Hơn thế nữa chúng tôi cũng đang nghiên cứu một ý tưởng về một trí tuệ tổng hợp, ví dụ như khi tôi, một công dân bình thường khi chia sẻ thông tin qua bất kì thiết bị nào mà tôi có thì bạn cũng biết được việc chia sẻ đó đang diễn ra thế nào và nếu bạn cũng làm như vậy thì chúng ta sẽ càng cập nhật thông tin hơn nữa. Tôi đã trớ lại Kenya vào năm 2011 Erik thì đã đến đó vào năm 2010 Một thực tế rất khác biệt. Tôi đã từng sống ở Chicago nơi mà Internet rất phát triển. tôi không bao giờ phải đối mặt với sự cố mất kết nối Nhưng ở Kenya thì lại hoàn toàn khác, có một vấn đề còn tồn tại mặc dù đã có những bước đột phá trong công nghệ và trong cuộc cách mạng số, đó là vấn đề về điện. Thực sự rất mệt mỏi nếu như ngày nào bạn cũng phải đối mặt với sự cố mất điên. Và việc đó thì không vui vẻ một chút nào. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang bắt tay vào việc thì bỗng nhiên điện bị mất toàn bộ, kết nối Internet cũng đồng thời bị ngắt luôn và bạn tất nhiên sẽ phải tìm ra modem của bạn bây giờ đang nằm ở đâu. rồi làm thế nào bạn có thể bật nó lên một lần nữa. Và sau đó tất nhiên bạn lại phải đối mặt với nó trong những lần khác nữa. Đó chính là thực tế ở Kenya, nơi mà chúng tôi đang sống và cả ở những nơi khác thuộc châu Phi. Và một vấn đề khác mà chúng tôi đang phải đối mặt đó là chi phí của việc kết nối liên lạc Bình thường tối mất 5 shi ling Kenya tương đương 0,6 đô la Mĩ để gọi điện đến Mỹ, Canada hay Trung Quốc Thử đoán xem sẽ phải tốn bao nhiêu nếu tôi gọi đi Rwanda, Ghana hay Nigeria? ? 30 shi ling Kenya. Gấp 6 lần số tiền đó để liên lạc trong nội địa Châu Phi. Ngay cả khi bạn đi du lịch ở châu Phi, bạn cũng sẽ phải thiết lập riêng đối với mỗi nhà cung cấp di động khác nhau. Đó chính là thực tế mà chúng tôi đang phải đối mặt Thế nên chúng tôi thường nói đùa với nhau về Ushhidi: " Nếu như nó hiệu quả với Châu Phi thì nó cũng sẽ hiệu quả với bất kì nơi nào." [Hầu hết mọi người sử dụng công nghệ để định nghĩa về chức năng của nó. Nhưng chúng tôi lại áp dụng chức năng để tạo ra công nghệ.] Điều gì sẽ xảy nếu như chúng tôi có thể giải quyết được những vấn đề về Internet và điện đồng thời giảm thiểu chi phí kết nối? Liệu rằng chúng tôi có thể phát triển công nghệ điện toán đám mây? ? Chúng tôi đã tạo nên biểu đồ cụm, tạo nên Ushahidi. Liệu rằng chúng tôi có thể phát triển những công nghệ này giúp chuyển đổi một cách thông minh khi bạn di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy, chúng tôi chú ý đến modem một phần quan trọng của nền tảng Internet, và tự hỏi tại sao những cái modem mà chúng ta đang sử dụng lại được tạo ra cho từng hoàn cảnh khác nhau, nơi mà internet và điện thì lúc nào cũng sẵn có, vậy mà chúng tôi ở Nairobi lại không có được may mắn như thế. Chúng tôi muốn thiết kế lại loại modem thích hợp cho một thế giới mới đang phát triển, phù hợp với hoàn cảnh và thực tế của chúng tôi. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi tạo ra được hệ thống Internet ổn định hơn? ? Đó chính là BRCK Nó đóng vai trò như một thiết bị dự phòng Internet, để khi mất điện nó sẽ tự kết nối với hệ thống GSM gần nhất. Mạng điện thoại di động ở châu Phi cũng phủ khắp. Hầu như ở mọi nơi. Đa phần các thị trấn đều có kết nối 3G. Vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng điều đó? Và đó chính là lý do mà chúng tôi đã tạo nên BRCK. Một lý do khác khiến chúng tôi tạo nên BRCK đó chính là mỗi khi mất điện, nó sẽ có đủ pin cho 8 tiếng để bạn có thể tiếp tục làm việc, mà vẫn năng suất như bình thường, và có thể nói rằng bạn sẽ bớt áp lực hơn. Đối với vùng nông thôn, đây chính là phương tiện kết nối chính. Độ chính xác của phần mềm Ushahidi vẫn được duy trì khi chúng tôi xem xét việc sử dụng điện toán đám mây sao cho hiệu quả hơn nữa để bạn có thể sử dụng các hệ thống mạng khác nhau và bất cứ khi nào bạn chuyển sang chế độ dự phòng bạn sẽ đươc sử dụng một hệ thống Internet nhanh nhất, do vậy chúng tôi có một hệ thống đa SIM bạn có thể sử dụng nhiều SIM cùng một lúc, nếu một mạng nhanh hơn bạn có thể ngay lập tức chuyển sang dùng nó và khi thấy nó chưa tốt lắm bạn lại có thể chuyển sang cái khác để dùng hiệu quả hơn. Ý tưởng này nhằm giúp bạn có thể kết nối Internet ở bất cứ đâu Với vấn đề cân bằng tải thì cách làm này cũng mang lại hiệu quả.. Một điều khiến chúng tôi thích thú- đó là thiết bị cảm biến ý tưởng của vấn đề này là bạn sẽ có thể thiết lập một mạng lưới tương tự về nhiều đối tượng. Tưởng tượng như trạm khí tượng cũng có thể tích hợp vào mạng như thế này. Nó được thiết kế theo module để có thể dễ dàng tích hợp module vệ tinh giúp kết nối internet ở cả những vùng sâu vùng xa. Sự sáng tạo và cách tân luôn xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, Và làm thế nào chúng tôi có thể giúp những nhà chế tạo và viết mã phần mềm với nhiều đam mê ở Kenya có thể đối diện với một cơ sở hạ tầng bất cập một cách vững tâm. Và chúng ta bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề ở chính quê hương mình, Kenya. Nó sẽ có những thách thức, tất nhiên. Nhóm của chúng tôi khi mang các thiết bị từ Mỹ đến Kenya về cơ bản là rất quyết tâm. Và chúng tôi đã trò chuyện rất thú vị với những nhân viên hải quan. " Bạn đang mang theo cái gì vậy??" Và nguồn tài chính của địa phương không thuộc hệ thống hỗ trợ dự án mua sắm thiết bị phần cứng. Do đó chúng tôi đưa nó vào mục Hỗ trợ, có thể nói là chúng tôi vô cùng cảm kích khi nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của nhiều người không chỉ ở bên ngoài mà cả ở cộng đồng mạng. BRCK đã nhận được sự hỗ trợ, và bây giờ là thời điểm được mong chờ nhất khi nó được tung ra sử dụng rộng rãi trên thị trường. Tôi sẽ kết thúc bài diễn thuyết và có thể nói rằng chúng tôi giải quyết vấn đề này cho thị trường nội địa, và nó có thể tác động không chỉ đối với các lập trình viên ở Nairobi mà còn cả những chủ doanh nghiệp nhỏ những người cần một hệ thống kết nối tin cậy đồng thời nó có thể giảm thiểu đáng kể chi phí kết nối, giúp nâng cao sự hợp tác của các nước châu Phi. Ý tưởng này giống như đặt một cột mốc quan trọng trong nền kinh tế kĩ thuật số đó là sự kết nối và kinh doanh. BRCK là một đóng góp của chúng tôi giúp kết nối người dân Châu Phi với nhau và giúp họ làm chủ cuộc cách mạng số toàn cầu. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi sinh ra và lớn lên ở Bắc Triều Tiên. Mặc dù gia đình tôi đấu tranh với sự đói nghèo triền miên, tôi luôn luôn được yêu thương và chiều chuộng nhất, bởi vì tôi là đứa con trai duy nhất và là em út trong hai chị em trong nhà. Nhưng rồi dịch đói bắt đầu vào năm 1994. Tôi mới có bốn tuối. Chị tôi và tôi phải đi tìm củi từ 5 giờ sáng cho đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Tôi lang lang trên các con đường để tìm kiếm thức ăn, và tôi nhớ khi nhìn thấy một em nhỏ địu trên vai mẹ ăn bỏng ngô, tôi đã muốn giật lấy bỏng ngô của thằng bé Đói thật là nhục nhã. Đói thật là tuyệt vọng. Với một đứa trẻ bị bỏ đói, chính trị và tự do chẳng có nghĩa lý gì. Vào sinh nhật lần thứ chín của tôi, bố mẹ tôi chẳng có gì để cho tôi ăn. Nhưng dù chỉ là một đứa trẻ con, tôi có thể cảm thấy sự nặng nề trong trái tim họ. Hơn một triệu người dân Bắc Triều Tiên chết đói trong khoảng thời gian đó, và vào năm 2003, khi tôi 13 tuổi, bố tôi trở thành một trong số đó. Tôi chứng kiến bố mình khô héo tiều tụy rồi qua đời. Cũng trong năm đó, mẹ tôi biến mất một ngày kia, và rồi chị tôi bảo với tôi là chị ấy sẽ đi Trung Quốc để kiếm tiền, nhưng sẽ nhanh chóng quay trở lại với tiền và thức ăn. Bởi vì chúng tôi chưa bao giờ xa nhau trước đó, và tôi đã nghĩ là chúng tôi sẽ ở cùng nhau mãi mãi, tôi đã không ôm chào tạm biệt khi chị đi. Đó là sai lầm lớn nhất của đời tôi. Nhưng vào lúc đó tôi đã không biết rằng đó sẽ là một cuộc xa cách dài lâu. Tôi đã không nhìn thấy mẹ hoặc chị gái của tôi kể từ đó. Đột nhiên, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi và vô gia cư. Cuộc sống hàng ngày của tôi trở lên rất khó khăn, nhưng thật đơn giản. Mục đích của tôi chỉ là tìm được một mảnh bánh mì bụi bặm trong thùng rác. Nhưng đó là không phải là một cách để tồn tại. Tôi bắt đầu nhận ra, ăn xin không phải là giải pháp. Nên tôi bắt đầu ăn cắp từ xe thực phẩm trong các chợ đen. Thỉnh thoảng, tôi kiếm được một công việc nhỏ làm để đổi lấy đồ ăn. Một lần, tôi thậm chí đã dành hai tháng mùa đông làm việc trong một mỏ than, 33 mét dưới lòng đất mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào làm đến 16 giờ mỗi ngày. Tôi không phải là một truờng hợp cá biệt. Nhiều đứa trẻ mồ côi khác sống sót theo cách này, hoặc còn tệ hơn. Khi tôi không thể ngủ được vì giá rét lạnh buốt hoặc cơn đói hành hạ, Tôi hy vọng rằng, sáng hôm sau, chị tôi sẽ quay về và đánh thức tôi bằng những món ăn tôi yêu thích Niềm hy vọng đó đã giúp tôi sống sót. Tôi không muốn ám chỉ những hy vọng vĩ đại lớn lao. Tôi muốn nói đến sự hy vọng làm tôi tin tưởng rằng thùng rác kế tiếp sẽ có bánh mỳ, mặc dù nó thường không. Nhưng nếu tôi đã không tin tưởng vào điều đó, tôi thậm chí sẽ không thử, và rồi tôi sẽ chết đói. Hy vọng giữ tôi sống sót. Hàng ngày, tôi tự nhủ bản thân rằng, không quan trọng cuộc sống trở nên khó khăn đến mức nào, tôi vẫn phải sống. Sau ba năm chờ đợi chị tôi quay về, Tôi quyết định đi đến Trung Quốc để tự tìm chị. Tôi nhận ra Tôi không thể sống sót bằng cách này thêm một ngày nào nữa. Tôi biết chuyến đi này sẽ rất là nguy hiểm, nhưng cách này hay cách khác thì tôi cũng sẽ mạo hiểm cuộc sống của mình Hoặc là tôi sẽ chết đói như cha tôi ở Bắc Triều Tiên, hoặc ít nhất tôi có thể thử tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách trốn sang Trung Quốc. Tôi biết được rằng nhiều người đã cố gắng để vượt qua biên giới Trung Quốc vào ban đêm để tránh bị nhìn thấy. Bảo vệ biên giới Bắc Triều tiên thường bắn và giết những người cố gắng vượt biên trái phép. Binh lính Trung Quốc thì sẽ bắt và gửi những người Bắc Triều tiên trở lại, nơi họ phải đối mặt với những hình phạt nặng nề. Tôi quyết định để vượt biên vào lúc trời sáng, đầu tiên là bởi vì tôi đã vẫn còn là một đứa trẻ và vẫn sợ bóng tối, thứ hai là bởi vì tôi biết đằng nào cũng mạo hiểm, và bởi vì không có nhiều người cồ gắng vượt biên lúc trời sáng, Tôi nghĩ rằng tôi có thể vượt qua mà không bị ai phát hiện. Tôi vượt biệ qua Trung Quốc vào ngày 15 tháng 2, 2006. Lúc đó tôi 16 tuổi. Tôi nghĩ rằng mọi thứ ở Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn, bởi vì có nhiều thức ăn hơn. Tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ giúp đỡ tôi hơn. Nhưng thực ra nó còn khó hơn sống ở Bắc Triều tiên, bởi vì tôi không được tự do. Tôi luôn luôn phải lo lắng về việc bị bắt và bị gửi trả lại. Bằngmột phép lạ, một vài tháng sau đó, Tôi đã gặp một người đang quản lý một nơi trú ẩn ngầm cho người dân Bắc Triều tiên, và tôi được cho phép đến sống ở đó và được ăn những bữa ăn đều đặn lần đầu tiên trong nhiều năm. Cuối năm đó, một nhà hoạt động đã giúp tôi thoát khỏi Trung Quốc và đi đến Mỹ với tư cách một người tị nạn. Tôi đã đến Mỹ mà không biết một từ tiếng Anh nào, mà nhân viên xã hội của tôi vẫn bảo với tôi rằng tôi phải đi học ở trường trung học. Ngay cả khi ở Bắc Triều tiên, tôi là một sinh viên hạng F. (Tiếng cười) Và tôi mới chỉ hoàn thành trường tiểu học. Và tôi nhớ là tôi đánh nhau trong trường học ít nhất một lần một ngày. Sách giáo khoa và thư viện không là sân chơi của tôi. Cha tôi đã cố gắng rất nhiều để thúc đẩy tôi học hành, nhưng kết quả chẳng vào đâu. Rồi đến một lúc cha tôi từ bỏ kế hoạch đó. Ông nói, "Con không phải con trai của ba nữa." Tôi mới chỉ có 11 hoặc 12 tuổi, nhưng điều đó làm tôi tổn thương sâu sắc. Nhưng kể cả thế, mức động lực học hành của tôi vẫn không thay đổi trước khi ông qua đời. Vì vậy, khi ở Mỹ, điều đó thật là buồn cười khi mà mọi người bảo rằng tôi nên đi học trường trung học. Tôi thậm chí còn không đi học cấp Hai. Tôi quyết định đi, chỉ vì mọi người bảo tôi đi, không cần phải cố gắng nhiều. Nhưng một ngày, tôi về đến nhà và mẹ nuôi tôi đã làm món cánh gà cho bữa tối. Và trong bữa tối, tôi muốn ăn một thêm một cánh nữa, nhưng tôi nhận ra rằng sẽ không có đủ cho tất cả mọi người, nên tôi quyết định không ăn nữa. Khi tôi nhìn xuống đĩa của tôi, tôi thấy miếng cánh gà cuối cùng mà cha nuôi đã cho tôi. Tôi đã rất hạnh phúc. Tôi nhìn lên ông ngồi bên cạnh tôi. Ông chỉ nhìn lại tôi một cách trìu mến, mà không nói gì. Đột nhiên, tôi nhớ lại người cha đẻ của mình. Hành động nhỏ đầy tình yêu của cha nuôi tôi gợi tôi nhớ về cha đẻ mình, người luôn muốn chia cho tôi thức ăn của mình khi ông đói và ngay cả khi ông đang chết vì đói. Tôi cảm thấy rất bức bối rằng tôi có rất nhiều thức ăn ở Mỹ, mà cha tôi lại đã chết vì đói. Mong muốn duy nhất của tôi đêm đó là nấu ăn một bữa ăn cho ông và đêm đó tôi cũng suy nghĩ về những việc khác tôi có thể làm để làm ông tự hào. Và câu trả lời của tôi là tự hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ học tập chăm chỉ và nhận được nền giáo dục tốt nhất ở Mỹ để tôn vinh sự hy sinh của ông. Tôi đã học rất nghiêm túc, và lần đầu tiên trong đời tôi, Tôi nhận được một giải thưởng học tập xuất sắc, và được vào danh sách tuyên dương từ học kỳ đầu tiên ở trường trung học. (Vỗ tay) Miếng cánh gà đó đã thay đổi cuộc đời của tôi. (Tiếng cười) Hy vọng là một điều của cá nhân. Hy vọng là một thứ mà không ai có thể cho bạn được. Bạn phải chọn lựa để tin vào hy vọng. Bạn phải làm cho nó trở thành của mình. Ở Bắc Triều tiên, tôi đã thực hiện điều đó. Hy vọng đã mang tôi đến nước Mỹ. Nhưng ở Mỹ, tôi đã không biết phải làm gì, khi tôi có được sự tự do bất ngờ này. Cha nuôi tại bữa ăn tối đó đã cho tôi một hướng đi, và ông đã thúc đẩy tôi và cho tôi một mục đích để sống ở Mỹ. Tôi đã không tự đến được đây một mình. Tôi có hy vọng, nhưng chỉ hy vọng thôi thì chưa đủ. Nhiều người đã giúp tôi trên đường đi để đến được đây. Những người dân Bắc Triều tiên đang chiến đấu đầy vất vả để sống sót. Họ phải ép buộc bản thân mình để tồn tại, có hy vọng để tồn tại, nhưng họ không thể nào vượt qua được mà không có sự giúp đỡ. Đây là lời nhắn nhủ của tôi dành cho các bạn. Hy vọng cho chính bản thân mình, nhưng hãy cùng giúp đỡ lẫn nhau. Cuộc sống có thể trở nên khó khăn cho tất cả mọi người, bất kể bạn sống ở đâu. Cha nuôi của tôi không có ý định thay đổi cuộc đời tôi. Cũng bằng cách đó, bạn cũng có thể thay đổi cuộc đời của một ai đó với chỉ những hành động nhỏ nhất của tình yêu thương. Một miếng bánh mì có thể thỏa mãn cơn đói của bạn, và hy vọng sẽ mang lại cho bạn bánh mì để giữ cho bạn sống sót. Nhưng tôi tin tưởng rằng hành động đầy yêu thương của bạn cũng có thể cứu cuộc đời của một Joseph và thay đổi hàng nghìn Josephs khác, những người vẫn đang hy vọng để tồn tại. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Adrian Hong: Joseph, cảm ơn bạn đã chia sẻ một câu chuyện rất cá nhân và đặc biệt với chúng tôi. Tôi biết bạn vẫn chưa gặp lại chị gái của mình trong vòng, bạn đã nói: gần như một thập kỷ, và trong cơ hội ít ỏi rằng chị ấy có thể có thể xem đoạn phim này, chúng tôi muốn cho bạn một cơ hội để gửi một tin nhắn cho chị ấy. Joseph Kim: Bằng tiếng Hàn? AH: Bạn có thể nói bằng tiếng Anh, sau đó là tiếng Hàn nữa. (Tiếng cười) JK: OK, tôi sẽ không làm cho nó dài dòng trong tiếng Hàn Quốc bởi vì tôi không nghĩ rằng tôi có thể nói hết câu mà không bật khóc. Chị, thế mà đã 10 năm rồi mà em không được nhìn thấy chị. Em chỉ muốn nói rằng em nhớ chị, và em yêu chị, xin hãy trở lại với em và hãy sống sót. Và em - ôi trời, Em vẫn chưa từ bỏ hy vọng được gặp lại chị. Em sẽ sống một cuộc sống thật hạnh phúc và học hành chăm chỉ cho đến khi em gặp lại chị, và em hứa sẽ không khóc nữa. (Tiếng cười) Vâng, em chỉ mong muốn được nhìn thấy chị, và nếu chị không thể tìm được em, em cũng sẽ đi tìm chị, và em hy vọng sẽ tìm được chị một ngày nào đó. Và tôi xin phép gửi một tin nhắn nhỏ cho mẹ tôi? AH: Được chứ, xin mời bạn. JK: Con đã không có nhiều thời gian với mẹ, nhưng con biết rằng mẹ vẫn yêu con, và có lẽ vẫn còn cầu nguyện cho con và nghĩ đến con. Con chỉ muốn nói cảm ơn mẹ đã cho phép con trong thế giới này. Cảm ơn mẹ. (Vỗ tay) (Tiếng muỗi kêu vo ve) Greg Gage: Chúng ta đều đã nghe tiếng kêu khó chịu của con muỗi, và chúng ta sẽ làm mọi cách để khiến chúng bay đi. Trong khi tiếng kêu này khiến ta nổi cáu, có lẽ nó là một bản nhạc với loài muỗi. Hệ thần kinh của loài muỗi có số tế bào thần kinh thính giác gần bằng với con người. Nhưng tại sao chúng lại cần nhiều tế bào trong một cơ thể nhỏ bé, và tại sao chúng lại nhạy cảm với âm thanh như thế? Câu trả lời là: Tình yêu. (DIY Neuroscience) (Âm nhạc) Là con người, chúng ta thường làm nhiều cách để thu hút đối phương. Vài điều có chủ ý. Chúng ta trang điểm và làm cho mình có mùi thơm. Và có một số lại vô tình. Bạn có thể vô tình hướng cơ thể hoặc thậm chí ngồi gần người bạn thích. Đây là những hành động tán tỉnh, và rất nhiều loài động vật có nó. Và muỗi cũng không ngoại lệ. Vì vậy Haley đã dành mùa hè của cô ấy để nghe tiếng muỗi kêu, và thứ cô ấy khám phá được có thể làm bạn ngạc nhiên. Chúng tôi muốn nghiên cứu cách mà muỗi tạo ra được tiếng kêu của chúng. Làm sao ta có thể đo được tần số đập cánh của chúng, Haley? Haley Smith: Chúng ta cần phải buộc chúng lại. Đầu tiên, ta cần gây mất cảm giác, cho chúng vào tủ lạnh hoặc khay đá. Và sau đó tôi cho chúng sang cái đĩa đá này, chỉ là để khiến chúng bị tê liệt hơn. Sau đó, tôi lấy một cái ghim côn trùng, và việc tôi cần làm là cho một tí xíu keo siêu dính lên cái ghim này. Tôi muốn chắc rằng tôi dán đúng ở ngực bên trên cánh của nó để khi nó bị treo lên, cánh của nó vẫn có thể di chuyển tự do được Và chúng ta đã có một con. Nó thật sự rất khó để bắt được con đực trong tự nhiên bởi vì muỗi cái chính là loài duy nhất bị thu hút bởi con người. Chúng sống bằng máu người. Và giờ, chúng ta có thể thử thu âm chúng rồi. Đây là giá đỡ mà tôi dùng để giữ chúng. Tôi thích đặt chúng ngay bên trên micrô để tôi có thể thu âm tiếng kêu của muỗi mà bạn nghe. Âm thanh đó được phát ra bởi độ nhanh chậm mà cánh của nó đập. Đây là con đực. Con đực có bộ râu rất rậm rạp, và chúng trông khá là lông lá. Và chúng cũng nhỏ hơn nhiều. (Tiếng muỗi kêu, giọng cao) GG: Hiện tại là nó đang bay ở tầm 600 Hz. Chúng ta có thể thử một con muỗi cái không? HS: Chắc chắn rồi, nó đây rồi. (Tiếng muỗi kêu, giọng thấp hơn) GG: Ôi chao! HS: Tần số của nó thấp hơn rất nhiều so với con đực. GG: Đúng vậy, âm thanh của nó khác hẳn. (Tiếng muỗi đực, thanh) (Tiếng muỗi cái, trầm) GG: Vậy thì lí do là vì chúng là hai con muỗi khác nhau, hay vì chúng là con đực và cái? HS: Bởi vì chúng là con đực và con cái. GG: Được rồi, hãy kiểm lại xem nào. Bạn có thể mang một con cái khác để xem nó có kêu giống con muỗi A hay B không? HS: Ừ. (Tiếng muỗi kêu, giọng trầm) Một lần nữa, nó lại thấp hơn nhiều so với con đực. GG: Ừ, nó kêu...khác. (Tiếng muỗi cái kêu, giọng trầm) Ừ, nó ở ngay đúng 400. HS: Đúng là vậy. GG: Thật là kì lạ. HS: Những con muỗi cái thường có chất giọng trầm hơn. Chúng thường ở tầm 400 Hz. HS: Và tất cả con cái cũng ở tầm đó. Chúng lớn hơn nhiều so với các con đực. vì vậy nên chúng không cần phải đập cánh nhanh để bay lượn tự do. GG: Vậy là chúng có cánh to hơn, nên chúng đập chậm hơn. Và bạn có nhận thấy rằng tất cả con cái đều có tần số giống nhau, đại khái vậy? Và con đực cũng giống như vậy. Nó khá là thú vị. Vậy chắc là nó có ý nghĩa gì đó. Nào, hãy xem chuyện gì xảy ra khi ta cho con cái và con đực gặp nhau. (Tiếng muỗi kêu vo ve; giọng thay đổi) HS: Khi tôi cho chúng vào cùng một phạm vi âm thanh Tôi nhận thấy rằng chúng thay đổi thanh điệu đôi chút. Nó hơi khó nhận thấy, gần như vậy. (Tiếng muỗi kêu) Và khi tôi đặt lại quang phổ của tôi để xem sự tương tác của chúng, chúng gặp nhau ở cùng thanh giọng. GG: Được rồi, tạm ngưng. Con cái và con đực đang hát một bản song ca, có nghĩa là chúng điều chỉnh cánh của chúng để có thể phát ra cùng âm giọng. Bạn có con đực hát giọng Si trưởng (G), và bạn có con cái hát giọng Rê trưởng (D), và khi chúng gặp nhau, bạn nói rằng chúng thay đổi tần số của đôi cánh vì vậy mà chúng đến với nhau? HS: Đúng, chính xác là như vậy. GG: Chúng như hát một bản song ca. (Muỗi dần điều chỉnh cho cùng thanh điệu) HS: Chúng đang giao tiếp để cho nhau biết rằng chúng cơ bản đã tìm được một bạn tình tiềm năng. GG: Vậy có nghĩa là, con cái có khuynh hướng chọn con đực song ca hợp với nó nhất. Và nghiên cứu chỉ ra rằng nếu như nó đã có bầu, nó cũng chẳng lo ngại. Vậy nếu như ta có thể hiểu được hành động giao phối của muỗi, có lẽ chúng ta có thể phá vỡ nó trong tự nhiên và ngăn chặn các bệnh như sốt rét. Nhưng bây giờ, lần sau khi bạn nghe tiếng con muỗi kêu vo ve, hãy ngừng lại và nhớ rằng có thể nó đang yêu và có thể nó đang hát lên bài ca của nó tìm kiếm người bạn đời hoàn hảo của nó. (Tiếng muỗi kêu) (Tiếng vỗ) Viết tiểu sử là một điều khá kỳ lạ. Nó là một cuộc hành trình vào miền xa lạ trong cuộc sống của người khác, một cuộc hành trình, một cuộc thám hiểm có thể đưa bạn đến những nơi mà bạn chưa bao giờ mơ đến và vẫn còn chưa thể tin rằng bạn đã đến đó, đặc biệt là khi, giống như tôi, bạn là một Người Do Thái theo thuyết bất khả tri và cuộc đời bạn đang khám phá chính là cuộc đời Muhammad (nhà tiên tri của đạo Hồi) Ví dụ như năm năm trước đây, Tôi thấy mình thức dậy mỗi buổi sáng tại Seattle mờ sương Và ý thức về một câu hỏi bất khả: Điều gì đã thực sự xảy ra trong một đêm sa mạc, một nửa thế giới và gần một nửa phần lịch sử đã qua? Những gì đã xảy ra là, vào một đêm năm 610 Khi Muhammad nhận được sự mặc khải đầu tiên về kinh Koran trên một ngọn núi ngay bên ngoài thánh địa Mecca? Đây là những khoảnh khắc thần bí cốt lõi của Hồi giáo, và như vậy, tất nhiên, nó bất chấp phân tích thực nghiệm. Tuy nhiên câu hỏi đó vẫn không buông tha tôi. Tôi đã hoàn toàn nhận thức được rằng đối người nào đó già cỗi như tôi thì yêu cầu nó có thể được nhìn thấy như sự cả gan thuần khiết (Tiếng cười) Và tôi tự nhận là mình có tội, bởi vì tất cả cuộc thám hiểm, thể chất hoặc trí tuệ, không thể tránh khỏi bị coi là hành động xâm phạm vượt qua ranh giới. Tuy vậy, một số lằn ranh lớn hơn những ranh giới khác. Vì vậy một con người gặp gỡ với vị thần thánh, như người Hồi giáo tin rằng Muhammad đã làm, với những người theo chủ nghĩa duy lí, đây không phải là một chuyện thực nhưng là hư cấu huyễn hoặc và như tất cả chúng ta, tôi thích bản thân là một người duy lí Đó có thể là lý do tại sao khi tôi xem xét các bài tường thuật có từ buổi đầu về đêm đó Điều khiến tôi sửng sốt hơn những gì đã xảy ra là cái đã không xảy ra Muhammad không hiện ra bằng cách bay lơ lửng xuống từ trên núi như thể đang bướcc đi trên không trung. Ông đã không chạy xuống reo hò: "Hallelujah!" và "Chúa ban phước lành!" Ông đã không tỏa ánh sáng và niềm vui. Không có dàn đồng ca các thiên thần không âm nhạc trong không trung, không có niềm hân hoan, không có sự vui mừng không có tinh vân vàng chói quanh ông không có dấu hiệu của sự tấn phong vai trò tuyệt đối như là sứ giả của Chúa. Nghĩa là ông không làm bất cứ điều gì để khiến việc hờn trách dễ dàng hơn để đặt toàn bộ câu chuyện như là một truyện ngụ ngôn đựơc sùng bái Khá là trái ngược. Trong lời tường thuật của chính mình ông đã bị thuyết phục ngay lúc đầu rằng những gì đã xảy ra không thể là thật. Tốt nhất, ông nghĩ, nó phải là một sự ảo giác-- Có lẽ là sự đánh lừa của thị giác hay thính giác hoặc tâm trí ông đang chống lại chính ông Tệ nhất, thì là sự chiếm hữu thể xác-- rằng ông đã bị chiếm hữu bởi một ác thần, một linh hồn đang tìm cách đánh lừa ông, thậm chí để đánh bật sự sống ra khỏi con người ông. Thực tế, ông chắc rằng mình chỉ có thể là người bị chiếm thân xác bị chiếm hữu bởi một vị thần, để khi mà ông thấy mình vẫn còn sống điều đầu tiên thôi thúc ông đó là tự mình hoàn thành công cuộc đó nhảy ra khỏi vách đá cao nhất và thoát khỏi sự khiếp sợ mà ông vừa trải nghiệm tìm kiếm sự kết thúc cho mọi thứ vừa xảy ra. Vậy người đàn ông đã bỏ chạy xuống núi đêm đó run rẩy không phải là do vui sướng mà do căn nguyên sợ hãi, đờ dẫn. Ông đã bị choáng ngợp không phải bởi sự thuyết phục, mà là nỗi nghi ngờ. Và sự hoảng loạn mất phương hướng đó, cái mà tách biệt mọi thứ quen thuộc, mà làm thoái chí sự nhận thức về điều gì đó ngoài tầm hiểu biết của con người, chỉ có thể đựơc gọi là sự kính phục kinh sợ Điều này có thể là điều gì đó khó nắm bắt hiện nay chúng ta sử dụng từ "tuyệt vời" để mô tả một ứng dụng mới hoặc một đoạn phim có tính lan tràn rộng rãi nhanh chóng Ngoại trừ là khi có một trận động đất lớn, chẳng hạn chúng ta được bảo vệ khỏi sự kinh hoàng thực sự Chúng ta đóng cửa và gập người xuống tin rằng chúng ta đang trong tầm kiểm soát, hoặc, ít nhất, hy vọng để kiểm soát. Chúng ta cố gắng phớt lờ sự thật là Chúng ta không phải luôn có được sự kiểm soát và rằng không phải mọi thứ đều có thể giải thích được. Tuy nhiên, cho dù bạn là một người duy lí hay một người theo thuyết thần bí, cho dù bạn nghĩ rằng những gì Muhammad nghe được đêm đó là từ bản thân ông hay từ bên ngoài, điều rõ ràng đó là ông thực sự đã trải nghiệm chúng, và rằng ông đã làm như vậy với một sức mạnh mà có thể làm đảo lộn những cảm nhận của chính mình với thế giới của ông và mặt khác, biến đổi người đàn ông khiêm tốn này thành một người biện hộ triệt để cho công bằng xã hội và kinh tế. Sợ hãi là phản ứng đúng mực, Phản ứng duy nhất của con người. Quá con người đối với một số người, giống như nhà thần học Hồi giáo bảo thủ kiên định rằng sự tường thuật của Muhammad về việc tự tử của mình thậm chí không nên được đề cập đến, mặc cho sự thật là nó được viết trong những cuốn tiểu sử về Đạo Hồi từ rất sớm Họ nhấn mạnh rằng ông không bao giờ nghi ngờ thậm chí là một lần, chứ đừng nói đến bị tuyệt vọng Đòi hỏi sự hoàn hảo, họ từ chối khoan dung cho những gì không hoàn hảo của con người. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, sự không hoàn hảo của sự ngờ vực là gì? Khi tôi đọc những bài tường thuật có từ buổi đầu, tôi nhận ra chính xác là mối ngờ vực của Muhammad đã khiến ông trở nên rõ ràng hơn với tôi cho phép tôi thấy được toàn bộ con người ông, hòa ông vào tính nguyên vẹn của thực tại Tôi nghĩ về nó càng nhiều thì nó càng trở nên có lí rằng ông đã ngờ vực bởi vì nghi ngờ là điều cần thiết cho Đức tin. Nếu điều này được xem như là một ý tưởng gây sửng sốt ngay từ đầu, xem xét mối ngờ vực đó, như Graham Greene, một lần, đã cho rằng ngờ vực là trung tâm của vấn đề Hủy bỏ tất cả các mối nghi ngờ thì những gì còn lại không còn là Đức tin, nhưng là sự tin chắc vô tâm tuyệt đối. Bạn chắc chắn rằng mình sở hữu Chân lý-- chắc chắn là nó được bộc lộ qua chữ C ghi hoa đầy ngụ ý-- Và điều này chắc chắn nhanh chóng rơi vào chủ nghĩa giáo điều và tính công bình riêng, qua những điều đó tôi muốn nói rằng chúng mang tính luận chứng, niềm tự hào đầy cao ngạo khi khiến bản thân lúc nào cũng chuẩn mực, nói ngắn gọn, sự kiêu ngạo của trào lưu chính thống Nó hẳn là một trong trong nhiều sự trớ trêu của lịch sử một từ phụ được những người đạo Hồi theo trào lưu chính thống ưa dùng giống như từ đã từng được sử dụng bởi những người Cơ Đốc Giáo theo trào lưu chính thống được biết đến như quân thập tự chinh: "Không theo đạo", dịch từ tiếng Latin là "không có đức tin" Trớ trêu gấp đôi, trong trường hợp này, là vì tính tuyệt đối của chúng Những từ này trái nghĩa với đức tin. Thực chất, họ là những người không theo đạo Giống như những người theo trào lưu chính thống trong mọi tầng lớp tôn giáo họ không có câu hỏi, chỉ có các câu trả lời. Họ tìm thấy liều thuốc giải hoàn hảo cho suy nghĩ và nơi nương náu lí tưởng của những đòi hỏi khắc nghiệt nhằm có được đức tin thật sự Họ không cần xoay xở khổ sở vì nó như Jacob đấu lộn suốt đêm với thiên sứ hoặc như Chúa Giêsu 40 ngày đêm trong hoang mạc hoặc như Muhammad, không chỉ trong đêm đó trên núi, nhưng trong suốt những năm sống cuộc đời tiên tri của mình với kinh Koran không ngừng thúc giục ông đừng tuyệt vọng, và lên án những kẻ to giọng tuyên bố rằng họ biết bất cả những gì cần biết và rằng chính họ và chỉ họ là chuẩn mực. Tuy nhiên, phần lớn còn lại chúng ta vẫn quá yên ắng, đã nhượng bộ vũ đài công cộng này lại cho phần thiểu số cực đoan quá khích Chúng ta đã cho phép Đạo Do Thái được công nhận bởi những người định cư bạo lực thuộc phái messia ở Bờ Tây Cơ Đốc Giáo dẫn dắt bởi những người đạo đức giả ghê sợ đồng tính và những ngừơi ghét đàn bà mù quáng, Đạo Hồi được đại diện bởi những ké đánh bom tự sát Chúng ta cho phép bản thân bị che mù khỏi sự thật là dù cho họ tự nhận mình là người Cơ Đốc Giáo Người Do Thái hoặc người Hồi giáo, quân dân cực đoan không phải là bất cứ thành phần nào kể trên Họ sùng bái những huynh đệ chung huyết thống ngập chìm trong máu của những ngừơi khác Đây không phải là Đức tin. Nó là sự cuồng tín, chúng ta nên rõ ràng giữa hai điều này Chúng ta phải nhận biết rằng đức tin thực sự không phải là những câu trả lời dễ dàng. Nó khó khăn và khó đổi dời. Liên quan đến sự nỗ lực đấu tranh liên tục một câu hỏi tiếp diễn về việc chúng ta nghĩ mình biết gì, một cuộc vật lộn với những vấn đề và ý tưởng. Nó song hành cùng sự ngờ vực, trong những cuộc đối thoại không ngừng, và đôi khi trong sự thách thức có ý thức Và sự thách thức có ý thức này là tại sao, tôi, một người bất khả tri vẫn có thể có Đức tin. Tôi có niềm tin, chẳng hạn, rằng hòa bình ở Trung Đông là có khả thi, mặc cho hàng loạt những chứng cứ tích luỹ cho điều ngược lại. Tôi không bị thuyết phục bởi điều này. Khó có thể nói rằng tôi tin vào nó. Mà chỉ có thể có niềm tin vào nó, cam kết bản thân mình, với ý tưởng về nó, Và làm điều này một cách chính xác vì sự cám dỗ trong tôi muốn giơ tay đầu hàng và từ nhiệm rút lui vào thinh lặng. Bởi vì tuyệt vọng mang tính tự lấp chiếm. Nếu chúng ta cho điều gì đó là không thể, chúng ta hành động theo hướng chúng ta muốn chúng ra như thế Và tôi, nhất quyết, từ chối sống theo kiểu đó Thực tế, hầu hết chúng ta làm vậy, dù chúng ta có là người vô thần hay hữu thần hay ở bất kì điểm nào, chính giữa hay ngoài tầm đó, Điều sai khiến chúng ta là, mặc cho những ngờ vực thậm chí vì những ngờ vực, chúng ta từ chối sự hư vô của tuyệt vọng Chúng ta kiên quyết giữ đức tin trong tương lai và trong mỗi ngừơi. Cứ cho đây là sự khờ dại nếu muốn Cứ cho nó là sự duy tâm không tưởng nếu bạn phải làm vậy Nhưng một điều chắc chắn: Hãy cho đó là tính người Liệu Muhammad đã có thể thay đổi hoàn toàn lời lẽ của mình mà không có Đức tin như vậy, mà không có từ chối để nhượng bộ cho sự cao ngạo của sự tin chắc mê muội Tôi nghĩ rằng không. Sau khi đồng hành cùng ông với tư cách là nhà văn trong 5 năm qua, Tôi không thấy con người nào trong ông ngoài con người mang toàn là thịnh nộ về những quân nhân theo trào lưu chính thống tự nhận là mình nói và hành động trên danh nghĩa của ông tại vùng Trung Đông và những nơi khác ngày nay. Ông có lẽ sẽ bị kinh khiếp trước sự đàn áp mà một nửa dân số đang phải chịu vì giới tính của họ Ông có lẽ sẽ nhói lòng bởi sự chia rẽ đầy cay đắng của chủ nghĩa bè phái Có lẽ ông sẽ vạch trần chủ nghĩa khủng bố đúng như bản chất của nó nó không chỉ là tội ác mà còn là trò nhại bẩn thỉu về tất cả những gì ông đã tin và đấu tranh. Ông sẽ nói những gì có trong kinh Koran: Bất kì người nào tước đi một mạng sống thì cũng tước đoạt cuộc sống của toàn nhân loại Bất cứ ai cứu một mạng sống, thì cũng cứu sống toàn nhân loại Và có lẽ ông sẽ dốc toàn tâm toàn sức cho tiến trình tạo lập hoà bình đầy cam go và gai góc Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Ở phía tây bắc nước Mỹ ngay phía trên gần biên giới Canada, có một thị trấn nhỏ có tên là Libby, Montana và thị trấn được bao quanh bởi những cây thông và hồ nước đúng là một cuộc sống hoang dã thú vị với những cây cao chọc trời khổng lồ. Và có một thị trấn nhỏ có tên là Libby nơi mà tôi đã tới thăm, nơi tạo cảm giác cô đơn, một nơi hơi hẻo lánh. Và ở Libby, Montana, có một người phụ nữ hơi khác thường tên là Gayla Benefield. Cô ấy luôn cảm thấy mình là một kẻ ngoài cuộc, khó thể hoà nhập, mặc dù cô hầu như sống ở đây suốt cả cuộc đời, một người phụ nữ gốc Nga Cô ấy nói với tôi rằng khi cô ấy đi học, cô ấy là cô gái duy nhất chọn nghề vẽ kỹ thuật. Về sau, công việc buộc cô ấy đi từ nhà này sang nhà kia, tìm hiểu những vấn đề về chỉ số ga, điện. Và giữa một ngày cô ấy đang làm việc, một điều đặc biệt làm cô ấy chú ý, đó là vào ban ngày mà cô ấy gặp nhiều người đang ở nhà, họ ở độ tuổi trung niên, ở cuối độ tuổi trung niên, và nhiều trong số họ trông như là đang phải dùng bình thở oxy. Cô ấy lấy làm lạ. Một vài năm sau đó, cha cô ấy chết ở tuổi 59, chỉ năm ngày trước khi đến ngày nhận được trợ cấp lương hưu. Ông ấy đã từng là một thợ mỏ. Cố ấy đã nghĩ cha mình bị kiệt sức vì công việc. Nhưng sau đó vài năm, mẹ cô ấy chết, và điều này cũng có vẻ kì lạ, bởi vì mẹ cô ấy xuất phát từ một dòng họ gồm toàn những người dường như có thể sống mãi mãi. Thật vậy, cậu của Gayla vẫn còn sống đến tận ngày nay và đang theo học nhảy điệu van. Thật vô lý khi mẹ của Gayla phải chết trẻ như vậy. Đó là điều không bình thường, và cô ấy không ngừng tìm cách giải thích những điều bất thường này. Và khi tiến hành nó, có những ý nghĩ khác xuất hiện lại trong đầu cô. Ví dụ như cô ấy nhớ ra khi mẹ cô ấy bị gãy chân và đến bệnh viện, bà đã được cho chụp x-quang rất nhiều, và hai trong số những lần chụp đó là chụp x-quang chân, điều này là có thể hiểu được, nhưng sáu trong số đó là chụp x-quang ngực, điều này thì thật khó hiểu. Cô ấy đã tìm cách lý giải và lý giải từng mảnh ghép của cuộc đời mình và của cha mẹ cô, cố gắng hiểu những gì cô ấy đã nhìn thấy Có ấy nghĩ đến thị trấn của mình. Trong thị trấn có một cái mỏ chất khoáng ở đó. Chất khoáng được dùng để làm cho đất màu mỡ, làm cho cây trồng phát triển nhanh hơn và tốt hơn. Chất khoáng dùng để phủ lên gác xép, một lượng lớn chất khoáng được đặt ngay dưới mái nhà để giữ cho nhà ấm áp trong suốt mùa đông dài ở Montana. Chất khoáng còn có ở sân chơi thể thao. Nó có ở sân đá banh. Nó có ở sân trượt patanh. Điều mà cô ấy chưa biết được cho đến khi bắt đầu xem xét vấn đề này đó là chất khoáng là một dạng rất độc của ami-ăng Khi cô ấy giải thích được câu hỏi hóc búa đó, cô ấy bắt đầu nói với bất cứ ai có thể về chuyện gì đã xảy ra, chuyện gì đã xảy đến với cha mẹ cô ấy và với những người cô ấy đã từng thấy phải dùng bình thở ô-xy tại nhà vào giữa trưa. Nhưng cô ấy thật kinh ngạc. Cô ấy nghĩ khi mọi người biết, họ sẽ muốn làm một điều gì đó, nhưng thật ra thì không ai muốn biết cả. Thật vậy, cô trở thành người gây phiền toái khi cứ kể đi kể lại câu chuyện này với hàng xóm, bạn bè và những người trong cộng đồng của mình, rằng nếu họ hợp sức lại và họ sẽ có được một tấm bảng, , điều mà họ sẽ rất đỗi tự hào trưng ra trên chiếc xe hơi của mình, và nói "Vâng, tôi sống ở Libby, Montana, và không, tôi không bịnhiễm ami-ăng." Nhưng Gayla không dừng lại ở đó. Cô ấy tiếp tục nghiên cứu. Sự xuất hiện của Internet thật sự đã giúp cô. Có ấy đã nói với bất cứ ai có thể. Cô ấy tranh luận, tranh luận và cuối cùng cô ấy hết sức may mắn khi có một nhà nghiên cứu đến thị trấn để tìm hiểu về lịch sử các khu mỏ trong khu vực, và cô ấy nói với ông ta câu chuyện của cô ấy, và lúc đầu, tất nhiên rồi, như tất cả những người khác, ông ta không tin cô. nhưng ông ấy quay về Seatle và tiến hành nghiên cứu của mình ông nhận ra rằng cô đã đúng. Thế là giờ đây cô ấy đã có 1 đồng minh. Tuy nhiên, mọi người vẫ tiếp tục không muốn biết về điều này. Họ nói những điều đại loại như, "Được rồi, nếu điều này thật sự nguy hiểm, lẽ ra phải có ai đó nói với chúng ta chứ." "Nếu điều này thật sự là lý do mọi người ở đây đang chết dần, các bác sĩ phải nói cho chúng ta biết chứ." Một số người vốn đã quen với những công việc nặng nhọc lại bảo rằng, "Tôi không muốn là nạn nhân. Tôi không thể là nạn nhân, và thật ra, ngành nghề nào cũng có những tai nạn rủi ro của nó." Nhưng Gayla vẫn kiên trì tiếp tục, và cuối cùng cô ấy đã thành công khi mời được một cơ quan liên bang đến thị trấn và xét nghiệm những người dân ở đây -- 15.000 người -- và họ phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong của thị trấn này cao hơn 80 lần so với những nơi khác của nước Mỹ. Đó là vào năm 2002, và thậm chí vào thời điểm đó, không một ai giơ tay lên để nói rằng, "Gayla, hãy nhìn vào sân chơi mà con cháu của cô đang vui chơi nó được lót bằng khoáng chất." Điều này không phải không được biết. Đó là sự cố tình nhắm mắt làm ngơ. Theo pháp luật, "cố tình không biết" là một khái niệm có nghĩa là, nếu có một thông tin nào mà bạn có thể biết và nên biết nhưng bạn thu xếp một phần nào đó để không biết đế đến nó, luật pháp cho đó là bạn đã "cố tình không biết". Bạn đã tự chọn để không biết. Ngày nay, có rất nhiều trường hợp "cố tình không biết". Bạn có thể "cố tình không biết" trong ngân hàng, khi hàng ngàn người bán tài sản thế chấp cho nhưng người không thể mua được chúng. Bạn có thể thấy chúng trong ngân hàng khi tỷ suất lãi bị thao túng và mọi người xung quanh biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng mọi người cố tình không nhận ra nó. Bạn có thể thấy "cố tình không biết" trong nhà thờ Thiên Chúa giáo, nơi mà hàng thập kỷ những trẻ em bị lạm dụng bị bỏ lơ. Bạn có thể thấy "cố tình không biết" trong cuộc chuẩn bị cho chiến tranh Iraq. "Cố tình không biết" tồn tại trong những thước đo tầm cỡ như thế này, và nó cũng hiện hữu với quy mô nhỏ, trong gia đình, trong nhà và trong cộng đồng con người và đặc biệt là trong cùng một tổ chức, cùng một cơ quan. Các công ty có đã tìm hiểu về "cố tình không biết" có thể đặt ra những câu hỏi như thế này, "Có vấn đề nào trong công việc mà mọi người sợ nói ra không?" Và khi những viện khoa học-hàn lâm tiến hành những nghiên cứu như thế này trong các tổ chức kinh doanh ở Mỹ, họ tìm ra là có đến 85% người trả lới "Có". 85% người biết có vấn đề, nhưng họ không nói gì cả. Và khi tôi làm nghiên cứu giống vậy ở châu Âu, hỏi mọi người cùng câu hỏi đó, tôi cùng tìm được cùng một kết quả. 85%. Có quá nhiều sự im lặng. Có quá nhiều sự làm ngơ. Và thật là thú vị khi tôi đến những công ty ở Thuỵ Sĩ họ nói với tôi, "Đây là vấn đề chỉ có ở Thuỵ Sĩ." Và khi tôi đến Đức, họ nói "Ồ vâng, đây là căn bệnh của Đức." Và khi tôi đến Anh, họ nói, "Ồ vâng, người Anh thật tệ trong chuyện này." Và sự thật thì đây là vấn đề của loài người. Tất cả chúng ra, trong một vài hoàn cảnh nào đó, cố tình nhắm mắt làm ngơ. Nghiên cứu đã chỉ cho thấy rằng khi người nào đó "cố tình không biết" vì sợ. Họ sợ bị trả đũa. Và vài người nhắm mắt làm ngơ vì họ nghĩ, chà, thấy một điều gì đó thật ra là vô nghĩa. Sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Nếu chúng ta chống đối, nếu chúng ta chống đối lại chiến tranh Iraq, sẽ chẳng có gì thay đổi cả, vì vậy tại sao lại phải quan tâm đến nó? Tốt hơn là không thấy gì cả. Và cái câu lập đi lập lại mà tôi đã nghe suốt từ mọi người đó là, " Ừ thì như bạn biết đó, những người nhìn thấy, họ là những người tiết lộ thông tin nội bộ, và tất cả chúng ta đều biết chuyện gì sẽ xảy đến với họ." Do đó có một huyền thoại thâm thuý xung quanh những người tiết lộ thông tin nội bộ trước hết, họ là những người điên rồ. Nhưng những gì tôi tìm thấy khi đi vòng quanh thế giới ,nói chuyện với những người tiết lộ thông tin nội bộ đó là, họ là những người rất trung thành và vô cùng thận trọng. Họ rất tận tuỵ với những cơ quan nơi họ đang làm việc, và lý do khiến họ phải nói ra, lý do khiến họ khăng khăng phải nhìn thấy, là bởi vì họ quá quan tâm đến cơ quan của mình và muốn giữ cho cơ quan mình lành mạnh. Và một điều khác mà mọi người thường nói về những người hay tiết lộ thông tin nội bộ là "Không có giá trị gì, bởi vì bạn thấy những gì xảy đến với họ. Họ bị trù dập. Không ai muốn trải qua những điều như vậy." Thế nhưng, khi tôi nói chuyện với những người hay tiết lộ thông tin nội bộ, Cách diễn đạt tôi nghe được từ họ là sự tự hào. Tôi nghĩ đến Joe Darby. Tất cả chúng ta đều nhớ những bức ảnh của Abu Ghraib đã làm kinh hoàng cả thế giới và chỉ cho thấy cái kiểu chiến tranh đang diễn ra ở Iraq. Nhưng tôi tự hỏi ai còn nhớ đến Joe Darby, một người lính rất tốt và biết tuân lệnh người đã tìm thấy những bức ảnh này và đem nộp chúng. Và anh ấy nói, "Bạn biết đó, tôi không phải loại người phản bội. Nhưng có cái gì đó đã đi quá giới hạn ở đây Họ cho rằng "không biết" là niềm hạnh phúc nhất nhưng bạn không thể kiên nhẫn chịu đựng những điều như thế." Tôi đã nói chuyện với Steve Bolsin, một bác sĩ người Anh, người đã đấu tranh trong năm năm để khiến mọi người chú ý đến một nhà phẫn thuật nguy hiểm đang giết chết các em bé. Và tôi hỏi ông tại sao ông làm vậy, ông ấy nói, "Thật ra chính con gái tôi đã thúc giục tôi làm việc này. Một đêm, nó chạy đến trước mặt tôi và nói, "Bố ơi, bố không thể cứ để những đứa trẻ chết như vậy được." Hoặc tôi nghĩ đến Cynthia Thomas, một người con gái và một ngươi vợ trung thành của quân đội, khi thấy bạn bè và người thân trở về từ cuộc chiến tranh Iraq, cô đã rất sốc bởi tình trạng tinh thần của họ và sự khước từ của quân đội trong việc chấp nhận và ghi ơn các trường hợp mắc hội chứng căng thẳng sau chấn thương , thế là cô ấy lập ra một quán cafe giữa khu quân sự để cung cấp cho họ một sự hỗ trợ y tế, tâm lý và pháp luật. Và cô ấy nói với tôi, "Bạn biết không, Margaret, tôi đã từng nói rằng tôi không biết mình muốn trở thành ai khi lớn lên. Nhưng tôi đã tìm thấy chính mình trong cái nghiệp này, và tôi sẽ không bao giờ còn là tôi trước kia nữa." Ngày nay chúng ta được hưởng thụ rất nhiều sự tự do, sự tự do mà phải rất khó khăn để có được: sự tự do được viết và công bố mà không sợ bị kiểm duyệt, sự tự do mà trước đây chưa từng có, trong lần cuối cùng tôi đến Hungary; sự tự do được bầu cử, mà đặc biệt là phụ nữ đã phải đấu tranh quyết liệt để có được; sự tự do mà con người với những chủng tộc, văn hoá khác nhau và giới tính khác nhau được sống theo cách mà họ muốn. Nhưng tự do sẽ không tồn tại nếu bạn không sử dụng đến nó, và đó là những gì những người tiết lộ bí mật nội bộ đã làm, và điều mà những người như Gayla Benefield đã làm đó là sử dụng sự tự do mà họ có. Và điều mà họ đã rất sẵn sàng để làm là thừa nhận, rằng, vâng, đó sẽ là một sự tranh luận, và vâng, tôi sẽ có rất nhiều cuộc tranh luận với hàng xóm và đồng nghiệp, bạn bè của mình, nhưng tôi sẽ trở nên rất giỏi về vấn đề này. Tôi sẽ thách đấu với những kẻ hoài nghi, bởi vì họ sẽ khiến lập luận của tôi tốt hơn và mạnh mẽ hơn. Tôi có thể cộng tác với đối thủ của mình để trở nên giỏi hơn trong những gì mình đang làm. Đây là những người thật sự kiên trì, kiên nhẫn một cách đáng kinh ngạc, và hoàn toàn quyết tâm để không nhắm mắt và không im lặng. Khi tôi đến Libby, Montana, Tôi ghé thăm những phòng khám ami-ăng mà Gayla Benefield dựng nên, một nơi mà. trong những ngày đầu, những người muốn được giúp đỡ, cần sự chăm sóc y khoa đã tìm đến bởi vì họ không muốn chấp nhận rằng cô ấy đã đúng. Tôi ngồi trong một quán ăn và nhìn những xe tải chạy qua lại trên đường cao tốc, chở đất cát ra khỏi các khu vườn và thay vào đó loại đất tươi mới và không bị ô nhiễm. Tôi dẫn theo đứa con gái 12 tuổi đii cùng với mình, bởi vì tôi thật sự muốn nó gặp Gayla. Và nó nói: "Tại sao? Có chuyện gì to tát vậy mẹ ?" Tôi nói "Cô ấy không phải là ngôi sao điện ảnh, và cô ấy cũng không nổi tiếng, cô ấy không phải là một chuyên gia, và Gayla là người đầu tiên nói cô ấy không phải là nữ thánh. Điều thật sự quan trọng về Gayla đó là cô ấy thật bình thường. Cô ấy như con, cô ấy như mẹ. Cô ấy có tự do và cô ấy sẵn sàng sử dụng nó. : Xin cám ơn các bạn rất nhiều. (tiếng khán giả vỗ tay) Nếu nhảy vào một điểm ngẫu nhiên trong đại dương, bạn có thể sẽ bắt gặp cảnh tượng này. Không một bóng sinh vật lớn. Vì ta đã bắt chúng ra khỏi nước ngay cả trước khi chúng kịp sinh sản. Hôm nay, tôi muốn đề xuất một chiến lược để cứu lấy sự sống ở đại dương, và giải pháp đó có liên hệ với Kinh tế học. Năm 1999, một nơi nhỏ bé có tên Cabo Pulmo ở Mexico là một sa mạc dưới lòng nước. Ngư dân quá thất vọng vì không đủ cá để câu đến mức họ làm một việc mà không một ai mong đợi. Thay vì bỏ thêm thời gian trên biển, cố gắng bắt hết vài con cá còn lại, họ ngừng hẳn việc đánh bắt và tạo ra một vườn quốc gia ở biển. Một khu bảo tồn biển cấm xâm phạm. Khi trở lại 10 năm sau, đây là những gì chúng tôi nhìn thấy. Một nơi từng là mảnh đất cằn cỗi dưới lòng biển giờ trông như kính vạn hoa với đầy sức sống và sắc màu. Chúng tôi thấy nó trở lại với vẻ nguyên sơ chỉ trong 10 năm, với sự trở về của những loài săn mồi lớn, như cá mú, cá mập và cá măng. Và những người ngư dân biết nhìn xa trông rộng đã kiếm được bộn tiền nhờ du lịch. Nếu có thể liên kết nhu cầu kinh tế với việc bảo tồn, kì tích có thể xảy ra. Chúng ta đã thấy những khôi phục tương tự khắp thế giới. Tôi đã bỏ ra 20 năm nghiên cứu tác động của con người lên đại dương. Nhưng trực tiếp nhìn thấy sự hồi sinh ở những nơi như Cabo Pulmo, đã cho tôi thêm hi vọng. Vì thế, tôi quyết định nghỉ làm giáo sư tại trường đại học và dành cuộc đời để giải cứu những khu vực đại dương như thế này. 10 năm qua, đội ngũ của chúng tôi ở dự án National Geographic Pristine Seas đã khai thác, khảo sát và ghi lại vài nơi hoang dã nhất còn sót lại ở đại dương và làm việc với các chính phủ để bảo vệ chúng. Tất cả những nơi này đều đã được bảo vệ, bao phủ rộng bằng một nửa Canada. (Vỗ tay) Những nơi này là Yellowstones và Serengetis của biển khơi. Là những nơi khi bạn nhảy xuống nước sẽ lập tức bị cá mập bao vây. (Cười) Và điều này rất tốt, vì cá mập là dấu hiệu tốt của sức khoẻ hệ sinh thái. Những nơi này là cỗ máy thời gian đưa chúng ta về với đại dương 1000 năm trước và cũng cho thấy đại dương tương lai sẽ trông ra sao. Vì đại dương có năng lực tái sinh rất ấn tượng, chúng ta đã thấy những khôi phục vĩ đại chỉ trong vài năm. Chúng ta chỉ cần bảo vệ thêm những nơi có nguy cơ để chúng có thể, một lần nữa, trở về vẻ hoang dã đầy sức sống. Nhưng hôm nay, chỉ 2% đại dương được bảo vệ hoàn toàn khỏi đánh bắt và những hoạt động khác. Vẫn là chưa đủ. Nghiên cứu chỉ ra cần phải bảo vệ ít nhất 30% đại dương không chỉ để cứu sự sống ở đó, mà còn cả chúng ta. Vì đại dương không chỉ cho ta hơn một nửa lượng oxi để thở, thức ăn, mà còn hấp thụ phần lớn khí cacbon thải ra bầu khí quyển. Chúng ta cần một đại dương trong lành để tồn tại. Vậy có cách nào để tăng tốc việc bảo vệ đại dương? Tôi nghĩ là có. Và nó có liên quan đến vùng biển khơi Biển khơi là gì? Hiện nay, các quốc gia ven biển có thẩm quyền đến 200 hải lý từ bờ biển. Mọi thứ nằm ngoài khu vực đó được gọi là biển khơi Phần màu xanh thẫm trên bản đồ. Không quốc gia nào chiếm hữu vùng biển khơi, không quốc gia nào chịu trách nhiệm, nhưng mọi vùng biển khơi đều bị kiểm soát, hơi giống miền Viễn Tây. Có hai kiểu đánh bắt chính ngoài khơi. Ở đáy biển và gần mặt biển. Kéo lưới dưới đáy biển là hành động gây huỷ hoại nhất thế giới. Tàu kéo lưới lớn, những chiếc thuyền đánh cá lớn nhất đại dương, có những tấm lưới lớn đến mức có thể giữ khoảng 747 chiếc phi cơ. Những tấm lưới khổng lồ này phá huỷ mọi thứ trên đường đi -- gồm cả rặng san hô sâu mọc lên từ những gò biển, có tuổi đời hàng ngàn năm. Và đánh cá gần mặt biển nhắm đến phần lớn các loài di cư giữa vùng khơi và vùng biển quốc gia, như cá ngừ và cá mập. Rất nhiều những loài này bị đe doạ vì đánh bắt quá mức và quản lý yếu kém. Vậy, ai đánh bắt ở vùng khơi? Đến nay vẫn rất khó để biết chính xác, vì các quốc gia đều giữ kín bí mật về đánh bắt cá xa bờ. Nhưng hiện nay, công nghệ vệ tinh cho phép ta theo dõi từng con thuyền. Một bước đột phá. Và đây là lần đầu tiên chúng tôi trình bày dữ liệu cho các bạn thấy. Tôi sẽ cho các bạn thấy đường đi của hai chiếc thuyền trong thời gian một năm, sử dụng hệ thống nhận diện tự động hoá bằng vệ tinh. Đây là tàu đánh cá dây câu dài, đánh bắt quanh bờ biển Nam châu Phi. Sau vài tháng ở đó, con thuyền quay lại Nhật để tiếp tế, không lâu sau, nó đã đến đánh bắt quanh vùng Madagascar. Đây là con tàu kéo lưới của Nga, có lẽ là săn cá tuyết, trong vùng biển Nga sau đó, đi dọc vùng khơi phía Bắc Đại Tây Dương. Nhờ vào Giám sát Đánh bắt cá Toàn cầu, chúng tôi đã có thể theo dõi hơn 3600 tàu từ hơn 20 quốc gia, đánh bắt ở vùng biển khơi. Dùng công nghệ xác định vị trí bằng vệ tinh và máy học để tự động nhận diện xem một con tàu đang căng buồm hay đánh bắt cá, những điểm trắng ở đây. Vì thế, với một nhóm đồng nghiệp quốc tế, chúng tôi quyết định điều tra không chỉ những người đánh bắt ngoài khơi mà cả những kẻ kiếm lợi từ đó. Đồng nghiệp của tôi, Juan Mayorga, ở Đại học California tại Santa Barbara, đã vẽ vài bản đồ chi tiết về số liệu đánh bắt, lượng thời gian và nhiên liệu dành cho việc đánh bắt trên mỗi điểm trong đại dương. Chúng tôi lập bản đồ cho mọi quốc gia. Chỉ riêng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha đã chiếm gần 80% hoạt động đánh bắt ngoài khơi. Khi kết hợp các nước này với nhau, đây là kết quả. Vì biết danh tính của mọi chiếc thuyền trong bộ dữ liệu, chúng tôi biết kích cỡ, tải trọng, sức mạnh động cơ của chúng, và có bao nhiêu ngư dân trên tàu. Với thông tin này, chúng tôi có thể tính chi phí nhiên liệu, nhân công,... Vì thế, lần đầu tiên, chúng tôi có thể ghi lại chi phí đánh bắt ở vùng khơi. Màu đỏ càng đậm, chi phí càng cao. Nhờ các đồng nghiệp ở Đại học British Columbia, chúng tôi biết được mọi quốc gia đang thực sự đánh bắt tới mức nào. và biết cả giá cá khi được vận chuyển ra khỏi tàu. Kết hợp với dữ liệu đã thu nhận, chúng tôi đã có thể ghi lại doanh thu của việc đánh cá ở vùng khơi. Màu xanh càng đậm, doanh thu càng cao. Có chi phí, chúng tôi có doanh thu. Vì thế, đây là lần đầu tiên, chúng tôi có thể ghi lại biên lợi nhuận của việc đánh bắt vùng khơi. Tôi sẽ đưa ra một bản đồ. Màu đỏ nghĩa là thua lỗ khi đánh bắt ở khu vự đó. Màu xanh nghĩa là đem lại lợi nhuận. Và nó đây. Có vẻ như phần lớn là tạo ra lợi nhuận. Nhưng có hai yếu tố khác cần xem xét. Đầu tiên, những cuộc điều tra gần đây hé lộ việc sử dụng lao động ép buộc, hay nô lệ lao động, khi đánh bắt ngoài khơi. Các công ty dùng nó để cắt giảm chi phí, tạo ra lợi nhuận. Thứ hai, mỗi năm, các chính phủ trợ cấp cho đánh bắt vùng khơi hơn bốn tỷ đô-la. Hãy quay lại bản đồ lợi nhuận. Nếu giả định lương được trả công bằng, nghĩa là không dùng nô lệ lao động, và loại bỏ trợ cấp khỏi phép tính, bản đồ sẽ biến thành thế này. Đánh bắt cá chỉ thực sự có lợi nhuận cao ở một nửa khu vực đánh bắt ngoài khơi. Thực tế, nếu tổng hợp lại, tiền trợ cấp cao gấp bốn lần lợi nhuận. Vậy ta có năm quốc gia đánh bắt cá nhiều nhất ở vùng biển khơi và tình hình kinh tế còn lệ thuộc vào các khoản trợ cấp khổng lồ từ chính phủ vài quốc gia còn lệ thuộc vào cả các vi phạm quyền con người. Bản phân tích kinh tế này tiết lộ thực tế rằng đề xuất đánh bắt trên toàn vùng biển khơi đã bị hiểu sai. Có chính phủ mất trí nào lại muốn trợ cấp cho một ngành phụ thuộc vào việc bóc lột và có nguy cơ phá hoại lớn và cũng không đem về nhiều lợi nhuận? Thế tại sao không ngăn cấm đánh bắt ở vùng biển khơi? Hãy tạo ra khu bảo tồn vùng biển khơi khổng lồ, chiếm 2/3 đại dương. Một nghiên cứu mô hình từ -- (Vỗ tay) Một nghiên cứu mô hình từ các đồng nghiệp ở UC Santa Barbara, gợi ý rằng bảo tồn như vậy sẽ giúp loài di cư như cá ngừ hồi phục ở vùng biển khơi. Một phần của sự hồi phục này sẽ tràn qua vùng biển nước khác, và giúp chúng phục hồi. Điều đó cũng sẽ tăng lượng cá đánh bắt được ở các vùng biển đó, và cả lợi nhuận, vì chi phí đánh bắt cá sẽ giảm. Những lợi ích sinh thái sẽ rất lớn, vì những giống săn mồi lớn, như cá ngừ và cá mập, có vai trò quan trọng với sức khoẻ của toàn bộ hệ sinh thái. Do đó, bảo vệ vùng biển khơi sẽ đem lại những lợi ích sinh thái, kinh tế và cả xã hội. Nhưng sự thật là phần lớn các công ty đánh bắt không quan tâm đến môi trường. Nhưng họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu không đánh bắt ở vùng khơi. Và điều này sẽ không ảnh hưởng tới khả năng nuôi sống dân số ngày càng tăng, vì biển khơi chỉ cung cấp 5% lượng thuỷ sản đánh bắt toàn cầu, và không đem lại năng suất cao bằng vùng gần bờ. Phần lớn lượng cá bắt được ngoài khơi được bán như thực phẩm cao cấp, như sashimi cá ngừ và súp vi cá mập. Đánh bắt ở vùng khơi không đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu. Vậy ta sẽ làm gì để có thể bảo vệ vùng biển lớn? Ngay thời điểm này, các nhà đàm phán ở Liên Hiệp Quốc đang tranh luận về một thoả thuận mới về vấn đề này. Đừng để nó diễn ra một cách kín đáo. Đây là cơ hội lớn nhất của ta. Và tất cả chúng ta nên đảm bảo rằng đất nước của mình sẽ hỗ trợ việc bảo vệ vùng biển khơi và loại bỏ những khoản trợ cấp cho đánh bắt công nghiệp. Năm 2016, 24 quốc gia và Liên minh châu Âu đã đồng ý bảo vệ Biển Ross, nơi hoang sơ nhất Nam Cực, đầy động vật hoang dã như cá voi sát thủ, hải cẩu báo, chim cánh cụt. Và nó bao gồm cả các quốc gia đánh bắt như Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, Nga. Nhưng họ quyết định rằng bảo vệ môi trường độc nhất như vậy sẽ có giá trị hơn việc bóc lột với chút ít lợi ích. Và đây chính là dạng hợp tác và sẵn sàng bỏ qua những khác biệt mà ta cần. Chúng ta có thể thực hiện điều đó một lần nữa. Trong 20 năm tới, nếu con cái ta nhảy vào một điểm bất kì trong đại dương, chúng sẽ thấy gì? Một khung cảnh tan hoang, như phần lớn vùng biển hiện nay, hay sự sống đa dạng, di sản mà ta để lại? Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ không bao giờ quên ngày hôm ấy mùa xuân năm 2006. Tôi là bác sĩ phẫu thuật nội trú ở Bệnh viện Johns Hopkins. nhận những cuộc gọi cấp cứu. E.R gọi cho tôi lúc 2 giờ sáng để đến khám cho một phụ nữ bị loét bàn chân do tiểu đường. Tôi vẫn còn nhớ mùi thịt thối rữa khi tôi kéo tấm rèm để khám cho cô ấy. Mọi người đều tin rằng cô ấy bị bệnh nặng và cần được đưa vào bệnh viện. Điều đó không cần phải bàn cãi. Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là: cô ấy có phải cắt cụt chi không? Nhìn lai buổi tối ngày hôm ấy, tôi tin là tôi đã đối xử với người phụ nữ trong đêm đó với sự cảm thông và lòng trắc ẩn như tôi đã đối xử với một cô mới cưới 27 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu 3 ngày trước đó với cơn đau lưng dưới mà hóa ra là ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Trường hợp này, tôi biết tôi chẳng thể làm gì để có thể cứu sống cô ấy. Bệnh đã vào thời kỳ cuối. Nhưng tôi cam kết đảm bảo rằng tôi làm tất cả những gì có thể để giúp cô cảm thấy thoải mái. Tôi mang cho cô chăn ấm và một tách cà phê. Tôi mang cà phê cho cả ba mẹ cô nữa. Nhưng quan trọng hơn là, tôi không phán xét gì cô ấy cả, bởi vì hiển nhiên cô ấy không tự làm cho mình bị ung thư như vậy. Vậy tại sao, vào đêm sau đó, cũng tại phòng cấp cứu đó, khi tôi xác định xem cô bệnh nhân tiểu đường có phải phẫu thuật cắt cụt chi hay không sao tôi lại nhìn nhận cô ấy với một sự khinh miệt cay đắng như vây? Bạn biết không, không như người phụ nữ trong đêm trước, cô này bị 2 loại tiểu đường. Cô ấy mập. Và ai cũng biết đó là do ăn quá nhiều mà lại không tập thể dục đầy đủ, đúng không? Ý tôi là, làm việc đó thì có gì khó khăn? Khi tôi nhìn cô ấy nằm trên giường, tôi tự nghĩ, nếu cô ấy chỉ cần chăm sóc bản thân một chút thôi, thì cô đã không rơi vào tình trạng này với những bác sĩ cô chưa từng gặp sắp sửa cắt bỏ chân cô. Sao tôi lại thấy mình đúng khi phán xét cô ấy nhỉ? Tôi ước gì mình không biết. Nhưng thực ra tôi biết rõ. Bạn biết đó, với sự ngạo mạn của tuổi trẻ, tôi nghĩ tôi hiểu quá rõ cô ta. Cô ta ăn nhiều quá. Thật không may. Cô ta bị tiểu đường. Chấm hết. Mỉa mai thay, lúc đó, tôi cũng đang nghiên cứu về ung thư, cụ thể là phương pháp tăng cường miễn dịch đối với ung thư da, và trong môi trường sống này, tôi được dạy để đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ. thách thức mọi giả định, và duy trì chuẩn mực khoa học cao nhất có thể. Nhưng khi đối mặt với tiểu đường, căn bệnh giết chết số người Mỹ gấp 8 lần số người chết bởi ung thư da. Tôi chưa bao giờ thắc mắc về sự hiểu biết truyền thống này Tôi thực sự chỉ mới học các hậu quả do bệnh gây nên của các sự kiện được sắp đặt sẵn trong khoa học. Ba năm sau, tôi thấy rằng tôi đã sai. Nhưng lần này tôi là bệnh nhân. Cho dù tập thể dục 3 hay 4 giờ mỗi ngày và ăn uống theo mô hình kim tự tháp chính xác đến từng chữ Tôi đã lên cân rất nhiều và phát triển một cái gì đó gọi là hội chứng chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành sự phát triển. Một trong số các bạn có thể nghe đến điều này. Tôi đã trở nên kháng isulin Bạn có thể nghĩ tới insulin như là một hóc môn quan trọng điều khiển những gì cơ thể làm với thức ăn, dự trữ hay là đốt cháy chúng, Tiếng lóng gọi là ngăn cách nhiên liệu. Bây giờ việc không sản xuất đủ insulin gây trở ngại cho cuộc sống. Kháng insulin, như đúng tên gọi của nó, là khi các tế bào của bạn càng lúc gây càng nhiều khó khăn cho việc hoạt động của insulin. Một khi bạn đã mắc chứng kháng insulin, bạn sẽ càng ngày càng gần với bệnh béo phì hơn, là những gì xảy ra khi bộ phận tiết insulin không thể bắt kịp với sự kháng cự và tạo đủ insulin. Lúc đó mức đường trong máu của bạn sẽ bắt đầu tăng, và một loạt hậu quả bệnh lí kiểu như không thể kiểm soát được xương sống sẽ dẫn đến bệnh tim ung thư, thậm chí bệnh Alzheimer, và phải cắt bỏ chân tay, giống như người phụ nữ đó một vài năm về trước. Với nỗi sợ đó, tôi trở nên bận rôn thay đổi triệt để chế độ ăn của mình, thêm và bớt những thứ mà hầu hết các bạn sẽ thấy chắc chắn rất là sốc Tôi làm như thế và giảm 40 pao, kì lạ là khi vận động ít Tôi, như các bạn thấy đấy, tôi đoán tôi không còn thừa cân nữa Quan trọng hơn cả, tôi không còn bị kháng cự insulin nữa. Nhưng quan trọng hơn, tôi đã băn khoăn với những câu hỏi hóc bủa không thể xóa bỏ này: Tại sao điều đó xảy ra với tôi khi mà tôi nghĩ mình đang làm mọi thứ rất đúng? Nếu như tôi không hiểu được các kiến thức phổ thông về chất dinh dưỡng thì người khác có thể không hiểu rõ như tôi không? Và với những câu hỏi này, tôi hầu như bị cuốn vào mạnh mẽ ở việc cố gắng hiểu mối liên quan thực sự giữa béo phì và sự kháng sự insulin . Giờ thì hầu như các nhà nghiên cứu tin rằng béo phì là nguyên nhân của sự kháng insulin Theo lô-gic, thì, nếu bạn muốn chữa chứng kháng insulin bạn bắt người bệnh giảm cân phải không Bạn chữa béo phì Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta bị ngược lại? Điều gì xảy ra nếu béo phì hoàn toàn không phải là nguyên nhân của sự kháng insulin ? Thật ra, điều gì sẽ xảy ra nếu nó là một biểu hiện bệnh của một vấn đề sâu hơn, chỉ là phần nhỏ của một tảng băng lí thuyết nhàm? Tôi biết nó nghe cosver điên rồ vì chũng ta rõ ràng là đang ở giữa một trận dịch béo phì, nhưng mà nghe tôi nói này. Điều gì sẽ xảy ra nếu béo phì là một cỗ máy sao chép cho một vấn đề nguy hiểm hơn đang xảy ra dưới những tế bào? Tôi không hề nói rằng béo phì là bệnh lành tính nhưng điều tôi đang nói đây là nó có thể là bệnh nhẹ hơn trong hai con quỷ ác của sự tăng trưởng cơ thể nhờ vào chất dinh dưỡng Bạn có thể nghĩ đến chứng kháng cự insulin như là một khả năng ít xảy ra của bức tường năng lượng của chúng ta, như tôi đã dẫn một lúc trước, lấy ca-lo mà chúng ta hấp thụ và đốt một số phù hợp và tích trữ một số phù hợp. Khi ta trở nên kháng cự insulin, homeostasis ở cán cân đó điều hướng từ tình trạng này. Vậy giờ, khi insulin nói với một tế bào, Tôi muốn bạn đốt nhiều năng lượng hơn lượng năng lượng mà bạn nghĩ là an toàn, tế bào đó, tiếp tục, trả lời rằng Không cám ơn, tôi thực ra nên tích trữ năng lượng này Và vì tế bào béo phì thực sự mất hầu hết cỗ máy xen-lu-lô phức tạp tìm thấy nơi các tế bào, nó có thể là nơi an toàn nhất để tích trữ. Vậy đối với hầu hết chúng ta, khoảng 75 nghìm người Mĩ sự hồi đáp thích hợp đối với chứng kháng cự insulin có thể thực sự tích trữ nó dưới dạng chất béo, chứ không phải là điều ngược lại, mắc chứng kháng insulin vì béo lên. Đó quả thực là một sự khác biệt rất lớn, nhưng hậu quả có thể là rất lớn. Hãy xem xét sự so sánh sau đây: Nghĩ tới vết bầm ở mặt đầu gối của bạn khi bạn vô tình đập chân vào bàn Chắc chắn, vết bầm rất đau, và hầu như bạn không thích vẻ không có màu, nhưng chúng ta đều biết vết bầm nó không phải là vấn đề Thực ra là ngược lại kia. Nó là một sự phải hồi tốt đối với sự đau đớn, tất cả các tế bào miễn dịch đi đến địa điểm vết thương để tìm ra xen-lu-lô rác và nhăn chặn sự lan rộng truyền nhiễm đến những nơi khác trên cơ thể. Giờ, hãy tưởng tượng ta nghĩ rằng những vết bầm tím là vấn đề, và ta chuyển một sự thiết lập y học to lớn và một truyền thống về việc chữa bầm: che kem lên, thuốc giảm đau, bạn gọi như vậy, trong khi đó lảng tránh một điều rằng con người vẫn đang đập nặt đầu gối của họ vào bàn. Sẽ tốt hơn như thể nào nếu ta chữa nguyên nhân bảo họ chú ý khi đi trong phòng khách chẳng hạn hơn là chữa hậu quả? Chữa nguyên nhân và hậu quả đúng tạo nên điều khác biệt trong thế giới Chữa sai, và ngành công nghiệp dược phẩm vẫn có thể kiếm lời cho các cổ đông nhưng chẳng có sự tiến bộ nào cho người bị bầm mặt đầu gối cả Nguyên nhân và kết quả. Vậy nên điều tôi muốn nói là có thể chúng ta đoán nguyên nhân và kết quả sai về bệnh béo phì và chứng kháng insulin Có thể ta neenhoir bản thân có thể không rằng kháng insulin gây nên tăng cân và những bệnh gắn với béo phì, ít nhất là ở hầu hết mọi người Điều gì xảy ra nếu béo phì chỉ là sự phản hồi thuộc sự phát triển về cơ thể dựa vào chất dinh dưỡng đối với cái gì đó nguy hiểm hơn một trận dịch ngầm cái mà ta nên lo lắng? Hãy nhìn vào một số giả thiết. Ta biết rằng 30 nghìm người châu Mĩ béo phì ở Mĩ không mắc chứng kháng insulin và tiện thể, họ cũng không tỏ ra là đang ở trong một nguy cơ bệnh lớn hơn là người gầy. Ngược lại, ta biết rằng 6 nghìn người gầy ở Mĩ đều kháng insulin và tiện thể, họ tỏ ra là có nguy cơ thậm chí lớn hơn đối với những bệnh tăng trưởng cơ thể dựa vào chất dinh duwowngc tôi đã đề cập trước đó hơn là những người đối lập béo phì của của họ. Giờ tôi không biết tại sao, nhưng nó có thể là vì, ở trong tình trạng của họ, những tế bào thực sự chưa thấy rằng điều đúng đắn cần làm với lượng năng lướng quá mức đó. Vậy nên nếu bạn có thể bị béo phì và không mắc chứng kháng insulin, và bạn có thể gầy và mắc nó điều này cho thấy rằng chững béo phì có thể chỉ là một sự đại diện cho những gì đang xảy ra. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đấu tranh trong một cuộc chiến sai lầm, đấu lại béo phì hơn là sự kháng cự insulin? Tệ hơn, điều gì sẽ xảy ra nếu buộc tội béo phì có nghĩa là ta đang buộc tội những nạn nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu những ý niệm cơ bản của ta về béo phì đều sai? Cá nhân mà nói, tôi không thể tự cao được nữa huống hồ gì là tự tin chắc chắn. Tôi có quan niệm của tôi về trung tâm của vấn đề này nhưng tôi mở rộng với tất cả. Giờ, giả thuyết của tôi, vì mọi người luôn hỏi tôi, là đây. Nếu bạn hỏi bạn, một tế bào đang bảo vệ nó khỏi cái gì khi nó trở nên kháng insulin, câu trả lời có thể không phải là quá nhiều thức ăn. Mà có thể là quá nhiều glu-cô-zơ: đường trong máu. Giờ, ta biết rằng bột mì và bột gạo tinh luyện nâng cao lượng đường trong máu bạn trong một giai đoạn ngắn, và thậm chí còn có lí do để tin rằng đường có thể dẫn đến kháng insulin trực tiếp. Vậu nếu bạn kết hợp những quy trình sinh lí lại Tôi cho rằng nó có thể là một lượng hấp thụ lớn bột mì, đường và bột khoai đang điều khiển trận dịch béo phì và bệnh béo phì nhưng qua sự kháng cự insulin bạn thấy đây, và không cần thiết chỉ qua ăn quá nhiều và ít vận động. Khi tôi giảm 40 cân vài năm trước, Tôi chỉ đơn giản giới hạn những thứ đó những thứ mà phải công nhận đã cho thấy tôi có một thành kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa là thành kiến của tôi sai, và quan trọng hơn cả, tất cả điều này có thể kiểm chứng một cách khoa hoc. Nhưng bước đầu tiên là chấp nhận khả năng rằng niềm tin hiện tại của chúng ra về béo phì, thừa cân và chứng kháng insulin có thể sai và vì vậy phải kiểm chứng. Tôi đánh cược cả sự nghiệp của tôi vào đây. Hiện nay, tôi đầu tư tất cả thời gian nghiên cứu vấn đề này, và tôi sẽ đi đến bất kì nơi đâu khoa học dẫn tôi Tôi đã quyết định những điều tôi không thể làm và sẽ không làm nữa là tôi giả vờ có câu trả lời mà thật ra tôi không hề có. Tôi đã đủ nhục nhã bởi những gì tôi không biết Trong suốt những năm vừa qua, tôi đã đủ may mắn để được cộng tác trong vấn đề này với một đội ngũ cộng sự thật tuyệt vời những nhà nghiên cứu bệnh thừa cân, béo phì ở đất nước này, và phần quan trọng nhất là cũng giống như Abraham Lincoln được bao quanh bởi đội ngũ cạnh tranh, chúng tôi cùng làm 1 công việc giống nhau. Chúng tôi đã tuyển một đội ngũ đối thủ khoa học những người tốt nhất và thông minh nhất có nhiều giả thiết khác biệt về nguyên nhân của trận dich này. Một số cho rằng vì việc tiêu thụ quá nhiều ca-lo Một số khác nghĩ rằng vì có quá nhiều chất béo trong chế độ ăn Số khác nữa nghĩ tại vì quá nhiều bột mì và bột khoai tây Nhưng đội ngũ chống lại nhiều phía này những nhà nghiên cứu luôn nghi ngờ và rất tài năng thực sự đồng ý hai điều Thứ nhất, vấn đề đơn giản này rất quan trọng để tiếp tục phớt lờ vì chúng tôi nghĩ chúng tôi biết câu trả lời. Và thứ hai, nếu ta chịu nhận sai, nếu ta chịu thách thức lí thuyết cũ với tất cả những gì tốt nhất khoa học có thể mang lại, ta có thể giải quyết vấn đề này. Tôi biết rằng rất có thể đòi hỏi một câu trả lời ngay lúc này, một số hình thức hành động hay kế hoạch, một số bản kê khai chế độ ăn ăn cái này, không nên ăn cái kia nhưng nếu ta muốn sửa cho đúng ta sắp phải nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa trước khi ta có thể viết bản kê khai đó Nói ngắn gọn, để trình bày điều này, chương trình nghiên cứu của chúng tôi chú trọng quanh 3 mảng chính hay câu hỏi Đầu tiên, cách ta tiêu thụ nhiều loại thức ăn ảnh hưởng cơ quan sinh dưỡng, hóc-môn, en-zim và qua cơ chế phân tử nhiều lớp nào? Thứ hai, dựa vào những kiến thức chuyên sâu này, liệu con người có thể tạo nên những sự khác biệt cần thiết trong chế độ ăn của họ theo cách an toàn và thực tế để tiến hành không? Và cuối cùng, một khi ta phát hiện cái gì an toàn và những sự thay đổi thực tế có thể tạo nên trong chế độ ăn của họ làm sao ta có thể chuyển những hành vi của họ theo hướng đó để mà nó trở thành cái mẫu hơn là sự loại lệ Chỉ vì bạn biết làm thế nào để làm không có nghĩa là bạn sẽ luôn làm nó Đôi khi ta phải để lại điều ám chỉ khắp mọi người để làm nó dễ dàng hơn, và tin hay không, nó có thể học được một cách khoa học Tôi không biết làm cách nào cuộc hành trình này kết thúc nhưng nó có vẻ rõ ràng đối với tôi, ít nhất: Ta không thể tiếp tục trách những bệnh nhân thừa cân và béo phì như tôi đã làm Hầu hết họ thực ra muốn làm điều tốt, nhưng họ phải biết điều đó là gì, và nó phải có tác dụng Tôi mơ về một ngày mà bệnh nhân có thể bỏ qua cân nặng vượt mức của họ và chữa chứng kháng insulin vì với tư cách là những nhà y học chuyên nghiệp, ta đã bỏ qua lượng hành lí tinh thần và chữa bản thân ta bởi chứng kháng những ý niệm mới một cách đầy đủ quay trở lại với những cái lí tưởng ban đầu: đầu óc rộng mở, dũng khí vứt bỏ quan niệm ngày hôm qua khi chúng không còn đúng nữa, và sự thấu hiểu sự thật khoa học đó không bao giờ là cuối cùng cả, mà luôn luôn thay đổi Luôn đi theo con đường đó sẽ tốt hơn cho bệnh nhân của chúng ta và tốt hơn cho khoa học Nếu béo phì chẳng là gì ngoài sự đại diện cho bệnh hấp thu nó làm điều gì cho ta để trừng phạt những thứ bệnh đại diện? Đôi khi tôi nghĩ về đêm tại phòng cấp cứu, 7 năm về trước, Tôi ước tôi có thể gặp lại người phụ nữ đó, để cho cô ấy biết tôi ân hận như thế nào Tôi muốn nói rằng, với tư cách là một bác sĩ, tôi đã cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất có thể, nhưng với tư cách là một con người, tôi đã làm cô thất vọng. Cô không cần sự phán xét và sự khinh thường của tôi. Cái cô cần là sự cảm thông và lòng trắc ẩn, và trên hết, cô cần một bác sĩ, một người sẵn sàng tin rằng, không phải cô đã làm hệ thống y tế thất vọng. Mà chính hệ thống y tế mà tôi góp phần, đã làm cô thất vọng. Nếu giờ đây cô đang xem chương trình này, tôi mong cô sẽ tha thứ cho tôi. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về thiết kế tranh hài hước, đây là điều thú vị, tuy nhiên, nó dẫn đến tranh luận về các điều khoản ràng buộc, lúc nào thì hài hước được chấp nhận và lúc nào thì không. Tôi là người New York, nên chuyện hài lòng. ở đây là 100%. Thực ra, nói thế cũng hơi quá, vì khi nói đến hài hước, thì sự hài lòng mà ta mong đợi giỏi nhất cũng chỉ là 75% mà thôi. Chưa ai thỏa mãn 100% với sự hài hước. Ngoại trừ người phụ nữ này. (Video) Người phụ nữ: (Cười) Bob: Đó là bà vợ đầu của tôi. (Cười) Thời đó, hôn nhân còn hạnh phúc. (Cười) Giờ ta hãy nhìn vào tranh vui này. Cái mà tôi muốn nói đến là tranh vui trong khuôn khổ tờ tạp chí Người New York, phong cách Caslon dễ thương, và dường như có một lượng lớn tranh biếm họa vẽ theo phong cách này. Nó pha trò việc người ta già đi, và chắc mọi người thích thế. Nhưng như tôi đã nói, không thể thỏa mãn tất cả mọi người. Bạn không thể làm vừa lòng được ông này đâu. "Lại đùa về ông già da trắng. Ha ha. Hóm thật. Cũng hay đấy. Khi còn trẻ và thô lỗ, nhưng rồi mấy người cũng già đi, nếu không chết ngỏm đi như tôi cầu." (Cười) Tạp chí Người New York là một môi trường khá nhạy cảm, rất dễ khiến người ta tự ái. Và bạn nhận ra đó là một môi trường không bình thường. Giờ tôi đang nói chuyện với tất cả mọi người. Mọi người là một tập thể, nghe và hiểu được tiếng cười của nhau. Với tờ Người New York, lượng độc giả của nó rất lớn, và khi nhìn vào đó, ta chẳng biết ai đang cười về chuyện gì, và khi nhìn vào chủ thể liên quan đến sự hài hước, ta thấy rất thú vị. Hãy nhìn vào mẩu tranh này. "Tin đầy thất vọng về thuốc chống trầm cảm." (Cười) Chán thật chứ đùa. Giờ các bạn sẽ nghĩ: Ồ, nhìn này, đa số sẽ cười vào cái đó. Đúng không? Bạn thấy nó buồn cười. Xem ra, nó có vẻ là mẩu tranh hài, nhưng hãy xem kết quả cuộc khảo sát trực tuyển tôi đã làm. Thông thường, khoảng 85% thích nó. 109 phiếu bình chọn cho 10 điểm, điểm tối đa. 10 phiếu cho 1 điểm. Hãy xem phản ứng của từng cá nhân. "Tôi thích động vật!" Xem họ yêu động vật chưa. (Cười) "Tôi không muốn làm chúng bị thương. Chẳng có gì buồn cười." Người này cho 2 điểm. "Tôi không muốn thấy động vật đau khổ - ngay cả trong tranh vui." Đối với những người này, tôi khuyên nên sử dụng mực gây mê. Người khác lại thấy nó buồn cười. Đó chính là quy luật phân bổ sự hài hước khi không có sự lây lan của hài hước. Hài hước là một loại tiêu khiển. Tất cả phương tiện giải trí đều mang trong nó chút mạo hiểm, một điều không may gì đó có thể xảy ra, nhưng ta vẫn cứ thích nếu được bảo vệ. Vườn thú là thế đấy. Nguy hiểm. Con hổ ở trong kia. Nhưng song sắt đang bảo vệ chúng ta. Nó cũng vui vui, phải không ạ? Còn đây là một vườn thú tồi. (Cười) Về chính trị mà nói, nó đúng là một vườn thú, nhưng là vườn thú tồi. Nhưng cái này còn tệ hơn. (Cười) Trong quá trình làm việc với nội dung hài hước trong tạp chí The New Yorker, bạn phải thấy được con hổ sẽ nằm ở đâu? Mối họa sẽ tồn tại nơi nào? Bạn sẽ phải xử lý nó như thế nào? Công việc của tôi là xem 1.000 tranh biếm họa mỗi tuần. Nhưng tạp chí chỉ đăng được 16 hoặc 17 tranh, Và chúng tôi có 1.000 tranh. Đương nhiên, rất rất nhiều tranh bị từ chối. Thực ra chúng tôi có thể đăng nhiều tranh hơn nếu bỏ bớt các bài viết. (Cười) Nhưng tôi nghĩ đó là một thiệt thòi lớn, chẳng phải cho tôi nhưng thiệt thòi ấy vẫn quá lớn. Nghệ sĩ hàng tuần gửi tranh cho tạp chí. Một họa sĩ trung bình làm việc cho tạp chí có 10 đến 15 ý tưởng mỗi tuần. Còn tuyệt đại đa số bị từ chối. Đó là bản chất của mọi hoạt động sáng tạo. Đa số nghệ sĩ sẽ bị phai mờ, còn một số ít sẽ trụ lại. Matt Diffee là 1 trong số đó. Đây là một trong số các tác phẩm của anh. (Cười) Tranh của Dernavich. " Đêm biểu diễn ngẫu hứng ." "Giờ đến phần mà chúng tôi sẽ nhờ khán giả cho chúng tôi những con số ngẫu nhiên." Tranh của Paul Noth. "Anh ta ổn. Ước gì anh ủng hộ Israel hơn tí." (Cười) Tôi hiểu việc bị từ chối, khi tôi bỏ học -- thật ra, tôi bị đuổi khỏi trường tâm lý tôi quyết thành họa sĩ tranh biếm, một bước chuyển tự nhiên, từ 1974 đến 1977 tôi gửi 2.000 tranh đến Tạp chí The New Yorker, vả cả 2.000 tranh đều bị từ chối. Rồi cũng có lần, vào năm 1977, lá thư từ chối như thế này -- [Xin lỗi vì không thể dùng tác phẩm ông gửi. Cám ơn đã cho chúng tôi xem xét tác phẩm.] kỳ diệu thay, lá thư đã thành: [Chào bạn! Bạn đã bán được một tranh. Không đùa! Quả đã bán một tranh vui cho The New Yorker "khỉ gió"!] (Khán giả cười) Đương nhiên, điều ấy không có thật, nhưng cảm xúc thì có thật. Và đương nhiên, tạp chỉ không hài hước kiểu ấy. Vậy sự hài hước của tạp chí này là gì? Sau năm 1977, tôi làm việc tại tạp chí và bắt đầu bán được tranh biếm họa. Cuối cùng, năm 1988, tôi nhận được hợp đồng trang trọng từ Người New York, nó đã được che đi một phần vì nội dung không liên quan đến đây! Năm 1980. "Kính gởi ông Mankoff, xin xác nhận lại thỏa thuận với ông -- " blah blah blah blah -- Chỗ này tôi che -- "về các bức tranh có ý tưởng." Tranh có ý tưởng, trong bản hợp đồng, không đả động đến từ "tranh vui". "Các bức tranh có ý tưởng", đó là trọng yếu. Vậy bức tranh có ý tưởng là gì? Đó là cái nó đòi hỏi anh phải nghĩ. Nó đòi hỏi tư duy tư duy của người vẽ tranh, và tư duy về phần các bạn, để biến nó thành tranh vui. (Cười) Đây là minh họa, để các bạn hiểu suy nghĩ của tôi về biếm họa. Thế giới không có công lý. Thế giới có chút công lý. Thế giới công minh. Đây là "Những điều cá Lemmut Tin Tưởng". (Cười) Ban biên tập và tôi, khi đưa ra nhận xét, đều cho rằng mẩu tranh này mơ hồ trong ý nghĩa. Vậy nó này nói về cái gì? Có thật sự nói về con cá Lemmut? Không, nó miêu tả chúng ta. Đó là quan điểm cơ bản của tôi về tôn giáo, rằng tất cả xung đột, tranh chấp của các tôn giáo đều để khẳng định ai có người bạn tưởng tượng tốt nhất. (Khán giả cười) Còn đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của tôi. "Không, thứ Năm kẹt. Rằm Tây đen nhé? Nó được tái bản hàng nghìn lần, người ta khoái nó. Thậm chí còn in nó trên quần lọt khe, nhưng đã rút lại chỉ còn thế này "Rằm Tây đen nhé anh?" Kiểu hài hước thế này rất khác tuy cũng có nhiều tương đồng. Trong mỗi bức tranh, sự việc không như dự tính. Trong mỗi trường hợp, câu chuyện bị bẻ quặt. sang hướng phi lý và tương phản. "Không, thứ Năm kẹt rồi. Rằm Tây đen nhé?" là câu ịch sự về mặt ngữ pháp, mà nội dung thì thô lỗ huỵch toẹt. Đó chính là cách tạo nên hài hước. Tri nhận cộng hưởng khi ta trộn hai thứ không ăn nhập với nhau nhưng nhất thời có ở trong đầu. Anh ta vừa lịch sự lại vừa lỗ mãng. Ở đây ta có khuôn phép của tờ tạp chí Người New York và sự lỗ mãng của ngôn ngữ. Về cơ bản, khôi hài nó là thế. Có thể nói, tôi là nhà phân tích khôi hài, Theo E.B White, phân tích sự hài hước giống như mổ ếch. Chả ai thích chuyện ấy, còn con ếch thì chết. Tôi sẽ giết vài con, nhưng không đến mức diệt chủng. Nó khiến tôi Hãy nhìn bức hình này. Mẩu tranh thú vị, Các khán giả đang cười. Có nhiều người, cả những ông ngốc nhưng ai cũng đang cười hớn hở trừ một người. Chính anh này. Anh ta là ai? Anh ta là nhà phê bình. Anh ấy là nhà phê bình hài hước, và thực sự là tôi buộc ở vào vị trí đó, khi tôi làm việc cho tạp chí Người New York điều nguy hiểm là tôi trở thành người giống như ông này. Giờ là một đoạn video ngắn được thực hiện bởi Matt Diffee, đại loại họ tưởng tượng xem nó sẽ thế nào nếu chúng ta thực sự phóng đại mọi chuyện. (Video) Bob Mankoff: "Oooh, không. Ehhh. Oooh. Hmm. Vui quá lố. Thường thì tôi cũng khoái nhưng giờ tôi đang thấy khó chịu. Có lẽ mình sẽ giành cái này cho riêng mình thôi. Không. Không. Không. Vẽ quá trớn. Vẽ không đạt. Vẽ được, nhưng vẫn chưa đủ hài hước. Không. Không. Trời ạ, ngàn lần không. (Nhạc) Không. Không. Không. Không. Không. [4 giờ sau] Hay lắm, Yeah, anh có món gì thế? Nhân viên: Ham và sandwich lúa mạch đen? BM: Không. Nhân viên: Thịt bò hun khói với banh mì lên men? BM: Không. Nhân viên: Gà tây hun khói với thị heo hun khói? BM: không. Nhân viên: Falafel? BM: Cho tôi xem đi. Eh, không. Nhân viên: Pho mát nướng? BM: Không. Nhân viên: Bánh mì kẹp thịt heo, cà chua và bắp cải? BM: Không Nhân viên: giăm bông và pho mát mozzarella với mù tạt táo rừng đen? BM: Không. Nhân viên: Salad đậu xanh? BM: Không. (Nhạc) Không, không. Chắc chắn không. [Vài giờ sau giờ ăn trưa] (Tiếng còi) Không. Biến đi. (Khán giả cười) Đó là sự cường điệu hóa công việc của tôi đấy. Chúng tôi đã từ chối rất, rất nhiều tác phẩm, nhiều đến nỗi chúng tôi đã có nhiều ấn phẩm "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối". "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối" không giống hài của Người New York lắm. Và các bạn có thể thấy người ăn xin đang ngồi trên vỉa hè này đang say rượu và con rối của anh ta đang nôn. Tác phẩm này chắc chắn sẽ không có trong mục hài hước của tạp chí. Thật ra nó được sáng tác bởi Matt Diffee, một trong những họa sỹ của chúng tôi. Tôi sẽ giới thiệu vài ví dụ của bộ sưu tập các tác phẩm bị từ chối. "Tôi nghĩ là tôi sẽ có con." (Cười) Các bạn có cái cười thú vị - cái cười tội lỗi. cái cười chống lại phán xét của bản thân. (Cười) "Đầu đất. Làm ơn giúp." (Cười) Thật ra, trong quyển sách này, với giới thiệu "Tác phẩm bạn chưa và sẽ không bao giờ thấy trên tạp chí" sự hài hước của tác phẩm rất hoàn hảo. Tôi sẽ giải thích lý do. Có khái niệm về sự hài hước là một sự vi phạm ôn hòa. Nói cách khác, để thấy buồn cười, ta sẽ phải nghĩ nó vừa sai trái đồng thời nó vẫn ổn. Nếu ta nghĩ nó sai trái hoàn toàn, ta sẽ nói "Cái đó chả hài hước chút nào." Và nếu nó hoàn toàn ổn, thì hài hước ở chỗ nào? Đúng không? Như trong sự ôn hòa này "Không, thứ Năm thì không được rồi. Rằm Tây đen có được không? Ông rỗi vào Rằm Tây đen chứ?" Đồng thời nó khiếm nhã, ở đời chẳng nên như vậy Trong bối cảnh ấy, chúng ta thấy ổn. Và cũng trong bối cãnh đó, "Đầu đất, giúp tôi với." cũng là một sự vi phạm ôn hòa. Trong bối cảnh của tờ tạp chí... "Liệu Hệ miễn dịch có thể giúp chữa bệnh ung thư không?" Các bạn đang đọc một bài viết uyên bác, phân tích uyên thâm về hệ miễn dịch, Rồi bạn liếc qua đây, và bức hình viết, "Đầu đất. Xin hãy giúp đỡ." Ở đây sự vi phạm đã trở thành phỉ báng. Nó không phù hợp. Không có thứ gì tự nó hài hước. Mọi thứ đều phải ở trong một bối cảnh và kỳ vọng nhất định của chúng ta. Đây là một cách khác để tiếp cận nó. Nó đại loại là lý thuyết siêu động lực về cách nhìn của chúng ta, lý thuyết về động lực và tâm trạng chúng ta và cách mà tâm trạng quyết định cái chúng ta thích hoặc không thích. Khi chúng ta đang vui vẻ, chúng ta thích sự hào hứng. Chúng ta muốn cảm giác cao hứng. Chúng ta thấy phấn khích. Nếu trong tâm trạng có chủ đích, nó sẽ khiến cho ta lo lắng. Đây chính là trường hợp của "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối". Các bạn muốn được kích thích. Các bạn muốn cảm giác phấn khích. Các bạn muốn bứt phá giới hạn. Nó giống như công viên cảm giác mạnh. Giọng nói: Đây rồi. (Hét) Anh ta cười. Vừa trong trạng thái nguy hiểm nhưng lại vừa được an toàn. cực kỳ cao trào. Chẳng có câu nói đùa nào cả. Chẳng cần câu nói đùa nào cả. Nếu bạn đủ sức kích thích và làm người khác phấn khích họ sẽ cười khẽ, rất rất khẽ, Đây là một tác phẩm khác nằm trong "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối". "Quá ấm cúng?" Tác phẩm này sáng tác về khủng bố. Tạp chí The New Yorker có một không gian rất khác biệt. Nó có sự tinh nghịch riêng biệt, nhưng cũng chứa đầy ý định, và trong không gian ấy, tranh hoạt hình rất khác biệt. Giờ tôi sẽ giới thiệu đến những tác phẩm mà tạp chí Người New York đã sử dụng ngay sau 11/9, một sự kiện rất rất nhạy cảm mà sự hài hước có thể sử dụng. Tạp chí Người New York đã tiếp cận nó như thế nào? Chắc chắn không phải là hình một anh đang ôm bom với câu "Ấm quá?" Hoặc là một tác phẩm khác nữa mà tôi không đưa lên đây vì tôi nghĩ nhiều người ở đây sẽ thấy bị tổn thương. Siêu tác phẩm của Sam Gross, khi Muhammad đang ở trên thiên đàng người đánh bom tự sát bị nổ thành trăm mảnh, ông đã nói với những người đánh bom tự sát răng: "Ngươi sẽ có mấy em trinh nữ chừng nào chúng ta tìm lại được chim cho các ngươi." (Cười) Tốt nhất là đừng vẽ gì hết. Tuần đầu tiên chúng tôi không đăng tranh. Nó là một lỗ đen của sự hài hước, và chính xác nó là như vậy. Chẵng phải lúc nào sự hài hước cũng là hợp lý. Nhưng trong tuần tiếp theo, đây là tác phẩm đầu tiên. "Tôi đã nghĩ tôi sẽ không bao giờ cười nữa. Thế rồi tôi thấy cái áo khoác của anh." Về căn bản nó nói rằng, nếu chúng ta vẫn còn sống, chúng ta vẫn sẽ cười. Chúng ta vẫn sẽ thở. Chúng ta vẫn sẽ tồn tại. Đây là một tác phẩm khác. "Tôi đoán nếu tôi không gọi ly martini thứ 3, bọn khủng bổ sẽ thắng mất." Những tác phẩm này không về khủng bố, mà là về chúng ta. Sự hài hước phản ánh chúng ta. Điều dễ nhất mà hài hước có thể làm, và điều này hoàn toàn hợp lý, đó là để một người bạn của ta nói đùa về kẻ thù của ta. Nó được gọi là hài hước giải trừ. Nó chiếm 95% hài hước mà ta có. Nhưng không phải là kiểu của chúng tôi. Đây là một tác phẩm khác. "Tôi chẳng ngại sống trong một bang Hồi giáo cực đoan" (Khán giả cười) Sự hài hước cần có mục tiêu. Nhưng thú vị thay, với tạp chí , mục tiêu đó chính là chúng ta. Mục tiêu chính là bạn đọc và những người làm ra nó. Sự hài hước tự phản chiếu và nó khiến chúng ta suy nghĩ về những giả thiết của mình. Hãy xem tác phẩm của Roz Chast, người đàn ông đang đọc bản cáo phó. "Trẻ hơn mình 2 tuổi, già hơn mình 13 tuổi, kém mình 3 năm, trạc tuổi mình, đúng bằng tuổi mình." Đây là một bức tranh rất sâu sắc. Như vậy, tạp chí đang cố gắng làm cho tranh vui không chỉ là buồn cười, mà còn nói được gì đó về chúng ta. Một ví dụ nữa "Tôi bắt đầu ăn chay vì sức khỏe, Sau đó là vì lý do đạo đức, giờ tôi ăn chay chỉ để chọc tức người khác." (Cười) "Xin lỗi ông — tôi nghĩ cái này có vấn đề rất rất nhỏ mà chỉ có một mình tôi thấy được và chỉ ra được cho ông mà thôi." Nó tập trung vào những ám ảnh, tự yêu mình quá đáng của chúng ta, ta là một, là riêng, không quan tâm đến điều gì của ai khác Tạp chí Người New York yêu cầu người ta phải có tác phẩm tri nhận, những gì tạp chí yêu cầu chính là những gì Arthur Koestler, đã viết trong "Nghệ thuật sáng tạo", về mối quan hệ giữa hài hước, nghệ thuật và khoa học, và được gọi là nhào trộn Ta gộp ý tưởng từ những nguồn tham khảo khác nhau, và ta phải xử lý rất nhanh để có thể hiểu được dụng ý của tác phẩm. Nếu các nguồn tham khảo không hòa trộn được với nhau trong khoảng 0.5 giây, nó sẽ không còn hài hước nữa, nhưng tôi nghĩ với tác phẩm này thì nó sẽ vẫn hài hước. Những nguồn tham khảo khác nhau. "Anh ngủ với cô ta, đúng không?" (Khán giả cười) "Lassie! Hãy tìm người giúp đỡ!" (Cười) Cái này là dao kiểu của quân đội Pháp. (Cười) Và đây là Einstein lúc lên giường. "Nó chỉ NHANH với anh mà thôi." (Cười) Cũng có một số tác phẩm rất khó hiểu. Giống bức nay có thể làm rối trí mọi người Bao nhiêu người hiểu ý nghĩa bức tranh này? Con chó vẫy đuôi ra hiệu muốn được dắt đi dạo. Đây là tín hiệu cho thấy cần dắt chó đi dạo. Bởi vậy nên hàng năm chúng tôi đều ra số đặc biệt gọi là "Tôi chẳng hiểu: Bài Kiểm tra I.Q. của tạp chí Người New York" (Cười) Một cái nữa mà tạp chí cũng hay đùa là về những cái phi lý, tôi đã chỉ ra rằng đó là gốc của sự hài hước. Cái hoàn toàn bình thường và logic thì chẳng có gì buồn cười nhưng cái phi lý thì buồn cười, sự hài hước được quan sát thấy trong đời sống hàng ngày. "Sếp tôi luôn bảo tôi những việc phải làm. " Đúng quá chứ? Điều đó có thể xảy ra. Còn đây người chăn bò nói chuyện với con bò "Được lắm. Tao muốn có 5000 con nữa như mày" Ta hiểu nó. Nó hoang đường. Nhưng ta vẫn hòa chúng lại với nhau. Đây, tác phẩm trong phạm vi vô nghĩa: "Khốn kiếp, Hopkins, anh không nhận được bản ghi nhớ hôm qua ư?" Cũng hơi khó hiểu, không hoàn toàn ăn nhập, đúng không? Thường, người thích những điều vô lý, thì khoái nghệ thuật trừu tượng nó phóng túng hơn, ít bảo thủ hơn với chúng ta, và với tôi người thiết kế khôi hài so sánh cái này với cái kia chẳng có nghĩa gì sất, ai chả thích lẩu thập cẩm. Nên tôi muốn tóm tất cả lại trong một bức, tổng kết toàn bộ ý tưởng về tranh vui của tạp chí Người New York. "Nó khiến ta dừng lại và suy nghĩ, đúng không?" (Cười) Giờ đây, khi nhìn vào tranh biếm của tờ tờ Người New York Tôi muốn quý vị dừng lại và nghĩ thêm một chút về nó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn kiểm chứng câu hỏi mà chúng ta đều quan tâm đến Sự tuyệt chủng có phải là mãi mãi không? Tôi chú trọng vào hai dự án mà tôi muốn nói với các bạn. Một là Dự án về Thú có túi (Thylacine). Thứ nữa là Dự án Lazarus, chú trọng vào loài ếch ấp trứng trong bao tử Và cũng là hợp lí nếu có câu hỏi rằng, tại sao chúng ta lại tập trung vào hai loài động vật này? Điểm thứ nhất là mỗi con đại diện cho một họ duy nhất về loài của chúng Chúng ta đã để mất toàn bộ họ này Đó là sự mất mát một nhóm gien của trên toàn cầu Tôi muốn lấy lại nó Nguyên nhân thứ hai là chúng ta đã giết chúng Với trường hợp loài thú có túi, rất đáng tiếc, chúng ta đã bắn hạ bất cứ cá thể nào trong tầm mắt Chúng ta đã tàn sát chúng Với trường hợp loài ếch ấp trứng trong bao tử, chúng ta có lẽ đã "mưu sát chúng bằng nấm mốc" Có một loại nấm mốc đáng sợ đã lan ra toàn thế giới được gọi là nấm mốc chytrid và nó tác động đến mọi loài ếch trên thế giới Chúng tôi nghĩ có có lẽ là lí do khiến loài ếch này tuyệt chủng và con người đang phát tán loài nấm mốc này. Điều này đưa ra một luận điểm luân lí rất quan trọng Và tôi nghĩ có lẽ bạn đã nghe đến rất nhiều lần Khi chủ đề này được nêu ra Đìều tôi cho là quan trọng đó là, nếu rõ ràng là chúng ta đã tận diệt những loài này vậy thì chúng ta không chỉ có nghĩa vụ về đạo đức để xem xét rằng mình có thể làm được gì về điều này mà chúng ta còn phải có một sự ràng buộc về đạo đức cố gắng làm điều gì đó nếu có thể Tôi muốn nói về dự án Lazarus. Đó là một con ếch. Bạn sẽ nghĩ, ếch à. Đúng rồi, nhưng đây không phải là con ếch thông thường Không giống như một con ếch thông thường đẻ trứng trong môi trường nước rồi bỏ đi và hy vọng những quả trứng đó gặp mọi điều tốt đẹp con ếch này nuốt những quả trứng đã được thụ tinh vào trong bao tử nơi mà chỉ để chứa thức ăn nhưng lại không tiêu hóa những quả trứng và biến bao tử thành dạ con. Trong bao tử, những quả trứng phát triển thành nòng nọc và rồi những con nòng nọc tiếp tục phát triển thành ếch và chúng lớn lên trong bao tử cho đến tận khi con ếch già tội nghiệp gần bị căng phồng và nổ tung. Nó sẽ bị ho và nấc cục, và rồi bắn ra từng dải ếch con Hiện nay, khi những nhà sinh học nhìn thấy điều này Họ đều thích thú Họ nghĩ rằng điều này rất phi thường. Không có một loài vật nào, chứ đừng nói đến loài ếch, được biết đến là có thể làm được việc này thay đổi một bộ phận chức năng trong cơ thể thành một bộ phận khác Và bạn có thể tưởng tượng rằng giới y khoa cũng bị chao đảo về điều này Nếu chúng ta có thể tìm hiểu cách mà con ếch điều khiển chức năng của bao tử, liệu thông tin đó có giúp chúng ta hiểu và sử dụng hữu ích để giúp chính mình? Điều này không có nghĩa tôi đang đề nghị chúng ta thai nghén con mình trong bao tử nhưng tôi cho rằng có khả năng chúng có lẽ muốn điều khiển việc tiết dịch trong bao tử Ngay lúc mà mọi người hân hoan về điều này thì đùng một cái Nó bị tuyệt chủng Tôi gọi cho bạn mình là Giáo Sư Mike Tyler tại Đại Học Adelaide. Ông là người cuối cùng lưu giữ loài ếch này, một đàn trong phòng thí nghiệm. Tôi hỏi rằng"Mike, liệu bằng cách nào đó ..." điều này khỏang 30 hay 40 năm về trước-- 'liệu bằng cách nào đó anh đã lưu giữ mô đông lạnh của những con ếch này không? Ông suy nghĩ và lục tìm trong tủ đông lạnh với nhiệt độ khoảng âm 20 độ bách phân Ông lục qua mọi thứ trong tủ đông và có một cái hũ dưới đáy tủ chứa mô của những con ếch này. Điều này rất thú vị, nhưng không có lí do nào để chúng ta hy vọng là việc này sẽ thành công, vì những mô này không được tẩm chất chống đông những loại chất lỏng không hình thành tinh thể khi đóng băng, để bảo quản những mô này khi bị đông lạnh Thông thường, khi nước đóng băng, nó giãn nở và điều này cũng diễn ra trong một tế bào. Nếu bạn đông lạnh mô, nước có trong đó sẽ giãn nở gây tổn hại hay phá vỡ màng tế bào Chúng tôi quan sát mô dưới kính hiển vi Nó trông không tệ lắm. Màng tế bào trông còn nguyên Vậy nên chúng tôi cho rằng nên thử một chuyến Điều chúng tôi đã làm được gọi là sự cấy ghép nhân tế bào thể. Chúng tôi lấy trứng của một loài ếch họ hàng đang còn sống, Chúng tôi rút bỏ nhân trứng bằng tia phóng xạ cực tím Sau đó lấy nhân chết từ mô chết của loài ếch bị tuyệt chủng và đưa những nhân này vào trong trứng Theo luật thì đây đại loại như dự án nhân bản vô tính giống như dự án tạo ra cừu Dolly, nhưng thực chất nó rất khác biệt vì trường hợp cừu Dolly là tạo ra nhân bản sống từ những tế bào sống Đó là một phép màu,nó có tính khả thi. Điều mà chúng tôi làm là lấy nhân tế bào chết từ một loài tuyệt chủng cấy vào một loài hoàn toàn khác và hy vọng thành công Chúng tôi không có lí do nào dể hy vọng như thế chúng tôi đã thực nghiệm hàng trăm cái như thế Và vào tháng hai năm ngoái, lần cuối cùng chúng tôi thực nghiệm Tôi thấy một phép lạ bắt đầu xảy ra, Điều chúng tôi tìm được là hầu hết những cái trứng đó không thành công nhưng đột nhiên một cái bắt đầu phân chia Điều dó thật thú vị. và cứ thế tiếp tục. Rồi trong thời gian ngắn chúng tôi đã có một bào thai ở giai đọan đầu với hàng trăm tế bào đang phân chia Chúng tôi thậm chí đã làm xét nghiệm ADN cho những tế bào này và ADN của lòai ếch tuyệt chủng có trong những tế bào này Chúng tôi rất hào hứng. Đây không phải là một con nòng nọc Không phải là một con ếch.Nhưng đó là một quá trình dài hơi trong cuộc hành trình này để tạo ra, hay tái sinh một loài tuyệt chủng Đây là một thông tin mà chúng tôi vẫn chưa tuyên bố ra ngoài công chúng Chúng tôi rất hào hứng. Chúng tôi phải cố gắng qua được mốc này Hiện tại chúng tôi muốn bọc tế bào này bắt đầu quá trình hình thành phôi dạ tập hợp lại để rồi tạo ra những mô khác Quá trình này tiếp tục để tạo ra nòng nọc và sau đó là ếch hãy trông chừng nơi này nhé. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy loài ếch này nhảy nhót vui vẻ trở lại với thế giới này đấy Cám ơn. (Vỗ tay) Chúng tôi vẫn chưa làm được điều này, nhưng hãy giữ những tràng pháo tay đó sẳn sàng Dự án thứ hai mà tôi muốn nói đến là Dự Án Thú Có Túi Với nhiều người, loài thú này trông có vẻ giống như một chú chó hay có lẽ giống cọp, vì nó có vằn trên thân nhưng nó không có họ hàng gì với bất kì loài nào kể trên Nó là loài thú có túi. Nuôi con non trong một cái túi giống như loài gấu koala hay kang-gu-ru, nó có một lịch sử rất dài và thú vị bắt đầu từ 25 triệu năm trước Nhưng đó cũng là một lịch sử bi tráng Con đầu tiên chúng ta thấy xuất hiện trong những khu rừng mưa nhiệt đới cổ đại tại Úc khỏang 25 triệu năm trước Và Hội Đồng Địa Lý Quốc Gia đang giúp chúng tôi khảo sát lớp trầm tích hóa thạch này. Đây là Riversleigh Trong những lớp đá kia là những loài động vật tuyệt vời Chúng tôi đã tìm thấy những con sư tử có túi Loài kang-gu-ru ăn thịt. Nó không giống như những gì bạn thường nghĩ về một con kang-gu-ru nhưng đây là những con kang-gu-ru ăn thịt. Chúng tôi tìm thấy loài chim lớn nhất trên thế giới lớn hơn loài đã từng sống tại Madagaska, nó cũng là loài ăn thịt sống. Nó là một loài vịt to lớn kì lạ Và những con cá sấu thời đó cũng không hung tợn Bạn nghĩ cá sấu gây ra những điều xấu xa nằm trong những vũng nước Những con cá sấu này thực sự sống trên mặt đất chúng thậm chí còn trèo cây và nhảy bổ xuống con mồi trên mặt đất. Chúng từng có loại cá sấu nhảy này tại Úc. Chúng có tồn tại Chúng không chỉ nhảy xuống trên những loài vật kì lạ mà còn cả loài thú có túi Đây là 5 loài thú có túi khác nhau trong những khu rừng cổ đại đó Kích cỡ từ tầm rất lớn đến tầm trung bình và cho đến tầm chỉ cỡ bằng con chó chihuahua. Paris Hilton có lẽ cũng đã có thể mang theo một trong những con này trong túi xách nhỏ xinh cho tới khi một con cá sấu nhảy hạ cánh trên cô nàng Dù sao đi nữa, đó cũng là nơi kì thú, nhưng không may, Châu Úc không tồn tại mãi với điều kiện đó Sự biến đổi khí hậu đã tác động lên toàn thế giới trong thời gian dài và dần dần, những cánh rừng biến mất nơi này bắt đầu khô hạn, số lượng về chủng loại của loài thú có túi bắt đầu giảm sút cho đến 5 triệu năm trước, chỉ còn lại 1 con, Khoảng 10 ngàn năm trước, chúng đã biến mất tại New Guinea, và không may khoảng 4 ngàn năm trước, vài người nào đó chúng ta không biết là ai, đã đưa loài chó dingo đến Úc. Đây là loài chó rất cổ xưa Và bạn có thể thấy, thân hình chó dingo rất giống với loài thú có túi. Sự tương đồng đó có nghĩa là có lẽ chúng đã cạnh tranh với nhau Chúng ăn cùng loại thức ăn Thậm chí có khả năng người bản địa đã nuôi những con chó dingo như thú cưng, và vì thế chúng đã có lẽ có lợi thế trong cuộc chiến sinh tồn Những gì chúng ta biết đó là sau khi loài chó dingo được đưa đến loài thú có túi bị tuyệt chủng trên đất Úc sau đó chúng chỉ tồn tại ở Tasmania. Sau đó, không may, phần tiếp của câu chuyện buồn của loài thú có túi là những người Châu Âu đến vào năm 1788, và họ mang đến những thứ quý gí đối với họ bao gồm cả cừu Họ nhìn thoáng qua loài thú có túi và nghĩ, chờ chút, thế này thì không được rồi Loài thú đó sẽ ăn hết cừu của chúng ta mất Điều đó thực sự không xảy ra Chó rừng có ăn một vài con cừu nhưng loài thú có túi không mảy may động đến cừu Nhưng ngay lập tức, chính quyền tuyên bố, đúng là nó hãy loại trừ chúng, họ trả tiền để cho người đi tàn sát bất cứ cá thể nào họ thấy Đến đầu những năm 1930, 3-4 ngàn thú có túi đã bị giết. Đó là một thảm họa, và họ đã đạt mức không còn gì để giết Hãy xem đoạn phim này Nó khiến tôi rất buồn, vì nó là một con vật rất tuyệt vời Thật tuyệt vời khi nghĩ lại chúng ta đã có công nghệ để ghi hình lại nó trước khi nó lao xuống bờ vực tuyệt chủng không may là tại thời điểm đó, chúng ta đã không có một chút gì gọi là quan ngại bảo vệ cho loài này Đây là những tấm hình của con thú có túi sống sót cuối cùng, Benjamin Trong sở thú Beaumaris tại Hobart. Tồi tệ hơn nữa, họ đã xóa sổ loài này gần như hoàn toàn, con vật này, nó chết vì bị bỏ mặc những người chăm sóc đã không đưa nó vào chuồng có mái che trong một đêm giá rét tại Hobart. Nó chết bởi cái lạnh và vào buổi sáng, khi họ thấy xác Benjamin họ vẫn thờ ơ với nó họ quẳng nó vào đống rác Có cần tiếp diễn như vậy chăng? Vào năm 1990, Tôi vào Viện Bảo Tàng Nước Úc Tôi bị hấp dẫn bởi lòai thú có túi. Tôi vẫn luôn bị ám ảnh với những con thú này Lúc đó tôi đang nghiên cứu về sọ, cố gắng tìm ra mối liên quan của chúng với các loài động vật khác Và tôi thấy cái hũ này, trong đó và một con thú có túi non cái, khoảng 6 tháng tuổi Người tìm ra nó đã giết mẹ nó và ướp con non này trong rượu Tôi là một nhà cổ sinh vật, nhưng vẫn biết rượu là một chất bảo tồn ADN Nhưng đây là năm 1990, tôi đã hỏi những người bạn là những nhà di truyền học chúng ta có thể nghĩ đến việc nghiên cứu con thú non này và chiết xuất ra ADN nếu có, và rồi vào lúc nào đó trong tương lai chúng ta sẽ sử dụng ADN này hồi sinh lòai thú có túi Những nhà di truyền học cười lớn. Nhưng đó là 6 năm trước khi cừu Dolly ra đời Nhân bản vô tính là khoa học viễn tưởng. Nó đã chưa từng xảy ra Nhưng sau đó nhân bản vô tình bất thình lình xảy ra Và tôi nghĩ, khi tôi trở thành giám đốc của Viện Bảo Tàng Úc, tôi sẽ thử làm như thế Tôi đã tập hợp một đội ngũ. Chúng tôi nghiên cứu con thú non để coi có gì trong đó và tìm thấy ADN. Đó là khoảnh khắc tìm thấy tuyệt vời Chúng tôi rất hân hoan. Không may là, chúng tôi cũng tìm thấy rất nhiều ADN của người Của mọi người phụ trách bảo tàng trước đây những người đã xem mẫu vật tuyệt vời này đưa tay vào hũ lấy nó ra và nghĩ "Chà, nhìn kìa," tõm, thả nó vào lại trong hũ làm vấy bẩn mẫu vật này. Đó là điều đáng lo ngại nếu như mục tiêu là để lấy ADN để sau này sử dụng hồi sinh loài thú có túi Điều chúng tôi không muốn xảy ra là khi dữ liệu được quẳng vào trong máy và bánh xe quay vòng rồi ánh sáng lóe lên và kìa một người phụ trách bảo tàng nhăn nheo già nua đến hãi hùng hiện ra bên kia máy Điều này sẽ có lẽ sẽ khiến người phụ trách bảo tàng thấy vui nhưng chẳng vui cho chúng tôi chút nào. Vậy nên chúng tôi quay trở lại với mẫu vật và bắt đầu tìm kiếm cụ thể là chúng tôi tìm trong những chiếc răng của cái sọ phần cứng mà con người chưa đụng tay vào rồi chúng tôi tìm thấy những mẫu ADN chất lượng hơn Chúng tôi tìm thấy những nhân gien ty thể ở đó Chúng tôi đã có được cái cần tìm Vậy chúng tôi đã có thể làm gì với thứ này? George Church đã đề cập đến trong cuốn sách"Tái sáng thế" của ông rất nhiều những kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng để phục vụ cho việc nghiên cứu các đoạn mạch ADN Chúng tôi hy vọng sẽ phục hồi được phần ADN đó trong tình trạng có thế sống được, và rồi, cũng giống như việc chúng tôi đã thực hiện trong dự án Lazarus, cấy phần ADN đó vào trong trứng của một loài vật chủ Nó sẽ cho ra một loài hoàn toàn khác. Đó có thể là con gì? tại sao nó không thể là một con ác quỷ đảo Tasmania? Chúng có quan hệ họ hàng xa với loài thú có túi Rồi con ác quỷ đảo Tasmania sẽ sinh ra một con thú có túi tại phía nam. Những người bình luận về dự án này nói rằng, chờ chút. Thú có túi, ác quỷ đảo Tasmania. điều này không ổn chút nào Không phải thế. Chúng là những con thú có túi thôi Chúng sinh ra những con non với kích thước chỉ bằng một viên kẹo dẻo hình hạt đậu Con ác quỷ đảo Tasmania thậm chí còn không biết khi nó sinh con Ngay sau đó nó sẽ nghĩ mình vừa sinh ra một con ác quỷ đảo Tasmania xấu nhất thế giới có lẽ nó sẽ cần trợ giúp để vượt qua việc này. Andrew Pask và những đồng nghiệp của ông đã minh chứng đây có lẽ không phải là việc vô bổ Nó nằm trong tương lai mặc dù chúng ta chưa tiến đến đó nhưng đó là những điều mà chúng ta muốn nghĩ tới Họ lấy mẫu ADN của con thú có túi được ngâm bảo quản rồi nối vào một hệ gien của chuột, họ gắn một dấu hiệu lên nó để bất cứ vật chất nào được tạo ra từ ADN của loài thú có túi sẽ có màu xanh dương lá trên cơ thể chuột con Nói một cách khác, nếu mô của loài thú có túi được tạo ra bởi ADN của thú có túi, nó cũng dễ dàng được nhận ra Khi chuột con sinh ra, nó sẽ chứa đầy những mô màu xanh dương lá Đó là dấu hiệu cho chúng ta biết liệu có thể lấy lại được hệ gien đó cấy nó vào trong một tế bào sống, rồi nó sẽ sản sinh những vật chất của loài thú có túi có mạo hiểm không? Bạn đã lấy một phần của một loài vật rồi trộn nó vào trong tế bào của một loài hoàn toàn khác Liệu chúng ta sẽ tạo ra một xác sống như Frankenstein? Thứ gì đó giống như con vật lai hỗn tạp? Câu trả lời là không. Nếu chỉ nhân ADN cấy vào trong tế bào lai là của thú có túi, thì nó chính là thứ duy nhất sẽ được sinh ra từ cơ thể của con ác quỷ đảo Tasmania Nếu chúng ta làm được thế này, liệu có thể đưa nó trở lại? Đây là câu hỏi chính yếu cho mọi người. Liệu chỉ để nó ở trong phòng thí nghiệm hay chúng ta có thể đưa nó trở lại nơi mà nó thuộc về? Liêu chúng ta có thể đưa nó trở lại ngôi vua của các loài thú tại Tasmania nơi nó thuộc về, hồi phục hệ sinh thái thời đó Hay là đảo Tasmania đã thay đổi quá nhiều? khiến điều này không khả thi Tôi đã đến Tasmania. Tham quan nhiều chỗ những nơi từng có nhiều thú có túi. Tôi đã nói chuyện với nhiều người, như Peter Carter ông ở tuổi 90 khi tôi nói chuyện với ông nhưng vào năm 1926, người đàn ông này cùng cha và em của mình bắt con thú có túi. Khi tôi nói chuyện với ông tôi nhìn vào mắt ông và nghĩ, đằng sau cặp mắt đó là một bộ não đã ghi nhớ về con thú có túi trông như thế nào, mùi của nó như thế nào, nó kêu như thế nào Ông cột dây và dắt nó đi khắp nơi. Ông có được những trải nghiệm riêng biệt mà tôi sẵn sàng đổi bằng chân trái của mình để có được chúng trong đầu Chúng ta đều muốn chuyện này xảy ra. Dù vậy, tôi hỏi Peter, có cách nào ông có thể đưa chúng tôi trở lại nơi ông đã bắt những con thú có túi đó Mối quan tâm của tôi là liệu môi trường đó đã thay đổi Ông cố tâm nghĩ lại, vì cũng đã gần 80 năm rồi khi đó ông còn sống trong lều. Dù sao thì ông cũng đưa chúng tôi men theo lối mòn giữa những bụi cây và rồi ngay kia là nơi ông nhớ cái lều từng ở đó rồi những giọt nước mắt dâng đầy mắt Ông nhìn căn lều. Chúng tôi vào bên trong. Có những chiếc ván gỗ kê ở mép lều nơi mà ông cùng cha và em mình ngủ vào ban đêm Rồi ông kể cho tôi giống như mọi thứ đang ùa về trong tâm trí Ông nói, "Tôi nhớ con thú có túi lẩn quẩn quanh lều tò mò muốn biết ở trong như thế vào chúng kêu tiếng giống như "Yip! Yip! Yip." Những điều này là một phần cuộc đời ông và là những gì ông còn nhớ Câu hỏi chính yếu tôi hỏi Peter là, môi trường đã thay đổi phải không? Ông nói rằng không Rừng cây sồi phía nam bao quanh ngôi lều vẫn giống như xưa khi ông ở đó vào năm 1926 Phần đồng cỏ đã thoái lui dần Đây là môi trường sống kinh điển cho loài thú có túi Và hệ động vật tại những nơi đó vẫn như xưa khi mà loài thú có túi từng sinh sống Vậy liệu chúng ta có thể đưa chúng trở lại? Được Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm ư? Đây là câu hỏi thú vị. Có lúc có lẽ bạn có thể đưa chúng trở lại, nhưng đó có phải là cách an toàn nhất để đảm bảo rằng chúng sẽ không bị tuyệt chủng nữa, tôi không nghĩ thế Tôi nghĩ rằng dần dần, khi chúng ta thấy những loài vật trên khắp thế giới, có cái gì đó giống như câu niệm chú về việc động vật hoang dã ngày càng không được an toàn trong môi trường hoang dã Chúng ta thích nghĩ là chúng được an toàn, nhưng chúng ta biết là chúng không được thế Chúng ta cần tiến hành những chiến lược song song Đây là điều khiến tôi thấy thích thú Một vài con thú có túi được đưa trả về sở thú, những nơi trú ẩn, thậm chí là các viện bảo tàng có đeo những vòng cổ nhận dạng Chứng tỏ chúng đã được nuôi như thú cưng chúng ta biết được nhiều câu chuyện ở vùng bụi rậm và những kí ức của những người đã nuôi chúng như thú cưng, Họ nói rằng chúng rất tuyệt vời, thân thiện. Cá thể này ra khỏi rừng để liếm cậu bé này là nằm cuộn tròn quanh đống lửa để ngủ. Một con vật hoang dã Tôi muốn hỏi một câu-- chúng ta cần phải suy nghĩ về điều này Nếu trước đây nuôi thú có túi là không phạm pháp vậy thì, loài thú có túi có bị tuyệt chủng ở thời nay không? Tôi tin tưởng rằng nó sẽ không bị tuyệt chủng Chúng ta cần nghĩ về điều này trong thế giới ngày nay Liệu việc nuôi giữ động vật gần bên chúng ta để chúng ta trân trọng chúng, có lẽ chúng sẽ không bị tuyệt chủng chăng? Đây là vấn đề mang tính quyết định với chúng ta vì nếu chúng ta không làm thế, chúng ta sẽ chứng kiến, nhiều loài vật như thế này rơi xuống vực (của sự tuyệt chủng) Và đây cũng là tại sao chúng tôi đang thực hiện những dự án xóa bỏ sự tuyệt chủng này Chúng tôi đang cố gắng phục hồi sự cân bằng của tự nhiên mà chúng ta đã xâm phạm. Cám ơn (Vỗ tay) Xin chào. Tên tôi là Eric Li, và tôi sinh ra tại đây. Nhưng không, tôi không sinh ra ở đó. Đây là nơi tôi ra đời Thượng Hải, vào lúc cao trào của Cách Mạng Văn Hóa. Bà tôi nói với tôi rằng bà nghe tiếng súng cùng lúc với tiếng khóc chào đời của tôi. Khi tôi lớn lên, tôi được kể một câu chuyện giải thích mọi điều mà tôi cần để biết về loài người. Nó như thế này. Tất cả xã hội loài người phát triển theo một đường thẳng bắt đầu với công xã nguyên thủy, sau đó là chế độ nô lệ. phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa, và cuối cùng, đoán xem chúng ta sẽ dừng ở đâu? Chủ nghĩa cộng sản! Dù sớm hay muộn, toàn thể nhân loại, bất kể văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc nào cũng sẽ đi đến giai đoạn cuối cùng của nền chính trị và xã hội. Toàn thể nhân loại sẽ được hợp nhất ở 'thiên đường mặt đất' này và sống hạnh phúc mãi về sau. Nhưng trước khi chúng ta đạt được điều đó, chúng ta bị buộc tham gia vào một cuộc đấu tranh giữa cái tốt và xấu, cái tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa chống lại cái xấu xa của chủ nghĩa tư bản và cái tốt sẽ giành thắng lợi. Điều đó, dĩ nhiên, là câu chuyện trích ra từ học thuyết của Karl Marx. Và người Trung Quốc đã tin nó. Ngày nào chúng tôi cũng được nghe câu chuyện đó. Nó trở thành một phần của chúng tôi, và chúng tôi tin nó. Câu chuyện trở nên rất được ưa chuộng. Khoảng một phần ba toàn bộ dân số thế giới sống chịu tác động của câu chuyện siêu tưởng đó. Sau đó, chỉ sau một đêm, thế giới thay đổi. Cũng như tôi, vỡ mộng bởi niềm tin sai lầm của tuổi trẻ, Tôi đến Mĩ và trở thành dân hippie ở Berkeley. (Cười) Bây giờ, khi tôi đã lớn tuổi, một số chuyện khác xảy ra. Như thể một câu chuyện lớn vẫn chưa đủ, tôi được kể một câu chuyện khác. Chuyện này cũng to lớn như vậy. Người ta cũng cho rằng toàn bộ xã hội loài người phát triển theo tiến trình đường thẳng đi đến một kết thúc duy nhất. Câu chuyện này diễn ra như sau: Tất cả xã hội, bất kể văn hóa, dù là Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Nho giáo phải phát triển từ những xã hội truyền thống trong đó những nhóm người là đơn vị cơ bản cho đến xã hội hiện đại trong đó những cá nhân đơn lẻ là đơn vị cao nhất, và tất cả những cá nhân này theo định nghĩa là có lý trí, và họ đều muốn một thứ: bầu cử. Bởi vì họ đều có nguyện vọng là, một khi đưa ra lá phiếu bầu của mình, họ tạo ra chính phủ tốt và sống hạnh phúc mãi mãi về sau. 'Thiên đường mặt đất', một lần nữa. Sớm hay muộn, nền dân chủ từ bầu cử sẽ là hệ thống chính trị duy nhất dành cho mọi quốc gia và dân tộc, với một thương trường tự do giúp họ giàu có. Nhưng trước khi chúng ta đạt được điều đó, chúng ta phải tham gia vào cuộc đấu tranh giữa cái tốt và xấu. (Cười) Cái tốt thuộc về những con người thuộc nền dân chủ và phải gánh nhiệm vụ phát triển rộng được nó ra khắp thế giới, thỉnh thoảng bằng vũ lực, chống lại cái xấu của những ai không muốn bầu cử. (VIdeo) George H.W. Bush: Một trật tự thế giới mới... (VIdeo) George H.W. Bush: ... kết thúc sự chuyên quyền trong thế giới của chúng ta ... (VIdeo) George H.W. Bush: ... một chuẩn mực duy nhất cho tất cả những ai nắm quyền lực. Eric X.Li: Bây giờ -- (Cười) (Vỗ tay) Câu chuyện này cũng trở nên được ưa chuộng. Theo Freedom House, số lượng quốc gia có nền dân chủ tăng từ 45 năm 1970 đến 115 năm 2010. Trong 20 năm gần đây, những con người quyền lực của phương Tây đi khắp địa cầu không mệt mỏi để ra giảng điều này: Nhiều đảng đấu tranh giành quyền lực chính trị và mọi người bầu cho họ là con đường duy nhất dẫn đến sự bảo đảm cho thế giới từ lâu đã phải vật lộn để phát triển. Những ai tin vào lời rao giảng ấy chắc chắn sẽ đi đến thành công. Những ai không tin phải chịu lụi tàn. Nhưng lần này, người Trung Quốc không tin nó. Tôi từng bị lừa một lần rồi ... (Cười) Phần còn lại là lịch sử. Chỉ trong 30 năm, Trung Quốc đi từ một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất trên thế giới trở thành nền kinh tế lớn thứ hai . Sáu trăm năm mươi triệu người thoát khỏi nghèo khổ. Tám mươi phần trăm sự giảm bớt đói nghèo của toàn bộ thế giới trong thời kì đó diễn ra ở Trung Quốc. Nói cách khác, tất cả những nền dân chủ mới và cũ cùng với nhau cũng chỉ là một phần nhỏ của một nhà nước đơn đảng làm không bầu cử. Bạn thấy đấy, tôi lớn lên cùng thứ này: phiếu ăn. Vài trăm grams thịt được chia cho mỗi người mỗi tháng tại một thời điểm. Không cần phải nói, tôi ăn tất cả phần của bà tôi. Vì thế tôi tự hỏi, có gì không ổn với chế độ này? Tôi ở đây nơi quê nhà, kinh doanh của tôi tăng trưởng nhảy vọt. Ngày nào cũng có công ty mới mọc lên. Tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh và nhiều chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Vậy mà, theo câu chuyện vĩ đại, không có cái nào nên xảy ra. Vì thế tôi đi và làm việc duy nhất tôi có thể, tôi nghiên cứu nó. Vâng, Trung Quốc là nước một đảng điều hành bởi Đảng Cộng Sản trung Quốc, và họ không tổ chức bầu cử. Ba giả thuyết được đưa ra bởi những học thuyết chính trị nổi bật vào thời chúng ta. Như vận hành hệ thống hà khắc, đóng cửa chính trị, và vi phạm đạo đức. À, những giả thuyết này là sai. Cái ngược lại là đúng. Khà năng thích ứng, chế độ trọng nhân tài, và tính hợp pháp là ba đặc điểm nhận biết của hệ thống chính trị một đảng của Trung Quốc. Bây giờ, hầu hết những nhà khoa học chính trị sẽ nói với chúng ta rằng một hệ thống đơn đảng vốn đã không thể tự hiệu chỉnh. Nó sẽ không tồn tại lâu bởi vì nó không thể thích ứng. Bây giờ đây là sự thật. Trong 64 năm lãnh đạo đất nước lớn nhất thế giới, phạm vi chính trị của Đảng đã mở rộng hơn bất kỳ nước nào khác, từ tập thể hóa đất gốc đến cuộc Đại Nhảy Vọt, sau đó là tư nhân hóa đất ruộng, tiếp đến là Cách Mạng Văn Hóa, tiếp đến cải cách thị trường của Đặng Tiểu Bình, sau đó người kế vị Giang Trạch Dân thực hiện một bước tiến chính trị lớn cho phép thương nhân gia nhập Đảng, một điều khó tưởng tượng được trong chính sách thời Mao. Vì thế Đảng tự hiệu chỉnh để phù hợp với những thay đổi thất thường. Về tổ chức, luật lệ mới ban hành để chỉnh đúng lại các luật lệ trước đó. Ví dụ, giới hạn nhiệm kì. Các nhà lãnh đạo chính trị đã từng được nắm quyền suốt đời , và họ dùng nó để gom góp quyền lực và duy trì sự cai trị. Mao là cha của Trung Quốc hiện đại, quyền lực kéo dài của ông đã dẫn đến những sai lầm tai hại. Vì thế Đảng bắt đầu ra giới hạn nhiệm kì với tuổi nghỉ hưu bắt buộc từ 68 đến 70. Một điều chúng ta thường nghe là, "Cải cách chính trị đã tụt xa cải cách kinh tế," và "Trung Quốc đang rất cấp thiết phải cải cách chính trị." Nhưng tuyên bố này là một cái bẫy hoa mỹ giấu đằng sau một thành kiến chính trị. Nhìn xem, một số người đã quyết định họ muốn thay đổi những gì, và chỉ những thay đổi như vậy mới được gọi là cải cách chính trị. Sự thật là, cải cách chính trị chưa bao giờ ngừng. So với cách đây 30 năm, 20 năm, thậm chí 10 năm, mọi mặt của xã hội Trung Quốc, cách đất nước được điều hành, từ cấp địa phương nhất tới trung ương cao nhất, là hoàn toàn khác biệt so với ngày nay. Bây giờ những thay đổi như vậy đơn giản là không thể mà không có cải cách chính trị ở mức độ căn bản nhất. Bây giờ, tôi sẽ liều cho rằng Đảng là chuyên gia hàng đầu thế giới trong cải cách chính trị. Giả định thứ hai là ở một quốc gia đơn đảng, quyền lực tập trung vào tay của một số ít người, và sự điều hành tồi cùng tham nhũng kéo theo đó. Thực vậy, tham nhũng là một vấn đề lớn, nhưng trước tiên hãy nhìn vào bối cảnh rộng hơn. Bây giờ, điều này có thể trái với trực giác của bạn. Đảng đã trở thành một trong những tổ chức chính trị chuộng nhân tài nhất trên thế giới hiện nay. Cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Quốc, Bộ Chính Trị, có 25 thành viên. Trong thành phần của Bộ gần đây nhất, chỉ năm trong số họ đến từ một nền tảng đặc quyền, gọi là con ông cháu cha. 20 người kia, bao gồm chủ tịch và thủ tướng, có xuất thân hoàn toàn bình thường. Trong ủy ban trung ương lớn hơn gồm 300 người hoặc hơn, tỉ lệ phần trăm những ai sinh ra trong quyền lực và sự giàu sang thậm chí còn thấp hơn. Đa số lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc làm việc và cạnh tranh trên con đường lên đến đỉnh cao. So sánh với nhóm người thống trị ở các nước phát triển lẫn đang phát triển, tôi nghĩ bạn sẽ thấy Đảng đang ở gần đỉnh cao trong chuyển động đi lên. Câu hỏi tiếp là, làm sao điều đó có thể trong một hệ thống điều hành bởi một đảng? Bây giờ chúng ta hãy đến với một thể chế chính trị quyền lực, ít biết đối với người phương Tây: Bộ Tổ chức. Chức năng của ban này giống như một cỗ máy điều hành nhân lực khổng lồ mà thậm chí một số tập đoàn thành công nhất cũng thèm muốn. Nó vận hành một hình chóp xoay tạo bởi ba thành phần: phúc lợi xã hội, doanh nghiệp nhà nước, và các tổ chức xã hội như một trường đại học hay một chương trình cộng đồng. Ba thành phần này tuy thành lập riêng biệt nhưng lại hợp nhất trên một con đường sự nghiệp cho các quan chức Trung Quốc. Họ tuyển dụng những người tốt nghiệp đại học vào vị trí học việc trong cả ba đường, và họ bắt đầu từ dưới đáy, gọi là "keyuan" [nhân viên]. Sau đó họ có thể được đề bạt qua bốn cấp độ tăng dần: fuke [phó quản lý phân khu], ke [quản lý phân khu], fuchu [phó quản lí bộ phận], chu [quản lí bộ phận]. Đây không phải là đòn thế trong "Karate Kid" đâu, ok? Đó là công việc nghiêm túc. Phạm vi chức vụ thì rộng, từ quản lý chăm sóc sức khỏe ở một ngôi làng đến đầu tư nước ngoài ở một quận thành phố đến điều hành một công ty. Mỗi năm một lần, Bộ tự kiểm điểm mình. Họ nói chuyện với cấp trên, đồng cấp, cấp dưới của họ. Họ xem xét đạo đức cá nhân của mình. Họ thực hiện khảo sát ý kiến cộng đồng. Sau đó họ đề bạt người chiến thắng. Suốt sự nghiệp của họ, những lực lượng nồng cốt này có thể đi qua và ra khỏi cả ba con đường. Qua thời gian. người giỏi vượt xa bốn cấp độ cơ bản đến cấp fuju [phó cục trưởng] và ju [cục trưởng] Ở đó, họ gia nhập giới quan chức cấp cao. Ở đó, một nhiệm vụ tiêu biểu sẽ là quản lý một quận với dân số hàng triệu người hoặc một công ty với hàng trăm triệu đôla doanh thu Chỉ để bạn thấy hệ thống cạnh tranh thế nào, năm 2012, có 900,000 người thuộc cấp fuke và ke, 600,000 người thuộc cấp fuchu và chu, và chỉ còn 40,000 người cấp fuju và ju. Sau cấp ju, chỉ vài người giỏi nhất tiến thêm nữa, và cuối cùng là Ủy Ban Trung Ương. Tiến trình mất hai đến ba thập kỉ. Sự chống lưng đóng một vai trò? Vâng, dĩ nhiên. Nhưng phẩm chất vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Về cơ bản, Bộ Tổ Chức điều hành một phiên bản hiện đại hóa của hệ thống cố vấn lâu đời của Trung Quốc. Chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, là con trai của một lãnh đạo trước đây, việc này rất hiếm, ông là người 'con ông cháu cha' đầu tiên đạt đến vị trí hàng đầu ấy. Dù như vậy, ông cũng cần 30 năm để đạt đến vị trí ấy. Ông ấy bắt đầu là quản lý xã, và lúc ông gia nhập Bộ Chính Trị, ông ấy đã quản lí những vùng với tổng số dân lên đến 150 triệu dân với tổng giá trị GDP lên tới 1,5 nghìn tỉ đô la Mĩ . Bây giờ, làm ơn đừng hiểu sai tôi, ok? Đây không phải là làm hạ thấp ai. Nó chỉ là trình bày sự thật. George W. Bush, nhớ ông ấy chứ? Đây không phải là hạ thấp. (Cười) Trước khi trở thành thống đốc bang Texas, hoặc Barack Obama trước khi chạy đua chức tổng thống, cũng không thể điều hành một tỉnh nhỏ ở hệ thống Trung Quốc. Winston Churchill từng nói rằng dân chủ là một hệ thống kinh khủng nhưng nó vẫn tốt hơn các hệ thống khác. Rõ ràng là ông ấy chưa từng được nghe về Bộ Tổ Chức. Người phương Tây luôn cho rằng bầu cử đa đảng với sự bỏ phiếu phổ thông là nguồn duy nhất của tính hợp pháp chính trị. Tôi từng được hỏi, "Đảng không được bầu cử, Vậy đâu là nguồn gốc tính hợp pháp?" Tôi nói, "Còn cạnh tranh thì sao?" Chúng ta đều biết sự thật. Năm 1949, khi Đảng nắm quyền, Trung Quốc sa lầy vào nội chiến, bị chia cắt bởi xâm lược nước ngoài, tuổi thọ trung bình vào lúc đó là 41 tuổi. Ngày nay, đó là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, một đại công xưởng, và người dân ở đó sống trong sự thịnh vượng ngày càng gia tăng. Nghiên cứu Pew thăm dò quan điểm chung của người Trung Quốc, và đây là số liệu những năm gần đây. Sự hài lòng với đường lối của đất nước: 85%. Số người nghĩ rằng họ giàu hơn so với cách đây năm năm: 70%. Số người trông đợi tương lai tốt đẹp hơn: 82%, đáng kể. Thời Báo Tài Chính thăm dò quan điểm giới trẻ toàn cầu, và những số liệu này, rất mới, chỉ vừa có từ tuần rồi. 93% thế hệ Y của Trung Quốc lạc quan về tương lai đất nước của họ. Bây giờ, nếu đây không hợp pháp, tôi không chắc cái nào hợp pháp nữa. Ngược lại, hầu hết các nước dân chủ có bầu cử trên khắp thế giới đang hoạt động rất ảm đạm. Tôi không cần phải nói kĩ cho thính giả ở đây nó yếu kém thế nào, từ Washington đến các thủ phủ châu Âu Với một số ngoại lệ, rất nhiều các nước đang phát triển đã chấp nhận thể chế bầu cử vẫn còn đang chịu cảnh nghèo đói và xung đột. Chính phủ được bầu cử, rồi chỉ sau vài tháng sự ủng hộ đối với họ rớt xuống dưới 50% giữ ở mức đó rồi tiếp tục hạ thấp nữa cho tới cuộc bầu cử tiếp theo. Dân chủ đang trở thành một vòng luẩn quẩn của bầu cử và hối tiếc. Ở mức này, tôi sợ rằng chính nền dân chủ, không phải hệ thống một đảng của Trung Quốc, là đang trong vòng nguy hiểm của mất tính hợp pháp. Bây giờ, tôi không muốn tạo ra cảm giác sai lệch rằng Trung Quốc là hoàn toàn tốt đẹp, trên bước đường trở thành một kiểu siêu cường quốc nào đó. Đất nước vẫn phải đối mặt những thách thức to lớn. Những vấn đề xã hội và kinh tế đi cùng với sự thay đổi lớn như vậy là dị thường. Ô nhiễm. An toàn thực phẩm. Các vấn đề dân số. Về mặt chính trị, vấn đề tệ nhất là tham nhũng. Tham nhũng lan rộng và hủy hoại hệ thống và tính hợp pháp về đạo đức của nó. Nhưng hầu hết những nhà phân tích chẩn đoán sai căn bệnh. Họ nói rằng tham nhũng là kết quả của hệ thống một đảng, và vì thế, để cứu nó, bạn phải gạt bỏ toàn bộ hệ thống. Nhưng nếu nhìn kĩ hơn ta sẽ thấy điều khác. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế xếp hạng Trung Quốc khoảng giữa 70 và 80 những năm gần đây trong số 170 nước, và nó đang tiến lên. Ấn Độ, nước dân chủ lớn nhất trên thế giới, hạng 94 và đang đi xuống. Trong khoảng một trăm nước bị xếp dưới Trung Quốc, hơn một nửa là những nước dân chủ bầu cử. Vì thế nếu bầu cử là thuốc chữa cho căn bệnh tham nhũng, làm sao những nước này không thể chữa nó? Bây giờ, tôi là một nhà tư bản đầu tư liều lĩnh. Tôi đặt cược. Sẽ không công bằng khi kết thúc cuộc trò chuyện mà không liều lĩnh và đưa ra vài dự đoán. Vì thế đây là dự đoán. Trong 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ vượt qua Mĩ và trở thành nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Thu nhập theo đầu người sẽ gần tốp đầu với tất cả các nước đang phát triển. Tham nhũng sẽ bị kiềm chế, nhưng không bị loại trừ, và Trung Quốc sẽ tiến 10 đến 20 bậc đến trên mức 60 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh Bạch Thế Giới. Cải cách kinh tế sẽ tăng tốc, cải cách chính trị sẽ tiếp diễn, và hệ thống một đảng vẫn vững vàng. Chúng ta sống trong buổi hoàng hôn của một kỷ nguyên. Những câu chuyện lớn với những tuyên bố lớn đã làm chúng ta thất vọng trong thế kỉ 20 và đang làm chúng ta thất vọng trong thế kỉ 21. Chuyện không tưởng đó là căn bệnh ung thư đang giết chết nền dân chủ từ bên trong. Bây giờ, tôi muốn làm sáng tỏ vài điều. Tôi không ở đây để lên án nền dân chủ. Ngược lại, tôi nghĩ dân chủ đóng góp cho sự phát triển của phương Tây và tạo nên thế giới hiện đại. Chính lời tuyên bố hùng hồn của những người nắm quyền ở phương Tây đang làm hệ thống chính trị của họ cao ngạo, đó chính là căn nguyên của căn bệnh hiện nay của phương Tây. Nếu họ dành ít thời gian hơn một chút để ép buộc người khác làm theo suy nghĩ của mình, và thay vào đó thực hiện cải cách chính trị cho nước nhà, họ có thể cho nền dân chủ một cơ hội tốt hơn. Mô hình chính trị của Trung Quốc sẽ không bao giờ bị thay thế bởi dân chủ bầu cử, bởi không giống cái sau, nó không giả vờ như là bao trùm tất cả. Nó không thể được truyền bá. Nhưng đó mới chính là ý nghĩa thật sự. Hình mẫu thành công Trung Quốc không phải để mang đến lựa chọn khác, mà là chứng minh rằng tồn tại những lựa chọn thay thế khác. Chúng ta hãy kết thúc kỉ nguyên của những câu chuyện không tưởng. Cộng sản và dân chủ có thể đều là lý tưởng đáng tán dương, nhưng kỉ nguyên của thuyết phổ biến giáo điều đã kết thúc. Chúng ta hãy ngừng nói cho mọi người và con cháu chúng ta rằng chỉ có một cách để lãnh đạo đất nước và chỉ một tương lai để hướng đến nơi tất cả các xã hội phải tiến đến đó. Nó là sai. Nó vô trách nhiệm. Và tệ nhất là nó nhạt nhẽo. Hãy để tính phổ biến dẫn đường cho số đông. Có lẽ một thời kỳ thú vị hơn sẽ đến với chúng ta. Liệu chúng ta có đủ can đảm để đón nhận nó? Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Bruno Giussani: Eric, ở lại với tôi ít phút, bởi vì tôi muốn hỏi anh một số câu hỏi. Tôi nghĩ nhiều người ở đây, và nói chung ở các nước phương Tây, sẽ đồng ý với phát biểu của anh về sự phân tích rằng hệ thống dân chủ đang trở nên yếu kém, nhưng cùng lúc đó, nhiều người sẽ thấy không an tâm rằng có một chính quyền không bầu cử, mà không có hình thức giám sát hoặc hội đàm nào, quyết định lợi ích quốc gia. Cơ cấu trong mô hình Trung Quốc là gì mà cho phép người ta nói, lợi ích quốc gia như anh xác định là sai? EXL: Anh biết đấy, Frank Fukuyama, nhà khoa học chính trị, gọi hệ thống Trung Quốc là "chủ nghĩa đáp ứng độc đoán" Nó không hẳn chính xác, nhưng tôi nghĩ nó gần như vậy. Vì thế tôi biết công ty khảo sát quan điểm cộng đồng lớn nhất ở Trung Quốc, ok? Anh có biết ai là khách hàng lớn nhất của họ? Chính quyền Trung Quốc. Không chỉ chính quyền trung ương, chính quyền thành phố, chính quyền tỉnh, đến những quận lân cận địa phương nhất. Họ chỉ đạo khảo sát mọi lúc. Anh có hài lòng với hệ thống thu dọn rác không? Anh có hài lòng với phương hướng chung của đất nước không? Vì thế, ở Trung Quốc, có một kiểu cơ cấu khác để đáp ứng nhu cầu và ý kiến của người dân. Quan điểm của tôi, là chúng ta nên thoát khỏi cái suy nghĩ rằng chỉ có một hệ thống chính trị duy nhất -- bầu cử, bầu cử, bầu cử -- mới có thể đáp ứng được. Thực ra, tôi không chắc rằng bầu cử có thể sản sinh ra chính quyền đáp ứng nhanh ở bất cứ đâu trên thế giới. (Vỗ tay) BG: Nhiều người dường như đồng ý. Một trong những đặc trưng của một hệ thống dân chủ là công dân có quyền tự do nói lên suy nghĩ của mình. Và anh đã dẫn ra những con số về sự ủng hộ mà chính quyền và các nhà chức trách nhận được ở Trung Quốc Nhưng sau đó anh lại nhắc đến các yếu tố như, anh biết đấy, những thử thách to lớn, và cũng có, dĩ nhiên là rất nhiều dữ kiện theo một hướng khác: hàng chục ngàn cuộc biểu tình và chống đối và những cuộc biểu tình về môi trường, vân vân. Vì thế anh dường như cho rằng mô hình Trung Quốc ngoài Đảng ra thì không có chỗ cho công dân tự thể hiện tâm tư của họ. EXL: Có một xã hội dân sự sôi nổi ở Trung Quốc, dù là vấn đề môi trường hay bất cứ thứ gì. Nhưng nó khác biệt. Anh sẽ không thể nhận ra nó. Bởi vì, theo định nghĩa của phương Tây, cái gọi là một xã hội dân sự phải tách riêng hay thậm chí đối nghịch với hệ thống chính trị, và khái niệm đó là hoàn toàn xa lạ đối với văn hóa Trung Quốc. Trong hàng ngàn năm, bạn có xã hội dân sự, vậy mà họ vẫn thống nhất và gắn kết và là một phần của trật tự chính trị, tôi nghĩ đó là sự khác biệt văn hóa lớn. BG: Eric, cảm ơn đã chia sẻ với TED EXL: Cảm ơn Có một chuyện cười cũ về một viên cảnh sát đi tuần trong khu vực của mình vào lúc nửa đêm và anh ta tình cờ gặp một gã dưới ngọn đèn đường đang đi qua đi lại, có vẻ như đang tìm kiếm thứ gì đó viên cảnh sát hỏi anh ta. Anh đang làm gì thế? Gã nói: tôi đang tìm chùm chìa khóa của mình Thế là viên cảnh sát giúp hắn tìm kiếm nhìn qua nhìn lại một hồi khoảng 2 -3 phút. Không thấy chiếc chìa khóa nào cả Viên cảnh sát hỏi: "Anh có chắc không? Này anh bạn, Anh có chắc chắn là chiếc chìa khóa bị rơi ở đây không?" và gã đó trả lời: "Không, không, thực ra tôi mất chìa khóa ở đầu kia của con phố nhưng ánh đèn sáng hơn ở đây." Ngày nay có một khái niệm mà người ta nói đến nhiều đó là "dữ liệu lớn", và những gì họ đang nói là tất cả thông tin mà chúng ta tạo ra thông qua sự tương tác với nhau và qua mạng internet, tất cả mọi thứ từ mạng xã hội Facebook và Twitter đến nhạc, phim ảnh, trực tuyến, tất cả các loại công cụ này, và cả những TED video nữa. Và những người làm việc với dữ liệu lớn nói rằng, với họ, vấn đề lớn nhất là ta có quá nhiều thông tin, vấn đề lớn nhất là, làm thế nào sắp xếp được tất cả những thông tin đó? Tôi có thể nói cho bạn rằng làm việc trong lĩnh vực y tế toàn cầu, đó không phải là một vấn đề lớn nhất của chúng tôi. Bởi vì với chúng tôi, mặc dù "ánh sáng" tốt hơn trên mạng internet những dữ liệu có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt không thực sự hiện hữu trên mạng internet. Chẳng hạn như chúng ta không biết có bao nhiêu người hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc bởi các xung đột và mâu thuẫn trên thế giới Chúng ta thực sự không biết trong các phòng khám bệnh ở các nước đang phát triển, nơi nào có thuốc và nơi nào không chúng ta không biết gì về chuỗi phân phối cho các phòng khám đó Chúng ta không biết - và điều này thực sự khiến tôi rất ngạc nhiên - có bao nhiêu trẻ em đã được sinh ra, hoặc có bao nhiêu trẻ em ở Bolivia hay Botswane hay Bhutan. Chúng ta không biết có bao nhiêu đứa trẻ đã chết tuần trước ở bất kỳ một quốc gia nào. Chúng ta không biết đến nhu cầu của người già, người bị bệnh tâm thần. Đối với những vấn đề quan trọng này hay những lĩnh vực quan trọng mà ta muốn giải quyết những vấn đề trong đó về cơ bản, chúng ta không biết gì cả. và một phần lý do tại sao ta không biết một chút gì là vì các hệ thống công nghệ thông tin về sức khỏe toàn cầu mà ta sử dụng để tìm kiếm dữ liệu để giải quyết các vấn đề là những gì mà bạn nhìn thấy ở đây. Đây là một công nghệ có tuổi đời khoảng 5000 năm. Một vài người trong số các bạn có thể đã dùng nó trước đây. Hiện nay nó đã trở nên lỗi thời, nhưng chúng ta vẫn sử dụng nó cho 99% công việc của mình. Đó là một mẫu giấy tờ, và những gì bạn đang nhìn thấy là một tờ giấy trên tay một y tá Bộ y tế ở Indonesia, người đang đi đến các vùng nông thôn Indonesia vào một ngày, mà tôi chắc chắn, là rất nóng và ẩm ướt và cô ấy sẽ gõ cửa hàng nghìn ngôi nhà trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, gõ cửa các nhà và nói rằng, "Xn lỗi, Xin vui lòng cho chúng tôi hỏi bạn một số câu hỏi. Bạn có con không? Con của bạn có được tiêm chủng không? bời vì đó là cách duy nhất ta thực sự có thể tìm ra có bao nhiêu trẻ em được tiêm chủng ở đất nước Indonesia, tỷ lệ phần trăm bao nhiêu trẻ được tiêm chủng Những số liệu này thực sự không có trên mạng internet mà phải thông qua việc đi ra ngoài và gõ cửa từng nhà, đôi khi hàng chục ngàn nhà. Đôi khi phải mất hàng tháng thậm chí hàng năm để làm điều đó Bạn biết đấy, một cuộc điều tra dân số ở Indonesia sẽ có thể mất 2 năm để hoàn thành. Và vấn đề là, tất nhiên, với tất cả điều này với tất cả những mẫu giấy đó - tôi phải nói với bạn chúng ta có đủ các loại mẫu giấy đơn từ cho tất cả mọi thứ chúng ta có mẫu phiếu giấy cho các cuộc khảo sát tiêm chủng. chúng ta có các mẫu phiếu giấy để theo dõi mọi người đến các phòng khám. chúng ta có các mẫu phiếu giấy để theo dõi nguồn cung cấp thuốc, cung cấp máu, tất cả các mẫu phiếu giấy khác nhau cho rất nhiều các chủ đề khác nhau tất cả chúng đều có một điểm chung duy nhất, và điểm chung đó thường trông giống như thế này. Và những gì chúng tôi đang nhìn thấy ở đây là rất nhiều dữ liệu đó là dữ liệu từ các cuộc khảo sát về tỷ lệ tiêm chủng ở một huyện ở Zambia mà tôi đã tham gia từ một vài năm trước Điều duy nhất mà chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu là tỷ lệ phần trăm trẻ em ở Zambia được tiêm phòng, và đó là dữ liệu, thu thập trên giấy qua nhiều tuần, từ một quận, có quy mô tương đương với một thị xã ở Mỹ. Bạn có thể tưởng tượng rằng, đối với toàn bộ đất nước Zambia, việc trả lời một câu hỏi duy nhất sẽ trông giống như thế này đây Xe này nối tiếp xe kia chất đầy các đống tài liệu. Điều tệ hơn là đó mới chỉ là khởi đầu mà thôi, bởi vì một khi bạn đã thu thập tất cả dữ liệu, đương nhiên một ai đó, một người không may mắn nào đó, sẽ phải nhập những dữ liệu này vào máy tính Khi còn là một sinh viên cao học, tôi đã từng là người không may mắn đó một vài lần. Tôi có thể nói với bạn, tôi thường không thực sự tập trung cho lắm. tôi có thể đã mắc rất nhiều lỗi khi nhập dữ liệu mà không một ai phát hiện ra, nên sự chính xác của dữ liệu thu bị giảm đi nhưng cuối cùng thì những dữ liệu đó cũng được nhập vào một máy tính và một ai đó có thể bắt đầu phân tích nó, và một khi họ có bản phân tích và bài báo cáo thì hy vọng rằng sau đó, bạn có thể lấy các kết quả thu thập dữ liệu đó và dùng nó để cải thiện công việc tiêm chủng trẻ em Bởi vì nếu có bất kỳ điều gì tồi tệ hơn, trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng toàn cầu, Tôi không biết điều gì có thể tệ hơn là việc để trẻ em trên hành tinh này phải chết vì những căn bệnh có thể ngăn ngừa được bằng vaccine những bệnh mà chỉ phải tốn chi phí tiêm chủng là một đôla. Hàng triệu trẻ em chết vì những bệnh này mỗi năm. Thực tế là, hàng triệu chỉ là ước tính sơ bộ bởi vì chúng ta không thực sự biết rằng hàng năm có bao nhiêu trẻ em chết vì những điều này. Một điều thậm chí làm người ta phẫn nộ hơn là việc nhập dữ liệu, việc mà tôi đã làm khi là một sinh viên cao học đôi khi có thể mất đến 6 tháng. Đôi khi có thể mất cả 2 năm để nhập thông tin vào một máy tính và đôi khi, thực ra không thất thường lắm, là thậm chí còn không bao giờ thực hiện. Giờ hãy thử suy nghĩ xung quanh vấn đề đó khoảng 1 giây. Bạn chỉ có một đội 100 người. Họ đi đến các địa phương để tìm câu trả lời cho một câu hỏi nhất định Bạn có thể dành ra 100 nghìn đôla cho nhiên liệu, sao chép và công tác phí, và sau đó vì một vài lý do, động lực bị mất đi hoặc không còn đủ tài chính, và tất cả những điều đã làm chẳng là gì nữa bởi vì không ai thực sự nhập thông tin vào máy tính Quá trình đó ngưng lại. Chuyện thế này lúc nào cũng xảy ra. Đây là thứ mà chúng ta dựa vào để quyết định về sức khỏe toàn cầu: ít dữ liệu, dữ liệu cũ, không có dữ liệu. quay trở về năm 1995, tôi bắt đầu nghĩ về cách mà chúng ta có thể cải thiện quá trình này. Hiện tại năm 1995, rõ ràng là đã khá lâu rồi. Tôi đã cảm thấy sợ khi nghĩ rằng đó quả là đã từ quá lâu rồi. bộ phim đứng đầu của năm đó là Die Hard with a Vengeance Như các bạn có thể thấy, hồi đó Bruce Willis còn rất nhiều tóc. còn tôi thì đang làm việc tại trung tâm kiểm soát dịch bệnh, và hồi đó tôi cũng có nhiều tóc hơn bây giờ. nhưng với tôi, điều quan trọng nhất mà tôi nhìn thấy năm 1995 là điều này. Thật khó để tưởng tượng, nhưng vào năm 1995, đây là thiết bị di động tối ưu nhất. Đúng không ? Đó không phải là một chiếc Iphone. Đó không phải là một chiếc điện thoại Galaxy. Nó là một chiếc Palm Pilot. và khi tôi nhìn Palm Pilot lần đầu tiên, tôi đã nghĩ, tại sao chúng ta không thể đặt các mẫu phiếu vào Palm Pilots và đi điều tra ở địa phương với chỉ một chiếc Palm Pilot có thể chứa được hàng nghìn mẫu phiếu giấy? Tại sao ta không cố gắng làm điều đó? Bởi vì nếu có thể làm điều đó, nếu chúng ta thực sự có thể thu thập dữ liệu bằng công nghệ điện tử hay kỹ thuật số, ngay từ lúc đầu, chúng ta có thể tìm ra đường tắt cho cả quá trình nhập dữ liệu, hoặc thuê một ai đó nhập liệu cho chúng ta chúng ta có thể nhảy ngay đến giai đoạn phân tích và sau đó đến việc sử dụng dữ liệu để cứu sống người bệnh sẽ nhanh hơn và vì vậy đó là những gì mà tôi đã thực sự bắt tay vào làm. Làm việc ở CDC, tôi bắt đầu đi đến các chương trình khác nhau trên khắp thế giới để đào tạo họ cách sử dụng Palm Pilots thực hiện thu thập dữ liệu thay bằng việc sử dụng giấy. và đó thực sự là một công việc to lớn. nó diễn ra chính xác như những gì mà người ta tiên đoán Bạn biết gì không? Thu thập dữ liệu điện tử thực sự là hiệu quả hơn nhiều so với việc thu thập trên giấy. Trong khi tôi đang làm điều này, đối tác kinh doanh của tôi, Rose, người đang ngồi ở đây với chồng của cô ấy, Matthew, trên khán đài Rose đã làm một việc tương tự cho Hội chữ thập đỏ Mỹ. Vấn đề là, sau một vài năm đang làm điều đó, tôi nhận ra mình đã làm 6 hoặc 7 chương trình, và tôi nghĩ, Nếu duy trì tốc độ này với toàn bộ sự nghiệp của tôi, có thể tôi sẽ đạt tới 20 hoặc 30 chương trình. nhưng vấn đề là, 20 hoặc 30 chương trình, việc đào tạo 20 hoặc 30 chương trình để sử dụng công nghệ, chỉ như muối bỏ bể Nhu cầu này, nhu cầu cho dữ liệu để chạy các chương trình tốt hơn, chỉ trong y tế, không nói đến tất cả các lĩnh vực khác ở các quốc gia đang phát triển, là cực kỳ to lớn. Có hàng triệu và hàng triệu và hàng triệu chương trình, hàng triệu bệnh viện cần điều tra lượng thuốc và hàng triệu các chương trình tiêm chủng. Có các trường học cần được theo dõi lượng học sinh đến trường Có tất những chương trình khác nhau như thế để chúng tôi thu thập dữ liệu cần thiết. và tôi nhận ra rằng, nếu tiếp tục làm việc theo cách mà tôi đang làm, về cơ bản tôi sẽ chẳng thay đổi được gì khi sự nghiệp kết thúc và vì thế tôi bắt đầu vắt óc để cố gắng suy nghĩ về, bạn biết đấy, về quy trình mà tôi đang làm, làm thế nào để đào tạo những người đó và cái gì là vấn đề khúc mắc ở đây và cái gì là chướng ngại vật ngăn việc thực hiện điều đó nhanh hơn và hiệu quả hơn? Thật không may, sau một thời gian suy nghĩ về nó, tôi nhận ra rằng - tôi đã xác định được chướng ngại vật chính. Chướng ngại vật chính đó, hóa ra, và đây thực sự là một nhận thức đáng buồn rằng chướng ngại vật đó chính là tôi Điều đó có nghĩa là gì? Tôi đã phát triển một quy trình trong đó tôi là trung tâm Nếu bạn muốn sử dụng công nghệ này, bạn phải liên lạc với tôi. nghĩa là bạn phải biết tôi tồn tại. sau đó bạn phải kiếm ra tiền để trả cho tôi để bay đến đất nước của bạn và tiền để trả khách sạn cho tôi công tác phí và chi tiêu hàng ngày của tôi Những khoản tiền đó có thể lên tới 10,000 hoặc 20.000 hoặc 30.000 đôla đó là nếu tôi thực sự có thời gian hoặc việc đó phù hợp với kế hoạch của tôi và tôi phải không đang đi nghỉ. Điều quan trong là bất cứ điều gì, bất cứ hệ thống nào phụ thuộc vào một người duy nhất hoặc 2 hoặc 3 hoặc 5 người, thì đều không thể phát triển trên quy mô lớn hơn được Và đây là vấn đề khiến chúng ta cần phải mở rộng công nghệ này và chúng ta cần phải làm điều đó ngay bây giờ. Vì vậy, tôi bắt đầu nghĩ về các cách có thể giúp tôi đứng ngoài cuộc. Bạn biết đây, tôi đã suy nghĩ, làm thế nào để có thể đứng ngoài cuộc trong một thời gian. Các bạn biết đấy, tôi đã được dạy rằng cách mà bạn phân phối công nghệ trong môi trường phát triển quốc tế vẫn phải dựa vào tư vấn Đó là những gã trông khá giống tôi đây bay từ các quốc gia trông khá giống như thế này đến các quốc gia khác với những người có làn da sẫm màu hơn. và bạn đến đó tốn tiền vào vé máy bay tốn thời gian và công tác phí tốn tiền vào khách sạn và dùng tất cả những thứ khác Tôi từng nghĩ đó là cách duy nhất để bạn có thể phân phối công nghệ, và tôi không thể tìm ra một cách nào khác nữa. nhưng phép màu đã xảy ra, tôi sẽ gọi nó là Hotmail cho ngắn. Hiện giờ bạn có thể không nghĩ rằng Hotmail là một điều kỳ diệu, nhưng với tôi nó là một điều kỳ diệu, bởi vì tôi nhận ra rằng, cũng giống như tôi đang đau đầu với vấn đề này, tôi đang làm việc ở châu Phi khu vực cận Sahara vào thời điểm đó. Tôi nhận thấy rằng tất cả các nhân viên y tế mà tôi làm việc cùng, ở đây đều có một địa chỉ Hotmail. và tôi chợt nghĩ ra, khá đột ngột, rằng đợi đã, tôi biết rằng người của Hotmail chắc chắn không bay đến Bộ y tế của Kenya để đào tạo mọi người cách sử dụng Hotmail. Hóa ra những người này đang phân phối công nghệ. Họ đưa khả năng sử dụng phần mềm ra ngoài mà không cần phải thực sự bay khắp thế giới. Tôi cần suy nghĩ về điều đó nhiều hơn. Trong khi suy nghĩ về nó, mọi người bắt đầu sử dụng nhiều hơn những thứ như thế, cũng giống như chúng ta vậy. Họ bắt đầu sử dụng LinkedIn and Flickr và Gmail và Google Maps, tất cả mọi thứ. tất nhiên, tất cả những điều này là dựa trên điện toán đám mây. và không đòi hỏi bất kỳ công việc đào tạo nào. họ không cần những nhà lập trình. họ không cần bất kỳ nhà tư vấn nào, bởi vì mô hình kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp này yêu cầu một thứ đơn giản mà chúng ta có thể sử dụng mà không cần hoặc cần rất ít tập huấn. bạn chỉ cần phải nghe về nó và vào trang web. và vì thế tôi nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xây dựng phần mềm để làm những việc mà tôi đang tư vấn cho mọi người thay vì đào tạo mọi người làm thế nào để đưa các mẫu phiếu vào thiết bị di động, hãy tạo ra phần mềm cho phép họ có thể tự làm điều đó mà không phải được đào tạo và không cần sự tham gia của tôi Và đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm. Thế là chúng tôi tạo ra phần mềm có tên gọi là Magpi, và nó có một chức năng tạo ra mẫu đơn trực tuyến Không ai phải nói chuyện với tôi. bạn chỉ phải nghe về nó và vào trang web. Bạn có thể tạo ra các mẫu đơn, và một khi xong việc, bạn có thể chuyển chúng sang các loại điện thoại di động thông thường Rõ ràng là ngày nay, chúng ta đã chuyển từ Palm Pilots của quá khứ sang những máy di động. và nó không cần phải là một chiếc điện thoại thông mình. Nó có thể chỉ là một chiếc điện thoại thông thường như chiếc điện thoại bên phải kia bạn biết đấy, loại cơ bản dùng hệ điều hành Symbian rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Và một điều rất hay là, cũng giống như Hotmail. nó là dữ liệu đám mây, nó không yêu cầu bất kỳ huấn luyện sử dụng, lập trình hay tư vấn nào. nhưng có cả một vài lợi ích bổ sung bây giờ chúng ta đều biết, khi xây dựng hệ thống này, toàn bộ ý nghĩa của nó, giống như với Palm Pilots, là bạn phải, bạn có thể thu thập dữ liệu và ngay lập tức tải và nhận dữ liệu của bạn. nhưng cái chúng tôi nhận ra là, đương nhiên, vì nó đã ở trên một cái máy tính, chúng tôi có thể gửi bản đồ, phân tích và vẽ đồ thị ngay lập tức chúng tôi có thể thực hiện một quá trình mà trước đó phải mất đến 2 năm chỉ trong vòng khoảng 5 phút. Sự cải tiến về hiệu quả là không thể tin được Dựa trên điện toán đám mây, không đào tạo, không người tư vấn, không cần tôi. Và tôi đã nói với bạn rằng trong vài năm đầu khi cố gắng thực hiện việc này theo cách cũ xưa đi đến từng nước một chúng tôi đã chỉ có thể tập huấn được, tôi cũng không chắc nữa, chắc chỉ khoảng 1000 người Điều gì đã xảy ra sau khi chúng tôi làm điều này? Trong ba năm tiếp theo, chúng tôi đã có 14,000 người tìm đến trang web, đăng nhập, và bắt đầu sử dụng nó để thu thập số liệu số liệu cho việc phản hồi sau thiên tai Những người chăn nuôi lợn ở Canada theo dõi dịch bệnh ở lợn và đàn lợn Mọi người theo dõi nguồn cung cấp thuốc Một trong những ví dụ ưa thích của tôi là IRC tên gọi tắt của Ủy ban giải cứu quốc tế Họ có một chương trình tại nơi có người đỡ đẻ không được đi học đầy đủ sử dụng những chiếc điện thoại trị giá $10 gửi một đoạn tin nhắn bằng phần mềm của chúng tôi mỗi tuần một lần về số ca sinh nở và số cả tử vong, điều này đã giúp IRC có được thứ mà chưa tổ chức nào trong lĩnh vực y tế toàn cầu nào từng có: một hệ thống thống kê trẻ em cập nhật tức thời cho biết có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra cho biết có bao nhiêu trẻ em ở Sierra Leone, nơi diễn ra việc này và cho biết bao nhiêu trẻ em đã chết Các bác sĩ của các tổ chức nhân quyền Điều này hơi ngoài lề một chút so với lĩnh vực sức khỏe Họ tụ tập lại, họ đào tạo cho mọi người về kiểm nghiệm hiếp dâm ở Congo, nơi vấn đề hiếp dâm đang là một thứ dịch bệnh một loại dịch bệnh khủng khiếp, và họ đang sử dụng phần mềm của chúng tôi để ghi lại chứng cứ họ tìm thấy, bao gồm cả ảnh, để có thể mang thủ phạm ra trước công lý Camfed, một tổ chức nhân đạo khác ở Anh trả tiền cho các gia đình có bé gái để các em có thể tới trường họ hiểu rằng đây là sự can thiệp quan trọng nhất mà họ có thể làm. Họ đã từng theo dõi tỷ lệ vắng mặt, tỷ lệ có mặt, điểm số trên giấy Khoảng thời gian từ khi giáo viên điền vào những điểm số hoặc đánh dấu vắng mặt tới khi có được một báo cáo là khoảng 2 tới 3 năm. Bây giờ, điều này được thực hiện ngay khi nó diễn ra và bởi vì nó là một hệ thống với chi phí thấp dựa trên điện toán đám mây, giá thành của nó cho toàn bộ 5 đất nước nơi mà Camfed thực hiện điều này với 10 nghìn nữ sinh, toàn bộ giá thành được tổng hợp là 10 nghìn đô la một năm Chi phí này còn ít hơn phí mà tôi nhận được chỉ để đi tư vấn trong vòng 2 tuần Do đó tôi đã nói với bạn trước rằng khi chúng ta còn đang làm việc theo cách cũ, tôi nhận ra rằng tất cả công việc của chúng ta chỉ như muối bỏ bể 10, 20, 30 chương trình khác nhau. chúng ta đã có nhiều cải tiến, nhưng tôi nhận ra rằng ngay bây giờ, với cả những công việc mà ta đã hoàn thành với 14 nghìn người sử dụng sản phẩm nó vẫn sẽ chỉ như muối bỏ biển. Nhưng một vài thứ đã thay đổi. Và tôi nghĩ rõ ràng là như thế Điều đã thay đổi là, thay vì có một chương trình phát triển ở một tốc độ chậm đến nỗi mà ta chẳng thể nào đến được với những người cần chúng ta ta biến nó thành một việc mà họ không cần đến chúng ta nữa. Chúng tôi đã tạo ra một công cụ cho phép những chương trình cho những đứa trẻ ở trường, theo dõi số trẻ sơ sinh được sinh ra và số trẻ sơ sinh tử vong để bắt những tội phạm và truy tố thành công để làm tất cả những điều khác biệt này để học hỏi được nhiều hơn về những điều đang diễn ra, để hiểu nhiều hơn, để nhận ra nhiều điều hơn để duy trì và cải thiện cuộc sống. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) 18 phút tới đây, tôi sẽ đưa bạn đi một hành trình. Hành trình đó chúng ta đã đi được trong nhiều năm, cho đến tận bây giờ, Nó bắt đầu 50 năm trước, khi mà loài người lần đầu bước ra khỏi hành tinh này. Và trong 50 năm đó, không chỉ chúng ta đặt chân lên mặt trăng theo nghĩa đen, mà chúng ta còn gửi tàu vũ trụ đến những hành tinh khác, 8 hành tinh tất cả, và chúng ta hạ cánh trên những tiểu hành tinh, gặp sao chổi theo dự đoán, và tính đến thời điểm này, chúng ta có một con tàu đang trên đường đến Diêm tinh, một vật thể mà trước đây được biết đến như một hành tinh. Và tất cả những sứ mệnh nhân tạo này đều là một phần của hành trình vĩ đại hơn của loài người: một chuyến đi để hiểu hơn về mọi thứ, để nắm bắt được không gian vũ trụ xung quanh chúng ta, để hiểu thêm gì đó về nguồn cội của ta, và cách mà Trái đất, hành tinh của ta, và bản thân chúng ta, những người đang sống ở đó, đã được hình thành như thế nào. Trong số những nơi trong hệ mặt trời mà chúng ra có thể đến thăm và tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi giống như vậy, có Thổ tinh. Chúng ta đã từng đến Thổ tinh trước đây, Chúng ra từng ghé qua Thổ tinh vào đầu những năm 1980, nhưng cuộc nghiên cứu về Thổ tinh đã tiến xa hơn rất nhiều kể từ khi có tàu vũ trụ Cassini, du hành trong khoảng không gian giữa các hành tinh trong 7 năm, lướt vào quỹ đạo xung quanh Thổ tinh vào mùa hè năm 2004, và trở thành điểm đóng quân của máy móc xa nhất mà loài người chưa từng đạt được trong hệ mặt trời Giờ, hệ thống Thổ tinh là một hệ thống hành tinh giàu thông tin. Nó cho thấy những điều bí ẩn, những hiểu biết khoa học sâu sắc và hiển nhiên vượt xa khỏi những so sánh, Sự nghiên cứu hệ thống này đã đạt được những cột mốc to lớn trong ngành vũ trụ. Thực tế, chỉ riêng việc nghiên cứu về các vành đai, chúng ta đã học được rất nhiều về những đĩa sao và khí mà ta gọi là Thiên hà xoắn ốc. Đây là tinh vân Tiên Nữ lộng lẫy, cũng là thiên hà xoắn ốc lớn nhất, gần với Ngân Hà nhất. Đây là sự kết hợp của Thiên hà Xoáy nước, chụp bởi kính thiên văn vũ trụ Hubble. Vậy hành trình trở lại Thổ tinh thật sự là một phần, cũng là một phép ẩn dụ cho một hành trình lớn lao hơn nhiều của loài người để hiểu mối liên kết của tất cả mọi thứ xung quanh ta, cũng như cách mà con người hoà hợp trong bức tranh đó. Tôi khá đau lòng khi không thể kể hết cho các bạn tất cả những điều chúng tôi đã nghiên cứu được từ tàu Cassini. Tôi không thể cho bạn thấy tất cả những bức ảnh mà chúng tôi đã chụp được trong 2 năm rưỡi qua, đơn giản là vì tôi không có đủ thời gian Vậy nên tôi sẽ tập trung vào 2 câu chuyện thú vị nhất đã xảy ra trong cuộc viễn chinh thăm dò vĩ đại này khi chúng tôi đã và đang thăm dò Thổ tinh trong suốt hai năm rưỡi qua. Thổ tinh có một tập hợp rất nhiều vệ tinh khác nhau. Chúng trải rộng trong phạm vi một vài km chiều ngang rộng như chiều ngang nước Mỹ. Những bức ảnh đẹp nhất về Thổ tinh từng được chụp, thực ra, là Thổ tinh đồng hành với một số vệ tinh của nó. Đây là Thổ tinh với Dione, và đây Thổ tinh với những vành đai được chụp theo chiều ngang, cho thấy rằng thực sự chúng mỏng đến thế nào, cùng vệ tinh Enceladus. Giờ, 2 trong số 47 vệ tinh của Thổ tinh thực sự nổi bật. Chúng là Titan và Enceladus. Titan là vệ tinh lớn nhất của Thổ tinh, và cho đến tận khi tàu Cassini đến đó, đó là dải đất đơn lẻ lớn nhất chưa được khám phá mà chúng ta bỏ sót trong hệ Mặt trời. Nó là một vật thể mà từ lâu đã gây tò mò cho những người hay quan sát hành tinh. Nó có một bầu khí quyển rộng, dày, Thực tế, môi trườngtrên bề mặt của nó được cho là gần giống nhất với môi trường trên Trái đất của chúng ta hoặc ít nhất đã có trong quá khứ, so với bất kì vật thể khác trong hệ mặt trời Khí quyển của nó phần lớn là phân tử Nito, như không khí bạn đang thở trong phòng này ngoại trừ rằng khí quyển của nó tràn đầy những chất hữu cơ đơn giản như metan, propan và etan. Và những phân tử này chất đống trong bầu khí quyển của Titan bị vỡ ra, những phần bị vỡ ấy lại hợp lại tạo thành những làn sương mù toàn hạt. Làn sương này ở khắp mọi nơi. Nó bao phủ hoàn toàn Titan. Đó là lý do tại sao bạn không thể nhìn xuống bề mặt bằng mắt thường ở vùng quang phổ khả kiến. Nhưng làn sương hạt này, đã được phỏng đoán, trước khi chúng ta tiếp cận nó bằng tàu Cassini, qua hàng tỉ năm, đã dần dần lắng xuống và bao phủ bề mặt với một lớp dày lầy lội toàn chất hữu cơ. Tương tự như vậy, nhựa đường, dầu, hoặc gì đó của Titan, chúng ta không biết gì cả Nhưng đấy là chỉ là những gì chúng ta phỏng đoán. Và những phân tử này, đặc biệt là metan và etan, có thể tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ bề mặt của Titan Vậy hoá ra metan đối với Titan cũng giống như nước đối với Trái đất. Nó có thể tụ lại trong bầu khí quyển, và việc công nhận tình huống này đã mang đến một thế giới của những khả năng kì quái. Bạn có thể có mây metan, được thôi, và bên trên những đám mây đó và hàng trăm kilomet sương mù, ngăn bất kì tia sáng nào đến bề mặt. Nhiệt độ bề mặt khoảng -350 độ F. Nhưng dù lạnh như thế, vẫn có mưa rơi trên bề mặt Titan. Và tác động lên Titan như mưa ở Trái đất: tạo thành rãnh nước, định hình sông và thác nước; Nó có thể tạo ra những hẻm núi, đào những vùng lòng chảo rộng lớn và miệng núi lửa. Nó có thể rửa trôi lớp bùn lầy trên đồi và đỉnh núi, trôi xuống vùng đất thấp. Hãy dừng lại và suy nghĩ một phút Thử tưởng tượng bề mặt Titan sẽ trông như thế nào. Tối tăm. Giữa trưa ở Titan cũng tối như lúc chạng vạng ở những nơi sâu thẳm ở trên Trái đất. Lạnh lẽo, kì quái, ẩm ướt, Nó cũng có thể đang mưa, và bạn thì đứng trên bờ hồ Michigan với một đống dung dịch pha loãng màu. Đó là viễn cảnh ta có về bề mặt của Titan trước khi chúng ta đến bằng tàu Cassini, và tôi có thể nói với bạn rằng những gì chúng tôi tìm thấy ở Titan, dù không phải giống đến từng chi tiết, đều là những thứ quyến rũ như chính câu chuyện đó. Và với chúng tôi, những người tàu Cassini, nó giống như một chuyến phiêu lưu của Jules Verne thành hiện thực. Như tôi đã nói, nó có khí quyển rộng và dày Đây là ảnh của Titan, được Mặt trời chiếu sáng từ sau, với các vành đai tạo thành một khung nền đẹp. Và kia là một vệ tinh nữa Tôi thậm chí không biết nó là cái nào. Đó là không gian rất rộng Chúng tôi có các công cụ trên Cassini để nhìn được xuống bề mặt xuyên qua bầu khí quyển này; máy ảnh của tôi là một trong số đó Và chúng tôi đã chụp những bức như thế này. Như bạn có thể thấy những vùng sáng và tối và đó là tất cả những gì nó đem lại cho ta Nó gây hoang mang: Chúng tôi không biết đang nhìn vào cái gì trên Titan. Khi bạn nhìn kĩ hơn vào khu vực này, bạn bắt đầu thấy những thứ giống như những kênh rạch uốn lượn-- chúng tôi không biết. Xung quanh đây có một vài vật hình tròn. Sau này chúng tôi đã tìm ra, thực ra, nó là một miệng núi lửa, nhưng có rất ít miệng núi lửa trên bề mặt Titan, tức là bề mặt đó còn trẻ. Và đây là một số kiến tạo. Chúng giống như đã bị đẩy ra xa nhau. Bất cứ hành tinh nào có đường kẻ, tức là đã từng có rạn nứt ở đó, như bị đứt đoạn. Vì thế nó đã có kiến tạo địa hình. Nhưng chúng tôi không hiểu những bức ảnh đó cho đến 6 tháng sau khi chúng tôi đi vào quỹ đạo, một sự kiện đã xảy ra và nhiều người coi đó là một sự kiện nổi bật trong hành trình khám phá Titan của Cassini Sao khi đưa máy dò Huygens vào hoạt động, một máy dò Huygens kiểu châu Âu mà Cassini đã mang theo 7 năm trong hệ Mặt trời. Chúng tôi kích hoạt nó với bầu khí quyển Titan, Nó mất 2 tiếng rưỡi để rơi xuống và tiếp cận bề mặt. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh tính vĩ đại của sự kiện này. Đây là một công cụ do con người làm ra, nó tiếp đất ở vòng ngoài hệ mặt trời lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Nó trọng đại đến mức, đối với tôi, đây là một sự kiện đáng để ăn mừng bằng một cuộc diễu hành chúc mừng ở mọi thành phố khắp nước Mỹ và châu Âu, và buồn thay, không ai làm vậy cả. (Cười) Điều đó trọng đại bởi lý do khác nữa Đây là một sứ mệnh toàn cầu và sự kiện này đã được ăn mừng ở châu Âu, ở Đức, và những bài diễn văn chúc mừng bằng giọng Anh, giọng Mỹ, giọng Đức, và cả giọng Pháp,Ý, Hà Lan. Đó thể hiện một sự cảm động cho ý nghĩa của cụm từ "những quốc gia hoà hảo" (united nations) Một mối liên kết thật sự của các quốc gia với nỗ lực to lớn hợp tác cho những điều tốt đẹp. Trong trường hợp này, đó là sự quyết tâm khám phá một hành tinh, để hiểu rõ về một hệ thống hành tinh mà trong suốt lịch sử nhân loại từng là một điều không thể vươn tới, và giờ loài người đã thực sự chạm tới. Tôi đã nổi da gà khi nói về chuyện này. Đó là một trải nghiệm cảm xúc dữ dội, Điều mà bản thân tôi không bao giờ quên, và các bạn cũng nên như vậy. (Vỗ tay) Máy dò đã đo đạc bầu khí quyển trên trên đường đáp xuống, Nó cũng chụp những bức tranh toàn cảnh. Tôi không thể nói cho bạn cảm giác khi nhìn thấy bức ảnh đầu tiên về bề mặt Titan thu được từ máy dò. Và đây là những gì chúng tôi thấy. Nó thật sự gây sốc, vì đó là tất cả mọi thứ chúng tôi muốn thấy từ những bức ảnh khác chụp ngoài quỹ đạo Đó là những chi tiết địa chất rõ nét. Đó là những hệ thống sông ngòi hình cây chỉ có thể tạo ra bởi dòng chảy chất lỏng. Bạn có thể theo dấu những con rạch này và cách chúng hội tụ. và chúng hội tụ lại ở nhánh này, rồi đổ vào vùng này. Bạn đang nhìn thấy một ven bờ. Đây có phải ven bờ của dòng chất lỏng không? Chúng tôi không rõ. Nhưng đây là một kiểu ven bờ nào đó. Bức ảnh được chụp từ độ cao 16km. Còn đây là từ độ cao 8km. Đây là ven bờ. 16km và 8km, đây thường là độ cao của máy bay. Nếu bạn định bay ngang nước Mỹ, bạn cũng sẽ bay ở những độ cao này. Đây sẽ là bức ảnh bạn có khi bạn nhìn qua cửa sổ máy bay hãng Titan khi bạn bay qua bề mặt Titan. Cuối cùng, máy dò dừng lại trên bề mặt Hỡi những quý ông quý bà, Đây là bức ảnh đầu tiên được chụp từ bề mặt của một vệ tinh ở vòng ngoài hệ mặt trời. Đây là đường chân trời. Chắc chắn có những viên nước đá, phải không? (Vỗ tay) Rõ ràng, nó đáp ở một trong những nơi bằng phẳng và tối nhất và không chìm mất. Vậy chúng ta không đáp trên chất lỏng. Về cơ bản, máy dò đã đáp xuống một lớp bùn bằng phẳng trên Titan. Đây cũng là phần đất không chắc chắn, chứa đầy metan lỏng. Khả năng cao là các chất này đã bị rửa trôi từ những vùng đất cao của Titan xuống những kênh rạch mà chúng ta thấy, và khô cạn qua hàng tỉ năm đổ vào những vùng đất trũng. Đó là nơi mà máy dò Huygens đáp xuống. Nhưng vẫn không có dấu hiệu gì trong những bức ảnh của chúng tôi, hay thậm chí ảnh của Huygens, mở ra viễn cảnh một vật thể có chứa chất lỏng. Chúng ở đâu? Mọi thứ thậm chí phức tạp hơn khi chúng tôi tìm thấy những đụn cát. Đây là bộ phim của chúng tôi về vùng gần xích đạo Titan, cho thấy những đụn cát. Những đụn này cao 100m, chia cách nhau vài kilomet, và trải dài hàng dặm. Có từ vài trăm đến 1000 hoặc 1200 dặm toàn những đụn cát. Đây là sa mạc Sahara của Titan. Rõ ràng là một nơi vô cùng khô, nếu không bạn không thể có những đụn cát. Vậy một lần nữa, thật bối rối khi không thấy nơi nào có chất lỏng, cho đến khi, cuối cùng, chúng tôi tìm thấy hồ ở vùng cực. Đây là cảnh hồ ở khu vực cực Nam Titan. Nó cỡ bằng hồ Ontario. Và rồi, chỉ 1 tuần rưỡi trước chúng tôi bay qua cực bắc của Titan và một lần nữa, chúng tôi tìm thấy một cái cỡ biển Caspian. Có vẻ như chất lỏng, chúng tôi không rõ vì lý do nào đó hoặc ít nhất trong mùa này, tập trung ở hai cực của Titan. Và tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý với chúng tôi rằng Titan là một nơi đáng chú ý và bí ẩn. Nó kì dị, khác biệt với chúng ta, nhưng vẫn giống Trái đất một cách kì lạ, có sự kiến tạo địa chất giống Trái đất, địa lý vô cùng phong phú, và là một thế giới đầy mê hoặc, chỉ có Trái đất là đối thủ cạnh tranh trong hệ mặt trời, về sự phức tạp và giàu có. Giờ ta đến với Enceladus. Enceladus là một vệ tinh nhỏ, cỡ 1/10 Titan. Bạn có thể thấy nó bên cạnh nước Anh, chỉ để so sánh về kích cỡ. Đây không phải một lời đe doạ. (Cười) Enceladus rất trắng và nó rất sáng, Bề mặt của nó rõ ràng là bị nứt vỡ với các vết rạn. Vật thể này đang hoạt động về mặt địa chất. Nhưng mạch nước chính ở Enceladus được tìm thấy ở cực Nam, và chúng ra đang nhìn vào cực Nam đây. Chúng tôi tìm thấy hệ thống rãnh nứt này. Chúng có màu khác,vì được làm từ chất khác Chúng được bao phủ. Những vết nứt này được bao phủ bởi những hợp chất hữu cơ. Hơn nữa, tất cả khu vực cực Nam này, đều có nhiệt độ tăng. Đây là nơi nóng nhất trên hành tinh này, vật thể này. Điều đó lạ như là Nam cực ở Trái đất nóng hơn vùng nhiệt đới. Và khi chúng tôi chụp thêm ảnh, chúng tôi khám phá ra rằng từ những khe nứt ấy đang phun ra những luồng hạt băng nhỏ, hàng trăm dặm vào không khí. Và khi chúng tôi làm màu bức ảnh này, để làm rõ ánh sáng mờ, chúng tôi thấy rằng những vòi phun đó tạo thành hình lông chim Thực tế, như ta thấy trong những bức khác, đã đi ra hàng nghìn dặm vào trong không gian xung quanh Enceladus. Nhóm của tôi và tôi đã nghiên cứu những ảnh như thế này, Như bức này, và nghĩ về những kết quả khác thu được từ Cassini. Và chúng tôi đã đi đến kết luận rằng có thể những vòi đó phun ra từ các túi nước lỏng bên dưới bề mặt Enceladus. Vậy khả năng chúng ta có nước dạng lỏng, các chất hữu cơ và nhiệt quá giới hạn. Có thể chúng ta đã tình cờ gặp chén Thánh của một tương lai khám phá hành tinh theo hướng hiện đại, hay nói cách khác, đó là một môi trường đầy tiềm năng cho một cơ thể sống. Tôi không nghĩ cần phải cho bạn biết việc khám phá ra sự sống ở nơi khác trong hệ Mặt trời, có thể ở Enceladus hoặc đâu đó khác, có mối quan hệ mật thiết về văn hoá và khoa học . Vì nếu chúng ra có thể chứng minh rằng sự sống đã diễn ra không chỉ 1 lần, mà 2 lần, độc lập, trong hệ Mặt trời, Vậy có nghĩ là, điều đó đã xảy ra với một con số gây choáng váng trong suốt vũ trụ và 13.7 tỉ năm lịch sử của nó. Giờ đây, Trái đất là hành tinh dồi dào sự sống duy nhất mà ta biết Nó quý giá, nó khác biệt, và cho đến nay, nó vẫn là ngôi nhà duy nhất chúng ta từng biết. Trong suốt những năm 1960, Nếu ai ở đây từng được cảnh báo Chúng tôi sẽ tha thứ, nếu bạn không thế bạn sẽ nhớ bức ảnh vô cùng nổi tiếng này được chụp bởi phi hành gia trên tàu Apollo 8 năm 1968. Đây là lần đầu Trái đất được chụp từ vũ trụ, Nó có tác động to lớn đến ý thức về bản thân ta trong vũ trụ Trách nhiệm bảo vệ hành tinh của của chúng ta. Nhờ Cassini chúng ra lần đầu thấy được toàn cảnh một bức tranh mà chưa ai được thấy trước đây. Đây là nhật thực toàn phần của Mặt trời, được nhìn từ phía bên kia của Thổ tinh. Và trong bức tranh đẹp đến khó tin này, vòng đai được Mặt trời chiếu sáng từ sau. Bạn thấy hình khúc xạ của Mặt trời bạn thấy vành đai này được tạo nên, thực ra bởi sự thoát hơi của Enceladus. Nhưng nếu chừng đó chưa đủ thuyết phục, chúng ta có thể chỉ ra, trong bức ảnh hoàn mỹ này, là hành tinh của chúng ta, đung đưa trong cánh tay những vòng đai của Thổ tinh. Đây là một điều gây xúc động sâu sắc về việc nhìn nhận bản thân từ xa, và thấy hành tinh đại dương xanh nhỏ bé của chúng ta trên bầu trời của những thế giới khác. Và đó là viễn cảnh chúng ta có được, có thể, vào phút cuối, là phần thưởng mà chúng ta đạt được từ chuyến đi khám phá đã bắt đầu từ nửa thế kỉ trước này. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Những đám mây. Bạn có nhận thấy rằng có rất nhiều người than vãn về chúng không? Luôn miệng rên rỉ. Nếu bạn để ý, trong tiếng Anh có rất nhiều những tổ hợp từ tiêu cực về những đám mây. Để nói về một người buồn bã hay chán nản, có cụm "be under a cloud". Và khi nhắc đến tin xấu, lại dùng "a cloud on the horizon". Hôm trước, có một bài báo Nói về một vấn đề trong xử lý máy tính trên mạng. Tiêu đề của nó là "A cloud over the cloud". Cứ như thể mọi người đều mặc định những đám mây là ẩn dụ về bất hạnh và u ám vậy. Nhưng chúng rất đẹp mà, bạn không thấy sao? Chỉ là người ta thường quên mất vẻ đẹp của mây vì chúng nhan nhản quá, xem nào, tầm thường quá, nên người ta không thèm để ý. Không nhận ra vẻ đẹp đã đành, và thậm chí cũng không nhận ra bản thân những đám mây nữa chỉ trừ lúc mây che lấp mặt trời. Và vì thế người ta nghĩ về chúng như là những vật thể ngáng đường vậy. Họ nghĩ rằng mây là những vật cản phiền phức, khó chịu, nên họ bỏ qua và cho rằng bầu trời xanh trong mới là đẹp. (Cười) Nhưng phần lớn mọi người, nếu bạn dừng lại hỏi họ, sẽ thú nhận rằng họ có một niềm yêu thích kỳ lạ đối với những đám mây. Một sự yêu mến đầy hoài niệm, vì chúng khiến họ nghĩ về tuổi trẻ. Có ai ở đây chưa từng ngước nhìn và tưởng tượng hình dạng của những đám mây khi còn nhỏ? Bạn biết đấy, khi bạn là bậc thầy mơ mộng? Aristophanes, nhà soạn kịch Hy Lạp cổ đại, đã miêu tả mây là những nữ thần bảo trợ của người nhàn hạ hai ngàn rưỡi năm về trước, và hẳn các bạn đều hiểu ý ông ấy. Chỉ là bây giờ, người lớn chúng ta thường miễn cưỡng khi nuông chiều cho bản thân được có những tưởng tượng được bay theo làn gió, và tôi nghĩ như thế thật đáng tiếc. Có lẽ chúng ta nên tưởng tượng nhiều hơn một chút. Có lẽ, chúng ta nên sẵn lòng hơn một chút, ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của ánh nắng tỏa ra từ phía sau những đám mây, và nói, "Nhìn kìa, hai chú mèo đang nhảy điệu salsa!" (Cười) (Vỗ tay) Hoặc là nhìn vật thể to, trắng, xốp mềm bên kia phía trên trung tâm mua sắm nhìn như người tuyết sắp cướp ngân hàng vậy. (Cười lớn) Mây giống như phiên bản tự nhiên của những hình ảnh làm bằng mực, mà bác sĩ tâm thần thường cho bệnh nhân xem vào những năm 60, và tôi nghĩ nếu thường nghĩ về những hình ảnh mình thấy trong mây, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền đi điều trị tâm lý đấy. Xem nào, nếu như đang yêu thì khi nhìn lên đó bạn sẽ thấy gì? Đúng không nào? Nhưng có thể là ngược lại Nếu bạn vừa bị người yêu đá, mà nhìn đi đâu cũng thấy người ta hôn nhau thì... (Cười lớn) Nếu bạn đang hối tiếc về sự tồn tại của mình. Tức là, đang nghĩ về cái chết. Và kìa, ở phía chân trời, là Thần Chết. (Cười lớn) Hoặc giả bạn nhìn thấy một cô nàng tắm nắng với bộ ngực trần. (Cười lớn) Thế có nghĩa là gì? Là thế nào ý nhỉ? Tôi không biết nữa. Nhưng tôi biết chắc rằng: Tai tiếng mà mây có thật không công bằng chút nào. Tôi nghĩ ta nên đấu tranh vì chúng. Chính vì vậy, một vài năm trước, tôi bắt đầu "Hiệp Hội Trân Trọng Mây". Giờ đã có 10000 thành viên ở xấp xỉ 100 quốc gia trên thế giới. Và tất cả những tấm hình tôi đang cho các bạn xem đều là do các thành viên gửi tới. Và hiệp hội tồn tại để nhắc nhở người ta rằng: Đừng có than vãn về những đám mây. Bởi vì chúng, thực chất, là khía cạnh đa dạng, gợi hình và nên thơ nhất của thiên nhiên. Tôi nghĩ, thỉnh thoảng mơ màng một chút lại giúp bạn luôn tỉnh táo và thực tế. Và tôi sẽ cho các bạn biết lý do, với sự giúp đỡ của một vài loại mây mà tôi ưa thích. Đầu tiên là, mây ti - cirrus, tiếng Latin nghĩa là mớ tóc. Nó hoàn toàn được tạo từ các tinh thể băng đổ xuống từ các phần phía trên của tầng đối lưu, và khi các tinh thể băng này rơi xuống, chúng xuyên qua những lớp khác nhau với mức gió khác nhau. Chúng tăng tốc, giảm tốc, khiến mây có dạng như được vẽ bằng cọ vậy, hình dáng này được gọi là vệt rơi. Và những cơn gió trên kia có thể rất, rất dữ tợn. Với tốc độ khoảng 320, 480 km/h. Những đám mây lúc nào cũng bị cuốn theo thật mạnh, nhưng khi xuống đến dưới này, chúng có vẻ trôi nhẹ nhàng, chậm chạp, như phần lớn những đám mây khác. Và vì vậy hòa vào mây có nghĩa là chậm lại, bình tâm lại. Giống như ngồi thiền một chút mỗi ngày . Đó là mây thường. Thế còn loại hiếm hơn thì sao, mây thấu kính chẳng hạn, mây thấu kính có dạng UFO? Loại mây này hình thành ở những vùng núi. Khi gió thổi qua, dâng lên để vượt qua núi, nó có thể đi theo một đường dạng sóng ở chỗ khuất của đỉnh núi, với những đám mây này lởn vởn trên nóc của những luồng khí thẳng đứng vô hình. Loại có dạng giống như đĩa bay này, và một vài tấm ảnh UFO đen trắng thời đầu thực chất là mây thấu kính. Thế đấy. Hiếm hơn một chút là mây vệt rơi dạng lỗ. Là khi một lớp được tạo thành bởi những giọt nước nhỏ rất rất lạnh, và có chỗ sẽ bắt đầu đông cứng lại. Việc đóng băng này tạo nên một phản ứng dây chuyền lan ra bên ngoài với các tinh thể băng rơi xuống như thác đổ, tạo nên hình dạng những cái tua sứa rủ xuống. Hiếm hơn nữa là mây Kelvin–Helmholtz. Tên không được hay cho lắm. Cần đặt lại. Nhìn giống như một loạt các cơn sóng bị vỡ, tạo nên bởi những cơn gió cắt. Gió nằm phía trên và dưới tầng mây có sự khác biệt lớn, và ở giữa, là luồng khí nhấp nhô này. Và nếu sự khác biệt giữa tốc độ đó là vừa đủ, đỉnh của luồng khí cuộn tròn trong những đợt sóng vỡ rất đẹp này - giống như lốc xoáy. Được rồi. Đó là loại mây hiếm hơn mây ti, nhưng chúng không quá hiếm. Nếu bạn ngước nhìn lên và chú ý vào bầu trời, sớm muộn gì cũng thấy chúng thôi, có thể không ấn tượng như trong hình, nhưng bạn sẽ thấy. Bạn sẽ thấy chúng xung quanh nơi bạn sống. Mây là loại hình trưng bày thiên nhiên bình đẳng nhất, bởi vì tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy quang cảnh bầu trời tuyệt đẹp. Và những đám mây này, loại mây hiếm, nhắc nhở ta rằng có thể tìm thấy điều kỳ diệu mỗi ngày. Còn gì bổ dưỡng và thú vị với bộ óc chủ động và ham học hỏi bằng sự ngạc nhiên và sự choáng ngợp? Đó là lý do chúng ta đều ở đây, tại TED, phải không? Nhưng bạn không phải vội vàng tránh xa khỏi những điều quen thuộc, trên khắp thế giới để được ngạc nhiên. Chỉ cần bước ra ngoài, chú ý đến những thật giản đơn, thường nhật, thật nhỏ nhặt đến nỗi mọi người khác đều bỏ qua. Một đám mây mà người ta hiếm khi bỏ lỡ là đây: mây bão vũ tích. Là loại mây tạo ra sấm, sét và mưa đá. Mây này lan ra từ đỉnh của cái đe khổng lồ trải dài 16km trong khí quyển này. Nó biểu hiện kiến trúc tráng lệ của bầu khí quyển của chúng ta. Nhưng ở bên dưới, nó là hiện thân của lực đẩy mạnh mẽ, mãnh liệt làm phát động bầu khí quyển. Ở đó là được kết nối với mưa rào và mưa đá, được kết nối với bầu khí quyển của chúng ta. Đó, là để nhắc nhở chúng ta là những sinh thể sống trong đại dương không khí này. Ta không sống dưới bầu trời. Ta ở trong nó. Và sự kết nối đó, sự kết nối về cảm giác với bầu trời với tôi đó là phương thuốc chữa lành. Cứu ta khỏi khuynh hướng ngày càng rõ mà chúng ta đang có, cảm thấy rằng chúng ta có thể thực sự cảm nhận cuộc sống bằng việc ngắm nó quan màn hình máy tính, xem nào, khi ta ở trong vùng có wi-fi miễn phí. Nhưng loại mây chứng tỏ rõ ràng nhất rằng việc ngắm mây đáng giá hơn bao giờ hết là loại này, mây tích. Thấy không? Nó tạo nên một ngày đầy nắng. Nếu bạn nhắm mắt lại và nghĩ về mây, có thể loại này sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn. Tất cả những hình mây được trình chiếu lúc đầu đều là mây tích. Đường nét sắc sảo, sinh động của hình dáng này khiến nó là loại tốt nhất để tưởng tượng hình thù. Và nó nhắc nhở chúng ta về bản chất không mục đích của việc ngắm mây, một hành động mới vu vơ làm sao. Bạn sẽ không thay đổi thế giới bằng việc nằm xuống và ngước nhìn bầu trời, đúng không? Hành động đó vô nghĩa, cũng chính xác là lý do khiến nó quan trọng. Thế giới số âm mưu khiến chúng ta cảm thấy thường xuyên bận rộn, không ngừng bận rộn. Bạn biết đấy, khi bạn không phải đương đầu với áp lực truyền thống của việc kiếm sống đặt thức ăn lên bàn, nuôi gia đình, viết thư cảm ơn, thì giờ đây bạn phải đấu tranh với trả lời một núi email, cập nhật Facebook, theo dõi Twitter. Và ngắm mây hợp pháp hóa việc chẳng làm gì. (Cười lớn) Và đôi khi chúng ta cần — (Vỗ tay) Đôi khi chúng ta cần viện cớ để không làm gì cả. Chúng ta cần được nhắc nhở bởi những nữ thần bảo hộ của người nhàn hạ là cần chậm lại sống trong hiện tại, không cần nghĩ đến những việc bạn sẽ phải làm hay đáng lẽ đã nên làm. Chỉ cần ở đây, mặc cho trí tưởng tượng vút bay từ những mối bận tâm thường ngày. Chỉ cần sống trong hiện tại, việc đó tốt cho bạn, tốt cho cảm xúc của bạn. Tốt cho những ý tưởng. Tốt cho khả năng sáng tạo. Tốt cho tâm hồn bạn. Thế nên hãy cứ ngước lên, ngạc nhiên trước vẻ đẹp phù du kia, và luôn nhớ phải sống mơ mộng trên mây một chút. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong suốt lịch sử máy tính chúng ta đã phấn đấu để rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta và thông tin kỹ thuật số, khoảng cách giữa thế giới vật lý của chúng ta và thế giới trong màn hình nơi trí tưởng tượng của chúng ta có thể trở nên ngông cuồng. Và khoảng cách này đã trở nên ngắn hơn, ngắn hơn, và thậm chí ngắn hơn, và bây giờ khoảng cách này rút ngắn xuống còn nhỏ hơn một milimet, độ dày của kính màn hình cảm ứng và sức mạnh của máy tính dễ dàng được tiếp cận bởi tất cả mọi người Nhưng tôi tự hỏi, sẽ ra sao nếu như không còn bất kì một khoảng cách nào nữa? Tôi bắt đầu tưởng tượng điều này sẽ trông giống như thế nào. Trước tiên, tôi tạo ra một công cụ có khả năng thâm nhập vào không gian kỹ thuật số, vì vậy, khi bạn nhấn mạnh nó trên màn hình, nó chuyển cơ thể vật chất của mình vào điểm ảnh. Những nhà thiết kế có thể hiện thực hóa ý tưởng của họ trực tiếp trong 3D, và các bác sĩ phẫu thuật có thể thực hành trên các cơ quan ảo bên dưới màn hình. Vì vậy, với công cụ này, ranh giới này đã bị phá vỡ. Nhưng hai bàn tay của chúng ta vẫn còn ở bên ngoài màn hình. Làm thế nào bạn có thể chạm vào bên trong và tương tác với các thông tin kỹ thuật số bằng cách sử dụng đầy đủ sự khéo léo của bàn tay của chúng ta? Ở Viện Khoa học Ứng dụng Microsoft, cùng với cố vấn của tôi, Cati Boulanger, Tôi đã thiết kế lại máy tính và biến một ít không gian trên bàn phím vào không gian làm việc kỹ thuật số. Bằng cách kết hợp một màn hình trong suốt và máy quay phim ba chiều cho việc cảm biến ngón tay và khuôn mặt, bây giờ bạn có thể nâng bàn tay của bạn lên khỏi bàn phím và chạm vào bên trong không gian 3D và lấy điểm ảnh với bàn tay trần của bạn. (Vỗ tay) Bởi vì các cửa sổ và các tập tin có một vị trí trong không gian thực, việc lựa chọn chúng sẽ dễ dàng như lấy một cuốn sách ra khỏi kệ sách của bạn. Sau đó bạn có thể lướt qua cuốn sách này trong khi làm nổi bật những dòng chữ, những từ ngữ ở trên bàn chạm ảo bên dưới mỗi cửa sổ đang trôi. Kiến trúc sư có thể kéo dài hoặc xoay các mô hình trực tiếp bằng hai tay. Vì vậy, trong những ví dụ này, chúng tôi đang tiếp cận vào thế giới kỹ thuật số. Nhưng có ai nghĩ đến việc đảo ngược vai trò của nó và thay vào đó là việc có những thông tin kỹ thuật số truyền đến chúng ta? Tôi chắc rằng nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm mua và trả hàng trực tuyến. Nhưng bây giờ bạn không cần phải lo lắng về nó. Những gì tôi có ở đây là một phòng thử đồ tăng cường trực tuyến Đây là một hình ảnh mà bạn nhận được từ màn hình đeo trên đầu hay màn hình trong suốt khi hệ thống đọc hiểu được hình dạng cơ thể của bạn. Đẩy ý tưởng này đi xa hơn, tôi bắt đầu suy nghĩ, thay vì chỉ nhìn thấy các điểm ảnh trong không gian của chúng ta. làm thế nào chúng ta có thể làm cho nó tồn tại dưới dạng vật chất do đó chúng ta có thể chạm và cảm thấy nó? Tương lai sẽ trông như thế nào? Tại Phòng Thí nghiệm Truyền thông MIT, cùng với cố vấn của tôi, Hiroshi Ishii và cộng tác viên của tôi, Rehmi Post, chúng tôi đã tạo ra một điểm ảnh vật lí này. Vâng, trong trường hợp này, quả cầu nam châm này hoạt động như một điểm ảnh 3D trong không gian của chúng ta, điều đó có nghĩa là cả máy tính và con người có thể di chuyển đối tượng này tới bất cứ nơi nào trong không gian 3D nhỏ này. Những gì chúng tôi đã làm về cơ bản là hủy lực hấp dẫn và kiểm soát các chuyển động bằng cách kết hợp sự hút lên của lực từ và sự thúc đẩy cơ khí và công nghệ cảm biến. Và nhờ việc lập trình kỹ thuật số đối tượng, chúng tôi giải phóng các đối tượng từ những hạn chế về thời gian và không gian, nghĩa là bây giờ, những chuyển động của con người có thể được thu và phát lại và còn lại vĩnh viễn trong thế giới vật lý. Do đó, người biên đạo múa có thể được giảng dạy thực tế vượt qua khoảng cách không gian và những cú ném bóng nổi tiếng của Michael Jordan có thể được nhân rộng hơn và hơn nữa dưới dạng một thực tế vật lý. Học sinh có thể sử dụng nó như một công cụ để tìm hiểu về các khái niệm phức tạp chẳng hạn như chuyển động hành tinh, vật lý, và không giống như màn hình máy tính hoặc sách giáo khoa, đây là một trải nghiệm thực tế, hữu hình mà bạn có thể chạm vào và cảm thấy, và nó rất mạnh mẽ. Và điều thú vị hơn cả việc chỉ cần chuyển những gì hiện có trong máy tính vật lý đó là bắt đầu tưởng tượng rằng việc lập trình thế giới sẽ thay đổi ngay cả những hoạt động thể chất hằng ngày của chúng ta như thế nào. (Tiếng cười) Như bạn có thể thấy, các thông tin kỹ thuật số sẽ không chỉ cho chúng ta một cái gì đó mà nó sẽ bắt đầu trực tiếp hành động dựa trên chúng ta như là một phần của môi trường vật lý xung quanh chúng ta mà không tách chúng ta ra khỏi thế giới của chính chúng ta. Hôm nay, chúng ta bắt đầu bằng cách nói chuyện về ranh giới, nhưng nếu chúng ta loại bỏ ranh giới này, ranh giới còn lại duy nhất đó là trí tưởng tượng của chúng ta. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cám ơn Cám ơn rất nhiều. Chúng tôi rất vui khi có mặt tại đây. Như anh ấy đã nói, chúng tôi là ba anh em đến từ New Jersey các bạn biết đấy, thủ đô thể loại nhạc bluegrass của thế giới. (Tiếng cười) Chúng tôi đã khám phá ra bluegrass một vài năm về trước và chúng tôi yêu thích nó. Sau đây là bản nhạc chúng tôi đã viết, tên gọi "Timelapse" (Quãng nghỉ thời gian). và nó có lẽ sẽ phù hợp với cái tên đó. (Chỉnh dây) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều Tôi muốn dành một vài giây để giới thiệu ban nhạc. Người chơi ghi-ta là anh trai 15 tuổi của tôi, Tommy. (Vỗ tay) Người chơi banjo là Jonny, 10 tuổi. (Vỗ tay) Cậu ấy cũng là em trai của chúng tôi. Và tôi là Robbie, 14 tuổi, tôi chơi vĩ cầm. (Vỗ tay) Như các bạn thấy, chúng tôi quyết định thách thức bản thân, và chúng tôi chọn chơi ba bản nhạc trên ba hợp âm khác nhau. Vâng. Tôi cũng sẽ giải thích điều nhiều người muốn biết, tại sao chúng tôi có tên là Những Cậu Bé Buồn Ngủ Chơi Banjo. Chuyện bắt đầu từ lúc Jonny còn bé, khi em ấy lần đầu tiên chơi banjo, em ấy luôn chơi bằng lưng mắt nhắm tịt, như thể em ấy đang ngủ. Giờ thì các bạn có thể suy ra phần còn lại rồi đấy. Chúng tôi thực sự không thể tìm ra lí do cho việc này. Có thể bởi vì nó nặng chừng 1 nghìn pound. (Âm nhạc) (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn. Để bắt đầu, tôi hỏi các bạn một câu: Có ai ở đây biết đến những vấn đề về tảo lam không? Được rồi, hầu hết các bạn đều biết. Tôi nghĩ các bạn đều nhất trí rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng. Không ai muốn uống nước nhiễm tảo lam, hay là bơi trong hồ nước toàn tảo lam cả. Đúng không? Tôi hi vọng các bạn sẽ không thất vọng, nhưng hôm nay, tôi sẽ không nói đến tảo lam. Thay vào đó, tôi sẽ nói đến nguyên nhân chính về bản chất của vấn đề này, mà tôi sẽ coi như là khủng hoảng phốt pho. Tại sao hôm nay tôi lại nói với các bạn về khủng hoảng phốt pho này? Lí do đơn giản là không ai nói về nó. Và vào lúc kết thúc bài thuyết trình của tôi, tôi hi vọng cộng đồng sẽ ý thức hơn về vấn đề khủng hoảng này. Bây giờ, vấn đề là nếu tôi hỏi, tại sao bản thân chúng ta lại liên quan đến vấn đề tảo lam này? Câu trả lời là nó bắt nguồn từ cách chúng ta trồng trọt. Chúng ta sử dụng phân bón trong trồng trọt, phân bón hóa học. Tại sao chúng tai sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp? Về cơ bản, để giúp cây trồng phát triển và sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn. Vấn đề là chính nó đã gây ra vấn đề về môi trường mà từ trước tới nay chưa có. Trước khi bàn luận xa hơn, tôi sẽ nói qua về thực vật học. Vậy một cái cây cần gì để lớn lên? Cây, khá là đơn giản, cần ánh sáng, cần CO2, nhưng quan trọng hơn hết, nó cần chất dinh dưỡng, được lấy từ đất. Nhiều chất dinh dưỡng nữa là những chất hóa học cần thiết: phốt pho, nito và canxi. Vậy nên rễ cây sẽ hút những nguồn chất này. Hôm nay tôi sẽ tập trung đến vấn đề chính liên quan đến phốt pho. Tại sao phốt pho lại đặc biệt? Bởi vì nó là chất hóa học có nhiều vấn đề cần bàn nhất. Cuối buổi thuyết trình này, các bạn sẽ thấy những vấn đề đó là gì, và chúng ta đang ở đâu ngày nay. Phốt pho là một chất hóa học cần thiết cho sự sống. Đây là điểm rất quan trọng. Tôi muốn mọi người hiểu một cách chính xác vấn đề về phốt pho là gì. Phốt pho là thành phần chủ đạo của nhiều phân tử, trong nhiều phân tử trong đời sống. Những chuyên gia trong ngành sẽ biết liên kết tế bựa là dựa trên phốt pho -- sự phospharyl hóa, sự loại phospharyl. Màng tế bào dựa trên phốt pho: Chúng được gọi là lipid mà trong đó phosphate là một phân tử. Năng lượng trong các cơ thể sống, ATP, cũng dựa trên phốt pho. Và quan trọng hơn hết, phốt pho là thành phần chủ đạo của DNA, một thứ mà ai cũng biết, và đang được trình bày trên hình. DNA là nguồn gen của chúng ta. Nó cực kì quan trọng, và một lần nữa, phốt pho là thành phần chủ đạo. Bây giờ, chúng ta tìm thấy phốt pho ở đâu? Là con người, chúng ta tìm nó ở đâu? Như tôi đã giải thích lúc trước, cây cối hút phốt pho từ đất, thông qua nước. Vậy nên con người hấp thụ phốt pho từ những thứ chúng ta ăn: thực vật, rau, hoa quả, và từ trứng, thịt với sữa nữa. Đúng là có một số người ăn tốt hơn những người khác. Một số người hạnh phúc hơn những người khác. Và giờ, nhìn vào bức tranh này nói lên rằng chúng ta nhìn thấy nông nghiệp hiện đại, mà tôi coi như là thâm canh. Thâm canh dựa trên lượng dùng phân bón hóa học. Không có chúng, chúng ta không có khả năng sản xuất đủ để cung cấp cho dân số thế giới. Nói đến con người, hiên nay có khoảng 7 tỉ người trên Trái Đất. Và trong vòng ít hơn 40 năm nữa, sẽ có khoảng 9 tỉ người. Và câu hỏi đơn giản là: Liệu chúng ta có đủ lượng phốt pho để cung cấp cho những thế hệ tương lai không? Vậy nên, để hiểu về vấn đề này, chúng ta tìm phốt pho ở đâu? Để tôi giải thích thế này. Nhưng đầu tay, hãy cứ cho là chúng ta đang sử dụng 100% lượng có sẵn của phốt pho. Chỉ 15% của 100% này được cây hấp thụ. 85% còn lại biến mất. Nó sẽ đi vào đất, và kết thúc hành trình ở các sông hồ, và kết quả là sông hồ bị thừa phốt pho sẽ dẫn đến vấn đề về tảo lam. Vậy nên, bạn sẽ thấy vấn đề ở đây, có thứ gì đó khá là phi lý. 100% phốt pho được sử dụng, nhưng chỉ 15% đi vào cây cối. Các bạn sẽ nói rằng thật lãng phí. Đúng là như vậy. Tệ hơn là nó rất là đắt đỏ. Không ai muốn ném tiền ra ngoài cửa sổ, nhưng không may là đó là những gì đang diễn ra ở đây. 80% lượng phốt pho có sẵn mất đi. Nông nghiệp hiện đại phụ thuộc vào phốt pho. Và bởi vì để lấy 15% của nó đưa vào cây cối, tất cả phần còn lại bị mất đi, chúng ta phải bổ sung vào ngày càng nhiều. Bây giờ, chúng ta sẽ lấy lượng phốt pho này ở đâu? Về cơ bản, chúng ta lấy chúng ở những mỏ khoáng sản. Đây là tiêu đề cho một bài báo đặc biệt phát hành trên tờ báo Nature vào năm 2009, đã gây nên phản ứng của dư luận về khủng hoảng phốt pho. Phốt pho, một chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống, đang trở nên ngày càng hiếm, nhưng không ai nói về nó. Và mọi người đều đồng ý rằng: Những chính trị gia và nhà khoa học đang nhất trí rằng chúng ta đang đón nhận khủng hoảng về phốt pho. Những gì chúng ta thấy trên đây là hầm khai thác ở Mỹ, và để bạn nhìn ra về kích thước của mỏ này, nếu bạn nhìn vào góc bên trên phía tay phải, bạn có thể thấy cái cần trục nhỏ, đó là một cần trục khổng lồ. Vậy nên hãy thực sự đặt mình vào hoàn cảnh đó. Chúng ta lấy phốt pho từ các mỏ. Và nếu tôi so sánh với dầu, có một cuộc khủng hoảng dầu, chúng ta bàn luận về nó, chúng ta bàn luận về hiện tượng Trái Đất nóng lên, nhưng chúng ta không hề đề cập đến cuộc khủng hoảng phốt pho. Trở về với vấn đề dầu mỏ, chúng ta có thể thay thế dầu mỏ. Chúng ta có thể dùng nhiên liệu sinh học, hoặc là năng lực mặt trời, hay là năng lượng nước, nhưng phốt pho là chất thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống, mà chúng ta không thể thay thế. Thực trang của thế giới về việc dự trữ phốt pho hiện nay là gì? Biểu đồ này cho thấy chúng ta đang ở đâu. Đường màu đen biểu thị dự đoán về việc dự trữ phốt pho. Vào năm 2030, chúng ta sẽ đạt đến đỉnh. Cuối thể kỉ này, tất cả chúng sẽ biến mất. Đường đứt nét biểu thị chúng ta đang ở đâu. Như các bạn có thể thấy, chúng giao nhau vào năm 2030, và lúc đó tôi cũng đã nghỉ hưu. Nhưng chúng ta chắc chắn đang đối mặt với vấn đề trọng yếu, và tôi muốn mọi người có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Biện pháp chúng ta có là gì? Chúng ta phải làm gì? Chúng ta đang đối mặt với một nghịch lý. Ngày càng ít phốt pho có sẵn. Đến năm 2050 sẽ có 9 tỉ người, và theo theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, chúng ta sẽ cần sản xuất gấp đôi lượng lương thực vào năm 2050 so với bây giờ. Vậy nên, chúng ta sẽ có ít phốt pho hơn, nhưng chúng ta lại cần sản xuất nhiều lương thực hơn. Chúng ta nên làm gì? Nó thật là một vấn đề nghịch lý. Chúng ta có biện pháp hay biện pháp thay thế mà sẽ cho phép chúng ta đánh giá một cách lạc quan vấn đề sử dụng phốt pho không? Hãy nhớ rằng 80% bị mất đi. Biện pháp tôi phổ biến hôm nay đó là một biến pháp đã có từ rất lâu, thậm chí trước khi cả thực vật có mặt trên Trái Đất, và đó là loài nấm hiển vi rất bí ẩn, rất đơn giản và cũng cực kì phức tạp. Tôi đã bị loài nấm nhỏ này thu hút 16 năm rồi. Nó đã dẫn tôi tiến xa hơn trong quá trình nghiên cứu và dùng nó như là một khuôn mẫu cho những thí nghiệm của tôi. Loài nấm này tồn tại trong sự cộng sinh với rễ. Nhờ cộng sinh, ý tôi là sự liên kết theo hai hướng và cùng chung lợi ích được gọi là nấm rễ. Bản kính này biểu thị thành phần của nấm rễ. Các bạn đang nhìn thấy rễ cây lúa mạch, một trong những thực vật quan trọng nhất thế giới. Bình thường thì một bộ rễ sẽ tự tìm phốt pho. Nó sẽ tìm phốt pho, nhưng chỉ trong vòng một milimet xung quanh nó. Xa hơn 1 milimet, rễ không có đủ khả năng. Nó không thể đi xa hơn để tìm phốt pho. Giờ tưởng tượng loài nấm hiển vi tí hon này. Nó lớn nhanh hơn rất nhiều, và đc cấu tạo tốt hơn để tìm phốt pho. Nó có thể đi xa hơn phạm vi 1 milimet của rễ để tìm phốt pho. Tôi chưa phát minh được thứ gì cả; đó chính là công nghệ sinh học đã tồn tại 450 nghìn năm. Và qua thời gian, loài nấm này đã tiến hóa và thích hợp để tìm kiếm ngay cả dấu vết nhỏ nhất của phốt pho, và để sử dụng nó, và để thực vật có thể dùng được. Những gì bạn thấy ở đấy, trên thực tế, là một cái rễ cà rốt, và loài nấm với những chỉ nhị rất tốt. Nhìn gần hơn, chúng ta có thể thấy loài nấm này thâm nhập rất dễ dàng. Nó sẽ nảy nỡ giữa những tế bào rễ, dần dần thâm nhập vào tế bào và bắt đầu hình thành cấu trúc cây bụi đặc trưng, mà sẽ tăng bề mặt chung trao đổi một cách đáng kể giữa cây với nấm. Và thông qua cấu trúc này sự trao đổi chung sẽ xảy ra. Đó là sự trao đổi đôi bên cùng có lợi: Tôi cung cấp cho bạn phốt pho, và bạn nuôi tôi. Sự cộng sinh thật sự. Và giờ hãy bổ sung loại cây nấm rễ vào biểu đồ tôi đã sử dụng lúc trước. Và thay vì sử dụng 100% lượng vốn có, tôi sẽ giảm xuống còn 25%. Bạn sẽ thấy 25% này sẽ có lợi với cây hơn là 90%. Một lượng phốt pho rất nhỏ còn tồn tại trong đất. Điều đó hoàn toàn tự nhiên. Hơn nữa trong những trường hợp nhất định, chúng ta thậm chí không cần bổ sung phốt pho. Nếu các bạn nhớ đến biểu đồ mà tôi đã cho xem trước đây, 85% phốt pho bị biến mất trong đất, và cây cối sẽ không có khả năng hấp thụ nó. Mặc dù ở trong đất, nó là một cá thể không tan. Cây chỉ có thể tìm những cá thể tan được. Loài nấm này có khả năng hòa tan những cá thể không tan và khiến chúng có thể sử dụng được cho cây trồng. Để ủng hộ cho phần tranh luận này của tôi, đây là bức tranh đã nói lên điều đó. Đây là những thử nghiệm trên cánh đồng trồng lúa miến. Bên tay trái, bạn thấy sản phẩm được tạo ra sử dụng phương thức truyền thống, với 100% lượng phốt pho vốn có. Mặc khác, lượng này giảm xuống 50%, và hãy nhìn vào sản phẩm. Chỉ với 1 nửa lượng vốn có, chúng ta có thể đạt được những sản phẩm tốt hơn. Điều đó chứng minh rằng phương pháp này ứng dụng thành công. Và trong một số trường hợp, ở Cuba, Mexico và Ấn Độ, lượng vốn có này có thể giảm xuống 25%, và trong nhiều trường hợp khác cũng không cần phải bổ sung thêm lượng phốt pho nào hết bởi vì loài nấm này thích nghi rất tốt để tìm kiếm phốt pho và hấp thu từ đất. Đây là ví dụ về sản xuất đậu nành ở Canada. Nấm rễ được sử dụng chỉ trên một cánh đồng. Và ở đây, màu xanh biểu thị sản phẩm tốt hơn, và màu vàng biểu thị sản phẩm kém chất lượng hơn. Hình chữ nhật màu đen là khoảnh đất nơi mà nấm rễ được áp dụng. Nói cách khác, như tôi đã nói, tôi không hề bịa đặt điều gì. Nấm rễ đã tồn tại được 450 nghìn năm, và nó đã giúp những giống cây ngày nay đa dạng hơn. Vậy nên, đây không phải là thứ đang được thử nghiệm khoa học. Nấm rễ tồn tại, và có hiệu quả, nó được sản xuất trên qui mô công nghiệp và thương mại hóa toàn cầu. Vấn đề là mọi người không nhận thức được điều đó. Những nhà sản xuất thực phẩm và những người nông dân vẫn không có nhận thức về vấn đề này. Chúng ta có công nghệ, và một điều là, nếu sử dụng đúng đắn, sẽ làm giảm bớt một số áp lực chúng ta đang đặt ra về vấn đề dự trữ phốt pho trên thế giới. Tổng kết lại, tôi là một nhà khoa học và một người mơ mộng. Tôi yêu thích đề tài này. Nếu bạn hỏi tôi mong muốn khi tôi nghỉ hưu là gì, thì đó là khoảnh khắc chúng ta đạt đến đỉnh phốt pho, chúng ta sẽ sử dụng dán nhãn, "Được làm với nấm rễ," và các con và cháu tôi sẽ mua những sản phẩm gắn mác đó. Cảm ơn sự chú ý của mọi người. (Vỗ tay) Khi chúng ta nói đến vấn đề tham nhũng, trong đầu chúng ta sẽ xuất hiện rất nhiều kiểu người. Có những cựu quan chức ảo tưởng Soviet. Saparmurat Niyazov là một người trong số họ. Khi mất vào năm 2006, ông ấy là một lãnh đạo nắm giữ tất cả quyền lực ở Turkmenistan, một quốc gia Trung Á giàu khí ga tự nhiên. Ông ta đam mê việc ban hành những nghị định lớn tầm cỡ tổng thống. Và một trong những nghị định đó là quy định đặt tên lại các tháng trong năm trong đó có những tháng mang tên ông ta và người mẹ của mình. Ông ta chi hàng triệu đô la phục vụ cho sự sùng bái cá nhân kỳ quái, và một thành tưu huy hoàng của ông ta là việc xây dựng tượng đài của chính mình làm bằng vàng cao khoảng 12m được đặt một cách đầy tự hào ở quảng trường trung tâm thủ đô nước này và quay theo hướng mặt trời di chuyển. Ông ta là người hơi kì lạ. Và một nhân vật nữa cũng kì quái như vậy, đó là nhà độc tài, một bộ trưởng, một quan chức Châu Phi tên là Teodorin Obiang. Cha của ông ta là tổng thống của nước Equatorial Guinea, một quốc gia Tây Phi có kim ngạch xuất khẩu dầu trị giá hàng tỉ đô la kể từ những năm 1990 nhưng lại có một thành tích về nhân quyền cực kì kinh hoàng. Đó là việc có vô số nhiều người dân hiện đang sống ở mức vô cùng nghèo khổ bất kể thu nhập đầu người ở mức cao tương đương với Bồ Đào Nha. Thế nhưng ông Obiang này lại mua được cho mình một lâu đài trị giá 30 triệu đô la ở Malibu, California. Tôi đã có dịp đứng trước cổng của tòa lâu đài đó. Có thể nói rằng đó là tòa lâu đài rất nguy nga tráng lệ. Ông ta đã mua một bộ sưu tập tranh trị giá 18 triệu Ơ-rô (khoảng hơn 23 triệu đô la Mỹ) đã từng thuộc sở hữu của nhà thiết kế thời trang Yves Saint Laurent, ngoài ra còn mua hàng loạt các xe hơi thể thao cáu cạnh mà một vài trong số đó trị giá cả triệu đô la -- có cả 1 chiếc máy bay Gulfstream Tiếp theo là câu một câu chuyện khác: Gần đây, mức lương chính thức của ông này một tháng là gần 7000 đô la. Và ông ta chính là Dan Etete. Ông ta là cựu bộ trưởng ngành dầu khí của Nigeria dưới thời tổng thống Abacha, và ông ta cũng vừa bị cáo buộc tội danh rửa tiền. Chúng tôi mất rất nhiều thời gian để điều tra khoản tiền 1 tỉ đô la -- chính xác là 1 tỉ đô la ạ-- là giá trị một hợp đồng dầu khí mà ông ta có liên quan và chúng tôi đã phát hiện ra một điều khá là kinh ngạc, tôi sẽ nói kĩ hơn ở phần sau. Thật dễ dàng để hiểu rằng tham nhũng xảy ra ở đâu đó ngoài kia, và do rất nhiều những người chuyên quyền và các cá nhân tham lam thực hiện gây ra tình hình xấu cho nhiều quốc gia mà cá nhân chúng ta có thể biết rất ít hoặc thực sự cảm thấy không liên quan và không bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra. Nhưng điều gì đang xảy ra ? Khi tôi 22 tuổi, tôi đã rất may mắn. Công việc của tôi khi còn đang học Đại học là điều tra việc buôn bán phi pháp ngà voi Châu Phi. Và đó là cách thức mối quan hệ của tôi với vấn nạn tham nhũng được thiết lập. Vào năm 1993, cùng với 2 người bạn đồng thời là đồng nghiệp của tôi tên là Simon Taylor và Patrick Alley, chúng tôi đã thành lập một tổ chức có tên gọi Tổ chức Minh bạch Toàn cầu (GW) Chiến dịch đầu tiên của chúng tôi là điều tra vai trò của việc tham gia phi pháp trong hoạt động hỗ trợ tài chính chiến tranh ở Cambuchia. Vài năm sau đó, vào năm 1997, khi tôi ở Angola tiến hành điều tra về vụ kim cương đỏ Có thể các bạn đã xem bộ phim của Hollywood có tên "Kim cương đỏ" có diễn viên Leonardo DiCaprio. Một vài chi tiết trong phim lấy ý tưởng từ công việc của chúng tôi. Luanda, là nơi có rất nhiều nạn nhân của mìn họ phải giành giật sự sống trên những con phố và những trẻ em mồ côi trong chiến tranh phải sống trong các cống ngầm dưới các con phố, và một nhóm ít người nhưng vô cùng giàu có thì đang truyền tai nhau câu chuyện về những chuyến du lịch mua sắm tới Brazil và Bồ Đào Nha. Đó là một nơi hơi điên rồ. Và khi ngồi trong một căn phòng khách sạn nóng bức và ngột ngạt tôi cảm thấy vô cùng choáng ngợp. Nhưng không phải choáng ngợp về những viên kim cương đỏ như máu. Mà vì tôi đang nói với rất nhiều người ở đó những người đang bàn luận về nhiều vấn đề: về một mạng lưới tham nhũng quy mô toàn cầu với hàng triệu đô la từ dầu khí bị biến mất. cũng như bàn về việc thành lập một tổ chức nhỏ chỉ vài người cố gắng suy nghĩ xem chúng tôi có thể xử lý vấn đề đó thế nào Và đó thực sự là một thách thức vô cùng lớn. Và trong những năm tôi và mọi người thực hiện chiến dịch điều tra, tôi đã thường xuyên nhìn thấy điều khiến cho tham nhũng trở thành vấn nạn toàn cầu với quy mô lớn như vậy, đó không phải là lòng tham hay sự lạm dụng quyền lực hay cái khái niệm mù mờ rằng do "quản lý yếu kém" Ý tôi là, tất cả các yếu tố đó là nguyên nhân nhưng tham nhũng tồn tại được chính là bởi những động thái của các cố vấn ở quy mô toàn cầu. Bây giờ chúng ta quay trở lại với những nhân vật mà tôi đã nói lúc đầu. Họ là những người đang bị chúng tôi điều tra, và bản thân họ không thể tự thực hiện những việc làm đó. Ví dụ như Obiang. Ông ta đã không thể có được những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao hay những ngôi nhà xa hoa nếu không có một sự trợ giúp nào đó. Ông ta làm ăn với các ngân hàng trên toàn cầu. Một ngân hàng ở Paris đã mở các tài khoản của các công ty do chính ông ta kiểm soát, một trong các ngân hàng này được dùng để mua các tác phẩm nghệ thuật, và các ngân hàng ở Mỹ rót 73 triệu đô la vào các bang, một vài trong số các ngân hàng ở bang đó được sử dụng để mua tòa lâu đài ở California Và đương nhiên ông ta không thực hiện các giao dịch đó bằng tên của mình. Ông ta sử dụng các công ty mạo danh. Ông ta dùng một ngân hàng để mua bất động sản và một cái khác đứng tên người khác, để trả các hóa đơn cho chi phí khi đương chức. Và tiếp đến là Ông Dan Etete. Khi còn là một bộ trưởng phụ trách vấn đề dầu khí, ông ta cấp một lượng dầu khí có trị giá hiện hành tới hơn một tỉ đô la Mỹ cho một công ty mà, các bạn đoán xem, đúng vậy, công ty đó ông ta là người sở hữu bí mật. Và sau đó thì công ty này tiếp tục thực hiện việc buôn bán thuận lợi với sự trợ giúp rất tốt từ chính phủ Nigeria tôi phải thận trọng khi nói ở đây-- chính phủ Nigeria đã trợ cấp cho hai công ty Shell và Eni của Ý , là hai công ty dầu khí lớn nhất . Như vậy, thực tế là động cơ tham nhũng, tồn tại vượt qua biên giới của các quốc gia như Equatorial Guinea hay Nigeria hay Turkmenistan. Bộ máy tham nhũng đó được sự trợ giúp tích cực từ hệ thống ngân hàng quốc tế thông qua hình thức các công ty ẩn danh, hoặc bằng một điều bí mật nào đó mà chúng ta tiêu tốn các hoạt động khai khoáng dầu khí lớn, và trên hết là bằng sự sai lầm của các chính khách của chúng ta khi phản bội lại chính những tuyên bố hoa mĩ của họ và tiến hành các biện pháp có tính hệ thống và ý nghĩa để giải quyết được vấn nạn này. Trước hết nói về các ngân hàng. Không ngạc nhiên gì khi nói rằng các ngân hàng chấp nhận các khoản tiền thiếu minh bạch, đồng thời họ cũng ưu tiên cho các khoản lợi nhuận của mình theo một cách thức mang tính phá hoại. Ví dụ, ở Sarawak, Malaysia. Ngày nay khu vực này chỉ còn lại 5 % rừng còn nguyên vẹn. Vâng là 5 % ạ. Vậy đã xảy ra điều gì vậy? Đó là bởi một nhóm người và những phe cánh của họ đã kiếm được hàng triệu đô la từ hoạt động hỗ trợ tham nhũng ở một quy mô mang tính công nghiệp trong nhiều năm. Chúng tôi đã cử một điều tra viên bí mật đến các cuộc gặp vối các thành viên của nhóm lãnh đạo để lén quay phim và đoạn phim đó đã khiến nhiều người vô cùng tức giận, bạn có thể xem đoạn phim đó trên YouTube nhưng đoạn phim đã chứng minh những gì chúng tôi đã nghi ngờ trong một khoảng thời gian dài bởi vì nó cho thấy cách mà người đứng đầu bang này của Malaysia, bất kể những từ chối sau này, đều đã kiểm soát các giấy chứng nhận sở hữu rừng và đất để làm giàu cho mình và gia đình. và ngân hàng HSBC, chúng ta đều biết rằng HSBC có lập các tài khoản của những công ty mạo danh lớn nhất ở khu vực chịu trách nhiệm cho một vài tổn hại ở Sarawak và một vài nơi khác. Ngân hàng này đã vi phạm các chính sách bền vững của chính mình trong quá trình hoạt động, nhưng đã kiếm được gần 130 triệu đô la Mỹ. Và ngay sau khi chúng tôi công bố kết quả điều tra, chỉ mới đầu năm nay thôi, ngân hàng HSBC đã tuyên bố sẽ rà soát lại về vấn đề này. Liệu đây có phải là một bước tiến triển không? Cũng có thể, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục giám sát vụ việc đó một cách chặt chẽ. Tiếp theo chúng ta nói về vấn đề các công ty mạo danh. Tất cả chúng ta đều nghe đến vấn đề này rồi, tôi nghĩ vậy, và chúng ta đều hiểu rằng các công ty này đều được sử dụng cũng không nhiều lắm bởi những công ty và các đối tượng trốn tránh chi trả khoản tiền đóng góp cho xã hội, hay còn gọi là các khoản thuế, Nhưng điều chưa được biết đến đó là phương thức mà các công ty này đã được sử dụng để ăn cắp một khoản tiền lớn, một khoản tiền chuyển đổi, từ các nước nghèo. Và trong mỗi vụ tham nhũng mà chúng tôi điều tra, các công ty mạo danh lần lượt lộ diện, và đôi khi rất khó có thể tìm ra ai thực sự liên quan trong vụ tham nhũng. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới trên 200 vụ tham nhũng. Kết quả là hơn 70% các vụ tham nhũng này đều sử dụng các công ty ẩn danh, tổng giả trị gần 56 tỉ đô la Mỹ. Rất nhiều trong số đó là các công ty ở Mỹ hay ở Anh, các nước thuộc địa Anh và nước phụ thuộc và đó không phải là vấn đề ở ngoài biên giới, mà nó cũng là vấn đề nằm trong chính quốc gia. Các bạn có thể thấy, các công ty ẩn danh trở thành tâm điểm của những giao dịch bí mật giúp đem lại lợi nhuận cho các nhóm người thay vì mang lại lợi ích cho người dân thường. Một vụ việc nghiêm trọng gần đây chúng tôi điều tra đó là làm thế nào mà chính phủ Cộng hòa dân chủ Congo lại bạn đi hàng loạt tài sản khai khoáng giá trị của nhà nước cho các công ty ẩn danh ở Đảo Virgin Anh. Chúng tôi đã nói với nhiều nguồn tin trong nước, chúng tôi tìm kiếm các tài liệu và các thông tin khác về công ty cố gắng ghép nối lại với nhau để có được cái nhìn hoàn chỉnh về thương vụ đó. Và chúng tôi đã bất ngờ khi phát hiện ra rằng những công ty ẩn danh này đã nhanh chóng chuyển rất nhiều tài sản cho các công ty khai khoáng lớn để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ các công ty này được niêm yết ở London Anh. Và tổ chức Vì sự tiến bộ của Châu Phi do ông Kofi Annan đứng đầu đã tính toán được số tiền mà Congo bị thất thoát là hơn 1,3 tỉ đô la từ những thương vụ như thế này. Con số đó gần như gấp đôi số tiền trong quỹ giáo dục và y tế hàng năm của nước này cộng lại. Và liệu người dân của Công có thể lấy lại số tiền của mình không? Thực ra câu trả lời cho câu hỏi đó và các câu hỏi như, ai là người thực sự liên can và điều gì đã xảy ra có lẽ vẫn còn chưa được hé mở ở các công ty bí ẩn trên vùng đảo Virgin nước Anh cũng như những nơi khác nữa nếu như tất cả chúng ta không làm một điều gì đó để tìm ra câu trả lời. VẬy còn các công ty khai khoáng, khí ga và dầu mỏ thì sao? Có lẽ nói về các công ty này thì hơi nhàm chán. Bởi vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực này không còn là điều xa lạ nữa. Vấn nạn tham nhũng xuất hiện ở mọi nơi, do vậy tại sao chúng ta lại chú ý đến lĩnh vực đó? Ồ bởi vì có rất nhiều vụ việc trong lĩnh vực này. Trong năm 2011, các công ty xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên vượt quá những dòng hỗ trợ từ 19 xuống 1 ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latin. 19 xuống 1. Và có rất nhiều trường học, đại học và bệnh viện cũng như các doanh nghiệp được thành lập, mà không không được sự hỗ trợ về tài chính và sẽ chẳng bao giờ có được bởi vì số tiền cần thiết đã bị đánh cắp. GIờ chúng ta nói về các công ty khai khoáng và dầu mỏ, điển hình là Dan Etete và thương vụ 1 tỉ đô la. Các bạn thứ lỗi, tôi sẽ không đọc nữa bởi vì đó là vấn đề rất sinh động và các luật sư của chúng tôi đã xem xét một số chi tiết trong vụ việc này và họ muốn chúng tôi nắm bắt được nó chính xác. Nhìn bề ngoài có vẻ như thương vụ này minh bạch Các chi nhánh của Shell và Eni trả cho chính phủ Nigeria để có được khu vực khai thác. Chính phủ Nigeria đã chuyển một khối lượng tiền tương đương, tới một tài khoản kếch xù của một công ty ẩn danh mà người chủ thực sự là Etete. Và đó là cách để rửa tiền. Và đây là kết quả chúng tôi có được. Sau nhiều tháng tìm kiếm nghiên cứu và đọc qua hàng trăm trang tài liệu từ tòa án chúng tôi đã tìm ra bằng chứng, trên thực tế Shell và Eni đều biết rằng các khoản tiền sẽ được chuyển đến công ty ẩn danh đó, và thành thật mà nói khó có thể tin rằng họ không biết thực sự người mà họ đang giao dịch là ai. Giờ thì chúng tôi không cần phải mất công sức như thế để tìm ra nơi mà những khoản tiền từ các thương vụ kiểu này sẽ đến. Ý tôi là đây chính là những tài sản của quốc gia Và đáng lẽ những tài sản này phải được sử dụng để phục vụ lợi ích của người dân nước đó. Nhưng ở một vài quốc gia, người dân và các nhà báo vẫn đang cố gắng tìm hiểu các vụ việc tương tự như này đồng thời đều bị bắt bớ và chịu sức ép thậm chí có nhiều người còn liều cả mạng sống của mình để tìm hiểu sự thật. Và cuối cùng thì, có những người tin rằng tham nhũng là điều khó tránh khỏi. Và đó là cách một số thương vụ đã được thực hiện. Thật quá khó và phức tạp để có thể thay đổi vấn đề. Vậy thì kết quả là gì? Chúng ta phải chấp nhận nó ư? Nhưng với tư cách là một người đấu tranh và điều tra, tôi có cái nhìn khác, bởi tôi đã nhìn thấy điều có thể xảy ra khi một ý tưởng có được động lực . Ví dụ như trong lĩnh vực khai khoáng và dầu mỏ, ngày nay đang bắt đầu xuất hiện những tiêu chuẩn về tính minh bạch toàn cầu giúp giải quyết được một số các vấn đề như thế này. Vào năm 1999, khi tổ chức Nhân chứng toàn cầu kêu gọi các công ty dầu mỏ phải trả tiền cho các thương vụ một cách minh bạch một vài người thậm chí đã cười vào sự ngây thơ của ý tưởng nhỏ đó. Nhưng hiển nhiên có hàng trăm nhóm xã hội dân sự trên toàn thế giới đã cùng với nhau đấu tranh cho sự minh bạch, và ngày nay nó đang trở thành những bộ luật và các tiêu chuẩn. 2/3 giá trị của các công ty khai khoáng và dầu mỏ trên thế giới đều chịu sự giám sát của luật minh bạch. Chính xác là 2/3 ạ. Vâng, như vậy là đang có sự thay đổi diễn ra. Đây là một bước tiến. TUy nhiên chúng ta vẫn chưa tới đích đâu ạ. Bởi vì thực sự không phải chỉ là vấn đề tham nhũng ở đâu đó ngoài kia đúng không ạ? Trong một thế giới được toàn cầu hóa, vấn nạn tham nhũng thực sự là vấn đề của toàn cầu, và cần phải có những giải pháp mang tính toàn cầu, cần có sự chúng tay hợp sức của tất cả chúng ta, công dân toàn cầu, ngay đây ạ. Xin chân thành cảm ơn (Vỗ tay) Trên bờ biển Bắc Ai-len, một cao nguyên rộng lớn gồm các phiến đá bazan và các cột trụ được gọi là Giant's Causeway (Đường của người Khổng lồ) trải dài ra biển. Khoa học giải thích điều này là kết quả của dung nham nóng chảy co lại và nứt ra khi nó nguội dần sau vụ phun trào núi lửa. Nhưng thần thoại Ai-len cổ lại có cách giải thích khác. Theo truyền thuyết, người khổng lồ Finn MacCool sống hạnh phúc trên bờ biển Bắc Antrim cùng vợ là Oonagh. Điều duy nhất quấy rầy họ là những lời chế nhạo và đe dọa của gã khổng lồ Benandonner, còn được gọi là gã da đỏ sống trên bờ biển Scotland. Hai gã gầm lên, lăng mạ và ném đá vào nhau trong những màn phô trương sức mạnh. Một lần, Finn bốc một khối đất lớn và ném nó vào đối thủ, nhưng nó không tới được đất liền. Thay vào đó, khối đất trở thành đảo Isle of Man và miệng hố để lại từ khối đất bị ném chứa đầy nước trở thành Lough Neagh. Cuộc nói chuyện cố chấp của hai gã khổng lồ tiếp tục, đến một ngày Benandonner thách thức Finn chiến đấu, mặt đối mặt. và vì thế, gã khổng lồ Ai-len đã ném đủ đất đá xuống biển tạo thành một cây cầu đá tới bờ biển Scotland. Finn bước đi trong cơn giận giữ. Khi Scotland lờ mờ hiện ra trước mắt, gã đã nhận ra hình bóng của Benandonner từ xa. Finn có kích thước đáng nể, nhưng khi nhìn thấy kẻ thù khổng lồ rầm rầm tiến về phía mình, lòng dũng cảm của anh chùn xuống. Liếc nhìn chiếc cổ dày và nắm đấm của Benandonner, Finn quay đầu bỏ chạy. Trở về nhà, khi Benandonner đang xông nhanh tới, Finn run rẩy tả lại sự lực lưỡng của kẻ thù cho Oonagh. Họ biết nếu đối đầu với Benandonner, anh sẽ bị bóp nát. Vì vậy, Oonagh đã nảy ra một kế hoạch khôn khéo: họ cần tạo ra một ảo tưởng về kích thước, rằng Finn là một ngọn núi trong khi giữ anh ta khuất tầm mắt. Khi Benandonner đến gần cuối cây cầu, Oonagh nhét chồng vào một cái nôi lớn. Cải trang thành một cậu bé to lớn, Finn nằm yên lặng khi Benandonnner đập cửa. Ngôi nhà rung lên khi hắn bước vào trong. Oonagh nói với vị khách tức tối rằng chồng cô không có nhà, nhưng cô mời hắn ngồi và ăn trong khi chờ đợi. Khi cắn mạnh những chiếc bánh trước mặt, Benandonner bật khóc trong đau đớn thanh kim loại mà Oonagh giấu trong cái bánh đã làm gãy răng hắn. Cô nói với hắn đây là chiếc bánh yêu thích của Finn, gieo thoáng nghi ngờ trong tâm trí Benandonner rằng hắn chẳng là gì so với đối thủ. Khi Finn vờ khóc, Benandonner đã bị thu hút bởi cậu bé khổng lồ trong góc nhà. Một đứa trẻ quá lực lưỡng được quấn trong đống chăn. Benandonner rùng mình trước ý nghĩ người cha sẽ trông thế nào. Hắn thà không biết còn hơn. Khi chạy trốn, Benadonner bóc toạc những tảng đá nối bờ, phá vỡ đường đắp. Những gì còn lại tạo lên hai hình thái đá đồng nhất: một trên bờ biển Bắc Antrim của Ai-len và một ở Hang Fingal ở Scotland, ngay bên kia bờ biển. Tiến sĩ Schrödinger xấu xa đã phát minh ra loại tia tăng trưởng với ý định tạo ra một đội quân mèo khổng lồ để khủng bố thành phố. Đội đặc vụ của bạn đã lần theo dấu vết đến phòng thí nghiệm của hắn dưới lòng đất. Bạn xông thắng vào và nhận ra ... đó là một cái bẫy! Tiến sĩ Schrödinger đã lẩn sang phòng bên để kích hoạt thiết bị và vô hiệu hóa bảng điều khiển khi trở ra. May mắn thay, đồng đội của bạn là bậc thầy về thủ thuật. Đặc vụ Delta đã xâm nhập vào được bảng điều khiển và khôi phục vài phần chức năng. Trong khi đó, đặc vụ Epsilon đã rà soát hệ thống giám sát để tìm mã khóa cửa: 2, 10, 14. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập chúng và thoát ra. Nhưng có một vấn đề. Bảng điều khiển chỉ có ba nút bấm: một cái cộng 5 vào số hiển thị trên màn hình, một cái cộng 7, và cái còn lại thì lấy căn bậc hai. Bạn phải làm sao để số hiển thị trên màn hình cuối cùng là 2, 10, 14 theo thứ tự. Vẫn được chấp nhận nếu số ở giữa là những số khác, nhưng không thể quay lại từ đầu, nghĩa là một khi đã nhập số 2, bạn phải tiếp tục đến 10 và 14. Không chỉ thế, đặc vụ Delta cảnh báo rằng còn có những bẫy khác trong bảng điều khiển. Nếu nó hiển thị một số nhiều hơn một lần, một số lớn hơn 60, hay số không phải số nguyên, cả căn phòng sẽ nổ tung. Giờ thì, màn hình đang hiện số 0, và thời gian đang cạn dần. Giải pháp duy nhất là giải câu đố, với một vài thay đổi. Bạn sẽ nhập mã số thế nào để thoát khỏi hang ổ của Tiến sĩ Schrödinger và giải cứu thành phố? Hãy dừng video tại đây nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời! Lời giải trong: ba hai một. Bạn xem qua những lựa chọn của mình. Cộng 5 và 7 làm tăng giá trị của số, và lấy căn bậc hai làm giảm giá trị. Nhưng bạn chỉ sử dụng được nó trong một số ít trường hợp: 4, 9, 16, 25, 36, và 49. Bạn muốn có số 4 và 16, để có thể lấy căn bậc hai một hoặc hai lần để được 2. Nhưng bạn không thể làm điều đó với cộng 5 và 7. Vậy bạn sẽ làm gì? Bạn xem qua những lựa chọn khác có thể lấy căn bậc hai. 9 thì ngoài tầm. 25 và 49 sẽ đưa bạn về 5 và 7, và bạn đã có hai số đó rồi. Ba mươi sáu là lựa chọn cuối cùng. Bạn thêm 5, 7, 5, 7, 5, 7, sau đó, lấy căn bậc hai. Tại sao lại là một dãy 5 và 7? Có vẻ như đó là lựa chọn tùy ý, nhưng bạn biết rằng phải tránh 10, 14, và các số chính phương, vì sẽ cần tới chúng sau này. Bây giờ, bạn đã được 6. Vậy có ích gì? Xem xét những lựa chọn của mình, bạn nhận ra 16 là lựa chọn thích hợp. Bạn thêm 5 hai lần để có 16. Sau đó, lấy căn bậc hai 2 lần. Giờ, bạn đã được 2. Có vẻ bạn đang đi đúng hướng! Tiếp đến là 10. Không thể có 10 chỉ bằng cách cộng thêm, nên bạn cần dùng đến một phép căn bậc hai khác. Lấy căn bậc hai của 9 và 25 sẽ đưa bạn đi đúng hướng, nhưng bạn nhận ra không thể có 25 từ 2. Nên bạn thêm 7 để có 9, sau đó, lấy căn bậc hai lần nữa. Giờ, bạn có 3. Cộng 7 nữa để có 10. Cuối cùng, bạn cần có 14. Suy nghĩ thấu đáo, bạn tính các bước để có được 14: 7 hoặc 9. Không thể dùng 9 vì bạn đã dùng trước đó. Tuy nhiên, bạn có thể có 7 bằng cách có 49 trước. Bạn cộng từng số một, cẩn thận không để số nào đã có trước đó xuất hiện. Bạn thận trọng trong từng bước, thêm năm lần 5 và hai lần 7. Sau đó, lấy căn bậc hai được 7, và tiếp tục thêm 7. Cánh cửa bật mở, và bạn thoát khỏi cái bẫy. Nhờ vào kĩ năng xử lí tình huống của bạn, đội của bạn đã cứu thoát những chú mèo của Schrödinger vào phút chót. Vềphần Schrödinger, bạn có thể chắc rằng: hắn sẽ phải dành thời gian khá lâu trong chiếc hộp của chính hắn. Đây là ông của tôi. Và đây là con trai tôi. Ông tôi đã dạy tôi cách làm đồ gỗ khi tôi còn là một cậu bé, và ông cũng dạy tôi rằng nếu cháu chặt một cái cây để biến nó thành một thứ gì đó, hãy quí trọng sự sống của cái cây đó và làm nên món đồ đẹp nhất mà cháu có thể. Con trai tôi đã khiến tôi nhận ra rằng bên cạnh tất cả các công nghệ và đồ chơi trên thế giới, đôi khi chỉ cần một miếng gỗ nhỏ, nếu bạn chồng nó lên cao, nó có thể trở thành một thứ gì đấy có thể truyền cảm hứng một cách đáng kinh ngạc Đây là những toà nhà của tôi Tôi xây nhà ở khắp nơi trên thế giới bên ngoài văn phòng của chúng tôi tại Vancouver và New York. Và chúng tôi xây những toà nhà với kích thước và kiểu dáng khác nhau. và bằng những nguyên vật liệu khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí địa lí. Nhưng gỗ là thứ vật liệu mà tôi thích nhất, và tôi sẽ kể với các bạn câu chuyện về gỗ. Một trong những lí do khiên tôi yêu gỗ là bởi vì mỗi khi mọi người bước vào trong những toà nhà làm bằng gỗ của chúng tôi, tôi nhận thấy rằng họ có những phản ứng hoàn toàn khác. Tôi chưa bao giờ thấy ai đi vào một trong những toà nhà của mình và ôm lấy một cây cột bằng thép hay bê tông cả, thế nhưng tôi đã từng thấy điều đó xảy ra trong toà nhà làm bằng gỗ. Tôi thực sự đã nhìn thấy cách mà người ta chạm vào gỗ, và tôi nghĩ ắt hẳn phải có lí do nào đó. Cũng giống như bông tuyết, không có hai miếng gỗ nào giống hệt nhau trên trái đất này. Đó là một điều kì diệu. Tôi thích thú với suy nghĩ rằng gỗ mang đến cho những toà nhà của chúng tôi dấu ấn của thiên nhiên. Chính dấu ấn đó đã giúp chúng tôi liên kết với tự nhiên trong môi trường xây dựng của công trình. Hiện tại, tôi sống ở Vancouver, gần một khu rừng cao tương đương 33 tầng. Dọc bờ biển đây là California, rừng gỗ đỏ (redwood) cao tương đương 40 tầng. Nhưng những toà nhà bằng gỗ mà chúng ta nghĩ tới trên thế giới chỉ cao nhất là 4 tầng. Kể cả luật xây nhà cũng hạn chế việc xây dựng những căn nhà cao hơn 4 tầng tại nhiều nơi và điều đó cũng đúng ở Mĩ. Bây giờ cũng có những ngoại lệ, Nhưng cần có nhiều ngoại lệ hơn nữa, Và mọi thứ sẽ thay đổi, tôi hi vọng vậy. Và lí do tôi nghĩ vậy là bởi vì ngày nay một nửa trong số chúng ta sống ở các thành phố, và con số đó sẽ tăng lên đến 75%. Các thành phố và mật độ dân số, điều đó có nghĩa là các toà nhà của chúng ta sẽ tiếp tục trở nên lớn hơn, và tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều đất diễn cho gỗ trong việc xây dựng nhà trong thành phố. Tôi cảm thấy như vậy bởi vì ba tỉ người trên thế giới hiện nay, trong vòng 20 năm nữa, sẽ cần một nơi ở mới. Điều đó có nghĩa là 40% dân số thế giới sẽ cần một toà nhà mới cho họ trong vòng 20 năm tới. Hiện nay, 1 trong 3 người sống ở thành phố thực chất sống trong các khu ổ chuột Tức là 1 tỉ người trên thế giới đang sống trong các khu ổ chuột. 100 triệu người trên giới không có nơi ở. Thách thức cho các kiến trúc sư và xã hội là tìm ra một giải pháp về nơi ở cho những người này. Nhưng thách thức đó là, khi chúng ta chuyển tới thành phố, thành phố thường được xây dựng bằng hai loại nguyên vật liệu, thép và bê tông, và đó là nhưng vật liệu tốt. Chúng là những vật liệu của thể kỉ trước. Song chúng cũng là những nguyên vật liệu với rất nhiều năng lượng và thải ra rất nhiều khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Thép chiếm khoảng 3% lượng khí nhà kính do con người thải ra, và bê tông chứa 5%. Vậy nên nếu bạn nghĩ về điều đó, 8% khí nhà kính mà chúng ta thải ra hiện nay đến từ riêng 2 loại vật liệu này Chúng ta không nghĩ nhiều về điều đó, và thật đáng tiếc, chúng ta còn chẳng thèm nghĩ tới những toà nhà mà tôi nghĩ rằng đáng ra chúng ta nên làm. Đây là một thống kê của Mĩ về tầm quan trọng của của khí nhà kính Gần một nửa lượng khí nhà kính liên quan tới lĩnh vực xây dựng, và cũng là tương tự nếu chúng ta nhìn sang vấn đề năng lượng. Các bạn sẽ nhận thấy rằng mặc dù phương tiện giao thông xếp thứ 2 trong danh sách đó, nhưng lại là thứ chúng ta thường được nghe nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc trò chuyện. Và mặc dù phần lớn là vấn đề năng lượng, vấn đề về khí thải carbon cũng rất đáng quan tâm. Vấn đề mà tôi thấy ở đây, trên hết, là sự xung đột trong cách chúng ta giải quyết vấn đề phục vụ 3 tỉ người cần nhà ở, và về việc biến đổi khí hậu, đó là những va chạm trước tiên nhất sắp xảy ra, hoặc đã và đang diễn ra. Thách thức đó nghĩa là chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ theo những đường hướng mới, và tôi nghĩ rằng gỗ sẽ là một phần của giải pháp đó, và tôi sẽ cho bạn biết lý do tại sao. Là một kiến trúc sư, gỗ là vật liệu duy nhất, một nguyên liệu lớn mà tôi có thể sử dụng , thứ đã được nuôi lớn bởi sức mạnh của mặt trời. Khi một cái cây lớn lên trong khu rừng, thải ra khí oxy và thu vào CO2 và rồi nó chết đi và rơi xuống nền đất, nó thải ra trờ lại khí CO2 vào khí quyển hay vào trong các tầng đất. Nếu nó bị đốt cháy trong một vụ cháy rừng, nó cũng sẽ thải ra lượng carbon đó vào bầu không khí. Nhưng nếu bạn lấy miếng gỗ đó lắp vào một toà nhà hoặc biến nó thành một món đồ nội thất hay đồ chơi gỗ, nó thực sự có một khả năng tuyệt vời trong việc lưu trữ các-bon và cung cấp cho chúng ta một sự ẩn cư tạm thời. Một mét khối gỗ sẽ lưu trữ một tấn CO2. Giờ đây hai giải pháp của chúng ta đối với khí hậu hiển nhiên là giảm lượng khí thải và tìm nơi lưu trữ. Gỗ là vật liệu xây nhà chủ chốt duy nhất có thể làm được cả hai điều trên. Thế nên, tôi tin rằng từ luân lý hiện có, cho rằng trái đất nuôi sống thức ăn của chúng ta, chúng ta cần phải phát triển nó, trong thể kỉ này theo hướng trái đất cũng nên "nuôi lớn" nhà ở của mình. Bây giờ, chúng ta sẽ sẽ làm điều đó như thế nào khi chúng ta đang đô thị hoá với tốc độ như hiện nay và chúng ta nghĩ tới việc xây dựng căn nhà bằng gỗ chỉ vỏn vẹn có 4 tầng ? Chúng ta cần phải giảm thiểu số lượng bê tông và thép và chúng ta cần phát triển lớn mạnh hơn, và điều mà chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển là việc xây dựng một toà nhà cao 30 tầng bằng gỗ. Chúng tôi đã làm việc với một kĩ sư tên là Eric Karsh và chúng tôi đang thực hiện công việc mới mẻ này bởi vì đã có những sản phẩm mới làm từ gỗ ngoài kia cho chúng ta sử dụng, và chúng tôi gọi chúng là gỗ tấm to. Đây là những tấm gỗ được làm từ cây non, cây với tốc độ tăng trưởng thấp, những miếng gỗ nhỏ được dán lại với nhau để tạo ra những tấm gỗ khổng lồ: rộng 8 feet, dài 64 feet và có bề dày khác nhau. Cách miêu tả tốt nhất về điều này mà tôi rút ra được là nói rằng chúng ta đều quen với cách xây dựng "Two by four" khi chúng ta nghĩ về gỗ. Đó là điều mà mọi người nhanh chóng kết luận. Xây dựng "Two-by four" giống như là những miếng gạch nhỏ 8 chấm của bộ đồ chơi lego chúng ta từng chơi khi còn nhỏ, và bạn có thể tạo ra tất cả mọi thứ hay ho từ những mảnh Lego ,ở kích thước đó, từ "Two-by-fours" Nhưng liệu bạn có nhớ rằng khi còn là một đứa trẻ, bạn lục lọi trong căn hầm nhà mình, và tìm thấy một miếng Lego 24-chấm và lúc ấy bạn cảm thấy đại loại như là "Tuyệt cú mèo! Tớ có thể xây dựng một thứ gì đó thật lớn và nó sẽ trở nên thật vĩ đại!" Đó là sự thay đổi. Khối lượng gỗ tấm là những viên gạch 24-dot. Chúng đang thay đổi quy mô của những gì chúng ta có thể làm, và thứ mà chúng tôi đã phát triển, được gọi là FFTT, đó là một giải pháp sáng tạo cộng đồng để xây dựng một hệ thống linh hoạt trong kĩ thuật xây dựng sử dụng những tấm gỗ lớn này, cho phép chúng ta chồng lên 6 tầng một lúc nếu muốn. Đoạn hoạt hình này sẽ cho bạn thấy làm thế nào để kết cấu tòa nhà được tạo nên bằng một cách rất đơn giản, và việc tiếp cận những toà nhà này giờ đã được mở rộng cho các kiến trúc sư và kĩ sư xây dựng từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, với các phong cách kiến trúc và đặc tính khác nhau. Để xây dựng một cách an toàn trên thực tế, chúng tôi đã thiết kế những toà nhà này phù hợp với hoàn cảnh của Vancouver, nơi có địa chấn cao ngay cả ở một toà nhà 30 tầng. Bây giờ rõ ràng là, mỗi khi tôi nhắc đến điều này, mọi người, các bạn biết đấy, ngay cả người tại hội nghị này nói rằng "Anh có nghiêm túc không? Ba mươi tầng á? Làm thế nào điều đó có thể xảy ra?" Và có rất nhiều những câu hỏi hay được đặt ra và cả những câu hỏi quan trọng mà chúng tôi đà dùng rất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời khi tập hợp các báo cáo của mình và ghi nhận các nhận xét từ những người quen biết. Tôi sẽ chỉ tập trung vào một vài câu trong đó, hãy bắt đầu với lửa vì tôi nghĩ lửa có lẽ là điều đầu tiên các bạn đang nghĩ tới tại ngay thời điểm này. Cũng đúng thôi. Và đây là cách tôi mô tả nó. Nếu tôi bảo bạn lấy một que diêm và đốt nó lên giữ một thanh gỗ to và cố gắng để làm cháy nó. Điều đó sẽ không xảy ra, đúng không? Tất cả chúng ta đều biết vậy. Nhưng để có một đám cháy, bạn thường bắt đầu với những miếng gỗ nhỏ và bạn làm chúng cháy dần lên và cuối cùng bạn có thể cho thêm những thanh gỗ lớn vào lửa, và khi bạn thêm những thanh gỗ này vào đám lửa đó, tất nhiên, chúng cháy nhưng cháy rất chậm. Vâng, gỗ tấm, những sản phẩm mới mà chúng tôi đang sử dụng, khá là giống các thanh gỗ lớn. Rất khó để làm chúng bắt lửa và kể cả khi bị đốt cháy, chúng cháy theo một cách hoàn toàn có thể được dự báo trước, và chúng tôi có thể sử dụng hỏa lực khoa học để dự đoán và làm cho các tòa nhà này an toàn như khi sử dụng bê tông và cốt thép. Vấn đề lớn tiếp theo, chặt phá rừng. 18% lượng khí nhà kính thải ra trên toàn thế giới. là kết quả của nạn phá rừng. Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn làm đốn cây. Hay nói đúng hơn là, điều cuối cùng chúng tôi muốn làm là đốn sai cây. Có những mô hình hướng tới nền lâm nghiệp bền vững cho phép chúng tôi khai thác cây rừng đúng cách, và chỉ duy những cây thích hợp để sử dụng cho các loại hệ thống như thế này. Bây giờ tôi thực sự nghĩ rằng những ý tưởng này sẽ thay đổi bộ mặt của nạn phá rừng. Tại các quốc gia với các vấn đề phá rừng, chúng ta cần phải tìm cách mang lại các giá trị tốt hơn cho rừng và khuyến khích mọi người kiếm tiền thông qua chu kỳ tăng trưởng rất nhanh-- Các cây 10, 12, 15 tuổi tạo ra những sản phẩm này cho phép chúng tôi xây dựng ở qui mô này. Chúng tôi đã tính toán với một tòa nhà 20 tầng: Chúng tôi sẽ phát triển đủ gỗ ở Bắc Mỹ mỗi 13 phút. Đó là khoản thời gian yêu cầu. Câu chuyện về carbon ở đây cũng thực sự hay. Nếu chúng ta xây dựng toà nhà 20 tầng bằng xi măng và bê tông, quá trình này sẽ đem lại cho ngành sản xuất xi măng 1200 tấn khí thải CO2 Nếu chúng ta làm nó với gỗ chúng ta sẽ có thể làm giảm khoảng 3.100 tấn, , vậy nên chênh lệch tổng cộng là 4.300 tấn. Tương đương với khoảng 900 xe ô tô được loại bỏ khỏi làn đường trong một năm. Hãy nhớ lại ba tỷ người đang cần một căn nhà mới, và có thể đây là một đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu con số này. Chúng ta đang ở khởi đầu của một cuộc cách mạng, tôi hy vọng là như vậy, trong cách mà chúng ta xây dựng, bởi vì đây là phương thức mới đầu tiên xây dựng một tòa nhà chọc trời trong, có lẽ, 100 năm hoặc nhiều hơn. Nhưng thách thức đang thay đổi nhận thức của xã hội về tính khả thi của nó, và đó là một thách thức lớn. Kỹ thuật là, trung thực mà nói, là phần dễ của công việc này. Và đây là cách tôi mô tả nó. Toà nhà chọc trời đầu tiên, về mặt kỹ thuật-- và định nghĩa của một nhà chọc trời là cao 10 tầng, tin hay không thì tuỳ nhưng đây là toà nhà chọc trời đầu tiên ở Chicago và mọi người đã sợ hãi khi đi dưới nó. Nhưng chỉ bốn năm sau khi nó được xây dựng, Gustave Eiffel đã xây dựng tháp Eiffel và vì đã xây dựng nên tháp Eiffel ông đã làm thay đổi đường chân trời của các thành phố trên thế giới, thay đổi và tạo ra một cuộc cạnh tranh giữa những nơi như thành phố New York và Chicago, nơi mà các nhà phát triển bắt đầu xây dựng các tòa nhà lớn và lớn hơn và đẩy các nóc nhà lên cao và cao hơn nữa với kỹ thuật tốt và tốt hơn. Chúng tôi đã xây dựng mô hình này tại New York, trên thực tế, một mô hình lý thuyết sắp tới sẽ được đặt tại khuôn viên một trường đại học kỹ thuật, và lý do chúng tôi chọn địa điểm này là để cho các bạn thấy những toà nhà này sẽ trông như thể nào, bởi vì vẻ bên ngoài của chúng có thể được thay đổi. Và cấu trúc chính là điều mà chúng tôi đang nói tới. Lý do chúng tôi chọn nó là bởi vì đây là một trường đại học kỹ thuật, và tôi tin rằng gỗ là vật liệu với công nghệ tiên tiến nhất mình có thể sử dụng trong xây dựng. Và hóa ra tấm bằng sáng chế lại nghiễm nhiên thuộc về tạo hóa, và chúng ta không mấy thoải mái với sự thật này. Nhưng nó nên là như vậy, dấu ấn của tạo hóa trong môi trường xây dựng. Tôi trông chờ vào cơ hội này để tạo nên khoảnh khắc tháp Eiffel, theo cách mà chúng tôi gọi nó. Các toà nhà đang được xây dựng trên toàn thế giới. Có một toà nhà 9 tầng tại London, một toà nhà mới vừa được hoàn thành ở Úc mà tôi nghĩ rằng cao 10 hoặc 11 tầng. Chúng tôi bắt đầu nâng tầm cao của những toà nhà bằng gỗ này chúng tôi hy vọng, và tôi hy vọng, rằng quê hương của tôi Vancouver thực sự có khả năng trở thành nơi có toà nhà cao nhất thế giới với khoảng 20 tầng trong tương lai không xa. Khoảnh khắc tháp Eiffel sẽ phá vỡ trần mức, Các trần mức chuẩn mực về chiều cao, và cho phép các tòa nhà gỗ tham gia cuộc đua, Và tôi tin rằng cuộc đua này đã thực sự bắt đầu. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Sau 13.8 tỉ năm lịch sử vũ trụ, vũ trụ của chúng ta đã tỉnh dậy, và bắt đầu tự nhận thức. Từ một hành tinh xanh nhỏ bé, nơi có nhận thức của thế giới bao la đã bắt đầu nhìn ra bên ngoài hành tinh của họ bằng kính viễn vọng, để khám phá những điều nhỏ bé. Ta phát hiện ra rằng vũ trụ này rộng lớn hơn rất nhiều so với tổ tiên tưởng tượng và cuộc sống dường như là một sự xáo trộn mà chúng ta đều không thể nhận thấy được trên một hành tinh chết khác. Nhưng ta cũng khám phá ra một điều vô cùng hấp dẫn, đó là nền công nghệ đang được phát triển mang lại tiềm năng nâng cao cuộc sống hơn bao giờ hết, không chỉ trong một vài thế kỉ mà trong hàng triệu năm lịch sử, không chỉ trên trái đất này mà còn rộng mở cho cả vũ trụ vĩ đại này. Tôi nghĩ cuộc sống sơ khai nhất là "Cuộc sống phiên bản 1.0" bởi vì nó không có trí tuệ, như vi khuẩn, không có khả năng tiếp thu được cái gì trong suốt quãng đời của nó. Còn loài người là "Cuộc sống bản 2.0" vì chúng ta có thể học, giao tiếp, lại còn nghĩ tới việc cài một phần mềm vào trong não, để biết thêm ngôn ngữ hoặc kỹ năng khác. "Cuộc sống bản 3.0", không những thiết kế được 'phần mềm' mà còn 'phần cứng' của nó chắc chắn là chưa xuất hiện. Nhưng có lẽ, với nền công nghệ hiện tại, ta đã nâng cấp lên phiên bản 2.1, đầu gối nhân tạo, máy điều hòa nhịp tim và cả những con ốc điện tử. Vì vậy, hãy nhìn kỹ hơn sự liên kết của chúng ta với nền công nghệ, Ví dụ, tàu vũ trụ Apollo 11 đã khám phá mặt trăng rất thành công và truyền cảm hứng, chứng tỏ rằng khi ta biết cách sử dụng công nghệ khéo léo, chúng ta có thể đạt tới những điều mà tổ tiên chỉ biết mơ tới. Nhưng còn một chuyến hành trình vĩ đại hơn được phóng lên bởi cái gì đó mạnh hơn cả hệ thống tên lửa, nơi mà hành khách không chỉ có duy nhất 3 phi hành gia mà là cả một nhân loại. Hãy nói về chuyến hành trình của chúng ta trong tương lai với trí tuệ nhân tạo. Bạn của tôi, Jaan Tallinn chỉ ra rằng nếu chỉ với mỗi nền công nghệ tên lửa, thì có lẽ khó để biến công nghệ trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta cũng sẽ phải tìm ra, nếu chúng ta thực sự khát vọng, cách để điều khiển nó và ta muốn đi tới đâu cùng nó. Hãy nói về 3 điều của trí tuệ nhân tạo: sức mạnh, sự chỉ đạo và đích đến. Cùng bắt đầu với sức mạnh. Tôi định nghĩ trí tuệ rất là bao hàm-- đơn giản như khả năng hoàn thành các mục tiêu phức tạp của chúng ta, vì tôi muốn bao gồm cả trí tuệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn tránh cái ý tưởng ngớ ngẩn về sự tôn vinh carbon do đó bạn chỉ có thể thông minh khi bạn được tạo nên từ thịt. Thật tuyệt vời khi nói về AI đã phát triển như thế nào trong thời gian gần đây. Cùng suy nghĩ về nó. Cách đây không lâu, robots không thể đi được. Còn bây giờ, nó có thể nhào lộn. Cách đây không lâu, chúng ta chưa hề có xe ô tô tự động. và bây giờ, ta đã có tên lửa tự động. Cách đây không lâu, AI không thể nhận diện được mặt con người. Bây giờ, AI có thể tạo ra khuôn mặt giả và mô phỏng khuôn mặt của bạn nói những điều mà bạn chưa bao giờ nói. Cách đây không lâu, AI không thể thắng ta trong trò cờ vây. Và rồi, AI của Google DeepMind's AlphaZero lấy trọn 3000 năm luyện tập của con người và cả những chiến thuật, bỏ qua những điều đó, nó trở thành đối thủ nặng ký nhất kể cả khi chơi với chính nó. Điều ấn tượng nhất không phải là nó đã đánh bại người chơi như thế nào, mà là nó đã hạ gục cả những người nghiên cứu ra nó người đã dành hàng chục năm để tạo ra những phần mềm chơi trò chơi. Và AlphaZero hạ gục các nhà nghiên cứu không chỉ mỗi cờ vây mà còn cả cờ vua, bộ môn mà ta đã thành thạo từ năm 1950. Chính những thành tựu tuyệt vời gần đây của AI, đã dấy lên một câu hỏi: Nó sẽ có thể tiến bộ tới đâu? Tôi thích nghĩ tới câu hỏi này bằng các khái niệm trừu tượng của nhiệm vụ, nơi mà các cấp bậc thể hiện sự khó khăn để AI hoàn thành một nhiệm vụ ở cấp độ con người, và mực nước biển thể hiện những gì mà AI có thể làm ngày nay. Mực nước biển tăng lên chỉ sự cải thiện của AI, vì vậy hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra trong cảnh quan nhiệm vụ. Và điều hiển nhiên là tránh những công việc tại bờ sông -- (Cười) nơi mà nó sẽ bị phá huỷ sớm. Nhưng còn có một câu hỏi lớn hơn thế nữa Mực nước sẽ dâng cao tới đâu? Liệu nó sẽ nhấn chìm mọi thứ, đấu trí với con người ở mọi lĩnh vực. Đây là định nghĩa của trí tuệ nhân tạo -- AGI, giao thức mạng thần thánh của AI từ điểm khởi đầu. Với định nghĩa này, những người nói "À, chắc chắn sẽ có việc mà con người làm tốt hơn máy móc", đơn giản nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ có được AGI. Chắc chắn, chúng ta vẫn có thể chọn những công việc của con người hoặc là đưa thu nhập và mục tiêu với công việc của chúng ta, nhưng AGI trong mọi trường hợp sẽ chuyển đổi cuộc sống như ta đã biết cái lúc mà con người đã không còn thông minh nhất nữa. Bây giờ, nếu mực nước chạm tới AGI, thì sau này, AI sẽ được vận hành bởi chính nó thay vì con người, nghĩa là có khả năng rằng các AI trong tương lai sẽ còn phát triển nhanh hơn cả những nghiên cứu điển hình mà loài người đã phát triển bao lâu nay, dấy lên tranh cãi về sự bùng nổ của trí thông minh nơi mà quá trình tự hoàn thiện của AI đã nhanh chóng bỏ xa trí thông minh của con người ở phía sau, được biết đến như siêu thông minh. Được rồi, cùng kiểm chứng trong thực tế: Liệu chúng ta sẽ đạt được AGI sớm? Một số nhà nghiên cứu về AI nổi tiếng, như Rodney Brooks, nghĩ điều đó sẽ không xảy ra trong hàng trăm năm nữa. Thế nhưng, nhà sáng lập Google DeedMind Demis Hassabis, lại lạc quan hơn và đang làm việc để rút ngắn khoảng thời gian này. Các khảo sát gần đây cho thấy rằng đa số các nhà nghiên cứu AI thực sự đồng ý với ý tưởng lạc quan của Demis, hy vọng rằng chúng ta có thể đạt đến AGI chỉ trong vòng vài chục năm tới, vì vậy trong cuộc đời của chúng ta, sẽ hỏi rằng-- sau đó sẽ như thế nào? Ta muốn vai trò của loài người sẽ là gì nếu máy móc lại có thể làm mọi thứ tốt và rẻ hơn chúng ta? Với cách nhìn nhận này, chúng ta đối mặt với một lựa chọn. Một lựa chọn là tự mãn. Ta có thể nói rằng, "Ok, hãy xây những máy móc có thể làm mọi thứ chúng ta làm và không cần lo về hậu quả của nó. Nào, nếu ta xây dựng nền công nghệ khiến loài người trở nên lỗi thời, thì hình như có điều gì đó hơi sai ở đây?" (Cười) Tôi nghĩ điều đó sẽ rất xấu hổ. Tôi nghĩ chúng ta nên tham vọng hơn nữa -- theo tinh thần của TED. Hãy thử hình dung một cảm hứng thực sự trong ngành công nghệ cao tương lai và cố gắng định hướng nó. Điều này đưa chúng ta tới phép ẩn dụ về tên lửa thứ hai: sự định hướng. Ta làm cho AI ngày càng hùng mạnh hơn, nhưng làm sao chúng ta có thể định hướng được tương lai khi mà AI giúp loài người hưng thịnh thay vì chật vật khổ sở? Để giải quyết vấn đề này, tôi đã đồng sáng lập Viện Cuộc sống Tương lai. Đó là một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ áp dụng công nghệ có ích, mục tiêu của chúng tôi chỉ đơn giản là để hiện thực hóa cuộc sống tương lai và trở thành nguồn cảm hứng. Các bạn biết đấy, tôi yêu thích công nghệ. Công nghệ là lý do cuộc sống ngày nay vượt xa Thời Đồ đá. Và tôi lạc quan rằng chúng ta có thể tạo ra cảm hứng cho công nghệ cao tương lai... nếu -- và đây là một cái nếu quan trọng -- nếu ta chiến thắng trong cuộc đua về sự hiểu biết -- cuộc đua giữa sự phát triển công nghệ của chúng ta và sự hiểu biết nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Nhưng điều này đòi hỏi sự thay đổi trong phương pháp bởi các phương pháp cũ được học hỏi từ những sai lầm. Chúng ta đã phát minh ra lửa, lửa đã tàn phá nhiều lần -- từ đó phát minh ra bình cứu hỏa. (Cười) Chúng ta đã phát minh ra xe hơi, gây ra sự tàn phá nhiều lần -- từ đó phát minh ra đèn giao thông, dây an toàn và túi khí nhưng với công nghệ càng mạnh mẽ hơn như vũ khí hạt nhân và AGI, học hỏi từ những sai lầm đó là một phương pháp tồi, bạn có nghĩ thế không? (Cười) Sự chủ động luôn tốt hơn nhiều so với sự bị động; lên kế hoạch trước và làm đúng ngay từ đầu bởi vì đó có thể là cơ hội duy nhất chúng ta có. Điều đó cũng khá vui vì đôi khi mọi người bảo tôi rằng, "Max, suỵt, đừng nói như vậy. Như kiểu Luddite đang phao tin vậy." Nhưng đó không phải là tin đồn nhảm nhí. Đây là thứ chúng tôi gọi là an toàn kỹ thuật tại MIT. Hãy nghĩ về điều này: trước khi NASA phóng tàu Apollo 11, họ đã suy nghĩ một cách có hệ thống rằng mọi thứ có thể sai khi bạn đặt con người trên thùng chứa nhiên liệu nổ và đưa họ tới đâu đó, nơi không ai có thể giúp họ. Và có hàng tá điều có thể sai lầm. Đó có phải là tin đồn nhảm không? Không. Đó chính xác là kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo nhiệm vụ thành công, và đó chính xác là mục đích mà tôi nghĩ ta nên sử dụng AGI. Nghĩ thấu "điều gì có thể sai lệch" để chắc chắn nó đi đúng hướng. Nên với tinh thần này, chúng tôi tổ chức các hội thảo, kết nối các nhà nghiên cứu AI và học giả hàng đầu để thảo luận cách phát triển sự thông minh này ta cần giữ cho AI có ích. Hội thảo gần đây nhất của chúng tôi ở Asilomar, California năm ngoái đã đưa ra danh sách này với 23 quy ước được kí tên bởi hơn 1000 nhà nghiên cứu AI và các nhà lãnh đạo kinh tế chủ chốt, Tôi muốn nói với bạn về 3 trong số các nguyên tắc này. Một là chúng ta nên tránh chạy đua vũ trang và vũ khí tự hủy diệt. Ý tưởng là sản phẩm khoa học nào cũng được sử dụng như cách mới để giúp đỡ con người hoặc là làm hại con người. Ví dụ, sinh học và hóa học đang được sử dụng nhiều cho nghiên cứu thuốc mới, cách chữa bệnh mới hơn là giết người. vì các nhà sinh hóa học đã làm việc tích cực và thành công khi cấm các loại vũ khí sinh học và hóa học. Và trên tinh thần này, đa số các nhà nghiên cứu AI muốn lên án và cấm các vũ khí tự hủy diệt. Một nguyên tắc khác tại Asilomar AI là chúng ta nên giảm tối thiểu chi phí nhiên liệu phát sinh cho AI. Tôi nghĩ nếu ta có thể tăng trưởng chiếc bánh kinh tế mạnh mẽ bằng AI và ta vẫn không hình dung ra cách chia cái bánh này thì mọi người tốt hơn là dừng lại, đáng tiếc cho chúng ta. (Vỗ tay) Bây giờ, bạn hãy giơ tay lên nếu máy tính bạn đã từng bị phá tan tành. (Cười) Chà, có nhiều cánh tay quá. Và, sau đó, bạn sẽ đánh giá cao nguyên tắc này rằng ta nên đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nghiên cứu an toàn AI, Vì khi ta giao cho AI phụ trách làm ra nhiều quyết định và cơ sở hạ tầng hơn, ta cần phải tìm ra cách chuyển các máy tính bị lỗi và có khả năng bị hack thành các hệ thống Robot AI mà ta có thể thực sự tin tưởng, Nếu không thì, mọi công nghệ mới tuyệt vời có thể trục trặc và gây hại cho ta, hoặc bị hack và chống lại chúng ta. Và việc an toàn hoá AI này phải bao gồm việc liên kết giá trị AI, vì đe dọa thực sự từ AI không hề ác ý, như trong những bộ phim ngớ ngẩn của Hollywood, Tuy nhiên, năng lực -- Hoàn thành mục tiêu AGI không phải là con đường thẳng với mục tiêu của chúng ta. Ví dụ, khi con người tới, tê giác đen Tây Phi bị tuyệt chủng, chúng ta không làm điều đó vì không phải tất cả đều căm thù tê giác, phải không ạ? Chúng ta làm vì chúng ta thông minh hơn chúng và mục tiêu của chúng ta không như của chúng. Song AGI, theo định nghĩa là nó thông minh hơn chúng ta, nên để đảm bảo chúng ta không đẩy mình vào vị trí của những con tê giác. Nếu ta tạo ra AGI, ta cần phải biết cách làm cho máy móc hiểu được mục tiêu của chúng ta, thích nghi và duy trì mục tiêu của chúng ta. Và toàn bộ mục tiêu nên như thế này, bằng mọi giá phải không ạ? Chúng nên có những mục tiêu nào? Điều này đưa ta tới phần thứ 3 của phép ẩn ý tên lửa: đích đến. Chúng ta đang làm cho AI mạnh mẽ hơn, nỗ lực tìm ra cách điều khiển nó, nhưng chúng ta muốn đi cùng nó tới đâu? Điều này giống như con voi trong căn phòng chẳng có người để ý tới nó, thậm chí là ngay đây, tại TED vì chúng ta quá để tâm vào các thử thách AI ngắn hạn. Nhìn xem, loài người đang nỗ lực xây dựng AGI, bởi sự tò mò và nền kinh tế thúc đẩy. Nhưng xã hội mà ta mong đợi trong tương lai sẽ ra sao nếu ta thành công? Chúng tôi đã làm một cuộc thăm dò ý kiến về điều này gần đây, tôi rất ngạc nhiên khi phần lớn mọi người thực sự muốn chúng tôi tạo ra siêu AI: Cực kỳ thông minh hơn con người về mọi thứ. Thỏa thuận lớn nhất đó là chúng ta nên tham vọng hơn và giúp cho sự sống rộng mở hơn trong vũ trụ, nhưng vẫn có sự không nhất quán về việc ai hoặc cái gì sẽ thực hiện trách nhiệm này. Tôi đã thực sự rất vui thích khi thấy một số người muốn được như những cỗ máy. (Cười) Và toàn bộ không nhất trí về vấn đề đâu là vai trò con người nên có thậm chí ở mức cơ bản nhất. Hãy nhìn gần hơn về một tương lai mà chúng ta có thể chọn để hướng tới, được không? Bạn đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không nói về du hành xuyên không gian, chỉ đơn thuần là về hành trình ẩn ý của loài người tới tương lai. Một lựa chọn mà một số đồng nghiệp AI của tôi ưa thích là xây dựng siêu AI, và giữ nó trong sự kiểm soát của con người, như là nô lệ của Chúa, ngắt kết nối với internet và được sử dụng để tạo ra công nghệ phi thường và của cải cho bất cứ người nào kiểm soát nó. Song Lord Acton đã cảnh báo chúng ta rằng quyền lực, và quyền lực tuyệt đối dẫn đến hỗn loạn tuyệt đối, nên bạn có thể lo lắng rằng liệu con người không đủ thông minh hoặc không đủ khôn ngoan hơn, để nắm giữ quyền lực này. Ngoài những nỗi e sợ về đạo đức bạn có thể có, về sự nô dịch cho siêu trí tuệ, Bạn có thể bất an về việc AI có thể thông minh hơn chúng ta, thoát khỏi và chiếm quyền kiểm soát. Nhưng tôi cũng có những đồng nghiệp lạc quan về việc AI sẽ chiếm giữ và thậm chí là nguyên nhân tuyệt chủng con người, khi chúng ta cảm thấy AI là những hậu duệ xứng đáng, như con cháu chúng ta. Nhưng làm sao ta biết được AI tiếp nhận những giá trị tốt nhất của con người, và không phải là hình nộm lừa chúng ta qua nhân cách hóa? Liệu những ai không muốn con người tuyệt chủng, lên tiếng rằng đó cũng là nguyên nhân? Giờ đây, nếu bạn đều không thích cả hai lựa chọn công nghệ này, thì điều quan trọng cần nhớ là công nghệ thấp là tự sát từ góc nhìn tương lai, vì nếu chúng ta không vượt xa công nghệ hiện có, câu hỏi sẽ không phải là liệu nhân loại sắp bị tuyệt chủng, mà sẽ là chúng ta sẽ bị kiểm soát bởi hành tinh hủy diệt tiếp theo, siêu núi lửa hoặc vài vấn đề khác mà đáng ra công nghệ tốt hơn có thể giải quyết. Cho nên, việc có cái bánh và ăn nó... cùng với AGI không phải là sự nô dịch nhưng lại đối xử tốt với chúng ta vì giá trị của chúng song hành cùng chúng ta? Đây là nguyên nhân chính mà Cliezer Yudkowsky đã gọi là "AI thân thiện" Nếu ta có thể làm được điều này, đó sẽ rất tuyệt. AI không thể loại bỏ những trải nghiệm tiêu cực như bệnh tật, đói nghèo, tội phạm và những khổ đau khác. Nhưng nó có thể cho chúng ta sự tự do lựa chọn từ sự đa dạng, mới mẻ tuyệt vời của những trải nghiệm tích cực -- dựa trên việc để chúng ta làm chủ số phận của chính mình. Tóm lại, vị thế của chúng ta với công nghệ là phức tạp, nhưng nhìn chung thì khá đơn giản. Đa số các nhà nghiên cứu AI chờ đợi AGI qua hàng thập kỷ, và nếu chúng ta chỉ tự mãn mà không chuẩn bị, đó sẽ có thể là sai lầm lớn nhất trong lịch sử loài người. Hãy đối mặt với nó. Nó có thể sẽ tàn bạo, độc quyền toàn cầu, bằng sự bất bình đẳng không thể dự đoán, bị quản đốc và tổn thương, và thậm chí có thể là sự tuyệt chủng loài người. Nhưng nếu chúng ta điều hướng cẩn thận, ta có thể đúc kết trong một tương lai sáng lạng khi mọi người đều tốt lên: người nghèo sẽ giàu có lên, người giàu thì giàu hơn, mọi người đều khỏe mạnh và tự do sống với ước mơ của mình. Bây giờ, còn nữa. Các bạn muốn tương lai là đúng hay sai? Bạn có muốn một xã hội yên bình với lề lối đạo đức nghiêm trị, hay là một chủ nghĩa khoái lạc - tự do cho tất cả, như Burning Man 24/7? Bạn mong có những bờ biển cát trắng, rừng xanh và hồ trong veo, hay bạn sẽ thích sắp xếp lại các nguyên tử bằng máy tính, có khả năng trải nghiệm thực tế ảo? Với AI thân thiện, chúng ta đơn giản có thể xây dựng một xã hội như thế và cho mọi người sự tự do lựa chọn cuộc sống vì chúng ta sẽ không còn bị giới hạn bởi trí thông minh, chỉ vì luật pháp hay vật lý học. Và nguồn nguyên liệu và không gian có thể vô cùng to lớn. Và đó là lựa chọn của chúng ta. Chúng ta có thể bằng lòng về tương lai, và kiểm soát như một bài báo với đức tin mù quáng nói rằng công nghệ mới nào cũng bảo đảm mang lại lợi ích, và chỉ là sự lặp lại của chính chúng ta. khi ta buông trôi như con tàu mất lái về sự lỗi thời của chính mình. Hoặc ta có thể tham vọng về suy nghĩ làm cách nào để kiểm soát và điều hướng công nghệ và cùng công nghệ tiến xa tới đâu để tạo ra thời kỳ đáng kinh ngạc. Tất cả chúng ta ở đây để ăn mừng nó, và tôi cảm thấy bản chất của nó nên nằm ở việc không bị áp đảo mà là sự trao quyền bằng công nghệ. Cảm ơn các bạn! (Vỗ tay) Diana Reiss: Có thể bạn nghĩ bạn đang nhìn một con cá heo quay lộn tinh nghịch ở một cửa sổ nhưng cái bạn đang thực sự nhìn thấy là một con cá heo qua một tấm gương 2 chiều đang soi gương và quay lộn tinh nghịch. Đó là một con cá heo nhận ra chính mình. Cá heo này có ý thức về mình. Chú cá heo trẻ này tên là Bayley. Tôi đã rất quan tâm tìm hiểu bản chất của sự thông minh ở những chú cá heo từ 30 năm qua. Làm thế nào ta biết được trí thông minh của động vật này khi chúng rất khác với ta? Và những gì tôi sử dụng là một công cụ nghiên cứu rất đơn giản, một cái gương, và chúng tôi thu được thông tin thú vị, sự phản ảnh về trí tuệ của những động vật này. Cá heo không phải là động vật duy nhất, không phải là duy nhất biết soi mình trong gương. chúng ta đã từng nghĩ đó là khả năng chỉ có ở con người, nhưng ta đã biết loài linh trưởng, họ hàng gần nhất của chúng ta cũng có được khả năng đó. Rồi ta thấy điều đó ở loài cá heo, và tiếp theo sau đó là ở các chú voi. Chúng tôi đã thí nghiệm trong lab của tôi với cá heo và voi và gần đây phát hiện được ở loài chim sáo. Thật thú vị, vì chúng tôi đi theo quan điểm của Darwin về tính liên tục trong sự tiến hóa tự nhiên, tính liên tục tự nhiên. Nhưng chúng tôi đã dè dặt và cẩn thận hơn trong việc công nhận tính liên tục trong nhận thức, trong cảm xúc, trong ý thức ở các loài động vật khác. Các loài động vật khác có ý thức. Chúng có cảm xúc. Chúng có ý thức. Đã có vô số những nghiên cứu về nhiều loài qua nhiều năm cho ta những bằng chứng xác đáng về tư duy và ý thức trong những động vật khác, những động vật rất khác chúng ta về hình thức. Chúng ta không phải là duy nhất. Chúng ta không độc chiếm những khả năng này. Và tôi hy vọng rằng, và một trong những giấc mơ lớn nhất của tôi là, với sự phát triển trong hiểu biết của chúng ta về ý thức của những loài khác và mối quan hệ của chúng ta với thế giới động vật, rằng chúng ta sẽ tôn trọng và bảo vệ chúng vì chúng xứng đáng. Đó là một mong mỏi của tôi đối với mọi người ở đây, và tôi hy vọng rằng tôi có thể thuyết phục các bạn về ý này. Tôi xin trở lại với mấy chú cá heo, vì những động vật này làm tôi hứng thú khi nghiên cứu chúng tỉ mỉ và trực tiếp trong hơn 30 năm. Có những tính cách như con người. Chúng không phải là con người, nhưng có tính cách con người theo đúng ý của từ này. So với người ngoài hành tinh, thì hơn cá heo giống chúng ta hơn. Chúng rất khác chúng ta về hình dạng cơ thể. Chúng khác từ những điều cơ bản nhất. Chúng có môi trường sống hoàn toàn khác. Thật vậy, chúng ta có 95 triệu năm tách biệt theo 2 hướng tiến hóa. Hãy nhìn cơ thể này. Với ý nghĩ chơi chữ ở đây, đúng là những động vật ngoài - đất. Tôi tự hỏi làm thế nào ta có thể giao tiếp với những động vật này. Vào những năm 1980, tôi đã làm một bàn phím dưới nước. đó là một bàn phím dạng màn hình cảm ứng tùy chọn. Điều tôi muốn làm là cho các chú cá heo chọn và điều khiển. Đó là những động vật não lớn, có tính xã hội, và tôi nghĩ nếu chúng ta để chúng lựa chọn và điều khiển, không biết chúng có ấn bàn phím hay không-- và bàn phím được kết nối bằng sợi cáp quang với công ty HP qua máy tính Apple II. Lúc này trông có vẻ lạc hậu, nhưng đó là cách chúng tôi tiếp cận công nghệ. Vậy những chú cá heo có thể ấn vào một phím biểu tượng, chúng nghe thấy một tiếng huýt từ máy tính, và được nhận 1 đồ chơi hay 1 trò chơi. Mời xem một video ngắn. Đó là Delphi và Pan, và bạn nhìn thấy Delphi đang ấn vào 1 phím, nó nghe thấy 1 tiếng huýt từ máy tính và nó nhận được một quả bóng, vậy chúng có thể chọn đồ vật chúng muốn. Điều đặc biệt ở đây là, chúng mày mò được bàn phím này theo cách riêng của chúng. Chúng tôi không hề can thiệp. Chúng khám phá bàn phím. Chúng chơi đùa với nó. Chúng nhận ra cách nó hoạt động. Và chúng nhanh chóng bắt chước các âm thanh mà chúng nghe được thông qua bàn phím. Chúng bắt chước lại. Ngoài ra, chúng bắt đầu học sự kết hợp giữa các biểu tượng, các âm thanh và các vật thể. Những gì chúng ta thấy là việc học được tự tổ chức, và bây giờ tôi tự hỏi, tôi có thể làm gì với những công nghệ mới? Làm thế nào chúng ta tạo ra những giao diện, cửa sổ mới trong suy nghĩ của động vật, với những công nghệ hiện đại? Vậy tôi nghĩ về điều này, một ngày kia tôi nhận một cuộc gọi từ Peter. P. Gabriel: nghề của tôi là làm tiếng động. Vào một ngày đẹp, đó là âm nhạc, và tôi muốn nói một chút về những trải nghiệm tuyệt vời của tôi trong ngành sản xuất âm nhạc. Tôi là một cậu bé con nhà nông. Tôi lớn lên cùng với động vật, tôi đã nhìn vào mắt chúng và tự hỏi điều gì đang diễn ra ở đó? Vì vậy, như người lớn, khi tôi bắt đầu đọc về những đột phá tuyệt vời với Penny Patterson và khỉ đột Koko, với Sue Savage-Rumbaugh và cặp khỉ Kanzi, Panbanisha, với Irene Pepperberg và chú vẹt Alex, tôi thật sự hào hứng. Điều cũng tuyệt vời đối với tôi là chúng có vẻ thông minh hơn nhiều trong việc hiểu ngôn ngữ của chúng ta hơn ta hiểu ngôn ngữ của chúng. Tôi làm việc với rất nhiều nhạc sĩ trên khắp thế giới, và thường thì chúng tôi không hề có ngôn ngữ chung nào cả, nhưng chúng tôi ngồi xuống trước nhạc cụ của mình, và đột nhiên có một cách nào đó để chúng tôi kết nối và giao cảm. Vậy tôi chào hàng tận nhà qua điện thoại và cuối cùng được nói chuyện với Sue Savage-Rumbaugh, và cô ấy muốn tôi giảm giá. Tôi giảm giá, và mấy chú khỉ đột bonobo đã được tiếp cận với nhạc cụ gõ, nhạc cụ đồ chơi, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy một nhạc cụ có phím. Ban đầu nó hành động như đứa trẻ, cứ đập mạnh bàn phím bằng nắm đấm, và qua Sue, tôi hỏi liệu Chú Panbanisha có thể thử với một ngón tay. Sue Savage-Rumbaugh: bạn chơi một bài được không? Tôi muốn nghe một bài nhạc thư giãn. Hãy chơi một bài thật thư giản. PG: Vậy thư giản là chủ đề của bản nhạc. (Âm nhạc) Vậy tôi ở ngay sau canh chừng, vâng, đấy là những gì mà chúng tôi đã thử nghiệm với nó Sue khuyến khích nó tiếp tục chơi một tí nữa (Nhạc) Nó khám phá những nốt mà nó thích nó tìm thấy quãng tám. nó chưa bao giờ được ngồi trước bàn phím trước đó tốt lắm. SSR: làm tốt lắm. Thật sự rất hay. PG: nó chơi tốt. (Vỗ tay) Thế là đêm đó, chúng tôi bắt đầu mơ, và chúng tôi nghĩ có lẽ công cụ tuyệt nhất mà con người đã tạo ra là internet, và chuyện gì xảy ra nếu chúng ta có thể tìm thấy một giao diện mới, giao diện nghe nhìn cho phép những sinh vật có tri giác đặc biệt cùng sống với ta trên hành tinh này tiếp cận được? Sue Savage-Rumbaugh hứng thú với điều này, cô ấy gọi cho bạn của cô ấy, Steve Woodruff, và chúng tôi bắt đầu hối thúc tất cả những người cùng làm việc hoặc người tạo cho chúng tôi cảm hứng điều này đưa chúng tôi đến với Diana và đến với Neil. Neil Gershenfeld: Cám ơn Peter. PG: Cám ơn, (Vỗ tay) NG: Vậy là Peter gặp tôi. Tôi mất hướng khi xem cái clip đó. Anh ấy gặp tôi để làm những việc không phải cho người mà động vật. Và sau đó tôi tìm vào lịch sử của mạng Internet. Nó giống như Internet lúc thời kỳ đầu Và bạn có thể gọi nó là Internet của người trung niên da trắng, trung niên da trắng. Vint Cerf: (cười) (Cười) NG: nói đồng thanh. Sau đó, khi lần đầu tiên chúng tôi đến với TED, đó là nơi tôi gặp Peter, tôi đã đưa cái này. Đây là server 1 đô la, và tại thời điểm đó nó là nền móng. Và tiềm lực tạo ra một server với 1 đô la trở thành hiện tượng được biết đến với tên Internet Vạn vật, theo nghĩa đen, đó là 1 nền công nghiệp với ứng dụng rộng lớn trong chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi đã rất hạnh phúc Và khi Peter cho tôi thấy ý tưởng tôi nghĩ chúng ta quên điều gì đó, đó là phần còn lại trên hành tinh. Vậy chúng tôi khởi động Dự án Mạng kết nối Sinh vật. Bây giờ chúng tôi nói với TED về cách bạn mang những con cá heo, đười ươi và voi đến với TED, và chúng tôi đã nghĩ điều đó không thể. Vì vậy chúng tôi sẽ đưa bạn đến với chúng. Nếu chúng ta có thể bật phần âm thanh qua máy vi tính, thì chúng ta đang đối thoại qua video với động vật có nhận thức, và ta sẽ gặp mỗi loài qua giới thiệu ngắn gọn về chúng. Nếu mỗi chúng ta có thể làm được thì tuyệt. Vậy nơi đầu tiên chúng tôi sẽ đến là Sở thú Cameron Park ở Waco với những chú khỉ đột. Ban ngày chúng sống ở ngoài còn ban đêm thì chúng ở đây. Vậy ta có thể tiếp tục nhé? Terri Cox: xin chào, tôi là Terri Cox làm tại Sở thú Cameron Park, Waco, Texas, cạnh tôi là KeranJanna và Mei, hai trong số khỉ Bornean của chúng tôi. Ban ngày, chúng có chỗ ở bên ngoài đẹp và rộng lớn, và tối đến chúng vào chỗ này, chỗ qua đêm của chúng, ở đây chúng có điều hòa nhiệt độ và chỗ ngủ an toàn. Chúng tôi đã tham dự chương trình Appa for Apes, chương trình bảo vệ khỉ Orangutan, và chúng tôi sử dụng Ipad để tăng ham thích và hiểu biết cho mấy chú khỉ, và giúp chúng ta ý thức hơn về động vật có nguy cơ tiệt chủng này. Chúng có 97% ADN giống chúng ta và chúng thông minh đến bất ngờ, thật tuyệt vời khi nghĩ về những cơ hội mà chúng ta có nhờ vào công nghệ và internet để làm phong phú cuộc sống và mở rộng thế giới của chúng. Chúng tôi thật sự hào hứng về khả năng của internet giữa các sinh vật, và K.J rất thích hội thảo này. NG: Thật tuyệt vời. Tối hôm qua, khi chúng tôi thử lại anh ấy rất vui khi xem những chú voi. Tiếp theo là những chú cá heo tại Hồ cá Quốc gia. Xin tiếp tục. Allison Ginsburg: Xin chào. Tên tôi là Allison Ginsburg Và tôi sống ở Baltimore, làm việc tại Hồ cá Quốc gia. Cùng tham gia có 3 trong 8 cá heo loài lớn thuộc Đại Tây Dương của chúng tôi: Chesapeake, 20 tuổi, là cá heo đầu tiên được sinh ra ở đây, con của nó, Bayley, 4 tuổi, Và em gái của nó, Maya, 11 tuổi. Đây là Hồ cá Quốc gia Chúng tôi dành những điều tốt nhất cho việc chăm sóc, nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này. Những chú cá heo này rất thích thú những gì đang diễn ra tối nay. Chúng không thường được quay camera ở đây lúc 8 giờ tối. Hơn nữa, chúng tôi cố gắng làm nhiều nghiên cứu khác nhau. Như Diana đã nêu, những con vật của chúng tôi được đưa vào trong nhiều nghiên cứu khác nhau. NG: Chúng là của các bạn. Được rồi, tuyệt, cảm ơn. Và nhóm thứ 3, ở Thái Lan là những chú voi biết suy nghĩ. Mời Josh. Josh Plotmik: Chào, tên tôi là Josh Plotnik, tôi cùng những chú Voi Quốc tế biết Suy nghĩ và chúng ta đang ở vùng Tam giác Vàng của Thái Lan với những chú voi của Hiệp hội Voi Tam giác Vàng châu Á. Và ở đây chúng tôi có 26 con voi, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự tiến hóa của trí thông minh ở voi, nhưng tổ chức Voi biết Nghĩ của chúng tôi nhắm tới việc đưa những con voi đến với các lớp học trên thế giới giống như thế này và chỉ cho người ta thấy những động vật này thật phi thường. Chúng tôi đem camera đến trước những chú voi, cho thức ăn vào miệng voi, cho người ta thấy cái xảy ra trong miệng của chúng, và chỉ cho mỗi người trên thế giới những động vật này thật sự rất phi thường. NG: Vâng, thật tuyệt. Cảm ơn Josh. Và một lần nữa, chúng tôi lập quan hệ tốt giữa chúng chỉ từ khi chúng tôi diễn tập. Ở điểm này, nếu chúng ta trở lại với máy vi tính kia, chúng tôi đã suy nghĩ về cách chúng hòa nhập với sinh vật còn lại trên hành tinh qua Internet.. và chúng tôi tìm đến người giỏi nhất tôi có thể nghĩ đến Vint Cerf, một trong những người sáng tạo Internet cho chúng ta. Vint? Cảm ơn, Neil (Vỗ tay) Xưa lắm rồi, trong một dãy thiên hà - ồ, nhầm. 40 năm trước, Bob Kahn và tôi đã thiết kế mạng Internet. 30 năm trước, chúng tôi khởi động nó. Đúng năm trước, chúng tôi bắt đầu Internet sản xuất. Các bạn đang sử dụng phiên bản thực nghiệm trong 30 năm qua. Phiên bản sản xuất sử dụng IPv6. Số địa chỉ nó có thể tạo: 3,4 nhân 10 mũ 38. Đây là con số mà Quốc Hội có thể đánh giá cao. Nhưng nó lại dẫn đến những hệ quả. Khi Bob và tôi làm bản thiết kế này, chúng tôi nghĩ mình đang xây dựng một hệ thống kết nối các máy tính. Nhưng chúng tôi nhanh chóng khám phá rằng đây là hệ thống có thể kết nối mọi người. Và cái mà các bạn xem tối nay chỉ cho các bạn biết rằng chúng ta không nên giới hạn mạng lưới mà phải kết nối với mỗi loài, những sinh vật thông minh, có tri giác, nên được tham gia vào hệ thống. Đây là hệ thống giống như chúng ta đang sử dụng. Đây là Internet mà máy vi tính đang dùng nó đang cố gắng tìm ra nơi hệ thống lưu thông được vận hành. Nó được điều khiển bởi một chương trình nhờ vào sự kết nối Internet, và nhờ vào cách tất cả những mạng khác nhau được kết nối. Có khoảng 400.000 mạng lưới được kết nối với nhau, của 400.000 nhà mạng khác nhau, hoạt động độc lập, và chỉ có một lí do để nó chạy là tất cả đều sử dụng cùng một phương thức chuẩn TCP/ IP. Bạn có biết nơi nó được điều khiển. Internet Vạn Vật cho chúng ta thấy nhiều dụng cụ và thiết bị tương thích với máy vi tính cũng sẽ trở thành một phần của hệ thống này, ví dụ: các thiết bị mà bạn sử dụng ở nhà, ở văn phòng, bạn mang theo bên mình hay ở trong xe hơi. Đó là Internet Vạn vật, Nó sắp xuất hiện rồi. Bây giờ, việc quan trọng liên quan đến việc họ đang làm là họ đang bắt đầu tìm cách giao tiếp với những loài khác không giống chúng ta nhưng cùng chia sẻ với chúng ta trường cảm xúc. Chúng tôi bắt đầu khám phá ý tưởng để giao tiếp với cái gì đó chứ không phải một ai đó. Vâng, các bạn có thể thấy cái gì sẽ diễn ra tiếp theo. Tất cả các loài có tri giác có thể liên lạc với nhau nhờ hệ thống này, Và tôi rất háo hức muốn xem những thí nghiệm này. Cái gì sẽ xảy ra sau đó? Hãy cùng xem nhé. Có những thiết bị cần kết nối với thiết bị khác và chúng ta cần kết nối với chúng, và sau đó, chúng ta cần phải học cách giao tiếp với máy vi tính và học cách làm cho những máy tính giao tiếp với ta bằng cách này chúng ta sẽ quen dần, chứ Không còn phải qua bàn phím hay chuột, mà bằng lời nói và cử chỉ và bằng ngôn ngữ tự nhiên để ta quen dần. Vậy chúng ta cần cái gì đó như robot C3P0 để làm người thông dịch giữa chúng ta với một số máy móc khác mà ta đang sử dụng Hiện tại, có một dự án đang được vận hành gọi là Internet giữa các hành tinh. Nó được vận hành giữa Trái Đất và Sao Hỏa. Nó vận hành trên trạm Không Gian Quốc Tế. Nó là một phần của tàu vũ trụ trên quỹ đạo vòng quanh Mặt Trời nó là điểm hẹn của hai hành tinh. Cứ như thế, hệ thống các hành tinh vận hành, nhưng có một dự án mới nhất, DARPA thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kì, DARPA đã tài trợ cho mạng ARPANET, tài trợ cho Internet, cho thiết kế mạng các hành tinh, và đang tài trợ cho dự án thiết kế tàu vũ trụ để tiếp cận ngôi sao gần chúng ta nhất cách 100 năm ánh sáng. Nghĩa là việc chúng ta đang học cách tương tác với các loài khác sẽ dạy chúng ta, cách liên lạc với người ngoài hành tinh. Tôi nóng lòng quá rồi. (Vỗ tay) June Cohen: cảm ơn, và tôi xin giới thiệu 4 vị khách người có thể nói với chúng ta cả 4 ngày nhưng mỗi người chỉ có được 4 phút, và chúng tôi xin cảm ơn. Tôi có rất nhiều câu hỏi, nhưng có lẽ cũng là điều thực tế mà khán giả ở đây cũng muốn biết. Các bạn khởi động ý tưởng này ở TED - PG : hôm nay. JC: Lần đầu nói về nó. Cho chúng tôi biết về nơi mà bạn dự kiến thực hiện ý tưởng đó. Tiếp theo sẽ là gì? PG: tôi nghĩ là chúng tôi muốn lôi kéo nhiều người ở đây có thể sẽ giúp chúng tôi tìm ra một giao diện thông minh để biến tất cả ý tưởng trên thành hiện thực. NG: Và nói một cách máy móc, có luật thuế 501(c) (3) và cơ sở hạ tầng của web và tất cả, nhưng vẫn chưa sẵn sàng hoạt động. Chúng tôi kêu gọi, hãy liên hệ chúng tôi nếu bạn muốn có thông tin. Ý tưởng này sẽ gần giống chức năng Internet như mạng của mạng, mà đóng góp của Vint là chính, đây sẽ là vỏ bọc của tất cả những sáng tạo, thật là tuyệt vời cho mỗi cá nhân, để liên kết toàn cầu. JC: Ngài có địa chỉ web cho chúng tôi không? NG: Ngắn gọn. JC: Vâng. Chúng tôi sẽ trở lại với các bạn. Và một cách nhanh chóng và dễ hiểu. Một số người có thể đã xem video mà Ngài chiếu và nghĩ rằng chỉ là 1 Webcam. Cái gì đặc biệt ở nó? Nếu bạn có thể nói chỉ một lúc về cách bạn muốn đi qua? NG: vì thế đây là cơ sở hình ảnh đang phát triển, không chỉ giữa một vài đối tượng mà là rất nhiều, do đó nó được tính toán để chia sẻ hình ảnh đơn giản và chia sẻ dung lượng thông qua các trang trên toàn cầu. Vì vậy có nhiều xử lý kí hiệu phía sau, không chỉ cho một đến nhiều mà cho nhiều đến nhiều. JC: Theo ứng dụng thực tiễn, công nghệ nào Ngài tìm đầu tiên? Tôi biết là bạn nói bàn phím thật sự là phần quan trọng. DR: Chúng tôi cố gắng tạo ra màn hình cảm ứng cho cá heo. Công việc còn đang tiếp tục với phần dễ hơn. và chúng tôi đã có được số tiền đầu tiên, là dự án đầu của chúng tôi. JC: Ngay trước lúc nói. DR: Vâng, JC: Tuyệt. Làm tốt lắm. Cảm ơn quý vị đã tham gia chương trình của chúng tôi. Hân hạnh mời quý vị ra sân khấu DR: Cảm ơn. VC: Cảm ơn. (Vỗ tay) Đã bao giờ bạn trải qua một khoảnh khắc vô cùng đau đớn và bối rối trong cuộc đời mà lúc đó, tất cả những gì bạn muốn làm là tìm hiểu càng nhiều càng tốt để hiểu rõ điều gì đang diễn ra? Khi tôi 13 tuổi, một người bạn thân của gia đình tôi người mà tôi coi như cậu ruột qua đời vì căn bệnh ung thư tụy Khi sự ám ảnh về căn bệnh này ngày càng nhức nhối tôi quyết định tìm hiểu về nó nhiều hơn nữa. thế là tôi lên mạng tìm câu trả lời Qua Internet, tôi đã tìm được một loạt các số liệu thống kế về ung thư tụy, và những gì tôi tìm thấy đã làm tôi sửng sốt. Trên 85 phần trăm bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán muộn vào lúc người đó chỉ còn có ít hơn 2 phần trăm cơ hội sống sót. Tại sao chúng ta lại quá yếu kém trong việc phát hiện ung thư tuyến tụy? Nguyên nhân là gì? Hiện tại, các liệu pháp chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này là những phương pháp cũ, tồn tại 60 năm. Nó còn già hơn cả cha của tôi. (Tiếng cười) Nhưng, nó lại cực kì đắt mỗi lần thử nghiệm tốn hết 800 đô la và vô cùng thiếu chính xác bỏ sót 30 phần trăm các bệnh nhân ung thư tuyến tụy Bác sĩ của bạn chắc hẳn phải có lý do gì đó để cực kỳ nghi ngờ rằng bạn bị ung thư, để cho bạn làm thử nghiệm này. Biết được điều này, tôi muốn rằng tìm ra phải có một cách tốt hơn. Cho nên tôi thiếu lập một tiêu chuẩn khoa học như một bộ cảm biến sẽ trônng như thế nào để có thể chẩn đoán hiệu quả ung thư tuyến tụy Bộ cảm biến phải rẻ, nhanh đơn giản, nhạy, có chọn lọc và hạn chế tối đa những gì liên quan đến việc cắt bỏ/ xâm phạm vào cơ thế. Lý do tại sao liệu pháp chẩn đoán này chưa hề được cải tiến trong suốt 6 thập niên qua là vì, khi chúng ta tìm kiếm dấu hiệu của ung thư tuyến tụy, chúng ta phân tích và kiểm tra đường máu nơi mà có vô số protein và chúng ta phải tìm cho ra được sự khác biệt rất nhỏ trong số lượng protein ít ỏi này chỉ một protein này Điều đó gần như không thể Tuy nhiên, nhờ sự lạc quan tuổi teen của mình, tôi không nản lòng (Vỗ tay) Tôi tìm đến 2 người bạn thân nhất của các thanh thiếu niên là Google và Wikipedia Tôi đã tìm tất cả những gì liên quan đến bài tập về nhà từ hai nguồn này. Và thứ mà tôi tìm được là một bài viết thống kê một cơ sở dữ liệu có trên 8.000 proteins khác nhau được tìm thấy khi một người mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Thế là tôi quyết định chọn nó làm nhiệm vụ mới của mình đọc qua hết tất cả các proteins này và xem những cái nào có thể được xem như một dấu hiệu sinh học cho ung thư tuyến tụy Và để làm mọi thứ dễ dàng hơn một chút tôi quyết định vạch ra một tiêu chuẩnkhoa học. Và nó đây Điều cần thiết đầu tiên, protein này phải tồn tại trong máu với số lượng lớn trong tất cả bệnh nhân ung thư tuyến tụy (và chỉ bệnh nhân ung thư tuyết tụy) ngay từ những giai đoạn đầu Và rồi tôi chỉ tự mày mò trong nhiệm vụ khổng lồ này, và cuối cùng, vào lần thử thứ 4000, khi mà tôi gần mất đi sự tỉnh táo của mình, tôi tìm thấy protein đó. và protein mà tôi xác định được có tên là mesothelin và nó không phải là một loại protein thông thường trừ khi bạn có ung thư tuyến tụy u thư buồng trứng hay ung thư phổi nó sẽ được tìm thấy với nồng độ cao trong máu Tuy nhiên, điều quan trọng là nó được tìm thấy trong những giai đoạn sớm nhất của căn bệnh khi bệnh nhân có gân như 100 phần trăm cơ hội sống sót Vậy, tôi đã phát hiện ra được đúng loại protein tôi cần tìm. sau đó tôi chuyển mục tiêu sang việc "phát hiện" protein đó trong cơ thể bệnh nhân để phát hiện căn bệnh ung thư tuyến tụy. Bây giờ, bước đột phá của tôi đến từ một nơi không ai ngờ tới có thể là nơi ít ngờ nhất cho một sự đổi mới lớp sinh học ở trường trung học của tôi một điều hoàn toàn bất ngờ cho sự đổi mới (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và tôi lén ghi vào bài viết này dựa trên những thứ gọi là ống nanocarbon - một đường ống carbon dài và mỏng có tường dày bằng một nguyên tử và bằng một phần 50 ngàn đường kính của một sợi tóc Mặc dù cực kì nhỏ các ống này mang những tính chất khó tin Chúng như những siêu anh hùng của khoa học vật chất Trong khi tôi lén lút đọc bài viết này dưới bàn trong lớp sinh học chúng ta đáng lẽ ra phải chú ý đến các phân tử thú vị khác được gọi là kháng thể Và kháng thể rất thú vị vì chúng chỉ phản ứng với một loại protein duy nhất nhưng chúng không thú vị bằng các ống carbon nano Và tôi đang ngồi trong lớp, và một ý tưởng đột nhiên đến với tôi tôi có thể kết hợp những gì tôi đã đọc, về ống nanocarbon với những gì tôi phải suy nghĩ tới, kháng thể Điều quan trọng là, tôi có thể dệt một bó các kháng thể này vào một mạng lưới các ống carbon nano và chúng ta có một mạng lưới chỉ phản ứng với một loại protein tuy nhiên ngoài ra, do các đặc tính của các ống nano này, chúng sẽ thay đổi tính chất điện của chúng dựa trên hàm lượng protein có sẵn Tuy nhiên, không phải tất cả đều diễn ra êm xuôi. Có một nhược điểm là những liên kết carbon nano này cực kì mỏng manh và bởi vì chúng mỏng manh như vậy, chúng cần được hỗ trợ Và đó là lý do tôi chọn giấy. Làm một bộ cảm biến ung thư từ giấy là một việc đơn giản như làm bánh quy với sôcôla loại bánh mà tôi rất thích. Bạn bắt đầu với một ít nước, thêm vào vài ống nano cho thêm kháng thể, trọn tất cả lên, lấy một ít giấy, nhúng vào, đem đi phơi khô và thế là bạn đã có thể phát hiện ung thư. (Vỗ tay) Rồi đột nhiên, tôi có một suy nghĩ mà có thể vạch ra một khuyết điểm trong kế hoạch tuyệt vời này của tôi Tôi không thể nghiên cứu ung thư trên bàn bếp ở nhà Mẹ tôi sẽ không thích điều đó. Và thay vào đó, tôi quyết định đến phòng nghiên cứu. Tôi lập ra và đánh máy một ngân sách, một danh sách các vật liệu thời gian, và quá trình và gửi thư điện tử đến 200 giáo sư khác nhau ở Đại học Johns Hopkins và Viện Y tế Quốc gia về cơ bản là bất kì ai liên quan đến ung thư tuyến tụy. Và tôi ngồi chờ cho những lá thư điện tử tích cực đổ về hộp thư của tôi Nói rằng "Bạn là thiên tài!" "Bạn sẽ cứu tất cả chúng ta!" Và - (Tiếng cười) Rồi sự thực là trong suốt một tháng tôi nhận được 199 lời từ chối trong số 200 thư gửi đi Một giáo sư đã đọc hết tất cả quá trình mà tôi trình bày một cách nhẫn nại - Tôi thật sự không biết ông ấy lấy đâu ra tất cả thời gian để làm việc này. và ông ấy đọc hết và chỉ ra lý do tại sao mỗi bước trong quá trình giống như một sai lầm tồi tệ nhất tôi có thể làm. Rõ ràng là các giáo sư không đánh giá cao công việc của tôi như bản thân tôi Tuy nhiên, có một niềm hy vọng. Một vị giáo sư nói rằng "Có thể, tôi có thể giúp cậu, cậu nhóc à". Và tôi đi theo hướng đó. (Tiếng cười) Như rằng bạn không bao giờ có thể từ chối một đứa trẻ. 3 tháng sau, Tôi cuối cùng cũng tới một thời hạn khác nghiệt với ông giá sư này, và tôi vào trong phòng nghiên cứu của ông, Tôi rất phấn khởi và tôi ngồi xuống Tôi bắt đầu mở miệng và nói 5 giây sau ông ta gọi đến một vị tiến sĩ khác. Vị tiến sĩ kia xông ngay vào căn phòng bé nhỏ, và họ cùng nhau xả những câu hỏi thẳng vào tôi. và đến phút cuối, tôi hơi có cảm giác là mình đang ở trong một chếc xe hề. Ở đây có 20 tiến sĩ khác, thêm tôi và thêm vị giáo sư chen chúc nhau trong không gian ít ỏi của căn phòng làm việc và họ hỏi tôi nhiều câu hỏi nhanh tới mức chóng mặt cố gắng dìm quy trình của tôi xuống. Điều này có thể tin được không? Theo tôi, pshhh (Tiếng cười) Tuy nhiên, tôi chịu khó đi qua vòng thẩm vấn Tôi trả lời hết tất cả các câu hỏi và tôi đoán là tôi đã trả lời đúng khá nhiều câu và cuối cùng tôi hạ cánh trong không gian phòng thí nghiệm mà tôi cần. Nhưng không lâu sau đó tôi phát hiện ra rằng quy trình tuyệt vời của mình có hàng triệu lỗ hổng và trong suốt 7 tháng tôi chịu khó lắp đầy từng lỗ hổng một Kết quả là một bộ cảm biến bằng giấy nhỏ chỉ tốn 3 cents và 5 phút để hoạt động. Điều này làm nó trở nên nhanh hơn tiêu chuẩn hiện hành của chúng ta gấp 168 lần, rẻ hơn gấp 26 000 lần và nhạy hơn gấp 400 lần (Vỗ tay) Điều tốt nhất của bộ cảm biến là nó có độ chính xác gần 100 phần trăm và có thể phát hiện ra ung thư ngay từ những giai đoạn đầu khi người bệnh có 100 phần trăm cơ may sống sót Và như vậy, trong vòng 2 đến 5 năm tới bộ cảm biến này có khả năng nâng cao tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy từ mức 5.5 phần trăm lên tới gần 100 phần trăm và nó cũng sẽ làm điều tương tự cho ung thư buồng trứng và ung thư phổi. Nhưng nó sẽ không dừng lại ở đấy. Bằng cách thay kháng thể, chúng ta có thể nhìn thấy được nhiều protein khác nhau, và theo đó là các bệnh khác nhau có khả năng là mọi căn bệnh trên toàn thế giới từ bệnh tim đến sốt rét, HIV/AIDS và còn tất cả các dạng ung thư - tất cả. Và hi vọng là một ngày nào đó chúng ta có thể giữ được thêm một người cậu một người mẹ, một người anh, một người chị chúng ta có thể có thêm cả một thành viên gia đình để yêu thương và rằng trái tim chúng ta sẽ thoát khỏi gánh nặng bệnh tật đến từ ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng và ung thư phổi hoặc có thể là bất kì loại bệnh gì rằng thông qua Internet mọi thứ đều có thể Lý thuyết có thể được sẻ chia và bạn không cần phải là một giáo sư với nhiều bằng cấp thì ý tưởng của bạn mới có giá trị Đó là một không gian trung lập nơi mà ngoại hình, tuổi hoặc giới tính của bạn, đều không quan trọng bằng những ý tưởng mà bạn có Đối với tôi, tất cả đều là nhìn vào thế giới Internet bằng một cách hoàn toàn mới để nhận ra rằng nó chứa đựng rất nhiều thứ nhiều hơn là việc đăng tải hình ảnh của bản thân lên mạng Bạn có thể thay đổi thế giới. Vậy nếu một đứa trẻ 15 tuổi chẳng biết tụy là cái gì mà có thể tìm ra một phương pháp mới để phát hiện ung thư tuyến tụy hãy tưởng tượng xem bạn có thể làm được gì. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Tiếng tự nhiên) Khi tôi lần đầu tiên ghi lại những âm thanh hoang dã 45 năm trước đây Tôi không có ý nghĩ Kiến ấu trùng côn trùng, hải quỳ và virus tạo ra chữ ký âm thanh Nhưng chúng đã làm điều đó. Và do đó, Trong tất cả môi trường sống hoang dã trên hành tinh này, như tiếng rừng mưa nhiệt đới Amazon bạn đang nghe. Trên thực tế, rừng mưa, ôn đới và nhiệt đới mỗi thứ đều tạo ra một dàn nhạc động vật sống động, mà cách trình bày hết sức rõ ràng,có tổ chức từ tiếng côn trùng, bò sát, động vật lưỡng cư, chim và động vật có vú. Và mỗi soundscape có nguồn gốc từ môi trường sống hoang dã tạo ra chữ ký độc nhất của riêng mình, trong đó mỗi thứ đều có chứa một lượng thông tin đáng kinh ngạc, và đó là điều tôi muốn chia sẻ với bạn ngày hôm nay. Các soundscape được tạo thành từ ba nguồn cơ bản Đầu tiên là geophony hoặc các âm thanh không được tạo từ các sinh vật sống như gió trên những kẽ lá, nước trong một dòng suối, sóng ở bờ biển, xê dịch trong lòng đất. Nguồn thứ hai trong số này là biophony. Các âm thanh từ biophony là tất cả các âm thanh được tạo ra từ các sinh vật trong môi trường sống cho cùng một lúc và cùng một nơi. Và nguồn thứ ba là tất cả các âm thanh có nguồn gốc từ con người đó được gọi là anthrophony. Một số có tổ chức, như âm nhạc hoặc ca kịch, nhưng hầu hết nó là hỗn loạn và không mạch lạc, mà một số trong chúng, ta gọi là tiếng ồn. Có một thời gian khi tôi xem âm thanh hoang dã là một thứ vô giá trị Nó có ở đó, nhưng nó không có giá trị gì cả. Vâng, tôi đã sai. Những gì tôi học được từ những lần được tiếp xúc được lắng nghe một cách cẩn thận cho chúng ta một công cụ vô cùng quý giá để đánh giá sức khỏe của một môi trường sống trên toàn bộ phổ tần của cuộc sống. Vào cuối thập niên '60s khi tôi thu âm lần đầu các phương pháp của ghi âm thời đó bị giới hạn bởi công nghệ thời đó dẫn đến việc lưu trữ bị những âm thanh riềng lẻ của từng loài như tiếng chim thì chủ yếu, trong phần đầu, nhưng sau đó là tiếng các loài động vật như động vật có vú và động vật lưỡng cư. Đối với tôi, đây như là sự cố gắng để hiểu sự vĩ đại của bản giao hưởng số 5 của Beethoven bằng một cách trừu tượng từ âm thanh của một người chơi vĩ cầm đơn bị tách ra khỏi bối cảnh của dàn nhạc và nghe chỉ là một đoạn. May mắn thay, ngày càng nhiều tổ chức đang thực hiện các mô hình toàn diện hơn mà tôi và các đồng nghiệp đã giới thiệu trong lĩnh vực soundscape sinh thái. Khi tôi bắt đầu ghi âm cách đây hơn 40 năm Tôi có thể ghi lại trong khoảng 10 giờ và tách ra được một giờ âm thanh có thể sử dụng, đủ tốt cho một album hoặc một soundtrack phim hoặc cho một bảo tàng. Bây giờ, bởi vì hiện tượng nóng lên toàn cầu, khai thác tài nguyên, và tiếng ồn của con người, cùng với rất nhiều các yếu tố khác, nó có thể mất đến 1.000 giờ hoặc hơn để nắm bắt những điều tương tự. Đầy đủ 50 phần trăm của lưu trữ của tôi xuất phát từ môi trường sống đã hoàn toàn thay đổi rằng họ đang hoặc là hoàn toàn im lặng hoặc có thể không còn được nghe thấy trong bất kỳ hình thức ban đầu của họ. Các phương pháp thông thường đánh giá một môi trường sống đã được thực hiện bằng cách đếm số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài trong một khu vực nhất định. Tuy nhiên, bằng cách so sánh dữ liệu kết nối cùng với mật độ và sự đa dạng từ những gì chúng ta nghe được, Tôi có thể đi đến kết quả tổng kết chính xác hơn. Và tôi muốn cho bạn thấy một số ví dụ mà tiêu biểu cho các khả năng mở khóa bằng cách tiên đoán về vũ trụ này Đây là Lincoln Meadow. Lincoln Meadow cách khoảng 3,5 giờ về phía đông của San Francisco trong dãy núi Sierra Nevada, ở độ cao khoảng 2.000 mét, và tôi đã ghi có trong nhiều năm. Trong năm 1988, một công ty khai thác gỗ thuyết phục người dân địa phương rằng sẽ không hề có tác động môi trường từ một phương pháp mới mà họ đang cố gắng thử được gọi là "khai thác gỗ có chọn lọc," Bằng cách chỉ lấy ra một cây ở đây và ở đó chứ không phải là đốn hạ một vùng. Với việc cho phép việc ghi lại cả trước và sau khi hoạt động, Tôi cài đặt thiết bị của tôi và lưu trữ một số lượng lớn các dàn hợp xướng bình minh giao thức rất chặt chẽ và ghi hiệu chuẩn, bởi vì tôi muốn có một cơ sở thực sự tốt. Đây là một ví dụ về một ảnh phổ. Một phổ là một minh họa đồ họa của âm thanh với thời gian từ trái sang phải trên trang - 15 giây trong trường hợp này được thể hiện - và tần số từ dưới cùng của trang để phía trên, thấp nhất đến cao nhất. Và bạn có thể thấy rằng chữ ký của một dòng được thể hiện ở đây trong phần ba ở cuối hoặc nửa trang, trong khi con chim đã một lần trong cỏ mà được thể hiện trong chữ ký trên đầu trang. Có rất nhiều người trong số họ. Và đây là Lincoln Meadow trước khi khai thác gỗ có chọn lọc. (Âm thanh tự nhiên) Vâng, một năm sau đó tôi trở về, và bằng cách sử dụng cùng một giao thức và ghi theo các điều kiện tương tự, Tôi ghi lại một số ví dụ trong cùng một bình minh xướng, và bây giờ đây là những gì chúng tôi đã có. Đây là sau khi chọn lọc khai thác. Bạn có thể thấy rằng dòng vẫn còn đại diện cho ở dưới cùng thứ ba của trang, nhưng thông báo những gì là mất tích trong hai phần ba hàng đầu. (Âm thanh thiên nhiên) Đến là những âm thanh của một con chim gõ kiến. Vâng, tôi đã quay trở lại Lincoln Meadow 15 lần trong 25 năm qua, và tôi có thể cho bạn biết rằng biophony, mật độ và sự đa dạng của hệ sinh thái biophony, đã không thể hoàn trả lại bất cứ điều gì cho nó như trước khi tiến hành. Nhưng đây là một hình ảnh của Lincoln Meadow thực hiện sau đó, và bạn có thể thấy rằng từ quan điểm của máy ảnh hoặc mắt con người, hầu như không một thanh hoặc một cây xuất hiện để ra khỏi nơi, mà sẽ được xác nhận của công ty khai thác gỗ rằng không có gì tác động môi trường. Tuy nhiên, đôi tai của chúng tôi cho chúng tôi một câu chuyện rất khác nhau. Sinh viên trẻ luôn luôn hỏi tôi những gì các loài động vật đang nói, và thực sự tôi đã không có ý tưởng. Nhưng tôi có thể cho bạn biết rằng họ thể hiện bản thân. Hay không, chúng tôi hiểu nó là một câu chuyện khác nhau. Tôi đã đi bộ dọc theo bờ biển ở Alaska, và tôi đã trải nghiệm qua việc bơi trong thủy triều Với hàng đàn nhung nhúc hải quỳ biển, Các cỗ máy tiêu hóa tuyệt vời, các họ hàng của San hô và sứa. Và tò mò để xem nếu bất kỳ người trong số họ thực hiện bất kỳ tiếng ồn, Tôi bỏ một máy rò tìm, một micro dưới nước được bảo vệ bằng cao su, xuống đoạn cửa, và ngay lập tức các sinh vật bắt đầu để nuốt Micro vào bụng của nó, và với cái vòi đã mò mẫm trên bề mặt cho một cái gì đó có chút ít giá trị dinh dưỡng. Âm thanh tĩnh dường như là rất thấp, mà bạn đang đi nghe ngay bây giờ. (Âm thanh tĩnh) có, nhưng xem. Khi nó đã không tìm thấy bất cứ điều gì để ăn -- (Honking âm thanh) (Tiếng cười) Tôi nghĩ rằng đó là một biểu hiện có thể được hiểu trong bất kỳ ngôn ngữ nào. (Tiếng cười) Ở phần cuối của chu kỳ sinh sản của nó, Great Basin thuộc họ cóc đào bới xuống mét dưới nền đất cứng nóng gay gắt miền đất sa mạc của miền tây nước Mỹ, nơi mà nó có thể ở lại trong nhiều mùa cho đến khi đủ điều kiện chỉ cần phải cho nó xuất hiện. Và khi có đủ độ ẩm trong đất vào mùa xuân, con ếch sẽ trồi mình lên mặt đất và tập hợp xung quanh các hồ bơi lớn, ao tù với số lượng cực lớn. Và chúng ca vang lên một điệp khúc hoàn toàn tại nhịp nhàng với nhau. Và chúng làm điều đó vì hai lý do. Đầu tiên là cạnh tranh, vì chúng đang tìm kiếm bạn tình, và thứ hai là hợp tác, bởi vì nếu tất cả chúng kêu đồng bộ với nhau, điều đó thực sự khó khăn gây khó khăn cho những kẻ thù như chó sói, cáo và cú để duy nhất trong bất kỳ cá nhân cho một bữa ăn. Đây là một spectrogram chorusing trông giống như những gì các con ếch khi nó là một mô hình rất khỏe mạnh. (Con ếch croaking) hồ Mono nằm ở phía đông của công viên quốc gia Yosemite California, và đó là môi trường sống ưa thích của những con cóc, và nó cũng được ưa thích bởi các phi công của máy bay phản lực Hải quân Hoa Kỳ, những người huấn luyện trên những con tiêm kích bay trên 1.100 kilômét một giờ và độ cao chỉ một vài trăm mét ở trên mặt đất của Mono, rất nhanh , rất thấp, và quá lớn đó là anthrophony, tiếng ồn từ con người, mặc dù khoảng cách là 6.5 km từ đầm ếch ,đã được giới thiệu vài phút trước nó ẩn những âm thanh của con cóc chorusing. Bạn có thể nhìn thấy trong spectrogram này có tất cả năng lượng đó là một lần trong lần đầu tiên spectrogram là đi từ khi kết thúc đầu của spectrogram, và rằng không có phá vỡ trong chorusing tại hai và một nửa, bốn và một nửa, và sáu và một nửa phút, và sau đó là những âm thanh của máy bay phản lực, chữ ký, là màu vàng ở dưới cùng rất của trang. (Con ếch croaking) Bây giờ là lúc kết thúc khi bay ngang qua đó, nó đã cho những con ếch mất 45 phút để đồng bộ lại chorusing của chúng, và trong thời gian đó, và dưới ánh trăng tròn, chúng tôi đã xem như là hai chó sói và một great horned owl đến để nhận ra một vài con số của họ. Tin tốt là , môi trường sống đã hồi phục lại chút ít với ít hơn các chuyến bay, số lượng ếch, từ giảm dần trong suốt thập niên 1980 đến đầu thập niên 90, đã dần trở lại bình thường. Tôi muốn kết thúc với một câu chuyện kể về một con hải ly. Đó là một câu chuyện rất buồn, nhưng nó thực sự là ví dụ minh họa, con vật đôi khi có thể hiển thị cảm xúc, một chủ đề rất nhiều tranh cãi giữa các nhà sinh học lớn Một đồng nghiệp của tôi đã ghi âm ở Mỹ Midwest quanh cái đầm, được hình thành có lẽ khoảng 16.000 năm trước, từ sự kết thúc của kỷ băng hà. Nó cũng được hình thành một phần bởi con đập beaver vào một tổ chức mà hệ sinh thái toàn bộ với nhau trong một sự cân bằng rất hoàn chỉnh. Và một buổi chiều, trong khi ông ấy đã ghi âm, đột nhiên xuất hiện từ trên hư không một số game wardens, những người không có lý do rõ ràng, đi qua để beaver dam, giảm xuống một thanh của dynamite xuống nó, thổi nó lên, giết chết những phụ nữ và trẻ sơ sinh trẻ của mình. Sợ hãi, đồng nghiệp của tôi ở lại phía sau để thu thập suy nghĩ của mình và để ghi lại bất cứ điều gì ông có thể phần còn lại của buổi chiều, và chiều tối hôm đó, ông bắt giữ một sự kiện đáng chú ý: các hải ly tỷ duy nhất còn sống sót bơi trong vòng kết nối chậm khóc thống thiết cho cái chết của bạn tình và con cái mình. Điều này có lẽ là những âm thanh buồn nhất Tôi đã từng nghe nói đến từ bất kỳ sinh vật, con người hay khác. (Hải ly khóc) Có. Tốt. Có rất nhiều khía cạnh để soundscapes, trong số đó có những cách trong những động vật dạy chúng ta để khiêu vũ và hát, mà tôi sẽ tiết kiệm cho một thời gian. Nhưng bạn đã nghe nói như thế nào biophonies giúp làm rõ sự hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên. Bạn đã nghe nói tác động của khai thác tài nguyên, sự phá hủy, tiếng ồn và môi trường sống con người. Và khoa học môi trường thường cố gắng để hiểu thế giới từ những gì chúng ta thấy, một sự hiểu biết đầy đủ hơn nhiều có thể được có từ những gì chúng tôi nghe. Biophonies và geophonies là tiếng nói chữ ký của thế giới tự nhiên, và như chúng tôi nghe thấy họ, chúng tôi đang ưu đãi với một cảm giác nơi, câu chuyện có thật của thế giới chúng ta sống trong. Trong một vài giây, một soundscape tiết lộ nhiều thông tin hơn từ nhiều quan điểm, từ định lượng dữ liệu cảm hứng văn hóa. Hình ảnh chụp ngầm khung một quan điểm giới hạn phía trước của một bối cảnh không gian nhất định, trong khi soundscapes mở rộng phạm vi đó để một cái nhìn 360 độ đầy đủ, hoàn chỉnh enveloping chúng tôi. Và trong khi một hình ảnh có thể giá trị bằng 1.000, một soundscape có giá trị bằng 1.000 hình ảnh. Và tai của chúng tôi cho chúng tôi biết mà thì thầm trên kẽ lá và các sinh vật thì thầm về các nguồn gốc tự nhiên của cuộc sống của chúng tôi, mà thực sự có thể giữ bí mật tình yêu dành cho tất cả mọi thứ, đặc biệt là của riêng của chúng tôi nhân loại, và lời cuối cùng từ một con báo đốm Amazon. (Growling) Cám ơn đã lắng nghe (Vỗ tay) Bạn đến từ đâu? Đó là một câu hỏi thật đơn giản, nhưng ngày nay, tất nhiên, những câu hỏi đơn giản mang đến những câu trả lời phức tạp hơn. Mọi người luôn hỏi tôi rằng tôi đến từ đâu, và họ mong đợi tôi nói rằng đó là Ấn Độ, và họ chắc chắn đúng trong chừng mực vì 100 phần trăm máu và tổ tiên của tôi đến từ Ấn Độ. Trừ việc, tôi chưa từng sống ở đó một ngày trong đời của tôi. Tôi thậm chí không nói được một từ của hơn 22,000 thổ ngữ. Vây nên tôi không nghĩ tôi thực sự có quyền để gọi bản thân là một người Ấn Độ. Và nếu "Bạn đến từ đâu?" nghĩa là "Bạn sinh ra, được nuôi nấng, và giáo dục ở đâu?" thì tôi toàn bộ là thuộc về một đất nước nhỏ bé buồn cười là nước Anh, trừ việc tôi đã rời khỏi Anh ngay sau khi tôi hoàn thành bậc giáo dục đại học, và trong tất cả thời gian tôi lớn lên, tôi là đứa trẻ duy nhất trong tất cả các lớp học của tôi mà không bắt đầu trông giống những anh hùng nước Anh cổ điển được miêu tả trong những quyển sách giáo khoa của chúng tôi. Và nếu "Bạn đến từ đâu?" nghĩa là "Bạn trả thuế ở đâu? Bạn gặp bác sĩ và nha sĩ của bạn ở đâu?" thì tôi rất thuộc về nước Mỹ, và tôi đã ở đó được 48 năm tới giờ, từ lúc tôi còn là một đứa trẻ rất bé nhỏ. Trừ việc, trong những năm đó, Tôi đã phải mang một tấm thẻ nhỏ buồn cười màu hồng với những dòng xanh lá chạy trên mặt của tôi xác định tôi là một người ngoại quốc lâu dài Thực tế tôi cảm thấy càng ngoại quốc hơn khi tôi sống ở đó càng lâu. (Tiếng cười) Và nếu "Bạn đến từ đâu?" nghĩa là "Nơi nào sâu đậm nhất trong bạn và nơi nào bạn muốn dùng thời gian của mình ở đó nhất?" thì tôi là người Nhât Bản, vì tôi đã ở đó nhiều nhất có thể trong suốt 25 năm qua ở Nhật Bản. Trừ việc, trong suốt những năm tôi ở đó là dùng thị thực du lịch và tôi khá chắc chắn rằng không nhiều người Nhật Bản muốn coi tôi là một trong số họ. Và tôi nói tất cả những điều này chỉ để nhấn mạnh rằng lý lịch của tôi cũ kĩ và dễ hiểu như thế nào, bởi vì khi tôi đến Hong Kong hay Sydney hay Vancouver, hầu hết những đứa trẻ tôi gặp đều liên quan đến nhiều quốc gia và đa văn hóa hơn tôi nhiều. Và họ có một ngôi nhà gắn liền với cha mẹ chúng, một ngôi nhà khác gắn với hôn phu của họ, một ngôi thứ ba có thể liên quan đến một nơi nào đó họ phải ở, một ngôi nhà thứ tư liên quan đến nơi họ mơ được ở đó, và ngoài ra còn rất nhiều ngôi nhà khác. Và toàn bộ cuộc sống của họ sẽ là dành để góp nhặt những mảnh của nhiều nơi khác nhau và gom chúng lại thành một tổng thể kính màu. Nhà với họ thực sự là một công việc đang thực hiện. Nó như là một dự án mà họ không ngừng thêm vào những sự nâng cấp và cải thiện và sửa chữa. Và với càng nhiều người trong số chúng ta, ngôi nhà thực sự ít liên quan đến một mảnh đất hơn, có thể nói, là với một mảnh của tâm hồn. Nếu một ai đó đột nhiên hỏi tôi, "Nhà của bạn ở đâu?" Tôi nghĩ về người yêu của tôi hay những người bạn thân nhất hay những bài hát mà cùng tôi đến bất kì đâu tôi cần. Và tôi đã luôn cảm thấy thế này, nhưng có điều tôi đã đột nhiên nhận ra, vài năm trước đây khi mà tôi đang đi lên cầu thang của nhà bố mẹ tôi ở California, và tôi đã nhìn ra ngoài cửa sổ phòng khách và tôi thấy chúng tôi đã bị bao vây bởi ngọn lửa cao 70 phít, một trong những đám cháy dữ mà thường xuyên xé rách những ngọn đồi của California và rất nhiều nơi tương tự khác. Và ba giờ sau, đám cháy đã làm cho nhà của tôi và mọi thứ cuối cùng trong đó trừ tôi trở thành tro bụi. Và khi tôi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, Tôi đã ngủ trên sàn của nhà một người bạn, và thứ duy nhất tôi còn trên thế giới này là một chiếc bàn chải mà tôi vừa mới mua từ một siêu thị bán hàng cả đêm. Tất nhiên, nếu ai đó hỏi tôi, "Nhà của anh ở đâu?" Tôi thực sự không thể chỉ ra bất kì một công trình thực nào. Nhà của tôi là bất kì thứ gì tôi mang theo bên trong tôi. Và trong rất nhiều cách, tôi nghĩ đây là một sự giải phóng tuyệt vời. Bởi vì khi ông bà tôi được sinh ra, họ thực sự đã có một ý thức về ngôi nhà, ý thức về cộng đồng, thậm chí ý thức về một thực thể, được trao cho họ khi sinh ra, và đã không có nhiều cơ hội để bước ra khỏi đó. Và ngày nay, ít nhất một vài trong số chúng ta có thể lựa chọn ý thức về một ngôi nhà, tạo ra ý thức về cộng đồng, tạo hình ý thức về bản thân, và trong khi làm những điều đó có bước ra xa hơn một chút khỏi những sự phân biệt da trắng và da đen của thời kì ông bà chúng ta. Không có sự trùng hợp nào khi mà tổng thống của quốc gia hùng mạnh nhất trái đất có một nửa là người Kenyan, được nuôi nấng một phần ở Indonesia, và có một người em rể là người Canada gốc Trung Quốc. Số người đang sống ở quốc gia không phải là của chính họ hiện tại đã lên đến 220 triệu người, và đó gần như là một con số không tưởng tượng được, nhưng nó có nghĩa rằng nếu bạn lấy toàn bộ dân số của Canada và toàn bộ dân số của Australia và lại thêm toàn bộ dân số của Australia và toàn bộ dân số của Canada lần nữa và nhân đôi số đó lên, bạn vẫn có số người ít hơn số người thuộc về đám người đông đúc trôi nổi này. Và số người chúng ta mà sống ngoài những hạng mục nhà nước quốc gia cũ đang tăng lên rất nhanh, đạt đến 64 triệu chỉ trong 12 năm qua, và sẽ sớm có nhiều người như chúng tôi hơn là người Mỹ Và hiện tại chúng tôi đã đại diện cho quốc gia lớn thứ năm thế giới. Trong thực tế, ở thành phố lớn nhất của Canada, Toronto, người dân thường hiện nay là những người đã từng bị gọi là người ngoại quốc, một người nào đó mà được sinh ra ở một đất nước rất khác. Và tôi đã luôn luôn cảm thấy rằng vẻ đẹp của việc được bao quanh bởi những người ngoại quốc là thứ mà làm cho bạn tỉnh ngủ. Bạn không thể có cái gì dễ dàng. Du lịch, với tôi, là có một chút giống như đang yêu, bởi vì đột nhiên tất cả những giác quan của bạn đều được bật Đột nhiên bạn đề phòng tất cả những chi tiết bi hiếm của thế giới Một chuyến đi khám phá thực sự, như là Marcel Proust nổi tiếng đã nói, không tập trung vào việc xem những cảnh mới, mà là nhìn với đôi mắt mới. Và tất nhiên, một khi bạn có một đôi mắt mới, thậm chí với những cảnh cũ, thậm chí nhà của bạn trở thành thứ gì đó khác. Rất nhiều người đang sống ở các quốc gia không phải của họ là những người tị nạn mà chưa bao giờ muốn rời khỏi nhà và nóng lòng để về nhà. Nhưng may mắn với chúng ta, Tôi nghĩ thời kì di chuyển mang đến những cơ hội mới đầy thú vị. Chắc chắn khi tôi đi du lịch, đặc biệt tới những thành phố lớn trên thế giới, một người điển hình tôi gặp hôm nay là một người phụ nữ trẻ nửa Hàn nửa Đức đang sống ở Paris. Và ngay khi cô ấy gặp một chàng trai trẻ nửa Thái Lan nửa Canada từ Edinburgh, cô ấy nhận anh ấy như là người thân. Cô ấy nhận ra rằng cô có thể có nhiều thứ chung với anh ấy hơn bất kì ai trong toàn bộ Hàn Quốc hay toàn bộ nước Đức. Nên họ trở thành bạn. Họ yêu nhau. Và họ chuyển đến thành phố New York. (Tiếng cười) hoặc Edinburgh. Và bé gái nhỏ tạo ra bởi sự hợp lại của họ sẽ tất nhiên không phải là người Hàn hay người Đức hay người Pháp hay người Thái hay người Scotland hay người Canada hay thậm chí người Mỹ, mà là một sự pha trộn tuyệt vời và liên tục phát triển của tất cả những nơi đó. Và rất có khả năng, toàn bộ cách cô gái trẻ đó mơ về thế giới, viết về thế giới, nghĩ về thế giới, có thể là một thứ gì đó khác biệt, bởi vì nó được tạo ra từ một sự pha trộn gần như chưa từng có của những nền văn hóa. Nơi bạn đến từ hiện tại kém quan trọng hơn nhiều so với nơi bạn sẽ đến. Ngày càng nhiều trong số chúng ta đặt gốc rễ vào tương lai hoặc hiện tại bằng với vào quá khứ. Và nhà, chúng ta biết, không chỉ là nơi mà bạn sinh ra. Đó là nơi mà bạn trở thành bản thân bạn. Nhưng, có một vấn đề lớn với sự di chuyển này, và đó là rất là khó để có được phong thái của bạn khi mà bạn đang ở giữa không trung. Và năm trước đây, tôi đã nhận ra rằng tôi đã tích lũy một triệu dặm bay của chỉ hãng United Airlines. Các bạn đều biết hệ thống điên rồ đó, sáu ngày trong địa ngục, bạn được ngày thứ bảy miễn phí. (Tiếng cười) Và tôi đã bắt đầu nghĩ rằng thực sự, sự di chuyển cũng chỉ tốt ngang bằng sự tĩnh lặng thứ mà bạn có thể mang và cho vào tư duy. Và tám tháng sau khi nhà của tôi bị thiêu dụi, tôi gặp một người bạn dạy ở một trường trung học ở địa phương, và anh ấy nói, "Tôi đã có một nơi hoàn hảo cho anh." "Thật á?" Tôi nói. Tôi luôn luôn hoài nghi một chút khi có người nói những điều như thế. "Không, thành thực mà nói," anh ấy tiếp tục, "nó chỉ cách ba giờ đồng hồ đi xe, và nó không quá đắt, và nó có thể không giống bất kì nơi nào anh đã ở trước đây." "Hmm." Tôi đã bắt đầu trở lên hứng thú một chút. "Nó là gì?" "Oh -" Tới đây bạn tôi lắp bắp - "thực ra nó là một nơi ẩn tu công giáo." Đây là một câu trả lời sai lầm. Tôi đã dành 15 năm trong những ngôi trường Anh giáo, và tôi đã có đủ sách thánh ca và thánh giá cho cả cuộc đời tôi. Nhiều đời, thực ra mà nói. Nhưng bạn tôi bảo đảm rằng anh ấy không theo công giáo, hầu hết những học sinh của anh ấy cũng không, nhưng anh ấy dạy những lớp học ở đó mỗi mùa xuân. Và khi dạy, thậm chí một cậu bé California 15 tuổi nghịch ngợm, mất tập trung, rối loạn testosterone nhất chỉ cần dành ba ngày trong sự tĩnh lặng và cái gì đó trong cậu nguội đi và tan biến. Cậu ấy đã tìm ra bản thân mình. Và tôi đã nghĩ, "Bất cứ thứ gì mà hiệu quả với một cậu bé 15 tuổi thì cũng phải hiệu quả với mình." Nên tôi đã vào xe của mình, lái ba giờ đồng hồ lên phía bắc dọc theo bờ biển, và những con đường trở nên trống vắng và hẹp hơn, và sau đó tôi rẽ vào một con đường thậm chí hẹp hơn nữa, gần như không được lát, vòng vèo khoảng hai dặm lên tới tận đỉnh một ngọn núi. Và khi tôi ra khỏi xe của mình, không khí đã rung động. Toàn bộ nơi đó tĩnh lặng hoàn toàn, nhưng sự tĩnh lặng không phải là do không có tiếng ồn. Nó thực sự là sự hiện diện của một loại năng lượng hay sự tích cực thêm. Và dưới chân tôi là mặt đĩa rộng lớn, xanh, tĩnh của biển Thái Bình Dương. Tất cả xung quanh tôi là đám cỏ dại khô rộng 800 mẫu Anh. Và tôi đi xuống căn phòng mà trong đó tôi sẽ ngủ. Nhỏ nhưng thực sự thoải mái, nó có một chiếc giường và một chiếc ghế lắc lư và một chiếc bàn dài và một chiếc cửa sổ cố định dài hơn thế nhìn ra một khu vườn nhỏ, riêng tư, khép kín và sau đó là đồng cỏ vàng dài 1,200 phít chạy thẳng xuống biển. Tôi đã ngồi xuống, và tôi bắt đầu viết, và viết, và viết, mặc dù tôi đã đi đến đó thực sự để thoát khỏi chiếc bàn của tôi. Và đến lúc tôi đứng dậy, bốn giờ đồng hồ đã trôi qua. Màn đêm đã buông xuống, và tôi đi ra ngoài dưới vô số ngôi sao nhiều như lọ muối bị lật ngược, và tôi có thể thấy đèn sau của những chiếc xe biến mất khoảng những mui đất ở 12 dặm về phía nam. Và thực sự như là những nỗi lo lắng của tôi về ngày hôm trước đang biến mất. Và ngày hôm sau, khi tôi thức dậy không có sự hiện diện của điện thoại và TV và máy tính xách tay, ngày giãn ra tới ngàn giờ đồng hồ. Đó thực sự là tất cả sự tự do tôi biết khi tôi đi du lịch, nhưng một cách sâu sắc cũng có cảm giác như là về nhà Và tôi không phải là một người thuộc về tôn giáo, nên tôi đã không đến những buổi hành lễ. Tôi không hỏi những thầy tu lời khuyên. Tôi đã chỉ đi dọc theo đường tu viện và gửi bưu thiếp đến những người yêu quý. Tôi đã nhìn những đám mây, và tôi đã làm việc mà khó nhất trong tất cả đối với tôi thông thường, đó là không làm gì cả. Và tôi đã bắt đầu quay lại nơi này, và tôi nhận ra rằng tôi đã làm một công việc quan trọng nhất ở đó vô hình chỉ bằng việc ngồi im, và chắc chắn dẫn tới những quyết định quan trọng nhất của tôi theo cách mà tôi chưa bao giờ làm được khi mà tôi đua từ email trước đến cuộc hẹn tiếp theo. Và tôi bắt đầu nghĩ rằng có gì đó trong tôi đã khóc đòi sự tĩnh lặng, nhưng tất nhiên tôi không thể nghe thấy bởi vì tôi đã chạy vòng vòng quá nhiều. Tôi đã như là một kẻ điên đeo một cái băng bịt mắt và sau đó phàn nàn là không nhìn thấy gì. Và tôi nghĩ đến một cụm từ tuyệt vời tôi đã học được khi một cậu bé từ Seneca, khi đó cậu ấy nói, "Người nào nghèo không phải là người có ít mà là người ham muốn nhiều hơn." Và, tất nhiên, tôi không đề nghị mỗi người ở đây đi vào một tu viện. Không phải điều đó. Nhưng tôi có nghĩ là chỉ bằng việc dừng di chuyển bạn có thể thấy được nơi để đến. Và chỉ bằng việc đứng ra khỏi cuộc sống của bạn và thế giới mà bạn có thể thấy cái bạn quan tâm sâu đậm nhất và tìm một ngôi nhà. Và tôi nhận ra rất nhiều người hiện tại dùng sự đo đếm có ý thức để ngồi yên lặng trong vòng 30 phút mỗi buổi sáng để góp nhặt bản thân họ trong một góc phòng không động tới các thiết bị, hoặc chạy mỗi buổi tối, hoặc để lại điện thoại di động khi họ nói chuyện lâu với một người bạn. Sự di chuyển là một đặc quyền tuyệt vời, và nó cho phép chúng ta làm nhiều thứ mà ông bà chúng ta không bao giờ có thể mơ đến. Nhưng sự di chuyển, cuối cùng, chỉ có nghĩa nếu bạn có một ngôi nhà để trở về. Và ngôi nhà, cuối cùng, tất nhiên không chỉ là nơi bạn ngủ. Đó là nơi bạn đứng. Cảm ơn. (Hoan hô) (Vỗ tay) (Nhạc) ( Vỗ tay ) Mọi người nói rằng đứng núi này trông núi nọ, và tôi tin điều đó, nhất là khi nghe tổng thống Obama thường nói về hệ thống giáo dục Hàn Quốc như là một tiêu chuẩn của thành công Vâng, tôi có thể nói với bạn rằng trong một hệ thống hà khắc và tính cạnh tranh cao của hệ thống trường học Hàn Quốc, được biết đến như là một nồi áp lực mà không phải ai cũng có thể làm tốt trong môi trường đó. Khi mà nhiều người phản ứng theo những cách khác nhau về hệ thống giáo dục của chính chúng ta, sự phản ứng của tôi đối với môi trường nhiều áp lực là làm những cái cung với những mảnh gỗ tìm thấy gần căn hộ chung cư. Tại sao là những cái cung? Tôi cũng không chắc nữa Có thể nói về mặt áp lực liên tục, sự tồn tại của bản năng người hang động trong tôi đã liên kết với những cái cung. Nếu bạn nghĩ về nó, cái cung thật sự giúp cho sự tồn tại của con người từ thời tiền sử. Vùng đất 3km từ nhà của tôi đã từng là khu rừng dâu tằm trong suốt thời Joeseon, những con tằm thì ăn lá dâu. Để nâng cao nhận thức về điều này, chính phủ đã trồng những cây dâu tằm Những hạt từ các cây ấy được mang đi khắp nơi bởi những con chim gần bức tường cách âm của đường xa lộ trong thành phố được xây dựng vào khoảng Olympics 1988. Vùng gần những bức tường, con người chẳng phiền bận tâm tới, nằm ngoài tầm quan sát, và cũng là nơi đầu tiên tôi tìm thấy kho báu của mình. Khi tôi dấn sâu vào việc làm cung, tôi đã bắt đầu tìm kiếm gần và ngoài khu hàng xóm. Khi tôi tham gia chuyến đi của trường, kỳ nghỉ của gia đình hoặc đơn giản là trên đường về nhà từ các lớp học ngoại khóa, tôi đi lang thang quanh những vùng có nhiều cây và gom góp những nhánh cây với những công cụ tôi giấu trong ba lô đi học của mình. Và chúng là những cái như cưa, dao, lưỡi hái và rìu mà tôi bọc chúng trong với khăn. Tôi sẽ mang những nhánh cây về nhà, bằng buýt hoặc là xe điện ngầm giữ chúng vừa vặn trong tay. Và tôi đã không mang những dụng cụ đó tới đây, Long Beach. Vì an ninh sân bay (Cười) Ở nơi kín đáo trong phòng tôi , bao phủ bởi mùn cưa, tôi sẽ cưa, đẽo và đánh bóng gỗ suốt đêm tới khi cái cung bén. Một ngày, tôi đã thay đổi hình dạng của mảnh tre và kết thúc bằng việc làm cháy. Ở đâu? Trên tầng gác mái căn hộ của tôi, một nơi mà 96 gia đình gọi là nhà. Một khách hàng từ thương xá đến căng hộ của tôi gọi 911, và tôi xuống cầu thang nói với mẹ mình với một nửa đầu tóc đã bị cháy. Tôi muốn chịu trách nhiệm để nói vơi mẹ tôi, với khán giả hôm nay: Mẹ, con thật lòng xin lỗi, và con sẽ cẩn thận hơn khi bật lửa từ bây giờ. Mẹ của tôi đã giải thích tất nhiều, nói với họ rằng con của bà ấy không có phạm tội một vụ hỏa hoạn không có tính toán trước. Tôi cũng nghiên cứu những cái cung trên khắp thế giới. Trong quá trình đó, tôi đã thử kết hợp những cái cung từ các thời điểm và nơi chốn khác nhau để tạo ra một cái cung hiệu quả nhất. Tôi cũng thử với nhiều loại gỗ, như là gỗ thích, gỗ thông đỏ và gỗ dâu tằm, và làm nhiều cú bắn đi thử nghiệm ở vùng có nhiều cây gần xa lộ đô thị mà tôi đã đề cập đến. Cái cung hiệu quả nhất đối với tôi là cái này. Thứ nhất: những cái đỉnh cong có thể tối đa tính đàn hồi khi mà bạn kéo và bắn mũi tên. Thứ hai: Phần bụng được kéo vào trong để lực kéo cao hơn, nghĩa là nhiều lực hơn. Thứ ba: Gân sử dụng ở lớp ngòa của bờ rìa để tối đa dự trữ lực căng Và thứ tư: Sừng dùng để dự trữ năng lượng khi nén. Sau khi sửa chữa, bẻ và tái thiết kế, Tu sửa, uống cong và thay đổi, cái cung lý tưởng của tôi bắt đầu hình thành, và cuối cùng khi nó hoàn thành, nó sẽ như vầy. Tôi rất tự hào về bản thân mình vì có thể thiết kế một cây cung hoàn hảo cho bản thân. Đây là ảnh của cái cung truyền thống ở Hàn Quốc chụp từ viện bảo tàng, và nhìn xem cái cung của tôi giống chúng thế nào. Cám ơn tổ tiên của tôi vì lấy trộm sự sáng tạo của tôi. (Cười) Qua việc làm cung tôi có thể liên hệ với tổ tiên tôi. Học những điều được gom góp theo thời gian và đọc thông điệp để lại bởi tổ tiên, thì tốt hơn bất cứ phương pháp an ủi nào hay là những lời mà người lớn có thể cho tôi. Bạn thấy đó, tôi nghiên cứu xa và rộng, nhưng không bao giờ phiền để nhìn gần và hep, Từ sự nhận thức này, Tôi bắt đầu thích thú với lịch sử Hàn Quốc, cái mà chưa bao giờ lôi cuốn tôi trước đây. Và cuối cùng, đứng núi này trông núi nọ, mặc dù chúng ta không nhận ra nó. Bây giờ, tôi sẽ cho bạn thấy cái cung của tôi hoạt động. Và hãy xem cái này hoạt động thế nào. Đây là một cái cung gỗ tre với cái nặng 45-pound. (Tiếng bắn cung) (Vỗ tay) Cái cung có chức năng như một cỗ máy đơn giản, nhưng để làm một cái cung tốt, yêu cầu rất nhiều sự nhạy bén. Bạn cần phải vỗ về và đối thoại với vật liệu gỗ. Mỗi thới gỗ có chức năng và lí do riêng để tồn tại, và chỉ khi kết hợp nhịp nhàng giữa chúng mới tạo nên một cây cung tốt. Tôi có thể là một học sinh lạ với nhưng tôi hi vọng rằng tôi đang đóng góp bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình với bạn. Thế giới lí tưởng của tôi là một nơi mà không ai bị bỏ lại phía sau, nơi mà con người cần ở chính xác nơi họ phải ở, như là những sớ gỗ và và gân dây của cung, nơi mà sức mạnh thì dễ uốn và sự tổn thương thì mau phục hồi. Cái cung đại diện cho tôi và tôi đại diện cho cái cung Bây giờ, tôi đang bắn chính tôi vào bạn. Không, chưa tốt lắm, một phần suy nghĩ của tôi vừa mới bắn vào suy nghĩ của bạn Liệu nó điểm trúng bạn? Cám ơn. (Vỗ tay) Đây là một thực trạng kinh tế quan trọng nhất trong thời đại chúng ta. Chúng ta đang sống trong thời đại bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là giữa những người ở đỉnh tháp và tất cả những người còn lại. Sự thay đổi này nổi bật nhất tại Hoa Kỳ và ở Anh, nhưng đó là một hiện tượng toàn cầu. Nó đang xảy ra tại Trung Quốc Cộng Sản, Và trước đây ở Liên Bang Xô Viết, nó đang xảy ra ở Ấn Độ, ở Canada quê hương tôi. Chúng tôi thậm chí còn nhìn thấy nó ở xã hội dân chủ tự do thoải mái như Thụy Điển, Phần Lan và Đức. Hãy để tôi cung cấp cho bạn một vài con số để tiện việc đánh giá những gì đang xảy ra. Trong thập niên 1970, một phần trăm (dân số) chiếm khoảng 10 phần trăm thu nhập quốc gia tại Hoa Kỳ. Giờ đây, tỷ lệ thu nhập đó đã tăng gấp đôi lên đến trên 20 phần trăm. Nhưng điều thậm chí ấn tượng hơn là những gì đang xảy ra ở ngay chóp đỉnh về phân phối thu nhập. 0,1 phần trăm ở Mỹ giờ đây chiếm hơn tám phần trăm thu nhập quốc gia. khi mà 30 năm trước, con số đó chỉ là 1% . Hãy để tôi cung cấp một con số khác để dễ hình dung, đây là một con số tính toán vào năm 2005 bởi Robert Reich, thư ký của Bộ trưởng trong chính quyền Clinton. Reich đã xem xét sự giàu có của hai người được thừa nhận là rất giàu, Bill Gates và Warren Buffett, và thấy rằng nó tương đương với sự giàu có của gần 40 phần trăm dân số Hoa Kỳ, tương đương với 120 triệu người. Bây giờ, khi nó xảy ra, Warren Buffett là không chỉ là người có thế lực và giàu có, ông là một trong các nhà quan sát tinh nhuệ nhất của hiện tượng này, và ông có con số yêu thích của riêng của mình. Buffett chỉ ra rằng vào năm 1992, sự tổng tài sản của những người trong danh sách Forbes 400-- đây là danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ -- là 300 tỷ đô la. Hãy nghĩ về nó. Bạn thậm chí không cần phải là một tỷ phú để được có tên trong danh sách đó vào năm 1992. Vâng, hôm nay, con số đó cần gấp lên 5 lần lên đến 1,7 nghìn tỷ đôla, và có lẽ không cần phải nói với các bạn đâu, rằng chúng ta chưa được nhìn thấy điều gì tương tự xảy ra với tầng lớp trung lưu, sự giàu có chậm chạp tới với họ nếu không muốn nói là đang giảm đi. Vì vậy chúng ta đang sống trong thời đại của giai cấp siêu giàu toàn cầu, nhưng chúng ta nhận ra nó quá muộn. Một trong những lý do, tôi nghĩ, đó là hiện tượng luộc ếch. Những thay đổi chậm và dần dần khó có thể được nhận thấy ngay cả khi tác động cuối cùng lại vô cùng mạnh mẽ Hãy suy nghĩ về những gì cuối cùng sẽ xảy đến cho các con ếch tội nghiệp. Nhưng tôi nghĩ rằng có cái gì đó khác đang xảy ra. Nói về sự bất bình đẳng thu nhập, ngay cả khi bạn không trong danh sách Forbes 400, vẫn có thể làm cho chúng ta khó chịu. Nó khiến ta cảm thấy ít tích cực, ít lạc quan hơn để nói về chuyện làm thế nào chiếc bánh được phân chia hơn là để suy nghĩ về việc làm thế nào làm cho chiếc bánh lớn hơn. Và nếu bạn lỡ lọt vào danh sách Forbes 400, khi nói về phân phối thu nhập, và chắc chắn là người anh em của nó, tái phân phối thu nhập, có thể trở nên hết sức đe dọa. Vì vậy, chúng ta đang sống trong thời đại của bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là ở đỉnh tháp. Vậy những gì thúc đẩy điều này, và chúng ta có thể làm gì? Một tập hợp các nguyên nhân là chính trị: thuế thấp, bãi bỏ quy định, đặc biệt là các dịch vụ tài chính, tư nhân hóa, yếu kém trong bảo hộ luật pháp cho công đoàn Tất cả đã góp phần khiến thu nhập tăng thêm mãi lên đến đỉnh điểm. Rất nhiều yếu tố chính trị có thể được gộp lại theo thể loại "chủ nghĩa tư bản bè phái" thay đổi chính trị làm lợi cho một nhóm nội bộ những người có mối quan hệ tốt với nhau nhưng thực sự lại không có lợi cho những người còn lại trong chúng ta. Trong thực tế, loại bỏ chủ nghĩa tư bản bè phái là vô cùng khó khăn. Hãy nghĩ về những năm tháng mà các nhà cải cách cố gắng để thoát khỏi tham nhũng ở Nga, làm ví dụ, hoặc khó khăn đến thế nào để tái cơ cấu các ngân hàng ngay cả từ sau cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng, hoặc thậm chí khó khăn đến thế nào để khiến các công ty đa quốc gia to lớn kia, bao gồm cả những công ty với phương châm "không làm điều ác" phải đóng thuế ở mức ngang ngửa với tầng lớp trung lưu. Nhưng trong khi việc loại bỏ chủ nghĩa tư bản bè phái trong thực tế là thực sự, thực sự khó khăn, ít ra, về mặt tinh thần, nó là vấn đề dễ dàng. Sau hết, không ai thực sự ủng hộ chủ nghĩa tư bản bè phái Thật vậy, đây là một trong những vấn đề hiếm hoi có khả năng đoàn kết cánh tả và cánh hữu. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản bè phái là trung tâm của phong trào Phản Kháng từ quần chúng, lấy phong trào Chiếm Phố Wall là ví dụ. Nhưng nếu chủ nghĩa tư bản bè phái, ít nhất là về mặt tinh thần, là phần dễ dàng của vấn đề, mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi nhìn vào các thế lực kinh tế gây nên sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Bản thân chúng không phải là quá bí ẩn. Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ, biến đổi kinh tế đôi làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và biến chuyển kinh tế toàn cầu, đồng thời làm dậy lên làn sóng tầng lớp siêu giàu. Hãy ngẫm nghĩ về nó thôi . Lần đầu tiên trong lịch sử, nếu bạn là một doanh nghiệp năng động với một ý tưởng mới đầy sáng tạo hoặc một sản phẩm mới rất tuyệt vời, bạn có quyền truy cập gần như ngay lập tức tới một thị trường toàn cầu với hơn một tỷ người. Kết quả là, nếu bạn rất, rất thông minh và rất, rất may mắn, bạn có thể trở nên rất, rất giàu một cách rất, rất nhanh chóng. Một trong những trường hợp tiêu biểu gần đây nhất của hiện tượng này là David Karp. Người sáng lập 26 tuổi của Tumblr mới bán công ty của cậu ta cho Yahoo với giá 1,1 tỷ đô la. Hãy suy nghĩ về điều đó một phút thôi: 1,1 tỷ đô la, 26 tuổi. Đây là cách đơn giản nhất để nhìn biết cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa đã tạo ra hiệu ứng siêu sao như thế nào trong những lĩnh vực nhãn tiền như, thể thao và giải trí. Chúng ta có thể thấy một vận động viên siêu đẳng hoặc một nghệ sĩ biểu diễn tài năng, ngày hôm nay, có thể tận dụng kỹ năng của mình tác động lên nền kinh tế toàn cầu bao giờ hết. Nhưng hôm nay, hiệu lực siêu sao kia đang diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta có những nhà công nghệ siêu sao. Chúng ta có những chuyên viên ngân hàng siêu sao. Chúng ta có những luật sư siêu đẳng và những kiến trúc sư siêu sao. Có những đầu bếp siêu sao và những nông dân siêu sao. Thậm chí, và đây là ví dụ yêu thích của cá nhân tôi, có cả những nha sĩ siêu sao, và khuôn mẫu nổi bật nhất là Bernard Touati, người Pháp đứng sau nụ cười tỏa nắng của dàn siêu sao như nhà tài phiệt Nga Roman Abramovich hay nhà thiết kế thời trang người người Mỹ gốc Âu Diane von Furstenberg. Nhưng trong khi khá dễ dàng nhận ra cách mà toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ tạo ra giới tài phiệt toàn cầu này, lại khó khăn hơn nhiều để biết nên suy nghĩ thế nào về hiện tượng này. Bởi vì, ngược lại với chủ nghĩa tư bản bè phái, những gì toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ đã làm được là rất tích cực. Hãy bắt đầu với công nghệ. Tôi yêu Internet. Tôi yêu các thiết bị di động của mình. Tôi yêu một thực tế rằng điều đó có nghĩa là bất cứ ai, nếu muốn, có thể xem buổi nói chuyện này dù đang ở rất xa khán phòng. Tôi còn là fan cuồng nhiệt của toàn cầu hóa. Đây là sự chuyển đổi đã giúp hàng trăm triệu người nghèo nhất thế giới thoát ra khỏi đói nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu, và nếu bạn tình cờ sống trong một phần giàu có của thế giới, điều đó sẽ làm cho rất nhiều sản phẩm mới có giá cả phải chăng-- bạn nghĩ ai đã xây dựng nên chiếc iPhone của bạn? — và những điều mà chúng ta dựa dẫm vào lâu nay đã rẻ hơn rất nhiều. Hãy nghĩ về máy rửa chén hay cái áo thun của bạn. Vậy nếu không thích thì không thích gì đây? Vâng, có một vài thứ. Một trong những điều làm tôi lo lắng là cái mà chúng ta gọi chế độ tài phiệt nhân tài có thể quá dễ dàng trở thành chế độ tài phiệt bè phái. Hãy tưởng tượng bạn là một doanh nhân tài giỏi đã thành công trong việc bán được ý tưởng hay sản phẩm nào đó với giá hàng tỷ và trên đường trở thành một tỷ phú. Bạn sẽ bị cám dỗ sử dụng trí tuệ kinh tế của mình để thao túng các luật lệ của kinh tế chính trị toàn cầu theo chiều hướng có lợi cho bạn. Đó là không chì là một ví dụ mang tính giả thiết. Hãy nghĩ về Amazon, Apple, Google, Starbucks. Đây là những công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới được yêu quý nhất, sáng tạo nhất. Họ cũng đặc biệt lão luyện trong việc làm việc với hệ thống thuế quốc tế để giảm thiểu hóa đơn thuế rất, rất đáng kể của họ. Tại sao lại chỉ dừng lại ở việc thao túng chính trị toàn cầu và các hệ thống kinh tế đương tồn tại theo chiều hướng đem lại lợi ích tối đa cho mình? Một khi bạn có sức mạnh kinh tế to lớn mà chúng ta thấy ở phần chóp tháp phân phối thu nhập và quyền lực chính trị chắc chắn đi kèm, bạn sẽ vô cùng bị cám dỗ để bắt đầu cố gắng thay đổi luật chơi theo chiều hướng có lợi cho mình. Một lần nữa, nó không đơn thuần mang tính giả thiết. Đó là những gì các nhà tài phiệt Nga đã làm trong việc tạo ra các phi vụ tư nhân hóa thế kỷ các tài nguyên thiên nhiên của nước Nga. Đó là một cách mô tả những gì đã xảy ra trong việc bãi bỏ quy định của các dịch vụ tài chính ở Mỹ và Vương Quốc Anh Điều thứ hai mà tôi lo lắng là việc chủ nghĩa tài phiệt nhân tài quá dễ dàng trở thành tầng lớp quý tộc Một cách để mô tả những người có thế lực là những kẻ chóp bu (alpha geeks), và họ là những người có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của các kĩ năng phân tích và định lượng siêu tinh vi trong nền kinh tế ngày hôm nay. Đó là lý do tại sao họ đang chi tiêu chưa từng có quỹ thời gian và các nguồn tài nguyên để giáo dục con cái của mình. Tầng lớp trung lưu cũng đang chi tiêu thêm cho việc học, nhưng trong cuộc chạy đua vũ trang về giáo dục toàn cầu này, bắt đầu tại trường mẫu giáo và kết thúc tại Harvard, Stanford hoặc MIT, 99 phần trăm đang ngày càng bị lấn lướt bởi một phần trăm những người siêu giàu kia. Kết quả là chúng ta có cái mà nhà kinh tế học Alan Krueger và Miles Corak gọi là đường cong Đại gia Gatsby. Khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên, tính di động xã hội giảm. Tài phiệt có thể là một nhân tài, nhưng cùng với nó, bạn phải được sinh ra trên các bậc thang cao nhất để có thể tham gia vào cuộc đua này. Điều thứ ba khiến tôi lo lắng nhất, đó là việc những lực lượng tích cực song song việc làm gia tăng lớp tài phiệt toàn cầu cũng đồng thời vắt kiệt tầng lớp trung lưu trong nền kinh tế công nghiệp phương Tây. Hãy bắt đầu với công nghệ. Các lực lượng tương tự đang tạo ra những tý phú cũng đang nuốt chửng nhiều việc làm vốn của giai cấp trung lưu. Lần cuối cùng bạn sử dụng dịch vụ của một đại lý du lịch là khi nào? Ngược lại với cách mạng công nghiệp, những người khổng lồ của nền kinh tế mới không tạo ra nhiều việc làm mới đến như vậy. Ở thời cực thịnh, G.M. tạo hàng trăm ngàn việc làm, Facebook dưới 10.000 việc làm. Đó là sự thật của toàn cầu hóa. Cùng với tất cả những gì nó làm giúp hàng trăm hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo ở các thị trường mới nổi, nó cũng khiến nhiều công việc bị lưu chuyển ra khỏi các nền kinh tế phát triển phương Tây. Một thực tế đáng sợ là là không có quy tắc kinh tế nào có thể tự động chuyển hóa tốc độ tăng trưởng kinh tế thành sự thịnh vượng chung. Điều đó thể hiện trong những gì tôi cho là thống kê kinh tế đáng sợ nhất của thời đại chúng ta. Kể từ cuối thập niên 1990, sự tăng năng suất đã được tách ra khỏi mức tăng tiền lương và việc làm. Điều đó có nghĩa rằng các quốc gia chúng ta đang trở nên giàu hơn, các công ty của chúng ta đang trở nên hiệu quả hơn, nhưng chúng ta lại đang không tạo ra thêm việc làm và chúng ta đang không trả lương cao hơn. Một kết luận đáng sợ mà bạn có thể rút ra từ tất cả điều này là lo lắng về sự thất nghiệp cấu trúc. Điều làm tôi lo lắng hơn là một kịch bản ác mộng khác. Sau hết, trong một thị trường lao động hoàn toàn tự do, ta có thể tìm việc làm cho gần như tất cả mọi người. Các cơ cấu nhà nước làm tôi lo lắng là một vũ trụ mà một vài thiên tài phát minh ra Google và những mô hình tương tự và phần còn lại chúng ta được thuê vào để mát-xa cho họ. Vì vậy, khi tôi thực sự chán nản về tất cả điều này, tôi tự trấn an bản thân bằng việc suy nghĩ về cuộc cách mạng công nghiệp. Cuối cùng, qua tất cả những nghiệt ngã, cam go, nó hoạt động khá tốt, đúng không? Cuối cùng, tất cả chúng ta ở đây đã trở nên giàu hơn, khỏe mạnh hơn, cao lớn hơn-- Vâng, có một số ngoại lệ- và sống lâu hơn tổ tiên của mình đầu thế kỷ 19. Nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là trước khi chúng ta học được làm thế nào để chia sẻ các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, chúng ta đã phải đi qua hai cuộc khủng hoảng, Đại Khủng hoảng của những năm 1930, cuộc Khủng hoảng Dài của thập niên 1870, hai cuộc thế chiến, các cuộc cách mạng cộng sản ở Nga và Trung Quốc, và một kỷ nguyên của biến động chính trị xã hội to lớn ở phía tây. Chúng ta cũng, không hề ngẫu nhiên, đã đi qua một thời kỳ của sáng chế xã hội và chính trị to lớn. Chúng ta đã thành lập một nhà nước phúc lợi xã hội hiện đại. Chúng ta đã tạo ra giáo dục công. Chúng ta đã tạo ra chăm sóc y tế công cộng. Chúng ta tạo ra chế độ lương hưu. Chúng ta tạo ra công đoàn. Ngày nay, chúng ta đang đi qua thời đại của chuyển đổi kinh tế được so sáng tương đương với quy mô và phạm vi của cuộc cách mạng công nghiệp. Để đảm bảo rằng nền kinh tế mới này đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta và không chỉ là các nhà tài phiệt, chúng ta cần phải mang vào thời đại này những thay đổi xã hội và chính trị đầy tham vọng. Chúng ta cần một Thỏa Thuận Mới. (Vỗ tay) Tên tôi là Tom hôm nay tôi đến đây để thú nhận thành thật chuyện kiếm tiền của mình. Căn bản tôi sử dụng miệng để làm những trò lạ đời để đổi lấy tiền. (Cười) Tôi thường hay làm mấy trò này ở mấy quán bar tồi tàn trong thành phố và ở góc đường vì vậy tiết mục này không hẳn là phù hợp nhất với nơi này nhưng tôi vẫn muốn trình diễn chút ít cho các bạn xem về công việc tôi làm. (Beatbox) Và giờ đây, phần tiết mục tiếp theo của tôi, Tôi muốn quay về nhạc cổ điển. (Vỗ tay) Ta sẽ trở lại thời xưa rất xưa về trước. (Beatbox: bài Billie Jean) Billy Jean đâu phải người yêu tôi Cô ấy tự tuyên bố tôi chính là người chịu trách nhiệm Đứa bé đó không phải là con trai tôi (Vỗ tay) OK. Sao rồi. Xin cảm ơn, TEDx. Nếu quý vị vẫn chưa biết cái vừa rồi là gì, thì xin giới thiệu tôi tên Tom Thum, nghệ sĩ beatbox có nghĩa là tất cả những âm thanh mà bạn vừa nghe được tôi tạo ra chỉ từ giọng của chính mình và chỉ có giọng mình thôi. Và xin bảo đảm là không có hiệu ứng gì ráo từ chiếc micro này. Và tôi thấy rất đã (Vỗ tay) Quý vị cái gì cũng vỗ tay. Tuyệt vời Má ơi trông này. Con thành công rồi! Tôi thấy rất đã vì hôm nay tôi được tới đây đại diện cho anh em mình và cả những anh em chưa gầy dựng được sự nghiệp với khả năng bẩm sinh tạo ra tiếng ồn phi thường. Tại vì thị trường này rất nhỏ hẹp không có nhiều cơ hội công việc đặc biệt là nơi tôi sống. Tôi sống ở Brisbane, một thành phố tuyệt vời để sinh sống. Hay lắm! Hết cả Người Brisbane đều ở đây à. Tốt. (Cười) Tôi đến từ Brizzy một nơi rất tuyệt để sống, nhưng thực sự thì không phải cái nôi văn hoá của Nam Bán Cầu. Do đó tôi hay đi diễn ở ngoài thành phố Brisbane và ngoài nước Úc, và nhờ theo đuổi cái đam mê điên rồ này mà tôi mới được thấy rất nhiều nơi tuyệt vời trên thế giới. Vậy, nếu được tôi xin chia sẻ những trải nghiệm của mình. Quý ông quý bà, tôi xin được đưa các vị vào một cuộc hành trình xuyên lục địa xuyên âm thanh luôn. Ta sẽ bắt đầu từ sa mạc trung tâm. (Sáo gỗ của dân bản địa Úc) (Tiếng máy bay) Ấn Độ. (Beatbox) (Đàn sita của Ấn) Trung Quốc. (Đàn Trung Quốc) (Beatbox) Đức. (Beatbox) Tiệc tùng, tiệc tùng, phải vậy. (Cười) Và trước khi về đích, thưa quý bà quý ông, Tôi xin chia sẻ với quý vị một số công nghệ tôi đem từ Thủ phủ Brisbane thịnh vượng. Những thứ trước mặt tôi là bảng Kaoss tôi làm được nhiều thứ với nó lắm bằng giọng mình. Ví dụ như cái bên tay trái giúp tôi thêm một độ vang cho giọng mình, để tôi làm đưiợc thế này-- (Tiếng kèn) hương vị. (Cười) Với những cái khác, Tôi có thể sử dụng tạo âm thanh hợp xướng để bắt chước hiệu ứng trống điện hay điều tương tự Tôi có thể làm ví dụ bằng giọng mình và chơi lại chúng chỉ bằng cách chạm vào mấy cái bảng này đây (Tiếng ồn) TEDx. (Nhạc) (Vỗ tay) Tôi là người hết sức rảnh rỗi. Và cuối cùng nhưng không phải là kết thúc, thiết bị bên tay phải cho phép tôi.. làm tiếng (loop loop loop) từ giọng mình. Và với tất cả điều đó trong tâm trí xin được phép đưa các vị đi chu du tới một miền tách biệt hoàn toàn trên trái đất vì tôi sẽ biến nhà hát Opera Sydney thành một quán bar chơi jazz mờ ảo. Lên đường thôi anh em ơi. (Nhạc) Thưa quý vị, xin được giới thiệu quí vị cho một người bạn đặc biệt của tôi, một trong những tay bass cao thủ nhất tôi biết. Smokey Jefferson, hãy cùng đi dạo nào. Đi cưng ơi. (Nhạc) Giờ đây Thưa Quý Vị, xin được giới thiệu ngôi sao của buổi trình diễn, một trong những huyền thoại nhạc jazz của thời đại. Hỡi những tín đồ âm nhạc, những kẻ say mê jazz, hãy nồng nhiệt tán thưởng cho Peeping Tom độc nhất. Tới lượt anh đó. (Nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Điều gì khiến bạn trằn trọc suốt đêm? Suy ngẫm những vấn đề hóc búa? Phấn khích trước chuyến đi xa? hay rối trí vì công việc chưa hoàn thành, bài kiểm tra kề cận, hay một buổi họp mặt gia đình gây ngán ngẩm? Với nhiều người, lo lắng chỉ là tạm thời khi nguyên nhân nhanh chóng được loại bỏ. Giả như điều khiến bạn không thể chợp mắt lại chính là nỗi sợ mất ngủ? Vòng luẩn quẩn tưởng chừng như khó thoát này là căn nguyên của chứng mất ngủ, vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất thế giới. Hầu như bất kì thứ gì cũng có thể khiến ta đôi lúc trắng đêm - bạn cùng giường ngủ ngáy, một vết đau trên cơ thể, hay suy sụp cảm xúc. Vấn đề thiếu ngủ nặng như lệch múi giờ có thể làm đảo lộn nhịp sinh học và phá vỡ lịch ngủ của bạn. Trong phần lớn trường hợp, thiếu ngủ chỉ xảy ra tạm thời, khi mà sự mệt mỏi cuối cùng cũng khiến ta buồn ngủ. Tuy nhiên, những vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, cùng nhiều bệnh tật khác khiến ta "lờ" đi mệt mỏi và "quên" ngủ. Càng nhiều đêm không ngủ, phòng ngủ càng khiến mắt ta thao láo và không khỏi lo âu. Kết quả: người bị mất ngủ, khi... đến giờ ngủ, căng thẳng tới mức não bộ làm nhiễu chức năng phản ứng lo âu của cơ thể, khiến các chất hóa học giúp cơ thể phản ứng lo âu tiết ra nhiều. Cortisol và nội tiết tố kích vỏ thượng thận được bơm vào máu, làm tăng nhịp tim lẫn huyết áp, và đẩy cơ thể vào trạng thái kích động mạnh. Khi đó, não bộ ở chế độ báo động nguy cơ tiềm ẩn, và ta không thể bỏ qua bất kì cảm giác khó chịu hay tiếng động nào vào ban đêm. Đến khi người mất ngủ thực sự chìm vào cõi mộng, chất lượng giấc ngủ của họ sẽ giảm sút. Nguồn năng lượng chính của não bộ là đường glucose; với giấc ngủ tốt, sự chuyển hóa chậm lại giúp dành glucose cho lúc thức. Trong khi đó, các thí nghiệm chụp cắt lớp cho thấy adrenaline vừa gây khó ngủ, đồng thời, đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, khiến cơ thể làm việc quá mức và tiêu tốn nguồn glucose vốn được để dành. Triệu chứng ngủ kém khiến bệnh nhân mất ngủ thức dậy trong trạng thái mất sức, lừ đừ, và căng thẳng, rồi cứ thế, vòng luẩn quẩn đó tiếp tục phiền nhiễu. Nếu chu kì mệt mỏi này kéo dài nhiều tháng liền, người bệnh được chẩn đoán mất ngủ mãn tính. Dù chứng rối loạn giấc ngủ này hiếm khi gây tử vong, cơ chế hóa học của nó lại tương tự những cơn hoảng loạn ở người bị trầm cảm và lo âu. Vì vậy, việc mắc bất kì chứng nào trong ba chứng này sẽ tăng nguy cơ mắc luôn hai chứng còn lại. Thật may, chúng ta có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của mất ngủ. Kiểm soát lo âu dẫn đến trạng thái kích động mạnh là một trong những biện pháp chữa mất ngủ phổ biến nhất, trong khi thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp khôi phục cơn buồn ngủ. Hãy bảo đảm phòng ngủ tắt hết đèn và ở nhiệt độ khiến cơ thể thoải mái để hạn chế những "mối nguy" trong quá trình kích động. Chỉ sử dụng giường cho việc ngủ; nếu bạn khó ngủ, hãy rời phòng và tự "ru ngủ" bằng những hoạt động thư giãn như đọc sách, thiền, hay viết nhật kí. Đặt thời gian thức và ngủ cố định để điều hòa chuyển hóa cơ thể nhằm "cài đặt" đồng hồ sinh học. Đồng hồ này, hay còn gọi là nhịp sinh học, rất nhạy với ánh sáng, nên cần tránh tiếp xúc với ánh sáng vào buổi đêm để cơ thể nhận biết rằng "đã đến giờ ngủ". Bên cạnh các phương pháp này, một vài bác sĩ còn kê thêm dược phẩm an thần; tuy nhiên, loại thuốc này không phải lúc nào cũng hiệu nghiệm. Chưa kể, thuốc ngủ không qua kê đơn còn có tính gây nghiện cao khiến người dùng đói thuốc và càng mất ngủ hơn. Trước khi tìm cách điều trị, hãy chắc rằng việc thiếu ngủ của bạn thực sự là do chứng mất ngủ. Khoảng 8% bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ thực ra, chỉ mắc một vấn đề di truyền ít phổ biến hơn, gọi là Rối loạn Giấc ngủ Bị Trì hoãn (DSPD). Những người bị DSPD có nhịp sinh học dài hơn hẳn 24 giờ, làm cho thời gian ngủ của họ không giống với thông thường. Họ khó ngủ khi đến giờ ngủ không phải vì lo âu quá nhiều. Nếu có cơ hội, họ có thể ngủ thoải mái theo lịch ngủ "lệch pha" của mình. Chu kì ngủ - thức là một hoạt động cân bằng khá phức tạp nhưng rất cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần. Vì những lí do này, rất đáng để ta dành thời gian và nỗ lực để duy trì một thói quen ngủ, chỉ cần đừng để bị mất ngủ vì nó. Tôi rất thích giấy, và cũng thích công nghệ, công việc chính của tôi là tạo ra giấy tương tác. Tôi nói với mọi người như thế khi họ hỏi tôi làm nghề gì, nhưng thực sự hầu hết đều không hiểu, nên cách tốt nhất để tôi truyền đạt là dùng công nghệ và sự sáng tạo để tạo ra những trải nghiệm mới. Tôi cố nghĩ những gì mình có thể sử dụng, và vài tuần trước tôi có 1 ý tưởng điên rồ rằng mình sẽ in 2 bàn chỉnh nhạc của D.J. và thử mix 1 chút âm nhạc. Tôi thử nghiệm để cho ra kết quả đó, bản thân tôi cũng muốn nó sớm thành hiện thực. Tôi không phải là 1 D.J., cũng không phải nhạc sĩ, nên tôi hơi lo ngại điều này. Tôi nghĩ mình đã tìm ra cách tốt nhất để mô tả đời mình chỉ nói đến vài điều nhỏ nhặt đã xảy ra suốt cuộc đời tôi. Có 3 điều đặc biệt mà tôi đã làm, tôi sẽ nói về chúng trước tiên, trước khi kể về thành tựu của mình. Khi còn nhỏ, tôi rất đam mê dây điện, tôi thường luồn chúng dưới thảm luồn ra đằng sau tường cùng với đống công tắc và loa nhỏ, tôi muốn phòng ngủ của mình có tính tương tác nhưng mọi thứ phải được giấu đi. Tôi cũng rất thích công nghệ không dây. Nên đã mua 1 bộ dụng cụ nhỏ thông thường để làm 1 bộ phát sóng radio, tôi lấy 1 quyển sách cũ và khoét bên trong ra rồi cất bộ phát sóng vào đó, rồi đặt nó bên cạnh cha tôi rồi lẻn về phòng ngủ và bắt sóng lên để có thể nghe trộm. Tôi không thích những điều cha tôi nói chút nào. Đó chỉ là tôi thích ý tưởng về một vật dụng hàng ngày lại có thêm 1 cái gì đó bên trong và làm thêm được việc mới. Vài năm sau, Tôi cố gắng thi trượt tất cả các bài kiểm tra và ra trường mà thật sự chẳng có gì đáng để nói, và cha mẹ tôi, có lẽ là 1 phần thưởng, đã mua cho tôi chiếc vé 1 chiều đến Australia, rồi tôi về nhà sau khoảng 4 năm. Tôi thành ra ở 1 trang trại giữa đồng không mông quạnh. Nơi đó ở tận cực tây của New South Wales. Trang trại rộng 485 kilomet vuông Có tới 22.000 con cừu, nhiệt độ khoảng từ 4 độ C, đến 38 độ C. Ở trang trại này có người chủ, vợ ông ấy, và cô con gái 4 tuổi. Họ đưa tôi vào trang trại và nói với tôi về cuộc sống và công việc. Hiển nhiên, một trong những điều quan trong nhất là đám cừu, và công việc của tôi là, umm, cũng khá nhiều để làm hết, nhưng cơ bản là lùa đám cừu về trại. Chúng tôi dựng hàng rào, dùng xe gắn máy và ngựa để làm điều đó, và đám cừu tự nhiên sẽ quay trở lại chuồng cắt lông cho từng mùa khác nhau. Và điều tôi học được, dù có đôi lúc, như những người khác, tôi nghĩ đám cừu khá ngốc vì chúng không làm những gì ta muốn, giờ tôi nhận ra, có lẽ chỉ trong vài tuần cuối cùng khi nhìn lại, rằng đám cừu không ngốc. Ta đưa chúng vào môi trường mà chúng không ưa, và chúng không muốn làm những gì ta bảo. Nên vấn đề là cố gắng làm cho chúng làm những gì ta muốn, bằng cách lắng nghe thời tiết, điều kiện đất, và tạo ra những thứ giúp đàn cừu di chuyển tới nơi mà ta muốn. Một vài năm sau, tôi tới Đại học Cambridge tới phòng thí nghiệm Cavendish ở Anh Quốc. làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Vật lý. Luận án của tôi viết về di chuyển electron, từng cái một, Và tôi nhận ra -- 1 lần nữa, những nhận thức nảy sinh khi nhìn lại những gì mình đã làm -- Tôi thấy việc này khá giống với việc lùa đàn cừu. Thực sự là thế. Bạn chỉ cần thay đổi môi trường để làm thế. Và đó cũng là bài học lớn với tôi, rằng ta không thể bắt buộc bất cứ cái gì. Ta thay đổi môi trường, cái đó sẽ di chuyển. Chúng tôi tạo ra những vật rất nhỏ, những thứ chỉ khoảng 30 nanomet làm lạnh xuống nhiệt độ của Heli lỏng; và thay đổi điện thế để thay đổi môi trường, và electron di chuyển theo vòng kín từng cái một, bật và tắt, 1 node nhớ nhỏ. Và tôi còn muốn đi xa hơn, tôi muốn bật 1 electron lên và tắt 1 cái khác đi. Có người nói tôi không thể làm vậy, điều mà, bạn biết đấy, khi người khác nói thế, lại thúc đẩy ta càng muốn làm. Tôi đã xác định, và cố gắng chứng minh rằng mình làm được. Tôi nghĩ đa phần kiến thức đó, đến từ việc sống ở trang trại đó, vì khi làm việc ở trang trại, chúng tôi phải dùng những gì mình có, phải sử dụng môi trường, và không có gì là không thể làm được, vì bạn ở 1 nơi mà nếu không làm được việc cần làm, thì bạn chết, và, bạn biết đấy, tôi đã thấy điều đó xảy ra. Nên giờ tôi bị ám ảnh với in ấn, và thật sự thích thú với ý tưởng sử dung quy trình in ấn thông thường, phương pháp in được dùng để tạo ra rất nhiều thứ quanh ta để làm ra giấy và thẻ tương tác. Khi bàn với 1 số nhà in khi tôi bắt đầu việc này, nói với họ điều tôi muốn làm là in mực dẫn điện lên giấy, họ nói không thể làm như vậy, thế đấy, chuyện hấp dẫn nhất. Tôi đã nhận khoảng 10 tấm thẻ tín dụng và khoản nợ tự dẫn mình đến bờ phá sản, thật đấy, và sắm cái máy in khổng lồ này, trong khi chẳng biết dùng nó như thế nào. Nó dài khoảng 5 met, tôi đổ đầy mực ra sàn và lên chính tôi làm mọi thứ rối tung, nhưng tôi học được cách in. Rồi quay trở lại gặp các nhà in cho họ thấy tôi làm được gì, họ chuyển thành, "Tất nhiên cô làm thế được. Sao lúc đầu không đến đây ngay?" Luôn là như vậy. Vậy là chúng tôi đã dùng quy trình in thông thường, tạo ra mực dẫn điện, rồi quét lên 1 bài báo, và cơ bản là đưa hàng trăm ngàn electron di chuyển qua những mẩu giấy để làm cho mảnh giấy đó tương tác được. Điều đó thực sự khá đơn giản. nó là tổng hợp những việc đã có người làm chỉ là tổng hợp theo 1 cách khác. Chúng tôi có 1 mẩu giấy in mực dẫn điện, rồi dán lên nó 1 bảng mạch nhỏ có vài con chip, để chạy phần mềm cảm ứng, để biết nơi chúng tôi chạm vào, cái còn lại thường là để chạy phần mềm để mẩu giấy có thể kết nối. Tôi sẽ nói lại một số thứ mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã tạo ra rất nhiều thứ. Đây là 1, vì tôi yêu bánh. và cái này, là 1 poster lớn, nó có 1 cái loa nhỏ ở đằng sau, và khi bạn chạm vào cái poster sẽ nói chuyện với bạn và hỏi bạn 1 loạt câu hỏi, nó là cái bánh hoàn hảo của bạn. Nhưng rốt cuộc nó không nói cho bạn chiếc bánh ở đâu. Nó tải lên 1 bức ảnh, cùng lí do nó chọn chiếc bánh đó cho bạn, lên trang Facebook và Twitter của chúng tôi. Chúng tôi đang cố tạo ra kết nối đó giữa thế giới thực và kĩ thuật số, dù trông nó không giống 1 màn ảnh, mà chỉ giống 1 poster thông thường. Chúng tôi làm việc với nhiều trường đại học về dự án báo giấy tương tác. Ví dụ, chúng tôi tạo ra 1 tờ báo, 1 tờ báo thông thường. Bạn có thể mang cặp tai nghe kết nối wi-fi với nó khi chạm vào nó, bạn nghe được tiếng nhạc được mô tả ở đầu trang, dù bạn không đọc được. Bạn có thể nghe buổi họp báo cũng như đọc những gì biên tập viên xác nhận về nội dung cuộc họp báo. Và cũng có thể bấm nút Like của Facebook hay bỏ phiếu bầu cho việc nào đó. 1 thứ khác chúng tôi tạo ra, đây từng là ý tưởng của tôi vài năm trước, nên chúng tôi đã làm dự án về nó. Đó là về tài trợ từ chính phủ cho những tòa nhà tiết kiệm năng lượng có thiết kế thân thiện với con người thật khó nói, tôi cũng không hiểu nó là gì khi tôi tới hội thảo, và nhận ra ngay. Chúng tôi muốn động viên mọi người sử dụng năng lượng tiết kiệm. Và tôi thích ý tưởng rằng, thay vì nhìn đồng hồ đo và đọc các con số -- hãy nhìn vào mức sử dụng năng lượng của bạn, Tôi muốn tạo 1 tấm poster có kết nối wi-fi được in bằng mực đổi màu, để khi mức sử dụng năng lượng tốt hơn, thì lá cây sẽ mọc và các chú thỏ hiện ra mọi việc đều tốt đẹp. Nếu không, thì sẽ là tấm grafitti hình lá cây lìa khỏi cành. Nó nhắc nhở bạn coi sóc 1 việc nào đó trong môi trường gần gũi với bạn, cái mà bạn không muốn thấy nó xấu đi, hơn là trông chờ người khác ở đâu đó làm việc gì đó để tránh 1 hậu quả ở xa tít mù khơi. Và tôi nghĩ, như hồi tưởng lại trang trại đó, làm sao để người khác tự làm điều bạn muốn hơn là bắt họ làm điều bạn muốn. Okay. Giờ là chuyện tôi thực sự sợ. Một số thứ tôi đã tạo ra là có 1 cái poster ở đây để bạn chơi trống. Tôi không phải là nhạc sĩ. Dù nếu bây giờ như thế thì hay lắm. Nếu ai đó muốn thử chơi trống, cứ thử đi. Tôi chỉ nói cách nó hoạt động thôi. Tấm poster này kết nối với điện thoại của tôi, khi chạm vào, nó kết nối đến ứng dụng. (Tiếng trống) Thời gian đáp ứng rất tốt. Nó sử dụng Bluetooth 4, đáp ứng gần như ngay tức thì. Okay. Cảm ơn. (Vỗ tay) Còn vài thứ khác nữa. Cái này trông giống như bảng âm thanh, thử chạm vào, tôi thích những tiếng ồn khủng khiếp này. (Tiếng còi, tiếng nổ, tiếng kính vỡ) Okay. và đây là bàn nhạc D.J. Nó kết nói với iPad của tôi, đây là phần mềm trên iPad. Ồ, vâng, tôi thích làm thế. Tôi không phải là D.J. nhưng luôn muốn làm vậy. (Tiếng xước) Tôi có bộ giảm âm, và 2 bàn. Để tạo ra công nghệ mới, tôi thích những thứ sáng tạo, và thích làm việc với những người sáng tạo. Cháu gái 15 tuổi của tôi, nó rất tuyệt. Tên cháu là Charlotte, tôi bảo cháu ghi lại điều gì đó, tôi làm việc cùng 1 người bạn tên Elliot để thêm tiếng đập vào. Đây là cháu tôi, Charlotte. (Âm nhạc) Yay! (Vỗ tay) Đó là những gì tôi làm. Tôi thích pha trộn công nghệ với nhau, vui vẻ, sáng tạo. Nhưng chuyện này không phải là về công nghệ. Đó chỉ là, tôi muốn tạo ra những trải nghiệm lý thú. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về sự nhận thức. Tại sao lại về nhận thức? Vâng, vì nó là một vấn đề bị bỏ quên một cách đáng hiếu, cả trong khoa học và triết học của chúng ta. Tại sao điều đó lại gợi sự tò mò? Vâng, nó là khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta vì 1 lý do rất lô gic, đơn giản, cụ thể, đối với bất cứ việc quan trọng nào trong cuộc sống một điều kiện cần thiết là chúng ta phải có ý thức. Bạn quan tâm đến khoa học, triết học, âm nhạc, nghệ thuật, hay bất cứ cái gì sẽ chẳng có tác dụng gì nếu bạn là một thây ma hay đang hôn mê, đúng không? Thế nên, ý thức là số một. Lý do thứ hai là khi mọi người thực sự thích thứ gì đó họ có xu hướng nói những điều kinh khủng nhất. Và rồi, thậm chí khi họ không nói những điều kinh khủng và thực sự nghiên cứu nghiêm túc, thì, điều đó sẽ diễn ra chậm. Tiến trình sẽ chậm lại. Khi tôi lần đầu quan tâm tới điều này, tôi đã nghĩ, ồ, nó là một vấn đề sinh học đơn giản. Hãy để ý đến những vấn đề đau đầu này và tìm hiểu cách nó vận hành trong não bộ. Thế nên, tôi đã sang UCSF và tôi đã nói chuyện với tất cả các nhà sinh học thần kinh có trọng trách nặng nề ở đó, và họ đã thể hiện rõ sự mất kiên nhẫn, như cách mà các nhà khoa học thường làm khi bạn hỏi họ những câu hỏi đáng xấu hổ. Nhưng điều mà khiến tôi bất ngờ là, trong lúc giận dữ một nhà sinh học thần kinh rất nổi tiếng đã nói: "Xem kìa, trong nguyên tắc của tôi, ổn thôi nếu bạn quan tâm sự nhận thức, nhưng hãy nhận nghiên cứu trước đi. Nhận nghiên cứu đầu tiên." Tới giờ tôi đã nghiên cứu về nó trong một thời gian dài. Tôi nghĩ bây giờ trên thực tế bạn có thể nhận nghiên cứu bằng cách nghiên cứu sự nhận thức. Nếu vậy, đó thực sự là một bước tiến. Vậy thì tại sao việc này lại là miễn cưỡng và chống lại nhận thức? Ồ, tôi nghĩ đó là một sự kết hợp của 2 đặc điểm của văn hóa tri thức của chúng ta trông có vẻ như chúng đối lập nhau nhưng trên thực tế lại có chung một chuỗi chung các giả định. Một đặc điểm là truyền thống của thuyết nhị nguyên: Nhận thức không chỉ là một phần của thế giới vật chất. Nó còn là một phần của thế giới tinh thần. Nó thuộc về tâm hồn, và tâm hồn thì không phải là một phần của thế giới vật chất. Đó là truyền thống của chúa, tâm hồn và sự bất tử. Có một truyền thống khác điều mà nghĩ rằng nó trái ngược với điều này nhưng thừa nhận những giả định xấu nhất. Tư tưởng đó cho rằng chúng ta là những người theo chủ nghĩa duy vật. Sự nhận thức không thuộc thế giới hữu hình Hoặc là nó không tồn tại, hoặc là nó là một thứ gì đó rất khác, một phần mềm máy tính hoặc là một thứ ngu ngốc nào đó, nhưng trong trường hợp nào thì nó cũng không phải khoa học. Và trước đây tôi đã tranh luận nhiều về chủ đề này, và nó làm tôi rất khó chịu. Đây là cách cuộc tranh luận diễn ra. Khoa học là khách quan, nhận thức là chủ quan, vì vậy không thể tồn tại một thứ khoa học về nhận thức. Những tư tưởng ấy đang làm tê liệt chúng ta. Và thật khó để thoát ra khỏi chúng. Tôi chỉ có một thông điệp duy nhất trong buổi trò chuyện này: nhận thức là một hiện tượng sinh học giống như hiện tượng quang hợp, tiêu hóa hay nguyên phân Bạn biết tất cả những hiện tượng đó mà! Và một khi bạn chấp nhận rằng dù không phải tất cả, nhưng hầu hết những vấn đề nan giải về nhận thức đơn giản sẽ dần biến mất. Và tôi chuẩn bị nói về vài điều trong số đó. Được rồi, bây giờ tôi hứa sẽ nói cho các bạn một vài điều thái quá mà người ta nói về ý thức. Thứ nhất, ý thức không hề tồn tại. Nó là ảo giác, như khi nói rằng mặt trời lặn Khoa học đã chứng minh mặt trời lặn và cầu vồng là ảo giác, vì vậy, ý thức chỉ là ảo giác. Thứ hai: có thể nó thực sự tồn tại, nhưng là một thứ gì khác Nó là một chương trình máy tính chạy trong não bộ. Thứ ba: Không phải, thứ duy nhất thực sự tồn tại chính là hành động. Mức độ ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi thật đáng xấu hổ, nhưng tôi sẽ quay lại vấn đề đó sau. Và thứ tư: có thể ý thức thực sự tồn tại, nhưng nó chẳng làm thay đổi thế giới một chút nào. Tâm linh làm sao có thể làm chuyển dời thứ gì đó? Bây giờ, bất cứ khi nào có người nói với tôi như vậy, tôi nghĩ: Liệu bạn muốn thấy tâm linh chuyển dịch một thứ gì đó? Xem nhé. Một cách có ý thức, tôi quyết định giơ tay lên, và cái thứ chết tiệt đó được nhấc lên. Thêm vào đó,hãy chú ý đến điều này: Chúng ta không cho rằng: "Ồ, nó cũng thất thường như thời tiết ở Geneva thôi". Có ngày nó xảy ra, và có ngày thì không. Không. Tay tôi có thể nhấc lên bất cứ khi nào tôi muốn. Được rồi. Tôi sẽ nói cho bạn làm thế nào mà điều đó có thể. Bây giờ, tôi chưa nêu ra một định nghĩa nào hết. Bạn không thể làm điều này nếu bạn không đưa ra một định nghĩa. Mọi người luôn nói thật khó để định nghĩa ý thức. Tôi thì lại nghĩ điều đó khá dễ dàng trừ khi bạn muốn có một định nghĩa thật khoa học. Và chúng ta thì chưa sẵn sàng cho một định nghĩa khoa học, nhưng đây là một kiểu định nghĩa thường thấy. Ý thức bao gồm tất cả các trạng thái cảm xúc, hay cảm giác, nhận thức. Nó bắt đầu vào buổi sáng khi bạn tỉnh dậy từ giấc ngủ không mộng mị, và kéo dài suốt một ngày cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ hoặc qua đời, hoặc bất tỉnh. Theo định nghĩa này, những giấc mơ là một dạng của nhận thức. Đó là định nghĩa thông thường, cũng là mục tiêu của chúng ta. Không bàn về nó cũng có nghĩa là bạn không nói đến ý thức. Nhưng mọi người nghĩ: "Ồ, nếu quả thực như vậy, thì đó là một vấn đề khủng khiếp. Làm thế nào mà một thứ như vậy có thể tồn tại như một phần của thế giới thực?" Và điều này, nếu bạn từng qua một khóa triết học, chính là vấn đề tâm - vật nổi tiếng. Tôi nghĩ là có một cách giải quyết khá đơn giản. Và tôi chuẩn bị chỉ cho các bạn. Đó là: Tất cả những trạng thái ý thức của chúng ta, không có ngoại lệ, bị gây ra bởi các quá trình sinh học thần kinh bậc thấp trong não bộ, và chúng được chấp nhận như những tính năng hệ thống bậc cao hơn. Nó cũng bí ẩn như trạng thái lỏng của nước. Đúng vậy không? Trạng thái lỏng không phải là nước ép thừa được phun ra từ những phân tử H2O. Nó là trạng thái hiện tại của hệ thống. Và cũng như cái bình đầy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang rắn tùy thuộc vào hoạt động của các phân tử não bộ của bạn cũng có thể chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái mất ý thức, tùy thuộc vào hoạt động của các phân tử. Vấn đề tâm - vật nổi tiếng chỉ đơn giản như vậy thôi. Đúng không? Nhưng bây giờ chúng ta sẽ đi đến những câu hỏi khó hơn. Hãy cùng làm rõ những đặc trưng của ý thức từ đó, chúng ta có thể đáp lại 4 ý kiến phản đối mà tôi đã nêu ra. Đặc điểm thứ nhất là: nó có thực và tối giản. Bạn không thể thoát khỏi nó. Bạn có thể nhận thấy, điểm khác biệt giữa hiện thực và ảo giác cũng là sự khác biệt giữa cách chúng ta nhìn nhận mọi vật và việc chúng thực sự như thế nào. Nó giống như là, tôi thích cụm từ tiếng Pháp "arc-en-ciel" - cầu vồng, có một hình cung trên bầu trời, hay như mặt trời xuống núi. Đó là cách chúng ta nhìn nhận, nhưng thực tế nó không hề xảy ra. Nếu không có sự khác biệt giữa cách mọi vật được nhìn nhận và thực tế chúng như thế nào, các bạn không thể phân biệt sự tồn tại của nhận thức, bởi vì ở lĩnh vực nào sự tồn tại của nhận thức được chú ý đến, nếu các bạn nhận ra dường như các bạn ý thức được điều đó, thì các bạn có nhận thức. Ý tôi là, nếu có ngày một đám chuyên gia đến tìm tôi và nói: "Chúng tôi là những nhà thần kinh học với trọng trách nặng nề, và chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu về ngài, ngài Searle, và chúng tôi tin rằng ngài không còn ý thức nữa, ngài là một con rô - bốt được lập trình một cách thông minh". Tôi sẽ không nghĩ rằng: "Bạn biết đấy, có thể những người này đúng thì sao?" Tôi sẽ không dành ra một khoảnh khắc nào để nghĩ như vậy, bởi vì, tôi muốn nói là, Descartes có thể đã mắc nhiều sai sót, nhưng ông ấy đúng về điều này. Bạn không thể nghi ngờ về sự tồn tại ý thức của chính mình. Đó chính là đặc điểm đầu tiên. Nó có thật và tối giản. Bạn không thể phủ nhận bằng cách chỉ ra nó là ảo giác như với những ảo giác thực sự. Đặc điểm thứ hai là cái đã gây ra rất nhiều rắc rối cho chúng ta, đó là: tất cả trạng thái nhận thức của chúng ta đều có đặc điểm định tính này. Cảm giác khi uống bia thì không giống cảm giác khi trả thuế thu nhập hay nghe nhạc. Và những cảm giác định tính này tự động sản sinh ra một đặc điểm thứ ba: theo định nghĩa, những trạng thái nhận thức là chủ quan ở chỗ chúng chỉ tồn tại một khi được trải nghiệm bởi một số chủ thể con người hay động vật, một số cơ thể từng trải qua điều đó. Có lẽ chúng ra sẽ có thể xây dựng một cỗ máy có ý thức. Nhưng vì chúng ra không biết não bộ hoạt động thế nào, nên cho đến giờ, chúng ta vẫn chưa làm được điều đó. Và một đặc điểm khác của ý thức là nó đi vào nhiều lĩnh vực nhận thức thống nhất. Tôi không chỉ nhìn thấy những người đứng trước mặt và nghe thấy tiếng nói của chính mình, tiếng giày trên sàn nhà mà đối với tôi chúng còn là một phần của một lĩnh vực nhận thức to lớn trải ra cả phía trước và sau. Đó chính là chìa khóa để hiểu được sức mạnh khổng lồ của ý thức. Và chúng ta chưa từng làm được điều đó trên rô - bốt Điều đáng buồn đó bắt nguồn từ sự thật rằng chúng ta không biết làm thế nào để tạo ra một rô - bốt có ý thức, nên chúng ta không có bất kì loại máy móc nào làm được điều này. Đặc điểm tiếp theo, sau lĩnh vực nhận thức thống nhất kì diệu này là nó thực hiện hoạt động bình thường trong cách cư xử của chúng ta. Tôi đã minh họa cho các bạn bằng cách giơ tay, nhưng làm thế nào điều đó là có thể? Làm thế nào mà suy nghĩ trong não bộ có thể làm di chuyển vật chất? Tôi sẽ cho các bạn biết câu trả lời. Tôi muốn nói rằng, chúng ta không biết câu trả lời thật chi tiết, nhưng về cơ bản thì đó là: Có một trình tự dẫn truyền xung thần kinh của các nơ ron và chúng dừng lại khi axetylen được tiết ra ở tấm vận động của nơ ron vận động Tôi xin lỗi vì đã dùng những thuật ngữ triết học ở đây, nhưng khi axetylen được sản sinh ở tấm vận động, vô số điều thú vị sẽ xảy ra ở kênh ion và kết quả là cánh tay tôi nhấc lên. Bây giờ, hãy nghĩ về những điều tôi đã nói. Vẫn là sự kiện đó, quyết định giơ tay của tôi được miêu tả ở mức những đặc điểm tinh thần nhạy cảm này. Nó là một suy nghĩ trong đầu tôi, nhưng đồng thời, nó cũng làm sản sinh ra axetylen và làm tất cả những việc khác khi nó di chuyển từ vỏ não vận động xuống những sợi thần kinh ở cánh tay. Điều đó cho thấy rằng vốn từ vựng truyền thống của chúng ta để bàn về những vấn đề này đã hoàn toàn lỗi thời. Cùng một sự kiện có một cách miêu tả ở cấp độ sinh học thần kinh, và một cách khác về mặt trí óc, và đó chỉ là một sự kiện, đó cũng là cách mà tự nhiên hoạt động. Điều đó cũng lí giải làm thế nào nhận thức hoạt động theo quan hệ nhân quả. Được rồi, bây giờ hãy nhớ lấy điều đó, kết hợp với việc chúng ta vừa tìm hiểu qua về những đặc điểm của nhận thức hãy cùng trả lời một số ý kiến phản đối đã nêu ra trước đó. Đầu tiên, sự nhận thức không hề tồn tại, nó là ảo giác. Tôi đã trả lời xong vấn đề đó. Tôi không nghĩ chúng ta cần bận tâm về nó nữa. Nhưng vấn đề thứ hai có ảnh hưởng ngoài sức tưởng tượng, và có thể nó vẫn còn tồn tại đâu đó: " Tốt thôi, nếu ý thức tồn tại, nó thực sự là một thứ gì đó. Nó thực sự là một chương trình máy tính chạy trong não bộ của bạn và những gì chúng ta cần làm để tạo ra ý thức chỉ là chọn đúng chương trình. Quên phần cứng đi. Phần cứng nào cũng sẽ ổn thôi nếu nó đủ ổn định để chạy chương trình". Bây giờ, chúng ta đã biết điều đó là sai. Ý tôi là, bất kì ai biết về máy tính đều có thể thấy nó sai, bởi vì tính toán được định nghĩa như thao tác biểu tượng, thường được nghĩ tới như những con số 0 và 1 mà không phải bất cứ một biểu tượng nào. Bạn có một thuật toán mà bạn có thể lập trình dưới dạng mã nhị phân, và đó là đặc điểm xác định của chương trình máy tính. Nhưng chúng ta biết rằng đó hoàn toàn là về mặt cú pháp. Nó có tính biểu tượng. Chúng ta biết rằng nhận thức của con người thực sự là một thứ gì đó hơn thế. Nó có một nội dung bên trong cú pháp đó. Nó có ngữ nghĩa. Lý lẽ đó, tôi đã dùng, ôi chúa ơi, tôi không hề muốn nghĩ đến điều đó, hơn 30 năm trước, nhưng có một lý lẽ khác còn sâu sắc hơn được ngầm hiểu từ những gì tôi vừa nói với các bạn, và tôi muốn tóm tắt lại thật ngắn gọn, đó là nhận thức tạo ra một thực tế độc lập với người quan sát. Nó tạo ra sự tồn tại thực của tiền, của cải, chính phủ, hôn nhân, hội nghị của tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu, những bữa tiệc cốc - tai và những kì nghỉ hè, tất cả những thứ đó đều là sản phẩm của nhận thức. Sự tồn tại của chúng mang tính tương đối với người quan sát. Việc một mẩu giấy là tiền, hay một loạt các tòa nhà là trường đại học là tương đối với từng chủ thể có ý thức. Bây giờ, hãy tự hỏi bản thân về sự ước tính. Liệu nó có phải là tuyệt đối, giống như lực, khối lượng và lực hấp dẫn? Hay nó là tương đối với từng người quan sát. Đúng là có một số phép tính là nội tại. Tôi có hai cộng hai bằng bốn Điều đó đúng bất kể mọi người có nghĩ gì đi nữa. Nhưng khi tôi lôi máy tính ra và thực hiện phép tính đó, hiện tượng thực chất duy nhất là các mạch điện tử và hoạt động của chúng. Đó là hiện tượng tuyệt đối duy nhất. Và tất cả những thứ còn lại được giải thích bởi chúng ta. Các phép tính chỉ tồn tại tương đối với nhận thức. Dù là một chủ thể có ý thức thực hiện phép tính, hay anh ta có một loại máy móc thừa nhận sự diễn giải tính toán . Nhưng điều đó không có nghĩa việc tính toán là tùy ý. Tôi đã dành rất nhiều tiền vào phần cứng này. Nhưng chúng ta vẫn liên tục nhầm lẫn giữa tính khách quan - chủ quan của các đặc điểm thực tế với tính khách quan - chủ quan của những lời tuyên bố. Và điểm mấu chốt trong phần này là: bạn có thể có một khoa học hoàn toàn khách quan, một khoa học mà bạn có thể đưa ra những khẳng định đúng một cách khách quan, về một lĩnh vực mà sự tồn tại của nó là chủ quan, chỉ trong não bộ của con người, bao gồm các trạng thái chủ quan của khả năng tri giác hoặc cảm giác, ý thức. Vì thế lời phản đối rằng bạn không thể có một thứ khoa học khách quan về nhận thức vì nhận thức là chủ quan trong khi khoa học là khách quan, chỉ là lối chơi chữ. Và là một lối chơi chữ rất dở về tính khách quan và chủ quan. Các bạn có thể đưa ra những khẳng định khách quan về một lĩnh vực mà sự tồn tại của nó là chủ quan, và đó thực sự là những gì các nhà thần kinh học làm. Ý tôi là, bạn có những bệnh nhân thực sự chịu đau, và bạn cố gắng tìm ra một khoa học khách quan về điều đó. Tôi đã hứa sẽ bác bỏ hết những lời phản đối, và tôi không còn quá nhiều thời gian, nhưng tôi sẽ bẻ lại một vài điều nữa. Tôi đã nói rằng chủ nghĩa hành vi hẳn phải là một trong những sự xấu hổ lớn nhất trong nền văn hóa tri thức của chúng ta, bởi vì nó bị phủ nhận ngay thời điểm lúc bạn nghĩ đến nó. Trạng thái tinh thần và hành vi của bạn giống hệt nhau? Ồ, hãy nghĩ về sự khác biệt giữa việc cảm nhận nỗi đau và khi thực sự chịu đau. Tôi sẽ không biểu thị hành vi bị đau, nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng Ngay bây giờ tôi không chịu bất kì đau đớn nào. Vì thế đó là một lỗi hiển nhiên. Tại sao người ta lại phạm phải lỗi đó? Sai lầm ở chỗ - bạn có thể quay lại và đọc những tài liệu về vấn đề này, và bạn sẽ thấy lỗi đó rất thường xảy ra - họ nghĩ nếu bạn thừa nhận sự tồn tại không thể giản lược của nhận thức thì bạn đang mất niềm tin vào khoa học. Bạn đang mất niềm tin vào 300 năm tiến bộ của loài người, những hi vọng của họ, và tất cả những gì còn lại của nó. Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn là, sự nhận thức đã được biết đến như một hiện tượng sinh học thực sự, phải có phân tích khoa học như bất kì hiện tượng sinh học nào khác, hay phần còn lại của khoa học. Cảm ơn! (Tiếng vỗ tay) Nếu tôi hỏi bạn có mối liên kết nào giữa một chai bột giặt Tide và mồ hôi (chương trình quảng cáo của Tide) bạn chắc chắn sẽ nghĩ đó là câu hỏi đơn giản nhất quả đất nhưng cũng là câu bạn sẽ bị hỏi cả tuần ở Edinburgh . Nhưng nếu tôi đã nói rằng cả hai đều là ví dụ của một hình thức thay thế tiền tệ mới trong một nền kinh tế toàn cầu đa kết nối và định hướng theo dữ liệu bạn có thể nghĩ rằng tôi có một chút điên rồ. Nhưng tin tôi đi, tôi làm việc trong ngành quảng cáo. (Tiếng cười) Và tôi sẽ cho bạn biết câu trả lời, nhưng tất nhiên là sẽ sau thời gian nghỉ giải lao. Do đó, có một câu hỏi khó hơn mà tôi đã được hỏi bởi một trong các cây bút của chúng tôi cách đây một vài tuần trước, và tôi đã không biết câu trả lời: Loại tiền tệ nào đang hoạt động tốt nhất trên thế giới? Đó là Bitcoin. Bây giờ, dành cho những ai chưa viết nhiều về nó, Bitcoin là một loại tiền tệ bảo mật ảo, một loại tiền tệ nhân tạo. Nó được sáng lập vào năm 2008 bởi một lập trình viên vô danh dưới bút danh Satoshi Nakamoto. Không ai biết thêm thông tin gì về anh ta nữa cả. Anh ta gần giống như Banksy của Internet. Có thể ở đây tôi sẽ không giải thích được một cách hoàn toàn chính xác, nhưng theo tôi hiểu về cách thức hoạt động của nó thì Bitcoins được phát hành thông qua quá trình khai thác. Có một mạng lưới các máy tính được sử dụng để giải quyết một vấn đề toán học rất phức tạp và ai giải quyết được nó trước tiên sẽ có được các Bitcoins. Và các Bitcoins được phát hành, chúng được đặt vào một sổ kế toán công được gọi là Blockchain, và sau đó chúng trôi nổi, do đó, trở thành một loại tiền tệ, và hoàn toàn không chịu một sự quản lí nào, đó đại loại là một đặc điểm đáng sợ của nó, và là lý do tại sao nó lại phổ biến đến như vậy . Nó không được điều hành bởi các nhà chức trách hoặc chính phủ. Thực ra thì nó được quản lý bởi các mạng điện tử. Và lý do để nó trở nên thành công đến vậy là vì tính riêng tư, ẩn danh, nhanh chóng, và rẻ. Và nó có thể đưa bạn đến mức mà tại đấy bạn có thể tạo ra một số biến động dữ dội với Bitcoin. Do đó ở một mức độ đi từ một cái gì đó có giá như 13 đô la đển 266, theo nghĩa đen, trong khoảng thời gian bốn tháng, sau đó rơi tự do và đánh mất một nửa giá trị chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Và hiện tại nó đang đâu đó xung quanh 110 đô la giá trị giao dịch. Nhưng vấn đề chính cần được nhìn thấy ở đây là nó đã có chỗ đứng, nó đang dần được coi trọng. Lấy các dịch vụ như Reddit và Wordpress làm ví dụ , ở đó người ta đang dần chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ thanh toán. Và điều đó cho thấy rằng người ta đang thực sự đặt niềm tin vào công nghệ, và nó đã bắt đầu phát triển mạnh, phá vỡ và truy vấn ngược lại các tổ chức truyền thống và cách thức mà chúng ta nghĩ về tiền tệ và tiền bạc. Và không phải là đáng ngạc nhiên, nếu bạn nghĩ về các trường hợp nan giải như E.U. Tôi nghĩ rằng đã có một cuộc khảo sát Gallup vừa mới được công bố điều đó nói lên một cái gì đó giống như, tại Mỹ, niềm tin vào các ngân hàng, vào thời điểm thấp nhất, là vào khoảng 21 phần trăm. Và bạn có thể thấy ở đây một số hình ảnh từ London nơi Barclays tài trợ đề án xe đạp thành phố, và một số nhà hoạt động đã thực hiện tại đây một số mảnh ghép đẹp của tiếp thị du kích và nêu cao các khẩu hiệu. "Phụ đạp một chân." "Barclays cho bạn đi quá giang." Đây là những cái lịch sự hơn mà tôi có thể chia sẻ với bạn ngày hôm nay. Nhưng bạn nắm được ý chính, do đó, người ta đã thực sự bắt đầu , đại loại là mất niềm tin vào các tổ chức. Có một công ty PR tên là Edelman, họ thực hiện cuộc khảo sát rất thú vị này mỗi năm chính xác là về sự tin tưởng và những gì mọi người đang nghĩ. Và đây là một cuộc khảo sát toàn cầu, do đó, những con số này là mang tính toàn cầu. Và những gì thú vị mà bạn có thể nhìn thấy là hệ thống phân cấp đang có một chút lung lay, và đó là tất cả về sự rối loạn phân cấp hiện nay, Vì vậy người ta tin tưởng những người như họ nhiều hơn hơn là tin tưởng vào các tập đoàn và chính phủ. Và nếu bạn nhìn vào những số liệu này của những thị trường phát triển như vương quốc Anh, Đức, và vân vân, thì số liệu còn thấp hơn thế nhiều. Và tôi thấy rằng điều đó khá là đáng sợ. Mọi người đang thực sự tin tưởng các doanh nhân nhiều hơn là tin tưởng vào chính phủ và các nhà lãnh đạo. Vì vậy những gì bắt đầu xảy ra, nếu nghĩ về tiền bạc, nếu bạn sắp sửa xem xét đến khía cạnh cốt lõi của nó, theo nghĩa đen đó sẽ chỉ là một biểu hiện của giá trị, một giá trị được đồng thuận. Vì vậy, những gì đang xảy ra giờ đây, trong thời đại kỹ thuật số, là rằng chúng ta có thể định lượng giá trị bằng rất nhiều cách khác nhau và làm cho nó trở nên dễ dàng hơn, và đôi khi cách chúng ta định lượng các giá trị đó làm chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều trong việc tạo ra các hình thức mới và các hình thức hợp lệ của tiền tệ. Trong bối cảnh đó, bạn có thể thấy rằng các mạng lưới như Bitcoin đột nhiên bắt đầu có ý nghĩa nhiều hơn một chút. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng chúng ta đang bắt đầu đặt câu hỏi phá vỡ và thẩm vấn những ý nghĩa của tiền bạc, các mối quan hệ giữa ta với nó, những định nghĩa về tiền, và sau cùng là phần mở rộng, liệu có một lý do nào để chính phủ phải tiếp tục chịu trách nhiệm về tiền tệ nữa? Thế nên, rõ ràng là tôi nhìn vào điều này thông qua lăng kính tiếp thị, từ quan điểm thương hiệu, thương hiệu, theo nghĩa đen, là biểu hiện cho danh tiếng của họ. Và nếu bạn suy nghĩ về nó, danh tiếng giờ đã trở thành một loại tiền tệ. Bạn biết đấy, danh tiếng được xây dựng trên sự tin tưởng, nhất quán và minh bạch. Vì vậy, nếu bạn đã thực sự quyết định rằng bạn tin cậy một thương hiệu, bạn muốn có một mối quan hệ, bạn muốn tham gia kết nối với thương hiệu, bạn đang, đại loại là, tham gia vào nhiều hình thức mới của tiền tệ rồi đấy. Vì vậy, bạn nghĩ về lòng trung thành. Lòng trung thành cơ bản là một nền kinh tế vi mô. Bạn suy nghĩ về các chương trình phần thưởng, dặm bay. Tạp chí The Economist đã phát biểu một vài năm trước đây rằng thực sự có nhiều dặm bay không được đổi thưởng trên thế giới hơn là các tờ đô la được lưu thông trên thị trường. Bạn biết đấy, khi bạn đang đứng xếp hàng tại Starbucks, 30 phần trăm của các giao dịch tại Starbucks vào một ngày bất kỳ thực sự đang được thực hiện với điểm sao của Starbucks . Vì vậy, đó là một loại tiền tệ mang tên Starbucks có hiệu lực trong phạm vi hệ sinh thái của nó. Và những gì tôi cảm thấy thú vị là rằng Amazon gần đây đã tung ra tiền xu Amazon. Vì vậy, phải thừa nhận rằng, đó là một loại tiền tệ, vào thời điểm bấy giờ, là thuần túy dành cho Kindle. Vì vậy bạn có thể mua các ứng dụng và thực hiện giao dịch thông qua các ứng dụng đó, nhưng khi nghĩ về Amazon, bạn nhìn vào thước đo sự tin tưởng mà tôi vừa cho bạn thấy nơi mà mọi người đang bắt đầu tin tưởng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà họ tin tưởng nhiều hơn so với chính phủ. Và đột nhiên, bạn bắt đầu suy nghĩ rằng, được thôi Amazon hoàn toàn có khả năng thúc đẩy điều này. Nó có thể trở thành một phần mở rộng tự nhiên, mà cũng tương tự như việc mua hàng-- mang nó ra khỏi các Kindle - bạn có thể mua sách, âm nhạc, sản phẩm ngoài đời thật , các thiết bị và sản phẩm, vân vân. Và đột nhiên bạn xem Amazon, là một thương hiệu, đang đối đầu với Cục dự trữ liên bang về cách thức mà bạn muốn chi tiêu tiền của mình, về định nghĩa về tiền tệ và những cấu thành nên nó. Và giờ đây, tôi sẽ đưa bạn trở lại với Tide, chất tẩy rửa như đã hứa. Đây là một bài viết tuyệt vời tôi đã xem qua trong tạp chí New York. Nó nói rằng người sử dụng chất kích thích trên khắp nước Mỹ đang thực sự mua chúng bằng các chai tẩy rửa Tide. Họ đang đi vào các cửa hàng tiện lợi, ăn cắp các sản phẩm Tide, và một chai Tide $20 thì tương đương với 10 đô la ma tuý hoặc thuốc lá. Và một số nhà tội phạm học đã xem xét điều này và nói rằng, vâng, được rồi, Tide là một sản phẩm được bán ở phân khúc bảo hiểm cao cấp. 50 phần trăm ở trên mức trung bình ngành. Nó được tạo nên bởi một hỗn hợp cocktail hóa chất rất phức tạp, do đó, nó có mùi rất sang trọng và rất đặc biệt, và, là một thương hiệu của Procter & Gamble, nó được hỗ trợ bởi rất nhiều phương tiện quảng cáo truyền thông đại chúng. Vì vậy, những gì người ta đang nói là những kẻ dùng chất kích thích cũng là những người tiêu dùng, thế nên họ có điều này trong đường dẫn thần kinh của mình. Khi họ phát hiện Tide, đó là con đường tắt. Họ cho rằng, đó là sự tin tưởng. Tôi tin vào điều đó. Đó là chất lượng. Vì vậy, nó sẽ trở thành đơn vị tiền tệ này, như New York Magazine đã mô tả như một làn sóng rất kỳ quặc về tội phạm trung thành, làn sóng tội phạm thương hiệu trung thành, và bọn tội phạm thực sự gọi Tide là "vàng dạng lỏng." Giờ đây, những gì tôi từng nghĩ là buồn cười là phản ứng từ phát ngôn viên của P&G. Họ nói, rõ ràng là đã cố gắng để tách mình ra khỏi chất kích thích, nhưng cũng nói rằng, "Điều đó nhắc nhớ tôi một điều và đó là giá trị của các thương hiệu đã kiên trì trụ vững." (Tiếng cười) Điều đã một lần nữa minh chứng cho quan điểm của tôi và cho thấy rằng ông ấy thậm chí đã không toát một giọt mồ hôi nào khi nói điều đó. Và điều đó mang tôi trở lại với mối liên quan đến mồ hôi. Tại Mexico, mới đây thôi, Nike đã chạy một chiến dịch mới được gọi là, theo đúng nghĩa đen, "Đấu giá cho mồ hôi của bạn". Bạn nghĩ về, những đôi giày Nike có bộ cảm biến bên trong, hoặc bạn đang sử dụng Nike FuelBand mà về cơ bản là theo dõi chuyển động của bạn, năng lượng của bạn, mức tiêu thụ calo của bạn. Và những gì đang xảy ra ở đây, đây là nơi mà bạn đã thực sự quyết định để gia nhập cộng đồng Nike này. Bạn đã bị nó thuyết phục. Đó không phải là những chùm thư quảng cáo ồn ào nhắm vào bạn, và đó là nơi quảng cáo bắt đầu đổi thay, là những thứ như dịch vụ, công cụ và các ứng dụng. Vì vậy Nike đang thực sự đóng vai trò là một đối tác khôn ngoan, đối tác về sức khỏe và sự cân đối và một nhà cung cấp dịch vụ . Vì vậy, những gì đã xảy ra với nó là người ta nói rằng, "Được rồi, bạn có một bảng dữ liệu. Chúng tôi biết bạn đã chạy bộ bao xa, dịch chuyển bao xa, lượng calo nạp vào, tất cả các thứ như thế. Những gì bạn có thể làm là, càng chạy nhiều, bạn càng nhận được nhiều điểm, và chúng tôi có một phiên đấu giá, nơi bạn có thể mua các sản phẩm của Nike nhưng chỉ bằng cách chứng minh rằng bạn đã thực sự sử dụng sản phẩm để làm những việc đó." Và bạn không thể tự do đi vào đây. Điều này là hoàn toàn dành cho cộng đồng đang đổ mồ hôi như tắm và sử dụng các sản phẩm của Nike. Bạn không thể mua các sản phẩm với pesos (đơn vị tiền tệ của Mê hi cô - ND). Điều này nghĩa là một môi trường đóng theo nghĩa đen, một không gian bán đấu giá khép kín. Tại Châu Phi, bạn biết đấy, thời gian phát sóng đã thực sự trở thành một loại tiền tệ theo nghĩa riêng của mình. Mọi người rất quen với việc, bởi vì điện thoại di động tại đây là vua, họ đang rất, rất quen với việc chuyển tiền, thực hiện thanh toán qua điện thoại di động. Và một trong những ví dụ yêu thích của tôi từ góc nhìn thương hiệu là Vodafone, nơi mà, ở Ai Cập rất nhiều người thực hiện mua hàng tại các chợ và các cửa hàng độc lập quy mô rất nhỏ. Thay đổi lỏng lẻo, thay đổi nhỏ là một vấn đề thực sự, và những gì có xu hướng xảy ra là bạn mua một tá những thứ, người ta thiếu bạn, cho là, 10 xu, 20 xu trong tiền lẻ đi. Những người bán hàng có xu hướng đưa cho bạn những thứ như củ hành hoặc viên aspirin, hay mẩu kẹo cao su, bởi vì họ không có tiền lẻ với giá trị nhỏ. Vì vậy, khi Vodafone đến và nhìn thấy vấn đề này, vấn đề nhức nhối này của người tiêu dùng, họ tạo ra một số loại tiền lẻ giá trị nhỏ gọi là Fakka, được trưng và phát bởi nhân viên cửa hàng cho mọi người, và đó là tín dụng được nạp thẳng vào điện thoại di động của họ. Vì vậy, loại tiền tệ này trở thành tín dụng, mà một lần nữa, thực sự, thực sự thú vị. Và chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát sao lưu thực tế mà, bạn biết đấy, 45 phần trăm những người trong bộ phận dân số rất quan trọng này tại Hoa Kỳ đã nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng một loại tiền tệ độc lập hoặc có thương hiệu. Vì vậy, lúc này mọi chuyện bắt đầu trở nên thực sự thú vị, một sự tiếp diễn thực sự thú vị và năng động. Và bạn nghĩ rằng, các tập đoàn nên bắt đầu sử dụng tài sản và suy nghĩ của mình vào các cách khác nhau và kinh doanh chúng. Và bạn nghĩ rằng, đó là quá nhiều cho một bước nhảy vọt? Nó có vẻ xa rời thực tế, nhưng khi nghĩ về nó, tại Mỹ vào năm 1860, đã có 1.600 công ty phát hành giấy bạc. Đã có 8.000 các loại ghi chú ở Mỹ. Và điều duy nhất dừng lại, là chính phủ kiểm soát bốn phần trăm nguồn cung, và điều duy nhất dừng việc đó lại là nội chiến bùng nổ, và chính phủ đột nhiên muốn kiểm soát tiền tệ. Thế nên, chính phủ, tiền bạc, chiến tranh, không có gì thay đổi, hồi trước và sau này. Vì vậy, những gì tôi sẽ hỏi là, về cơ bản, liệu lịch sử đang lặp lại chính nó? Liệu công nghệ làm tiền giấy có bị cảm thấy lỗi thời? Liệu chúng ta sẽ tách rời tiền tệ ra khỏi chính phủ? Bạn biết đấy, bạn nghĩ về, thương hiệu đang bắt đầu lấp vào các khoảng trống. Các tập đoàn đang lấp những khoảng trống mà chính phủ không đủ khả năng lấp đầy. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, bạn biết đấy, liệu chúng ta sẽ đứng trên sân khấu mua cà phê - hữu cơ, hội chợ cà phê - năm sau sử dụng những loại tiền như TED florin hoặc TED Shilling? Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn bạn. (Tiếng vỗ tay) Francesca Fedeli: Xin chào. Đây là Mario. Con trai chúng tôi. Bé mới được 2 tuổi rưỡi, tôi đã có khoảng thời gian mang bầu thật khó khăn vì phải nằm trên giường gần 8 tháng. Nhưng cuối cùng thì mọi việc dường như đã ổn. Nên bé sinh ra được đủ cân nặng. Bé có chỉ số Apgar tốt (Apgar: chỉ số đánh giá sức khỏe của bé sau sinh). Nên chúng tôi khá an tâm. Nhưng cuối cùng, 10 ngày sau khi sinh, chúng tôi phát hiện bé bị đột quỵ. Như bạn biết đấy, đột quỵ là một sự tổn thương não. Đột quỵ sơ sinh là một chuyện có thể xảy ra trong 9 tháng mang thai hoặc bất ngờ ngay sau khi sinh, trong trường hợp của bé, như bạn thấy, phần não phải của bé đã không còn. Hậu quả của cú đột quỵ đối với cơ thể của Mario có thể tệ đến mức Mario sẽ không còn có thể sử dụng được phần cơ thể bên trái nữa. Hãy tưởng tượng, nếu bạn có một máy tính và một máy in và bạn muốn gửi, muốn in ra một tài liệu, nhưng máy in không có những ổ đĩa phù hợp, Mario cũng vậy. Giống như, bé muốn di chuyển phần cơ thể bên trái nhưng không thể chuyển giao tín hiệu để chuyển động tay và chân trái. Vậy là cuộc sống đã phải thay đổi. Chúng tôi phải thay đổi kế hoạch của mình. Chúng tôi phải thay đổi những ảnh hưởng của việc sinh nở này với đời mình. Roberto D'Angelo: Như bạn tưởng tượng, không may là chúng tôi chưa sẵn sàng. Không ai dạy chúng tôi xử lý những khuyết tật như vậy thế nào, và ngày càng có nhiều băn khoăn bắt đầu chiếm lấy tâm trí chúng tôi. Đó thực sự là quãng thời gian khó khăn. Những băn khoăn, những điều cơ bản như, bạn biết đấy, tại sao chuyện này xảy đến với chúng tôi? Vấn đề ở chỗ nào? Một số băn khoăn nặng nề hơn, như là cuộc sống của Mario sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Ý tôi là, rồi bé sẽ có thể làm việc không? Bé sẽ có thể bình thường trở lại? Và, như bạn biết, là cha mẹ, nhất là lần đầu tiên, tại sao bé sẽ không trở nên tốt hơn so với chúng tôi? Và điều này, thật ra là, thực sự rất khó nói ra, nhưng vài tháng sau, chúng tôi nhận ra chúng tôi thực sự cảm thấy như mình thất bại. Ý tôi là thành quả thực tế duy nhất của đời mình, cuối cùng, lại là một thất bại. Và bạn biết đó, nó không phải là thất bại với chính bản thân chúng tôi mà là thất bại sẽ ảnh hưởng đến suốt đời Mario. Thành thật mà nói, chúng tôi thất vọng. Ý tôi là thực sự thất vọng, nhưng cuối cùng, chúng tôi nhìn lại bé, và cùng nói, chúng ta phải hành động. Ngay lập tức, như Francesca đã nói, chúng tôi thay đổi đời mình. Chúng tôi bắt đầu liệu pháp phục hồi chức năng và vật lí trị liệu. và một trong những hướng mà chúng tôi đang theo đuổi trong vật lí trị liệu là hướng dẫn neuron đối chiếu. Về cơ bản, chúng tôi làm việc này cùng Mario trong nhiều tháng. Bạn có một đồ vật, chúng tôi chỉ cách cho bé làm thế nào để nắm lấy các đồ vật đó. Vâng, lý thuyết neuron đối chiếu nói một cách đơn giản rằng trong não bạn, chính xác như bây giờ, khi bạn thấy tôi làm thế này, bạn kích hoạt đúng những neuron như tôi giống như chính bạn đang làm vậy. Có vẻ như đây là một sự đột phá trong vật lí trị liệu. Nhưng một hôm, chúng tôi phát hiện ra Mario không nhìn vào tay chúng tôi. Bé nhìn vào chúng tôi. Chúng tôi là tấm gương của bé. Và vấn đề, như có thể bạn thấy, rằng chúng tôi thất vọng, chúng tôi suy sụp, chúng tôi đã coi bé như một vấn đề chứ không phải là một bé trai, không từ một nhận thức tích cực. Ngày hôm đó thực sự thay đổi nhận thức của chúng tôi. Chúng tôi nhận ra mình phải trở thành một tấm gương tốt hơn cho Mario. Chúng tôi bắt đầu lại từ nghị lực, đồng thời, bắt đầu lại từ khả năng của bé. Chúng tôi không còn coi bé là một vấn đề nữa, và chúng tôi bắt đầu coi bé như một cơ hội để trở nên tốt hơn. Và thực sự, điều này đã thay đổi, từ phía chúng tôi, chúng tôi nói, "Chúng ta có khả năng gì để trao cho Mario?" Và chúng tôi bắt đầu từ mong muốn của mình. Ý tôi là, cuối cùng, vợ tôi và tôi cũng khá khác nhau, nhưng chúng tôi có nhiều điểm chung. Chúng tôi thích du lịch, yêu âm nhạc, thích ở những nơi thế này, và bắt đầu đưa Mario đi cùng chỉ để cho cháu thấy những gì tốt nhất chúng tôi có thể chỉ cho cháu. Video này được quay từ tuần trước. Tôi không nói rằng -- (Vỗ tay) -- Tôi không nói đó là phép màu. Đó không phải là thông điệp, vì chúng tôi mới chỉ bắt đầu chặng đường. Nhưng chúng tôi muốn chia sẻ nhận thức cốt yếu, nhận thức cốt yếu mà Mario đã đưa chúng tôi tới, rằng hãy coi những gì bạn có một như món quà chứ không phải là những gì bạn đã bỏ lỡ, và coi những gì bạn đã bỏ lỡ chỉ như một cơ hội. Và đây là thông điệp mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Đây là lí do tại sao chúng tôi tới đây. Mario! Và đây là lí do -- (Vỗ tay) -- Và đây là lí do chúng tôi quyết định chia sẻ tấm gương tốt nhất trên đời với bé. Cảm ơn các bạn rất nhiều, tất cả các bạn. FF: Xin cảm ơn. RD: Cảm ơn. Tạm biệt. (Vỗ tay) FF: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi năm tuổi, và tôi rất tự hào. Cha tôi đã xây nhà vệ sinh ngoài nhà tốt nhất trong ngôi làng nhỏ bé của chúng tôi tại Ukraina. Bên trong, có một cái lỗ hở bốc mùi trên mặt đất nhưng bên ngoài, nó nó được bao phoocmica trắng như ngọc trai Nó thực sự lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời Điều này làm khiến tôi cảm thấy rất tự hào, rất quan trọng, Tôi chỉ định mình là người lãnh đạo trong nhóm nhỏ gồm những người bạn và tôi đưa ra các nhiệm vụ cho mọi người. Chúng tôi lảng vảng từ nhà này qua nhà khác Tìm kiếm những con ruồi bị kẹt trong màng nhện và thả chúng ra. Bốn năm trước đó, khi tôi một tuổi, sau khi tai nạn Chernobyl, mưa rơi xuống đen ngòm, Tóc chị tôi rớt xuống từng mảng, Tôi ở trong bệnh viện 9 tháng Không ai được phép viếng thăm, Mẹ tôi đã đút tay cho những người làm công trong bệnh viện. Bà kiếm được một đồng phục y tá , Mẹ lẻn vào mỗi tối để ngồi bên cạnh giường tôi. Năm năm sau, một cơ hội không ngờ sau tai hoạ Nhờ Chernobyl, chúng tôi được tị nạn tại Hoa Kỳ. Sáu tuổi, tôi không khóc khi chúng tôi rời quê nhà và chúng tôi đến Mỹ, Vì tôi hy vọng nó sẽ là một nơi chứa đầy và điều tuyệt vời và hiếm gặp như chuối và sô cô la kẹo cao su bong bóng Bazooka , Kẹo cao su bong bóng Bazooka được bao với lớp vỏ có in hoạt hình bên trong Thứ kẹo Bazooka mà chúng tôi có được một lần trong năm Ukraina và chúng tôi đã có thể nhai một miếng cả tuần. Vì vậy ngày đầu tiên chúng tôi đến New York, bà và tôi tìm thấy một đồng xu trên sàn khu nhà dành cho người vô gia cư mà gia đình chúng tôi đang trú ngụ Chỉ là, chúng tôi không biết rằng đó là nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một khách sạn, một khách sạn có rất nhiều chuột. Chúng tôi tìm thấy đồng xu dường như bị hoá thạch này trên sàn và chúng tôi nghĩ rằng chắc là một người đàn ông rất giàu có phải đã bỏ nó tại đó Vì người bình dân không đánh mất tiền Và tôi giữ đồng xu này trong lòng bàn tay, nó dính dớp và rỉ sét nhưng tôi cảm thấy mình đang nắm giữ cả gia tài. Tôi quyết định rằng mình sẽ tự đi mua một miếng kẹo cao su bong bóng Bazooka. Và trong thời điểm đó, tôi cảm thấy như một triệu phú. Khoảng một năm sau đó, tôi nhận được để cảm thấy rằng cách một lần nữa Khi chúng tôi tìm thấy một túi đầy thú nhồi bông trong một thùng rác đột nhiên tôi có nhiều đồ chơi hơn những thứ mà tôi từng có trong đời Và một lần nữa, tôi cảm nhận được cảm giác khi có một cú gõ cửa tại căn hộ của chúng tôi ở Brooklyn, Tôi và em gái thấy một người giao hàng Giao một hộp bánh pizza mà chúng tôi không gọi. Chúng tôi nhận hộp bánh, chiếc pizza đầu tiên, Chúng tôi ngấu nghiến từ miếng này đến miếng kia Trong khi người giao hàng đứng ngoài cửa nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Ông ta yêu cầu trả tiền, nhưng chúng tôi không biết tiếng Anh. Mẹ đi ra, ông yêu cầu bà trả tiền, Nhưng bà không có đủ Mẹ đi bộ 50 dãy nhà đến chỗ làm và về nhà mỗi ngày Để iết kiệm phí xe buýt. Sau đó bà hàng xóm ló đầu ra, mặt đỏ như gấc vì giận khi biết rằng những người nhập cư ở lầu dưới bằng cách nào đó đã nẫng tay trên chiếc bánh Pizza của mình Mọi người đều bực mình Nhưng chiếc bánh Pizza thì ngon tuyệt Tôi đã không để ý mình bị thiếu thốn như thế nào cho đến khi vài năm sau đó Torng ngày kỉ niệm 10 năm sống tại Mỹ. chúng tôi quyết định ăn mừng bằng cách đặt một phòng tại khách sạn chúng tôi lần đầu tiên ở lại khi mới tới Mỹ. Người tại quầy tiếp tân cười lớn, anh ta nói, "Bạn không thể đặt phòng ở đây. Đây là nơi trú ẩn dành cho người vô gia cư." Và chúng tôi đã bị sốc. Chồng tôi, Brian từng là người vô gia cư khi còn bé Gia đình anh mất hết mọi thứ, và ở tuổi 11, anh phải sống trong nhà nghỉ với cha của mình, những nhà nghỉ thu giữ hết thực phẩm của họ cho đến khi họ trả được tiền thuê phòng. Một lần, khi ông cuối cùng được nhận lại hộp bánh ngũ cốc, bên trong toàn là gián bò lúc nhúc. Nhưng anh ấy lấy được một thứ. Đó là chiếc hộp giầy này, và ông mang nó đi khắp nơi bên trong có 9 cuốn truyện tranh, Hai cuốn G.I Joes được tô màu nhìn cho giống Người Nhện và năm cuốn Gobots. Đó là kho báu của anh. Đây là tập hợp các vị anh hùng của chính Ông. giữ anh ấy tránh xa ma túy và băng nhóm và không từ bỏ ước mơ của mình. Tôi sẽ cho bạn biết thêm về một người từng là người vô gia cư trong gia đình của chúng tôi. Đây là Scarlett. Ngày xưa, Scarlet bị sử dụng như mồi nhử trong các trận cẩu chiến Nó bị trói và quẳng vào vòng đấu cho mấy con chó tấn công để chúng hung tợn hơn khi vào trận chiến Hiện tại, nó ăn thức ăn lành mạnh Nó ngủ trên chiếc giường chỉnh hình có đề tên nó. Nhưng khi chúng tôi chế nước vào đĩa của nó, Nó vẫn ngước lên nhìn và vẫy đuôi tỏ vẻ biết ơn. Đôi khi Brian và tôi tản bộ qua công viên với Scarlett, Nó lăn trên cỏ chúng tôi nhìn nó và sau đó là nhìn nhau chúng tôi cảm thấy sự biết ơn. Chúng ta quên đi tất cả những sự bực dọc và thất vọng trong tầng lớp trung lưu mình đang sống và chúng tôi thấy mình như triệu phú. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta biết gì về tương lai? Một câu hỏi khó và một câu trả lời đơn giản: không gì cả. Chúng ta không thể dự đoán được tương lai. Chúng ta chỉ có thể tạo ra hình ảnh của tương lai, nó có thể sẽ thế nào, một hình ảnh cho thấy những ý tưởng đột phá, mà đang được truyền cảm hứng, và đây là lý do quan trọng nhất phá vỡ các chuỗi suy nghĩ thông thường. Có rất nhiều người tạo ra hình ảnh riêng của họ về tương lai, ví dụ, hình ảnh ở đây là từ đầu thế kỷ 20. Nó cho ta thấy đây là một chiếc máy bay đại dương trong tương lai. Để bay qua Đại Tây Dương chỉ cần mất một ngày rưỡi. Ngày hôm nay, chúng ta biết rằng, hình ảnh tương lai này đã không trở thành hiện thực. Vì đây là chiếc máy bay lớn nhất mà chúng ta có, máy bay Airbus A380, và nó khá lớn, vì thế có rất nhiều người có thể ngồi ở trong và nó hoàn toàn khác về mặt kỹ thuật với hình ảnh mà tôi đã cho các bạn thấy. Tôi đang làm việc cho một nhóm tại Airbus, và chúng tôi đã tạo ra hình ảnh của chúng tôi về một tương lai bền vững hơn cho hàng không. Vì vậy sự bền vững khá quan trọng với chúng ta, nó nên kết hợp với các giá trị xã hội cũng như với các giá trị về môi trường và kinh tế. Vì vậy chúng tôi đã tạo ra một cấu trúc rất phân rã, nó bắt chước thiết kế của xương hoặc một bộ khung xương, tìm thấy trong tự nhiên. Vì thế đó là lý do tại sao có lẽ nó trông hơi lạ một chút, đặc biệt với những người phải đối phó với vấn đề cấu trúc nói chung. Nhưng ít nhất nó cũng là một dạng tác phẩm nghệ thuật khám phá ý tưởng của chúng tôi về một tương lai khác. Những khách hàng chính của tương lai là ai? Chúng ta có thế hệ già, chúng ta có thế hệ trẻ, chúng ta có quyền lực đang trỗi dậy của phụ nữ, và có một xu hướng lớn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Đây là những phép nhân trắc của tương lai. Vì thế con cái của chúng ta đang ngày càng lớn hơn, nhưng cùng lúc đó chúng ta cũng đang lớn lên nhưng theo một hướng khác. Vì vậy điều mà chúng ta cần đó là khoảng không bên trong chiếc phi cơ, bên trong một khu vực rất dầy đặc. Những người này có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy chúng ta có thể thấy nhu cầu rõ ràng về hoạt động nâng cao sức khỏe, đặc biệt trong trường hợp của người già. Chúng ta cần được đối xử như những cá nhân độc lập. Chúng tôi muốn sinh lợi thông qua chuỗi du lịch toàn thể, và điều mà chúng tôi đang làm trong tương lai đó là chúng tôi muốn sử dụng giao diện người - máy mới nhất, và chúng tôi muốn tích hợp điều này và thể hiện nó vào trong một sản phẩm. Vì thế chúng tôi đã kết hợp những nhu cầu này với các chủ đề công nghệ. Ví dụ, chúng tôi tự hỏi bản thân mình, chúng tôi có thể tạo ra nhiều ánh sáng hơn như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể mang ánh sáng tự nhiên vào trong máy bay? Máy bay không thể có thêm nhiều cửa sổ hơn được nữa, ví dụ như thế. Thế còn những dữ liệu và phần mềm giao tiếp mà chúng ta cần trong tương lai thì thế nào? Tôi tin rằng máy bay trong tương lai sẽ có ý thức của riêng nó. Nó sẽ giống như một cơ thể sống hơn là chỉ là một bộ sưu tập những công nghệ vô cùng phức tạp. Điều này sẽ rất khác trong tương lai. Nó sẽ giao tiếp trực tiếp với hành khách trong môi trường của chính nó. Và khi đó chúng ta sẽ cũng nói chuyện về các vật liệu, ví dụ, sinh học tổng hợp. Và tôi tin rằng chúng ta sẽ có ngày càng nhiều hơn các vật liệu mới mà chúng ta có thể cho vào trong các cấu trúc sau này, bởi vì cấu trúc là một trong những vấn đề then chốt của việc thiết kế máy bay. Vì vậy hãy so sánh thế giới cũ với thế giới mới. Tôi chỉ muốn cho các bạn thấy ở đây điều mà chúng tôi đang làm ngày hôm nay. Đây là một cái giá treo trên một khoang máy bay A380 còn lại của phi hành đoàn. Nó rất nặng, và nó tuân theo các quy định thiết kế cổ điển. Đây là một cái giá treo nặng tương tự với cùng một mục đích. Nó tuân theo thiết kế của xương. Quá trình thiết kế hoàn toàn khác biệt. Một bên, chúng ta có 1,2kg, và mặt kia là 0,6kg. Vì vậy công nghệ này, công nghệ in 3D này, và các quy tắc thiết kế mới thực sự giúp đỡ chúng tôi trong việc giảm thiểu cân nặng, vốn là vấn đề lớn nhất trong thiết kế máy bay, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến lượng khí thải nhà kính phát sinh. Hãy đẩy ý tưởng này về trước một chút. Tạo hóa đã tạo ra các thành phần và cấu trúc của mình như thế nào? Tạo hóa rất thông minh. Tạo hóa đẩy tất cả các thông tin vào trong những khối xây dựng nhỏ bé mà chúng ta gọi là DNA. Và tạo hóa xây dựng những bộ khung xương bên ngoài. Vì thế chúng ta có hướng đi từ dưới lên trên ở đây, bởi vì tất cả các thông tin, như tôi đã nói, nằm bên trong DNA. Và nó kết hợp với hướng đi từ trên xuống dưới, bởi vì điều mà chúng ta đang làm với cuộc sống thường nhật của chúng ta đó là chúng ta luyện tập cơ bắp, chúng ta luyện tập khung xương của mình, và nó ngày càng trở nên khỏe mạnh hơn. Và cách tiếp cận tương tự cũng có thể áp dụng cho công nghệ. Ví dụ, những khối cơ thể của chúng ta là các ống nano các-bon, để tạo ra một khung xương lớn không có đầu tán vào cuối ngày. Điều này trông có vẻ đặc biệt như thế nào, bạn có thể thấy ở đây. Hãy tưởng tượng bạn có các ống nano các-bon đang lớn dần bên trong một máy in 3D, và chúng được nhúng vào trong một khối plastic, và tuân theo những tác động mạnh diễn ra trong thành phần Và bạn đã có hàng tỷ những thứ đó. Rồi bạn thực sự sắp xếp chúng thành một miếng gỗ, và bạn có miếng gỗ này và tối ưu hóa hình thái học, rồi bạn tạo ra các cấu trúc, các cấu trúc phụ, mà cho phép bạn truyền dữ liệu hoặc năng lượng điện. Và bây giờ chúng ta có vật liệu này, kết hợp cái này với một cách tiếp cận từ trên xuống, và xây dựng những thành phần ngày càng lớn hơn nữa. Vì vậy, máy bay có thể trông như thế nào trong tương lai? Chúng ta có những chỗ ngồi rất khác nhau mà thích ứng với hình dạng của hành khách trong tương lai, với nhân trắc học khác nhau. Chúng tôi có các khu vực xã hội bên trong máy bay mà có thể biến thành một nơi bạn có thể chơi gôn ảo. Và cuối cùng, các cấu trúc kỹ thuật sinh học này, vốn được bao phủ bởi một màng polime sinh học trong suốt sẽ thực sự thay đổi một cách triệt để cách chúng ta nhìn vào những chiếc máy bay trong tương lai. Vì vậy, Jason Silva đã nói rằng, Nếu chúng ta có thể tưởng tượng nó, tại sao không làm ra nó như vậy? Hẹn gặp các bạn trong tương lai. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Đây là một chiếc xe đạp cứu thương Đây là cách nhanh nhất để đến bất kỳ trung tâm cấp cứu nào. Nó có tất cả mọi thứ như một chiếc xe cứu thương trừ một chiếc giường. Bạn nhìn thấy máy kích tim. Bạn nhìn thấy các trang thiết bị. Chúng ta đều đã chứng kiến thảm kịch xảy ra ở Boston. Khi tôi nhìn những bức ảnh này, Nó khiến tôi hồi tưởng về quá khứ của mình nhiều năm trước về trước khi còn là một đứa trẻ. Tôi lớn lên ở một khu dân cư nhỏ ở Jerusalem. Khi tôi 6 tuổi, lúc đang đi bộ từ trường về vào một buổi chiều thứ 6 với anh trai của mình Chúng tôi đi qua một trạm xe buýt. Chúng tôi đã nhìn thấy một chiếc xe buýt bốc hoả ngay trước mắt mình. Xe buýt bị cháy, rất nhiều người bị thương và tử vong. Tôi nhớ có một ông lão đã hét lên với chúng tôi và khóc xin chúng tôi giúp ông đứng dậy. Ông ấy chỉ cần ai đó giúp mình. Chúng tôi rất sợ và đã chạy đi. Lớn lên, tôi quyết định sẽ trở thành một bác sĩ để cứu người. Có thể đó là bởi vì những gì tôi đã nhìn thấy khi còn là một đứa trẻ. Khi tôi 15 tuổi, tôi học một khoá EMT (Emergency Medical Technician - Kĩ thuật viên cấp cứu y tế) và tôi đã làm tình nguyện viên trên một chiếc xe cứu thương. Trong vòng 2 năm, tôi đã làm tình nguyện viên trên xe cứu thương tại Jerusalem. Tôi đã giúp đỡ rất nhiều người, nhưng mỗi khi có người thực sự cần giúp đỡ, Tôi chẳng bao giờ đến đó kịp lúc. Chúng tôi chưa bao giờ tới đó. Giao thông rất tệ. Khoảng cách và tất cả các thứ khác. Chúng tôi không bao giờ đến được đó ngay khi có ai đó thực sự cần. Một ngày, chúng tôi nhận được điện thoại về một em bé 7 tuổi bị nghẹn bánh hot dog. Giao thông rất tệ và chúng tôi đang đi từ phía bên kia của thành phố ở phía bắc Jerusalem. Chúng tôi đến đó sau 20 phút, bắt đầu hô hấp nhân tạo cho đứa trẻ. Một bác sĩ đến từ khu phố bên cạnh, ngăn chúng tôi lại, kiểm tra trẻ đứa trẻ và bảo chúng tôi ngừng hô hấp nhân tạo. Đó là giây phút ông ta tuyên bố đứa bé đã chết. Vào giây phút đó, tôi hiểu được rằng đứa trẻ đã chết không vì lí do gì cả. Nếu người bác sĩ này, sống cách đó một khu phố, đến nơi sớm hơn 20 phút, mà không chờ đợi tới lúc nghe thấy tiếng còi của xe cứu thương, nếu ông ấy nghe được thông tin này từ trước đó, ông ấy đã có thể cứu được đứa trẻ. Ông ấy có thể chạy từ dãy nhà đó sang. Ông ấy đã có thể cứu được đứa trẻ. Tôi tự nhủ, phải có cách nào tốt hơn. Cùng với 15 người bạn chúng tôi đều là các nhân viên cấp cứu chúng tôi quyết định, hãy bảo vệ khu phố của chúng ta, khi có những chuyện tương tự xảy ra, chúng tôi sẽ chạy tới hiện trường trước xe cứu thương. Và tôi đã đến gặp quản lý của công ty phụ trách xe cứu thương và bảo với ông ta rằng: "Làm ơn, mỗi khi anh nhận được một cuộc gọi từ khu phố của chúng tôi, chúng tôi có 15 người luôn sẵn sàng dừng tất cả mọi việc chúng tôi đang làm và chạy tới cứu những mạng sống. Chỉ cần thông báo với chúng tôi bằng máy gọi. Chúng tôi sẽ mua những chiếc máy gọi này, chỉ cần gửi cho chúng tôi biết địa chỉ thông qua chiếc máy gọi, chúng tôi sẽ chạy đến và cứu những mạng sống". Ông ấy đã cười. Lúc ấy tôi mới 17 tuổi. Tôi còn là một đứa trẻ. Ông ấy bảo với tôi - tôi nhớ rõ điều đó như nó mới chỉ xảy ra ngày hôm qua vậy. ông ấy là một người tốt nhưng ông ấy bảo với tôi, "Nhóc, đi học đi hoặc mở một một quầy bán falafel (tên một món ăn) Chúng tôi không hứng thú với những loại phiêu lưu mới thế này Chúng tôi không hứng thú với sự giúp đỡ của cậu". Và ông ấy đã quẳng tôi ra khỏi phòng. "Tôi không cần sự giúp đỡ của cậu", ông ấy nói. Tôi là một đứa trẻ rất bướng bỉnh. Bạn thấy đấy, tôi đang đi như điên, một người điên. (Cười) (Vỗ tay) Vì thể nên tôi quyết định sử dụng một vật dụng rất nổi tiếng của nước Israel chắc các bạn đã từng nghe qua, kèn chutzpah (Cười) Và ngày tiếp theo, tôi đến và mua 2 cái máy scan của cảnh sát, và tôi nói "Quỷ tha ma bắt, nếu ông không muốn cho tôi thông tin, tôi sẽ tự tìm thông tin." Và chúng tôi thay phiên nhau lắng nghe radio và máy scan. Hôm sau, trong lúc tôi đang lắng nghe máy scan, Tôi đã nghe thấy một cuộc goi báo rằng một ông cụ 70 tuổi bị xe tông cách tôi chỉ một khu nhà trên con phố chính của khu dân cư tôi ở. Tôi chạy bộ tới đó. Tôi không có bất cứ dụng cụ y tế nào. Khi tôi tới nơi, ông cụ 70 tuổi đang nằm trên sàn nhà, máu chảy ra từ cổ ông ấy. Ông ấy đang dùng thuốc chống đông máu. Tôi biết rằng mình phải dừng việc chảy máu của ông ấy nếu không ông ấy sẽ chết. Tôi cởi bỏ mũ của mình vì tôi không có dụng cụ y tế nào cả, và với rất nhiều áp lực, tôi cầm máu cho ông ấy. Ông ấy bị chảy máu từ cổ. Khi xe cứu thương đến vào 15 phút sau đó, tôi chuyển cho họ một bệnh nhân còn sống. (Vỗ tay) Khi tôi đến thăm ông hai ngày sau, ông ấy ôm tôi và khóc và cảm ơn tôi vì đã cứu mạng ông. Vào giây phút đó, tôi nhận ra đó là người đầu tiên tôi cứu sống trong cuộc đời mình sau hai năm tình nguyện trên một chiếc xe cứu thương, tôi biết đây chính là sứ mệnh của cuộc đời mình. Và hôm nay, 22 năm sau, chúng tôi có United Hatzalah. (Vỗ tay) Cho những ai không biết tiếng Hebrew, "Hatzalah" có nghĩa là "cứu" Tôi đã quên mất là mình không ở Israel. Chúng tôi có hàng nghìn tình nguyện viên những người đầy nhiệt huyết về việc cứu người, và họ ở khắp nơi, nên khi nào có cuộc gọi, họ sẽ dừng mọi việc họ làm, chạy đến và cứu người. Ngày nay thời gian trung bình để chúng tôi phản ứng có thể ít hơn 3 phút ở Israel. (Vỗ tay) Tôi đang nói về đau tim, Tôi đang nói về tai nạn ô tô, Các cuộc đánh bom, nổ súng, bất cứ điều gì như thế, kể cả một người phụ nữ vào lúc 3h sáng té ngã trong nhà mình và cần ai đó giúp đỡ. Ba phút, chúng tôi sẽ có một chàng trai trong bộ pajamas chạy đến nhà cô ấy và giúp cô đứng dậy. Lí do khiến chúng tôi rất thành công là bởi vì 3 điều. Hàng ngàn tình nguyện viên nhiệt huyết sẵn sàng bỏ tất cả mọi thứ họ đang làm và chạy tới giúp đỡ những người họ không hề quen biết. Chúng tôi không ở đó để thay thế xe cứu thương. Chúng tôi chỉ ở đó để lấp khoảng trống trong lúc chờ xe cứu thương tới. Và chúng tôi cứu những người mà nếu không có mặt kịp thời sẽ không thể nào cứu chữa được nữa. Lí do thứ hai là bởi vì công nghệ của chúng tôi Bạn biết đấy, người Israel rất giỏi về công nghệ. Mỗi một người trong chúng tôi đều có trong điện thoại của mình, bất kể là loại điện thoại gì, thiết bị GPS được làm bởi NowForce, và bất cứ khi nào có cuộc gọi đến, 5 người gần nhất nhận được cuộc gọi, và họ thực sự đến đó rất nhanh, và được hướng dẫn bởi một thiết bị điều phối giao thông để đến đó mà không lãng phí nhiều thời gian. Đó là một công nghệ tuyệt vời chúng tôi dùng trên khắp đất nơi và giảm thiểu thời gian trả lời. Điều thứ ba là những chiếc xe đạp cứu thương này. Những chiếc xe đạp cứu thương là những chiếc xe cứu thương hai bánh. Chúng tôi không vận chuyển người bị nạn, nhưng chúng tôi giúp họ ổn định lại và cứu mạng họ. Những chiếc xe này, chúng sẽ không bao giờ bị kẹt trong những vụ ùn tắc giao thông. Chúng có thể lướt đi trên vỉa hè. Chúng không bao giờ, thực sự, bị mắc kẹt trong những vụ ùn tắc. Đó là lí do tại sao chúng tôi đến đó rất nhanh. Một vài năm sau khi tôi bắt đầu tổ chức này, trong một cộng đồng Do thái, hai người đạo hồi từ đông Jerusalem đã gọi cho tôi. Họ xin được gặp mặt. Họ muốn gặp tôi. Muhammad Asli và Murad Alyan. Khi Muhammad kể câu chuyện của cậu ấy cho tôi nghe, về việc cha cậu ấy, 55 tuổi, đột quỵ ở nhà bởi một cơ đau tim, và xe cứu thương mất một giờ mới tới nơi, và cậu ấy đã nhìn cha mình mất ngay trước mắt mình, cậu ấy đã đề nghị tôi "Xin hãy bắt đầu tổ chức này ở phía đông Jerusalem" Tôi nói với bản thân mình, tôi đã chứng kiến rất nhiều bi kịch, rất nhiều sự ghét bỏ Và việc này không chỉ là cứu người do thái. Việc này không chỉ là cứu người đạo Hồi. Cũng không phải là cứu người đạo thiên chúa. Công việc này là vì cứu sống con người. Và thế là tôi đã bắt đầu với tất cả nguồn lực (Vỗ tay) và tôi lập ra United Hatzalah ở đông Jerusalem, và đó là lí do tại sao từ United và Hatzalah lại hợp nhau đến vậy. Chúng tôi bắt đầu cùng nhau cứu người Do Thái và Ả Rập, Người Ả Rập cứu người Do Thái. Người Do Thái cứu người Ả Rập. Một điều gì đó đặc biệt đã xảy ra. Người Ả Rập và người Do Thái thường không ưa nhau, nhưng trong tình huống này, cộng đồng, thực sự, một điều không tưởng đã xảy ra, sự đa dạng, đột nhiên họ lại có chung một mối quan tâm: Hãy cùng nhau cứu những mạng sống, Người đến lập cư cứu người Ả Rập và người Ả Rập cứu những người đến lập cư. Đó là một khái niệm không thể tin được, chỉ có thể xảy ra khi bạn có một lý do vĩ đại. Và đây là tất cả tình nguyện viên. Không ai nhận được tiền. Họ làm điều này vì mục đích cứu người. Khi bố tôi đột quỵ vài năm về trước vì một cơn đau tim, một trong những tình nguyện viên đầu tiên đến cứu sống bố tôi là một trong những tình nguyện viên đạo Hồi từ Phía Đông Jerusalem một trong những người đầu tiên gia nhập Hatzalah. Và cậu ấy đã cứu sống bố tôi. Bạn có tưởng tượng được tôi cảm thấy thế nào lúc đó không? Khi tôi bắt đầu tổ chức này, tôi mới 17 tuổi. Tôi không tưởng tượng được rằng một ngày mình sẽ được nói ở TEDMED. Thậm chí tôi chưa từng biết TEDMED là gì. Tôi không biết rằng nó tồn tại nhưng tôi không bao giờ tưởng tượng được, tôi không bao giờ ngờ rằng nó sẽ đi khắp nơi, lan toả tới mọi nơi, và năm ngoái chúng tôi đã bắt đầu ở Panama và Brazil. Tất cả những gì chúng tôi cần là đối tác, người mà phải hơi điên như tôi vậy, nhiệt huyết trong việc cứu người và sẵn sàng làm việc đó. Và tôi sẽ thực sự bắt đầu nó ở Ấn Độ rất sớm đây thôi với một người bạn mà tôi đã gặp ở Harvard một thời gian về trước. Hatzalah thực sự được bắt đầu ở Brooklyn bởi một người Do Thái Hasidic vài năm trước chúng tôi tại Williamsburg, và bây giờ nó là trên tất cả cộng đồng người Do Thái ở New York, thậm chí ở Úc, Mexico và nhiều các cộng đồng người Do Thái khác nữa. Nhưng nó có thể lan toả ra khắp mọi nơi. Nó rất dễ áp dụng. Bạn thậm chí đã nhìn thấy những tình nguyện viên tại New York ra sức cứu người tại trung tâm thương mại thế giới. Chỉ riêng năm vừa qua, chúng tôi đã điều trị cho 207,000 người ở Israel . Bốn mươi hai nghìn người trong số đó đã từng rơi vào những tình huống đe dọa đến tính mạng. Và chúng tôi đã tạo ra một sự khác biệt. Tôi đoán bạn có thể gọi đây là một đám đông cứu hộ chớp nhoáng, và nó hiệu quả. Khi tôi nhìn quanh đây Tôi thấy rất nhiều người sẽ đi thêm một dặm, chạy thêm một dặm nữa để cứu sống những người khác, không cần biết họ là ai, không cần biết từ tôn giáo nào, ai cũng được, không cần biết họ đến từ đâu. Chúng ta đều muốn trở thành anh hùng. Chúng ta chỉ cần một ý tưởng tốt, động lực tốt và nhiều sự táo bạo, và chúng ta có thể cứu sống hàng triệu người mà có thể sẽ không được cứu chữa kịp. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn đang nghe tiếng vỗ dịu êm của những con sóng biển, tiếng mòng biển kêu từ xa. Bỗng nhiên, một tiếng vo ve phá vỡ sự yên bình và ngày càng gần hơn. Và rồi...bộp! Bạn kết liễu con muỗi phiền phức và sự yên lặng trở lại. Làm thế nào bạn có thể nghe âm thanh từ xa và xác định chính xác mục tiêu? Khả năng nhận biết âm thanh và xác định vị trí là nhờ hệ thống thính giác, gồm hai phần chính: tai và não. Nhiệm vụ của tai là chuyển âm năng thành những tín hiệu thần kinh; não nhận và xử lí thông tin mà tín hiệu chuyển tải. Để hiểu cách thức nó hoạt động, hãy theo dõi chặng đường một âm thanh đến tai. Nguồn âm thanh tạo rung động sóng âm truyền qua các phân tử khí, chất lỏng, hay chất rắn. Nhưng ốc tai bên trong tai của chúng ta, được bao phủ bởi dịch dạng nước muối. Vậy, điều đầu tiên cần giải quyết là chuyển sóng âm, đến từ mọi hướng, thành dao động trong dung dịch lỏng. Đó là nhờ màng nhĩ và các xương nhỏ ở tai giữa. Chúng biến những rung động lớn của màng nhĩ thành những sóng áp suất đến dung dịch trong ốc tai. Đến ống tai, âm thanh chạm vào màng nhĩ, làm màng nhĩ rung như mặt trống. Màng nhĩ rung động làm giật xương búa, xương búa chạm vào xương đe và dịch chuyển xương bàn đạp. Dao động này đẩy dung dịch trong các ngăn dài của ốc tai. Tại đây, rung động âm thanh, cuối cùng, đã được chuyển thành rung động của dung dịch, và di chuyển như một đợt sóng từ đầu này tới đầu kia của ốc tai. Một mặt phẳng gọi là màng đáy trải dài theo ốc tai, được lót bởi nhiều tế bào lông có thành phần đặc biệt. được gọi là vi tiếp điểm, di chuyển cùng với rung động của dịch ốc tai và màng đáy. Dịch chuyển này tạo ra một tín hiệu di chuyển qua các tế bào lông, đến thần kinh thính giác, rồi về phía não, giải mã thành một âm thanh cụ thể. Một âm thanh làm màng đáy rung động, không làm dịch chuyển tất cả mà chỉ một vài tế bào lông nhất định dựa trên tần số của âm thanh. Đó là nhờ một số cấu tạo tuyệt vời. Ở một đầu, màng đáy cứng chỉ rung động với âm thanh có bước sóng ngắn, tần số cao. Phần còn lại linh động hơn, sẽ rung động với âm thanh có bước sóng dài, tần số thấp. Do đó, tiếng kêu của mòng biển và con muỗi làm rung động những phần khác nhau của màng đáy, giống như chơi những phím khác nhau trên piano. Đó chưa phải là tất cả những gì xảy ra. Não cũng có một nhiệm vụ quan trọng khác: là xác định vị trí của âm thanh từ đâu đến. Để làm điều này, nó so sánh âm thanh đến từ hai bên tai để xác định nguồn âm thanh trong không gian. Một âm thanh từ trước mặt sẽ đến cả hai tai cùng một lúc và có cùng cường độ. Một âm thanh tần số thấp đến từ một phía sẽ đến tai gần hơn trước vài micro giây so với tai còn lại. Và âm thanh có tần số cao sẽ nghe có vẻ dữ dội hơn ở tai gần hơn vì bị đầu của bạn chặn giữa tai kia. Những dải thông tin này đến những phần đặc biệt của thân não thân não phân tích sự khác biệt thời gian và cường độ giữa hai tai. Chúng gửi kết quả của quá trình phân tích đến vỏ não thính giác. Giờ, não có tất cả những thông tin cần thiết: những đặc điểm hoạt động cho ta biết đó là âm thanh gì và vị trí ở đâu trong không gian. Không phải ai cũng có thể nghe bình thường. Mất khả năng nghe là bệnh kinh niên phổ biển thứ ba trên thế giới. Tiếp xúc với những âm thanh lớn và một số loại thuốc có thể làm chết các tế bào lông, ngăn những tín hiệu truyền từ tai đến não. Những bệnh như xơ cứng xương làm đông cứng những xương nhỏ trong tai làm chúng không thể rung động. Với chứng ù tai, não bộ hoạt động kì quặc khiến chúng ta nghe thấy một âm thanh vốn dĩ không tồn tại. Nhưng trên hết, thính giác vẫn là hệ thống kì diệu và thông thái. Tai là một phần tinh chỉnh của bộ máy sinh học giải mã những rung động hỗn tạp từ môi trường xung quanh thành những xung điện chính xác để phân biệt tiếng vỗ tay, nước chảy, tiếng thở dài và tiếng ruồi kêu. Ngày tôi rời nhà lần đầu tiên để vào đại học là một ngày tươi sáng tràn đầy hi vọng và lạc quan. Tôi học tốt ở trường. Được kì vọng nhiều, tôi vui vẻ tham gia vào đời sống sinh viên với những bài giảng, tiệc tùng và trộm nón giao thông. Vẻ bề ngoài, tất nhiên, có thể đánh lừa, và đến một mức độ, hình ảnh năng động, mạnh mẽ đi nghe giảng bài và ăn trộm nón giao thông, lại là một bức màn che dù là một bức được thêu dệt kĩ càng và thuyết phục. Bên dưới nó, tôi thật ra vô cùng buồn khổ, bất an và đơn giản là hoảng sợ - hoảng sợ về người khác, về tương lai, về thất bại và về nỗi trống trải tôi cảm thấy trong chính mình. Nhưng tôi đã giấu điều đó đi rất khéo, và từ bên ngoài trông như một ai đó có tất cả để hi vọng và trông đợi. Ảo tưởng về sự bất khả xâm hại này trọn vẹn đến nỗi tôi đánh lừa được chính mình, và khi học kì đầu kết thúc và học kì hai bắt đầu, không có một ai có thể đoán được điều sắp sửa xảy ra. Tôi đang rời một buổi thuyết trình khi chuyện bắt đầu, đang ngâm nga với mình, lục tìm túi, như tôi đã từng làm hàng trăm lần trước, thì đột nhiên tôi nghe thấy một giọng nói bình thản nhận xét, "Cô ấy đang rời khỏi phòng". Tôi nhìn xung quanh, và không ai ở đó cả, nhưng sự rõ ràng và kiên quyết của lời nhận xét là không thể nhầm lẫn. Run rẩy, tôi để lại sách trên bậc thang và vội về nhà, và nó lại xuất hiện. "Cô ấy đang mở cửa". Đây là khởi đầu. Tiếng nói tới rồi. Và nó tiếp diễn không ngớt, nhiều ngày rồi nhiều tuần trôi qua, thuật lại mọi việc tôi làm ở ngôi thứ ba, "Cô ấy đang đến thư viện". "Cô ấy đang đến lớp". Trung lập, không cảm xúc, và thậm chí, sau một thời gian, hoà hợp và an tâm lạ thường, mặc dù tôi từng nhận ra vẻ ngoài bình tâm của nó đôi lần trượt đi và thỉnh thoảng, nó phản ánh những cảm xúc không biểu lộ ra của tôi. Ví dụ như, nếu tôi tức giận và phải che giấu nó đi, như tôi hay làm, là người thuần thục che giấu cảm xúc thật sự, thì tiếng nói trở nên thất vọng. Còn lại thì, nó chẳng xấu xa hay phá rối gì, mặc dù ngay tại thời điểm đó đã rõ là nó có điều gì đó muốn nói với tôi về cảm xúc của tôi, đặc biệt là những cảm xúc tách biệt và không thể tiếp cận. Chính lúc đó tôi đã phạm phải sai lầm chết người, là kể cho một người bạn về tiếng nói đó, và cô ấy tỏ ra kinh hãi. Một quá trình biến đổi âm thầm bắt đầu, sự ám chỉ rằng người thường không nghe thấy tiếng nói nào và sự thật là tôi đã nghe tức là có điều gì đó rất không ổn. Nỗi sợ và nghi ngờ như thế lan nhanh. Đột nhiên tiếng nói không còn nghe hiền lành nữa, và khi cô ấy yêu cầu tôi tìm sự chăm sóc y tế, tôi nghiêm túc làm theo, và đó là sai lầm thứ hai. Tôi nói chuyện với vị bác sĩ tổng quát ở trường một thời gian về những gì tôi nghĩ là vấn đề thật sự: lo lắng, thiếu tự tin, lo sợ về tương lai, và được đáp lại với sự lãnh đạm chán chường cho đến khi tôi nhắc đến tiếng nói đó, ông bỏ bút xuống, xoay người lại và bắt đầu hỏi tôi với sự quan tâm thật sự. Và công bằng mà nói, tôi quả rất mong mỏi sự quan tâm và giúp đỡ, và tôi bắt đầu kể ông nghe về người bình luận lạ thường của mình. Và tôi luôn ước rằng, tại thời điểm đó, tiếng nói đã bảo rằng, "Cô ta đang tự đào huyệt chôn mình". Tôi được giới thiệu đến một bác sĩ tâm thần, người cũng có cái nhìn không thiện cảm về sự tồn tại của tiếng nói, dần dần diễn giải mọi điều tôi nói qua lăng kính của sự điện loạn tiềm tàng. Ví dụ, tôi từng là thành viên của kênh truyền hình sinh viên phát những bản tin xung quanh kí túc xá, và trong một cuộc gặp diễn ra rất khuya, tôi đã nói, "Xin lỗi, bác sĩ, em phải về. Em phải đọc bản tin lúc sáu giờ". Ghi lại trong bệnh án của tôi là Eleanor có ảo tưởng rằng mình là người đọc bản tin truyền hình. Đó là thời điểm các sự kiện bắt đầu ập đến tôi tới tấp. Một đợt nhập viện tiếp theo sau, đợt đầu của rất nhiều lần khác, tiếp đến là chẩn đoán tâm thần phân liệt, và rồi, tệ hơn tất cả, một cảm giác độc hại, dày xéo tâm can của vô vọng, nhục nhã và tuyệt vọng về bản thân và tương lai của tôi. Nhưng vì được khuyến khích xem tiếng nói đó không phải là một trải nghiệm mà là một chứng bệnh, nỗi sợ và chống đối lại nó càng thêm nghiêm trọng. Đơn giản mà nói, điều này có nghĩa là chọn lấy thế thù địch với chính tâm trí tôi, một dạng nội chiến tâm lý, và hậu quả là số lượng tiếng nói tăng lên và chúng nhanh chóng trở nên thù nghịch và hiểm ác. Không được giúp đỡ và vô vọng, tôi bắt đầu lui về thế giới nội tâm ác mộng nơi mà những tiếng nói đã định sẵn để thành người tra tấn lẫn người bạn duy nhất tôi nhận biết được Họ bảo tôi, ví dụ, nếu tôi chứng tỏ mình xứng đáng với sự giúp đỡ của họ, thì họ có thể thay đổi cuộc đời tôi trở lại như ban đầu, và một loạt các nhiệm vụ mỗi lúc một kì quái được đặt ra, một dạng kỳ công của Hercules, Ban đầu là những thứ nhỏ nhặt, ví dụ, bứt ba cọng tóc, nhưng dần dà, nó trở nên khắc nghiệt, đến đỉnh điểm là những mệnh lệnh làm hại chính tôi, và một chỉ dẫn đặc biệt kịch tính: "Mày thấy tay giáo viên đằng kia không? Mày thấy ly nước kia không? Rồi, mày phải đi lại đằng đó và đổ nó lên người hắn trước mặt đám sinh viên". Và tôi làm thật, không cần phải nói rằng làm các giáo viên chẳng ưa tôi chút nào. Kết cuộc, một vòng luẩn quẩn của nỗi sợ, né tránh, nghi ngờ và hiểu nhầm bắt đầu hình thành, và đây là cuộc chiến mà tôi thấy mình bất lực và không thể tạo ra bầt kì bình an hay hòa giải nào. Hai năm sau, quá trình hủy hoại đã đến mức bi thảm. Đến bây giờ, tôi có đủ bộ tiết mục điên cuồng: những giọng nói khiếp sợ, hình ảnh lố bịch, những ảo giác kì quái dai dẳng. Tình trạng sức khỏe tâm lý của tôi trở thành chất xúc tác cho sự kì thị, sự lăng mạ, và hành hung thể xác lẫn tình dục, và tôi được bác sĩ tâm thần bảo rằng, "Eleanor, cô thà bị ung thư còn hơn, vì ung thư còn dễ chữa hơn tâm thần phân liệt". Tôi đã được chẩn đoán, cho uống thuốc và bỏ mặc, và tới lúc đó đã bị những tiếng nói tra tấn quá đỗi đến mức tôi đã định khoan một lỗ vào đầu để lôi chúng ra. Bây giờ nhìn lại sự đổ nát và tuyệt vọng của những năm đó, với tôi dường như có ai đã chết tại đó, dẫu vậy, một ai khác đã được cứu. Một con người bị tan vỡ và bị ám đã bắt đầu hành trình đó, nhưng hiện ra sau đó là một người sống sót và sẽ cuối cùng trở thành người tôi được định sẵn để trở thành. Nhiều người đã hãm hại tôi trong đời, và tôi nhớ tất cả bọn họ, nhưng những kí ức đó ngày một nhạt nhòa đi so với những người đã giúp đỡ tôi. Những người sống sót, những người thanh-thính, những đồng chí và người giúp đỡ; người mẹ không bao giờ từ bỏ tôi, người biết rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở lại với bà và sẵn sãng chờ đợi tôi đến chừng nào còn phải đợi; vị bác sĩ làm việc với tôi chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng đã nhấn mạnh niểm tin của ông rằng sự hồi phục không chỉ khả dĩ mà còn tất yếu, và trong giai đoạn tái phát trầm trọng đã nói với gia đình bị hoảng sợ của tôi, "Đừng từ bỏ hi vọng. tôi tin rằng Eleanor có thể vượt qua chuyện này. Đôi khi, bạn biết đấy, tuyết rơi mãi tới tận tháng Năm, nhưng cuối cùng thì mùa hè luôn đến". Mười bốn phút là không đủ để tri ân đủ những con người tốt và rộng lượng đó người đã chiến đấu cùng tôi và cho tôi người đã chờ để chào đón tôi trở lại từ nơi khổ sở, cô độc đó. Cùng với nhau, họ hợp thành một sự dũng cảm, sáng tạo, chính trực và lòng tin không gì lay chuyển rằng tấm thân tan vỡ của tôi có thể được chữa lành và nguyên vẹn trở lại. Tôi từng nói rằng những con người này đã cứu lấy tôi, nhưng giờ đây tôi biết rằng họ đã làm một điều còn quan trọng hơn, đó là trao cho tôi sức mạnh để tự cứu chính mình, và quan trọng là họ giúp tôi hiểu được điều mà tôi đã luôn ngờ vực: rằng những tiếng nói của tôi là những lời đáp có ý nghĩa cho những chấn động trong cuộc sống, đặc biệt là thời thơ ấu, và như vậy không phải là kẻ thù của tôi mà là nguồn thấu hiểu cho những vấn đề cảm xúc có thể giải quyết. Lúc đầu, điều này rất khó tin, không chỉ vì những tiếng nói tỏ ra thù địch và nguy hiểm, cho nên, một bước đầu quan trọng là học cách tách biệt ý nghĩa ẩn dụ từ những gì tôi vốn cho là sự thật thực tế. Ví dụ, những tiếng nói đe dọa tấn công nhà tôi tôi học cách diễn giải chúng thành nỗi sợ của tôi và nỗi bất an trong thế giới, hơn là một mối nguy khách quan thực sự. Ban đầu, tôi đã tin vào chúng. Tôi nhớ, ví dụ, thức dậy một đêm nọ canh gác ngoài cửa phòng bố mẹ để bảo vệ họ khỏi cái mà tôi nghĩ là mối nguy có thực từ những tiếng nói. Vì tôi vốn có vấn đề tồi tệ là tự làm hại mình, đến nỗi hầu hết dao kéo trong nhà đều được giấu đi, nên rốt cuộc tôi tự trang bị cho mình một cái nĩa nhựa, giống đồ đi picnic, và đại khái là ngồi ngoài phòng nắm chặt nó và sẵn sàng lao vào hành động khi có bất cứ chuyện gì xảy ra. Giống như thể, "Đừng có đùa với tôi. Tôi có một cái nĩa nhựa đó, không biết hả?" Mưu kế thật. Nhưng một cách phản ứng sau này, và hữu dụng hơn nhiều, là cố thử và phân tích thông điệp đằng sau lời nói, nên khi những tiếng nói cảnh báo tôi không được rời khỏi nhà, thì tôi sẽ cám ơn chúng vì đã thu hút chú ý của tôi đến việc cảm thấy bất an như thế nào - vì nếu tôi nhận thức được nó, thì tôi có thể làm điều gì đó tích cực về nó - là tiếp tục trấn an cả chúng lẫn tôi rằng chúng tôi được an toàn và không cần phải lo sợ gì nữa. Tôi đặt ra giới hạn cho những tiếng nói, và cố tương tác với chúng bằng thái độ quả quyết nhưng tôn trọng, hình thành một quá trình chậm của giao tiếp và hợp tác mà trong đó chúng tôi học cách làm việc cùng nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Trải qua tất cả chuyện này, điều tôi cuối cùng nhận ra là mỗi tiếng nói gắn liền với một phần của bản thân tôi, rằng mỗi chúng mang những cảm xúc tràn lấp mà tôi chưa bao giờ có một cơ hội để nhận thức hay giải quyết, kí ức của chấn thương và lạm dụng tình dục, của tức giận, xấu hổ, tội lỗi, thiếu tự tin. Những tiếng nói sử dụng nỗi đau này và cho chúng từ ngữ, và có thể một trong những khám phá to lớn nhất là khi tôi phát hiện những tiếng nói thù địch và bạo lực nhất thực ra là đại diện cho những phần trong tôi đã tổn thương một cách sâu sắc nhất, và như thế, chính những tiếng nói này cần nhận được lòng trắc ẩn và quan tâm to lớn nhất. Nhờ được trang bị những kiến thức này mà cuối cùng tôi đã hàn gắn lại tấm thân tan vỡ của tôi, mỗi một mảnh được đại diện bởi một tiếng nói khác, dần dần ngừng sử dụng thuốc của mình, và trở lại với tâm thần học, nhưng lần này là từ phía bên kia. Mười năm sau lần đầu tiếng nói xuất hiện, tôi tốt nghiệp, lần này với tấm bằng cao nhất trong tâm lý học trường đại học từng trao, và một năm sau, bằng thạc sĩ cao nhất, mà chúng tôi nói là không tệ với một người đàn bà điên. Thực tế, một trong những tiếng nói hướng dẫn tôi câu trả lời trong kì thi, đó đúng ra có thể tính là gian lận. (Cười to) Và thành thật mà nói, đôi khi tôi cũng thích sự chú ý của chúng. Như Oscar Wilde từng nói, điều duy nhất tồi tệ hơn việc bị nói đến là chẳng bị nói đến. Nó còn giúp bạn nghe lén giỏi, vì bản có thể nghe hai cuộc đối thoại cùng một lúc. Vậy là nó không xấu hoàn toàn. Tôi làm việc trong ngành y tế tâm thần, tôi diễn thuyết ở các hội nghị, tôi xuất bản các chương sách và bài báo học thuật, và tôi tranh luận, và sẽ tiếp tục làm như vậy, về sự xác đáng của ý tưởng sau: một câu hỏi quan trọng trong tâm thần học không nên là "có vấn đề gì với bạn vậy" mà nên là "chuyện gì xảy ra với bạn vậy". Và xuyên suốt, tôi lắng nghe tiếng nói của mình, những người tôi rốt cuộc cũng học được cách sống trong hòa bình và tôn trọng và sau đó phản ánh ý thức đang lớn dần lên của lòng trắc ẩn, sự chấp nhận và tôn trọng bản thân mình. Và tôi nhớ khoảnh khắc xúc động và đặc biệt nhất là khi trợ giúp một cô gái trẻ khác bị khủng bố bởi những tiếng nói của cô ấy, và nhận thức đầy đủ, lần đầu tiên, rằng tôi không còn cảm thấy như vậy về bản thân nữa mà có thể giúp đỡ những người khác bị như vậy. Giờ đây tôi rất tự hào là một thành viên của Intervoice, tổ chức của Phong trào Thanh thính Quốc tế, một sự khởi đầu được truyền cảm hứng bởi công trình của Giáo sư Marius Romme và Tiến sĩ Sandra Escher, định nghĩa thanh thính như một chiến thuật tồn tại, một phản ứng tỉnh táo đối với những tình huống điên rồ, không phải triệu chứng lạ thường của bệnh tâm thần phân liệt cần phải chịu đưng, mà là một trải nghiệm phức tạp, quang trọng và ý nghĩa cần được khám phá. Chung tay, chúng tôi dự tính và tạo dựng một xã hội cảm thông và tôn trọng người thanh thính, trợ giúp những nhu cầu của các cá nhân nghe thấy tiếng nói, và xem họ như những công dân thực thụ. Một xã hội như vậy không chỉ khả dĩ, nó đang diễn ra rồi. Nói lại lời Chavez, một khi thay đổi xã hội bắt đầu, nó không thể bị đảo ngược. Bạn không thể nhục mạ người mang niềm tự hào. Bạn không thể đàn áp những người không còn thấy sợ nữa. Với tôi, thành quả của Phong trào Thanh thính là lời nhắc nhở rằng sự cảm thông, tình bằng hữu, công lý và sự tôn trọng không chỉ là lời nói; chúng là sự đảm bảo và niềm nin, và niềm tin đó có thể thay đổi thế giới. Trong vòng 20 năm qua, Phong trào Thanh thính đã xây dựng những mạng lưới người thanh thính ở 26 quốc gia khắp năm châu, làm việc cùng nhau để thúc đẩy phẩm giá, sự đoàn kết và tiếp sức cho những người trong cơn khủng hoảng tâm lý, tạo ra một ngôn ngữ và thông lệ mới của hi vọng, mà ở trung tâm nó là một niềm tin không thể lay chuyển vào sức mạnh của từng cá nhân. Như Peter Levine từng nói, loài người là một thực thể độc nhất mang năng lực chữa lành từ trong bản năng và một trí óc để khai thác năng lực bẩm sinh này. Như vậy, với những thành viên trong xã hội, không có vinh dự hay đặc quyền nào lớn hơn là tạo điều kiện cho quá trình chữa lành một ai đó, chứng kiến, đưa tay ra, chia sẻ gánh nặng đau khổ của ai đó, và nắm lấy hi vọng cho sự hồi phục của họ. Cũng như vậy, những người sống sót sau đau đớn và nghịch cảnh, chúng ta nhớ rằng chúng ta không phải sống cuộc đời mình mãi mãi bị quyết định bởi những thứ tàn phá xảy đến chúng ta. Chúng ta là duy nhất. Chúng ta không thể thay thế được. Những gì ở trong chúng ta không thể bị chiếm lấy, biến đổi, hay tước đoạt. Ánh sáng không bao giờ tắt. Như một vị bác sĩ tuyệt vời từng nói với tôi, "Đừng nói tôi nghe những gì người khác nói với bạn về bạn. Hãy nói tôi nghe về bạn." Xin cám ơn. (Vỗ tay) (Âm nhạc) Vua Oedipus Rex ["Vua sư tử"] ["Hoàng đế Titus"] ["Frida"] ["Cây sáo ma thuật "] ["Bay qua Thiên Hà"] (Tiếng vỗ tay) Julie Taymor: Cảm ơn các bạn. Cảm ơn rất nhiều. Đó là một vài trích đoạn trong các vở nhạc kịch, opera và những bộ phim mà tôi đã làm trong 20 năm qua. Nhưng điều tôi muốn bắt đầu ngay bây giờ đó là đưa bạn quay trở lại khoảng thời gian mà tôi đã trải qua tại Indonesia, đó là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc đời tôi và, như tất cả các câu chuyện thần thoại, những câu chuyện này cần phải được kể đi kể lại để chúng ta không quên chúng. Và khi tôi đang trong thời gian khó khăn, như chúng ta biết, rằng tôi ở đây ngay bây giờ, thông qua cuộc thử thách gắt gao và ngọn lửa của sự biến đổi, thông qua những gì mà tất cả các bạn cũng thực sự phải làm. Bất cứ ai sáng tạo cũng đều biết rằng có một thời điểm mà hoàn toàn không trở thành một điều kỳ diệu hay một sự thất bại. (Tiếng cười) Và tôi đã ở ngay đó trong tình trạng nguy khốn, tôi sẽ kể cho bạn nghe về một câu chuyện khác. Tôi muốn quay trở về Indonesia nơi tôi đã ở khi tôi khoảng 21, 22 tuổi, một thời gian dài trước đây, theo một chương trình học bổng. Và tôi đã tìm thấy bản thân mình, sau hai năm ở đó trình diễn và học tập, trên đảo Bali, trên đỉnh núi lửa Gunung Batur. Và tôi đã ở tại một ngôi làng, nơi có một buổi lễ khởi đầu dành cho những người đàn ông trẻ, một nghi lễ trưởng thành. Tôi nào có biết rằng nó cũng chính là buổi lễ dành cho tôi Và khi tôi ngồi trong bãi đất của ngôi đền này dưới cây đa bồ đề khổng lồ trong bóng tối, không có điện, chỉ có vầng trăng tròn chiếu xuống bãi đất vắng vẻ này và tôi đã nghe thấy những âm thanh đẹp đẽ nhất giống như một buổi hòa nhạc của Charles Ives khi tôi lắng nghe tiếng nhạc gamelan từ tất cả những người dân từ những làng bản khác nhau đến buổi lễ năm năm tổ chức một lần này Tôi đã nghĩ rằng chỉ có một mình tôi ở trong bóng tối dưới cái cây này Và tất cả đột ngột bước ra khỏi bóng tối, từ đầu kia của bãi đất Tôi nhìn thấy những tia sáng phản chiếu trong gương bởi ánh sáng của mặt trăng. Và những người đàn ông 20 tuổi tôi đã thấy trước đó đột nhiên đứng dậy trong trang phục đầy đủ của các chiến binh với khăn trùm đầu và giáo mác, và không có ai tại bãi đất, và tôi đã giấu mình trong bóng đêm. Đã không có ai ở có, và họ xuất hiện, và họ đã nhảy điệu nhảy đáng kinh ngạc này "Huhuhuhuhuhuhuhahahahaha." Họ di chuyển cơ thể của họ và họ tiến về phía trước, và ánh sáng bị che phủ bởi những bộ trang phục. Tôi đã tại nhà hát kể từ khi tôi 11 tuổi biểu diễn, sáng tạo, và tôi đã đi, "Họ đang biểu diển cho ai với những trang phục phức tạp thế này, với những chiếc mũ đặc biệt này?" Và tôi nhận ra rằng họ đang biểu diễn cho Chúa, cho dù nó có nghĩa gì đi chăng nữa Tuy nhiên, không hiểu tại sao, buổi biểu diễn không được công khai. Không liên quan gì đến vấn đề tiền nong ở đây Nó đã không được ghi chép lại. Không có tin tức gì. Và đã có những nghệ sĩ đáng kinh ngạc mà tôi cảm thấy giống như một sự bất diệt khi họ biểu diễn. Giây phút sau đó, ngay sau khi họ kết thúc và biến mất vào bóng đêm, một người đàn ông trẻ tuổi với một chiếc đèn lồng prô-ban đến treo nó lên trên một cái cây, thiết lập một bức màn. Bãi đất giữa làng đã được lấp đầy bởi hàng trăm người. Và họ đã trình diễn một vở nhạc kịch suốt cả đêm dài. Con người cần có ánh sáng. Họ cần ánh sáng để xem. Vì vậy những gì tôi đã thu được và tập hợp đươc từ thời điểm đáng kinh ngạc và có ảnh hưởng mạnh mẽ này trong cuộc đời của tôi khi còn là một nghệ sĩ trẻ đó là bạn phải thực sự chân thành với những gì mà bạn tin tưởng với tư cách là một nghệ sĩ nhưng bạn cũng cần phải nhận thức được rằng khán giả ở ngoài kia, trong cuộc sống của chúng ta, tại thời điểm này và họ cũng cần ánh sáng. Và chính sự cân bằng khó tin này khiến tôi nghĩ rằng chúng ta đi bộ khi chúng ta đang sáng tạo ra một cái gì đó đang phá vỡ mặt đất, đó là sự cố gắng để làm một điều gì đó mà bạn chưa từng thấy trước đây, đó là thế giới tưởng tượng nơi mà bạn thực sự không biết con đường bạn đang đi sẽ kết thúc ở đâu, đó là ranh giới trên rìa của một miệng núi lửa mà tôi đã đi trên đó trong toàn bộ cuộc đời tôi. Bây giờ những gì tôi muốn làm là kể cho bạn biết một chút về việc tôi đã làm việc như thế nào . Chúng ta hãy nói về "Vua sư tử." Bạn đã thấy nhiều ví dụ của công việc của tôi ở trên, nhưng đó là những ví dụ mà mọi người biết. Tôi bắt đầu với khái niệm của chữ tượng hình. Chữ tượng hình giống như một bức tranh được sơn vẽ, một bức tranh sơn vẽ kiểu Nhật . Ba nét bút, bạn nhận được toàn bộ một rừng tre. Tôi đi đến khái niệm về "Vua sư tử" và tôi nói, "Bản chất của nó là gì? Trừu tượng là gì? Nếu tôi có thể cắt giảm câu chuyện nguyên vẹn này vào một hình ảnh, nó sẽ như thế nào?" Vòng tròn. Vòng tròn. Nó là như vậy rõ ràng. Vòng tròn của cuộc sống. Vòng tròn của mặt nạ của Mufasa. Vòng kết nối đó, khi chúng tôi đến Màn II và có một vụ hạn hán, làm thế nào để bạn có thể thể hiện một trận hạn hán? Đó là một vòng tròn của lụa trên sàn nhà biến mất vào một cái lỗ trên sàn sân khấu. Vòng tròn của cuộc sống đi đến trong các bánh xe những con linh dương nhảy qua. Và bạn thấy cơ khí. Và là người của nhà hát, những gì tôi biết và yêu thích về rạp chiếu phim đó là khi các khán giả đến và họ ngừng sự hoài nghi của họ lại, khi bạn nhìn thấy những người đàn ông hoặc phụ nữ đi bộ với một đĩa cỏ trên đầu họ, bạn biết đó là thảo nguyên. Bạn không chất vấn điều đó. Tôi thích sự thật rõ ràng của nhà hát. Tôi thích việc mọi người sẵn sàng để lấp vào những khoảng trống. Các khán giả sẵn sàng nói rằng, "Ồ, tôi biết đó không phải là một mặt trời thực sự. Bạn đã lấy những thanh gỗ. Bạn đã thêm lụa vào phía dưới. Bạn để lơ lửng những thanh gỗ này. Bạn để nó rơi thẳng xuống sàn nhà. Và khi nó được nâng lên bởi các sợi dây, tôi thấy rằng đó là một mặt trời. Nhưng vẻ đẹp của nó chỉ là tơ lụa và gậy. Và theo một cách nào đó, đó là những gì khiến cho nó có linh hồn. Đó là những gì làm bạn xúc động. Nó không phải là mặt trời thực xuất hiện theo đúng nghĩa đen của nó Đó là nghệ thuật. Vì vậy, trong nhà hát, câu chuyện càng quan trọng càng nhiều cuốn sách và ngôn ngữ, cách kể lại câu chuyện, làm thế nào để kể lại nó, cơ học, các phương pháp bạn sử dụng, tương đương với chính bản thân câu chuyện. Và tôi là một trong những người yêu thích công nghệ công nghệ cao và thấp. Vì vậy, tôi có thể đi từ-- Ví dụ, tôi sẽ cho các bạn thấy một số "Người nhện" sau đó, những bộ máy đáng kinh ngạc này di chuyển mọi người Nhưng thực tế là, không có các vũ công ai biết được cách sử dụng cơ thể của mình và đung đưa trên những dây như thế nào không có gì cả Vì vậy bây giờ tôi sẽ cho các bạn thấy một số đoạn phim từ các dự án lớn khác của cuộc sống của tôi trong năm nay, "Tempest." (Cơn bão) Đó là một bộ phim. Tôi đã dựng "The Tempest" trên sân khấu ba lần tại nhà hát kể từ năm 1984, ' 86, và tôi thích vở kịch. Tôi đã luôn dựng nó với một diễn viên nam Prospero. Và đột nhiên, tôi nghĩ, "À, tôi sẽ để ai diễn vai Prospero? Tại sao không phải là Helen Mirren? Cô là một diễn viên tuyệt vời. Tại sao không?" Và vai diễn này thực sự cũng đã phù hợp với một người phụ nữ Vì vậy bây giờ, chúng ta hãy cùng xem một số hình ảnh từ "Tempest." (Âm nhạc) (Video) Prospera: Linh hồn, ngươi có thực hiện cơn bão mà ta đã nói với ngươi chưa? Ariel: Tôi đã lên tàu của Đức vua. Trong mỗi khoang hành khách, tôi thổi bùng lên sự kinh ngạc. Prospera: Ngay ở cái nhìn đầu tiên, họ đã thay đổi ánh mắt. Miranda: Anh có yêu em không? Ferdinand: Vượt quá tất cả giới hạn. HM: Họ đều ở trong quyền lực của mỗi người. Trinculo: Đau khổ khiến một người đàn ông thân thiết với những người tình chung giường xa lạ. (Âm nhạc) Tìm kiếm kinh doanh, thưa thống đốc? Caliban: Ngươi không phải rơi từ trên trời xuống? Stephano: Bên ngoài mặt trăng, ta đảm bảo với ngươi. Prospera: Caliban! Caliban: Hòn đảo này là của tôi. Prospera: Để chắc chắn điều này, đêm nay, ngươi sẽ bị kiểm soát. Antonio: Anh trai ngươi nằm ở đây không tốt hơn so với trái đất mà ông ta ở đâu. Sebastian: Rút thanh gươm ngươi ra. Và ta, nhà vua, sẽ yêu ngươi. Prospera: Ta sẽ gây bệnh dịch cho tất cả bọn chúng, ngay cả khi chúng thét gào Ariel: Ta đã làm cho ngươi điên cuồng Prospera: Chúng ta là công cụ mà ước mơ được thực hiện dựa trên điều đó và cuộc sống nhỏ bé của chúng ta cuộn tròn với một giấc ngủ. (Âm nhạc) JT: được rồi. (Tiếng vỗ tay) Vì vậy, tôi đã đi từ nhà hát, dựng lên "The Tempest" trên sân khấu với nguồn ngân sách rất ít ỏi nhiều năm trước, Tôi thích vở kịch, và tôi cũng nghĩ rằng đó là vở kịch cuối cùng của Shakespeare, và nó tự thích nghi, như các bạn thấy, với rạp chiếp phim Nhưng tôi mới chỉ cung cấp cho các bạn một ví dụ nhỏ về làm thế nào mà một người có thể dàn dựng nó trong nhà hát và sau đó làm thế nào họ có thể lấy cùng một ý tưởng hoặc câu chuyện và đưa nó vào điện ảnh. Chữ viết tượng hình mà tôi đã nói chuyện với các bạn lúc trước, nó là gì với "The Tempest"? Nếu tôi có thể tóm tắt nó lại điều gì sẽ là hình ảnh mà tôi có thể mất việc của tôi vì nó? Và nó đã là lâu đài cát ý tưởng của việc nuôi dưỡng so với tự nhiên, rằng chúng tôi xây dựng các nền văn minh này... cô ấy nói về nó vào lúc cuối, Helen Mirren Prospera-- chúng ta xây dựng chúng, nhưng theo tự nhiên, trong cơn bão lớn, các tòa tháp vượt qua những đám mây, những cung điện tuyệt đẹp này rồi sẽ phai mờ dần và sẽ ... còn lại không phải là một đống đổ vỡ phía sau Vì vậy, tại nhà hát, tôi bắt đầu vở kịch, có một cái cào cát màu đen, một cây mè màu trắng, và đã có một cô bé, Miranda, trên đường chân trời, xây dựng một lâu đài nhỏ giọt, một lâu đài bằng cát. Và khi cô ấy ở bên cạnh của sân khấu đó, hai người phụ giúp mặc trang phục màu đen với những bình nước chạy dọc theo phía trên và bắt đầu đổ nước vào lâu đài cát và lâu đài cát bắt đầu nhỏ giọt và lún xuống, nhưng trước khi nó tan biến, khán giả nhìn thấy những người phụ giúp được mạ đen Bối cảnh đã rõ ràng. Thật là tầm thường. Chúng ta đã nhìn thấy nó. Nhưng khi họ bắt đầu đổ nước, ánh sáng thay đổi từ việc hiển thị cho bạn những người phụ giúp được mạ đen tới việc tập trung, điều kỳ diệu chưa được trau chuốt mà chúng tôi làm trong nhà hát, nó tập trung ngay trên mặt nước riêng của mình. Và bất ngờ, góc nhìn của khán giả đã thay đổi. Nó trở thành một cái gì đó kỳ diệu lớn lao. Nó trở thành cơn mưa. Các diễn viên đeo mặt nạ, những chú rối, họ biến mất, và khán giả làm cho bước nhảy vọt vào thế giới này, vào thế giới tưởng tượng của "The Tempest" thực sự xảy ra. Bây giờ là sự khác biệt khi tôi đã đi và đã dàn dựng nó trong các rạp chiếu phim, Tôi đã bắt đầu bộ phim thực tế với một cảnh cận cảnh của một lâu đài cát, một lâu đài cát đen, và điều mà rạp chiếu phim có thể làm đó là, bằng cách sử dụng máy ảnh, nghệ thuật phối cảnh, và những shoot hình dài và cận cảnh, nó bắt đầu trên một cảnh cận cảnh của lâu đài cát và nó kéo đi, các bạn thấy rằng nó là một bức tiểu họa thu nhỏ trong lòng bàn tay bàn tay của cô gái. Và vì vậy tôi có thể chơi với bối cảnh, và lý do tại sao tôi chuyển từ một bối cảnh này đến một bối cảnh khác đó là để có thể có khả năng làm điều này. Bây giờ tôi sẽ đưa các bạn đến với "Người nhện" (Âm nhạc) (Video) Peter Parker: ♪ Đứng trên vách, Tôi có thể bay ra khỏi đây. ♪ JT: Chúng tôi đang cố gắng để làm tất cả mọi thứ trong nhà hát trực tiếp mà bạn không thể làm trong không gian hai chiều trong phim ảnh và truyền hình. PP: ♪ vượt lên trên bản thân và kiểm soát. ♪ George Tsypin: Chúng tôi đang ngắm nhìn New York từ quan điểm của một người nhện. Người nhện không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn. Manhattan trong chương trình cũng không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn PP: ♪ Là chính bản thân mình và bay lên trên tất cả. ♪ Toàn bộ: ♪ Sock! Tù binh chiến tranh! ♪ ♪ Slam! Đầu! ♪ Danny Ezralow: Tôi không muốn để các bạn thậm chí nghĩ rằng đó là một biên đạo múa. Đó là thực tế, là những gì đang xảy ra. Tôi muốn các bạn xem mọi người di chuyển, và các bạn đang đi, "Ồ, chuyện gì vậy?" (Âm nhạc) JT: Nếu tôi đưa ra đủ hoạt động trong điêu khắc, và các diễn viên di chuyển đầu của họ, bạn cảm thấy như nó có sự sống. Nó thực sự là một câu chuyện sống động. Nó là một cuốn sách truyện tranh trở nên sống động. (Âm nhạc) Bono: Họ là những câu chuyện thần thoại Họ là huyền thoại hiện đại, các anh hùng truyện tranh. PP: ♪ Họ tin tưởng. ♪ (Tiếng thét) (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) JT: Ồ ồ. Đó là gì vậy? Xiếc, rock 'n' roll, phim truyền hình. Những gì chúng tôi đang làm trên sân khấu là gì vậy? Vâng, một câu chuyện cuối cùng, rất nhanh thôi Sau khi tôi đã ở ngôi làng đó, tôi đã vượt qua hồ, và tôi thấy các ngọn núi lửa đang phun trào phía mặt khác, núi lửa Gunung Batur, và đã có một ngọn núi lửa đã chết bên cạnh ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động. Tôi đã không nghĩ rằng tôi sẽ bị nuốt chửng bởi ngọn núi lửa, và tôi ở đây. Nhưng rất dễ dàng để leo lên, phải không? Bạn giữ rễ cây, bạn đặt chân của bạn vào trong các phiến đá nhỏ leo lên đó, và bạn lên được phía trên, và tôi đã ở đó với một người bạn tốt, một diễn viên, và chúng tôi nói, "Chúng ta hãy cùng leo lên đó. Chúng ta hãy xem liệu chúng ta có thể đến gần với mép ngọn núi lửa đang hoạt động hay không." Và chúng tôi leo lên và chúng tôi đã lên đến cùng, và chúng tôi đang trên mép, trên vách này, Roland biến mất vào trong khói lưu huỳnh tại ngọn núi lửa ở phía đầu kia, và tôi chỉ có một mình ngay tại vách núi đáng kinh ngạc này. Bạn có nghe thấy lời bài hát không? Tôi đang ở trên vách núi nhìn xuống nhìn vào một ngọn núi lửa chết ở bên trái của tôi. Ở bên phải của tôi là phiến đá sét. Nó đã được hoàn thiện Tôi đang mặc sarong và đeo dây da. Đó là nhiều năm trước đây. Và không có giày đi bộ đường dài. Và ông ấy đã biến mất, diễn viên Pháp gypsy điên rồ, biến mất trong làn khói, và tôi nhận ra rằng, Tôi không thể trở lại con đường mà tôi đã đi. Tôi không thể. Vì vậy, tôi vứt máy ảnh của mình đi. Tôi vứt bỏ dây da của tôi, và tôi nhìn vào con đường trực tiếp ở phía trước của tôi, và tôi đã đi trên bốn chân của tôi như một con mèo, và tôi đã để đầu gối của tôi ở hai bên lối đi trước mặt tôi, 30 mét hoặc 30 feet, tôi không biết. Gió đã thổi ầm ầm, và cách duy nhất tôi có thể đến được phía bên kia đó là nhìn vào đường đi thẳng trước mặt tôi. Tôi biết tất cả các bạn đã ở đó Tôi đang ở trong cuộc thử thách gắt gao ngay lúc này. Đó là cuộc thử nghiệm với lửa của tôi Đó là cuộc thử nghiệm với lửa của công ty tôi Chúng tôi tồn tại bởi vì chúng tôi là "Vượt lên trên tất cả." Cậu bé té ngã từ trên bầu trời, vượt lên trên. Nó ở ngay đó trong lòng cả hai bàn tay của chúng tôi, của tất cả những bàn tay của công ty tôi Tôi có những cộng tác viên xinh đẹp, và chúng tôi như là những người sáng tạo chỉ có thể đến đó cùng nhau. Tôi biết các bạn hiểu mà. Và các bạn chỉ cần đi về phía trước, và sau đó các bạn sẽ thấy điều đặc biệt này ở phía trước đôi mắt của các bạn. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Đua xe là nghề xưa cũ vui nhộn. Hàng năm chúng tôi làm ra xe mới, và suốt phần còn lại của mùa giải chúng tôi cố hiểu sản phẩm của mình để làm cho nó tốt hơn, nhanh hơn. Rồi sang năm sau chúng tôi làm lại từ đầu. Chiếc xe bạn thấy trước mặt khá phức tạp. Bộ khung gầm được làm từ khoảng 11.000 thành phần, động cơ làm từ 6.000 thành phần khác, hệ thống điện tử gồm khoảng 8.500 thành phần. Tổng cộng khoảng 25.000 thứ có thể hoạt động sai. Nên đua xe là việc rất cần sự chú ý đến từng chi tiết. Nói riêng về Công thức 1, còn 1 điều khác nữa là chúng tôi luôn thay đổi chiếc xe. Chúng tôi luôn làm cho chúng nhanh hơn. Nên mỗi nửa tháng, chúng tôi lại làm ra khoảng 5.000 thành phần mới để lắp vào xe. 5% tới 10% của mỗi chiếc xe đua sẽ được thay đổi cứ 2 tuần 1 lần. Sao chúng tôi làm được như vậy? Cuộc đời chúng tôi bắt đầu với chiếc xe đua. Chúng tôi lắp rất nhiều cảm ứng trên xe để đo mọi thứ. Trên chiếc xe đua trước mặt bạn đây sẽ được lắp khoảng 120 cảm ứng khi vào cuộc đua. Chúng đo tất cả mọi thứ khắp xe. Dữ liệu được ghi lại. Chúng tôi theo dõi khoảng 500 biến số trong hệ thống dữ liệu, khoảng 13.000 biến số sức khỏe và các biến cố để xác định khi nào mọi thứ có trục trặc, và gửi dữ liệu đó trở lại garage qua bộ đo lường từ xa với tốc độ 2 – 4 MBs mỗi giây. Trong 1 cuộc đua 2 giờ, 1 chiếc xe sẽ gửi đi 750 triệu con số. Con số đó gấp đôi số từ mà mỗi chúng ta nói trong suốt đời mình. Đó là lượng dữ liệu khổng lồ. Nhưng chỉ có dữ liệu và đo lường là không đủ. Bạn phải làm được gì đó với chúng. Nên chúng tôi đã đổ rất nhiều thời gian và công sức để biến dữ liệu thành thông tin để có thể nói rằng, tình trạng động cơ thế nào, các lốp xe đang xuống cấp thế nào, tình trạng tiêu thụ nhiên liệu ra sao? Tất cả là về sử dụng dữ liệu và biến chúng thành kiến thức để hành động. Okay, hãy xem qua 1 chút dữ liệu. Hãy lấy 1 chút dữ liệu từ 1 bệnh nhân 3 tháng tuổi. Đây là 1 đứa trẻ, những gì bạn thấy là dữ liệu thực, và ở phía lề bên phải, khi mọi thứ bắt đầu có chút dấu hiệu xấu, nghĩa là bệnh nhân sắp bị trụy tim. Đó từng là sự cố không thể lường trước. Đó là cơn đau tim mà không ai dự tính được. Nhưng nếu xem xét thông tin ở đó, ta thấy mọi thứ bắt đầu trở nên bất thường từ khoảng 5 phút trước cơn đau tim Ta thấy những thay đổi nhỏ như sự thay đổi nhịp tim. Những dấu hiệu này đều không thể phát hiện thông qua các ngưỡng bình thường và áp dụng được với dữ liệu. Câu hỏi là, tại sao ta không biết điều đó? Đây có phải sự cố dự liệu được? Ta có thể nghiên cứu các mô hình dữ liệu để làm cho mọi chuyện tốt hơn không? Đây là 1 đứa trẻ, bằng tuổi với chiếc xe trên sân khấu, 3 tháng tuổi. Đó là 1 bệnh nhân có vấn đề về tim. Nhìn vào các dữ liệu ở màn hình phía trên như nhịp tim, mạch, oxy, nhịp thở, chúng đều bất thường đối với 1 đứa trẻ bình thường, nhưng lại là bình thường với đứa trẻ đó, do đó, một trong những thử thách trong chăm sóc sức khỏe là, làm sao tôi chăm sóc 1 bệnh nhân có những thông số đặc biệt riêng. và có thể phát hiện khi chúng bắt đầu thay đổi, khi chúng bắt đầu xấu đi? Vì giống như đua xe, bất kỳ bệnh nhân nào, khi mọi chuyện xấu đi, bạn chỉ có 1 khoảng thời gian ngắn để biến đổi tình hình. Điều chúng tôi làm là đưa hệ thống dữ liệu mà chúng tôi dùng 2 tuần 1 lần trong đua xe Công thức 1 vào lắp đặt trên các máy tính ở Bệnh viện trẻ em Birmingham. Chúng tôi truyền tải dữ liệu từ các thiết bị đặt bên giường bệnh trong thời gian điều trị tích cực cho trẻ em. để cùng theo dõi dữ liệu thời gian thực và, quan trọng hơn, lưu trữ dữ liệu để có thể nghiên cứu chúng. Rồi áp dụng 1 ứng dụng phần mềm cho phép chúng tôi thu được mô hình dữ liệu theo thời gian thực để thấy chuyện gì đang xảy ra, và xác định khi nào mọi thứ bắt đầu thay đổi. Trong đua xe, tất cả chúng tôi đều có tham vọng bạo gan, đôi lúc hơi ngạo mạn, nên chúng tôi quyết định mình cũng sẽ chăm sóc trẻ em khi đám trẻ được chuyển đi điều trị tích cực. Tại sao chúng tôi phải chờ đến khi chúng tới bệnh viện rồi mới bắt đầu chăm sóc? Nên chúng tôi lắp đặt liên kết tức thời giữa xe cứu thương và bệnh viện, chỉ cần dùng kết nối 3G bình thường để gửi dữ liệu đó chiếc xe cứu thương trở thành 1 chiếc giường bệnh bổ sung trong điều trị tích cực. Rồi chúng tôi nghiên cứu dữ liệu. Những đường lượn sóng ở phía trên, đủ các màu, là kiểu dữ liệu bình thường mà bạn thấy trên 1 màn hình – nhịp tim, mạch, oxy trong máu, và nhịp thở. Những đường ở dưới, có màu xanh dương và đỏ, là những thứ thú vị. Đường đỏ là bản tự động hóa của kết quả cảnh báo mà Bệnh viện trẻ em Birmingham đã sử dụng từ lâu. Họ sử dụng từ năm 2008, và đã ngăn được những cơn đau tim và tử vong trong bệnh viện. Đường xanh dương là chỉ thị báo hiệu khi mô hình dữ liệu bắt đầu thay đổi, và ngay lập tức, trước khi chúng ta bắt đầu sử dụng các kiến thức y khoa ta thấy rằng dữ liệu đang nói với chúng ta. Nó nói rằng có gì đó không ổn. Đồ thị với các chấm đỏ và xanh lá, đang mô tả các thành phần khác nhau của dữ liệu khi đem so với nhau. Màu xanh lá cho phép chúng tôi hiểu được điều gì là bình thường với đứa trẻ đó Chúng tôi gọi đó là mây tiêu chuẩn. Khi mọi thứ bắt đầu thay đổi, khi điều kiện trở nên xấu đi, chúng tôi chuyển sang đường đỏ. Không có gì là khoa học cao siêu ở đây. Nó hiển thị dữ liệu đã tồn tại dưới dạng khác, để tăng cường lên, cung cấp những dấu hiệu cho các bác sĩ và y tá, để họ biết chuyện gì đang xảy ra. Giống như cách 1 tay đua giỏi dựa vào những dấu hiệu để quyết định khi nào dùng phanh, khi nào cua góc, chúng ta cần giúp các bác sĩ và y tá thấy được khi nào có chuyện không ổn. Vậy là chúng tôi có 1 chương trình đầy tham vọng. Chúng tôi nghĩ cuộc đua tạo sự khác biệt đã bắt đầu. Chúng tôi nghĩ lớn. Đó là điều nên làm. Chúng tôi có cách tiếp cận, mà nếu thành công, thì không có lí do gì nó phải ở trong khuôn viên bệnh viện. Nó có thể ra ngoài. Với công nghệ kết nối không dây ngày nay, không có lí do gì mà những bệnh nhân, bác sĩ và y tá luôn phải ở cùng 1 nơi tại cùng 1 thời điểm. Còn hiện tại, chúng tôi sẽ đưa cậu nhóc 3 tháng này, tiếp tục đưa nó vào đường đua, giữ nó an toàn, làm cho nó nhanh hơn và tốt hơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin Chào! Các bạn còn thức không? Họ lấy mất thẻ tên của tôi rồi, tôi muốn hỏi có ai ở đây ghi tên trên thẻ bằng tiếng Ả Rập không? Không ai hết à? Thôi vậy, cũng không vấn đề gì. Ngày xửa ngày xưa, cách đây không lâu lắm, khi đang ngồi với bạn tại một nhà hàng, tôi nhìn anh bồi bàn và bảo: "Anh có thực đơn không?" (Tiếng Ả Rập) Anh ta nhìn lại tôi ngờ ngợ, như thể đã nghe nhầm. "Xin lỗi?" (Tiếng Anh). "Vui lòng cho xin thực đơn." (Ả Rập) Anh ta đáp: "Cô không biết người ta gọi nó là gì à?" "Tôi biết chứ." "Không! Người ta gọi nó là "menu" (Anh) hoặc "menu" (Pháp) Phát âm như vậy đã chuẩn chưa? "Lại đây mau, lo bàn này dùm tôi!" anh bồi gắt. Anh ta chán ghét việc nói chuyện với tôi, như thể: "Nếu đây là người đàn bà còn sót lại trên đời, còn lâu mình mới thèm!" Nghĩa lý gì khi nói chữ "thực đơn" bằng tiếng Ả Rập? Với hai chữ, một chàng trai Liban đã nhận xét một phụ nữ là "nhà quê" và "hai lúa". Tại sao cô ta lại nói chuyện kiểu vậy? Lúc đó, tôi mới bắt đầu thấm thía dần. Nó làm tôi bực lắm. Thực sự tủi lòng ! Tiếng mẹ đẻ bị từ chối ngay tại đất nước mình ư? Sao chuyện này lại xảy ra cơ chứ? Sao lại ra nông nỗi này? Có những người khác giống như tôi, sắp sửa đạt đến 1 mốc trong đời, mà lại bất chợt từ bỏ những chuyện trong quá khứ, chỉ để nói rằng: Ờ, họ hiện đại và văn minh. Tôi có nên quên hết văn hóa, quan niệm sự tinh túy và toàn bộ kí ức của mình? Những câu chuyện tuổi thơ có thể là kỉ niệm đẹp nhất từ chiến tranh! Tôi có nên rũ bỏ tất cả những gì học được từ Ả Rập, chỉ để giống người đời? Trở thành một trong số họ ? Cái lý nó ở đâu rồi? ? Mặc dù vậy, tôi vẫn cố thông cảm cho anh ta. Tôi không muốn phán xét anh ấy với sự cay độc anh đã dành cho tôi. Tiếng Ả Rập đúng là không đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Nó không dành cho khoa học, nghiên cứu, không quen thuộc với trường học, hay nơi làm việc, huống gì là dùng để diễn đạt một đồ án cấp cao, càng không phải ngôn ngữ được dùng tại sân bay. Vậy thì có thể sử dụng nó ở đâu ?! Chúng ta đều có thể tự hỏi đấy ! Nếu muốn dùng tiếng Ả Rập, ta có thể dùng nó ở đâu ? ! Đây là một thực tế. Nhưng có một vấn đề khác quan trọng hơn cần nghĩ tới. Tiếng Ả Rập là tiếng mẹ đẻ của tôi. Nghiên cứu cho rằng sự thuần thục trong ngôn ngữ khác đòi hỏi sự thuần thục từ chính tiếng mẹ đẻ. Sự lưu loát ấy là nền tảng cho sự diễn đạt phong phú trong ngôn ngữ khác. Nhưng làm thế nào đây? ! Gibran Khalil Gibran, Khi mới tập tành viết lách, ông đã sử dụng Tiếng Ả Rập Toàn bộ ý tửơng, sức sáng tạo và triết lý của ông đều lấy cảm hứng từ cậu bé con ở thôn làng này Tại nơi chôn rau cắt rốn của mình, cảm được một mùi đặc trưng, hóng được một âm thanh đặc biệt, và ngẫm một ý niệm riêng biệt. Thế nên, khi chuyển sang tiếng Anh, ông vướng phải nhiều gánh nặng tư tưởng. Kể cả khi ông viết bằng tiếng Anh, khi đọc mảng văn ấy, bạn cũng cảm được một mùi như vậy, sẻ chia cùng một cảm giác đó thôi. Bạn có thể hình dung rằng chính ông trong văn Tiếng Anh, cũng là cậu bé đến từ vùng núi, từ ngôi làng mang tên Mount Lebanon. Thế đó, đây là ví dụ không ai có thể bàn cãi. Điều thứ hai, người đời thường nói nếu bạn muốn triệt tiêu một quốc gia, cách duy nhất là triệt tiêu ngôn ngữ của đất nước đó. Đây là sự thật mà thế giới phát triển hiện nay đều biết rõ. Đức, Pháp, Nhật và Trung, những nơi này đều biết rõ điều đó. Đó là lí do tại sao họ ban luật để bảo vệ ngôn ngữ của mình, "thần thánh hoá" nó lên, sử dụng nó trong sản xuất, trả tiền tỉ để phát triển nó. Liệu ta có biết rõ điều đó hơn họ? Chúng ta không đến từ nước phát triển, Suy nghĩ đó còn quá cao siêu so với chúng ta, chúng ta cũng muốn bắt kịp thời đại chứ. Những quốc gia từng như ta, nhưng đã quyết định vươn lên phát triển, làm nghiên cứu, và đuổi theo những nước tiên tiến, như Thổ Nhĩ Kì, Malaysia và nhiều nữa, Họ đem theo ngôn ngữ của họ trong suốt chặng đường phát triển, bảo vệ nó như bảo vệ đá quí. Họ giữ nó gần với họ. Bởi nếu bạn muốn nhập hàng từ Thổ Nhĩ Kì hay bất kì đâu nếu nó không được dán nhãn bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì, thì nó không xuất xứ từ nước đó. Bạn sẽ không tin nó là hàng trong nước. Họ sẽ tiếp tục trở lại làm người tiêu thụ chính, không 1 đầu mối, như đa phần chúng ta bây giờ đây. Nên, để cách tân và sản xuất, họ phải bảo vệ ngôn ngữ của mình. Nếu tôi nói, " Tự do, Dân chủ, Độc Lập," ( tiếng Ả Rập ) Điều này gợi cho bạn điều gì? Không gợi nên gì, đúng chứ? Mặc kệ ai, thế nào hay tại sao. Ngôn ngữ không chỉ dành cho chuyển đổi, là từ ngữ tuôn ra khỏi miệng. Ngôn ngữ đại diện cho từng giai đoạn cụ thể trong đời chúng ta, và là thuật ngữ liên kết với cảm xúc. Nên khi ta nói, "Tự do, Dân Chủ, Độc Lập." mỗi người trong các bạn đều tự vẽ nên hình ảnh nhất định trong tâm trí, những cám giác rất thật, về một ngày cụ thể trong một giai đoạn lịch sử xác định. Ngôn ngữ không chỉ một, hai hay ba từ ghép lại khơi khơi. Mà là 1 ý niệm ẩn tương quan với cách ta suy nghĩ, và nhìn nhận, kể cả cách mọi người đánh giá lẫn nhau. Tóm lại, hiểu biết của ta là gì? Làm thế nào biết được anh chàng này có hiểu hay không? Nên, nếu tôi nói, "Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập," (tiếng Anh) hoặc nếu con bạn đến trước mặt bạn và bảo, "Bố, bố đã trải qua cái thời của tự do ngôn luận (tiếng Anh) chưa?" Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Nếu bạn không thấy được vấn đề, có lẽ tôi nên đi vậy, để khỏi phát biểu trong vô vọng. Ý là những biểu hiện thông thường sẽ gợi nhớ về một vật đặc trưng. Tôi có một người bạn biết nói tiếng Pháp do lấy được chồng Pháp. Hôm nọ, tôi hỏi cô ấy sống ra sao. Cô bảo, " Mọi thứ đều ổn, nhưng có lần, mình đã dành cả đêm để hỏi và cố phiên nghĩa từ "toqborni" cho anh ấy." ( Tiếng cười) ( Vỗ Tay) Cô gái tội nghiệp ấy đã nhầm lẫn bảo chồng là "toqborni", (tokborni) và đã dành cả đêm giải thích cho anh ta. Cô ấy muốn tự tử à? "Chôn mình sao?" (tiếng Anh) Một trong những ví dụ hiếm hoi cho ta thấy cô gái ấy không thể giải thích từ đó cho chồng mình, do anh ta không hiểu và anh có quyền; cách suy nghĩ của anh ấy hoàn toàn khác. Cô ấy bảo tôi, " Anh ấy nghe Fairuz cùng với mình, và đêm kia, mình cố cắt nghĩa để anh có thể cảm nhận được cái mình thấy khi nghe Fairuz." Cô nói như thế này với anh ta : " Từ chúng, em giang tay và cướp được anh --" ( Tiếng Cười) Và đây mới là khúc kì cục : " Và bởi vì anh thuộc về chúng, em rút tay lại và rời bỏ anh." ( Tiếng Cười) Dịch câu đó giùm tôi đi. ( Vỗ Tay ) Thế, ta đã làm những gì để bảo tồn tiếng Ả rập? Ta xoay chuyện này thành một vấn đề xã hội dân sự, và phát động chiến dịch bảo tồn ngôn ngữ Ả Rập. Kể cả khi nhiều người bảo tôi, " Cô quan tâm chi cho cực? Bỏ ba cái vụ nhức não này đi và quẩy lên." Được thôi! Không vấn đề gì! Chiến dịch ấy có khẩu hiệu như thế này "Tôi nói từ phía Đông, nhưng bạn đáp lại từ phía Tây." Ta không nói, "Không! Chúng tôi không chịu cái này hay kia." Chúng tôi không tiếp nhận cách này bởi vì chúng tôi không hiểu. Khi ai đó nói với tôi kiểu đó, tôi cực ghét ngôn ngữ Ả Rập. Ta thường nói -- ( Vỗ Tay) Ta muốn thay đổi sự thật, và bị thuyết phục đến nỗi nó phản ánh giấc mơ, khát vọng và cuộc sống thường nhật của ta ăn diện giống và suy diễn như ta. Nên, "Tôi nói từ phía Đông, bạn trả lời từ phía Tây." cũng đủ để giải thích. Thứ rất dễ dàng, đủ sáng tạo và đầy thuyết phục. Sau đó, chúng tôi lại khai triển một chiến dịch khác với sự hiện diện của chữ viết trên mặt đất. Chắc bạn cũng thấy 1 ví dụ ở ngoài rồi, 1 khung chứa 1 chữ bao quanh bởi băng dán màu vàng đen in câu " Đừng triệt tiêu ngôn ngữ của bạn!" Tại sao? Không đùa đâu, đừng triệt tiêu ngôn ngữ của bạn. Không nên vùi dập ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Nếu làm thế, ta cần phải nhận dạng lại bản thân. Cần tìm sự tồn tại cho mình. Phải quay trở về nơi xuất phát. Điều này còn đi xa hơn cả việc bỏ lỡ cơ hội trở nên văn minh, hiện đại. Tiếp tục, chúng tôi phát những tấm hình thanh niên mặc áo có chữ Ả Rập. Những tấm hình của những anh chàng và cô nàng "cool". Rất là cool! Và dành cho người nhiều lời, "Há! Bày đặt xài từ tiếng Anh nữa chứ! Tôi xin đáp, "Không dám! Tôi học được từ "cool" đấy." Mặc người ta la ó, hãy cho tôi từ nào đó tốt đẹp hơn phù hợp hơn với sự thật này. Tôi vẫn cứ nói "Internet" đấy tôi sẽ không dài dòng : "Tôi sẽ lên mạng toàn cầu đây." (Tiếng cười) Bởi nó không phù hợp! Không nên dối bản thân làm gì. Nhưng để đi đến mức này, cần phải tin rằng không nên để bất kì ai ngon hơn hay nghĩ rằng họ có quyền hạn hơn khi bàn đến vấn đề ngôn ngữ, để khống chế hay thao túng ý nghĩ và cảm giác ta theo ý họ. Sáng tạo chính là mấu chốt vấn đề. Vậy, nếu không thể vươn tới vũ trụ hay dựng nên lửa vân vân, ta vẫn còn có thể sáng tạo. Ngay phút giây này, mỗi người đều là một dự án vĩ mô. Sáng tạo trong tiếng mẹ đẻ chính là con đường dẫn đến điều này. Thế thì hãy cùng bắt đầu tại ngay đây. Cùng viết nên cuốn tiểu thuyết hoặc quay cuộn phim ngắn. 1 cuốn truyện cũng có thể làm ta kết nối toàn cầu. Mang tiếng Ả Rập trở về trạng thái phồn vinh của nó. Nên, nói không có cách giải quyết là sai; Có cách đấy chứ! Cần biết, và tin rằng khi giải pháp tồn tại, thì ta có nhiệm vụ trở thành một phần của giải pháp đó. Nói tóm lại, bạn có thể làm được gì ngày hôm nay? Chia sẻ đi, ai đang lên Twitter thế? Tôi xin đó, thật lòng, kể cả khi thời gian của tôi mới hết, dù là Ả Rập, Anh, Pháp, kể cả Trung Quốc. Nhưng đừng nên viết tiếng Ả Rập với kí tự Latin trộn lẫn với chữ số! ( Vỗ tay) Đó là một thảm họa! Không giống ngôn ngữ thực thụ chút nào Bạn sắp bước vào thế giới ảo với một thứ tiếng ảo. Không dễ dàng gì để quay lại nơi này và đột phá đâu. Đó là điều đầu tiên ta có thể làm. Thứ hai là, có rất nhiều chuyện tương tự khác có thể làm. Hôm nay, ta đâu phải tụ lại để thuyết phục lẫn nhau. Ta ở đây để nêu lên sự cần thiết của việc bảo tồn ngôn ngữ. Và tôi sẽ kể bạn một bí mật. Trẻ con lần đầu nhận ra bố nó thông qua ngôn ngữ. Khi con gái tôi chào đời, tôi bảo, " Đây là bố con, cục cưng của mẹ" (tiếng Ả Rập) Tôi không muốn nói, "Đây là cha con, con yêu." (tiếng Anh). Và khi ở siêu thị, tôi hứa sẽ mua cho con bé Noor, nếu nó chịu nói "cảm ơn" bằng Ả Rập. Tôi sẽ không chịu,"Cám ơn, mẹ" (Pháp) và hi vọng sẽ không ai nghe thấy. ( Vỗ Tay) Hãy chung tay loại bỏ sự thụt lùi văn hóa này! ( Vỗ Tay) Xin mọi người hãy tự hỏi bản thân một câu chưa bao giờ tự hỏi Giọng nói con người làm được những âm thanh gì? Giọng nói con người làm được những âm thanh gì? (Beatbox) Cưng ơi em ơi em (tiếng em bé khóc) (tiếng em bé khóc) (tiếng mèo kêu) (tiếng chó sủa) Yeah. (Vỗ tay) (tiếng boomerang) Nó bay thẳng tới chỗ tôi. Tôi không còn cách nào khác. Vậy chắc quý vị cũng có thể hình dung, hồi xưa tôi là một đứa trẻ lập dị. (Cười) Vì tôi suốt ngày cố gắng mở rộng bộ sưu tập các thứ âm thanh tới mức tối đa có thể. Suốt ngày thí nghiệm với mớ tạp âm này. Và bây giờ vẫn chưa thôi. Tôi vẫn đang tìm tòi mọi thứ âm thanh mà tôi có thể tạo ra. Và do bây giờ tôi cũng già và khôn lên nên tôi biết có những loại âm mình không làm được, do bị giới hạn trong cơ thể con người, có những thứ cơ thể người không làm được. Có những thứ giọng con người không tái tạo được. Chẳng hạn như không ai làm được hai nốt nhạc một lần. Ta làm được hai giọng hát một lần, như mấy ông thầy tu, kiểu thế này... (Hai giọng bè) Mà như vậy là ăn gian. Và họng cũng đau nữa. Có những thứ âm ta làm không được, và những giới hạn này làm tôi bực mình lắm. tại vì beatbox là cách tốt nhất để giải phóng các ý tưởng âm nhạc từ trong đầu ta ra ngoài thế giới, nhưng beatbox thì hết sức sơ sài, tôi bực lắm. Giá mà có cách nào cho những ý tưởng này được tuôn ra không gì cản lại kể cả những giới hạn do cơ thể người tạo ra. Nên tôi mới làm việc với mấy anh này, và chúng tôi chế tạo một chiếc máy. Hệ thống này căn bản là một máy sáng tác nhạc sống, sáng tác nhạc ngay tại chỗ, nó giúp tôi, không cần gì ngoại trừ giọng mình, tạo ra âm nhạc ngay tại thời điểm tôi nghe nó trong đầu không bị bất cứ trở ngại vật lý nào từ phía cơ thể. Tôi sẽ biểu diễn ngay luôn. Trước khi bắt đầu...làm ồn, và dùng cái máy này để phù phép giọng mình, tôi xin nhắc lại rằng những gì quý vị sắp nghe chỉ đơn thuần là từ giọng tôi mà ra. Hệ thống này-- cảm ơn, trợ lý xinh đẹp-- hệ thống này tự thân nó không có âm thanh cho tới khi tôi thu âm vào cho nên không hề cos mẫu âm thanh gì trong này hết. Một khi bắt đầu nó sẽ làm biến dạng phần tiếng tôi thu vào, nên khó có thể nhận ra đó chỉ là tiếng người nhưng mà thực ra toàn là giọng tôi thôi, nên tôi sẽ từ từ bắt đầu đơn giản và nhẹ nhàng thôi. Vấn đề về tính phức điệu: Tôi chỉ có một giọng. Làm sao để mà tạo ra nhiều giọng khác nhau cùng lúc? Cách đơn giản nhất là như vầy. (Beatbox) Nhảy. Giống vậy. (Nhạc) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đó chắc là tốt nhất rồi. Nhưng nếu quý vị muốn cái gì tức thời hơn, cái gì đó không làm được với một thu âm trực tiếp, có cách khác để chồng các lớp giọng lên. Chẳng hạn như chuyển tông, vô cùng đã, và tôi sẽ biểu diễn ngay luôn. Như vầy (beatbox) Lúc nào cũng cần phải có nhạc nhảy trước, vì như vậy mới vui nếu muốn quý vị cứ vỗ tay theo. Không thì thôi. Không sao. Xin hãy xem đây. Tôi sẽ nhả một tiếng bass. (Nhạc) Và giờ là tiếng ghi-ta rock. Nghe hay quá. Nhưng nếu như tôi muốn tạo ra - (vỗ tay)-- Cảm ơn. Nếu như tôi muốn tạo ra tiếng đàn organ rock? Có làm được không? Được chứ, bằng cách thu âm như vầy. (Tiếng organ) Bây giờ tôi có phần thu âm đó rồi. Gán vào phím đàn. (Nhạc) Hay ghê. (Vỗ tay) Nhưng nếu như tôi muốn cả ban nhạc Pink Floyd? Quý vị nói không thể ư? Có thể chứ. Đơn giản là dùng chiếc máy này. Tuyệt diệu. Xem đây. (Nhạc) Quý vị đang nghe toàn giọng tôi mà thôi. Tôi không có nhấn nút cho chạy ra tiếng gì hết. Không có mẫu. Không có máy biến âm. Toàn là giọng của tôi được thao tác và tới đây thì có lẽ sẽ có người hỏi mục đích của việc này là gì? tại sao làm mấy thứ này? (cười) vì nó rẻ hơn là thuê nguyên ban nhạc Pink Floyd về chơi, Tôi nghĩ câu trả lời đơn giản là vậy. Nhưng thực ra tôi không tạo ra cái máy này để tái tạo những thứ đã có sẵn mà là để tạo ra bất cứ thứ âm thanh gì có thể tưởng tượng ra. Xin phép được chơi những ý tưởng trong đầu tôi hi vọng quý vị sẽ thích chúng, vì chúng khá kỳ lạ, đặc biệt là những thứ kỳ là như vậy, thực khó tin chúng được tạo ra từ giọng tôi, thấy không. (Hiệu ứng giọng) (Nhạc) Như thế này. (Nhạc) Nói đơn giản đi, đây là những gì giọng người có thể tạo ra. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Tên tôi là Dan Cohen,và tôi là học giả, như đã được giới thiệu. Và điều đó có nghĩa là tôi tranh luận. Nó là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi, và tôi thích tranh luận. Và tôi không phải là chỉ là một học giả, tôi còn là một nhà triết học, Vì vậy, tôi muốn nghĩ rằng mình thực sự khá tốt trong tranh luận. Nhưng tôi cũng thích suy nghĩ rất nhiều về tranh luận. Và khi suy nghĩ về tranh luận, tôi đã gặp phải một số câu đố, và một trong số đó là như tôi đã suy nghĩ về tranh luận trong những năm qua, và đã nhiều thập kỷ cho đến nay, tôi đã trở nên khá hơn trong tranh luận, nhưng càng tranh luận tôi càng trở nên tốt hơn trong tranh luận, và tôi nhận ra mình càng để mất nhiều thứ. Và đó là một câu đố. Và câu đố khác là tôi thực sự không để tâm nhiều đến chuyện đó. Tại sao tôi lại chấp nhận việc thua cuộc và tại sao tôi nghĩ rằng những người tranh luận giỏi thì thực sự tốt hơn khi nhượng bộ và chịu thua? Vâng, đó lại là một số câu đố khác. Một là, tại sao chúng ta tranh luận? Ai là người hưởng lợi từ các lập luận? Và khi tôi nghĩ về các lập luận bây giờ, tôi đang nói về, hãy gọi chúng là các tranh luận học thuật hoặc lập luận nhận thức, trong đó, một thứ liên quan đến nhận thức được lấy làm chủ chốt. Liệu đề xuất này có đúng? Liệu lý thuyết này có là một lý thuyết tốt? Liệu đây có phải là một giải thích khả thi cho các dữ liệu hoặc văn bản? Và cứ như thế. Tôi không thực sự quan tâm đến những lý luận về đến lượt ai rửa chén hoặc ai là người phải đem rác đi đổ. Vâng, chúng ta cũng có những tranh luận như vậy. Tôi có xu hướng giành chiến thắng trong số này, bởi vì tôi biết các mánh khóe. Nhưng đó không phải là các lý luận quan trọng. Tôi quan tâm đến những lý luận học thuật ngày hôm nay, và đây là những điều đánh đố tôi. Trước tiên, những người giỏi tranh cãi giành được những gì khi họ chiến thắng? Tôi sẽ giành được gì khi thuyết phục được bạn rằng chủ nghĩa thực dụng thực sự không phải là nền tảng đúng để suy nghĩ về giả thuyết đạo đức? Thế nên chúng ta giành được những gì khi chiến thắng trong một cuộc tranh luận? Ngay cả trước đó, nó quan trọng như thế nào đối với tôi cho dù bạn có ý tưởng là lý thuyết của Kant là đúng hay là Mill là môt nhà đạo đức học đáng để noi theo? Chẳng có gì liên quan đến tôi cả cho dù bạn nghĩ rằng thuyết chức năng là một lý thuyết khả thi của lý trí. Thế nên, tại sao chúng ta lại cố gắng tranh luận? Tại sao chúng ta lại còn cố gắng để thuyết phục những người khác tin vào những điều mà họ không muốn tin? Và liệu đó có phải là một điều tốt để làm? Đó có phải là một cách làm tốt để đối xử với người khác, cố gắng và làm cho họ nghĩ về một cái gì đó mà họ không muốn suy nghĩ đến? Vâng, câu trả lời của tôi là sẽ tham khảo ba mô hình lập luận. Mô hình đầu tiên, hãy gọi đây là mô hình biện chứng, theo đó, chúng ta cho rằng tranh luận là chiến tranh, và bạn biết nó giống như thế nào rồi đấy. Rất nhiều gào thét và la hét và chiến thắng và thất bại, và đó không thực sự là một mô hình hữu ích cho tranh cãi nhưng đó là một mô hình khá phổ biến và cố thủ trong tranh cãi. Nhưng có một mô hình thứ hai cho tranh luận: các lập luận được dùng như là bằng chứng. Hãy nghĩ về lập luận của một nhà toán học. Dưới đây là lập luận của tôi. Nó có hiệu quả không? Nó có tốt ở điểm nào không? Các cơ sở có được đảm bảo không? Các can thiệp có giá trị không? Kết luận được phát triển từ các cơ sở không? Không có đối lập, không có thù nghịch, không nhất thiết phải có tranh cãi theo hướng hằn học. Nhưng có một mô hình thứ ba cần được lưu giữ trong tâm trí mà tôi nghĩ rằng sẽ là rất hữu ích, và đó là các lập luận như những bài trình diễn, lập luận như thể đứng trước một thính giả. Chúng ta có thể nghĩ đến một chính trị gia đang muốn trình bày một quan điểm , cố gắng để thuyết phục thính giả của ông ấy về một điều gì đó. Nhưng có một bước ngoặt trong mô hình này mà tôi cho rằng là thực sự quan trọng, cụ thể là khi chúng ta tranh luận trước một thính giả, đôi khi thính giả đóng vai trò tham gia vào tranh luận này, đúng vậy, các lập luận cũng là các thính giả đứng trước những vị giám khảo những người đánh giá và đưa ra quyết định. Hãy gọi đây là mô hình hùng biện, nơi bạn phải chỉnh sửa các lập luận của mình cho phú hợp với các đối tượng tham dự. Bạn biết đấy, trình bày một lập luận thuyết phục, chặt chẽ bằng tiếng Anh trước một đối tượng nói tiếng Pháp sẽ chẳng dẫn đến đâu cả. Thế nên, chúng ta có các mô hình - lập luận như chiến tranh, lập luận như bằng chứng, và lập luận như biểu diễn. Trong số ba hình mẫu này, các lập luận như chiến tranh là áp đảo hơn cả. Nó chiếm ưu thế trong việc làm thế nào chúng ta nói về tranh luận, nó chiếm ưu thế trong cách chúng ta suy nghĩ về tranh luận, và do đó, nó định hình cách mà chúng ta tranh luận, cách cư xử thực tế của chúng ta trong các buổi tranh luận. Giờ đây, khi chúng ta bàn về lập luận, vâng, chúng ta nói chuyện bằng một ngôn ngữ rất quân đội. Chúng ta muốn những lập luận mạnh mẽ, lập luận đầy những cú đấm những lập luận đánh trúng vào mục tiêu. Chúng ta muốn có sẵn sàng hệ thống phòng thủ và chiến lược . Chúng ta muốn những lập luận nốc ao. Đó là các loại lập luận mà chúng ta muốn. Đó là phương thức áp đảo khi suy nghĩ về lập luận. Khi tôi nói về lập luận, mà có lẽ những gì bạn nghĩ về, mô hình đối nghịch. Nhưng những ẩn dụ dùng hình ảnh chiến tranh, các thí dụ với hình ảnh chiến tranh hoặc mô hình để suy nghĩ về lập luận, có vai trò, tôi nghĩ rằng, gây ra những ảnh hưởng đến cách thức mà chúng ta tranh luận. Đầu tiên, nó nâng cao chiến thuật vượt lên trên nội dung Bạn có thể tham gia một lớp học logic, tranh luận. Bạn học tất cả về sự mánh khóe lừa lọc mà mọi người sử dụng để cố gắng giành chiến thắng trong các lập luận, đây là những nước đi sai Nó tô đậm lên khía cạnh chúng tôi-chống lại-họ của vấn đề. Nó khiến cuộc tranh luận trở nên khó chịu. Nó khiến các bên đối đầu với nhau. Và kết quả mà chúng ta có thể dự đoán được là chiến thắng, chiến thắng vinh quang, hoặc thất bại khổ sở và nhục nhã. Tôi nghĩ rằng những điều này là những hiệu ứng biến dạng và tồi tệ nhất , và sau tất cả, nó có vẻ như để ngăn chặn những thứ như đàm phán thảo luận hoặc thỏa hiệp hay hợp tác. Hãy suy nghĩ về điều đó. Bạn đã bao giờ bước vào một cuộc tranh cãi nghĩ rằng, "hãy xem nếu chúng ta có thể cùng giải quyết được cái gì đó thay vì tranh cãi với nhau. Chúng ta có thể hợp tác với nhau trong việc gi?" Và tôi nghĩ rằng những ẩn dụ về lập luận như chiến tranh hạn chế các phương thức giải quyết khác trong tranh luận. Và cuối cùng, điều này thực sự là điều tồi tệ nhất, các lập luận không có vẻ sẽ đưa chúng ta về đâu cả. Đó là ngõ cụt. Đó là những đường quanh co. hoặc ùn tắc giao thông hoặc bế tắc trong hội thoại. Chúng ta không đi được tới đâu cả. Oh, và một điều nữa, và như là một nhà giáo dục, đây là điều thực sự khiến tôi phật lòng: Nếu lập luận là chiến tranh, thế thì có một phương trình tiềm ẩn cho việc học hỏi từ thất bại. Và hãy để tôi giải thích ý của mình.. Giả sử giữa chúng ta có một cuộc tranh cãi. Bạn có tin vào lời đề nghị, P, và tôi thì không. Và tôi nói, "Tốt tại sao bạn tin P?" Và bạn cho tôi lý do của bạn. tôi phản đối và nói, "Vâng, còn về...?" Và bạn trả lời cho sự phản đối của tôi. Và tôi có một câu hỏi: "Vâng, ý bạn là gì? nó áp dụng ở đây như thế nào?" Và bạn trả lời câu hỏi của tôi. Bây giờ, giả sử cuối cùng thì, Tôi cũng đã phản đối, tôi cũng đã đặt câu hỏi, Tôi đã nêu lên tất cả các loại phản biện, và trong mọi trường hợp, bạn lại cho tôi một câu trả lời thỏa đáng. Và do đó, cuối cùng thì, tôi nói, "Bạn biết không? Tôi nghĩ bạn đúng đấy. P." Vì vậy, tôi có một niềm tin mới. Và nó không phải là một bất kỳ niềm tin nào, nó là một niềm tin đã được diễn giải, kiểm tra một niềm tin đã kinh qua thử thách. Kết quả thu được về mặt nhận thức thật tuyệt vời. Ok. Vậy ai là người chiến thắng? Vâng, ẩn dụ chiến tranh dường như ép buộc chúng ta phải thốt ra rằng bạn đã thắng, mặc dù tôi lại là người duy nhất thu về được kết quả. Bạn đã thu được những gì, xét về mặt nhận thức, từ việc thuyết phục được tôi? Chắc chắn, bạn nhận được thỏa mản, có thể lòng tự kiêu của bạn được vuốt ve, có lẽ, bạn nhận được một số danh hiệu chuyên môn trong ngành Gã này là một gã giỏi tranh luận. Nhưng về mặt nhận thức, bây giờ--chỉ từ quan điểm nhận thức trên - ai là người chiến thắng? Ẩn dụ chiến tranh khiến chúng ta suy nghĩ rằng bạn là người chiến thắng còn tôi là kẻ thua cuộc, ngay cả khi tôi mới là người thu về được lợi ích. Và có một cái gì đó sai lệch với hình ảnh đó. Và đó là hình ảnh mà tôi thực sự muốn thay đổi nếu có thể. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tìm ra cách làm cho lập luận mang lại một cái gì đó tích cực? Những gì chúng ta cần là chiến lược tìm những lối thoát mới cho các lập luận. Nhưng chúng ta sẽ không có chiến lược nào cả cho đến khi tìm được cách tiếp cận mới trong lập luận. Chúng ta cần phải suy nghĩ về các loại lập luận mới. Để làm điều đó, thì, Tôi không biết làm thế nào để làm điều đó. Đó là tin xấu. Ẩn dụ về lập luận như là chiến tranh chỉ là, nó là một con quái vật. Nó chỉ làm choáng chỗ trong tâm trí của ta, và sẽ không có viên đạn kỳ diệu nào sẽ giết chết nó. Không có cây đũa thần nào sẽ làm cho nó biến mất, Tôi không có câu trả lời. Nhưng tôi có một số gợi ý, và đây là gợi ý của tôi. Nếu chúng ta muốn nghĩ về các hình thức mới của tranh luận, những gì chúng ta cần làm là suy nghĩ về những loại hình mới của tranh luận viên Vì vậy, hãy thử thứ này. Hãy suy nghĩ về tất cả các vai trò mà người ta đảm nhận trong các cuộc tranh luận. Có người đồng minh và đối thủ trong một cuộc tranh cãi đối lập và phương ngôn. Có thính giả trong tranh cãi hùng biện.. Có lý luận gia trong lập luận bằng chứng. Tất cả các vai trò khác nhau đó. Bây giờ, bạn có thể tưởng tượng một cuộc tranh cãi trong đó bạn là người tranh luận , nhưng bạn cũng là khán giả đang xem chính bản thân mình tranh luận? Bạn có thể tưởng tượng mình đang xem bản thân tranh luận, thua trong các lập luận, nhưng vẫn còn, vào cuối cùng của nh lập luận cho rằng "Wow, đó là một lập luận tốt." Bạn có thể làm điều đó chứ? Tôi nghĩ rằng bạn có thể. Và tôi nghĩ rằng, nếu bạn có thể tưởng tượng ra loại lập luận mà người thua cuộc sẽ nói với người chiến thắng và thính giả và ban giám khảo có thể nói, "Vâng, đó là một lập luận tốt" thế là bạn có thể tưởng tượng ra một lập luận tốt. Và hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng bạn đã tưởng tượng ra một tranh luận viên tốt, một tranh luận viên xứng đáng để bạn cố gắng noi theo. Bây giờ, tôi chịu thua trong rất nhiều cuộc tranh luận. Cần phải có thực hành để trở thành một người tranh luận giỏi theo nghĩa mà có thể hưởng lợi từ việc thua cuộc, nhưng may mắn thay, tôi đã có nhiều, rất nhiều đồng nghiệp những người đã sẵn sàng đứng ra và cho tôi những cơ hội thực hành đó. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Trong một kỷ nguyên của sự xung đột toàn cầu và biến đổi khí hậu, Tôi tới đây để trả lời một câu hỏi quan trọng: Tại sao quan hệ tình dục lại tuyệt vời đến vậy? Nếu bạn đang bật cười, chắc bạn biết tôi nói gì rồi Trước khi chúng ta trả lời câu hỏi đó, để tôi kể cho bạn về Chris Hosmer. Chris là một người bạn tuyệt vời của tôi từ thời đại học, nhưng nói nhỏ nhé, tôi ghét anh ấy. Đây là lý do tại sao. Thời đại học, chúng tôi có một dự án ngắn hạn về thiết kế một số đồng hồ năng lượng mặt trời. Đây là đồng hồ của tôi. Nó sử dụng thứ gọi là hướng dương lùn, được nuôi đến khi cao khoảng 12 inch. Như bạn biết đấy, hoa hướng dương hướng đến mặt trời suốt cả ngày. Vì thế, vào buổi sáng, bạn nhìn thấy hướng quay của hoa hướng dương và bạn đánh dấu nó trên khu nền trống. Đến trưa, bạn đánh dấu vị trí thay đổi của hướng dương, và làm lại vào buổi tối, đó là đồng hồ của bạn. Tôi biết đồng hồ của mình không cho thời gian chính xác, nhưng nó cho bạn ý niệm chung nhất về cách sử dụng một bông hoa. Vì vậy, nói một cách hoàn toàn không thiên vị hay chủ quan, đây là ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, đây là đồng hồ của Chris. Gồm năm kính khuếch đại có một ly thủy tinh đặt dưới từng chiếc kính. Mỗi ly chứa một loại dầu thơm khác nhau. Vào buổi sáng, ánh mặt trời sẽ rọi xuống trên chiếc kính lúp đầu tiên, hội tụ một chùm ánh sáng trên chiếc ly bên dưới. Và sẽ làm nóng dầu thơm bên trong, và mùi đặc trưng sẽ được phát tán. Vài giờ sau, mặt trời sẽ rọi xuống chiếc kính tiếp theo và một mùi hương khác được phát tán. Vì vậy, cả ngày sẽ có năm mùi hương khác nhau được phát tán trong môi trường đó. Ai sống trong ngôi nhà đó cũng có thể biết thời gian chỉ nhờ vào mùi hương. Giờ thì bạn hiểu tại sao tôi ghét Chris rồi đấy. Tôi nghĩ rằng ý tưởng của tôi là khá tốt, nhưng ý tưởng của tên ấy là thiên tài, và vào lúc đó, tôi đã biết ý tưởng của hắn tốt hơn so của tôi, nhưng tôi chỉ không thể giải thích tại sao. Một điều bạn phải biết về tôi là tôi ghét khi bị thua cuộc. Vấn đề này đã gặm nhắm tôi trong hơn một thập kỷ. Được rồi, hãy trở lại về câu hỏi tại sao tình dục lại thật tuyệt vời. Nhiều năm sau dự án đồng hồ năng lượng mặt trời, một người phụ nữ trẻ mà tôi biết đã đề nghị có lẽ tình dục tốt thật bởi vì (nó kích thích cả) năm giác quan. Và khi cô ấy nói điều này, tôi đã có một sự khai sáng. Vì vậy, tôi đã quyết định đánh giá các trải nghiệm khác nhau mà mình đã có được trong cuộc sống từ góc nhìn của năm giác quan. Để làm điều này, tôi sáng tạo ra một thứ gọi là biểu đồ 5 giác quan. Dọc theo trục tung, bạn có một thang tỷ lệ từ 0 đến 10, và ngang theo trục hoành, bạn có, tất nhiên, năm giác quan. Bất cứ lúc nào tôi có được một trải nghiệm đáng nhớ trong đời, tôi sẽ ghi lại nó trên biểu đồ này giống như một cuốn nhật ký ngũ quan. Đây là một đoạn video ngắn để cho bạn thấy làm thế nào mà nó hoạt động. (Video) Jinsop Lee: Hey, tôi tên là Jinsop, và hôm nay, tôi sẽ cho bạn thấy việc lái xe máy trông như thế nào từ góc nhìn ngũ quan. Ê! Nhà thiết kế Xe máy : Đây là [không rõ ràng], nhà thiết kế xe máy theo yêu cầu. (Tiếng xe máy) [Thính giác] [Xúc giác] [Thị giác] [Khứu giác] [Vị giác] JL: Và đó là cách mà đồ thị năm giác quan hoạt động . Hiện giờ, trong khoảng thời gian ba năm, tôi đã thu thập dữ liệu, không chỉ của tôi mà còn một số bạn bè của tôi, và tôi đã từng giảng dạy tại trường đại học, vì vậy tôi buộc -- ý tôi là, tôi cũng yêu cầu các sinh viên của tôi làm điều này . Vì vậy, đây là một số kết quả khác. Đầu tiên là cho mì ăn liền. Bây giờ rõ ràng là, hương vị và mùi là khá cao, Tuy nhiên hãy ghi nhận phần âm thanh ở mức ba. Nhiều người nói với tôi một phần lớn của trải nghiệm ăn mì là tiếng xì xoạp. Bạn biết. (Xì xoạp) Không cần phải nói, tôi cạch luôn việc ăn cùng những người này. Được rồi, tiếp theo, đi club. Rồi, đây là những gì tôi cảm thấy thú vị rằng hương vị ở mức bốn, và nhiều người được hỏi nói với tôi đó là bởi vì hương vị của những thức uống, nhưng ngoài ra, trong một số trường hợp, hôn là một phần lớn của các trải nghiệm ở Club. Tôi vẫn còn hay đi chơi với những người này. Rồi, và hút thuốc lá. Ở đây tôi tìm thấy xúc giác là ở mức [6], và là một trong những lý do là người hút thuốc đã nói với tôi cảm giác giữ một điếu thuốc và đưa nó vào môi là một phần quan trọng của trải nghiệm hút thuốc, điều đó cho thấy, thật đáng sợ khi nghĩ rằng thuốc lá đã được các nhà sản xuất thiết kế tốt đến cỡ nào. Ok. Bây giờ, một trải nghiệm hoàn hảo sẽ trông như thế nào trên biểu đồ 5 giác quan? Nó sẽ là, tất nhiên, là một đường ngang nối các điểm ở mức cao nhất. Bây giờ bạn có thể thấy, thậm chí mạnh mẽ như trải nghiệm lái xe máy cũng khó mà tiến gần đến mức ấy. Trên thực tế, trong những năm thu thập dữ liệu, chỉ có duy nhất một trải nghiệm là tiến gần đến mức hoàn hảo. Đó là, tất nhiên, tình dục. Tình dục tuyệt vời. Người trả lời nói rằng tình dục tốt đánh vào tất cả năm giác quan ở mức độ cao nhất. Ở đây tôi sẽ trích dẫn lại lời một sinh viên của tôi, người đã nói, "Tình dục thật là tốt, nó tốt ngay cả khi nó xấu." Vì vậy lý thuyết năm giác quan giúp giải thích tại sao tình dục tốt như vậy . Bây giờ, trong giai đoạn giữa của toàn bộ công trình năm giác quan này, Tôi bỗng nhiên nhớ tới dự án đồng hồ năng lượng mặt trời từ thời trai trẻ của mình. Và tôi nhận ra rằng lý thuyết này cũng giải thích lý do tại sao đồng hồ của Chris lại tốt hơn cái của tôi rất nhiều. Các bạn thấy đấy, đồng hồ của tôi chỉ tập trung vào thị giác, và một chút xúc giác. Đây là đồng hồ của Chris. Đó là chiếc đồng hồ đầu tiên sử dụng mùi để nhận biết thời gian. Trên thực tế, về mặt ngũ quan, đồng hồ của Chris là một cuộc cách mạng. Và đó là những gì lý thuyết này đã dạy tôi về lĩnh vực của mình. Bạn thấy đấy, cho đến bây giờ, chúng ta, những nhà thiết kế, chúng ta đã chủ yếu tập trung vào việc làm cho mọi thứ trông thật đẹp, và với một ít cảm nhận xúc giác, có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua ba loại giác quan khác. Đồng hồ của Chris cho chúng ta thấy rằng thậm chí chỉ nâng một trong những giác quan khác lên thôi đã thể tạo ra một sản phẩm tuyệt vời rồi. Vì vậy nếu như chúng ta bắt đầu bằng lý thuyết ngũ quan trong tất cả các thiết kế của mình? Dưới đây là ba ý tưởng nhỏ tôi đã nảy ra. Đây là một cái bàn ủi, bạn biết đấy, để là quần áo, tôi đã thêm một cơ chế phun, để bạn trút vào đấy mùi hương ưa thích của mình, và quần áo của bạn sẽ thơm hơn, nhưng cũng hy vọng nó làm cho trải nghiệm là (ủi) quần áo trở nên thú vị hơn. Chúng tôi có thể gọi đây là "nhà tạo mùi hương" Được rồi, tiếp theo. Tôi đánh răng ngày hai lần, và nếu như chúng ta có một bàn chải đánh răng vị như kẹo thì sao, và khi hương vị của kẹo mất đi, bạn sẽ biết đó là lúc để thay bàn chải mới Cuối cùng, tôi có một thứ cho các phím trên cây sáo hoặc cây kèn cla-ri-nét. Đó không phải là chỉ là vẻ ngoài của chúng mà tôi còn thích cả cảm nhận xúc giác mà chúng mang lại khi bạn ấn vào đấy. Bây giờ, tôi không chơi sáo hay cla-ri-nét, thế nên tôi quyết định kết hợp các phím này với một công cụ mà tôi thường sử dụng: điều khiển từ xa của ti vi. Bây giờ, khi chúng ta nhìn vào ba ý tưởng cùng với nhau, các bạn sẽ nhận thấy lý thuyết năm giác quan không chỉ thay đổi cách chúng ta sử dụng sản phẩm mà còn cả hình dáng của chúng. Vì vậy để kết luận, tôi cho rằng các lý thuyết năm giác quan là một công cụ rất hữu ích trong việc đánh giá các trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống của mình, và sau đó chọn lấy những trải nghiệm tốt nhất và hy vọng rằng sẽ kết hợp chúng vào các thiết kế của mình. Bây giờ, tôi nhận ra rằng năm giác quan không phải là điều duy nhất làm cho cuộc sống thú vị. Có cả sáu giác quan nữa cơ và yếu tố x khó nắm bắt đấy. Có lẽ, đó sẽ là chủ đề của buổi nói chuyện tiếp theo của tôi. Cho đến lúc đó, hãy thỏa sức sử dụng 5 giác quan trong cuộc sống của riêng bạn và trong các thiết kế của mình. Ồ, điều cuối cùng trước khi tôi rời đi. Đây là trải nghiệm mà tất cả các bạn đã có khi nghe các buổi nói chuyện của TED. Tuy nhiên, nó sẽ là tốt hơn nếu chúng ta thúc đẩy một số các giác quan khác như mùi và hương vị. Và cách tốt nhất để làm điều đó là phát kẹo miễn phí. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Tốt. (Tiếng vỗ tay) Cách đây 15 năm, tôi quay về nhà sau 20 năm sống ở Mỹ Châu Phi đã gọi tôi về. Tôi thành lập, trên quê hương của mình, trường Cao đẳng đầu tiên về thiết kế đồ họa và truyền thông mới và đặt tên là Zimbabwe Institute of Vigital Arts Ý tưởng, mơ ước là ngôi trường giống như một Bauhaus kiểu trường học sẽ căn vặn, tìm tòi những ý tưởng mới. Việc sáng tạo một ngôn ngữ thị giác mới sẽ dựa trên di sản sáng tạo của Châu Phi. Chúng tôi có chương trình Cao đẳng hai năm dành cho sinh viên tài năng đã thành công vượt qua giáo dục Phổ thông Trung học. Và môn Thiết kế chữ viết (Typography) là phần quan trọng trong chương trình học. Chúng tôi khuyến khích sinh viên tìm ra những ảnh hưởng của nó nhờ nhìn vào nội tại. Đây là một poster do sinh viên chúng tôi thiết kế với chủ đề "Giáo dục là một quyền". Một vài logo cũng do sinh viên chúng tôi thiết kế. Châu Phi có một lịch sử chữ viết lâu đời, nhưng không nhiều người biết sự thực này nên tôi đã viết cuốn "Bảng chữ cái ngôn ngữ Châu Phi" để nói về điều này. Có nhiều kiểu chữ viết khác nhau trong ngôn ngữ Châu Phi, đầu tiên là tiền chữ viết, đã được Nsibidi mô tả, là hệ thổng chữ viết của một xã hội bí mật của người Ejagham ở miền nam Nigeria. Đó là một hệ thống chữ viết đặc biệt thú vị. Người Akan ở Ghana và [Cote d'lvoire] đã phát triển những ký hiệu của tiếng Adinkra vào 400 năm về trước, chúng là những tục ngữ, thành ngữ lịch sử, đối tượng, động vật, thực vật, và biểu tượng trong tiếng Adinkra mà tôi rất thích thú nhất là cái đầu tiên ở góc trên bên trái. Nó được gọi là Sankofa. Có nghĩa là: "Quay lại và nhận lấy". Học hỏi từ quá khứ. Những hình vẽ nguyên thủy của người Jokwe ở Angola kể lại câu chuyện thưở sáng thế. Bên trên là Chúa, ở dưới là loài người, bên trái là mặt trời, bên phải là mặt trăng. Mọi lối đều dẫn từ và dẫn đến Chúa. Những xã hội bí mật này của người Yoruba, Kongo và những tôn giáo Palo lần lượt ở Nigeria, Congo hay Angola đã phát triển hệ thống chữ viết phức tạp này, giờ đây nó đang sống và sống tốt trong thế giới mới ở Cuba, Brazil, Trinidad và Haiti. trong những khu rừng mưa ở Cộng hòa Dân chủ Congo, trong xã hội người Ituri, đàn ông làm ra vải từ một loại cây đặc biệt, và phụ nữ là những người hát ca vịnh sẽ vẽ những mẫu dệt có cùng cấu trúc với cấu trúc đa âm họ dùng trong ca hát, có thể gọi đó là một bản dàn bè trong âm nhạc. Ở Nam Phi, phụ nữ Ndebele dùng những biểu tượng này và những họa tiết hình học để sơn nhà bằng những màu sáng, phụ nữ Zulu dùng những biểu tượng này trong những chuối hạt họ đan thành vòng tay hay vòng cổ. Ethipia có truyền thống chữ viết lâu đời nhất. Chữ viết của họ đã phát triển từ thế kỷ IV sau Công nguyên và được dùng để viết tiếng Amharic, ngôn ngữ sử dụng bởi hơn 24 triệu dân. Vua Ibraim Njoya của Vương quốc Bamum, Cameroon đã phát triển Shu-mom khi ông mới 25 tuổi. Shu-mom là một hệ thống chữ viết. Nó là hệ thống chữ ký âm chứ không hẳn là một hệ thống chữ cái. Ở đây chúng ta thấy có ba giai đoạn phát triển mà nó đã trải qua trong vòng 30 năm. Người Vai ở Liberia cũng đã biết đọc biết viết từ rất lâu trước khi họ lần đầu gặp người Châu Âu từ thế kỷ 19. đây là hệ thống chữ ký âm và được đọc từ trái sang phải. Những người láng giềng Mende ở Siera Leone cũng phát triển nên một hệ thống chữ ký âm nhưng lại được đọc từ phải qua trái. Châu Phi đã có một lịch sử lâu đời về thiết kế, một cảm thức rõ ràng về sự thiết kế nhưng vấn đề tồn tại ở Châu Phi đó là đặc biệt là ngày nay, những nhà thiết kế ở Châu Phi vật lộn với tất cả những mô hình thiết kế bởi vì họ đã có quen với việc hướng ngoại để tìm kiếm ảnh hưởng và cảm hứng. Tinh thần sáng tạo ở Châu Phi, truyền thống sáng tạo, sẽ luôn luôn hùng mạnh như chúng đã từng nếu như nhà thiết kế biết cách hướng nội. Dấu thánh giá của người Ethiopic mô tả những gì Tiến sĩ Ron Eglash đã thiết lập: rằng Châu Phi có nhiều điều để đóng góp cho ngành điện toán và toán học nhờ vào trực giác nắm bắt các phân dạng. Người Châu Phi cổ xưa đã tạo dựng nên nền văn minh, những tượng đài của họ vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay là bằng chứng cho sự vĩ đại của họ. Thành tựu có lẽ là lớn nhất của loài người là phát minh ra bảng chữ cái, vốn được gắn với văn minh Lưỡng Hà cổ đại với phát minh ra chữ hình nêm của họ vào năm 1600 TCN, rồi tiếp theo là chữ tượng hình Ai Cập, Điều này đã được coi là sự thật lịch sử hiển nhiên cho đến năm 1998, khi một giáo sư ở đại học Yale tên là John Coleman Darnell phát hiện những nét khắc chữ ở sa mạc Thebes trên những vách đá vôi ở miền tây Ai Cập, và những nét khắc này được cho là từ khoảng năm 1800 đến 1900 TCN, tức hàng thế kỷ trước Lưỡng Hà. được gọi là Wadi el-Hol bởi vì đó là tên của địa điểm nơi chúng được phát hiện. Các nghiên cứu về những bản khắc này vẫn đang tiếp tục, một vài bản khắc đã được giải mã, nhưng có một nhất trí giữa các học giả rằng đây thực sự là bảng chữ cái đầu tiên của con người. Ở đây, các bạn thấy một biểu đồ về hệ thống văn tự cổ cho biết những phần nào đã được giải mã cho tới nay. Bắt đầu bằng chữ A , "ālep," ở trên cùng, và "bêt" ở giữa và cứ thế. Đã đến lúc những sinh viên thiết kế ở Châu Phi đọc những công trình của những người khổng lồ như Cheikh Anta Diop, Cheikh Anta Diop của Senegal. Những công trình nghiên cứu của ông về Ai Cập đã được chứng minh qua phát hiện này. Lời cuối xin dành cho một nhà lãnh đạo vĩ đại của Jamaica: Marcus Mosiah Garvey và những người Akan ở Ghana cùng với ký hiệu Sankofa của hệ thống ký hiệu Adinkra, đã khuyến khích chúng ta trở về quá khứ nhằm thông báo cho hiện tại và xây dựng một tương lai cho chúng ta và con em chúng ta. Cũng đã đến lúc những nhà thiết kế ở Châu Phi thôi không hướng ngoại nữa. Họ đã hướng ngoại suốt thời gian dài nhưng những gì họ đã và đang tìm kiến luôn ở ngay đây, trong tầm với, ngay bên trong họ. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Adam Ockelford: Tôi cam đoan rằng tôi sẽ không nói quá nhiều và nhường phần cho Derek chơi nhiều hơn. nhưng tôi nghĩ là sẽ hay hơn nếu tôi tóm tắt lại hành trình Derek đến được với chúng ta ngày hôm nay. Thật là thú vị bởi vì Derek to lớn hơn tôi rất nhiều nhưng khi Derek chào đời, cậu ấy chỉ vừa vặn lòng bàn tay của một người mà thôi. Cậu ấy sinh non 3 tháng rưỡi, và đó thực sự là một cuộc chiến đấu không tưởng đối với cậu để tồn tại. Cậu ấy phải được cung cấp nhiều ôxi để thở, và điều đó đã làm ảnh hưởng tới mắt của cậu đấy, Derek, và ảnh hưởng cả đến cái cách mà cậu hiểu về ngôn ngữ và cái cách mà cậu hiểu về thế giới. Tuy nhiên sẽ không còn tin xấu nào nữa, bởi vì khi Derek xuất viện về nhà, gia đình cậu quyết định thuê một người vú nuôi gan góc người đã chăm sóc cậu đấy, Derek, trong suốt thời ấu thơ của cậu. Và Nanny, với sự hiểu biết sâu sắc khi nghĩ rằng đây là đứa trẻ khiếm thị Âm nhạc là thứ rất cần cho Derek. và khi đã chắc chắn như thế, cô ấy hát , hoặc như các mà Derek thường gọi, hót cho cậu nghe trong suốt những năm đầu đời Và tôi nghĩ rằng thật sự thích thú khi được nghe giọng của cô ấy hàng giờ mỗi ngày đã khiến cho cậu ấy nghĩ rằng -có lẽ, như các bạn biết đấy, trong não cậu ấy một thứ gì đấy đang bị kích động- thứ gì đấy như là tài năng về âm nhạc Đây là một bức ảnh nhỏ của Derek dần dần trưởng thành khi cậu ấy bên vú nuôi. Và bây giờ người vú nuôi với sự thấu hiểu tuyệt vời nghĩ rằng, có lẽ chúng ta nên để Derek chơi một loại nhạc cụ nào đó, và chắc rằng, cô ấy đã lôi cây đàn organ nho nhỏ này ra khỏi gác xép mà không thực sự nghĩ rằng một điều gì kỳ diệu sẽ xảy ra. Thế nhưng Derek, bàn tay bé xíu của cậu hẳn đã lướt trên phím đàn và thực sự đánh mạnh vào nó, đánh mạnh đến nỗi họ nghĩ rằng nó sắp vỡ mất. Nhưng từ những tiếng ấn mạnh ấy, chỉ sau vài tháng, đã phát một thứ âm nhạc tuyệt vời, và tôi nghĩ đó thực sự là một khoảnh khắc nhiệm mầu, Derek này, khi cậu nhận thức được rằng tất cả những âm thanh mà cậu nghe được từ thế giới ngoài kia là có một thứ gì đó cậu có thể sao chép lại trên phím đàn. Đó chính là khoảnh khắc Eureka (Tìm ra rồi!Tìm ra rồi). Hiện tại, việc bị khiếm thị, tất nhiên, có nghĩa là bản thân cậu đã phải tự dạy cho chính mình. Derek Paravicini: Tôi tự dạy mình cách chơi đàn. AO: Cậu đã tự dạy mình chơi đàn và kết quả là, chơi piano đối với cậu mà nói, Derek, là vận dụng rất nhiều khớp nối và những cú chặt hiểm trong ka-ra-tê, và thậm chí là dùng cả mũi! Và, đây là những gì mà người vú nuôi cũng đã làm, đó là ấn nút ghi âm trên một trong những chiếc máy ghi âm nhỏ mà họ có, và đây thực là cuốn băng tuyệt diệu ghi âm lại lúc Derek chơi đàn khi cậu mới bốn tuổi đấy. DP: "Molly Malone (Những vò sỏ và những con trai)." AO: Thực sự nó không phải là "Những vò sỏ và những con trai" Bản này là " Đồng quê nước Anh." DP: "Đồng quê nước Anh." (Âm nhạc: "Đồng quê nước Anh" AO: Đây rồi. (Vỗ tay) Tôi nghĩ đó là điều thật sự tuyệt vời. Các bạn biết không, đứa trẻ nhỏ này, người mà không thể nhìn thấy, không thể thực sự hiểu biết nhiều về thế giới, không có ai trong gia đình cậu chơi nhạc cụ cả, vậy mà cậu ấy lại tự dạy mình chơi đàn. Như quý vị có thể thấy trong bức hình, có khá nhiều cử chỉ hình thể diễn ra khi cậu chơi đàn, Derek à. Vâng, tôi và Derek gặp gỡ nhau vào lúc cậu ấy bốn tuổi rưỡi, và thoạt đầu, Derek à, thú thật tôi cứ nghĩ là cậu khá kích động đấy, thành thật mà nói, bởi vì khi cậu chơi đàn piano, cậu dường như muốn chạm hết tất cả các phím đàn, và cậu cũng có thói quen nho nhỏ này là xua đuổi tôi. Và thế là ngay khi tôi cố tiến gần đến đàn piano, tôi sẽ bị đẩy ra xa. Và tôi đã đề cập vấn đề này với cha cậu, Nick, rằng tôi sẽ cố gắng dạy cậu, và sau đó tôi hơi chút rối trí khi mà làm sao tôi có thể dạy nếu như tôi không được phép đến gần đàn piano. Nhưng rồi sau một hồi, tôi thoáng nghĩ, chà, cách duy nhất chỉ là lôi cậu ra khỏi đó và đẩy cậu đến một góc khác của căn phòng, và trong 10 giây có được trước khi Derek trở lại tôi có thể nhanh chóng chơi một bản nào đó để cậu ấy có thể học được. Và cuối cùng thì, Derek à, tôi nghĩ là cậu cũng đã đồng ý với tôi rằng chúng ta thực chất có thể có được niềm vui khi chơi nhạc cùng nhau Và các bạn có thể thấy được, đó là tôi trước đây, trong những ngày trước khi cưới với bộ râu màu nâu, và Derek bé nhỏ của chúng ta ở đằng kia. Tôi chỉ kịp nhận ra rằng điều này sẽ được ghi âm lại, đúng chứ? Đúng rồi. Vâng (Cười) Và sau đó, trước khi tròn 10 tuổi, Derek đã thực sự khiến mọi người kinh ngạc. Đây là bức hình của cậu, Derek à, lúc đó đang chơi tại Barbican với dàn nhạc giao hưởng Royal Philharmonic Pops Quan trọng là đó thực sự là một cuộc hành trình thú vị. Và trong những ngày ấy, Derek, cậu chẳng nói là bao nhiêu, và luôn luôn có giây phút căng thẳng khi nghĩ đến việc liệu cậu có thực sự hiểu được những gì mà chúng ta sẽ chơi và liệu cậu có chơi đúng bản nhạc với đúng nốt nhạc hay không, và những chuyện đại loại như thế. Nhưng dàn nhạc còn ngạc nhiên không kém, báo chí thế giới ấn tượng bởi khả năng của cậu có thể chơi những bản nhạc tuyệt vời như vậy. Và vấn đề bây giờ là, cậu đã làm điều đó như thế nào vậy Derek? Và hy vọng rằng chúng tôi có thể cho khán giả ở đây thấy được cách mà cậu đã làm. Tôi nghĩ là một trong những điều đầu tiên đã xảy đến khi cậu còn rất nhỏ, Derek, chính là khoảng thời gian khi cậu được hai tuổi, đôi tai cảm nhạc của cậu đã có thể bỏ xa hầu hết những người lớn. Và chính vì vậy mà mỗi khi cậu nghe được bất kỳ nốt nhạc nào -- nếu tôi chơi một nốt nhạc ngẫu nhiên -- (Nốt nhạc piano) -- và cậu ngay lập tức biết được đó là nốt nào, và cậu cũng sở hữu khả năng tìm ra nốt nhạc đó trên bàn phím. Và đó gọi là cao độ hoàn hảo, và một số người có độ cảm hoàn hảo đối với những phím trắng ở giữa cây đàn piano. (Nốt nhạc piano) Và các bạn có thể hiểu rằng bằng cách nào mình lại có một độ cảm nhạy khi chơi đàn cùng Derek. (Cười) Tuy nhiên Derek à, đôi tai của cậu còn tốt hơn thế nhiều. Nếu tôi chỉ đơn giản là bỏ micro xuống chốc lát, tôi sẽ chơi một tổ hợp các phím nhạc. Quý vị ở đây có thể sẽ biết được có bao nhiêu nốt, nhưng Derek dĩ nhiên là không thể. Không chỉ cậu có thể nói được có bao nhiêu nốt nhạc, mà cậu còn có thể chơi chúng cùng lúc. Đây chúng ta cùng thử xem. (Hợp âm) À, hãy quên đi các thuật ngữ,Derek à. Thật tuyệt vời. Và đó chính là khả năng đó, khả năng có thể nghe các nốt nhạc được chơi cùng một lúc, chứ không đơn giản là đơn âm, nhưng khi cả một dàn nhạc đang chơi, Derek, cậu có thể nghe từng nốt rõ ràng, và ngay lập tức, bỏ qua hàng giờ hàng giờ luyện tập, có thể chơi lại những nốt nhạc đó trên phím đàn, và điều đó, tôi nghĩ rằng chính là nền tảng của mọi tài năng của cậu. Và tiếp theo. Sẽ là vô dụng nếu như có khả năng nguyên sơ như thế mà không qua gọt giũa, và may mắn thay, Derek, cậu đã quyết định rằng, một khi chúng ta bắt đầu học, cậu sẽ để tôi giúp cậu học các ngón bấm thang âm. Đơn cử như hãy dùng ngón cái của cậu xuống âm đô trưởng. (Nốt nhạc đàn piano) Vân vân. và cuối cùng, cậu có thể tiếp thu rất nhanh những bản như "Chuyến bay của Bumblebee" sẽ không là vấn đề gì đối cậu cậu, phải không? Vâng, phải. Đúng rồi. Vì thế mà, trước năm 11 tuổi, Derek đã chơi được những bản như thế này. Đây. (Âm nhạc: "Chuyến bay của Bumblebee") (Vỗ tay) AO: Derek, hãy đứng dậy chào khán giả. Tốt lắm. Và bây giờ điều tuyệt vời hơn cả chính là với những gam âm như thế, Derek à, cậu không chỉ có thể chơi bản "Chuyến bay của Bumblebee" với những nốt nhạc bình thường thôi đâu, mà còn với bất cứ nốt nào tôi chơi. Derek có thể tiếp tục với những nốt nhạc đó. Vì thế nếu tôi chọn một nốt ngẫu nhiên, như thế này. (Nốt nhạc piano) Cậu có thể chơi bản "Chuyến bay của Bumblebee" với nốt đó không? DP: "Chuyến bay của Bumblebee" với nốt đó. (Nhạc: "Chuyến bay của Bumblebee") AO: Hoặc một nốt khác chăng? Với gam Sol thứ chẳng hạn? Sol thứ. (Nhạc: "Chuyến bay của Bumblebee") Tuyệt vời. Tốt lắm Derek à. Thế nên cậu có thể thấy, Derek, não cậu chính là chiếc máy tính âm nhạc tuyệt vời có thể ngay lập tức ước lượng lại chính xác, mô phỏng chính xác tất cả những bản nhạc của thế giới bên ngoài kia ấy. Phần lớn các nghệ sĩ dương cầm đều có thể lên cơn đau tim nếu ngay khi họ bắt đầu chơi cậu nói rằng, "Thành thật xin lỗi, nhưng ngài có phiền không khi chơi bản 'Chuyến bay của Bumblebee' theo cung Si thứ thay vì cung La thứ?" Thực tế là, trong lần đầu tiê,n Derek, cậu đã chơi nó với một dàn nhạc giao hưởng, cậu đã học phiên bản mà cậu học trước đó, và rồi thực tế là dàn nhạc đã chơi theo một kiểu khác, vì thế trong khi chúng ta ngồi chờ hai tiếng đồng hồ trước buổi diễn tập và buổi công chiếu, Derek đã lắng nghe kiểu mới đó và học nó rất nhanh và rồi sau đó có thể chơi nó cùng với dàn nhạc giao hưởng. Một anh bạn thật tuyệt vời. Một điều kỳ diệu khác nữa về cậu chính là trí nhớ. DP: Trí nhớ. AO: Trí nhớ của cậu quả là siêu phàm, và với mỗi buổi hòa nhạc chúng ta tham gia, chúng ta đã yêu cầu khán giả tham gia với mìnhi, dĩ nhiên, bằng cách đề nghị một bản nhạc mà Derek có thể thích chơi. Và mọi người nói rằng, "Chà, thật là vô cùng can đảm bởi vì chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Derek không biết đến bản nhạc đó?" và tôi trả lời rằng, "Không. Chẳng phải can đảm gì hết, bởi vì nếu quý vị yêu cầu một bản nào đó mà Derek không biết, quý vị sẽ được mời lên và ngân nga giai điệu đó trước, và sau đó cậu ấy có thể tiếp thu nó." (Cười) Vì vậy chỉ cần cân nhắc trước khi quý vị chọn một bản nhạc nào đó quá lạ lùng. Nhưng nói một cách nghiêm túc, có ai muốn chọn một bản nhạc không? DP: Chọn một bản nhạc. Chọn đi, chọn đi, quý vị có muốn chọn không? AO: Bởi vì quang cảnh khá là tối, Quý vị chỉ cần phải gọi to tên lên thôi. Quý vị có muốn nghe tôi chơi không? (Thính giả: "Nhạc hiệu của Paganini") AO: Paganini. DP: "Nhạc hiệu của Paganini" (Cười) (Nhạc: "Nhạc hiệu của Paganini") (Vỗ tay) Tốt lắm. Derek sẽ sớm đến Los Angeles, và đó chính là bước ngoặt quan trọng, bởi vì điều đó có nghĩa là tôi và Derek sẽ dành khoảng hơn 100 giờ cùng nhau trên những chuyến bay đường dài và có vẻ khá thú vị, phải không Derek? DP: Rất thú vị, Adam ạ. Chuyến bay đường dài. Đúng. AO: Các bạn có thể nghĩ rằng 13 giờ là khoảng thời gian dài để có thể nói chuyện suốt với nhau nhưng Derek vẫn làm điều đó một cách thản nhiên. Cả hồi trước lẫn bây giờ. (Cười) Nhưng ở châu Mỹ, họ đã sáng tạo ra thuật ngữ này, "chiếc máy Ipod con người" dành cho Derek, mà có vẻ như tôi nghĩ là mình không thực sự hiểu lắm, bởi vì Derek, cậu còn hơn cả một chiếc iPod. Cậu là một người nghệ sĩ sáng tạo, tài năng, và tôi nghĩ rằng chẳng nơi nào rõ ràng để hiểu được điều đó hơn khi chúng ta đến Slovenia, và một ai đó - trong buổi hòa nhạc lâu hơn mà chúng tôi định mời mọi người tham gia, và người này, rất, rất là hồi hộp tiến lên sân khấu. DP: Anh ta chơi bản "Đôi đũa" AO: Và chơi bản "Đôi đũa" DP: "Đôi đũa" AO: Đại loại giống thế này. DP: Giống như thế này. Đúng rồi. (Nốt nhạc piano) AO: Tôi thực ra nên nhờ người quản lý của Derek lên và chơi bản nhạc đó. Anh ta đang ngồi ở kia. DP: Một người nào đó đã chơi "Đôi đũa" như thế này. AO: Chỉ đùa thôi, phải không? Nào chúng ta tiếp tục. (Nhạc: "Đôi đũa") DP: Hãy để cho Derek chơi nó đi. AO: Cậu sẽ làm gì với nó, Derek? DP: Con sẽ ngẫu hứng với nó, thầy Adam à. AO: Đây là Derek một nhạc sĩ. (Nhạc: Ngẫu hứng "Đôi đũa") (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay theo) Hãy tiếp tục hòa nhịp với Derek. (Nhạc) (Vỗ tay tán thưởng) Những người thực hiện TED sẽ giết tôi mất. nhưng có lẽ còn thời gian cho một bản nữa. DP: Cho một bản nữa. AO: Đúng rồi, một bản nữa. Vâng đây chính là một trong những thần tượng của Derek. Đó là ngài Art Tatum -- DP: Art Tatum. AO: -- một người cũng là nghệ sĩ dương cầm bị khiếm thính. và tôi cũng nghĩ rằng giống như Derek, nghĩ rằng tất cả những điều trên thế giới này chính là môt chiếc đàn piano, vì thế mỗi lần Art Tatum chơi một bản nào đó, giống như có ba chiếc đàn piano trong phòng. Và đây là những gì Derek đã học được từ những gì Art Tatum học được " DP: "Tiếng hổ gầm" (Nhạc: "Tiếng hổ gầm") (Vỗ tay) Xin chào. Tôi là một kiến trúc sư. Tôi là kiến trúc sư duy nhất trên thế giới làm ra những tòa nhà từ giấy như cái ống các tông này, sự trưng bày này là lần đầu tiên tôi làm sử dụng những ống giấy. 1986, rất rất lâu trước khi mọi người bắt đầu nói về những vấn đề sinh thái và môi trường, Tôi chỉ mới bắt đầu thử nghiệm ống giấy để sử dụng như một cấu trúc trong toà nhà. Rất phức tạp để thử một vật liệu mới cho tòa nhà đó, thế nhưng thế này lại chắc hơn rất nhiều so với tôi nghĩ và cũng rất dễ chống thấm, và, bởi vì nó là một vật liệu công nghiệp, nó cũng có thể chống lửa, Sau đó tôi xây cấu trúc tạm thời năm 1990. Đây là tòa nhà tạm thời đầu tiên được làm từ giấy. Có 330 ống, đường kính 55 cm, chỉ có 12 ống với đường kính 120 cm, hay 1.2m chiều rộng. Như bạn thấy trong bức ảnh này, bên trong là nhà vệ sinh. Trong trường hợp bạn hết giấy vệ sinh, bạn có thể xé mặt trong của bức tường. (Tiếng cười) Vì vậy nó rất hữu ích. Năm 2000, có một hội chợ lớn ở Đức. Tôi đã được yêu cầu thiết kế một tòa nhà, bởi vì chủ đề của hội chợ là những vấn đề môi trường. Vì vậy tôi đã được chọn để dựng một cái rạp từ những ống giấy giấy tái chế. Mục tiêu thiết kế của tôi không phải là khi toà nhà được hoàn thành. Mà là khi nó bị phá bỏ, bởi vì mỗi nước tạo ra rất nhiều rạp nhưng sau nửa năm, chúng ta tạo ra rất nhiều rác thải công nghiệp, vậy nên tòa nhà của tôi phải được tái sử dụng hoặc tái chế. Sau đó, tòa nhà này đã được tái chế. Đó là mục tiêu thiết kế của tôi. Sau đó, tôi đã rất may mắn khi chiến thắng cuộc thi để được xây dựng trung tâm Pompidou thứ hai ở Pháp tại thành phố Metz. Bởi vì tôi rất nghèo, tôi muốn thuê một văn phòng ở Paris, nhưng không có đủ tiền, nên tôi quyết định đưa những sinh viên của mình tới Paris để tự mình dựng văn phòng trên nóc trung tâm Pompidou ở Paris Vậy nên chúng tôi đã mang những ống giấy và những khớp nối bằng gỗ để hoàn thành một văn phòng dài 35 mét. Chúng tôi đã ở đó trong sáu năm mà không trả một khoản tiền thuê nào. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi đã có một vấn đề lớn. Bởi vì chúng tôi ở trong một phần của triển lãm, nên thậm chí nếu bạn tôi muốn đến thăm, họ phải mua vé để gặp tôi. Đó là vấn đề. Sau đó tôi đã hoàn thành trung tâm Pompidou ở Metz. Hiện tại nó là một viện bảo tàng rất nổi tiếng, và tôi đã tạo ra một tượng đài lớn cho chính phủ. Thế nhưng sau đó tôi đã rất thất vọng về công việc kiến trúc của mình, vì chúng tôi không giúp đỡ, và không làm việc cho xã hội, mà chúng tôi làm việc cho những người có vị thế, những người giàu, chính phủ, người làm trong ngành phát triển. Họ có tiền và quyền lực. Những thứ đó vô hình. Vậy nên họ thuê chúng tôi để biến tiền và quyền lực của họ thành thứ có thể trông thấy bằng việc tạo ra những cấu trúc tượng đài . Đó là công việc của chúng tôi, kể cả trong lịch sử cũng vậy, ngay cả bây giờ chúng tôi vẫn làm thế. Vậy nên tôi đã rất thất vọng khi chúng tôi không làm việc cho xã hội, trong khi có rất nhiều người mất nhà cửa vì những thiên tai. Nhưng tôi phải nói đó không phải là vì những thiên tai, Ví dụ, động đất không bao giờ làm chết người, nhưng sự sụp đổ của các tòa nhà làm chết người. Đó là trách nhiệm của các kiến trúc sư. Sau đó mọi người cần các chỗ ở tạm thời, nhưng không có kiến trúc sư nào làm việc đó vì chúng tôi quá bận làm việc cho những người có vị thế. Nên tôi nghĩ, là những kiến trúc sư, chúng tôi có thể tham gia việc xây dựng lại chỗ ở tạm thời. Chúng tôi có thể cải thiện nó. Vậy nên, đó là vì sao tôi đã bắt đầu làm việc ở những vùng có thảm họa. 1994, đã có một thảm họa lớn ở Rwanda, châu Phi. Hai bộ lạc, Hutu và Tutsi, giao tranh với nhau. Hơn hai triệu người trở thành dân tị nạn. Thế nhưng tôi đã rất bất ngờ khi thấy chỗ trú ẩn, trại tị nạn tổ chức bởi Liên Hợp Quốc. Họ rất nghèo, và họ lạnh cóng với những chiếc chăn trong mùa mưa, Trong những chỗ trú ẩn dựng bởi Liên Hợp Quốc, họ chỉ cung cấp một tấm bạt, và những người tị nạn đã phải chặt cây, và cứ như thế. Nhưng hơn hai triệu người chặt cây. Việc này đã trở thành nạn phá rừng trầm trọng và là một vấn đề về môi trường. Đó là vì sao họ đã bắt đầu cung cấp những ống nhôm, những trại làm bằng nhôm. Rất đắt đỏ, người tị nạn bán chúng đi để lấy tiền, sau đó lại chặt cây. Nên tôi đã đề xuất ý tưởng để cải thiện tình hình này sử dụng những ống giấy tái chế này bởi vì chúng rất rẻ và cũng rất chắc, nhưng ngân quỹ của tôi chỉ có 50 đô la cho mỗi lán. Chúng tôi đã dựng 50 lán để thử giám sát độ bền và độ ẩm và mối mọt, vân vân. Và năm sau đó, 1995, tại Kobe, Nhật Bản, chúng ta đã chịu một trận động đất lớn. Gần 7,000 người thiệt mạng, và thành phố như quận Nagata này, cả thành phố bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn sau động đất Tôi cũng tìm thấy nhiều người tị nạn Việt Nam khốn khổ đang tập hợp lại tại một nhà thờ công giáo-- toàn bộ tòa nhà đã bị phá hủy. Nên tôi đã đến đó và đề xuất với những linh mục, "Sao chúng ta không xây lại nhà thờ bằng những ống giấy nhỉ?" Và ông ấy nói, "Ôi trời, anh có bị điên không? Sau một trận hỏa hoạn, anh đang đề xuất cái gì thế này?" Ông ấy đã không bao giờ tin tôi, nhưng tôi không từ bỏ. Tôi bắt đầu di chuyển tới Kobe, và tôi đã gặp một cộng đồng người Việt Nam. Họ đã sống như thế này với những tấm bạt tồi tàn trong công viên. Nên tôi đã đề xuất tái xây dựng. Tôi đã gây quỹ. Tôi làm nơi trú ẩn bằng ống giấy cho họ, và để những sinh viên dễ dàng xây dựng nó và cũng để dễ dỡ bỏ, tôi đã sử dụng những két bia làm móng. Tôi đã đề xuất với công ty bia Kirin, bởi vì vào thời điểm đó, công ty bia Asahi làm những két bia nhựa của họ màu đỏ, không hợp với màu của những ống giấy. Sự phối hợp về màu sắc là rất quan trọng. Và tôi cũng nhớ, chúng tôi đã mong đợi có bia bên trong két bia nhựa, nhưng nó trống không. (Tiếng cười) Tôi nhớ điều này đã gây thất vọng lớn. Trong mùa hè đó cùng với sinh viên của mình, chúng tôi đã dựng hơn 50 nơi trú ẩn. Cuối cùng vị linh mục cũng đã tin để tôi tái dựng lại nhà thờ. Ông ấy nói, "Miễn là anh tự góp nhặt tiền, mang sinh viên của anh tới để xây dựng, anh có thể làm." Vậy nên chúng tôi đã dựng lại nhà thờ đó trong 5 tuần. Nó được mong đợi tồn tại trong vòng ba năm, nhưng thực tế nó đã ở đó 10 năm bởi vì mọi người yêu nó. Sau đó, ở Đài Loan, họ đã chịu một trận động đất lớn, và chúng tôi đã đề xuất tặng nhà thờ này, nên chúng tôi tháo dỡ nó, Chúng tôi gửi tới đó để những tình nguyện viên dựng lại. Nó ở Đài Loan như một nhà thờ vĩnh viễn đến tận ngày nay. Nên tòa nhà này đã trở thành một tòa nhà vĩnh viễn. Sau đó tôi tự hỏi, công trình nào là vĩnh viễn và công trình nào là tạm thời? Thậm chí một tòa nhà được làm bằng giấy có thể trở thành vĩnh viễn miễn là mọi người yêu quý nó. Một tòa nhà bằng bê tông cũng có thể là tạm thời nếu nó được tạo ra để kiếm tiền. Vào năm 1999, ở Thổ Nhĩ Kỳ, trận động đất lớn, Tôi đến đó, sử dụng vật liệu địa phương để dựng một nơi trú ẩn. 2001, ở Tây Ấn Độ, tôi cũng đã dựng một nơi trú ẩn. Năm 2004, ở Sri Lanka, sau trận động đất Sumatra và sóng thần, tôi đã xây dựng lại những ngôi làng cho ngư dân Hồi giáo. Và vào 2008, ở Thành Đô, khu vực Tứ Xuyên, Trung Quốc, gần 70,000 người thiệt mạng và đặc biệt, rất nhiều trường học bị phá hủy bởi vì sự tham nhũng giữa chính quyền và nhà thầu. Tôi đã được yêu cầu xây dựng lại một nhà thờ tạm. Tôi mang những sinh viên Nhật Bản đến làm việc cùng với những sinh viên Trung Quốc. Trong một tháng, chúng tôi đã hoàn thành chín lớp học, hơn 500 mét vuông, Nó vẫn được sử dụng, thậm chí sau trận động đất vừa qua ở Trung Quốc. Năm 2009, ở Ý, L'Aquila, họ cũng chịu một trận động đất lớn. Và đây là một bức ảnh rất thú vị: cựu Thủ Tướng Berlusconi và cựu cựu cựu cựu Thủ Tướng Nhật Bản ngài Aso bạn biết đấy, bởi vì chúng tôi phải thay thủ tướng mỗi năm. Và họ rất tốt bụng, tạo điều kiện cho mô hình của tôi. Tôi đề xuất một sự tái xây dựng lớn, một nhà hát tạm, bởi vì L'Aquila rất nổi tiếng về âm nhạc và tất cả các phòng hòa nhạc đều bị phá hủy, nên các nhạc sĩ di chuyển khỏi đó. Nên tôi đã đề xuất với ngài thị trưởng, tôi muốn tái dựng một hội trường tạm. Ông ấy nói, "Miễn là anh dùng tiền của anh, anh có thể làm." Và tôi đã rất may mắn. Ngài Berlusconi mời hội nghị G8 đến, và cựu thủ tướng của chúng tôi đã đến, họ đã giúp chúng tôi quyên góp tiền, và tôi đã nhận nửa triệu euro từ chính phủ Nhật Bản để xây dựng lại nhà hát tạm thời này. Năm 2010 tại Haiti, đã xảy ra một trận động đất lớn, nhưng không thể bay đến đó được, nên tôi đã đến Santo Domigo, đất nước kế bên, ngồi xe sáu giờ đồng hồ đến Haiti cùng những sinh viên địa phương ở Santo Domingo xây dựng 50 chỗ trú ẩn bằng những ống giấy ở địa phương. Đây là việc xảy ra ở Nhật Bản hai năm trước, miền Bắc Nhật Bản. Sau trận động đất và sóng thần, mọi người được sơ tán tới một phòng lớn như phòng tập thể dục. Nhưng nhìn vào đó. Không có sự riêng tư. Mọi người chịu đựng về mặt tinh thần lẫn thể chất. Nên tôi đã đến đó để dựng những vách ngăn bằng những ống giấy cùng những sinh viên tình nguyện chỉ một chỗ trú ẩn rất đơn giản từ khung ống và rèm. Tuy nhiên, vài người lãnh đạo của cơ sở đó không muốn chúng tôi làm như thế, bởi vì, họ nói, đơn giản là nó sẽ khó khăn hơn để kiểm soát mọi người. Nhưng điều đó lại rất cần thiết. Họ không có đủ mặt bằng để xây nhà ở một tầng đạt tiêu chuẩn của chính phủ như cái này. Hãy nhìn xem. Thậm chí chính phủ dân sự tạo ra nhà ở tạm thời với chất lượng xây dựng rất kém, rất bí và rất lộn xộn bởi vì không có chỗ để đồ, không có gì, nước bị rò rỉ, nên tôi nghĩ, chúng ta phải làm nhà nhiều tầng bởi vì không có mặt bằng và cũng không thực sự thoải mái. Nên tôi đề xuất với ngài thị trưởng trong lúc làm những vách ngăn. Cuối cùng tôi đã gặp một thị trưởng rất tử tế ở làng Onagawa tại Miyagi. Ông đã yêu cầu tôi xây nhà ở ba tầng trên sân bóng chày. Tôi đã dùng công đóng hàng và những sinh viên cũng giúp chúng tôi làm tất cả nội thất tòa nhà để thêm thoải mái, nằm trong ngân quỹ của chính phủ mà diện tích nhà vẫn giữ nguyên, nhưng thoải mái hơn rất nhiều. Rất nhiều người muốn ở đó mãi mãi. Tôi đã rất vui khi nghe điều đó. Hiện tại tôi đang làm việc ở Niu Di Lân, Christchurch. Khoảng 20 ngày trước khi trận động đất ở Nhật Bản xảy ra, họ cũng đã chịu một trận động đất lớn, và nhiều sinh viên Nhật Bản cũng bị thiệt mạng, và nhà thờ quan trọng nhất của thành phố, biểu tượng của Christchurch, đã bị phá hủy hoàn toàn. Tôi đã được yêu cầu đến để xây dựng một nhà thờ tạm. Nó đang được xây dựng đây. Và tôi muốn giữ lại những hình tượng của toà nhà được yêu mến bởi mọi người. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Nếu như ta tiến hóa từ khỉ, tại sao loài khỉ vẫn tồn tại? (Cười) Bởi vì chúng ta không phải là khỉ mà là cá. (Cười) Nhận thức được bạn là cá chứ không phải khỉ thực sự rất quan trọng nếu muốn hiểu về nguồn gốc của chúng ta. Tôi dạy về tiến hóa sinh học ở một trong những lớp đông nhất tại Mĩ, và đến khi sinh viên hiểu được tại sao tôi cứ bảo họ là cá suốt, tôi biết tôi đã làm tốt việc của mình. Nhưng tôi luôn phải bắt đầu tiết học bằng cách xóa bỏ những lầm tưởng, vì ta không nhận thức được rằng ta đã bị dạy sai về tiến hóa. Ví dụ, chúng ta được dạy là "Thuyết tiến hóa." Thực tế, có rất nhiều học thuyết và giống như quá trình của nó, những cái phù hợp với dữ liệu nhất tồn tại đến tận bây giờ. Cái được biết đến nhiều nhất là Chọn lọc Tự nhiên của Darwin. Đó là quá trình mà các sinh vật thích hợp nhất với một môi trường sẽ tồn tại và sinh sản, còn các sinh vật không thích nghi được sẽ chết dần. Chỉ có thế. Tiến hóa đơn giản như vậy, và đó là sự thật. Tiến hóa là sự thật giống như "Thuyết Hấp dẫn." Ta có thể dễ dàng chứng minh nó. Hãy nhìn vào rốn của mình, động vật có vú có nhau thai đều có rốn. hay cột sống của bạn cũng không khác với loài có xương sống hay như DNA, toàn bộ sinh vật đều có. Những đặc điểm đó đâu tự nhiên có ở người. Chúng được di truyền từ nhiều tổ tiên khác nhau đến toàn bộ thế hệ sau, không chỉ đến mỗi ta. Nhưng ta đâu được học như vậy ở môn sinh ngày trước đúng không? Ta học rằng thực vật và vi khuẩn là những loài nguyên gốc, và cá thành lưỡng cư, rồi thành bò sát và động vật có vú, và đến chúng ta, loài sinh vật đã tiến hóa hoàn hảo đứng ở bậc cuối cùng. Nhưng sự sống không tiến hóa theo bậc, và chúng ta không đứng cuối. Nhưng chúng ta luôn được thấy tiến hóa trông như thế này: một con khỉ và một con tinh tinh vài con người tuyệt chủng, tất cả đều đặn tiến lên để trở thành con người ngày nay. Nhưng chúng không trở thành ta giống như ta không trở thành chúng. Chúng ta cũng không phải cái đích của tiến hóa. Thế thì có gì quan trọng? Tại sao phải hiểu đúng về tiến hóa? Nhiều vấn đề nảy sinh do lầm tưởng về tiến hóa, bạn thậm chí không thể đặt câu hỏi cũ: "Chúng ta từ đâu mà có?" mà không hiểu đúng về tiến hóa. Hiểu sai về nó đã dẫn đến những quan niệm sai lệch và rối rắm về cách chúng ta đối xử với các sinh vật khác và với nhau về mặt chủng tộc và giới tính. Giờ cùng quay lại bốn tỷ năm trước. Đây là sinh vật đơn bào nguồn gốc của tất cả chúng ta. Đầu tiên, nó sinh ra các sinh vật đơn bào khác, nhưng chúng vẫn tiến hóa đến ngày nay, vài người sẽ nói vi khuẩn cổ và vi khuẩn tạo nên hầu hết nhóm này là sinh vật hiệu quả nhất hành tinh. Chúng hẳn sẽ tồn tại lâu, hơn cả loài người chúng ta. Khoảng ba tỷ năm trước, loài đa bào đã tiến hóa. Loài này bao gồm cả nấm, thực vật và động vật ta biết. Động vật có xương sống đầu tiên là cá. Nên về lý thuyết, cá là tất cả các loài có xương sống. nên về lý thuyết, bạn và tôi đều là cá. Đừng bảo tôi không nói trước. Dòng giống nhà cá đã lên bờ và sinh ra loài có vú, loài bò sát cũng như các loài khác. Vài loài bò sát trở thành chim, vài loài có vú thành loài linh trưởng, và linh trưởng thành khỉ có đuôi rồi chúng trở thành họ người, bao gồm nhiều giống người. Bạn thấy đấy, ta đâu phải tiến hóa từ khỉ, mà chỉ có chung tổ tiên với chúng. Suốt từ đó, sự sống xung quanh ta vẫn luôn luôn tiến hóa: nhiều vi khuẩn, nhiều nấm hơn, nhiều cá, cá và cá. Nếu bạn không biết, thì đúng, cá là loài yêu thích của tôi. (Cười) Khi tiến hóa, các loài cũng tuyệt chủng. Hầu hết các loài chỉ tồn tại khoảng vài triệu năm. Nên có thể thấy, hầu hết sự sống quanh ta ngày nay đều cùng tuổi với ta. Nên thật ngạo mạn khi nghĩ rằng "Ồ, thực vật và vi khuẩn là thủy tổ, và chúng ta là bước ngoặt của tiến hóa nên chúng ta thì đặc biệt." Tưởng tượng sự sống là quyển sách, tất nhiên là còn đang dở. Chúng ta chỉ đang nhìn vào vài trang cuối của từng chương. Khi nhìn vào tám triệu sinh vật sống trên hành tinh này với ta, hãy hiểu rằng chúng đều đã trải qua bốn tỷ năm tiến hóa. Tất cả đều là kết quả của tiến hóa. Hãy coi ta như lá non trên cây đời cổ thụ khổng lồ, những cành cây vô hình nối chúng ta không chỉ với nhau, mà còn với họ hàng đã tuyệt chủng và với tổ tiên mình. Là một nhà sinh vật học, tôi và những người khác vẫn đang tìm hiểu xem mọi người liên hệ với nhau thế nào và ai có liên hệ với ai. Có thể vẫn là tốt hơn nếu coi ta là một chú cá rời nước. Một người biết đi, biết nói, nhưng vẫn cần học thêm rất nhiều, về ta là ai và ta từ đâu tới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Điều tôi muốn làm hôm nay là nói về một trong những chủ đề mà tôi yêu thích, và đó là về khía cạnh thần kinh học của giấc ngủ. Nào, có một âm thanh... (Tiếng đồng hồ báo thức) à, nó có làm việc... đây là âm thanh cực kỳ, cực kỳ quen thuộc với phần lớn chúng ta, và đương nhiên đó là tiếng kêu của đồng hồ báo thức. Và điều mà âm thanh thực sự kinh khủng, tồi tệ này làm là ngăn chặn một hành vi quan trọng nhất của chúng ta, đó là ngủ. Nếu bạn là một người bình thường, 36% thời gian trong cuộc đời của bạn được dành để ngủ, có nghĩa là nếu bạn sống tới 90 tuổi, thì thời gian mà bạn ngủ sẽ là 32 năm. Điều mà 32 năm này cho chúng ta biết đó là ở một mức độ nào đó, ngủ là rất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta không suy nghĩ sâu xa về việc ngủ. Ta quên nó đi. Ta thực sự không nghĩ về giấc ngủ. Và vì vậy, điều mà tôi muốn làm hôm nay là thay đổi quan điểm của bạn, thay đổi tư tưởng và suy nghĩ của bạn về giấc ngủ. Và trong cuộc hành trình mà tôi muốn đưa bạn tới, ta cần phải bắt đầu với việc trở lại quá khứ. "Hãy hưởng thụ giấc ngủ lịm mật sương." Bạn có biết ai nói câu này không? Julius Caesar của Shakespeare. Phải rồi, để tôi đọc cho bạn nghe thêm vài câu trích dẫn nữa. "Ôi giấc ngủ, ôi giấc ngủ êm ái, y tá dịu dàng của tự nhiên, ta đã làm ngươi hoảng sợ như thế nào vậy?" Cũng là của Shakespear, từ... Tôi sẽ không nói đâu... vở kịch Scottish. [Chính xác: Henry IV, Phần 2] (Tiếng cười) Cùng thời đó: "Giấc ngủ là sợi xích vàng buộc chặt sức khỏe và thân thể ta lại với nhau." Đầy tính tiên tri, của Thomas Dekker, một nhà viết kịch khác thời Elizabeth. Nhưng nếu ta tiến thêm 400 năm, cách nói về giấc ngủ có gì đó thay đổi. Đây là câu nói của Thomas Edison, từ đầu thế kỉ 20. "Giấc ngủ là một tội ác phí phạm thời gian và một di sản từ thời chúng ta còn sống trong hang." (Tiếng cười) Và nếu ta cũng trở lại những năm 1980, một số trong các bạn có thể nhớ rằng Margaret Thatcher đã từng nói rằng, "Ngủ là việc giành cho những kẻ yếu đuối." Và đương nhiên kẻ khét tiếng... tên ông ta là gì nhỉ?... Kẻ khét tiếng Gordon Gekko ở Phố Wall nói, "Tiền không bao giờ ngủ." Ở thế kỷ 20 ta làm gì với giấc ngủ? Ừm, đương nhiên là, ta dùng bóng đèn của Thomas Edison để xâm chiếm màn đêm, và ta chiếm lĩnh bóng tối, và trong quá trình xâm chiếm này, ta gần như đã coi giấc ngủ như một căn bệnh Chúng ta coi đó như kẻ thù. Ngày nay, tôi cho rằng, chúng ta chịu chấp nhận nhu cầu giấc ngủ và tệ hại nhất có lẽ là nhiều người vẫn coi giấc ngủ là một căn bệnh cần có thuốc chữa. Và còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về giấc ngủ. Vì sao vậy? Tại sao chúng ta lại không suy nghĩ về giấc ngủ? Vâng, đó là bởi vì có vẻ như bạn không làm gì trong khi bạn đang ngủ. Bạn không ăn. Bạn không uống. Và bạn không quan hệ tình dục. Vâng, hầu hết chúng ta đều như vậy. Và vì thế nó -- Xin lỗi. Nó thật lãng phí thời gian, phải không? Sai. Trên thực tế, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động sinh học của cơ thể chúng ta, và các nhà thần kinh học đang bắt đầu nghiên cứu để giải thích lý do tại sao ngủ quan trọng như thế. Vậy, hãy nói về não bộ. Bây giờ, chúng ta có một bộ não ở đây. Bộ não này được tặng bởi một nhà khoa học xã hội, và người ta nói rằng họ không biết đây là cái gì, hay sử dụng nó như thế nào, vì vậy... (Tiếng cười) Xin lỗi. Tôi mượn nó. Tôi nghĩ họ sẽ không biết. Được chứ. (Tiếng cười) Điều tôi muốn nói là khi bạn đang ngủ, thứ này vẫn không ngừng hoạt động. Trong thực tế, một số vùng não bộ trong trạng thái ngủ hoạt động tích cực hơn so với khi ta thức. Một điều quan trọng nữa về giấc ngủ đó là nó không phát sinh từ một cấu trúc duy nhất trong não, mà ở mức độ nào đó, nó mang tính mạng lưới, và nếu chúng ta quay ngược bộ não lại-- Tôi thích miếng tủy sống nhỏ ở chỗ này-- Chỗ tủy sống này gọi là vùng dưới đồi, và ngay dưới đó là một mảng những cấu trúc rất thú vị, không chỉ là đồng hồ sinh học. Chiếc đồng hồ sinh học này cho chúng ta biết khi nào thì nên thức dậy, khi nào thì nên đi ngủ, và hoạt động của cấu trúc này là tương tác với một loạt các vùng não bộ khác trong vùng dưới đồi, vùng dưới đồi bên, một nhóm thần kinh vùng dưới đồi. Tất cả kết hợp lại, và chúng gửi hình ảnh xuống thân não ở đây. Thân não sau đó gửi ảnh chuyển tiếp và tắm vỏ não, phần bị nhăn một cách tuyệt vời đang ở đây, với các chất dẫn truyền thần kinh để giữ cho chúng ta tỉnh táo và về cơ bản cung cấp cho chúng ta ý thức. Vì vậy ngủ phát sinh từ một mảng toàn bộ gồm các tương tác khác nhau trong não, và về cơ bản, giấc ngủ được bật và tắt là kết quả của một loạt các tương tác ở đây. OK. Vậy chúng ta đã đi đến đâu rồi? Chúng ta đã nói rằng giấc ngủ là phức tạp và lấy đi 32 năm cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều mà tôi đã không giải thích đó là ngủ là gì Vậy tại sao chúng ta ngủ? Và dĩ nhiên, không bạn nào sẽ ngạc nhiên rằng là các nhà khoa học, chúng tôi không có một sự đồng thuận. Hiện có hàng tá các ý tưởng khác nhau về lý do tại sao chúng ta ngủ, và tôi sẽ phác thảo ba trong số những ý tưởng đó. Đầu tiên là ý tưởng về sự phục hồi, và nó là hơi trực quan. Về cơ bản, tất cả những gì chúng ta đã đốt cháy trong ngày, chúng ta khôi phục, chúng ta thay thế, chúng ta xây dựng lại vào ban đêm. Và thực sự, lời giải thích, có từ thời Aristotle, đó là 2.300 năm trước đây. Nó đã trở nên phổ biến rồi lạc hậu. Nó rất phổ biến hiện nay bởi vì người ta đã chứng minh rằng trong não, một loạt các gen được chứng minh là chỉ được mở lên trong khi ngủ, và những gen đó gắn liền với việc phục hồi và các con đường trao đổi chất. Vì vậy, tồn tại bằng chứng đáng tin cậy cho giả thuyết phục hồi toàn bộ. Còn bảo tồn năng lượng thì sao? Một lần nữa, có lẽ trực quan. Về cơ bản bạn ngủ để tiết kiệm năng lượng. Bây giờ, nếu bạn làm các phép tính, mặc dù, nó thực sự không chính xác lắm. Nếu bạn so sánh một cá nhân ngủ vào ban đêm, hoặc thức khuya nhưng không di chuyển nhiều, năng lượng giấc ngủ tiết kiệm cho bạn là khoảng 110 calo mỗi đêm. Nó là tương đương với một cái bánh mì có xúc xích. Bây giờ, tôi sẽ nói rằng cái bánh mì có xúc xích là một sự bù trừ thanh đạm cho một hành vi phức tạp và nhiều yêu cầu như là ngủ. Vì vậy, tôi ít bị thuyết phục bởi ý tưởng bảo tồn năng lượng. Nhưng ý tưởng thứ ba thì tôi là thấy khá hấp dẫn đó là củng cố xử lý và bộ nhớ trong não. Những gì chúng ta biết là rằng, nếu sau khi bạn đã cố gắng làm một nhiệm vụ, và bạn là người bị mất ngủ, khả năng làm công việc đó sẽ bị phá vỡ Nó thực sự bị suy yếu đi rất nhiều. Vì vậy, ngủ và củng cố bộ nhớ cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, nó không chỉ là việc đặt của bộ nhớ xuống và nhớ lại nó. Thật thú vị là khả năng để đi đến các giải pháp mới mẻ cho các vấn đề phức tạp được tăng cường qua một đêm ngủ nghỉ Thật vậy, một đêm ngủ ngon được tính là cho chúng ta lợi ích gấp ba lần. Ngủ vào ban đêm tăng cường sự sáng tạo của chúng ta. Và có vẻ là, trong não, các kết nối thần kinh quan trọng, những kết nối tiếp hợp quan trọng, được liên kết và tăng cường, trong khi những kết nối ít quan trọng hơn thì có xu hướng mờ dần đi và ít quan trọng dần. OK. Vậy chúng tôi đã có ba giải thích cho lý do tại sao chúng ta nên ngủ, và tôi nghĩ rằng điều quan trọng để nhận ra là các chi tiết sẽ khác nhau, và có thể là chúng ta ngủ vì hàng hà các lý do khác nhau. Nhưng giấc ngủ không phải là một sự nuông chiều bản thân. Nó không phải là điều mà chúng tôi có thể đem theo bên mình một cách phổ thông. Tôi nghĩ rằng giấc ngủ đã được so sánh với một bản nâng cấp từ hạng ba lên hạng thương gia, như bạn biết đó, kiểu như thế. Thậm chí không phải là một bản nâng cấp từ hạng ba lên hạng nhất. Quan trọng là nếu bạn không ngủ, bạn không làm việc hết mình được. Về cơ bản, bạn không bao giờ đến được đâu cả, và điều bất thường trong phần lớn xã hội chúng ta ngày nay là chúng bị thiếu ngủ cùng cực. Vì vậy, bây giờ chúng ta hãy nói về sự thiếu ngủ. Các lĩnh vực lớn của xã hội đều bị thiếu ngủ, và chúng ta hãy nhìn vào bảng theo dõi giờ ngủ của chúng ta. Trong những năm 1950, một dữ liệu tốt cho thấy rằng hầu hết chúng ta ngủ được khoảng tám giờ mỗi đêm. Ngày nay, chúng ta ngủ ít hơn thời đó một tiếng rưỡi cho đến hai tiếng mỗi đêm, nghĩa là, chúng ta ngủ từ 6 đến 6,5 tiếng mỗi đêm. Với thanh thiếu niên, điều này tồi tệ hơn, tệ hơn rất nhiều Chúng cần chín giờ để có một bộ não hoạt động đầy đủ, và nhiều thanh thiếu niên, trong một đêm ở trường, chỉ ngủ có năm tiếng. Đơn giản thế là không đủ. Nếu chúng ta nghĩ về các nhóm khác trong xã hội, người cao tuổi chẳng hạn, nếu bạn là người lớn tuổi, và khả năng của bạn có thể ngủ liền một lúc bị gián đoạn, và nhiều ngườii ngủ, một lần nữa, ít hơn năm tiếng một đêm. Làm việc theo ca. Làm việc theo ca là bất thường, có lẽ 20% công nhân, có đồng hồ sinh học không thay đổi phù hợp nhu cầu làm việc vào ban đêm. Nó cố định theo một chu kỳ sáng-tối như những người khác Vì vậy, khi người công nhân lớn tuổi đáng thương làm theo ca về nhà để cố ngủ vào ban ngày, mệt mỏi vô cùng, thì đồng hồ sinh học lại nói rằng, "Thức dậy đi. Đây là lúc để tỉnh táo." Do đó, chất lượng của giấc ngủ mà bạn nhận được khi là một công nhân làm ca đêm thường rất tệ, một lần nữa, chỉ trong khoảng có 5 tiếng. Và còn nữa, tất nhiên, hàng chục triệu người phải chịu đựng mất ngủ do lệch múi giờ, "jet lag". Vì vậy, những bạn ở đây ai đã từng bị "jet lag" nào? Vâng, may cho tôi. Vâng, cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã không ngủ gục, bởi vì đó là điều mà bộ não của các bạn đang đòi hỏi. Một trong những điều mà bộ não làm là tự cho phép bạn ngủ gục, và cơ bản thì, bạn không có quyền kiếm soát điều đó Ngủ gục có thể làm bạn hơi ngượng. nhưng nó cũng có thể gây chết người. Uớc tính rằng 31% các tài xế đều ngủ gục trên tay lái ít nhất một lần trong đời họ, và tại Hoa Kỳ, nơi các số liệu thống kê là khá tốt: 100.000 tai nạn trên xa lộ có liên can đến sự mệt mỏi, mất cảnh giác, và buồn ngủ. Một trăm nghìn mỗi năm. Thật là bất thường. Như một ngưỡng khác của các hành vi khủng bố, chúng ta đã nhúng tay vào các vụ tai nạn bi thảm ở Chernobyl và vụ tai nạn bi thảm của tàu con thoi Challenger. Và trong các cuộc điều tra theo sau những thảm họa này, chúng là kết quả của công việc làm theo ca kéo dài và sự mất cảnh giác và sự mệt mỏi là bản chất của phần lớn những thảm họa này. Vì vậy, khi bạn mệt mỏi, và bạn thiếu ngủ, bạn càng có trí nhớ kém, bạn càng nghèo sự sáng tạo, bạn càng làm việc một cách bốc đồng, và bạn có một kết quả tồi tệ. Nhưng các bạn của tôi, nó có thể còn tệ hơn thế nhiều. (Tiếng cười) Nếu não bạn mệt mỏi, thì nó cần một cái gì đỏ để đánh thức nó dậy. Vì thế các loại thuốc, chất kích thích, Cafeine được lựa chọn nhiều nơi ở phương Tây. Cả ngày bạn được nạp năng lượng bởi cafeine, và nicotine nếu bạn có một bộ não thực sự nghịch ngợm và mệt mỏi. Và tất nhiên, nếu bạn nạp năng lượng cho giai đoạn thức bằng những chất kích thích này, thì sau đó tất nhiên đến 11 giờ đêm, não nói với chính nó, "Ah, thực tế là, tôi cần được ngủ một lúc. Chúng ta có thể làm gì nữa khi mà tôi cảm thấy hoàn toàn kiệt sức?" Vâng, tất nhiên, bạn lại trông cậy đến rượu. Rượu, về ngắn hạn, bạn biết đấy, uống một lần hoặc hai lần, có tác động nhẹ nhàng, có thể rất hữu ích. Nó có thể giúp bạn dễ ngủ hơn Nhưng bạn phải biết rằng rượu không cho ta giấc ngủ, nó chỉ một sự bắt chước sinh học giống giấc ngủ. Nó làm bạn dịu đi. Vì vậy, nó thực sự hại một số quá trình thần kinh xảy ra trong suốt quá trình củng cố bộ nhớ (memory consodilation) và quá trình nhớ (memory recall). Vì vậy, nó là một biện pháp cấp tính ngắn hạn, nhưng vì lợi ích lâu dài, đừng để trở nên nghiện, và coi rượu như một cách để được ngủ mỗi đêm. Mất ngủ cũng làm bạn tăng cân. Nếu bạn ngủ khoảng năm tiếng hay ít hơn mỗi đêm thì khả năng bạn bị béo phì là 50%. Mối liên hệ ở đây là gì? Vâng, mất ngủ dường như làm phát sinh việc tiết ra nội tiết tố ghrelin, nội tiết tố gây đói bụng. Ghrelin được tiết ra. Não nói, "Tôi cần carbohydrate," và nó bắt đầu tìm carbohydrate và đặc biệt là đường." Vì vậy, có liên kết giữa sự mệt mỏi và khuynh hướng trao đổi chất làm tăng cân. Stress. Những người mệt mỏi thường bị stress nặng. Và một trong những hậu quả của stress, tất nhiên, là mất trí nhớ, đó là điều mà lúc nãy tôi suýt thì quên mất. Nhưng stress còn nhiều hơn thế. Nếu bạn vẫn bị stress cấp tính, điều này không phải là một vấn đề lớn, nhưng nếu là sự căng thẳng kéo dài dẫn đến mất mất ngủ thì lại trở thành có vấn đề. Stress kéo dài dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, và những người bị mệt mỏi có nói chung dễ bị nhiễm trùng hơn, và có một số nghiên cứu rất đáng tin cậy chỉ ra rằng những công nhân làm việc theo ca có khả năng bị ung thư cao hơn. Càng stress,lượng glucose trong quá trình tuần hoàn máu càng tăng. Lượng glucose trong mạch máu tăng cao và về cơ bản bạn trở nên không dung nạp glucose. Vì vậy, dẫn đến tiểu đường 2. Căng thẳng làm tăng bệnh tim mạch là kết quả của việc tăng huyết áp. Vì vậy, có một loạt những vấn đề liên quan đến mất ngủ hơn là chỉ mỗi một bộ não bị suy giảm nhẹ, cái mà ở đây tôi thấy hầu hết ai cũng nghĩ đến là sự mất ngủ sẽ hết thôi. Vì vậy, vào thời điểm này trong buổi nói chuyên hôm nay, đây là lúc tốt để suy nghĩ, Vâng, bạn có nghĩ rằng trên về tổng thể, mình đã ngủ đủ chứ? Hãy giơ tay nếu bạn cảm thấy mình đã ngủ đủ. Ồ. Vâng, khá ấn tượng. Tốt. Chúng tôi sẽ nói thêm về điều này sau, về những lời khuyên cho bạn. Hầu hết chúng ta, tất nhiên, đặt câu hỏi, "Vâng, làm thế nào tôi biết được tôi đã ngủ đủ chưa?" Vâng, đó không phải là khoa học về tên lửa. Nếu bạn cần một đồng hồ báo thức để giúp bạn ra khỏi giường vào buổi sáng, nếu bạn tốn nhiều thời gian để thức dậy, nếu bạn cần rất nhiều chất kích thích, nếu bạn hay quạu, nếu bạn dễ cáu kỉnh, nếu bạn bị các đồng nghiệp nói rằng bạn trông mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, rất có thể là bạn bị thiếu ngủ. Hãy lắng nghe họ. Hãy lắng nghe chính mình. Bạn làm nghề gì? À - và điều này hơi gây khó chịu... giấc ngủ cho những người không biết nhiều: Hãy biến phòng ngủ của bạn một nơi ẩn náu để đi ngủ. Điều quan trọng đầu tiên là làm cho nó càng tối càng tốt, và cũng làm cho nó mát mẻ một chút. Rất quan trọng. Trên thực tế, hãy hạn chế ánh sáng ít nhất nửa giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng làm tăng sự tỉnh táo và làm bạn khó ngủ. Điều cuối cùng mà hầu hết chúng ta đều làm trước khi đi ngủ là gì? Chúng ta đứng trong một phòng tắm ồ ạt ánh sáng nhìn vào gương và đánh răng. Đó là điều tồi tệ nhất mà chúng ta có thể làm trước khi chúng ta đã đi ngủ. Hãy tắt điện thoại di động. Tắt máy tính. Tắt tất cả những thứ sẽ kích thích não. Cố gắng không uống caffeine quá muộn trong ngày, lý tưởng nhất là ngừng uống sau bữa trưa. Bây giờ, chúng ta hạn chế ánh sáng trước khi đi ngủ, nhưng còn ánh sáng vào buổi sáng là rất tốt cho việc thiết lập đồng hồ sinh học theo chu kỳ sáng-tối. Vì vậy, đừng tránh ánh sáng ban ngày. Về cơ bản, hãy lắng nghe chính mình. Hãy nghỉ ngơi. Làm những việc mà bạn biết là sẽ làm bạn thư giãn để có một giấc ngủ ngon lành. OK. Đó là một số chi tiết khoa học. Còn một số truyền thuyết thì sao? Thanh thiếu niên thì hay lười biếng. Không. Sai rồi. Chúng có khuynh hướng sinh học là đi ngủ trễ và thức dậy muộn, vì thế đừng trách mắng chúng. Chúng ta cần tám giờ mỗi đêm để ngủ. Đó là một mức trung bình. Một số người cần ít hơn. Và những gì bạn cần làm là lắng nghe cơ thể của bạn. Bạn có cần nhiều thế hay bạn cần nhiều hơn nữa? Đơn giản như vậy. Người già cần ngủ ít hơn. Không đúng sự thật. Nhu cầu ngủ của người già không đi xuống. Về cơ bản, giấc ngủ bị phân ra và trở nên ít tròn giấc, nhưng nhu cầu ngủ không giảm. Và truyền thuyết thứ tư là, ngủ sớm sẽ dậy sớm giúp ta khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan. À, điều đó sai ở mọi cấp độ khác nhau. (Tiếng cười) Không có, hoàn toàn không có bằng chứng rằng thức dậy sớm và đi ngủ sớm làm bạn thêm giàu ra cả. Không có sự khác biệt trong đẳng cấp cấp kinh tế xã hội. Theo kinh nghiệm của tôi, sự khác biệt duy nhất giữa những người làm việc buổi sáng và những người làm việc buổi tối chỉ là những người thức dậy sớm vào buổi sáng tự mãn khủng khiếp. (Tiếng cười) (Vỗ tay) OK. Đến phần cuối, còn vài phút nữa, những gì tôi muốn làm là thay đổi không khí và nói về một số lĩnh vực khoa học thần kinh thực sự mới, và đột phá, chúng là sự liên kết giữa sức khỏe tâm thần, bệnh tâm thần và việc ngủ không thẳng giấc. 130 năm qua, chúng ta đã biết rằng, luôn có những bệnh tâm thần nghiêm trọng xuất phát từ việc ngủ không thẳng giấc, nhưng điều đó lại bị bỏ qua. Trong thập niên 1970, khi mọi người bắt đầu nghĩ lại về việc này, họ nói rằng, "Vâng, tất nhiên bạn ngủ không thẳng giấc khi bị tâm thần phân liệt bởi vì bạn dùng thuốc làm giảm rối loạn thần kinh. Chính thuốc làm bạn khó ngủ," Họ bỏ qua một thực tế rằng một trăm năm trước đây, thuốc làm giảm rối loạn thần kinh vẫn chưa xuất hiện. Vậy điều gì đang xảy ra? Nhiều nhóm, rất nhiều nhóm đang nghiên cứu các điều kiện như trầm cảm, tâm thần phân liệt và lưỡng cực, và những gì đang xảy ra trong trong vấn đề ngủ không thẳng giấc. Năm ngoái chúng tôi công bố một nghiên cứu lớn về tâm thần phân liệt, và dữ liệu là khá bất thường. Những cá nhân bị tâm thần phân liệt, phần nhiều thời gian, họ tỉnh táo vào ban đêm và sau đó ban ngày họ lại buồn ngủ. Các nhóm khác hoàn toàn không cho thấy hành vi thường nhật nào. Giấc ngủ của họ hoàn toàn bị phá vỡ. Và một số đã không có khả năng điều chỉnh giấc ngủ của họ theochu kỳ sáng-tối. Họ thức dậy càng ngày càng trễ và trễ hơn mỗi đêm. Nó bị phá vỡ. Vậy điều gì đang xảy ra? Và một điều thực sự thú vị là bệnh tâm thần và ngủ đơn giản là không liên quan gì nhau nhưng chúng có liên kết vật chất với nhau bên trong não. Những mạng neuron có vai trò dẫn dắt bạn tìm đến giấc ngủ bình thường, cho bạn giấc ngủ bình thường, và những mạng lưới có vai trò cho bạn sức khỏe tâm thần bình thường nằm chồng chéo nhau. Và bằng chứng cho điều đó là gì? Vâng, gen đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc tạo ra một giấc ngủ bình thường, nếu gen bị đột biến hay thay đổi cá nhân gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Và năm ngoái, chúng tôi công bố một nghiên cứu chỉ ra một gen liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt, mà, khi gen đó đột biến, cũng sẽ làm bạn mất ngủ. Vì vậy, chúng tôi có bằng chứng về sự chồng chéo có cơ chế đơn thuần giữa hai hệ thống quan trọng. Các công trình khác đã xuất phát từ các nghiên cứu này. Đầu tiên là, thực ra, việc ngủ không thẳng giấc xuất hiện trước một số loại bệnh tâm thần nhất định, và chúng tôi đã chỉ ra rằng trong những cá thể trẻ tuổi những người có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lưỡng cực đã có một sự bất thường về ngủ nghỉ trước khi được chẩn đoán lâm sàng là bị lưỡng cực. Dữ liệu khác cho thấy việc ngủ không thẳng giấc có thể thật sự làm trầm trọng thêm, làm cho tình trạng bệnh tâm thần tệ hơn. Đồng nghiệp của tôi, Dan Freeman đã sử dụng một loạt các tác nhân để làm ổn định giấc ngủ và giảm mức độ hoang tưởng đến 50% trên các cá nhân đó. Vì vậy, chúng ta có gì? Chúng tôi đã tìm thấy, trong mối liên hệ này, một số điều thực sự thú vị. Về mặt khoa học thần kinh, bằng cách thấu hiểu khoa học thần kinh của hai hệ thống này, chúng tôi đang thực sự bắt đầu hiểu làm như thế nào mà cả sự ngủ và bệnh tâm thần được tạo ra và quy định trong não. Vấn đề thứ hai là liệu rằng chúng ta có thể coi việc ngủ và ngủ không thẳng giấc như là một tín hiệu cảnh báo sớm, để chúng ta có cơ hội tìm hiểu thêm. Nếu chúng ta biết rằng các cá nhân nào dễ bị mắc bệnh, can thiệp sớm sẽ có tác dụng. Và thứ ba, điều mà tôi nghĩ là thú vị nhất, là chúng ta có thể nghĩ đến những trung tâm về giấc ngủ trong não như một mục tiêu trị liệu mới. Bằng cách ổn định quá trình ngủ trong những cá nhân dễ mắc bệnh thần kinh, chúng ta chắc chắn có thể làm cho họ khỏe mạnh hơn , ngoài ra chúng ta cũng làm giảm bớt một số các triệu chứng kinh khủng của bệnh tâm thần. Và, hãy để tôi kết thúc. Tôi bắt đầu bằng cách khuyên các bạn là coi trọng giấc ngủ. Thái độ của chúng ta đối vơi giấc ngủ rất khác nhau từ khi tuổi còn chưa đi làm, khi mà chúng ta gần như đã được bọc trong chăn. Chúng ta từng quen hiểu một cách trực giác tầm quan trọng của giấc ngủ. Và đây không phải là vô nghĩa đơn thuần. Đây là một phản ứng thực tế có lợi cho sức khỏe tốt. Nếu bạn có giấc ngủ ngon, nó làm tăng sự tập trung, sự chú ý, ra quyết định, sáng tạo, kỹ năng xã hội, sức khỏe của bạn. Nếu bạn ngủ được, nó sẽ làm giảm sự thay dổi tâm trạng của bạn, mức độ stress của bạn, mức độ giận dữ của bạn, sự bốc đồng của bạn, và làm giảm xu hướng uống và dùng ma túy của bạn. Và chúng tôi xin kết thúc bằng cách nói rằng có am hiểu về khoa học thần kinh của giấc ngủ thực sự thay đổi cách chúng ta nghĩ về một số nguyên nhân của bệnh tâm thần, và thực sự cung cấp cho chúng ta những cách thức mới để điều trị những chứng bệnh vô cùng tệ hại này. Jim Butcher, nhà văn truyện kì ảo, nói, "Giấc ngủ là Thiên Chúa. Tôn thờ nó đi." Và tôi chỉ có thể đề nghị bạn làm như vậy. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi. (Vỗ tay) Tôi đến từ nước Lebanon và tôi tin rằng chạy có thể thay đổi thế giới Tôi biết những điều tôi vừa nói khó có thể hình dung được Bạn biết không, Lebanon là một đất nước từng bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu. Thành thật mà nói, tôi không biết tại sao họ gọi nó là nội chiến khi chẳng có gì là từ phía trong cả với Syria từ phía Bắc, Israel và Palestina từ phía Nam và chính phủ của chúng tôi thậm chí cho tới thời điểm này vẫn còn bị phân tán và bất ổn. Trong nhiều năm, đất nước bị chia cắt giữa chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên, mỗi năm một lần chúng tôi thực sự đoàn kết và đó là khi cuộc đua maratông diễn ra Tôi đã từng là một tay chạy đua maratông. Chạy chặng đường dài không chỉ tốt cho sức khỏe của tôi mà nó đã còn giúp tôi nghĩ sâu và dám ước mơ lớn hơn. Vậy nên khoảng cách tôi chạy càng xa thì giấc mơ của tôi ngày càng trở nên to lớn hơn cho đến một buổi sáng định mệnh trong khi đang huấn luyện, tôi bị xe buýt tông vào Tôi gần như đã chết, rơi vào cơn hôn mê, tôi đã ở trong bệnh viên trong 2 năm và trải qua 36 ca phẫu thuật để có thể đi lại một lần nữa Ngay khi tôi tỉnh dậy sau cơn hôn mê, Tôi nhận thấy rằng tôi đã không còn là một người chạy như tôi đã từng tôi đã quyết định, nếu tôi không thể tự mình chạy thì tôi muốn biết chắc là người khác có thể. Nên khi ra khỏi giường bệnh tôi bảo chồng mình bắt đầu ghi chép và một vài tháng sau đó một cuộc đua maratông ra đời Tổ chức một cuộc đua maratông như một sự phản ứng với tai nạn đó nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng vào thời điểm đó, ngay cả trong những lúc tôi yếu nhất, Tôi đã cần mơ ước lớn hơn. Tôi cần cái gì đó để kéo tôi ra khỏi những cơn đau, một mục tiêu để hướng tới. Tôi đã không muốn thương hại bản thân hoặc bị thương hại và tôi nghĩ tổ chức một cuộc đua marathon như vậy, Tôi có thể đóng góp cho cộng đồng của tôi xây cầu nối với thể giới bên ngoài và mời những tay đua đến Lebanon và chạy đua trong hòa bình. Tổ chức một cuộc đua marathon ở Lebnon hoàn toàn không giống ở New York. Làm sao bạn có thể giới thiệu vấn đề chạy đua cho một đất nước mà luôn luôn trong bờ vực chiến tranh? Làm sao bạn có thể bảo những người đã từng chiến đấu và giết chết lẫn nhau cùng tới và chạy đua kế cạnh nhau? Hơn nữa, làm sao bạn có thể thuyết phục họ chạy một khoảng cách 26.2 dặm tại thời điểm họ không biết đến từ "maratông"? vì vậy chúng tôi đã bắt đầu từ vạch xuất phát Và hầu như trong 2 năm, chúng tôi đi hết cả các nước và thậm chí tới các làng hẻo lánh. Tôi gặp họ trực tiếp từ những chuyến đi trong đời-- thị trưởng, tổ chức phi chính phủ, học sinh chính trị gia, dân quân, người từ nhà tờ Hồi Giáo, Thiên Chúa tổng thổng và thâm chí cả những bà nội trợ. Tôi đã học được một điều: Khi bạn làm những gì bạn nói, mọi người sẽ tin bạn Nhiều người cảm động vì câu chuyện của tôi và ngược lại, họ cũng chia sẻ những câu chuyện của họ Chính sự chân thật và trong sáng đã mang chúng tôi tới với nhau. Chúng tôi nói chung một ngôn ngữ, như con người với con người. Một khi niềm tin đã được gây dựng, thì ai cũng muốn là một phần của cuộc đua để cho thế giới thấy những sắc màu thực sự của Lebanon và người Lebanon và cả những mong muốn của họ là được sống trong yên bình và hòa hợp Vào tháng 10 năm 2003, hơn 6,000 người chạy đua từ 49 quốc gia khác nhau đã đến vạch xuất phát, tất cả đều có quyết tâm và khi còi súng vang lên là lúc báo tín hiệu để chạy trong hòa bình cho một thay đổi Cuộc đua marathon đã phát triển Và những vấn đề chính trị cũng vậy Nhưng cho tất cả những thảm họa mà chúng tôi đã có cuộc đua đã tìm thấy cách để mang mọi người lại với nhau. Năm 2005, thủ tướng của chúng tôi bị ám sát, và đất nước hoàn toàn bế tắc chúng tôi đã tổ chức chiến dịch Đoàn kết chúng ta chạy dài 5 km và hơn 60,000 người đã đến tất cả mang áo thun trắng không có khẩu hiệu chính trị. Đó là một bước ngoặc cho cuộc đua maratông, nơi mọi người bắt đầu nhìn nhận nó như một diễn đàn cho hòa bình và đoàn kết Từ 2006 đến 2009, đất nước chúng tôi, Lebanon, trải qua những năm tháng bất ổn bị xâm lược và ám sát nhiều hơn đã đẩy chúng tôi tới gần một cuộc nội chiến Đất nước một lần nữa bị chia cắt, đến nỗi nghị viện từ chức, chúng tôi không có tổng thống trong 1 năm, và không có cả thủ tướng nữa Nhưng chúng tôi có maratông. (Vỗ tay) Nhờ cuộc đua marathon, chúng tôi học được rằng các vấn đề về chính trị có thể vượt qua Khi phe đối lập quyết định cắt đứt một phần trung tâm thành phố, chúng tôi đàm phán những tuyến đường thay thế. Những kẻ phản đối chính phủ trở thành những người bên lề cỗ vũ Họ thậm chí còn phụ trách các quầy nước ép trái cây. Bạn biết đấy, cuộc đua maratông đã thực sự trở thành một-không-hai. Nó nhận được tín nhiệm từ cả 2 phía từ người Lebanon và cộng đồng quốc tế. Cuối tháng 2012, hơn 33,000 người đua từ 85 quốc gia khác nhau đến vạch xuất phát, và lần này, họ thách thức thời tiết mưa bão. Đường phố ngập lụt, nhưng họ không muốn bỏ lỡ cơ hội để là một phần của một ngày quốc gia trọng đại như thế này. BMA đã mở rộng Chúng tôi có tất cả mọi người: già, trẻ khuyết tật, những người có vấn đề về trí não người mù, người tài giỏi, những tay đua không chuyên thậm chí những bà mẹ và em bé của họ. Chủ để bao gồm chạy cho môi trường ung thư vú, cho tình yêu với Lebanon, cho hòa bình, hoặc đơn giản chỉ là chạy thôi. Cuộc đua thường niên đầu tiên dành cho nữ giới vì mục đích trao quyền là một trong những loại cuộc đua trong vùng, vừa xảy ra chỉ mới cách đây vài tuần với 4,512 phụ nữ bao gồm cả phu nhân và đây mới chỉ là sự bắt đầu. Cảm ơn. (Vỗ tay) BMA đã hỗ trợ từ thiện và tình nguyện viên những người đã giúp tạo dựng lại Lebanon, gây quỹ vì chính nghĩa của họ và khuyến khích người khác để cung cấp cho họ. Văn hóa cho đi và làm điều tốt đã lây lan ra. Những khuôn mẫu đã bị phá vỡ. Những người tạo ra thay đổi và thủ lĩnh tương lai được tạo ra Tôi tin rằng đây là nền tảng cho hòa bình trong tương lai. BMA đã trở thành một sự kiện đáng tôn trọng như vậy trong khu vực các nhân viên chính phủ trong khu vực như Iraq, Ai cập và Syria đã yêu cầu tổ chức của chúng tôi để giúp họ cấu trúc một sự kiện thể thao tương tự Chúng tôi bây giờ là một trong những sự kiên chạy đua lớn nhất ở Trung Đông, nhưng quan trọng nhất là, nó là một diễn dàn cho hy vọng và hợp tác trong một bộ phận ngày càng mong manh và bất ổn của thế giới. Từ Boston đến Beirut, chúng tôi là một. (Vỗ tay) Sau 10 năm ở Lebanon, từ cuộc đua maratông quốc gia và từ những sự kiện quốc gia đến những cuộc đua khu vực nhỏ hơn, chúng tôi thấy rằng con người muốn chạy vì một tương lai tốt đẹp hơn. Sau tất cả, tạo lập hòa bình không chỉ là một cuộc chạy nước rút. Mà nó còn hơn cả một cuộc đua maratông. Cảm ơn (Vỗ tay) Steve Ramirez: Trong năm nhất cao học của tôi, tôi chỉ lủi thủi trong phòng ăn rất nhiều kem Ben và Jerry coi mấy chương trình tivi nhảm nhí và hình như là còn nghe nhạc Taylor Swift nữa. Tôi vừa mới chia tay bạn gái. (Tiếng cười) Cho nên là cả một thời gian dài, mọi thứ tôi làm là cố nhớ lại những kỷ niệm về người đó và ước sao mình có thể thoát được cảm giác đau thắt ruột thắt gan kia đi. Bây giờ, tôi thành nhà thần kinh học, nên tôi hiểu rằng kỷ niệm về cô ấy và những mảng ký ức tối tăm ảm đạm kia được hai hệ thống não khác nhau chi phối. Và rồi tôi nghĩ, nếu như ta có thể xâm nhập vào bộ não và chỉnh sửa lại cảm giác chóng mặt ấy mà vẫn giữ được kỷ niệm về người đó nguyên vẹn? Rồi tôi nhận ra, bây giờ có khi việc này hơi khó. Vậy nếu chúng ta bắt đầu bằng việc đi vào bên trong bộ não và tìm ra một kỷ niệm để tìm hiểu thôi? Liệu ta có thể khởi phát kỷ niệm đó trở lại, và thậm chí chơi đùa với nó một chút? Nói vậy chứ, chỉ có một người trên thế giới này mà tôi mong đừng có xem bài nói này. (Tiếng cười) Nhưng có một vấn đề ở đây Những ý tưởng này có thể làm bạn nghĩ tới phim ''Total Recall'' ''Eternal Sunshine of the Spotless Mind,'' hay ''Inception.'' Nhưng mà chúng tôi chỉ làm việc với mấy ngôi sao điện ảnh của phòng thí nghiệm thôi. Xu Liu: Chuột thí nghiệm. (Cười) Là một nhà thần kinh học, chúng tôi làm việc với chuột để tìm hiểu cách hoạt động của bộ nhớ. Và hôm nay, chúng tôi hi vọng sẽ thuyết phục được các bạn rằng chúng tôi đã kích hoạt được một ký ức trong bộ não với tốc độ ánh sáng. Để làm điều này, có hai bước phải thực hiện. Bước một, ta tìm và dán nhãn một ký ức, và sau đó kích hoạt nó với một cái công tắc. Chỉ đơn giản vậy thôi. (Cười) SR: Quý vị có tin không? Nhưng thực ra để tìm ra được một ký ức trên não không hề đơn giản. XL: Đúng vậy. Tìm ra nó còn khó hơn mò kim đáy bể. bởi vì, quý vị biết đó, cây kim thì vẫn là thứ mà bạn có thể chạm vào được. Nhưng ký ức thì khác. Mà có nhiều tế bào ở não hơn số cọng rơm trong đống rơm khô kia. Cho nên, đúng là nhiệm vụ này có vẻ khó khăn. May thay, ta có sự giúp đỡ từ chính não bộ. Hoá ra ta chỉ cần để cho não bộ tự hình thành một ký ức, và nó sẽ cho ta biết những tế bào nào liên quan đến ký ức đó. SR:Vậy chuyện gì đã xảy ra trong não tôi khi tôi nhớ lại kỷ niệm về bạn gái cũ? Nếu quý vị giả bộ lờ đi những quy chuẩn đạo đức trong vài giây và xẻ não tôi ra, quý vị sẽ thấy một số lượng đáng ngạc nhiên những vùng đang được kích hoạt để nhớ lại kỷ niệm đó. Một vùng não hoạt động rất mạnh là phần não hình cá ngựa, mà hàng thập kỷ nay đã được biết đến trong việc xử lý các loại ký ức mà chúng ta trân trọng, cũng làm nó trở thành phần não lý tưởng để đi vào và tìm rồi kích hoạt ký ức nào đó. XL: Khi bạn phóng to vào phần não này tất nhiên bạn sẽ thấy rất nhiều tế bào nhưng chúng ta có thể tìm ra tế bào nào liên quan đến một ký ức nhất định, bởi vì khi nào tế bào đó được kích hoạt, giống như khi chúng đang hình thành ký ức, nó sẽ để lại một dấu hiệu mà về sau cho phép chúng ta nhận thấy rằng những tế bào này vừa mới hoạt động SR: Cũng giống như ảnh đèn trong các tòa nhà vào đêm sẽ cho bạn biết có ai đó đang làm việc tại một thời điểm nhất định với những cảm giác rất thực, có những cảm biến sinh học trong tế bào mà chỉ được bật lên khi tế bào đang làm việc. Chúng giống như những ánh đèn từ cửa sổ sinh học cho ta biết rằng tế bào đó có đang hoạt động không. XL: Vì vậy chúng tôi đã tách một phần của bộ phận cảm biến này và gắn nó với một công tắc để kiểm soát tế bào, rồi gắn cái công tắc vào một loại virus nhân tạo và tiêm nó vào não của con chuột. Vì vậy bất cứ khi nào một ký ức được hình thành, những tế bào hoạt động cho ký ức đó sẽ làm công tắc bật. SR: Đây là hình dáng phần não hình cá ngựa sau khi tạo ra một ký ức đáng sợ chẳng hạn. Phần màu xanh dương bạn thấy ở đây là vùng tập trung rất nhiều tế bào còn những tế bào màu xanh lá là những tế bào nắm giữ ký ức đáng sợ đó. Bạn đang thấy sự kết tinh của quá tình hình thành chớp nhoáng của nỗi sợ. Thực ra bạn đang thấy lớp cắt ngang của một ký ức. XL: Giờ, cái công tắc mà chúng tôi đã nói đến, nó sẽ phải hoạt động rất nhanh. Chứ không phải đợi đến vài phút hay vài giờ. Nó phải hoạt động với tốc độ của bộ não, trong phần triệu giây. SR: Vậy bạn nghĩ sao, Xu? Chúng ta có thể dùng các loại thuốc để kích hoạt hay khử hoạt một tế bào? XL: Thuốc thì rất hỗn độn. Chúng tác động đến mọi nơi. Và nó cần thời gian rất lâu để tác động lên tế bào. Vì thế nó không cho phép chúng ta kiểm soát ký ức ở hiện tại. Steve à, vậy việc dùng điện thì sao? SR: Dòng đIện khá là nhanh nhưng chúng ta không thể hướng chúng đến những tế bào cụ thể đang nắm giữ kỹ ức. và có thể làm cháy bộ não mất. XL: Ồ đúng vậy. Giờ có vẻ như chúng ta cần tìm ra một cách tốt hơn để tác động đến bộ não với tốc độ ánh sáng. SR: Mà rõ ràng là chỉ có ánh sáng mới di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vì vậy chúng ta có thể kích hoạt ký ức bằng ánh sáng -- XL: Ánh sáng di chuyển khá nhanh. SR: -- và bởi vì những tế bào não bình thường không phản ứng với các xung ánh sáng, vì vậy cái mà phản ứng với các xung ánh sáng ở đây là những tế bào có công tắc nhạy cảm với ánh sáng. Để làm được điều đó, đầu tiên ta phải đánh lừa tế bào não để chúng phản ứng với tia la- ze. XL: Đúng. Bạn không nghe nhầm đâu. Chúng tôi đang cố bắn tia la-ze vào bên trong não bộ. ( Tiếng cười) SR: Và chúng tôi sử dụng kỹ thuật phối hợp giữa quang học và di truyền. Kỹ thuật này cho chúng ta cái công tắc để kích hoạt hay khử hoạt tế bào não và công tắc đó có tên là channelrhodopsin mà ở đây là những chấm màu xanh lá đi liền với tế bào não. Bạn có thể coi channelrhodopsin như một công tắc nhạy với ánh sáng mà có thể đưa vào trong tế bào não vì vậy giờ chúng ta có thể dùng công tắc này để kích hoạt tế bào não bằng cách nhấn vào nó, và trong trường hợp này chúng tôi tác động nó bằng những xung ánh sáng XL: Vậy là chúng ta sẽ gắn cái công tắc này với bộ phận cảm biến mà chúng ta đã nói tới và đưa nó vào bên trong bộ não. Vì vậy khi một ký ức được hình thành, tất cả những tế bào hoạt động cho ký ức đó cũng đã được cài đặt một công tắc vì vậy chúng ta có thể kiếm soát chúng bằng tia laze nhưng chúng ta thấy ở đây. SR: Giờ hãy thử nghiệm tất cả điều này. Chúng ta có thể lấy con chuột và rồi chúng ta bỏ chúng vào trong chiếc hộp giống như cái ở đây rồi làm cho chúng bị sốc nhẹ ở chân khiến chúng hình thành cảm giác sợ cái hộp này Chúng biết rằng có điều gì đó tồi tệ xảy ra ở đây Giờ với hệ thống của chúng ta, những tế bào hoạt động ở vùng não cá ngựa và chỉ những tế bào có chứa channelrhodopsin XL: Khi bạn nhỏ như chú chuột này nó giống như cả thế giới này đang chống lại bạn. Vì vậy bạn phòng thủ bằng cách cố gắng không để bị phát hiện. Bất cứ khi nào con chuột thấy sợ hãi, nó sẽ làm một hành động quen thuộc đó là chạy vào góc hộp, cố gắng không di chuyển bất cứ phần nào của cơ thể, và điệu bộ giống như bất động. Vì vậy nếu một con chuột có thể nhớ có điều gì tồi tệ trong chiếc hộp này, và khi chúng ta thả chúng vào trong một chiếc hộp như thế, nó cũng sẽ bất động bời vì nó không muốn bị phát hiện bởi bất kỳ mối nguy hại tiềm ẩn nào trong cái hộp này. SR: Bạn có thể nghĩ đến việc bất động như bạn đang đi bộ trên phố suy nghĩ về công việc và bỗng dưng bạn gặp người yêu cũ, và giờ là 2 giây kinh khủng khi bạn phải nghĩ:" Mình nên làm gì? liệu mình có nên chào hỏi? Mình có nên bắt tay? Hay là quay lại và chạy đi chỗ khác? Hay là ngồi đây và coi như họ không tồn tại" Và những ý nghĩ chớp nhoáng này có thể làm mất hết khả năng của bạn và khiến bạn đứng trân người ra, XL: Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt con chuột vào một chiếc hộp hoàn toàn khác, như cái bên cạnh đây, nó sẽ không thấy sợ cái hộp này bởi chẳng có lí do gì khiến nó sợ môi trường mới này. Nhưng nếu chúng ta đặt con chuột vào chiếc hộp mới này và cùng lúc, kích hoạt những ký ức sợ hãi sử dụng tia la-ze như chúng ta đã dùng trước đó? Liệu chúng ta có thể mang lại những ký ức sợ hãi trong môi trường hoàn toàn mới này? SR: Được rồi, đây là một thí nghiệm tốn hàng ngàn đô la GIờ gợi nhớ lại những ký ức về ngày đó, tôi nhớ rằng đội Tất Đỏ đã thắng đó là một ngày mùa xuân xanh mướt, rất tuyệt để đi dạo quanh sông và có thể đi đến cực Bắc. Giờ Xu và tôi, mặt khác, đang ở trong một căn phòng tối không có cửa sổ không chuyển động thậm chí là chớp mắt vì chúng tôi đang nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính Chúng tôi thấy con chuột đang cố gắng kích hoạt lại ký ức lần đầu tiên khi chúng tôi dùng công nghệ này. XL: Và đây là những gì chúng tôi thấy. Khi chúng tôi đặt con chuột vào cái hộp lần đầu, nó tìm hiểu, đánh hơi xung quanh, chạy xung quanh, và suy nghĩ về công việc của nó, bởi vì thực tế chuột là một loài rất tò mò. Chúng muốn biết, chuyện gì đang xảy ra trong chiếc hộp mới này? Quả thực rất thú vị. Nhưng khi chúng tôi bật tia la-ze, như bạn thấy bây giờ bỗng nhiên tất cả con chuột trở nên bất động Nó đứng tại chỗ và cố gắng không di chuyển bất cứ phần nào. Thực sự chúng đang bất động. Vì vậy thực ra, có vẻ như chúng ta có thể đem lại ký ức sợ hãi trong chiếc hộp đầu tiên ở trong môi trường hoàn toàn mới này. Khi xem hiện tượng này, Steve và tôi cũng sốc như chính bản thân con chuột. ( Tiếng cười) Sau cuộc thí nghiệm, chúng tôi rời khỏi phòng mà không nói bất kỳ điêu gì. Và sau một khoảng thời gian dài, lúng túng Steve đã cất lời. SR: " Nó đã hiệu quả phải không?" XL:" Đúng". Tôi nói. 'Thực sự nó đã hoạt động" Chúng tôi thực sự rất phấn khích. Và sau đó chúng tôi công bố nghiên cứu của mình cho tập san Thiên Nhiên. Kể từ khi chúng tôi công bố nó, chúng tôi đã nhận được vô số ý kiến trên toàn cộng đồng mạng. Chúng ta có thể xem một vài ý kiến. [" CUỐI CÙNG...rất thực tế, sự tác động đến thần kinh, mã hóa chúng, tạo ra và thay đổi ký ức. Ahh tương lai đây rồi SR: Vì vậy điều đầu tiên bạn nhận thấy đó là mọi người thường có những quan điểm dữ dội về những công việc như này Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đầu tiên kia, bởi vì với một mức từ không cho đến như giọng của Morgan Freeman, nó giống như những dấu gộp gợi nhớ mà chúng ta nghe thấy. ( Tiếng cười) Nhưng như bạn thấy, đó không phải là quan điểm duy nhất [" Cái này làm tôi thấy sợ hãi....Nếu họ có thể làm như vậy trên người trong vài năm tới? Chúng ta sẽ bị kết tội"] XL: Thực ra nếu chúng ta nhìn vào quan điểm thứ hai này, tôi nghĩ chúng ta thấy rằng nó không tích cực. Nhưng nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng dù chúng ta đang thử nghiệm với chuột, chúng ta nên bắt đầu nghĩ và bàn luận về những ý kiến đạo đức trái chiều về việc kiểm soát ký ức. SR: Giờ, trên tinh thần của ý kiến thứ ba, chúng tôi muốn nói cho bạn một dự án chúng tôi đang triển khai trong phòng thí nghiệm được gọi là Dự án Inception [" Họ nên làm phim về vấn đề này. Khi họ kiểm soát ý thức của con người, tức là họ có thể kiểm soát sự phát triển của người đó. Và chúng ta gọi đó là : Inception"] Chúng tôi giả sử rằng giờ chúng tôi có thể kích hoạt lại ký ức nhưng nếu sau đó chúng tôi muốn thay đổi nó? Liệu chúng ta có thể biến nó thành một ký ức sai lệch? XL: Tất cả ký ức đều phức tạp và bùng nổ, nhưng để đơn giản, hãy coi ký ức như là một đoạn phim ngắn. Chúng tôi đã nói rằng về cơ bản chúng ta có thể kiểm soát nút " Bật" trong đoạn phim đó vì vậy chúng ta có thể bật nó mọi lúc mọi nơi. Nhưng cũng có thể chúng ta sẽ xâm nhập vào trong não và chỉnh sửa đoạn phim này và làm chúng khác so với nguyên gốc? Chúng ta có thể. Tóm lại là mọi thứ chúng ta cần làm là kích hoạt lại một ký ức sử dụng tia laze nhưng đồng thời, nếu chúng ta tạo ra những thông tin mới và cho phép thông tin này can thiệp vào ký ức cũ, ký ức đó sẽ thay đổi. Nó giống như tạo một đoạn nhạc được hòa lại. SR: Vậy làm thế nào để làm được? Thay việc tìm một ký ức đáng sợ chúng ta có thể bắt đầu với những con vật chúng ta bỏ nó vào một cái hộp màu xanh như cái ở đây và chúng ta tìm tế bào não liên quan đến cái hộp này rồi lừa chúng phản ứng với những xung ánh sáng y như những gì chúng tôi đã nói trước đây Ngày hôm sau, chúng ta hãy bỏ con vật đó vào một hộp màu đỏ mà nó chưa thấy bao giờ Rồi sau đó đưa ánh sáng vào trong não chúng để kích hoạt lại ký ức về hộp màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra nếu, trong khi con vật đang khơi gợi lại ký ức về chiếc hộp xanh, chúng ta sẽ đưa vào vài cú sốc nhẹ ở chân? Tức là chúng ta đang cố tạo một sự kết hợp giữa ký ức về cái hộp màu xanh và những cú sốc đó. Chúng tôi đang cố kết nối chúng. Vậy để kiểm tra chúng tôi lại đưa con vật trở lại chiếc hộp xanh. Một lần nữa, chúng tôi lại kích hoạt ký ức về chiếc hộp xanh trong khi con vật bị sốc nhẹ ở chân, và giờ nó sẽ ngay lập tức bất động. Như kiểu nó đang khơi gợi lại việc bị sốc trong môi trường này mặc dù điều đó chưa bao giờ xảy ra Vì vậy nó hình thành một ký ức sai khác, bởi vì nó đã sai lầm sợ hãi môi trường này nơi mà nếu nói một cách chính xác thì chẳng có gì tệ xảy ra với nó cả. XL: Vậy chúng ta đã nói về công tắc bật được điều khiển bằng ánh sáng. THực tế, chúng ta cũng có công tắc để tắt và nó cũng rất dễ tưởng tượng bằng việc đưa vào công tắc tắt này, chúng ta cũng có thể làm biến mất một ký ức mọi lúc mọi nơi Vậy tất cả những gì chúng ta đã nói hôm nay được dựa trên nguyên tắc triết học về thần kinh học rằng ký ức, với những đặc tính có vẻ bí ẩn của nó thực ra được làm nên bởi chất liệu vật lý mà chúng ta có thể thay đổi được. SR: Và với riêng tôi mà nói, tôi có thể thấy một thế giới mà chúng ta có thể khơi lại một ký ức mà chúng ta thích. Tôi cũng thấy một thế giới mà chúng ta có thể xóa bỏ những ký ức không mong muốn. GIờ thậm chí tôi có thể thấy thế giới mà chúng ta có thể sửa đổi ký ức trên thực tế bởi vì chúng ta đang sống trong thời đại mà có thể hái những câu hỏi từ cái cây khoa học viễn tưởng và trồng chúng trong những thử nghiệm thực tế. XL: GIờ đây, những người trong phòng thí nghiệm và mọi người trên toàn thế giới đều dùng một phương pháp chung để kích hoạt và sửa đổi ký ức, dù nó mới hay cũ, tích cực hay tiêu cực, tất cả những ký ức đó nên chúng ta có thể hiểu các ký ức hoạt động như thế nào. SR: Ví dụ, một nhóm người trong phong thí nghiệm có thể tìm ra tế bào não tạo nên ký ức đáng sợ và chuyển đổi nó thành một ký ức dế chịu. Đó cũng là những điều tôi muốn nói về việc thay đổi những quá trình này. Thậm chí một người cũng có thể kích hoạt ký ức về con chuột cái trong con chuột đực cái được cho rằng là một ký ức thích thú XL: Thực tế, chúng ta đang sống trong những giây phút thú vị nơi mà khoa học không có giới hạn mà nó chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của chúng ta. SR: Và cuối cùng, chúng tôi làm những điều này để làm gì? Làm sao để phát triển kỹ thuật này? Đây là những câu hỏi không nên chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm, và một mục đích của cuộc nói chuyện này là thúc đẩy mọi người đến với những việc kiểu này những việc có thể trong ngành thần kinh học hiện đại nhưng giờ, quan trọng là, thu hút mọi người vào cuộc trò chuyện này. Vì vậy hãy cùng nhau nghĩ những điều này có ý nghĩa gì và chúng ta có thể đi từ đâu, bởi vì Xu và tôi nghĩ chúng ta đều có những quyết định quan trọng phía trước. Cảm ơn. XL: Cảm ơn. ( Vỗ tay) Có lẽ bạn đang muốn nhìn gần hơn. Bức tranh này đặc biệt hơn những gì mắt bạn có thể thấy. Vâng, đây là bức tranh vẽ một người bằng sơn acrylic, nhưng tôi không vẽ trên vải bố. Tôi vẽ trực tiếp lên da người. Cách tôi vẽ đó là bỏ qua vải bố. Nếu tôi muốn vẽ chân dung của bạn, thì tôi sẽ trực tiếp lên bạn - lên cơ thể bạn. Có thể cuối cùng tai bạn sẽ dính đầy sơn, bởi vì, tôi cần phải vẽ tai bạn ngay trên chính đôi tai của bạn. Mọi thứ ở hiện trường, người mẫu, trang phục, ghế, tường, sẽ đều được phủ lên 1 lớp sơn bắt chước chính xác thứ ở bên dưới lớp sơn đó. Bằng cách này, tôi có thể tạo nên một hiện trường không gian 3 chiều (3D) và làm cho hiện trường được lưu lại như thể một bức tranh vẽ không gian 2 chiều (2D). Tôi có thể chụp nó ở mọi góc độ bức ảnh vẫn trông giống tranh 2D. Tôi không hề xử lý Photoshop. Đây chỉ là một bức ảnh của một trong 3 bức tranh không gian 3 chiều của tôi. Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc làm thế nào tôi nảy ra ý tưởng biến người thành tranh này. Ban đầu, tôi không có dự định gì liên quan tới vẽ tranh hay mẫu nhân vật gì cả. Mới đầu tôi suy nghĩ về những bóng tối của sự vật. Tôi bị thu hút bởi hiện tượng ánh sáng bị cản lại (một hiện tượng phi vật chất), nên tôi muốn tìm cách vật chất hóa hiện tượng đó. và lưu giữ lại trước khi hiện tượng đó kịp thay đổi. Tôi nảy ra ý tưởng vẽ những khối bóng đổ. Tôi rất thích giấu những hình vẽ bóng đen ở nơi có bóng đổ, lúc này những hình vẽ giống như đang tàng hình vậy. Và đột nhiên, khi thay đổi hướng sáng, bóng đen do tôi vẽ bỗng được phơi bày ngoài ánh sáng. Tôi bắt đầu tìm hiểu xem, liệu có thứ gì khác mà tôi có thể phủ bóng lên đó. Vàt tôi liên tưởng tới bạn tôi - Bernie. Nhưng tôi không chỉ muốn vẽ những cái bóng. Tôi còn muốn vẽ những mảng hứng sáng nữa, từ đó phác họa lại cơ thể của anh bạn tôi theo thang màu trắng-xám-đen. Tôi có thể hình dung thật chi tiết diện mạo của sản phẩm khi hoàn tất. Trong lúc tôi vẽ anh chàng, tôi cố gắng làm thật sát với những gì mình hình dung. Thế nhưng có một thứ gì đó cứ chờn vờn trước mắt tôi, tôi không biết chắc đó là cái gì nữa. Khi tôi quyết định ngưng lại một chút, tôi nhận ra đó là một phép màu. Tôi đã biến bạn tôi thành 1 bức tranh. Tôi đã không hề lường trước điều này. khi chỉ đơn thuần muốn vẽ một cái bóng, Tôi có thể tạo nên 1 chiều không gian mới hoặc loại bỏ nó. Tôi có thể vẽ 1 bức tranh và biến nó thành bạn của mình và cũng có thể biến chính anh bạn tôi trở lại là 1 họa phẩm. Tôi cảm thấy hơi mâu thuẫn, bản thân tôi vô cùng vào hứng với phát hiện nghệ thuật của mình trong khi tôi đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học với tấm bằng Khoa học chính trị. Ước mơ lâu này của tôi lại là được đến thủ đô Washington, và ngồi trên bàn giấy và làm việc cho Chính phủ (Cười) Tại sao tôi phải đi theo con đường định sẵn đó? Thật khó khăn để tôi quyết định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về nhà không theo đuổi sự nghiệp ở Đồi Capitol nữa (tòa nhà Quốc hội) Tôi ở trong căn hầm bên dưới nhà bố mẹ và bắt đầu học vẽ. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Lần cuối tôi vẽ là tại 1 trại hè vào năm 16 tuổi Tôi không muốn tự học vẽ bằng cách sao chép các bậc thầy hội họa Tôi cũng không muốn căng 1 miếng vải bố ngày đêm luyện vẽ trên chất liệu đó Đây không phải là dự tính của tôi. Kê hoạch của tôi chỉ bao gồm không gian và ánh sáng. Thứ "vải bố" đầu tiên tôi dùng không phải là cái mà bạn có thể coi là vải bố để vẽ đâu. "Vải bố" đầu tiên của tôi là đồ ăn chiên. Làm sơn dính vào lớp mỡ trên quả trứng gần như là không thể. (Cười) Làm sơn dính vào lớp axit trong quả bưởi còn khó hơn nữa. Axid trung hòa những vết sơn như thể mực tàng hình vậy. Tôi vừa quét sơn thì lập tức sơn đã biến mất Nếu tôi muốn vẽ lên cơ thể người thì -ừmmm-- Tôi cũng thấy hơi ngượng nếu phải dẫn người mẫu vào trong xưởng vẽ giới thiệu rằng tôi dành cả ngày ở trong hầm chỉ để quét sơn lên lát bánh mì. Xem ra hợp lý nhất chỉ có cách tự vẽ lên người mình. Một trong những người mẫu tôi thích nhất lại là một cụ ông đã nghỉ hưu cụ không thấy phiền khi phải ngồi im, bị quét sơn lên tai, Cụ cũng không cảm thấy quá ngượng ngập khi phải ra nơi công cộng làm mẫu triển lãm ví dụ như chỗ tàu điện ngầm. Tôi thực sự thấy vui vìi công việc này. Tôi tự học cách vẽ theo những phong cách khác nhau tôi muốn xem mình còn có thể sáng tạo đến đâu nữa. Tôi có thêm 1 cộng tác viên - Sheila Vand, chúng tôi nảy ra ý tưởng vẽ lên những bề mặt người ta thường không nghĩ tới, như sữa chẳng hạn, Chúng tôi đố ngập sữa vào 1 cái bể. Sheila dầm mình trong sữa, và tôi bắt đầu vẽ. Thành quả cuối cùng luôn vượt ngoài mong đợi Tuy tôi luôn hình dung được 1 cách chi tiết về thành phẩm mình mong muốn. Tôi có thể vẽ những gì tôi hình dung nhưng vào cái khoảnh khắc Sheila ngâm mình trong sữa mọi thứ đã thay đổi. Sữa đổ vào làm mọi thứ thay đổi liên tục chúng ta, thay vì chống lại sự thay đổi đó, hãy nắm bắt nó hãy xem dòng sữa sẽ đưa chúng ta đến đâu rồi tự điều chỉnh để hoàn thiện. Đôi lúc, khi Sheila nằm xuống ngâm mình trong sữa, sơn trên 2 cánh tay cô ấy bị rửa trôi hết trông rất lộn xộn và giải pháp của chúng tôi --- đó là, hãy giấu 2 cánh tay đi. Một lần, tóc cô ấy bị quá nhiều sữa thấm vào bao nhiêu sơn trên mặt cô ấy cũng bị xóa mờ hết. Vậy thì, hãy giấu gương mặt đi. Cuối cùng chúng tôi lại tạo ra những tác phẩm tao nhã trên cả mong đợi. Mặc dù về cơ bản, đây chỉ là giải pháp thường thấy ở những đứa trẻ --- không biết vẽ tay, thì giấu tay vào trong túi. Khi chúng tôi bắt đầu dự án vẽ bằng sữa và trong những giây phút đầu tiên, tôi không thể thấy trước con đường mình sắp đi thay vì theo đuổi nghiệp chính trị làm việc ở bàn giấy tôi lại theo đuổi những cái bóng, biến cơ thể người thành họa phẩm. và vẽ người thông qua 1 bể sữa. Tôi nghĩ còn nhiều chuyện khác cũng không thể suy tính trước được bạn vẫ có thể tìm thấy sự khác biệt trong chính những điều tưởng như đã quen thuộc miễn là bạn cố gắng nhìn sâu hơn vào những gì vốn đã được phơi bày ngoài ánh sáng bạn hãy cố gắng nhìn vào cái đang ẩn bên dưới bề mặt kia những cái còn trong bóng tối, hãy tin rằng còn rất nhiều thứ ngoài kia chỉ là đôi mắt ta chưa thấy được mà thôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi có một điều cần phải thú nhận, nhưng trước tiên, tôi muốn các bạn thú nhận với tôi một điều nho nhỏ. Tôi muốn các bạn hãy giơ tay lên, nếu trong một năm vừa qua, các bạn gặp phải khá ít stress. Có ai không? Thế stress ở mức độ trung bình thì sao? Vậy những ai gặp rất nhiều stress? Yeah. Tôi cũng thế Nhưng đấy không phải điều tôi muốn thú nhận. Lời thú nhận của tội là: Tôi là một nhà tâm lý học, nhiệm vụ của tôi là giúp mọi người khỏe mạnh và hạnh phúc hơn Nhưng tôi e rằng một số điều tôi vẫn thường dạy trong suốt 10 năm qua lại có nhiều hại hơn lợi. và nó liên quan đến stress. Trong nhiều năm, tôi vẫn luôn bảo mọi người rằng, stress làm bạn phát ốm. Nó làm tăng nguy cơ của tất cả mọi thứ, từ cảm lạnh thông thường tới bệnh tim mạch. Về căn bản, tôi đã biến stress trở thành kẻ thù. Nhưng tôi đã thay đổi quan điểm của mình về stress, và hôm nay, tôi muốn thay đổi quan điểm của các bạn. Hãy bắt đầu với nghiên cứu đã làm tôi xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận của mình với stress. Nghiên cứu này theo dõi 30,000 người trưởng thành ở Mỹ trong 8 năm, và họ bắt đầu bằng việc hỏi mọi người: "Trong năm vừa qua bạn phải chịu đựng bao nhiêu stress?" Họ cũng hỏi: "Bạn có tin rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn không?" Và họ dùng hồ sơ tử vong chung để xem những ai đã chết. (Cười) Được rồi. Một vài tin xấu trước nhé. Những người trải qua rất nhiều căng thẳng trong năm vừa qua có nguy cơ tử vong tăng 43% Nhưng điều này chỉ đúng với những ai đồng thời tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ. (Cười) Những người gặp nhiều căng thẳng nhưng không nghĩ stress là có hại không có vẻ gì là sẽ chết cả. Trên thức tế, họ là những người có nguy cơ tử vong thấp nhất trong tất cả các đối tượng nghiên cứu, kể cả những người gặp tương đối ít stress Bây giờ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng trong 8 năm theo dõi các trường hợp tử vong, 182,000 người Mỹ chết trẻ, không phải vì stress, mà vì tin rằng stress là có hại cho họ. (Cười) Thế tức là hơn 20,000 cái chết một năm. Vậy, nếu ước tính đó là chính xác, thì niềm tin rằng stress có hại sẽ đứng thứ 15 trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Mỹ trong năm vừa qua, khiến nhiều người chết hơn cả ung thư da, HIV/AIDS và các vụ giết người. (Cười) Các bạn có thể hiểu vì sao nghiên cứu này làm tôi phát hoảng. Tôi đã dành bao nhiêu là năng lượng để nói với mọi người rằng stress có hại cho sức khỏe của bạn. Vì thế nghiên cứu này làm tôi tự hỏi: Nếu thay đổi cách nhìn của bạn về stress thì bạn có khỏe mạnh hơn không? Và khoa học trả lời là Có. Khi bạn thay đổi suy nghĩ về stress, bạn có thể thay đổi cách cơ thể phản ứng với nó. Để giải thích cơ chế của điều này, Tôi muốn tất cả mọi người giả vờ rằng các bạn là những người tham gia vào một nghiên cứu được thiết kế để làm chúng ta bị stress. Nó được gọi là bài thử nghiệm stress xã hội. Bạn bước vào phòng thí nghiệm, và được bảo rằng bạn phải nói 5 phút ứng khẩu về những nhược điểm cá nhân cho một hội đồng chuyên gia đánh giá ngồi ngay trước mặt bạn, và để đảm bảo bạn cảm thấy áp lực, người ta chiếu đèn sáng và đặt camera ngay trước mặt bạn, kiểu như thế này này. Và các chuyên gia đánh giá đã được đào tạo để đưa ra thái độ phản ứng làm bạn mất hết can đảm, như thế này. (Cười) Giờ, khi các bạn đã bị làm cho nản chí đủ rồi đến phần tiếp theo: một bài kiểm tra toán. Và bạn không hề hay biết rằng, những người thử nghiệm đã được huấn luyện để quấy nhiễu khi bạn làm bài. Bây giờ chúng ta hãy cùng làm nhé. Sẽ vui lắm đấy. Với tôi. Được rồi. Tôi muốn các bạn đồng thời đếm ngược từ 996 đến khoảng bảy mươi. Hãy đếm to và nhanh hết mức bạn có thể, bắt đầu với 996 Bắt đầu! Khán giả: (Đếm) Nhanh hơn.. Nhanh hơn nữa. Mọi người chậm quá. Dừng. Dừng lại. Anh kia đã mắc lỗi Chúng ta phải làm lại từ đầu. Mọi người không giỏi việc này lắm nhỉ? Được rồi. thế là các bạn đã hiểu đại ý rồi. Bây giờ, nếu bạn thực sự tham gia nghiên cứu này, bạn có thể sẽ hơi căng thẳng một chút. Tim bạn sẽ đập mạnh, nhịp thở cũng nhanh hơn, và có thể toát cả mồ hôi nữa. Và thông thường, chúng ta diễn giải những thay đổi thể chất này là sự lo lắng hoặc các dấu hiệu rằng chúng ta không giỏi đối mặt với áp lực. Nhưng nếu thay vào đó, bạn nhìn nhận chúng như các dấu hiệu rằng cơ thể đang được tiếp thêm năng lượng, để chuẩn bị cho bạn đối mặt với thử thách này thì sao? Đây chính là những gì người tham gia được bảo trong một nghiên cứu được tiến hành ở đại học Havard. Trước khi họ trải qua bài kiểm tra stress xã hội, họ được dạy để nghĩ rằng phản ứng stress là có ích. Rằng tim đập nhanh là chuẩn bị cho bạn hành động. Nếu bạn thở gấp hơn, cũng không vấn đề gì. Nó làm tăng ô xy cho não bạn. Và những người học cách coi phản ứng với stress là có ích cho sự thể hiện của họ, vâng, họ ít bị căng thẳng hơn, ít lo lắng hơn, và tự tin hơn. nhưng khám phá thú vị nhất với tôi là cách phản ứng thể chất với stress của họ đã thay đổi. Như bình thường, để phản ứng với căng thẳng, nhịp tim của bạn tăng, và các mạch máu co lại như thế này. Và đây là một trong những lí do mà căng thẳng thường xuyên được cho là có liên quan đến các bệnh về tim mạch. Thực sự là không khỏe mạnh chút nào khi phải ở suốt trong tình trạng này . Nhưng trong nghiên cứu, khi những người tham gia coi phản ứng với stress của họ là có lợi, thì mạch máu của họ vẫn dãn thoải mái như thế này Tim họ vẫn đập nhanh, nhưng đây là dấu hiệu tim mạch tốt hơn rất nhiều. Thực ra nó còn giống như phản ứng khi bạn vui sướng và có được can đảm. Trong cả quãng đời đầy trải nghiệm căng thẳng, thì sự thay đổi sinh lý nhỏ này có thể tạo nên sự khác biệt giữa một cơn đau tim do stress ở tuổi 50 và sống khỏe mạnh đến tận 90 tuổi. Và đây thực sự là điều mà nghiên cứu khoa học về stress đã tiết lộ, rằng cách bạn nghĩ về stress là rất quan trọng. Vì thế, mục tiêu của tôi với tư cách là một nhà tâm lý học, đã thay đổi. Tôi không còn muốn loại bỏ sự căng thẳng của bạn nữa. Tôi muốn giúp các bạn căng thẳng một cách tốt hơn. Và chúng ta vừa làm một can thiệp nhỏ. Nếu bạn đã giơ tay và nói bạn gặp rất nhiều áp lực trong năm vừa qua, chúng tôi có thể đã cứu mạng bạn, vì, hi vọng rằng lần tới đây khi tim bạn đập mạnh vì căng thẳng, bạn sẽ nhớ đến cuộc nói chuyện này và sẽ tự nhủ rằng đây là cơ thể đang giúp ta chiến thắng thử thách. Và khi bạn nhìn áp lực theo cách đó, cơ thể bạn sẽ tin bạn, và phản ứng với áp lực của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Giờ đây, tôi có thể nói rằng mình có hơn một thập kỉ coi stress là điều xấu và để chuộc lại lời nói đó, chúng ta sẽ nói về một vấn đề nữa. Tôi muốn nói với các bạn về khía cạnh bị xem nhẹ nhất của phản ứng với stress, và đại ý là thế này: Stress khiến bạn hòa nhập hơn. Để hiểu khái niệm này của stress, chúng ta cần nói về một loại hoocmôn, oxytocin, và tôi biết oxytocin đã được quảng cáo phóng đại hết cỡ. Nó thậm chí có cả nickname dễ thương là hoocmôn ôm ấp, vì nó được tiết ra khi chúng ta ôm ai đó. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ của những gì có liên quan đến oxytocin. Oxytocin là một hoocmôn thần kinh. Nó điều chỉnh các bản năng xã hội của não bạn. Nó chỉ dẫn bạn làm những điều để thắt chặt hơn các mối quan hệ. Oxytocin khiến bạn thèm muốn sự tiếp xúc thể chất với gia đình và bạn bè. Nó làm tăng sự đồng cảm nơi bạn. Thậm chí khiến bạn sẵn sàng hơn trong việc giúp đỡ và ủng hộ những người bạn quan tâm. Vài người còn cho rằng chúng ta nên uống oxytocin để trở nên vị tha và chu đáo hơn. Nhưng đây là điều hầu hết mọi người không hiểu về oxytocin. Nó là một hoocmôn gây stress Tuyến yên của bạn tiết ra chất này là một phần của phản ứng với căng thẳng. Nó đóng vai trò quan trọng trong phản ứng stress của bạn như adrenalin khiến tim bạn đập nhanh vậy. Và khi oxytocin được giải phóng trong phản ứng với stress, nó khiến bạn tìm kiếm sự giúp đỡ. Phản ứng sinh lý với stress thôi thúc bạn tâm sự cảm xúc của mình với ai đó thay vì giữ kín nó. Phản ứng của bạn muốn chắc rằng bạn để ý đến việc ai đó thân quen với mình đang gặp rắc rối và rằng các bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, sự hồi đáp với stress muốn bạn được bao bọc bởi những người quan tâm đến mình. Được rồi, vậy làm sao biết được khía cạnh này của stress lại khiến bạn khỏe mạnh hơn? À, vì oxytocin không chỉ tác động lên não bạn. Nó tác động đến toàn bộ cơ thể bạn, và một trong những vai trò của nó đối với cơ thể là bảo vệ hệ tim mạch của bạn khỏi những tác hại của stress. Nó là một loại kháng sinh tự nhiên. Nó cũng giúp các mạch máu của bạn dãn ra khi gặp căng thẳng. Nhưng hiệu quả của nó lên cơ thể mà tôi thích nhất lại là đối với trái tim. Tim bạn có những cơ quan thụ cảm với hoocmôn này và oxytocin giúp tế bào tim tái sinh và chữa lành khỏi những hư tổn mà stress gây ra. Hoocmôn stress này làm tim bạn khỏe hơn, và điều tuyệt vời là tất cả những lợi ích thể chất của oxytocin đều được nâng cao hơn bởi giao tiếp và ủng hộ từ xã hội vì thế khi bạn tìm đến những người khác, dưới áp lực của stress, dù là để được giúp đỡ, hay để giúp đỡ ai đó, bạn giải phóng nhiều hoocmôn này hơn, sự hồi đáp với stress của bạn trở nên khỏe mạnh hơn, và bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau stress. Tôi thấy điều này thật hết sức kinh ngạc, rằng phản ứng với stress của bạn có một cơ chế nội sinh để phục hồi sau căng thẳng, và cơ chế đó là sự kết nối giữa con người. Tôi muốn kết thúc bài nói của mình bằng việc kể cho các bạn về một nghiên cứu nữa. Và hãy nghe kĩ nhé, vì có thể nghiên cứu này cũng sẽ cứu một mạng sống. Đây là nghiên cứu theo dõi khoảng 1000 người trưởng thành ở Mỹ, trong độ tuổi từ 34 đến 93, và họ bắt đầu nghiên cứu bằng việc hỏi, "Trong năm qua bạn gặp bao nhiêu căng thẳng?" Họ cũng hỏi rằng, "Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, những người trong cộng đồng của mình?" Và sau đó họ dùng ghi chép công cộng trong 5 năm tiếp theo để tìm ra những ai đã chết. Vâng, lại tin xấu trước nhé: Với mỗi trải nghiệm cuộc sống gây nhiều mệt mỏi, như khó khăn tài chính, hay khủng hoảng trong gia đình, thì nguy cơ tử vong lại tăng 30 phần trăm Nhưng - và tôi hi vọng các bạn cũng đang mong chữ "nhưng" này... Điều đó không đúng với tất cả mọi người. Những người dành thời gian quan tâm đến người khác không có biểu hiện gì là tăng nguy cơ tử vong do stress cả, Hoàn toàn không. Sự quan tâm tạo ra khả năng phục hồi. Và một lần nữa chúng ta lại thấy rằng những ảnh hưởng xấu của stress với sức khỏe của bạn không phải là bất khả kháng. Cách bạn suy nghĩ và hành động có thể thay đổi trải nghiệm với áp lực và mệt mỏi của bạn. Khi bạn chọn nhìn phản ứng căng thẳng một cách có lợi, bạn tạo ra lòng can đảm sinh học. Và khi bạn kết nối với những người khác dưới tác động của stress, bạn có thể tạo ra sự hồi phục. Không có nghĩa là tôi sẽ muốn có thêm các kinh nghiệm căng thẳng trong đời mình nữa, nhưng khoa học này đã cho tôi một cách đánh giá hoàn toàn mới mẻ về stress. Stress cho chúng ta thâm nhập vào trái tim của chính mình. Trái tim đầy trắc ẩn tìm thấy ý nghĩa và niềm vui khi kết nối với những người khác, và, vâng, trái tim đang đập của bạn, làm việc thật chăm chỉ để cho bạn năng lượng và sức mạnh, và khi bạn chọn nhìn stress theo cách đó, bạn không chỉ đối đầu với nó tốt hơn, mà bạn còn đang tạo ra một tuyên bố sâu sắc. Bạn đang nói rằng bạn có thể tin vào chính mình để vượt qua những thử thách trong cuộc sống, và bạn ghi nhớ rằng bạn không phải đối đầu đơn độc với chúng. Xin cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Quả thật điều mà bạn vừa chia sẻ thật tuyệt vời. Tôi thấy thật kinh ngạc rằng một quan điểm về stress lại có thể thay đổi tuổi thọ của con người nhiều đến thế. Nói rộng ra từ điều này, giả sử, nếu ai đó đang chọn lựa cách sống, giữa một công việc căng thẳng và một việc không áp lực, thì việc lựa chọn con đường nào để đi liệu có còn quan trọng khi theo đuổi công việc nhiều căng thẳng và áp lực vẩn được xem là khôn ngoan miễn là bạn tin rằng bạn có thể đảm đương được nó, bằng cách này hay cách khác? Kelly McGonigal: Vâng, và chúng ta biết chắc một điều rằng theo đuổi ý nghĩa thì tốt cho sức khỏe hơn là cố tránh sự khó chịu. Và vì thế tôi muốn nói rằng cách đưa ra lựa chọn tốt nhất, là theo đuổi điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và hãy tin tưởng bản thân để đối mặt với những áp lực đi kèm với nó. CA: Cảm ơn rất nhiều, Kelly. Thật là tuyệt. KM: Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Khi còn là chàng trai trẻ, tôi đã dành 6 năm để thám hiểm thiên nhiên hoang dã vùng nhiệt đới làm việc như một nhà báo điều tra tại một số nơi mê ly nhất của thế giới. Tôi đã liều lĩnh và dại dột đúng như một chàng trai trẻ có thể. Đó là lý do những cuộc chiến nổ ra. Nhưng tôi cũng càng cảm thấy được sống nhiều hơn trước đó. Và khi trở về nhà, tôi đã thấy mục đích tồn tại của mình từ từ suy giảm cho đến khi việc xếp chén bát vào máy rửa chén lại có vẻ như một thử thách thú vị. Và tôi thấy mình đại loại là đang cào cấu những bức tường cuộc đời, như thể đang cố tìm đường thoát vào một không gian rộng hơn xa hơn nữa. Tôi đã, tôi tin rằng, thật chán nản về mặt sinh thái. Giờ đây, chúng ta đã tiến hóa trong một thời kỳ đầy thách thức hơn nữa trong một thế giới của sừng và ngà và răng nanh và móng vuốt. Và chúng ta vẫn còn những nỗi sợ hãi và lòng can đảm và sự hùng hổ cần thiết để tồn tại trong những khoảng thời gian đó. Nhưng trong vùng đất thoải mái, an toàn, đông đúc của mình, chúng ta ít có cơ hội để thực thi chúng mà không làm hại người khác. Và đây là phần nào hạn chế mà tôi thấy bản thân mình phải va chạm. Để chinh phục sự không chắc chắn, để biết cái gì sẽ đến tiếp theo, đó là gần như là mục tiêu chủ đạo của xã hội đã được công nghiệp hóa hoặc gần như là như vậy, chúng ta gặp phải một tập hợp mới các nhu cầu chưa được đáp ứng. Chúng ta đã ưu ái đặt sự an toàn lên trên sự trải nghiệm và chúng ta thu lại được khá nhiều khi làm vậy nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng đã bỏ sót nhiều thứ. Nào, tôi không lãng mạn hóa thời gian tiến hóa. Tôi đã thực sự quá tuổi săn bắn - hái lượm, và kết quả của một cuộc chiến sinh tử giữa tôi loạng choạng với một ngọn giáo đá và một con bò rừng khổng lồ đang lồng lộn không phải là khó dự đoán. Và tính xác thực cũng không phải là thứ mà tôi đang tìm kiếm. Tôi không cho rằng đó là một khái niệm hữu ích hoặc thậm chí dễ hiểu. Tôi chỉ muốn một cuộc sống phong phú và nguyên sơ hơn là cuộc sống mà tôi đã có thể có được tại Anh, hoặc, cái cuộc sống mà chúng ta có thể sở hữu ở hầu hết các khu vực của thế giới công nghiệp Và chỉ khi tôi tình cờ tìm thấy một từ ngữ xa lạ tôi mới bắt đầu hiểu ra mình đang tìm kiếm cái gì Và ngay sau đó, tôi nhận ra rằng mình muốn cống hiến phần lớn khoảng đời còn lại của mình cho nó. Đấy là "rewilding" (tái hoang dã) và mặc dù rewilding là một từ mới, nó cũng đã có được một vài định nghĩa.rồi. Nhưng có 2 thứ đặc biệt làm tôi bị mê hoặc. Thứ nhất là sự phục hồi hàng loạt của các hệ sinh thái. Một trong những phát hiện khoa học thú vị nhất của nửa thế kỷ trước đã khám phá ra thác dinh dưỡng phổ biến. Một thác dinh dưỡng là một quá trình sinh thái bắt đầu ở đầu chuỗi thức ăn và giảm mạnh khi càng đi xuống phía dưới cuối chuỗi, và một ví dụ cổ điển là những gì đã xảy ra trong công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ khi những con sói đã được đưa trở lại vào năm 1995. Nào, chúng ta đều biết rằng loài sói giết khá nhiều các loài động vật, nhưng có lẽ chúng ta hơi ít biết rằng chúng cũng cứu sống nhiều loài khác. Nghe có vẻ lạ, nhưng chỉ cần theo dõi tôi một lúc. Trước khi những con sói trỗi dậy, chúng đã vắng mặt suốt 70 năm. Số lượng hươu, nai, vì không có gì để săn chúng, đã lớn dần lớn dần trong công viên Yellowstone, và mặc dù có những nỗ lực của con người để kiểm soát chúng, họ đã cố gắng cắt giảm nhiều thảm thực vật ở đó xuống còn gần như không còn gì, họ chỉ chăn thả chúng. Nhưng ngay sau khi những con sói đến, mặc dù chúng đã ít về số lượng, chúng bắt đầu có những tác động đáng chú ý hơn hết. Đầu tiên, dĩ nhiên, chúng ăn thịt vài con nai, nhưng đấy không phải là điều chính yếu. Còn nhiều cái đáng kể hơn, chúng hoàn toàn làm thay đổi hành vi của những con nai. Những con nai bắt đầu né tránh một vài khu vực của công viên, những nơi mà chúng có thể bị mắc kẹt dễ dàng nhất, đặc biệt là các thung lũng và các hẻm núi, và ngay lập tức những nơi đó bắt đầu tái sinh. Trong một số khu vực, chiều cao của cây tăng gấp 5 lần chỉ trong 6 năm. Những sườn trọc của thung lũng nhanh chóng trở thành rừng cây dương lá rung cây liễu và cây dương. Ngay sau đó, chim muông bắt đầu dọn đến. Số lượng loài chim biết hót, các loài chim di cư, bắt đầu tăng đáng kể. Số lượng hải ly cũng bắt đầu tăng, bởi chúng thích ăn cây. Và hải ly, cũng như sói, chúng là những kỹ sư hệ sinh thái. Chúng tạo ra những cái hốc cho những loài khác. Và các cái đập chúng xây trên sông đã cung cấp nơi cư trú cho rái cá và chuột xạ vịt, cá, bò sát và lưỡng cư. Những con sói giết chó Bắc Mĩ, và như một kết quả tất yếu, số lượng thỏ và chuột bắt đầu tăng, có nghĩa là nhiều diều hâu, nhiều chồn hơn, nhiều cáo, nhiều con lửng hơn. Quạ và đại bàng xà xuống để kiếm ăn trên những cái xác mà lũ sói bỏ lại. Gấu cũng ăn, và quần thể của chúng cũng bắt đầu tăng lên, một phần cũng bởi có nhiều quả rừng mọc lên trên những bụi cây đang tái sinh hơn, và những con gấu củng cố tác động của loài sói bằng cách giết vài con con của lũ nai. Nhưng đây mới là thực sự thú vị. Những con sói đã thay đổi trạng thái của những con sông. Chúng bắt đầu ít quanh co hơn. Có ít xói mòn. Các con kênh thu hẹp lại. Nhiều hồ hình thành, nhiều phần máng hơn, tất cả những điều đó thì thật là tuyệt cho môi trường hoang dã. Những con sông thay đổi để thích ứng với lũ sói, và lý do là các khu rừng đang tái sinh làm ổn định các bên bờ, thế nên chúng ít bị sạt lở hơn, bởi vậy những con sông trở nên ổn định hơn trong dòng chảy của chúng. Tương tự, bằng cách lái những con nai ra khỏi vài địa điểm và thảm thực vật phục hồi ở hai bên thung lũng, có ít đất xói mòn hơn, bởi thực vật cũng đã được ổn định. nên sói, với một số lượng nhỏ, đã chuyển đổi không chỉ là hệ sinh thái của Công viên quốc gia Yellowstone, khu vực đất đai rộng lớn này, mà còn cả địa lý tự nhiên của nó. Cá voi trong vùng biển phương nam có ảnh hưởng trên phạm vi rộng một cách tương tự. Một trong nhiều lý do nghe có vẻ hợp lý mà chính phủ Nhật Bản dùng để biện hộ việc cho phép đánh bắt cá voi là họ nói rằng, "Được, số lượng cá và nhuyễn thể sẽ tăng và tiếp là sẽ có thêm nhiều thức ăn cho con người." Và, đó là một cái cớ ngớ ngẩn, nhưng nó phần nào có ý nghĩa, phải không, bởi vì bạn hay nghĩ rằng cá voi ăn một lượng khổng lồ cá và nhuyễn thể, bởi vậy rõ ràng việc mang cá voi đi khỏi, thì sẽ có nhiều cá và nhuyễn thể hơn. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Bạn mang cá voi đi, và số lượng nhuyễn thể tụt giảm. Tại sao lại như vậy? Hóa ra cá voi rất quan trọng trong việc duy trì toàn bộ hệ sinh thái đó, và một trong những lý do là chúng thương xuyên kiếm ăn ở dưới sâu và rồi chúng bơi lên bề mặt và sản xuất ra cái thứ mà các nhà sinh vật học lịch sự gọi là luồng chất thải lớn, vụ nổ rất lớn của phân ngay trên bề mặt nước, trong vùng sáng, nơi có đủ ánh sáng cho phép quá trình quang hợp diễn ra, và những luồng lớn phân bón đó kích thích sự phát triển của thực vật phù du, các thực vật phù du vốn nằm ở dưới cùng chuỗi thức ăn, kích thích sự phát triển của động vật phù du, vốn là thức ăn cho cá và các loài nhuyễn thể. Một điều nữa mà cá voi làm đó là, khi chúng phụt những cột nước lên xuống chúng đá những sinh vật phù du trở về với bề mặt nơi chúng tiếp tuc tồn tại và tái sản xuất, Và thật thú vị, chúng ta biết rằng các sinh thực vật phù du trong đại dương hấp thu cacbon từ khí quyển -- càng nhiều thực vật phù du, càng nhiều cacbon được hấp thụ -- và cuối cùng chúng lọc xuống vực thẳm và loại bỏ cacbon khỏi hệ khí quyển. Vâng, dường như khi cá voi còn giữ được quần thể lịch sử của chúng, chúng chịu trách nhiệm cho sự tách riêng vài chục triệu tấn cacbon hằng năm từ khí quyển. và khi bạn nhìn vào thứ như vậy, bạn nghĩ, đợi chút, đây là những con sói đã làm thay đổi địa lý tự nhiên của công viên quốc gia Yellowstone. Đây là những con cá voi đã làm thay đổi cấu tạo của khí quyển. Bạn bắt đầu nhận ra rằng có thể, bằng chứng ủng hộ giả thuyết Gaia của James Lovelock, , quan niệm thế giới như một hệ cơ thể tự điều tiết một cách chặt chẽ, là khởi đầu, ở cấp độ hệ sinh thái, để tích lũy. Thác dinh dưỡng nói cho chúng ra rằng thế giới tự nhiên thậm chí còn hấp dẫn và phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Chúng nói với chúng ta rằng khi bạn đem đi các loài động vật lớn, bạn để lại một hệ sinh thái hoàn toàn khác với khi còn giữ được những động vật lớn kia. Và chúng, theo quan điểm của tôi, đã tạo một trường hợp mạnh mẽ cho sự tái thả các loài bị mất tích. Rewilding, theo tôi, nghĩa là mang trở lại các động vật và thực vật đã mất. Có nghĩa là tháo bỏ hàng rào, có nghĩa là chặn các rãnh thoát nước, có nghĩa là ngăn chặn thương mại hải sản trong những vùng biển rộng lớn, nhưng mặt khác phải lùi lại. Không thể xác định một hệ sinh thái đúng là như thế nào hay tập hợp đúng các loài là như thế nào. Đó cũng không phải ;à cố gắng tạo ra sức khỏe hay đồng cỏ một cơn mưa rừng hay một khu vườn rong biển hoặc rặng san hô. Hãy để tự nhiên quyết định. và tự nhiên, rộng lớn, lại khá giỏi trong việc đưa ra quyết định. Bây giờ, như tôi đã đề cập rằng có hai định nghĩa của "tái hoang dã" làm tôi hứng thú. Cái còn lại là sự tái hoang dã cuộc sống của con người. Và tôi không xem điều đó như một sự thay thế của nền văn minh. Tôi tin rằng chúng ta có thể tận hưởng lợi ích của công nghệ tiên tiến, như chúng ta vẫn đang làm đây, nhưng cùng lúc, nếu chúng ta lựa chọn, thì sẽ được tiếp cận với một cuộc sống phong phú và hoang dã hơn bởi đó sẽ là những môi trường sống tái hoang dã tuyệt vời. Và cơ hội cho việc này đang phát triển nhanh chóng hơn bạn nghĩ. Có một ước tính cho thấy rằng ở Hoa Kì, hai phần ba diện tích từng có rừng sau đó bị đốn sạch đã được phủ xanh trở lại khi mà những kẻ khai thác gỗ và nông dân rút lui, đặc biệt từ nửa phía đông của đất nước. Một ví dụ khác thì cho thấy 30 triệu ha đất ở châu Âu, với diện tích tương đương diện tích của Ba Lan, sẽ bị nông dân bỏ trống vào khoảng năm 2000 đến 2030. Bây giờ, đối mặt với những cơ hội như vậy, liệu nó nghe có vẻ hơi không được tham vọng không khi nghĩ rằng chỉ cần mang trở lại sói, mèo rừng, gấu, hải ly, bò rừng, heo rừng, nai sừng tấm, và tất cả những loài khác đang thực sự bắt đầu di chuyển khá nhanh trên khắp châu Âu? Có lẽ chúng ta cũng nên bắt đầu suy nghĩ về sự trở lại của hệ động vật lớn đã biến mất. Hệ động vật lớn là gì? Vâng, mỗi lục địa đã từng có một hệ như thế, trừ châu Nam Cực. Khi Quảng trường Trafalgar ở London được khai quật, những tảng đá đáy sông được tìm thấy với đầy xương của hà mã, tê giác, voi, linh cẩu, sư tử. Vâng, thưa quý ông quý bà, đã từng có sư tử tại Quảng trường Trafalgar từ lâu trước khi Cột Nelson được xây dựng. Tất cả những loài đã sống ở đây trong thời kì trung gian giữa các kỷ băng hà, khi nhiệt độ là khá tương tự như của chúng ta. không phải là khí hậu, phần lớn, đã tống khứ hệ động vật lớn của thế giới. Đó là áp lực của dân số loài người săn bắn và phá hủy môi trường sinh sống của chúng đã làm điều đó. Vàmặc dù là như vậy, bạn vẫn còn có thể nhìn thấy bóng dáng của những con thú lớn này trong hệ sinh thái hiện tại của chúng ta. Tại sao có quá nhiều cây rụng lá có thể nảy mầm từ bất cứ điểm nào của thân cây bị gãy? Tại sao chúng có thể chịu đựng được sự mất mát của quá nhiều vỏ cây? Tại sao trong khi tầng dưới tán của cây vốn phải chịu tầng lực gió thấp hơn và mang ít trọng lượng hơn là những tầng vòm, thì lại cứng rắn và khó bị phá vỡ hơn? Voi. Chúng được cấu tạo để thích nghi với loài voi. Ở châu Âu, ví dụ, chúng phát triển để chống lại voi ngà thẳng, loài elephas antiquus, đó là loài thú tuyệt vời. Nó có họ hàng với voi châu Á, nhưng nó từng là một loài động vật ôn đới, một tạo vật rừng ôn đới. Nó lớn hơn voi châu Á rất nhiều. Nhưng tại sao một số bụi cây thông thường lại có gai, mà dường như là được trang bị quá mức chỉ để chống lại sự sục sạo của lũ hươu nai? Có lẽ bởi vì chúng đã phát triển để chống lại sự sục sạo của tê giác. Liệu đó có phải là một ý nghĩ tuyệt vời không khi mỗi lần lang thang vào một công viên hoặc thả bộ xuống một con đường hoặc xuyên qua một con phố toàn lá, bạn có thể nhìn thấy bóng dáng của những con thú vĩ đại này? Cổ sinh thái học, nghiên cứu về các hệ sinh thái trong quá khứ, quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta, như là một cổng thông mà qua đó bạn có thể đi đến một vương quốc thần tiên. Và nếu chúng ta thực sự đang tìm kiếm tại các khu vực đất đai với đủ loại kích cỡ mà tôi đã đề cập đến, tại sao không tái lập một số hệ động vật đã bị mất , hoặc ít nhất là loài có liên quan chặt chẽ với điều ấy vốn đã bị tuyệt chủng ở khắp nơi? Tại sao không phải là tất cả chúng ta đều có một Serengeti trên ngưỡng cửa của mình? Và có lẽ đây là thứ quan trọng nhất rằng: tái hoang dã" cho chúng ta, thứ quan trọng nhất mà cuộc sống của chúng ta đang thiếu thốn: hi vọng. Trong việc thúc đẩy mọi người yêu thương và bảo vệ thế giới tự nhiên, một ounce hy vọng giá trị hơn một tấn tuyệt vọng. Câu chuyện tái hoang dã nói với chúng ta rằng sự thay đổi sinh thái không cần phải luôn luôn tiến hành theo một hướng. Nó cho chúng ta hi vọng rằng mùa xuân lặng lẽ của chúng ta có thể được thay thế bằng một mùa hè khò khè. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Đây là Charley Williams Bức ảnh này chụp khi ông ấy 94 tuổi Năm 1930, Rooselvelt đã tạo việc làm cho hàng ngàn người Mỹ bằng cách đưa họ đi xây dựng cầu đường, những cơ sở hạ tầng khác và đường hầm Ông ấy cũng làm một việc thú vị khác là thuê hàng trăm nhà văn đi khắp nước Mỹ viết lại những câu chuyện về những người Mỹ bình dị Charley, một người tá điền nghèo khổ bình thường ra, không phải là một nhân vật cho những cuộc phỏng vấn hoành tráng Thực ra ông ấy đã từng là nô lệ cho tới khi 22 tuổi. Nhưng câu chuyện về cuộc đời ông đã làm nên một viên ngọc quý cho lịch sử, cho những chuyện kể về kiếp người của những người từng là nô lệ Anna Deavere Smith nói một câu nổi tiếng là: "Cuộc đời ai cũng đều là một câu chuyện" Ba thế hệ sau, tôi tham gia một dự án gọi là StoryCorps , được lập ra với mục đích lưu giữ lại câu chuyện về những người dân thường trên nước Mỹ bằng cách dựng nên những phòng thu âm thanh chuẩn tại những không gian công cộng. Ý tưởng này rất, rất đơn giản Bạn đi vào những căn phòng đó, bạn phỏng vấn bà của mình hoặc một người họ hàng rồi để lại bản sao của cuộc phỏng vấn và nó sẽ được gửi đến Thư viện Quốc hội. Đó là một cách thiết thực để lưu giữ lại lịch sử dân tộc dưới dạng tiếng nói. Mỗi bài ghi âm là một cuộc nói chuyện. Và câu hỏi đặt ra là: Bạn muốn nhớ về những ai nếu bạn chỉ có 45 phút với bà mình? Điều thú vị là, trong cuộc chuyện trò với người sáng lập, Dave Isay, chúng tôi luôn nói về vấn đề này như thể một dự án mang tính phá vỡ bởi vì khi nghĩ về nó, sẽ thấy vấn đề không hẳn là về câu chuyện được thuật lại mà là về cách lắng nghe chúng, và về câu hỏi nào bạn muốn đặt ra, có thể là những câu hỏi mà bạn sẽ không dám hỏi vào một dịp khác. Tôi sẽ mở một vài trích đoạn ngắn từ dự án này [Jesus Melendez nói về những phút cuối đời của nhà thơ Pedro Pietri] Jesus Melendez: Chúng tôi bay lên và khi đang tiến hành cất cánh trước khi chúng tôi lên khỏi mặt đất điểm bay trên mặt đất là 45.000 feet nên trước khi chúng tôi bay lên khỏi mặt đất Pedro bắt đầu rời bỏ chúng tôi Nhưng điều đẹp đẽ đó là tôi tin rằng sau có một điều gì đó sau cái chết Bạn có thể thấy điều ấy ở trong Pedro [Danny Perasa và vợ là Annie Perasa đã kết hôn 26 năm] Danny Perasa: Em thấy không, vấn đề là Anh luôn thấy cắn rứt khi nói với em "Anh yêu em" Và anh lại hay nói thế quá. Anh nói là để nhắc cho em biết là anh khờ lắm, điều anh muốn gửi tới em, giống như là một bài hát hay mà lại phát ra từ cái đài hỏng Và em thật là tốt bụng khi đã vẫn chịu giữ lại cái đài này trong nhà. (Cười) [Michael Wolmetz và bạn gái Debora Brakarz] Michael Wolmetz: Đây là cái nhẫn ba anh đã tặng cho mẹ anh và chúng ta có thể để nó ở đó. Ba anh đã tiết kiệm để mua cái nhẫn, và ông đã cầu hôn mẹ anh với cái nhẫn này, và anh nghĩ là anh sẽ tặng nó cho em để ông cũng luôn ở bên chúng mình. Anh sẽ đưa mic cho em ngay bây giờ, Debora. Ngón tay nào nhỉ? Debora Brakarz: (Khóc) MW: Debora, em cưới anh nhé! DB: Vâng. Đương nhiên rồi. Em yêu anh. (Hôn nhau) MW: Các con ơi, mẹ con và ba đã cưới nhau như thế này đấy, trong một phòng thu ở nhà Ga Trung tâm với chiếc nhẫn của ông nội. Ông nội của ba làm tài xế taxi suốt 40 năm. Ông ấy thường đón khách ở đây, mỗi ngày. Nên việc cưới ở đây có vẻ rất hợp! Jake Barton: Phải nói rằng Không phải tôi cố tình chọn những mẩu chuyện này để làm quý vị khóc đâu Bởi vì tất cả các câu chuyện đều cũng sẽ làm các bạn khóc. Cả dự án này đều được xây dựng dựa trên một cử chỉ yêu thương đó chính là Lắng nghe. Ý tưởng xây dựng một không gian dựa trên những khoảnh khắc chuyện trò và lắng nghe thực ra là điều mà công ty của tôi, Local Projects đã và đang thực hiện các cam kết này của chúng tôi. Chúng tôi là một công ty thiết kế truyền thông và chúng tôi hợp tác cùng nhiều cơ quan khác nhau để xây dựng những hệ thống truyền thông cho bảo tàng và không gian công cộng Dự án gần đây nhất mà chúng tôi tham gia là Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland chúng tôi đã thiết lập tại đây một khu vực tương tác tên là Gallery One. Và Gallery One là một dự án rất thú vị vì nó được bắt đầu với một số tiền khổng lồ 350 triệu đô được dùng để mở rộng bảo tàng nghệ thuật Cleveland chúng tôi đã xây dựng thêm khu vực này để phát triển thêm tiềm năng cũng như thêm du khách đồng thời bởi vì bản thân bảo tàng cũng đang trên đà phát triển. Glenn Lowry, giám đốc MoMA đã nói rất xác đáng rằng "Chúng ta muốn những du khách không còn thấy mình là khách nữa, Du khách chỉ là người ghé chơi chốc lát. còn chúng ta muốn họ thấy mình thực sự thuộc về nơi này và có quyền sở hữu nó." Vậy nên những gì chúng tôi làm là xây dựng một danh sách lớn những cách khác nhau để ai cũng có thể tham gia tương tác với những vật dụng ở trong phòng triển lãm này thế nên bạn vẫn có thể xem triển lãm theo kiểu truyền thống, Nhưng nếu thích thú, bạn có thể tương tác với từng tác phẩm nghệ thuật để xem nguồn gốc ban đầu của nó, nó ra đời từ đâu hoặc được tạo tác thế nào. Thành ra, ví dụ, bạn có thể kích chuột vào cái đầu sư tử này và biết nguồn gốc của nó là từ năm 1300 Trước CN hoặc căn phòng riêng lẻ này bạn sẽ thấy một cái phòng ngủ. Nó thực sự sẽ thay đổi cách bạn nhìn nhận về những bức tranh màu keo loại này. Đây là một trong những điều tôi thích nhất vì bạn có thể nhìn tận mắt một studio. Đây là tượng bán thân của Rodin. Bạn sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu của sáng tạo. Và nó khiến bạn nghĩ về hàng trăm hay hàng ngàn năm sáng tạo của loài người và cách mà mỗi tác phẩm nghệ thuật làm nên một phần của câu chuyện đó. Đây là Picasso, đương nhiên từ thế kỷ 20 ta đã quá quen với hình ảnh này tiếp theo tôi sẽ cho các bạn xem một chương trình làm bật lên ý tưởng về sự kế thừa sáng tạo. Đó là một thuật toán giúp cho bạn có thể lướt qua bộ sưu tập của bảo tàng bằng cách sử dụng hệ thống nhận biết nét mặt Người này đang tạo những nét mặt khác nhau và nó dẫn cô ta đến những hiện vật khác nhau từ bộ sưu tập mà mang cùng nét mặt như cô. Bạn hãy tưởng tượng là khi mọi người đang có những điệu bộ khác nhau ở trong bảo tàng, bạn sẽ cảm nhận được về một mối liên hệ cảm xúc, khuôn mặt của chúng ta cũng được kết nối với hàng ngàn hay hàng trăm ngàn năm trước. Đây là một giao diện cho phép bạn vẽ và từ đó tìm ra những tác phẩm cũng có cùng hình dáng. Vậy là càng ngày chúng ta càng tìm ra được những cách để con người có thể là sáng tạo ngay chính trong bảo tàng. để sáng tạo ngay khi họ đang ngắm nhìn những tạo tác của người khác và tìm hiểu chúng. Trên bức tường này, bức tường hiển thị các bộ sưu tập, bạn có thể thấy 3000 tác phẩm cùng một lúc, và bạn có thể cũng có thể tự tạo một tour thăm bảo tàng và rồi chia sẻ chúng và ai đó có thể được đi tham quan giám đốc bảo tàng hay một tour khác với những đứa em họ của mình. Nhưng khi chúng tôi thực hiện dự án này với Cleveland chúng tôi cũng đang thực hiện phần hậu trường để xây dựng chương trình tương tác lớn nhất của mình tính tới thời điểm này đó là Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9 Chúng tôi bắt đầu vào năm 2006 với tư cách là một thành viên làm việc cùng Thinc Design để soạn một kế hoạch xây dựng bảo tàng, chúng tôi đã hoàn thành tất cả những thiết kế truyền thông cho cả bảo tàng và đài tưởng niệm và cho ra đời những sản phẩm truyền thông Đài tưởng niệm mở cửa năm 2011, và bảo tàng sẽ mở cửa vào năm tới, năm 2014. Từ những hình ảnh này bạn có thể thấy quang cảnh rất thô sơ và gần như đổ nát Và đương nhiên sự kiện này cũng mới xảy ra, nằm đâu đó giữa lịch sử và thời sự, quả là một thử thách lớn khi phải hình dung làm thế nào để tạo một không gian như thế và với một sự kiện như thế này để thực sự kể được một câu chuyện. Chúng tôi đã bắt đầu bằng một cách nghĩ mới về xây dựng bảo tàng thông qua một dự án gọi là Làm nên Lịch sử mà chúng tôi bắt đầu vào năm 2009. Ước tính 1/3 thế giới đã theo dõi trực tiếp sự kiện 11/9 và 1/3 thế giới nghe tin trong vòng 24h khiến sự kiện này, khi xảy ra, trở thành một khoảnh khắc chưa từng có trong nhận thức toàn cầu Và chúng tôi tiến hành thu thập những câu chuyện từ khắp thế giới, qua video, hình ảnh, qua những bài học lịch sử được ghi chép lại, và cả những trải nghiệm của mọi người vào ngày hôm đó. Điều này, thực ra là một sự liều lĩnh cho bảo tàng khi bước những bước đầu tiên trong tạo ra một diễn đàn mở như thế này. Thế nhưng điều này cùng với dự án ghi lại lịch sử từ phòng thu là những ví dụ đơn giản nhất mà chúng tôi từng làm, nơi mà bạn có thể định vị được mình trên bản đồ. Có sáu ngôn ngữ và bạn có thể kể câu chuyện của mình về điều gì đã xảy đến với bạn ngày hôm đó. Và khi chúng tôi bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh không thể nào tin được, và những câu chuyện ùa về từ khắp mọi nơi trên thế giới Đây quả là một phần của điều mà chúng tôi hằng mong đợi. Chúng tôi thực sự bắt đầu nhận ra rằng có một sự đối xứng tuyệt vời giữa bản thân sự kiện này với cách mà mọi người kể về nó và cách mà chính chúng ta cần phải kể về nó. Cụ thể, bức hình này thực sự khiến chúng ta chú ý vì nó dường như đã nói lên toàn bộ sự kiện này. Đây là một bức ảnh từ đường hầm Brooklyn-Battery. Có một lính cứu hỏa bị mắc kẹt giữa dòng xe vì tắc đường, các lính cứu hỏa đang chạy chạy một dặm rưỡi để tới được hiện trường với một túi linh kiện nặng hơn ba mươi cân trên vai. Chúng tôi nhận được một email cảm động, viết rằng: "Khi xem hàng ngàn bức ảnh ở triển lãm, bất ngờ tôi thấy bức ảnh con trai của mình. Đó là cú sốc tâm lý cho tôi nhưng thật may mắn khi tìm được tấm hình này." Ông ấy đã viết thư này vì "Tôi muốn cảm ơn người chụp bức ảnh đã đưa bức ảnh lên, không lời nào tả xiết nó có ý nghĩa với tôi đến thế nào khi có thể thấy được bức ảnh mà có lẽ là bức ảnh cuối cùng của con trai tôi." Và điều này đã khiến chúng tôi nhận ra rằng bảo tàng này cần phải được xây dựng thế nào đó để có thể thực sự kể một câu chuyện. Chúng ta không thể chỉ có một nhà sử học hay một giám tuyển kể lại câu chuyện này một cách khách quan ở ngôi thứ ba về sự kiện như thế này, khi mà bạn có những nhân chứng lịch sử , những người mà hoàn toàn có thể tự tìm đến bảo tàng ngoài đời. Vậy nên chúng tôi bắt đầu hình dung về một bảo tàng cùng với một đội ngũ sáng tạo và những giám tuyển, chúng tôi muốn những tiếng nói đầu tiên mà bạn sẽ nghe bên trong bảo tàng sẽ là của những vị khách khác. Và chúng tôi có ý tưởng lập một phòng trưng bày mở gọi là Chúng Ta Vẫn Nhớ Tôi sẽ mở cho các bạn nghe một đoạn băng mẫu nhưng các bạn sẽ cảm nhận được việc đó sẽ trông như thế nào khi thực sự khi bạn thực sự bước vào bước vào đấy vào đúng thời điểm diễn ra sự việc và được đưa về ngược dòng lịch sử. (Video) Giọng nói 1: Tôi đang ở Honolulu, Hawaii Giọng nói 2: Tôi đang ở Cairo, Ai Cập Giọng nói 3: Tôi đang ở Champs-Elysees, Paris Giọng nói 4: Ở trường, Đại học Berkeley. Giọng nói 5: Tôi đang ở quảng trường Thời đại Giọng nói 6: Sao Paolo, Brazil (Nhiều giọng nói đan xen) Giọng nói 7: Lúc ấy có lẽ tầm 11h đêm Giọng nói 8: Tôi đang lái xe đi làm vào lúc 5:45 sáng giờ địa phương, Giọng nói 9: Chúng tôi đang trong cuộc họp thì có người chạy vào và báo, "Trời ơi, một máy bay đã đâm vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới!" Giọng nói 10: Tôi điên cuồng đi tìm một cái đài phát thanh Giọng nói 11: Khi tôi nghe tin trên đài.. Giọng nói 12: Nghe nói trên đài (Nhiều giọng nói xen kẽ) Giọng nói 13: Tôi nhận được điện thoại từ ba mình. Giọng nói 14: Điện thoại đổ chuông, dựng tôi dậy. Đối tác kinh doanh của tôi nói hãy bật TV lên. Giọng nói 15: Tôi bật TV lên. Giọng nói 16: Tất cả mọi kênh của Ý đều phát cùng một hình ảnh Giọng nói 17: Tháp Đôi Giọng nói 18: Tháp Đôi. JB: Và bạn sẽ đi từ chỗ này tới một không gian mở, có nhiều ngóc ngách. Đây là một bức tường xi măng. Nó là bức tường còn sót lại ở tầng hầm của Trung tâm Thương mại Thế giới và vẫn chống chọi lại với áp suất của dòng sông Hudson trong suốt một năm sau sự kiên này. Chúng tôi cũng nghĩ làm sao để có thể thực sự truyền tải cái cảm xúc thực sự khi hiện diện trong khoảnh khắc ấy vào trong không gian triển lãm. Chúng tôi đã kể những câu chuyện ở bên trong tháp đôi qua cùng những cuộn băng ghi âm của nhiều người, nên các bạn sẽ nghe thấy mọi người kể chân thực họ thấy máy bay khi đang đi vào trong tòa nhà hoặc khi đang xuống cầu thang. Và khi bạn tiến vào trong triển lãm, nơi mà người ta kể về sự phục hồi sau thảm họa đó, chúng tôi chiếu thẳng vào những khoảnh khắc từ giữa thanh sắt cong vênh, những trải nghiệm của người trong cuộc những người đã thực sự ngoi lên trên những đống đổ nát. Bạn có thể nghe thấy lịch sử được chép lại qua giọng nói.. những người xách từng xô nước để chữa cháy bạn sẽ thấy hàng ngàn trải nghiệm kể từ khoảnh khắc ấy Khi bạn rời khỏi khoảnh khắc ấy của câu chuyện hiểu thêm về ngày 11/9, khi đó chúng tôi sẽ đưa bảo tàng quay trở lại khoảnh khắc của sự lắng nghe và chuyện trò với từng vị khách một hỏi họ về trải nghiệm của chính họ về sự kiện 11/9. Chúng tôi hỏi họ những câu hỏi mà, thực ra, không thực sự có thể trả lời, kiểu câu hỏi mà chính sự kiện 11/9 ấy đã đặt ra cho chúng ta. Những câu hỏi như là: "Làm sao một nền dân chủ có thể cân bằng được giữa tự do và an ninh?" "Làm sao sự kiện ngày 11/9 xảy ra được?" "Sau sự kiện 11/9, thế giới đã thay đổi như thế nào?" Và những điều này chính là lịch sử được ghi lại bằng tiếng nói. Chúng tôi đã làm thu thập những ghi âm này từ lâu, sau đó trộn chúng với những cuộc phỏng vấn với những vị như Donald Rumsfeld, Bill Clinton, Rudy Giuliani, và trộn lẫn những giọng nói khác nhau những trải nghiệm khác nhau, những quan điểm khác nhau về sự kiện 11/9. Bỗng dưng, bảo tàng này, một lần nữa, trở thành một trải nghiệm lắng nghe. Tôi sẽ mở một đoạn băng ngắn một đoạn băng thử trộn các giọng nói lại với nhau, nhưng các bạn sẽ cảm nhận được sự tổng hợp hài hòa những suy ngẫm của mọi người về sự kiện này. Giọng nói 1: 11/9 không chỉ là điều một mình New York phải trải qua Giọng nói 2: Nó là điều chúng ta đã cùng chia sẻ, và cũng là điều đã gắn kết chúng ta lại với nhau. Giọng nói 3: Khi xem nó, tôi biết được rằng những người có mặt ngày hôm đó và ngay lập tức giúp đỡ người quen lẫn người mình không quen đã là một cái gì khuyến khích chúng ta. Giọng nói 4: Tất cả những dốc đổ thương yêu, cảm xúc từ đất nước chúng ta đã là một cái gì đó thực sự mãi mãi còn lại trong lòng tôi. Giọng nói 5: Đến hôm nay tôi vẫn cầu nguyện và nghĩ về những người đã thiệt mạng, đã hy sinh mạng sống của mình để giúp đỡ người khác nhưng tôi cũng được nhắc nhở về những sợi dây kết nên đất nước này tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sức mạnh, và tôi đã thấy cả dân tộc xích gần lại với nhau ngay trong giữa bi kịch kinh hoàng JB: Khi mọi người bước ra khỏi bảo tàng, suy ngẫm về sự kiện, ngẫm lại chính nhận định của mình về nó họ sẽ đi về phía đài tưởng niệm vì họ đã vừa lùi về lịch sử. Chúng tôi cũng tham gia xây dựng đài tưởng niệm sau khi hoàn thành bảo tàng một vài năm. Người thiết kế ban đầu của đài tưởng niệm là Michael Arad, đã hình dung rằng những cái tên sẽ được viết cùng một kiểu, ngẫu nhiên, nhằm khắc họa một nét trữ tình vượt lên hiện thực của chủ nghĩa khủng bố. Nhưng đây là một thách thức lớn cho các gia đình, tổ chức những người phản ứng đầu tiên Mọi người đã thảo luận và rồi tìm ra giải pháp đó là không nêu tên theo kiểu kỷ yếu hay theo thứ tự A-B-C mà theo những nhóm tên gắn kết theo một ý nghĩa nào đó Đây là các nhóm tên trông hoàn toàn giống nhau nhưng vẫn theo một thứ tự nhất định và chúng tôi, cùng với Jer Thorp đã lập một thuật toán để xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ và bắt đầu liên kết những cái tên khác biệt này lại với nhau. Đây là hình ảnh của thật toán đó Với những cái tên đã được đảo lộn nhằm giữ kín danh tính, nhưng bạn vẫn có thể thấy những khối màu này là bốn chuyến bay khác nhau, hai tháp khác nhau, người phản ứng đầu tiên, và có thể thấy trong những tầng khác nhau đó, và những đường xanh lá cây là mối liên hệ giữa các nạn nhân mà chính các gia đình yêu cầu đưa vào. Khi tiến vào đài tưởng niệm, bạn sẽ thấy những phần uốn vòm bên trong từng hồ nước Bạn có thể thấy cách mà đặc điểm địa lý của sự kiện này được khắc họa lại trong đài tưởng niệm, Bạn có thể tìm một cái tên nào đấy giả dụ một nhân viên tên là Cantor Fitzgerald, và thấy cách những cái tên đó, hàng trăm cái tên đó được sắp xếp ở trong đài tưởng niệm, và qua đó có thể tìm những ký ức về họ. Quan trọng hơn cả, khi mà bạn thực sự bước vào đài tưởng niệm, bạn sẽ thấy những mối liên hệ này. Bạn sẽ thấy mối quan hệ giữa những cái tên khác nhau. Vậy là những cái tên bình thường, vô danh, đã trở thành một cá nhân, một cuộc đời thực. Trong trường hợp này, Harry Ramos, trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng đầu tư đã dừng lại để giúp đỡ Victor Wald tại tầng 55 của tòa tháp phía nam Theo lời kể của một nhân chứng, Ramos nói với Wald: "Tôi sẽ không bỏ anh lại một mình đâu!" Và người vợ góa của Wald đã yêu cầu đặt tên hai người cạnh nhau Cách đây ba thế hệ, chúng ta đã phải lôi kéo mọi người ra ngoài và kể lại những câu chuyện cho ai đấy. Ngày nay, đương nhiên, có không biết bao nhiêu những câu chuyện chưa từng được kể để chúng ta lưu lại cho những thế hệ tương lai. Đây là niềm hi vọng của chúng tôi, rằng là bên trong mỗi câu chuyện đều chứa đựng những áng văn thơ. ở trong mỗi câu chuyện của chúng ta. Cảm ơn các bạn rất nhiều! Vỗ tay Khi tôi còn là một cậu bé khoảng ba hoặc bốn tuổi Tôi nhớ mẹ đã đọc một câu chuyện cho tôi và hai anh trai tôi. và tôi nhớ đã đặt tay của mình lên để cảm nhận trang sách, và cảm nhận hình ảnh mọi người đang nói đến Và mẹ tôi nói rằng " Con yêu, hãy nhớ rằng con không thể nhìn thấy không thể sờ được hình ảnh và không thể sờ thấy những gì in trên trang giấy Và tôi nghĩ: "Nhưng đó là những gì tôi muốn làm. Tôi yêu thích những câu chuyện. Tôi muốn đọc" Khi đó tôi nào có biết rằng tôi sẽ là một phần của một cuộc cách mạng kỹ thuật và điều đó sẽ biến giấc mơ thành hiện thực. Tôi được sinh non khoảng 10 tuần, điều này đã làm cho tôi bị mù, 64 năm trước Tình trạng này được gọi là "Xơ hóa sau thấu kính" và rất hiếm gặp trên thế giới hiện nay. Tôi nào có biết, khi nằm cuộn tròn trong lồng kính năm 1948 tôi đã đươc sinh ra đúng nơi và đúng thời điểm, rằng tôi đã được sinh ra ở một đất nước khiến tôi có thể tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ. Có tổng cộng 37 triệu người mù trên hành tinh của chúng ta, nhưng những người có thể sử dụng những tiến bộ của công nghệ chủ yếu đến từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và những quốc gia phát triển khác. Máy vi tính đã thay đổi cuộc sống của tất cả những người có mặt ở khán phòng và trên khắp thế giới, nhưng tôi nghĩ chúng đã thay đổi cuộc sống của những người khiếm thị hơn bất kỳ cuộc sống của ai khác. Vì thế tôi muốn nói với các bạn về sự tương tác giữa công nghệ thích ứng dựa trên máy vi tính và những người tình nguyện đã giúp đỡ tôi nhiều năm nay để tôi trở thành người như hôm nay. Đó là sự tương tác giữa những người tình nguyện, những nhà phát minh đầy đam mê và công nghệ, và đó là một câu chuyện mà rất nhiều người khiếm thị khác có thể kể. Nhưng ngày hôm nay hãy để cho tôi kể cho các bạn một ít về nó. Khi tôi 5 tuổi, tôi đến trường và học Braille (hệ thống chữ nổi dành cho người mù) Đây là một hệ thống tài tình gồm có 6 chấm được bấm vào giấy, và tôi có thể sờ chúng bằng những ngón tay mình. Tôi nghĩ rằng họ đang chiếu slide hình học bạ lớp sáu của tôi. Tôi không biết Julian Morrow lấy nó từ đâu. (cười) Tôi đọc khá tốt, nhưng để nhận thức tôn giáo và thưởng thức âm nhạc thì đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn. (cười) Khi bạn rời một nhà hát opera, bạn sẽ tìm thấy một biển báo chữ nổi trong những thang máy. Hãy tìm nó. Bạn đã bao giờ để ý chưa? Tôi lúc nào cũng tìm nó. (cười) Khi tôi còn đi học, những cuốn sách được chép lại thành chữ nổi, những người tình nguyện bấm từng chấm một nhờ thế tôi có sách để đọc, và việc bấm nốt đó cứ tiếp tục bởi những người tình nguyện mà hầu hết là phụ nữ, cho đến cuối thế kỷ 19 ở đất nước này, nhưng đó là cách duy nhất để tôi có thể đọc. Khi tôi học trung học, tôi có máy ghi âm cát-sét đầu tiên, hiệu Philips, và những cuộn băng ghi âm đã trở thành thiết bị học tập tiền vi tính. Tôi có thể nhờ gia đình và bạn bè đọc giùm tài liệu, và tôi có thể đọc lại nó nhiều lần nếu tôi cần. Và nó mang lại cho tôi sự tiếp xúc với nhiều người tình nguyện và người hỗ trợ. Ví dụ, khi tôi học Cao học tại trường đại học Queen's ở Canada, những tù nhân tại nhà tù ở Vịnh Collins đã đồng ý giúp tôi. Tôi đưa cho họ một máy ghi âm, và họ đọc vào đó. Một trong số họ nói với tôi, "Ron, chúng tôi sẽ không đi bất cứ nơi nào vào lúc này." (cười) Hãy nghĩ về điều này, Những người đàn ông này không có cơ hội học hành giống như tôi, đã giúp đỡ tôi đạt được Thạc sĩ ngành luật nhờ sự giúp đỡ tận tâm của họ. Vâng, tôi đã trở lại và trở thành một học giả ở trường đại học Melbourne's Monash, và trong 25 năm đó, những cuốn băng ghi âm là tất cả đối với tôi. Thực tế, trong văn phòng của tôi vào năm 1990, độ dài của những băng ghi âm tôi có lên đến 18 dặm. Các sinh viên, gia đình và bạn bè đều đọc tài liệu cho tôi nghe. Bà Lois Doery, người mà sau này tôi gọi là "người mẹ mang thai hộ" đã đọc cho tôi hàng ngàn giờ vào băng ghi âm. Một trong những lý do tôi đồng ý nói chuyện ngày hôm nay là vì tôi hy vọng rằng bà Lois sẽ có mặt ở đây để tôi có thể giới thiệu và cảm ơn bà trước mặt mọi người. Nhưng thật đáng tiếc, sức khỏe không cho phép bà đến đây ngày hôm nay. Nhưng tôi xin cảm ơn bà Lois ở đây, từ bục diễn thuyết này. (Vỗ tay) I nhìn thấy máy tính Apple đầu tiên vào năm 1984, và tôi tự nhủ rằng, "Thứ này có một màn hình thủy tinh lớn, không hữu ích với tôi lắm" Nhưng tôi đã quá sai. Năm 1987, vào tháng mà con trai cả Gerard của chúng tôi được sinh ra, tôi đã có chiếc máy tính khiếm thị đầu tiên và nó đang ở đây. Bạn có nhìn thấy nó không? Và bạn thấy nó không có cái gọi là màn hình. (cười) Nó là một cái máy tính khiếm thị. (cười) Nó là một chiếc Keynote Gold 84k, và 84k có nghĩa là nó có 84 kilobytes bộ nhớ. (cười) Các bạn đừng cười, tôi phải tốn 4.000USD vào thời điểm đó để có nó đấy. (cười) Tôi nghĩ là đồng hồ của tôi còn có bộ nhớ lớn hơn. Nó được phát minh bởi Russell Smith, một nhà phát minh đầy đam mê ở New Zealand, ông luôn muốn giúp đỡ những người khiếm thị. Thật đáng tiếc, ông ấy đã mất trong một vụ rơi máy bay vào năm 2005, nhưng ký ức về ông ấy luôn sống mãi trong tim tôi. Điều đó có nghĩa là, lần đầu tiên, tôi có thể đọc lại những gì tôi đã đánh máy. Nó có một bộ tổng hợp tiếng nói. Tôi đã viết cuốn sách đồng tác giả đầu tiên của tôi về luật lao động trên một máy đánh chữ vào năm 1979 hoàn toàn từ bộ nhớ. Nhưng chiếc máy này cho phép tôi đọc lại những gì tôi đã viết và bước vào thế giới máy tính, ngay cả chỉ với bộ nhớ 84k của nó. Năm 1974, Ray Kurzweil, một nhà phát minh vĩ đại người Mỹ, xây dựng một cái máy có thể quét những cuốn sách và đọc chúng với bộ tổng hợp tiếng nói. Những đơn vị nhận dạng ký tự quang học chỉ thường hoạt động trên một phông chữ, nhưng bằng cách sử dụng thiết bị kép máy quét dạng phẳng và bộ tổng hợp tiếng nói, ông ấy phát triển một chiếc máy có thể đọc bất cứ font chữ nào. Và chiếc máy của ông ấy với kích thước to như một chiếc máy giặt, được giới thiệu vào ngày 13 tháng 01 năm 1976. Tôi thấy chiếc máy Kurzweil bản thương mại đầu tiên vào tháng 03 năm 1989, và nó làm tôi kinh ngạc, và vào tháng 9 năm 1989, tháng mà chức phó giáo sư của tôi tại trường đại học Monash được công bố, trường luật có một cái máy như vậy, và tôi có thể sử dụng nó. Lần đầu tiên, tôi có thể đọc những gì tôi muốn đọc bằng cách đặt một quyển sách lên máy quét. Tôi không phải tử tế với mọi người nữa! (cười) Tôi sẽ không còn bị kiểm duyệt nữa. Ví dụ, tôi thấy xấu hổ, và tôi thật sự thấy xấu hổ khi nhờ bất cứ ai đọc cho tôi một cách rõ ràng những tài liệu về tình dục. (cười) Nhưng, bạn biết đấy, vào giữa đêm, tôi có thể bật một cuốn sách và.... (cười) (vỗ tay) Bây giờ, máy đọc Kurzweil chỉ đơn giản là một chương trình trên máy laptop của tôi Và bây giờ tôi có thể quét cuốn tiểu thuyết mới nhất mà không phải chờ đợi để có được nó trong thư viện sách nói. Tôi có thể theo kịp với bạn bè của tôi. Có rất nhiều người đã giúp đỡ tôi trong cuộc sống, mà tôi thậm chí còn chưa gặp. Một trong những người đó là nhà phát minh Mỹ Ted Henter. Ted là một tay đua xe môtô nhưng ông ấy đã gặp một tai nạn xe hơi vào năm 1987 và bị mất thị lực, điều này thật kinh khủng nếu bạn đang lái xe môtô. Sau đó ông ấy trở thành một vận động viên lướt ván và là một nhà vô địch lướt ván bị tàn tật. Nhưng vào năm 1989, ông hợp tác với Bill Joyce để phát triển một chương trình mà có thể đọc ra những gì trên màn hình máy tính từ mạng hoặc từ những gì trên máy tính. Nó được gọi là JAWS, Job Access With Speech (truy cập với lời nói) nghe nó như thế này: (JAWS nói) Ron McCallum: Chậm quá phải không? (cười) Bạn thấy đó, nếu tôi đọc như thế, tôi sẽ ngủ gật mất. Tôi làm chậm nó lại cho các bạn. Tôi sẽ yêu cầu bật nó ở tốc độ tôi thường đọc. Bật chức năng đó được không? (JAWS nói) (cười) RM: Bạn biết đấy, khi chấm điểm bài luận của sinh viên bạn muốn chấm nhanh cho xong. (cười) (vỗ tay) Công nghệ này cuốn hút tôi vào năm 1987 bây giờ đã có trên iPhone của tôi và của các bạn nữa. Nhưng, bạn biết không, tôi thấy rằng đọc với các máy móc là một quá trình rất cô đơn. Tôi lớn lên với gia đình, bạn bè đọc sách cho tôi tôi yêu sự ấm áp và hơi thở và sự gần gũi của những người đọc sách. Bạn có thích được đọc cho nghe không? Và một trong những ký ức lâu dài nhất của tôi là năm 1999, Mary đọc cho tôi và bọn trẻ gần bãi biển Manly "Harrt Potter và hòn đá phù thủy" Nó là một quyển sách hay phải không? Tôi vẫn thích được ai đó đọc cho nghe. Nhưng tôi không từ bỏ công nghệ, bởi vì nó cho phép tôi có một cuộc sống tuyệt vời. Tất nhiên, đọc sách cho người mù có trước tất cả các công nghệ này. Cuối cùng, đĩa hát dung lượng lớn được phát triển vào những năm đầu của của thập niên 30, và bây giờ chúng ta đưa sách nói lên đĩa CD sử dụng hệ thống truy cập kỹ thuật số DAISY. Nhưng khi tôi đọc với giọng nói tổng hợp, Tôi thích về nhà và đọc một cuốn tiểu thuyết đặc sắc với một giọng thật. Bây giờ vẫn còn có những rào cản đối với chúng tôi, những người khuyết tật. Nhiều trang web không đọc được bằng JAWS và các công nghệ khác. Các trang web thường rất trực quan, và có tất cả các loại đồ thị và các nút bấm không được đặt tên, đó là lý do tại sao World Wide Web Consortium 3, được biết đến như W3C, đã phát triển các tiêu chuẩn trên toàn thế giới cho Internet. Và chúng tôi muốn tất cả người sử dụng Internet hoặc chủ sở hữu trang web Internet làm trang web của họ tương thích để chúng tôi những người bị mất thị lực có thể có một sân chơi bình đẳng. Có những rào cản khác gây ra bởi pháp luật của chúng ta. Ví dụ, ở Úc, giống như khoảng một phần ba các quốc gia trên thế giới, có trường hợp ngoại lệ bản quyền cho phép sách được in bằng hệ thống chữ Braille hoặc đọc cho những người khiếm thị. Nhưng những cuốn sách không thể đi qua những biên giới. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, có 100.000 sách có thể truy cập bằng tiếng Tây Ban Nha. Ở Argentina, có 50.000. Không một quốc gia Mỹ Latinh nào khác có nhiều hơn một vài ngàn. Nhưng vận chuyển sách là không hợp pháp từ Tây Ban Nha tới Mỹ Latinh. Hiện có thể truy cập hàng trăm ngàn cuốn sách ở Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, v v, nhưng chúng không thể được vận chuyển đến 60 quốc gia khác nơi tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai. Tôi đã nói với các bạn về Harry Potter. Vâng, bởi vì chúng ta không thể vận chuyển sách qua biên giới, nên phải có những phiên bản riêng biệt để đọc ở tất cả các nước nói tiếng Anh khác nhau: Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, và New Zealand tất cả phải có những phiên bản đọc khác nhau của Harry Potter. Và đó là lý do tại sao, vào tháng tới tại Ma-rốc, một cuộc họp sẽ diễn ra giữa các quốc gia. Đó là điều mà một nhóm các quốc gia và Hiệp hội người mù thế giới ủng hộ, một hiệp ước xuyên biên giới để mà, nếu cuốn sách được phát hành theo một ngoại lệ bản quyền và các quốc gia khác có một ngoại lệ bản quyền, có thể vận chuyển chúng qua biên giới và mang sự sống cho mọi người, đặc biệt ở các nước đang phát triển, những người khiếm thị không có sách để đọc. Tôi muốn điều đó xảy ra. (vỗ tay) Cuộc sống của tôi đã có phước hạnh tuyệt vời với cuộc hôn nhân và những đứa con và một công việc thú vị để làm, cho dù đó là tại Đại học Trường Luật Sydney, nơi tôi đã là trưởng khoa một nhiệm kỳ, hay như bây giờ tôi ngồi trong Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật, tại Geneva. Tôi thực sự là một con người rất may mắn. Tôi tự hỏi tương lai nắm giữ những gì. Công nghệ này sẽ tiến xa hơn nữa, nhưng tôi vẫn còn nhớ 60 năm trước đây, mẹ tôi đã nói rằng: "Hãy nhớ rằng, con yêu, con sẽ không bao giờ có thể đọc các bản in bằng ngón tay của con." Tôi rất vui mừng vì sự tương tác giữa những người làm sách chữ nổi, những tình nguyện viên đọc sách và các nhà phát minh đam mê, đã cho phép giấc mơ được đọc trở thành sự thật đối với tôi và với người khiếm thị trên khắp thế giới. Tôi muốn cảm ơn nhà nghiên cứu của tôi Hannah Martin, là người truy cập vào trang trình bày, và vợ tôi, Giáo sư Mary Crock, là ánh sáng của cuộc đời tôi, đang đến để đón tôi. Tôi nghĩ là bây giờ tôi phải nói lời tạm biệt (vỗ tay) Yay! (vỗ tay) Okay. Okay. Okay. Okay. Okay. (Vỗ tay) Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, bệnh truyền nhiễm giết chết nhiều người nhất là bệnh sốt rét. Bệnh sốt rét xuất hiện do vết cắn của các con muỗi bị bệnh, và đây hẳn là là tai họa lâu đời nhất của chúng ta. Cũng có thể, chúng ta mắc bệnh sốt rét vì chúng ta tiến hóa từ loài khỉ. Và cho đến nay, bệnh sốt rét lây lan rộng trong loài người. Chúng ta có 300 triệu trường hợp mắc bệnh mỗi năm và có hơn nửa triệu người chết. Bây giờ điều này hẳn không có ý nghĩa gì. Chúng ta biết cách chữa bệnh sốt rét từ những năm 1600. Đó là khi các thầy tu truyền giáo dòng Tên ở Peru phát hiện ra vỏ cây cinchona, bên trong loại vỏ đó có chứa Quinin, vẫn là một cách chữa bệnh hiệu quả cho đến ngày nay. Vậy là chúng ta đã biết cách chữa bệnh sốt rét trong nhiều thế kỉ. Chúng ta biết cách phòng ngừa nó từ năm 1897, đó là khi bác sỹ phẫu thuật quân đội người Anh - Ronald Ross phát hiện ra muỗi chính là loài vật mang mầm bệnh, không phải do không khí xấu hay khí độc như suy nghĩ trước đây. Vậy nên, bệnh sốt rét là bệnh tương đối dễ chữa. Nhưng cho đến nay, hàng trăm ngàn người vẫn bị chết chỉ vì bị muỗi cắn. Tại sao lại như thế? Đây là một câu hỏi hấp dẫn đối với cá nhân tôi trong một thời gian dài. Tôi là con gái của một người Ấn Độ nhập cư, đi thăm anh em họ hàng ở Ấn Độ vào mỗi mùa hè và vì không có khả năng miễn dịch với bệnh sốt rét ở địa phương, tôi bị buộc phải ngủ trong màn chống muỗi nóng bức mỗi đêm. Trong khi, các anh chị em họ của tôi được phép ngủ trên sân thượng, điều này thật tuyệt, buổi đêm mát mẻ, gió nhè nhẹ thổi qua. Và tôi thực sự ghét lũ muỗi vì điều đó. Nhưng đồng thời, tôi lại sinh ra trong gia đình theo đạo Jain và đạo Jain tuân theo chủ trương tuyệt đối không dùng bạo lực. Vì thế, người theo đạo Jain không được ăn thịt, không được đi trên cỏ. Bởi vì, bạn biết đấy, khi bạn bước trên cỏ, bạn có thể vô tình giết chết một số loài côn trùng. Chúng tôi chắc chắn cũng không được đập chết lũ muỗi. Vì vậy, sức mạnh đáng sợ của lũ côn trùng nhỏ bé này tôi đã nhận thấy rõ ràng từ khi còn bé. Và đó là lí do tại sao tôi dành 5 năm làm nghề báo, cố gắng để hiểu tại sao bệnh sốt rét lại là mối họa kinh khủng với chúng ta lâu đến thế? Và tôi nghĩ có 3 lí do chính. Ba lý do đó tạo nên lý do thứ tư và đó cũng có thể cũng là lí do lớn nhất trong tất cả. Lí do đầu tiên là khoa học. Đây là loài kí sinh trùng nhỏ bé gây ra bệnh sốt rét, một trong những mầm bệnh phức tạp nhất và quỷ quái nhất mà con người biết đến. Nó sống nửa cuộc đời bên trong muỗi (máu lạnh) và nửa cuộc đời còn lại bên trong con người (máu nóng). Hai môi trường này không chỉ hoàn toàn khác biệt nhau, mà còn là kẻ thù của nhau. Vì thế loài muỗi cố gắng để chống lại loài kí sinh trùng, cũng như cơ thể con người đấu tranh chống lại chúng. Loài sinh vật này sống dưới sự bao vây như thế, nhưng nó không chỉ sống sót mà còn phát triển mạnh. Nó lan rộng, và có nhiều cách lẩn tránh sự tấn công hơn chúng ta biết. Bởi vì nó là loài ký sinh biến đổi hình dạng. Giống như một con sâu bướm biến thành một con bướm, kí sinh trùng sốt rét biến đổi bản thân như thế 7 lần trong vòng đời của nó. Và sau mỗi lần biến đổi, không chỉ hình dáng của chúng hoàn toàn khác nhau, mà sinh lí cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Vậy nên, nếu bạn dùng một loại thuốc có thể chống lại kí sinh trùng trong một giai đoạn biến đổi nào đó, loại thuốc đó chưa chắc có tác dụng với kí sinh trùng ở giai đoạn khác. Nó có thể ẩn trong cơ thể của chúng ta mà không bị chúng ta phát hiện, trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí trong vài thập kỉ. Vì vậy, kí sinh trùng là một thách thức lớn đối với khoa học cần phải giải quyết, nhưng muỗi là loài mang vật kí sinh đó. Có khoảng 12 loài muỗi mang phần lớn mầm mống bệnh sốt rét trên thế giới, và chúng ta biết nhiều về các loại môi trường nước đặc trưng mà chúng quen sống. Bạn nghĩ rằng, tại sao chúng ta không tránh xa những nơi mà kẻ giết người đó sinh sống? Đúng không? Chúng ta có thể dễ dàng tránh những nơi mà những kẻ giết người như gấu xám Bắc Mỹ và cá sấu sống. Nhưng giả sử bạn sống ở vùng nhiệt đới, bạn đi bộ ra ngoài lều của mình và để lại dấu chân trên đất xung quanh chỗ ở của mình, hay cứ cho rằng bò hay lợn của bạn để lại dấu chân. Sau đó, trời mưa và nước đọng lại trên những vết chân đó. Đấy, bạn vô tình tạo ra nơi sống cho loài muỗi sốt rét ngay ở ngoài cửa nhà bạn. Đúng là không dễ dàng gì giải thoát chúng ta khỏi loài côn trùng này. Chúng ta tạo ra môi trường mà chúng thích sống chỉ bằng việc sống cuộc sống của chính chúng ta. Vì thế, có một thách thức lớn đối với khoa học và cả đối với nền kinh tế. Bệnh sốt rét thường đến với những nơi nghèo nhất và hẻo lánh nhất trên Trái Đất, có một lí do lí giải cho điều đó. Với người nghèo, họ dễ có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Vì người nghèo có nhiều khả năng phải sống trong một căn nhà đơn sơ với hệ thống thoát nước kém. Đây là những nơi thích hợp cho loài muỗi sinh sản. Cửa ra vào và cửa sổ nhà họ hầu như đều không có rèm che, họ cũng dường như không có điện để dùng, trong khi tất cả các hoạt động trong nhà thì hầu hết đều cần dùng điện, vì thế, họ ở ngoài nhiều hơn. Họ bị muỗi đốt nhiều hơn. Do đó, nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh sốt rét, nhưng những gì chúng ta nghĩ bây giờ là bệnh sốt rét gây ra nghèo đói. Có điều, nó tấn công mạnh nhất trong suốt vụ mùa thu hoạch, khi mà những người nông dân cần phải ở trên cánh đồng để thu hoạch vụ mùa, thì cũng là lúc mà họ bị sốt và ốm. Nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của con người. Điều này xảy ra trong lịch sử. Chúng ta có khả năng đưa bệnh sốt rét ra xã hội. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn giữ nguyên, chúng ta vẫn dùng nước và thức ăn bẩn, vệ sinh môi trường kém, tất cả những điều đó làm con người dễ bị ốm hơn. Nếu bệnh sốt rét bị đẩy lùi, tỉ lệ tử vong sẽ giảm xuống. Và nhà kinh tế học Jeff Sachs đã xác định được điều này có ý nghĩa thế nào đối với xã hội. Tức là, nếu bệnh sốt rét vẫn phát triển trong xã hội, nền kinh tế sẽ sụt giảm 1.3% mỗi năm, năm này qua năm khác, chỉ bởi vì dịch bệnh này. Vì vậy, điều này đặt ra một thách thức lớn cho nền kinh tế. Bởi vì cứ cho rằng bạn có thể chế tạo ra một loại thuốc hay một loại vắc-xin tốt, làm thế nào để phân phối tới những nơi mà không có đường giao thông, không có cơ sở hạ tầng, không có phòng ướp lạnh để giữ lạnh vắc-xin, không có bệnh viện, không có thầy thuốc để phân phát những thứ này tới nơi mà nhiều người cần chúng? Vì thế, có một trở ngại lớn đối với nền kinh tế trong việc chế ngự bệnh sốt rét. Nhưng cùng với những thách thức về mặt khoa học và mặt kinh tế, còn có thách thức đối với văn hóa, và có lẽ đây là một phần về bệnh sốt rét mà mọi người không muốn đề cập tới. Và có một nghịch lí rằng những người dễ mắc bệnh sốt rét nhất lại là những người có xung hướng ít quan tâm đến nó nhất. Điều đó được phát hiện bởi các nhà nhân chủng học y tế. Họ hỏi những người bị mắc bệnh sốt rét ở một số nơi trên thế giới, "Bạn nghĩ gì về bệnh sốt rét?" Họ không trả lời rằng "Đó là một loại bềnh giết người. Chúng tôi ghê sợ nó" Họ nói rằng: "Bệnh sốt rét là một căn bệnh thông thường trong cuộc sống". Và đó chắc chắn là kinh nghiệm của bản thân tôi. Khi tôi nói với những người bà con của mình ở Ấn Độ rằng tôi đang viết một cuốn sách về bệnh sốt rét, họ ngạc nhiên nhìn tôi như kiểu tôi vừa nói với họ, tôi đang viết một quyển sách về mụn cóc hay gì đó tương tự. Cũng như, tại sao tôi lại viết về cái vấn đề nhàm chán và tầm thường đến vậy? Đó là một nhận thức thực sự nguy hiểm. Ví dụ, một đứa trẻ ở Malawi, cô bé mắc bệnh sốt rét tới 12 lần trước khi lên hai, nhưng cô bé vẫn sống sót, cô bé sẽ tiếp tục mắc bệnh sốt rét nhiều lần nữa trong suốt cuộc đời mình, nhưng dường như sẽ không chết vì nó. Và trong kinh nghiệm sống của cô bé, bệnh sốt rét đơn giản chỉ là cái gì đó đến và đi. Và điều đó thực sự đúng với căn bệnh sốt rét. Hầu hết các bệnh sốt rét trên thế giới đến rồi đi. Chỉ là, có nhiều bệnh sốt rét mà phần nhỏ trong số này thường kết thúc cùng sự chết chóc làm tăng số lượng người chết lên nhiều hơn. Tôi cho rằng, những người sống ở vùng hay mắc bệnh sốt rét trên thế giới nghĩ về bệnh sốt rét theo cách mà những người sống ở vùng ôn đới nghĩ về bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Đúng không? Cảm cúm và cảm lạnh là một gánh nặng lớn cho xã hội và cho chính cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta thậm chí không có sự đề phòng nó dù là đơn giản nhất, bởi vì chúng ta coi rằng nhiễm cúm hay cảm lạnh là điều rất bình thường trong suốt mùa cảm lạnh và cảm cúm. Và do đó, đây là một thách thức về văn hóa rất lớn trong việc chế ngự bệnh sốt rét. Bởi vì nếu mọi người nghĩ: thật là bình thường khi mắc bệnh sốt rét thì làm sao bạn có thể đưa họ tới bác sĩ để chẩn đoán bệnh, để lấy toa thuốc để lấy thuốc, để đẩy lùi bệnh, để mắc màn khi đi ngủ? Đây là một thách thức rất lớn trong văn hóa để chế ngự dịch bệnh này. Nối kết tất cả với nhau. Chúng ta mắc phải một căn bệnh, phức tạp về mặt khoa học, một thách thức nền kinh tế phải đối mặt, và cũng là vấn đề đáng lưu tâm đối với những người được hưởng ít sự chăm sóc nhất . Và vấn đề lớn nhất đó là, vấn đề chính trị. Làm cách nào để nhà lãnh đạo chính trị của bạn quan tâm đến vấn đề này? Và câu trả lời chính là lịch sử. Xuyên suốt lịch sử, những vùng miền dễ mắc bệnh sốt rét vẫn sống chung với căn bệnh này. Những cuộc tấn công chính vào bệnh sốt rét đều xuất phát từ ngoài những vùng đó, từ những người không bị ràng buộc bởi những quan điểm chính trị. Nhưng tôi nghĩ cũng nên nói về sự khó khăn gặp phải. Nỗ lực đầu tiên tấn công chống lại bệnh sốt rét bắt đầu vào những năm 1950. Nó là đứa con tinh thần của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Và nỗ lực này cũng như là một thách thức với nền kinh tế. Họ hiểu rằng sản phẩm họ tạo ra, nên tập trung vào mục tiêu giá rẻ, dễ sử dụng, và vì thế họ tập trung vào thuốc trừ sâu DDT. Đồng thời, họ cũng nhận ra các thách thức văn hóa đặt ra. Trong thực tế, quan điểm của họ là không nên hỏi những người đang gặp nguy hiểm vì mắc bệnh sốt rét bất cứ điều gì. Hãy làm mọi việc có thể để giúp họ. Nhưng họ đánh giá quá thấp các thách thức khoa học. Họ quá đề cao các công cụ mà họ có vì thế mà họ ngừng việc nghiên cứu về bệnh sốt rét. Và khi mà những công cụ đó mất đi tác dụng, dư luận quay lưng lại với chúng, họ không có đủ chuyên môn khoa học để biết nên làm gì. Toàn bộ chiến dịch bị phá sản, bệnh sốt rét lại tiếp tục hoành hành, nhưng tình hình còn tồi tệ hơn cả trước kia, bởi vì bệnh sốt rét đã bị dồn tới nơi khó tiếp cận nhất ở hình thức khó kiểm soát nhất. Tại thời điểm đó, một quan chức trong WHO đã tuyên bố toàn bộ chiến dịch là "một trong những sai lầm lớn nhất được biết đến trong y tế công cộng". Nỗ lực gần đây nhất trong việc chế ngự bệnh sốt rét, được thực hiện vào cuối những năm 1990, được chỉ đạo và tài trợ chủ yếu từ bên ngoài cộng đồng những người mắc bệnh sốt rét. Bây giờ, nỗ lực này cũng được hiểu như là một thách thức khoa học. Họ thực hiện rất nhiều nghiên cứu về bệnh sốt rét. Và họ nhận ra, đây cũng là một thách thức đối với nền kinh tế. Họ chú trọng vào việc, thứ mà họ tạo ra phải vừa rẻ, vừa dễ sử dụng. Nhưng, tôi nghĩ rằng, tình thế lưỡng nan hiện nay chính là sự thách thức văn hóa. Điểm chính yếu trong nỗ lực hiện nay là việc mắc màn khi đi ngủ. Những chiếc màn được xử lý với thuốc chống côn trùng. Chúng được phân phối cho những người trong thế giới của hàng triệu người mắc bệnh sốt rét. Và khi nghĩ về việc mắc màn, đó như là một cách điều trị ngoại khoa. Bạn biết đấy, điều đó thực sự không có giá trị gì đối với một gia đình đã nhiễm bệnh, ngoại trừ việc phòng ngừa. Chúng tôi đã đề nghị mọi người sử dụng những chiếc màn mỗi đêm. Họ phải ngủ trong màn mỗi đêm. Đó là cách duy nhất có hiệu quả. Và họ phải làm thế thậm chí khi màn cản gió mát, thậm chí họ phải thức dậy vào lúc nửa đêm và họ có thể an tâm, thậm chí, họ phải di chuyển tất cả mọi đồ đạc để mắc màn, hay ngay cả khi họ sống trong một túp lều, và việc treo màn rất khó khăn. Nhưng khó khăn đó không là gì nếu bạn đang chiến đấu với một căn bệnh chết người. Ý tôi là, đây chỉ là những bất tiện nhỏ Nhưng không phải là việc những người mắc bệnh sốt rét nghĩ gì về căn bệnh này Vì vậy, đối với họ, phải tính cách khác. Ví dụ, thử tưởng tượng, một nhóm người Kenyans có thiện chí đến với những người sống ở vùng ôn đới và nói: "Các bạn biết đấy, các bạn mắc phải bệnh cảm lạnh và cảm cúm quá nhiều. Chúng tôi vừa thiết kế ra một công cụ tuyệt vời, dễ dàng sử dụng, giá cả rẻ, chúng tôi sẽ tặng miễn phí cho các bạn. Những cái đó được gọi là khẩu trang, và tất cả những gì bạn phải làm là đeo nó mỗi ngày, trong suốt mùa dịch cảm lạnh và cảm cúm, khi bạn tới trường, hay tới nơi làm việc." Chúng ta có thể làm điều đó không? Tôi cho rằng, đó là cách mà những người trong cộng đồng mắc bệnh sốt rét nghĩ về những chiếc màn khi họ nhận được chúng. Thực vậy, từ việc nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng chỉ có 20% tổng số màn được phân phát, thực sự được sử dụng. Và thậm chí, con số trên thực tế còn nhỏ hơn, bởi vì, chính những người phân phát màn đã trở lại và hỏi người nhận, "Các bạn đã dùng chiếc màn mà chúng tôi phát chưa?" Điều này cũng giống như, người dì của bạn hỏi bạn rằng "Cháu đã sử dụng cái bình hoa dì tặng trong dịp Giáng sinh chưa?" Vì vậy, con số đó có thể là một ước lượng cao hơn thực tế. Nhưng đây không phải là vấn đề không thể vượt qua. Chúng tôi có thể tuyên truyền kiến thức này rộng rãi hơn, chúng tôi có thể thuyết phục những người đó dùng màn. Và lúc này, điều đó đã trở thành hiện thực. Chúng tôi bỏ ra nhiều thời gian và tiền của vào các cuộc hội thảo, tập huấn, nhạc kịch, và các cuộc họp ở trường, tất cả những điều này chỉ để thuyết phục mọi người sử dụng màn. Điều đó có thể hiệu quả. Nhưng lại cần tiền của và thời gian. Cần nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Nó làm cho những chiếc màn không còn rẻ và dễ sử dụng như dự định ban đầu nữa. Vì thế, thật khó khăn để loại bỏ dịch sốt rét từ chính bên trong cộng đồng những người mắc bệnh, cũng như khó khăn để loại bỏ dịch bệnh từ bên ngoài xã hội đó. Chúng ta chấm dứt việc áp đặt lên cộng đồng những người mắc bệnh sốt rét. Đó chính xác là những gì chúng ta đã làm trong những năm 1950, và điều đó không mang lại kết quả mong đợi. Tôi rút ra kết luận, khi chúng ta phân phát những đồ dùng chúng ta thiết kế, và không nhất thiết phải có ý nghĩa đối với đời sống con người, một lần nữa, chúng ta tạo ra sai lầm. Điều này không có nghĩa là nói bệnh sốt rét là không thể chế ngự, bởi vì tôi nghĩ là có thể chế ngự được bệnh sốt rét, nhưng nếu chúng ta tấn công căn bệnh này theo thứ tự ưu tiên của những người sống với nó thì sao? Lấy ví dụ về Anh và Mỹ. Bệnh sốt rét đã xuất hiện ở 2 quốc gia này hàng trăm năm, nhưng người dân ở đây đã thoát khỏi nó hoàn toàn, không phải vì họ tấn công dịch bệnh. Họ tấn công vào các con đường xấu, những ngôi nhà sập sệp, hệ thống thoát nước cũ kĩ, sự thiếu thốn điện và những vùng nông thôn nghèo đó. Họ tấn công vào những cách mà bệnh sốt rét len lỏi vào cuộc sống, bằng cách làm như thế, họ dần dần đẩy lùi được bệnh sốt rét. Bây giờ, tấn công vào cái cách mà dịch sốt rét hình thành là điều mà mọi người quan tâm. Tấn công con đường lây lan bệnh sốt rét, không phải là cách nhanh , rẻ và cũng không hề dễ dàng, nhưng tôi nghĩ, đó là cách duy nhất có thể áp dụng lâu dài. Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Điều mà tôi luôn suy nghĩ cũng là điều mà bài nói chuyện này hướng đến, đó là sự giản đơn. Và gần như, tôi gần như gọi đó là sự đơn giản trong suy nghĩ, nhưng với nghĩa tốt đẹp nhất của từ đó. Tôi đang cố để hiểu được hai điều rất đơn giản: sống ra sao và chết ra sao, chấm hết. Đó là tất cả những những gì tôi đang cố gắng làm, suốt mọi ngày. Và tôi cũng cố gắng để ăn cơm và ăn vặt, và, bạn biết đấy, và quát tháo bọn trẻ con và làm tất cả những việc bình thường để khiến bạn bình thường. Tôi đủ may mắn để sinh ra đã là một đứa trẻ rất mơ mộng. Chị gái tôi còn bận hành hạ bố mẹ, và họ còn bận hành hạ chị ấy. Tôi đủ may mắn để được bỏ rơi hoàn toàn -- đó là một điều tuyệt vời, thật sự đó, tôi muốn nói các bạn biết thế. Vậy nên, tôi có thể hoàn toàn sống như nằm mơ giữa ban ngày. Và cuối cùng tôi cũng mơ được vào Đại học New York vào một thời điểm rất tốt -- vào năm 1967, nơi tôi đã gặp một chàng trai, người mà đang cố gắng làm nổ tung tòa nhà khoa toán của NYU. Và lúc đó tôi viết những bài thơ khủng khiếp và đan áo len cho anh ấy. Những nhà đấu tranh cho nữ quyền ghét chúng tôi, và toàn bộ chuyện đó thật kinh khủng từ đầu đến cuối. Nhưng tôi tiếp tục viết thơ dở tệ, và anh ấy không làm nổ tòa nhà khoa toán, nhưng ấy đi Cuba. Nhưng tôi đưa tiền cho anh ta vì tôi sinh ra ở Riverdale cho nên tôi có nhiều tiền hơn anh ta. (Tiếng cười) Và đó là một điều tốt để hỗ trợ cho, bạn biết đấy, sự khởi đầu. Nhưng, sau đó anh ta quay về, và nhiều việc xảy ra, và tôi quyết định rằng tôi ghét những gì mình viết, rằng nó thật khủng khiếp, những câu chữ ủy mị thảm hại. Và tôi quyết định là mình muốn kể, nhưng tôi vẫn muốn kể một câu chuyện, và tôi vẫn muốn kể chuyện của mình. Vậy nên tôi quyết định rằng tôi sẽ bắt đầu vẽ. Việc đó có thể khó đến đâu? Và vậy là tôi bắt đầu trở thành một người minh họa báo nhờ vào, bạn biết đấy, đơn thuần là sự ngu ngốc. Và chúng tôi mở một studio -- Tibor đã thật sự mở một studio, gọi là M & Company. Và tiền đề của M & Company là, chúng tôi không biết gì cả nhưng không sao, đằng nào chúng tôi cũng làm. Và hiển nhiên, tốt hơn là không biết gì vì nếu anh biết quá nhiều anh sẽ bị cản trở. Thế nên, khẩu hiện của studio là, không có giới hạn, không có sự sợ hãi. Và tôi -- và công việc toàn thời gian của tôi, tôi gặp được công việc tuyệt nhất quả đất, đó là nằm mơ giữa ban ngày, và đưa ra những ý tưởng mơ hồ may mắn thay có đủ người ở đó -- và đó là một đội, một thống nhất, không phải chỉ mình tôi đưa ra những ý tưởng điên rồ. Nhưng vấn đề chính là tôi đã ở đó là chính mình, một người mơ mộng. Và một vài việc -- ý tôi là M & Company đã có một lịch sử dài, và rõ ràng chúng tôi cần kiếm tiền, thế nên chúng tôi quyết định rằng mình có thể tạo ra một chuỗi sản phẩm. Và một số chiếc đồng hồ ở kia, cố gắng để được đẹp và hài hước -- có thể không phải là cố gắng, hi vọng chúng thành công -- khả năng truyền tải nội dung bên trong, tháo rời những thứ bạn thường thấy, sử dụng yếu tố hài hước và bất ngờ, sự thanh lịch và tính nhân đạo trong tác phẩm là những điều thật sự quan trọng đối với chúng tôi. Đã có một thời kì cao trào mà thiết kế không bao hàm tình cảm con người. và chúng tôi muốn nói, nội dung là điều quan trọng, không phải là bao bì, không phải là vỏ bọc. Bạn thực sự phải là những nhà báo, bạn phải là nhà phát minh, bạn phải sử dụng trí tưởng tượng là chủ yếu. Vậy nên, tin tốt là tôi có một con chó và, dù tôi không biết mình có tin vào may mắn hay không -- tôi không biết mình tin vào gì, đó là một câu hỏi phức tạp -- nhưng tôi biết rằng trước khi tôi đi xa, tôi quay đuôi nó 7 lần. Vậy nên, khi nào nó trông thấy cái vali trong nhà, vì bạn biết đấy, mỗi khi ai đó đi xa, họ lại quay cái đuôi tuyệt vời của chú chó này, và nó chạy sang phòng khác. Nhưng tôi có khả năng chuyển từ làm việc cho trẻ em và -- từ làm việc cho người lớn sang cho trẻ em và chuyển đi chuyển lại, vì, bạn biết đấy, tôi có thể nói tôi chưa trưởng thành, và theo một cách nào đấy, điều này đúng. Tôi không thực sự -- ý tôi là, tôi có thể nói rằng tôi không hiểu -- tôi không tự hào về chuyện này, nhưng tôi không hiểu gần như 95% những bài nói chuyện ở hội thảo này. Nhưng tôi đã ghi lại bằng những hình vẽ tuyệt vời và tôi có một củ hành tuyệt đẹp từ bài nói của Murray Gell-Mann. Và tôi có một trang nguệch ngoạc rất đẹp từ bài của Jonathan Woodham. Vậy đó, những thứ tốt đẹp bắt đầu từ, bạn biết đấy, sự không thấu hiểu -- (Tiếng cười) -- thứ mà tôi đã vẽ, và nó sẽ xuất hiện trong tác phẩm của tôi. Vậy nên, tôi mở rộng đối với khả năng mình không hiểu gì và tìm ra điều gì đó mới. Trong việc viết cho trẻ em, điều đó có vẻ đơn giản, và thật sự là như thế. Bạn phải thu ngắn lại một câu chuyện dài 32 trang, thường thường là thế. Và điều bạn cần làm đó là bạn phải thực sự biên tập ngắn lại những điều bạn cần nói, và hi vọng rằng bạn không nói với trẻ em như bề trên và bạn không được nói mà sau một thời gian bạn không thể chịu đựng việc đọc lại nó. Vậy nên, hy vọng tôi đang viết, bạn biết đấy, những cuốn sách tốt cho trẻ em và cho người lớn. Nhưng tranh vẽ phản ánh, tôi không nghĩ về trẻ em và về người lớn khác nhau. Tôi cố gắng dùng trí tưởng tượng tương tự, sự hài hước tương tự, và tình yêu đối với ngôn ngữ tương tự. Bạn biết đấy, tôi có rất nhiều người bạn có bề ngoài tuyệt vời. Đây là Andrew Gatz, anh ta đi vào từ cửa và tôi nói, "Anh, ngồi xuống đây," bạn biết đấy, tôi chụp khá nhiều ảnh. Và chiếc ghế Bertoia đằng sau là chiếc ghế yêu thích của tôi. Tôi đặt vào trong tất cả những gì mình yêu quý, hy vọng một cuộc đối thoại giữa người lớn và trẻ con sẽ diễn ra trên nhiều tầng lớp, và hy vọng những sự hài hước khác nhau sẽ thể hiện ra. Những cuốn sách thực sự là những quyển nhật ký trong cuộc sống của tôi. Tôi không bao giờ -- tôi không thích cốt truyện. Tôi không biết cốt truyện nghĩa là gì. Tôi không thể chịu được ý nghĩ về một cái gì đó khởi sự từ ban đầu, bạn biết đấy, bắt đầu, giữa và kết thúc, điều đó thực sự làm tôi sợ, vì cuộc sống của tôi quá ngẫu nhiên và quá lộn xộn, và tôi thích nó như thế. Dù sao thì, lúc đó tôi đang ở, chúng tôi đang ở Venice, và đây là phòng của chúng tôi, và tôi mơ mình đang mặc bộ váy xanh lục lộng lẫy này, và tôi đang nhìn ra cửa sổ, và đó thực sự là một việc tuyệt vời. Tôi đã đưa việc đó và câu chuyện này, nó là bảng chữ cái và hy vọng sẽ tiếp tục được phát triển thêm. Chữ cái C có một số thứ khác trong đó. Tôi cũng đã may mắn được gặp người đàn ông đang ngồi trên giường, dù tôi cho anh ta có tóc ở đó và anh ta không có tóc -- anh ấy có tóc nhưng, thật ra là, anh ấy đã từng có tóc. Và với anh ấy tôi đã có thể thực hiện một dự án thực sự tuyệt vời. Tôi làm cho tạp chí New Yorker, và tôi vẽ trang bìa, và sự kiện 11/9 diễn ra và đó là, bạn biết đấy, sự chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn của thế giới như chúng ta nghĩ. Rick và tôi đang trên đường tới một buổi tiệc ở khu Bronx, và một ai đó nói Bronxistan, và một ai khác nói Fareerristan, và chúng tôi nghĩ ra trang bìa cho New Yorker như thế này, lúc đó chúng tôi không biết mình làm gì, chúng tôi không cố tỏ ra hài hước, chúng tôi không cố tỏ ra -- thực ra là, không phải đâu, chúng tôi cũng cố tỏ ra hài hước. Lúc đó chúng tôi hy vọng rằng mình sẽ hài hước, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng nó sẽ trở thành trang bìa, và chúng tôi không nghĩ rằng hình ảnh đó, vào thời điểm diễn ra việc đó, sẽ trở thành một điều tuyệt vời đến thế đối với rất nhiều người. Và nó thực sự trờ thành -- tôi không biết, đó là một trong những khoảnh khắc mà mọi người bật cười về chuyện đang diễn ra. Và từ, bạn biết đấy, Fattushis, tới Taxistan tới, bạn biết đấy, Fashtoonks, Botoxia, Pashimina, Khlintunesia, chúng tôi đã lấy thành phố và pha trò với những nơi hoàn toàn lạ lẫm này, ai là -- chuyện gì đang xảy ra vậy? Những người này là ai? Đây là những bộ tộc nào? Và David Remnick, người thấy cái này thực sự rất tuyệt, có một vấn đề: ông ta không thích Al Zheimer, Al Zheimers, vì ông ta nghĩ nó sẽ xúc phạm những người mắc Alzheimer. Nhưng bạn biết đấy, chúng tôi nói, "David, ai mà biết được? Họ không biết đâu." (Tiếng cười) Thế nên nó được ở lại, và điều đó, bạn biết đấy, đó là một điều tốt. Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra và đó dường như là điều đẹp đẽ về cuộc sống. Chúng tôi đã đến Mũi Cod, một nơi mà hiển nhiên đem lại rất nhiều cảm hứng, và tôi tìm được cuốn này "Những yếu tố cho phong cách" tại một buổi giảm giá, và tôi chưa từng - tôi chưa bao giờ dùng nó khi còn đi học, vì tôi còn quá bận bụi viết thơ và thi trượt và tôi không biết, lê la cà phê. Nhưng tôi nhặt nó lên và bắt đầu đọc và nghĩ rằng, cuốn sách này thật tuyệt. Mọi người nên biết về quyển sách này. (Tiếng cười) Tôi quyết định là nó cần một số -- nó cần được nâng cấp, cần một số hình minh họa. Và cơ bản là, tôi gọi cho, bạn biết đấy, tôi thuyết phục White Estate, và một tập hợp những người Do Thái Ba Lan, các gia đình thượng lưu da trắng chủ chốt, tôi nói rằng tôi muốn cải thiện cuốn sách này. Và họ đồng ý, và họ để tôi hoàn toàn tự quyết, một điều vô cùng tuyệt vời. Tôi lấy những ví dụ họ đưa ra và cơ bản là vẽ 56 bức tranh. Đây là, không biết là các bạn có đọc được không. "Susan này, cô đang ở trong một mớ bòng bong." Khi bạn đang cân nhắc về ngữ pháp, một thứ vô cùng khô khan, E.B. White đã viết một cuốn sách tuyệt vời, hóm hỉnh -- và thật ra là, Strunk -- và khi bạn đến với những luật lệ, bạn biết đấy, có rất nhiều vấn đề về ngữ pháp -- "Anh có phiền tôi hỏi một câu không? Anh có phiền một câu hỏi của tôi không?" "Sẽ, có thể, nên, hay sẽ, nên, có thể." Và "sẽ" là từ của người yêu thích Coca Chanel, "nên" là của Edith Sitwell, và "có thể" là một đề tài của August Sander. Và, "Anh ấy thấy một vết ố lớn ở giữa thảm." (Tiếng cười) Có một cách nói úp mở rất Anh quốc, một không khí ám sát - huyền bí mà tôi rất thích. "Tỏ ra khó hiểu một cách rõ ràng! Múa lưỡi mà chúng tôi vẫn có thể hiểu được." E.B. White đã viết lại cho chúng ta một số luật, một điều có thể khiến bạn tê liệt hoặc khiến bạn căm thù ông ta mãi mãi, hoặc bạn có thể bỏ qua chúng, tôi làm thế, hoặc bạn có thể, tôi không biết, ăn một cái sandwich chăng. Khi tôi vẽ tôi bắt đầu hát vì tôi thực sự thích hát, và tôi cho rằng âm nhạc là thứ tối cao trong nghệ thuật. Thế nên, tôi đặt với một nhà soạn nhạc tuyệt vời, Nico Muhly, để viết chín bài hát, sử dụng câu chữ trong sách, và chúng tôi đã biểu diễn một buổi tối tuyệt diệu -- anh ấy viết nhạc cho cả những người nghiệp dư và chuyện nghiệp. Tôi gõ chén và chơi lò xo slinky trong phòng đọc chính của Thư viện Công cộng New York, nơi mà đáng ra bạn phải rất, rất im lặng, đó là một sự kiện tuyệt vời chưa từng thấy và chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện được nhiều hơn. Ai mà biết được? Mục Chọn lọc của Thời báo New York, trang phản hồi có yêu cầu tôi phụ trách một mục, và họ nói tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Vậy là, mỗi tháng một lần suốt năm vừa rồi tôi đã làm một mục gọi là Những nguyên lý của sự không chắc chắn, bạn biết đấy, tôi không biết Heisenberg là ai, nhưng tôi biết tôi có thể quảng bá nó, bạn biết mà, đó là những nguyên lý của sự không chắc chắn. Tôi sẽ đọc qua nhanh -- và có thể tôi sẽ chỉnh sửa một số, vì tôi không còn nhiều thời gian -- một số mục báo. Và về cơ bản, thật là buồn cười vì tôi hỏi "Tôi có bao nhiêu diện tích?" Và họ nói "Chà, cô biết đấy, đó là Internet mà." Và tôi nói "Vâng, nhưng tôi có bao nhiêu diện tích?" Và họ nói "Không có giới hạn, không có giới hạn." OK. Vậy là, bài đầu tiên tôi còn rất rụt rè, tôi sẽ bắt đầu đây. "Làm sao tôi có thể nói với bạn mọi điều trong tim tôi? Không thể bắt đầu. Đủ rồi. Không. Bắt đầu với con chim dodo không may. : Và tôi nói về con dodo, nó tuyệt chủng như thế nào, và sau đó tôi nói về Spinoza. "Khi con dodo cuối cùng đang chết, Spinoza đang đi tìm lời giải thích hợp lý cho mọi thứ, gọi là dòng hạnh phúc. Và ông ta trút hơi thở cuối cùng với những người thân xung quanh, và tôi cũng biết ông ta có súp gà làm cho bữa ăn cuối của mình." Tôi tình cờ biết chuyện đó. Và ông ta qua đời, và không còn Spinoza nào nữa, tuyệt chủng. Và khi đó, chúng ta không có một Spinoza nhồi bông nhưng chúng ta có chú chó của Pavlov nhồi bông và tôi tới thăm nó tại Bảo tàng Vệ sinh tại St Petersburg ở Nga. Và nó ở đó, với cái hộp điện khủng khiếp trên hông trong cung điện cổ lộng lẫy này. "Và tôi nghĩ đó phải là một ngày rất, rất đen tối khi đảng Bolsheviks thành lập. Có thể giữa họ có vài tiếng cười vui vẻ, nhưng Stalin là một người bị hoang tưởng, còn nặng hơn cả bố tôi." (Tiếng cười) Bạn không biết đâu. "Và quyết định là tay chân cấp cao của hắn phải bị tiêu diệt." Một điều mà tôi nghĩ mình đã dựng nên, đó là một việc tốt. Và đây là một bảng, bạn biết đấy, chỉ là một cái bảng biểu nhỏ, và bảng này sẽ còn dài ra mãi mãi với tất cả những người hắn đã giết. Bắn chết, đập vỡ sọ, bạn biết rồi đấy, ném đi. "Gia đình của Nabokov trốn tới Nga. Làm sao mà cậu trẻ nhà Nabokov, ngây thơ và thanh lịch ngồi trong chiếc ghế đỏ , lật qua một cuốn sách và những cánh bướm, tưởng tượng nổi sự mất mát đến thế." Và tôi muốn kể với các bạn đây là một bản đồ. "Gia đình mẹ tôi cũng trốn tới Nga, quá nhiều cuộc sát hại người Do Thái. Bỏ lại căn lều, rừng việt quất hoang, những con ngỗng, dòng sông Sluch, họ tới Palestine và sau đó là nước Mỹ." Và mẹ tôi vẽ tấm bản đồ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho tôi, và đó là DNA của tôi, vì người mà tôi đã lớn lên cùng đó không sử dụng số liệu thực tế vào việc gì. Dữ liệu thực tế bị cấm trong nhà tôi. Và nếu bạn thấy Texas -- bạn biết đó, Texas và California nằm dưới Canada, và Nam Carolina nằm trên Bắc Carolina, đó là ngôi nhà mà tôi đã lớn lên,thấy không? Việc tôi ở đây là một phép màu. Thực ra là, không phải, đó thực ra là một điều tuyệt vời. Nhưng khi đó bà nói rằng Tel Aviv và Lenin, đó là những thị trấn quê họ, và xin lỗi, còn lại không biết, cảm ơn. Nhưng trong ngôn ngữ của bà, xin lỗi còn lại không biết có nghĩa là xin lỗi còn lại không biết, biến đi, vì bà không hề quan tâm. (Tiếng cười) Điều bất khả thi của tháng Hai, đó là tháng Hai thực sự là tháng tồi tệ nhất ở New York và những hình ảnh tôi biến hóa ra cho những điều tồi tệ này -- thì không tệ đến thế. Tôi nhận được một bưu kiện và nó được gói trong giấy báo và có ảnh một người đàn ông trên báo và anh ta đã chết. Và tôi nói, "Tôi mong anh ta chưa chết, chỉ đang tận hưởng nằm thư giãn trong tuyết, như dưới bức tranh ghi anh ta đã chết." Và thật ra, anh ta, tôi nghĩ anh ta chết rồi dù tôi không biết, có thể anh ta chưa chết. "Và người phụ nữ này đứng dựa vào tường trong đau khổ, không phải vì người đàn ông đó và vì những tất cả những điều đáng buồn, nó xảy ra khá thường xuyên trong tháng Hai." Có niềm an ủi. Người này giận giữ vì ai đó đã rải hành khắp cầu thang, và cơ bản là -- bạn biết đó, tôi đoán hành là chủ đề ở đây -- và anh ta nói "Không thể không nói dối. Đây là tháng Hai và không nói dối là không thể." Và tôi dành rất nhiều thời gian tự hỏi, chúng ta nói thật đến đâu? Chúng ta đang thực sự kể câu chuyện gì? Làm thế nào để biết khi nào chúng ta là bản thân mình? Làm thế nào chúng ta thực sự biết những câu nói từ miệng mình là chuyện thật, bạn biết đấy, những câu nói thật? Hay những câu nói giả dối mà ta nghĩ mình phải nói? Tôi sẽ đi nhanh qua phần này. Một câu trích dẫn bởi Bertrand Russell, "Tất cả lao động của mọi thời đại, tất cả cống hiến, tất cả cảm hứng, tất cả sự rạng rỡ ban trưa của trí khôn nhân loại đều sẽ biến mất. Vậy thì, bạn của tôi, nếu đúng như vậy, và điều đó là thật, chuyện này để làm gì?" Một câu hỏi phức tạp. Và bạn biết đấy, tôi nói với bạn bè mình và tôi đi xem những vở kịch có các bài hát Nga -- Lạy chúa tôi, bạn biết gì không? Chúng ta có thể -- không, ta không có thời gian. Tôi đã ghi âm người dì của mình, tôi ghi âm bà hát một bài hát tiếng Nga từ -- Anh biết đấy, chúng ta có thể bật nó một lúc thôi được không? Anh có cái đấy không? (Âm nhạc) OK. Tôi ghi âm dì tôi - bà đã từng đi bơi ở biển tất cả hằng ngày trong năm cho tới năm 85 tuổi. Và đó là một bài hát về mọi người khốn khổ như thế nào, vì, bạn biết đấy, chúng tôi đến từ Nga. (Tiếng cười) Tôi đến thăm Kitty Carlisle Hart, và bà 96 tuổi, khi tôi đem đến cho bà một cuốn "Những yếu tố cho phong cách", bà nói bà sẽ trân trọng nó. Và tôi nói, ồ, và khi bà đang nói về Moss Hart, tôi nói bà biết đấy, khi tôi gặp ông ấy tôi đã biết ngay đó là ông ấy, và bà ấy nói, tôi biết đó là ông ta. (Tiếng cười) Vậy nên, tôi là người nên giữ quyển sách nhưng đó thực sự là một giây phút tuyệt vời. Và bà ấy đã từng có quan hệ với George Gershwin. Gershwin mất năm 38 tuổi. Ông được chôn cất tại cùng nghĩa trang với chồng tôi. Giờ tôi không muốn nói về chuyện đó. Tôi muôn nói về -- lớp kem tuyệt vời trên chiếc bánh về nghĩa trang này đó là lăng gia đình Barricini ở gần đó. Tôi nghĩ họ Barricini nên mở một cửa hiệu ở đó và bán socola. (Tiếng cười) Và tôi muốn điều hành nó cho họ. Tôi đến thăm Louise Bourgeoise, người vẫn đang làm việc, và tôi nhìn vào bồn rửa của cô ấy, một thứ thật tuyệt vời, và đi về. Và rồi tôi chụp ảnh và vẽ một chiếc sofa bỏ bên đường. Và một người phụ nữ sống trên phố, Lolita. Và rồi tôi về nhà và uống trà. Và rồi dì Frances qua đời, trước khi qua đời bà muốn trả bánh mỳ bằng những gói đường Sweet 'n Low. (Tiếng cười) Và tôi tự hỏi để làm gì và giờ tôi biết, và tôi thấy rằng Hy Meyerowitz, cha của Rick Meyerowitz, một người bán máy giặt khô từ Bronx, đã đạt giải cuộc thi giống Charlie Chaplin nhất năm 1931. Đó chính là Hy. Và tôi nhìn vào một bát hoa quả đẹp đẽ, và tôi nhìn vào một chiếc váy tôi khâu cho bạn. Và nó viết Ich habe genug, một bài nhạc phổ thơ soạn bởi Bach, mà ban đầu tôi tưởng có nghĩa là, "tôi có đủ rồi, tôi không thể chịu thêm nữa, cho tôi nghỉ", nhưng tôi đã sai. Nó có nghĩa là "tôi có đủ" -- và điều đó hoàn toàn đúng. Tôi tình cờ được sống, thế thôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ giới thiệu một vài thủ đoạn mới và nguy hại nhất của giới tội phạm mạng. Vì vậy, về cơ bản các bạn đừng lên mạng và tải về bất kỳ loại virus nào mà tôi sắp trình bày nhé. Có thể vài người trong số các bạn đang thắc mắc thế nào là một chuyên gia an ninh mạng, thế nên tôi sẽ chia sẻ một cách ngắn gọn cái nhìn sâu sắc về sự nghiệp của mình cho đến thời điểm này. Đây là một mô tả khá chính xác về những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực phòng chống hack và phần mềm độc hại. Ngày nay, virus máy tính và các chương trình độc hại được thiết kế để làm đủ mọi thứ, từ đánh cắp dữ liệu, theo dõi bạn qua chính webcam của mình cho đến đánh cắp hàng tỉ đô la. Một vài mã độc hiện nay được phát tán nhằm nhắm vào chính quyền, ngành công ích và hệ thống cơ sở hạ tầng. Tôi sẽ giới thiệu nhanh những gì một mã độc có thể làm trong thời đại này. Ngay bây giờ, cứ mỗi giây trôi qua lại có 8 người dùng mới truy cập vào mạng internet. Hiện nay, chúng ta có thể tìm thấy 250.000 loại virus máy tính mới cũng như 30.000 website mới bị nhiễm virus. Và, có một điều cần được "làm sáng tỏ" ở đây, đó là nhiều người nghĩ rằng khi máy tính bị nhiễm virus thì đó là do bạn truy cập vào một web đen. Đúng không nào? Nhưng thật ra, thống kê cho thấy rằng nếu chỉ vào những trang web khiêu dâm, bạn thậm chí còn được an toàn hơn. Nhân tiện, người ta thường viết điều này ra, phải không nào? (Cười) Thực tế, có đến khoảng 80% số trang web bị nhiễm virus là của các doanh nghiệp nhỏ. Tội phạm ảo thời nay, bọn chúng trông như thế nào? Nhiều người trong các bạn tưởng tượng ra hình ảnh của một cậu thiếu niên mặt tàn nhang ngồi hack trong tầng hầm, để được nổi tiếng, đúng không? Thế nhưng, tội phạm ảo ngày nay rất chuyên nghiệp và được tổ chức cực kỳ tốt. Thực ra, bọn chúng còn quảng cáo sản phẩm của chính mình Bạn có thể lên mạng và mua một dịch vụ hack để đánh bại đối thủ kinh doanh. Hãy cùng xem ví dụ mà tôi tìm được nhé. Bạn ở đây vì một lý do, đó là bạn muốn đối thủ cạnh tranh, kẻ thù, những kẻ đáng ghét, vì bất kỳ lý do gì, bất kể là ai, phải thất bại. Bạn của tôi, bạn đã đến đúng chỗ rồi đấy. Nếu bạn muốn đối thủ cạnh tranh của mình thất bại, họ sẽ thất bại. Nếu bạn muốn kẻ thù của mình biến mất, họ sẽ biến mất. Không những vậy, chúng tôi còn cung cấp một dịch vụ và kế hoạch tấn công DDOS từ ngắn đến đến dài hạn, bắt đầu với 5 đô la mỗi giờ đối với website cá nhân nhỏ cho tới 10 đến 50 đô la mỗi giờ. James Lyne: Thực ra tôi đã trả tiền cho một trong những tin tặc này để hắn tấn công website riêng của tôi. Việc này có một chút rắc rối khi tôi cố gắng tính chi phí này cho công ty. Hóa ra nó chẳng thú vị chút nào. Nhưng nếu bỏ qua những điều đó, thật kinh ngạc khi thấy rằng hiện nay có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ dành cho tội phạm mạng. Ví dụ, hệ thống kiểm tra này cho phép tội phạm ảo kiểm tra chất lượng virus trước khi phát tán. Với một khoản phí nhỏ, bọn tội phạm có thể tung virus lên mạng và đảm bảo mọi thứ sẽ hoạt động tốt. Nhưng, mọi chuyện còn đi xa hơn thế nữa. Ngày nay bọn chúng còn có các gói sản phẩm phạm pháp với các bản báo cáo kinh doanh để quản lý việc phát tán các mã độc. Đây là ứng dụng dẫn đầu thị trường trong việc phát tán phần mềm độc hại, Black Hole Exploit Pack. Công cụ này gây ra 1/3 trong các vụ phát tán phần mềm độc hại trong vài quý vừa qua. Nó bao gồm hướng dẫn cài đặt kỹ thuật, video hướng dẫn quy trình thiết lập, và hỗ trợ kỹ thuật. Bạn có thể gửi email cho bọn tội phạm ảo và chúng sẽ cho bạn biết làm sao để xây dựng một máy chủ xâm nhập bất hợp pháp. Tôi sẽ cho các bạn thấy các mã độc hiện nay trông như thế nào nhé. Ở đây tôi có 2 hệ thống, một là của kẻ tấn công, tôi minh họa bằng Ma trận y đáng sợ, và hai là của nạn nhân, người bạn có thể chạm mặt trên đường đến chỗ làm. Bình thường, hai đối tượng này ở 2 phía khác nhau trên trái đất hay trên mạng internet. Thế nhưng, tôi đã đặt họ về cùng một phía vì như vậy mọi thứ sẽ thú vị hơn. Có rất nhiều cách khiến bạn bị nhiễm virus. Bạn sẽ mắc phải vài tình huống trong số đó. Một vài trong số các bạn có thể đã từng nhận được một email với nội dung đại loại như, "Xin chào, tôi là một nhân viên ngân hàng ở Nigeria, tôi muốn tặng bạn 53 tỉ đô la vì tôi thích gương mặt của bạn" Hay tập tin funnycats.exe, vốn được đồn đại là khá thành công trong chiến dịch chống Mỹ gần đây của Trung Quốc. Có rất nhiều cách khiến bạn bị nhiễm virus. Tôi muốn giới thiệu một số phương cách yêu thích của mình. Đây là một chiếc USB. Bây giờ bạn phải làm gì để chạy một chiếc USB trong máy tính của một doanh nghiệp? Chà, bạn nên cố gắng để trông thật ưa nhìn. À. Hay trong trường hợp của tôi, lúng túng và thảm hại. Hãy tưởng tượng kịch bản: Tôi, với dáng vẻ lúng túng và thảm hại, cầm bản C.V bị dính cà phê của mình bước vào một trong các công ty của bạn. Rồi tôi nhờ nhân viên tiếp tân cắm chiếc USB này vào máy tính và in giúp tôi một bản khác. Các bạn hãy nhìn máy tính của nạn nhân. Tôi đã cắm chiếc USB này vào đó. Và sau một vài giây, mọi thứ bắt đầu tự diễn ra trên chiếc máy tính này. Đó thường là một dấu hiệu xấu. Điều này, tất nhiên, thường xuyên xảy ra chỉ trong một vài giây, rất, rất nhanh, nhưng tôi đã làm chậm nó lại để các bạn có thể thấy quá trình tấn công diễn ra như thế nào. Nếu không thì phần mềm độc hại rất nhàm chán. Đây là ngôn ngữ lập trình của mã độc và sau vài giây, bên phía tay trái, bạn sẽ thấy màn hình của kẻ tấn công xuất hiện vài dòng chữ mới thú vị. Bây giờ tôi rê chuột vào đó. Chúng ta gọi đây là dấu nhắc lệnh. Kẻ tấn công có thể dùng nó để di chuyển đến các vị trí khác nhau trong máy tính. Chúng có thể xâm nhập vào tài liệu, dữ liệu của bạn. Bạn có thể mở webcam lên. Điều này có thể hơi đáng xấu hổ. Hay để chứng minh điều đó, chúng ta có thể mở các chương trình, chẳng hạn như Máy tính trên Windows, chương trình yêu thích của tôi. Vì vậy, thật đáng ngạc nhiên khi kẻ tấn công có thể kiểm soát được nhiều như vậy chỉ bằng một thao tác đơn giản. Tôi sẽ chỉ cho các bạn cách mà phần mềm độc nguy hiểm nhất hiện nay được phát tán. Tôi sẽ mở một trang web mà tôi đã thiết kế lên. Đây chỉ là một trang web rất tệ với đồ họa vô cùng xấu xí. Và nó có phần bình luận ở đây, nơi chúng ta có thể đăng tải bình luận. Có lẽ nhiều người trong số các bạn đã dùng một số chức năng tương tự như thế này. Không may là khi thiết kế chức năng này, người thiết kế hơi bị say một chút và quên mất tất cả các phương pháp lập trình an toàn mà anh ta đã được học. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng kẻ tấn công mà tôi tạm gọi là Evil Hacker cho vui nhé, chèn thứ gì đó nguy hiểm vào khung bình luận. Đây là một đoạn mã. Nó sẽ được thông dịch trên trang web. Bây giờ tôi sẽ đăng đoạn mã này lên, và sau đó, mở trình duyệt web trên máy nạn nhân lên và truy cập vào trang web của tôi: www.incrediblyhacked.com. Hãy để ý rằng sau vài giây, tôi đã bị chuyển hướng vào trang web mà bạn sắp thấy đây: microshaft.com. Trình duyệt bị sập khi nó gặp một trong các bộ công cụ khai thác mã độc và rồi phần mềm chống virus giả hiện ra. Đây là virus đội lốt phần mềm chống virus và nó sẽ thâm nhập và quét cả hệ thống. Hãy nhìn những gì hiện lên ở đây nhé. Nó tạo ra một vài cảnh báo nguy hiểm. Ồ nhìn này, một proxy server về khiêu dâm trẻ em. Chúng ta thật sự nên xóa nó đi. Điều thật sự nguy hiểm là nó không chỉ giúp cho kẻ tấn công tiếp cận dữ liệu của bạn mà khi quét máy tính xong, chúng thông báo rằng để dọn dẹp sạch các loại virus giả, bạn phải đăng ký sản phẩm. Tôi thì thích để nguyên vậy hơn. (Cười) Giờ đây chúng ta trả tiền cho bọn tội phạm ảo để phát tán virus. Đó là điều mà tôi thấy hoàn toàn lạ đời. Thôi sao cũng được, giờ để tôi thay đổi đề tài một chút. Săn đuổi 250,000 loại phần mềm độc mỗi ngày là một thách thức cực kỳ lớn, và con số này chỉ có tăng lên thêm. Thật tình mà nói, nó tỷ lệ với độ dài nếp nhăn do căng thẳng của tôi mà bạn thấy đây này. Giờ tôi muốn nói một cách ngắn gọn về một nhóm hacker mà chúng tôi đã theo dấu từ một năm nay và thực sự đã bị tìm thấy. Đây là sự tưởng thưởng hiếm hoi trong công việc của chúng tôi. Giờ đây nó là sự hợp tác liên ngành giữa mọi người trên Facebook, các nhà nghiên cứu độc lập và đồng nghiệp ở Sophos (một hãng phần mềm). Ở đây chúng ta có hai tài liệu mà những tên tội phạm ảo tải lên dịch vụ đám mây, loại giống như Dropbox hay SkyDrive như nhiều người trong số các bạn có thể đã sử dụng. Trên phần đầu, các bạn hãy để ý phần mã nguồn. Phần mã nguồn này sẽ gửi đến bọn tội phạm ảo mỗi ngày một tin nhắn báo cho chúng biết chúng kiếm được bao nhiêu tiền ngày hôm đó. Các bạn tạm hiểu đó là một dạng báo cáo thanh toán hóa đơn của tội phạm ảo. Nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy một loạt các số điện thoại Nga. Bây giờ rõ ràng là rất thú vị vì nó chỉ cho bạn cách tìm ra các tên tội phạm ảo. Phía bên dưới này, phần tô đỏ, ở phần mã nguồn bên kia, là đoạn "leded:leded" Đây là tên người sử dụng, giống như loại tên mà bạn dùng trên Twitter. Hãy tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nhé. Có một vài điều thú vị khác mà bọn tội phạm ảo đã đăng tải. Nhiều người trong số các bạn dùng điện thoại thông minh để chụp hình và đăng lên mạng khi dự hội thảo. Một chức năng thú vị của nhiều điện thoại thông minh là khi bạn chụp hình, nó chêm dữ liệu GPS về nơi bạn chụp bức ảnh đó. Thực ra, gần đây tôi đã bỏ nhiều thời gian lướt các trang hẹn hò, hẳn nhiên là vì mục đích nghiên cứu nhé. Và rồi tôi thấy rằng khoảng 60 phần trăm các bức hình đại diện trên các trang hẹn hò chứa tọa độ GPS về nơi các bức hình được chụp. Điều này thật đáng sợ vì bạn sẽ không đưa địa chỉ nhà cho nhiều người lạ, nhưng lại sẵn sàng tiết lộ tọa độ GPS chỉ xê xích 15 mét. Và tội phạm ảo cũng làm điều tương tự. Đây là một bức hình được xác định là ở St. Petersburg. Sau đó, chúng tôi sử dụng công cụ tấn công mạng cực kỳ hiện đại. Chúng tôi đã sử dụng Google. Dùng địa chỉ email, số điện thoại và dữ liệu GPS, phía bên trái đây bạn thấy một mẩu quảng cáo một chiếc BMW mà một trong số các tội phạm ảo đang rao bán, bên phía kia lại là một quảng cáo bán mèo Ai Cập. Một trong số đó khá quen thuộc với tôi. Tiếp tục tìm kiếm thêm một chút nữa, và đây là tên tội phạm ảo của chúng ta. Hãy tưởng tượng đây là những tên tội phạm ảo rất dày dạn kinh nghiệm. Chúng chia sẻ thông tin một cách kín kẽ. Hãy tưởng tượng những thông tin về mỗi người trong căn phòng này mà bạn có thể tìm được. Tìm kiếm thêm một chút nữa trong hồ sơ và đây là hình ảnh văn phòng của chúng. Chúng đang làm việc trên tầng ba. Và bạn cũng có thể xem một vài hình ảnh từ các đối tác kinh doanh của hắn nơi hắn ta có sở thích riêng dành cho một số dạng hình ảnh. Hóa ra hắn ta là thành viên của Liên bang quản trị mạng dành cho người lớn của Nga. Nhưng đây là lúc điều tra của chúng tôi bắt đầu bị chậm lại. Tội phạm ảo khóa hồ sơ của chúng khá kỹ lưỡng. Và đây là bài học lớn nhất về truyền thông xã hội và dịch vụ di động cho tất cả chúng ta ngày nay. Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp có thể khiến chúng ta mất đi sự an toàn trên mạng (khiến ta lộ thông tin cá nhân), kể cả khi ta chẳng làm điều gì sai trái cả. Đây là Mobsoft, một trong những công ty mà băng nhóm tội phạm ảo này sở hữu. Điều thú vị về Mobsoft là người sở hữu 50% cổ phần đã đăng một thông báo tuyển dụng và thông báo này trùng khớp với một trong những số điện thoại trong đoạn mã mà tôi đã đề cập trước đó. Người phụ nữ này là Maria, vợ của một trong những tên tội phạm ảo. Và điều này kiểu như việc cô ta vào mục điều chỉnh của mạng xã hội và nhấn vào tất cả các mục mà cô ấy có thể nghĩ tới. Điều đó khiến cô hết sức không an toàn. Ở cuối vụ điều tra mà bạn có thể đọc bản báo cáo đầy đủ dài 27 trang ở đường dẫn đó, chúng tôi tìm được vài bức ảnh của bọn tội phạm ảo, thậm chí là tiệc Giáng sinh văn phòng khi chúng ra ngoài ăn uống. Đúng rồi, hóa ra bọn tội phạm ảo cũng tổ chức các buổi tiệc Giáng sinh đấy chứ. Giờ đây, có thể bạn đang thắc mắc những gì xảy ra với những tên này. Tôi sẽ quay lại vấn đề đó ngay đây thôi. Tôi muốn cho các bạn thấy một màn trình diễn nhỏ cuối cùng. Đó là một kĩ thuật cực kì đơn giản và cơ bản nhưng thú vị thay, nó lại cho thấy tất cả chúng ta để lộ ra ngoài bao nhiêu thông tin. Điều đó có liên quan đến chúng ta, những khán giả của TED. Điều này là bình thường khi ta vội vã lục điện thoại trong túi quần để chuyển sang chế độ máy bay. Nhiều người trong số các bạn biết khái niệm quét tìm mạng không dây. Các bạn làm điều đó mỗi khi lấy iPhone hay Blackberry ra và kết nối vào thứ gì đại loại như TEDAttendees. Thế nhưng bạn có thể không hề biết rằng mình cũng đang để lộ ra danh sách những mạng lưới mà bạn kết nối trước đó, thậm chí cả khi bạn không chủ động dùng mạng không dây. Vì vậy tôi sẽ cho quét thử. Tôi thì tương đối rụt rè, không như những tên tội phạm mạng, những kẻ vốn đã ở ngoài vòng pháp luật. Và ở đây, bạn có thể thấy thiết bị di động của mình. Thế nào? Bạn có thế thấy một danh sách các mạng không dây: TEDAttendees, HyattLB. Bạn nghĩ tôi đang ở đâu nào? Mạng nhà tôi, PrettyFlyForAWifi. Tôi nghĩ đó là một cái tên ấn tượng. Sophos_Visitors, SANSEMEA, những công ty mà tôi làm việc Loganwifi ở Boston. HiltonLondon. CIASurveillanceVan. Chúng tôi đặt cái tên này cho mạng không dây tại một trong những buổi hội thảo của mình vì nghĩ rằng nó sẽ khiến mọi người kinh ngạc. Cũng khá vui đấy chứ. Đó là cách mà những tên mọt sách như tôi đùa đấy. Hãy khiến điều này thú vị hơn chút đỉnh nhé. Hãy nói về chính các bạn. Gần đây 23% trong số các bạn đã từng đến Starbucks và sử dụng mạng không dây. Mọi thứ càng trở nên thú vị hơn. 46% trong số các bạn từng kết nối mạng ở một công ty XYZ nào đó. Đây không hẳn là khoa học nhưng lại tương đối chính xác. Tôi có thể xác định gần như chính xác vị trí khách sạn mà 761 người trong số các bạn đã từng đến. Tôi còn có thể biết nơi ở của 234 người trong số các bạn. Tên mạng không dây của bạn độc nhất đến độ tôi đã có thể định vị nó một cách chính xác sử dụng những dữ liệu trên internet mà chẳng cần hack hay thủ thuật gì cả. Và tôi cũng nên đề cập rằng vài người trong số các bạn sử dụng tên mình, chẳng hạn "James Lyne's iPhone" Ngoài ra, 2% trong số các bạn có khuynh hướng sử dụng những từ tục tĩu. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ về điều này: Khi sử dụng những ứng dụng và thiết bị di động mới, khi mân mê những món đồ chơi mới coóng, chúng ta đang phải hy sinh biết bao sự riêng tư và an toàn để đổi lấy sự tiện nghi? Lần tới, khi cài đặt thứ gì đó, hãy nhìn vào mục thiết lập và tự hỏi: "Liệu đây có phải thông tin mà mình muốn chia sẻ không? Liệu có ai có thể lạm dụng nó không?" Chúng ta cũng cần suy nghĩ thận trọng về cách phát triển các tài năng trong tương lai. Bạn thấy đấy, công nghệ vẫn đang thay đổi một cách đáng kinh ngạc và do đó, con số 250.000 loại phần mềm độc hại sẽ không chỉ dừng lại ở đó lâu đâu. Xu hướng rất đáng lo ngại là giờ đây nhiều người sau khi tốt nghiệp rành về công nghệ hơn, họ biết cách sử dụng công nghệ thế nhưng số người đeo đuổi lĩnh vực phòng chống tội phạm mạng lại giảm xuống. Ở Anh, số liệu thống kê cho thấy từ năm 2003, tỉ lệ kĩ sư IT trình độ cao đã giảm 60% và số liệu ở nhiều nơi khác cũng chỉ ra điều tương tự. Chúng ta cũng cần nghĩ đến các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực này. Mặc dù những tên tội phạm ảo mà tôi đã nói đánh cắp hàng triệu đô la, chúng thực sự vẫn chưa bị bắt, và cho đến thời điểm này, có thể sẽ không bao giờ bị đưa ra trước công lý. Mỗi quốc gia có cách thực thi luật pháp riêng dẫu cho các công ước về tội phạm mạng, internet là không biên giới và có tính quốc tế. Các quốc gia vẫn chưa đạt được sự đồng thuận và do đó, lĩnh vực này gặp rất nhiều thách thức xét về góc độ pháp lý. Tuy nhiên, tôi chỉ mong mỏi một điều: Bạn thấy đó, bạn sẽ rời khỏi đây và sẽ đọc vài câu chuyện gây ngạc nhiên trên báo. Bạn sẽ đọc tin tức về những phần mềm độc hại làm những điều đáng sợ một cách khó tin. Tuy nhiên, 99% trong số chúng thành công vì chúng ta không thực hiện những điều cơ bản để tự bảo vệ mình trên mạng. Do đó, tôi chỉ yêu cầu các bạn lên mạng, tìm những phương thức đơn giản và hiệu quả nhất, tìm cách cập nhật máy tính của mình, đặt mật khẩu an toàn và đảm bảo rằng bạn sử dụng mật khẩu khác nhau cho từng trang và dịch vụ mạng. Tìm kiếm những thông tin đó. Áp dụng chúng. Internet là một nguồn tài nguyên thông tin rộng lớn cho kinh doanh, biểu đạt chính trị, nghệ thuật và giáo dục. Xin hãy chung tay cùng tôi và cộng đồng an ninh trong chiến dịch chống lại bọn tội phạm mạng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn có nghĩ rằng có thể kiểm soát được sự chú ý của một ai đó không? Thậm chí nhiều hơn thế, về dự đoán hành vi của con người thì sao? Tôi nghĩ rằng đó là những ý tưởng thú vị, nếu các bạn có thể. Ý tôi là, đối với tôi, đó sẽ là một siêu năng lực hoàn hảo, đại loại là, một cách thức tội lỗi để tiếp cận nó. Nhưng bản thân tôi, trong quá khứ, tôi đã dành 20 năm qua nghiên cứu hành vi con người từ một cách khá không chính thống: móc túi. Khi chúng ta nghĩ về sự đánh lạc hướng, chúng ta nghĩ về một cái gì đó như là hướng ánh nhìn sang một bên, khi trên thực tế nó thường là những thứ ở ngay trước mặt chúng ta đó là những thứ khó nhìn thấy nhất, những thứ mà bạn nhìn vào mỗi ngày hóa ra bạn lại chẳng nhìn thấy chúng. Ví dụ, bao nhiêu người trong số các bạn vẫn còn điện thoại di động bên mình vào lúc này? Tuyệt. Kiểm tra lại nào. Đảm bảo rằng các bạn vẫn còn có nó. Tôi đã mua sắm một số thứ từ trước. Đến giờ có lẽ các bạn đã nhìn vào chúng một vài lần vào ngày hôm nay, nhưng tôi sẽ hỏi các bạn một câu hỏi về những thứ này. Nếu không trực tiếp nhìn vào điện thoại di động của mình, liệu bạn có thể nhớ được biểu tượng ở góc dưới bên phải không? Lôi điện thoại ra, kiểm tra, và xem mình đã chính xác chưa. Các bạn đã sẽ làm điều đó như thế nào? Bây giờ các bạn đã hoàn tất việc xem xét những thứ này, hãy đóng chúng lại, bởi vì mỗi chiếc điện thoại có một cái gì đó chung. Cho dù bạn sắp xếp các biểu tượng như thế nào đi nữa, bạn vẫn còn có một biểu tượng đồng hồ ở mặt trước. Vì vậy, nếu không cần nhìn vào điện thoại, hãy nói cho tôi xem lúc đó là mấy giờ? Các bạn vừa mới nhìn vào đồng hồ của mình, đúng không? Đó là một ý tưởng thú vị. Bây giờ, tôi sẽ yêu cầu các bạn tiến xa hơn với trò chơi tin tưởng. Nhắm mắt lại. Tôi nhận ra rằng tôi đang yêu cầu các bạn làm điều đó khi mà bạn vừa mới nghe thấy có một tên móc túi ở trong phòng, nhưng nhắm mắt lại đi. Bây giờ, các bạn theo dõi tôi trong khoảng 30 giây. Với đôi mắt nhắm, tôi đang mặc cái gì? Hãy đoán chính xác nhất nhé. Áo sơ mi của tôi màu gì? Cà vạt của tôi màu gì? Bây giờ mở mắt ra nào. Giơ tay lên nếu các bạn đã đoán đúng? Thú vị phải không? Một vài người trong số chúng ta quan sát sâu sắc hơn những người khác một chút. Có vẻ là như vậy. Nhưng tôi lại có một lý thuyết khác về điều đó, đó là mô hình của sự chú ý. Chúng ta có rất nhiều mô hình của sự chú ý đáng lưu tâm, nhóm ba mô hình của sự chú ý của Posner . Đối với tôi, tôi thích nghĩ về nó bằng một cách rất đơn giản, giống như một hệ thống giám sát. Nó như là bạn có tất cả các cảm biến gây thích thú này, và bên trong não của bạn là một chú bảo vệ tí hon. Đối với tôi, tôi muốn gọi anh ta là Frank. Do đó, Frank ngồi tại một bàn làm việc. Anh ta có tất thảy các thông tin hay ho trước mặt mình, các thiết bị công nghệ cao, anh ta có những cái máy quay, anh ta có một chiếc điện thoại nhỏ mà anh ta có thể nhấc lên và kề vào tai để nghe, Tất cả các giác quan này, tất cả những nhận thức này. Nhưng sự chú ý là những gì khuấy động nhận thức, là những gì kiểm soát thực tế mà bạn nhìn thấy. Nó là cửa ngõ vào tâm trí. Nếu bạn không chú ý vào một cái gì đó, bạn không thể nhận thức được nó. Nhưng trớ trêu là, bạn có thể chú ý vào một cái gì đó mà không ý thức được điều này. Đó là lý do tại sao có một hiện tượng gọi là hiệu ứng cocktail: Khi các bạn ở trong một buổi party, các bạn đang có cuộc nói chuyện với một ai đó, và bạn nhận ra tên mình được xướng lên mà thậm chí không nhận ra mình đang lắng nghe nó. Bây giờ, đối với công việc của tôi, tôi phải vận dụng các kỹ thuật để khai thác chúng để chơi với sự chú ý của các bạn như là một nguồn lực hạn chế. Vì vậy, nếu tôi có thể kiểm soát cách thức các bạn sử dụng sự chú ý của mình, nếu tôi có thể có thể đánh cắp sự chú ý của các bạn thông qua một hành động làm phân tâm. Bây giờ, thay vì làm việc đó như một sự đánh lạc hướng và ném nó sang một bên, thay vào đó, những gì tôi muốn tập trung vào là Frank, để có thể chơi với Frank ngay bên trong đầu của các bạn, chú bảo vệ tí hon của các bạn, và thu hút các bạn, thay vì tập trung vào các giác quan bên ngoài, chỉ để đi vào bên trong trong vòng tích tắc. Vì vậy, nếu tôi yêu cầu các bạn truy cập vào bộ nhớ của mình, như là, đó là cái gì vậy? Cái gì vừa xảy ra vậy? Các bạn có ví không? Các bạn có thẻ American Express trong ví của mình không? Và khi tôi làm điều đó, anh chàng Frank của các bạn quay xung quanh. Anh ta truy cập các tập tin. Anh ta tua lại các cuộn băng. Và những gì là thú vị là, anh ta không thể tua lại các cuộn băng đồng thời, anh ta cố gắng xử lý những dữ liệu mới. Bây giờ, ý tôi là, điều này nghe như một lý thuyết tốt, nhưng tôi có thể nói chuyện trong một thời gian dài và cho các bạn biết rất nhiều thứ, và chúng có thể đúng, một phần nào đấy thôi, nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu tôi cố gắng trình diễn nó ngay đây, trước mặt các bạn. Vì vậy, nếu tôi đi xuống, tôi sẽ đi mua sắm một tí. Ở nguyên chỗ của mình nhé. Chào bà, bà có khoẻ không? Thật vui được gặp bà. Anh đã làm một công việc tuyệt vời trên sân khấu. Bà có một chiếc đồng hồ đáng yêu và khá khó để tháo ra. Bà vẫn còn đeo chiếc nhẫn của mình đó chứ? Tốt. Chỉ cần lấy một ít hàng. Các bạn như là một bữa tiệc buffet vậy. Thật khó để biết bắt đầu từ đâu, có quá nhiều thứ tuyệt vời. Xin chào, bạn khoẻ không? Rất vui được gặp bạn. Chào ông, ông có thể đứng lên cho tôi không, làm ơn? Chỉ ngay đây thôi. Oh, ông đã kết hôn. Ông làm theo hướng dẫn rất tốt. Thật hân hạnh gặp ông. Ông không có nhiều thứ trong túi của mình. Liệu có thứ gì ở túi dưới này không nhỉ? Hy vọng là như vậy. Mời ông ngồi. Của ông đây. Ông đang làm rất tốt. Chào ông, ông khỏe chứ? Rất vui được gặp ông. Ông có một chiếc nhẫn, một chiếc đồng hồ. Ông có ví trên người không? Joe: Tôi không có. Apollo Robbins: Vâng, chúng tôi sẽ tìm cho ông một cái. Đi lên theo lối này, Joe. Cho Joe một tràng pháo tay đi. Lên đây nào Joe. Chúng ta hãy chơi một trò chơi. (Vỗ tay) Xin thứ lỗi. Tôi không nghĩ rằng tôi cần cái đồ bấm này nữa. Bạn có thể có nó. Cảm ơn rất nhiều. Tôi đánh giá cao việc này. Lên sân khấu nào, Joe. Hãy chơi trò chơi nhỏ bây giờ. Bạn có cái gì trong túi trước của mình không? Joe: tiền. AR: tiền. Được rồi, hãy thử với nó. Bạn đứng ngay bân cạnh lối này cho tôi không? Quay lại, và hãy xem, Nếu tôi cho bạn một cái thứ nào đấy của mình, đây là thứ mà tôi có, một con chip poker. Chìa tay ra cho tôi. Nhìn kĩ xem. Bây giờ đây là một nhiệm vụ mà bạn phải tập trung vào. Bây giờ bạn có tiền trong túi trước của bạn, ở đây? Joe: Yup. AR: Tốt. Tôi sẽ không thực sự đưa tay mình vào trong túi của bạn. Tôi không sẵn sàng cho cam kết đó. Một lần nọ một người đàn ông bị một lỗ thủng trong túi, và điều đó làm tôi hoảng lên. Tôi đã tìm kiếm ví ông ta và ông đã cho tôi số điện thoại của mình. Đó là một hiểu lầm lớn. Vì vậy, hãy làm điều này một cách đơn giản. Siết chặt bàn tay của bạn. Siết thật chặt vào. Bạn có cảm thấy con chip poker rong tay không? Joe: tôi làm. AR: Bạn có thể ngạc nhiên nếu tôi có thể mang nó ra khỏi bàn tay của bạn? Nói có đi. Joe: Đúng. AR: Tốt. Mở bàn tay của bạn ra. Cảm ơn rất nhiều. Tôi sẽ ăn gian nếu bạn cho tôi cơ hội. Làm cho nó khó khăn hơn cho tôi đi. Chỉ sử dụng bàn tay của mình. Nắm lấy cổ tay của tôi, nhưng bóp, bóp chặt. Bạn đã nhìn thấy nó mất đi không? Joe:Không AR: Không, nó không ở đây. Mở tay ra. Thấy chưa, trong khi chúng ta đang tập trung vào bàn tay, nó lại (chui ra và) nằm trên vai bạn, lúc này đây. Lấy nó ra đi. Bây giờ, hãy thử lại lần nữa. Giữ bàn tay của bạn duỗi ra nào. Mở nó ra hết mức. Đặt bàn tay của bạn cao hơn một chút , nhưng nhìn kĩ nó ở kia kìa. Thấy chưa, nếu tôi làm nó từ từ, nó sẽ trở lại trên vai của bạn. (Tiếng cười) Joe, chúng ta sẽ tiếp tục làm điều này cho đến khi bạn bắt được nó. Rồi bạn cũng sẽ bắt được nó thôi. Tôi tin bạn mà. Bóp chặt lại. Bạn là con người, bạn không chậm đâu. Nó trở lại trên vai của bạn rồi kìa. Bạn đã tập trung vào bàn tay mình. Đó là lý do tại sao bạn bị phân tâm. Trong khi bạn đang xem điều này, tôi khó có thể tháo đồng hồ của bạn ra. Điều đó thật khó khăn. Được rồi, bạn đã có một cái gì đó trong túi phía trước của mình. Bạn có nhớ nó là cái gì không? Joe: tiền. AR: Kiểm tra túi của bạn. Xem xem liệu nó vẫn còn ở đó. Nó vẫn còn ở đó không? (Tiếng cười) Oh, đó là nơi nó từng ở. Cứ việc bỏ nó ra đi. Chúng ta chỉ đang đi mua sắm thôi mà. Chiêu lừa này thì nghiêng về canh thời gian nhiều hơn, thực sự là vậy. Tôi sẽ cố gắng để đẩy nó bên trong bàn tay của bạn. Đặt bàn tay khác lên trên cho tôi đi, làm ơn? Bây giờ, nó rõ ràng một cách đáng ngạc nhiên phải không? Nó trông rất giống cái đồng hồ mà tôi đã mang, phải không? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Joe: Khá tốt. Khá là tốt. AR: Oh, cảm ơn. Nhưng đây chỉ là khởi đầu mà thôi. Hãy thử nó một lần nữa, khác đi một chút. Giữ hai bàn tay của bạn với nhau. Đặt bàn tay khác lên trên. Bây giờ nếu bạn đang theo dõi này con chip poker này, rõ ràng là nó đã trở thành một mục tiêu nhỏ. Như một con cá trích đỏ. Nếu chúng ta xem kĩ lại, có vẻ như nó đã biến mất. Không phải là nó trở lại trên vai bạn. Nó rơi ra khỏi không khí, và quay lại ngay trong tay. Bạn có nhìn thấy nó biến mất không? Phải, thật là buồn cười đúng không. Chúng ta đã có một anh chàng tí hon ở đây. Anh ta thật ra là một liên minh. Anh ta làm việc ở đó suốt cả ngày. Nếu tôi làm nó một cách chậm rãi, nếu nó cứ đi thẳng như thế, nó sẽ hạ cánh xuống túi của bạn. Tôi tin là nó ở trong túi này, thưa ông? Không, đừng đụng đến túi của mình Đó là một màn trình diễn khác. Như vậy --(Tiếng ồn ào) - thật kỳ lạ. Sẽ có những lần thử nghiệm khác với nó. Liệu tôi có thể cho họ xem đó là cái gì không? Khá là kỳ lạ. Đây có phải là của ông không, thưa ông? Tôi không có chút khái niệm nào về việc điều đó hoạt động như thế nào. Chúng tôi sẽ chỉ gửi nó đến đằng kia. Thật tuyệt vời. Tôi cần giúp đỡ với cái này. Bước sang bên này cho tôi đi. Bây giờ thì đừng chạy đi nhé. Bạn có một cái gì đó ở dưới đáy túi quần của mình. Tôi đã kiểm tra túi của tôi rồi. Tôi không thể tìm thấy tất cả mọi thứ, nhưng tôi nhận thấy rằng bạn có một thứ gì đó ở đây. Tôi có thể cảm thấy bên ngoài túi của bạn trong chốc lát? Ở đây tôi nhận thấy điều này. Đây có phải là một món đồ của ông không, thưa ông? Phải cái này không? Tôi không biết. Đó là một con tôm. Joe: có. Tôi để dành nó cho sau này. AR: Bạn đã làm mọi người thêm vui vẻ bằng một cách tuyệt vời, tốt hơn là bạn tưởng. Vì vậy, chúng tôi muốn dành tặng bạn chiếc đồng hồ đáng yêu này như một món quà. (Tiếng cười) Hy vọng rằng nó phù hợp với gu thẩm mỹ của ông ấy. Nhưng ngoài ra, chúng ta còn có một số những thứ khác, một ít tiền mặt, và sau đó chúng ta có một số những thứ khác nữa. Những thứ này đều thuộc về các bạn, cùng với một tráng pháo tay từ tất cả bạn bè của các bạn. (Vỗ tay) Joe, cảm ơn bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vì vậy, cùng một câu hỏi mà tôi đã hỏi các bạn trước đó, nhưng lúc này các bạn không cần phải nhắm mắt lại. Tôi đang mặc những gì? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Sự chú ý là một thứ mạnh mẽ. Như tôi đã nói, nó định hình thực tế mà bạn thấy trước mắt. Vì vậy, tôi đoán rằng mình muốn đặt ra câu hỏi đó cho các bạn. Nếu các bạn có thể kiểm soát sự chú ý của ai đó, các bạn sẽ làm gì với nó? Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Robot. Robot có thể được lập trình để làm những công việc trùng lặp hàng nghìn lần với ít sai sót nhất, một điều mà rất khó cho chúng ta, đúng không? Và nó có thể rất ấn tượng khi xem robot làm việc. Hãy nhìn chúng kìa. Tôi có thể nhìn chúng trong hàng giờ liền Không ư? Điều ít ấn tượng hơn đó là khi bạn lấy những con robot này ra khỏi nhà máy, nơi mà môi trường không được biết rõ và đo lường một cách hoàn hảo như ở đây, để mà làm một việc đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều sự chính xác thì đây là điều có thể xảy ra. Ý tôi là, mở một cánh cửa không cần quá nhiều sự chính xác (Cười) Hoặc một sự sai sót nhỏ trong tính toán, Nó đã mất van, và thế là hết -- (Cười) và không có cách nào sửa lại được, đa phần là vậy. Vậy, tại sao lại thế? Trong nhiều năm Robot đã được thiết kế để tăng cường tốc độ và độ chính xác, và điều này đồng nghĩa với một thiết kế rất chuyên biệt. Nếu bạn lấy tay robot, nó là một tập hợp rạch ròi gồm những liên kết cứng và các mô-tơ, gọi là thiết bị truyền động, dịch chuyển những liên kết ở các khớp. Trong cấu trúc Robot này, bạn phải đo lường hoàn hảo môi trường của bạn, cái gì ở xung quanh, và bạn phải lập trình hoàn hảo từng chuyển động của các khớp robot, bởi vì một lỗi nhỏ có thể tạo ra sai lầm rất lớn, và có thể tổn hại vật gì đó hoặc khiến robot bị hư nếu vật kia cứng hơn. Vậy hãy nói về chúng một chút, và đừng nghĩ về não của các con robot này hay chúng được lập trình cẩn thận thế nào, mà hãy nhìn vào cơ thể của chúng. Rõ ràng là có gì sai với nó, bởi vì điều khiến một con robot mạnh và chính xác cũng khiến chúng cực kì nguy hiểm và không hiệu quả ngoài đời thực, bởi cơ thế của chúng không thể biến dạng hay điều chỉnh thích hợp với sự tác động với môi trường thực. Nên hãy nghĩ đến cách tiếp cận khác, trở nên mềm hơn mọi thứ xung quanh bạn có thể bạn nghĩ rằng bạn sẽ không làm được gì nếu bạn mềm, có thể. Tự nhiên dạy chúng ta điều ngược lại. Ví dụ, dưới đáy biển, dưới hàng nghìn pound của áp lực nước, một sinh vật hoàn toàn mềm, có thể di chuyển và tương tác với vật thể cứng hơn nó rất nhiều. Nó di chuyển bằng cách mang theo cái vỏ dừa này nhờ vào sự linh hoạt của các xúc tu, với vai trò của cả chân và tay. Rõ ràng, bạch tuộc còn có thể mở được cái lọ. Khá ấn tượng, phải không? Nhưng rõ ràng điều này không thể thực hiện chỉ với não của con vật này, mà còn là nhờ cơ thể của nó, và đây là một ví dụ rõ, có thể là rõ ràng nhất, của trí thông minh cơ thể, nó là một loại trí thông minh mà mọi sinh vật sống đều có. Chúng ta đều có nó. cơ thể chúng ta, hình dạng, chất liệu và kết cấu, đóng vai trò nền móng trong công việc thể chất, vì chúng ta có thể thay đổi với môi trường nên ta có thể thành công trong nhiều tình huống không cần tính toán và lên kế hoạch trước. Vậy tại sao chúng ta không áp dụng trí thông minh này vào các máy robot, để khiến chúng không phụ thuộc vào quá nhiều việc của tính toán và phán đoán? Để thực hiện, ta cần tuân theo chiến lược của tự nhiên, vì với sự tiến hóa, nó đã làm khá tốt việc thiết kế máy móc cho sự tác động với môi trường. Và dễ dàng nhận thấy, thiên nhiên sử dụng vật liệu mềm thường xuyên và hiếm khi với vật liệu cứng. Và đây là những gì đã được thực hiện trong lĩnh vực robot mới, được gọi "robot mềm", trong đó mục tiêu chính không phải là tạo ra những máy móc siêu chính xác, vì chúng ta đã đạt được điều đó, mà là giúp robot đối mặt với các tình huống bất ngờ ngoài đời thực, và có thể ra ngoài đó. Và thứ đầu tiên khiến robot mềm là cơ thể tuân thủ của nó, được làm từ vật liệu và cấu trúc có thể trải qua sự biến dạng lớn, vậy không còn các liên kết cứng nữa, và thứ hai, để di chuyển, chúng tôi dùng phân bố truyền động, vậy nên chúng tôi phải kiểm soát liên tục hình dạng của cơ thể biến dạng này, thứ mà có hiệu ứng nhờ vào việc có nhiều liên kết và khớp nối, nhưng không hề có cấu trúc cứng nào cả. Bạn có thể hình dung tạo ra một robot mềm là một quá trình hoàn toàn khác với robot cứng, với khớp nối, bánh răng, đinh vít mà phải kết hợp lại một cách nhất định. Với robot mềm, bạn chỉ cần xây dựng bộ truyền động từ đầu phần lớn thời gian, nhưng bạn tạo hình vật liệu linh hoạt thành hình dạng phản ứng với một đầu vào cụ thể. Ví dụ, ở đây, bạn có thể làm biến dạng một cấu trúc tạo ra một hình dạng khá phức tạp nếu bạn nghĩ đến làm như thế với các liên kết cứng và các khớp nối, và ở đây, bạn chỉ sử dụng một lực truyền vào, như áp lực không khí. OK, hãy xem một vài ví dụ hay ho về robot mềm. Đây là một chú bé dễ thương được phát triển ở Đại học Harvard, và nó di chuyển nhờ các sóng của áp suất đặt lên cơ thể nó, nhờ vào sự linh hoạt, nó có thể luồn dưới một cái cầu thấp, tiếp tục đi, và vẫn tiếp tục đi với một chút khác biệt sau đó. Và đó là vật mẫu đầu tiên vô cùng cơ bản, nhưng họ còn tạo ra một phiên bản tốt hơn với công suất tích hợp mà có thể thực sự gửi ra ngoài thế giới và đối mặt với các tương tác đời thực chẳng hạn như một chiếc xe cán qua và nó vẫn tiếp tục đi. Đáng yêu nhỉ (cười) Hoặc một con cá robot có thể bơi như cá thật trong nước đơn giản vì nó có đuôi mềm với phân bố truyền động sử dụng áp lực không khí tĩnh. Nó đến từ MIT. Và đương nhiên, chúng tôi có robot bạch tuộc. Nó thực ra là một trong các dự án đầu tiên được phát triển trong lĩnh vực robot mềm. Ở đây, bạn thấy các xúc tu nhân tạo, nhưng họ có thể thực sự chế tạo một bộ máy với nhiều xúc tu họ có thể chỉ ném vào nước, và bạn thấy nó có thể đi xung quanh, và tìm hiểu thế giới dưới nước một cách khác với các robot cứng sẽ làm. Nhưng điều này rất quan trọng với môi trường mỏng manh,như các rạn san hô. Hãy trở về mặt đất. Bạn có thể thấy hình ảnh từ một robot đang lớn phát triển bởi các cộng sự của tôi đến từ Stanford. Bạn thấy máy quay được gắn trên đỉnh. Và robot này đặc biệt, vì sử dụng áp lực không khí, nó vươn ra từ đỉnh, trong khi phần còn lại giữ nguyên tương tác với môi trường. và nó được truyền cảm hứng từ cây, không phải động vật, cây lớn lên thông qua vật liệu với cách thức tương tự nên có thể đối mặt với khá nhiều tính huống. nhưng tôi là một kĩ sư y sinh, và có lẽ ứng dụng tôi thích nhất là trong lĩnh vực y học, rất khó để tưởng tượng một sự tác động sâu hơn với cơ thể con người hơn là thực sự đi vào cơ thể Ví dụ, để thực hiện cuộc giải phẫu với sự xâm lấn tối thiểu Ở đây, robot có thể rất hữu dụng với các bác sĩ phẫu thuật, vì nó phải tiến vào trong cơ thể sử dụng những lỗ nhỏ và các công cụ thẳng, và các công cụ này phải tương tác với những cấu trúc rất mỏng manh trong một môi trường hay thay đổi, và phải được thực hiện an toàn. Và mang máy quay vào bên trong cơ thể, cũng là mang đôi mắt của bác sĩ phẫu thuật vào các ca mổ có thể rất khó nếu sử dụng cây gậy cứng, như đèn soi điển hình. Cùng với đội nghiên cứu trước của tôi ở châu Âu, chúng tôi phát triển robot máy quay mềm cho phẫu thuật, nó rất khác so với đèn soi kiểu truyền thống, nó có thể di chuyển nhờ vào sự linh hoạt của bộ phận có thể uốn cong theo mọi hướng và kéo dãn. Và điều này được sử dụng bởi bác sĩ để xem họ đang làm gì với các loại công cụ khác nhau và điểm nhìn khác nhau, mà không phải quá lo lắng về những gì bị chạm vào xung quanh. Và bạn có thể thấy một robot đang làm việc ở đây, nó vừa đi vào trong. Đây là mô hình cơ thể, không phải cơ thể người thật. Nó di chuyển xung quanh. Bạn có ánh sáng, vì thông thường, bạn không có quá nhiều đèn trong cơ thể bạn. Chúng tôi hi vọng vậy (cười) Nhưng đôi khi, một thủ tục phẫu thuật có thể thực hiện chỉ với một cái kim, và ở Stanford bây giờ, chúng tôi đang phát triển một loại kim vô cùng linh hoạt, giống như một loại robot mềm nhỏ xíu được thiết kế cơ học để sử dụng cho tác động với các mô và lái xung quanh bên trong nội tạng. Điều này khiến việc chạm đến các mục tiêu khác nhau, như khối u, ở sâu bên trong nội tạng chỉ bằng sử dụng một mũi tiêm vào. Và bạn có thể lái xung quanh cấu trúc mà bạn muốn tránh khỏi trên đường đến mục tiêu. Rõ ràng, đây là thời đại đầy hứng khởi cho ngành robot. Chúng tôi có robot phải làm việc với các cấu trúc mềm, nên điều này đặt ra nhiều câu hỏi mới khó khăn cho cộng đồng chế tạo robot, Thật vậy, chúng tôi chỉ mới bắt đầu học cách điều khiển, cách đặt các máy cảm biến lên các cấu trúc linh hoạt này. Nhưng chắc chắn, ta còn rất xa với thứ thiên nhiên đã hiểu được sau hàng triệu năm tiến hóa. Nhưng có một điều tôi chắc chắn: Robot trở nên mềm hơn và an toàn hơn và chúng sẽ ở ngoài kia, giúp đỡ con người Xin cảm ơn. (vỗ tay) Đây là cuộc sống của chúng ta khi có loài ong và đây là cuộc sống thiếu vắng loài ong. Ong là loài thụ phấn quan trọng nhất đối với cây trái, rau củ và hoa và những cây trồng như cỏ linh lăng được dùng làm thức ăn cho gia súc. Hơn một phần ba sản lượng trồng trọt thế giói phụ thuộc vào sự thụ phấn của loài ong. Nhưng điều mỉa mai là những con ong không phải ở đó cố ý thụ phấn cho thực phẩm của chúng ta Chúng ở đó là vì chúng cần thức ăn. Ong kiếm được tất cả protein chúng cần cho chế độ dinh dưỡng của chúng từ phấn hoa và tất cả carbohydrate chúng cần từ mật hoa. Chúng là những người cho hoa ăn, và khi chúng di chuyển từ hoa này qua hoa khác, về cơ bản như là một chuyến mua sắm ở chợ hoa địa phương chúng cung cấp dịch vụ thụ phấn hữu ích. Ở những nơi không có ong, hoặc những nơi các loại cây trồng không thu hút được bầy ong, con người được thuê để thụ phấn cho cây bằng phương pháp thủ công Những người này chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác với một cây cọ. Hiện nay, công việc thụ phấn thủ công này thực sự không phải không phổ biến. Người trồng cà chua thường thụ phấn hoa cà chua với một cái máy tạo độ rung cầm tay. Đây là máy cù lét cà chua. (Tiếng cười) Đó là bởi vì phấn của hoa cà chua được cất giữ rất cẩn thận ở phần đực của hoa, bao phấn. và cách duy nhất để giải phóng những phấn hoa này là rung bao phấn. Do đó, ong nghệ là một trong số ít những loài ong trên thế giới có thể bám chặt vào hoa và rung lắc nó, và chúng làm điều đó bằng cách rung những bó cơ bay của chúng với tần số dao động tương tự như nốt C trong âm nhạc. Do đó, chúng làm rung hoa, chúng phá vỡ nó, và bằng chuyển động hiệu quả này, phấn hoa được giải phóng và bám lên khắp mình con ong, và con ong đem phấn hoa về nhà như một món đồ ăn. Người trồng cà chua hiện nay đặt những tổ ong nghệ bên trong nhà kính để thụ phấn cho cây cà chua bởi vì họ đạt được hiệu suất thụ phấn cao khi quá trình thụ phấn được thực hiện tự nhiên và họ thu được những trái cà chua chất lượng hơn. Do đó, có lý do khác, có lẽ mang tính cá nhân hơn, để chú ý đến loài ong. Trên thế giới có hơn 20,000 loài ong, và chúng vô cùng xinh đẹp. Những con ong này dành phần lớn chu kỳ sống của mình ẩn trong đất hay trong một thân cây rỗng và rất ít trong số những con ong xinh đep này tiến hóa thành tập tính xã hội như những con ong mật. Hiện nay, ong mật có khuynh hướng là đại diện thuyết phục cho hơn 19,900 loài khác bởi vì ở ong mật có điều gì đó thu hút chúng ta đến với thế giới của chúng. Con người bị thu hút bởi loài ong mật từ rất sớm khi lịch sử bắt đầu được ghi chép, chủ yếu là thu hoạch mật ong, một chất làm ngọt tự nhiên tuyệt vời. Tôi bị lôi cuốn vào thế giới loài ong mật hoàn toàn do tình cờ. Tôi 18 tuổi, và buồn chán, và tôi với lấy một quyển sách trong thư viện về loài ong và tôi đã dành cả đêm để đọc nó. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng côn trùng sống trong một xã hội phức tạp. Điều đó giống như là một câu chuyện khoa học viễn tưởng xuất sắc nhất trở thành sự thật. Và lạ hơn nữa, có những con người, những người nuôi ong yêu những con ong như chính gia đình của mình và khi tôi đặt cuốn sách xuống, tôi biết điều gì dành cho tôi. Vì vậy tôi đã làm việc cho một nhà thương nghiệp nuôi ong, một gia đình sở hữu 2.000 tổ ong ở New Mexico. Và tôi vĩnh viễn gắn liền với chúng. Ong mật có thể được coi là một siêu tổ chức, ở đó bầy ong là một tổ chức và bao gồm 40.000 đến 50.000 cá thể ong. Xã hội này không có chính quyền trung ương. Không người chịu trách nhiệm. Vậy làm thế nào chúng đi đến những quyết định có tính tập thể, và làm thế nào chúng phân bổ nhiệm vụ và phân chia lao động, làm thế nào chúng truyền đạt vị trí những bông hoa, tất cả những tập tính xã hội này thật đáng kinh ngạc. Đam mê của tôi, và cũng là điều tôi nghiên cứu nhiều năm là hệ thống y tế của chúng, Những con ong có chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi nghiên cứu làm thế nào ong giữ cho mình khỏe mạnh. Ví dụ, chúng tôi nghiên cứu vệ sinh học, một số con ong có thể xác định vị trí và loại bỏ các cá nhân bị bệnh trong tổ, trong đàn ong, và giữ bầy ong khỏe mạnh. Và gần đây, chúng tôi đã nghiên cứu nhựa cây mà con ong thu thập từ cây. Con ong bay đến một số cây và cạo những loại nhựa rất, rất dính ra khỏi lá, và chúng đưa nhựa về tổ ở đó, con ong kết dính nhựa vào tổ mà chúng ta gọi nó là keo ong. Chúng tôi nhận thấy rằng keo ong là một chất tẩy trùng tự nhiên. Nó là một kháng sinh tự nhiên. Nó giết chết vi khuẩn và nấm mốc và mầm bệnh khác trong bầy ong, và vì vậy tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch của bầy ong. Con người đã biết về sức mạnh của keo ong kể từ thời kinh thánh. Chúng ta đã thu hoạch keo ong từ những tổ ong phục vụ cho y học con người, nhưng chúng ta đã không biết keo ong tốt cho chúng như thế nào. Ong mật có cách phòng thủ tự nhiên đáng chú ý để giữ chúng khỏe mạnh và thịnh vượng trong hơn 50 triệu năm. Vì vậy, bảy năm trước đây, khi cái chết đồng loạt của những bầy ong mật được báo cáo lần đầu tiên tại Mỹ, rõ ràng có điều gì đó thật sự sai lầm. Với ý thức tập thể, một cách căn bản, chúng tôi biết chúng tôi không đủ khả năng để mất đi những con ong. Vậy điều gì đang xảy ra? Những con ong đang chết dần do nhiều nguyên nhân tương tác với nhau, và tôi sẽ đi qua từng nguyên nhân một. Điểm mấu chốt là, cái chết của những con ong phản ánh vùng đất không có hoa và sự hoạt động khác thường của hệ thống thực phẩm. Hiện tại chúng tôi có những dữ liệu tốt nhất về ong mật, vì vậy tôi sẽ sử dụng chúng để làm ví dụ. Tại Mỹ, những con ong trong thực tế đã suy giảm kể từ thế chiến thứ II. Những tổ ong chúng ta quản lý tại Mỹ hiện tại bằng một nửa so với năm 1945. đã giảm khoảng hai triệu tổ ong, chúng tôi nghĩ thế. Và lý do là, sau thế chiến thứ hai, chúng ta đã thay đổi tập quán canh tác. Chúng ta ngưng trồng những thảm thực vật. Chúng ta ngưng trồng cỏ ba lá và cỏ linh lăng, mà chúng là phân bón tự nhiên có tác dụng điều chỉnh hàm lượng nitơ trong đất, và thay vào đó chúng ta bắt đầu sử dụng phân bón tổng hợp. Cỏ ba lá và cỏ linh lăng là thức ăn rất bổ dưỡng cho ong. Và sau thế chiến thứ hai, chúng ta bắt đầu sử dụng thuốc diệt cỏ để giết cỏ dại trong những nông trại. Trong những loại cỏ đó, có rất nhiều loại ra hoa mà những con ong cần cho sự sống của chúng. Và chúng ta phát triển độc canh ngày càng lớn. Bây giờ chúng ta nói về những sa mạc thực phẩm, là những nơi trong thành phố chúng ta, các vùng lân cận không có những cửa hàng tạp hóa. Những trang trại từng nuôi dưỡng ong nay trở thành vùng nghèo nàn thực phẩm nông nghiệp, bị độc chiếm bởi một hoặc hai loài như ngô và đậu tương. Kể từ thế chiến thứ hai, chúng ta đã loại bỏ một cách hệ thống nhiều loài thực vật có hoa cần cho sự tồn tại của loài ong. Và ngay cả sự mở rộng hình thức độc canh cho những cây trồng tốt cho loài ong, như hạnh nhân. Năm mươi năm trước đây, những người nuôi ong sẽ nắm giữ một số bầy ong, những tổ ong trong vườn cây hạnh nhân, cho việc thụ phấn, và cũng vì phấn hoa trong hoa hạnh nhân có rất nhiều protein. Điều đó thực sự tốt cho loài ong. Bây giờ, quy mô của việc trồng độc canh cây hạnh nhân đòi hỏi phần lớn những con ong của đất nước chúng ta, hơn 1,5 triệu tổ ong, được vận chuyển trên toàn quốc để thụ phấn cho cây trồng này. Và chúng được chuyên chở trong những chiếc xe bán tải và chúng phải được vận chuyển chở lại, bởi vì sau khi hoa nở, các vườn hạnh nhân trở thành vùng đất rộng lớn không còn hoa. Ong đã chết trong 50 năm qua, và chúng tôi đang trồng thêm những cây cần chúng. Sản phẩm trồng trọt tăng 300 phần trăm đòi hỏi sự thụ phấn của ong. Và sau đó thuốc trừ sâu xuất hiện. Sau thế chiến thứ hai, chúng ta bắt đầu sử dụng thuốc trừ sâu trên quy mô lớn, và điều này đã trở thành tất yếu bởi vì phương thức độc canh tạo ra một bữa tiệc cho loài gây hại cây trồng. Gần đây, các nhà nghiên cứu ở đại học Penn State đã bắt đầu chú ý dư lượng thuốc trừ sâu có trong phấn hoa mà những con ong đem về tổ làm đồ ăn, và họ đã tìm thấy rằng mỗi lô phấn hoa một ong mật thu thập có ít nhất 6 thuốc diệt cỏ được phát hiện và chúng bao gồm tất cả loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, và thậm chí cả những thành phần trơ, không tên một phần của công thức thuốc trừ dịch hại mà có thể độc hại hơn so với các thành phần hoạt động. Con ong nhỏ này đang nắm giữ một tấm gương lớn. Phải cần bao nhiêu để có thể lây nhiễm qua con người? Một trong số những thuốc diệt côn trùng, neonicontinoids, đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới hiện nay. Có lẽ bạn đã nghe nói về nó. Đây là một thế hệ mới của thuốc trừ sâu. Nó thấm xuyên suốt cây trồng, do đó một loài gây hại, một loài côn trùng ăn lá, cắn vào cây và nhận được một liều gây tử vong và chết. Nếu một trong những neonics, chúng tôi gọi chúng như thế, được áp dụng ở nồng độ cao, chẳng hạn như áp dụng trong đất, vừa đủ để các hợp chất thấm xuyên suốt cây trồng và đi vào phấn hoa, và mật hoa, nơi một con ong có thể tiêu thụ, trong trường hợp này, một liều cao của chất độc thần kinh này làm cho con ong co giật và chết. Ở hầu hết các quy trình nông nghiệp, ở hầu hết các nông trại, chỉ có những hạt giống được bao phủ thuốc diệt côn trùng, và do đó một nồng độ nhỏ hơn thấm vào cây và đi vào phấn hoa và mật hoa, và nếu một con ong hấp thụ liều nhỏ này, hoặc là không có gì xảy ra hoặc con ong bị nhiểm độc và mất phương hướng và nó có thể không tìm thấy đường về nhà của mình. Và trên tất cả mọi thứ, những con ong có những ký sinh trùng và bệnh tật đặc trưng của chúng. Kẻ thù số một của loài ong chính là điều này. Nó được gọi là varroa destrictor Một cái tên thích hợp. Nó là ký sinh trùng lớn, hút máu làm tổn thương hệ thống miễn dịch của ong và lan truyền vi-rút. Hãy để tôi liên kết chúng lại với nhau. Tôi không biết cảm giác của một con ong khi có một ký sinh trùng lớn hút máu, chạy xung quanh trên người nó, và tôi không biết một con ong cảm thấy như thế nào khi có vi-rut nhưng tôi biết tôi cảm thấy thế nào khi tôi có vi-rut, cảm cúm và tôi biết thật khó khăn cho tôi để đến cửa hàng tạp hóa mua đồ ăn dinh dưỡng. Nhưng nếu tôi sống ở một nơi thực phẩm khan hiếm? Và chuyện gì xảy ra khi tôi đã phải đi thật xa để đến được cửa hàng tạp hóa, và cuối cùng, ở đó, cơ thể tôi trở nên kiệt quệ và tôi ăn thức ăn, trong đồ ăn của tôi, một lượng thuốc trừ sâu vừa đủ, một chất độc thần kinh, khiến tôi không thể tìm thấy đường về nhà? Và đây là những gì chúng tôi muốn ám chỉ về cái chết do nhiều nguyên nhân phức tạp, và tác động qua lại với nhau. Và nó không phải chỉ ở ong mật. Tất cả loài ong hoang dã xinh đẹp đều đối mặt với nguy cơ, bao gồm cả những loài ong nghệ thụ phấn cho cây cà chua. Những con ong này là dự phòng cho ong mật của chúng ta. Chúng bảo đảm cho sự thụ phấn cùng với ong mật của chúng ta. Chúng ta cần tất cả các con ong. Vì vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ làm gì cho những loài ong nghệ to lớn này chúng tôi đã tạo ra nó? Nó chỉ ra, đó là hy vọng. Đó là hy vọng. Mỗi người trong các bạn có thể giúp những con ong bằng 2 cách rất dễ dàng, trực tiếp. Trồng hoa thân thiện với ong, và không làm ô nhiễm những bông hoa, thức ăn của ong, với thuốc trừ sâu. Vì vậy, hãy lên Internet và tìm kiếm những loài hoa thuộc bản địa ở khu vực của bạn và trồng chúng. Trồng chúng trong một cái chậu, đặt ngay cạnh cửa. Trồng chúng trong sân trước của bạn, tại bãi cỏ của bạn, ở đại lộ của bạn. Vận động mọi người trồng chúng ở những vườn hoa công cộng khu vực công cộng, đồng cỏ. tạo đất trồng trọt một bên. Chúng ta cần một sự đa dạng tuyệt đẹp của các loại hoa nở suốt những mùa sinh sôi, từ mùa xuân đến mùa thu. Chúng ta cần trồng hoa ven đường cho những con ong, và cho cả những con bướm, chim di trú và động vật hoang dã khác. Và chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn thận về việc đưa trở lại thảm thực vật để làm giàu đất và nuôi dưỡng những con ong. Và chúng ta cần phải đa dạng hóa trang trại của chúng ta. Chúng ta cần phải trồng những đường biên và những hàng rào hoa để phá vỡ những vùng nghèo nàn thực phẩm nông nghiệp và bắt đầu điều chỉnh hệ thống thực phẩm bi rối loạn do chúng ta tạo ra. Có lẽ đây chỉ là một biện pháp nhỏ cho một vấn đề lớn- chỉ trồng hoa- nhưng khi những con ong có được chất dinh dưỡng, chúng ta sẽ có được những chất dinh dưỡng tốt nhờ vào quá trình thụ phấn của chúng. Và khi ong có có được chất dinh dưỡng tốt, chúng có thể xây dựng hàng rào phòng thủ tự nhiên của chính chúng, sức khỏe của chúng, mà chúng đã dựa vào hàng triệu năm nay. Vì vậy đối với tôi, cách giúp đỡ tuyệt vời cho những con ong là mỗi chúng ta cần hành xử một chút giống như một xã hội ong, một xã hội côn trùng, nơi mà mỗi hành vi cá nhân có thể đóng góp cho một giải pháp lớn, một đặc tính khẩn cấp, điều đó lớn hơn nhiều so với tổng hành động cá nhân của chúng ta. Vì vậy, hãy để hành động nhỏ của việc trồng hoa và giữ cho chúng không nhiễm thuốc trừ sâu dẫn đầu cho sự thay đổi có quy mô lớn. Thay mặt cho những con ong, cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: cảm ơn bạn. Chỉ là một câu hỏi nhanh. Những thống kê mới nhất về số lượng ong chết, có dấu hiệu nào cho thấy điều này đang ngừng lại? Mức độ hy vọng/thất vọng của bạn về điều này là gì? Maria Spivak: có. Ít nhất là ở Mỹ, trung bình 30 phần trâm tổng số tổ ong đang mất mỗi mùa đông. Khoảng 20 năm trước đây, chúng ta mất mát 15 phần trăm. Do đó, nó đang trở nên nguy hiểm CA: Đó không phải là 30 phần trăm một năm, đó là MS: Có, ba mươi phần trăm một năm. CA: Ba mươi phần trăm một năm. MS: Nhưng sau đó người nuôi ong có thể phân chia bầy ong của họ và vì vậy họ có thể duy trì cùng số lượng họ có thể khôi phục một số mất mát Chúng tôi đang ở một điểm tới hạn nào đó. Chúng tôi thực sự không có thể để mất nhiều hơn nữa. Chúng tôi thực sự đánh giá cao tất cả những người nuôi ong. Trồng những bông hoa. CA: Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Eric Berlow: Tôi là nhà sinh thái học, và Sean là nhà vật lí học, chúng tôi cùng nghiên cứu các mạng phức hợp. Chúng tôi đã gặp nhau vài năm trước khi phát hiện ra cả hai đều có bài nói ngắn trên TED Talk về chiến tranh sinh thái, và nhận ra rằng cả hai có liên hệ với nhau qua các ý tưởng được chia sẻ từ trước cả khi chúng tôi gặp nhau. Rồi sau đó chúng tôi nghĩ, như các bạn biết đó, có hàng nghìn các bài nói, đặc biệt là TEDx Talk, đang được lan rộng khắp nơi trên thế giới. Làm thế nào mà chúng được kết nối, và cuộc hội thoại toàn cầu đó diễn ra thế nào? Sau đây, Sean sẽ nói một chút về công việc mà chúng tôi đã làm. Đúng vậy. Chúng tôi thu thập 24.000 bài nói chuyện TEDx từ khắp nơi trên thế giới, 147 nước khác nhau, và lấy những bài nói chuyện này và chúng tôi muốn tìm hiểu cấu trúc toán học ẩn sâu bên trong các ý tưởng đằng sau các bài nói. Và chúng tôi muốn làm việc đó để xem liệu chúng liên quan với nhau như thế nào. Và dĩ nhiên rằng, nếu làm công việc này các bạn cần rất nhiều dữ liệu. Và dữ liệu mà các bạn có là một thứ tuyệt vời gọi là YouTube, và chúng ta có thể truy cập và xem tất cả thông tin mở trên YouTube, tất cả các lời bình luận, tất cả các lượt xem, ai đang xem xem ở đâu, nói gì trong phần bình luận. Nhưng chúng ta cũng có thể trích dẫn, sử dụng công cụ dịch giọng nói ra văn bản, chúng ta có thể trích toàn bộ văn bản nó thậm chí còn nhận được giọng của người có kiểu giọng buồn cười giống như tôi. Như vậy, chúng ta có thể lấy bản dịch và làm những việc hay ho từ đó. Chúng ta có thể dùng thuật toán xử lí ngôn ngữ gốc để đọc từng dòng một trên máy tính, trích rút các khái niệm quan trọng ở đó. Và chúng tôi lấy những khái niệm chủ chốt và chúng tạo nên cấu trúc toán học về ý tưởng này. Chúng tôi gọi nó là meme-ome. Và cái meme-ome đó, như các bạn biết, rất đơn giản, là toán học nằm sau một khái niệm. và chúng tôi tiến hành một số phân tích thú vị với nó, và tôi muốn chia sẻ nó với các bạn bây giờ. Như vậy, mỗi ý niệm có một meme-ome riêng, và mỗi ý niệm đó đều có điểm đặc trưng riêng, nhưng tất nhiên, các ý niệm, chúng vay mượn lẫn nhau, chúng đôi khi còn đánh cắp lẫn nhau nữa, và chúng chắc chắn được xây dựng dựa vào nhau, và chúng tôi có thể kiểm tra về mặt toán học và lấy được meme-ome từ một bài nói chuyện so sánh nó với meme-ome từ các bài nói chuyện khác, và nếu có sự tương đồng giữa hai cái, chúng tôi có thể tạo ra một liên kết và biểu diễn nó lên biểu đồ, giống như Eric và tôi liên kết với nhau. Như vậy, đó là lí thuyết, thật tuyệt vời. Chúng ta cùng xem nó làm việc thế nào trong thực tế. Vậy là, chúng ta đã có ở đây dấu tích toàn cầu của tất cả các bài nói chuyện TEDx trong bốn năm qua lan tỏa ra toàn thế giới từ New York xuống đến tận góc nhỏ của New Zealand. Và những gì chúng tôi đã làm đó là phân tích 25% bài nói hàng đầu, và xem xét sự kết nối này bắt nguồn từ đầu, từ đâu mà chúng kết nối với nhau. Cameron Russell nói về những hình ảnh và nét đẹp liên hệ trực tiếp với Châu Âu. Chúng ta có một cuộc đối thoại lớn hơn về Israel và Palestine lan ra ngoài từ phía Trung Đông. Và chúng ta có một vài thứ lớn hơn như dữ liệu lớn với dấu vết toàn cầu thật sự gợi nhớ về một cuộc trò chuyện đã diễn ra ở khắp mọi nơi. Vì vậy từ đó, chúng tôi gần như đi ngược lại với giới hạn của những gì mà chúng tôi làm với dự án địa lý, nhưng may thay, công nghệ máy tính đã cho phép chúng tôi với tới không gian đa chiều. Vì thế, chúng tôi có thể lấy dự án mạng lưới của mình và áp dụng một động cơ vật lý vào đó, và những bài nói tương tự sẽ được gộp lại với nhau, và những bài khác biệt thì sẽ tách ra, và những gì chúng tôi để lại là những thứ rất đẹp. EB: Vì thế tôi muốn chỉ ra ở đây mỗi giao điểm là một bài thuyết trình, chúng được kết nối với nhau nếu chia sẻ những ý tưởng tương đồng, được lấy từ chiếc máy thông dịch của toàn bộ văn bản bài nói chuyện, và rồi tất cả những đề tài này sẽ nổi bật lên, không phải từ các thẻ và từ khoá. Chúng bắt nguồn từ cấu trúc mạng lưới của những ý tưởng liên kết với nhau. Cứ tiếp tục như vậy. SG: Tất nhiên. Vì thế tôi nói hơi nhanh về nó, nhưng anh ấy đang làm tôi chậm lại. Chúng tôi có sự giáo dục liên quan tới cách kể chuyện theo hình tam giác bên cạnh các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có, tất nhiên, não phải của con người ngay kế bên việc chăm sóc sức khoẻ, điều mà bạn có thể đang mong đợi, bạn còn có được những trò chơi điện tử, thứ đại loại là sự liền kề, vì hai không gian của chúng giao tiếp với nhau. Nhưng tôi muốn đưa bạn vào một trong những nhóm mà quan trọng đối với tôi, và đó là môi trường. Và tôi muốn đi sâu vào nó và xem nếu chúng ta có thể có nhiều độ phân giải hơn. Vì thế, khi đi đến đây, những gì chúng ta bắt đầu nhìn thấy, áp dụng các động cơ vật lý một lần nữa, chúng ta nhìn thấy rằng một cuộc nói chuyện là sự kết hợp giữa những cuộc nói chuyện nhỏ hơn. Cấu trúc bắt đầu nổi lên từ nơi mà chúng ta thấy một loạt phân đoạn các hành vi của những từ ngữ và ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để miêu tả những điều quan trọng đối với mình ở mọi nơi trên trái đất. bạn có được ngành kinh tế thực phẩm và thực phẩm địa phương ở hàng đầu, bạn có khí nhà kính, năng lượng mặt trời và chất thải hạt nhân. Những gì bạn đang có là một loạt những cuộc hội thoại, liên kết với nhau qua những ý tưởng và ngôn ngữ , sáng tạo ra một khái niệm rộng hơn về môi trường. Và tất nhiên, từ đây, chúng ta có thể đi tới và phóng to để nhìn, và có lẽ, người trẻ đang nhìn vào những gì? Và họ đang tìm hiểu về công nghệ năng lượng và hợp nhất hạt nhân nguyên tử. Đây là loại cộng hưởng của chúng cho cuộc nói chuyện xung quanh môi trường. Nếu phân chia theo dòng giới tính, chúng ta có thể nhìn thấy phụ nữ có cộng hưởng mạnh mẽ với nền kinh tế thực phẩm, và còn sự hy vọng và lạc quan. Và vì thế có rất nhiều những thứ rất thú vị mà chúng ta có thể làm ở đây, tôi sẽ để Eric nói phần tiếp theo. EB: Vâng, ý tôi là, chỉ ra ở đây, bạn không thể hiểu được loại quan điểm này từ một từ khoá đơn giản trên Youtube. Giờ hãy phóng rộng ra toàn bộ cuộc nói chuyện trên toàn cầu nằm ngoài môi trường, và cùng nhìn vào tất cả những buổi nói chuyện. Thường thì giờ đây, khi đối mặt với số lượng nội dung này, chúng ta làm một vài điều để đơn giản hoá nó. Chúng ta có thể nói, như, Buổi nói chuyện nào là nổi tiếng nhất ? Và một số vấn đề nổi cộm, Có một cuộc nói chuyện về lòng biết ơn. Có cuộc nói chuyện khác về sức khoẻ và dinh dưỡng cá nhân. Và tất nhiên, sẽ có một cái về đề tài khiêu dâm, phải không? Và vì thế, chúng ta có thể nói, rồi về lòng biết ơn, nó đã Bây giờ thì xu hướng là gì? Cuộc nói chuyện nào là phổ biến? Và chúng ta có thể xem đề tài mới nổi và xu hướng là về tính riêng tư kỹ thuật số. Vì thế nó rất tuyệt. Nó đơn giản hoá mọi điều. Nhưng có quá nhiều nội dung sáng tạo vừa bị chôn vùi dưới đáy. Và tôi ghét điều đó. Làm thế nào để đẩy chúng lên trên bề mặt khi mà chúng có thể thực sự sáng tạo và thú vị? Vậy thì, chúng ta có thể quay lại cấu trúc mạng lưới ý tưởng để làm điều đó. Nhớ rằng, đó là cấu trúc mạng lưới mà sáng tạo ra những đề tài nổi bật, và hãy nói rằng chúng ta có thể làm cả hai điều đó, giống như những thành phố và di truyền học, đó là bất cứ cuộc nói chuyện nào sáng tạo cầu nối giữa hai lĩnh vực khác nhau. Và đó - Quan trọng là, sự hòa trộn sáng tạo này là một trong những tâm điểm của sự cải tiến. Và đây là một bài nói của Jessica Green về hệ sinh thái thu nhỏ của các toà nhà. Nó định nghĩa một lĩnh vực mới. Và chúng ta quay lại những đề tài này và nói, thì bài nói nào là tâm điểm của những cuộc nói chuyện này? Ở cụm thành phố, một trong những bài nói trung tâm là bài nói của Mitch Joachim vềcác thành phố sinh thái, và trong cụm di truyền học, chúng ta có cuộc nói chuyện về sinh học tổng hợp của Craig Venter. Đây là những bài nói được kết nối từ nhiều bài nói chuyện khác cùng lĩnh vực. Chúng ta có thể đi theo hướng khác và nói, thì, những gì những cuộc nói chuyện tổng hợp được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta đã dùng thước đo về sự đa dạng sinh thái để hiểu về nó. Giống như, một buổi nói chuyện của Steven Pinker về lịch sử của bạo lực, rất tổng quát. Và rồi, tất nhiên, có nhiều bài nói rất đặc biệt chúng dường như ra khỏi tầng bình lưu, trong một không gian đặc biệt, và chúng ta gọi đó là chỉ số của Collegn Flanagan. Và nếu như bạn không biết Collen, cố ấy là một hoạ sỹ, và tôi hỏi cô ấy,"Sẽ như thế nào khi ở đó, ở tầng bình lưu của không gian ý tưởng của chúng ta? Và chắc rằng chúng có mùi như thịt xộng khói. Tôi cũng không biết. Vì thế, chúng tôi sử dụng mô- tuýp mạng lưới để tìm ra những bài nói đặc biệt những bài nói tổng hợp nhiều lĩnh vực khác nhau những bài trung tâm trong chủ đề của chúng, và những bài nói là cầu nối của những lĩnh vực khác nhau. Okay? Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra những thứ mà ta ám ảnh với những gì đang trở thành xu hướn g hiện nay. Và tất cả chúng đều từ kiến trúc của sự phức tạp hoặc những phương thức mà ở đó mọi thứ liên kết với nhau. SG: Đúng như vậy. Chúng tôi đã tự đưa mình vào một thế giới cực kỳ phức tạp and sử dụng các thuật toán để sàng lọc những thứ mà ta có thể điều hướng. Và những thuật toán đó, mặc dù khá hữu dụng nhưng rất có giới hạn, và chúng ta có thể làm hơn thế, bởi vì ta nhận ra sự phức tạp đó không phải là ngẫu nhiên. Chúng có cấu trúc toán học, và chúng ta có thể sử dụng cấu trúc toán học đó để khám phá những điều như thế giới của ý tưởng để nhìn thấy những gì đã được nói tới, những gì chưa được nhắc đến, và một chút gì đó con người hơn và, hy vọng rằng, thông minh hơn một chút Xin cám ơn. (Vỗ tay) Khi cha và tôi bắt đầu thành lập công ty để in ấn mô và cơ quan người bằng kỹ thuật in 3 chiều, một số người lúc đầu nghĩ rằng chúng tôi hơi điên rồ Nhưng sau đó, việc này có nhiều tiến triển cả trong phòng thí nghiệm của chúng tôi và những phòng thí nghiệm khác trên thế giới. Và với điều này, chúng tôi bắt đầu nhận được những câu hỏi như "Nếu bạn có thể nuôi trồng được các bộ phận cơ thể người, liệu bạn có thể nuôi trồng những sản phẩm khác từ động vật như thịt, da động vật ?" Lúc đầu khi người ta gợi ý với tôi điều này, thẳng thắn mà nói tôi đã nghĩ rằng họ hơi điên rồ nhưng tôi đã sớm nhận ra rằng điều này không hề điên rồ chút nào. Điên rồ chính ở chỗ những gì chúng ta đang làm hiện nay. Tôi bị thuyết phục rằng sau 30 năm nữa, khi chúng ta nhìn lại ngày hôm nay, nhìn lại cách chúng ta nuôi và giết mổ hàng tỷ súc vật để làm ra bánh mỳ kẹp và túi xách, chúng ta sẽ thấy rằng điều này thật lãng phí và thật là điên rồ Bạn có biết rằng hiện nay chúng ta nuôi một đàn súc vật 60 tỷ con trên toàn cầu để cung cấp cho chúng ta thịt, bơ sữa và các sản phẩm từ da. Và trong vài thập kỷ tới, khi dân số thế giới khuếch đại tới 10 tỷ người, số gia súc cần phải tăng gần như gấp đôi, lên đến 100 tỷ con. Nhưng việc duy trì lượng gia súc này gây ra một thiệt hại lớn cho hành tinh của chúng ta Động vật không chỉ là "nguyên liệu thô", chúng là những thực thể sống, và đàn gia súc của chúng ta là một trong những thực thể sử dụng đất, nước sạch nhiều nhất và cũng là một trong những thực thể sản xuất ra lượng khí ga gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất nhân tố gây thay đổi khí hậu Nhưng hơn cả là việc chúng ta nuôi giữ súc vật với mật độ dày, sẽ tạo ra môi trường sinh sản cho bệnh tật cũng như nguy cơ tổn hại và lạm dụng súc vật. Rõ ràng, chúng ta không thể tiếp tục theo lối này, khi mà nó gây ra tình trạng nguy hiểm cho môi trường, sức khoẻ cộng đồng, và an toàn lương thực Có một cách khác,bởi vì về cơ bản, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chỉ là tập hợp các mô tế bào, và ngay lúc này chúng ta gây giống và nuôi những động vật vô cùng phúc tạp chỉ để tạo ra các sản phẩm từ những mô tương đối đơn giản Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thay vì bắt đầu với một con vật phức tạp và có tri giác, chúng ta bắt đầu với những chất liệu mà từ đó các mô tế bào được tạo ra, đơn vị cơ bản của sự sống, đó chính là tế bào? Đây là quá trình sản xuất sinh học, khi mà chính các tế bào có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm sinh học như các mô tế bào và các cơ quan cơ thể. Trong y khoa kỹ thuật sản xuất sinh học đã được sử dụng để nuôi cấy các bộ phận cơ thể phức tạp như tai,khí quản, da, mạch máu, xương, mà đã được cấy ghép thành công vào cơ thể bệnh nhân. Vượt ra ngoài ý nghĩa về y khoa, sản xuất sinh học còn có thể là một ngành công nghiệp mang tính nhân bản, bền vững và mang tính phát triển cao Và chúng ta nên bắt đầu bằng việc tưởng tượng miếng da thú. Tôi nhấn mạnh về da thú vì nó được sử dụng rộng rãi. Nó đẹp và đã hiện hữu từ rất lâu như một phần trong tiến trình lịch sử của chúng ta Kỹ thuật sản xuất da thú đơn giản hơn các sản phẩm khác, ví dụ như thịt . Vì chủ yếu chỉ sử dụng 1 loại tế bào và phần lớn là công nghệ 2 chiều Ít tạo ra tính phân cực cho người tiêu dùng và nhà điều phối Đến khi công nghệ xản suất sinh học được hiểu rõ hơn, Rõ ràng rằng, ban đầu chỉ ít cũng có nhiều người sẵn lòng mặc những loại đồ từ chất liệu mới lạ hơn là ăn những loại thực phẩm mới lạ dù cho nó ngon như thế nào. Với ý tưởng này, da thú là một chất liệu hứa hẹn, một khởi đầu cho xu hướng công nghiệp sản xuất sinh học. Nếu chúng ta có thể thành công với công nghệ sản xuất da thú, việc tạo ra các sản phẩm tiêu dùng sinh học khác, ví dụ như thịt, sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn. Bây giờ là vấn đề chúng ta làm điều đó như thế nào? Để tạo ra da thú, chúng ta bắt đầu bằng việc lấy các tế bào từ 1 con vật bằng kỹ thuật sinh thiết đơn giản. Con vật đó có thể là bò, cừu,hoặc thậm chí một con vật nào kỳ lạ hơn. Quy trình này không gây hại, và con bò vẫn có thể sống vui vẻ. Sau đó chúng ta phân lập tế bào da và nhân bản chúng trong môi trường nuôi cấy tế bào. Cần có hàng triệu tế bào sau đó là tăng chúng lên hàng tỷ tế bào. Và chúng ta kích thích những tế bào này sản sinh ra chất keo như chúng vốn tự nhiên sẽ làm thế Chất keo này là chất liệu nằm xen kẽ giữa những tế bào, Đó là mô kết nối tự nhiên. Đó là một ma trận ngọai bào, nhưng trong da thú, đó là một khối cấu trúc chính yếu. Và bước tiếp theo là chúng ta lấy những tế bào da cùng chất keo của chúng trải chúng ra để tạo hình thành từng tấm và ghép những lớp mỏng này chồng lên nhau tương tự như cách làm bánh filo, tạo lớp bột dày hơn bằng cách chồng từng lớp mỏng lên nhau và sau đó chúng ta để chúng phát triển. Cuối cùng, chúng ta mang miếng da nhiều lớp này qua một quá trình thuộc da ngắn hơn và ít hoá chất hơn Và chúng ta tạo ra da như thế Và tôi rất phấn khích cho các bạn xem, lần đầu tiên mẻ da thú nuôi cấy đầu tiên của chúng tôi, vừa ra khỏi phòng thí nghiệm. Đây là một miếng da thật chính gốc mà không cần phải hy sinh một con vật nào. Nó có tất cả các đặc tính của da thú bởi vì nó được làm từ cùng 1 tế bào, và tốt hơn nữa không có 1 cọng lông nào để lọai bỏ không có vết sẹo hay vết côn trùng cắn nào, và không có 1 sự lãng phí nào. Miếng da này có thể được nuôi cấy theo hình dạng một cái ví, một cái túi xách hoặc một cái ghế xe hơi. Nó không bị giới hạn bởi hình thể không đồng đều của một con bò hoặc một con cá sấu. Và bởi vì khi chúng ta làm ra chất liệu này, chúng ta nuôi cấy ra miếng da này từ bước sơ khởi nhất đến lúc hoàn thiện sản phẩm, chúng ta có thể kiểm soát các đặc tính của chúng bằng nhiều cách vô cùng thú vị. Mảnh da này chỉ dày khoảng 7 lớp mô và như các bạn có thể thấy, nó gần như trong suốt. Và miếng da này có 21 lớp và khá đục Bạn không có được sự kiểm sóat tốt như vậy đối với loại da truyền thống Chúng ta có thể điều chỉnh cho miếng da này đạt tới những phẩm chất mong muốn khác như độ mềm mại, tính thông thóang, độ bền, độ co giãn và thậm là những yếu tố như hoa văn. Chúng ta có thể bắt chước tự nhiên, nhưng theo những hướng để cải thiện nó. Loại da này làm được những điều giống da thú hiện nay , nhưng với sự tưởng tượng, có thể còn có nhiều hơn nhiều nữa. Sản phẩm từ động vật trong tương lai sẽ như thế nào? Nó không cần phải trông giống thế này Cái thực sự là tối tân nhất hiện nay Không những thế, nó có thể giống thế này hơn Chúng ta đã đang tiến hành sản xuất bằng việc nuôi cấy tế bào qua hàng ngàn năm, bắt đầu với những sản phẩm như rượu vang, bia, sữa chua. Và nói về thực phẩm, thực phẩm nuôi cấy đã tiến triển, và ngày nay chúng ta chế biến những thực phẩm nuôi cấy trong những cơ sở vô trùng và sạch đẹp như thế này Một thùng ủ bia về cơ bản là một lò phản ứng sinh học . Đó là nơi mà quá trình nuôi cấy tế bào diễn ra. Hãy tưởng tượng tại cơ sở này thay vì ủ bia, chúng ta chế tạo da hoặc thịt. Hãy tưởng tượng chúng ta đang tham quan nơi này, học hỏi cách da hay thịt được nuôi cấy như thế nào, nhìn thấy suốt quá trình từ khi bắt đầu đến kết thúc, và thậm chí là nếm thử một chút. Nó sạch sẽ, công khai và có tính giáo dục, và nó đối lập với những xưởng sản xuất được che dấu, canh giữ và ở nơi xa xôi hẻo lánh, nơi mà hiện nay thịt và da thú được sản xuất. Có lẽ sản xuất sinh học là một tiến hoá tự nhiên về sản xuất của loài người. Nó có trách nhiệm hơn với môi trường hiệu quả và nhân văn. Nó cho phép chúng ta sáng tạo. Chúng ta có thể thiết kế những chất liệu mới, sản phẩm mới, và những cơ sở sản xuất mới. Chúng ta cần phải bỏ qua việc giết hại động vật như một nguồn cung cấp nguyên liệu thành một điều gì đó văn minh và tiến hoá hơn. Có thể chúng ta đã sẵn sàng cho một điều gì đó mang tính nhân văn hơn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Nền dân chủ đang gặp nhiều rắc rối, không cần phải bàn cãi, và điều đó xuất phát một phần từ tình trạng khó xử đã có từ lâu. Nó đi ngược với những quyết định mà ta đưa ra khi đối mặt với những đại dịch toàn cầu, vấn đề xuyên biên giới; với HIV, một vấn đề vượt tầm quốc gia với thị trường và nhập cư, những thứ vượt khỏi biên giới của một quốc gia; với chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh ngày nay tất cả đều là các vấn đề xuyên quốc gia Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 thế kỷ của sự tương thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) và những vấn đề nguy cấp xuyên quốc gia và trong khi tìm kiếm những giải pháp trong chính trị dân chủ, chúng ta lại phải đối diện với những thể chế chính trị đã được thiết kế từ 400 năm trước, những quốc gia tự trị, tối cao với quyền hạn và lãnh thổ tách biệt với các quốc gia khác, mỗi quốc gia tuyên bố đủ khả năng giải quyết vấn đề của công dân thuộc quốc gia đó. Thế kỉ 21, những vấn đề và thách thức tầm cỡ liên quốc gia, với các thể chế chính trị của thế kỉ 17. Vấn đề chính của nền dân chủ rơi vào tình trạng khó xử. . Cũng như nhiều người khác, tôi đã luôn suy nghĩ về việc có thể làm gì, cho sự bất tương xứng này giữa những thách thức của thế kỉ 21 với các bộ máy quốc gia đã quá cũ kỹ và ngày một ì ạch Đề xuất của tôi là hãy thay đổi chủ đề, hãy ngừng nói về quốc gia, về các vùng lãnh thổ, thay vào đó là bàn về các thành phố. Bởi tôi nghĩ rằng bạn sẽ nhận ra, khi nói về các thành phố, chúng ta đang bàn về các thể chế chính trị nơi mà nền văn minh và văn hóa đã được sinh ra. Chúng ta đang nói về cái nôi của "dân chủ" về những địa điểm là những không gian công cộng tạo nên "dân chủ", đồng thời phản đối những kẻ dám lấy đi tự do của chúng ta. Hãy nghĩ về một số cái tên vĩ đại sau : Quảng trường Bastille, Công viên Zuccoti, Quảng trường Tahrir, Quảng trường Taksim trên tin tức gần đây tại Istanbul, hay là, vâng, Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. (Vỗ tay) Đó đều là những không gian công cộng nơi chúng ta tuyên bố với tư cách công dân, người tham gia, người có quyền viết ra những bài tường thuật của chính mình. Thành phố không chỉ là một chính thể cổ nhất, chúng còn trường tồn nhất. Nếu bạn nghĩ về những điều sau, Constantinople, Istanbul, lâu đời hơn nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ. Alexandria lâu đời hơn nhiều so với Ai Cập. Rome, lâu đời hơn nhiều so với Italy. Các thành phố trường tồn qua thời gian. Đó là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên, được giáo dục, làm việc, kết hôn, cầu nguyện, vui chơi, già đi, và chết. Đó là nhà. Khác xa so với quốc gia, là một thứ trừu tượng. Chúng ta đóng thuế, bỏ phiếu định kỳ, chứng kiến những người được chúng ta bầu làm đặt mà ít nhiều không màng đến chúng ta. Không phải là như thế tại những thành phố, thị trấn mà ta coi là nhà. Vả lại, ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới sống ở thành thị. Ở các nước phát triển, con số là 78 phần trăm. Hơn ba phần tư dân số ngày nay sống trong các thể chế đô thị, các thành phố. Vậy nên thành phố là nơi diễn ra các hoạt động. Thành phố là chúng ta. Aristotle đã nói từ thời cổ đại, con người là một loài động vật có tính chính trị. Tôi thì cho là chúng ta là loài động vật có tính thành thị. Trở lại với tình thế tiến thoái lưỡng nan ban đầu, rằng chúng ta có các quốc gia chính trị lỗi thời không đủ khả năng quản lý thế giới, hay đáp ứng những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, có lẽ đã đến lúc các thị trưởng nên điều hành thế giới, các thị trưởng, công dân và những người dân mà họ đại diện nên đứng ra cầm quyền trên toàn cầu. Khi nói rằng các thị trưởng có thể điều hành thế giới, Khi lần đầu nêu lên ý tưởng này, tôi phát hiện ra rằng sự thực là như vậy. Có rất nhiều tổ chức quốc tế, liên thành phố, các cơ quan liên quốc gia, các mạng lưới thành phố, đã phối hợp tác chiến một cách lặng lẽ, để đối phó với biến đổi khí hậu, an ninh thế giới, để giải quyết vấn đề nhập cư, để giải quyết tất cả những vấn đề khó khăn, mà chúng ta đang phụ thuộc lẫn nhau. Những mạng lưới ấy có những cái tên xa lạ: UCLG, Liên hiệp các Thành Phố và Chính quyền đia phương (United Cities and Local Goverments); ICLEI, Hội đồng Quốc tế đối với các vấn đề môi trường khu vực (the International Council for Local Environmental Isues ). Và còn nhiều cái tên khác: Citynet tại Châu Á; City Protocol, một tổ chức mới tại Barcelona sử dụng web để chia sẻ những cách làm tốt nhất giữa các quốc gia. Và như vậy, ta biết mọi thứ nhiều hơn một chút, Hội nghị Các Thị trưởng Mỹ, Hội nghị Các thị trưởng Mê-hi-cô, Hội nghị Các Thị trưởng Châu Âu. Thị trưởng là những người có thể đem lại thay đổi Vậy câu hỏi ở đây là, làm thế nào tạo lập một thế giới nơi mà thị trưởng và công dân mà họ đại diện đóng một vai trò nổi trội hơn ? Vâng, để hiểu điều đó, chúng ta cần hiểu được tại sao các thành phố lại đặc biệt, tại sao thị trưởng lại khác biệt đến vậy khi so với Thủ tướng và Tổng thống, Theo tôi, Thị trưởng và Thủ tướng nằm ở hai đầu của dải quang phổ chính trị. Để trở thành Thủ tướng hoặc Tổng thống, bạn phải có môt hệ tư tưởng, phải có tiếng nói, có một học thuyết về cách mọi việc vận hành, phải thuộc một đảng phái nào đó. Người độc lập, nói chung, không được bầu vào vào chính phủ. Nhưng Thị trưởng thì ngược lại. Thị trưởng là con người của thực tế, là người giải quyết vấn đề. Công việc của họ là giải quyết mọi việc, và nếu không làm vậy, họ sẽ bị loại bỏ. Thị trưởng Nutter của Philadelphia đã nói, "Chúng tôi không bao giờ có thể trốn tránh trách nhiệm nếu những chuyện ở Washington diễn ra ở Philadelphia, sự tê liệt, thiếu hoạt động, ì ạch. Tại sao? Bởi vì các ổ gà thì cần được san lấp, các chuyến tàu cần phải được vận hành, những đứa trẻ phải được tới trường. Đó là những gì mà chúng tôi phải làm, và làm việc đó tức là làm những công việc thực tiễn để đạt được những kết quả nhất định. Washington, Bắc Kinh, Paris, cũng như các thủ đô khác, là mọi thứ trừ thực tiễn, nhưng một thị trưởng thực sự cần phải thực tế. Họ phải được việc, họ phải đặt hệ tư tưởng, tôn giáo hay dân tộc sang một bên và kéo các thành phố lại với nhau. Chúng ta đã thấy điều này một vài thập kỉ trước khi Teddy Kollek, Thị trưởng vĩ đại của Jerusalem trong những năm 80 và 90, đã bị bủa vây trong văn phòng của mình bởi những người lãnh đạo tôn giáo từ các giáo phái khác nhau, Giám mục Công giáo, Giáo sĩ Do Thái, Thầy tế Hồi giáo. Họ tranh cãi về việc vào thánh địa. Và cuộc tranh cãi cứ kéo dài, còn Kollek thì lắng nghe và lắng nghe, và cuối cùng ông nói: "Thưa các vị, xin miễn cho tôi bài giảng đạo để tôi còn đi sửa cống cho các vị nữa". (Tiếng cười) Đó là những gì Thị trưởng làm. Họ sửa cống, thông những chuyến tàu. Đó không phải là đường lối cánh tả hay cánh hữu. Boris Johnson tại London tự gọi mình là anarcho-Tory Một khái niệm xa lạ, nhưng có thể được hiểu là. Ông là một người chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa vô chính phủ. Ông đi làm bằng xe đạp, nhưng ở một khía cạnh khác, ông cũng là một người theo phe bảo thủ. Bloomberg tại New York đã từng là Đảng viên Dân chủ, sau đó chuyển sang Đảng Cộng hòa, rồi cuối cùng thành người không đảng phái ông nói, cái mác Đảng viên chỉ làm cản trở mà thôi. Luzhkow, 20 năm làm Thị trưởng tại Moscow, dù ông góp phần thành lập Đảng Thống nhất cùng Putin nhưng ông không muốn bị đảng chi phối, và trên thực tế, ông mất chức không phải bởi Brezhnev, không phải Gorbachev, mà là bởi Putin, người muốn có những Đảng viên ủng hộ mình. Vậy nên thị trưởng là người thực tế và là người giải quyết vấn đề. Họ hoàn thành công việc. Nhưng điều thứ hai là họ luôn là những người mà tôi thích gọi là người anh trong nhà, hay với những nữ thị trưởng, người chị. Họ là người láng giềng. Họ là một phần của láng giềng. Họ được biết đến. Ed Koch có thói quen đi dạo quanh thành phố New York và hỏi: "Tôi trông thế nào?" Hãy tưởng tượng David Cameron dạo quanh nước Anh và hỏi mọi người "Tôi trông thế nào?" Ông ta sẽ không thích câu trả lời. Hoặc Putin. Hoặc bất kỳ một người đứng đầu quốc gia nào. Ông có thể hỏi bởi vì ông biết người dân New York và họ biết ông. Thị trưởng thường đến từ chính thành phố của họ. Khá khó để vừa là một kẻ đầu cơ chính trị vừa là một thị trưởng. Bạn có thể thể vận động tranh cử Nghị viện tại một bang khác nhưng khó để làm một thị trưởng ở một thành phố khác. Vì thế, thị trưởng và hội đồng thành phố và chính quyền địa phương có mức độ tin tưởng cao hơn rất nhiều, và đó là thế mạnh thứ ba của thị trưởng, so với các ủy viên chính phủ. Tại Mĩ, chúng ta biết những con số đáng suy nghĩ sau: 18 phần trăm người Mĩ ủng hộ Quốc hội. và những gì quốc hội làm. Và thậm chí một vị Tổng thống khá được yêu thích như Obama con số ủng hộ Tổng thống khoảng 40,45 đỉnh điểm là 50 phần trăm. Tòa Án Tối Cao đã rơi xuống khỏi vị trí tối cao mà nó từng ngự trị. Nhưng khi hỏi, "Anh có tin tưởng Hội đồng thành phố không, anh có tin tưởng thị trưởng không?" tỉ lệ ủng hộ sẽ là 70,75 thậm chí 80 phần trăm, bởi họ là những người láng giềng, bởi những đồng sự cũng là láng giềng của họ, bởi vì, như Thị trưởng Booker tại Newark, một thị trưởng thường lao ra khỏi xe trên đường đi làm để xông vào cứu người trong căn nhà cháy đó là những gì xảy đến với thị trưởng Booker -- hoặc can dự vào những việc bao đồng trên phố trên đường đi làm. bởi vì ông thấy nó. Không một người đứng đầu nhà nước nào được cho phép làm như vậy theo quy định về an ninh hay thậm chí là có thể làm được như vậy. Đó là những điều khác biệt, và sự khác biệt có liên quan đến đặc tính riêng của từng thành phố, bởi các thành phố thì đa dạng về văn hóa, cởi mở, nhiệt tình, dân chủ và có khả năng cộng tác với nhau. Khi các nhà nước giáp mặt đối diện nhau, Trung Quốc và Mĩ, giáp mặt nhau như thế này. Khi các thành phố tương tác, họ tương tác như thế này. Trung Quốc và Mĩ, mặc cho cuộc gặp cấp cao gần đây ở California, chìm trong đủ kiểu tức giận, bất đồng và đối địch để giành vị trí số một. Chúng ta đã nghe nhiều về chuyện ai sẽ là số một. Các thành phố không phải lo lắng về điều đó. Họ phải làm việc với nhau, và họ thực sự làm việc cùng nhau. Ví dụ: Họ phối hợp với nhau trong biến đổi khí hậu. Các tổ chức như C40, như ICLEI, mà tôi đã đề cập, đã và đang làm việc cùng nhau nhiều nhiều năm trước hội nghị tại Copenhagen. Tại Copenhagen, bốn hoặc năm năm trước, 184 quốc gia đã tụ hội để giải thích tại sao chủ quyền của họ lại không cho phép họ giải quyết với một khủng hoảng trầm trọng về biến đổi khí hậu, nhưng Thị trưởng của Copenhagen đã mời 200 vị thị trưởng tới tham dự. Họ tới, cùng bàn bạc và tìm ra giải pháp và hiện vẫn đang tiếp tục tìm giải pháp để phối hợp cùng nhau, thành phố tới thành phố, hình thành một tổ chức liên thành phố. Tám mươi phần trăm lượng Carbon từ các thành phố, có nghĩa là các thành phố ít nhiều có khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm Carbon, bất chấp việc nhà nước của các thành phố đó có ký kết hiệp định với các nhà nước khác hay không. Và họ vẫn làm việc đó. Los Angeles làm sạch bến cảng, nơi tạo ra 40 phần trăm khí thải carbon, và giúp giảm thiểu được 20 phần trăm lượng carbon. New York có một chương trình nâng cấp những tòa nhà cũ, giúp cách ly tốt hơn trong mùa đông, và không bị rò rỉ năng lượng trong mùa hè, không rò rỉ các khí thải máy điều hòa. Điều này đang đem lại hiệu quả. Bogota, nơi Thị trưởng Mockus, khi ông còn là thị trưởng, đã đưa vào hoạt động một hệ thống vận tải tiết kiệm năng lượng, cho phép các xe bus hoạt động hiệu quả như tàu điện ngầm, các tuyến xe bus tốc hành, với các tuyến hành lang. giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp, vì người dân có thể di chuyển dễ dàng giữa các thành phố và tác động tích cực lên khí hậu cũng như nhiều thứ khác. Singapore, với sự phát triển trong kĩ thuật xây dựng nhà chọc trời và chính sách nhà ở công cộng đầy ấn tượng, cũng phát triển hòn đảo công viên, nếu tới đó, bạn sẽ thấy có rất nhiều những khu đất xanh, công viên. Các thành phố đang làm những việc đó, không phải riêng lẻ. mà là cùng nhau. Họ chia sẻ những gì họ làm, và tạo ra khác biệt bằng việc chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất. Chương trình chia sẻ xe đạp, bắt đầu từ 20, 30 năm trước tại Mỹ Latinh. Bây giờ, nó đã có ở hàng trăm thành phố trên thế giới. Khu vực đi bộ, phí tắc nghẽn giao thông, giới hạn mức khí thải trong thành phố như California đã làm, có rất nhiều nhiều thứ mà các thành phố có thể làm bất chấp sự thoái thác hành động từ các nhà nước kém cỏi, trì trệ . Vậy điểm mấu chốt ở đây là gỉ? Đó là chúng ta vẫn còn mang đầy tính chính trị trong một thế giới với các đường biên, thế giới của sự ngăn cách thế giới của những bức tường, một thế giới mà các nhà nước từ chối hành động cùng nhau. Chúng ta đã trải nghiệm ngày qua ngày một thế giới phi biên giới, thế giới của những bệnh tật không biên giới bác sỹ không biên giới, bệnh tật không biên giới, y học không biên giới, kinh tế và kỹ thuật không biên giới, giáo dục không biên giới, chủ nghĩa khủng bố chiến tranh không biên giới. Đó là thế giới thực,và trừ khi chúng ta tìm ra một con đường để toàn cầu hóa nền dân chủ hay dân chủ hóa toàn cầu, chúng ta sẽ ngày một tăng thêm không chỉ là nguy cơ thất bại trong việc giải quyết những vấn đề xuyên quốc gia nói trên mà còn nguy cơ đánh mất chính nền dân chủ, bị khóa chặc trong cái hộp nhà nước và quốc gia cũ kỹ, không giải quyết được những vấn đề dân chủ toàn cầu. Vậy điều đó có ý nghĩa gì? Tôi sẽ nói với các bạn. Con đường tới dân chủ toàn cầu không thông qua nhà nước. thay vào đó, là các thành phố. Dân chủ đã được sinh ra từ các thành phố cổ đại. Tôi tin nó có thể được tái sinh trong một hệ liên thành phố toàn cầu. Đó là hành trình từ thành phố tới liên thành phố, chúng ta có thể tái khám phá sức mạnh của nền dân chủ ở cấp độ toàn cầu. Chúng ta có thể tạo ra không chỉ là Liên hợp Quốc, thứ đã thất bại, mà là một Liên minh các Thành phố, không phải Liên Hiệp Quốc hay phi Liên Hiệp Quốc, mà là Liên Hiệp các Thành Phố trên Thế Giới. Chúng ta có thế tạo ra một Nghị viện toàn cầu của các Thị trưởng. Đó là một ý tưởng, là nhận thức của tôi về thế giới trong tương lai, nhưng nó còn đang trong tiến trình bàn bạc tại các Tòa thị chính tại Seoul, tại Amsterdam, tại Hamburg và tại New York. Các thị trưởng đang suy xét ý tưởng thành lập một Nghị viện toàn cầu, và tôi rất thích ý tưởng đó, bởi một Nghị viện của các Thị trưởng là một Nghị viện của các công dân và một nghị viện của các công dân là một nghị viện của chúng ta của bạn và của tôi. Nếu như một lúc nào đó có những công dân không biên giới, Tôi nghĩ đó là công dân của TED TED cho thấy sự hứa hẹn về những công dân không biên giới. Tôi đã sẵn sàng vươn ra và ôm trọn một nền dân chủ toàn cầu mới, để lấy lại sự dân chủ của chúng ta. Và câu hỏi duy nhất là, liệu bạn cũng mong muốn như thế? Cảm ơn rất nhiều, những công dân thân thiết của tôi. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn kể cho các bạn về một vụ án mà tôi đã tham gia liên quan đến một người đàn ông tên Steve Titus. Titus là một quản lý nhà hàng. Anh ta 31 tuổi, sống tại Seattle, Washington, anh ấy đã đính hôn với Gretchen, họ sắp kết hôn, cô ấy là tình yêu của đời anh. Vào một đêm, cặp đôi đi ra ngoài cho một bữa tối lãng mạn tại nhà hàng. Họ đang trên đường về nhà và họ bị cảnh sát tấp vào lề đường. Bạn thấy đấy, chiếc xe của Titus khá giống một chiếc xe được lái trước đó vào buổi tối bởi một gã đã cưỡng dâm một cô gái đi nhờ xe, và Titus khá giống với gã tội phạm đó. Thế rồi cảnh sát chụp hình Titus, họ đặt nó vào một hàng ảnh, sau đó đưa ra cho nạn nhân xem, và cô ấy chỉ bức hình của Titus. Cô ta nói "Người này giống nhất." Cảnh sát khởi tố vụ án, và khi Steve Titus bị đưa ra tòa vì tội cưỡng dâm, nạn nhân bước lên bục và nói, "Tôi hoàn toàn chắc chắn đây chính là gã đàn ông đó." Và Titus bị kết án. Anh ta khẳng định mình vô tội, gia đình anh ta hét vào bồi thẩm đoàn, vị hôn thê của anh sụp xuống sàn thổn thức, và Titus bị giải đi vào nhà giam. Vậ bạn sẽ làm gì nếu chuyện đã đến mức này? Bạn sẽ làm gì? Titus hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống pháp lý, thế rồi anh có một ý tưởng. Anh gọi đếm tạp chí trong khu vực, anh được sự quan tâm của một nhà báo điều tra, và người nhà báo này đã thực sự tìm ra hung thủ thật, một kẻ cuối cùng cũng thú nhận tội cưỡng dâm, một kẻ được cho là đã thực hiện 50 vụ cưỡng hiếp trong khu vực đó, và khi thông tin này được đưa tới thẩm phán, thẩm phán đã trả tự do cho Titus. Và thực ra, đó nên là kết thúc của vụ án này. Nó đáng lẽ phải kết thúc. Titus đáng lẽ đã phải nghĩ về nó như một năm kinh khủng, một năm bị buộc tội, ra tòa, nhưng tất cả đã qua. Thế nhưng nó đã không kết thúc như vậy. Titus cảm thấy quá cay đắng. Anh ta mất việc. Anh không thể nhận lại công việc. Anh ta mất người hôn thê. Cô ấy không thể chịu đựng được cơn dận dai dẳng của anh. Anh mất hết toàn bộ số tiền tiết kiệm, và anh quyết định điền một hồ sơ khởi tố người cảnh sát và những người khác mà anh ta cảm thấy chịu trách nhiệm với những khổ cực của anh. vàn đó là lúc tôi thực sự bắt đầu làm việc với vụ án này, cố gắng hình dung làm sao mà nạn nhân đi từ "Người này giống nhất." tới "Tôi hoàn toàn chắc chắn đây chính là gã đàn ông đó." Vâng, Titus đã dồn công sức vào vụ án dân sự này. Anh dành mỗi bước đi để suy nghĩ về nó, và chỉ một vài ngày trước ngày anh đến phiên tòa, anh thức dậy vào buổi sáng, quặn người trong cơn đau, và chết bởi một cơn đau tim do căng thẳng. Anh 35 tuổi. Vậy là tôi được đề nghị đến làm việc với vụ của Titus bởi tôi là một nhà tâm lý học. Tôi nghiên cứu về trí nhớ. Tôi đã nghiên cứu về trí nhớ trong mấy thập kỉ. Và nếu tôi gặp một vài người trên chuyến bay -- chuyện này diễn ra trên chuyến bay tới Scotland -- nếu tôi gặp một người trên một chuyến bay, và chúng tôi hỏi thăm lẫn nhau, "Bạn làm nghề gì? Bạn làm nghề gì?" và tôi nói "Tôi nghiên cứu về trí nhớ," họ thường muốn nói với tôi họ có những vấn đề về việc nhớ tên, hoặc họ có một người quen bị Alzheimer hoặc một số vấn đề trí nhớ, nhưng tôi phải nói với họ tôi không nghiên cứu về những lúc người ta quyên. Tôi nghiên cứu cái ngược lại: khi người ta nhớ, khi người ta nhớ những thứ đã không xảy ra hoặc nhớ những thứ thực sự khác với sự thật diễn ra. Tôi nghiên cứu về trí nhớ sai. Thật đáng buồn, Steve Titus không phải là người duy nhất bị buộc tội dựa trên trí nhớ sai lầm của một ai đó. Trong một dự án tại Mĩ, thông tin được thu thập trên 300 người vô tội, 300 bị cáo người bị buộc tội những việc họ không làm. Họ đã dành 10,20,30 năm trong tù cho những tội đó, và giờ đây xét nghiệm DNA đã chứng minh họ thực sự vô tội. Và khi những vụ trên được phân tích, ba phần tư số vụ là do trí nhớ sai lầm, những kí ức sai lầm của nhân chứng. Vâng, tại sao? Như bồi thẩm đoàn những người đã tuyên án những người vô tội đó và bồi thẩm đoàn đã kết án Titus, nhiều người tin rằng trí nhớ làm việc như một chiếc máy ghi hình. Bạn chỉ ghi lại những thông tin, và bạn gọi nó lại và bật nó lên khi bạn muốn trả lời những câu hỏi hay nhận diện hình ảnh. Những sau nhiều thập kỉ làm việc trong ngành tâm lý học đã cho tôi thấy rằng điều này không đúng. Trí nhớ của chúng ta có tính chất xây dựng. Chúng tái xây dựng. Trí nhớ làm việc hơi giống trang Wikipedia hơn: Bạn có thể truy cập vào đó và thay đổ nói, nhưng những người khác cũng có thể. Tôi bắt đầu nghiên cứu quá trình xây dựng trí nhớ này vào năm những năm 1970. Tôi làm một thí nghiệm bao gồm trình diễn cho mọi người một số các vụ án hình sự và các tai nạn giả và hỏi họ những câu hỏi về những gì họ nhớ. Trong một thí nghiệm, chúng tôi cho mọi người thấy một tai nạn giả và chúng tôi hỏi mọi người, những chiếc xe chạy nhanh tới mức nào khi chúng đụng vào nhau? Và chúng tôi hỏi những người khác, những chiếc xe chạy nhanh tới mức nào khi chúng va vào nhau? Và khi chúng tôi hỏi câu hỏi dẫn dắt bởi chữ "va vào", những nhân chứng nói với chúng tôi chiếc xe đi nhanh hơn, và hơn nữa, khi đặt câu hỏi dẫn dắt bằng chữ "va vào" làm cho mọi người thường nói với chúng tôi rằng họ nhìn thấy các mảnh kính vỡ tại hiện trường tai nạn trong khi chẳng có một mảnh vỡ kính nào. Trong một nghiên cứu khác, chúng tôi cho thấy một tai nạn giả khi chiếc xe đi qua giao lộ với một biển báo dừng, và nếu chúng tôi hỏi một câu hỏi có ám chỉ nó là biển báo đường ưu tiên, nhiều nhân chứng sẽ nói với chúng tôi là họ nhớ có biển báo đường ưu tiên tại giao lộ, không phải là một biển báo dừng. Và bạn có thể nghĩ rằng, rằng, bạn biết đấy, đó chỉ là những sự kiện trong đoạn phim không có gì quá căng thẳng, Liệu những sai lầm tương tự có thể nào phạm phải với một sự kiện thực sự căng thẳng? Trong một bài nghiên cứu chúng tôi xuất bản một vài tháng trước, chúng tôi đã có một câu trả lời cho câu hỏi này, bởi điều bất bình thường trong thí nghiệm này là những gì chúng tôi sắp đặt cho vài người trải qua những trải niệm vô cùng căng thẳng. Các đối tượng trong nghiên cứu là những thành viên của quân đội Mĩ những người đã trải qua những bài luyện tập chịu đau khổ để dạy cho họ những gì giống với những việc sẽ diễn ra nếu họ bị bắt làm tù nhân chiến tranh. Và như một phần của bài tập rèn luyện, những binh sĩ này bị tra khảo với một cách hung tợn, tàn bạo, ngược đãi thể xác trong 30 phút rồi sau đó để họ cố gắng nhận dạng kẻ đã thực hiện việc tra khảo họ. Và khi chúng tôi cho họ những thông tin có tính chất gợi ý ám chỉ đến một người khác, nhiều người trong số họ đã nhận dạng sai kẻ tra khảo, thường nhận dạng một người nào đó thậm chí không chút tương đồng với kẻ tra khảo. Và những gì những nghiên cứu này cho thấy là khi bạn mớm cho người ta thông tin sai lệch về một số trải niệm mà họ có thể đã trải qua, bạn có thể bóp méo hay làm hỏng hay thay đổi ký ức của họ. Trong thế giới thực ngoài kia, thông tin sai lệch ở khắp nơi. Chúng ta thu nhận thông tin sai không chỉ những khi chúng ta bị đặt câu hỏi theo một cách dẫn dắt, mà còn khi chúng ta nói chuyện với các nhân chứng khác những người cũng có thể cố ý hay vô ý truyền cho chúng ta một số thông tin sai lệch, hoặc nếu chúng ta xem các phương tiện truyền thông đưa tin về một số tự kiện mà ta đã trải nghiệm, tất cả những thứ đó tạo ra cơ hội cho việc làm sai lệch trí nhớ của chúng ta. Trong những năm 1990, chúng tôi bắt đầu thấy một kiểu thậm chí còn cực đoan hơn trong vấn đề bộ nhớ. Một số bệnh nhân đến với trị liệu với một vấn đề -- có thể họ bị trầm cảm, một dạng rối loạn ăn uống -- và sau khi họ kết thúc trị liệu với một vấn đề khác. Những ký ức cực đoan về sự hung bạo khủng khiếp, đôi lúc trong một nghi lễ Sa Tăng, đôi lúc bao gồm một số yếu tố thực sự kì lạ và quái dị. Một người phụ nữ kết thúc đợt trị liệu tâm lý tin rằng cô đã trải qua nhiều năm bị hành hạ trong một kiểu nghi lễ, và bị cưỡng bức phải mang thai và rồi đứa trẻ đó bị cắt bỏ khỏi tử cung. Nhưng thực tế thì chẳng có vết sẹo nào hoặc tất cả các kiểu chứng cứ trên thể xác có thể minh chứng cho câu chuyện của cô. Và khi tôi bắt đầu nghiên cứu các trường hợp này, tôi đã tự hỏi, những kí ức kỳ dị đó đến từ đâu? Và những gì tôi tìm thấy là hầu hết các tình huống đều có liên quan đến một mẫu đặc biệt của tâm lý trị liệu. Và thế là tôi hỏi, liệu có phải chuyện gì diễn ra trong đợt tâm lý trị liệu này như các bài tập tưởng tượng hoặc giải thích giấc mơ, hoặc trong một số trường hợp thôi miên, hoặc trong một số trường hợp có sự tiếp cận những thông tin sai lệch -- có phải những thứ đó đã dẫn dắt những bệnh nhân phát triển các ký ức quái dị, những kí ức không thường có? Và tôi đã thiết kế một số thí nghiệm để cố gắng nghiên cứu về quá trình được sử dụng bởi đợt tâm lý trị liệu để tôi có thể nghiên cứu về sự phát triển của những ký ức sai lệch phong phú đó. Một trong các nghiên cứu đầu tiên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp gợi ý, một phương pháp lấy cảm hứng từ các phương pháp trị liệu mà chúng tôi thấy, chúng tôi sử dụng phương pháp gợi ý này để gieo trồng một ký ức sai đó là lúc bạn còn là một đứa trẻ, năm hay sáu tuổi, bạn bị lạc trong một siêu thị. Bạn đã rất hoảng sợ. Bạn khóc lóc. Cuối cùng bạn cũng được giải cứu bởi một người lớn tuổi và đoàn tụ với gia đình. Và chúng tôi đã thành công trong việc gieo trồng ký ức này trong tâm trí của một phần tư các đối tượng. Và bạn có thể nghĩ rằng, việc đó không quá căng thẳng. Nhưng chúng tôi và những nhà nghiên cứu khác đã gieo trồng một một ký ức sai rất phong phú, chi tiết bất thường hơn nhiều và căng thẳng hơn nhiều. Cũng như trong một thí nghiệm thực hiện ở Tennessee, các nhà nghiên cứu đã gieo trồng các ký ức sai đó là lúc bạn là một đứa trẻ, bạn gần như đã bị chết đuối và bạn đã được cứu bởi một nhân viên cứu hộ. Và trong một thí nghiệm tại Canada, các nhà nghiên cứu lại gieo trồng một ký ức lúc bạn còn nhỏ, một số thứ kinh khủng kiểu như bị tấn công bởi một con vật hung dữ đã xảy ra với bạn, có tác dụng với một nửa số đối tượng. Và trong một nghiên cứu tại Italy, các nhà nghiên cứu gieo trồng một ký ức sai, khi bạn là một đứa trẻ, bạn chứng kiến một người bị quỷ ám. Tôi muốn bổ sung rằng nó có vẻ giống như chúng tôi làm tổn thương tinh thần đến các đối tượng trong thí nghiệm nhân danh khoa học, tuy vậy những nghiên cứu của chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá theo điều khoản đạo đức nghiên cứu (Research ethics boards - REB) điều đó đã đưa ra quyết định những bất tiện tạm thời mà một số các đối tượng có thể phải trải niệm trong những nghiên cứu này không đáng kể so với tầm quan trọng của vấn đề này để nắm được quả trình diễn biến của bộ nhớ và những bạo hành trí nhớ đang tiếp diễn tại một số nơi trên thế giới. Vâng, tôi đã ngạc nhiên, khi tôi xuất bản công trình này và bắt đầu lên tiếng phản đối một số phương pháp tâm lý trị liệu nhất định, nó tạo ra một số vấn đề khá là tồi tệ cho tôi: thù địch, chủ yếu là từ những nhà trí nhớ trị liệu bị đụng chạm, những người cảm thấy bị công kích, và bởi những nạn nhân người bị họ gây ảnh hưởng. Thi thoảng tôi cần đến các vệ sĩ trong lúc phát biểu mà tôi được mời đến phát biểu, mọi người cố tổ chức chiến dịch thu thập các thư tay để tôi bị đuổi việc. Nhưng có lẽ điều tồi tệ nhất đó là tôi nghi ngờ một người phụ nữ đã không hề phạm tội lạm dụng cái tội được tuyên bố bởi người con gái lớn của bà. Cô ta buộc tội mẹ mình lạm dụng tình dục dựa trên các ký ức bị kìm nén. Và người con gái này đã cho phép câu chuyện của mình được chuyển thành phim và công chiếu ở nhiều nơi. Tôi đã nghi ngờ câu chuyện này, và tôi bắt đầu điều tra, và cuối cùng đã tìm ra các thông tin thuyết phục tôi rằng người mẹ đó vô tội. Tôi đã xuất bản một bài bóc trần sự thật, và một thời gian sau, người con gái đã buộc tội mẹ kia đã đâm đơn kiện. Thậm chí tôi đã chưa từng nhắc đến tên của cô, nhưng cô ta kiện tôi phỉ báng và xâm phạm riêng tư cá nhân. Và tôi đã phải trải qua gần năm năm đối diện với những kiện cáo rắc rối, phiền phức này, nhưng cuối cùng, cuối cùng, nó cũng qua và tôi có thể thực sự quay trở lại với công việc. Trong quá trình diễn tiến, dù sao đi nữa tôi đã trở thành một phần của xu hướng nhiễu loạn tại Mĩ khi các nhà khoa học bị kiện đơn giản chỉ vìlên tiếng trước một vấn đề đang gây tranh cãi lớn trong cộng đồng. Khi quay trở lại với công việc của mình, tôi đặt ra câu hỏi này: nếu tôi gieo mầm một kí ức sai lệch trong tâm trí bạn, nó có để lại hậu quả? Nó có ảnh hưởng đến những suy nghĩ sau này của bạn, những hành vi sau này của bạn? Nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi là gieo vào một ký ức sai rằng bạn bị bệnh lúc còn bé khi ăn một vài thực phẩm: trứng gà luộc kỹ, nước dầm thì là, kem dâu tây. Và chúng tôi phát hiện ra rằng khi chúng tôi gieo trồng những ký ức sai đó người ta không còn muốn ăn những thực phẩm đó nhiều vào những buổi picnic nữa. Những ký ức sai không nhất thiết phải tồi tệ hoặc không vui. Nếu chúng tôi gieo mầm một ký ức ấm áp và vui vẻ liên quan đến một loại thực phẩm lành mạnh như măng tây, chúng tôi có thể làm cho người thí nghiệm thích ăn măng tây hơn. Vậy nên những gì các thí nghiệm cho thấy đó là bạn có thể gieo trồng các ký ức sai và chúng có hậu quả tác động lên hành vi kéo dài chừng nào trí nhớ còn có tác dụng. Vâng, theo những khả năng này để gieo trồng ký ức và điều khiển hành vi rõ ràng cần kéo theo một số vấn đề đạo đức quan trọng, giống như, khi nào ta mới nên dùng các kỹ thuật tâm trí này? Và chúng ta có nên cấm sử dụng chúng? Các nhà tâm lý trị liệu không thể gieo trồng những ký ức sai trong tâm trí bệnh nhân cho dù nó có thể giúp bệnh nhân, nhưng không gì có thể ngăn cản bậc cha mẹ thử cách này lên những thiếu niên nặng kí hay béo phì. Và khi tôi công khai những đề xuất này, nó lại tạo ra những luồng chống đối. "Lại nữa rồi. Bà ta ủng hộ việc cha mẹ lừa dối con cái." Xin chào, Ông già Nô-en. (Laughter) Ý của tôi là, có cách khác để nghĩ về chuyện này, cách bạn nên nghĩ, một đứa trẻ béo phì, tiểu đường, vòng đời rút ngắn, tất cả những thứ có thể đi kèm, hay một đứa trẻ có một chút sai sót trong ký ức? Tôi biết những gì tôi sẽ chọn cho đứa trẻ của tôi. Nhưng có lẽ công việc của tôi đã làm tôi khác biệt khỏi hầu hết mọi người. Hầu hết mọi người trân trọng những ký ức của họ, họ biết nó đại diện cho nhân dạng họ, họlà ai, họ đến từ đâu. Và tôi trân trọng điều đó. Tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng tôi biết được từ công việc của mình bao nhiêu điều hư cấu vốn đã có ở đó. Nếu tôi có học được điều gì qua mấy chục năm nghiên cứu trên những vấn đề này, thì đó là: chỉ vì một ai đó nói với bạn một số thứ và nói với sự tự tin, chỉ vì họ nói với rất nhiều chi tiết, chỉ vì họ biểu hiện cảm xúc của họ khi họ nói điều đó, không có nghĩa rằng nó thực sự đã xảy ra. Chúng ta không thể phân biệt rõ những ký ức đúng với những ký ức sai. Chúng ta cần những chứng cứ độc lập. Khám phá này đã làm tôi khoan thứ hơn đối với những sai lầm thường ngày trong trí nhớ mà bạn bè tôi và các thành viên trong gia đình tôi phạm phải. Khám phá này đã có thể cứu Steve Titus, người đàn ông đã bị đánh cắp cả tương lai bởi một ký ức sai lầm. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng cần tự nhớ rằng, chúng ta hãy xem như những ký ức , giống như tự do, là một thứ mỏng manh. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Một câu châm ngôn xưa nói rằng thật khó để tìm mèo đen trong một căn phòng tối, nhất là khi chẳng có con mèo nào. Tôi thấy điều này đặc biệt đúng khi nói về khoa học và cách làm việc của khoa học -- sờ sẫm trong phòng tối, đụng hết cái nọ đến cái kia, cố tìm hiểu xem hình dạng nó thế nào, nó có thể là cái gì, ai đó cho rằng có con mèo đâu đây, ý kiến đó, có hoặc không đáng tin, và cứ lặp lại như thế. Đây là cách khác với cái mà hầu hết mọi người nghĩ về khoa học. Người ta thường cho rằng khoa học là một cơ chế rất chặt chẽ để tìm hiểu về thế giới, để thu thập kiến thức và dữ liệu, nó dựa trên quy luật, nhà khoa học sử dụng các phương pháp khoa học trong suốt 14 thế hệ cho đến tận bây giờ, phương pháp khoa học là một bộ quy tắc để thu thập những tri thức lạnh lùng và khô khan từ dữ liệu. Không phải như vậy. Có phương pháp khoa học cả đấy, nhưng cái thực sự xảy ra là thế này. (Tiếng cười) [Phương pháp khoa học vs. Chuyện cái rắm] Nó đang xảy ra đúng như vậy đấy. [...trong bóng tối] (Cười) Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa cái cách mà tôi tin rằng người ta đang theo đuổi khoa học và cách mà người ta nhìn nhận nó ? Điều khác biệt xảy đến với tôi lần đầu tiên khi còn ở đại học Columbia, vừa là một giáo sư vừa là quản lý phòng thí nghiệm nghiên cứu thần kinh chúng tôi tìm hiểu cách hoạt động của não bộ bằng nghiên cứu khứu giác, và làm việc trong phòng thí nghiệm, đó là một niềm vui một công việc vô cùng hấp dẫn thật lý thú khi cùng với sinh viên và nghiên cứu sinh làm những thí nghiệm để tìm hiểu cách hoạt động của khứu giác và não bộ, thú thật, nó khiến cho tôi cảm thấy hào hứng. Nhưng đồng thời, cũng là trách nhiệm giảng dạy một khoá học về bộ não cho sinh viên, đây là một môn chính đòi hỏi thời gian tổ chức công phu, với nhiều thử thách và khá thú vị, nhưng tôi buộc phải nói rằng, nó không nhẹ nhàng cho lắm. Vậy điều khác biệt là gì? Khoá học mà tôi đã và đang giảng dạy được gọi là Khoa học thần kinh phân tử và tế bào - Phần 1. (Tiếng cười) Gồm 25 bài đầy ắp kiến thức, sử dụng cuốn sách khổng lồ có tên "Nguyên lý Khoa học Thần kinh" của 3 nhà khoa học thần kinh nổi tiếng. Cuốn sách dày 1414 trang. nặng hơn 3 kg. Cho dễ hình dung, nó bằng trọng lượng của 2 bộ óc người. (Tiếng cười) Cuối khoá học, tôi nhận ra rằng, sinh viên tưởng rằng chúng ta phải biết mọi thứ cần biết về bộ não. Điều này không đúng tí nào. Và hẳn họ cũng cho rằng, công việc của các nhà khoa học là thu thập dữ liệu và kiến thức và chất chúng vào những cuốn sách dày cộp. Điều đó cũng sai nốt. Sau buổi họp, chúng tôi tụ tập tại quầy bar, uống vài ly cùng đồng nghiệp, chúng tôi không nói về những gì mình biết mà chỉ nói về những gì mình không biết. Những việc cần phải tiếp tục làm, những cái quan trọng cần làm trong phòng thí nghiệm. Điều này đã được Marie Curie nói rất rõ, rằng người ta không chú ý đến những gì đã làm mà là những gì còn phải làm. Ý này nói trong thư gửi em trai sau khi cô ấy lấy được tấm bằng đại học thứ 2. Đây là bức hình của Marie Curie mà tôi thích nhất, bởi tôi tin rằng vầng sáng đằng sau cô ấy không phải là hiệu ứng nhiếp ảnh. (Tiếng cười) Có vầng sáng như vậy thật. Sự thật là những bài báo của cô ấy, cho đến tận bây giờ, vẫn được lưu giữ ở tầng hầm thư viện Pháp trong một phòng bằng bê tông phủ chì, nếu là một học giả và muốn tiếp cận những tài liệu này, bạn phải mặc bộ đồ chống bức xạ, việc đó cũng hơi ghê ghê. Điều chúng ta đã bỏ qua khi giảng dạy cho sinh viên hay tiếp xúc với công chúng với tư cách nhà khoa học, đó là nói đến những việc cần làm. Đó là cái thú vị và hào hứng. Đó là về 'sự thiếu hiểu biết'. Điều đã bị bỏ qua. Do đó, tôi nghĩ rằng có lẽ nên dạy 1 khoá học về "sự thiếu hiểu biết". điều mà tôi rành rẽ hơn cả. Tôi bắt đầu dạy 1 khóa học như thế, và nó thật sự thú vị tôi muốn mời các bạn đến trang web này. Bạn có thể tìm thấy mọi loại thông tin. Nó luôn rộng mở. Đây thật sự là những giờ phút vô cùng thú vị khi được gặp gỡ các nhà khoa học và trò chuyện với họ về những điều họ không biết. Tôi đang dùng từ "thiếu hiểu biết" chí ít có phần cố tình khiêu khích, vì từ này có nhiều ý xấu và ý tôi không phải là như vậy. Tôi không có ý nói đến sự đần độn, vô tâm ấu trĩ trong kiến thức, lập luận hay dữ liệu. Người thiếu hiểu biết thì mê muội, thiếu nhận thức, thiếu thông tin, và bên ngoài các công ty hiện nay, nó thường chiếm chỗ trong những cơ quan dân cử. Đó có lẽ là một câu chuyện khác. Tôi muốn nói đến một loại khác của thiếu hiểu biết loại đỡ tệ hơn, xuất phát từ khoảng trống chung trong kiến thức của chúng ta, đơn giản chỉ là do không được biết, chưa biết đầy đủ hoặc không thể dự đoán được, một loại ngu dốt này được tóm tắt đầy đủ nhất trong câu nói của Clerk Maxwell , nhà vật lý vĩ đại nhất giữa Newton và Einstein, " Sự thiếu hiểu biết được nhận biết tốt là mở đầu cho mọi tiến bộ trong khoa học." Đó là một ý tường tuyệt vời: Sự thiếu hiểu biết được nhận biết. Đó là cái mà tôi muốn đề cập đến hôm nay, dĩ nhiên đầu tiên cần làm rõ ta sẽ làm gì với những kiến thức này? Khoa học được tích lũy với một tốc độ kinh người. Ta có cảm tưởng rằng đó là một núi kiến thức, và nó dường như không thể lay chuyển. Làm sao biết hết mọi điều? Khoa học đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Vào năm 2006, có khoảng 1.3 triệu bài báo được xuất bản. Tốc độ gia tăng hằng năm khoảng 2.5%, vì thế, đến năm vừa rồi có hơn 1.5 triệu bài báo được xuất bản. Chia con số đó cho số phút trong một năm, và ta có mỗi phút 3 bài báo mới. Vì đã ở đây hơn 10 phút, nên tôi đã để lỡ mất 30 bài báo. Tôi phải rời khỏi đây thôi để đi đọc chúng. Đối phó với điều này thế nào ? Vâng, thực tế là những gì các nhà khoa học đã làm là lơ là có kiểm soát . Theo một nghĩa nào đó, không lo lắng về nó. Tri thức quan trọng. Phải am hiểu nhiều thứ nếu muốn trở thành nhà khoa học. Nhưng chưa đủ. Bạn cần biết nhiều để trở thành luật sư kế toán, thợ điện hay thợ mộc. Nhưng trong khoa học, am hiểu nhiều không phải là điều cốt yếu. Am hiểu nhiều giúp bạn nhận ra nhiều sự thiếu hiểu biết hơn. Kiến thức là một đề tài lớn, nhưng tôi cho rằng thiếu hiểu biết là đề tài còn lớn hơn. Vì điều này dẫn dắt ta đến suy nghĩ về một số mô hình khoa học thông thường mà ta không nên lạm dụng. Một trong số đó, rất được ưa chuộng, là kiên trì xếp từng mảnh ghép lại với nhau để khám phá những bức tranh lớn. Hoàn toàn không đúng. Trước hết, với mảnh ghép, nhà chế tạo cam đoan có giải pháp cho vấn đề. Khoa học không như thế. Nhiều nhà khoa học còn không chấp nhận nhà chế tạo. (Cười) Mô hình mảnh ghép không ăn thua. Một mô hình phổ biến khác là tháo gỡ từng thứ một giống như bóc tách vỏ củ hành. Từng miếng từng miếng, bạn gỡ bỏ đi để đạt đến sự thật cốt lõi bên trong. Tôi cũng không nghĩ rằng đó là cách hay. Một mô hình khác, khá phổ biến, là ý tưởng tảng băng trôi cho rằng, ta chỉ thấy phần bề mặt ẩn bên dưới mới là cốt lõi của vấn đề. Tất cả những mô hình này đều dựa trên ý niệm về tập hợp tri thức mà chúng ta có thể khám phá. Ta có thể phá tảng băng này và khám phá nó, hay chỉ cần đợi cho nó tan ra Bằng cách này hay cách khác. Đúng không ? Nhưng tôi không nghĩ đó là vấn đề. Những gì thực sự đang diễn ra trong khoa học giống như một cái giếng thần, dù có múc ra bao nhiêu nước, nước trong giếng vẫn còn, đây là mô hình mà tôi đặc biệt ưa thích, càng múc càng đầy. Tri thức cũng giống như sóng nước mãi lan tỏa trên mặt giếng, quan trọng là cần nhận ra là sự thiếu hiểu biết của chúng ta, chu vi của vòng tròn kiến thức này, mở rộng cùng với kiến thức. Vậy nên tri thức tạo ra sự thiếu hiểu biết. George Bernard Shaw đã nói rất hay trong lời chúc mừng dành cho Einstein tại bữa tiệc ăn mừng phát minh của ông rằng khoa học đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Thật sáng suốt và chính xác, điều đó còn cho thấy không bao giờ là hết việc. Mượn ý tưởng của nhà triết học Immanuel Kant cách đấy 100 năm về sự nảy sinh câu hỏi, ông cho rằng mỗi câu trả lời sẽ cho ra đời nhiều câu hỏi, tôi thích thuật ngữ "sự nảy sinh câu hỏi" này trong khoa học. Vì thế, mô hình mà chúng ta chọn không xuất phát từ ngu dốt đến tìm hiểu sự việc rồi thu thập tri thức. Đúng hơn là ta đi ngược lại quy trình đó. Chúng ta dùng tri thức này để làm gì? Dùng một mớ kiến thức này để làm gì? Dùng nó để tiến tới một sự thiếu hiểu biết tốt hơn, để đạt đến một tầm thiếu hiểu biết cao hơn. Bởi vì không phải sự thiếu hiểu biết nào cũng như nhau. Các nhà khoa học vẫn tranh cãi về vấn đề này. Đôi lúc ta gọi nó là "phiên đấu bò". Đôi lúc là "đề nghị vay vốn" Nhưng tóm lại, đấy là nội dung tranh luận. Sự ngu dốt, điều ta không biết. Đó là một câu hỏi hay. Ta nghĩ thế nào về chúng ? Tôi sẽ đưa ra một biểu đồ chỉ rõ hơn về quảng cáo "happy hour" tại các phòng nghiên cứu khoa học Biểu đồ này nêu lên câu hỏi về mối quan hệ giữa cái ta biết và mức độ hiểu biết về nó. Cái ta biết, tất nhiên là từ số không cho đến tất tần tật. và ta biết được bao nhiêu trong khoảng từ một chút cho đến nhiều. Ta sẽ biểu diễn nó bằng đồ thị. Đây là một sinh viên đại học. không biết nhiều nhưng muốn biết nhiều thứ quan tâm đến hầu hết mọi thứ. Ta lại có một sinh viên bậc thạc sỹ, học nhiều hơn một chút, và biết nhiều hơn một chút, nhưng kiến thức đã bắt đầu hẹp lại. Cuối cùng là người có bằng tiến sỹ có vô số kiến thức chẳng về một cái gì cả. (Cười) Điều đáng bận tâm là đồ thị chỉ ra khuynh hướng cho thấy khi nó xuống dưới điểm zero nó đi vào vùng âm. Đó là chỗ các bạn gặp những người như tôi ! Cái quan trọng ở đây là ta có thể thay đổi. Toàn bộ cách nhìn này có thể được thay đổi, bằng cách thay đổi tên gọi trục X. Thay vì "bạn biết bao nhiêu về nó" sẽ là "Bạn có câu hỏi gì về nó?" Là một nhà khoa học thì phải biết nhiều, nhưng biết nhiều không phải là để biết nhiều. Thế chỉ tổ thành lập dị, chứ đùa? Biét nhiều để có thể đặt ra nhiều câu hỏi, để có những câu hỏi có suy nghĩ và bổ ích, để đi vào thực chất công việc. Hãy tìm hiểu về những câu hỏi này. Là một nhà khoa học thần kinh, tôi sẽ đặt câu hỏi gì ? Vì không phải lúc nào cũng thẳng vào vấn đề. Tôi có thể đặt câu hỏi, bộ não làm việc gì? Nó điều khiển việc đi lại. Chúng ta đi bằng hai chân. Nghe có vẻ đơn giản. Trẻ lên 10 tháng tuổi đã lò dò biết đi đúng không? Nghe ra chưa có gì hấp dẫn. Chọn cái gì phức tạp hơn để tìm hiểu chăng. Hệ thống thị giác chẳng hạn. Này thì hệ thống thị giác. Chúng ta quan tâm tới nó và dành nhiều tâm sức để nghiên cứu. Có tới 12000 nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này từ thần kinh võng mạc cho đến khu thị giác vỏ não không chỉ về hệ thống thị giác mà còn về những nguyên lý chung quy định hoạt động của não bộ. Đến đây, có một vấn đề Chúng ta có nền công nghệ phát triển có thể mô phỏng hoạt động của hệ thống thị giác. TV, phim ảnh hoạt hình, nhiếp ảnh máy nhớ, chẳng thiếu thứ gì. Đôi lúc, chúng làm việc khác với hệ thống thị giác nhưng dẫu sao ta cũng có được công nghệ mô phỏng. Nhưng sau cả một trăm năm có công nghệ người máy vẫn chưa có người máy nào đi được bằng hai chân bởi vì người máy không đi bằng hai chân, Đi được bằng hai chân không phải dễ. Sau cả một trăm năm, ta vẫn chưa chế được người máy có thể đi lại thoải mái. Bảo nó leo lên máy bay, nó liền ngã nhào. Bảo nó quay lại, nó cũng ngã. Nan giải. Vậy điều khó nhất trong hoạt động của bộ não là gì? Ta nên nghiên cứu lĩnh vực nào? Người máy nên đi bằng hai chân hay bằng động cơ bánh xe? Một ví dụ từ phòng thí nghiệm của tôi, một câu hỏi "nặng mùi", vì chúng tôi nghiên cứu về khứu giác. Đây là một sơ đồ 5 phân tử , và các ký hiệu hóa học Đây là các phân tử cũ mèm, nhưng nếu dùng lỗ mũi đánh hơi ta sẽ nhận ra mùi không lẫn được của hoa hồng. Nếu có hồng thật, những phân tử này là của nó nhưng cả khi không có hồng, những phân tử này vẫn gợi ký ức về nó. Làm sao biến phân tử thành nhận thức? Quá trình này diễn ra như thế nào? Một ví dụ nữa. Có hai phân tử rất đơn giản, đây là ký hiệu hóa học. Nhìn theo cách này thì dễ hơn. cái vòng xám là nguyên tử các-bon, vòng trắng là nguyên tử hydro, vòng đỏ là ô-xi hai phân tử này chỉ hơn kém nhau một nguyên tử các-bon và hai nguyên tử hydro đi kèm. Một trong hai là heptyl acetate, có mùi đặc biệt của quả lê còn hexyl acetate có hương chuối không lẫn vào đâu được. Ở đây có hai câu hỏi thú vị: Câu thứ nhất, làm thế nào một phân tử nhỏ bé lại tạo ra nhận thức rõ ràng đến thế trong não về quả lê hay chuối? Câu hỏi thứ hai, làm thế nào chỉ ra được sự khác nhau giữa hai phân tử chỉ hơn kém nhau một nguyên tử các-bon? ai làm được điều đó hẳn là nhà hóa học giỏi nhất thế giới. Các bạn chưa bao giờ nghĩ đến chúng, đúng không? Một câu trích dẫn mà tôi rất thích, đưa ta quay lại với sự thiếu hiểu biết. Tôi thích trích dẫn vì cho rằng người đã chết không đứng ngoài câu chuyện. Cần nhận ra rằng câu chuyện đã và đang tiếp diễn. Erwin Schrodinger, một nhà vật lý lượng tử và là nhà triết học, chỉ ra rằng phải "bám vào sự thiếu hiểu biết trongkhoảng thời gian không xác định" và chính việc nắm lấy này là điều chúng ta còn phải học. Đây là một câu đố. Việc chẳng dễ chút nào. Vấn đề đặt ra cho hệ thống giáo dục. Tôi sẽ nói một chút về chúng vì mọi vấn đề xuất phát từ đây. Thứ nhất, phải đối mặt với thực tại, trong thời đại của Google và Wikipedia, mô hình làm ăn của trường đại học thậm chí cả trường trung học đều sẽ phải thay đổi. Không thể bán tri thức để kiếm sống khi mà nhấp chuột, ta có ngay tri thức, nếu thích bạn có thể hỏibức tường, về những điều ẩn chứa mà nó biết nó sẽ kể cho ta nghe. Vậy chúng tôi làm gì? Chúng tôi trang bị cho sinh viên nhận biết về đường biên, về những gì nằm ngoài hình tròn, cái gì ở ngoài tri thức, vượt quá tri thức. Làm điều đó như thế nào? Một trong những khó khăn là cách thi cử. Chúng ta đang có một hệ thống giáo dục rất hiệu quả, nhưng theo một nghĩa đáng buồn. Lên lớp hai, tất cả học sinh đều yêu thích môn khoa học. Chúng thích tháo rời các bộ phận. Chúng cực kỳ tò mò, thích khám phá mọi thứ, thăm bảo tàng khoa học, thích chơi đùa. Chúng đang học lớp hai. Đầy hào hứng. Nhưng đến lớp 11, 12, còn không đến 10% học sinh còn hào hứng với môn khoa học, nói gì đến chuyện coi nó là một nghề. Như vậy là, hệ thống giáo dục của chúng ta rất hiệu quả trong việc làm tiêu tan hứng thú khoa học của học sinh. Chúng ta mong muốn thế chăng? Một đồng nghiệp của tôi gọi tình trạng này là "phương pháp giáo dục cuồng ăn" Các bạn có thể hình dung. Chúng ta nhồi nhét chúng với cả nùi kiến thức vào kỳ thi, chúng trả lại hết rồi ai nấy về nhà chẳng thông minh lên được tí nào. Tình trạng này có thể còn tiếp diễn. Biết làm sao đây? À tôi nhớ các nhà di truyền học có một cách ngôn nói rằng soi cái gì thì ra cái nấy Ý nghĩa của nó là một cảnh báo. Chúng ta soi thế nào thì sẽ ra thế ấy. Một phần cái mà chúng ta soi nằm trong phương pháp thi cử. Ta đã nghe nhiều về thi cử và đánh giá, và cần cân nhắc trong thi cử liệu ta đang đánh giá hay triệt hạ chặt cây sống trồng cây chết, hay đốn chặt. Đánh giá là một câu chuyện khác. Ta biết về nó gần đây, trong văn học nhà trường, nhưng đánh giá thật sự phải có phản hồi có thử nghiệm, sai lầm và kinh nghiệm, mở ra cơ hội hoàn thiện sau đó trên cơ sở thông tin phản hồi. Khác với việc nhổ cây, tôi phải nói rằng khi người ta nói về đánh giá, đánh giá sinh viên giáo viên, nhà trường, đánh giá chương trình..., trên thực tế, họ nói về việc nhổ cây. Đó là việc xấu, vì anh sẽ nhận được đúng cái anh chọn, đấy là việc ta vẫn làm từ trước tới nay. Vậy nên, tôi cho rằng cần một bài thi có đề bài là, " X là gì?" câu trả lời là "Tôi không biết, vì chẳng ai biết." hoặc : "Câu hỏi là gì?" Hoặc "Biết sao không, tôi sẽ hỏi ai đó, tôi sẽ gọi điện cho ai đó. Tôi sẽ tìm ra." Đó là điều ta muốn mọi người làm, cũng là cách ta đánh giá họ. Ở những lớp trình độ cao, đề thi có thể là, "Sau đây là câu trả lời. Vậy đâu là câu hỏi tiếp theo?" Tôi đặc biệt thích kiểu này. Tôi sẽ kết thúc bằng trích dẫn của William Butler Yeats : "Giáo dục không phải là đổ đầy xô nước mà là nhen lên ngọn lửa." Nào hãy chuẩn bị diêm . Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Chúng ta sẽ có một chuyến đi nhanh quay trở về lịch sử nhận thức của loài người trong thế kỷ 20, bởi trong suốt thế kỷ đó, nhận thức của con người đã thay đổi hết sức nhanh chóng. Như tất cả các bạn biết, những mẫu xe hơi của năm 1900 cũng đã thay đổi bởi đường xá đã tốt hơn nhiều và bởi vì công nghệ cũng phát triển nữa. Và nhận thức của chúng ta cũng thay đổi. Chúng ta - từ những con người phải đối diện với một thế giới vật chất cụ thể và phân tích thế giới đó chủ yếu trên khía cạnh lợi ích mà thế giới đó đem lại - trở thành những con người phải đối diện với một thế giới hết sức phức tạp, và ở thế giới đó, chúng ta phải hình thành những thói quen trí tuệ mới, những thói quen nhận thức mới. Chẳng hạn như bao phủ lên thế giới vật chất đó những hệ thống phân loại, đưa ra những khái niệm trừu tượng mà chúng ta cố gắng làm cho chúng trở nên phù hợp, và cũng chú tâm tới các giả thuyết, tức là, tự hỏi xem nó đáng lẽ ra có thể là cái gì thay vì đặt câu hỏi nó là cái gì. Và sự thay đổi hết sức nhanh chóng này đã khiến tôi chú ý qua việc chỉ số I.Q. của con người đã tăng đáng kể theo thời gian, và tốc độ tăng này quả thực là đáng nói. Nghĩa là, chúng ta không chỉ có thêm một vài câu hỏi trong bài kiểm tra I.Q. Chúng ta có thêm rất nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra I.Q, hơn nhiều so với các thế hệ trước, so với thời điểm mà người ta phát minh ra bài kiểm tra I.Q. Quả thật, nếu bạn tính điểm I.Q. của con người một thế kỷ trước so với chuẩn I.Q. hiện đại, họ sẽ có điểm I.Q. trung bình là 70. Còn nếu bạn tính điểm I.Q. của chúng ta so với chuẩn I.Q. một thế kỷ trước, chúng ta sẽ có điểm I.Q. trung bình là 130. Và điều này đặt ra một loạt những câu hỏi. Liệu có phải là những thế hệ trước đối mặt với hiện tượng trí tuệ chậm phát triển? Bởi vì 70 thường là chỉ số cho những người trí tuệ chậm phát triển. Hay là tất cả chúng ta sắp sửa trở thành thiên tài? Bởi vì 130 là ngưỡng đánh dấu một thiên tài. Còn tôi sẽ thử đưa ra một khả năng thứ ba rõ ràng hơn hai khả năng bên trên nhiều, và để xem xét khả năng này, chúng ta hãy tưởng tượng có một người sao Hỏa tới Trái Đất và tìm thấy một nền văn minh đã đổ nát. Và người sao Hỏa này là một nhà khảo cổ học, và họ tìm thấy những tấm bia bắn, mà con người sử dụng để tập bắn. Và trước hết, người sao Hỏa nhìn vào năm 1865, và nhận thấy rằng trong một phút, con người chỉ bắn được một viên đạn vào điểm đen của bia bắn. Và sau đó nhận thấy rằng vào năm 1898, trong một phút, con người lại bắn được khoảng 5 viên đạn vào điểm đen. Và tiếp đó là vào khoảng năm 1918, con người bắn được tới 100 viên đạn vào điểm đen. Và ban đầu thì nhà khảo cổ đó sẽ thấy rất khó hiểu. Người đó sẽ nói rằng, hãy nhìn xem, những bài kiểm tra này được thiết kế để nhận ra con người có cánh tay vững vàng tới nhường nào, và cặp mắt cũng tinh tường tới nhường nào, dù rằng họ đã kiểm soát được vũ khí của họ. Nhưng làm thế nào mà thành tích bắn lại có thể tiến xa kinh khủng như vậy? Và chúng ta bây giờ, tất nhiên là biết câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu người sao Hỏa đó nhìn vào các chiến trường, người đó sẽ nhận thấy là con người mới chỉ sử dụng súng hỏa mai vào thời điểm Nội chiến xảy ra và con người đã sử dụng súng bắn tự động vào thời điểm của cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, và rồi con người đã có súng máy trước thời điểm bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Và nói cách khác, chính thiết bị nằm trong tay của những người lính bình thường chịu trách nhiệm, chứ không phải là mắt tinh tường hơn hay tay vững vàng hơn. Bây giờ những gì chúng tôi có thể tưởng tượng là có sự bùng nổ mà chúng ta đã tích lũy lên đến những hàng trăm năm, và tôi nghĩ rằng có một nhà tư tưởng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này, và đó là Luria. Luria quan sát con người ngay trước khi họ bước vào thời đại khoa học, và ông nhận thấy rằng những người này không chấp nhận phân loại thế giới vật chất cụ thể. Họ muốn chia thế giới thành những mảnh nhỏ mà họ có thể sử dụng đươc. Ông nhận thấy rằng họ kiên quyết không suy diễn các giả thuyết, không suy xét điều gì có thể xảy ra, và cuối cùng thì ông nhận ra rằng họ không giải quyết vấn đề giỏi lắm với những khái niệm trừu tượng hay sử dụng những khái niệm trừu tượng đó một cách hợp lý. Bây giờ, hãy để tôi chỉ cho các bạn thấy một trong số những bài phỏng vấn của Luria. Luria đã nói chuyện với người đứng đầu ở một vùng nông thôn nước Nga. Những người ở đây, giống như năm 1900, chỉ đi học khoảng 4 năm. Và Luria đã hỏi người đó, quạ và cá có điểm gì chung? Và người đó nói rằng: "Chắc chắn là không có điểm gì chung rồi. Ông biết đấy, tôi có thể ăn một con cá. Nhưng tôi không thể nào ăn một con quạ được. Một con quạ có thể mổ chết một con cá. Còn một con cá chẳng thể làm gì nổi một con quạ cả." Và Luria đã nói tiếp: "Nhưng chúng không phải đều là những loài động vật hay sao?" Và người kia tiếp lời: "Tất nhiên là không rồi. Một bên là một con cá. Con còn lại là một con chim." Và người đó rất quan tâm xem liệu anh ta có thể làm gì với những vật cụ thể đó. Và sau đó Luria đã tới gặp một người khác, và ông nói với họ, "Không có lạc đà ở Đức. Hamburg là một thành phố của Đức. Vậy có lạc đà ở Hamburg không?" Và người được hỏi trả lời, "À, nếu chỗ đó đủ rộng, sẽ có lạc đà ở đó." Và Luria nói tiếp: "Nhưng những gì tôi nói có ý gì?" Và người kia đáp lại: "À, có thể đó là một ngôi làng nhỏ, và không có đủ diện tích cho lạc đà." Nói cách khác, người được hỏi không muốn xem câu hỏi này là một cái gì đó khác, mà đơn giản đó chỉ là một vấn đề cụ thể, và anh ta quen với việc lạc đà có ở trong những ngôi làng, và anh ta không thể sử dụng giả thiết, để tự đặt ra câu hỏi: "Nếu không có lạc đà ở Đức thì sao nhỉ?" Một cuộc phỏng vấn thứ ba được tiến hành và câu hỏi liên quan tới Bắc Cực. Luria nói: "Ở Bắc Cực luôn luôn có tuyết. Bất cứ chỗ nào luôn có tuyết thì gấu có lông màu trắng. Vậy những con gấu ở Bắc Cực có lông màu gì?" Và câu trả lời nhận được là: "Một câu hỏi như vậy thì cần có bằng chứng để trả lời. Nếu một người có đầu óc thông minh tới từ Bắc Cực và nói với tôi rằng những con gấu ở đó màu trắng, tôi có thể tin anh ta, nhưng tất cả mọi con gấu mà tôi thấy trước giờ đều có màu nâu." Và giờ lại một lần nữa các bạn nhận thấy, người này không chịu vượt ra khỏi thế giới cụ thể và phân tích dựa trên kinh nghiệm hàng ngày, và đối với người đó, điều quan trọng là những con gấu màu gì -- hay nói cách khác, họ phải săn gấu. Họ không cần quan tâm tới những thứ như câu hỏi vừa nêu. Một người trong số họ nói với Luria, "Làm sao chúng tôi có thể trả lời những câu hỏi không có thực? Chẳng câu hỏi nào là thực tế cả. Làm sao chúng tôi có thể trả lời được?" Nào, 3 phạm trù -- sự phân loại, sử dụng logic trong những khái niệm trừu tượng, xem xét cẩn thận những giả thuyết -- chúng đã tạo nên sự khác biệt như thế nào ở thế giới thực tại vượt ra khỏi phạm vi của phòng kiểm tra? Và hãy để tôi chỉ ra cho các bạn một vài ví dụ minh họa. Trước hết, đa phần tất cả chúng ta ngày nay đều hoàn thành bậc học phổ thông. Nghĩa là, chúng ta có ít nhất từ 4 đến 8 năm được giáo dục tới 12 năm để giáo dục chính thức hoàn chỉnh, và 52% dân số Mỹ đã thực sự tham gia bậc học đại học hay cao đẳng. Hiện nay, chúng ta không chỉ được giáo dục nhiều hơn, mà phần nhiều sự giáo dục đó liên quan tới khoa học, và bạn không thể làm khoa học mà không phân loại thế giới được. Bạn không thể làm khoa học mà không đưa ra những giả thuyết. Bạn không thể làm khoa học mà không làm cho mọi thứ phù hợp về mặt logic. Và thậm chí ngay ở bậc tiểu học thôi, mọi thứ cũng đã thay đổi. Năm 1910, họ xem xét các kỳ thi mà bang Ohio, Hoa Kỳ đã thucjw hiện với trẻ 14-tuổi, và họ thấy rằng tất cả bài kiểm tra đều để biết thông tin xã hội cụ thể. Chúng là những thứ như, thủ đô của các tiểu bang 44 hoặc 45 là gì, mà tồn tại vào thời điểm đó? Khi họ đã xem xét các kỳ thi bang Ohio, Hoa Kỳ đã đưa ra vào năm 1990, chúng đều rất khái quát. Chúng là những thứ như, tại sao là thành phố lớn nhất của một bang ít khi là thủ đô? Và bạn phải nghĩ rằng, tốt, cơ quan lập pháp của bang là nông thôn kiểm soát, và họ ghét các thành phố lớn, Vì vậy, thay vì đặt thủ đô trong một thành phố lớn, họ đặt nó trong một tỉnh lỵ. Họ đặt nó ở Albany chứ không phải là New York. Họ đặt nó trong Harrisburg chứ không phải là Philadelphia. Và vân vân. Do đó, các kỳ hạn của giáo dục đã thay đổi. Chúng tôi giáo dục người dân để có thể xem xét các giả thuyết một cách nghiêm túc, sử dụng các khái niệm trừu tượng, và liên kết chúng một cách hợp lý. Còn về việc làm? Vâng, vào năm 1900, ba phần trăm của người Mỹ làm các công việc yêu cầu nhận thức cao. Chỉ có ba phần trăm là luật sư hoặc bác sĩ hoặc giáo viên. Hôm nay, 35 phần trăm người Mỹ làm các công việc yêu cầu nhận thức cao, không chỉ cho các ngành nghề phù hợp như luật sư hoặc bác sĩ hoặc nhà khoa học hay giảng viên, nhưng nhiều, rất nhiều các phân ngành nghề như là một kỹ thuật viên, một lập trình viên máy tính. Một loạt các ngành nghề bây giờ yêu cầu sự nhận thức cao. Và chúng tôi chỉ có thể đáp ứng các điều khoản của việc làm trong thế giới hiện đại bằng cách nhận thức linh hoạt hơn. Và nó không phải chỉ vấn đề rằng chúng tôi có nhiều người hơn cho nghề nghiệp yêu cầu nhận thức cao. Các ngành nghề đã được nâng cấp. So sánh các bác sĩ năm 1900, những người thực sự đã có chỉ có một vài kỹ năng, với chuyên viên hoặc chuyên gia hiện đại, với hàng năm được đào tạo khoa học. So sánh các ngân hàng năm 1900, những người thực sự chỉ cần một kế toán tốt và để biết ai đáng tin cậy trong cộng đồng địa phương có thể trả lại tiền thế chấp của họ. Vâng, các ngân hàng thương mại đã hủy hoại thế giới này, có thể không quan tâm đến mặt đạo đức, nhưng họ nhận thức vấn đề rất nhanh. Họ bây giờ đã vượt xa những ngân hàng ở những năm 1900. Họ đã phải xem xét các dự đoán trên máy tính về thị trường nhà ở. Họ phải có được phức tạp CDO bình phương để bó nợ với nhau và làm cho nợ trông như thể nó đã là thực sự là một tài sản có lợi nhuận. Họ đã phải chuẩn bị cho trường hợp các cơ quan đánh giá xếp hạng để có thể có một xếp loại AAA, mặc dù trong nhiều trường hợp, họ hầu như đã hối lộ các cơ quan đánh giá. Và họ cũng, tất nhiên, phải tìm được người có thể chấp nhận những thứ được gọi là tài sản này và trả tiền cho họ mặc dù họ đã dễ bị tổn thương. Hoặc trường hợp một nông dân ngày nay. Tôi biết cách quản lý trang trại của ngày hôm nay là rất khác so với những năm 1900. Do đó, nó đã không chỉ là sự mở rộng của những ngành nghề yêu cầu nhận thúc cao. Nó cũng nâng cấp các yêu cầu, nhiệm vụ giống như các luật sư và bác sĩ và những bạn có đó đã đòi hỏi nhiều hơn khả năng nhận thúc của chúng ta. Nhưng tôi đã nói chuyện về giáo dục và việc làm. Một số thói quen của tâm trí chúng tôi đã phát triển trong thế kỷ 20 đã được dùng trong những lĩnh vực không ngờ. Tôi chủ yếu nghiên cứu về đạo đức. Tôi chỉ như đi dạo trong vấn đề tâm lý học, và nói chung những gì tôi quan tâm là cuộc tranh luận này là về vấn đề đạo đức. Bây giờ, trong thế kỷ qua, trong các quốc gia phát triển như Mỹ, cuộc tranh luận về đạo đức đã leo thang bởi vì chúng ta nghiên cứu các giả thuyết một cách nghiêm túc, và chúng tôi cũng khái quát vấn đề một cách nghiêm túc và tìm kiếm kết nối hợp lý. Khi tôi nhà năm 1955 sau khi xong đại học vào thời điểm của Martin Luther King, rất nhiều người về nhà vào thời gian đó và bắt đầu có lập luận với cha mẹ và ông bà. Cha tôi được sinh ra vào năm 1885, và ông phân biệt chủng tộc nhẹ. Như một Irishman, ông ghét người Anh rất nhiều ông không có nhiều cảm xúc cho bất cứ ai khác. (Tiếng cười) Nhưng ông đã có một cảm giác rằng người da đen thì kém hơn. Và khi chúng tôi nói với cha mẹ và ông bà, của chúng tôi "Làm thế nào bạn sẽ cảm thấy nếu ngày mai bạn tỉnh dậy trở thành người da đen?" họ nói rằng đó là điều ngu ngốc nhất mà ông từng nói. Có ai trong những người quý vị từng biết đến thức dậy vào buổi sáng... (Tiếng cười)-- mà chuyển màu đen? Nói cách khác, họ đã định trong tập tục và thái độ mà họ đã thừa kế. Họ sẽ không suy xét các giả thuyết nghiêm túc, và khi không có giả thuyết, rất là khó để tranh luận về đạo đức thành công. Bạn có thể nói, hãy tưởng tượng bạn đã ở Iran, và tưởng tượng rằng người thân của bạn tất cả đều chịu thiệt hai mặc dù họ đã làm không sai. Làm thế nào bạn sẽ cảm thấy về điều đó? Và nếu ai đó thế hệ cũ nói, Vâng, chính phủ của chúng ta sẽ chăm sóc của chúng ta, và chính phủ của họ sẽ chăm sóc họ, họ chỉ không sẵn sàng để suy xét các giả thuyết nghiêm túc. Hoặc xem xét trường hợp một người cha hồi giáo có con gái bị hãm hiếp, và ông cảm thấy ông là bị danh dự ràng buộc phải giết cô ấy. Vâng, ông làm theo tập tục của mình như thể chúng là gậy và đá mà ông đã thừa kế, và chúng không thể thay đổi theo bất kỳ cách hợp lý nào. Họ chỉ đang thừa hưởng tập tục. Chúng ta hôm nay có thể nói một cái gì đó giống như, Vâng, hãy tưởng tượng bạn đã bị bất tỉnh và bị cưỡng hiếp. Nào bạn xứng đáng để bị giết? Và ông sẽ nói, Vâng đó không phải là trong kinh Koran. Đó không phải là một trong các nguyên tắc mà tôi có. Vâng bạn, hôm nay, phổ cập các nguyên tắc của bạn. Bạn khái quát nó và sử dụng chúng một cách hợp lý. Nếu bạn có một nguyên tắc chẳng hạn như, người ta đáng chịu đau khổ, trừ khi họ bị kết tội vì một cái gì đó, sau đó để loại trừ người da đen bạn phải làm như đó là một trường hợp ngoại lệ, phải không bạn? Bạn có thể nói, vâng, đó chỉ là màu đen của da, bạn không thể bị thiệt hại chỉ vì điều đó. Đó phải là người da đen, bằng cách nào đó, là dơ bẩn. Và sau đó liệu chúng ta có thể đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho vấn đề đó không, và nói, tốt như thế nào bạn có thể cho rằng tất cả người da đen là dơ bẩn khi mà St. Augustine là người da đen và Thomas Sowell là người da đen. Và bạn có thể khiến các tranh luận về đạo đức thành công, sau đó, bởi vì bạn không phải xem xét nguyên tắc đạo đức như là các thực thể cụ thể. Bạn đang xem xét chúng khái quát, để có thể áp dụng một cách phù hợp và logic. Và bây giờ làm thế nào đã làm tất cả điều này liên quan đến bài kiểm tra IQ? Đó là những gì ban đầu tôi đã đề cập về nhận thức lịch sử. Nếu bạn nhìn vào bài kiểm tra IQ, bạn sẽ thấy nhiều lợi ích trong một số lĩnh vực nhất định. Bài kiểm tra về sự tương đồng của Wechsler là về phân loại, và chúng ta có rất nhiều lợi thế về phần kiểm tra phân loại. Có các bộ phận khác của bài kiểm tra IQ đó là về việc sử dụng hợp lý các khái niệm trừu tượng. Một số bạn có thể đã biết về ma trận tiến bộ của Raven, và nó là tất cả phép loại suy. Và năm 1900, mọi người có thể làm các phép loại suy đơn giản. Có nghĩa là, nếu bạn nói với họ, mèo giống với mèo rừng. Chó giống như là gì? Họ sẽ nói sói. Nhưng năm 1960, người ta tấn công phương pháp của Raven trên một mức độ tinh vi hơn. Nếu bạn nói, chúng tôi đã có hai hình vuông, theo sau là một hình tam giác, điều gì theo sau hai vòng tròn? Họ có thể nói một hình bán nguyệt. Cũng giống như một tam giác là một nửa của một hình vuông, một hình bán nguyệt là một nửa của một vòng tròn. Đến năm 2010, tốt nghiệp đại học, nếu bạn nói hai vòng tròn theo sau bởi một hình bán nguyệt, hai lần 16 theo sau bởi những gì, họ sẽ nói 8, vì tám là một nửa của 16. Có nghĩa là, họ đi rất xa khỏi thế giới vật chất cụ thể rằng họ thậm chí có thể bỏ qua sự xuất hiện của các biểu tượng tham gia vào các câu hỏi. Bây giờ, tôi sẽ đề cập đến một điều đó có thể làm các bạn cảm thấy nản. Chúng ta đã không thực hiện tiến bộ trên tất cả các mặt trận. Một trong những cách mà chúng ta muốn áp dụng với tinh tế của thế giới hiện đại là thông qua chính trị, và thật đáng buồn, bạn có các nguyên tắc đạo đức, nhân đạo, bạn có thể phân loại, bạn có thể sử dụng hợp lý các khái quát, và nếu bạn bỏ qua lịch sử và các quốc gia khác, bạn không thể làm chính trị. Chúng ta đã nhận ra rằng, một xu hướng trong số người Mỹ trẻ, rằng họ ít đọc lịch sử và văn học hơn và ít tài liệu về vùng đất ở nước ngoài, và về cơ bản là họ không hiểu về lịch sử. Họ sống trong hiện tại. Họ không biết là chiến tranh Triều tiên bắt nguồn từ cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Họ không biết ai đã là đồng minh của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hãy suy nghĩ xem nước Mỹ sẽ khác thế nào nếu mỗi người Mỹ biết rằng đây là lần thứ 5 quân đội phương tây đến Afghanistan để lập lại trật tự ở đó, và nếu họ đã có một số khái niệm chính xác về những gì đã xảy ra vào bốn lần trước. (Tiếng cười) Và có nghĩa là, họ đã hầu như không rời đi, và không có một dấu vết trên cát. Hoặc tưởng tượng mọi chuyện sẽ khác như thế nào nếu hầu hết người Mỹ biết rằng chúng ta đã bị lừa dối về 4 trên 6 cuộc chiến cuối cùng của chúng ta. Bạn biết đấy, người Tây Ban Nha không đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Maine, Lusitania đã không là một tàu bình thường mà đã được nạp đầy vũ khí, Bắc Việt Nam đã không tấn công Đệ Thất hạm đội, và, tất nhiên, Saddam Hussein ghét al Qaeda và không có gì để làm với nó, và vâng, giới quản lý đã thuyết phục được 45 phần trăm người dân rằng họ là anh em trong vòng tay, khi ông nắm tay 1 người tại một từ đèn gần nhất. Nhưng tôi không muốn kết thúc vấn đề trên một cách bi quan. Thế kỷ 20 đã cho thấy khả năng tư duy rất lớn ở những người bình thường mà bây giờ chúng ta đã nhận thấy và tầng lớp quý tộc bị thuyết phục rằng những người bình thường không thể làm được, rằng họ có thể không bao giờ chia sẻ suy nghĩ của họ hoặc khả năng nhận thức của họ. Chúa tể Curzon từng nói ông thấy người tắm ở biển Bắc, và ông nói, "tại sao đã không có ai cho tôi biết những tầng lớp thấp có gì ở dưới cơ thể họ?" Như thể họ là một loài bò sát. Vâng, Dickens đã đúng và ông đã sai. [Hiệu chỉnh: Rudyard Kipling] [Kipling] nói, "Người phụ nữ của đại tá và Judy O'Grady là những người đấu tranh cho quyền phụ nữ." (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về vấn đề niềm tin, và trước tiên tôi sẽ nhắc các bạn nhớ đến những quan điểm chung mà mọi người vẫn nghĩ về vấn đề niềm tin Tôi cho rằng những quan điểm này rất phổ biến, và chúng đã trở thành những quan niệm chung của xã hội. Theo tôi có 3 cách nhìn nhận. Trước tiên là quan điểm cho rằng hiện đang có một sự suy giảm về niềm tin đáng kể ở rất nhiều mặt. Thứ hai lại là một mục tiêu: chúng ta phải có nhiều niềm tin hơn nữa. Và cuối cùng là một nhiệm vụ: chúng ta phải tạo dựng lại niềm tin. Tôi cho rằng quan niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của chúng ta đều đã sai lầm. Vì vậy, những gì tôi sắp nói với các bạn hôm nay là một câu chuyện hoàn toàn khác về quan niệm, mục tiêu và nhiệm vụ mà tôi cho rằng nó sẽ giúp ích cho chúng ta nhiều hơn trong việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này Trước tiên là về quan niệm: Tại sao mọi người lại nghĩ rằng lòng tin đang bị suy giảm? Và nếu thực sự suy nghĩ về vấn đề này dựa trên những cơ sở của chính mình, thì tôi cũng không thể có được câu trả lời. Tôi cho rằng lòng tin có thể đã giảm đi trong một vài hoạt động hay tổ chức nhưng nó có thể lại tăng lên ở một số cơ quan và hoạt động khác. Tôi không có một cái nhìn toàn diện. Nhưng tất nhiên tôi có thể xem xét một số thống kê ý kiến của mọi người và những thống kê này cho thấy rằng niềm tin đang ngày càng suy giảm Khi nhìn những con số thống kê theo thời gian, sẽ không có nhiều cơ sở cho quan điểm đó. Điều đó nói lên rằng con người đã bị hoài nghi 20 năm về trước chủ yếu giới chính khách và các nhà báo vẫn luôn bị hoài nghi. Và những người được tin tưởng cách đây 20 năm thì hiện vẫn còn được tin tưởng rất cao: các quan tòa và y tá. Số còn lại trong chúng ta nằm ở giữa và nhân tiện đây, một người bình thường trên đường phố sẽ gần như ở tại trung điểm. Nhưng liệu đó có phải bằng chứng tốt? Những gì cuộc khảo sát ghi nhận được, tất nhiên là các ý kiến. Ngoài ra còn gì nữa? Chúng cũng quan tâm tới thái độ nói chung mà mọi người đáp lại khi bạn hỏi họ những câu hỏi nhất định Bạn có tin vào chính trị gia không? Bạn có tin vào thầy cô giáo không? Nếu có ai đó hỏi bạn "Bạn có tin vào người bán hàng không?" Bạn có tin vào người bán cá không? Bạn có tin vào giáo viên tiểu học không? bạn chắc sẽ bắt đầu rằng "Để làm gì?" và đó là một phản ứng hoàn toàn hợp lý. Bạn có thể nói rằng, khi hiểu ra câu trả lời cho điều đó "Tôi tin một vài người trong số họ, nhưng không phải tất cả" Hoàn toàn hợp lý. Nói ngắn gọn, trong thực tế chúng ta đặt niềm tin theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta không giả định rằng mức độ niềm tin chúng ta đặt vào từng trường hợp của từng kiểu người sẽ như nhau. Ví dụ như tôi có thể nói rằng tôi rất tin tưởng một giáo viên tiểu học mà tôi biết vào việc dạy lớp cách đọc, nhưng không thể nào vào việc lái xe buýt của trường được Tôi có thể biết rằng cô ấy không phải một tài xế giỏi. Tôi có thể tin vào người bạn lắm lời nhất để tiếp tục cuộc đối thoại nhưng có lẽ không phải để giữ một bí mật. Đơn giản. Vậy nếu chúng ta có những bằng chứng đó trong cuộc sống thường ngày về việc niềm tin khác biệt như thế nào, tại sao chúng ta lại bỏ qua sự minh mẫn đó khi ta nghĩ đến niềm tin một cách trừu tượng hơn? Tôi nghĩ rằng các cuộc thăm dò ý kiến là những hướng dẫn xấu về mức độ niềm tin thực sự đang tồn tại, bởi vì họ đang cố gắng bó đi những quan điểm tốt liên quan đến việc tin tưởng. Điều thứ hai, thế còn mục đích thì sao? Mục đích là có thêm niềm tin. Nói thật là tôi tin đó là một mục đích ngu ngốc. Đó không phải điều tôi sẽ nhắm đến. Tôi sẽ nhắm đến việc tin tưởng nhiều hơn vào những người đáng tin nhưng không phải vào những người không đáng tin. Sự thật là, mục đích tích cực của tôi là cố gắng không tin những ai không đáng tin và tôi nghĩ tới những người gửi tiền tiết kiệm của họ cho một người láu cá tên Madoff, người mà sau đó đã đánh cắp hết số tiền đó và tôi nghĩ tới họ, rồi tôi nghĩ, quá nhiều lòng tin. Nhiều lòng tin hơn không phải là mục đích khôn ngoan trong thế giới này Đặt niềm tin một cách khôn ngoan và khéo léo từ chối lòng tin mới là mục đích đúng. Có người đã từng nói rằng Điều quan trọng ngay từ đầu không phải là niềm tin mà là sự đáng tin cậy Đó là việc xem xét mọi người đáng tin cậy tới đâu trong các khía cạnh đặc biệt. Và tôi cho rằng sự đánh giá đòi hỏi chúng ta phải xem xét 3 điều Họ có giỏi không? Họ có thành thật không? Họ có đáng tin không? Nếu chúng ta tìm ra rằng một người có đủ tài, về một vấn đề liên quan, và người đó cũng ngay thẳng và đáng tin thì chúng ta có một lí do tốt để tin họ, bởi vì họ đáng tin cậy. Nhưng nếu ngược lại, họ không đáng tin, thì chúng ta không nên tin. Tôi có những người bạn rất giỏi và thành thật, nhưng tôi sẽ không tin họ để gửi một lá thư vì họ rất hay quên. Tôi có những người bạn rất tự tin rằng họ có thể làm một số việc, nhưng tôi phát hiện ra rằng họ đánh giá quá cao khả năng của mình Tôi rất vui khi nói rằng, tôi không nghĩ mình có nhiều bạn những người mà giỏi và đáng tin cậy nhưng cực kì không trung thực (Cười) Nếu có thì tôi chưa nhận ra được. Đó là điều ta đang tiềm kiếm. : sự tin cậy đi trước lòng tin Lòng tin là một phản ứng. Sự đáng tin cậy là điều chúng ta phải nhận xét Tất nhiên là điều đó khó Vài thập niên qua, chúng tôi thử thiết lập một hệ thống chịu trách nhiêm cho tất cả các kiểu tổ chức những người chuyên nghiệp và quan chức và vâng vâng và sẽ làm cho việc nhận xét về sự đáng tin cậy trở nên dễ dàng hơn. Rất nhiều trong số các hệ thống này có tác dụng ngược lại. Chúng không hoạt động như chúng ta mong đợi, Tôi còn nhớ mình đã nói chuyện với một nữ hộ sinh, cô nói rằng "Cô thấy đấy, vấn đề là việc làm giấy tờ mất nhiều thời gian hơn là sinh đứa bé." trong đời sống công cộng và đời sống tập thể của chúng ta, đều có vấn đề này rằng hệ thống trách nhiệm để đảm bảo sự tin cậy và bằng chứng của sự đáng tin cậy thật ra đang làm điều ngược lại Nó đang làm sao nhãng những người phải thực hiện những công việc khó khăn như hộ sinh, bằng cách yêu cầu họ phải đánh dấu vào các tờ phiếu. Bạn đều có thể tự đưa ra các ví dụ. Quá nhiều điều cho mục tiêu. Mục tiêu, tôi cho rằng, là nên có nhiều sự đáng tin cậy hơn. và điều đó sẽ khác đi nếu chúng ta cố gắng trở nên đáng tin hơn và thể hiện sự đáng tin của ta với người khác và nếu chúng ta cố gắng nhận xét xem liệu những người khác hoặc công chức hoặc chính trị gia có đáng tin không. Điều đó không dễ. Đó là sự phán xét và phản ứng đơn giản, thái độ, là không đủ trong trường hợp này Thứ ba là công việc. Gọi việc đó là xây dựng lại lòng tin, theo tôi, sẽ tạo ra phản ứng ngược lại. Nó gợi ý là tôi và bạn nên xây dựng lại lòng tin. Chúng ta có thể làm điều đó cho bản thân mình Chúng ta có thể xây dựng lại một ít sự đáng tin cậy. Hai người chúng ta có thể cùng nhau cải thiện lòng tin Nhưng lòng tin, cuối cùng, lại rất đặc biệt bởi vì nó được cho đi bởi người khác. Bạn không thể dựng lại những gì người khác đã cho bạn. Bạn phải cho họ điều cơ bản để họ đưa cho bạn lòng tin của họ. Vậy bạn phải là người đáng tin. Và đương nhiên là vì bạn không thể lúc nào cũng lừa tất cả mọi người. Nhưng bạn cũng phải đưa ra minh chứng thiết thực rằng bạn đáng tin cậy Như thế nào? Hằng ngày, điều này được làm bởi những người bình thường, bởi công chức, bởi các tổ chức một cách khá hiệu quả. Để tôi cho bạn một ví dụ thương mại đơn giản. Cửa hàng nơi tôi mua vớ bảo rằng tôi có thể trả vớ lại mà không hỏi một câu nào. Họ nhận vớ từ tôi và trả lại tiền cho tôi hoặc đưa tôi một đôi khác có màu mà tôi muốn. Điều đó thật tuyệt. Tôi tin tưởng họ vì đối với tôi, họ dễ bị tổn thương Tôi nghĩ trong đó chứa đựng một bài học đáng giá Nếu bạn làm cho mình trở nên dễ bị tổn thương đối với người khác thì đó là bằng chứng tốt cho thấy bạn đáng tin cậy và bạn tự tin vào những gì bạn đang nói. Cuối cùng, tôi nghĩ điều chúng ta nhắm đến không quá phức tạp để nhận thức được Đó là mối quan hệ giữa những người đáng tin cậy và họ có thể đánh giá đối phương đáng tin khi nào và như thế nào. Vậy luân lí ở đây là chúng ta cần nghĩ ít đi về lòng tin bỏ qua cả những thái độ của lòng tin được phát hiện, dù đúng hay sai, bởi các cuộc thăm dò ý kiến để mà nghĩ nhiều hơn về việc đáng tin cậy và bạn có thể đưa cho người khác các bằng chứng đầy đủ, hữu ích và đơn giản rằng bạn đáng tin Xin cảm ơn (Vỗ tay) Có một khái niệm xưa cũ và khá phổ biến rằng lời nói có sức mạnh, rằng bùa mê có tồn tại, và nếu chúng ta nắm bắt được những từ ngữ linh thiên, thì bỗng nhiên...Và quý vị biết đó, một mảng tuyết lở sẽ đến và tiêu diệt hết tất cả những con quỷ lùn, đúng không? Vậy thì đây là một ý tưởng hấp dẫn vì chúng ta lười biếng, như là người học nghề của thầy phù thủy, hay là người lập trình viên vĩ đại nhất thế giới. Cho nên ý tưởng này có nhiều sức quyến rũ với chúng ta. Chúng ta thích thú với cái ý tưởng là những từ ngữ, khi phát âm -- chúng chỉ là ít nhiều những thông tin thuần túy, nhưng lại có thể gợi lên một số hành động vật chất trong thế giới thực để giúp chúng ta làm việc. Dĩ nhiên, với rất nhiều máy ví tính có thể được lập trình và người máy ở chung quanh, đây là điều dễ có thể hình dung. Vậy bao nhiêu người trong quý vị biết tôi đang đề cập về vấn đề gì? Hãy giơ lên tay phải của quý vị. Tốt. Vậy bao nhiêu người trong quý vị không biết tôi đang đề cập về vấn đề gì? Tốt. Được rồi. Như vậy thật tuyệt vời. Đúng là quá dễ dàng. Quý vị có những máy vi tính không đáng tin cậy đúng không? Nhưng trong trường hợp này lại là một bùa mê khác. Đây là một lập trình chỉ bao gồm những con số không và số một. Nó có thể được thi hành trên máy tính...và hành động như thế này. Điều quan trọng là chúng ta có thể viết nó bằng ngôn ngữ lập trình cấp cao. Một nhà pháp sư vi tính có thể viết ngôn ngữ như vậy. Ngôn ngữ này có thể được biên dịch thành những con số không và số một và được "thi hành" bằng máy tính. Và đó là lý do vì sao máy tính thật mạnh mẽ: những ngôn ngữ lập trình cấp cao có thể được biên dịch. Và vì vậy, tôi ở đây để nói với bạn rằng, bạn không cần một chiếc máy tính để thật sự có một bùa mê. Thực tế, điều mà quý vị có thể làm ở mức độ phân tử là nếu quý vị mã hóa thông tin -- quý vi mật mã hóa một bùa mê hay một lập trình thành nhiều phân tử -- và rồi vật lý có thể trực tiếp giải mã những thông tin đó và thi hành một lập trình. Đó là những gì xảy ra trong protein. Khi trình tự axit amin này được "thi hành" thành nguyên tử, những chữ cái nhỏ bé này dính vào nhau. Nó xếp hình thành một dạng ba chiều và biến thành một bộ máy nano có thể cắt xé ADN. Và điều thú vị là nếu quý vị thay đổi trình tự, quý vị thay đổi sự sắp xếp dạng ba chiều. Bây giờ quý vị có một cái bấm ADN. Đây là những loại chương trình phân tử mà chúng ta muốn có khả năng lập trình, nhưng vấn đề là chúng ta không biết ngôn ngữ của bộ máy protein; chúng ta không có phần mềm biên dịch cho protein. Vì vậy, tôi đã gia nhập một nhóm người đang cố gắng tạo ra những "bùa mê" phân tử từ ADN. Chúng ta dùng ADN vì nó rẻ hơn. Nó dễ sử dụng hơn. Nó là một cái gì đó chúng ta hiểu rất tường tận. Chúng ta hiểu nó quá tường tận đến nổi chúng ta chắc chắn có thể viết những ngôn ngữ lập trình cho ADN và có những phần mềm biên dịch phân tử. Vị vậy chúng tôi nghĩ rằng có thể làm thế. Và khi thực hiện điều này, câu hỏi đầu tiên của tôi là -- hay một trong những câu hỏi là: Làm sao chúng ta có thể tạo nên một hình dạng tùy ý hay một kiểu mẫu từ ADN? Và tôi đã quyết định sử dụng một loại xếp hình ADN bắt đầu từ một chuỗi hạt ADN dài, và xếp nó vào bất kỳ hình dạng hay kiểu mẫu nào tôi muốn. Và đây là một hình. Tôi đã bỏ ra một năm ở nhà, trong quần lót và mã hóa, như Linus [Torvalds] trong bức ảnh đó trước kia. Và chương trình này có thể biến đổi từ bất cứ hình dạng nào thành 250 trình tự ADN. Những trình tự ADN ngắn ngủi này có chức năng sắp xếp một chuỗi dài thành bất cứ hình dạng nào chúng ta muốn. Vì vậy khi bạn gửi một bức điện thư với những trình tự như thế này đến một công ty, và chuyện gì sẽ xảy ra -- công ty này "thi hành" chúng trên máy tổng hợp ADN. Đó là một cái máy với kích cỡ của một cái máy photo. Và chuyện xảy ra sẽ như sau: Họ dùng bức điện thư của quý vị và tất cả những chữ cái trong đó, và thay thế vào đó một cụm gồm 30 nguyên tử, mỗi cụm cho một chữ cái, A, T, C, và G trong ADN. Họ xâu chúng lại theo đúng trình tự, và họ gởi lại quý vị qua FedEx. Quý vị có 250 bức điện thư như vậy, chứa đựng trong những khối nhỏ. Tôi pha trộn chúng, thêm vào một ít nước muối, và thêm vào một chuỗi ADN dài mà tôi đã đề cập trước đó, chuỗi ADN mà tôi đã lấy từ một con vi rút. Và chuyện sẽ xảy ra tiếp theo là như sau: Quý vị đun nóng sự pha trộn này lên. Sau đó quý vị để cho nó nguội lại trong nhiệt độ phòng, và khi làm như vậy, mỗi chuỗi ADN ngắn đó sẽ kết hợp với chuỗi ADN dài ở một điểm, và chuỗi ADN ngắn bổ sung sẽ kết hợp với chuỗi ADN dài ở một nơi nào khác xa hơn, và hai phần này ở chuỗi ADN dài sẽ kết lại cho đến khi chúng dính vào nhau. Và kết quả của tất cả 250 sợi chuỗi này là gấp nếp sợi chuỗi dài thành một hình dạng mà quý vị muốn; nó sẽ gần giống với hình đó. Chúng tôi làm như vậy trong ống thí nghiệm. Trong mỗi giọt nước, quý vị có 50 tỉ hình dạng như vậy. Quý vị có thể dùng kính hiển vi và nhìn thấy chúng trên bề mặt. Điều thú vị là nếu quý vị thay đổi trình tự ADN và thay đổi bùa mê, quý vị thay đổi trình tự của cái máy bấm. Quý vị có thể tạo ra một phân tử như vậy, và quý vị biết đó, nó thích ở gần những thực thể tương tự Và chúng có thể làm điều này rất tốt. Nếu quý vị thay đổi bùa mê lần nữa, quý vị lại thay đổi trình tự ADN. Một lần quý vị có thể tạo ra những hình tam giác cỡ 130 nanometer. Lần sau, quý vị có thể có bất cứ một kiểu mẫu nào. Như vậy trên một hình chữ nhật, quý vị có thể sơn lên bản đồ của Bắc và Nam Mỹ, hay các chữ "ADN." Như vậy là ADN xếp hình đấy. Đó là một cách. Có nhiều cách khác để bỏ bùa phân tử dùng ADN. Điều mà chúng tôi muốn đạt được cuối cùng là học phương pháp để lập trình sự tự sắp xếp để chúng ta có thể chế tạo ra bất cứ mọi thứ. Chúng tôi muốn có khả năng để tạo ra những sản phẩm công nghệ có thể giúp ích cho cả thế giới. Chúng tôi muốn học phương pháp để xây dựng những công trình sinh học, như con người, cá voi và cây cối. Và nếu đây là trường hợp mà chúng ta có thể đạt tới mức độ phức tạp như vậy, nếu khả năng lập trình phân tử của chúng ta có thể cao siêu đến thế, thì quả thật là điều kỳ diệu. Cám ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Gần như suốt cuộc đời của mình tôi cảm thấy mình đang sống hai cuộc sống khác nhau Có một cuộc sống mà mọi người nhìn thấy, và một cuộc sống khác chỉ có bản thân tôi thấy. Và trong cuộc sống mà mọi người nhìn thấy, tôi là một người bạn, một người con trai, một người anh, một diễn viên châm biếm hài hước và là một thanh niên. Đó là cuộc sống mà mọi người nhìn thấy. Nếu bạn yêu cầu bè bạn và gia đình tôi miêu tả tôi, đó sẽ là là những gì họ nói với bạn. Và cuộc sống đó là một mảng lớn của tôi. Đó là chính tôi. Và nếu bạn yêu cầu tôi tự miêu tả bản thân mình, chắc chắn tôi cũng sẽ nói những điều tương tự. Và tôi không có nói dối, nhưng tôi cũng không hoàn toàn nói cho bạn toàn bộ sự thật bởi vì sự thật là, đó chỉ là phần cuộc sống mà mọi người thấy, Trong cuộc sống chỉ có mình tôi thấy, bàn thân tôi, thực sự là bản thân tôi, là một người phải chống chọi kịch liệt với sự trầm cảm. mà tôi có trong suốt sáu năm trong cuộc đời mình, và tôi vẫn đang tiếp tục chống chọi mỗi ngày. Một số người chưa bao giờ trải qua cảm giác trầm cảm hay chưa thực sự biết trầm cảm là gì, họ thực sự sẽ ngạc nhiên, vì thường có quan niệm sai lầm khá phổ biến, rằng trầm cảm chỉ đơn thuần là cảm giác buồn chán khi điều gì đó trong cuộc sống có vấn đề, khi bạn chia tay với bạn gái, khi bạn mất đi người thân, khi bạn không tìm được công việc bạn mong muốn. Nhưng đó chỉ đơn thuần là nỗi buồn chán. Đó là điều tự nhiên. Đó là cảm xúc tự nhiên của con người. Trầm cảm thực sự không chỉ là buồn chán khi cuộc sống có điều không như ý. Trầm cảm thực sự là chán nản khi tất cả mọi thứ trong cuộc sống bạn vẫn rất tốt. Đó mới là trầm cảm thực sự, và đó là cảm giác tôi đang chịu đựng. Và thú thật từ đáy lòng, thật sự rất khó khăn đối với tôi khi đứng tại đây và diễn thuyết. Thực sự khó khăn khi tôi phải nói về sự trầm cảm của mình dường như ai cũng thấy khó khi nói về vấn đề này khó đến mức không ai muốn nói về nó. Không ai muốn nói về trầm cảm, nhưng cần phải nói, bởi vì hiện tại đó là một vấn đề lớn. Đó là một vấn đề lớn. Nhưng ta không thấy nó trên truyền thông, đúng không? Chúng ta không thấy nó trên Facebook. Chúng ta không thấy nó trên Twitter. Chúng ta không thấy nó trên bản tin, bởi vì chữ trầm cảm không đem lại hạnh phúc chút nào nó không có gì vui, không tươi sáng Và chính vì chúng ta không thấy nó, chúng ta không thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng mức độ nghiêm trọng của nó và mức độ nghiêm túc của nó là thế này: cứ mỗi 30 giây, cứ mỗi 30 giây, ở một nơi nào đó, một người nào đó trên thế giới tự sát vì trầm cảm, và có thể chỉ cách đây hai dãy nhà, có thể cách đây hai quốc gia, có thể cách xa đến hai lục địa, nhưng nó đang diễn ra. và nó diễn ra mỗi ngày. Chúng ta hay có xu hướng, như là một xã hội, nhìn và quay đi "Vậy thì sao nào?" Vậy thì sao? Chúng ta nhìn vào vấn đề đó và chúng ta bỏ đi: "Đó là vấn đề của anh!" Đó là vấn đề của họ." Chúng ta nói chúng ta rất buồn và nói chúng ta rất làm tiếc, nhưng chúng ta cũng nói "vậy thì sao nào?" Hai năm trước đó là vấn đề của bản thân tôi, bởi vì tôi đã ngồi ở bên giường của mình nơi tôi đã ngồi hàng triệu lần trước đó và tôi muốn tự sát. Tôi đã muốn tự sát và nếu bạn nhìn cuộc sống của tôi chỉ ở bề nổi, ban không thể thấy đó là một đứa trẻ có ý định tự sát, Bạn chỉ thấy một đứa trẻ là một đội trưởng của đội bóng rổ, một học sinh trong đội kịch một học sinh giỏi tiếng anh của năm một người luôn ở vị trí danh dự và xuất hiện đều đặn ở mỗi buổi tiệc. Bạn có thể nói tôi đã không bị trầm cảm, bạn có thể nói tôi đã không có ý định tự sát, nhưng bạn đã lầm. Bạn đã lầm. Vì thế tôi đã ngồi ở cạnh giường vào một buổi tối kế bên một lọ thuốc với một cây viết và tờ giấy trong tay và tôi đã nghĩ về việc tự sát và tôi thực sự đã suýt làm điều đó Tôi đến gần với cái chết như thế này và tôi đã không làm, điều đó biến tôi thành một trong những người may mắn, một trong nhưng người tránh xa được bờ vực và nhìn xuống nhưng không nhảy, một trong những người may mắn sống sót Tôi đã sống sót, và nó để lại cho tôi câu chuyện của mình, và câu chuyện của tôi là đây: Chỉ vỏn vẹn mấy từ đơn giản: tôi bị chứng trầm cảm. tôi bị chứng trầm cảm, và trong một thời gian dài, tôi nghĩ, tôi đã sống hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau, một con người luôn sợ hãi người khác, Tôi đã sợ rằng mọi người sẽ nhìn thấy tôi với bản chất của tôi, rằng tôi không hoàn hảo, không phải đứa trẻ nổi bật ở trường mà mọi người từng nghĩ, nó ẩn đằng sau nụ cười của tôi, đó là một sự đấu tranh, và ẩn chứa đằng sau hào quang của tôi, đó là bóng tối, và sau tính cách nổi trội của tôi còn ẩn chứ một vết thương lớn hơn. Một vài người lo sợ những cô gái không thích mình. Một vài người sợ cá mập. Một vài người sự cái chết Nhưng với tôi, với phần lớn cuộc sống của tôi, tôi sợ chính tôi, Tôi sợ sự thật của bản thân, tôi sợ sự thành thât của mình, tôi sợ phần yếu đuối của mình, và nỗi sợ đó khiến tôi cảm thấy như mình đang bị dồn vào chân tường, như thể tôi bị dồn vào chân tường và chỉ có một lối thoát, và vì thế tôi đã nghĩ về điều đó mỗi ngày. tôi đã nghĩ về nó mỗi ngày, và nếu nói cho thật trung thực, thì lúc này, đứng tại đây tôi lại nghĩ về nó lần nữa, bởi vì đó là một chứng bệnh, đó là cuộc đấu tranh, đó là sự trầm cảm, và trầm cảm không phải là bệnh thủy đậu. bạn không đấu với nó một lần và nó ra đi mãi mãi. Bạn phải sống cùng nó, sống trong nó. Nó ở ngay cạnh mà bạn không thể đuổi đi Nó là tiếng nói bạn không thể lảng tránh, Nó là cảm giác bạn không thể trốn tránh, phần đáng sợ nhất đó là sau một thời gian, bạn trở nên tê liệt với nó. Nó trở nên bình thường đối với bạn, và cái mà bạn sợ nhất không phải là sự chịu đựng bên trong bạn. Đó là sự kỳ thị ở bên trong những người khác đó là sự xấu hổ, mặc cảm đó là những cái nhìn không chấp nhận bạn trên mặt bạn bè, đó lời thì thầm trong sảnh đường rằng bạn là kẻ yếu đuối, đó là những lời bình phẩm rằng bạn bị điên. Đó là những thứ ngăn bạn nhận sự giúp đỡ. Đó là thứ khiến bạn tự giữ trầm cảm trong lòng và giấu nó đi. Đó là sự kỳ thị. Do đó bạn giữ và giấu trầm cảm trong lòng, Bạn giữ nó và bạn giấu nó đi. và mặc dù nó là thứ khiến bạn nằm trên giường mỗi ngày và nó khiến cuộc sống của bạn trống rỗng dù bạn cố gắng rất nhiều để làm đầy nó, bạn giấu, bởi vì sự kỳ thị trong xã hội đối với sự trầm cảm là có thật. Nó rất thật, và nếu bạn nghĩ rằng không phải thế, hãy tự hỏi bản thận điều này: Bạn có chịu ghi trên Facebook của mình rằng bạn khó khăn mãi mới ra khỏi giường bởi vì bạn bị đau lưng hay bạn thật vất vả và dai dẳng vực mình ra khỏi giường, sáng nào cũng vậy bởi vì bạn bị trầm cảm? Đó là sự kỳ thị, bởi vì thật không may, chúng ta sống trong thế giới mà nếu chẳng may bạn gãy tay, mọi người sẽ chạy lại quan tâm, Nhưng nếu bạn nói với mọi người rằng bạn bị trầm cảm, mọi người sẽ chạy theo hướng ngược lại. Đó là sự kỳ thị. Chúng ta thấy dễ chấp nhận vô cùng khi bất kỳ bộ phận cơ thể bị gãy Trừ bộ não ra. Đó là sự thiếu hiểu biết. Là sự u mê đơn thuần. Và sự u mê đó tạo ra một thế giới không hiểu gì về sự trầm cảm, không hiểu gì về sức khỏe tâm lý và đó sự khôi hài với tôi, bởi vì trầm cảm là một trong những vấn đề nổi cộm chúng ta có trên thế giới tuy nhiên nó là một trong những thứ ít được bàn luận nhất. Chúng ta chỉ để nó qua một bên và để vào trong góc và giả vờ nó không có ở đó và hy vọng nó sẽ tự biến mất. Nó chưa từng và sẽ không hề như thế, bởi vì đó chỉ là mong ước, và mong ước đâu phải là chơi phỏng đoán, đó là sự trì hoãn và chúng ta không thể trì hoãn một vấn đề quan trọng như vậy. Bước đầu để giải quyết bất kỳ vấn đề nào là nhận ra rằng có một vấn đề đang ở đó. Chúng ta đã làm đâu, vậy nên chúng ta không thể mong chờ tìm ra được câu trả lời khi mình vẫn sợ câu hỏi. Và tôi chưa biết lời giải là gì. Giá mà tôi biết được, nhưng tôi không -- nhưng tôi nghĩ, cần phải bắt đầu từ đây, bây giờ cần phải bắt đầu từ tôi, từ bạn bắt đầu với những người đang chống chọi khổ đau, những người giấu mình vào bóng tối Chúng ta cần phải lên tiếng nói và phá tan sự im lặng. Chúng ta cần là người can đảm cho những gì mình tin, bởi vì nếu có một thứ mà chúng ta phải nhìn nhận ra, nếu chỉ có một vấn đề mà tôi cho là to lớn nhất, thì nó không phải là xây dựng nên một thế giới nơi chúng ta loại bỏ đi sự u mê của người khác, mà là xây nên một thế giới để dạy nhau cách tự chấp nhận mình nơi chúng ta ok với chính bản thân. Vì khi chúng ta trở nên trung thực, chúng ta nhận thấy ai cũng phải chống chọi, phải đau khổ. Ngay cả nếu có như vậy, hay là như thế nào khác, ta đều hiểu đau đớn là thế nào. Ta đều hiểu đau đớn ở trong lòng ra sao, và ta đều hiểu cần phải chữa lành khẩn thiết đến thế nào. Vậy mà ngay bây giờ, trầm cảm là một vết cắt sâu của xã hội mà ta hài lòng che đậy bằng băng y tế rồi vờ như nó không tồn tại. Nó tồn tại. Nó ở đó, và bạn biết không? Không sao! Trầm cảm cũng bình thường thôi. Nếu bạn đang trải qua nó, bạn cũng người bình thường thôi. Và biết rằng bạn chỉ bị bệnh, bạn không hề yếu đuối nó là một vấn đề, đâu phải là căn tính của chính bạn, bởi vì khi bạn vượt qua được nỗi sợ hãi, sự chế nhạo sự đánh giá và sự kỳ thị của người khác, bạn sẽ thấy được trầm cảm thật sự là gì, và đó chỉ là một phần của cuộc sống đơn giản là một phần cuộc sống, phần tôi ghét nhiều lắm tôi ghét cay ghét đắng một vài chốn, một vài phần của cuộc sống trầm cảm này đã kéo tôi xuống trong đó lại có rất nhiều nẻo đường làm tôi biết ơn Ừ thì nó thả tôi ở những vực sâu nhưng chỉ là để cho tôi biết đâu là đỉnh cao, Ừ thì nó kéo tôi xuống vực tối nhưng chỉ là để nhắc cho tôi biết đâu là ánh sáng. Nỗi khổ đau của tôi, hơn bất kỳ điều gì trong 19 năm trên hành tinh này đã cho tôi nhận thức, và nỗi đau, nỗi đau của tôi đã buộc tôi phải có hi vọng, có hi vọng và có lòng tin, lòng tin vào chính mình, lòng tin ở người khác, lòng tin rằng mọi thứ có thể tốt hơn, rằng chúng ta có thể thay đổi, rằng chúng ta có thể nói lên được rằng phải nói ra và đánh bại sự u mê thờ ơ, đánh bại lại sự không khoan dung, và hơn tất cả mọi thứ, học yêu lấy bản thân mình, học chấp nhận bản thân chúng ta như con người chúng ta đang là con người chúng ta đang là, không phải con người mà thế giới muốn ta trở thành Bởi vì thế giới tôi tin là một thế giới mà việc hướng đến ánh sáng không có nghĩa là lờ quên đi nơi tăm tối của bạn Thế giới tôi tin vào là nơi mà chúng ta đã được đong lường bởi khả năng vượt qua thử thách, chứ không trốn chạy chúng. Thế giới tôi tin là nơi tôi có thể nhìn vào mắt của một ai đó và nói rằng, "Tôi đang ở trong địa ngục" và rồi họ nhìn lại tôi và nói, "Tôi cũng vậy thôi" và điều này cũng chẳng sao. Nó không sao vì sự trầm cảm là bình thường thôi. Chúng ta là con người Là con người, chúng ta chống chọi và khổ đau. Chúng ta rỉ máu và kêu khóc. Nếu bạn nghĩ sức mạnh thật sự có nghĩa là không bao giờ để lộ sự yếu hèn thì tôi ở đây để nói với bạn rằng: Bạn sai rồi! Bạn sai rồi, bởi vì nó hoàn toàn ngược lại. Chúng ta là con người, và chúng ta có những vấn đề. Chúng ta không hoàn hảo, và vậy thì cũng bình thường thôi. Vì vậy chúng ta nên dừng ngay sự u mê này lại, dừng sự thờ ơ, dừng sự kỳ thị chế nhạo, và dừng sự im lặng này, và phá bỏ những điều cấm kỵ, nhìn thẳng vào sự thật, và bắt đầu trò chuyện, bởi vì cách duy nhất để đánh bại một vấn đề mà cá nhân mỗi người phải tự mình chiến đấu đó là cùng mạnh mẽ vững vàng đứng lại gần nhau, cùng mạnh mẽ vững vàng đứng lại gần nhau. Tôi tin rằng chúng ta sẽ làm được. Tôi tin chúng ta sẽ làm được. Cảm ơn mọi người rất nhiều. Đây là giấc mơ có thật. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn kể với bạn một câu chuyện đã ám ảnh tôi khi thực hiện cuốn sách mới của mình đó là một câu chuyện xảy ra khoảng 3000 năm trước. vào thời sơ khai của Vương quốc Israel. Câu chuyện xảy ra ở một nơi được gọi là Shephelah mà bây giờ là Israel. Câu chuyện này ám ảnh tôi bởi tôi đã nghĩ rằng mình hiểu nó, nhưng khi xem kỹ lại tôi nhận ra rằng mình chưa hề thực sự hiểu được nó. Palestine cổ có một - dọc theo biên giới phía đông có một dãy núi. Dãy núi này vẫn còn tại Israel ngày nay. Và trong dãy núi đó là toàn bộ các thành phố cổ đại của vùng đất đó, như Jerusalem, Bethlehem, Hebron Và có một đồng bằng ven biển dọc Lưỡng Hà, chính là Tel Aviv ngày nay. Nối giữa dãy núi với đồng bằng này là một khu vực tên là Shephelah, gồm một dãy các thung lũng và rặng núi kéo dài từ đông sang tây và bạn có thể dọc theo Shephelah, qua Shephela để đi từ đồng bằng tới dãy núi. Và Shephelah, nếu bạn đã từng đến Israel, bạn sẽ biết đó chính là phần đẹp nhất của Israel. Nó hùng vĩ, với những rừng sồi và những cánh đồng lúa mì và những vườn nho. Nhưng quan trọng hơn là, trong lịch sử của vùng đất này nó đóng vai trò quan trọng, thực sự có ý nghĩa chiến lược, là địa thế ngăn quân địch trên đồng bằng ven biển tìm đường đi vào trong dãy núi để đe dọa dân cư sống ở đó. 3.000 năm trước đây, chuyện y như vậy đã xảy ra. Người Phi-li-tin là kẻ thù lớn nhất của Vương Quốc Israel, đang sống trong đồng bằng ven biển. Họ gó gốc gác từ đảo Crete. Họ là những người đi biển. Và có thể họ đã bắt đầu thực hiện hành trình đi qua một trong các thung lũng của Shephelah lên những dãy núi, bởi vì họ muốn chiếm vùng cao nguyên ngay gần Bethlehem và chia đôi Vương Quốc Israel. Khi đó Sau-lơ là vua Israel rõ ràng đã nắm được tin này, và Sau-lơ đã mang quân từ núi xuống đối mặt với quân Phi-li-tin tại Thung Lũng Elah, một trong những thung lũng đẹp nhất của Shephelah. Những người Israel tiến vào dọc theo sườn núi phía bắc, người Phi-li-tin tiến vào dọc theo sườn núi phía Nam, hai đội quân đóng ở đó hàng tuần liền và nhìn chằm chằm vào nhau, bởi vì họ đang bế tắc. Không thể tấn công vì để tấn công phía bên kia bạn phải xuống núi và đi vào thung lũng và sau đó trèo lên phía bên kia, thế thì sẽ hoàn toàn bị lộ diện và sơ hở. Vì vậy cuối cùng, để phá vỡ bế tắc, người Phi-li-tin sai chiến binh mạnh nhất của họ xuống dưới thung lũng để khiêu chiến hắn kêu những người Israel: "Gửi chiến binh mạnh nhất của các ngươi xuống đây, và chúng ta sẽ chiến đấu với nhau, chỉ có hai chúng ta." Đây là một truyền thống trong chiến tranh cổ đại gọi là một cuộc song đấu. Đó là một cách để giải quyết tranh chấp mà không thiệt hại xương máu như trong trận đánh lớn. Người Phi-li-tin gửi xuống chiến binh hùng mạnh của họ, một người khổng lồ, cao chín bộ một tấc (6 foot 9, khoảng gần 2m1) , từ đầu đến chân được trang bị giáp đồng lấp lánh, có một thanh gươm và một cây lao và một thanh giáo. Rõ ràng là vô cùng đáng sợ. Hắn ta đáng sợ đến mức không một binh sĩ Israel nào muốn đấu với hắn. Đấu là chết chắc! Họ nghĩ không cách gì thắng được. Và cuối cùng một người duy nhất dám bước lên đó là chàng chăn chiên trẻ tuổi, đã đi lên nói với Sau-lơ: "Tôi sẽ chiến đấu với hắn" Sau-lơ nói, "Ngươi không thể nào đánh lại. Thực nực cười Ngươi chỉ là đứa con nít còn hắn là chiến binh hùng mạnh" Nhưng chàng chăn chiên kiên quyết nói: "Không, không, do bệ hạ chưa biết thôi, tôi đã bảo vệ đàn chiên của tôi khỏi sư tử và sói hàng năm rồi. Tôi tin tôi có thể làm được." Sau-lơ không còn lựa chọn nào khác. Không có ai khác dám bước lên nên ông đã chấp thuận. Rồi ông quay ra nói với người trai trẻ: "Nhưng ngươi phải mặc áo giáp này. Không thể đi ra người không thế này được." Ông muốn mục tử mặc lấy áo giáp nhưng chàng nói, "Không!" "Tôi không thể mang vật này." Câu nguyên bản trong Kinh Thánh là: “Tôi mặc thế nầy không được vì không quen.” có nghĩa là: "Tôi chưa bao giờ mặc áo giáp. Ông đúng là khùng!" Thay vào đó, chàng trai cúi xuống và chọn lên năm đá, đặt chúng vào trong túi chăn chiên của mình và bắt đầu đi bộ xuống sườn núi để gặp tên khổng lồ. Gã khổng lồ thấy bóng người này tiến tới thì lớn tiếng: "Hãy lại đây, ta sẽ lấy thây mầy cho chim trời và muông thú ăn." Hắn buông lời giễu cợt con người đang tiến đến chiến đấu với mình. Người chăn chiên càng ngày càng tiến tới gần hơn, và gã khổng lồ thấy chàng mang theo một cây gậy. Chỉ mang theo có thế. Thay vì một vũ khí, chàng chỉ mang cây gậy chăn chiên Hắn cảm thấy bị xúc phạm: "Bộ mầy cho tao là chó hay sao mà cầm gậy đến?" Chàng chăn chiên lấy một viên đá ra khỏi túi của mình, đặt nó vào ná và cuộn lại để viên đá bay đi, viên đá bay vào ngay giữa hai mắt của gã khổng lồ ngay đó, vị trí dễ bị tổn thương nhất của hắn và ngã vật xuống, đã chết hoặc bất tỉnh, nhưng chàng trai trẻ chăn chiên đã chạy lại với thanh gươm và cắt đầu tên khổng lồ. Thấy thế, dân Phi-li-tin quay đầu bỏ chạy. Và tất nhiên, tên của người khổng lồ là Gô-li-át và tên của chàng trai chăn chiên là Đa-vít và lý do rằng câu chuyện đã ám ảnh tôi trong quá trình viết nên cuốn sách của mình đó là những điều tôi tưởng mình biết về câu chuyện hoá ra là sai. Trong câu chuyện, Đa-vít được coi là kẻ yếu, đúng không ạ? Trong thực tế, Đa-vít và Gô-li-át đã bước vào ngôn ngữ như một ẩn dụ để chỉ về những chiến thắng bất khả của kẻ yếu trước kẻ mạnh hơn. Sao chúng ta lại gọi Đa-vít là kẻ yếu? Chúng ta gọi ông ấy là kẻ yếu vì khi đó ông ấy là một đứa trẻ, một kẻ bé nhỏ trong khi Gô-li-át là kẻ khổng lồ mạnh mẽ. Chúng ta cũng gọi ông ta là một kẻ yếu bởi vì Goliath là một chiến binh có kinh nghiệm, trong khi Đa-vít chỉ là một kẻ chăn chiên. Nhưng quan trọng nhất là, chúng ta gọi ông ấy là kẻ yếu vì tất cả những gì ông ấy có so với Gô-li-át. Gô-li-át được trang bị với tất cả vũ khí hiện đại, áo giáp lấp lánh, và gươm với lao và giáo, Trong khi tất cả những gì Đa-vít có chỉ là cái trành ném đá. Vâng, chúng ta hãy bắt đầu có với cụm từ "Tất cả những gì Đa-vít có là cái trành ném đá." vì đó là sai lầm đầu tiên của chúng ta. Trong chiến tranh cổ đại, có ba loại chiến binh. Có kỵ binh, những người trên lưng ngựa hay xe ngựa. Có bộ binh hạng nặng, người lính chiến trên bộ, được trang bị gươm và thuẫn và một số loại áo giáp. Và có pháo binh là những cung thủ, nhưng, quan trọng hơn là những người ném đá. Những người ném đá có một túi da gài hai sợi dây dài, và họ đặt một viên đạn là một tảng đá hoặc một quả bóng chì bên trong các túi, và họ xoay nó như thế này rồi căng một sợi dây ra để kết quả là bắn viên đạn về phía trước hướng tới mục tiêu. Đó là những gì Đa-vít đã có và cần hiểu là cái trành ném đá không phải là cái súng cao su. Không phải là cái này, đúng không ạ? Nó không phải là đồ chơi trẻ con. Trong thực tế đó là một vũ khí có sức công phá cực lớn. Khi Đa-vít cuộn nó như thế này, Ông đã xoay cái trành có lẽ lên đến 6 hoặc 7 vòng mỗi giây, thế có nghĩa là khi đá bắn ra, nó sẽ bắn đi cực nhanh, có lẽ 35 mét một giây. Nhanh hơn nhiều so với một bóng chày ném đi bởi một cầu thủ bóng chày thiện nghệ. Không những thế, đá ở thung lũng Elah không phải là đá bình thường mà là đá Bari sunfat, mật độ đá ở đó gấp đôi mật độ đá bình thường. Nếu làm các tính toán đạn đạo để tính sức mạnh công phá của viên đá Đa-vít bắn ra thì nó là khoảng gần bằng lực đẩy của một khẩu súng ngắn [nòng súng cỡ 0.45]. Đây là một vũ khí có sức công phá lớn. Độ chính xác, theo chứng lý lịch sử là những chiến binh ném đá có kinh nghiệm có thể bắn và gây thương tật thậm chí giết một mục tiêu ở khoảng cách lên đến 200 thước Từ những bức tranh trên thảm thời Trung cổ, chúng ta biết rằng những chiến binh ném đá có khả năng bắn rơi những con chim đang bay. Họ bắn vô cùng chính xác. Khi xung trận, Đa-vít cách Gô-li-át không tới 200 thước. ở khá gần Gô-li-át Khi bắn viên đá vào Gô-li-át ông ấy có mục đích và tính toán để có thể tấn công vào điểm dễ bị tổn thương nhất ngay giữa hai con mắt của Gô-li-át Nếu quay trở lại lịch sử chiến tranh cổ đại, bạn sẽ tìm thấy rằng rất nhiều lần chiến binh ném đá là nhân tố quyết định trong cuộc chiến chống lại bộ binh trong trận đánh này hay trận chiến khác. Vậy Goliath là chiến binh gì? Ông ta là bộ binh hạng nặng, và ông ấy hy vọng rằng khi thách thức dân Israel bằng một trận song đấu với một bộ binh hạng nặng khác Khi ông nói, "Hãy đến đây để ta lấy thây ngươi làm mồi cho chim trời và muông thú" cụm từ khóa là "Hãy đến đây" Hãy đến trước mặt ta vì chúng ta sẽ chiến đấu, giáp lá cà, như thế này. Sau-lơ cũng nghĩ tương tự. Đa-vít nói, "Tôi muốn chiến đấu với Gô-li-át!" và Sau-lơ cố cấp cho ông ấy áo giáp, bởi vì Sau-lơ nghĩ, "Ồ, khi nói "chiến đấu với Gô-li-át',' là muốn nói 'sẽ cùng quyết đấu giáp lá cà!' bộ binh đấu với bộ binh." Nhưng Đa-vít hoàn toàn không nghĩ thế. Ông sẽ không chiến đấu như vậy. Tại sao? Ông là một người chăn chiên và cả đời mình ông đã dùng đến cái trành ném đá để bảo vệ đàn chiên khỏi sư tử và chó sói. Đó chính là sức mạnh của Đa-vít. Vì vậy người chăn chiên này đã dạn dày kinh nghiệm trong việc sử dụng một vũ khí có sức công phá lớn để chống lại tên khổng lồ kềnh càng đang mang trên mình bộ áo giáp nặng hàng trăm cân và các loại vũ khí nặng nề chỉ có ích trong cuộc đấu ở cự ly gần. Gô-li-át chỉ là một chú vịt bị động. Ông ta chẳng có cơ may chiến thắng. Vậy tại sao chúng ta vẫn gọi Đa-vít là yếu, và tại sao chúng ta vẫn coi chiến thắng của ông là một chiến thắng lạ kỳ? Có là một phần nữa cũng rất quan trọng. Chúng ta không chỉ hiểu lầm Đa-vít và sự lựa chọn vũ khí của ông ta. mà cũng hiểu sai Gô-li-át một cách trầm trọng Gô-li-át không hoàn toàn giống như mọi người hình dung. Kinh Thánh chép lại nhiều điều gợi ý cho chúng ta tuy theo cách nghĩ trước đây là khá khó hiểu và không tương ứng với hình ảnh của chiến binh hùng mạnh này. Mở đầu, Kinh Thánh nói rằng Gô-li-át đi xuống trũng và có viên sĩ quan đi trước hắn. Điều này thật lạ, phải không? Chiến binh hùng mạnh này thách một trận song đấu với dân Israel vậy mà sao lại phải có người dẫn đường, giả sử một viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, đi cùng Gô-li-at đến điểm quyết đấu? Thứ hai là, câu chuyện trong Kinh Thánh lưu ý đặc biệt đến cách di chuyển chậm chạp của Gô-li-át, lại một điều lạ nữa dùng để mô tả một chiến binh hùng mạnh nhất vào thời đó. Còn một điều cực kỳ lạ lùng nữa là phải mất bao lâu Gô-li-át mới phản ứng mới nhìn ra Đa-vít. Vì vậy khi Đa-vít xuống núi, rõ ràng là không hề định đấu giáp lá cà. Không có dấu hiệu gì ở anh ta tỏ ra là "Ta sẽ đấu với ngươi theo cách này." Ông ta thậm chí còn không mang gươm. Tại sao Gô-li-át không phản ứng gì cả? Có vẻ như ông ta đã không để ý đến những diễn biến xảy ra hôm đó. Rồi lại buông một câu lạ lùng với Đa-vít: "Bộ mầy cho tao là chó hay sao mà cầm gậy đến với tao?" Gậy? Đa-vít chỉ có một cây gậy. Vâng, hóa ra là trong những năm qua, trong cộng đồng y tế có rất nhiều suy đoán về việc liệu rằng đã nhầm lẫn cơ bản gì về Gô-li-át hay không đã nỗ lực để hiểu được những điều quả là rất dị thường Đã có nhiều bài viết. Bài đầu tiên vào năm 1960 trong Tạp chí Y tế Indiana, bắt đầu một chuỗi suy đoán khởi đầu với một lời giải thích cho chiều cao của Gô-li-át. Đầu và vai của Gô-li-át cao hơn tất cả các những người đồng lứa với ông trong thời kỳ đó, và thường là, khi một ai đó khác xa với chuẩn thường luôn có một lời giải thích cho nó. Các hình thức phổ biến nhất của chứng khổng lồ là bệnh to cực, và bệnh to cực gây ra bởi một khối u lành tính trên tuyến yên gây dư thừa các hormone tăng trưởng. Và trong suốt lịch sử, nhiều người khổng lồ nổi tiếng đều bị bệnh to cực. Người cao nhất mọi thời đại tên là Robert Wadlow vẫn còn phát triển khi anh ta qua đời ở tuổi 24. và anh ta cao 8 foot 11 (2m7) Anh ta bị bệnh to cực. Bạn có nhớ đô vật André khổng lồ? Ông ấy rất nổi tiếng. Ông bị bệnh to cực. Thậm chí có suy đoán rằng Abraham Lincoln cũng bị to cực. Bất cứ ai cao một cách bất thường chúng ta cũng nghĩ ngay đến bệnh này. Và bệnh to cực có một ảnh hưởng đặc trưng luôn đi kèm là ảnh hưởng đến thị lực. Các khối u tuyến yên, khi phát triển, thường bắt đầu chèn lên các dây thần kinh thị giác trong não khiến người bị bệnh to cực sẽ nhìn một thành hai hoặc cận thị nặng. Vì vậy, khi người ta bắt đầu suy đoán về những bất thường ở Gô-li-át, họ đã nói rằng, "Chờ chút, hắn ta trông và nghe có vẻ cực kỳ giống một người bị bệnh to cực." Điều này sẽ giải thích rất nhiều những điều quá ư lạ lùng trong hành vi của hắn ngày hôm đó. Tại sao hắn di chuyển chậm đến thế và đã phải được hộ tống xuống đáy thung lũng bởi một binh sĩ? Bởi vì hắn không thể tự đi được. Tại sao hắn không nhìn ra Đa-vít không hiểu rằng Đa-vít sẽ không đấu giáp lá cà với mình cho đến tận thời khắc cuối cùng? Bởi vì hắn không thể nhìn thấy anh ta. Khi hắn nói, "Hãy đến đây để ta lấy thây ngươi làm mồi cho chim trời và muông thú" cụm từ "Hãy đến đây" cho thấy phần nào sự yếu thế của Goliath Hãy đến đây vì ta không thể nhìn thấy ngươi. Và rồi, "Bộ tao là chó hay sao mà mày cầm gậy đến với tao?" Hắn thấy hai cây gậy trong khi Đa-vít chỉ có một. Dân Israel trên núi nhìn xuống và nghĩ rằng ông ta là kẻ thù lớn mạnh mẽ phi thường. Điều họ không hiểu đó là chính nguồn sức mạnh ấy cũng là nguồn gốc của điểm yếu lớn nhất của ông ta. Tôi nghĩ qua điều này, có một bài học rất quan trọng cho tất cả chúng ta. Những người khổng lồ không lớn lao, hùng mạnh như vẻ ngoài ta thấy. Và đôi khi, một cậu bé chăn chiên lại có một cái ná giấu trong túi của mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi nghĩ hoàn toàn là bình thường khi nói rằng tất cả mọi người sẽ trở nên cận kề với cái chết ít nhất một lần trong cuộc sống của họ. Nhưng nếu sự gần gũi đó đã bắt đầu từ lâu trước khi bạn phải đối mặt với quá trình chuyển đổi của riêng mình từ sự sống đến cái chết? Cuộc sống sẽ trở nên như thế nào nếu người chết thực sự sống cùng với bạn? Ở quê hương của chồng tôi trên Tây Nguyên đảo Sulawesi ở Đông Indonesia, đó là một cộng đồng những người mà trải nghiệm cái chết không phải từ một sự kiện duy nhất nhưng là một quá trình dần dần của xã hội. Ở Tana Toraja, những thời khắc xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống của người dân, những điểm trọng tâm của tương tác xã hội và văn hóa không phải là đám cưới hoặc đầy tháng hoặc ngay cả bữa ăn tối cùng gia đình mà là đám tang. Vì vậy những đám tang được đặc trưng bởi những nghi lễ phức tạp ràng buộc người ta trong một chuỗi nợ nần xoay vòng dựa trên số lượng động vật-- lợn, gà, và quan trọng nhất, trâu nước-- được hiến tế và phân phát thay mặt cho người quá cố. Vì vậy văn hóa xoay quanh cái chết này rất phức tạp, việc ban hành nghi lễ của sự kết thúc của cuộc sống, đã tạo nên sự chết chóc dễ được nhìn thấy nhất và các khía cạnh đáng chú ý của cảnh quan ở Toraja. Kéo dài bất cứ nơi nào, từ một vài ngày đến một vài tuần, tang lễ là một việc làm ồn ào, nơi kỷ niệm một người đã chết không phải là nỗi buồn riêng mà hơn cả là một quá trình chuyển đổi công khai được chia sẻ với cộng đồng. Và nó là một quá trình chuyển đổi cũng giống như bản sắc của cuộc sống chứ không chỉ là ký ức của người chết. Do đó, mỗi năm, hàng ngàn người khách đến với Tana Toraja để xem, như nó được biết đến, nền văn hóa của cái chết này , và đối với nhiều người dân những nghi lễ hoành tráng này và độ dài của các nghi lễ là không thể đo đếm được với cách thức mà chúng ta phải đối mặt với tỷ lệ tử vong của riêng mình ở phía tây. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta chia sẻ cái chết như là một kinh nghiệm phổ quát, đó cũng đã không còn được trải nghiệm theo cùng một cách ở khắp nơi trên thế giới nữa. Và là một nhà nhân chủng học, tôi thấy những sự khác biệt này trong trải nghiệm bắt nguồn từ thế giới văn hóa xã hội thông qua đó chúng ta xác định được các hiện tượng xung quanh mình. Vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy một thực tế không còn gì đáng để nghi ngờ nữa, cái chết như là một điều kiện sinh học không thể chối cãi, Người Toraja nhìn nhận hình thức hữu hình hết thời là một phần của một nguồn gốc xã hội lớn hơn. Vì vậy, một lần nữa, sự chấm dứt theo quy luật tự nhiên của cuộc sống không hề giống như cái chết. Trên thực tế, một thành viên của xã hội chỉ thực sự chết khi gia đình mở rộng của anh ta có thể đồng ý và sắp xếp các nguồn lực cần thiết để tổ chức một buổi tang lễ là thích hợp, xét về mặt tài nguyên cho tình trạng của người đã chết. Và buổi lễ này đã diễn ra ở trước mắt cộng đồng với sự tham gia của tất cả mọi người. Như vậy sau cái chết vật lý của một người, cơ thể của họ được đặt trong một căn phòng đặc biệt tại nơi cư trú truyền thống, được gọi là tongkonan. Và tongkonan tượng trưng cho không chỉ danh tính của gia đình mà còn cho chu trình cuộc sống của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Vì vậy, về cơ bản, hình dạng của tòa nhà mà bạn sinh ra ở đó là hình dạng của cấu trúc sẽ mang bạn đến nơi yên nghỉ tổ tiên của mình. Cho đến buổi lễ tang lễ, mà có thể được tổ chức sau cái chết vật lý của một người, người đã chết được gọi là "cho makala," một người bị bệnh, hay còn gọi "cho mẹ," một người đang ngủ, và họ tiếp tục là một thành viên của gia đình. Họ được cho ăn và chăm sóc một cách tượng trưng, và gia đình tại thời điểm này sẽ bắt đầu một số điều lệ của nghi lễ, đó là liên lạc với cộng đồng rộng lớn hơn xung quanh rằng một trong những thành viên của họ đang trải qua quá trình chuyển đổi từ cuộc sống này đến cuộc sống khác sau khi chết được gọi là Puya. Vì vậy, tôi biết những gì một số trong các bạn phải suy nghĩ ngay bây giờ. Liệu cô ta thực sự nói rằng những người này sống với xác những người thân của họ? Và đó là chính xác những gì tôi đang nói ở đây. Nhưng thay vì đầu hàng với những loại phản ứng nội sinh chúng ta phải đưa ý tưởng về sự gần gũi với những cơ thể, gần gũi với cái chết, hoặc khái niệm này là không phù hợp như thế nào với những định nghĩa sinh học và y học về cái chết, Tôi thích suy nghĩ về cách mà người Toraja xem xét cái chết bủa vây con người mà định nghĩa y học đã bỏ sót. Tôi nghĩ rằng người Toraja công nhận về mặt xã hội và thể hiện về mặt văn hóa những gì nhiều người trong chúng ta cảm thấy là đúng mặc dù sự chấp nhận rộng rãi của định nghĩa y sinh học của cái chết, và đó là các mối quan hệ của chúng ta với những người khác, tác động của họ lên thực tế xã hội của chúng ta, không chấm dứt với sự kết thúc của các quá trình vật lý của cơ thể, mà có một khoảng thời gian chuyển đổi như mối quan hệ giữa sự sống và cái chết chuyển đổi nhưng không kết thúc. Vì vậy người Toraja thể hiện ý tưởng của mối quan hệ lâu dài này bởi tình yêu và sự quan tâm vô vàn trên biểu tượng dễ thấy nhất của mối quan hệ đó, cơ thể con người. Do đó, chồng tôi có những ký ức cả tin về việc nói chuyện và chơi với và ở gần với người ông quá cố của anh ấy, và với anh ta không có gì là không tự nhiên về chuyện này cả. Đây là một phần tự nhiên của quá trình để gia đình chấp nhận quá trình chuyển đổi trong mối quan hệ của họ với người quá cố, và đây là sự chuyển đổi từ cái chết của một người đang sống đến cái chết của một người đã trở thành quá vãng. Và ở đây bạn có thể thấy những hình nộm bằng gỗ của các tổ tiên, vì thế những người đã được chôn cất, đã có một buổi lễ tang lễ. Chúng được gọi là tau tau. Vì vậy buổi lễ tang lễ chính nó thể hiện các quan điểm liên quan đến cái chết. Nó nghi thức hoá tác động của cái chết lên những gia đình và cộng đồng. Và nó cũng là thời điểm của sự tự nhận thức. Đó là thời điểm khi mọi người nghĩ về việc mình là ai, vị trí của mình trong xã hội, và vai trò của họ trong chu kỳ cuộc sống theo đúng với vũ trụ học của người Toraja. Có một câu nói ở Toraja rằng tất cả mọi người sẽ trở thành ông bà, và điều này có nghĩa là sau cái chết, chúng tai tất cả sẽ trở thành một phần của dòng tổ tiên liên kết chúng ta giữa quá khứ và hiện tại và sẽ xác định những người chúng ta yêu thương là ai trong tương lai Vì vậy, về cơ bản, chúng ta tất cả sẽ trở thành ông bà của các thế hệ con cháu đến sau chúng ta. Và ẩn ý của quan hệ thành viên trong gia đình lớn hơn là cách mà những đứa con mô tả số tiền mà chúng bỏ ra vào những con trâu bị hiến tế được cho là để mang linh hồn của người dân từ đây đến thế giới bên kia, và những đứa con sẽ giải thích rằng chúng sẽ đầu tư tiền vào điều này bởi vì chúng muốn trả nợ cho cha mẹ các khoản nợ cho tất cả những năm cha mẹ dành đầu tư và chăm sóc cho chúng. Nhưng sự hiến tế trâu bò và việc thể hiện sự giàu trong nghi lễ cũng cho thấy đẳng cấp của người đã chết, và suy rộng ra, gia đình người đã chết. Vì vậy, lúc đám tang, những mối quan hệ được tái khẳng định nhưng cũng được chuyển đổi trong nghi lễ cao trào mà đỉnh điểm là các nét nổi bật nhất về cái chết tại khu vực này: tác động của nó lên cuộc sống và các mối quan hệ của cuộc sống. Vì vậy tất cả điều này tập trung vào cái chết không có nghĩa là những người Toraja không khao khát một cuộc sống lý tưởng lâu dài. Họ tham gia vào nhiều hoạt động tâm tưởng để gìn giữ sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Nhưng họ không đặt nhiều nỗ lực để kéo dài tuổi thọ khi đối mặt với bệnh suy nhược hoặc tuổi già. Người ta nói rằng ở Toraja tất cả mọi người có sắp xếp tiền định của cuộc sống. Nó gọi là sunga'. Và như một sợi dây, nó nên được phép tháo mở cho một kết thúc tự nhiên của chính nó. Như vậy bằng cách tiếp nhận cái chết như là một phần của văn hóa và chất liệu xã hội của cuộc sống, quyết định hàng ngày của người dân về sức khỏe của họ và việc chăm sóc sức khỏe bị ảnh hưởng. Tộc trưởng của gia tộc của mẹ chồng tôi, Nenet Katcha, bây giờ đã gần tuổi 100, theo những gì chúng tôi được biết. Và có những dấu hiệu ngày càng gia tăng rằng ông sắp khởi hành trên chuyến hành trình của mình tới Puya. Và cái chết của ông sẽ để lại rất nhiều đau xót. Nhưng tôi biết rằng gia đình chồng tôi mong chờ khoảnh khắc này khi họ có thể phô trương những nghi lễ mà sự hiện diện đáng chú ý của ông đã để lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của họ, khi họ có thể có kể lại theo nghi lễ câu chuyện trần thuật về cuộc sống của ông ấy thêu dệt câu chuyện của ông vào lịch sử cộng đồng mình. Câu chuyện của ông là câu chuyện của họ. Bài hát tang lễ của ông sẽ cũng hát cho họ một bài hát về bản thân mình. Và đó là một câu chuyện không có sự bắt đầu rỗ rệt, cũng không có một kết thúc có thể đoán trước. Đó là một câu chuyện mà cứ tiếp diễn mãi sau khi cơ thể ông ấy không còn đó nữa. Mọi người hỏi tôi nếu tôi sợ hãi hoặc bị đẩy lùi bằng cách tham gia vào một nền văn hóa nơi các biểu hiện vật lý của cái chết lần lượt.đến chào đón chúng ta Nhưng tôi thấy một cái gì đó biến đổi sâu sắc trong việc trải qua cái chết như là một quá trình xã hội mà không chỉ là về mặt sinh học. Trong thực tế, mối quan hệ giữa sự sống và cái chết có sự kịch tính của nó trong hệ thống chăm sóc y tế Hoa Kỳ, nơi các quyết định về làm thế nào để kéo dài các chủ đề của cuộc sống được thực hiện dựa trên tình cảm của chúng ta và các mối quan hệ xã hội chặt chẽ với những người xung quanh chúng ta, không chỉ dựa trên khả năng kéo dài cuộc sống. Chúng ta, như những người Toraja, dựa trên quyết định của mình về cuộc đời về ý nghĩa và các định nghĩa mà chúng ta gán cho cái chết. Vì vậy, tôi không gợi ý bất cứ ai trong khán đài này nên chạy ra ngoài và áp dụng các truyền thống của người Toraja. Nó có thể có một chút khó khăn để áp dụng vào nước Mỹ. Nhưng tôi muốn hỏi về những gì chúng ta có thể đạt được từ việc nhìn nhận cái chết vật lý không chỉ là một quá trình sinh học mà còn là một phần của câu chuyện lớn hơn của loài người. Sẽ là như thế nào khi nhìn vào các hình thức kết thúc đời người dưới góc nhìn của tình yêu bởi vì một cách sâu sắc nó là một phần của chúng ta? Nếu chúng ta có thể mở rộng định nghĩa của cái chết để bao hàm cuộc sống, chúng ta có thể trải qua cái chết như là một phần của cuộc sống và có lẽ phải đối mặt với cái chết với một cái gì đó khác hơn là nỗi sợ hãi. Có lẽ là một trong những câu trả lời cho những thách thức mà hệ thống chăm sóc y tế Hoa Kỳ đang phải đối mặt, đặc biệt là trong việc chăm sóc cuối đời, là đơn giản như một sự thay đổi về cách nhìn nhận, và sự thay đổi trong quan điểm trong trường hợp này sẽ là nhìn vào cuộc sống xã hội của mỗi cái chết. Nó có thể giúp chúng ta nhận ra rằng cách thức chúng ta giới hạn cuộc trò chuyện của mình về cái chết tới một cái gì đó mang tính chất y học và sinh học phản chiếu một nền văn hóa lớn hơn những gì chúng ta chia sẻ về việc trốn tránh cái chết, sợ hãi khi nói về nó. Nếu chúng ta có thể giải trí và trân trọng giá trị của các loại kiến thức khác về cuộc sống, bao gồm cả định nghĩa khác của cái chết, nó có khả năng thay đổi những buổi thảo luận mà chúng ta có về sự kết thúc của cuộc sống. Nó có thể thay đổi cách mà chúng ta chết, nhưng quan trọng hơn, nó có thể biến đổi cách chúng ta sống. (Vỗ tay) Tên tôi là Amy Webb, và cách đây một vài năm tôi thấy mình ở giai đoạn cuối của một mối quan hệ tuyệt với nữa nữa, một mối quan hệ tự nó kết thúc theo cách của riêng nó. Và tôi tự hỏi tôi đã làm sai điều gì? Tôi không hiểu tại sau chuyện này cứ xảy ra với tôi. Nên tôi đã hỏi mọi người thân của tôi xem ý kiến của họ thế nào. Tôi tìm đến bà của tôi, người luôn có sẵn nhiều lời khuyên, và bà tôi đã nói "Đừng có kén cá chọn canh quá. Con phải hẹn hò. Và quan trọng hơn cả là, tình yêu chân chính sẽ đến với con khi con ít mong đợi nhất." Thật ra, Tôi là dạng người hay nghĩ về những con số như các bạn sẽ sớm nhận ra. Tôi thường ngụp lặn trong những con số công thức và biểu đồ Tôi cũng có một gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau, và tôi cực kỳ thân thiết với chị của mình thế nên, tôi muốn có gia đình riêng giống như gia đình mà tôi đã lớn lên trong đó. Khi mối quan hệ đó tan vỡ, Tôi ở tuổi 30 tuổi, Tôi nhận ra là tôi có thể sẽ phải hẹn hò ai đó trong khoảng sáu tháng trước khi tôi sẵn sàng chấp nhận một mối quan hệ duy nhất và trước khi chúng tôi cố thể sống chung, và phải mất một thời gian để chúng tôi đi tới đính hôn. Và nếu tôi muốn bắt đầu có con trước 35 tuổi, tôi đã phải chuẩn bị hôn nhân cách đây năm năm. nên phương thức này sẽ không có hiệu quả. Nếu như chiến thuật của tôi tối thiểu là đợi tôi rơi vào một tình yêu đích thực, thì biến số tôi cần phải nghiên cứu là sự vận may. Nói tóm lại, tôi đã thử tìm hiểu xem, xác suất tìm ra người đàn ông của đời mình là bao nhiêu? Tại thời điểm đó, tôi đang sống tại thành phố Philadelphia, một thành phố lớn, và tôi nhận ra rằng ở trong cả thành phố, có rất nhiều đối tượng tiềm năng. Vì vậy, tôi bắt đầu tính một bài toán. Dân số của thành phố Philadelphia là 1.5 triệu người. Tôi cho là đàn ông chiếm một nửa, tức là bằng 750,000. Tôi tìm một người đàn ông ở độ tuổi từ 30 tới 36, chiếm khoảng 4% dân số, cho nên con số chỉ còn 30,000 người. Tôi tìm một người là người Do Thái, vì tôi cũng là người Do Thái, và điều này quan trọng đối với tôi. Nên chỉ còn khoảng 2.3% dân số. Cứ cho là tôi bị hấp dẫn bởi 1 trong số 10 người đàn ông đó, và chắc chắn tôi sẽ không tìm một tay mê chơi golf Vì vậy cơ bản có khoảng 35 người đàn ông dành cho tôi tôi có thể hẹn hò ở trong toàn bộ thành phố Philadelphia. Cùng lúc đó, trong đại gia đình Do Thái đông đúc của tôi ai cũng đã kết hôn và sắp sửa có rất nhiều con, và tôi cảm thấy là tôi chịu áp lực rất lớn từ những người cùng trang lứa với việc phải tìm ra hướng đi cho mình. Nên nếu tôi có 2 chiến lược khả thi tại thời điểm này Tôi gần như đã tìm ra cách giải quyết. Cách thứ nhất, tôi có thể làm theo lời khuyên của bà tôi và hầu như là không mong đợi gì cả vào cái khả năng đụng phải 1 anh trong tổng số 35 người đàn ông ở trong thành phố Philadelphia có 1.5 triệu dân hoặc tôi có thể thử hẹn hò trên mạng. Tôi thích ý tưởng hẹn hò trên mạng, vì nó dựa vào thuật toán, và đó là cách đơn giản để nói rằng tôi có vấn đề, tôi sắp sử dụng một vài dữ liệu, đưa chúng vào xử lý trong một hệ thống và tìm ra một giải pháp. Hẹn hò trên mạng là cách phổ biến thứ hai giúp mọi người gặp gỡ nhau ngày nay, nhưng hóa ra, thuật toán đã có mặt hàng ngàn năm ở hầu hết các nền văn hóa. Thực ra, trong đạo Do Thái, những người mai mối đã có từ lâu, và mặc dù họ chẳng có thuật toán cụ thể, chắc chắn họ tính thoán theo những công thức trong đầu họ, như là liệu cô gái đó có thích chàng trai đó không? Hai gia đình có hòa hợp với nhau không? Vị thầy giảng sẽ nói gì? Họ có dự định sinh con ngay lập tức không? Người mai mối sẽ suy nghĩ về tất cả những vấn đề này, để kết nối hai người lại với nhau, và kết thúc câu chuyện. Ở trường hợp của mình, tôi tự hỏi, liệu dữ liệu và thuật toán có giúp dẫn dắt tôi đến với Hoàng tử của đời minh không? Nên tôi quyết định đăng ký. Nhưng có một trở ngại nhỏ. Khi tôi đăng ký các trang web hẹn hò khác nhau, tôi cực kỳ bận rộn. Nhưng thật ra, đó chưa phải là vấn đề lớn nhất. Và vấn đề lớn nhất là tôi ghét điền thông tin vào bất kỳ bảng câu hỏi nào, tôi không thích những bảng câu hỏi giống như các bài toán đó Cosmo. nên tôi chỉ sao chép và cắt dán từ sơ yếu lý lịch cá nhân. (Tiếng cười) Ở phần mô tả ở trên đầu, Tôi nói rằng tôi là một nhà báo giành được giải thưởng và một nhà tử tưởng duy tân. Khi được hỏi về những hoạt động vui vẻ và cuộc hẹn hò lý tưởng, tôi trả lời: lưu hành tiền tệ và việc thành thạo tiếng Nhật. Tôi nói rất nhiều về JavaScript. Đây rõ ràng không phải là cách tốt nhất để thể hiện một hình ảnh gợi cảm về bản thân. Nhưng thất bại thực sự là có rất nhiều người đàn ông để tôi hẹn hò. Những thuật toán này đưa ra rất nhiều anh chàng muốn tôi tới những buổi hẹn -- mà sau đó trở nên cực kỳ tệ hại. Có một anh Steve, dân công nghệ thông tin. Thuật toán đã kết hợp chúng tôi lại với nhau vì có cùng niềm yêu thích các thiết bị, chúng tôi cùng thích toán, và dữ liệu và âm nhạc thập niên 80, nên tôi đồng ý đi hẹn hò cùng anh chàng này. Anh chàng Steve mời tôi đi ăn đến nhà hàng sang trọng ở Philadelphia, vốn cực kỳ đắt tiền. Chúng tôi đi vào, và ngay lúc đầu cuộc nói chuyện của chúng tôi chưa hòa hợp lắm, nhưng anh ta gọi rất nhiều món ăn. Thậm chí, anh chàng còn không thèm nhìn đến thực đơn. Anh ta gọi rất nhiều món khai vị, và nhiều món chính, cả cho tôi nữa, và thức ăn chất đống trên bàn của chúng tôi, và phải nói là rất nhiều rượu. Khi chúng tôi gần kết thúc cuộc nói chuyện và kết thúc buổi ăn tối, tôi quyết định Steve, chàng công nghệ thông tin và tôi không phải dành cho nhau, nhưng chúng tôi sẽ làm bạn, Khi đó anh ta đứng lên đi vệ sinh, và cùng lúc đó hóa đơn được đưa đến bàn. Tất nhiên, tôi là mẫu phụ nữ hiện đại, Tôi sẵn sàng chia đôi hóa đơn với anh ta. Nhưng Steve chàng công nghệ thông tin ấy đã không quay lại. (Thở dài) Và thế là đi tong toàn bộ tiền thuê nhà trong vòng 1 tháng của tôi. Khỏi phải nói, tôi chẳng thể nào vui nổi trong buổi tối hôm ấy. Tôi chạy về nhà, gọi mẹ tôi, chị tôi, như thông thường, sau một trong số những cuộc hẹn hò tệ hại, Tôi tường thuật lại chi tiết những chuyện vừa xảy ra. Và họ nói với tôi, "Đừng có mà cằn nhằn nữa." (Tiếng cười) "Con quá kén cá chọn canh thôi" Thế nên tôi noi, được thôi, từ giờ trở di Tôi chỉ đi đến những nơi hẹn mà tôi biết có mạng wi-fi và tôi có thể mang theo máy tính xách tay. nhét nó vào túi xách, và tôi sẽ dừng mẫu email này, và tôi sẽ điền nó và tập hợp thông tin ở những điểm dữ liệu khác nhau trong cuộc hẹn để chứng minh với mọi người rằng về cơ bản, những cuộc hò hẹn này thực sự rất tệ hại. (Tiếng cười) Vì vậy tôi bắt đầu ghi lại những điều như những lời nhận xét ngu ngốc, gượng gạo và sàm sỡ; từ ngữ thô tục; số lần mà một tên nào đó buộc tôi phải đập tay với hắn. (Tiếng cười) Nên tôi bắt đầu tính toán dữ liệu, điều đó cho phép tôi rút ra những mối tương quan, Thì ra là, vì một lý do nào đó, những người đàn ông uống rượu Scotch thường hay đề cập đến tình dục lệch lạc ngay lập tức. (Tiếng cười) Thật ra là những anh chàng này không phải là người xấu. chỉ là không tốt đối với tôi. Và thật ra, những thuật toán kết nối chúng tôi lại với nhau, chúng cũng không đến nỗi tệ. Những thuật toán này đã làm chính xác những gì mà chúng được đặt ra để làm, đó là lấy thông tin do người dùng đưa ra, trong trường hợp của tôi là sơ yếu lý lịch cá nhân, và tương thích với thông tin của người khác. Bạn thấy không, vấn đề thực sự nằm ở đây, thuật toán hoạt động tốt, bạn và tôi thì không, khi ngồi đối diện với màn hình trắng nơi mà chúng ta đáng ra phải đưa thông tin của chúng ta lên mạng. Rất ít người trong chúng ta có khả năng thành thật hoàn toàn với chính mình. Một vấn đề khác là những trang web này hỏi những câu đại loại như, bạn thích loại người giống chó hay giống mèo? Bạn thích phim kinh dị hay phim lãng mạn? Tôi không tìm bạn tâm thư. Tôi tìm một người chồng. Đúng không các bạn? Vì vậy dữ liệu trên rất hời hợt. Không sao, tôi đã lên một kế hoạch mới. Tôi sẽ tiếp tục sử dụng những trang web hẹn hò kia, nhưng tôi sẽ sử dụng chúng làm cơ sở dữ liệu, và thay vì chờ đợi thuật toán làm công việc kết nối, Tôi sẽ thử sao đảo ngược toàn bộ hệ thống này, Biết rằng hệ thống dùng những dữ liệu hời hợt để kết nối tôi với người khác, Tôi quyết định đặt ra những câu hỏi của riêng tôi. Những chi tiết nhỏ nào mà tôi nghĩ đến khi tìm kiếm người bạn đời? Nên tôi bắt tay vào viết, viết thật nhiều và cuối cùng, tôi đã thu thập được 72 điểm thông tin. Tôi muốn một người là người Do Thái, nên tôi muốn tìm ai đó có cùng hoàn cảnh và lối suy nghĩ về nền văn hóa của chúng tôi, những sẽ không bắt tôi đi đến hội đường mỗi thứ sáu và thứ bảy. Tôi muốn một anh chàng làm việc chăm chỉ, vì công việc đối với tôi rất quan trọng, nhưng không nên làm việc nhiều quá, Đối với tôi, sở thích tôi có là những dự án công việc tôi mới bắt tay vào. Tôi cũng muốn ai đó không chỉ muốn 2 đứa con mà phải có cùng tư tưởng về cách dạy con như tôi, nên anh chàng đó phải hoàn toàn thấy bình thường với việc ép con bắt đầu học đàn piano từ khi lên 3, và cũng có thể là những khóa học về khoa học máy tính nếu như chúng tôi có thể tranh luận về điều đó. Những điều như thế, nhưng tôi cũng muốn ai đó muốn đi đến những nơi xa xôi, ký lạ. như Petra, Jordan. Tôi cũng muốn ai đó nặng hơn tôi 20 pound tại mọi thời điểm. bất kể tôi cân nặng bao nhiêu. (Tiếng cười) Hiện giờ tôi có 72 điểm dữ liệu khác nhau, công bằng mà nói là rất nhiều Nên tôi đã xem qua và tôi lập thứ tự ưu tiên cho danh sách đó. Tôi chia danh sách đó thành các điểm loại 1 và các điểm loại 2, và tôi xếp thứ tự mọi thứ bắt đầu từ 100 và giảm dần xuống tới 91, và liệt kê những điều như tôi tìm kiếm anh nào đó cực thông minh, người sẽ thách thức và thúc đẩy tôi, và cân bằng điều này với loại 2. và tập hợp những điểm trong loại hai. Những điểm này cũng quan trọng đối với tôi những không nhất thiết cần phải có. Sau khi làm xong những điều này, Tôi lập ra hệ thống tính điểm, vì điêu tôi muốn làm là tính toán về mặt toán học, xem anh chàng tôi tìm thấy trên mạng có thực sự hợp với tôi hay không. Theo tôi tính, người nào đó phải được ít nhất 700 điểm để được tôi đồng ý gởi email hoặc trả lời email. Tôi sẽ đồng ý hẹn hò nếu ai đó đạt được 900 điểm, và tôi sẽ không cân nhắc bắt đầu một mối quan hệ nếu người đó chưa đạt tới ngưỡng 1,500 điểm. Hóa ra cách này cũng khá hiệu quả. Nên tôi quay lại với hẹn hò trên mạng. Tôi tìm ra Jewishdoc57 một anh chàng đẹp trai và nói chuyện hay kinh khủng, anh ấy đã leo núi Phú Sĩ, và cũng đã đi dọc theo Vạn Lý Trường Thành. Anh ấy thích đi du lịch miễn là không liên quan tới du thuyền. Lúc đó tôi nghĩ, mình đã làm được. Tôi đã giải mã được. Tôi đã tìm được Hoàng Tử Do Thái trong giấc mơ của gia đình tôi. Chỉ có một vấn đề duy nhất: Anh ấy không thích tôi. Tôi đoán rằng có một biến số mà tôi chưa tính đến đó là sự cạnh tranh. Tất cả những phụ nữ khác trên những trang mạng hẹn hò này là ai? Tôi tìm thấy SmileyGirl1978. Cô ấy viết cô ấy là "một cô gái vui vẻ rất hạnh phúc và dễ gần." Cô ấy tự nhận mình là một giáo viên Cô ấy nói cô ấy "không thực tế, dễ thương và thân thiện." Cô ấy thích gây cười cho người khác "thật nhiều". Ngay lúc ấy tôi biết rằng, sau khi vào trang hồ sơ này đến trang hồ sơ khác trông giống như thế này, tôi cần phải làm công việc điều tra thị trường. Vì thế tôi tạo ra 10 hồ sơ đàn ông giả mạo. Bây giờ, trước khi tôi mất sự ủng hộ của tất cả các bạn -- (Tiếng cười) phải hiểu rằng tôi làm việc đó chỉ để thu thập thông tin về những khác khác trong hệ thống này. Tôi không lừa tình trên mạng với bất cứ ai. Tôi chỉ xoay xở lấy dữ liệu của họ. Nhưng tôi không hề muốn dữ liệu của tất cả mọi người. Tôi chỉ muốn dữ liệu của những phụ nữ kiểu người sẽ bị cuốn hút bởi mẫu người đàn ông mà tôi muốn cưới. (Tiếng cười) Khi tôi thả những trang hồ sơ đàn ông giả mạo ra, tôi đã tuân thủ một số quy tắc. Tôi không chủ động liên hệ với bất cứ người phụ nữ nào. Tôi chỉ muốn xem những hồ sơ này sẽ thu hút những ai, và những gì tôi tìm thấy là hai nhóm dữ liệu khác nhau. Tôi đọc những dữ liệu định tính, xem đâu là tính hài hước, ngữ điệu, ngôn từ, cách giao tiếp mà những người phụ nữ này cùng có? Và cũng xem đến những dữ liệu định lượng, như độ dài trung bình của những hồ sơ này là bao nhiêu, độ dài thời gian giữa các tin nhắn là bao lâu? Điều mà tôi muốn tìm hiểu ở đây là nếu ở ngoài đời, Tôi cũng có thể có tính ganh đua giống như SmileyGirl1978. Tôi muốn tìm ra cách tối đa hóa trang hồ sơ trên mạng của tôi. Và, một tháng sau, khi tôi đã có trong tay rất nhiều dữ liệu, tôi có thể làm một phân tích khác. Hóa ra là nội dung rất quan trọng. Những người thông minh có khuynh hướng viết rất nhiều -- 3,000, 4,000, hay 5,000 chữ về bản thân, những điều có thể là rất, rất thú vị. Tuy nhiên, thách thức ở đây là những người đàn ông và phụ nữ được ưa chuộng sẽ chỉ viết tầm 97 chữ, ở mức trung bình những chữ được viết rất hay, mặc dù không phải lúc nào cũng thế. Một đặc tính khác của những người thành công với việc này là họ sử dụng ngôn ngữ không cụ thể. Bạn biết không, như trường hợp của tôi "Bệnh nhân người Anh" là bộ phim yêu thích nhất của tôi, nhưng đưa nó vào hồ sơ thì lại không hiệu quả, vì nó chỉ là một điểm thông tin hời hợt, người khác có thể bất đồng với tôi và quyết định sẽ không muốn hẹn hò với tôi vì họ không thích ngồi 3 tiếng để xem một bộ phim. Cũng như vậy, ngôn ngữ lạc quan rất quan trọng. Nên đây là đám mây từ ngữ nhấn mạnh những từ phổ biến được sử dụng bởi những người phụ nữ được ưa chuộng nhất, những từ như "vui vẻ", "cô gái" và "tình yêu." Tôi nhận ra một điều là tôi không cần đơn giản hóa hồ sơ của mình. Nên nhớ, tôi là người đã nói rằng tôi nói tiếng Nhật lưu loát và biết JavaScript và tôi hoàn toàn ổn về điều này. Cái cần làm khác ở đây là cần làm cho mình trở nên dễ tiếp cận và giúp người khác hiểu được cách hay nhất để tiếp cận bạn. Và, thời điểm cũng rất, rất quan trọng. Chỉ vì bạn có được số điện thoại di động của ai đó hoặc tài khoản tin nhắn của họ và bạn tình cờ thức giấc lúc 2 giờ sáng không có nghĩa là bạn nên liên lạc với người đó vào thời điểm này. Những người phụ nữ được ưa chuộng trên những trang hẹn hò nay dành thời gian trung bình khoảng 23 giờ giữa mỗi lần giao tiếp. Đó cũng là điều chúng ta thường làm khi đi tán tỉnh thông thường. Và cuối cùng là những bức ảnh. Những phụ nữ được ưa chuộng thường trông hở một tí. Họ đều trông rất tuyệt, điều mà hóa ra hoàn toàn trái ngược với hình mà tôi đưa lên. Sau khi có được tất cả thông tin này, tôi đã có thể tạo ra một hồ sơ tuyệt vời, nó vẫn phải phản ánh chính tôi, nhưng một tôi đã được tối ưu hóa để phụ hợp với hệ thống sinh thái này. Hóa ra là, tôi làm rất tốt công việc này. Tôi là người được ưa chuộng nhất trên mạng. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và hóa ra rất nhiều anh chàng muốn hẹn hò với tôi. Thế nên tôi gọi mẹ tôi, chị tôi và bà tôi để cho họ biết thông tin tuyệt vời này, họ bảo "Tuyệt! Con sẽ hẹn hò sớm chứ?" Tôi trả lời: "À, thật ra, con sẽ không hẹn hò với ai hết." Nên nhớ là, theo hệ thống tính điểm của con, họ phải đạt được tối thiểu 700 điểm, và không ai trong số những người này làm được điều đó. Họ nói "Cái gì? Con vẫn còn cái kiểu kén chọn quá thể." Không lâu sau đó, Tội gặp anh chàng này, Thevenin, anh ấy nói mình là người Do Thái giáo về mặt văn hóa, và làm công việc săn hải cẩu Bắc cực, tôi cho rằng làm công việc này phải rất thông minh. Anh ấy nói rất nhiều về du lịch. Anh ấy viện dẫn rất nhiều điều thú vị về văn hóa. Dáng vẻ bề ngoài và cách anh ấy nói chuyện chính xác như tôi mong muốn, và ngay lập tức, anh ấy được 850 điểm. Đủ tiêu chuẩn cho một cuộc hẹn hò. 3 tuần sau, chúng tôi gặp nhau ngoài đời và không ngờ có một cuộc trò chuyện kéo dài 14 giờ đi từ quán cà phê đến nhà hàng tới quán cà phê khác đến nhà hàng khác, và khi anh ấy đưa tôi về nhà tối hôm ấy tôi chấm điểm anh ấy lại lần nữa -- [1,050 điểm!] -- mà bạn biết không trong suốt khoảng thời gian đó, tôi đã không kén chọn đúng mức. Một năm rưỡi năm sau đó, chúng tôi đi du lịch trên bộ qua Petra, Jordan, khi anh ấy quỳ gối và cầu hôn. Một năm sau đó, chúng tôi kết hôn, và một năm rưỡi sau đó, con gái chúng tôi, Petra chào đời (Vỗ tay) Rõ ràng, tôi đang có một cuộc sống tốt đẹp, vì thế.... (Tiếng cười) câu hỏi đặt ra là, những điều này có ý nghĩa gì đó đối với bạn không? Hóa ra là, có thuật toán dành cho tình yêu. Nó chỉ không phải thứ có sẵn trên mạng. Thật ra, nó là thứ bạn phải viết cho bản thân mình. Vì vậy nếu bạn tìm kiếm một người chồng hoặc vợ hoặc cố gắng tìm ra niềm đam mê của mình hoặc đang bắt đầu khởi nghiệp, tất cả những điều bạn cần làm là tìm ra cái khung của chính bạn và tuân theo quy luật của chính bạn, và thoải mái lựa chọn như bạn muốn, À, vào ngày đám cưới của tôi, Tôi đã trò chuyện với bà của tôi lần nữa, và bà nói "Thôi được rồi, có lẽ bà đã sai. Dường như con đã tìm ra một hệ thống cực tốt. Bây giờ, món súp viên bánh mì của con nên mềm, không nên cứng quá." Tôi sẽ làm theo lời khuyên đó. (Vỗ tay) Một hình ảnh còn có giá trị hơn ngàn lời nói, vì vậy tôi sẽ bắt đầu buổi nói chuyện bằng cách dừng nói và cho các bạn xem một vài hình ảnh mà gần đây tôi đã chụp được. Đến lúc này, bài nói của tôi đã dài 6,000 từ, và tôi cảm thấy mình nên dừng tại đây. (cười) Đồng thời, tôi có thể nợ các bạn một số lời giải thích về những hình ảnh mà các bạn vừa nhìn thấy. Những gì tôi đang cố gắng làm như một nhiếp ảnh gia, như một nghệ sĩ, là đưa thế giới của nghệ thuật và khoa học lại gần với nhau. Cho dù đó là một hình ảnh của một bong bóng xà phòng được chụp vào ngay lúc nó vỡ tung, như các bạn có thể thấy trong hình này, cho dù đó là một vũ trụ được làm bằng những hạt sơn dầu nhỏ bé, những chất lỏng lạ di chuyển theo những cách rất đặc biệt, hoặc sơn được mô hình hóa bằng những lực ly tâm, Tôi luôn luôn cố gắng để kết nối hai lĩnh vực này với nhau. Những gì tôi nhận thấy rất hấp dẫn về hai lĩnh vực trên là cả hai đều có một điểm chung: Chúng đều phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, chúng làm điều đó theo một cách rất khác nhau. Nếu bạn xem xét khoa học trên một khía cạnh, khoa học là một phương pháp tiếp cận rất hợp lý cho môi trường xung quanh nó, trong khi đó, nghệ thuật thường là một cách tiếp cận cảm xúc cho môi trường xung quanh. Những gì tôi đang cố gắng làm là cố gắng kết nối hai khía cạnh trên thành một vì thế những hình ảnh của tôi không chỉ nói với trái tim người xem mà còn nói với bộ não của họ. Hãy để tôi chứng minh điều này dựa trên ba dự án. Dự án đầu tiên là làm cho âm thanh có thể nhìn thấy được. Bây giờ, như các bạn đã biết, âm thanh di chuyển bằng bước sóng, vì vậy nếu bạn có một cái loa, một cái loa thật ra không làm gì khác ngoài bắt tín hiệu âm thanh, biến nó thành một rung động, và sau đó truyền đi trong không khí, được tiếp nhận bởi tai của chúng ta, và được chuyển thành một tín hiệu âm thanh một lần nữa. Tôi đã nghĩ, làm cách nào để làm cho những sóng âm thanh trở nên nhìn thấy được? Vì vậy, tôi đã đưa ra thiết lập sau. Tôi lấy một cái loa, tôi đặt một lá nhựa mỏng lên trên nó, sau đó, bỏ thêm những tinh thể nhỏ lên trên loa. và bây giờ, nếu tôi tạo một âm thanh qua loa, nó sẽ làm cho các tinh thể di chuyển lên xuống. Điều này diễn ra rất nhanh, trong nháy mắt, vì thế, cùng với sự hợp tác của LG, chúng tôi bắt được những chuyển động này bằng một máy ảnh có thể chụp được hơn 3,000 khung hình mỗi giây. Hãy để tôi cho các bạn thấy điều này là như thế nào. (Âm nhạc: "Teardrop" by Massive Attack) (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Tôi đồng ý, điều này có vẻ khá tuyệt vời. Nhưng tôi phải kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui. Tôi bị bỏng nắng khi chụp hình ở Los Angeles. Bây giờ ở Los Angeles, bạn có thể bị cháy nắng nhẹ ở bất kỳ bãi biển nào, nhưng tôi bị bỏng nắng trong nhà và nó xảy ra như thế này, nếu bạn chụp 3,000 khung ảnh một giây, bạn cần phải có rất rất nhiều ánh sáng. Vì vậy, chúng tôi đã đặt cái loa này, và máy ảnh đối diện với nó, và rất nhiều ánh sáng chiếu tập trung vào cái loa, và tôi sẽ xếp đặt chiếc loa, đặt các tinh thể nhỏ xíu lên trên đầu loa và chúng tôi đi lặp đi lặp lại điều này cho đến cuối ngày, tôi nhận ra khuôn mặt của tôi bị đỏ lên hoàn toàn bởi vì ánh sáng chiếu thẳng vào loa. Điều buồn cười là chỉ có loa bên phải là phát ra âm thanh, vì vậy mặt bên phải của tôi hoàn toàn bị nóng đỏ và tôi trông giống như Phantom of the Opera trong suốt những ngày còn lại trong tuần. Hãy để tôi chuyển sang một dự án khác bao gồm các chất ít độc hại hơn. Có ai trong các bạn từng nghe nói đến ferrofluid không? À, một số trong các bạn đã từng nghe về nó. Tuyệt vời. Tôi có nên bỏ qua phần đó không nhỉ? (Cười) Ferrofluid có một trạng thái rất kỳ lạ. Đó là một chất lỏng hoàn toàn màu đen. Nó có độ đặc quánh của dầu. Và nó chứa các hạt kim loại nhỏ bé bên trong làm cho nó có từ tính. Vì vậy, nếu bây giờ tôi đặt chất lỏng này vào từ trường, nó sẽ thay đổi hình dạng. Bây giờ, tôi có một minh họa trực tiếp ở đây để hiển thị cho các bạn xem. Tôi có một máy ảnh chỉ xuống tấm này, và bên dưới tấm đó, là một nam châm. Bây giờ tôi sẽ thêm một ít ferrofluid lên tấm nam châm đó. Chỉ di chuyển nó nhẹ sang bên phải và có thể tập trung vào nó nhiều hơn một chút. Tuyệt vời. Vì vậy, những gì bạn có thể thấy bây giờ là ferrofluid đã hình thành các gai. Điều này là do lực hút và lực đẩy của các hạt cơ bản bên trong chất lỏng. Bây giờ nó đã có vẻ khá thú vị, nhưng hãy để tôi thêm vào một ít màu nước. Những cái này chỉ là màu nước tiêu chuẩn mà các bạn vẫn thường dùng để vẽ. Các bạn sẽ không sơn bằng ống chích, nhưng nó hoạt động giống nhau. Những gì xảy ra bây giờ là, khi màu nước chảy vào trong cấu trúc, các màu nước không trộn lẫn với ferrofluid. Đó là bởi vì ferrofluid kỵ nước. Điều đó có nghĩa nó không kết hợp được với nước. Và đồng thời, nó sẽ cố gắng duy trì vị trí của mình trên tấm nam châm, và do đó, nó tạo ra những hình ảnh tuyệt vời cấu trúc các kênh và ao nhỏ bé và đầy màu sắc của sơn nước . Đó là dự án thứ hai. Bây giờ tôi chuyển sang dự án cuối cùng, bao gồm thức uống truyền thống của Scotland. (Cười) Hình ảnh này, và hình này nữa, được tạo ra bằng cách sử dụng whiskey. Bây giờ bạn có thể tự hỏi mình, anh ấy đã làm điều đó như thế nào? Anh ấy uống một nửa chai whiskey và sau đó vẽ ra ảo ​​giác của mình lên giấy? Tôi có thể đảm bảo với bạn tôi hoàn toàn có ý thức trong khi chụp những bức ảnh này. Whisky chứa 40 phần trăm cồn, và cồn có một số đặc tính rất thú vị Có lẽ bạn đã từng trải nghiệm một số những đặc tính này trước đây, nhưng tôi đang nói về các tính chất vật lý, chứ không phải những đặc tính khác. Vì vậy, khi tôi mở chai, các phân tử rượu sẽ phát tán trong không khí, và đó là bởi vì rượu là một chất rất dễ bay hơi. Và đồng thời, rất dễ cháy. Và với hai thuộc tính này, tôi đã có thể tạo ra những hình ảnh mà các bạn sẽ nhìn thấy ngay bây giờ. Hãy để tôi chứng minh điều này tại đây. Và những gì tôi có ở đây là một bình thủy tinh rỗng. Không có gì bên trong. Và bây giờ tôi sẽ bơm khí oxy và whiskey vào bình. Thêm một ít nữa. Bây giờ, chúng ta chỉ cần chờ một vài giây để cho các phân tử phát tán bên trong chai. Và bây giờ, ta châm lửa. (Cười) Và đó là tất cả những gì diễn ra. Nó diễn ra thật nhanh và không có gì ấn tượng. Tôi có thể làm lại một lần nữa, nhưng một số người sẽ cho rằng điều này là hoàn toàn lãng phí whiskey, và tôi nên uống nó thì hơn. Nhưng hãy để tôi cho các bạn thấy một chuyển động chậm trong một căn phòng hoàn toàn tối về những gì các bạn vừa xem trong minh họa trực tiếp này. Vì vậy, những gì xảy ra là ngọn lửa di chuyển trong bình thủy tinh từ trên xuống dưới đốt cháy hỗn hợp các phân tử không khí và rượu. Vì vậy, những hình ảnh mà các bạn nhìn thấy ngay từ đầu, chúng thực ra là một ngọn lửa được dập tắt đúng thời điểm trong khi nó đang di chuyển bên trong chai và các bạn phải tưởng tượng nó đã được lật ngược 180 độ. Vì vậy, đó là cách mà những hình ảnh đã được tạo ra. (Vỗ tay) Xin cảm ơn Vì vậy, bây giờ tôi đã cho các bạn xem ba dự án, và các bạn có thể tự hỏi mình, điều đó để làm gì? Ý tưởng đằng sau chúng là gì? Chỉ là một sự lãng phí whiskey ư? Hay chỉ là những nguyên liệu kỳ lạ? Ba dự án này, dựa trên những hiện tượng khoa học rất đơn giản, chẳng hạn như từ tính, sóng âm thanh, hoặc các tính chất vật lý của một chất, và những gì tôi đang cố gắng làm là cố gắng dùng những hiện tượng and hiển thị chúng một cách thi vị và vô hình, và do đó mời gọi người xem tạm dừng một lúc và nghĩ về tất cả các vẻ đẹp xung quanh mình. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vâng, chúng tôi đã từng giải quyết nhiều vấn đề lớn. Vào ngày 21-7-1969, Buzz Aldrin bước ra khỏi tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng và đặt chân lên một khoảng không tĩnh lặng. Chỉ có Armstrong và Aldrin, nhưng sự hiện diện của họ trên bề mặt xám của mặt trăng ấy là đỉnh điểm của một nỗ lực tập thể gây chấn động. Apollo là chương trình hỗ trợ hòa bình lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Để lên được mặt trăng, tính theo giá trị tiền ngày nay, NASA đã huy động khoảng 180 tỷ đô la hoặc là bốn phần trăm tổng ngân sách liên bang. Dự án Apollo bao gồm 400,000 nhân viên 20,000 cộng tác viên và nhiều công ty, trường đại học và văn phòng chính phủ. Nhiều người đã chết, kể cả đội bay của Apollo 1 Nhưng trước khi dự án Apollo kết thúc 24 người đã lên đến mặt trăng. Mười hai người đã đặt chân lên bề mặt mặt trăng, mà trong đó Aldrin giờ đây, sau khi Armstrong qua đời năm ngoái là người lớn tuổi nhất. Thế thì tại sao họ lại lên Mặt Trăng? Họ không mang được nhiều về Trái đất: 841 pao đất đá cũ, và điều mà cả 24 người sau đó đã nhấn mạnh -- ý thức về sự nhỏ bé và mỏng manh c ủa ngôi nhà chung của chúng ta Tại sao họ lại lên Mặt Trăng? Câu trả lời đầy mỉa mai là họ đi vì Tổng thống Kennedy muốn cho Xô Viết thấy rằng quốc gia của ông có tên lửa tân tiến hơn. Nhưng bài phát biểu của Kennedy ở Đại học Rice năm 1962 đã cho biết nhiều hơn thế. (Video) John F. Kennedy: Một số người hỏi, tại sao lại là Mặt Trăng? Tại sao lại chọn đây là mục tiêu của chúng ta? Và có thể họ cũng sẽ hỏi, tại sao phải trèo lên đỉnh núi cao nhất? Tại sao, 35 năm trước, phải bay qua Đại Tây Dương? Tại sao Rice phải đấu với Texas? Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng. Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng. (vỗ tay) Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng trong thập kỉ này, và làm nhiều điều khác, không phải bởi vì những việc đó dễ dàng, mà bởi vì chúng khó khăn. Jason Pontin: Đối với những người thời đó Apollo không chỉ là Phương Tây chiến thắng Phương Đông trong Chiến Tranh Lạnh. Vào lúc đó, cảm xúc mãnh liệt nhất là sự băn khoăn trước sức mạnh siêu việt của công nghệ. Họ đi lên mặt trăng bởi vì đó là một điều vĩ đại. Việc ta đặt chân lên mặt trăng diễn ra trong bối cảnh hàng loạt những kì tích về công nghệ. Vào nửa đầu thế kỉ 20, ta đã cho ra đời dây chuyền lắp ráp và máy bay, penicillin và vắc xin chống lao phổi. Vào những năm giữa thế kỉ 20, bệnh bại liệt bị loại bỏ và bệnh đậu mùa bị bài trừ. Công nghệ dường như sở hữu điều mà Alvin Toffler, vào năm 1970, gọi là &quot;sự đẩy mạnh.&quot; Trong hầu hết lịch sử loài người, chúng ta không thể nào đi nhanh hơn ngựa hay thuyền buồm, nhưng vào năm 1969, phi hành đoàn của Apollo 10 đã bay với vận tốc 25,000 dặm/h. Từ năm 1970, không một con người nào quay trở lại mặt trăng. Chưa ai từng du hành nhanh hơn phi hành đoàn của Apollo 10 và sự lạc quan về sức mạnh của công nghệ đã tan biến khi những vấn đề lớn mà chúng ta từng nghĩ rằng công nghệ có thể giải quyết được, như là đi lên Sao Hỏa chẳng hạn, tạo ra nguồn năng lượng sạch, chữa bệnh ung thư hay cung cấp thực phẩm cho dân số thế giới trở nên cực kì khó khăn để giải quyết. Tôi vẫn nhớ lúc đứng xem Apollo 17 cất cánh. Lúc đó tôi 5 tuổi, và mẹ tôi bảo đừng nhìn chằm chằm vào khí xả của tên lửa Saturn V. Tôi mù mờ biết được đây sẽ là một trong những tàu cuối cùng lên Mặt Trăng nhưng tôi cảm thấy chắc chắn rằng vào một lúc nào đó trong đời tôi rồi sẽ được chứng kiến công việc thám hiểm Sao Hỏa . Vậy rồi "Có một vấn đề gì đó đã xảy ra với khả năng của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề lớn bằng công nghệ " đã trở thành một câu thông dụng. Bạn nghe người ta nói suốt. Chúng ta cũng đã nghe nói như vậy trong vòng hai ngày trở lại đây tại TED. Dường như công nghệ đã làm chúng ta đi chệch hướng và làm giàu chính nó với những loại đồ chơi nhỏ nhặt, với những thứ như iPhone và ứng dụng và phương tiện truyền thông, hay những thuật toán làm cho việc mua bán tự động nhanh hơn. Những thứ này thì không có gì sai trái cả. Chúng mở rộng và làm giàu cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng không giúp giải quyết những vấn đề của nhân loại. Điều gì đã xảy ra? Có một lời giải thích trong nội bộ Silicon Valley, thú nhận rằng họ đã cung cấp vốn cho những công ty ít tham vọng hơn là những công ty như là Intel, Microsoft, Apple và Genentech một thời. Silicon Valley nói rằng chính thị trường là người có lỗi, cụ thể hơn là những động cơ mang lại nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Silicion Valley nói rằng, thường thì vốn không được cung cấp cho những ý tưởng mang tính cách mạng mà thay vào đó là những vấn đề đang phát triển hoặc là thậm chí những vấn đề giả tạo. Nhưng tôi không nghĩ đó là một lời giải thích đủ tốt. Nó hầu như chỉ giải thích được vấn đề của Silicon Valley. Thậm chí ở những nơi mà những nhà cung cấp vốn bằng lòng đối mặt với rủi ro, họ vẫn ưu tiên những khoản đầu tư nhỏ hơn, những khoản đầu tư nhỏ cho phép họ rút vốn trong vòng 10 năm. Các nhà cung cấp vốn vẫn luôn gặp khó khăn trong việc đầu tư có lãi vào công nghệ, ví dụ như năng lượng, lĩnh vực cần rất nhiều vốn, và sự phát triển lại cần nhiều thời gian và các nhà cung cấp vốn chưa bao giờ, chưa bao giờ bỏ vốn cho việc phát triển các công nghệ dùng để giải quyết những vấn đề lớn mà không có giá trị thương mại tức thời. Không phải, lý do chúng ta không thể giải quyết những vấn đề lớn thì phức tạp và sâu xa hơn thế. Đôi lúc, chúng ta chọn không giải quyết các vấn đề đó. Chúng ta đã có thể lên Sao Hỏa nếu muốn. NASA thậm chí đã đề ra một kế hoạch. Nhưng đi lên Sao Hỏa sẽ đi kèm với một quyết định chính trị được chú ý, và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng ta không đi lên Mặt Trăng, bởi vì mọi người đều nghĩ rằng có những điều quan trọng hơn cần phải làm trên Trái Đất. Đôi khi, chúng ta không thể giải quyết những vấn đề lớn bởi vì hệ thống chính trị của chúng ta thất bại. Ngày nay, ít hơn hai phần trăm năng lượng được sử dụng của thế giới bắt nguồn từ các nguồn năng lượng tiên tiến, có thể hồi phục như năng lượng mặt trời, gió, và nhiên liệu sinh học, ít hơn hai phần trăm, và lý do hoàn toàn mang tính kinh tế. Than và khí ga tự nhiên thì rẻ hơn so với năng lượng mặt trời và gió và dầu mỏ thì rẻ hơn so với nhiên liệu sinh học. Chúng ta muốn những nguồn năng lượng thay thế mà có thể cạnh tranh về giá cả. Những nguồn năng lượng đó không tồn tại. Giờ thì, các nhà công nghệ, những lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà kinh tế về cơ bản đều đồng ý về những chính sách quốc dân và hiệp ước toàn cầu nào sẽ làm cho những nguồn năng lượng thay thế được phát triển: hầu hết thì, đó là một sự tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng, và một loại thuế carbon nào đó Nhưng không có một hy vọng nào trong tình hình chính trị hiện nay rằng chúng ta sẽ thấy chính sách năng lượng của Mỹ hay thoả thuận quốc tế mà cho thấy sự đồng nhất đó. Nhiều lúc, những vấn đề lớn có vẻ như mang tính công nghệ hóa ra lại không mang tính công nghệ nào cả. Nạn đói kém từ lâu đã được cho rằng xuất phát từ sự thất bại của nguồn cung thực phẩm. Nhưng 30 năm nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng nạn đói kém là những cơn khủng hoảng chính trị ảnh hưởng một cách khủng khiếp đến sự phân phối thực phẩm. Công nghệ có thể cải thiện những thứ như mùa vụ hay hệ thống dự trữ và vận chuyển thực phẩm, nhưng sẽ vẫn còn nạn đói kém cho tới lúc nào các chính phủ kém cỏi còn tồn tại. Cuối cùng thì, những vấn đề lớn thường lảng tránh việc tìm kiếm giải pháp bởi vì chúng ta thường không thực sự hiểu rõ vấn đề. Tổng thống Nixon đã tuyên bố về cuộc chiến chống bệnh ung thư vào năm 1971, nhưng chúng ta sớm nhận ra rằng có rất nhiều loại ung thư, và các phương pháp chữa trị thì không hề có hiệu lực đối với hầu hết trong số đó, và chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây mới thực sự có những phương pháp chữa trị hiệu quả và khả thi Những vấn đề lớn thì khó khăn để giải quyết. Và không phải là chúng ta không thể giải quyết chúng nhờ vào công nghệ. Chúng ta có thể, chúng ta phải giải quyết, nhưng có bốn yếu tố phải có mặt: Các nhà lãnh đạo chính trị và công chúng cần phải quan tâm đến việc giải quyết vấn đề; các cơ quan phải ủng hộ giải pháp cho vấn đề đó; Đó phải thực sự là một vấn đề về công nghệ; và chúng ta cần phải hiểu rõ nó. Nhiệm vụ Apollo, đã trở thành một phép ẩn dụ cho khả năng giải quyết các vấn đề lớn của công nghệ, hội đủ cả bốn yếu tố này. Nhưng đây là một mô hình không thể tái sản xuất được trong tương lai. Bây giờ không còn là năm 1961 nữa Không còn cuộc chiến đầy kích động nào như Chiến Tranh Lạnh, không còn nhà chính trị nào như John Kenedy người có thể làm cho sự khó khăn và nguy hiểm trở nên anh hùng và không còn huyền thoại khoa học nào như là thám hiểm hệ mặt trời nữa. Hơn hết, là đi lên Mặt Trang hóa ra lại là dễ dàng. Nó chỉ cách Trái Đất 3 ngày đường. Và người ta thậm chí có thể cho rằng đó cũng không giải quyết vấn đề gì. Chúng ta đang cô độc trong thời đại này, và những giải pháp cho tương lai sẽ khó khăn hơn. Chúa biết, chúng ta không thiếu những thử thách. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi nghĩ rằng chúng ta đều biết rằng thế giới ngày nay là đầy những rắc rối Chúng ta đã nghe đến chúng hôm nay và hôm qua và mọi ngày trong nhiều thập niên. Có những vấn đề nghiêm trọng, vấn đề lớn, vấn đề cần giải quyết gấp Suy dinh dưỡng, thiếu nguồn nước, biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, thiếu kỹ năng sống, mất an ninh, không đủ lương thực, thiếu các cơ sở y tế, ô nhiễm. Vấn đề nối tiếp vấn đề, và tôi nghĩ rằng những gì thực sự khác biệt trong thời đại này so với bất cứ thời đại nào khác mà tôi có thể nhớ trong quãng đời có hạn của mình là nhận thức về những vấn đề này. Tất cả chúng ta đều biết rõ. Tại sao chúng ta đang có quá nhiều rắc rối trong việc giải quyết những vấn đề này? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở, đến từ quan điểm rất khác nhau của chính bản thân mình Tôi không phải là một người có vấn đề xã hội. Tôi là người làm việc với doanh nghiệp giúp họ kiếm tiền. Lạy trời đừng có chuyện đó. Vì vậy tại sao chúng ta có quá nhiều rắc rối với các vấn đề xã hội, và thực sự doanh nghiệp có vai trò gì không, và nếu như vậy, liệu nó có vai trò gì? Tôi nghĩ rằng để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải quay trở lại và suy nghĩ về việc làm thế nào hiểu và cân nhắc đến cả các vấn đề và giải pháp cho những thách thức xã hội lớn mà mình phải đối mặt. Bây giờ, tôi nghĩ rằng nhiều người đã nhìn nhận việc kinh doanh là vấn đề, hoặc ít nhất là một trong những vấn đề, trong số những thách thức xã hội mà chúng ta gặp phải. Bạn biết đấy, nghĩ đến ngành công nghiệp thực phẩm ăn liền, ngành dược, ngành ngân hàng. Bạn biết, đây là quan điểm xấu đối với sự tôn trọng các doanh nghiệp. Kinh doanh được không xem như một giải pháp. Nó được xem như là một vấn đề hiện nay đối với hầu hết mọi người. Và đúng như vậy, trong nhiều trường hợp. Có rất nhiều người ở đó đã làm việc sai trái thực sự đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, quan điểm này có lẽ là hợp lý. Chúng ta có xu hướng nhìn nhận các giải pháp như thế nào cho những vấn đề xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt? Vâng, chúng ta thường nhìn nhận các giải pháp theo quan điểm của các tổ chức phi chính phủ theo quan điểm của chính phủ hay quan điểm của tổ chức từ thiện. Thật vậy, loại hình tổ chức duy nhất ở thời đại này là sự gia tăng đông đảo các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội. Đây là một hình thức tổ chức độc đáo mới mà chúng ta nhận thấy có sự gia tăng rõ rệt. Sự cách tân rộng rãi với nguồn năng lượng khổng lồ cùng số nhân lực đông đảo hiện nay đã được huy động thông qua cơ cấu này nhằm cố gắng giải quyết tất cả những thách thức trên. Và nhiều người trong chúng ta ở đây tham gia rất nhiệt tình. Tôi là một giáo sư trường kinh doanh, nhưng tôi đã thực sự nhận ra, tôi nghĩ rằng, bây giờ, về bốn tổ chức phi lợi nhuận Bất cứ khi nào tôi quan tâm và nhận thức được một vấn đề xã hội, đó là những gì tôi đã làm, thì ra đời một tổ chức phi lợi nhuận. Đó là cách mà chúng ta đã nghĩ về cách giải quyết với những vấn đề này. Ngay cả một giáo sư trường kinh doanh cũng nghĩ như thế. Nhưng tôi nghĩ rằng tại thời điểm này, chúng ta đã làm thế rất lâu rồi. Trong nhiều thập niên, chúng ta đã được nhận thức được nhiều vấn đề. Chúng ta có kinh nghiệm hàng thập kỉ với cơ quan chính phủ và phi chính phủ, và đó là một thực tế khó xử. Thực tế khó xử là chúng ta không đạt được tiến độ đủ nhanh. Chúng ta không chiến thắng. Những vấn đề này dường như rất nan giải và khó chữa, và bất kỳ giải pháp nào chúng ta đang đạt được đều là những giải pháp nhỏ nhặt. Chúng ta đang đãt được nhiều tiến bộ hơn. Đâu là vấn đề mấu chốt trong việc đối phó với các vấn đề xã hội này? Nếu chúng ta loại bỏ hết những gì phức tạp điều còn lại là quy mô của vấn đề. Chúng ta không thể đo lường nó được Chúng ta có thể tiến bộ. Chúng ta có thể chỉ ra các lợi ích. Chúng ta có thể biết kết quả. Chúng ta có thể làm cho mọi việc tốt hơn. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta đang làm tốt hơn. Chúng ta đang làm tốt. Nhưng chúng ta vẫn không thể đo lường được. Chúng ta không thể làm cho ảnh hưởng lan rộng trên các vấn đề này. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta không có các nguồn tài trợ. Và hiện tại điều đó là thực sự rõ ràng. Và bây giờ càng rõ ràng hơn so với nhiều thập niên qua. Đơn giản là không đủ tiền để giải quyết bất kỳ vấn đề nào có quy mô bằng cách áp dụng mô hình phổ biến đó. Không đủ thu nhập từ thuế, Không đủ các khoản đóng góp từ thiện, để giải quyết những vấn đề này theo cách mà chúng ta đang làm hiện nay. Chúng ta đã phải đối mặt với sự thật đó. Và sự khan hiểm các nguồn tài trợ để đối phó với những vấn nạn này đang tăng lên trong thế giới tiên tiến ngày nay, với tất cả các vấn đề tài chính mà chúng ta gặp phải. Vì thế nếu cơ bản đó là vấn đề nguồn tài trợ, Vậy các nguồn tài trợ này ở đâu trong xã hội? Làm thế nào chúng được tạo ra, những nguồn lực mà chúng ta cần để giải quyết tất cả những thách thức xã hội ấy? Vâng, có, tôi nghĩ rằng câu trả lời là rất rõ ràng: Chúng ở trong kinh doanh. Tất cả sự giàu có đều được tạo ra bởi kinh doanh. Kinh doanh tạo ra sự giàu có khi nó sinh lời từ việc đáp ứng được các nhu cầu. Đó là cách mà tất cả sự giàu có được tạo ra. Nó đáp ứng nhu cầu tạo ra lợi nhuận dẫn đến việc đánh thuế và đó kéo theo thu nhập từ thuế rồi dẫn đến các khoản đóng góp từ thiện. Đó là nơi sản sinh các nguồn tài trợ. Doanh nghiệp thực sự có thể tạo ra các nguồn tài trợ. Các tổ chức khác có thể sử dụng chúng để làm những việc quan trọng nhưng chỉ có doanh nghiệp có thể tạo ra chúng. Và doanh nghiệp tạo ra chúng khi nó tạo ra lợi nhuận từ việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các nguồn tài trợ hầu hết được sinh ra bới kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta khai thác giải pháp này ra sao? Làm thế nào chúng ta tận dụng được nó? Kinh doanh tạo ra các nguồn tài trợ khi nó tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là sự khác biệt nhỏ giữa giá cả và chi phí cần để sản xuất bất cứ giải pháp kinh doanh nào tạo ra đối với bất cứ điều gì họ đang cố gắng giải quyết. Nhưng lợi nhuận đó chính là phép màu. Tại sao? Bởi vì lợi nhuận cho phép bất kỳ giải pháp nào chúng ta tạo ra đều có thể đo lường được. Bởi vì nếu chúng ta có thể tạo ra lợi nhuận, chúng ta có thể làm điều đó vì 10, 100, một triệu, 100 triệu, một tỷ. Giải pháp trở nên vững chắc. Đó là những gì doanh nghiệp làm khi tạo ra lợi nhuận. Bây giờ chúng ta phải làm gì với vấn đề xã hội? Vâng, có một ý nghĩ là, chúng ta hãy làm ra lợi nhuận này đi và đưa nó vào trong các vấn đề xã hội. Kinh doanh sẽ mang lại nhiều hơn. Kinh doanh sẽ có trách nhiệm hơn. Và đó là con đường chúng ta tiến tới trong kinh doanh. Nhưng một lần nữa, con đường chúng ta đi sẽ không chỉ cho chúng ta đến nơi cần đến. Tôi đã bắt đầu với tư cách là một giáo sư chiến lược, và hiện tại tôi vẫn là một giáo sư chiến lược. Tôi tự hào về điều đó. Nhưng trong những năm qua, càng ngày tôi càng làm việc về các vấn đề xã hội. Tôi làm về mảng y tế, môi trường, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Và càng lúc càng gắn bó với lĩnh vực xã hội, Tôi bắt đầu nhận ra một vài thứ có một ảnh hưởng sâu sắc đến tôi và toàn bộ cuộc sống của tôi theo một cách nào đó. Kiến thức phổ biến về kinh tế và quan điểm về kinh doanh tồn tại theo lịch sử cho rằng thực sự tồn tại một sự thỏa hiệp giữa thành quả xã hội và thành quả kinh tế. Kiến thức phổ thông cho rằng kinh doanh kiếm ra lợi nhuận bằng cách gây ra vấn đề xã hội. Ví dụ điển hình là ô nhiễm. Nếu doanh nghiệp gây ô nhiễm, nó làm ra nhiều tiền hơn so với nỗ lực hạn chế ô nhiễm. Giảm thiểu ô nhiễm rất tốn tiền, Vì vậy, doanh nghiệp không muốn làm điều đó. Môi trường làm việc không an toàn thì sinh lợi hơn. Có một môi trường làm việc an toàn lại quá đắt, vậy nên doanh nghiệp sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu họ không tạo ra môi trường làm việc an toàn. Đó là suy nghĩ của đại đa số người. Rất nhiều công ty rơi vào suy nghĩ phổ thông đó. Họ từ chối cải thiện môi trường. Họ từ chối cải thiện nơi làm việc. Theo tôi, suy nghĩ đó sẽ dẫn tới, rất nhiều hành vi mà chúng ta phải lên án trong kinh doanh, và tôi cũng lên án trong kinh doanh. Nhưng càng đi sâu vào các vấn đề xã hội này, Vấn đề này đến vấn đề khác, và thực tế, tôi càng cố gắng điểm danh chúng Bản thân tôi, cá nhân tôi trong vài trường hợp qua các tổ chức phi lợi nhuận mà mình tham gia, Tôi càng nhận ra rõ ràng rằng thực tế là hoàn toàn trái ngược. Kinh doanh không kiếm được lợi nhuận từ việc gây ra các vấn đề xã hội, thực sự không theo bất kỳ ý nghĩa nào. Đó là quan điểm rất thiển cận. Càng nghiên cứu sâu vào các đề tài này, chúng ta càng hiểu rõ rằng thực tế kinh doanh sinh lời từ việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đó là nơi mà lợi nhuận thực sự đến. Hãy lấy sự ô nhiễm làm ví dụ. Ngày nay, chúng ta học được rằng thực sự việc giảm thiểu ô nhiễm và khí thải tạo ra lợi nhuận. Nó giúp tiết kiệm tiền. Nó làm cho các doanh nghiệp tăng năng suất và hoạt động hiệu quả hơn. Nó không làm lãng phí các nguồn lực. Trên thực tế, có một môi trường làm việc an toàn hơn và giảm thiểu các tai nạn làm cho các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn, bởi đó là dấu hiệu của một phương pháp tốt. Tai nạn gây tổn thất và tốn kém. Vấn đề này qua vấn đề khác, chúng ta dần học được rằng thực sự không có sự thỏa hiệp nào giữa tiến bộ xã hội và hiệu quả kinh tế theo bất kỳ ý nghĩa cơ bản nào. Một vấn đề khác là sức khỏe. Ý tôi là chúng ta nhận thấy thực sự sức khỏe của nhân viên Chính là kho báu của doanh nghiệp bởi vì sức khỏe cho phép nhân viên làm việc năng suất hơn và đi làm đều đặn. Nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu mới, tư tưởng mới về điểm chung giữa doanh nghiệp và các vấn đề xã hội sẽ chỉ ra rằng có một sức mạnh tổng hợp sâu xa vững chắc giữa chúng nếu bạn không suy xét trong khoảng thời gian ngắn. Trong rất ngắn hạn, bạn có thể, đôi khi đánh lừa mình vào suy nghĩ rằng đó cơ bản chỉ là những mục tiêu trái ngược, nhưng về lâu dài, cuối cùng, chúng ta sẽ học được từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác rằng điều đó đơn giản là không đúng. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tận dụng sức mạnh của doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề cơ bản mà chúng ta phải đối mặt? Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể làm được điều đó, bởi vì nếu chúng ta có thể Chúng ta có thể tính toán được. Chúng ta có thể tận dụng nguồn lực to lớn này và năng lực tổ chức này. Và hãy đoán xem? Bây giờ điều đó rốt cuộc đang xảy ra một phần bởi vì có những người như bạn đã nêu lên các vấn đề này trong nhiều năm, nhiều thập kỷ Chúng ta thấy các tổ chức như Dow Chemical dẫn đầu cách mạng loại bỏ chất axit béo và chất béo bão hòa trong các sản phẩm mới cải tiến. Ví dụ về công ty thủy lợi Jain Đây là công ty cung cấp công nghệ tưới tiêu cho hàng ngàn và hàng triệu nông dân, giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nước. Chúng ta thấy các công ty như công ty lâm nghiệp Bra-xin Fibria đã tìm ra cách tránh đốn gỗ cánh rừng sinh trưởng lâu năm và bằng cách sử dụng bạch đàn và năng suất thu được nhiều hơn trên mỗi hecta bột giấy và làm ra nhiều giấy hơn so với bình thường bằng cách đốn hạ những cây lâu năm khác. Các bạn thấy nhiều công ty như Cisco huấn luyện hơn 4 triệu người các kỹ năng công nghệ thông tin để có thể chịu trách nhiệm công việc nhưng nhờ đó, giúp mở rộng cơ hội để phổ biến công nghệ thông tin và phát triển cả doanh nghiệp. Ngày nay đó là cơ hội chủ yếu cho doanh nghiệp để tác động và xử lý các vấn đề xã hội này, và cơ hội này là cơ hội kinh doanh lớn nhất chúng ta thấy trong kinh doanh. Và câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể đưa ý tưởng kinh doanh đáp ứng được yêu cầu về giá trị chung? Đây là cái tôi gọi là giá trị chung: giải quyết một vấn đề xã hội bằng một mô hình kinh doanh. Đó là giá trị chung. Giá trị chung là chủ nghĩa tư bản, nhưng là một mô hình cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Chính chủ nghĩa tư bản từng đặt mục đích cuối cùng là thỏa mãn những nhu cầu quan trọng, không phải cạnh tranh suốt ngày vì những khác biệt nhỏ nhoi trong thuộc tính sản phẩm và thị phần. Giá trị chung là khi chúng ta có thể tạo ra giá trị xã hội và giá trị kinh tế cùng một lúc. Việc tìm ra những cơ hội đó sẽ mở ra khả năng lớn nhất chúng ta có để thực sự giải quyết các vấn đề xã hội này bởi vì chúng ta có thể tính toán được. Chúng ta có thể giải quyết các giá trị được chia sẻ ở nhiều cấp độ. Đó là sự thật. Điều đó hiện tại đang xảy ra. Tuy nhiên, để giải pháp này có hiệu quả, bây giờ chúng ta phải thay đổi cách doanh nghiệp tự nhìn nhận, và may mắn là nó đang được thực hiện. Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào lối suy nghĩ đại trà rằng họ không cần phải lo lắng về các vấn đề xã hội, đã từng là suy nghĩ một phía mà ai đó cũng đã từng như vậy. Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến nhiều công ty chạy theo ý tưởng này. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận doanh nghiệp sẽ không làm được điều này một cách hiệu quả nếu chúng ta không có các tổ chức chính phủ và phi chính phủ chuyên chăm lo vấn đề này như đối tác của doanh nghiệp. Nhiều tổ chức phi chính phủ mới đang chuyển hướng là những tổ chức nhận ra mối quan hệ đối tác đã tìm ra nhiều cách để hợp tác. Các tổ chức chính phủ đang tạo ra nhiều tiến bộ nhất là những tổ chức đã tìm ra các cách thực hiện giá trị chia sẻ trong doanh nghiệp hơn là coi chính phủ như người cầm đầu chỉ tay năm ngón. Và chính phủ có nhiều cách trong đó tác động đến thiện ý và khả năng của các công ty nhằm cạnh tranh trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ nếu chúng ta có thế khiến cho doanh nghiệp tự nhận ra một cách khác biệt và nếu chúng ta có thể làm cho người khác nhìn nhận kinh doanh khác đi chúng ta có thể thay đổi được cả thế giới. Tôi biết chứ. Tôi đang chứng kiến điều đó mà. Tôi đang cảm nhận được điều đó. Những người trẻ, theo tôi, như các sinh viên trường Kinh doanh Havard của mình, đang nhận thức được điều đó. Nếu chúng ta có thể xóa bỏ được sự chia rẽ sự khó chịu, căng thẳng và ý nghĩ rằng chúng ta sẽ không hợp tác được với nhau trong việc chèo lái các vấn đề xã hội ở đây chúng ta có thể xóa bỏ điều này, và cuối cùng, theo tôi chúng ta có thể có các giải pháp thực sự. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Công việc của một chuyên viên giao thông không chỉ là về biển báo dừng và tín hiệu giao thông. Nó còn liên quan đến thiết kế của những thành phố và thiết kế của những tuyến đường. Đường phố là một trong những tài nguyên quý giá của một thành phố, nhưng nó lại là tài sản mà chúng ta ít khi để ý. Và một bài học từ New York trong 6 năm qua là bạn có thể nâng cấp khối tài sản này. Bạn có thể sửa lại đường phố rất nhanh chóng và ít tốn kém, nó có thể cung cấp những lợi ích tức khắc, và trở nên thực sự phổ biến Bạn chỉ cần nhìn nhận chúng theo một cách khác đi Đây là điều quan trọng là vì chúng ta đang sống trong thời dại của đô thị. Lần đầu tiên trong lịch sử, hầu hết mọi người sống ở thành phố, và Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 40 năm nữa, dân số trên hành tinh này sẽ tăng lên gấp đôi. Vì thế nên thiết kế của thành phố là vấn đề chính cho tương lai của chúng ta. Thị trưởng Bloomberg đã nhận ra điều đó khi khởi động PlaNYC vào năm 2007. Kế hoạch này thừa nhận rằng những thành phố nằm trong một thị trường toàn cầu, và nếu chúng ta tiếp tục phát triển mạnh và thu hút hơn hàng triệu những người mong muốn được chuyển tới đây, chúng ta cần tập trung vào chất lượng của cuộc sống và sự hiệu quả của cơ sở hạ tầng. Trong nhiều thành phố, hoạt động đường phố của chúng ta bị trì hoãn qua nhiều thế hệ. Đây là bức ảnh của Quảng Trường Thời Đại vào những năm 50, với vượt qua tất cả những thay đổi về công nghệ, văn hoá, chính trị, đây là Quảng Trường Thời Đại vào năm 2008. Không có gì thay đổi nhiều trong 50 năm qua. Vì thế, chúng ta vất vả tập trung lại vào lịch làm việc của mình, để làm tăng hiệu quả lưu động, cung cấp nhiều hơn đường cho xe buýt, nhiều không gian hơn cho xe đạp, và người dân để thưởng ngoạn thành phố, và để đường phố của chúng ta trở nên an toàn nhất có thể cho tất cả những người sử dụng. Chúng ta lập một kế hoạch hành động rõ ràng với những mục tiêu và tiêu chuẩn. Có mục tiêu là điều rất quan trọng, vì nếu bạn muốn thay đổi và dẫn dắt một thành phố lớn theo một hướng đi mới, bạn cần phải biết mình sẽ đi tới đâu và tại sao lại như vậy Thiết kế của một con phố có thể nói cho bạn biết về tất cả những gì người ta mong đợi vào nó. Trong trường hợp này, người ta mong muốn có chỗ trú ẩn Thiết kế của con phố này chủ yếu để tối đa hoá sự lưu thông của xe hơi để chúng di chuyển nhanh nhất có thể từ điểm A tới điểm B, và người ta bỏ lỡ tất cả những cách khác mà một con phố có thể được sử dụng. Khi mới bắt đầu, chúng tôi đã thực hiện một vài cuộc khảo sát về cách mà những con phố được sử dụng, và chúng tôi nhận ra Thành phố New York hầu như là một thành phố lớn không có chỗ ngồi. Những bức ảnh như thế này, với những người ngồi trên một vòi chữa cháy, không phải dấu hiệu của một thảnh phố đẳng cấp thế giới. (Cười) Nó không tốt cho các bậc cha mẹ có con nhỏ Nó không ốn cho những người cao tuổi. Nó cũng không ốn cho những người buôn bán. Nó chắc chắn không tốt cho những cột chữa cháy. Chắc chắn không tốt cho sở cảnh sát. Vì thế chúng tôi làm việc chăm chỉ để thay đổi sự cân bằng này, và chắc chắn là ví dụ tuyệt nhất cho sự tiếp cận mới mẻ này là ở Quảng Trường Thời Đại. Ba trăm năm mươi ngàn người mỗi ngày bước qua Quảng Trường Thời Đại, và mọi người đã cố gắng trong nhiều năm để tạo sự thay đổi. Họ thay đổi những biển báo, họ đổi những làn đường, tất cả những gì họ có thể làm để Quảng Trường Thời Đại hoạt động tốt hơn. Rất nguy hiểm và khó khăn để vượt qua con phố. Nó thực sự hỗn độn. Và vì thế, không có sự tiếp cận nào đem lại hiệu quả, vì thế, chúng tôi sẽ dùng một cách tiếp cận khác, tốt hơn, nhìn vào con phố của chúng ta theo một cách khác đi. Và vì thế chúng tôi đã tiến hành kế hoạch 6 tháng. Chúng tôi đóng cửa Broadway từ phố số 42 đến số 47 và dành hai mẫu Anh rưỡi cho khoảng không của người đi bộ. Và vật liệu tạm thời là một phần rất quan trong của chương trình, vì chúng ta có thể thấy nó hoạt động như thế nào Và tôi làm việc cho một vị thị trưởng yêu thích các số liệu, như các bạn đã biết. Vì thế tất cả đều là về số liệu. Nếu như giao thông làm việc tốt hơn, nếu sự lưu chuyển trở nên tốt hơn, và nếu an toàn hơn và tốt hơn cho kinh doanh, chúng tôi sẽ duy trì nó, và nếu nó không hiệu quả, không gây hại, không mất vệ sinh chúng ta có thể đưa nó trở lại vị trí ban đầu, vì đó là những vật liệu tạm thời. Và đó là một phần quan trọng của việc mua trữ, nó khiến bạn ít lo lắng hơn khi nghĩ về thứ gì đó có thể trả lại được. Nhưng kết quả nằm ngoài tưởng tượng. Giao thông lưu chuyển tốt hơn. An toàn hơn. Năm cửa hàng tiên phong được mở ra. Đó là một cú ghi điểm ngoạn mục. Quảng Trường Thời Đại giờ đây là một trong mười địa điểm kinh doanh lớn nhất trên hành tinh này. Và đây là môt bài học quan trọng, vì ta không cần phải lựa chọn dứt khoát một trong hai - giữa thay đổi giao thông và tạo ra không gian công cộng. Mọi kế hoạch đều có bất ngờ riêng của nó, và một trong những bất ngờ lớn cùng với Quảng Trường Thời Đại là bằng cách nào mọi người nhanh chóng đổ xô tới khu vực này. Chúng tôi đưa ra những thùng phuy màu cam, và mọi người cụ thể hoá ngay lập tức vào trong con phố. Nó giống như một tập Star Trek vậy, bạn biết chứ? Chúng không hề ở đó trước đó, và rồi thì zzzzzt! Tất cả mọi người ào đến. Họ đến từ đâu, tôi không biết, nhưng họ đã tới đó Và ngay lập tức nó đặt ra cho chúng tôi một thử thách vì tiện nghi của con phố còn chưa tới lắm. Vì thếm chúng tôi đã đến một cửa hàng kim khí và mua hàng trăm chiếc ghế cỏ, và chúng tôi đặt những chiếc ghế này trên phố. Và những chiếc ghế trở thành chủ đề bàn tán của thành phố, không phải về việc chúng tôi không cho xe hơi đi vào Broadway. Mà là về những chiếc ghế đó. "Bạn nghĩ gì về những chiếc ghế cỏ. "Bạn có thích màu của chúng không?" Nếu bạn có một dự án lớn, gây tranh cãi, hãy nghĩ về những chiếc ghế cỏ. (Cười) Đây là bản thiết kế cuối cùng cho Quảng Trường Thời Đại, và nó sẽ tạo ra một bề mặt bằng phẳng, từ vỉa hè này đến vỉa hè kia, những con đường đã được lát đá để phản chiếu ánh sáng từ những tấm biển quảng cáo, mang lại môt nguồn năng lượng mới cho con phố, và chúng tôi nghĩ nó thực sự đang tạo ra một nơi tuyệt vời, một ngã tư mới của thế giới và xứng đáng với cái tên của nó. Và chúng tôi sẽ cắt băng khánh thành giai đoạn đầu tiên, vào tháng 12 này. Với tất cả những dự án của mình, những dự án về không gian công cộng, chúng tôi làm việc mật thiết với những doanh nghiệp địa phương và các nhóm thương gia địa phương những người duy trì không gian, vận chuyển nội thất, chăm lo cho cây cối. Đây là phía trước của Macy;s, và họ đã là nguồn hỗ trợ lớn cho cách tiếp cận mới này, vì họ hiểu rằng càng nhiều người đi bộ thì càng tốt hơn cho kinh doanh. Và chúng tôi đã hoàn thành tất cả những dự án xuyên thành phố trong tất cả những khu vực lân cận. Đó là ở Bed-Stuy, Brooklyn, và bạn có thể thấy đoạn đường ngắn ở đó, dành cho xe hơi, và nó thực sự không cần thiết. Vì thế, những gì chúng tôi đã làm là sơn phủ lên con phố, dải những hòn sỏi epoxy, và kết nối hình tam giác để các cửa tiệm ở Đại lộ Grand, sáng tạo ra một không gian mới, và điều đó thì tuyệt vời cho kinh doanh dọc Đại lộ Grand. Chúng tôi đã làm những điều tương tự ở DUMBO, Brooklyn, và đây là một trong những dự án đầu tiên mà chúng tôi đã làm, và chúng tôi dùng một bãi đỗ xe đã quá hạn và trông khá tồi tàn và sử dụng một vài thùng sơn và chậu cây để biến đổi nó trong những ngày cuối tuần. Và trong ba năm, kể từ khi chúng tôi thực hiện dự án, những nhà buôn bán lẻ đã tăng giá lên 172%. Và đó là gấp đôi các khu vực lân cận trong cùng một khu phố. Chúng tôi đã di chuyển rất rất nhanh với màu vẽ và vật liệu tạm thời. Thay vì chờ đợi qua nhiều năm cho nghiên cứu quy hoạch và mô hình máy tính để hoàn thành một việc gì đấy, chúng tôi đã hoàn thành nó với màu vẽ và vật liệu tạm thời. Và minh chứng không phải là ở mô hình máy tính. mà là màn trình diễn thế giới thật trên con phố. Bạn có thể vui đùa với màu vẽ. tất cả như đã nói, chúng tôi đã sáng tạo hơn 50 khu vực dành cho người đi bộ trong tất cả năm quận của thành phố. Chúng tôi thêm thắt 26 mẫu Anh làn đường cho xe hơi và chuyển chúng thành không gian mới dành cho người đi bộ. Tôi nghĩ đây là một trong những thành công trong mô phỏng này. Bạn đang nhìn thấy cách thức tiếp cận này, khi chúng tôi trang trí Quảng Trường Thời Đại, bạn thấy cách tiếp cận này ở Boston, Chicago, ở San Francisco, ở Mexico City, Buenos Aires, bạn có thể tự kể tên chúng. Cái này là ở Los Angeles, và họ thực sự đã sao chép ngay cả đến những chấm màu xanh lá cây mà chúng tôi đã có trên những con phố của mình. Nhưng tôi không thể nhấn mạnh đủ về việc bạn có thể di chuyển nhanh đến thế nào qua những phương thức xây dựng truyền thống. Chúng tôi cũng mang cách tiếp cận nhanh chóng này vào chương trình đạp xe của mình, và trong vòng sáu năm, biến đổi việc đi xe đạp trở thành một lựa chọn giao thông thực tế ở New York. Tôi nghĩ là nói ra cũng chẳng thành vấn đề gì (Vỗ tay) -- nó từng là một khu vực nguy hiểm để đi xe đạp, và giờ, New York trở thành một trong những thủ đô xe đạp của nước Mỹ. Và chúng ta đã di chuyển nhanh chóng để sáng tạo một mạng lưới những làn đường liên kết với nhau. Bạn có thể thấy bản đồ năm 2007. Và đây là hình dạng của nó vào năm 2013 sau khi chúng tôi xây thêm 350 dặm trên phố cho làn xe đạp. Tôi thích điều đó vì nó trông có vẻ dễ dàng. Bạn chỉ cần nhấn vào, và chúng hiện ra ngay. Chúng tôi cũng mang những bản thiết kế mới ra đường phố. Chúng tôi tạo ra làn đường xe đạp được bảo vệ bởi bãi đỗ xe ngăn cách ở Mỹ. (Vỗ tay) Chúng tôi bảo vệ người đi xe đạp bằng cách lưu thông làn đường đỗ xe đạp, và nó trở nên tuyệt vời. Số lượng xe đạp tăng. Chấn thương đổi với người đi bộ, người đi xe đạp, người lái xe giảm xuống 50%. Chúng tôi đã xây dựng 30 dặm làn đường xe đạp được bảo vệ này, và giờ thì bạn thấy nó đang nổi lên ở mọi nơi trên đất nước. Và bạn có thế thấy rằng kế hoạch này đã thành công. Đường màu xanh nước biển là số lượng người đi xe đạp đang tăng lên. Đường màu xanh lá cây là số lượng làn đường cho xe đạp. Và đường màu vàng là số lượng người bị chấn thương, hiện đang được kiểm soát tốt. Sau sự đột phá lớn này, bạn sẽ thấy không còn sự tăng vọt các ca chấn thương, và vì thế, có cái gì đó là tiền đề cho sự an toàn về số lượng. Không phải tất cả mọi người đều thích làn đường xe đạp mới, và đã có một vài vụ kiện và một số phương tiện truyền thông điên cuồng vài năm trước đây. Một là tờ Brooklyn đã gọi làn đường xe đạp mà chúng tôi có ở Prospect Park West là phần tranh cãi nhất của mảnh đất phía ngoài Dải Gaza" (Cười) Và đó là những gì chúng tôi đã làm. Vì vậy, nếu đào sâu vào tiêu đề, bạn sẽ thấy mọi người đã vượt xa báo chí, vượt xa những chính trị gia. Trên thực tế, tôi nghĩ hầu hết những nhà chính trị gia sẽ cảm thấy vui vẻ khi có những con số bình chọn này. 64% người New York ủng hộ làn đường xe đạp này. Mùa hè này, chúng tôi đã triển khai Citi Bike, chương trình chia sẻ xe đạp lớn nhất nước Mỹ, với 6000 chiếc và 330 nhà ga đặt cạnh nhau. Khi chúng tôi tiến hành chương trình này, ba triệu chuyến đi đã được đặt vé. Mọi người đã đạp 7 triệu dặm. Và đó là hơn 280 lần vòng quanh thế giới. Và vì thế, với chiếc chìa khóa nhỏ màu xanh, bạn có thể mở khoá cho thành phố và lựa chọn phương tiện giao thông mới này. Và lượng sử dụng hàng ngày tiếp tục gia tăng. Chuyện gì xảy ra khi trung bình ngày người đạp xe trên những tuyến phố ở New York là 36000 người. Số lượng có thể tăng đến 44000 người vào tháng 8. Hôm qua, 40000 người đã sử dụng Citi Bike ở thành phố New York. Những chiếc xe đạp được sử dụng sáu lần một ngày. Và tôi nghĩ bạn có thể thấy những người đạp xe này trên phố. Trước kia, nó giống như người đàn ông bên trái, giống như nịnja che mặt đi xe đạp. Và ngày nay, những người đi xe đạp giống như đại diện của Thành phố New York. Nó đa dạng từ -- ngừoi trẻ, người già, người da đen, người da trắng, phụ nữ, trẻ em, tất cả đều đi xe đạp. Nó là cách thuận tiện, giá cả phải chăng, an toàn để đi lại. Khá là cấp tiến. Chúng tôi cũng mang cách tiếp cận này đến với xe buýt, và Thành phố New York có lượng xe buýt lớn nhất Bắc Mỹ, những xe buýt có tốc độ chậm nhất. Như tất cả mọi người đều biết, bạn có thể đi bộ qua thành phố nhanh hơn là bắt xe buýt. Và vì vậy, chúng tôi tập trung ở những khu vực tắc nghẽn nhất ở thành phố New York, xây dựng 6 tuyến đường xe buýt có trạm dừng, 57 dặm cho làn đường xe buýt tốc hành. Bạn trả tiền tại quầy vé trước khi lên xe. Chúng tôi có những làn đường riêng mà không có xe hơi vì nó bán và soát vé bằng camera nếu họ sử dụng làn đường này, và nó sẽ là một thành công lớn. Tôi nghĩ một trong những khoảnh khắc yêu thích của tôi với tư cách là một chuyên viên giao thông là ngày mà chúng tôi ra mắt Citi Bike, và tôi đã đạp xe Citi Bike tới Đại lộ First trên làn đường xe đạp được bảo vệ của mình, tôi liếc nhìn và thấy những người đi bộ đang đứng an toàn trên vùng đường của mình, và dòng giao thông lưu thông, những con chim ca hót -- (Cười) -- những chiếc xe buýt tăng tốc trên làn đường riêng. Nó thật tuyệt vời. Và đó là nó 6 về trước. Và vì thế, tôi nghĩ rằng bài học mà chúng ta có được từ New York là có thể thay đổi đường phố một cách nhanh chóng, không hề đắt đỏ, nó có thể mang lại những lợi ích nhanh chóng và nó có thể trở nên nổi tiếng. Bạn cần tái tạo đường phố của mình. Chúng chỉ đang ẩn mình giữa ban ngày mà thôi. Cám ơn. (Vỗ tay) "Iran là người bạn thân của Israel chúng tôi không có ý định thay đổi lập trường của mình về vấn đề Tehran." Tin hay không, đó chính là lời nói của một Thủ tướng Israel, nhưng không phải Ben-Gurion hay Golda Meir từ thời Shah. Thực ra đó là lời của Yitzhak Rabin vào năm 1987. Ayatollah Khomeini vẫn còn sống và giống như Ahmadinejad ngày nay, ông ấy vẫn dùng những lối mỹ từ để chống đối Israel. Nhưng Rabin ám chỉ Iran là một người bạn chiến lược. Ngày nay, khi nghe nói đến mối đe dọa chiến tranh với những lối nói hình ảnh chúng ta thường bị dẫn dụ để tin rằng đó là một trong những vấn đề chưa được giải quyết trong tranh chấp ở Trung Đông với nguồn gốc cổ xưa như chính vùng đất này. Điều này là hoàn toàn sai hôm nay tôi mong sẽ cho các bạn biết tại sao nó sai. Mối quan hệ giữa người Iran và người Israel thực ra khá là tích cực trong suốt lịch sử, khởi nguồn từ 539 TCN, khi vua Cyrus của Đại Ba Tư giải phóng người Do Thái khỏi ách tôi mọi của người Babylon. 1/3 dân số Do Thái sống ở Babylon. Ngày nay họ là những người Do Thái ở Irắc. 1/3 nhập cư vào Ba Tư. Ngày nay họ là những người Do Thái ở Iran, vẫn còn 25.000 người sống ở Iran, tạo thành cộng đồng Do Thái lớn nhất sinh sống ngoài Israel tại Trung Đông. 1/3 quay về Palestin lịch sử, phục dựng lại lần thứ hai đền thờ ở Jerusalem, được cấp tiền ngẫu nhiên từ thuế của người Ba Tư Thậm chí trong thời hiện đại có lúc mối quan hệ này là rất gần gũi. Một phát ngôn của Rabin đã phản ánh hàng thập kỷ của mối hợp tác giữa an ninh và tình báo giữa hai nước đó lần lượt là kết quả của nhận thức về những mối đe dọa chung. Cả hai cùng e dè Liên Bang Xô-viết và Liên bang Ả rập hùng mạnh như Ai Cập và Iraq. Ngoài ra, những giáo lý của dân Israel về dân ngoại suy nghĩ cho rằng an ninh của Israel sẽ đạt được ở mức cao nhất nếu liên kết đồng minh được với những nước ngoài liên bang Ả rập ngoài khu vực nhằm giữ thế cân bằng với liên bang Ả rập trong vùng phụ cận. Tuy nhiên, giờ đây, theo quan điểm của Shah ông muốn càng giữ kín điều này càng tốt, nên ví dụ như, khi Yitzhak Rabin đến Iran vào những năm 70, ông ta thường đội tóc giả để không ai nhận ra mình. Những người Iran đã trải một đường băng đặc biệt tại sân bay Tehran, cách xa nhà ga trung tâm để không ai để ý đến rất nhiều máy bay của Israel đi lại giữa Tel Aviv và Tehran. Giờ đây, liệu rằng tất cả những điều này đã kết thúc cùng với Cách mạng Hồi giáo vào năm 1979? Bất chấp những tư tưởng chống Do thái rất rõ ràng của đế chế mới, logic địa lý chính trị của sự hợp tác giữa các bên này vẫn tiếp tục tồn tại, bởi họ vẫn có chung những nỗi đe dọa. Khi Irắc xâm chiếm Iran năm 1980, Israel lo sợ Irắc sẽ giành chiến thắng và hăng hái giúp đỡ Iran bằng cách bán vũ khí và cung cấp các linh kiện thay thế cho kho vũ khí Mỹ của Iran vào thời điểm mà Iran đang vô cùng yếu thế do bị Mỹ cấm vận và Irael rất vui lòng vi phạm luật cấm vận đó. Thực tế, vào những năm 1980, chính Israel đã vận động Washington đàm phán với Iran, bán vũ khí cho Iran, và lờ đi tư tưởng chống Do thái của Iran. Điều này đương nhiên đã lên đến đỉnh điểm trong vụ scandal Iran-Contra vào những năm 80. Nhưng khi Chiến tranh lạnh kết thúc hòa bình lạnh giữa Israel và Iran cũng kết thúc. Bỗng nhiên hai mối đe dọa chung từng đẩy hai đất nước này lại gần nhau trong suốt bao thập kỷ qua phần nào đã bị bốc hơi hết. Liên bang Xô-viết sụp đổ, Irắc bại trận và một bầu không khí mới được thiết lập trong khu vực khiến cả hai cảm thấy an toàn hơn nhưng cũng thấy mất đi thế lực có thể chế ngự đối phương. Thiếu Irắc để cân bằng Iran, Iran giờ trở thành mối đe dọa, một số người ở Israel nghĩ vậy. Thực ra, động thái hiện tại mà các bạn thấy giữa Iran và Israel có nguồn gốc chủ yếu từ sự biến đổi địa lý chính trị trong khu vực sau Chiến tranh Lạnh chứ không phải những sự kiện từ năm 1979, vì lúc đó, Iran và Israel đã nổi lên như hai thế lực mạnh nhất trong khu vực thay vì coi nhau như hai đối tác an ninh tiềm năng, họ đã ngày càng coi nhau như những kẻ đối địch và đối thủ cạnh tranh. Trong những năm 1980, Israel đã vận động và thúc đẩy mối quan hệ Hoa Kỳ-Iran nhưng giờ lo sợ việc nối lại tình hữu nghị giữa hai nước này với suy nghĩ nó sẽ ảnh hưởng tới chi phí cho lợi ích an ninh của Israel thay vì khiến cho Iran càng ngày càng bị cô lập. Mỉa mai là, điều này xảy ra khi Iran đang quan tâm tới việc hòa hảo với Washington hơn là để ý tới những phá hoại từ phía Israel. Iran đã tự cô lập chính mình vì thuyết cấp tiến của mình, sau khi gián tiếp giúp đỡ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Irắc năm 1991, người Iran hy vọng rằng bù lại họ sẽ được chia phần trong kết cấu an ninh thời hậu chiến. Song Washington đã lờ đi nỗ lực cả Iran trong vụ việc xảy ra một thập kỷ sau tại Afghanistan, thay vì gia tăng sự cô lập đối với Iran, và tới thời điểm này, vào khoảng những năm 93, 94 Iran bắt đầu biến tư tưởng chống Do thái của mình thành chính sách đi vào hành động. Người Iran tin rằng bất kỳ điều gì họ làm ngay cả khi họ điều tiết chính sách Hoa Kỳ cũng vẫn tiếp tục cô lập họ và cách duy nhất giúp Iran thúc ép Hoa Kỳ thay đổi quan điểm đó là bắt Hoa Kỳ phải trả giá nếu họ không thay đổi. Cái đích dễ dàng nhất đó là diễn biến hòa bình, và giờ đây Iran không chỉ sủa lên những tư tưởng mà sẽ còn cắn vô tội vạ Iran bắt đầu ủng hộ rất nhiều những nhóm Hồi giáo Palestin mà trước đây họ đã tránh xa. Về mặt nào đó, điều này hơi phi lý nhưng theo Martin Indyk, của chính quyền Clinton, những người Iran không hoàn toàn sai lầm, vì càng có hòa bình giữa Israel vào Palestin thì Hoa Kỳ càng nghĩ Iran sẽ càng bị cô lập. Iran càng bị cô lập, sẽ càng có hòa bình. Cho nên, theo Indyk, ông nói Người Iran muốn khiến chúng ta nằm trong diễn biến hòa bình để đánh bại chính sách ngăn chặn của chúng ta. Để đánh bại chính sách ngăn chặn của chúng ta chứ không phải đây là vấn đề tư tưởng. Nhưng trong lúc tăm tối nhất của thời kỳ bất ổn các bên đều nỗ lực tiến gần đến nhau. Khi được bầu vào năm 1996, Netanyahu đã cố gắng gần gũi với người Iran để xem liệu có cách chi khiến giáo lý về dân ngoại có thể được phục hồi nhưng Tehran đã không thèm quan tâm. Vài năm sau, phía Iran đã gửi một đề nghị thương thuyết toàn diện tới chính phủ của Tổng thống Bush bản kiến nghị cho thấy có tiềm năng cho việc khiến Iran và Israel hòa hảo trở lại với nhau. Chính quyền ông Bush đã không phản hồi. Các bên chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội để lỡ mất cơ hội. Nhưng đây không phải là một xung đột có từ xa xưa. Đây thậm chí không phải là một xung đột về tư tưởng. Những ngọn thủy triều dâng lên hạ xuống của thái độ thù địch không hề bị thay đổi bởi những nhiệt thành trong tư tưởng mà bởi những đổi thay trong bối cảnh địa lý chính trị. Khi sự an ninh của Iran và Israel yêu cầu phải có một sự hợp tác tất yếu thì họ hợp tác bất chấp những xung khắc trong tư tưởng. Khi những làn sóng tư tưởng của Iran xung đột với lợi ích chiến lược của đất nước, những lợi ích chiến lược luôn thắng thế. Đây quả là tin tốt vì thế có nghĩa là chiến tranh cũng như sự thù địch không phải là kết luận được rút ra ngay từ đầu. Nhưng cũng có một số muốn có chiến tranh. Một số tin hoặc nói rằng giờ là năm 1938, Iran là Đức, và Ahmadinejad là Hitler. Nếu chúng ta chấp nhận đây là sự thật, rằng giờ là năm 1938, Iran là Đức, Ahmadinejad là Hitler, thì câu hỏi mà chúng ta phải đặt ra cho bản thân là, ai muốn đóng vai Neville Chamberlain đây? Ai sẽ đánh liều với hòa bình? Đây là một sự tương đồng đang cố tình nhắm đến việc xóa sổ ngoại giao, và khi làm điều đó, chiến tranh là điều không tránh khỏi. Trong sự một cuộc xung đột tư tưởng sẽ không có thỏa ước ngừng bắn, không rút quân, không thỏa hiệp, chỉ có thẳng hoặc thua. Nhưng thay vì biến chiến tranh thành điều không tránh khỏi bằng cách coi rằng đây là vấn đề tư tưởng, chúng ta có thể khôn ngoan tìm cách kiến tạo hòa bình, Xung đột Iran và Israel là một hiện tượng mới, chỉ từ vài thập kỷ đây trong lịch sử suốt 2500 năm, và gốc rễ hoàn toàn nằm ở địa lý chính trị có nghĩa là có thể tìm ra giải pháp đạt đến thỏa hiệp, dù có khó khăn thế nào đi nữa. Tóm lại, chính Yitzhak Rabin đã nói: "Bạn không làm hòa với bạn bè mình. Chỉ làm hòa với kẻ thù mà thôi." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hai năm rưỡi qua, tôi là một trong số ít, nếu không nói là bác sĩ tâm lý trẻ em duy nhất làm việc ở trại tị nạn, bên bờ biển và trên thuyền cứu nạn ở Hy Lạp và biển Địa Trung Hải Và tôi có thể nói, một cách tự tin rằng chúng ta đang chứng kiến một thảm họa về sức khỏe tâm thần điều này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết chúng ta, và thay đổi thế giới. Sống ở Haifa, nhưng hiện nay tôi dành hầu hết thời gian ở nước ngoài: Trong thời gian tôi ở trên đảo Lesbos của Hy Lạp và trên thuyền cứu nạn ở biển Địa Trung Hải, hàng ngàn thuyền tị nạn đã cập bờ, với hơn 1,5 triệu người tị nạn. Một phần tư trong số đó là trẻ em, trốn chạy khỏi chiến tranh và gian khổ. Mỗi con thuyền mang theo những nỗi đau và vết thương khác nhau từ Syria, Irag, Afganistan và những quốc gia khác ở Châu Phi. Chỉ trong ba năm qua, hơn 12.000 người tị nạn đã bỏ mạng. Hàng trăm ngàn người bị loạn trí và ảnh hưởng tâm lý vì trải nghiệm tàn nhẫn và đau thương này. Tôi muốn kể các bạn nghe về Omar, một cậu bé tị nạn năm tuổi người Syria, đã cập bờ đảo Lesbos trên chiếc thuyền cao su đầy người. Khóc, hoảng sợ, và không hiểu chuyện gì xảy ra với mình, cậu bé, lúc đó, gần như trên bờ vực chấn thương tâm lý . Tôi biết ngay lập tức rằng đây là thời điểm cực kì quan trọng, khoảng thời gian ngắn để thay đổi câu chuyện của cậu bé Tôi có thể thay đổi câu chuyện mà có thể ám ảnh cậu suốt cả cuộc đời. Tôi có thể điều chỉnh lại kí ức cho cậu. Tôi nhanh chóng chìa tay ra và nói với người mẹ đang run rẩy, bằng tiếng Ả Rập: "Ateeni elwalad o khudi nafas." "Đưa thằng bé cho tôi và hít thở thật sâu" Mẹ cậu bé làm theo. Omar nhìn tôi với ánh mắt sợ hãi và hỏi: (tiếng Ả Rập) "Ammo (chú trong tiếng Ả Rập) shu hada?" "Cái gì thế? ", cậu bé chỉ tay lên trực thăng cảnh sát đang lượn trên đầu. "Đó là trực thăng!" Nó ở đây để chụp ảnh cháu, bởi chỉ có những người tuyệt vời và mạnh mẽ, như cháu, Omar, có thể băng qua biển." Omar nhìn tôi, ngừng khóc và hỏi: (tiếng Ả Rập) "Ana batal?" " Cháu là anh hùng à?" Tôi nói chuyện với Omar khoảng 15 phút. Và tôi cho bố mẹ cậu bé một vài lời khuyên. Một sự can thiệp tâm lý nhỏ xoa dịu sự căng thẳng sau sang chấn, và những vấn đề tâm lý khác trong tương lai, chuẩn bị cho Omar được tiếp cận giáo dục, tham gia lao động, nuôi gia đình và hơn thế. Bằng cách nào? Bằng cách khuyến khích những kí ức tốt được lưu giữ ở hồi hạnh nhân những cảm xúc được tích lũy trong não con người. Những kí ức này sẽ đẩy lùi chấn thương tâm lý nếu bị tái kích hoạt trong tương lai. Với Omar, mùi biển không chỉ làm cậu bé nhớ lại cuộc hành trình đầy đau khổ từ Syria. mà giờ đây, là câu chuyện về sự dũng cảm. Đây là sức mạnh của thời gian vàng, giúp điều chỉnh chấn thương và giúp họ có được cuộc sống mới. Nhưng Omar là đứa trẻ duy nhất trong 350.000 trẻ, may mắn nhận được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần, chỉ tính riêng trong cuộc khủng hoảng này. Ba trăm năm mươi ngàn và tôi. Chúng ta cần những nhà tâm lý học tham gia cứu nguy trong thời gian khủng hoảng. Đó là lý do vợ tôi, tôi và bạn mình đã thành lập " Đội Nhân đạo". Một trong số ít tổ chức viện trợ trên thế giới cung cấp sự giúp đỡ về tâm lý xã hội và các can thiệp sớm về sức khỏe tâm thần, cho người tị nạn và người vô gia cư. Để cho họ sự can thiệp thích hợp, chúng tôi lập ra kế hoạch bốn bước về tâm lý xã hội, theo sát người tị nạn trong từng bước của hành trình. Bắt đầu ở trên biển, trên tàu cứu hộ như một nhân viên cứu hộ về sức khỏe tâm thần. Sau đó ở khu trại, các bệnh viện và phòng khám trực tuyến của chúng tôi, phá vỡ mọi ranh giới và rào cản ngôn ngữ. Và kết thúc tại những đất nước tị nạn, giúp họ hòa nhập. Kể từ nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi năm 2015, "Đội Nhân đạo" đã có 194 đoàn đại biểu, gồm những tình nguyện viên được đào tạo và những nhà trị liệu. Chúng tôi đã cung cấp 26.000 giờ hỗ trợ cho hơn 10.000 người tị nạn. Tất cả chúng ta đều có thể làm gì đó để tránh thảm họa sức khỏe tâm thần này. Ta cần nhận ra rằng sơ cứu không chỉ cần cho cơ thể, mà cho cả tâm trí và tâm hồn. Thật khó để nhìn thấy sự tổn thương trong tâm hồn nhưng nó sẽ tồn tại đến hết cuộc đời họ. Đừng quên điều khiến con người chúng ta khác biệt với máy móc là một tâm hồn đẹp và tinh tế bên trong mỗi người. Hãy cố gắng nhiều hơn nữa để cứu thêm nhiều những cậu bé như Omar. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Hoan hô) (Vỗ tay) Vâng, như Chris đã tiết lộ, tôi nghiên cứu về não người, các chức năng và cấu trúc của não bộ. Và tôi muốn bạn suy nghĩ một chút về vấn đề này Đây là một khối thạch, hơn 1.3kg thạch có thể cầm trong lòng bàn tay bạn, nó có thể ngắm nhìn khoảng không vô tận giữa các vì sao. Nó có thể chiêm nghiệm ý nghĩa của vô cực và có thể nhìn thấy chính nó đang suy ngẫm về ý nghĩa của sự vô cùng. Và cái tính đệ quy khác biệt này mà chúng ta gọi là sự tự nhận thức, là thứ mà tôi nghĩ là chén thánh của khoa học thần kinh, của thần kinh học và mong ngày nào đó, ta sẽ hiểu rõ chúng. OK, vậy thì làm thể nào để nghiên cứu bộ phận bí ẩn này? Vì bạn có tới tận 100 tỷ tế bào thần kinh, một số ít nhóm nguyên sinh vật, chúng tương tác với nhau, và từ hoạt động này xuất hiện toàn bộ các khả năng mà chúng ta gọi là bản chất con người và sự tự nhận thức. Tại sao lại như vậy? Vâng, có rất nhiều cách để tiếp cận các chức năng của não người. Trong số đó, cách mà chúng ta hay sử dụng, là quan sát những bệnh nhân bị tổn thương một vùng nhỏ ở não, nơi có 1 biến đổi gen trong 1 khu nhỏ ở não Điều xảy ra sau đó không phải là một sự suy giảm toàn diện trên toàn bộ khả năng trí não của bạn, không phải một dạng bào mòn khả năng nhận thức của bạn Mà não bạn sẽ mất 1 chức năng được chọn lọc kỹ càng, trong khi số khác được bảo quản nguyên vẹn, và điều này khiến bạn tự tin khẳng định phần não đó bằng 1 cách nào có khả năng làm trung gian chức năng đó. Nên bạn có thể gán chức năng vào cấu trúc và tìm xem các cung phản xạ đang làm gì để tạo ra chức năng đặc trưng đó. Đó là cái mà chúng tôi đang cố thực hiện. Hãy để tôi đưa ra một số ví dụ nổi bật. Thật sự thì tôi sẽ có 3 ví dụ, mỗi cái 6 phút trong toàn bộ bài nói. Ví dụ đầu tiên hội chứng khác thường gọi là hội chứng Capgras. Hãy theo dõi slide đầu tiên, đó là thùy thái dương, thùy trán, thùy đỉnh, OK-- là những thùy cấu thành nên não. Và nếu nhìn vào mặt trong thùy thái dương bạn sẽ không thể thấy một cấu trúc nhỏ gọi là hồi thái dương chẩm Nó được gọi là vùng nhận diện khuôn mặt của não, vì khi nó tổn thương bạn không nhận ra gương mặt người khác nữa. Bạn vẫn có thể nhận ra họ nhờ giọng nói và biết: "Ồ, Joe đây mà!" nhưng bạn không thể nhìn mặt họ mà biết họ là ai, đúng không? Bạn còn không thể nhận ra bạn trong gương. Bạn biết đó là bạn bởi khi bạn nháy mắt thì nó cũng nháy mắt, và bạn biết rắng đó là một cái gương, nhưng bạn không thật sự nhận ra bản thân. OK. Nguyên nhân của hội chứng này là do tổn thương hồi thái dương chẩm. Nhưng còn có một hội chứng nữa rất hiếm gặp, thật sự thì, rất ít bác sĩ lâm sàng đã nghe về nó, thậm chí cả các nhà thần kinh học. Đó là bệnh hoang tưởng Capgras, 1 bệnh nhân mà những phần khác hoàn toàn bình thường, đã từng chấn thương vùng đầu hồi tỉnh sau hôn mê, khi anh ta nhìn thấy mẹ mình và nói: " Người phụ nữ này giống y đúc mẹ tôi, nhưng mà bà ta là kẻ mạo danh. Là người phụ nữ nào đó đang giả làm mẹ tôi" Vậy tại sao chuyện này lại xảy ra? Tại sao một người hoàn toàn minh mẫn và thông minh như anh ta ở mọi mặt khác, chỉ trừ khi nhìn thấy mẹ thì lại có dấu hiệu hoang tưởng và nói đó không phải là mẹ mình. Cách giải thích phổ biến nhất mà bạn tìm trong các sách về tâm thần học, theo cách nhìn của Freud, mà tôi đưa ra trong bài nói này, cũng có những ý kiến tương tự với phụ nữ, nhưng tôi sẽ chỉ nói về đàn ông. Khi bạn còn là một đứa bé, đứa bé nhỏ xíu, bạn bị hấp dẫn giới tính mạnh bởi mẹ mình. Freud gọi đó là phức cảm Oedipus. Tôi không nói mình tin vào điều này, nhưng đây chính là cách nhìn của Freud. Khi bạn lớn dần, vỏ não phát triển, và ức chế những ham muốn tình dục tiềm ẩn đối với mẹ Cảm ơn Chúa, không thì bạn sẽ bị kích thích khi thấy mẹ mình đấy. Và điều xảy ra sau đó là đầu bạn bị va chạm làm tổn thương vỏ não, cho phép những ham muốn tình dục ngầm này xuất hiện, lộ rõ một cách đột ngột và khó hiểu bạn cảm thấy bị kích thích bởi mẹ mình. Và cho rằng "Chúa ơi, nếu đây là mẹ mình làm sao mình cảm thấy như vậy được? Cô ta là người khác, là kẻ giả mạo." Đó là lý do duy nhất giải thích cho tổn thương não của bạn. Điều này chưa bao giờ có nghĩa lý gì với tôi. Nó rất khéo léo, như mọi lập luận khác của Freud (Cười lớn) nhưng không có ý nghĩa bởi tôi đã gặp một tình trạng tương tự, nhưng là với con chó xù cưng ở nhà. (Cười lớn) Tôi nói: " Bác sĩ, đây không phải Fifi. Giống hệt Fifi nhưng là con chó khác." Đúng chứ? Giờ thì bạn cố giải thích như Freud. (Cười lớn) Bạn sẽ bắt đầu nói về cái thú tính trong mỗi con người hay là những thứ tương tự, dĩ nhiên là khá vô lý. Giờ thì điều gì thật sự đang diễn ra? Để giải thích cho rối loạn lạ kì này, chúng ta nhìn vào cấu trúc và chức năng của đường thị giác bình thường trong não. Bình thường, tín hiệu hình ảnh đi vào nhãn cầu, đi đến các vùng thị giác của não. Thực tế có tới 30 vùng nằm sau não liên quan đến tầm nhìn, và sau qúa trình đó, thông điệp đi vào một cấu trúc nhỏ gọi là hồi thái dương chẩm, nơi bạn nhận diện khuôn mặt. Có những nơ-ron nhạy cảm với khuôn mặt. Bạn có thể gọi nó là vùng khuôn mặt của não, đúng chứ? Tôi đã nói về điều này trước đó. Khi khu vực đó bị thương tổn, bạn mất khả năng nhận diện gương mặt, phải không? Nhưng từ vùng đó, thông điệp đi xuống vào trong 1 cấu trúc gọi là hạnh nhân trong hệ limbic (hệ viền), trung khu cảm xúc của não, và cấu trúc hạnh nhân đó, đo cảm xúc của bạn đối với thứ bạn quan sát Đó có phải là con mồi? Động vật ăn thịt? Đối tượng sinh sản? Hay thứ gì đó tầm thường như một mảnh vải, Một viên phấn, hay một-- Tôi không muốn chỉ ra đâu, nhưng-- hay một chiếc giày, OK? Mà có thể bạn hoàn toàn bỏ qua. Vậy nếu như hạnh nhân bị kích thích, và nếu điều này quan trọng thông điệp sẽ đổ vào hệ thần kinh tự động. Tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn. Bạn bắt đầu đổ mồ hôi để tiêu bớt nhiệt lượng mà bạn sắp tạo ra từ vận động cơ bắp. Đó là điều tốt vì chúng tôi có thể đặt hai điện cực vào lòng bàn tay bạn và đo sự thay đổi điện trở của da do đổ mồ hôi Để tôi biết được, khi bạn nhìn thứ gì đó, thì bạn đang hưng phấn hay bị kích thích, hay không cảm thấy gì, OK? Và tôi sẽ nhanh chóng nắm được điều đó. Ý tưởng của tôi là, khi người này nhìn vào một vật, nhìn vào-- bất kỳ vật nào, hình ảnh di chuyển tới vùng thị giác tuy nhiên nó được xử lý tại hồi thái dương chẩm và bạn nhận biết nó là một hạt đậu, hay một cái bàn, hay mẹ bạn, OK? Và sau đó thông điệp chảy vào trong hạnh nhân, rồi xuống tới hệ thần kinh tự động Nhưng có thể đối với người này, tín hiệu từ hạnh nhân đến hệ viền, trung khu cảm xúc của não, đã tình cờ bị ngắt. Vì hồi thái dương chẩm vẫn còn nguyên, anh ta vẫn có khả năng nhận ra mẹ, và nói: "Người này giống mẹ tôi quá." Nhưng do tín hiệu tới trung tâm cảm xúc đã bị cắt, anh ta lại nói: "Nhưng nếu đó là mẹ, sao tôi không cảm nhận được sự ấm áp?" Và sợ là trường hợp kia có thể xảy ra? Nhỉ? (Cười) Vì vậy, anh ta nói "Làm sao để lý giải cái cảm xúc khó hiểu này? Đó không thể là mẹ mình. Mà là một phụ nữ lạ giả vờ là mẹ thôi." Làm thế nào để kiểm chứng? À, điều cần làm là đặt bạn trước màn hình, và đo phản xạ trên da, và chạy các bức ảnh trên màn hình, Tôi có thể đo mức đổ mồ hôi của bạn khi bạn nhìn vật đó, như cái bàn hay cái dù. Dĩ nhiên là bạn không đổ mồ hôi. Nếu nhìn ảnh sư tử, hổ, hay cô gái gợi cảm, có phải bạn sẽ đổ mồ hôi? Và tin hay không thì tùy, nếu tôi cho bạn xem ảnh mẹ bạn-- dù bạn bình thường, bạn vẫn đổ mồ hôi. Thậm chí không cần là người Do Thái. (Cười) Nếu cho người bệnh này xem ảnh thì sao? Cho anh ta xem các bức ảnh trên màn hình và đo mức phản ứng trên da anh ta. Bàn ghế vải vóc, chẳng có gì xảy ra, giống mọi người khác, nhưng khi cho anh ta xem ảnh mẹ, phản ứng da phẳng lặng. Không có phản xạ xúc cảm đối với mẹ, bởi tín hiệu đi từ vùng thị giác đến trung tâm cảm xúc đã bị cắt. Tầm nhìn anh ta bình thường vì vùng hình ảnh bình thường, cảm xúc bình thường--anh ta vẫn có thể cười, khóc, vân vân-- nhưng tín hiệu từ vùng hình ảnh đến vùng cảm xúc đã bị ngắt do đó anh ta có ảo tưởng mẹ mình là kẻ giả mạo Nó là thí dụ hay ho về thứ chúng ta vẫn làm: xem xét một hội chứng tâm thần kỳ lạ không thể giải thích và nói rằng cách nhìn theo Freud là sai, thật ra bạn có thể có một giải thích ngắn gọn theo giải phẫu thần kinh não đã biết. Tiếp tục, nếu bệnh nhân này xuất viện, và người mẹ gọi cho anh ta từ phòng kế bên và anh ta nhấc máy, và nói "Ồ, mẹ, mẹ khỏe không? Mẹ đang ở đâu?" Không có ảo tưởng nào qua điện thoại. Sau vài giờ bà lại gần, anh hỏi "Bà là ai? Trông bà giống mẹ tôi." OK? Lý do là có một con đường riêng biệt đi từ trung tâm thính giác trong não đến trung khu cảm xúc, và nó không bị cắt đứt do tai nạn. Điều đó giải thích tại sao qua điện thoại anh ta nhận ra mẹ, không xảy ra vấn đề gì. Mà khi gặp mặt, anh ta cho đó là kẻ giả mạo. OK, vậy cung phản xạ phức tạp này được thiết lập như thế nào trong não? Tự nhiên, di truyền, hay do được nuôi dưỡng? Và chúng ta tiếp cận vấn đề này bằng cách xem xét hội chứng kỳ lạ khác gọi là hội chứng chi ảo. Và các bạn đều biết chi ảo là gì. Khi một cánh tay hoặc chân bị cắt bỏ do hoại tử, hay mất trong chiến tranh Iraq chẳng hạn, vấn đề nghiêm trọng là bạn vẫn cảm nhận sự hiện diện của cánh tay bị mất đó, và đó gọi là tay ảo hoặc chân ảo. Bạn có thể ảo tưởng về bất cứ bộ phận nào. Thậm chí cả nội tạng, tin hay không tùy bạn. Tôi có một bệnh nhân đã làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung vẫn nghĩ mình có tử cung, kể cả tưởng tượng ra kinh nguyệt vào thời gian chính xác trong tháng. Và có một sinh viên hỏi tôi hôm trước, Họ có hội chứng tiền kinh nguyệt ảo không? (Cười) Một chuyên đề được đặt ra cho câu hỏi khoa học này, nhưng chưa được tiến hành. OK, bây giờ câu hỏi kế tiếp là, bạn học được gì từ hội chứng chi ảo bằng các thí nghiệm? Một trong những điều chúng tôi tìm ra là, khoảng phân nửa số bệnh nhân mắc chứng này cho rằng họ có thể di chuyển chi ảo đó. Nó sẽ vỗ vai anh em họ, nó sẽ trả lời điện thoại, vẫy tay tạm biệt Những cảm giác này rất sinh động và hấp dẫn. Bệnh nhân không phải bị ảo tưởng. Anh ta biết cánh tay không có ở đó, nhưng, đó là một trải nghiệm về giác quan rất thực với anh ta. Tuy nhiên, khoảng nửa số bệnh nhân không có hiện tượng này. Chi ảo, họ nói "Bác sĩ, chi ảo bị liệt. Nó co cứng một chỗ và đau không thể tả. Ước gì tôi có thể di chuyển nó, có thể sẽ bớt đau." Vậy tại sao một chi ảo lại bị liệt? Nghe như phép nghịch hợp vây. Nhưng khi chúng tôi nhìn vào bệnh án, cái chúng tôi tìm thấy là, những người với chi ảo bị liệt, cánh tay gốc bị liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên. Thần kinh chính đến cánh tay đó bị cắt, trầm trọng, ví dụ do tai nạn xe cộ Nên bệnh nhân có một cánh tay thật sự, rất đau, phải bó bột trong vài tháng hoặc một năm, sau đó trong một nỗ lực dại dột để loại bỏ sự đau đớn, bác sĩ cắt bỏ cánh tay đó, rồi bạn có một cánh tay ảo với cơn đau tương tự, đúng không? Đây là vấn đề nghiêm trọng trên lâm sàng. Người bệnh trở nên suy sụp. Vài người trong số họ tự tử, OK? Vậy làm thế nào chữa trị hội chứng này? Tại sao chúng ta lại có chi ảo bị liệt? Khi tôi nhìn vào bệnh án thì biết rằng họ đã có một cánh tay thật, dây thần kinh tới cánh tay bị cắt, cánh tay thật bị liệt, phải bó bột vài tháng trước khi phẫu thuật cắt bỏ, và cơn đau ảo vẫn tiếp tục. Tại sao lại như vậy? Khi cánh tay còn nguyên nhưng bị liệt, não gửi yêu cầu tới cánh tay, phần trước não, nói "Di chuyển," nhưng lời hồi đáp lại là "Không." Di chuyển. Không. Di chuyển. Không. Di chuyển. Không. Và nó gửi tín hiệu đến mạng lưới thần kinh của não và chúng ta gọi đó là chứng liệt có điều kiện, OK? Não học được rằng, nhờ phương pháp Hebbian liên kết đường dẫn, việc yêu cầu di chuyển cánh tay tạo ra cảm giác của một cánh tay liệt. Và sau đó khi cắt bỏ cánh tay, chứng liệt đã học được này thâm nhập vào hình dung về cơ thể và thành ảo giác của bạn, OK? Giờ làm thế nào để giúp các bệnh nhân này? Làm thế nào loại bỏ chứng liệt não đã học, để có thể giải tỏa anh ta khỏi cơn co rút đầy đau đớn của cánh tay ảo? À, nói thế này, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bây giờ bạn gửi lệnh đến bộ phận ảo, nhưng cho anh ta thấy rằng nó đang theo sự điều khiển của anh? Có thể bạn sẽ giải tỏa cơn đau ảo, sự cưỡng bức ảo. Bằng cách nào? À, bằng thực tế ảo. Những điều đó tốn hàng triệu đôla. Tôi sẽ thực hiện chỉ với 3 đôla, nhưng đừng nói với nhà tài trợ của tôi nhé. (Cười) OK? Việc cần làm là tạo một thứ mà tôi gọi là hộp kính. Một hộp các tông có một tấm gương ở giữa, và sau đó đưa bệnh nhân đầu tiên, Derek, vào trong. Anh ấy phẫu thuật cắt bỏ tay 10 năm trước. Cắt tay bị cắt bỏ, thần kinh cũng vậy và cánh tay bị liệt, bó bột trong vòng một năm, và sau đó bị cắt bỏ. Anh có tay ảo, đau đớn không thể di chuyển. Nó là một cánh tay ảo bị liệt. Nên anh ta đến đây, và tôi đưa anh ta một cái gương như thế, trong hộp, mà tôi đã gọi là hộp kính. Và bệnh nhận đặt tay trái ảo vào đó, cái tay co rút đau, bên trái tấm gương, và bàn tay bình thường bên phải tấm gương, và làm cùng tư thế, tư thế co chặt lại, và nhìn vào gương. Anh ta trải nghiệm được gì? Anh ta nhìn vào tay ảo đang được hồi sinh, vì anh đang nhìn vào ảnh phản chiếu cánh tay bình thường trong gương, và giống như là tay ảo này đã sống lại. Tôi nói "Giờ thì hãy nhìn, lúc lắc nó đi ngón tay thật của anh, hoặc cử động chúng khi đang nhìn vào gương." Anh ta có cảm giác rất sống động khi nhìn thấy cánh tay ảo di chuyển. Hiển nhiên rồi, nhưng điều ngạc nhiên là, người bệnh nói "Chúa ơi, tay ảo tôi đang cử động lại, và cơn đau, cơn co rút, giảm bớt rồi." Và hãy nhớ, bệnh nhân đầu tiên bước vào trong đó -- (Vỗ tay) -- cảm ơn. (Vỗ tay) Người bệnh đầu tiên đó, anh ta nhìn vào gương, tôi nói "Hãy nhìn vào ảnh phản chiếu của tay ảo." Bắt đầu khúc khích nói "Tôi có thể thấy." Nhưng anh không ngốc. Anh biết nó là ảo. Anh biết nó là ảnh phản chiếu của gương, nhưng là 1 trải nghiệm giác quan sống động. Tôi bảo: "Hãy cử động tay thường và tay ảo." Anh nói: "Tôi không thể. Tay ảo đau lắm." Tôi nói: "Hãy di chuyển tay thường." Anh nói: "Ôi trời, tay ảo đã cử động lại! Và cơn đau đang giảm bớt." OK? Tôi bảo: "Nhắm mắt." Anh ta nhắm mắt. "Cử động tay thường." "Nó lại bị bó chặt." "OK, mở mắt ra." "Ôi, nó lại cử đông!" Anh ta cứ như một đứa trẻ ở cửa hàng kẹo. OK, điều này chứng minh giả thuyết của tôi về chứng liệt não đã học và tầm quan trọng của hình ảnh vào thị giác nhưng tôi sẽ không nhận giải Nobel vì khiến một ai đó di chuyển chi ảo đâu. (Cười) (Vỗ tay) Nó là một khả năng hoàn toàn vô dụng. (Cười) Nhưng rồi tôi bắt đầu nhận ra, có khả năng những hội chứng liệt khác mà bạn biết trong thần kinh học, như đột quỵ, hay co rút cơ không ý thức -- có thể có một thành phần đã học về nó, mà bạn có thể vượt qua bằng công cụ đơn giản là một cái gương. Tôi bảo: "Nghe này, Derek" -- ban đầu anh ta không thể đi quanh cầm cái gương để giảm cơn đau. "Nghe này, Derek, đem nó về và luyện tập trong một hai tuần tới. Có thể sau một thời gian luyện tập, anh sẽ tách khỏi gương, loại bỏ chứng liệt, và bắt đầu cử động cánh tay liệt lần nữa, rồi được giải phóng khỏi cơn đau." Anh ta nói được, và đem nó về nhà. Tôi nói: "À, hai đô. Anh có thể lấy nó." Anh ta đem về nhà, sau hai tuần, gọi cho tôi, và nói: "Bác sĩ à, ông sẽ không tin được." "Sao thế?" Anh ta bảo: "Nó biến mất rồi." "Cái gì biến mất?" Tôi đã cho là cái hộp kính bị mất. (Cười) Anh ta nói: "Không không, là cái chi ảo đã theo tôi suốt 10 năm, nó biến mất rồi." Và tôi nói, tôi đã rất lo lắng, ơn Chúa, tôi đã thay đổi hình ảnh cơ thể của anh ta, vậy còn quan điểm nhân sinh, đạo đức, và tất cả những thứ đó? Tôi hỏi: "Derek, liệu anh có thấy phiền?" "Không, ba ngày trước, tôi đã không còn cánh tay ảo và vì thế, không còn thấy đau, thấy bó gì cả, cơn đau cánh tay, tất cả đều biến mất. Vấn đề là tôi vẫn còn các ngón tay ảo tòng teng trên vai đây này, và cái hộp của ông không với tới được." (Cười) "Vậy ông có thể thiết kế lại và đặt nó vào trán tôi, để tôi có thể loại bỏ những ngón tay ảo?" Anh ta nghĩ rằng tôi là nhà ảo thuật. Vậy tại sao lại thế? Bởi não bộ đối mặt với xung đột cảm giác dữ dội. Nó đang nhận thông tin từ thị giác là chi ảo đã trở lại. Mặt khác, không có cảm giác muốn chuyển động, các cơ gửi tín hiệu cho biết không có cánh tay nào. Và lệnh cử động cơ nói là có một cánh tay và bởi sự mâu thuẫn này, não giải quyết là không có chi ảo, không có cánh tay nào cả. Là một dạng chối bỏ, tống khứ các tín hiệu. Và khi cánh tay biến mất, thêm vào đó cơn đau cũng biến mất bởi bạn không thể có một cơn đau lơ lửng trong không trung. Nên đó là cái được thêm. Kĩ thuật này hiện áp dụng trên nhiều người bởi các nhóm khác ở Helsinki, nên nó có thể chứng minh có giá trị như phương pháp chữa đau ảo, người ta còn thử nghiệm phục hồi chức năng. Bạn thường nghĩ đột quỵ gây tổn hại đến phần xơ, và bạn chẳng thể làm gì được. Tuy nhiên, hóa ra có vài thành phần của chứng liệt đột quỵ cũng là do não học, có khả năng thành phần đó loại bỏ được nhờ sử dụng gương. Điều này đã được thử nghiệm lâm sàng, giúp ích cho rất nhiều bệnh nhân. OK, để tôi chuyển sang phần thứ ba của bài nói, về một hội chứng kỳ lạ khác gọi là giác quan thứ phát. Được phát hiện bởi Francis Galton vào thế kỷ 19. Ông là anh em họ với Charles Darwin. Ông chỉ ra rằng người nào đó trong xã hội, người hoàn toàn bình thường, có một trạng thái kỳ lạ: mỗi khi nhìn một con số, nó có màu. Năm màu lam, bảy màu vàng, tám màu lục, chín màu chàm, OK? Nhớ rằng, họ hoàn toàn bình thường ở các khía cạnh khác. Hoặc tông Đô trưởng, đôi khi âm nhạc cũng gợi lên màu sắc. Đô màu lam, Fa màu lục, tông nhạc khác thì màu vàng, phải không? Tại sao lại thế? Galton gọi: synesthesia-giác quan trộn lẫn một sự pha trộn các giác quan. Tất cả giác quan trong ta đều riêng biệt. Những người này lẫn lộn các giác quan. Tại sao lại thế? Một trong hai mặt của việc này rất hấp dẫn. Giác quan trộn lẫn di truyền gia đình, nên Galton gọi đó là cơ sở di truyền. Thứ hai, giác quan trộn lẫn là điều khiến tôi đưa ra quan điểm của mình về chủ đề chính của bài giảng, về sự sáng tạo Giác quan trộn lẫn cực kỳ phổ biến ở nghệ sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia và những người sáng tạo khác hơn là số đông dân chúng. Tại sao? Tôi sắp trả lời câu hỏi này. Câu hỏi chưa từng được giải đáp trước đây. Giác quan trộn lẫn là gì? Có nhiều giả thuyết. Một trong số đó là họ đơn giản là bị điên. Đó không hẳn là một giả thuyết khoa học nên chúng ta hãy bỏ qua. Giả thuyết khác họ là những người nghiện thuốc. Có thể đúng, vì điều đó phổ biến ở đây, hơn ở San Diego. (Cười) OK. Giả thuyết thứ ba là hãy hỏi bản thân xem cái gì đang diễn ra ở giác quan trộn lẫn Chúng tôi nhận thấy rằng vùng màu sắc và vùng con số nằm cạnh nhau trong não bộ, thuộc hồi thái dương chẩm. Nên có sự nhầm lẫn tín hiệu giữa vùng màu sắc và con số trong não. Nên khi nhìn một con số, bạn thấy màu sắc tương ứng, đó là lý do gây ra chứng giác quan trộn lẫn Giờ thì tại sao lại như vậy? Tại sao tín hiệu lại nhầm ở vài người? Có nhớ tôi nói nó di truyền trong gia đình? Bạn có gợi ý rồi đó. Có một gen dị thường, một đột biến gen gây ra đường truyền chéo bất thường này. Trong tất cả chúng ta, hóa ra chúng ta được sinh ra với mọi thứ truyền đến mọi thứ khác. Nên mỗi vùng não nối với mọi vùng khác, chúng được cắt tỉa bớt để tạo ra kiến trúc mô đun đặc trưng ở não người trưởng thành. Nếu có một gen gây ra việc cắt tỉa này và nếu gen đó biến đổi, thì việc cắt tỉa bị thiếu sót ở các vùng não lân cận. Và nếu nó giữa vùng số và màu, bạn mắc chứng giác quan đi kèm số-màu. Nếu nó giữa vùng âm và màu, bạn mắc giác quan kèm âm-màu. Càng xa càng tốt. Chuyện gì xảy ra nếu gen này có mặt mọi nơi mọi thứ kết nối chéo? Vâng, hãy nghĩ về điểm chung của nghệ sĩ, tiểu thuyết gia và nhà thơ, khả năng tư duy ẩn dụ, liên kết các ý tưởng như không liên quan, ví dụ "Đó là phía Đông, và Juliet là mặt trời." Bạn thì không cho Juliet là mặt trời, điều đó nghĩa là cô ấy là một quả cầu lửa? Đó là chuyện của môn tâm thần phân liệt, phải không? Người thường sẽ nói cô ấy ấm áp như mặt trời, Cô ấy tỏa sáng như mặt trời, rất sống động. Ngay lập tức, bạn tìm thấy mối liên kết. Giờ nếu bạn thừa nhận đường truyền chéo và các khái niệm cũng có trong các phần khác của não, thì nó sẽ tạo nên một khuynh hướng lớn hơn về tư duy ẩn dụ và sáng tạo ở những người có chứng giác quan trộn lẫn Vì vậy sự phổ biến ngẫu nhiên giác quan đi kèm nhiều hơn 8 lần giữa nhà thơ, nghệ sĩ và tiểu thuyết gia. OK, đó là cái nhìn thuộc não học của chứng giác quan trộn lẫn. Minh họa cuối, tôi có thể thêm 1 phút nữa? (Vỗ tay) OK. Tôi sẽ cho thấy tất cả các bạn đều có chứng này, nhưng chối bỏ điều đó. Đây là cái tôi gọi là chữ cái Martian. Giống bảng chữ cái của bạn vậy, A là A, B là B, C là C. Hình dạng khác nhau thì phát âm khác nhau phải không? Đây, bạn có bảng chữ cái Martian. Bạn có Kiki, có Bouba. Cái nào Kiki, cái nào Bouba? Ai nghĩ kia là Kiki và Bouba thì giơ tay? Vâng, nó một hai dạng đột biến. (Cười) Ai nghĩ đó là Bouba, là Kiki? Giơ tay nào. 99% các bạn. Bạn không biết Martian. Sao lại làm được? Vì tất cả đều đang có sự tưởng tượng một mô hình giác quan thức phát chéo, tức là bạn đang nói sự uốn cong sắc nét đó là kiki, trong vỏ não thính giác, các tế bào lông đang được kích thích -- Kiki, mô phỏng sự uốn cong hình ảnh, đột ngột của dạng răng cưa. Rất quan trọng vì điều này cho bạn biết là não bộ ở dạng nguyên thủy nó cứ như một sự ảo tưởng ngớ ngẩn, nhưng quang tử trong mắt bạn đang thực hiện những hình dạng đó, và tế bào lông trong tai đang kích thích mẫu thính giác, nhưng não có khả năng trích xuất mẫu số chung. Một hình thức nguyên thủy của sự trừu tượng và chúng ta biết nó xảy ra trong hồi thái dương chẩm của não, vì khi nó tổn thương, những người này mất khả năng tham gia vào Bouba Kiki, và cũng mất khả năng tham gia ẩn dụ. Nếu bạn hỏi anh ta: "Những thứ lấp lánh không phải vàng, nghĩa là gì?" "Là kim loại và lấp lánh chưa chắc là vàng. Mà phải đo trọng lượng riêng nữa." Họ đã hoàn toàn bỏ qua ý nghĩa ẩn dụ. Vùng này có kích cỡ lớn hơn khoảng 8 lần đặc biệt ở con người, như ở thời nguyên thủy. Có thứ rất thú vị xảy ra trong hồi góc, bởi nó là giao lộ giữa nghe, nhìn, và chạm và nó trở nên khổng lồ ở con người. Và thứ gì đó thú vị đang diễn ra. Và tôi cho đó là nền tảng khả năng độc nhất ở người như sự tưởng tượng, ẩn dụ và sáng tạo. Những câu hỏi này các triết gia đã tìm tòi suốt thiên niên kỷ, các nhà khoa học chúng tôi có thể bắt đầu bằng cách hình dung não bộ, và bằng thí nghiệm và hỏi đúng câu hỏi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin lỗi. (Cười) Tôi là một bác sĩ được đào tạo chuyên về các bệnh lây nhiễm, sau khóa huấn luyện Từ San Francisco tôi đã đến Somalia Và lời chào tạm biệt cho tôi từ Bác Sĩ trưởng khoa, khoa lây nhiễm của Bệnh viện Đa Khoa San Francisco là "Gary, quyết định này là sai lầm lớn nhất mà cậu từng mắc phải đấy" Nhưng tôi đã đến một khu tị nạn với một triệu người tị nạn cư ngụ trong 40 trại lều chúng tôi cả thảy là 6 bác sĩ Lúc đó tại nơi này có rất nhiều bệnh dịch Nhiệm vụ của tôi phần lớn là điều trị về bệnh lao phổi và sau đó chúng tôi bị tấn công bởi một cơn đại dịch tả Vậy là có sự hoành hành của bệnh lao phổi và bệnh dịch tả mà tôi phải chịu trách nhiệm ngăn chặn chúng. Và để làm được việc này, chúng tôi do thiếu nhân viên chăm sóc y tế, hiển nhiên phải tuyển dụng và đào tạo những người tị nạn thành một dạng nhân viên chăm sóc y tế mới Sau ba năm làm việc ở Somalia, Tôi được Tổ Chức Y Tế Thế Giới mời làm việc và được bổ nhiệm vào bộ phận phòng chống đại dịch AIDS Đất nước mà tôi chịu trách nhiệm chủ yếu là Uganda, nhưng tôi cũng làm việc ở Rwanda và Burundi Zaire, và bây giờ là Công Gô Tanzania, Malawi, và một vài nước khác nữa. Và nhiệm vụ cuối cùng của tôi đó là quản lý một cơ sở được gọi là Can thiệp phát triển chịu trách nhiệm trong việc thiết lập các chương trình can thiệp Sau 10 năm làm việc ở nước ngoài tôi cảm thấy kiệt sức Tôi chẳng còn chút năng lượng nào cả Tôi cứ đi từ nước này sang nước khác Tôi cảm thấy bị cô lập về mặt cảm xúc Tôi muốn trở về nhà Tôi đã chứng kiến rất nhiều cái chết đặc biệt là những cái chết do dịch bệnh và cái chết vì bệnh dịch gây ra một cảm giác rất khác Nó chứa đầy sợ hãi và hoảng loạn và tôi nghe tiếng phụ nữ rên rỉ và khóc than giữa sa mạc. Tôi chỉ muốn trở về nhà và nghỉ ngơi và có lẽ bắt đầu lại từ đầu. Tôi chẳng biết đến bất cứ vấn đề về dịch bệnh nào ở Mỹ cả. Thật ra, tôi đã không biết đến bất cứ vấn đề gì ở Mỹ. Thật đó, tôi nghiêm túc đấy Và thực lòng tôi sẽ đi thăm những người bạn của mình và nhận ra rằng họ có nguồn nước được dẫn ngay vào nhà họ Bao nhiêu người ở đây gặp phải tình huống này? (Cười) Và một vài người trong số họ, thật ra là nhiều người trong số họ, có nguồn nước được dẫn vào nhiều phòng trong nhà Và tôi biết được rằng họ sẽ dịch chuyển thiết bị điều chỉnh nhiệt nhỏ nhắn này để thay đổi nhiệt độ trong nhà khoảng một hay hai độ Và bây giờ tôi làm điều đó. Và tôi thật sự không biết nên làm gì, nhưng bạn bè tôi bắt đầu kể với tôi về những đứa trẻ dùng súng bắn vào những đứa trẻ khác Và tôi đã hỏi họ một câu hỏi, vậy mọi người đang làm gì để đối phó với việc đó? Vậy mọi người ở Mỹ đang làm gì để đối phó với điều đó? Và có hai giải thích chủ yếu hay là những ý kiến thường thấy. Một là hình phạt. Và trước kia tôi đã từng nghe về điều này. Chúng ta, những người làm việc bằng thái độ biết rằng hình phạt là thứ đã được bàn luận nhưng nó lại thường được đánh giá quá cao. Nó không phải là động cơ chính của hành vi, hay là động cơ cho sự thay đổi của hành vi. Và bên cạnh đó, nó gợi nhớ cho tôi về những bệnh dịch thời xưa những loại bệnh dịch bị hiểu sai hoàn toàn bởi vì khoa học vẫn chưa xuất hiện vào thời đó, các loại bệnh dịch lây truyền bệnh sốt phát ban hay bệnh hủi, nơi mà những ý niệm phổ biến cho rằng vì có người xấu hay những thể dịch xấu xa hay không khí không tốt và những góa phụ bị kéo lê xung quanh thành hào và tù ngục là một phần của giải pháp Một cách lí giải khác, hay, một giải pháp khác đề nghị rằng hãy sửa chữa tất cả những thứ sau: trường học, cộng đồng, nhà cửa, và gia đình tất cả mọi thứ Tôi cũng đã nghe về điều này trước đây Tôi gọi nó là giả thiết "trọn gói" hay EOE: Mọi thứ trên trái đất Nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng trong quá trình đối phó với những cách thức và vấn đề đôi lúc bạn không cần phải điều chỉnh mọi thứ Tôi có cảm giác rằng có một khỏang cách rất lớn tại đây. Chúng ta bị kẹt cứng trong bạo lực mà trên phương diện lịch sử là căn nguyên của nhiều vấn đề khác. Bệnh dịch tả đã bị chặn đứng Bệnh sốt rét đã bị chặn đứng Một chiến lược thường xuyên phải được suy tính lại Không phải là tôi đã có ý tưởng gì về nó trong đầu nhưng đó là linh cảm về những gì chúng tôi phải làm với những người lao động kiểu mới. một điều gì đó liên quan đến thay đổi hành vi và giáo dục công cộng Nhưng tôi bắt đầu đặt những câu hỏi và tìm kiếm những thứ thônng thường đã được khai thác trước đó, giống như là, những tấm bản đồ thì trông như thế nào? những biểu đồ thì trông như thế nào? dữ liệu trông như thế nào? Và những tấm bản đồ về bạo lực trên hầu hết các thành phố ở Mỹ trông như thế này đây. Nó tụ lại thành cụm Điều này đã gợi nhớ về sự co cụm mà chúng tôi đã nhìn thấy trước đó Trong những đại dịch ví dụ như dịch tả chúng ta nhìn vào những tấm bản đồ và chúng thể hiện dòng lượn sóng điển hình này dòng sóng này đè lên dòng sóng kia bởi vì tất cả những đại dịch này là tập hợp của nhiều lọai dịch bệnh Và nó cũng trông giống như những cơn dịch lây lan Và rồi chúng tôi đặt câu hỏi, Phỏng đoán nào thực sự là căn nguyên của bạo lực? Hóa ra sự phỏng đoán lớn nhất của bạo lực chính là bạo lực xảy ra trước đó Nghe giống như, trong trường hợp bệnh cúm người này lây bệnh cho người kia, hay bệnh cảm, hay nhân tố nguy cơ lớn nhất của bệnh lao là đã từng tiếp xúc với người bị lao vậy. Vậy nên chúng ta thấy rằng bạo lực, theo cách nào đó diễn ra như một bệnh dịch lây lan Dù gì chúng ta cũng nhận thức được điều này thậm chí ngay cả trong những trải nghiệm thông thường nhất hay những câu chuyện trên mặt báo về sự lây lan của bạo lực từ những vụ ẩu đả hay những cuộc chiến băng đảng hoặc những cuộc nội chiến hay những vụ diệt chủng Mặc dù vậy,vẫn có những thông tin tốt về điều này, vì có một cách để hạn chế những cơn đại dịch, và thực sự chỉ có 3 điều cần làm để hạn chế đại dịch, trước tiên là phải ngăn chặn sự lây lan, và để làm được điều này bạn cần tìm ra những ca bệnh đầu tiên, Nói cách khác, với bệnh lao phổi, bạn phải tìm ra người nào đó Đang nhiễm bệnh và sẽ lây truyền cho người khác Hợp lí không nhỉ? Và có những nhân viên đặc biệt làm việc đó Về vấn đề đặc biệt này chúng ta thiết lập những nhân viên kiểu mới Những người giống như nhân viên điều trị bệnh SARS hay nhân viên dò tìm bệnh cúm gia cầm có lẽ đã tìm ra được những ca nhiễm bệnh đầu tiên Trong trường hợp này, đó là người nào đó đang rất bực mình vì ai đó đang nhìn bạn gái anh ta hay nợ tiền anh ta, bạn có thể tìm những người này và đào tạo họ trong những hạng mục được chuyên hóa này Điều thứ hai là ngăn ngừa sự lây lan rộng hơn có nghĩa là tìm những người đã tiếp xúc với bệnh nhưng có lẽ sẽ không lây bênh ngay lúc này giống như những bệnh nhân lao nhẹ hay ai đó mới chỉ lảng vảng trong khu vực lân cận nhưng lại trong cùng một nhóm và họ cũng cần được quản lí, đặc biệt là trong những tiến trình bệnh cụ thể Phần thứ 3 đó là, chuyển dịch các quy tắc và điều đó có nghĩa là chuyển dịch họat động của cả cụm cộng đồng tu sửa, giáo dục cộng đồng và rồi bạn có được cái gọi là hệ miễn dịch nhóm. Sự kết hợp của nhiều nhân tố là cách mà đại dịch AIDS tại Uganda đã được chế ngự thành công. Điều chúng tôi quyết định làm trong năm 2000 là thành lập một phương thức bằng cách thuê những dạng nhân viên mới trở thành những người can thiệp vào bạo lực Sau đó chúng tôi đặt những nhân tố này vào trong cộng đồng vào trong một quận tệ nhất được quản lí bởi cảnh sát tại nước Mỹ thời bấy giờ. Vậy nên, những người can thiệp vào bạo lực được thuê từ cùng một nhóm có sự tín nhiệm, tin tưởng, và khả năng tiếp cận giống như những nhân viên y tế tại Somalia, nhưng được dành riêng cho hạng mục khác và được đào tạo để thuyết phục trấn tĩnh mọi người, kéo dài thời gian, tái đào đạo và sau đó một dạng nhân viên khác nhân viên tiếp cận, để giữ mọi người tuân theo liệu pháp trong vòng 6 hay 24 tháng Giống như lao phổi, nhưng mục tiêu là thay đổi hành vi Và sau đó toàn bộ hoạt động của cộng đồng nhằm thay đổi những quy tắc Thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi với kết quả là làm suy giảm 67% vụ giết chóc và nổ súng tại khu West Garfield ở Chicago (Vỗ tay) Đây cũng là điều tốt lành cho cộng đồng này đầu tiên là 50 hay 60, rồi 90 ngày sau đó, không may thay, là một vụ nổ súng trong 90 ngày tiếp theo, và những bà mẹ đang dạo chơi buổi chiều Tại những công viên mà họ chưa từng tới trước đó Mặt trời khuất bóng. Mọi người vui vẻ Nhưng, tất nhiên, những nhà tài trợ đã nói rằng,"Chờ đã" hãy làm lại nhé." Và chúng tôi phải làm theo , và may mắn là có được sự tài trợ để lập lại thử nghiệm này đây là một trong bốn cộng đồng tiếp theo đã giảm được 45% vụ nổ súng và giết chóc Từ đó, thử nghiệm này được lặp lại 20 lần Đã có những đánh giá độc lập được ủng hộ bởi Ủy ban Công Lý và CDC được thực hiện bởi Johns Hopkins cho thấy 30 đến 50% và 40~70% sự suy giảm các vụ nổ súng và giết chóc khi thực hiện phương pháp này. Thực tế, đã có 3 đánh giá độc lập về hoạt động này cho đến hiện nay. Kết quả là chúng tôi đã lôi kéo được nhiều sự chú ý kể cả việc được lên câu chuyện trang bìa của tạp chí The New York Times ấn bản Chủ Nhật. Tờ The Economist năm 2009 đã nói rằng đó là "sự tiếp cận mà sẽ trở nên nổi bật," Và thậm chí đã có một bộ phim làm về công việc của chúng tôi [Những người can thiệp] Tuy nhiên, không nhanh đến vậy đâu vì nhiều người không đồng tình với phương thức giải quyết vấn đề này Chúng tôi cũng nhận được nhiều chỉ trích nhiều sự chống đối, nhiều đối đầu Nói cách khác, ý bạn là gì, những vấn đề về sức khỏe ư? Ý bạn là gì, đại dịch ư? Ý bạn là gì, không có người xấu sao? Có một nền công nghiệp được thiếp lập để quản lí những người xấu. Bạn nghĩ gì về việc thuê những người đã có một quá khứ về bạo lực? Những người bạn làm kinh doanh của tôi nói rằng "Gary, anh đang bị chỉ trích nhiều lắm đó. Anh phải làm điều gì đó đúng đắn đi chứ." (Cười) Những người bạn nhạc sỹ của tôi bồi thêm từ "Người anh em ạ." Vậy nên dù gì thì, thêm vào đó, vấn đề này vẫn tồn tại, và chúng tôi cũng đang bị chỉ trích vì đã không đi giải quyết những vấn đề khác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có thể kiểm soát được bệnh sốt rét giảm bệnh HIV và dịch tả tại những nơi có nền kinh tế tồi tệ mà không chữa trị cho nền kinh tế Vậy nên, điều thực sự xảy ra là, Mặc dù vẫn có một vài sự chống đối những hành động này rõ ràng cũng đang lớn mạnh dần Nhiều thành phố chủ chốt tại Mỹ bao gồm New York và Baltimore và Kansas Cục y tế cũng đang thực hiện trương trình này Chicago và New Orleans, cục y tế tại đây cũng đang đóng một vai trò rất lớn về vấn đề này. Điều này cũng được ủng hộ bởi lực lượng hành pháp nhiều hơn so với những năm trước Những trung tâm và bệnh viện chuyên về chấn thương cũng đang góp phần đẩy mạnh chương trình Và hội đồng Thống Đốc Mỹ đã không chỉ tán thành cách tiếp cận mà còn về cả mô hình chi tiết này Nơi có sự cải thiện nhanh hơn là trong môi trường quốc tế với 55% sự suy giảm về bạo lực trong cộng đồng đầu tiên ở Puerto Rico, Nơi mà những can thiệp mới được bắt đầu tại Honduras Nơi mà chiến lược đang được áp dụng tại Kenya cho những cuộc bầu cử gần đây, Và tại Irag với 500 sự can thiệp Vậy nên bạo lực đang phản ứng lại như một chứng bệnh thậm chí là cả khi nó diễn ra như một chứng bệnh Vậy nên giả thiết ở đây giống như là đang được hợp thức hoá bởi giải pháp. Và gần đây, tại Viện Y tế đã công bố một bản báo cáo thực nghiệm được tập hợp từ nhiều nguồn dữ liệu bao gồm khoa học thần kinh về cách thức mà vấn đề này lây lan Tôi nghĩ đây là một tin tốt vì nó cho chúng ta một cơ hội sống sót qua khỏi "thời Trung Cổ" giai đoạn mà tôi nghĩ rằng vấn đề bạo lực xảy ra rất thường xuyên. Nó cho chúng ta một cơ hội để cân nhắc khả năng thay thế những nhà tù này bằng những sân chơi hay công viên và để cân nhắc khả năng chuyển hóa cộng đồng của mình thành cộng đồng và cho phép theo đuổi một chiến lược mới một hệ thống phương pháp mới, và các nhân viên mới: khoa học, theo cách nào đó, thay thế cho nhân cách Và tránh xa những cảm xúc là phần quan trọng nhất của giải pháp với khoa học nó còn là phần quan trọng hơn của giải pháp Vậy nên tôi không muốn đưa ra ý tưởng này chút nào Đó là vấn đề mà tôi thực sự đã muốn phá vỡ và chúng ta nhìn vào những tấm bản đồ, những biểu đồ chúng ta đặt vài câu hỏi và thử với nhiều phương tiện mà thực sự đã được sử dụng nhiều lần trước đó trong nhiều trường hợp khác. Bản thân tôi, tôi đã cố lánh xa những dịch bệnh lây truyền và tôi đã không làm được như vậy Xin cám ơn. (Vỗ tay) Thời gian rảnh rỗi của tôi ngoài Twitter tôi đã trải nghiệm một chút ít với việc kể chuyện online, thử nighệm với việc mà chúng ta có thể làm với các công cụ số mới. Trong công việc của tôi tại Twitter, tôi thực sự đã dành một chút thời gian làm việc với các tác giả cũng như những người kể chuyện, nhằm mở rộng ranh giới những thử nghiệm. Và tôi muốn nói qua một số ví dụ hiện nay về những thứ mà người ta đã làm mà tôi nghĩ là thực sự lôi cuốn bằng cách sử dụng những nhân vật linh hoạt và ẩn danh trên mạng và làm mờ ranh giới giữa hiện thực và hư cấu. Nhưng tôi muốn bắt đầu từ những năm 1930. Rất lâu trước cái gọi là Twitter, radio mang đến cho chúng ta những bản tin và kết nối hàng triệu người tại duy nhất một điểm phát sóng. Và từ những điểm phát sóng này bắt nguồn những câu chuyện Một số chúng là những câu chuyện quen thuộc. Một số là những câu chuyện mới. Và trong một thời gian chúng đã từng là những kiểu mẫu quen thuộc, nhưng rồi radio bắt đầu phát triển theo cách riêng đặc trưng của nó. Hãy nghĩ về những bản tin phát sóng trực tiếp trên radio. Kết hợp phát sóng trực tiếp với những tập truyện thường kỳ, chúng ta có được một hình thức mới. Và lý do tại sao tôi nói đến radio là vì tôi nghĩ rằng radio là một ví dụ hay về phương tiện truyền thông mới tạo nên những hình thức mới để xây dựng nên những câu chuyện mới. Và tất nhiên hôm nay, chúng ta có một loại hình truyền thông hoàn toàn mới để trải nghiệm, đó là thế giới online. Đây là bản đồ những người dùng Twiier và những kết nối giữa họ. Có hàng ngàn tới hàng ngàn người. Mỗi một điểm độc nhất trong đó là điểm phát sóng của chính nó. Chúng ta đã đi tới thế giới của rất nhiều kết nối này nơi mà truy cập vào thiết bị là cản trở duy nhất tới việc phát sóng. Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu nhìn nhận đúng hơn những hình thức mới nổi này khi mà mọi người học cách kể chuyện trong loại hình truyền thông mới Tôi thực sự tin rằng chúng ta đang ở trong một lãnh địa mở rộng lớn cho những trải niệm sáng tạo, nếu bạn muốn, mà chúng ta sẽ khám phá và bắt đầu định cư trên miền đất hoang dã này của Internet nhưng hiện nay chỉ vừa sẵn sàng để bắt đầu xây dựng những công trình trên đó, và những công trình đó chính là những hình thức mới của kể chuyện mà Internet cho phép ta sáng tạo. Tôi tin rằng việc này bắt đầu với một cuộc cách mạng của những phương pháp hiện thời. Lấy ví dụ, truyện ngắn, mọi người đang nói rằng truyện ngắn là trải nghiệm sự phục hưng của nhiều thể loại nhờ vào những người độc giả số, những thị trường số. Một nhà văn, Hugh Howey, đã thử nghiệm với những truyện ngắn trên Amazon bằng cách phát hành một câu chuyện rất ngắn gọi là "Wool." ông nói rằng thực ra ông không có ý định để "Wool" trở thành một loạt truyện, nhưng những độc giả yêu câu chuyện đầu tiên nhiều đến nỗi mà họ muốn đọc tiếp, thế nên ông viết tiếp. Ông cho ra đời "Wool 2", là một tập dài hơn tập đầu tiên chút ít, "Wool 3", thậm chí còn dài hơn nữa, rồi đỉnh điểm là "Wool 5", là một tiểu thuyết 60,000 từ. Tôi nghĩ Howey có thể làm tất cả những điều đó bởi vì ông có được sự phản hồi nhanh chóng từ hệ thống e-books. Ông có thể viết và xuất bản với những đơn đặt hàng tương đối nhanh chóng. Không có nhà trung gian nào giữa ông và độc giả. Chỉ là ông kết nối trực tiếp tới những độc giả của mình và xây dựng dựa trên sự phản hồi và lòng nhiệt tình mà họ đã dành cho ông. Vậy tổng thể cả dự án này là một thí nghiệm. Nó bắt đầu với một câu chuyện ngắn, và tôi nghĩ cuộc thí nghiệm này thực sự đã trở thành một phần trong hình thức viết sách của Howey. Và có một số thứ trong loại hình truyền thông này đã được giải phóng, đó là sự thử nghiệm là một phần của chính loại hình này. Đây là một câu chuyện ngắn của tác giả Jenifer Egan gọi là "Hộp đen". Ban đầu nó được viết riêng biệt trên Twitter. Egan đã thuyết phục tạp chí The New Yorker bắt đầu một tài khoản trên New Yorker viễn tưởng từ những gì mà họ có thể tweet tất cả những dòng bà viết. Giờ đây trên Twitter, đương nhiên, có giới hạn 140 kí tự. Egan chế nhạo điều đó bằng cách chỉ viết tay trong cuốn sổ minh họa kịch bản này, sử dụng những giới hạn không gian liên kết vật lý của những ô hình minh họa để viết ra từng dòng tweet một, và những dòng tweet đó cuối cùng đạt được số lượng mà hơn 600 trong chúng được đăng từng số bởi The New Yorker. Mỗi tối, vào 8 p.m, bạn có thể bắt được tới một câu chuyện ngắn từ tài khoản hư cấu của The New Yorker Tôi nghĩ nó khá là thú vị: một kênh văn học hư cấu thu nhỏ. Thí nghiệm ở câu chuyện của Egan, đương nhiên cũng giống mọi thứ trên Twitter, nơi đó có rất nhiều cách để trải nghiệm điều này. Bạn có thể trở lại phần này, nhưng thú vị hơn, nếu bạn xem nó trực tiếp, có một sự mong đợi được tạo nên bởi những dòng tweet thực thụ, bạn không thể kiểm soát khi nào bạn có thể đọc được nó. Đó là sự phát đi một đoạn clip thông thường, nhưng nội dung của nó vẫn đang được xây dựng, thông thường, là người đọc, bạn kiểm soát được tốc độ đọc của mình, nhưng trong trường hợp này, The New Yorker kiểm soát, và họ gửi cho bạn từng ít từng ít một, và bạn có được sự hồi hộp mong chờ cho tập kế tiếp. Một ví dụ hay cho tiểu thuyết và truyện ngắn trên Twitter, Elliot Holt là một tác giả, người viết câu chuyện có tên "Bằng chứng." Nó bắt đầu với dòng tweet: "Vào 28 tháng Mười một, 10:13 p.m., một phụ nữ được nhận dạng là Miranda Brown, số nhà 44, Brooklyn, rơi lầu chết từ sân thượng của khách sạn Manhattan." Câu chuyện bắt đầu bằng lời kể của Elliott, nhưng sau đó lời nói của Elliot mất dần, và chúng ta nghe thấy tiếng của Elsa, Margot và Simon, các nhân vật mà Elliott tạo ra trên Twitter chuyên để kể câu chuyện này, một câu chuyện từ đa góc độ dẫn tới khoảnh khắc 10h13 phút tối. khi người phụ nữ đó rơi lầu chết. Ba nhân vật này mang tới một cái nhìn tin cậy từ đa góc độ. Một nhà phê bình đã gọi câu chuyện của Elliott là "Tiểu thuyết trên Twitter đã làm đúng", bởi bà đã làm đúng. Bà sử dụng những giọng điệu bà có nhiều nhân vật và nó diễn ra trong thời gian thực. Thú vị thay, dù thế, Twitter không chỉ là một cơ chế phân phối. Mà nó còn là một cơ chế sản xuất. Sau này Elliott đã nói với tôi bà đã viết toàn bộ câu chuyện bằng hai ngón tay cái Bà đã nằm dài trên chiếc trường kỷ và chỉ qua lại giữa các nhân vật khác nhau tweet từng dòng, từng dòng một. Tôi nghĩ đó là một kiểu của sự sáng tạo tự phát của những gì nói ra từ giọng điệu của mỗi nhân vật thực sự thêm phần tin cậy cho không những bản thân nhân vật, mà còn cho loại hình văn học mà bà đã sáng tạo ra với đa góc độ trong một câu chuyện trên Twitter. Cũng như bạn bắt đầu chơi với những nhân vật online linh hoạt , bạn cảm thấy thậm chí còn thích thú hơn khi bắt đầu tương tác vơi thế giới thực. Những nhân vật như một Obama vô hình hay câu nói nổi tiếng "những tập hồ sơ đầy phụ nữ" của Mitt Romney xuất hiện suốt kỳ tranh cử năm 2012, hay thậm chí fan hâm mộ truyện giả tưởng "West Wing" trên Twitter nơi mà bạn sẽ truy cập được vào tất cả những tài khoản đó cho mỗi một nhân vật riêng biệt trong "The West Wing" bao gồm con chim đã mổ vào cửa sổ nhà Josh Lyman trong một tập. (Tiếng cười) Tất cả là sự lặp lại nhanh chóng trên một chủ đề. Họ là những người sáng tạo đang trải nghiệm với những ranh giới những gì là có thể trong hình thức truyền thông này. Bạn hãy nhìn một số thứ như "West Wing" trên Twitter, những gì bạn có là những nhân vật hư cấu đó khớp với thế giới thực tại. Họ bình luận về chính trị, họ lên tiếng chống lại những xấu xa trong Quốc hội. Hãy ghi nhớ, tất cả họ đều là những người dân chủ. Và họ khớp với thế giới thực. Họ đáp ứng với nó. Một khi bạn nhập vai một nhân vật ảo, nặc danh, gắn kết với thế giới thực, và bạn vượt quá những sự kính trọng đơn thuần hoặc nhại lại và bạn vận dụng những công cụ đó vào công việc kể một câu chuyện, đó là khi mọi thứ trở nên thực sự thú vị. Trong suốt cuộc bầu cử thị trưởng Chicago có một tài khoản nhại. Đó là Thị trưởng Emanuel. Nó cho bạn mọi thứ bạn muốn từ Rahm Emanuel, cụ thể là trong ban nói tục. Tài khoản thô lỗ này bám gót những động thái hằng ngày của cuộc đua, cung cấp lời bình như thể chính nó là người trong cuộc. Nó bắt chước tất cả lối bóng gió tự nhiên của một tài khoản nhại có chất lượng trên Twitter, nhưng sau đó nó bắt đầu trở nên kỳ quái. Nó dần chuyển từ kênh bình luận sang một thiên tiểu thuyết khoa học nhiều tuần thời gian thực trong đó nhân vật chính, Rahm Emanuel, tham gia một cách đa chiều những chuyến đi trong ngày bầu cử, những điều không thực sự xảy ra. Tôi đã xem kỹ các trang báo. Và thú vị thay, nó đã đến hồi kết. Đó là một thứ không thường xuyên xảy ra với những tài khoản nhại trên Twitter. Nó kết thúc, một kết thúc của một bài tường thuật chính hiệu. Rồi sau đó tác giả, Dan Sinker, một nhà báo, người hoàn toàn giấu tên trong suốt thời gian đó, tôi nghĩ việc này có rất nhiều ý nghĩa với anh để chuyển nó thành sách, bởi cuối cùng nó là một hình thức tường thuật, và tôi nghĩ rằng chuyển nó thành sách biểu trưng cho một điều rằng anh đã sáng tạo ra một cái gì đó mới mẻ cần thiết để được chuyển đổi lại về những hình thức trước đó. Một trong những ví dụ tâm đắc của tôi về những điều đang xảy ra trên Twitter ngay bây giờ, thực ra đó là một chương trình vô cùng ngớ ngẩn Crimer Show. Crimer Show kể câu chuyện của một siêu tội phạm và một thám tử đen đủi đối mặt với nhau trong tình huống oái ăm này, cùng với những ẩn dụ của một chương trình TV. Tác giả của Crimer Show đã nói rằng nó là sự nhại lại một kiểu chương trình phổ biến tại Anh nhưng có điều, nó kỳ quái. Và tất cả mọi lúc Crimer tên siêu tội phạm, làm mọi thứ trên TV đó. Hắn luôn luôn cởi chiếc kính đen hoặc quay mặt vào camera, nhưng những thứ đó chỉ xảy ra trên chữ viết. Tôi nghĩ việc mượn tất cả những phép ẩn dụ đó từ ti vi và thêm nữa việc giới thiệu mỗi Crimer Show như một tập phim, đánh vần E-P-P-A-S-O-D, "eppasod," phát sóng theo từng tập thực sự, nó đã tạo ra một điều mới mẻ. Có một tập mới của Crimer Show trên Twitter gẩn như là mỗi ngày, và chúng được hoàn thành bằng cách đó. Tôi nghĩ đó một thử nghiệm thú vị. Một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ vừa được tạo ra ở đây bằng cách nhại lại một số thứ trên TV. Tôi nghĩ rằng trong thể loại kể chuyện hiện thực thời gian thực, cũng có nhiều ví dụ thực sự thú vị. RealTimeWWII là một tài khoản tư liệu về những gì diễn ra 60 năm trước trong mức độ chi tiết hiếm có, cứ như thể bạn đang đọc tin tức hàng ngày ngay ở thời xa xưa. Tác giả Teju Cole đã thực hiện nhiều thử nghiệm với việc dùng những phá cách văn học vào những sự kiện tin tức. Trong tình huống đặc biệt này, ông ấy đang nói về chiến cơ oanh tạc. Tôi nghĩ trong cả hai ví dụ trên, bạn đang bắt đầu nhìn thấy cách người ta kể chuyện với nội dung hiện thực mà có thể được xây dựng trong hai kiểu mới của kể chuyện hư cấu. Vậy với kể chuyện thời gian thực, việc làm mờ ranh giới giữa hiện thực và hư cấu, thế giới thực và thế giới số, cá tính linh hoạt, ẩn danh, đó là tất cả những công cụ mà chúng ta có thể tiếp cận, và tôi nghĩ rằng chúng chỉ là những khối vật liệu. Chúng là những bits mà điện tử chúng ta sử dụng để xây dựng những công trình, những kết cấu và rồi trở thành nơi định cư của chúng ta trên thế giới rộng mở đó cho những trải nghiệm sáng tạo. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) "Cho tôi tự do hay cho tôi cái chết." Khi Patrick Henry, thống đốc Virginia, thốt lên những lời này vào năm 1775, ông không bao giờ ngờ rằng câu nói này còn vang dội đến những thế hệ người Mỹ sau này. Lúc đó, những lời này được dành để chống lại người Anh, nhưng trong 200 năm qua, chúng đã thể hiện được điều mà người phương Tây hằng tin tưởng, rằng không có gì quý hơn tự do và rằng hệ thống chính trị và kinh tế tốt nhất gắn liền với tự do. Ai có thể trách họ cơ chứ ? Suốt hàng trăm năm nay, sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân chủ tự do và chủ nghĩa cá nhân tư bản đã thúc đẩy Mỹ và các nước phương Tây phát triển kinh tế vươn đến tầm cao mới . Hàng trăm năm qua ở Mỹ, thu nhập đã tăng gấp 30 lần, và hàng trăm ngàn người đã thoát khỏi đói nghèo. Sự khéo léo và sáng tạo của người Mỹ thúc đẩy công nghiệp hóa tạo ra và xây dựng những thứ như thiết bị gia dụng tủ lạnh và ti vi, xe ô tô, thậm chí là điện thoại di động. Không có gì bất ngờ khi mà ở sâu cùng của khủng hoảng chủ nghĩa tư bản, Tổng thống Obama đã nói, "Câu hỏi cho chúng ta không phải là liệu thị trường có phải là nguồn lượng tốt. Không có gì sánh với sức mạnh tạo ra của cải và mở rộng tự do của nó" Vì vậy, cũng dễ hiểu khi biết rằng có một giả định ăn sâu vào đầu óc phương Tây rằng cả thế giới sẽ áp dụng chủ nghĩa tư bản tư nhân như là mô hình tăng trưởng kinh tế, dân chủ tự do, và sẽ tiếp tục ưu tiên quyền chính trị lên trên quyền kinh tế. Tuy nhiên, với người dân tại các thị trường mới nổi, đây là một ảo tưởng và mặc dù Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế được ký kết vào năm 1948, đã được nhất trí thông qua, những gì nó đã làm là che dấu sự phân ly giữa các nước phát triển và đang phát triển, những niềm tin mang tính tư tưởng giữa quyền chính trị và kinh tế. Sự phân ly này ngày một rộng hơn. Ngày nay, người dân tại các thị trường mới nổi, chiếm 90 phần trăm dân số thế giới, tin rằng ám ảnh của phương Tây về quyền chính trị là "trật quẻ" điều thực sự quan trọng là việc cung cấp thực phẩm, chỗ ở, giáo dục và dịch vụ sức khỏe. "Cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết" chỉ tốt khi bạn có đủ khả năng chi trả. Khi sống với ít hơn một đô la/ngày, bạn bận rộn xoay sở chu cấp cho gia đình hơn là dạo quanh thành phố tuyên truyền và bảo vệ nền dân chủ. Tôi biết nhiều người trong phòng và trên toàn thế giới sẽ nghĩ "Vâng, trên thực tế, điều này là khó nắm bắt" bởi vì riêng tư bản tư nhân và dân chủ tự do được giữ cho bất khả xâm phạm. Nhưng tôi hỏi bạn hôm nay, bạn sẽ làm gì nếu phải chọn ? Giả sử bạn phải chọn giữa mái nhà trên đầu và quyền bỏ phiếu ? Trong 10 năm qua, tôi đã đi đến hơn 60 quốc gia, nhiều trong số đó là các thị trường mới nổi, ở châu Mỹ Latin, châu Á, và cả châu Phi của tôi. Tôi đã gặp gỡ tổng thống, những người chống đối, những nhà hoạch định, luật sư, giáo viên, bác sĩ và cả người bình thường trên phố, qua các cuộc hội thoại, tôi cảm nhận rõ ràng hơn rằng nhiều người ở các thị trường mới nổi tin rằng thực sự có sự phân chia giữa những gì mọi người tin về mặt tư tưởng vào chính trị và kinh tế ở phương Tây và điều mà họ tin vào phần còn lại của thế giới. Đừng hiểu sai ý của tôi. Tôi không nói rằng họ không hiểu về nền dân chủ, cũng không nói rằng họ sẽ không chọn Chủ tịch nước hoặc lãnh đạo theo lý tưởng. Tất nhiên họ sẽ làm như thế. Tuy nhiên, tôi đang nói về sự cân bằng, họ lo lắng hơn về những cải thiện trong đời sống và cách mà chính phủ của họ sẽ tạo ra chúng hơn là việc chính phủ có được bầu chọn một cách dân chủ hay không. Thực tế là điều này đã trở thành một câu hỏi nhức nhối vì lần đầu tiên trong một thời gian dài có một thách thức thật sự cho hệ thống tư tưởng phương Tây về chính trị và kinh tế, một hệ thống được đại diện bởi Trung Quốc. Thay vì một chế độ tư bản tư nhân, họ đã có một chế độ tư bản quốc gia Thay vì theo chế độ dân chủ tự do, họ đã không ưu tiên hệ thống dân chủ Họ quyết định ưu tiên quyền kinh tế hơn là quyền chính trị. Hôm nay, tôi sẽ cho các bạn thấy rằng hệ thống này tại Trung Quốc tập hợp động lực từ người dân tại thị trường mới nổi là một mẫu hình để theo đuổi, bởi vì họ ngày càng tin rằng đó là một hệ thống hứa hẹn những cải thiện về mức sống tốt nhất và nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất. Nếu các bạn cho phép, tôi sẽ dành vài phút để giải thích trước hết tại sao trên khía cạnh kinh tế họ lại tin tưởng vào điều này . Trước hết là do tình hình kinh tế của Trung Quốc trong 30 năm qua. Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế vượt bậc đưa nhiều người dân thoát khỏi đói nghèo, chính xác là giảm hẳn nghèo đói bằng cách đưa hơn 300 triệu người thoát khỏi bần cùng. Không chỉ ở phương diện kinh tế, mà còn trên phương diện mức sống. Trước đây ở Trung Quốc, 28% dân số được phổ cập trung học. Ngày nay, con số này lên đến gần 82%. Nhìn chung, sự cải thiện kinh tế là khá lớn. Thứ hai, Trung Quốc đã cải thiện sự bất bình đẳng trong thu nhập mà không phải thay đổi hệ thống chính trị. Ngày nay, Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu. Họ có hệ thống chính trị khác nhau và hệ thống kinh tế khác nhau, một với chủ nghĩa tư bản tư nhân, một với chủ nghĩa tư bản quốc gia. Tuy nhiên, hai quốc gia này có hệ số GINI về bình đăng thu nhập giống hệt nhau. Điều đáng nói hơn là bình đẳng thu nhập của Trung Quốc càng được cải thiện thời gian gần đây, trong khi đó ở Mỹ con số này giảm dần. Thứ ba, người dân tại các thị trường mới nổi xem Trung Quốc là một sự triển khai cơ sở hạ tầng huyền thoại và đáng kinh ngạc. Không chỉ về việc Trung Quốc xây dựng đường giao thông cảng và đường sắt trên chính đất nước họ. Trung Quốc còn có thể xây dựng 85.000 km mạng lưới đường bộ vượt qua cả mạng lưới đường tại Mỹ ngay cả khi bạn nhìn vào những nơi như châu Phi, Trung Quốc đã có thể giúp rút ngắn khoảng 9.000 dặm khoảng cách giữa thị trấn Cape tới Cairo, bằng ba lần khoảng cách từ New York đến California. Đây là chính là thứ mà ta có thể nhìn thấy và nói đến. Chẳng bất ngờ gì khi trong một khảo sát Pew 2007, người dân châu Phi tại 10 quốc gia nghĩ rằng Trung Quốc đã làm những điều tuyệt vời để cải thiện cuộc sống một mức đáng kể lên đến 98%. Cuối cùng, Trung Quốc cũng cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề xa xưa của xã hội mà thế giới phải đối mặt. Khi du lịch đến thành phố Mogadishu, Mexico hoặc Mumbai, bạn có thể nhận thấy cơ sở hạ tầng và kho bãi dột nát tiếp tục là chướng ngại cho việc phân phối thuốc và dịch vụ sức khỏe tới những khu vực nông thôn. Tuy nhiên, qua mạng lưới các doanh nghiệp nhà nước, người Trung Quốc đã có thể đi vào khu vực nông thôn, bằng cách sử dụng các công ty này để cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe. Thưa quý vị, chẳng có gì ngạc nhiên khi toàn thế giới nhìn vào những gì Trung quốc đang làm và nói "Tôi thích điều đó. Tôi muốn điều đó. những điều mà Trung Quốc đang làm. Đó là một hệ thống có hiệu quả." Tôi ở đây để nói với các bạn rằng có rất nhiều thay đổi đang diễn ra xung quanh những gì Trung Quốc đang làm trên lập trường dân chủ. Có một nghi ngờ dấy lên trong tại thị trường mới nổi, khi người ta giờ tin rằng hệ dân chủ không còn được xem như là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, các nước như Đài Loan, Singapore, Chile chứ không chỉ Trung Quốc, đã chỉ ra rằng trên thực tế, tăng trưởng kinh tế mới là điều kiện tiên quyết cho hệ dân chủ. Trong một nghiên cứu gần đây, bằng chứng cho thấy thu nhập là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của hệ dân chủ. rằng nếu thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.000 đô la một năm, nền dân chủ sẽ kéo dài được 8 năm rưỡi. Nếu thu nhập đầu người của bạn khoảng 2.000 đến 4.000 đô la một năm, nền dân chủ sẽ kéo dài 33 năm. chỉ khi thu nhập bình quân đầu người trên 6.000 đô la một năm dù thế nào chăng nữa vẫn sẽ có nền dân chủ. Điều này cho ta biết rằng, đầu tiên cần thiết lập một tầng lớp trung lưu có ảnh hưởng đến chính phủ. Nó cũng nói với ta rằng ta nên lo lắng về việc đi khắp thế giới và thích ứng với nền dân chủ, bởi cuối cùng ta đang chịu rủi ro về một nền dân chủ không tự do, nền dân chủ mà ở khía cạnh nào đó có thể tồi tệ hơn cả chế độ độc tài Chứng cứ về nền dân chủ không tự do khá là đáng thất vọng. Tổ chức Freedom House nhận thấy rằng dù 50% các nước trên thế giới ngày nay theo đuổi chủ nghĩa dân chủ, 70% trong số đó là phi tự do không có tự do ngôn luận hay tự do khởi xướng phong trào. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy từ một nghiên cứu mà Freedom House công bố năm ngoái về sự tiêu giảm tự do trong suốt bảy năm qua. Điều này có nghĩa là với những người quan tâm về chủ nghĩa dân chủ tự do như tôi, ta phải tìm một cách bền vững hơn để đảm bảo hình thức dân chủ bền vững theo một cách tự do, và thứ đó bắt nguồn từ kinh tế. Điều đó cũng nói rằng Trung Quốc tiến lên nền kinh tế lớn nhất thế giới, đìều mà chuyên gia dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2016, sự phân ly giữa tư tưởng về mặt chính trị và kinh tế ở phương Tây và phần còn lại của thế giới sẽ ngày càng nở rộng. Thế giới lúc đó sẽ như thế nào ? Có thể có nhiều hơn can thiệp của chính phủ và chủ nghĩa tư bản quốc gia; chủ nghĩa bảo vệ lớn mạnh hơn; nhưng như tôi đã đề cập vài phút trước, có cả sự suy giảm quyền chính trị và quyền cá nhân. Câu hỏi còn lại là nhìn chung, các nước phương Tây nên làm gì? Tôi đưa ra cho họ hai lựa chọn cạnh tranh hoặc hợp tác. Nếu chọn cạnh tranh với Trung Quốc, kết quả là đi khắp thế giới cố gắng thúc đẩy chủ nghĩa tư bản cá nhân và dân chủ tự do, điều này về cơ bản là đi ngược chiều gió, đó cũng sẽ là lập trường tự nhiên mà các nước phương Tây sẽ chọn bởi đó là cách đối đầu với mô hình không ưu tiên dân chủ và chủ nghĩa tư bản quốc gia của Trung Quốc. Thực tế là, Quyết định cạnh tranh, sẽ tạo ra sự phân ly lớn hơn. Một lựa chọn khác là hợp tác, ý tôi muốn nói là cho các quốc gia mới nổi sự linh hoạt để tìm ra hệ thống chính trị và kinh tế tốt nhất cho họ. Tôi chắc vài người trong phòng sẽ nghĩ, điều này giống như đầu hàng Trung Quốc, đó là một cách, hay nói cách khác, là các nước phương Tây nhượng bộ. Nếu Mỹ và châu Âu muốn giữ nguyên tầm ảnh hưởng toàn cầu, họ cần xem xét hợp tác ngắn hạn để cạnh tranh, bằng cách đó, có thể tập trung hơn vào phát triển kinh tế nhằm tạo ra tầng lớp trung lưu để hỗ trợ chính phủ và tạo ra nền dân chủ mà chúng ta thực sự muốn. Thay vì đi khắp thế giới hô hào cho các quốc gia liên quan với Trung Quốc, phương Tây nên khuyến khích các doanh nghiệp giao dịch và đầu tư vào những vùng này. Thay vì chỉ trích hành vi xấu của Trung Quốc, ta nên chỉ ra hệ thống chính trị và kinh tế của họ xuất sắc như thế nào. Thay vì nhồi nhét sự dân chủ trên khắp thế giới, có lẽ phương Tây nên thoát khỏi lịch sử của chính mình ghi nhớ rằng cần rất nhiều kiên nhẫn để phát triển được mô hình và hệ thống ngày hôm nay. Thật vậy, Tòa án tối cao Stephen Breyer nhắc nhở chúng ta rằng nước Mỹ phải mất gần 170 năm từ khi Hiến pháp được viết ra để đem lại quyền bình đẳng tại Mỹ. Một số người cho rằng ngày nay vẫn không có bình đẳng. Có những nhóm người sẽ tranh luận rằng họ không còn quyền bình đẳng theo pháp luật. trên hết, chính mô hình của phương Tây đã nói lên tất cả. Đó là mô hình đặt thức ăn lên bàn là tủ lạnh là đưa người lên mặt trăng. Nhưng thực tế là, mặc dù người ta ngày xưa đã từng chỉ vào phương Tây và nói "Tôi muốn điều đó, tôi thích điều đó" giờ thì chính Trung Quốc lại ngồi vào vị trí đó. Giờ đây, các thế hệ nhìn vào Trung Quốc và nói, "Trung Quốc có thể tạo ra cơ sở hạ tầng, tạo tăng trưởng kinh tế, Chúng tôi thích điều này." Bởi vì rút cục thì câu hỏi trước mắt, và câu hỏi cho 7 tỷ người trên hành tinh này là làm thế nào tạo ra sự thịnh vượng ? Những người quan tâm sẽ xoay mô hình chính trị và kinh tế một cách rất lý trí tới đến những mô hình đảm bảo rằng họ có thể có mức sống tốt hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tôi muốn các bạn khi rời khỏi đây hôm nay, mang theo một thông điệp rất cá nhân, điều mà tôi tin tưởng rằng chúng ta nên hành động như một cá nhân và hãy cởi mở với sự thật rằng những hy vọng và giấc mơ của chúng ta về thịnh vượng cho người dân trên khắp thế giới, giảm đói nghèo cho hàng trăm triệu người, phải dựa trên một tư duy cởi mở, bởi vì hệ thống này có cả những điều tốt và xấu. Để minh họa, tôi đã tìm lại kỉ yếu Đó là tôi. Awwwww. (Tiếng cười) Tôi sinh ra ở Zambia năm 1969. Thời đó, người da đen không được có giấy khai sinh, bộ luật đó chỉ được thay đổi vào năm 1973. Đây là một bản tuyên thệ từ chính phủ Zambia. Tôi mang thứ này đến để chỉ ra rằng trong 40 năm, tôi đã đi từ vị trí không có quyền công dân đến chỗ này đây trước các khản giả của TED chia sẻ về quan điểm của chính mình. Theo cách này, ta có thể gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể giảm nghèo đói một cách có ý nghĩa. Ngoài ra, còn cần phải xem xét những giả định và phê phán mà chúng ta đã lớn lên cùng với chúng về chủ nghĩa dân chủ, tư bản cá nhân về thứ tạo nên phát triển kinh tế giảm đói nghèo và đem lại tự do. Ta có thể phải xé toang sách vở và bắt đầu xem xét những lựa chọn khác thật sự rộng mở để tìm kiếm sự thật. Trên hết, là để thay đổi thế giới biến nó thành một nơi tốt đẹp hơn. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một kỹ sư quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị, trước đây là người hoạt động vì nghệ thuật, được đào tạo về kiến trúc và lịch sử nghệ thuật, và hôm nay tôi không muốn nói với các bạn về thiết kế mà về nước Mỹ và cách để người Mỹ trở nên tiết kiệm hơn, để người Mỹ trở nên khoẻ mạnh hơn, và cách để người Mỹ có thể thích nghi tốt hơn với môi trường. Tôi biết đây là một diễn đàn toàn cầu, nhưng tôi nghĩ tôi cần phải nói về nước Mỹ vì lịch sử đã chỉ ra rằng, tại một số nơi, không phải tất cả mọi nơi, những ý tưởng của người Mỹ đã bị chiếm dụng, bị sao chép, theo hướng tích cực hay tiêu cực, trên toàn thế giới. Và ý tưởng tệ hại nhất mà chúng ta từng nghĩ ra, là việc "bò" ra vùng ngoại ô. Ý tưởng này đã bị sao chép tại rất nhiều nơi như ta đã thấy. Khi nhắc đến việc "bò" ra vùng ngoại ô, tôi muốn nói về sự tái cơ cấu cảnh quan và việc hình thành nên cảnh quan xung quanh nhu cầu sử dụng xe ô tô, và việc xe ô tô - một phương tiện di chuyển chủ động nay đã trở thành một thiết bị phát khí thải, tiêu tốn thời gian và đe doạ đến tính mạng Đó là thiết bị rất nhiều người trong chúng ta cần dùng, thực ra là hầu hết người Mỹ, cần, nó cho những hoạt động thường ngày Và có một sự lựa chọn khác. Bạn biết đấy, chúng ta nói rằng, một nửa dân số thế giới sống trong thành phố. Ở Mỹ, việc sống ở thành phố, đối với nhiều người, ngày nào họ còn sống trong thành phố thì ngày đó họ còn bị lệ thuộc vào chiếc xe hơi. Và những gì tôi làm là khiến cho những thành phố của chúng ta có nhiều không gian hơn để đi bộ. Nhưng tôi không thể đưa ra những tranh cãi về mặt thiết kế mà sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng như những tranh cãi mà tôi đã rút ra được từ các nhà kinh tế học, nhà dịch tễ học, và các nhà bảo vệ môi trường. Vì vậy sau đây là 3 luận điểm mà tôi sẽ chỉ ra một cách ngắn gọn ngày hôm nay. Tôi lớn lên vào thập niên 70, khi ấy một gia đình người Mỹ điển hình dành ra 1 phần 10 thu nhập cho phương tiện vận chuyển. Kể từ lúc đó, số lượng các con đường ở Mỹ tăng gấp đôi và giờ chúng ta dành ra 1 phần 5 thu nhập của ta cho việc di chuyển. Những gia đình có việc làm, được định nghĩa là những gia đình có thu nhập vào khoảng 20,000 đến 50,000 đô la một năm ở Mỹ đang dành ra ngày càng nhiều tiền cho việc di chuyển hơn là cho nhà cửa, hơn một chút, chính vì hiện tượng gọi là "lái hết mức có thể," mà họ tìm nhà xa hơn và xa hơn và xa hơn nữa so với trung tâm thành phố và so với công việc của họ, để rồi họ bắt buộc phải dành ra 2, 3 tiếng, 4 tiếng một ngày chỉ để di chuyển. Và đây là những khu dân cư, ví dụ như, ở thung lũng Trung tâm tại California mà không bị ảnh hưởng khi bong bóng bất động sản vỡ tung nhưng khi giá xăng tăng; họ bị suy kiệt. Trên thực tế, có rất nhiều cộng đồng vắng-một-nửa như các bạn thấy ngày nay. Hãy tưởng tượng bạn đầu tư tất cả để vay mua nhà, rồi nhà mất giá, và bạn phải trả gấp hai lần chi phí đi lại hiện tại. Như vậy chúng ta biết tác động của nó đến xã hội và tất cả những công việc thêm chúng ta phải làm để duy trì xe hơi của chúng ta. Chuyện gì sẽ xảy ra khi một thành phố quyết định rằng nó sẽ đặt ra những ưu tiên khác? Và ví dụ tốt nhất mà chúng ta có ở đây ở nước Mỹ này có lẽ là Portland, Oregon. Portland đã đưa ra hàng loạt các quyết định vào thập niên 70 mà bắt đầu làm nó trở nên khác biệt so với hầu hết tất cả các thành phố khác ở Mỹ. Trong khi hầu hết các thành phố khác đang phát triển theo hướng mở rộng để cho xe hơi để "bò" ra vào, thì họ tạo lập nên giới hạn phát triển đô thị. Trong khi hầu hết các thành phố khác đang chỉ trích nặng nề đường xá của họ, gỡ bỏ các bãi gửi xe song song và cây cối để giải toả áp lực giao thông, họ đã tạo lập một chương trình đường xá nhỏ gọn. Và trong khi hầu hết các thành phố khác đang đầu tư để xây thêm đường xá và thêm đường cao tốc, họ thực ra đã đầu tư vào việc đạp xe và đi bộ. Và họ đã chi 60 triệu đô la để xây hạ tầng cho xe đạp, xem ra có vẻ khá tốn kém, nhưng nó được chi trả trong vòng 30 năm, như vậy 2 triệu đô la một năm--không nhiều lắm-- và nửa giá tiền của nút giao thông cỏ bốn lá mà họ quyết định tái xây dựng trong thành phố. Những thay đổi này và hơn thế nữa đã thay đổi cách người Portland sống, và số dặm mà họ đi được trong một ngày, lượng mà một người lái, thực ra đạt đỉnh năm 1996, đã giảm xuống kể từ lúc đó, và giờ thì họ lái ít hơn 20% so với phần còn lại của cả nước. Một công dân Portland điển hình lái giảm đi bốn dặm, và ngắn đi 11 phút một ngày so với trước đây. Nhà kinh tế Joe Cortright đã làm phép toán và ông ấy phát hiện ra rằng bốn dặm đó cộng thêm 11 phút làm nên 3,5% tổng thu nhập của vùng. Như vậy nếu họ không chi số tiền đó cho đi lại -- và nhân tiện, 85% số tiền chúng ta chi cho việc lái xe thất thoát khỏi nền kinh tế địa phương -- nếu họ không chi số tiền đó cho việc lái xe, thì họ chi tiền vào cái gì? Portland có tiếng là nơi có nhiều mái nhà nhất tính theo bình quân đầu người, nhiều nhà sách tư nhân nhất tính theo bình quân đầu người, nhiều câu lạc bộ thoát y nhất tính theo bình quân đầu người. Đây là những phóng đại, những phóng đại nhẹ của một sự thật cơ bản, đó là người Portland chi cho việc giải trí nhiều hơn cả so với toàn nước Mỹ. Thực ra, người Oregon chi cho đồ uống có cồn nhiều hơn hầu hết các bang khác, điều này có thể tốt hoặc xấu, nhưng điều đó làm bạn cảm thấy vui mừng vì họ lái xe ít đi. (Cười) Nhưng thực ra, họ đang chi hầu hết số tiền vào nhà của họ, và đầu tư tư gia là về khoản đầu tư địa phương mà bạn có thể đạt được. Nhưng còn có một câu chuyện hoàn toàn khác về Portland, nó không thuộc phép tính này, đó là những người trẻ, được giáo dục đã chuyển về Portland hàng loạt, để rồi giữa hai cuộc điều tra dân số, dân số Portland tăng 50% ở nhóm đã tốt nghiệp đại học hằng năm, nghĩa là gấp năm lần so với những gì bạn chứng kiến bất cứ nơi nào khác trong cả nước, hay, tôi có thể nói,của bình quân quốc gia. Như vậy một mặt, một thành phố tiết kiệm tiền cho cư dân của nó bằng cách có nhiều nơi để đi bộ và đi xe đạp hơn, nhưng mặt khác, nó cũng là một loại thành phố lý tưởng mà mọi người muốn sống ngày nay. Vì vậy chiến lược kinh tế tốt nhất mà bạn có với một thành phố không phải là cách thức cũ kỹ cố gắng thu hút các tập đoàn và cố gắng có một cụm công nghệ sinh học hay một cụm y học, hay một cụm không gian, mà là trở thành một nơi mà mọi người muốn sống trong đó. Và hàng nghìn năm, chắc chắn rồi, những cỗ máy kinh doanh này, 64% trong số này đầu tiên quyết định nơi họ muốn sống, sau đó họ chuyển đến đó, và họ tìm việc, họ sẽ đến thành phố của bạn. Việc tranh cãi về sức khoẻ mới là thứ đáng sợ, và có thể bạn đã nghe về một phần của cuộc tranh cãi này trước đây rồi. Một lần nữa, quay trở về thập niên 70, đã có rất nhiều thay đổi, ở thập niên 70, cứ 10 người thì có 1 người bị béo phì. Hiện nay cứ 3 người thì có 1 người bị béo phì, và hai phần ba dân số bị quá cân. 25% nam thanh niên và 40% nữ thanh niên bị quá cân nên không thể nhập ngũ. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, toàn bộ một phần ba số trẻ em được sinh ra sau năm 2000 sẽ bị béo phì. Chúng ta có thế hệ trẻ em đầu tiên của nước Mỹ thế hệ này được dự đoán là sẽ sống không lâu bằng bố mẹ mình. Tôi tin rằng khủng hoảng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Mỹ mà chúng ta đã đều nghe đến là khủng hoảng do quy hoạch đô thị, và rằng thiết kế thành phố của chúng ta cần được chỉnh sửa Vì chúng ta đã bàn luận nhiều về chế đô ăn uống, và chúng ta biết rằng ăn kiêng ảnh hưởng đến cân nặng, và cân nặng tất nhiên ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu bàn luận về sự thụ động, và sự thụ động đã ảnh hưởng đến cảnh quan, sự thụ động bắt nguồn từ sự thật rằng chúng ta sống trong cái nơi mà không còn những thứ như một chuyến đi bộ hữu ích, đang làm cân nặng chúng ta tăng dần. Và chúng ta cuối cùng đã có những nghiên cứu, một nghiên cứu ở Anh có tên "Tật ham ăn và sự chây lười" đã làm cho cân nặng đối nghịch với chế độ ăn uống và làm cho cân nặng đối nghịch với sự thụ động, và tìm đến mối tương quan cao hơn, mạnh mẽ hơn giữa hai cái sau. Giáo sư James Levine, trong trường hợp này, gọi một cách khéo léo là phòng khám Mayo đã đưa cho đối tượng nghiên cứu những đồ lót bằng điện, giữ cho chế độ ăn uống của họ ổn định , và rồi bắt đầu bơm ca-lo vào. Một số người tăng cân, một số người thì không. Trong khi mong đợi những quá trình trao đổi chất hay yếu tố DNA, họ đã rất sốc khi biết được rằng sự khác biệt duy nhất giữa các đối tượng mà họ có thể hiểu được là liệu họ có vận động nhiều hay ít, và rằng thực ra những người tăng cân trung bình, ngồi 2 tiếng một ngày nhiều hơn so với số không tăng cân. Vì vậy chúng ta có những nghiên cứu đã ràng buộc cân nặng với sự thụ động, nhưng hơn hết chúng ta hiện đã có những nghiên cứu ràng buộc cân nặng với nơi ta sống. Bạn có đang sống tại thành phố dễ đi bộ hay bạn đang sống ở thành phố không dễ đi bộ, hay bạn đang sống trong thành phố nào? Ở San Diego, họ dùng Điểm Đi bộ -- Điểm Đi bộ xếp hạng mọi địa chỉ ở Mỹ và sớm thì trên toàn thế giới theo nghĩa nó dễ đi bộ như thế nào -- họ dùng Điểm Đi bộ để thiết kế những khu phố dễ đi bộ và những khu phố ít dễ đi bộ hơn. Đoán xem? Nếu bạn sống trong khu phố dễ đi bộ, 35% bạn sẽ bị quá cân. Nếu bạn sống trong khu phố không dễ đi bộ bằng, 60% bạn sẽ bị quá cân. Như vậy chúng ta đã thực hiên hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác chúng ràng buộc nơi bạn sống với sức khoẻ của bạn, đặc biệt là ở Mỹ, khủng hoảng về sức khoẻ lớn nhất chúng ta đang đối mặt là cái này bắt nguồn từ sự thụ động do môi trường sống. Và tôi đã học được một từ mới tuần trước. Họ gọi những khu phố này là "béo phì năng lượng." Có thể tôi không đọc đúng, nhưng chắc bạn hiểu được ẩn ý. Bây giờ đó chỉ là một điều, tất nhiên. Điểm lại nhanh, chúng ta có đại dịch hen suyễn ở đất nước này. Có lẽ bạn chưa từng nghĩ nhiều về nó. Mỗi ngày có 14 người Mỹ tử vong vì hen suyễn, gấp ba lần so với thập niên 90, và phần lớn nó bắt nguồn từ khí thải xe hơi. Ô nhiễm ở Mỹ không bắt nguồn từ các nhà máy nữa, mà nó bắt nguồn từ các ống bô, và số người lái xe trong thành phố của bạn, thuế tính trên dặm đường đi của bạn, là một dự đoán tốt về vấn đề hen suyễn tại thành phố của bạn. Và rồi cuối cùng, về nghĩa lái xe, có một vấn đề về kẻ giết người đơn độc lớn nhất đối với những thanh niên khoẻ mạnh, và kẻ giết người kinh khủng nhất là những vụ tai nạn xe hơi. Và chúng ta đánh giá thấp tai nạn xe hơi. Chúng ta đoán nó là một rủi ro tất yếu của việc đi lại. Nhưng trong thực tế, tại Mỹ, 12 người trong số 100.000 tử vong mỗi năm do tai nạn xe hơi. Chúng ta đang khá an toàn ở đây. Nhưng, đoán xem? Ở Anh, con số đó là bảy trên 100.000. Đó là Nhật bản, nó là bốn trên 100.000. Bạn có biết nơi mà nó là ba trên 100.000? Thành phố New York. San Francisco, cũng vậy. Portland, cũng vậy. Vậy là thành phố khiến chúng ta an toàn hơn nếu chúng ta lái xe ít đi? Tulsa: 14 trong số 100.000. Orlando: 20 trong số 100.000. Không phải là do bạn ở thành phố hay không, mà là thành phố của bạn được thiết kế như thế nào? Nó được thiết kế cho ô tô hay cho con người? Bởi vì nếu thành phố của bạn được thiết kế cho những chiếc ô tô, điều đó rất có lợi cho việc chúng va vào nhau. Đó là một phần của một cuộc tranh luận lớn hơn về sức khỏe. Cuối cùng, luận điềm về môi trường rất hấp dẫn, bởi vì các nhà môi trường đổi ý rất nhanh khoảng 10 năm trước đây. Phong trào môi trường tại Mỹ trong lịch sử đã là một phong trào chống thành phố từ Jefferson. "Thành phố độc hại cho sức khỏe, cho tự do, cho đạo đức của con người. Nếu chúng ta tiếp tục dồn đống về thành phố, như cách họ làm ở châu Âu, chúng ta sẽ sụp đổ như ở châu Âu và dẫn đến việc đấu đá lẫn nhau như họ làm ở đó." Ông rõ ràng có một óc hài hước. Và sau đó là phong trào môi trường người Mỹ đã là một phong trào phong trào đồng quê cổ điển. Để gần gũi với môi trường, chúng ta di chuyển ra vùng ngoại ô, chúng ta hòa mình với thiên nhiên, chúng ta xây dựng những vùng ngoại ô. Nhưng, tất nhiên, chúng ta đã nhìn thấy điều đó có tác dụng như thế nào. Bản đồ lượng thải cacbon của Mỹ, nơi các khí CO2 được phát ra, trong nhiều năm chỉ làm cho tranh luận này trở nên gắt gao hơn Nếu bạn nhìn vào bất kỳ bản đồ cacbon nào, bởi vì chúng ta đánh dấu mỗi dặm vuông bất kỳ bản đồ cacbon của Hoa Kỳ, nó trông giống như một bầu trời đêm qua ảnh vệ tinh của Hoa Kỳ, nóng nhất trong thành phố, mát trong vùng ngoại ô, tối tăm, yên bình ở vùng nông thôn. Cho đến khi một số nhà kinh tế nói, bạn đã biết, đó có phải cách đúng để đo CO2? Có rất nhiều người dân ở đất nước này tại bất kỳ thời điểm nào, và chúng ta có thể chọn để sống ở nơi chúng ta có tác động ít hơn. Và họ nói rằng, chúng ta hãy đo khí CO 2 mỗi hộ gia đình, và khi họ đã làm điều đó, các bản đồ lộn ngược, mát nhất ở trung tâm thành phố, ấm hơn ở các vùng ngoại ô, và màu đỏ nóng trong những khu dân cư cao cấp ở ngoại thành những khu dân cư "lái hết mức có thể" . Chỉ một sự thay đổi cơ bản, và giờ bạn có những nhà môi trường học và kinh tế học như Ed Glaeser nói ta chúng ta là giống loài phá hoại. Nếu bạn yêu thích thiên nhiên, điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh xa nó ra, di chuyển đến một thành phố, càng đông đúc thì càng tốt, và các thành phố đông đúc hơn như Manhattan là thành phố thực hiện tốt nhất. Vì vậy Manhattanite trung bình tiêu thụ xăng ở mức phần còn lại của đất nước đã không nhìn thấy từ thập niên '20, tiêu thụ một nửa số điện của Dallas. Nhưng tất nhiên, chúng ta có thể làm tốt hơn. Các thành phố Canada, họ tiêu thụ một nửa xăng dầu của các thành phố Mỹ. Các thành phố châu Âu tiêu thụ càng ngày càng ít đi một nửa. Vì vậy, rõ ràng là, chúng ta có thể làm tốt hơn, và chúng ta muốn làm tốt hơn, và chúng ta đang cố gắng để trở nên "xanh" hơn. Luận điểm cuối cùng của tôi trong chủ đề này là Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang cố gắng để "xanh" theo cách không đúng, và tôi là một trong những người tin rằng sự tập trung vào các tiện ích, vào thiết bị-- Những gì tôi có thể thêm vào nhà tôi, Tôi có thể thêm vào những gì tôi đã có để làm cho lối sống của tôi bền vững hơn? -- là ý tưởng chủ đề cho cuộc thảo luận này. Vì vậy tôi cũng không ngoại lệ với điều này. Vợ tôi và tôi đã xây dựng một ngôi nhà mới trên một lô đất bị bỏ trống ở Washington, D.C., và chúng tôi đã cố gắng hết sức để mua sạch các kệ hàng của cửa hàng phát triển bền vững. Chúng tôi đã có hệ thống năng lượng mặt trời quang điện, máy nước nóng năng lượng mặt trời, bồn cầu giật đôi, Những tấm sàn bằng tre Một bản ghi đốt của bếp công nghệ cao của Đức rõ ràng, người ta, góp phần làm giảm khí carbon thải ra không khí hơn so với việc để nó tự phân hủy trong rừng. Nhưng tất cả những tiến bộ này-- Đó là những gì họ nói trong cuốn sách quảng cáo. (Tiếng cười) Tất cả những sáng kiến cùng nhau đóng góp một phần nhỏ của những gì chúng ta đóng góp bằng cách sống trong một khu phố có thể đi bộ được ba tòa nhà từ một tàu điện ngầm ở trung tâm của một thành phố. Chúng tôi đã thay đổi tất cả những bóng đèn thành loại tiết kiệm năng lượng và bạn nên làm điều tương tự, nhưng thay đổi tất cả các bóng đèn của bạn thành loại tiết kiệm năng lượng chỉ tiết kiệm năng lượng trong một năm bằng với việc chuyển đến một thành phố nà có thể đi bộ được cả tuần. Và chúng tôi không muốn tranh luận điều này. Chính trị gia và các nhà tiếp thị đang sợ rằng việc quảng bá "xanh" là "một lựa chọn phong cách sống". Bạn không muốn nói với người Mỹ, không được đâu, rằng họ phải thay đổi lối sống của họ. Nhưng nếu lối sống là về chất lượng cuộc sống và có lẽ là về một điều rằng tất cả chúng ta sẽ tận hưởng tốt hơn một điều gì đó sẽ là tốt hơn so với những gì chúng ta có lúc này đây? Vâng, tiêu chuẩn vàng của bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống, Được gọi là các cuộc khảo sát Mercer. Bạn có thể đã nghe nói về nó. Họ xếp hạng hàng trăm quốc gia trên toàn cầu theo tiêu chí 10 mà họ tin rằng thêm với chất lượng của cuộc sống: y tế, kinh tế, giáo dục, nhà ở, bạn biết rồi đấy. Còn 6 tiêu chí nữa. Ngắn gọn. (Tiếng cười) Và rất thú vị khi thấy rằng thành phố Mỹ được xếp hạng cao nhất, Honolulu, số 28, theo sau vẫn như thường lệ là các đối tượng như Seattle và Boston và tất cả các thành phố có thể đi bộ được. Các thành phố lái xe trong vành đai mặt trời, Các thành phố ở Dallases và các Phoenixes và, xin lỗi, Atlanta, Các thành phố này không được xuất hiện trong danh sách. Nhưng những thành phố nào đang thực hiện tốt hơn? Các thành phố Canada như Vancouver, nơi một lần nữa, họ vẫn đang đốt một nửa nhiên liệu. Nhưng chiến thành vẫn thuộc về những thành phố nói tiếng Đức, như Dusseldorf hoặc Vienna, nơi họ đang đốt, một lần nữa, chỉ một nửa lượng nhiên liệu. Và bạn nhìn thấy sự sắp xếp này, sự sắp xếp kỳ lạ này. Đang ngày một trở nên bền vững hơn Điều gì tạo nên một cuộc sống chất lượng hơn cho bạn? Tôi sẽ nói rằng điều làm cho bạn trở nên bền vững hơn chính là điều cho bạn chất lượng cuộc sống cao hơn và điều đó là sống trong một khu phố có thể đi bộ được. Như vậy bền vững, bao gồm sự giàu có của chúng ta và sức khỏe của chúng ta có thể không phải là chức năng trực tiếp trong sự bền vững. Nhưng đặc biệt là ở đây ở Mỹ, chúng ta đang gây ô nhiễm rất nhiều bởi vì chúng ta đang ném đi thời gian của chúng ta và tiền bạc của chúng ta và cuộc sống của chúng ta trên đường cao tốc, và hai vấn đề này có một giải pháp tương tự, cái mà khiến những thành phố của chúng ta dễ dàng cho việc đi bộ hơn. Làm như vậy không phải là dễ, nhưng có thể được thực hiện, nó đã được thực hiện, và nó đang được thực hiện bây giờ không chỉ ở một vài thành phố, mà là trên khắp thế giới và ở nước ta. Tôi cảm thấy được an ủi khi nghe điều này từ Winston Churchill, người đã nghĩ rằng: "Những người Mỹ có thể được trông cậy để làm đúng một khi họ đã cạn kiệt các lựa chọn thay thế." (Tiếng cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Là con người, bản chất của chúng ta là muốn nâng cao sức khỏe và giảm thiểu nỗi đau. Bất cứ điều gì cuộc sống mang đến cho chúng ta dù là bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh tim hay ngay cả gãy xương, chúng ta đều muốn nỗ lực và khỏe mạnh hơn. HIện nay, tôi là trưởng phòng thí nghiệm và tôi yêu thích cách con người sử dụng nguyên vật liệu theo nhiều cách sáng tạo trong cơ thể theo thời gian. Lấy vỏ xà cừ màu xanh xinh đẹp này làm ví dụ. Nó từng được người Maya sử dụng để làm răng giả. Chúng ta không rõ vì sao họ làm thế. Nó cứng. Nó bền. Nhưng nó cũng có thuộc tính tốt đẹp khác. Thực tế khi họ đặt nó vào xương hàm, nó có thể tích hợp vào trong hàm, và chúng ta hiện nay biết rằng với công nghệ mô phỏng phức tạp một phần của sự tích hợp đó đến từ thực tế những vật liệu này được thiết kế theo một cách riêng, chất hóa học tốt, có kiểu dáng đẹp. Và theo tôi, có nhiều cách chúng ta có thể nghĩ đến việc sử dụng vỏ xà cừ xanh và người Maya như một ứng dụng thực tiễn đầu tiên của công nghệ Bluetooth. (Cười) Nhưng nếu ta bước đi và ngẫm nghĩ xuyên suốt lịch sử cách mà con người sử dụng nguyên liệu khác nhau trong cơ thể thường xuyên đó là bác sĩ những con người rất sáng tạo. Họ lấy từ vỏ xà cừ làm nhiều thứ. Một trong những ví dụ yêu thích của tôi là về ông Harold Ridley, một bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng hay ít nhất đã trở thành một bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng Trong suốt Thế Chiến thứ 2, những gì ông thấy là các phi công trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ và ông nhận thấy trong mắt họ có nhiều mảnh vụn vỡ của vật khác nằm trong mắt họ, nhưng điều thú vị ở chỗ những vật này không gây ra bất cứ viêm sưng nào cả. Vì thế ông tìm hiểu về điều này và nhận ra thực sự vật đó là những mảnh nhựa vụn của vòm chiếc phi cơ Spitfires. Và điều này đã dẫn ông đến việc đề xuất nguyên liệu này như một nguyên liệu mới cho mắt kính. Nó gọi là PMMA, và ngày nay nó được hàng ngàn người sử dụng mỗi năm và giúp phòng bệnh đục thủy tinh thể Và tôi nghĩ đó thực sự là một ví dụ điển hình, bởi vì nó gợi nhớ về những ngày đầu con người chọn các nguyên liệu với tiêu chí chúng là nguyên liệu trơ (lành tính). Mục đích là thực hiện chức năng cơ học. Bạn sẽ đặt nó vào cơ thể và sẽ không gặp phản ứng phụ. Và cái tôi muốn chỉ cho bạn là trong ngành y dược tái tạo chúng ta thực sự chuyển đổi từ ý tưởng dùng vật liệu sinh học trơ. Chúng ta trực tiếp tìm kiếm các vật liệu có hoạt tính sinh hoạt, tương tác với cơ thể con người, và hơn nữa chúng ta có thể cấy vào trong cơ thể, chúng sẽ thực hiện chức năng của mình, và sau đó chúng sẽ tan biến theo thời gian Sơ đồ này sẽ chỉ cho bạn thấy điều mà chúng tôi nghĩ đến như là một phương pháp kỹ thuật mô điển hình. Ở đó chúng tôi lấy các tế bào, chủ yếu từ bệnh nhân. Chúng ta có thể đặt chúng vào 1 vật liệu và có thể thực hiện với vật liệu phức tạp nếu muốn chúng ta cũng có thể nuôi lớn nó trong phòng thí nghiệm hoặc cấy trực tiếp vào cơ thể người bệnh. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả phòng thí nghiệm của chúng tôi. Nhưng một trong những điều quan trọng khi chúng ta nghĩ về các tế bào gốc hiển nhiên rằng các tế bào gốc có thể khác nhau, và chúng sẽ trở thành những tế bào khác biệt vì thế chúng ta muốn đảm bảo rằng môi trường mà chúng ta đưa chúng vào phải đủ thông tin để chúng có thể trở thành đúng loại mô chuyên dụng. Và nếu chúng ta nghĩ về các loại mô khác nhau mà con người đang tìm kiếm khả năng tái tạo khắp nơi trên thế giới, trong tất cả các phòng thí nghiệm có vô vàn các loại mô mà bạn có thể nghĩ tới. và thực tế cấu trúc của các mô đó hoàn toàn khác nhau, và phụ thuộc vào bệnh tình của người bệnh trong các điều kiện khác nhau, cũng như phụ thuộc vào cách mà bạn tái tạo mô và bạn cần suy xét cẩn thận về các vật liệu sẽ được sử dụng, cũng như suy xét đến hóa sinh, cơ học và nhiều thuộc tính khác nữa. Các mô của chúng ta có các khả năng tái tạo chúng ta hãy xem Prometheus tội nghiệp người đã có một lựa chọn khá khó khăn và đã bị thần Hy Lạp trừng phạt. Anh bị cột vào một tảng đá, và đại bàng bay đến ăn lá gan của anh mỗi ngày Nhưng hiển nhiên lá gan của anh sẽ tái sinh hàng ngày. và như thế ngày qua ngày anh bị các vị thần trừng phạt cho đến muôn đời. Gan sẽ tái sinh theo cách tuyệt vời này, nhưng thực tế đối với các loại mô khác, như sụn chẳng hạn, ngay cả với vết cắt nhỏ nhất, bạn sẽ nhận ra rằng thật khó để tái tạo sụn của mình. Vì thế tái tạo sẽ rất khác nhau giữa mô này với mô kia. Xem nào, xương cũng nằm trong số đấy, đây là một trong những mô chính chúng tôi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Và xương rất giỏi chữa lành. Nó phải là thế. Có thể chúng ta bị gãy xương ở nơi này hay nơi khác. Và một trong những cách mà bạn có thể nghĩ đến để hồi phục xương gãy là phương thức này, được gọi là ghép xương chậu. Và việc bác sĩ phẫu thuật làm là lấy một ít xương ở xương chậu ở đây này, và cấy vào nơi khác trong cơ thể Nó thực sự rất hiệu quả, vì đó là xương của chính bạn. nó có mạch máu có nghĩa là nó có nguồn cung cấp máu dồi dào Nhưng vấn đề là dù bạn lấy bao nhiêu khi bạn thực hiện ca mổ bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn tại vùng mổ lên đến 2 năm sau ca phẫu thuật. Vì thế điều chúng tôi nghĩ đến xương có nhu cầu phục hồi rất lớn nhưng phương pháp dùng xương chậu còn nhiều hạn chế có thể chúng ta tái tạo quá trình sinh sản của xương trong cơ thể theo nhu cầu và có thể cấy ghép mà không để lại di chứng đau đớn như khi ghép xương chậu? Và đây là việc chúng tôi làm, cách làm dựa trên phương pháp kỹ thuật mô điển hình nhưng thực sự suy nghĩ về nó theo những cách khác nhau. Chúng tôi đã đơn giản hoá nó rất nhiều, như thế chúng tôi loại bỏ được nhiều bước. Chúng tôi không cần các tế bào lấy từ bệnh nhân, chúng tôi bỏ qua việc đưa chúng vào các phản ứng hóa học màu mè chúng tôi bỏ qua việc lắp giàn giáo trong phòng thí nghiệm Và cái chúng tôi thực sự chú trọng là hệ thống vật liệu và cách làm cho chúng trở nên đơn giản nhưng vì từng sử dụng nó một cách khéo léo chúng tôi có thể tạo ra một số lượng lớn xương bằng phương pháp này. Vì thế chúng tôi đã sử dụng cơ thể như chất xúc tác để giúp con người sản sinh ra nhiều xương mới. Và chúng tôi gọi phương pháp đó là phản ứng sinh học trong cơ thể, và chúng tôi có thể tạo ra một số lượng lớn xương nhờ phương pháp này Tôi sẽ chia sẻ với các bạn điều này. Những gì chúng tôi làm là, ở loài người có một lớp tế bào gốc ở bên ngoài xương dài Lớp đó gọi là màng xương Lớp màng này thông thường được bao bọc chặt chẽ với xương bên trong và nó có tế bào gốc trong đó. Những tế bào gốc đó thực sự quan trọng trong phôi thai trong giai đoạn phát triển. và chúng bừng tỉnh nếu bạn có gãy xương để giúp bạn sửa chữa xương. Vì vậy, chúng tôi dùng lớp màng xương đó và phát triển một phương pháp tiêm bên dưới nó một chất lỏng, trong vòng 30 giây, sẽ chuyển thành một chất gien cứng và thực sự có thể nhấc màng xương ra khỏi xương. Do đó, về bản chất, nó tạo ra một lỗ hổng nhân tạo đó là ngay bên cạnh xương nhưng cũng làm dày lớp tế bào gốc. Và chúng tôi đi qua một đường rạch trong lỗ kim để không tế bào nào trong cơ thể có thể lọt vào và những gì xảy ra là lỗ hổng phản ứng sinh học đó có thể dẫn đến sự gia tăng của các tế bào gốc sau đó, và chúng có thể tạo ra nhiều tế bào mới, và sau đó theo thời gian, bạn có thể thu hoạch mô đó rồi sử dụng nó ở nơi khác trong cơ thể. Đây là một bước ngoặt lịch sử những gì chúng ta nhìn nhận khi chúng tôi làm điều đó, và về cơ bản những gì chúng ta thấy là một số lượng xương rất lớn. Vì vậy, trong ảnh này, bạn có thể thấy đầu gối, các tủy xương, sau đó, bạn có thể thấy xương gốc, và bạn có thể nhìn thấy chỗ xương gốc kết thúc, và chỉ để còn lại đó là xương mới nó phát triển trong khoang phản ứng sinh học đó, và thực sự bạn có thể làm cho nó rộng hơn Và ranh giới mà bạn thấy giữa xương gốc và xương mới như là một điểm yếu rất nhỏ, vì vậy bác sĩ phẫu thuật có thể dùng phương pháp này có thể thu được xương mới, và màng xương có thể phát triển trở lại, quay trở lại với cái chân trong cùng một loại môi trường Giả sử bạn không phẫu thuật trên nó trong lần đầu tiên. Vì vậy, khả năng đau đớn hậu phẫu là rất nhỏ so với phương pháp ghép xương chậu. Và bạn có thể nuôi lớn nhiều lượng xương lớn khác nhau tùy thuộc vào liều lượng gel bạn cho vào, Vì vậy, đó thực sự là một loại yêu cầu về thủ tục. Bây giờ, tại thời điểm thực hiện công việc này chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tậm của báo chí, bởi vì nó thực sự là một phương pháp hay để tạo ra xương mới, và chúng tôi nhận được rất nhiều liên hệ từ những người khác nhau quan tâm đến phương pháp này. Và tôi sẽ chỉ cho bạn biết, đôi khi những người liên hệ đến rất lạ lùng, hơi bất ngờ, và thú vị nhất, nói như thế này đi, tôi đã nhận được liên hệ từ một nhóm các cầu thủ bóng đá Mỹ tất cả họ muốn có hộp sọ dày gấp đôi trên đầu mình. Và vì có những mối liên hệ kiểu này và dĩ nhiên, là người Anh và cũng lớn lên ở Pháp, Tôi có xu hướng không giữ ý tứ, vì thế tôi đã phải giải thích cho họ một cách rất lịch sự rằng trong trường hợp cụ thể của họ, có lẽ không có nhiều thứ lắm để bảo vệ lúc ban đầu. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vì vậy, đây là phương pháp của chúng tôi, và nó là những vật liệu đơn giản, nhưng chúng tôi đã nghĩ về nó một cách cẩn thận. Và thực sự chúng ta biết rằng những tế bào này trong cơ thể, trong phôi thai, khi chúng phát triển có thể tạo thành một loại mô khác, sụn, và vì thế chúng tôi phát triển một gien hơi khác so với trong tự nhiên và một chất hóa học khác đi một chút, đặt nó ở đó, và chúng ta có thể có được 100 phần trăm sụn thay thế. Và cách tiếp cận này thực sự hiệu quả, tôi nghĩ vậy về thủ tục chuẩn bị kế hoạch, nhưng có gì đó bạn phải lên kế hoạch trước. Như vậy, đối với các ca phẫu thuật, chắc chắn có một nhu cầu về các phương pháp dựa trên lắp đặt giàn giáo khác. Và khi nghĩ về thiết kế những giàn giáo khác, trên thực tế, bạn cần một đội ngũ đa ngành. Và do đó nhóm của chúng tôi có nhà hóa học, nhà sinh học tế bào, bác sĩ phẫu thuật, thậm chí nhà vật lý, và tất cả mọi người đến với nhau và chúng tôi suy nghĩ nhiều về việc thiết kế các vật liệu. Nhưng chúng tôi muốn làm cho họ có đầy đủ thông tin rằng chúng tôi có thể có các tế bào để làm những gì mình muốn, nhưng không quá phức tạp như gây khó khăn khi đến phòng khám. Và như vậy là một trong những điều chúng tôi suy nghĩ về rất nhiều cố gắng để hiểu cấu trúc của các mô trong cơ thể. Và vì vậy, nếu chúng ta nghĩ đến xương, dĩ nhiên là mô yêu thích của tôi, chúng tôi phóng to, chúng ta có thể thấy, ngay cả khi bạn không biết bất cứ điều gì về cấu trúc xương, nó được cơ cấu đẹp, thực sự đẹp. Chúng ta có rất nhiều các mạch máu ở đó. Và nếu phóng to một lần nữa, chúng ta thấy rằng các tế bào thực sự được bao quanh bởi một ma trận 3D sợi nano , và chúng cung cấp rất nhiều thông tin cho các tế bào. Và nếu phóng to một lần nữa, trên thực tế, trong trường hợp của xương, ma trận quanh các tế bào được tổ chức một cách đẹp đẽ ở quy mô nano, và nó là một vật liệu pha đó là một phần hữu cơ, một phần vô cơ. Và điều đó dẫn tới một trường tổng thể, thực sự, nhìn vào vật liệu đang phát triển có loại cấu trúc lai. Và do đó, tôi đưa ra hai ví dụ ở đây chúng tôi đã làm một số vật liệu có loại cấu trúc kiểu đó, và bạn thực sự có thể thay đổi nó. Bạn có thể thấy ở đây một thứ mềm ướt và bây giờ một vật liệu một loại vật liệu lai nhưng đúng thật có tính bền đáng kể và nó không còn giòn. Và một vật liệu vô cơ thường sẽ thực sự giòn, và bạn sẽ không thể có được sức mạnh và độ bền trong nó. Một điều khác mà tôi muốn nói qua nhiều giàn giáo mà chúng ta thì xốp, và chúng phải thế, bởi vì bạn muốn các mạch máu phát triển bên trong đó. Nhưng các lỗ chân lông đôi khi lớn hơn các tế bào, và như vậy mặc dù nó là 3D, Với các tế bào, nó mang lại nhiều lợi ích hơn là một bề mặt cong, và hơi phi tự nhiên một chút Và như vậy, một trong những điều bạn có thể nghĩ đến việc thực hiện là làm giàn giáo với kích thước hơi khác nhau có thể bao quanh các tế bào trong 3D và cung cấp cho chúng nhiều thông tin hơn Và có rất nhiều công việc xảy ra trong các khu vực này. Bây giờ, cuối cùng, tôi chỉ muốn nói một chút về việc áp dụng nó cho bệnh tim mạch, vì đây là một vấn đề y học thực hành quan trọng Và một trong những điều mà chúng ta biết là, thật không may, nếu bạn lên cơn đau tim, sau đó, mô đó có thể bắt đầu chết, và hệ quả có lẽ sẽ không tốt theo thời gian. Và nó sẽ thực sự tuyệt vời, nếu chúng ta có thể ngăn chặn mô chết đó hoặc giúp nó tái sinh. Và có rất nhiều thử nghiệm tế bào gốc đang diễn ra trên toàn thế giới, và họ sử dụng nhiều loại tế bào khác nhau, nhưng một trong những chủ đề phổ biến dường như sắp xảy ra rằng trên thực tế, rất thường, những tế bào sẽ chết một khi bạn đã cấy ghép chúng. Và bạn có thể cấy vào tim hoặc vào hệ thống máu, nhưng dù bằng cách nào đi nữa, chúng tôi dường như không thể có được đúng số lượng tế bào nhận được vào vị trí mà chúng ta muốn và có thể cung cấp sự tái tạo tế bào mà chúng ta muốn có thu được kết quả lâm sàng tốt. Và vì vậy, một số trong những điều mà chúng tôi đang nghĩ đến, và nhiều người khác trong lĩnh vực cũng đang nghĩ đến đang thực sự phát triển vật liệu cho điều đó. Nhưng có một sự khác biệt ở đây. Chúng tôi vẫn cần hóa học, chúng tôi vẫn cần cơ học, chúng tôi vẫn thực sự cần một họa đồ gây chú ý và chúng tôi vẫn cần những cách hay để bảo vệ các tế bào. Nhưng bây giờ, các tế bào cũng có lẽ hơi giống một vật liệu sẽ có thể dẫn điện vì chúng tự nó sẽ phản ứng rất tốt và sẽ phát đi các tín hiệu giữa chúng với nhau. Bạn có thể nhìn thấy chúng ngay bây giờ đánh bại toàn bộ các vật liệu này, và đó là một sự phát triển rất, rất thú vị điều đó đang xảy ra. Vì vậy, để tóm gọn , tôi đã muốn thực sự nói rằng có thể làm việc trong này loại lĩnh vực này, tất cả chúng ta làm việc trong lĩnh vực này đó không những là ngành khoa học siêu thú vị duy nhất, mà còn có tiềm năng ảnh hưởng đến bệnh nhân, Dù ảnh hưởng đó là nhỏ hay lớn đó vẫn thực sự là một đặc ân tuyệt vời. Và do đó, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã rất may mắn được làm việc với nhiều kiến trúc sư vĩ đại của thế giới, quay phim tư liệu những công việc của họ và chứng kiến những thiết kế của họ có khả năng ảnh hưởng đến thành phố nơi chúng tọa lạc. Tôi nghĩ về những thành phố mới như Dubai hoặc những thành phố cổ kính như Rome với viện bảo tàng MAXXI phi thường của Zaha Hadid hay ngay đây tại New York với công viên High Line, thành phố đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự phát triển của nó. Nhưng điều tôi thấy thực sự thú vị đó là những gì xảy đến sau khi kiến trúc sư và nhà quy hoạch đã rời đi và những nơi ấy bị con người chiếm lấy, như ở Chandigarh, Ấn Độ, toàn bộ thành phố đã được thiết kế bởi kiến trúc sư Le Corbusier. Nhưng 60 năm sau đó, người ta sử dụng thành phố bằng những cách thức khác hẳn với những gì được thiết kế ban đầu, như ở đây,bạn có thể thấy những người này đang ngồi trên khung cửa sổ của một hội trường. Nhưng suốt tiến trình vài năm, Tôi đã làm tư liệu về tòa nhà CCTV của Rem Koolhaas tại Bắc Kinh và sân vận động olympic tại đó thiết kế bởi các kiến trúc sư Herzog và de Meuron. Tại những công trường quy mô lớn đó ở Trung Quốc, bạn thấy những lều ở tạm nơi các công nhân sống trong suốt thời gian xây dựng tòa nhà. Vì công trình mất nhiều năm để xây dựng, công nhân cuối cùng đã hình thành một thành phố dã chiến tạm thời, đặt gần ngay sát với công trình kiến trúc phức tạp mà họ đang xây dựng. Suốt bảy năm qua, tôi đã theo đuổi niềm đam mê của mình với môi trường xây dựng, và đối với những người biết tôi, bạn có thể sẽ nói rằng niềm đam mê này đã khiến tôi sống nay đây mai đó 365 ngày một năm. Luôn luôn di chuyển có nghĩa rằng đôi khi tôi có thể bắt gặp những khoảnh khắc khó dự đoán nhất của cuộc sống, như ở đây tại New York cái ngày sau ngày cơn bão Sandy tàn phá thành phố. Chỉ mới ba năm trước, lần đầu tiên tôi tới Caracas, Venezuela, trong lúc bay trên thành phố, tôi chợt sửng sốt bởi những khu ổ chuột lan rộng tới mỗi ngóc ngách của thành phố, một nơi mà gần 70 phần trăm dân cư sống trong các khu ổ chuột, mà theo nghĩa đen đúng là che phủ khắp mọi nơi. Trong một cuộc hội thoại với những kiến trúc sư địa phương của UrbanThink Tank, Tôi được biết về Torre David, một tòa nhà văn phòng 45 tầng tọa lạc ngay trung tâm Caracas. Tòa nhà vẫn trong quá trình xây dựng khi nền kinh tế Venezuela sụp đổ và nhà phát triển qua đời vào những năm đầu thập niên 90. Khoảng tám năm trước, mọi người bắt đầu di chuyển vào tòa tháp bỏ hoang và bắt đầu xây dựng ngôi nhà riêng của họ trong tòa tháp dang dở đó. Chỉ có duy nhất một lối vào tòa nhà, và có đến 3000 cư dân ra vào qua cánh cửa độc nhất đó. Cùng với nhau, những dân cư tạo nên những không gian công cộng và thiết kế để chúng tạo cảm giác như một ngôi nhà hơn là một tòa tháp dang dở. Tại hành lang, họ sơn tường và trồng cây. Họ còn làm một sân chơi bóng rổ. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy nhiều lỗ hổng lớn nơi các thang máy và các dịch vụ được thiết kế để chạy xuyên qua. Trong tòa tháp này, mọi người đã nghĩ đến đủ các phương pháp để đáp ứng lại nhiều nhu cầu của cuộc sống trong một tòa tháp dở dang. Không có thang máy, một tòa tháp 45 tầng thang bộ. được thiết kế bằng những cách vô cùng đặc biệt bởi nhóm người này những người chưa từng qua một trường lớp đào tạo nào về kiến trúc hay thiết kế. Và mỗi cư dân đều tìm cách riêng của họ để thích ứng, tòa tháp trở thành một thành phố sống, một nơi nhộn nhịp với những với các thành phần kinh tế vi mô và kinh doanh nhỏ. Những cư dân đầy sáng tạo, trong một khoảnh khắc, đã tìm thấy cơ hội trong những tình thế khó đoán nhất như bãi đỗ xe kế bên, đã được cải tạo thành một tuyến đường cho taxi để chở dân cư lên những con dốc nhằm làm giảm thiểu đoạn thang bộ lên các căn hộ. Một chuyến đi bộ xuyên tòa tháp cho thấy làm thế nào những cư dân ở đây đã nghĩ ra cách tạo những bức tường, cách làm thông gió, làm tường kính trong suốt, lưu thông xuyên suốt tòa tháp, cơ bản là tạo ra một ngôi nhà hoàn toàn thích nghi với những điều kiện của vị trí. Khi một cư dân mới chuyển vào sống trong tòa tháp, họ vốn đã có mái che trên đầu, nên họ chỉ cần đánh dấu vị trí của mình bằng một vài bức màn. Dần dần, từ những vận liệu tìm thấy, những bức tường mọc lên và người ta tạo không gian từ bất cứ đồ vật hay vật liệu nào. Thật ấn tượng khi xem những thiết kế mà họ làm nên, giống như khi mọi thứ được làm ra từ những viên gạch đỏ, một số cư dân sẽ che phủ những gạch đỏ đó bằng những lớp giấy dán tường mẫu gạch đỏ chỉ để khiến nó như đã hoàn thiện tuyệt đối. Những cư dân thực sự đã xây nên những ngôi nhà này bằng chính đôi tay của họ, và sự lao động vì tình yêu này là một niềm hãnh diện lớn của nhiều gia đình sống trong tòa tháp này. Họ đã làm nên những điều tốt nhất trong điều kiện của họ, và cố tạo nên những không gian trông đẹp mắt và thân mật, hoặc ít nhất những điều tốt nhất mà họ có thể vươn tới. Khắp nơi trong tòa tháp, bạn có thể bắt gặp tất cả các loại dịch vụ, như cắt tóc, nhà máy nhỏ, và mỗi tầng có một cửa hàng tạp phẩm nhỏ hoặc một shop. Thậm chí bạn còn tìm thấy một nhà thờ. Trên tầng 30 có một phòng gym nơi tất cả các quả tạ đều được làm nên từ những bánh ròng rọc bỏ lại từ những thang máy không bao giờ được lắp đặt. Từ bên ngoài, đằng sau khung cảnh luôn thay đổi này bạn thấy cách những rầm bê tông tạo nên một khung xương vững chắc để cư dân tạo ra những ngôi nhà của riêng họ trong một cách thức trực giác và có tổ chức đáp ứng trực tiếp những gì họ cần, Bây giờ hãy đến với Châu Phi, tới Nigeria, tới một cộng đồng gọi là Makoko, một khu ổ chuột nơi khoảng 150 000 người sống chỉ một mét trên mặt sông Lagos Lagoon. Dù nó có vẻ là một nơi vô cùng lộn xộn nhưng khi nhìn nó từ trên cao, bạn sẽ thấy có một mạng lưới các mương nước và kênh đào kết nối mỗi một ngôi nhà. Từ vũng chính, mọi người di chuyển trên những chiếc xuồng gỗ dài tới nhiều ngôi nhà và cửa hiệu trên một vùng rộng lớn. Khi sống trên mặt nước, rõ ràng là con người phải hoàn toàn thích nghi với cách sống vô cùng riêng biệt này. Thậm chí những chiếc xuồng cũng trở thành những cửa hàng tạp hóa những người phụ nữ chèo những 'của hàng' đó từ nhà này sang nhà khác rao bán mọi thứ từ kem đánh răng tới hoa quả tươi. Đằng sau mỗi ô cửa sổ, mỗi khung cửa ra vào, bạn sẽ thấy một đứa bé đang săm soi bạn, và trong khi Makoko dường như chật cứng người, thì điều còn gây sốc hơn đó là số lượng thực trẻ em sinh ra từ mỗi nhà. Dân số đang tăng tại Nigeria, và đặc biệt trong những vùng như Makoko, đó là những lời nhắc nhở đau xót rằng những thứ ngoài tầm kiểm soát sẽ trở nên như thế nào. Tại Makoko, có rất ít hệ thống và cơ sở hạ tầng tồn tại. Nguồn điện phải tự túc và nước sạch đến từ những trạm nước tự chế khắp trong khu vực. Toàn bộ mô hình kinh tế này được thiết kế cho phù hợp với cách sống trên mặt nước, vậy nên đánh bắt cá và đóng tàu là những nghề phổ biến. Bạn sẽ thấy một loạt các chủ doanh nghiệp những người đã thiết lập nên nền kinh doanh trong khu vực, như cửa hàng tóc, cửa hàng CD và DVD, rạp chiếu phim, nhà may, tất cả mọi thứ đều có ở đó. Thậm chí còn có cả phòng ảnh nghệ thuật nơi bạn thấy những khát vọng được sống trong một ngôi nhà thực sự hoặc có mối liên hệ tới một nơi xa nào đó, như khách sạn này tại Thụy Điển. Trong buổi tối hôm đó, tôi gặp ban nhạc sống này mang đồng phục là chiếc áo T-shirt. Họ đang trôi nổi trên những con kênh trong một chiếc xuồng lớn với một máy phát điện đủ lớn cho tất cả cộng đồng cùng thưởng thức. Đêm xuống, cả khu vực này gần như chỉ còn là một màu đen, chỉ còn một bóng đèn le lói hay một ngọn lửa hắt hiu. Thứ ban đầu mang tôi đến với Makoko là dự án từ một người bạn của tôi, Kunlé Adeymi, người vừa hoàn thiện công trình ngôi trường nổi ba tầng này cho những đứa trẻ tại Makoko. Với toàn bộ thôn xóm nổi trên mặt nước, không gian công cộng rất hạn hẹp, vậy nên giờ đây khi ngôi trường này hoàn thiện, sân trường sẽ là sân chơi cho lũ trẻ, nhưng khi tan học, sân trường trở thành một quảng trường của thị trấn, nơi ngư dân vá lưới và những chủ thuyền hàng neo đậu con thuyền của họ. Một địa điểm khác tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là người Zabbaleen ở Cairo. Họ là con cháu của những nông dân di cư từ Thượng Ai Cập trong những năm 1940, và ngày nay họ kiếm sống bằng cách thu lượm và tái chế rác thải sinh hoạt từ khắp Cairo. Trong nhiều năm, người Zabbaleen sống trong những xóm tạm bợ nơi họ có thể di chuyển khắp nơi để trốn tránh chính quyền địa phương, nhưng trong những năm đầu 1980, họ đã định cư tại khu Mokattam chỉ ngay tại Miền Đông thành phố. Hiện nay, họ sống trong khu vực này xấp xỉ 50,000 đến 70,000 người, sống trong cộng đồng này trong những ngôi nhà cao tầng tự xây nơi mà có tới ba thế hệ cùng sống chung một căn nhà. Trong khi những căn hộ họ đã tự xây cho mình thiếu thốn mọi quy hoạch hay thiết kế, mỗi gia đình chuyên biệt cho một kiểu tái chế có nghĩa là tầng trệt của mỗi căn hộ là nơi dành riêng cho các hoạt động chế biến phế liệu và các tầng trên dành cho không gian sống. Tôi cảm thấy thật phi thường khi thấy từng cột từng cột phế liệu. trở nên vô hình trong mắt những người sống tại đây, như người đàn ông thú vị này đang tạo dáng chụp hình trong khi đống phế liệu như đang đổ ập tới từ đằng sau ông, hay như hai chàng trai trẻ này đang ngồi tán gẫu giữa hàng tấn phế liệu này. Trong khi đối với hầu hết chúng ta, sống giữa những đống phế liệu này dường như là không thể, đối với những người Zabbaleen, đây chỉ là một lối sống thường ngày khác. Trong tất cả những nơi tôi nói đến hôm nay, điều tôi thấy thú vị đó là thực sự không có thứ gì là bình thường, và nó chứng tỏ rằng con người có khả năng thích nghi trong bất cứ tình thế nào. Suốt ngày, không có gì là lạ khi bắt gặp một bữa tiệc nhỏ trên đường phố như buổi lễ đính hôn này. Trong phong tục này, cô dâu tương lai phô bày tất cả những của hồi môn của mình mà họ sẽ mang tới cho chồng. Một cuộc tụ họp như buổi lễ này bày ra một tập hợp nơi tất cả mọi thứ được trưng bày và tất cả phế liệu được sử dụng như một sân khấu để trưng bày tất cả các đồ gia dụng mới của họ. Giống như Makoko và Torre David, trên khắp Zabbaleen bạn sẽ nhận thấy cùng những thứ như bất cứ xóm làng điển hình nào. Đó là cửa hiệu bán lẻ, quán cafe và các nhà hàng, và cộng đồng này là một cộng đồng những người Công giáo Ai Cập, nên bạn cũng sẽ tìm thấy một nhà thờ, cùng với nhiều tôn giáo khác biểu tượng cho đức tin khắp nơi trong khu vực, và còn cả những dịch vụ nhu yếu thường ngày như của hiệu sửa chữa điện tử, tiệm cắt tóc, mọi thứ. Thăm những ngôi nhà của ngừoi Zabbaleen còn mang tới nhiều kinh ngạc. Nhìn từ bên ngoài, những ngôi nhà này trông giống bất cứ công trình dân sự nào khác trong thành phố nhưng khi bạn bước vào trong, bạn nhìn thấy mọi phong cách của thiết kế và trang trí nội thất. Mặc dù bị giới hạn về không gian cũng như tiền bạc, những ngôi nhà trong vùng được thiết kế với sự cẩn trọng và tỉ mỉ. Mỗi căn hộ ở đây là độc nhất, và chúng có những câu chuyện riêng của chúng về hoàn cảnh và giá trị của mỗi gia đình. Nhiều người chăm sóc ngôi nhà của mình và không gian bên trong rất nghiêm chỉnh, đặt nhiều công sức và tâm huyết trong từng chi tiết. Những không gian chung cũng được quan tâm như thế với những bức tường được trang trí với đá lát giả cẩm thạch. Nhưng mặc cho công sức trang trí, đôi khi những căn hộ này lại được sử dụng với những cách thức rất khác lạ, như ngôi nhà này đã thu hút sự chú ý của tôi với bùn đất và cây cỏ lộ ra dưới sàn trước nhà. Khi tôi bước vào trong, căn hộ tầng năm này đã được cải tạo hoàn toàn thành một nông trại, nơi có sáu hay bảy chú bò đang gặm cỏ trong một nơi đáng lẽ phải là phòng khách. Nhưng rồi nếu bạn qua đại sảnh từ trang trại bò sữa này, có một đôi vợ chồng mới cưới sống trong một nơi mà những người địa phương gọi là một trong những căn hộ đẹp nhất trong khu vực. Sự chú ý tới những chi tiết làm tôi kinh ngạc, và người chủ nhà rất tự hào dẫn tôi tham quan căn hộ, từ sàn tới trần nhà, mỗi một phần đều được trang trí. Nhưng nếu không nhờ một mùi hôi quen thuộc một cách kì lạ luôn luôn phảng phất trong căn hộ, sẽ dễ dàng quên mất rằng bạn đang đứng cạnh một lán bò trên đỉnh một bãi rác. Điều làm tôi cảm động nhất là mặc dù trong những điều kiện không mấy thuận lợi tôi vẫn được chào đón với những cánh tay rộng mở vào một ngôi nhà được xây nên từ tình yêu, sự chăm sóc, và niềm đam mê không giới hạn. Bây giờ hãy đến Trung Quốc, tới nơi gọi là Sơn Tây, Hà Nam và Cam Túc. Trong một miền đất nổi tiếng với đất đai mềm và tơi xốp trên cao nguyên Hoàng Thổ, ở đây, ước tính có 40 triệu người đang sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất. Những chỗ ở này được gọi là yaodongs. Qua những công trình ngầm này, những yaodong này được xây dựng bên trong lòng đất. Trong những thôn xóm này, bạn thấy khung cảnh hoàn toàn biến đổi, ẩn mình sau những ụ đất bụi là những ngôi nhà vuông vắn nằm sâu bảy mét dưới mặt đất. Khi tôi hỏi người dân tại sao họ lại đào những căn nhà dưới lòng đất, họ trả lời đơn giản rằng họ là những nông dân nghèo trồng lúa trồng táo, họ không có đủ tiền để mua vật liệu, và cách đào khoét này chính là cách thức hợp lý nhất đối với cuộc sống của họ. Từ Makoko tới Zabbaleen, những cộng đồng này đã tiếp cận công việc hoạch định, thiết kế và điều hành của chính họ và những vùng lân cận bằng cách thức riêng cho hoàn cảnh và môi trường của họ. Sáng tạo nên bởi những con người sống, làm việc và vui chơi trong những không gian đặc biệt này, những vùng này được thiết kế một cách bản năng để thích ứng với hoàn cảnh của họ. Trong hầu hết những nơi này, chính phủ là hoàn toàn vắng mặt, bỏ mặc cư dân không có lựa chọn nào khác ngoài cách tái thích ứng với những vật liệu tìm được, và trong khi những cộng đồng này phải sống trong điều kiện bất lợi, họ đã cho thấy những sự sáng tạo tài tình, và chứng tỏ rằng thực sự chúng ta có khả năng để thích ứng trong tất cả tình thế. Điều làm cho những nơi như Torre David đặc biệt ấn tượng chính là kiểu khung xương này nơi con người có thể có một nền móng để tận dụng. Bây giờ hãy tưởng tượng những gì mà những cộng đồng tài tình này có thể tự mình sáng tạo, và liệu những giải pháp của họ sẽ đặc biệt đến mức nào, nếu họ được cho một cơ sở hạ tầng cơ bản mà họ có thể sử dụng. Hôm nay, bạn thấy những dự án phát triển dân cư lớn đề xuất những giải pháp nhà ở rập khuôn đối với một lượng đông đảo dân cư. Từ Trung Quốc tới Brazil, những dự án này cố gắng cung cấp nhiều nhà nhất có thể, nhưng chúng hoàn toàn giống nhau và đơn giản là không thể đáp ứng cho nhu cầu của mỗi con người. Tôi muốn kết thúc với một câunói từ một người bạn của tôi và cũng là một nguồn cảm hứng, Zita Cobb, nhà sáng lập của Shorefast Foudation, cơ sở tại Fogo Island, Newfoundland. Bà nói rằng "có một bệnh dịch của sự rập khuôn đang giết chết niềm cảm hứng của con người," và tôi hoàn toàn đồng ý. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là James. Nhà văn và nghệ sĩ, và tôi sáng tác phẩm về công nghệ. Tôi vẽ viền máy bay do thám quân sự theo kích thước thật lên đường phố khắp thế giới, để mọi người bắt đầu suy nghĩ và quan tâm đến những công nghệ khó nhìn thấy và khó hiểu này. Tôi tạo ra những tác phẩm như mạng dự đoán kết quả bỏ phiếu dựa trên báo cáo thời tiết, vì tôi quan tâm đến tiềm năng thực sự của những công nghệ mới lạ này. Năm ngoái, tôi tự chế tạo xe tự lái. Vì không thật sự tin tưởng vào công nghệ, tôi tự thiết kế luôn đường chạy. (Tiếng cười) Tôi làm những việc này không chỉ vì thấy nó cực kỳ thú vị, mà còn vì tôi nghĩ công nghệ là cách ta nói về bản thân mình cũng như nhìn nhận của ta về thế giới. Và đây là một câu chuyện về công nghệ. Đây là một video "trứng bất ngờ". Đó cơ bản là video ai đó ngồi mở thật nhiều trứng sô-cô-la để người xem thấy được đồ chơi bên trong. Chỉ vậy thôi. Đó là toàn bộ nội dung trong bảy phút. Và tôi muốn các bạn chú ý đến hai điều. Thứ nhất, video này đạt 30 triệu lượt xem. (Tiếng cười) Điều còn lại là, nó thuộc một kênh có 6.3 triệu người theo dõi, với tổng số tám tỷ lượt xem, chỉ toàn video như thế. 30 triệu người xem ai đó mở những quả trứng này. Nghe kỳ cục, nhưng nếu bạn gõ "trứng bất ngờ" trên YouTube, kết quả cho thấy có 10 triệu video như thế, và tôi nghĩ thực tế còn nhiều, nhiều hơn. Nếu tiếp tục tìm, bạn sẽ thấy vô số. Có hàng triệu, hàng triệu video thế này dưới đủ mọi hình thức kết hợp giữa nhãn hàng và nội dung, và mỗi ngày, càng nhiều video như vậy được tải lên. Một thế giới kỳ lạ phải không? Nhưng vấn đề là, những video này không dành cho người lớn, mà là cho trẻ nhỏ. Những video này giống như ma túy với chúng. Sự lặp đi lặp lại, những tiết lộ nho nhỏ gây kích thích và cuốn hút chúng. Trẻ nhỏ xem những video này hết lần này đến lần khác, trong hàng giờ, hàng giờ liền. Và nếu bạn cố tách chúng ra khỏi màn hình, chúng sẽ la hét dữ dội. Nếu bạn không tin tôi -- tôi đã thấy vài khán giả gật đầu -- nếu bạn không tin tôi, hãy hỏi người có con nhỏ, và họ sẽ biết về những video "trứng bất ngờ" này. Đây là nơi ta bắt đầu. Đây là năm 2018, ai đó, hoặc rất nhiều người, đang sử dụng cùng một cơ chế mà Facebook và Instagram đang dùng để khiến bạn liên tục mở chúng ra xem. Và họ dùng nó trên YouTube để tác động lên não bộ của trẻ nhỏ để đổi lấy lợi nhuận quảng cáo. Ít ra thì tôi hy vọng đó là điều họ đang làm. Tôi hy vọng đó là mục đích của họ, bởi có những cách dễ hơn để thu lợi từ quảng cáo trên YouTube. Bạn có thể bịa chuyện hoặc ăn cắp nội dung. Tìm những phim hoạt hình thật sự phổ biến với trẻ em như "Pepper Pig" hoặc "Paw Patrol," bạn sẽ thấy có hàng triệu đoạn phim này trên mạng. Tất nhiên, phần lớn không phải do tác giả gốc tải lên. Chúng đến từ nhiều tài khoản bất kỳ khác nhau, và không thể biết người tải là ai hay động cơ của họ là gì. Điều này nghe có quen không? Bởi vì đó chính là cơ chế đang hoạt động trên hầu hết các dịch vụ kỹ thuật số, khi ta không thể biết thông tin này đến từ ai. Nó cơ bản là tin giả với trẻ em, và chúng ta huấn luyện chúng từ bé để bấm vào đường dẫn nào xuất hiện đầu tiên bất kể nguồn tin là gì. Có vẻ không phải là một ý tưởng hay. Còn đây là một thứ khác rất phổ biến với trẻ trên YouTube, gọi là "Bài hát Gia đình Ngón tay". Tôi vừa nghe ai đó "ồ" lên. Đây là "Bài hát Gia đình Ngón tay", bài xưa nhất mà tôi tìm được. Từ năm 2007, và chỉ có 200,000 lượt xem. Chẳng là gì trong cuộc chơi này cả. Nhưng nó có một giai điệu bắt tai khủng khiếp, mà tôi sẽ không phát cho các bạn nghe, vì nó sẽ in vào não bạn như cách mà nó đã in vào não tôi, và tôi sẽ không làm điều đó với các bạn đâu. Nhưng cũng như trứng bất ngờ, nó len lỏi vào não trẻ và làm chúng bị nghiện. Chỉ trong vài năm, những video "Gia đình Ngón tay" này xuất hiện khắp nơi, với nhiều phiên bản ngôn ngữ. Những đoạn phim hoạt hình minh hoạ bằng thức ăn hay bất kỳ yếu tố hoạt hình nào có sẵn. Có hàng triệu, hàng triệu video thế này trên mạng với đa dạng những sự kết hợp điên rồ. Và càng dành nhiều thời gian để xem, bạn càng cảm thấy mình trở nên điên khùng. Đó là khi tôi bắt đầu nhận thấy một cảm giác kỳ lạ và không thể hiểu nổi về cách những thứ này được tạo ra và hiện diện quanh mình. Không thể biết được chúng đến từ đâu. Ai tạo ra chúng? Một số có vẻ là từ các nhóm làm phim hoạt hình chuyên nghiệp. Một số khác chỉ là do phần mềm sắp xếp ngẫu nhiên. Một số trông có vẻ là những sản phẩm giải trí chỉn chu cho trẻ, và một số được tạo ra bởi những người rõ ràng là không nên ở gần con nít. (Tiếng cười) Một lần nữa, việc không thể lần ra ai tạo ra những thứ này - liệu có phải là một phần mềm tự động? Hay người thật? Hay là một trò đùa? Ý nghĩa của việc không thể phân biệt những nguồn này nữa là gì? Và cảm giác không chắc chắn này quen thuộc phải không? Thủ thuật chính để thu hút người xem video, hãy nhớ rằng, lượt xem tạo ra tiền, là chèn các cụm từ phổ biến vào tiêu đề video. Chẳng hạn như với "trứng bất ngờ", bạn thêm vào tiêu đề "Paw Patrol," "trứng Phục sinh" hay bất kỳ từ khoá tương tự từ các video nổi tiếng khác cho tới khi có một hỗn hợp từ ngữ vô nghĩa mà người thường chẳng thể nào hiểu được. Tất nhiên chỉ có trẻ nhỏ mới xem những video này, và chúng thì biết gì cơ chứ? Khán giả thực sự của những video này là phần mềm, là những thuật toán. Đó là phần mềm YouTube dùng để chọn những video giống nhau, phổ biến chúng, gợi ý chúng. Đó là lý do, cuối cùng, bạn có thứ hỗn tạp vô nghĩa này, cả trong tiêu đề lẫn nội dung. Những vấn đề là, bạn cần phải nhớ, vẫn còn có con người trong hệ thống tối ưu bằng thuật toán này, những người bị buộc phải ngày càng tăng cường mức độ kết hợp những từ khóa kỳ dị này, như một nghệ sĩ ứng biến tuyệt vọng đáp lại tiếng la hét của hàng triệu trẻ sơ sinh. Có những con người thực bị kẹt trong hệ thống này, một điều kỳ lạ khác trong nền văn hóa bị thuật toán chi phối. Vì ngay cả khi là người thật, bạn, cuối cùng, cũng phải hành xử như máy để tồn tại. Ở phía bên kia màn hình cũng vậy, trẻ nhỏ xem những thứ này, chúng bị mắc kẹt, hoàn toàn bị cơ chế này cuốn hút. Phần lớn những đứa trẻ này quá nhỏ để biết cách truy cập trang web. Chúng đơn giản chỉ là đập bàn tay nhỏ xíu lên màn hình. Rồi lại có chức năng tự động phát, những video này liên tục trong một vòng lặp vô tận hàng giờ liền. Hệ thống này giờ đã quá kỳ dị đến nỗi chức năng tự động phát này sẽ đưa bạn đến những nội dung kỳ lạ. Đó là cách mà, trong hơn chục cái nhấp chuột, bạn có thể từ đang xem một video dễ thương về đếm số xe lửa đến video chuột Mickey thủ dâm. Đúng vậy. Rất tiếc là như thế. Chuyện này ngày càng trở nên tồi tệ. Đây là điều sẽ xảy ra khi tất cả những từ khóa khác nhau này, tất cả những nội dung thu hút này, cả một thế hệ thèm khát nội dung này, đều tập trung về một chỗ. Dây là nơi mà tất cả những từ khóa kỳ dị này phản tác dụng. Bạn ghép các video về Gia đình Ngón tay với những đoạn phim hành động siêu anh hùng, thêm vào trò chơi khăm kỳ cục hay gì đó và bạn có được một video hết sức kỳ dị như thế này. Thứ thường làm phụ huynh lo lắng là những nội dung có tính bạo lực hoặc tình dục, đúng không? Phim hoạt hình cho trẻ bị tấn công, bị tiêu diệt, những trò chơi khăm làm cho trẻ bị khủng hoảng. Cái bạn có là phần mềm dùng tất cả các luồng ảnh hưởng này để tự động tạo ra cơn ác mộng tồi tệ nhất cho lũ trẻ. Và nó thật sự tác động lên trẻ nhỏ. Phụ huynh cho biết con họ bị khủng hoảng, sợ bóng tối, sợ các nhân vật hoạt hình yêu thích của chúng. Nếu rút ra được điều gì từ việc này, thì đó là nếu bạn có con nhỏ, giữ chúng tránh xa YouTube. (Vỗ tay) Những còn một điều khác thật sự làm tôi quan tâm, đó là tôi không chắc ta hiểu được vì sao đi đến nước này. Ta lấy tất cả những tác nhân, tất cả mọi thứ, nhào nặn theo một cách không ai tính trước. Nhưng đây cũng là cách ta xây dựng thế giới này. Ta lấy mọi dữ liệu, phần lớn là dữ liệu xấu, nhiều dữ liệu lịch sử mang đầy định kiến, và những thôi thúc tồi tệ nhất. Ta dựng nên những bộ dữ liệu lớn rồi tự động hóa chúng, Ta lồng ghép chúng vào những thứ như báo cáo tín dụng, phí bảo hiểm, hệ thống cảnh sát ngăn ngừa, nguyên tắc tuyên án. Đây là cách chúng ta xây dựng nên thế giới ngày nay từ dữ liệu. Và tôi không biết điều gì tồi tệ hơn, tạo ra một hệ thống hoàn toàn tối ưu cho các khía cạnh tệ hại nhất trong hành vi con người, hay vô tình làm thế mà không hề hay biết, vì ta không thật sự hiểu hệ thống mà ta dựng nên, và không biết làm cách nào làm khác đi. Có một vài thứ, tôi nghĩ, là nguyên nhân chính thúc đẩy chuyện này trên YouTube, đầu tiên là quảng cáo, tức là kiếm tiền từ sự chú ý mà không thật sự tính đến các yếu tố khác, không quan tâm đến những người thật sự tạo ra các nội dung này, sự tập trung quyền lực, và sự tách biệt khỏi những thứ khác. Dù góc nhìn của bạn về quảng cáo là gì có thể là ủng hộ, thì cảnh những người trưởng thành mặc tã lăn lộn trên cát với hy vọng sẽ nhận được tiền từ một thuật toán khó hiểu cho thấy đây chắc chắn không phải là nền tảng mà ta mong muốn tạo dựng xã hội và văn hóa, và không phải cách mà ta nên ủng hộ. Còn một nhân tố chính thúc đẩy quá trình tự động hóa này là sự triển khai tất cả các công nghệ ngay khi vừa phát triển xong mà không có bất kỳ sự giám sát. Để rồi khi phát sinh vấn đề, ta bực bội phát biểu: "Không phải do chúng tôi, mà là do công nghệ." Như thể: "Chúng tôi vô can." Không đủ thuyết phục, bởi thuật toán không chỉ điều khiển thứ này, mà còn kiểm soát nó. Khi YouTube bắt đầu quan tâm đến vấn đề này, giải pháp đầu tiên của họ là cải tiến thuật toán máy học (machine learning) để giám sát nội dung. Về máy học, bất kỳ chuyên gia nào cũng sẽ nói cơ bản đó là tên gọi phần mềm khi ta bắt đầu không hiểu cách thức nó hoạt động. Tôi nghĩ, thế đã là quá đủ. Chúng ta không nên để trí tuệ nhân tạo quyết định những gì là phù hợp, bởi ta biết điều gì sẽ xảy ra. Nó sẽ bắt đầu kiểm duyệt những nội dung khác. Nội dung liên quan đến đồng tính, Những phát biểu hợp pháp trước công chúng. Những gì được tự do ngôn luận thì không nên bị loại bỏ bởi các hệ thống khó hiểu này. Bởi đó là một phần thảo luận mà tất cả chúng ta nên tham gia. Nhưng tôi xin nhắc một điều là giải pháp thay thế cũng không hề dễ chịu. YouTube vừa thông báo họ sẽ đưa ra phiên bản ứng dụng dành cho trẻ em hoàn toàn do con người giám sát. Zuckerberg của Facebook cũng nói tương tự trước Quốc hội, khi bị hỏi dồn sẽ giám sát sản phẩm của họ ra sao. Anh ta nói họ có người để làm điều đó. Ý nghĩa thật của nó là thay vì trẻ nhỏ là người đầu tiên thấy những thứ này, ta sẽ có những nhân công hợp đồng bấp bênh, lương thấp, không được hỗ trợ sức khỏe tinh thần đúng cách, xem qua nó trước. (Tiếng cười) Tôi nghĩ chúng ta có thể làm tốt hơn thế. (Vỗ tay) Theo tôi, việc đưa hai điều đó lại với nhau là sự đại diện. Sự đại diện, ý tôi là, chúng ta hiểu biết đến đâu, chúng ta biết phải làm gì để đạt lợi ích tốt nhất. Điều này gần như là không thể với những hệ thống mà chúng ta không hiểu hết. Bất bình đẳng về quyền lực luôn dẫn đến bạo lực. Và có thể thấy trong những hệ thống này, bất bình đẳng tri thức cũng dẫn đến điều tương tự. Nếu có thể làm gì để cải thiện hệ thống này đó là làm cho chúng dễ hiểu hơn với người dùng, để tất cả chúng ta đều có đủ hiểu biết về những gì thực sự đang diễn ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ những vấn đề hệ thống này không chỉ là của YouTube, như đã giải thích. Mà là tất cả. Những vấn đề về trách nhiệm và đại diện, về sự thiếu minh bạch và sự phức tạp, về bạo lực và khai thác bạo lực do sự tập trung quyền lực vào một số ít người, đó là những vấn đề to lớn hơn nhiều. Đây không chỉ là vấn đề của YouTube, hay của giới công nghệ, và nó, thậm chí, cũng không mới. Đây là vấn đề của chúng ta từ rất lâu. Nhưng khi ta xây dựng hệ thống toàn cầu này, Internet, các vấn đề này nổi lên theo những cách thức dị thường, không thể chối bỏ được. Công nghệ có khả năng phi thường để vừa đại diện vừa chắp cánh những khao khát và định kiến bất thường nhất mà ta hằng chôn giấu rồi mã hóa và đưa chúng ra thế giới, nhưng nó cũng ghi lại để chúng ta thấy, để chúng ta không còn có thể vờ như chúng không hiện hữu. Ta cần ngưng cho rằng công nghệ là giải pháp cho mọi vấn đề, mà xem chúng như một hướng dẫn cho các vấn đề thật sự, để ta có thể suy nghĩ thấu đáo và tìm cách giải quyết. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Xin cám ơn. (Vỗ tay) Helen Walters: Cảm ơn James đã đến và nói về vấn đề này, Thật thú vị khi nhớ lại các bộ phim, trong đó, người máy nắm quyền thống trị, hơi hào nhoáng hơn so với những gì anh mô tả. Những tôi thắc mắc, trong phim, ta nhận thấy sự phản kháng tăng dần. Vậy trong thực tế, có sự phản kháng nào với những thứ này không? Anh có thấy những dấu hiệu tích cực nào của sự phản kháng? JB: Tôi không biết có sự phản kháng trực tiếp không, vì tôi nghĩ vấn đề này cực kỳ lâu dài. Nó ăn sâu vào nền văn hóa theo nhiều cách. Bạn tôi, Eleanor Saitta, luôn nói tất cả những vấn đề công nghệ có quy mô và phạm vi đủ lớn trước tiên, đều là vấn đề chính trị. Vì thế, tất cả những vấn đề mà ta nhắm đến không thể được giải quyết chỉ bằng việc tạo ra công nghệ tốt hơn, mà là thay đổi cách xã hội tạo ra những công nghệ này. Vậy nên, không, tôi nghĩ ta còn một chặng đường rất dài. Nhưng như tôi nói, bằng cách chia nhỏ vấn đè, giải thích và nói về chúng một cách trung thực, ta thật sự có thể bắt đầu quá trình phản kháng đó. HW: Khi anh nói về am hiểu công nghệ kỹ thuật số, tôi thấy khó mà tưởng tượng việc đặt gánh nặng tìm hiểu kỹ thuật lên người dùng. Nhưng ai chịu trách nhiệm về giáo dục trong thế giới mới này? JB: Tôi nghĩ trách nhiệm này thuộc về tất cả chúng ta, tất cả những gì ta làm, dựng nên, tạo ra, phải được thực hiện với sự thảo luận và đồng ý với tất cả những người đang tránh né chúng; chúng ta không tạo ra hệ thống để lừa người khác làm điều đúng đắn, mà thực sự từng bước giáo dục họ, bởi mỗi hệ thống này đều có tính giáo dục. Đó là điều tôi hy vọng, là ngay cả trong thực tế ảm đạm, nếu xem xét nó một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy nó thật sự là giáo dục cho phép bạn nhìn thấy cách hệ thống phức tạp này kết hợp và hoạt động và có thể áp dụng kiến thức này ở nơi khác trên thế giới. HW: James, đây là một cuộc thảo luận quan trọng, mà tôi biết nhiều người đã rất cởi mở và sẵn lòng lắng nghe. Cảm ơn vì đã chia sẻ với chúng tôi sáng hôm nay. JB: Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn các bạn cùng tôi trong một vài phút quay lại một đêm nọ ở Trung Quốc cái đêm mà tôi đã gặp gỡ chồng mình. Đó là thành phố mà trước đây và đến giờ vẫn có cái tên Bắc Kinh. Tôi đã đến dự một bữa tiếc. Tôi ngồi xuống cạnh một người đàn ông trung niên, đậm người có đôi kính như mắt cú và cổ đeo nơ. Hóa ra đó là một học giả Fulbright đang học ở Trung Quốc về quan hệ Trung-Xô Đó quả là phần thưởng dành cho một nhà báo nước ngoài đầy sôi nổi là tôi. Tôi hỏi ông ta tới tấp để lấy thông tin, vội vàng vạch ra những ý tưởng trong đầu cho những câu chuyện mà tôi định viết. Tôi đã nói chuyện với ông ấy hàng giờ liền. Chỉ vài tháng sau, tôi phát hiện ra con người thật của ông ấy. Ông ấy là đại diện của Trung Quốc trong Liên hiệp Đậu Nành Hoa Kỳ. "Tôi không hiểu. Đậu nành ư? Anh bảo với tôi anh là học giả Fulbright cơ mà!" "Ừ nhưng mà em sẽ nán lại nói chuyện với anh trong bao lâu nếu anh nói với em chúng ta đang ở trong những hạt đậu nành?" (Cười) Tôi bảo: "Đồ đểu." Thực ra tôi đã không nói thế. Tôi nói: "Anh làm em suýt bị đuổi việc đấy!" Anh ấy nói: "Mình cưới nhau đi!" (Cười) "Đi du lịch thế giới và cùng có nhiều con." Và chúng tôi đã làm như vậy. (Cười) (Vỗ tay) Và Terence Bryan Foley đã trở thành một người đàn ông tràn đầy sức sống. Anh ấy là một học giả Trung Quốc sau này, khi bước vào tuổi 60 anh lấy được bằng Tiến sĩ Lịch sử Trung Quốc. Anh ấy nói được 6 ngôn ngữ chơi 15 loại nhạc cụ, là một phi công được cấp phép, anh từng là người điều hành xe cáp San Francisco là chuyên gia dinh dưỡng chăn nuôi heo, bò chuyên gia về Dixieland jazz, phim noir, và chúng tôi đã du lịch khắp đất nước và thế giới và cũng có rất nhiều con. Chúng tôi theo đuổi công việc của tôi và dường như không có gì mà chúng tôi không làm được. Rồi chúng tôi phát hiện ra mình bị ung thư, cũng không lấy làm bất ngờ gì khi mà cả hai giấu không nói gì với nhau, chúng tôi cùng tin rằng, nếu mình đủ thông minh đủ mạnh mẽ và can đảm và đủ nỗ lực chúng tôi có thể khiến anh ấy không phải chết. Nhiều năm trời, có vẻ như chúng tôi đã thành công. Bác sĩ phẫu thuật bước ra từ phòng mổ. Ông ấy đã nói gì? Nói điều các bác sĩ phẫu thuật luôn nói: "Chúng tôi đã cắt bỏ hết rồi." Sau đó một nhà bệnh học xem xét kỹ lưỡng khối ung thu thận và thấy hóa ra đó là một loại ung thư hiếm gặp, cực kỳ hung hãn với lời chẩn đoán rằng chỉ có thể sống được nhiều nhất vài tuần nữa thôi. Nhưng, anh ấy vẫn không chết. Thật kỳ lạ, anh ấy vẫn sống. Anh ấy huấn luyện Little League cho con trai chúng tôi, xây một cái phòng đồ chơi cho con gái. Trong khi đó, tôi vùi mình trên mạng tìm kiếm những chuyên gia. Tôi tìm cách cứu chữa cho anh ấy. Rồi một năm trôi qua trước khi bệnh ung thư, theo quy luật của ung thư, tái phát, kéo theo một án tử mới, lần này là 9 tháng. Chúng tôi thử một phương pháp điều trị mới đầy gian nan, đau đớn. Nó khiến anh ấy đau nặng và phải ngưng điều trị nhưng anh ấy vẫn sống. Một năm nữa trôi qua. Hai năm trôi qua. Lại thêm nhiều chuyên gia nữa. Chúng tôi đưa các con tới Ý. Đưa con đi Úc. Rồi nhiều năm nữa qua đi và tế bào ung thư lại bắt đầu phát triển. Lần này, có phương pháp điều trị mới mở ra Mới lạ. Đang được thử nghiệm. Chúng sẽ tấn công tế bào ung thư theo phương pháp mới Anh ấy điều trị thử nghiệm và đạt được hiệu quả. Tế bào ung thư suy giảm và lần thứ ba, chúng tôi đã tránh được cái chết. Xin được hỏi các bạn tôi cảm thấy thế nào khi cuối cùng cũng tới thời khắc đó một đêm nọ, màn đêm đen tối bủa xuống vào khoảng nửa đêm đến 2 giờ sáng? Lần này là ở phòng Hồi sức cấp cứu có khoảng 20 người tôi chưa từng gặp nói với tôi rằng Terence sắp chết, có lẽ sẽ ra đi tối nay. Tôi phải nói gì khi ông ấy hỏi: "Bà muốn tôi làm gì không?" Có một loại thuốc khác ngoài kia. Mới hơn. Mạnh hơn. Hai tuần trước anh ấy đã thử dùng. Có lẽ vẫn còn hy vọng. Vậy thì tôi nói gì đây? Tôi nói: "Nếu được, xin cứu sống anh ấy!" Và sáu ngày sau, Terence qua đời. Chúng tôi đã chiến đấu, chúng tôi đã chiến thắng. Đó là một cuộc chiến quyết liệt, hôm nay tôi vẫn đang lặp lại cuộc chiến này mà không hề có một giây nao núng, Chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu, chung sống với nhau. Thay vì xem đó là 7 năm đen tối nhất của cuộc đời mình nó đã trở thành 7 năm huy hoàng nhất. và cũng là một cuộc chiến đắt giá. Là cuộc chiến và những lựa chọn mà ai nấy ở đây cũng đồng tình rằng đã đẩy chi phí săn sóc cuối đời cũng như chi phí chi trả cho sức khỏe của tất cả chúng ta lên quá cao. Với tôi, với chúng tôi, trận chiến đã được đẩy đến bờ vực, tôi đã không bao giờ còn cơ hội nói với anh ấy điều mà giờ đây ngày nào tôi cũng thầm nhủ với anh: "Mình này, đây quả là một chuyến phiêu lưu ly kỳ" Chúng tôi không có cơ hội từ biệt lần cuối. Chúng tôi không bao giờ nghĩ như vậy là chấm hết. Chúng tôi luôn tràn trề hy vọng. Từ những điều này chúng tôi đã làm được gì? Là một nhà báo, sau khi Terence qua đời, tôi đã viết cuốn sách "Cái giá của Hy vọng" Tôi viết vì tôi muốn biết tại sao mình đã làm như vậy, tại sao anh ấy lại làm thế, tại sao những người xung quanh chúng tôi lại làm thế. Tôi đã phát hiện ra điều gì? Một trong những điều mà tôi phát hiện ra đó là các chuyên gia nghĩ rằng một câu trả lời cho những điều tôi làm cuối cùng chỉ là một mẩu giấy là Tờ dự liệu (nêu ý nguyện của người bệnh khi nguy kịch) để giúp gia đình khỏi phải có những quyết định khó khăn. Nhưng tôi đã có tấm giấy đó rồi. Cả hai chúng tôi đều có. Chúng đã được thảo sẵn. Tôi đã có nó trong tay. Cả hai chúng tôi đã nói cùng một điều: Đừng làm gì nữa nếu không còn hy vọng. Tôi biết rõ ý nguyện của Tenrence cũng như ý nguyện của chính mình. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ đi đến chỗ không còn hy vọng nữa. Ngay cả khi cầm trong tay có tấm giấy đó chúng tôi vẫn giữ hy vọng sắt đá. Tôi tin rằng mình có thể giữ anh ấy thoát khỏi cái chết và tôi không hổ thẹn khi nói ra điều này vì tôi đã thấy bao người và từng nói chuyện với bao người đã từng có y một cảm giác như tôi. Cho đến những ngày trước khi anh ấy qua đời, tôi cảm thấy mạnh mẽ chắc chắn, và có lẽ hơi điên rồ rằng tôi sẽ có thể giữ cho anh ấy thoát chết mãi mãi. Cái đó các chuyên gia gọi là gì nhỉ? Họ gọi đó là sự chối bỏ. Đó là một từ nghe mạnh quá, phải không? Nhưng cái từ 'chối bỏ' này vẫn chưa đủ mạnh đâu so với từ mà dùng để miêu tả những gì mà những người như chúng tôi phải trải qua khi đối diện cái chết của người thân mình. Tôi có nghe một chuyên gia y khoa nói rằng: "Chúng tôi muốn làm điều này, điều kia, nhưng gia đình từ chối. Họ không nghe phải trái. Họ từ chối. Làm sao cuối cùng họ lại khăng khăng đòi phương pháp điều trị này? Rõ ràng thế mà họ lại chối bỏ nó." Giờ tôi thấy đây có lẽ không phải là một cách nghĩ hay. Không phải chỉ những gia đình này mà cả những chuyên gia y khoa kia các bạn nữa, các bạn cũng chối bỏ. Bạn muốn giúp. Bạn muốn chữa. Bạn muốn làm gì đó. Trước đây bạn làm gì cũng thành công, và giờ có một bệnh nhân chết, bạn thấy đó là thất bại. Tôi đã thấy trước được nó. Vài ngày trước khi Terence chết bác sĩ điều trị ung thư của anh ấy đã nói rằng "Xin nói với Terence rằng những ngày tươi sáng đang ở phía trước? Những ngày trước khi anh ấy mất. Nhưng Ira Byock giám đốc điều trị giảm đau ở Dartmouth cho biết: "Chị biết không, bác sĩ giỏi nhất thế giới cũng chưa bao giờ thành công trong việc biến một ai đó thành bất tử." Nên cái mà các chuyên gia kia gọi là 'sự chối bỏ' tôi gọi là 'hy vọng' và tôi muốn mượn một cách nói của mấy người bạn thiết kế phần mềm của mình. Tái định nghĩa "chối bỏ" và "hy vọng" thì sẽ có được một đặc tính của con người. Đó không phải là một lỗi hệ thống (bug) Đó là đặc tính (feature), (Cười) Chúng ta cần suy nghĩ theo một cách tích cực và xây dựng hơn về cảm xúc rất chung, rất sâu sắc rất mạnh mẽ này của con người. Đó là một phần người nhưng hệ thống, lý trí chúng ta không được xây dựng để thích nghi với nó. Vào cái đêm ngày xưa ấy, Terence đã kể tôi nghe một câu chuyện và tôi tin. Có lẽ tôi muốn tin vào câu chuyện ấy. Khi Terence ốm, tôi, chúng tôi, chúng tôi cũng muốn tin vào câu chuyện về cuộc chiến mà chúng tôi đang cùng tranh đấu. Từ bỏ tranh đấu - đó là cảm giác cảm thấy như là từ bỏ không chỉ từ bỏ cuộc sống của anh ấy mà là cả câu chuyện của chúng tôi nữa, câu chuyện chúng tôi với cương vị là những chiến binh, câu chuyện chúng tôi với cương vị là những người bất khả chiến bại và với các bác sĩ, câu chuyện của họ với cương vị là những người chữa trị Vậy chúng tôi cần gì? Có lẽ không cần một mẩu giấy mới mà cần một câu chuyện mới, không phải câu chuyện về từ bỏ tranh đấu hay vô vọng, mà là câu chuyện về chiến thắng, khải hoàn, câu chuyện về một trận chiến dũng cảm, và cuối cùng đã rút quân êm đẹp, một câu chuyện bày tỏ rằng thậm chí không vị đại tướng vĩ đại nào cũng đánh bại mọi kẻ thù, không một bác sĩ nào lại có thể thành công trong việc khiến ai đó bất từ không một người vợ nào dù có nỗ lực đến đâu ngăn được người chồng can đảm nhất tài giỏi nhất, đáng yêu nhất của mình khỏi phải chết khi cái chết đến gần. Người ta đã gợi ý đến nhà thương lưu trú nhưng tôi không đồng ý. Vì nơi đó dành cho những người hấp hối mà Terence thì không phải là đang hấp hối. Cuối cùng, anh ấy đã chỉ phải ở đó bốn ngày tôi chắc các bạn cũng biết đó là một cái kết thường gặp, chúng tôi chưa bao giờ từ biệt lần cuối vì chưa hề sửa soạn cho cái kết. Chúng tôi có một lộ trình tốt để chữa trị các bác sĩ và bệnh nhân đều thế nhưng dường như chưa có một lộ trình tử tế để đi đến cái chết. Chết mới chỉ được coi là thất bại, và chúng tôi đã có một câu chuyện hào hùng về việc cùng tranh đấu, nhưng chưa có một câu chuyện hào hùng kể về lúc phải từ bỏ Vậy nên có lẽ chúng ta cần lối kể chuyện để nói về cái kết và để từ biệt có lẽ câu chuyện mới sẽ là về cuộc chiến của người anh hùng và lời từ biệt của họ. Terence rất thích thơ, và nhà thơ Hy Lạp Constantine Cavafy là một trong những nhà thơ yêu thích của tôi. Tôi xin đọc một vài dòng thơ của ông. Bài thơ này về Mark Anthony. Mark Anthony là người hùng đem quân đi đánh chiếm, một người yêu của Cleopatra phải không? Thực ra, một trong số những người yêu của bà. Ông ấy là một vị tướng giỏi, đã chiến thắng tất cả các trận đánh, vượt qua được tất cả những người vây bắt mình nhưng rồi cuối cùng khi tới thành Alexandria ông ấy nhận ra mình đã thua trận. Dân chúng đang bỏ đi. Họ đang chơi đàn. Họ đang hát. Đột nhiên, ông nhận ra rằng mình đã bại trận và đột nhiên nhận ra mình đã bị các vị thần lìa bỏ, đã đến lúc phải buông bỏ. Nhà thơ đã nói cho ông ấy biết phải làm gì. Hãy nói một lời từ biệt cao thượng, một lời từ biệt của một bậc anh hùng. "Như thể đã được chuẩn bị từ lâu đầy can đảm như thể chính nhà ngươi là người đáng được thành ấy vững tiến đến bên cửa sổ, với tình cảm trong lòng chứ chẳng phải với lời nài xin hoặc càm ràm của kẻ hèn nhát, như thể đó là vui thú cuối cùng, hãy lắng nghe những âm thanh từ tiếng đàn thanh tao của đoàn quân nhạc và nói từ biệt với nàng, thành Alexandria mà nhà ngươi đã mất." Đó là lời từ biệt của một người đàn ông vĩ đại, lời từ biệt của một người đàn ông mà bất cứ điều gì gần như bất cứ điều gì cũng từng làm được lời từ biệt của người đàn ông nuôi sống hy vọng. Đó chẳng phải là những gì mà chúng ta còn thiếu ư? Làm sao chúng ta có thể biết được quyết định của người khác về những người thân của họ thường dựa trên những niềm hy vọng mạnh mẽ nhiều khi là điên rồ và đôi khi rất mong manh? Sự hiện diện sừng sững của hy vọng là không thể chối cãi. Đó là một trong những DNA của loài người, và có lẽ đã đến lúc hệ thống y tế của chúng ta các bác sĩ, bệnh nhân, công ty bảo hiểm, chúng ta, bắt đầu phải tính đến sức mạnh của niềm hy vọng ấy Hy vọng không phải là xấu, là lỗi hệ thống Đó là một đặc tính. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn kể 1 câu chuyện kết nối 1 sự việc riêng tư rất nổi tiếng giữa Adam và Eve với sự thay đổi to lớn về giới hạn giữa đời sống công cộng và riêng tư trong 10 năm vừa qua. Các bạn đều biết sự việc này. Một ngày trong Vườn Địa Đàng, Adam và Eve nhận ra họ đang trần truồng. Cả hai đều bối rối lo sợ. Và phần còn lại là lịch sử. Thời nay, có lẽ Adam và Eve sẽ hành động rất khác. [@Adam: Đêm qua thật tuyệt vời! Em thích quả táo của anh lol] [@Eve: uhm... em yêu, em có biết quần anh đâu rồi ko? Chúng ta tiết lộ nhiều thông tin về bản thân mình online hơn bao giờ hết và rất nhiều thông tin đó đang được các tổ chức thu thập. Có rất nhiều lợi ích từ việc phân tích thông tin cá nhân ở quy mô lớn hay còn gọi là "dữ liệu khổng lồ" nhưng cũng có những tổn hại phức tạp do việc từ bỏ riêng tư cá nhân. Và câu chuyện của tôi là về những tổn hại đó. Chúng ta bắt đầu với một quan sát mà theo tôi càng ngày càng trở nên rõ ràng trong vài năm qua đó là: bất kì thông tin cá nhân nào cũng có thể trở thành thông tin nhạy cảm. Năm 2000, toàn thế giới chụp khoảng 100 tỷ bức ảnh nhưng chỉ có 1 phần rất nhỏ trong đó được chia sẻ online. Năm 2010, tính riêng trên Facebook, trong 1 tháng có 2.5 tỷ bức ảnh được chia sẻ online và hầu hết đều có tên. Trong cùng thời gian đó, khả năng nhận dạng người qua ảnh của máy tính được cải thiện hơn 1000 lần. Chuyện gì sẽ xảy ra khi những công nghệ này kết hợp lại? dữ liệu khuôn mặt nhiều lên và sẵn có, công nghệ nhận dạng ngày càng phát triển, và cả điện toán đám mây - 1 mô hình sẽ mang đến cho bất kì ai trong khán phòng này năng lực máy tính vượt trội mà mới chỉ vài năm trước chỉ các cơ quan chính phủ mới có, và công nghệ tin học rộng khắp làm cho điện thoại di động, cho dù không phải siêu máy tính vẫn có thể kết nối Internet và làm hàng trăm nghìn phép nhận dạng trong vòng vài giây? Chúng tôi dự đoán rằng hậu quả của sự kết hợp các công nghê này là một thay đổi triệt để trong nhận thức chúng ta về riêng tư cá nhân và sự ẩn danh. Để kiểm tra, chúng tôi làm 1 thí nghiệm tại trường Đại Học Carnegie Mellon. Sinh viên của trường được chọn ngẫu nhiên để tham gia một nghiên cứu. Chúng tôi chụp ảnh họ bằng webcam và yêu cầu họ điền vào bảng câu hỏi trên laptop. Trong khi họ trả lời câu hỏi, chúng tôi tải những bức ảnh vừa chụp lên 1 đám mây điện toán và dùng 1 phần mềm nhận dạng khuôn mặt để kết nối bức ảnh đó với cơ sở dữ liệu của hàng trăm ngàn bức ảnh chúng tôi tải về từ vô vàn Facebook cá nhân. Cho đến lúc các sinh viên trả lời đến trang cuối, trang web đã được update liên tục và cho ra 10 bức ảnh gần giống nhất mà phần mềm nhận dạng tìm được rồi chúng tôi hỏi các sinh viên họ có thấy mình trong các bức ảnh đó không. Các bạn có nhận ra người trong bức ảnh không? Máy tính thì có, và nhận dạng thành công 1 trong 3 sinh viên. Tức là, có thể bắt đầu với 1 khuôn mặt vô danh offline hoặc online, rồi dùng công nghê nhận dạng để tìm ra tên cho khuôn mặt ấy nhờ vào dữ liệu từ mạng xã hội. Vài năm trước, chúng tôi làm 1 thí nghiệm khác. Chúng tôi bắt đầu từ dữ liệu trên mạng xã hội. rồi kết hợp thống kê với dữ liệu từ bảo hiểm xã hội của chính phủ Mỹ để phỏng đoán số bảo hiểm xã hội của mỗi người - đó là thông tin hết sức nhạy cảm ở Mỹ. Bạn có đoán được tôi muốn dẫn đến cái gì không? Kết hợp 2 nghiên cứu trên, và câu hỏi trở thành liệu chúng ta có thể bắt đầu từ 1 khuôn mặt dùng công nghê nhận dạng, tìm ra tên và các thông tin công khai khác về cái tên đó và con người đó rồi từ các thông tin công khai đó suy luận ra các thông tin cá nhân cực kì nhạy cảm rồi kết nối chúng với khuôn mặt đó? Câu trả lời là: chúng ta làm được, và đã làm thế. Đương nhiên, độ chính xác giảm dần. [Tìm ra 27% trong 5 chữ số đầu tiên trong số bảo hiểm xã hội của chủ thể sau 4 lần] Thật ra, chúng tôi còn viết 1 ứng dụng iPhone dùng camera của máy để chụp ảnh chủ thể rồi tải lên 1 đám mây và làm như những gì tôi đã miêu tả: tìm kết nối, tìm thông tin công khai, suy luận các thông tin nhạy cảm và gửi lại về máy di động thế là trên ảnh của chủ thể sẽ là 1 ví dụ của thực tại tăng cường, có lẽ là 1 ví dụ lạnh gáy của thực tiễn đã được phóng đại lên. Thực ra, chúng tôi không viết ứng dụng này để bán, mà chỉ để chứng minh quan điểm của mình. Hơn nữa, thử đẩy những công nghệ này đến mức cực đoan. Tưởng tượng rằng trong tương lai, những người lạ quanh bạn sẽ nhìn bạn qua Kính Google hoặc 1 ngày nào đó, kính áp tròng, và dùng 7-8 điểm dữ liệu về bạn để suy luận bất kì thông tin gì khác về bạn. Tương lai không bí mật này sẽ như thế nào? Và liệu chúng ta có cần quan tâm? Chúng ta muốn tin rằng tương lai với dữ liệu sẵn có như vậy sẽ là một tương lai không có thành kiến. Tuy nhiên, sự thật là, có nhiều thông tin hơn không giúp chúng ta quyết định một cách khách quan hơn. Trong một thí nghiệm khác, chúng tôi cung cấp cho chủ thể thông tin về 1 ứng viên tiềm năng cho 1 công việc. Chúng tôi thêm vào 1 vài liên kết đến những thông tin khôi hài, hoàn toàn hợp pháp nhưng có thể hơi đáng xấu hổ mà ứng viên này đã chia sẻ online. Điều thú vị là, trong các chủ thể của thí nghiệm này có người đã từng chia sẻ thông tin tương tự và có người chưa từng. Các bạn đoán nhóm nào sẽ đánh giá ứng viên này nghiêm khắc hơn? Nghịch lí xảy ra: đó là nhóm đã chia sẻ thông tin tương tự - 1 ví dụ về mâu thuẫn đạo đức. Bạn có thể nghĩ là tôi không như vậy, vì tôi chẳng có gì phải giấu giiếm. Tuy nhiên, riêng tư cá nhân không phải là có những tiêu cực cần che giấu. Tưởng tượng bạn là giám đốc nhân sự của 1 tổ chức, bạn nhận hồ sơ và muốn tìm hiểu thêm thông tin về các ứng viên. Vì thế, bạn Google tên của họ và trong 1 trường hợp, bạn tìm thấy thông tin này. Hoặc trong trường hợp khác, bạn thấy thông tin này. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ gọi 2 ứng viên này vào vòng phỏng vấn với xác suất như nhau không? Nếu bạn nghĩ vậy, thì bạn không giống các nhà tuyển dụng Mỹ, những người đã tham gia thí nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi lập nhiều trang Facebook cá nhân, tạo dựng đặc điểm tính cách và bắt đầu gửi hồ sơ đến các công ty ở Mỹ. Chúng tôi phát hiện, và giám sát xem họ có tìm và đánh giá ứng viên dựa vào thông tin trên mạng xã hội và họ đã làm như thế. Phân biệt đối xử xảy ra qua mạng xã hội đối với các ứng viên có khả năng tương đương. Nhà quảng cáo muốn chúng ta tin rằng thông tin cá nhân sẽ luôn được sử dụng để mang lại lợi ích cho chúng ta. Hãy nghĩ lại. Tại sao luôn luôn như vậy? Trong một bộ phim vài năm trước, "Minority Report", 1 cảnh nổi tiếng có Tom Cruise đi trong siêu thị và biển quảng cáo 3D cá nhân hóa hiện ra xung quanh anh ấy. Bộ phim đó được đặt trong bối cảnh năm 2054, 40 năm nữa tính từ bây giờ, và cho dù công nghệ đó xem ra đã gây chấn động vô cùng, nó vẫn đánh giá quá thấp số lượng thông tin về bạn mà các tổ chức thu thập được, và cách họ có thể sử dụng nó để chi phối bạn mà bạn cũng không phát hiện ra. Một ví dụ nữa, đây là một thí nghiệm vẫn đang trong quá trình, chưa hoàn thành. Tưởng tượng rằng 1 tổ chức có thể truy cập vào danh sách bạn bè Facebook của bạn, và bằng thuật toán nào đó có thể tìm ra 2 người bạn mà bạn quý nhất. Và họ tạo ra, trong thực tế, 1 khuôn mặt kết hợp 2 người bạn này. Nhiều nghiên cứu trước chúng tôi đã chỉ ra con người không thể nhận ra chính họ trong các khuôn mặt tổng hợp này, nhưng vẫn phản ứng tích cực với chúng. Vậy nên lần tới khi bạn đang tìm mua 1 sản phẩm và có 1 quảng cáo mời bạn mua đó sẽ không chỉ là một phát ngôn viên bất kì. Đó sẽ là 1 người trong số bạn bè của bạn, và bạn thậm chí sẽ không biết điều này đang xảy ra. Vấn đề bây giờ là cơ chế chính sách hiện có để bảo vệ chúng ta khỏi lạm dụng thông tin cá nhân chỉ giống như là dao đấu với súng. Một trong những cơ chế đó là sự minh bạch nói rõ bạn sẽ làm gì với thông tin cá nhân của người khác. Trên lý thuyết, đó là điều rất tốt. Nó là cần thiết, nhưng chưa đủ. Sự minh bạch có thể lạc lối. Bạn có thể nói với mọi người bạn sẽ làm gì và vẫn tiếp tục dụ họ nói ra thông tin cá nhân một cách ngẫu nhiên. Trong một thí nghiệm nữa, lần này với sinh viên chúng tôi đề nghị họ cung cấp thông tin về hoạt động trong trường của họ bao gồm cả những câu hỏi nhạy cảm, ví dụ: [Bạn đã bao giờ gian lận trong thi cử chưa?] Với 1 nhóm sinh viên, chúng tôi nói với họ "Chỉ có các sinh viên khác được xem câu trả lời của bạn." Với 1 nhóm khác, chúng tôi nói là "Sinh viên cũng như giáo viên sẽ xem câu trả lời của bạn." Minh bạch. Thông báo. Chắc chắn là nó phải hiệu quả, vì nhóm đầu tiên tiết lộ thông tin với tỉ lệ cao hơn nhiều so với nhóm thứ hai. Có lý, phải không? Nhưng chúng tôi thêm vào một chỉ dẫn gây rối Chúng tôi thực hiện lại thí nghiệm với 2 nhóm đó lần này thêm vào một khoảng chờ đợi giữa lúc chúng tôi nói với chủ thể cách chúng tôi sử dụng dữ liệu và lúc họ bắt đầu trả lời câu hỏi. Bạn nghĩ rằng phải chậm bao lâu để vô hiệu hóa tác dụng ngăn cản khi chủ thể biết là giáo viên sẽ xem câu trả lời của họ? 10 phút? 5 phút? 1 phút? 15 giây thì sao? 15 giây là đủ để cả 2 nhóm tiết lộ lượng thông tin như nhau như thể là nhóm thứ 2 không quan tâm giáo viên có đọc câu trả lời của họ hay không. Bây giờ tôi phải thừa nhận là cuộc nói chuyện này có vẻ cực kì u ám, nhưng đó không phải là tôi muốn nói. Thực ra, tôi muốn chia sẻ với các bạn những khả năng khác. Cách chúng ta làm việc hiện giờ không phải cách duy nhất, và chắc chắn không phải là cách tốt nhất để làm điều đó. Khi ai đó nói với bạn: "Con người không quan tâm đến riêng tư," hãy nghĩ xem có phải cuộc chơi đã được thiết kế và sắp đặt để họ không thể quan tâm đến riêng tư và nhận ra những mánh khóe này đã là nửa đường trên quá trình bảo vệ bản thân bạn. Khi ai đó nói rằng sự riêng tư là đối nghịch với ích lợi của dữ liệu khổng lồ, hãy nghĩ xem trong 20 năm qua nhà nghiên cứu đã tạo ra công nghệ để đảm bảo thanh toán điện tử giữ được quyền riêng tư cá nhân hơn. Chúng ta có thể lướt web ẩn danh gửi emails mà chỉ có người nhận mới đọc được còn cả Cục An ninh Quốc gia cũng không đọc được Chúng ta thậm chí có thể khai thác dữ liệu mà vẫn bảo đảm riêng tư Nói cách khác, chúng ta có thể hưởng ích lợi của dữ liệu khổng lồ mà vẫn bảo đảm riêng tư. Tất nhiên, những công nghệ này gợi ý một sự chuyển biến về chi phí và thu nhập giữa người nắm giữ dữ liệu và người cung cấp dữ liệu. Đó có lẽ là lí do bạn không biết nhiều về họ. Và điều này mang tôi quay lại Vườn Địa Đàng. Có một cách hiểu khác về sự riêng tư trong câu chuyện trong Vườn Địa Đàng mà không liên quan đến việc Adam và Eve khỏa thân và cảm thấy xấu hổ. Bạn có thể tìm hiểu về cách hiểu này trong cuốn "Paradise Lost" của John Milton. Trong Vườn Địa Đàng, Adam and Eve thỏa mãn về vật chất. Họ hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên, họ thiếu hiểu biết và nhận thức về bản thân. Khoảnh khắc họ ăn "trái cây trí tuệ" là lúc họ phát hiện bản thân. Họ ý thức được bản thân. Họ đạt được quyền tự quyết. Cái giá phải trả, tuy nhiên, là rời khỏi khu vườn. Nên sự riêng tư, 1 cách nào đó, vừa là phương tiện vừa là cái giá của tự do. Một lần nữa, nhà quảng cáo nói với chúng ta dữ liệu khổng lồ và mạng xã hội không chỉ là thiên đường lợi nhuận cho họ mà còn là Vườn Địa Đàng cho tất cả chúng ta. Chúng ta được nội dung miễn phí được chơi Angry Birds, nhận ứng dụng nhắm đến chúng ta. Nhưng thực ra, trong vài năm tới, các tổ chức sẽ biết quá nhiều về chúng ta, đến mức có thể suy luận ham muốn của chúng ta trước cả khi chúng ta có mong muốn đó, và có lẽ mua sản phẩm hộ chúng ta trước cả khi chúng ta biết mình cần sản phẩm đó. Có một nhà văn người Anh đã tiên đoán tương lai như thế này khi mà chúng ta đánh đổi quyền tự do tự quyết để lấy sự thoải mái Thậm chí hơn cả George Orwell, nhà văn đó, đương nhiên, là Aldous Huxley. Trong cuốn "Brave New World", ông tưởng tượng một xã hội nơi những công nghệ chúng ta chế tạo vốn để hướng đến tự do cuối cùng lại kìm buộc chúng ta. Tuy nhiên, trong cuốn sách đó, ông cũng đưa ra lối thoát khỏi xã hội như thế, giống như con đường Adam và Eve phải đi để rời khỏi Vườn Địa Đàng. Như Savage đã nói, chúng ta có thể lấy lại quyền tự quyết và tự do mặc dù cái giá phải trả sẽ rất đắt. Tôi tin rằng, một trong những cuộc chiến điển hình của thời nay sẽ là cuộc chiến giành quyền điều khiển thông tin cá nhân để quyết định dữ liệu khổng lồ sẽ trở thành thế lực cho tự do chứ không phải là thế lực ngấm ngầm chi phối chúng ta . Ngay bây giờ, rất nhiều trong số chúng ta thậm chí không biết cuộc chiến này đang diễn ra nhưng nó đang diễn ra, dù bạn muốn hay không. Và trước nguy cơ đùa với rắn hổ mang, tôi sẽ nói cho bạn biết rằng công cụ cho cuộc chiến là ở ngay đây, trong nhận thức về những gì đang diễn ra và ở trong tay bạn, chỉ cách bạn một vài clicks chuột. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tiếng Trung Quốc Xin chào, tôi là Hetain. Tôi là một nghệ sĩ Và đây là Yuyu diễn viên múa mà tôi làm việc cùng Cô ấy sẽ phiên dịch cho tôi Tiếng Trung Quốc Tôi muốn nói với các bạn một chút về bản thân tôi và về công việc nghệ thuật của tôi Tiếng Trung Quốc Tôi sinh ra và lớn lên ở gần Manchester Anh Quốc nhưng tôi sẽ không nói tiếng Anh với các bạn bởi vì tôi cố gắng tránh những giả định có thể có do giọng miền bắc của mình (Tiếng cười) HP: (Bằng tiếng Trung) YR: Vấn đề duy nhất đối với việc che đậy nó bằng tiếng phổ thông Trung Quốc là tôi chỉ có thể nói chuyện bằng đoạn văn này, mà tôi đã học thuộc lòng khi đến thăm Trung Quốc. (Tiếng cười) Do đó, tất cả những gì tôi có thể làm là cứ lặp đi lặp lại nó ở các tông khác nhau và hy vọng các bạn sẽ không nhận thấy nó. (Tiếng cười) HP: (Bằng tiếng Trung) (Tiếng cười) YR: không cần phải nói, tôi muốn xin lỗi bất kỳ người nào nói tiếng quan thoại trong các khán giả ở đây. Khi còn là một đứa trẻ, tôi ghét bị bắt mặc bộ pajama kurta Ấn Độ, bởi vì tôi không nghĩ nó mát mẻ cho lắm. Nó trông có vẻ hơi nữ tính đối với tôi, giống như một cái váy vậy, và nó có cái phần quần thùng thình này bạn phải buộc thật chặt để khỏi phải ngượng ngùng khi chúng rơi xuống. Cha tôi không bao giờ mặc nó, Vì vậy, tại sao tôi lại phải mặc nó. Ngoài ra, nó làm cho tôi cảm thấy hơi khó chịu, khi người ta nghĩ rằng tôi sẽ đại diện cho cái gì đó đậm chất Ấn Độ khi mặc nó, bởi vì tôi không hề cảm thấy như vậy HP: (Bằng tiếng Trung) YR: Thực ra, cách duy nhất khiến tôi cảm thấy thoải mái khi mặc nó là bằng cách giả vờ chúng là áo choàng của một chiến binh kung fu như Lý Mộ Bạch từ bộ phim "Ngọa hổ, Tàng long." (Âm nhạc) Ok. Vì vậy tác phẩm nghệ thuật của tôi là về bản sắc và ngôn ngữ, thách thức những định kiến thông thường dựa trên vẻ ngoài hay quê quán giới tính, chủng tộc, địa vị của chúng ta. Điều gì khiến cho chúng ta trở thành những người như bây giờ? HP: (Bằng tiếng Trung) YR: tôi từng hay đọc truyện tranh Spider-Man, Xem phim kung fu, học những bài học triết lý từ Bruce Lee. Ông sẽ nói những thứ như-- HP: Hãy làm sạch tâm trí của bạn. (Tiếng cười) Trở nên vô dạng, vô định hình, như nước vậy Bây giờ bạn cho nước vào một cái cốc. Nước sẽ trở thành chiếc cốc. Bạn đặt nước vào một chai, nó sẽ trở thành chai. Đặt nó trong một ấm trà, nó sẽ trở thành ấm trà. Bây giờ, nước có thể chảy hoặc nó có thể phá vỡ. Hãy là nước, người bạn của tôi. (Vỗ tay) YR: Năm nay, tôi 32 tuổi cùng lứa tuổi Bruce Lee khi ông qua đời. Gần đây, tôi đã băn khoăn tự hỏi, Nếu ông còn sống đến ngày hôm nay, ông sẽ cho tôi lời khuyên nào để thực hiện buổi nói chuyện này HP: "Đừng bắt chước giọng nói của tôi. Đó là xúc phạm tôi". (Tiếng cười) NĂM: Một lời khuyên hay đấy, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta biết mình là ai bằng cách bắt chước những người khác. Những người ở đây có ai đã từng không bắt chước anh hùng thời thơ ấu của mình ở sân chơi trẻ em, hoặc mẹ hoặc cha? Tôi thì có đấy. HP: một vài năm trước đây, để thực hiện video này cho tác phẩm nghệ thuật của mình, tôi đã cạo toàn bộ mái tóc của mình Để nó phát triển lại từ đầu cho giống mái tóc của cha tôi lần đầu khi ông di cư từ Ấn Độ đến Anh vào những năm 60. Ông để ngôi bên và có một bộ ria mép gọn gàng. Lúc đầu, mọi chuyện rất tốt. Tôi thậm chí bắt đầu được giảm giá tại các cửa hàng Ấn Độ. (Tiếng cười) Nhưng sau đó rất nhanh chóng, Tôi bắt đầu đánh giá thấp khả năng phát triển của bộ ria và nó đã quá lớn. Nó trông không giống Ấn Độ nữa. Thay vào đó, người từ phía bên kia đường, họ hét lên những thứ như-- HP và YR: Arriba! Arriba! Ándale! Ándale! (Tiếng cười) HP: Trên thực tế, tôi không biết tại sao mình lại nói chuyện như thế này. Cha tôi thậm chí còn không có giọng Ấn Độ nữa. Bây giờ ông nói như thế này Thế nên không phải chỉ cha tôi, tôi mới bắt chước. Một vài năm trước đây, tôi đã đến Trung Quốc trong vài tháng, và tôi đã không thể nói tiếng Trung Quốc, và điều này khiến tôi thất vọng Vì vậy, tôi đã viết về nó và dịch nó sang tiếng Trung Quốc, và sau đó học thuộc lòng như âm nhạc, tôi đoán vậy. YR: Cụm từ bây giờ khắc sâu vào tâm trí của tôi rõ ràng hơn so với mã pin số thẻ ngân hàng của tôi, Vì vậy, tôi có thể giả vờ mình nói tiếng Trung Quốc lưu loát. Khi tôi đã học thuộc câu này, Tôi đã có một nghệ sĩ đằng kia nghe xem tôi có thể phát âm chính xác hay không Tôi nói cụm từ đó, và sau đó ông ấy cười và nói với tôi, "Oh, rất tuyệt vời, chỉ có điều nó nghe như là giọng phụ nữ vậy." Tôi đã nói, "Cái gì?" Ông nói, "Phải, bạn học từ một người phụ nữ phải không?" Tôi nói, "Đúng vậy. Thì sao?" sau đó ông giải thích sự khác biệt về tông giọng giữa nữ và nam rất khác nhau và khác biệt, và rằng tôi đã học nó rất tốt, nhưng là với giọng nói của một người phụ nữ. (Tiếng cười) (Vỗ tay) HP: Okay. Vì vậy việc bắt chước này có đi kèm với nguy cơ. Nó sẽ không tiến triển theo kế hoạch của bạn, ngay cả khi nhờ tới một dịch giả tài năng. Nhưng tôi sẽ itếp tục nó, bởi vì trái ngược với những gì chúng ta hay giả định, bắt chước ai đó có thể thể hiện một cái gì đó độc đáo. Vì vậy mỗi khi tôi thất bại trong việc trở nên giống cha tôi hơn, Tôi lại trở nên giống bản thân mình hơn. Mỗi khi tôi không thể trở thành Bruce Lee, Tôi trở thành tôi một cách chân thực hơn. Đây là nghệ thuật của tôi. Tôi cố sức cho sự chân thực, ngay cả khi nó đi kèm trong một hình dạng mà chúng ta có thể không mong đợi. Mãi tới gần đây tôi mới bắt đầu hiểu rằng tôi đã không học ngồi như thế này bằng cách là 1 người Ấn Độ. mà tôi đã học được nó từ Người Nhện (Tiếng cười) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi đã dành trọn cuộc đời mình để nghiên cứu về sự phát triển bền vững. Tôi thành lập một tổ chức phi lợi nhuận về biến đổi khí hậu có tên là The Climate Group Tôi đã nghiên cứu những vấn đề về lâm nghiệp từ Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên WWF. Tôi đã nghiên cứu những vấn đề về nông nghiệp và phát triển từ hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Trong vòng 25 năm cho đến 3 năm trước, tôi đã nói chuyện với CEO của IKEA về việc tham gia vào đội ngũ của ông ấy. Giống như nhiều người ở đây, Tôi muốn tối đa hóa tác động của cá nhân mình lên thế giới, Vì vậy, tôi sẽ giải thích lý do tại sao tôi đã tham gia đội ngũ đó. Nhưng trước tiên, hãy lấy ra ba con số. Số đầu tiên là ba: ba tỷ người. Đây là số lượng người sẽ tgia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu cho đến năm 2030, thoát ra khỏi đói nghèo. Thật tuyệt vời cho họ và gia đình họ, nhưng chúng ta đã có hai tỷ người thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu ngày nay, và điều này nở ra con số 5, một thách thức lớn trước sự khan hiếm tài nguyên. Số thứ hai là sáu: sáu độ C, tình trạng khí hậu mà ta đang gặp phảo trước sự nóng lên toàn cầu. Không phải là một, hai hay ba, bốn, chúng ta đang đối mặt với sự gia tăng đến sáu độ. Và nếu bạn nghĩ về nó, tất cả thời tiết lạ chúng tôi đã có những năm gần đây, nhiều mà là do chỉ một mức độ sự nóng lên, và chúng ta cần phát thải CO2 đến vị trí vào cuối thập kỷ này trên toàn cầu và sau đó đi xuống. Nó không phải là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta cần phải hành động dứt khoát. Số thứ ba là 12: Đó là một số các thành phố trên thế giới mà đã có một triệu hoặc nhiều người Khi bà được sinh ra. Bạn có thể nhìn thấy bà tôi có. Đó là vào đầu thế kỷ qua. Các thành phố như vậy chỉ 12. Cô được sinh ra ở Manchester, Anh, thành phố lớn thứ 9 trên thế giới. Bây giờ có là 500 thành phố, gần như, với một triệu người trở lên trong đó. Và nếu bạn nhìn vào thế kỷ từ năm 1950 đến năm 2050, đó là thế kỷ khi chúng ta xây dựng tất cả thế giới thành phố, thế kỷ mà chúng tôi đang ở giữa của ngay bây giờ. Hàng thế kỷ khác là loại thực hành, và điều này đẻ xuống một kế hoạch để làm thế nào chúng ta sống. Vì vậy, nghĩ về nó. Chúng tôi đang xây dựng các thành phố như chưa từng có trước, những người đưa ra khỏi đói nghèo như bao giờ hết, và thay đổi khí hậu bao giờ hết. Phát triển bền vững đã đi từ một tốt đẹp-để-do cần phải thực hiện. đó là về những gì chúng tôi phải ở đây, ngay bây giờ và cho phần còn lại của chúng tôi làm việc cuộc sống. Vì vậy, tôi sẽ nói một chút về kinh doanh những gì có thể làm và những gì một doanh nghiệp như IKEA có thể làm, và chúng tôi có một chiến lược phát triển bền vững gọi là "người và hành tinh tích cực" để giúp hướng dẫn của chúng tôi kinh doanh để có một tác động tích cực trên thế giới. Tại sao chúng tôi không muốn có một tác động tích cực trên thế giới như là một doanh nghiệp? Các công ty khác có chiến lược phát triển bền vững. Tôi sẽ đề cập đến một số trong những người là tốt, và tôi sẽ đề cập đến một vài các cam kết như minh họa mà chúng tôi đã có. Nhưng trước tiên, hãy suy nghĩ của khách hàng. Chúng ta biết từ yêu cầu mọi người từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ Đại đa số người quan tâm về tính bền vững sau khi các vấn đề hàng ngày, Các vấn đề hàng ngày của, làm thế nào để có được trẻ em của tôi đến trường? Tôi có thể trả các hóa đơn vào cuối tháng? Sau đó, họ quan tâm đến các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu. Nhưng họ muốn nó được dễ dàng, giá cả phải chăng và hấp dẫn, và họ hy vọng kinh doanh để giúp, và họ là một chút thất vọng vào ngày hôm nay. Vì vậy, mất tâm trí của bạn trở lại và nghĩ rằng Các sản phẩm bền vững đầu tiên. Chúng tôi đã có chất tẩy rửa có thể rửa da trắng của bạn grayer. Chúng tôi đã có bóng đèn ánh sáng năng lượng hiệu quả đầu mà kéo dài năm phút ấm lên và sau đó bạn đã để lại tìm kiếm một loại màu sắc hay đau. Và chúng tôi đã có thô, tái chế giấy vệ sinh. Vì vậy mỗi khi bạn kéo trên một t-shirt, hoặc bật ánh sáng, hoặc đã đi vào nhà vệ sinh, hoặc đôi khi cả ba với nhau, bạn đã được nhắc nhở tính bền vững là về sự thỏa hiệp. Nó không phải là một khởi đầu tuyệt vời. Hôm nay chúng tôi có sự lựa chọn. Chúng tôi có thể làm cho sản phẩm đó là đẹp hay xấu xí, bền vững hay không bền vững, giá cả phải chăng hoặc đắt tiền, chức năng hoặc vô dụng. Vì vậy, hãy làm cho đẹp, chức năng, giá cả phải chăng, sản phẩm bền vững. Chúng ta hãy các đèn LED. Các đèn LED là điều tốt nhất tiếp theo để ánh sáng ban ngày. Các bóng đèn cũ, các bóng đèn sợi đốt-- Tôi sẽ không yêu cầu cho một bàn tay của Hiển thị của bao nhiêu người bạn vẫn còn có chúng trong nhà của bạn, lãng phí năng lượng mỗi khi bạn chuyển chúng trên-- thay đổi chúng sau đó-- hoặc cho dù chúng tôi đã chúng trên sân khấu ở đây tại TED hay không-- nhưng những old sợi đốt ánh sáng bóng đèn thực sự nên đã được bán ra như lò sưởi. Họ đã được MIS-được bán cho nhiều hơn một trăm năm. Họ sản xuất nhiệt và một chút ánh sáng trên mặt. Bây giờ chúng tôi có đèn chiếu sáng tạo ra ánh sáng và một chút chút nhiệt bên. Bạn tiết kiệm 85 phần trăm của điện với một LED rằng cô đã làm trong một tuổi sợi đốt. Và điều tốt nhất là, họ cũng sẽ qua trong hơn 20 năm. Vì vậy, nghĩ về điều đó. Bạn sẽ thay đổi điện thoại thông minh bảy hay tám lần của bạn, có lẽ nhiều hơn nếu bạn đang trong đối tượng này. Bạn sẽ thay đổi xe của bạn, nếu bạn có một, ba hay bốn lần. Trẻ em của bạn có thể đi đến trường, đi học đại học, biến mất và có các trẻ em của riêng mình, trở lại, mang lại cho con cháu, bạn sẽ có cùng một lightbulb giúp bạn tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, đèn LED là tuyệt vời. Những gì chúng tôi quyết định làm là không phải để bán đèn LED bên đánh dấu lên cao và tiếp tục đẩy tất cả các bóng đèn cũ, các halogen và các CFL. Chúng tôi quyết định, trong hai năm tới, chúng tôi sẽ cấm các halogen và CFL bản thân. Chúng ta sẽ đi tất cả trong. Và đây là những gì doanh nghiệp cần phải làm: đi tất cả trong, đi 100 phần trăm, bởi vì sau đó bạn ngừng đầu tư vào các công cụ cũ, bạn đầu tư vào các công cụ mới, bạn giảm chi phí, bạn sử dụng chuỗi cung ứng của bạn và sáng tạo của bạn và bạn nhận được giá để tất cả mọi người có thể đủ khả năng các đèn chiếu sáng tốt nhất để họ có thể tiết kiệm năng lượng. (Vỗ tay) Nó không phải là chỉ là về sản phẩm trong nhà của người dân. Chúng ta phải suy nghĩ về nguyên liệu sản xuất sản phẩm của chúng tôi. Rõ ràng đó là cơ hội tuyệt vời với vật liệu tái chế, và chúng tôi có thể và sẽ không xử lý chất thải. Và có cơ hội trong một nền kinh tế tròn. Nhưng chúng tôi vẫn còn phụ thuộc vào tự nhiên, nguyên vật liệu. Chúng ta hãy bông. Bông của rực rỡ. Có lẽ nhiều người đang mặc bông ngay bây giờ. Nó là một dệt rực rỡ trong sử dụng. Đó là thực sự bẩn trong sản xuất. Nó sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, rất nhiều phân bón, rất nhiều nước. Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với những người khác, với các doanh nghiệp khác và các phi chính phủ, sáng kiến tốt hơn bông, làm việc quay lại ngay xuống các trang trại, và có bạn có thể giảm một nửa lượng nước và giảm một nửa đầu vào hóa học, sản lượng tăng, và 60 phần trăm của các chi phí chạy nhiều người trong số các trang trại với các nông dân có thu nhập thấp có thể là hóa chất nhập khẩu. Sản lượng tăng, và bạn giảm một nửa chi phí đầu vào. Nông dân đang đến ra khỏi đói nghèo. Họ yêu thích nó. Đã có hàng trăm ngàn nông dân đã đạt tới, và bây giờ chúng tôi đã có bông tốt hơn 60 phần trăm trong kinh doanh của chúng tôi. Một lần nữa, chúng ta tất cả trong. Đến năm 2015, chúng tôi sẽ là 100 phần trăm tốt hơn bông. Có chủ đề của mục tiêu 100 phần trăm, thực sự. Người đôi khi nghĩ rằng 100 phần trăm sẽ được khó khăn, và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện trong kinh doanh. Trên thực tế, chúng tôi tìm thấy 100 phần trăm là dễ dàng hơn để làm hơn 90 phần trăm hoặc 50 phần trăm. Nếu bạn có một mục tiêu 90 phần trăm, Tất cả mọi người trong kinh doanh tìm thấy một lý do để trong 10 phần trăm. Khi nó là 100 phần trăm, nó là loại rõ ràng, và doanh nhân như rõ ràng, bởi vì sau đó bạn chỉ nhận được công việc làm. Vì vậy, gỗ. Chúng tôi biết với lâm nghiệp, đó là một sự lựa chọn. Bạn đã có bất hợp pháp đăng nhập và nạn phá rừng vẫn còn trên một quy mô rất lớn, hoặc bạn có thể có lâm nghiệp tuyệt vời, có trách nhiệm rằng chúng tôi có thể được tự hào về. Nó là một sự lựa chọn đơn giản, do đó, chúng tôi đã làm việc trong nhiều năm với hội đồng quản lý rừng, với hàng trăm các tổ chức khác, và đó là một điểm ở đây về sự hợp tác. Vì vậy có hàng trăm người khác, Phi chính phủ, rừng công nhân công đoàn, và các doanh nghiệp, đã giúp tạo ra hội đồng quản lý rừng, mà bộ tiêu chuẩn cho lâm nghiệp và sau đó kiểm tra lâm nghiệp của tốt trên mặt đất. Bây giờ với nhau, thông qua chuỗi cung ứng của chúng tôi, với các đối tác, chúng tôi đã quản lý để xác nhận 35 triệu ha đất lâm nghiệp. Đó là về kích thước của Đức. Và chúng tôi đã quyết định trong ba năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tăng gấp đôi khối lượng của vật liệu được chứng nhận chúng tôi đặt thông qua kinh doanh của chúng tôi. Vì vậy, được quyết định vào những vấn đề này. Sử dụng các chuỗi cung ứng của bạn để lái xe tốt. Nhưng sau đó nói đến hoạt động của bạn. Một số điều là nhất định, tôi nghĩ. Chúng tôi biết chúng tôi sẽ sử dụng điện trong 20 hoặc 30 năm. Chúng ta biết mặt trời sẽ sáng một nơi nào đó, và gió sẽ vẫn thổi vào 20 hoặc 30 năm. Vì vậy, tại sao không làm cho năng lượng ra khỏi ánh nắng mặt trời và Gió? Và tại sao không kiểm soát của nó chính mình? Vì vậy chúng ta 100 phần trăm tái tạo. 2020, chúng tôi sẽ sản xuất thêm năng lượng tái tạo so với năng lượng, chúng ta tiêu thụ như là một doanh nghiệp. Cho tất cả các cửa hàng, nhà máy riêng của chúng tôi, Các Trung tâm phân phối, chúng tôi đã cài đặt tấm pin mặt trời 300.000 cho đến nay, và chúng tôi đã có 14 các trang trại gió chúng tôi sở hữu và vận hành tại sáu quốc gia, và chúng tôi không thực hiện được nêu ra. Nhưng hãy suy nghĩ của một bảng điều khiển năng lượng mặt trời. Một bảng điều khiển năng lượng mặt trời trả cho chính nó trong bảy hay tám năm. Điện là miễn phí. Mỗi khi mặt trời đi ra sau đó, điện là miễn phí. Vì vậy, đây là một điều tốt cho Giám đốc tài chính, không chỉ các chàng phát triển bền vững. Mỗi doanh nghiệp có thể làm những thứ như thế này. Nhưng sau đó chúng ta phải nhìn vào các hoạt động của chúng tôi, và tôi nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ đồng ý rằng kinh doanh bây giờ đã chịu trách nhiệm đầy đủ cho các tác động của chuỗi cung ứng của bạn. Nhiều doanh nghiệp bây giờ, may mắn thay, có mã số của tiến hành và kiểm toán chuỗi cung ứng nhưng không phải tất cả dịch vụ doanh nhân. Xa nó. Và điều này đến trong IKEA thực sự trong những năm 90. Chúng tôi thấy có một nguy cơ của lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng, và mọi người trong kinh doanh đã bị sốc. Và nó đã được rõ ràng hoàn toàn không thể chấp nhận, vì vậy sau đó bạn phải hành động. Vì vậy, quy tắc đạo Đức đã được phát triển, và bây giờ chúng tôi đã kiểm toán viên 80 ra trên thế giới mỗi ngày để đảm bảo tất cả các nhà máy của chúng tôi an toàn các điều kiện làm việc tốt và bảo vệ nhân quyền và đảm bảo rằng đó là lao động trẻ em không có. Nhưng nó không phải chỉ đơn giản như việc bảo đảm có là không có lao động trẻ em. Anh phải nói đó là không đủ vào ngày hôm nay. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta sẽ đồng ý rằng trẻ em là những người quan trọng nhất trên thế giới và dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy những gì có thể một doanh nghiệp làm hôm nay để thực sự sử dụng chuỗi Tổng giá trị của bạn để hỗ trợ một chất lượng cuộc sống tốt hơn và bảo vệ trẻ em quyền? Chúng tôi đã làm việc với UNICEF và Save the Children phát triển một số nguyên tắc kinh doanh mới với quyền của trẻ em. Các con số ngày càng tăng của các doanh nghiệp đăng ký này, nhưng thực sự trong một cuộc khảo sát, lãnh đạo doanh nghiệp nhiều nói họ nghĩ rằng kinh doanh của họ không có gì để làm với trẻ em. Vì vậy, những gì chúng tôi quyết định làm, chúng tôi sẽ xem xét và tự hỏi mình những câu hỏi cứng rắn với các đối tác người biết nhiều hơn chúng tôi, chúng tôi có thể làm gì để vượt qua kinh doanh của chúng tôi để giúp cải thiện cuộc sống của trẻ em? Chúng tôi cũng có một nền tảng đó cam kết làm việc thông qua đối tác và giúp cải thiện cuộc sống và bảo vệ các quyền 100 triệu các trẻ em 2015. Bạn biết cụm từ, bạn có thể quản lý bạn đánh giá cái gì? Vâng, bạn nên đo lường những gì bạn quan tâm. Nếu bạn đang không đo lường điều, bạn không quan tâm và bạn không biết. Vì vậy, hãy lấy một ví dụ, đo lường những điều đó là quan trọng trong kinh doanh của bạn. Không phải là nó về thời gian mà các doanh nghiệp được hướng dẫn không kém bởi người đàn ông và phụ nữ? (Vỗ tay) Vì vậy, chúng ta biết cho các nhà quản lý 17.000 trên IKEA 47 phần trăm là phụ nữ ngày nay, nhưng nó là không đủ, và chúng tôi muốn đóng khoảng cách và làm theo tất cả cách thông qua để quản lý cấp cao. Và chúng tôi không muốn chờ đợi một trăm năm. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra một phụ nữ mở mạng trong tuần này tại IKEA, và chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để lãnh đạo thay đổi. Do đó, các bài viết ở đây là, đo lường những gì bạn quan tâm và dẫn sự thay đổi, và không chờ đợi một trăm năm. Vì vậy, chúng tôi đã đi từ phát triển bền vững là một tốt đẹp-để-do để phải làm. Nó là phải làm. Vẫn còn đẹp để làm, nhưng nó là phải làm. Và tất cả mọi người có thể làm điều gì đó về điều này như là một cá nhân. Là một người tiêu dùng sành điệu. Bình chọn với ví của bạn. Tìm kiếm trong các công ty đó hành động về điều này. Nhưng ngoài ra, có các doanh nghiệp khác đã hành động. Tôi đề cập đến năng lượng tái tạo. Bạn đi đến Google hoặc Lego, họ đang đi 100 phần trăm tái tạo quá, trong cùng một cách mà chúng tôi. Trên có chiến lược phát triển bền vững thực sự tốt, có những công ty như Nike, Patagonia, Timberland, nhãn hiệu & Spencer. Nhưng tôi không nghĩ rằng bất kỳ của các doanh nghiệp sẽ nói họ đang hoàn hảo. Chúng tôi chắc chắn sẽ không. Chúng tôi sẽ làm cho những sai lầm đi về phía trước, nhưng đó là về việc thiết lập một hướng rõ ràng, được minh bạch, có một cuộc đối thoại với các đối tác bên phải, và lựa chọn để lãnh đạo về các vấn đề đó thực sự đếm. Vì vậy, nếu bạn là một nhà lãnh đạo kinh doanh, Nếu bạn đang không được dệt phát triển bền vững ngay vào Trung tâm của mô hình kinh doanh của bạn, Tôi mong bạn làm như vậy. Và cùng nhau, chúng tôi có thể giúp tạo ra một thế giới bền vững, và, nếu chúng tôi làm cho nó đúng, chúng tôi có thể làm cho phát triển bền vững giá cả phải chăng cho nhiều người, không phải là một sang trọng cho ít. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Châu Phi đang bùng nổ. Thu nhập theo đầu người từ năm 2000 đã tăng lên gấp đôi, và sự bùng nổ này <br/> tác động tới tất cả mọi người Tuổi thọ trung bình được cộng thêm một tuổi sau mỗi ba năm trong thập kỷ qua Điều đó có nghĩa là nếu một đứa trẻ <br> châu Phi được sinh ra ngày hôm nay, thay vì ba ngày trước, chúng sẽ sống thêm được một ngày xét về tuổi thọ Nhanh như vậy đấy. Và tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm 27 phần trăm mỗi năm số người bị lây nhiễm HIV giảm đến 600,000 ở khu vực châu Phi - hạ Sahara Cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét đang dần có kết quả với con số tử vong từ căn bệnh này giảm 27 phần trăm, theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Thế giới. Và lưới chống sốt rét đóng vai trò quan trọng trong việc này Điều đó không khiến ta bất ngờ, bởi vì thực tế, mọi thứ đều không ngừng phát triển Nếu bạn trở về Đế chế La Mã vào năm 1 sau Công nguyên, trong suốt khoảng 1,800 năm không có một sự tăng trưởng đáng ghi nhận nào. Nhưng sau đó, những người mà người La Mã gọi là người Xcốt-len cổ, những tổ tiên của tôi, đã thực sự là một phần của cuộc cách mạng công nghiệp, và trong thế kỷ 19, sự tăng trưởng bắt đầu tiến triển nhanh hơn. và bạn nhận thấy rằng nó diễn ra ngày một nhanh và tác động lên tất cả mọi người. Sẽ không thành vấn đề nếu đó là rừng nhiệt đới ở Singapore hay lãnh nguyên ở phía bắc Phần Lan Mỗi một người đều có liên quan. Đó chỉ là vấn đề thời gian. cho diễn tiến của một điều không thể tránh khỏi. Trong số những lý do mà tôi nghĩ nó xảy ra ngày hôm nay là chất lượng của các nhà lãnh đạo châu Phi. Tôi nghĩ đa số chúng ta đều đồng ý rằng trong những năm thập niên 90, những chính trị gia tuyệt vời nhất trên thế giới là người châu Phi, nhưng tôi đã gặp gỡ những con người lỗi lạc trên khắp lục địa suốt thời gian qua và họ đang thực hiện những cải cách nhằm làm thay đổi tình hình kinh kế tại quốc gia của họ. Và phương Tây đang tham dự vào đó Phương Tây đã đưa ra các chương trình xóa nợ cho phép giảm một nửa số nợ của vùng hạ Sahara từ khoảng 70 phần trăm GDP xuống còn khoảng 40%. Tại cùng thời điểm, tỷ lệ nợ của chúng ta đã tăng lên đến 120 và kết quả là chúng ta cảm thấy mình đáng thương . Chính trị yếu đi trong khi nợ thì cao lên Khi nợ khu vực công thấp chính phủ không phải chọn lựa giữa đầu tư vào giáo dục và y tế và trả lãi suất Và không chỉ là lĩnh vực công đang tiến triển tốt Lĩnh vực tư nhân cũng vậy. Hơn nữa, ở phía Tây, chúng ta đang mắc nợ ở lĩnh vực tư nhân lên đến 200 phần trăm GDP tại Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ. Đó là một số nợ khủng khiếp Châu Phi, nhiều nước châu Phi đang có mức nợ từ 10 đến 30 phần trăm GDP. Nếu có lục địa nào có thể làm như Trung Quốc đã từng Trung Quốc đang ở khoảng 130 phần trăm GDP trên biểu đồ trên kia Nếu ai đó có thể làm những điều mà Trung Quốc đã làm trong 30 năm qua, đó sẽ là châu Phi trong 30 năm tới Thế nên, họ sở hữu nguồn tài chính lớn từ chính phủ, và nợ lớn từ khu vực tư nhân . Liệu có ai nhận ra điều đó? Trên thực tế, là họ đấy. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đổ vào châu Phi trong 15 năm qua. Trở lại thập niên 70, không một ai muốn dính dáng đến châu lục này. Và sự đầu tư này chắc chắn do phương Tây dẫn đầu. Chúng ta nghe nhiều về Trung Quốc, và họ cho vay rất nhiều tiền, nhưng 60 phần trăm FDI trong 2 năm gần đây đến từ châu Âu, Mỹ, Úc và Canada. 10 phần trăm đến từ Ấn Độ. Và họ đang đầu tư vào năng lượng. Hiện tại, châu Phi sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày Cũng giống như Ả-rập hay Nga. Và họ đang đầu tư vào viễn thông, trung tâm mua sắm. Và câu chuyện rất đáng khích lệ này, là một phần do điều kiện nhân khẩu học gây ra. Và nó không chỉ là về nhân khẩu học ở châu Phi. Tôi đang chỉ cho bạn thấy số lượng người từ 15 đến 20 tuổi tại các khu vực khác nhau trên thế giới, và đường xanh là một trong những thứ mà tôi muốn bạn tập trung vào. 10 năm trước, cứ cho rằng bạn là Foxconn đang xây dựng một nhà máy Iphone, một cách tình cờ Bạn có thể chọn Trung Quốc vốn chiếm phần lớn đường màu xanh của vùng Đông Á nơi có 200 triệu người trẻ tuổi, và cứ mỗi năm cho đến năm 2010 phần dân số này lại tăng thêm Điều đó có nghĩa là bạn sắp có những người trẻ mới đến gõ cửa và nói rằng, "Hãy cho chúng tôi một công việc," và "Tôi không cần tăng lương nhiều, chỉ cần vui lòng cho tôi một công việc." Bây giờ, điều đó hoàn toàn thay đổi. Thập kỷ này, chúng ta sẽ nhìn thấy từ 20 đến 30 phần trăm rơi vào độ tuổi 15 đến 24 ở Trung Quốc. Vậy, bạn sẽ xây dựng nhà máy mới của mình ở đâu? Bạn nhìn vào Nam Á và con người tại đây. Họ đang nhìn vào Pakistan và Bangladesh, và họ cũng nhìn vào châu Phi. Và họ đang nhìn vào châu Phi bởi vì đường màu vàng chỉ ra rằng số lượng người trẻ ở châu Phi sẽ tiếp tục tăng trưởng thập kỷ này sang thập kỷ khác cho đến năm 2050. Giờ đây, có một vấn đề xảy ra với rất nhiều người trẻ đang tham gia vào bất cứ thị trường nào, đặc biệt khi họ là thanh niên. Một chút nguy hiểm, đôi khi là thế. Tôi nghĩ rằng một trong những nhân tố quyết định là làm sao giáo dục phần dân số đó? Nếu bạn xem xét đường màu đỏ này, Bạn sẽ thấy rằng vào năm 1975, chỉ 9 phần trăm trẻ em được tiếp nhận giáo dục cấp hai ở khu vực châu Phi, hạ Sahara Liệu bạn sẽ xây dựng một nhà máy ở khu vực hạ Sahara vào giữa thập niên 70? Không ai làm cả. Thay vào đó, họ đã chọn Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico để dựng nên những nhà máy dệt may, vì trình độ học vấn của họ đạt từ 25 đến 30 phần trăm. Ngày nay, khu vực hạ Sahara đã đạt đến trình độ của Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico năm 1975 Họ sẽ nhận được công việc của ngành dệt may điều đó sẽ đưa những người ở đây thoát khỏi đói nghèo và đặt họ lên con đường tiến đến công nghiệp hóa và sự giàu có. Thế thì Châu Phi sẽ như thế nào ngày hôm nay? Đây là cách mà tôi nhìn vào châu Phi. Có một chút kỳ lạ, bởi vì tôi là một nhà kinh tế. Mỗi hộp nhỏ là khoảng 1 tỷ đô la và bạn thấy đó, tôi phải chú ý nhiều đến Nigeria, ở đây, ngay chính giữa. Nam Phi đang đóng một vai trò khá lớn. Nhưng khi nghĩ về tương lai, tôi luôn luôn quan tâm đến vùng Trung, Tây và Nam châu Phi. Nếu tôi nhìn vào dân số châu Phi, Đông Phi sẽ gây chú ý bởi có rất nhiều tiềm năng. Và tôi đang chỉ cho bạn thấy có thứ khác nữa trên những tấm bản đồ này. Tôi đang chỉ cho bạn thấy chế độ dân chủ so với chế độ chuyên chế. Nền dân chủ yếu ớt có màu be Nền dân chủ mạnh mẽ có màu cam Và những gì bạn thấy ở đây là đa số người dân châu Phi hiện đang sống dưới nền dân chủ. Tại sao đó lại là một vấn đề? Bởi vì những gì người dân muốn là những gì các chính trị gia đang cố gắng có được Họ không phải lúc nào cũng thành công, nhưng họ thử nghiệm và thi hành Và những gì bạn có được là một vòng tròn củng cố tích cực đang diễn ra Ở Ghana, trong các cuộc bầu cử vào tháng 12 năm 2012 cuộc chiến giữa hai ứng cử viên xoay quanh vấn đề giáo dục Một người hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân nền giáo dục cấp 2 miễn phí tất cả mọi người, chứ không chỉ 30 phần trăm dân số. Người còn lại đã phải nói rằng Tôi sẽ xây 50 ngôi trường mới. Ông ta đã chiến thắng suýt soát. Dân chủ đang khuyến khích các chính phủ đầu tư vào giáo dục. Giáo dục giúp tăng trưởng và thúc đẩy nguồn vốn đầu tư, và điều đó đem lại nguồn thu cho ngân sách, mang lại cho chính phủ nhiều tiền hơn, giúp tăng trưởng thông qua giáo dục. Đó là một vòng tròn đạo đức tích cực. Nhưng tôi đã đặt ra câu hỏi này, và câu hỏi đặc biệt này khiến tôi khá buồn khi nghĩ đến: Đó là " Vậy thì còn vấn đề tham nhũng thì sao?" Làm thế nào bạn có thể đầu tư vào châu Phi khi có tham nhũng? Và những gì khiến tôi buồn lòng về nó đó là biểu đồ này đang chỉ cho bạn thấy sự tương quan lớn nhất với tham nhũng là giàu có Khi bạn nghèo, tham nhũng không phải là ưu tiên lớn nhất của bạn. Và những quốc gia ở phía tay phải, bạn sẽ thấy GDP bình quân đầu người về cơ bản của tất cả các nước với GDP bình quân đầu người ít hơn 5,000 đô la đạt một số điểm tham nhũng nhất định nào đó vào khoảng 3 điểm? 3 trên 10. Điều đó không tốt. Quốc gia nghèo thì tham nhũng. Quốc gia giàu thì lại tương đối ít tham nhũng. Làm thế nào để bạn đi từ nghèo đói và tham nhũng đến giàu có và ít tham nhũng hơn? Bạn nhận thấy sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu. Và cách để làm điều đó là đầu tư, đừng nói rằng Tôi không đầu tư vào lục địa đó vì có quá nhiều tham nhũng. Bây giờ, tôi không muốn là người biện hộ cho tham nhũng. Tôi đã bị bắt vì đã từ chối đưa tiền hối lộ -- thực ra là không phải ở châu Phi Nhưng những gì tôi đang nói ở đây là chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt và chúng ta có thể làm điều đó bằng cách đầu tư Bây giờ, tôi sẽ tiết lộ cho bạn một thứ cũng không bí mật lắm. Các nhà kinh tế không giỏi về dự báo. Bởi vì câu hỏi thực sự là, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Và nếu bạn quay trở về năm 2000, những gì bạn tìm thấy sẽ là tờ The Economist đã từng có một bìa báo rất nổi tiếng "Lục địa tuyệt vọng," và những gì họ đã làm là nhìn vào tăng trưởng của châu Phi trong vòng 10 năm về trước -- 2 phần trăm -- và họ đã nói rằng Chuyện gì sẽ xảy ra trong 10 năm tới? Họ cho rằng 2 phần trăm, và điều đó khiến câu chuyện trở nên khá vô vọng, bởi vì tốc độ tăng trưởng dân số là 2,5 Người châu Phi đã nghèo hơn so với thập niên 90. Bây giờ là 2012, tờ The Economist đã có một bìa báo mới. và cái bìa mới này thể hiện cái gì? Cái bìa mới thể hiện một châu Phi đang trỗi dậy bởi vì sự tăng trưởng trong 10 năm qua đã đạt khoảng 5,5 phần trăm. Tôi muốn xem liệu tất cả các bạn có trở thành những nhà kinh tế, bởi vì nếu sự tăng trưởng trong 10 năm là 5.5 phần trăm Bạn nghĩ gì về dự báo của IMF về sự tăng trưởng của châu Phi trong 5 năm tới? Rất tốt. Tôi nghĩ rằng bạn đang tự nhủ có lẽ là 5,5 phần trăm Tất cả các bạn là những nhà kinh tế và tôi cho rằng cũng giống như đa số nhà kinh tế khác, các bạn đã sai. Tôi không có ác ý đâu. Những gì tôi muốn làm là thử nghiệm và tìm ra những quốc gia đang làm chính xác những gì mà châu Phi đã làm và điều đó có nghĩa là nhảy từ 1.800 năm trì trệ vụt một cái, bay lên nóc nhà. Ấn Độ là một trong những ví dụ đó. Đây là tăng trưởng của Ấn Độ từ năm 1960 đến năm 2010. Bỏ qua tỷ lệ ở dưới đáy trong một vài thời điểm. Trên thực tế, trong 20 năm đầu thập niên 60 và 70 Ấn Độ không hề có sự phát triển. Quốc gia này đã tăng trưởng 2 phần trăm trong khi dân số tăng trưởng 2,5. Nếu tình trạng này là quen thuộc, đó chính xác là những gì đã xảy ra ở hạ Sahara trong thập niên 80 và 90. Và sau đó, một cái gì đó xảy ra vào năm 1980. Bùm! Ấn Độ bắt đầu bùng nổ. Đó không phải là " Tỷ lệ tăng trưởng Hindu" "Dân chủ không thể phát triển". Trên thực tế, Ấn Độ đã có thể làm được điều này. Và nếu tôi đặt sự tăng trưởng của hạ Sahara vào cùng với câu chuyện tăng trưởng tại Ấn Độ. thì nó lại giống nhau một cách đáng kể. 20 năm gần như không tăng trưởng và đường xu hướng này thiên hướng chỉ ra cho bạn rằng sự tăng trưởng của hạ Sahara tốt hơn Ấn Độ một chút. Và nếu tôi đặt sự phát triển của châu Á vào trong bối cảnh này. Tôi sẽ tuyên bố rằng Ắn Độ đang đi trước châu Phi 20 năm, Tôi nói rằng sự phát triển của châu Á đi trước Ấn Độ 10 năm. Tôi có thể đưa ra một số dự báo cho từ 30 đến 40 năm nữa. một tương lai mà tôi cho rằng sẽ khá hơn rất nhiều so với những gì diễn ra trong quá khứ. Và điều đó cho tôi biết rằng: châu Phi sẽ đi lên từ một nền kinh tế 2 nghìn tỷ đô la ngày hôm nay lên đến một nền kinh tế 29 nghìn tỷ vào năm 2050. Đó sẽ là lớn hơn quy mô của châu Âu và châu Mỹ gộp lại tính theo giá trị tiền tệ ngày hôm nay. Tuổi thọ sẽ được cộng thêm 13 năm. Dân số tăng gấp đôi từ một tỉ lên đến 2 tỉ, do đó, thu nhập của hộ gia đình sẽ gia tăng gấp bảy lần trong 35 năm tiếp theo. Và khi tôi trình bày điều này tại châu Phi -- Nairobi, Lagos, Accra -- tôi nhận được một câu hỏi. "Charlie, tại sao các bạn lại bi quan như vậy?" Và bạn biết không? Trên thực tế, tôi nghĩ rằng họ có lý đấy Tôi thực sự cho rằng ta có thể học hỏi, không chỉ từ những mặt tích cực ở Châu Á và Ấn Độ, mà còn cả những mặt tiêu cực nữa Có lẽ châu Phi có thể tránh khỏi những sai lầm mà các khu vực khác đã mắc phải. Dĩ nhiên rồi, các công nghệ mà chúng ta đang nói đến ở đây tuần rồi, chắc chắn là một trong số chúng có thể giúp châu Phi phát triển thậm chí còn nhanh hơn Và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đóng một vai trò nào đó, tại đây. Bởi vì công nghệ cho phép bạn giúp đỡ. Bạn có thể ra ngoài và tải về một số các tài liệu văn học tuyệt vời từ Châu Phi từ Internet. Không, không phải bây giờ đây, chỉ cần 30 giây thôi. Bạn có thể ra ngoài và chọn mua một vài giai điệu tuyệt vời. iPod của tôi chứa đầy chúng. Mua sản phẩm của châu Phi. Đi nghỉ và nhìn tận mắt những thay đổi đang diễn ra. Đầu tư. Có lẽ, thuê nhân công, sau đó trang bị cho họ những kỹ năng mà họ có thể đem về châu Phi, và công ty của họ sẽ phát triển còn khủng khiếp hơn so với hầu hết chúng ta ở đây tại phương Tây. Và sau đó, bạn và tôi có thể giúp đảm bảo rằng với Châu Phi, thế kỷ 21 là thế kỷ của lục địa này. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Một bà lão tên Rosalie đang ngồi trong viện dưỡng lão bỗng, căn phòng của bà trở nên sống động với những dải màu cuộn xoáy. Qua tấm rèm, bà có thể nhìn thấy động vật, trẻ em và cả những nhân vật hoá trang. Rosalie lo lắng không phải vì bị xâm nhập mà vì bà nhận ra những thứ quanh mình là một kiểu ảo giác rất phức tạp. Khả năng nhận thức của bà còn rất tốt, và bà không sử dụng bất kì loại thuốc nào có thể gây ảo giác. Kì lạ là, ngay cả khi một đám đông nghệ sĩ xiếc tràn vào phòng, bà lẽ ra vẫn không thể thấy họ: bởi bà hoàn toàn bị mù. Rosalie đã mắc một hội chứng được gọi là hội chứng Charles Bonnet, bệnh nhân với thị lực kém hoặc hoàn toàn mù bỗng dưng nhìn thấy những cảnh tượng rực rỡ sắc màu. Những ảo giác này xuất hiện đột ngột, và có thể kéo dài vài phút hoặc tái diễn theo năm. Chúng ta vẫn chưa thể hiểu hết điều gì gây ra những ảo giác này, và tại sao một số bệnh nhân mắc phải còn số khác thì không. Chúng ta hiểu từ nghiên cứu fMRI rằng những ảo giác này kích hoạt cùng một vùng não như khi ta nhìn thấy, và không kích hoạt vùng tưởng tượng. Những ảo giác khác bao gồm mùi, cảnh tượng, và âm thanh, cũng tác động lên cùng vùng não như khi ta trải nghiệm thật. Bởi lẽ đó, phần vỏ não được cho là đóng vai trò quan trọng với ảo giác. Lớp chất xám mỏng này bao bọc toàn bộ phần não với những vùng khác khau xử lí thông tin mà giác quan của ta thu nhận. Nhưng kể cả với những người có giác quan hoàn toàn bình thường não bộ tạo ra thế giới mà ta nhận thức từ những thông tin không hoàn thiện. Ví dụ, mắt của chúng ta có điểm mù, vị trí trên võng mạc không có dây thần kinh thị giác. Khi vỏ não xử lí dữ liệu ánh sáng thành những hình ảnh ăn khớp nó lấp đầy điểm mù này bằng thông tin từ những vùng xung quanh. Đôi khi, ta sẽ nhận ra dấu vết nhưng phần lớn thời gian, ta lại không nhạy bén đến vậy. Khi phần vỏ não thị giác bị gián đoạn những thông tin từ mắt, thậm chí, tạm thời não bộ vẫn cố hình thành một hình ảnh ăn khớp, nhưng lúc này, khả năng có hạn của nó sẽ lộ rõ. Những ảo giác sống động của hội chứng Charles Bonnet là một ví dụ. Vì hội chứng Charles Bonnet chỉ xảy ra ở người bị mất thị lực, chứ không phải những người mù bẩm sinh, các nhà khoa học cho rằng não dùng hình ảnh đã được ghi nhớ để lấp vào sự thiếu hụt thông tin truyền từ mắt. Tương tự ở các giác quan khác. Những người bị mất thính giác thường bị ảo giác nghe thấy nhạc hoặc giọng nói, đôi khi phức tạp như tiếng hòa âm của cả một đội diễu hành. Thêm vào đó, thuốc nhằm mục đích tiêu khiển hoặc chữa bệnh, những loại bệnh như động kinh, chứng ngủ rũ, và những sự rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, là một vài trong rất nhiều những nguyên nhân gây ảo giác và ta vẫn đang tìm ra những nguyên nhân mới. Những ảo giác nổi tiếng nhất là sản phẩm của sự kết hợp các loại thuốc như LSD và psilocybin. Những ảnh hưởng đáng ngại của nó gồm cảm giác vật thể khô thì ướt và những bề mặt đó như đang hít thở. Ở liều cao hơn, thể giới hình ảnh có thể tan chảy, cuộn xoáy và vỡ ra thành những mẫu hình phân dạng. Bằng chứng đã chỉ ra những loại thuốc này cũng ảnh hưởng tới vỏ não. Nhưng trong khi thị lực kém chỉ gây ra ảo giác thị giác và mất thính giác chỉ gây ảo giác âm thanh, những chất như LSD gây ra xáo lộn ở tất cả các giác quan. Đó là vì chúng kích thích các thụ quan trong một khu vực rộng gồm vùng vỏ não của tất cả các giác quan. LSD và psilocybin đều hoạt động như serotonin trong não, liên kết trực tiếp với một loại thụ thể serotonin cụ thể. Trong khi vai trò của serotonin trong não thì phức tạp và khó hiểu, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hợp nhất thông tin từ mắt, mũi tai, và những cơ quan cảm giác khác. Một giả thuyết là LSD và psilocybin gây ra ảo giác bằng cách làm nhiễu tín hiệu khi hợp nhất cảm giác. Ảo giác kết hợp với tâm thần phân liệt có thể gây ra biểu hiện giống với khi sử dụng LSD và psolocybin. Những bệnh nhân tâm thần phân liệt thường có mức độ serotonin cao trong não. Những loại thuốc chống loạn thần giúp làm dịu triệu chứng bằng cách ngăn chặn thụ thể serotonin có liên kết với LSD và psilocybin. Và, trong vài trường hợp, những loại thuốc này có thể làm giảm ảo giác ở bệnh nhân mắc hội chứng Charles Bonnet. Vẫn còn cả con đường dài phía trước để ta có thể thấu hiểu toàn bộ nguyên nhân và những dấu hiệu liên quan tới ảo giác. Nhưng rất rõ ràng rằng trải nghiệm ảo giác có quan hệ mật thiết tới những nhận thức thông thường hơn ta tưởng. Và việc nghiên cứu ảo giác giúp ta hiểu thêm về làm thế nào não bộ có thể dựng nên thế giới mà ta nhìn, nghe, ngửi và chạm đến. Càng hiểu hơn về nó, ta sẽ ngày càng tôn trọng cách mà mỗi cá nhân nhìn nhận về vật thể và thế giới quanh mình. Từ thời Homer, truyện cổ kể về những chiến binh dũng mãnh đã vượt khỏi Địa Trung Hải, gieo rắc nỗi sợ hãi tới những đế quốc hùng mạnh nhất thời xa xưa. Chiến tích của họ được thuật lại qua lời kể của nhiều nhà sử thi. Họ chiến đấu trong trận chiến thành Troy huyền thoại và đội quân hùng hậu của họ đã xâm lược Athen. Jason và nhóm Argonauts khi vượt qua eo biển của người Amazon phải chật vật tránh những mũi tên chết chóc. Những chiến binh thiện chiến này đã đối đầu với những anh hùng mạnh nhất trong thần thoại: Hercules, Theseus, và Achilles. Và tất cả chiến binh đều là phụ nữ. Những chiến binh thiện chiến Amazon, "bình đẳng với đàn ông" về lòng can đảm và tài năng, rất nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp. Trận chiến của người Amazon được khắc họa trên đền Parthenon tại thành Acropolis của người Athen, tranh họa và tượng người Amazon tô điểm cho đền đài và nơi công cộng. Các bé gái chơi với búp bê Amazon, và hình người Amazon được ưa chuộng trong trang trí bình hoa tại Hy Lạp. Trong văn học và nghệ thuật Hy Lạp, họ được miêu tả là táo bạo và đầy khát khao, đồng thời cũng đầy kinh hãi và chết chóc, và đã phải chịu số phận bi thảm dưới tay những anh hùng Hy Lạp. Liệu người Amazon chỉ đợn thuần là hình tượng thần thoại hay còn hơn thế? Từ lâu, họ đã bị cho là sản phẩm của trí tưởng tượng, như Khổng lồ một mắt và Nhân Ngưu. Nhưng điều gây tò mò là, trong những câu chuyện từ Ai Cập cổ đại, Ba Tư, Trung Đông, Trung Á, Ấn Độ, và Trung Quốc đều khắc họa hình tượng nữ chiến binh giống với người Amazon. Và người Amazon cũng được miêu tả không chỉ trong thần thoại mà cả sử sách, Những nhà văn như Herodotus, Plato, và Strabo đều tin vào sự tồn tại của họ. Vậy những nữ chiến binh được mệnh danh là người Amazon thật ra là ai? Các nhà sử học cho rằng quê nhà của người Amazon ở Scythia, vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Biển Đen tới những vùng thảo nguyên Trung Á. Nhiều bộ lạc du cư sống tại vùng đất rộng lớn này, cuộc sống của họ xoay quanh ngựa, bắn cung, và chiến tranh. Nền văn hóa của họ phát triển rực rỡ trong khoảng 1,000 năm từ năm 800 TCN. Tuy khiến cho người Hy Lạp, Ba Tư, Trung Quốc khiếp sợ, người Scythia lại không để lại văn tự nào. Nhưng chúng ta có thể biết về họ qua lời kể cũng như những vật chứng khảo cổ. Tổ tiên người Scythia là những người đầu tiên cưỡi ngựa và chính họ đã phát minh ra cung tên cong hai đầu. Và vì một phụ nữ bắn cung cưỡi ngựa cũng có thể nhanh và mạnh như đàn ông, nên tất cả trẻ em đều được dạy cưỡi ngựa và bắn tên. Phụ nữ sát cánh cùng đàn ông trong chiến đấu và săn bắn, sử dụng vũ khí y hệt nhau. Môi trường sống khắc nghiệt và lối sống du cư của họ tạo nên sự bình đẳng trong xã hội. Điều này làm người Hy Lạp cổ kinh ngạc, vì phụ nữ của họ chỉ sống trong nhà. Những câu chuyện đầu tiên về người Scythia và người Amazon, có thể chỉ là lời đồn đoán được phóng đại. Nhưng khi người Hy Lạp giao thương với khu vực Biển Đen và phía Đông xa xôi, những phác họa về người Amazon dần rõ nét. Những khắc họa ban đầu cho thấy họ với vũ khí và trang bị của Hy Lạp. Nhưng trong những miêu tả về sau, họ sử dụng cung tên và rìu chiến, cưỡi ngựa, đội mũ chóp và mặc quần hoa văn, đặc trưng của cư dân vùng thảo nguyên. Cho tới gần đây, không ai biết chắc mối liên hệ giữa người Scythia và Amazon trong thần thoại Hy Lạp mật thiết thế nào. Nhưng các phát hiện khảo cổ gần đây đã cung cấp vô số bằng chứng. Hơn 1,000 ngôi mộ hay ụ đất chôn cất đã được khai quật, chứa đầy hài cốt và vũ khí. Các nhà khảo cổ, trước đây, phỏng đoán rằng số vũ khí ấy thuộc về những nam chiến binh. Nhưng phương pháp phân tích ADN hiện đại cho thấy khoảng 300 bộ hài cốt được chôn cùng vũ khí là của phụ nữ trong độ tuổi từ 10 đến 45, và số lượng được tìm thấy tăng lên mỗi năm. Những bộ xương nữ mang vết thương do chiến đấu: sườn bị rạch bởi kiếm, sọ bị nứt bởi rìu chiến, và cung tên găm vào xương. Trong nghệ thuật và văn học cổ điển, người Amazon luôn được miêu tả là gan dạ và anh hùng. Tuy vậy, trong văn hóa Hy Lạp nơi đàn ông thống trị, ý tưởng về phụ nữ mạnh mẽ giành tự do và chiến thắng dấy lên những cảm xúc trái chiều. Song, người Hy Lạp cũng bị thu hút bởi tư tưởng bình đẳng này. Có chăng ẩn sau những câu chuyện ly kỳ về vùng đất Amazon thần bí là niềm mong ước về sự bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông? Hãy đi du lịch cùng tôi đến thăm những địa điểm đẹp nhất của các thành phố trên thế giới: những bậc thang Spanish's steps ở Rome, Ý; những khu dân cư có lịch sử lâu đời ở Paris hay Thượng Hải; những sườn đồi thoai thoải ở công viên Trung tâm; những tòa nhà cao tầng san sát của Tokyo hay Fez; những con đường nghiêng dốc trong khu ổ chuột tại Rio de Janeiro; giếng bậc thang ấn tượng ở Jaipur; và những cây cầu đi bộ uốn cong ở Venice. Nào, bây giờ hãy đến thăm những thành phố trẻ hơn. Sáu trung tâm thành phố được xây dựng tại sáu lục địa khác nhau trong thế kỷ 20. Tại sao mà không có nơi nào có được nét duyên dáng của những thành phố khi xưa? Thử đến sáu vùng ngoại ô xây dựng trên sáu lục địa khác nhau trong thế kỷ 20. Vì lẽ nào mà ta chẳng thể tìm được ở chúng nét đẹp trữ tình mà ta thường tìm kiếm ở những nơi ta yêu thích nhất? Có lẽ các bạn cho rằng tôi chỉ đang hoài cổ mà thôi -- nó đâu có quan trọng? Làm gì có ai quan tâm đến sự giống nhau kỳ quặc của kiến trúc trên toàn thế giới? Ồ, nó quan trọng đấy vì hầu hết mọi người trên thế giới đều có xu hướng đổ về các thành phố lớn. Cách chúng ta thiết kế những thành phố lớn sẽ cho thấy liệu con người chúng ta có phát triển hay không. Chúng ta đều đã biết rằng những người sống ở vùng có mật độ giao thông cao, sống trong những tòa chung cư, lại thường đưa ra môi trường ít khí thải hơn so với người sống ở vùng ngoại ô. Vậy thì có lẽ bài học rút ra là, nếu bạn yêu thiên nhiên, thì đừng sống với chúng. (Cười) Nhưng tôi cho rằng những số liệu khô khan sự phát triển trên hệ thống giao thông công cộng chỉ nói lên một phần câu chuyện thôi Bởi vì những thành phố có sức thu hút phải thật sự tuyệt vời. Chúng phải là những thỏi nam châm có sức hút đặc biệt, đem đến văn hóa đô thị xanh. Và những điều tôi đang nói không chỉ là về vấn đề thẩm mỹ đâu. Đây là vấn đề lớn với những hệ lụy toàn cầu. Bởi vì, mỗi ngày, có đến hàng trăm ngàn người đổ về những thành phố, chủ yếu tại các nước đang phát triển. Và khi bạn suy nghĩ về điều đó, hãy tự hỏi bản thân: Người ta phải sống trong những thành phố vô vị hệt nhau mà chúng ta xây dựng vào thế kỷ 20, hay chúng ta có thể xây cái gì đó tốt hơn thế? Để trả lời cho câu hỏi đó, bạn phải hiểu được làm sao chúng ta đến nơi đầu tiên. Thứ nhất chế tạo nhiều Cũng như hàng tiêu dùng và chuỗi cửa hàng Ta sản xuất nhiều thủy tinh, thép, bê tông, nhựa đường và vách thạch cao, để thiết kế một con phố mới, và chúng ta triển khai chúng trong đầu tương tự nhau trên khắp Trái Đất. Thứ hai: quy định Vậy thì, hãy lấy xe hơi làm ví dụ. Xe hơi chạy với vận tốc rất cao. Chúng dễ bị ảnh hưởng bởi lỗi của người lái. Do đó khi được hỏi, như kiến trúc sư, để thiết kế một con phố mới, chúng ta phải xem những bản vẽ như vậy, để biết lề đường cần cao bao nhiêu, người đi bộ ở chỗ này và phương tiện ở kia khu vận tải ở đây, khu chuyển xuống ở kia. Việc mà xe hơi thực sự làm trong thế kỉ 20 là tạo ra cảnh quan được trạm khắc, tách biệt Hoặc chẳng hạn thang xe cứu hỏa -- bạn biết đấy, những cái thang khổng lồ dùng để giải cứu người trong các tòa nhà bốc cháy đó? Chúng có bán kính quay rất rộng, nên chúng ta phải sử dụng một khoản lớn vỉa hè và nhựa đường để chứa chúng. Hoặc vấn đề lớn về xe lăn Xe lăn đòi hỏi một con đường có độ dốc rất nhỏ và di chuyển theo đường thẳng rườm rà. Vì vậy mỗi khi có cầu thang, phải có thang máy hoặc đoạn giốc. Bây giờ, làm ơn đừng hiểu lầm -- tôi chỉ muốn sự an toàn tuyệt đối cho người đi bộ, công tác chữa cháy và tất nhiên, cả xe lăn nữa. Bố mẹ tôi đều ngồi xe lăn đến cuối đời, vì thế tôi rất thấ hiểu cuộc đấu tranh đó. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng we built these charming urban buildings, chúng có hậu quả lớn khôn lường làm trái luật cách chúng ta xây dựng thành phố Ví dụ về bất hợp pháp tương tự: vào cuối thế kỉ 19 ngay sau khi thang máy được phát minh, chúng ta xây dựng những đô thị quyến rũ này, những tòa nhà lộng lẫy này, trên khắp thế giới, từ Ý đến Ấn Độ. Và chúng có thể có 10 đến 12 căn hộ trong đó. Chúng có một thang máy nhỏ, một cầu thang bao xung quanh, và có ánh sáng tốt. Và giá thành cao không chỉ đối với những tòa nhà đẹp, chúng phải có quần thể -- bằng cầu thang, bạn có thể chạy sang hàng xóm. Thực ra, bạn cũng không thể xây nó. Ngược lại, ngày nay, khi chúng ta phải xây một tòa chung cư mới ở đâu đó, chúng ta phải xây rất nhiều thang máy và rất nhiều thang thoát hiểm, và chúng ta phải kết nối chúng với những hành lang dài, ẩn mật, ảm đạm này Ngày nay, các nhà phát triển -- khi họ phải đối mặt với chi phí của tất cả cơ sở hạ tầng chung đó, họ phải trải số tiền đó cho nhiều căn hộ hơn, thế nên họ muốn xây những tòa nhà lớn hơn. Kết quả mà nó mang đến là tiếng bịch, tiếng bịch ngớ ngẩn của những chung cư giống hệt nhau đang được xây dựng trong tất cả thành phố trên toàn thế giới. Và nó không chỉ tạo ra sự giống nhau về mặt hình dáng, nó còn tạo ra một xã hội giống nhau, bởi vì xây những tòa nhà này tốn tiền hơn và nó góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng chi trả tại các thành phố trên toàn thế giới, kể cả những nơi như Vancouver. Bây giờ, tôi nói rằng lí do thứ ba của tất cả sự tương đồng này, và nó rất phụ thuộc về mặt tâm lí. Đó là nỗi sợ vì trở nên khác biệt, và kiến trúc sư luôn nghe điều này từ khách hàng: "Nếu thử ý tưởng mới này, tôi có bị kiện không? Liệu tôi có bị chế nhạo? Cẩn tắc vô ưu." Và tất cả những điều này đã âm mưu với nhau để phủ lên hành tinh này một sự đồng nhất mà tôi nghĩ là một vấn đề lớn. Vậy thì làm sao chúng ta có thể làm được điều ngược lại? Làm sao có thể xây dựng những thành phố đa dạng về mặt hình dáng và sắc tộc như trước? Làm sao có thể xây những thành phố khác nhau? Tôi cho rằng chúng ta nên bắt đầu bằng cách tuyên truyền vào toàn cục địa phương. Ví dụ, điều này đã từng xảy ra với món ăn. Bạn chỉ cần nhìn vào cách bia thủ công thay thế bia công ty. Hoặc, bao nhiêu người trong các bạn vẫn ăn Bánh mì Wonder? Tôi đặt cược rằng hầu hết là không. Và tôi đánh cược rằng bạn không vì bạn không muốn thực phẩm chế biến sẵn trong cuộc sống bạn. Vì thế nếu bạn không muốn thực phẩm chế bến sẵn, sao bạn lại muốn thành phố thiết kế sẵn? Sao bạn lại muốn nơi sản xuất lớn, đơn điệu trong khi tất cả chúng ta đều sống và làm việc hàng ngày? (Vỗ tay) Thực ra, công nghệ chiếm phấn lớn vào vấn đề trong thế kỉ 20. Khi chúng ta sáng chế ra điện thoại, việc xảy ra là, cả thế giới đều hướng dến sự phát minh này. Và chúng ta tái tạo lại cảnh quan xung quanh nó. Ở thế kỉ 21, công nghệ có thể góp phần vào cách giải quyêst -- Nếu nó hướng đến nhu cầu của thể giới, Vậy thì tôi có ý gì khi nói điều đó? Đi xe tự động. Tôi không nghĩ xe tự động thú vị vì chúng không cần người lái. Điều đó, với tôi, chỉ là ngụ ý. Nói thẳng, là còn hay xảy ra tắc đường hơn. Tôi nghĩ điều thú vị về xe tự động là lời hứa -- và tôi muốn nhấn mạnh từ "lời hứa", do tai nạn gần đây ở Arizona -- hứa rằng chúng ta có thể có các xe nhỏ, hiện đại mà có thể an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp. Rằng có thể cho chúng ta khả năng thiết kế lại con đường nhân đạo lần nữa, những con phố không có lề đường, có thể như phố đi bộ bằng gỗ ở Đảo Lửa. Hoặc có thể thiết kế con phố đá cuội của thế kỉ 21, cái gì đó bắt được động năng, tuyết tan chảy, giúp bạn tập thể dụng khi đi bộ. Hay còn nhớ cái thang khổng lồ của xe cứu hỏa chứ? Nễu chúng ta thay thế chúng và nhữ đường cần thiết bởi máy bay và robot có thể giải cứu người khỏi các chung cư cháy thì sao? Và nếu bạn nghĩ rằng đó là kỳ dị, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bao nhiêu loại công nghệ đó đã được sử dụng hôm nay trong công tác cứu hộ. Nhưng giờ tôi muốn bạn thực sự tưởng tượng cùng tôi. Tưởng tượng xem nếu chúng ta có thể thiết kế xe lăn trên đêm khí. Được chứ? Một phát minh không những cho phép sự tham gia công bằng, mà còn thực hiện hóa việc xây một thị trấn trên đồi Ý của thế kỉ 21. Tôi nghĩ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng chỉ số ít trong số phát minh này, đáp ứng nhu cầu con người, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta có thể xây nên các thành phố. Giờ, tôi đánh cược là bạn cũng đang nghĩ rằng: "Chúng ta chưa có đá cuội năng lượng hay xe lăn trên không, vậy thì chúng ta có thể làm gì về vấn đề này với những công nghệ hiện tại?" Và nguồn cảm hứng của tôi về điều đó đến từ một thành phố rất khắc biệt thành phố của Ulaanbaatar, Mongolia. Tôi có khách hàng ở đó đã nhờ chúng tôi thiết kế một ngôi làng ngoài trời của thế kỉ 21 có thể làm ấm bằng những công nghệ ngày nay, ở trung tâm thành phố của họ. Và nó để đối phó với mùa đông lạnh lẽo xứ họ. Và dự án là cả thơ ca và văn xuôi. Thực sự thơ là để gợi lên hình ảnh của địa phương: địa hình đồi núi, sử dụng màu sắc để tìm kiếm được ánh sáng hùng vĩ, hiểu cách diễn giải truyền thống du mục đã khắc họa lên đất nước Mông Cổ. Văn xuôi đã được phát triển bởi một danh mục các tòa nhà, các tòa nhà nhỏ mà có thể nói rằng tương đối dễ chi trả sử dụng nguyên liệu và công nghệ xây dựng lối địa phương vẫn có thể tạo ra hình dáng nhà ở mới, nơi làm việc mới, những cửa hàng mới và các tòa nhà văn hóa, giống nhà hát hay bảo tàng -- ngay cả là lều săn. Làm việc trong văn phòng, chúng tôi nhận ra đang làm công việc của các đồng nghiệp, gồm kiến trúc sư Tatiana Bilbao, làm ở thành phố Mexico; Pritzker laureate Alejandro Aravena, làm việc ở Chile; và gần đây, người thắng giải Balkrishna Doshi, làm ở Ấn Độ. Và họ đều đang xây dựng hình thức nhà ở giá rẻ mới, nhưng họ cũng xây những thành phố của sự khác biệt, bởi họ xây những thành phố đáp ứng cho cộng đồng địa phương, khí hậu địa phương và cách xây dựng của địa phương. Chúng tôi gấp đôi ý tưởng đó, chúng tôi nghiên cứu một mô hình mới cho các thành phố đang phát triển với áp lực nhẹ, mà có thể xây dựa trên mô hình cuối thể kỉ 19 với lõi trung tâm đó, nhưng một nguyên mẫu có thể thay đổi hình dạng vì nhu cầu địa phương và các nguyên liệu xây dựng địa phương. Tất cả những ý tưởng này, với tôi, đã bị lãng quên. Họ đều nói với tôi rằng chúng ta có thể xây các thành phố có thể phát triển, nhưng phát triển theo cách phản ánh sự đa dạng của cư dân sống trong những thành phố đó; phát triển theo cách có thể chứa nhóm có thu nhập, đủ loại màu sắc, tín ngưỡng, giới tính. Chúng ta có thể xây những thành phố ngoạn mục như vậy có thể làm giảm sự thu hút làm giảm sự thu hút và hoàn toàn bảo vệ môi trường. Có thể phát triển thành phố công nghệ cao, mà vẫn đáp ứng với nhu cầu văn hóa của con người. Tôi đang thuyết phục rằng chúng ta có thể xây nên thành phố khác biệt có thể giúp tạo nghệ thuật thị giác toàn cầu mà rất nhiều người chúng ta khao khát. Cảm ơn vì lắng nghe. (Vỗ tay) Lúc tôi tám tuổi, lớp tôi có một cô bạn mới nhập học, và cô ấy thật nổi bật, các bạn nữ mới luôn gây ấn tượng như vậy. Cô ấy có mái tóc rất dày và mượt, và một hộp bút chì dễ thương, rất giỏi nhớ tên thủ phủ các tiểu bang, và là một người đánh vần cực chuẩn. Và tôi tê tái vì ghen tức trong năm đó, cho đến khi tôi nảy ra một kế hoạch ranh ma. Một hôm, tôi ở lại sau giờ học, ở lại lâu, và tôi trốn trong nhà vệ sinh nữ. Khi không còn ai nữa, tôi chui ra, rón rén đi vào lớp học, và lấy cuốn sổ điểm từ bàn giáo viên. Và tôi đã làm việc đó. Tôi sửa điểm số của đối thủ mình, chỉ sửa tí chút thôi chỉ cần hạ một số điểm A. Toàn là điểm A (Tiếng cười) Tôi đang định trả cuốn sổ vào ngăn kéo, thì sững lại, vì một số bạn học khác của tôi cũng có điểm số rất cao. Vậy là, trong cơn điên cuồng, tôi đã sửa điểm của tất cả mọi người, không suy nghĩ gì cả. Tôi cho tất cả điểm D và tự cho mình toàn điểm A, chỉ vì tiện thể, thấy tên mình trong đó. Tới giờ tôi vẫn chưa thể hiểu nổi hành vi của tôi. Tôi không hiểu cái ý tưởng đó đến từ đâu. Tôi không hiểu tại sao cảm thấy thật khoái cảm khi làm việc đó. Tôi thấy thích thú. Tôi không hiểu tại sao tôi đã không bị tố giác. Theo tôi, việc tôi đã làm là quá trắng trợn. Tôi không bị phát hiện. Nhưng vấn đề là, tôi không hiểu nổi, sao việc đó lại làm phiền tôi đến thế cái cô gái nhỏ này, đứa nhóc con này, lại đánh vần giỏi thế? Ghen tuông làm tôi rối trí. Nó rất khó hiểu và nó thật lạ đời. Chúng ta đều biết trẻ nhỏ khổ sở vì ganh tỵ. Chúng ta biết loài linh trưởng cũng vậy. Chim sơn ca cũng vậy. Chúng ta biết rằng ghen tuông là nguyên nhân số 1 khiến vợ chồng giết nhau tại Mỹ. Dầu vậy, tôi chưa bao giờ đọc một nghiên cứu phân tích cho tôi về sự cô độc của nó hoặc tuổi thọ của nó, hoặc sự đáng sợ của nó. Vì vậy, chúng ta phải đưa nó vào tiểu thuyết, bởi vì tiểu thuyết là phòng thí nghiệm nghiên cứu về sự ghen tuông trong mỗi trường hợp khả tồn. Trong thực tế, tôi không biết liệu có cường điệu không khi nói rằng nếu chúng ta không ghen tuông đố kị thì chẳng biết văn học còn có nữa hay không? Sẽ chẳng có Helen phản bội, không có "Cuộc phiêu lưu của Odyssey", không có vị vua ghen tuông, không có "Ngàn lẻ một đêm". Không có Shakespeare. Những tác phẩm ta học sẽ mất "Âm thanh và cuồng nộ", mất "Gatsby", mất "Mặt trời vẫn mọc", mất "Bà Bovary," "Anna Ka-rê-ni-na." Không có ghen tuông, không có Proust. Ý tôi là, có 'mốt' nói rằng Proust có câu trả lời cho tất cả mọi thứ, và trong trường hợp ghen tuông đố kị, đúng là ông cho ta câu trả lời. Năm nay là kỉ niệm trăm năm kiệt tác: "Đi tìm thời gian đã mất", đây là nghiên cứu thấu đáo nhất về ghen tuông tình ái hay chỉ là cạnh tranh thông thường, mà ta thường mong có. (Tiếng cười) Khi nghĩ về Proust, chúng ta nghĩ về những đoạn văn ủy mị? Ta nghĩ về một cậu bé đang cố ngủ, nghĩ về hương madeleine trong trà oải hương. Nhưng ta quên cách nhìn tàn nhẫn của ông, quên rằng ông chả buồn thương hại ai. Đây là những cuốn sách Virginia Woolf nói sắc như dao, dai như dây cước, Tôi không biết dây cước thì thế nào nhưng chắc ghê gớm lắm. Hãy xem tại sao chúng lại liên quan đến nhau, tiểu thuyết và ghen tuông đố kị, ghen tuông đố kị và Proust. Có phải rõ ràng là nỗi ghen tuông, sôi sục ở trong một con người, trong khao khát, trở ngại, là một nền tảng tự sự vững chắc? Tôi không biết. Tôi nghĩ nó hơi cợt nhả, bởi hãy suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra khi cảm thấy ghen tuông. Khi ghen tuông, ta tự dựng lên một câu chuyện. Ta tự kể cho mình nghe câu chuyện về cuộc sống của người khác, và những câu chuyện này làm cho ta cảm thấy khủng khiếp vì chúng được thiết kế nhằm khiến ta thấy thế Là người kể chuyện và cũng là khán giả, ta biết phải thêm thắt những chi tiết gì để xoáy sâu hơn con dao vào lồng ngực, phải không? Ghen tuông biến ta thành các tiểu thuyết gia nghiệp dư, và đây là điều Proust hiểu. Trong tập đầu tiên, "Bên phía nhà Swann", của bộ sách, Swann, một trong các nhân vật chính, đang trìu mến nghĩ về tình nhân của mình, vẻ hoàn mỹ của nàng lúc trên giường. thì đột nhiên, trong chỉ vài câu, và đây là những câu văn của Proust, chúng dài như những dòng sông, chỉ trong vài câu, ông đột nhiên giật lùi lại và nhận ra, "Ôi, tất cả những gì tôi yêu ở người phụ nữ này, người khác cũng yêu ở nàng. Tất cả những gì nàng làm khiến tôi khoái lạc cũng có thể mang lại khoái lạc cho ai đó, có lẽ vào chính lúc này." Và đây là câu chuyện ông ấy bắt đầu tự kể với mình, và từ đó về sau, Proust viết rằng mỗi nét quyến rũ tươi nguyên Swann nhìn thấy ở người tình, được ông thêm vào "bộ sưu tập nhục hình trong căn phòng tra tấn chính mình." Bây giờ Swann và Proust, ta đã phải thừa nhận, đã nổi tiếng là ghen tuông. Bạn trai của Proust sẽ phải trốn ra nước ngoài nếu muốn chia tay ông. Nhưng bạn không cần phải ghen đến thế mới thừa nhận rằng đó là công việc khó khăn, phải không? Ghen tuông là kiệt quệ. Đó là cảm xúc luôn đói khát. Nó phải được cho ăn cho uống. Và ghen tuông thích ăn gì? Ghen tuông rất thích thông tin. Ghen tuông thích chi tiết. Ghen tuông thích hàng ngàn sợi tóc óng ả, chiếc hộp bút chì nhỏ nhắn dễ thương. Ghen tuông thích hình ảnh. Đó là lý do tại sao Instagram nổi thế. (Tiếng cười) Proust thực sự đã liên kết ngôn ngữ của tri thức và ghen tuông. Khi Swann quằn quại ghen tuông, ông bỗng nghe lén từ ngoài cửa và hối lộ người hầu của tình nhân, bào chữa việc làm của mình. Ông nói, "Tôi biết, bạn nghĩ điều này đáng khinh, nhưng nó cũng không khác mấy việc thông dịch một văn bản cổ đại hoặc nghiên cứu một tượng đài." Ông nói, "Đó là điều tra khoa học với giá trị trí tuệ thực thụ." Proust cố cho ta thấy nỗi ghen tuông đó thật khó lòng chịu nổi và khiến ta trông thật lố bịch nhưng nó chính là mấu chốt, là sự truy tìm tri thức, truy tìm sự thật, sự thật đau đớn, trên thực tế, theo Proust, sự thật càng đau đớn, càng hay ho. Đau buồn, sự sỉ nhục, mất mát: Với Proust, đây là những đại lộ đến sự khôn ngoan minh triết. Ông nói, "Một người phụ nữ mà ta cần, mà khiến ta chịu đựng, khiến dấy lên trong ta ngàn cảm giác sâu sắc và sống động thì còn hơn một ông thiên tài chỉ làm ta thích thú." Có phải ông bảo chúng ta hãy đi tìm những phụ nữ tàn ác? Không, tôi nghĩ rằng, ông muốn nói ghen tuông bày tỏ cho ta biết con người thật của mình. Có cảm xúc nào phô bày con người thật của ta ra giống thế này? Có cảm xúc nào khác tiết lộ cho ta về nỗi hiếu thắng của mình, và những tham vọng ghê tởm, cùng quyền lợi riêng tư? Liệu có cảm xúc nào khác dạy cho chúng ta săm soi dị thường đến thế? Về sau, Freud đã viết về điều này. Một ngày, Freud có khách, một thanh niên lòng đang như lửa đốt vì nghi vợ lừa dối mình Và Freud nói, anh này thật lạ vì anh ta không xét đến những việc vợ làm. Cô ấy vô tội, ai cũng thấy thế. Anh chàng tội nghiệp cứ nghi ngờ mà không cần lí do. Nhưng anh ta săm soi những điều vợ làm một cách vô tình, không chủ ý. Đây là cô ấy cười tươi quá, hay là vô tình đỏ mặt khi nhìn thấy thằng kia? [Freud] nói rằng người đàn ông đó trở thành người chăm sóc cho sự vô thức của người vợ. Tiểu thuyết rất giỏi về mặt này. Tiểu thuyết là rất giỏi mô tả xem ghen tuông đào tạo ta săm soi chi tiết mà không nhìn nhận chính xác. Trong thực tế, càng cuồng ghen, càng giàu tưởng tượng. Và đây là lý do, tôi nghĩ rằng, ghen tuông không chỉ kích động chúng ta làm những điều bạo lực hay phạm pháp. Ghen tuông khiến ta hành xử theo cách sáng tạo "dã man"! Giờ nhớ lại hồi tám tuổi, tôi thừa nhận thế, nhưng tôi cũng suy nghĩ về câu chuyện tôi nghe được. Một người phụ nữ 52 tuổi ở Michigan bị phát hiện ra rằng đã tạo một tài khoản Facebook giả để gửi những tin nhắn đê tiện và hèn hạ cho chính mình trong suốt một năm. Trong một năm. Một năm. Và cô đã cố gắng tưởng tượng về bạn trai cũ của mình cùng cô bạn gái mới, và tôi phải thú nhận khi tôi nghe tin này, tôi thấy đầy ngưỡng mộ. (Tiếng cười) Bởi vì, ý tôi là, hãy thành thực đi. Quả là một sự sáng tạo cừ khôi duy có điều sai chỗ, phải không ạ? Đây là điều rút ra từ tiểu thuyết. Điều rút ra từ cuốn tiểu thuyết của Patricia Highsmith. Tôi rất thích Highsmith. Bà là người phụ nữ thông mình và hài hước với ngôn ngữ Mỹ. Bà là tác giả của "Người lạ trên tàu" (Strangers on a train) và "Ngài Ripley tài năng" (The Talented Mr. Ripley) những cuốn sách toàn về nỗi ghen tuông, làm rối tung đầu óc ta, và khi ta đang trong mớ bòng bong ấy trong nghẹt ngòi ghen tuông, cái màng phân tách giữa điều thực xảy ra và điều có thể xảy đến có thể bị xuyên thủng trong nháy mắt. Ví dụ, Tom Ripley, nhân vật nổi tiếng nhất của bà. Tom Ripley đi từ muốn bạn hoặc muốn những gì bạn có tới việc trở thành là bạn và có những gì bạn từng có, và bạn phải bị đạp xuống đất, hắn ở trong vị trí của bạn, đeo chiếc nhẫn của bạn, làm trống trơn tài khoản của bạn. Phải đi đúng lộ trình như thế. Còn chúng ta? Không thể đi vào con đường của Tom Ripley. Tôi không thể cho cả thế giới điểm D, thích cho ai điểm D thì cho. Thật khốn khổ vì chúng ta phải sống những phút ghen tuông đố kị. Chúng ta đang sống trong thời đại đầy ghen tuông đố kị. Chúng ta là công dân ngoan hiền của truyền thông xã hội, luôn mang tính ganh đố? Có phải tiểu thuyết chỉ cho ta lối thoát? Không rõ. Vậy, hãy làm điều nhân vật luôn làm khi họ không biết chắc, khi họ đang sở hữu một bí ẩn. Hãy đi đến số 221B Phố Baker, tìm Sherlock Holmes. Khi mọi người nghĩ về Holmes, họ nghĩ về đối thủ của ông, giáo sư Moriarty, vâng, kẻ toàn vạch ra tội ác. Nhưng tôi thích nghĩ đến [thanh tra] Lestrade hơn, người đứng đầu Scotland Yard, người thực sự cần Holmes, cần cái thiên tài của Holmes nhưng ghét anh ta. Ôi, nó quá ư giống tôi. Lestrade cần nhưng mà căm ghét Holmes, và luôi sôi sục nỗi căm hận trong suốt vụ án. Nhưng khi họ làm việc cùng nhau, một cái gì đó bắt đầu thay đổi, và cuối cùng trong "Cuộc phiêu lưu của sáu pho tượng Napoleon", khi Holmes bước vào, gây kinh ngạc qua lời giải của mình, Lestrade quay sang Holmes, nói: "Thưa ông Homes, chúng tôi không ghen tị với ông đâu, Chúng tôi tự hào về ông." Và ông ấy nói rằng không có ai ở Scotland Yard không muốn bắt tay Sherlock Holmes. Đó là một trong ít lần ta thấy Holmes cảm động trong một vụ án, tôi cũng thấy cảnh này cảm động nhưng cũng đầy bí ẩn, phải không ạ? Nó dường như đã coi cơn ghen tuông như một bài toán hình học, chứ không phải vấn đề cảm xúc. Bạn biết không, phút trước, Holmes là đối thủ của Lestrade, mà phút sau, họ đã cùng chiến tuyến. Đột nhiên, Lestrade để cho mình ngưỡng mộ trí óc mà ông từng căm ghét. Có thể đơn giản như vậy sao? Sẽ thế nào nếu ganh tỵ thực sự là một bài toán hình, chỉ là vấn đề của việc ta cho phép bản thân đứng đâu trong quan hệ với người khác? Vâng, có lẽ như thế, chúng ta sẽ không phải bực tức trước sự xuất sắc của ai đó. Chúng ta có thể đặt mình thẳng hàng với nó. Nhưng tôi thích kế hoạch phòng hờ. Vì vậy, trong khi chúng ta chờ nó xảy ra, hãy nhớ rằng, chúng ta có tiểu thuyết an ủi mình. Chính tiểu thuyết sẽ giải những bí ẩn về ghen ghét. Chính tiểu thuyết sẽ bạch hóa nó, bắt nó phải lộ mình. Và hãy xem nó góp lại những ai: Lestrade ngọt ngào, Tom Ripley ghê gớm, Swann điên rồ, bản thân Marcel Proust. Chúng tôi rất thân với nhau! Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Vào ngày mùng 4 của tháng 7 năm ngoái, những cuộc thí nghiệm ở máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) đã khám phá ra hạt Higgs. Và đó là một ngày lịch sử. Không còn nghi ngờ gì nữa kể từ đây, ngày mùng 4 của tháng 7 sẽ được ghi nhớ không phải ngày Tuyên Ngôn Độc Lập, mà là ngày hạt Higgs được khám phá. Ah ít nhất là ở đây, tại CERN. Còn đối với tôi, sự bất ngờ lớn nhất trong ngày đó là chẳng có bất ngờ lớn nào cả. Trong mắt của một nhà vật lý lý thuyết, hạt Higgs là một cách giải thích thông minh cho khối lượng của các hạt cơ bản, nhưng nó dường như chưa thõa đáng và là một cách giải thích chưa hoàn chỉnh. Quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Hạt Higgs không có chung vẻ đẹp, sự cân đối, tao nhã với phần còn lại của thế giới các hạt cơ bản. Bởi lý do đó, phần lớn những nhà vật lý lý thuyết tin rằng hạt Higgs không thể là cách giải thích chu toàn. Chúng ta đang chờ một hiện tượng mới, một hạt mới đến cùng hạt Higgs. Thay vào đó cho đến nay, các phép đo đạt từ máy gia tốc hạt lớn chưa cho thấy những dấu hiệu của các hạt mới hay những hiện tượng ngoài mong đợi. Tất nhiên, những công bố chưa phải là cuối cùng. Vào năm 2015, máy gia tốc hạt lớn sẽ tăng gần gấp đôi năng lượng va chạm các hạt proton, và những va chạm mạnh hơn sẽ cho phép chúng ta khám phá xa hơn về thế giới hạt cơ bản, và chúng ta chắc chắn sẽ học được nhiều hơn Nhưng hiện tại, chúng ta vẫn chưa tìm ra những bằng chứng về hiện tượng mới, giúp chúng ta công nhận rằng những hạt cơ bản mà chúng ta biết ngày nay, kể cả hạt Higgs, là những hạt cơ bản duy nhất trong tự nhiên, ngay cả ở mức năng lượng lớn hơn nhiều những gì chúng ta đã khám phá cho đến nay. Hãy xem những giả thuyết sẽ đưa ta đến đâu. Chúng ta sẽ tìm được những kết quả bất ngờ và thú vị về vũ trụ của chúng ta, và để giải thích quan điểm của tôi, hãy để tôi kể cho bạn về hạt Higgs, và để làm điều đó, chúng ta hãy quay trở lại một phần mười của một phần tỷ của một giây sau vụ nổ Big Bang. Và theo nhưng lý thuyết của hạt Higgs, ngay lúc đó, một sự kiện kịch tính đã diễn ra trong vũ trụ. Không gian - thời gian đã trải qua giai đoạn chuyển tiếp. Có một điều rất giống với giai đoạn chuyển tiếp xảy ra khi nước hóa thành băng dưới 0 độ C. Nhưng trong trường hợp này, giai đoạn chuyển tiếp không phải là sự thay đổi trong cách mà các phân tử được sắp xếp bên trong các vật liệu, mà là sự thay đổi trong từng kết cấu của không-thời gian. Trong suốt giai đoạn này, không gian trống sẽ được phủ đầy một chất mà ngày nay chúng ta gọi là trường Higgs. Và chất này dường như vô hình với chúng ta nhưng nó là vật chất thực. Chúng luôn vây quanh ta, giống nhưng không khí mà chúng ta hít thở trong căn phòng này. Và một vài hạt cơ bản tương tác với vật chất này, đạt được năng lượng trong quá trình này. Và năng lực nội tại này chúng ta gọi là khối lượng của các hạt, and với sự khám phát ra hạt Higgs, máy gia tốc hạt lớn đã chắc chắn chứng minh chất này là có thật, bởi vì đó là vật chất làm nên hạt Higgs. Và tóm lại, đó là bản chất câu chuyện về hạt Higgs. Nhưng câu truyện còn thú vị hơn thế nữa. Bằng việc nghiên cứu lý thuyết hạt Higgs, những nhà vật lý lý thuyết đã phát hiện, không phải bằng một thí nghiệm mà bằng sức mạnh của toán học, trường Higgs không nhất thiết chỉ tồn tại ở trang thái mà chúng ta quan sát ngày nay. Giống như vật chất có thể tồn tại ở thể lỏng hoặc thể rắn, nên trường Higgs, chất tràn ngập cả không-thời gian, có thể tồn tại ở 2 trạng thái. Bên cạnh trạng thái được biết đến, có thể tồn tại trạng thái thứ 2 nơi mà trường Higgs dày đặc hơn hàng tỉ tỉ lần những gì chúng ta quan sát được ngày nay, và chỉ sự tồn tại ở một trạng thái khác của trường Higgs đã đưa ra một vấn đề tiềm tàng. Đó là vì, theo những định luật của cơ học lượng tử, hoàn toàn có thể tồn tại quá trình chuyển đổi giữa 2 trạng thái, ngay cả khi có một hàng rào năng lượng chia cắt 2 trạng thái, và hiện tượng này được gọi, khá chính xác là, đường hầm lượng tử. Bởi đường hầm lượng tử, tôi có thể biến mất khỏi căn phòng này và xuất hiện ở căn phòng bên cạnh, như xuyên qua bức tường. Nhưng đừng mong tôi có thể biểu diễn trước mặt mọi người, vì xác suất mà tôi có thể xuyên qua bức tường là rất rất nhỏ. Bạn phải đợi một thời gian rất dài trước khi điều đó diễn ra, nhưng tin tôi đi, đường hầm lượng tử là một hiện tượng có thật, và đã được nhận thấy ở nhiều hệ thống. Ví dụ, đường hầm điốt, một thành phần được sử dụng trong các thiết bị điện tử, hoạt động nhờ vào sự kỳ diệu của đường hầm lượng tử. Nhưng hãy quay trở lại trường Higgs. Nếu trạng thái cực kỳ dày đặc của trường Higgs tồn tại, sau đó, bởi vì đường hầm lượng tử, một bong bóng của trạng thái có thể đột ngột xuất hiện ở một nơi nào đó trong vũ trụ vào thời điểm nào đó, và nó xảy ra tương tự như việc bạn đun sối nước Bong bóng bốc hơi ngay bên trong nước, sau đó chúng mở rộng, hóa lỏng thành khí. Cũng theo cách đó, một bong bóng trong trạng thái dày đặc của hạt Higgs có thể tồn tại vì đường hầm lượng tử Và bọt khí sẽ mở rộng theo tốc độ ánh sáng, thâm nhập tới nơi, và biến trường Higgs từ trạng thái này sang một trang thái mới. Đây có phải là một vấn đề? Vâng, nó là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta có thể không nhận ra nó trong cuộc sống thường ngày, nhưng cường độ của trường Higgs là rất quan trọng đối với cấu trúc của vật chất. Nếu trường Higgs chỉ mạnh lên vài lần, chúng ta sẽ thấy các phân tử thu hẹp lại, các neutrons phân rã bên trong hạt nhân phân tử, hạt nhân phân rã, và hidro có thể sẽ là nguyên tố hóa học duy nhất tồn tại trong vũ trụ. Và trường Higgs, trong trạng thái siêu đặc, không chỉ một vài lần dày đặc hơn ngày nay, mà là hàng tỉ lần, and nếu không-thời gian bị lấp đầy bởi trạng thái hạt Higgs này, tất cả dạng nguyên tử sẽ sụp đổ. Không cấu trúc phân tử nào tồn tại, không sự sống Vì thế, tôi tự hỏi, có thể như vậy không rằng trong tương lại, trường Higgs sẽ trải qua một giai đoạn chuyển tiếp và, thông qua đường hầm lượng tử, sẽ được chuyển đổi sang trạng thái xấu này, trạng thái dày đặc? Nói cách khác, tôi tự hỏi, đâu là số phận của trường Higgs trong vũ trụ chúng ta? Và những điều cốt yếu cần thiết để trả lời câu hỏi này là khối lượng của hạt Higgs. Và những thí nghiệm ở LHC tìm ra khối lượng của hạt Higgs vào khoảng 126 GeV. Nó thật sự rất nhỏ khi thể hiện trong đơn vị thông thường bởi vì nó bằng với thứ gì đó cỡ 2x10 mũ -22 grams, nhưng nó lớn trong những đơn vị hạt cơ bản bởi vì nó bằng với trọng lượng của cả một phân tử trong thành phần ADN Vậy với thông tin này từ LHC, cùng với các đồng nghiệp ở CERN, chúng tôi đã tính toán xác suất mà vũ trụ chúng ta có thể dùng đường hầm lượng tử chuyển thành trạng thái Higgs siêu đặc, và chúng tôi đã tìm thấy một kết quả rất thú vị Những tính toán của chúng tôi cho thấy rằng giá trị đo được của khối lượng hạt Higgs rất đặc biệt. Đó là một giá trị vừa đủ để giữ cả vũ trụ treo trong một trạng thái không ổn định. Trường Higgs là một cấu trúc dễ bị lung lay đã tồn tại cho đến ngày nay nhưng cuối cùng nó sẽ sụp đổ. Dựa trên những tính toán đó, chúng tôi giống như những người cắm trại những người vô tình đặt lều của họ trên một bờ vực. Và cuối cùng, trường Higgs sẽ trải qua một giai đoạn chuyển tiếp và vật chất sẽ sụp đổ vào chính nó. Vậy đây có phải là cách mà nhân loại biến mất? Tôi không nghĩ vậy. Tính toán của chúng tôi đã cho thấy đường hầm lượng tử của trường Higgs không có khả năng xảy ra trong 10 hay 100 năm tới, và đây là một khoảng thời gian rất dài Thậm chí còn dài hơn cả thời gian mà Ý cần đề thành lập nên một chính phủ ổn định. (tiếng cười) Dù vậy thì chúng ta cũng chết trước đó từ lâu rồi. Trong khoảng 5 tỉ năm, mặt trời của chúng ta đã thành kẻ khổng lồ màu đỏ lớn bằng cả quỹ đạo của Trái Đất, và trái đất của chúng ta sẽ bị thiêu rụi, và trong một ngàn tỉ năm, nếu năng lượng tối tiếp tục cung cấp năng lượng cho sự giãn nở của không gian với tỷ lệ như hiện tại, bạn thậm chí sẽ không thể nhìn được xa hơn ngón chân mình, bởi vì mọi thứ xung quanh bạn mở rộng với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng. Nên thực tế không có khả năng là chúng ta sẽ ở đó để chứng kiến trường Higgs sụp đổ. Nhưng lý do khiến tôi cảm thấy hứng thú vào sự chuyển đổi của trường Higgs là vì tôi muốn giải quyết câu hỏi, tại sao khối lượng hạt Higgs lại đặc biệt? Tại sao nó lại vừa đủ để giữ cả vũ trụ ở mép của giai đoạn chuyển đổi? Những nhà vật lý lý thuyết hỏi "tại sao". Nhiều hơn hỏi một hiện tượng hoạt động như thế nào, những nhàvật lý lý thuyết luôn hứng thú với việc tại sao một hiện tượng lại hoạt động theo cách đó. Chúng tôi nghĩ những câu hỏi "tại sao" ấy có thể cho chúng tôi những manh mối về những nguyên lý cơ bản của tự nhiên. Và thực sự, một câu trả lời cho câu hỏi của tôi có thể mở ra những vũ trụ mới, theo nghĩa đen. Vũ trụ của chúng ta được suy đoán là bong bóng duy nhất trong một đa vũ trụ kiểu xà phòng được tạo nên bởi vô số bong bóng, và mỗi bong bóng là một vũ trụ khác với hằng số cơ bản khác nhau và quy luật vật lý khác nhau. Và trong bối cảnh này, bạn chỉ có thể bàn về xác suất tìm ra một giá trị cụ thể của khối lượng hạt Higgs. Thì chìa khóa giải mã bí ẩn có thể nằm trong các thuộc tính thống kê của đa vũ trụ. Nó giống như điều xảy ra với cồn cát trên bãi biển. Về nguyên tắc, bạn có thể tưởng tượng để thấy những cồn cát ở bất kỳ độ dốc nào trên bãi biển, tuy nhiên góc dốc của cồn cát thường nằm trong khoảng 30 - 35 độ. Và lý do rất đơn giản: vì gió đã xây lên cồn cát và trọng lực đã làm nó ngã Kết quả là, phần lớn các cồn cát có độ dốc nằm trong giá trị tới hạn, gần giá trị sụp đổ.. Và điều tương tự có thể xảy ra đối với khối lượng hạt Higgs trong đa vũ trụ. Trong phần lớn các bong bóng vũ trụ, khối lượng hạt Higgs có thể nằm gần giá trị tới hạn, gần với sự sự sụp đổ vũ trụ của trường Higgs, bởi vì 2 tác động cạnh tranh, giống trong trường hợp của cát. Chuyện của tôi không có hồi kết, bởi vì chúng tôi vẫn chưa biết kết cục của chuyện. Đây là tiến trình khoa học, và để giải quyết những bí ẩn, chúng tôi cần nhiều dữ liệu hơn và mong rằng, máy gia tốc hạt lớn sẽ có thêm manh mối cho câu chuyện. Chỉ một con số, khối lượng hạt Higgs, tuy nhiên qua con số này, chúng ta học được rất nhiều. Tôi đã bắt đầu từ một giả thuyết, rằng tất cả những hạt đã biết đều ở cả ngoài kia,trong vũ trụ, thậm chí xa hơn những phạm vi đã khám phá cho đến nay. Từ đó, chúng tôi đã khám phá ra trường Higgs tràn ngập không-thời giang có thể đứng trên một lưỡi dao, sẵn sàng cho sự sụp đổ vũ trụ, và chúng tôi đã khám phá rằng đây có thể là một gợi ý rằng vũ trụ của chúng ta chỉ là một hạt cát trong một bãi biển khổng lồ, đa vũ trụ. Nhưng tôi không biết liệu giả thuyết của tôi là đúng. Đó là cách mà vật lý vận hành: Một phép đo có thể đưa chúng ta lên con đường mới để hiểu biết về vũ trụ hoặc nó có thể đưa chúng ta vào ngõ cụt. Nhưng dù điều gì xảy ra, thì có một điều tôi chắc chắn là: Hành trình sẽ đầy những bất ngờ. Cảm ơn các bạn. (tiếng vỗ tay) Công việc của tôi chú trọng vào mối liên hệ giữa tư tưởng về cuộc sống cộng đồng và thân thiện với môi trường nơi kiến trúc phát triển từ các điều kiện tự nhiên và truyền thống địa phương. Hôm nay, tôi mang đến 2 dự án gần đây như một ví dụ cho điều đó. Cả 2 dự án này đều ở những đất nước đang phát triển, một ở Ethiopia và một ở Tunisia. Và chúng cũng có điểm chung những phân tích khác nhau từ những quan điểm khác nhau trở thành một phần thiết yếu của mảnh cuối cùng của công trình. Ví dụ đầu tiên bắt đầu bằng một lời mời thiết kế một trung tâm mua sắm cao tầng tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Và đây là loại xây dựng chúng ta được giới thiệu một ví dụ, với đội của tôi và bản thân tôi, về những gì chúng tôi phải thiết kế. Lúc đầu, ý nghĩ đầu tiên của tôi là tôi muốn bỏ chạy. (Cười) Sau khi nhìn thấy một vài tòa nhà trong những rất nhiều tòa nhà trong thành phố -- chúng tôi đã nhận ra rằng chúng có 3 điểm lớn. Đầu tiên, những tòa nhà này, chúng hầu hết đều trống rỗng bởi chúng có nhiều gian hành rất rộng nơi mọi người không đủ tiền để mua. Thứ hai, chúng cần hàng tấn năng lượng để hoạt động do hiệu ứng nhà kính tạo nhiệt nóng bên trong, và rồi bạn cần hệ thống làm mát. Trong một thành phố nơi điều này không nên xảy ra bởi họ thực sự có thời tiết ôn hòa nhiệt độ từ 20 đến 25 độ trong cả năm. Và thứ 3 là không có gì mang nét đặc trưng của họ về Châu Phi hay Ethiopia. Đó là một điều đáng tiếc cho một nơi giàu truyền thống và văn hóa như vậy Cũng trong chuyến thăm đầu tiên của chúng tôi đến Ethiopia, Tôi đã thực sự bị quyến rũ bởi phong cách merkato cũ đó là kiểu cấu trúc không gian mở nơi hàng nghìn người, họ tới và mua mọi thứ mỗi ngày từ các quầy hàng nhỏ. Và ý tưởng về không gian công cộng sử dụng không gian ngoài trời để tạo ra hoạt động. Vì vậy, tôi nghĩ, đây là những gì tôi thực sự muốn thiết kế, không phải là một trung tâm mua sắm. Nhưng câu hỏi là làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một tòa nhà cao tầng hiện đại với những nguyên tắc này. Thách thức tiếp theo đến khi chúng tôi xem xét khu vực đó, tòa nhà nằm trong một khu vực rất phát triển của thành phố, nơi hầu hết các tòa nhà bạn nhìn thấy trong ảnh, chúng đã không còn ở đây. Cũng thế giữa hai con đường song song không có bất kỳ kết nối nào trong hàng trăm mét đường. Vì thế điều đầu tiên chúng tôi làm là tạo ra một sự kết nối giữa 2 con đường này, đặt vào tất cả các lối vào của tòa nhà. Và việc này mở rộng ra khu vực sảnh nghiêng tạo ra không gian mở thông thoáng trong tòa nhà mà vẫn giữ được hình dáng qua mưa nắng. Và xung quanh khoảng trống này chúng tôi đặt ý tưởng này của thị trường về các cửa hàng nhỏ, khác nhau ở mỗi tầng tùy vào hình dạng của khoảng trống. Tôi cũng nghĩ, làm thế nào để đóng cửa tòa nhà? Và tôi thực sự muốn tìm một giải pháp sẽ đáp ứng được các điều kiện khí hậu địa phương. Và tôi bắt đầu nghĩ đến vải vóc giống như vỏ sò làm bằng bê tông với những lỗ cho không khí lọt vào, và ánh sáng cũng thế nhưng theo một cách chọn lọc. Và sau đó cảm hứng đến từ những nút xinh đẹp trên trang phục của phụ nữ Ethiopia. Chúng có hình dạng hình học và điều này rất có ích cho tôi trong việc tạo hình toàn bộ mặt tiền Và chúng tôi đang xây dựng nó với những mảnh nhỏ được đúc sẵn là cửa sổ cho phép không khí và ánh sáng tràn vào trong tòa nhà một cách có kiểm soát. Và điều này được bổ sung bởi các kính màu nhỏ sử dụng ánh sáng từ bên trong của tòa nhà để thắp sáng tòa nhà vào ban đêm. Với những ý tưởng đó, rất khó thuyết phục các nhà phát triển trong lần đầu tiên bởi họ cho rằng, "Đây không phải là một trung tâm mua sắm. Chúng tôi đã không yêu cầu điều đó." Nhưng sau đó chúng tôi đều nhận ra ý tưởng thị trường này mang lại nhiều lợi nhuận hơn ý tưởng trung tâm mua sắm. đơn giản bởi vì chúng có nhiều cửa hàng để bán hơn. Và cũng vậy, ý tưởng về mặt tiền còn rẻ hơn rất nhiều, không chỉ do nguyên vật liệu nếu so sánh với kính mà còn bởi chúng tôi không còn cần đến điều hòa nữa. Vì vậy, chúng tôi tạo ra một số tiền tiết kiệm ngân sách mà chúng tôi sử dụng để thực hiện dự án. Và việc thực hiện đầu tiên là suy nghĩ làm thế nào chúng tôi có thể tạo ra tòa nhà tự nó có thể cung cấp năng lượng trong một thành phố cắt giảm điện hầu hết mọi ngày. Vì vậy, chúng tôi tạo ra một số tiền lớn bằng cách đặt quang điện trên mái nhà. Và rồi dưới những tấm đó chúng tôi nghĩ về mái nhà như một không gian công cộng mới với các khu vực tập trung và quán bar điều đó sẽ tạo nên một ốc đảo thành thị Và những cổng vòm trên mái nhà, tất cả chúng đều tập hợp nước để tái sử dụng cho vệ sinh ở bên trong. Hy vọng đầu năm sau sẽ hoàn thành, hiện tại chúng tôi đã thi công đến tầng năm rồi. Ví dụ thứ hai là quy hoạch tổng thể cho 2.000 căn hộ và các cơ sở trong thành phố Tunis. Và để làm một dự án lớn như vậy, dự án lớn nhất mà tôi từng thiết kế, tôi thực sự cần hiểu rõ về thành phố Tunis, cả môi trường xung quanh, truyền thống và văn hóa. Suốt quá trình tìm hiểu tôi đặc biệt quan tâm đến Medina một cấu trúc 1000 năm tuổi được bao quanh bởi 1 bức tường mở mười hai cửa khác nhau, kết nối hầu hết bằng những đường thẳng Khi tôi đi đến khu vực này, thiết kế đầu tiên chúng tôi làm là mở rộng các đường phố hiện có, tạo ra 12 khối ban đầu tương tự kích thước và các đặc điểm với những tòa nhà chúng ta có ở Barcelona và các thành phố khác ở châu Âu với những khoảng sân. Trên hết, chúng tôi đã chọn một số điểm chiến lược gợi nhớ về mô hình các cổng và kết nối chúng bằng các đường thẳng, và điều này sửa đổi mô hình ban đầu. Và việc cuối cùng là nghĩ về các ô mỗi ô nhỏ trong dự án là một căn hộ như một phần thiết yếu của dự án quy hoạch Và vì thế tôi nghĩ, đâu sẽ là hướng tốt nhất cho một căn hộ trong khí hậu Địa Trung Hải? Và đó là hướng Bắc-Nam, vì nó tạo ra một sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bên của ngôi nhà và sự thoáng mát tự nhiên. Vì vậy chúng tôi phủ ngoài mô hình để đảm bảo rằng hầu hết các căn hộ hoàn toàn được định hướng theo hướng đó. Và đây là kết quả gần như giống như một sự kết hợp của tòa nhà châu Âu và thành phố Ả Rập. Nó các tòa nhà với các khoảng sân, và sau đó ở tầng trệt bạn có tất cả những mối nối dành cho người đi bộ. Và cũng vậy thiết kế này dựa theo quy tắc địa phương mà hình thành mật độ cao hơn ở các tầng trên và mật độ thấp hơn ở tầng trệt. Và nói cũng củng cố ý tưởng các cổng ra vào. Khối lượng có hình dạng kết nối này tự che bóng cho ba kiểu căn hộ khác. và cũng cho ánh sáng đi vào tầng trệt trong mật độ dân cư đông đúc thế này. Và trong sân có nhiều khu vực chức năng khác nhau như phòng thể dục và nhà trẻ chẳng hạn và gần đó, một chuỗi cửa hàng thương mai tạo ra các hoạt động tại tầng trệt. Mái nhà, không gian ưa thích của tôi trong dự án này hầu như là mang không gian bị công trình lấy đi trở về với cộng đồng. Và đó là nơi tất cả những người hàng xóm, họ có thể lên đó và gặp gỡ nhau, và hoạt động như chạy bộ buổi sáng, nhảy từ tòa nhà này sang nhà khác. Hai ví dụ đấy, chúng có chung cách tiếp cận trong quá trình thiết kế. Và đều ở những nước đang phát triển bạn có thể nhận ra các thành phố nơi ấy rất phát triển. Ở đó, ảnh hưởng của kiến trúc lên cuộc sống của người dân hôm nay và ngày mai thay đổi các cộng đồng địa phương và kinh tế với tốc độ tương tự như sự gia tăng của các tòa nhà. Vì lí do này, tôi nhận ra điều quan trọng hơn cả để nhận ra điều mà kiến trúc cần là đơn giản nhưng giải pháp thỏa đáng làm tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng và môi trường và nhằm mục đích để kết nối con người với thiên nhiên. Cám ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những công ty đó, những công ty vô cùng tuyệt vời, đổi mới và sáng tạo, những công ty theo kiểu mẫu kinh tế mới -- như Apple, Google, Facebook -- lại chỉ đến từ một quốc gia nước Mỹ? Thường thì khi tôi nói đến đây, có người sẽ nhắc đến "Spotify! Đó là Châu Âu."... Nhưng mà, đúng vậy. Ảnh hưởng của nó (Spotify) không giống như những công ty kể trên. Điều mà tôi muốn nói là là một nhà kinh tế, tôi cũng đã nghiên cứu kỹ về mối quan hệ giữa việc đổi mới và tăng trưởng kinh tế dựa theo quy mô của công ty, theo ngành và theo từng quốc gia, tôi cũng đã làm việc với các nhà hoạch định chính sách khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Hội đồng Châu Âu, và gần đây, cũng ở những khu vực khá hấp dẫn như Trung Quốc và tôi có thể nói rằng câu hỏi đó đang được tất cả mọi người nghĩ đến. Google của châu Âu ở đâu? Bí mật đằng sau mô hình tăng trưởng của Thung lũng Silicon, cái mà theo họ là rất khác biệt so với mô hình tăng trưởng kinh tế cũ là gì? Và có một điều thú vị là thường thì, ngay cả khi đang ở thế kỷ 21, chúng ta cũng có xu hướng quay về những tư tưởng về thị trường tự do và chính phủ. Nó được nói đến bằng nhiều quan điểm mới như thế này đây, nhưng ý tưởng là bằng cách nào đó, đằng sau những nơi như Thung lũng Silicon, bí mật là vô vàn cơ chế tạo ra thị trường khác nhau, những sáng kiến cá nhân, dù cho là về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nhiều biến động mà có thể mang đến tài chính rủi ro cao cho các công ty cải tiến trên, mà chúng ta vẫn thường gọi là những con linh dương, điều mà các ngân hàng truyền thống đang e ngại, hoặc nhiều chính sách thương mại hóa vô cùng thành công những chính sách này cho phép các công ty mang những phát minh vi đại, những sản phẩm của họ, đến với thị trường và thực sự hồi phục, từ sau giai đoạn Thung lũng Chết đáng sợ khi mà rất nhiều công ty lần lượt thất bại. Nhưng điều làm tôi thấy thú vị, đặc biệt là ngày nay với những gì chính trị đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, đó ngôn ngữ được sử dụng, những bài diễn văn, diễn thuyết, hình ảnh và từ ngữ thực tế. Thế cho nên ta vẫn thường được miêu tả bằng nhiều loại từ ngữ cũng giống như các ngành tư nhân cũng có nhiều đổi mới hơn bởi vì họ có khả năng nghĩ khác đi. Họ năng động hơn. Hãy thử nghĩ đến bài diễn văn đầy cảm hứng của Steve Job cho khóa tốt nghiệp năm 2005 trường Stanford, trong đó, ông ấy nói: để đổi mới, bạn hãy cứ khao khát và dại khờ. Đúng không? Vì thế những chàng trai này là một kiểu khao khát và khờ khạo, đầy màu sắc, đúng không? Và ở những nơi như châu Âu điều này còn có vẻ hợp lý hơn, có khi chúng ta còn ăn mặc sung túc hơn cả tại U.S, nhưng vấn đề lại nằm ở khu vực công. Nó khá là lớn, và hầu như không cho phép các tổ chức như Quỹ đầu tư mạo hiểm hay tổ chức thương mại có thể làm ra được lợi nhuận như họ mong muốn. Và kể cả ở các tờ báo có uy tín, một số mà tôi cũng đang thường xuyên theo dõi, từ ngữ mahọ sử dụng cũng kiểu như Nhà nước như là Quái vật khổng lồ vậy. Phải không? Con quỷ với những xúc tu lớn. Họ rất thẳng thắn trong những bài viết như thế này. Họ nói rằng, "Các ngài biết đấy, hỡi chính phủ, rất cần thiết để ổn định những thất bại nhỏ nhặt này của thị trường khi mà các ngài có hàng hóa công cộng hay các ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm, nhưng xin hỏi là, bước tiến lớn tiếp theo sau mạng Internet là gì? Chúng ta đều mong muốn đó sẽ là một cái gì đó xanh, hoặc về công nghệ nano, và để cho những điều đó xảy ra," họ đề cập tới một giải pháp đặc biệt cho bước tiến công nghiệp tiếp theo -- "chỉ cần Chính phủ thuận theo những điều cơ bản mà thôi." Đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư cho trường học. Kể cả đầu tư cho các nghiên cứu cơ bản, bởi vì điều này được người ta xem như là một loại hàng hóa công cộng to lớn mà các công ty tư nhân không muốn đầu tư vào, kinh doanh vào. Nhưng xin các ngài. Hãy để phần còn lại cho các nhà cách mạng." Những người có óc suy táo bạo và sáng tạo kia. Họ thường được gọi là những người thợ hàn Gara, vì sự thật là trong số họ cũng có người từng làm việc trong Gara, kể cả khi chuyện đó có phần hoang đường. Vì thế, điều tôi làm cùng các bạn trong vòng... ôi trời,10 phút tới, là suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về cái vị trí gần kề này, bởi vì nó có những mối liên hệ ngầm rất rất lớn vượt xa khỏi chính sách cải cách, những thứ chỉ diễn ra ở những khu vực mà bạn thường nói với các nhà hoạch định chính sách. Nó có những mối liên hệ rất lớn, kể cả với quan điểm hiện tại là tại đâu, khi nào và tại sao chúng ta nên cắt giảm đầu tư công và nhiều dịch vụ công khác, những dịch vụ mà như chúng ta biết là đang ngày càng được chuyển giao cho bên ngoài bởi vì sự liền kề này Ý tôi là, lý do mà chúng ta cần đến các trường học miễn phí hay trường công là để cho chúng có cơ hội được đổi mới mà không phải chịu áp lực từ sức nặng của chương trình giảng dạy của chính phủ, hoặc từ một vài thứ khác. Tình trạng này rất phổ biến, những sự gần kề này xuất hiện ở khắp nơi, chứ không chỉ đi cùng với chính sách cải cách. Và nếu nghĩ kỹ lại, thì không có lý do gì mà bạn nên tin tôi cả, vì thế cứ nghĩ đến một thứ gì đó cải tiến nhất mà bạn có trong túi của mình đừng bật nó lên, nhưng hãy lấy nó ra, chiếc iPhone của bạn. Thử hỏi ai đã đầu tư cho một chiếc iPhone tuyệt vời, và tân tiến như thế này đây. Điều gì khiến điện thoại của bạn trở thành một chiếc điện thoại thông minh? Đó là mạng Internet, thứ giúp bạn lướt Web ở bất cứ đâu trên thế giới GPS, cái cho phép bạn biết được đích xác nơi mình đang đứng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới; màn hình cảm ứng, thứ khiến nó trở nên dễ sử dụng hơn với bất kỳ ai. Đó là những điều thông minh, cải tiến về iPhone, và tất cả đều được nhà nước tài trợ. Và điều đáng nói là mạng Internet được tài trợ bởi DARPA, Bộ Quốc phòng Mỹ. GPS được tài trợ bởi chương trình quân sự Navstar. Ngay cả Siri cũng đã nhận tài trợ từ DARPA. Màn hình cảm ứng được đầu tư bởi hai nguồn trợ cấp từ CIA và NSF cho hai nghiên cứu sinh của trường đại học Delaware. Giờ có lẽ bạn đang nghĩ "Chậc, bà ta vừa nói về 'phòng ngự' và 'quân sự'. Thật là khủng khiếp," nhưng điều thú vị là điều đó hoàn toàn đúng ở mỗi một ngành, mỗi một lĩnh vực. Nên ngành công nghiệp dược phẩm, lĩnh vực mà cá nhân tôi vô cùng có hứng thú bởi vì tôi thực sự đã tốn công sức để nghiên cứu về nó đến một mức độ nào đó, sẽ rất vui nếu được hỏi về cái gọi là tiến hóa với phi tiến hóa, bởi vì mỗi một viên thuốc có thể được đánh giá xem liệu nó có thực sự đột phá hay chỉ là cải thiện nhỏ. Vì thế những thực thể phân tử mới với đánh giá thứ tự ưu tiên là những phương thuốc cách mạng mới trong khi sự dao động nhẹ của những phương thuốc hiện thời -- như thuốc phục hồi sinh lý, đủ màu sắc và liều lượng -- lại là những cái ít cải tiến hơn. Và có đến 75% các thực thể phân tử mới với thứ tự ưu tiên đang được tài trợ ở mỏ khoan, các phòng thí nghiệm của chính phủ ở Kafkian. Điều đó không có nghĩa là Big Pharma không tiêu tiền cho cải cách. Họ có làm. Nhưng họ chi cho lĩnh vực Marketing. Họ chi tiêu cho phần phát triển trong chương trình nghiên cứu và phát triển. Họ dành một lượng lớn tiền bạc để mua lại chứng khoán của mình, một điều khá là mơ hồ. Thực chất, các công ty như Pfizer hay Amgen gần đây cũng đã chi nhiều tiền hơn để mua lại cổ phiếu của họ để đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn thay vì bỏ tiền vào nghiên cứu và phát triển nhưng đó là cả một vấn đề thảo luận khác của TED mà một ngày nào đó chắc chắn tôi sẽ rất vui khi nếu chia sẻ vối các bạn. Và giờ, điều thú vị hơn cả là Chính phủ, qua những ví dụ trên, đã và đang làm nhiều hơn thay vì chỉ sửa chữa các thất bại của thị trường. Nói đúng hơn là định hình và tạo ra các thị trường. Nó không chỉ tài trợ cho những nghiên cứu cơ bản, những nghiên cứu mà một lần nữa lại là một hàng hóa công cộng đơn thuần, mà còn cho cả những nghiên cứu ứng dụng. Hi vọng là nó đã không trở thành một kẻ đầu cơ. Vì thế các chương trình SBIR và SDTR này, những chương trình dành cho các công ty nhỏ mà tài chính mới ở giai đoạn đầu không chỉ vô cùng quan trọng nếu đem so sánh với nguồn vốn mạo hiểm tư nhân, mà còn ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tại sao ư? Bởi vì, như chúng ta biết, V.C. chỉ là ngắn hạn. Họ muốn lợi nhuận của mình tăng gấp 3 trong vòng 5 năm. Việc đổi mới sẽ tốn nhiều thời gian hơn thế, phải đến 15 đến 20 năm Và vì thế toàn bộ quan điểm này Đây là một quan điểm, đúng không? Ai đang thực sự tài trợ cho những điều lớn lao trên? Dĩ nhiên là không chỉ có Chính phủ. Khu vực tư nhân đã tài trợ rất nhiều. Nhưng bài diễn văn mà chúng ta thường được nghe kể là Chính phủ đóng vai trò quan trọng cho những điều cơ bản, nhưng không hẳn là mang đến phần nào rủi ro cao, hay suy nghĩ theo hướng tiến bộ. Ở tất cả các lĩnh vực, từ tài trợ cho mạng Internet tới chi tiền, hay cả những hoạch định, tầm nhiền chiến lược, đối với những khoản đầu tư này, hầu như là đến từ Chính phủ. Ngành công nghệ nano thực sự hấp dẫn để thực hiện nghiên cứu, chỉ bởi cái tên của nó, công nghệ nano, cũng xuất phát từ chính phủ. Và vì thế có một mỗi liên hệ rất lớn ở đây. Trước tiên, đúng là tôi cũng chẳng phải là ai đó, con người lỗi thời này, thị trường tự do với kiểm soát chính phủ. Điều mà chúng ta đều biết trong nền tư bản chủ nghĩa biến động là chúng ta thực sự cần sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân. Nhưng cái chính là, bằng việc luôn coi Chính phủ là một phần tất yếu nhưng thực ra -- phew -- khá là nhàm và thường có chút nguy hiểm theo kiểu quỷ quái. Tôi cho rằng chúng ta đang bị kìm hãm khả năng phát triển hợp tác Công-Tư theo hướng thực sự năng động. Kể cả những lời lẽ mà ta thường dùng để biện hộ cho khu vực công với việc hợp tác Công-Tư là để giảm thiểu rủi ro. Những điều mà khu vực công đã làm trong những ví dụ vừa rồi, và trong rất nhiều ví dụ nữa, những cái mà bản thân tôi và các đồng nghiệp khác cũng đang chú ý tới, là làm nhiều hơn thay vì tập trung vào giảm thiểu rủi ro. Giống với việc chấp nhận rủi ro đó thì đúng hơn. Nhận lấy nó. Đó quả thực là một ý nghĩ khác thường. Nhưng cũng phải nói rằng tôi chắc chắn các bạn cũng đã có những trải nghiệm với chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia, và bạn sẽ kiểu như "Tôi cũng đã gặp công chức Kafkian kia rồi." Cả câu chuyện cận kề đấy, cũng gần như ở đó. Đó là một lời tiên tri mà tôi muốn nó xảy ra. Bằng việc nói về Chính phủ như là một phần không liên quan, nhàm chán, đôi khi chúng ta lập ra các tổ chức theo cách đó. Vì thế, điều bạn thực sự làm là tạo nên những tổ chức kinh doanh nhà nước kiểu như thế. DARPA, tổ chức đã tài trợ cho Internet và Siri, thực ra cũng đã suy nghĩ rất nhiều về điều này, làm sao để chấp nhận thất bại, bởi vì bạn sẽ gặp thất bại. Bạn thất bại khi muốn đổi mới. Chỉ có 1/10 thí nghiệm là thành công. Và những nhà đầu tư mạo hiểm (V.C.) biết điều đó, và họ có thể tài trợ cho những tổn thất khác từ một trường hợp thành công có được. Và điều này dẫn tôi, gần như, hoàn toàn, đến với mối liên hệ lớn nhất, và đó cũng là mối liên hệ lớn hơn, vượt xa cả đổi mới. Nếu như Chính phủ không chỉ là một người ổn định thị trường, nếu họ thực sự là nhà định hình thị trường, và để làm việc đó phải mạo hiểm rất lớn, vậy thì phải làm gì với doanh lợi đây? Chúng ta đều rõ, nếu bạn chưa bao giờ có một khóa học về tài chính, thì điều đầu tiên bạn được dạy là sự đánh đổi giữa rủi ro và doanh lợi vì thế có vài người ngu ngốc đến mức hay gần như thông minh đến mức nếu có thời gian để chờ đợi, thì họ lại đầu tư vào chứng khoán, bởi họ chấp nhận rủi ro cao hơn việc mà qua thời gian sẽ tạo ra lợi nhuận còn nhiều hơn cả trái phiếu cái đó gọi là sự đánh đổi rủi ro-lợi nhuận. Vậy, lợi ích cho Chính phủ nằm ở đâu khi chấp nhận những rủi ro lớn đế như vậy khi ngu ngốc đến mức tài trợ cho cả Internet? Mạng Internet quả là điên đảo. Thực sự là như vậy. Ý tôi là xác suất thất bại rất lớn. Bạn phải thực sự giỏi mới có thể làm được điều đó, và may mắn là, chính phủ đã làm được. Hiện tại, chúng ta không cần trả lời câu hỏi về lợi ích này trừ khi bạn thực sự xem Chính phủ như là người chấp nhận rủi ro. Và vấn đề là những nhà kinh tế đó thường cho rằng, hẳn phải có một lợi ích đằng sau cho chính phủ. Đó là tiền thuế. Hẳn là, các công ty sẻ trả tiền thuế, việc làm họ tạo ra sẽ tạo ra tăng trưởng vì thế những người có việc làm và tiền lương tăng lên sẽ quay trở lại Chính phủ qua hệ thống Thuế. Thật không may là điều đó không hề đúng. Nó không đúng bởi vì có rất nhiều công việc được tạo ra ở nước ngoài. Toàn cầu hóa, và như thế đấy. Chúng ta không thể cứ theo chủ nghĩa dân tộc được. Hãy để cho việc làm đến nơi nó phải đến, có lẽ nên là thế. Ý tôi là, một người có thể đảm đương vị trí đó. Nhưng cũng nói luôn là những công ty này được hưởng lợi ích rất lớn từ phía Chính phủ -- Apple là một ví dụ điển hình. Họ còn giành được vị trí số 1 -- cũng không hẳn số 1, những 500.000 đô la đã đi vào Apple, vào công ty qua chương trình SBIC này, điều khiến chương trình SBIR bị lùi ngày lại, cũng giống như tôi đã đề cập, tất cả các công nghệ phía sau iPhone. Và dù chúng ta biết rõ là hợp pháp, như nhiều công ty khác, trả rất ít tiền thuế. Vì thế, cái mà chúng ta cần phải nghĩ lại là nên chăng có một cơ cấu sản sinh doanh thu trực tiếp hơn thuế không. Tại sao không? Điều đó có thể xảy ra qua vốn cổ phần. Điều này, bằng cách đó, tại các quốc gia người ta đang thực sự nghĩ đến điều này một cách chiến lược, như Phần Lan ở Bắc Âu, hay như Trung Quốc hay Brazil, họ đều đang duy trì cổ phần ở những khoản đầu tư này. Sitra tài trợ cho Nokia, giữ cổ phiếu, kiếm được rất nhiều tiền, đó là một công ty tài trợ công ở Phần Lan, công ty mà sau đó đã tài trợ cho chu kỳ tiếp theo của Nokia. Ngân hàng phát triển Brazil, nơi đang cung cấp một lượng tiền lớn cho công nghệ xanh, như họ vừa công bố một chương trình 56 tỷ trong tương lai dành cho lĩnh vực này, cũng đang nắm giữ cổ phiếu trong những khoản đầu tư nói trên, Thú vị hơn, chính quyền Mỹ cũng đã suy nghĩ về nó, và có khi đã mang về cái gọi là Quỹ đổi mới, bạn có thể chắc chắn về điều đó, nếu chỉ cần 0.05% lợi nhuận từ những gì mà mạng Internet mang lại quay trở lại quỹ đổi mới đó, thì sẽ còn cả khối tiền để chi ra ngày nay cho công nghệ xanh. Thay vào đó, nhiều ngân sách nhà nước mà theo lý thuyết đang cố đi theo hướng đó lại đang bị hạn chế. Nhưng có lẽ quan trọng hơn hết, chúng ta cũng đã nghe nói đến quy luật 1% đại diện cho 99% Nếu như nhà nước được xem xét theo hướng chiến lược như thế này, giống như một trong những cầu thủ tiên phong trong cơ cấu tạo ra giá trị bởi vì đó là điều mà chúng ra đang nói đến, phải không? Ai là người chơi khác biệt trong việc tạo ra giá trị trong nền kinh tế, và đóng vai trò như Chính phủ, ai đã bị đào thải và trở thành người chơi dự bị? Nếu như chúng ta thực sự có thể nghĩ ra một học thuyết có giá trị rộng hơn và cho phép chấp nhận những gì mà Nhà nước đã và đang làm được, thu về được thì có lẽ cũng chỉ cần làm vậy ở những chu kỳ tiếp theo, và tôi cũng mong rằng tất cả chúng ta đều đang hướng đến một cuộc cải cách lớn thực sự xanh, thực sự vì môi trường, giai đoạn mà chu kỳ tăng trưởng sẽ không chỉ mạnh mẽ, dẫn đầu xu thế, không chỉ xanh, mà còn bao quát hơn, để các lĩnh vực công ở những nơi như Thung lũng Silicon cũng có thể được lợi từ sự tăng trưởng đó, bởi họ đang không làm được như vậy. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi đã ở New York suốt thời gian cơn bão Sandy. và chú chó nhỏ tên Maui cùng ở đó với tôi. Gần nửa thành phố chìm trong bóng tối vì mất điện, và tôi cũng ở trong phòng tối. Khi đó,Maui rất sợ bóng tối nên tôi phải mang nó lên tầng trên, thực ra nó theo tôi xuống tầng dưới, rồi lại quay trở lại tầng trên. Tôi phải xách mấy ga-lông nước lên tầng bảy mỗi ngày. Và để làm được điều này, tôi phải dùng răng cầm ngọn đuốc. Các cửa hàng gần đó hết đèn pin cũng như pin và bánh mì. Để tắm, tôi đi bộ qua 40 tòa nhà tới phòng thể dục. Nhưng đó không phải là nỗi lo lắng nhất của tôi. Điều cấp bách tôi muốn là người đầu tiên vào quán cà phê gần nhà với dây điện và bộ sạc để sạc điện cho các thiết bị đa chức năng của mình. Tôi bắt đầu tìm dưới hàng ghế của cửa hàng bánh ngọt và cửa ra vào cửa hàng kẹo các ổ cắm. Tôi không phải là người duy nhất làm điều đó. Ngay trong trời mưa, người ta đứng giữa đường Madison và Đại lộ 5 vừa che ô vừa sạc điện thoại từ các cửa hàng trên đường. Thiên nhiên đã nhắc nhở chúng ta rằng nó mạnh hơn tất cả các công nghệ của chúng ta, và chúng ta ở đây, bị ám ảnh về bị ràng buộc. Theo tôi không có gì giống như một cơn khủng hoảng để nói với bạn điều gì thực sự quan trọng và điều gì không, và cơn bão Sandy đã làm tôi nhận ra các thiết bị và kết nối của chúng quan trọng với chúng ta nhường nào giống như thức ăn và chỗ ở. Bản thân chúng ta đã biết nó từng không tồn tại, và theo tôi một vũ trụ số vô hình đã trở thành một phần bản sắc của chúng ta, và tôi muốn nói với các bạn về những gì theo tôi có ý nghĩa. Tôi là tiểu thuyết gia, và tôi quan tâm đến bản thân mình, vì bản thân và tiểu thuyết có nhiều điểm chung. Đều có những câu chuyện, sự diễn giải. Bạn và tôi đều có thể trải qua điều đó mà không cần đến truyện kể mới biết. Chúng ta có thể đã chạy lên tầng cao quá nhanh rồi sau đó phải thở gấp. Nhưng ở một nghĩa rộng hơn chúng ta có cuộc sống riêng một cách trừu tượng, là gián tiếp. Câu chuyện về cuộc sống của chúng ta dựa trên trải nghiệm trực tiếp, nhưng đã được thêm thắt. Một tiểu thuyết cấu thành từ cảnh này sang cảnh khác cũng như câu chuyện đời chúng ta cần điểm nhấn. Nó cần trải qua nhiều tháng, nhiều năm. Những khoảnh khắc riêng là những chương của tác phẩm. Nhưng câu chuyện sẽ không chỉ gồm các chương Mà là cả cuốn sách. Nó không chỉ bao gồm nỗi buồn và niềm vui, thành công và thất vọng, mà còn về nguyên nhân cách thức xảy ra đôi khi, quan trọng hơn, trên cả những điều ấy, chúng ta tìm ra vị trí của mình trên thế giới này chúng ta thay đổi nó, và thay đổi chính mình. Câu chuyện của chúng ta, do đó, cần theo 2 chiều hướng của thời gian: một cung dài thời gian là tuổi đời chúng ta, và đoạn thời gian của trải nghiệm trực tiếp chính là khoảnh khắc. Thời gian mỗi người trực tiếp trải qua có thể chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, nhưng để kể lại người ta cần một vài khoảnh khắc, cả một trình tự sau đó, và đó là lý do ý thức trọn vẹn về bản thân cần cả trải nghiệm thực tế và theo thời gian. Hiện tại dòng chảy thời gian thể hiện rõ trên vạn vật, trong sự mài mòn của một hạt cát, trong sự chớm nở từ nụ hồng trổ thành bông. Không có nó, chúng ta sẽ không có âm nhạc. Những cảm xúc và tâm trạng của chúng ta luôn được ghi trên dòng thời gian, niềm tiếc nuối hay nỗi nhớ về quá khứ, niềm hy vọng hay nỗi sợ hãi đến tương lai. Tôi nghĩ công nghệ đã làm thay đổi dòng thời gian. Thời gian chúng ta dành cho câu chuyện về cuộc đời mình, cứ tăng dần lên, nhưng đơn vị đo lường nhỏ nhất, khoảnh khắc lại thu ngắn lại. Nó ngắn lại bởi vì công cụ cho phép chúng ta phần nào đo lường đơn vị nhỏ nhất của thời gian, và đổi lại điều này mang lại cho chúng ta sự hiểu biết cơ bản về một thế giới vật chất, và sự hiểu biết cơ bản này sản sinh ra nhiều loại dữ liệu mà não bộ chúng ta không thể nào lĩnh hội được và do đó chúng ta cần càng nhiều máy móc phức tạp. Tất cả những điều này nói lên rằng khoảng cách giữa những gì chúng ta có thể nhận thức được và những gì chúng ta có thể đo lường ngày càng trở nên rộng hơn. Khoa học có thể làm được nhiều điều chỉ trong 1 phần triệu triệu của một giây nhưng bạn và tôi sẽ không bao giờ có trải nghiệm trong thời gian 1 phần triệu triệu của một giây. Bạn và tôi đáp lại chỉ với nhịp điệu và dòng chảy của tự nhiên, với mặt trời, mặt trăng và các mùa, và đó là tại sao chúng ta cần cung thời gian dài với quá khứ, hiện tại và tương lai để xem xét mọi thứ xem chúng là gì để phân biệt dấu hiệu với tiếng ồn cũng như bản thân với những cảm giảm xung quanh. Chúng ta cần mũi tên thời gian để thấm thía triết lý nhân quả không chỉ trong thể giới vật chất, nhưng trong mục tiêu và động lực của chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra khi mũi tên đó sai hướng? Điều gì sẽ xảy ra khi thời gian bị bẻ cong? Có nhiều người trong chúng ta hôm nay có cảm giác mũi tên thời gian chỉ theo mọi hướng và đồng thời nó cũng chẳng chỉ nơi nào. Có điều này là vì thời gian không trôi đi trong thế giới số theo cách mà nó qua đi trong thế giới tự nhiên. Chúng ta đều biết rằng Internet thu nhỏ không gian và thời gian. Vượt qua những gì ta có ở đây. Tin tức từ Ấn độ có ngay trên ứng dụng điện thoại của tôi dù tôi có đang ở New York hay New Delhi đi chăng nữa. Và đó không phải là tất cả. Công việc trước kia, bữa tối đặt trước từ năm ngoái, hay những người bạn cũ của bạn cùng nằm một mặt phẳng với bạn bè hiện tại bởi vì Internet đã lưu trữ lại, và nó bẻ cong quá khứ. Không còn khoảng cách giữa quá khứ, hiện tại và tương lại, ở đây hay ở đó, chỉ còn lại chúng ta trong giây phút này ở mọi nơi, khoảnh khắc này tôi gọi là hiện tại số Hãy xem làm thế nào chúng ta có thể ưu tiên trong khuôn khổ của hiện tại số? Hiện tại số không là hiện tại, bởi hiện tại luôn đi trước một vài giây, với các nguồn Twitter đón đầu các xu hướng và tin tức từ các vùng khác nhau. Điều không phải lúc cơn đau nhói ở chân hay giây phút bạn cắn miếng bánh ngọt hoặc 3 giờ đồng hồ bạn lạc mình trong quyển sách hay. Điều này bao trùm lên từng sự việc liên quan đến thể chất hay tâm lý của trạng thái chúng ta. Trọng tâm của nó, thay vào đó, là làm sao lãng chúng ta trên mọi nẻo đường. Mỗi bước ngoặt số là một lời mời hãy ngưng việc đang làm để đến nơi nào đó và làm việc gì đó khác. Bạn đang đọc bài phỏng vấn của một tác giả? Tại sao không mua sách của anh ta? Tweet đi. Share đi. Like đi. Tìm những quyển sách như thế của anh ta. Tìm những người khác cũng đọc các quyển sách ấy. Đi lại có thể tự do, nhưng khi nó không có điểm dừng, chúng ta trở thành những kẻ tha hương mãi không có nơi tựa đầu. Lựa chọn là tùy vào bạn, nhưng không phải liên tục vì lợi ích của nó. Không chỉ hiện tại số vượt qua hiện tại mà còn trong cuộc đua với chính nó, và điều này là bởi vì không chỉ có tôi vắng mặt ở đó mà bạn cũng vậy. Không phải chỉ mỗi chúng ta, mà tất cả mọi người đều thế. Và lợi ích cùng bất lợi nhất đều nằm ở đó. Tôi có thể đặt mua sách ngoại ngữ lúc nửa đêm, mua macarons ở Pháp và để lại tin nhắn bằng video để lấy hàng sau đó. Vào mọi lúc, tôi có thể thực hiện ở nhịp điệu và tốc độ khác bạn, trong khi tôi cứ giữ ảo tưởng rằng tôi thực hiện với bạn trong thời gian thực. Sandy là một lời cảnh báo về ảo tưởng có thể tan vỡ như thế nào. Có những người có điện và nước và có những người không có. Có những người trở về với cuộc sống, và có những người vẫn bị mất tích rất nhiều tháng sau đó. Vì một số lý do, công nghệ dường như kéo dài ảo tưởng cho những người dùng nó rằng mọi người cũng như vậy, và sau đó, như một cái tát mỉa mai vào mặt, khiến nó trở thành sự thật. Ví dụ, mọi người nói càng ngày càng có nhiều người ở Ấn độ sử dụng điện thoại nhiều hơn nhà vệ sinh. Giờ đây, nếu khoảnh cách này, đã rất lớn tại nhiều nơi trên thế giới, giữa việc thiếu cơ sở hạ tầng và sự lan tỏa của công nghệ không được kết nối, sẽ có sự tuyệt giao giữa thế giới số và hiện thực. Với chúng ta, những cá thể sống trong hiện tại số và dành hầu hết những lúc không ngủ vào nó, thách thức đặt ra là sống trong 2 dòng thời gian vừa song song lại đồng thời xảy ra. Làm thế nào một người sống trong sự lẫn lộn đó? Chúng ta có thể nghĩ những người trẻ hơn, họ sinh ra trong thế giới này, sẽ thích nghi một cách tự nhiên hơn. Có thể, nhưng tôi nhớ đến thời thơ ấu của mình. Tôi nhớ lúc ông nội tôi xem lại các thủ đô trên thế giới cùng với tôi. Buda và Pest bị ngăn cách bởi sông Đa nuýp, và Viên có trường học cưỡi ngựa Tây Ban Nha. Nếu tôi là một đứa trẻ ngày nay, tôi có thể dễ dàng học được điều này qua các ứng dụng và đường dẫn website, nhưng nó thực sự không giống nhau, bởi rất lâu sau đó, tôi đã đến Viên, và trường học cưỡi ngựa Tây Ban Nha và tôi có thể cảm nhận được ông nội đang ở ngay bên cạnh mình. Nhiều đêm, ông dẫn tôi lên sân thượng, đặt tôi lên vai, và chỉ cho tôi chòm sao Mộc sao Thổ và chòm Gấu Lớn. và ngay khi ở đây, khi tôi nhìn lên chòm sao Gấu Lớn, Tôi có cảm giác mình như một trẻ nhỏ, ôm đầu ông và cố giữ thăng bằng trên vai ông, và tôi một lần nữa có được cảm giác là một trẻ thơ. Những gì tôi trải qua cùng nội được gói gọn thường thấy trong thông tin, kiến thức và thực tế nhưng nó còn hơn cả thông tin hay kiến thức hay thực tế. Công nghệ bẻ cong thời gian thách thức sâu thẳm bên trong chúng ta Bởi vì chúng ta có thể lưu lại quá khứ và một vài thứ trở nên khó quên, ngay cả giây phút hiện tại ngày càng không đáng nhớ. Chúng ta muốn nắm giữ, và thay vào đó chỉ còn nắm bắt được chuỗi khoảnh khắc tĩnh lặng. Chúng như bong bóng xà phòng tan biến ngay khi chúng ta chạm vào. Bằng cách lưu trữ mọi thứ, chúng ta nghĩ có thể cất nó đi, nhưng thời gian không phải là dữ liệu. Nó không thể bị cất giữ. Bạn và tôi biết rõ điều đó có nghĩa là hiện tại chỉ có trong một khoảnh khắc. Có thể nó đến khi chúng ta chơi nhạc cụ hay nhìn vào ánh mắt của người chúng ta quen biết từ lâu lắm rồi. Có khoảnh khắc như vậy, bản thân chúng ta được trọn vẹn. Cái tôi sống trong cung thời gian dài và cái tôi trải nghiệm khoảnh khắc ấy trở thành một. Hiện tại gói gọn quá khứ và hứa hẹn cho tương lai. Hiện tại theo dòng thời gian từ trước và sau. Lần đầu tiên tôi biết đến những cảm xúc này khi ở cùng bà nội. Tôi đã muốn học nhảy dây và bà tìm một đoạn dây cũ rồi gấp khăn sari lại và bà nhảy qua nó. Tôi muốn học nấu ăn, bà bắt tôi vào bếp cắt, thái, băm suốt một tháng. Bà dạy tôi rằng mọi thứ xảy ra khi đến thời điểm của nó, không thể tìm được thời gian đó bởi nó sẽ qua đi và sẽ rời đi, chúng ta nợ giây phút hiện tại sự quan tâm đầy đủ của mình. Quan tâm chính là thời gian. Một trong những giáo viên yoga của tôi từng nói tình yêu là sự quan tâm, và bà tôi cũng nói vậy. Tình yêu và sự quan tâm là một và cùng là một thứ. Thế giới số nuốt thời gian. và khi làm như vậy, tôi cho rằng cái nó đe dọa là sự hoàn thiện bản thân chúng ta. Nó đe dọa dòng suối tình yêu. Nhưng chúng ta không để cho nó làm như vậy. Chúng ta có thể chọn lựa ngược lại. Chúng ta chứng kiến hàng ngày Công nghệ có thể sáng tạo đến nhường nào, trong đời sống và hành động của chúng ta, chúng ta có thể chọn những giải pháp và cải tiến đó và những khoảng khắc được khôi phục trên dòng thời gian thay vì làm nó vỡ vụn ra. Chúng ta có thể làm cho nó chậm lại và điều chỉnh dòng chảy lên xuống của thời gian Chúng ta có thể chọn thời gian quay trở lại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ba năm trước, tôi từng đứng cách lò phản ứng hạt nhân số bốn ở Chernobyl khoảng một trăm mét. Máy đo mức độ bức xạ Geiger của tôi, kêu lên điên cuồng, và khi tôi tiến lại gần hơn, nó càng kêu dữ dội và điên cuồng hơn. Lạy chúa. Tôi đã ở đó để thực hiện kỷ niệm 25 năm tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, các bạn có thể thấy vẻ mặt của tôi, miễn cưỡng như vậy, nhưng với một lý do chính đáng, vì ngọn lửa hạt nhân đã cháy trong 11 ngày vào năm 1986 phát tán lượng bức xạ gấp 400 lần so với bức xạ của quả bom được thả xuống Hiroshima, và lớp vỏ bọc như một ngôi mộ bao trùm lò phản ứng số bốn, đã được xây dựng vội vã cách đây 27 năm, hiện đang nứt và rỉ sét và rò rỉ phóng xạ Tôi thực hiện quay phim. Tôi chỉ muốn kết thúc công việc và nhanh chóng ra khỏi đó. Nhưng sau đó, tôi nhìn vào khoảng xa, và tôi thấy khói bốc ra từ một ngôi nhà trong trang trại, và tôi nghĩ, ai có thể sống ở đây chứ? Ý tôi là, sau tất cả, đất, nước và không khí ở Chernobyl, là một trong những thứ bị ô nhiễm cao nhất trên trái đất, và lò phản ứng nằm ở trung tâm của một vùng bị loại trừ nghiêm ngặt, hay vùng đất chết, và đó là một vùng bị kiểm soát bởi cảnh sát và bảo vệ biên giới. Bạn phải có máy đo phóng xạ tại mọi thời điểm bạn cần phải có một người của chính phủ đi kèm, và có những quy tắc nghiêm khắc về bức xạ và giám sát liên tục về phơi nhiễm. Vấn đề là, con người không nên sống ở bất cứ nơi nào gần khu vực chết Nhưng họ đang sống ở đó. Hóa ra có một cộng đồng gồm khoảng 200 người đang sống tại khu vực này. Họ được gọi là tự định cư. Và gần như tất cả trong số họ là phụ nữ, những người đàn ông thì có tuổi thọ ngắn hơn một phần là do lạm dụng bia rượu, thuốc lá, nếu chưa kể đến phóng xạ. Hàng trăm ngàn người đã được sơ tán tại thời điểm xảy ra tai nạn, nhưng không phải ai cũng chấp nhận số phận đó. Những người phụ nữ trong khu vực, hiện ở tuổi 70, 80, là những người sống sót cuối cùng của một nhóm người bất chấp chính quyền và theo lẽ thường đã trở về ngôi nhà của tổ tiên họ trong vùng đất chết. Đương nhiên họ đã làm điều đó một cách bất hợp pháp. Một người phụ nữ đã nói với một người lính người mà đang cố gắng sơ tán cô lần thứ hai, "Bắn tôi đi và chôn tôi ở đây. Nếu không, tôi sẽ về nhà. " Tại sao họ quay trở lại vùng đất chết như vậy? Ý tôi là, liệu có phải họ không nhận thức được những rủi ro hoặc đủ điên để bỏ qua chúng, hay cả hai? Trên thực tế, họ thấy cuộc sống của họ và những rủi ro mà họ chạy trốn rõ ràng là khác nhau. Giờ đây xung quanh Chernobyl, rải rác có những ngôi làng ma, im lặng đến kỳ lạ, quyến rũ lạ lùng , thôn dã, và hoàn toàn bị ô nhiễm. Nhiều ngôi làng đã bị san phẳng tại thời điểm xảy ra tai nạn, nhưng còn lại một số ít như thế này, như bóng ma của tấn thảm kịch. Những ngôi làng khác có một vài người dân, một hoặc hai "babushkas," hay "Babas" đó là những từ mà người Nga và Ukraina gọi là "bà". Một ngôi làng khác có thể có sáu hoặc bảy người dân. Đây là khu vực có nhân khẩu học kỳ lạ-- tự cô lập mình với nhau. Và khi tôi tiến về đường ống khói Tôi đã nhìn thấy ở xa xa, Tôi thấy Hanna Zavorotnya, và tôi gặp cô ấy Cô ấy tự tuyên bố là thị trưởng của làng Kapavati, với dân số gồm 8 người. (cười) Và cô ấy nói với tôi, khi được hỏi, "Phóng xạ không khiến tôi sợ hãi. Chính nạn đói làm điều đó" Và bạn phải nhớ, những người phụ nữ này sống sót sau tội ác tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Nạn đói Holodomor được gây ra bởi chế độ Stalin vào những năm 1930, giết chết hàng triệu người Ukraina, và họ phải đối mặt với phát xít Đức trong thập niên 40, những người đã đi qua những chém, đốt, hãm hiếp, và trên thực tế, nhiều người trong số họ đã được xuất sang Đức như lao động cưỡng bức. Vì vậy, một vài thập kỷ của chế độ Xô Viết, Chernobyl xảy ra, họ không muốn bỏ chạy khi đối mặt với một kẻ thù vô hình. Vì vậy, họ trở về làng quê và họ được cảnh báo về những căn bệnh và suy giảm tuổi thọ nhưng trái tim của họ đã nói với họ, 5 năm sống vui vẻ ở đây sẽ là tốt hơn là 10 năm bị mắc kẹt ở các tòa nhà cao tấng ở ngoại ô Kiev, và bị chia lì với nơi chôn nhau cắt rốn, nơi chôn cất mẹ, cha và con trẻ của họ, chia cắt khỏi tiếng thì thầm của cánh cò vào một buổi chiều mùa xuân. Đối với họ, ô nhiễm môi trường có thể không phải là sự tàn phá tồi tệ nhất. Hóa ra điều này cũng đúng đối với các loài khác. Lợn rừng, mèo rừng, nai sừng tấm Bắc Mỹ, tất cả chúng đã trở lại khu vực bị ảnh hưởng, nơi mà những tác động rất thực tế, rất tiêu cực của bức xạ đã gây ra sự di cư hàng loạt của con người. Vùng chết đã được phủ đầy sự sống. Và có một khả năng phục hồi khác thường, một loại chủ nghĩa hiện thực của những người bắt đầu một ngày lúc 05:00 kéo nước từ một cái giếng và kết thúc vào lúc nửa đêm sẵn sàng khua xô chậu inh ỏi để xua đuổi lợn rừng có thể làm hư hại khoai tây, và người đồng hành duy nhất là một ít rượu vodka lậu tự chế của mình . Và tồn tại một sự thách thức bên trong họ. "Họ nói chân của chúng tôi sẽ bị tổn thương, và sự thật là chúng đã bị như vậy. Thì sao nào?" Ý tôi là, còn sức khỏe của họ thì sao? Những lợi ích của cuộc sống khỏe mạnh, vật chất nhưng một môi trường bị nhiễm độc bởi một kẻ thù phức tạp và ít được hiểu rõ là bức xạ. Vô cùng khó khăn để phân tích. Nghiên cứu y tế từ khu vực thì đầy mâu thuẫn. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra con số các ca tử vong liên quan đến Chernobyl cuối cùng là 4.000. Tổ chức hòa bình xanh và các tổ chức khác đưa con số này lên tới hàng chục ngàn. Bây giờ tất cả mọi người đồng ý rằng ung thư tuyến giáp là rất nhiều, và rằng người di tản khỏi Chernobyl hứng chịu sự tổn thương tâm lý của những người phải di cư khắp mọi nơi: cấp độ cao hơn của sự lo âu, trầm cảm, nghiện rượu, thất nghiệp, và quan trọng là, phá vỡ các mạng xã hội. Bây giờ, như nhiều người trong số các bạn, Tôi đã di chuyển khoảng 20, 25 lần trong đời. Ngôi nhà là một khái niệm thoáng qua. Tôi có một kết nối sâu sắc hơn với máy tính xách tay của mình hơn bất kỳ mảnh đất nào. Vì vậy, thật khó cho chúng ta để có thể hiểu nó, nhưng nhà là toàn bộ thế giới của người dân quê Babushka, và sự kết nối với đất là có thể cảm nhận được. Và có lẽ bởi vì những người phụ nữ Ukraina được theo học dưới thời Liên Xô và thành thạo những vần thơ Nga, cách ngôn về những ý tưởng này tuôn trào từ miệng họ mọi nơi mọi lúc "Nếu bạn đi, bạn sẽ chết." "Những người trước đây quyết định rời khỏi bây giờ còn tồi tệ hơn nhiều. Họ đang chết vì nỗi buồn. " "Quê hương là quê hương. Tôi sẽ không bao giờ đi khỏi." Nghe có vẻ giống như là đức tin, hay viễn tưởng nhưng có thể là sự thật vì sự thật đáng ngạc nhiên - Ý tôi là, không có những nghiên cứu, nhưng sự thật có vẻ là những phụ nữ này đã trở về nhà và đã sống trên một vùng đất bị nhiễm phóng xạ nặng nhất trên trái đất trong 27 năm qua, đã thực sự sống lâu hơn những người đồng hương của họ những người người đã chấp nhận di dời, ước tính lên đến 10 năm. Sao lại có thể như thế được? Dưới đây là một lý thuyết: rằng có thể những mối quan hệ với mảnh đất của tổ tiên, niềm tin phản ánh trong những câu cách ngôn của họ thực sự ảnh hưởng đến tuổi thọ? Sức mạnh của đất mẹ là một phần quan trọng giúp nỗi đau của họ dường như được giảm nhẹ. Quê hương và cộng đồng là lực lượng thậm chí là đối thủ của bức xạ . Bây giờ dù có bức xạ hay không, những phụ nữ này đang ở những năm tháng cuối đời. Trong thập kỷ tới, các cư dân của khu vực sẽ biến mất, và nó sẽ trở lại thành một nơi hoang dã bị nhiễm phóng xạ, , chỉ có duy nhất động vật và đôi khi là các nhà khoa học táo bạo. Nhưng tinh thần và sự tồn tại của các babushkas, mà con số đó đã giảm đi một nửa trong ba năm mà tôi được biết đến họ, sẽ để lại cho chúng ta những bằng chứng mới có tác động to lớn để suy nghĩ và đánh vật về bản chất tương đối của các rủi ro, về những sự kết nối biến đổi với quê hương, và về sự tuyệt vời của phẩm chất cá nhân và sự tự quyết. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Khi tôi khoảng 10 tuổi tôi và bố đi cắm trại cùng nhau ở dãy núi Adirondack, nó là một vùng đất hoang dã ở phía bắc New York Đó là một ngày thật đẹp. Cánh rừng sáng lấp lánh. Mặt trời chiếu vào làm cho những chiếc lá trông như kính màu, và nếu chúng tôi không đi trên con đường ấy, chúng tôi gần như sẽ nghĩ rằng mình là những người đầu tiên đi trên mảnh đất đó. Chúng tôi đi đến khu vực cắm trại. Có một cái nhà chòi ở trên sườn dốc nhìn ra một hồ nước óng ánh tuyệt đẹp, lúc đó, tôi đã khám phá ra một điều khủng khiếp. Đằng sau cái nhà chòi đó là một đống rác có lẽ là 40 bộ vuông (khoảng 12 mét vuông) với những hạch trái táo bị hư và lá nhôm (dùng để gói thức ăn) được cuộn tròn, và một chiếc giày sneaker bị hư Tôi đã ngạc nhiên, vô cùng tức giận, và cực kỳ bối rối. Những người cắm trại đã rất lười biếng để đem đi những thứ mà họ mang đến, Họ cho rằng ai sẽ dọn dẹp cho họ chứ? Tôi luôn băn khoăn về câu hỏi đó, và nó đã đơn giản hoá đi chút ít Ai dọn những rác thải đó sau khi chúng ta sử dụng chúng? Bạn định hình lại hoặc bất cứ nơi đâu bạn nói đến "chúng ta" Ai dọn dẹp rác thải cho cho chúng ta ở Istanbul? Ai dọn dẹp rác thải cho chúng ta ở Rio hay ở Paris, ở London? Ở New York, Phòng Vệ Sinh Môi Trường dọn dẹp rác thải do chúng ta thải ra, một con số lên đến 11.000 tấn rác thải và 2.000 tấn rác tái chế mỗi ngày. Tôi đã muốn tìm hiểu rõ hơn. Tôi muốn biết ai là người làm công việc này, những người mặc đồng phục và chịu đựng gánh nặng rác thải này sẽ trông như thế nào? Tôi đã bắt đầu một dự án nghiên cứu về họ. Tôi ngồi trong những chiếc xe tải, đi bộ trên các con đường nhỏ và phỏng vấn những người làm tại các cơ quan đó trên khắp cả nước, tôi đã học được rất nhiều điều, nhưng tôi vẫn chỉ là 1 người ngoài cuộc. Tôi cần phải đi sâu vào công việc ấy. Vì thế tôi nhận công việc lao công. Và thế là giờ đây, tôi không chỉ ngồi trong các chiếc xe tải. Tôi đã lái những chiếc xe tải đó. Tôi đã sử dụng những chiếc chổi cơ học và cũng đã cào tuyết. Đó là một đặc ân đáng ghi nhận và là một bài học tuyệt vời. Mọi người hỏi về mùi của rác thải. Tất nhiên là có mùi, nhưng mùi đó không đến nỗi như bạn nghĩ, vào những ngày khi mà mùi đó thực sự hôi, bạn sẽ làm quen với nó rất nhanh. Nhưng bạn phải mất một thời gian dài để làm quen với việc mang vác Tôi biết những người đã làm công việc này trong nhiều năm cơ thể của họ điều chỉnh để chịu được sức nặng trên cơ thể mình hàng tấn rác thải mỗi tuần. Có những nguy hiểm luôn rình rập. Theo Cục Thống kê Lao động, lao công là một trong mười công việc nguy hiểm nhất ở nước Mỹ, và tôi hiểu được lý do tại sao. Bạn di chuyển trên đường hàng ngày, và xe cộ chạy rất nhanh xung quanh bạn. Chỉ muốn vượt qua bạn, vì thế thường thì người lái xe ô tô không tập trung. Điều này thực sự rất tệ cho những người lao công. Lúc đó chính rác thải mang đầy những mối nguy hiểm rác thải thường bay ra khỏi xe tải và gây ra những mối nguy hiểm khủng khiếp Tôi cũng đã hiểu được sự tàn nhẫn của rác thải. Khi bạn bước xuống đường và nhìn thành phố từ đằng sau xe tải, bạn bắt đầu hiểu rác thải là điều tồn tại tự nhiên. Nó không ngừng được tạo ra. Cũng giống như một hình thức của sự hô hấp hay tuần hoàn. Rác thải luôn luôn trong quá trình vận động. Có những sự kỳ thị tồn tại. Bạn mặc bộ đồng phục lao công, và bạn trở thành người vô hình cho đến khi một ai đó cảm thấy khó chịu với bạn vì bất cứ lý do gì ví dụ như chiếc xe tải của bạn làm cản trở giao thông, hay bạn nghỉ giải lao quá gần nhà của họ, hay việc bạn uống cà phê ở nơi mà họ dùng bữa, bọn họ sẽ đến và chỉ trích bạn, và nói với bạn rằng họ không muốn bạn ở gần họ. Tôi thấy sự kỳ thị này thật phi lý, bởi vì tôi hoàn toàn tin rằng những người lao công là lực lượng lao động quan trọng nhất trên các con đường của thành phố, với 3 lý do. Họ là những người đầu tiên bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. Nếu họ không đem những rác thải này đi một cách hiệu quả và nhanh chóng mỗi ngày, rác thải sẽ bắt đầu rơi vãi mà không có gì bất cứ sự ngăn chặn nào, và những mối nguy hiểm đi kèm theo nó đe doạ đến chúng ta theo nhiều cách. Những căn bệnh mà chúng ta đã kiếm soát được ở một giới hạn nào đó trong nhiều thập kỷ, thế ký sẽ bùng phát trở lại và bắt đầu làm hại chúng ta. Nền kinh tế cần những người lao công. Nếu chúng ta không vứt đi những thứ cũ kỹ thì sẽ không có chỗ cho những thứ mới, và rồi cỗ máy nền kinh tế sẽ bắt đầu có những dấu hiệu hoạt động không tốt khi mà sự tiêu dùng vẫn được diễn ra không ngừng. Tôi không bào chữa cho chủ nghĩa tư bản, tôi chỉ đang chỉ ra mối quan hệ giữa chúng. Và đó là cái mà tôi gọi tốc độ trung bình cần thiết hằng năm Ý tôi là chúng ta đã thích nghi nhanh chóng với việc vận động trong thời hiện đại này. Chúng ta thường không quan tâm, sửa chữa, dọn dẹp, thu gom ly cà phê mà chúng ta uống, chiếc túi đựng đồ, chai nước. Chúng ta sử dụng chúng, vứt chúng đi, chúng ta chẳng nhớ gì về chúng, bởi vì chúng ta biết rằng sẽ có những người dọn dẹp chúng. Vì thế hôm nay tôi muốn đề nghị một vài cách suy nghĩ về việc dọn dẹp vệ sinh để cải thiện sự kỳ thị này và đưa họ vào cuộc trò chuyện này về cách để làm cho một thành phố trở nên bền vững và nhân văn Công việc của họ, theo tôi, là một nghi thức Họ ở trên đường tất cả các ngày, đều đặn. Ở nhiều thành phố, họ mặc đồng phục. Bạn biết rằng khi nào bạn cần đến họ. Và công việc của họ giúp chúng ta làm công việc của mình. Họ gần như là một hình thức của sự bảo đảm. Công việc hằng ngày mà họ vẫn duy trì giữ cho chúng ta an toàn khỏi chính chúng ta, khỏi những thứ rác rưởi, những bộ đồ cũ nát vứt đi, và công việc hằng ngày của họ sẽ luôn được diễn ra dù cho có bất cứ chuyện gì. Vào một ngày sau ngày 11 tháng 09 năm 2001, tôi nghe thấy tiếng gầm của chiếc xe tải chở rác trên đường, tôi đã ôm đứa con trai nuôi của mình chạy xuống cầu thang và ở đó có một người đàn ông đang tái chế lại giấy như công việc anh ta vẫn làm vào mỗi ngày thứ 4. Tôi đã cảm ơn anh ta vì vẫn tiếp tục công việc của mình vào ngày hôm đó và những ngày khác, rồi tôi bắt đầu khóc. Anh ta nhìn tôi, và ông chỉ gật đầu rồi nói, "Chúng ta sẽ ổn Chúng ta sẽ ổn cả thôi." Một thời gian ngắn sau đó, tôi bắt đầu nghiên cứu của mình về việc dọn dẹp vệ sinh, và tôi đã gặp lại người đàn ông ấy. Anh ta lên là Paulie, và chúng tôi đã làm việc cùng nhau nhiều lần, chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt. Tôi muốn tin rằng Paulie đã nói đúng. Chúng ta rồi sẽ ổn thôi. Nhưng trong việc nỗ lực để định hình lại cách mà chúng ta tồn tại trên hành tinh này Chúng ta phải tính đến tất cả những chi phí, gồm có chi phí nhân lực lao động thực tế Và chúng ta cũng được thông tin đầy đủ để tiếp cận với những người làm công việc đó và nắm bắt công việc của họ theo cách mà chúng ta suy nghĩ cách chúng ta tạo nên các hệ thống bền vững những hệ thống có thể giải thoát chúng ta khỏi việc tái chế rác thải đó là một thành công đáng kể trong 40 năm qua, ở nước Mỹ và các nước trên khắp thế giới, và nâng chúng ta lên một chân trời rộng lớn hơn nơi mà chúng ta nhìn vào các hình thức khác của sự lãng phí có thể được giảm bớt đi từ hoạt động sản xuất và các nguồn lực công nghiệp. Rác thải của thành phố, cái mà chúng ta nghĩ tới khi chúng ta nói về rác chiếm 3% lượng rác của cả nước. Đó là một thống kê đáng chú ý. Mỗi ngày bạn trải qua theo dòng đời của mình, lần tới, khi bạn nhìn thấy một người đang dọn dẹp vệ sinh, hãy dành ra một khoảnh khắc để công nhận họ. Dành ra một khoảnh khắc để nói cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Vào tháng 12 năm 2010, thành phố Apatzingán ở bang ven biển Michoacán, Mexico, bị đánh thức bởi những tiếng súng. Trong hai ngày liên tiếp, thành phố trở thành một bãi chiến trường giữa quân đội của liên bang và một đội quân tinh nhuệ có lẽ từ tổ chức tội phạm của địa phương, La Famillia Michoacana, hay là gia đình Michoacán. Người dân đã không chỉ trải nghiệm những tiếng súng liên hồi mà còn là những vụ nổ và những chiếc xe tải bị đốt cháy để làm vật cản cho việc tiếp cận vào thành phố, vì thế mà nó thực sự giống một chiến trường. Sau hai ngày này, và trải qua cuộc chạm trán căng thẳng, người ta cho rằng thủ lĩnh của La Famillia Michoacana, Nazario Moreno đã bị giết. Trong việc chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực này, thị trưởng của Apatzigán quyết định kêu gọi người dân tổ chức cuộc diễu hành vì hòa bình. Ý tưởng này được đề ra như một sự tiếp cận dần tới những hành động tội ác đang tồn tại trong bang. Và ngày diễu hành diễn ra như dự kiến, hàng ngàn người đã tham gia. Vì ngài thị trưởng đang chuẩn bị cho một bài phát biểu để bắt đầu buổi diễu hành, đội tổ chức của ông đã nhận thấy rằng một nửa số người tham dự đều mặc đồ trắng và đeo những tấm biển yêu cầu hoà bình, một nửa số còn lại diễu hành ủng hộ tổ chức tội phạm và người thủ lĩnh được cho là đã chết. Quá kinh ngạc, ngài thị trưởng đã đứng ngoài thay vì tham gia hay điều khiển buổi diễu hành mà điều đó rõ ràng thể hiện sự ủng hộ cho tổ chức tội phạm. Bởi thế nên đội tổ chức của ông cũng quyết định đứng ngoài. Hai đôi diễu hành cùng đi với nhau, và họ tiếp tục con đường của họ thẳng tiến đến thủ đô của bang. Câu chuyện về vụ việc bạo lực đáng sợ này được theo đuổi bởi sự tiếp cận vụng về của các nhà chức trách địa phương và liên bạng vì họ đã cố hứa hẹn hòa bình với người dân những người đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tổ chức tội phạm đó là một phép ẩn dụ hoàn hảo cho những gì đang diễn ra ở Mexico ngày nau, nơi mà chúng ta nhận ra sự hiểu biết của chúng ta về tệ nạn ma tuý và tác nhân của nó chưa được hoàn thiện. Nếu bạn quyết định dành 30 phút thử tìm hiểu về những việc đang diễn ra về bạo lực và ma túy ở Mexico chỉ bằng việc tìm kiếm trên mạng, điều đầu tiên bạn sẽ tìm thấy là trong khi luật phát đã đề cập là mọi công dân Mexico đều bình đẳng, thì có những người được hưởng quyền lợi nhiều hơn và những người khác thì lại ít hơn, vì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng trong 6 năm qua giữa 60 đến 100000 người đều có những người tử vong do tệ nạn ma tuý. Để đặt con số này theo phần trăm tỉ lệ, nó lớn hơn gấp 8 lần con số thương vong tại trận chiến ở Iraq và Afghanistan cộng lại. Đáng kinh ngạc là con số này cũng gần với số người đã tử vong trong cuộc nội chiến ở Siri vẫn đang diễn ra. Đây là những gì đang diễn ra ở phía nam của biên giới. Hiện nay như những gì bạn đang đọc, tuy nhiên, bạn sẽ thấy bất ngờ rằng bạn sẽ nhanh chóng trở nên lạnh gáy trước số lượng người chết, vì bạn sẽ thấy đấy là những con số trừu tượng của những người chết vô danh. Ngụ ý hay rõ ràng thì đây vẫn là một câu chuyện về những con người đang chết dần bằng cách nào đó liên quan đến giao dịch ma tuý, và chúng tôi suy luận như vậy vì họ đã bị tra tấn hoặc xử tử một cách chuyên nghiệp hoặc cả hai. Và rõ ràng họ là những kẻ phạm tội vì cái cách họ chết. Và vậy nên câu chuyện này là về những gì những người này nhận được gì họ đáng được nhận. Họ là những người xấu. Và điều này tạo sự thoải mái cho nhiều người. Tuy nhiên, trong khi có thể nghĩ đơn giản về chúng ta, những công dân, cảnh sát, quân đội, là những người tốt, và họ, những kẻ nghiện ma tuý là những người xấu, nếu bạn nghĩ về điều đó, những điều sau này chỉ cung cấp dịch vụ cho những cái trước đây. Dù chúng ta thích hay không, Hoa Kì là thị trường lớn nhất cho những chất bất hợp pháp trên thế giới, phải tính đến hơn một nửa nhu cầu của toàn cầu. Người ta chia sẻ rằng hàng nghìn dặm biên giới với Mexico là con đường duy nhất để tiến vào từ phía Nam, và vì thế thủ tướng cũ của Mexico, Porfirio Diaz, thường nói, "Mexico thật tội nghiệp vì quá xa cách với Chúa và quá gần Mỹ." Liên Hợp Quốc ước tính có 55 nghìn người sử dụng chất kích thích trái phép ở Mỹ. Sử dụng những giả định rất báo thủ, lợi nhuận hàng năm của thị trường ma tuý trên khía cạnh bán lẻ ở bất cứ nơi đâu là từ 30 đến 150 tỉ đô la. Nếu chúng ta cho là những kẻ nghiện ma tuý chỉ có thể bán buôn, điều mà chúng ta biết là sai trái, mà vẫn để lại cho bạn với doanh thu hàng năm của bất cứ nơi đâu từ 15 tỉ đến 60 tỉ đô la. Đặt những con số này theo phần trăm tỉ lệ, Microsoft có doanh thu hàng năm là 60 tỉ đô la. Và điều đó xảy ra khi đây là một sản phẩm mà, bởi vì sự tự nhiên của nó, là một nền kinh doanh kiểu mẫu nhắm đến thị trường này yêu cầu bạn đảm bảo cho những nhà sản xuất của bạn rằng sản phẩm của họ sẽ đáng tin cậy đặt ở thị trường mà nó sẽ được tiêu thụ. Và cách duy nhất để làm được điều đó, bởi vì đó là hành động bất hợp pháp, là phải chắn chắn điều khiển được những đường hành lang địa lý thường dùng để vận chuyển ma tuý. Kể từ đây là tệ nạn. Nếu bạn nhìn vào bản đồ của sự ảnh hưởng phối hợp hành động chung và tệ nạn, bạn sẽ thấy đó gần như là sự sắp xếp hoàn hảo với những con đường vận chuyển hiệu quả từ miền nam lên miền bắc. Điều duy nhất mà sự phối hợp hành động chung là họ đang cố gắng bảo vệ việc kinh doanh của họ. Nó không chỉ là thị trường tỉ đô, mà còn là một thị trường đầy phức tạp. Ví dụ như, cây Coca là loại cây thân mềm chỉ mọc được vùng nhất định và nó là một ngành kinh doanh kiểu mẫu nhắm đến thị trường yêu cầu bạn phải có sự phân cấp, sản xuất chuẩn quốc tế, mà cần phải có sự quản lý chất lượng tốt, vì mọi người có nhu cầu sử dụng những sản phẩm chất lượng cao mà không giết chết họ và sẽ được chuyển đến họ mỗi khi họ cần. Và điều đó có nghĩa là họ cần đảm bảo sự sản xuất và quản lý chất lượng ở miền nam, và bạn cần chắc chắn rằng bạn có những kênh phân phối hiệu quả và có hiệu lực trên thị trường tiêu thụ ma tuý. Tôi khuyến khích bạn, chỉ một chút thôi vì tôi không muốn bạn gặp rắc rối, hãy hỏi xung quanh và xem khó khăn thế nào sẽ xảy ra khi bạn dùng bất cứ loại ma tuý nào, bất cứ nơi đâu bạn muốn, bất cứ khi nào, mọi nơi trên nước Mỹ, và một trong số các bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có một số kẻ giao dịch đưa ra một dịch vụ nếu bạn nhắn tin cho họ địa điểm, họ đảm bảo chuyển ma tuý trong vòng 30 phút hoặc thậm chí ít hơn. Nghĩ về điều đó một chút. Nghĩ về sự phức tạp của mạng lưới phân phối mà tôi vừa mô tả. Sẽ rất khó để hoà giải điều đó với những tên vô danh vô lương tâm chỉ sát hại lẫn nhau rất khó để giảng hoà. Hiện nay, với tư cách là một giáo sư về kinh doanh và bất cứ vị giáo sư nào khác sẽ nói cho bạn, một tổ chức hiệu quả yêu cầu một chiến lược tổng hợp bao gồm một tổ chức có cấu trúc tốt, sự thúc đẩy cao, nền tảng vững chắc và một bộ óc quản lý nhãn hiệu. Điều này dẫn tôi đến ý nghĩ thứ hai mà bạn sẽ học được trong 30 phút khám phá về tệ nạn ma tuý ở Mexico. Vì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, và có thể cảm thấy lẫn lộn về việc rằng có ba tổ chức liên tục được nhắc tên trong bài báo. Bạn sẽ nghe về băng đảng Los Zetas, băng đảng Knights Templar, đó là tên mới của Famillia Michoacana mà tôi nói ở đầu và băng đảng Sinaloa Federation. Bạn sẽ đọc được rằng Los Zetas là một loại của chứng rối loại nhân cách chống đối xã hội đe doạ những thành phố mà họ đi qua và họ làm báo chí phải câm lặng và điều này có thể đúng hoặc thực sự đúng. Nhưng đây là kết quả của một nhãn hiệu và kế hoạch kinh doanh cẩn thận. Bạn thấy đấy Los Zetas không phải chỉ là sự phân loại ngẫu nhiên của những cá thể nhưng nó thực sự được tạo bởi một tổ chức tội phạm khác, băng đảng Gulf Cartel, tổ chức này kiểm soát đường hành lang phía đông của Mexico. Khi đường hành lang này gây tranh cãi, họ quyết định rằng họ muốn tạo thêm một đội quân thi hành chuyên nghiệp. Vì thế họ lập ra băng Los Zetas: một đơn vị lính dù tinh nhuệ từ Quân đội Mexico. Họ đã thể hiện rất hiệu quả với tư cách là những người thực thi cho băng Gulf Cartel, vì vậy tại một số điểm, họ đã quyết định chiếm lấy tổ chức này, đó là tại sao tôi muốn nói với bạn là không bao giờ giữ hổ làm thú nuôi, vì chúng sẽ trưởng thành. Vì tổ chức Zetas được thành lập từ sự phản bội, họ mất một số đường dây để sản xuất và phân phối trên một số thị trường đầy lợi nhuận như cocain, nhưng đó là những gì họ đã có và đây là sự lặp lại dựa trên nền tảng quân sự của họ, là một đội hình hoàn hảo của chỉ huy với sự phân cấp rõ ràng và một con đường thăng quan tiến chức rộng mở cho phép họ giám sát và mở rộng trên nhiều thị trường rất hiệu quả, mà đây là bản chất của những gì mà những người chỉ huy đang tìm kiếm. Và vì họ không thể tiến vào những thị trường ma tuý tiềm năng hơn, điều này đã thúc đẩy họ và cho họ cơ hội đa dạng hoá nhiều hình thức phạm tội. Phải kể đến như là bắt cóc trẻ em, mại dâm, buôn bán ma tuý trong phạm vi địa phương và buôn người, gồm cả những người di cư từ miền Nam đến nước Mỹ. Vì vậy những gì họ đang thực hiện thực sự là một kinh doanh đặc quyền. Họ tập trung vào hầu hết vào việc tuyển dụng trong quân đội và họ quảng cáo công khai về những mức lương tốt hơn những quyền lợi tốt hơn, những con đường thăng tiến tốt hơn, nhưng không đề cập về những thực phẩm tốt hơn hơn là những gì quân đội có thể vận chuyển. Đường lối tổ chức của họ là khi họ đến một khu vực địa phương, họ để mọi người biết là họ đang ở đây, họ đến gặp băng đảng quyền lực nhất ở khu vực đó và họ nói "Tôi mời gọi anh trở thành đại diện của địa phương của thương hiệu Zeta" Nếu họ đồng ý (và tất nhiên bạn sẽ không muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ nói không) họ huấn luyện và theo dõi những người đó trong việc điều hành tổ chức tội phạm hiệu quả nhất cho thị trấn đó, để đổi lấy những đặc quyền nhất định. Hình thức kinh doanh kiểu mẫu này rõ ràng phụ thuộc hoàn toàn vào một thương hiệu hiệu quả về nỗi sợ và vì thế băng đảng Los Zetas cẩn thận trong những hành động bạo lực thu hút sự chú ý tự nhiên của mọi người, nhất là khi họ đến một thành phố, nhưng lại một lần nữa, đó chỉ là kế hoạch thương hiệu. Tôi không nói là họ không bạo lực, nhưng những gì tôi đang nói là mặc dù bạn sẽ đọc thấy họ là những kẻ bạo lực nhất, khi bạn đếm, và bạn thực sự làm cái việc đếm xác người chết thì đều như nhau cả. Ngược lại, băng đảng Kights Templar hoạt động ở Michoacan nổi lên từ việc phản đối sự xâm nhập của tổ chức Zeta vào bang ở Michoacán. Michoacán là một bang có vị trí địa lí chiến lược vì nó có một trong những cảng lớn nhất của Mexico, và có đường thẳng đến trung tâm Mexico, từ đó sẽ cho bạn tiến thẳng vào Mỹ. Băng đảng Knights Templar rất nhanh nhận ra rằng họ không thể đối mặt với tổ chức Zetas đơn phương và do đó họ lên kế hoạch với tư cách là một doanh nghiệp xã hội. Họ quảng bá mình là là đại diện và đồng thời bảo vệ cho cư dân của Michoacán chống lại tổ chức tội phạm. Thương hiệu doanh nghiệp xã hội của họ nhắm đến việc họ yêu cầu lượng lớn sự tham gia của công dân, vì thế họ đầu tư mạnh vào việc cung cấp dịch vụ địa phương, như xử lý bạo lực gia đình, sau đó là những vụ phạm tội nhỏ, xử lý những người bị nghiện, và đưa ma tuý ra khỏi thị trường khu vực nơi họ ở và tất nhiên bảo vệ mọi người khỏi những tổ chức tội phạm khác. Bây giờ thì họ cũng giết hàng loạt người, nhưng khi họ giết người, họ cẩn thận đưa ra những câu chuyện và những chú thích cho việc tại sao họ làm vậy, qua đài báo, những đoạn băng trên YouTube, và những tấm biển lớn rằng những người bị giết vì họ thể hiện sự đe doạ với tư cách là một tổ chức không phải với chúng tôi, tất nhiên, nhưng với bạn, những người công dân. Và chúng tôi ở đây là để bảo vệ bạn. Họ, những doanh nghiệp xã hội đó, đã tạo ra một bộ luật về luân lý và đạo đức mà họ truyền bá khắp nơi, và họ có những buổi thực hành tuyển dụng nghiêm ngặt. Và giờ bạn có thể giải thích mà họ đưa ra để bào chữa cho hành động của họ. Họ thực chất vẫn giữ lại quyền tiếp cận việc buôn bán ma tuý đầy lợi nhuận, nhưng cách họ làm là, bởi vì họ kiểm soát toàn bộ Michoacán, và họ kiểm soát cảng Lázaro Cárdenas, họ đẩy mạnh việc buôn bán, ví dụ buôn bán đồng ở Michoacán được tạo ra về mặt pháp lý và chiết suất hợp pháp với chất ma hoàng bất hợp pháp từ Trung Quốc là tiền chất quan trọng của ma tuý đá mà họ sản xuất, và họ có quan hệ đối tác với các tổ chức lớn như Tổ chức Sinaloa Federation đặt sản phẩm của họ tại Mỹ. Cuối cùng là tổ chức Sinaloa Federation. Khi bạn đọc về họ, bạn sẽ thường đọc với giọng tôn kính và ngưỡng mộ, vì họ là tổ chức liên hợp và lớn nhất trong các tổ chức ở Mexico, và nhiều người phản đối thế giới. Họ bắt đầu là một tổ chức vận chuyện chuyên buôn lậu giữa Mỹ và đường biên giới Mexico, nhưng giờ họ phát triển trở thành một liên hợp đa quốc gia có hoạt động đối tác về sản xuất ở phía nam và đối tác về phân phối toàn cầu xuyên hành tinh. Họ xây dựng một thương hiệu chuyên nghiệp, sự nhạy bén trong kinh doanh và đổi mới. Họ sáng chế ra những sản phẩm ma tuý mới và những quy trình về ma tuý mới. Họ xây dựng đường hầm Narco xuyên qua biên giới, và bạn có thể nhìn thấy nó không phải là kiểu trong phim "The Shawshank Redemption". Họ tạo ra những con tàu ngầm Narco và thuyền không thể phát hiện bằng rada. Họ phát minh ra máy bay để vận chuyển ma tuý, hay bạn có thể gọi nó là máy phóng. Một trong những thủ lĩnh của tổ chức Sinaloa Federation thực sự đã được đưa vào danh sách của tạp chí Forbes. [Joaquin Guzman Loera đứng thứ 701] Cũng như các tổ chức đa quốc gia khác, họ chuyên về và tập trung duy nhất vào mảng mang lại lợi nhuận nhất trong kinh doanh, là ma tuý có trữ lượng lớn như cocain, heroin, ma tuý đá. Như bất kì tổ chức đa quốc gia Mỹ Latinh truyền thống nào, cách mà họ quản lý hệ thống tổ chức là thông qua các mối quan hệ gia đình. Khi họ thâm nhập vào một thị trường mới, họ chuyển một thành viên gia đình để giám sát thị trường đó, hoặc, nếu họ hợp tác với một tổ chức mới, họ thiết lập một mối quan hệ gia đình, thông qua các cuộc hôn nhân hay các mối quan hệ ràng buộc khác. Giống như bất kỳ tổ chức đa quốc gia nào sẽ làm, họ bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách gia công phần mềm phần đặt ra nhiều nghi vấn trong kinh doanh kiểu mẫu, ví dụ như, khi họ hứa hẹn dùng bạo lực để chống lại các tổ chức tội phạm khác, họ tuyển dụng những băng đảng và những tay chơi nghiệp dư để làm những việc bẩn thỉu cho họ, và họ cố để phân chia những hoạt động của họ và việc bạo hành và trở nên tách rời vì việc đó. Để tiến xa hơn nữa trong việc đẩy mạnh thương hiệu của họ, họ có những công ty quảng bá chuyên nghiệp sẽ làm thế nào để cánh báo chí nói về họ. Họ có những người quay phim chuyên nghiệp trong đội ngũ nhân viên. Họ có mối quan hệ sản xuất chặt chẽ phi thường với những tổ chức an ninh ở cả hai phía biên giới. Và vì thế, để sự khác biệt sang một bên, cái mà cả ba tổ chức chia sẻ là về một mặt, điều vô cùng dễ hiểu là những tổ chức không thể bị áp đặt từ trên xuống dưới, nhưng hơn cả thế họ xây dựng từ dưới lên sự tương tác đồng thời. Họ xây dựng những cấu trúc vững mạnh dùng để thể hiện sự chống đối với những chính sách của chính phủ. Và điều mà tôi muốn bạn ghi nhớ từ buổi nói chuyện này là ba điều. Trước hết là tệ nạn ma túy thực sự là hậu quả của nhu cầu khổng lồ từ thị trường và thiết lập thể chế các lực lượng buộc các dịch vụ của thị trường này phải đòi hỏi ma tuý để đảm bảo những tuyến đường giao hàng. Điều thứ hai tôi muốn bạn nhớ là đây là những tổ chức tinh vi điêu luyện dưới hình thức là những tổ chức kinh doanh, và phân tích và coi họ như vậy có thể là phương pháp tiếp cận hữu ích hơn nhiều, Điều cuối cùng tôi muốn bạn nhớ là mặc dù chúng ta cảm thấy thoải mái hơn với những ý tưởng của "họ", một nhóm những kẻ xấu tách biệt khỏi chúng ta, chúng ta thực sự là đồng loã với họ, thông qua sự tiêu thụ trực tiếp của chúng ta hay sự chấp nhận của chúng ta về sự không thống nhất giữa những chính sách cấm đoán và hành vi thực tế về sự khoan dung của chúng ta hay sự khuyến khích tiêu thụ. Những dịch vụ của những tố chức này, tuyển dụng, và điều hành trong cộng đồng của chúng ta, cần thiết là, họ có nhiều liên hợp giữa họ hơn là chúng ta cảm giác thoải mái thừa nhận. Và vì thế đối với tôi câu hỏi có hay không những động lực này sẽ tiếp tục như thế. Chúng ta thấy sự tự nhiên của hiện tượng này đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục. Câu hỏi là ta có cố gắng để tiếp tục ủng hộ một chiến lược thất bại dựa trên vào sự thờ ơ dù ngu ngốc, sung sướng hay tự nguyện trước cái giá phải trả là cái chết của hàng nghìn người trẻ như chúng ta. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là nhà khoa học thần kinh với vốn kiến thức cơ bản về vật lý và y học. Phòng thí nghiệm của tôi ở viện kỹ thuật liên bang Thụy Sĩ tập trung vào những tổn thương tủy sống, ảnh hưởng tới hơn 50, 000 người trên toàn thế giới mỗi năm, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với những người bị ảnh hưởng cuộc sống của họ bị đảo lộn chỉ trong tích tắc. Đối với tôi, người đàn ông thép, Christopher Reeve, tôi đã nâng cao nhận thức về nỗi đau khổ của những người bị tổn thương tủy sống. Đó là lý do tôi bắt đầu cuộc hành trình của riêng mình trong lĩnh vực nghiên cứu này, làm việc với tổ chức của Christopher và Dana Reeve. Tôi vẫn còn nhớ thời điểm quyết định. Đó là lúc kết thúc một ngày làm việc bình thường ở tổ chức này. Chris đã ngỏ ý với chúng tôi, các nhà khoa học và các chuyên gia, "Các bạn phải thực tế hơn nữa. Ngày mai, khi các bạn bước chân ra khỏi phòng thí nghiệm, tôi muốn các bạn đến trung tâm phục hồi chức năng chứng kiến những người bị tổn thương đang phải đấu tranh đấu để đi được từng bước, đấu tranh để giữ cơ thể họ đứng vững. Và khi các bạn về nhà, hãy suy nghĩ về những gì các bạn có thể làm để thay đổi hướng nghiên cứu của mình để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn." Những lời nói này đọng lại trong tâm trí tôi. Chuyện này đã xảy ra hơn 10 năm, nhưng kể từ đó, phòng thí nghiệm của tôi đã theo đuổi những hướng đi thực tế cho quá trình phục hồi sau khi chấn thương cột sống. Và bước đầu tiên của tôi theo hướng này là phát triển một mô hình chấn thương cột sống mới có thể mô phỏng những đặc điểm chính giống như chấn thương tủy ở người trong khi các điều kiện thí nghiệm được kiểm soát chặt chẽ. Với mục đích này, chúng tôi đã tạo 2 tổn thương hemisection hai bên đối diện cơ thể. Chúng phá hủy hoàn toàn sự liên lạc giữa não và tủy sống, do đó dẫn đến chân bị liệt hoàn toàn và vĩnh viễn. Tuy nhiên, như quan sát, hầu hết các thương tích ở người, có khe hở ở giữa các mô thần kinh nguyên vẹn thông qua đó quá trình khôi phục có thể xảy ra. Nhưng làm thế nào để biến nó thành hiện thực bây giờ? Vâng, phương pháp tiếp cận cổ điển bao gồm biện pháp can thiệp thúc đẩy sự phát triển của sợi thần kinh bị đứt trở lại nguyên vẹn ban đầu. Và trong khi phương pháp này vẫn là mấu chốt cho việc điều trị, tôi cảm thấy nó vô cùng phức tạp. Để có thể nhanh chóng đưa ra thực hiện ở lâm sàng, điều đó quá rõ ràng: Tôi đã phải suy nghi vấn đề này theo hướng khác. Hơn 100 năm nghiên cứu sinh lý học tủy sống, bắt đầu với giải Nobel của Sherrington, đã chỉ ra rằng tủy sống, bên dưới hầu hết các chấn thương, có tất cả những mạng lưới thần kinh cần thiết để kết hợp vận động nhưng phần tiếp nhận từ não bị gián đoạn, chúng ở tình trạng không hoạt động. Ý tưởng của tôi: chúng tôi đánh thức mạng lưới này. Vào thời điểm đó, tôi đang theo chương trình sau tiến sĩ ở Los Angeles, sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ của tôi tại Pháp, nơi mà tư duy độc lập không thật sự được khuyến kích. (Tiếng cười) Tôi sợ phải nói chuyện với sếp mới của mình, nhưng tôi đã cố gắng tập trung mọi sự dũng cảm của mình, Tôi gõ cửa phòng người cố vấn tuyệt vời của tôi, Reggie Edgerton, để chia sẻ ý tưởng mới của tôi. Ông đã chăm chú nghe tôi nói, nhoẻn miệng cười. "Tại sao bạn không thử?" Và tôi cam đoan với bạn, đó là khoảng khắc quan trọng trong sự nghiệp của tôi, khi tôi nhận ra rằng nhà lãnh đạo tuyệt vời này đã tin tưởng vào những người trẻ tuổi và những ý tưởng mới. Và đây là ý tưởng cùa tôi: Tôi sẽ sử dụng một phép ẩn dụ đơn giản để giải thích cho các bạn khái niệm phức tạp này. Hãy tưởng tượng hệ thống vận động là một chiếc xe hơi. Động cơ là tủy sống. Việc truyền tải bị gián đoạn. Động cơ bị tắt. Làm thế nào chúng tôi có thể tái khởi động động cơ? Trước tiên, chúng tôi phải cung cấp nhiên liệu; Thứ hai, nhấn chân ga ; Thứ ba, lái xe. Chúng ta đã nắm rất rõ những con đường truyền tín hiệu thần kinh đến từ não bộ đảm nhiệm chức năng này trong quá trình vận động. Ý tưởng của tôi: thay thế phần tiếp nhận thông tin bị lỗi để cột sống nhận được sự can thiệp mà não có thể truyền tải tín hiệu tự nhiên để cơ thể có thể bước đi. Đối với điều này, tôi kế tục công trình nghiên cứu 20 năm của khoa học thần kinh để, đầu tiên, thay thế nhiên liệu bị thiếu bằng các tác nhân dược lý để chuẩn bị các tế bào thần kinh trong tủy sống, và thứ hai, để mô phỏng bàn đạp tăng tốc bằng kích thích điện. Hãy tưởng tượng một điện cực cấy ghép ở mặt sau của cột sống cung cấp sự kích thích không gây đau đớn. Phải mất nhiều năm, nhưng cuối cùng chúng tôi đã phát triển một thần kinh điện hóa học nhân tạo dùng để chuyển hóa mạng lưới thần kinh trong tủy sống từ dạng không hoạt động thành trạng thái hoạt động cao. Ngay lập tức, con chuột bị liệt có thể đứng dậy. Ngay sau khi máy tập chạy bắt đầu chuyển động, con chuột biểu hiện các chuyển động phối hợp của chân, mà không cần đến não bộ. Cái đó tôi gọi là "não của cột sống" xử lý thông thạo những thông tin giác quan phát sinh từ chuyển động của chân và kích hoạt các cơ bắp để đứng, đi, chạy, và thậm chí ở đây, trong lúc chạy nước rút, đứng lại ngay lập tức khi máy chạy bộ dừng chuyển động. Điều này thật tuyệt vời. Tôi đã hoàn toàn bị cuốn hút bởi sự chuyển động không cần đến não này, nhưng cùng lúc đó tôi rất thất vọng. Sự chuyển động này hoàn toàn không tự nguyện. Con chuột hầu như không có quyền kiểm soát đôi chân của nó. Rõ ràng, hệ thống lái đã bị lỗi. Và sau đó tôi thấy rõ chúng tôi đã phải từ bỏ các mô hình phục hồi chức năng kinh điển, tập bước trên máy chạy bộ, và phát triển các điều kiện có thể khuyến khích não để bắt đầu kiểm soát chân một cách theo ý muốn. Với điều này trong tâm trí, chúng tôi phát triển hệ thống robot hoàn toàn mới để hỗ trợ chú chuột trong bất kỳ hướng nào của không gian. Bạn có tin không, điều này thực sự tuyệt vời. Hãy tưởng tượng một chú chuột nhỏ nặng 200 gam được cài một con robot nặng 200 kilo, nhưng chú chuột không nhận thấy sự hiện diện của con robot. Con robot vô hình, cũng giống như bạn sẽ giữ một đứa trẻ trong những bước đi đầu chập chững. Hãy để tôi tóm tắt lại: con chuột nhận được tổn thương ở cột sống gây liệt. Thần kinh điện hóa nhân tạo kích hoạt mạng lưới vận động tủy đi vào trạng thái hoạt động cao. Con robot tạo ra một môi trường an toàn cho phép con chuột cố gắng làm mọi thứ để khởi động đôi chân bị liệt của nó. Để tạo động lực cho chú chuột này, chúng tôi đã sử dụng dược học mạnh nhất của đất nước Thụy Sĩ: sô cô la Thụy sĩ hảo hạn. (Tiếng cười) Trên thực tế, kết quả đầu tiên đã làm tôi rất, rất, rất thất vọng. Vật lý trị liệu tốt nhất của tôi hoàn toàn thất bại khi khuyến khích con chuột thử bước một bước, trong khi đó cũng con chuột đó, 5 phút trước, đi rất tốt trên máy chạy bộ. Chúng tôi cảm thấy rất tức giận. Nhưng bạn biết không, một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà khoa học là tính kiên trì. Chúng tôi muốn nhấn mạnh. Chúng tôi đã cải tiến giả thuyết của chúng tôi, và sau vài tháng huấn luyện, chú chuột bị liệt khác đã có thể đứng dậy, bất cứ khi nào nó muốn, bắt đầu chuyển động trên sức nặng toàn thân để chạy nước rút về phía phần thưởng. Đây là sự phục hồi đầu tiên của chuyển động chân tự giác được ghi nhận sau khi nhận một tổn thương thí nghiệm ở cột sống dẫn đến liệt hoàn toàn và vĩnh viễn. Trong thực tế -- (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Trong thực tế, chú chuột không chỉ khởi động và duy trì sự vận động trên mặt đất, chúng thậm chí có thể điều chỉnh sự chuyển động của chân, ví dụ, chống lại trọng lực để leo lên cầu thang. Tôi có thể cam đoan với các bạn rằng điều này khiến chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi đã mất 10 năm làm việc cật lực để đạt được mục tiêu này. Nhưng câu hỏi còn lại, như thế nào nhỉ? ý tôi là, làm thế nào mà nó có thể làm được như vậy? Và ở đây, là những gì chúng tôi tìm thấy điều đó hoàn toàn bất ngờ. Mô hình tập luyện mới lạ này đã kích thích não tạo những kết nối mới, một số vòng mạch truyền tín hiệu chuyển thông tin từ não đi qua chấn thương và khôi phục kiểm soát của vỏ não qua mạng lưới vận động dưới những chấn thương. Và ở đây, bạn có thể thấy một ví dụ, chúng tôi đánh dấu các sợi đến từ não bộ bằng màu đỏ. Tế bào thần kinh màu xanh này được kết nối với trung tâm vận động, và tập hợp những điểm tiếp nối synap có ý nghĩa rằng bộ não đã tái kết nối với trung tâm vận động với chỉ một tế bào thần kinh chuyển tiếp. Nhưng việc tái cấu trúc không giới hạn vùng tổn thương. Nó xuất hiện trong suốt hệ thần kinh trung ương bao gồm trong thân não, nơi mà chúng tôi nhận thấy mật độ sợi thần kinh từ não tăng đến 300%. Chúng tôi đã không có ý định sửa chữa tủy sống, nhưng chúng tôi đã có thể để thúc đẩy mở rộng tái cấu trúc của axonal projections mà chưa từng được ghi nhận trước đó trong hệ thống thần kinh trung ương của động vật trưởng thành có vú sau một chấn thương. Và đó là một thông điệp rất quan trọng ẩn đằng sau khám phá này. Đó là kết quả của một đội ngũ trẻ của những người rất tài năng: vật lý trị liệu, sinh học thần kinh, phẫu thuật thần kinh, các kỹ sư nhiều ngành, những người đã cùng nhau đạt được điều mà đối với từng cá nhân là không thể. Đây thực sự là một đội ngũ liên ngành. Làm việc cùng nhau như thế này có thể ví như là quá trình chuyển DNA theo chiều ngang Chúng tôi đang đào tạo thế hệ tiếp theo những M.D. và kỹ sư có khả năng chuyển đổi những khám phá từ lý thuyết căn bản đến những liệu pháp trị liệu thực tiễn. Và tôi? Tôi chỉ là nhạc trưởng, người chỉ huy bài giao hưởng tuyệt vời này. Bây giờ, tôi chắc chắn bạn đang tự hỏi, cái này sẽ có ích đối với những người bị thương? Tôi cũng vậy, mỗi ngày. Sự thật rằng chúng tôi vẫn chưa biết đầy đủ thông tin. Đây chưa phải là cách chữa trị cho tổn thương cột sống, nhưng tôi bắt đầu tin rằng điều này có thể dẫn tới một biện pháp can thiệp để cải thiện quá trình phục hồi và chất lượng cuộc sống. Tôi muốn tất cả các bạn dành ra một phút để tưởng tượng cùng với tôi. Hãy tưởng tượng một người bị chấn thương cột sống. Sau một vài tuần của quá trình phục hồi, chúng ta sẽ cấy ghép một máy bơm được lập trình sẵn để cung cấp một hỗn hợp dược lý được cá nhân hoá trực tiếp đến tủy sống. Cùng lúc đó, chúng tôi sẽ cấy ghép một loạt các điện cực, đại khái như một lớp da thứ hai bao phủ vùng tủy điều khiển chuyển động chân, và những điện cực gắn với một máy phát xung điện cung cấp những kích thích được thiết kế riêng với nhu cầu của từng người. Nó chính là một dây thần kinh nhân tạo từ điện hóa được cá nhân hóa sẽ cho phép vận động trong thời gian tập luyện với một hệ thống hỗ trợ được thiết kế mới. Và hy vọng của tôi là sau vài tháng tập luyện, phần còn lại của các điểm kết nối được tái cấu trúc cho phép thực hiện các vận động mà không cần robot, có lẽ thậm chí không cần dược học hoặc kích thích. Hy vọng của tôi ở đây là có thể tạo ra các điều kiện được cá nhân hóa để tăng độ đàn hồi của não và tủy sống. Và đây là một khái niệm hoàn toàn mới có thể áp dụng cho các rối loạn thần kinh khác, tôi gọi là "thần kinh nhân tạo được cá nhân hoá," bằng cách cảm nhận và kích thích những tương tác thần kinh, tôi cấy ghép khắp hệ thần kinh, trong não, trong tủy sống, ngay cả trong thần kinh ngoại vi, dựa trên những hư tổn đặc trưng của từng bệnh nhân Nhưng không phải là để thay thế phần mất chức năng, không-- để giúp não giúp chính nó. Và tôi hy vọng điều này thuyết phục trí tưởng tượng của các bạn, bởi vì tôi có thể hứa với bạn vấn đề không phải ở chỗ cuộc cách mạng này sẽ xảy ra hay không, mà là xảy ra khi nào. Và hãy nhớ rằng, chúng ta trở nên tuyệt vời bởi những gì chúng ta tưởng tượng, và vĩ đại bời chính ước mơ của chúng ta. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Có thể nói hai phát minh lớn nhất của thế hệ chúng ta là Internet và điện thoại di động. Chúng đã hoàn toàn thay đổi thế giới. Tuy nhiên, chúng ta không ngờ được rằng chúng đồng thời cũng là những công cụ hoàn hảo cho các chương trình theo dõi. Hoá ra là khả năng thu thập dữ kiện, thông tin, và các mối liên hệ về bất kỳ ai trong chúng ta, và tất cả chúng ta lại chính là điều mà ta liên tục được nghe nói tới suốt mùa hè qua sự tiết lộ và rò rỉ thông tin về các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, chủ yếu là cục tình báo Hoa Kỳ, đang theo dõi toàn thể thế giới. Chúng ta đã nghe về việc này bắt đầu từ tiết lộ ngày 6 tháng 6. Edward Sowden bắt đầu tiết lộ thông tin, thông tin tối mật, từ các cục tình báo Hoa Kỳ, và chúng ta bắt đầu được biết về PRISM và XKeyscore và các hệ thống khác. Chúng là ví dụ về các loại chương trình mà cục tình báo Hoa Kỳ đang sử dụng trong việc theo dõi toàn bộ thế giới. Và nếu bạn nhìn lại các dự đoán của George Orwell về sự theo dõi (của chính phủ), thì hoá ra George Orwell vẫn còn lạc quan chán (cười) Chúng ta hiện nhìn thấy sự theo dõi từng công dân trên một quy mô lớn hơn rất nhiều lớn hơn điều mà Orwell từng tưởng tượng. Và đây là toà nhà tai tiếng trung tâm dữ kiện của cục an ninh Hoa Kỳ tại Utah. Chẳng mấy chốc sẽ mở cửa, nó sẽ là trung tâm siêu điện toán và dự trữ dữ liệu. Trên cơ bản, bạn có thể hình dung nó có một hành lang rộng nhét đầy các ổ cứng chứa thông tin mà họ đang thu thập. Và nó là một toà nhà lớn Lớn thế nào hả? Tôi có thể cho bạn con số 140 nghìn mét vuông nhưng như vậy cũng khó để hình dung Tốt hơn hết bạn nên tưởng tượng nó như cửa hàng IKEA lớn nhất mà bạn từng đặt chân tới. Nó lớn gấp 5 lần. Bạn có thể chứa bao nhiêu ổ cứng trong 1 hiệu IKEA? Phải không? Nó rất lớn. Chúng tôi dự đoán là chỉ riêng hoá đơn tiền điện để vận hành trung tâm dữ liệu này sẽ vào khoảng vài chục triệu đô một năm Và kiểu giám sát hàng loạt này đồng nghĩa với việc họ có thể thu thập thông tin và lưu giữ chúng gần như vĩnh viễn, giữ chúng trong một thời gian dài, năm này qua năm khác, hàng thập kỷ. Nó dẫn đến một loại nguy hiểm hoàn toàn mới cho tất cả chúng ta. Kiểu làm hàng loạt này bao trùm giám sát mỗi người. Nhưng, không hẳn là tất cả mọi người bởi vì cục tình báo Mỹ chỉ có quyền theo dõi người ngoại quốc Họ có thể theo dõi người ngoại quốc khi mối giao kết thông tin của những người này dẫn đến hay thông qua Mỹ Việc theo dõi người nước ngoài nghe không đến nỗi tệ cho đến khi bạn nhận ra tôi là người nước ngoài, và bạn cũng là người nước ngoài Thực tế là, 96% hành tinh này là người nước ngoài (cười) Đúng không? Vậy sự giám sát hàng loạt này dành cho tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, những người sử dụng truyền thông và Internet. Nhưng đừng hiểu lầm ý tôi: Một số loại giám sát vẫn mang ý nghĩa tốt Tôi yêu tự do, nhưng tôi cũng đồng ý là một ít giám sát vẫn không có ảnh hưởng gì. Nếu cơ quan chấp pháp đang truy lùng tên giết người, hay tìm bắt trùm ma tuý hay ngăn chặn một trận xả súng tại trường học, khi có đầu mối và kẻ bị tình nghi, thì họ tuyệt đối có quyền đụng tới điện thoại của kẻ khả nghi và ngăn chặn các mối liên lạc qua Internet của hắn. Tôi không hề tranh cãi về các trường hợp này vấn đề là chương trình như PRISM không chỉ dừng ở đó Họ không chỉ giám sát những người mà họ có lý do để nghi ngờ làm điều xấu. Họ giám sát cả những người mà họ biết là vô tội Vậy, 4 lý do chính để ủng hộ kiểu giám sát này đầu tiên là khi chúng ta bắt đầu bàn luận về những tiết lộ, sẽ có những người phản đối cố gắng làm giảm đi tầm quan trọng của chúng, bằng cách nói rằng chúng tôi đã biết tất cả rồi, chúng tôi biết chuyện theo dõi xảy ra, không có gì mới mẻ ở đây cả. Và điều đó không đúng. Đừng để ai nói với bạn là họ biết chuyện này rồi, chẳng qua là chúng ta chưa biết đến nó mà thôi. Mối lo sợ lớn nhất của chúng ta có thể từng giống như vậy, nhưng chúng ta không biết rằng nó đang xảy ra Bây giờ chúng ta mới thật sự biết rằng nó có thật Chúng ta không rõ về chuyện này. Chúng ta không biết về PRISM. Chúng ta không biết về XKeyscore. Chúng ta không biết về Cybertrans. Chúng ta không biết về DoubleArrow. Chúng ta không rõ về Skywriter -- tất cả các chương trình theo dõi này đều được giật dây bởi cục tình báo Mỹ. Nhưng bây giờ chúng ta mới biết rằng cục tình báo Mỹ đã đi đến mức xâm nhập vào các hệ thống đuợc chuẩn hóa để ngấm ngầm phá hoại các thuật mã hóa dữ liệu, một cách có chủ đích. Điều đó có nghĩa là những gì bạn cho rằng an toàn, các thuật mã hóa dữ liệu, thứ rất bảo mật và nếu bạn dùng giải thuật để mã hoá 1 tài liệu không ai có thể giải mã hồ sơ đó. Cho dù họ có lấy tất cả máy tính trên hành tinh này để giải mã 1 hồ sơ đó sẽ tốn đến cả triệu năm. Vậy hồ sơ đó cơ bản là an toàn, không xâm phạm được. Bạn lấy những thứ, cơ bản là tốt rồi làm nó yếu đi một cách có chủ đích cuối cùng, lại làm cho tất cả chúng ta trở nên ít được bảo vệ hơn. Một ví dụ thực tế tương đương là việc các cục tình báo ép buộc cài đặt mã số bí mật vào hệ thống báo động của từng nhà để họ có thể vào từng hộ gia đình bởi vì, người xấu có thể sẽ có hệ thống báo động nhưng nó sẽ làm cho tất cả chúng ta trở nên dễ bị xâm phạm hơn Thuật ngữ mã hoá cửa sau làm cho ta phải giật mình Nhưng, dĩ nhiên là các cục tình báo đang thực thi công việc của họ. Đây là những thứ họ được sai bảo để làm: thu thập thông tin, giám sát truyền thông theo sát giao thông mạng Đó là những thứ mà họ đang cố gắng thực thi, và bởi vì phần lớn giao thông trên mạng hiện nay đang bị mã hoá họ phải tìm cách giải mã Cách thứ nhất là phá hỏng thuật ngữ mã hoá, đây là ví dụ điển hình về cách các cục tình báo Mỹ đang hoạt động tự do tự tại Họ hoàn toàn không bị kiểm soát và họ nên bị kiểm soát. Vậy chúng ta biết gì về các vụ rò rỉ thông tin này? Mọi thứ đều dựa vào hồ sơ được tiết lộ bởi Ngài Snowden. Những trang đầu tiên về PRISM từ đầu tháng 6 làm rõ về chương trìng thu thập thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ và họ nói thẳng tên các nhà cung cấp mà họ có thể truy cập vào được. Họ thậm chí còn có ngày giờ cụ thể của việc bắt đầu thu thập thông tin đối với từng nhà cung cấp Ví dụ như, thu thập thông tin từ Microsoft bắt đầu từ ngày 11 tháng 9 năm 2007 từ Yahoo vào ngày 12 tháng 3 năm 2008, và các hãng khác như Google, Facebook Skype, Apple, và nhiều nữa. Tất cả các công ty này đều phủ nhận. Họ đều bảo rằng việc này là không có thực rằng họ không cho phép thu thập thông tin cửa sau Thế nhưng chúng ta có những tập hồ sơ làm chứng Vậy một trong hai bên nói dối, hay là có cách giải thích nào khác không? Một cách giải thích khác là các bên này, các nhà cung cấp dịch vụ không thông đồng với nhau. Thay vì thế, họ bị xâm nhập Điều này giải thích được vấn đề. Họ không thông đồng. Họ bị xâm nhập Trong trường hợp đó, họ bị thâm nhập bởi chính chính phủ nước họ Mặc dù nghe có vẻ kỳ cục, việc như thế này đã từng xảy ra ví dụ như trường hợp của phần mềm xâm nhập Flame mà chúng tôi tin rằng đã được thực thi bởi chính quyền Mỹ, bày ra để phá hỏng bảo mật của hệ thống cập nhật của Windows trong trường hợp này, công ty đã bị xâm nhập bởi chínnh nhà cầm quyền. Có nhiều chứng cứ khác đều ủng hộ lý thuyết này. Der Spiegel, từ Đức, tiết lộ thêm thông tin về quá trình hoạt động của các nhóm hacker cao cấp hoạt động trong các cục tình báo này Trong NSA, nhóm này gọi là TAO Nhóm điều chính truy cập (Tailored Access Operations) và trong GCHQ, cơ quan tương tự cuả Anh nhóm này được gọi là NAC (Network Analysis Centre) trung tâm phân tích hệ thống Thông tin rò rỉ gần đây tiết lộ 3 trang chi tiết về hoạt động của cục tình báo GCHQ từ Anh nhắm vào viễn thông tại Bỉ Điều này có nghĩa là một cục tình báo trong liên minh Châu Âu cố tình chọc thủng bảo mật viễn thông của một nước anh em và họ bàn về việc đó trong hồ sơ như chuyện thường ngày ở huyện Đây là mục tiêu chính đây là mục tiêu phụ đây là nhóm thực thi Họ có thể có sinh hoạt nhóm vào tối thứ Năm tại một quán nhậu nào đó Họ thậm chí còn dùng hình đồ hoạ sến súa của PowerPoint chẳng hạn như "Thành công" khi xâm nhập vào những dịch vụ như vậy. Chết tiệt không? Và rồi có người còn cãi là điều đó là bình thường, ừm, việc này có thể xảy ra nhưng ngược lại, các nước khác cũng làm vậy mà Nước nào cũng do thám Có thể như thế. Nhiều nước dò thám, nhưng không phải nước nào cũng vậy. Để tôi cho bạn một ví dụ Thụy Điển chẳng hạn Tôi bàn về Thụy Điển bởi vì nước này có luật na ná với Hoa Kỳ Nếu đường truyền dữ liệu của bạn đi qua Thụy Điển thì theo luật, cục tình báo của họ có quyền ngăn chặn mối liên thông đó Được rồi, bao nhiêu người cầm quyền chính khách và lãnh đạo của Thụy Điển dùng các dịch vụ của Mỹ mỗi ngày như Windows hay OSX hay xài Facebook hay LinkedIn hay trữ dữ liệu trên mạng bằng iCloud Skydrive hay DropBox hay dùng dịch vụ trực tuyến như dịch vụ mạng hay hỗ trợ bán hàng của Amazon Và sự thật là các nhà lãnh đạo thương mại của Thụy Điển dùng các dịch vụ này mỗi ngày Rồi chúng ta lật ngược lại vấn đề. Bao nhiêu lãnh đạo Mỹ dùng thư điện tử và dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Thụy Điển? Câu trả lời là không một ai cả. Việc này không cân bằng Và nó không cân bằng dưới mọi hình thức, không cân một chút nào Và khi chúng ta thỉnh thoảng có một điển hình thành công từ châu Âu kể cả số đó, cuối cùng cũng thường bị bán lại cho Mỹ Skype từng được bảo mật nó từng được mã hóa từ đầu tới đuôi rồi nó bị bán cho Mỹ Ngày nay, nó không còn được bảo mật nữa Một lần nữa, chúng ta lấy cái bảo mật rồi làm cho nó bớt bảo mật đi, cuối cùng làm cho tất cả chúng ta trở nên ít được bảo vệ. Có lý luận cho rằng Hoa Kỳ chỉ là đang đấu tranh chống khủng bố mà thôi. Đó là chiến tranh chống lại khủng bố Bạn không nên lo lắng về nó Thật ra, đó không phải là chiến tranh chống khủng bố Đúng là phần nào nó chống khủng bố và đúng là có kẻ khủng bố thật và họ muốn giết và làm bị thương người khác và chúng ta nên chống lại họ nhưng qua các tiết lộ này chúng ta biết rằng họ dùng các kỹ thuật tương tự để nghe lỏm điện thoại của các lãnh đạo châu Âu để mở thư điện tử của công dân Mêhicô và Bra-xin để đọc lưu thông điện tử trong cơ quan đầu não của LHQ và quốc hội liên minh châu Âu và tôi không nghĩ rằng họ cố tìm khủng bố từ trong quốc hội liên minh châu Âu, phải không nào? Nó không phải cuộc chiến chống khủng bố Có thể là phần nào đó, và đúng là có khủng bố thật nhưng chúng ta có thật nghĩ về khủng bố như một mối hiểm hoạ đang tồn tại để ta sẵn sàng làm mọi thứ để chống lại nó? Công dân Mỹ có sẵn sàng quăng hiến pháp vào sọt rác bởi vì khủng bố tồn tại? Và làm điều tương tự với bản tuyên ngôn nhân quyền và tất cả các đề nghị bổ sung và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Hiệp định nhân quyền và quyền cơ bản của liên minh châu Âu và tự do ngôn luận? Chúng ta có thật nghĩ rằng khủng bố thật sữ là mối nguy hiểm để ta sẵn sàng từ bỏ hết tất cả? Nhưng ai cũng sợ khủng bố và họ nghĩ rằng việc nghe lén không phải là việc gì to tát vì họ không có gì để che giấu cả Cứ tự do khảo sát nếu muốn và bất kỳ ai nói với bạn rằng họ không có gì để che giấu đơn giản là họ chưa suy nghĩ thấu đáo mà thôi. (vỗ tay) Bởi vì chúng ta có thứ gọi là sự riêng tư và nếu bạn thật nghĩ rằng mình không có gì để giấu làm ơn nói trước với tôi vì khi đó tôi biết rằng không nên tin tưởng tiết lộ với bạn bất kỳ bí mật nào vì rõ ràng là bạn không thể giữ bí mật Nhưng ai cũng thành thật một cách tàn bạo với internet và khi các tiết lộ này rò rỉ ra bên ngoài rất nhiều người đã hỏi tôi về nó và tôi không có gì để giấu cả. Tôi không làm gì xấu hay phạm pháp Nhưng tôi cũng không có chuyện gì đặc biệt để chia sẻ với cục tình báo, đặc biệt là cục tình báo ngoại quốc. Và nếu chúng ta thật cần một kẻ độc tài tôi thà chọn kẻ độc tài trong nước hơn là kẻ độc tài ngoại quốc Khi các rò rỉ bắt đầu, điều đầu tiên tôi tweet về nó là lời bình luận về việc khi sử dụng bộ máy tìm kiếm bạn có khả năng tiết lộ thông tin đó cho tình báo Mỹ Và hai phút sau, tôi nhận được hồi đáp từ một người tên là Kimberly từ Mỹ thách thức tôi rằng tại sao tôi lại lo lắng về điều này? Tôi làm gì mà phải lo lắng? Làm như tôi gửi hình nuy không bằng? Và tôi trả lời Kimberly rằng tôi gửi gì mặc tôi và chính phủ của cô cũng nên mặc tôi Vì đó mới chính là quyền riêng tư Quyền riêng tư là không thương lượng Nó nên nằm trong tất cả các hệ thống mà ta sử dụng (vỗ tay) Và một điều mà chúng ta đều phải hiểu là chúng ta thành thật một cách tàn bạo với các bộ máy tìm kiếm Bạn cho tôi xem lịch sử tìm kiếm của bạn tôi sẽ tìm ra cái gì đó để buộc tội bạn hoặc gì đó làm bạn bẽ bàng trong vòng 5 phút Chúng ta thành thật với bộ máy tìm kiếm hơn là với gia đình mình. Bộ máy tìm kiếm biết về bạn nhiều hơn điều mà gia đình bạn biết về bạn. Đó là kiểu thông tin mà tất cả chúng ta đều đang đưa ra chúng ta đưa cho Mỹ và sự theo dõi thay đổi lịch sử. Chúng ta biết điều này qua ví dụ của tổng thống thối nát như Nixon Tưởng tượng nếu ông ta có các phương tiện theo dõi như ngày nay Để tôi trích dẫn lời của tổng thống Bra-xin, bà Dilma Rousseff Bà là một trong các mục tiêu theo dõi của NSA Thư điện tử của bà bị đọc lén, và bà phát biểu tại cơ quan đầu não của LHQ rằng "Nếu không có quyền riêng tư, sẽ không có tự do ngôn luận thật sự và vì vậy, sẽ không có nền dân chủ thực thụ" Nó là vậy đấy. Quyền riêng tư là viên gạch căn bản của nền Dân chủ. Và trích lời một đồng nghiệp nghiên cứu bảo mật, Marcus Ranum, anh ta nói rằng Mỹ lúc này đối xử với internet như là đối xử với thuộc địa của họ vậy. Vậy nên, chúng ta đang đi ngược về thời thuộc địa, và chúng ta, những người ngoại quốc sử dụng internet, chúng ta nên nghĩ về Mỹ như là chủ nhân của mình. Ngài Snowden, ông ấy bị chỉ trích vì nhiều việc. Nhiều người đổ tội cho ông đã gây rắc rối cho hệ thống lưu trữ trên mạng và công ty phần mềm Mỹ với các tiết lộ này và việc kết tội Snowden đã gây rắc rối cho ngành lưu trữ trên mạng của Mỹ cũng giống như kết tội Al Gore đã gây ra sự nóng lên của trái đất (cười) (vỗ tay) Vậy, phải làm gì đây? Có nên lo sợ không? Không, chúng ta không nên lo lắng. Chúng ta nên giận dữ, vì việc này sai trái và nó khiếm nhã và cần bị loại trừ. Nhưng nó sẽ không làm thay đổi tình thế. Để thay đổi tình thế cả thế giới phải cố né tránh các hệ thống được xây dựng tại Mỹ. Và điều đó thì dễ nói khó làm Làm sao đây? Một nước lẻ loi, bất kỳ quốc gia châu Âu nào cũng không thể thay thế và xây dựng các thế thân cho các hệ vận hành và lưu trữ trên mạng của Mỹ Nhưng có lẽ bạn không phải làm điều đó một mình. Bạn có thể chung sức với các nước khác. Mã nguồn mở là một giải pháp Và bằng cách góp sức dựng nên hệ thống mở, miễn phí và bảo mật chúng ta có thể tránh khỏi các theo dõi và một nước không phải giải quyết vấn đề này một mình Chỉ cần giải quyết một vấn đề nhỏ thôi. Trích lời đồng nghiệp nghiên cứu bảo mật, Haroon Meer mỗi nước chỉ cần góp một con sóng nhỏ nhiều con sóng nhỏ sẽ tạo nên thuỷ triều và thủy triều sẽ cùng một lúc nâng tất cả những con thuyền và thuỷ triều chúng ta tạo nên cùng với hệ thống mở nguồn, bảo mật và miễn phí sẽ trở thành ngọn thuỷ triều nâng tất cả chúng ta lên cao khỏi tầm theo dõi của nước Mỹ Cám ơn các bạn nhiều. (vỗ tay) Vì sao chúng ta học Toán? Có ba nguyên nhân chính yếu sau: Để tính toán Để ứng dụng Và cuối cùng, thật không may lại là thứ chúng ta đầu tư thời gian vào ít nhất, Để khơi nguồn cảm hứng Toán học là khoa học của những quy luật và chúng ta nghiên cứu nó để học cách tư duy một cách logic để biết phản biện và sáng tạo Nhưng hầu hết thứ Toán Học mà chúng ta đang học ở trường lại không được khích lệ một cách hiệu quả và khi các sinh viên đặt ra câu hỏi "Tại sao chúng tôi phải học cái này?" Họ thường được đáp lại rằng họ sẽ cần nó sau này trong buổi học Toán tiếp theo, hoặc cho một bài kiểm tra sắp tới Nhưng sẽ tuyệt vời thế nào nếu khi nào chúng ta làm Toán cũng đều đơn giản là vì nó hay, nó đẹp hoặc là vì nó làm tâm trí của ta phải thích thú? Vâng, tôi biết có nhiều người ở đây chưa từng biết được làm cách nào Toán Học lại có thể thú vị như vậy, Vậy nên bây giờ tôi sẽ cho các bạn một ví dụ nhỏ một tập hợp những con số ưa thích của tôi, Dãy số Fibonacci (Tiếng vỗ tay) Yeah! Ở đây cũng đã có fan của Fibonacci rồi à, Thật tuyệt. Dãy số này được tán thưởng theo nhiều cách. Từ góc nhìn của việc tính toán thật dễ dàng để hiểu được chúng dễ như, 1 + 1 thì bằng 2 rồi 2 + 1 = 3 2 + 3 = 5, 3 + 5 = 8, và cứ thế, cứ thế. Thật ra, người mà chúng ta hay gọi là Fibonacci tên thật là Leonardo of Pisa và ông ta đã viết về những con số này trong cuốn sách "Liber Abaci" cuốn sách đã dạy cho thế giới phương Tây những phương pháp số học mà ta đang sử dụng ngày nay. Từ góc nhìn của việc ứng dụng những số Fibonacci rất hay xuất hiện trong tự nhiên một cách đầy bất ngờ. Số cánh hoa điển hình của một bông hoa là một số Fibonacci, hay những đường xoắn ốc của một bông hướng dương hay trên một quả dứa cũng thường là một số Fibonacci. Trên thực tế, có rất nhiều những ứng dụng khác của dãy Fibonacci Nhưng điều gây cảm hứng cho tôi nhất về chúng lại là những quy luật số học tuyệt vời ẩn bên trong chúng Để tôi cho các bạn thấy một trong những quy luật mà tôi thích nhất Cứ cho là các bạn thích bình phương những con số đi mà thật ra, ai chả thích vậy chứ? (Tiếng cười) Hãy thử bình phương vài con số Fibonacci đầu tiên 1 bình phương bằng 1 2 bình phương bằng 4, 3 bình phương là 9, 5 bình phương là 25, và cứ thế tiếp tục. Bây giờ, hiển nhiên là cứ cộng hai con số Fibonacci liên tiếp lại với nhau thì sẽ được con số Fibonacci tiếp theo, đúng chứ? Đó là cách dãy Fibonacci hình thành mà. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ không ngờ đến những gì đặc biệt xảy ra khi ta cộng những bình phương này lại với nhau Thử xem nào. 1 + 1 thì bằng 2, và 1 + 4 thì được 5 và 4 + 9 thì bằng 13 9 + 25 bằng 34 và quy luật ấy cứ tiếp tục Thật ra còn có một điều thú vị nữa Bây giờ giả như bạn muốn tính tổng các bình phương của vài số Fibonacci đầu tiên Xem thử ta có gì nào Bây giờ, 1 + 1 + 4 bằng 6 Cộng thêm 9, ta sẽ có 15 Cộng thêm 25, ta được 40 Cộng thêm 64, ta được 104 Giờ hãy nhìn lại những con số ấy Chúng không phải là số Fibonacci nhưng nếu bạn xem xét thật kĩ bạn sẽ thấy những con số Fibonacci ẩn mình bên trong chúng. Các bạn đã thấy chưa? Để tôi chỉ ra cho, 6 là 2 x 3, 15 là 3 x 5 40 là 5 x 8 2, 3, 5, 8, một tràng pháo tay cho .... ? (Tiếng cười) Fibonacci! Dĩ nhiên rồi. Bây giờ, cũng thú vị như khi ta tìm ra những quy luật ấy sẽ mãn nguyện hơn nhiều nếu ta hiểu được tại sao chúng lại đúng. Thử nhìn vào biểu thức cuối cùng kia xem, Tại sao bình phương của 1, 1, 2, 3, 5 và 8 cộng với nhau lại bằng 8 x 13? Tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy bằng một bức ảnh đơn giản. Bắt đầu bằng một hình vuông 1 x 1 tiếp theo đặt một hình vuông 1 x 1 nữa bên cạnh Chúng tạo nên một hình chữ nhật 1 x 2 Tôi đặt một hình vuông 2 x 2 vào bên cạnh chúng rồi tới lượt một hình vuông 3 x 3 rồi đặt thêm bên cạnh một hình vuông 5 x 5 và rồi một hình vuông 8 x 8 Cuối cùng ta có một hình chữ nhật lớn, đúng không? Bây giờ, tôi muốn hỏi bạn một câu đơn giản thôi: diện tích hình chữ nhật kia là gì? Được rồi, một mặt ta có, diện tích ấy là tổng diện tích của từng hình vuông bên trong nó, đúng chứ? Hình chữ nhật được tạo ra như vậy mà. Chính là, 1 bình phương cộng 1 bình phương cộng 2 bình phương cộng 3 bình phương cộng 5 bình phương cộng 8 bình phương. Đúng không? Đó là diện tích hình chữ nhật lớn. Một mặt khác, bởi vì đây là một hình chữ nhật nên diện tích của nó sẽ bằng chiều dài nhân với chiều rộng. chiều rộng dĩ nhiên là 8 rồi còn chiều dài thì bằng 5 cộng với 8 chính là số Fibonacci tiếp theo, 13. Đúng chứ? Vậy là diện tích đó còn bằng 8 x 13 nữa. Và bởi vì chúng ta tính toán hoàn toàn chính xác bằng hai cách khác nhau nên chúng phải cho ta cùng một kết quả, Đó chính là lí do tại sao, bình phương của 1, 1, 2, 3, 5, 8 cộng lại bằng 8 x 13 Bây giờ, nếu cứ tiếp tục quá trình này chúng ta sẽ lần lượt tạo ra các hình chữ nhật dạng 13 x 21 21 x 34, và cứ thế ... Giờ hãy xem thứ này, Nếu bạn lấy 13 chia cho 8 thì sẽ được 1.625 Và nếu bạn cứ lấy số lớn chia cho số bé thì những tỉ số này sẽ dần dần tiến tới một số khoảng 1.618 con số mà nhiều người đều biết, là Tỉ Số Vàng Một con số gây thích thú nhiều nhà toán học, khoa học và nhiều nghệ sĩ trong hàng thế kỉ qua Tôi cho các bạn thấy tất cả những thứ này là bởi vì, cũng giống như Toán học vậy, nó có một khía cạnh rất đẹp mà tôi e rằng vẻ đẹp ấy chưa được quan tâm một cách đầy đủ trong môi trường giáo dục hiện nay. Chúng ta đầu tư rất nhiều thời gian học cách tính toán nhưng lại quên đi mục đích thực tế của chúng mà có lẽ, trong đó có một mục đích quan trọng nhất: Chính là học cách tư duy. Nếu tôi có thể tóm gọn lại tất cả bằng một câu nói nó sẽ như thế này: Toán học không phải chỉ gồm việc đi tìm x Nó còn trả lời cho câu hỏi "Tại sao?" Cảm ơn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Vậy là, bước xuống khỏi xe buýt, tôi hướng tới góc đường hướng về đường hướng đông tới một buổi huấn luyện chữ nổi. Đó là mùa đông năm 2009, tôi đã bị mù khoảng 1 năm. Mọi thứ đang diễn biến khá tốt. Cẩn thận rà soát hướng bên kia, tôi rẽ về bên trái, ấn nút tự động tín hiệu âm thanh cho người đi bộ, và chờ đến lượt của mình. Khi tiếng chuông reo lên, tôi cất bước và cẩn thận tiến về phía kia. Bước chân trên vỉa hè, tôi bỗng nghe thấy tiếng của một cái ghế sắt bị kéo dọc trên mặt đường bê tông ngay phía trước tôi. Tôi biết có một quán cà phê trong góc, và họ bày rất nhiều ghế trước quán, vì thế tôi chuyển hướng sang trái để tiến gần hơn đến lòng đường. Khilàm thế, tôi sượt qua cái ghế. Tôi chợt nhận ra mình đã phạm sai lầm, và tôi đi lùi lại về phía bên phải, và sượt qua cái ghế một cách hoàn hảo. Giờ thì tôi cảm thấy một chút lo lắng. Tôi đi lùi về phía bên trái, và lại sượt qua cái ghế, đang chắn đường mình. Bây giờ, tôi đã thực sự hoảng hốt. Và thế là tôi hét lên, " Ai ở đó vậy? Chuyện gì đang xảy ra vậy?" Ngay sau tiếng hét của mình, tôi nghe thấy cái gì đó giống tiếng lục lạc quen thuộc. Âm thanh nghe thật thân quen, và tôi mơ hồ nhận ra một thứ gì đó khác, và tôi tìm kiếm bằng tay trái, bàn tay tôi chạm phải cái gì đó xù xì, và tôi tình cờ sờ thấy một cái tai, cái tai của một con chó, có thể là một chú chó vàng. Dây xích của nó bị buộc vào ghế vì chủ của cô chó đã đi vào (quán) cà phê, và cô chó chỉ là đang cố gắng chào đón tôi, có lẽ là để tôi gãi tai cho nó, Ai biết được, có thể cô chó tình nguyện hỗ trợ. (Tiếng cười) Nhưng câu chuyện nhỏ này thực sự là về những nỗi sợ và sự nhận thức sai lầm đi kèm với ý tưởng băng qua thành phố mà không nhìn thấy đường, dường như là hiển nhiên với môi trường và những người xung quanh bạn. Vậy nên, hãy để tôi lùi lại và thiết lập bối cảnh một chút. Vào ngày thánh Patrick năm 2008, Tôi đã đến bệnh viện làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u não. Ca phẫu thuật thành công. Hai ngày sau đó, thị lực của tôi bắt đầu yếu đi. Đến ngày thứ ba, nó đã mất hẳn. Ngay lập tức, tôi bị sốc bởi một cảm giác sợ hãi lạ thường nỗi hoang mang, sự tổn thương như bao người khác. Nhưng vì tôi có thời gian để dừng lại và suy nghĩ, tôi thực sự bắt đầu nhận ra tôi biết ơn rất nhiều vì điều này. Đặc biệt, tôi đã nghĩ về bố tôi, ông qua đời vì những biến chứng do việc phẫu thuật não. Lúc đó, ông đã 36 tuổi, và tôi được 7 tuổi. Vì vậy mặc dù tôi có lý do để sợ hãi trước những gì mình phải đối mặt, và không có ý tưởng rõ ràng nào về những gì sắp xảy ra, tôi vẫn còn sống. Con trai của tôi vẫn còn cha. Và ngoài ra, tôi không phải là người đầu tiên bị mất thị lực. Tôi biết chắc chắn phải có những hệ thống và các kĩ thuật và huấn luyện để sống một cuộc sống đầy đủ, năng động và ý nghĩa mà không có thị lực. Vì vậy, khi được bệnh viện cho về vài ngày sau đó, tôi ra về với một sứ mệnh, một sứ mệnh để thoát khỏi việc mù loà và có được sự luyện tập tốt nhất càng nhanh càng tốt và để bắt tay làm lại cuộc đời mình. Trong vòng sáu tháng, tôi đã trở lại làm việc. Việc luyện tập của tôi bắt đầu. Tôi bắt đầu với việc đạp xe đạp đôi với những ông bạn cũ của mình, và tự mình đi đến chỗ làm, đi bộ qua thị trấn và bắt xe buýt. Có rất nhiều khó khăn. Nhưng những gì tôi không thể lường trước với sự chuyển tiếp nhanh chóng đó, là những trải nghiệm đáng kinh ngạc của việc cân đong giữa trải nghiêm sáng mắt với trải nghiệm khiếm thị của mình tại cùng một địa điểm với cùng những con người đó chỉ trong môt thời gian ngắn. Từ đó, nảy sinh rất nhiều những (điều) bên trong (nội tâm - ND) hay (nhận thức về) bên ngoài, như tôi vẫn thường gọi, những thứ mà tôi học được kể từ khi mất thị giác. Những gì bên ngoài từ những điều vụn vặt đến những điều sâu sắc, từ trần tục tới khôi hài. Là một kiến trúc sư, việc trùng khớp giữa trải nghiệm sáng mắt và mù loà tại cùng địa điểm, cùng thành phố trong vòng một thời gian ngắn như vậy đã cho tôi những nhận thức tuyệt vời về những điều bên ngoài của chính thành phố. Tối quan trọng trong số đó là sự nhận thức rằng, thực ra thành phố là địa điểm tuyệt vời cho người mù. Và rồi tôi cũng thực sự ngạc nhiên bởi sự tốt bụng và quan tâm của thành phố trái ngược với thờ ơ hoặc tồi tệ hơn thế. Và tôi bắt đầu nhận ra rằng dường như người mù có vẻ như có một sự ảnh hưởng tích cực tới bản thân thành phố. Có một chút tò mò đối với tôi. Hãy để tôi lùi lại và xem qua tại sao thành phố lại tốt cho người mù. Sự luyện tập vốn có để phục hồi việc mất đi thị lực là học cách tin cậy vào những giác quan không dựa vào hình ảnh, những điều mà bình thường bạn có thể vô tình bỏ qua. Giống như cả một thế giới mới về thông tin cảm quan mở ra cho bạn. Tôi đã thực sự bị ấn tượng bởi sự hoà âm của những âm thanh tinh tế xung quanh mình trong thành phố mà bạn có thể nghe và nghiên cứu để biết được mình đang ở đâu, cần di chuyển như thế nào bạn và cần đi đến nơi nào. Tương tự như vậy, bằng việc nắm chặt cây gậy, bạn có thể cảm nhận kết cấu tương phản ở các tầng dưới, và qua thời gian, bạn xây dựng được khuôn mẫu nơi ở và nơi bạn muốn tới. Tương tự, chỉ cần mặt trời chiếu một phần khuôn mặt hoặc gió lùa qua cổ cũng gợi ý cho bạn và toạ độ và hướng đi của bạn qua các dãy nhà và chuyển động của bạn qua thời gian và không gian. Không chỉ thế, cả khứu giác nữa. Một số quận và thành phố có mùi riêng của nó, cũng giống như những nơi và những thứ xung quanh bạn, và nếu may mắn, bạn có thể đi theo mũi mình để tới một tiếm bánh mới mà bạn đang tìm kiếm. Tất cả những điều đó thực sự làm tôi ngạc nhiên, vì tôi bắt đầu nhận ra rằng trải nghiệm khiếm thị của mình còn đa-giác-quan hơn rất nhiều so với trải nghiêm sáng mắt trước kia. Những gì xảy ra với tôi cũng là thành phố đang thay đổi thế nào xung quanh tôi. Khi bạn sáng mắt, mọi người như dính vào bản thân, bạn chỉ để ý đến công việc kinh doanh. Mất thị lực, dù sao, đó là cả một câu chuyện khác. Và tôi không biết ai đang dõi theo ai, nhưng tôi nghi ngờ rằng rất nhiều người đang nhìn tôi. Và tôi không phải kẻ hoang tưởng, nhưng đi bất cứ đâu, Tôi cũng nhận được mọi kiểu lời khuyên: Đến đây, lại đó, cẩn thận cái này. Rất nhiều thông tin tốt. Một số hữu ích. Rất nhiều cái lại trái ngược. bạn có thể tưởng tượng ra những gì chúng ám chỉ. Một số lại sai và không thực sự hữu ích. Nhưng tất cả đều tốt đẹp trong cái kế hoạch khổng lồ này. Nhưng một lần tôi ở Oakland đi bộ dọc đường Broadway, và đi tới một góc đường. Tôi chờ tín hiệu âm thanh cho người đi bộ, và khi nó reo lên, tôi băng qua phố, đột ngột, tay phải của tôi bỗng bị nắm lấy bởi một người đàn ông, ông ấy kéo cánh tay tôi, đẩy tôi vào lề đường và kéo băng tôi qua con phố, trong khi nói chuyện với tôi bằng tiếng phổ thông. (cười lớn) Nó giống như, không có cách nào thoát khỏi cái níu chặt của ông ta nhưng ông ấy đã đưa tôi đến nơi an toàn. Tôi có thể làm được gì? Nhưng tin tôi đi, có rất nhiều cách lịch sự hơn để yêu cầu sự giúp đỡ. Chúng tôi không biết rằng bạn ở đó, nên thật tốt khi là người nói "Xin chào" đầu tiên. "Bạn có cần sự trợ giúp không?" Trong khi ở Oakland, tôi bị sốc bởi sự thay đổi quá nhiều của thành phố Oakland khi mất đi thị giác. Tôi thích được nhìn thấy nó. Đó là một thành phố tuyệt vời. Nhưng khi mất đi thị giác và đi dọc trên đường Broadway, tôi được chúc phúc trên từng con phố trên đường. "Phù hộ cho ông". "Tiến lên, anh trai" " Chúa phù hộ cho bạn". Tôi vẫn không lấy lại được thị giác. (Cười lớn) Và ngay cả khi không có thị lực, tôi cũng không gặp (tình huống) đó ở San Francisco. Và tôi biết điều đó làm phiền một số người bạn khiếm thị của tôi, không chỉ riêng tôi. Thường thì người ta nghĩ đó là cảm xúc đến từ sự thương cảm. Tôi có xu hướng nghĩ rằng nó đến từ tính chia sẻ nhân văn từ sự gắn bó của chúng ta, và tôi nghĩ rằng nó thì khá là tuyệt. Thực tế, nếu tôi cảm thấy xuống tinh thần, tôi chỉ cần tới Broadway ở trung tâm Oakland, đi dạo và cảm thấy tốt hơn khi làm thế, rất nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó còn minh hoạ cho việc bằng cách nào người khuyết tật và người mù là một phần thiếu sót của các đường biểu đồ dân tộc, xã hội, chủng tộc và kinh tế. Người khuyết tật là người phục vụ bình đẳng. Tất cả mọi người đều được chào đón. Trên thực tế thì, tôi nghe nói rằng cộng đồng người khuyết tật thực sự chỉ có hai loại người: đó là những người bị khuyết tật, và những người chưa tìm thấy bản thân mình. Đó là một cách khác để suy nghĩ về việc đó, nhưng tôi nghĩ nó khá là đẹp, vì nó chắc chắn bao quát hơn là những tư tưởng thù nghịch giữa ta và họ hay giữa người bình thường và những người có khiếm khuyết, và nó thì thành thật và đáng trân trọng hơn trước sự mong manh trong cuộc sống. Vì vậy, điều cuối cùng mà tôi mang đến cho các bạn là thành phố không chỉ tốt cho những người mù, mà thành phố còn cần chúng tôi. Và tôi chắc chắn rằng điều mà tôi đề nghị với các bạn ngày hôm nay rằng cần phải lấy người mù làm kiểu mẫu cho cư dân thành phố để phác thảo những thành phố mới và tuyệt vời, và chứ không phải nghĩ về họ sau khi khuôn mẫu thành phố đã được đúc kết. Như vậy là quá muộn. Vậy nếu bạn thiết kế thành phố với tâm tưởng của một người mù, bạn sẽ giàu có, có mạng lưới đường đi bộ với những dãy sự lựa chọn rõ rệt hiện diện ở các dạng phố. Nếu bạn thiết kế thành phố theo ý nghĩ của một người mù, phần đường đi bộ sẽ dễ đoán và thoải mái. Khoảng cách giữa những toà nhà sẽ được cân bằng tốt giữa người và xe hơi. Thực tế, ai cần xe hơi cơ chứ? Nếu bạn mù, bạn không lái xe (Cười) Người ta không thích bạn lái xe. (cười) Nếu bạn thiết kế thành phố với tâm tưởng của người mù, bạn thiết kế một thành phố với một hệ thống vận tải thiết thực và dễ kết nối liên kết tất cả những phần của thành phố và những khu vực lân cận. Nếu bạn thiết kế thành phố với tâm tưởng của người mù, sẽ có nhiều và rất nhiều việc làm. Người mù cũng muốn làm việc. Họ cũng muốn kiếm sống. Vì vậy, với ý tưởng thiết kế một thành phố cho người mù, tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng nó thực sự sẽ bao quát hơn, công bằng hơn, hơn là một thành phố dành cho tất cả. Và dựa vào trải nghiệm sáng mắt trước đây, nó có vẻ sẽ là một thành phố rất tuyệt, nếu bạn là người mù, người khuyết tật, hay bạn chưa tìm thấy bản thân mình. Vì vậy, cám ơn các bạn. Vỗ tay. Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện về một cậu trai đến từ một thị trấn nhỏ. Tôi không biết tên của anh ta, nhưng tôi biết câu chuyện của anh. Anh đã sống trong một ngôi làng nhỏ ở miền nam Somalia. Làng của anh gần Mogadishu. Hạn hán đã khiến cho ngôi làng nhỏ rơi vào cảnh nghèo khổ và đi đến bờ vực của đói kém. Không có gì còn lại cho anh ngoài kia, anh rời làng quê để lên thành phố lớn, trong trường hợp này là, Mogadishu, thủ đô của Somalia. Khi anh đến, không có một cơ hội nào cho anh ta cả, không có việc làm, không có lối thoát nào phía trước. Anh kết thúc bằng việc trú thân ở một thành phố lều vùng ngoại ô Mogadishu. Có lẽ một năm qua đi, không có gì xảy ra. Một ngày nọ, một quý ông tìm đến anh và đề nghị dẫn anh đi ăn trưa, sau đó đi ăn tối, rồi đi ăn bữa sáng. Anh đã gặp được nhóm người năng động này và họ mang đến cho anh chút thanh thản trong cuộc sống. Anh được cho một chút tiền để sắm cho mình một số quần áo mới, tiền để gửi trở về quê cho gia đình. Anh được giới thiệu cho người phụ nữ trẻ này. cuối cùng anh được kết hôn. và bắt đầu cuộc sống mới này. Anh có được một mục đích trong cuộc sống. Một ngày đẹp trời ở Mogadishu, dưới bầu trời xanh mát, một quả bom cài trong xe hơi đã nổ tung. cậu trai làng kia với những ước mơ về thành phố lớn là một kẻ đánh bom cảm tử, và nhóm người năng động đó là al Shabaab, một tổ chức khủng bố liên kết với al Qaeda. Thế thì, làm thế nào câu chuyện của một cậu trai làng đang cố gắng vươn tới ước mơ thành thị lại kết thúc bằng việc tự làm nổ tung bản thân mình? Anh ta đã chờ đợi. Anh ta đã chờ đợi một cơ hội, chờ đợi để bắt đầu tương lai của mình, chờ đợi một con đường để bước tới, và đây là thứ đầu tiên đã đến với anh ấy. Đây là điều đầu tiên kéo anh ta ra khỏi những cái mà ta gọi "waithood" (thời điểm thanh niên bước vào tuổi trưởng thành) Và câu chuyện của anh lặp lại chính nó trong những khu vực đô thị trên toàn thế giới. Đó là câu chuyện của các thanh thiếu niên bị tước quyền bầu cử và thất nghiệp chốn thị thành những người khởi nguồn cho các cuộc bạo loạn ở Johannesburg, khởi xướng cho các cuộc bạo loạn ở London, những người đã cố vươn tới một cái gì đó khác hơn là "waithood". Đối với những người trẻ, lời hứa hẹn từ thành thị, giấc mơ nơi thành phố lớn là cơ hội, công ăn việc làm, sự giàu sang, thế nhưng những người trẻ tuổi lại không được dự phần trong sự thịnh vượng của thành phố . Thay vào đó, họ thường phải chật vật đối mặt với một tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng. Vào năm 2030, sẽ có ba trong số năm người sinh sống tại thành thị dưới 18 tuổi. Nếu chúng ta không bao gồm cả những người trẻ tuổi vào sự phát triển của thành phố mình, nếu chúng ta không cho họ cơ hội, câu chuyện của "waithood", cửa ngõ tới khủng bố, bạo lực, băng nhóm, sẽ là câu chuyện của các thành phố 2.0. Và trong thành phố nơi tôi sinh ra, Mogadishu, 70 phần trăm những người trẻ tuổi đối mặt với thất nghiệp. 70 phần trăm không đi làm, không đi học. Họ gần như chẳng làm gì. Tôi trở lại Mogadishu vào tháng trước, và tôi đã đi thăm bệnh viện Madina, bệnh viện nơi tôi được sinh ra. Tôi nhớ mình từng đứng trước bệnh viện đầy dấu tích bom đạn ấy suy nghĩ rằng giả như tôi chưa từng rời khỏi nơi đó? Giả như tôi đã bị buộc phải bước vào tình trạng 'waithood" này? Liệu tôi có trở thành một tên khủng bố? Tôi không thực sự chắc chắn về câu trả lời. Lý do của tôi để đến Mogadishu vào tháng đó thực sự là để chủ trì một hội nghị về lãnh đạo thanh niên và tinh thần khởi nghiệp Tôi đã mang 90 nhà lãnh đạo trẻ Somali lại với nhau . Chúng tôi đã ngồi xuống và cùng suy nghĩ về giải pháp cho những thách thức lớn nhất mà các thành phố của họ đang phải đối mặt. Một trong những người trẻ trong căn phòng đó là Aden. Anh ta đã theo học tại trường đại học ở Mogadishu, và đã tốt nghiệp. Không có công ăn việc làm, không có cơ hội. Tôi còn nhớ anh ta nói với tôi rằng, bởi vì anh ta có bằng tốt nghiệp đại học, thất nghiệp, thất vọng, anh ta là mục tiêu tuyển dụng hoàn hảo cho al Shabaab và các tổ chức khủng bố. Họ tìm kiếm những người như anh ta Nhưng câu chuyện của anh ta lại rẽ sang một hướng khác. Ở Mogadishu, rào cản lớn nhất để đi từ điểm A đến điểm B là tuyến đường. Hai mươi ba năm nội chiến đã hoàn toàn phá hủy hệ thống đường xá, và một chiếc xe máy có thể là cách dễ nhất để đi lại Aden đã thấy được cơ hội và nắm lấy nó. Anh ta xây dựng một công ty xe máy. Anh bắt đầu cho người địa phương thuê xe những người mà bình thường không đủ khả năng để sắm cho mình những chiếc xe như thế. Anh đã mua 10 chiếc xe máy với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, và ước mơ của anh ta là mở rộng ra hàng trăm xe trong vòng ba năm kế tiếp. Làm thế nào câu chuyện này lại khác đi? Điều gì làm cho câu chuyện của anh ta trở nên khác đi? Tôi tin rằng đó là khả năng của anh ta trong việc xác định và nắm bắt cơ hội mới. Đó là tinh thần khởi nghiệp, và tôi tin rằng tinh thần khởi nghiệp có thể là công cụ mạnh mẽ nhất chống lại "waithood". Nó nâng đỡ những người trẻ giúp họ trở thành những người sáng tạo ra những cơ hội kinh tế mà họ đang tìm kiếm trong tuyệt vọng. Và bạn có thể đào tạo những người trẻ tuổi thành những doanh nhân. Tôi muốn nói chuyện với các bạn về một chàng trai trẻ người đã tham dự một trong những cuộc họp của tôi Mohamed Mohamoud, người cắm hoa. Anh đã giúp đỡ tôi đào tạo một số những người trẻ tại hội nghị về tinh thần khởi nghiệp và làm thế nào để trở nên sáng tạo và làm thế nào để tạo ra một nền văn hóa khởi nghiệp. Anh ta thực sự là người cắm hoa đầu tiên tại Mogadishu trong hơn 22 năm qua, và cho đến gần đây, cho đến khi Mohamed xuất hiện, Nếu bạn muốn có hoa tại đám cưới của mình, bạn sử dụng các bó hoa bằng nhựa vận chuyển từ nước ngoài. Nếu bạn yêu cầu một người nào đó, "Lần cuối cùng bạn nhìn thấy hoa tươi là khi nào?" Đối với nhiều người lớn lên trong cuộc nội chiến, câu trả lời sẽ là, "Chưa bao giờ." Do đó, Mohamed đã nhìn thấy cơ hội. Anh ta xây dựng một công ty về cảnh quan và thiết kế hoa. Anh ta đã lập ra một trang trại ngay bên ngoài Mogadishu, và bắt đầu trồng hoa tulip và hoa huệ, mà theo anh, có thể sống sót dưới khí hậu khắc nghiệt của Mogadishu. Và anh bắt đầu cung cấp hoa cho đám cưới, tạo ra các khu vườn tại gia và các mối làm ăn trên toàn thành phố, và anh ta bây giờ đang tiến hành tạo ra công viên công cộng đầu tiên tại Mogadishu trong hơn 22 năm qua. Không có công viên công cộng nào ở Mogadishu. Anh ta muốn tạo ra một không gian nơi mà các gia đình, những người trẻ tuổi, có thể đến với nhau, và, như lời anh nói, thưởng thức mùi thơm của hoa hồng. Và anh đã không trồng hoa hồng vì chúng ngốn quá nhiều nước. Vì vậy, bước đầu tiên là truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi, và trong căn phòng đó, sự hiện diện của Mohamed có một tác động thực sự sâu sắc đến các thanh niên có mặt trong phòng Họ chưa bao giờ thực sự nghĩ về việc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp. Họ đã nghĩ về việc làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, làm việc cho chính phủ, nhưng câu chuyện của anh, sự đổi mới của anh, thực sự đã có một tác động mạnh tới những người này. Anh đã buộc họ phải nhìn vào thành phố của mình như là một nơi của cơ hội. Anh cổ vũ họ tin rằng mình có thể trở thành doanh nhân, rằng họ có thể thay đổi Vào cuối ngày, họ đã nghĩ ra những giải pháp sáng tạo cho một số các thách thức lớn nhất mà thành phố đang phải đối mặt. Họ đã đưa ra các giải pháp kinh doanh cho các vấn đề địa phương. Do đó, việc tạo cảm hứng cho những người trẻ tuổi và tạo ra một nền văn hóa của tinh thần khởi nghiệp là một bước tiến thực sự lớn, nhưng những người trẻ cần vốn để biến ý tưởng của mình thành hiện thực. Họ cần chuyên môn và sự dìu dắt để hướng dẫn họ phát triển và thực hiện mô hình kinh doanh. Kết nối những người trẻ với tài nguyên mà họ cần, mang đến cho họ sự hỗ trợ cần thiết để đi từ việc lên ý tưởng đến kiến tạo, và bạn sẽ tạo ra chất xúc tác cho sự phát triển đô thị. Theo tôi, tinh thần khởi nghiệp thì quan trọng hơn là chỉ bắt đầu lập nên một doanh nghiệp. Đó là về tạo một tác động xã hội. Mohamed không chỉ đơn giản là bán hoa. Tôi tin rằng anh ta còn bán cả hy vọng nữa. Công viên Hòa Bình của anh, và đó là cách mà anh ta gọi nó, khi nó được tạo ra, sẽ thực sự chuyển đổi cách mà người ta nhìn vào thành phố đó. Aden thuê các trẻ em đường phố để giúp anh ta cho thuê và bảo dưỡng những chiếc xe máy Anh ta đã cho chúng cơ hội để thoát khỏi tình trạng tê liệt của "waithood". Các doanh nhân trẻ đang có tác động to lớn lên thành phố của mình. Vì vậy, lời đề nghị của tôi là, biến thanh niên thành các nhà khởi nghiệp, ấp ủ và nuôi dưỡng sự đổi mới vốn có của họ, và bạn sẽ có thêm nhiều những câu chuyện của hoa và công viên Hòa Bình hơn là xe bị cài bom và "waithood". Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bao nhiêu người ở đây đã đến thành phố Oklahoma? Hãy giơ tay lên nào ! Có bao nhiêu người chưa từng tới thành phố Oklahoma và không biết tôi là ai ? (cười) Đa số các bạn. Để tôi cho các bạn biết một ít thông tin. Thành phố Oklahoma bắt đầu bằng cách duy nhất có thể tưởng tượng được. Quay lại ngày xuân năm 1889, chính phủ liên bang tổ chức cái gọi là "chạy đất" ̣̣ (land run) Họ xếp những người di cư thành một hàng ảo, và họ nổ súng, và những người này chạy ào ạt trên khắp làng mạc và đặt xuống một cái cọc, và bất cứ nơi nào mà họ đặt cọc, nơi đó sẽ là nhà của họ. Và vào cuối ngày đầu tiên, dân số của thành phố Oklahoma đã tăng từ 0 lên đến 10 000, và Bộ Kế Hoạch vẫn đang trả tiền cho điều đó. Những công dân từ ngày đầu tiên đó tập trung lại và bầu ra một thị trưởng. Và sau đó, họ bắn ông ta. (Tiếng cười) Đó thật sự không phải chuyện để cười. (Tiếng cười ) nhưng điều này cho tôi thấy dạng khán giả tôi đang hướng đến, vì thế tôi cảm kích sự phản hồi. Thế kỉ 20 đã khá tốt đẹp ở thành phố Oklahoma. Kinh tế của chúng tôi đã dựa vào hàng hóa, vào giá cả của sợi bông hay bột mì, và cuối cùng, giá của dầu và khí thiên nhiên. và như thế, chúng tôi trở thành một thành phố của sự cách tân. Xe đẩy để mua hàng đã được sáng chế tại thành phố Oklahoma. (Tiếng vỗ tay ) Cột bỏ tiền đậu xe đã được phát minh tại thành phố Oklahoma. Không có chi. Mặc dù vậy, có một nền kinh tế liên quan đến hàng hóa có thể cho bạn những thăng trầm. và điều này đã xảy ra trong lịch sử thành phố Oklahoma. Trong những năm 1970, khi có vẻ như là giá cả của năng lượng không bao giờ tụt giảm, nền kinh tế của chúng tôi lại đang vụt lên, sau đó, vào đầu những năm 1980, nó nhảy vọt lên một cách nhanh chóng. Giá của năng lượng giảm. Các ngân hàng của chúng tôi bắt đầu thua lỗ. Trước khi kết thúc thập kỉ, 100 ngân hàng đã phá sản tại bang Oklahoma. Không có sự cứu trợ tài chính đâu cả. Nền công nghiệp ngân hàng, dầu khí của chúng tôi nền công nghiệp bất động sản của chúng tôi, tất cả đều ở dưới đáy của nền kinh tế. Những người trẻ tuổi rời bỏ thành phố Oklahoma hàng lọat để đến Washington và Dallas và Houston và New York và Tokyo, bất cứ nơi nào có thể tìm được việc làm xứng đáng với trình độ học vấn của họ, bởi vì ở thành phố Oklahoma, những việc làm tốt đã không có ở đây. Nhưng vào cuối những năm 80, một nhà kinh doanh dám nghĩ dám làm đã đến và trở thành thị trưởng. Ông tên Ron Norick. Ron Norick cuối cùng đã chỉ ra rằng bí mật để phát triển kinh tế không phải bằng chuyện khuyến khích các công ty thanh toán trước, mà là tạo ra một nơi những cơ sở thương mại muốn đặt trụ sở. Vì thế ông ấy đã thúc đẩy sáng kiến mang tên MAPS, căn bản là loại thuế doanh thu rẻ hơn nhiều so với trước để xây dựng một loạt các công cụ. Họ đã xây dựng một sân vận động, một kênh đào mới ở khu thương mại, Họ sữa chữa trung tâm trình diễn nghệ thuật, một sân vận động bóng chày mới ở khu vực trung tâm, nhiều thứ để cải thiện chất lượng sống. Và nền kinh tế có vẻ thật sự đã bắt đầu thể hiện một vài dấu hiệu của sự hồi sinh. Ngài thị trưởng kế tiếp đến. Ông ta khởi xướng MAPS cho trẻ em, xây dựng lại toàn bộ hệ thống trường học trong thành phố, tất cả 75 tòa nhà mới được xây dựng hay được tu bổ lại. Và rồi, vào năm 2004, với sự thiếu phán quyết hiếm hoi của cộng động, gần giống như sự không tuân theo pháp luật, người dân đã bầu tôi làm thị trưởng. Bây giờ thành phố tôi đương nhiệm sắp thoát ra khỏi sự ngũ say của nền kinh tế Và lần đầu tiên chúng tôi bắt đầu có tên trong những danh sách. Các bạn biết những danh sách tôi đang nói. Phương tiện truyền thông và Internet thường phân bậc thành phố. Và thành phố Oklahoma, chúng tôi chưa bao giờ nằm trong danh sách trước đó. Vì thế, tôi nghĩ nó thật tuyệt vời khi họ công bố những danh sách đáng khả quan này và chúng tôi đã có mặt trong đó. chúng tôi đã không khi nào gần hạng cao, nhưng chúng tôi có trong danh sách, chúng tôi đã là ai đó. thành phố tốt nhất để tiềm việc làm, thành phố tốt nhất để bắt đầu kinh doanh, trung tâm thương mại tốt nhất thành phố Oklahoma. và sau đó đến với bảng xếp hạng của những thành phố béo phì nhất trong nước. và chúng tôi đã nằm trong danh sách đó. bây giờ tôi muốn chỉ ra rằng chúng tôi nằm trong bảng xếp hạng Với rất nhiều nơi thật sự tuyệt vời khác. ( tiếng cười ) Dallas và Houston và New Orleans và Atlanta và Miami. bạn biết đấy, đó là những thành phố tiêu biểu mà bạn không cảm thấy xấu hổ khi liên quan tới Tuy nhiên, tôi đã không thích nằm trong bảng xếp hạng. Và khoảng thời gian đó, tôi đã bước lên cân. và tôi nặng 220 cân Anh Sau khi cân, tôi mở trang mạng này lên Nó được tài trở bởi nhà nước liên bang, và tôi điền con số của chiều cao, cân nặng của mình, và tôi nhấn "Vào", và nó quay trở lại và báo "béo phì " tôi nghĩ, "trang mạng nầy thật ngu xuẩn " (tiếng cười) " Tôi không có béo phì. Tôi sẽ biết nếu tôi béo phì." Và sau đó, tôi đã bắt đầu thành thật với chính mình về cái mà trở thành việc đấu tranh suôt đời với béo phì và tôi đã nhận ra một mô hình , Đó là tôi tăng hai hoặc ba pound một năm, và sau đó cứ 10 năm, tôi giảm khoảng 20, 30 pound. và tiếp theo, tôi thực hiện lại một lần nữa. tôi đã có tủ quần áo khổng lồ chứa đầy đồ bên trong, và tôi có thể chỉ mặc một phần ba lượng quần áo đó trong một lần, và chỉ có tôi mới biết phần nào của tủ quần áo mà tôi có thể mặc. nhưng tôi xem đó là chuyện khá bình thường, khi tôi trãi qua. Vâng, cuối cùng tôi đã quyết định tôi cần giảm cân, và tôi biết tôi có thể bởi vì tôi đã làm điều này nhiều lần trước đây, vì thế tôi chỉ đơn giản là ăn ít đi. Tôi luôn tập thể thao. điều đó thật sự không phải là một phần của quá trình mà tôi cần cố gắng cải thiện. nhưng tôi đã ăn 3000 calo một ngày, và tôi giảm xuống còn 2000 calo một ngày, và cân nặng của tôi giảm xuống. tôi mất khoảng một pound một tuần trong suốt khoảng 40 tuần. Trong thời gian đó, cũng là tôi đã bắt đầu kiểm tra thành phố của tôi, văn hóa, cơ sở hạ tầng, cố gắng nghĩ ra tại sao đặt biệt thành phố của chúng tôi lại có vẻ gặp rắc rối với bệnh béo phì. Và tôi đưa ra kết luận rằng chúng tôi đã dựng nên một cuộc sống có chất lượng kinh diệu nếu bạn là một chiếc xe hơi. ( tiếng cười ) nhưng nếu bạn là một con người, bạn phải kháng cự lại xe hơi gần như ở mọi nơi. Thành phố của chúng tôi rất thoáng đãng. chúng tôi những giao lộ rộng lớn nghĩa là, thật sự không có nạn kẹt xe trong thành phố Oklahoma để nói đến và vì thế dân cư sống rất xa. Thành phố của chũng tôi rất rộng lớn, 620 dặm vuông nhưng 15 dặm chỉ mất 15 phút chạy xe. bạn thật sự có thể lấy một giấy phạt tốc hành trong suốt giờ cao điểm ở thành phố Oklahoma. Và bời vậy, con người có xu hướng tản ra. Đất thì rẻ. Chúng tôi cũng không yêu cầu những nhà hoạch định xây dựng hè phố cho sự phát triển mới từ nhiều năm qua. Chúng tôi đã sữa chữa lại, nhưng chỉ mới đây thôi , và có đúng 100 000 ngôi nhà hay hơn trong bản thống kê của chúng tôi trong những khu xóm thật sự không có điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ. Và khi tôi cố gắng xem xét chúng tôi giải quyết bệnh béo phì như thế nào, và để những yếu tố này vào trong đầu tôi, tôi đã quyết đinh rằng điều đầu tiên chúng tôi cần phải làm là có cuộc đàm thoại. bạn thấy đấy, trong thành phố Oklahoma, chúng tôi đã không nói nhiều về bệnh béo phì. Và vì thế, vào tết dương lịch năm 2007, tôi đến sở thú, và tôi đứng trước những chú voi, và tôi nói: "thành phố này sẽ thực hiện chế độ ăn kiêng, và chúng tôi sẽ giảm 1 triệu pound." Vâng, đó là lúc nguồn tin được truyền khắp nơi. (tiếng cười) Nguồn thông tin quốc gia đã xấn tới câu chuyện này ngay lập tức, và họ thật sự có thể kể bằng một trong hai cách. Họ có thể nói là, "Thành phố này quá béo đến nỗi ngài thị trưởng phải buộc họ giảm cân." nhưng may mắn là họ đều nói rằng " Nhìn xem, đó là vấn đề của rất nhiều nơi . đây là thành phố muốn giải quyết vấn đề đó." Và vì thế, họ bắt đầu giúp đỡ chúng tôi Tăng thêm truy cập vào trang mạng. Bây giờ, địa chỉ của trang mạng là thiscityisgoingonadiet.com. Và tôi đã xuất hiện trên "The Ellen DeGeneres Show" một buổi sáng để nói về những sáng kiến (giảm cân), và vào ngày hôm đó, 150 000 lượt viếng thăm vào trang mạng của chúng tôi. Người ta đăng ký và số cân giảm đã được tăng lên và cuộc đàm thoại mà tôi nghĩ là rất quan trọng đang bắt đầu diễn ra. Nó đã diễn ra trong các căn nhà, cha mẹ nhắc về vấn đề này với con cái họ. nó đã diễn ra trong nhà thờ. Những nhà thờ đã hình thành những nhóm hoạt động và nhóm ủng hộ cho những người đang cố gắng giải quyết bệnh béo phì. Đột nhiên, nó trở thành đề tài đáng được thảo luận tại trường học và tại nơi làm việc. Và những công ty lớn, họ thường có những chương trình giữ gìn sức khỏe rất tốt. nhưng những công ty cỡ trung lại thất bại trong những vấn đề như thế này, họ bắt đầu chú ý và dùng chương trình của chúng tôi như một hình mẫu cho nhân viên của họ để cố gắng và có những cuộc tranh đua để nhìn ra người có khả năng giải quyết vấn đề béo phì của họ theo cách tích cực có lợi cho người khác. Và rồi đến bước tiếp theo của quá trình. Đó là thời gian để thuyết phục mọi người công nhận cái mà tôi gọi là MAPS 3. MAPS 3, giống như hai chương trình khác, có một sự thúc đẩy kinh tế đằng sau nó, nhưng theo những nhiệm vụ về truyền thống phát triển kinh tế như xây dựng một trung tâm hội nghị mới, chúng tôi thêm vài cơ sở hạ tầng phục vụ sức khỏe theo quá trình. chúng tôi thêm một công viên trung tâm, kích thước 70 acres, để trở thành thị trấn thật sự trong thành phố Oklahoma. Chúng tôi xây dựng một con đường trong khu thương mại dành cho xe "đường phố" để cố gắng giúp cách thức đi bộ cho những người chọn sống trong thành phố và giúp chúng tôi tạo ra mức độ đông đúc ở đó. Chúng tôi xây dựng trung tâm sứ khỏe và thể chất dành cho người lớn tuổi trong cộng đồng. Chúng tôi đặt một số sự đầu tư vào con sông mà được đầu tư lúc trước vào chương trình MAPS đầu tiên, và giờ đây chúng tôi đang trong giai đoạn cuối cùng của việc phát triển những nơi gặp gỡ tốt nhất trên thế giới cho thể thao về bơi xuồng, kayak và chèo thuyền. Chúng tôi là nơi đón tiếp những trải nghiệm cho Thế Vận Hội mùa xuân vừa rồi. chúng tôi có những hội nghị tầm cỡ Thế Vận Hội đến với thành phố Oklahoma, và lực sĩ từ khắp thế giới đến đây, tiến theo chương trình trong thành phố để giúp thu hút trẻ em trong những hoạt động giải trí này điều mà ít liên quan đến truyền thống. Chúng tôi cũng, với điều luật khác đã được thông qua, đang xây dựng hàng trăm dặm vỉa hè mới ở khắp khu vực thành phố. Chúng tôi thậm chí cũng xem lại vài trường hộp nội thành nơi mà chúng tôi đã xây dựng hàng xóm nơi chúng tôi đã xây dựng trường học nhưng chúng tôi đã khộng kết nối chúng lại với nhau. Chúng tôi đã xây dựng thư viện và chúng tôi xây dựng nhà ở, nhưng chúng tôi chưa bao giờ liên kết chúng lại với bất cứ khu vực nào dành cho người đi bộ. Rồi thông qua một nguồn quỷ khác, chúng tôi đang thiết kế lại đường xá trong nội thành để trở nên thân thiện hơn với người đi bộ. Đường xá của chúng tôi thật quá rộng rãi, và nếu bạn nhấn nút để được phép đi qua đường, và bạn phải chạy để băng qua kịp thời gian. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã làm đường hẹp hơn, tạo phong cảnh cho chúng đẹp hơn, làm cho chúng trở nên thân thiện hơn với người đi bộ, thật sự là một cách thiết kế lại, suy nghĩ lại cách chúng tôi xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế một thành phố xung quanh con người chớ không phải xe hơi. chúng tôi đang hoàn thành kế hoạch lớn xây làn đường dành cho xe đạp. Chúng tôi sẽ có hơn một trăm dặm khi chúng tôi xây xong. Và vì thế bạn thấy văn hóa này bắt đầu thay đổi ờ thành phố Oklahoma. Và trông lạ chưa kìa! những thay đổi cùng đến về nhân khẩu rất là truyền hứng. Những ngưới ở lứa tuối hai mươi học thức cao đang đến với thành phố Oklahoma từ khắp vùng miền và, thật sự là, thậm chí từ một nơi xa hơn, là California. Khi chúng tôi đạt đến một triệu cân anh, vào tháng một năm 2012, Tôi đã bay đến New York với vài người tham gia những người mà đã giảm trên 100 cân Anh, cuộc sống của họ được thay đổi, và chúng tôi xuất hiện trên kênh truyền hình Rachael Ray, và tiếp theo, vào buổi chiều hôm đó, tôi đã dạo quanh khu vực truyền thông ở New York gửi những thông điệp tương tự về vấn đề bạn đã quen thuộc với việc nghe về tình trạng béo phì và tác hại của nó. Và tôi đã vào tiền sảnh của tạp chí Men's Fitness, tạp chí mà đã đặt chúng tôi vào danh sách đó năm năm về trước. Và khi tôi đang ngồi trong tiền sảnh chờ nói chuyện với phóng viên, tôi đã thấy được một tờ tạp chí hiện thời ở ngay trên bàn , và tôi nhặt nó lên, và tôi nhìn vào tiêu đề ngay trên đầu bìa, và nó nói '' Những thành phố béo nhất của nước Mỹ: Bạn có sống ở đó không? '' Vâng, tôi biết tôi đã từng sống ở đó, vì thế tôi đã nhặt tờ tạp chí và bắt đầu xem, và chúng tôi đã không còn trong đó. ( tiếng vỗ tay ) Sau đó, tôi đã nhìn vào danh sách những thành phố mạnh khỏe nhất, và chúng tôi đã nằm trong danh sách đó. chúng tôi đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng thành phố lành mạnh nhất ở Mỹ. Những thống kê vể tình trạng sức khỏe của chúng tôi đang ngày càng tốt hơn. Dĩ nhiên là chúng tôi cần nhiều thời gian để thực hiện vấn đề đó. Sức khỏe vẫn chưa phải là thứ mà chúng tôi nên tự hào ở thành phố Oklahoma, nhưng chúng tôi trông có vẻ đã thay đổi nền văn hóa của việc làm cho sức khỏe trở thành một ưu tiên. Và chúng tôi yêu ý nghĩa trong số liệu thống kê dân số vể những lứa tuổi đôi mươi học thức cao, những người có nhiều lựa chọn, đã chọn thành phố Oklahoma với số lượng lớn. Chúng tôi có lượng người thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ, có thể là nền kinh tế mạnh nhất ở Mỹ. Và nếu bạn như tôi, ở một giai đoạn nào trong khoảng thời gian đi hoc, bạn phải đọc quyển sách gọi là "Môt Chùm Phẩn Nộ" (The Grapes of Wrath) Trong cuốn đó, người Oklahoma rời California với số lượng đông đảo để có một tương lai tốt đẹp hơn. Khi chúng tôi nhìn vào những thay đổi về nhân khẩu của những người đến từ phương tây, dường như chúng tôi thấy bây giờ là sự "phẫn nộ của chùm." ( wrath of grapes.) ( cười ) ( vỗ tay ) những đứa cháu đang về nhà. Bạn là một khán giả tuyệt vời và rất chú tâm. cảm ơn rất nhiều vì đã cho tôi có mặt ở đây. ( vỗ tay ) Hôm nay tôi sẽ chỉ cho các bạn làm thế nào để chơi trò chơi yêu thích của tôi: đấu vật bằng ngón cái với rất nhiều người chơi. Nó là trò chơi duy nhất trên thế giới mà tôi biết sẽ cho phép bạn, người chơi, cơ hội để trải nghiệm 10 cảm xúc tích cực trong 60 giây hoặc ít hơn. Điều này là đúng, vì vậy nếu bạn chơi trò chơi này với tôi vào ngày hôm nay trong vòng duy nhất một phút thôi , bạn sẽ có thể cảm thấy niềm vui, nhẹ nhõm, tình yêu, bất ngờ, tự hào, tò mò, hứng thú, ngạc nhiên và băn khoăn, hài lòng, và sáng tạo, Tất cả trong vòng một phút. Vì vậy điều này nghe khá thú vị, phải không? Bây giờ bạn đã sẵn sàng để chơi. Để chỉ cho các bạn trò chơi này, Tôi sẽ cần một số tình nguyện viên nhanh chóng đi lên sân khấu, và chúng ta sẽ làm một bản demo nhỏ. Trong khi đợi họ đi lên, tôi sẽ cho bạn biết, trò chơi này được phát minh ra 10 năm về trước bởi một tập thể các nghệ sĩ ở Áo tên là Monochrom. Rất cảm ơn các bạn, Monochrom. Rồi, thế nên hầu hết mọi người đều quen thuộc với trò chơi truyền thống đấu vật ngón cái dành cho hai người Sunni, hãy nhắc nhớ họ . Một, hai, ba, bốn, tôi tuyên bố chiến tranh ngón tay cái, và chúng ta vật lộn, và tất nhiên Sunni đánh bại tôi vì cô ấy chơi giỏi nhất. Bây giờ điều đầu tiên về đấu vật ngón cái với nhiều người chơi-, chúng ta là thế hệ game thủ . Có một tỷ game thủ trên hành tinh ngày nay, Vì vậy, chúng ta cần một thách thức. Điều đầu tiên chúng ta cần là nhiều ngón cái hơn nữa. Vì vậy, Eric, lại đây nào. Chúng ta có thể có ba ngón cái chơi chung với nhau, và Peter có thể tham gia với chúng ta. Chúng ta thậm chí có thể chơi với bốn ngón và cách để bạn giành chiến thắng là bạn là người đầu tiên đè lên ngón cái của người khác. Điều này rất quan trọng. Bạn không thể, như, chờ đợi họ đánh nhau mệt rồi và sau đó nhảy vào ở phút cuối cùng. Đó là không cách để giành chiến thắng. Ah, người nào đã làm được điều đó thế? Eric bạn đã làm điều đó. Vì vậy, Eric sẽ chiến thắng. Anh ta là người đầu tiên đè ngón cái của tôi. Rồi, vậy đó là luật chơi đầu tiên, và chúng ta có thể thấy rằng ba hoặc bốn là số ngón cái điển hình trong một nút, nhưng nếu bạn cảm thấy tham vọng, bạn không cần phải kìm nén nó lại. Chúng ta có thể thể hiện ra. Vì vậy, bạn có thể thấy ở đây. Bây giờ chỉ một quy tắc khác bạn cần phải nhớ thêm là, thế hệ game thủ, chúng ta thích sự thách thức. Tôi đã nhận thấy rằng tất cả các bạn đều có ngón cái chưa được dùng đến. Vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho thêm một vài ngón cái nữa tham gia Và nếu chúng ta đã có chỉ bốn người, chúng ta sẽ làm điều đó như thế này đây, và chúng ta sẽ cố gắng và vật lộn cả hai ngón cái cùng một lúc. Hoàn hảo. Bây giờ, nếu chúng ta đã có thêm nhiều người trong phòng, thay vì chỉ đấu vật trong một nút đóng, chúng ta có thể vươn ra và cố gắng vớ vào một số người khác. Và trên thực tế, đó là những gì chúng ta sẽ làm ngay bây giờ. Chúng ta sẽ thử và lấy hết, một cái gì đó giống như, Tôi không biết nữa, 1.500 ngón cái trong căn phòng này kết nối vào một nút duy nhất. Và chúng ta phải kết nối cả hai cấp độ, Vì vậy, nếu bạn đang ở trên đó, bạn sẽ vươn lên và cúi xuống. ngay bây giờ-(Cười) — trước khi chúng ta bắt đầu-- Điều này là rất tốt. Bạn đang hào hứng để chơi. — trước khi chúng ta bắt đầu, cho phép tôi lướt nhanh qua những slides trên kia, bởi vì nếu bạn tìm thấy hứng thú ở trò chơi này, Tôi muốn bạn biết thêm là có một số mức độ cao cấp nữa. Vì vậy đây là mức độ đơn giản, phải không? Nhưng có những dạng nâng cao. Cái này được gọi là cấu hình sao chết. Có ai là người hâm mộ Star Wars không? Và cái này gọi là dải Möbius. Có nhà khoa học mọt sách nào không , bạn có thể chọn cái này. Đây là mức độ khó khăn nhất. Đây là đỉnh của đỉnh. bây giờ chúng ta sẽ chọn lấy mức bình thường , và tôi sẽ cho bạn 30 giây, mỗi ngón cái vào các nút, kết nối với phía trên và các cấp thấp hơn, Cậu đi xuống kia. Ba mươi giây. Vào mạng lưới. Tạo thành các nút. Đứng lên! Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đứng lên. Tất cả mọi người, lên lên lên lên lên! Đứng dậy, bạn bè của tôi. Được rồi. Khoan bắt đầu đấu vật nhé. Nếu bạn có một ngón cái rảnh rỗi, hãy vẫy nó lên, để đảm bảo rằng nó được kết nối. Ok. Chúng ta cần phải làm một kiểm tra ở phút cuối. Nếu bạn có một ngón cái rảnh rỗi, hãy vẫy nó lên nhé Chộp lấy ngón tay cái đó! Với ra phía sau bạn. Được rồi. Có những ngón khác nữa không? Được rồi, đếm đến ba, chúng ta sẽ bắt đầu. Cố gắng để theo dõi. chộp, chộp lấy nó. Ok? Một, hai, ba, đi! (Tiếng cười) Bạn đã giành chiến thắng? Bạn đã có nó chưa? Có chưa? Tuyệt vời! (Vỗ tay) Tốt. Cảm ơn bạn. Cảm ơn rất nhiều. Được rồi. Trong khi bạn phơi phới dưới hào quang của thắng lợi đầu tiên của trò vật ngón cái với rất đông người, hãy làm điểm sơ lại những cảm xúc tích cực. Thật là tò mò. Tôi nói "vật ngón cái với rất đông người." Bạn đã như thể, "Cô ta đang nói về cái quái gì thế?" Vì vậy, tôi đã khơi gợi được một chút tò mò. Sáng tạo: phải sáng tạo để giải quyết vấn đề để nhóm tất cả các ngón tay cái vào các nút. Tôi vươn ra xung quanh và tôi vươn lên trước. Vì vậy, bạn đã sử dụng sáng tạo.Thật là tuyệt vời. Còn về bất ngờ thì sao? Cảm giác thực tế cố gắng để đấu vật với hai ngón cái cùng một lúc khá là đáng để ngạc nhiên. Bạn đã nghe thấy âm thanh đó lan ra khắp phòng. Chúng ta đã có sự phấn khích. Khi bạn bắt đầu vật lộn, có lẽ bạn đang bắt đầu giành chiến thắng hoặc người này, như thể là, thực sự hào hứng với nó, do đó, bạn có thêm nhiều hứng thú. Chúng ta có sự nhẹ nhõm. Bạn phải đứng lên. Bạn đã ngồi một lúc rồi, vì vậy đó là sự nhẹ nhõm về mặt vật lý, rũ bỏ mọi phiền muộn. Chúng ta đã có niềm vui. Bạn đã cười to, cười mỉm. Nhìn vào mặt của bạn kìa. Căn phòng này đầy niềm vui. Chúng ta đã có một số sự hài lòng. Tôi không thấy bất cứ ai gửi tin nhắn hoặc kiểm tra email của họ trong khi chơi, Vì vậy, bạn đã hoàn toàn thoải mái khi chơi. Ba cảm xúc quan trọng nhất, ngạc nhiên và băn khoăn, chúng ta đã có tất cả mọi người kết nối thể chất trong một phút. Lần cuối cùng bạn ở TED là khi nào và bạn có kết nối cơ thể với mọi người trong phòng không? Và đó là thực sự tuyệt vời và tuyệt vời. Và nói về kết nối cơ thể, các bạn biết tôi thích nội tiết tố oxytocin , bạn tiết ra oxytocin, bạn cảm thấy được kết nối với tất cả mọi người trong phòng. Các bạn biết rằng cách tốt nhất để tiết ra oxytocin một cách nhanh chóng là nắm lấy bàn tay của người khác trong ít nhất là sáu giây. Các bạn đã nắm tay trong hơn sáu giây rồi đấy, Vì vậy,tất cả chúng ta bây giờ đều tràn trề về mặt sinh hóa để yêu mến lẫn nhau. Điều đó thật tuyệt. Và cảm xúc cuối cùng là tự hào. Bao nhiêu người đang như tôi. Hãy thừa nhận nó đi. Bạn mất cả hai ngón cái của mình. Nó chỉ là không làm việc cho bạn. Không sao, bởi vì bạn đã học được một kỹ năng mới vào ngày hôm nay. Bạn học được, từ đầu, một trò chơi mà bạn không bao giờ biết trước kia. Bây giờ bạn biết làm thế nào để chơi nó rồi đấy. Bạn có thể chỉ cho những người khác. Xin chúc mừng Bao nhiêu người trong số bạn đã giành chiến thắng? Được rồi. Tôi có một tin tốt cho bạn. Theo các quy tắc chính thức của trò vật ngón cái với rất đông người này, Điều này làm bạn trở thành một đại kiện tướng của trò chơi. Vì không có nhiều người biết cách làm thế nào để chơi nó, chúng ta phải tăng tốc chương trình nhiều hơn một trò chơi thông thường như cờ vua. Vì vậy, xin chúc mừng, các kiện tướng Giành chiến thắng ngón cái một lần, bạn sẽ trở thành một đại kiện tướng. Có ai đã giành chiến thắng cả hai ngón không? Có. Tuyệt vời. Ok. Chuẩn bị sẵn sàng để cập nhật Twitter hay Facebook nhé. Các bạn, theo các quy tắc của trò chơi, là những kiện tướng huyền thoại, xin chúc mừng Tôi sẽ chỉ bạn một mánh khóe này, nếu bạn muốn chơi lại một lần nữa. Cách tốt nhất để trở thành một đại kiện tướng huyền thoại, bạn đã có hai nút của mình. Chọn ra một cái trông có vẻ đơn giản nhất. Họ không chú ý vào trò chơi. Họ trông có vẻ yếu. Tập trung vào cái đó và làm điều gì đó điên rồ với cánh tay này. Ngay sau khi bạn giành chiến thắng, đột nhiên ngừng lại. Tất cả mọi người sẽ hụt hẫng. Bạn bước vào cuộc chơi đầy khí thế. Đó là cách làm thế nào bạn trở thành một đại kiện tướng huyền thoại của trò chơi này. Cảm ơn các bạn đã cho phép tôi chỉ dẫn mọi người chơi trò chơi yêu thích của mình. Wooo! (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Tôi muốn nói 1 chút với các bạn về nội dung tạo bởi người dùng Tôi sẽ kể 3 câu chuyện để đưa đến một nhận định sẽ giúp bạn hiểu đôi chút về cách chúng ta dùng nội dung tạo bởi người dùng trong kinh doanh. Đây là câu chuyện thứ nhất. Năm 1906, người đàn ông này, John Philip Sousa, đã đến nơi này, Toà nhà quốc hội Mỹ, để nói về công nghệ này, cái ông gọi là "những cái máy biết nói." Sousa không yêu thích những chiếc máy này lắm. Đây là điều ông đã nói "Những cái máy biết nói này sẽ tiêu diệt sự phát triển nghệ thuật âm nhạc ở đất nước này. Khi tôi còn nhỏ, trước cửa mỗi nhà vào những đêm hè, bạn sẽ thấy nhiều người trẻ túm tụm hát những bài hát thịnh hành, hoặc những bài hát cũ, Ngày nay, bạn nghe những chiếc máy quỷ quái này ngày đêm Ta sẽ chẳng còn thanh quản nữa", Sousa nói Những dây thanh quản sẽ bị xóa sổ bởi quá trình tiến hóa như chiếc đuôi rụng đi khi vượn tiến hóa thành người. Tôi muốn quý vị tập trung vào bức tranh này. Đây là một bức tranh về văn hóa. Chúng ta có thể dùng ngôn ngữ máy tính hiện đại để mô tả nó như một dạng văn hóa đọc - viết Là văn hóa là khi con người tham gia vào sự sáng tạo ra nó và sự sáng tạo lại nó. Như vậy, nó là đọc - viết Nỗi sợ của Sousa là ta sẽ mất đi năng lực đó do những "chiếc máy quỷ quái". Chúng sẽ cướp đi năng lực này Thay vào đó, ta sẽ có cái đối lập với văn hóa đọc-viết cái gọi là 'văn hóa chỉ đọc" Văn hóa mà sự sáng tạo được thụ hưởng nhưng người thụ hưởng lại không là người sáng tạo Văn hóa bị chỉ đạo từ trên xuống dưới, bị phụ thuộc, ở nơi mà tiếng nói của hàng triệu người bị mất đi. Bây giờ, khi bạn nhìn lại thế kỉ 20, it nhất trong điều chúng ta suy nghĩ, như câu trích, "thế giới phát triển" thật khó để không kết luận rằng Sousa đã đúng Chưa bao giờ trong lịch sử văn hóa của loài người mà nó được chuyên môn hóa, được tập trung như thế Chưa bao giờ mà sức sáng tạo của hàng triệu người bị dịch chuyển 1 cách ghê gớm như vậy và bị dịch chuyển bởi vì những "chiếc máy quỷ quái" này Thế kỉ 20 là thế kỉ mà it nhất đối với những nơi chúng ta biết rõ nhất văn hóa chuyển từ trạng thái đọc-viết sang chỉ-đọc Vậy, điều thứ 2. Đất đai là một loại tài sản nó là của cải, được bảo vệ bởi luật pháp Như Vua Blackstone định ra, đất đai được bảo vệ bởi luật xâm lấn trong hầu hết lịch sử của luật xâm lấn bằng cách cho là nó bảo vệ đất đai và tất cả phần phía dưới và mở lên trên vô hạn Bây giờ, đó là 1 hệ thống khá tốt trong hầu hết lịch sử của quy tắc về đất đai cho đến khi công nghệ này được tạo ra, và mọi người bắt đầu tự hỏi có phải những công cụ này là những kẻ xâm phạm khi chúng bay qua đất đai mà không loại bỏ những quyền của những trang trại lúc chúng đi qua? Năm 1945, Tòa án Tối Cao có cơ hội giải quyết vấn đề đó 2 nông dân nuôi gà, Thomas Lee và Tinie Causby đã có 1 lời than phiền đáng kể vì những công nghệ này Lời phàn nàn là gà của họ đi theo đường bay của máy bay và tự bay vào tường của chuồng gà lúc nó bay qua vùng đất của họ Và họ yêu cầu Chúa tể Blackstone nói rằng những chiếc máy bay này đang xâm lấn Từ xa xưa, luật pháp đã nói bạn không thể bay qua đất nếu không có sự cho phép của chủ đất nên chuyến bay này phải dừng lại Ừm, Tòa án Tối cao cân nhắc truyền thống 100 năm này và nói, trong 1 quan điểm viết bởi Justice Douglas, rằng nhà Causby phải thua Tòa án Tối cao nói rằng chủ nghĩa bảo vệ đất đai lên tận trên trời không có chỗ trong thế giới hiện đại, nếu không bất cứ chuyến bay xuyên lục địa nào cũng sẽ đưa người điều khiển vào vô số đơn kiện về sự xâm lấn Lẽ thường, một thứ ít thấy trong luật pháp , nhưng nó đó. (Cười) Sự nổi dậy chống lại ý niệm đó. Lẽ thường. Cuối cùng. Trước Internet, nỗi khiếp sợ to lớn cuối cùng phủ xuống công nghiệp nội dung là nỗi khiếp sợ tạo bởi công nghệ này. Phát thanh. 1 cách thức mới để phổ biến nội dung và từ đó có 1 cuộc chiến giành sự kiểm soát của những công nghiệp sẽ quảng bá nội dung Lúc đó, cái thực thể, cái liên hiệp kiểm soát quyền biểu diễn của hầu hết nhạc được phát sử dụng những công nghệ này là ASCAP Họ có giấy phép độc quyền cho hầu hết nội dung phổ biến, và họ sử dụng nó sao cho những người phát thanh thấy ai thật sự làm chủ Giữa 1931 và 1939, họ tăng giá khoảng 448 phần trăm gì đó, đến khi những người phát thanh họp lại và nói: "Ừm, đủ rồi đấy." Năm 1939, 1 luật sư, Sydney Kaye, mở ra cái gọi là Broadcast Music Inc. Ta biết nó với tên BMI Và BMI dân chủ hơn trong nghệ thuật bao gồm trong vốn tiết mục của nó biểu diễn nhạc Mỹ gốc Phi lần đầu từ trước đến giờ Nhưng quan trọng nhất là BMI lấy những tác phẩm công cộng rồi biên soạn và tặng miễn phí cho người theo nó. Do đó, vào năm 1940, khi ASCAP đe dọa sẽ nhân đôi giá tiền, hầu hết những nhà phát thanh chuyển sang BMI ASCAP nói là họ không quan tâm Họ dự đoán là người dân sẽ nổi loạn, vì loại nhạc hay nhất không còn nữa, vì chúng đã chuyển sang tài sản công chỉ tốt thứ 2 do BMI cung cấp Ừm, họ không nổi dậy, và năm 1941, ASCAP rạn nứt Và điểm quan trọng cần nhận biết là dù những hà phát thanh này phát thứ mà bạn gọi là loại 2 sự cạnh tranh đó cũng đủ phá vỡ, vào lúc đó, cái liên hiệp pháp lí cho sự truy cập âm nhạc này 3 câu chuyện. Đây là thảo luận. Trong quan điểm của tôi, điều quan trọng nhất cần nhận ra về cái mà Internet đang làm là cơ hội mà nó có thể hồi sinh văn hóa đọc - viết mà Sousa đã lãng mạn hóa Công nghệ số là cơ hội cho sự hồi sinh của "những cái dây thanh quản" mà ông nói đến một cách đầy nhiệt huyết ở Quốc hội Nội dung tạo bởi người dùng phát tán trong những doanh nghiệp bằng những phương tiện cực kì quý giá như thế này, tôn vinh văn hóa nghiệp dư Tôi không có ý nói văn hóa không chuyên nghiệp Ý tôi là văn hóa mà người ta sản xuất dựa trên tình yêu với cái họ đang làm và không vì tiền bạc Tôi nói cái văn hóa mà con cái bạn đang sản sinh ra mọi lúc Vì khi bạn nghĩ đến cái mà Sousa lãng mạn hóa, trong những người trẻ, hát những bài hát thời thượng, của những bài hát cổ, bạn sẽ nhận ra những điều con bạn đang làm Lấy những bài thời thượng và những bài cũ và hòa âm lại với nhau để tạo ra 1 thứ mới Đó là cách chúng đến gần văn hóa này Hãy lấy 1 số ví dụ để nắm bắt được những gì tôi đang nói ở đây Ví dụ thứ nhất, đây là cái gọi là băng âm nhạc hoạt hình lấy hoạt hình từ truyền hình biên tập lại thành những đoạn nhạc (Nhạc) Cái này thì -- Hãy có niềm tin nào. Chúa vẫn sống. Không sao cả. (Nhạc) (Cười) Và cái này là tuyệt nhất (Nhạc) Tình yêu của tôi Chỉ có em trong đời tôi Điều duy nhất tỏa sáng Tình đầu của tôi Em là hơi thở, là từng bước chân Và tôi tôi muốn chia sẻ hết tình yêu của tôi cho em Không ai làm được hết Và đôi mắt em Chúng cho tôi biết em quan tâm nhiều như thế nào (Nhạc) Đây là bản hòa âm, phải không? (Vỗ tay) Và nó quan trọng để nhấn mạnh là cái này không phải việc sao chép bất hợp pháp Tôi không nói về hay thanh minh cho việc người ta lấy nội dung 1 cách hàng loạt và phân phối mà không có cho phép của người giữ bản quyền Tôi đang nói về việc người ta lấy và tái tạo nội dung của người khác, sử dụng những công nghệ số để nói khác đi Tầm quan trọng của việc này không phải là kĩ thuật mà bạn thấy Vì, tất nhiên, từng kĩ thuật bạn thấy là cái mà những nhà sản xuất phim đã thực hiện được 50 năm qua Điều quan trọng là cái kĩ thuật đó đã được dân chủ hóa Nó bây giờ là của bất cứ ai sở hữu 1 chiếc máy tính $1500 người có thể lấy âm thanh hình ảnh từ văn hóa quanh ta và dùng nó để nói khác đi Những công cụ sáng tạo này đã trở thành những công cụ của lời nói Nó là kỹ năng trong thế hệ này. Đây là cách con cháu ta nói, Đây là cách con cháu ta nghĩ, là cái con cháu ta trở thành khi chúng càng ngày càng hiểu công nghệ số và mối quan hệ của chúng với nó Do cách dùng mới của những công nghệ số này, luật pháp đã không chào đón sự hồi sinh tư tưởng Sousa như lẽ thường cho lắm Thay vào đó, cấu trúc của luật bản quyền và cấu trúc những công nghệ số, khi chúng tiếp xúc, đã tạo ra cảm giác rằng những hoạt động này là phạm pháp Bởi nếu luật bản quyền về cơ bản kiểm soát những bản sao, thì trong thế giới số, 1 sự thật mà ta không tránh được là mỗi sự sử dụng văn hóa đều sản xuất ra 1 bản sao Mỗi lần sử dụng do đó cần sự cho phép Không được phép, bạn là kẻ phạm tội Bạn là kẻ phạm tội theo ý nghĩa như tất cả những người này đều là kẻ phạm tội Lẽ thường ở đây đã không nổi dậy với câu trả lời luật pháp đã đưa ra cho những loại hình sáng tạo này Thay vào đó, những thứ ta thấy là cái còn tệ hơn 1 cuộc nổi dậy Có 1 cái chủ nghĩa cực đoan đang lớn dần từ 2 phía trong cuộc tranh luận này, như đáp lại cái mâu thuẫn này giữa luật pháp và sự sử dụng của những công nghệ này 1 bên xây dựng những công nghệ mới, như cái vừa mới được thông báo có thể giúp tự động lấy nội dung từ những trang web như Youtube bất kì nội dung nào có bản quyền bất kể là nó có sự phán xét là chúng được sử dụng 1 cách đúng luật hay không Mặt khác, giữa con trẻ chúng ta, có 1 chủ nghĩa bãi nô đang lớn dần lên, 1 thế hệ bãi bỏ cái ý niệm những thứ mà bản quyền phải làm, từ chối bản quyền và tin rằng luật pháp chỉ là thứ bỏ đi, đáng bị lờ đi, và bị đấu tranh vào bất cứ dịp nào có thể Sự cưc đoan từ phía này sinh ra sự cực đoan từ phía kia, 1 điều mà ta đáng ra đã phải học nhiều lần, và cả 2 thái cực của cuộc tranh luận này đều sai Sự cân bằng mà tôi cố gắng đấu tranh, tôi, như bất kì người đảng Tự do nào, cố chiến đấu bằng cách nhìn vào chính phủ đầu tiên. Sai lầm hoàn toàn, nhỉ? (Cười) Nhìn trước tiên vào tòa án và cơ quan lập pháp, cố nói họ làm điều gì đó để cho hệ thống này có lí hơn Nó thất bại 1 phần vì tòa án quá bị động, 1 phần vì cơ quan lập pháp thối nát, ý tôi nói không phải chỉ là hối lộ, làm ngừng lại thay đổi thực sự, mà về cái cộng đồng ảnh hưởng cách Quốc hội hoạt động, nghĩa là những người vạch ra chính sách sẽ không hiểu điều này đến khi đã quá muộn để sửa đổi Ta cần gì đó khác biệt, 1 loại giải pháp mới Và giải pháp ở đây, theo tôi, là 1 giải pháp riêng tư, 1 giải pháp hợp pháp hóa cảm giác được trẻ lại và nhận thấy tiềm năng kinh tế của nó và đó là chỗ câu chuyện của BMI liên quan Vì, như BMI cho thấy, sự cạnh tranh ở đây có thể đạt 1 hình thức cân bằng nào đó. Điều như vậy có thể xảy ra ngay Ta không có 1 miền công cộng để sử dụng ngay, nên thay vì vậy ta cần 2 loại thay đổi Đầu tiên, những họa sĩ và người sáng tạo ủng hộ ý tưởng, quyết định là tác phẩm của họ có thể được truy cập dế hơn Ví dụ, họ có thể nói tác phẩm của họ là miễn phí cho mục đích không thương mại, loại hình nghiệp dư này nhưng không miễn phí cho mục đich thương mại Và thứ 2, ta cần những doanh nghiệp đang xây dựng nền văn hóa đọc-viết này nắm lấy cơ hội 1 cách dứt khoát, để cho cái môi trường nội dung mở, hay mở hơn, này có thể lớn mạnh trên 1 diễn đàn trung lập, nơi mà chúng có thể tồn tại cùng lúc, để cho những cái miễn-phí-nhiều có thể cạnh tranh với những cái miễn-phí-ít và cơ hội để phát triển sự sáng tạo trong cuộc cạnh tranh đó có thể dạy người này những bài học về những người khác Tôi sẽ nói với các bạn về 1 kế hoạch như vậy, cái mà tôi biết chút it, nhưng tôi không muốn vi phạm quy định đầu tiên của TED, nên tôi sẽ không nói về nó. Thay vào đó tôi sẽ chỉ nhắc nhở các bạn điểm mà BMI dạy ta. Cái sự lựa chon của những nghệ sĩ đó là chìa khóa cho công nghệ mới mở mang cho kinh doanh, và ta cần xây dựng sự lựa chọn dành cho nghệ sỹ từ đây nếu những công nghệ mới này có cơ hôi đó Nhưng để kết với cái tôi coi là quan trọng hơn cả, hơn cả việc kinh doanh Nó về cách mà cái này liên quan tới con cái ta Ta phải nhận ra rằng chúng khác ta. Đây là ta, phải chứ? (Cười) Ta làm băng ghi âm cho nhạc phối, còn chúng phối nhạc Ta xem TV, chúng sáng chế TV Là công nghệ đã làm chúng khác đi, và khi ta thấy công nghệ có thể làm gì, ta phải nhận ra là ta không thể tiêu diệt bản năng mà công nghệ tạo ra. Ta chỉ có thể tội phạm hoá nó Ta không thể cấm con cái ta sử dụng nó Ta chỉ có thể chôn chúng xuống đất thôi Ta không thể làm con cái ta bị động được nữa Ta chỉ có thể làm chúng thành "cướp biển". Và vậy có tốt không? Ta sống trong thời điểm kì lạ này. Nó như là thời kì của sự ngăn cấm mà trong nhiều khía cạnh cuộc sống, ta luôn sống trái pháp luật Người thường sống ngược lại pháp luật, và đó là điều mà tôi, ta đang làm với con cái mình Chúng sống biết rằng chúng đang đi ngược lại luật pháp Cái nhận thức đó cực kì phá hoại, cực kì đồi bại Và trong 1 nền dân chủ, ta phải làm tốt hơn Làm tốt hơn, it nhất là cho chúng, nếu không phải vì kinh doanh Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Khi chúng ta nghĩ về Nepal chúng ta thường nghĩ đến những đỉnh núi tuyết phủ của dãy Himalaya, những hồ nước trong như pha lê ở trên núi hay những đồng cỏ bao la, Điều mà một số chúng ta có lẽ không nhận ra đó là vùng chân núi Himalayan, nơi khí hậu ấm áp hơn nhiều và khung cảnh cũng xanh tươi hơn, nơi đây có sự sinh sống đa dạng của các loài động vật hoang dã , bao gồm loài tê giác một sừng, loài voi châu Á và loài hổ Bengal. Nhưng thật không may, những loài động vật này đang nằm dưới sự đe dọa thường trực từ những kẻ săn trộm săn và giết để lấy các bộ phận cơ thể. Để ngăn chặn sự giết hại động vật hoang dã này, các lực lượng quân đội và kiểm lâm được gửi đến để bảo vệ công viên quốc gia Nepal, nhưng đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bởi những người lính này cần phải tuần tra hàng ngàn héc ta rừng nguyên sinh bằng cách đi bộ hoặc trên lưng voi. Công việc này cũng nguy hiểm với những người lính khi họ phải đấu súng với bọn lâm tặc, và do đó Nepal luôn luôn trông chờ một phương pháp mới để bảo vệ những khu rừng và động vật hoang dã. Vừa mới đây, Nepal vừa có được một công cụ mới trong cuộc chiến chống lâm tặc, đó là máy bay không người lái, cụ thể hơn, máy bay bảo vệ không người lái. Gần một năm nay, các đồng nghiệp và tôi đang xây dựng những chiếc máy bay không người lái cho Nepal và huấn luyện nhân viên bảo vệ cách sử dụng những chiếc máy bay này. Những chiếc máy bay không chỉ cho bạn một tầm nhìn bao quát khung cảnh, mà còn cho phép bạn chụp lại ảnh chi tiết, những bức ảnh độ phân giải cao của những đối tượng trên mặt đất. Đây là một ví dụ, một cặp tê giác đang ngâm mình dưới dòng nước trong một ngày hè nóng nực trong vùng đất trũng của Nepal. Giờ đây chúng ta tin tưởng rằng máy bay không người lái có một tiềm năng to lớn, không chỉ cho cuộc chiến với lâm tặc, mà còn cho việc kiểm tra sức khỏe của các bầy động vật hoang dã. Vậy máy bay không người lái là gì? Loại máy bay mà tôi đang nói ở đây đơn giản là một mô hình máy bay được gắn một hệ thống lái tự động, và đơn vị lái tự động này có chứa mội máy tính nhỏ, một GPS, một la bàn và một cao kế khí áp và một ít cảm biến khác. Hiện nay một chiếc như thế này có nhiệm vụ mang một số công cụ hữu ích, như một máy quay video hoặc một máy ảnh kĩ thuật số. Chúng còn đòi hỏi mội phần mềm cho phép người dùng lập trình một nhiệm vụ, để nói cho máy bay biết những việc phải làm. Hiện nay những người tôi nói chuyện với thường ngạc nhiên khi họ nghe rằng chỉ có bốn bộ phận cấu thành một chiếc máy bay bảo tồn không người lái, nhưng họ còn ngạc nhiên hơn khi tôi nói với họ về giá cả phải chăng của những bộ phận này. Sự thật là, một chiếc máy bay không bảo vệ người lái không quá đắt hơn một chiếc laptop xịn hay một cặp ống nhòm tốt. Bây giờ nếu bạn đã làm xong chiếc máy bay của riêng bạn bạn hẳn rất muốn lái nó, nhưng làm thế nào để lái một chiếc máy bay không người lái? Thực ra, bạn không lái, chiếc máy bay tự lái nó. Tất cả những gì phải làm là lập trình một nhiệm vụ để truyền đạt cho chiếc máy lộ trình bay. Nhưng bạn cũng làm nó đơn giản bằng cách click vào một số điểm bay trên giao diện Google Maps sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Những nhiệm vụ này có thể chỉ đơn giản với một ít điểm bay, hoặc chúng có thể dài hơn và phức tạp hơn một chút, để bay dọc theo một hệ thống sông. Đôi lúc, chúng tôi cho máy bay bay theo kiểu cắt cỏ và chụp ảnh của khu vực đó, và những bức ảnh này được xử lý để sản xuất một bản đồ của khu rừng đó. Các nhà nghiên cứu khác có thể muốn bay máy bay dọc đường biên của một khu rừng để theo giõi lâm tặc hoặc con người muốn đột nhập vào khu rừng bất hợp pháp. Dù nhiệm vụ của bạn là gì, một khi bạn đã lập trình nó, bạn chỉ cần tải lên hệ thống tự động lái, mang chiếc máy bay tới cánh đồng. và khởi động nó đơn giản bằng cách phóng lên không trung. Thường thường chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ này chụp ảnh và ghi hình lại công việc, và luôn luôn như thế này, chúng tôi sẽ nhâm nhi một tách cà phê, ngả lưng, và thư giãn chờ đợi một vài phút sau, mặc dù một số trong chúng tôi ngồi chờ đợi trong lo lắng suốt một vài phút tới lo lắng rằng những chiếc máy bay sẽ không trở về. Thường thường chúng trở về, và khi trở về, chúng thậm chí còn hạ cánh tự động. Vậy chúng ta có thể làm gì với một chiếc máy bay giám sát không người lái? Khi chúng tôi xây dựng mẫu máy bay không người lái đầu tiên, mục đích chính của chúng tôi là cho chúng bay trên một khu rừng xa ở Bắc Sumatra, Indonesia, để quan sát tổ của một loài khỉ lớn còn được gọi là đười ươi. Lý do chúng tôi làm việc này là vì chúng tôi cần biết có bao nhiêu cá thể của loài này còn sống trong khu rừng này. Giờ đây, phương thức khảo sát đo đếm cho cá thể đười ươi là bằng cách đi bộ trong rừng mang nhiều thiết bị nặng và sử dụng một cặp ống nhòm để nhìn lên các ngọn cây nơi bạn có thể tìm thấy một chú đười ươi hoặc tổ của nó. Bây giờ bạn có thể tưởng tượng, đó là môt công việc tiêu tốn thời gian, công sức, và chi phí cao, vậy nên chúng ta hi vọng những chiếc máy bay này có thể giảm thiểu đáng kể chi phí cho quá trình khảo sát số lượng loài đười ươi ở Indonesia và các nơi khác tại Đông Nam Á. Vậy nên chúng tôi rất phấn khích khi chụp hình được cặp tổ đười ươi đầu tiên trên camera. Và đây là nó; bức ảnh đầu tiên của tổ đười ươi chụp bởi máy bay không người lái. Từ đó chúng tôi đã chụp được ảnh của hàng chục những chiếc tổ như vật từ rất nhiều cánh rừng ở Đông Nam Á, và hiện nay chúng tôi đang làm việc với các nhà khoa học lập trình để phát triển thuật toán có thể tự động đếm số tổ đười ươi từ hàng ngàn bức ảnh mà chúng tôi thu thập được từ trước. Nhưng tổ không phải đối tượng duy nhất những chiếc máy bay có thể phát hiện. Đây là một chú đười ươi hoang dã đang hạnh phúc ăn uống trên ngọn những cây cọ, dường như rõ ràng đối với những chiếc máy bay đang bay trên chúng, không phải một mà vài lần. Chúng tôi còn chụp ảnh được các loài động vật khác bao gồm trâu rừng ở Gabon, voi, và thậm chí cả tổ rùa. Nhưng bên cạnh việc chụp ảnh chỉ bản thân những con vật, chúng tôi còn chụp ảnh của hệ sinh thái nơi những loài vật này đang sinh sống, bởi vì chúng tôi muốn theo giõi sức khỏe của hệ sinh thái này. Đôi lúc, chúng tôi phóng tầm nhìn ra một ít và quan sát các thứ khác có thể đang xảy ra trên mặt đất. Đây là khu vườn ươm dầu cọ ở Sumatra. Ngày nay dầu cọ là nguyên nhân chủ yếu của việc tàn phá rừng tại khu vực này, nên chúng tôi muốn sử dụng công nghệ mới này để theo dõi sự lan tỏa của những vườn ươm này tại Đông Nam Á. Nhưng máy bay còn có thể được dùng để theo giõi chặt phá rừng bất hợp pháp. Đây là một khu rừng vừa bị chặt phá gần đây, lặp lại ở Sumatra. Bạn thậm chí vẫn còn có thể thấy những ván gỗ bỏ lại trên mặt đất. Nhưng có lẽ điều thú vị nhất về chụp ảnh từ không trung đó là sau đó chúng ta có thể ghép những bức ảnh lại với nhau sử dụng một phần mềm đặc biệt để tạo bản đồ của toàn thể khung cảnh, và những bản đồ này cho chúng ta những thông tin cốt yếu cho điều hành chuyển đổi sử dụng của đất đai để cho chúng ta biết nơi nào và khi nào những vương ươm nên mở rộng, nơi nào rừng có thể được bỏ thầu, hay nơi nào cháy rừng có thể bùng phát. Hình ảnh từ không trung có thể được xử lý để tạo ra mô hình ba chiều của khu rừng. Hiện nay những mô hình này không chỉ hấp dẫn thị giác, mà chúng còn đảm bảo chính xác về hình học, có nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể đo đạc khoảng cách giữa các cây cối, tính toán diện tích khu vực, diện tích che phủ, và nhiều nữa, tất cả đều là những thông tin quan trọng để thẩm định sức khỏe của những khu rừng này. Gần đây, chúng tôi còn bắt đầu thí nghiệm với camera hồng ngoại. Hiện nay những chiếc camera này có thể phát hiện những vật thể tỏa nhiệt từ mặt đất, và do đó chúng rất hữu ích cho việc phát hiện lâm tặc và những lều trại của chúng vào ban đêm. Vậy là tôi đã nói rất nhiều về máy bay bảo vệ không người lái là gì, làm thế nào để điều hành được chúng, và chúng có thể làm gì cho bạn. Bây giờ tôi sẽ nói những nơi nào máy bay không người lái đang được sử dụng trên thế giới. Chúng tôi xây dựng mẫu đầu tiên ở Thụy Sĩ. Chúng tôi mang một ít tới Indonesia cho một vài cuộc bay thử nghiệm. Từ lúc đó, chúng tôi đã xây dựng máy bay không người lái cho các cộng tác trên khắp thế giới, và chúng bao gồm các đồng sự sinh vật học và các thành viên từ cộng đồng các tổ chức bảo tồn. Có thể phần thưởng lớn nhất khi được làm việc với những cộng sự này đó là những phản hồi của họ cho chúng tôi để chúng tôi có thể cải thiện những chiếc máy bay này. Việc xây dựng máy bay không người lái đối với chúng tôi là một công việc luôn luôn diễn tiến. Chúng tôi luôn luôn cố gắng cải thiện chúng về tầm xa, sức mạnh, và khối lượng chúng có thể vận chuyển. Chúng tôi còn làm việc cùng các cộng sự để khám phá những cách thức mới sử dụng những chiếc máy bay này. Ví dụ, bẫy camera là công cụ thông thường được sử dụng bởi các nhà sinh vật học để chụp hình những con vật nhút nhát ẩn mình trong rừng rậm, nhưng chúng là các camera kích hoạt bởi chuyển động, và chúng chụp hình mỗi khi có một con vật đi qua tầm ngắm. Nhưng vấn đề đối với những bẫy camera đó là các nhà khoa học phải quay lại rừng rậm mỗi lúc cần thu lại những bức ảnh đó, và chúng tốn rất nhiều thời gian, đặc biệt nếu có hàng ngàn chiếc camera đặt ở các điểm trong rừng. Hiện nay chiếc máy bay có thể được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ đó hiệu quả hơn nhiều. Những chiếc máy bay này, mang một cảm biến đặc biệt, có thể bay trên cánh rừng và download những bức hình từ xa từ sóng wi-fi được kích hoạt của những chiếc camera. Vòng đeo phát sóng là một công cụ khác chúng thường được dùng bởi các nhà khoa học. Những vòng đeo đó được gắn vào những con vật. Chúng truyền tải tín hiệu radio cho phép các nhà khoa học theo giõi các chuyển động của những con vật đó trong khu vực sinh sống. Nhưng phương pháp truyền thống theo giõi động vật này có một chút gì đó lố bịch, bởi nó đòi hỏi các nhà khoa học phải cuốc bộ trong rừng mang theo đài ăng ten cồng kềnh, không khác gì những ăng ten TV mà chúng ta từng có trên mái nhà. Một số chúng ta vẫn còn dùng. Một chiếc máy bay có thể sử dụng cho cùng nhiệm vụ nhưng với hiệu quả hơn nhiều. Tại sao không trang bị cho một chiếc máy bay với một bộ quét nhận sóng radio, bay trên vòm trời của những khu rừng trong một khu vực nhất định chúng sẽ cho phép người dùng cũng như nhà điều hành để tam định vị địa điểm của những con vật được đeo vòng phát sóng này mà không cần phải bước chân vào khu rừng. Cách thứ ba và có lẽ là cách thú vị nhất của sử dụng máy bay không người lái đó là bay chúng ở những nơi thực sự hẻo lánh, những rừng nhiệt đới con người chưa từng khám phá ẩn mình đâu đó trong vùng nhiệt đới, và thả dù xuống một chiếc micro trinh thám nhỏ cho phép chúng ta nghe trộm những tiếng gọi của động vật có vú, chim chóc, lưỡng cư người tuyết, người rừng, quái vật, bất cứ thứ gì. Điều đó sẽ cho chúng ta, những nhà sinh vật học một ý tưởng khá tuyệt vời để biết các loài động vật sống như thế nào trong những khu rừng này. Và cuối cùng, tôi muốn cho bạn thấy phiên bản mới nhất của chiếc máy bay bảo vệ không người lái của mình. Chiếc MAJA có một sải cánh khoảng 2 mét. khối lượng chỉ khoảng 2 kg, nhưng nó có thể mang một nửa khối lượng của mình. Nó có hệ thống tự động hoàn toàn. Trong suốt nhiệm vụ của mình, nó thậm chí có thể truyền tải trực tiếp một video phản hồi tới một trạm laptop trên mặt đất, cho phép người dùng có thể nhìn thấy những gì máy bay thấy trong thời gian thực. Nó mang rất nhiều cảm biến, và chất lượng hình ảnh của một số trong những cảm biến đó có thể cao tới một đến hai centimet một điểm ảnh. Chiếc máy bay có thể bay trong không trung từ 40 đến 60 phút, cho chúng ta tầm xa lên đến 50 km. Điều đó đảm bảo cho hầu hết các hoạt động bảo vệ của chúng tôi. Hiện nay, máy bay bảo vệ không người lái đã bắt đầu như một ý tưởng điên rồ của hai nhà sinh vật học những người có niềm đam mê sâu sắc với công nghệ. Và chúng ta tin, một niềm tin mạnh mẽ, rằng máy báy không người lái có thể sẽ trở thành một cuộc cách mạng cho nghiên cứu và ứng dụng của việc bảo tồn. Chúng tôi đã có khá nhiều sự hồ nghi cũng như phê phán những người nghĩ rằng chúng tôi chỉ làm trò hề với những chiếc máy bay đồ chơi. Theo một nghĩa nào đó, họ đúng. Ý tôi là, hãy thành thật, máy bay là đồ chơi tuyệt vời nhất cho các cậu bé. Nhưng cùng lúc, chúng ta còn được biết đến nhiều đồng sự và cộng tác viên tuyệt vời những người đã chia sẻ tầm nhìn của chúng ta và nhận thấy nhiều tiềm năng của máy bay không người lái. Đối với chúng tôi, rõ ràng là các nhà sinh vật học bảo tồn và các nhà chức trách nên tận dụng mỗi một công cụ sẵn có , bao gồm cả máy bay không người lái, trong cuộc chiến của chúng ta để gìn dữ những mảnh rừng cuối cùng còn sót lại và những động vật hoang dã trên hành tinh này. Cảm ơn. (Vỗ tay) 5 năm trước, tôi nghỉ phép và về thăm lại trường đại học Y nơi tôi từng theo học. Tôi được thấy bệnh nhân thật sự và mặc áo blouse trắng lần đầu tiên trong 17 năm, thật ra là từ khi tôi trở thành một cố vấn quản lý. Có 2 điều làm tôi ngạc nhiên trong tháng nghỉ phép đó. Đầu tiên là về đề tài phổ biến trong những cuộc tranh luận về ngân sách của bệnh viện và sự cắt giảm chi phí. và điều thứ hai, điều thực sự làm tôi suy nghĩ đó là nhiều đồng nghiệp mà tôi gặp những người bạn lúc trước cùng học trường Y với tôi, những người mà tôi biết là thông minh nhất hăng hái, bận rộn, và nhiệt tình nhất mà tôi từng gặp nhiều người trong số họ lại trở nên hoài nghi, không quan tâm hay xa cách khỏi công việc quản lý bệnh viện. Và với sự chú trọng vào cắt giảm chi phí này, Tôi tự hỏi, liệu chúng ta có đang quên mất các bệnh nhân? Rất nhiều nước mà các bạn là người đại diện và đất nước của tôi đang phải đấu tranh với chi phí chăm sóc sức khỏe. Đó là một phần lớn của ngân sách nhà nước. Và rất nhiều cuộc cải cách khác nhau tập trung kìm nén sự phát triển này. Ở một số nước, bệnh nhân phải đợi rất lâu để được phẫu thuật. Ở một số nước khác, các loại thuốc mới không được hỗ trợ và do đó không thể đến tay bệnh nhân. Ở nhiều nước, các bác sĩ và y tá là mục tiêu, trong một chừng mực nào đó, của chính quyền. Xét cho cùng, những quyết định chăm sóc sức khỏe đắt tiền là từ các bác sĩ và y tá. Bạn chọn một thử nghiệm đắt tiền, bạn chọn mổ cho một bệnh nhân già yếu. Vậy, bằng cách hạn chế sự tự do của các bác sĩ, đó là một cách để cắt giảm chi phí. Và cuối cùng, vài bác sĩ sẽ nói rằng hiện tại họ không có đầy đủ quyền tự do để đưa ra những lựa chọn mà họ cho là đúng đắn với bệnh nhân. Vậy không ngạc nhiên rằng vài đồng nghiệp cũ của tôi trở nên tuyệt vọng. Ở BCG, chúng tôi xem xét vấn đề này, và tự hỏi, đây không thể là phương cách đúng đắn để quản lý chăm sóc sức khỏe. Và vì thế, chúng tôi lùi lại và nói rằng, "Chúng ta đang cố gắng đạt được điều gì?" Cuối cùng, trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, chúng ta đang hướng đến việc cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân, và chúng ta cần làm điều đó với một chi phí hạn chế, hoặc vừa phải. Chúng tôi gọi điều này là chăm sóc sức khỏe theo giá trị. Trên màn hình phía sau tôi, bạn có thể thấy giá trị mà chúng tôi nói đến nghĩa là gì: các tác động ảnh hưởng đến bệnh nhân tỉ lệ với lượng tiền mà chúng ta tiêu tốn. Điều này được nhắc đến rất hay trong một cuốn sách năm 2006 bởi Michael Porter và Elizabeth Teisberg Trong bức hình này, bạn có thể thấy bố vợ tôi cùng ba cô con gái xinh đẹp của ông. Khi bắt đầu nghiên cứu tại BCG, chúng tôi đã quyết định không chú trọng nhiều vào các chi phí, mà thay vào đó là chất lượng, và trong quá trình nghiên cứu, một thứ đã làm chúng tôi bị mê hoặc, chính là sự đa dạng mà chúng tôi nhìn thấy. Nếu bạn so sánh các bệnh viện trong một nước bạn sẽ thấy một số là rất tốt nhưng cũng sẽ thấy rất nhiều bệnh viện khác rất tồi. Sự khác biệt ở đây là rất lớn. Erik, bố vợ tôi, bị ung thư tuyến tiền liệt, và lẽ dĩ nhiên, ông cần được phẫu thuật. Hiện đang sống ở châu Âu, ông có thể chọn đến Đức nơi có một hệ thống chăm sóc sức khỏe nổi tiếng. Nếu ông đến đó và vào một bệnh viện tầm trung, xác suất ông ấy bị bài tiết không kiểm soát là khoảng 50% và ông ấy sẽ phải bắt đầu mang tã trở lại. Giống như khi bạn tung đồng xu. 50% là con số rất lớn. Nếu thay vào đó, ông ấy đi Hamburg và đến một bệnh viện tư tên là Martini-Klinik xác suất rủi ro sẽ chỉ còn một phần 20. Dù tung đồng xu, hay chọn rủi ro 1 trên 20. Đó là một sự khác biệt lớn, khác biệt gấp bảy lần. Khi chúng tôi xem xét nhiều bệnh viện trên khía cạnh điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, chúng tôi nhận thấy những khác biệt lớn như thế. Nhưng các bạn và tôi không hề biết. Chúng ta không có dữ liệu Và thường thì, dữ liệu thực ra không tồn tại. Không ai biết cả. Vậy nên đến bệnh viện là một trò may rủi. Nó không cần phải như thế. Vẫn còn hy vọng. Trong những năm cuối thập niên 70, có một nhóm các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Thụy Điển gặp nhau hàng năm, và bàn về các quy trình khác nhau dùng trong phẫu thuật hông. Bên trái màn hình, bạn có thể thấy nhiều mảnh kim loại những cái hông nhân tạo mà bạn sẽ dùng cho ai đó đang cần một cái hông mới. Họ đều nhận ra rằng họ có cách phẫu thuật của riêng mình. Họ đều cãi rằng, "Cách của tôi là tốt nhất," nhưng không ai trong số họ thực sự biết, và họ thừa nhận điều đó. Và họ nói rằng, "Chúng ta cần đánh giá chất lượng để biết cách nào là tốt nhất để học hỏi." Vì vậy, họ dành ra hai năm tranh luận, "Vậy các yêu cầu trong phẫu thuật hông là gì?" "Ồ, chúng ta cần đánh giá điều này," "Không, chúng ta nên đánh giá điều kia." Và họ cuối cùng đồng ý với nhau, Và khi đã đồng tình, họ bắt đầu đánh giá, và chia sẻ dữ liệu. Rất nhanh chóng, họ phát hiện ra rằng nếu bạn cho xi măng vào trong xương của bệnh nhân trước khi lắp trục kim loại, thì nó sẽ tồn tại được lâu hơn nhiều, và hầu hết bệnh nhân sẽ không cần phải phẫu thuật lại thêm lần nào nữa. Họ công bố thông tin này, và nó thực sự thay đổi quá trình khám và điều trị trong nước. Mọi người thấy rằng điều này có ý nghĩa to lớn. Kể từ đó, họ công bố hàng năm. Mỗi năm một lần, họ công bố một bảng đánh giá nhóm: ai giỏi nhất, ai xếp cuối cùng? Và họ gặp nhau để học hỏi. đó là một vòng tuần hoàn của sự tiến bộ. Trong nhiều năm, các bác sĩ phẫu thuật hông người Thụy Điển đã đạt được kết quả tốt nhất thế giới, ít nhất là đối với những người thực sự tham gia đánh giá, và nhiều người không làm thế. Tôi thấy nguyên tắc này thực sự thú vị. Các bác sĩ gặp nhau, họ đồng tình về chất lượng, họ bắt đầu đánh giá, họ chia sẻ dữ liệu, họ tìm ra người giỏi nhất, và họ học hỏi từ đó. Sự tiến bộ liên tục. Bây giờ, đó không chỉ là phần thú vị duy nhất. Bản thân điều đó cũng là thú vị rồi. Nhưng nếu bạn đưa chi phí vào phương trình, và xem xét nó, hóa ra là, những người chú trọng vào chất lượng, lại có chi phí thấp nhất dù điều đó từ ban đầu không phải là mục tiêu của họ. Vậy nếu bạn xem lại câu chuyện phẫu thuật hông một lần nữa, có một nghiên cứu được thực hiện một vài năm về trước trong đó, người ta so sánh Mỹ và Thụy Điển. Họ xem xét số bệnh nhân cần được phẫu thuật lại, bảy năm sau lần phẫu thuật đầu tiên. Ở Mỹ, con số này cao gấp ba lần Thụy Điển. Quá nhiều cuộc phẫu thuật không cần thiết, và quá nhiều đau đớn không cần thiết cho tất cả những bệnh nhân đã được phẫu thuật trong thời gian bảy năm đó. Bây giờ, hãy tưởng tượng xã hội có thể tiết kiệm bao nhiêu chi phí. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu xem xét dữ liệu OECD. OECD, rất thường xuyên, xem xét chất lượng chăm sóc mà họ có thể tìm được dữ liệu từ các nước thành viên. Đối với rất nhiều căn bệnh, nước Mỹ thực ra chỉ có chất lượng dưới trung bình trong khu vực OECD. Nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ tập trung nhiều hơn vào kiểm soát chất lượng. và chỉ cần nâng chất lượng lên trên mức trung bình của OECD, người Mỹ sẽ tiết kiệm được 500 tỉ đôla Mỹ mỗi năm. Đó là 20% ngân sách dành cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bây giờ, bạn có thể nói rằng những con số đó là ấn tượng, và hoàn toàn hợp lí, nhưng liệu nó có khả thi? Đó sẽ là một thay đổi điển hình trong chăm sóc sức khỏe, và tôi sẽ nói rằng không chỉ điều đó là có thể thực hiện, mà nó còn phải được thực hiện. Những tác nhân thay đổi là các bác sĩ và y tá trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trong công việc tư vấn của mình, tôi đã gặp hơn một trăm bác sĩ và y tá và các nhân viên bệnh viện hay nhân viên chăm sóc sức khỏe khác mỗi năm. Có một điểm chung giữa họ là họ thực sự quan tâm về những gì mình đạt được về mặt chất lượng cho bệnh nhân. Các bác sĩ, cũng như hầu hết các bạn khán giả, rất cạnh tranh với nhau. Họ đã luôn là người giỏi nhất lớp. Chúng ta đã luôn là người giỏi nhất lớp. Và nếu ai đó có thể cho họ thấy những gì họ thực hiện được cho bệnh nhân không tốt gì hơn những người khác, họ sẽ làm mọi cách để cải thiện điều đó, Nhưng hầu hết đều không biết. Nhưng các bác sĩ có một đặc điểm khác nữa. Họ tiến bộ từ sự thừa nhận của đồng nghiệp. Nếu một bác sĩ tim mạch gọi cho một bác sĩ tim mạch khác ở bệnh viện đối địch' và bàn luận về lý do vì sao bệnh viện đó có nhiều kết quả tốt hơn đến thế, họ sẽ chia sẻ. Họ sẽ chia sẻ thông tin về cách thức để cải thiện. Vậy là, bằng cách đánh giá và tạo nên sự minh bạch, bạn có một vòng tuần hoàn tiến bộ liên tục, đó là điều được trình chiếu trên màn hình, Bây giờ, bạn có thể nói đây là một ý tưởng hay, nhưng nó không chỉ là một ý tưởng. Điều này thực sự đang xảy ra trong thực tế. Chúng ta đang tạo lập một cộng đồng quốc tế và một cồng động quốc tế lớn, nơi chúng ta có thể đánh giá và so sánh những gì mình đạt được. Cùng với hai tổ chức học thuật, Michael Porter từ đại học Kinh tế Harvard, và học viện Karolinska ở Thụy Điển, BCG đã thành lập một tổ chức gọi là ICHOM. Nghe có vẻ giống tiếng hắt hơi, nhưng nó không phải là tiếng hắt hơi, nó là từ viết tắt. Nó là từ viết tắt của Hiệp hội Đánh giá Kết quả Sức khỏe Quốc tế ( International Consortium for Health Outcome Measurement) Chúng tôi đưa các bác sĩ hàng đầu đến thảo luận cùng bệnh nhân, về từng căn bệnh, cái gì mới thực sự là tiêu chuẩn, cái gì chúng ta cần đánh giá, và đưa thành chuẩn quốc tế. Họ đã làm việc -- bốn nhóm đã làm việc trong năm vừa qua: đục thủy tinh thế, đau lưng, bệnh động mạch vành, ví dụ như đau tim, và ung thư tuyến tiền liệt. Bốn nhóm này sẽ công bố dữ liệu vào tháng 11 năm nay, Đó là lần đầu tiên chúng tôi so sánh tương quan không chỉ trong nước mà còn giữa các nước với nhau. Năm sau, chúng tôi dự định sẽ thực hiện với 8 căn bệnh, năm sau nữa,16. Trong vòng ba năm, chúng tôi dự định sẽ xem xét 40% các căn bệnh. So sánh tương quan. Ai tốt hơn? Tại sao lại như vậy? 5 tháng trước, tôi đã dẫn dắt một cuộc hội thảo ở bệnh viện đại học lớn nhất Bắc Âu. Họ có một CEO mới, và bà ấy có một dự định: tôi muốn quản lý bệnh viện lớn của mình nhiều hơn nữa về mặt chất lượng, những tác động ảnh hưởng đến bệnh nhân. Hôm ấy, chúng tôi ngồi trong một cuộc hội thảo giữa các bác sĩ, y tá và các nhân viên khác, thảo luận về bệnh bạch cầu ở trẻ em. Chúng tôi đã thảo luận, làm thế nào chúng ta đánh giá chất lượng ngày hôm nay? Liệu chúng ta có thể đánh giá tốt hơn? Chúng tôi thảo luận, làm thế nào điều trị những đứa trẻ đó, những cải tiến nào là quan trọng? Và chúng tôi đã thảo luận về chi phí của những bệnh nhân này, liệu chúng tôi có thể điều trị một cách hiệu quả hơn? Đã có một nguồn năng lượng to lớn trong căn phòng. Có rất nhiều ý tưởng, rất nhiều nhiệt huyết. Và cuối buổi họp, trưởng khoa đứng lên. Ông ấy nhìn quanh và nói -- đầu tiên ông ấy giơ tay, tôi quên mất điều này -- ông giơ tay, nắm tay siết chặt và sau đó ông nói với chúng rôi, "Xin cảm ơn. Cảm ơn. Hôm nay, chúng ta cuối cùng đã thảo luận một cách đúng đắn điều mà bệnh viện này làm." Bằng cách đánh giá giá trị trong chăm sóc sức khỏe, đó không chỉ là chi phí mà còn là những tác động đối với bệnh nhân, chúng ta sẽ biến nhân viên trong bệnh viện và bất cứ đâu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe không còn là một vấn đề thay vào đó là một phần quan trọng của giải pháp. Tôi tin rằng đánh giá giá trị trong chăm sóc sức khỏe sẽ đem lại một cuộc cách mạng, và tôi tin rằng người sáng lập của y học hiện đại, Hippocrates của Hi Lạp, người luôn đặt bệnh nhân vào vị trí trung tâm, sẽ mỉm cười tại nơi yên nghỉ của mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Công nghệ có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về tự nhiên. Ví dụ như trường hợp của loài sư tử. Nhiều thế kỉ qua, mọi người đều nói sư tử cái chịu trách nhiệm săn bắn trên các đồng cỏ hoang,, còn sư tử đực không làm gì cả chỉ chờ đến bữa tối. Các bạn cũng nghe đến chuyện này rồi. Thì là gần đây, tôi đang triển khai một chiến dịch bản đồ trên không ở Công viên quốc qua Kruger ở Nam Phi. Các đồng nghiệp của tôi đã đặt những vòng cổ truy tìm GPS ở những con sư tử đực và cái, và chúng ta theo dấu vết đi săn của chúng từ trên không. Phía dưới cùng bên trái cho thấy một con sư tử đang đánh giá một đàn linh dương châu Phi, và phía bên phải biểu thi những gì mà tôi gọi là tầm nhìn của sư tử. Đó là khoảng cách mà sư tử có thể nhìn thấy ở mọi phương hướng cho đến khí tầm nhìn của nó bị cản trở bởi cây cối. Và những gì chúng tôi đã phát hiện đó là sư tử đực không phải là những kẻ đi săn lười biếng mà chúng ta từng nghĩ. Chúng chỉ sử dụng một chiến lược hoàn toàn khác. So với sư tử cái đi săn trên những cánh đồng hoang ở những khoảng cách khá xa vào ban ngày, sư tử đực sử dụng chiến lược mai phục ở khu vực cây cối dày đặc, và thường vào buổi đêm. Đoạn video này cho thấy cách săn bắn thật sự của sư tử đực bên tay trái và của con cái bên tay phải. Màu đỏ và màu tối biểu thị khu vực cây cối dày đặc, và màu trắng là những khu vực mở rộng thoáng hơn. Và thật vậy, đây là cách thức có thể nhìn được của những con sư tử đực và cái đi săn. Và bất ngờ, bạn có thể hiểu rõ hơn về điều kiện mờ ám mà sư tử đực đi săn mồi. Để bắt đầu, tôi nêu lên ví dụ như này, bởi vì nó đã nhấn mạnh về độ hiểu biết ít ỏi của chúng ta về tự nhiên. Đã có nhiều biện pháp được thực thi từ trước tới nay cố gắng để làm chậm đi quá trình biến mất của rừng nhiệt đới, và chúng ta đang dần đánh mất đi những cánh rừng rất nhanh, như là đã được biểu thị bằng màu để trên màn hình. Tôi thấy thật mỉa mai khi chúng ta đang làm rất nhiều, nhưng những khu vực này vẫn còn là bí ẩn đối với khoa học. Vậy nên liệu chúng ta có thể cứu được những gì mà bản thân chúng ta cũng không hiểu? Hiện giờ tôi là nhà sinh thái và một người khám phá Trái Đất trên nền tảng Vật lý và Hóa học và Sinh học và rất nhiều những môn nhàm chán khác, nhưng trên hết, tôi bị ám ảnh bởi những gì chúng ta chưa biết về hành tinh này. Vậy nên tôi thành lập nên Đài quan sát trên không Carnegie, hay CAO. Nó giống như một cái máy bay với màu sắc đồng bóng nhưng tôi đã trang bị nó với hơn 1000kg cảm biến công nghệ cao, máy tính, và một dàn nhân viên đầy nhiệt huyết từ những nhà khoa học Trái Đất và phi công. Hai trong số những thiết bị của chúng tôi là độc nhất: một cái gọi là thiết bị đo phổ hình ảnh có thể đo những thành phần hóa học của cây cối mà chúng ta bay qua phía trên. Cái kia là một bộ laser, những laser công suất lớn, có thể chiếu từ phía dưới đáy máy bay, quét ngang hệ sinh thái và đo gần 500000 lần mỗi giây ở định dạng 3D. Đây là hình ảnh của cây cầu Vàng ở San Francisco không xa cách nơi tôi đang sống. Mặc dù chúng tôi bay phía trên cây cầu, chúng tôi thu hình ảnh 3D của nó, lấy màu sắc chỉ trong vài giây. Nhưng sức mạnh của thực của CAO là khả năng nắm bắt những khối căn bản của hệ sinh thái. Đây là một thị trấn nhỏ ở Amazon, được lấy hình ảnh từ CAO. Chúng ta có thể xem qua những dữ kiện và nhìn thấy, ví dụ, cấu trúc 3D của cây cối và các tòa nhà, hoặc chúng ta có thể sử dụng thông tin hóa học để khám phá ra cây cối phát triển trong bao lâu khi bay ngang qua chúng. Những màu hồng đậm nhất là những cây trồng lớn nhanh nhất. Và chúng ta có thể thấy đa dạng sinh học ở các mặt mà các bạn không thể tưởng tượng tới. Đây là hình ảnh của một khu rừng nhiệt đới nếu chúng ta bay qua trên một khinh khí cầu. Đây là rừng nhiệt đới mà chúng ta có thể thấy với nhiều màu sắc biến ảo nói lên có nhiều sinh vật sống với nhau. Nhưng bạn phải nhớ rằng những loài cây này thực chất còn lớn hơn những con cá voi, và có nghĩa là không thể hiểu được nếu như chỉ đi bộ trên mặt đất. Vậy nên hình ảnh 3D của chúng tôi, nó thuộc về hóa học, thuộc về sinh học và nói lên không chỉ những sinh vật đang sống trên Trái Đất này, nhưng nó nói lên rất nhiều thông tin về những sinh vật còn lại đang sống trong các rừng nhiệt đới. Tôi thành lập CAO để trả lời cho những câu hỏi được coi là thử thách lớn để trả lời từ bất cứ vị trí thuận lợi nào ví dụ như trên mặt đất, hay từ những cảm biến vệ tinh. Tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 trong những câu hỏi hôm nay. Câu hỏi đầu tiên là, làm thế nào để duy trí lượng cacbon trong các rừng nhiệt đới? Rừng nhiệt đới gồm một lượng khổng lồ cacbon trong cây cối, và chúng ta cần giữ lượng cacbon đó ở trong rừng nếu như chúng ta không muốn hiện tượng nóng lên toàn cầu nghiêm trọng hơn. Không may là sự thải khí cacbon trên toàn cầu từ những vụ cháy rừng giờ đã bằng với những thiết bị vận tải toàn cầu. Đó là tàu thuyền, máy bay, tàu hỏi và xe máy nói chung. Nên có thể hiểu được rằng những các nhà đàm phá nghị định đang làm việc chăm chỉ để ngăn chặn cháy rừng, nhưng những thứ họ đang làm không hề liên quan đến khoa học. Nếu bạn không biết chính xác cacbon đến từ đầu, làm sao bạn có thể biết được bạn đang mất đi thứ gì? Về cơ bản, chúng ta cần một hệ thống tính toán công nghệ cao Với hệ thống của chúng tôi, chúng ta có thể thấy kho dự trữ cacbon của các rừng nhiệt đới hoàn toàn chi tiết. Màu đỏ biểu thị, rõ ràng là, những tán rừng nhiệt đới khép kín, và sau đó các bạn thấy những lát cắt, hay là những lát cắt rừng ở màu vàng và xanh lá. Nó cũng giống như cắt cái bánh trừ khi cái bánh là về cá voi biển sâu. Và hơn nữa, chúng ta có thể phóng to lên và thấy khu rừng và cây cối ở cùng một thời điểm. Và tuyệt vời là, mặc dù chúng tôi bay rất cao phía trên cánh rừng, lát nữa trong bản phân tích, chúng tôi có thể đi sâu vào và thật sự trải nghiệm những ngọn cây, rõ rừng từng chiếc lá, chiếc cành, cũng như các sinh vật khác sống trong khu rừng này trải nghiệm nó cùng với những cái cây. Chúng tôi đã sử dụng công nghệ này để khám pha ra và lập ra bản đồ địa lí cacbon đầu tiên ở định dạng cao tại những khu vực xa như là lưu vực sông Amazon và những khu vực không xa lắm như là Hoa Kì và Trung Mỹ. Sau đây tôi sẽ dẫn các bạn đến với cuộc hành trình đầu tiên với định dạng cao tới những khung cảnh cacbon ở Peru và sau đó là Panama. Những màu sắc sẽ biến đổi từ đỏ sang xanh lục. Màu đỏ là những kho dữ trữ hàm lượng cacbon cực kì cao, những cánh rừng lớn nhất mà bạn có thể tưởng tượng, và màu xanh biểu thị những kho dự trữ cacbon thấp. Tôi nói này, Peru là một địa điểm rất tuyệt vời, hoàn toàn không được biết đới với địa lí cacbon cho tới hôm nay. Chúng ta có thể bay tới khu vực phía bắc Peru và nhìn những kho dữ trữ cacbon cực kì cao trong màu đỏ, và sông Amazon và vùng ngập nước cắt ngang qua nó. Chúng ta có thể đi tới những khu vực bị tàn phá hoàn toàn bởi những vụ cháy rừng trong màu xanh, và sự lan tràn cháy rừng trong màu cam. Chúng ta cũng có thể bay tới phía nay dãy Andes để thấy những hàng cây và thấy chính xác địa lí cacbon kết thúc thế nào khi lên thẳng phía trên hệ thống núi cao. Và chúng ta có thể tới những đầm lầy rộng lớn nhất ở phía tây Amazon. Đó là thế giới mơ ước đầy nước liên quan tới bộ phim "Avatar" của Jim Cameron. Chúng ta có thể tới một trong những đất nước nhiệt đới nhỏ nhất, Panama, và nhìn thấy lượng khổng lồ của sự phân tán cacbon, từ cao trong màu đỏ đến thấp trong màu xanh. Không may là, hầu hết lượng cacbon đều biến mất dưới những vùng đất thấp, nhưng những gì các bạn thấy còn lại với hàm lượng cacbon cao trong màu xanh lá và đỏ, là những thứ ở tít trên cao các ngọn núi. Một điểm ngoại lệ thú vị là ngay chính giữa màn hình của các bạn. Các bạn đang nhìn thấy những khu vực đệm xung quanh kênh đào Panama. Trong màu đỏ và màu vàng. Các nhà quản lý kênh đào đang sử dụng quyền lực để bảo vệ lưu vực sống của họ và thương mại toàn cầu. Loại bản đồ cacbon này đã biến đổi định luật phát triển cách bảo tồn và dự trữ. Nó đang nâng cao khả năng bảo vệ rừng của chúng ta và kiềm chế hiện tượng biến đổi khí hậu. Câu hỏi thứ hai của tôi là: Chúng ta chuẩn bị cho biến đổi khí hậu ở những nơi như rừng nhiệt đới Amazon thế nào? Để tôi kể cho các bạn nghe, tôi đã dành rất nhiều thời gian ở những khu vực này, và chúng ta đã thấy được khí hậu đang biến đổi. Nhiệt độ đang tăng cao, và những gì đang diễn ra là ngày càng nhiều hạn hán, những vụ hạn hán diễn ra đều đều. Trận hán hạn lớn năm 2010 được thể hiện ở đây với màu đỏ biểu thị khu vực phía tây Châu Âu. Khu vực Amazon rất khô hạn vào năm 2010 thậm chí đập nước chính của sông Amazon đang dần khô cạn từng, như các bạn thấy trên hình ở phần phía dưới của màn hình. Những gì chúng tôi khám phá ra là những khu vực hẻo lánh, những trận hạn hán này đã để lại những hậu quả nặng nề đến những cánh rừng nhiệt đới. Ví dụ như là, đây là những cây chết trong màu đỏ sau trận hạn hán năm 2010. Khu vực này diễn ra ở biên giới của Peru và Brazil, hoàn toàn chưa được khai phá, và gần như chưa được khoa học biết tới. Vậy nên những gì chúng ta nghĩ, với tư cách là người tìm hiểu Trái Đất, đó là các giống òoài đang phải di cư do khí hậu thay đổi từ phía đông Brazil thẳng đến phía tây vào dãy Andes và lên trên các ngọn núi để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Một trong số những vấn đề liên quan tới nó đó là con người đang làm rời ra khu vực phía tây Amazon như đã nói. Hãy nhìn vết cắt rộng 100km vuông trong rừng do những người đào vàng này. Các bạn nhìn cánh rừng trong màu xanh ở định dạng 3D, và bạn thấy hậu quả của việc đào vàng tới phía dưới của bề mặt đất. Rõ ràng là các sinh vật không có nơi nào để di cư tới với một hệ thống như thế này. Nếu các bạn chưa từng tới Amazon, các bạn nên đi. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, dù các bạn đến đâu. Các bạn có thể sẽ thấy nó thế này, trên một dòng sông. Nhưng những gì diễn ra đó là rất nhiều lần các dòng sông che dấu những gì đang thực sự diễn ra trong các cánh rừng. Chúng tôi đã bay qua cũng dòng sông này, thu lại hình ảnh 3D. Cánh rừng nằm bên tay trái. Và rồi chúng ta có thể loại bỏ cánh rừng này về mặt kĩ thuật số vậy những gì đang diễn ra dưới bề mặt Trái Đất. Và trong trường hợp này, chúng tôi đã khám phá ra hành động đào vàng đều bất hợp pháp, được tiến hành cách xa bờ sông, như các bạn sẽ nhìn thấy những vết sẹo đậu mùa kì lạ này đang được chiếu trên màu hình bên tay phải. Đừng lo, chúng tôi đang làm việc với các nhà chức trách để đối phó với cái này và nhiều, nhiều vấn đề khác trong khu vực. Vậy nên để lên kế hoạch duy trì những đường hành lang độc nhất và quan trọng như là phía tây Amazon và đường hành lang dãy Andes Amazon này, chúng ta phải bắt đầu thực thi những kế hoạch rõ ràng về mặt địa lý ngay bây giờ. Chúng ta làm thế nào nếu chúng ta không biết về địa lý của đa dạng sinh học trong vùng, nếu đó là những gì khoa học chưa biết tới? Vậy nên những gì chúng tôi đã và đang làm là sử dụng thiết bị quang phổ bằng laser từ CAO để tìm ra hệ đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới Amazon. Đây là dữ liệu biểu diễn những sinh vật khác nhau trong các màu sắc khác nhau. Màu đỏ là một loài sinh vật, màu xanh lục là một loài khác, và màu xanh lá là một loài khác nữa. Và khi chúng ta đem chúng lại với nhau và vẽ to ra đến một mức độ nhất định của khu vực, chúng ta có được một địa lí hoàn toàn mới về hệ đa đạng sinh học chưa biết đến đặc trưng cho công việc này. Nó nói lên nơi nào mà những thay đổi của hệ đa dạng sinh học diễn ra từ môi trường sống này đến môi trường sống khác, và điều đó rất quan trọng bởi vì nó nói lên rất nhiều về nơi mà các giống loài có thể di cư tới và di cư từ những nơi biến đổi khí hậu. Và đó là những thông tin mấu chốt cần thiết để phát triển những khu vực cần bảo vệ trong phạm vi của những kế hoạch phát triển khu vực. Và câu hỏi thứ 3 cũng là câu hỏi cuối cùng là, làm thế này để chúng ta duy trì đa dạng sinh học trên hành tinh của hệ sinh thái cần bảo vệ? Ví dụ mà tôi muốn bắt đầu vấn đề này là về việc đi săn của loài sư tử, đó là một thí nghiệm chúng tôi đã làm đằng sau hàng rào của khu vực được bảo vệ ở Nam Phi. Và sự thật là, rất nhiều thứ trong tự nhiên ở châu Phi sẽ kéo dài tới tận tương lai trong những vùng được bảo vệ như tôi trình bay bằng màu xanh trên màn hình. Nó đặt áp lực và trách nhiệm nặng nề lên những nhà quản lý công viên. Họ cần phải làm và đưa ra quyết định có lợi cho tất cả các giống loài mà họ đang bảo vệ. Một vài quyết định của hộ đã có những ảnh hưởng nhất định. Như là, sử dụng lửa như là một công cụ quản lý ở đâu và lượng bao nhiêu? Hay là, làm thế nào để đối phó với những loài to xác như là voi, có thể, nếu số lượng chúng tăng lên quá nhiều, có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và các loài khác. Để tôi nói với các bạn thế này, những loại động lực này thật sự diễn ra trên các cảnh quan. Ở cận cảnh thì đó là một khu vực với nhiều ngọn lửa và nhiều voi: đồng cỏ hoang mở rộng màu xanh, và chỉ một vài cây cối. Khi chúng ta đi qua hàng rào này, và giờ chúng đang tiến vào khu vực đã có bảo vệ bằng lửa và không có con voi nào: cây cối dày đặc, một hệ sinh thái khác về mặt cơ bản. Và ở nơi như là Kruger, mật độ voi tăng cao là một vấn đề thật sự. Tôi biết đây là một vấn đề nhạy cảm đối với nhiều người các bạn, và không hề có câu trả lời đơn giản đối với nó. Nhưng tốt là công nghệ mà chúng tôi đã phát triển và chúng tôi đang áp dụng ở Nam Phi, ví dụ như, đang cho phép chúng tôi tìm kiếm từng cái cây một ở đồng cỏ, và sau đó thông qua những chuyến bay liên tục chúng tôi có thể thấy cây nào đang bị những con voi đốn ngã, là màu đỏ như các bạn thấy trên màn hình, và những gì đang diễn ra ở những cảnh quan khác nhau trên đồng cỏ. Điều đó đã cho những nhà quản lý công viên một cơ hội đầu tiên để sử dụng những chiến lược quản lý linh hoạt hơn và không dẫn đến những hậu quả mà tôi vừa chỉ cho các bạn. Vậy nên, cái cách mà chúng ta đang nhìn vào những khu vực được bảo vệ hiện nay là hướng tới vòng đời, mà chúng ta có sự duy quản lý ngọn lửa, quản lý loài voi, những ảnh hưởng tới cấu trúc hệ sinh thái, và rồi những ảnh hưởng đó tác động tới mọi thứ từ những loài côn trùng tới những động vật ăn thịt cao cấp như là sư tử. Tiếp theo, tôi đã lên kế hoạch mở rộng đáng kể đài quan sát trên không. Tôi hi vọng công nghệ có thể đặt ngoài quĩ đạo để chúng ta có thể quản lý được cả hành tinh này với những công nghệ như thế. Cho tới lúc đó, các bạn sẽ thấy tôi bay đến những khu vực hẻo lánh mà các bạn chưa bao giờ nghe tới. Để kết thúc, tôi chỉ muốn nói rằng công nghệ hoàn toàn có vị trí trọng yếu trong việc giữ gìn Trái Đất, và quan trọng hơn như là cách hiểu và kiến thức để áp dụng nó. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Trung sĩ Salman: Từ Los Altos Hills, California, Ông Henry Evans. (Vỗ tay) Henry Evans: Xin chào. Tên tôi là Henry Evans, và cho đến ngày 29 tháng 8 năm 2002, Tôi đã sống cuộc sống người Mỹ hằng mong ước. Tôi lớn lên ở một thị trấn Mỹ điển hình gần St. Louis. Cha tôi là một luật sư. Mẹ tôi là một người nội trợ. Sáu anh chị em của tôi và tôi đã là những đứa trẻ tốt, nhưng gây ra khá nhiều rắc rối. Sau khi học trung học, tôi rời xa nhà đi học và tìm hiểu thêm về thế giới. Tôi đã đến học ở đại học Notre Dame và đã tốt nghiệp với ngành kế toán và tiếng Đức, trong đó có dành ra một năm học ở Áo. Sau đó, tôi lấy bằng MBA tại đại học Stanford. Tôi kết hôn với một người bạn thời trung học, Jane. Tôi thật may mắn khi cưới được bà ấy. Cùng nhau, chúng tôi nuôi dạy bốn đứa trẻ tuyệt vời. Tôi làm việc và học cật lực để đạt được thăng tiến trong sự nghiệp, cuối cùng trở thành một giám đốc tài chính ở Silicon Valley, một công việc tôi thật sự rất thích. Gia đình tôi và tôi đã mua nhà căn nhà đầu tiên và duy nhất vào ngày 13 tháng 12, 2001, một căn nhà khá xuống cấp ở một nơi tuyệt đẹp tại Los Altos Hills, California, là nơi tôi đang nói chuyện với các bạn lúc này. Chúng tôi đã rất háo hức sửa chữa lại căn nhà, nhưng tám tháng sau khi chúng tôi chuyển vào, Tôi trải qua một cơn đột quỵ gây ra bởi một khiếm khuyết lúc sinh ra. Qua đêm sau, tôi đã bị liệt tay chân và câm lúc 40 tuồi, độ tuồi của sự chín muồi. Tôi đã mất vài năm, nhưng với sự giúp đỡ tuyệt vời của gia đình, tôi cuối cùng đã quyết định cuộc sống vẫn còn giá trị để sống. Tôi đã trở nên thích thú với việc sử dụng công nghệ để giúp những người bị các khuyết tật nghiêm trọng. Những thiết bị theo dõi đầu được bán đại trà bởi công ty Madentec chuyển đổi những chuyển động nhỏ cùa đầu tôi thành những chuyển động của con trỏ, và cho phép tôi sử dụng máy tính thường xuyên. Tôi có thể lướt web, trao đổi email với mọi người, và thường xuyên đánh bại bạn tôi Steve Cousins trong các trò chơi đấu từ vựng trực tuyến. Công nghệ này cho phép tôi tiếp tục bận rộn, hoạt động trí óc tích cực, và cảm thấy tôi là một phần của thế giới. Một ngày, tôi đang nằm trên giường xem CNN, lúc ấy, tôi đã rất kinh ngạc bởi màn trình diễn robot PR2 của giáo sư Charlie Kemp thuộc phòng thí nghiệm Healthcare Robotics tại đại học Georgia Tech. Tôi gửi email cho Charlie và Steve Cousins ở công ty Willow Garage, và chúng tôi đã thành lập dự án Robots for Humanity (Robot cho Nhân loại) Trong khoảng hai năm, dự án Robot cho Nhân loại đã phát triển những cách thức cho phép tôi sử dụng PR2 như cơ thể thứ hai của mình. Tôi tự cạo râu lần đầu tiên sau 10 năm. Từ nhà của tôi ở California, tôi cạo râu cho Charlie ở Atlanta. (Tiếng cười) Tôi trao kẹo Halloween. Tôi tự mình mở được tủ lạnh. Tôi bắt đầu làm việc nhà. Tôi thấy những khả năng mới mà trước đây không dám nghĩ đến để sống và đóng góp, cho bản thân mình và những người khác giống như tôi. Chúng ta [kể cả người bình thường] có các khuyết tật dưới dạng này hay dạng khác. Ví dụ, nếu bất kỳ ai muốn đi 60 dặm một giờ, chúng ta đều cần một thiết bị trợ giúp, gọi là xe hơi. Khuyết tật của bạn không làm cho bạn trở nên kém cỏi hơn, và những khuyết tật của tôi cũng thế. Nhân tiện, thử xem tay lái "lụa" của tôi nhé. (Tiếng cười) Kể từ khi sinh, chúng ta đều không có khả năng tự mình bay. Năm ngoái, Kaijen Hsiao ở Willow Garage kết nối tôi với Chad Jenkins. Chad đã cho tôi thấy thật dễ dàng để mua và điều khiển máy bay không người lái. Đó là lúc tôi nhận ra rằng tôi cũng có thể sử dụng một máy bay không người lái để mở rộng thế giới của những người nằm liệt giường qua những chuyến bay, mang đến cảm giác của sự chuyển động và điều khiển, điều đó thật đáng kinh ngạc. Tôi sử dụng đầu mình điều khiển con trỏ chuột, những giao diện trên trang web cho phép tôi xem video từ robot và gửi các lệnh điều khiển bằng cách nhấn các nút trong trình duyệt web. Với một chút luyện tập, tôi đã đủ thành thạo với giao diện này để tự lái xung quanh nhà của tôi. Tôi có thể nhìn xung quanh vườn của chúng tôi và xem những quả nho chúng tôi đang trồng. Tôi kiểm tra các tấm pin mặt trời trên mái nhà của chúng tôi. (Tiếng cười) Một trong những thử thách đối với tôi, một phi công, là hạ cánh máy bay này trên cầu môn bóng rổ ngoài vườn. Tôi thậm chí tiến xa hơn nữa bằng cách xem thử khả năng sử dụng một màn hình gắn vào đầu, có tên Oculus Rift, được điều chỉnh bởi Fighting Walrus, để có được kinh nghiệm thực tế ảo trong việc điều khiển chiếc máy bay. Với nhóm của Chad tại đại học Brown, tôi thường xuyên lái những máy bay này vòng quanh phòng thí nghiệm của anh ấy vài lần một tuần, từ nhà tôi cách đó 3000 dặm. Tất cả mọi người làm việc và không chơi đùa đối với một kẻ liệt tay chân buồn chán, vì vậy, chúng tôi cũng dành thời gian thi đấu các trận giao hữu của bóng đá robot. (Tiếng cười) Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ có thể thoải mái tự mình đi dạo xung quanh khuôn viên một trường như Brown. Tôi chỉ ước là tôi có thể đủ tiền đóng học phí. (Tiếng cười) Chad Jenkins: Henry, hãy tạm gác lại những câu bông đùa, tôi đặt cược rằng tất cả mọi người ở đây rất muốn nhìn thấy anh lái chiếc máy bay này từ giường của anh ở California, cách 3.000 dặm. (Vỗ tay) Được rồi, Henry, gần đây anh có đến D.C? (Tiếng cười) Anh có thấy hào hứng khi có mặt tại TEDxMidAtlantic? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Anh có thể cho chúng tôi thấy anh háo hức thế nào không? (Tiếng cười) Được rồi, tốt lắm. Anh có thể cho chúng tôi thấy anh là phi công cừ khôi thế nào không? (Vỗ tay) Được rồi, chúng ta vẫn còn một ít việc cần làm cho vấn đề đó, nhưng tôi nghĩ rằng nó thể hiện sự khả quan rồi. Điều làm cho câu chuyện của Henry trở nên tuyệt vời chính là hiểu rõ về những nhu cầu của Henry, hiểu những gì mà những người trong tình trạng như Henry cần từ công nghệ, và sau đó cũng hiểu về những lợi ích công nghệ tiên tiến có thể đem đến, và rồi mang hai thứ này đến với nhau để sử dụng một cách khôn ngoan và có trách nhiệm. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là dân chủ hóa lĩnh vực robot, để cho bất kỳ ai cũng có thể là một phần của ngành này. Chúng tôi cung cấp những con robot được cài đặt sẵn với giá cả phải chăng, chẳng hạn như máy bay A.R., 300 đô la, hoặc robot Suitable Technologies Beam, chỉ 17.000 đô la, cùng với phần mềm mã nguồn mở robot để cho bạn có thể là một phần của những gì chúng tôi đang cố gắng làm. Và chúng tôi hy vọng bằng cách cung cấp những công cụ này, các bạn có thể nghĩ đến những cách tốt hơn để đem sự di chuyển đến cho những người tàn tật, để đem sự chăm sóc đến cho những người cao tuổi, để giúp giáo dục trẻ em của chúng ta được tốt hơn, để suy nghĩ về các hình thức mới của công việc tầm trung có thể làm ở tương lai, để giám sát và bảo vệ môi trường của chúng ta, và để khám phá vũ trụ. Trở lại phần anh, Henry. Henry Evans: Cảm ơn anh, Chad. Với mô hình máy bay này, chúng tôi chỉ ra tiềm năng cho những người nằm liệt giường một lần nữa có thể khám phá thế giới bên ngoài, và robot cuối cùng sẽ cung cấp một sân chơi công bằng nơi con người chỉ bị giới hạn bởi khả năng của trí óc và trí tưởng tượng, nơi người khuyết tật có thể thực hiện các hoạt động tương tự như những người khác, và có thể còn tốt hơn, và công nghệ thậm chí sẽ cho phép chúng tôi cung cấp một lối thoát cho nhiều người hiện nay được coi là sống cuộc sống thực vật. Nếu ở một trăm năm trước đây, tôi có thể bị đối xử như dạng thực vật. Trên thực tế, điều đó không đúng. Tôi đã có thể chết. Chúng ta nắm trong tay quyền quyết định robot sẽ được sử dụng thế nào, cho điều thiện hay cái ác để đơn giản thay thế con người hoặc làm họ trở nên tốt hơn, để cho phép chúng ta làm và thưởng thức nhiều hơn nữa. Mục tiêu của chúng tôi cho robot là gải phóng sức mạnh trí óc của tất cả mọi người bằng cách làm cho thế giới trở nên dễ tiếp cận cho những người như bản thân tôi và những người khác như tôi trên toàn thế giới. Với sự giúp đỡ của những người như các bạn, chúng tôi có thể biến ước mơ này thành hiện thực. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hiện nay vẫn còn 1 tỷ người trên thế giới không thể tiếp cận với những tuyến đường có thể đi lại trong mọi thời tiết. Một tỷ người. Một phần bảy dân số thế giới vào một thời điểm nào đó trong năm, sẽ phải chịu cách ly hoàn toàn với thế giới. Chúng ta không thể đem thuốc men đến cho họ kịp thời, họ không thể nhận được nhu yếu phẩm, và cũng không đem được hàng hoá của mình ra chợ bán để kiếm sống qua ngày. Ví dụ như ở vùng hạ Saharan châu Phi có đến 85% đường xá không thể sử dụng được vào mùa mưa. Những khoản đầu tư đang được đưa vào đây, nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại thì dự tính phải đến 50 năm nữa mọi thứ mới theo kịp tiến độ. Chỉ riêng trong nước Mỹ, có đến khoảng 6,4 triệu kilô mét đường vừa rất tốn kém để xây dựng, vừa ngốn nhiều tiền để duy trì cơ sở hạ tầng, lại còn gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vậy mà đường xá vẫn còn thường xuyên chật chội đông đúc. Chúng tôi đã thấy được điều này và nghĩ rằng Liệu có một cách nào đó tốt hơn? Liệu chúng ta có thể tạo ra một loại hệ thống sử dụng những công nghệ tối tân nhất để tạo sự nhảy vọt trong lĩnh vực này như chúng ta đã làm với các thiết bị điện thoại di động trong 10 năm qua hay không? Nhiều quốc gia có hệ thống viễn thông thật tuyệt vời không cần phải đặt những sợi cáp đồng dưới lòng đất nữa. Vậy liệu chúng ta có thể làm điều tương tự trong lĩnh vực giao thông? Hãy thử tưởng tượng một tình huống thế này. Bạn đang ở trong một bệnh viện phụ sản ở Mali, châu Phi, bạn vừa hạ sinh một em bé và cần được chăm sóc đặc biệt ngay lập tức. Ở thời buổi hiện nay bạn có thể làm gì trong tình huống này? Rõ ràng bạn có thể gọi cấp cứu chỉ bằng điện thoại di động, và ngay lập tức người ta nhận được yêu cầu. Đó là lĩnh vực đáp ứng được nhu cầu của con người. Tuy nhiên, sự chăm sóc y tế có thể mất vài ngày mới đến nơi bởi vì đường xá quá xấu. Đó là lĩnh vực chưa đáp ứng được nhu cầu con người. Chúng tôi tin rằng có thể đến nơi chỉ trong vài giờ bằng một phương tiện bay bằng điện tự vận hành như thế này đây. Hiện nay phương tiện này có thể chở được một khối lượng nhỏ khoảng 2kg bay qua một đoạn ngắn khoảng 10km, nhưng nó là một phần của một mạng lưới lớn hơn có thể phủ khắp đất nước, thậm chí cả châu lục. Đây sẽ là một mạng lưới vận chuyển tự động và siêu linh hoạt. một mạng lưới dành cho những nơi có hệ thống giao thông khó khăn. Chúng tôi gọi nó là Matternet. Chúng tôi sử dụng 3 loại công nghệ chính . Loại thứ 1 là những chiếc máy bay điện tử tự vận hành. Loại thứ 2 là các trạm mặt đất tự động nơi những chiếc máy bay đó bay ra bay vào để thay pin rồi tiếp tục chặng đường, hay giao và nhận hàng hoá vận chuyển. Loại thứ 3 là bộ điều khiển điều hành toàn bộ hệ thống. Hãy xem chi tiết hơn từng loại một trong số những kỹ thuật này nhé. Trước tiên, hãy nói đến những chiếc máy bay tự vận hành kia Chúng ta cũng sắp đưa vào sử dụng tất cả các phương tiện này vì những mục đích chuyên chở khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay, chúng ta đang sử dụng những loại nhỏ có 4 bánh. Chúng có thể chở được 2kg vượt qua quãng đường hơn 10km chỉ trong có 15 phút. Hãy so sánh điều này với việc cố len lỏi vào một con đường gồ ghề tại các quốc gia đang phát triển, hay thậm chí bị kẹt xe trong một quốc gia tiên tiến hơn trên thế giới. Những chiếc máy bay này không cần người lái. Chìa khoá của công nghệ này là như sau. Chúng sử dụng thiết bị định vị vệ tinh và cảm biến bên trong để định hướng di chuyển giữa các trạm trên mặt đất. Mỗi chiếc như vậy được gắn lên một thiết bị hoạt động tự động giúp trao đổi pin và cả hàng hoá chuyên chở, thế nên chúng có thể tự định hướng để đi đến các trạm mặt đất kia, cập bến, thay pin một cách tự động, rồi rời đi. Các trạm mặt đất được đặt ở những khu vực an toàn trên mặt đất. Chúng đảm bảo an toàn cho phần nhiệm vụ dễ bị lỗi nhất, đó chính là phần hạ cánh. Chúng được đặt ở những vị trí đã được định sẵn trên mặt đất, thế nên những con đường nối giữa chúng đều được định vị rõ ràng điều này rất quan trọng xét về khía cạnh độ tin cậy cho toàn bộ hệ thống. Ngoài việc đảm bảo năng lượng cho những chiếc máy bay này chúng cũng sẽ trở thành những cổng thương mại nơi mà người ta có thể lấy ra hay bỏ vào mạng lưới các loại hàng hóa. Phần cuối cùng của hệ thống là bộ điều khiển, nó điều khiển toàn bộ hệ thống. theo dõi dữ liệu về thời tiết từ tất cả các trạm mặt đất và tối ưu hoá đường đi của những chiếc máy bay trong toàn hệ thống để tránh thời tiết xấu và những yếu tố nguy hiểm khác, đồng thời tối ưu hoá việc sử dụng nguồn năng lượng trong toàn hệ thống Bây giờ, tôi sẽ cho các bạn xem một trong số những chuyến bay như vậy. Đây, chúng tôi đã bay ở Haiti mùa hè vừa rồi. Nơi mà chúng tôi đã thực hiện những chuyến bay thử đầu tiên. Chúng tôi đang làm mẫu một chuyến bay chuyên chở thuốc men đến một khu trại được dựng lên sau trận động đất năm 2010. Mọi người ở đó thích điều này. Và tôi muốn cho các bạn xem những chiếc máy bay này nhìn gần như thế nào. Đây là một chiếc trị giá 3000 đô la. Giá thành của nó vẫn đang giảm xuống rất nhanh. Chúng ta sử dụng nó trong mọi điều kiện thời tiết, trong điều kiện khí hậu cực nóng hay cực lạnh, hay có gió mạnh . Chúng là những phương tiện rất bền. Hãy tưởng tượng cuộc đời bạn phụ thuộc vào cái gói này, ở đâu đó tại Châu Phi hay ở thành phố New York, sau cơn bão hung dữ Sandy. Câu hỏi lớn kế tiếp là phải tốn bao nhiêu tiền cho nó? Hóa ra chi phí cho việc chuyên chở 2kg đi xa hơn 10km bằng phương tiện này chỉ tốn có 24 xu. (Tiếng vỗ tay) Nghe có vẻ khó tin, nhưng thật ra chi phí về năng lượng dành cho chuyến bay chỉ tốn có 2 xu của một đồng đô la hiện nay. và chúng ta chỉ mới ở giai đoạn ban đầu. Khi thấy điều này, chúng tôi đã nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thế giới. Bởi vậy chúng tôi đã nói được thôi, phải tốn bao nhiêu tiền để xây dựng một hệ thống như vậy ở đâu đó trên hành tinh này? Và chúng tôi đã quan sát việc xây dựng một hệ thống ở Lesotho để vận chuyển những mẫu bệnh phẩm HIV. Vấn đề là có cách nào để vận chuyển nó ra khỏi phòng khám nơi bạn thu thập được mẫu bệnh và đem nó tới bệnh viện để phân tích? Và chúng tôi cũng tự hỏi nếu muốn nó hoạt động khắp một khu vực rộng lớn khoảng 140km vuông thì sao? Thậm chí lớn gấp 1,5 lần quận Manhattan. Và rồi chúng tôi nghiệm ra chi phí để thực hiện điều này khoảng chừng ít hơn 1 triệu đô la. Nếu so sánh với việc đầu tư cơ sở hạ tầng bình thường thì chúng tôi nghĩ rằng đó là khả thi - đó chính là sức mạnh của một mô hình mới. Và đây, một ý tưởng mới về một mạng lưới vận chuyển dựa vào những ý tưởng về mạng Internet. Nó đã được phân cấp, được đồng bộ hóa, tương tác hai chiều, dễ dàng tương thích, tốn ít vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, và ít làm tổn hại đến môi trường. Và dĩ nhiên, nếu nó là mô hình mới thì chắc chắn phải có thêm những công dụng khác nữa. Có thể nó sẽ được dùng ở nhiều nơi trên thế giới. Bây giờ, hãy nhìn vào một trái : những thành phố, những siêu đô thị của chúng ta. Hiện nay, phân nửa dân số thế giới sống ở thành thị. Nửa tỷ người sống ở những siêu đô thị. Chúng ta đang sống trong một xu thế đô thị hóa nhanh không thể tưởng. Riêng Trung Quốc, cứ mỗi 2 năm lại xây dựng thêm một siêu đô thị lớn bằng thành phố New York. Đây đều là những nơi đ ã có cơ sở hạ tầng đường sá, nhưng không thực sự hiệu quả. Sự tắc nghẽn giao thông là một vấn nạn lớn. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng việc xây dựng một mạng lưới vận chuyển như vậy ở những nơi này là hoàn toàn hợp lý. Nó như là một tầng mới xuất hiện giữa đường sá và mạng Internet hiện tại, ban đầu chỉ dùng để vận chuyển hàng nhẹ và hàng khẩn cấp, nhưng qua một thời gian nữa, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển nó thành một loại hình vận chuyển mới cung cấp một giải pháp thực sự hiện đại cho một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu. Sau cùng thì, nó còn có khả năng mở rộng với rất ít tác hại đến môi trường, có thể vận hành liên tục suốt ngày đêm, giống như mạng Internet vậy. Khi khởi xướng ý tưởng này cách đây vài năm, có rất nhiều người đã đến gặp chúng tôi và nói rằng "Đây là một ý tưởng hay nhưng thật điên rồ, và chắc chắn các bạn không nên bắt tay vào làm tại một thời điểm quá sớm như vậy.&quot; Tất nhiên, ta đang nói về máy bay đúng không, một công nghệ không chỉ chưa phổ biến ở phương Tây mà còn là một sự thật không vui vẻ gì ở những nước kém phát triển, đặc biệt ở những nơi thường xảy ra xung đột. Vậy tại sao chúng tôi lại làm chuyện này? Chúng tôi đã chọn nó không phải vì nó dễ làm mà bởi vì nó sẽ tạo ra một ảnh hưởng thần kì. Hãy tưởng tượng 1 tỷ người được kết nối với hàng hóa theo cùng một cách giống như công nghệ viễn thông di động kết nối con người với thông tin vậy. Hãy tưởng tượng một mạng lưới rộng lớn kế tiếp mà chúng ta sẽ xây dựng trên trái đất này sẽ là một mạng lưới giao thông vận tải. Đối với các nước đang phát triển, chúng ta hy vọng đem đến cho hàng triệu người những loại vắc xin tốt hơn, và những dịch vụ điều trị y khoa tốt hơn. Điều này có thể cho chúng ta một lợi thế có phần thiên vị trong cuộc chiến chống bệnh AIDS, lao phổi, và các dịch bệnh khác. Dần dà, chúng tôi hy vọng nó sẽ trở thành một nền tảng mới cho những giao dịch kinh tế, giúp hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo. Đối với các nước đã phát triển và các quốc gia mới nổi, chúng tôi hy vọng nó sẽ là một mô hình giao thông vận tải mới có thể giúp cho những thành phố của chúng ta trở nên dễ sống hơn. Đối với những ai vẫn còn cho rằng điều này chỉ nằm trong tiểu thuyết viễn tưởng, tôi xin khẳng định rằng đó là một thực tế. Chúng ta cần đưa nó vào xã hội để biến nó thành hiện thực. Xin cảm ơn tất cả các bạn. (Tiếng vỗ tay) Để biết được có bao nhiêu bạn ở đây có thể tìm thấy trong những gì tôi sắp nói với các bạn về giá trị thực tế, khi tôi hỏi mọi người vui lòng giơ tay: Ở đây ai trên 65 tuổi hoặc hy vọng sống qua tuổi 65 hay có cha mẹ hoặc ông bà đã sống hoặc đã qua tuổi 65, vui lòng giơ tay. (Tiếng cười) Okay. Các bạn là người khiến những điều tôi nói có giá trị thực tế. Những người còn lại sẽ không thấy điều tôi nói liên quan gì đến mình, nhưng tôi nghĩ bạn vẫn thấy chủ đề này hấp dẫn. Tôi sẽ nói về sự già đi trong xã hội truyền thống. Chủ đề này chỉ gồm một chương trong cuốn sách mới nhất của tôi, so sánh giữa xã hội kiểu bộ lạc nhỏ, truyền thống với xã hội lớn hiện đại của chúng ta, liên quan tới nhiều phương diện như là nuôi dưỡng con cái, trưởng thành, sức khỏe, đối phó với nguy hiểm, giải quyết tranh chấp, tôn giáo và sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ. Những xã hội bộ lạc đã tạo nên tất cả xã hội loài người trong hầu hết lịch sử nhân loại, biến đổi đa dạng hơn xã hội hiện tại, ngày càng lớn của chúng ta. Tất cả những xã hội lớn đều có chính phủ, nơi mà hầu hết mọi người đều xa lạ nhau, hoặc hẳn là đã biết rõ nhau khác với xã hội bộ lạc. Các bộ lạc tạo nên hàng ngàn cuộc thử nghiệm để làm sao vận hành được bộ máy xã hội một cách tự nhiên. Họ tạo nên các thử nghiệm mà chúng ta có thể học hỏi từ đó. Không nên chê bai xã hội bộ lạc là thô sơ và đói khổ, nhưng cũng không nên ca ngợi nó là hạnh phúc và bình yên. Khi chúng ta tìm hiểu về những tục lệ của họ, có vài thứ sẽ khiến chúng ta phải sợ, nhưng có những tục lệ mà, khi nghe đến, sẽ khiến chúng ta cảm thấy ghen tị và ngưỡng mộ và tự hỏi rằng chúng ta có thể làm theo những tục lệ đó hay không. Hầu hết người cao tuổi ở Mỹ sống cuối đời tách biệt với con cháu họ với hầu hết bạn bè thời niên thiếu của họ, và thường sống riêng biệt trong những khu nhà cho người già. trái ngược với xã hội truyền thống, người già không sống ngoài cuộc sống của họ họ sống với con cháu, họ hàng, và những người bạn lâu năm của họ. Tuy vậy, đối xử với người già có sự khác nhau rất lớn giữa các xã hội truyền thống, từ rất tệ tới tốt hơn cả xã hội hiện đại của chúng ta. Ở mức tệ nhất, nhiều xã hội truyền thống xua đuổi những người già bằng một trong bốn cách với mức độ tăng dần như sau: bằng bỏ mặc người già và không cho ăn uống, tắm rửa cho tới khi họ chết, hoặc bỏ lại họ khi mọi người chuyển đi, hoặc kích lệ họ tự tử, hoặc bằng cách giết chết họ. Trong những bộ lạc đó liệu con cháu có bỏ mặc hoặc ghết bố mẹ mình ? Nó xảy ra với hai điều kiện chính. Một là trong điều kiện sống du mục, xã hội săn bắn hái lượm thường xuyên thay đổi chổ ở và không có khà năng mang theo những người già không đi lại được khi những người trẻ khoẻ mạnh đã phải mang theo con cái và các tài sản của họ. Điều kiện thứ hai là trong những xã hội có điều kiện sống bấp bênh hoặc thiếu thốn, như ở Bắc cực hoặc sa mạc, nơi có những chu kỳ khan hiếm thức ăn, và thỉnh thoảng chỉ là không có đủ thức ăn để nuôi sống tất cả mọi người. Dù cho thực phẩm có được tích trữ chỉ dành cho những người khỏe mạnh và trẻ nhỏ. Với người Mỹ chúng ta, điều này nghe thật kinh khủng khi nghĩ đến việc bỏ mặc hoặc giết chết người vợ, chồng bị ốm của mình hoặc bố mẹ mình. nhưng cái gì khiến những xã hội đó làm những điều khác biệt như vậy? Họ phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt không còn lựa chọn. Những người trường thành đó phải làm điều đó với chính cha mẹ họ, và những người đó biết rằng điều gì sẽ xảy ra với cha mẹ họ. Ở trạng thái ngược lại việc đối xử với người già cực tốt đó là những xã hội nông nghiệp ở New Guinea nơi tôi đã làm công việc đồng áng suốt 50 năm qua, và ở hầu hết những xã hội sống định cư trên khắp thê giới. Trong những xã hội đó, những người già được chăm sóc. Được cho ăn uống, gìn giữ giá trị của họ. Họ tiếp tục sống trong mái nhà của mình hoặc ai đó ngay gần nhà con cháu mình, hoặc nhà họ hàng và bạn bè thân thiết. Có hai lý do chính cho sự khác biệt giữa những xã hội trong cách đối xử của họ với người già. Sự khác biệt đặc biệt phụ thuộc vào sự hữu dụng của người già và giá trị của họ với xã hội. Thứ nhất, là sự hữu dụng người già tiếp tục thực hiện những công việc quan trọng. Những xã hội truyền thống sử dụng người già thường khi họ tiếp tục hiệu quả trong việc tạo ra thực phẩm. Một sự hữu ích truyền thống của người già là họ có khả năng chăm sóc trẻ em cháu chắt họ, do đó giúp đỡ những đứa con đã trưởng thành của họ bố mẹ những đứa cháu của họ, để chúng đi săn bắn hái lượm, kiếm thức ăn cho cháu họ. Còn những giá trị truyền thống khác của người già là chế tạo công cụ, vũ khí, rổ giá, ấm chén và dệt vải. Thực ra, họ thường là người giỏi nhất những việc đó. Người già thường là lãnh đạo trong những xã hội truyền thống, và là những người có nhiều kiến thức nhất về chính trị, y dược, tôn giáo , âm nhạc và các điệu múa. Cuối cùng, là những người già của những xã hội truyền thống có vị trí cực kỳ quan trọng mà sẽ không bao xảy ra trong xã hội hiện đại được giáo dục tốt của chúng ta, nơi mà tất cả nguồn thông tin của chúng ta là sách vở và Internet Ngược lại, trong xã hội không có chữ viết, những người già là kho chứa kiến thức. Kiến thức của họ tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết đối với cả xã hội trong giai đoạn khủng hoảng do những sự kiện hiếm khi xảy ra mà chỉ những người già nhất còn sống mới được trải nghiệm. Đó là những cách người già trở lên hữu dụng trong xã hội truyền thống. Giá trị và đóng góp của họ là sự khác biệt trong cách đối xử của xã hội với họ. Những lý do khác đặt ra cho sự khác biệt trong cách đối xử với người già là do văn hoá xã hội. Ví dụ, có sự đặc biệt tôn trọng đối với người già ở các quốc gia Đông Á, do ảnh hưởng của đạo Khổng Tử về đạo làm con hiếu thảo, có nghĩa là vâng lời, tôn trọng và giúp đỡ cha mẹ già. Quan điểm văn hoá ở đó quan tâm đến sự tôn trọng người già trái ngược với địa vị thấp của người già ở Mỹ. Những người cao tuổi ở Mỹ chịu thiệt thòi lớn trong xin việc. Chịu thiệt thòi lớn trong việc khám chữa bệnh. Các bệnh viện của chúng ta có một chính sách rất rõ ràng gọi là phân phối nguồn lực chăm sóc sưc khoẻ theo độ tuổi. Chính sách tàn nhẫn đó nói rằng nếu nguồn lực của bệnh viện có giới hạn, ví dụ chỉ có một quả tim được hiến dành cho cấy ghép, hoặc nếu chỉ tiến hành phẫu thuật được cho một số lượng bệnh nhân có hạn, các bệnh viện Mỹ có chính sách dứt khoát rằng nhường sự ưu tiên cho bệnh nhân tuổi trẻ hơn là bệnh nhân nhiều tuổi hơn căn cứ vào đó bệnh nhân trẻ tuổi được xem như có giá trị hơn đối với xã hội vì họ có nhiều năm để sống hơn, mặc dù những bệnh nhân ít tuổi hơn có ít số năm kinh nghiệm sống hơn. Có vài lý do cho sự thiếu tốn trọng với người già ở Mỹ . Một là do quan điểm coi trọng công việc của chúng ta luôn đầu tư nhiều cho công việc, nên những người già không còn làm việc nữa không được tôn trọng. Một lý do khác là người Mỹ chúng ta coi trọng đức tính tự lực và độc lập, nên chúng ta nhìn vào những người già một cách bản năng thấy họ không còn tự lực và độc lập nữa. Còn một lý do nữa là nước Mỹ tôn sùng giới trẻ, điều này thể hiện ngay trong những quảng cáo của chúng ta. Quảng cáo của Coca-Cola và bia luôn miêu tả nụ cười của người trẻ tuổi, cho dù cả người già lẫn người trẻ đều uống Coca-Cola và bia. Nghĩ xem, có bao giờ bạn thấy một quảng cáo Coca hay bia sử dụng nụ cười của ông già 85 tuổi? Không bao giờ. Thay vào đó, quảng cáo của Mỹ chỉ dùng hình ảnh người già tóc bạc cho các quảng cáo nhà dưỡng già và lập kế hoạch chi tiêu lương hưu. Vậy, điều gì đã làm thay đổi địa vị của người già ngày nay so với địa vị của họ trong xã hội truyền thống trước kia? Có một ít thay đổi mang lại điều tốt hơn và nhiều thay đổi mang lại điều tệ hơn. Thay đổi lớn tốt hơn gồm có sự thực là ngày nay chúng ta hưởng thụ cuộc sống lâu hơn, sức khoẻ tốt hơn nhiều khi về già, nhiều cơ hội giải trí tốt hơn. Một thay đổi khác tốt hơn là điều kiện nghỉ ngơi thuận lợi hơn và các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người già. Những thay đổi xấu bắt nguồn từ thực tế khắc nghiệt rằng giờ đây chúng ta có nhiều người già hơn người trẻ nhất từ trước tới nay. Có nghĩa là những người già đó trở thành gánh nặng cho những người trẻ, và khiến mỗi người già có ít giá trị hơn. Một thay đổi lớn khác làm giảm địa vị người già là sự phá vỡ liên kết tuổi tác xã hội, bởi vì người già, con cháu họ, và bạn bè họ, đều rời đi khắp nơi sống độc lập với nhau nhiều lần trong suốt cuộc đời họ. Người Mỹ chuyển nhà trung bình sau 5 năm. Do dó người già có khả năng phải sống xa con cái mình và những người bạn thời trẻ. Vẫn còn một lý do nữa dẫn đến tình trạng này cho người già là sự nghỉ hưu khỏi lực lượng lao động, mang đến sự chia tay với đồng nghiệp và mất đi công việc họ đã gắn bó, trân trọng. Có lẽ thay đổi lớn nhất gây ra tình trạng này là người già của chúng ta nói khách quan, ít hữu dựng hơn so với họ trong xã hội truyền thống. Phổ biến khả năng đọc viết có nghĩa là họ không còn hữu ích cho việc lưu trữ kiến thức. Khi chúng ta cần thông tin nào đó, chúng ta tìm nó qua sách vở hoặc dùng Google thay vì tìm một ông già để hỏi. Tốc độ thay đổi công nghệ chậm trong xã hội truyền thống có nghĩa là những điều ai đó học được khi còn bé vẫn hữu dụng khi người đó già đi nhưng với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ như ngày nay thì những thứ chúng ta học khi còn bé sẽ không sử dụng được 60 năm sau. Và ngược lại, những người già như chúng ta không nhanh nhạy với những công nghệ thiết yếu để tồn tại trong xã hội hiện đại. Ví dụ, hồi 15 tuổi Tôi được xem là đặc biệt giỏi trong tính nhân nhiều số vì tôi nhớ tốt các bảng tính nhân và biết tính Logarít sử dụng nhanh thước trượt. Ngày nay, những kỹ năng đó hoàn toàn vô dụng bởi vì bất kỳ tên ngốc nào cũng có thể tính được phép nhân với tám chữ số một cách chính xác và ngay lập tức với máy tính bỏ túi. Ngược lại, ở tuổi 75 Tôi không có những ký năng cơ bản cho cuộc sống hàng ngày. Nhà tôi có chiếc TV đầu tiên năm 1948 chỉ có 3 núm mà tôi nhanh chóng dùng được: 1 núm bật tắt,1 núm âm lượng và núm chọn kênh. Ngày nay, chỉ để xem một chương trình trên TV ở nhà, Tôi phải điều khiển 41 nút và nó hoàn toàn đánh bại tôi Tôi phải gọi đứa con trai 25 tuổi để nó hướng dẫn trong khi tôi vất vả bấm 41 cái nút đó. Chúng ta có thể làm gì để cải thiện cuộc sống của những người già ở Mỹ, và tận dụng được giá trị của họ? Đó là một vấn đề lớn. Trong bốn phút còn lại của tôi hôm nay, Tôi có thể đưa ra một vài đề xuất. Một trong những giá trị của người già là họ ngày càng trở thành những ông bà tốt mang lại khả năng chăm sóc tốt cho những đứa cháu của mình, nếu họ chọn là việc này, khi ngày càng nhiều phụ nữ trẻ tham gia vào lực lượng lao động và cũng có ít hơn những bố mẹ trẻ ở nhà toàn thời gian chăm sóc con cái họ. So với những lựa chọn thông thường là thuê người trông trẻ và trung tâm trông giữ trẻ ông bà mang lại cho trẻ những điều tốt hơn, họ có động lực và kinh nghiệm trông trẻ hơn. Họ đã có sẵn kinh nghiệm khi nuôi con của mình. Họ thường yêu thương cháu mình, và luôn muốn dành thời gian cho chúng. Không như những người trông trẻ thuê, ông bà không nghỉ bỏ việc vị họ kiếm được công việc khác với mức lương cao hơn để chăm sóc đứa trẻ khác. Giá trị thứ hai của người già ngược với những giá trị họ mất đi do kết quả của những điều kiện và công nghệ trên thế giới thay đổi. Cùng lúc đó, những người già được tăng giá trị bởi chính khinh nghiệm quý báu của họ khi sống trong những điều kiện mà giờ đây hiếm khi xảy ra cũng bởi tốc độ thay đổi lớn lên điều đó có thể lại xảy ra. Ví dụ như, chỉ những người Mỹ giờ ở tuổi 70 hoặc già hơn mới có thể nhớ được những trải nghiệm sống qua cuộc đại suy thoái, trải nghiệm cuộc sống qua chiến tranh thế giới, đã từng vật lộn với việc thả bom nguyên tử có thể tệ hơn hậu quả của việc không thả bom. Hầu hết những người bỏ phiếu và chính trị gia hiện nay không có bất cứ những trải nghiệm cá nhân nào đối với những việc đó nhưng hàng triệu người Mỹ có. Thật không may nếu những trường hợp xấu đó lại xảy ra. Nhưng kể cả nếu nó không xảy ra, chúng ta vẫn có thể chuẩn bị cho nó dựa trên những kinh nghiệm họ đã trải qua như thế nào. Những người già có những kinh nghiệm đó. Người trẻ không. Giá trị còn lại của người già mà tôi sẽ nói đến cũng phải thừa nhận rằng có nhiều việc mà người già không còn làm được nữa nhưng còn có những việc khác mà họ vẫn có thể làm tốt hơn những người trẻ. Một thách thức cho xã hội là tạo cơ hội sử dụng những điều mà người già làm tốt hơn. Một vài khả năng dĩ nhiên giảm sút khi về già. Bao gồm các công việc đòi hỏi sức khoẻ và sức chịu đựng, khát vọng và sức mạnh của sự tò mò trong nhiều trường hợp bị giới hạn, như tìm hiểu cấu trúc DNA, tốt nhất là để cho những nhà khoa học dưới 30 tuổi. Ngược lại, những giá trị đặc trưng mà sẽ tăng thêm cùng tuổi tác gồm kinh nghiệm, hiểu biết về những mối quan hệ giữa con người, có khả năng giúp đỡ người khác mà không để cái tôi xen vào, sự am hiểu nhiều lĩnh vực làm việc với khối lượng dữ liệu lớn, như kinh tế và so sánh tương quan lịch sử, tốt nhất là dành cho các học giả trên 60 tuổi. Vì người già có khả năng làm tốt hơn người trẻ trong giám sát, quản lý, khuyên răn, chiến lược, dạy học, kỹ năng tổng hợp, và đặt ra các kế hoạch dài hạn. Tôi đã thấy những khả năng này của người già ở nhiều người bạn của mình tuổi 60, 70, 80 và 90 tuổi, những người vẫn năng động trong quản lý đầu tư, làm nông, luật sư và bác sĩ. Tóm lại, nhiều xã hội truyền thống tạo điều kiện sử dựng những người già trong cộng đồng và làm thoả mãn cuộc sống của họ hơn trong xã hội lớn hiện đại của chúng ta. Có một nghịch lý thời nay là, khi chúng ta có nhiều người già hơn bao giờ hết, cuộc sống tốt hơn, được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn trước rất nhiều, nhưng người già trong nhiều trường hợp đang chịu nhiều khổ đau hơn bao giờ hết. Cuộc sống của người già ngày càng được thừa nhận là tạo nên một mảng bất hạnh trong xã hội Mỹ. Chúng ta chắc chắn có thể làm tốt hơn nhờ học hỏi từ cuộc sống của những người già ở các xã hội truyền thống. Nhưng cái gì là đúng với cuộc sống người già của xã hội bộ lạc thì cũng đúng với những tập tục khác trong xã hội đó. Dĩ nhiên, Tôi không nói rằng chúng ta phải từ bỏ nền nông nghiệp và công cụ hiện đại và quay về săn bắn-hái lượm kiếm sống. Có nhiều điều quá rõ để thấy là cuộc sống của chúng ta ngày nay hạnh phúc hơn nhiều so với các bộ lạc truyền thống nhỏ lẻ. Vài ví dụ như là, chúng ta sống lâu hơn, giàu có hơn, và ít bị bạo lực hơn những người sống trong xã hội truyền thống. Nhưng vẫn có những điều mà chúng ta phải ngưỡng mộ những người trong xã hội truyền thống, và cần học theo họ. Cuộc sống của họ thường giàu tính cộng đồng hơn chúng ta, mặc dù thiếu thốn vật chất hơn. Con cháu họ tự tin hơn, độc lập hơn và nhiều kỹ năng xã hội hơn con cháu chúng ta. Họ suy nghĩ thực tế hơn đến những mối nguy hiểm hơn chúng ta. Họ dường như không bao giờ chết vì những bệnh đái đường, bệnh tim, đột quỵ và những bệnh không lây nhiễm khác đó là những bệnh có thể giết chết hầu hết tất cả những người ngồi đây ngày hôm nay. Lối sống hiện đại dẫn chúng ta đến những bệnh tật đó, còn lối sống của xã hội truyền thống bảo vệ chúng ta khỏi chúng. Đó chỉ là vài ví dụ về cái mà chúng ta có thể học từ xã hội truyền thống. Tôi mong các bạn cảm thấy hứng thú để tìm hiểu về những xã hội truyền thống đó như tôi đã thấy, để sống trong những xã hội đó. Xin cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Hôm qua, tôi đã ra ngoài đường đứng trước tòa nhà này, và tôi đã đi bộ xuống vỉa hè, và tôi có người đồng hành, một vài người trong chúng ta và chúng ta đều tuân thủ các quy tắc của việc đi bộ trên vỉa hè. Chúng ta không nói chuyện với nhau. Chúng ta nhìn về phía trước. Chúng ta cứ di chuyển. Khi một người trước mặt tôi đi chậm lại . Và vì thế tôi nhìn anh ta, và anh ta đi chậm lại, và cuối cùng anh ấy dừng lại. Thực ra thì đó chưa đủ nhanh đối với tôi, vì thế tôi ra kí hiệu rẽ và tôi đi xung quanh anh ta, và vừa đi, tôi ngoái lại để xem anh ta đang làm gì, và anh ấy đang làm việc đó. Anh ta đang nhắn tin, và anh ấy không thể vừa đi vừa nhắn tin cùng một lúc. Bây giờ chúng ta đã có thể tiếp cận việc này từ góc nhìn về trí nhớ ngắn hạn hoặc từ những quan điểm đa nhiệm. Chúng ta sẽ làm việc với trí nhớ ngắn hạn ngày hôm nay. Bây giờ, trí nhớ ngắn hạn là một phần sự hiểu biết mà chúng ta nhận thức ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bạn đang sử dụng nó ngay lúc này. Nó không phải là thứ mà chúng ta có thể tắt đi. Nếu bạn tắt nó đi, thì đó gọi là hôn mê, đúng không? Vậy thì bây giờ, bạn đang làm rất tốt. Bây giờ trí nhớ ngắn hạn có bốn yếu tố cơ bản. Nó cho phép chúng ta cất giữ những trải nghiệm tức thời và một chút kiến thức. Nó cho phép chúng ta tìm lại về trong trí nhớ dài hạn và giữ lại một số vì chúng ta cần nó, trộn lẫn nó, xử lý nó dù mục tiêu của chúng ta là gì đi nữa. Bây giờ mục tiêu hiện tại không giống như thế, Tôi muốn trở thành Tổng Thống hoặc người lướt sóng giỏi nhất thế giới. Nó là những thứ trần tục hơn. Tôi thích bánh quy, hoặc tôi cần biết làm cách nào để vào phòng khách sạn. Bây giờ, khả năng của trí nhớ ngắn hạn là khả năng chúng ta tận dụng nó, khả năng sử dụng những gì chúng ta biết và những gì chúng ta có thể nhớ và tận dụng nó theo nhiều cách mà cho phép chúng ta thỏa mãn mục tiêu hiện tại của mình. Khả năng của trí nhớ ngắn hạn có một lịch sử khá dài, và nó liên quan đến nhiều tác động tích cực. Những người với khả năng ghi nhớ tốt được cho là người kể chuyện giỏi. Họ được cho là có thể giải quyết và làm tốt những bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa bất kể là nó quan trọng như thế nào. Họ có trình độ viết lách tốt. Họ có khả năng tranh luận ở trình độ cao. Vì vậy, những gì chúng ta đang làm ở đây là diễn lại một chút. Vì thế, tôi sẽ nhờ bạn thực hiện một số nhiệm vụ, và chúng ta sẽ đưa bộ nhớ ngắn hạn đi vào hoạt động. Các bạn hào hứng chứ? Được rồi. Tôi sẽ cho các bạn năm từ, và tôi muốn các bạn ghi nhớ chúng. Đừng viết những từ này xuống. Chỉ ghi nhớ chúng thôi. Năm từ. Khi các bạn ghi nhớ xong, tôi sẽ hỏi ba câu hỏi. Tôi muốn xem những gì sẽ xảy ra với những từ này. Và đây là những từ đó: cây, đường cao tốc, gương, sao Thổ và điện cực. Tốt chứ? Được rồi. Những gì tôi muốn các bạn làm là cho tôi câu trả lời của 23 nhân 8 bằng mấy. Chỉ cần nói nó ra. (Lẩm nhẩm) (Cười) Trên thực tế nó là -- ( lẩm nhẩm)-- chính xác. (Cười) Được rồi. Tôi muốn các bạn giơ tay trái và tôi muốn các bạn đi, " Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười." Đây là bài kiểm tra thần kinh nếu như các bạn đang thắc mắc. Được rồi, giờ tôi muốn các bạn nói lại năm chữ cái cuối trong bảng chữ cái tiếng Anh ngược. Bạn nên bắt đầu bằng chữ Z. (Cười) Được rồi. Có bao nhiêu người ở đây chắc chắn rằng các bạn đã tìm ra đủnăm từ? Ok. Thông thường thì chúng ta sẽ có ít hơn một nửa, phải không, bình thường thôi. Ở đây có một dãy. Một số người có thể ghi nhớ tới năm. Một số có thể nhớ tới 10. Một số khác chỉ nhớ tới hai hoặc ba. Chúng ta biết rằng điều này rất quan trọng tới cách chúng ta hoạt động, đúng không? Và nó sẽ trở nên thật sự quan trọng tại TED vì bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều những ý kiến khác nhau. Giờ thì vấn đề mà chúng ta gặp phải là cuộc sống đến với chúng ta, và nó đến với chúng ta rất nhanh chóng, và những gì chúng ta cần làm là lấy những dòng chảy vô định của trải nghiệm và bằng cách nào đó rút ra ý nghĩa từ đó bằng một bộ nhớ chỉ bé bằng hạt đậu. Giờ thì đừng hiểu nhầm ý tôi rằng bộ nhớ ngắn hạn rất tuyệt vời. Bộ nhớ cho phép chúng ta khám phá những trải nghiệm hiện tại của mình khi tiến lên phía trước. Nó cho phép ta làm thế giới trở nên ý nghĩa hơn. Nhưng nó có những giới hạn nhất định. Giờ thì, trí nhớ rất tuyệt vì nó cho phép ta giao tiếp. Chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện, và tôi có thể xây dựng một bài tường thuật xung quanh việc này thế nên tôi biết chúng ta đang ở đâu và chúng ta đang đi đâu và bằng cách nào có thể đóng góp cho cuộc trò chuyện này. Nó phép chúng ta giải quyết vấn đề, những suy nghĩ sáng suốt. Chúng ta có thể ở giữa một buổi họp, lắng nghe một bài thuyết trình của ai đó, đánh giá nó, đưa ra quyết định có thích nó hay không, hỏi những câu hỏi kèm theo. Tất cả diễn ra cùng với trí nhớ ngắn hạn. Nó cũng cho phép chúng ta đi tới cửa hàng và lấy sữa, trứng và phomai khi những gì chúng ta thực sự tìm kiếm là Red Bull và thịt ba chỉ. (Cười) Hãy chắc chắn rằng những gì chúng ta lấy là những gì chúng ta đang tìm kiếm. Bây giờ, vấn đề chính với trí nhớ ngắn hạn là nó bị giới hạn. Nó bị giới hạn ở khả năng, giới hạn trong một khoảng thời gian, giới hạn trong sự tập trung. Chúng ta có ý định ghi nhớ bốn điều. Được không? Thường thì là bảy, nhưng dựa trên kết quả của máy MRIs, thì nó là bốn, và chúng ta đã hoàn thành quá mức. Giờ thì chúng ta có thể ghi nhớ bốn điều đó trong khoảng 10 đến 20 giây nếu chúng ta không làm gì đó với nó, nếu chúng ta không xử lý nó, nếu chúng ta không áp dụng nó vào thứ gì đó, nếu chúng ta không nói cho ai nghe về điều đó. Khi chúng ta nghĩ về trí nhớ ngắn hạn, chúng ta phải nhận ra rằng khả năng hạn chế này có những ảnh hưởng khác nhau đến chúng ta. Bạn đã bao giờ đi từ phòng này sang phòng khác và quên rằng tại sao bạn ở đó chưa? Bạn biết cách giải quyết cho việc đó, phải không? Bạn quay trở lại căn phòng ban đầu. (Cười) Bạn có bao giờ quên chìa khóa? Bạn đã bao giờ quên xe? Có bao giờ quên con của bạn chưa? Bạn đã bao giờ bị cuốn theo một cuộc trò chuyện, và bạn nhận ra rằng cuộc trò chuyện mà bạn đã bỏ qua thì thực sự thú vị hơn? (Cười) Vì thế, bạn đang gật đầu và mỉm cười, nhưng bạn đang thực sự chú ý tới thứ ở đằng kia, cho đến khi bạn nghe thấy từ cuối cùng được phát ra, và bạn nhận ra, bạn được hỏi một câu hỏi. (Cười) Và bạn thực sự cầu mong câu trả lời là không, vì đó là những gì bạn sắp nói. Tất cả những buổi thuyết trình về trí nhớ, những gì chúng ta có thể làm và những gì chúng ta không thể làm. Chúng ta cần nhận ra rằng trí nhớ ngắn hạn có khả năng hạn chế, và tự bản thân nó là về bằng cách nào chúng ta dàn xếp nó. Chúng ta dàn xếp nó qua những kế hoạch. Vì thế, những gì tôi muốn làm là nói một chút về những kế hoạch ở đây, và sẽ là rất quan trọng vì các bạn bây giờ đang ở trong một môi trường giàu mục tiêu thông tin suốt nhiều ngày tới. Bây giờ, bước đầu tiên là chúng ta cần nghĩ về và những gì chúng ta xử lý sự tồn tại và cuộc sống của mình, ngay lập lức và lặp đi lặp lại. Chúng ta cần xử lý những gì đang diễn ra khoảnh khắc mà nó diễn ra, không phải 10 phút sau, không phải tuần sau, mà ngay lúc này. Vì thế chúng ta cần nghĩ về, vậy, tôi có đồng ý với anh ấy không? Những gì đang thiếu? Những gì tôi muốn biết? Tôi có đồng ý với sự giả thiết này không? Bằng cách nào tôi có thể áp dụng vào cuộc sống của mình? Đó là cách xử lý những gì đang diễn ra để chúng ta có thể sử dụng lại sau này. Vì thế chúng ta cần lặp lại nó. Chúng ta cần luyện tập. Vì thế chúng ta cần nghĩ về nó tại đây. Ở giữa, chúng ta muốn nói cho mọi người về điều đó. Chúng ta đang viết điều này ra giấy, và khi bạn trở về nhà lấy những cuốn sổ ra và nghĩ về chúng và kết thúc bằng việc luyện tập hàng giờ. Luyện tập vì một số lý do trở thành một điều tiêu cực. Nó rất tích cực. Điều tiếp theo là, chúng ta cần suy nghĩ kĩ lưỡng và chúng ta cần suy nghĩ sinh động. chúng ta thường nghĩ rằng cần phải liên hệ tri thức mới với những thứ được tiếp thu từ trước. Những gì mà chúng ta muốn là xoay vòng. Chúng ta muốn lấy toàn bộ sự tồn tại của mình và gói xung quanh là những tri thức mới và khiến những sự liên kết này, trở nên ý nghĩa hơn. Chúng ta cũng muốn sử dụng hình ảnh. Chúng ta sinh ra đã yêu thích hình ảnh. Chúng ta cần tận dụng lợi ích đó. Hãy suy nghĩ bằng hình ảnh, viết nó xuống. Nếu bạn đọc một cuốn sách, liên tưởng mọi thứ. Tôi đã đọc qua cuốn " Đại gia Gatsby" và tôi có một ý tưởng hoàn hảo về diện mạo của nhân vật nam trong đầu tôi, đó là phiên bản riêng của tôi. Điều cuối cùng là sắp xếp và hỗ trợ. Chúng ta là những cỗ máy giải nghĩa. Đó là những gì chúng ta làm. Chúng ta cố gắng giải nghĩa mọi thứ xảy ra với mình. Sắp xếp rất có ích, vì thế chúng ta cần cơ cấu lại những gì chúng ta đang làm một cách có ý nghĩa. Nếu chúng ta cung cấp kiến thức và kinh nghiệm, chúng ta cần cơ cấu nó. Và điều cuối cùng là sự hỗ trợ. Chúng ta bắt đầu như những người học việc. Tất cả những gì chúng ta làm gần như là sự tinh tế. Chúng ta nên hi vọng nó sẽ thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải hỗ trợ nó. Sự hỗ trợ có thể đến bằng việc hỏi han mọi người, đưa cho họ một tập giấy mà có bảng tổ chức hoặc có những hình ảnh hướng dẫn, nhưng chúng ta cần hỗ trợ nó. Bây giờ, mảnh cuối cùng của bài nói chuyện này, thông điệp để mang về nhà về khả năng của trí nhớ ngắn hạn đó là: những gì chúng ta xứ lý, chúng ta học hỏi. Nếu không xử lý cuộc sống, chúng ta sẽ không sống. Hãy sống một cuộc sống nhé. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bộ não con người có gì đặc biệt? Tại sao chúng ta lại thí nghiệm trên các loài động vật mà không phải thí nghiệm trên chính bản thân mình? Bộ não con người có gì hay mà những bộ não khác lại không có? Khi tôi bị thu hút bởi những câu hỏi như thế này cách đây 10 năm, các nhà khoa học nghĩ rằng họ biết các bộ não khác nhau có cấu tạo thế nào. Mặc dù điều đó dựa trên rất ít chứng cứ, nhiều nhà khoa học nghĩ rằng tất cả bộ não của động vật có vú bao gồm cả bộ não con người, được cấu tạo như nhau, với một số lượng nơ ron mà luôn ở tỉ lệ cân xứng với kích thước não. Có nghĩa là hai bộ não với kích thước giống nhau, như hai bộ não này, với khối lượng tầm 400g, nên có số lượng nơ ron như nhau. Bây giờ, nếu nơ ron là những thông tin chức năng thể hiện các đơn vị của bộ não, rồi sau đó chủ nhân của hai bộ não này nên có những khả năng nhận thức như nhau. Thật sự là, đây là của một con tinh tinh và cái kia là của một con bò. Hiện giờ những con bò có thể có một đời sống tinh thần bên trong phong phú và thông minh đến nỗi chúng chọn cách không để chúng ta biết về nó, nhưng chúng ta làm thịt chúng. Tôi nghĩ đa số mọi người đều đồng ý rằng tinh tinh có những thái độ phức tạp, tinh vi và linh hoạt hơn rất nhiều so với bò. Vậy nên đây là biểu hiện đầu tiên cho kết luận "mọi bộ não đều có cấu tạo như nhau" không hẳn là chính xác. Nhưng hãy cứ coi như là thế. Nếu mọi bộ não đều có cấu tạo như nhau và nếu bạn so sánh não động vật với những kích thước khác nhau, bộ não lớn hơn sẽ luôn luôn có nhiều nơ ron hơn so với bộ não nhỏ hơn, và bộ não càng lớn, thì khả năng nhận thức của chủ nhân sẽ càng cao hơn. Do đó bộ não lớn nhất sẽ có khả năng nhận thức cao nhất. Nhưng tin xấu là: Bộ não của chúng ta, không phải là bộ não lớn nhất. Có vẻ như điều này sẽ làm phật ý nhiều người. Bộ não của chúng ta nặng từ 1.2 đến 1.5kg, nhưng bộ não của voi nặng tầm 4 đến 5kg, và bộ não của cá voi có thể lên tới 9kg, đó là lí do vì sao các nhà khoa học từng nói rằng bộ não chúng ta phải rất đặc biệt để giải thích cho khả năng nhận thức của chúng ta. Nó thật sự kì lạ, mội loại trừ so với qui luật. Của chúng có thể lớn hơn, nhưng của chúng ta lại tốt hơn, và nó có thể tốt hơn, ví dụ, trong trường hợp nó có vẻ lớn hơn bình thường, với vỏ não lớn hơn bình thường so với kích thước cơ thể. Vậy nên, điều đó sẽ cho chúng ta thêm vỏ não để làm những thứ thú vị hơn là chỉ điều hành cơ thể. Đó là bởi vì kích thước của bộ não thường tỉ lệ với kích thước của cơ thể. Vậy nên lí do chính cho điều đó là não của chúng ta to hơn so với bình thường thật ra là từ cách so sánh bản thân chúng ta với các loài linh trưởng lớn. Loài gorilla có thể lớn gấp hai hay gấp ba lần so với chúng ta, đáng nhẽ bộ não của chúng phải to hơn của chúng ta, nhưng thay vào đó lại là ngược lại. Bộ não của chúng ta lại lớn hơn gấp ba lần so với bộ não của gorilla. Bộ não con người cũng có vẻ đặc biệt nếu xét về lượng năng lượng mà nó sử dụng. Mặc dù cân nặng của nó chỉ chiếm 2% của cơ thể, nhưng bản thân nó sử dụng 25% tổng năng lượng mà cơ thể cần để vận hành mỗi ngày. Đó là 500 calo trên tổng số 2000 calo, chỉ để bộ não của bạn vận hành. Vậy nên bộ não con người to hơn bình thường, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường, vậy nên nó đặc biệt. Và điều đó bắt đầu khiến tôi phân tâm. Về mặt sinh học, chúng ta nhìn vào các qui luật áp dụng vào tất cả các động vật và đời sống nói chung, thế nên tại sao qui luật phát triển nên áp dụng cho tất cả trừ chúng ta? Có lẽ vấn đề là do giả thuyết cơ bản rằng mọi bộ não đều cấu tạo như nhau. Có lẽ hai bộ não có kích thước như nhau thật ra có thể được cấu tạo từ số lượng nơ ron khác nhau. Có lẽ bộ não lớn không nhất thiết phải có nhiều nơ ron hơn một bộ não có kích thước bình thường. Có lẽ bộ não con người thật sự có nhiều nơ ron nhất so với bất kì bộ não nào, không liên quan tới kích thước của nó, đặc biệt là ở vỏ não. Vậy nên, với tôi điều đó trở thành một câu hỏi quan trọng để trả lời: Bộ não con người có bao nhiêu nơ ron, và được so sánh với các động vật khác như thế nào? Bây giờ, có thể bạn đã nghe hay đọc đâu đó rằng chúng ta có 100 tỉ nơ ron, vậy thì 10 năm trước, tôi đã hỏi đồng nghiệp của mình họ có biết con số đó từ đâu không. Nhưng không ai biết. Tôi đã và đang tìm kiếm tài liệu về bản tham khảo nguyên gốc về con số đó, nhưng tôi vẫn chưa thể tìm thấy nó. Có vẻ như chưa một ai thật sự đã đếm số lượng nơ ron trong bộ não con người, hay bất kì bộ não nào khác. Vậy nên tự tôi tìm cách để đếm số tế bào não, và về bản chất thì là hòa tan bộ não thành nước súp. Nó là như thế này: Bạn lấy một bộ não, hoặc một phần của nó, và bạn hòa tan nó trong thuốc tẩy, nó sẽ phá hủy các màng tế bào nhưng nhân tế bào không bị ảnh hưởng, rồi bạn sẽ có một chất dịch huyền phù của nhân tự do mà trông sẽ như thế này, như nước súp vậy. Nước súp này gồm tất cả nhân mà từng là bộ não chuột. Vẻ đẹp của nước súp này là bởi vì đây là nước súp, bạn có thể khuấy nó và khiến những nhân này phân tán đều trong chất lỏng, để giờ chỉ cần nhìn dưới kính hiển vi chỉ 4 hoặc 5 mẫu của biện pháp đồng đều này, bạn có thể đếm số nhân, và từ đó nói được có bao nhiêu tế bào trong não. Nó đơn giản và không hề phức tạp, và còn rất nhanh nữa. Vậy nên chúng tôi đã sử dụng phương pháp đó để đếm số nơ ron trong hàng tá những loài khác nhau, và kết quả là tất cả những bộ não đó không hề có cấu tạo giống nhau. Lấy ví dụ về loài gặm nhấm và loài linh trưởng chẳng hạn: Trong bộ não lớn hơn của loài gặm nhấm, kích cỡ trung bình của nơ ron tăng lên, vậy nên bộ não phồng lên rất nhanh và đạt được kích thước nhanh hơn nhiều so với việc tăng số nơ ron. Nhưng bộ não của loài linh trưởng có số nơ ron mà không có chuyện nơ ron trung bình trở nên lớn hơn, mà đó là một cách rất tiết kiệm để bổ sung nơ ron vào bộ não. Kết quả là bộ não của loài linh trưởng sẽ luôn có nhiều nơ ron hơn bộ não của loài gặm nhấm có cùng một kích thước và bộ não càng lớn, thì sự khác nhau càng nhiều. Thế còn bộ não của chúng ta thì sao? Chúng tôi phát hiện ra trung bình chúng ta có 86 tỉ nơ ron, 16 tỉ trong đó nằm ở tế bào vỏ não, và nếu bạn cho là vỏ não là trung tâm của các chức năng như sự nhận thức và lý thuyết logic và suy luận không thực tế, và 16 tỉ đó là số nơ ron nhiều nhất mà bất kì vỏ nào có, tôi nghĩ đây là cách giải thích đơn giản nhất về khả năng nhận thức đáng ghi nhận của chúng ta. Nhưng 86 tỉ nơ ron có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Bởi vì chúng tôi đã tìm ra mối quan hệ giữa kích thước của não so với số lượng nơ ron có thể được miêu tả trên phương diện toán học, chúng ta có thể tính toán được não người sẽ thế nào nếu nó được cấu tạo như của loài gặm nhấm. Bởi thế, một bộ não của loài gặm nhấm với 86 tỉ nơ ron sẽ nặng tầm 36kg. Điều đó là không thể. Một bộ não vĩ đại sẽ bị đè bẹp bởi chính cân nặng của nó, và bộ não không thể có được này sẽ chỉ hợp với cơ thể 89 tấn. Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ trông giống như vậy. Vậy nên điều đó đã đưa chúng tôi đến một kết luận cực kì quan trọng, đó là chúng ta không phải loài gặm nhấm. Bộ não con người không phải bộ não chuột to lớn. So sánh với chuột, chúng ta có vẻ đặc biệt, đúng vậy, nhưng đó không phải là một phép so sánh cân xứng, bởi lẽ chúng ta biết mình không phải là loài gặm nhấm. Chúng ta là động vật linh trưởng, bởi thế sự so sánh hợp lí là với những loài linh trưởng khác. Và do đó, nếu bạn làm phép toán, bạn sẽ thấy một loài linh trưởng với 86 tỉ nơ ron sẽ có bộ não vào khoảng 1.2kg, có vẻ như là hợp lí, với một cơ thể 66kg, trong trường hợp của tôi là hoàn toàn chính xác, mà sẽ đưa chúng ta đến với một kết luận tuy không làm ngạc nhiên nhưng vẫn rất quan trọng: Tôi là một loài linh trưởng. Và tất cả các bạn là loài linh trưởng. Và Darwin cũng thế. Tôi rất thích thú khi nghĩ rằng Darwin sẽ thật sự trân trọng điều này. Bộ não của ông, cũng như chúng ta, được cấu tạo trong hình ảnh của bộ não những loài linh trưởng khác. Vậy nên bộ não con người đặc biệt, đúng vậy, nhưng không đặc biệt về số lượng nơ ron. Đó chỉ chứng minh về một bộ não loài linh trưởng to lớn thôi. Tôi nghĩ rằng đó là một suy nghĩ hết sức khiêm tốn và tỉnh táo khi mà nhắc nhở chúng ta về vị trí của mình trong tự nhiên. Tại sao nó lại tốn nhiều năng lượng như vậy? Những người khác đã tìm ra lượng năng lượng mà bộ não con người và của các loài khác tiêu tốn, và bây giờ chúng ta đã biết số lượng nơ ron có trong cấu tạo mỗi bộ não, chúng ta có thể làm phép tính. Và kết quả là cả bộ não con người và các loài khác đều tiêu tốn như nhau, trung bình 6 calo mỗi tỉ nơ ron mỗi ngày. Vậy tổng năng lượng của một bộ não là một hàm tuyến tính đơn giản của số lượng nơ ron, và kết quả là bộ não con người chỉ tốn lượng năng lượng như bạn mong đợi. Vậy nên lí do vì sao bộ não con người tiêu tốn nhiều năng lượng như thế thật đơn giản bởi vì nó chứa một số lượng lớn nơ ron, và bởi vì chúng ta là loài linh trưởng, với rất nhiều nơ ron so với một kích thước cơ thể cho sẵn hơn so với bất kì loài động vật nào, cái giá cân xứng của bộ não chúng ta thì lớn, nhưng chỉ bởi vì chúng ta là loài linh trưởng, chứ không phải vì chúng ta đặc biệt. Câu hỏi cuối cùng, là: làm sao chúng ta tìm ra được số lượng nơ ron đặc biệt này, và đặc biệt, nếu loài khỉ lớn to hơn chúng ta, tại sao chúng không có bộ não lớn hơn chúng ta, với nhiều nơ ron hơn? Khi mà chúng ta hiểu được có nhiều nơ ron trong não có cái giá đắt thế nào, tôi đoán vậy, có thể có một lí do đơn giản. Chúng chỉ không thể chịu được năng lượng cho cả một cơ thể to lớn và số lượng nơ ron lớn như thế. Vậy nên chúng tôi đã làm phép tính. Một mặt, chúng tôi tính lượng năng lượng mà một con linh trưởng hấp thụ mỗi ngày từ việc ăn thịt sống, và mặc khác, lượng năng lượng mà một cơ thể với một kích thước nhất định phải tiêu hao và lượng năng lượng mà một bộ não với số lượng nơ ron nhất định tiêu hao, và chúng tôi tìm ra sự kết hợp giữa kích thước cơ thể và số lượng nơ ron trong não mà một con linh trưởng có thể chịu được nếu nó ăn một lượng giờ nhất định mỗi ngày. Và những gì chúng tôi đã tìm ra là bởi vì nơ ron đắt như thế, có một sự đánh đổi giữa kích thước cơ thể và số lượng nơ ron. Vậy nên một con loài linh trưởng ăn 8h mỗi ngày có thể đạt được nhiều nhất 53 tỉ nơ ron, nhưng sau đó cơ thể không thể nặng hơn 25kg. Để cân nặng lớn hơn, nó phải bỏ đi các nơ ron. Vậy nên đó là một cơ thể lớn hoặc là một số lượng nơ ron lớn. Khi bạn ăn giống như loài linh trưởng, bạn sẽ không thể đảm đương cả hai. Một cách để vượt ra khỏi giới hạn trao đổi chất là dành nhiều thời gian mỗi ngày để ăn hơn, nhưng điều đó sẽ gây nguy hiểm, và vượt qua một điểm nhất định, đ iều đó là không thể nào. Gorilla và đười ươi, ví dụ, có thể có khoảng 30 tỉ nơ ron bằng cách dành 8.5h giờ để ăn mỗi ngày, và có vẻ như chúng chỉ có làm như thế. 9h để để mỗi ngày có vẻ như là giới hạn thực tế cho một loài linh trưởng. Thế còn chúng ta? Với 86 tỉ nơ ron và khối lượng cơ thể từ 60 đến 70kg, chúng ta nên dành hơn 9h mỗi ngày hằng ngày để ăn, việc mà không hề khả thi. Nếu chúng ta ăn như loài linh trưởng, chúng ta nhẽ ra không nên ở đây. Làm thế nào mà chúng ta có thể trở thành như ngày hôm nay vậy? Nếu bộ não của chúng ta chỉ tiêu tốn lượng năng lượng như vốn có, và nếu chúng ta không thể dành thời gian mỗi ngày để ăn, và cách thay thế duy nhất, thật đấy, là làm thế nào để lấy nhiều năng lượng hơn từ những đồ ăn giống nhau. Và đáng ghi nhận là, điều đó phù hợp hoàn toàn với những gì tổ tiên chúng ta được tin là đã phát minh ra từ 1,5 triệu năm trước, khi họ phát minh ra nấu ăn. Để nấu ăn phải sử dụng lửa và nếu thức ăn làm sao cho dễ tiêu hóa. Những thức ăn đã nấu mềm hơn, nên chúng dễ nhai hơn và biến hoàn toàn thành chất bột trong miệng các bạn, để chúng hoàn toàn được tiêu hóa và hấp thụ trong ruột chúng ta, mà điều đó sẽ khiến chúng sản xuất ra nhiều năng lượng hơn trong thời gian ít hơn. Vậy nên nấu ăn cho chúng ta thời gian làm những thứ thú vị hơn rất nhiều trong ngày và với nơ ron của mình hơn là chỉ nghĩ về thức ăn, tìm kiếm thức ăn và nhai ngấu nghiến cả ngày. Vậy nên nhờ nấu ăn, cái mà đã từng là trách nhiệm chính, bộ não lớn, đắt đỏ một cách nguy hiểm này với rất nhiều nơ ron, có thể trở thành một tài sản chủ yếu, bây giờ chúng ta có thể đảm đương được cả nguồn năng lượng cho rất nhiều nơ ron và thời gian để làm những việc thú vị với chúng. Vậy tôi nghĩ điều đó giải thích cho việc tại sao bộ não con người lại phát triển lớn đến thế trong quá trình tiến hóa, tất cả những cái còn lại hiện giờ chỉ là bộ não của loài linh trưởng. Với bộ não lớn như thế giờ có thể đảm đương việc nấu ăn, chúng ta tiến rất nhanh từ thịt sống đến văn hóa, nông nghiệp, xã hội, những cửa hàng tạp phẩm, điện, tủ lạnh, tất cả những thứ đó ngày nay cho phép chúng ta có được tất cả năng lượng mà mình cần cho một ngày dài để ngồi tại một quán ăn nhanh ưa thích. Vậy nên cái đã từng là biện pháp nay trở thành một vấn đề, và mỉa mai là, chúng ta tìm giải pháp ở đồ ăn sống. Vậy thì lợi ích của con người là gì? Những cái chúng ta có ngày hôm nay mà không động vật nào có là gì? Câu trả lời của tôi là chúng ta có số lượng nơ ron lớn nhất ở vỏ não, và tôi nghĩ đó là cách giải thích đơn giản nhất cho khả năng nhận thức đáng ghi nhận của chúng ta. Và cái mà chúng ta làm mà không động vật nào có thể, và cái mà tôi tin tưởng chủ yếu là cho phép chúng ta đạt được số lượng nơ rơn lớn, lớn nhất ở vỏ não? Trong hai từ, nấu ăn. Không loài động vật nào nấu ăn được. Chỉ có con người. Và tôi nghĩ đó là lí do vì sao chúng ta là con người. Nghiên cứu về bộ não con người đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi về thức ăn. Giờ đây tôi nhìn vào nhà bếp ở nhà mình, và tôi cúi đầu trước nó, và tôi cảm ơn tổ tiên của chúng ta khi đã phát minh được cái mà khiến chúng ta trở thành con người. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Thật vinh dự khi có mặt tại đây tối nay, và tôi rất vui khi được đứng đây và lắng nghe bởi vì tôi thực sự được truyền cảm hứng. Và tôi sẽ dành tặng các bạn vài bài hát mà chúng lần đầu tiên được ra mắt. Tôi đang thực hiện những bản thu âm mới và chưa từng hát cho bất kì ai ngoại trừ micro. Đây là bài hát mà tôi viết về ý nghĩa của công nghệ, và rất thích hợp với những người ở đây. Tôi đã bắt đầu nghĩ về nó hồi đại học, đặc biệt với người mù thì làm nghiên cứu là một công trình lớn. Bạn phải tới thư viện, xem thử liệu họ có thể tìm sách cho bạn, bạn biết đó, chú thích và tất cả mọi thứ. Bây giờ bạn chỉ cần lên Google tìm kiếm. Tôi ước mình có nó khi còn đi học. Mặc dù vậy, đây là bài hát về: chúng ta đều có nó, nhưng chúng ta sẽ làm gì với nó? Bài hát tên "Mọi câu trả lời". ♫ Thời tiết ở Cincinnati như thế nào? ♫ ♫ Ở Tokyo thì mấy giờ? ♫ ♫ Ai là cha của đứa nhỏ này? ♫ ♫ Và ai cần biết cơ chứ? ♫ ♫ Tại sao những ký ức cứ dai dẳng ♫ ♫ khi tôi đang cố gắng đạt mục tiêu? ♫ ♫ Và tại sao tôi phải động đậy ngón tay ♫ ♫ cho âm nhạc trong tâm hồn tôi? ♫ ♫ Tôi không biết. ♫ ♫ Tôi không cần biết. ♫ ♫ 'Tôi đi ... ♫ ♫ để tìm thấy mọi câu trả lời ♫ ♫ ngay trong đôi tay này. ♫ ♫ Và tôi có mọi câu trả lời ♫ ♫ mà không cần phải hiểu ♫ ♫ bởi vì tôi có mọi câu trả lời. ♫ ♫ Hãy nghĩ rằng tôi sẽ lục lọi khắp các thế kỷ ♫ ♫ khi lắng nghe âm thanh của đại dương. ♫ ♫ Ồ, thật tốt khi được tự do, ♫ ♫ thật tự do. ♫ ♫ Ai là thị trưởng của Chicago ♫ ♫ năm1964? ♫ ♫ Và tại sao Shakespeare tạo ra Iago ♫ ♫ chia cắt một tình yêu thuần khiết? ♫ ♫ Những giấc mơ tôi sống động như thế nào ♫ ♫ theo cách âm nhạc đồng điệu tâm hồn? ♫ ♫ Tại sao tôi lại trở nên cáu tiết ♫ ♫ khi nghe tin tức ngày hôm nay? ♫ ♫ Tôi không biết. ♫ ♫ Tôi không cần biết. ♫ ♫ 'Tôi đi ... ♫ ♫ để tìm thấy mọi câu trả lời ♫ ♫ ngay trong tay. ♫ ♫ Và tôi có mọi câu trả lời. ♫ ♫ Thấy không, tôi không cần phải hiểu ♫ ♫ vì tôi có mọi câu trả lời. ♫ ♫ Tôi nghĩ rằng tôi sẽ lướt qua ♫ ♫ những tin lá cải ♫ ♫ khi uống trà. ♫ ♫ Mm, thật tốt khi được tự do. ♫ (Tiếng trumpet) ♫ Tôi không bao giờ phải đơn độc. ♫ ♫ Tôi có thể làm mọi thứ ngay tại nhà. ♫ ♫ Yeah, mm-hmm ... ♫ ♫ Những thứ đã được biết đến, ♫ ♫ tôi có thể đấm vào điện thoại mình. ♫ ♫ Chuyến tàu tự do sắp tới ♫ ♫ ngay trong phòng khách ♫ ♫ từ Baton Rouge đến Saskatoon ♫ ♫ và tất cả những điểm nằm giữa. ♫ ♫ Bởi vì tôi có mọi câu trả lời ♫ ♫ ngay trên màn hình. ♫ ♫ Và tôi có mọi câu trả lời, yeah. ♫ ♫ Tôi có sách và tạp chí. ♫ ♫ Tôi có tất cả, tất cả, tất cả, ... ♫ ♫ Tôi có mọi câu trả lời, ♫ ♫ mọi câu trả lời, oh yeah. ♫ ♫ Uh-huh ... ♫ ♫ Nhưng tôi sẽ nói với bạn dự định của tôi: ♫ ♫ Tôi sẽ tìm thủ đô của Peru ♫ ♫ hoặc vĩ độ của Kathmandu. ♫ ♫ Tôi sẽ tra Google ♫ ♫ vì mọi người đều làm như vậy. ♫ ♫ Và sau đó tôi sẽ lục lọi khắp thế kỷ. ♫ ♫ Tôi có tất cả, tất cả, tất cả, ... ♫ ♫ Tôi có mọi câu trả lời, ♫ ♫ Yeah, yeah ♫ ♫ Tôi có mọi câu trả lời, ♫ (Cười) Cảm ơn. Whew! Quả là điều kỳ diệu! Tôi không mắc lỗi nào trong bài hát. Đây là lần đầu tiên tôi trình diễn bài hát này. (Cười) Đó dạng như là "sợ nhưng vẫn làm". Tiếp theo là một bài hát bắt đầu từ một giấc mơ thời thơ ấu. Đó là một trong những tựa đề mà tôi phải suy nghĩ, ngoại trừ hai vấn đề. Một là, nó không thể phát âm. Và nó là từ do tôi sáng tạo nên. Nó được gọi là "Tembererana." Và bài hát dựa trên những thứ mà tôi nghĩ đó là những cố gắng đầu tiên khi còn thơ ấu về những thế lực vô hình. Vì vậy "tembererana" là những giấc mơ mà tôi có thể chạy trốn khỏi những cảm xúc tiêu cực đó là cách duy nhất tôi có thể làm Vì vậy nó được gọi là "Tembererana". Nó có nguồn gốc từ giai điệu của người Argentina gọi là "carnivalito". ♫ Một giấc mơ trong giấc mơ, ♫ ♫ Một thế giới trong thế giới, ♫ ♫ âm thanh của tiếng hét nguyên thủy ♫ ♫ đi khắp thế giới. ♫ ♫ hình ảnh nhấp nháy, ♫ ♫ âm thanh của bộ máy chiến tranh, ♫ ♫ đoàn xe limousine ♫ ♫ đi chầm chậm trên đất. ♫ ♫ Một đứa trẻ khác có thể dùng bàn tay. ♫ ♫ Vươn ra ♫ ♫ tembererana, hey, tembererana ... ♫ ♫ Sự huỷ diệt di chuyển. ♫ ♫ Trái đất là một ngôi mộ mở. ♫ ♫ Âm thanh của trái bom cuối cùng ♫ ♫ ầm ầm dữ dội trên khắp đất nước. ♫ ♫ Nỗi sợ, mày là kẻ thù. ♫ ♫ Phá hủy tất cả, nhưng ngươi. ♫ ♫ Bạn thấy những gì bạn muốn thấy. ♫ ♫ Trước khi tôi mù, tôi sẽ sưởi ấm ♫ ♫ sắc thái quyền lực mà tôi thích nhất, ♫ ♫ sức mạnh của sự sáng tạo. ♫ ♫ Tembererana, hey, tembererana ... ♫ ♫ Da, da, da, da ♫ ♫ Da, da, da, da, da, da, da ♫ ♫ Khi còn là một đứa trẻ, một mình và sợ hãi, ♫ ♫ thoát ra khỏi những cảm xúc ♫ ♫ Tôi sẽ chạy, chạy đi ♫ ♫ vào một thế giới mà cái tốt là mục đích của trò chơi ♫ ♫ và tất cả sức mạnh vô hình ♫ ♫ có một cái tên. ♫ ♫ Chung một tên. ♫ ♫ Tembererana, hey, tembererana ... ♫ ♫ Da, da, da, da, da, da, da ♫ ♫ Tembere, tembere, tembere, tembererana ♫ ♫ Tembere, tembere, tembere, tembererana, hey ♫ ♫ Tembererana, hey ♫ ♫ Tembererana ... ♫ Có một điều bạn biết về tôi, một điều rất riêng tư, và có một điều tôi biết về mỗi một người trong số các bạn và nó là trọng tâm trong các mối quan tâm của bạn Có một điều chúng ta biết về mỗi người mà ta gặp ở bất cứ đâu trên thế giới, trên đường phố, và đó là lí do chính nhất cho tất cả những điều họ làm, và những điều họ chịu đựng, và điều đó là tất cả chúng ta đều mong muốn hạnh phúc. Về vấn đề này, chúng ta đều giống nhau. Cách chúng ta tưởng tượng sự hạnh phúc, khác nhau tùy mỗi người, nhưng điều chung nhất ở tất cả chúng ta, là chúng ta đều muốn được hạnh phúc. Bây giờ chủ đề của tôi là sự biết ơn. Có liên quan gì giữa hạnh phúc và sự biết ơn? Nhiều người sẽ nói rằng, ồ, quá dễ. Khi bạn hạnh phúc, bạn biết ơn. Nhưng hãy nghĩ lại đi. Có thực là người hạnh phúc là người biết ơn không? Chúng ta đều biết khá nhiều người có đầy đủ mọi thứ có thể đưa đến hạnh phúc, nhưng họ lại không hạnh phúc, bởi họ muốn một điều gì khác hoặc muốn có nhiều thêm nữa. Và chúng ta đều biết những người gặp nhiều điều bất hạnh, những điều mà ta không muốn gặp phải, vậy mà họ lại vô cùng hạnh phúc. Họ rạng ngời hạnh phúc. Và điều đó khiến bạn ngạc nhiên. Tại sao ư? Bởi vì họ biết ơn. Vậy không phải là hạnh phúc khiến chúng ta biết ơn. Mà chính sự biết ơn làm ta hạnh phúc. Nếu bạn nghĩ hạnh phúc làm bạn biết ơn, hãy nghĩ lại đi. Chính sự biết ơn làm bạn hạnh phúc, Bây giờ, ta có thể hỏi, Sự biết ơn thực sự có nghĩa là gì? Và nó diễn ra như thế nào? Tôi xin yêu cầu những trải nghiệm của chính các bạn. Chúng ta đều biết từ trải nghiệm như thế nào. Chúng ta trải qua việc gì đó mà rất quý giá với chúng ta. Một thứ gì đó quý giá được ban tặng cho chúng ta. Và nó thực sự được ban tặng Hai điều này cần phải đi liền với nhau. Nó phải là thứ gì đó quý giá, và nó phải thực sự là một món quà. Bạn không mua nó. Bạn không giành được nó. Bạn không đổi lấy nó. Bạn không làm việc để có được nó. Chỉ là nó được dành tặng cho bạn mà thôi. Và khi hai điều này đi liền với nhau, một thứ gì đó thực sự quý giá với tôi và tôi nhận ra rằng khi nó được tự do cho đi, thì khi ấy niềm biết ơn bỗng nhiên dâng trào trong tim tôi, hạnh phúc bỗng dâng trào trong tim tôi. Và đó là cách mà sự biết ơn đến với bạn. Bây giờ điều then chốt chúng ta không thể chỉ thỉnh thoảng mới cảm thấy biết ơn. Chúng ta không thể chỉ trải nghiệm sự biết ơn. Chúng ta có thể là những người sống với sự biết ơn. Sống biết ơn, chính là điều tôi mà muốn nói đến. Và làm thế nào chúng ta sống với sự biết ơn? Bằng cách trải nghiệm, bằng cách để ý rằng mỗi khoảnh khắc đều là khoảnh khắc cho đi, như ta thường nói. Đó là một món quà. Bạn không giành lấy nó. Bạn không thể khiến nó đến với mình bằng bất cứ cách nào. Bạn không có cách để chắc chắn rằng sẽ có một khoảnh khắc khác được dành cho bạn, và lúc đó, nó là điều quý giá nhất mà chúng ta có thể nhận được, khoảnh khắc này, với tất cả những cơ hội mà nó chứa đựng. Nếu chúng ta không có khoảnh khắc hiện tại, chúng ta sẽ không có cơ hội để làm bất cứ điều gì, hay trải nghiệm bất cứ thứ gì, và khoảnh khắc này là một món quà. Nó là một khoảnh khắc cho đi, như ta đã nói. Bây giờ, ta nói món quà chứa trong món quà này thực sự chính là cơ hội. Điều mà bạn biết ơn nhất chính là cơ hội. không phải là thứ mà bạn được cho, bởi nếu món quà đó ở nơi nào đó khác và bạn không có cơ hội để tận hưởng nó, làm điều gì đó với nó, bạn sẽ không biết ơn nó. Cơ hội là món quà bên trong mỗi món quà, và chúng ta có câu nói này, cơ hội chỉ đến một lần. Vâng, hãy nghĩ lại. Mỗi khoảnh khắc là một món quà mới, cứ mãi như thế, và nếu bạn bỏ qua cơ hội trong khoảnh khắc này, một khoảnh khắc khác lại được ban tặng cho chúng ta, và lại thêm một khoảnh khắc nữa. Chúng ta có thể tự nắm bắt cơ hội này, hoặc chúng ta sẽ để mất nó, và nếu chúng ta nắm được cơ hội, đó chính là chìa khóa của sự hạnh phúc. Hãy nắm giữ chìa khóa cho hạnh phúc của chúng ta trong đôi tay của mình. Từng khoảnh khắc, chúng ta có thể biết ơn vì món quà này. Có phải điều đó nghĩa là chúng ta có thể biết ơn về mọi thứ? Chắc chắn là không rồi. Chúng ta không thể biết ơn bạo lực, chiến tranh sự áp bức, hay bóc lột. Trên mức độ cá nhân, chúng ta không thể biết ơn vì đã mất đi một người bạn, vì sự phản bội, vì nỗi đau mất mát người thân. Nhưng tôi không nói là ta có thể biết ơn vì mọi thứ. Ý tôi là chúng ta có thể biết ơn trong mỗi khoảnh khắc mà mình nhận được cơ hội, và thậm chí khi phải đối mặt với điều gì đó cực kì khó khăn, chúng ta có thể đứng dậy và đáp lại cơ hội mà mình nhận được. Nó không tệ như bạn nghĩ. Thật ra, khi xem xét và trải nghiệm nó, bạn thấy rằng, trong hầu hết thời gian, điều chúng ta được ban tặng là cơ hội để tận hưởng, và chúng ta chỉ đành mất nó bởi vì ta đang đi quá nhanh trong cuộc đời và vì chúng ta không chịu ngừng lại để nhận thấy cơ hội. Nhưng đôi lúc, một điều gì đó khó khăn được đem lại cho chúng ta, và khi điều khó khăn này xảy đến với chúng ta, thì thử thách làm gia tăng cơ hội, và chúng ta có thể vượt qua nó bằng cách học được một điều gì đó mà đôi lúc nó là một niềm đau. Chẳng hạn như học tính kiên trì. Chúng ta từng được nói rằng con đường đến sự an lạc không phải là đường chạy nước rút mà giống như một đường chạy marathon hơn. Nó cần sự kiên nhẫn. Nó khó khăn. Đó có thể là việc bảo vệ ý kiến của mình, bảo vệ niềm tin của mình. Đó là một cơ hội mà chúng ta được ban tặng. Để học, để chịu đựng, để đứng lên, tất cả những cơ hội này được tặng cho chúng ta, nhưng chúng chỉ là cơ hội, và những người tận dụng được những cơ hội đó mới là những người chúng ta ngưỡng mộ. Họ làm được nhiều điều từ cuộc sống. Và những người thất bại lại nhận được một cơ hội khác, Chúng ta luôn có một cơ hội khác. Đó là sự giàu có phi thường của cuộc sống. Vậy làm thế nào chúng ta tìm ra cách để kiểm soát điều này? Làm thế nào mỗi người trong chúng ta tìm ra cách để sống biết ơn, không chỉ là biết ơn đôi lúc , mà là biết ơn trong từng khoảnh khắc. Làm thế nào chúng ta làm được điều này? Đây là một cách vô cùng đơn giản. Rất đơn giản nó là điều mà chúng ta được nhắc nhở từ lúc còn nhỏ khi đang học cách băng qua đường. Dừng lại. Nhìn. Thế thôi. Nhưng chúng ta có thường dừng lại không? Chúng ta đi quá nhanh trong cuộc đời. Chúng ta không dừng lại. Chúng ta bỏ lỡ cơ hội bởi chúng ta không dừng lại. Chúng ta phải dừng lại. Chúng ta phải tĩnh tâm. Chúng ta phải dựng lên những biến dừng trong cuộc sống. Khi tôi ở châu Phi vài năm trước và quay trở lại, tôi để ý đến nguồn nước. Ở châu Phi, tôi không có nước sạch để uống. Mỗi lần tôi mở vòi, tôi lại tràn đầy cảm xúc. Mỗi lần tôi bật công tắc điện, tôi biết ơn vô cùng. Nó làm tôi hạnh phúc. Nhưng sau một thời gian, điều này tan biến đi. Vậy là tôi dán một miếng dính lên công tắc điện và lên vòi nước, và mỗi lần tôi mở vòi nước, "nước" ở đó. Vậy hãy để nó trong trí tưởng tượng của bạn. Bạn có thể tìm thấy bất cứ điều gì tốt nhất với bạn, nhưng bạn cần biển dừng trong cuộc sống. Và khi đã dừng, điều tiếp theo là nhìn. Bạn nhìn. Bạn mở to mắt. Bạn lắng tai nghe. Bạn hít thở. Bạn mở rộng mọi giác quan của mình để cảm nhận sự giàu có lạ thường mà chúng ta được ban tặng. Không có kết thúc cho điều này, và đó là ý nghĩa của cuộc sống, để tận hưởng, tận hưởng những gì ta được ban tặng Và sau đó chúng ta cũng có thể mở cánh cửa trái tim, cánh cửa trái tim cho những cơ hội, cho những cơ hội để cũng có thể giúp đỡ những người khác, làm những người khác hạnh phúc, bởi không gì làm chúng ta hạnh phúc hơn khi tất cả chúng ta đều hạnh phúc. Và khi chúng ta mở trái tim cho những cơ hội, những cơ hội mời chúng ta làm điều gì đó, và đó là điều thứ ba. Dừng lại, nhìn, và sau đó đi, và thực sự làm điều gì đó, Và điều chúng ta có thể làm là bất cứ điều gì cuộc sống cho phép bạn trong giây phút đó. Hầu hết là cơ hội để tận hưởng, nhưng đôi lúc nó là điều gì đó khó khăn hơn. Nhưng dù là gì, nếu chúng ta tận dụng lấy cơ hội này, chúng ta đi cùng với nó, chúng ta sáng tạo, đó là những người sáng tạo, và câu nói đơn giản dừng lại, nhìn, đi, thực sự là một hạt giống mạnh mẽ có khả năng cách mạng hóa thế giới. Bởi vì chúng ta cần, chúng ta hiện tại đang ở khoảng giữa sự thay đổi của ý thức, và bạn sẽ ngạc nhiên nếu bạn -- tôi luôn ngạc nhiên khi nghe thấy từ "sự biết ơn" và "lòng biết ơn" xuất hiện nhiều lần. Bạn có thể thấy nó ở mọi nơi, một hãng hàng không biết ơn, một nhà hàng biết ơn, một cốc cà phê biết ơn, một chai rượu biết ơn. Vâng, tôi thậm chí nhìn thấy giấy vệ sinh có nhãn hàng là Cảm Ơn. (Cười) Có một làn sóng của sự biết ơn bởi vì người ta đang bắt đầu nhận ra rằng điều này quan trọng như thế nào và làm thế nào điều này có thể thay đổi thế giới của chúng ta. Nó có thể thay đổi thế giới của chúng ta theo những cách cực kì quan trọng, bởi vì nếu bạn biết ơn, bạn không sợ hãi và nếu bạn không sợ, bạn không cần đến bạo lực. Và nếu bạn biết ơn, bạn sẽ có cảm giác đầy đủ và không có cảm giác túng thiếu, và bạn muốn sẻ chia. Và nếu bạn biết ơn, bạn sẽ thừa nhận sự khác nhau giữa con người với con người, và bạn trân trọng tất cả mọi người, điều này thay đổi cái kim tự tháp quyền lực mà chúng ta đang sống dưới ảnh hưởng của nó. Và nó không hướng đến sự bình đẳng mà là sự kính trọng ngang hàng, và đó là điều quan trọng, Tương lai của thế giới sẽ là một mạng lưới, không phải là một kim tự tháp, không phải là một kim tự tháp ngược, Cuộc cách mạng mà tôi nói đến là một cuộc cách mạng phi bạo lực, và nó quá cách mạng đến mức thậm chí cách mạng hóa chính khái niệm của một cuộc cách mạng, bởi bình thường, một cuộc cách mạng chỉ đổi chiều của kim tự tháp quyền lực và những người ở dưới đáy lại đứng ở đính tháp và lại làm chính những điều mà những kẻ đứng đầu trước đó từng làm. Điều chúng ta cần là một mạng lưới các nhóm nhỏ hơn, các nhóm nhỏ hơn và nhỏ hơn biết về nhau, tương tác với nhau và đó là một thế giới biết ơn. Một thế giới biết ơn là một thế giới của những con người hạnh phúc. Những người biết ơn là những người vui sướng, và những người vui sướng, họ càng vui sướng thì thế giới lại càng hân hoan. Chúng ta có một mạng lưới cho cuộc sống biết ơn, và nó đang lan nhanh. Chúng ta không thế hiểu tại sao nó lại lan nhanh như vậy. Chúng tôi dành cơ hội cho mọi người để thắp lên một ngọn nến mỗi khi họ biết ơn vì điều gì đó. Và đã có 15 triệu ngọn nến được thắp lên trong một thập kỉ. Người ta đang hiểu ra rằng một thế giới biết ơn là một thế giới hạnh phúc, và chúng ta đều có cơ hội bằng cách đơn giản dừng lại, nhìn, và đi, để thay đổi thế giới, và biến nó thành một nơi hạnh phúc. Và đó là điều tôi mong mỏi, và nếu điều này đã cống hiến một chút gì đó đến việc khiến bạn muốn làm điều tương tự, dừng lại, nhìn và đi Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đến đây hôm nay để nói về thay đổi xã hội đó không phải là về một biện pháp can thiệp mới mẻ , một cách mới để làm việc với trẻ em hay điều gì đó tương tự mà là về một mô hình kinh doanh mới để thay đổi xã hội một cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề Ở Anh, khoảng 63% người được ra ngoài sau một khoảng thời gian ngắn trong tù tái phạm tội trong vòng 1 năm sau đó Bạn nghĩ những người này, tính trung bình, đã phạm tội bao nhiêu lần trước đó? Bốn mươi ba Và bao nhiêu lần họ đã phải ngồi tù? Bảy Chúng tôi đã đến nói chuyện với Bộ Tư pháp và chúng tôi nói với họ, Các ông đánh giá như thế nào về việc có ít người tái phạm tội hơn? Việc đó hẳn phải có chút ý nghĩa nào đó, đúng không? Ý tôi là, có các loại phí cho nhà tù phí cho cảnh sát, phí cho tòa án tất cả những thứ mà các ngài đang phải chi trả để giải quyết những người này. Chúng đáng giá bao nhiêu? Tất nhiên chúng ta quan tâm đến giá trị xã hội Tài chính Xã hội, tổ chức mà tôi góp phần thành lập quan tâm đến giá trị xã hội Nhưng chúng tôi cũng muốn đề cao giá trị kinh tế bởi vì nếu chúng ta có thể đạt được giá trị kinh tế thì ý nghĩa của việc này sẽ trở nên rất thuyết phục Và nếu chúng ta có thể cùng thống nhất về một giá trị hoặc một cách để đo lường rằng liệu chúng ta có thành công hay không trong việc giảm thiểu tỷ lệ tái phạm tội thì chúng ta có thể làm được điều gì đó mà ta cho là khá thú vị Ý tưởng này được gọi là thỏa thuận tác động xã hội Điều này chỉ đơn giản nghĩa là Nếu chúng ta có thể thuyết phục chính phủ đồng ý rằng chúng ta có thể tạo ra một thỏa thuận trong đó họ chỉ phải thanh toán nếu ý tưởng đó thành công Điều đó có nghĩa là họ có thể thử nghiệm những ý tưởng mới mà không phải cảm thấy xấu hổ vì phải trả tiền cho một ý tưởng thất bại, điều mà đối với rất nhiều cơ quan chính phủ là một vấn đề khá nghiêm trọng Chắc hẳn nhiều người trong các bạn đã có thể nhận ra có một vấn đề ở đây sẽ mất khá lâu để đánh giá xem liệu những kết quả như mong đợi có xảy ra hay không Vì vậy, chúng tôi phải gây quỹ Chúng tôi dùng thỏa thuận với chính phủ để gây quỹ từ những nhà đầu tư xã hội Nhà đầu tư xã hội: Đó là một khái niệm thú vị, đúng không? Nhưng thực ra, có rất nhiều người, khi được tạo cơ hội rất sẵn lòng đầu tư vào một điều gì đó mang lại lợi ích cho xã hội Và đây là cơ hội đó Bạn có muốn giúp chính phủ tìm ra liệu có thể có một mô hình kinh tế tốt hơn, mà không để những người vừa ra tù tái phạm tội và bị tống giam trở lại thay vào đó là giúp họ đi theo một con đường khác với ít tội phạm và nạn nhân hơn? Vì vậy, chúng tôi đi tìm một vài nhà đầu tư và họ chi trả cho một gói dịch vụ và nếu những dịch vụ đó thành công kết quả kinh doanh sẽ khả quan hơn và với việc giảm tỷ lệ tái phạm tội chính phủ sẽ tiết kiệm được tiền và với khoản tiết kiệm đó họ có thể thanh toán cho các khoản đầu tư Và những nhà đầu tư không những nhận lại được tiền mà còn có thể có lợi nhuận Vào tháng 3 năm 2010, chúng tôi đã ký thỏa thuận về tác động xã hội đầu tiên với Bộ Tư pháp ở nhà tù Peterborough Theo thỏa thuận này, chúng tôi sẽ làm việc với 3,000 tội phạm chia thành 3 nhóm Mỗi nhóm này sẽ được theo dõi trong vòng 2 năm kể từ khi họ được phóng thích Họ có 1 năm để phạm tội 6 tháng bị xét xử và sẽ được so sánh với một nhóm khác được lấy từ dữ liệu máy tính của lực lương công an toàn quốc càng tương đồng càng tốt và chúng tôi sẽ được thanh toán với điều kiện đạt được tỷ lệ giảm 10% số lượng phạm tội. Thế nên, chúng tôi sẽ được trả tiền nếu số ca phạm tội giảm đi Nếu chúng tôi đạt được tỷ lệ giảm 10% ở cả 3 nhóm này thì những nhà đầu tư sẽ được lợi nhuận vào khoảng 7.5% mỗi năm cho khoản đầu tư của họ và nếu chúng tôi làm tốt hơn thế họ có thể thu lại lợi ích lên đến 13% hằng năm trên khoản đầu tư của mình thế là khá ổn Và mọi người đều được lợi, đúng không? Bộ Tư pháp có thể thử nghiệm một chương trình mới và chỉ phải chi tiền nếu thành công Các nhà đầu tư nhận được 2 cơ hội: lần đầu tiên, họ được đầu tư để thay đổi xã hội Thêm vào đó, họ có một khoản thu nhập đáng kể và họ cũng biết rằng là những nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực như thế này họ phải có niềm tin Họ phải quan tâm đến các chương trình xã hội nhưng nếu chương trình thành công và có kết quả trong vòng 5 hoặc 10 năm họ có thể mở rộng cộng đồng nhà đầu tư vì sẽ có nhiều người có niềm tin vào sản phẩm hơn Các nhà cung cấp dịch vụ, lần đầu tiên có cơ hội để cung cấp dịch vụ và tạo ra minh chứng cho những gì họ đang làm theo một cách tích cực và học cách thể hiện giá trị của những việc họ đang làm trong vòng 5 hoặc 6 năm, chứ không phải chỉ một hoặc hai như thường xảy ra trong thời điểm hiện tại Xã hội cũng được lợi: ít tội phạm hơn, ít nạn nhân hơn Và những tội phạm, họ cũng được hưởng lợi Thay vì ra tù với chỉ 46 bảng trong túi một nửa trong số họ không biết sẽ ngủ ở đâu trong đêm đầu tiên được phóng thích, thực ra, có người sẽ gặp gỡ họ trong tù tìm hiểu về các vấn đề của họ gặp họ ở cổng khi được thả đưa họ đến một nơi để ở tạo cho họ công ăn việc làm tái hòa nhập, phục hồi tâm lý bất cứ điều gì họ cần Hãy nghĩ đến một ví dụ khác: làm việc với những trẻ em cần được chăm sóc Thỏa thuận về tác động xã hội cũng sẽ rất có ích cho bất kỳ lĩnh vực nào mà hiện tại nguồn cung còn đắt đỏ và mang lại chưa nhiều kết quả cho mọi người Vì vậy, trẻ em được chính phủ bảo trợ thường không ở tình trạng tốt Chỉ có 13% đạt được mức điểm chấp nhận được trong 5 môn Trung học ở độ tuổi 16 so với 58% trên toàn dân số. Một điều còn đáng buồn hơn là 27% trong số những người phạm tội trong tù từng tham gia những chương trình bảo trợ này và thậm chí đáng lo hơn là và đây là số liệu của Văn phòng chính 70% gái mại dâm đã từng tham gia các chương trình bảo trợ Có vẻ như chính phủ không phải là những ông bố bà mẹ tốt Nhưng có những chương trình rất tốt cho trẻ vị thành niên chuẩn bị tham gia vào chương trình bảo trợ và 30% những trẻ được bảo trợ là trẻ vị thành niên Vì vậy, chúng tôi đã lập ra một chương trình với Essex County Council để kiểm tra liệu pháp hỗ trợ tăng cường từ gia đình đối với những gia đình có trẻ vị thành niên trên bờ vực được nhận bảo trợ Essex chỉ thanh toán nếu họ tiết kiệm được chi phí chăm sóc Các nhà đầu tư đã đầu tư 3.1 triệu bảng Và chương trình đó đã khởi động vào tháng trước Những chương trình khác về người vô gia cư ở London về thanh niên, việc làm và giáo dục ở một nơi nào khác trên nước Anh Hiện giờ có khoảng 13 chương trình như thế này ở Anh và rất nhiều nơi quan tâm đến ý tưởng này trên toàn thế giới David Cameron đã đầu tư 20 triệu bảng vào một quỹ xã hội để ủng hộ ý tưởng này Obama đã gợi ý 30 triệu đô la từ ngân sách của Mỹ cho những ý tưởng kiểu này và các cơ cấu để thực hiện nó và còn nhiều quốc gia khác nữa đang thể hiện sự quan tâm thật sự đến hoạt động này. Vậy điều gì đã tạo ra sự háo hức này? Điều gì làm nên sự khác biệt ở ý tưởng này? Lý do đầu tiên mà chúng ta đã đề cập đến, đó là sự đổi mới Nó cho phép thử nghiệm những ý tưởng mới theo cách dễ dàng hơn cho tất cả mọi người Điều thứ hai là tính nghiêm túc Bằng cách đề cao kết quả, người ta thực sự phải kiểm duyệt và áp dụng những dữ liệu vào các trường hợp thuộc trách nhiệm của mình Lấy Peterborough làm ví dụ chúng ta thêm quản lý ca vào những tổ chức mà chúng ta hợp tác vì vậy họ biết được điều gì đã được thực hiện với những tù nhân cũng như biết được từ Bộ Tư pháp, và chúng tôi cũng biết vì chúng tôi thu thập số liệu điều gì thực sự xảy ra, họ có thực sự bị bắt lại hay không Và chúng ta tiếp tục học hỏi để điều chỉnh chương trình Và điều này dẫn đến nhân tố thứ ba, một nhân tố mới, đó là sự linh hoạt Bởi vì những thỏa thuận thông thường khi bạn tiêu tiền của chính phủ bạn đang tiêu tiền của chúng tôi, tiền thuế và những người quản lý số tiền này nhận thức rất rõ điều đó vì thế họ rất muốn quản lý chặt chẽ việc bạn đã tiêu chính xác bao nhiêu tiền Bất kỳ doanh nhân nào trong căn phòng này cũng biết rằng phiên bản đầu tiên 1.0 của kế hoạch kinh doanh thường sẽ không thành công ngay Vì vậy, khi bạn cố làm một việc như thế này bạn cần một sự linh hoạt để điều chỉnh chương trình Và lại nói về, ở Peterborough, chúng tôi đã khởi động chương trình nhưng chúng tôi cũng thu thập dữ liệu và qua thời gian chúng tôi thay đổi chương trình để thêm vào những nhân tố khác để điều chỉnh dịch vụ phù hợp với nhu cầu dài hạn và ngắn hạn có được sự tham gia nhiệt tình hơn và dài hạn hơn từ các tù nhân Yếu tố cuối cùng là sự hợp tác Một cuộc tranh luận từ rất lâu vẫn đang tiếp diễn: chính phủ tốt hơn hay khu vực công tốt hơn khu vực tư nhân tốt hơn hay khu vực xã hội tốt hơn trong những chương trình thế này Thực ra, để mang lại thay đổi xã hội chúng ta cần phải kết hợp kinh nghiệm của tất cả những bên nói trên để làm cho ý tưởng này hoạt động hiệu quả Và điều này tạo ra một cơ cấu mà qua đó họ có thể kết hợp với nhau Vậy điều nay mang lại cho chúng ta điều gì? Nó mang lại cho chúng ta một phương pháp giúp người ta đầu tư vào thay đổi xã hội Chúng ta đã gặp hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu người muốn có cơ hội đầu tư vào thay đổi xã hội Chúng ta đã gặp những nhân vật tầm cỡ ở lĩnh vực quốc doanh muốn tạo nên những sự khác biệt này Với mô hình này, chúng ta có thể mang họ lại với nhau Xin cảm ơn! (Tiếng vỗ tay) Trong suốt cuộc đời, cơ thể của chúng ta trải qua một loạt các biến đổi phi thường: ta lớn lên, dậy thì, và nhiều người tiếp tục sản sinhthế hệ mới. Đằng sau những biến đổi này là hệ nội tiết hoạt động không ngừng. Ngoài việc giúp cơ thể phát triển và hoàn thiện chức năng sinh dục, hệ nội tiết còn điều hoà mọi thứ từ giấc ngủ đến nhịp đập của tim, bằng cách tác động đến từng tế bào của cơ thể. Hệ nội tiết hoạt động dựa trên tương tác của ba cơ quan sau: tuyến nội tiết, các hormone (kích thích tố), và hàng nghìn tỉ thụ thể tế bào. Trước tiên, có một số hormone do tuyến nội tiết sản sinh như: ba tuyến trên não, và bảy tuyến ở những vị trí khác. Quanh mỗi tuyến nội tiết là một mạng lưới mạch máu, có nhiệm vụ tiết ra nguyên liệu để sản xuất các loại hormone. Sau đó, một lượng nhỏ những hormone đó được tiết ra thường là vào máu. Từ đó, mỗi loại hormone sẽ di chuyển đến các tế bào đích để thực hiện một thay đổi cụ thể. Hormone tìm ra các tế bào đích nhờ vào các thụ thể, đó là những protein đặc biệt nằm trong hay trên bề mặt tế bào. Những thụ thể này nhận diện các hormone đặc hiệu khi chúng lướt qua, và đính chặt lấy chúng. Khi điều này xảy ra, phức hợp hormone - thụ thể sẽ kích hoạt một loạt thay đổi làm tăng cường hoặc ức chế các quá trình chuyển hóa cụ thể bên trong tế bào làm thay đổi hoạt động của chúng. Việc để hàng triệu tế bào cùng một lúc tiếp xúc với một lượng hormone được tiết ra một cách có tính toán giúp hệ nội tiết kiểm soát những thay đổi lớn trên khắp cơ thể. Ví dụ, tuyến giáp tiết ra hai loại hormone là triiodothyronine và thyroxine. Các hormone này sẽ di chuyển đến hầu hết các tế bào của cơ thể, làm tăng tốc độ sử dụng năng lượng và tốc độ hoạt động của các tế bào này. Chính sự thay đổi này đã điều hòa nhịp thở, hay nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, và sự tiêu hóa. Các hormone cũng có những ảnh hưởng khác dễ nhận thấy và quen thuộc hơn trong giai đoạn dậy thì. Nam giới bắt đầu dậy thì khi tinh hoàn tiết ra testosterone. Khiến cho cơ quan sinh dục dần phát triển, nam giới bắt đầu mọc râu, giọng nói trở nên trầm hơn và chiều cao tăng lên. Với phụ nữ, giai đoạn dậy thì bắt đầu khi estrogen được tiết ra từ buồng trứng. Giúp cơ thể họ phát triển, hông nở nang hơn, và làm dày lớp niêm mạc tử cung chuẩn bị cho sự rụng trứng ở kỳ kinh nguyệt hay thụ thai. Có một quan niệm sai lầm về hệ nội tiết, đó là hormone nam và nữ là riêng biệt và đặc trưng cho từng phái. Thực tế thì cả nam và nữ đều có cả estrogen và testosterone, chỉ khác nhau về liều lượng. Hai loại hormone này đều rất quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai, cùng với hơn 10 loại hormone khác, đảm bảo sự phát triển của thai nhi, khả năng sinh nở và giúp người mẹ tiết sữa. Ngoài ra, sự tăng giảm nồng độ hormone cũng gây ra các thay đổi tâm lý. Vì hormone có thể tác động lên sự sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin. Nồng độ các chất này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về tâm lý. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng hormone có sức chi phối tuyệt đối lên chúng ta. Dù hormone thường được xem là tác nhân chính thao túng hành vi, khiến ta bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của chúng, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng hành vi của ta được định hình từ hàng loạt ảnh hưởng khác nhau bao gồm não bộ và các chất dẫn truyền thần kinh, các hormone, cũng như các yếu tố xã hội khác. Chức năng chính của hệ nội tiết là điều tiết các hoạt động của cơ thể, chứ không phải chúng ta. Đôi khi bệnh tật, căng thẳng, thậm chí là chế độ ăn cũng có thể làm gián đoạn chức năng điều tiết đó, bằng cách thay đổi lượng hormone được tiết ra hay sự đáp ứng tế bào. Đái tháo đường là một trong những rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất, do tuyến tụy tiết ra quá ít insulin, một loại hormone kiểm soát lượng đường huyết. Hay bệnh suy giáp và cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tiết ra quá ít hay quá nhiều hormone tuyến giáp. Lượng hormone tuyến giáp quá ít sẽ làm chậm nhịp tim, mệt mỏi và chán nản, khi có quá nhiều hormone tuyến giáp, ta sẽ sụt cân, mất ngủ, và dễ cáu kỉnh. Nhưng hầu hết thời gian, hệ nội tiết sẽ duy trì cơ thể ta ở trạng thái cân bằng. Chính sự điều tiết liên tục đó định hướng những thay đổi tiên quyết giúp ta trở thành chính mình. Ngày nay chúng ta đối mặt với thách thức về vấn đề sức khỏe toàn cầu, và thách thức đó là cách chúng ta tìm ra và phát triển các phương thuốc hiện nay quá tốn kém, mất quá nhiều thời gian, và nó thường thất bại hơn là thành công. Nó thực sự vô tác dụng, và điều đó có nghĩa rằng người bệnh đang rất cần những phương thuốc mới sẽ không có thuốc, và những căn bệnh vẫn chưa được chữa trị. Có vẻ như chúng ta đang tiêu ngày càng nhiều tiền hơn. Vì vậy với mỗi tỷ đô la chúng ta dùng trong nghiên cứu và phát triển thuốc, chúng ta sẽ có ít thuốc được cho phép bán hơn. Nhiều tiền hơn, nhưng lại ít thuốc hơn. Hmm. Vậy chuyện gì đang xảy ra ở đây? Có vô số các yếu tố ảnh hưởng ở đây, nhưng tôi nghĩ một trong những yếu tố quan trọng là những công cụ chúng ta hiện có cho phép chúng ta kiểm tra xem thuốc có tác dụng, hay có hiệu quả, hay thuốc có an toàn hay không trước khi ta đưa ra thử nghiệm lâm sàng trên người, đang làm chúng ta thất bại. Chúng không giúp đoán được điều gì sắp xảy ra trên con người. Và chúng ta có hai công cụ chính cho chúng ta tùy ý sử dụng. Đó là thử nghiệm trên các tế bào và thử nghiệm trên động vật Bây giờ hãy nói về cái đầu tiên, thử nghiệm trên tế bào. Các tế bào hoạt động nhịp nhàng trong cơ thể chúng ta. Chúng ta lấy chúng ra và tách chúng ra khỏi môi trường quen thuộc của chúng, ném chúng vào một trong những cái đĩa này, và hy vọng chúng hoạt động. Bạn đoán thử xem. Chúng không hoạt động. Chúng không thích môi trường đó bởi vì không có gì thực sự giống môi trường chúng có trong cơ thể. Còn thử nghiệm trên động vật thì sao? À, động vật có thể cung cấp những thông tin cực kỳ hữu ích. Chúng cho ta biết chuyện gì đang xảy ra trong các tổ chức cơ thể phức tạp. Chúng ta có thể học được nhiều về sinh học từ đó. Tuy nhiên, hầu như thường xuyên, mẫu thử động vật không thể giúp dự đoán những gì xảy ra trên người khi chúng được điều trị với một loại thuốc cụ thể. Vì vậy chúng ta cần những công cụ tốt hơn. Chúng ta cần những tế bào của người, nhưng chúng ta cần tìm ra cách giữ cho chúng hoạt động bên ngoài cơ thể người. Cơ thể chúng ta là môi trường luôn biến đổi. Chúng ta có những biến đổi nhất định. Các tế bào trải qua môi trường như thế. Chúng ở trong môi trường biến động trong cơ thể ta. Chúng được đặt dưới những lực cơ học liên tục. Vì thế chúng ta muốn các tế bào mạnh khỏe bên ngoài cơ thể ta, chúng ta cần trở thành kiến trúc sư cho tế bào. Chúng ta cần thiết kế, xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà khác cho các tế bào. Và ở học viện Wyss, chúng tôi đã làm điều đó. Chúng tôi gọi nó là một "bộ phận cơ thể trên một con chíp". Và tôi có một con ở đây. Nó đẹp phải không? Nhưng khá là phi thường đấy. Ngay đây trong tay tôi là một lá phổi của người đang thở, đang sống trên một con chíp. Và nó không chỉ đẹp. Nó còn có thể làm cực kỳ nhiều việc khác. Chúng tôi có những tế bào sống trên con chíp nhỏ xíu, các tế bào trong môi trường biến động tác động qua lại với các dạng tế bào khác. Đã có nhiều người cố nuôi tế bào trong phòng thí nghiệm. Họ cố thử nhiều phương pháp khác nhau. Thậm chí họ thử nuôi những bộ phận nhỏ trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi không cố làm điều đó ở đây. Chúng tôi chỉ đơn giản đang cố tái tạo trong con chíp tí xíu này một đơn vị chức năng nhỏ nhất để làm ra môi trường hóa sinh, chức năng và áp lực cơ học mà tế bào gặp phải trong cơ thể chúng ta. Vậy nó hoạt động như thế nào? Để tôi cho các bạn xem. Chúng tôi sử dụng những kỹ thuật từ ngành công nghiệp sản xuất chíp máy tính để làm ra những cấu trúc với kích thước nhỏ thích hợp cho cả tế bào và môi trường của chúng. Chúng tôi có 3 kênh chất lỏng. Ở chính giữa, chúng tôi có một màng co giãn với lỗ xốp, trên đó ta có thể đặt các tế bào của người, ví dụ như phổi, và ở bên dưới, chúng có các tế bào mao dẫn, những tế bào như trong mạch máu chúng ta. Và chúng tôi có thể tác động các lực cơ học lên con chíp để kéo giãn và làm co lại lớp màng, giúp cho tế bào tiếp nhận những lực cơ học y hệt như khi chúng ta thở. Thế là các tế bào có trải nghiệm tương tự như trong cơ thể. Có luồng khí di chuyển qua kênh trên cùng, và sau đó chúng tôi cho dung dịch chứa chất dinh dưỡng chảy qua kênh dẫn máu. Bây giờ con chíp thực sự đẹp, nhưng chúng ta có thể làm gì với nó? Chúng ta có thể có những chức năng phi thường bên trong những con chíp nhỏ thế này. Để tôi chỉ cho các bạn. Chúng ta có thể, ví dụ, bắt chước quá trình lây nhiễm, khi chúng ta cấy các tế bào vi khuẩn vào phổi, sau đó ta có thể thêm vào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu là cơ quan bảo vệ cơ thể ta chống lại những vi khuẩn xâm nhập, và khi bạch cầu nhận ra kích thích của sự lây nhiễm này, chúng sẽ từ máu đi vào phổi và nuốt chửng lấy vi khuẩn. Như các bạn sẽ thấy nó diễn ra trực tiếp ngay bây giờ trong phổi người thực sự trên con chíp. Chúng tôi đánh dấu các tế bào bạch cầu để bạn có thể thấy chúng chảy qua, và khi chúng phát hiện sự lây nhiễm, chúng bắt đầu tụ lại. Chúng tụ lại, và sau đó chúng cố chui vào trong phổi từ dòng máu chảy. Và bạn có thể thấy ở đây, chúng ta có thể thực sự nhìn ra từng tế bào bạch cầu. Chúng dính lại, ngọ nguậy giữa các lớp tế bào, qua các lỗ nhỏ như chân lông, thoát ra trên bề mặt bên kia của màng co giãn, và ngay đó, nó sẽ nuốt lấy vi khuẩn được đánh dấu màu xanh. Trong con chíp bé đó, bạn vừa chứng kiến một trong những phản ứng cơ bản nhất của cơ thể đối với sự lây nhiễm. Đó là cách chúng ta phản ứng lại -- một phản ứng của hệ miễn dịch. Khá thú vị nhỉ! Giờ tôi muốn chia sẻ bức hình này với quý vị, không đơn thuần vì nó quá đẹp, mà là vì nó cho chúng ta cực nhiều thông tin về cái mà các tế bào đang làm trong con chíp. Nó cho chúng ta biết rằng những tế bào này từ đường hô hấp nhỏ trong phổi, thực sự có những cấu trúc như sợi tóc mà bạn sẽ có thể thấy trong phổi. Những cấu trúc này được gọi là lông mao, và nó di chuyển chất nhầy ra khỏi phổi. Yeah. Chất nhầy. Thật đáng sợ. Nhưng chất nhầy thực sự rất quan trọng. Chất nhầy bẫy các vật thể hạt, virus, chất có thể gây dị ứng, và các lông mao nhỏ này di chuyển và làm sạch các chất nhầy ra ngoài. Khi lông mao bị tổn hại bởi khói thuốc lá chẳng hạn, chúng không làm việc đúng cách, và chúng không thể đưa hết chất nhầy ra ngoài. Và có thể dẫn đến các bệnh như viêm phế quản. Lông mao và việc làm sạch chất nhầy cũng liên quan đến các bệnh khủng khiếp như xơ nang. Nhưng bây giờ, với các chức năng mà chúng ta có trong các con chíp này, chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm các phương pháp điều trị mới tiềm năng. Chúng tôi không dừng lại với lá phổi trên một con chíp . Chúng tôi có một đoạn ruột trên một con chíp. Bạn có thể thấy một con ngay ở đây. Và chúng tôi đã đưa các tế bào tiêu hóa của con người vào trong một đoạn ruột trên một con chíp, và chúng đang theo chuyển động nhu động của ruột liên tục, dòng chảy này chảy qua các tế bào, và chúng tôi có thể bắt chước nhiều chức năng mà bạn thực sự mong đợi để xem bên trong ruột người. Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu tạo ra các mô hình bệnh chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều người. Nó thực sự gây suy nhược, và không thực sự có nhiều phương pháp tốt điều trị cho nó. Bây giờ chúng tôi có cả một đường ống dẫn các cơ quan khác nhau trên chíp mà chúng tôi đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của mình. Giờ đây, sức mạnh thực sự của công nghệ này, tuy nhiên, xuất phát từ thực tế rằng chúng ta có thể liên kết chúng bằng các kênh chất lỏng. Các chất lỏng chảy qua các tế bào, vì vậy chúng tôi có thể bắt đầu kết nối nhiều chip khác nhau lại với nhau để tạo thành cái mà chúng tôi gọi là một con người ảo trên một chíp. Chúng tôi thực sự cảm thấy thú vị. Chúng tôi sẽ không bao giờ tái tạo toàn bộ con người trong các con chíp, nhưng mục tiêu của chúng tôi là có thể tái tạo vừa đủ các chức năng để chúng ta có thể dự đoán tốt hơn về những gì sẽ xảy ra cho người. Ví dụ, bây giờ chúng tôi có thể bắt đầu tìm hiểu những gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi đặt một loại thuốc kiểu thuốc xịt. Những người giống như tôi mắc bệnh hen suyễn, khi bạn dùng ống xịt trị xuyễn, chúng ta có thể khám phá xem thuốc đi vào phổi bạn như thế nào, nó đi vào cơ thể như thế nào, nó có thể ảnh hưởng đến tim của bạn như thế nào. Liệu nó có thay đổi nhịp đập của tim bạn? Liệu nó có độc tính? Liệu nó có được đào thải hết ở gan? Hay nó có chuyển hóa ở gan không? Nó có bài tiết qua thận của bạn? Chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu phản ứng động của cơ thể với thuốc. Điều này có thể thực sự cách mạng hóa và làm thay đổi cuộc chơi không chỉ cho ngành công nghiệp dược phẩm, mà còn một loạt các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả ngành công nghiệp mỹ phẩm. Chúng ta có tiềm năng sử dụng da trên một con chíp mà chúng tôi hiện đang phát triển trong phòng thí nghiệm để kiểm tra xem các thành phần trong các mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng có thực sự an toàn để bôi trên da của bạn hay không mà không cần thử nghiệm trên động vật. Chúng ta có thể kiểm tra độ an toàn của hóa chất mà chúng ta đang tiếp xúc hàng ngày trong môi trường của chúng ta, như hóa chất trong chất tẩy rửa gia dụng thông thường. Chúng ta cũng có thể sử dụng các cơ quan trên chíp cho các ứng dụng trong lĩnh vực khủng bố sinh học hoặc phơi nhiễm bức xạ. Chúng ta có thể sử dụng chúng để tìm hiểu thêm về các dịch bệnh như Ebola hoặc những căn bệnh chết người khác như SARS. Các cơ quan trên chíp cũng có thể thay đổi cách chúng ta làm thử nghiệm lâm sàng trong tương lai. Vào lúc này, đối tượng trung bình tham gia trong một thử nghiệm lâm sàng là: mức trung bình. Có xu hướng là trung niên, có xu hướng là nữ. Bạn sẽ không tìm thấy nhiều thử nghiệm lâm sàng trong đó có trẻ em tham gia, nhưng mỗi ngày, chúng ta cung cấp cho trẻ em các loại thuốc , và dữ liệu an toàn duy nhất chúng ta có trên thuốc là thứ mà chúng ta thu thập từ người lớn. Trẻ em đâu phải là người lớn. Chúng có thể không phản ứng cùng một cách như người lớn. Có những thứ khác như sự khác biệt di truyền trong các nhóm người có thể đưa đến một số nhóm dễ tổn thương có nhiều nguy cơ gặp phản ứng có hại của thuốc. Bây giờ hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể lấy tế bào từ tất cả những nhóm người khác nhau, đặt chúng trên các con chíp, và tạo ra các quần thể trên một con chíp. Điều này thực sự có thể thay đổi cách chúng ta làm thử nghiệm lâm sàng. Và đây là điều mà nhóm và mọi người trong nhóm chúng tôi đang làm. Chúng tôi có các kỹ sư, chúng tôi có các nhà sinh học tế bào, chúng tôi có các bác sĩ, tất cả làm việc cùng nhau. Chúng tôi thực sự đang thấy một điều gì đó thật lạ thường tại hoc viện Wyss. Nó thực sự là một sự hội tụ của các ngành, nơi sinh học cũng ảnh hưởng đến cách chúng tôi thiết kế, cách chúng tôi chế tạo, cách chúng tôi xây dựng. Điều đó thú vị lắm. Chúng tôi đang thiết lập những mối hợp tác quan trọng với công nghiệp chẳng hạn quan hệ với một công ty có chuyên môn trong sản xuất chíp số quy mô lớn. Họ sẽ giúp chúng tôi làm ra, thay vì chỉ là một trong những con chíp ở đây, hàng triệu những con chíp như vậy, để chúng tôi có thể đưa chúng đến tay của càng nhiều nhà nghiên cứu càng tốt. Và đây là chìa khóa giải phóng tiềm năng của công nghệ đó. Bây giờ để tôi cho bạn xem thiết bị của chúng tôi. Đây là một thiết bị mà các kỹ sư của chúng tôi đang tạo mẫu trong phòng thí nghiệm, và công cụ này sẽ cung cấp cho chúng tôi các kỹ thuật điều khiển mà chúng tôi sẽ cần để liên kết 10 hoặc nhiều hơn các chíp cơ quan với nhau. Nó còn làm việc khác rất quan trọng. Nó tạo ra một giao diện người dùng dễ sử dụng. Nhờ đó một nhà sinh vật học tế bào như tôi có thể nhảy vào, lấy một con chíp, đặt nó trong một cái hộp như nguyên mẫu mà bạn nhìn thấy ở đó, đặt hộp vào máy giống như bạn nhét một chiếc CD, và bạn đi ra. Đặt vào và sử dụng. Quá dễ dàng. Bây giờ, hãy tưởng tượng một chút hình dung tương lai sẽ như thế nào nếu tôi có thể lấy tế bào gốc của bạn và đặt chúng trên một chíp, hoặc tế bào gốc của bạn và đặt chúng trên một con chíp. Nó sẽ là một con chíp được thiết kế riêng cho bạn. Bây giờ tất cả chúng ta ở đây là những cá nhân, và những sự khác biệt cá nhân có nghĩa là chúng ta có thể phản ứng rất khác nhau và đôi khi theo những cách không thể đoán trước với thuốc. Bản thân tôi, vài năm trước, bị một chứng đau đầu nghiêm trọng, đến nỗi không lắc cái đầu, và nghĩ rằng, " Chà, tôi sẽ thử một loại thuốc khác nào đó." Tôi lấy một số thuốc Advil. Mười lăm phút sau, tôi đang trên đường đến phòng cấp cứu với một cơn hen suyễn nặng. Bây giờ, rõ ràng là nó không gây tử vong, nhưng thật không may, một số trong những phản ứng có hại của thuốc có thể rất nguy kịch. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta ngăn chặn chúng? Vâng, chúng ta có thể tưởng tượng một ngày có phiên bản của Geraldine trên con chíp, có phiên bản của Danielle trên một chíp, có phiên bản của chính bạn trên một con chip. Thuốc cá nhân hóa cho từng người. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi làm công việc của mình, người ta ghét tôi. Trên thực tế, tôi càng làm tốt công việc của mình, thì người ta ghét tôi càng nhiều. Và không, tôi không phải là một kẻ làm trò, và tôi cũng không phải là một nhân viên tang lễ. Tôi là một người đồng tính tiến bộ xuất hiện và tranh luận trên Fox News. (Vỗ tay) Vì vậy, các bạn đều nghe thấy, đúng không? Chỉ để chắc chắn thôi. Tôi là một người đồng tính xuất hiện trên Fox News. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về việc tôi đã làm điều đó như thế nào và điều quan trọng nhất là những gì mà tôi đã học được. Vì vậy, tôi lên truyền hình. Tôi tranh luận với những người theo nghĩa đen muốn xóa sạch tất cả những gì mà tôi tin tưởng, trong một số trường hợp, những người không muốn tôi và những người như tôi tồn tại trên cõi đời Đó đại loại giống như Lễ Tạ ơn với ông chú bảo thủ (bàn luận) về hóc-môn giới tính với hàng triệu khán giả truyền hình trực tiếp. Gần như hoàn toàn là như thế. Và đó chỉ là trên truyền hình thôi nhé. Những lá thư hằn học mà tôi nhận được là không thể tin được. Tuần trước đây thôi, tôi nhận được 238 email với lời lẽ không tốt và nhiều hơn nữa là những dòng tweets mà tôi không thể đếm hết. Tôi đã bị gọi là một tên ngốc, một kẻ phản bội, một thảm hoạ, một kẻ đáng ghét, và một thằng đàn ông xấu xí, trong chỉ một email. (Tiếng cười) Vì vậy những gì mà tôi nhận ra, khi trở thành đích ngắm của những điều "xấu xí" này? Vâng, đúc kết lớn nhất mà tôi có được là trong nhiều thập niên qua, chúng ta đã được tập trung vào sự đúng đắn trong chính trị , nhưng điều quan trọng hơn là sự đúng đắn về tình cảm. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ nhỏ. Tôi không quan tâm nếu bạn gọi tôi là ô môi. Tôi thực sự không quan tâm. Tôi quan tâm về hai điều. Một, tôi quan tâm đến việc bạn đánh vần nó đúng. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Xem lại nhé, nó là Ô-M-Ô-I. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ. Và thứ hai, tôi không quan tâm về từ ngữ, Tôi quan tâm về cách bạn sử dụng nó. Có phải bạn đang thân thiện? Hay bạn chỉ là ngây thơ mà thôi? Hoặc bạn thực sự muốn làm tổn thương tôi? Sự đúng đắn về tình cảm là giai điệu, là cảm giác, làm thế nào chúng ta nói điều mà chúng ta muốn nói, sự tôn trọng và cảm thông mà chúng ta dành cho nhau. Và những gì tôi nhận ra là thuyết phục chính trị không bắt đầu với những ý tưởng hoặc thông tin hoặc dữ liệu. Thuyết phục chính trị bắt đầu với việc đúng đắn trong cảm xúc. Vì vậy, khi lần đầu đến làm việc tại Fox News, thú nhận thật sự, Tôi từng mong đợi là sẽ có những dấu hiệu trên thảm từ tất cả những gã gây hấn kia. Cách này lại không phải là đúng đắn về tình cảm. Nhưng những người theo đảng tự do thì nghiêng về phía tôi, chúng ta có thể tự công bình, chúng tôi có thể hạ mình, chúng ta có thể thờ ơ với bất cứ ai không đồng tình với mình. Nói cách khác, chúng ta có thể đúng đắn về chính trị nhưng lại sai lầm về tình cảm. Và bất ngờ thay, điều đó có nghĩa là người ta không thích chúng ta. Phải không? Điều thú vị nhất là. Những người Bảo thủ thì rất là tốt. Ý tôi là, không phải tất cả mọi người, và không phải là những người đã gửi cho tôi những lá thư ghét bỏ kia, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên. Sean Hannity là một trong những người ngọt ngào nhất mà tôi từng gặp. Ông đã dành thời gian rảnh rỗi của mình cố gắng giúp nhân viên của mình đi xem mặt, và tôi biết rằng nếu mình có bất cứ một vấn đề gì, ông sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ. Bây giờ, tôi nghĩ rằng Sean Hannity là 99 phần trăm sai về mặt chính trị, nhưng sự đúng đắn về tình cảm của ông lại nổi bật một cách ấn tượng, và đó là lý do tại sao mọi người lắng nghe ông. Bởi vì bạn không thể làm cho người khác đồng tình với mình nếu họ thậm chí không chịu lắng nghe bạn ngay lúc bắt đầu. Chúng ta dành rất nhiều thời gian nói chuyện với nhau nhưng lại không có đủ thời gian để hiểu sâu vào những bất đồng, và nếu chúng ta bắt đầu tìm thấy sự cảm thông dành cho nhau, thì sau đó ta có thể tìm thấy được một mặt bằng chung. Nó nghe có vẻ giả tạo khi nói ra điều đó với cương vị là diễn giả tại đây, nhưng khi cố gắng áp dụng nó vào trong thực tế, điều đó thật sự quyền lực. Vì vậy ai đó nói rằng họ ghét người nhập cư, Tôi cố gắng để tưởng tượng liệu họ phải sợ hãi như thế nào khi mà cộng đồng của họ đang thay đổi từ những gì họ đã từng biết đến trước kia. Hoặc một người nào đó nói rằng họ không thích các công đoàn giáo viên, Tôi cá rằng họ đang đau khổ khi nhìn thấy trường học của con cái mình đang đi xuống, và họ chỉ đang cần tìm kiếm một ai đó để đổ lỗ mà thôi. Thách thức của chúng ta là để tìm thấy sự cảm thông cho những người khác mà chúng ta cũng muốn họ cư xử như thế với mình. Đó là sự đúng đắn về tình cảm. Tôi không nói rằng đó là dễ dàng. Trung bình, đại loại là, 5,6 lần mỗi ngày tôi phải dừng bản thân mình lại khỏi việc đáp trả tất cả các lá thư ghét bỏ với một sự hằn học thấp hèn. Toàn bộ sự cảm thông này và tìm kiếm mặt bằng chung với kẻ thù của bạn giống như một thực tế chính trị tinh thần cho tôi, và tôi không phải là Đạt Lai Lạt Ma. Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi lạc quan, bởi vì tôi không chỉ nhận được thư ghét bỏ. mà tôi còn nhận được rất nhiều những lá thư tốt đẹp, rất nhiều rất nhiều. Và một trong những yêu thích cá nhân của tôi bắt đầu với, "Tôi không phải một fan hâm mộ lớn của chị về quan điểm chính trị hoặc đôi khi là tra tấn logic , "nhưng tôi là một fan hâm mộ lớn của chị về mặt con người." Bây giờ anh chàng này không đồng ý với tôi. (Tiếng cười) Nhưng anh ta lắng nghe, không phải vì những gì tôi đã nói, nhưng bởi cách mà tôi nói chúng, và bằng cách nào đó, mặc dù chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau, chúng tôi vẫn có thể tạo thành một kết nối. Đó là sự đúng đắn về tình cảm, và đó là làm thế nào mà chúng ta bắt đầu các cuộc nói chuyện điều đó thực sự dẫn đến thay đổi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) (Tiếng ồn trong nước ) Video này đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm dưới biển Aquarius bốn dặm ngoài khơi bờ biển Key Largo, khoảng 18 mét dưới mặt biển. NASA sử dụng môi trường khắc nghiệt này để đào tạo các phi hành gia và nhà khoa học lặn , và năm ngoái, họ đã mời chúng tôi tham gia chuyến đi này. Tất cả các đoạn phim được lấy từ ROV mở của chúng tôi, đó là một robot mà chúng tôi tạo ra trong nhà để xe của mình. ROV là viết tắt của xe vận hành từ xa, (Remote Operated Vehicle) mà trong trường hợp của chúng tôi đó là một con robot nhỏ gửi video trực tiếp qua dây dẫn siêu mỏng về máy tính trên mặt nước. Nó có nguồn mở, nghĩa là chúng tôi công bố và chia sẻ tất cả các file thiết kế và tất cả các đoạn mã của mình lên mạng , cho phép bất cứ ai sửa đổi hoặc cải thiện hoặc thay đổi thiết kế . Nó được xây dựng với chủ yếu là các bộ phận lỗi thời với chi phí rẻ hơn khoảng 1.000 lần so với những cái ROV mà James Cameron đã sử dụng để khám phá con tàu Titanic . Vì thế ROVs không có gì là mới . Chúng đã xuất hiện nhiều thập kỷ qua. Các nhà khoa học sử dụng ROV để khám phá đại dương. Các công ty dầu khí sử dụng chúng để thăm dò và xây dựng. Những gì mà chúng tôi tạo ra không phải là độc đáo. Nhưng cách mà chúng tôi tạo nên nó lại thực sự độc đáo. Và tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện nhỏ về việc nó đã bắt đầu như thế nào. Một vài năm trước đây, bạn tôi Eric và tôi quyết định là chúng tôi muốn thăm dò hang động dưới nước ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Sierra. Chúng tôi đã từng nghe kể về số vàng bị đánh cắp từ một tên trộm vào thời kỳ Cơn Sốt Vàng, và chúng tôi muốn tới đó xem sao. Thật không may, chúng tôi đã không có đủ kinh phí và vì thế cũng không có đủ công cụ để thực hiện việc này. Vì thế Eric đã nảy ra ý tưởng thiết kế một con robot, nhưng chúng tôi cũng chưa hình dung ra chính xác mọi thứ, thế nên chúng tôi đã làm việc mà người ta vẫn thường làm khi ở trong trường hợp này: Nhờ đến Internet. Chỉ có điều đặc biệt hơn, chúng tôi tạo ra trang web này, openROV.com, và chia sẻ dự định và kế hoạch của mình Trong vài tháng đầu, chỉ có Eric và tôi trao đổi qua lại với nhau trên các diễn đàn, nhưng không lâu sau đó, chúng tôi bắt đầu nhận được phản hồi từ các nhà chế tạo và những người quan tâm, rồi đến những kỹ sư biển chuyên nghiệp thực thụ những người đã có vài gợi ý về những điều mà chúng tôi nên làm. Chúng tôi kiên trì làm việc. Chúng tôi học hỏi được vô số. Kiên trì với cái mới, và cuối cùng, chúng tôi quyết định đi tới hang động. Chúng tôi đã sẵn sàng. Vào lúc đó, cuộc thám hiểm nho nhỏ của chúng tôi trở thành một tiêu điểm và được xuất hiện trên tờ New York Times. Ngay sau đó chúng tôi nhận được hàng loạt những mối quan tâm từ những người muốn có một bộ trang bị để tự làm một con ROV cho riêng mình. Nên chúng tôi quyết định đăng dự án lên Kickstarter, và rồi số tiền quyên góp mục tiêu được của chúng tôi tăng lên chỉ trong 2 tiếng, và nhanh chóng, có đủ số tiền để làm những bộ trang bị đó. Nhưng rồi chúng tôi phải học cách làm ra chúng. Ý tôi là, chúng tôi phải học từng công đoạn sản xuất nhỏ. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra nhà để xe của mình không đủ lớn để chứa cả hệ thống đang lớn dần lên đấy. Nhưng rồi chúng tôi cũng làm được, những bộ trang bị được hoàn thành, nhờ rất nhiều vào TechShop, đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều, và chúng tôi đã chuyển những bộ trang bị này đi khắp nơi trên thế giới, chỉ trước dịp Giáng sinh năm ngoái, tức là mới chỉ vài tháng trước. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu nhận được video và ảnh được gửi về từ khắp nơi trên thế giới bao gồm cả bức hình này từ dưới những tảng băng Nam cực. Chúng tôi cũng biết thêm là chim cánh cụt rất thích robot. (Cười) Vì thế chúng tôi vẫn đang công bố tất cả thiết kế trên mạng, khuyến khích bất cứ ai tự làm ra những thứ này cho mình. Đó là cách duy nhất mà chúng tôi đã làm nó. Bằng việc dùng nguồn mở, chúng tôi đã tạo ra mạng phân phối nghiên cứu và phát triển này, và chúng tôi đang xúc tiến nhanh hơn bất kỳ đối tác hoàn vốn nào. Nhưng thực ra, con robot mới chỉ là một nửa câu chuyện mà thôi. Tiềm năng thực sự, tiềm năng dài hạn là ở cộng đồng DIY (do-it-yourself: tự làm) những người khám phá đại dương đang hình thành trên khắp thế giới này. Điều chúng ta có thể khám phá ra khi có hàng nghìn những thiết bị như thế này trên biển là gì? Các bạn hầu như đều tò mò về các hang động. Các bạn có tìm thấy vàng không? Chúng tôi đã không tìm thấy vàng, nhưng chúng tôi thấy rằng cái mà mình tìm được còn giá trị hơn nhiều. Đó là một cái nhìn về một tương lai đầy tiềm năng cho việc khám phá đại dương. Nó không phải là thứ gì đó bị giới hạn như của James Camerons, mà là cái mà tất cả chúng ta đều đang tham gia vào. Đó là cả một thế giới dưới nước mà chúng ta đang cùng nhau thám hiểm. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Giao thông ở các thành thành phố của các nước đang phát triển là một thách thức đặc biệt, bởi nó khác với y tế hay giáo dục hay nhà ở, nó có khuynh hướng trở nên tồi tệ hơn khi xã hội trở nên giàu có hơn. Rõ ràng, đó là một mô hình không bền vững. Giao thông, như các vấn đề khác ở các nước đang phát triển, không chỉ là vấn đề liên quan đến tiền bạc hay kỹ thuật, mà còn liên quan đến công bằng và bình đẳng. Sự bất bình đẳng quá lớn ở các nước đang phát triển khiến vấn đề khó được nhận ra, ví dụ như, về mặt phương tiện giao thông, một thành phố tiên tiến không phải là thành phố mà ngay cả người nghèo cũng có xe hơi, mà là thành phố ngay cả người giàu cũng dùng phương tiện công cộng. Hoặc xe đạp: Ví dụ như ở Amsterdam (Hà Lan), hơn 30% dân số sử dụng xe đạp, mặc dù sự thật là Hà Lan có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Hoa Kỳ. Tồn tại một sự xung đột ở các thành phố của các nước đang phát triển về tài chính, về các khoản đầu tư của chính phủ. Nếu nhiều tiền được chi cho đường cao tốc, thì dĩ nhiên sẽ ít tiền chi cho việc phát triển nhà cửa, trường học, hay bệnh viện, và cũng tồn tại xung đột về không gian. Xung đột về không gian giữa những người có xe hơi và những người không có xe hơi. Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng tài sản tư nhân và nền kinh tế thị trường là cách tốt nhất để kiểm soát hầu hết nguồn lực của xã hội. Tuy nhiên, có một vấn đề là, nền kinh tế thị trường cần sự bất bình đẳng trong thu nhập để hoạt động. Một số người phải làm được nhiều tiền, còn một số khác thì ít hơn. Một số công ty thành công. Số khác thất bại. Vậy kiểu bình đẳng nào mà ngày nay chúng ta có thể hy vọng tới trong một nền kinh tế thị trường? Tôi xin đề xuất 2 kiểu mà cả hai đều có liên quan đến các thành phố. Kiểu thứ nhất là bình đẳng trong chất lượng cuộc sống, đặc biệt là với trẻ em, đó là kiểu bình đẳng mà tất cả trẻ em đều nên có, ngoài y tế và giáo dục, có thể tiếp cận được với không gian xanh, cơ sở vật chất để chơi thể thao, hồ bơi, các lớp thanh nhạc. Và một kiểu nữa là, cái mà chúng ta có thể gọi là "bình đẳng dân chủ". Điều đầu tiên của bất cứ hiến pháp nào đều nêu lên là tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đó không chỉ là chuyện thơ thẩn. Đó là một nguyên lý mạnh mẽ. Ví dụ, nếu đấy là sự thật, thì một xe buýt với 80 hành khách, có quyền có không gian gấp 80 lần so với 1 chiếc xe hơi có một hành khách. Đôi khi, chúng ta đã quá quen với bất bình đẳng, nên ngay cả khi nó xảy ra trước mắt chúng ta, chúng ta vẫn không hề nhận ra. Chưa đầy 100 năm trước, phụ nữ không thể đi bầu cử, và đó đã từng là điều bình thường, cũng giống như cách mà ngày nay dường như là bình thường khi nhìn thấy xe buýt tham gia giao thông. Sự thật là, khi tôi trở thành thị trưởng, áp dụng nguyên tắc dân chủ đó có nghĩa là lợi ích công chiếm ưu thế so với lợi ích cá nhân, rằng một xe buýt với 100 người có quyền sử dụng khoảng không gian trên đường gấp 100 lần so với 1 chiếc xe hơi chúng tôi thực hiện một hệ thống vận chuyển khối lượng lớn dựa trên xe buýt chạy trong làn xe ưu tiên. Chúng tôi gọi hệ thống ấy là TransMilenio, để cho xe buýt thêm quyến rũ. Và một điều là hệ thống đó cũng là một biểu tượng dân chủ rất đẹp, bởi vì khi xe buýt bành trướng ra, những chiếc xe đắt tiền, bị mắc kẹt trong giao thông, thì rõ ràng đó gần như là một hình ảnh của nền dân chủ đang vận hành. Trong thực tế, nó không phải là chỉ là vấn đề của sự công bằng. Không cần phải là Tiến sĩ để nhận ra điều đó. Một ủy ban gồm trẻ 12 tuổi sẽ tìm ra trong vòng 20 phút, rằng cách hiệu quả nhất để sử dụng không gian đường xá vốn khan hiếm là ưu tiên làn đường cho xe buýt. Trong thực tế, xe buýt không được gợi cảm lắm, nhưng chúng là phương tiện duy nhất có thể để vận chuyển số lượng lớn nhiều người đến mọi khu vực của các thành phố trong các nước đang đang phát triển nhanh. Chúng cũng có khả năng to lớn. Ví dụ, hệ thống tại Quảng Châu (Trung Quốc) di chuyển nhiều hành khách hơn theo hướng làm của chúng tôi so với tất cả các tuyến xe điện ngầm ở Trung Quốc, ngoại trừ một tuyến ở Bắc Kinh, với một phần nhỏ chi phí. Chúng tôi đấu tranh không chỉ cho không gian cho xe buýt, mà chúng tôi còn đấu tranh cho không gian cho con người, và điều đó càng khó khăn hơn. Thành phố là môi trường sống của con người, và chúng ta, những con người, là những người đi bộ. Cũng giống như cá phải bơi hoặc chim cần phải bay hoặc hươu cần phải chạy, chúng tai cần phải đi bộ. Đó thực sự là một cuộc xung đột to lớn, khi chúng ta đang nói về các thành phố ở các nước đang phiển, giữa người đi bộ và xe ô tô. Ở đây, những gì bạn nhìn thấy là một hình ảnh của nền dân chủ không đầy đủ. Điều này cho thấy là những người đi bộ được xem là những công dân hạng ba trong khi những người đi trong xe hơi là những công dân hạng nhất. Về mặt cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điều thực sự làm cho khác biệt giữa các thành phố tiên tiến và các thành phố lạc hậu không phải là đường cao tốc hoặc tàu điện ngầm mà là chất lượng vỉa hè. Ở đây họ xây một cầu vượt, có lẽ rất vô ích, và họ đã quên làm vỉa hè. Điều này phổ biến trên khắp thế giới. Học sinh thậm chí không quan trọng hơn những chiếc xe. Tại thành phố của tôi, Bogotá (Colombia), chúng tôi đã chiến đấu một trận chiến rất khó khăn để chiếm lại không gian dành xe hơi, vốn dĩ đã đậu trên vỉa hè trong nhiều thập niên qua, để dành không gian cho con người sẽ phản ánh phẩm giá của con người, và tạo không gian cho xe đạp. Trước hết, ttrước đây tôi có tóc đen. (Tiếng cười) Và tôi gần như bị luận tội trong quá trình đó. Đó là một trận đánh rất khó khăn. Tuy nhiên, nó khả thi, và cuối cùng, sau trận chiến rất khó khăn, để cho một thành phố mà sẽ phản ánh sự tôn trọng đối với phẩm giá của con người, cho thấy rằng những người đi bộ là công bằng và quan trọng như những người có xe hơi. Thật vậy, một vấn đề về chính trị và tư tưởng rất quan trọng ở bất kỳ nơi nào là làm thế nào để phân phối nguồn tài nguyên có giá trị nhất của một thành phố, đó là không gian dành cho đường xá. Một thành phố có thể tìm thấy dầu hoặc kim cương ở dưới đất và nó sẽ không có giá trị như là không gian cho đường xá. Làm thế nào để phân phối nó cho những người đi bộ, xe đạp, phương tiện giao thông công cộng và xe hơi? Đây không phải là một vấn đề kỹ thuật, và chúng ta nên nhớ rằng không có hiến pháp nào cho rằng đỗ xe hơi là một quyền trong hiến pháp khi chúng ta thực hiện sự phân phối đó. Chúng tôi đã làm điều đó từ 15 năm trước, trước khi có đường dành cho xe đạp tại New York (Hoa Kỳ) hoặc ở Paris (Pháp) hoặc ở London (Anh), đó cũng là một trận chiến rất khó khăn, hơn 350 km đường dành riêng cho xe đạp. Tôi không nghĩ rằng đường dành riêng cho xe đạp là một nét kiến trúc đẹp. Chúng chỉ là quyền, cũng giống như vỉa hè, trừ khi chúng ta tin rằng chỉ những người với có xe gắn máy mới có quyền di chuyển an toàn, không có nguy cơ bị chết. Và cũng giống như đường cho xe buýt, đường cho xe đạp cũng là một biểu tượng mạnh mẽ của nền dân chủ, bởi vì chúng cho thấy một công dân đi chiếc xe đạp trị giá $30 thì cũng quan trọng bằng với với người đi một chiếc xe hơi trị giá $30.000. Và chúng ta đang sống trong một thời điểm duy nhất của lịch sử. Trong 50 năm tới, nhiều hơn một nửa các thành phố mà sẽ tồn tại trong năm 2060, sẽ được xây dựng mới. Ở nhiều thành phố của các nước đang phát triển , hơn 80% và 90% thành phố sẽ tồn tại trong năm 2060 sẽ được xây dựng trong bốn hoặc năm thập kỷ tiếp theo . Nhưng đây không chỉ là một vấn đề đối với các thành phố ở các nước đang phát triển. Tại Hoa Kỳ, ví dụ, hơn 70 triệu ngôi nhà mới phải được xây dựng trong 40 hoặc 50 năm tới. Nhiều hơn tất cả những căn nhà bây giờ hiện có ở Anh, Pháp và Canada cộng lại. Và tôi tin rằng thành phố của chúng ta hiện nay đang có những sai lầm nghiêm trọng, và rằng có những cái khác hơn và tốt hơn có thể được xây dựng. Những thành phố của chúng ta có vấn đề gì? Vâng, ví dụ, nếu chúng ta kể cho bất cứ đứa trẻ 3 tuổi nào, mà hầu như không đang học nói ở bất kỳ thành phố nào trên thế giới hiện nay, "Coi chừng, xe hơi kìa" thì đứa trẻ sẽ nhảy lên sợ hãi, và có một lý do xác đáng, bởi vì có hơn 10.000 trẻ em bị chết bởi xe hơi hàng năm trên thế giới. Chúng tôi đã có thành phố được 8.000 năm, và trẻ em có thể đi bộ ra khỏi nhà và chơi. Trong thực tế, chỉ gần đây, cho tới những năm 1900, không hề có xe hơi. Xe hơi chỉ tồn tại ít hơn 100 năm. Chúng đã hoàn toàn làm thay đổi các thành phố. Vào năm 1900, ví dụ, không ai đã bị giết bởi xe ô tô tại Hoa Kỳ. Chỉ 20 năm sau, giữa năm 1920 và 1930, gần 200.000 người bị chết bởi xe hơi tại Hoa Kỳ. Chỉ vào năm 1925, gần 7.000 trẻ em bị giết bởi xe hơi tại Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng ta có thể khiến cho các thành phố khác nhau, các thành phố mà sẽ dành nhiều ưu tiên cho con người hơn là cho xe hơi, và sẽ dành thêm không gian công cộng cho con người hơn cho xe hơi, các thành phố nơi mà dành sự tôn trọng lớn cho những công dân dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như trẻ em hay người già. Tôi sẽ đề xuất cho bạn một vài thành phần mà tôi nghĩ có thể sẽ làm cho thành phố tốt hơn, và rất đơn giản để thực hiện chúng tại các thành phố mới được xây dựng. Hàng trăm cây số của những tuyến đường xanh các thành phố đang xen nhau theo mọi hướng. Trẻ em sẽ đi bộ ra khỏi nhà và bước vào không gian an toàn. Chúng có thể đi hàng chục cây số một cách an toàn mà không có bất kỳ nguy hiểm nào trên các tuyến đường xanh tuyệt vời đó, đại loại đường cao tốc dành cho xe đạp, và tôi sẽ mời các bạn tưởng tượng những điều sau đây: một thành phố trong đó mỗi con đường sẽ là con đường chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp. Trong các thành phố mới sẽ được xây dựng, điều này sẽ không đặc biệt khó khăn. Khi tôi là thị trưởng của Bogotá, chỉ ba năm, chúng tôi đã có thể để tạo ra 70 km, ở một trong các thành phố đông dân nhất trên thế giới, đường cao tốc dành cho xe đạp. Và điều này thay đổi cách mọi người sống, di chuyển, tận hưởng thành phố. Trong ảnh này, bạn nhìn thấy trong một trong các khu dân cư rất nghèo, chúng tôi có một con đường cho người đi bộ xe đạp sang trọng, và những chiếc xe hơi vẫn còn trong bùn. Tất nhiên, tôi rất muốn mở con đường này cho xe hơi. Nhưng chúng tôi làm gì trước? Chín mươi chín phần trăm người dân trong những khu dân cư không có xe hơi. Nhưng bạn đã thấy, khi một thành phố đang được xây dựng, nó là rất dễ dàng để kết hợp hình thức cơ sở hạ tầng này. Sau đó, thành phố sẽ phát triển xung quanh nó. Và tất nhiên, điều này chỉ là một ý tưởng về một cái gì đó mà có thể tốt hơn nếu chúng ta chỉ cần tạo ra nó, và nó làm thay đổi cách sống. Và thành phần thứ hai, mà sẽ giải quyết việc di chuyển, mà đang là thách thức rất khó khăn ở các nước đang phát triển, với một cách thức tốn ít chi phí và đơn giản, sẽ có hàng trăm cây số đường chỉ dành cho xe buýt, xe buýt và xe đạp và người đi bộ. Điều này sẽ, một lần nữa, một giải pháp có chi phí thấp nếu thực hiện ngay từ đầu, chi phí thấp, di chuyển thoải mái trong ánh sáng mặt trời tự nhiên. Nhưng thật không may, thực tế không như trong giấc mơ của tôi. Do bởi các tài sản đất đai tư nhân và giá đất cao, tất cả các thành phố ở nước đang phát triển có một vấn đề lớn với các khu ổ chuột. Ở nước của tôi, Colombia, gần một nửa những ngôi nhà ở các thành phố ban đầu là phát triển bất hợp pháp. Và tất nhiên là rất khó khăn để có vận chuyển công cộng hay sử dụng xe đạp ở môi trường như vậy. Nhưng ngay cả những nơi phát triển hợp pháp cũng đã được đặt ở những nơi sai lầm rất xa trung tâm thành phố nơi mà không thể trang bị phương tiện giao thông công cộng với chi phí thấp, và tần số cao. Là một nước Mỹ Latinh, và châu Mỹ La tinh đã từng được xem là khu vực mới trên thế giới, tôi muốn giới thiệu một cách trân trọng, nhiệt tình, đến những quốc gia chưa đô thj hóa--- là châu Mỹ La Tinh đi từ 40% đô thị hóa vào năm 1950 đến năm 2010, 80% đô thị hóa-- Tôi muốn giới thiệu đến các nước châu Phi và châu Á mà chưa đô thị hóa, chẳng hạn như Ấn Độ hiện chỉ có 33% đô thị hóa, rằng chính phủ nên nắm tất cả đất xung quanh thành phố. Bằng cách này, các thành phố của họ có thể phát triển ở những nơi thích hợp có các khoảng không thích hợp, có công viên, có những tuyến đường xanh, có các tuyến đường cho xe buýt. Các thành phố mà chúng ta sẽ xây dựng trong 50 năm tới sẽ xác định chất lượng cuộc sống và thậm chí cả hạnh phúc cho hàng tỷ người trong tương lai. Thật là một cơ hội tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo và nhiều nhà lãnh đạo trẻ sắp tới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Họ có thể tạo ra một cuộc sống hạnh phúc hơn nhiều cho hàng tỷ người trong tương lai. Tôi chắc chắn, và tôi lạc quan, rằng họ sẽ làm cho thành phố tốt hơn những giấc mơ đầy tham vọng nhất của chúng ta. (Vỗ tay) Vài năm trước đây Trường Kinh Doanh thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ đã tiến hành lựa chọn mô hình kinh doanh tốt nhất của năm Họ đã chọn "ngành" Cướp biển ở Somali Cũng trong khoảng thời gian đó tôi phát hiện ra có 544 thủy thủ bị giữ làm con tin trên những chiếc tàu thường được thả neo gần bờ biển Somali giữa ban ngày ban mặt. Khi tôi phát hiện ra hai thực tế này, tôi đã thầm nghĩ Điều gì đang diễn ra với ngành vận chuyển đường biển vậy? Và tôi cũng nghĩ rằng, liệu điều tương tự có xảy ra với những ngành khác không? Liệu chúng ta có thể thấy 544 phi công bị giam giữ trong chính máy bay của mình trên đường băng hàng tháng, thậm chí hàng năm trời? Liệu chúng ta có thấy điều tương tự xảy ra với 544 lái xe buýt đường dài? Điều đó sẽ không xảy ra Tôi bắt đầu cảm thấy thú vị Và phát hiện ra một sự thật khác thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn đặc biệt là đối với một sự thật mà tôi không hề biết đến trước đó ở tuổi 42 hoặc 43 Đó là chúng ta vẫn phải phụ thuộc chặt chẽ vào ngành vận tải đường biển Bởi vì có lẽ phần đông mọi người vẫn cho rằng vận tải đường biển là một ngành đã lỗi thời một ngành được đại diện bởi thuyền buồm với Moby Dicks và Jack Sparrows Nhưng sự thật không phải vậy Vận tải đường thủy vẫn quan trọng với chúng ta từ trước đến nay Ngành này mang lại cho người tiêu dùng 90% sản phẩm của thương mại thế giới Vận tải đường thủy đã tăng gấp 4 lần về quy mô từ năm 1970 Chúng ta đang phụ thuộc vào nó hơn bao giờ hết Tuy nhiên, đối với một ngành công nghiệp khổng lồ như thế lại chỉ có 100,000 tàu biển đang hoạt động Vì vậy, ngành này dường như không được mọi người chú ý đến Nhưng điều này lại nghe có vẻ kỳ quặc tại Singapore vì ở đây, vận tải đường thủy hiện hữu đến mức bạn có thể nhét trên một con tàu trên nóc khách sạn (Tiếng cười) Nhưng đâu đó trên thế giới Nếu bạn hỏi mọi người về những gì học biết về vận tải đường thủy và khối lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường này hầu như không một ai có thể trả lời Còn nếu bạn hỏi một người nào đó bất kỳ trên phố nếu họ đã nghe tới Microsoft câu trả lời chắc hẳn sẽ là có bởi vị họ biết Microsoft thiết kế các phần mềm cho máy tính và chỉ thỉnh thoảng mới hoạt động Nhưng nếu bạn hỏi họ có biết đến Maersk không Tôi không nghĩ bạn sẽ nhận được câu trả lời tương tự mặc dù Maersk mặc dù chỉ là một công ty vận chuyển trong số nhiều công ty khác lại có doanh thu ngang ngửa với Microsoft (60.2 tỷ đô la) Tại sao lại như vậy? Một vài năm về trước chỉ huy Hải quân Anh đầu tiên được gọi là "Chúa biển" mặc dù người đứng đầu quân đội không được gọi là chúa đất ông cho biết, chúng ta, ý ông là các quốc gia công nghiệp hóa ở phương Tây dường như không đánh giá đúng tầm quan trọng của biển Chúng ta mù tịt về biển cũng như vai trò của nó như là một nơi lý để phát triển công nghiệp Thường thì, chúng ta chỉ nghĩ đến biển như một dải lụa màu xanh mà chúng ta được dịp bay ngang qua trên mỗi chuyến bay. Không có gì đáng để bận tâm cả, Vì vậy, tôi muốn mở rộng tầm nhìn của mình để đặt biển về đúng vị trí của nó, Vì thế, tôi đã ra biển Một vài năm trước, tôi tham gia một chuyến đi trên Maersk Kendal một tàu container cỡ trung chở gần 7,000 thùng hàng và tôi khởi hành từ Felixstowe ở bờ biển phía Nam nước Anh và tôi dừng chân ở đây ngay tại Singapore năm tuần sau đó và không bị "jet lag" (cảm giác bị lệch múi giờ) như bây giờ Và tôi đã khám phá ra rất nhiều điều Chúng tôi đi qua năm biển hai đại dương, chín cảng và tôi đã học được rất nhiều điều về vận tải đường biển Và một trong những điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên khi đến Kendal là, mọi người đâu cả rồi? Tôi có bạn trong Hải quân đã từng nói với tôi rằng mỗi lần họ ra khơi với khoảng 1000 thủy thủ nhưng trên tàu Kendal chỉ có 21 người Đó là bởi vì vận tải đường biển đã trở nên rất hiệu quả nhờ vào công-te-nơ hóa hàng hóa Các tàu có thể vận hành tự động mà không cần đến nhiều nhân viên Nhưng điều đó cũng có nghĩa là, theo như cách nói của một tuyên úy mà tôi từng gặp, một thủy thủ bình thường mà bạn gặp trên một tàu công-te-nơ sẽ trở nên mệt hoặc rất mệt vì cường độ của vận tải hiện đại là khá nặng đối với một yếu tố mà thuật ngữ vận tải gọi là "yếu tố con người" một cụm từ lạ mà chính họ cũng không nhận ra nó có vẻ không mang tính nhân văn cho lắm Vì vậy, hầu hết các thủy thủ hiện đang làm việc cho các tàu container thường có ít hơn hai tiếng nghỉ ngơi tại mỗi cảng Họ không có thời gian để nghỉ ngơi Họ lênh đênh trên biển hàng tháng trời và kể cả khi cập bến họ cũng có không được tiếp cận với thứ được coi là bình thường ngay cả với trẻ 5 tuổi, Internet Và một điều nữa làm tôi ngạc nhiên khi ở trên tàu Kendal là người mà tôi ngồi cạnh.... Không phải nữ hoàng nhé tôi cũng không hiểu tại sao họ lại để tôi ngồi ngay dưới bức chân dung của bà Nhưng tại bàn ăn trong cabin của chỉ huy tàu Tôi ngồi cạnh một chàng trai đến từ Miến Điện Đối diện tôi là một người Rumani, một người Moldavi, một người Ấn Bàn kế bên là một người Trung Quốc còn trong phòng nhân viên, tất cả đều là người Phillipines Đó là một tàu vận tải thông thường Tại sao lại như vậy? Bởi vì thách thức lớn nhất đối với vận tải đường biển trong 60 năm qua khi mà phần lớn công chúng không để tâm đến ngành này đó là thứ được gọi là đăng ký mở hay "cắm cờ theo yêu cầu" Các tàu có thể cắm cờ của bất kỳ quốc gia nào chỉ cần quốc gia đó cho đăng ký cắm cờ Bạn có thể cắm cờ của một nước không có đường biển như Bolivia, hoặc Mongolia hoặc Bắc Triều Tiên, mặc dù lựa chọn này không được yêu thích cho lắm (Tiếng cười) Vì vậy, chúng ta có đoàn thủy thủ đến từ nhiều quốc gia mang tính toàn cầu và di động trên những con tàu. Và đó là một điều làm tôi ngạc nhiên. Khi chúng tôi tiến đến khu vực của cướp biển ở dưới eo biển Bab-el-Mandeb ở Ấn Độ Dương con tàu đã thay đổi. Và điều này cũng rất đáng kinh ngạc, bởi vì đột nhiên Tôi nhận ra, đúng như thuyền trưởng đã bảo với tôi, rằng Tôi thật điên rồ khi chọn đi qua khu vực của cướp biển trên một tàu container Chúng tôi không được phép vào bờ Có đến hai trạm gác cướp biển Và chính tại thời điểm đó, 544 thủy thủ bị giữ làm con tin Và một vài người trong số họ đã làm con tin được một vài năm bởi vì đặc thù của ngành và vì đặc điểm "cắm cờ theo yêu cầu" Không phải tất cả, nhưng một vài người bị bắt làm con tin vì đối với số ít những người chủ tàu không trung thực Thật dễ dàng để che giấu nhờ có cơ chế cắm cờ theo yêu cầu. Sự thờ ơ với biển còn giúp che giấu điều gì nữa? Nếu bạn ra biển trên một tàu hàng hoặc trên tàu du lịch, hãy nhìn lên ống khói bạn sẽ nhìn thấy khói đen xì Đó là bởi vì ngành vận tải đường biển có chi phí hoạt động rất thấp và cần nhiên liệu giá rẻ thế nên, họ sử dụng một thứ được gọi là nhiên liệu kho một thứ mà tôi được nghe mô tả bởi một người làm trong ngành chở dầu như là chất thải của nhà máy lọc dầu hay chỉ hơn một bậc so với nhựa đường Và vận tải đường biển là cách thức vận chuyển thân thiện nhất với môi trường nếu tính đến lượng khí thải carbon trên tấn trên dặm Lượng khí thải của nó bằng khoảng một phần nghìn của ngành hàng không và khoảng một phần mười vận tải đường đường bộ Nhưng nó không hoàn toàn vô hại, bởi vì lượng khí thải vẫn là rất lớn Như vậy khí thải từ vận tải đường biển vào khoảng 3 đến 4% gần như bằng với lượng khí thải của ngành hàng không Và nếu bạn đặt khí thải từ vận tải đường biển vào danh sách các nước các nước có khí thải carbon lớn nhất Nó sẽ đứng ở vị trí thứ sáu gần với Đức Người ta tính toán ra rằng trong năm 2009, 15 con tàu lớn nhất thải ra các hạt, muội và khí thải độc hại ngang bằng với tất cả ô tô trên thế giới Và tin tốt là người ta đang bàn bạc về một ngành vận tải đường biển bền vững Ccó những đề xuất rất thú vị đang được thực hiện Nhưng tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy? Khi nào chúng ta sẽ bắt đầu bàn luận và suy nghĩ về dặm đường biển nhiều như dặm hàng không Tôi cũng đến Cape Cod để được nhìn thấy tình trạng của cá voi North Atlantic (phía Bắc Bắc Băng Dương) bởi vì, đây là một trong những điều đáng kinh ngạc nhất về khoảng thời gian của tôi trên biển và những điều nó làm tôi băn khoăn Chúng ta đã biết về những tác động của con người đến đại dương trong các hoạt động đánh bắt cá và khai thác quá mức thuỷ hải sản nhưng chúng ta không thật sự biết nhiều về những điều đang diễn ra dưới nước Và trên thực tế, ngành vận tải đường biển đang đóng một vai trò nhất định tại đây vì tiếng ồn của nó đã góp phần làm tổn hại đến môi trường âm thanh của sinh vật biển Ánh sáng không thể xuyên qua bề mặt nước vì vậy những sinh vật biển như cá voi và cá heo và thậm chí 800 loài cá khác giao tiếp bằng âm thanh Và một con cá voi ở Bắc Atlantic có thể truyền âm thanh qua hàng trăm dặm Một con cá voi lưng gù có thể truyền âm thanh qua cả đại dương mênh mông. Nhưng một tàu chở dầu siêu hạng cũng có thể được nghe thấy từ phía bên kia đại dương và bởi vì tiếng động mà chân vịt tạo ra dưới nước đôi khi có trùng âm tần với cá voi và điều đó có thể làm tổn hại đến môi trường âm thanh của loài động vật này và chúng cần đến môi trường này để duy trì nòi giống tìm kiếm thức ăn và bạn tình Môi trường âm thanh của cá voi Bắc Atlantic đã bị suy giảm tới 90% Nhưng chưa có luật lệ nào được đề ra để kiểm soát tình trạng ô nhiễm âm thanh này Khi đặt chân đến Singapore, Tôi xin lỗi phải nói thật nhưng tôi đã không muốn rời khỏi tàu Tôi đã rất thích ở trên Kendal Thủy thủ đoàn đã đối xử rất tốt với tôi Tôi đã có một vị thuyền trưởng vui tính và sởi lởi và tôi đã rất muốn ở lại thêm 5 tuần nữa một điều mà ngài thuyền trưởng đã bảo tôi rằng thật là điên rồ khi nghĩ đến nó Nhưng tôi đã không ở trên tàu liền một lúc trong 9 tháng nhưng những thủy thủ Phillipines những người đã mô tả công việc của mình là "kiếm tiền trên nỗi nhớ nhà" Họ được trả lương cao nhưng phải sống một cuộc sống cô lập và khó khăn trong một môi trường nguy hiểm và khó khăn. Nhưng tôi đã thực sự rất phân vân bởi vì tôi muốn tỏ lòng ngưỡng mộ với những thủy thủ này những người đã mang lại cho chúng ta 90% mọi thứ mà chúng ta đang có mà hầu như không được ghi nhận hoặc cảm ơn Tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với 100,000 con tàu đang lênh đênh trên biển đang làm việc, cập bến và ra khơi hàng ngày, để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của chúng ta Nhưng tôi cũng muốn thấy ngành vận tải đường biển, và chúng ta, cộng đồng đa số này, những người biết rất ít về nó, suy nghĩ nhiều hơn một chút để có thể hiểu mọi việc rõ hơn có thể là hiểu được đến 90% về nó. Bởi vì tôi cho rằng chúng ta đều có thể thu được một lợi ích nào đó bằng cách làm một việc rất đơn giản là học cách nhìn ra biển. Xin cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn nói cho các bạn biết kiến trúc đã giúp thay đổi cuộc sống cộng đồng của tôi và mở ra những cơ hội để hy vọng như thế nào. Tôi là một thổ dân Burkina Faso Theo Ngân hàng Thế giới, Burkina Faso là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nhưng việc lớn lên tại một nơi như vậy sẽ giống như thế nào? Tôi là một ví dụ trong trường hợp này. Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ tên Gando. Ở Gando, không có điện, không có sự tiếp cận với nguồn nước sạch, và không có trường học. Nhưng bố tôi muốn tôi học đọc và viết. Vì lý do này, tôi đã phải rời xa gia đình khi tôi lên 7 và sống ở một thành phố cách xa làng tôi mà không có liên lạc gì với gia đình cả. Ở nơi đó tôi được ngồi học trong một lớp học như thế với hơn 150 đứa trẻ khác, và trong suốt 6 năm. Thời điểm đó, tôi đến trường và thấy bạn học của mình đã chết. Hiện tại, cũng không có nhiều thay đổi lắm. Làng tôi vẫn không có điện. Mọi người vẫn chết dần chết mòn ở Burkina Faso, và việc tiếp cận với nước sạch vẫn là một vấn đề lớn. Tôi đã may mắn. Tôi may mắn, vì đây là thực tế cuộc sống khi tôi lớn lên ở một nơi như thế. Nhưng quả là tôi đã may mắn. Tôi nhận được học bổng. Tôi có thể tới Đức để du học. Vì thế mà tôi tin là tôi không cần phải giải thích với các bạn rằng việc đứng trước các bạn ngày hôm nay là một đặc ân to lớn như thế nào đối với tôi. Từ Gando, làng tôi ở Burkina Faso, đến Berlin, Đức để trở thành một kiến trúc sư là một bước tiến lớn, rất lớn. Nhưng phải làm gì với đặc ân này đây? Ngay khi còn là một sinh viên, tôi đã muốn mở ra những cơ hội tốt hơn cho trẻ em ở Gando. Tôi chỉ muốn dùng kỹ năng của mình để xây một ngôi trường. Nhưng làm sao làm được khi bạn chỉ là một sinh viên và không có tiền? Ồ vâng, tôi đã bắt đầu thiết kế và gây quỹ. Việc gây quỹ không phải là nhiệm vụ dễ dàng Thậm chí tôi còn kêu gọi cả bạn học của mình tiêu ít tiền hơn cho cà phê và thuốc lá, để tài trợ cho dự án xây trường học của tôi. Thật kỳ diệu, 2 năm sau, tôi đã có được 50.000 đô la. Khi tôi trở về quê nhà ở Gando để báo tin vui, dân làng rất đỗi vui mừng, nhưng rồi khi họ nhận ra rằng tôi định dùng đất sét, họ đã rất ngạc nhiên. "Một ngôi nhà bằng đất sét không thể đứng vững qua nổi một mùa mưa, vậy mà Francis lại muốn chúng ta dùng đất sét để xây trường học. Đây có phải là lý do cậu ấy tiêu tốn rất nhiều thời gian du học tại châu Âu thay vì làm việc với chúng ta ngoài đồng ruộng?" Người dân làng tôi dùng đất sét để xây dựng mọi công trình nhưng họ lại không tìm thấy bất kỳ sự cải tiến nào với bùn. Vì thế tôi phải thuyết phục họ. Tôi bắt đầu nói chuyện với mọi người, và tôi đã thuyết phục họ và chúng tôi bắt đầu làm việc. Phụ nữ, đàn ông, cả dân làng, đều tham gia vào quá trình xây dựng. Tôi được cho phép sử dụng các kỹ thuật truyền thống. Ví dụ với nền nhà bằng đất sét những nam thanh niên đến và đứng như thế này, nện chày hàng tiếng đồng hồ, và rồi những người mẹ đến, và họ tiếp tục nện trong tư thế như thế này, hàng giờ, đổ nước và nện xuống. Và sau đó là những người đánh bóng tới. Họ bắt đầu đánh bóng nền nhà với một viên đá trong hàng giờ. Và bạn nhận được kết quả thế này đây, rất mịn, như mông em bé vậy. (Tiếng cười) Hình ảnh không chỉnh sửa photoshop. (Tiếng cười) Đây là ngôi trường, được xây dựng bởi cả cộng đồng. Những bức tường hoàn toàn được dựng lên bởi những khối đất sét ép ở Gando. Kết cấu mái nhà được làm từ những thanh thép giá rẻ ẩn bên trong khối bê tông như bình thường. Bên trong lớp học, trần nhà được tạo từ cả 2 thứ trên với nhau. Trong ngôi trường này, có một ý tưởng đơn giản: đó là tạo ra sự thoải mái trong lớp học. Đừng quên là nhiệt độ có thể lên tới 45 độ C ở Burkina Faso, bằng sự thông gió đơn giản, tôi muốn tạo những lớp học tốt cho cả việc dạy và học. Và đây là hình ảnh dự án ngày nay, 12 năm tuổi, vẫn trong tình trạng tốt nhất. Và những đứa trẻ, chúng yêu ngôi trường này. Với tôi và cộng đồng của tôi, dự án này là một thành công to lớn. Nó mở ra cơ hội để thực hiện nhiều dự án hơn ở Gando. Vì thế tôi đã làm được rất nhiều dự án, và sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn chỉ 3 trong số chúng. Đầu tiên là việc mở rộng ngôi trường, tất nhiên. Làm thế nào để giải thích những bản vẽ và kỹ thuật với những người không biết đọc và viết? Tôi bắt đầu với việc xây dựng hình mẫu như thế này. Việc cải tiến là xây dựng một mái vòm bằng đất sét Vì thế, tôi đã nhảy lên trên đỉnh vòm như thế này, với đội của tôi, và mái vòm vẫn làm việc. Cả cộng đồng theo dõi. Nó vẫn hiệu quả. Vậy chúng tôi có thể xây. (Tiếng cười) Rồi chúng tôi tiếp tục xây dựng, và đây là thành quả. Bọn trẻ rất vui sướng, và chúng thích nó. Cộng đồng rất tự hào. Chúng tôi đã thành công. Ngay cả những con vật, như những chú lừa này, cũng thích các công trình của chúng tôi. (Tiếng cười) Dự án tiếp theo là thư viện ở Gando. Như các bạn thấy đấy, chúng tôi cố gắng đưa những ý tưởng khác biệt vào các công trình của chúng tôi, nhưng chúng tôi thường không có nhiều nguyên liệu. Ở Gando chúng tôi có những hũ đất sét. Chúng tôi muốn sử dụng chúng để tạo những lỗ mở. Các bạn có thể thấy chúng tôi mang chúng tới công trường xây dựng. Chúng tôi bắt đầu cắt những cái hũ ra, và rồi đặt chúng trên đỉnh mái nhà nhà trước khi đổ bê tông, và bạn có kết quả như thế này. Những lỗ thoáng giúp đẩy khí nóng ra ngoài và đem ánh sáng vào. Rất đơn giản. Dự án gần đây nhất của tôi tại Gando là một ngôi trường trung học. Tôi muốn chia sẻ nó với các bạn. Sáng kiến trong dự án này là đúc bùn giống như đổ bê tông vậy. Làm thế nào để đúc bùn? Chúng tôi bắt đầu làm rất nhiều vữa, như các bạn có thể thấy, và khi mọi thứ sẵn sàng, khi bạn biết công thức tốt nhất là gì và hình dạng hoàn hảo nhất là gì, bạn bắt tay làm việc cùng cộng đồng. Và thỉnh thoảng tôi có thể đi. Mọi người có thể tự làm. Tôi tới đây để nói chuyện với các bạn như thế này. Một yếu tố khác ở Gando là mưa. Khi những cơn mưa tới, chúng tôi khẩn trương bảo vệ những bức tường yếu ớt chống lại nước mưa. Đừng nhầm lẫn với tác phẩm của Christo và Jeanne-Claude. Chỉ đơn giản là chúng tôi bảo vệ những bức tường của mình. (Tiếng cười) Những cơn mưa ở Burkina tới rất nhanh, và sau đó, là ngập lụt ở khắp nơi trên đất nước. Thế nhưng, với chúng tôi thì mưa lại rất có lợi. Nó mang cát và sỏi tới sông thứ mà chúng tôi cần để xây dựng. Chúng tôi chỉ phải đợi cho cơn mưa qua đi. Chúng tôi lấy cát, trộn với đất sét, và tiếp tục xây dựng. Chỉ có vậy. Dự án ở Gando luôn gắn liền với việc đào tạo con người, bởi vì tôi chỉ mong muốn, một ngày khi tôi qua đời, ít nhất có 1 người Gando tiếp tục làm công việc này. Nhưng các bạn sẽ phải rất ngạc nhiên, rằng tôi vẫn còn sống. (Tiếng cười) Và bây giờ, dân làng tôi có thể sử dụng các kỹ năng của họ để kiếm tiền cho mình. Bình thường, với một thanh niên trẻ ở Gando nếu muốn kiếm tiền, anh ta phải rời khỏi quê hương đến thành phố, thỉnh thoảng có thể bỏ quê hương mà không bao giờ quay trở lại, khiến cho cộng đồng trở nên yếu hơn. Nhưng giờ họ có thể ở lại và làm việc ở những công trình xây dựng khác và kiếm tiền nuôi sống gia đình. Có một đặc trưng mới trong công việc này. Vâng, các bạn biết đấy. Tôi đã giành rất nhiều giải thưởng với công việc này. Chắc chắn rằng điều này đã mở ra những cơ hội. Tôi trở lên hiểu bản thân mình. Lý do tại sao tôi làm những việc tôi làm chính là vì cộng đồng mình. Khi tôi còn nhỏ, đi học, trở về Gando mỗi kỳ nghỉ. Cuối mỗi kỳ nghỉ, tôi phải tạm biệt cộng đồng, đi từ nhà này tới nhà khác. Tất cả những phụ nữ ở Gando sẽ kéo áo của họ như thế này và đưa cho tôi hết số tiền họ có. Trong văn hóa chúng tôi, đây là một biểu tượng của tình yêu thương sâu sắc Lúc còn là cậu bé 7 tuổi, tôi đã rất ấn tượng. Một ngày tôi hỏi mẹ tôi, "Tại sao tất cả những người phụ nữ này lại yêu quý con đến vậy?" (Tiếng cười) Bà trả lời, "Họ đang đóng góp để chi trả cho việc học của con đấy hy vọng rằng con sẽ thành công và một ngày nào đó trở lại và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng." Giờ đây tôi hy vọng rằng mình đã có thể khiến cho cộng đồng cảm thấy tự hào qua công việc này, và tôi hy vọng tôi đã có thể chứng tỏ cho các bạn thấy sức mạnh của cộng đồng, và cho các bạn biết rằng kiến trúc có thể khiến cho các cộng đồng tạo nên tương lai của chính họ. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Có bao nhiêu người trong số các bạn đã từng vào hang động rồi ạ? Vậy à, chỉ vài người thôi. Khi nghĩ đến hang động, hầu hết các bạn sẽ nghĩ đến một đường hầm đi xuyên qua những khối đá rắn chắc, Và trên thực tế, hầu hết các hang động đều như vậy. Trên một nửa đất nước này, hầu hết hang động được hình thành từ đá vôi. Còn ở đất nước của tôi, hầu hết hang động được hình thành từ đá dung nham, bởi vì ở đó có rất nhiều núi lửa. Nhưng những hang động mà tôi muốn chia sẻ với các bạn ngày hôm nay lại được hình thành hoàn toàn bằng băng, đặc biệt là từ sông băng Nó được hình thành trong lòng ngọn núi cao nhất ở bang Oregon, gọi là núi Hood. Hiện nay ngọn núi Hood này chỉ cách 1 giờ chạy xe từ thành phố Portland, thành phố lớn nhất bang Oregon, nơi có đến hơn 2 triệu người sinh sống. Và điều thú vị nhất dành cho những nhà thám hiểm hang động là khám phá ra một hang động mới và trở thành người đầu tiên thám hiểm bên trong nó. Điều thú vị kế tiếp dành cho họ là trở thành người đầu tiên vẽ ra bản đồ của một hang động. Ngày nay, do có nhiều người thám hiểm ở đó nên rất khó để có thể tìm ra một hang động mới, cho nên, các bạn có thể hình dung chúng tôi đã phấn kích như thế nào khi tìm thấy 3 hang động mới như vậy trong phạm vi thành phố lớn nhất bang Oregon này và nhận ra rằng chúng chưa từng được khám phá trước đó hay được vẽ ra trên bản đồ. Điều đó giống như là được trở thành một phi hành gia, bởi vì chúng tôi đã nhìn thấy và đi đến những nơi mà chưa ai từng thấy hay đi đến trước đây. Vậy thì mảng sông băng là gì? Với những ai đã từng nhìn thấy hay chạm vào tuyết, bạn sẽ thấy nó rất nhẹ bởi vì đó chỉ là một chùm những tinh thể băng kết hợp lại với nhau và gần giống với không khí. Nếu bạn nhào nặn một nắm tuyết trên tay để làm ra quả bóng tuyết, nó sẽ rất nhỏ, cứng và nặng. Và trên một ngọn núi như núi Hood, nơi mà tuyết rơi dày đến 6m mỗi năm, áp lực đó đẩy không khí ra khỏi tuyết và dần dần hình thành băng có màu xanh rất cứng. Cứ mỗi năm, ngày càng nhiều băng như vậy hình thành trên đỉnh núi, và cuối cùng chúng trở nên rất nặng đến nỗi phải trượt xuống ngọn núi dưới sức nặng của chúng, hình thành một dòng sông băng di chuyển chậm chạp Khi băng đóng chặt lại như vậy và bắt đầu di chuyển chúng ta gọi nó là sông băng và đặt tên cho nó. Tên của loại sông băng mà bên trong nó các hang động được tạo ra được gọi là Sông Băng Cát. Hàng năm, khi tuyết mới rơi lên trên bề mặt sông băng chúng sẽ tan chảy dưới ánh mặt trời mùa hè và tạo nên những dòng sông chảy thành dòng trên mặt băng chúng bắt đầu tan chảy và trôi dọc xuống sông băng và tạo nên những mạng lưới rộng lớn các hang động rồi thỉnh thoảng chảy xuống hình thành lớp đá nền bên dưới. Ngày nay, điều kinh ngạc về các hang động sông băng này là mỗi năm đều có những đường hầm mới được tạo ra. Nhiều dòng thác xuất hiện và di chuyển xung quanh từ nơi này đến nơi khác bên trong hang động Những dòng nước ấm áp từ trên đỉnh của các tảng băng này sẽ chảy dọc xuống thêm vào đó, dòng không khí ấm từ bên dưới ngọn núi bốc lên thổi luồn vào trong hang làm tan chảy trần băng của hang động khiến cho trần cứ ngày càng nâng cao lên Nhưng điều kì lạ nhất về hang sông băng là toàn bộ khối hang động có thể di chuyển được, bởi vì nó được hình thành bên trong một khối băng có kích thước của một thành phố nhỏ và có thể trôi từ từ xuống ngọn núi. Bay giờ chúng ta sẽ gặp Brent McGregor anh ta là một người bạn đồng hành cùng tôi khám phá các hang động Cả hai chúng tôi đều đã từng thám hiểm nhiều hang động và đã từng leo nhiều ngọn núi từ rất lâu về trước nhưng không ai trong chúng tôi, trước đây, từng thám hiểm một hang động sông băng như vậy Trở về năm 2011, Brent đã xem một đoạn phim trên Youtube về một cặp leo núi tình cờ bắt gặp lối vào của một trong số những hang động này. Không có thiết bị GPS nào để định vị toạ độ của nó, và tất cả những gì chúng tôi biết chỉ là nó nằm đâu đó ngoài kia trên dòng Sông Băng Cát. Vì thế đến tháng 7 năm đó, chúng tôi đã lại ra chỗ sông băng, và tìm thấy một đường nứt lớn trên mặt băng. Chúng tôi phải làm những cái mỏ bằng tuyết và băng rồi buộc dây vào nó và tuột xuống vào bên trong vết nứt đó. Đây là tôi đang nhìn vào trong vết nứt lối vào. Ở đoạn cuối của vết nứt, chúng tôi tìm thấy một đường hầm rất lớn chạy thẳng lên núi ngay bên dưới hàng ngàn tấn băng. Chúng tôi lần theo hang trở ra khoảng nửa dặm cho đến đoạn cuối của nó và rồi nhờ những dụng cụ thám hiểm mang theo chúng tôi đã làm một tấm bản đồ 3 chiều của hang ngay trên đường quay trở ra Vậy thì làm thế nào để làm ra một bản đồ hang động đây? Thật ra bản đồ hang động không giống như bản đồ đường sá bởi vì chúng có nhiều hốc, lỗ chồng chéo lên nhau Để làm bản đồ hang động, bạn phải lập ra các địa điểm dùng để khảo sát bên trong hang, cách nhau chỉ vài bước chân, và dùng tia la-ze để đo khoảng cách giữa chúng. Sau đó dùng một la bàn và một máy đo độ dốc để xác định phương hướng của hang động và đo độ dốc của mặt sàn so với trần hang. Giờ mới là lúc sử dụng các phép toán lượng giác đây loại toán này thật ra rất hữu dụng để làm bản đồ hang động bởi vì nó cho phép bạn đo đạc chiều cao và khoảng cách của nhiều thứ mà không cần phải đi đến tận nơi. Thật ra, khi càng nghiên cứu nhiều hang động và vẽ nhiều bản đồ về chúng, tôi càng nghiệm ra loại toán này hữu dụng hơn so với khi hồi nhỏ đi học, vốn dĩ tôi từng ghét cay ghét đắng nó. Vì vậy khi thám hiểm xong bạn phải gom tất cả dữ liệu này nạp chúng vào máy tính rồi tìm ai đó vẽ thật giỏi để nhờ phác thảo giùm tấm bản đồ nó trông như thế này đây bạn sẽ nhìn thấy những lối đi bên trong hang ở góc nhìn từ trên xuống và cả dưới góc nhìn chi tiết cụ thể hơn, giống như đang nhìn vào một trang trại của kiến vậy. Chúng tôi đặt tên hang này là Hang Rồng Tuyết bởi vì nó giống như hình một con rồng lớn đang say ngủ dưới tuyết. Cho đến cuối mùa hè vừa rồi, khi tuyết tan dần khỏi lớp băng, chúng tôi tìm thấy những hang khác nữa và nhận ra rằng tất cả chúng đều thông với nhau. không bao lâu sau khi vẽ bản đồ của Hang Rồng Tuyết Brent khám phá ra hang mới này cách đó không xa lắm. Bên trong nó được phủ toàn bằng băng, nên chúng tôi phải mang một loại giày được thiết kế đặc biệt có gắn một miếng kim loại dưới đế để đi được trên băng mà không bị trượt. Cái hang này tuyệt đẹp Trần của nó bằng băng óng ánh màu xanh dương và xanh lá bởi ánh sáng mặt trời từ trên cao chiếu xuống xuyên qua tảng băng trần đó và tạo nên thứ ánh sáng đẹp như vậy Chúng tôi cũng đã không hiểu tại sao cái hang này lại cực kì lạnh hơn so với Hang Rồng Tuyết cho đến khi đi hết cái hang đó và tìm ra được lời giải. Có một lỗ lớn hay có thể gọi là một cái giếng trời chạy suốt từ dưới lên trên bề mặt sông băng cao đến khoảng 39m Không khí lạnh từ trên đỉnh núi chạy theo giếng trời đó xuống và tỏa ra khắp hang, làm đóng băng tất cả mọi thứ bên trong. Chúng tôi rất thích thú về việc tìm thấy cái giếng này nên đã quay trở lại đây vào tháng 1 năm sau đó để cố trở thành những người đầu tiên khám phá nó. Bên ngoài trời rất lạnh, chúng tôi đã phải ngủ bên trong hang. Cái lều chúng tôi nằm bên trái khu vực lối vào này.. Sáng hôm sau, chúng tôi leo ra khỏi hang và đi bộ lên tận đỉnh của tảng sông băng đó, để từ đó sửa soạn trèo xuống cái giếng trời lần đầu tiên. Brent đặt tên cho hang là Trí Tưởng Tượng Tinh Khiết, tôi nghĩ là bởi vì cảnh bên trong quá đẹp nằm ngoài trí tưởng tượng của chúng tôi. Vậy thì ngoài những tảng băng đẹp mắt đó, bên trong hang còn có những gì? Rõ ràng rằng không có nhiều sự sống bên trong, bởi vì nó quá lạnh và lối vào thì phủ đầy tuyết ròng rã suốt 8 tháng trời. Nhưng bên trong vẫn có những thứ tuyệt vời khác nữa. Có 1 loại vi khuẩn kì lạ sống trong nước chúng ăn và tiêu hóa đá và biến chúng thành thức ăn để sống được bên dưới những tảng băng này Thật ra trong mùa hè vừa rồi, các nhà khoa học đã thu thập được một số mẫu nước và băng để nghiên cứu cái gọi là những cá thể sống cực nhỏ, nhưng chịu được môi trường sống cực kì khắc nghiệt có thể sống được dưới lớp băng ấy, giống như thứ mà chúng ta hy vọng tìm thấy trên các chỏm băng vùng cực Sao Hỏa một ngày kia. Một điều tuyệt vời khác nữa là, khi những hạt giống và chim chóc trên bề mặt băng chết đi, chúng bị vùi dưới tuyết và dần dần trở thành một phần của băng, chìm sâu dần vào trong lòng băng. Và khi những hang này hình thành và tan chảy ngược lên trên lớp băng, chúng tạo ra những hiện vật này rơi từ trên trần xuống sàn hang động, nơi cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy chúng. Ví dụ, đây là một hạt giống đặc biệt của cây thông mà chúng tôi tìm thấy Nó bị đông cứng trong băng suốt 100 năm qua, và bây giờ nó mới bắt đầu nảy mầm. Còn cái lông vịt trời này đây được tìm thấy sâu trên 480m phía sau Hang Rồng Tuyết. Con vịt đó đã chết trên bề mặt băng lâu thật lâu lắm rồi lông của nó được tìm thấy sâu hơn 30m dưới băng trước khi rơi tỏm vào trong hang. Còn viên tinh thể thạch anh tuyệt đẹp này thì được tìm thấy phía sau Hang Rồng Tuyết Thậm chí đến giờ, tôi và Brent cũng khó mà tin được tất cả những phát hiện này đều nằm trong sân nhà chúng tôi, được giấu đi chỉ để chờ một ai đó đến và tìm thấy. Như tôi đã nói khi nãy, ý tưởng khám phá ra điều mới trong thế giới bận rộn mà chúng ta đang sống giống như điều gì đó mà bạn chỉ có thể tìm thấy trong một chuyến du hành vũ trụ ngày hôm nay, nhưng không hẳn là vậy. Mỗi năm, đều có thêm hang động mới được phát hiện ra và chưa ai từng đến đó bao giờ. Bởi vậy, sẽ không là quá muộn cho bất cứ ai trong số các bạn ở đây tự mình khám phá ra chúng. Chỉ cần chịu khó kiếm tìm và đi đến những nơi mà người ta không thường đến tập trung vào đôi mắt và sự suy đoán để nhận diện các khám phá của mình khi bạn trông thấy chúng, bởi vì có thể, nó nằm ngay trong sân nhà bạn đó. Cảm ơn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Tôi là một người luôn cố gắng sống thật với chính mình, và để bắt đầu, với tư cách là một người Nam Phi tôi muốn nói cho các bạn biết rằng một trong những người truyền cảm hứng cho tôi nhiều nhất đã qua đời vài tiếng trước. Nelson Mandela đã bước những bước cuối cùng trên hành trình dài đi tới tự do. Vâng, bài nói này là dành tặng riêng ông. Tôi lớn lên trong sự tò mò. Tôi lớn lên giữa muông thú. Tôi lớn lên ở miền tây Nam Phi hoang dã tại một nơi có tên là Khu Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã Londolozi Đó là nơi gia đình tôi đã đảm đương công việc kinh doanh vườn thú hoang dã qua bốn thế hệ. Tôi nhớ rằng công việc của tôi là đưa mọi người đến với thiên nhiên và vì vậy, tôi nghĩ rằng hôm nay là một bước ngoặt cuộc đời khi có cơ hội mang đến buổi họp mặt này những trải nghiệm của tôi với thế giới tự nhiên Châu Phi là một nơi mà ta có thể vừa ngồi dưới bầu trời đầy sao quanh lửa trại bập bùng, vừa kể chuyện cho nhau nghe và vì vậy những gì tôi chia sẻ với các bạn hôm nay là liệu pháp đơn giản từ những câu chuyện lửa trại, về những người hùng của trái tim. Câu chuyện của tôi không phải là những câu chuyện mà các bạn có thể được nghe trong mục tin tức, và mặc dù châu Phi rất khắc nghiệt, đó còn là một nơi mà con người, động vật và hệ sinh thái dạy ta gắn kết hơn với nhau. Khi tôi được 9 tuổi, Tổng Thống Mandela đã đến ở với gia đình tôi. Ông vừa được trả tự do sau 27 năm ròng bị giam giữ, và đang trong thời gian thích nghi với việc đột ngột trở thành một biểu tượng toàn cầu. Các đồng chí của ông thuộc Đảng Quốc Gia Phi Châu cho rằng việc sống giữa thiên nhiên hoang dã sẽ giúp ông nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe tránh xa sự chú ý của dư luận, mà đúng là bầy sư tử đã phát huy tác dụng trong việc ngăn cánh báo chí và mấy tay săn ảnh. (Tiếng cười) Đó là khoảng thời gian định hình tính cách của tôi, khi đó còn là 1 cậu bé. Tôi thường mang đồ ăn sáng tới giường ông, trong bộ đồ cũ và đôi dép đi trong nhà, ông thường đi dạo quanh khu vườn. Vào ban đêm, tôi thường ngồi chung với gia đình quanh chiếc tivi sử dụng ăng-ten tai thỏ để xem những hình ảnh của chính ông vốn thường lặng lẽ trong khu vườn được bao quanh bởi hàng trăm và hàng ngàn người trong cảnh phóng thích được trình chiếu trên truyền hình hàng đêm. Ông đã mang lại hòa bình cho một Nam Phi bị chia cắt và đầy bạo lực, một người đàn ông với tấm lòng nhân hậu. Mandela thường nói rằng cái lợi của nhà tù, là giúp ông tập trung đào sâu suy nghĩ, để tạo ra trong ông những điều mà ông khao khát cho Nam Phi: hòa bình, hòa giải, hòa hợp. Qua hành động vô cùng nhân ái này, ông đã trở thành hiện thân của những gì ở Nam Phi mà chúng tôi gọi là "ubuntu." Ubuntu: tôi vì anh. Hoặc, nghĩa là con người sẽ không còn là con người nếu không có những người chung quanh. Đây không phải một ý tưởng hay giá trị mới, nhưng tôi chắc chắn rằng vào thời điểm đó nó thực sự là một giá trị cốt lõi cần được khai thác. Người ta nói rằng trong ý thức cộng đồng của châu Phi, chúng ta dần hận ra phần sâu sắc nhất trong nhân tâm của mỗi người qua tương tác Ngay giờ phút này đây, Ubuntu đang hiện hữu . Các bạn đã cho tôi một không gian để biểu đạt sự thật sâu thẳm nhất trong bản thân mình. Nếu không có các bạn, tôi sẽ chỉ là độc thoại trong một căn phòng trống, và tôi đã dành rất nhiều thời gian cuối tuần rồi để làm điều đó, và lúc đó khác lúc này nhiều lắm. (Tiếng cười) Nếu Mandela là hiện thân của quốc gia và quốc tế, thì người đã dạy tôi nhiều nhất về giá trị này là anh Solly Mhlongo. Solly được sinh ra dưới một cái cây cách nơi tôi lớn lên ở Mozambique 60 km Anh ấy không bao giờ có nhiều tiền, nhưng vẫn luôn là một trong những người giàu có nhất mà tôi quen biết. Solly lớn lên cùng với việc chăm sóc gia súc . Tôi không biết nhiều về những người lớn lên cùng với công việc này, nhưng tôi chắc rằng họ rất tháo vát. Công việc đầu tiên mà anh có được trong lĩnh vực vườn thú hoang dã là sửa chữa xe tải tham quan. Từ trong thiên nhiên, anh học về máy móc điều làm tôi hết sức bất ngờ. Sau đó, anh chuyển qua một đội tên là nhóm môi trường sống. Đây là những người ở khu bảo tồn chịu trách nhiệm giữ cho khu bảo tồn môi trường sống lành mạnh . Anh đã sửa đường, chăm nom vùng đất ngập nước, và đảm nhận cả việc chống săn bắn bất hợp pháp. Một ngày nọ, chúng tôi cùng đi ra ngoài, anh bắt gặp dấu chân của một con báo cái. Dấu chân nhìn đã cũ, nhưng vì vui thích, anh lần theo nó, và từ tốc độ lần dấu của anh có thể nói anh có một kĩ năng lần dấu cỡ trình độ tiến sĩ. Nếu các bạn lái xe qua Solly khi anh đang ở đâu đó trong khu bảo tồn, chỉ cần nhìn qua gương chiếu hậu, bạn sẽ thấy anh ấy dừng xe lại đi bộ 20, 50 m chỉ để phòng trường hợp bạn cần giúp đỡ. Lời phàn nàn duy nhất về anh ấy mà tôi từng nghe được là khi một khách hàng của chúng tôi lên tiếng, "Solly, anh mắc bệnh quá hào hiệp." (Tiếng cười) Khi tôi bắt đầu theo đuổi con đường hướng dẫn chuyên nghiệp trong môi trường thiên nhiên này, Solly là người dẫn đường của tôi. Chúng tôi làm việc cùng nhau. Và các khách hàng đầu tiên mà chúng tôi có được là một nhóm từ thiện đến từ Bờ biển phía Đông, và họ nói thầm với Solly, "Trước khi đi xem sư tử và báo, chúng tôi muốn thấy chỗ ở của anh." Chúng tôi đã đưa họ đến nhà của anh ấy, và chuyến viếng thăm này trùng hợp với thời điểm vợ anh đang học tiếng Anh, cô ấy chào đón khách bằng câu nói quen thuộc "Hello, I love you." - Xin chào, tôi yêu bạn. "Welcome, I love you". Chào mừng, tôi yêu bạn." (Tiếng cười) Điều này đối với tôi mà nói, thể hiện một vẻ đẹp rất châu Phi, ngôi nhà này thì nhỏ nhưng lòng người thật rất lớn. Vào cái ngày Solly cứu mạng tôi anh ấy đã là người hùng của tôi. Đó là một ngày nắng nóng chúng tôi đi xuống sông Trời nóng quá nên tôi cởi giày ra, xắn quần lên và bước xuống nước Solly còn đứng trên bờ Dòng nước trong suốt chảy qua cát, và chúng tôi bắt đầu đi về hướng thượng nguồn Cách một vài mét trước mặt chúng tôi là một cái cây vươn mình khỏi bờ sông, cành của nó đụng mặt nước, và tạo nên bóng râm. Nếu đây là cảnh trong một bộ phim kinh dị, khán giả sẽ la lên "Đừng bước vô chỗ đó. Đừng bước vô chỗ đó." (Tiếng cười) Và đúng là, con cá sấu đang ở chỗ bóng râm. Bạn nhận ra mình đang bị một con cá sấu tấn công nhờ cú đớp rợn người của nó Trời ơi! Nó cắn chân phải của tôi. kéo lấy tôi và quật. Tôi rướn tay. Cố níu lấy một cành cây. Nó lắc tôi một cách dữ tợn. Đó là một cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy một loài vật khác ra sức để xơi tái bạn. Một trong những điều cho thấy việc ăn chay là rất nên làm. (Tiếng cười) Ở trên bờ, Solly thấy ngay tôi đang gặp nguy hiểm. Anh ấy chạy về phía tôi. Con cá sấu, một lần nữa, tiếp tục lắc người tôi. Nó sắp sửa ngoạm lấy tôi lần thứ hai. Tôi thấy một vũng máu ở vùng nước xung quanh mình chảy về phía hạ nguồn. Khi nó cắn lần thứ hai, tôi lập tức đá nó. Bàn chân tôi thọc vào cổ họng con vật. Buộc nó phải nhả tôi ra. Tôi vươn mình lên các cành cây, và khi ra khỏi mặt nước, nhìn qua vai mình, tôi thấy Chân tôi từ đầu gối trở xuống bị nghiền nát tới mức không thể diễn tả được. Xương bị gãy. Phần thịt bị xé nát. Tôi lập tức quay đi không dám nhìn lại lần nào nữa. Khi tôi ra khỏi nước, Solly đến được khúc nước sâu, chỗ nước trũng giữa chúng tôi Anh ấy nhìn thấy tình trạng vết thương của tôi, biết là giữa anh ấy và tôi còn có con cá sấu và người đàn ông này không hề chậm trễ một giây. Anh ấy đến ngay đến chỗ nước trũng lội xuống nước, mực nước chỉ cao hơn thắt lưng anh ấy đến chỗ tôi. Túm lấy tôi. Tôi vẫn còn đang trong trạng thái hết sức yếu ớt. Anh ấy nhấc tôi lên và vác tôi trên vai Thêm một điều nữa về Solly, anh ấy rất mạnh. Anh ấy đưa tôi đi lên bờ, đặt tôi xuống. cởi phăng áo sơ mi ra. dùng nó để bọc chân tôi, nhấc tôi lên lần nữa, đưa tôi đến chỗ chiếc xe, và giúp tôi được săn sóc về mặt y tế. Nhờ vậy mà tôi sống sót. Bây giờ, (Tiếng vỗ tay) Bây giờ tôi không biết có bao nhiêu người mà bạn quen biết sẵn lòng lội qua một khúc sông sâu mà họ biết chắc chắn có cá sấu ở đó chỉ để đến giúp bạn, nhưng đối với Solly mà nói, điều này tự nhiên như hơi thở vậy. Và anh ấy là một ví dụ tuyệt vời cho những trải nghiệm của tôi ở khắp châu Phi. Ở trong một xã hội đề cao tính cộng đồng, chúng ta nhận ra từ bên trong rằng sự an vui của bản thân có mối liên quan chặt chẽ với sự an vui của người khác. Chia sẻ những nguy hiểm. Chia sẻ những nỗi đau. Chia sẻ những niềm vui. Chia sẻ những thành tích. Chia sẻ nơi trú ngụ. Chia sẻ thức ăn. Ubuntu yêu cầu chúng ta mở rộng trái tim mình và chia sẻ, và điều anh Solly dạy tôi ngày hôm đó chính là tinh hoa của giá trị này, qua hành động tràn đầy nhiệt huyết và đồng cảm của anh ấy Mặc dù từ gốc dùng để chỉ con người, theo tôi, ý nghĩa của ubuntu lại có thể to lớn hơn thế. Khi đó, tôi đã gặp cô bé voi này. Tên nó là Elvis. Thực ra, Solly đặt cho cô nàng cái tên Elvis là vì anh ấy nói con bé bước đi như đang nhảy điệu nhảy lắc hông của Elvis vậy. Con bé được sinh ra với chân sau và cơ chậu bị khuyết tật nghiêm trọng. Nó được đưa đến khu bảo tồn của chúng tôi từ một khu bảo tồn khác nằm ở hướng đông trên tuyến đường di cư của nó. lần đầu tiên trông thấy nó , tôi nghĩ chắc sớm muộn gì con bé cũng phải chết, chỉ là tính bằng ngày thôi. Tuy nhiên, trong suốt năm năm sau đó nó đã quay về đàn trong những tháng mùa đông. Và chúng tôi cảm thấy hết sức thích thú khi bắt gặp dấu chân khác biệt này, ngoài thiên nhiên hoang dã Nó trông giống như dấu ngoặc bị bẻ ngược, chúng tôi thường bỏ dỡ việc đang làm chỉ để lần theo, và thường đến khúc quanh, chúng tôi bắt gặp con bé đi chung với đàn của nó. Và cảm xúc vỡ òa khi những người thuộc đội xe tải tham quan chúng tôi trông thấy con bé, cái cảm giác tình thân. Điều này nhắc nhở tôi rằng ngay cả những người lớn lên ở chốn thành thị cũng cảm nhận sự kết nối hết sức tự nhiên với thế giới tự nhiên và muông thú. Tôi vẫn còn nguyên cảm giác vui sướng khi thấy nó còn sống. Rồi một ngày, chúng tôi bắt gặp bọn chúng ở vũng nước nhỏ này. gần giống như một cái hố trên đất. Tôi quan sát con cái đầu đàn khi nó uống nước, và rồi nó tạo thành chuyển động chậm rãi và đẹp đẽ, giống như cánh tay đang chuyển động vậy, và bắt đầu đi về hướng bờ dốc thẳng đứng. Những con khác trong đàn bắt đầu đi theo. Và tôi lại quan sát con voi nhỏ Elvis chuẩn bị tinh thần leo đồi. Rất dễ nhận ra cô nàng đầu tiên là tai xuất hiện trước, nó dốc toàn bộ sức lực và lên được nửa đường, chân nó sụm xuống và nó té nhào về phía sau Con bé cố gắng lần nữa, nhưng khi đến nửa đường, nó lại bị té xuống. Và trong lần nỗ lực thứ 3 này, điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi đi được một nửa đoạn đường, một con voi nhỏ đến phía sau cô bé, và nó chèn cái vòi của nó phía dưới con bé và bắt đầu đẩy cô nàng lên bờ. Một ý nghĩ vụt đến trong đầu tôi rằng hình như cả đàn voi thật ra đang chăm sóc cho con voi nhỏ này. Ngày hôm sau, tôi quan sát lần nữa khi con cái đầu đàn bẻ gẫy một cành cây đưa vô miệng, và rồi bẻ tiếp một cành cây nữa và quăng xuống đất. Sự nhất trí đã nhanh chóng hình thành giữa chúng tôi những hướng dẫn viên ở khu vực đó rằng đàn voi thực chất đang di chuyển chậm hơn là để giúp đỡ Elvis. Điều Elvis và đàn voi dạy tôi đã khiến tôi mở rộng định nghĩa của ubuntu, và tôi tin rằng từ trong thế giới hoang dã chúng ta dần nhận ra những điều tốt đẹp nhất của chính mình được phản chiếu ngược lại. Và sự phản chiếu đó không chỉ đến từ con người mà còn đến từ tất cả những sinh vật khác đang sống trên trái đất. Nếu Châu Phi có một món quà cần chia sẻ thì đó là món quà từ một xã hội đề cao tính cộng đồng. Và mặc dù ubuntu là một quan niệm của Châu Phi, tôi vẫn thấy được rằng tinh hoa của giá trị này đang được tạo ra ngay tại nơi đây. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Pat Mitchell: Anh Boyd, chúng tôi biết rằng anh biết Tổng Thống Mandela từ lúc còn nhỏ và anh cũng như chúng tôi rất buồn vì sự ra đi này cũng như biết được tổn thất mà nó để lại cho thế giới. Nhưng không biết anh có muốn chia sẻ thêm những suy nghĩ vì chúng tôi biết anh nghe tin này ngay trước khi đến với chương trình. Boyd Varty: Cảm ơn chị Pat. Tôi thấy hạnh phúc vì ông ấy ra đi đúng lúc. Ông ấy đã phải chịu đựng nhiều rồi. Đó là một cảm xúc lẫn lộn. Tôi nghĩ đến nhiều chuyện như lần ông ấy đến tham dự chương trình của Oprah và hỏi bà ấy chủ đề của chương trình lần này là gì. (Tiếng cười) Và bà ấy đã trả lời kiểu như:"À, chương trình lần này nói về ông." Điều tôi muốn nói đến ở đây là lòng khiêm tốn vô bờ của ông ấy. (Tiếng cười) Ông ấy là người cha dân tộc của chúng tôi và ở Nam Phi, chúng tôi đã tìm được con đường đi của riêng mình. Và tất cả mọi thứ, họ từng gọi đó là phép màu Madiba. Các bạn biết không, chúng tôi đã thắng ở trận bóng bầu dục mà ông ấy tham dự . Bất kỳ nơi nào ông ấy đến, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Nhưng tôi cho rằng phép màu sẽ ở lại với chúng tôi, và điều quan trọng là chúng tôi sẽ tiếp nối sứ mệnh điều mà ông ấy theo đuổi. Đó là điều tôi đang nỗ lực thực hiện, và đó cũng là điều mọi người dân Nam Phi đang nỗ lực thực hiện. PM: Và đó là điều anh đã làm được ngày hôm nay. BV: Cảm ơn chị. PM: Cảm ơn BV: Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Tôi có một câu hỏi: Ai ở đây nhớ lần đầu tiên mình nhận ra một ngày nào đó mình sẽ chết hay không? Tôi thì có. Lúc tôi còn nhỏ, ông nội tôi mới qua đời, và tôi vẫn nhớ những ngày sau đó mình đã nằm trên giường buổi tối cố gắng hiểu điều gì đang xảy ra. Ông nội chết nghĩa là gì? Ông đi đâu rồi? Nó giống như một lỗ hổng trong hiện thực mở ra và nuốt ông vào. Nhưng sau đó, một câu hỏi khủng khiếp xuất hiện trong tôi: Nếu ông có thể chết, điều đó cũng sẽ xảy đến với tôi ư? Liệu lỗ hổng đó có thực sự mở ra và nuốt tôi vào? Liệu nó sẽ mở ra ngay dưới giường và nuốt tôi vào ngay lúc đang ngủ không? Vâng, ở một vài điểm, tất cả trẻ em dần nhận thức được về cái chết. Nó có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau, dĩ nhiên, và thường xảy đến trong những tình huống khác nhau. Khái niệm của chúng ta về cái chết phát triển dần khi ta lớn lên, Và nếu bạn tìm đến những góc tối trong trí nhớ của mình, bạn có thể nhớ ra những điều giống như cảm nhận của tôi khi ông nội qua đời và khi tôi nhận ra nó cũng có thể xảy đến với tôi như vậy. cảm giác đó đứng sau mọi chuyện rằng cái lỗ hổng ấy luôn chờ đợi. Và sự phát triển này ở trẻ em phản ánh sự phát triển của giống loài chúng ta. Có một điều là khi còn là một đứa trẻ sự phát triển cảm nhận của bạn về bản thân và thời gian trở lên đủ phức tạp để bạn nhận ra mình có thể chết, thế nên ở vài điểm trong quá trình tiến hoá của loài người, những cảm nhận đầu tiên của con người về bản thân và thời gian trở lên đủ phức tạp để họ trở thành những người đầu tiên nhận ra rằng, " Mình sẽ chết". Đây là lời nguyền của chúng ta, nếu bạn thấy thế. Đó là cái giá chúng ta phải trả vì quá thông minh. Chúng ta phải sống trong khi biết rằng điều xấu nhất có thể xảy ra chắc chắn sẽ xảy ra vào một ngày nào đó, kết thúc mọi dự định, mọi hi vọng, ước mơ của tất mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta đều sống dưới một cái bóng riêng của sự khải huyền. Và nó thật đáng sợ. Thật kinh hoàng. Nên chúng ta tìm cách thoát ra. Trong trường hợp của tôi, khi tôi 5 tuổi, là hỏi mẹ. Ngay lần đầu khi tôi bắt đầu hỏi điều gì xảy ra khi chúng ta chết, những người lớn xung quanh tôi, lúc đó trả lời bằng những từ tiếng anh thông thường pha trộn giữa sự vụng về và đức tin Cơ đốc nửa mùa, và cụm từ tôi thường được nghe là ông nội giờ đang "ở trên trời đang dõi theo chúng ta." và nếu tôi cũng chết, điều này dĩ nhiên không xảy ra, thì tôi cũng được lên đó, làm cho cái chết nghe giống như đi thang máy vậy. Nó không hợp lý lắm. Tôi cũng từng xem các chương trình thiếu nhi hồi đó, và đó là kỷ nguyên của khám phá không gian. Luôn có những tàu tên lửa phóng lên bầu trời, đi vào không gian, lên trên đó. Nhưng không có nhà du hành nào quay về từng nhắc đến chuyện đã gặp ông nội tôi bao giờ hoặc gặp bất cứ người đã chết nào. Nhưng tôi đã hoảng sợ, và ý nghĩ chiếc thang máy sự sống sẽ đưa tôi lên gặp ông nghe tốt hơn nhiều so với bị nuốt vào lỗ hổng trong lúc ngủ. Và vì thế, tôi tin nó, dù nó nghe có vẻ hơn vô nghĩa. Giai đoạn tư tưởng này, tôi đã trải qua khi còn bé, và lặp lại nhiều lần kể từ đó, kể cả khi đã lớn, đó là một sản phẩm mà tâm lý học gọi là định kiến. Định kiến là những điều chúng ta hiểu sai một cách có hệ thống, những kiểu như chúng ta tính toán sai, đánh giá sai, bóp méo hiện thực, hoặc thấy những cái mà chúng ta muốn thấy và định kiến mà tôi đang nói đến diễn ra như thế này đây: Đối diện ai đó với sự thật là họ sẽ chết và họ sẽ tin bất cứ câu chuyện nào nói rằng điều đó không đúng thay vào đó, họ có thể sống mãi mãi, dù đó là bước lên nấc thang của sự sống. Giờ chúng ta có thể thấy đó là định kiến lớn nhất. Nó được chứng minh qua hơn 400 cuộc nghiên cứu thực nghiệm. Những nghiên cứu đó tài tình nhưng đơn giản. Họ làm như sau. Lấy hai nhóm người có sự tương đồng quan điểm như nhau, và với một nhóm bạn nhắc nhở họ rằng họ sẽ chết nhóm kia thì không, rồi so sánh hành vi của họ. Bạn sẽ thấy những định kiến đó tác động đến hành vi của nhóm người nhận thức được cái chết của mình. Và mọi cuộc thí nghiệm, bạn đều có chung một kết quả: Những người bị buộc phải để ý đến cái chết của mình thì muốn tin hơn vào những câu chuyện nói rằng họ có thể thoát khỏi cái chết và sống mãi mãi. Đây là một ví dụ: Một nghiên cứu gân đây với hai nhóm người thuộc thuyết không thể biết, đó là những người không theo bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào. Một nhóm được yêu cầu suy nghĩ về cái chết. Nhóm kia được hỏi suy nghĩ về sự cô đơn. Rồi sau đó, họ được hỏi về niềm tin tôn giáo. Nhóm người được yêu cầu suy nghĩ về cái chết sau đó có khả năng cao gấp đôi cho rằng mình tin vào Chúa trời và Jesus. Xấp xỉ cao gấp đôi. Dù trước đó họ đều không tin như nhau. Nhưng khi được đặt vào nỗi sợ về cái chết, họ chạy ngay đến với chúa Jesus. Giờ, điều này cho thấy việc nhắc nhở mọi người về cái chết khiến họ có đức tin, bất chấp những bằng chứng, và nó không chỉ diễn ra với tôn giáo, mà diễn ra với bất kỳ hê thống tư tưởng hứa hẹn sự bất tử theo nhiều kiểu, dù đó là trở lên nổi tiếng hay có con hay thậm chí là chủ nghĩa dân tộc, đó là những lời hứa rằng bạn có thể sống trong một điều vĩ đại hơn. Định kiến này đã hình thành nên tiến trình lịch sử con người. Học thuyết đằng sau định kiến này qua hơn 400 nghiên cứu được gọi là thuyết điều hành nỗi sợ, ý tưởng thì đơn giản. Chỉ có vậy. Chúng ta phát triển thế giới quan của mình, ở đó, những câu chuyện chúng ta tự kể cho mình về thế giới và vị trí của mình trong đó, để giúp bản thân giải quyết được nỗi sợ về cái chết. Và những câu chuyện về sự bất tử này có muôn vàn hình dạng khác nhau, nhưng tôi tin rằng đằng sau bề ngoài khác nhau ấy thực chất có 4 dạng cơ bản mà những câu chuyện về sự bất tử đó có thể có. Chúng ta có thể thấy chúng tự lặp lại qua quá trình lịch sử, chỉ hơi khác đi một chút để phản ánh vốn từ vựng của thời đại. Giờ, tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn 4 dạng cơ bản của câu chuyện về sự bất tử này, và tôi cố gắng mang đến cho bạn vài cảm nhận về cái cách mà nó được kể lại bởi mỗi nền văn hoá hay thế hệ sử dụng từ ngữ của họ. Câu chuyện đầu tiên là đơn giản nhất. Chúng ta muốn tránh khỏi cái chết, và giấc mơ thực hiện điều này là thân thể này tồn tại trong thế giới này mãi mãi là dạng đầu tiên và đơn giản nhất của câu chuyện bất tử, và lúc đầu nó nghe có vẻ không hợp lý lắm, nhưng thực ra, hầu hết các nền văn hoá trong lịch sử nhân loại đều có một vài truyền thuyết hay giai thoại về thuốc trường sinh hay suối nguồn tuổi trẻ hoặc những kiểu hứa hẹn cuộc sống vĩnh hằng như vậy. Ai cập cổ đại có những truyền thuyết như thế, người Babylon, người Ấn Độ cổ. Trong suốt lịch sử châu Âu, chúng ta tìm thấy nó trong công trình của những nhà giả kim thuật, và vẫn tin vào nó cho đến ngày hôm nay, chỉ là chúng ta kể câu chuyện này bằng ngôn từ khoa học. Vậy 100 năm trươc, hóc-môn được tìm ra, và mọi người hi vọng hóc-môn đó là biện pháp để chữa trị bệnh tật và tuổi tác, và nay thay vào đó, chúng ta đặt hi vọng vào tế bào gốc, kỹ thuật di truyền và công nghệ nano. Nhưng ý tưởng cho rằng khoa học có thể ngăn được cái chết chỉ là một chương mới nữa trong câu chuyện về thuốc trường sinh, một câu chuyện xưa như văn minh loài người. Nhưng đặt cược tất cả vào ý nghĩ đi tìm thuốc trường sinh và sống bất tử là một chiến lược mạo hiểm. Khi chúng ta nhìn lại lịch sử tất cả những người từng đi tìm thuốc trường sinh trong quá khứ, họ có một điểm chung duy nhất đó là họ đều đã chết. Vậy chúng ta cần một kế hoạch dự phòng, đúng kiểu phương án B đó là điều mà dạng thứ hai của câu chuyện về sự bất tử đưa ra, và đó là sự tái sinh. Nó đi theo ý tưởng rằng Tôi là thân thể này, Tôi là những bộ phận sống này. Chấp nhận rằng tôi sẽ chết nhưng dù vậy Tôi có thể tỉnh dậy và sống trở lại. Nói cách khác, tôi có thể làm được như Jesus đã từng. Jesus chết, ông đã được chôn dưới mồ 3 ngày, rồi sau đó tỉnh dậy và sống trở lại. Và tư tưởng chúng ta đều có thể được hồi sinh sống lại là niềm tin chính thống, không chỉ với Đạo Thiên chúa mà với cả đạo Do Thái, đạo Hồi. Nhưng chúng ta khát khao tin vào câu chuyện này đã lún sâu đến nỗi chúng ta đang sáng tác lại nó một lần nữa trong thời đại khoa học, ví dụ, ý tưởng đóng băng xác chết. Ý tưởng đó là khi bạn chết đi, bạn có thể tự đóng băng chính mình lại, rồi một lúc nào đó khi công nghệ đã tiến bộ tới mức có thể rã đông bạn sửa chữa lại, làm bạn thức tỉnh và hồi sinh bạn. Có những người tin rằng một đấng toàn năng sẽ hồi sinh họ trở lại. và những người khác tin rằng một nhà khoa học đại tài sẽ làm được điều đó. Nhưng với những người còn lại, mọi ý tưởng về sự hồi sinh, đội mồ sống dậy, nó quá giống như một bộ phim chán ngắt về thây ma. Họ thấy thân thể quá mục nát, rệu rã để có thể đảm bảo sự trường tồn mãi mãi, vì vậy họ đặt niềm tin vào câu chuyện thứ 3, câu chuyện về linh hồn bất tử, ý tưởng là chúng ta có thể bỏ lại thân thể và sống tiếp bằng linh hồn. Hầu hết mọi người trên trái đất đều tin rằng họ có linh hồn, và ý tưởng đó là trọng tâm của nhiều tôn giáo. Mặc dù vậy ở dạng hiện tại, hay dạng truyền thống của nó, ý tưởng về linh hồn vẫn cực kỳ phổ biến. tuy nhiên chúng ta lại một lần nữa sáng tác lại nó trong thời đại số, ví dụ với ý tưởng rằng bạn có thể rời khỏi cơ thể bằng cách tải dữ liệu về suy nghĩ, về cốt lõi của mình, thực trạng của mình lên một cái máy tính, và sống bằng một biểu tượng đại điện, Nhưng dĩ nhiên là những người hoài nghi sẽ nói nếu chúng ta nhìn vào bằng chứng khoa học, đặc biệt là khoa học thần kinh, nó cho rằng tâm trí bạn, tính cách của bạn, thực trạng của bạn, rất phụ thuộc vào một bộ phận của cơ thể, đó là bộ não. Và những người hoài nghi có thể tìm thấy lời giải thích trong bốn dạng câu chuyện về sự bất tử, và đó là di sản, ý tưởng đó là bạn có thể sống mãi bằng danh tiếng của mình để lại trên đời, giống như chiến binh Hi Lạp vĩ đại Achilles (Asin), người đã hi sinh tính mạng trong trận chiến thành Troy vì thế anh ta có được danh tiếng muôn đời. Và việc theo đuổi danh vọng đang lan rộng và phổ biến hơn bao giờ hết, trong thời đại số của chúng ta, nó còn dễ dàng đạt được hơn. Bạn không cần phải là một chiến binh vĩ đại như Achilles hoặc một vị vua hay anh hùng. Tất cả những gì bạn cần là một kết nối Internet và một con mèo ngộ nghĩnh. Nhưng nhiều người muốn để lại thứ thực tiễn hơn, di sản sinh học -- ví dụ như con cái, Hay họ mong muốn, hi vọng, được sống như là một phần của điều gì đó to lớn hơn, như một quốc gia hoặc một gia đình hoặc một bộ lạc, bộ gen của họ. Nhưng một lần nữa, những người hoài nghi lại nghi ngờ rằng liệu di sản ấy có thực sự bất tử. Ví dụ Woody Allen đã nói " Tôi không muốn sống trong tim của đồng bào mình. Tôi muốn sống trong căn hộ của mình" Vậy đó là 4 dạng cơ bản của câu chuyện về sự bất tử, và tôi đã cố mang lại một vài cảm nhận về những câu chuyện đó được kể lại thế nào qua các thế hệ nó chỉ khác đi một chút cho phù hợp với thời đại. Và sự thật việc họ cứ diễn lại nó như vậy, cùng một phong cách giống nhau nhưng trong những hệ thống tín ngưỡng khác nhau, Tôi đề nghị, rằng chúng ta nên hoài nghi về sự thật của bất cứ phiên bản nào của những câu chuyện trên. Sự thật rằng vài người tin tưởng vào một thánh quyền năng sẽ hồi sinh họ và những người khác tin tưởng rằng một nhà khoa học đại tài sẽ làm đươc điều đó tôi cho rằng với những bằng chứng rõ ràng này những điều đó đều không đáng tin. Hơn nữa, chúng ta tin vào những câu chuyện này do chúng ta có thiên hướng nghiêng về phía tin tưởng vào đó, và chúng ta tin vào đó vì chúng ta sợ cái chết. Vậy câu hỏi đặt ra là, chúng ta phải chấp nhận sống chỉ một cuộc đời mình có theo một lối sống được tạo nên bởi lo sợ và phủ nhận, hay chúng ta có thể vượt qua định kiến này? Nhà triết học vĩ đại Hi Lạp Epicurus cho rằng chúng ta có thể. Ông cho rằng lo sợ về cái chết là tự nhiên, nhưng không lý trí. "Chết", như ông nói, " chả là gì với chúng ta, bởi vì khi ta ở đây, c ái chết không ở đây, và khi cái chết ở đây, chúng ta đã ra đi." Đây chỉ là lời trích dẫn, nhưng nó khó để thực sự nắm bắt được, để hiểu được một cách sâu sát, bởi vì ý nghĩa về sự ra đi là khó để hình dung ra. Nên 2000 năm sau, một nhà triết học khác, Ludwig Wittgenstein, diễn đạt nó thế này: " Cái chết không phải là một sự kiện trong đời: Chúng ta không sống để trải nghiệm cái chết. vậy nên," ông thêm vào, "theo cảm nhận này, cuộc sống không có kết thúc." Vậy điều đó là tự nhiên đối với tôi lúc bé khi sợ bị nuốt chửng bởi cái lỗ hổng ấy, nhưng điều đó là không lý trí, bởi vì bị nuốt chửng bởi một cái hố là điều gì đó mà ai trong chúng ta sẽ cũng sống để trải nghiệm. Giờ đây, việc vượt qua định kiến này là không dễ dàng bởi vì nỗi sợ về cái chết đã ăn sâu trong mỗi chúng ta, tuy nhiên, chúng ta lại không lý trí khi nhìn vào lỗi sợ đó, và khi đó, chúng ta hoá ra lại mở ra con đường để nó có thể làm lệch hướng chúng ta một cách vô thức, rồi chúng ta ít nhất có thể cố gắng giảm thiểu tác động của nó lên cuộc sống của mình. Giờ đây, tôi thấy nó giúp chúng ta nhìn cuộc sống giống như một cuốn sách: Chỉ như một cuốn sách được giới hạn bởi hai tờ bìa, bởi bắt đầu và kết thúc, vậy cuộc sống của chúng ta được giới hạn bởi sinh ra và chết đi, và cho dù cuốn sách có bị giới hạn bởi sự bắt đầu và kết thúc, nó vẫn có thể chứa đựng những khung cảnh bao la, những hình ảnh ngoài đời thực, những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Dù cuốn sách có bị giới hạn bởi bắt đầu và kết thúc, những nhân vật trong đó không biết tới những chân trời. Họ chỉ biết đến những giây phút tạo nên câu chuyện của họ, kể cả khi cuốn sách được gấp lại. Thì những nhân vật trong cuốn sách cũng không lo sợ khi tiến đến trang cuối. Long John Silver không lo sợ khi bạn kết thúc cuốn "Đảo Kho Báu." và chúng ta cũng nên như vậy. Hình dung cuốn sách của cuộc đời mình, bìa ngoài của nó là bắt đầu và kết thúc, và đó là sự sinh ra và chết đi của bạn. Bạn chỉ biết đến những giây phút ở giữa, những giây phút làm nên cuộc đời bạn. Không có lý do gì để bạn phải lo lắng cái gì ở ngoài những trang bìa kia, dù đó là trước khi bạn sinh ra hay sau khi chết đi. Và bạn cũng không cần phải lo lắng về việc cuốn sách dày như thế nào, hay đó là cuốn truyện tranh khôi hài hay một bản anh hùng ca. Chỉ có một điều quan trọng là bạn tạo nên một cốt truyện hay. Xin cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Đến năm 2010, Detroit đã trở thành một thành phố điển hình về khủng hoảng ở Hoa Kì. Một hệ thống nhà ở bị sụp đổ, một ngành công nghiệp tự động hóa sụp đổ, và dân số đã giảm hẳn 25% trong khoảng thời gian từ năm 2000 và 2010, và nhiều người đã bắt đầu viết về nó, bởi vì nó đã đừng đầu danh sách những thành phố có dân cư giảm nhanh nhất ở Hoa Kì. Đến năm 2010, tôi cũng từng được Tổ chức Kresge và thành phố Detroit đề nghị tham gia cùng họ trong kế hoạch tái kiến kiết thành phố để tạo lập một tầm nhìn chung cho tương lai. Tôi đến với công việc này với tư cách là một kiến trúc sư và một nhà hoạch định đô thị, và tôi đã từng làm việc ở những thành phố gây tranh cãi khác, như là Chicago, quê hương tôi; Harlem, nơi tôi đang sống; Washington, D.C.; và Newark, New Jersey. Những thành phố này, đối với tôi, vẫn có nhiều vấn đề còn tồn đọng liên quan đến công lý thành thị, vấn đề về tính công bằng, Đến 2010, những tạp chí thiết kế nổi tiếng cũng đã bắt đầu có cái nhìn rõ hơn về những thành phố như Detroit, và dành toàn bộ thời gian để "sửa chữa thành phố". Tôi đã được một người bạn, Fred Bernstein, đề nghị làm một bài phỏng vấn cho số báo tháng 11 của tạp chí Kiến trúc sư, và anh ấy và tôi đã cùng cười khi nhìn thấy tờ báo được phát hành với tiêu đề, "Liệu Nhà Hoạch Định Này Có Thể Cứu Được Detroit?" Bởi thế nên giờ tôi cười có chút ngượng ngùng, bởi vì rõ ràng, nó hoàn toàn ngớ ngẩn khi một người duy nhất, không nói đến một nhà hoạch định, có thể cứu một thành phố. Nhưng tôi cũng cười bởi vì tôi nghĩ nó đại diện cho hi vọng rằng sự chuyên nghiệp của chúng tôi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thành phố suy nghĩ về việc làm thế nào để hồi sinh từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nên tôi dành một chút thời gian vào chiều nay và nói cho các bạn một chút về quá trình mà chúng tôi tái tạo lại thành phố, một chút về Detroit, và tôi muốn thực hiện điều đó thông qua lời nói những người Detroit. Chúng tôi đã bắt đầu quá trình này từ tháng Chín năm 2010. Ngay sau cuộc tuyển cử thị trưởng đặc biệt, và thông báo rằng chuẩn bị có tái kiến thiết trên phạm vi thành phố, điều sẽ mang đến nhiều lo lắng và sợ hãi cho những người ở Detroit. Chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức khá nhiều cuộc gặp mặt cộng đồng để giới thiệu về quá trình tái tạo, và mọi người đến từ khắp thành phố, bao gồm những khu vực dân cư ổn định, cũng như những khu vực bắt đầu ghi nhận rất nhiều khu bỏ trống. Và hầu hết khán giả đại diện cho 82% dân số Mỹ gốc Phi ở thành phố vào thời điểm đó. Rõ ràng là, chúng tôi có một phần hỏi đáp trong chương trình, và mọi người lần lượt đặt câu hỏi. Nhiều người trong số họ bước những bước rất vững vàng đến micro, để tay trên ngực, và bắt đầu, "Tôi biết các người đang cố gắng đuổi tôi ra khỏi nhà, phải không? Vậy đó, câu hỏi đó thật sự mãnh liệt, và chắc chắn nó có ảnh hưởng khá lớn đến chúng tôi vào thời điểm này, khi bạn kết nối nó tới câu chuyện của một số người dân Detroit, và thật ra là của rất nhiều gia đình người Mỹ gốc Phi đang sống ở những thành phố vùng Trung Tây như Detroit. Nhiều người trong số họ kể cho tôi những câu chuyện về việc họ làm thế nào để sở hữu nhà thông qua ông bà hay cụ của họ, những người trong số 1.6 triệu người di cư từ vùng quê phía Nam đến khu công nghiệp phía Bắc, đã được mô tả trong bức tranh này của Jacob Lawrence, "Cuộc Di Cư Khổng Lồ". Họ tới Detroit để có một cuộc sống tốt hơn. Nhiều người đã tìm việc ở những khu công nghiệp tự động, Công ty Xe Máy Ford, như đã được mô tả trong bức tranh tường của Diego Rivera trong Viện Nghệ Thuật Detroit. Thành quả lao động của họ có thể đem đến cho họ một căn nhà, và cho những của cải mà họ có thể chưa từng biết tới và một cộng đồng với những điều đầu tiên đó những Người Mỹ gốc phi mua nhà. Một vài thập kỷ đầu của cuộc sống của họ tại vùng phía Bắc khá yên tĩnh, cho tới năm 1950, thời điểm mà dân số của thành phố đạt tới ngưỡng cao nhất 1.8 triệu người. Và lúc đó, Detroit bắt đầu nhận thấy dấu hiệu của cuộc di dân thứ hai, cuộc di dân tới vùng ngoại ô. Giữa 1950 và 2000, khu vực đó tăng lên 30%. Nhưng thời điểm này, sự di rời bỏ lại những người Mỹ gốc Phi, cũng như những gia đình và doanh nghiệp chạy trốn khỏi thành phố, rời bỏ thành phố khá thưa thớt dân cư cũng công việc. Trong khoảng thời gian giữa 1950, 2000 và 2010, thành phố đã mất đi 60% dân số, và hiện nay nó chỉ còn khoảng 700,000. Những đại biểu đến gặp chúng tôi tối hôm đó đã kể cho chúng tôi những mẩu chuyện về việc sinh sống tại một thành phố với dân số đang cạn kiệt. Nhiều người nói rằng họ là 1 trong vài gia đình trong khu nhà của họ còn ở lại, và rằng họ có thể nhìn thấy những ngôi nhà bị bỏ hoang từ nơi họ ngồi tại sân nhà mình. Toàn thành phố, có 80.000 ngôi nhà bị bỏ trống. Họ cũng có thể thấy tài sản bỏ trống. Họ bắt đầu nhìn thấy các hoạt động bất hợp pháp trên các của cải, vật dụng, chẳng hạn như bán phá giá bất hợp pháp và họ biết rằng bởi vì thành phố đã mất đi quá nhiều người dân nên giá nước, giá điện, giá gas đang tăng lên, bởi vì họ không có đủ người để đóng thuế tài sản và giúp chi trả cho những dịch vụ mà họ cần. Toàn thành phố có khoảng 100.000 bưu kiện bỏ trống. Bây giờ, để nhanh chóng cung cấp cho bạn một khái niệm về quy mô, bởi vì tôi biết chúng nghe có vẻ rất lớn, nhưng tôi không nghĩ rằng bạn có thể hiểu hết cho tới khi bạn nhìn vào bản đồ thành phố. Vâng, thành phố rộng khoảng 223,7 mét vuông. Bạn có thể nhét vừa cả Boston, San Francisco, và đảo Manhattan trong dấu chân của nó. Vậy, nếu như chúng ta lấy tất cả những thứ bị bỏ trống và của cải bị bỏ lại và gom chúng lại với nhau chúng sẽ chiếm khoảng 32 nghìn mét vuông và xấp xỉ với diện tích của vùng đảo Manhattan mà chúng ta đang đứng trên đó ngày hôm nay, với diện tích 35 ngàn mét vuông. Vì thế có rất nhiều chỗ trống. Bây giờ thì một vài khán giả của chúng ta cũng sẽ kể cho chúng ta nghe về những mặt tích cực đang hiện hữu trong cộng đồng của họ, và nhiều người trong số họ đang tụ họp cùng nhau để kiểm soát một vài nơi bỏ trống và bắt đầu xây dựng những vườn cộng đồng để tạo dựng ý thức mạnh mẽ trong việc quản lý cộng động nhưng họ rất, rất rõ ràng khi nói rằng như vậy là chưa đủ, và rằng họ muốn gặp lại những người hàng xóm quay trở về cuộc sống mà ông cha họ đã sống. Hiện nay, có rất nhiều những suy đoán từ năm 2010 về việc nên làm gì với những tài sản bỏ hoang và rất nhiều trong số đó là về việc làm vườn cộng đồng hay chúng ta còn gọi là nông nghiệp thành thị Nên nhiều người sẽ nói với chúng tôi, "Sẽ như thế nào nếu các vị lấy những mảnh đất đó và biến chúng thành đất nông nghiệp? Nó có thể cung cấp thực phẩm tươi, và cũng có thể giúp Detroit hoạt động trở lại." Khi tôi nghe về câu chuyện này, tôi luôn hình dung ra những người từ cuộc Đại Di Cư vùng vẫy trong nấm mồ của họ, bởi vì các bạn có thể tưởng tượng rằng họ đã không hi sinh cho việc di cư từ Nam tới Bắc để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình mình, mà chỉ để thấy cháu chắt của họ trở về lối sống nông nghiệp đặc biệt là ở những thành phố mà họ tới chưa đạt đến nền giáo dục phổ thông hoặc thậm chí là không có trường dạy ngữ pháp và có khả năng thực hiện những yếu tố cơ bản của giấc mơ Mỹ: việc làm ổn định và căn nhà do bản thân họ sở hữu Hiện đang có một làn sóng di cư thứ 3 đang diễn ra ở Detroit: tầng lớp cha ông những doanh nhân văn hóa. Những người này xem những vùng đất trống và những ngôi nhà bỏ hoang như một cơ hội cho những ý tưởng kinh doanh mới và lợi nhuận, những cựu người mẫu có thể chuyển tới Detroit mua tài sản, bắt đầu những doang nghiệp và nhà hàng thành công , và trở thành những nhà hoạt động cộng đồng thành công nhất trong vùng lân cận, mang lại thay đổi tích cực. Tương tự, chúng ta có những công ty sản xuất nhỏ đã có những quyết định sáng suốt để tái kiến thiết thành phố Công ty Shinola, một công ty đồng hồ và xe đạp đắt tiền đã lựa chọn để xây dựng lại Detroit và họ đã giới thiệu về mình bằng câu nói họ đã bị thu hút bởi sự cách tân của thương hiệu toàn cầu của sự đổi mới tại Detroit. Và họ cũng biết rằng họ có thể khai thác nguồn nhân lực có chuyên môn trong việc sản xuất và lắp ráp Bây giờ, chúng ta có sự quản lý cộng đồng diễn ra ngay trong những khu lân cận, chúng ta có những doanh nhân chọn chuyển đến thành phố và tạo lập doanh nghiệp, và chúng ta có những doanh nghiệp tái kiến thiết và tất cả đều nằm trong bối cảnh không còn bí mật gì với tất cả chúng ta, thành phố đã được kiểm soát bởi một quản lý tình huống khẩn cấp, và ngay tháng 7 ngày đã đệ trình sự phá sản trong Chương 9 Nên trong năm 2010, chúng ta đã bắt đầu tiến trình này, và vào năm 2013 chúng tôi đã cho ra mắt Thành Phố Detroit Tương Lai đây là kế họạch chiến lược để hướng thành phố phát triển thành một nơi tốt đẹp, giàu có và bền vững hơn không phải những gì nó đã từng là trước kia, mà là những gì nó có thể trở thành, khi nhìn vào những con đường phát triển kinh tế mới, phương thức sử dụng đất mới, những khu vực đông dân cư và vững chắc hơn, một cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ thành phố được tái cấu hình, và những vị lãnh đạo công dân với năng lực được nâng cao để bắt đầu hành động và hoàn thành những chuyển đổi. Ba điều cốt lõi rất quan trọng đối với công việc của chúng tôi Một là bản thân thành phố không quá rộng lớn, nhưng nền kinh tế lại quá nhỏ bé. Chỉ có 27 công việc cho 100 người dân ở Detroit, rất khác biệt so với ở Denver, Atlanta hay Philadenphia rằng có tới 35 đến 70 công việc cho mỗi 100 người Thứ hai, phải có một sự đồng thuận rằng chúng tôi sẽ không thể sử dụng tất cả vùng đất bỏ hoang này theo cách ngày xưa và có lẽ cho cả thời gian tới. Nó không phải là kiểu khu phố cư dân truyền thống như trước đây, và nền công nghiệp thành thị, với sự can thiệp hiệu quả và thành công diễn ra ở Detroit, vẫn không phải câu trả lời duy nhất, chúng ta phải nhìn vào những khu vực này nơi chúng ta có những chỗ trống quan trọng nhưng vẫn có được một số lượng cư dân cần thiết để trở thành những công dụng kinh doanh mới, hiệu quả và sáng tạo mà có thể ổn định những cộng đồng này nơi vẫn còn khoảng 300.000 người sinh sống. Vậy nên, chúng tôi đã nghĩ ra một sự phân loại vùng lân cận có nhiều loại được gọi là khu lân cận tạo lập sống nơi cư dân có thể tái sở hữu những công trình kiến trúc bị bỏ hoang và biến chúng thành những công việc kinh doanh, với sự nhấn mạnh về việc xem xét, một lần nữa, số đông chiếm đa số 82% người Mỹ gốc Phi. Nên họ cũng có thể thực hiện việc kinh doanh mà có thể họ đang làm ở ngoài xã hội và phát triển chúng thành những nền công nghiệp thịnh vượng và sở hữu tài sản nên họ là những chủ tài sản cũng như chủ kinh doanh trong những cộng đồng mà họ sinh sống Chúng tôi cũng muốn nhìn theo những hướng khác trong việc sử dụng đất để nuôi trồng tạo ra thực phẩm và làm cho cảnh quang trở nên hữu ích hơn, để nó có thể được sử dụng để quản lý nguồn nước mưa, ví dụ như bằng việc sử dụng hồ và ao giữ nước tạo ra sự thú vị trong vùng phụ cận những địa điểm giải trí và giúp nâng cao những mức tài sản liền kề. Hoặc chúng ta có thể sử dụng chúng như những bản phát họa nghiên cứu nơi chúng ta có thể dùng để cải tạo vùng đất ô nhiễm, hoặc để tạo ra năng lượng Vì thế con cháu của cuộc Đại Di Cư hoặc có thể trở thành thợ đồng hồ ở Shinola. như Willie H., người đóng vai chính trong một trong những quảng cáo của họ năm ngoái hoặc họ có thể phát triển việc kinh doanh phục vụ những công ty như Shinola. Tin tốt là, có một tương lai cho những thế hệ tiếp sau của người dân Detroit, cả những người bản địa và người muốn di cư đến đó. Vậy nên không cảm ơn nhé Thị trưởng Menino người đã phát biểu gần đây rằng "Tôi sẽ dọn sạch nơi này và bắt đầu lại từ đầu" Có những con người, việc kinh doanh và sở hữu đất vô cùng quan trọng ở Detroit, và có những cơ hội có thật ở đây. Vì thế, dù Detroit không được như những gì trong quá khứ Nó sẽ không chết. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Einstein từng nói rằng "Tôi chưa bao giờ nghĩ tới tương lai, bởi lẽ nó sẽ đến rất gần" Và ông ấy đã đúng Ngày hôm nay, tôi ở đây để yêu cầu các bạn suy nghĩ về cách mà tương lai đang diễn ra. Trong suốt 200 năm qua, thế giới đã được chứng kiến hai công cuộc đổi mới vĩ đại. Thứ nhất, cuộc cách mạng Công Nghiệp đã mang cho chúng ta những máy móc, nhà máy, đường tàu, điện, hàng không, và cuộc sống của chúng ta đã hoàn toàn thay đổi. Tiếp đó, cuộc cách mạng Internet đã mang đến cho chúng ta sức mạnh của điện toán, mạng dữ liệu, và khả năng truy cập chưa từng có cùng với thông tin và truyền thông, Và cuộc sống của chúng ta lại một lần nữa thay đổi hoàn toàn. Giờ đây, chúng ta đang trải qua một sự biến chuyển căn bản: Internet công nghiệp Nó mang đến những cỗ máy thông minh, khả năng phân tích vượt bậc và cả sự sáng tạo trong công việc. Đó là một cuộc hôn nhân của trí tuệ và máy móc Và cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn Với vai trò hiện tại, tôi sẽ chú trọng vào việc công nghệ bắt đầu chuyển mình như thế nào. các ngành công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của chúng ta. năng lượng, hàng không, vận tải và chăm sóc sức khỏe Đối với một nhà kinh tế học, điều này rất bất bình thường, và cực kỳ thú vị bởi lẽ đó là sự chuyển mình mạnh mẽ như cuộc cách mạng công nghiệp và hơn thế, và trước cuộc cách mạng công nghiệp, chưa từng có sự phát triển kinh tế nào đáng được nói tới. Vậy, Internet công nghiệp là gì? Những máy móc công nghiệp được trang bị những thiết bị cảm ứng điện tử giúp chúng có thể nhìn, nghe và cảm nhận và hơn bao giờ hết, và tạo ra một số lượng dữ liệu khổng lồ. Những phân tích tinh vi sau đó được chuyển thành dữ liệu đưa ra những cái nhìn sâu sắc, hiểu biết, cho phép chúng ta vận hành những cỗ máy theo những cách hoàn toàn mới và có hiệu quả hơn rất nhiều. Và đó không chỉ là những cỗ máy biệt lập mà là những đội đầu máy xe lửa, máy bay, tất cả các hệ thống như mạng lưới điện, các bệnh viện. Nó chính là tối ưu hóa tài sản và tối ưu hóa hệ thống. Và đương nhiên rồi, cảm ứng điện tử dù đã tồn tại một thời gian, nhưng cũng đã có sự thay đổi: sự tụt giảm đáng kể về giá thành của các bộ cảm ứng và, nhờ có điện toán đám mây, giá thành của việc lưu trữ cũng giảm đi nhanh chóng. và cả quá trình xử lý dữ liệu cũng vậy. Vậy là chúng ta đang hướng tới một thế giới mà các cỗ máy mà chúng ta làm việc cùng không chỉ thông minh, mà còn rất tuyệt diệu. Chúng có khả năng tự nhận thức, tiên đoán phản ứng và mang tính xã hội. Đó là những động cơ phản lực, đầu máy xe lửa, tuốc-bin gas, dụng cụ y tế, giao tiếp liên tục với nhau và với chúng ta. Đó là một thế giới mà chính những thông tin trở thành trí thông minh và tìm tới chúng ta một cách tự động khi ta cần đến chúg thay vì mất công tìm kiếm. Chúng ta bắt đầu triển khai trong suốt hệ thống công nghiệp những mã nhúng ảo những công nghệ xử lý đa nhân, bước tiến truyền thông dựa vào hệ thống đám mây, cơ sở vật chất sử dụng phần mềm mới sẽ cho phép các chức năng máy được ảo hóa trên các phần mềm, tách những phần mềm máy ra khỏi phần cứng, và cho phép chúng ta điều khiển tự động từ xa, quản lý và nâng cấp các tài sản công nghiệp. Tại sao những điều này lại được nhắc tới? Thứ nhất, chúng đã cho phép chúng ta chuyển đổi sang thế dự phòng, bảo dưỡng dựa theo điều kiện, điều đó có nghĩa là sửa chữa máy móc ngay trước khi chúng hỏng và sẽ không mất nhiều thời gian phục vụ chúng trong quá trình sửa chữa. Và điều này, ngược lại tạo động lực thúc đẩy chúng ta giảm thiểu tối đa những thời gian chết ngoài kế hoạch có nghĩa là sẽ không còn những sự cố mất điện, không còn những chuyến bay bị trì hoãn. Hãy để tôi đưa ra một số ví dụ để chỉ ra sự tài tình của những chiếc máy và một số ví dụ tưởng như rất đỗi bình thường một vài số khác thì rất uyên thâm, nhưng tất cả chúng đều có tầm ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Hãy bắt đầu với hàng không, Ngày nay, 10% các chuyến bay bị hủy bỏ hoặc trì hoãn vì chúng cần được bảo dưỡng ngoài kế hoạch Điều gì đó xảy ra không theo dự kiến. Và hệ quả là thiệt hại 8 tỷ đô-la cho ngành công nghiệp hàng không thế giới mỗi năm, đó là còn chưa kể tới những ảnh hưởng tới chúng ta: bức xúc, bất tiện, bỏ lỡ những cuộc họp trong khi ngồi chờ đợi vô vọng tại các sân bay. Vậy Internet công nghiệp đã giúp ích như thế nào? Chúng ta đã phát triển một hệ thống bảo dưỡng phòng bị mà có thể được lắp đặt trong mọi chiếc phi cơ. Chúng sẽ biết về tình trạng máy bay và có khả năng dự báo những vấn đề mà những người điều khiển có thể bỏ sót. Những chiếc máy bay, trong khi bay, sẽ có khả năng liên lạc với những kỹ thuật viên dưới mặt đất. Và khi chúng hạ cánh, họ đã biết liệu cần phải sửa chữa gì. Chỉ tại nước Mỹ thôi, một hệ thống như vậy có thể ngăn được hơn 60,000 chuyến bay bị trì hoãn và hủy bỏ mỗi năm, giúp cho 7 triệu hành khách tới nơi đúng giờ. Hay về việc chăm sóc sức khỏe, Ngày nay, các y tá mất trung bình 21 phút mỗi ca cho việc tìm kiếm các dụng cụ y tế Nó nghe có vẻ tầm thường, nhưng lại làm giảm số thời gian dành cho việc chăm sóc bệnh nhân. Trung tâm y tế St. Luke ở Houston, Texas, đã áp dụng công nghệ Internet để điện tử hóa điều khiển và liên kết bệnh nhân, nhân viên và các thiết bị y tế, giúp giảm thời gian thay đổi giường bệnh xuống gần 1 giờ. Nếu bạn cần được phẫu thuật, một tiếng đồng hồ là rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là nhiều bệnh nhân sẽ được chữa trị hơn, nhiều sinh mạng sẽ được cứu sống hơn. Một trung tâm y tế khác, ở bang Washington, đang thử nghiệm một ứng dụng cho phép những bức ảnh bệnh từ máy chụp city và MRIs được phân tích trên hệ thống đám mây, giúp đưa ra những phân tích tốt hơn và giảm thiểu chi phí. Hình dung một bệnh nhân đang phải chịu đựng một chấn thương nghiêm trọng, và cần sự quan tâm của nhiều chuyên gia: bác sĩ thần kinh, bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Nếu như tất cả họ đều có thể ngay lập tức và đồng thời tiếp cận với những hình ảnh vừa được chụp, họ sẽ có thể phục vụ bệnh nhân một cách nhanh hơn. Tất cả chúng mang đến những kết quả tốt hơn trong việc chăm sóc y tế, và mang đến những lợi ích kinh tế đáng kể. Chỉ cần 1% những bất tiện hiện có được giảm thiểu ta có thể tiết kiệm được hơn 60 tỷ đô-la cho việc chăm sóc sức khỏe thế giới. và đó chỉ là một giọt nước giữa biển cả nếu như mang so sánh với những gì cần để biến chăm sóc sức khỏe trở nên có thể chi trả trên cơ sở bền vững. Những tiến bộ tương tự đang diễn ra trong công nghiệp năng lượng, bao gồm năng lượng tái tạo. Nhà máy điện gió được trang bị những điều khiển từ xa và chẩn đoán cho phép những tuốc - bin gió có thể liên kết với nhau và điều chỉnh lưỡi cắt gió một cách phối hợp, tuỳ thuộc vào cách gió thổi, giúp tạo ra điện năng với chi phí thấp hơn 5 cents mỗi kilowatt/ giờ Mười năm trước, giá là 30 cents, gấp 6 lần. Danh sách này sẽ còn tiếp tục và được phát triển bởi lẽ thông tin công nghiệp hóa đang phát triển theo cấp số nhân. Đến 2020, chúng sẽ chiếm hơn 50% tất cả thông tin điện tử. Nhưng đó không chỉ là về dữ liệu, hãy cho phép tôi chuyển đổi thiết bị và tôi sẽ kể cho bạn nghe cách mà chúng ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của chúng ta, bởi vì làn sóng đổi mới đang mang tới những công cụ và ứng dụng mới cho phép chúng ta hợp tác theo một cách nhanh hơn và thông minh hơn, giúp cho công việc không những trở nên hiệu quả mà còn thu được kết quả nhiều hơn. Tưởng tượng nếu một kỹ sư tới khu điện gió với một thiết bị cầm tay có thể nói cho cô biết tuốc-bin nào cần được sửa chữa. Cô ấy đã có đầy đủ các bộ phận thay thế bởi vì những vấn đề này đã được chẩn đoán trước. Và nếu cô ấy gặp phải một vấn đề bất ngờ, thiết bị cầm tay đó sẽ cho phép cô liên hệ với đồng nghiệp tại trung tâm sửa chữa và cho họ thấy những gì cô nhìn thấy, truyền tải dữ liệu và chẩn đoán, và họ có thể đưa ra video hướng dẫn cho cô, từng bước một, qua bất kỳ công đoạn phức tạp nào là cần thiết để có được những chiếc máy dự phòng và hoạt động. Và những phản ứng của chúng để lấy được tài liệu, lưu trữ trong hệ thống dữ liệu mà người dùng dễ dàng tìm kiếm. Hãy dừng lại và suy nghĩ trong 1 phút, bởi vì đây là một điểm rất quan trọng. Làn sóng tiến bộ mới này là chuyển biến cơ bản cách mà chúng ta làm việc. Và tôi biết rằng rất nhiều bạn sẽ lo ngại về những ảnh hưởng của đổi mới trong công việc. Thất nghiệp đang ở mức rất cao, và có nỗi sợ rằng những đổi mới này sẽ phá hủy các nghề nghiệp và nó rất rắc rối. Để tôi nhấn mạnh 2 điểm sau. Thứ nhất, chúng ta đã trải qua cơ giới hóa nền nông nghiệp, tự động hóa công nghiệp, và số lượng nhân công đã tăng lên, bởi lẽ đổi mới là cơ bản cho sự phát triển. Chúng tạo ra những sản phẩm với giá phải chăng hơn, Chúng tạo ra những nhu cầu mới, nghề nghiệp mới. Thứ hai, có những lo ngại rằng trong tương lai, sẽ không còn chỗ cho các kỹ sư, nhà khoa học, và những nhân viên được đào tạo chuyên sâu. Và hãy tin tôi, là một nhà kinh tế học, tôi cũng lo sợ về điều này. Nhưng hãy nghĩ xem: Một đứa trẻ có thể dễ dàng tìm ra cách sử dụng một chiếc iPad, vậy thì một thế hệ của những ứng dụng công nghiệp di động và trực quan sẽ khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn cho các công nhân ở mọi trình độ kỹ năng. Những công nhân trong tương lai sẽ như Iron Man thay vì Charlie Chaplin trong 'Modern Times'. Và chắc chắn rằng, những nghề nghiệp chuyên sâu sẽ được tạo ra: những kỹ sư máy điện tử, người am hiểu cả những cỗ máy lẫn số liệu; những quản lý viên, người hiểu ngành mà họ làm việc và những nhà phân tích và họ có thể sắp xếp lại công việc kinh doanh để có thể tận dụng toàn bộ những ưu điểm của công nghệ. Bây giờ, hãy lùi lại vài bước. Hãy nhìn vào một bức tranh lớn. Có nhiều người tranh luận rằng những đổi mới ngày nay toàn về mạng xã hội và những trò chơi ngu xuẩn, không để làm gì cho sự chuyển đổi sức mạnh của cải cách công nghiệp. Họ nói rằng tất cả những đổi mới thúc đẩy tăng trưởng là ngày trước chúng ta. Mỗi lần nghe vậy, tôi không thể không nghĩ rằng kể cả quay lại với thời kỳ đồ đá cũng sẽ có một nhóm người tiền sử ngồi xung quanh đống lửa một ngày nào đó trông rất khó tính và không bằng lòng với một nhóm người tiền sử khác đang lăn một bánh xe đá lên và xuống một ngọn đồi, và nói với nhau, "Yeah, cái bánh xe là một thứ đồ chơi hay nhưng so với lửa chúng chẳng là gì. Những khám phá to lớn đang ở trước mặt chúng ta"; (Cười) Cuộc cách mạng công nghệ đầy cảm hứng và mang tính chuyển đổi hơn bất kỳ thứ gì mà chúng ta từng thấy. Sự sáng tạo và đổi mới của loài người luôn thúc đẩy chúng ta về phía trước. Chúng tạo ra các công việc, Chúng nâng cao chất lượng sống Chúng làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn, bổ ích hơn. Và làn sóng mới của đổi mới thứ đã bắt đầu quét qua các ngành công nghiệp là không có sự khác biệt. Chỉ ở Mỹ, Internet công nghiệp có thể làm tăng thu nhập trung bình từ 25-40% trong vòng 15 năm tới, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ở mức mà chưa từng thấy trong vòng nhiều năm qua và mang đến 10-15 triệu tỉ đô-la cho GDP toàn cầu. bằng với quy mô của toàn bộ nền kinh tế Mỹ ngày nay. Nhưng nó không phải là kết luận bị bỏ qua. Chúng ta mới chỉ ở khởi điểm của sự thay đổi, và sẽ có nhiều những trở ngại cần được phá bỏ, khó khăn cần được vượt qua. Chúng ta cần phải đầu tư vào những công nghệ mới. Chúng ta cần thích ứng tổ chức và thực tiễn quản lý. Chúng ta cần phải đẩy mạnh cách tiếp cận an ninh mạng để bảo vệ những thông tin nhạy cảm và tài sản trí tuệ và bảo vệ những cơ sở vật chất chủ chốt khỏi những cuộc tấn công mạng. Và nền giáo dục cũng cần phải tiến hóa để chắc chắn rằng học sinh được cung cấp những kỹ năng đúng. Sẽ không dễ dàng gì, nhưng sẽ rất đáng giá. Những thách thức kinh tế mà chúng ta đối mặt rất khó khăn nhưng khi tôi bước đi trong nhà máy, và nhìn thấy cách mà con người và những cỗ máy thông tin trở nên liên kết với nhau, và nhận thấy những khác biệt mà nó tạo ra ở các bệnh viện, sân bay, ở các nhà máy năng lượng, tôi không chỉ lạc quan, Tôi rất phấn khích Cuộc cách mạng công nghệ mới này là của chúng ta. Vậy nên nghĩ về tương lai - nó sẽ đến rất sớm thôi Xin cảm ơn Vỗ tay "Tôi cảm thấy có một đám tang đang diễn ra trong đầu, người ta than khóc, đi đi lại lại cho tới khi tôi thấy cảm xúc ấy bị phá vỡ. Khi tất cả đã yên vị, một nghi thức, như tiếng trống, cứ đánh liên tục, liên tục, cho tới khi đầu tôi trở nên đờ đẫn. Rồi tôi nghe thấy họ nâng một cái hộp tạo tiếng cót két trong tâm trí tôi tiếng giày đinh lại vang lên nặng trịch, và không gian bắt đầu rung lên, như thể thiên đường là một cái chuông và con người là một cái tai, và tôi, với sự tĩnh lặng, giống nòi xa lạ bị sụp đổ, cô độc, ở đây. Và rồi, tấm ván trong suy nghĩ gãy đôi, tôi ngã xuống vực sâu đâm sầm xuống, và không còn biết gì nữa." Chúng ta biết về trầm cảm qua các ẩn dụ. Emily Dickinson đã mô tả nó bằng ngôn ngữ, Goya thì mô tả qua tranh. Một nửa mục đích của nghệ thuật là mô tả những trạng thái như vậy. Đối với tôi, tôi từng luôn nghĩ mình là người cứng rắn, là một trong những người sẽ sống sót nếu bị gửi tới một trại tập trung. Năm 1991, tôi phải gánh chịu một loạt các mất mát. Mẹ tôi mất, tan vỡ tình yêu, tôi trở lại Mỹ sau nhiều năm sống ở nước ngoài, và tôi dễ dàng trải qua tất cả những biến cố đó. Nhưng năm 1994, 3 năm sau, Tôi thấy mình đang mất dần sự hứng thú với mọi thứ. Tôi không muốn làm những điều trước đây mình từng thích thú, mà không biết lý do tại sao. Đối lập với trầm cảm không phải là hạnh phúc, mà là sinh lực, và chính là sinh lực là thứ tôi đang mất dần vào thời điểm đó. Tất cả những thứ phải làm dường như quá sức. Tôi về nhà, và thấy nút đỏ nhấp nháy trên máy trả lời tự động thay vì hồi hộp muốn nghe tin từ bạn bè, tôi nghĩ, "Sao có nhiều người mình phải gọi lại đến vậy." Hoặc tôi sẽ quyết định mình nên ăn trưa, và rồi tôi nghĩ, ôi, lại phải lấy thức ăn ra, còn cho vào đĩa nữa chứ rồi còn cắt, nhai, và nuốt, và tôi thấy chuyện đó như cực hình với mình. Và một trong những điều thường được đề cập trong các cuộc thảo luận về trầm cảm đó là, bạn biết điều đó thật ngớ ngẩn. Bạn biết điều mình đang trải qua thật ngớ ngẩn vô cùng. Bạn biết hầu hết mọi người đều xoay xở được vừa nghe tin nhắn vừa ăn trưa, tự sắp xếp để tắm táp, và mở cửa đi ra ngoài, đó là việc chả có gì quá sức, thế nhưng bạn lại cảm thấy nặng nề khổ sở và không sao tìm cách thoát ra được. Và rồi tôi bắt đầu thấy mình hoạt động ít dần suy nghĩ ít dần cảm nhận ít dần. Giống như người vô dụng. Và rồi, nỗi lo âu xâm chiếm. Nếu bạn nói tôi sẽ bị trầm cảm vào tháng tới, tôi sẽ nói: "Miễn là biết sẽ hết vào tháng 11, tôi chịu được." Nhưng nếu bạn bảo tôi, "Bạn sẽ cực kỳ lo lắng trong tháng tới", tôi thà cắt đứt cổ tay còn hơn là chịu đựng nó. Tôi luôn cảm thấy thế, thấy như thể đang đi rồi bị trượt hoặc vấp ngã và mặt đất đâm sầm vào người, thường thì nó chỉ kéo dài một giây, nhưng đây, không, nó lại kéo dài 6 tháng. Đó là cảm giác lúc nào cũng sợ hãi nhưng lại không biết mình sợ cái gì. Và đó là lúc, tôi bắt đầu nghĩ, sao sống lại khổ sở đau đớn thế, và lý do duy nhất để không tự giết chính mình là vì không muốn làm đau người khác. Và cuối cùng, một ngày nọ, tôi thức dậy và tôi nghĩ, hình như, mình đột quỵ rồi, vì tôi nằm trên giường, hoàn toàn không cử động được, nhìn cái điện thoại, nghĩ, "Không ổn rồi, phải cầu cứu thôi." nhưng tôi không thể nào với tay nhấc điện thoại lên và bấm số. Cuối cùng, sau 4 giờ nằm nhìn trân trân vào điện thoại, điện thoại reo, bằng cách nào đó, tôi nhấc được điện thoại lên, đó là cha tôi. Tôi nói: "Con đang nguy kịch. Cần làm cái gì ba ạ." Ngày hôm sau, tôi bắt đầu uống thuốc và trị liệu. Tôi cũng bắt đầu nghĩ tới câu hỏi đáng sợ này: Nếu tôi không phải là một người gan góc người có thể sống sót ở trại tập trung, thì tôi là ai? Và nếu tôi phải uống thuốc, liệu thuốc đó có làm cho tôi trở thành chính mình hay nó sẽ biến tôi thành một người nào khác? Và tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu nó biến tôi thành người khác? Tôi có hai lợi thế khi bước vào cuộc chiến. Thứ nhất tôi biết rằng, nói một cách khách quan, tôi có một cuộc đời tốt đẹp và nếu chỉ cần khỏe lên được thôi, sẽ có điều gì đó chờ tôi ở cuối con đường, điều gì đó đáng để sống. Và lợi thế thứ hai đó là tôi được chữa trị tốt Nhưng tôi lại cứ trồi lên rồi lại tụt xuống, và lại cứ trồi lên, rồi lại tụt xuống, lên xuống thất thường, và cuối cùng hiểu ra rằng tôi sẽ phải sống dựa vào thuốc và trị liệu mãi mãi. Tôi băn khoăn: "Đây là vấn đề về hóa học, hay là vấn đề tâm lý? Bệnh này cần hóa trị hay là chữa trị tâm lý? Và tôi không thể nào tìm ra câu trả lời. Và rồi tôi hiểu ra rằng, thật ra, ta chẳng đủ tiến bộ trong cả hai lĩnh vực để giải thích tường tận mọi vấn đề. Chữa trị bằng hóa chất và chữa trị tâm lý, cả hai đều đóng vai trò nhất định, và tôi cũng nhận ra rằng trầm cảm là thứ gì đó được bện rất chặt rất sâu trong chúng ta, không thể nào tách rời nó khỏi tính cách và nhân cách của chúng ta. Tôi muốn nói rằng: phương pháp chữa trị cho bệnh trầm cảm hiện rất kinh khủng. Chúng không hiệu quả cho lắm. Lại cực kỳ mắc tiền. Đi kèm với vô số tác dụng phụ. Chúng là một thảm họa. Nhưng tôi cũng biết ơn vì tôi sống ở thời này, chứ không phải 50 năm trước, khi người ta gần như chẳng làm được gì. Tôi hy vọng rằng 50 năm sau, khi nghe về cách chữa trị cho tôi, họ sẽ kinh sợ khi biết có người phải chịu thứ khoa học nguyên thủy như vậy. Trầm cảm là một khiếm khuyết trong tình yêu. Nếu bạn kết hôn với ai đó và nghĩ, "Nếu vợ mình mà chết, mình sẽ cưới người khác" thì đó chẳng phải là tình yêu mà hằng thân thuộc với ta. Chẳng có cái gọi là tình yêu nếu không có cảm nhận về mất mát, và cái bóng ma tuyệt vọng có thể là động cơ khiến càng thêm khắng khít gắn bó. Có 3 điều con người ta hay bị nhầm lẫn: trầm cảm, đau thương và buồn bã. Đau thương là phản ứng hiển lộ. Nếu qua một mất mát nào đó, bạn cảm thấy cực kỳ buồn bã, và rồi 6 tháng sau, bạn vẫn buồn vô cùng, nhưng dần hoạt động lại bình thường, đó chắc chắn là đau buồn, và chắc nó sẽ tự hết thôi theo chừng mực nào đó. Nếu bạn phải chịu một mất mát vô cùng lớn, và cảm thấy kinh khủng, 6 tháng sau hầu như chẳng thể quay trở lại bình thường, đó chắc chắn là trầm cảm xuất phát từ những tình huống thảm khốc. Quỹ đạo này cho chúng ta thấy nhiều điều. Người ta cứ nghĩ trầm cảm là buồn. Thực ra, nó là rất rất rất buồn, quá nhiều đau thương, dù nguyên nhân có khi lại vô cùng nhỏ nhặt. Khi tôi bắt đầu hiểu trầm cảm, và phỏng vấn những người đã từng mắc bệnh, Tôi nhận thấy, có những người nhìn bề ngoài có vẻ như là bị trầm cảm tương đối nhẹ, tuy nhiên họ lại hoàn toàn bị bất lực do trầm cảm. Và có những người, qua lời lẽ mà họ mô tả, nghe như chịu trầm cảm nặng nhưng lại là những người có lúc đã có cuộc sống tốt đẹp giữa các giai đoạn trầm cảm. Và tôi bắt đầu tìm hiểu điều đã làm cho một số người kiên cường hơn người khác. Cơ chế nào cho phép họ sống sót? Tôi đã phỏng vấn không biết bao nhiêu người từng bị trầm cảm. Một trong những người đầu được phỏng vấn đã mô tả trầm cảm là cảm giác chết từ từ, may mà, tôi nghe điều này từ sớm bởi vì nó nhắc tôi rằng chết từ từ có thể dẫn tới cái chết thiệt, và đây là một vấn đề nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân lớn gây khuyết tật trên thế giới, người ta chết vì nó mỗi ngày. Một trong những người tôi trò chuyện khi tôi cố tìm hiểu về điều này, là một người bạn dễ thương tôi đã biết lâu rồi, chị ấy đã có giai đoạn bị loạn thần trong năm đầu đại học, và rồi diễn biến thành trầm cảm rất tồi tệ. Chị ấy bị rối loạn lưỡng cực, hay khi ấy còn gọi là hưng-trầm cảm. Nhưng rồi chị ấy đã khá lên, nhờ dùng lithium và rồi cuối cùng, không còn uống lithium nữa, để xem không có thuốc sẽ thế nào, nhưng chị ấy đã bị loạn thần lại rồi sa sút tinh thần thành cơn trầm cảm nặng nhất tôi từng thấy. Khi ấy chị ngồi trong căn hộ của bố mẹ, trương căng lực, không động tĩnh, hết ngày này sang ngày khác. Vài năm sau, khi tôi phỏng vấn chị, chị đã là một nhà thơ và nhà tâm lí trị liệu tên là Maggie Robbins. Khi tôi phỏng vấn, chị nói: "Tôi đã hát bài "Hoa bay hết đi đâu" ('Where Have All The Flowers Gone') hát đi hát lại để chiếm lấy tâm trí mình. Tôi đã hát để xóa đi điều tâm trí mình đang nói: "Mày chả là gì cả Mày chả là ai, Mày thậm chí không đáng sống nữa." khi tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện tự sát." Khi trầm cảm, người ta không nghĩ rằng mình đã mang lên một tấm mạng đen và nhìn thế giới qua lớp sương mù của những cảm xúc tiêu cực. Người ta nghĩ rằng, một tấm mạng đã bị cất đi, tấm mạng ấy là niềm hạnh phúc, và giờ đây, người ta phải nhìn mọi thứ trần trụi. Giúp đỡ người tâm thần phân liệt thì dễ hơn, vì họ biết có gì đó rất lạ ở trong mình, cần phải được xua đuổi đi, nhưng với người trầm cảm thì rất khó vì chúng ta tin là mình đang nhìn thấy sự thật. Nhưng sự thật nói dối. Tôi bị ám ảnh bởi câu nói: "Nhưng sự thật nói dối." Khi nói chuyện với người trầm cảm, tôi phát hiện ra họ có rất nhiều cảm nhận, tri giác ảo. Họ nói: "Không ai yêu tôi." Bạn nói: "Tôi yêu anh, vợ anh yêu anh mẹ anh yêu anh." Bạn có thể trả lời ngay như vậy, với hầu hết mọi người. Nhưng những người trầm cảm cũng nói: "Bất luận chúng ta làm gì, rồi cuối cùng cũng chết cả thôi." Hoặc nói: "Chả còn sự gắn kết thực sự giữa hai con người nữa đâu. Mỗi chúng ta bế tắc trong cơ thể của chính mình." Khi đó bạn cần trả lời: "Đúng thế, nhưng tôi nghĩ giờ ta nên tập trung về chuyện sáng nay ta sẽ ăn gì đây." (Cười) Nhiều lần, điều họ biểu lộ không phải là bệnh lý mà là quan điểm và nghĩ rằng, điều thực sự nổi bật là đa số ai cũng biết những câu hỏi về sự tồn tại và họ sẽ không khiến chúng ta bối rối. Tôi thích một nghiên cứu trong đó có một nhóm người bị trầm cảm, và một nhóm người không bị, cả hai phải chơi video game trong 1 tiếng và cuối giờ chơi, họ được hỏi họ đã giết được bao nhiêu quái vật. Nhóm bị trầm cảm nói khá chính xác, xê dịch trong 10% nhưng nhóm không bị trầm cảm đưa con số gấp khoảng 15 đến 20 lần so với số quái vật --- (Cười) --- họ thực sự đã giết. Khi tôi chọn viết về trầm cảm, nhiều người hỏi chắc rất là khó để lộ mình ra cho người khác thấy. Họ hỏi: "Mỗi người kể với anh một khác không?" Tôi nói: "Vâng, họ kể khác nhau. Họ kể mỗi khác khi họ bắt đầu kể về kinh nghiệm của họ, về kinh nghiệm của chị em họ, hoặc bạn bè họ. Mọi thứ khác biệt bởi giờ tôi biết trầm cảm, đó là bí mật gia đình mà mỗi người có. Vài năm trước tôi có dự một hội thảo. Vào ngày Thứ Sáu trong hội thảo dài 3 ngày ấy, một trong những người tham dự gọi tôi ra và nói: "Tôi bị trầm cảm và xấu hổ về nó nhưng tôi đang uống thuốc và muốn hỏi xin ý kiến của anh" Và tôi đưa ra lời khuyên mà tôi cho là tốt nhất. Rồi chị ấy nói: "Anh ạ, chồng tôi sẽ chẳng bao giờ hiểu được điều này. Anh ấy là kiểu người không hiểu được chuyện này, cho nên chuyện này chỉ anh và tôi biết thôi nhé." Tôi nói: "Được mà." Vào ngày Chủ Nhật vẫn trong hội thảo đó, chồng cô ấy kéo tôi ra, ông ấy nói: "Vợ tôi sẽ nghĩ tôi không phải là đàn ông nếu cô ấy biết điều này nhưng tôi đang bị trầm cảm và tôi phải uống thuốc không biết anh nghĩ sao về chuyện này?" Họ đều đang giấu cùng chữa trị ở hai nơi khác nhau trong cùng một căn phòng. Tôi trả lời tôi nghĩ rằng giờ mà họ nói chuyện với nhau thì chắc sẽ nổ ra một vài vấn đề đấy. (Cười) Nhưng tôi đã sốc bởi cái gánh nặng của những sự giấu giếm ấy. Trầm cảm khiến ta kiệt quệ. Nó gặm nhấm hết thời giờ và sức lực của ta, và im không nói gì về nó có thể khiến nó tệ hơn. Sau đó, tôi bắt đầu nghĩ về các cách giúp người ta cảm thấy khá hơn. Ban đầu tôi rất bảo thủ trong việc dùng thuốc. Tôi tin có những liệu pháp sẽ có tác dụng, rõ ràng chúng có tác dụng-- có thuốc, có các phương pháp trị liệu, cũng có thể có phương pháp sốc điện, còn lại là nhảm nhí hết. Nhưng rồi tôi nhận ra nếu bị ung thư não, và bạn nói rằng trồng cây chuối 20 phút vào mỗi buổi sáng khiến bạn khá hơn, thì chắc nó khiến khá hơn thật, nhưng vẫn bị ung thư não, vẫn có thể chết vì bệnh này. Nhưng nếu bạn nói bạn bị trầm cảm và mỗi sáng trồng cây chuối 20 phút khiến bạn thấy khá hơn, thì đúng là nó có tác dụng, bởi trầm cảm là bệnh trong cảm giác của bạn, và nếu bạn cảm thấy tốt hơn, thì kết quả là, bạn sẽ không còn trầm cảm nữa. Bởi vậy tôi trở nên cởi mở hơn với những phương pháp chữa trị khác với Tây y. Tôi nhận được thư, hàng trăm lá, họ viết để kể tôi nghe những điều đã giúp cho họ. Ở hậu trường, hôm nay một người hỏi tôi về thiền. Một lá thư mà tôi rất quý là của một chị này viết rằng chị đã thử nghiệm các liệu pháp chị ấy thử thuốc cái gì cũng đã thử, và rồi tìm ra một giải pháp và mong chia sẻ với mọi người, đó là ngồi tết vòng. (Cười) Chị ấy cũng gửi cho tôi một số sợi vòng chị ấy đã làm (Cười) Nhưng hôm nay tôi lại không đeo. Tôi gợi ý chị ấy thử tra cứu chứng rối loại ám ảnh cưỡng chế trên DSM. Nhưng khi tôi xem xét phương pháp chữa trị phi chính thống, tôi cũng học được cách nhìn các phương pháp chữa trị khác. Tôi đã thử phép trừ tà của một bộ lạc ở Senegal nghi lễ dùng nhiều huyết chiên, giờ tôi sẽ không mô tả chi tiết nhưng vài năm sau tôi có dịp đến Rwanda làm việc trong một dự án. tôi đã kể về kinh nghiệm ấy của mình với một người nọ, anh ấy nói: "Anh biết không, đấy là Tây Phi còn Đông Phi chúng tôi, các nghi lễ hơi khác một chút, nhưng cũng có những nghi lễ giống như anh mô tả." - Thế ư? - Đúng vậy! "Chúng tôi có nhiều rắc rối với bác sĩ tâm thần phương Tây, đặc biệt những người xuất hiện sau nạn diệt chủng." Tôi hỏi: "Những phiền phức kiểu gì?" Anh ấy nói: "Họ làm những điều kì cục là không cho người ta ra nắng trong khi ra nắng thì mới khỏe lên. Họ cũng không cho nghe trống để khiến mạch máu lưu thông. Họ cũng chẳng cho giao tiếp xã hội. Họ không cho rằng trầm cảm là bị một thần nhập vào. Ngược lại, họ đưa người ta lần lượt từng người vào một căn phòng nhỏ tối tăm cho họ nói suốt một tiếng về những chuyện tồi tệ từng xảy đến với họ." (Cười) (Vỗ tay) Anh ấy nói tiếp: Chúng tôi phải trục xuất họ. (Cười) Khép lại trình bày về cách chữa phi chính thống, tôi muốn kể về Frank Russakoff. Anh ấy đã bị trầm cảm rất nặng có lẽ là trường hợp nặng nhất tôi từng gặp ở nam giới. Anh ấy thường xuyên bị trầm cảm. Khi gặp tôi , anh ấy đang trong tình trạng mỗi tháng đều phải sốc điện. Sau đó một tuần, anh ấy thấy mất phương hướng, rồi một tuần lại thấy ổn, rồi tuần sau, tinh thần lại xuống tuần sau nữa, lại đi sốc điện. Khi gặp, anh ấy bảo tôi: "Sống từng ngày thế này thật không sao chịu nổi Tôi không thể tiếp tục thế này tôi vừa tìm ra cách để kết thúc mọi chuyện nếu tôi không cảm thấy khá hơn. nhưng," - anh ấy nói- "tôi nghe nói về một dự thảo ở Bệnh viện Massachuset về một quy trình gọi là cingulotomy, tức là phẫu thuật não tôi nghĩ tôi sẽ thử." Lúc đó, tôi đã rất kinh ngạc khi thấy rằng một người chắc chắn đã có vô vàn trải nghiệm tồi tệ với các phương pháp chữa trị vẫn còn đâu đó trong mình đủ niềm lạc quan để thử thêm một cách nữa. Anh ấy đã phẫu thuật não kết quả thành công đến kinh ngạc. Giờ anh ấy là bạn của tôi, có một người vợ dễ thương hai đứa con xinh đẹp. Sau cuộc phẫu thuật, anh ấy viết thư cho tôi vào Giáng Sinh anh nói: "Năm nay cha tôi gửi tặng hai món quà, Một là cái giá CD lưu động cái này, tôi không cần lắm, nhưng tôi biết ông tặng để tôi ăn mừng việc giờ tôi đang sống tự lập và có một công việc mình yêu thích. Món quà kia, là bức ảnh của bà tôi, bà đã chết vì tự sát. Khi tôi mở nó ra, tôi bật khóc, mẹ tôi đến và hỏi: "Con khóc vì có một người thân mà con chưa từng được gặp mặt ư?" Tôi trả lời: "Bà cũng mang căn bệnh của con, mẹ ạ." Giờ khi đang viết cho anh, tôi cũng khóc. Không phải vì tôi buồn mà vì đang xúc động mạnh, tôi mới nghĩ, tôi đã có nguy cơ tự sát, nhưng ba mẹ đã giúp tôi tiếp tục, cả các bác sĩ cũng thế. rồi tôi được phẫu thuật. Giờ tôi còn sống và đầy biết ơn. Chúng ta đang sống đúng thời mặc dù nhiều khi ta không hề thấy thế." Tôi đã sốc bởi vì đa số coi trầm cảm là một thứ thuộc tầng lớp trung lưu, hiện đại, du nhập từ phương Tây, và tôi đã xem xét sự chi phối của bệnh này trong nhiều bối cảnh khác nhau. Một trong những điều tôi lưu tâm nhất là căn bệnh trầm cảm ở những người nghèo. Thế là, tôi đã ra đi, để xem người ta làm gì được cho người nghèo trầm cảm. Tôi phát hiện ra là phần lớn người nghèo không được điều trị trầm cảm. Trầm cảm là hệ quả của sự mềm yếu được di truyền được cho là có thể có trong bất kì ai; và là do hoàn cảnh kích động, yếu tố này, dường như hệ trọng hơn đối với những người nghèo khổ. Thế nhưng, nó lại thế này: nếu bạn có cuộc sống tươi đẹp nhưng lại thấy sầu thảm, bạn tự hỏi: "Tại sao tôi cảm thấy thế? Tôi ắt hẳn bị trầm cảm." Và bạn đi chữa trị. Nhưng nếu bạn thực sự sống một đời thảm hại và cảm thấy luôn sầu thảm, cảm giác này hoàn toàn tương xứng với đời sống của bạn, bạn sẽ không nghĩ rằng "Bệnh này chữa được." Và thế là đất nước này, có một thứ dịch bệnh: trầm cảm ở người nghèo. Bệnh này, không ai để mắt tới, không ai chữa, không ai giải quyết, bệnh này là một thảm họa trên diện lớn. Tôi tìm được một cô học giả nọ, bấy giờ đang làm nghiên cứu ở khu ổ chuột rìa D.C., Ở đó, cô ấy gặp những phụ nữ thực ra đến khám những bệnh khác, nhưng lại được chẩn đoán trầm cảm. Cô trình dự thảo thí nghiệm sáu tháng. Lolly, một phụ nữ đã đồng ý tham gia. Hôm vào làm thí nghiệm, chị ta đã nói như vầy. Chị ấy là một phụ nữ, có 7 con. Chị nói: "Trước tôi có đi làm, nhưng giờ thì không bởi tôi không bước nổi ra khỏi nhà. Tôi không nói nổi câu nào với các con. Sáng ra, tôi chỉ đợi chúng nó ra khỏi nhà, rồi lên giường, trùm chăn kín mít. Đến 3 giờ, bọn trẻ về. Thời gian trôi nhanh quá là nhanh." Chị còn nói: "Tôi uống nhiều thuốc ngủ Tylenol tôi uống đủ thứ, miễn sao ngủ thêm được. Chồng tôi luôn nói là tôi ngu và xấu xí. Tôi ước chi mình có thể chấm dứt cơn đau". Lolly được đưa vào chương trình thí nghiệm nói trên. Sáu tháng sau, tôi có dịp phỏng vấn chị. Lúc ấy, chị đã đi trông trẻ cho hải quân Mỹ. Chị đã bỏ người chồng bạo hành kia. Chị nói với tôi: "Các con tôi giờ vui hơn nhiều. Trong nhà có một phòng cho bọn con trai, một phòng cho bọn con gái. Nhưng cứ đến tối, bảy đứa trèo lên giường mẹ. 8 mẹ con làm bài tập và những thứ khác cùng nhau. Một đứa muốn mai sau đi giảng đạo, một đứa muốn làm lính cứu hỏa. Một đứa con gái lại muốn sau làm luật sư. Giờ bọn nó không còn hay khóc như trước, không hay đánh nhau như trước. Tôi giờ chỉ cần các con. Mọi thứ, cách tôi ăn mặc và hành xử, cũng như cảm giác của tôi - không ngừng thay đổi. Giờ tôi ra ngoài mà chẳng sợ gì nữa. Tôi nghĩ những cảm giác buồn sẽ không quay lại. Nếu không có bác sĩ Miranda, giờ đây chắc tôi vẫn ở nhà trùm chăn kín mít, nếu còn sống. Tôi xin Chúa ban cho tôi một thiên sứ, và Ngài đã lắng nghe lời tôi." Tôi hết sức cảm động vì những điều này và quyết định dựa trên đó mà viết, không chỉ cuốn sách dang dở, mà còn viết một bài báo. Thế là tôi được tạp chí New York Times đặt hàng viết về chứng trầm cảm ở người nghèo. Viết xong tôi gửi đi, biên tập viên gọi tôi, nói: "Chúng tôi không thể đăng bài này." Tôi hỏi: "Tại sao vậy?" Chị ta trả lời: "Chuyện nghe như bịa. Những người ở đáy xã hội ấy, sau vài tháng chữa trị, lại có thể sẵn sàng quản lí Morgan Stanley ư? Thế thì hão huyền quá." Chị ấy nói chưa bao giờ nghe chuyện như vậy. Tôi nói: "Việc chị chưa bao giờ nghe chuyện như vậy có nghĩa là, đây đúng là tin nóng đấy!" (Cười) (Vỗ tay) "Mà quý tòa soạn đây lại là cơ quan đưa tin". Sau một hồi thương lượng, họ đồng ý đăng bài. Tôi nghĩ, nhiều điều họ nói lại liên quan một cách kỳ lạ đến cái ghẻ lạnh của người đời đối với việc chữa trị trầm cảm. Đó là ý niệm cho rằng nếu đi chữa bệnh cho nhiều người ở những cộng đồng nghèo khó, thì chúng ta như đang bóc lột, đơn giản chỉ vì ta sẽ thay đổi họ. Có sự áp đặt đạo đức sai lầm dường như đang lởn vởn quanh ta. Đó là ý kiến cho rằng điều trị trầm cảm, thuốc men, và những thứ đại loại thế, chỉ là thứ nhân tạo, không tự nhiên. Tôi nghĩ đó là, một ý nghĩ sai lạc. Răng cỏ, nếu cứ để tự nhiên, sẽ rụng, thế nhưng, chẳng có ai phản đối thuốc đánh răng, ít nhất là, trong vòng những người tôi biết. Thế rồi, người ta lại nói: "Trầm cảm phải chăng là một phần của những thứ ai cũng phải đi qua? Tiến hóa lên thì đi qua trầm cảm mà? Đó chẳng phải là một phần của nhân cách ư?" Tôi xin trả lời: tâm trạng có thể thích nghi. Biết chịu đựng nỗi sợ, nỗi buồn hay biết vui hưởng khoái lạc và xử lí tất cả các loại tâm trạng khác, là một điều quý giá. Trầm cảm diễn ra khi hệ thống bị hư hỏng, và không còn khả năng thích nghi. Người ta đến nói với tôi rằng: "Tôi nghĩ nếu mình chịu đựng thêm một năm nữa, tôi có thể vượt qua khó khăn này". Tôi sẽ luôn trả lời: "Anh có thể sẽ vượt qua, nhưng anh không bao giờ trở lại tuổi 37. Đời thì ngắn, mà đó lại là một năm giời. Anh đang định bỏ phí một năm đấy. Nghĩ cho kỹ đi". Có một sự nghèo nàn trong Tiếng Anh, cũng như nhiều ngôn ngữ khác: chúng ta dùng cùng một chữ "trầm cảm" để mô tả tâm trạng của một đứa bé thấy trời mưa đúng hôm sinh nhật, và để tả tâm trạng của một người trước khi anh ta tự sát. Người ta hỏi: "Trầm cảm diễn tiến theo nỗi buồn thông thường không?" Tôi trả lời rằng, về một mặt nào đó thì có. Có một độ tiếp diễn nhất định, cũng như có sự tiếp diễn giữa việc có một hàng rào sắt quanh nhà, hơi han gỉ, khiến bạn phải đánh giấy ráp và sơn lại, với việc bạn có một cái nhà trăm năm tuổi, với hàng rào sắt đã han gỉ hết, thành một đống bụi sắt. Và chính cái vết gỉ sét ấy, chính cái vấn đề han gỉ kia, là cái chúng ta đang bắt đầu xử lý. Giờ có người hỏi: "Anh uống thuốc trợ thần, vậy anh thấy vui lên không? ". Tôi không. Nhưng mặt khác, tôi không thấy buồn vì phải ăn trưa, tôi không buồn vì trả lời điện thoại, và không còn buồn khi nghĩ đến đi tắm. Tôi cảm thấy, mà thực ra, là tôi nghĩ, vì tôi cảm nhận được nỗi buồn khi không trống rỗng. Tôi có thể buồn vì thất vọng trong công việc, những mối quan hệ tan vỡ, trái đất nóng lên. Đó là những điều giờ đây khiến tôi buồn. Tôi tự hỏi, đâu là kết luận. Làm sao những người đã từng bị trầm cảm nặng có thể vượt lên, và có cuộc sống tốt đẹp hơn? Đâu là cơ chế giúp người ta dẻo dai về mặt tinh thần? Điều tôi nhận ra qua năm tháng là, những người chối bỏ kinh nghiệm của mình, những người nói rằng: "Tôi bị trầm cảm lâu rồi và không bao giờ muốn nghĩ về nó nữa, sẽ không bao giờ nhìn vào nó và chỉ tiếp tục sống đời mình thôi." trớ trêu thay, chính là những người bị làm nô lệ cho thứ bệnh họ mang. Chối bỏ bệnh trầm cảm chỉ làm cho nó nặng thêm. Người ta càng lẩn tránh, nó càng phát triển. Còn những người khá lên là những người có thể chấp nhận rằng họ có bệnh. Người nào thừa nhận bị trầm cảm, người nấy trở nên dẻo dai về mặt tinh thần. Frank Russakoff nói với tôi: "Nếu được làm lại, ắt tôi không chọn những thứ này thế nhưng, điều kỳ lạ là, tôi biết ơn những gì mình đã trải nghiệm. Mừng vì đã nhập viện 40 lần. Kinh nghiệm ấy đã dạy tôi rất nhiều về tình thương. Mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ cũng như các bác sĩ, đã và mãi quý giá." Maggie Robbins nói: "Tôi từng tình nguyện ở phòng khám AIDS, tới đó, chỉ nói, nói và nói. Những người tôi phải tham vấn lại đáp ứng kém, và tôi nghĩ 'Họ chẳng thân thiện hay hợp tác gì mấy.' Và rồi tôi hiểu ra, rằng họ sẽ chẳng làm gì hơn là lí nhí vài câu trong những phút đầu. Lý do đơn giản, là tôi không bị AIDS, không chờ chết nhưng tôi có thể chấp nhận rằng họ bị AIDS và đang chờ chết. Nhu cầu là tài sản lớn nhất của ta. Hóa ra, tôi đã học được cách cho đi tất cả những gì tôi cần." Tôn trọng sự trầm cảm của người khác không ngăn được nó tái phát, nhưng có thể khiến nguy cơ của căn bệnh và bản thân căn bệnh, trở nên dễ chịu đựng hơn. Vấn đề ở đây không phải là tìm ra ý nghĩa và cho rằng trầm cảm có ý nghĩa lớn với cuộc đời mình. Vấn đề là tìm ra ý nghĩa của nó và khi nó trở lại, thì nghĩ rằng: "Quả này là địa ngục đây, nhưng ta sẽ học điều gì đó từ nó." Tôi đã học từ nỗi trầm cảm của chính mình rằng một cảm xúc có thể lớn đến chừng nào, rằng nó có thể thật hơn cả sự thật. Và tôi thấy rằng, kinh nghiệm ấy đã giúp tôi trải nghiệm những cảm xúc tích cực một cách sâu sắc hơn. Đối lập với trầm cảm không phải là niềm vui, mà là sức sống, Ngày nay, tôi phải sống, kể cả vào những ngày tôi buồn. Tôi đã cảm nhận sự tang chế trong tinh thần, tôi ngồi cạnh tên khổng lồ bên lề trái đất, và tôi đã nhận ra rằng một điều gì đó trong tôi, cái mà tôi gọi là linh hồn cái tôi chỉ mới thấy rõ 20 năm trước, khi địa ngục bất ngờ viếng thăm tôi. Tôi nghĩ, dù mình ghét sự trầm cảm, và biết mình sẽ lại trầm cảm, tôi đã tìm được cách yêu nỗi trầm cảm. Tôi yêu nó, vì nó đã bắt tôi phải tìm và bám lấy niềm vui. Tôi yêu nó, vì mỗi ngày, mình quyết định, đôi khi, một cách hơi mạo hiểm, và đôi khi, một cách ngược đời, rằng mình phải bám vào những lẽ sống. Và tôi nghĩ, trầm cảm là hạnh phúc tôi vinh hạnh có. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn Chín năm về trước, tôi đã làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ tại Iraq, để khôi phục lại mạng lưới cung cấp điện Tôi tới đó làm công việc như thế vì tôi tin rằng khoa học kỹ thuật có thể cải thiện đời sống con người Một bữa trưa nọ, tôi ngồi uống trà với một chủ cửa hàng tại khách sạn Al Rasheed ở Baghdad, và ông ấy nói với tôi, "Người Mỹ như cô có thể mang người lên Mặt trăng, còn tôi khi về nhà tối nay, thì lại không có điện để mở đèn.&quot; Những năm ấy, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã chi hơn hai tỷ đô la cho việc khôi phục lại mạng lưới điện Vậy làm thế nào ta có thể mang khoa học kỹ thuật tới cho người cần nó? Làm thế nào ta có thể mang chúng đến giúp ích cho họ? Đó là những câu hỏi mà tôi và đồng nghiệp tại D-Rev vẫn băn khoăn Và D-Rev viết tắt cho Design Revolution (Tiến hóa trong thiết kế sản phẩm) Tôi đảm nhận công ty khoảng bốn năm về trước và cũng rất chú tâm vào việc tạo nên những sản phẩm có thể tới được tay người tiêu dùng, và không chỉ đơn giản như thế mà còn là những người với mức thu nhập mỗi ngày không quá bốn đô la Một trong những lĩnh vực then chốt mà chúng tôi đang tập trung vào đó là dụng cụ y tế và đây cũng có lẽ sẽ làm mọi người thắc mắc rằng dụng cụ y tế thì có liên quan gì tới mạng lưới điện ở Iraq, thế nhưng, chúng lại có những điểm chung. Dù cho với khoa học kỹ thuật tiên tiến như thế này, chúng lại không tới được tay những người cần chúng nhất. Nên tôi sẽ kể cho quý vị nghe về một dự án đang được tiến hành, đó là ReMotion Knee (Đầu gối đi được) và nó là một đầu gối giả được thiết kế cho những bệnh nhân bị cụt quá đầu gối. Dự án này khởi đầu khi mà nhà sản xuất chân tay giả lớn nhất thế giới, Jaipur Foot Organization, tới khu Bay Area tuyên và bố rằng &quot;Chúng tôi cần đầu gối tốt hơn.&quot; Nói cho cùng thì, nếu một người chỉ có thu nhập dưới bốn đô la một ngày và bị tàn phế, giả dụ mất chi sau một tai nạn giao thông. Hoặc như mọi người hay suy đoán là do mìn chiến tranh, nhưng thật ra là do tai nạn giao thông. người ấy đi bộ trên đường rồi bị xe tải đụng, hoặc vì trễ giờ làm, cố nhảy lên xe lửa cho kịp, nhưng gấu quần bị cuốn vào đó. Rồi người ấy cũng không có nhiều tiền, như anh bạn trẻ Kamal đây, thì cách duy nhất để người ấy có thể đi đứng trở lại là sử dụng một cái thanh tre mà thôi. Việc thế thì sao nhỉ? Mỗi năm có hơn ba triệu người tàn phế cần có đầu gối giả. Và lựa chọn của họ là gì? Đây là hàng cao cấp. Chúng tôi gọi nó là "đầu gối thông minh." Nó được gắn chíp điện tử bên trong. Và có thể làm được mọi thứ, nhưng giá là 20 ngàn dollars (400 triệu đồng VN), và những người đeo những cái này, , những thương binh Hoa Kỳ trở về từ Afghanistan hoặc Iraq là những người có điều kiện. Còn đây là đầu gối rẻ nhất bằng titanium. Là một đầu gối đa trung tâm, có nghĩa là hệ thống cử động với bốn thanh kim loại bắt chước cử động tự nhiên của một đấu gối thật. Nhưng giá cũng là 1.400 dollars (29 triệu đồng VN), là quá mắc đối với những người như anh Kamal. Còn đây, trước mắt các vị là một chiếc đầu gối rẻ nhất. Một đầu gối được thiết kế đặc biệt dành cho những người nghèo. Nhưng cái giá cũng phản ảnh chất lượng sản phẩm và sự hữu dụng của nó. Hệ thống cử động chỉ dựa trên một trục hướng, có nghĩa là cử động chỉ như cái cánh cửa thôi. Nên quý vị thử nghĩ xem một cái đầu gối như thế thì rất bấp bênh. Và đây cũng là hệ thống cử động mà Jaipur Foot Organization muốn sử dụng trong sản phẩm của họ. Và tôi muốn quý vị được tận mắt thấy một cái chân giả cử động ra sao, bởi vì sẽ rất khó để hình dung được làm sao mà chúng cử động được. Trên cùng là một cái ổ lõm vào dùng để nối vào với chi của bệnh nhân, nhưng mỗi người lại mỗi khác. Sau đó là đầu gối, và đây là cái trục hướng duy nhất cho cái đầu gối. Quý vị thấy nó xoay chứ. Sau đó là cẳng chân và bàn chân. Chúng tôi muốn thiết kế một cái đầu gối đa trung tâm để mà nó có thể bắt chước cử động, đi đứng của một cái đầu gối thật, chỉ với giá 80 dollars (1.8 triệu đồng VN). (Vỗ tay) Nhưng cái quan trọng là một khi đã thiết kế một sản phẩm như thế này, l àm sao mà chúng tới được tay những người cần nó nhất? Làm sao mang chúng đến được với họ để góp phần cải thiện đời sống? Thế nên, tại D-Rev cũng có những dự án khác mà chúng tôi chú trọng vào ba điểm với niềm tin rằng chúng sẽ mang khoa học kỹ thuật tới tay người tiêu dùng, và những người cần chúng nhất. Thứ nhất đó là sản phẩm cần phải có chất lượng cao nhất. Sản phẩm phải bằng hoặc vượt trội những sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Dù mức thu nhập có hay không, người dùng luôn muốn sản phẩm tốt nhất, đẹp nhất. Đây là một khúc phim tôi muốn quý vị xem. Nó về một người tên Ash. Đây là khi anh ta đang đi. Anh ta đang mang một cái chân giả với cái gối có chức năng của một trục hướng. Đây là bài tập đi 10 mét. Quý vị để ý rằng anh ta gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng lúc đi. Và thêm nữa, một điều hẳn quý vị không thể thấy được rằng đây là một thử thách tinh thần rất lớn để đi được và không bị té. Còn đây là Kamal. Quý vị cũng nhớ là Kamal phải dùng thanh tre để đi. Đây là lúc anh ấy thử cái chân giả phiên bản đầu, và cũng tập bài đi 10 mét. Sự thăng bằng của anh ta thì lại tốt hơn hẳn. Cho nên, chất lượng sản phẩm cao nhất cũng không hẳn là do sản phẩm mà một phần cũng nhờ vào người dùng. Và như chúng tôi được biết thì hầu hết những dụng cụ y tế ngày nay được thiết kế dành cho người phương Tây ở những quốc gia khá giả. Nhưng sự thật thì những người dùng, những khách hàng của chúng tôi xuất thân từ nhiều nghề khác nhau. Họ ngồi chéo chân cũng nhiều hơn. Họ cũng ngồi chồm hổm. Họ quỳ khi đọc kinh. Cho nên, chúng tôi phải thiết kế tạo ra cho được một cái gối với khả năng đáp ứng nhu cầu cử động nhiều hơn những mặt hàng tương tự trên thị trường. Điều đó dẫn đến điều thứ hai, và nó cũng làm cho chúng tôi tin rằng sản phẩm cần phải chú trọng vào người dùng. Tại D-Rev, chúng tôi đi xa thêm một bước nữa để khẳng định rằng sản phẩm phải ghiền người dùng. Chú trọng đến không chỉ là người tiêu dùng mà còn mỗi một người khi xài sản phẩm, Ví dụ như, không chỉ là người tàn tật được gắn gối giả, mà còn cả hoàn cảnh của người ấy nữa. Còn thị trường nội địa thì sao? Làm sao những bộ phận này có thể tới được những phòng y tế quận huyện? Chúng có tới đúng thời hạn không? Đó là về chuỗi cung ứng. Mọi thứ có thể để chắc chắn rằng sản phẩm sẽ tới tay người tiêu dùng, bởi vì nó là một phần của công nghệ và sẽ được sử dụng. Để tôi trình bày cho quý vị những cải tiến từ phiên bản đầu của Jaipur Knee và nó ở ngay đây. (Cạch cạch) Quý vị để ý chứ? Nó kêu. Chúng tôi cũng đã thấy nhiều người dùng phải chế lại. Các vị thấy dải băng đen không? Nó được chế để giảm thanh. Và cũng có nhiều người khác nữa chế nó lại theo nhiều kiểu. Quý vị thấy vị này phải quấn băng quanh vùng gối lại. Anh ta đang ma-ki-dê nó lại. Nếu quý vị để ý, cái gối này có vài điểm nhọn, đúng không? Nên nếu mặc chúng với váy dài hoặc quần dài hay là váy sari thì rõ ràng rằng người đó đang mang chân giả. Và khi sống trong môi trường mà tàn phế bị kỳ thị thì người ta sẽ cảm thấy rất bất an. Nên đây là những cải tiến chúng tôi đã làm. Không chỉ những cái mà tôi đã trình bày mà còn vài cái khác nữa. Như phiên bản ba ở đây, ReMotion Knee được chúng tôi cho thêm bộ phận giảm thanh. Nó êm lại được nhiều lắm. Một cái nữa đó là việc mài tròn các góc cạnh. Làm cho nó mỏng hơn một tý. Và một cái quan trọng nữa là nó được thiết kế cho việc sản xuất hàng loạt. Và đây cũng là điểm cuối cùng mà tôi muốn trình bày Đó là chúng tôi rất muốn sản phẩm phải tới được tay người dùng với số lượng cần thiết, và phải đi với thị hiếu, có nghĩa là sản phẩm phải bán được. Không hẳn là đồ tặng. Cũng không được trợ giúp về tiền sản xuất. Sản phẩm phải được thiết kế làm sao để đáp ứng được người dùng cuối bằng giá trị thật của nó. Chúng phải được tạo ra với giá thành phải chăng. Nhưng sản phẩm phải được người dùng ưa thích và mang lại giá trị hữu dụng là thứ quan trọng nhất. Chúng tôi tin rằng với tư cách là người thiết kế chúng tôi có trách nhiệm với người tiêu dùng của mình. Và với việc sản xuất đại trà, chất lượng sản phẩm có thể được chú trọng và với giá 80 đô la thì lợi nhuận sẽ là điều có thể. Việc đem lại lợi nhuận là điều cần thiết, vì khi mà quý vị muốn sản xuất rộng rãi khi mà quý vị muốn vươn tới mỗi một người có nhu cầu trên thế giới này thì nó phải bền vững về mặt kinh tế, Để tôi cho quý vị xem thời điểm hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi đã cung cấp cho 5.000 bệnh nhân, và tất nhiên một trong những điều rõ ràng nhất mà chúng tôi để tâm đến đó là liệu nó có cải thiện đời sống hay không? Và cái cơ bản là, người ấy có còn mang cái chân ấy sáu tháng sau hay không? Trong ngành, chỉ số trung bình là 65% Còn chúng tôi là 79%, và chúng tôi hy vọng sẽ nâng chỉ số này lên cao hơn nữa. Hiện giờ, phiên bản đầu gối của chúng tôi đã được chấp nhận trên 12 quốc gia. Nhưng trong ba năm nữa, chúng tôi muốn con số ấy tăng gấp đôi. Và tăng gấp đôi từng năm trong những năm sau nữa. Nhưng một thách thức nữa là, con số người tàn tật biết đi chân giả cũng phải giống như vậy. Tôi sẽ dùng câu truyện của Prinima để làm lời kết. Khi Prinima 18 tuổi cô mất chân trong một tai nạn giao thông. Và cô ấy phải ngồi xe lửa suốt 12 tiếng đồng hồ để đến được trạm y tế, nơi mà cô có thể thử cái chân giả. Đối với những người mang chân giả, họ đều có ảnh hưởng lớn đối với chúng tôi, những người thiết kế chúng. Nhưng cô bé này lại rất đặc biệt đối với tôi, khi mà tôi là một người kỹ sư cũng như một người phụ nữ, đó là vì cô bé vừa bắt đầu vào đại học để theo ngành kỹ sư. Và cô bé nói rằng, "Giờ thì tôi đã đi được, tôi có thể trở lại trường và hoàn tất việc học của mình." Và đối với tôi, cô bé là thế hệ kế tiếp, một thế hệ của những người kỹ sư đi tìm giải pháp và thiết kế để tạo ra những khoa học kỹ thuật hữu ích cho người dùng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đấy là lần thứ năm tôi đứng trên bờ biển này, bờ biển Cuba, nhìn ra chân trời xa xăm đó, một lần nữa tin rằng tôi sẽ làm được vượt qua đại dương rộng lớn hoang dã và đầy nguy hiểm. Không chỉ vì tôi đã thử bốn lần, mà còn vì những vận động viên giỏi nhất, đã không ngừng cố gắng từ những năm 1950, nhưng vẫn chưa ai thành công. Đội ngũ tự hào về bốn lần nỗ lực của chúng tôi. Một nhóm gồm khoảng 30 người. Bonnie, bạn thân của tôi và là người điều khiển chính, người đã khơi dậy ý chí trong tôi, giọt ý chí cuối cùng mà tôi nghĩ đã rơi mất, sau rất, rất nhiều ngày, giờ ngoài biển. Các chuyên gia về cá mập giỏi nhất trên thế giới -- những kẻ săn mồi lớn sâu dưới đáy biển. Sứa hộp, loài độc nhất trên thế giới, có trong vùng nước này, và tôi đã suýt chết vì chúng trong lần thử trước. Các điều kiện, cùng với khoảng cách tuyệt đối hơn 160 km ở ngoài khơi -- các dòng chảy và cuồng xoáy và dòng Vịnh, dòng chảy khó đoán nhất trên trái đất này. Và tôi cũng rất ngạc nhiên rằng trước mỗi lần thử, nhà báo và mọi người lại hỏi tôi: "Bạn sẽ đi cùng với thuyền, hoặc với ai đó, hay cái gì đó chứ?" Tôi thầm nghĩ: "Họ nghĩ sao vậy?" Rằng tôi sẽ du ngoạn trên biển miệng ngậm một cái mác, săn cá, lột da và ăn tươi chúng, kéo theo một loại cây khử muối để có nước ngọt. (cười lớn) Đúng, tôi có một đội như thế. (cười lớn) Lão luyện, dũng cảm, và tràn trề sáng kiến, phát hiện khoa học, phù hợp với mọi cuộc thám hiểm lớn trên hành tinh. Chúng tôi đã có một hành trình. Từ thời Hy Lạp, ta đã không ngừng tranh luận về việc hành trình là gì đúng không? Rằng cuộc sống là hành trình, chứ không phải đích đến? Chúng tôi đã trải qua hành trình, và sự thật là, nó thật ly kỳ. Chúng tôi đã không chạm đến được bờ bên kia, nhưng niềm tự hào và cam kết vững vàng vẫn có đó. Bước sang tuổi 60, giấc mơ vẫn ở đó từ những năm đôi mươi khi từng thử việc này, tôi đã mơ và mường tượng về nó. Vùng nước nổi tiếng nhất trên thế giới ngày nay, tôi nghĩ là từ Cuba đến Florida. Và nó nằm sâu thẳm trong tâm hồn tôi. Khi tôi 60, không phải vì thành tích, không phải vì tham vọng "là người đầu tiên." mơ ước vẫn luôn ở đấy, không thể phủ nhận. Nhưng sâu sắc hơn thế, cuộc đời còn lại bao nhiêu? Đối mặt đi, tất cả chúng ta đều đi trên đường một chiều, và chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ làm gì để tiến về phía trước mà không nuối tiếc khi nhìn lại? Trong những năm rèn luyện đã qua, tôi có câu trích dẫn của Teddy Roosevelt để ngẫm nghĩ, nó cứ hiện hữu trong đầu: "Cứ thế đi, cứ ngồi lại trên chiếc ghế êm ái của mình làm người phán xét, làm người quan sát, trong khi người dũng cảm khác tiến lên và tham chiến trở nên máu me, bẩn thỉu và thua cuộc cứ thua, cứ thua và cứ thua lần nữa, nhưng không sợ hãi và ngại ngùng, và sống đời táo bạo." Và tôi muốn thực hiện nó. Mục tiêu là, chắc là khá nông cạn khi nói ra, là năm nay, điểm đến thậm chí còn ngọt ngào hơn hành trình. (Cười lớn) (Vỗ tay) Nhưng cuộc hành trình cũng xứng đáng để thực hiện. Vào thời điểm này, mùa hè năm nay, tất cả mọi người các nhà khoa học, khoa học thể thao, chuyên gia về sức bền, nhà thần kinh học, chính đội của tôi, Bonnie -- nói rằng điều đó là không thể. Đơn giản là không thể, và Bonnie nói với tôi, "Nhưng nếu bạn làm nó, tôi sẽ theo dõi bạn cho đến cuối cùng, nên tôi sẽ ở đó." Và giờ đây, chúng tôi đang ở đó. Nhìn ra xa, nó giống như một khoảnh khắc kì dị trước những sải bơi đầu tiên, đứng trên những tảng đá ở Marina Hemingway, lá cờ Cuba bay phấp phới trên đầu, cả đội chúng tôi đều ra đứng trên thuyền, vẫy cao tay: " Chúng tôi ở đây vì các bạn," Bonnie và tôi nhìn nhau và nói, năm nay, câu thần chú là, và tôi vừa mới sử dụng nó trong luyện tập: Hãy tìm cách. Bạn có một ước mơ và bạn gặp khó khăn phía trước, cũng như chúng tôi. Không ai trong chúng ta trải qua cuộc đời này mà không đau tim một lần, mà không hỗn loạn một lần, và nếu có đức tin gục ngã rồi đứng dậy và tin vào sự bền bỉ như một đức tính tuyệt vời của con người, bạn sẽ tìm thấy con đường riêng, Bonnie đã vỗ vào vai tôi, và nói: "Hãy tìm đường đến Florida." Trong 53 giờ tiếp theo, chúng tôi bắt đầu một trải nghiệm sống khốc liệt và không thể nào quên. Cảm hứng tột đỉnh, cả sợ hãi, Không phải là người theo đạo, nhưng tôi có thể nhìn thấy giữa màu thanh thiên của dòng Vịnh, trong lúc thở, tít xa dưới kia, sự oai phong của hành tinh xanh mà ta đang sống, tràn đầy cảm hứng. Tôi có một danh sách gồm 85 bài hát, đặc biệt là vào lúc nửa đêm, và đêm đó, vì không dùng đèn -- đèn thu hút sứa và cá mập, nó thu hút cá mồi và cá mồi thu hút cá mập, nên chúng tôi đi trong đêm tối như mực. Bạn chưa bao giờ thấy tối đen như thế, không thể nhìn thấy tay của chính mình, và những người trên thuyền, Bonnie và đội của tôi, chỉ nghe tiếng đập của cánh tay, để đoán biết tôi ở đâu, vì họ không thể nhìn thấy. Tôi ở ngoài kia, đắm mình, trong danh sách nhạc của mình. (cười lớn) Tôi đội mũ cao su chật nên không nghe thấy gì cả. Tôi có kính bơi và quay đầu 50 lần mỗi phút, và tôi hát: "Hãy tưởng tượng nếu không có thiên đường" "doo doo doo doo doo" "Điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu bạn thử" "doo doo doo doo doo" Tôi có thể hát bài đó hàng nghìn lần. (cười lớn) Cần tài năng mới làm được vậy đấy. (cười lớn) (vỗ tay) Mỗi lần hát xong: "Ooh, bạn có thể nói tôi là kẻ mộng mơ, nhưng tôi không là người duy nhất" 222. "Hãy tưởng tượng nếu không có thiên đường" Và khi hát đến lần thứ một nghìn bài "Imagine" của John Lennon, tôi đã bơi chín tiếng và 45 phút, chính xác. Đã có những trắc trở. Chắc chắn rồi. Những lần nôn ọe bắt đầu, rồi nước biển, làm bạn không khỏe, Bạn đeo mặt nạ chống sứa để bảo vệ . Nó làm việc bơi lội trở nên khó khăn, làm khoang miệng trầy xước, nhưng nhằm mục đích tránh các xúc tu. Và thân nhiệt bắt đầu hạ. Nước ở 85 độ, bạn sút cân và sử dụng nhiều calo, để bơi gần đến mạn thuyền mà không được phép chạm vào, không được phép leo lên, nhưng Bonnie và đội cô ấy đưa tôi tuýp dinh dưỡng, hỏi tôi thế nào, có sao không, còn tôi thì nhìn thấy đền Taj Mahal bên này, trong một trạng thái rất khác, và thầm nghĩ, wow, chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ nhìn thấy Taj Mahal ở đây. Nó tuyệt đẹp. Ý tôi là, mất bao lâu để xây cái đền này? Chắc là, ừm, wooo. (Cười lớn) Sau đó, chúng tôi đưa một quy tắc rằng không được nói ra tôi đã đi được bao nhiêu, vì chúng tôi thực sự không biết. Việc gì sẽ xảy ra với bạn giữa điểm này và điểm đó? Việc gì sẽ xảy ra với thời tiết, các dòng chảy, bị cắn khi không nghĩ sẽ bị cắn trong lớp áo giáp bảo vệ, và Bonnie đã đưa ra quyết định vào buổi sáng thứ 3 rằng tôi đang đau đớn và tính mạng đang gặp nguy hiểm. Cô ấy nói: "Hãy đến đây," tôi đến gần thuyền và cô tiếp lời: "Hãy nhìn, nhìn ra kia," Tôi nhìn thấy ánh đèn, ban ngày thì dễ hơn ban đêm, và tôi nghĩ đang là ban ngày, và tôi nhìn thấy một vệt sáng trắng phía chân trời, "Trời sắp sáng rồi! ", tôi nói. "Không, chúng là những ánh đèn của Key West. ", cô ấy trả lời. 15 giờ nữa trôi qua, khoảng thời gian dài dằng dặc với phần lớn vận động viên bơi lội. (Cười lớn) (Vỗ tay) Bạn không biết tôi đã luyện bơi 15 giờ đồng hồ bao nhiêu lần rồi đâu. Vậy nên, không cần quyết định, tôi ngưng đếm nhịp bơi, ngưng hát, ngưng trích dẫn Stephen Hawking và các thông số về vũ trụ, tôi chỉ bắt đầu nghĩ đến giấc mơ này, và tại sao, và như thế nào, và như đã nói, khi bước sang tuổi 60, đó không còn là: "Bạn có làm được không". Đó là sự mưu toan hằng ngày. Là nguyên tắc, và là sự chuẩn bị, và có một sự kiêu hãnh trong đó. Nhưng tôi đã quyết định nghĩ rằng, khi cứ đi như thế, thường là sẽ tới những vì sao, và trong trường hợp của tôi là tới đường chân trời. Khi tới đường chân trời, như tôi đã chứng minh, bạn có thể sẽ không tới được đó, nhưng thứ bạn có sẽ là một tinh thần một tính cách vô biên. Đó là nền tảng bạn thiết lập để vươn tới những đường chân trời. Bây giờ thì, bờ biển ở ngay trước mặt. trong tôi có chút buồn. Chuyến hành trình vang dội sẽ chấm dứt. Nhiều người tìm đến tôi và nói rằng: "Tiếp theo là gì? Chúng tôi yêu nó!" Cái chấm nhỏ theo dõi trên máy tính? Khi nào các bạn sẽ đi chuyến kế? Chúng tôi không thể chờ được nữa. Ồ, bạn biết đấy, họ chỉ ở đó trong 53 giờ đồng hồ. Tôi đã ở đó hằng năm trời. Vì vậy, sẽ chẳng có chuyến hành trình vượt đại dương vang dội nào nữa. Nhưng điều quan trọng là, mỗi ngày trong cuộc đời là một bản hùng ca, và tôi sẽ nói với các bạn, khi bước loạng choạng trên bờ biển đó, và tôi đã rất nhiều lần dương dương tự đắc, diễn tập những gì tôi sẽ nói trên bờ biển. Khi Bonnie nghĩ rằng thanh quản của tôi đang sưng phồng, và cho gọi đội y tế qua thuyền chúng tôi để nói rằng: "Cô ấy bắt đầu gặp khó khăn trong việc hít thở." 12 rồi 24 giờ đồng hồ ngụp trong nước mặn, tất cả -- tôi nghĩ rằng trong phút ảo giác, đã nghe thấy từ "thủ thuật mở khí quản". (Cười lớn) Bonnie nói với bác sĩ: "Tôi không lo lắng việc cô ấy khó thở. Nếu không nói được khi lên tới bờ, cô ấy chắc sẽ nổi điên mất". (Cười lớn) Nhưng sự thật là, tất cả những bài diễn văn mà tôi đã luyện tập để giúp mình trải qua vài buổi tập bơi như một niềm cảm hứng, đã không giống như thế. Đó là một khoảnh khắc chân thật với đám đông đó, với đội của tôi. Chúng tôi đã làm được. Không phải tôi mà là chúng tôi Chúng tôi sẽ không bao giờ quên. Nó sẽ luôn là một phần của chúng tôi. Và có 3 điều tôi đã thốt ra, đầu tiên khi đến đó là: "Không bao giờ, không bao giờ từ bỏ". Tôi sống theo nó. Câu nói của Socrates là gì? Sống là hành động. Vậy nên, tôi không đứng dậy và nói, đừng bao giờ từ bỏ. Tôi đã không từ bỏ, và hành động để chứng minh. Điều thứ hai: "Bạn có thể theo đuổi ước mơ của mình ở bất kì tuổi nào, không bao giờ là quá già cả". Sáu mươi tư, không ai ở tuổi nào, giới tính nào, có thể làm được điều này, không còn nghi ngờ gì nữa tôi đang ở thời kì rực rỡ nhất của đời mình. (Vỗ tay) Vâng. Xin cám ơn. và điều thứ ba tôi đã nói trên bờ biển đó là: "Nó trông giống như nỗ lực đơn độc nhất trên thế giới, nhưng quan trọng hơn, đó là một nỗ lực tập thể, là một đội, và nếu bạn nghĩ tôi thật ngầu, chắc bạn sẽ muốn gặp Bonnie." (Cười lớn) Bonnie, bạn ở đâu? Bạn ở đâu? Bonnie Stoll kia. ( Vỗ tay) Bạn thân tôi đó. Có một câu nói của Henry David Thoreau như này, khi đạt được ước mơ của mình, thứ bạn nhận được không nhiều bằng việc con người bạn trở nên ra sao trong suốt quá trình đó. Vâng, tôi đứng trước bạn lúc này. Sau ba tháng cuộc bơi kết thúc, tôi đã trò chuyện cùng Oprah, đã ở trong phòng Bầu Dục với tổng thống Obama, đã được mời diễn thuyết trước những nhóm nhiệt huyết như các bạn, đã kí một hợp đồng xuất bản sách tuyệt vời. Tất cả những điều đó thật tuyệt. Tôi tự hào về tất cả, nhưng sự thật là, tôi đang trên đỉnh cao bởi tôi là một người gan dạ, không sợ sệt, và tôi sẽ như thế, hằng ngày, cho đến khi những ngày này kết thúc. Cám ơn các bạn rất nhiều và hãy tận hưởng hội nghị. Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. Hãy tìm lấy một con đường! (Vỗ tay) Tôi muốn các bạn, trong một chốc lát hãy nghĩ đến việc chơi trò Cờ Tỉ Phú ngoại trừ trong trò chơi này, sự kết hợp của kỹ năng, tài năng và may mắn những điều giúp bạn đạt được thành công trong trò chơi này, cũng như trong cuộc sống đã được sắp xếp không thích hợp vì nó này đã bị gian lận và bạn là người có lợi thế hơn Bạn có nhiều tiền hơn nhiều cơ hội để di chuyển quanh bàn hơn và nhiều khả năng sử dụng các tài nguyên hơn Và khi nghĩ về điều này tôi muốn bạn tự hỏi bản thân mình Việc là một người chơi có nhiều đặc quyền hơn trong một trò chơi gian lận thay đổi cách bạn nghĩ về bản thân và những người chơi khác như thế nào ? Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu tại khuôn viên trường U.C. Berkeley để trả lời một cách chính xác câu hỏi đó Chúng tôi đã mời hơn 100 cặp đôi những người không quen biết nhau vào phòng thí nghiệm và tung đồng xu để bổ nhiệm một cách ngẫu nhiên một trong họ là người chơi giàu hơn trong trò chơi gian lận. Họ có nhiều tiền gấp đôi so với người chơi còn lại Khi qua Trạm Khởi Hành họ thu thập được số tiền gấp đôi và được lắc cả hai viên xí ngầu thay vì chỉ một do vậy họ di chuyển quanh bàn nhiều hơn (Cười) Và sau một hiệp 15 phút chúng tôi quan sát chuyện gì xảy ra qua các máy quay được giấu kín Và điều tôi muốn làm hôm nay, lần đầu tiên, là chỉ cho các bạn biết một số điều mà chúng tôi đã chứng kiến Xin lỗi các bạn vì chất lượng âm thanh không tốt lắm trong một số trường hợp, vì tôi phải nhắc lại, đây là các camera đã được giấu kín Do đó, chúng tôi đã chèn thêm phụ đề Người chơi giàu: Bạn có bao nhiêu tờ 500? Người chơi nghèo : Tôi chỉ có một. Người chơi giàu: Thật á? Người chơi nghèo : Đúng vậy Người chơi giàu: Tôi có ba ( cười ) Tôi không biết tại sao họ lại đưa cho tôi nhiều thế. Paul Piff: Okie, vậy là các người chơi đã nhanh chóng nhận ra là có một số thứ đã bị sắp đặt Một người rõ ràng là có nhiều tiền hơn so với người kia, tuy nhiên, khi trò chơi diễn ra chúng tôi đã chứng kiến sự khác biệt đáng kể và những sự khác biệt này bắt đầu hiện rõ giữa hai người chơi. Người chơi giàu hơn bắt đầu di chuyển quanh bàn cờ một cách ầm ĩ đập vào bàn cờ bằng các quân của anh ta theo nghĩa đen khi di chuyển Chúng tôi đã thấy dấu hiệu của sự thống trị và các dấu hiệu không lời thể hiện uy quyền và sự ăn mừng giữa những người chơi giàu hơn Chúng tôi có đặt một bát bánh quy xoắn bên ngoài bàn cờ Nó nằm ở góc cuối bên phải kia Chúng cho phép chúng tôi theo dõi các hành vi của người chơi Chúng tôi xem xét mỗi người chơi ăn hết bao nhiêu chiếc bánh Người chơi giàu: Mấy chiếc bánh này có phải là bịp không nhỉ? Người chơi nghèo: Tôi không biết PP: Okay, không có gì ngạc nhiên, hai người chơi đã nhận ra Họ tự hỏi liệu bát bánh quy xoắn là để làm gì Một người thậm chí còn hỏi rằng, như các bạn đã thấy liệu bát bánh quy này có phải là bịp không? Tuy nhiên, mặc dù vậy, tình thế uy quyền dường như lấn át một cách chắc chắn và các người chơi giàu bắt đầu ăn nhiều bánh quy hơn. Người chơi giàu: Tôi thích bánh quy xoắn. ( cười ) PP: Và sau khi trò chơi tiếp tục, một trong số những khuôn mẫu rất thú vị mà chúng tôi quan sát được dần dần hiện ra là các người chơi giàu hơn bắt đầu trở nên khiếm nhã hơn với người kia ít nhạy cảm hơn đối với hoàn cảnh khó khăn của người chơi nghèo và càng chứng tỏ thành công vật chất của mình và có xu hướng phô diễn rằng họ đang làm tốt như thế nào. Người chơi giàu: Tôi có tiền cho tất cả mọi thứ Người chơi nghèo: Vậy đó là bao nhiêu? Người chơi giàu: Bạn nợ tôi 24 đôla Bạn sẽ mất hết tiền nhanh thôi Tôi sẽ mua chúng. Tôi có rất nhiều tiền. Tôi có quá nhiều tiền, biết bao giờ mới xong Người chơi giàu 2: Tôi sẽ mua hết nguyên bàn chơi này cho coi Người chơi giàu 3: Bạn sẽ mau hết tiền thôi Bây giờ tôi là bất khả xâm phạm Được rồi, đây là điều tôi cho rằng rất rất thú vị rằng sau 15 phút, chúng tôi hỏi những người chơi về trải nghiệm của họ trong trò chơi trong khi những người chơi giàu nói về lý do tại sao họ chắc chắn thắng cuộc trong trò Cờ tỷ phú gian lận này (Cười) họ nói về những gì họ đã làm để mua bất động sản và thành công trong trò chơi và họ trở nên ít để mắt tới những đặc tính khác của tình huống bao gồm việc tung đồng xu điều đã mang đến cho họ một vị trí đặc quyền ngay từ ban đầu. Và nó mang đến một thấu hiểu đáng kinh ngạc về cách mà tâm trí ta nhìn nhận lợi thế. Trò chơi cờ tỷ phú này có thể được dùng như một ẩn dụ cho việc thấu hiểu xã hội và cấu trúc phân cấp, trong đó một số người nắm giữ rất nhiều của cải và địa vị, và rất nhiều người không có gì. Họ có ít của cải và quyền lực hơn hẳn và cả sự tiếp cận với những tài nguyên có giá trị. Điều mà tôi và các đồng nghiệp đang làm trong suốt 7 năm qua là nghiên cứu những ảnh hưởng của những hệ thống giai cấp này. Những gì chúng tôi đang tìm kiếm qua hàng loạt các nghiên cứu và cả ngàn người tham gia khắp đất nước là rằng khi một người trở nên giàu có hơn lòng trắc ẩn và sự cảm thông của họ giảm đi và những cảm xúc về quyền lực, về sự xứng đáng, và tư tưởng tư lợi của họ cũng gia tăng Trong các cuộc khảo sát, chúng tôi tìm ra rằng những người giàu thường có xu hướng đạo đức hóa lòng tham thành điều tốt, và việc theo đuổi lợi ích cá nhân là thuận lợi và thích hợp Điều tôi muốn làm hôm nay là nói về những hàm ý của hệ tư tưởng cá nhân này nói về việc tại sao chúng ta nên quan tâm đến những hàm ý đó và kết thúc với những điều mà ta có thể làm. Một trong số những nghiên cứu đầu tiên mà chúng tôi làm trong lĩnh vực này là nhìn vào hành vi giúp đỡ điều mà những nhà tâm lý học xã hội gọi là hành vi cho xã hội Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc ai sẽ có khả năng giúp đỡ người khác hơn, người giàu hay người nghèo? Trong một nghiên cứu, chúng tôi mang những người giàu, nghèo trong cộng đồng vào phòng thí nghiệm và đưa cho mỗi người 10 đôla tương đương nhau Chúng tôi bảo những người tham gia rằng họ có thể giữ 10 đôla này cho bản thân hoặc có thể chia sẻ một phần, nếu họ muốn, với một người lạ hoàn toàn vô danh Họ và người lạ đó sẽ không bao giờ gặp nhau. Và chúng tôi theo dõi họ cho đi bao nhiêu. Những người kiếm được 25,000 và đôi khi dưới 15,000 đô la một năm đóng góp cho người lạ 44% nhiều tiền hơn so với những người kiếm được 150,000 hoặc 200.000 một năm Chúng tôi cho họ chơi trò chơi để xem ai có xu hướng gian lận nhiều hơn để tăng khả năng thắng cuộc của mình Trong một trong số các trò chơi, chúng tôi sắp đặt máy tính để xí ngầu không bao giờ đổ vào một số nhất định. Bạn không thể nào có được hơn 12 trong trò này tuy nhiên, bạn càng giàu thì bạn càng dễ gian lận để giành lấy giải thưởng 50 đôla tiền mặt đôi khi gấp 3 hoặc 4 lần mức giá đó. Chúng tôi cũng thực hiện một thí nghiệm khác mà chúng tôi quan sát liệu người ta sẽ lấy kẹo trong một hộp kẹo mà chúng tôi chắc chắn rằng để dành cho trẻ con (Cười) tham gia, tôi khôn giỡn đâu. Tôi biết rằng nó nghe như đang đùa vậy. Chúng tôi thẳng thắn thông báo cho những người tham gia rằng hộp kẹo này được dành cho trẻ em tham gia vào một phòng thí nghiệm phát triển gần đó Chúng đang trong nghiêm cứu, cái này là dành cho chúng Và chúng tôi quan sát xem họ lấy bao nhiêu kẹo Những người cảm thấy mình giàu có lấy gấp đôi số kẹo so với những người nghèo. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu về xe, không phải bất kì xe nào, mà về tài xế của những loại xe khác nhau sẽ có xu hướng vi phạm luật như thế nào. Trong một nghiên cứu, chúng tôi quan sát xem liệu các tài xế sẽ dừng lại để nhường đường cho một người đi bộ đang chờ để được qua đường Ở California, như bạn biết đấy, vì tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều làm điều này, theo luật, xe phải dừng để cho người đi bộ qua đường Vậy đây là một ví dụ về cách chúng tôi đã làm Bên trái là người của chúng tôi đóng giả làm người đi bộ Anh ta tiến lại gần khi chiếc xe màu đỏ dừng lại. Với phong cách rặt California, nó bị lấn át bởi chiếc xe buýt gần như tông vào người đi bộ của chúng tôi (Cười) Bây giờ là ví dụ của một chiếc xe đắt tiền hơn. Một chiếc Prius, chạy thẳng qua và một chiếc BMW cũng làm tương tự Như vậy, chúng tôi lặp lại với hàng trăm chiếc xe trong vòng vài ngày chỉ theo dõi xem ai dừng lại và ai không Điều chúng tôi nhận thấy rằng giá tiền của xe càng cao thì xu hướng tài xế vi phạm luât càng tăng. Không một chiếc xe nào trong mục những chiếc xe giá rẻ nhất của chúng tôi vi phạm luật. Gần 50 phần trăm những chiếc xe trong danh mục đắt tiền nhất vi phạm luật. Chúng tôi cũng tiến hành những nghiên cứu khác và tìm ra được rằng những người giàu có có nhiều khả năng nói dối hơn trong đàm phán, có nhiều hành vi vô đạo đức hơn ở nơi làm việc như trộm tiền ở máy tính tiền. nhận hối lộ, nói dối khách hàng. Tôi không cố ý nói rằng chỉ có những người giàu mới thể hiện những mẫu hành vi như thế này. Thật ra, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày đều đấu tranh với những động lực về khi nào, hoặc liệu có nên chăng, đặt những lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng. Và điều đó hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Giấc mơ Mỹ là một tư tưởng rằng tất cả chúng ta đều có cơ hội như nhau để thành công và thịnh vượng miễn là chúng ta làm việc chăm chỉ và một phần trong đó có nghĩa rằng, đôi khi bạn cần đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của những người xung quanh. Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng càng giàu, thì bạn càng có xu hướng theo đuổi ảo tưởng về thành công cá nhân của thành tích, thành tựu mà gây tổn hại đến những người xung quanh. Đây, tôi đã vẽ sẵn cho bạn thu nhập trung bình mà mỗi hộ gia định nhận được ở mỗi ngũ phân vị và 5 phần trăm cao nhất của dân số trong vòng 20 năm qua Năm 1993, sự khác biệt giữa các nhóm ngũ phân vị khác nhau trong dân số, xét về thu nhập có hơi đặc biệt. Không khó để nhận ra những khác biệt nhưng trong vòng 20 năm qua, khác biệt đáng kể đã dần trở thành khe núi lớn giữa những người trên cùng và những người còn lại Sự thật là, 20 phần trăm những người giàu nhất nắm giữ gần 90 phần trăm của cải trên đất nước này. Chúng ta đang ở một mức độ chưa từng thấy của sự bất bình đẳng kinh tế Điều đó có nghĩa là sự giàu có không chỉ càng tập trung vào tay một nhóm các cá nhân mà Giấc mơ Mỹ càng trở nên khó để đạt được đối với phần lớn chúng ta Và nếu đúng như những gì chúng tôi tìm thấy rằng càng giàu bạn càng cảm thấy có quyền với những của cải đó thì bạn càng có xu hướng đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của người khác. và sẵn sàng làm những điều phục vụ cho tư lợi đó Không có lý do gì để nghĩ rằng những mẫu hành vi đó sẽ thay đổi Thật ra có tất cả các lý do để cho rằng chúng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và đó là những gì sẽ diễn ra nếu như mọi chuyện không thay đổi với cùng tốc độ như thế này, trong vòng 20 năm tới. Giờ đây, sự bất bình đẳng nên là điều mà chúng ta cần phải quan tâm tới, không phải chỉ bởi vì những người ở tận cùng của phân cấp xã hội mà vì những cá nhân và nhóm người với nhiều bất bình đẳng kinh tế sẽ trở nên tệ hơn không chỉ những người thấp cấp nhất mà là tất cả mọi người. Có rất nhiều nghiên cứu hấp dẫn từ những phòng thí nghiệm hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới trình bày về một loạt những điều sẽ suy yếu khi mà bất bình đẳng kinh tế trở nên tồi tệ hơn Cơ động xã hội, những điều chúng ta thật sự quan tâm, sức khỏe thể chất, lòng tin trong xã hội tất cả sẽ tuột dốc khi bất bình đẳng gia tăng. Tương tự, những điều tiêu cực trong tập thể xã hội, như là béo phì, và bạo lực, giam cầm và trừng phạt càng trở nên trầm trọng khi bất bình đẳng gia tăng. Một lần nữa, những kết quả này không chỉ xảy ra với một số người, mà còn lan ra khắp mọi tầng lớp của xã hội Ngay cả những người tầng trên cùng cũng chịu ảnh hưởng. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Dòng thác của những ảnh hưởng tiêu cực, nguy hiểm này có vẻ giống như điều gì đó đã vượt khỏi tầm kiểm soát và không có gì chúng ta có thể làm. Không gì chúng ta, với vai trò là những cá nhân, có thể làm. Nhưng thật ra, chúng tôi đang tìm hiểu trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm của mình rằng những can thiệp nhỏ về tâm lý những thay đổi nhỏ về giá trị của mỗi người những sự thúc đẩy nhỏ theo một vài hướng nhất định có thể khôi phục mức độ bình đẳng và sự đồng cảm. Ví dụ, nhắc nhở mọi người về lợi ích của sự hợp tác hoặc lợi ích của cộng đồng làm cho những cá nhân giàu có trở nên bình đẳng như những người nghèo. Trong một nghiên cứu, chúng tôi cho người ta xem một đoạn phim ngắn, chỉ 46 giây, về sự đói nghèo ở trẻ em, như một lời nhắc nhở về nhu cầu của những người xung quanh họ và sau khi xem nó, chúng tôi quan sát xem họ sẵn sàng như thế nào để dành thời gian của mình cho một người lạ đang trong tình cảnh khó khăn, Sau khi xem đoạn phim, một tiếng sau, những người giàu cũng trở nên rộng lượng với thời gian của mình để giúp đỡ người lạ này giống như một người nghèo. Cho thấy rằng, những khác biệt này không phải do bẩm sinh hay phân biệt mà rất dễ uốn nắn theo những thay đổi nhỏ trong giá trị con người và những thúc đẩy cho lòng trắc ẩn và tiếp thêm đồng cảm Vượt ra khỏi căn phòng thí nghiệm chúng tôi bắt đầu nhận ra những thay đổi trong xã hội Bill Gate, một trong những cá nhân giàu nhất nước Mỹ, trong bài diễn văn của mình tại Harvard ông đã nói về vấn đề mà xã hội đang phải đương đầu trước sự bất bình đẳng như một thử thách khó khăn và về việc chúng ta phải làm những gì để đấu tranh với nó, "Những tiến bộ vĩ đại nhất của nhân loại, không nằm ở những phát hiện mới mà ở cách những phát hiện ấy được ứng dụng như thế nào để làm suy giảm sự bất bình đẳng" Và Cam Kết Cho Đi (Giving Pledge) với sự tham gia của hơn 100 người giàu nhất nước Mỹ cam kết dành một nửa tài sản của họ cho từ thiện Và sự nổi dậy của hàng loạt phong trào như Chúng tôi là một phần trăm (We are the One Percent) Thế hệ tài nguyên (Resource Generation hay Sự giàu có cho lợi ích chung (Wealth for Common Good) trong đó những thành viên có đặc quyền nhất trong dân số thành viên của một phần trăm những người giàu có đang dùng tài sản kinh tế của mình, dù trưởng thành hay còn trẻ, đó là điều làm tôi bất ngờ nhất, dùng những đặc quyền của họ những tài sản kinh tế của họ để chống lại sự bất bình đẳng bằng cách ủng hộ những chính sách xã hội những thay đổi về giá trị xã hội và thay đổi trong hành vi con người cho dù chúng chống lại lợi ích kinh tế của chính họ nhưng trên hết sẽ khôi phục Giấc mơ Mỹ Xin cảm ơn (Vỗ tay) Xin chào TEDWomen, xin chào. Hò reo Chưa đủ. Xin chào TEDWomen, xin chào. Hò reo Tên tôi là Maysoon Zayid, và tôi không say đâu, nhưng người bác sĩ đỡ đẻ cho mẹ tôi thì có đấy. Ông ấy mổ mẹ tôi 6 lần theo 6 hướng khác nhau, và làm đứa trẻ đáng thương là tôi ngạt thở. Kết quả là, tôi đã bị tê liệt não, có nghĩa là tôi luôn bị run rẩy. Hãy nhìn này. Nó thực sự rất mệt. Tôi giống như Shakira, Shakira gặp Muhammad Ali vậy. (Tiếng cười) C.P. không phải là bệnh di truyền. Nó không phải là di chứng do sinh sản. Bạn không thể mắc được bệnh này. Không ai nguyền rủa tử cung của mẹ tôi, và tôi cũng không mắc bệnh này do cha mẹ tôi là anh chị em họ, mà đúng thật là như vậy. (Tiếng cười) Nó hoàn toàn là một tai nạn, giống như những gì xảy ra với tôi ngày tôi sinh ra. Bây giờ, tôi phải cảnh báo bạn, tôi không là người gây cảm hứng đâu nhé, và tôi không muốn bất cứ ai trong căn phòng này thương hại tôi, bởi có những lúc trong cuộc đời, bạn đã từng mong đến việc bị tàn tật. Hãy thử tưởng tượng xem. Đó là đêm Giáng sinh, bạn đến trung tâm mua sắm, và bạn phải lái xe lòng vòng để kiếm chỗ đậu, và bạn thấy gì? Mười sáu chỗ đỗ xe dành cho người tàn tật còn trống. Và bạn giống như là : "Chúa ơi, ước gì mình cũng khuyết tật một chút ?" (Tiếng cười) Ngoài ra, tôi phải nói với bạn rằng, Tôi có 99 vấn đề, và liệt chỉ là một trong những vấn đề đó. Nếu có một thế vận hội về Ức Chế, thì tôi sẽ giành huy chương vàng. Tôi là người Palestine, theo đạo Hồi, là phụ nữ, bị tàn tật, và sống ở New Jersey. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nếu bạn vẫn chưa hài lòng với bản thân, thì có lẽ bạn không nên như thế nữa . Cliffside Park, New Jersey là quê hương của tôi. Tôi đã luôn luôn thích việc tuổi thơ và căn bệnh của tôi có cùng một tên viết tắt (C.P). Tôi cũng thích một thực tế rằng nếu tôi muốn đi bộ từ nhà mình đến thành phố New York, tôi có thể làm vậy. Rất nhiều người mắc bệnh C.P. không đi bộ, nhưng cha mẹ tôi không tin vào " điều không thể" Câu thần chú của cha tôi là, "Con có thể làm điều đó, đúng con có có thể" (Tiếng cười) Vì vậy, nếu ba chị gái của tôi lau nhà, Tôi cũng lau. Nếu ba chị gái của tôi học trường công lập, cha mẹ tôi sẽ kiện họ nếu họ không cho phép tôi được như thế, và nếu như tất cả chúng tôi không cùng nhận được điểm A, Tất cả chúng tôi sẽ bị mẹ cho ăn dép. (Tiếng cười) Cha tôi đã dạy tôi bước đi khi tôi lên 5 bằng cách đặt gót chân của tôi lên bàn chân của ông và tôi chỉ cần bước theo. Một chiến thuật khác mà ông sử dụng là nhử tôi với một đồng đô la trước mặt và để tôi đuổi theo nó. (Tiếng cười) phần đen tối bên trong của tôi rất mạnh mẽ, và-- (Tiếng cười) Vâng. Không, ngay ngày đầu tiên ở trường mẫu giáo, tôi đã bước đi như một kẻ chiến thắng người mà đã bị đấm rất nhiều lần. Lớn lên, chỉ có sáu người Ả Rập trong thành phố của tôi, và tất cả họ đều là thành viên trong gia đình tôi. Bây giờ, có 20 người Ả Rập trong thành phố, và tất cả cũng đều là thành viên của gia đình tôi. (Tiếng cười) Tôi không nghĩ rằng ai đó sẽ nhận ra chúng tôi không phải là người Ý. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Trước sự kiện ngày 9/11 và trước khi các chính trị gia nghĩ rằng việc sử dụng khẩu hiệu "Tôi ghét người theo đạo Hồi" là phù hợp cho một chiến dịch. Những người đã cùng tôi lớn lên không gặp vấn đề gì với niềm tin của tôi. tuy đã từng có vẻ rất lo lắng rằng tôi sẽ chết đói trong tháng chay Ramadan. Tôi đã giải thích cho họ rằng tôi có đủ chất béo để sống qua ba tháng đó, nhịn ăn từ sáng đến chiều là chuyện nhỏ. Tôi có tiết mục nhảy gõ nhịp trên sân khấu Broadway. vâng, trên sân khấu Broadway. Thật điên rồ. (Vỗ tay) Cha mẹ tôi không đủ khả năng chi trả cho vật lý trị liệu, do đó, họ đã gửi tôi đến trường học khiêu vũ. Tôi đã được học làm thế nào để khiêu vũ trên những đôi giày cao gót, có nghĩa là tôi có thể bước đi trên giày cao gót. Và tôi đến từ Jersey, và chúng tôi thực sự quan tâm tới việc phải cư xử sang trọng, quí phái Vì vậy, nếu bạn bè tôi đi giầy cao gót, thì tôi cũng sẽ làm như vậy. Và khi bạn bè của tôi nghỉ hè trên bờ biển Jersey, tôi đã không làm như vậy. Mùa hè đó, tôi đã ở trong một khu vực có chiến tranh, bởi vì cha mẹ tôi lo sợ rằng nếu chúng tôi không quay lại Palestine vào mỗi mùa hè, chúng tôi sẽ lớn lên trở thành Madonna. (Tiếng cười) Kỳ nghỉ hè của chúng tôi thường bao gồm việc cha tôi cố gắng chữa cho tôi lành, Tôi uống sữa hươu, Tôi có những chiếc cốc giác hơi trên lưng, Tôi bị kéo xuống nước ở Biển Chết, và tôi vẫn còn nhớ nước làm cay mắt tôi thế cho nên, tôi nghĩ rằng "Hiệu quả rồi! Hiệu quả rồi!!" (Tiếng cười) Nhưng cách chữa bệnh thần kỳ mà chúng tôi tìm thấy đó là tập yoga. Tôi phải nói với bạn rằng, nó rất là nhàm chán, nhưng trước khi tập nó, Tôi đã từng là một diễn viên hài độc thoại mà không thể đứng dậy. Và bây giờ, tôi có thể đứng bằng đầu của mình. Cha mẹ tôi một lần nữa củng cố lại quan điểm rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì, rằng không có ước mơ nào là không thể, và ước mơ của tôi là được diễn trong bộ phim dài tập "General Hospital" Tôi đã đi học đại học theo chính sách nâng đỡ các thành phần thiểu số và nhận được một học bổng hấp dẫn đến ASU, Đại học bang Arizona ( Arizona State University ), bởi vì tôi hội đủ tất cả các điều kiện. Tôi như con vượn cáo của khoa sân khấu Tất cả mọi người yêu thương tôi. Tôi đã làm hết bài tập ở nhà dành cho trẻ em kém thông minh Tôi nhận điểm A tại tất cả các lớp học của mình Điểm A trong tất cả các lớp học của họ. Mỗi lần tôi diễn cảnh trong "The Glass Menagerie" các giáo sư của tôi đều bật khóc Nhưng tôi không bao giờ nhận được vai diễn. Cuối cùng, vào năm cuối cấp, ASU quyết định làm một chương trình được gọi là "They Dance Real Slow in Jackson." Đó là một vở kịch về một cô gái mắc chứng C.P. Tôi là một cô gái mắc chứng C.P. Vì vậy, tôi muốn hét lên rằng, "Tôi, cuối cùng, cũng có được một vai diễn ! Tôi mắc chứng C.P ! Cuối cùng cũng được tự do! Cuối cùng cũng được tự do! Cảm ơn Chúa toàn năng, cuối cùng tôi cũng được tự do !" Tôi đã không nhận được vai diễn. (Tiếng cười) Sherry Brown đã nhận được nó. Tôi đã chạy khắp khoa sân khấu khóc như điên dại, như ai đó bắn chết con mèo của mình, để hỏi cô ấy tại sao, và cô ấy nói đó là bởi vì họ không nghĩ rằng tôi có thể thực hiện những pha nguy hiểm. Tôi gào lên : "Xin lỗi, nếu tôi không thể thực hiện những pha nguy hiểm, thì nhân vật đó cũng không thể làm được." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đây là vai diễn mà tôi được sinh ra để dành cho nó và họ đã giao nó, họ đã giao nó cho một nữ diễn viên không bị liệt. Trường đại học là một mô phỏng cuộc sống . Hollywood có một lịch sử nhớp nhúa về việc tuyển diễn viên khỏe mạnh để đóng vai khuyết tật trên màn ảnh. Sau khi tốt nghiệp, tôi trở về nhà, và vai diễn đầu tiên của tôi là vai phụ trong một bộ phim truyền hinh. Ước mơ của tôi đã thành sự thực. Và tôi biết rằng tôi sẽ được thăng tiến từ "khách dự tiệc" đến "cô bạn thân lập dị" trong thời gian ngắn. Nhưng thế nào đi nữa, tôi vẫn chỉ nhận được những vai diễn không quan trọng hơn cảnh trí là mấy và tôi dần hiểu rằng đạo diễn casting không thuê diễn viên yếu ớt, thuộc dân tộc thiểu số, bị khuyết tật. Họ chỉ thuê những người hoàn hảo. Nhưng đã có trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này. Tôi đã xem Whoopi Goldberg, Roseanne Barr, Ellen, và tất cả những phụ nữ này đều có một điều chung: họ đã là diễn viên hài. Vì vậy, tôi đã trở thành một diễn viên hài. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Hợp đồng biểu diễn đầu tiên của tôi là đưa những diễn viên hài nổi tiếng từ thành phố New York đến trình diễn tại New Jersey, và tôi sẽ không bao giờ quên gương mặt của diễn viên hài đầu tiên khi nhận ra rằng ông ta đang lao nhanh xuống đường cao tốc New Jersey với một cô gái mắc chứng C.P đang cầm lái. Tôi đã diễn trong các câu lạc bộ trên khắp nước Mỹ, và cũng đã biểu diễn bằng tiếng Ả Rập ở Trung Đông, không được kiểm duyệt và công khai Một số người nói rằng tôi là diễn viên hài độc thoại đầu tiên trong thế giới Ả Rập. Tôi không bao giờ cảm thấy thích thú khi được cho là người đầu tiên, nhưng tôi biết rằng họ chưa bao giờ nghe thấy lời đồn không mấy dễ chịu rằng phụ nữ thì không hài hước và họ tìm thấy ở chúng tôi sự quá khích. Năm 2003, anh trai kết nghĩa của tôi Dean Obeidallah và tôi bắt đầu một Lễ hội hài kịch cho người Mỹ gốc ả Rập tại New York, bây giờ là năm thứ 10 Mục tiêu của chúng tôi là để thay đổi hình ảnh tiêu cực của người Mỹ gốc Ả Rập trên phương tiện truyền thông, đồng thời nhắc nhở những giám đốc casting rằng Nam Á và Ả Rập là không giống nhau. (Tiếng cười) Người Ả Rập hòa nhập dễ dàng hơn rất rất nhiều so với việc chinh phục những thách thức chống lại sự kỳ thị đối với người khuyết tật. Đột phá lớn của tôi đến vào năm 2010. Tôi đã trở thành khách mời trên chương trình tin tức của truyền hình cáp "Đếm ngược với Keith Olbermann." Tôi bước vào với bộ dạng như đang đi đến vũ hội, và họ xếp tôi vào một phòng thu cho tôi ngồi vào một cái ghế quay Rồi tôi nhìn người quản lý sân khấu và kiểu như là, "Xin lỗi, có thể đem cho tôi một cái ghế khác không?" Và cô ấy nhìn tôi rồi bỏ đi, "Năm, bốn, ba, hai..." Và chúng ta đang truyền hình trực tiếp mà, phải không? Tôi đã phải bám chặt vào cái bàn để không phải rơi khỏi màn hình trong các phân đoạn, và khi cuộc phỏng vấn kết thúc, tôi đã giận tím người Tôi thổi bay cơ hội mà khó khăn lắm tôi mới có được, và tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ được mời trở lại. Nhưng không những ông Olbermann đã mời tôi trở lại, mà ông còn để tôi trở thành cộng tác viên toàn thời gian, và ông cũng đã dán cứng chiếc ghế của tôi lại. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Một thực tế thú vị mà tôi học được khi lên sóng truyền hình với Keith Olbermann là con người trên Internet là cặn bã Người ta nói rằng trẻ em rất tàn nhẫn, nhưng tôi đã không bao giờ bị đùa giỡn dù là khi còn trẻ con hay người lớn. Thế nhưng, khuyết tật của tôi trên mạng lại trở thành trận đấu công bằng. Tôi sẽ xem các clip trực tuyến và các ý kiến như kiểu, "Yo, tại sao cô lại vặn người như vậy?" "Yo, cô ta bị chậm phát triển ư?" Và câu nói yêu thích của tôi: " Tội nghiệp tên khủng bố với cái miệng như Gumby. Cô ta bị làm sao vậy ? Chúng ta nên thực sự cầu nguyện cho cô ấy." Một người bình luận thậm chí gợi ý rằng tôi nên thêm tình trạng khuyết tật của mình vào phần cuối phim: viết kịch bản, diễn viên hài, bị liệt. Khuyết tật có tính trực quan. Nếu một người sử dụng xe lăn không thể diễn vai Beyoncé, thì Beyoncé không thể diễn vai một người sử dụng xe lăn. Người khuyết tật là lớn nhất — Vâng, hãy vỗ tay cho điều đó, mọi người. Nào. (Vỗ tay) Người khuyết tật là cộng đồng thiểu số lớn nhất trên thế giới, và chúng tôi lại không được miêu tả một cách đúng mực nhất trong ngành giải trí. Các bác sĩ nói rằng tôi sẽ không bước đi được, nhưng tôi đang ở đây trước mặt các bạn. Tuy nhiên, nếu tôi lớn lên với truyền thông xã hội, Tôi không nghĩ rằng tôi có thể. Tôi hy vọng rằng cùng với nhau chúng ta có thể tạo ra hình ảnh tích cực hơn về khuyết tật trên các phương tiện truyền thông và trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ, nếu có nhiều hình ảnh tích cực hơn, điều đó sẽ giảm thiểu sự ghét bỏ trên Internet. Hoặc có lẽ không là như vậy. Có lẽ, vẫn còn cần một cộng đồng để giáo dục con em của chúng ta tốt hơn. Cuộc hành trình ngoằn ngoèo đã đưa tôi đến một số nơi rất hùng vĩ. Tôi phải đi bộ trên thảm đỏ hai bên là diva Susan Lucci và huyền thoại Lorraine Arbus Tôi diễn xuất trong một bộ phim với Adam Sandler và làm việc với thần tượng của tôi, Dave Matthews. Tôi đã đi lưu diễn trên thế giới như một ngôi sao của Arabs Gone Wild. Tôi là người được ủy nhiệm để đại diện cho bang New Jersey tại DNC 2008. Và tôi thành lập Những đứa trẻ của Maysoon, một tổ chức từ thiện với hy vọng mang đến cho trẻ em tị nạn Palestine một phần cơ hội mà cha mẹ tôi đã cho tôi. Trên hết thảy, một khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi tôi nhận--trước thời điểm này-- (Tiếng cười) (Vỗ tay) — một khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi đến biểu diễn cho người đàn ông bay bổng như bướm và đốt như ong, có Parkinson và cũng rung lắc như tôi, Muhammad Ali. (Vỗ tay) Đó là thời điểm duy nhất rằng cha tôi nhìn thấy tôi biểu diễn trực tiếp, và tôi xin dành buổi nói chuyện này để tưởng nhớ ông ấy. (Trong tiếng Ả Rập) Tên tôi là Maysoon Zayid, và nếu tôi có có thể, bạn có có thể. (Vỗ tay) Tôi không biết bạn, nhưng tôi vẫn chưa tìm hiểu được chính xác công nghệ có ý nghĩa gì trong cuộc sống của tôi. Tôi đã dành một năm qua suy nghĩ xem thật sự nó nên là cái gì. Tôi có nên là người ủng hộ công nghệ? Tôi có nên nắm vững nó như lòng bàn tay? Tôi có nên thận trọng không? Cũng như bạn, tôi bị hấp dẫn bởi những thứ hiện đại nhất. Nhưng mặt khác, một vài năm trước đây, tôi đã từ bỏ toàn bộ tài sản của mình, bán hết tất cả những thứ đồ công nghệ của mình -- chỉ trừ cái xe đạp -- và đạp xe qua 3000 dặm trên các lẻo đường nước Mỹ chỉ với năng lượng của cơ thế, được cung cấp hầu hết bằng nước giải khát Twinkies và đồ ăn vặt. (Cười lớn) Từ lúc đó tôi đã cố giữ công nghệ trong tầm tay bằng nhiều cách, và vì vậy nó không làm chủ cuộc đời tôi. Cùng lúc đó, tôi điều hành một trang web về những công cụ hay, nơi mà tôi xuất bản hàng ngày về những công nghệ mới nhất. Vì vậy tôi vẫn lúng túng về cái gì là ý nghĩa thực sự của công nghệ khi nó liên quan đến con người, hay liên quan đến tự nhiên, hay là tâm linh. Và tôi thậm chí không chắc là chúng ta biết công nghệ là gì. Và một định nghĩa của công nghệ là cái mà được ghi lại đầu tiên. Đây là một ví dụ đầu tiên về sử dụng hiện đại của công nghệ mà tôi có thể tìm thấy được. Nó là một đề cương được đề nghị cho ngành Nghệ Thuật Ứng Dụng và Khoa Học tại đại học Cambridge năm 1829. Trước đó, dĩ nhiên, công nghệ không tồn tại. Nhưng tất nhiên là nó tồn tại. Tôi thích một trong các định nghĩa của Alan Kay về công nghệ. Ông ta nói rằng công nghệ là bất cứ thứ gì được phát minh sau khi bạn sinh ra. (Cười) Vì vậy nó tổng kết nhiều cái mà chúng ta đang nói. Danny Hillis thực sự có một cập nhật về định nghĩa đó -- ông ta nói rằng công nghệ là bất cứ thứ gì chưa hoạt động. (Cười) Cái mà, tôi nghĩ, gần với ý tưởng hiện tại của chúng ta. Nhưng tôi cảm thấy thú vị với một định nghĩa khác của công nghệ. Những thứ, một lần nữa, quay lại với những thứ cơ bản hơn, Những thứ sâu hơn. Và trong khi tôi cố gắng để hiểu điều đó, tôi nghĩ ra một cách đóng khung câu hỏi mà có vẻ có tác dụng cho tôi trong nghiên cứu của tôi. Và tôi sáng nay sẽ lần đầu tiên nói về điều này. Vì đây là một cố gắng để nói lên. Câu hỏi mà tôi nghĩ ra là câu hỏi này, Công nghệ muốn gì? Ý tôi không phải là nó muốn chocolate hay va ni. Ý tôi là, xu hướng cố hữu của nó là gì? Nó hướng về những cái gì? Một cách để nghĩ về nó là nghĩ về các cơ thể sinh học mà chúng ta được nghe rất nhiều. Và mẹo mà Richard Dawkins làm, nói rằng, để quan sát chúng đơn giản như là gen, như là phương tiện giao thông cho gen. Vì vậy ông ta nói, gen muốn gì? Gen ích kỷ. Và tôi đang áp dụng mẹo tương tự để nói, nó là gì nếu chúng ta quan sát tổng thể văn hóa của chúng ta qua con mắt của công nghệ? Công nghệ muốn gì? Hiển nhiên, đây là một câu hỏi không hoàn chỉnh, chỉ quan sát một cơ thể sống qua một gen là một cách không hoàn chỉnh để quan sát nó. Nhưng nó vẫn rất, rất phong phú. Vì vậy tôi cố gắng để nói, nếu chúng ta nhìn thế giới qua công nghệ, nó muốn gì? Và tôi nghĩ khi chúng ta hỏi câu hỏi đó chúng ta phải quay lại, thực sự, với cuộc sống. Bởi vì hiển nhiên, nếu chúng ta tiếp tục mở rộng nguồn gốc của công nghệ xa hơn, tôi nghĩ chúng ta quay lại cuộc sống ở vài điểm. Vì vậy đó là nơi tôi muốn bắt đầu cuộc khám phá nho nhỏ của tôi, trong cuộc sống. Và như là bạn đã nghe người nói trước tôi, chúng ta không thực sự biết sự sống trên trái đất hiện tại. Chúng ta thực sự không biết gì cả. Cố gắng phi thường và rực rỡ của Craig Venter về chuỗi ADN dưới đại dương thật tuyệt. Công trình của Brian Farrell là tất cả các phần của nghị trình này cố gắng và thực sự khám phá tất cả các loài trên trái đất. Và một trong những điều mà chúng ta nên làm là làm một mạng lưới trên trái đất và ngẫu nhiên đi và thanh tra tất cả các giao điểm trên mạng lưới đó, để thấy điều gì đang diễn ra. Và nếu chúng ta làm vậy với con robot thám hiểm sao Hỏa, điều mà chúng ta chưa hề làm trên trái đất, chúng ta có thể bắt đầu thấy nhiều loài tuyệt vời. Đây không phải là một hành tinh khác. Đây là những thứ mà được ẩn đi trên hành tinh của chúng ta. Đây là một con kiến chứa mật của bạn nó trong bụng. Mỗi một cơ thể sống đó mà chúng ta đã miêu tả -- mà các bạn vừa thấy từ Jamie tới những người khác, những thứ tuyệt diệu đó -- cái mà họ đang làm, mỗi người trong số họ, đó là họ đang phá bỏ các luật lệ của cuộc sống. Tôi không thể nghĩ được một quy tắc tổng quát về sinh học mà không có một loại trừ đâu đó bởi một vài cá thể. Mỗi thứ mà chúng ta có thể nghĩ tới -- và nếu bạn đã nghe bài nói của Olivia về các thói quen tình dục, bạn sẽ nhận ra rằng không có gì chúng ta có thể nói mà đúng cho tất cả sự sống. Vì mỗi một cá thể đang đột phá về chính nó. Đây là một con sên biển hấp thụ năng lượng mặt trời. Nó là loài thân mềm có diệp lục bên trong cơ thể để tổng hợp năng lượng. Đây là một phiên bản khác về điều đó. Một con rồng biển, và con ở dưới, con màu xanh, là một con nhỏ chưa hấp thụ acid, chưa hấp thụ tảo màu xanh nâu vào trong cơ thể để lấy năng lượng. Những điều đó là đột phá, và nếu chúng ta nhìn vào hình dạng tổng quan của những tiếp cận để đột phá cuộc sống ở đây, sự nhất trí hiện tại, sáu vương quốc. Sáu tiếp cận khác nhau: thực vật, động vật, nấm, sinh vật nguyên sinh, vi sinh vật và vi khuẩn cổ. Sinh vật cổ xưa. Những thứ đó là những cách tiếp cận tới cuộc sống. Đó là một cách để quan sát sự sống trên trái đất ngày nay. Nhưng một cách thú vị hơn, cách hiện tại để có một cái nhìn xuyên suốt, là quan sát nó ở khía cạnh tiến hóa. Và ở đây, chúng ta có một cái nhìn về tiến hóa hơn là có tiến hóa theo thời gian tuyến tính, chúng ta thấy nó đi ra từ trung tâm. Và trong trung tâm là nguyên thủy nhất, và đây là một gia phả của tất cả sự sống trên trái đất. Đây là tất cả 6 vương quốc. 4000 loài đại diện, và các bạn có thể thấy chúng ta ở đâu. Nhưng cái mà tôi thích về đó là nó cho thấy mọi sinh vật sống trên trái đất đều tiến hóa ngang nhau. Những nấm và vi khuẩn đó đều tiến hóa bậc cao như con người. Chúng tồn tại và trải qua quá trình chọn lọc như nhau để tiến hóa như ngày nay. Nhưng chúng ta thấy mỗi thứ đó thực sự là đột phá, và có một cách khác để khám phá làm cuộc sống. Và nếu chúng ta lấy một xu hướng dài của cuộc sống, nếu chúng ta nói, sự tiến hóa muốn gì? Có vài thứ mà chúng ta thấy. Một trong những thứ về tiến hóa là không nơi đâu trên trái đất mà chúng ta không tìm thấy sự sống. Chúng ta tìm thấy sự sống trong viên đá ở nơi sâu thẳm bên trong lòng đất, tâm của khối đá mà chúng ta mang lên -- và có vi khuẩn trong những lổ hổng trên viên đá đó. Và nơi nào có sự sống, nó không mất đi. Nó lan tỏa và nó muốn lan tỏa hơn nữa. Hơn nữa và hơn nữa của những vật chất trơ lỳ trên trái đất là được chạm và làm sống dậy bởi sự sống. Điều thứ hai là chúng ta thấy sự đa dạng. Chúng ta cũng thấy sự chuyên hóa. Chúng ta thấy sự biến đổi từ tế bào tổng quát tới chuyên hóa hơn. Và chúng ta thấy sự hướng tới tính phức tạp một cách trực giác. Và thực sự, chúng ta có dữ liệu hiện tại cho thấy rằng có một sự hướng tới sự phức tạp theo thời gian. Và điều cuối cùng tôi mang về, ngành thân mềm này. Một trong những cái chúng ta nhìn thấy về cuộc sống là nó vận động từ nội tại cho tới tính xã hội. Và nó có nghĩa là có ngày càng nhiều sự sống mà toàn thể môi trường là sự sống khác. Như là những tế bào diệp lục này -- chúng được bao quanh hoàn toàn bởi sự sống khác. Chúng không bao giờ tiếp xúc vật chất bên trong. Có nhiều và nhiều sự đồng tiến hóa. Và vì vậy tổng quát, xu hướng lâu dài của tiến hóa là chỉ 5 thứ: lan tỏa, đa dạng, chuyên hóa, phức tạp và xã hội. Tôi dùng nó và phát biểu rằng, được rồi, cái gì là xu hướng lâu dài trong công nghệ? Và một lần nữa, câu hỏi của tôi là, công nghệ muốn gì? Và vì vậy, tôi khám phá rằng có một xu hướng tới chuyên hóa. Mà chúng ta thấy đây là một cây búa, và các cây búa trở nên ngày càng chuyên hóa theo thời gian. Đó hiển nhiên là sự đa dạng. Số lượng khổng lồ. Đây là tất cả đồ vật bên trong một ngôi nhà của Nhật. Tôi có một cô con gái-- đưa cho nó một cái máy đếm gắn nhãn, và tôi cho nó một bài tập mùa hè năm ngoái là đi quanh nhà và đếm số lượng cá thể thiết bị công nghệ trong nhà của chúng tôi. Và có tới 6000 cá thể khác nhau. Tôi làm vài nghiên cứu và thấy rằng quốc vương Anh, Henry VIII, chỉ có khoảng 7000 đồ vật trong nhà. Và ông ta là quốc vương Anh và đó là tất cả sự giàu có của nước Anh tại thời điểm đó. Vì vậy chúng ta đang thấy số lượng khổng lồ sự đa dạng trong các loại đồ vật. Đây là một cảnh trong phim Star Wars nơi mà 3PO xuất hiện và anh ta thấy máy móc làm ra máy móc. Thật là trụy lạc! Đây là cái mà chúng ta hướng tới: Thế giới máy móc. Và công nghệ chỉ được tạo ra bởi các công nghệ khác. Hầu hết máy móc sẽ chỉ liên hệ với công nghệ khác và không phải phi công nghệ, hay thậm chí sự sống. Và thứ ba, ý tưởng rằng máy móc đang trở nên sinh học hóa và phức tạp là tại điểm này của luận điệu xưa cũ. Và tôi vui mừng nói rằng, tôi có trách nhiệm một phần cho luận điệu xưa cũ đó rằng máy móc đang trở nên sinh học hóa, và điều đó là có bằng chứng. Vì vậy xu hướng chính sự tiến hóa của công nghệ thực sự là giống với tiến hóa sinh học. Sự điều chỉnh giống như chúng ta thấy hương tới lan tỏa, hướng tới đa dạng, hướng tới xã hội, hướng tới sự phức tạp. Và đó có thể khổng phải là một ngạc nhiên lớn vì nếu chúng ta ướm thử, xem nào, sự tiến hóa của áo giáp, các bạn có thể thực sự đi theo giống như một cây tiến hóa. Tôi đề nghị, thực sự, công nghệ là vương quốc thứ bay của sự sống. Rằng hoạt động của nó và cách nó vận hành tương tự như chúng ta xem nó là vương quốc thứ bảy. Và vì vậy nó là một sự xấp xỉ, xuất hiện từ vương quốc động vật. Và nếu chúng ta làm vậy, chúng ta có thể tìm ra -- chúng ta có thể thực sự tiếp cận công nghệ theo cách này. Đây là Niles Eldredge. Ông ta là người đồng phát triển với Stephen Jay Gould về thuyết cân bằng chấm. Nhưng mặt khác, ông ta cũng sưu tập kèn ống. Ông ta có bộ sưu tập lớn nhất thế giới -- khoảng 500 cái. Và ông ta quyết định đối xử với chúng như thể chúng là những con bọ ba chân, hay những con sên, và để làm một phân tích hình thái học, và cố gắng chuyển hóa lịch sử gia phả của chúng theo thời gian. Đây là biểu đồ của ông ấy, chưa được xuất bản rộng rãi. Nhưng khía cạnh hấp dẫn nhất về điều này là nếu bạn nhìn những đường đỏ ở dưới cùng, những đường đó biểu thị cha mẹ của một loại kèn ống mà không được sản xuất nữa. Điều đó không xảy ra trong sinh học. Khi thứ gì đó tuyệt chủng, bạn không thể có nó như là cha mẹ, Nhưng điều không xảy ra trong công nghệ. Và nó trở thành quá đặc biệt để bạn thực sự nhìn vào cây này, và bạn có thể thực sự sử dụng nó để quyết định rằng đây là một hệ thống công nghệ so với một hệ thống sinh học. Thực ra, ý tưởng của sự hồi sinh toàn bộ ý tưởng rất quan trọng rằng tôi bắt đầu nghĩ về cái xảy ra với công nghệ cũ. Và nó rằng thực sự, công nghệ không chết. Vì vậy tôi đưa ra điều này với một nhà sử học về khoa học, và ông ta nói, "Và các chiếc xe hơi chạy hơi nước thì như thế nào? Ông biết đấy. Chúng đâu còn nữa." Thực ra, chúng còn. Thực ra, chúng còn quanh bạn và bạn có thể mua các bộ phận mới cho một chiếc xe hơi nước hiệu Stanley. Và đây là một trang web của một anh bán các bộ phận mới cho xe hơi Stanley. Và cái mà tôi thích là cái nút 1-nhấp chuột, thêm-vào-giỏi-hàng -- (Cười) để mua các van hơi nước. Ý tôi là, nó chỉ -- nó chỉ thực sự ở đó. Và vì vậy, tôi bắt đầu suy nghĩ về, có thể đó chỉ là một mẫu ngẫu nhiên. Có thể tôi nên làm điều đó với một cách bảo thủ. Vì vậy tôi lấy một cuốn ca-ta-lô bự của Montgomery Ward năm 1895 và tôi lướt qua nó một cách ngẫu nhiên. Và tôi lấy vài trang -- không hẳn là trang ngẫu nhiên -- Tôi lấy một trang mà thực sự khó hơn các trang còn lại vì nhiều trang được phủ đầy những thứ mà còn đang được sản xuất. Nhưng tôi lấy trang này và tôi nói, bao nhiêu những thứ này vẫn đang được sản xuất? Và không phải đồ cổ. Tôi muốn biết bao nhiêu những thứ này vẫn được sản xuất. Và câu trả lời là: tất cả chúng. Tất cả chúng đang được sản xuất. Vì vậy các máy lột bắp. Tôi không biết ai cần một cái máy lột bắp. Một cái máy lột bắp -- Các bạn có máy cày, các bạn có cối xay, tất cả những thứ đó, và chúng không phải là đồ cổ. Chúng là -- các bạn có thể đặt mua chúng. Các bạn có thể vào mạng và các bạn có thể mua chúng bây giờ, mới toanh. Vì vậy nhìn cách nào đó, công nghệ không chết. Thực sự, bạn có thể mua, với 50 đô, một con dao thời đồ đá được làm chính xác theo cách mà chúng được làm cách đây 10000 năm. Nó ngắn, cán bằng xương, 50 đô. Và thực sự, cái quan trọng là thông tin này thực sự không bao giờ chết đi. Nó không chỉ là cái mà nó được tái sinh. Nó tiếp tục. Và ở Papua New Guinea, họ làm rìu đá tới tận 2 thập kỷ trước, vì chúng còn hữu ích. Thậm chí khi chúng ta cố gắng loại bỏ công nghệ, nó vẫn thực sự rất khó. Vì vậy chúng ta từng nghe về Amish từ bỏ xe. Chúng ta từng nghe về người Nhật bỏ súng. Chúng ta đã nghe về điều này và điều kia. Nhưng tôi thực sự đi lùi lại và lấy cái mà chúng ta có thể tìm thấy, các ví dụ trong lịch sử nơi mà có các sự cấm đoán công nghệ, và rồi tôi đã thử tìm xem khi nào chúng -- chúng trở lại, vì chúng luôn trở lại. Và thực ra thời điểm, giai đoạn khi mà chúng bị coi là phạm pháp, đang giảm theo thời gian. Và một cách cơ bản, các bạn có thể làm chậm công nghệ, nhưng các bạn không thể giết nó. Vì vậy điều này hợp lý, bởi vì theo cách nào đó với văn hóa nào, thì sự tích lũy ý tưởng. Rằng ý tưởng không bao giờ chết. Và khi chúng ta chấp nhận, chúng ta chấp nhận ý tưởng về cái mà văn hóa đang làm và thêm nó vào quỹ đạo lâu dài -- một lần nữa, trong sự tiến hóa sự sống -- chúng ta tìm thấy mỗi trường hợp -- mỗi chuyển biến chính trong cuộc sống -- cái mà chúng thực sự là sự tăng tốc và thay đổi cách mà sự tiến hóa xảy ra. Chúng thực sự đang thay đổi cách mà ý tưởng được tạo ra. Vì vậy tất cả những bước này trong tiến hóa đang tăng lên, một cách cơ bản, liến hóa của sự tiến hóa. Vì vậy cái đang diễn ra theo thời gian trong cuộc sống là các cách mà bạn tạo ra những ý tưởng đó, những đột phá mới, đang tăng lên. Và những mẹo thực sự là những cách mà bạn khám phá cách khám phá. Và rồi cái mà bạn thấy duy nhất, được tiên đoán bởi Kurwell và những người khác -- ý tưởng của anh ta về công nghệ là sự tiến hóa đang tăng tốc. Nó đang tăng tốc cách mà chúng ta tìm kiếm ý tưởng. Vì vậy nếu bạn có đột phá cuộc sống -- cuộc sống nghĩa là đột phá, trò chơi sống còn -- và tiến hóa là một cách để mở rộng trò chơi bằng cách thay đổi luật chơi. Và cái mà công nghệ thực sự là là những cách tốt hơn để tiến hóa. Đó là cái mà chúng ta gọi là trò chơi bất tận. Đó là định nghĩa của trò chơi bất tận. Một trò chơi có giới hạn chơi để thắng, và một trò chơi bất tận là chơi để tiếp tục chơi. Và tôi tin rằng công nghệ thực sự là một thế lực rộng lớn. Các xuất xứ của công nghệ không phải vào 1829, mà thực sự bắt đầu vào lúc bắt đầu của Big Bang, và vào thời điểm toàn bộ hàng tỉ ngôi sao trong vũ trụ bị nén lại. Toàn bộ vũ trụ bị nén lại thành một chấm nhỏ lượng tử, và nó thật chặt, không có chỗ cho bất kỳ sự khác biệt nào. Đó là định nghĩa. Không có nhiệt độ, Dù thế nào cũng không có khác biệt gì. Trong vụ nổ Big Bang, cái nở ra là khả năng của sự khác biệt. Cho nên khi nó nở ra và khi các thứ nở ra, điều mà chúng ta có là khả năng tiềm ẩn của những sự khác biệt, sự đa dạng, các lựa chọn, cơ hội tiềm năng, khả năng và sự tự do. Chúng cơ bản là giống nhau. Và đó chính là những điều công nghệ mang đến cho chúng ta. Đó là những gì công nghệ mang đến: cơ hội, khả năng, sự tự do. Công nghệ là như vậy. Nó là sự mở rộng đế tạo sự khác biệt. Và vì vậy một cây búa, khi chúng ta cầm một cây búa, đó là cái mà chúng ta đang cầm. Và đó là vì sao chúng ta tiếp tục nắm công nghệ -- vì chúng ta muốn những thứ đó. Những thứ tốt. Những sự khác biệt, tự do, lựa chọn, khả năng. Và mỗi lần chúng ta tạo ra một nơi tiềm năng, chúng ta đang cho phép một nền tảng để tạo nên cái mới. Và tôi nghĩ nó thật sự quan trọng. Vì nếu bạn có thể tưởng tượng Mozart được sinh ra trước khi công nghệ của piano được chế tạo, thật là một mất mát của xã hội. Tưởng tượng Van Gogh được sinh ra trước khi công nghệ của tranh sơn dầu. Tưởng tượng Hitchcock được sinh ra trước công nghệ của phim. Nơi nào đó, hiện tại, có hàng triệu trẻ em được sinh ra mà công nghệ biểu hiện bản thân chưa được chết tạo. Chúng ta có một nghĩa vụ ché tạo công nghệ vì mọi người trên quả đất có một tiềm năng để nhận thức sự khác biệt thực sự của họ. Chúng ta muốn một trong vô kể sinh vật. Mà công nghệ thực sự muốn. Tôi sẽ bỏ qua vài và sự phản đối vì tôi không có câu trả lời cho tại sao có sự phá rừng. Tôi không có câu trả lời cho hiện thực rằng có -- có vẻ là có công nghệ xấu. Tôi không có câu trả lời cho ảnh hưởng thế nào đến phẩm giá của chúng ta, ngoài việc đưa ra có thể vương quốc thứ bảy, vì nó quá gần với sự sống, có thể chúng ta có thể mang nó trở lại và chúng giúp chúng ta theo dõi cuộc sống. Có thể bằng cách nào đó thực sự rằng cái mà chúng ta cố gắng làm với công nghệ là tìm một ngôi nhà cho nó. Nó thực sự là điều tồi tệ khi mà phun DDT trên ruộng bông, nhưng nó thực sự tốt để tiêu diệt màng triệu ca tử vong vì bệnh sốt rét trong một ngôi làng nhỏ. Phẩm giá con người chúng ta thực sự được định nghĩa bởi công nghệ. Tất cả những thứ mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta thực sự thích về con người là được lái bởi công nghệ. Đây là một trò chơi bất tận. Mà chúng ta đang nói về. Các bạn thấy, công nghệ là một cách để tiến hóa sự tiến hóa. Nó là một cách để khám phá các khả năng và cơ hội và tạo ra thêm. Và nó thực sự là một cách để chơi tất cả các trò chơi. Đó là cái mà công nghệ muốn. Và vì vậy khi tôi nghĩ về cái mà công nghệ muốn, Tôi nghĩ rằng nó phải có gì đó liên quan đên sự thật rằng mỗi người ở đây -- và tôi thực sự tin tưởng -- mỗi người ở đây có một sứ mệnh. Và sứ mệnh của các bạn là sử dụng cuộc sống của các bạn để khám phá ra sứ mệnh của các bạn là gì. Bản chất đệ quy đó là một trò chơi bất tận. Và nếu bạn chơi tốt, những người khác sẽ tham gia vì vậy thậm chí rằng trò chơi mở rộng và tiếp tục thậm chí khi bạn qua đời. Đó là trò chơi bất tận. Và công nghệ là, vật dẫn để chúng ta chơi trò chơi đó. Và vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta nên nắm lấy công nghệ vì nó là phần bản chất của cuộc hành trình của chúng ta để tìm ra chúng ta là ai. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Chuyên ngành của tôi là về nghiên cứu hành vi con người và ứng dụng điều đã học được để nghĩ về tương lai dưới nhiều góc nhìn, và thiết kế nên tương lai đó. Thật lòng mà nói, tôi đã nghiên cứu được 7 năm, và tôi hoàn toàn không biết tương lai sẽ như thế nào. Nhưng tôi đoán chắc được cách mọi người cư xử lúc đó. Đây là văn phòng của tôi. Nó ở ngoài kia. Nó không phải trong phòng thí nghiệm, và nó nằm chủ yếu ở những nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Châu Phi. Ta sống trên một hành tinh với 6,3 tỉ người. Đến cuối năm nay, sẽ có khoảng 3 tỉ người, sử dụng kết nối dữ liệu di động Và khoảng hai năm sau đó sẽ kết nối thêm được một tỉ người nữa. Và tôi đề cập đến điều này bởi vì, nếu chúng ta muốn tạo ra tương lai đó, ta cần tìm ra thứ mà mọi người quan tâm. Và đó, chính là mục đích của tôi và của nhóm chúng tôi. Nghiên cứu của chúng tôi mở đầu với một câu hỏi đơn giản. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Bạn mang theo cái gì? Hãy nghĩ đến tất cả những thứ bạn sở hữu trong cuộc sống, khi bạn bước ra khỏi cửa, bạn nghĩ mình sẽ mang theo thứ gì? Khi bạn nhìn xung quanh, bạn quan tâm đến cái gì? Trong những thứ đó, bạn sẽ mang theo thứ gì? Và trong những đồ vật mang theo, cái gì bạn sẽ thực sự dùng tới? Và điều này thú vị đối với chúng tôi, bởi vì giai đoạn quyết định cả trong ý thức và tiềm thức cho thấy rằng những vật mà bạn mang theo và sử dụng đều có những giá trị về tinh thần, cảm xúc và chức năng. Và nói thẳng ra, bạn biết đấy, con người sẵn sàng trả tiền cho những thứ có giá trị, đúng chứ? Vậy nên, tôi đã thực hiện một nghiên cứu trong khoảng 5 năm tìm hiểu những thứ mọi người sẽ mang theo. Tôi tìm hiểu túi xách của nhiều người. Tôi nhìn vào túi quần và ví của họ. Tôi đến nhà họ. Và chúng tôi thực hiện việc này trên toàn thế giới, và chúng tôi đi theo họ quanh thị trấn, quay lại những đoạn phim Nó giống như việc theo dõi, nhưng được cho phép. Chúng tôi làm tất cả những thứ đó -- và bây giờ quay lại với câu hỏi ban đầu, mọi người thường mang theo cái gì? Hóa ra người ta mang theo rất nhiều thứ. Và điều đó cũng khá hợp lý. Nhưng nếu bạn hỏi về ba thứ quan trọng nhất mà họ mang theo -- bất kể văn hóa, giới tính, và bối cảnh -- phần lớn mọi người sẽ nói: chìa khóa, tiền và một cái điện thoại, nếu họ có. Tôi không nói đó là một điều tốt, nhưng nó là sự thật, đúng chứ? Tôi không thể đi tới và giật điện thoại của bạn. Bạn có thể sẽ đuổi tôi đi, hoặc làm gì đó tương tự Ok, nó có lẽ là một câu hỏi hiển nhiên đến từ một người làm việc trong công ty điện thoại. Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao? Tại sao những thứ đó quan trọng với cuộc sống chúng ta như vậy? Và chúng tôi rút ra được, từ nghiên cứu, hóa ra tất cả đều là về sự tồn tại -- sự tồn tại cho chúng ta và sự tồn tại cho những người chúng ta yêu quý Thật vậy, chìa khóa giúp ta có được chỗ ở và hơi ấm và kể cả phương tiện, đặc biệt là ở Mỹ. Tiền thì dùng để mua đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt, và cả nhiều thứ khác. Và chiếc điện thoại, hóa ra lại là một công cụ lưu giữ tuyệt vời. Nếu bạn biết đến tháp nhu cầu của Maslow thì sẽ hiểu được 3 vật trên đáp ứng rất tốt những nhu cầu thấp nhất trong tháp này. Đúng, chúng có rất nhiều vai trò khác, nhưng lại cũng rất tốt ở những mặt này. Cụ thể, điện thoại có khả năng cho phép con người vượt qua được không gian và thời gian. Ý của tôi là, bạn biết đấy bạn có thể rút ngắn không gian chỉ bằng việc gọi một cuộc điện thoại, phải không? Và bạn có thể làm chủ thời gian bằng việc nhắn tin khi nào bạn muốn và người khác sẽ đọc tin nhắn khi nào họ muốn. Điều này được trân trọng khắp nơi, và cũng là lí do ta sẽ có hơn ba tỉ, cộng với con số hiện tại, kết nối trong tương lai. Và mọi người yêu thích sự kết nối đó. Thật ra, bạn có thể làm vậy trên máy tính hoặc ở các buồng điện thoại. Nhưng đối với điện thoại di động, nó vừa mang tính cá nhân -- bởi nó cung cấp sự riêng tư -- và vừa mang tính tiện dụng Bạn không cần phải xin phép ai, Bạn gọi lúc nào bạn muốn, đúng chứ? Tuy vậy, để những thứ này giúp chúng ta sống sót thì ta phải mang chúng theo bên mình. Nhưng -- và lại là một cái "nhưng" rất lớn -- chúng ta quên làm vậy. Chúng ta là con người, bởi vậy quên là điều tất yếu. Và tôi nghĩ rằng điều đó cũng không tệ. Thì chúng ta quên, nhưng ta cũng rất linh hoạt, và từ đó lại thích nghi khá tốt với nhiều tình huống. Có nhiều cách giúp ta ghi nhớ điều này, và chúng tôi đã đề cập một trong số đó hôm qua. Nó đơn giản chỉ là một khoảnh khắc tự suy ngẫm. Đó là khi bạn chuẩn bị bước ra khỏi nơi nào đó, bạn quay người lại, và thường sẽ kiểm tra túi quần. Ngay cả những phụ nữ có túi xách cũng làm vậy Lúc đó, bạn quay người lại, nhìn vào chỗ vừa rời đi, và sẽ có nhiều người đang trò chuyện xung quanh. Ai cũng đã hoặc sẽ gặp tình huống này Ok, tiếp theo là -- mọi người, nếu như có một cuộc sống gia đình ổn định, tức là không đi du lịch liên tục và luôn ở trong khách sạn, hầu hết đều có một trung tâm. Và đây là nơi chúng ta giữ những thứ quan trọng đó. Mới đầu, chúng không nằm trong trung tâm này, nhưng dần dần cũng sẽ dịch chuyển tới đó. Đó là nơi bạn thường tới để kiếm một thứ gì đó Và khi quay người lại và bạn nhìn vào trong nhà tìm kiếm thứ gì đó, đây là nơi bạn nhìn đầu tiên, phải không? Ok, khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi tìm ra được một cách đảm bảo 100% sẽ giúp ta không bao giờ quên bất cứ thứ gì nữa. Và điều đó vô cùng đơn giản, chỉ cần không có thứ gì để ghi nhớ. (Cười) Câu này giống như tới từ những cái bánh may mắn đúng chứ? Nhưng thật ra, nó lại liên quan đến nghệ thuật của sự giao phó, ủy quyền Và dưới con mắt thiết kế, nó nói về việc hiểu rõ bạn có thể giao phó trọng trách gì cho công nghệ và giao phó trọng trách gì cho người khác Và hóa ra, việc giao phó, nếu bạn muốn, có thể giúp bạn làm bất cứ thứ gì. Tất nhiên nó không bao gồm những thứ cơ bản như đi vệ sinh. Không thể giao cho người khác đi giùm mình được. Và cũng không bao gồm việc giải trí, không ai lại trả tiền cho người khác để coi phim giùm mình cả hoặc đúng ra là chưa ai thử hết. Biết đâu trong tương lai chúng ta sẽ làm vậy. Bây giờ, tôi sẽ cho các bạn một ví dụ về việc giao phó trong đời sống. Đây là -- thứ mà tôi có lẽ hứng thú nhất từ trước đến giờ là nghiên cứu của chúng tôi về nạn mù chữ và về cách những người mù chữ giao tiếp . Liên Hiệp Quốc ước tính -- vào năm 2004 -- là có gần 800 triệu người không biết đọc và viết trên toàn thế giới. Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều. Và một trong những thứ chúng tôi để ý là ... Nếu bạn không thể đọc và viết, nếu bạn muốn liên lạc với ai đó ở rất xa, bạn phải nhận biết người mà bạn muốn giao tiếp với. Bạn có thể dùng số điện thoại, địa chỉ email hoặc là địa chỉ bưu chính. Câu hỏi đơn giản: nếu bạn không thể đọc và viết, làm sao bạn có thể lưu giữ thông tin liên lạc? Nhưng lại có tới hơn triệu người có thể. Từ góc nhìn của chúng tôi, không ai hiểu sao họ làm được thế. Và đó chỉ là một ví dụ nhỏ của những nghiên cứu mà chúng tôi đang thực hiện. Hóa ra những người mù chữ lại là bậc thầy của nghệ thuật giao phó. Họ giao phó việc cho người khác, những việc họ không thể tự làm. Để tôi cho các bạn thêm một ví dụ khác Ví dụ này hơi phức tạp, và nó là từ một nghiên cứu ở Uganda, về cách những người đang dùng chung những thiết bị công nghệ sử dụng chúng đó. "Sente" có nghĩa là tiền trong tiếng Uganda. Nó còn có nghĩa khác là dùng tiền để thực hiện các cuộc gọi. Ok? Và nó hoạt động như thế này. Tưởng tượng lúc đó là tháng sáu, và bạn sống trong một ngôi làng Tôi thì đang làm việc ở Kampala, và là nguồn thu nhập chính. Tôi muốn gửi tiền về, và quá trình đó diễn ra thế này: Trong làng chỉ có duy nhất một người sở hữu ki-ốt điện thoại và đó là người giữ ki-ốt. Và thường một cái ki-ốt chỉ có một cái điện thoại nhỏ và đơn giản. Để chuyển tiền, tôi sẽ phải mua một cái thẻ trả trước. Và thay vì nạp nó vào điện thoại của chính tôi, tôi sẽ gặp một người giữ ki-ốt ở chỗ của tôi. Và sau đó đọc số thẻ để họ nạp vào điện thoại của họ. Tiền sẽ được nạp vào ở Kampala và sau đó thì sẽ được chuyển tới ngôi làng của bạn. Bạn sẽ lấy 10% hoặc 20% tiền công, và -- không, người giữ ki-ốt sẽ lấy 10% hoặc 20% và bạn sẽ nhận được phần còn lại dưới dạng tiền mặt. Có 2 thứ tôi thích về cách chuyển tiển này. Đầu tiên chính là, bất cứ ai có một chiếc điện thoại, bất cứ ai, đều sẽ trở thành một cái máy ATM. Họ cung cấp dịch vụ dịch chuyển tiền cơ bản ở những nơi mà không có lấy một cái ngân hàng. Và kể cả có ngân hàng chính thống ở những nơi đó đi nữa, thì người dân cũng không được coi là những khách hàng hợp lệ bởi vì đơn giản là họ không đủ giàu để có thể mở một tài khoản. Còn thêm một điều tôi thích ở đây. Và đó chính là kể cả có bao nhiêu tiền và tài nguyên đi nữa và kể cả sự khác biệt về suy nghĩ giữa tôi và họ, tôi biết chắc không bao giờ tôi có thể tạo ra một thứ đáng khâm phục và hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh như họ đã làm. Các bạn hiểu chứ? Đúng là có những phát minh như ngân hàng Grameen và vay vi mô Nhưng sự khác biệt giữa chúng là, không có bất kỳ chính phủ nào cai quản phương pháp chuyển tiền này. Đây hoàn toàn là ý tưởng của người dân. Hóa ra đường phố lại là một nguồn cung cấp ý tưởng dồi dào. Và nếu bạn làm vỡ thiết bị của bạn ở đây, bạn chỉ việc đem đến cửa hàng. Và họ sẽ cho bạn một cái mới Thậm chí là đến 3 cái điện thoại mới. Giống như mua ba tặng một vậy. Kiểu như thế. Nếu bạn ở Ấn Độ và Trung Quốc thì lại khác. Ở đó, họ sẽ lấy những thứ đã bị hỏng, sửa chúng, trước khi tung ra bán lại Đây là hình ảnh của một cơ sở ở thành phố Jilin, Trung Quốc. Ta có thể thấy họ đang mở một cái điện thoại ra và sau đó lắp ráp chúng lại. Họ tự tìm hiểu những bản hướng dẫn Và đây là một bản hướng dẫn tất nhiên là bằng cả tiếng Trung và Anh. Họ cũng viết hướng dẫn bằng tiếng Hindi. Bạn có thể đăng kí nhận những cái này. Ở đó cũng có những lò đào tạo những học sinh, những người sẽ chuyên sửa những thứ như thế này. Nhưng điều tôi muốn đề cập ở đây, là để làm tất cả điều này, chỉ cần một người sống trên đường phố, một mặt phẳng nhỏ, một cái tua vít, một cái bàn chùi lỗ cắm -- bạn biết đấy, bụi dễ chui vào ổ cắm-- và một ít kiến thức. Và tất cả nhờ có một mạng lưới thông tin xã hội ở khắp mọi nơi. Tôi thích điều này vì nó đi ngược lại cách chúng ta thiết kế, cách ta chế tạo, và thậm chí là buôn bán. Nó đi ngược lại những thứ ta thường gặp. Đối với tôi, cuộc sống ngoài đường phố đầy những thứ khó hiểu Đây là viên Viagra tôi mua trong một cửa hàng tình dục ở Trung Quốc Và Trung Quốc là một nước nổi tiếng với những thứ giả Tôi biết bạn sẽ hỏi gì -- Tôi đã thử chưa? Và không, tôi sẽ không trả lời câu hỏi đó. Nhưng tôi nhìn vào một thứ như thế này, và tôi suy ngẫm một hồi lâu về sự tín nhiệm và tự tin trong mua bán. Và ta nhìn vào đây, và ta tự hỏi làm sao để áp dụng trong, ví dụ như thiết kế -- bài học từ việc này-- vào việc thiết kế các dịch vụ trên mạng trong tương lai ở những thị trường này. Đây là một cái quần lót từ -- (Tiếng cười) -- Từ Tibet. Tôi nhìn vào một thứ như thế này và, thật đấy Tại sao lại thiết kế một cái quần lót có túi chứ? Nhìn vào cái quần này, tôi tự hỏi Nếu ta đem tất cả những công dụng của chiếc điện thoại chia đều trên khắp cơ thể dưới dạng một mạng lưới cá nhân thì chúng ta sẽ lưu giữ mọi thứ ở đâu? Nó không có ý nghĩa lắm, nhưng bài học từ việc này có thể áp dụng vào một mạng lưới cá nhân như vậy. Đây là một vài số điện thoại được ghi vào trên cửa một căn nhà ở vùng quê Uganda Những ngôi nhà này không có số nhà, mà là số điện thoại Khi nói danh tính của con người mang tính di động, nó có nghĩa gì? Và khi nói danh tính của 3 tỉ người đó di động, tức là chúng không cố định? Vì thế, cách định nghĩa danh tính một người của các bạn không thể áp dụng cho 3 tỉ người đó. Và đây là cách thế giới đang thay đổi Bây giờ, chúng ta đến với bức hình đầu tiên tôi chụp Nó được chụp ở Delhi Chủ đề của nó là về nạn mù chữ và đó là một chàng trai đang ngồi ở quán trà Bạn có thể thấy trà đang được pha Và anh ấy là một nhân viên quán trà nghèo khó, một người không có địa vị xã hội. Và anh ấy, một cách nào đó, lại hâm mộ những giá trị của Livestrong Anh ấy mang một vài giá trị của Livestrong có thể không phải là tất cả, chỉ một vài khi dám ra ngoài mua những cái vòng đó và đeo chúng một cách tự hào như vậy. Đối với tôi, điều này tượng trưng một thế giới mà trong đó mọi thứ liên kết với nhau, và tất cả các điểm -- tất cả là về việc các điểm liên kết với nhau Chủ đề của bài thuyết trình này là "Sự liên kết và kết quả của nó" Và nó giống như một bản tóm tắt quá trình 5 năm nghiên cứu cố tìm ra mọi thứ sẽ như thế nào khi mọi người trên thế giới đều có khả năng vượt qua không gian và thời gian một cách cá nhân và tiện lợi. Khi tất cả mọi người được kết nối với nhau Có tất cả 4 thứ chính trong đó. Thứ đầu tiên là tốc độ truyền tải ý tưởng tốc độ các ý tưởng được chia sẻ với nhau. Tôi biết TED coi trọng những ý tưởng lớn nhưng thật ra định nghĩa của một ý tưởng lớn đang thay đổi. Một ý tưởng lớn phải bao gồm tất cả mọi người trên thế giới Đó là thứ đầu tiên. Điều thứ hai là tốc độ của mọi thứ. Nó có nghĩa là, những chiếc điện thoại này, khi được thu nhỏ và những chức năng của nó lớn dần -- những thứ như dịch vụ ngân hàng, xác định danh tính -- chúng có thể được tiếp cận trên khắp thế giới rất nhanh. Và tốc độ làm quen những thứ mới sẽ trở nên ngày càng nhanh, đến mức chúng ta không thể đoán được, khi thế giới đạt mốc 6.3 tỉ trên tổng dân số. Điều tiếp theo là, khi ta chế tạo những thứ như thế này -- dù công phu thế nào -- dân ở những nơi đó cũng sẽ tìm được cách để nâng cấp chúng sao cho nó phù hợp với nhu cầu mọi người khả năng vượt qua không gian và thời gian chẳng hạn Và nó sẽ phát triển theo những cách ta không thể ngờ được Những cách tốt hơn nhiều ta có thể làm, bất kể thiếu hụt tài nguyên Đó là cảm xúc của tôi. Nếu chúng ta tinh ý và nhìn mọi thứ xung quanh, ta có thể tìm ra, học hỏi và áp dụng những kiến thức đó để tìm hiểu về những thứ ta có thể tạo ra và cách tạo ra chúng. Và điều cuối cùng là chiều hướng của những cuộc đối thoại. Với hơn 3 tỉ người được kết nối, họ muốn được tham gia vào các đối thoại đó. Và tôi nghĩ mục tiêu của chúng ta, mục tiêu của TED chính là chấp nhận điều đó và tìm cách lắng nghe họ. Và chúng ta cần học cách lắng nghe. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe! (vỗ tay) Cách đây 3 năm rưỡi, Tôi đã thực hiện một quyết định tuyệt vời nhất đời mình. Đó là cải cách năm mới của tôi, Tôi đã bỏ ăn kiêng, ngừng lo lắng về cân nặng của mình, và học cách ăn theo ý muốn. Bây giờ tôi ăn bất cứ lúc nào cảm thấy đói, và tôi đã giảm được 5 cân. Đây là tôi lúc 13 tuổi khi mới bắt đầu ăn kiêng. Giờ khi nhìn vào bức ảnh đó, tôi nghĩ, Tôi không cần phải ăn kiêng, mà cần lưu ý đến quần áo. (tiếng cười) Nhưng tôi đã nghĩ là mình cần phải giảm cân, và khi tăng cân trở lại, dĩ nhiên tôi đỗ lỗi cho bản thân mình. Và cho tới 30 năm tiếp theo, Tôi đã thử qua nhiều kiểu ăn kiêng khác nhau rồi lại bỏ. Dù có cố gắng thế nào, số cân nặng tôi giảm được luôn quay trở lại. Tôi chắc chắn rất nhiều trong số các bạn hiểu cảm giác đó. Là một nhà khoa học thần kinh, Tôi tự hỏi, sao việc này lại khó đến vậy? Hiển nhiên là, bạn bao nhiêu cân phụ thuộc vào bạn ăn bao nhiêu và tiêu hao bao nhiêu năng lượng. Điều hầu hết mọi người không nhận ra là cơn đói và tiêu thụ năng lượng được điều khiển bởi não bộ, gần như không phải do nhận thức của bạn. Não bạn làm rất nhiều việc khác phía sau cánh gà, và điều đó là tốt, bởi vì ý thức của bạn -- nói một cách nhẹ nhàng là nó rất dễ bị sao lãng. Điều đó tốt khi bạn không cần phải nhớ để thở khi đang xem phim. Bạn không quên cách đi bởi vì đang mải nghĩ về việc mua gì cho bữa tối. Não bạn cũng có cảm nhận riêng về cân nặng của bạn nên như thế nào, dù bạn có tin tưởng một cách lý trí ra sao đi nữa. Đó được gọi là điểm mốc của bạn, nhưng đó là một thuật ngữ sai, bởi vì nó thực ra là một khoảng từ 5 đến 7 cân. Bạn có thể chọn lối sống để thay đổi cân nặng của mình tăng giảm trong trong khoảng đó, nhưng nó rất, rất khó để nằm ngoài phạm vi đó. Phần não điều khiển bản năng, là vùng não quy định cân nặng cơ thể, có nhiều hơn cả tá các tín hiệu hoá học trong não để báo cho cơ thể bạn cần tăng cân, hơn cả tá các tín hiệu khác để báo cho cơ thể cần giảm cân, và hệ thống hoạt động như một cái điều hoà, phản ứng lại với các tín hiệu từ cơ thể bởi điểu chỉnh sự đói, hoạt động và hệ tiêu hoá, để giữ cho cân nặng của bạn ổn định khi các điều kiện thay đổi. Đó là cách mà một máy điều hoà hoạt động, đúng không? Nó giữ cho nhiệt độ trong nhà bạn không đổi khi thời tiết thay đổi bên ngoài. Giờ bạn có thể thử thay đổi nhiệt độ trong nhà mình bằng cách mở một cửa sổ vào mùa đông, nhưng điều đó không làm thay đổi điểm đặt nhiệt cho cái điều hoà, nó sẽ phản ứng bằng cách tác động vào lò sưởi làm ấm mọi thứ trở lại. Não bạn cũng hoạt động giống y như vậy, phản ứng với việc giảm cân bằng những công cụ mạnh để đẩy cơ thể bạn quay lại mức mà bộ não coi là bình thường. Nếu bạn giảm nhiều cân, não bạn sẽ phản ứng như vậy làm bạn cảm thấy đói, và dù ban đầu bạn béo hay gầy, não bạn cũng sẽ phản hồi lại y hệt như vậy. Chúng ta thích nghĩ rằng não bộ có thể biết được khi nào cần giảm cân khi nào không, nhưng nó không thể làm được như thế. Nếu bạn giảm cân nhiều, bạn thường cảm thấy đói, và cơ bắp đốt ít năng lượng hơn. Tiến sĩ Rudy Leibel của đại học Columbia đã tìm ra rằng những người đã giảm được 10% trọng lượng cơ thể họ tiêu hao năng lượng ít hơn từ 250 đến 400 calo bởi vì hệ tiêu hoá của họ bị kìm lại. Đó là rất nhiều thức ăn. Điều này có nghĩa là một người ăn kiêng thành công phải ăn ít hơn một lượng như vậy mãi mãi so với người khác có cùng cân nặng người mà đã luôn mảnh mai. Từ quá trình tiến hoá, cơ thể bạn chống lại việc hụt cân là hợp lý. Khi thức ăn khan hiếm, tổ tiên chúng ta sống sót dựa vào việc dự trữ năng lượng, và tăng cân trở lại khi thức ăn sẵn có để bảo vệ họ khỏi đợt đói kém tiếp theo. Qua các giai đoạn lịch sử loài người, nạn đói từng là một vấn đề nghiêm trọng hơn béo phì. Điều này có thể giải thích một sự thật đáng buồn: Điểm mốc có thể đi lên, nhưng hiếm khi hạ xuống. Giờ đây, nếu mẹ bạn từng nhắc đến rằng cuộc sống không công bằng, thì đó cũng là điều mà bà ấy từng được dạy. (tiếng cười) Chế độ ăn kiêng thành công không hạ thấp điểm mốc của bạn. Kể cả khi bạn giữ được lượng cân giảm lâu đến 7 năm, não bạn vẵn cố làm cho nó tăng trở lại. Nếu giảm cân do nạn đói kéo dài, đó có thể sẽ là một phản ứng nhạy bén. Trong thế giới hiện đại, chúng ta luôn đi qua những hàng bánh kẹp điều đó là không hữu ích với nhiều người. Đó là khác biệt giữa quá khứ mà tổ tiên để lại và hiện tại dư thừa của chúng ta đó là lý do mà Tiến sĩ Yoni Freedhoff của đại học Ottawa muốn mang vài bệnh nhân của mình quay về thời thức ăn còn thiều thốn, và đó cũng là lý do mà việc thay đổi môi trường ăn uống thực chất là giải pháp hiệu quả nhất cho bệnh béo phì. Buồn thay, một sự tăng cân tạm thời có thể trở thành lâu dài. Nếu bạn ở mức thừa cân quá lâu, có thể là vài năm đối với chúng ta, não bạn có thể đưa ra quyết định đó là mức bình thường mới Các nhà tâm lý học chia những người ăn kiêng thành hai nhóm một nhóm dựa trên sự đói của họ và một nhóm dựa trên điều khiển việc ăn uống của họ bằng lý trí, giống hầu hết mọi người ăn kiêng. Hãy gọi họ là người ăn kiêng theo trực giác và theo lý trí. Điều thú vị là người ăn kiêng theo trực giác ít có khả năng bị béo phì, và họ dành ít thời gian nghĩ tới thức ăn hơn. Người ăn kiêng theo lý trí dễ bị ảnh hưởng với việc ăn quá nhiều qua phản ứng với các quảng cáo đồ ăn cỡ lớn, và búp-fê. Và một niềm đam mê nhỏ, như ăn một thìa kem, có nhiều khả năng dẫn tới một lần ăn rất nhiều với người ăn kiêng lý trí. Trẻ em đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi vòng luẩn quẩn của ăn kiêng rồi lại ăn thoả thích. Vài nghiên cứu lâu năm đã cho thấy những cô gái ăn kiêng sớm thời thiếu niên có khả năng bị thừa cân cao gấp 3 lần sau năm năm, kể cả cân nặng của họ đều bắt đầu ở mức bình thường, và tất cả các nghiên cứu đó đều cho thấy rằng cùng những nhân tố để dự đoán sự tăng cân cũng là những nhân tố dự đoán sự gia tăng của chứng rối loạn ăn uống, Nhân tiện, một yếu tố khác, đối với các bạn là cha mẹ ở đây, là bị trêu chọc bởi các thành viên trong gia đình về cân nặng của họ. Thế nên, đừng làm vậy. (tiếng cười) Tôi đã bỏ hầu hết những biểu đồ ở nhà, nhưng tôi không thể cưỡng lại việc thêm vào riêng cái biểu đồ này, bởi vì tôi là một kẻ lập dị, và đó là cách tôi làm. (tiếng cười) Đây là một nghiên cứu về các nguy cơ tử vong qua một giai đoạn 14 năm dựa trên 4 thói quen tốt cho sức khoẻ: ăn đủ rau quả, luyện tập 3 lần một tuần, không hút thuốc, và uống nước điều độ. Hãy bắt đầu nhìn vào mức căn nặng bình thường của những người trong nghiên cứu. Độ cao của cột thể hiện nguy cơ tử vong, và những số 0, 1, 2, 3, 4 trên trục ngang là số lượng những thói quen tốt mà những người đó có. Và bạn cho rằng, lối sống lành mạnh hơn, ít có khả năng dẫn tới tử vong hơn qua nghiên cứu. Giờ hãy nhìn vào điều xảy ra với những người thừa cân. Những người không có thói quen sức khoẻ tốt nào có nguy cơ tử vong cao hơn. Chỉ thêm một thói quen tốt đã mang những người thừa cân quay lại mức bình thường. Đối với những người bị béo phì không có thói quen tốt nào, nguy cơ tử vong tăng rất cao, cao hơn 7 lần so với nhóm khoẻ mạnh nhất trong nghiên cứu. Nhưng một lối sống tốt cho sức khoẻ cũng có ích cho những người bị béo phì. Thực tế, nếu bạn chỉ nhìn vào nhóm có cả bốn thói quen tốt, bạn có thể thấy cân nặng không tạo ra nhiều khác biệt. Bạn có thể kiểm soát sức khoẻ của bạn bằng cách điều khiển lối sống của bạn, kể cả khi bạn không thể giảm cân và giữ được nó. Ăn kiêng không có nhiều độ tin cậy. 5 năm sau một đợt ăn kiêng, hầu hết mọi người tăng cân trở lại. 40% trong số đó còn tăng nhiều cân hơn. Nếu bạn nghĩ về điều này, kết quả thường thấy của việc ăn kiêng là bạn có khả năng bị tăng cân sau một quá trình dài hơn là giảm cân. Nếu tôi thuyết phục các bạn rằng ăn kiêng có thể là một vấn đề, thì câu hỏi tiếp theo là, bạn sẽ làm gì với nó? Và câu trả lời của tôi, gói gọn trong một từ, là sự cảm nhận. Tôi không bảo các bạn phải học thiền hay tập yoga. Tôi nói về cảm nhận trong ăn uống: học cách hiểu các tín hiệu cơ thể bạn đó là ăn khi thấy đói và ngừng khi thấy đã no, bởi vì cân nặng tăng rất nhiều khi bạn ăn lúc không đói. Bạn làm điều đó như thể nào? Cho phép bản thân được ăn nhiều như mong muốn, và sau đó tìm ra cái gì làm bạn cảm thấy tốt nhất. Ngồi xuống với những bữa ăn đều đặn không sao lãng. Nghĩ đến cảm giác của cơ thể khi nào bắt đầu ăn và khi nào thì ngừng, và để cơn đói quyết định khi nào nên kết thúc. Tôi mất hàng năm để học được điều này, nhưng nó thật đáng giá. Tôi cảm thấy thoải mái với đồ ăn hơn rất nhiều so với trước đây. Tôi không nghĩ về nó thường xuyên. Tôi quên trong nhà mình đang có sôcôla . Nó như người ngoài hành tinh đã chiếm lấy bộ não tôi. Nó hoàn toàn khác biệt. Tôi nên nói vậy cách tiếp cận với việc ăn uống này có thể sẽ không làm bạn giảm cân trừ khi bạn thường ăn lúc không đói. nhưng các bác sĩ không biết bất cứ cách nào giúp giảm cân rõ rệt cho nhiều người, và đó là lý do tại sao rất nhiều người đang tập trung vào cách ngăn ngừa sự tăng cân thay vì đẩy mạnh việc giảm cân. Hãy đối mặt với thực tế là: Nếu ăn kiêng có hiệu quả, thì chúng ta đã đều mảnh mai cả rồi. (tiếng cười) Tại sao chúng ta cứ tiếp tục làm lại một cách và mong kết quả sẽ khác đi cơ chứ? Ăn kiêng trông có vẻ vô hại, nhưng nó thực sự gây ra những tác hại liên quan. Tệ nhất, nó phá hỏng cuộc sống: Ám ảnh cân nặng dẫn tới rối loạn ăn uống, đặc biệt là với trẻ em. Tại Mỹ, chúng ta có tới 80% các bé gái độ 10 tuổi nói rằng chúng đang trong chế độ ăn kiêng. Con gái chúng ta phải học cách đo lường giá trị của chúng bằng một tiêu chí sai lệch. Kể cả khi mang lại điều tốt nhất, ăn kiêng cũng làm tốn thời gian và công sức. Nó dùng ý chí cái mà bạn có thể dùng để giúp con cái bạn làm bài tập ở nhà hay hoàn thành một dự án quan trọng, và bởi vì ý chí là có hạn, bất cứ kế hoạch nào dựa trên sự áp đặt thường xuyên thì khá chắc là cuối cùng sẽ làm bạn thất bại khi tâm trí bạn chuyển sang một việc khác. Hãy để tôi đưa ra một suy nghĩ cuối cùng. Nếu chúng ta nói với những bé gái đang ăn kiêng rằng sẽ không sao nếu ăn khi chúng thấy đói? Nếu chúng ta dạy chúng cách giải quyết sự thèm ăn của mình thay vì lo lắng về nó ? Tôi nghĩ hầu hết chúng sẽ hạnh phúc hơn và khoẻ mạnh hơn, và khi trưởng thành. rất nhiều trong số chúng sẽ mảnh mai hơn. Tôi ước ai đó nói với tôi điều này khi tôi 13 tuổi. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Đây là bức ảnh của cha và tôi ở một bãi biển tại Far Rockaway, thực ra là công viên Rockaway. Tôi là đứa trẻ với mái tóc vàng. Còn cha là người đàn ông với điếu xì-gà. Đó là vào khoảng thập niên 60. Vào mùa hè năm 2009, cha của tôi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi Bệnh ung thư là một trong những bệnh thực sự liên quan đến tất cả mọi người. Nếu bạn là một người đàn ông sống ở Mỹ bạn có 50% khả năng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Nếu là phụ nữ, bạn có 1/3 khả năng đó. Dường như mọi người đều biết một ai đó mắc bệnh ung thư. Hiện giờ, cha tôi đang cảm thấy khoẻ hơn, và một phần lí do là vì ông ấy đã được tham gia vào một chương trình thử nghiệm thuốc mới được thiết kế rất đặc biệt và rất tốt cho căn bệnh ung thư của ông Có hơn 200 loại bệnh ung thư. Và những gì tôi muốn nói hôm nay là làm cách nào mà chúng ta có thể giúp đỡ nhiều hơn những người giống như cha, bởi vì chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ về việc quyên góp tiền để gây quỹ cho việc nghiên cứu về ung thư. Sau khi cha được chuẩn đoán một thời gian tôi đi uống cà phê với người bạn Andrew Lo của mình. Anh ấy là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Kĩ thuật tài chính tại MIT. nơi mà tôi cũng đảm nhận một vị trí và chúng tôi đã nói về bệnh ung thư. Và Andrew cũng đang thực hiện những nghiên cứu của riêng mình một trong những điều anh ấy được chỉ bảo và học được từ việc nghiên cứu văn học là thực tế, có một sự bế tắc lớn. Thật sự khó để phát triển những loại thuốc mới, và nguyên nhân chính là vì sự phát triển thuốc trong những giai đoạn trước, thuốc men có rất nhiều rủi ro, và chúng rất đắt. Vì vậy Andrew đã hỏi tôi liệu tôi có muốn làm việc với anh ấy hay không, làm việc với toán học và những phân tích để xem liệu chúng ta có thể tìm ra những gì mà ta có thể làm. Lúc này đây, tôi không phải là một nhà khoa học. Bạn biết đó, tôi không biết làm thế nào để tạo nên một loại thuốc. Và không một ai trong những đồng tác giả của tôi, Andrew Lo hay Jose Maria Fernandez hay David Fagnan-- không một ai trong những người đàn ông này, là nhà khoa học cả. Tôi không biết điều gì là đầu tiên trong việc tạo nên một phương thuốc chữa bệnh ung thư. Nhưng tôi biết một chút về sự giảm thiểu rủi ro và về kĩ thuật tài chính, và vì vậy chúng tôi đã bắt đầu suy nghĩ, chúng tôi có thể làm những gì? Những điều tôi sắp nói với bạn là những công việc mà chúng tôi đã làm trong suốt những năm qua mà chúng tôi nghĩ về cơ bản có thể thay đổi phương pháp nghiên cứu bệnh ung thư và nhiều thứ khác đã hoàn tất. Chúng tôi muốn những nghiên cứu để đưa đến việc gây quỹ, mà không phải là việc nào khác. Do đó, để bắt đầu, hãy để tôi nói với bạn làm thế nào để một loại thuốc được hỗ trợ tài chính. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang trong phòng thí nghiệm của chính mình bạn là một nhà khoa học, không giống như tôi-- bạn là một nhà khoa học, và đang phát triển một hợp chất mà bạn nghĩ rằng có thể chữa bệnh cho một ai đó bị ung thư. Tốt, điều bạn làm là, thí nghiệm trên nhiều động vật, bạn kiểm tra trên những cái ống thử nghiệm, nhưng có một quan niệm của việc đi từ băng ghế thử nghiệm đến giường bệnh và để bắt đầu từ băng ghế thử nghiệm, phòng thí nghiệm đến giường bệnh, đến những bệnh nhân, bạn phải để thuốc được kiểm nghiệm. Và cách mà thuốc được kiểm nghiệm là thông qua một chuỗi tiến trình, về cơ bản, các thí nghiệm thông qua quy mô lớn này, được gọi là những cuộc thử nghiêm, để xác định liệu thuốc có an toàn hay không và liệu nó có hiệu quả và tất cả những điều khác. Vì vậy, FDA có một giao thức rất đặc biệt. Trong giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm, được gọi là kiểm tra tính độc hại nó được gọi là giai đoạn I, Trong giai đoạn đầu tiên, bạn đưa thuốc đến những người khoẻ mạnh và theo dõi xem liệu chúng có làm họ yếu đi. Hay nói cách khác, những tác dụng phụ có nghiêm trọng không dù hiệu quả có là bao nhiêu đi chăng nữa, liệu nó có đáng không? Nó có gây nên đau tim, làm chết người, suy giảm gan hay không, những điều đại loại như vậy? Và kết quả là, nó là một chướng ngại vật khá cao, khoảng một phần ba các loại thuốc bị loại bỏ ngay lúc này. Trong giai đoạn kế tiếp, bạn kiểm tra xem liệu thuốc có hiệu quả, và những gì bạn cần làm là đưa chúng cho những người mắc bệnh ung thư và theo dõi xem liệu chúng có làm cho họ khá hơn, Và đó lại là chướng ngại cao hơn, Mọi người từ bỏ nó. Và trong giai đoạn thứ ba, thực tế bạn kiểm nghiệm nó trên một phạm vi lớn, và những gì bạn cố gắng xác định là liều lượng đúng, và nó có tốt hơn loại thuốc hiện nay không? Nếu không, vậy tại sao lại tạo ra nó? Khi hoàn thành tất cả những điều đó, những gì bạn có là một tỉ lệ rất nhỏ những loại thuốc để bắt đầu quá trình lại nảy sinh từ khía cạnh khác. Vậy những chiếc bình màu xanh kia, những chiếc bình màu xanh giải cứu sự sống, và chúng cũng đáng giá hàng tỉ, đôi khi là hàng tỉ một năm. Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu tôi yêu cầu bạn, chẳng hạn, tiến hành một cuộc đầu tư một lần duy nhất, 200 triệu đô để mua một trong những cái chai kia. vậy với 200 triệu đô ngay trước mặt, chỉ một lần để mua một trong những cái chai kia, Tôi sẽ không nói với bạn cái chai nào, và trong vòng 10 năm, tôi sẽ nói với bạn liệu bạn có được một trong những cái chai màu xanh. Nó có phải là một thỏa thuận tốt với ai đó không? Không, không. Đúng không nào? Và dĩ nhiên, nó là một quan điểm đầy rủi ro, đó là lí do tại sao khó để gây quỹ, nhưng một ước tính đầu tiên, thực tế lại là một lời đề nghị. Bạn phải gây quỹ cho những thứ này từ những giai đoạn trước, nó mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, Andrew đã nói với tôi, anh ấy nói, Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng nghĩ về chúng như là thuốc? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bắt đầu nghĩ về chúng như những khoản đầu tư tài chính? Chúng thật sự có những cơ cấu thanh toán lạ lùng và như thế, nhưng chúng ta hãy vứt bỏ mọi thứ mà ta biết về kĩ thuật tài chính đối với chúng. Hãy xem liệu chúng ta có thể sử dụng tất cả những mánh khoé thương mại để tìm ra làm thế nào để làm cho các loại thuốc này hoạt động như những khoản đầu tư tài chính? Hãy tạo nên một quỹ khổng lồ. Trong tài chính, chúng ta biết làm thế nào với những tài sản gặp rủi ro. Bạn đặt chúng vào một cặp hồ sơ và cố gắng để kiếm lời suôn sẻ. Vì vậy chúng tôi làm một vài tính toán và kết quả là bạn có thể làm công việc này, nhưng để làm công việc này, bạn cần khoảng 80-150 loại thuốc. Tin tốt bây giờ là, có rất nhiều loại thuốc đang chờ để được kiểm nghiệm. Chúng tôi được biết rằng có một sự tồn đọng trong khoảng 20 năm của nhiều loại thuốc đang chờ để được kiểm nghiệm nhưng không được tài trợ. Thực tế, thời kì trước của quá trình gây vốn, giai đoạn I và cận lâm sàng thực ra trong ngành công nghiệp điều đó được gọi là Thung lũng chết bởi vì đó là nơi mà thuốc bị loại bỏ. Thật khó cho chúng để vượt qua thời kì nay, và dĩ nhiên, nếu bạn không thể vượt qua nó, bạn không thể tiến đến những giai đoạn tiếp theo. Vì vậy chúng tôi đã tính toán, và tìm ra được, được rồi bạn biết đó, cần khoảng 80-150 hoặc một thứ gì đó như vậy, các loại thuốc. Và khi chúng tôi tính toán thêm một chút, chúng tôi đã nói rằng, được rồi, đó là việc gây vốn từ 3 đến 15 triệu đô-la. Vì vậy, chúng tôi đã gần như tạo ra một vấn đề mới bằng cách giải quyết vấn đề cũ. Chúng ta có thể loại bỏ những nguy cơ, nhưng bây giờ chúng ta cần nhiều vốn, và chỉ có một nơi duy nhất để có được loại vốn đó, những thị trường vốn. Những nhà tư bản mạo hiểm không có nó, những người nhân đức không có nó. Nhưng chúng ta phải tìm ra cách để thu hút mọi người trong thị trường vốn, những người trước đây không đầu tư vào vấn đề này, sẽ muốn đầu tư vào nó. Vậy một lần nữa, kĩ thuật tài chính là rất có ích lúc này. Hãy tưởng tượng một kho quỹ khổng lồ thực tế khởi đầu trống rỗng, và những gì nó làm là tạo nên những món nợ và giá trị tài sản, và sản sinh ra những dòng tiền mặt. Những dòng tiền mặt đó được sử dụng, sau đó, để mua một cặp thuốc mà bạn cần, và những loại thuốc đó bắt đầu phát huy tác dụng thông qua quá trình chấp nhận và mỗi lần chúng vượt qua giai đoạn kế tiếp của sự chấp thuận, chúng tạo nên giá trị. Và hầu hết chúng không tạo ra giá trị, nhưng một số thì có, và đối với những loại thuốc mang lại giá trị, bạn có thể bán đi một vài trong số chúng, và khi bán chúng, bạn có tiền để trả lãi cho những người đóng góp, nhưng bạn cũng có tiền để gây quỹ cho những lần thử nghiệm kế tiếp. Nó hầu như là tự gây quỹ. và khi hoàn tất, bạn thanh toán cho những cặp hồ sơ, trả tiền cho những người góp vốn, và bạn có thể đưa cho người nắm giữ tài sản một khoản tiền lời tốt. Vì vậy có một lí thuyết, và chúng tôi đã nói về nó một chút, chúng tôi đã làm nhiều cuộc thí nghiệm, và sau đó chúng tôi nói rằng hãy cố gắng kiểm nghiệm nó. Chúng tôi đã nói chuyện với hàng trăm chuyên gia về việc hỗ trợ tài chính cho thuốc và vốn mạo hiểm. Chúng tôi nói chuyện với những người phát triển thuốc. Chúng tôi nói chuyện với các công ty dược. Chúng tôi thực tế nhìn vào những dữ liệu của các loại thuốc, hơn 2000 loại thuốc đã được chấp thuận hoặc từ chối hoặc bị rút khỏi danh sách và chúng tôi cũng tiến hành hàng triệu cuộc mô phỏng, và tất cả chúng thực tế mất rất nhiều thời gian. Nhưng khi hoàn tất, những gì chúng tôi tìm ra thật bất ngờ. Nó thực tế có thể gây quỹ khi bạn tiến hành cơ cấu nó. thực ra bạn có thể tạo ra những lời cam kết với ít rủi ro mà sẽ thu hút những người khác tham gia cam kết, đưa cho bạn những lợi nhuận khoảng 5 đến 8 phần trăm, và bạn có thể sản sinh ra giá trị tài sản có thể đưa cho người nắm giữ tài sản khoảng 20 phần trăm tiền lời. Bây giờ những khoản tiền lời sẽ không còn thu hút đối với nhà tư bản mạo hiểm. Những nhà tư bản mạo hiểm là những người mong muốn tạo nên những cuộc cá cược lớn và lấy lại được hàng tỉ tiền thưởng. Nhưng hoá ra, có nhiều người khác sẽ cảm thấy hứng thú với điều đó. Điều đó có thể đúng trong việc đầu tư một món tiền bở của trợ cấp lương hưu và kế hoạch 401(k) và tất cả những thứ khác. Vì vậy, chúng tôi đã cho xuất bản một vài bài báo trong báo chí học thuật. Chúng tôi đã xuất bản những bài báo trong những tạp chí y học. Chúng tôi xuất bản những bài báo trong những tạp chí tài chính. Nhưng mãi cho đến khi chúng tôi thực sự thu hút những toà báo nổi tiếng hứng thú vào điều đó chúng tôi bắt đầu nhận được một vài sự lôi kéo. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó hơn là chỉ làm cho mọi người nhận thức về nó. Chúng tôi muốn mọi người tham gia. Vì vậy, những gì chúng tôi đã làm là lấy tất cả những mã máy tính của mình và làm cho chúng xuất hiện trực tuyến thông qua một bản quyền mã nguồn mở dành cho những ai muốn có nó. Và các bạn có thể tải nó xuống ngay hôm nay nếu bạn muốn thực hiện thí nghiệm riêng của mình để xem liệu nó có hoạt động hay không. Và điều đó thật sự hiệu quả, bởi vì những ai không tin vào những giả định của chúng tôi có thể thử những giả định của họ và theo dõi xem liệu nó có hoạt động hay không. Bây giờ có một vấn đề rõ ràng, đó là liệu thế giới có đủ tiền để chu cấp cho chuyện này? Tôi nói với bạn có đủ thuốc, nhưng liệu có đủ tiền? Có hơn 100 tỉ tỉ đô-la tiền vốn hiện nay được đầu tư vào việc đảm bảo thu nhập cố định. Đó là một trăm ngàn tỉ. Có rất nhiều tiền. (Cười) Nhưng những gì chúng ta nhận ra là nó không chỉ là số tiền mà ta yêu cầu. Chúng ta cần khuyến khích mọi người để họ tham gia, và mọi người hiểu điều này. Và vì vậy, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về tất cả những điều khác có thể sai sót. Và những thử thách nào có thể được đặt ra? Chúng tôi có một danh sách dài, vì vậy những gì chúng tôi đã làm là trợ giúp nhiều người, bao gồm cả chúng tôi, những vấn đề nhỏ khác nhau của vấn đề này, và chúng tôi đã nói, bạn có thể bắt đầu một loạt công việc với rủi ro tài chính không? Bạn có thể bắt đầu một loạt công việc với những khía cạnh luật lệ? Bạn có thể bắt đầu một loạt công việc mà làm sao bạn có thể quản lí những đề án đó? Chúng tôi tập hợp tất cả những chuyên gia này và làm hàng loạt các công việc khác nhau, và chúng tôi đã tổ chức một hội nghị. Hội nghị được tổ chức vào mùa hè, mùa hè năm ngoái. Đó là một hội nghị chỉ dành cho những khách mời. Nó được tài trợ bởi Cộng đồng Ung thư nước Mĩ. và hợp tác với Học viện ung thư quốc gia. Chúng tôi có những chuyên gia từ mọi lĩnh vực mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ quan trọng bao gồm cả chính phủ, bao gồm cả những người đang điều hành những trung tâm nghiên cứu, vân vân họ ngồi với nhau và lắng nghe những bài báo cáo trong 2 ngày từ những nhóm 5 công việc, và họ nói về chúng. Đó là lần đầu tiên mà những người có thể làm được chuyện này ngồi cạnh nhau và có những cuộc đối thoại Bây giờ những cuộc hội nghị này, việc ăn tối với nhau là khá phổ biến, và tại bữa ăn tối bạn sẽ biết rõ mọi người hơn, đại khái như chúng ta đang làm gì ở đây. Tôi tình cờ nhìn ra cửa sổ và đặt bàn tay lên tim mình, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ vào buổi tối của hội nghị đó, đó là vào khoảng thời gian mùa hè-- và đó chính là điều tôi đã nhìn thấy, một cầu vồng đôi .vì vậy tôi muốn nghĩ nó như một dấu hiệu tốt Tại hội nghị, chúng tôi đã gặp những người làm việc giữa Paris và San Francisco, nhiều người làm việc này nhằm cố gắng theo dõi liệu chúng tôi có thể thực hiện nó hay không. Chúng tôi không mong chờ việc bắt đầu gây quỹ, nhưng chúng tôi muốn một ai đó làm điều này. Bởi vì, một lần nữa, tôi không phải là một nhà khoa học tôi không thể tạo ra một loại thuốc. Tôi sẽ không bao giờ có đủ tiền để gây quỹ cho tất cả những cuộc thử nghiệm này. Nhưng nếu tất cả chúng ta họp lại, với 401(k)'s, với 529 kế hoạch của chúng ta, với những kế hoạch trợ cấp của chúng ta, tất cả chúng ta họp lại thực tế có thể hỗ trợ cho hàng trăm cuộc thử nghiệm và được trả công xứng đáng để làm nó cứu sống hàng triệu sinh mạng như cha của tôi. Cảm ơn các bạn, Đây là hình ảnh của hành tinh Trái Đất. Nó trông giống với hình ảnh của Apollo mà chúng ta thường biết. Nhưng có một số khác biệt; bạn có thể click vào nó, và nếu click vào, bạn có thể nhìn rõ hơn từ bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Ví dụ, đây là hình ảnh bao quát của khuôn viên EPFL. Trong nhiều trường hợp, bạn cũng có thể nhìn thấy một tòa nhà trông như thế nào từ một con phố gần đó. Điều này quả thực tuyệt vời. Nhưng còn thiếu một điều trong chuyến hành trình thú vị này: Đó là thời gian. Tôi không chắc chắn là bức tranh này được chụp khi nào. Tôi còn không chắc chắn liệu nó có được chụp cùng thời điểm với khung cảnh nhìn từ trên cao. Trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi phát triển các công cụ để di chuyển không chỉ qua không gian mà còn qua thời gian. Loại câu hỏi mà chúng tôi thường đặt ra là Liệu có thể xây dựng một cái gì đó giống với Bản đồ Google trong quá khứ không? Tôi có thể thêm một thanh trượt trên đầu Bản đồ Google và điều chỉnh năm, để xem nó có gì khác so với 100 năm trước, 1000 năm trước đây không? Điều đó có thể không? Tôi có thể thiết lập lại mạng lưới xã hội của quá khứ không? Tôi có thể làm một trang Facebook của thời Trung cổ không? Hay, tôi có thể làm một cỗ máy thời gian không? Có lẽ chúng ta chỉ có thể nói rằng, "Không, tuyệt đối không thể." Hoặc, có thể, chúng ta sẽ nghĩ về nó từ một cách nhìn thông tin khác. Đây là cái mà tôi gọi là nấm thông tin. Theo chiều dọc, bạn có thời gian. Và theo chiều ngang là lượng thông tin số có sẵn. Rõ ràng là, trong 10 năm qua, chúng ta có rất nhiều thông tin. Và có thể thấy, chúng càng đi sâu vào quá khứ thì thông tin chúng ta có càng ít. Nếu chúng ta muốn tạo ra một kiểu như Bản đồ Google của quá khứ hoặc Facebook của quá khứ, thì chúng ta cần mở rộng khu vực này, chúng ta cần làm cho nó giống một hình chữ nhật. Làm thế nào mà chúng ta làm được điều đó? Có một cách là số hóa. Có rất nhiều nguồn có sẵn -- báo chí, sách in, hàng ngàn cuốn sách in. Tôi có thể số hóa tất cả. Tôi có thể chọn lọc thông tin từ đó. Dĩ nhiên là bạn càng lùi về quá khứ thì sẽ có ít thông tin hơn. Nên, có thể sẽ không có đủ thông tin. Nên, tôi có thể làm như các nhà sử học. Tôi có thể ngoại suy. Điều này là cái trong khoa học máy tính vẫn gọi là mô phỏng. Nếu tôi có một quyển nhật kỳ hàng hải, tôi có thể xem xét, nó không chỉ là một quyển nhật ký hàng hải của một thuyền trưởng người Venice trên một hành trình đặc biệt. Tôi có thể xem nó là một quyển nhật ký hàng hải thực sự phản ánh rất nhiều hành trình trong giai đoạn đó. Tôi đang ngoại suy. Nếu có một bức tranh về bề ngoài, tôi có thể nó như không phải là một tòa nhà bình thường, mà nó còn chắc chắn chia sẻ cùng nguyên lý tòa nhà nơi mà chúng ta đánh mất bất kỳ thông tin nào. Vì thể nếu chúng ta muốn tạo ra một cỗ máy thời gian, chúng ta cần 2 thứ. Chúng ta cần một lượng tài liệu lớn, và cần những chuyên gia xuất sắc. Cỗ máy thời gian thành Venice, dự án mà tôi đang nói với các bạn, là một dự án hợp tác giữa EPFL và trường Đại học Venice Ca'Foscari. Có một điều rất khác biệt ở Venice, làm cho việc quản lý nó trở nên rất rất quan liêu. Họ đã giữ gìn tất cả mọi thứ, gần giống như Google ngày nay. Ở Archivio di Stato, bạn có 80 cây số dữ liệu ghi chép mọi điều về cuộc sống ở Venice hơn 100 năm qua. Bạn có ghi chép về từng con thuyền đi ra, đi vào cảng. Bạn có tất cả mọi thay đổi có ở thành phố. Tất cả đều ở đó. Chúng tôi đang thiết lập một chương trình số hóa 10 năm với mục tiêu là chuyển những con số bị quên lãng này vào trong một hệ thống thông tin khổng lồ. Loại mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là số hóa 450 quyển sách một ngày. Tất nhiên nếu chỉ số hóa thôi thì vẫn chưa đủ, bởi vì những tài liệu này, phần lớn là bằng tiếng Latin, bằng tiếng Ý, bằng tiếng địa phương Venice, vì thế bạn cần chuyển ngữ, dịch thuật trong một số trường hợp, và tra cứu. và điều này rõ ràng là không hề dễ dàng. Đặc biệt là phương pháp nhận biết bằng quang học các ký tự cổ mà có thể được sử dụng với các bản in, lại không hiệu quả đối với các bản viết tay. Vì thế giải pháp là cần phải có sự giúp đỡ từ một nguồn khác: nhận biết bằng giọng nói. Đây là nguồn nghe có vẻ như không tưởng, nhưng có thể được hoàn thiện một cách đơn giản bằng việc cho thêm các ràng buộc. Nếu bạn sử dụng một mô hình ngôn ngữ tốt, nếu bạn có một mô hình văn bản tốt, thì cấu trúc của nó cũng sẽ rất tuyệt. Và đây là những văn bản hành chính. Chúng đều có cấu trúc tốt trong nhiều trường hợp. Nếu bạn chia lượng dữ liệu lớn này thành các tập con nhỏ hơn nơi mà một tập con nhỏ hơn chia sẻ các tài nguyên tương tự nhau, thì có cơ hội để thành công. Nếu chúng ta làm được điều đó thì còn một vấn đề nữa: chúng ta có thể chọn lọc sự kiện từ những tài liệu này. Có tới 10 tỷ sự kiện có thể được chọn ra từ dữ liệu này. Và hệ thống thông tin khổng lồ này có thể được tìm thấy bằng nhiều cách. Bạn có thể hỏi các câu kiểu như, "Ai sống trong tòa nhà này vào năm 1323?" "Một con cá tráp biển có giá bao nhiêu ở siêu thị Realto vào năm 1434?" "Mức lương của một thợ làm kính ở Murano có thể có được sau hơn mười năm là bao nhiêu?" Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi rộng hơn bởi nó được mã hóa bằng từ ngữ. Và sau đó cái mà bạn có thể làm là cho nó vào không gian, vì phần lớn những thông tin thuộc về không gian. Và từ đó, bạn có thể làm những việc như xây dựng lại một hành trình không tưởng về thành phố đã có được một sự phát triển bền vững qua hàng nghìn năm, đang cố để luôn giữ được một hình thái cân bằng với môi trường. Bạn có thể tái dựng lại hành trình đó, mường tượng nó theo nhiều cách. Nhưng đương nhiên, bạn không thể hiểu được Venice, nếu chỉ nhìn vào thành phố. Bạn phải đặt nó trong một hệ thống châu Âu rộng hơn. Vì thế, ý tưởng cũng là để ghi chép tất cả mọi việc được làm ở đẳng cấp châu Âu. Chúng tôi cũng có thể tái dựng hành trình của Đế chế hàng hải Venice, cách nó dần dần điều khiển tiến trình biển Adriatic, cách nó trở thành đế chế trung cổ quyền lực nhất thời đó, quản lý phần lớn các lộ trình biển từ bắc tới nam. Nhưng bạn thậm chí còn làm được những thứ khác, vì trong những hành trình hàng hải này, có những mô hình quen thuộc. Bạn có thể đi trước một bước và thực sự tạo ra một hệ thống mô phỏng, tạo ra một bản mô phỏng Địa Trung Hải mà có thể thực sự tái dựng lại cả những thông tin còn thiếu, và cho phép chúng ta đặt ra mọi câu hỏi như thể bạn đang sử dụng một bản kế hoạch hải trình vậy. "Nếu tôi đang ở đảo Corfu vào tháng 6/1323 và muốn đến thành phố Constantinople, tôi có thể đi thuyền từ đâu?" Chắc chắn chúng ta có thể trả lời câu hỏi đó với độ chính xác từ một, hai, hay ba ngày. "Sẽ mất khoảng bao nhiêu tiền?" "Cơ hội gặp phải cướp biển là bao nhiêu?" Dĩ nhiên, bạn hiểu rằng, thách thức khoa học chính của một dự án như thế này là việc xác định tiêu chuẩn, số lượng và biểu đạt sự không chắc chắn và mâu thuẫn ở mỗi bước của quá trình. Có nhiều lỗi sai, trong văn bản, có thể là sai tên thuyền trưởng, một số thuyền thực ra chưa bao giờ ra khơi. Có lỗi sai trong việc dịch, chênh lệch về trích dẫn, và hơn hết là, nếu bạn thêm vào các quá trình thuật toán, bạn sẽ có các lỗi sai trong việc nhận diện, trong việc chắt lọc thông tin, hay bạn có một dữ liệu rất không chắc chắn. Thế thì làm thế nào chúng ta có thể phát hiện và sửa chữa những mâu thuẫn đó? Làm thế nào để trình bày các hình thái không chắc chắn đó? Rất khó. Điều duy nhất bạn có thể làm là ghi chép từng quá trình một, không chỉ việc mã hóa thông tin lịch sử mà còn là cái được gọi là thông tin lịch sử bên lề, cách các hiểu biết về lịch sử được xây dựng, ghi chép từng bước một. Điều đó không chỉ đảm bảo rằng chúng ta đang thực sự nói về một câu chuyện Venice độc nhất, mà còn chắc chắn được chúng ta đang tái dựng một câu chuyện của Venice được ghi chép lại đầy đủ. Có thể sẽ không chỉ có một bản đồ duy nhất. Có thể sẽ có vài bản đồ. Hệ thống nên cho phép điều đó, bởi vì chúng ta phải chấp nhận một hình thái không chắc chắn mới, cái thực sự mới đối với loại dữ liệu khổng lồ này. Và chúng ta nên truyền đạt nghiên cứu mới này tới lượng lớn khán giả bằng cách nào? Một lần nữa, Venice lại là một ngoại lệ. Với hàng tỷ du khách đến đây, hàng năm, Venice thực sự là một trong những địa điểm lý tưởng để thử nghiệm việc tạo ra bảo tàng của tương lai. Hãy tưởng tượng, theo chiều ngang bạn nhìn thấy bản đồ được tái dựng trong một năm bất kỳ được chọn, và theo chiều dọc ,bạn sẽ thấy các số liệu phục vụ cho việc tái dựng đó, chẳng hạn như các bức vẽ. Tưởng tượng một hệ thống chìm cho phép đi đến, nghiên cứu và tái dựng lại Venice của một năm cho trước, một vài kinh nghiệm mà bạn có thể chia sẻ trong một nhóm. Trái lại, tưởng tượng rằng bạn đang thực sự bắt đầu từ một dữ liệu, một bản chép tay tiếng Venice địa phương, và bạn chỉ ra cái mà bạn có thể xây dựng được từ nó, nó được giải mã như thế nào, nội dung của dữ liệu đó có thể được tái tạo ra sao. Đây là một bức tranh từ một triển lãm đang diễn ra tại Geneva về loại hệ thống đó. Vì thế tóm lại, chúng ta có thể nói rằng nghiên cứu về nhân loại là việc trải qua một cuộc tiến hóa có thể giống như những gì xảy ra với khoa học cuộc sống 30 năm trước. Đó thực sự là một câu hỏi về quy mô. Chúng tôi thấy dự án này không thể do bất kỳ đội nghiên cứu riêng biệt nào đảm nhiệm, và điều này thực sự mới mẻ đối với nhân loại, cái thường đòi hỏi việc phải làm theo từng nhóm nhỏ hoặc chỉ với một vài nhà nghiên cứu. Khi đến thăm Archivio di Stato, bạn sẽ nhận ra việc này vượt xa khả năng của bất kỳ một đội đơn lẻ nào, và nó nên có một nỗ lực hợp tác cùng nhau. Vì thế, cái mà chúng tôi có thể làm được cho tiến trình biến hóa này là ấp ủ một thế hệ mới của "nhân văn số học" cái đang ngày một sẵn sàng cho bước chuyển mình này. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Âm nhạc) Với bất cứ ai trong số các bạn đã từng đến thăm hay sống tại New York, những hình ảnh này trông có vẻ quen thuộc. Đây là Central Park, một trong những không gian công cộng được thiết kế đẹp nhất ở Mỹ. Nhưng với những ai chưa từng đến đây, những hình ảnh này không đủ để thuyết phục. Để hiểu được Central Park, bạn phải tới tận nơi. Cũng giống như âm nhạc đích thực, thứ mà anh trai tôi và tôi đang sáng tạo và ghi lại đặc biệt dành cho Central Park. (Âm nhạc) Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi chút về công việc mà anh trai tôi Hays và tôi đang theo đuổi -- Đó là chúng tôi. Đó là cả 2 chúng tôi, thực ra là về khái niệm mà chúng tôi đang phát triển trong vài năm qua, đó là ý tưởng nhận biết vị trí âm nhạc. Hiện giờ, anh trai tôi và tôi, cả 2 là nhạc sĩ, và nhà sản xuất âm nhạc. Chúng tôi làm việc chung với nhau từ khi còn là trẻ con, thật sự đấy. Nhưng tới gần đây, chúng tôi càng ngày càng quan tâm tới những dự án mà nghệ thuật và công nghệ giao thoa, từ việc tạo ra âm thanh từ hình ảnh cụ thể và sự sắp đặt video để thực hiện những buổi hòa nhạc mang tính tương tác. Nhưng hôm nay, chúng tôi tập trung vào khái niệm về thành phần không gian vật lý. Nhưng, trước khi đi sâu vào điều đó, hãy để tôi kể cho các bạn đôi chút về việc chúng tôi đã bắt đầu với ý tưởng này như thế nào. Anh tôi và tôi đã từng sống ở New York khi nghệ sĩ Christo và Jeanne-Claude thực hiện tác phẩm nghệ thuật sắp đặt đương đại của họ, The Gates, ở Central Park. Hàng trăm bức điêu khắc sáng màu đã làm đẹp công viên trong một vài tuần, và không giống như những tác phẩm đã được trưng bày khác, trong một không gian trung tính hơn, giống như những bức tường của phòng tranh hay một bảo tàng, nó đã có hiệu quả và thực sự tạo ra đối thoại với nơi này và bằng nhiều cách khác, The Gates thực sự là một kiệt tác về thiết kế của Frederick Olmsted. Và đây là một sự trải nghiệm tồn tại với chúng ta trong thời gian dài và nhiều năm sau nữa, anh trai tôi và tôi chuyển về lại với Washington, D.C., và chúng tôi tự hỏi liệu có khi nào, cũng theo cách đó mà The Gates đáp lại những bố trí của công viên, và giúp tạo âm nhạc cho khung cảnh không? Và nó mang chúng tôi đến với thứ này (Âm nhạc) Vào Memorial Day, chúng tôi phát hành "The National Mall," một album nhận biết vị trí phát hành độc quyền như là một ứng dụng di động sử dụng tích hợp chức năng GPS của thiết bị để ghi lại bản đồ của toàn bộ công viên tại quê hương của chúng tôi Washington, DC Hàng trăm đoạn nhạc được gắn thẻ địa lý trên toàn bộ công viên vì vậy khi người nghe đi qua các cảnh quan, một số điểm âm nhạc thực sự sẽ diễn ra xung quanh họ. Vì vậy, đây không phải là một danh sách nhạc hoặc một danh sách các bài hát dành cho công viên, mà là một loạt các giai điệu và nhịp điệu riêng biệt nhưng lại phù hợp với nhau như những miếng ghép hình và pha trộn lẫn nhau một cách hoàn hảo dựa trên định hướng mà người nghe đã chọn. Vì vậy, hãy nghĩ về điều này như một album mà bạn tự tạo ra những cuộc phiêu lưu. Hãy xem xét kỹ hơn. Hãy xem ví dụ này Như vậy, sử dụng ứng dụng, như thể bạn đang hướng tới mặt đất, bao quang tượng đài Washington, bạn nghe thấy âm thanh của nhạc cụ ngân lên, sau đó nhường chỗ cho âm thanh của một mellotron cất lên một giai điệu rất đơn giản. Tiếp đó là những âm thanh của chiếc violins. Tiếp tục bước tới, và toàn bộ dàn nhạc xướng lên, cho tới khi bạn thực sự lên tới đỉnh đồi và bạn đang lắng nghe âm thanh của trống, những tràng pháo hoa và cả những loại âm nhạc của sự điên cuồng, như thể tất cả các âm thanh được tỏa ra từ đài tưởng niệm khổng lồ này xen vào trung tâm công viên. Nhưng khi bạn đi theo hướng ngược lại, toàn bộ chuỗi âm thanh xảy ra ngược lại. Và cho tới khi bạn bước ra khỏi khuôn viên của công viên, âm nhạc dần trở lên tĩnh lặng, và nút 'play' sẽ biến mất. Đôi khi nhiều người ở những khu vực khác liên lạc với chúng tôi, những người không thể đi du lịch đến Hoa Kỳ, nhưng muốn thưởng thức đoạn nhạc này. Và, không giống những album thông thường, chúng tôi không thể đáp ứng được yêu cầu củả họ Khi họ yêu cầu một chiếc C.D hay bản MP3, chúng tôi không thể tạo ra nó, và lý do là bởi vì đây không phải là một ứng dụng quảng bá hay một trò chơi để quảng bá hay đi kèm với việc phát hành một bản thu truyền thống. Trong trường hợp này, ứng dụng, chính nó, là một tác phẩm và người kiến trúc sư là bản chất cho những trải nghiệm âm nhạc. 6 tháng sau, chúng tôi đã làm một album nhận biết vị trí cho Central Park, một công viên lớn gấp đôi kích cỡ của Khu mua sắm quốc gia với âm nhạc kéo dài từ Sheep's Meadow , Ramble cho tới Reservoir. Hiện tại, anh tôi và tôi đang thực hiện nhiều dự án trên toàn quốc, nhưng mùa xuân rồi, chúng tôi đã bắt đầu dự án ngay tại Cục Nghệ thuật Truyền thông thử nghiệm Stanford's nơi chúng tôi đang tạo ra album nhận biết vị trí lớn nhất, tính đến nay, thứ mà sẽ lan rộng khắp toàn bộ Highway 1 tại khu vực bờ Thái Bình Dương Nhưng điều chúng tôi đang làm, kết hợp GPS với âm nhạc thật sự chỉ là một ý tưởng Nhưng nó nói lên một tầm nhìn lớn cho ngành âm nhạc, đôi lúc gặp khó khăn Trong việc tìm ra bản chất trong thời đại số có nghĩa là họ bắt đầu nhìn thấy những công nghệ mới Không chỉ đơn giản bằng cách thêm vào những "kèn trống" trên khuôn mẫu hiện tại mà là xây đắp theo những cách hoàn toàn mới để mọi người tương tác và trải nghiệm âm nhạc. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Toàn bộ mô hình của chủ nghĩa tư bản và mô hình kinh tế mà bạn và tôi đã làm việc trong đó, và, trên thực tế, tiếp tục làm việc trong đó đã được xây dựng xoay quanh những gì mà có lẽ Milton Friedman đã diễn đạt một cách rất cô đọng. Và Adam Smith, dĩ nhiên, cha đẻ của kinh tế học hiện đại thực ra đã nói đến cách đây rất nhiều năm rồi, bàn tay vô hình, trong đó, "Nếu bạn tiếp tục điều hành theo cách riêng của bạn bạn sẽ làm những điều tốt cho xã hội" Bây giờ thì chủ nghĩa tư bản đang làm nhiều điều tốt và tôi đã nói nhiều về những điều tốt đã và đang xảy ra nhưng một cách công bằng thì nó vẫn chưa có thể gặp nhau với một vài thách thức mà chúng ta đã và đang chứng kiến trong xã hội. Mô hình mà ít nhất tôi trưởng thành từ đó và rất nhiều trong chúng ta đang làm kinh tế trưởng thành từ đó chính là mô hình đề cập đến những gì tôi gọi là sự phát triển 3G: (growth: sự phát triển) phát triển nhất quán quý theo quý phát triển cạnh tranh tốt hơn kẻ khác và phát triển mang lại lợi nhuận vì vậy, bạn tiếp tục kiếm được ngày càng nhiều giá trị cho cổ đông. Và tôi e rằng mô hình này sẽ không còn đúng nữa và chúng ta phải chuyển mô hình 3G này thành một mô hình mà tôi gọi là mô hình G thứ 4 G mà tôi gọi nó là sự phát triển có trách nhiệm. Và nó chính là điều phải trở thành một phần rất quan trọng của việc tạo ra giá trị. Không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn để tạo ra giá trị cho xã hội. Và những công ty sẽ thịnh vượng là những công ty sẽ nắm lấy giá trị của chữ G thứ 4 này. Và mô hình của 4G khá là đơn giản: Những công ty không thể chấp nhận là những kẻ đứng ngoài thờ ơ với những gì đang xảy ra xung quanh xã hội. Họ phải bắt đầu đảm nhiệm vai trò trong việc phục vụ những cộng đồng mà thực tế là giúp duy trì chính họ. Và chúng ta phải chuyển sang một mô hình theo mô hình và/và đó là làm thế nào chúng ta kiếm tiền và làm đúng? Làm sao chúng ta đảm bảo rằng mình có một doanh nghiệp tuyệt vời nhưng cũng có đồng thời một môi trường tuyệt vời xung quanh mình? Và mô hình đó nói về việc làm tốt và làm đúng. Nhưng câu hỏi đó dễ nói hơn dễ làm Nhưng làm thế nào chúng ta thực sự trả lời được nó? Và tôi thực sự tin rằng câu trả lời sẽ chính là đường lối lãnh đạo Nó sẽ tái định nghĩa lại những mô hình kinh doanh mới điều này được hiểu rằng giấy phép duy nhất để điều hành là kết hợp những thứ đó lại với nhau. Và để làm được nó bạn cần những doanh nghiệp có thể thực sự xác định được vai trò của mình trong xã hội trên khía cạnh một mục đích lớn hơn những sản phẩm và thương hiệu mà họ bán ra. Và những công ty thực sự xác định được vai trò của mình, những điều không thể dàn xếp được cho dù thời gian là tốt, tệ, xấu xí -- không thành vấn đề. Có những điều mà bạn đại diện cho chúng. Giá trị và mục đích sẽ là hai động lực của chương trình sẽ kiến tạo những công ty của ngày mai. Và bây giờ, tôi sẽ chuyển sang nói một tý xíu về những kinh nghiệm cá nhân của bản thân tôi. Tôi gia nhập Unilever năm 1976 ở vị trí của một quản trị viên tập sự ở Ấn Độ. Vào ngày đầu tiên đi làm tôi bước vào và sếp tôi hỏi tôi, "Anh có biết tại sao mình ở đây không?" Tôi nói, "Tôi ở đây để bán thật nhiều xà phòng" Và ông ấy nói, "Không, anh ở đây để thay đổi cuộc sống" Bạn ở đây để thay đổi cuộc sống Bạn biết đấy, tôi đã nghĩ rằng nó khá là khôi hài. Chúng tôi là một công ty bán xà phòng và xúp. Có thứ gì mà chúng tôi đang làm liên quan đến việc thay đổi cuộc sống không? Và rồi, tôi nhận ra rằng nó là những hành động đơn giản như bán một thanh xà phòng lại có thể cứu được nhiều mạng sống hơn những công ty dược phẩm Tôi không biết có bao nhiêu trong số các bạn biết rằng năm triệu trẻ em không lên năm tuổi được do những bệnh lây truyền mà có thể được ngăn ngừa bằng một hành động đơn giản như rửa tay với xà phòng. Chúng tôi chạy chương trình rửa tay sạch lớn nhất trên thế giới. Chúng tôi đang chạy một chương trình về vệ sinh và sức khỏe mà bây giờ tiếp cận tới nửa tỷ người. Nó không phải là để bán xà phòng có một mục tiêu to lớn hơn trong đó. Và những thương hiệu thực sự có thể đi tiên phong trong việc thay đổi xã hội. Và lý do đó là, khi hai tỷ người sử dụng những thương hiệu của bạn đó chính là một chiếc máy khuếch đại. Những hành động nhỏ có thể tạo ra một thay đổi lớn. Lấy một ví dụ khác, tôi đang đi bộ quanh một trong những ngôi làng của chúng ta tại Ấn Độ Bây giờ thì, với những ai trong các bạn đã và đang làm điều này sẽ nhận ra rằng đây không phải là đi bộ trong công việc. Và chúng ta có quý cô này là một trong những người phân phối nhỏ của chúng tôi xinh đẹp, rất, rất khiêm tốn, nhà của cô ấy -- và cô ấy ở đó, ăn mặc xinh đẹp, chồng cô ta, bà mẹ chồng và em gái chồng phía sau. Cấp bậc xã hội đã thay đổi bởi vì quý cô này là một phần của Dự án Shakti của chúng tôi đó thực sự là việc dạy phụ nữ cách để làm kinh doanh nhỏ và cách để truyền đi thông điệp của dinh dưỡng và vệ sinh. Chúng ta có 60.000 phụ nữ như thế tại Ấn Độ, hiện nay. Nó không phải là bán xà phòng, mà đó chính là đảm bảo rằng trong quy trình này bạn có thể thay đổi cuộc sống của nhiều người. Những hành động nhỏ, thay đổi lớn. Những đồng nghiệp ở Bộ phận NC&PT không chỉ đang làm việc để cho chúng ta những chất tẩy rửa tuyệt vời mà còn làm việc để đảm bảo rằng chúng ta dùng ít nước hơn. Một sản phẩm mà chúng ta đã và đang thực hiện gần đây, Một sản phẩm Rinse cho phép chúng ta tiết kiệm nước mỗi lần giặt áo quần. Và nếu chúng ta có thể biến tất cả người dùng của mình sử dụng nó, sẽ là 500 tỷ lít nước. Nhân tiện, con số trên tương đương với một tháng sử dụng nước cho cả một lục địa rộng lớn. Vậy hãy suy nghĩ về nó. Có những hành động nhỏ có thể tạo ra một thay đổi lớn. Và tôi có thể tiếp tục nói về nó. Chuỗi thức ăn của chúng tôi, những sản phẩm tuyệt vời của chúng tôi -- và tôi xin lỗi rằng tôi sẽ cho bạn một từ từ phía những nhà tài trợ -- Knorr, Hellman's và tất cả những sản phẩm tuyệt vời đó. Chúng tôi cam kết đảm bảo rằng tất cả những vật liệu nông nghiệp thô được lấy từ những nguồn bền vững, 100% bền vững. Chúng tôi là những người đầu tiên nói rằng sẽ mua tất cả dầu tràm từ những nguồn bền vững. Tôi không biết bao nhiêu người trong số các bạn biết nó, và đang không mua nó từ những nguồn bền vững, có thể tạo ra sự phá rừng chiếm tới 20% lượng khí nhà kính trên thế giới. Chúng tôi đã là những người đầu tiên chấp nhận nó, và đó là bởi vì chúng tôi bán xà phòng và xúp. Điều mà tôi đang nói đến ở đây đó là những công ty như của các bạn, như của tôi phải định ra một mục đích gánh lấy trách nhiệm và hiểu rằng chúng ta phải đóng vai trò trong những cộng đồng mà mình đang hoạt động. Chúng ta đã giới thiệu một thứ gọi là Bản Kế Hoạch Sống Bền Vững của Unilever, trong đó nói "Mục đích của chúng ta là phổ biến cuộc sống bền vững và chúng ta đang thay đổi cuộc sống của một tỷ người sau năm 2020." Bây giờ câu hỏi là, chúng ta sẽ làm gì, từ đây? Và câu trả lời rất đơn giản: Chúng ta sẽ không thể thay đổi thế giới một mình. Có rất nhiều người trong chúng ta những người hiểu rõ được điều này Câu hỏi là, chúng ta cần hợp tác, chúng ta cần liên minh và quan trọng là, chúng ta cần đường lối lãnh đạo thứ có thể cho phép bắt đầu nó, từ đây và thực sự trở thành sự thay đổi mà chúng ta muốn nhìn thấy xung quanh mình. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi rất vui khi có mặt tại đây, Edinburgh, Scotland, nơi ra đời của kim tiêm và ống tiêm. Theo hướng này, cách đây chưa đầy 1 dặm, vào năm 1853, một người Scotland đã đăng kí bằng sáng chế đầu tiên của mình cho kim và ống tiêm tại trường Đại học Y Hoàng gia Ông ấy là Alexander Wood. Đây chính là bằng sáng chế đó. Điều khiến tôi hết sức kinh ngạc là nó hầu như giống với loại kim tiêm ta vẫn dùng đến tận ngày nay. Thế nhưng, nó đã có cách đây 160 năm rồi. Bây giờ, chúng ta chuyển sang lĩnh vực vaccine. Hầu hết vaccine được đưa vào cơ thể nhờ vào kim và ống tiêm, công nghệ có cách đây 160 năm. Và chúng ta cần ghi nhận ở nhiều cấp độ rằng vaccine là một phát minh thành công. Sau nước sạch và hệ thống vệ sinh, vaccine là một trong nhưng phát minh làm tăng tuổi thọ con người nhiều nhất. Thật khó để đánh bại thành tích này. Nhưng cũng giống như những công nghệ khác, vaccine cũng có những nhược điểm, và kim tiêm và ống tiêm là phần then chốt trong câu chuyện đó, công nghệ có từ lâu đời này. Hãy bắt đầu với điều dễ nhận thấy nhất: Nhiều người trong chúng ta không thích kim và ống tiêm. Tôi cũng thế. Tuy nhiên, 20% dân số mắc một hội chứng gọi là chứng sợ kim tiêm. Điều đó nghĩa là họ rất ghét kim tiêm. Họ chủ động né tránh việc tiêm chủng vì hội chứng sợ kim tiêm này. Và điều đó khiến việc cho ra đời vaccine gặp khó khăn. Bây giờ, có một vấn đề quan trọng khác có liên quan, đó là tổn thương do kim tiêm. Và tổ chứng Y tế thế giới WHO đã thống kê có khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm do lây nhiễm chéo gây ra bởi tổn thương do kim tiêm. Những ca tử vong sớm là do nguyên nhân này. Đây là 2 điều mà có thể các bạn đã từng nghe nói đến, nhưng kim tiêm và ống tiêm vẫn còn 2 mặt hạn chế mà có thể các bạn chưa từng biết đến. Thứ nhất là nó có thể hạn chế phản ứng miễn dịch của các loại vaccine thế hệ kế tiếp. Và thứ hai, nó gây ra khó khăn trong việc bảo quản lạnh. Tôi cũng sẽ trình bày điều này với quý vị. Tôi xin chia sẻ với quý vị về một số nghiên cứu công nghệ để giải quyết 4 vấn đề trên mà tôi và nhóm của mình đã thực hiện tại Đại học Queensland, Úc Và công nghệ đó được gọi là Nanopatch. Và đây là một mẫu của Nanopatch. Dưới mắt thường, nó trông như một hình vuông nhỏ hơn một con tem bưu điện, nhưng dưới kính hiển vi, những gì bạn thấy là hàng ngàn mũi kim siêu nhỏ mà mắt thường không thể thấy được. Và có khoảng 4.000 mũi kim trên miếng hình vuông này nếu so với kim tiêm. Và tôi đã thiết kế chúng nhằm thực hiện một vai trò then chốt, đó là kích thích hệ thống miễn dịch của da. Đó là một chức năng vô cùng quan trọng của Nanopatch. Chúng tôi chế tạo Nanopatch bằng một kĩ thuật gọi là "khắc ion phản ứng sâu". và kĩ thuật đặc thù này được vay mượn từ ngành công nghiệp bán dẫn, do đó nó có chi phí thấp và có thể được tung ra với số lượng lớn. Chúng tôi phủ vaccine khô lên những mũi kim của Nanopatch và dán nó lên da. Cách đơn giản nhất để sử dụng là dùng ngón tay, nhưng ngón tay của ta cũng có vài hạn chế, vì vậy chúng tôi đã sáng chế ra một thiết bị. Và nó rất đơn giản. Bạn có thể gọi nó là một ngón tay tinh vi. vận hành bằng lò xo. Những gì chúng ta làm là dán Nanopatch lên da-- (Nhấn) và ngay lập tức vài thứ sẽ xảy ra. Trước hết, những mũi kim trên Nanopatch đâm xuyên qua lớp sừng của da và vaccine tiết ra nhanh chóng, trong vòng dưới 1 phút. Sau đó, chúng ta có thể lấy Nanopatch ra và bỏ nó đi. Hơn nữa, chúng ta có thể tái sử dụng thiết bị này. Vừa rồi quý vị có thể thấy Nanopatch hoạt động như thế nào, và một vài thuận lợi to lớn của nó. Chúng ta đã nói về việc nó không có kim tiêm. Đây là những mũi kim mà thậm chí bạn không thể nhìn thấy, và dĩ nhiên hội chứng sợ kim tiêm cũng không còn là vấn đề. Bây giờ, chúng ta xét đến 2 thuận lợi to lớn khác: Một là cải thiện phản ứng miễn dịch khi truyền vaccine và hai là không cần phải bảo quản lạnh. Tôi sẽ bắt đầu với ý đầu tiên: tính sinh miễn dịch. Chúng ta cần chút thời gian để hiểu thêm điều này, nhưng tôi sẽ cố giải thích nó bằng những thuật ngữ đơn giản. Vì thế, tôi sẽ giải thích cho các bạn cơ chế làm việc của vaccine một cách dễ hiểu. Vaccine đưa vào cơ thể một chất gọi là kháng nguyên. Đó là một thể vi khuẩn vô hại. Vi khuẩn vô hại đó, hay còn gọi là kháng nguyên khiến cơ thể phát sinh phản ứng miễn dịch, học và ghi nhớ cách đối phó với kẻ xâm phạm. Khi kẻ xâm phạm thực sự xuất hiện, cơ thể nhanh chóng phát sinh phản ứng miễn dịch chống lại vaccine đó và vô hiệu hóa lây nhiễm. Và cơ thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bây giờ, phần lớn vaccine được đưa vào cơ thể bằng kim tiêm và ống tiêm theo cách đó, một công nghệ lạc hậu. Thế nhưng, điều gây tranh cãi là kim tiêm hạn chế phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nó bỏ qua điểm miễn dịch trên da. Để minh họa điều này, chúng ta cần tham gia vào một chuyến hành trình xuyên qua da, bắt đầu với 1 trong số những mũi kim và dán Nanopatch lên da. Và chúng ta thấy loại dữ liệu này. Đây là dữ liệu thực tế. Chúng ta có thể thấy rằng có 1 mũi kim của Nanopatch đâm xuyên qua da và những màu sắc đó minh họa cho những lớp da khác nhau. Để giúp các bạn hiểu về quy mô của nó, nếu cả kim tiêm cũng được thể hiện ở đây, nó sẽ vô cùng to lớn. Nó sẽ to gấp 10 lần so với kích thước màn hình, và đâm sâu cũng gấp 10 lần. Nó hoàn toàn đơn lẻ. Bạn có thể thấy ngay rằng (khi sử dụng Nanopatch) những mũi kim như vậy sẽ đâm xuyên qua da. Lớp màu đỏ là lớp sừng của da chết, nhưng lớp màu nâu và tím thẫm có chứa đầy tế bào miễn dịch. Ví dụ, trong lớp màu nâu có một loại tế bào gọi là tế bào Langerhans. Mỗi milimet vuông trên cơ thể có đầy các tế bào Langerhans, tế bào miễn dịch cũng như những tế bào khác mà chúng tôi không thể hiện trong bức ảnh. Nhưng các bạn có thể thấy ngay rằng Nanopatch có thể đạt được độ sâu cần thiết trên da. Chúng tôi kích thích hàng ngàn trong số hàng ngàn các tế bào đặc biệt nằm trên bề mặt da đó. Là người phát minh và thiết kế để thiết bị này làm được điều đó, tôi cảm thấy nó thật thú vị. Nhưng thế thì sao? Trong thế giới vaccine, nếu ta kích thích các tế bào, điều đó nghĩa là gì? Thế giới vaccine ngày càng tốt hơn. Nó ngày càng trở nên hệ thống hơn. Thế nhưng, quý vị không thể nào biết liệu vaccine có tác dụng hay không cho đến khi tiến hành thử nghiệm và chờ đợi. Thậm chí đến hôm nay, điều đó giống như một trò may rủi. Vì vậy, chúng ta vẫn phải đánh cược. Chúng ta lấy một vaccine cúm, phủ lên Nanopatch dán nó lên da, và chờ đợi. Và đây là lần thử nghiệm trên động vật sống. Chúng tôi chờ đợi suốt 1 tháng, và đây là điều mà chúng tôi đã phát hiện được. Đây là dữ liệu về phản ứng miễn dịch mà Nanopatch đã tạo ra (khi tiêm lên da) so với kim và ống tiêm (khi tiêm lên cơ). Ở trục ngang là liều lượng vaccine (đơn vị: nanogram) Ở trục dọc là phản ứng miễn dịch mà cơ thể tạo ra và đường gạch nối cho thấy ngưỡng bảo vệ. Nếu ở trên ngưỡng đó, phản ứng miễn dịch được xem là có tính bảo vệ, còn nếu ở dưới ngưỡng thì không. Ta có thể thấy đa phần đường màu đỏ nằm dưới ngưỡng và chỉ có đúng một điểm, khi tiêm bằng kim tiêm là có tính bảo vệ, và đó là với liều lượng vaccine cao 6.000 nanogram. Nhưng quý vị hãy chú ý đến sự khác biệt lớn của đường màu xanh. Đó là phản ứng miễn dịch mà cơ thể tạo ra khi sử dụng Nanopatch. Liều lượng vaccine truyền đi bằng Nanopatch gây ra phản ứng miễn dịch hoàn toàn khác. Đó là một cơ hội mới. Đột nhiên, chúng ta có một đòn bẩy hoàn toàn mới trong thế giới vaccine. Chúng ta có thể thúc đẩy nó theo cách dùng 1 vaccine có tác dụng nhưng quá đắt chỉ với liều lượng bằng 1/11 so với dùng kim tiêm. mà vẫn có tính bảo vệ. Điều đó có thể đột ngột giảm giá thành vaccine từ 10 dollar xuống còn 10 cent, và việc này là vô cùng quan trọng tại các nước đang phát triển. Nhưng vẫn còn 1 góc độ khác đối với vấn đề này. Các bạn có thể lấy vaccine hiện không có tác dụng và làm nó vượt được ngưỡng này và khiến nó có tính bảo vệ. Và chắc chắn rằng trong thế giới vaccine điều này là quan trọng. Hãy xét đến 3 căn bệnh nguy hiểm: HIV, sốt rét, lao phổi. Chúng gây ra cái chết cho 7 triệu người mỗi năm, và hiện không có đủ phương pháp chủng ngừa cho 3 bệnh này. Vì vậy, với đòn bẩy mới tiềm năng mà Nanopatch mang lại, chúng ta có thể làm được điều đó. Chúng ta có thể nâng đòn bẩy để làm các vaccine được chọn vượt qua ngưỡng. Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn làm việc trong phòng thí nghiệm với nhiều loại vaccine đã đạt được phản ứng miễn dịch tương tự như vaccine bệnh cúm. Tôi xin chuyển sang trình bày về một khiếm khuyết khác của vaccine ngày nay, đó chính là việc bảo quản lạnh. Và như tên gọi: bảo quản lạnh, đó là điều kiện để bảo quản vaccine từ lúc sản xuất cho đến khi được tiêm chủng, tức là ở trạng thái được giữ lạnh. Điều đó gây ra các thách thức về lưu trữ và vận chuyển, nhưng chúng tôi có cách để giải quyết điều này. Đây là 1 ví dụ khá cực đoan nhưng nó minh họa được các khó khăn về lưu trữ và vận chuyển, cụ thể ở những vùng thiếu thốn trang thiết bị cần thiết để bảo quản lạnh vaccine và duy trì chuỗi bảo quản lạnh. Nếu nhiệt độ quá ấm, vaccine sẽ hỏng, và điều thú vị là nếu nhiệt độ quá lạnh, vaccine cũng sẽ hỏng. Hiện giờ, rủi ro đó rất cao. Tổ chức WHO ước tính ở châu Phi, hơn một nửa số vaccine được sử dụng được xem như không có tác dụng bởi vì chuỗi bảo quản lạnh đã bị phá vỡ. Đó là một rắc rối lớn, vì khi sử dụng kim và ống tiêm, vaccine phải ở dạng lỏng, và khi ở dạng lỏng, nó cần được làm lạnh. Thuộc tính quan trọng của Nanopatch chính là việc vaccine ở dạng khô, và khi ở dạng khô, nó không cần được làm lạnh. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã cho thấy rằng vaccine có thể được bảo quản ở 23 độ C trong hơn 1 năm mà không mất đi hoạt tính. Đó là một sự cải tiến đáng kể. (Võ tay) Chúng tôi cũng rất vui mừng vì điều này. Và điều quan trọng là chúng tôi đã thực sự chứng minh được công dụng của Nanopatch trong bối cảnh phòng thí nghiệm. Với tư cách là 1 nhà khoa học, tôi yêu điều đó và yêu khoa học. Tuy nhiên, với tư cách là 1 kĩ sư, 1 kĩ sư sinh học và cũng là 1 con người, tôi sẽ không thỏa mãn cho đến khi mang được nó ra khỏi phòng thí nghiệm và đưa nó đến tay người dân với số lượng lớn, đặc biệt là cho những người cần nó nhất. Vì thế, chúng tôi đã bắt đầu chuyến hành trình đặc biệt này, và bắt đầu nó theo 1 cách khác lạ. Chúng tôi bắt đầu với Papua New Guinea. Giờ đây, Papua New Guinea là ví dụ của một quốc gia đang phát triển. Đất nước này có diện tích ngang bằng với Pháp, nhưng lại hứng chịu nhiều rào cản lớn tồn tại trong thế giới vaccine ngày nay. Đó chính là lưu trữ và vận chuyển. Ở đất nước này, chỉ có 800 tủ lạnh để bảo quản vaccine. Nhiều cái trong số chúng đã cũ kĩ, như chiếc này ở Port Moresby. Nhiều cái thì hỏng hóc và không có ở vùng cao nguyên, nơi rất cần chúng. Đó là một thách thức. Nhưng Papua New Guinea có số trường hợp nhiễm HPV, hay còn gọi là virus sinh u nhú ở người (yếu tố nguy cơ) cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vaccine đó lại không sẵn có ở số lượng lớn bởi vì giá thành quá đắt. Vì 2 lý do đó, cùng với các thuộc tính của Nanopatch, chúng tôi đã tham gia vào nghiên cứu và làm việc với Nanopatch và đưa nó đến Papua New Guinea và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nó trong thời gian sắp tới. Giờ đây, tiến hành công việc này là không hề dễ dàng. Đó là một thách thức, nhưng tôi không muốn làm việc gì khác , ngoại trừ việc này ra. Và khi nhìn về tương lai tôi muốn chia sẻ với các bạn một ý tưởng: Đó là ý tưởng về một tương lai mà con số 17 triệu người tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm chỉ còn là một chú thích lịch sử. Và nó có được là nhờ các vaccine được cải tiến, cải tiến 1 cách triệt để. Giờ đây, đứng trước các bạn ngày hôm nay tại nơi kim và ống tiêm, thiết bị có cách đây 160 năm ra đời, tôi trình bày với các bạn một hướng tiếp cận thay thế mà có thể khiến điều đó xảy ra, và đó chính là Nanopatch, một thiết bị không có kim tiêm, không gây đau đớn, không cần bảo quản lạnh và có khả năng cái thiện tính sinh miễn dịch. Xin chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Pat Mitchell: Đây là lần trở lại đầu tiên của chị với diễn đàn TEDWomen. Sheryl Sandberg: Vâng, lần trở lại đầu tiên. Hân hạnh được gặp mọi người. Thật tuyệt vời khi được thấy và gặp nhiều phụ nữ tại đây. Tôi không thường xuyên có trải nghiệm thế này, PM: Lần đầu chúng ta nói chuyện, chủ đề không phải là về truyền thông xã hội, mà về lĩnh vực chị đã có nhiều kiến thức và kinh nghiệm sự thiếu vắng những vị trí lãnh đạo, trong công nghệ và truyền thông xã hội. Nhưng điều gì khiến chị có ý tưởng, biến nó thành một bài TED Talk ? Tôi đã thật sợ hãi khi lên sân khấu này nói về phụ nữ, vì tôi lớn lên trong giới doanh nghiệp, như nhiều người trong chúng ta. Bạn sẽ không bao giờ nói về việc mình là phụ nữ, vì người khác có thể để ý rằng bạn là phụ nữ, đúng không? Hoặc tệ hơn, người ngồi phía bên kia sẽ cho rằng bạn đòi hỏi sự đối xử đặc biệt, hoặc đang than phiền. Tệ hơn nữa, bạn định kiện họ. Tôi đã trải qua những lúc như thế - (Cười) Phải không? Suốt thời làm doanh nghiệp đã qua, tôi chưa bao giờ nói về việc là phụ nữ, hay nói về nó trước công chúng. Nhưng tôi cũng nhận thấy việc đó không hiệu quả, Khi tốt nghiệp Đại học, 20 năm trước, tôi nghĩ rằng các ồng nghiệp của tôi là nam và nữ, các xếp của tôi đều là đàn ông nhưng điều đó sẽ thay đổi, bởi vì thế hệ các bạn đã làm được một điều tuyệt vời là đấu tranh cho bình đẳng, đây là lúc ta nhận lấy bình đẳng ấy cho mình. Sự thể lại không như thế, Bởi vì từ năm này qua năm khác, người như tôi ngày càng ít hơn, cho tới bây giờ, thường khi tôi là người phụ nữ duy nhất trong phòng họp. Và tôi đã nói chuyện với rất nhiều người, rằng liệu nên có một bài diễn thuyết tại TEDWomen, về phụ nữ hay không, và họ nói, ôi không, không nên. Nó sẽ chấm dứt sự nghiệp của chị. Không thể vừa điều hành doanh nghiệp, vừa kể chuyện mình là phụ nữ được. Người ta sẽ không coi trọng chị nữa. Nhưng may thay, có một số ít, một số đáng tự hào - như chị đây khuyên tôi nên có bài nói như vậy. Và tôi hỏi bản thân, câu hỏi mà Mark Zuckerberg người sáng lập ra Facebook và cũng là sếp của tôi, đã hỏi tất cả chúng tôi, rằng, tôi sẽ làm gì nếu không cảm thấy sợ hãi. Và câu trả lời là tôi sẽ bước lên sâu khấu của TED để nói về phụ nữ, về sự lãnh đạo. Tôi đã làm thế, và đã sống sót. (Vỗ tay) PM: Tôi có thể nói rằng, đó không chỉ là sống sót. Tôi còn nhớ khoảnh khắc đó, Sheryl, khi chúng ra cùng đứng đằng sau sân khấu, chị đã quay sang tôi rồi kể cho tôi nghe một câu chuyện. Và tôi đã nói -- vào phút cuối - , quả thật chị nên chia sẻ câu chuyện đó. SS: Ồ, dĩ nhiên rồi PM: Vậy câu chuyện là như thế nào? SS: Vâng, đó là phần quan trọng của cuộc hành trình mang tôi tới đây. ban đầu TEDWomen bắt đầu tại D.C- và tôi đã lên máy bay trước đó một ngày, con gái ba tuổi của tôi ôm lấy chân tôi, nó bảo: " Mẹ ơi, mẹ đừng đi" Và Pat là một người bạn, không liên quan lắm tới bài nói chuyện tôi định trình bày nó đầy những sự kiện và con số, không có gì riêng tư cả, Tôi kể Pat nghe chuyện này. Tôi bảo, chà, hôm nay mình mệt đây. Hôm qua con gái tôi ôm lấy chân tôi và nói "Mẹ đừng đi" Chị đã nhìn thẳng vào tôi và nói, "Chị hãy kể câu chính câu chuyện đó đi" Tôi nói, trên sân khấu của TED ư? Chị đùa chăng? Tôi sẽ đứng trên sân khấu và thú nhận rằng con gái tôi đã ôm lấy chân tôi? Và chị đáp, phải, bởi vì nếu chị muốn nói về việc cần có nhiều phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, chị sẽ phải nói thành thực rằng điều đó khó đến thế nào. Tôi đã làm như vậy. Và tôi nghĩ đó là phần quan trọng của cuộc hành trình. Điều tương tự xảy ra khi tôi viết sách. Tôi đã bắt đầu viết nó. Chương đầu tiên Tôi đã nghĩ nó khó tin quá. Đầy những dữ liệu con số, Tôi đã viết 3 trang về chế độ mẫu hệ bộ lạc Maasai và kiểu xã hội của họ Chồng tôi đọc ngấu nghiến như ăn bánh Wheaties vậy. (Cười) Và tôi phải xin lỗi hãng Wheaties nếu không một ai đọc cuốn sách này. Rồi từ từ, tôi nhận ra mình phải trở nên trung thực và cởi mở hơn, và tôi phải kể câu chuyện của mình. Nhiều cái trong đó chưa được tự tin, Cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại. Khóc ở nơi làm việc. Cảm giác như lạc loài, cảm giác tội lỗi cho tới tận hôm nay. Và một phần của cuộc hành trình, bắt đầu từ sân khấu này, đi tới chỗ "Tin ở sức mình," đi tới một nền tảng chắc chắn, là cởi mở và trung thực trước thách thức, để cho những người phụ nữ khác cũng có thể cởi mở và trung thực hơn, và tất cả chúng ta có thể cùng nhau tiến tới sự bình đẳng thật sự. PM: tôi nghĩ đó là một trong những phần nổi bật nhất của cuốn sách, một trong những nguyên nhân khiến người ta chú ý và hưởng ứng từ khắp thế giới, đó là những chia sẻ cá nhân thân tình trong cuốn sách, và chị đã làm rõ được một điều vô cùng quan trọng cho phụ nữ đó là chị cũng có khó khăn như nhiều người trong chúng ta đang gặp, khi đối mặt với trở ngại, rào cản và cả những người không đồng tư tưởng. Chị hãy nói về quá trình đó: quyết định công khai bày tỏ những riêng tư rồi chị đặt bản thân vào vị trí của một chuyên gia để chỉ ra cách giải quyết những khó khăn ấy. SS: Sau khi tôi phát biểu tại TED, điều xảy ra là, chị biết đấy, tôi chưa bao giờ có ý định viết sách, tôi không phải là tác giả, càng không phải nhà văn, cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt, và bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người. Tôi đã nhận được một điều tuyệt vời một trong những lá thư đầu tiên từ một phụ nữ, cô ấy được thăng chức, và cô đã từ chối. Cô kể với người bạn thân nhất của mình, người bạn đó nói rằng, cậu cần xem bài nói chuyện này của TED. Cô ấy đã xem bài nói chuyện, và hôm sau trở lại nơi làm, cô đã nhận sự đề bạt đó, khi trở về nhà, cô đưa cho chồng danh sách thức ăn cần mua (Cười) Cô đã nói, tôi có thể làm việc này. Điều khiến tôi chú ý - là không phải chỉ phụ nữ trong doanh nghiệp dù tôi đã nghe nhiều từ họ, chuyện này không chỉ ảnh hưởng tới họ, mà còn tới nhiều người khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Tôi đã gặp một bác sỹ ở Johns Hopkins , anh ta nói rằng cho tới lúc anh xem bài nói chuyện của tôi ở TED, dù một nửa số học viên trường Y trong lớp của anh ta là phụ nữ, họ không hề phát biểu nhiều như những học viên nam. Vì thế, anh bắt đầu chú ý những cánh tay giơ lên và nhận ra chỉ có học viên nam giơ tay mà thôi. Thế là anh bắt đầu khuyến khích các học viên nữ phát biểu nhiều hơn, nhưng việc đó không hiệu quả. Anh nói với cả lớp, không cần giơ tay nữa, tôi sẽ gọi tên. Anh cho số học sinh nam và nữ có cơ hội phát biểu bằng nhau và nhận thấy các học viên nữ trả lời tốt như nam hoặc xuất sắc hơn nam, anh đến với họ và nói với họ điều đó. tiếp đó có một bà nội trợ, sống ở một nơi khó khăn, không có trường lớp tốt, cô chưa bao giờ có công việc ở một công ty nào nhưng bài nói của TED khích lệ cô tới trường và đấu tranh để con của cô có giáo viên tốt hơn. Và tôi cho rằng đó chính là việc tìm ra tiếng nói của mình. Tôi nhận ra rằng những phụ nữ và nam giới khác đều có thể tìm tiếng nói của họ qua đó, đó là lý do tôi đi từ bài nói chuyện tới cuốn sách. PM: Và trong cuốn sách, chị không chỉ tìm ra tiếng nói của mình, rất rõ ràng và mạnh mẽ, mà còn chia sẻ những điều học được -- qua kinh nghiệm của người khác trong các bài học đó. Và đó là điều tôi đang định nói tới, chị đã đặt bản thân mình vào vị trí -- chị đã thành một chuyên gia trong việc làm thế nào để tin ở sức mình. Vậy chị đã cảm thấy như thế nào, và trở nên như thế nào trong cuộc sống của mình? Để không chỉ viết cuốn sách bán chạy nhất, hay có bài nói chuyện được xem nhiều nhất, mà là tạo một sự chuyển biến, khi người ta mô tả hành động của mình trong công việc như là, Tôi đang tin ở sức mình, theo nghĩa đen. SS: Tôi càm thấy biết ơn, vinh dự và hạnh phúc, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi không biết liệu tôi có thật là một chuyên gia không. Tôi đã thực hiện nhiều khảo sát, đọc từng bài nghiên cứu, và nghiền ngẫm tư liệu, và những bài học đó rất rõ ràng. Bởi vì đây là điều chúng ta đều biết: Là những định kiến đang kìm giữ người phụ nữ khỏi vai trò lãnh đạo trên thế giới. Vấn để đó thật bức xúc. Tin ở sức mình có ý nghĩa toàn cầu, tôi nói về điều này khắp nơi trên thế giới-- văn hóa quá khác nhau. Ngay cả trong nước chúng ta, cho tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tới Châu Á, Châu Âu, mọi thứ quá khác nhau, trừ môt điều: giới tính. Trên toàn thế giới, dù văn hóa của chúng ta là gì, chúng ta đều cho rằng đàn ông thì phải cứng rắn, quyết đoán, mạnh mẽ và có tiếng nói; chúng ta đều nghĩ phụ nữ nên hỏi thì mới nói, hay giúp đỡ người khác. Hiện nay trên toàn thế giới, phụ nữ được gọi là "bossy", Nước nào cũng có từ "thích sai khiến," dành cho các cô gái nhỏ, trong mọi ngôn ngữ. Đó là từ hiếm ai dùng cho các bé trai, bởi vì nếu một bé trai dẫn dắt, người ta không dùng từ tiêu cực như thế, vì đó là cái người ta trông đợi. Nhưng nếu là một bé gái, cô ta là kẻ thích điều khiển người khác. Ở đây không có nhiều khán giản nam, nhưng hãy tha lỗi cho tôi. Nếu các bạn là nam, bạn sẽ phải là đại diện cho giới của bạn. Hãy giơ tay nếu bạn từng bị cho là quá hung hăng ở nơi làm việc. (Cười) Luôn luôn có một số ít người, khoảng năm phần trăm. Nào, hãy sẵn sàng, các quý ông. Nếu bạn là một người phụ nữ, hãy giơ tay nếu bạn từng bị cho là quá hung hăng ở nơi làm việc. (Cười) Đó là điều các khán giả đã nói ở mọi nước trên thế giới, và điều đó được chứng minh rất rõ qua số liệu. Giờ chúng ta có nghĩ rằng phụ nữ hung hăng hơn đàn ông không? Dĩ nhiên là không. Đó chỉ là chúng ta đánh giá qua một lăng kính khác, nhiều tính cách bạn phải thể hiện ở nơi làm việc, để đạt được kết quả, để lãnh đạo, tính cách ấy nếu thuộc về một người đàn ông, anh ta là xếp, nếu tính cách đó thuộc về một phụ nữ, cô ta là người thích sai khiến/bossy. Tin mừng là chúng ta có thể thay đổi điều này bằng cách thừa nhận nó. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tôi trong hành trình này là, sau khi cuốn sách được xuất bản, tôi đã đứng trên cùng sân khấu với John Chambers, CEO của Cisco. Ông đọc cuốn sách. Ông đứng trên sân khấu cùng tôi, mời tôi tới trước ban lãnh đạo của ông, gồm cả đàn ông và phụ nữ, rồi ông nói "Tôi đã nghĩ mình giỏi về việc này. Và rồi tôi đọc cuốn sách này, và tôi nhận ra rằng chúng tôi - công ty của tôi - chúng tôi đều cho rằng các lãnh đạo nữ của chúng tôi đều quá hung hăng, trên sân khấu này, tôi muốn xin lỗi về điều đó. Và tôi muốn chị biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ làm như vậy nữa." PM: Liệu ta có thể gửi thông điệp đó tới nhiều người khác mà chúng ta biết? (Vỗ tay) SS: John làm điều đó vì ông tin rằng đó là điều tốt cho công ty, thừa nhận về định kiến có thể thay đổi nó. Lần tới nếu các bạn thấy ai đó gọi một cô bé là bossy bạn hãy bước ngay tới trước mặt người đó, cười thật niềm nở, và nói "Cô bé này không phải bossy. Cô ta có kĩ năng điều hành và lãnh đạo." (Cười) PM: Tôi biết đó là điều bà nói với con gái của mình. SS: Chắc chắn rồi. PM: Bà đã dồn tâm sức vào cuốn sách này -- và lý do bà viết cuốn sách đó là để tạo ra một cuộc đối thoại về nó. Ý tôi là, hãy cùng đưa nó ra công chúng, đối mặt với sự thật rằng --- trong một thời đại có nhiều cánh cửa rộng mở, và nhiều cơ hội hơn --- nhưng người phụ nữ vẫn chưa dành được vị trí lãnh đạo. Vì thế những tháng sau khi cuốn sách ra đời, trong đó "Tin ở sức mình" tập trung vào sự thật đó và cho rằng, vẫn còn những thử thách chúng ta phải tự đối mặt, và tự tra xét bản thân. Điều gì đã thay đổi? Các bạn có nhận thấy những thay đổi không? SS: Vâng, chắc chắn đối thoại còn nhiều và hẳn sẽ rất thú vị. Nhưng điều quan trọng là hành động vì thế mỗi nơi tôi đến, các CEO, phần lớn là đàn ông; họ bảo tôi, cô làm tôi tốn khá nhiều tiền đấy bởi vì tất cả phụ nữ đều muốn được trả lương ngang với đàn ông. Tôi đã đáp lời, tôi không lấy làm tiếc về điều đó chút nào. (Cười ) Không một chút nào, ý tôi là phụ nữ phải được hưởng lương ngang bằng với đàn ông, Mỗi nơi tôi đến, những người phụ nữ kể với tôi rằng họ yêu cầu tăng lương. Mỗi nơi tôi đến, phụ nữ nói rằng họ đang có quan hệ ngày một tốt hơn với bạn đời, họ đòi hỏi sự giúp đỡ nhiều hơn ở nhà, họ đòi hỏi sự thăng tiến xứng đáng nơi làm việc, quan trọng hơn, họ tin vào bản thân mình, dù trong những điều nhỏ nhoi. Một quan chức bảo tôi rằng ông đã không nhận ra thực tế nhiều phụ nữ, ngồi ở rìa căn phòng, nay ông đặt ra quy định rằng tất cả nhân viên là nữ cần ngồi vào bàn. Nền tảng tôi đặt ra trong cuốn "Tin ở sức mình" đã giúp phụ nữ, hay nam giới, lập ra những vòng tròn - những nhóm nhỏ, có thể là 10 người, hoặc bao nhiêu tùy bạn, sẽ gặp nhau một tháng một lần. Tôi đã hi vọng rằng cho tới giờ, chúng tôi có khoảng 500 vòng tròn. Rất tuyệt Chị biết đấy, 500 lần 10, khoảng thế. Hiện đang có hơn 12,000 vòng tròn ở 50 quốc gia trên thế giới. PM: Wow, thật kỳ diệu, SS: Và đây là những người sẽ gặp nhau mỗi tháng. Tôi đã gặp một nhóm, khi tôi ở Bắc Kinh Một nhóm phụ nữ tầm 29 hoặc 30, bắt đầu vòng tròn "Tin ở sức mình" ở Bắc Kinh, một vài người trong số đó lớn lên ở vùng nông thôn rất nghèo của Trung Quốc Họ đều 29 tuổi, và họ bị xã hội của họ gọi là "đồ thừa" bởi vì họ vẫn chưa kết hôn, và cái tiến trình mỗi tháng một lần gặp nhau đó giúp họ nhận ra bản thân mình là ai, họ muốn gì trong sự nghiệp của mình, kiểu bạn đời mơ ước, nếu có. Tôi nhìn vào họ, chúng tôi làm một vòng giới thiệu bản thân, Họ đều nói rõ tên họ, quê quán tôi cũng giởi thiệu, tôi là Sheryl Sangberg, và đây là giấc mơ của tôi. Và tôi bắt đầu khóc. Phải, tôi thừa nhận điều đó. Đúng không? Trước đó tôi đã đề cập rồi. Nhưng sự thật một người phụ nữ lớn lên ở một làng nghèo xa xôi trên thế giới, và bị bắt phải kết hôn với một người cô ấy không muốn, giờ có thể gặp mỗi tháng một lần với nhóm ở đây và từ chối kết hôn, và tự tìm cuộc sống của riêng mình. Đó là sự thay đổi mà chúng tôi luôn hi vọng PM: Chị có ngạc nhiên bởi đây là một thông điệp toàn cầu không? Vì khi cuốn sách lần đầu xuất bản, nhiều người đã nghĩ, đây là cuốn sách quan trọng với những phụ nữ trẻ trên đường thăng tiến. Họ cần phải đọc nó, lường trước những rào cản, và thừa nhận chúng, công khai và đối thoại về chúng, thực là nó dành cho những người phụ nữ theo đuổi thành công trong thế giới doanh nghiệp thế nhưng cuốn sách đang được đón đọc ở các nước đang phát triền và các nước nông nghiệp Thế phần nào trong đó khiến chị ngạc nhiên và có thể dẫn tới một cái nhìn mới SS: Cuốn sách này viết về sự tự tin, sự bình đẳng. Và giờ, khắp nơi trên thế giới, phụ nữ cần tự tin nhiều hơn vào bản thân, bởi vì thế giới bảo rằng chúng ta không ngang bằng với những người đàn ông Ở khắp mọi nơi trong thế giới đàn ông có "và" còn phụ nữ chỉ có "hoặc", Tôi chưa gặp một người đàn ông bị hỏi làm thế nào anh làm được tất cả thế. (Cười) Một lần nữa, tôi muốn hỏi các quý ông có mặt ở đây: Làm ơn giơ tay nếu từng được hỏi là, làm thế nào anh làm được tất cả thế? (Cười) Chỉ đàn ông thôi. Nào các quý bà, quý cô. Làm ơn giơ tay nếu từng được hỏi là làm thế nào cô tự làm được hết thế? Chúng ta nghĩ rằng đàn ông có thể làm được tất, có công việc và con cái. Còn phụ nữ thì không thể, điều đó thật nực cười, bởi vì phần lớn những người phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, gồm cả Mỹ, làm việc suốt ngày và có con cái. Và tôi cho rằng người ta không hiểu hết rằng thông điệp đó rộng lớn như thế nào Có một vòng tròn được lập ra dành cho gái mại dâm được giải cứu ở Miami. Họ đang sử dụng "Tin ở sức mình" để giúp đỡ mọi người thay đổi trở về một cuộc sống có phẩm giá, giải cứu họ khỏi các kẻ môi giới. Có những nhóm ở Texas gồm những phụ nữ chưa bao giờ học đại học cũng đang sử dụng cuốn sách. và chúng ta biết có những nhóm ở Ethiopia. Và những thông điệp về bình đẳng - phụ nữ được chỉ ra rằng họ không thể có được những thứ đàn ông có -- sao lại cho rằng quyền lãnh đạo chỉ dành cho đàn ông, rằng chỉ đàn công có tiếng nói thông điệp ấy ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, chúng có tính toàn cầu Và đó là một phần mà TEDWomen đang làm. Nó đoàn kết tất cả chúng ta vì một sự nghiệp chúng ta tin tưởng nhiều phụ nữ hơn, nhiều tiếng nói hơn, nhiều bình đẳng hơn. PM: Nếu bây giờ chị được mời có một bài nói chuyện nữa của TEDWomen, cá nhân bà sẽ nói gì sau kết quả của lần trải nghiệm này, và điều bà học hỏi được về phụ nữ, và về đàn ông, khi bà kết thúc hành trình này? SS: Tôi nghĩ tôi sẽ nói - tôi đã cố gắng nhấn mạnh, nhưng tôi có thể nhấn mạnh hơn nữa -- tôi muốn nói rằng tình trạng hiện nay là không đủ. rằng nó không đủ tốt, rằng nó thay đổi không đủ nhanh. Từ lúc tôi có bài nói tại TED và xuất bản cuốn sách, Điều tra Dân số lại đưa ra dữ liệu của một năm khác. Và bạn biết chúng tôi nhân ra điều gì không? Chưa có chút thay đổi nào trong khoảng cách tiền lương cho phụ nữ ở Mỹ bảy mươi bảy cents trên một đô-la Nếu bạn là phụ nữ da đen, 64 cents. Nếu bạn là phụ nữ Latinh, sẽ chỉ ở mức 54 cents. Lần cuối cùng những con số ấy tăng lên khi nào? Năm 2002 Chúng ta đang đình trệ, chúng ta trì trệ theo nhiều cách. Và tôi nghĩ chúng ta không thực sự trung thực về điều đó, vì quá nhiều lí do. Rất khó để nói chuyện về giới. Chúng ta né tránh từ "nữ quyền," một từ tôi thực sự nghĩ là phải bảo vệ nó. Chúng ta cần loại bỏ từ "như ông chủ" (Vỗ tay) Tôi nghĩ là tôi cần nói lớn tiếng hơn, chúng ta phải loại bỏ từ "thích sai khiến" và mang trở lại từ "nữ quyền", bởi vì chúng ta cần nó (Vỗ tay) PM: Và chúng ta đều cần nhiều hơn sự tin vào sức mình SS: Nhiều nhiều hơn tin vào sức mình PM: Cảm ơn, Sheryl. Cảm ơn thông điệp tin vào sức mình và nói rằng có thể làm được SS: Xin cảm ơn quý vị (Vỗ tay) Hai năm trước, phải nói là tôi không gặp vấn đề gì. Hai năm trước, tôi biết chính xác một biểu tượng trông như thế nào. Nó trông như thế này. Biểu tượng của tất cả mọi người, cũng là vị trí mặc định của người giám tuyển tranh thời Phục hưng của Ý, chính là tôi lúc đó. Nói một cái khác, đây cũng là một chọn lựa mặc định khác. Bức họa có hồn và tinh tế của Leonardo da Vinci "Quý bà và con chồn." Và tôi dùng từ đó, có hồn, một cách cẩn trọng. Hoặc là bức này, hay bức này: hai phiên bản của bức "Virgin of the Rocks" lần đầu tiên sắp được trưng bày cùng nhau ở London. Tôi đã rất vất vả khi tổ chức buổi triển lãm này. Tôi thực sự dành tất cả tâm trí vào Leonardo, và tôi đã làm thế trong ba năm. Vì thế, đầu óc tôi lúc nào cũng đầy hình ảnh về ông ấy. Leonardo đã dạy tôi, trong suốt ba năm đó, về những gì một bức tranh có thể làm. Về việc đưa bạn từ thế giới vật chất sang thế giới tâm hồn. Ông nói, thật ra, ông tin rằng công việc của một họa sĩ là vẽ tất cả mọi thứ từ hữu hình đến vô hình trong vũ trụ này. Đó là một nhiệm vụ lớn lao. Nhưng ông bằng cách nào đó đã làm được. Theo tôi, ông đã chỉ cho chúng ta tâm hồn của con người. Ông cho chúng ta thấy là chúng ta có năng lực để đi vào thế giới tâm hồn. Để thấy hình ảnh của một vũ trụ hoàn hảo hơn những gì ta có. Để thấy dự định của Chúa, theo một ý nghĩa nào đó. Điều này, theo một ý nghĩa nào đó, chính là những điều tôi nghĩ về một biểu tượng. Vào lúc đó, tôi bắt đầu nói chuyện với Tom Campbell, giám đốc bảo tàng Metropolitan, về những dự định tiếp theo của tôi. Dự định trở về với cuộc sống trong quá khứ, một dự định tôi đã bắt đầu tại bảo tàng Anh, trở về với thế giới ba chiều-- thế giới của các tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật trang trí-- để tiếp nhận phòng điêu khắc và nghệ thuật trang trí Châu Âu, ở đây tại Met. Nhưng đó từng là một thời gian vô cùng bận rộn. Tất cả các cuộc đàm thoại đã diễn ra vào những thời điểm rất kỳ dị trong ngày-- qua điện thoại. Cuối cùng, tôi chấp nhận công việc khi thực tế không hề có mặt ở đó Phải nói lại rằng, tôi đã tới đó cách đây vài năm, nhưng chỉ một lần đó thôi. Vậy là chỉ ngay trước khi buổi triển lãm Leonardo sắp mở cửa rốt cuộc tôi đã quay trở lại bảo tàng Met, trở lại New York, để nhận nhiệm vụ mới của tôi. Để xem các tác phẩm điêu khắc châu Âu và nghệ thuật trang trí trông thế nào, ngoài những bộ sưu tập thời Phục hưng mà tôi đã quá quen thuộc. Và tôi đã nghĩ vào ngày đầu tiên đó, rằng tốt hơn hết nên dạo quanh các phòng trưng bày. Năm mươi bảy phòng trưng bày-- như 57 biến thể của đậu nướng, đúng là thế. Tôi đi một lượt và bắt đầu với lĩnh vực tôi thấy thoải mái, thời kỳ Phục Hưng ở Ý. Sau đó tôi di chuyển dần ra xung quanh, đôi lúc cảm thấy hơi mất phương hướng. Đầu óc tôi đầy hình ảnh của triển lãm Leonardo sắp mở cửa, và tôi tình cờ thấy cái này. Tôi nghĩ thầm: mình vừa làm cái quái quỷ gì vậy? Hoàn toàn không có liên tưởng nào trong đầu và thực tế, nếu có bất cứ cảm xúc nào, thì đó là sự ghê tởm. Tôi cảm thấy vật này hoàn toàn kì lạ. Ngớ ngẩn đến mức độ tôi chưa từng biết đến. Và sau đó mọi việc còn tồi tệ hơn-- có tới hai thứ như vậy. (Tiếng cười) Vì vậy, tôi bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao tôi lại không thích chúng đến như vậy. Cái gì làm tôi không thích ở đây? À, có quá nhiều vàng, quá thô tục. Bạn biết đấy, rất giàu xổi, thẳng thắn mà nói. Chính Leonardo đã rao giảng chống lại việc sử dụng vàng, vì thế thời đó nó bị nguyền rủa. Đã thế còn có những cành hoa nhỏ ở khắp mọi nơi. (Tiếng cười) Cuối cùng là cái màu hồng. Cái màu hồng chết tiệt đó. Nó quả thực là một màu nhân tạo bất thường. Ý tôi là, nó là cái màu mà tôi thực sự chưa bao giờ thấy trong tự nhiên, cái màu đó, cái sắc thái đó. Đã thế nó còn có phục trang riêng. (Tiếng cười) Chút đường viền, chút kim bóng, chút bồng bềnh ở dưới đáy của chiếc bình. Nó gợi nhắc tôi, một cách kì quặc, về tiệc sinh nhật thứ năm của cháu gái tôi. Khi tất cả các cô bé đến như một công chúa hay một nàng tiên. Thì có một cô bé xuất hiện như một công chúa tiên. Ước gì bạn có thể nhìn thấy cảnh đó. (Tiếng cười) Và tôi nhận ra rằng nó đã ở trong tâm trí của tôi, sinh ra từ cùng một bộ óc, một bụng mẹ, thật ra là như Barbie Ballerina. (Tiếng cười) Và sau đó là những con voi. (Tiếng cười) Những con voi bất thường trông có vẻ hung dữ một cách kỳ lạ và lông mi Greta Garbo, cùng những nanh vàng. Tôi nhận ra là con voi này hoàn toàn không liên quan đến cuộc diễu hành hùng vĩ xuyên Serengeti. Đó là cơn ác mộng Dumbo. (Tiếng cười) Nhưng một điều quan trọng hơn cũng đã diễn ra. Những đồ vật này, đối với tôi, là tinh túy của một thứ mà tôi và những người bạn theo tư tưởng tự do ở London đã luôn coi là sự đúc kết của một cái gì đó thương tâm về tầng lớp quý tộc Pháp trong thế kỷ 18. Cái nhãn đã nói với tôi rằng chúng được làm bởi nhà máy Sèvres, bằng sứ vào cuối thập niên 1750, và được một nhà thiết kế tên là Jean-Claude Duplessis, thiết kế một người thực sự rất đặc biệt mà sau đó tôi mới biết. Nhưng với tôi, chúng tập hợp thành một loại, vô dụng tuyệt đối của tầng lớp quý tộc trong thế kỷ 18. Tôi và đồng nghiệp luôn nghĩ rằng những đồ vật này thật ra đã dẫn tới ý tưởng bạn biết đấy - không lạ gì khi chúng ta đã có một cuộc cách mạng Hay đúng hơn, cảm ơn Chúa đã có cuộc cách mạng. Thực sự đã có một ý tưởng, rằng, nếu bạn sở hữu một cái bình như thế này, thì bạn thực sự chỉ có thể có một số phận. (Tiếng cười) Vậy đó, tôi đã -- cực kỳ hoảng hồn. Nhưng tôi vẫn chấp nhận và tiếp tục quan sát những cái bình đó. Đúng hơn là tôi phải làm thế vì chúng được bày trên đường tham quan một chiều ở Met. Vì vậy, dù tôi có đi đâu thì chúng vẫn ở đó. Chúng tạo ra một sự đam mê kì lạ, giống như một tai nạn xe hơi. Khi tôi không thể ngừng nhìn. Và tôi đã làm như vậy, tôi bắt đầu nghĩ: Vâng, chúng ta thực sự đang nhìn gì đây? Và tôi bắt đầu bằng việc tìm hiểu nó như một tuyệt phẩm thiết kế. Hơi mất thời gian một chút. Nhưng ví dụ như bộ phục trang đó - thật ra là một tác phẩm đẹp theo cách riêng của nó. Nó nhẹ nhàng một cách kỳ lạ. chưa hết, nó cũng vô cùng cân đối. Nó có những yếu tố của điêu khắc. Và cũng là một lối chơi giữa -- cách xử lý và phối màu sắc thực sự cẩn thận, và bề mặt của tác phẩm, thực sự rất xuất sắc. Sau đó tôi biết được rằng chúng đã vào lò nung bốn lần, ít nhất là bốn lần để được như này. theo bạn có bao sự tình cờ ngẫu nhiên có thể xảy ra với đồ vật này? Hãy nhớ rằng, không phải chỉ một, mà là hai. Tức là, ông ấy phải tạo ra 2 cái bình hoàn toàn giống nhau. Rồi còn câu hỏi về sự vô dụng. Thật ra, cuối vòi con voi chính là khay đỡ nến Vì vậy bạn sẽ có nến ở hai bên. Hãy tưởng tượng tác dụng của ánh nến lên bề mặt của nó. Trên cái màu hồng không đồng đều, trên màu vàng đẹp tuyệt đó. Nó sẽ lung linh trong một căn nhà, hơi giống một bông pháo hoa nhỏ. Và vào lúc đó, thật sự pháo hoa đã diễn ra trong đầu tôi. Ai đó nhắc nhở tôi rằng, từ 'kỳ lạ'-- đối với tôi mô tả bao quát được đồ vật này-- thật ra đến từ cùng 1 gốc với từ 'kỳ diệu'. Và những đồ vật này theo một cách nào đó, cũng như những bức tranh của Leonardo da Vinci, là cánh cổng ra một thế giới khác. Đây là một đồ vật của trí tưởng tượng. Nếu bạn nghĩ về các vở opera của thế kỷ 18 điên loạn - xảy ra ở khu vực Viễn Đông Nếu bạn nghĩ về những chiếc trường kỷ và cái nhìn phê thuốc của con voi màu hồng, thì bạn sẽ thấy đồ vật này bắt đầu có ý nghĩa. Đây là một đồ vật của sự giải thoát. Một sự giải thoát đã diễn ra-- sự giải thoát mà tầng lớp quý tộc ở Pháp đã cố ý tìm kiếm để tạo sự khác biệt với những người bình thường. Tuy nhiên, đó không phải là sự giải thoát làm chúng ta cảm thấy thực sự hạnh phúc như thời nay. Và một lần nữa, khi tiếp tục nghĩ về chúng, tôi nhận ra rằng theo một cách nào đó chúng ta đều là nạn nhân của một loại chuyên chế nhất định, của chiến thắng của chủ nghĩa hiện đại nơi mà hình dáng và tác dụng của một đồ vật phải được làm theo nhau hoặc người ta nghĩ là phải thế. Và các vật trang trí không liên quan thật sự, về bản chất được coi là tội ác. Nó là chiến thắng, theo cách nào đó, của giá trị tư sản trước giá trị quý tộc. Điều này có vẻ tốt. Ngoại trừ một thực tế rằng nó sẽ cô lập trí tưởng tượng. Cũng như trong thế kỷ 20, rất nhiều người nghĩ rằng Đức tin của họ diễn ra vào ngày Sa-bát, còn phần còn lại của cuộc sống-- khi họ rửa chén và chỉnh răng-- thì diễn ra vào một ngày khác. Từ đó, tôi nghĩ rằng chúng ta đang bắt đầu giống vậy. Chúng ta cho phép bản thân sống cuộc sống tưởng tượng phía trước màn hình. Trong bóng tối của rạp chiếu phim, với chiếc TV đặt ở góc phòng. Chúng ta đã loại bỏ, theo một cách nào đó, sự bất biến của trí tưởng tượng mà những chiếc bình này đại điện trong cuộc sống. Vì vậy, có lẽ đã tới lúc chúng ta mang chúng trở lại. Tôi nghĩ nó đã bắt đầu diễn ra. Ví dụ ở London với những tòa nhà bất thường đã xuất hiện trong vài năm qua. Điều này, theo cách nhìn của khoa học viễn tưởng biến London thành một sân chơi tưởng tượng. Thật sự rất tuyệt khi nhìn ra từ một tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên ngay cả lúc đó, cũng có một sự chống đối. London đã gọi là những tòa nhà đó là Dưa Chuột, Cánh Cứng, Điện Đài-- để đưa những tòa nhà chọc trời đó về với thực tại. Có người nghĩ rằng chúng ta không cần những thứ được làm trong lo lắng, những chuyến đi tưởng tượng này trong cuộc sống hàng ngày. Tôi cảm thấy may mắn vì đã được nhìn thấy cái này. (Tiếng cười) Tôi tìm thấy anh ta trên Internet khi đang tìm tài liệu tham khảo. Và anh ta xuất hiện. Và không giống như cái bình có con voi màu hồng, lần này giống như tình yêu sét đánh. Thực tế, tôi đã cưới anh ta. Tôi đã mua anh ta. Và giờ anh ta đang trang hoàng cho văn phòng của tôi. Anh là một người Staffordshire được làm vào giữa thế kỷ 19. Anh đại diện cho diễn viên, Edmund Kean, người đóng vai Richard III của Shakespeare. Và anh đứng trên một miếng sứ còn cao cấp hơn. Vì thế tôi yêu anh, trên phương diện lịch sử nghệ thuật, Tôi yêu chất lượng của lớp gốm. Nhưng hơn tất cả, tôi yêu anh ấy. Theo cách tôi từng nghĩ là không thể khi tôi chưa nhìn thấy cái bình hồng Sèvres vào thời tôi làm triển lãm Leonardo. Tôi yêu nòng súng màu cam và hồng của anh ấy. Tôi yêu sự thật là anh ấy có vẻ sắp ra trận, sau khi vừa tắm xong. (Tiếng cười) Có vẻ là anh còn quên cả thanh kiếm của mình. Tôi thích đôi má nhỏ màu hồng, thích năng lượng của anh ấy. Theo cách nào đó anh ấy đã trở thành tri kỷ. Anh ấy, tôi hy vọng, vẫn có chút trang nghiêm nhưng phần lớn vẫn là thô tục. (Tiếng cười) Và tràn đầy năng lượng, tôi hy vọng thế. Tôi đưa anh vào cuộc sống của mình bởi chiếc bình voi hồng Sèvres cho tôi làm vậy. Và giống như Leonardo trước đó, Tôi hiểu rằng đồ này có thể là một phần hành trình mỗi ngày của tôi ngồi trong văn phòng của tôi. Tôi thực sự hy vọng rằng những người khác, tất cả các bạn, khi đến nhìn chúng trong bảo tàng, rồi mang chúng về nhà và tự quan sát chúng, sẽ cho phép những đồ vật này được vùng vẫy trong trí tưởng tượng của bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Công việc của tôi là thiết kế, chế tạo và nghiên cứu các rô bốt tương tác với con người. Nhưng chuyện này không bắt đầu từ rô bốt mà từ phim hoạt hình. Lần đầu tiên xem phim "Luxo Jr." của Pixar tôi vô cùng ngạc nhiên với nhiều cảm xúc họ có thể truyền vào những vật bình thường như chiếc đèn bàn. Hãy xem -- đến cuối bộ phim, bạn thực sự cảm nhận điều gì đó ở hai đồ vật này. (Cười) Như đã nói, tôi phải học để làm điều này. Vậy là tôi có một quyết định tệ hại về nghề nghiệp Mẹ tôi giống như này khi tôi quyết định điều đó. (Cười) Tôi bỏ việc về công nghệ rất hời ở Israel ở một công ty phần mềm và chuyển đến New York để học hoạt hình. Và tôi sống ở đó trong một căn hộ sắp sập ở Harlem với vài bạn cùng phòng. Tôi không nói ẩn dụ đâu, cái trần nhà đã sập thật, vào một ngày nọ ở phòng khách. Khi nào người ta viết về vi phạm thi công ở New York, họ đem dán trước tòa nhà của chúng tôi. Nó như là kiểu mẫu cho thấy mọi việc tồi tệ thế nào. Dù sao, ban ngày tôi tới trường, ban đêm tôi ngồi vẽ tranh hoạt hình bằng bút chì, hết bức này đến bức khác. Và tôi đã học được hai điều đáng kinh ngạc -- một là khi bạn muốn khơi dậy cảm xúc, trông nó thế nào không quan trọng, mà tất cả là ở chuyển động - nó nằm trong việc định thời gian cho chuyển động. Điều thứ hai, một giảng viên của chúng tôi đã nói. Ông đã tạo ra con chồn trong phim Kỷ Băng Hà. Ông nói: 'Người làm hoạt hình, bạn không phải đạo diễn, mà là diễn viên." Nếu bạn muốn tạo ra chuyển động hợp với nhân vật của mình, thì đừng nghĩ, hãy dủng cơ thể mình để tìm -- hãy đứng trước gương, diễn trước camera -- bất cứ thứ gì. Và sau đó truyền lại cho nhân vật của bạn. Một năm sau, tôi vào học MIT nhóm Robotic Life, trong những nhóm đầu tiên nghiên cứu quan hệ giữa con người và rô bốt. Tôi lúc đó vẫn còn mơ ước tạo ra một chiếc đèn Luxo Jr. thật sự. Tôi thấy rô bốt chuyển động không duyên dáng như trong quá trình học về hoạt hình. Ngược lại, chúng đều rất -- nói thế nào nhỉ, chúng cứng nhắc như rô bốt ấy. (Cười) Tôi nghĩ, hay ta áp dụng điều đã học ở trường dạy hoạt hình, và thiết kế chiếc đèn rô bốt để bàn. Tôi bắt tay vào thiết kế từng chi tiết một để làm cho con rô bốt này uyển chuyển và thu hút nhất có thể. Đây bạn thấy rô bốt tương tác với tôi trên bàn. Thực ra tôi đang thiết kế lại rô bốt này, nhưng nó lại không hề biết, giống như nó đang tự đào mộ cho mình bằng cách giúp tôi. (Cười) Tôi muốn nó bớt giống một cấu trúc cơ học chỉ chiếu sáng, mà giống như một cậu học việc có ích và lặng lẽ, nó sẽ luôn ở đó khi bạn cần nhưng không hề quấy rầy bạn. Ví dụ như, khi tôi tìm một cục pin mà không thấy, nó sẽ nhẹ nhàng chỉ cho tôi thấy cục pin nằm ở đâu. bạn có thể thấy tôi trông hơi bối rối. Tôi không phải là một diễn viên. Tôi muốn bạn chú ý đến việc cùng một kết câu cơ học, lúc thì, di chuyển nhẹ nhàng và cẩn thận -- lúc thì mãnh liệt và sẵn sàng đối đầu. Cùng một rô bốt, nhưng cảm xúc khác nhau. Diễn viên: "Mày có muốn biết gì không? Hả, mày muốn biết gì không? Hắn ta chết rồi! Hắn nằm ở đó, mắt đờ cả ra!" (Cười) Nhưng, di chuyển một cách duyên dáng chỉ là một phần của toàn bộ cấu trúc tương tác người-rô bốt này. Lúc tôi lấy bằng Tiến sỹ, đề tài là sự phối hợp giữa người và rô bốt; các nhóm người và rô bốt cùng làm việc. Tôi nghiên cứu về kỹ thuật, tâm lý học, quan điểm làm việc của nhóm. Và cùng lúc, tôi cũng tham gia làm việc nhóm của riêng mình với người bạn tốt, người cũng ở đây hôm nay. Và trong hoàn cảnh đó chúng tôi dễ dàng liên tưởng đến ngày không xa, rô bốt sẽ ở cùng chúng ta. Sau khi kết thúc ngày lễ Quá Hải. Chúng tôi đang cất đặt bàn ghế, tôi ngạc nhiên vì đã nhanh chóng làm việc nhịp nhàng. Ai có việc của người nấy. Chúng tôi không hề phải chia việc. Chúng tôi không hề nói lời nào để phân việc Nó cứ thế xảy ra. Và tôi đã nghĩ, người và rô bốt thì không giống vậy. Khi người và rô bốt tương tác, nó giống một ván cờ. Con người làm một việc, rô bốt phân tích điều gì con người làm, rồi quyết định bước tiếp theo, lên kế hoạch, thực hiện. Và con người sẽ chờ khi tới lượt mình. Giống như một ván cờ hơn và điều đó có lý vì chơi cờ thì rất tuyệt cho nhà toán học và máy tính. Cờ là môn cần phân tích thông tin, ra quyết định và lên kế hoạch. Nhưng tôi muốn rô bốt của tôi thực sự hành động, hơn là một người chơi cờ hiểu ý và làm việc cùng nhau. Vậy là tôi quyết định chọn nghề tồi tệ thứ hai: tôi quyết định đi học 1 khóa diễn xuất. Tôi nghỉ khóa học tiến sỹ. Tôi tới lớp học diễn xuất. Tôi thực sự tham gia một vở kịch, hy vọng là không còn đoạn băng nào của vở kịch đó. Và tôi tìm các sách về diễn xuất, trong đó có một cuốn từ thế kỷ 19 tôi lấy từ thư viện. Tôi kinh ngạc thấy tên tôi đứng thứ hai trong danh sách mượn Người đầu tiên mượn vào năm 1889. (Cười) Dường như cuốn sách đã đợi 100 năm để được khám phá lại cho ngành rô bốt học Cuốn sách dạy các diễn viên cách cử động mọi cơ bắp trong cơ thể tương thích với mọi cung bậc cảm xúc. Nhưng phát hiện thực sự là khi tôi học về phương pháp diễn xuất. Nó đã rất phổ biến trong thế kỷ 20. Theo đó bạn không phải sắp xếp mọi cơ bắp trong cơ thể. mà bạn dùng cơ thể để tìm ra cách chuyển động phù hợp. Bạn phải sử dụng trí nhớ cảm giác của mình để tạo dựng lại các cảm xúc, và gần như suy nghĩ bằng cơ thể để tìm biểu cảm thích hợp. Ngẫu hứng diễn ngay trước bạn diễn. Tôi phát hiện điều này lúc đọc về khuynh hướng này trong tâm lý học tri nhận, gọi là nhận thức biểu hiện. Với cùng nội dung như trên -- Ta sử dụng cơ thể mình để nghĩ, không chỉ nghĩ bằng não, hành động bằng cơ thể, mà cơ thể chúng ta phản hồi về não bộ để từ đó tạo ra cách chúng ta hành xử. Giống như một tia chớp vậy. Tôi quay trở về văn phòng. Tôi đã viết bài này - nhưng chưa từng công bố "Bài học diễn xuất cho Trí tuệ nhân tạo". Tôi mất thêm một tháng để thực hiện một điều sau đó thành vở kịch đầu tiên có một người và một rô bốt cùng diễn Chính là những thứ bạn đã xem trước đó với các diễn viên. Và tôi đã nghĩ: Làm cách nào có thể khiến một mô hình trí tuệ thông minh -- máy tính, mô hình điện toán -- thực hiện hành động không có chuẩn bị trước, như chấp nhận rủi ro, nắm bắt cơ hội, thậm chí mắc cả sai lầm. Có thể điều này tạo nên những rô bốt đồng đội tốt hơn. Tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu những mô hình này và tôi đã áp dụng chúng lên một số rô bốt. Ở đây bạn có thể thấy ví dụ đầu tiên về những rô bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo cố gắng phối hợp ăn ý với những cử động của tôi, giống như một trò chơi vậy. Hãy cùng xem. Bạn thấy, khi tôi làm nó rối lên, nó bị lừa Điều này hơi giống các diễn viên sẽ làm khi họ cố gắng bắt chước nhau để tìm ra sự đồng điệu giữa họ. Sau đó, tôi làm một thí nghiệm khác, tôi nhờ những người tôi gặp trên phố tương tác với chiếc đèn rô bốt, để thử nghiệm ý tưởng biểu hiện trí tuệ nhân tạo Tôi đã dùng 2 bộ não cho cùng một rô bốt. Là chiếc đèn bạn thấy, và tôi đưa 2 bộ não vào trong nó. Với một nửa số người, tôi dùng bộ não kiểu truyền thống, tính trước khi hành động. Nó đợi đến lượt mình, phân tích, lên kế hoạch. Hãy gọi nó là bộ não tính toán. Bộ não khác giống diễn viên hơn, sẵn sàng mạo hiểm. Hãy gọi nó là bộ não ưa mạo hiểm. Đôi khi nó hành động không cần phải biết trước mọi thứ. Đôi khi nó phạm sai lầm và sửa chữa chúng. Và tôi đã bắt họ làm nhiệm vụ không mấy hấp dẫn, mà mất tới gần 20 phút, họ phải làm việc cùng nhau. mô phỏng một công việc tại nhà máy làm một việc lặp đi lặp lại. Tôi thấy mọi người thực sự yêu quý chú rô bốt ưa mạo hiểm. Họ nghĩ nó thông minh hơn, tận tụy hơn, tinh thần đồng đội tốt hơn, góp nhiều hơn vào thành công của đội. Họ thậm chí gọi 'anh ấy' và 'cô ấy', trong khi với rô bốt tính toán, họ gọi là 'nó'. không ai gọi nó là 'anh ấy' hay 'cô ấy'. Khi họ nhận xét sau buổi thử nghiệm về con rô bốt ưa mạo hiểm, họ nói, "Lúc kết thúc, chúng tôi là bạn tốt và còn vỗ tay tưởng tượng nữa". Bất luận điều đó nghĩa là gì. (Cười) Nhưng nghe có vẻ đau khổ. Khi giao tiếp với chú rô bốt tính toán, họ nói nó giống tên học việc lười biếng. Chỉ làm những việc phải làm không hơn, đây cũng là điều mọi người nghĩ là rô bốt sẽ làm, tôi ngạc nghiên khi mọi người có kỳ vọng cao hơn hơn cả người làm trong lĩnh vực rô bốt cho rằng chúng có thể làm được. Theo một cách, tôi nghĩ đây là lúc giống như phong cách diễn đã làm thay đổi cách nghĩ về diễn xuất trong thế kỷ 19, đi từ lối diễn được tính toán và lên kế hoạch kỹ lưỡng, sang cách diễn trực giác hơn, và chấp nhận rủi ro, biểu cảm hơn. Có lẽ đây là lúc để rô bốt có được một cuộc cách mạng như thế. Một vài năm sau, tôi làm nghiên cứu tại Georgia Tech ở Atlanta, ở trong một nhóm về những nhạc công rô bốt. Và tôi đã nghĩ, âm nhạc là chỗ tuyệt vời để quan sát cách làm việc nhóm, cách hợp tác, canh thời lượng, ngẫu hứng -- và đây là rô bốt chơi mộc cầm. Mộc cầm, cho những người không biết như tôi, là một chiếc đàn rất to bằng gỗ. Và, khi tôi quan sát nó, những bản nhạc khác, ứng biến giữa người và rô bốt vâng, có những bản nhạc khác giữa người với rô bốt và chúng hơi hơi giống như chơi một ván cờ Con người đi từng nước cờ rô bốt phân tích người ta đã đi nước nào và sẽ tự ứng biến với nước cờ của mình Đây là cái các nhạc công gọi là sự tương tác kiểu "hô ứng" nó cũng rất phù hợp với rô bốt và trí tuệ nhân tạo nhưng tôi nghĩ nếu dùng ý tưởng đã dùng trong các vở kịch sân khấu và các nghiên cứu về làm việc nhóm có thể tôi sẽ khiến các rô bốt chơi phối hợp như một ban nhạc các nhạc công chơi nhịp nhàng với nhau, không ai ngừng phút nào cả Thế là tôi cố làm điều tương tự, với âm nhạc khi rô bốt không thực sự biết sẽ phải chơi nhạc gì Nó chỉ cử động cơ thể và tận dụng cơ hội để chơi nhạc. Và như giáo viên nhạc jazz của tôi đã dạy khi tôi 17 tuổi Cô nói, khi em ngẫu hứng đôi khi em không biết đang làm gì nhưng vẫn cứ chơi. Tôi làm một rôbốt không thật sự biết đang chơi nhạc gì, mà vẫn cứ tiếp tục. Hãy xem vài giây trong trình diễn này khi rô bốt lắng nghe người nhạc công và chơi ngẫu hứng theo. Và sau đó, hãy xem người nhạc công cũng phản ứng với cái rôbốt đang làm, bắt nhịp với hành động của nó Và ở thời điểm nào đó thậm chí kinh ngạc vì những gì con rô bốt tạo ra (Nhạc) (Vỗ tay) Nhạc sỹ không chỉ chơi theo nốt nhạc, nếu không thì chẳng ai xem các sô diễn làm gì Nhạc công còn dùng cơ thể để bày tỏ với thành viên khác, với khán giả họ dùng cơ thể để thể hiện âm nhạc. Tôi cho là, đã có một rô bốt nhạc công trên sàn sao không cho nó thành một nhạc công chính thức luôn Tôi bắt đầu thiết kế một cái đầu biết biểu cảm cho rô bốt Cái đầu không thực chạm vào đàn marimba nó chỉ thể hiện âm nhạc. Đây là một số bản vẽ bằng giấy ăn ở một quán bar tại Atlanta quán ở một vị trí nguy hiểm ở đúng giữa đường từ phòng thí nghiệm đến nhà. (Cười) Nên tôi dành ra, trung bình ba tới bốn giờ mỗi ngày ở đó Tôi cho là thế (Cười) Và tôi trở lại với các đạo cụ hoạt hình và cố hình dung không chỉ rô bốt nhạc công nhìn giống cái gì mà đặc biệt là rô bốt nhạc công cử động ra sao để cho thấy nó không thích nhạc mà người khác đang chơi và có lẽ cho thấy cả nhịp điệu mà nó cảm thấy vào lúc đó vậy là, rất mừng vì chúng tôi cuối cùng cũng có tiền để chế tạo con rô bốt này Tôi sẽ cho quý vị xem một buổi diễn tương tự lần này với một cái đầu biết giao tiếp biểu cảm và hãy chú ý một điều-- cách rô bốt thực sự cho ta thấy nhịp điệu nó cảm được từ con người Chúng tôi cũng cho người ta thấy rằng rô bốt biết được nó đang làm gì cả cách nó thay đổi cử động ngay khi nó bắt đầu chơi một mình (Nhạc) Nó đang nhìn tôi để biết chắc là tôi đang nghe (Nhạc) Hãy nhìn lại hợp âm cuối của bản nhạc lần này rô bốt giao tiếp bằng cơ thể của nó khi nó đang chơi nhạc của nó. Và khi nó đã sẵn sàng phối hợp với tôi khi chơi hợp âm cuối cùng (Nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn. Hy vọng quý vị thấy được rằng, dù hoàn toàn không-- dù phần này của cơ thể không chạm đến nhạc cụ lại thật sự góp phần diễn nhạc nhiều đến thế nào Và đôi lúc, vì chúng tôi ở Atlanta, nên có một số ca sĩ nhạc Rap đến phòng thí nghiệm của chúng tôi. Và có ca sĩ nhạc Rap này tới và chơi nhạc với Rô bốt một lúc. Và ở đây quý vị có thể thấy rô bốt về cơ bản chỉ phản ứng với giai điệu và hãy để ý hai điều. Một là, rất khó mà cưỡng lại được việc hòa nhịp với robot khi nó đang lắc lư đầu bạn như cũng muốn lắc lư đầu mình khi nó làm thế Và hai là, ngay cả khi tay Rapper đang thực sự chú tâm vào chiếc iPhone, ngay khi rô bốt quay sang anh ta, anh ta cũng nhìn vào nó Dù nó chỉ ở ngoại vi tầm nhìn của anh ta anh chỉ thấy nó ở một bên tầm mắt, nó vẫn rất mạnh mẽ lý do là chúng ta không thể làm ngơ với các chuyển động vật chất quanh mình đó là bản năng của chúng ta Nên nếu bạn đang có rắc rối với người yêu của mình chẳng hạn người đó cứ nhìn vào iPhone mãi, hay nhìn điện thoại suốt có thể bạn muốn có môt rôbốt ở đó để làm người yêu chú ý đến mình (Nhạc) (Vỗ tay) Tôi chỉ muốn giới thiệu rô bốt mới nhất mà chúng tôi đang thực hiện, có những kinh ngạc mà chúng tôi thấy được: Có lúc người ta không quan tâm rô bốt thông minh đến thế nào, nó chơi nhạc ngẫu hứng và lắng nghe và làm những cái mà tôi đã mất nhiều năm để học hỏi Người ta thích rô bốt là vì nó khoái âm nhạc Họ không nói rằng rô bốt chuyển động theo âm nhạc họ nói là nó đang tận hưởng âm nhạc và tôi nghĩ, sao không thực hiện ý tưởng này nhỉ, và tôi thiết kế ra một loại đồ vật mới lần này không là đèn bàn mà là loa rời điện thoại, một trong những cái mà bạn cắm điện thoại vào ấy. Và tôi nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu cái loa rời này không chỉ phát ra âm nhạc cho bạn còn thật sự thưởng thức âm nhạc nữa. (Cười) Và lần nữa, đây là một đoạn hoạt hình chạy thử vào giai đoạn khởi đầu (cười) và đây là một sản phẩm hoàn thiện (Bài hát "Drop It Like It's Hot") Vậy đó, lắc đầu theo nhịp rất nhiều lần (Vỗ tay) Khán giả ngả đầu theo nhạc rất nhiều, nên chúng tôi có thể thấy rô bốt có thể tác động tới con người Và nó không chỉ là trò vui hay trò giải trí Tôi cho là một trong những lý do tôi rất quan tâm đến rô bốt dùng cơ thể để giao tiếp và dùng cơ thể để cử động... tôi sẽ cho biết một bí mật các nhà nghiên cứu rô bốt đang giấu-- đó là mỗi quý vị sẽ sống cùng một rô bốt vào lúc nào đó trong đời Lúc nào đó tương lại có một rô bốt trong đời nếu không phải bạn, sẽ là của con cháu bạn và tôi muốn rô bốt đó sẽ trở nên linh hoạt hơn, thu hút hơn, duyên dáng hơn là chúng giống như hiện giờ và vì thế tôi nghĩ có thể rô bốt nên ít giống máy chơi cờ hơn và giống diễn viên trên sân khấu và nhạc công hơn có thể chúng nên mạo hiểm diễn ngẫu hứng và có lẽ chúng nên đoán được điều bạn sẽ làm và có thể chúng nên biết mắc lỗi và sửa lỗi của mình, bởi vì rốt cuộc chúng ta là con người và có lẽ giống như con người, rô bốt chưa thực sự hoàn hảo mới chính là thứ hoàn hảo cho chúng ta Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khi đang ở Morocco, Casablanca, cách đây không lâu, tôi đã gặp Faiza, một người mẹ trẻ độc thân. Faiza đã cho tôi xem những bức ảnh của đứa con trai mới sinh của cô ấy và kể cho tôi câu chuyện về quá trình thụ thai, mang thai và sinh nở. Đó quả là một câu chuyện đáng chú ý, nhưng Faiza đã giữ điều tốt đẹp nhất cho tới những giây phút cuối " Bạn biết đấy, tôi là một trinh nữ" cô ấy nói với tôi " Tôi có hai giấy chứng nhận y học để chứng minh điều đó." Đây là Trung Đông hiện đại, nơi mà 2000 năm sau khi Chúa ra đời, sinh hạ đồng trinh vẫn tồn tại trong thực tế. Câu chuyện của Faiza chỉ là một trong số hàng trăm câu chuyện mà tôi đã nghe thấy sau chuyến đi qua Ả Rập và nói chuyện với mọi người về tình dục. Bây giờ, tôi biết, đây có thể nghe như một công việc mơ ước, hoặc có thể là một công việc mơ hồ, nhưng với tôi, nó không phải như những gì mọi người nghĩ. Tôi một nửa là người Ả Rập, và theo đạo Hồi. Nhưng tôi lớn lên ở Canada, rất xa so với nguồn gốc Ả Rập của mình. Giống như rất nhiều người đã đi khắp Đông Tây, Trong những năm qua, tôi đã cố gắng để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mình. Việc chọn tìm hiểu về tình dục xuất phát từ những hiểu biết cơ bản của tôi về HIV/AIDS, với tư cách là một nhà văn, một nhà nghiên cứu và một nhà hoạt động. Quan hệ tình dục đang ở tâm điểm một dịch bệnh mới nổi tại Trung Đông và Bắc Phi, đó là một trong hai vùng trên thế giới mà HIV/AIDS vẫn ngày càng tăng. Bây giờ tình dục là một ống kính quyền lực để tìm hiểu về bất kì xã hội nào bởi vì những gì xảy ra trong cuộc sống riêng tư của chúng ta được phản ánh bởi sự tác động trên một phạm vi lớn hơn: chính trị và kinh tế, tôn giáo và truyền thống, giới tính và các thế hệ. Như tôi thấy, nếu bạn thực sự muốn hiểu một người, bạn hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào bên trong phòng ngủ của họ. Bây giờ có thể chắc chắn, thế giới Ả Rập rất rộng lớn và đa dạng. Nhưng có ba vấn đề mà mọi người từ chối thay đổi quan điểm, đó là những chủ đề mà bạn không thể thách thức dù là trong lời nói hay hành động Đầu tiên là chính trị. Nhưng mùa xuân Ả Rập đã thay đổi tất cả, trong các cuộc nổi dậy nổ ra trên toàn khu vực kể từ năm 2011. Bây giờ, trong khi những người có quyền lực, người cũ và mới, tiếp tục bám víu vào kinh doanh như bình thường hàng triệu người vẫn đang trì hoãn và tiến tới những gì mà họ hy vọng sẽ là một cuộc sống tốt hơn. Vấn đề thứ hai là tôn giáo. Nhưng bây giờ, tôn giáo và chính trị được kết nối, với sự nổi lên của các nhóm như Anh em Hồi giáo. Và một số người, ít nhất, đang bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò của Hồi giáo trong đời sống cộng đồng và cá nhân. Như bạn đã biết, vấn đề thứ ba, vấn đề không được phép bàn luận bạn nghĩ nó có thể là gì? Khán giả: quan hệ tình dục. Shereen El Feki: To hơn nữa, tôi không thể nghe thấy. Khán giả: quan hệ tình dục. SEF: Một lần nữa, đừng ngại ngùng. Khán giả: quan hệ tình dục. SEF: Chắc chắn rồi, đúng, đó là quan hệ tình dục. (Tiếng cười) Trên khắp khu vực ả Rập, bối cảnh duy nhất được chấp nhận cho tình dục là hôn nhân được chấp thuận bởi cha mẹ, được thừa nhận bởi tôn giáo và được đăng ký với chính quyền. Hôn nhân là tấm vé để đi đến tuổi trưởng thành. Nếu không kết hôn, bạn không thể rời đi khỏi nơi ở của cha mẹ và không được quan hệ tình dục, và bạn chắc chắn không thể có con. Nó là một thành kiến trong xã hội; nó là một pháo đài bất khả xâm phạm nó ngăn cản bất kỳ cuộc tấn công, hay bất kể cái gì khác tương tự. Và xung quanh pháo đài là rất nhiều điều cấm kị chống lại tình dục trước hôn nhân, bao cao su chống lại việc phá thai, quan hệ đồng giới, và rất nhiều thứ khác mà bạn có thể nghĩ tới. Faiza là bằng chứng sống của điều này. Chứng nhận trinh nữ của cô không phải là điều hão huyền. Mặc dù các tôn giáo chính trong vùng tán dương sự trong trắng trước hôn nhân, trong chế độ gia trưởng, con trai vẫn sẽ là con trai Người đàn ông quan hệ tình dục trước khi kết hôn, và mọi người ít nhiều cũng nhắm mắt làm ngơ. Với phụ nữ thì không phải như vậy, họ cần là trinh nữ trong đêm tân hôn - điều đó có nghĩa họ đến với chồng với màng trinh còn nguyên vẹn. Đây không phải là một câu hỏi về vấn đề cá nhân, đây là một vấn đề về danh dự gia đình, và đặc biệt, danh dự của người đàn ông. Và vì vậy phụ nữ và họ hàng của họ sẽ cố gắng hết sức để giữ gìn phần cơ thể rất nhỏ bé đó-- từ bộ phận sinh dục nữ, để kiểm tra sự trong trắng, đến việc vá lại màng trinh của họ Faiza chọn một con đường khác: quan hệ tình dục không qua âm đạo. Cô ấy vẫn mang thai. Nhưng Faiza đã không thực sự nhận ra điều này, bởi vì có rất ít giáo dục giới tính trong các trường học, và rất ít giao tiếp trong gia đình. Khi cô ấy không thể giấu rằng mình đang mang thai, Mẹ của Faiza giúp cô rời xa khỏi bố và anh trai vì giết chết danh dự là một mối đe dọa thực sự cho biết bao phụ nữ trong khu vực ả Rập. Và do đó, khi Faiza cuối cùng đến một bệnh viện ở Casablanca, người đàn ông đề nghị giúp cô ấy, thay vào đó đã cố gắng cưỡng hiếp cô ấy. Đáng buồn thay, Faiza không phải là duy nhất. Ở Ai Cập, nơi tôi tập trung nghiên cứu, Tôi đã thấy rất nhiều rắc rối trong và ngoài những bức tường thành. Có vô số người đàn ông trẻ những người không thể chi trả cho việc kết hôn, bởi vì hôn nhân đã trở thành một vấn đề rất tốn kém. Họ phải chịu gánh nặng chi phí trong cuộc sống kết hôn, nhưng lại không thể tìm việc làm. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sự nổi dậy gần đây và nó là một trong những lý do cho việc tăng tuổi kết hôn trong phần lớn khu vực ả Rập. Có những phụ nữ có sự nghiệp mong muốn kết hôn, nhưng không thể tìm thấy một người chồng, bởi vì họ không coi trọng vai trò giới tính, hay như một bác sĩ nữ trẻ tại Tunisia đã nói với tôi, "Phụ nữ, họ đang trở nên ngày càng cởi mở. Nhưng đàn ông, anh ta vẫn còn ở giai đoạn tiền sử." Và sau đó, những người đàn ông và phụ nữ đã vượt qua ranh giới dị tính, và có quan hệ tình dục với người đồng giới, hay khác giới. Họ đang phải chịu nhận những hình phạt cho hành động của mình, thậm chí là vì vẻ bề ngoài của họ. Và họ phải đối mặt hàng ngày với sự kỳ thị xã hội, với sự tuyệt vọng của gia đình, và với sự trừng phạt của tôn giáo. Bây giờ, không thể coi rằng cuộc sống hôn nhân là toàn một màu hồng. Những cặp vợ chồng đang tìm kiếm hạnh phúc lớn hơn, niềm hạnh phúc về tình dục lớn hơn trong cuộc sống hôn nhân của mình, nhưng lại đang không biết làm thế nào để có được nó, đặc biệt là những người vợ, những người sợ bị coi là phụ nữ xấu nết nếu sử dụng một số hành động tán tỉnh trong phòng ngủ. Và sau đó còn có những người mà cuộc hôn nhân của họ thực ra là một tấm màn che cho mại dâm. Họ đã bị bán bởi gia đình mình, thường là cho khách du lịch ả Rập giàu có. Đây là chỉ là một mặt của thương mại tình dục đang bùng nổ trên toàn khu vực ả Rập. Bây giờ, hãy giơ tay nếu bất kỳ thứ nào trong số những điều này quen thuộc với bạn, tại nơi mà bạn sinh sống. Đúng thế. Ả rập không phải là nơi duy nhất có những vấn đề tình dục nhạy cảm. Và mặc dù chúng ta chưa có báo cáo Arab Kinsey cho biết điều gì thực sự xảy ra bên trong những phòng ngủ ở Ả Rập. khá rõ ràng là có một cái gì đó không đúng. Tiêu chuẩn kép cho nam giới và phụ nữ, tình dục như một nguồn gốc của sự xấu hổ, sự kiểm soát của gia đình hạn chế sự lựa chọn cá nhân, và có một khoảng cách lớn giữa vẻ ngoài và thực tế: những gì mọi người đang làm và những gì họ sẵn sàng thừa nhận và một sự miễn cưỡng khi phải vượt qua những lời đồn đại riêng tư để đến với những thảo luận công khai nghiêm túc và được duy trì liên tục. Như một bác sĩ tại Cairo đã tổng kết cho tôi, "Ở đây, tình dục là đối lập của thể thao. Bóng đá, tất cả mọi người nói về nó, nhưng hầu như không ai chơi. Nhưng tình dục, tất cả mọi người đều làm, "nhưng không ai muốn nói về nó." (Tiếng cười) (Âm nhạc) (Trong tiếng ả Rập) SEF: Tôi muốn cho bạn một lời khuyên, nếu bạn làm theo nó, nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc trong cuộc sống. Khi chồng của bạn tiến đến với bạn, Khi anh ấy nắm lấy một phần của cơ thể của bạn, thở sâu và nhìn vào anh ta một cách mạnh mẽ. Khi anh ấy đưa dương vật của mình vào, hãy nói những lời tán tỉnh và di chuyển mình hòa hợp với anh ta. Nóng bỏngi! Và có thể thấy rằng những gợi ý tiện dụng này đến từ "Niềm vui của tình dục" hoặc YouPorn. Nhưng trong thực tế, nó đến từ một cuốn sách tiếng Ả Rập ở thế kỷ thứ 10 được gọi là " Bách khoa toàn thư về sự khoái lạc" bao gồm tình dục từ thuốc kích thích tới loạn dâm động vật. và tất cả mọi thứ khác ở khoảng đó. Cuốn bách khoa đó chỉ là một trong vô số sách báo khiêu dâm của Ả Rập, phần lớn được viết bởi các học giả tôn giáo. Quay trở lại với nhà tiên tri Muhammad, đó là một truyền thống giàu có trong Hồi giáo về việc nói chuyện thẳng thắn về quan hệ tình dục: không chỉ về các vấn đề, mà còn về sự khoái lạc, và không chỉ dành cho nam giới, mà còn cho phụ nữ. Một ngàn năm trước đây, chúng ta đã từng có toàn bộ từ điển về tình dục ở tiếng Ả Rập. Những từ ngữ để giải thích tất cả những đặc điểm có thể hiểu được về tình dục, tư thế và sở thích, ngôn ngữ cơ thể đủ phong phú để tạo nên cơ thể của người phụ nữ mà bạn thấy ở trang này. Hiện nay, lịch sử này hầu như không được biết đến trong khu vực ả Rập. Thậm chí với những người được giáo dục, những người thường cảm thấy thoải mái hơn khi nói về tình dục bằng ngôn ngữ nước ngoài hơn là ở ngôn ngữ của chính mình. Toàn cảnh về tình dục hiện nay rất giống như ở Châu Âu và Châu Mỹ trên bờ vực của cuộc cách mạng tình dục. Nhưng trong khi phương Tây đã cởi mở hơn về tình dục, những gì chúng ta thấy là xã hội Ả Rập dường như đã di chuyển theo hướng ngược lại. Tại Ai Cập và rất nhiều nước lân cận, sự chấm dứt này chỉ là một phần nhỏ của sự chấm dứt rộng lớn hơn trong tư tưởng chính trị, xã hội và văn hóa. Và nó là sản phẩm của một quá trình lịch sử phức tạp đã phát triển cùng với sự nổi lên của Hồi giáo bảo thủ kể từ cuối thập niên 1970. "Chỉ cần nói không" là những gì người bảo thủ trên khắp thế giới nói với bất kỳ thách thức nào về hiện trạng tình dục. Trong khu vực ả Rập, họ gọi những nỗ lực này là những âm mưu của Phương Tây nhằm làm suy yếu truyền thống của Ả Rập và các giá trị Hồi giáo. Nhưng những gì đang thực sự bị đe dọa ở đây là một trong những công cụ kiểm soát mạnh mẽ nhất của họ: quan hệ tình dục ràng buộc với tôn giáo. Nhưng lịch sử cho chúng ta thấy thậm chí gần đây như ở thời của cha ông chúng ta, đã có rất nhiều chủ nghĩa thực dụng, khoan dung, và sẵn sàng để xem xét cách diễn giải khác: phá thai, hoặc thủ dâm, hoặc thậm chí là chủ đề khêu gợi về đồng tính luyến ái. Nó không phải là đen và trắng, như những người bảo thủ đã khiến chúng ta tin. Ở đây, như trong rất nhiều các vấn đề khác, Hồi giáo ít nhất cho chúng ta cuốn tiểu thuyết :50 sắc thái của màu xám. (Tiếng cười) Trong chuyến du lịch của tôi, Tôi đã gặp nhiều đàn ông và phụ nữ trên toàn khu vực ả Rập những người đã khám phá quang phổ đó-- những chuyên gia về tình dục đang cố gắng giúp các cặp vợ chồng tìm thấy hạnh phúc lớn hơn trong cuộc hôn nhân của mình, những người tiến bộ đang cố gắng đưa giáo dục giới tính vào trường học, nhóm nhỏ những người đàn ông và phụ nữ, đồng tính nữ, đồng tính nam, chuyển giới, những người muốn giúp đỡ những người như họ với sáng kiến trực tuyến và hỗ trợ thực tế. Phụ nữ, và ngày càng nhiều đàn ông, những người đang bắt đầu nói ra suy nghĩ của mình và chống lại bạo lực tình dục trên đường phố và trong gia đình. Các nhóm đang cố gắng để giúp những lao động tình dục tự bảo vệ mình trước HIV và các mối nguy hiểm nghề nghiệp khác, và các tổ chức phi chính phủ đang giúp đỡ các bà mẹ đơn thân như Faiza tìm được nơi ở trong xã hội, và quan trọng hơn, ở lại với con cái mình. Bây giờ những nỗ lực này là nhỏ, chúng thường bị thiếu trợ cấp và phải đối mặt với những phe đối lập ghê gớm. Nhưng tôi lạc quan rằng, về lâu dài, thời gian thay đổi, họ và suy nghĩ của họ sẽ tiến bộ. Thay đổi xã hội không xảy ra tại vùng ả Rập thông qua những đối đầu tàn khốc, đánh đập hay là lột trần, mà thông qua đàm phán. Những gì chúng ta đang nói ở đây không phải là một cuộc cách mạng tình dục, mà là một cuộc tiến hóa tình dục, học tập từ các nơi khác trên thế giới, thích nghi với điều kiện địa phương, tự đặt ra con đường riêng của mình, không đi theo vết xe đổ. Con đường đó, tôi hy vọng, sẽ một ngày cho chúng ta quyền kiểm soát cơ thể của riêng mình, và truy cập thông tin và dịch vụ mà chúng ta cần để hướng tới cuộc sống tình dục thoải mái và an toàn. Quyền bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tự do, kết hôn với người mà chúng ta chọn, chọn người bạn đời của mình, sinh hoạt tình dục hay không, quyết định có con hay không và khi nào, tất cả điều này mà không có bạo lực hoặc vũ lực hoặc phân biệt đối xử. Bây giờ, chúng ta đang cách rất xa viễn cảnh này trên toàn khu vực ả Rập, và cần rất nhiều sự thay đổi: pháp luật, giáo dục, phương tiện truyền thông, kinh tế, danh sách đó vẫn còn dài nữa, và đó là công việc của một thế hệ, ít nhất là như vậy. Nhưng nó bắt đầu với một cuộc hành trình mà bản thân tôi đã thực hiện, hỏi các câu hỏi khó về những nhận thức chung nhất trong cuộc sống tình dục. Và đó là một cuộc hành trình chỉ để tăng cường niềm tin, và sự đánh giá cao của tôi về lịch sử địa phương và văn hóa bằng cách cho thấy những khả năng mà tôi từng cảm thấy chắc chắn. Bây giờ, với các rối loạn ở nhiều nước trong khu vực ả Rập, nói về tình dục, thách thức những điều cấm kỵ, tìm kiếm lựa chọn thay thế có thể nghe như một cái gì đó xa xỉ. Nhưng tại thời điểm rất quan trọng trong lịch sử này, nếu chúng ta làm không giữ lấy tự do và công bằng, nhân phẩm và bình đẳng, sự riêng tư và quyền tự chủ trong cuộc sống cá nhân, cuộc sống tình dục, chúng ta sẽ thấy nó rất khó để đạt được trong đời sống cộng đồng. Chính trị và tình dục là những người bạn thân thiết, và nó cũng đúng cho tất cả chúng ta, bất kể nơi chúng ta sống và yêu. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi đoán là nhờ kết quả của toàn cầu hóa mà bạn có thể tìm thấy các lon Coca-Cola trên đỉnh Everest và nhà sư Phật giáo tại Monterey. (Cười) Và vì vậy tôi chỉ đến đây hai ngày trước, từ Himalayas theo lời mời của các bạn. Vì vậy, tôi cũng muốn mời các bạn, chỉ một lúc thôi, đến Himalayas. Và để xem nơi mà một thiền giả, như tôi, người đã bắt đầu sự nghiệp là một nhà sinh học phân tử tại Viện Pasteur, và đã tìm thấy con đường của mình ở vùng núi tuyết. Đây là một vài hình ảnh mà tôi đã may mắn có mặt ở đó và chụp được. Đây là núi Ngân Sơn (Kailash) ở miền Đông Tây Tạng - một cảnh tượng thật tuyệt vời. Đây là từ đất nước Marlboro. (Cười) Đây là hồ Ngọc Lam. Một thiền giả. Đây là ngày nóng nhất trong năm ở đâu đó tại miền Đông Tây Tạng vào ngày mồng một tháng 8. Và đêm trước đó, chúng tôi cắm trại, và các bạn người Tây Tạng của tôi nói rằng, "Chúng ta sẽ ngủ ở ngoài trời." Và tôi nói, "Tại sao lại thế? Chúng ta có đủ chỗ ở trong lều mà." Họ nói, "Đúng, nhưng bây giờ đang là mùa hè." (Cười) Vâng, còn bây giờ, chúng ta sẽ nói về hạnh phúc. Vì là một người Pháp, tôi phải nói rằng có rất nhiều trí thức Pháp nghĩ rằng hạnh phúc chẳng có gì thú vị cả. (Cười) Khi tôi viết một tiểu luận về hạnh phúc, và đã có một cuộc tranh cãi nổ ra. Và ai đó đã viết trong một bài báo nói rằng, đừng có lợi dụng chúng tôi bằng công trình nghiên cứu dơ bẩn về hạnh phúc. (Cười) "Chúng tôi không quan tâm đến hạnh phúc Chúng tôi cần sống với niềm đam mê. Chúng tôi thích những thăng trầm của cuộc đời. Chúng tôi thích những nỗi đau khổ của mình bởi vì thật tuyệt vời khi nó ngừng lại một lúc." (Cười) Đây là những gì tôi nhìn thấy từ ban công tại nơi ẩn tu của mình ở dãy Hymalayas. Bạn chỉ cách nơi này khoảng hai ba mét, và tất cả các bạn luôn được chào đón vào bất cứ lúc nào. (Cười) Bây giờ, hãy đến với chủ đề hạnh phúc hay niềm vui sống. Và trước hết, bạn biết đấy, cho dù những gì các nhà trí thức Pháp nói, có vẻ như là không có ai thức dậy vào buổi sáng suy nghĩ, "Liệu tôi có thể khó chịu cả ngày sao?" (Cười) Có nghĩa là dù gì đi nữa - dù ý thức hay không, trực tiếp hay gián tiếp, trong ngắn hạn hay dài hạn, bất cứ điều gì chúng ta làm, bất cứ điều gì chúng ta hy vọng, bất cứ điều gì chúng ta ước mơ - dù gì đi nữa, cũng đều liên quan đến một ước muốn sâu sắc, có được hạnh phúc hay niềm vui sống. Như Pascal đã nói, thậm chí là một người treo cổ tự vẫn, dù gì đi nữa, cũng đang tìm cách chấm dứt đau khổ -- anh ta không tìm ra cách nào khác. Nhưng sau đó, nếu bạn nhìn vào nền văn học Đông Tây, bạn có thể tìm thấy sự đa dạng đến khó tin trong định nghĩa về hạnh phúc. Một số người nói, tôi chỉ tin vào những gì mình nhớ trong quá khứ, tưởng tượng ra trong tương lai, không bao giờ là hiện tại. Một số người nói rằng hạnh phúc là ngay bây giờ; đó là phẩm chất tươi mới của thời điểm hiện tại. Và điều đó đã dẫn ta đến với Henri Bergson, triết gia Pháp, người đã nói, "Tất cả những nhà tư tưởng lớn của nhân loại đã bỏ lại khái niệm hạnh phúc trong mơ hồ để họ có thể định nghĩa - mỗi người bọn họ có thể định nghĩa theo cách của riêng mình." Vâng, điều đó sẽ tốt nếu hạnh phúc chỉ là mối bận tâm thứ hai trong cuộc sống. Nhưng bây giờ, nếu hạnh phúc là một cái gì đó sẽ xác định chất lượng của mỗi phút giây trong cuộc đời chúng ta, thì tốt hơn chúng ta nên biết nó là gì, chúng ta nên có một số ý tưởng rõ ràng hơn. Và có lẽ, thực tế là chúng ta không biết lý do tại sao, rất thường xuyên, mặc dù chúng ta tìm kiếm hạnh phúc, có vẻ như chúng ta luôn quay lưng lại với nó. Mặc dù chúng ta muốn tránh đau khổ, có vẻ như chúng ta đang chạy đến với nó. Và điều đó cũng có thể đến từ một số nhầm lẫn. Một trong những nhầm lẫn phổ biến nhất là người ta thường đồng hoá niềm vui với hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào các đặc tính của cả hai điều này, bạn sẽ thấy niềm vui thì phụ thuộc vào thời gian, vào đối tượng của nó, vào nơi chốn. Nó là cái gì đó có bản chất thay đổi. Chiếc bánh sô-cô-la đẹp đẽ: thưởng thức chiếc đầu tiên rất ngon miệng, nhưng đến chiếc thứ hai thì đã không còn ngon lắm, sau đó chúng ta cảm thấy phát sợ. (Cười) Đó là bản chất của cuộc sống: chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Tôi từng là một người hâm mộ nhạc của Bach. Tôi đã từng chơi nó trên guitar, bạn biết đấy. Tôi có thể nghe nó hai, ba hay năm lần. Nhưng nếu tôi phải nghe nó 24 giờ, không ngừng nghỉ, thì sẽ rất mệt mỏi. Nếu bạn đang cảm thấy rất lạnh, bạn đến gần đống lửa, sẽ rất tuyệt vời. Sau đó một lúc, thì bạn phải lùi lại một chút, vì nó bắt đầu cháy lan ra. Nó thiêu cháy bạn khi bạn trải nghiệm nó. Và lại nữa, nó có thể - là một cái gì đó mà bạn - nó không phải là cái gì đó đang lan toả ra bên ngoài. Giống như, bạn có thể cảm thấy niềm vui mãnh liệt và một số người khác xung quanh bạn thì lại có thể đang rất đau khổ. Vậy thì bây giờ, hạnh phúc là gì nhỉ? Và "hạnh phúc", tất nhiên, là một từ mơ hồ, vì vậy chúng ta hãy nói "niềm vui sống." Và như vậy, tôi nghĩ rằng định nghĩa tốt nhất, theo quan điểm của Phật giáo, là niềm vui sống không phải chỉ là một cảm giác vui thú đơn thuần. Hạnh phúc là một ý thức sâu sắc về sự thanh thản và mãn nguyện, một trạng thái thực sự tỏa khắp và làm nền tảng cho tất cả các trạng thái cảm xúc khác và tất cả những nỗi vui buồn có thể đến với cuộc đời của một con người. Đối với bạn, điều đó có thể thật đáng ngạc nhiên. Liệu chúng ta có thể có được loại hạnh phúc này trong khi đang buồn đau không? Theo một cách nào đó, tại sao lại không nhỉ? Bởi vì chúng ta đang nói về một đẳng cấp khác. Nhìn vào những con sóng đang xô vào bờ. Khi bạn đang ở dưới đáy của sóng, bạn chạm đáy biển. Bạn đâm vào khối đá. Khi bạn đang lướt trên đầu ngọn sóng, tất cả các bạn đều phấn chấn. Vì vậy, bạn đi từ hứng khởi đến phiền muộn, không có chiều sâu. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào biển sâu, hẳn là nó rất đẹp, đại dương yên bình như mặt gương. Có thể có bão tố, nhưng chiều sâu của đại dương vẫn còn đó, nó không hề thay đổi. Vì thì hạnh phúc là thế nào vậy? Nó chỉ có thể là một trạng thái sống, không phải chỉ là một cảm giác, cảm xúc thoáng qua. Ngay cả niềm vui cũng có thể là mùa xuân của hạnh phúc. Nhưng có những niềm vui cũng xấu xa, bạn có thể vui mừng trước đau khổ của ai đó. Vậy làm thế nào để chúng ta bước vào hành trình truy tìm hạnh phúc? Thường thì chúng ta nhìn ra bên ngoài. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta có thể tích luỹ được thứ này thứ nọ, tất cả các điều kiện, kiểu như chúng ta nói, "[Khi có] tất cả mọi thứ [tôi sẽ] hạnh phúc -- có được tất cả mọi thứ thì [tôi sẽ] hạnh phúc." Đó chính là câu nói đã tuyên án tử hình Hạnh Phúc. Có tất cả mọi thứ. Và cũng có thể, khi có chuyện đó xảy ra, chúng ta sẽ cố gắng thay đổ bên ngoài nhiều hơn, nhưng sự kiểm soát của chúng ta với thế giới bên ngoài thì rất hữu hạn, mang tính tạm thời, và thường là, viển vông. Vậy nên bây giờ, bạn hãy nhìn vào những điều kiện bên trong. Chẳng phải chúng mạnh mẽ hơn sao? Chẳng phải là tâm thức đã phiên dịch điều kiện bên ngoài thành hạnh phúc và đau khổ hay sao? Chẳng phải nó mạnh mẽ hơn hay sao? Chúng ta biết, bằng kinh nghiệm của mình, rằng chúng ta có thể là những gì chúng ta gọi tên "trong thiên đường bé nhỏ" nhưng trong lòng lại cảm thấy vô cùng bất hạnh. Đạt Lai Lạt Ma đã từng ở Bồ Đào Nha, và đã có rất nhiều công trình xây dựng đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Vì vậy, trong một buổi tối, Ngài nói, "Hãy nhìn xem, các bạn đang làm tất cả những điều này, nhưng chẳng phải cũng đẹp đẽ sao, nếu chúng ta xây dựng một cái gì đó trong lòng mình?" Và Ngài nói, "Nếu không có điều đó - ngay cả khi bạn sở hữu một căn hộ công nghệ cao trên tầng thứ 100 của một tòa nhà siêu hiện đại và thoải mái, nếu trong sâu thẳm trái bạn bạn cảm thấy không hạnh phúc, tất cả những gì các bạn sẽ tìm kiếm là một chiếc cửa sổ để nhảy xuống từ đó." Vậy nên bây giờ, ngược lại, chúng ta biết rất nhiều người đang ở trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn đã giữ được sự bình an, sức mạnh nội tâm, tự do nội tâm, sự tự tin. Vậy nên bây giờ, nếu các điều kiện bên trong nội tâm được mạnh mẽ hơn - tất nhiên, các điều kiện bên ngoài cũng có ảnh hưởng, và cũng rất tuyệt vời nếu có thể sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, có thể tiếp cận thông tin, giáo dục, để có thể đi du lịch, có tự do, chúng thật đáng mong muốn. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, những điều này chỉ mang tính phụ trợ, mang tính điều kiện. Kinh nghiệm truyền đạt lại, mọi thứ đều nằm trong tâm. Vì vậy, sau đó, khi chúng ta tự hỏi bản thân làm thế nào để có thể nuôi dưỡng các điều kiện cho hạnh phúc, các điều kiện nội tâm, và đâu là những điều sẽ làm suy yếu hạnh phúc. Điều này cần có một số kinh nghiệm. Chúng ta phải biết về bản thân mình, có những tâm trạng có lợi cho tâm trạng an lạc, hạnh phúc này, điều mà trong tiếng Hy Lạp gọi là eudaimonia, niềm an lạc Nhưng có một số tâm trạng lại có hại hạnh phúc này. Và vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào kinh nghiệm của bản thân -- giận dữ, căm ghét, ghen tị, nóng nảy, ham muốn, tham lam -- chúng không để lại ta một tâm trạng tốt đẹp gì sau khi ta đã trải qua nó. Và chúng cũng không có ích lợi gì cho hạnh phúc của những người khác. Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng các tâm trạng này càng xâm chiếm tâm trí chúng ta bao nhiêu, giống như một chuỗi phản ứng, chúng ta càng cảm thấy khổ sở, dằn vặt bấy nhiêu. Ngược lại, tận trong sâu thẳm trái tim mình, mỗi người đều biết rằng một hành động với lòng rộng lượng vị tha tới một nơi xa xôi, mà không một ai biết chút nào về nó, chúng ta có thể cứu được cuộc đời một đứa trẻ, khiến cho ai đó hạnh phúc. Chúng ta không cần sự công nhận. Chúng ta không cần sự biết ơn. Chỉ đơn thuần là làm việc đó, đem đến cảm giác thăng bằng cho tâm hồn chúng ta. Và chúng ta luôn muốn như thế. Vậy thì liệu chúng ta có thể thay đổi cách sống của mình? Chuyển hoá tâm thức của một người? Chẳng phải những cảm xúc tiêu cực, hay những cảm xúc phá hoại, là cố hữu trong bản chất của tâm hay sao? Có thể nào thay đổi cảm xúc, tính cách và tâm trạng của chúng ta? Để làm được điều đó buộc chúng ta phải tự hỏi, bản chất của tâm là gì? Và nếu chúng ta nhìn từ quan điểm thực nghiệm, có một phẩm chất nguyên thuỷ của ý thức, đó chỉ đơn thuần là sự nhận biết, nhận thức, Ý thức giống như một tấm gương cho phép mọi hình ảnh khởi lên trên nó. Bạn có thể có những khuôn mặt xấu xí, khuôn mặt xinh đẹp trong gương. Tấm gương cho phép điều đó, nhưng tấm gương thì không bị ô nhiễm, không bị biến đổi, không bị thay đổi bởi những hình ảnh này. Tương tự như vậy, đằng sau mỗi suy nghĩ có một ý thức, một sự nhận biết thuần khiết Đó là bản chất của tâm. Về bản chất, nó không thể bị ô nhiễm bởi lòng căm thù hay ghen tị bởi vì, nó đã luôn có đó - giống như thuốc nhuộm sẽ thấm sâu vào từng thớ vải của toàn bộ tấm vải -- nó sẽ luôn được tìm thấy, ở đâu đó. Chúng ta biết rằng không phải lúc nào mình cũng giận dữ, ghen tị, hào phóng Bởi vì chất liệu cơ bản của tâm thức là năng lực nhận thức thuần khiết này, khiến nó khác biệt với một hòn đá, có khả năng thay đổi bởi vì tất cả những cảm xúc đều đang trôi đi. Đó là nền tảng của sự rèn luyện tâm thức. Sự rèn luyện tâm thức dựa trên ý tưởng rằng hai nhân tố tinh thần đối nghịch không thể cùng xảy ra một lúc. Bạn có thể đi từ yêu sang ghét. Nhưng bạn không thể, cùng một lúc, vừa muốn làm hại lại vừa muốn đối xử tốt, với cùng một đối tượng, với cùng một người được. Bạn không thể, trong cùng một cử chỉ, vừa bắt tay lại vừa cúi đầu được. Vậy nên có những phương thuốc đối trị cho các cảm xúc phá hoại sự an lạc nội tâm. Đó là cách để tiếp tục. Hoan hỉ so với ghen tị. Một ý thức về tự do nội tâm trái ngược với sự bám chấp và ám ảnh đầy căng thẳng. Lòng nhân ái, yêu thương thì trái ngược với hận thù. Nhưng tất nhiên, mỗi cảm xúc sẽ cần một phương thuốc đối trị phù hợp. Một cách khác là cố gắng tìm ra một phương thuốc đối trị chung cho tất cả các cảm xúc. và đó là bằng cách nhìn vào chính bản chất của chúng. Thông thường, khi chúng ta cảm thấy khó chịu, căm hận hay bực mình với ai đó, hay bị ảm ảnh về điều gì đó, tâm trí cứ trở đi trở lại với đối tượng đó. Mỗi lần tiếp cận đối tượng, nó lại gia tăng thêm nỗi ám ảnh hay sự khó chịu đó. Và vì vậy, đó là một quá trình không ngừng lặp đi lặp lại. Bây giờ những gì chúng ta cần nhìn, không phải là hướng ra bên ngoài, mà là hướng vào bên trong nội tâm của mình. Hãy nhìn vào chính sự giận dữ; nó trong có vẻ rất hăm doạ, giống như một đám mây đen đang vần vũ hay một trận bão tố sấm chớp. Chúng ta nghĩ mình có thể ngồi trên mây, nhưng nếu bạn tới đó, nó chỉ là một làn sương mù. Tương tự như vậy, nếu bạn nhìn vào những tư tưởng giận dữ, nó sẽ biến mất giống như giọt sương tan biến dưới ánh nắng bình minh. Nếu bạn làm điều này nhiều lần, cái khuynh hướng, xu hướng giận dữ tiếp tục khởi lên sẽ ít dần đi sau mỗi lần bạn làm nó tan biến. Và, cuối cùng thì, dù nó có thể khởi lên, nó sẽ chỉ lướt qua tâm trí, như một con chim bay lượn trên bầu trời xanh mà không để lại dấu vết. Đây là một nguyên tắc để rèn luyện tâm thức. Bây giờ, nó đòi hỏi thời gian bởi vì chúng ta - cũng đã mất thời gian để tích tập những tất cả những điều sai trái này trong tâm thức mình, vậy nên cũng sẽ đòi hỏi mất thời gian để chúng lộ diện. Nhưng đó là con đường duy nhất [mà chúng ta phải] đi qua. Sự chuyển hoá tâm thức, đó là chính là ý nghĩa của thiền tập. Nó có nghĩa là làm quen với một cách sống mới, một cách nhận thức mới mẻ về sự vật, gần gũi hơn với thực tại. với sự tương thuộc, với dòng chảy và sự chuyển hoá liên tục chính là bản thể và ý thức của chúng ta. Vì vậy: điểm chung với khoa học nhận thức, khi chúng ta cần nói tới nó, và tôi cho rằng, đó là chủ đề về -- chúng ta phải trao đổi trong một thời gian ngắn như thế này -- sự mềm dẻo của não bộ. Người ta từng nghĩ rằng não bộ ít nhiều ổn định hơn. Trong 20 năm qua, người ta từng nghĩ rằng tất cả những kết nối trên danh nghĩa, cả về số lượng và chất lượng, ít nhiều ổn định, người ta nghĩ rằng nó ít nhiều ổn định khi chúng ta đến tuổi trưởng thành. Gần đây, người ta phát hiện ra rằng nó có thể thay đổi rất nhiều. Một nghệ sĩ violin, như chúng ta biết, đã trải qua 10.000 giờ tập luyện, một số vùng trong não bộ kiểm soát những hoạt động của các ngón tay đã thay đổi rất nhiều, tăng cường sự củng cố của những kết nối khớp thần kinh. Liệu chúng ta có thể làm điều đó với những phẩm chất của con người? Với tình yêu thương, với sự nhẫn nại và sự cởi mở? Đó chính là những gì mà các thiền giả vĩ đại đã và đang làm. Một vài người trong họ đã đến các phòng thí nghiệm, như ở Madison, Wisconsin hay ở Berkeley, họ đều là những người đã hành thiền từ 20 đến 40.000 giờ. Họ đã hành thiền 12 giờ mỗi ngày giống như khoá tu nhập thất ba năm. Và rồi, trong phần đời còn lại, họ sẽ hành thiền ba hay bốn giờ mỗi ngày. Họ là những nhà quán quân Olympic đích thực trong bộ môn rèn luyện tâm thức. (Cười) Đây là nơi mà những thiền giả ở - bạn có thể thấy nó thật truyền cảm hứng. Còn đây là với 256 điện cực trên đầu. (Cười) Vậy họ đã tìm thấy điều gì? Dĩ nhiên, cùng một thứ. Vùng cấm trong khoa học -- đã từng chịu sự quy định của "Tự nhiên," hy vọng rằng nó sẽ được chấp nhận. Đề cập đến tâm từ, lòng yêu thương vô điều kiện. Chúng tôi đã yêu cầu các thiền giả, những người đã thực hành như thế trong rất nhiều năm, đưa tâm họ vào trạng thái nơi mà chỉ có tình yêu thương -- hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Dĩ nhiên, trong quá trình rèn luyện, chúng tôi đã làm điều đó với các đối tượng cụ thể. Chúng tôi đã nghĩ về những người đang phải chịu đau khổ, chúng tôi nghĩ về những người mà mình yêu thương, nhưng đôi khi, nó có thể là một trạng thái bao trùm tất cả [chúng sinh]. Đây là kết quả ban đầu, đây là điều tôi có thể cho các bạn xem vì gần đây nó đã được công bố. Đường cong đồ thị chỉ ra 150 điểm kiểm soát, và những gì chúng ta đang nhìn cho thấy sự khác biệt giữa thuỳ trán bên phải và bên trái. Nói một cách ngắn gọn, những người có nhiều hoạt động hơn ở phần vỏ não trước trán bên phải sẽ buồn phiền, lãnh đạm hơn -- họ không thể hiện nhiều tình cảm tích cực. Đối diện là phần vỏ não bên trái: có xu hướng vị tha hơn, hạnh phúc, thể hiện, tò mò... hơn. Vậy nên có một giới hạn chung cho mọi người. Và nó cũng có thể được thay đổi. Nếu bạn xem phim hài, bạn sẽ kích hoạt phần vỏ não trước trán bên trái. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc về điều gì, bạn sẽ kích hoạt vỏ não trước trán bên trái nhiều hơn Nếu bạn buồn phiền, bạn sẽ kích hoạt vỏ não trước trán bên phải. Còn ở đây, độ lệch chuẩn là -0.5 của hành giả đang thiền về lòng từ bi. Nó là điều gì đó hoàn toàn ở ngoài đường cong của đồ thị. Tôi không còn thời gian để đi vào chi tiết tất cả các kết quả nghiên cứu khoa học khác. Hy vọng rằng, sắp tới chúng sẽ được công bố. Nhưng họ phát hiện ra rằng - đây kết quả sau ba giờ rưỡi ở trong máy chức năng cộng hưởng từ (fMRI), trông giống như là đi vào một con tàu không gian. Một số phòng thí nghiệm khác cũng đã công bố, chẳng hạn, phòng thí nghiệm của Paul Ekman tại Berkeley -- rằng một số thiền giả cũng có khả năng kiểm soát các phản ứng cảm xúc nhiều hơn người ta tưởng, Chẳng hạn như những thí nghiệm giật mình. Nếu bạn đặt một chàng trai vào ghế với tất cả các loại máy đo lường chức năng sinh lý của bạn, và có một quả bom phát nổ, người ta sẽ có một phản ứng thuộc về bản năng đến nỗi mà, trong 20 năm qua, họ chưa bao giờ thấy ai không giật mình. Một số thiền giả, không cố gắng ngăn chặn điều đó, mà chỉ đơn giản là ở trong thại thái hoàn toàn cởi mở, nghĩ rằng tiếng nổ chỉ là một sự kiện nhỏ như một ngôi sao chổi đang bay qua, họ có khả năng không giật mình chút nào. Vậy nên toàn bộ vấn đề ở đây không phải là, kiểu như, biểu diễn một trò xiếc để trưng ra những con người đặc biệt có thể không giật mình hay gì đó. Mà điều quan trọng hơn là sự rèn luyện tâm thức. Đây không phải chỉ là một điều xa xỉ. Đây không phải là một loại vitamin bổ sung cho tâm hồn; đây là thứ sẽ xác định chất lượng mỗi giây phút trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta sẵn sàng bỏ ra 15 năm để hoàn thành giáo dục phổ thông. Chúng ta thích chạy bộ, tăng cường sức khoẻ. Chúng ta làm đủ mọi thứ để duy trì nhan sắc. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là chúng ta lại dành ra quá ít thời gian để chăm lo cho điều quan trọng bậc nhất: thể cách mà tâm trí chúng ta hoạt động. Điều này, một lần nữa, lại là điều tối hậu xác định chất lượng kinh nghiệm sống của chúng ta. Giờ đây, lòng từ bi của chúng ta cần phải được biến thành hành động. Đó là những gì chúng tôi đã cố gắng làm ở những nơi khác nhau. Chỉ một ví dụ này là xứng đáng cho rất nhiều việc [mà chúng tôi đã làm]. Người phụ nữ này bị bệnh lao, bị bỏ lại một mình cô độc trong lều, đang chuẩn bị chết với cháu gái duy nhất, Một năm sau, giờ thì bà ấy trông như thế này. Những ngôi trường và bệnh viện chúng tôi đã làm ở Tây Tạng. Và đây, tôi sẽ cho các bạn xem vẻ đẹp của những hình ảnh này chúng sẽ nói cho bạn biết về hạnh phúc nhiều hơn những gì tôi có thể nói. Và đây là những nhà sư Tây Tạng đang nhảy. (Cười) Nhà sư đang bay. Cám ơn các bạn rất nhiều. Một trong những kỷ niệm tuyệt vời nhất của tuổi thơ tôi đó là quãng thời gian sống với bà, Mamar, trong mái ấm bốn gia đình ở Brooklyn, New York. Căn hộ của bà là một ốc đảo. Đó là nơi tôi có thể lẻn vào để uống cà phê thực ra chỉ là sữa nóng pha chút caffeine. Bà rất yêu đời, Và mặc dù làm việc trong nhà máy, bà vẫn tiết kiệm từng đồng để đi du lịch châu Âu. Và tôi vẫn còn nhớ cảnh ngồi đổ hình của bà ra xem rồi sau đó khiêu vũ với bà trong điệu nhạc bà yêu thích, Và rồi, khi tôi lên tám, bà đã 60, có gì đó đã thay đồi. Bà không còn đi làm cũng không đi du lịch nữa. Bà cũng không còn khiêu vũ. Không còn những giờ uống cà phê. Mẹ tôi nghỉ làm đưa bà đi bác sĩ, họ không thể chẩn đoán được, Và cha tôi dù làm việc ca đêm nhưng chiều nào cũng quanh quẩn bên bà, chỉ để chắc chắn rằng bà đã ăn. Chăm sóc bà trở thành nhiệm vụ chính của gia đình tôi. Và ngay khi chẩn đoán được đưa ra, bà dần dần tụt dốc. Giờ chắc hẳn các bạn đã nhận ra triệu chứng của bà. Bà tôi bị trầm cảm. Trầm cảm nặng, nó thay đổi cuộc sống, và bà không bao giờ bình phục trở lại. Và trước kia, rất ít người biết về trầm cảm. Thậm chí ngày nay, 50 năm sau, vẫn còn rất nhiều thứ chúng ta phải tìm hiểu Ngày nay, chúng ta biết rằng phụ nữ có nguy cơ 70% mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời hơn so với đàn ông. Và thậm chí với tỷ lệ cao như vậy, phụ nữ bị chẩn đoán sai khoảng từ 30 và 50% Giờ chúng ta biết rằng phụ nữ có nguy cơ mắc các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức và lo lắng cao hơn so với nam giới. Và những triệu chứng này thường bị bỏ qua trong chuẩn đoán trầm cảm. Và không chỉ có bệnh trầm cảm mới có sự khác nhau về giới tính mà những căn bệnh khác cũng vậy. Chính cuộc chiến của bà tôi đã mang tôi tới một sứ mạng. Và hiện tại, tôi đang coi sóc một trung tâm có nhiệm vụ khám phá nguyên nhân của sự khác nhau về giới tính và sử dụng kiến thức đó để cải thiện sức khỏe của phụ nữ. Ngày nay, chúng ta biết rằng mỗi tế bào đều có giới tính. Đó là thuật ngữ do Viện Y học tạo ra. Và nghĩa là phụ nữ và đàn ông khác nhau tới tận cấp độ phân tử và tế bào. Nghĩa là chúng ta khác nhau trên tất cả các bộ phận. Từ não cho tới tim, phổi, các khớp xương. Mới 20 năm trước thôi chúng ta hầu như chẳng có dữ liệu nào về sức khỏe phụ nữ ngoài những kiến thức về chức năng sinh sản. Nhưng vào năm 1993, đạo luật Revitalization NIH ra đời. Và luật quy định phụ nữ và người thiểu số cũng được bao gồm trong các thử nghiệm lâm sàng được tài trợ bởi Viện sức khỏe quốc gia, Và theo nhiều cách, luật đã có tác dụng. Phụ nữ bây giờ thường xuyên là đối tượng của các cuộc nghiên cứu lâm sàng. và chúng ta thấy rằng có những khác biệt lớn giữa căn bệnh ở phụ nữ và đàn ông. Nhưng đáng chú ý là những gì chúng ta biết về sự khác nhau này lại thường bị bỏ qua. Vậy, chúng ta phải tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao lại phó mặc sức khỏe của phụ nữ cho Trời? Và phó mặc nó theo 2 cách. Thứ nhất đó là còn rất rất nhiều thứ phải tìm hiểu mà chúng ta lại không đầu tư để hiểu thấu đáo phạm vi của những khác biệt trong giới tính. Và thứ 2 là chúng ta không áp dụng những thứ đã biết vào chăm sóc lâm sàng. Chúng ta vẫn làm chưa đủ. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn ba ví dụ về tác động của khác biệt giới tính lên sức khỏe phụ nữ và khía cạnh mà ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa . Hãy bắt đầu với bệnh tim. Đó là sát thủ giết phụ nữ số 1 ở Hoa kỳ hiện nay. Đây là khuôn mặt của bệnh tim. Linda là một phụ nữ trung niên, bà có 1 stent được đặt vào 1 trong những động mạch dẫn tới tim. Khi bà có những triệu chứng tái đi tái lại, bà quay lại bác sĩ Bác sĩ thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn vàng: Thông tim Thử nghiệm cho thấy không hề có tắc nghẽn. Các triệu chứng của Linda vẫn tiếp tục. Bà đã phải nghỉ việc. Và đó là lúc bà tìm thấy chúng tôi. Khi Linda tới với chúng tôi, chúng tôi đã làm một cuộc thông tim khác và lần này, chúng tôi tìm ra manh mối. Nhưng chúng tôi cần một cuộc kiểm tra khác để đưa ra chẩn đoán Vậy là chúng tôi đã thực hiện một kiểm tra được gọi là siêu âm trong lòng mạch vành bằng cách dùng sóng siêu âm để kiểm tra động mạch từ trong ra ngoài. Và những gì mà chúng tôi tìm thấy đó là căn bệnh của Linda không giống như bệnh điển hình ở nam giới. Bệnh điển hình ở nam giới trông sẽ như thế này đây. Tắc nghẽn gián đoạn hoặc hẹp đông mạch. Bệnh của Linda, giống như bệnh của rất nhiều phụ nữ khác, trông như thế này. Các mảng xơ vữa trải ra đồng đều hơn, dày hơn dọc theo động mạch, và rất khó để nhìn thấy. Vậy là với Linda, và nhiều phụ nữ khác, Kiểm tra chuẩn vàng không phải vàng. Giờ đây, Linda đã được điều trị đúng phương pháp Bà đã quay trở lại cuộc sống , v à may mắn là, hiện tại bà rất khỏe mạnh. Nhưng, Linda đã may mắn. Bà tìm thấy chúng tôi, chúng tôi tìm ra bệnh cho bà. Nhưng nhiều phụ nữ khác, lại không may mắn như vậy. Chúng ta có các công cụ. Chúng ta có công nghệ để đưa ra chẩn đoán. Nhưng khác biệt giới tính lại quá thường xuyên bị bỏ qua. Vậy còn cách chữa trị? Một nghiên cứu quan trọng đã được công bố 2 năm về trước đã đặt ra một câu hỏi rất quan trọng: Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tim ở phụ nữ là gì? Các nhà nghiên cứu đã xem xét các tài liệu ghi chép trong khoảng thời gian 10 năm và hàng trăm tài liệu đã bị ném vào sọt rác Và những gì mà họ phát hiện là những thứ bị ném đi 65% thông tin quan trọng đã bị bỏ qua bởi vì mặc dù phụ nữ đã được đưa vào nghiên cứu, các nhà phân tích lại không phân biệt khác nhau giữa phụ nữ và đàn ông Thật là một cơ hội đáng tiếc. Tiền đã chi ra thế mà chúng ta lại chẳng biết được gì về tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Và những nghiên cứu này không thể đem lại kết quả nào cho câu hỏi rất ,rất quan trọng, Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tim ở phụ nữ là gì? Tôi muốn giới thiệu bạn với Hortense, mẹ đỡ đầu của tôi, Hung Wei, thân nhân của một đồng nghiệp, và một người nữa có thể bạn đã nhận ra-- Dana, vợ của nam diễn viên Christopher Reeve . Cả ba phụ nữ đều có một điểm chung rất quan trọng. Cả ba đều đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, kẻ thù ung thư giết người số một của phụ nữ tại Mỹ ngày nay. Cả ba đều không hút thuốc. Đáng buồn thay, Dana và Hung Wei đã chết vì căn bệnh này. Ngày nay, những gì chúng ta biết đó là phụ nữ không hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 3 lần nam giới không hút thuốc. Điều thú vị là, khi phụ nữ được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư phổi, khả năng sống sót của họ lại có xu hướng cao hơn so với đàn ông. Đây là một số manh mối. Các nhà nghiên cứu của chúng tô i đã tìm ra rằng có một số gien trong các tế bào khối u phổi của cả phụ nữ và đàn ông. Và những gen này được kích hoạt chủ yếu bởi estrogen. Và khi chúng biểu hiện quá mức, nó có liên hệ với khả năng sống sót chỉ ở phụ nữ trẻ. Hiện tại, đây là một phát hiện rất sớm và chúng tôi vẫn chưa biết liệu nó có liên quan đến chăm sóc ý tế hay không. Nhưng những phát hiện như thế này có thể cho ta hy vọng và cơ hội để cứu sống cả phụ nữ và đàn ông. Bây giờ, tôi sẽ chia sẻ với bạn một ví dụ về việc khi chúng ta xem xét khác biệt giới tính, nó có thể thúc đẩy khoa học. Vài năm trước đây, một loại thuốc chữa bệnh ung thư phổi mới đã được thẩm định, và khi các tác giả xem xét người có khối u giảm mạnh, họ tìm thấy 82% là phụ nữ. Điều này đặt ra một câu hỏi: Tại sao? Và những gì họ tìm thấy là đột biến di truyền mà thuốc nhắm tới phổ biến hơn ở phụ nữ. Và điều này đã dẫn đến một cách tiếp cận được cá nhân hoá hơn để điều trị ung thư phổi cũng bao gồm giới tính. Đây là những gì chúng ta có thể thực hiện khi không phó mặc sức khỏe của phụ nữ vào ý trời Chúng ta biết rằng khi đầu tư vào nghiên cứu, sẽ thu được kết quả. Hãy xem tỷ lệ tử vong từ bệnh ung thư vú theo thời gian. Và giờ hãy xem qua tỷ lệ tử vong của ung thư phổi ở phụ nữ theo thời gian. Bây giờ hãy xem tiền đầu tư cho ung thư vú - đây là tiền đầu tư tính trên một ca tử vong-- và tiền đầu tư cho bệnh ung thư phổi. Rõ ràng tiền đầu tư cho bệnh ung thư vú đã có kết quả. Họ có thể đã không đủ nhanh,, nhưng ít nhất cũng có kết quả. Chúng ta cũng có thể làm điều tương tự cho bệnh ung thư phổi và những căn bệnh khác. Giờ hãy quay lại bệnh trầm cảm. Trầm cảm là nguyên nhân số 1 gây ra tình trạng tàn phế cho phụ nữ trên thế giới ngày nay. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có những khác biệt trong não bộ của phụ nữ và đàn ông ở những khu vực liên quan đến tâm trạng. Và khi bạn đặt phụ nữ và đàn ông vào trong máy chụp MRI máy quét cho thấy bộ não hoạt động như thế nào khi bị kích thích vậy bạn đặt họ vào trong máy quét và làm cho họ căng thẳng Bạn thực sự có thể thấy sự khác biệt. Và những phát hiện như thế này làm chúng tôi tin rằng mình đang có trong tay một số manh mối giải thích lý do tại sao chúng ta lại thấy những khác biệt giới tính quan trọng này đối với bệnh trầm cảm. Nhưng ngay cả khi chúng tôi biết rằng những khác biệt này sẽ xảy ra, 66 phần trăm nghiên cứu não bắt đầu ở động vật được thực hiện ở cả động vật giống đực hay động vật chưa xác định giới tính. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng tôi phải đặt câu hỏi một lần nữa: Tại sao chúng ta lại phó mặc sức khỏe của phụ nữ như vậy? Và đây là một câu hỏi khiến tất cả chúng tôi bị ám ảnh những người làm việc trong ngành khoa học và y tế tin rằng chúng ta đang tiến rất gần tới khả năng cải thiện đáng kể sức khỏe của phụ nữ. Chúng ta biết rằng mỗi tế bào đều có một giới tính. Chúng ta biết rằng những khác biệt này thường bị bỏ qua. Và do đó, chúng ta biết rằng phụ nữ không nhận được đầy đủ lợi ích từ khoa học và y học hiện đại ngày nay. Chúng ta có các công cụ nhưng thiếu ý chí tập thể và động lực. Sức khỏe phụ nữ là một vấn đề bình đẳng quan trọng như việc trả lương bình đẳng vậy. Và nó là một vấn đề về chất lượng và sự tích hợp của khoa học và y học. (Vỗ tay) Vì vậy, hãy tưởng tượng động lực mà ta có thể đạt được trong việc nâng cao sức khỏe phụ nữ nếu xem xét sự tồn tại của khác biệt giới tính ngay từ lúc bắt đầu thiết kế nghiên cứu. Hoặc nếu chúng tôi phân tích dữ liệu theo giới tính. Do đó, mọi người thường hỏi tôi: Tôi có thể làm gì? Và đây là những gì mà tôi đề nghị: Trước tiên, hãy suy nghĩ về sức khỏe phụ nữ tương tự như cách mà bạn suy nghĩ và quan tâm đến các vấn đề khác quan trọng đối với bạn. Và thứ hai, và cũng quan trọng không kém, đó là, là một người phụ nữ, bạn phải hỏi bác sĩ của mình và các bác sĩ đang chăm sóc cho những người bạn yêu quý Bệnh này hoặc phương pháp điều trị này có khác biệt ở phụ nữ không? Đây là một câu hỏi sâu sắc bởi vì câu trả lời có thể là có, nhưng bác sĩ của bạn có thể không biết câu trả lời, ít nhất là chưa biết câu trả lời. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi, bác sĩ của bạn rất có khả năng sẽ đi tìm câu trả lời. Và điều này là rất quan trọng, không chỉ cho bản thân chúng ta, nhưng còn cho tất cả những người mà ta yêu quý. Cho dù đó là mẹ, con gái, em gái, một người bạn hay bà. Chính nỗi khổ của bà tôi đã thúc bách tôi làm công việc này để cải thiện sức khỏe phụ nữ. Đó là di sản của bà. Di sản của chúng ta để cải thiện sức khỏe phụ nữ cho thế hệ này và cho các thế hệ tới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã dành những năm qua để cố gắng giải thích hai điều bí ẩn Tại sao năng suất tại những công ty mà tôi làm việc lại đáng thất vọng đến vậy? Tôi đã làm việc với hơn 500 công ty Bất chấp tất cả những tiến bộ công nghệ máy tính, I.T, giao tiếp, viễn thông, Internet Điều bí ẩn thứ hai Tại sao lại có quá ít ràng buộc trong công việc? Tại sao người ta lại thấy đau khổ, thậm chí tự tách khỏi công việc? Tách khỏi đồng nghiệp của mình Đi ngược lại lợi ích công ty Bất chấp tất cả các sự kiện sát nhập, các buổi lễ ăn mừng, các buổi khởi xướng các chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo để đào tạo nhà quản lý cách thúc đẩy đội ngũ làm việc tốt hơn. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là vấn đề quả trứng và con gà Bởi vì càng ít gắn kết, họ càng làm việc ít hiệu quả Hoặc ngược lại, bởi vì họ càng kém hiệu quả, chúng ta tạo áp lực và họ càng ít gắn kết hơn. Nhưng khi phân tích chúng tôi nhận ra rằng có một nguyên nhân chung cho hai vấn đề này mà thực, nó liên qua tới hai trụ cột nền móng của quản lý Cách chúng ta tổ chức dựa trên hai trụ cột Phần cứng- Kết cấu, quy trình, hệ thống Phần mềm cảm xúc, tình cảm, quan hệ người với người, đặc điểm, tính cách của mỗi người và bất cứ khi nào một công ty tái tổ chức, tái cơ cấu, tái sắp xếp, thông qua một chương trình chuyển đổi văn hóa, nó chọn hai trụ cột này. Bây giờ, chúng tôi cố gắng sàng lọc lại chúng, chúng tôi cố gắng kết hợp chúng lại. Vấn đề thực sự là-- và đây cũng là câu trả lời cho hai điều bí ẩn -- hai cái cột này đã lỗi thời. Tất cả những gì bạn đọc trong các sách kinh doanh đều dựa trên cột trụ này hoặc cột trụ kia hoặc là kết hợp cả hai. Chúng đã quá cũ Làm sao chúng có thể phát huy hiệu quả khi bạn cố gắng sử dụng những cách tiếp cận này vào một thực tại kinh doanh phức tạp mới? Cách tiếp cận phần cứng, cơ bản là bắt đầu từ chiến lược, yêu cầu, kết cấu, quy trình, hệ thống, KPIs, thẻ điểm, ủy ban, trụ sở, trung tâm, nhóm, và vân vân Tôi đã quên tất cả cái ma trận, động cơ, ủy ban, văn phòng trung gian và các giao diện. Điều xảy đến cho phần còn lại cơ bản là, Bạn có thêm phức tạp, một phức tạp mới trong kinh doanh. Chúng ta cần chất lượng, giá cả, sự tin cậy, tốc độ. Và mỗi lúc lại có thêm yêu cầu mới, chúng ta dùng cùng một cách để tiếp cận vấn đề Chúng ta tạo ra kết cấu, các hệ thống xử lý, cơ bản là để đương đầu với tính phức tạp mới trong kinh doanh. Cách tiếp cận phần cứng tạo nên sự phức tạp trong tổ chức Hãy lấy một ví dụ Một công ty ô tô, phòng kỹ thuật là một ma trận 5 chiều. Nếu bạn mở bất kì ô nào trong ma trận này, bạn sẽ thấy một ma trận 20 chiều khác. Bạn có Ngài. Tiếng ồn, Ngài. Nhiên liệu tiêu thụ, Ngài Chống va chạm. Đối với bất kỳ yêu cầu mới nào, bạn có một ban chuyên về nó đảm trách việc phân bổ kỹ sư đáp ứng nhu cầu mới. Chuyện gì xảy ra khi yêu cầu mới phát sinh? Vài năm trước, một yêu cầu mới đã xuất hiện trên thị trường: Thời hạn bảo hành. Vì thế yêu cầu mới là khả năng sửa chữa làm cho xe dễ sửa. Nếu không thì khi bạn mang xe tới gara để sửa cái đèn, nếu bạn phải tháo máy ra để gỡ được đèn, cái xe phải nằm tại gara tới cả tuần. thay vì có 2 tiếng, và rồi số tiền bảo hành sẽ tiêu tan. Vậy, giải pháp ở đây là gì? Nếu khả năng sửa chữa là một yêu cầu mới, giải pháp đó là tạo ra một bộ phận chức năng mới, Ngài Sửa chữa. Và ngài Sửa chữa sẽ tạo ra một quy trình sửa chữa. rồi tới bảng điểm, ma trận và cuối cùng là khích lệ sửa chữa. nó đứng hàng thứ 25 các KPI khác. Phấn trăm bồi thường biến thiên của những người này là gì? Cao nhất là 25%, chia cho 26 KPI, khả năng sửa chữa tạo ra một thương số là 0.8 % Thương số tạo ra trong hành động, lựa chọn của họ để đơn giản hóa? Số 0 Nhưng chuyện gì xảy ra cho tác động số 0? Ngài Sửa chữa, quy trình thẻ điểm, đánh giá, hợp tác với 25 đối tác khác để có một tác động số 0. Bây giờ, trước phức tạp mới của kinh doanh, giải pháp duy nhất không phải là vẽ ra những cái hộp với những dòng báo cáo. Đó cơ bản là sự tác động lẫn nhau. Cách các con đường kết hợp với nhau. Các liên kết, tương tác, các liên hợp, Nó không phải là bộ xương của những cái hộp. Nó là hệ thần kinh của sự thích nghi và trí thông minh. Bạn biết đó, về cơ bản, bạn có thể gọi nó là sự hợp tác. Bất cứ khi nào con người ta hợp tác, họ sẽ dùng ít tài nguyên hơn. Trong tất cả mọi thứ. Bạn biết đó, vấn đề sửa chữa là một vấn đề hợp tác. Khi thiết kế ra ô tô, làm ơn,hãy để ý tới nhu cầu của những người sẽ sửa xe trong các gara hậu mãi. Nếu không hợp tác với nhau, chúng ta sẽ cần nhiều thời gian hơn nhiều thiết bị hơn, nhiều hệ thống hơn, nhiều nhóm hơn. Chúng ta cần--bạn biết đó, khi thu mua, cung cấp, sản xuất không hợp tác với nhau chúng ta cần nhiều cổ phần hơn, nhiều tài sản lưu động hơn, nhiều vốn lưu động hơn. Ai sẽ trả tiền? Các cổ đông? Khách hàng? Không, họ sẽ từ chối. Vậy thì ai? Nhân viên, những người phải bồi thường bằng những siêu nỗ lực cá nhân cho sự thiếu hợp tác. Áp lực, mệt mỏi, họ kiệt sức, tai nạn. Hèn gì mà họ chẳng tha thiết với công việc. Làm sao phần cứng và phần mềm có thể cố gắng để củng cố tinh thần hợp tác? Phần cứng: Trong ngân hàng, khi có vấn đề giữa văn phòng hậu cần và văn phòng tiền tuyến, họ không hợp tác với nhau. Giải pháp là gì? Họ tạo ra một văn phòng trung gian Chuyện gì xảy ra một năm sau? Thay vì chỉ có một vấn đề giữa tiền tuyến và hậu phương, giờ ta có hai vấn đề. vấn đề giữa hậu phương và trung gian và vấn đề giữa trung gian và tiền tuyến Hơn nữa ta còn phải trả tiền cho văn phòng trung gian. Phương pháp cứng không thể củng cố sự hợp tác. Nó chỉ thêm vào nhiều hộp mới, nhiều xương mới cho bộ xương Phương pháp mềm: Để khiến mọi người hợp tác với nhau, chúng ta cần làm cho họ thích nhau. Cải thiện cảm xúc giữa người với người, Người ta càng thích nhau, họ càng hợp tác với nhau. Hoàn toàn sai. Thậm chí còn có tác dụng ngược. Ví dụ, ở nhà tôi có 2 chiếc TV. Tại sao? Chính xác là để không phải hợp tác với vợ tôi. (cười) để không phải áp dụng sự đánh đổi với vợ tôi. Và tại sao tôi lại cố không đánh đổi với vợ mình chính xác là vì tôi yêu cô ấy Nếu tôi không yêu vợ, một cái TV là đủ rồi: Em sẽ xem chương trình bóng đá của anh, nếu em không thích, vậy thì đọc sách hay đi ra cửa vậy? (cười) Chúng ta càng thích nhau, chúng ta càng tránh hợp tác thực sự việc đó sẽ đè nặng quan hệ của chúng ta bằng những đánh đổi. Và chúng ta mua chiếc TV thứ 2 hay là chúng ta cứ leo thang phân xử xem TV sẽ thuộc về ai. Rõ ràng, hai phương pháp này đã lỗi thời. Để đối mặt với phức tạp, để nâng cao hệ thống mới, chúng ta đã tạo ra cái gọi là phương pháp đơn giản thông minh dựa trên những nguyên tắc đơn giản. Nguyên tắc thứ nhất: Hiểu những gì người khác làm. Công việc thực sự của họ là gì? Chúng ta cần vượt ra khỏi những cái hộp, những mô tả công việc, vượt ra khỏi bề mặt của nó, để hiểu được nội dung thực sự bên trong Tôi, một nhà thiết kế, nếu tôi đặt một sợ dây kim loại ở đây, Tôi biết rằng, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải tháo máy ra để sửa cái đèn. Thứ 2, bạn cần củng cố lại bộ tích hợp Bộ tích hợp ở đây không phải là văn phòng trung gian, đó là các nhà quản lý, những nhà quản lý hiện tại mà bạn củng cố lại để họ có năng lượng và đam mê khiến những người khác hợp tác. Làm sao bạn có thể biến quản lý của mình thành một nhà kết hợp? Bằng cách lột bỏ các tầng lớp Khi có quá nhiều tầng lớp người ta lại càng xa rời hành động do đó họ cần KPI, ma trận, họ cần giấy ủy thác . Họ không hiểu thực tế và họ tăng thêm phức tạp cho ma trận KPI. Bằng cách dỡ bỏ các quy tắc ---chúng ta càng quan trọng, chúng ta càng cần các nhà kết hợp, do đó, chúng ta cần phải giảm bớt các quy tắc, để trao quyền tự do cho các nhà quản lý. Và chúng ta làm ngược lại-- càng quan trọng, chúng ta càng tạo ra nhiều nguyên tắc. Và kết thúc bằng Bách khoa toàn thư Britannica về các luật lệ Bạn cần tăng chất lượng của quyền lực để có thể trao quyền cho tất cả mọi người để sử dụng óc phán đoán, trí thông minh của họ. Bạn phải cho họ nhiều quân bài hơn để họ có một bộ bài tốt để mạo hiểm khi hợp tác, để loại bỏ sự cách ly. Nếu không, họ sẽ rút lui. Họ sẽ tách rời. Những nguyên tắc này, chúng đến từ lý thuyết trò chơi và xã hội học tổ chức. Bạn có thể gia tăng cái bóng của tương lai. Tạo ra những vòng phản hồi để đặt người ta vào trong những hậu quả của hành động của chính mình Đây là những gì công ty ô tô ấy đã làm khi họ thấy rằng Ngài sửa chữa chẳng có tác động nào cả. Họ nó với kỹ sư thiết kế: Hiện tại, trong 3 năm , khi ô tô mới được tung ra thị trường, bạn sẽ chuyển sang khu hậu mãi, và chịu trách nhiệm ngân sách bảo hành, và nếu ngân sách bảo hành tiêu tan, nó sẽ tiêu tan trên mặt bạn ( cười) Hiệu quả nhiều hơn 0.8 % tiền bồi thường Bạn cũng cần tăng tính tương hỗ, bằng cách bỏ những cái đệm làm chúng ta tự mãn. Khi bạn bỏ đi những cái đệm này, anh nắm mũi tôi, tôi nắm tai anh. Chúng ta sẽ hợp tác. Bỏ đi cái TV thứ 2. Còn quá trời TV thứ 2 tại nơi làm việc không tạo ra giá trị, chúng chỉ tạo ra sự tự mãn sai chức năng Bạn cần thưởng cho những ai hợp tác và phê bình những ai không làm vậy CEO của tập đoàn Lego, Jorgen Vig Knudstorp, có một cách rất hay. Ông nói, phê bình không phải vì bạn thất bại, đó là vì bạn đã không giúp đỡ và yêu cầu giúp đỡ Nó thay đổi mọi thứ. Đột nhiên, tôi thích được chia sẻ chân thành về những điểm yếu của tôi, những dự đoán của tôi bởi vì tôi biết tôi sẽ không bị phê bình nếu thất bại, nhưng tôi sẽ bị phê bình nếu không giúp đỡ hoặc yêu cầu sự giúp đỡ Khi bạn làm thế này, nó có rất nhiều ngụ ý về thiết kế tổ chức. Bạn sẽ thôi không vẽ thêm những cái hộp, thôi không vẽ thêm những dòng gạch nối, bạn nhìn vào sự ảnh hưởng lẫn nhau. Nó có rất nhiều ngụ ý trong các chính sách tài chính mà chúng ta áp dụng. Đối với quản lý nhân sự, khi làm điều đó bạn có thể quản lý sự phức tạp, tính phức tạp mới của kinh doanh, mà không làm phức tạp mọi thứ Bạn tạo ra nhiều giá trị hơn với chi phí thấp hơn. Bạn cùng lúc nâng cao năng lực làm việc và cả đam mê trong công việc bởi vì bạn đã dỡ bỏ đi nguyên nhân gốc rễ chung đằng sau các sự phức tạp. Đây là chiến trường của bạn, các nhà lãnh đạo kinh doanh. Chiến trường thật sự không phải chống lại những người cạnh tranh Đây là rác rưởi, rất trừu tượng. Khi nào chúng ta gặp đối thủ để mà chiến đấu? Trận đánh thực sự chính là chiến đấu chống lại chính mình, chống lại thói quan liêu, chống lại tính phức tạp Chỉ có bạn mới có thể chống lại, mới có thể thực hiện điều đó. Xin cám ơn ( Vỗ tay) Joe Kowan: Tôi sợ sân khấu. Tôi luôn bị sợ sân khấu và không phải chỉ một chút mà là cực kì sợ. Và điều này không phải là vấn đề gì to tát cho đến khi tôi 27 tuổi. Đó là khi tôi bắt đầu viết các bài hát, và thậm chí lúc đó tôi cũng chỉ hát cho mình tôi nghe mà thôi. Chỉ cần có mặt bạn cùng phòng trong nhà cũng làm tôi cảm thấy không thoải mái. Nhưng sau một vài năm, chỉ viết các ca khúc thôi là không đủ. Tôi có rất nhiều câu chuyện và ý tưởng, và muốn chia sẻ chúng với mọi người, nhưng về mặt sinh lý học mà nói, tôi không thể nào làm được điều đó. Tôi chịu đựng nỗi sợ hãi vô lý này. Nhưng càng viết nhạc và tập đàn, tôi lại càng muốn biểu diễn. Thế nên vào tuần sinh nhật lần thứ 30 của mình Tôi quyết định đi đến ở một buổi biểu diễn ca nhạc tự do ở địa phương và bỏ lại phía sau nỗi sợ hãi này. Khi tôi đến nơi thì ở đó đông nghịt người. Có khoảng 20 người ở đó. (Cười) Và tất cả đều trông rất hung dữ. Tôi thở sâu và đăng kí biểu diễn và tôi cảm thấy khá tốt. Khá tốt, cho đến khoảng 10 phút trước khi đến lượt mình, khi mà cả cơ thể tôi phản kháng, và cơn sóng lo lắng ập vào tôi. Khi mà bạn cảm thấy sợ hãi, hệ thần kinh biểu cảm bắt đầu làm việc. Bạn cảm thấy adrenaline dồn lên, nhịp tim tăng, thở gấp. Tiếp đó những cơ quan không thiết yếu khác bắt đầu ngừng hoạt động, như hệ tiêu hóa. (Cười) Cho nên bạn thấy khô miệng, và máu thì rút khỏi tay chân, nên ngón tay không làm việc được nữa. Đồng tử của bạn giãn ra, các cơ co lại, bạn cảm thấy kiến bò khắp người, nói tóm lại cả cơ thể của bạn bị kích thích hưng phấn. (Cười) Tình trạng này không phù hợp để biểu diễn nhạc dân ca tí nào. (Cười) Ý tôi là, hệ thần kinh là một tên ngốc. Thật ư? Hai trăm ngàn năm tiến hóa, và nó vẫn không thể phân biệt được một con hổ răng kiếm và 20 ca sĩ nhạc dân ca trong một đêm ca nhạc tự do tối Thứ Ba ư? (Cười) Tôi chưa bao giờ cảm thấy kinh hãi như lúc đó -- cho đến bây giờ. (Tiếng cười và cổ vũ) Và thế là đến lượt tôi, bằng cách nào đó, tôi xoay xở lên được sân khấu và bắt đầu hát, tôi mở miệng hát câu đầu tiên và đó là tiếng rung dây thanh rất khủng khiếp bạn biết đấy, khi mà giọng của bạn run bần bật -- thoát ra ngoài. đó không phải là kiểu rung dây thanh của các ca sĩ hát opera, đây chỉ là sự nổi loạn vì sợ của cơ thể. Ý tôi là, đó đúng là một cơn ác mộng. Tôi thấy xấu hổ, khán giả thì rõ ràng là không thoải mái, Họ chú ý vào sự hồi hộp khó chịu của tôi. Điều đó quá tệ. Nhưng đó là kinh nghiệm đầu tiên của tôi với tư cách là một nhạc sĩ - ca sĩ solo. Và một điều tốt đã xảy ra Tôi nhìn thấy một tí tín hiệu của sự kết nối với khán giả mà tôi muốn có. Và tôi muốn nhiều hơn thế. Nhưng tôi phải vượt qua sự lo lắng này. Tối hôm đó tôi đã tự hứa với bản thân: tôi sẽ quay lại đó hàng tuần cho đến khi không còn cảm thấy hồi hộp nữa. Và tôi đã làm thế. Tôi quay lại mỗi tuần, và chắc chắn là thế, cứ sau mỗi tuần, chẳng có gì thay đổi cả. Việc đó cứ lặp lại hàng tuần. (Cười) Tôi không thể giũ bỏ nó. Và đó cũng là lúc tôi có một sáng kiến. Và tôi nhớ nó rất rõ, vì tôi thường không có nhiều sáng kiến. (Cười) Tất cả những gì phải làm là viết một bài hát về sự hồi hộp của mình. Bài hát sẽ chỉ xác thực khi tôi bị sợ sân khấu, và tôi càng cảm thấy hồi hộp, thì bài hát sẽ càng hay hơn. Dễ ợt. Và thế là tôi bắt đầu viết một bài hát về nỗi sợ sân khấu Trước hết, thú nhận vấn đề, những biểu hiện thể chất, việc tôi cảm thấy như thế nào người nghe có thể cảm thấy ra sao. Và sau đó tính toán đến những thứ như giọng hát bị run, và việc tôi sẽ hát cao hơn bình thường nửa quãng tám vì quá hồi hộp. Bằng cách hát một bài hát về điều gì đang diễn ra với mình, trong khi nó đang diễn ra, sẽ khiến khán giả nghĩ về nó. Họ không cần cảm thấy tội nghiệp tôi vì đã quá hồi hộp, họ có thể trải nghiệm điều đó cùng với tôi, và chúng tôi trở thành một gia đình lớn vui vẻ, hồi hộp và không thoải mái. (Cười) Bằng cách nghĩ đến khán giả của mình, bằng cách bao quát và khai thác vấn đề của mình, tôi đã có thể nắm được điều gì đó mà ngăn cản được tiến trình lo sợ, và chuyển thành một thứ quan trọng cho thành công của tôi. Và bài hát về bệnh sợ sân khấu giúp tôi vượt qua được vấn đề lớn nhất đó ngay trước lúc biểu diễn. Và cứ thế tôi có thể tiếp tục hát hết những bài hát còn lại của mình một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng thì, sau một thời gian, tôi không cần hát bài hát về nỗi sợ sân khấu nữa. Trừ những khi tôi thực sự hồi hộp lo lắng, như bây giờ. (Cười) Không biết liệu tôi hát bài hát đó cho các bạn nghe có được không? (Vỗ tay) Có thể cho tôi một ngụm nước được không? (Nhạc) Xin cám ơn. ♫ Bạn biết đấy, tôi không đùa đâu ♫ ♫ Nỗi sợ sân khấu này là thật. ♫ ♫ Và nếu tôi đứng ở đây run rẩy và hát, ♫ ♫ thì bạn biết tôi cảm thấy như thế nào rồi đấy. ♫ ♫ Và những lỗi mà tôi sẽ gặp phải, ♫ ♫ giọng run lên vì cả cơ thể tôi đang run lên. ♫ ♫ Nếu bạn ngồi ở kia cảm thấy xấu hổ thay cho tôi, ♫ ♫ thì đừng cảm thấy vậy nữa. ♫ ♫ Mà thôi, một chút cũng được. ♫ (Cười) ♫ Và có thể tôi sẽ cố tưởng tượng các bạn không mặc quần áo. ♫ ♫ Nhưng hát trước toàn người lạ khỏa thân khiến tôi sợ hãi hơn ai hết. ♫ ♫ Không cần phải nói dài dòng, ♫ ♫ nhưng hình ảnh của tôi chưa bao giờ là một ưu thế. ♫ ♫ Nên nói thẳng ra, tôi mong tất cả các bạn đều mặc quần áo, ♫ ♫ Ý tôi là, bạn cũng chẳng phải đang khỏa thân. ♫ ♫ Và tôi mới là người có vấn đề. ♫ ♫ Và bạn nói với tôi, đừng lo lắng, bạn sẽ làm tốt. ♫ ♫ Nhưng tôi là người sống với chính mình ♫ ♫ và tôi biết tôi sẽ trở nên như thế nào. ♫ ♫ Lời khuyên của các bạn dịu dàng nhưng muộn màng. ♫ ♫ Nếu không phải là có chút ra vẻ bề trên. ♫ ♫ Và giọng mỉa mai đó không giúp ích được gì khi tôi hát. ♫ ♫ Nhưng giờ chúng ta không nên nói về những thứ này, ♫ ♫ thật vậy, tôi ở trên sân khấu và bạn trong đám đông. Xin chào. ♫ ♫ Và không phải tôi đang chế giễu một nỗi sợ có lý được ấp ủ từ lâu, ♫ ♫ và nếu như tôi chưa sẵn sàng để đối mặt với nó, ♫ ♫ Tôi chắc chắn sẽ không đứng ở đây. ♫ Nhưng nếu tôi hát ra một nốt rõ ràng, ♫ ♫ bạn sẽ hiểu tôi đang bình tĩnh trở lại, từ từ nhưng chắc chắn. ♫ ♫ Và có thế là tuần sau, Tôi sẽ rung dây đàn ghi-ta ♫ ♫ giọng tôi sẽ trong như nước, và mọi người sẽ hát, ♫ ♫ Nhưng cũng có thể tôi chỉ sẽ đứng dậy và bắt đầu lại run, ♫ ♫ dây thanh của tôi sẽ lại rung, ♫ ♫ với tốc độ nhanh hơn tốc độ của âm thanh một chút. ♫ (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn hình dung lại về giáo dục. Năm qua đã chứng kiến sự ra đời của một từ gồm bốn chữ cái. bắt đầu với chữ M. MOOC: massive open online courses. khóa học trực tuyến đại chúng Nhiều tổ chức đang cung cấp các khóa học trực tuyến hoàn toàn miễn phí cho hàng triệu sinh viên khắp thế giới Bất cứ ai có kết nối Internet và ý chí học tập đều có thể truy cập các khóa học tuyệt vời từ các trường đại học lớn và nhận giấy chứng nhận khi kết thúc khóa học. Trong buổi thảo luận hôm nay, tôi sẽ tập trung vào một khía cạnh khác của MOOCs. Chúng ta đang dùng những gì học hỏi được và các công nghệ phát triển trên diện rộng để áp dụng trên diện hẹp nhằm tạo ra một mô hình giáo dục tích hợp để tái sáng tạo và hình dung hoạt động trong lớp học. Đây là một lớp học tại học viện có tên gồm 3 chữ cái ở phía đông bắc Mỹ, MIT. Đây là một lớp học 50, 60 năm về trước, còn đây là lớp học ngày hôm nay. Có những thay đổi gì? Ghế ngồi giờ rất sặc sỡ. Whoop-de-do. Giáo dục thực sự không thay đổi suốt 500 năm qua. Đổi mới lớn cuối cùng trong giáo dục là về in ấn và sách giáo khoa. Mọi thứ khác đã thay đổi từ y tế đến giao thông vận tải, mọi thứ đều đổi khác, nhưng giáo dục thì không. Đây cũng là vấn đề liên quan đến quyền truy cập. Những gì bạn thấy ở đây không phải là một buổi diễn rock. Và người bạn nhìn thấy ở phía cuối sân khấu không phải là Madonna. Đây là một lớp học ở đại học Awolowo Obafemi tại Nigeria. Chúng ta đã nghe nói nhiều về giáo dục từ xa, nhưng cách học mà sinh viên cách người dạy khoảng 60m, tôi e rằng, chính họ đang trải nghiệm giáo dục từ xa, rất xa. Tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể chuyển đổi giáo dục, cả về chất lượng, quy mô và quyền truy cập, nhờ vào công nghệ. Ví dụ, tại edX, chúng tôi cố gắng biến đổi giáo dục thông qua công nghệ trực tuyến. Nếu giáo dục đã bị vôi hóa suốt 500 năm qua, chúng ta sẽ không thể nghĩ đến việc tái cơ cấu hay quản lí vi mô mà phải hoàn toàn tái hình dung về nó. Giống như chuyển từ xe bò sang đi máy bay. Cả cơ sở hạ tầng cũng phải thay đổi Mọi thứ đều phải thay đổi. Chúng ta cần phải chuyển từ bài giảng trên bảng đen sang các bài tập, video trực tuyến sang phòng thí nghiệm tương tác ảo và các game ứng dụng. hệ thống chấm điểm trực tuyến và tương tác giữa học viên kèm diễn đàn thảo luận. Tất cả mọi thứ phải thay đổi. Tại edX và một số tổ chức khác, chúng tôi áp dụng công nghệ này vào MOOCs cho phép nhiều người tiếp cận giáo dục hơn . Bạn đã nghe nói về ví dụ này, khóa học đầu tiên mà chúng tôi đưa ra là khóa của MIT: về mạch và thiết bị điện tử - khoảng một năm rưỡi trước. 155.000 sinh viên từ 162 quốc gia đã ghi danh vào khóa học này. Và chúng tôi không có ngân sách cho tiếp thị. Bây giờ, 155.000 là một con số lớn. Con số này là lớn hơn tổng số cựu sinh viên của MIT trong lịch sử 150 năm. 7.200 học sinh vượt qua khóa học, đây là một khóa học khó. 7.200 cũng là một con số lớn. Nếu tôi dạy tại MIT hai học kỳ mỗi năm, Tôi phải dạy 40 năm mới có được nhiều học sinh đến thế. Những con số ấn tượng này chỉ là một phần của câu chuyện. Hôm nay, tôi muốn nói về một khía cạnh khác của MOOCs Chúng tôi dùng những gì đã được phát triển và học hỏi trên diện rộng để áp dụng vào các lớp học, tạo ra mô hình học tập tích hợp. Trước khi nói về nó, hãy để tôi kể một câu chuyện. Khi con gái tôi lên 13, lứa tuổi teen nó bỗng dưng không nói tiếng Anh nữa, mà bắt đầu sử dụng ngôn ngữ mới này. Tôi gọi đó là ngôn ngữ tuổi teen. một ngôn ngữ kỹ thuật số. có hai âm : một là ậm ừ và hai là im lặng. "Con ơi, ra ăn tối!" "Hmm." "Nghe bố gọi không đấy?" Im lặng. (Tiếng cười) "Nghe bố nói không đấy?" "Hmm." Chúng tôi gặp vấn đề lớn trong giao tiếp, cho đến một ngày tôi có phát kiến : nhắn tin cho con gái (Tiếng cười) Tôi nhận được trả lời ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng : Chắc nó nhầm mình với một đứa bạn. Tôi nhắn lại lần nữa. Bum! Lại một tin nhắn trả lời. Cái này được đấy! Kể từ đó, cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi. Tôi nhắn tin, con gái nhắn lại. Rất tuyệt vời. (Vỗ tay) Thế hệ mới này được xây dựng hoàn toàn khác. Tôi già rồi, vẻ ngoài trẻ trung có thể đánh lừa nhưng tôi không thuộc thế hệ này. Nhưng con cái của chúng ta thì khác. Thế hệ của chúng hoàn toàn thoải mái với công nghệ trực tuyến. Vậy, tại sao lại chống lại nó trong lớp học? Hãy tận dụng nó. Hai ngón cái của tôi rất to, tôi nhắn tin rất kém, nhưng tôi sẵn sàng cược rằng con cái rồi con cháu chúng ta sẽ có những ngón cái nhỏ xinh để nhắn tin giỏi hơn, sự tiến hóa sẽ sửa chỉnh tất cả. Sẽ thế nào nếu chúng ta chấp nhận công nghệ, chấp nhận những điều mà thế hệ này hằng ưa chuộng, và nghĩ đến việc tạo ra các công nghệ trực tuyến, tích hợp chúng vào cuộc sống. Một số điều ta có thể làm. Thay vì chở con em mình tới lớp, lùa chúng tới trường lúc 8h sáng - Tôi ghét phải đến lớp lúc 8h sáng, vậy tại sao buộc con mình phải làm thế? Thay vào đó, hãy cho chúng xem video và làm bài tập tương tác trong sự thoải mái của phòng học hoặc phòng ngủ , trong phòng ăn, nhà tắm, hay bất cứ nơi nào cho phép chúng sáng tạo nhất. Sau đó, cho chúng tới lớp để bọn trẻ có thể thảo luận với nhau. Hoặc cùng nhau giải quyết các vấn đề. Chúng có thể làm việc với các giáo sư Trong thực tế, với edX, khi dạy khóa học đầu tiên về mạch điện và điện tử trên toàn thế giới, điều này đã xảy ra mà chúng tôi không hề biết. Hai giáo viên trung học tại Trung học Sant ở Mông Cổ đã lồng video vào lớp của họ, sử dụng video bài giảng của chúng tôi cùng bài tập tương tác, cho các học sinh trung học, xin lưu ý là các em mới 15 tuổi, để chúng làm bài tập tại nhà rồi sẽ đến lớp, như bạn thấy ở đây, họ sẽ tương tác và làm một số thí nghiệm vật lý. Chúng tôi phát hiện ra điều này vì họ đã viết về nó trên blog và tình cờ chúng tôi đọc được. Chúng tôi cũng đã làm những chương trình thử nghiệm khác. Một khóa học tích hợp thử nghiệm cùng với Đại học San Jose State ở California, một lần nữa, về mạch điện và điện tử. Khóa học đã trở thành nơi để chúng tôi thử nghiệm có các sinh viên và giáo viên hướng dẫn lồng video vào bài giảng tích hợp giữa trực tuyến và gặp trực tiếp và kết quả thật đáng kinh ngạc. Đừng vội vàng kết luận gì về kết quả này. Cần thử nghiệm thêm với một số thứ nhưng kết quả ban đầu thật đáng kinh ngạc. Theo cách học truyền thống, trong nhiều năm qua, khóa học này, là một khóa học khó, tỷ lệ trượt khoảng 40 đến 41% trong mỗi học kỳ. Trong lớp học tích hợp này vào cuối năm ngoái, tỷ lệ trượt giảm còn 9%. Vậy, kết quả có thể cực kỳ, cực kỳ tốt. Trước khi quá sa đà vào điều này, tôi muốn dành chút thời gian thảo luận về một số nguyên nhân Những nguyên nhân nào khiến nó hiệu quả đến vậy ? Ý tưởng thứ nhất là học tập tích cực. Ý tưởng này là: thay vì để học sinh vào lớp và xem bài giảng, ta thay thế bằng thứ gọi là bài học. Bài học là một chuỗi video và bài tập tương tác Một học sinh có thể xem một video dài năm đến bảy phút rồi làm bài tập tương tác. Hãy coi đây như triết lí về giáo dục của Socrate. Bạn dạy bằng cách đặt câu hỏi. Đây là một hình thức học tập tích cực, và được hoan nghênh từ rất sớm trong một bài báo, năm 1972, viết bởi Craik và Lockhart, họ phát hiện ra rằng học tập và ghi nhớ liên quan mạnh mẽ đến chiều sâu của quá trình xử lí thông tin. Học sinh học tốt hơn nhiều khi chúng tương tác với học liệu. Ý tưởng thứ hai là tự điều chỉnh tốc độ học. Khi đến giảng đường, đến phút thứ năm, như tôi đây, bạn sẽ không còn đủ tập trung Tôi không thông minh gì, và luôn gặp khó khăn khi ghi chép, nên rồi không theo kịp phần bài giảng còn lại. Hẳn sẽ tuyệt hơn, nếu công nghệ trực tuyến, cung cấp video và hoạt động tương tác cho học sinh. Họ có thể nhấn nút tạm dừng. tua lại bài giảng. Hay, thậm chí có thể tắt tiếng. Hình thức tự điều chỉnh tốc độ học có thể rất hữu ích. Ý tưởng thứ ba là nhận thông tin phản hồi ngay lập tức. Máy tính sẽ chấm các bài tập. Làm sao khác được khi giảng dạy cho 150.000 học sinh? Máy tính phân loại các bài tập. Nộp bài tập về nhà, Hai tuần sau mới có điểm, thì đã quên hết mất rồi. Vài bài tập từ hồi đại học, tôi còn chưa nhận lại thậm chí, chẳng bao giờ được chấm. Sự phản hồi ngay giúp sinh viên cố gắng làm bài tập. Nếu làm sai, họ cũng nhận được ngay kết quả và có thể thử làm lại điều này khiến sinh viên gắn bó hơn với việc học. Dấu kiểm màu xanh lá cây này đang trở thành một biểu tượng tại edX. Học viên của chúng tôi nói rằng ban đêm khi đi ngủ họ mơ thấy dấu kiểm màu xanh lá cây. Một trong những học viên của khóa mạch điện đầu năm ngoái tiếp tục học lên một khóa phần mềm của Berkeley hồi cuối năm, và học viên ấy đã nói trên diễn đàn thảo luận về dấu kiểm màu xanh lá cây: "Trời ơi, tao nhớ mày quá!" Lần gần đây nhất bạn thấy sinh viên gửi bình luận như vậy về bài tập về nhà là khi nào? Đồng nghiệp của tôi, Ed Bertschinger, người đứng đầu bộ môn Vật lý tại MIT, đã nhận xét về phản hồi tức thì này: Ông chỉ ra rằng thông tin phản hồi tức thì chuyển những khoảnh khắc giảng dạy thành kết quả học tập. Ý tưởng lớn tiếp theo là ứng dụng game. Tất cả học viên tham gia tích cực vào tương tác video, v.v. họ sẽ ngồi cả ngày , bắn hạ phi thuyền ngoài hành tinh Do đó, chúng tôi áp dụng game vào học tập, và có thể xây dựng phòng thí nghiệm trực tuyến. để giảng dạy về sáng tạo và thiết kế Như bạn thấy trên video này, học sinh hào hứng tham gia học tập vô tư xây dựng mạch điện với những khối như mảnh xếp hình Lego. Kết quả sẽ được chấm điểm bằng máy tính. Thứ năm là học hỏi từ bạn cùng lớp. Chúng tôi sử dụng diễn đàn và thảo luận cũng như những tương tác kiểu Facebook, chúng không hề khiến học sinh phân tâm mà thực sự giúp ích cho việc học tập. Tôi xin kể một câu chuyện. Khi giảng dạy về mạch điện cho 155.000 sinh viên, trước khi khóa học bắt đầu. suốt ba đêm liền, tôi không ngủ Tôi đã nói với trợ giảng rồi, đến ngày 24/7, chúng ta phải lên theo dõi diễn đàn, trả lời câu hỏi. Trước đó, họ đã trả lời cho 100 sinh viên. Làm thế nào trả lời hết cho 150.000 sinh viên? Rồi một đêm, tôi thức đến 2 giờ sáng , suy nghĩ về câu hỏi của một sinh viên ở Pakistan, "Được rồi, giờ mình sẽ gõ câu trả lời ." tôi gõ không nhanh lắm, nhưng chưa gõ xong, thì một học viên từ Ai Cập gửi câu trả lời, không đúng lắm, nên tôi sửa nó, chưa xong thì nhận được câu trả lời khác từ một sinh viên ở Mỹ Tôi ngả người ra đầy kinh ngạc. Bùm, bùm, bùm các sinh viên thảo luận và tương tác với nhau, và vào khoảng 4 giờ sáng, tôi hoàn toàn bị phấn khích, Vào 4 giờ sáng, họ đã tìm ra câu trả lời đúng. Tôi chỉ việc lên và khen ngợi, "Câu trả lời tốt lắm!" Điều này quá ư tuyệt vời, các học viên học hỏi từ nhau, và cho chúng ta biết rằng họ đang học thông qua việc dạy lại cho người khác. Tất cả những điều này không chỉ dành cho tương lai. mà đang diễn ra ngay hôm nay. Chúng tôi đang thí điểm phương pháp học tập tích hợp trong nhiều trường đại học và trung học khắp thế giới, từ Đại học Thanh Hoa tại Trung Quốc tới Đại học Quốc gia Mông Cổ hay Berkeley ở California-- Công nghệ và các mô hình tích hợp thực sự giúp ích cho việc cách mạng hóa giáo dục. Nó cũng có thể giải quyết một vấn đề của MOOCs, khía cạnh tài chính. Chúng tôi có thể cấp giấy phép cho các trường đại học khác, nằm trong mô hình doanh thu của MOOCs, các trường đại học cấp phép cho các giáo sư sử dụng các khóa học trực tuyến giống như sách giáo khoa thế hệ mới. Họ có thể sử dụng nhiều ít, tùy ý và nó trở thành một công cụ giảng dạy đắc lực. Cuối cùng, tôi mong rằng các bạn đây hãy cùng tôi mơ ước. Mong rằng chúng ta thực sự tái hình dung về giáo dục. Chuyển từ giảng đường tới không gian trực tuyến. từ sách đến máy tính bảng như Aakash ở Ấn Độ hoặc Raspberry Pi, với mức giá chỉ 20 đô. Aakash có giá 40 đô. Chuyển từ trường học xây từ vôi vữa sang những phòng học kỹ thuật số. Tôi nghĩ rằng, cuối cùng thì ta vẫn cần một giảng đường tại trường đại học. Để có thể nói với con cháu mình ông bà đã từng ngồi trong căn phòng đó ngay ngắn thẳng hàng theo dõi vị giáo sư tít đằng kia giảng bài và các con tưởng tượng nổi không, thời đó, thậm chí, còn không có nút tua lại ? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Năm 2007, tôi trở thành trưởng ban tư pháp của bang New Jersey. Trước đó, tôi là một uỷ viên công tố tội phạm, làm việc đầu tiên ở văn phòng luật sư quận Manhattan, rồi đến bộ tư pháp Hoa Kỳ. Nhưng khi trở thành trưởng ban tư pháp, có 2 việc xảy ra làm thay đổi cách nhìn nhận của tôi về xét xử tội phạm. Đầu tiên tôi tự hỏi đâu là những câu hỏi mà tôi cho là thực sự cơ bản. Tôi muốn biết chúng tôi đang bắt giữ ai, chúng tôi đang buộc tội ai, và chúng tôi đang giam giữ ai trong những trại giam và nhà tù trên đất nước mình Tôi cũng muốn biết rằng liệu chúng ta có đang đưa ra những phán quyết giúp mình cảm thấy an toàn hơn theo một mức độ nào đó. Và tôi không thể tìm được thông tin này. Hoá ra, phần lớn những cơ quan xét xử tội phạm lớn nhất giống như cơ quan của tôi đã không theo dõi những vấn đề quan trọng này. Nên sau khoảng một tháng cực kỳ thất vọng, Tôi đi vào một phòng hội nghị chật kín những cảnh sát hình sự và hàng chồng hồ sơ các vụ án, các cảnh sát ngồi đó với những tập giấy ghi chú màu vàng. Họ cố gắng lấy được thông tin mà tôi đang tìm kiếm bằng cách rà soát lại từng vụ án trong 5 năm qua. Và các bạn có thể tưởng tượng, khi chúng tôi có được kết quả cuối cùng, chúng không hề chất lượng. Hoá ra chúng tôi đang theo dõi rất nhiều vụ buôn bán thuốc phiện cấp thấp trên đường phố rất gần với văn phòng của chúng tôi ở Trenton. Điều thứ hai xảy ra là những ngày ở sở cảnh sát Camden, New Jersey. Tại thời điểm đó, Camden, New Jersey, là thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ. Tôi điều hành sở cảnh sát Camden vì điều đó. Tôi dành những ngày trong sở cảnh sát, và tôi được đưa tới căn phòng với những cảnh sát cấp cao, tất cả đều làm việc chăm chỉ và nỗ lực cố gắng để giảm thiểu tội phạm ở Camden. Và điều tôi thấy ở căn phóng đó, khi chúng tôi nói về cách giảm tỷ lệ phạm tội, có hàng loạt các cảnh sát với rất nhiều các mảnh giấy ghi chú màu vàng nhỏ Và họ lấy một tờ giấy ghi chú và ghi vài điều lên đó rồi họ ghim chúng lên một cái bảng. và một trong số họ nói, "Chúng ta có một vụ cướp hai tuần trước. chúng ta không có nghi phạm nào." Người khác nói, "Chúng ta có một vụ nổ súng ở gần khu này tuần trước. Không có nghi phạm nào." Chúng tôi không làm việc theo cách thức định hướng bởi dữ liệu. Chúng ta cơ bản là đang chống tội phạm bằng những mảnh giấy ghi chú màu vàng. Lúc này, hai điều trên làm tôi nhận ra rằng về cơ bản là chúng ta đang thất bại. Chúng ta thậm chí còn không biết ai đã nằm trong hệ thống xét xử tội phạm của mình, chúng ta không có chút dữ liệu nào về những điều quan trọng này, cũng như không chia sẻ dữ liệu hay sử dụng các phân tích các công cụ để giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn và giảm thiểu các trường hợp phạm tội. Và lần đầu tiên, tôi bắt đầu nghĩ đến việc chúng ta đã ra quyết định như thế nào. Khi đang làm trợ lý tại D.A, và khi làm công tố viên liên bang, Tôi nhìn vào các vụ án trước mắt mình, và thường đưa ra các quyết định dựa trên bản năng và kinh nghiệm của bản thân. Khi trở thành trưởng ban tư pháp, tôi có được cái nhìn toàn cảnh về cả hệ thống, và điều làm tôi ngạc nhiên là tôi thấy rằng đó chính là cách chúng ta vẫn đang làm trên toàn bộ hệ thống -- tại các sở cảnh sát, văn phòng công tố, trong toà án và nhà tù. Và điều tôi đã học được rất nhanh là chúng ta đang làm việc không tốt. Vậy nên tôi muốn làm khác đi. Tôi muốn đưa ra dữ liệu và phân tích các phân tích thống kê chặt chẽ vào công việc của mình. Tóm lại, tôi muốn xét xử tội phạm như kiểu "Moneyball". Moneyball, chắc nhiều người trong các bạn đã biết, là thứ mà đội Oakland A đã làm, theo đó, họ sử dụng dữ liệu và các thống kê thông minh để tìm ra cách chọn lựa các cầu thủ giúp họ chiến thắng cuộc chơi, và đi từ một hệ thống vốn dựa trên những tuyển trạch viên những người thường đến trực tiếp và xem các cầu thủ và sử dụng bản năng và kinh nghiệm của mình, bản năng và kinh nghiệm của những tuyển trạch viên, để lựa chọn các cầu thủ, từ một người dùng các dữ liệu và phân tích thống kê chính xác để tìm ra cách chọn lựa được những người sẽ giúp họ thắng cuộc. Điều đó có tác dụng với đội Oakland A's, và nó đã có tác dụng với bang New Jersey. Chúng tôi đã đưa Camden ra khỏi đầu danh sách các thành phố nguy hiểm nhất của Mỹ. Chúng tôi đã làm giảm 41% tỷ lệ giết người, có nghĩa là 37 mạng người đã được cứu. Và chúng tôi đã giảm được 26% tổng số tội phạm trong thành phố . Chúng tôi cũng thay đổi cách khởi tố tội phạm. Chúng tôi từ làm những vụ bán thuốc phiện cấp thấp ở xung quanh toà nhà của mình sang các vụ nghiêm trọng trên cả bang, còn những thứ như giảm bạo lực với những kẻ bạo lực nhất, khởi tố những băng nhóm đường phố, buôn bán vũ khí và thuốc phiện, tham ô chính trị. Tất cả các vấn đề này đều rất quan trọng, bởi vì an ninh công cộng với tôi là chức năng quan trọng nhất của chính phủ. Nếu chúng ta không được an toàn, chúng ta không thể được giáo dục, không thể được khoẻ mạnh, chúng ta không thể làm được những điều khác mà chúng ta muốn làm trong cuộc sống. Và ngày nay, chúng ta sống trong một đất nước đối mặt với những vấn đề tội phạm nghiêm trọng. Chúng ta bắt giữ 12 triệu người mỗi năm. Phần lớn những kẻ bị bắt là phạm tội mức thấp, là những người phạm tội nhẹ, chiếm 70% đến 80%. Ít hơn 5% những kẻ bị bắt là tội phạm sử dụng bạo lực. Chúng ta đang dùng 75 tỷ, dùng tới tiền tỷ, ha2bf tỷ đôla một năm cho chi phí cải tạo cấp địa phương và nhà nước. Hôm nay, ngay lúc này, chúng ta có 2,3 triệu người trong các nhà tù và trại giam. Và chúng ta phải đối mặt với những thách thức về an ninh công cộng rất lớn bởi vì chúng ta đang trong tình trạng 2/3 số người trong tù đang chờ xét xử. Họ chưa bị kết án là có phạm tội. Họ chỉ chờ đến ngày ra toà. Và 67% số đó quay trở lại. Tỷ lệ tái phạm tội của chúng ta nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Gần như 7 trong 10 người được thả khỏi tù sẽ bị bắt trở lại trong vòng luẩn quẩn của phạm tội và bị tống giam. Khi bắt đầu công việc tại tổ chức Arnold, tôi quay lại với rất nhiều các câu hỏi đó, và quay lại việc nghĩ đến cách mà chúng ta đã sử dụng dữ liệu và phân tích để thay đổi cách làm với xét xử tội phạm ở New Jersey . Và khi nhìn vào hệ thống xét xử tội phạm ở Mỹ hiện nay; Tôi cảm thấy giống hệt như cách mà tôi đã thấy ở bang New Jersey khi bắt đầu ở đó, đó là điều mà chúng ta buộc phải làm tốt hơn, và tôi biết rằng chúng ta có thể làm tốt hơn. Nên tôi đã quyết định tập trung vào phân tích và sử dụng dữ liệu để giúp đưa ra những quyết định quan trọng với an ninh công cộng, và đó là những quyết định để xác định việc khi nào ai đó bị bắt giữ, liệu họ có làm nguy hại tới an ninh xã hội và liệu có nên bị tạm giữ, hoặc liệu họ sẽ không nguy hại tới xã hội liệu họ nên được thả. Mọi thứ xảy ra trong các vụ phạm tội đều xuất phát từ một quyết định này. Nó tác động tới mọi thứ. Nó tác động tới sự phán quyết. Nó tác động tới liệu một người có cần điều trị cai nghiện. Nó tác động tới tội phạm và bạo lực. Và khi nói chuyện với các thẩm phán trên khắp nước Mỹ, đó là điều tôi đang làm, họ đều nói giống nhau, rằng chúng ta tống giam những kẻ nguy hiểm, và thả những người không nguy hiểm, không bạo lực ra. Họ nói thật và họ tin điều đó. Nhưng khi nhìn vào dữ liệu, nhân tiện nói rằng, đó là thứ các thẩm phán không có, khi nhìn vào dữ liệu, cái chúng ta thấy lặp lại rất nhiều lần, rằng nó không đúng như thế. Chúng ta thấy những kẻ ít có khả năng phạm tội, chiếm 50% tổng số người phạm tội, chúng ta thấy họ trong tù. Lấy Leslie Chew - một người Texas làm ví dụ người đã ăn trộm 4 chiếc chăn trong một đêm đông lạnh. Anh ta đã bị bắt, và bị tạm giam với mức tiền bảo lãnh là 3500$, lượng tiền mà anh ta không đủ khả năng chi trả. Vậy nên anh ta phải ở lại nhà giam 8 tháng cho tới khi được đưa ra xét xử, với mức chi phí mà người nộp thuế phải trả là hơn 9000 đôla. Và ở phía đối diện, chúng ta đang làm một việc tồi tệ như thế. Những người mà chúng ta cho rằng có khả năng phạm tội cao nhất, những người mà chúng ta nghĩ có khả năng phạm tội mới cao nhất nếu họ được thả, nhìn trên phạm vi toàn quốc chúng ta thấy rằng 50% trong số họ đang được thả. Lý do cho việc này nằm ở cách mà chúng ta đưa ra quyết định. Các thẩm phán có quyền quyết định nhất khi họ đưa ra những quyết định về nguy cơ nguy hiểm, nhưng họ đang làm vậy một cách chủ quan. Họ như những nhà tuyển trạch bóng rổ 20 trước những người sử dụng bản năng và kinh nghiệm để cố phân định nguy cơ từ một người. Họ đang làm điều đó một cách rất chủ quan, và chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra khi quyết định chủ quan, đó là chúng ta thường sẽ sai. Cái chúng ta cần ở đây là dữ liệu đầy đủ và các phân tích. Điều mà tôi đã quyết định tìm kiếm là một dữ liệu đầy đủ và các công cụ phân tích mức độ nguy hiểm, cái gì đó để cho các thẩm phán thực sự hiểu một cách khoa học và khách quan mức độ nguy hiểm của người đang bị thẩm tra trước mặt họ. Tôi đã xem trên cả nước, và thấy rằng khoảng 5 đến 10% tất cả các toà án pháp lý Hoa Kỳ thực chất sử dụng mọi loại công cụ định mức nguy hiểm, và khi nhìn vào các công cụ đó, Tôi nhanh chóng tìm ra lý do. Chúng tốn kém đến khó tin với các nhà thi hành, chúng tiêu tốn thời gian, chúng bị hạn chế trong quyền xét xử tại địa phương nơi chúng được tạo ra. Vậy cơ bản, chúng không thể được sắp xếp hoặc áp dụng được ở những nơi khác. Nên tôi đã đi đến thành lập một đội rất mạnh gồm các nhà khoa học và nghiên cứu dữ liệu và các nhà thống kê để tạo ra một công cụ đánh giá mức độ nguy hiểm vạn năng để mỗi thẩm phán của liên bang Hoa kỳ có thể có một phương pháp đo lường mức độ nguy hiểm khách quan và khoa học. Trong công cụ chúng tôi tạo ra, điều chúng tôi làm là thu thập 1.5 triệu vụ án từ khắp nơi trên cả nước, từ các thành phố, các vùng quê, từ mọi bang trên cả nước, các khu vực liên bang. Và với 1.5 triệu hồ sơ các vụ án, là bộ dữ liệu tiền xử án lớn nhất ở Mỹ ngày nay, chúng tôi cơ bản có thể tìm ra rằng có thêm 900 nhân tố nguy hiểm mà chúng tôi quan sát để tìm hiểu ra cái gì là nghiêm trọng nhất. Và chúng tôi thấy có 9 điều đặc trưng quan trọng trên cả nước và đó là dự báo cao nhất của các mối nguy hại. Vậy nên chúng tôi đã tạo ra công cụ đánh giá mức độ nguy hiểm toàn diện. Nó như thế này. Bạn sẽ thấy, chúng tôi đưa vào một vài dữ liệu, nhưng hầu hết chúng đều rất đơn giản, nó rất dễ sử dụng, nó tập trung vào những thứ như tiền án của bị cáo, liệu họ đã từng bị kết án phạt tù, liệu họ từng có các hành vi bạo lực trước đó, liệu họ không ra hầu tòa. Và với công cụ này, chúng tôi có thể dự đoán 3 điều. Một là, liệu ai đó có tái phạm nếu họ được thả. Thứ hai, đây là lần đầu tiên và tôi nghĩ điều này rất quan trọng, chúng ta có thể tiên đoán ai đó có phạm tội liên quan tới bạo lực nếu họ được thả. Và đó là điều quan trọng duy nhất mà các thẩm phán nói khi bạn nói chuyện với họ. Thứ ba, chúng ta có thể dự đoán ai sẽ quay lại xử án. Mỗi thẩm phán trên nước Mỹ có thể sử dụng nó, bởi nó được tạo ra trên một bộ dữ liệu toàn diện. Các thẩm phán sẽ thấy gì nếu họ dùng công cụ đánh giá mức nguy hại là đây -- nó là một bảng điều tiết. Trên cùng, bạn thấy tỷ lệ phạm tội mới, thang sáu là cao nhất, và ở giữa bạn thấy "mức độ bạo lực nâng cao." Cái đó nói lên rằng người này là người đã gia tăng nguy cơ bạo lực điều các thẩm phán nên xem lại kỹ. Và sau đó, ở cuối cùng, bạn thấy tỷ lệ không quay lại trình diện, cái một lần nữa là khả năng người đó sẽ quay lại hầu tòa. Giờ tôi muốn nói vài điều rất quan trọng. Không phải tôi nghĩ chúng ta nên loại bỏ bản năng và kinh nghiệm của các thẩm phán trong tiến trình này. Tôi không hề có ý như thế. Tôi thực chất tin rằng vấn đề mà chúng ta thấy và lý do là chúng ta có những lỗi cực lớn trong hệ thống nơi chúng ta bỏ tù những tội phạm cấp thấp, những người không bạo lực và chúng ta thả những người có khả năng gây nguy hiểm cao, đó là do chúng ta không có một công cụ đo lường khách quan các mối nguy hại Nhưng điều tôi tin nên xảy ra đó là chúng ta nên lấy những dư liệu đã định hướng mức độ nguy hiểm và kết hợp nó với bản năng và kinh nghiệm các thẩm phán để dẫn tới những quyết định đúng đắn. Khi công cụ được dùng rộng rãi tại bang Kentucky ngày 1 tháng 7 và chúng tôi dự định tăng thêm số lượng các cơ quan hành pháp khác tại Mỹ. Mục tiêu của chúng tôi, khá đơn giản, là mỗi thẩm phán tại Mỹ sẽ có một công cụ định hướng mối nguy hiểm trong vòng 5 năm tới. Chúng tôi cũng đang làm các công cụ đó cho các công tố viên và cho các nhân viên cảnh sát, để cố gắng đưa hệ thống đó vào hoạt động lúc này tại Mỹ giống như cách nó đã làm 50 năm trước, dựa trên bản năng và kinh nghiệm, và làm nó thành một công cụ chạy trên dữ liệu và thống kê. Giờ, tin tốt về tất cả những điều này, là chúng ta còn cả tấn việc cần làm, và chúng ta có rất nhiều kiểu văn hoá cần phải thay đổi, nhưng tin tốt nhất là chúng ta biết nó có hiệu quả. Đó là tại sao Google là Google, và đó là tại sao tất cả các đội bóng rổ dùng "moneyball" để chiến thắng. Cũng là tin tốt cho chúng ta đó là cách chúng ta có thể chuyển biến hệ thống xét xử tội phạm Hoa kỳ. Đó là cách chúng ta làm đường phố trở nên an toàn hơn, chúng ta có thể giảm chi phí cho các nhà tù, và làm hệ thống của mình công bằng hơn đúng đắn hơn. Có người gọi đó là khoa học dữ liệu. Tôi gọi nó là xét xử tội phạm "moneyballing". Xin cảm ơn. (vỗ tay) Tôi là McKenna Pope. Tôi 14 tuổi, và khi lên 13, tôi đã thuyết phục một trong những công ty sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới, Hasbro, thay đổi cách quảng cáo cho một trong những sản phẩm bán chạy nhất của mình. Hãy để tôi chia sẻ với các bạn câu chuyện này, ngày hôm nay. Tôi có một người em trai tên Gavin. Khi việc này xảy ra, nó chỉ mới 4 tuổi. Em ấy rất thích nấu nướng. Em thường xuyên lôi các loại nguyên liệu từ tủ lạnh ra và chế biến chúng thành những món hỗn độn hay làm món mì ống và pho mát tàng hình. Em ấy luôn ước muốn trở thành đầu bếp. Còn món quà nào thích hợp cho đứa bé mơ làm đầu bếp hơn là một chiếc lò nướng bánh Easy-Bake, phải không nào? Ý tôi là, chúng ta đều có một cái như vậy khi còn bé. Và em trai tôi cũng rất muốn có một cái như thế. Nhưng sau đó, nó bắt đầu nhận ra trong chương trình quảng cáo, và trên vỏ hộp đựng, Hasbro chỉ hướng đến đối tượng là các bé gái khi mà chỉ hình ảnh các bé gái mới được in trên bề mặt hộp hay xuất hiện trong quảng cáo, và quanh chiếc lò sẽ được in những họa tiết hoa hòe có màu hồng sáng và tím, những màu chủ yếu cho con gái, phải không? Dường như điều này mang đến một thông điệp rằng chỉ con gái mới được nấu ăn; con trai thì không. Điều này làm em tôi nản lòng Em ấy cho rằng nó không nên mơ ước trở thành đầu bếp, vì đó là việc của con gái. Con gái nấu ăn; còn con trai thì không; hoặc ít nhất đó là thông điệp mà Hasbro truyền tải. Điều này khiến tôi suy nghĩ, Chúa ơi, ước gì mình có thể thay đổi điều này, ước gì tôi có thể khiến Hasbro lắng nghe để tôi có thể hỏi và nhắc nhở những sai lầm mà họ đang mắc phải và đề nghị thay đổi. Và điều này làm tôi nghĩ về một trang web mà tôi được biết đến một vài tháng trước có tên là Change.org. Change.org là một diễn đàn chia sẻ kiến nghị trực tuyến nơi bạn có thể tạo kiến nghị và chia sẻ nó trên khắp các trang mạng xã hội thông qua Facebook, Twitter, Youtube, Reddit, Tumblr, hay bất cứ phương tiện nào mà bạn nghĩ tới. Và vì thế, tôi đã viết một bài kiến nghị đi kèm với một đoạn video đăng trên Youtube với mục đích đơn giản là yêu cầu Hasbro thay đổi cách mà họ tiếp thị sản phẩm, đưa thêm hình ảnh các cậu bé vào các mẫu quảng cáo, hay trên những chiếc hộp, và trên hết là tạo ra các sản phẩm không mang màu sắc giới tính đặc trưng Kiến nghị của tôi bắt đầu được đón nhận nhanh chóng đến mức Tôi bắt đầu được các đài phát thanh quốc gia phỏng vấn và cả cơ quan báo đài nữa, thật đáng kinh ngạc! Trong vòng 3 tuần, có lẽ là 3 tuần rưỡi Tôi đã có được 46 ngàn chữ kí ủng hộ. (Vỗ tay) Cảm ơn ạ. Khỏi phải nói mọi chuyện đã diễn ra thật tuyệt vời. Công ty Hasbro đã mời tôi đến trụ sở cho tôi xem mẫu sản phẩm lò nướng Easy-Bake mới nhất với các màu đen, bạc và lam. Đó thực sự là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi. Giống hệt như trong phim "Willy Wonka và Nhà Máy Socola" vậy. Quá là tuyệt vời. Song, điều mà tôi chưa nhận ra vào lúc đó chính là tôi đã trở thành một nhà hoạt động xã hội, tôi đã có thể mang đến sự thay đổi, rằng dùlà trẻ em, và đặc biệt là trẻ em tiếng nói của tôi vẫn có trọng lượng, và các bạn cũng vậy . Tôi muốn mọi người biết việc này sẽ không hề dễ dàng với tôi cũng vậy, tôi phải đối mặt với rất nhiều trở ngại. Một số cư dân mạng hay cả những người ngoài đời đã tỏ thái độ không tôn trọng với tôi và gia đình tôi, họ nói rằng làm những chuyện này là phí thời gian, và điều này thực sự làm tôi nản chí. Tôi sẽ đọc một vài ví dụ ở đây, vì dù sao cách hay nhất để trả thù là cho thấy sự ngốc nghếch của họ. Hãy nghe nhé. Tài khoản có tên Liquidsore29 cái tên thú vị nhỉ "Các bà mẹ kinh tởm đã biến con trai mình thành người đồng tính" Liqiudsore29 à, thật chứ? Thật vậy hả? Được rồi. Còn nick Whiteboy 77AGS bình luận: "Người ta luôn cần chủ đề để nói nhảm với nhau. Bình luận từ nick Jeffrey Gutierrez: "Trời ạ! Đừng nói nữa. Cô chỉ muốn được tiền và được chú ý thôi." Những bình luận như vậy thật sự làm tôi không còn muốn tiếp tục vì tôi nghĩ, người ta không quan tâm người ta nghĩ việc này là phí thời gian, và vẫn sẽ cư xử bất lịch sự với tôi và gia đình, Điều này làm tôi buồn lắm và nghĩ rằng Tạo ra sự khác biệt cho tương lai thì có ích gì? Nhưng sau đó tôi nghiệm ra một lẽ. Kẻ ghen ghét sẽ luôn ghen ghét. Nào, hãy lặp lại cùng tôi. Một, hai, ba: Kẻ ghen ghét sẽ luôn ghen ghét. Vậy nên cứ để họ ganh ghét, và hãy tạo ra sự thay đổi của riêng mình, vì tôi tin mọi người đều có thể. Khi nhìn xuống khán phòng này, tôi thấy 400 người đã thức tỉnh vì họ muốn biết làm thế nào để thay đổi mọi người, kể cả các khán giả đang theo dõi ở nhà đều có thể làm được bởi vì các bạn đều có những điều mà bạn muốn làm và đặt niềm tin vào đó và hãy lan tỏa nó thông qua những phương tiện truyền thông như Facebook, Twitter, YouTube, Reddit, Tumblr,... hay bằng bất cứ cách nào mà bạn nghĩ đến. Và các bạn có thể tạo ra sự thay đỗi. Bạn có thể lấy bất kì điều gì mình tin tưởng biến nó thành một lẽ đấu tranh và thay đổi nó. Ngọn lửa quyết tâm mà các bạn đã nghe từ đầu chương trình, hãy thổi bùng nó lên. Chân thành cám ơn. (Vỗ tay) Khoa học, khoa học đã cho phép chúng ta biết được rất nhiều điều về những nơi xa xôi trong vũ trụ, những điều vừa vô cùng quan trọng vừa vô cùng xa xôi, nhưng tuy vậy, cũng rất gần gũi có liên hệ trực tiếp tới chúng ta rất nhiều còn rất nhiều điều mà chúng ta không thực sự hiểu. Và một trong số chúng là sự phức hợp xã hội phi thường của các loài động vật quanh ta, và hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe một vài câu chuyện về sự phức hợp của động vật. Nhưng trước tiên, sự phức hợp là như thế nào ? Phức hợp là gì? Thực ra, phức hợp không hề phức tạp. Những thứ phức tạp được tạo ra từ nhiều phần nhỏ, khác biệt nhau, và mỗi phần trong đó có vai trò riêng biệt trong cả bộ máy. Ngược lại, một hệ phức hợp lại được cấu thành từ rất nhiều, rất nhiều thành phần tương tự, và chính sự tương tác giữa chúng tạo ra hành vi nhất quán tổng thể. Các hệ phức hợp có rất nhiều phần tương tác vốn tuân theo các quy luật riêng rẽ và đơn giản, và điều này tạo ra những "đặc tính hợp trội". Hành vi của toàn bộ hệ thống không thể được dự đoán trước nếu chỉ dựa trên các quy luật riêng rẽ. Như Aristotle đã viết, tổng thể lớn hơn tổng cơ học từng phần của nó gộp lại. Nhưng từ câu nói của Aristotle, hãy đi tới một ví dụ chắc chắn hơn về hệ thống phức hợp. Đây là những chú chó sục Xcốt-len. Ban đầu, hệ thống mất trật tự. Sau đó xuất hiện nhân tố gây nhiễu: sữa. Tất cả các cá thể bắt đầu đẩy nhau theo một hướng và đây là những gì sẽ xảy ra. Chong chóng quay là một "đặc tính hợp trội" xảy ra do tương tác giữa những chú chó con mà quy luật duy nhất là cố gắng duy trì sự tiếp cận của chúng với tô sữa. và do đó, đẩy chúng đi theo một hướng ngẫu nhiên. Do đó, tất cả đều xoay quanh việc tìm ra các quy luật đơn giản mà từ đó nảy sinh phức hợp . Tôi gọi nó là đơn giản hóa phức hợp, và đó là những gì chúng tôi làm tại cơ sở thiết kế hệ thống ở ETH Zurich. Chúng tôi thu thập dữ liệu về các quần thể động vật, phân tích các mẫu phức hợp, cố gắng lý giải chúng. Nó đòi hỏi các nhà vật lý phải làm việc cùng với các nhà sinh học, với các nhà toán học và các nhà khoa học máy tính, và chính sự tương tác giữa họ tạo ra khả năng vượt ra ngoài ranh giới để giải quyết những vấn đề trên. Vậy nên, một lần nữa, tổng thể thì lớn hơn tổng từng phần của chúng. Theo một cách nào đó, sự cộng tác là một ví dụ khác của hệ thống phức hợp. Và có lẽ bạn sẽ tự hỏi tôi phải theo bên nào đây, sinh học hay vật lý? Thực ra, có một chút khác biệt, và để giải thích nó, tôi cần phải kể cho bạn nghe một câu chuyện ngắn về bản thân tôi. Khi còn nhỏ, tôi thích chế tạo các thứ, để tạo ra những chiếc máy phức tạp. Vậy nên tôi đã đến với điện kỹ thuật và rô bốt, và đề án tôi muốn thực hiện khi tốt nghiệp là chế tạo con rô bốt với tên ER-1... nó trông như thế này đây... với chức năng thu thập thông tin từ môi trường xung quanh và đi theo các vạch trắng trên mặt đất. Nó vô cùng, vô cùng phức tạp, nhưng nó vận hành suôn sẻ trong phòng thí nghiệm, và vào ngày thực nghiệm, các giáo sư đều có mặt để đánh giá đề án. Do vậy chúng tôi đem ER-1 đến phòng đánh giá. Cuối cùng thì ánh sáng trong phòng có đôi chút khác biệt. Hệ thống thị giác của rô bốt bị rối loạn. Tại đường rẽ đầu tiên, nó đi lệch hướng, và đâm thẳng vào tường. Chúng tôi đã mất nhiều tuần để chế tạo nó, vậy mà để phá hủy nó chỉ cần một thay đổi rất nhỏ của ánh sáng trong phòng. Đó là khi tôi nhận ra rằng bạn làm một chiếc máy càng phức tạp, nó càng dễ bị hư hỏng do một thứ gì đó hoàn toàn không ngờ tới. Và tôi đi đến quyết định, thực ra, tôi không hề muốn tạo ra các thứ phức tạp. Tôi muốn hiểu được sự phức hợp, sự phức hợp của thế giới xung quanh chúng ta và đặc biệt trong thế giới loài vật. Điều này đưa chúng ta tới ví dụ về loài dơi. Bechstein là một loài dơi phổ biến thuộc họ dơi châu Âu. Chúng là loài động vật có tính xã hội cao. Phần lớn chúng đậu và ngủ cùng nhau. Và chúng sống trong các quần thể dơi cái, điều này có nghĩa vào mỗi mùa xuân, các con cái tập trung lại sau giấc ngủ đông, và sống cùng nhau trong vòng khoảng 6 tháng để nuôi con non, và tất cả chúng đều mang một con chip rất nhỏ, điều này có nghĩa là mỗi lần một trong số chúng đi vào trong một trong những hộp dơi được trang bị đặc biệt, chúng ta sẽ biết nó ở đâu, và quan trọng hơn nữa, chúng ta biết nó đậu cùng con nào. Do vậy, tôi nghiên cứu quần hợp cùng đậu của loài dơi, và nó trông như thế này đây. Trong suốt một ngày, các con dơi đậu trong một số phân nhóm tại những hộp khác nhau. Nó có thể giữ nguyên như thế trong một ngày, quần thể được tách làm đôi giữa hai chiếc hộp, nhưng một ngày khác, chúng có thể ở cùng nhau trong một hộp duy nhất, hoặc tách ra giữa ba hộp hoặc nhiều hơn, và trông chúng có vẻ khá thất thường. Nó được gọi là động lực học phân tách-hợp nhất, đặc tính của một nhóm động vật thường xuyên tách và hợp nhất thành các phân nhóm khác nhau. Vậy nên những gì chúng tôi làm là lấy toàn bộ dữ liệu từ những ngày khác nhau và tập hợp chúng lại để rút ra một mô hình quần hợp dài hạn bằng cách áp dụng các kỹ thuật với phân tích mạng lưới để có được bức tranh hoàn chỉnh về kết cấu xã hội của quần thể này. Các bạn rõ rồi chứ? Vậy thì bức tranh trông như thế này. Trong mạng lưới này, tất cả các vòng tròn tức các mắt nối là các cá thể dơi riêng lẻ, và các đường giữa chúng là mối gắn kết, quần hợp xã hội giữa từng cá thể. Hóa ra đây là một bức tranh vô cùng thú vị. Quần thể dơi được tổ chức thành 2 cộng đồng khác nhau mà không thể được đoán trước dựa trên động lực học phân tách-hợp nhất hàng ngày. Chúng tôi gọi chúng là các đơn vị xã hội bí ẩn. Thực ra, điều thú vị hơn là: Hàng năm, vào khoảng tháng 10, quần thể tách ra và tất cả các con dơi ngủ đông riêng rẽ, nhưng năm này qua năm khác, khi các con dơi tụ tập lại vào mùa xuân, các quần thể vẫn không thay đổi. Vậy nên những con dơi này nhớ được những người bạn của chúng trong thời gian rất dài. Với kích cỡ não chỉ bằng một hạt lạc, chúng duy trì mối liên kết xã hội lâu dài, riêng biệt. Chúng ta không hề biết là chúng có thể làm được điều đó. Chúng ta biết các loài linh trưởng, voi và cá heo có thể làm điều đó, nhưng nếu so với dơi, chúng có bộ não khổng lồ. Vậy làm sao mà loài dơi có thể duy trì kết cấu xã hội ổn định và phức hợp này với khả năng nhận thức hạn chế như thế? Đây là lúc thuyết phức hợp đem lại câu trả lời. Để hiểu được hệ thống này, chúng tôi đã xây dựng một mô hình máy tính về việc đậu của chim, dựa trên các quy luật cá thể, đơn giản, và mô phỏng hàng nghìn, hàng nghìn ngày trong quần thể dơi ảo. Đây là mô hình toán học, nhưng không hề phức tạp. Nói một cách ngắn gọn, những gì mô hình muốn truyền tải là mỗi con dơi biết một vài thành viên khác trong quần thể như bạn của chúng, và có xu hướng đậu cùng một hộp với chúng. Quy luật cá thể, đơn giản. Đó là tất cả những gì cần để giải thích sự phức hợp xã hội của loài dơi. Nhưng còn hơn thế nữa. Vào giữa năm 2010 và 2011, quần thể mất đi hơn 2/3 số lượng cá thể, có lẽ là do mùa đông quá lạnh. Mùa xuân tiếp theo, nó không hình thành 2 cộng đồng giống mọi năm, điều có thể khiến cả quần thể bị chết do số lượng trở nên quá ít. Thay vào đó, chúng hình thành một đơn vị xã hội gắt kết duy nhất điều đã giúp quần thể sống sót qua mùa đó và tiếp tục sinh trưởng trong 2 năm tiếp theo. Điều chúng ta biết là những con dơi không biết được quần thể của chúng đang làm việc này. Tất cả những gì chúng làm là tuân theo một quy luật quần hợp đơn giản và chính từ sự đơn giản này hình thành nên phức hợp xã hội điều giúp cho quần thể nhanh chóng thích nghi trước sự thay đổi đột ngột trong kết cấu số lượng. Và tôi thấy điều này thật tuyệt vời. Bây giờ, tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện khác, nhưng lần này chúng tôi phải đi từ châu Âu đến sa mạc Kalahari ở Nam Phi. Đây là nơi loài chồn đất châu Phi meerkat sinh sống. Tôi chắc là bạn biết về chúng. Chúng là những sinh vật tuyệt diệu. Chúng sống theo đàn với phân cấp xã hội rất khắt khe. Đây là cặp đầu đàn, và rất nhiều con phụ thuộc khác, một vài con đóng vai trò lính gác, một vài con là bảo mẫu, một vài con dạy dỗ các con non, vân vân. Những gì chúng tôi làm là đeo vòng cổ cho chúng trên đó có gắn thiết bị định vị rất nhỏ để nghiên cứu cách mà chúng di chuyển cùng nhau, và điều đó có liên hệ gì tới tổ chức xã hội của loài này. Và đây là một ví dụ rất thú vị về chuyển động tập thể ở chồn meerkat. Trong khoảng đất nơi chúng sống có một con đường. Trên đường có xe qua lại nên rất nguy hiểm. Nhưng những con chồn meerkat phải băng qua chúng để đi từ chỗ kiếm ăn này sang chỗ khác. Vậy chúng tôi đặt ra câu hỏi, chính xác là chúng đã làm việc đó như thế nào? Chúng tôi nhận thấy con cái đầu đàn chủ yếu là con dẫn đàn tới con đường, nhưng khi phải thực sự băng qua đường, nó để các con khác đi lên trước, như thực sự muốn nói, "Đi trước đi, và báo cho ta nếu nó an toàn." Thực ra, điều tôi không biết là những con chồn meerkat đã tuân theo quy luật ứng xử nào để khiến cho sự hoán đổi này xảy ra tại vệ đường và liệu rằng các quy luật đơn giản có đủ để lý giải nó. Vậy nên, tôi xây dựng một mô hình, mô hình mô phỏng những con chồn meerkat đang băng qua một con đường mô phỏng. Nó là một mô hình đơn giản hóa. Những con chồn di chuyển như là những phần tử ngẫu nhiên mà quy luật độc nhất là sự liên kết. Chúng đơn giản di chuyển cùng nhau. Khi những phần tử này tới con đường, chúng cảm nhận nó như một chướng ngại vật, và chúng nhảy lên con đường. Khác biệt duy nhất giữa con cái đầu đàn, ở đây có màu đỏ, và những con khác, là đối với nó, độ cao của chướng ngại vật, thực chất là độ nguy hiểm cảm nhận từ con đường, có chút cao hơn, và chính sự khác biệt nhỏ này trong quy luật di chuyển của cá thể là đủ để giải thích điều mà chúng ta quan sát được, rằng con cái đầu đàn dẫn đoàn của nó tới con đường và sau đó nhường đường cho con khác để chúng băng qua trước. Nhà thống kê người Anh, George Box, đã từng viết, "Tất cả các mô hình đều sai, nhưng một vài trong số chúng là hữu dụng." Và thực chất, mô hình này hiển nhiên là sai, vì trên thực tế, meerkat không phải là các phần tử ngẫu nhiên. Nhưng nó cũng hữu dụng, vì nó cho ta biết sự vô cùng đơn giản trong quy luật di chuyển ở cấp độ cá thể có thể dẫn đến một sự phức hợp rất lớn trên cấp độ của cả đàn. Vậy một lần nữa, đó là đơn giản hóa sự phức hợp. Tôi muốn đi tới kết luận về ý nghĩa của điều này cho mọi loài. Khi con cái đầu đàn nhường đường cho con khác, đó không phải là lịch sự. Thực chất, con cái đầu đàn là vô cùng quan trọng cho sự gắn kết của cả đàn. Nếu nó chết trên đường, cả đàn sẽ gặp nguy hiểm. Vậy hành vi tránh rủi ro này là đặc trưng tiến hóa từ xa xưa. Những con chồn meerkat đang lặp lại thủ thuật tiến hóa đã được truyền lại từ hàng nghìn thế hệ trước đó, và chúng tương thích nó với mội mối nguy hiểm của ngày nay, trong trường hợp này là con đường của con người. Chúng thích ứng những quy luật vô cùng đơn giản, và tạo nên hành vi phức hợp cho phép chống lại sự xâm lấn của loài người đến nơi sinh sống tự nhiên của loài Cuối cùng, đó có thể là loài dơi thay đổi kết cấu xã hội trước sự sụt giảm số lượng, hoặc loài chồn meerkat cho thấy sự thích ứng lạ thường đối với con đường do con người tạo nên, hoặc có thể ở các loài khác. Thông điệp của tôi ở đây là, nó không hề phức tạp, mà chỉ là một niềm băn khoăn và hi vọng đơn thuần thông điệp của tôi ở đây là các loài động vật cho thấy sự phức hợp xã hội phi thường, và điều này cho phép chúng thích nghi và phản hồi lại các thay đổi trong môi trường của mình Tóm lại trong 3 từ, ở thế giới loài vật, đơn giản dẫn tới phức hợp điều này dẫn tới sự phục hồi nhanh chóng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Dania Gerhardt: Cảm ơn rất nhiều, Nicolas, phần khởi đầu rất tuyệt. Hơi căng thẳng đúng không? Nicolas Perony: Tôi ổn mà, cảm ơn nhé! DG: Được rồi, tốt lắm. Tôi chắc rằng rất nhiều khán giả bằng cách nào đó đã cố gắng kết nối giữa những loài động vật mà anh đã nói đến như dơi, chồn meerkat và loài người. Anh đã đưa ra vài ví dụ: Các con cái là các con mang vai trò xã hội, các con cái là các con đầu đàn, Tôi không chắc mọi người nghĩ như thế nào. Nhưng liên kết như vậy có ổn không? Có hay không những khuôn mẫu như thế về vấn đề này mà có giá trị trên tất cả các loài? NP: Vâng, tôi có thể nói rằng cũng có những ví dụ chống lại những khuôn mẫu này. Ví dụ như, trên thực tế, ở loài cá ngựa hay loài koala, những con đực là kẻ chăm sóc các con non, luôn luôn là như thế. Và bài học ở đây là thường rất khó và đôi khi thậm chí hơi nguy hiểm khi đưa ra những sự tương quan giữa con người và loài vật. Như vậy đấy. DG: Vâng. Cảm ơn rất nhiều vì phần khởi đầu rất tuyệt này. Cảm ơn anh, Nicolas Perony. Bồi bàn: Tôi có thể giúp gì cho ngài? Khách hàng: À, hãy xem nào. Bồi bàn: Chúng tôi có lỗi hệ thống áp chảo rắc thêm dữ liệu hỏng hảo hạng, có bánh mì nhị phân, bánh kẹp RAM Món chay sâu máy tính conficker và rau trộn chữ viết với sốt nhiều kiểu nếu muốn và thịt nướng xiên mã hóa nướng chín. Khách: Tôi muốn một bánh kep RAM, và một đồ uống Mã 39. Bồi bàn: Ông có muốn dùng món tráng miệng không? Món đặc biệt của chúng tôi là bánh quy theo dõi. Khách: Tôi muốn một lô bánh quy theo dõi thây ma. Cảm ơn. Bồi bàn: Có ngay, thưa ông. Món ăn của ông sẽ được đưa lên nhanh chóng. (Vỗ tay) Tôi bắt đầu vẽ ngay từ lúc có thể cầm lấy cây sáp màu, và tôi làm sách hoạt hình nổi từ lúc lên 3. Vào tuổi đó, tôi đã tìm hiểu về người làm phim hoạt hình Lúc đó, có một chương trình trên tivi về các nghề nghiệp mà nhiều trẻ em không biết đến. Khi tôi hiểu ra rằng một nhà làm phim hoạt hình tạo ra các phim hoạt hình mà tôi xem trên tivi, Ngay lập tức tôi nói, “Đó chính là điều mình muốn”. Tôi không biết liệu tôi đã nói trong đầu hay phát ra thành tiếng, nhưng đó là khoảnh khắc quyết định trong đời tôi. Hoạt hình và hội họa luôn là niềm yêu thích nhất của tôi. Chính tình yêu công nghệ đã nhóm lên ý tưởng cho bộ phim “Bữa ăn mã độc”. Trong máy tính của tôi, từng có một con vi-rút, và tôi đã cố gắng loại bỏ nó, và rồi bất ngờ, tôi chợt nghĩ, liệu những con vi-rút có cuộc sống riêng trong máy vi tính không? Có thể chúng gặp nhau tại nhà hàng và làm những việc theo phong cách vi-rút? Và thế là “Bữa ăn mã độc” được ra đời. Lên 4 tuổi, bố tôi chỉ cho tôi làm thế nào tháo máy vi tính và ráp chúng vào lại. Đó là khởi điểm tình yêu công nghệ của tôi. Tôi tự tạo trang web đầu tiên của mình bằng HTML, và hiện tại tôi đang học về JavaScript và Python. Tôi cũng tham gia vào các sê-ri phim hoạt hình tên là "Những loài thụ phấn". Bộ phim nói về những chú ong và những sinh vật thụ phấn trong môi trường. và tại sao chúng quan trọng đến vậy. Nếu thực vật không được thụ phấn bởi những loài thụ phấn, lúc ấy, tất cả sinh vật, bao gồm cả chúng ta những kẻ phụ thuộc vào thực vật, sẽ bị chết đói. Vì thế, tôi quyết định lấy những sinh vật tuyệt diệu này tạo nên đội quân siêu anh hùng. (Vỗ tay) (Tiếng dậm chân) (Âm nhạc) (Tiếng gầm, rống) Kẻ thụ phấn: Phá rừng! Đáng lẽ mình phải đoán được chứ! Phải gọi ngay những kẻ thụ phấn còn lại mới được! (Âm nhạc) Cảm ơn. (Vỗ tay) Tất cả những phim hoạt hình của tôi đều bắt đầu bằng các ý tưởng, thế nhưng đó là những ý tưởng gì? Ý tưởng có thể lóe lên trong tích tắc. Ý tưởng là những cơ hội, là sự đổi mới. Ý tưởng thực sự là cái làm cho thế giới này chuyển động. Nếu đó không phải là ý tưởng, chúng ta sẽ không hiện diện ở nơi này với công nghệ, y dược, nghệ thuật, văn hóa và không có cách thức sống như hiện nay Năm lên tám, tôi đã dùng các ý tưởng của mình và bắt đầu công ty riêng tên là Ý tưởng của Maya, Và Ý tưởng cho Hành tinh của Maya, một công ty phi lợi nhuận (Cười) Tôi làm những trang phục và phụ kiện thân thiện với môi trường Năm nay tôi 13, và dù bẳt đầu kinh doanh năm 2008, hành trình nghệ thuật của tôi đã bắt đầu trước đó lâu rồi. Nghệ thuật có ảnh hưởng lớn đến tôi, và tôi muốn kết hợp nó trong tất cả mọi việc tôi làm, ngay cả trong kinh doanh. Tôi tìm những thớ vải khác nhau quanh nhà, và nói “Cái này có thể làm khăn quàng hoặc mũ,” và tôi dùng tất cả những ý tưởng này vào thiết kế. Tôi nhận thấy khi tôi mặc những sản phẩm của mình, mọi người ngăn tôi lại và nói, “Chà, đáng yêu quá. Tôi có thể mua nó ở đâu?” Rồi tôi nghĩ, mình có thể tạo công ty riêng. Khi ấy, tôi không có một kế hoạch kinh doanh nào vào năm tám tuổi. Tôi chỉ biết tôi muốn làm ra những thứ xinh đẹp an toàn với môi trường và tôi muốn trả lại cho môi trường sự an toàn. Mẹ tôi dạy tôi cách khâu may, và bên cổng sau nhà, tôi ngồi đó và kết dây ruy băng thành những băng buộc đầu nhỏ xinh, tôi sẽ viết tên và giá lên mỗi thứ. Tôi bắt đầu làm nhiều hơn các sản phẩm như mũ, khăn và túi. Rất nhanh, các sản phẩm của tôi được bán đi khắp nơi trên thế giới, và tôi có khách hàng ở Đan Mạch, Ý, Úc, Canada và nhiều nơi khác. Lúc ấy, tôi phải học hỏi nhiều thứ về kinh doanh, như thương hiệu và tiếp thị, giữ chân khách hàng, và xem xét cái nào bán được nhiều nhất và ít nhất. Rất nhanh, công ty tôi đã thực sự cất cánh. Sau đó vào một ngày, tạp chí Forbes liên hệ với tôi lúc ấy tôi 10 tuổi. (Cười) Họ muốn đăng tin về tôi và công ty trên bài báo của họ. Rất nhiều người hỏi tôi, tại sao công ty tôi lại thân thiện với môi trường? Tôi yêu thích công việc bảo vệ môi trường và các sinh vật trong đó, từ khi còn nhỏ. Bố mẹ tôi đã dạy tôi khi tôi còn nhỏ về việc cho đi và trở thành người có trách nhiệm với môi trường. Tôi nghe nói về làm thế nào thuốc nhuộm trong quần áo và quá trình làm ra sản phẩm gây hại cho con người và hành tinh, vì thế tôi bắt đầu nghiên cứu và phát hiện ra rằng ngay cả sau khi quá trình nhuộm hoàn thành, vẫn có vấn đề về chất thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ví dụ, nghiền nguyên vật liệu hay thu gom nguyên liệu bột khô. Những hành động này có thể gây ô nhiễm không khí, làm cho nó trở nên độc hại với bất cứ ai hoặc vật nào hít phải. Cho nên khi bắt đầu kinh doanh tôi chỉ biết hai điều: Tất cả những thứ tôi bán đều phải thân thiện với môi trường, và 10 – 20% lợi nhuận tôi làm ra được gửi cho các quỹ từ thiện địa phương và toàn cầu và các tổ chức môi trường. (Vỗ tay) Tôi cảm nhận được mình là một phần của làn sóng mới các nhà doanh nghiệp không chỉ theo đuổi kinh doanh thành công mà còn theo đuổi một tương lai bền vững. Tôi thấy mình có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà không ảnh hưởng tới khả năng của thế hệ tương lai được sống trong một ngày mai xanh tươi hơn. Chúng ta sống trong một thế giới xinh đẹp, đa dạng, và rộng lớn điều đó làm cho tôi càng khao khát cứu lấy nó. nhưng đó không bao giờ là đủ nếu chỉ để trong đầu những gì đang xảy ra trên thế giới. Nó cần đi vào trái tim bạn, bởi vì khi đi vào trái tim, đó là lúc khoảnh khắc được bừng sáng. Đó chính là lúc cơ hội và sự đổi mới được tạo ra và đó là lý do ý tưởng đi vào cuộc đời. Xin cảm ơn và chúc mọi người bình an, nhiều phước lành. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Pat Mitchell: Vâng, các bạn đã nghe Maya nói về những ông bố bà mẹ tuyệt vời đằng sau người phụ nữ đáng kinh ngạc này. Họ đâu rồi ạ? Xin mời ông bà Penn. (Vỗ tay) Rất nhiều người trong chúng ta sẽ trải qua một dạng sang chấn nào đó trong cuộc đời. Đôi khi, ta vượt qua mà không phải gánh chịu tác động lâu dài nào. Nhưng với hàng triệu người, trải nghiệm ấy vẫn còn dai dẳng, gây ra triệu chứng như hồi tưởng, ác mộng, và những suy nghĩ tiêu cực làm rối loạn cuộc sống hằng ngày. Hiện tượng này, được gọi là rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, hay PTSD, đó không phải là thất bại của cá nhân; mà thay vào đó, là một sự cố về cơ chế sinh học có thể chữa trị được, cho phép ta thích ứng với những trải nghiệm nguy hiểm. Để hiểu về PTSD, đầu tiên, cần hiểu cách bộ não xử lý nhiều loại thử thách, gồm cái chết của người thân, bạo lực gia đình, chấn thương hay bệnh tật, bị lạm dụng, bị hiếp dâm, chiến tranh, tai nạn xe hơi, và thảm hoạ tự nhiên. Những sự kiện đó có thể tạo ra cảm xúc về mối nguy và sự bất lực, kích hoạt hệ thống báo động của bộ não, được biết đến là phản ứng "chiến đấu- chạy biến - đơ cứng". Khi báo động vang lên, vùng hạ đồi, tuyến yên và hệ thống thượng thận, còn được gọi là trục HPA, phối hợp truyền tín hiệu tới hệ thống thần kinh giao cảm. Đó là mạng lưới giao tiếp với tuyến thượng thận và các nội quan giúp quản lý các chức năng như nhịp tim, tiêu hoá, và hô hấp. Những tín hiệu đó kích hoạt một chuỗi phản ứng lấp đầy cơ thể với các loại hoocmon căng thẳng khác nhau, gây ra những thay đổi tâm lý giúp cơ thể sẵn sàng tự vệ. Nhịp tim tăng, nhịp thở gấp, và cơ bắp căng lên. Dù cơn khủng hoảng đã qua đi, mức độ hoocmon căng thằng tăng có thể kéo dài nhiều ngày liền, dẫn đến những cảm giác bồn chồn, ác mộng, và nhiều triệu chứng khác. Với nhiều người, những trải nghiệm đó sẽ biến mất trong vài ngày tới hai tuần khi mức độ hoocmon cân bằng trở lại. Nhưng một số ít người trải qua chấn thương gặp phải những vấn đề dai dẳng: đôi khi biến mất tạm thời rồi tái phát sau vài tháng. Chúng tôi không thực sự hiểu những gì đang xảy ra trong bộ não, nhưng một giả thuyết là hoocmon cortisol kiểm soát căng thẳng liên tục kích hoạt phản ứng "chiến đấu - chạy biến - đơ cứng" đồng thời, giảm chức năng chung của bộ não dẫn đến những triệu chứng tiêu cực. Những triệu chứng này thường rơi vào bốn loại: những suy nghĩ quấy rầy, như những giấc mơ và hồi ức, tránh né gợi nhớ về chấn thương, những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, như sợ hãi, tức giận và tội lỗi, và các triệu chứng "phản ứng" như cáu gắt và khó ngủ. Không phải ai cũng gặp những triệu chứng này hay trải qua với cùng cường độ và quy mô. Khi các vấn đề kéo dài hơn một tháng, người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc PTSD. Di truyền, áp lực căng thẳng tiếp diễn, và nhiều yếu tố rủi ro như các bệnh tâm lí từ trước hay thiếu hỗ trợ tinh thần, đóng vai trò trong việc xác định ai sẽ mắc PTSD. Nhưng nguyên nhân căn bản vẫn là một bí ẩn y học. Thách thức lớn trong việc đối phó với PTSD là độ nhạy cảm trước các kích thích, các kích thích về cơ thể và tinh thần mà bộ não liên hệ với chấn thương gốc. Chúng có thể là những cảm giác hằng ngày không mang nguy hiểm tiềm tàng nhưng khơi gợi những phản ứng cơ thể và tâm lí mạnh mẽ. Ví dụ, mùi lửa trại có thể khơi gợi kí ức bị mắc kẹt trong ngôi nhà cháy. Với một người mắc PTSD, kí ức đó kích hoạt cùng một chuỗi phản ứng thần kinh như sự kiện gốc. Sau đó, nó kích hoạt những cảm xúc đau đớn và vô vọng tương tự giống như họ đang trải qua sang chấn đó một lần nữa. Cố gắng né tránh những kích động, đôi khi, khó dự đoán đó có thể dẫn tới sự cô lập, khiến người ta cảm thấy thất bại, bị bỏ rơi, hoặc bị hiểu nhầm, như thể cuộc đời họ bị trì hoãn trong khi thế giới vẫn sống tiếp mà không có họ. Nhưng vẫn có những lựa chọn. Nếu bạn nghĩ mình đang mắc phải PTSD, bước đầu tiên là một buổi đánh giá với các chuyên gia sức khoẻ tâm lí, người có thể hướng bạn tới rất nhiều nguồn tài liệu sẵn có. Trị liệu tâm lý cũng có tác dụng với PTSD, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn những yếu tố kích thích cuả họ. Vài loại thuốc cụ thể giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn, tương tự với các thói quen tự chăm sóc, như chánh niệm và thể dục thường xuyên. Vậy nếu bạn phát hiện triệu chứng PTSD ở bạn bè hay người thân thì sao? Hỗ trợ từ xã hội, sự chấp nhận và đồng cảm là chìa khoá giúp hồi phục nhanh hơn. Cho họ biết bạn tin vào những gì họ trải qua, và bạn không đổ lỗi cho họ vì những phản ứng đó. Nếu họ mở lòng, hãy khuyến khích họ đi thăm khám và chữa trị. PTSD còn được gọi là "vết thương giấu kín" vì nó đến mà không kèm bất kỳ biểu hiện nào trên cơ thể. Nhưng dù có là một rối loạn vô hình, nó vẫn cần bạn lên tiếng. Trên khuôn mặt người, có khoảng 40 cơ có thể kết hợp với nhau để tạo ra hàng ngàn biểu cảm. Liệu những biểu cảm này có giống nhau và thể hiện cùng một ý nghĩa đối với mọi nền văn hóa trên thế giới. Liệu nụ cười của người này có là cái cau mày với người kia? Charles Darwin giả thuyết rằng biểu cảm là đặc điểm chung của loài người, nhưng quan điểm này là thiểu số. Cho đến giữa thế kỉ 20, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những biểu cảm của ta do là học được và thay đổi tùy theo nền văn hóa. Nhà lí thuyết nhân cách Silvan Tomkins là một trong số ít những người phản đối. Ông cho rằng đó là do nhiều yếu tố tác động - trạng thái cảm xúc và nét mặt đi kèm là chung cho toàn nhân loại. Đến thập niên 1960, nhà tâm lí học Paul Ekman đã kiểm chứng giả thuyết này bằng cách phân tích hàng trăm giờ phim tài liệu về các bộ lạc sống cách biệt với thế giới hiện đại. Ekman phát hiện biểu cảm của những thổ dân này không chỉ quen thuộc mà còn xuất hiện trong đúng những tình huống mà ông dự đoán. Chưa hết, ông thí nghiệm với các bộ lạc chưa hề tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Họ có thể ghép hình ảnh nét mặt đúng với với câu chuyện gợi ra cảm xúc tương ứng. Suốt các thập niên kế, những nghiên cứu sâu hơn đã củng cố thuyết của Darwin rằng loài người có chung vài trong số những biểu cảm quan trọng nhất. Tuy nhiên, mức độ phù hợp giữa biểu cảm và tình huống tương ứng có sự khác nhau rõ rệt giữa các nền văn hóa. Đơn cử như nghiên cứu về nét mặt ở những người khiếm thị bẩm sinh đã đặt giả thuyết rằng nếu biểu cảm là chung, họ sẽ biểu lộ nét mặt giống như người bình thường. Trong một nghiên cứu, các vận động viên khiếm thị và sáng mắt biểu lộ cùng nét mặt khi chiến thắng hoặc thất bại. Ta còn tìm thấy thêm nhiều bằng chứng ở các loài họ hàng với người. Những so sánh về nét mặt giữa người và động vật có vú đã cho thấy những điểm tương đồng trong cấu trúc và chuyển động của cơ mặt. Mặt cười của tinh tinh trông khác với loài người, nhưng cả hai đều có cử động cơ mặt như nhau. Trong thập niên 1960, Ekman đã xác định sáu loại biểu cảm thường gặp. Tức giận đi kèm với lông mày hạ thấp và chau vào nhau, mắt căng và mở nhỏ, môi mím lại; ghê tởm đi kèm với môi cong lên và mũi chun lại. Với Sợ hãi, phần tròng trắng phía trên của mắt lộ ra, lông mày nhướn lên và miệng há hốc. Ngạc nhiên cũng gần giống với Sợ hãi, nhưng lông mày cong tròn và môi thả lỏng. Buồn bã thể hiện qua hai đầu lông mày kéo lại gần nhau và nhướn lên, mắt ủ rũ và khóe miệng chùng. Tất nhiên, không thể thiếu Vui vẻ: môi được kéo lên về phía sau, gò má cao tạo nếp nhăn quanh mắt. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã thêm vào những cảm xúc như Khinh bỉ, Xấu hổ, và Bất mãn; tuy nhiên, quan điểm về cách phân biệt chúng vẫn chưa được thống nhất. Vậy nếu Ekman và các nhà nghiên cứu khác đúng, điều gì khiến một vài biểu cảm là chung cho toàn nhân loại? Tại sao ta biểu lộ chúng theo cách chung đó? Giới khoa học đã đặt ra nhiều thuyết bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa của chúng ta. Một trong số đó là các biểu cảm này rất quan trọng để sinh tồn. Sợ hãi và Ngạc nhiên giúp báo hiệu cho các cá thể khác nguy hiểm cận kề. Nghiên cứu về con người và các loài linh trưởng đã chỉ ra rằng ta chú ý nhiều hơn đến khuôn mặt biểu lộ mối nguy so với khuôn mặt không cảm xúc, nhất là khi đang ở trạng thái cảnh giác cao. Biểu cảm còn giúp cải thiện sức khỏe của cộng đồng bằng cách bộc lộ tình trạng nội tại của ta với những người xung quanh, như sự buồn bã sẽ cho mọi người thấy có gì đó không ổn. Nhiều bằng chứng cho thấy biểu cảm có thể liên quan trực tiếp đến sinh lí. Ví dụ, biểu cảm sợ hãi có thể trực tiếp tăng khả năng sống sót trong các tình huống tiềm tàng hiểm nguy. bằng cách khiến mắt thu nhiều ánh sáng hơn, và phổi hít nhiều không khí hơn để ta chuẩn bị đánh trả hoặc chạy trốn. Cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể hiểu rõ biểu cảm, nhất là khi ta đã biết nhiều hơn về cơ chế hoạt động của não bộ; nhưng nếu bạn đến một nơi xa và gặp toàn người lạ, một nụ cười thân thiện sẽ cực kì giúp ích. Tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng một bước đột phá lớn nhường nào cho những phụ nữ, những nạn nhân của bạo lực gia đình vào những năm 1980 Họ đã phải đến những phòng cấp cứu với lý do mà cảnh sát bấy giờ vẫn gọi là " cuộc cãi vã lứa đôi" và tôi thấy một người phụ nữ bị đánh đập với mũi và cổ tay bị gãy đôi mắt bị sưng lên. Là những nhà hoạt động xã hội, chúng tôi lấy máy ảnh Polaroid của mình ra và chụp ảnh cho cô ấy chúng tôi đợi 90 giây và trao cho cô ấy tấm ảnh và cô ấy sẽ có bằng chứng mình cần để ra tòa Chúng tôi đã làm những điều vô hình trở nên hữu hình Tôi đã làm công việc đó trong suốt 30 năm qua như một phần của cuộc vận động xã hội để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em Và trong những năm qua, Tôi đã rất nhiệt huyết với một niềm tin riêng rằng bạo lực gia đình không phải là điều hiển nhiên mà là điều được dạy, và nếu đã là điều được dạy, thì cũng có thể được ngừng dạy và được phòng chống (Vỗ tay) Tại sao tôi lại tin vào điều đó? Bởi đó là sự thật Rất thật. Giữa năm 1993 và 2010, bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Mỹ đã giảm đến 64% và đó là một tin tốt lành (Vỗ tay) 64%, Làm sao chúng tôi đã đạt được kết quả đó? Chúng tôi đã nhận ra 30 năm trước, phụ nữ bị đánh đập bị theo dõi, bị cưỡng bức và không một ai nói về chuyện đó Khi đó công lý đã không tồn tại Là một nhà vận động xã hội, đó là điều không thể chấp nhận được. Và bước đầu tiên của cuộc hành trình chúng tôi đã tổ chức và xây dựng một mạng lưới ngầm gồm những phụ nữ tuyệt vời họ đã xây nhà và nếu không xây nhà họ đã mở rộng cánh cửa nhà mình để những phụ nữ và trẻ em có nơi ở an toàn. Chúng tôi còn làm gì nữa? Chúng tôi đã bán bánh, rửa xe, và làm tất cả những gì có thể để gây quỹ, và đến một thời điểm chúng tôi đã nói rằng bạn biết đấy, đó là lúc mà chúng tôi tìm đến chính phủ liên bang và yêu cầu họ trả tiền cho những dịch vụ mà chúng tôi đang làm để cứu sống sinh mạng con người Phải không ạ? (Vỗ tay) Và, bước thứ hai là, chúng tôi biết rằng cần phải thay đổi luật pháp Chúng tôi đã tìm đến Washington chúng tôi đã vận động hành lang cho phần đầu tiên của bản pháp chế Và tôi vẫn nhớ khi bước qua sảnh của U.S. Capitol khi tôi đang ở độ tuổi 30, và sống một cuộc đời có mục đích và tôi đã không thể tưởng tượng rằng bất kì ai cũng có thể thách thức một văn bản pháp lý quan trọng đến như vậy Tôi 30 tuổi và vẫn rất ngây thơ Nhưng tôi đã được nghe về một nghị sí người đã có một quan điểm rất rất khác Bạn biết ông ta đã gọi , bản pháp chế quan trọng đó là gì không? Ông ta đã gọi nó là: đạo luật lấy đi niềm vui trong hôn nhân Đạo luật lấy đi niềm vui trong hôn nhân. Thưa quý vị, đó là vào năm 1984 tôi đã ước rằng giá mà chúng ta có Twitter tại Mỹ vào thời điểm đó (Cười) 10 năm sau đó, sau rất nhiều những khó khăn cuối cùng đạo luật chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã được thông qua đó là điều làm thay đổi cuộc sống nó đã cứu rất nhiều sinh mạng (Cười) Cảm ơn các bạn. Tôi đã rất tự hào rằng mình đã là một phần của công việc đó và nó đã làm thay đổi luật pháp đưa hàng triệu đô la đến những cộng đồng địa phương Và bạn biết nó còn làm gì nữa không, nó đã thu thập số liệu Và tôi phải nói với các bạn rằng tôi có niềm đam mê lớn với các số liệu Và sự thật là tôi là một con mọt số liệu Tôi cũng chắc chắn rằng có rất nhiều con mọt số liệu đang ở đây hôm nay Tôi là một con mọt số liệu và lý do là vì, tôi muốn chắc chắn rằng nếu chúng ta tiêu dù chỉ một đô la, thì nó phải mang lại lợi ích và nếu nó không mang lại lợi ích gì, thì chúng ta cần phải thay đổi kế hoạch Và tôi cũng muốn nói thêm rằng Chúng ta sẽ không thể giải quyết vấn đề này bằng cách xây thêm nhà tù hay xây dựng thêm những nơi trú ngụ tạm thời. Nếu đó là về khả năng kinh tế của người phụ nữ, về việc hàn gắn vết thương của những đứa trẻ và đó là về việc ngăn chặn chữ cái P (Punishment = bạo lực) Và do đó, bước thứ 3 của cuộc hành trình là Chúng tôi biết rằng, nếu tiếp tục quá trình này, chúng tôi sẽ phải mở rộng phạm vi sẽ phải nâng cao tầm nhìn, và sẽ phải thu hút quần chúng. Và do đó, chúng tôi đã tìm đến Hội đồng Quảng Cáo, và yêu cầu họ giúp đỡ mình xây dựng một chiến dịch giáo dục đại chúng. Và chúng tôi đã tìm tòi quanh thế giới đến Canada Úc, Brazil and một phần của Châu Phi, và mang những kiến thức này chúng tôi đã xây dựng chiến dịch giáo dục đại chúng toàn quốc đầu tiên với tên gọi là: Không có một lời bào chữa nào cho bạo lực gia đình Các bạn hãy thử xem một trong những hình ảnh chúng tôi ghi được (Video) Người đàn ông: Bữa tối của tôi đâu? Người phụ nữ: À, tôi cứ tưởng ông về nhà mấy tiếng trước rồi chứ, nên tôi đã cất các thứ đi. M: Cái gì thế này ? Pizza W: Nếu ông gọi tôi trước, thì tôi còn biết đường mà... M: Bữa tối? Bữa tối là pizza á? W: Chồng ơi, xin đừng nói to thế Em xin anh, hãy bỏ em ra! M: Đi vào trong bếp cho tôi W: Không, cứu tôi với M: Mày muốn biết cảm giác đau đớn là thế nào phải không? (Tát người phụ nữ) Đau quá, đau quá (Tiếng kính vỡ) W: Cứu tôi với (Trẻ con phải ngồi chứng kiến cảnh đó, lời bào chữa của bạn là gì?) Esta Soler: khi chúng tôi tiến hành chiến dịch này, O.J. Simpson đã bị bắt vì tội sát hạt vợ và bạn của cô ấy Chúng tôi đã phát hiện ra rằng anh ta có một tiền án dài về bạo lực gia đình. Các phương tiện truyền thông trở nên quan tâm hơn. Câu chuyện về bạo lực gia đình đi ra từ những trang sau của tờ báo, thật ra là không từ trang báo nào, nay đã trở thành tiêu đề trang nhất. Những quảng bá của chúng tôi phủ kín trên các phương tiện truyền thông. Và lần đầu tiên, phụ nữ bắt đầu kể những câu chuyện của họ. Cuộc vận động đạt đến đỉnh cao, và chúng tôi đã nắm bắt lấy thời điểm đó. Để tôi giải thích rõ hơn cho các bạn hiểu. Trước 1980, các bạn có biết bao nhiêu bài báo trên The New York Times đề cập đến bạo lực gia đình không? Tôi cho các bạn biết là: 158 Đến những năm 2000, con số đã vượt lên hơn 7000. Chúng tôi đã đang tạo nên sự thay đổi. Nhưng vẫn thiếu một yếu tố quyết định. Do đó, bước thứ 4, chúng tôi cần phải thu hút sự chú ý của nam giới. Chúng tôi không thể giải quyết vấn đề triệt để trong khi 50% của dân số nằm ngoài phạm vi chiến dịch. Và như tôi đã nói rằng tôi là một con mọt số liệu. Ủy ban bầu cử quốc gia đã cho chúng tôi biết rằng nam giới cảm thấy bị buộc tội và không được chào đón khi nói về chủ đề này. Chúng tôi đã băn khoăn, làm thế nào để có thể gắn kết nam giới vào công viêc này? Làm thế nào để nam giới nói lên suy nghĩ của họ về bạo lực với phụ nữ và trẻ em? Một người bạn trai của tôi đã kéo tôi sang một bên và nói: " Nếu bạn muốn nam giới nói về bạo lực với phụ nữ và trẻ em, họ sẽ không nói gì đâu." (Cười) Tôi muốn xin lỗi các vị khán giả là nam tại đây. Tôi biết rằng các bạn muốn góp ý kiến. Nhưng anh bạn tôi đã nói rằng: " Bạn có biết đàn ông làm gì không?" Họ nói chuyện với con của họ. Họ nói chuyện với con mình như mọi cha mẹ, như những người huấn luyện. " Và đó là cách mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã gặp gỡ những người đàn ông và thành lập chương trình. Và có một sự kiện mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời đó là một nhà huấn luyện bóng rổ đã phát biểu trong một căn phòng chỉ toàn các vận động viên nam và những người đàn ông từ mọi nơi đến. Và khi ông ấy nói về tầm quan trọng của việc dạy dỗ những cậu bé trở thành những người đàn ông và việc thay đổi văn hóa trong phòng thay đồ và chỉ dẫn cho họ làm thế nào để có những mối quan hệ lành mạnh. Thì đột nhiên, ông ý nhìn về cuối căn phòng, và nhìn thấy con gái của mình, ông đã gọi tên con gái mình, Michaela, và ông nói: "Michaela, hãy lại đây con" Cô bé 9 tuổi, ngượng ngùng tiến lại, và ông nói: " Hãy ngồi xuống đây cạnh cha" Cô bé ngồi xuống cạnh ông. Ông ôm lấy con bé, và nói rằng, "Mọi người hỏi tại sao tôi làm công việc này. Tôi làm nó bởi vì tôi là cha của con bé, và tôi không muốn một ai làm tổn thương con bé." Là một người mẹ, tôi hiểu điều mà ông ấy muốn nói. Tôi hiểu, và biết rằng có rất nhiều vụ lạm dụng tình dục tại các trường đại học chúng rất phổ biến nhưng lại không được khai báo. Chúng ta đã làm rất nhiều điều cho phụ nữ. Chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa cho con của chúng ta. Chúng ta sẽ phải làm như vậy. (Tiếng vỗ tay) Chúng tôi đã trải qua một hành trình dài kể từ ngày công nghệ máy ảnh Polaroid là những người bạn của chúng tôi. Điện thoại di động là yếu tố làm thay đổi cục diện trên phạm vi toàn cầu trong việc trao quyền cho nữ giới, Facebook và Twitter và Google và Youtube và tất cả các mạng xã hội đã giúp chúng tôi kể những câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ. Và do đó trong các vị khán giả ngồi đây những người đã và đang giúp xây dựng những ứng dụng này những diễn đàn này, với cương vị là một nhà tổ chức, tôi muốn nói rằng, cám ơn các bạn rất nhiều. Thực đó. Tôi sẽ vỗ tay cho các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi là con gái của người đàn ông người đã tham gia một câu lac bộ duy nhất trong cuộc đời, đó là câu lạc bộ cho những người lạc quan. Bạn không thể nào bịa được chuyện đó. Và đó là tinh thần cũng như sự lạc quan của cha tôi nó nằm trong ADN của tôi. Tôi làm công việc này trong suốt 30 năm qua, và hơn bao giờ hết, tôi bị thuyết phục về khả năng thay đổi của con người. Tôi tin rằng chúng ta có thể bẻ gãy vòng cung của lịch sử nhân loại để hướng đến lòng trắc ẩn và sự bình đẳng, và cơ bản tôi cũng tin rằng tin tưởng một cách đầy nhiệt huyết rằng bạo lực sẽ không cần phải là một phần của con người. Và tại đây, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng chúng tôi xây dựng một tương lai không có bạo lực cho phụ nữ, trẻ nhỏ, nam giới ở khắp mọi nơi. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Năm năm trước, tôi là một sinh viên bậc tiến sĩ cùng một lúc sống 2 cuộc sống. Một mặt, tôi sử dụng các siêu máy tính của NASA để thiết kế thế hệ tiếp theo của tàu vũ trụ và mặt khác, là một nhà khoa học dữ liệu tìm kiếm những kẻ buôn lậu tiềm năng những công nghệ hạt nhân nhạy cảm Là một nhà khoa học dữ liệu, tôi đã thực hiện rất nhiều phân tích chủ yếu là các cơ sở vật chất thiết bị công nghiệp trên toàn thế giới Và tôi luôn tìm kiếm một nền tảng tốt hơn để phối hợp tất cả chúng lại với nhau Rồi một ngày, khi đang suy nghĩ về việc làm thế nào để tập trung tất cả dữ liệu tôi phát hiện ra rằng câu trả lời ở ngay trước mắt Mặc dù là một kỹ sư tên lửa Tôi không nghĩ về việc dùng ảnh vệ tinh vào công việc của mình Giờ đây, giống hầu hết các bạn, tôi cũng online tôi nhìn thấy nhà của mình, vì vậy mà tôi đã nghĩ Tôi sẽ nhảy vào đó và sẽ bắt đầu nhìn lên một vài tiện nghi này Và cái mà tôi tìm được thực sự khiến tôi ngạc nhiên Những hình ảnh mà tôi đang tìm thấy đã quá lạc hậu bởi vì đó nó có ít liên quan với công việc mà tôi đang làm hàng ngày Nhưng tôi tò mò Tôi hiểu, hình ảnh vệ tinh là một thứ tuyệt vời Có hàng triệu và hàng triệu các cảm biến vây quanh chúng ta hàng ngày Nhưng vẫn có quá nhiều thứ mà chúng ta không hề biết đến Có bao nhiêu dầu được lưu trữ ở Trung Quốc Bao nhiêu ngô đã được sản xuất Bao nhiêu tàu trong các cảng trên toàn thế giới Bây giờ, theo lý thuyết, tất cả các câu hỏi này đều có thể được trả lời bằng hình ảnh nhưng không phải bằng những hình ảnh lạc hậu và nếu dữ liệu này đáng giá đến vậy vậy tại sao tôi lại không thể lấy được những hình ảnh cập nhật nhất Câu chuyện đã bắt đầu từ hơn 50 năm trước với sự ra mắt thế hệ đầu tiên của các vệ tinh do thám hình ảnh của chính phủ Mỹ Và ngày nay, có một số ít cháu chắt của những cỗ máy thời chiến tranh lạnh này bây giờ vẫn vận hành bởi các công ty tư nhân và từ đó thu về phần lớn các hình ảnh vệ tinh mà bạn và tôi nhìn thấy hàng ngày Trong suốt thời gian này, việc phóng thiết bị vào không gian chỉ cái tên lửa để mang vệ tinh lên trên đó thôi đã có giá hàng trăm triệu đô la mỗi chiếc và điều đó đã tạo ra áp lực rất lớn cản trở việc phóng thường xuyên những thiết bị này và để đảm bảo, bạn phải nhồi nhét vào đó càng nhiều chức năng càng tốt tất cả điều này tạo ra những vệ tinh lớn hơn và lớn hơn nữa và đắt hơn bây giờ gần một tỉ đô cho mỗi bản sao Vì chúng quá đắt không có nhiều Bởi vì không nhiều trong số đó những hình ảnh mà chúng ta thấy hàng ngày có xu hướng cũ đi Tôi nghĩ rất nhiều người thật sự hiểu được điều này nhưng để hình dung ra hành tinh của chúng ta được vẽ ra thưa thớt như thế nào tôi và vài người bạn đã cùng nhau sắp xếp số liệu của 30 triệu hình ảnh đã được thu thập bằng những vệ tinh giữa năm 2000 và 2010 Như bạn thấy đấy, màu xanh, các vùng rộng lớn của thế giới hiếm khi được nhìn thấy, ít hơn một lần/ năm thậm chí cả các khu vực được nhìn thấy thường xuyên nhất những vùng màu đỏ, được nhìn thấy nhiều nhất mỗi quý một lần Bây giờ, là các sinh viên tốt nghiệp ngành hàng không vũ trụ Đồ thị này với chúng tôi là một thách thức Tại sao những thứ này lại tốn kém? một vệ tinh riêng lẻ có giá bằng ba chiếc máy bay phản lực khổng lồ 747 Không có cách nào để xây dựng một thiết kế vệ tinh mới nhỏ hơn, đơn giản hơn, cho phép thu về những hình ảnh cập nhật hơn tôi nhận ra rằng khá là điên rồ khi bắt tay vào thiết kế vệ tinh nhưng thật may mắn chúng tôi đã có được sự giúp đỡ Vào cuối những năm 1990, một vài giáo sư đã đề xuất một ý tưởng căn bản để giảm giá thành việc đưa mọi thứ vào không gian Đó là đi nhờ các vệ tinh nhỏ bên cạnh các vệ tinh lớn hơn Điều này giúp hạ giá thành của việc đưa các vật thể vào không gian hơn khoảng một trăm lần và thế là chúng tôi đủ khả năng làm thí nghiệm chấp nhận một chút rủi ro và thực hiện được nhiều cải tiến Và một thế hệ mới các kỹ sư và nhà khoa học hầu hết đã ra khỏi trường đại học bắt đầu cho ra đời những thứ rất nhỏ những vệ tinh có kích thước bằng hộp bánh được gọi là CubeSats Và chúng được xây dựng với những thiết bị điện tử thu được RadioShack thay vì Lockheed Martin Giờ đây, từ những bài học được rút ra từ những nhiệm vụ ban đầu này mà bạn tôi và tôi đã bắt đầu một loạt các bản phác thảo của những vệ tinh mà chúng tôi tự thiết kế Và tôi không thể nhớ cụ thể cái ngày chúng tôi đưa ra một quyết định sáng suốt rằng sẽ xây dựng những thứ này nhưng một khi chúng tôi đã nảy ra ý tưởng về cả thế giới như một tập dữ liệu có thể chụp được hàng triệu điểm dữ liệu trên cơ sở hàng ngày mô tả nền kinh tế toàn cầu có thể đưa ra hàng tỉ kết nối mà chưa bao giờ được khám phá trước đây Sẽ nhàm chán nếu phải làm bất cứ việc nào khác Và vì vậy, chúng tối đã di chuyển tới một nơi chật chội văn phòng không cửa sổ ở Palo Alto và bắt đầu làm việc tạo ra các thiết kế của mình từ bản vẽ trong phòng thí nghiệm Câu hỏi chính mà chúng tôi phải khắc phục là làm thế nào để xây dựng được thứ này Trong không gian, kích thước làm gia tăng giá cả và chúng tôi làm việc với những thứ rất nhỏ những vệ tinh hình hộp trong trường nhưng khi bắt đầu hiểu hơn về các định luật vật lý chúng tôi thấy rằng chất lượng hình ảnh chụp bởi những vệ tinh kia mang lại là rất hạn chế bởi vì các quy tắc vật lý đề ra rằng hình ảnh tốt nhất có thể chụp qua một kính viễn vọng là một chức năng của đường kính của chiếc kính viễn vọng đó và những vệ tinh này có khối lượng bị hạn chế và chúng tôi thấy rằng hình ảnh tốt nhất có thể có được trông như thế này đây Mặc dù đây là lựa chọn chi phí thấp Thật lòng mà nói nó quá mờ để nhìn được những thứ tạo nên giá trị của hình ảnh vệ tinh Vì thế khoảng ba hoặc bốn tuần sau đó chúng tôi gặp một nhóm các kỹ sư một cách ngẫu nhiên những người đầu tiên làm việc với hình ảnh riêng tư từ vệ tinh và họ đã nói cho chúng tôi biết trở lại vào những năm 1970 chính phủ Mỹ đã tìm thấy một sự cân bằng tối ưu và quyền lực mà trong ảnh chụp chính xác tại độ phân giải một mét ta có thể nhìn thấy các đối tượng có kích cỡ một mét họ đã nhận ra rằng họ không những nhận được các hình ảnh chất lượng cao mà còn nhận được rất nhiều ảnh ở một mức giá phải chăng Từ mô phỏng trên máy tính chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng một mét thực sự là giá trị tối thiểu để có thể nhìn thấy được động cơ của nền kinh tế toàn cầu lần đầu tiên, có thể tính được các con tàu và ô tô và các thùng hàng và xe tải di chuyển hàng ngày trên toàn thế giới khi trong vẫn không thể thuận lợi nhìn thấy các cá thể người. Chúng tôi nhận ra mối nguy hiểm tiềm tàng. Chúng tôi phải xây dựng một thứ lớn hơn lớn hơn cả hộp bánh gốc bây giờ trông giống một tủ lạnh thu nhỏ hơn nhưng chúng tôi vẫn không thể xây dựng một xe bán tải nhỏ. Chúng tôi có những hạn chế riêng Những định luật vật lý chi phối kính viễn vọng cỡ nhỏ tối thiểu mà chúng tôi có thể chế tạo Những gì xảy ra tiếp theo là làm phần còn lại của vệ tinh nhỏ và đơn giản đến mức có thể, cơ bản là một kính viễn vọng bay với bốn bức vách và một tập hợp những thiết bị điện tử nhỏ hơn một cuốn sổ điện thoại sử dụng ít năng lượng hơn bóng đèn 1ooW Thách thức lớn nằm ở việc chụp ảnh qua chiếc kính viễn vọng đó Những vệ tinh hình ảnh truyền thống dùng một máy quét dòng tương tự như một chiếc máy Xerox và khi đi vòng quanh trái đất, chúng ghi lại những bức ảnh quét ảnh đó theo từng dòng để xây dựng nên một bức ảnh hoàn chỉnh Giờ đây con người dùng những ảnh đó bởi vì chúng có nhiều ánh sáng nghĩa là sẽ ít nhiễu hơn trong một tấm ảnh di động giá rẻ Vấn đề là những hình ảnh này đòi hỏi một sự đánh dấu rất tinh vi Bạn phải tập trung vào một mục tiêu 50 cm từ khoảng cách trên 600 dặm trong khi đang di chuyển với vận tốc hơn 7km một giây đòi hỏi một mức độ phức tạp đáng ngạc Thay vì thế, chúng tôi đã chuyển sang một thế hệ mới của cảm biến video ban đầu được tạo ra để dùng trong kính nhìn ban đêm thay vì chụp những hình ảnh đơn lẻ chất lượng cao chúng ta có thể tạo một video từ những khung hình động riêng biệt nhưng sau đó, chúng tôi kết hợp tất cả các khung hình đó lại cùng nhau tạo ra những hình ảnh chất lượng rất cao sử dụng những kỹ thuật xử lý điểm ảnh tinh vi trên mặt đất với chi phí bằng một phần trăm hệ thống truyền thống và chúng tôi cũng áp dụng kỹ thuật này lên những hệ thống khác trên vệ tinh ngày qua ngày, thiết kế của chúng tôi đã được cải tiến đáng kể từ CAD tới nguyên mẫu cho đến các đơn vị sản xuất Một vài tuần trước chúng tôi đã đặt nó lên "Sky Sat 1" đặt chữ ký của chúng tôi lên đó và vẫy tay tạm biết lần cuối với nó ở trên trái đất Hôm nay, nó vẫn đang nằm để cấu hình khởi động lần cuối sẵn sàng để phóng đi trong vài tuần tới Và ngay sau đó, chúng tôi sẽ chuyển hướng đến chùm 24 vệ tinh hoặc nhiều hơn của và bắt đầu xây dựng những phân tích quy mô cho phép khám phá những điều bên trong hàng petabyte dữ liệu thu thập được Vậy tại sao phải làm tất cả nhữngviệc đó? tại sao phải tạo ra những vệ tinh đó ? Ah, hóa ra các hình ảnh vệ tinh có một khả năng độc đáo cung cấp sự minh bạch toàn cầu và cung cấp nó hàng ngày là một ý tưởng đơn giản mà thời của chúng đã đến Chúng tôi thấy chính mình như những người tiên phong trong một lĩnh vực mới và vượt lên trên dữ liệu kinh tế tiết lộ câu chuyện của loài người, từng khoảng khắc một Đối với một nhà khoa học dữ liệu người vô tình đi đến trại không gian khi còn là một đứa trẻ không có gì có thể tuyệt vời hơn thế Xin cảm ơn Vỗ tay Các bạn đã thấy rất nhiều bài báo về chủ đề biến đổi khí hậu, và đây là một bài báo khác của thời báo New York, giống như những bài các bạn đã từng thấy. Nó đề cập tới tất cả các khía cạnh giống như những bài các bạn từng biết. Nó thậm chí có cùng tiêu đề như tất cả những bài mà bạn đã nhìn thấy. Có gì bất thường về bài này, có lẽ là nó từ năm 1953 Và lý do tôi nói điều này là bạn có thể có ý tưởng vấn đề này là tương đối gần đây. Mà mọi người vừa mới phần nào hiểu được vấn đề này, bây giờ với hiệp định Kyoto và các nhà lãnh đạo và người dân bắt đầu thực sự hành động, chúng ta có thể đanh trên đường tới một giải pháp. Thực tế là: uh-uh Chúng ta đã biết về vấn đề này từ cách đây 50 năm, tùy thuộc vào cách mà bạn tiếp nhân nó. Chúng ta đã nói về việc này không ngừng trong khoảng một thập niên vừa qua. Và chúng ta đã hoàn thành gần tới zip. Đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển. Bạn đã từng nhìn thấy nó được thể hiện ở nhiều dạng khac nhau, nhưng có thể bạn chưa từng thấy biểu đồ này. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng của lượng khí thải của chúng ta đang tăng tốc. Và chỉ một vài năm trở lại đây, nó thậm chí tăng tốc nhanh hơn so với những gì chúng ta tưng nghĩ đó là trường hợp xấu nhất. Vì vậy, đường mầu đỏ có điều gì đó mà rất nhiều người theo chủ nghĩa nghi ngờ đã nói rằng các nhà môi trường học chỉ đưa ra những dự đoán và làm sao để cho những dự đoán đó ở mức xấu nhất có thể. Lượng khí thải sẽ không bao giờ tăng nhanh như thể hiện trên đường mầu đỏ. Nhưng thực tế, chúng còn tăng với tốc độ nhanh hơn. Và đây là một số dữ liệu từ thực tế được tổng hợp chỉ 10 ngày trươc, nó cho thấy mức thấp nhất trong năm nay của lượng băng đá tại bắc cực, và đó là mức thấp nhất được ghi nhận cho tới nay. Và tốc độ mà lượng băng ở bắc cực bị tan thì nhanh hơn nhiều so với các mô hình. Vì vậy mặc dù tất cả các chuyên gia giống như tôi bay vòng quanh trái đất và tiêu thụ nhiên liệu máy bay và các chính trị gia kí kết các hiệp ước quốc tế, trong thực tế bạn có thể tranh luận ảnh hưởng thực của tất cả các điều này đã bị phủ nhận bởi vì nó chỉ tiêu phí quá nhiều nhiên liệu máy bay. (cưới) Không, không! Xét về mặt những gì chúng ta thực sự cần phải làm đề hám lại thứ có quán tính rất cao này -- nền kinh tế của chúng ta-- chúng ta đã thấy sự khó khăn khi bắt đầu. Thực sự, về cơ bản chúng ta đang làm điều này. Thực sự, không nhiều. Tôi không muốn làm các bạn chán nản thêm nữa. Vấn đề này là hoàn toàn có thể giải quyết, và thậm chí có thể giải quyết theo cách mà có giá thành rẻ. Giá rẻ có nghĩa là bằng phần nào đó chi phí cho quân đội, không phải chi phí cho chăm sóc y tế. Giá rẻ nghĩa là bằng vài phàn trăm của GDP Không, điều này thực sự quan trọng để có ý thức về quy mô này. Vì vậy, vấn đề này là có thể giải quyết, và cách chúng ta nên bắt tay vào việc giải quyết nó, nói, cách cư xử với ngành sản xuất điện, gây ra khoảng 43 phần trăm và làm tăng lượng khí thải CO2. Và chúng ta có thể làm điều đó bằng những việc làm rất có ý nghĩa như đàm luận, và năng lượng gió, năng lượng hạt nhân và than đá để giảm hàm lượng khí CO2, đó là tất cả những thứ đã sẵn sàng cho việc triển khai và hành động với quy mô lớn. Những gì chúng ta thiếu là hành động để thực sự chi tiêu tiền giúp đưa những cái này vào đúng vị trí. Thay vì chúng ta dành nhiều thời gian để thảo luận. Nhưng tuy nhiên, đó không phải là những gì tôi sẽ nói chuyện với bạn trong đêm nay. Những gì tôi muốn nói cho các bạn tối nay là thứ chúng ta có thể làm nếu chúng ta chưa từng làm gì cả. Và nó, những thứ này là nhưng gì các bạn làm nếu lượng khí thải không được giảm đáng kể. Và bạn cần phải đối phó - bằng cách nào đó phá vỡ liên kết giữa các hành động của con người mà làm biến đổi khí hậu, và khí hậu lại tự nó biến đổi. Và điều đó thực sự quan trọng bởi dĩ nhiên, trong khi chúng ta có thể thích nghi với biến đổi khí hậu-- và thực sự quan trọng phải thành thực ở đây-- sẽ có một số lợi ích cho biến đổi khí hậu. ah vâng, tôi nghĩ nó tồi tệ. Tôi đã dành cả cuộc đời làm việc để dừng việc đó lại. Nhưng một trong số những lý do nó rất khó khăn về mặt chính trị, có người thắng và kẻ thua -- không phải tất cả đều là người thua. Nhưng dĩ nhiên, thế giới tự nhiên, gấu bắc cực. Tôi đã dành thời gian trượt tuyết qua biển băng trong vài tuần tại một thời gian ở Bắc Cực cao. Chúng sẽ biến mất hoàn toàn Và không thể thích nghi được. Vấn đề này là hoàn toàn có thể giải quyết được. Ý tưởng geo-engineering này, ở dạng đơn giản nhất, về cơ bản như sau: Bạn có thể đưa những hạt sulfuric acid -- sulfates -- vào khí quyển phía trên, tầng bình lưu, ở đó chúng sẽ phản xạ các tia sáng mặt trời ra ngoài trai đất và làm mát hành tinh. Và tôi biết chắc chắn ràng nó sẽ hoạt động. Không phải là không có tác dụng phụ, nhưng tôi biết chắc chắn nó sẽ làm việc. Và lý do là: nó được thực hiện. Và nó được thực hiện không phải bởi chúng ta, không phải bởi tôi, mà là bởi chính tự nhiên. Đây là đỉnh Pinatubo ở những năm đầu 90, nó được bao bọc toàn bộ bởi lưu huỳnh (sulfur) trong tầng bình lưu với một phần các đám mây nguyên tử bomb-like Kết quả là khá ấn tượng. Sau đó, và một số núi lửa trước đây chúng ta có, bạn nhìn thấy một dải nhiệt mát mẻ khá ấn tượng của tầng khí quyển. Đường kẻ phía dưới là tầng khí quyển phía trên, tầng bình lưu, và nó bị đốt nóng sau khi những núi nửa này hoạt động. Nhưng bạn sẽ chú ý rằng ở đường kẻ phía trên, đó là tầng khí quyển phía dưới và gần mặt đất, nó nguội đi vì chúng che chở bầu khí quyển một chút. Không có gì là điều huyền bí lớn cả. Có rất nhiều huyền bí khi đi vào chi tiết, và có một số tác dụng phụ không tốt, giông như nó sẽ phá hủy một phần tầng ô zôn -- và tôi sẽ nói về nó sau. Nhưng nó nguội đi một cách rõ ràng. Và một điều nữa: nó nhanh. Đó là điều thực sự quan trọng. Quá nhiều việc chúng ta phải làm, như là làm chậm lại việc thải khí thải, là bản chất làm chậm bởi vì nó cần có thời gian để xây dựng tất cả các máy móc chúng ta cần nhằm giảm lượng khí thải. Và không chỉ có vậy, khi bạn cắt lượng khí thải, bạn không cắt giảm nồng độ. Bởi vì nồng độ, khối lượng CO2 trong không khí, là tổng của lượng khí thải ra qua thời gian. Vì vậy bạn không thể có một bươc nhảy trong việc hãm lại một cách nhanh chóng. Nhưng nếu bạn làm theo cách này, nó nhanh. Và có những lúc bạn có thể muốn làm điều gì đó nhanh chóng. Một điều khác mà bạn có thể tự hỏi là liệu nó có hoạt động? Bạn có thể che bóng mặt trời và bồi thường một cách hiểu quả cho việc thải khí CO2, và tạo ra thời tiết phần nào trả lại như những gì ban đầu ? Và câu trả lời dường như là có thể. Đây là những biểu đồ mà bạn đã thấy rất nhiều lần trước đây. Đó là những gì thế giới thể hiện thông qua một mô hình thời tiết cụ thể với gấp đôi số lượng khí CO2 trong khi quyển. Biểu đồ bên dưới là với số lượng khí CO2 gấp 2 lần và ít hơn 1.8 % lượng ánh sáng mặt trời, và bạn đáng thấy lại thời tiết gốc. Và biểu đồ từ Ken Caldera. Nó cần phải được nhắc tới bởi vì Ken có mặt tại một cuộc họp mà tại đó và tôi tin ràng Marty Hoffart cũng có mặt, vào koangr giữa thập niên 90-- Ken và tôi đứng lên ở phần sau của cuộc họp và nói: "Geo-engineering sẽ không hoạt động." Và những người ủng hộ nó đã nói phát biểu rằng: "Bầu khí quyển phức tạp hơn nhiều." Đã đưa ra một loạt các lý do vật lý do tại sao nó sẽ không làm tốt việc bù lại. Ken đã đi và chạy các mô hình của mình, và thấy rằng nó hoạt động đúng. Chủ đề này cũng đã cũ. Báo cáo đó đã nằm trên bàn của tổng thống Johnson khi tôi mới 2 tuổi. 1965 Báo cáo đó, thực tế, đã có tất cả khoa học khí hậu hiện đại -- thứ duy nhất mà họ đề cập đến thực hiện là geo-engineering. Nó đã ko hề dề cập tới việc cắt giảm lượng khí thải, đó là một sự thay đổi lạ thường trong suy nghĩ của chúng tôi về vấn đề này. Tối không nói chúng ta nên cắt giảm lượng khí thải. Chúng ta nên, nhưng nó làm chính xác luận điểm này. Do vậy theo một nghĩa nào đó, không có gì là mới. Một điều mới chính là bài luận này. Bởi vậy tôi phải nói ràng, tối đoán, kể từ thời điểm của báo cáo đầu tiên cho tổng thống Johnson, và nhiều báo cáo khác của Học viện Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Academy)-- 1977, 1982, 1990 -- mọi người luôn luôn đề cập tới ý tưởng này. Không phải là cái gì đó đã được đơn giản, mà như là một ý tưởng để suy nghĩ tới. Nhưng khi vấn đề thời tiết trở nên có tính chính trị, một chủ đề nóng -- nếu tôi có thể chơi chữ-- trong 15 năm gần đây, nó trở thành thực sự "un-PC" mà chúng tôi không thể nói về nó. Nó chỉ bị chìm dưới bề mặt. Chúng ta không được phép nói về nó. Nhưng nắm ngoái, Paul Crutzen công bố bài luận này đề cập xung quanh những gì đã được nói tới trước đó: rằng có thể đưa ra tỷ lệ rất chậm của tiến bộ trong việc giả quyết vấn đề của chúng ta, và những tác động không cụ thể, chúng ta nên nghĩ mọi thứ theo cách như vậy. Ông nói chung về những gì đã được nói đến trước đó. Gê gớm hơn là ông đã nhận được giải thưởng Nobel cho hóa học ozone Và rất nhiều người chú ý tới ông khi ông nói rnagf chúng ta nên suy nghĩ về điều này, mặc dù sẽ có một số tác động ozone. Và thực tế , ông đã có một số ý tưởng để làm chúng biến mất. Các báo chí khắp nơi trên thế giời chạy hàng tít : "Tiến sỹ Strangelove bảo vệ trái đất," từ nhà kinh tế. Và điều đó khiến tôi suy nghĩ - Tôi đã làm việc về chủ đề này mở và đóng, nhưng không quá nhiều kỹ thuật - và tôi đã thực sự nằm trên giường suy nghĩ một đêm. Và tôi nghĩ về đồ chơi của đứa trẻ này - do đó, tiêu đề của bài nói của tôi - và tôi tự hỏi nếu bạn có thể sử dụng cùng tính chất vật lý mà làm cái đó quay vòng trong cái đo bức xạ của đứa trẻ để làm các hạt bay vào bầu khí quyển trên và làm cho chúng nằm lại đó. Một trong những vấn đề với chất sulfate là chúng rơi ra một cách nhanh chóng. Một vấn đề khác là chúng nằm ngay tỏng tầng ozone, và tôi muốn chúng nằm ở trên tấng ozone. Và tôi chìm vào giấc ngủ, tôi thức dậy sáng hôm sau, và tôi bắt đầu tính toán. Thực sự rất khó để tính toán từ các nguyên tắc đầu tiên. Nhưng sau đó tôi tìm hiểu được ràng có nhiều bào báo đã xuất bản nói tới chủ đề này bởi vì nó đã xảy ra trong môi trường tự nhiên rồi. Dường như đã có các hạt chúng được làm bay lên tới tầng trung lưu (mesosphere), khoảng 100 Km phía trên -- hiệu ứng này đã tồn tại. Tôi sẽ nói rất nhanh cho các bạn hiệu ứng này hoạt động ra sao. Có rất nhiều điều phức tạp nhưng thú vị mà tối muốn dành cả buổi tối cho chúng, nhưng tôi sẽ không như vậy. Tuy nhiên, hãy nói rằng bạn có ánh sáng mặt trời chiếu tới các hạt và chúng bị làm nóng ko đều. Vì vậy mặt quay về mặt trời thì ấm hơn, còn mặt kia thì mát hơn. Các phần tử khí bị đẩy ra khỏi mặt ấm đẩy ra xa với vận tốc tăng thêm bởi vì nó ấm. Và vì vậy bạn thấy một lực thực đẩy ra xa mặt trời. Đó được gọi là lược photophoretic Có một loạt các phiên bản khác của nó mà tôi và một số cộng tác viên đã nghĩ tới làm sao để khai thác. Và dĩ nhiên, chúng tôi có thể sai -- đây chưa phải tất cả đều được xem xét phản biện bởi các chuyên gia, chúng tôi đang ở giai đoạn giữa -- nhưng cho tới nay nó có vẻ tốt. Nhưng có vẻ như chúng ta có thể đạt được kiếp sống khí quyển dài -- dài hơn rất nhiều trước đó -- bởi vì chúng được nâng lên cao. Chúng ta có thể di chuyển mọi thứ từ khỏi tầng bình lưu vào tầng trung lưu, về cơ bản giải quyết vấn đề tầng ozone. Tôi chác chắn rằng sẽ có các vấn đề khác xuất hiện. Cuối cùng, chúng ta có thể làm cho các hạt di chuyển tới phía trên hai cực, vì vậy chúng ta có thể xắp xếp các cơ chế khí hậu do đó nó thực sự tập trung vào các cực. Trong đó sẽ có tác động xấu tối thiểu ở giữa của hành tinh nơi chúng ta sống và làm tối đa những gì chúng ta cần phải làm -- đó là làm mát các cực trong trường hợp khẩn cấp, nếu bạn thích. Đây là một ý tưởng mới, về cơ bản, một ý tưởng thông mminh hơn đưa chât sulfate vào. Chò dù ý tưởng này đúng hay các ý tưởng khác đúng, Tôi nghĩ nó gần như chắc chắn chúng ta cuối cùng sẽ nghĩ ra những điều thông minh hơn là chỉ đưa lưu huỳnh (sulfur) vào. Nếu như các kỹ sư và nhà khoa học thực sự suy nghĩ về việc này, thì thật tuyệt vời chúng ta có thể tác động tới hành tinh này. Một điều thú vị là nó cho chúng ta hiệu ứng đòn bẩy phi thường. Khoa học và kỹ thuật được cải thiện, dù chúng ta có muốn hay không, sẽ cho chúng ta ngày càng nhiều hiệu ứng đờn bẩy để tác động tới hành tinh. Nhằm mục đích điều khiển hành tinh. Cho chúng ta khả năng điều khiển thời tiết và khí hậu - không hẳn vì chúng ta lên kế hoạch, không phải vì chúng ta muốn, mà chỉ bởi vì khoa học đã cung cấp nó cho chúng ta, với hiểu biết nhiều hơn về cách mà hệ thống làm việc và với các thiết bị kỹ thuật tiên tiến hơn. Giờ hãy giả thiết rằng người ngoài hành tinh ghé thăm có thể họ sẽ hạ cánh tại trụ sở liên hợp quốc ngay tại con đường này, hoặc có thể họ sẽ chọn một chỗ thông minh hơn -- nhưng giả thiết họ tới và đưa cho bạn một chiếc hộp. Và trên hộp có hai nút bấm. Một nút để điều khiển nhiệt độ trái đất. Có thể nút còn lại là nút để điều khiển lượng bão hòa khí CO2. Bạn phải tưởng tượng rằng chúng ta sẽ phải chiến tranh vì chiếc hộp đó Bởi vì chúng ta không có cách để đồng ý về việc sẽ dùng nút bấm nào. Chúng ta không có cai trị toàn cầu. Và những người khác nhau sẽ có những nơi khác nhau mà họ muốn nút bấm khác nhau được thiết lập. Bây giờ tôi không nghĩ rằng sẽ xảy ra. Nó không có khả năng. Nhưng chúng ta đang xây dựng chiếc hộp đó. Các nhà khoa học và các kỹ sư của thế giới đang xây dựng chúng từng phần một, trong các phòng nghiên cứu. Mặc dù họ đang làm nó với các lý do khác. Ngay cả khi họ đang nghĩ họ chỉ làm việc về bảo vệ môi trường. Họ không hề có hứng thú với ý tưởng điên rồ giống như điều khiển cả hành tinh. Họ phát triển khoa học giúp làm cho nó ngày càng dễ thực hiện hơn. Và vì vậy tôi đoán rằng tầm nhìn của tôi về việc này là không phải tối muốn thực hiện nó -- tôi không làm -- nhưng chúng ta nên đưa vấn đề này ra khỏi bóng tối và nghiêm túc thỏa luận về nó. Bởi vì sớm hay muộn chúng ta sẽ phải đối mặt với các quyết định về việc này, và sẽ tốt hơn nếu chúng ta suy nghĩ kỹ về nó, thậm chí nếu chúng ta muốn suy nghĩ kỹ về lý do tại sao chúng ta không bao giờ nên làm điều đó. Tôi sẽ đưa cho bạn hai cách khác nhau để suy nghĩ về vấn đề này đó là suy nghĩ ban đầu của tôi về cách suy nghĩ về nó. Nhưng những gì chúng ta cần không chỉ là một vài kẻ kỳ quặc như tôi suy nghĩ về điều này - mà chúng ta cần một cuộc tranh luận rộng lớn hơn. Một cuộc tranh luận có liên quan đến các nhạc sĩ, nhà khoa học, triết học, nhà văn, những người tham gia vào các câu hỏi này về kỹ thuật khí hậu và suy nghĩ nghiêm túc về những gì nó liên quan tới. Vì vậy đây là một cách để nghĩ về nó, đó là chúng ta chỉ làm điều này thay vì cắt giảm lượng khí thải bởi vì nó rẻ hơn Tôi đoán điều mà tôi chưa nói về việc này là, nó rẻ một cách vô lý. Nó có thể hiểu như sau, sử dụng phương pháp dùng sulfate hay phương pháp này tôi đã đưa ra, bạn có thể tạo ra kỷ băng hà với giá bằng 0.0001 phần trăm của GDP. Nó rất rẻ. Chúng ta có rất nhiều hiệu ứng đòn bẩy. Nó không phải là một ý tưởng tốt, nhưng nó lại quan trọng. Tôi sẽ nói với bạn như thế nào là đòn bẩy lớn - đòn bẩy này là lớn. Và tính toán đó là không phải bàn cãi. Bạn có thể tranh luận về sự đúng đắn của nó, nhưng hiệu ứng đờn bẩy là có thực. (Cười) Bởi vậy , chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách đơn giản bằng cách dừng việc cắt giảm khí thải, và cũng giống như nồng độ tăng lên, chúng ta có thể tăng lượng geo-engineering Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai lấy đó là nghiêm trọng. Bởi vì theo kịch bản này, chúng tôi đi xa hơn và xa hơn từ khí hậu hiện tại. Chúng ta có rất nhiều vấn đề khác giống như axit hóa đại dương nguyên nhân là do CO2 trong khí quyển. Không ai tuy nhiên có thể một hoặc hai người hết sức kỳ quặc đưa ra nhận định này. Nhưng đây là một trường hợp mà khó để từ chối. Hãy nói ràng chúng ta không làm geo-engineering, chúng ta làm những gì chúng ta phải làm, mà việc cắt giảm khí thải là rất khó khăn. Nhưng chúng ta thực sự ko biết chúng ta có thể cắt giảm khí thải trong thời gian bao lâu. Có rất nhiều không chắc chắn về độ chính xác khí hậu sẽ biến đổi như nào là quá nhiều. Vì vậy, nói ràng chúng ta làm việc chăm chỉ, và chúng ta thực sự không chỉ đạp phanh, mà chúng ta bước một bước rất mạnh lên phanh và thực sự giảm lượng khí thải và cuối cùng giảm lượng bão hòa. Và có thể một ngày -- như 23 tháng 10 năm 2075 chẳng hạn -- chúng ta cuối cùng cũng đạt tới ngày thành công khi mà ở đó lượng bão hòa đã đạt đỉnh và đang quay xuống phía kia. Và chúng ta có lễ kỷ niệm toàn cầu, và chúng ta đã thực sự bắt đầu - bạn biết đấy- chúng ta đã được thấy sự tồi tệ nhất của chúng. Nhưng có thể vào ngày đó chũng ta cũng cũng thấy rằng các dải băng Greenland tan chảy thực sự quá nhanh, đủ nhanh để đưa mực nước biển tăng thêm hàng mét trên các đại dương trong 100 năm tiếp theo, và xóa bỏ một số thành phố lớn nhất ra khỏi bản đồ. Đó là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó chúng ta phải quyết định mặc dù geo-engineering là không chắc chắn và không hài lòng về mặt đạo đức, nhưng nó tốt hơn là không dùng geo-engineering. Và đó là các cách rất khác nhau để nhìn vào vấn đề. Đó là sử dụng nó như là để kiểm soát rủi ro, thay vì không hành động. Có thể nói rằng bạn làm geo-engineering cho một lúc để loại bỏ sự tồi tệ nhất của nhiệt độ, không phải là bạn muốn sử dụng nó như là một thay thế cho hành động. Tuy nhiên có vấn đề với cách nhìn nhận đó. Và vấn đề như sau: kiến thức kỹ thuật địa chất (geo-engineering) có thể làm cho khí hậu tác động nhìn bớt đáng sợ hơn. Và nó làm cam kết cắt giảm lượng khí thải ngay nay giảm hiệu lực. Đây là điều mà các nhà kinh tế gọi là một mối nguy đạo đức. Và đó là một trong những lý do cơ bản khiến vấn đề này trở thành rất khó để nói tới, và nhìn chung tôi nghĩ đó là lý do cơ bản mà nó mang tính chính trị không thể chấp nhận để nói tới. Nhưng bạn không làm chính sách tốt bằng cách ẩn những điều trong một ngăn kéo. Tôi sẽ cho bạn 3 câu hỏi, và tiếp đó là một trích dẫn cuối cùng. Chúng ta có nên nghiên cứu nghiêm túc về chủ đề này ? Chúng ta có nên có chương trình nghiên cứu quốc gia về chủ đề này? Khong phải chỉ là làm cách nào bạn sẽ làm nó tốt hơn, mà còn là tất cả những rủi do là gì và nhưng nhược điểm của nó. Ngay bây giờ các bạn có một vài người đam mê nói về nó, một số nghiêng về mặt tích cực, một số nghiêng về mặt tiêu cực -- nhưng đó là một trạng thái nguy hiểm là tại vì họ có rất ít kiến thức chuyên sâu về chủ đề này. Một lượng nhỏ tiền sẽ lấy của chúng ta một số. Phần đông trong chúng ta - có thể bây giờ là tôi - suy nghĩ chúng ta nên làm. Nhưng tôi có rất nhiều sự e dè. Sư e dè của tôi chủ yếu về các vấn đề rủi ro đạo đức, và tôi không thực sự biết làm thế nào chúng ta có thể tránh một cách tốt nhất được những rủi ro đạo đức. Tôi nghĩ có một vấn đề nghiêm trọng như các bạn đã đề cập Mọi người bắt đầu nghĩ họ không cần phải làm việc chăm chỉ để cut giảm lượng khí thải. Một việc khác nữa là: có thể chúng ta cần một hiệp ước. Một hiệp ước quyết định ai sẽ thực hiện việc này. Ngay bây gờ chúng ta có thể nghĩ đến một nước lớn giầu có như Mỹ sẽ làm việc này. Nhưng nó cũng có thể là, trên thực tế, nếu Trung Quốc thức dậy vào năm 2030 và nhận ra rằng các tác động khí hậu là không thể chấp nhận, họ có thể không quan tâm đến thảo luận về đạo đức của chúng ta về cách làm này, và họ chỉ có thể quyết định họ thực sự muốn có một thế giới geo-engineering hơn là một thế giới không geo-engineering. Và chúng ta sẽ không có cơ chế có tính quốc tế để tìm ra người đưa ra quyết định. Vì vậy, đây là suy nghĩ cuối cùng, mà đã được nói nhiều, 25 năm trước trong báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ, nhiều hơn là tôi có thể nói ngày hôm nay. Và tôi nghĩ rằng nó thực sự tổng kết những gì chúng ta đang nói ở đây. Đó là vấn đề khí CO2, vấn đề khí hậu mà chúng ta đã nghe nhiều, đang dẫn tới nhiều thứ, sự cải tiến trong công nghệ năng lượng, nó sẽ làm giảm lượng khí thải. Nhưng cũng vậy, tôi nghĩ chắc chắn, nó sẽ đưa chúng ta hướng tới suy nghĩ về khí hậu và thời điều khiển thời tiết cho dù chúng ta có thích nó hay không Và đến lúc bắt đầu nghĩ về nó, cho dù nếu lý do chúng ta suy nghĩ về nó là xây dựng luận cứ cho lý do tại sao chúng ta không nên làm điều đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa trong sự phát triển kinh tế những năm qua cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sự lan rộng của khu ổ chuột ở nhiều nơi trên thế giới Sự phân cực ở những vùng siêu giàu được bao quanh bởi các khu nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế xã hội là trung tâm của khủng hoảng đô thị ngày nay. Nhưng tôi muốn bắt đầu bài nói bằng giả thuyết rằng cuộc khủng hoảng này không chỉ về kinh tế hay môi trường mà là cuộc khủng hoảng văn hóa một cuộc khủng hoảng các thể chế không thể nghĩ đến thay đổi những cách ngu ngốc mà ta đang theo đuổi, không thể ngăn chặn tiến trình đô thị hóa ích kỷ với cơn khát dầu mỏ đeo bám các thành phố tiêu dùng từ Nam California cho đến New York, Dubai. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn suy nghĩ về tương lai của thành phố ngày nay ít phụ thuộc vào những tòa nhà cao tầng mà trên thực tế, phụ thuộc nhiều hơn vào sự tái cấu trúc nền tảng của những mối quan hệ kinh tế xã hội và những ý tưởng hay nhất trong việc định hình thành phố tương lai sẽ không đến từ những khu vực giàu có và thừa thãi, mà từ những nơi tranh chấp và thiếu thốn Một sự sáng tạo lúc nguy cấp có thể buộc ta phải tái hình dung về phát triển đô thị ngày nay. Hãy để tôi minh họa điều đó bằng cách hiểu hoặc nhìn nhận những mâu thuẫn như một cách nuôi dưỡng sự sáng tạo, khi tôi giới thiệu vắn tắt về biên giới Tijuana-San Diego, nơi thực nghiệm, và suy xét lại công việc kiến trúc sư của tôi. Đây là bức tường, bức tường biên giới ngăn cách San Diego và Tijuana Châu Mỹ La tinh và nước Mỹ, một biểu tượng thực thể của chính sách loai trừ lẫn nhau, đã làm kéo dài sự phân chia các cộng đồng, khu phực pháp lý và nguồn tài nguyên trên toàn thế giới. Trong khu vực biên giới này, chúng tôi tìm thấy những bất động sản giá trị nhất thế giới một số ở rìa San Diego, và chỉ cách đó 20 phút, là những dân cư nghèo nhất châu Mỹ La tinh. Mặc dù 2 thành phố này có cùng dân số, San Diego đã tăng trưởng gấp 6 lần so với Tijuana trong vài thập niên qua ngay lập tức, chúng tôi phải đương đầu với những căng thẳng và xung đột giữa sự mở rộng và mật độ dân số, là trọng tâm của cuộc thảo luận ngày hôm nay về tính bền vững của môi trường. Trong những năm qua, tôi đã luôn cho rằng những khu ổ chuột ở Tijuana có thể ẩn chứa nhiều bài học cho sự bành trướng của San Diego khi xét đến tính bền vững của kinh tế xã hội, nên chúng ta cần chú ý và học hỏi từ những cộng đồng người nhập cư ở cả 2 bên biên giới để có thể hiểu được quy trình "không chính quy" của đô thị hóa. "Không chính quy" nghĩa là gì? Tôi chỉ đang nói về tính tất yếu trong việc thích nghi các tập tục xã hội cho phép các cộng đồng nhập cư vượt lên những công thức áp đặt của chính trị và kinh tế trong quá trình đô thị hóa. Tôi đang nói về sự thông minh sáng tạo của quá trình đảo ngược từ dưới lên, được thể hiện trong những khu ổ chuột ở Tijuana, tự xây nên mình, từ rác thải của San Diego, hoặc trong những cộng đồng nhập cư ở Nam California, đang có những cải tiến trong vài thập kỷ qua. Tôi cảm thấy thích thú như một người nghệ sĩ trong việc đo lường, quan sát những dòng di chuyển qua biên giới ở khu vực này, một hướng từ nam ra bắc là dòng nhập cư vào nước Mỹ, và từ bắc vào nam, dòng chảy của rác thải, từ nam California vào Tijuana. Tôi đang nói đến việc tái sử dụng những ngôi nhà gỗ hậu chiến được những nhà thầu Mexcio mang đến biên giới khi những chủ xây dựng Mỹ loại bỏ chúng để xây những tòa nhà cao hơn ở khu ngoại ô trong vài thập niên qua. Đây là những ngội nhà chờ được vượt biên. Không chỉ có người vượt biên mà cả một phần thành phố cũng thế, khi những ngôi nhà này được đặt trên những khung thép, làm tầng một trở thành tầng hai, chứa được nhiều người hơn, cùng với một việc kinh doanh nhỏ. Các lớp không gian và kinh tế này rất đáng chú ý. Nhưng không chỉ nhà, cả gạch vụn cũng di chuyển từ San Diego đến Tijuana. Có lẽ nhiều người ở đây đã nhìn thấy lốp cao su sử dụng ở khu ổ chuột để xây tường chắn. Nhưng hãy nhìn vào những gì người ta đã làm trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn. Họ đã tìm ra cách bóc lốp xe, xâu chúng và khâu lại với nhau, để xây một tường chắn hiệu quả hơn. Hoặc những cửa gara được mang đến từ San Diego bằng xe tải để trở thành tường bao của những nhà cấp cứu trong nhiều khu ổ chuột xung quanh các rìa Tijuana. Là một kiến trúc sư, tôi rất thích thú khi chứng kiến sự thông minh sáng tạo này, Tôi cũng muốn mình thực tế, không lãng mạn hóa đói nghèo. Tôi chỉ muốn nói rằng quá trình đô thị hóa "không chính quy" này không phải chỉ là hình ảnh của tạm thời, mà sự không chính quy ở đây thực sự là tập hợp các quy trình chính trị và kinh tế xã hội mà chúng ta, những nghệ sĩ có thể diễn giải là quá trình đô thị hóa đảo ngược đã xảy ra. Nhìn ở đây, các tòa nhà không quan trọng vẻ bề ngoài, mà thực tế, quan trọng vì mục đích sử dụng của chúng. Chúng được trình hiện khi biến đổi qua thời gian khi các cộng đồng thương thảo về không gian, ranh giới và các nguồn tài nguyên. Vậy khi dòng chất thải đi về phương Nam, con người đi về phương Bắc để kiếm tiền, và hầu hết nghiên cứu của tôi là về ảnh hưởng của nhập cư đến sự thay đổi trong tính đồng nhất của các khu dân cư ở Mỹ, đặc biệt là ở San Diego. Tôi đang nói về cách điều này bắt đầu cho thấy rằng tương lai của Nam California phụ thuộc vào sự thay đổi của đô thị hóa trên diện rộng với những chương trình nhỏ về kinh tế và xã hội. Tôi đang đề cập đến cách dân nhập cư lúc đến những khu dân cư, họ bắt đầu thay đổi một chiều của đất đai và tài sản vào nhiều hệ thống tổ hợp mang tính kinh tế, xã hội hơn, khi họ bắt đầu mở một ga-ra với mô hình kinh tế tự phát, hoặc khi xây nhà dưỡng lão "chui" nhằm hỗ trợ gia đình đông người. Doanh nghiệp kinh tế xã hội này nằm trong các khu dân cư này thực sự bắt đầu cho ta cách diễn giải mới mẻ, toàn diện và hợp tình hơn. về các chính sách sử dụng đất. Vì thế nhiều câu chuyện sinh ra từ những động lực trong thay đổi không gian này, như "Đức Phật đại chúng" kể câu chuyện về một ngôi nhà nhỏ, tự cứu lấy mình, nó không đi đến Mexico, nhưng cuối cùng được thay đổi thành ngôi đền Phật giáo và trong việc làm này, ngôi nhà nhỏ thay đổi hay lột xác từ một cá thể đơn độc thành một nền tảng nhỏ hay vi mô mang tính kinh tế, xã hội và văn hóa bên trong khu dân cư. Vì thế, khu dân cư hành động, tôi gọi chúng như thế, thực sự trở thành nguồn cảm hứng để hình dung cách hiểu khác về công dân, không mấy thuộc về nhà nước sở tại, nhưng lại duy trì các khái niệm về công dân như một hành động sáng tạo tái tổ chức lại phương thức mang tính thể chế trong các nơi của thành phố. Là một nghệ sĩ, tôi yêu thích hình ảnh thị giác về quyền công dân, quy tụ nhiều giai thoại, các câu chuyện đô thị, để diễn giải về mối quan hệ giữa tiến bộ xã hội và không gian. Đây là câu chuyện về một nhóm vị thành niên vào một đêm cách đây mấy tháng, đã quyết định xâm lấn không gian này dưới đường cao tốc để bắt đầu xây dựng công viên trượt băng của riêng mình. Với xẻng trong tay, họ bắt đầu đào. Hai tuần sau, cảnh sát bắt họ ngừng lại. Họ rào khu ấy, và những đứa trẻ ấy bị đuổi ra, nhưng chúng quyết định đấu tranh không phải bằng các biển hiệu hay khẩu hiệu mà bằng cách chỉ trích. Đầu tiên, chúng thừa nhận thẩm quyền chính trị được ghi trên khu đất trống ấy. Chúng nhận ra mình đã may mắn vì không đào trong lãnh thổ Caltrans. Caltrans là cơ quan nhà nước cai quản đường cao tốc, vì rất khó để đàm phán với họ. Chúng nói mình may mắn vì bắt đầu đào dưới đường cao tốc của thành phố tự trị. Chúng cũng may mắn, như chúng nói vì chúng bắt đầu đào trong thẩm quyền của Tam giác Bermuda nằm giữa nhà chức trách cảng biển, cảng hàng không hai thành phố và hội đồng xét duyệt. Tất cả những dòng đỏ đều là các thể chế chính trị vô hình được ghi trên chỗ trống còn lại đó. Với hiểu biết này, bọn trẻ những tay trượt ván, đối đấu với thành phố. Chúng đến văn phòng luật sư thành phố. Vị luật sư nói nhằm tiếp tục dàn xếp, phải lập tổ chức phi chính phủ (NGO), và dĩ nhiên, chúng không biết NGO là gì nên phải nói chuyện với bạn bè ở Seattle, những người có kinh nghiệm tương tự. Và chúng bắt đầu nhận ra sự cần thiết của việc tự thành lập, thậm chí sâu rộng hơn, và bắt đầu gây quỹ, tổ chức ngân sách, để ý thức được tất cả các kiến thức được nhúng vào trong mã đô thị ở San Diego để họ có thể bắt đầu định nghĩa lại ý nghĩa của không gian công cộng trong thành phố, mở rộng tới các lĩnh vực khác. Cuối cùng, bọn trẻ đã thắng bằng chứng cớ đó và chúng có thể xây dựng công viên trượt ván của mình dưới đường cao tốc. Với nhiều người, câu chuyện này có vẻ tầm thường hoặc ngây thơ. Nhưng với tôi, một kiến trúc sư, nó là câu chuyện nền tảng, dạy tôi rằng, cộng đồng vi mô này – không chỉ thiết kế nên loại không gian công cộng khác mà còn thiết kế nên phương thức kinh tế xã hội, một điều cần được in vào không gian ấy vì sự bền vững lâu dài của nó. Chúng cũng dạy tôi cũng giống như các cộng đồng nhập cư ở hai bên biên giới, chúng tham gia vào cuộc xung đột bằng một công cụ sáng tạo vì chúng phải tạo ra một phương pháp cho phép tái tổ chức lại tài nguyên và chính sách của thành phố. Trong đó, hành động phi chính thống dội ngược từ dưới rồi vọt lên đã biến đổi chính sách từ trên xuống dưới. Bây giờ từ hành trình từ dưới lên đến sự biến đổi từ trên xuống chính là nơi mang đến tia hy vọng cho hôm nay. Và tôi đang nghĩ làm thế nào những sự thay đổi khiêm tốn này với không gian, với chính sách ở nhiều nơi trên thế giới chủ yếu là nhờ sự nhanh chóng của trí tưởng tượng tập thế như các cộng đồng này tái hình dung mô hình chính quyền, tổ chức xã hội, và cở sở hạ tầng thực sự là trung tâm của sự hình thành chính sách dân chủ mới của đô thị. Chính nó có thể trở thành khuôn khổ cho việc sinh ra công bằng kinh tế xã hội trong thành phố. Tôi muốn nói điều này và nhấn mạnh nó bởi vì đây là cách duy nhất tôi thấy, có thể cho phép chúng ta di chuyển từ đô thị hóa tiêu dùng sang các vùng dân cư sản xuất. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số tác phẩm. Vì chúng tôi vẫn đang thực hiện những tác phẩm này, chúng tôi hầu hết đang làm việc bằng trực giác và với nhiều bí ẩn. Và tôi sẽ cố gắng mô tả một vài trải nghiệm mà chúng tôi vẫn đang tìm kiếm trong mỗi tác phẩm. Tác phẩm đầu tiên được gọi là Bản vẽ trắng đen hoàng gia. Người xem bước vào phòng không hề nghi ngờ điều gì, và thoáng thấy những tấm pa-nô này được sắp xếp lộn xộn trên tường. Vài giây sau, dường như tấm pa-nô nhận thấy được sự hiện diện của anh ta, chúng có vẻ sợ hãi và xếp lại theo hình đối xứng . (Khán giả cười) Và đây là bản phác của 2 trạng thái. Một là hoàn toàn lộn xộn. Thứ hai là cực kỳ ngăn nắp. Và chúng tôi thích thú xem những thay đổi nhỏ của chúng khi di chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Điều này nhắc chúng tôi về hai truyền thống hình vẽ. Một là bàn thờ của thế kỷ 15, và thứ 2 là kết cấu trừu tượng của Malevich của 100 năm trước, Và tôi chỉ muốn cùng các bạn xem một đoạn video. Để các bạn hiểu hơn về quy mô của nó, tấm pa-nô lớn nhất cao khoảng hai mét. To như thế này này. Còn tấm nhỏ nhất có khổ A4. Và người xem bước vào phòng, và họ chú ý ngay đến chúng. Một lúc sau, nếu người xem tiếp tục ở trong phòng, các tấm pa-nô sẽ trở nên miễn nhiễm với sự hiện diện của họ và quay lại trạng thái lỏng lẻo và bình thản, cho đến khi chúng cảm nhận lần nữa sự hiện diện hay chuyển động khi họ lại chú ý đến chúng. (Khán giả cười) Và mọi thứ diễn ra như thể người xem nhận thức thứ tự giữa những tấm pa-nô, nhưng nó có thể diễn ra theo một cách khác là những tấm pa-nô bị kẹt trong những hành vi tiên quyết của chúng rằng chúng thúc giục người xem với vai trò là một nhà chuyên chế. Và điều này đưa tôi đến một tác phẩm nhỏ tĩnh lặng hơn được gọi là Thiết bị cầm tay. Người xem thấy 1 mảnh giấy được gắn cuối bức tường phía xa, nhưng khi tiến gần lại, bạn thấy đó là một tờ giấy khổ A4 hoặc khổ viết thư, hai bên được giữ bằng hai bàn tay nhò dường như được chạm khắc cẩn thận từ một mẫu gổ nhỏ. Người xem còn có thể nhìn thấy toàn bộ tác phẩm điêu khắc này đang cử động rất nhẹ, giống như hai cánh tay đang cố giữ tờ giấy đứng yên trong một thời gian dài, nhưng không dễ dàng tí nào. Sự bất ổn trong cử động này rất gần với bản chất tự nhiên không ổn định của hình ảnh được thu qua camera cầm tay, Và sau đây, tôi sẽ cho bạn thấy song song hai clip. Một clip quay bằng camera tĩnh và một quay bằng camera cầm tay. Và ngay lập tức, bạn sẽ nhận ra bản chất không ổn định của video gợi ý sự tồn tại của người quan sát và góc nhìn chủ quan. Tôi vừa bỏ camera ra và chuyển các cử động đó lên tấm pa-nô. Và đây là video. Bạn phải tưởng tượng theo cách khác. Nó không ở đó. Nhưng với chúng tôi, chúng tôi đang cố gắng gợi lại cử chỉ không muốn gây sự chú ý, như là có một người nhỏ với cánh tay vươn dài đằng sau tấm giấy lớn. Điều này được so sánh giống như tình trạng căng thằng khi đang làm nhiệm vụ của người quan sát và hiện tại mẫu giấy này rất nhẹ nhàng với người xem đang đứng trước chúng. Tác phẩm nghệ thuật tiếp theo là Con chim mồi. Đây là mẫu hình làm bằng bìa các-tông, do đó đồ vật cao gần bằng tôi. Nó có thân hình đầy đặn, hai cánh tay, và ăng-ten rất cao, như một cái đầu, và mục đích duy nhất của nó là thu hút sự chú ý. Vì vậy, khi người xem đi ngang qua, nó nghiêng qua bên này rồi bên kia, và di chuyển cánh tay càng ngày càng nhanh hơn khi người này tiến đến gần. Và đây là kịch bản kiểm tra đầu tiên. Bạn thấy hai cử động hòa hợp, và vật thể dường như sử dụng toàn bộ cơ thể nó để biểu hiện sự tuyệt vọng. Nhưng ý tưởng này là một khi nó thu hút được sự chú ý của người xem, nó không còn thích thú, và tìm người kế tiếp để gây sự chú ý. (Khán giả cười) Và đây là thân của con chim bù nhìn được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Nó được sản xuất hàng loạt giống như tại nhà máy như máy hút bụi hay máy giặt. Vì chúng ta luôn làm việc từ không gian rất riêng tư, chúng ta thích cách mà cảm nhận của người dùng làm giảm tính cá nhân của đồ vật và cho chúng ta một chút khoảng cách ngoài mặt, ít nhất là như vậy. Theo chúng tôi, đây là loại nguy hiểm luôn cố làm phân tâm chúng ta và muốn chúng ta chú ý đến chúng, nhưng chúng có thể cần rất nhiều sự giúp đỡ. Tác phẩm tiếp theo là một đồ vật, một loại nhạc cụ âm nhạc. có hình dạng của đấu trường được điều chỉnh theo tỉ lệ người xem từ góc nhìn của ai đó từ trên sân khấu. Đó là từ nơi tôi đang đứng, mỗi các bạn dường như trở thành lớn như thế này đây và khán đài gần như chiếm lấy toàn bộ tầm nhìn của tôi. Ngồi trên khán đài là 996 bức tượng nhỏ. Chúng được lắp đặt để vỗ tay thỏa thích. Điều này có nghĩa là chúng có thể quyết định khi nào vỗ và khi nào không vỗ vỗ mạnh thế nào và vỗ lâu ra sao, chúng muốn bị ảnh hưởng hay ảnh hưởng như thế nào lên những thứ khác và nếu muốn đóng góp vào sự đổi mới. Khi người xem bước lên trước khác đài, sẽ có câu trả lời. Nó có thể là một vài tiếng vỗ tay hoặc một tràng pháo tay lớn, và sau đó không có gì xảy ra cho đến khi người xem rời ghế và một lần nữa khán giả sẽ đưa ra trả lời. Nó có thể là bất cứ điều gì từ một vài tiếng vỗ tay nhẹ từ hàng ghế khán giả, hay là một tràng pháo tay rất lớn. Theo chúng tôi, tôi nghĩ rằng chúng tôi thật sự xem khán giả như là một đồ vật hoặc bộ phận cơ thể có đặc tính âm nhạc một nhạc cụ. Thế nên, người xem có thể chơi nó bằng cách tạo ra những mô hình, những âm thanh phức tạp và khác nhau, nhưng lại không thể bắt khán giả đưa ra câu trả lời đúng như ý ta muốn. Thế nên, đó là cảm giác về sự phán xét, thất thường và lo âu. Nó còn có đặc tính hấp dẫn và giống như giăng bẫy vậy. Vì vậy, nếu bạn thấy chúng tôi hào hứng về hình ảnh cái đầu tách ra để tạo thành hai tay. Đây là một đoạn hoạt hình ngắn, cứ như là hai phần của bộ não xung đột nhau để diễn giải tính hai mặt và sự căng thẳng. Và đây là kiểu mẫu. Vì vậy, chúng ta không thể chờ đợi thêm để được bao vây bởi 996 khán giả OK, đây là tác phẩm cuối cùng, nó được gọi là Framerunners. Nó đến từ ý tưởng về cái cửa sổ. Đây là cửa số thực sự trong studio của chúng tôi, và như bạn có thể thấy, nó được chia làm ba phần gỗ với ba độ dày khác nhau. Và chúng tôi sử dụng cùng những vật liệu làm cửa sổ để xây nên khung hoặc lưới của chúng những thứ được treo trong phòng và có thể được nhìn từ hai phía. Tấm lưới này được làm bởi một tập hợp những bức tượng nhỏ. Chúng cũng được chia làm ba phần với kích thước khác nhau, cứ như là đề xuất một góc nhìn mới hay tổng quan về một vùng đồng bằng. Mỗi bức tượng có thể chạy lui và chạy tới trên đường và nấp sau hai con đường kề nhau. Ngược với tấm lưới rất chật này, chúng tôi muốn đem lại cho chúng sự hài hước và vui nhộn, như diễn viên múa rối tóm lấy chúng và làm chúng trở nên sống động trên đường phố. Và chúng tôi thích ý tưởng cho chúng nhảy cóc giống thể chúng vô tâm, vô tư không lo lắng và vui vẻ, cho đến khi phát hiện ra sự có mặt của người xem và đến trốn sau bức tường gần nhất. Vì vậy, theo chúng tôi, những tác phẩm này còn thể hiện mâu thuẫn của chính nó. Những hình vẽ này bị mắc kẹt trong khung chắc, như tù nhân và pháo đài, vì nó cho phép chúng không lo nghĩ non nớt và vô tư và khá là không lo nghĩ về thế giới bên ngoài. Do đó, tất cả những đặc tính cuộc sống mà tôi nói đến được chuyển sang thành một cấu hình kỹ thuật đặc thù và chúng tôi rất may mắn được hợp tác với ETH Zurich để phát triển nguyên mẫu đầu tiên. Và bạn thấy chúng xuất ra từ bánh răng chuyển động từ đoạn hoạt hình của tôi và tạo chuyển động lắc lư tích hợp các cử động đầu nhấp nhô và chuyển động ra sau và trước. Nó thật sự khá nhỏ. Bạn có thể thấy nó vừa lòng bàn tay của tôi. Hãy tưởng tượng sự phấn khích của chúng ta khi nhìn thấy nó hoạt động thật sự trong studio, và nó đây. (Khán giả cười) Cám ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Trí thông minh-- nó là gì vậy? Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử xem trí thông minh được nhìn nhận thế nào, ta có thể tham khảo câu nói nổi tiếng của Edsger Dijsktra: "Hỏi rằng liệu máy có thể suy nghĩ được hay không cũng thú vị như hỏi liệu một chiếc tàu ngầm có bơi được hay không." Khi Edsger Dijstra viết câu này, ông viết như một lời chỉ trích những người đi tiên phong trong khoa điện toán, như Alan Turing. Tuy nhiên, nếu nhìn lại và nghĩ xem đâu là phát kiến có sức mạnh cho phép ta tạo nên chiếc máy có thể bơi, chiếc máy có thể bay, sẽ nhận ra rằng chỉ khi ta hiểu được về cơ chế của việc bơi và sự bay thì mới có thể làm ra những máy móc đó. Vì vậy, một vài năm trước, Tôi đã thực hiện một chương trình nghiên cứu cơ chế vật lý cơ bản làm nền tảng cho trí thông minh. Ta hãy lùi một bước. Bắt đầu một thí nghiệm về tư duy. Giả sử quý vị thuộc một chủng người ngoài hành tinh không biết gì về sinh học Trái đất, về khoa thần kinh, hay trí thông minh Trái Đât, nhưng có chiếc kính viễn vọng rất tuyệt giúp quan sát Trái Đất, và đời quý vị rất dài nên có thể quan sát hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm. Và thấy được một hiệu ứng kì lạ. quý vị sẽ thấy rằng, qua hàng thiên nhiên kỉ, trái đất đã liên tục va chạm với những thiên thạch cho đến một thời điểm tại đó, ứng những năm của chúng ta, khoảng 2000 năm sau CN thời điểm những thiên thạch đang bay theo hướng sắp va vào trái đất hẳn sẽ va vào trái Đất thì chợt bị làm chệch hướng hoặc nổ tung trước khi va. Tất nhiên, là một người Trái Đất, chúng ta hiểu lí do có thể do chúng ta cố bảo vệ chính mình. Chúng ta đang cố gắng ngăn chặn cuộc va chạm. Nhưng nếu quý vị là một người ngoài hành tinh không hiểu về chuyện này, không có bất kì khái niệm gì về trí thông minh Trái Đất, quý vị sẽ buộc phải tiếp nhận một giả thuyết vật lí giải thích cách sao vào thời điểm nào đó, những thiên thạch lẽ ra phá hủy bề mặt của một hành tinh lại dừng lại cách bí ẩn. Và tôi cho rằng đây cũng chính là nhu cầu tìm hiểu về bản chất vật lý của trí thông minh. Vì vậy trong chương trình này được thực hiện cách đây vài năm, Tôi đã xem xét nhiều vấn đề có tính liên nghành khoa học phối hợp nhiều khoa học khác nhau, và tôi thấy chúng đều chỉ ra một cơ chế chung duy nhất của sự thông minh. Ví dụ, trong khoa học vũ trụ, có nhiều bằng chứng chứng minh vũ trụ của chúng ta dường như là một sự hòa hợp hoàn hảo cho sự phát triển của trí thông minh, và, đặc biệt, cho sự phát triển của trạng thái phổ quát làm gia tăng tối đa sự đang dạng có thể của tương lai. Trong lĩnh vực trò chơi, ví dụ như trong game Go-- mọi người đều nhớ vào năm 1997 khi Deep Blue của IBM đánh bại Garry Kasparov trong môn cờ vua-- ít người nhận thức được trong vòng 10 năm qua, trò chơi Go, được cho là một game có nhiều thử thách hơn vì nó có nhiều yếu tố chi tiết hơn, nó cũng đã chinh phục những game thủ máy tính với cùng một lí do: công nghệ tốt nhất cho máy tính chơi Go hiện nay là công nghệ làm gia tăng tối đa những giải pháp tương lai trong quá trình chơi. Cuối cùng, trong lập trình hoạt động của robot, vừa qua có nhiều kỹ thuật đa dạng đã tận dụng ưu thế của năng lực robot để tối đa tự do hành động trong tương lai để hoàn thành các thao tác phức hợp. Lấy tất cả những tuyến đoạn khác nhau này gộp chúng lại với nhau, tôi tự hỏi từ nhiều năm về trước có một cơ chế nào cho trí thông minh làm thừa số chung cho những chuỗi khác nhau này? Có chăng một phương trình cho trí thông minh? Tôi tin, câu trả lời là Có. ["F = T ∇ Sτ"] Cái ta thấy đây có thể là cái tương đương gần nhất với một E = mc² một công thức cho trí thông minh mà tôi đã thấy. Cái ta thấy ở đây là một trình bày tương xứng cho thấy trí thông minh là một lực, F, hành động để tối đa hóa tự do hành động tương lai nó hành động để tối đa hóa tự do hành động tương lai, hoặc giữ cho các lựa chọn được để ngỏ, với một cường độ T, với sự đa dạng của các tương lai có thể đạt tới, S trong một ngưỡng thời gian tương lai nào đó, tau. Tóm lại, trí thông minh không thích bị mắc kẹt. Trí thông minh cố gắng tối đa hóa tự do hành động tương lai và giữ các lựa chọn để ngỏ. Như vậy, với phương trình này, câu hỏi tiếp theo là, ta dùng nó để làm gì? Nó dự báo được đến đâu? Nó có dự báo được sự thông minh ở tầm con người không? Nó có dự báo được trí thông minh của máy không? Tôi sẽ cho quý vị xem một video ta sẽ thấy những ứng dụng kỳ diệu của phương trình này. (Video) Thuyết minh: Nghiên cứu gần đây trong vũ trụ học cho chúng ta thấy rằng các vũ trụ tạo ra nhiều hỗn loạn, hoặc "entropy", trong đời của nó thường có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sự tồn tại của trí thông minh giống như của chúng ta. Điều gì xảy ra nếu mối liên hệ vũ trụ hiện thấy này giữa entropy và trí thông minh ẩn chứa một mối liên hệ sâu sắc hơn? Điều gì xảy ra nếu hành vi thông minh không chỉ tương quan, với sự tạo ra entropy dài hạn, mà trên thực tế nảy sinh trực tiếp từ chính nó? Để tìm cho ra, ta phải phát triển một máy cài phần mềm đặt tên là Entropica, được thiết kế để tối đa hóa việc tạo ra entropy dài hạn của bất kỳ hệ thống nào mà nó dự vào. Kỳ lạ thay, Entropica có khả năng vượt qua phép thử trí thông minh của loài vật và chơi trò chơi do người sáng chế, thậm chí máy kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán, mà không cần được hướng dẫn phải làm thế nào. Đây là vài ví dụ về hoạt động của Entropica. Giống như một người đứng thẳng không ngã, đây ta xem máy Entropica tự động dùng một chiếc xe đi thăng bằng trên cây sào. Đây là một việc xuất sắc vì chúng ta không đề ra cho Entropica một mục tiêu. Nó tự quyết định lấy sẽ giữ thăng bằng trên thanh gỗ. Khả năng giữ thăng bằng này có một ứng dụng cho khoa chế tạo robot hình người. và công nghệ trợ giúp con người. Hệt như một số động vật có thể dùng các vật thể trong môi trường làm công cụ để vươn ra trong một không gian hẹp đây ta thấy máy Entropica, vẫn dựa vào tài trí của mình, có khả năng di chuyển một đĩa lớn tượng trưng cho một con vật dịch chuyển đó khiến cho một đĩa nhỏ, tượng trưng cho một công cụ, vươn ra trong không gian giới hạn nắm lấy cái đĩa thứ ba và thả chiếc đĩa thứ ba từ vị trí cố định ban đầu của nó. Khả năng sử dụng công cụ này có ứng dụng cho công nghệ chế tạo và nông nghiệp thông minh. Thêm nữa, giống như một số con vật có thể hợp tác với nhau để kéo các đầu dây cùng một lúc để có thức ăn, ở đây ta thấy Entropica có thể làm được một mô hình công việc đại loại như vậy. Khả năng hợp tác này có ứng dụng lý thú cho quy hoạch kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Entropica được ứng dụng rộng rãi trong nhiều linh vực khác nhau. Ví dụ, ở đây ta thấy nó chơi thành công trò chơi của quả ping pông, thể hiện tiềm năng của nó trong game. Ở đây ta lại thấy Entropica có khả năng phối hợp nhiều liên hệ mới trong mạng xã hội khi quan hệ bạn bè đang dễ bị quên lãng nó đã thành công trong việc giữ cho mạng liên lạc được duy trì. Khả năng phối hợp mạng lưới này cũng có ứng dụng trong y tế, cơ khí chế tạo và tình báo. Ở đây ta thấy Entropica có năng lực dẫn đường cho một hạm đội tàu, nhận rõ đường và đi thành công qua kênh đào Panama mở rộng hành trình ra biển Đại tây dương sang Thái bình dương. Tương tự như vậy, Entropica có thể ứng dụng rộng rãi cho các nhiệm vụ trong điều khiển học quân sự, hậu cần và vận tải. Cuối cùng ta thấy Entropica tự khám phá và điều hành chiến lược mua khi rẻ, bán khi đắt trên thị trường chứng khoán mô phỏng, làm tài sản tăng trưởng thành công theo cấp số nhân dưới sự quản lý. Khả năng quản lý rủi ro này được ứng dụng rộng rãi trong tài chính và bảo hiểm. Cái quý vị vừa thấy những đa dạng trong thông minh con người những hành vi tri nhận như khả năng sử dụng công cụ, khả năng đứng thẳng đi thăng bằng khả năng hợp tác xã hội đều tuân theo một phương trình duy nhất phương trình đó hướng dẫn toàn bộ hệ thống tối đa hóa tự do hành động tương lai. Đến đây ta gặp một sự trớ trêu. Đưa ta trở về điểm ban đầu lúc bắt đầu sử dụng khái niệm robot, vở kịch "RUR," luôn có một khái niệm rằng nếu ta phát triển một trí thông minh nhân tạo, thì có thể xảy ra cuộc nổi loạn về điều khiển học. Máy sẽ nổi lên chống lại con người. Một hậu quả lớn của việc này là mấy thập kỷ vừa qua, có thể chúng ta đã có toàn bộ khái niệm về cuộc nổi loạn điều khiển học theo chiều ngược lại. Vấn đề không phải là máy trước tiên trở nên thông minh rồi thành tự cao tự đại và muốn thống trị thế giới. Vấn đề chính là ngược lại, chính sự khao khát kiểm soát mọi khả năng của tương lai mới là điều quan trọng hơn sự thông minh ấy, sự thông minh phổ quát ấy, trên thực tế có thể nảy sinh trực tiếp từ việc nắm quyền kiểm soát chứ không phải là ngược lại. Một kết quả quan trọng khác là tìm kiếm mục đích. Tôi thường tự hỏi, năng lực tìm kiếm mục đích thể hiện trong khung này như thế nào? Câu trả lời là, khả năng tìm kiếm mục đích sẽ trực tiếp đi từ đây trong ý nghĩa sau đây: giống như ta đi qua một đường hầm, một cổ chai trong không gian lộ trình tương lai, để đạt được những mục tiêu khác nhau đa dạng về sau, hoặc tỉ như quý vị đầu tư trên thị trường chứng khoán tài chính, ta chấp nhận giảm tính thanh khoản ngắn hạn, để tăng của cải dài hạn cho mình, sự tìm kiếm mục đích nảy sinh trực tiếp từ định hướng dài hạn tới tăng tự do hành động tương lai. Điểm cuối cùng, Richard Feynman, một nhà vật lý nổi tiếng, đã viết rằng nếu văn minh loài người bị hủy diệt và bạn chỉ còn cơ hội để lại một lời nhắn duy nhất cho con cháu mình hòng giúp chúng xây dựng lại nền văn minh, thì lời nhắn ấy là tất cả những thứ quanh ta được làm nên bởi các nguyên tố nhỏ bé nguyên tố đó hấp dẫn nhau khi chúng ở xa nhau nhưng lại đẩy nhau khi chúng ở gần nhau. Còn phát biểu tương tự của tôi gửi cho thế hệ sau để giúp họ xây nên trí thông minh nhân tạo hoặc giúp họ hiểu được trí thông minh con người sẽ như sau: Trí thông minh nên được xem như một quá trình vật chất nhằm tối đa hóa tự do hành động tương lai và tránh những ràng buộc trong tương lai của nó. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện về con ốc sên ở Paisley Vào buổi tối ngày 26/08/1928, May Donoghue đi tàu từ Glasgow đến thị trấn Paisley, cách thành phố 7 dặm về phía đông. Ở quán cà phê Wellmeadow, cô dùng 1 cốc Scots với kem nổi. Món này gồm có kem và bia gừng. Một người bạn đã mua nó cho cô ấy Người ta mang đến chai bia gừng màu nâu đục mang nhãn "D. Stevenson, Glen Lane, Paisley Cô uống một ít kem nổi, nhưng khi đổ chỗ bia gừng còn lại vào cốc một con ốc đang phân hủy nổi lên trên bề mặt cốc bia. Ba ngày sau, cô được đưa vào Bệnh viện Hoàng gia Glasgow được chẩn đoán bị viêm dạ dày và bị sốc. Việc May Donoghue khởi kiện hãng Stevenson sau sự cố trên đã thiết lập một tiền lệ pháp lý rất quan trọng: Toà án phát quyết hãng bia gừng Stevenson phải chịu trách nhiệm chăm sóc đối với May Donoghue dù giữa họ không hề có hợp đồng ràng buộc nào, và thực tế May còn không phải là người mua đồ uống. Một trong các thẩm phán, Ngài Atkin, có nói rằng: Mọi người phải cẩn thận để tránh các hành vi hay thiết sót mà có thể nhìn thấy trước là sẽ gây hại cho những người xung quanh. Người ta lo rằng nếu không có nghĩa vụ quan tâm thì sẽ có bao nhiêu người có thể mắc bệnh viêm dạ dày ruột trước khi Stevenson ngừng kinh doanh. Bây giờ hãy bám vào câu chuyện ốc Paisley, bởi vì nó là một nền tảng quan trọng. Năm ngoái, Hansard Society, một tổ chức từ thiện phi đảng phái với nỗ lực tăng cường dân chủ nghị viện và khuyến khích công chúng quan tâm nhiều hơn đến chính trị đã công bố bản đánh giá hàng năm của họ về cam kết chính trị, cùng với một phần phụ lục về chính trị và các phương tiện truyền thông. Dưới đây là một vài kết quả khá thất vọng từ cuộc khảo sát đó Báo lá cải dường như không thúc đẩy các quyền chính trị của độc giả của họ cũng như của những người không đọc bất kì tờ báo nào. Những người chỉ đọc báo lá cải có xu hướng đồng ý với quan điểm chính trị tiêu cực nhiều gấp 2 lần so với những người không đọc báo. Họ không chỉ ít quan tâm chính trị, mà còn đang sử dụng loại phương tiện truyền thông có xu hướng làm tăng những đánh giá tiêu cực về chính trị, qua đó góp phần tạo ra một thái độ buông xuôi và hoài nghi về nền dân chủ và vai trò của mình trong đó. Không có gì ngạc nhiên khi bản báo cáo kết luận rằng: báo chí, đặc biệt là các tờ báo lá cải dường như không thấy được tầm quan trọng của họ trong nền dân chủ của chúng ta. Giờ thì tôi ngờ rằng liệu có ai trong phòng này sẽ nghiêm túc thách thức quan điểm đó. Nhưng nếu Hansard đúng, và thường là như vậy, thì chúng ta có một vấn đề rất nghiêm trọng, và tôi sẽ dành 10 phút tiếp theo tập trung vào vấn đề đó. Kể từ vụ Ốc sên ở Paisley, và đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua, khái niệm về nghĩa vụ quan tâm đã được phát triển thêm nhiều vì nó liên quan đến một số khía cạnh của xã hội dân sự. Nhìn chung, nghĩa vụ quan tâm phát sinh khi hành động của một cá nhân hoặc một nhóm có khả năng gây ra thiệt hại cho người khác, về thể chất, tinh thần hay kinh tế. Nghĩa vụ này chủ yếu tập trung vào một vài lĩnh vực như: sự đồng cảm của chúng ta với trẻ em và thanh thiếu niên, với nhân viên phục vụ, với người già và người ốm yếu. Chúng ta hiếm khi tranh luận về những vấn đề quan trọng không kém xung quanh sự yếu kém của chính phủ hiện tại tới những quan điểm mà sự trung thực, chính xác và khách quan là nền tảng cơ bản trong quá trình xây dựng và áp dụng rộng rãi vào những vấn đề liên quan tới dân chủ. Và càng nghĩ nhiều về nó, bạn càng thấy kì lạ hơn. Vài năm trước, tôi đã có vinh dự tham gia khánh thành một trường học mới ở đông bắc nước Anh Nó đã được các học sinh đổi tên thành Học viện 360. Khi tôi bước qua cái cổng trường phủ kín cỏ rất ấn tượng của học viện. Trên bức tường trước mặt tôi là dòng chữ sáng lóa trích dẫn lới dạy nổi tiếng của Marcus Aurelius: Đừng nói những điều không đúng sự thật, đừng làm những điều không hợp lẽ phải. Thấy tôi nhìn chằm chằm vào câu trích, ngài hiệu trưởng nói: "Ồ, đó là phương châm của trường chúng tôi." Trên chuyến tàu trở lại London, tôi đã không thể ngừng nghĩ về điều đó. Tôi cứ nghĩ, chúng ta thực sự phải cần đến hơn 2.000 năm để chấp nhận rằng quan điểm đơn giản trên của Marcus là kỳ vọng tối thiểu của mỗi con người với người khác hay sao? Chẳng phải bây giờ là lúc để chúng ta phát triển khái niệm về nghĩa vụ quan tâm và thêm vào đó nghĩa vụ quan tâm đến những giá trị dân chủ vốn phổ biến nhưng đang dần mất đi sao? Sau cùng, sự bất cẩn trong nhiều ngành nghề có thể dễ dàng dẫn đến việc bị buộc tội vô trách nhiệm. Trong trường hợp đó, liệu chúng ta có thể thực sự thoải mái khi nghĩ đến việc thực tế chúng ta đang cẩu thả với chính sức khỏe của cộng đồng và những giá trị nền tảng của cộng đồng không? Dựa vào các bằng chứng, có ai có thể nói một cách trung thực rằng các phương tiện truyền thông mà Hansard đã thẳng thắn lên án đã đủ lưu tâm để tránh những hành động mà họ có thể đoán trước là có khả năng làm suy yếu hoặc thậm chí phá hoại sự ổn định vốn đã mong manh của nền dân chủ. Lúc này sẽ có những người sẽ cho rằng điều này sẽ dễ dàng biến tường thành hình thức kiểm duyệt, dù là tự kiểm duyệt. Nhưng tôi không đồng ý với lập luận đó. Chúng ta hoàn toàn có thể cân bằng giữa tự do ngôn luận và những trách nhiệm đạo đức và xã hội to lớn hơn. Hãy để tôi giải thích rõ hơn bằng ví dụ từ chính sự nghiệp làm phim của tôi. Trong suốt sự nghiệp, tôi chưa bao giờ đồng ý rằng 1 nhà làm phim nên đặt công việc của họ ở ngoài hoặc ở trên những giá trị sống mà họ tin là đúng đắn cho chính cuộc đời mình, cho gia đình mình và cho tương lai của cộng đồng Tôi sẽ nói rõ hơn. Một nhà làm phim có trách nhiệm không bao giờ hạ thấp giá trị công việc của họ xuống mức ít trung thực hơn so với thế giới mà họ muốn sống ở đó. Theo tôi, các nhà làm phim, nhà báo, thậm chí các blogger đều phải đối mặt với những kỳ vọng của xã hội cùng với việc phải kết hợp được sức mạnh nội tại của môi trường với các kỹ năng chuyên nghiệp được mài dũa của họ. Rõ ràng họ không bắt buộc phải làm điều đó, nhưng đối với các nhà làm phim tài năng, các nhà báo có trách nhiệm hoặc thậm chí blogger, đó là việc không thể không làm. Chúng ta luôn phải nhớ tới quan điểm của chúng ta về tự do cá nhân và tự do sáng tạo, là khái niệm tương đối mới trong lịch sử hệ tư tưởng phương Tây; và vì lý do đó, nó thường bị đánh giá thấp và có thể bị phá hoại rất nhanh chóng. Đó là một ước vọng dễ dàng mất đi, và một khi mất đi, một khi đầu hàng thì rất khó để tìm lại. Và việc đầu tiên để bảo vệ nó là phải có các tiêu chuẩn của riêng chúng ta, không phải những biện pháp kiểm duyệt hay luật lệ, mà là các chuẩn mực và sự cầu toàn của chính chúng ta. Sự cầu toàn khi chúng ta làm việc với người khác, và những chuẩn mực riêng mà chúng ta áp dụng khi sống trong xã hội. Và các tiêu chuẩn này cần phải phù hợp với một chương trình nghị sự xã hội lâu dài. Chúng là một phần của trách nhiệm tập thể, trách nhiệm của người nghệ sĩ hoặc của nhà báo là phải ứng xử với thế giới như những gì nó thực sự là. Và điều này phải song hành với trách nhiệm của các nhà lãnh đạo: phải đối mặt với thực tế xã hội và không để bị cám dỗ mà tham ô nguyên nhân cho sự yếu kém của xã hội. Tuy nhiên, rõ ràng là trong vài năm gần đây, nhiều bộ phận lớn trong mảng truyền thông đã làm ngơ với trách nhiệm này. Hệ quả là ở phương Tây, những chính sách quá đơn giản của các đảng đối lập, cùng với việc họ cố lôi kéo những người già đã vỡ mộng, và một bộ phận giới trẻ thờ ơ bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tầm thường; và những suy nghĩ lệch lạc đang đe dọa sẽ khiến cho cuộc sống thiếu đi sự chủ động, những cuộc tranh luận chuyên môn và sự gắn kết. Và tôi xin nhấn mạnh vào sự chủ động. Ngay cả những nhà tự do hăng hái nhất cũng cho rằng lẽ ra vụ kiện giữa Donoghue và Stevenson phải bị quăng ra khỏi tòa án và rằng cuối cùng Stevenson phải ngừng kinh doanh nếu họ vẫn tiếp tục bán bia gừng với sên. Nhưng tôi nghĩ phần lớn chúng ta đều chấp nhận, ở một mức độ nhất định, việc chính quyền thực thi nghĩa vụ quan tâm. Và từ khóa ở đây là hợp lý. Quan tòa phải hỏi rằng: liệu họ đã quan tâm đúng mức chưa và liệu họ có nhìn thấy trước được hậu quả từ những hành vi của họ hay không? Khác với việc áp dụng quyền lực nhà nước, tôi muốn chúng ta hãy cùng áp dụng một bài kiểm tra nhỏ về sự đúng mực lên các phương tiện truyền thông, những người đã đặt ra những thái độ và nội dung cho nhiều cuộc thảo luận về dân chủ của chúng ta. Để dân chủ thực sự có hiệu lực, thì những người đàn ông và những người phụ nữ biết suy nghĩ cần dành thời gian để hiểu và tranh luận về những vấn đề khó khăn phức tạp. Và họ làm những việc ấy với nỗ lực đạt được sự thấu hiểu, để dù nếu có không đồng ý được với nhau, họ cũng sẽ cho ra được một thỏa hiệp có tính khả thi. Chính trị là về những sự lựa chọn, và trong những lựa chọn đó, chính trị là về những ưu tiên. Đó là việc hòa giải các mâu thuẫn về lợi ích, dựa trên sự thật, ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể. Nhưng nếu sự thật bị bóp méo, thì các giải pháp chỉ khiến cho mâu thuẫn sâu hơn và các áp lực và căng thẳng cho xã hội. là điều không thể tránh được. Các phương tiện truyền thông phải quyết định: Họ nhìn nhận vai trò của mình là châm ngòi hay cung cấp tin tức? Vì cuối cùng thì là sự kết hợp giữa lòng tin và sự lãnh đạo. Năm mươi năm trước, Tổng thống Kennedy đã có 2 bài phát biểu mang tính lịch sử, bài thứ nhất về giải trừ quân bị và bài thứ hai là về nhân quyền. Bài phát biểu đầu tiên gần như ngay lực tức dẫn đến Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, và bài phát biểu thứ hai dẫn đến Đạo Luật Nhân Quyền năm 1964. Cả hai đều là những bước tiến quan trọng. Nếu hiểu rõ và được dẫn dẵn đúng đắn, dân chủ có thể đạt được những điều rất tuyệt vời, với một điều kiện tiên quyết. Chúng ta phải tin tưởng rằng những người đưa ra những quyết định đang hành động để vì lợi ích dân tộc chứ không phải vì bản thân họ. Chúng ta cần những lựa chọn dựa trên thực tế, được vạch ra rõ ràng, chứ không phải những lựa chọn đưa ra bởi một vài tập đoàn quyền lực luôn theo đuổi những kế hoạch hạn hẹp. nhưng những thông tin chính xác, khách quan mà chúng ta dựa trên đó để đưa ra quyết định của riêng mình. Nếu muốn con cháu mình có một cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp, chúng ta cần phải thực hiện nghĩa vụ quan tâm ở mức cao nhất có thể vì một nền dân chủ mạnh mẽ và hi vọng là sẽ kéo dài. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe! (Vỗ tay) Yêu là gì Đó là một khái niệm khó mà định nghĩa được khi mà nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều bối cảnh tôi có thể yêu việc đi bộ tôi có thể yêu một cuốn sách, một bộ phim tôi có thể yêu món trứng rán thịt tôi có thể yêu vợ mình (cười) Nhưng có một điểm khác biệt lớn giữa món trứng rán thịt và vợ tôi, ví dụ. Đó là, nếu tôi quý trọng món trứng rán thịt Món trứng rán thịt, mặt khác, không quý trọng lại tôi trong khi vợ tôi, cô ấy gọi tôi là ngôi sao của cuộc đời cô ấy. (tiếng cười) Vì thế, chỉ người nào truy cầu lương tâm mới có thể xem tôi như một con người đáng mơ ước Tôi biết điều này, vì thế tình yêu có thể được định nghĩa theo một cách chính xác hơn là khát khao được người khác mơ ước đến. Vì thế, vấn đề muôn thuở của tình yêu luôn là làm thế nào để trở nên đáng được mong muốn và duy trì nó? Cá nhân chúng ta từng tìm ra câu trả lời cho vấn đề này bằng việc sống tuân thủ theo những quy luật của cộng đồng Các bạn đã đóng một vai trò cụ thể theo giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, và bạn chỉ phải làm tròn vai của mình để được đánh giá cao và được yêu mến bởi toàn thể cộng đồng. Hãy thử nghĩ về một người phụ nữ trẻ phải giữ gìn sự trinh trắng trước khi kết hôn thử nghĩ xem con trai út người luôn phải nghe lời anh cả của mình và người anh cả đó luôn phải nghe lời tộc trưởng (trưởng dòng họ) Nhưng có một hiện tượng bắt đầu vào thế kỉ 13 chủ yếu vào thời kì Phục hưng ở phương Tây, đã gây nên một đợt khủng hoảng nhận thức lớn nhất trong lịch sử loài người Hiện tượng đó chính là sự hiện đại hóa. Chúng ta có thể tóm tắt cơ bản nó thành một quá trình gồm 3 giai đoạn Đầu tiên, là quá trình duy lý hóa nghiên cứu khoa học, đã thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Tiếp đó, quá trình dân chủ hóa chính trị, đã thúc đẩy các quyền cá nhân. Và cuối cùng, quá trình duy lý hóa sản xuất kinh tế và tự do hóa thương mại 3 quá trình này giao thoa với nhau và đã phá vỡ hoàn toàn những quy tắc truyền thống trong xã hội phương Tây, với những hậu quả cực đoan đối với cá nhân trong xã hội Bây giờ mọi người đều tự do coi trọng hay xem thường bất kì thái độ, lựa chọn, bất kì điều gì. Nhưng kết quả là, chính họ lại phải chạm trán với sự tự do mà những người khác cũng có quyền tự do coi trọng hay xem thường họ Nói cách khác, ngày xưa giá trị của tôi được đảm bảo bằng việc tuân thủ những luật lệ truyền thống Giờ nó được niêm yết ở sàn chứng khoán. Mỗi ngày, trên cái thị trường tự do về ham muốn, mong ước cá nhân, tôi thương thảo, đàm phán giá trị của bản thân mình. Vì vậy mà nỗi lo lắng của một người đàn ông hiện đại. Anh ta luôn bị ám ảnh: " Liệu mình có được đánh giá cao? Cao đến đâu? Có bao nhiêu người sẽ yêu mến mình đây?" Và cách anh ta phản ứng với nỗi lo lắng này thì sao? Vâng, bằng cách điên cuồng thu lượm những biểu tượng của mong muốn (tiếng cười) Tôi gọi hành động thu lượm đó, cùng với những thứ khác, là vốn quyến rũ. Thực sự thì xã hội tiêu dùng của chúng ta phần lớn dựa vào vốn quyến rũ. Người ta đã từng nói về sự tiêu dùng này rằng thời của chúng ta là thời của vật chất. Nhưng điều đó không đúng! Chúng ta chỉ đang tích lũy những thứ nhằm để giao tiếp với những người khác Chúng ta làm thế để khiến họ yêu chúng ta, để quyến rũ họ. Không có gì gọi là bớt thực dụng đi hay nhiều tình cảm hơn khi một thiếu niên mua một chiếc quần bò mới và xé rách phần đầu gối, bởi vì cậu ta muốn làm vui lòng Jennifer, (tiếng cười) Tiêu dùng không cứ phải là vật chất Nó như là thứ bị nuốt chửng và hi sinh nhân danh vị thần tình yêu, hay là dưới cái tên vốn quyến rũ. Quan sát tình yêu thời hiện đại, Làm thế nào chúng ta lại nghĩ rằng một tình yêu lâu bền sẽ đến Chúng ta có 2 giả thuyết: Giả thuyết thứ nhất bao gồm việc đặt cược rằng quá trình vốn hóa sự yêu quý bản thân sẽ trở nên mãnh liệt hơn Rất khó để nói cái gì sẽ định hình cho sự mãnh liệt này, bởi vì nó phụ thuộc rất lớn vào những đổi mới về khoa học kĩ thuật và xã hội, những đổi mới mà bằng định nghĩa rất khó để dự đoán Nhưng chúng ta có thể, ví dụ, tưởng tượng về một trang web hẹn hò gần giống kiểu các chương trình tích điểm trung thành, ở đây, sử dụng điểm là vốn quyến rũ số điểm này sẽ thay đổi theo tuổi tác, tỷ lệ chiều cao/cân nặng của tôi rồi bằng cấp, tiền lương, hoặc số click vào trang cá nhân của tôi. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng một kiểu hóa trị dành cho những người tan vỡ trong tình yêu dẫn đến việc yếu đi những cảm xúc quyến luyến Nhân tiện, hiện đang có một chương trình MTV trong đó các giáo viên về sự quyến rũ xem nỗi đau khổ như một căn bệnh Những giáo viên này gọi chính họ là những "nghệ sỹ tán tỉnh" "Nghệ sỹ" trong tiếng Pháp thì dễ rồi, nó có nghĩa là "artiste". "Tán tỉnh" ở đây nghĩa là tán tỉnh ai đó Nhưng không dừng lại ở việc làm quen, tán tỉnh - đó là "chăn rau" vì thế họ là những kẻ chăn rau (tiếng cười) Và họ gọi niềm đau khổ là "one-itis." Trong tiếng Anh, "itis" là môt tiền tố chỉ sự truyền nhiễm One-itis có thể được dịch là "sự truyền nhiễm từ môt ai đó" Nghe có phần kinh khủng. Nhưng thực sự, đối với những nghệ sỹ tán tỉnh đó, việc phải lòng một người là một sự lãng phí thời gian nó phung phí vốn quyến rũ của bạn, vì thế cần phải được loại bỏ như một căn bệnh, như một loại truyền nhiễm Chúng ta cũng có thể hình dung một cách sử dụng lãng mạn của bộ gen Người ta sẽ mang nó theo và dùng nó như một tấm danh thiếp để xác định xem liệu sự quyến rũ có thể phát triển sinh sôi (tiếng cười) Dĩ nhiên, cuộc đua giành lấy sự quyến rũ này, như mọi sự cạnh tranh khốc liệt khác, sẽ tạo nên một sự mất cân xứng về sự hài lòng tự mãn về bản thân và vì thế cô đơn và phẫn nộ cũng xuất hiện Thế nên, chúng ta có thể mong đợi rằng sự hiện đại hóa, bản thân nó, là nguồn gốc của vốn quyến rũ, có thể được dấy lên thành một vấn đề. Tôi đang nghĩ về phản ứng của các công xã tôn giáo hay tân phát xít. Nhưng tương lại không nhất thiết phải như vậy, Có thể có cách khác để nhìn nhận tình yêu. Nhưng làm thế nào Làm thế nào để từ bỏ việc định giá nhu cầu quá khích đó Vâng, bằng việc nhận ra sự vô dụng của bản thân, (tiếng cười) Vâng, Tôi vô dụng. Nhưng yên tâm: các bạn cũng như vậy thôi (tiếng cười) (vỗ tay) Chúng ta đều vô dụng Sự vô dụng này rất dễ để chứng minh, bởi vì để được đánh giá cao tôi cần một người khác tơ tưởng về tôi, điều này chỉ ra rằng bản thân tôi không sở hữu giá trị nào cả, Tôi không hề có bất kì giá trị bên trong nào Chúng ta đều giả vờ có một thần tượng; chúng ta đều giả vờ mình là thần tượng của ai đó khác, nhưng thực tế chúng ta đều là những tên lừa đảo, giống như một người đàn ông trên phố cố tỏ ra điềm tĩnh và vô tư lự, trong khi thực ra, anh ta đang đánh giá và tính toán làm sao để mọi người để ý đến mình Tôi nghĩ rằng việc nhận ra diện mạo chung này liên quan đến tất cả chúng ta sẽ làm những mối quan hệ yêu đương của chúng ta trở nên nhẹ nhàng hơn Đó là bởi vì tôi muốn được yêu thương từ đầu tới chân, muốn làm rõ ràng trong mọi lựa chọn của mình, một sự điên cuồng quyến rũ luôn tồn tại. Và vì thế, tôi muốn mình trông phải hoàn hảo như thế người khác mới có thể yêu tôi Tôi muốn họ cũng hoàn hảo như thế, tôi có thể tái khẳng định giá trị của mình và điều đó dẫn tới việc các cặp đôi bị ám ảnh bởi hành vi của người sẽ chia tay, kiểu như thế, ở mức độ thành tựu nhỏ nhất Trái ngược với thái độ này, Tôi gọi nó là sự âu yếm ân cần -- tình yêu giống như thế Ân cần âu yếm là như thế nào? Ân cần âu yếm nghĩa là chấp nhận khuyết điểm của người mình yêu không phải là để trở thành một đôi tình nhân hộ lý buồn bã (tiếng cười) Điều đó khá là tệ đấy Ngược lại, Âu yếm ân cần chứa đựng sự dịu dàng và niềm hạnh phúc Cụ thể, tôi muốn nói tới một kiểu hài hước, không may, đã không được tận dụng Đó là một kiểu thơ về sự ngu ngốc, vụng về một cách cố ý tôi đang ám chỉ tới sự tự giễu mình Đối với những cặp đôi đã đường ai nấy đi, vì những giới hạn của truyền thống, Tôi tin rằng sự giễu cợt bản thân là một trong những cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ. Bây giờ bạn hãy tưởng tượng mình đang ở trong một siêu thị và mua một số vật dụng và phải đưa ra quyết định dùng túi nhựa hay túi giấy Bạn sẽ chọn cái nào, nếu muốn làm điều có lợi cho môi trường sống? Hầu hết mọi người sẽ chọn túi giấy Vậy thì tại sao? Ngay từ ý nghĩ đầu tiên ta đã cho rằng lựa chọn này tốt cho môi trường Thứ này có thể tự phân hủy, tái sử dụng đôi khi còn có thể đem đi tái chế Bởi vậy khi nhìn vào túi nhựa hầu như ai cũng nghĩ giống nhau rằng sử dụng nó thì thật là xấu và phải tránh điều này bằng bất kỳ giá nào để tránh làm tổn hại đến môi trường sống Nhưng người ta thường không nghĩ như vậy, điều này lại là mặt bên kia của vấn đề Rằng khi ta sản xuất vật liệu bất kỳ ta cần phải lấy từ tự nhiên cũng như hàng tá những hành vi khác tác động lên môi trường Chẳng hạn như khi cần đưa ra những lựa chọn phức tạp ta thường thích những giải pháp đơn giản cũng như thường đòi hỏi những giải pháp đơn giản Tôi làm nghề thiết kế tôi thường khuyên các nhà thiết kế và những nhà tiên phong về tính bền vững và ai cũng trả lời tôi rằng "Oh, Leyla à, Tôi chỉ muốn những vật liệu thân thiện với môi trường." Tôi đáp lại rằng "Được thôi, nhưng nó khá phức tạp và chùng ta phải chôn chân hằng tiếng đồng hồ để thảo luận chính xác "vật liệu thân thiện với môi trường" nghĩa là gì bởi vì mọi thứ, về căn bản đều xuất phát từ tự nhiên cũng như cách mà chúng ta sử dụng vật liệu đó cũng kéo theo những tác động tới môi trường Bởi vậy, ta phải tin vào những thứ gọi là trực giác khi đưa ra quyết định bất kỳ Bởi vậy, tôi muốn gọi những thứ trực giác đó là những câu truyện thần tiên về môi trường Dường như có tiếng nói nhỏ trong đầu bạn hay cảm giác bên trong bạn khi bạn làm những điều đúng đắn và kết quả là bạn chọn túi giấy hay mua những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu và câu chuyện thần tiên về môi trường đóng vai trò quan trọng bởi vì nhờ nó, bạn đang làm những điều đúng đắn Nhưng bằng cách nào ta thực sự biết chắc rằng việc này làm giảm những tác động xấu lên môi trường rằng mỗi hành động của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội thật sự có ích cho môi trường tự nhiên Bởi vậy những câu chuyện được lưu truyền về môi trường thường xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân hoặc những điều mà ta được nghe từ người khác Do vậy, cũng chẳng dựa trên bất kỳ một căn cứ khoa học nào cả Điều này thật khó khăn, vì ngay cả bản thân ta cũng đang sống trong một hệ thống cực kỳ phức tạp Chúng ta có hệ thống loài người chỉ ta cách giao tiếp và quan hệ với nhau và ta cũng có mô hình xã hội của riêng mình Chúng ta có nền công nghiệp cực kỳ quan trọng với toàn bộ nền kinh tế và phải làm sao để vận hành hệ thống rộng lớn này và trên hết là hệ sinh thái Nên theo bạn thấy đấy, lựa chọn đưa ra là quyết định của cá nhân nhưng có những lựa chọn mà ta đưa ra riêng lẻ dù cho đang ở giai cấp nào cũng có những tác động lên các hệ thống này Và ta phải tự mình tìm ra đâu là cách để hướng tới sự bền vững nhưng phải phù hợp với các hệ thống khác cũng như đưa ra các lựa chọn hướng tới sự cải thiện môi trường Những thứ ta cần làm là học để đạt được nhiều hơn với ít công sức hơn Dân số ngày càng tăng và mọi người ai cũng muốn có điện thoại di động nhất là vào thời điểm hiện nay. Bởi vậy, ta cần tìm ra những cách giải quyết đột phá các vấn đề như vậy mà ta gặp hàng ngày Và đó là điểm làm xuất hiện khái niệm vòng đời Rất quan trọng vì mỗi thứ mà ta tạo ra đều phải đi qua những vòng đời khác nhau và ta dùng những tiến bộ khoa học gọi là "sự đánh giá vòng đời" hoặc như ở Mỹ, người ta gọi đó là "phân tích dòng đời" để vẽ ra bức tranh rõ ràng bằng cách nào mà khoa học kỹ thuật khi len lỏi vào các hệ thống đó lại có ảnh hưởng lên môi trường tự nhiên Ta cần nhìn lại toàn bộ quá trình sử dụng các nguyên liệu thô cũng như các phương thức sản xuất đóng gói, vận chuyển sử dụng, và kết thúc một vòng đời lẽ dĩ nhiên rằng,mỗi một bước trong chuỗi này mỗi hành động được thực hiện đều có sự tương tác với môi trường tự nhiên và ta có thể kiểm soát xem liệu sự tương tác này có thật sự ảnh hưởng tới những hệ thống và dịch vụ giúp duy trì sự sống trên Trái đất hay không. Bằng cách này ta biết thêm được nhiều điều cực kỳ thú vị Chúng ta phá bỏ được hàng ngàn bí ẩn Để bắt đầu, tôi muốn nói về một từ đang rất thời sự được sử dụng rất nhiều trong quảng cáo, tiếp thị xuất hiện thường xuyên trong các hội nghị mỗi khi ta bàn về sự bền vững đó chính là từ "Sự tự phân hủy" Tự phân hủy là một tính chất của vật liệu không phải là một khái niệm có lợi cho môi trường Tôi xin được phép giải thích chỗ này Khi nói về một thứ nào đó tự nhiên thứ nào đó được làm từ sợi xen-lu-lô như bánh mì, hay thậm chí các loại thức ăn thừa, bỏ hay vụn giấy khi một vật gọi là tự nhiên kết thúc vòng đời của nó trong tự nhiên nghĩa là nó tự phân hủy một cách thông thường Nó thải ra ít phân tử Cac-bon trở lại không khí, bằng cách tự nhiên dưới dạng khí CO2 nhưng đây là điểm cần lưu ý. Hầy hết mọi thứ tự nhiên đều không kết thúc vòng đời trong tự nhiên Hầu hết mọi thứ mà ta thải ra đều kết thúc ngoài bãi rác Bãi rác là một môi trường hoàn toàn khác biệt Ngoài bãi rác, các phân tử Cac-bon giống nhau này lại phân hủy theo những cách khác nhau bởi vì bãi rác là môi trường kỵ khí Hoàn toàn không có oxy. Vô cùng ngột ngạt và nóng bức Trong môi trường đó, các phân tử này trở thành khí mê-tan và khí mê-tan là loại khí nhà kính gây hại gấp 25 lần so với khí CO2 Do vậy những bó rau cải và vật phẩm thừa mà ta thải ra đều có thể tự phân hủy Tuy nhiên nếu chúng kết thúc ở ngoài bãi rác thì đó lại là thảm họa tác nhân gây ra thay đổi khí hậu. Nếu ngay bây giờ có loại máy móc nào có thể thật sự hấp thu lượng khí mê-tan đó và dùng để chạy máy phát điện bù đắp vào lượng năng lượng do nhiên liệu hóa thạch sinh ra nhưng ta cần tỉnh táo về vấn đề này. Ta cần phải xác định rõ bằng cách nào mà ta có thể bắt đầu sử dụng những loại nhiên liệu có sẵn này cũng như bắt đầu thiết kế những hệ thống và dịch vụ giúp giảm thiểu tác hại mà nó gây ra Bởi vì ngay tại lúc này, những gì mà ta làm chỉ là thay đổi, họ nói rằng "Hãy cấm sử dụng túi nhựa. Hãy cung cấp thêm túi giấy vì nó tốt hơn cho môi trường" Nhưng nếu bạn quăng các túi này vào thùng rác trong khi cơ sở vật chất của bãi rác địa phương chỉ là hạng bình thường thì thực tế lại là sự gây hại gấp đôi Tôi là một nhà thiết kế sản phẩm thương mại thuần túy Sau đó, tôi trở thành một nhà khoa học xã hội bỗng trở nên rất hứng thú với việc tiêu thụ hàng hóa, và việc bằng cách nào mà các loại hàng hóa đã bị loại bỏ khỏi mắt chúng ta lại có thể tác động tới môi trường tự nhiên Tất cả mọi người ngồi đây, giống như những kẻ phạm tội hàng loạt vì tôi chắc rằng hầu hết mọi người trong phòng này đều có tủ lạnh ở nhà Người Mỹ ngày nay ngày càng phát triển những tủ lạnh lớn hơn Chỉ trong vòng vài năm, kích cỡ của tủ lạnh đã là 1 feet khối trung bình cho một cái tủ lạnh Lúc này vấn đề là, tủ lạnh bự quá rồi nên ai cũng dễ dàng mua thêm đồ ăn để cất trữ dù cho chẳng thể ăn hết, hay tìm thấy mớ đồ ăn đó Ý tôi là, những thứ nằm ở sâu trong tủ lạnh có khi cả mấy năm trời chẳng ai đụng tới, đúng không? Điều đó có nghĩa là, chúng ta đang lãng phí ngày càng nhiều đồ ăn Như tôi đã giải thích, lãng phí thức ăn là một vấn đề Thực tế cho thấy ở Mỹ, 40% thực phẩm được mua cho gia đình đã bị lãng phí Một nửa đồ ăn được làm ra trên thế giới lại bị lãng phí Đó là con số mà Liên Hiệp Quốc đưa ra. Hơn một nửa đồ ăn Thật kinh khủng! 1,3 tỉ tấn đồ ăn bị bỏ đi một năm Mọi thứ đều do tủ lạnh gây ra đặc biệt trong nền văn hóa Tây phương vì không đâu điều đó xảy ra dễ như ở đây Ý tôi là vấn đề này hơi phức tạp một chút Tôi không muốn xem nhẹ nó Nhưng rõ ràng là tủ lạnh đã đóng góp phần lớn vào sự lãng phí này Tôi cũng muốn nhắc tới một bộ phận của tủ lạnh là phần "ngăn trữ rau quả" Tất cả các bạn ở đây đều có thứ này ở nhà phải không? Chính là cái ngăn mà bạn dùng để bỏ rau cải vào đấy Rau cải thì hay bị ẩm nước trong ngăn trữ, đúng không? À, rau cải ẩm nước Đây thật sự là một vấn đề ở xứ sở sương mù, nước Anh thậm chí đã có một báo cáo cấp nhà nước về vấn đề này cách đây vài năm chỉ ra rằng kẻ tội phạm lớn thứ hai trong việc lãng phí đồ ăn ở Anh quốc là rau cải ẩm nước Tên bản báo cáo là "Báo cáo về Rau cải ẩm nước" Bạn vẫn chưa hiểu đúng không? Tôi sẽ chỉ ra vấn đề Mấy bó cải tội nghiệp này được cho vào bên trong ngăn trữ, trái, phải và chính giữa và bởi vì ngăn trữ không thật sự được thiết kế cho mục đích giữ mấy thứ này được tươi giòn Bạn cần một không gian kín một môi trường không tiếp xúc với không khí để ngăn rau không bị tự hoại Nhưng mấy ngăn trữ này, chỉ đơn giản là ngăn trữ với những miếng phủ kín hơn Dù sao đi nữa, tôi vẫn bị ám ảnh về vụ này Chắc chẳng ai dám mời tôi ăn tối ở nhà họ, vì tôi luôn săm soi mấy cái tủ lạnh và nghía đủ thứ đồ ăn trong đó Quan trọng hơn, đây thật sự là một vấn đề lớn Bởi vì ta quên mất những việc nhỏ nhặt như vầy, kiểu như mấy bó cải vừa rồi sự thật là ta đã có tác động lên môi trường. Tôi vừa giải thích về sự kết thúc một vòng đời nhưng thật sự là ta vẫn phải trồng lại mấy cây cải đó Sự tác động của vòng đời cây cải này thật sự to lớn Ta phải làm lại đất Gieo hạt, phân bón các loại, chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng Tất cả những tác động rõ ràng này lên cây cải đều được lấy từ hệ thống điều này lại làm ảnh hưởng lớn hơn nữa tới môi trường thậm chí hơn cả sự mất mát năng lượng cho hoạt động của tủ lạnh Bởi vậy, ta cần thiết kế ra những thứ thậm chí còn tốt hơn nữa khibắt đầu nhận diện ra những vấn đề nghiêm trọng của môi trường Ta đơn giản chỉ bắt đầu với cái ngăn trữ và kích cỡ của nó Đối với những bạn là dân thiết kế tủ lạnh trong phòng này đây thật sự là điều tuyệt vời để suy nghĩ Hãy hình dung vấn đề là thật sự ta đã xem xét kỹ lưỡng việc thiết kế các đồ vật Hãy thử nhìn vào thiết kế của tủ lạnh, thứ được xem là hiện đại nhưng thiệt ra nó chẳng thay đổi kiểu dáng là bao từ hồi những năm 1950 Vấn đề là nó vẫn chỉ là những cái hộp lớn hộp đông lạnh giúp trữ đủ thứ trong đó Nên bạn thử hình dung nếu ta thật sự bắt đầu định hình những vấn đề hiện tại và chỉnh sửa nó coi như là nền tảng cho những giải pháp thiết kế cải tiến và đẹp mắt giúp giải quyết triệt để những vấn đề nêu trên Đây là một thay đổi trong thiết kế mang tính định hướng chỉ ra cách mà tại đó, hệ thống của chúng ta có thể phát triển bền vững hơn nữa 40% đồ ăn thừa thật sự là vấn đề lớn Hãy hình dung, nếu ta thiết kế tủ lạnh sao cho giảm được một nửa con số đó Một món đồ khác mà tôi cũng cảm thấy hứng thú là bình đun nước siêu tốc hình như ở đây tôi thấy ít ai xài cái này đúng không? Nhưng ở Anh quốc thì rất nhiều người sử dụng nó 97% hộ gia đình ở Anh quốc sắm một cái bình đun siêu tốc ở trong nhà mình Chúng rất phổ biến Ý tôi là nếu ta làm việc với các đơn vị thiết kế hay các nhà thiết kế, họ đang cho ra các mẫu mà họ cho là thân thiện với môi trường họ luôn hỏi tôi 2 điều "Leyla, làm sao cho ra được món đồ mà có hiệu quả kỹ thuật?" Bởi vì thật sự năng lượng tiêu thụ là vấn đề lớn với món đồ này hay họ hỏi "Làm sao để mấy cái này trở thành vật liệu "xanh"? Làm sao để sản xuất vật liệu "xanh" trong khâu sản xuất?" Khi họ hỏi tôi những câu đó Họ cũng có lý đấy chứ, đúng không? Tôi thì trả lời rằng. "Anh đi sai hướng rồi" Bởi vì vấn đề thật sự nằm ở khâu sử dụng Là cách mà người tiêu dùng sử dụng món đồ của anh như thế nào 65% người dân Anh quốc thừa nhận rằng họ nấu hơi nhiều nước hơn số họ cần để pha một tách trà Và tất cả lượng nước sôi bị đun dư này vẫn tiêu tốn năng lượng, và nếu tính kỹ ra sẽ thấy lượng năng lượng tiêu thụ dư ra từ việc đun nước bằng thứ này đủ để thắp sáng toàn bộ bóng đèn đường suốt một đêm ở Anh quốc Nhưng còn vấn đề này mà tôi gọi là sự thất bại của thiết kế sản phẩm cho cá nhân nhưng ta còn có sự thất bại của thiết kế sản phẩm cho hệ thống, tiếp tục với mấy gã này chỗ nào cũng có mấy tay này, thậm chí bạn không để ý rằng họ có ở đó Tôi xin giới thiệu tay này, tên là Simon Simon làm việc cho Công ty điện lực quốc gia ở Anh quốc Anh đảm nhận vị trí quan trọng là điều hành điện vào hệ thống để đảm bảo luôn đủ điện xài đơn giản là, anh cung cấp điện cho gia đình mỗi người dân Anh luôn coi TV Lý do là vì một hiện tượng độc nhất chỉ xuất hiện ở Anh quốc là việc vào thời điểm mà mấy chương trình TV hay vừa hết Lúc mà quảng cáo xuất hiện thì anh này phải vắt chân lên cổ chạy mua điện hạt nhân từ Pháp quốc là do, lúc này ai cũng bắt đầu đi đun nước cùng một lúc (Khán giả cười) 1.5 triệu ấm đun nước là vấn đề nghiêm trọng Hãy hình dung nếu bạn thiết kế ấm đun nước bạn phải vắt óc suy nghĩ tìm ra giải pháp giải quyết "sự thất bại hệ thống" này bởi vì đây thật sự là áp lực rất lớn lên hệ thống của chúng ta chỉ bởi vì sản phẩm được làm ra, không ai để ý về vấn đề này sẽ xuất hiện khi sản phẩm được ra mắt trên thị trường Bây giờ, hãy thử nhìn vào số lượng ấm đun nước được bán ra trên thị trường và hãy thử để ý những vạch chỉ lượng nước bên trong tôi hy vọng rằng thông tin mà tôi chia sẻ với các bạn hôm nay sẽ khiến cho bạn lưu tâm con số 2 hay 5,5 tách nước chỉ để pha một tách trà Do vậy, thử nhìn vào ấm nước mẫu này Nó có 2 ngăn chứa Một chứa nước sôi và một chỉ để chứa nước thường Người dùng phải nhấn nút này để đun nước lấy nước sôi nghĩa là nếu bạn lười ơi là lười bạn chỉ phải đổ đầy chỗ bạn cần xài và đây là thứ mà tôi gọi là sản phẩm-thay đổi-người dùng sản phẩm, hệ thống hay dịch vụ phải là tiên phong trong việc can thiệp và giải quyết các vấn đề này Bởi vậy, đây thật sự là một vũ đài công nghệ nơi mà những sản phẩm tưởng chừng đơn giản nếu chúng ta tiếp tục thiết kế, mua, sử dụng và quăng bỏ mấy món đồ này với mức độ như hiện nay thì đó thật sự là mức độ khủng khiếp Có 7 tỷ người trên thế giới hiện nay Cũng có 6 tỷ thuê bao di động trong năm qua Cứ từng năm một, 1.5 tỷ điện thoại di động xuất xưởng và các công ty luôn báo cáo rằng năng suất sản xuất lớn hơn tốc độ sinh của nhân loại 152 triệu điện thoại bị quăng bỏ ở Hoa Kỳ năm vừa rồi chỉ có 11% số đó được tái chế Tôi là dân Úc. Ở đó, dân số chỉ là 22 triệu --đừng cười chứ-- và cũng ở đó, theo báo cáo có tới 22 triệu điện thoại di động được sử dụng Chúng tôi cần phải tìm ra cách giải quyết mớ lộn xộn này bởi vì chúng thật sự rắc rối Điện thoại có quá nhiều chi tiết bên trong Vàng! Bạn có biết sự thật rằng việc tách vàng ra khỏi mớ điện thoại di động cũ này thì rẻ tiền hơn nhiều so với việc lấy vàng từ các mỏ quặng? Luôn có hàng tá linh kiện phức tạp và đáng giá nằm bên trong những thứ bỏ đi này bởi vậy, ta cần tìm ra cách ủng hộ việc chia tách này bởi vì nếu không làm vậy thì đây là những điều sẽ xảy ra tiếp theo Đây là một cộng đồng ở Ghana lượng rác thải điện tử được vận chuyển lậu theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc lên tới 50 triệu tấn Đây là cách mà họ lấy vàng và những thứ đáng giá khác từ mớ rác này Họ châm lửa đốt các rác thải điện tử này ngoài trời Việc này cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới Vì chúng ta không thể có cái nhìn tổng quan về những hệ lụy mà mỗi quyết định mà ta đưa ra với tư cách là nhà thiết kế doanh nhân, người tiêu dùng thế nên luôn xảy ra những vấn đề phát sinh này và chúng là có thật, ngay trong thế giới mà ta đang sống Bởi vậy, ta cần tìm ra cách thông minh hơn, hệ thống hơn, giải pháp cách mạng hơn để giải quyết những vấn đề này nếu ta muốn sống trong thế giới này một cách bền vững Hãy tưởng tượng, nếu bạn mua một cái điện thoại di động một cái mới toanh, đơn giản bởi vì bạn muốn thay thế cái cũ sau khoảng trung bình 15 tới 18 tháng người dùng cần thay điện thoại mới, nhân tiện chia sẻ luôn -- ta cần lưu ý tới khái niệm thời gian mà một cái điện thoại cần được thay thế cần lưu ý việc chấm dứt khái niệm vòng lặp này trong hệ thống của chúng ta Người ta ngày càng sản xuất nhiều điện thoại và trong phòng này, tôi dám chắc là rất nhiều người muốn dùng cái khái niệm hệ thống vòng lặp khép kín này hay trong hệ thống sản phẩm để xác định chính xác nhu cầu của thị trường và vì nhu cầu của thị trường gần như bão hòa nên khâu thiết kế sản phẩm sẽ giải quyết vấn đề này. Thiết kế để có thể tháo lắp được, thiết kế để trọng lượng nhẹ hơn. Ta cũng nghe về chiến lược này được áp dụng tại công ty xe hơi Tesla Motors Cách tiếp cận vấn đề này thật sự không khó nhưng để hiểu được hệ thống, và xem xét tính khả thi, định hướng thị trường, sự thay thế nhu cầu khách hàng chính là việc bằng cách nào ta có thể bắt đầu thay thế lộ trình phát triển bền vững bởi vì tôi rất không thoải mái khi nhắc nhớ bạn về điều này: Tiêu dùng chính là vấn đề lớn nhất. Nhưng thiết kế chính là khâu có thể giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất Mấy thứ đồ này có ở khắp mọi nơi Bằng cách định ra những thay đổi thói quen ta có thể tạo ra những cuộc cách mạng thật sự "Cách mạng thật sự" Tôi tin rằng mọi người ở đây đều là những người dám tiên phong Ta cần quan tâm tới sự bền vững như một thước đo, tiêu chí để cho ra các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu một cách có hệ thống theo như tôi vừa trình bày với những sản phẩm đơn giản như vậy thôi Chúng sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề lớn lao này. Ta cần có cái nhìn tổng thể về bất kỳ thứ gì mà ta sẽ làm ra. Nếu bạn dùng nhựa hay giấy -- rõ ràng là có thể sử dụng lại thì hiệu quả hơn nhiều -- khi đó, rõ ràng dùng giấy là tệ hơn rồi tệ hơn bởi vì trọng lượng của nó nặng hơn 4 - 10 lần nhựa và khi ta thật sự làm phép so sánh, theo khái niệm vòng đời tôi vừa trình bày ở trên 1 kg nhựa và 1 kg giấy giấy lại tốt hơn nhưng chức năng của túi giấy hay túi nhựa để đựng hàng hóa gia dụng không có nghĩa là tốn chừng đó nguyên liệu để làm ra 1kg túi đó Thật sự chỉ cần một lượng nhỏ nhựa và không nhiều giấy Vì chức năng sử dụng mới kéo theo những tác động khác lên môi trường Như tôi đã trình bày, các nhà thiết kế luôn thắc mắc với tôi về vật liệu thân thiện với môi trường Tôi chỉ có thể trả lời với họ rằng, chỉ có rất ít vật liệu mà bạn có thể hoàn toàn tránh không sử dụng Số còn lại, cái nào cũng thích hợp để sử dụng cả và cuối cùng, mọi thứ mà ta thiết kế hay làm ra trên thị trường hay mua với tư cách người tiêu dùng đều quy về chức năng sử dụng. Muốn món gì đó thì chỉ đơn giản là mua nó nên hãy suy nghĩ kỹ, giải pháp phân phối thông minh hơn, hiệu quả hơn, khiến cho ta xem xét kỹ toàn bộ hệ thống và mọi thứ liên quan tới cuộc sống mọi khía cạnh xuyên suốt vòng đời sản phẩm Ta có thể thật sự tìm ra những giải pháp cấp tiến Tôi cũng muốn nhắn nhủ với các bạn một điều rằng một nhà thiết kế lớn tuổi hơn đang cộng tác với tôi đã chia sẻ rằng Tôi hỏi: "Tại sao bạn không làm theo hướng bền vững" Tôi biết bạn ý thức được điều này mà" Anh ấy đáp: "À, mới đây tôi trình bày một dự án "bền vững" cho khách hàng, Vị khách hàng nói rằng "Tôi biết phương án này của anh ít tốn chi phí hơn chắc sẽ bán được nhiều hơn nhưng tôi chẳng dại gì làm người tiên phong, bởi vì muốn làm người tiên phong thì phải có động lực Tôi nghĩ rằng trong phòng này ai cũng là người tiên phong Tôi cũng hy vọng ngày càng có thêm nhiều người tiên phong vì ta còn có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Xin cám ơn mọi người (Tiếng vỗ tay) Thế giới thay đổi từng ngày theo những cách rất sâu sắc còn tôi thì nghĩ rằng các nhà đầu tư đang không để ý tới với những yếu tố chính kiểm soát thay đổi này, đặc biệt khi tính đến sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững, ý tôi là những gì thực sự quan trọng, như vấn đề môi trường, xã hội và sự thống trị tập thể. Tôi cho rằng, sẽ là liều lĩnh nếu bỏ qua những thứ này, bởi vì làm như vậy có thể huỷ hoại thành quả trong tương lai xa. Và đây là một vài thứ có thể làm bạn ngạc nhiên: cán cân quyền lực thực sự ảnh hưởng đến phát triển bền vững nằm trong tay các tổ chức đầu tư, các nhà đầu tư lớn như các quỹ phúc lợi, các quỹ và các khoản hiến tặng. Tôi tin rằng cách đầu tư bền vững ít phức tạp hơn bạn nghĩ, có hiệu quả tốt hơn bạn tin tưởng, và quan trọng hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Để tôi nhắc lại điều chúng ta đã biết. Chúng ta có dân số vừa gia tăng vừa già đi; chúng ta hiện có 7 tỉ người và đang tiến tới con số 10 tỉ vào cuối thế kỷ; chúng ta tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên nhanh hơn việc hồi phục; và những chất thải - lý do chính gây ra biến đổi khí hậu- đang tiếp tục tăng Đây rõ ràng là những vấn đề môi trường và xã hội, nhưng đó chưa phải là tất cả. Chúng còn là vấn đề kinh tế, điều đó khiến cho chúng có liên quan đến rủi ro và lợi nhuận. Và chúng thật sự rất phức tạp và chúng dường như xa vời, rằng sự cám dỗ có thể làm điều này: vùi đầu trong cát, và không nghĩ về nó nữa. Cưỡng lại điều này nếu có thể. Đừng làm ở nhà nhé. (Cười) Nhưng nó khiến tôi băn khoăn rằng liệu quy luật đầu tư ngày nay có phù hợp với mục đích của ngày mai hay không. Chúng ta biết rằng nhà đầu tư khi nhìn vào 1 công ty và quyết định có đầu tư không, họ nhìn vào số liệu tài chính, như tăng trưởng doanh thu, dòng tiền, thị phần, định giá - bạn biết đấy, những thứ thực sự quyến rũ. Và đây dĩ nhiên là những điều cơ bản, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Nhà đầu tư cũng cần nhìn vào số liệu về hiệu suất mà chúng ta gọi là ESG: - E: Môi trường, S: Xã hội và G: quản lý. Môi trường bao gồm tiêu thụ năng lượng, nguồn nước sẵn có, rác thải, ô nhiễm, tóm lại là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Xã hội bao gồm nguồn nhân lực những việc như sự tham gia của người lao động và khả năng sáng tạo, cũng như quản lý dây chuyền, quyền lao động và quyền con người. Và quản lý liên quan đến việc giám sát các công ty được quản lý bởi các hội đồng và nhà đầu tư. Thấy không, tôi đã nói với các bạn đây là điều thật sự hay ho. Nhưng ESG là thước đo của tính bền vững và đầu tư bền vững kết hợp với các yếu tố ESG với yếu tố tài chính vào trong quá trình đầu tư. Có nghĩa là hạn chế rủi ro trong tương lai bằng cách giảm thiểu nguy hại đến con người và hành tinh, và có nghĩa là cung cấp vốn cho người sử dụng để triển khai hướng đến đầu ra hiệu quả và bền vững. Vì vậy hôm nay, nếu sự bền vững có ý nghĩa về mặt tài chính và tất cả các dấu hiệu biểu thị nhiều hơn trong ngày mai thì các đơn vị tư nhân có quan tâm không? Vâng, điều hay ho là đa số các Giám đốc điều hành có quan tâm Họ bắt đầu thấy rằng bền vững không chỉ quan trọng mà là thiết yếu cho thành công của doanh nghiệp. Khoảng 80% các giám đốc điều hành toàn cầu nhận thấy bền vững là gốc rễ của tăng trưởng trong đổi mới và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp của họ. Nhưng 93% thấy rằng ESG là tương lai, hoặc đóng vai trò quan trọng trong tương lai của doanh nghiệp. Vậy là quan điểm của các CEO đều rất rõ ràng. Có cơ hội cực lớn trong phát triển bền vững. Vậy các công ty tận dụng ESG như thế nào để đạt được những thành quả trong kinh doanh? Đây là 1 ví dụ gần gũi với chúng ta. Vào năm 2012, State Street đã di chuyển 54 ứng dụng lên môi trường điện toán đám mây, và chúng ta cho "nghỉ hưu" 85 ứng dụng Chúng ta ảo hóa môi trường hệ điều hành và hoàn tất nhiều dự án tự động hóa. Hiện nay, những sáng kiến này tạo ra môi trường làm việc di dộng hơn, giúp giảm dấu vết của bất động sản, giúp tiết kiệm đến 23 triệu USD cho chi phí điều hành hằng năm, và giảm một lượng khí thải khoảng 100,000 tấn các bon. Tương đương với việc đưa 21.000 chiếc xe hơi ra khỏi đường bộ. Quá tuyệt, phải không nào? Một ví dụ khác là Pentair. Pentair là tập đoàn công nghiệp của Hoa Kỳ, và trong 1 thập kỷ trước, họ bán công cụ kinh doanh cốt lõi đầy quyền lực và tái đầu tư khoản tiền này vào ngành kinh doanh nước. Đây thực sự là 1 sự cá cược lớn. Tại sao họ làm vậy? Vâng, tôi gởi lời xin lỗi đến những ai yêu thích hãng Home Improvement, tăng trưởng trong ngành nước còn lớn hơn trong các công cụ điện và công ty này đã để mắt tới cái mà họ gọi là "Thế giới mới" phiên bản 2 Đó là 4 triệu người tầng lớp trung lưu có nhu cầu về thức ăn năng lượng và nước uống. Giờ đây bạn có thể đang tự hỏi đây có phải là những trường hợp cô lập không? Ý tôi là, thôi nào, thật vậy sao? Các công ty có cho rằng phát triển bền vững thực sự tốt về mặt tài chính? Câu trả lời "có" có lẽ làm bạn bất ngờ. Dữ liệu cho thấy cổ phiếu với hiệu suất ESG tốt hơn có giá trị cũng cao như những cổ phiếu khác. Chúng ta thấy MSCI World biểu hiện bằng màu xanh. Đó là chỉ số những công ty lớn từ những thị trường phát triển trên khắp thế giới. Biểu hiện bằng màu vàng ta thấy công ty con của các công ty được đánh giá có hiệu suất ESG tốt nhất. Trong 3 năm tính thêm, không có sự cân bằng hiệu suất. Vậy là ổn phải không ạ? Chúng ta cần nhiều hơn thế. Trong một số trường hợp, có thể có hiệu suất vượt trội về ESG. Màu xanh cho thấy hiệu suất của 500 công ty lớn nhất toàn cầu, và màu vàng, là các công ty con của những công ty này hoạt động tốt nhất với chiến lược biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro. Giờ đây khoảng hơn 8 năm trôi qua, họ có hiệu suất vượt mức khoảng 2/3 Và vâng, đây là mối tương quan chứ không phải quan hệ nhân quả. Nhưng nó cho thấy khả năng lãnh đạo về vấn đề môi trường tương thích với lợi nhuận tốt. Vậy thì nếu lợi nhuận như nhau hoặc nhiều hơn thì hành tinh này hưởng lợi, không phải đây là đương nhiên sao? Có phải các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức đầu tư tính tới không? Vâng, có một số, một số ít trong số họ là tiên phong. Hesta. Hesta là quỹ hưu trí về y tế và dịch vụ cộng đồng cho người lao động ở Úc, với tài sản 22 triệu đô. Họ tin rằng ESG có tiềm năng ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận, vì thế kết hợp ESG trong quá trình đầu tư là vấn đề cốt lõi trong nhiệm vụ của họ để có hành động tốt nhất vì lợi nhuận của các thành viên góp quỹ, đó là nhiệm vụ cốt lõi của họ. Bạn thích người Úc đúng không? CalPERS là 1 ví dụ khác. CalPERS là quỹ phúc lợi cho người lao động ở California, với tài sản 244 triệu đô la họ là quỹ lớn thứ 2 của Mỹ, và đứng thứ 6 toàn thế giới. Giờ họ đang tiến đến đầu tư bền vững 100% bằng việc lồng ghép ESG có hệ thống trong toàn quỹ. Tại sao? Họ tin điều này cực kỳ quan trọng cho lợi nhuận dài hạn cao, chấm hết. Theo cách nói của họ là "Sáng tạo giá trị dài hạn đòi hỏi quản lý hiệu quả với 3 hình thức vốn: tài chính, nhân lực và vật lực. Đó là lý do chúng tôi quan tâm đến ESG" Bây giờ tôi nhấn mạnh về nhiều nhà đầu tư là 1 phần công việc của mình, và không phải ai trong số họ cũng thấy ESG theo cách này. Tôi thường nghe nói "Chúng ta được yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận, do đó chúng ta không làm điều đó ở đây." hoặc "chúng ta không dùng danh mục đầu tư để lập báo cáo chính sách." Điều còn đọng lại trong tôi là, "Nếu bạn muốn làm gì đó để cải thiện ESG, hãy chỉ kiếm tiền, tặng lợi nhuận cho các tổ chức từ thiện" Ý tôi là, cho phép tôi làm rõ ngay đây. Các công ty và nhà đầu tư không chỉ đơn giải có trách nhiệm về số phận của hành tình Họ không có nghĩa vụ xã hội vô thời hạn, và đầu tư thận trọng và lý thuyết tài chính không lệ thuộc vào tính bền vững. Mà chúng tính hợp với nó. Và tôi đang nói về sự cân bằng ở đây. Nhưng những tổ chức đầu tư là nhân tố bí ẩn trong phát triển bền vững Vì sao họ lại nắm vai trò quan trọng? Câu trả lời, hoàn toàn đơn giản, là họ có tiền. (Cười) Nhiều tiền. Ý tôi là thực sự rất nhiều tiền. Thị trường tài chính toàn cầu có trị giá 55 tỉ đô la. Thị trường trái phiếu toàn cầu có giá 78 tỉ đô la. Cộng chung là 133 tỉ đô. Gấp 8.5 lần GDP của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Đó là một vài hỏa lực màu mè nhưng nghiêm túc. Vì vậy chúng ta có thể xem xét lại một vài thách thức cấp bách này, như nước ngọt, không khí sạch nuôi 10 triệu miệng ăn, nếu tổ chức đầu tư lồng ghép ESG vào trong đầu tư. Điều gì nếu họ đã sử dụng hỏa lực để phân bổ vốn cho các công ty làm việc chăm chỉ nhất trong việc giải quyết những thách thức này hay ít nhất không làm trầm trọng thêm? Liệu nếu chúng ta là việc tiết kiệm và đầu tư, chỉ để thấy rằng thế giới mà chúng ta lui về bị áp lực hơn và ít an toàn hơn bây giờ? Liệu nếu không có đủ không khí trong lành và nước ngọt ? Giờ thì câu hỏi hợp lý có thể là, Liệu nếu tất cả những rủi ro bền vững này có bị phóng đại, nói quá lên, nó không khẩn cấp điều gì đó cho người tiêu dùng tốt hoặc lực chọn lối sống? Vâng,Tổng thống John F Kenedy đã vài điều về chuyện này: "Có nhiều rủi ro và chi phí cho 1 chương trình hành động, nhưng chúng vẫn nhỏ hơn so với những rủi ro dài hạn và chi phí của việc không thoải mái." Tôi có thể đánh giá cao rằng có sự dự toán về rủi ro ở đây, nhưng vì điều này dựa trên sự đồng thuận khoa học rộng rãi, tỉ lệ cược là điều này không hoàn toàn sai thì tốt hơn tỉ lệ cược là chúng ta đốt nhà mình hoặc chúng ta bị tai nạn xe. Vâng, có lẽ là không nếu bạn sống ở Boston (Cười) Nhưng ý tôi là chúng ta mua bảo hiểm để bảo vệ chính mình về mặt tài chính phòng những chuyện như vậy xảy ra, phải không ạ? Vì vậy bằng cách đầu tư bền vững chúng ta đang là 2 việc. Chúng ta tạo ra bảo hiểm, giảm rủi ro cho hành tinh và cho nền kinh tế và cùng lúc, trong ngắn hạn, chúng ta không hy sinh đi hiệu suất làm việc. [Người đàn ông trong truyện tranh: Liệu nếu đó là 1 trò bịp bợm và chúng ta tạo ra thế giới tốt hơn một cách vô nghĩa? Tốt, các bạn thích nó. Tôi cũng thích luôn. (cười) Tôi Thích truyện tranh này vì nó chọc cười ở cả 2 mặt của vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi cá bạn không biết tôi đang đứng về mặt nào Nhưng điều tôi thực sự thích là rằng nó nhắc tôi nhớ gì đó về Mark Twain đã nói rằng "Hãy lập kế hoạch cho tương lai, vì bạn sẽ dành phần đời còn lại mình ở đó." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi xin trình bày một khía cạnh căn bản và mạnh mẽ trong mỗi chúng ta: giọng nói. Mỗi người chúng ta có một chất giọng độc đáo phản ánh tuổi tác, kích cỡ cơ thể, thậm chí phong cách sống và nhân cách của mỗi người. Thơ của Longfellow đã nói rằng: "Giọng nói là âm điệu của tâm hồn." Là nhà nghiên cứu khoa học tiếng nói, tôi bị hấp dẫn bởi cách giọng nói được cất lên, và cách nó có thể được chế tạo. Đó là câu chuyện tôi muốn chia sẻ. Tôi sẽ cho các bạn nghe một mẫu giọng nói mà các bạn có thế nhận ra. (Băng) Stephen Hawking: "Tôi nghĩ mình đã diễn đạt khá rõ điều muốn nói." Rupal Patel: Đó là giọng của Giáo sư Stephen Hawking. Điều quý vị có thể không biết, là giọng nói này cũng có thể được cô bé này sử dụng cô không nói được do mắc phải một bệnh thần kinh. Thực tế là, những người trên hình này có thể đang sử dụng cùng một giọng nói, đó là do họ chỉ có một số ít các lựa chọn. Tính riêng ở Mỹ, có khoảng 2,5 triệu người không thể nói, và nhiều người trong số họ sử dụng các thiết bị máy tính để giao tiếp. Có hàng triệu người trên trái đất đang sử dụng những giọng nói chung, bao gồm giọng của Giáo sư Hawking, giọng Mỹ đặc trưng. Khiếm khuyết về đặc điểm cá nhân này của giọng nói nhân tạo thực sự đã ám ảnh tôi khi tham gia một hội nghị kỹ thuật hỗ trợ cách đây vài năm, tôi còn nhớ khoảng khắc thả bộ vào sảnh hội trường và bắt gặp một cô bé con cùng một người lớn dùng thiết bị hỗ trợ để nói chuyện với nhau, thiết bị khác nhau, nhưng cùng một giọng nói. Tôi quan sát và theo dõi quanh tôi, có hàng trăm người đang dùng chỉ một vài giọng nói, những giọng nói đó không hề tương xứng với cơ thể hoặc tính cách của họ. Chưa bao giờ nghĩ ta sẽ nối tay hoặc chân giả của người trưởng thành cho một cô bé gái. Vậy tại sao lại chấp nhận sử dụng giọng nói nhân tạo như thế? Nó thực sự dày vò tôi, tôi muốn làm cái gì đó. Bây giờ tôi xin mở một đoạn ví dụ của một người, thực tế là hai, mắc chứng rối loạn giọng nói nghiêm trọng. Tôi muốn các bạn chú ý lắng nghe cách họ nói. Họ đang diễn đạt cùng một ý. (Giọng nói thứ nhất) (Giọng nói thứ 2) Bạn có thể không hiểu những gì họ nói, nhưng tôi hy vọng bạn có thể nhận ra đặc điểm riêng về giọng nói của họ. Điều tiếp theo phải làm là, tôi muốn tìm ra cách tận dụng khả năng nói chuyện còn sót lại này và xây dựng một kỹ thuật tương hợp với họ, tạo ra giọng nói phù hợp nhất. Vì thế, tôi đã trao đổi với đồng sự, Tim Bunnell. Tiến sĩ Bunnell là chuyên gia trong lĩnh vực giọng nói nhân tạo, ông ấy đã và đang xây dựng giọng nói mang đặc điểm cá nhân bằng cách ghép những mẫu giọng nói của họ được ghi âm trước đó và tái tạo giọng cho họ. Đây là những người mất đi giọng nói trong những năm về sau của cuộc đời. Chúng ta không có những bản ghi âm tiếng nói của những người mắc bệnh bẩm sinh. Nhưng tôi nghĩ, phải có một cách khác để tạo lại giọng nói từ bất kỳ thứ gì nhỏ nhoi còn sót lại. Cuối cùng, chúng tôi quyết định làm đúng như vậy. Bắt đầu với nguồn quỹ ít ỏi từ Quỹ Khoa học Quốc gia, để tạo ra giọng nói nhân tạo tùy chỉnh dựa trên đặc điểm từng người. Chúng tôi gọi dự án này là VocaliD hay là vocal I.D tạo tiếng nói cá nhân. Trước khi đi vào chi tiết về việc hình thành giọng nói và để bạn có thể nghe thấy, Tôi xin nói nhanh một bài khoa học về giọng nói. Trước tiên, chúng ta đều biết giọng nói sẽ thay đổi nhiều qua quá trình phát triển. Trẻ em nói giọng khác thanh thiếu niên khác với giọng người lớn. Ai cũng đều trải qua những thời kỳ đó. Sự thật tiếp theo là giọng nói là sự kết hợp của âm nguồn, những nhịp rung được tạo ra từ hộp âm thanh, sau đó, được truyền qua phần còn lại của đường truyền tiếng. Đây là những khoang trong đầu và cổ chúng sẽ rung lên, và lọc những âm nguồn để phát ra các nguyên âm và phụ âm. Như vậy, sự kết hợp giữa âm nguồn và bộ lọc là cách mà giọng nói được phát ra. Và quá trình đó xảy ra ở từng cá nhân. Ban nãy, tôi đã nói tôi dành nhiều thời gian và công sức để hiểu và nghiên cứu đặc điểm âm nguồn của cá nhân mắc chứng rối loạn giọng nói nghiêm trọng, điều mà tôi tìm ra là mặc dù bộ lọc bị hư hại và suy giảm, họ vẫn có thể tạo ra âm thanh nguồn: gồm cao độ, cường độ, nhịp độ gọi chung là âm điệu, tôi đã nghiên cứu trong nhiều năm thấy rằng năng lực tạo âm điệu của những người này vẫn còn được lưu giữ. Vì thế, khi nhận ra những tín hiệu này là rất quan trọng với giọng nói cá nhân, tôi đã nảy ra ý tưởng. Sao không lấy âm nguồn từ chính người cần tạo giọng nói, vì nó vẫn còn được lưu giữ, rồi mượn bộ lọc từ một người cùng tuổi và kích cỡ, vì họ có thể phát ra giọng nói rõ ràng, rồi kết hợp chúng lại? Làm thế, chúng ta có thể có được giọng nói rõ ràng như chính giọng của người nói -- người mà ta đã mượn bộ lọc-- đồng thời có đặc điểm tương tự với âm nguồn của người nói mục tiêu. Đơn giản thế thôi. Đó là cơ sở khoa học của việc chúng tôi đang làm. Vì thế, một khi bạn hỏi, làm thế nào tạo ra giọng cho người này? Bạn phải tìm ra ai đó sẵn lòng là người thay thế. Đó không phải là một điều quá khó. Để là người tặng giọng điều bạn cần làm là nói vài trăm đến vài ngàn lời. Quá trình đó diễn ra đại loại như. (Video) Giọng nói: Những thứ xảy ra cùng lúc. Tôi muốn đi ngủ. Bầu trời xanh không gợn chút mây. Rupal Patel: Cô ấy sẽ tiếp tục như thế trong khoảng 3 đến 4 giờ, vấn đề không phải là cô ấy phải nói mọi thứ mà người mục tiêu sẽ nói trong tương lai, vấn đề ở đây là tạo ra tất cả những kết hợp âm có thể có trong ngôn ngữ. Càng nhiều lời nói được tập hợp, giọng được tổng hợp càng có âm điệu tốt hơn. Khi đã có những bản ghi âm thế này, điều tiếp theo là tách chúng thành những đoạn nhỏ, từ một đến hai âm kết hợp, thậm chí là toàn bộ từ và tạo thành một bộ dữ liệu. Chúng tôi gọi bộ dữ liệu này là ngân hàng giọng nói. Bạn có thể thấy sức mạnh của ngân hàng giọng nói chúng ta có thể nói bất cứ câu nào, như: "Tôi thích Sô cô la" -- mọi người đều cần phải nói thế-- chỉ cần tìm trong bộ dữ liệu để có tất cả những phân đoạn cần thiết để nói ra điều này. (Video) Giọng nói: Tôi thích Sô Cô La. RP: Đó là lời nói nhân tạo được gọi là tổng hợp tập kết, cái chúng tôi đang dùng. Không có gì mới mẻ. Điều lạ là cách ta tạo ra âm điệu giống như người phụ nữ trẻ này. Đây là Samantha. Tôi đã gặp cô lần đầu khi cô ấy 9 tuổi, và kể từ đó, nhóm của tôi đã cố gắng tạo ra giọng nói riêng cho cô ấy. Đầu tiên, chúng tôi phải tìm ra người hiến giọng nói, và sau đó, để Samantha tạo ra vài câu nói, hầu như chỉ là những nguyên âm, nhưng như vậy là đã đủ để trích xuất âm nguồn riêng của cô. Để diễn đạt một cách tốt nhất những gì xảy ra tiếp theo cần phải dùng lời của con gái tôi. Nó lên 6 tuổi. Nó gọi đó là trộn màu để vẽ nên giọng nói. Miêu tả tài tình. Chính xác là vậy. Giọng nói của Samantha giống như mẫu cô đặc của màu đỏ thực phẩm ta dùng để tô vào bản ghi âm giọng nói thay thế tạo ra chất giọng màu hồng như thế này. (Video) Samantha: Aaaaaah. Và bây giờ, Samantha có thể nói như thế này. (Video) Samantha: Giọng nói này chỉ dành cho tôi. Tôi nóng lòng muốn dùng nó để nói chuyện với các bạn. RP: Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi không bao giờ quên được nụ cười dịu dàng tỏa ra trên khuôn mặt của Samantha khi cô nghe giọng nói của mình lần đầu tiên. Hiện nay, có hàng triệu người khắp thế giới như Samantha, vâng hàng triệu, và chúng tôi chỉ mới bắt đầu hỗ trợ được phần nổi. Cho tới lúc này có một vài người hiến giọng trên khắp nước Mỹ. Chúng tôi đang sử dụng những giọng nói này để xây dựng những giọng nói cá nhân. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm khác . Với Samantha, người hiến giọng cho cô ấy đến từ Trung Tây, một người lạ đã trao cho cô món quà quý giá là giọng nói. Là nhà khoa học, tôi háo hức đưa dự án này ra khỏi phòng thí nghiệm đến với đời thực để nó có được những tác động thực. Tôi muốn chia sẻ với các bạn tiếp theo đó là tôi đã hình dung đưa dự án này lên một tầm cao hơn như thế nào. Tôi tưởng tượng ra một thế giới gồm những người hiến tặng giọng nói từ mọi hoàn cảnh, mọi tầm vóc, mọi tuỏi tác, đến với nhau vì mục đích chung trao tặng giọng nói cho con người để cho giọng nói của họ cũng có sắc màu như chính tính cách của họ vậy. Để thực hiện điều này bước đầu tiên, chúng tôi cùng tạo một website, VocaliD.org, như là một cách tập hợp những người mong muốn hiến tặng giọng nói, cũng như kiến thức chuyên môn, hoặc bất kỳ cách nào để đưa dự án trở thành hiện thực. Có người đã nói hiến máu có thể cứu người. Và bây giờ, trao tặng giọng nói cũng sẽ làm thay đổi cuộc đời. Tất cả những gì ta cần là vài giờ nói chuyện từ những người hiến giọng, cũng như chỉ với vài nguyên âm từ người cần giọng nói, chúng ta có thể tạo ra giọng nói cá nhân độc đáo. Đó là cơ sở khoa học của việc chúng tôi đang làm. Tôi muốn kết thúc bằng việc trở lại nói về khía cạnh con người cảm hứng đưa chúng tôi đến với dự án này. Cách đây 5 năm, khi xây dựng giọng nói đầu tiên cho một cậu bé tên là William. Lần đầu tiên nghe được giọng nói của con mình, mẹ cậu ấy bảo, "Đây chính là giọng William nếu như nó có thể nói." Và sau đó, tôi thấy William viết tin nhắn trên máy. Tôi tự hỏi, cậu ấy đang nghĩ gì? Hãy tưởng tượng mà xem, ta mang giọng nói của một ai đó trong 9 năm ròng và cuối cùng, tìm thấy giọng nói của chính mình. Tưởng tượng thử xem. Đây là điều William đã nói: "Trước đây, chưa bao giờ tôi nghe thấy tiếng mình." Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay). 13 năm trước, chúng ta đã tự đặt cho mình mục tiêu chấm dứt đói nghèo. Sau một vài thành công, ta bắt đầu gặp phải một trở ngại lớn. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động đến việc chi tiêu cho viện trợ, khiến nó sụt giảm trong hai năm liên tiếp. Câu hỏi của tôi là liệu với những bài học rút ra được từ việc cứu lấy hệ thống tài chính có thể giúp ích gì cho chúng ta để vượt qua được rào cản đó và giúp đỡ hàng triệu người. Liệu chúng ta có thể đơn giản là in tiền để viện trợ? "Chắc chắn là không rồi." Đó là phản ứng thường gặp. (Cười) Đó là một cuộc trò chuyện ngắn. Một số khác sẽ nghĩ tới John McEnroe. "Anh không đùa đấy chứ!" Bây giờ, tôi không thể giả giọng giống vậy được, nhưng tôi rất nghiêm túc, nhờ vào hai đứa trẻ này, mà quý vị sẽ có dịp được biết ngay sau đây, là trung tâm của buổi nói chuyện của tôi hôm nay. Bên trái là Pia. Cô bé sống tại Anh Cô bé có bố mẹ đáng mến, một trong số họ đang đứng ngay đây. Dorothy, bên phải, sống ở vùng nông thôn Kenya Cô bé là một trong 13000 trẻ mồ côi những đứa trẻ dễ tổn thương được tổ chức mà tôi hỗ trợ nuôi nấng. Tôi làm điều đó bởi tôi tin rằng Dorothy, cũng giống như Pia, xứng đáng có được cơ hội sống tốt nhất mà chúng ta có thể đem đến cho con bé. Quý vị tất cả sẽ đồng tình với tôi, tôi tin chắc là như vậy. Liên Hiệp Quốc cũng đồng ý như thế. Mục tiêu quan trọng hơn cả của họ về viện trợ quốc tế là cố gắng phấn đấu vì một cuộc sống đầy đủ cho tất cả mọi người. Nhưng -- còn đó trở ngại -- Liệu chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn viện trợ? Lịch sự đã chứng minh điều ngược lại. Vào năm 1970, chính phủ đưa ra mục tiêu tăng chi tiêu dành cho viện trợ nước ngoài lên 0.7% thu nhập quốc dân. Như quý vị có thể thấy, một cách biệt lớn giữa nguồn viện trợ thực sự và mục tiêu đã đề ra. Nhưng sau đó cần phải nhắc đến các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tám mục tiêu đầy tham vọng cần đạt được trước năm 2015 Nếu tôi cho quý vị hay rằng chỉ một trong số những mục tiêu trên là nhằm xóa nghèo và đói cùng cực, bạn sẽ có cảm giác dó là một tham vọng. Cũng có một số thành công. Số người sống với ít hơn 1.25 đô một ngày đã giảm một nửa. Nhưng vẫn còn nhiều thứ phải làm trong vòng hai năm. Một trong tám điều là nạn đói. Xét theo bối cảnh của thính phòng này, hai hàng đầu sẽ không nhận được tí thức ăn nào. Chúng tôi không thể để nó tiếp tục xảy ra, cũng là lý do tại sao mối quan tâm về mục tiêu thứ tám, có liên quan đến tài trợ, mà tôi đã đề cập lúc đầu đang giảm, lại rắc rối đến vậy. Vậy thì điều gì sẽ được thực hiện đây? Vâng, tôi làm việc tại các thị trường tài chính, chứ không phải về phát triển. Tôi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư, cách họ phản ứng với chính sách và nền kinh tế. Điều này đã đem đến cho tôi một khía cạnh khác trong vấn đề về viện trợ. Nhưng có một câu hỏi ngây thơ xuất phát từ đứa con gái sắp lên 4 tuổi của tôi đã làm tôi chú ý đến điều đó. Pia và tôi đang trên đường đến một quán cà phê và chúng tôi đi qua một người đàn ông đang gom góp tiền cho từ thiện. Tôi không có tiền lẻ để đưa cho ông ta, và con gái tôi đã thất vọng vì điều đó. Khi đã ở trong quán cà phê, Pia lấy ra tập sách nhiều màu sắc và bắt đầu viết nguệch ngoạc lên đó. Sau một lúc, tôi hỏi con bé rằng nó đang làm gì thế, và con bé cho tôi xem bức vẽ tờ tiền 5 đô để đưa cho người đàn ông ngoài kia. Điều đó thật đáng yêu, và rộng rãi hơn người cha của nó nhiều. Nhưng tất nhiên là tôi đã phải giải thích với con bé, "Con không thể làm thế đâu, điều đó là không được phép." Và tôi đã nhận lại được hồi đáp kinh điển của bé gái 4 tuổi: "Tại sao lại không ạ?" Hiện giờ tôi rất phấn khích, bởi vì thực ra tôi nghĩ rằng mình có thể trả lời được vào lúc đó. Vì vậy mà tôi lao vào lời giải thích cho việc làm thế nào mà một lượng cung tiền không giới hạn săn đuổi lấy một số lượng hàng hóa giới hạn đẩy giá tiền lên thật cao. Một thứ gì đó về sự trao đổi làm tôi cảm thấy vướng mắc, không phải bởi vì cái nhìn nhẹ nhõm trên gương mặt của Pia khi cuối cùng tôi cũng hoàn thành, mà bởi vì nó có liên quan đến tính quan trọng của nguồn cung tiền, một sự thiêng liêng bị thử thách và nghi vấn bởi phản ứng của ngân hàng trung ương đối với cuộc khủng hoảng tài chính. Để làm yên lòng các nhà đầu tư, ngân hàng trung ương đã tiến hành mua các công cụ tài sản để động viên, khuyến khích nhà đầu tư làm điều tương tự. Ngân hàng đã tài trợ cho những lần thu mua như thế bằng chính tiền do họ tạo ra. số tiền thực chất không được in ra. Nó vẫn còn được cất trữ trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Nhưng số lượng tiền được tạo ra chưa từng có. Cùng với nhau, ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản gia tăng số lượng dự trữ tiền trong nền kinh tế lên khoảng 3.7 tỉ đô la. gấp ba lần, thực tế là hơn ba lần, tổng số lượng dự trữ tiền giấy thực trong lưu thông. Gấp ba lần! Trước cuộc khủng hoảng, chẳng ai có thể nghĩ tới điều này, mặc dù nó nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi. Giá vàng, tài sản được cho là sẽ chống lại được lạm phát, thực chất tăng vọt, nhưng các nhà đầu tư đã mua các công cụ tài sản khác với ít khả năng chống lại lạm phát. Họ mua chứng khoán cố định, trái phiếu. Họ cũng mua nốt cổ phần công ty. So với tất cả các câu chuyện gây hoang mang, hành động thực tế của các nhà đầu tư đã nói lên sự tự tin và chấp nhận nhanh chóng của họ. Sự tự tin đó dựa vào hai rường cột. Thứ nhất là, sau nhiều năm giữ lạm phát ở mức kiểm soát, ngân hàng trung ương được tin tưởng là sẽ thu mua tiền tệ nếu lạm phát ở mức đáng báo động. Thứ hai, lạm phát đơn giản sẽ chẳng bao giờ trở thành mối họa. Như quý vị có thể thấy, tại Mỹ, lạm phát trong hầu hết giai đoạn này được duy trì mức thấp hơn bình quân. Điều đó cũng tương tự ở những nơi khác. Vậy thì tất cả những thứ này liên quan như thế nào đến viện trợ? Vâng, đây là nơi mà Dorothy và hội từ thiện Mango Tree hỗ trợ cho cô bé. Tôi đã tham dự một trong số những sự kiện gây quỹ của họ mới đây, và tôi đã được truyền cảm hứng để quyên góp tặng phẩm một lần khi nhớ ra rằng công tytôi đề nghị đóng góp vào những việc làm từ thiện của nhân viên. Vì vậy, tôi nghĩ thế này: thay vì chỉ có thể giúp đỡ Dorothy và bốn người bạn cùng lớp của cô bé vào học trường trung học trong vài năm, tôi có thể tăng gấp đôi đóng góp của mình. Thật tuyệt vời. Vì vậy, theo sau cuộc trò chuyện với con gái của tôi, và thấy được sự thiếu vắng của lạm phát trong việc in tiền, và nhận thức rằng việc chi tiêu cho viện trợ quốc tế đang sụt giảm không đúng lúc, điều này làm tôi băn khoăn: Chúng ta có thể đóng góp trên quy mô rộng lớn hơn chăng? Hãy gọi kế hoạch này là "In viện trợ." Và đây là cách thức mà nó hoạt động. Miễn là có ít đe dọa từ lạm phát khi làm thế, ngân hàng trung ương sẽ được ủy thác để gom góp vào chi tiêu cho viện trợ nước ngoài của chính phủ đến một mức giới hạn nhất định. Trong nhiều năm, Chính phủ đang hướng đến mục tiêu tăng viện trợ lên 0.7%/ năm vậy thì, hãy đặt ra giới hạn ở một nửa mức đó, 0,35% tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy, nó sẽ hoạt động như thế này: Nếu trong năm mục tiêu chính phủ dành khoảng 0.2% tổng thu nhập cho viện trợ nước ngoài, ngân hàng trung ương chỉ sẽ phải đơn giản là gom góp với hơn 0.2% Ít ra là đến thời điểm này. Việc này liều lĩnh như thế nào? Vâng, điều này đòi hỏi phải in tiền để mua hàng hóa, chứ không phải để mua tài sản. Điều này nghe có vẻ lạm phát rồi nhỉ. Nhưng có hai nhân tố quan trọng đáng được cảm thông ở đây. Thứ nhất là theo như định nghĩa, tiền được in ra như thế có thể sẽ được chi tiêu ở nước ngoài. Vì vậy không rõ ràng là làm thế nào nó sẽ dẫn tới lạm phát tại quốc gia tiến hành in tiền nếu nó không dẫn tới sự mất giá đồng tiền của quốc gia đó. Điều đó có vẻ không đúng cho lý do thứ hai: quy mô tiền tệ được in theo chương trình này. Vì vậy hãy nghĩ đến một ví dụ về nơi mà Print Aid được tiến hành tại Mỹ, Anh và Nhật Bản. Để cung cấp chi phí viện trợ cho những chính phủ này trong vòng 4 năm qua, Print Aid có thể tạo ra 200 tỉ đô la tiền viện trợ thêm. Chuyện đó sẽ ra sao trong bối cảnh có sự gia tăng trong dự trữ tiền tệ đã từng xảy ra tại những quốc gia đnày để cứu lấy hệ thống tài chính? Bạn sẽ được thông báo về điều này chăng? Các bạn có thể gặp khó khăn để nhìn ra chúng, từ đằng sau, bởi vì cách biệt là khá nhỏ. Vì vậy, những gì chúng ta đề cập tại đây đó là ta đã lấy 3.7 nghìn tỷ đô la tiền cược để cứu lấy hệ thống tài chính, và bạn biết gì không, nó đã thành công. Chẳng có lạm phát gì ở đây cả. Chúng ta có đang đề cập đến việc không xứng đáng mạo hiểm để in thêm 200 tỉ đô la cho viện trợ? Thực sự những nguy hiểm đó sẽ khác biệt? Đối với tôi điều đó không rõ ràng. Điều rành rành ở đây là sự tác động lên viện trợ. Mặc dù đây chỉ là việc in tiền của ba ngân hàng trung ương, viện trợ toàn cầu mà họ hỗ trợ trong giai đoạn này lên tới gần 40%. Viện trợ như một phần trong thu nhập quốc dân bất thình lình ở mức cao bằng cả 40 năm. Hiện tại, chúng ta không đạt tới mức 0.7%. Chính phủ vẫn được khuyến khích hỗ trợ. Nhưng bạn biết gì không, đó mới là điểm chính của kế hoạch. Vì vậy tôi nghĩ những gì mà chúng ta học được là mối hiểm họa đến từ chương trình tạo tiền là khá nhỏ, nhưng lợi ích đạt được thì rất lớn. Hãy tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm khi có được thêm 40% tiền tài trợ. Chúng ta có thể cung cấp thức ăn cho hàng ghế đầu rồi. Điều mà tôi sợ, điều duy nhất tôi sợ, bên cạnh thực tế là chúng ta đang dần cạn thời gian, là cơ hội thực hiện ý tưởng này là một con đường hẹp. Hiện nay, tạo tiền bởi ngân hàng trung ương là một công cụ chính sách được chấp nhận. Đó có thể không phải lúc nào cũng như thế. Hiện nay, có những mục tiêu nhận được sự đồng thuận toàn cầu xét về viện trợ quốc tế. Điều đó có thể không phải lúc nào cũng như thế. Ngày nay có lẽ là thời gian duy nhất mà hai thứ này trùng khớp nhau, mà chúng ta có thể có đủ viện trợ mà mình hằng mong muốn cho đi. Vì vậy, liệu chúng ta có thể in tiền phục vụ cho viện trợ quốc tế? Tôi nghiêm túc tin tưởng vào câu hỏi, tại sao không? Cám ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Năng lượng sinh học là gì? không phải là cồn sinh học hay sự nóng lên của trái đất. Mà là một khái niệm khác thường. Đó là dầu, gas, than. Và phần nào xây dựng hướng đến tương lai. lúc chúng ta có thể xem xét đại dương ở hướng hợp lí, hoặc đưa không gian địa lí vào quỹ đạo sẽ quay nhanh tạo sóng viba, hay dừng, phụ thuộc vào cách hiểu và quản lí năng lượng sinh học. Và để làm thế, đầu tiên cần hiểu về nông nghiệp Chúng ta trồng trọt cách đây 11 ngàn năm. Và song song với đó, chúng ta dần học cách đối phó với côn trùng gây hại, với tất cả những thứ tồi tệ trên đời, học cày cấy. Cùng với đó là sử dụng máy móc vào trồng trọt chúng ta có thể vượt qua sông Nile. Khi ta biết sử dụng năng lượng, và đã làm nên khác biệt Nó giúp ta trồng cây ở bất kì nơi nào, cũng như dẫn nước lũ đi. Ta bắt đầu lập hệ thống nông nghiệp; Đưa máy móc dồn nước lại. Máy này với một chùm nước dẫn đến nền nông nghiệp với quy mô lớn. Máy móc kết hợp với nước, được kết quả như thế này. Và bạn sẽ được doanh thu. Nó là ảnh hưởng to lớn. Vậy, làm nông nghiệp tức là bạn bắt đầu với một hệ thống tương đối tự nhiên. Bạn bắt đầu thuần hóa hệ thống này. Bạn bỏ ra rất nhiều sức bên cạnh hệ thống. Bạn dùng lượng lớn thuốc trừ sâu và diệt cỏ (Cười) cùng với hệ thống, và bạn được hệ thống trông như thế này. Và nó là tất cả những công dụng. Đó chính là cách chúng ta đang tiếp cận năng lượng. Bài học rút ra từ nông nghiệp là, bạn hoàn toàn có thể thay đổi hệ thống đó dựa trên công hiệu khi bạn bắt đầu kết hợp hệ thống đó và học hỏi cách khác hiện tại là áp dụng sinh học. Và bạn bỏ những khuôn phép về kĩ thuật, bỏ đi quy luật hóa học, để đến với phạm trù sinh học. Có lẽ một trong những người quan trọng nhất trên hành tinh này là người sau lưng tôi tên anh là Norman Borlaug. Anh ta đạt giải Nobel. Được Quốc hội trao huy chương Danh dự. Hoàn toàn xứng đáng. Vì anh ta cung cấp thức ăn cho nhiều người hơn bất kì ai bởi tìm ra phương pháp ứng dụng sinh học vào giống. Anh ta thực hiện ở Mexico. Lí do Ấn độ và Trung Quốc ngăn được nạn đói là vì Norman Borlaug đã chỉ họ cách trồng hiệu quả hơn, từ đó đã dẫn đến Cách mạng Xanh. Có nhiều người chỉ trích.Nhưng họ không nhận ra rằng Trung Quốc và Ấn Độ, thay vì có nhiều người đói, giờ họ lại đang xuất khẩu lương thực. Điều trớ trêu của hệ thống này là nơi anh ta thực hiện nghiên cứu, Mexico, đã không ứng dụng kĩ thuật này, phớt lờ nó, thảo luận về việc vì sao kĩ thuật này lại được nghĩ ra, nhưng họ không sử dụng nó. Mexico vẫn còn là một trong những nơi nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, vì họ không áp dụng điều được phát hiện ở Mexico. Thực tế, họ không công nhận anh ta, đến độ không hề có một bức tượng của anh ta trên toàn Mexico. Ở Trung Quốc và Ấn Độ thì có. Viện nghiên cứu của ông được dời đến Ấn Độ. Đó là khác biệt giữa áp dụng công nghệ và thảo luận về công nghệ. Bây giờ, không phải chỉ là việc ông ta cung cấp một lượng lớn thực phẩm. Đó là hiệu ứng tổng hợp của công nghệ. nếu bạn hiểu về sinh học. Chuyện gì đã xảy ra? Xét về nông nghiệp qua 1 thế kỷ, ở những năm 1900 hoàn toàn dễ nhận ra đối với người làm nông nghiệp 1000 năm trước. cái cày rất khác. Các máy móc là máy kéo, thô sơ thay vì máy chạy bằng điện, nhưng nông dân đã hiểu: đó là cái họ đang làm, là vì sao họ đang làm nó, làm ở đâu. Thật ra để bắt đầu thay đổi nền nông nghiệp là lúc bạn bắt đầu loại bỏ sức của loài vật kỹ thuật và chất hoá học khỏi sinh học. Đó là nơi năng suất tăng lên. Và khi bạn làm điều đó, đây là thứ xảy ra với năng suất. Cơ bản, để tạo ra 100 từ việc bạn cần 250 giờ đến đến việc chỉ mất 40, 15, hay 5. Năng suất lao động tăng gấp 7, từ năm 1995 đến 2000, trong khi các ngành kinh tế khác chỉ tăng 2.5 lần. Đây chắc chắn là sự tăng lên trên đầu người. Kết quả là, dĩ nhiên, không chỉ là một lương thực, hay một đống đồ. 50% ngân sách EU sắp được trợ cấp cho những vật liệu nông nghiệp để sản xuất thừa ra. Đây là một cách sử dụng tốt năng lượng. Và dĩ nhiên, bây giờ bạn sẽ tự nhủ "Hừ, cứ ngỡ mình đến nghe nói về năng lượng, mà lão này toàn nói về sinh học." Vậy có mối liên hệ gì giữa hai điều này? Một trong những điều trớ trêu của hệ thống là chúng ta đang nói về điều mà chúng ta không hiểu. Chúng ta thậm chí không rõ dầu là gì , nó ở đâu ra. Ý tôi là, đúng là, vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi dòng sông đen là gì và nó từ đâu đến. Giả định đúng nhất, và một trong những phán đoán của chuyện này, là nó dựa trên chất liệu này, những thứ này hấp thụ ánh mặt trời, và phân huỷ dưới áp lực từ hàng triệu năm, và bạn được những dòng sông đen này. Phần thú vị của giả thuyết này, nếu giả thuyết đúng, là dầu và tất cả hydrocarbon hóa ra là tinh kết của ánh sáng mặt trời. Và khi bạn suy xét về năng lượng sinh học, nó không phải là ethanol. Nó đang nhận tia nắng, tập trung trong những trùng a míp tập hợp trong cây trồng, và có thể đó là lí do bạn thấy cầu vồng. Khi bạn quan sát hệ thống này, nếu hydrocarbon là kết tinh ánh sáng mặt trời, vậy năng lượng sinh học vận hành theo cách khác. Và ta phải bắt đầu nghĩ về dầu và các hydrocarbon khác như là một phần của tấm năng lượng mặt trời. Có lẽ một phần vì vậy nên nếu bạn bay qua Tây Texas, những loại giếng mà bạn đang bắt đầu quan sát không giống trong những bức tranh này ở Kansas và cả những thửa ruộng đã được tưới. Đây là cách bạn "trồng" dầu. Và khi bạn nghĩ về nó, cách nó phát triển chúng ta đã bắt đầu đến gần với ảnh hưởng của súc vật. và sau đó chúng ta đã học được gì? chúng ta học được rằng chúng ta phải tiến xa hơn. rồi ta lại học được gì? rằng chúng ta phải tiến xa xa hơn nữa. và chúng ta đang phá huỷ như thể chúng ta đang ra ngoài và làm nên năng lượng sinh học. đó là mỏ cát dầu Athabasca, và có một khối lượng khổng lồ- đầu tiên là khai thác mỏ, những xe tải lớn nhất thế giới đang hoạt động ở đây, và sau đó bạn phải thoát ra khỏi bùn đen, cơ bản là dầu mà không chảy ra. nó dính chặt vào cát. rồi bạn phải dùng nhiều dòng chảy để tách chúng ra, nhưng chỉ có thể thực hiện với giá dầu hiện nay. Than đá. Than dần trở thành thứ gần như tương tự. Có lẽ nó là thực vật, ngoại trừ việc chúng được đốt và nén dưới áp lực. Bạn lấy thứ như thế này, đem đốt đi, đặt dưới áp suất, cơ may là bạn sẽ có được thứ này. Nhưng tôi vẫn nhấn mạnh: chúng ta không biết. chúng ta tò mò khi tranh luận chuyện này. Nhưng khi bạn nghĩ về than, đó là thứ giống như hạt lúa mì được đốt cháy. Không hoàn toàn không giống than. Và dĩ nhiên, mỏ than là nơi rất nguy hiểm bởi vì trong những mỏ than có khí đốt. Gas nổ sẽ có người chết. Nên chỉ sản xuất biogas từ than ở một số mỏ, còn một số thì không. một vài nơi bạn sẽ thấy sự khác biệt, có những câu hỏi thú vị. những câu hỏi như là bạn nên làm gì với thứ này. Nhưng một lần nữa, than đá. Có thể đồng chất, có thể cùng hệ thống, năng lượng sinh học, đang ứng dụng cùng công nghệ một cách chính xác Đây là sự tiến gần đến những ảnh hưởng ghê gớm. Khi bạn vượt qua chúng, bạn chỉ xé toạc những đỉnh núi ra. và kết thúc với một nguồn carbon bốc hơi lớn nhất, chúng là nhà máy khí đốt than. đó có lẽ không phải ứng dụng tốt nhất của năng lượng sinh học. khi bạn nghĩ cái gì có thể thay thế cho hệ thống này- rất quan trọng để tìm lựa chọn thay thế bởi thứ nó thải ra chuyện này nước Mỹ đang thu nhỏ trữ lượng dầu hoả, nhưng không giảm bớt trữ lượng than đá, Trung Quốc cũng vậy. Có trữ lượng than khổng lồ không tham gia ở đây, và chúng ta bắt đầu nghĩ về chúng như năng lượng sinh học, vì nếu ta cứ xem chúng như năng lượng hoá học, hay năng lượng kĩ thuật, chúng ta sẽ ở dưới đáy vực thẳm. gas là sản phẩm tương tự. nó cũng là sản phẩm sinh học. khi nghĩ về gas, bạn đã quá quen với nó. và đây là các khác để khai thác mỏ than. nó được gọi là khí thiên nhiên. tại sao điều này lại thú vị? vì nếu than sản xuất ra để được tập trung phục vụ đời sống, lí do tại sao bạn có thể tạo nên khác biệt ở đầu ra của gas giữa mỏ này với mỏ khác -lí do tại sao một mỏ có thể nổ còn cái khác thì không, có thể là bởi vì cái này ăn mòn cái khác và sản xuất ra gas nó được biết đến là hiện tượng phi thường. (cười) bạn ăn chút ít những thứ này, bạn sản xuất ra nhiều gas. nó có thể hoá ra những quy trình sinh học trong những mỏ than có cùng quy trình. nếu điều đó đúng, thế thì một trong những cách có năng lượng từ than mà không phải phá đỉnh núi, và nó có thể không đốt cháy than. để có quy trình đó than với cách nhìn của sinh học cũng giống trong nông nghiệp. Đó là thứ gọi là năng lượng sinh học. Không phải ethanol. Không phải trợ cấp từ một vài công ty. Không nhập khẩu bắp từ Iowa vì bạn làm nên rất nhiều thực vật ethanol. Nó đang bắt đầu hiểu sự biến chuyển xảy ra trong nông nghiệp, từ ảnh hưởng với súc vật đến sinh học. Trong phạm vi bạn có thể làm được có thể rửa chất liệu và làm sạch nhanh. Chúng ta có chỉ số năng suất trong chuyện này. ok, nếu bạn đặt dòng chảy vào những mỏ than hay dầu hoả chúng chảy từ nhiều thập kỉ, bạn có sự tăng lên thật sự bền bỉ, như tăng lên gấp 8 lần, trong đầu ra. Đây chỉ là những giai đoạn khởi đầu của chuyện này. Và khi nghĩ về vật liệu sinh học người này- người đã dịch chuỗi gen người, tăng gấp đôi cơ sở dữ liệu gen và chất đạm được biết nhờ thuyền vòng quanh thế giới- suy nghĩ làm thế nào bạn kết cấu thế này. Nhiều người tài năng đang nghĩ về nó. Và họ đang sắp xếp những công ty với nhau như Synthetic Genomics, Cambria, Codon và cái những công ty đó cố gắng làm là nghĩ về nó, cách áp dụng nguyên lý sinh học tránh ảnh hưởng súc vật Nghĩ về nó trong thời hạn tiếp theo, khi bắt đầu kế hoạch với mục đích riêng. Nghĩ về tế bào như phần cứng. Nghĩ về gen là phần mềm. Giả sử bạn bắt đầu nghĩ sự sống là bảng mã có thể được thay đổi, thành năng lượng, có thể trở thành thức ăn, thành sợi, thành còn người, thành hàng loạt thứ, vậy bạn phải chuyển đổi cách bạn tiếp cận với phương thức tạo ra, giải quyết và suy nghĩ về năng lượng với một cách rất khác. Nguyên tắc đầu tiên của điều này là gì, và chúng ta hướng đến đâu? Đây là một chàng to con dịu dàng nhất thế giới. Một người tốt nhất bạn được gặp. Anh ta tên Hamilton Smith. Anh đạt giải Nobel vì đã tìm ra cách cắt gen -- dùng thứ gọi là enzym giới hạn. Anh ta thực hiện ở ĐH Johns Hopkins, anh thật khiêm tốn lúc nhận giải, mẹ anh gọi và bảo: "Mẹ không biết còn có Ham Smith nữa ở Hopkins. Con biết anh ta vừa được giải Nobel không?" (Cười). tôi biết, đó là mẹ anh ta, nhưng mặt khác, hắn là người làm tốt công việc của mình. Bạn tìm thấy anh ta ở ghế bành mỗi ngày, đang làm với ống nhỏ để chuyền nước và toà nhà. Một trong những thứ anh ta làm là những thứ này. đó là gì? đây là đoạn rỗng ADN đầu tiên được cấy, khi bạn tách toàn bộ hệ thống ADN ra khỏi một tế bào, chèn vào một tế bào khác, làm cho tế bào đó tách biệt như một loài. Nó mất một tháng. Bạn sẽ thấy thứ này vào tháng sau nó sẽ quan trọng như chính chuyện này. Khi bạn nghĩ về nó và sự ý nghĩa của nó, chúng ta đang bắt đầu không chỉ đổi ethanol từ bắp với trợ cấp cao. Chúng ta bắt đầu nghĩ về sinh học biến thành năng lượng. Rất đắt để sản xuất thứ này, cả về kinh tế và mặt năng lượng. Đây là cái tích luỹ trong dầu cát ở Alberta. Có nhiều khối lưu huỳnh. Vì khi bạn tách dầu hoả khỏi cát, và sử dụng một lượng lớn năng lượng bên trong hơi nước- dòng nước để tách chúng ra-- bạn cũng phải tách cả lưu huỳnh ra. Sự khác biệt giữa dầu thô nhẹ và dầu thô nặng- là khoảng 14 đô la một thùng. đó là lí do bạn đang xây dựng những tháp từ những khối lưu huỳnh. bằng cách này tỉ lệ của chúng thì khá lớn. Bây giờ, nếu có thể đạt lượng năng lượng từ việc này, bạn rút gọn hệ thống và bạn bắt đầu áp dụng nguyên tắc sinh học vào năng lượng. Đó phải là một cây cầu nơi có thể đón gió, nơi bạn có thể có năng lượng mặt trời, nơi bạn có được năng lượng nguyên tử- và hy vọng bạn sẽ không xây trạm nguyên tử tiếp theo trên một bờ biển đẹp cạnh khe động đất. (Cười) chỉ là một suy nghĩ. Nhưng trong khi ấy, ít nhất vào thập niên tới, tên của trò chơi là những hydrocarnbons. và là dầu, là ga, là than đá, đó là cái chúng ta đang giải quyết. Trước khi làm buổi nói chuyện quá dài. Đây là những gì đang xảy ra hiện nay với hệ thống năng lượng. 86% năng lượng chúng ta tiêu thụ là hydrocarbon. Nghĩ là 86% thứ chúng ta đang tiêu thụ có lẽ là cây và amip đã được xử lí và phần còn lại của chất này. Có một vai trò ở đây về trò chuyện. Có vai trò từ chất thay thế, nhưng chúng ta cũng hiểu được phần thực trạng khác. Làm sao chúng ta giải quyết điều đó là hướng đến tương lai. Và khi chúng ta nghĩ về đường đến ngày mai, một trong những thứ bạn nên cân nhắc là: hiện nay chúng ta đang bỏ mặc 2/3 lượng dầu trong những cái giếng. Vậy chúng ta đang phí rất nhiều tiền và bỏ đi hầu hết năng lượng dưới đó. Đó, dĩ nhiên, yêu cầu nhiều năng lượng hơn để sử dụng và có năng lượng. Tỉ số trở nên ngu ngốc ngay khi bạn có được ethanol. Nó thậm chí là tỉ lệ 1:1 giữa năng lượng vào và ra. Đó là cách ngu ngốc của quản lí hệt thống này. Điều cuối cùng, đồ thị cuối cùng. Một trong những thứ mà chúng ta phải làm là ổn định giá dầu. Đây là cái trông như giá dầu, ok? Đây là hệ thống tồi vì cái xảy ra là tốc độ hàng rào được dựng rất chậm. Con người khám phá những ý tưởng thật sự đột phá về pin năng lượng mặt trời hoặc về gió hay những thứ khác, thử đoán là gì? Giá dầu giảm mạnh. Công ty phá sản, và sau đó bạn có thể làm giá dầu tăng lại. Vậy nếu tôi có một đề nghị gần gũi và khiêm tốn Hãy đặt một giá dầu ổn định ở châu Âu và Mĩ. Làm việc đó bằng cách nào? Ừ, hãy đưa thuế vào dầu đó là không thu thuế và nó giữ trong 20 năm tới, giá dầu sẽ là-- bất cứ thứ gì bạn muốn, 35 đô, 40 đô. Nếu giá OPEC giảm như thế, chúng ta đánh thuế nó. nếu giá tăng trên mức đó, thuế được miễn. Nhà thầu được gì? Nó tác động gì đến những công ty? Nếu có thể sản xuất năng lượng ít hơn 35 đô một thùng, hoặc ít hơn 40 đô, hay ít hơn 50 đô Hãy tranh luận nào- bạn sẽ có một doanh nghiệp. Nhưng không để con người vào vòng tròn này nơi không trả lương cho nghiên cứu vì công ty của bạn sẽ phá sản khi OPEC có nguồn thay thế và duy trì năng lượng sinh học còn tiếp diễn. Cảm ơn. Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo xuất sắc? Rất đông trong chúng ta đều hình dung về một người hùng thông thái người luôn đứng và chỉ huy và bảo vệ cấp dưới của họ. Nhưng đó là hình ảnh của một thời đại khác, và nó cũng đã lỗi thời đó là những chương trình phát triển khả năng lãnh đạo dựa vào những hình mẫu thành công của một thế giới đã như vậy, chứ không phải thế giới hiện tại hay trong tương lai. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 4,000 công ty, và chúng tôi đã yêu cầu họ, hãy cho chúng tôi xem tính hiệu quả của chương trình phát triển khả năng lãnh đạo. 85% những công ty đó đã kể ra lỗ hổng lớn về nhân tài cho những vị trí lãnh đạo chiến lược Điều đó có nghĩa rằng mặc cho những chương trình đào tạo của công ty, những chương trình thực tế, đánh giá, đào tạo, tất cả những điều này thì hơn một nửa số công ty đã không thể tạo ra đủ những nhà lãnh đạo vĩ đại Có thể bạn đang hỏi chính mình, liệu công ty tôi có giúp tôi chuẩn bị để trở thành một vị lãnh đạo vĩ đại của thế kỉ 21? Có lẽ là không. Tôi đã dành 25 năm trong sự nghiệp của mình để chứng kiến, tìm hiểu điều gì tạo nên những nhà lãnh đạo lỗi lạc. Tôi đã làm việc ở hệ thống 500 công ty lớn nhất nước Mỹ, đưa lời khuyên cho hơn 200 CEO, và tạo nên nhiều nguồn đào tạo lãnh đạo hơn bạn tưởng tượng Nhưng một vài năm trước, tôi đã nhận thấy một xu hướng bất thường trong việc bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo. Tôi nhận ra rằng, mặc dù tất cả những nỗ lực, vẫn có những câu chuyện tương tự nổi lên về những cá nhân cụ thể. Một câu chuyện về Chris một vị lãnh đạo nổi tiếng với nhiều tiềm năng người đã chuyển đến một đơn vị mới và thất bại, đã làm sụp đổ những giá trị không thể nào khôi phục được. Và cũng có những câu chuyện như về Sidney, một CEO, người đã rất lúng túng bởi vì công ty của cô ta được cho là một công ty rất xuất sắc dành cho những nhà lãnh đạo nhưng chỉ một trong số 50 lãnh đạo giỏi nhất được trang bị để dẫn dắt những mục tiêu trọng yếu. Và có những câu chuyện như một nhóm lãnh đạo tiền bối của một công ty đã từng rất phát đạt sửng sốt trước sự chuyển đổi của thị trường đã phải cắt giảm một nửa quy mô hoặc ngừng hoạt động. Chính những câu chuyện trở đi trở lại đó đã khiến tôi đặt ra hai câu hỏi. Tại sao những lỗ hổng lãnh đạo đang ngày càng lớn dần trong khi có quá nhiều đầu tư vào sự phát triển khả năng lãnh đạo? Và những nhà lãnh đạo lỗi lạc đang làm gì khác biệt để phát triển? Một trong những điều mà tôi đã làm, tôi đã rất trăn trở với những câu hỏi này và cũng rất bối rối bởi cả những câu chuyện đến nỗi đã phải rời bỏ công việc của mình để có thể dành toàn thời gian để học hỏi và tôi đã dành một năm để đi đến nhiều vùng đất trên thế giới để học về sự lãnh đạo hiệu quả hay không hiệu quả ở các công ty, các nước, và những tổ chức phi lợi nhuận. Và tôi cũng đã đến Nam Phi, nơi đã cho tôi rất nhiều cơ hội để hiểu tại sao Nelson Madela đã đi đầu thời đại trong việc lường trước và định hướng cho tình hình chính trị, xã hội và kinh tế. Tôi cũng đã gặp nhiều lãnh đạo của những tổ chức phi lợi nhuận những người dù tiềm lực tài chính rất hạn chế vẫn ảnh hưởng rất sâu sắc đến thế giới làm tốt đẹp hơn mối quan hệ của những lực lượng dường như thù địch. Và tôi đã dành rất nhiều giờ trong những thư viện lớn cố tìm hiểu làm thế nào mà môi trường có thể tạo nên những vị lãnh đạo, những bước tiến của họ, và sau đó, là hiệu quả của những nước đi ấy trên cả những gì họ có. Và sau đó, khi trở về làm việc toàn thời gian, trong cương vị này, tôi đã làm việc cùng những đồng nghiệp tuyệt vời những người cũng rất thích thú với những câu hỏi này. Và từ tất cả những điều đó, tôi đã đúc kết cho mình những đặc điểm của những nhà lãnh đạo thành công và những điều khác biệt họ đang thực hiện, và tôi cũng đúc kết được những biện pháp chuẩn bị mà có thể khuyến khích con người phát huy tiềm năng của mình. Tôi muốn chia sẻ một số với bạn. ("Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo xuất sắc của thế kỉ 21?) Trong một thế giới của thế kỉ 21, một thế giới toàn cầu, và được số hóa, với tốc độ chóng mặt của luồng thông tin cũng như những đổi mới, cũng là nơi mà không có điều gì lớn lao được hoàn thành nếu thiếu một khuôn mẫu phức tạp, việc dựa vào những kĩ năng phát triển khả năng lãnh đạo truyền thống cũ kỹ sẽ làm hao mòn, làm chậm đi sự phát triển của bạn như một nhà lãnh đạo. Thực tế là những đánh giá truyền thống như 360 cuộc điều tra hoặc những tiêu chí đánh giá năng lực lỗi thời chỉ đưa lại cho bạn những điều tưởng như tốt đẹp, làm bạn nghĩ rằng bạn đã sẵn sàng hơn những gì bạn thực sự có. Khả năng lãnh đạo ở thế kỉ 21 được định nghĩa và chứng minh bởi ba câu hỏi. Bạn đang nhìn vào đâu để lường trước sự thay đổi tiếp theo cho kiểu công ty hay chính cuộc đời bạn? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm chính ở kể hoạch, lịch trình của bạn. Bạn đang dành thời gian với ai? Về vấn đề gì? Bạn đang đi đâu? Bạn đang đọc cái gì? Và làm thế nào bạn đúc kết những điều này thành việc hiểu được những gián đoạn có thể có, và sau đó quyết định làm điều gì đó ngay bây giờ để bạn có thể chuẩn bị và sẵn sàng? Có một nhóm lãnh đạo thực hành một nước đi mà ở đó, họ đã khiến các thành viên gắn kết lại với nhau đây chính là xu hướng đã ảnh hưởng tới tôi, đó là xu hướng đã ảnh hưởng đến một thành viên khác của đội, và rồi họ đã chia sẻ những điều này, và ra quyết định, để thay đổi một chiến thuật hoặc để lường trước một bước đi mới. Những nhà lãnh đạo vĩ đại không bao giờ lùi bước. Họ tìm kiếm khắp nơi, tạo dựng nên tương lai, chứ không chỉ đơn thuần phản ứng lại trước nó. Câu hỏi thứ hai là, độ đa dạng trong hệ thống những nhà đầu tư của bạn như thế nào? Chúng ta thường nghe về hệ thống những liên kết xã hội của những người từng theo học trường nam sinh và chúng vẫn hoạt động tốt trong nhiều tổ chức. Nhưng ở một mức nào đó, chúng ta đều có một hệ thống những người mà ta có thể thoải mái làm việc cùng Vì vậy, vấn đề nằm ở khả năng của bạn để tạo dựng quan hệ với những người rất khác biệt với bạn. Và những sự khác biệt có thể về mặt sinh học, vật lý, chức năng, chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội. Nhưng mặc cho những khác biệt này, họ vẫn liên kết với bạn và tin tưởng bạn đủ để hợp tác với bạn để đạt được một mục tiêu chung Những người lãnh đạo tuyệt vời hiểu rằng một mạng lưới quan hệ đa dạng chính là nguồn gốc cho sự nhận diện mẫu hình ở những mức độ cao hơn và cũng là nguồn gốc cho những giải pháp, vì bạn có trong tay những người có cách suy nghĩ khác với bạn. Câu hỏi thứ ba: Bạn có đủ can đảm để bỏ qua một bước đi đã giúp bạn thành công trong quá khứ? Có một câu nói rằng: Cứ làm theo người khác thì sẽ luôn hòa hợp. Nhưng nếu bạn theo lời khuyên này, thì với tư cách của một người lãnh đạo, bạn đang làm những gì quen thuộc và khiến bạn an tâm. Những vị lãnh đạo xuất sắc dám khác biệt. Họ không đơn thuần nói về việc liều lĩnh, họ thực sự dám làm nó. Và một trong những vị lãnh đạo như thế đã chia sẻ với tôi sự thật rằng sự phát triển có tác động mạnh mẽ nhất chỉ đến khi bạn có thể kiên trì, bền bỉ trong cách suy nghĩ để trụ vững trước những lời nói rằng ý tưởng mới của bạn thật ngây thơ, liều lĩnh, thậm chí ngu ngốc. Nhưng thật thú vị là những người tham gia cùng bạn không phải là những người hay bị hoài nghi trong các mối liên kết của bạn. Họ thường là những người có suy nghĩ khác biệt và vì thế sẵn sàng tham gia cùng bạn tiến hành một bước nhảy đầy cam đảm. Đó là một bước nhảy, không phải một bước đi bình thường. Hơn những chương trình lãnh đạo truyền thống, khi trả lời ba câu hỏi này sẽ quyết định tính hiệu quả của bạn với tư cách là một người lãnh đạo trong thế kỉ 21. Vậy điều gì đã làm nên một người lãnh đạo xuất sắc trong thế kỉ 21? Tôi đã gặp nhiều người như vậy, họ thật sự nổi bật. Họ là những người đang chuẩn bị cho bản thân không phải cho những điều dễ dàng lường trước được của ngày hôm qua mà còn cho thực tế của ngày hôm nay và cả những điều không chắc chắn của tương lai. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ không theo kịch bản và làm Chris lo lắng bằng việc thêm vào phần tương tác với khán giả. Các bạn theo dõi đấy chứ ? Được, được. Hãy giơ tay lên nếu bạn từng nghe thấy tiếng một cặp đôi đang quan hệ tình dục. Đó có thể là hàng xóm, trong khách sạn, hay bố mẹ bạn. Tôi xin lỗi. Khá nhiều người. Bây giờ, hãy giơ tay nếu người đàn ông làm ồn hơn người phụ nữ. Tôi thấy một anh chàng ở kia. Không tính nếu người ấy là bạn nhé. ( Tiếng cười) Anh ấy lại hạ tay xuống. Và một người phụ nữ. Vâng. Ngồi cạnh một người đàn ông ồn ào. Điều này nghĩa là gì ? Nó cho thấy rằng loài người gây ra tiếng động khi quan hệ tình dục, và thường thì phụ nữ sẽ ồn ào hơn. Nó được biết đến với cái tên "âm thanh của phụ nữ khi quan hệ" Tôi không định nói điều này, nhưng có người nói với tôi rằng Meg Ryan có thể đang ở đây, và cô ấy là người phát ra âm thanh khi quan hệ nổi tiếng nhất thế giới. Vì vậy, tôi phải nói điều đó ra. Chúng ta sẽ quay lại trong chốc lát. Tôi muốn nói rằng loài người không bắt nguồn từ khỉ hình người. Chúng ta chính là khỉ hình người. Quan hệ của ta với tinh tinh và bonobo còn gần gũi hơn cả giữa voi Châu Phi và voi Ấn Độ như Jared Diamond đã chỉ ra trong quyển sách đầu tay của ông Mối quan hệ giữa chúng ta với tinh tinh và bonobo gần hơn so với bất kì loài linh trưởng nào khác-- khỉ đột, orangutan và nhiều loại khác. Chúng ta rất gần với chúng, và như bạn thấy, từ hành vi con người, giữa ta và chúng có một mối quan hệ. Vì vậy, câu hỏi mà tôi muốn khám phá với các bạn ngày hôm nay là, chúng ta là loài vượn nào nếu xét về mặt bản năng giới tính ? Kể từ thời Darwin, đã có những thứ mà Cacilda và tôi gọi là tiêu chuẩn về tiến hóa sinh lý của loài người, Điều này rất quen thuộc ngay cả khi bạn chưa từng đọc qua nó. Ý tưởng là : Như một phần của bản chất con người, từ giai đoạn đầu loài người, đàn ông đã thuê khả năng sinh sản của phụ nữ bằng cách cung cấp cho họ những sản phẩm và dịch vụ cụ thể Chúng ta đang nói về thịt, nơi ở, địa vị, sự bảo vệ, đại loại thế. Đổi lại, phụ nữ cho họ lòng trung thành, hay ít nhất là lời hẹn thề. Điều này đưa đàn ông và phụ nữ vào mối quan hệ đối nghịch. Cuộc chiến giới tính được hình thành ngay ở trong DNA chúng ta. Cacilda và tôi cho rằng không, mối quan hệ kinh tế này, mối quan hệ đối nghịch này, thực chất là sản phẩm của nền nông nghiệp, vốn chỉ xuất hiện khoảng 10,000 năm về trước. Theo giải phẫu, người hiện đại đã tồn tại trên trái đất khoảng 200,000 năm, Chúng ta đang nói về năm phần trăm niên đại với tư cách là một loài riêng biệt, hiện đại. Trước khi có nền nông nghiệp, trước cách mạng nông nghiệp, loài người sống trong những nhóm săn bắt hái lượm. Bất luận ở nơi nào, đặc tính của nhóm được đoán định bằng cái mà nhân chủng học gọi là chủ nghĩa quân bình bắt buộc Họ không chỉ chia nhau các thứ, mà còn định ra những thứ cần chia: thịt, nơi ở, sự bảo vệ hóa ra, những thứ dùng để trao cho phụ nữ nhằm đổi lấy sự thủy chung trong tình dục được chia sẻ rộng rãi giữa các xã hội này. Tôi không nói rằng tổ tiên chúng ta là những mọi rợ quý phái, hay người săn bắt hái lượm hiện đại là mọi rợ quý phái. Những điều này chỉ đơn giản là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro trong hoàn cảnh lúc nào cũng phải sục sạo tìm kiếm. Không có tranh cãi về vấn đề này. Cacilda và tôi chỉ là suy rộng ra lĩnh vực tình dục. Chúng tôi tranh luận rằng tình dục loài người đã tiến hóa cho đến khi nông nghiệp ra đời như một cách tạo lập và duy trì hệ thống, mạng lưới xã hội phức tạp và linh động, điều mà tổ tiên của chúng ta đã từng rất giỏi, đó là lí do tại sao loài người giỏi sinh tồn đến vậy Điều tôi nói đây sẽ khiến một số người không thoải mái, vì vậy, tôi luôn dành ra vài phút nghe đây : tôi nói rằng tổ tiên chúng ta lang chạ, nhưng không nói rằng họ quan hệ với người lạ. Không ai là người lạ cả trong một cộng đồng săn bắt - hái lượm. Vâng, có những mối quan hệ tình dục chồng chéo, tổ tiên chúng ta có thể đã có vài mối quan hệ tình dục cùng một lúc. Nhưng tôi không nói rằng họ quan hệ với người lạ rằng họ không yêu người mà họ đang quan hệ cùng rằng không có mối gắn kết giữa các cặp đôi. Tôi chỉ nói rằng không có độc quyền tình dục. Và những người trong chúng ta đã chọn lựa chỉ có một vợ ( chồng) bố mẹ tôi, chẳng hạn, đã cưới nhau được 52 năm nếu đó không phải mối quan hệ 1 vợ 1 chồng, bố mẹ, con không muốn nghe về nó Tôi không phê bình và không nói rằng điều này có gì sai trái. Điều tôi nói là, luận rằng tổ tiên chúng ta là những người ăn tạp trong tình dục để phê phán chế độ một vợ một chồng cũng chẳng khác gì việc luận rằng tổ tiên chúng ta là động vật ăn tạp để chỉ trích việc ăn chay. Bạn có thể chọn ăn chay, nhưng không bởi vì bạn đã quyết như vậy, thì thịt xông khói lại không còn thơm nữa. Vậy đây là quan điểm của tôi. ( Tiếng cười) Cũng phải đến một phút sau mới hiểu đấy nhỉ ? Cùng với việc trở thành một thiên tài, một người đàn ông, một người chồng một người cha tuyệt vời, Charles Darwin còn là một người siêu thẹn thùng. Ông ta thấy sự nở rộng vùng kín ở một số loài linh trưởng, gồm cả tinh tinh và bonobo, sự phình to này có xu hướng kích thích rất nhiều con đực giao hợp với con cái. Ông ta không hiểu tại sao lại như vậy cái mà chúng đáng ra phải làm là tạo nên mối liên kết đực cái Darwin không biết điều này, nhưng tinh tinh và bonobo giao phối từ một đến bốn lần mỗi giờ với một tá con đực trong một ngày khi vùng kín của chúng nở rộng. Thú vị là, sự nở rộng của tinh tinh là khoảng 40 phần trăm trong chu kỳ kinh nguyệt với bonobo là 90 phần trăm và con người là một trong những loài duy nhất trên trái đất mà con cái sẵn sàng quan hệ tình dục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, bất luận là khi đang có kinh nguyệt hay mãn kinh hay đang mang bầu. Điều này thực sự hiếm ở loài có vú. Vì vậy, đó là một khía cạnh rất thú vị về tình dục loài người. Thời ấy, Darwin đã phớt lờ những hồi tưởng về sự nở rộng vùng kín, điều mà những nhà khoa học vẫn hay làm. Chúng ta sẽ nói đến cuộc cạnh tranh của tinh trùng. Một lần xuất tinh trung bình cho 300 triệu tinh trùng, đây là một môi trường cạnh tranh. Câu hỏi là những tinh trùng này cạnh tranh với nhau hay còn với cả của những người khác . Có thể bàn luận rất nhiều về biểu đồ này. Điều mà tôi muốn các bạn chú ý là những nốt nhạc nhỏ phía trên tinh tinh, bonobo cái và phụ nữ. Nó chỉ ra âm thanh của con cái khi giao hợp. Hãy nhìn vào các con số. Trung bình một người quan hệ tình dục khoảng 1000 lần trong đời. Nếu con số đó có vẻ cao với một số bạn, tôi chắc chắn rằng nó là thấp với những người khác. Tinh tinh và bonobo có cùng tỉ lệ này. khỉ đột, đười ươi và vượn không có tỉ lệ đó, những con giống loài có vú hơn, quan hệ khoảng 12 lần trong đời. Loài người và bonobo là những động vật duy nhất quan hệ tình dục mặt đối mặt khi còn sống. (Cười) Và bạn sẽ thấy rằng loài người, tinh tinh và bonobo đều có tinh hoàn ở phía ngoài, điều mà chúng tôi sánh với một chiếc tủ lạnh đặc biệt ở trong gara chỉ dành để bia. Nếu bạn là kiểu đàn ông có một tủ lạnh để bia trong gara, bạn chỉ chực một bữa tiệc diễn ra và bạn muốn sẵn sàng mọi lúc. Tinh hoàn ở phía ngoài là thế đấy. Giúp cho những tinh trùng luôn sẵn sàng để bạn có thể xuất tinh thường xuyên. Tôi xin lỗi. Nhưng nó là sự thật. Loài người - một số có thể thấy vui khi nghe điều này - có dương vật to và dày nhất trong các loài linh trưởng. Bằng chứng này không chỉ có trong giải phẫu học mà còn đi vào cả nhân loại học. Trong dữ liệu lịch sử rất nhiều người trên thế giới có tập quán tình dục mà đáng ra là không thể dựa trên những giả định về tiến hóa tình dục của loài người. Những người phụ nữ Mosuo ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Trong xã hội của họ, đàn ông và phụ nữ, hoàn toàn tự do trong tình dục. Không có nỗi xấu hổ nào từ hành vi tình dục. Phụ nữ quan hệ với hàng trăm người. Chả sao cả. Không ai quan tâm. Không phải là vấn đề. Khi người phụ nữ mang thai, đứa trẻ sẽ được cô, chị hay anh trai cô chăm sóc. Người cha đẻ không phải là vấn đề. Phía bên kia của hành tinh, vùng Amazon, có rất nhiều bộ tộc thực hiện cái mà những nhà nhân loại học gọi là chế độ đa phụ. Những người này thực sự tin -- không có mối liên lạc nào giữa họ, ngôn ngữ chung hay bất kì thứ gì, nó không phải được lan truyền mà là được nảy sinh trên toàn thế giới-- họ tin rằng bào thai được tạo nên từ nhiều loại tinh dịch. Vì vậy, một người phụ nữ muốn có con thông minh, vui tính và mạnh mẽ phải quan hệ rất nhiều với người thông minh, vui tính và mạnh khỏe, để lấy được tố chất này cho đứa trẻ, và khi đứa trẻ ra đời, những người đàn ông này sẽ quay lại và thừa nhận quan hệ cha con với đứa trẻ. Vì vậy, làm cha thực chất là nỗ lực của một nhóm người trong cộng đồng. Có rất nhiều ví dụ khác kiểu này đã được ghi vào cuốn sách. Giờ, tại sao chuyện này lại quan trọng ? Edward wilson nói rằng tình dục loài người đầu tiên là một thiết bị gắn kết và thứ hai mới là để sinh sản. Tôi nghĩ điều này đúng. Sự tiến hóa tính dục trong chúng ta đang xung đột trực tiếp với rất nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Sự đối lập giữa những gì chúng ta được dạy và những gì chúng ra thực sự cảm nhận tạo ra rất nhiều đau khổ không cần thiết. Tôi mong ước hiểu biết chính xác hơn mới hơn về bản năng giới tính loài người sẽ giúp chúng ta dung thứ hơn với mình, với người khác, tôn trọng hơn những mối quan hệ khác thường như hôn nhân đồng giới hay quan hệ với nhiều người, và chúng ta sẽ gạt bỏ đi quan niệm cho rằng đàn ông bẩm sinh có quyền và bản năng giám sát và kiểm soát hành vi tình dục của phụ nữ. (Vỗ tay) Cảm ơn. Ta thấy rằng không chỉ những người đồng tính cần công khai giới tính. Mà ai cũng đều có những trở ngại "giới tính" phải vượt qua. Và khi công khai tính dục của mình, ta nhận ra rằng cuộc chiến không phải là giữa chúng ta, mà là với ý thức lỗi thời thời Victoria về bản năng giới tính loài người đã gán ghép ham muốn với quyền sở hữu, tạo ra sự tủi hổ và bối rối thay vì sự thấu hiểu và cảm thông. Đây là lúc cần vượt ra khỏi Sao Hỏa hay Sao Kim, bởi sự thật là đàn ông có nguồn gốc từ Châu Phi và phụ nữ cũng như vậy. Cảm ơn. ( Vỗ tay) Chris Anderson : Cảm ơn. Christopher Ryan: Cảm ơn. CA: Một câu hỏi. Điều này rất khó hiểu, cố gắng dùng những lý luận về lịch sử tiến hóa để luận ra những gì chúng ta phải làm ngày nay. Vài người có thể diễn thuyết và nói, nhìn này, chúng ta có những chiếc răng rất sắc cơ bắp và một bộ não giỏi trong việc sử dụng vũ khí, và khi nhìn vào nhiều xã hội trên thế giới bạn sẽ thấy tỉ lệ bạo hành rất cao. Không bạo lực cũng như là lựa chọn ăn chay, nhưng đó không phải là anh Khác biệt nào giữa nó và bài nói chuyện của anh? CR: Đầu tiên, những bằng chứng về mức độ bạo hành cao trong lịch sử còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng đó chỉ là một ví dụ. Rất nhiều người nói với tôi, chỉ bởi vì ta đã sống theo cách nào đó trong quá khứ không có nghĩa ta nên tiếp tục như thế, và tôi đồng ý. Tất cả cần phải thích ứng với cuộc sống hiện đại. Nhưng cơ thể con người có quỹ đạo tiến hóa cố hữu. Bạn có thể sống dựa vào McDonald's và sữa lắc, nhưng cơ thể sẽ nổi loạn. Chúng ta có khẩu vị nhất định. Schopenhauer đã nói rằng, một người có thể làm những gì anh ta muốn chứ không thể muốn những gì họ muốn. Và điều mà tôi đang phản bác là sự xấu hổ về khát khao. Tư tưởng cho rằng nếu bạn yêu chồng hay vợ nhưng vẫn bị hấp dẫn bởi người khác, thì có điều gì đó không ổn với bạn, với cuộc hôn nhân của bạn, với người bạn đời của bạn. Tôi nghĩ có rất nhiều gia đình tan vỡ vì mong đợi không thực tế dựa trên quan điểm sai lầm về bản năng giới tính loài người. Cái mà tôi đang muốn nói đến. CA: Xin cảm ơn anh. Diễn đạt thật mạnh mẽ. CR: Cảm ơn , Chris. ( Vỗ tay) Tối nay tôi muốn nói với các bạn hãy bước ra khỏi cái tủ của chính bạn, không phải theo nghĩa thông thường, cũng không chỉ là cái tủ của người đồng tính Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có những cái tủ riêng của mình. Khó khăn của bạn có thể là nói cho một ai đó biết rằng bạn yêu cô ấy ngay từ lần gặp mặt đầu tiên, hay bạn đang mang bầu, hay bạn mắc bệnh ung thư, hay bất kì những cuộc trò chuyện khó nói mà chúng ta đã từng có trong suốt đời mình. Mỗi trở ngại là một cuộc trò chuyện khó nói, và mặc dù chủ đề nói chuyện có thể trên trời dưới bể, thì trải nghiệm của việc đi vào hay bước ra cái tủ của bạn đều giống nhau. Nó rất đáng sợ. Tuy ghét nó, chúng ta vẫn cần phải làm vậy. Vài năm trước đây, khi còn làm việc tại quán cà phê South Side Walnut, một quán ăn rẻ tiền tại thị trấn, và trong suốt thời gian ở đó, tôi đã trải qua những giai đoạn phản đối gay gắt người đồng tính nữ không cạo lông nách, trích dẫn lời bài hát mà Ani DiFranco thể hiện như lời thánh ca. Vì chiếc quần soóc thô rộng thùng thình và cắt tóc thường xuyên, nên tôi thường nhận được câu hỏi từ những đứa bé: "Bác là con trai hay con gái vậy?" Khi đó không khí quanh bàn sẽ yên lặng một cách kì quặc. Tôi chỉ biết nghiến chặt răng, và nắm ấm cà phê trong tay mình chặt hơn. Bố của đứa trẻ thì lật tờ báo trong tay một cách kì quặc còn mẹ nó thì lườm nó. Nhưng tôi không nói gì cả, dù trong người đang sôi cả lên. Và nói thẳng ra là mỗi khi tôi bước tới phục vụ một bàn ăn có trẻ con tầm 3-10 tuổi tôi luôn sẵn sàng đấu tranh. (Cười) Đó là một cảm giác thật kinh khủng. Vậy nên tôi đã tự hứa với mình, lần sau, tôi sẽ nói với chúng điều gì đó. Đó là cuộc trò chuyện khó nói của tôi. Và vài tuần sau, nó lại tái diễn. "Bác là con trai hay con gái vậy?" Cũng là sự im lặng quen thuộc, nhưng lần này tôi đã sẵn sàng, và rằng tôi sắp sửa tham gia cuộc nghiên cứu phụ nữ lần thứ 101 tại bàn ăn này. (Cười) Tôi đã trích dẫn lời Betty Friedan. Và cả lời của Gloria Steinem. Thậm chí cả một ít từ "Vagina Monologues". Rồi hít vào một hơi thật sâu, tôi nhìn xuống và đang nhìn trừng trừng vào tôi là một cô bé 4 tuổi đang mặc một chiếc váy hồng, đó không phải là một thử thách đối với một người đấu tranh cho bình đẳng phụ nữ mà chỉ là một câu hỏi của một đứa bé: "Bác là con trai hay con gái?" Vậy nên tôi hít một hơi thật sâu khác ngồi xổm xuống bên cạnh cô bé và đáp, "Ta biết trông ta dễ gây nhầm lẫn. Bởi tóc ta ngắn giống con trai, và ta mặc quần áo con trai, nhưng ta là con gái, và cũng giống như cháu đôi lúc thích mặc váy hồng, nhưng đôi khi lại mặc bộ quần áo ngủ thoải mái. Và ta là kiểu con gái thích mặc quần áo ngủ." Cô bé nhìn tôi như chết trân và đáp lại ngay lập tức, "Bộ quần áo ngủ yêu thích của cháu có màu tím và hình con cá. Cháu muốn gọi một chiếc bánh kếp." (Cười) Thế đó. "À, ra thế. Bác là con gái. Cháu muốn gọi bánh kếp?" Đó là cuộc trò chuyện khó chịu dễ vượt qua nhất mà tôi từng có. Vì sao ư? Vì cô bé bánh kếp và tôi cả hai đều hiểu lẫn nhau. Giống như nhiều người trong chúng ta, tôi đã sống trong những chiếc tủ cả đời mình, và gần như mọi lúc, bốn bề chiếc tủ đều như cầu vồng. Nhưng bên trong lại tối đen, và bạn không thể biết được bốn mặt chiếc tủ có màu gì. Bạn sẽ biết cảm giác khi sống trong một chiếc tủ như thế nào. Nên thực tế là, chiếc tủ của tôi không khác gì mấy chiếc tủ của bạn của bạn này hay của bạn kia. Chắc chắn tôi có thể đưa ra cho bạn 100 lý do vì sao việc tôi bước ra chiếc tủ của mình lại khó hơn việc bạn bước ra chiếc tủ của bạn, nhưng đây mới là điều cần nói: khó khăn không phải mang tính tương đối. Mà khó là khó. Ai có thể nói với tôi rằng giải thích cho ai đó việc bạn vừa mới phá sản lại khó hơn việc nói với người khác rằng bạn vừa mới lừa dối họ? Ai có thể nói rằng câu chuyện mà mình sắp nói lại khó hơn so với việc nói với đứa con năm tuổi của bạn rằng bạn sắp ly hôn? Chẳng có câu chuyện nào khó nói hơn cả, chỉ có câu chuyện khó nói mà thôi. Chúng ta cần ngừng so sánh cái khó của mình với của người khác chỉ để khiến bản thân cảm thấy tốt hơn hay tệ hơn với chiếc tủ của mình hay chỉ để xót xa trước sự thật là tất cả chúng ta đều có cái khó của mình. Tại một thời điểm nào đó trong đời mình, chúng ta đều sống trong những chiếc tủ của mình, và có thể cảm thấy an toàn, hay ít nhất cũng an toàn hơn so với việc ở phía bên ngoài cánh tủ. Nhưng tôi ở đây để nói với các bạn rằng cho dù chiếc tủ của bạn được làm từ gì, thì nó cũng không phải là nơi để con người sống. Cám ơn. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng ra bạn 20 năm trước. Tôi khi đó để tóc đuôi gà, mặc váy không dây quai và đi giày cao gót. Tôi khi đó không phải là một cô gái đồng tính luôn sẵn sàng nói trả bất kì đứa bé bốn tuổi nào bước vào quán cà phê. Tôi chỉ đông cứng người vì sợ, cuộn người lại ở trong góc tủ tối đen của mình giữ chặt lấy quả lựu đạn đồng tính và cử động, dù chỉ là nhúc nhích, là điều đáng sợ nhất mà tôi từng làm. Gia đình, bạn bè, và những con người hoàn toàn xa lạ tôi đã dành cả đời mình cố gắng không làm những con người đó thất vọng và giờ tôi đã khiến cả thế giới đó đảo lộn một cách có chủ ý. Tôi đã đốt cháy tất cả những kịch bản mà chúng ta đã đi theo bấy lâu nay, bởi nếu bạn không ném quả lựu đạn đó đi, thì nó sẽ giết chết bạn. Một trong những cú ném lựu đạn đáng nhớ nhất của tôi là tại đám cưới của chị gái tôi. (cười) Đó là lần đầu tiên mà rất nhiều người tham dự đám cưới biết được tôi là đồng tính, trong lúc tôi đang vinh dự đóng vai trò phù dâu trong chiếc váy đen và đôi giày cao gót, tôi bước tới từng bàn khách một và cuối cùng là bàn của bạn bè bố mẹ tôi, những người đã biết tôi nhiều năm trời. Và sau một cuộc nói chuyện nho nhỏ, một trong những người phụ nữ ở đó hét to rằng, "Tôi yêu Nathan Lane!" Và một cuộc tranh luận về đồng tính đã nổ ra. "Ash, cô đã từng tới Castro chưa?" "Rồi, thực ra chúng tôi có bạn ở San Francisco." "Chúng tôi chưa bao giờ tới đó nhưng nghe nói rằng nơi đó rất tuyệt." "Ash, cô có biết Antonio - thợ cắt tóc của tôi không? Anh ấy rất tốt và anh ấy chưa bao giờ nói chuyện về một cô bạn gái cả." "Ash, thế chương trình tivi yêu thích của cô là gì? Chương trình tivi yêu thích của chúng tôi ư? Will & Grace. Và mọi người có biết chúng tôi thích ai không? Jack. Chúng tôi yêu mến Jack." Và rồi một người phụ nữ, tuy bối rối nhưng vô cùng muốn thể hiện sự ủng hộ của mình, để tôi biết rằng cô ấy đứng về phía tôi, cuối cùng buột miệng rằng, "Ừ thì thi thoảng chồng tôi cũng mặc áo cộc tay màu hồng." (cười) Và lúc đó tôi đã có một lựa chọn, giống như những kẻ ném lựu đạn sẽ làm. Tôi có thể quay trở lại chỗ bạn gái mình quay lại bàn những người bạn đồng tính của mình và bắt chước phản ứng của họ, vẻ bộ thanh cao và sự bất lực của họ khi cố gắng tránh từ ngữ thiếu tôn trọng người đồng tính khi nói chuyện với tôi hoặc tôi có thể thông cảm với họ và nhận ra rằng đây có lẽ là một trong những vấn đề khó khăn nhất, mà họ từng gặp, rằng việc họ bắt đầu những cuộc trò chuyện chính là lúc họ bước ra khỏi chiếc tủ của mình. Chắc chắc là sẽ rất dễ dàng để chỉ ra họ thiếu sót ở điểm nào. Nhưng sẽ khó gặp họ hơn tại chiếc tủ của họ và khó để nhận ra sự thật rằng họ đang cố gắng. Bạn có thể đòi hỏi ai đó làm gì khác ngoài việc cố gắng? Nếu bạn thực sự muốn sống thật lòng mình với ai đó, đổi lại bạn cần sẵn sàng chấp nhận sự thật. Vì vậy, những cuộc trò chuyện khó nói vẫn chưa phải là điểm mạnh của tôi. Bạn có thể hỏi bất kì ai mà tôi từng hẹn hò. Nhưng tôi đang khá dần lên, và tuân theo những điều mà tôi gọi là ba quy tắc Cô bé Bánh kếp. Giờ, hãy nhìn chuyện này qua lăng kính của những người đồng tính nhưng hãy biết rằng cái giá cho việc bước ra khỏi bất kì chiếc tủ nào cũng nhất thiết phải giống nhau. Điều thứ nhất: Chân thực Hãy cởi bỏ chiếc áo giáp của mình. Hãy là chính mình Đứa trẻ ở quán cà phê không có mặc áo giáp, nhưng tôi đã sẵn sàng cho trận chiến. Và nếu bạn muốn ai đó sống thật với bạn, thì họ cần biết rằng bạn cũng đang đấu tranh để được bên cạnh họ Điều thứ hai: Thẳng thắn. Cứ nói ra. Xé chiếc băng keo trên vết thương của bạn ra. Nếu biết mình là đồng tính, cứ nói điều đó ra. Nếu bạn nói với cha mẹ mình rằng có lẽ con là người đồng tính, thì họ sẽ giữ hy vọng rằng chuyện đó sẽ thay đổi. Đừng trao cho họ niềm hy vọng giả tạo đó. (cười) Và điều thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất (cười) Không hối tiếc. Bạn đang nói về sự thật của bản thân. Đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì điều đó. Một vài người có lẽ sẽ bị tổn thương, nhưng chắc chắn là bạn có thể thấy tội lỗi vì những gì mà mình đã làm, chứ không bao giờ thấy tội lỗi cho việc bạn là ai. Và đúng vậy, có người sẽ cảm thấy thất vọng, nhưng đó là do họ, chứ không phải bạn. Đó là do những kì vọng của họ về bạn, chứ không phải là của bạn về bản thân mình. Đó là câu chuyện riêng của họ, chứ không phải của bạn. Câu chuyện duy nhất bạn cần quan tâm là câu chuyện mà bạn muốn viết. Vì thế, nếu lần tới bạn có thấy mình đang ở trong một góc tủ tối đen ôm chặt quả lựu đạn của mình, thì hãy nhớ rằng tất cả chúng tôi cũng đều đã từng ở đó trước đây. Và có thể bạn sẽ cảm thấy rất cô đơn, nhưng thật ra không phải vậy. Và chúng tôi biết việc này là khó nhưng chúng tôi cần bạn bước ra khỏi đó, cho dù chiếc tủ của bạn được làm từ thứ gì, bởi vì tôi cam đoan với bạn rằng có những người khác đang nhòm qua lỗ khóa chiếc tủ của họ để tìm kiếm linh hồn dũng cảm tiếp theo lao ra khỏi cánh cửa tủ, để trở thành con người đó và để cho thế giới này thấy rằng chúng ta to lớn hơn cả những chiếc tủ của mình rằng một chiếc tủ không phải là nơi mà một con người thực sự sống. Xin cám ơn, Boulder. Chúc mọi người một tối vui vẻ. Tôi chia sẻ về những hacker. Khi tôi nói đến từ đó, chắc chắn trong đầu bạn sẽ không liên tưởng đến Benjamin Franklin, nhưng tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao lại thế. Hình ảnh xuất hiện trong đầu bạn là một chú nhóc xanh xao đang ngồi trong một tầng hầm làm những chuyện mờ ám, hoặc là một tên tội phạm đang cố đánh cắp thông tin của bạn, hoặc là những tay lừa đảo quốc tế với mục tiêu chính trị. Và những cách nghĩ thông thường cho thấy hacker là những đối tượng đáng bị e ngại Như hầu hết trong các lĩnh vực công nghệ và thế giới khoa học kỹ thuật sự xâm nhập (hacking) có cả mặt tốt và mặt xấu. Đối với những tin tặc đang cố gắng đánh cắp thông tin họ cũng là những người xây dựng nên những công cụ có thể giúp bạn tìm lại người thân sau một thảm họa hay quan trắc chất lượng môi trường sau một vụ tràn dầu Sự xâm nhập (hacking) chỉ là thay đổi thông thường trên một hệ thống có sẵn, và nó thuần túy là một hoạt động bình đẳng. Đó là về mặt suy nghĩ. Đó câu hỏi về những cách thức thông thường để làm một điều gì đó. Đó là cách bạn xử lý một vấn đề khi bạn nhìn thấy chúng và đó không chỉ là việc than phiền về vấn đề đó. Theo nhiều cách thức khác nhau, hacking là cách xây dựng nước Mỹ Besty Ross là một hacker. Tàu điện ngầm là một sự thay đổi tuyệt vời. Và từ thời anh em nhà Wright đến Steve Jobs, sự thay đổi luôn là nền tảng của nền dân chủ Mỹ. Cho nên, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn ở đây hôm nay, là cách mà lần tới đây các bạn sẽ nghĩ đến khi nhắc về một hacker, bạn có thể không nghĩ đến người này nhưng ông ấy là Benjamin Franklin, hacker vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông ấy là một trong những nhà phát minh người Mỹ tuyệt vời nhất mặc dù ông ấy chưa hề lưu lại một bằng sáng chế nào cả, bởi vì ông cho rằng tất cả những tri thức của loài người nên được truy cập miễn phí. Ông ấy đã phát minh ra kính hai tròng và cột thu lôi, và đương nhiên ông ấy cũng có công đóng góp trong việc xây dựng nền dân chủ của nước Mỹ. Và trong Code For America, chúng ta cố gắng thể hiện tinh thần của Ben Franklin. Ông ấy là một người điều chỉnh và là một chính khách những khái niệm và quyền công dân của ông ấy luôn được khẳng định bằng hành động. Ông ấy tin tưởng rằng chính phủ có thể được xây dựng bởi người dân, và chúng ta gọi họ là những civic hacker (những người thay đổi nền dân chủ) Những giá trị của một nên dân chủ tốt giống như hợp tác và trao quyền sự tham gia và doanh nghiệp giống như giá trị của mạng Internet. Và cũng không có gì ngạc nhiên rằng nhiều hacker đang chú ý vào những vấn đề của chính phủ. Nhưng trước hết, hãy để tôi cho các bạn vài ví dụ về những civic hacker, Tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn không cần là một lập trình viên để trở thành một civic hacker. Bạn chỉ cần mang theo những công cụ của thế kỷ 21 để xử lý những vấn đề mà chính phủ đang gặp phải. Và chúng ta luôn nghe thấy khắp nơi trong cộng đồng những civic hacker của Code For America rằng họ không hiểu biết nhiều về những vấn đề chuyên môn khi tham gia những dự án thay đổi xã hội. Cho nên, hãy nhớ rằng. Tất cả chúng ta đều có thể là civic hacker. Vậy, những civic hacker là ai? Năm ngoái, tại Honolulu, nhóm của chúng tôi bao gồm 3 nghiên cứu sinh toàn thời gian đã thực hiện dịch vụ công trong vòng 1 năm và được yêu câu xây dựng lại trang web của thành phố Và đó là một đống dữ liệu lộn xộn với hơn 10,000 trang Chúng tôi không thể làm điều đó trong vài tháng được yêu cầu. Thay vào đó, chúng tôi quyết định xây dựng 1 trang web song song giúp người dân có thể truy cập tốt hơn để có thông tin họ cần từ trang web của thành phố. Họ tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi và họ muốn có câu trả lời hoàn chỉnh sau khi tìm kiếm đó là điều rất khó thực hiện theo cách nhìn từ việc xây dựng 1 trang web. Chúng tôi xây dụng trang Hỏi đáp Honolulu, với giao diện đơn giản khi bạn gõ một từ khóa để tìm kiếm hay một câu hỏi và nhận lại một câu trả lời đơn giản hướng người dùng đến kết quả cuối cùng. Bây giờ, xây dựng trang web này trở nên rất đơn giản nhưng nhóm chúng tôi đối mặt với thử thách làm sao để xây dựng tất cả nội dung. Điều này làm cả 3 chúng tôi mất rất nhiều thời gian, nhất là khi không ai trong chúng tôi đến từ Honolulu cả. Và họ cần làm một điều gì đó triệt để, khi bạn nghĩ về cách thức mà chính phủ hoạt động. Họ nhờ người dân cung cấp nội dung. Bạn có thể nghe về một cuộc thi hack (hack-a-thon) Họ tổ chức một cuộc thi viết (write-a-thon) vào buổi trưa thứ 7 -- ("Bạn nên làm gì khi những con lợn rừng trở nên phiền toái?") (Tiếng cười lớn) -- Lợn rừng rõ ràng là một vấn đề lớn ở Honolulu. Vào một buổi trưa thứ bảy, họ đã có thể có được hầu hết câu trả lời cho hầu hết các vấn đề thường gặp, và điều quan trọng hơn hết là, họ tạo ra một cách mới để người dân tham gia xây dựng chính phủ. Bây giờ, tôi nghĩ đây là một câu chuyện hay, nhưng nó mang lại nhiều điều ngạc nhiên hơn. Vào ngày lễ quốc gia của những người thay đổi nền dân chủ (National Day of Civic Hacking) vào tháng 6 vừa rồi tại nơi tôi sống ở Oakland, Nhóm Code For America ở Oakland thực hiện hiện chương trình mã nguồn mở dựa theo Hỏi đáp Honolulu và thay đổi thành Hỏi đáp ở Oakland , và họ tổ chức một cuộc thi viết (write-a-thon) chúng tôi đưa ra hầu hết những câu hỏi thường gặp và để người dân tham gia trả lời chúng, và tôi có được kết quả. Tôi biên soạn lại các câu trả lời. Và cố gắng cho đến ngày hôm nay để nói lên ý nghĩa của việc trao quyền cũng như trách nhiệm cho nơi mà tôi đang sinh sống bằng như hành động nhỏ và đơn giản. Và bằng cách gắn kết những hành động nhỏ của mình cùng với hàng nghìn hành động nhỏ khác mà chúng tôi thực hiện thông qua civic hacking, chúng tôi cho rằng truyền thêm nguồn sinh khí cho việc thực hiện quyền công dân và khôi phục niềm tin vào chính phủ. Ở điểm này, bạn có thể nghi ngờ chính quyền thành phố nghĩ gì về những điều này. Họ rất thích những điều đó. Mọi người đều biết, người ta luôn yêu cầu chính quyền làm nhiều điều hơn với nguồn lực hạn chế và họ luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo đề giải quyết vấn đề. Vì thế, khi bạn cho người dân cách thức để tham gia ngoài những cuộc họp trong khán phòng, chính quyền thực sự có thể thu được sự hỗ trợ của cộng đồng trong những vấn đề của chính phủ. Bây giờ, tôi muốn trình bày cho các bạn rằng civic hacking không chỉ là hiện tượng trong xã hội Mỹ. Nó xảy ra khắp nơi trên thế giới, và một trong những ví dụ mà tôi muốn chia sẽ ở đây là từ Mexico City, vào đầu năm nay, Hạ viện Mexico đã ký hợp đồng với một công ty phát triển phần mềm để xây dựng một ứng dụng dành cho những nhà lập pháp theo dõi và ghi nhận các hóa đơn. Nó chỉ dành cho một vài người ở hạ viện. Đó là một hợp đồng 2 năm trị giá 9.3 triệu đô la. Rất nhiều người dân nổi giận về điều này, nhất là những chuyên viên máy tính, họ cho rằng 9.3 triệu đô là một con số không thể chấp nhận được cho một ứng dụng siêu đơn giản. Nhưng thay vì phản đối, họ đã tổ chức một cuộc thi. Họ yêu cầu các lập trình viên ở Mexico xây dựng một ứng dụng tốt hơn và rẻ hơn, và trao giải thưởng 9,300 đô la - rẻ hơn 10,000 lần so với bản hợp đồng của chính phủ, và cuộc thi diễn ra trong vòng 10 ngày. Sau 10 ngày 173 ứng dụng đã được gử về, 5 trong số chúng đã được trình bày trước quốc hội và chúng vẫn còn trên kho ứng dụng đến hôm nay. Do hành động này, hợp đồng đó bị hủy bỏ, và bây giờ, điều này làm dấy lên một phong trào ở Mexico City vốn trụ sở của một trong những đối tác của chúng tôi, Code for Mexico City. Những điều mà các bạn nhìn thấy ở cả 3 nơi, Honolulu, Oakland và Mexico City, là những yếu tố cốt lõi của civic hacking. Những người dân nhìn thấy vấn đề cần được cải thiện và thay đổi chúng, và từ đó, họ tạo ra sự hợp tác trong hệ sinh thái của thế kỷ 21. Họ tạo ra những phương thức để người dân tham gia, bên cạnh, việc bỏ phiếu hay ký vào một bản kiến nghị hay phản đối. Họ thực sự có thể xây dựng chính phủ. Bây giờ, quay lại người bạn của chúng ta, Ben Franklin, Mội trong những thành quả ít được biết đến của ông ấy là vào năm 1736, ông ấy đã thành lập công ty phòng cháy chữa cháy tình nguyện đầu tiên ở Philadelphia, được gọi là đội phòng cháy chữa cháy. Ben cùng bạn của ông ấy nhận thấy rằng thành phố gặp khó khăn để đối mặt với tất cả các đám cháy xảy ra ở thành phố, từ đó, theo cách của civic hacker, họ đã xây dựng một giải pháp. Và nhóm chúng tôi đã có đội chữa cháy của mình ở Code for America những người thực hiện những dự án mà tôi đã chia sẻ, và chúng tôi muốn mời bạn đi theo những dấu chân của Flanklin và tham gia cùng với chúng tôi. Chúng tôi có 31 nhóm ở Mỹ. Tôi vinh dự được thông báo ngày hôm nay rằng chúng tôi đang mở những nhóm mới ở các thành phố quốc tế trước hết chúng tôi bắt đầu ở Ba Lan, Nhật Bản và Ailen. Bạn có thể tìm xem liệu nhóm của chúng tôi có mặt ở nơi bạn đang sinh sống ở brigade.codeforamerica.org, và nếu chưa có, chúng tôi sẽ giúp bạn. Chúng tôi đã tạo ra một bộ công cụ tại brigade.codeforamerica.org, và sẽ hỗ trợ cho bạn trong suốt cuộc hành trình. Mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng một mạng lưới civic hacker toàn cầu những người đang thay đổi những hệ thống hiện có để xây dựng những công cụ giải quyết các vấn đề hỗ trợ cho chính quyền và nâng cao vai trò của người dân. Cho nên, hãy hack cùng với chúng tôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Nhìn thấy được từ vũ trụ, đồng bằng Okavango là vùng hoang dã ngập nước, nguyên sơ lớn nhất tại Châu Phi. Vùng đồng bằng ở Botswana này không giáp biển và là viên ngọc của Kalahari, giá trị của nó lớn hơn tất thảy những viên kim cương lớn nhất và vào năm 2014, nó được công nhận là Khu bảo tồn Thế giới thứ 1000 của UNESCO. Giờ, những gì bạn thấy là hai nhánh thượng nguồn chính, Cuito và Cubango, biến mất dần khi lên phía Bắc tại vùng cao nguyên ít được biết đến ở Angola. Đây là con sông nguồn lớn nhất chưa từng được khai phá trên thế giới này, có diện tích trải rộng lớn hơn bang California. Những vùng cận nước rộng và chưa được khai phá ở Angola từng đóng băng suốt 27 năm nội chiến. Thật ra, chiến trường lớn nhất ở Châu Phi kể từ Thế chiến thứ hai diễn ra trên một cây cầu bắc qua đoạn sông Cuito ở đồng bằng Okavango. Đó, bên tay phải, nó biến mất ở một nơi vô danh "Terra do fim do mundo" -- vùng đất ở tận cùng thế giới, và được khám phá lần đầu tiên bởi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Năm 2001, ở tuổi 22, tôi nhận việc là trưởng bộ phận trông nom ở Trại Vundumtiki. ở Đồng bằng Okavango một tập hợp chắp vá những con kênh, đầm, phá và hàng ngàn, hàng ngàn đảo đang chờ được khám phá. Là nơi cư ngụ của đàn voi với số lượng lớn nhất trên hành tinh. Tê giác được chuyển trên những chiếc C130 để tìm lại nơi ở chốn hoang dã. Sư tử, báo, giống sói, chó hoang, beo Châu Phi, những cây bao báp cổ đại vươn lên như những thánh đường dưới bầu trời dải Ngân Hà. Ở đây, tôi đã khám phá ra một thứ: vùng hoang dã cũng là nơi ở tự nhiên của chúng ta. Ta cần những nơi hoang dã cuối cùng này để kết nối lại với chính mình. Chúng ta -- tất cả bảy tỉ người -- không bao giờ được quên rằng mình là một sinh vật luôn gắn liền với sinh giới xác định. Như con sóng gắn liền với đại dương, ta không thể tồn tại mà tách khỏi dòng chảy của nguyên tử và năng lượng giữa các cá nhân và chủng loài trên toàn thế giới trong một ngày và vượt ra bên ngoài vũ trụ. Định mệnh đã gắn kết hàng triệu loài sinh vật và mỗi ngày, chúng ta đều phải dựa vào chúng cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Bốn năm trước, người ta tuyên bố 50% thế giới hoang dã trên Trái Đất đã biến mất chỉ trong vòng 40 năm. Bức ảnh này cho thấy cái chết như ngả rạ của 15.000 con dê rừng mà tôi chứng kiến ở Maasai Mara hai năm về trước. Và nó hoàn toàn là lỗi của chúng ta. Đến 2020, số lượng động vật hoang dã trên toàn cầu được dự báo sẽ giảm một mức gây sốc: 2/3. Chúng ta đang ở đợt tuyệt chủng thứ sáu bởi không còn nơi nào an toàn cho hàng triệu loài vật cùng tồn tại bền vững. Giờ, từ 2010, tôi đã tự mình đi dọc đồng bằng Okavango tám lần để thực hiện những khảo sát khoa học chi tiết đi quãng đường hơn 300km trong 18 ngày nghiên cứu. Tại sao tôi làm thế? Tại sao lại đánh cược tính mạng mỗi năm? Tôi làm thế vì ta cần những thông tin này để đối chiếu với nơi gần như nguyên sơ này trước khi sự phát triển ở đầu nguồn xảy ra. Những người bản địa sống ven sông Weyeyi, đồng bằng Okavango, họ đã dạy tôi tất cả những điều về Mẹ Okavango -- về sự hiện diện của hoang dã. Chúng tôi cùng du ngoạn đồng bằng Okavango mỗi năm trên ghe hoặc thuyền khoét từ thân cây nhớ về hàng thiên nhiên kỷ sống trong hoang dã. 10 ngàn năm trước, toàn bộ thế giới này từng là hoang dã. Giờ, hoang dã là tất cả những gì còn sót lại, và biến mất. 10 ngàn năm trước, ta từng giống như bây giờ: một sinh vật tân tiến, trí tuệ, óc tưởng tượng chưa từng có. Cuộc sống hoang dã dạy ta biết nói, tìm ra những công nghệ như lửa và đá, cung và tên, thuốc và chất độc, trồng trọt, thuần hoá và dựa vào nhau, và tất cả những gì quanh mình. Chúng ta chính là những gì cuối cùng của hoang dã- mỗi chúng ta. Hơn 80% bề mặt đất liền trên hành tinh đang hứng chịu những ảnh hưởng đáng kể từ hoạt động của con người: phá huỷ nơi ở tự nhiên và buôn bán các loài hoang dã trái phép làm giảm số lượng nghiêm trọng. Chúng ta cần khẩn thiết tạo ra môi trường an toàn cho chúng. Khoảng cuối năm 2014, chúng tôi bắt đầu một dự án đầy tham vọng chỉ để làm điều đó: khám phá và bảo vệ. Đến giữa tháng 5 năm 2015, chúng tôi đi đầu vượt các bãi mìn đến vùng hồ đầu nguồn nguyên sơ ở sông Cuito một thế giới khác; một nơi hoang sơ, cổ kính, nguyên vẹn. Đến ngày 21 tháng 5, chúng tôi thực hiện dự án "xẻ dọc" Okavango trên bảy chiếc thuyền mộc; hơn 2.400 km, 121 ngày, tất cả những sào, mái chèo và những nghiên cứu đưa chúng tôi qua hết thảy sông, phá đến hồ Xau ở sa mạc Kalahari, 480km tính từ đồng bằng Okavango. Khắp nơi được bao phủ bởi nước: từng gợn sóng, xoáy nước nhỏ, hoa súng, dòng chảy,... mỗi dấu vết của hiểm nguy, mỗi dấu hiệu của sự sống. Hãy tưởng tượng hàng triệu con ong mồ hôi vo ve quanh bạn khuẩn ăn thịt, và những hiểm hoạ liên tục từ mìn nổ hay một con hà mã ẩn mình bỗng tấn công thuyền mộc của bạn. Tất cả những khoảnh khắc sau khi con hà mã làm thế -- đẩy cái ngà của nó chọc thủng đáy thuyền Bạn có thể nhìn thấy hai cái lỗ -- một vết thủng ngay đáy thuyền -- hoàn toàn kinh hãi và hoàn toàn là lỗi của tôi. (Cười) Rất rất khuân vác, cây ngã và những cú lộn nhào những khúc sông toàn đá. Bạn sống bằng gạo và các loại đậu, tắm với một xô nước lạnh và chạy marathon lạch bạch sáu đến tám tiếng mỗi ngày. Sau 121 ngày như vậy, tôi, thậm chí, đã quên mã PIN tài khoản ngân hàng và mật khẩu mạng xã hội -- khởi động lại hoàn toàn hệ thống. Nếu bạn hỏi liệu tôi có nhớ nó, tôi sẽ nói rằng tâm trí tôi vẫn đang ở đấy. Vì sao cần bảo vệ những nơi mình chẳng bao giờ đặt chân đến? Vì sao cần bảo vệ những nơi mà ta phải liều mạng nếu muốn đến được đó? Tôi không phải tín đồ theo đạo hay một người có đức tin, nhưng trong hoang dã, tôi tin mình đã trải cái nôi của tôn giáo. Đứng trước một chú voi, dù khoảng cách xa thế nào, thì nó vẫn là khoảng gần nhất tôi từng đến được với Chúa. Moses, Buddha, Muhammad, Jesus, những thầy Hindu, nhà tiên tri và điều huyền bí tất cả ngược về hoang dã -- trên những dãy núi, vào trong sa mạc, để ngồi lặng yên và lắng nghe những điều bí mật đã dẫn dắt cộng đồng của họ hàng thiên nhiên kỷ. Tôi tiến sâu vào Okavango trên ghe mộc. Bạn phải đi cùng tôi, ngày nào đó. Hơn 50% những gì còn lại của hoang dã không hề được bảo vệ. Một cơ hội lớn -- một thời cơ cho tất cả chúng ta. Ta cần hành động cấp bách. Từ chuyến thực địa năm 2015, chúng tôi đã khám phá hầu hết những con sông chính ở phá Okavango gồm hơn 6.400km đột phá trong nghiên cứu chi tiết thực địa trên những ghe độc mộc và xe đạp địa hình. Giờ, chúng tôi có 57 nhà khoa học giỏi nhất tái khám phá cái được gọi là tháp nước Okavango - Zambezi -- vùng hoang sơ hậu chiến mênh mông với những hồ nước chưa được ghi lại này, những thác nước vô danh nằm trong nơi là vùng rừng rộng nhất còn sót lại ở Miombo. Chúng tôi đã phát hiện ra 24 loài mới và hàng trăm loài khác chưa từng được biết đến. Năm nay, chúng tôi khởi động lại dự án, cùng chính phủ Angola thành lập một trong những hệ thống khu vực được bảo vệ lớn nhất trên thế giới để bảo tồn vùng tháp nước Okavango - Zambezi mà chúng tôi đã và đang khám phá. Xuôi dòng, nó đảm bảo nguồn nước cho hàng triệu người và hơn nửa số lượng voi còn lại trên hành tinh này. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cơ hội bảo tồn lớn nhất ở Châu Phi trong những thập kỉ tới. Trong 10 đến 15 năm tới, ta cần tạo ra những khoản đầu tư chưa từng có trong việc bảo tồn hoang dã trên toàn cầu. Với tôi, bảo tồn hoang dã vượt lên trên việc bảo vệ đơn thuần hệ sinh thái lọc nước và tạo không khí trong lành để hít thở. Bảo tồn hoang dã là bảo vệ quyền cơ bản của một con người được sống tự nhiên là quyền cơ bản được khám phá của con người. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi làm việc với trẻ em mắc chứng tự kỉ. Tôi mang đến những phương pháp giúp các em giao tiếp. Những vấn đề mà trẻ tự kỉ gặp phải thường có cùng một nguyên nhân, Các em cảm thấy các khái niệm trừu tượng hay các kí hiệu rất khó hiểu do đó, gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ. Hãy để tôi giải thích lí do tại sao. Hãy nhìn vào bức ảnh bát súp này. Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy đều có thể hiểu được. Đây là hai bức ảnh chụp bát súp khác bạn có thể thấy rằng chúng trông trừu tượng hơn Và khi đến với ngôn ngữ nó trở thành một từ có hình dạng và cách phát âm hoàn toàn không còn liên quan đến bát súp ban đầu mà nó thể hiện Vì vậy, nó trở nên khó hiểu và mang tính giả định về thực tế Và đó chính là khó khăn mà trẻ em tự kỉ đang gặp phải cũng là lí do mà những người làm việc với trẻ tự kỉ những nhà trị liệu ngôn ngữ, những nhà giáo dục-- đang nỗ lực giúp các em giao tiếp bằng hình ảnh thay vì từ ngữ. Nếu muốn nói, "Cháu muốn súp", các em sẽ chọn ra ba bức ảnh, "Cháu", "muốn" và "súp", rồi sắp xếp lại với nhau, để bác sĩ trị liệu hay bố mẹ có thể hiểu được điều các em muốn nói. Phương pháp này vô cùng hiệu quả; rất nhiều người đã thực hiện nó trong suốt 30, 40 năm qua. Trong vài năm gần đây, tôi đã chuyển phương pháp này thành một ứng dụng Ipad được gọi là Avaz, cho phép trẻ chọn lựa những bức tranh khác nhau sắp xếp chúng để tạo thành các câu và các câu đó sẽ được chuyển thành lời Avaz là một máy phiên dịch, chuyển đổi hình ảnh thành ngôn ngữ. Nó rất hiệu quả. hàng nghìn trẻ trên thế giới đang sử dụng ứng dụng này, Tôi bắt đầu nghĩ đến những mặt tốt và chưa tốt của nó và nhận ra một điều thú vị: Avaz giúp trẻ tự kỉ học từ ngữ. Nhưng lại không giúp chúng học được kết cấu của từ ngữ. Hãy để tôi giải thích chi tiết hơn Lấy câu: "Cháu muốn súp tối nay" làm ví dụ. Nghĩa của cả câu không chỉ được tạo thành bởi từng từ mà còn bởi cách các từ được điều chỉnh và sắp xếp. Và đó là lí do tại sao câu "Cháu muốn súp tối nay" lại khác với "Súp muốn cháu tối nay," hoàn toàn vô nghĩa Vậy nên, có một sự trừu tượng, gây khó khăn cho trẻ tự kỉ và đó chính là việc điều chỉnh từ ngữ và sắp xếp chúng để tạo ra ý nghĩa và truyền tải các ý tưởng khác nhau. Đây chính là thứ mà chúng ta gọi là ngữ pháp. là thành phần cấu tạo của ngôn ngữ, ngữ pháp có một sức mạnh to lớn, cho phép chúng ta sử dụng một số lượng hữu hạn từ ngữ để chuyển tải thông tin và ý tưởng một cách vô hạn dùng các từ ngữ để chuyển tải điều mình muốn. Và vì vậy sau khi phát triển Avaz, tôi cảm thấy lo lắng trong một thời gian dài về làm thế nào dạy ngữ pháp cho trẻ tự kỉ. Giải pháp đến với tôi trong một hoàn cảnh rất thú vị. Tôi tình cờ bắt gặp một trẻ tự kỉ, nói chuyện với mẹ của em, Hoàn toàn bất ngờ và tự nhiên, con bé đứng dậy và nói, "Ăn." Điều thú vị chính là cách mà người mẹ cố gắng tìm hiểu điều mà đứa trẻ muốn nói bằng việc đặt câu hỏi cho cô bé. "Ăn gì nào? Con có muốn ăn kem không? Con muốn ăn? Hay ai đó khác muốn ăn? Con muốn ăn kem ngay bây giờ? Hay vào buổi tối?" Và tôi nhận ra rằng bà ấy đã làm điều tuyệt vời giúp đứa trẻ giao tiếp ý tưởng mà không cần đến ngữ pháp. điều đó khiến tôi chú ý, có lẽ nó là thứ tôi mà đang tìm. Thay vì sắp xếp từ ngữ theo thứ tự như trong một câu, bạn sắp xếp chúng theo một sơ đồ để liên kết chúng với nhau bằng những câu hỏi, những cặp câu hỏi- trả lời. làm theo cách này, điều bạn chuyển tải không phải là một câu mà là một ý nghĩa thực sự, thường bị ẩn đi trong nhiều khía cạnh ngôn ngữ, Nó đến sau suy nghĩ nhưng trước ngôn ngữ. Cách biểu đạt này cho phép chuyển tải ý nghĩa ở dạng cơ bản. Tôi hứng thú với điều này đến mức nhảy lò cò khắp nơi và cố gắng chuyển đổi tất cả các câu theo cách này. Và tôi nhận ra rằng như thế vẫn chưa đủ. tại sao vậy? Vì với những câu phủ định, chẳng hạn như "Tôi không muốn súp," bạn không thể nào làm được bằng cách đặt câu hỏi. mà thay vào đó là thay đổi từ "muốn." Tương tự, nếu muốn nói, " Hôm qua tôi đã muốn súp," bạn cần thay đổi từ "muốn" thành "đã muốn." Đó là thì quá khứ đơn. Vậy nên, tôi đã bổ sung thêm để hoàn chỉnh hệ thống. Đây là một sơ đồ liên kết dạng câu hỏi và trả lời, phía trên là bộ lọc giúp thay đổi từ ngữ để thể hiện sắc thái cụ thể. Hãy để tôi lấy một ví dụ khác. "Tôi đã bảo với anh thợ mộc rằng tôi không thể trả tiền cho anh." Câu tương đối phức tạp. Hệ thống này cho phép bạn bắt đầu với bất kì phần nào trong câu. Tôi sẽ bắt đầu với từ "bảo." Vâng, đây là từ "bảo." Đây là điều xảy ra trong quá khứ, nên tôi sẽ chuyển nó thành "đã bảo." Tiếp theo, tôi sẽ đặt một câu hỏi. Ai đã bảo? Tôi đã bảo. Bảo ai? Bảo anh thợ mộc. Bắt đầu với một phần khác trong câu, từ "trả," và chúng ta sẽ dùng bộ lọc để chuyển nó thành "có thể trả." sau đó thành "không thể trả," rồi lại thành "đã không thể trả" Vậy ai đã không thể trả? Tôi Đã không thể trả ai? Anh thợ mộc. kết hợp hai phần trên lại bằng cách đặt câu hỏi: Tôi đã nói gì với anh thợ mộc? Tôi không thể trả tiền cho anh. Đây chính là... --(Vỗ tay)-- cách biểu đạt một câu mà không cần đến ngôn ngữ. Có một vài điều rất thú vị Thứ nhất, tôi có thể bắt đầu ở bất kì đâu. Không nhất thiết phải bắt đầu với từ "bảo" mà bất cứ đâu trong câu Thứ hai, nếu tôi không phải là người nói tiếng Anh thì sao, trên thực tế, sơ đồ này vẫn đúng trong mọi loại ngôn ngữ. miễn là câu hỏi được đặt theo chuẩn. Vì vậy, tôi gọi nó là FreeSpeech, và đã dùng nó trong rất, rất nhiều tháng. thử rất nhiều cách kết hợp. Rồi tôi nhận ra một điều rất thú vị về FreeSpeech. Tôi đang cố biến đổi ngôn ngữ, trong tiếng Anh sang các câu trong FreeSpeech, và ngược lại. Và tôi nhận ra rằng kết cấu này, cách biểu đạt ngôn ngữ này, cho phép tôi tạo ra một quy luật ngắn gọn giữa một bên là FreeSpeech và một bên là tiếng Anh. Tôi có thể viết ra một bộ quy tắc dịch cách biểu đạt này sang tiếng Anh. Tôi đã xây dựng "Máy dịch FreeSpeech," nhận đầu vào là các câu trong FreeSpeech và đưa ra các câu tiếng Anh có ngữ pháp hoàn hảo. Từ việc kết hợp hai phần trên với nhau, tôi đã có thể tạo ra một ứng dụng, một công nghệ dành cho trẻ tự kỉ không chỉ cho chúng từ ngữ, mà còn cho chúng ngữ pháp. Tôi đã thử nghiệm nó với trẻ tự kỉ. Và thật khó tin với FreeSpeech, bọn trẻ có thể tạo ra những câu phức tạp nhưng lại hiệu quả hơn các câu tương tự trong tiếng Anh, Tôi lại bắt đầu suy nghĩ xem tại sao lại như vậy Và sẽ chia sẻ ngay sau đây. Vào năm 1997, khoảng 15 năm trước đây, một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về cách bộ não xử lí ngôn ngữ, đã khám phá ra rằng khi bạn học một thứ tiếng, lúc còn là một đứa trẻ hai tuổi, bạn sẽ học nó bằng một phần cụ thể trong bộ não, và khi học một thứ tiếng lúc đã trưởng thành giả sử là tiếng Nhật một bộ phận khác trong bộ não sẽ được sử dụng cho việc đó. Tôi không hiểu tại sao lại như vậy, nhưng tôi đoán rằng đó là bởi vì nếu học một ngôn ngữ khi trưởng thành, bạn hầu như sẽ luôn học nó thông qua tiếng mẹ đẻ, hoặc ngôn ngữ đầu tiên. Vì vậy, điều thú vị của FreeSpeech là khi bạn tạo ra câu hay ngôn ngữ, hay một trẻ tự kỉ tạo ra ngôn ngữ với FreeSpeech, chúng trực tiếp xây dựng nên câu mà không thông qua ngôn ngữ hỗ trợ Và điều này đã cho tôi một ý tưởng. FreeSpeech có thể được áp dụng không chỉ với trẻ tự kỉ mà còn cả những người bình thường, muốn học ngôn ngữ. Tôi đã tiến hành một số thí nghiệm. Đầu tiên là xây dựng một trò chơi xếp hình trong đó, câu hỏi và trả lời được mã hóa dưới dạng hình khối và màu sắc, mọi người phải sắp xếp chúng lại với nhau và tìm ra lời giải Từ thí nghiệm này, tôi xây dựng một ứng dụng trò chơi , cho phép trẻ em chơi với từ ngữ với sự tăng cường về mặt âm thanh chúng có thể học được ngôn ngữ. Phương pháp này hứa hẹn nhiều tiềm năng và chính phủ Ấn Độ gần đây, đã cấp giấy phép cho công nghệ này và sẽ thử dùng nó để giảng dạy tiếng Anh cho hàng triệu trẻ em. Ước mơ, hy vọng và mục tiêu thực sự, là để trẻ em có thể học tiếng Anh một cách hiệu quả như tiếng mẹ đẻ. Hãy nói về chuyện khác nào. Hãy nói về lời nói. Lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu giữa tất cả chúng ta. Điều đặc biệt là lời nói mang tính một chiều. Tại sao lại như vậy ? vì nó là âm thanh. Và cũng là bởi vì miệng của chúng ta được cấu tạo để tạo ra âm thanh một chiều. Nhưng với bộ não, những ý nghĩ chúng ta có trong đầu, không phải là một chiều. Chúng ta có những ý tưởng dồi dào, phức tạp và đa chiều. Tôi cho rằng ngôn ngữ là một phát minh của bộ não để chuyển tải suy nghĩ thành lời nói. Điều thú vị chính là ngày nay, chúng ta xử lí rất nhiều thông tin và hầu hết chúng được giải quyết bằng ngôn ngữ. Lấy Google làm ví dụ. Google tìm kiếm hàng tỉ website, tất cả đều bằng tiếng Anh, khi muốn dùng Google, bạn vào trang tìm kiếm và gõ tiếng Anh, Google sẽ cho ra kết quả bằng tiếng Anh. Nếu làm điều tương tự với FreeSpeech thì sao? Tôi ngờ rằng nếu làm việc này, ta sẽ nhận được các thuật toán như tìm kiếm, khôi phục đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều, bởi vì FreeSpeech không xử lí dữ kiện lời nói. Thay vào đó, là dữ kiện suy nghĩ. Cấu trúc dữ liệu suy nghĩ. Đó là một ý tưởng gợi nhiều suy nghĩ. Hãy cùng xem xét một cách chi tiết hơn. Đây là hệ sinh thái của FreeSpeech. Phần biểu đạt ở một bên, và phần dịch sang tiếng Anh, ở một bên. FreeSpeech, hoàn toàn không phụ thuộc vào ngôn ngữ. không hề có bất kì thông tin nào về tiếng Anh. Tất cả những gì mà hệ thống này biết về tiếng Anh được mã hóa vào phần máy dịch. Đây quả là một khái niệm thú vị. Bạn mã hóa ngôn ngữ của cả nhân loại vào một chương trình phần mềm. Thực ra cũng không quá phức tạp. Và điều thú vị hơn là đa số bộ mã trong phần mềm này không hẳn chỉ là bằng tiếng Anh. điều đó dẫn đến một ý tưởng thú vị khác ta có thể tạo ra phần máy dịch trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Ấn Độ, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Swahili. Và rồi điều này dẫn đến một ý tưởng thú vị nữa. Ví dụ, giả sử tôi là biên tập cho một tờ báo hay tạp chí. Tôi có thể tạo ra nội dung trong một ngôn ngữ, FreeSpeech, và người tiếp nhận nội dung đó, người đọc những thông tin đó, có thể chọn bất kì máy dịch nào, để đọc những nội dung ấy bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuyệt vời đến khó tin, đặc biệt là cho Ấn Độ. Chúng tôi có rất nhiều ngôn ngữ. Có một bài hát về Ấn Độ miêu tả đất nước này là một-- (tiếng Sankrit) nghĩa là "nói những ngôn ngữ tuyệt vời và luôn mỉm cười." Ngôn ngữ là một điều tuyệt vời. Tôi cho rằng đó là tác phẩm tuyệt vời nhất của nhân loại là thứ đẹp đẽ nhất mà bộ não từng tạo nên. Ngôn ngữ mang đến sự giải trí, giáo dục, và khai sáng, nhưng điều tôi thích nhất ở ngôn ngữ là cách nó truyền sức mạnh. Đây là bức ảnh chụp những cộng tác viên đầu tiên của tôi, khi tôi bắt đầu làm việc với ngôn ngữ, chứng tự kỉ và nhiều thứ khác. Cô gái này tên là Pavna, và kia là mẹ cô ấy, Kalpana Pavna's là một doanh nhân, nhưng câu chuyện của cô ấy còn thú vị hơn nhiều, vì cô ấy chỉ mới 23 tuổi. Cô ấy mắc chứng bại não liệt tứ chi, nên từ khi mới sinh ra, cô ấy đã không thể di chuyển hay giao tiếp. Và những gì cô ấy đạt được, học xong phổ thông, vào đại học, mở công ty, cộng tác với tôi để phát triển Avaz, cô ấy làm tất cả những việc đó chỉ với việc chuyển động mắt. Daniel Webster đã từng nói: "Nếu tất cả những gì tôi có đều bị lấy đi chỉ chừa lại một thứ duy nhất, tôi sẽ chọn giữ lại khả năng giao tiếp, vì với nó, tôi có thể lấy lại những gì đã mất." Và vì vậy, trong tất cả những tính năng của FreeSpeech, thứ chạm đến trái tim tôi nhất vẫn là khả năng mang đến cho trẻ không có khả năng giao tiếp sức mạnh giao tiếp để lấy lại những gì đã mất. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Hôm nay, tôi rất vui khi đến để trò chuyện về cách mà chúng ta có thể phục hồi não bị tổn thương, điều làm tôi đặc biệt hứng thú, bởi vì bản thân tôi là một nhà thần kinh học, Sẽ là một cách tuyệt vời đem lại hi vọng cho những bệnh nhân đang phải sống với những căn bệnh về não không thể điều trị. Đây là vấn đề. Bạn có thể nhìn thấy ở đây, hình chụp bộ não của một bệnh nhân Alzheimer và bên trái là một bộ não khỏe mạnh, rõ ràng là, ở não của bệnh nhân Alzheimer, vòng tròn đỏ cho thấy có tổn thương rõ rệt -- teo nhỏ và có sẹo. Những bức ảnh tương tự từ các căn bệnh khác như đa xơ cứng, bệnh về thần kinh vận động, Parkinson, thậm chí là Huntington, chúng đều kể cùng một câu chuyện. Những rối loạn về não đang là một trong những đe doạ chính cho sức khoẻ cộng đồng. Những con số ở đây khiến người ta bàng hoàng. Vào bất kì thời điểm nào, có hơn 35 triệu người trên thế giới chung sống với các bệnh về não, và chi phí chữa trị hằng năm cho các bệnh này là 700 triệu đô-la Hãy suy nghĩ về điều đó, Lớn hơn 1% GDP toàn cầu. Và tệ hơn nữa là, những con số này đang tăng lên vì nhìn chung, chúng liên quan đến tuổi tác và con người ngày một sống lâu hơn. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao, với ảnh hưởng nghiêm trọng từ những loại bệnh này đến mỗi cá nhân, chúng ta lại không xem đây là một vấn đề xã hội tại sao không có những cách điều trị hiệu quả? Để suy ngẫm về điều này, trước tiên, tôi sẽ nói nhanh về cách thức não chúng ta hoạt động. Nghĩa là, tôi sẽ nói về tất cả những gì được học ở trường Y. (Cười ) Tin tôi đi, không dài lắm đâu. Ok? (Cười) Não chúng ta thật sự rất đơn giản nó được cấu tạo bởi 4 tế bào 2 trong số chúng được minh họa ở đây. Đây là tế bào thần kinh, và đó là tế bào có bao mi-ê-lin hay là tế bào phân cách được gọi là oligodendrocyte. Khi bốn tế bào hoạt động cùng nhau nhịp nhàng và bình thường, chúng sẽ tạo nên dòng điện và dòng điện này giúp chúng ta có khả năng suy nghĩ, xúc cảm ghi nhớ, học hỏi, di chuyển, cảm giác, v.v Đồng thời, mỗi một tế bào dù hoạt động riêng rẽ hay cùng nhau, đều có thể bị lạc nhịp hoặc chết đi, khi điều đó xảy ra, bạn bị tổn thương mạng điện sinh học. Bạn bị rối loạn kết nối. Bằng chứng là có sự suy giảm tính dẫn điện. Cuối cùng, thương tổn này sẽ biểu hiện thành bệnh một cách rõ ràng. Ví dụ, nếu tế bào bị chết là tế bào thần kinh vận động bạn sẽ mắc bệnh về thần kinh vận động Tôi sẽ đưa ra một dẫn chứng thật về những gì xảy ra với bệnh về thần kinh vận động Đây là John, một bệnh nhân của tôi Tôi chỉ mới gặp ông tuần trước tại bệnh viện. Tôi đã yêu cầu John chia sẻ về vấn đề của ông ấy và đưa ra những chẩn đoán ban đầu của bệnh về thần kinh vận động. John: Tôi được chẩn đoán vào tháng 10 năm 2011 và vấn đề khó khăn chính là việc thở, khó thở. Không biết mọi người nghe rõ không, nhưng John đã nói về sự khó thở triệu chứng của bệnh về thần kinh vận động. 18 tháng trôi qua, sức khỏe của John suy yếu, John sẽ nói cho chúng ta nghe tình trạng hiện tại của ông ấy. Vấn đề hiện tại của tôi bây giờ là thở rất khó khăn. Bàn tay tôi yếu đi, cánh tay và chân cũng vậy. Tôi phải ngồi xe lăn phần lớn thời gian. John nói rằng ông ta phải ngồi xe lăn phần lớn thời gian. Hai clip trên cho thấy không chỉ sự tàn phá của bệnh tật, mà còn chỉ ra tốc độ hủy hoại của bệnh, vì chỉ mới 18 tháng trôi qua, một người trưởng thành khỏe mạnh phải ngồi xe lăn và phụ thuộc vào máy hô hấp nhân tạo. Hãy đối mặt , vì điều này có thể xảy đến với cha, anh trai hay bạn bè của bất kì ai, khi tế bào thần kinh vận động bị chết. Chuyện gì sẽ xảy ra khi tế bào có bao mi-ê-lin bị chết? Chúng ta sẽ bị đa xơ cứng. Hình ảnh scan bên trái minh họa cho bộ não, và đây là sơ đồ kết nối thông tin của não chồng lên trên đó là những khu vực bị tổn thương. Chúng ta gọi chúng là sự phản mi-ê-lin. Khi bị tổn thương, chúng trở nên trắng Tôi biết bạn đang nghĩ gì, "Trời ơi, gã này đến để nói về hi vọng, và những gì ông ta nói là một điều không thật và một câu chuyện nhàm chán." Căn bệnh này khủng khiếp. nó huỷ hoại và số lượng bệnh nhân đang gia tăng Chi phí thì lớn, nhưng tệ hơn là, không có cách điều trị. Vậy hi vọng ở đâu? Mọi người biết không? Tôi nghĩ có hi vọng. Hi vọng ở phần tiếp theo này, cho những người có phần não bị đa xơ cứng, vì nó cho thấy, kì diệu thay, não có thể tự phục hồi. Có điều là khả năng của nó không đủ. Đây là hai thứ tôi muốn cho các bạn thấy Đầu tiên là sự phá hủy ở bệnh nhân này với đa xơ cứng. Và một lần nữa, một phần khác có màu trắng. Nhưng quan trọng là các vùng được khoanh đỏ làm nổi bật vùng xanh nhạt. Vùng xanh nhạt đã từng có màu trắng. Nó đã từng bị tổn thương, và bây giờ, nó đã được tái tạo. Rõ ràng là: nó không được thực hiện bởi các bác sĩ. Dù có bác sĩ, nhưng lại không nhờ đến bác sĩ Đó là sự tái tạo tự nhiên. Nó rất kì diệu và nó xảy ra vì chúng ta có các tế bào gốc trong não, chúng có thể tạo nên mi-ê-lin mới, chất cách điện mới, lên các dây thần kinh bị hư hỏng. Điều này quan trọng bởi 2 lí do. Đầu tiên, chúng khác với một trong những cách truyền thống mà tôi đã học ở trường Y, tôi thừa nhận ở thế kỉ trước rằng não không thể tự tái tạo không giống như xương hay gan. Thật ra chúng có thể, nhưng lại không đủ. Và điều thứ hai là, nó mang đến cho chúng ta một chỉ dẫn rõ ràng cho liệu pháp mới Bạn không cần phải thông thái để biết cần làm gì ở đây. Bạn chỉ cần tìm cách làm tăng sự tái tạo nội sinh, tự nhiên để chúng xuất hiện. Câu hỏi đặt ra là, tại sao, nếu ta đã biết được điều này, sao lại không có những cách điều trị như thế ? Nó phần nào phản ánh sự khó khăn trong phát triển thuốc. Sự phát triển thuốc có thể là một sự đánh cược đắt tiền nhưng nguy hiểm và tỉ lệ đặt cược vào khoảng: đặt 10,000 ăn một, bởi vì cần tầm soát khoảng 10,000 hợp chất để tìm ra hợp chất hiệu quả. Sau đó, cần thời gian 15 năm và mất hơn 1 tỉ đô la, Mà chưa chắc đã tìm ra kết quả. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là liệu có thể thay đổi luật chơi và thu nhỏ tỉ lệ cược ? Để làm được điều đó, cần tìm ra nút thắt trong tiến trình khám phá thuốc ? Một trong những nút thắt là sự khám phá thuốc trước kia. Tất cả sự tầm soát diễn ra ở các mô hình động vật. Nhưng ta biết, nghiên cứu thích hợp là trên người theo Alexander Pope. Liệu có thể nghiên cứu những bệnh này trên mô hình người ? Dĩ nhiên, hoàn toàn có thể. Ta có thể dùng tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc người. Tế bào gốc người rất kì diệu chúng có thể làm được hai điều: tự làm mới hoặc tăng sinh, và chúng có thể chuyên môn hóa thành xương, gan, tế bào thần kinh thậm chí là tế bào thần kinh vận động hoặc tế bào có bao mi-ê-lin. Và thách thức từ lâu, liệu ta có thể khai thác sức mạnh của các tế bào gốc này để áp dụng vào tái tạo chức năng hệ thần kinh ? Tôi nghĩ là có thể, và lí do là bởi vì đã có nhiều khám phá quan trọng từ 10, 20 năm trước Một trong số đó là ở Edinburgh, con cừu danh tiếng, Dolly. Cừu Dolly được tạo ra ở Edinburgh, và nó là một ví dụ cho sự nhân bản động vật có vú đầu tiên từ một tế bào trưởng thành. Nhưng tôi nghĩ điều ý nghĩa hơn cho buổi thảo luận của chúng ta hôm nay là nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học người Nhật, Yamanaka Điều mà ông đã làm, trong khoa học"chế biến", ông ta đã cho thấy từ 4 nguyên liệu, chỉ bốn nguyên liệu thôi, có thể chuyển hiệu quả mọi tế bào trưởng thành thành một tế bào gốc ưu việt. Và ý nghĩa của việc này rất khó để nói hết, nó có nghĩa là bất kì ai trong phòng, đặc biệt là những bệnh nhân, đều có thể tạo nên một bộ kit chuyên biệt sửa chữa mô cho từng người Lấy 1 tế bào da, làm nó thành một tế bào đa tiềm năng, để biến nó thành các tế bào tương ứng với bệnh dùng trong cả nghiên cứu và tiềm năng chữa bệnh. Ý tưởng tại trường đại học Y tôi và đại học Y, một chủ đề định kì đúng không? buồn cười nhưng lại là, thực tế hiện nay. Tôi cho rằng nó là một nền tảng cho sự tái tạo, sửa chữa và hi vọng. Và nói về hi vọng, dành cho những ai đã thất bại tại trường, và cũng dành cho các bạn, bởi John Gerdon từng báo cáo tại trường rằng (xem trên slide) Họ đã không nghĩ nhiều về ông ta. Điều ít ai biết là ông đã được giải Nobel Y học chỉ mới 3 tháng trước. Trở lại vấn đề ban đầu, đâu là cơ hội cho những tế bào gốc, hay công nghệ đột phá này, để sửa lành cho não, cái được gọi là thần kinh học tái tạo? Tôi nghĩ có hai cách: như một khám phá dược y học tuyệt vời của thế kỉ 21 và/hoặc như một dạng liệu pháp. Tôi muốn kể một chút về nó trong chốc nữa. Khám phá thuốc là một trong những vấn đề thường được bàn tán. Rất đơn giản: giả sử có một bệnh nhân, bị bệnh về thần kinh vận động, chúng ta lấy một mẩu da, và tái tiết lập chương trình đa tiềm năng như đã nói ở phần trước và tạo nên các tế bào thần kinh vận động. Điều này nằm trong khả năng của các tế bào đa tiềm năng. Nhưng quan trọng là mọi người có thể so sánh họ với những người khỏe mạnh tương đương, họ hàng khỏe mạnh chẳng hạn. Cách này giúp ta phù hợp với sự biến đổi di truyền Và đó chính xác là điều chúng tôi đã làm Cộng tác với các đồng nghiệp: tại London với Chris Shaw; tại Mĩ với Steve Finkbeiner và Tom Maniatis. Cái mà mọi người đang xem là một điều kì diệu, Các tế bào thần kinh vận động đang sống và phát triển từ một người mắc bệnh thần kinh vận động. Đó là một dạng di truyền Hãy tưởng tượng đó là điều không tưởng vào 10 năm trước Ngoài việc theo dõi sự phát trển và đưa ra quy trình, ta còn có thể làm chúng phát huỳnh quang, nhưng chủ yếu là, theo dõi hoạt động của chúng và so sánh các tế bào thần kinh vận động với các tế bào khỏe mạnh. Kết hợp tất cả lại, ta nhận thấy các tế bào bị bệnh, được thể hiện bằng đường màu đỏ có nguy cơ chết cao gấp 2,5 lần so với các tế bào khỏe mạnh. Và quan trọng là sau đó, chúng ta có một thử nghiệm tuyệt vời để khám phá thuốc vì cái mà mọi người sẽ hỏi về thuốc, bạn có thể làm điều này qua một hệ thống kiểm tra tự động công suất cao, yêu cầu rằng hãy tìm cho tôi một loại thuốc để làm đường màu đỏ gần hơn với đường màu xanh, vì thuốc này là ứng viên sáng giá có thể đưa trực tiếp vào thử nghiệm trên người và gần như bỏ qua mọi nút thắt mà tôi đã đề cập trên mô hình động vật, nếu nó mang lại hiệu quả. Thật tuyệt vời. Nhưng tôi muốn quay trở lại chỉ mọi người cách sử dụng trực tiếp tế bào gốc để sửa chữa tổn thương. Và một lần nữa, có hai cách và chúng không loại trừ lẫn nhau. Đầu tiên, tôi nghĩ, về lâu dài điều mang đến hiệu quả lớn nhất, nhưng chưa phải bây giờ là nghĩ về những tế bào gốc có sẵn trong não, như tôi đã nói. Tất cả chúng ta đều có tế bào gốc trong não kể cả não bệnh, Chắc chắn, một cách thông minh là tìm cách thúc đẩy và kích hoạt các tế bào gốc trong não này tác động và phản ứng lại với các hư hỏng để sửa chữa chúng. Đó là chuyện của tương lai. Sẽ có những thuốc làm được điều này. Một cách khác là cấy ghép chúng để thay thế các tế bào chết, kể cả trong não bộ Một thử nghiệm lâm sàng mà chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành gần đây cùng với các đồng nghiệp tại UCL đặc biệt là David Miller. Thử nghiệm này rất đơn giản. Chúng tôi tiến hành trên bệnh nhân bị đa xơ cứng và đặt một câu hỏi đơn giản: Liệu các tế bào gốc từ tủy xương có thể bảo vệ dây thần kinh ? Chúng tôi lấy tủy xương tăng sinh các tế bào gốc và tiêm chúng trở lại qua tĩnh mạch. Tôi diễn tả sao cho thật đơn giản. Mất 5 năm đối với nhiều người. Nó khiến tôi phải suy nghĩ và gây nên tất cả các vấn đề. Nhưng theo định nghĩa thì nó rất đơn giản. Chúng tôi đã cấy ghép chúng qua tĩnh mạch. Và để đánh giá thành công của việc cấy ghép, chúng tôi đo dây thần kinh thị giác để đánh giá kết quả Một điều tốt khi kiểm tra tại M.S., vì những bệnh nhân đa xơ cứng gặp phải những vấn đề về thị giác như mù hoặc thị lực yếu. Chúng tôi đo kích thước thần kinh thị giác sử dụng máy scan với David Miller 3 lần - 12 tháng, 6 tháng và trước khi tiêm tế bào mọi người có thể nhìn thấy đường đỏ giảm nhẹ. cho thấy dây thần kinh thị giác đang co lại, nghĩa là chúng đang dần chết đi. Sau đó, chúng tôi cấy ghép tế bào gốc và lặp lại việc kiểm tra hai lần, 3 và 6 tháng. Ngạc nhiên thay, đường này đi lên. Điều này cho thấy sự can thiệp đã có tác động bảo vệ. Tôi không nghĩ rằng các tế bào gốc đã tạo mi-ê-lin mới hoặc tế bào thần kinh mới. Tôi nghĩ chúng đã thúc đẩy các tế bào gốc nội sinh, hay tiền thân thực hiện chức năng, đánh thức và tạo nên mi-ê-lin mới Đó là bằng chứng. Tôi rất thích thú về nó. Và tôi muốn kết thúc chủ đề hôm nay đó là sự tái tạo và hi vọng. Tôi hỏi John về những hi vọng của ông cho tương lai. Tôi hi vọng rằng một lúc nào đó trong tương lai, thông qua nghiên cứu, chúng ta có thể tìm ra một phương pháp cho phép mọi người có được một cuộc sống bình thường. Nghe có vẻ lớn lao nhỉ ? Tôi muốn kết thúc đầu tiên bằng việc cảm ơn John. Cảm ơn John đã đồng ý chia sẻ chi tiết về bệnh tình và những đoạn phim của ông. Tôi cũng muốn nêu lên quan điểm của mình, tôi rất hi vọng vào tương lai. Tôi rất tin vào những công nghệ đột phá như công nghệ tế bào gốc, mà tôi đã trình bày. Đó là một hi vọng thật sự. Tin rằng, ngày mà ta có thể chữa lành bộ não bị tổn thương không còn xa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là hình ảnh của các cụm thiên hà. Đúng như tên gọi, Chúng là một chùm vô số các thiên hà gắn kết với nhau bởi lực hấp dẫn. Hầu hết các điểm quý vị thấy trên màn hình không phải là các ngôi sao riêng lẻ, mà là những chùm sao, hoặc các thiên hà. Nhìn những bức ảnh này, tôi hy vọng quý vị sẽ nhanh chóng nhận thấy cụm thiên hà là những vật thể xinh đẹp, còn hơn thế, tôi thấy các cụm thiên hà thật bí ẩn chúng khiến tôi ngạc nhiên, và chúng hữu ích. Hữu ích vì đây là phòng thí nghiệm lớn nhất của vũ trụ. Là phòng thí nghiệm, vì mô tả các chùm Thiên Hà là mô tả các thí nghiệm có thể làm với chúng. Theo tôi có bốn loại chính, loại đầu tiên tôi muốn mô tả là cụm thiên hà cực lớn. Vậy nó lớn tới cỡ nào? Vâng, đây là hình ảnh của một cụm Thiên Hà. Nó lớn đến nỗi ánh sáng đi qua nó liền bị uốn cong, bị vênh bởi lực hấp dẫn cực lớn của cụm sao này. Thực tế, nếu xét kỹ có thể thấy các vòng tròn xung quanh cụm sao này. Tôi cho quý vịmột con số, cụm Thiên Hà đặc biệt này có một quần thể hơn một triệu tỷ mặt trời. Ta khó hình dung những hệ thiên hà này lớn đến thế nào. Nhưng không chỉ có thế, nó còn có thêm tính năng này. Về cơ bản chúng là những hệ đơn lập, nếu thích, ta có thể nghĩ chúng là một phiên bản thu nhỏ của toàn vũ trụ. nhiều câu hỏi chúng ta có thể nêu ra về vũ trụ ở phạm vi rộng như lực hấp dẫn hoạt động như thế nào? nó có thể được trả lời nhờ nghiên cứu các hệ thống này. Đó là nói về độ lớn. Điều thứ hai là độ nóng. Vâng, nếu tôi chọn một hình ảnh của một cụm thiên hà, và trừ đi tất cả ánh sáng của các vì sao, tôi còn lại giọt nước lớn, màu xanh này. Màu này không có thật. Thực ra cái ta thấy là ánh sáng tia X. Câu hỏi là, nếu nó không phải là Thiên Hà, thì cái gì phát ra ánh sáng này? Câu trả lời là khí nóng, khí nóng tới triệu-độ thực tế, đó là plasma. Để hiểu tại sao nó nóng đến vậy hãy quay trở lại hình ảnh trước, Lực hấp dẫn cực lớn của các hệ thống này làm các hạt khí đạt đến tốc độ cực lớn, tốc độ cực lớn nghĩa là nhiệt độ cực cao. đó là lý do chính, nhưng khoa học chỉ là một bản nháp thôi. Có rất nhiều tính chất cơ bản về plasma này vẫn làm chúng ta bối rối, vẫn là một câu đố đặt ra với chúng ta, và thách thức hiểu biết của chúng ta về vật lý của sự cực nóng. Loại thứ ba: thăm dò tiểu vật chất. Để giải thích điều này, tôi phải nói với quý vị một thực tế rất khó chịu. Hầu hết các chất trong vũ trụ không được tạo nên từ nguyên tử. Người ta nói dối quý vi. Hầu hết các chất được tạo từ cái gì đó rất, rất bí ẩn, mà chúng tôi gọi là chất tối. Chất tối là thứ rất ít tương tác, ngoại trừ thông qua lực hấp dẫn, tất nhiên ta muốn tìm hiểu thêm về nó. Nếu quý vị là một nhà vật lý hạt, quý vị muốn biết điều gì xảy ra khi các thứ đập vào nhau. Và chất tối không phải là ngoại lệ. Chúng ta làm điều này như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, Tôi sẽ hỏi một câu hỏi khác, là điều gì xảy ra khi các cụm thiên hà va chạm? Đây là một hình ảnh. bởi vì cụm Thiên Hà là một lát cắt đại diện, phiên bản thu nhỏ của vũ trụ. Chúng chủ yếu được tạo thành từ chất tối, và đó là những gì ta thấy trong màu tím xanh này. Màu đỏ là khí nóng, và, tất nhiên, ta có thể thấy nhiều thiên hà. Những gì đang xảy ra là một máy gia tốc hạt ở quy mô vô cùng lớn. Điều này rất quan trọng, vì nó có nghĩa là những hiệu ứng rất, rất nhỏ có thể rất khó phát hiện trong phòng thí nghiệm, có thể được hợp vào nhau thành một cái gì đấy có thể thấy trong tự nhiên. Vì vậy việc quan sát nó rất thú vị. Lý do tại sao các cụm thiên hà có thể cho ta biết về chất tối, lý do tại sao các cụm thiên hà có thể cho ta biết về vật lý của cái rất nhỏ, là chính xác bởi vì chúng là rất lớn. Loại thứ tư: vật lý của cái rất lạ. Chắc điều tôi nói nãy giờ nghe điên rồ. Okay, nếu có điều gì còn lạ hơn thế thì đó hẳn là năng lượng tối. Nếu tôi ném một quả bóng vào không khí, Tôi mong đợi nó đi lên. Cái tôi không mong đợi là nó đi lên theo một tốc độ ngày càng tăng. Tương tự, các nhà vũ trụ học hiểu tại sao vũ trụ đang mở rộng. Họ không hiểu tại sao nó mở rộng với một tốc độ ngày càng tăng. Họ đặt cho nguyên nhân của sự mở rộng ngày càng tăng một cái tên, họ gọi nó là năng lượng tối. Chúng ta lại muốn biết thêm về nó. Một câu hỏi cụ thể của chúng ta là, năng lượng tối ảnh hưởng đến vũ trụ như thế nào ở phạm vi lớn nhất? Tùy thuộc vào độ mạnh của nó, có thể cấu trúc hình thành nhanh hơn hoặc chậm hơn. Vâng, vấn đề cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ là cực kỳ phức tạp. Đây là một mô phỏng vi tính. Và chúng ta cần đơn giản hóa nó. Tôi muốn nghĩ về điều này bằng cách tương tự. Nếu tôi muốn hiểu sự chìm tàu Titanic, Điều quan trọng nhất phải làm không phải là làm mô hình mẫu các vị trí của từng mảnh con tàu đã vỡ. Điều quan trọng nhất cần làm là lần lại hai mảnh vỡ lớn nhất. Tương tự như vậy, tôi có thể tìm hiểu nhiều về vũ trụ ở quy mô lớn nhất bằng cách tìm hiểu các mảnh lớn nhất và những mảnh lớn nhất là cụm thiên hà. Trước khi tôi kết thúc, quý vị có thể cảm thấy tựa như vừa nghe chuyện bịa. Tôi bắt đầu bằng cách nói về cụm Thiên Hà hữu ích như thế nào, và tôi đã đưa ra một số lý do, nhưng thực sự ra tác dụng của nó là gì? Vâng, để trả lời câu hỏi này, Tôi muốn dẫn một câu nói của Henry Ford Khi ông được hỏi về xe hơi. Ông nói: "Nếu như tôi hỏi mọi người rằng họ muốn gì, hẳn họ nói cần con ngựa nhanh hơn." Ngày nay, xã hội chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn. Và giải pháp cho các vấn đề là không rõ ràng. giải pháp đó không phải là con ngựa nhanh hơn. Người ta đòi hỏi một số lượng lớn phát minh mang tính khoa học. Vậng, chúng ta phải tập trung, vâng, chúng ta phải dồn sức, nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ rằng đổi mới, phát minh, cảm hứng - điều này sẽ đến khi chúng ta mở rộng tầm nhìn khi chúng ta lùi lại khi chúng ta phóng to. Không có cách nào tốt hơn để làm điều này bằng nghiên cứu vũ trụ quanh ta. Cảm ơn. (Vỗ tay rần rần) Khoảng hai năm trước, tôi đang lái xe ở Đức, và bật radio lên. Châu Âu vào thời điểm đó đang ở giữa giai đoạn khủng hoảng đồng Euro, và tất cả các tin tức đều là về các nước châu Âu đang dần trượt dốc trên thang điểm của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm tại Hoa Kỳ. Tôi đã nghe và tự nghi vấn, "Những cơ quan xếp hạng đó là gì, và tại sao mọi người lại khó chịu về những việc họ làm?" Chà, nếu bạn đang ngồi cạnh tôi trong ô tô ngày hôm đó và nói với tôi rằng bạn sẽ dành hết những năm tiếp theo của mình để cố gắng thay đổi họ, chắc chắn tôi sẽ gọi bạn là đồ điên. Nhưng thử đoán xem điều gì thực sự điên rồ: cách những cơ quan xếp hạng này hoạt động. Và tôi rất vui lòng giải thích cho các bạn không chỉ tại sao đã đến lúc thay đổi điều đó, mà còn bằng cách nào chúng ta có thể làm được điều đó, Vì thế, hãy để tôi kể cho bạn đôi chút về những việc mà các cơ quan xếp hạng đó thực sự làm. Như việc bạn tham khảo tạp chí xe hơi trước khi đi đến quyết định mua xe hoặc xem trước bản phê bình sản phẩm trước khi quyết định xem nên lấy loại máy tính bảng hay điện thoai nào, các nhà đầu tư cũng dựa trên các xếp hạng trước khi quyết định đầu tư tiền vào loại sản phẩm nào. Bậc xếp hạng có thể xếp từ mức được gọi là AAA, có nghĩa đó là một sản phẩm hàng đầu, và nó có thể giảm xuống tới mức được gọi là BBB-, có nghĩa hoàn toàn là một việc đầu tư mạo hiểm. Cơ quan xếp hạng thực chất là các công ty xếp hạng. Họ xếp hạng các ngân hàng. Họ xếp hạng cả những sản phẩm tài chính như các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp ít người biết. Nhưng họ còn có thể xếp hạng các quốc gia, và những xếp hạng này được gọi là những xếp hạng tối cao, và tôi muốn tập trung chủ yếu vào những xếp hạng tối cao này. Và tôi có thể nói rằng, khi nghe tôi nói ngay lúc này, bạn đang thắc mắc, tại sao mình phải thực sự quan tâm đến nó, phải không? Hãy thành thật đi. Những xếp hạng đó ảnh hưởng đến bạn. Chúng ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Nếu một cơ quan xếp hạng một nước, về cơ bản nó sẽ định giá và ước lượng nợ của một quốc gia và khả năng, sự sẵn sàng trả nợ của quốc gia đó. Vì thế, nếu như một nước tụt dốc vì một cơ quan xếp hạng, nước đó phải trả nhiều hơn để có thể vay tiền trên thị trường quốc tế, Vì thế, nó ảnh hưởng tới bạn với tư cách là một công dân, một người trả thuế, vì bạn và đồng bào phải trả nhiều tiền hơn để có thể vay mượn. Nhưng lỡ như một nước không có khả năng trả nhiều hơn vì số tiền quá lớn thì sao? Vậy thì, nước đó sẽ phải cắt giảm các loại dịch vụ khác, như đường sá, trường học, y tế. Và đây là lý do tại sao bạn nên quan tâm, bởi vì các xếp hạng tối cao ảnh hưởng tới mọi người. Và đó là lý do tại sao tôi tin rằng chúng nên được định nghĩa như một loại hàng hóa công cộng. Chúng nên được công khai, truy cập, và để bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận một cách miễn phí. Nhưng vấn đề là: thị trường cơ quan xếp hạng được độc quyền bởi ba người chơi và chỉ có ba người họ -- Standard & Poor's, Moody's, and Fitch -- và chúng ta đều biết bất cứ khi nào có sự độc quyền thì khi đó, thực sự không có cạnh tranh. Không có động lực để phát triển chất lượng sản phẩm của bạn. Và hãy đối mặt với điều đó, việc các cơ quan xếp hạng tín dụng thành lập đã khiến nền kinh tế thế giới trở nên tồi tệ, và chúng ta còn phải thay đổi cách thức chúng vận hành nữa. Điểm thứ hai, bạn có thực sự mua một chiếc xe hơi mà chỉ dựa trên lời khuyên của người môi giới không? Dĩ nhiên là không rồi, phải không? Điều đó là thiếu trách nhiệm. Nhưng đó thực sự là điều đang diễn ra từng ngày trong ngành xếp hạng. Khách hàng của những cơ quan xếp hạng này, ví dụ như các quốc gia hay công ty, người ta trả tiền cho những xếp hạng của chính họ, và rõ ràng là điều này đang gây ra một sự xung đột về quyền lợi. Điểm thứ ba là, các cơ quan xếp hạng không hề cho chúng ta biết làm thế nào tính toán được những xếp hạng đó, nhưng trong thời đại ngày nay, làm sao bạn quảng cáo một thỏi kẹo mà không liệt kê ra những thứ có trong đó. Nhưng đối với xếp hạng, một yếu tố tàn bạo trong nền kinh tế này, là chúng ta thực sự không thể biết tất cả những thành phần khác nhau đó là gì. Chúng ta đang để cho những cơ quan xếp hạng trở nên không minh bạch trong công việc, và chúng ta cần thay đổi nó. Tôi nghĩ rằng chắc chắn lĩnh vực này cần có một sự kiểm tra tổng thể, chứ không chỉ là tỉa xén bên ngoài. Tôi nghĩ đã đến lúc cần một bước tiến rõ rệt. Tôi nghĩ đã đến lúc nâng cấp hệ thống. Và đó là lý do tại sao chúng tôi ở tổ chức Bertelsmann đã và đang đầu tư rất nhiều thời gian và công sức nghĩ đến một hướng đi mới cho lĩnh vực này. Và chúng tôi đã phát triển mô hình đầu tiên về một cơ quan xếp hạng phi lợi nhuận nhằm giải quyết các rủi ro tối cao, gọi tắt là INCRA. INCRA sẽ tạo ra một sự khác biệt đối với hệ thông hiện tại bằng việc thêm một nhân tố phi lợi nhuận khác vào cuộc chơi. Nó dựa trên một mô hình phi lợi nhuận trên nền tảng một nguồn vốn hỗ trợ có thể chấp nhận được. Nguồn hỗ trợ có thể tạo ra thu nhập cho phép chúng tôi vận hành hệ thống, vận hành cơ quan xếp hạng, và nó cũng sẽ cho phép chúng tôi minh bạch hóa những xếp hạng của mình. Nhưng điều này chưa đủ để tạo ra sự khác biệt, phải không? INCRA cũng sẽ được dựa trên một cấu trúc quản lý vô cùng, vô cùng rõ ràng giúp tránh được những mâu thuẫn về lợi ích, và cũng bao gồm nhiều cổ đông từ ngoài xã hội. INCRA sẽ không chỉ là một cơ quan xếp hạng của châu Âu hay của Hoa Kỳ, mà sẽ là một cơ quan xếp hạng quốc tế đích thực, nơi mà, cụ thể hơn, các nền kinh tế mới nổi sẽ có được quyền lợi, tiếng nói và vai trò bình đẳng. Điểm khác biệt lớn thứ hai mà INCRA sẽ làm đó là liệu nó có sử dụng những đánh giá rủi ro tối cao của mình cho một chuỗi chỉ điểm rộng hơn không. Hãy nghĩ về diều đó. Nếu như chúng tôi tính toán được một xếp hạng, về cơ bản, chúng tôi có thể có một cái nhìn về những điểm mù kinh tế của một quốc gia, quy tắc vĩ mô cơ bản của nó. Nhưng chúng tôi cũng phải đặt ra câu hỏi, ai là người gây ra những điểm mù kinh tế của một quốc gia, phải không? Một quốc gia có rất nhiều người làm vườn, và một trong số họ là chính phủ, vì thế chúng tôi phải thắc mắc là, một quốc gia được cai trị như thế nào? Được quản lý ra làm sao? Và đây là lý do tại sao chúng tôi phát triển cái mà chúng tôi gọi là những chỉ điểm tiên tiến. Những điều này là những chỉ điểm giúp bạn có kiến thức rộng hơn về sự phát triển xã hội học của một quốc gia. Tôi hi vọng rằng bạn sẽ tán thành rằng các bạn cần biết được liệu chính phủ nước bạn có đang sẵn sàng đầu tư vào năng lượng tái tạo và giáo dục hay không. Bạn cần biết được liệu chính phủ nước bạn có thể xoay sở được với một cơn khủng hoảng, liệu chính phủ có thể, đến cuối cùng, thực hiện đấy đủ những cải cách như đã hứa không. Thí dụ, nếu INCRA xếp hạng Bắc Phi ngay bây giờ, dĩ nhiên chúng tôi sẽ xem xét rất tỉ mỉ về tỉ lệ thất nghiệp trẻ của đất nước, con số cao nhất trên thế giới. Nếu trên 70% dân số quốc gia dưới 35 tuổi không có việc làm, thì chắc hẳn điều này có một ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế ở hiện tại và thậm chí còn ảnh hưởng nhiều hơn trong tương lai. Và bạn của chúng tôi ở Moody's, Standard & Poor's, and Fitch sẽ nói với chúng tôi rằng họ sẽ xem xét kỹ lưỡng việc này. Nhưng thử đoán xem? Chúng tôi không biết được chính xác là họ sẽ xem xét điều đó như thế nào. Và điều này dẫn tôi đến điểm khác biệt lớn thứ ba mà INCRA có thể làm. INCRA sẽ không chỉ công bố những xếp hạng mà còn sẽ công bố cả những gợi ý và phương pháp của nó. Vì thế đối lập với hệ thống hiện tại, INCRA sẽ hoàn toàn minh bạch. Vì vậy kết luận lại, INCRA sẽ đưa ra một hướng đi cho hệ thống hiện tại của ba cơ quan xếp hạng lớn bằng việc thêm vào một người chơi phi lợi nhuận, mới vào hệ thống, điều mà sẽ làm tăng sự cạnh tranh, tăng sự chuyển động của lĩnh vực này, và cũng sẽ làm tăng chất lượng của nó. Tôi có thể dám chắc các xếp hạng tối cao có lẽ vẫn xem bạn như mảnh ghép rất nhỏ trong thế giới tài chính toàn cầu vô cùng phức tạp này, nhưng để tôi cho bạn biết một điều cực kỳ quan trọng, một điều cần sửa chữa cực kỳ quan trọng, bởi các xếp hạng tối cao ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, và chúng nên được biểu đạt và nên được định nghĩa như một hàng hóa công cộng. Và đây là lí do tại sao chúng tôi thử nghiệm mô hình này ngay lúc này, và tại sao chúng tôi cố tìm ra liệu nó có thể đồng thời mang lại một nhóm những diễn viên có thể và sẵn sàng đem INCRA đến với cuộc sống không. Tôi thực sự tin tưởng rằng mọi người đều đang quan tâm đến việc xây dựng nên INCRA và rằng hiện tại chúng tôi có cơ hội duy nhất để biến INCRA thành một hòn đá tảng của một hệ thống tài chính mới và bao quát hơn. Bởi với một con đường còn rất dài, chúng tôi phải để mặc những người chơi tài chính lớn đi con đường của họ. Đã đến lúc trao cho họ một vài công ty. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói một chút về chiến lược và liên hệ của nó với công nghệ. Chúng ta thường nghĩ về chiến lược kinh doanh như một môn khá trừu tượng trong tư tưởng kinh tế, có thể còn mãi với thời gian. Tôi sẽ tranh luận rằng, thực ra, chiến lược kinh doanh luôn luôn lấy những giả định về công nghệ làm tiền đề, và những giả định đó luôn thay đổi, và thay đổi khá nhanh, do vậy điều đặt ra với chúng ta là đi tìm một khái niệm khác về chiến lược kinh doanh. Để mở đầu, tôi muốn đề cập một chút về lịch sử. Ý tường về chiến lược trong kinh doanh có nguồn gốc từ hai nhà trí thức lớn: Bruce Henderson, người sáng lập của BCG, và Michael Porter, giáo sư Khoa Kinh Doanh đại học Harvard tư tưởng chủ đạo của Henderson, có thể nói là học thuyết Napoleon về tập trung lực lượng đánh vào điểm yếu, để áp đảo đối thủ. ĐièuHenderson nhận ra trong thế giới kinh doanh là có nhiều hình thái đặc trưng được các nhà kinh tế học gọi là tăng lợi nhuận dựa trên quy mô và kinh nghiệm. Sản xuất quy mô càng lớn thì chi phí càng giảm. Do đó ông tìm ra một logic đầu tư dùng nguồn lực dồi dào để dành lợi thế cạnh tranh. Đó là lần đầu tiên một khái niệm chiến lược về cơ bản là có tính quân sự đã được đưa vào thế giới kinh doanh. Porter đồng ý với giả thiết đó, và ông đã nâng nó lên. Ông đã chỉ ra chính xác rằng lý thuyết đó đúng nhưng kinh doanh thực ra có nhiều bước. Nhiều hợp phần khác nhau, và mỗi hợp phần có thể được định hướng bằng các chiến lược khác nhau. Một công ty hoặc doanh nghiệp có thể có lợi thế trong lĩnh vực này nhưng bất lợi ở lĩnh vực khác. Ông nêu khái niệm về chuỗi giá trị, về cơ bản đó là trình tự các bước cho một nguyên liệu thô, là một hợp phần được nhập vào sản phẩm cuối cùng, rồi sản phẩm được phân phối, ông cho rằng, lợi thế được tích lại trong mỗi hợp phần, và lợi thế tổng thể là phép cộng hoặc trung bình cộng của lợi thế các hợp phần. Ý tưởng về chuỗi giá trị đã được xác định với thừa nhận rằng chi phí giao dịch là nhân tố cơ bản duy trì doanh nghiệp về thực chất đó là sự cần thiết phải điều phối, thường thì các tổ chức có hiệu quả điều phối cao hơn là các thị trường, do đó bản chất, vai trò và ranh giới của hợp tác được xác định dựa trên chi phí giao dịch. Chính hai ý tưởng, về tăng lợi nhuận dựa trên quy mô và kinh nghiệm của Henderson, và chuỗi giá trị tổng hòa các yếu tố không đồng nhất của Poter, đã hợp tành nền tảng cho chiến lược kinh doanh về sau đã được tạo lên. Giờ đây, tôi sẽ chỉ ra các giả thiết đó, thực ra là không có căn cứ. Đầu tiên, về chi phí giao dich Thực chất có hai hợp phần tạo nên chi phí giao dich một là xử lý thông tin, hai là truyền thông. Đây là môn kinh tế về xử lý thông tin và truyền thông đã phát triển một thời gian dài trước đây. Ta đều đã biết từ nhiều tình huống, chúng được cải biến rất nhiều từ khi Porter và Henderson xây dựng các lý thuyết đầu tiên. Cụ thể là từ giữa những năm 90, chi phí truyền thông thật sự đã giảm thậm chí nhanh hơn chi phí giao dịch, vì truyền thông, Internet đã bùng nổ mạnh mẽ. Chi phí giao dịch giảm đã gây ra hệ quả sâu sắc, vì nếu chi phí giao dịch là chất keo kết nối chuỗi giá trị với nhau, thì khi chúng giảm đi lợi nhuận sẽ giảm. Cần ít hơn những tổ chức liên kết theo chiều dọc, và các chuỗi giá trị ít nhất có thể phá vỡ. Không nhất thiết cần phá , nhưng có thể phá. Đặc biệt là khi, nó tạo cơ hội cho một đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh tận dụng vị trí của nó trong chuỗi giá trị để xâm nhập hoặc tấn công hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh khác. Đó không phải là một nhận định trừu tượng. Nhiều thực tế sinh động đã diễn ra. Ví dụ điển hình là kiểu kinh doanh bách khoa thư. Kinh doanh bách khoa thư trong thời sách bọc bìa da cơ bản là kiểu kinh doanh phân phối. Hầu hết chi phí là hoa hồng cho nhân viên bán hàng. CD-ROM và sau đó là Internet đã vào cuộc, công nghệ mới làm cho việc truyền bá tri thức bằng nhiều cách rẻ hơn rất nhiều, và công nghiệp bách khoa toàn thư bị phá sản. Giờ đây câu chuyện này đã thành rất quen thuộc. Trên thực tế, nói chung đó là chuyện của thế hệ đầu tiên của nền kinh tế mạng. Đó là về giảm chi phí giao dịch phá vỡ các chuỗi giá trị do vậy cho phép loại bỏ khâu trung gian, hoặc ta gọi là sự cắt giảm. Thỉnh thoảng tôi được hỏi, cái gì thay thế bách khoa thư khi Britannica không kinh doanh mô hình này nữa? Cũng mất một thời gian trước khi có câu trả lời. Bây giờ, dĩ nhiên ta biết đó chính là Wikipedia. Cái đặc biệt của Wikipedia không ở sự phân phối của nó, mà ở cách nó được tạo ra. Wikipedia, tất nhiên, là một bách khoa thư được tạo bởi người dùng. Điều này, trên thực tế, định nghĩa cái có thể gọi là thập kỷ thứ hai của nền kinh tế mạng, thập kỷ mà Internet từ chỗ là một danh từ trở thành một động từ. Nó đã trở thành một phần trong giao tiếp, kỷ nguyên trong đó nội dung và mạng xã hội do người dùng tạo ra trở thành hiện tượng phổ biến. Điều đó thực sự có nghĩa theo lý thuyết của Porter-Henderson là sự sụp đổ của một số loại kinh tế dựa vào quy mô. Hóa ra có hàng chục ngàn cá nhân tự viết cuốn bách khoa thư có thể làm tốt công việc, và chắc chắn làm rẻ hơn rất nhiều, so với các nhà chuyên môn trong một tổ chức có thứ bậc. Về cơ bản cái đang xảy ra là một tầng trong chuỗi giá trị này đã vỡ, khi các cá nhân có thể đảm nhận vị trí mà các tổ chức không còn cần thiết nữa. Có một câu hỏi khác rõ ràng biểu đồ này đặt ra, đó là, được rồi, ta đã qua hai thập kỷ Cái gì đánh dấu thập kỷ thứ ba? Tôi cho rằng quả thật có một vài điều đánh dấu thập kỷ thứ 3 và nó phản ánh chính xác logic của Porter - Henderson mà chúng ra đang nói đến. Đó là về dữ liệu. Nếu ta trở lại khoảng năm 2000, rất nhiều người nói về cuộc các mạng thông tin, và đúng là kho dữ liệu thế giới đang tăng, tăng khá nhanh. nhưng vào thời điểm đó về tổng thể vẫn là analog. Tiếp đến năm 2007 không chỉ có việc bùng nổ kho dữ liệu mà còn có sự thay thế lớn của kỹ thuất số cho analog. Và quan trong hơn thế nếu xem kỹ biểu đồ này bạn sẽ thấy khoảng một nửa dữ liệu số là thông tin có địa chỉ I.P. Thông tin này ở trên một máy chủ hoặc một P.C. Có một địa chỉ I.P. nghĩa là nó có thể được kết nối tới bất kỳ một dữ liệu khác cũng có một địa chỉ I.P. Nghĩa là ta có thể tập hợp một nửa tri thức trên thế giới lại với nhau để thấy được quy luật, một điều hoàn toàn mới mẻ. Trở lại những năm gần đây, thì tình hình là từa tựa như thế này. Chúng ta không thật chắc. Nếu nhắm tới năm 2020 ta chắc chắn có con số chính xác, nhờ sự giúp đỡ của IDC Thật kỳ lạ là tương lai lại dễ đoán hơn hiện tại. Điều nó hàm ý là một phép nhân một trăm lần trong kho thông tin được kết nối thông qua một địa chỉ I.P. Nếu số lượng các kết nối chúng ta có thể lập tỉ lệ thuận với số cặp các điểm dữ liệu, một phép nhân gấp trăm lần trong số lượng dữ liệu là một phép nhân gấp mười ngàn lần trong số lượng của mô hình, mà ta có thể thấy trong dữ liệu đó, điều đó xảy ra chỉ trong vòng 10 hoặc 11 năm qua. Tôi tháy ở đây một sự thay đổi lớn một sự thay đổi sâu sắc trong kinh tế của thế giới chúng ta đang sống. Bộ gen người đầu tiên, là của James Watson đươc lập bản đồ năm 2000 đây là đỉnh cao của dự án gen người trị giá 200 triệu đô la và mất khoảng 10 năm làm việc để lập bản đồ gen người cho bộ gen của chỉ một người. Từ sau đó, chi phí lập bản đồ bộ gen người đã giảm xuống. Thực ra, đã xuống vài năm gần đây một cách đáng kể, giá tại thời điểm hiện tại là dưới 1000 USD dự đoán vào năm 2015 sẽ dưới 100 USD -- cường độ giảm từ năm đến sáu con số trong giá lập bản đồ gen người chỉ trong vòng 15 năm, la một điều phi thường. Trong thời lập bản đồ một bộ gen tốn hàng triệu hoặc hàng chục ngàn USD, cơ bản đó là công việc của một doanh nghiệp nghiên cứu Các nhà khoa học tập hợp một số người đại diện, và họ nhìn thấy mô hình và cố gắng khái quát về bản chất và bệnh tật của con người từ những mô hình trừu tượng họ thấy ở các các nhân đặc biệt được chọn. Nhưng khi bản đồ gen người có thể được lập với giá 100$, 99USD trong khi bạn đợi, sau đó nó thành giá bán lẻ. Việc chỉ còn là chuyện lâm sàng Bạn có thể đi tới bác sĩ với bệnh cảm lạnh và nếu bạn chưa có bản đồ gen điều đầu tiên họ làm là lập bản đồ gen của bạn cái họ đang làm bây giờ không xuât phát từ kiến thức trừu tượng về y học di truyền và xem làm thế nào để áp dụng với bạn mà là bắt đầu từ gen riêng biệt của bạn. Hãy hình dung sức mạnh của việc đó. Nghĩ xem nó sẽ đưa ta tới đâu khi chúng ra có thể kết hợp dữ liệu về gen với dữ liệu lâm sàng và dữ liệu về tương tác của thuốc với các dữ liệu xung quanh các thiết bị như điện thoại và các cảm biến y học ngày càng được thu thập. Chuyện gì sẽ xảy ra khi ta thu thập các dữ liệu đó và kết hợp chúng lại để tìm ra các mô hình mà ta không thấy trước đó. Công việc này có thể sẽ cần một thời gian nhưng nó sẽ thúc đẩy một cuộc cách mạng trong y học Quá tuyệt, nhiều người nói về điều đó. Những có một điều không được chú ý nhiều. Là làm thế nào mô hình chia sẻ đồ sộ đó trên tất cả các loại dữ liệu phù hợp với các mô hinh kinh doanh của các viện nghiên cứu, các tổ chức và các tập đoàn có liên quan đến kinh doanh hôm nay? nếu việc kinh doanh của bạn dựa trên dữ liệu cá nhân nếu lợi thế cạnh tranh của bạn phụ thuộc vào dữ liệu của bạn, làm thế nào các công ty hoặc là các tổ chức thực tế sẽ đạt được giá trị tiềm ẩn trong công nghệ? Họ không thể. Vì vậy, về cơ bản cái đang xảy ra ở đây, và gen chỉ là một ví dụ về điều này, là công nghệ đang thúc đẩy tiến độ hoạt động này vượt quá các ranh giới thể chế trong đó nếp nghĩ của chúng ta vốn đã quen thuộc, và cụ thể là vượt qua ranh giới thể chế quan niệm về chiến lược kinh doanh như một nghành học đã được hình thành. Cốt lõi câu chuyện ở đây là những cái vốn là lồng gép theo chiều dọc, cạnh tranh độc quyền nhóm giữa các đối thủ cạnh tranh cơ bản là giống nhau đang phát triển, bằng cách này hay cách khác từ một cấu trúc thẳng đứng thành cấu trúc nằm ngang. Tại sao điều đó xảy ra? Bởi vì các chi phi giao dịch đang giảm mạnh và bởi vì quy mô đang phân cực. Sự sụt giảm của chi phi giao dịch làm yếu chất keo giữ chuỗi giá trị với nhau, và cho phép chúng tách ra. Sự phân cực của nền kinh tế sản xuất lớn hướng tới rất nhỏ -- nhỏ là đẹp -- cho phép các cộng đồng có khả năng mở thay thế cho sản xuất truyền thống của công ty Việc nhân rộng theo hướng ngược lại hướng tới những thứ như dữ liệu lớn, khiến cho cấu trúc của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra loại hình tổ chức mới có thể đạt được quy mô đó. nhưng dù theo hướng nào, cấu trúc điển hình theo chiều dọc càng ngày càng chuyển hướng sang chiều ngang. Logic của nó không chỉ là về dữ liệu lớn. Ta hãy xem nghành viễn thông, ta có thể có câu chuyện tương tự về sợi cáp quang. Nếu chúng ta nhìn vào ngành dược phẩm, hoặc nghiên cứu ở trường đại học, ta có thể nói chính xác cùng một câu chuyện về cái gọi là "khoa học lớn." Và theo hướng ngược lại, nếu chúng ra nhìn vào lĩnh vực năng lượng chẳng hạn, nơi câu chuyện tập trung vào việc làm thế nào hộ gia đình sẽ là những người sản xuất năng lượng xanh hiệu quả và là người tiết kiệm năng lượng hiểu quả, đó là, trên thực tế, một hiện tượng ngược chiều. Đó là tình trạng phân mảnh của quy mô bời vì cái rất nhỏ có thể thay thế cho quy mô công ty truyền thống. Theo cả hai cách, cái chúng ra hướng đến là cấu trúc chiều ngang của các nghành công nghiệp, và điều đó cho thấy những thay đổi căn bản trong cách nghĩ của chúng ta về chiến lược. Nghĩa là, ví dụ, chúng ra cần nghĩ về chiến lược như người phụ trách của các loại cấu trúc ngang, nơi những thứ như định nghĩa kinh doanh và thậm chí định nghĩa ngành công nghiệp thực sự là kết quả của chiến lươc, chứ không phải cái chiến lược nặn ra. Nghĩa là, ví dụ, chúng ta cần chỉ ra cách làm thế nào để có sự hợp tác và đồng thời vẫn có cạnh tranh. Hãy nghĩ về bộ gen, Chúng cần phải dung hợp với cái rất lớn và đồng thời với cái rất nhỏ. Và chúng cần các kết cấu công nghiệp có khả năng dung hợp các động lực rất là khác nhau từ động lực nghiệp dư của những người trong các cộng đồng đến các động lực xã hội của cơ sở hạ tầng được chính phủ xây dựng, hoặc, cho vấn đề đó, các tổ chức hợp tác được xây dựng bởi các công ty đang cạnh tranh ở lĩnh vực khác, vì chỉ có cách đó các công ty mới có thể mở rộng quy mô. Những sự cải biến này khiến các tiền đề truyền thống của chiến lược kinh doanh bị lỗi thời. Chúng đưa chúng ta vào một thế giới hoàn toàn mới. Chúng yêu cầu chúng ta, bất luận ở đâu trong khu vực nhà nước hay tư nhân đều phải suy nghĩ khác đi một cách căn bản về cơ cấu của các doanh nghiệp, cuối cùng, nó làm cho môn chiến lược hấp dẫn trở lại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi làm phẫu thuật não 18 năm về trước từ đó, khoa học não bộ trở thành niềm đam mê của tôi. Thực ra, tôi là kỹ sư Tôi vừa mới gia nhập nhóm Google Moonshot nơi tôi có 1 đội phụ trách hiển thị trên Google X, tôi sẽ trình bày hôm nay công trình nghiên cứu về não bộ mà tôi đã thực hiện trước khi tham gia Google. Có những nghi vấn xoay quanh vấn đề phẫu thuật não. Bạn có còn thông minh nữa không ? Nếu không, liệu bạn có thể minh mẫn trở lại ? Sau khi phẫu thuật thần kinh, tôi phải đối mặt với chuyện một phần não bộ của mình bị cắt bỏ Không phải là chất xám mà là phần chất nhờn đã chết tạo ra những hormone chính và các chất dẫn truyền thần kinh Ngay sau cuộc phẫu thuật, tôi phải sử dụng hàng chục loại thuốc mỗi ngày, với liều lượng do tôi quyết định bởi nếu không uống thuốc, tôi sẽ chết trong vòng vài giờ, Suốt 18 năm, hàng ngày, từng ngày, tôi phải sử dụng thuốc để duy trì sự sống. Và cũng mấy lần suýt chết, Nhưng may thay, vốn là kẻ thích thử nghiệm tôi quyết định thử nghiệm để tìm ra liều lượng tối ưu nhất bởi vì chưa có chỉ dẫn chi tiết nào cho việc này cả. Tôi bắt đầu thử pha trộn khác đi và thật kinh ngạc chỉ một thay đổi nhỏ về liều lượng cũng có thể thay đổi ghê gớm cảm nhận của tôi về bản thân, cách suy nghĩ và cách cư xử với người khác. Một trường hợp cụ thể là: Trong vài tháng tôi đã thử liều lượng và hóa chất điển hình dành cho một thanh niên chừng 20 tuổi và tôi sửng sốt trước sự thay đổi trong suy nghĩ của mình. (Cười) Lúc nào tôi cũng tức giận, thường xuyên nghĩ về sex, và nghĩ mình là người thông mình nhất trên thế giới này, và - (Cười)- đương nhiên, trong đời, tôi đã gặp những người như thế, hay có lẽ là phiên bản đỡ hơn. Tôi thì thuộc dạng quá mức. Điều ngạc nhiên là tôi không hề cố tỏ ra kiêu ngạo. thay vào đó là cố gắng với một ít tự ti, để giải quyết vấn đề ngay trước mắt, dù rằng không được như ý muốn. Thế nên, tôi không thể chịu đựng được. Tôi đổi liều. Nhưng kinh nghiệm đó giúp tôi cảm thấy quý trọng đàn ông và những điều họ đã phải trải qua, và thân với đàn ông hơn kể từ đó. Mục đích của tôi khi điều chỉnh hormone và các chất dẫn truyền thần kinh đó là cố lấy lại sự minh mẫn sau bệnh tật và phẫu thuật, những ý tưởng sáng tạo, suy tưởng. Tôi suy nghĩ phần lớn bằng hình ảnh nên với tôi đó là thước đo thiết yếu -- làm sao để có những hình ảnh trong tâm trí để nhanh chóng khởi phát ý tưởng, Ý tưởng của tôi là thử nghiệm những ý tưởng mới đa chiều hình dung cảnh huống. Kiểu tư duy này không mới. Những triết gia như Hume, Descartes hay Hobbes cũng hình dung tương tự. Họ nghĩ rằng hình ảnh trong tâm trí và ý tưởng thực ra giống nhau. Ngày nay, người ta tranh cãi về điều này và có nhiều cuộc tranh luận về cách hoạt động của tâm trí , nhưng với tôi, đơn giản là: Hình ảnh trong tâm trí, là trung tâm của suy nghĩ đổi mới và sáng tạo. Sau nhiều năm, tôi đã có rất nhiều hình dung trong tâm trí tuyệt vời và tinh tế dựa trên cơ sở phân tích. Giờ đây, tôi đang nghiên cứu làm thế nào thể hiện những hình dung trong tâm trí này trên màn hình vi tính một cách nhanh hơn. Các bạn hình dung được không, một đạo diễn phim có thể dùng trí tưởng tượng của mình để đạo diễn cả thế giới trước mắt? Hoặc một nhạc sĩ có thể lấy những nốt nhạc ra khỏi đầu mình? Đây là phương cách cho phép những người sáng tạo nhanh chóng chia sẻ ý tưởng của mình. Sự thật là, phần còn lại để hiện thực hóa nó chỉ còn phụ thuộc vào độ phân giải của hệ thống scan não. Tôi sẽ giải thích vì sao điều này là khả thi qua hai thí nghiệm gần đây được thực hiện bởi hai nhóm nghiên cứu khoa học thần kinh hàng đầu Cả hai dùng công nghệ fMRI "chụp cộng hưởng từ chức năng" để chụp não, Đây là bản scan não của Giogio Ganis và các đồng sự tại Harvard. Cột trái biểu thị một bản scan não của một người đang xem ảnh. Cột giữa biểu thị bản scan não của chính người đó khi hình dung chính bức hình vừa xem. Cột phải được thực hiện bằng cách chồng cột giữa vào cột trái và cắt đi những phần thừa và cho thấy phần thừa gần bằng 0. Thí nghiệm được thực hiện với nhiều người, dùng nhiều hình ảnh khác nhau, thu về cùng một kết quả. Gần như không có sự khác biệt giữa việc nhìn vào một bức hình và tưởng tượng đang nhìn vào chính bức hình ấy Tiếp theo là một thí nghiệm khác, từ phòng lab Jack Gallant tại Berkeley, California. Họ giải mã sóng não thành những vùng hình ảnh có thể nhận diện được. Trong thí nghiệm này, mỗi người được cho xem hàng giờ video trên Youtube và não của họ được scan để lập một thư viện tư liệu về phản ứng của não trước mỗi diễn biến trong video. Khi một bộ phim mới được chiếu với hình ảnh mới, con người mới, động vật mới, một bản scan mới được thu lại. Máy vi tính, chỉ sử dụng dữ liệu từ bản scan não, để giải mã bản scan não mới đoán xem hình ảnh thực mà người đó đã xem là gì. Ở bên phải là phán đoán của máy tính ở bên trái là clip đã được xem. Phải há hốc miệng kinh ngạc! Chúng ta sắp có thể làm được điều này. Chúng ta chỉ cần nâng cao độ phân giải lên nữa thôi. Xin nhớ rằng việc nhìn một hình ảnh và việc tưởng tượng ra chính hình ảnh đó cho ra những bản scan não giống nhau. Thí nghiệm được thực hiện với độ phân giải cao nhất trên hệ thống scan não hiện có và độ phân giải đang tăng lên gấp hàng ngàn lần trong những năm gần đây. Cần tăng độ phân giải lên gấp hàng ngàn lần nữa để có thể nhìn thấu hiện tượng này. Làm thế nào để thực hiện? Có rất nhiều cách tiếp cận. Một trong số đó là đặt một cực điện vào hộp sọ Tôi không ủng hộ cách này. Có rất nhiều kỹ thuật hình ảnh mới được kiến nghị, trong đó có kiến nghị của tôi Nhưng với thành công của MRI thời gian gần đây Trước tiên, ta phải đặt câu hỏi: liệu công nghệ này đã cùng đường? Suy nghĩ truyền thống nói rằng cách duy nhất để nâng độ phân giải là tạo ra nam châm to hơn nhưng sự thật là nam châm lớn hơn không làm tăng độ phân giải lên hàng ngàn lần như chúng ta mong muốn. Tôi đề xuất ý tưởng rằng: thay vì làm nam châm to hơn, hãy làm ra nam châm tốt hơn. Đã có những đột phá về công nghệ trong khoa học nano ứng dụng trong cấu trúc từ tạo nên một thế hệ nam châm mới cho phép chúng ta thực hiện những mô hình từ trường vô cùng tinh xảo khắp trong não bộ cũng như tạo ra những cấu trúc giao thoa tựa chụp ảnh toàn kí (holographic-like interference structures) để kiểm soát độ chính xác của các mô hình như ở đây thông qua biến đổi. Chúng ta có thể lập những cấu trúc phức tạp hơn nhiều với những sắp xếp hơi khác đi như kiểu Spirograph. Tại sao điều này lại quan trọng? Trong nhiều năm, những nỗ lực trong MRI đều tập trung làm những nam châm thật to, thật lớn Nhưng những tiến bộ gần đây về độ phân giải lại đến từ những giải pháp thông minh trong mã hóa và giải mã trong dẫn truyền tần số sóng FM và đầu nhận của hệ thống MRI. Cũng vậy, thay vì tạo từ trường đồng bộ, hãy tạo những mô hình từ có cấu trúc bổ sung cho tần số FM. Bằng cách kết hợp những mô hình mang từ tính với các mô hình trong tần số radio FM quá trình này có thể làm gia tăng đáng kể thông tin đúc kết được chỉ qua một lần scan. Ngoài ra, ta có thể dùng những hiểu biết ngày càng sâu rộng về cấu trúc não và bộ nhớ để tạo ra tiến bộ gấp ngàn lần. Khi sử dụng fMRI, ta phải đo được không chỉ dòng máu được lọc mà còn cả những hormone và chất dẫn truyền thần kinh và có lẽ cả hoạt động thần kinh trực tiếp chẳng hạn như ngủ mơ. Chúng ta sẽ có thể trực tiếp xuất những ý tưởng thành công cụ số. Tưởng tượng việc ta có thể chơi đùa với ngôn ngữ giao tiếp trực tiếp với ý nghĩ của con người? Khi đó ta sẽ có thể làm gì? Ta sẽ học cách xử lý những suy nghĩ chưa được sàng lọc như thế nào? Bạn cho rằng Internet là vô cùng rộng lớn. Đây là một câu hỏi lớn. Nó có thể là một công cụ hấp dẫn để phóng đại những kĩ năng tư duy và giao tiếp của chúng ta Thực ra, chính công cụ này có thể giúp tìm ra thuốc chữa trị cho bệnh Alzheimer's và những bệnh tương tự. Ta có rất ít lựa chọn bên cạnh việc mở cánh cửa này liệu nó sẽ xảy ra trong vòng 5 hay 15 năm nữa? Chắc sẽ không mất lâu hơn thế. Chúng ta cần học để cùng nhau tiến về phía trước. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cám ơn đã đặt những bức ảnh của đồng nghiệp tôi ở đây. (Tiếng cười) Chúng ta sẽ nói về họ Bây giờ tôi sẽ làm một thí nghiệm. Thông thường, tôi không làm những thí nghiệm, tôi là nhà lý luận. Nhưng tôi sẽ xem chuyện gì xảy ra nếu như tôi nhấn cái nút này. Được rồi. OK. Tôi đã từng làm trong lĩnh vực hạt sơ cấp. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chia một vật thành những phần rất nhỏ? Nó được tạo thành từ cái gì? Quy luật của những hạt này là đúng cho toàn vũ trụ và chúng liên kết chặt chẽ với lịch sử hình thành của vũ trụ Chúng ta biết rất nhiều về bốn loại tương tác, thực sự là có nhiều hơn thế như những lực ở các khoảng cách rất nhỏ và chúng ta thực sự chưa được tiếp xúc với chúng nhiều Vấn đề chính mà tôi muốn nói tới là: chúng ta có những trải nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực vật lý cơ bản và vẻ đẹp là một yếu tố thành công trong việc lựa chọn một học thuyết đúng Tại sao lại như thế? Ừm...Đây là một ví dụ từ chính kinh nghiệm của tôi Khá là như phim, nó diễn ra như thế này: ba, bốn người chúng tôi, vào năm 1957 đưa ra một thuyết chưa hoàn chỉnh về một trong những tương tác, tương tác yếu. Và nó bất đồng với bảy -- thật đấy, bảy thí nghiệm. Nhưng các thí nghiệm ấy đều sai. Và chúng tôi công bố nó trước khi biết được điều này, vì chúng tôi nghĩ rằng: "nó thật đẹp, chắc hẳn nó phải đúng." Những thí nghiệm phải là sai, và thực sự là vậy. Người bạn của chúng ta ở đây, Albert Einstein thường không quan tâm lắm khi người khác nói: "Ông biết không, có một người có một thí nghiệm bất đồng với thuyết tương đối hẹp, DC Miller đấy." Và Einstein sẽ nói, "chậc, nó sẽ đi tong thôi" (tiếng cười) Làm sao những thứ như vậy có thể xảy ra? Đó mới là vấn đề Và chúng ta có ý gì khi nói tới vẻ đẹp? Tôi sẽ cố làm rõ nó một phần Tại sao nó phải như thế, và nó liên quan gì tới loài người? Tôi sẽ minh hoạ bằng câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng mà tôi đưa ra vậy đấy, nó không liên quan tới loài người Ở các hành tinh ngoài kia, quay quanh một số các ngôi sao rất xa có thể là ở một thiên hà khác, có thể có những loài thông minh, ít nhất là như chúng ta vậy, và họ hứng thú với khoa học. Nó không vô lý; tôi nghĩ là có rất nhiều Rất có thể, chưa có loài nào đủ gần để tương tác với chúng ta Nhưng họ có thể ở ngoài kia. cứ tưởng tượng rằng họ có hệ thống giác quan rất khác chúng ta Họ có bảy cái tua, và có mười bốn cặp mắt nhỏ xinh và có một bộ não như một cái bánh quy xoắn Liệu họ có những quy luật khác chúng ta? Có rất nhiều người tin vào điều đó, và tôi tin rằng nó hoàn toàn xàm xí Tôi nghĩ có những quy luật ngoài kia và tất nhiên chúng ta không thể hiểu rõ chúng vào bất cứ thời điểm nào -- nhưng chúng ta đã cố. Và chúng ta đã đến ngày càng gần hơn Và một ngày nào đó, chúng ta có thể tìm ra được một lý thuyết căn bản chung nhất của các loại hạt và các loại tương tác, cái mà tôi gọi là quy luật cơ bản Chúng ta có thể thậm chí không cách xa lắm Nhưng nếu chúng ta không bắt gặp nó khi còn sống chúng ta vẫn có thể nghĩ rằng có một quy luật ngoài kia và chúng ta chỉ cố gắng để tiến đến gần nó hơn và tôi nghĩ đó là vấn đề chính chúng ta diễn đạt những thứ này bằng toán học Và khi các công thức trở nên đơn giản khi đề cập tới một số những khái niệm toán học chúng ta có thể viết ra một thuyết rất ngắn gọn, không có nhiều thứ phức tạp và nó, về cơ bản, là thứ mà tôi muốn nói đến khi nhắc tới vẻ đẹp, và sự cuốn hút Đây là những gì tôi đang nói về các quy luật Newton chắc chắn đã tin vào điều đó và ông ấy nói ở đây: "Trách nhiệm của khoa học tự nhiên là tìm ra các quy luật đó" Quy luật căn bản, ừm -- đây là một giả dụ giả dụ đó là quy luật căn bản thật sự nằm trong khuôn mẫu của một học thuyết chung nhất cho tất cả các hạt Bây giờ, một số người gọi nó là thuyết vạn vật Nó sai vì thực sự thuyết đó là cơ học lượng tử Và tôi sẽ không đào sâu vào vấn đề này, nó như thế nào,..v.v Đằng nào thì mọi người cũng nhồi tai bằng cả đống thứ sai về nó rồi (cười to) Thậm chí còn có những bộ phim sai lệch về nó Nhưng cái chính ở đây là nó tiên đoán các khả năng Một số lúc những khả năng đó rất gần với thực tế Và trong rất nhiều những trường hợp, nó đúng là như thế thật Nhưng những lúc khác nó không phải, và ta chỉ có những suy đoán cho các kết quả khác nhau nên nó có nghĩa là lịch sử vũ trụ không chỉ được xác định bởi quy luật cơ bản mà nó là quy luật cơ bản và những chuỗi rất dài các biến cố hoặc thêm vào đó là các kết quả ngẫu nhiên Và thuyết cơ bản không bao gồm các kết quả ngẫu nhiên này; chúng chỉ là phụ nên nó không phải là thuyết vạn vật. Thực sự thì, nó là một khối thông tin cực lớn trong vũ trụ quanh ta, đến từ các biến cố ấy và nó không chỉ bắt nguồn từ những quy luật cơ bản. Bây giờ, nếu ta càng tiến tới gần hơn các quy luật cơ bản bằng cách quan sát những hiện tượng ở mức năng lượng thấp, rồi mức cao hơn và cao hơn nữa, hoặc ở khoảng cách gần, và gần hơn nữa và càng gần hơn nữa, cứ thế, giống như đang bóc vỏ của một củ hành và chúng ta cứ tiếp tục làm như thế và dựng lên những cỗ máy mạnh mẽ hơn, các máy gia tốc hạt Chúng ta càng hiểu sâu hơn về cấu trúc của các hạt và bằng cách đó chúng ta có thể tiến gần và gần hơn tới quy luật cơ bản Bây giờ, thứ xảy ra là trong khi chúng ta bóc vỏ của củ hành và chúng ta tiến gần, và gần hơn tới quy luật cơ bản chúng ta có thể thấy rằng mỗi lớp vỏ có một cái gì đó giống với lớp vỏ trước và với lớp trước nữa. Chúng ta biểu đạt chúng bằng các biểu thức toán học và chúng ta có thể thấy rằng nó có các công thức rất giống nhau Chúng yêu cầu những kiến thức toán rất giống nhau và đây là điều rất đáng chú ý, và là ý chính của những thứ mà tôi đang cố diễn tả Newton gọi nó là - tiện thể, đây là Newton còn đây là Albert Einstein. Chào Al! và dù sao đi nữa, ông ấy nói, "Thiên nhiên theo đúng ý của cô ấy" -- Coi thiên nhiên là phụ nữ và điều xảy ra đó là các hiện tượng mới, các lớp vỏ mới, các thứ ở trong của các lớp vỏ nhỏ hơn của củ hành mà chúng ta chạm tới, chúng tương tự với các lớp lớn hơn và các công thức toán mà chúng ta diễn tả các lớp vỏ trước gần giống với những công thức ta cần cho lớp da kế tiếp và đó là tại sao các phương trình lại đơn giản hoá đến như vậy. Bởi vì chúng sử dụng các kiến thức toán có sẵn Một ví dụ thường thấy nữa là: Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn ,một trên bình phương của khoảng cách các vật tương tác. Coulomb, ở Pháp, tìm thấy quy luật tương tự cho các nguồn điện. Đây là một ví dụ của sự giống nhau này Nhìn vào lực hấp dẫn, ta có thể thấy một quy luật xác định. Sau đó bạn nhìn vào điện trường. Cũng cùng một quy luật Đây là một ví dụ rất đơn giản nữa Có rất nhiều ví dụ phức tạp nữa Tính cân đối rất quan trọng trong cuộc thảo luận này Bạn biết rồi đấy. Ví dụ như một vòng tròn nó đối xứng quanh tâm của nó bạn xoay nó xung quanh tâm của nó, vòng tròn không thay đổi Bạn lấy một quả cầu, trong không gian ba chiều, bạn xoay nó quanh tâm và tất cả các chiều quay đều chỉ cho ra hình một quả cầu. Đó là tính đối xứng của quả cầu Nói chung là, sẽ có một sự đối xứng dưới những sự vận động thích hợp nếu các vận động này sinh ra một hiện tượng, hoặc sự mô tả của nó, không thay đổi. Phương trình của Maxwell thực sự đối xứng Dưới sự quay của cả không gian Nó không ảnh hưởng khi chúng ta quay cả không gian đi vài độ, nó sẽ không làm thay đổi hiện tượng của điện trường hay từ tính Có một khái niệm vào thế kỷ 19 có thể minh hoạ điều này và nếu ta dùng khái niệm đó, phương trình sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Einstein, với thuyết tương đối hẹp của ông ấy đã đào sâu vào sự đối xứng trong các phương trình của Maxwell, cái mà được gọi là thuyết tương đối hẹp. và những sự đối xứng này, do đó làm cho các phương trình thậm chí ngắn hơn, đẹp hơn Nhìn vào đây! Ta không cần phải hiểu những thứ này có nghĩa là gì! Nhưng ta có thể chỉ nhìn vào dạng của chúng (tiếng cười) Ở trên cùng là cả một danh sách dài của các phương trình với ba ẩn số cho ba chiều không gian: x, y và z. sau đó, sử dụng véc tơ và một số tính chất đối xứng, ta có các phương trình tiếp. Và dùng tiếp sự đối xứng của thuyết tương đối hẹp và ta có thậm chí đơn giản hơn dưới này, cho ta thấy rằng tính đối xứng ngày càng trở nên đẹp hơn và nếu nó càng trở nên đối xứng, thì chúng trở nên càng đơn giản và cuốn hút. hai cái cuối của các phương trình đầu nói rằng nguồn điện và dòng điện làm tăng giá trị tất cả các miền điện trường và từ trường. những phương trình kế tiếp nói rằng không có từ tình nào khác từ tính duy nhất bắt nguồn từ nguồn điện và dòng điện Ngày nào đó chúng ta sẽ tìm thấy một số lỗ hổng trong lập luận đó nhưng hiện tại, nó vẫn được cho là đúng Bây giờ, đây là một bước phát triển thú vị nhiều người chưa được nghe tới Họ có thể biết một chút, nhưng khá khó để giải thích chúng một cách chi tiết, nên tôi sẽ không giải thích, mà chỉ đề cập tới nó (tiếng cười) Chen Ning Yang, chúng tôi thường gọi là Yang thật thà -- (tiếng cười) -- và Bob Mills đã đưa ra, 50 năm trước, sự khái quát của những phương trình của Maxwell, với tính đối xứng mới. nó chưa bao giờ xuất hiện trước đó Kiến thức toán rất giống nhau, nhưng tính đối xứng rất khác. Họ mong rằng nó có thể đóng góp cho ngành vật lý hạt nhân bằng một cách nào đó -- Tự thân nó không đóng góp cho vật lý hạt nhân nhưng một trong số chúng ta khái quát hoá nó hơn, và cuối cùng nó cũng có đóng góp. Và nó cho ta một sự mô tả cực đẹp của tương tác mạnh và tương tác yếu Nên, chúng ta có thể nói lại một điều đã đề cập trước đó rằng mỗi lớp cỏ của củ hành có một sự tương đồng với lớp vỏ kẻ tiếp. nên các công thức toán học cho lớp vỏ này rất giống với lớp vỏ mới và vì vậy chúng rất đẹp vì chúng ta đã biết làm sao để viết chúng một cách ngắn gọn, đẹp đẽ. Nên tôi muốn nói là. Tôi tin có một thuyết đồng nhất ẩn dưới tất cả các quy tắc Và càng tiến tới chúng thì chúng càng thể hiện sự đơn giản. Sự đối xứng cho ta thấy sự đơn giản đó Và có một sự tương đồng tự thân giữa các quy mô --nói cách khác, từ lớp vỏ hành sang lớp vỏ hành khác Sự tương đồng. Và nó giải thích cho hiện tượng này nó sẽ giải thích tại sao vẻ đẹp là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn một thuyết đúng Newton từng nói: "Tự nhiên rất dịu dàng và theo đúng bản thân cô ấy" Một việc mà ông ấy phải suy nghĩ là một thứ mà chúng ta cho là hiển nhiên ngày nay nhưng vào thời đó thì không như thế Câu chuyện là thế này, nó không chắc chắn đúng, nhưng rất nhiều người kể nó. Vào thời đó, khi có dịch hạch ở Cambridge, Ông ấy trở về trang trại của mẹ -- vì trường đại học đã đóng cửa -- ông ấy thấy một quả táo rơi từ trên cây, trên đầu ông ấy, gì cũng được. Và ông ấy bất ngờ nhận ra rằng lực hút quả táo về phía trái đất có thể cũng là lực ảnh hưởng chuyển động của các hành tinh và mặt trăng Đó là một sự thống nhất lớn vào thời đó, mặc dù hiện nay ta cho nó là hiển nhiên Nó là lực hấp dẫn. Nên ông ấy nói rằng đó là quy luật của tự nhiên, sự hoà hợp: "Quy luật này của tự nhiên rất khác với quan niệm của các nhà triết học, tôi đã kiềm chế mô tả nó trong cuốn sách, để khỏi đụng phải một cuộc khủng hoảng không cần thiết ..." Chúng ta cần phải coi chừng việc đó,(cười) đặc biệt là ở buổi gặp mặt này "...và do đó làm cho người đọc có định kiến với nội dung chính của cuốn sách" Ai trong thời đại này có thể tuyên bố rằng đó là sự kiêu ngạo của trí tuệ loài người? Rằng lực làm quả táo rơi xuống đất giống với lực làm cho các hành tinh và mặt trăng di chuyển, và nhiều thứ nữa? Mọi người biết điều đó. Đó là đặc tính của lực hấp dẫn Nó không phải là thứ có sẵn ở con người. Bộ não con người tất nhiên nhận thấy nó và tận hưởng nó, sử dụng nó, nhưng nó không bắt nguồn từ con người Nó bắt nguồn từ đặc điểm của lực hấp dẫn. Và nó đúng cho mọi thứ ta đang nói tới Nó là các đặc tính của định luật căn bản Định luật căn bản là việc những lớp vỏ khác nhau của củ hành lại giống nhau, vậy nên toán học cho một lớp vỏ có thể giúp bạn biểu đạt đơn giản và cuốn hút hiện tượng của lớp vỏ tiếp theo. I muốn nói rằng Newton đã làm rất nhiều năm đó Trọng lực, quy luật chuyển động, vi phân, ánh sáng trắng bao gồm tất cả các màu. Thậm chí ông ấy có thể viết cả một bài luận về "Tôi Đã Làm Gì Vào Kỳ Nghỉ Hè." (Tiếng cười) Nên chúng ta không cần cho rằng những quy luật này tách biệt với các định đề siêu hình Chúng bắt nguồn từ lý thuyết cơ bản Và ta gọi chúng là các đặc tính trồi lên Bạn không cần nhiều hơn để có nhiều hơn Sự trồi lên có nghĩa là như vậy. Cuộc sống có thể trồi lên từ vật lý và hoá học, với rất nhiều biến cố, Suy nghĩ của con người xuất hiện từ dây thần kinh và những biến cố. và các liên kết hoá học xuất hiện từ vật lý và một số biến cố. Ta không làm giảm sự quan trọng của các lĩnh vực này khi cho rằng chúng theo sau những thứ căn bản hơn, và các biến cố. Đó là một quy luật chung, và nhận ra điều này cực kỳ quan trọng. Bạn không cần nhiều hơn để có nhiều hơn. Họ cứ hỏi như thế này khi đọc cuốn sách của tôi, The Quark and the Jaguar," Và họ nói, "Không phải có cái gì đó nhiều hơn những gì ông có ở đây?" Có thể họ cho rằng có cái gì đó siêu tự nhiên. Nhưng, thực sự là không. (Tiếng cười) Bạn không cần nhiều hơn để giải thích nhiều hơn. Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Sự kiện Mùa Xuân Ả rập năm 2011 đã thu hút sự chú ý của thế giới. Nó cũng thu hút sự chú ý của chính phủ các nước, những người lo sợ cuộc cách mạng này sẽ lây lan. Để đối phó, họ ráo riết theo dõi những nhà hoạt động, nhà báo, những người chống đối người họ sợ sẽ khơi mào cuộc cách mạng tại chính đất nước mình. Một nhà hoạt động nổi tiếng người Bahrain, bị bắt giữ và tra khảo bởi nhà cầm quyền, nói rằng những người điều tra đã cho anh ấy xem đoạn sao chép những cuộc gọi và tin nhắn của anh ấy. Dĩ nhiên, không lạ gì khi chính phủ có thể chặn cuộc gọi và tin nhắn. Chính vì lý do đó nhiều nhà hoạt động đặc biệt tránh dùng điện thoại. Thay vào đó, họ dùng những công cụ như Skype, mà họ nghĩ có thể tránh được sự ngăn chặn. Họ đã lầm. Mấy năm qua có một ngành công nghiệp cung cấp công nghệ theo dõi cho các chính phủ, nhất là công nghệ cho phép chính quyền xâm nhập vào máy tính của những đối tượng bị theo dõi. Không còn là nghe trộm thông tin trên đường dây, họ xâm nhập vào máy tính của bạn, bật webcam, microphone, và đánh cắp tài liệu từ máy tính. Khi chính quyền Ai Cập sụp đổ vào năm 2011, những nhà hoạt động đột kích vào sở mật vụ, trong những tài liệu họ tìm thấy có tài liệu về công ty Gamma, Gamma International. Gamma là một công ty của Đức chuyên sản xuất những phần mềm theo dõi và chỉ bán cho các chính phủ. Điều quan trọng là hầu hết các chính phủ không tự có khả năng để phát triển những phần mềm này. Những chính phủ nhỏ thì không có nguồn lực và chuyên môn, vì thế thị trường này ở phương Tây mừng rỡ cung cấp cho họ những công cụ và kĩ thuật với một cái giá nào đó. Gamma chỉ là một trong các công ty. Đáng chú ý là Gamma chưa bao giờ thực sự bán phần mềm của họ cho chính phủ Ai Cập. Họ có thể đã gửi bản báo giá, nhưng chính quyền Ai Cập chưa bao giờ mua. Thay vào đó, chính quyền Ai Cập sử dụng bản dùng thử miễn phí của phần mềm đó. ( Cười) Ảnh này lấy từ một video chào hàng mà Gamma đã sản xuất. Thực tế, họ nhấn mạnh trình bày những thứ hấp dẫn thực tế cảnh sát có thể ngồi một chỗ trong phòng điều hoà theo dõi ai đó từ xa mà không ai hay biết . Bạn biết đấy, webcam của bạn không bật. Không có gì chỉ ra rằng microphone đã bật. Đây là giám đốc quản lý của Gamma International. Tên ông ấy là Martin Muench. Có nhiều ảnh của Martin Meunch. Đây là cái tôi thích. Tôi chỉ đang cố gắng phóng to webcam ông ấy lên một chút. Bạn có thể thấy một miếng dán nhỏ được đặt trên camera của ông ấy. Ông biết loại phần mềm theo dõi nào thì hữu dụng, ông dĩ nhiên không muốn nó được sử dụng chống lại chính mình. Muench nói rằng ông ấy định sử dụng phần mềm này để bắt giữ kẻ khủng bố hoặc những tên ấu dâm Dĩ nhiên ông ta thừa nhận một khi phần mềm này được bán cho các chính phủ, ông ấy không thể biết nó được sử dụng ra sao. Phần mềm của Gamma đã được định vị trên nhiều máy chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới. rất nhiều tài liệu đáng sợ được ghi lại cùng với những vụ vi phạm nhân quyền. Họ thật sự đã bán phần mềm này ra thế giới. Gamma cũng không phải công ty duy nhất trong lĩnh vực này. Như đã nói, đây là ngành công nghiệp trị giá 5 tỷ đô. Một gã khổng lồ trong công nghiệp này là một tập đoàn Ý với tên gọi Hacking Team. Hiện Hacking Team đang có một chào hàng rất ngoạn mục. Đoạn video cho ta thấy nó thực sự rất thu hút, tôi sẽ cho các bạn xem clip này để các bạn có thể thấy cả khả năng ứng dụng của phần mềm này và cách người ta tiếp thị với các khách hàng chính phủ. (Video) Người kể: Bạn muốn theo dõi mục tiêu (Nhạc) Bạn phải xâm nhập vào máy tính. ["Trong khi mục tiêu của bạn đang lướt web, trao đổi tài liệu, nhận tin nhắn, vượt qua biên giới"] Bạn phải dùng nhiều ứng dụng. ["Windows, OS X, iOS, Android, Blackberry, Symbian, Linux"] Bạn phải giải mã và nắm bắt những dữ liệu liên quan. [Skype và những cuộc gọi được mã hoá, địa điểm được xác định, tin nhắn, những mối quan hệ, lướt web, ghi âm và ghi hình"] Không ai hay biết và không thể truy dấu. [Vô hiệu mọi hệ thống bảo vệ cẩn mật] Triển khai khắp cả nước. ["Có hàng trăm ngàn mục tiêu được kiểm soát tại một nơi"] Chính xác như những gì chúng ta làm. Christopher Soghoian: Vì thế thật hài hước nếu nó không đúng, nhưng thực tế là phần mềm của Hacking Team đang được bán cho nhiều chính phủ trên thế giới. Năm ngoái chúng ta đã biết rằng phần mềm đó được chính quyền Moroc dùng theo dõi các nhà báo nước này. Đã có nhiều quốc gia bị phát hiện là sử dụng nó. Hacking Team cũng đang ve vãn thị trường các cơ quan hành pháp Mỹ. Trong năm ngoái, tập đoàn này đã mở văn phòng bán hàng ở Maryland. Tập đoàn này cũng thuê một phát ngôn viên. Họ dự các hội nghị ngành công nghiệp giám sát nơi những quan chức hành pháp tới tham dự. Họ đã diễn thuyết ở hội nghị. Điều thú vị nhất tôi thấy là họ thực tế đã trả tiền cà phê ở hội nghị hành pháp đầu năm nay. Tôi không thể nói chắc rằng Hacking Team đã bán công nghệ của họ cho Mỹ hay chưa, Nhưng tôi có thể chắc rằng nếu họ chưa bán, thì không phải là vì chưa cố hết sức. Như tôi đã nói, chính phủ nhiều nước không có đủ nguồn lực để chế tạo ra công cụ giám sát thì họ sẽ mua những phần mềm có sẵn, và vì thế mà bạn có thể thấy chính phủ như Tunisia, dùng cùng một phần mềm như chính phủ Đức. Họ toàn mua những thứ có sẵn. Cục điều tra Liên Bang Mỹ có đủ ngân sách để chế tạo ra công nghệ giám sát của họ. và trong nhiều năm, tôi đã cố để tìm ra có hay không và bằng cách nào FBI xâm nhập vào máy tính của những mục tiêu theo dõi. Bạn của tôi tại một tổ chức có tên gọi Electronic Frontier Foundation họ là một tổ chức dân sự xã hội thu được hàng trăm tài liệu từ FBI nói về thế hệ tiếp theo trong công nghệ giám sát của họ. Hầu hết những tài liệu này đều bị sửa đi rất nhiều, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy từ màn hình, nếu tôi phóng chỗ này to ra thì đây là dòng chữ: Bộ Vận hành từ xa. Remote Operations Unit. Khi tôi lần đầu thấy cái này, tôi chưa bao giờ nghe về nó trước đây. Tôi đã nghiên cứu về ngành giám sát hơn sáu năm. Tôi chưa bao giờ nghe về nó. Vì thế tôi lên mạng và nghiên cứu, và sau cùng tôi cũng cũng tìm ra nguồn cấp thông tin lớn từ Linkedln- mạng xã hội cho những người tìm việc. Có rất nhiều nhà thầu đại diện cho chính quyền Mỹ đã có thời gian làm việc cho Remote Operating Unit, họ mô tả những điểm thú vị trong hồ sơ của họ về những gì họ làm trong công việc trước đây. (Cười) Nên tôi đã lấy thông tin náy và đưa cho một phóng viên tôi tin tưởng của tờ Walll Street, cô ấy có thể liên hệ với một vài viên chức nguyên hành pháp trước đây để về vấn đề này và xác nhận thực tế là FBI có một đội chuyên gia không làm gì khác ngoài việc xâm nhập máy tính của những mục tiêu cần giám sát . Giống như Gamma và Hacking Team, FBI có đầy đủ khả năng để bật webcam, microphones, trộm tài liệu, lấy thông tin lướt web từ xa. Có một vấn đề lớn với những chính phủ đang xâm nhập đó là những kẻ khủng bố, kẻ ấu dâm, kể buôn ma tuý, nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền tất cả đều sử dụng cùng loại máy tính. Không hề có điện thoại của kẻ buôn ma tuý và máy tính cho phóng viên. Chúng ta đều sử dụng cùng loại công nghệ, điều đó có nghĩa là chính phủ có thể xâm nhập vào máy tính của những kẻ xấu và cũng có thể xâm nhập vào máy tính của chúng ta. Nên chính phủ khắp nơi trên thế giới đều đang trang bị công nghệ này. Họ đang coi việc xâm nhập như một công cụ hành pháp. mà không hề có cuộc tranh cãi nào. Ở Mỹ, nơi tôi sống, không hề có việc quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri. Không hề có luật được thông qua về việc trao quyền sử dụng công nghệ này, và vì sức mạnh của nó và tiềm năng nó bị lạm dụng, chúng ta nhất thiết phải có một cuộc tranh luận công khai. Xin chân thành cảm ơn. (Tiếng hoan hô) Vào năm 1800 Một phát minh nhỏ kì lạ được nhắc tới Nó được gọi là kính hiển vi Nó cho phép bạn có thể nhìn thấy những dạng sống tí hon mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Không lâu sau một khám phá trong lĩnh vực y khoa đã chỉ ra rằng những dạng sống này thật ra là nguyên nhân gây nên những căn bệnh kinh khủng cho loài người. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra trong xã hội khi họ nhận ra rằng một người phụ nữ Anh với tách trà thật ra đang uống một bát canh đầy quái vật. Cách đây không xa. Chuyện này đến từ Luân Đôn. 200 năm sau này. Chúng ta vẫn có những bát canh quái vật này quanh ta, và chúng đang hoành hành ở các nước đang phát triển nằm xung quanh vành đai xích đạo. Chỉ riêng bệnh sốt rét đã gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm, và có hơn một tỉ người cần được khám bệnh vì họ đang có nguy cơ đối mặt với những chủng loại vi rút sốt rét khác nhau. Bây giờ thật sự rất đơn giản để gắn một bộ mặt cho những con quái vật này. Bạn lấy một ít thuốc màu, như là cam acridine hoặc là màu dạ quang hoặc Giemsa, và một cái kính hiển vi, và bạn nhìn vào kiến sẽ nhận ra những khuông mặt chúng. Vậy mà tại sao, Alex ở Kenya, Fatima ở Bangladesh, Navjoot ở Mumbai Julie và Mary ở Ugana vẫn phải đợi cả tháng trời để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cho họ? Vì chủ yếu là do khả năng mở rộng phương pháp chẩn đoán bệnh hoàn toàn nằm ngoài khả năng. Và đừng quên con số một tỉ. Vấn đề nằm trên cái kính hiển vi. Mặc dù là đỉnh cao của khoa học hiện đại, song kính hiện vi dùng cho nghiên cứu không được thiết kế cho thử nghiệm thực địa. Và ban đầu chúng cũng không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán bệnh. Chúng rất nặng, cồng kềnh, rất khó bảo tồn và tốn rất nhiều tiền. Trong hình là Mahatma Gandi vào những năm 40. dùng sự sắp đặt hoàn toàn giống với những gì chúng ta dùng hôm nay để chẩn đoán bệnh lao trong tu viện của ông ở Sevagram Ấn Độ. Hai trong số những học sinh của tôi, Jim và James, du lich khắp Ấn Độ và Thái Lan, bắt đầu suy ngẫm nhiều về vấn đề này. Chúng tôi đã thấy đủ loại thiết bị được người ta cho. Chúng tôi thấy nấm mọc trên ống kính hiển vi. Chúng tôi cũng thấy những người sở hữu một kính hiển vi hoạt động tốt nhưng không biết cách bật nó lên. Điều nảy sinh ra từ công việc đó và chuyến đi đó chính là ý tưởng mà chúng tôi gọi là Foldscopes. Vậy Foldscope là gì? Foldscope là một kính hiển vi có đầy đủ các chức năng, hệ thống đèn gương, hệ thống khấu độ, hệ thống phân cực, lăng kính tất cả những loại kính hiển vi tân tiến được xây dựng chỉ dựa trên việc gấp giấy. Chắc bạn đang nghĩ rằng làm sao điều đó khả thi? Tôi sẽ cho bạn xem vài ví dụ. Chúng ta sẽ xem qua một vài trong số đó. Nó bắt đầu từ một tờ giấy. Thứ bạn nhìn thấy ở đây là tất cả những thành phần để tạo nên một kính hiển vi. Ở đây, chúng ta có ba phần Quang học,chiếu sáng Và phần giữ chiếc kính Và còn có những mắt kính siêu nhỏ ở dưới mà hiện tại nó đã được gắn vào trong giấy. Bây giờ thì bạn cầm nó lên Và giống như bạn đang chơi đồ chơi vậy, y như vậy, Tôi mở nó Và tôi tách nó ra Bộ kính này không có hướng dẫn cũng như ngôn ngữ liên quan Nó có một quy tắc riêng, bằng màu sắc đã được gắn vào trong này Nó sẽ hướng dẫn bạn cách gấp cụ thể Sau khi hoàn thành, nó sẽ trông như thế này. Và nó có tất cả các chức năng của chiếc kính hiển bình thường Nó giống như là một bộ phận điều chỉnh nơi mà ta có thể đẩy cái mẫu vào để xem, như là ở đây. Chúng tôi không muốn thay đổi cái này Bởi vì nó là một tiêu chuẩn được nhìn theo một cách lạc quan suốt nhiều năm qua. Và nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe đã quen sử dụng bộ phận nầy. Nên đây là những thay đổi. Nhưng tất cả các tiêu chuẩn đều được giữ lại để chuẩn đoán các bệnh khác nhau, Bạn bật nó lên Đây là bộ phận điều chỉnh và đây là tiêu điểm, một kĩ thuật uốn cong cho phép chúng ta có thể di chuyển nó tùy ý để nhắm vào đường kính từ những bước nhỏ xíu. Cái mà thú vị nhất của của công việc này, và học sinh của tôi ghét tôi làm điều này, nhưng tôi vẫn cứ làm. Vì thiết bị rất chắc chắn, tôi bật nó lên và ném nó xuống sàn rồi dẫm lên nó. Và chúng vẫn nguyên vẹn, dù chúng được thiết kế từ một vật liệu rất dẻo dai, như giấy. Một việc thú vị nữa là, đây thực chất là một công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn ta đưa ra, chứa đựng được trong chiếc phong bì này. Tôi có 30 chiếc Foldscope khác nhau với các cấu hình khác nhau, tất cả trong duy nhất một bìa giấy. Và tôi sẽ ngẫu nhiên chọn một cái. Cái này, hóa ra, là được thiết kế đặc biệt cho bệnh tả, bởi nó có bộ lọc huỳnh quang được xây dựng riêng biệt cho việc chẩn đoán bệnh tả. Vậy ý tưởng kính hiển vi đặc trưng cho chẩn đoán xuất phát từ cái này. Cho tới bây giờ, bạn chưa thực sự thấy những gì tôi thấy từ một trong những bộ sắp xếp này. Vậy nên điều tôi muốn làm là, làm ơn dịu ánh sáng giùm cho, hóa ra, Foldscope cũng là kính hiển vi lồi Tôi có 2 chiếc kính hiển vi tôi chuẩn bị bật lên tới phía sau của bức tường, và vừa được chiếu sáng, theo cách này bạn sẽ thấy những gì mà tôi thấy. Những gì bạn đang nhìn thấy... ( Vỗ tay ) Đây là tế bào đan nhau của một con mắt phức hợp, và tôi sẽ phóng to hình chụp hơn, ở đây, tôi sẽ đi qua trục Z. Bạn sẽ thực sự thấy cách các thấu kính cắt theo kiểu đan nhau. Một ví dụ khác, một trong những côn trùng yêu thích của tôi, Tôi thích phải ghét con này, là một con muỗi. và bạn đang nhìn thấy ăng ten của một con muỗi vằn. Ngay ở đây. Tất cả từ sự cài đặt đơn giản mà tôi tả. Vợ tôi gần đây đang thực nghiệm một vài chiếc kính hiển vi của chúng tôi bằng việc giặt rồi sấy quần áo mỗi khi tôi bỏ quên kính trong đó. Và hóa ra là chúng còn chống nước nữa, và... (Cười) đây là nước huỳnh quang, và tôi không biết liệu các bạn có thực sự nhìn thấy nó Đây cũng cho thấy cách dụng cụ quan sát chiếu sáng hoạt động. Bạn phải nhìn thấy cách chùm sáng được chiếu ra và bẻ cong. Chúng ta có thể bật lại ánh sáng được không? Tôi sẽ cho các bạn xem ngay, bởi tôi đang gần hết thời gian. Về việc chúng ta tốn bao nhiêu để sản xuất, ý tưởng hay nhất là sản xuất dây chuyền, vậy nên chúng tôi tạo nó hết khoảng 50 cent. ( Vỗ tay ) Và cái mà việc này cho phép chúng tôi làm là nghĩ về một cách dùng kính hiển vi mới, cái mà chúng tôi gọi là kính "dùng xong vất đi." Tôi sẽ cho bạn xem một chút về một vài phần dụng cụ. Đây là một tờ giấy. Đây là khi chúng tôi nghĩ về ý kiến đó. Đây là một tờ giấy A4. Đây là 3 giai đoạn bạn thực sự thấy. và các thành phần ống kính, nếu bạn nhìn bộ phận nhỏ bên phải, chúng tôi phải tìm ra cách để sản xuất thấu kính bằng giấy ở một lưu lượng rất cao, cho nên nó dùng quá trình tự lắp ráp và sức căng bề mặt để dựng thấu kính vô sắc từ chính giấy. Vậy nên đây là nơi đặt thấu kính. Có một vài nguồn ánh sáng. Và chù yếu, nói tóm lại, tất cả đều xếp hàng nhờ thuật gấp giấy, vì thuật xếp giấy cho ta sự chính xác tới một phần một triệu mét điều chỉnh ống kính. Cho nên dù nó nhìn như một thứ đồ chơi đơn giản, kĩ thuật đem vào một thứ như thế này là khá tinh xảo. Vậy nên đây là một thứ rõ ràng khác mà ta sẽ làm, khá điển hình, nếu tôi tiết lộ rằng những chiếc kính hiển vi này rất bền, có thể đi lên tầng 3 và thả xuống. Và đó, nó vẫn hoạt động tốt. Vậy đối với chúng tôi, bước tiếp theo là thực sự hoàn thành những cuộc thực nghiệm. Chúng tôi đang bắt đầu vào cuối mùa hè. Chúng tôi đang ở giai đoạn mà chúng tôi sẽ làm hàng ngàn chiếc kính hiển vi. Đó là lần đầu tiên chúng tôi làm những cuộc thực nghiệm với nhiều kính hiển vi nhất từ trước tới nay nằm trong một địa điểm. Chúng tôi bắt đầu thu thập dữ liệu bệnh tả, bệnh Chagas và sốt hải li từ các bệnh nhân. Và tôi muốn kết thúc bằng bức ảnh này. Tôi chưa từng dự tính trước được cái này, trừ một liên kết thực sự thú vị giữa giáo dục khoa học thực tế và sức khỏe toàn cầu. Công cụ mà chúng ta đang cung cấp những đứa trẻ chuẩn bị đấu tranh với bát súp quái vật ngày mai là gì? Tôi muốn chúng có thể in ra một Foldscope và mang theo bên mình ở túi. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay ) Đây là một máy bán hàng tự động ở Los Angeles Nó nằm trong một khu thương mại, và bán trứng cá. Nó là máy bán trứng cá tự động Đây là Art-o-mat, một cái máy bán hàng tự động bán những tác phẩm nghệ thuật nhỏ của nhiều nghệ sĩ, thường được làm từ những mảnh gỗ nhỏ hoặc diêm, với số lượng có hạn. Đây là Oliver Medvedik. Anh ấy không phải máy bán hàng tự động, nhưng anh là người sáng lập ra Genspace, phòng thí nghiệm sinh học cộng đồng ở New York, nơi bất kỳ ai cũng có thể đến và tham gia các khóa học, và học cách thực hiện những việc như nuôi vi khuẩn E.coli phát sáng trong bóng tối hay học cách lấy ADN của trái dâu. Thật ra, tôi đã thấy Oliver thực hiện trích ADN dâu tây từ một năm trước và điều này đã hướng tôi đến một con đường kỳ lạ mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn ngay bây giờ. Bởi vì ADN dâu tây rất thú vị, nó trông rất đẹp. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ ADN dâu tây là một thứ đẹp cả cho đến khi tôi thấy nó trong hình dạng thế này. Và rất nhiều người, đặc biệt là trong cộng đồng nghệ thuật, không tham gia vào khoa học theo cách này. Sau việc này, tôi lập tức tham gia vào Genspace, và tôi đã hỏi Oliver, "Này, nếu chúng ta có thể làm với dâu, liệu chúng ta cũng có thể làm với con người không?" Và khoảng 10 phút sau, cả hai chúng tôi cùng xoay chúng trong lọ và nghĩ ra một bản công thức cho việc lấy ADN người. Tôi bắt đầu làm việc này một mình, và đây là hình dạng ADN của tôi, Và khi đang ở một bữa tiệc tối với một vài người bạn, một vài người bạn nghệ sĩ, và tôi kể họ nghe về dự án này, và họ không thể tin rằng thật sự có thể thấy được ADN Vậy nên tôi nói, được rồi, bây giờ hãy lấy vài mẫu nhé. Và tôi bắt đầu tổ chức những bữa tiệc tối kỳ lạ ở nhà mình vào mỗi tối thứ sáu nơi mọi người thường đến và chúng tôi sẽ thực hiện trích ADN, và tôi ghi hình tất cả chúng lại, vì nó đã tạo ra bức tranh chân dung khôi hài này. (Cười) Đây là những người không thường xuyên tiếp xúc với khoa học. Quý vị có thể nhận biết điều đó từ phản ứng của họ Nhưng họ đã bị mê mẩn bởi thứ này, và tôi lấy làm thích thú khi thấy họ trở nên hào hứng với khoa học Vậy nên tôi bắt đầu làm việc này một cách thường xuyên hơn. Đây là một việc kỳ quặc để làm trong các buổi tối thứ sáu, nhưng đó là những gì tôi đã bắt tay vào làm, and tôi bắt đầu thu hoạch được một nhóm tổng hợp ADN của bạn bè mình chứa trong những chiếc lọ nhỏ và phân loại chúng. Nó trông như thế này đây. Và nó bắt đầu khiến tôi suy nghĩ về vài thứ. Đầu tiên, nó trông y hệt như trang Facebook của tôi vậy Vậy nên theo một cách nào đó, tôi đã tạo ra một mạng lưới di truyền, một mạng lưới xã hội di truyền thật sự. Và điều thứ hai là, một lần nọ, một người bạn của tôi ghé qua và nhìn vào vật này trên bàn của tôi và nói, "Ồ.Tại sao chúng lại được đánh số? Người này hiếm hơn người kia sao?" Và tôi thậm chí còn chưa nghĩ đến điều đó. Chúng được đánh số để xếp theo thứ tự khi lấy mẫu ADN Nhưng điều đó đã làm tôi suy nghĩ về việc thu gom đồ chơi, và việc này đang diễn ra ngay lúc này trong thế giới đồ chơi với những hộp đồ chơi bí ẩn, và về việc có thể thu gom những món đồ chơi hiếm này. Các bạn mua những chiếc hộp này, Các bạn không rõ bên trong có những gì. Nhưng sau đó, bạn mở ra, bạn có rất nhiều món đồ chơi hiếm có khác nhau. Và thế nên tôi nghĩ rằng điều này thật thú vị. Tôi đã bắt đầu suy nghĩ về nó và máy bán trứng cá tự động và máy Art-o-mat, và vì vài lý do, một đêm nọ tôi đã vẽ ra một chiếc máy bán hàng tự động nghĩ về việc sơn phết cho chiếc máy, và những chiếc lọ ADN nhỏ bên trong, và tôi đã thấy sự kết hợp đẹp đẽ giữa những sợi ADN và những chiếc lò xo bên trong máy bán Và vì thế, tất nhiên, tôi đã quyết định tạo ra một sản phẩm lắp ráp nghệ thuật mang tên Máy Bán ADN Tự Động. Nó đây. (Nhạc) ["Máy Bán ADN Tự Động là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt về sự tiếp cận ngày càng dễ dàng [với công nghệ sinh học, với mức giá hợp lý, quý khách có thể mua mẫu thử của ADN người từ chiếc máy bán hàng tự động tuyền thống."] ["Mỗi mẫu thử được đóng gói kèm với một số lượng có hạn chân dung của vật thể mẫu."] ["Máy Bán ADN Tự Động xem ADN như là một chất liệu có thể thu thập và mang ra ánh sáng những vấn đề hợp pháp đối với quyền sở hữu DNA.] Gabriel Garcia-Colombo: Máy Bán ADN Tự Động hiện đang được trưng bày tại một vài cuộc triển lãm ở New York, và đang được bán rất chạy. Chúng tôi đang thực hiện phiên bản đầu tiên với 100 máy. và mong được thực hiện phiên bản kế trong tương lai gần. Thật ra, tôi muốn đưa thêm nhiều máy vào trung tâm nhà ga, như Grand Central hay Penn Station, ngay cạnh những máy bán hàng tự động khác cũng trong cùng khu vực. Nhưng thật sự với dự án này và rất nhiều những dự án nghệ thuật khác của mình Tôi muốn hỏi khán giả một câu hỏi, đó là, khi công nghệ sinh học và việc sắp dãy ADN trở nên rẻ như việc sử dụng laser để cắt tỉa in 3D hay mua trứng cá từ máy bán hàng tự động bạn sẽ vẫn đưa mẫu ADN của mình cho máy bán hàng tự động chứ? Và những mẫu này sẻ có giá bao nhiêu? Và liệu bạn sẽ mua mẫu của người khác chứ? Và bạn có thể làm gì với mẫu đó? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khoảnh khắc sự thật của tôi không đến ngay lập tức. Vào năm 2010, tôi có cơ hội được cân nhắc để thăng chức từ vị trí hiện tại lên giám đốc quy hoạch cộng đồng của Bộ ngoại giao Mỹ. Đây là cơ hội để tôi tiến sâu thúc đẩy bản thân đạt được một vị trí đáng mơ ước trong số các công việc hành chính công. và tôi vừa hoàn thành một dự án lớn kéo dài 18 tháng cho bộ trưởng Clinton và tôi biết rằng mình có khả năng đảm đương một nhiệm vụ lớn hơn Tôi nghĩ mình là người phụ nữ sẽ nói đồng ý. Nhưng trong 2 năm, tôi đã đi lại giữa Washington và Princeton, New Jersey nơi chồng và hai đứa con trai thiếu niên của tôi sinh sống và việc đó không ổn chút nào Tôi đã cố thử cách kéo dài thêm 2 năm nữa ở Washington, hay đề nghị hai con trai và chồng chuyển trường và chỗ làm để đoàn tụ với tôi. Tuy nhiên, trong sâu thẳm, tôi biết rằng sự lựa chọn đúng đắn là ở nhà, Dù tôi không nhận thức được đầy đủ rằng người phụ nữ nào trong tôi đã chọn lựa chọn đó Đó là một sự lựa chọn dựa trên tình yêu và trách nhiệm. Tôi không thể theo dõi con trai lớn của mình phạm sai lầm mà không có mặt ở đó với nó khi và nếu nó cần đến tôi. Nhưng sự thay đổi thật sự đến một cách từ từ. Sang năm sau, khi gia đình tôi đã tự nó ổn định, tôi bắt đầu nhận ra rằng kể cả khi tôi có thể quay trở lại chính phủ, tôi cũng không muốn thế. Tôi không muốn bỏ lỡ năm năm cuối của các con tôi ở nhà. Cuối cùng, tôi cho phép bản thân chấp nhận cái nào là quan trọng nhất đối với mình, chứ không phải cái nào tôi muốn hoặc có thể buộc bản thân muốn nó, và quyết định đó dẫn tới việc xem xét lại câu chuyện nữ quyền mà tôi đã lớn lên cùng với nó và luôn luôn xem nó là kim chỉ anm Tôi đã hoàn toàn chấp nhận căn nguyên của sự bình đẳng nam nữ, nhưng hãy suy nghĩ sự bình đẳng thực chất là gì, và cách nào tốt nhất để đạt được nó. Tôi đã luôn chấp nhận quan niệm rằng những người được kính trọng và quyền lực nhất trong xã hội là những người đạt được chức vụ cao trong nghề nghiệp, do đó, định lượng về bình đẳng nam nữ có xu hướng đo lường xem có bao nhiêu phụ nữ nắm giữ các vị trí đó: thủ tướng, chủ tịch, CEO, giám đốc, quản lý, nhà khoa học đoạt giải Nobel, nhà lãnh đạo. Tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta nên làm tất cả những gì có thể để đạt được mục đích. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nửa của sự bình đẳng và bây giờ, tôi nghĩ rằng ta sẽ không bao giờ đến được đó nếu không nhận ra nửa còn lại. Tôi nghĩ rằng bình đẳng thật sự, bình đẳng hoàn toàn, không có nghĩa là định giá phụ nữ trong các lĩnh vực của nam giới. Mà có nghĩa là tạo dựng một khoảng rộng hơn cho các sự lựa chọn được tôn trọng đối với cả nữ và nam. Và để tới được đó, chúng ta phải thay đổi môi trường làm việc các chính sách và văn hóa của mình. Ở nơi làm việc, bình đẳng thật sự nghĩa là đánh giá gia đình cũng quan trọng như công việc, và hiểu rằng hai lĩnh vực đó thúc đẩy lẫn nhau. Là một người lãnh đạo và một nhà quản lý, tôi luôn hành động theo phương châm, nếu gia đình không đứng đầu, công việc không thể đứng thứ hai -- hai cái đó đi cùng nhau trong cuộc sống. Nếu bạn làm việc cho tôi, và bạn có một vấn đề về gia đình, tôi muốn bạn giải quyết nó, và tôi tin rằng, và sự tự tin của tôi luôn được chứng minh, rằng công việc sẽ suôn sẻ và được thực hiện tốt hơn. Những nhân viên có lý do để trở về nhà, chăm sóc con cái hoặc các thành viên trong gia đình, luôn tập trung hơn, hiệu quả hơn, chú trọng đến kết quả công việc hơn. Và người chủ gia đình, cũng là người đem đến sự quan tâm nhiều nhất cho các thành viên còn lại có phạm vi rộng hơn về kinh nghiệm và các mối quan hệ. Hãy nghĩ về một luật sư, người đã trải qua một phần đời tại các sự kiện của trường với con mình, nói chuyện với những phụ huynh khác. Anh ta có xu hướng mang đến nhiều hơn các khách hàng mới cho công ty so với một luật sư không bao giờ rời khỏi văn phòng. Và sự quan tâm tự nó, phát triển tính kiên nhẫn rất nhiều sự kiên nhẫn và tính cảm thông, sáng tạo, sự bền bỉ và thích nghi. Tất cả những đức tính này thậm chí còn quan trọng hơn trong nền kinh tế mạng lưới toàn cầu đang phát triển nhanh chóng. Những công ty tốt nhất thật sự biết điều đó. Các công ty đạt được giải thưởng về môi trường làm việc linh hoạt ở Mỹ, bao gồm một vài trong số các tập đoàn thành công nhất, và trong một nghiên cứu tầm quốc gia vào năm 2008 về thay đổi trong lực lượng lao động, chỉ ra rằng những nhân viên linh hoạt và hiệu quả nhất tại nơi làm việc, gắn bó với công việc của họ hơn, học hài lòng và trung thành hơn, họ ít gặp stress hơn, và có tinh thần lành mạnh hơn. Và một nghiên cứu năm 2012 về các doanh nghiệp, chỉ ra rằng các hoạt động sâu, linh hoạt, thật sự giảm thiểu chi phí vận hành, và tăng tính thích nghi trong nền kinh tế dịch vụ toàn cầu. Do đó, bạn có thể nghĩ rằng sự ưu tiên công việc lên trên gia đình chỉ là vấn đề của nước Mỹ. Buồn thay, sự ám ảnh với công việc không chỉ là căn bệnh của riêng quốc gia này. Hai mươi năm trước, khi gia đình tôi lần đầu tiên đến Ý, chúng tôi đã được đắm mình vào văn hóa ngủ trưa. Giấc ngủ trưa không chỉ để tránh cái nóng trong ngày. Nó thật sự giống như ta hưởng thụ hơi ấm của bữa ăn gia đình. Bây giờ, càng ngày càng có ít các hoạt động gần với ngủ trưa, phản ảnh sự phát triển của các tập đoàn toàn cầu, và sự cạnh tranh suốt 24 giờ. Do đó, việc dành một nơi cho những gì chúng ta yêu quý, thật sự là một cấp thiết toàn cầu. Theo các thuật ngữ công cộng, bình đẳng thật sự có nghĩa là công nhận rằng các công việc mà phụ nữ đã làm một cách truyền thống cũng quan trọng như, các công việc mà nam giới làm, dù ai là người thực hiện nó đi chăng nữa. Hãy nghĩ về điều này : việc chu cấp và chăm sóc là hai nhu cầu cần thiết nhau đối với sự tồn vong của nhân loại. Ít nhất, nếu chúng ta đi xa hơn trong một nền kinh tế trao đổi, một ai đó phải kiếm thu nhập và người kia phải chuyển đổi thu nhập đó thành sự quan tâm và thức ăn cho những người mà họ yêu quý. Hầu hết các bạn, khi nghe nói về việc chu cấp và chăm sóc, theo bản năng sẽ phiên dịch hai loại này thành các công việc của đàn ông và phụ nữ. Và chúng ta không thử hỏi, tại sao các công việc của nam giới lại được đề cao hơn. Nhưng hãy thử xem xét một cặp đôi đồng giới như các bạn tôi, Sarah và Emily. Họ đều là bác sỹ tâm lý. Họ kết hôn 5 năm trước, và hiện tại, họ có một cặp song sinh 2 tuổi. Họ thích trở thành những người mẹ, nhưng họ cũng yêu thích công việc của mình, và họ thực sự rất giỏi. Vậy, làm thế nào họ phân chia các trách nhiệm chu cấp và chăm sóc? Một người trong số họ nên nghỉ việc hoặc giảm thời gian làm việc để ở nhà? Hoặc họ nên thay đổi cách làm việc của mình để cả hai đều có thời gian biểu linh hoạt hơn? Và họ sẽ dựa theo tiêu chuẩn nào để quyết định việc đó? Dựa trên ai làm ra nhiều tiền nhất hay ai cam kết với công việc nhiều nhất? Hoặc ai có sếp linh động nhất? Viễn cảnh đồng giới giúp chúng ta thấy rằng, gia đình và công việc không phải là những vấn đề của nữ giới chúng là vấn đề của gia đình. Và Sarah và Emily là những người may mắn, vì họ đều có các sự lựa chọn về việc họ muốn làm việc như thế nào. Hàng triệu đàn ông và phụ nữ phải đóng vai trò là cả người chu cấp và chăm sóc, chỉ để kiếm thu nhập mà họ cần, và rất nhiều người trong số các nhân viên xáo trộn hai việc đó. Họ cùng nhau ráp nối các thỏa thuận chăm sóc một cách không thỏa đáng và thường thực sự không an toàn. Nếu việc chu cấp và chăm sóc cho gia đình thật sự bình đẳng, thì tại sao chính phủ không đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc chăm sóc gia đình cũng như một tổ chức xã hội lành mạnh như khi đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như xương sống của một nền kinh tế thành công? Chính phủ nào thực hiện được điều đó không lấy gì làm ngạc nhiên rằng các chính phủ thực hiện được điều đó là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em phổ quát, hỗ trợ những người chăm sóc gia đình tại nhà, trường học, và giáo dục trẻ em sớm, các bảo hộ cho phụ nữ mang thai và quan tâm đến người già và người tàn tật. Các chính phủ này đầu tư vào các cơ sở hạ tầng giống như cách họ đầu tư vào đường xá, cầu cống và đường hầm, tàu điện. Các xã hội này cũng chỉ ra cho bạn rằng việc chu cấp và chăm sóc gia đình thúc đẩy lẫn nhau. Các quốc gia này vẫn đều đặn lọt vào top 15 quốc gia có nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh phát triển nhất, nhưng cùng lúc, họ được xếp hạng rất cao về chỉ số cuộc sống tốt hơn của OECD. Thật ra, các quốc gia đó được xếp hạng cao hơn các chính phủ khác, như chúng ta, Mỹ, hoặc Thụy Sỹ, những nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn, nhưng có chỉ số xếp hạng về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thấp hơn. Do đó, việc thay đổi môi trường làm việc và xây dựng các cơ sở hạ tầng dành cho việc chăm sóc gia đình có thể đem đến một sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, chúng ta không thể đạt được sự cân bằng về giá trị giữa các lựa chọn trừ khi ta thay đổi văn hóa của chính mình, và sự thay đổi về văn hóa này đòi hỏi các phương tiện để xã hội hóa lại nam giới. ( Vỗ tay) Tại các quốc gia phát triển, phụ nữ ngày càng được xã hội hóa để tin rằng vị trí của chúng ta không chỉ là xó bếp, nhưng đàn ông thực sự vẫn chưa có sự thay đổi. Họ vẫn được xã hội hóa để tin rằng, họ phải là người chu cấp trong gia đình, rằng giá trị bản thân của họ bắt nguồn từ việc có thể leo cao đến đâu so với những người khác trong nấc thang sự nghiệp. Cuộc cách mạng nữ quyền vẫn còn một con đường rất dài trước mắt. Nó chắc chắn vẫn chưa hoàn thành. Nhưng 60 năm sau " Bí ấn nữ giới" được xuất bản, rất nhiều phụ nữ đã thật sự có nhiều sự lựa chọn hơn nam giới. Chúng ta có thể quyết định trở thành người chu cấp, người chăm sóc, hoặc cả hai Nhưng mặt khác, nếu một người đàn ông, quyết định trở thành người chăm sóc, anh ấy đã đặt nam tính của mình sang một bên. Bạn bè của anh ta có thể chúc mừng cho quyết định đó, nhưng trong sâu thẳm, họ đang gãi đầu. Liệu có đúng không nếu đánh giá một người đàn ông bằng ý chí khi cạnh tranh với những người đàn ông khác vì quyền lực và sự thịnh vượng? Và nhiều phụ nữ cũng giữ quan điểm này. Chúng ta biết rằng nhiều phụ nữ vẫn đánh giá độ hấp dẫn của một người đàn ông bằng mức độ thành công của anh ta trong công việc. Một người phụ nữ có thể nghỉ làm và vẫn là một người bạn đời hấp dẫn. Nhưng với đàn ông, đó là điều khá mạo hiểm. Do đó, với tư cách là những bậc phụ huynh, và vợ chồng chúng ta nên để cho các con trai và chồng mình đảm nhận bất cứ vai trò nào mà họ mong muốn cho dù là người chăm sóc, hoặc người chu cấp. Chúng ta nên xã hội hoá họ để khiến cho việc chăm sóc cũng trở nên tuyệt vời cho nam giới. ( Vỗ tay ) Tôi có thể nghe thấy nhiều người trong số các bạn đang nghĩ rằng : " Không thể nào". Tuy nhiên, sự thay đổi đó thật sự đã và đang diễn ra. Ít nhất, ở Mỹ, nhiều nam giới phụ trách việc nấu nướng và các công việc bếp núc khác. Họ làm việc trong các phòng sinh đẻ. Họ có thể nghỉ phép để chăm sóc đứa con mới sinh bất cứ khi nào họ muốn. Họ có thể đưa con đi dạo, hay nựng nịu một đứa trẻ cũng giỏi giang như những người vợ vậy Và họ đang làm càng ngày càng nhiều các công việc nội trợ. Thật ra, hiện tại họ là những sinh viên nam sẵn sàng nói rằng, " Tôi muốn làm một người bố ở nhà". Đó là điều hoàn toàn chưa bao giờ được nghĩ đến trong 50 hoặc thậm chí 30 năm trước. Và ở Na Uy, nơi mà nam giới có 3 tháng tự động nghỉ phép khi có con mới sinh, nhưng họ sẽ mất quyền này nếu họ quyết định không nghỉ, một nhân viên cấp cao của chính phủ nói với tôi rằng các công ty đang bắt đầu chú ý tới các nhân viên nam tiềm năng, và nhíu mày nếu họ không thực hiện kì nghỉ phép đó khi có con. Điều đó nghĩa là việc này đang bắt đầu được xem xét như một điểm yếu nếu không trở thành một người cha có trách nhiệm. Do đó, tôi đã bắt đầu tin rằng các quyền cho nữ giới nghĩa là làm tất cả những gì chúng ta có thể để đưa nữ giới lên đỉnh cao. Và tôi vẫn hi vọng rằng mình sẽ sống đủ lâu để chứng kiến đàn ông và phụ nữ đại diện ngang hàng tại tất cả các cấp bậc của lực lượng lao động. Nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta phải coi trọng gia đình ở tất cả các khía cạnh như công việc, và chúng ta nên nuôi dưỡng ý tưởng rằng làm những gì chúng ta yêu thích sẽ khiến ta trở nên tốt hơn trong mỗi việc ta làm. Ba mươi năm trước, Carol Gilligan, một nhà tâm lý học tuyệt vời, nghiên cứu về những thiếu nữ, và nhận ra rằng giá trị của sự quan tâm, một trong những yếu tố của bản chất loài người cũng quan trọng như giá trị của công lý. Hóa ra câu " bạn không quan tâm " cũng là một phần của việc chúng ta là ai như " điều đó không công bằng ". Bill Gates cũng đồng ý với điều này. Ông lý luận rằng hai sức mạnh lớn nhất của bản chất con người là quyền lợi bản thân và sự quan tâm đến người khác. Hãy đem hai thứ đó lại gần nhau. Hãy biến cuộc cách mạng nữ quyền thành một cuộc cách mạng nhân văn. Tất cả mọi người, chúng ta sẽ trở thành những người chu cấp và chăm sóc tốt hơn. Bạn có thể nghĩ rằng điều này là không thể, nhưng tôi đã lớn lên ở một xã hội, mà mẹ tôi đã ném đi nhiều hộp thuốc lá trong các bữa tiệc tối, nơi mà người da trắng và người da đen phải sử dụng các nhà vệ sinh riêng, và nơi mà mọi người chỉ công nhận rằng mình dị tính. Hiện nay, không có quá nhiều biến chuyển. Cuộc cách mạng về quyền bình đẳng của con người có thể xảy ra. đang xảy ra. sẽ xảy ra. Nhanh và xa như thế nào đều tuỳ thuộc vào chúng ta. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay) Chúng ta hãy bắt đầu với một câu hỏi mọi người hãy đưa tay trả lời nhé: Ở đây ai có dùng iPhone không? Ai có dùng điện thoại Android không? Ai có dùng điện thoại Blackberry không? Ai sẽ can đảm thú nhận mình có một chiếc điện thoại Blackberry? (Khán giả cười) Tôi sẽ đoán nhé, có bao nhiêu người ở đây, khi các bạn đến đây, cũng giống như tôi, đã mua một cái SIM card trả trước? Yeah? Tôi cá là các bạn không biết rằng các bạn đang sử dụng một công nghệ của châu Phi. Dịch vụ trả trước là công nghệ hay là ý tưởng được tiên phong phát minh bởi một công ty ở châu Phi tên là Vodacom vào 15 năm trước, và giờ đây, giống với nhượng quyền thương mại, dịch vụ trả trước là một trong những nguồn lực chủ yếu của hoạt động kinh tế toàn cầu. Tôi sẽ trình bày về quá trình cải tiến ở châu Phi, theo tôi, nó là loại sáng tạo thuần khiết nhất, một cải tiến từ nhu cầu của xã hội. Nhưng đầu tiên, tôi xin hỏi thêm một vài câu hỏi. Các bạn không cần phải giơ tay. Đây là những câu hỏi ẩn dụ. Vì sao Nokla Tesla lại phải phát minh ra dòng điện xoay chiều cung cấp năng lượng cho bóng đèn trong toà nhà hay thành phố mà chúng ta đang ở này? Tại sao Henry Ford lại phải phát minh ra dây chuyền sản xuất để sản xuất những chiếc Ford mà luôn luôn được chào đón miễn là nó có màu đen? Và vì sao mà Eric Merrifield lại phải phát minh ra đá chắn sóng? Những cái nhìn bối rối. Đây là hình dạng của một cục đá chắn sóng, và xa xa kia, các bạn có thể thấy đảo Robben. Đây là một cục đá chắn sóng nhỏ, và Eric Merrifield là nhà phát minh nổi tiếng nhất mà chúng ta từng biết. Váo năm 1963, một cơn bão đã tàn phá bến cảng ở một hòn đảo nhỏ của châu Phi tên là East London, và khi ông ta xem những đứa con của mình vui chơi với những đồ chơi được làm từ xương bò thứ mà người ta gọi là "dolossee", ông ta lấy nó làm ý tưởng cho cái này. Nó giống như một con choi choi khổng lồ, và người ta đã sử dụng nó tại tất cả các bến cảng trên toàn Thế giới để chắn sóng. Nền kinh tế vận chuyển tàu bè toàn cầu sẽ không thể phát triển nếu thiếu đi công nghệ đến từ Châu phi này. Thế nên khi nào các bạn nhắc tới châu Phi, các bạn sẽ phải chấp nhận hình ảnh từ góc độ phương xa, và mọi người sẽ nói: "Nhìn kìa, Lục Địa Đen đấy." Thật ra thì nó không phải như thế. Nó chính xác là một bản đồ của sự tiến bộ. Và chúng ta rất dễ nhận ra rằng sự sáng tạo đang xảy ra tại nơi nào . Nó không diễn ra ở tất cả những nơi đang có điện bao phủ. (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) Và không phải vì mọi người đang mải mê xem ti vi hay chơi Angry Birds. (Khán giả cười) (Vỗ tay) Vậy thì sự sáng tạo này đang diễn ra ở đâu? Đây nè, đây mới chính là sự sáng tạo thực sự, không phải như việc người ta chiếm đoạt Thế giới và nói về việc đưa ra sản phẩm mới. Đây chính là sự sáng tạo thật sự, và tôi định nghĩa nó là giải pháp. Mọi người đang đưa ra những giải pháp cho những vấn đề thực tế tại châu Phi. Vì sao? Bởi vì ta phải xử lý nó. Vì đó là những vấn đề nghiêm trọng. Và khi ta giải quyết được các thực trạng cho người khác, chúng ta cùng lúc sẽ giải quyết được thực trạng đó cho cả Thế giới. Giờ tại California, mọi người đang rất hào hứng về một mẫu nhựa hình vuông nho nhỏ mà ta có thể gắn nó vào điện thoại và ta có thể quét thẻ tín dụng, và mọi người nó rằngi: "Chúng ta đã giải thoát thẻ tín dụng khỏi thiết bị đầu cuối của bên bán hàng." Quá đã. Sao ta lại cần thẻ tín dụng cơ chứ? Chúng tôi đã sử dụng dịch vụ đó nhiều năm rồi, và chúng tôi đã dùng nó với những chiếc di động như thế này. Đây là một bức ảnh được chụp tại một nơi tên là Kitengela, khoảng 1 giờ chạy xe nằm phía Nam của Nairobi, Và điều đáng chú ý ở đây là hệ thống thanh toán đã được tiên phong phát triển tại châu Phi có tên gọi M-Pesa hoạt động trên một chiếc điện thoại như thế này. Nó hoạt động trên tất cả các loại điện thoại di động, bởi vì nó sử dụng dịch vụ SMS. Bạn có thể trả hóa đơn bạn có thể mua rau quả, bạn có thể trả tiền học phí cho con mình, và có người còn mách rằng ta còn có thể dùng nó để hối lộ quan chức hải quan. (Khán giả cười) Lượng tiền khoảng 25 triệu đô la Mỹ mỗi ngày được chuyển khoản qua hệ thống M-Pesa. 40% GDP của Kenya được chuyển qua M-Pesa với một chiếc điện thoại như thế. Và bạn nghĩ đó chỉ là một chức năng của điện thoại di động bình thường. Thực ra, nó là một chiếc smartphone ở châu Phi đấy. Nó còn là thiết bị thu radio, là đèn pin, và hơn tất cả những chức năng khác, nó có một cục pin siêu bền. Vì sao? Bởi vì đó là tất cả những gì chúng tôi cần. Năng lượng là một vấn đề hết sức trầm trọng tại châu Phi. Nhân tiện tôi thông báo luôn là chúng ta cũng có thể cập nhật Facebook và gởi Gmail từ một chiếc điện thoại như thể này. Chúng tôi đã tìm ra phương pháp sử dụng các công nghệ có được để gởi tiền qua M-Pesa, một hệ thống khá giống với séc trong thời đại của thiết bị di động. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ tên là Johannesburg, Nó được xây dựng trên vàng. Đây là một bức ảnh tôi vừa mới đăng trên Instagram, Và giờ đây sự khác biệt chính là thiết bị di động là vàng. Nếu các bạn nghĩ về hệ thống đường ray tàu hỏa ở Bắc Phi và sự hoạt động của hệ thống này, đầu tiên là cơ sở hạ tầng, rồi dần dần xuất hiện ngành công nghiệp quanh nó, nhà thổ -- cũng giống như Internet của ngày hôm này, phải không nào? — và tất cả mọi thứ khác có thể hoạt động cùng với nó: bars, saloon, vân vân. Di động chính là vàng của ngày hôm nay, và chính di động là nhân tố có thể biến cái "không thể" thành "có thể". Vậy chúng ta có thể làm những gì với nó? Người đàn ông này tên là Right Simons từ Ghana, và bạn phải mua thuốc, thường thì người ta mất cả tháng tiền lương vào thuốc men, và bạn cào thẻ để lấy mã số, rồi gởi nó đến một số điện thoại khác, và nó sẽ báo cho ta biết liệu mã số có còn hiệu lực hay không. Rất đơn giản, rất hiệu quả và nó thật sự là sự cứu sinh. Ở Kenya, có một dịch vụ được gọi là iCow, cung cấp cho chúng ta thông tin rất quan trọng về quá trình bảo quản sữa. Ngành kinh doanh sữa ở Kenya có giá trị đến 463 triệu đô la Mỹ, và sự khác biệt giữa một người nông dân tự cung tự cấp và một người nông dân giàu có chỉ là vài lít sữa mỗi ngày. Và nếu có thể làm được nó bạn có thể vượt lên sự nghèo đói. Đơn giản lắm, chỉ cần dùng một chiếc điện thoại cơ bản. Nếu ta không có điện, chả có vấn đề gì! Chúng ta sẽ tạo ra nó từ các bộ phận cũ của chiếc xe đạp sử dụng một cối xay gió như William Kamkwaba đã làm. Còn có một người châu Phi rất tài năng mà các bạn đã từng nghe nói đến việc anh ta đang bận rộn phá vỡ ngành công nghiệp xe hơi của thế giới. Anh ta cũng đang tìm ra cách tái tạo năng lượng mặt trời và ngành công nghiệp năng lượng điện ở Bắc Mỹ, và nếu may mắn, anh ta sẽ đưa chúng ta lên sao Hỏa, hy vọng khi đó tôi vẫn còn sống. Đây là Pretoria, thủ đô (của Nam Phi), cách nhà tôi khoảng 50 Km. Trở lại Joburg, thành phố đôi khi còn được gọi là Egoli, nghĩa là thành phố vàng. Di động không chỉ là vàng của hiện tại, tôi không tin rằng vàng đang nằm dưới đất. Tôi tin rằng chúng ta là vàng. Giống như có lần, một nhà kinh tế học đã phát biểu, chúng ta đang ở trong giai đoạn giống như Trung Quốc khi xưa bắt đầu bùng nổ, và đó chính là con đường mà chúng ta đang đi. Các bạn đã nghe phương Tây nói về việc sự đổi mới đang ở trên bờ vực. Ừ thì đương nhiên nó đang xảy ra tại bờ vực, bởi vì ở đoạn giữa, mọi người đang bận cập nhật Facebook, hoặc là tệ hơn nữa, họ đang cố nghiên cứu tìm hiểu để thiết lập quyền riêng tư của Facebook. (Khán giả cười) Đây không phải là việc viết ra khẩu hiệu dễ nhớ. Đây là quá trình đổi mới trên bờ vực. Thế nên người ta gọi châu Phi là lục địa đầu tiên của thiết bị di động, nhưng thực chất nó chỉ có thiết bị di động mà thôi, khi những người khác đang bận việc này việc kia, chúng tôi lại đang đưa ra các giải pháp cho toàn thế giới. Thế nên, tôi chỉ còn một điều để chia sẻ. ["Không có chi"] (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) Hôm nay có ai ở đây nghĩ về 'chuyện ấy' chưa? (Cười) Ồ, có người tự thú. Cảm ơn bạn đằng kia đã giơ tay. Tôi sẽ mang đến cho các bạn một vài sự công nhận sinh học cho những mơ mộng "đen tối". Tôi sẽ kể một vài điều mà có lẽ bạn chưa từng nghe về tình dục hoang dã. Khi con người nghĩ về tình dục, bộ phận của nam và nữ thường hiện ra trong đầu, nhưng hàng triệu năm qua, phạm trù đặc thù ấy không hề tồn tại. Tình dục chỉ là sự hợp nhất giữa các cơ thể sống hay là 1 lượng nhỏ ADN được chia giữa 2 hoặc nhiều bạn tình. Mãi cho đến khoảng 500 triệu năm trước, ta mới bắt đầu tìm thấy kết cấu giống với dương vật hay còn gọi là vật cho ADN, và âm đạo nơi tiếp nhận ADN. Giờ đây, ta có thể luôn nghĩ tới những gì thuộc về nòi giống, những hình dạng rất quen thuộc, Nhưng sự đa dạng của hình dạng sinh dục trong vương quốc động vật đã tiến hóa để tương tác với những nhân tố xoay quanh vấn đề sinh sản sẽ khiến ta há hốc vì ngạc nhiên. Sự đa dạng về dương vật là vô cùng lớn. Đây là một con mực ma họ hàng gần với mực và bạch tuộc, Con đực có một hectocotylus. Hectocotylus là gì ? Đó là dương vật có thể tách rời và bơi lội. Nó tách rời khỏi cơ thể con đực tìm con cái qua manh mối của tiết chất trong nước, rồi bám vào cơ thể con cái và phóng tinh. Trong nhiều thập kỉ, các nhà sinh vật học cho rằng hectocotylus đại khái là một cá thể riêng biệt. Con mạch (tapir) là loài động vật có vú ở Nam Mỹ. Nó có dương vật dài, có thể nắm được. Dương vật của nó linh hoạt như bàn tay con người. Nó dùng sự linh hoạt này để vượt qua âm đạo đưa tinh trùng thẳng vào tử cung con cái, chưa kể đó là một kích cỡ rất đáng nể. Tuy nhiên, giải dương vật to nhất lại không thuộc về con mạch. Tỉ lệ kích thước dương vật so với cơ thể lớn nhất của vương quốc động vật thuộc về loài hà biển (barnacle) ốm yếu, đoạn video này sẽ cho bạn thấy dương vật của người sẽ trông thế nào nếu có tỷ lệ như của con hà. (Cười) Hừm. (Cười) Với tất cả sự đa dạng này, ai đó có thể nghĩ rằng dương vật sẽ luôn vừa với âm đạo phục vụ mục đích sinh sản thành công. Chỉ cần đưa phần A vào chỗ B thế là xong. Dĩ nhiên việc này không hoàn toàn như vậy vì ta không thể chỉ áp dụng lý thuyết vào thực tế, mà còn phải nghĩ về chức năng. Khi nói về tình dục chức năng ảnh hưởng đến sự đóng góp của các bên tham gia, của tinh trùng và trứng. Sự đóng góp này chẳng bao giờ đều nhau. Rất đắt đỏ để tạo ra trứng, nên cũng dễ hiểu khi con cái kén chọn sẽ dành chúng cho ai. Tinh trùng thì luôn dư dả và rẻ bèo nên dễ hiểu khi con đực có chính sách quan hệ càng nhiều càng tốt để gia tăng số lượng của thế hệ tương lai. Vậy động vật giải quyết thế nào trước những nhu cầu khác nhau giữa các giới tính? Nếu con cái không chọn một con đực cụ thể hay nếu nó có khả năng trữ tinh trùng và cơ bản là nó có đủ rồi sẽ là dễ hiểu nếu nó dành thời gian cho những công việc khác: tránh kẻ săn mồi, chăm sóc con non, đi kiếm và tiêu thụ thức ăn. Tất nhiên đây là tin xấu cho bất kì con đực nào vẫn chưa "đặt cọc" vào ngân hàng tinh trùng kia, dẫn đến sự xuất hiện của những chiến lược gay gắt để được thụ tinh thành công. Đây là tình dục của rệp giường được gọi là thụ tinh "căng thẳng". Con đực có dương vật nhọn để đâm vào con cái, chúng không chỉ đâm gần âm đạo. mà còn vào bất kì chỗ nào trên cơ thể con cái, và tinh trùng sẽ di chuyển đến buồng trứng. Nếu con cái bị quá nhiều vết đâm, hay vết thương bị nhiễm trùng, nó có thể chết. Nếu bạn từng đi dạo quanh bờ hồ và tình cờ trông thấy vịt giao phối chắc chắn bạn đã rất hoảng hốt vì nó trông như hiếp dâm tập thể. Và đúng là như vậy. Một nhóm con đực sẽ tóm lấy một con cái, vật nó xuống, và xuất tinh từ dương vật hình xoắn ốc vào âm đạo có dạng đồ mở nút chai hết lần này đến lần khác. Từ trạng thái mềm đến cương cứng trong chưa tới một giây. Con cái cuối cùng vẫn giành phần thắng vì nó có thể điều chỉnh tư thế tạo điều kiện cho tinh trùng của con đực mà nó thích thuận lợi tiếp cận buồng trứng. Tôi muốn kể những câu chuyện thế này bởi vì loài người chúng ta cho rằng tình dục, rất vui và bổ ích, có sự mơn trớn và cực khoái. Nhưng cực khoái không tiến hóa cho đến tận 65 triệu năm trước đây khi động vật có vú xuất hiện. Nhưng một vài động vật đã có cực khoái trước đó. Có những cách nguyên thủy hơn để làm vui lòng bạn tình của mình. Con xâu tai (earwig) đực có phần dương vật rất lớn hay rất nhỏ. Đó là đặc tính di truyền và ở con đực cũng không khác gì mấy. Những con có dương vật dài không to hơn hay khỏe hơn không có khác biệt nào cả. Quay về với tư tưởng sinh học của chúng ta ta sẽ nghĩ con cái nên chọn làm tình với những cậu trai có dương vật ngắn vì nó có thể dành thời gian cho những việc khác : tránh kẻ thù, chăm sóc con, tìm và tiêu thụ thức ăn. Nhưng các nhà sinh vật học đã phát hiện ra con cái chọn giao cấu với con đực có dương vật dài. Tại sao vậy? Theo ngôn ngữ sinh học thì "Trong quá trình giao phối, cơ quan sinh dục đực sẽ gây ra những phản hồi tích cực ở con cái nhờ vào những tương tác hay kích thích trội hơn lên cơ quan sinh sản của con cái." Hừm. Đây là cá bảy màu (guppy) Mexico, bạn thấy ở hàm trên của nó phần tơ ngoại bì lòi ra hình thành ria cá. Con đực sẽ kích thích phần mép cơ quan sinh dục cái trước khi giao hợp và trong giả thuyết tôi gọi là "Súng thần công", Phần đông con cái lại thích những con đực có ria này. Thế là ta có "phim con cá" ngay tại đây. Ta đã nghe nhiều chiến thuật khác nhau mà con đực sử dụng để chiếm lấy bạn tình. Chiến thuật cưỡng bức dùng cơ quan sinh dục để ép con cái giao cấu. Chiến thuật mơn trớn làm con cái xiêu lòng trong việc chọn bạn tình Không may là trong vương quốc động vật chiến thuật cưỡng bức là điều thường thấy trong nhiều lớp sinh vật, từ loài không xương đến gia cầm, động vật có vú và dĩ nhiên là cả linh trưởng. Thật thú vị là ở một vài loài có vú con cái phát triển cơ quan sinh dục đặc biệt ngăn chặn việc cưỡng bức diễn ra. Voi cái và linh cẩu (hyena) cái có âm vật ngoài hay mô âm vật mở rộng treo bên ngoài, như dương vật, rất khó để phân biệt giới tính những loài này chỉ bằng việc nhìn vào hình thái bên ngoài. Trước khi con đực đưa dương vật vào âm đạo con cái con cái phải thu âm vật vào bên trong cơ thể. Việc này đơn giản sẽ không xảy ra trừ phi con cái muốn thế. Thú vị hơn là xã hội của voi và linh cẩu là chế độ mẫu hệ: xã hội do con cái quản lý, một nhóm các con cái, chị em, các dì và bé gái, khi con đực đến tuổi trưởng thành chúng bị đuổi khỏi đàn Trong xã hội linh cẩu, con đực trưởng thành thuộc tầng lớp thấp nhất . Chúng chỉ được chia phần săn sau khi tất cả những con khác, kể cả con non đã đánh chén. Dường như khi lấy đi quyền lực dương vật ở con đực bạn cũng lấy đi tất cả quyền lực xã hội của nó. Vậy ta rút ra được gì từ buổi hôm nay ? Tình dục thì phức tạp hơn là đưa phần A vào chỗ B rồi chỉ việc chờ đợi một đàn con ra đời. Chiến lược tình dục và cấu trúc sinh sản trong thế giới động vật diễn tả cách con đực và con cái phản ứng với nhau cách mà dân số và xã hội của chúng hình thành và phát triển. Vậy nên sẽ không bất ngờ khi động vật, kể cả chúng ta, dành nhiều thời gian nghĩ về tình dục, nhưng điều bất ngờ là mức độ ảnh hưởng của nó lên các mặt đời sống và cả chính chúng ta. Xin cảm ơn và xin chúc các bạn có những giấc mơ đẹp. (Vỗ tay) Hôm nay tôi chia sẻ về cách mà chúng ta có thể thay đổi bộ não cũng như xã hội của mình. Hãy gặp Joe. Joe 32 tuổi, một kẻ giết người. Tôi gặp Joe 13 năm về trước nơi giam giữ tù nhân chung thân tại Wormwood Scrubs trại giam được bảo vệ nghiêm ngặt tại London. Tôi muốn các bạn hình dung ra nơi này. Khung cảnh, cảm giác ở nơi đó y như tên gọi của nó: Wormwood Scrubs (Những bụi ngải đắng) Được xây dựng vào cuối thời Victoria bởi chính những tù nhân, đây là nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất nước Anh. Những tên thủ ác những tội lỗi không nói nên lời. Tôi tới đó để nghiên cứu não bộ của họ. Tôi nằm trong đội nghiên cứu đến từ University College London, trong một chương trình được tài trợ bởi Bộ Y tế Anh. Nhiệm vụ của tôi à nghiên cứu các tù nhân bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Điều này có nghĩa là họ là những người nhẫn tâm và hung hãn nhất trong tất cả các tù nhân. Nguyên nhân gốc rễ gây nên hành vi của họ là gì? Liệu có một căn nguyên về mặt thần kinh học đã gây nên tình trạng của họ? Và nếu có những lý do về mặt thần kinh, liệu chúng ta có thể chữa trị? Vậy nên tôi muốn nói về sự thay đổi đặc biệt là thay đổi về cảm xúc. Khi lớn lên, tôi luôn băn khoăn tại sao mà con người thay đổi. Mẹ tôi, một bác sĩ tâm thần, thỉnh thoảng gặp bệnh nhân tại nhà vào buổi tối. Bà đóng cửa phòng khách lại, và khi đó, tôi tưởng tượng những điều thần kỳ đang diễn ra trong căn phòng đó. Khi đó, mới 6 tuổi, vẫn mặc bộ đồ ngủ, tôi rón rén bước tới ngồi ngoài cửa và áp tai nghe Nhiều lần tôi đã ngồi ngủ gật ở đó và mọi người xách tôi ra khi buổi trị liệu kết thúc. Tôi đồ rằng đó là lí do khiến tôi bước vào căn phòng biệt giam đó ngay ngày đầu tiên đặt chân tới nhà tù Wormwood Scrubs. Joe ngồi phía bên kia chiếc bàn thép chào tôi bằng một cái nhìn trống rỗng. Người gác tù trông cũng vô cảm y như thế, nói rằng: “Có vấn đề gì, cứ ấn nút đỏ, tụi tôi sẽ đến ngay." (cười) Tôi ngồi xuống. Cánh cửa sắt đóng sầm lại sau lưng tôi. Tôi nhìn cái nút đỏ ở mãi sau lưng Joe trên bức tường đối diện. (cười) Tôi nhìn Joe. Có lẽ nhận thấy mối lo lắng của tôi, anh ta ngả về phía trước và nói, bằng giọng rất chắc chắn, "Ây, không cần lo về cái nút báo động, đằng nào thì nó cũng đếch kêu đâu." (Cười) Suốt mấy tháng liền, chúng tôi kiểm tra Joe và những bạn tù khác, đặc biệt xem xét tới khả năng mà họ có thể phân loại những hình ảnh cảm xúc khác nhau. Và chúng tôi xem xét những phản ứng vật lý của họ trước những cảm xúc ấy. Ví dụ, đa số chúng ta khi nhìn vào bức ảnh kiểu này thấy ai đó đang buồn ngay lập tức ta có một chút phản ứng vật lý: nhịp tim nhanh lên, đổ mồ hôi. Nhưng những người được chẩn đoán tâm thần trong nghiên cứu này lại có thể mô tả chính xác các bức ảnh, mà không bộc lộ cảm xúc đi kèm. Họ cũng không bộc lộ những phản ứng vật lý. Giống như là họ biết lời nhưng không biết nhạc điệu của sự thấu cảm. Chúng tôi muốn xem xét vấn đề này một cách kĩ càng hơn bằng cách dùng MRI để nhìn vào não của họ. Nhưng đó không phải là chuyện dễ. Hãy hình dung phải thuyên chuyển một đoàn tù nhân bệnh lí tâm thần qua trung tâm London và ai cũng mang cùm mang xích vào đúng giờ cao điểm, và để đưa họ vào máy chụp MRI, bạn phải tháo tất cả những đồ kim loại ra, tháo cả xích cả cùm, và, rồi sau tôi mới biết, tháo cả các thứ khuyên trên người nữa. Tuy nhiên, một lúc sau, đã phần nào hé lộ câu trả lời. Những con người này không chỉ là nạn nhân của một tuổi thơ khốn khổ. Còn có những lí do khác nữa. Những người như Joe bị thiểu năng trong một khu vực não bộ gọi là hạch hạnh nhân (amygdala). Đó là một phần của não có hình giống hạt hạnh nhân nằm sâu trong mỗi bán cầu não. Đó được coi là chìa khóa để có sự thấu cảm. Thường thì một người càng dễ thấu cảm, hạch hạnh nhân của họ càng lớn và hoạt động càng mạnh.. Những tù nhân của chúng tôi có phần hạch hạnh nhân kém phát triển, khiến cho họ thiếu thấu cảm và có những hành vi phi đạo đức, Giờ ta hãy lùi lại một chút. Thường thì, có được hành vi đạo đức đơn giản là một phần của việc trưởng thành giống như việc học nói vậy. Khi 6 tháng tuổi, hầu như tất cả chúng ta đều có thể phân biệt được vật hữu giác với vật vô tri. Khi 12 tháng tuổi, đa số trẻ em đều có thể bắt chước những hành động có chủ đích của người khác. Ví dụ, mẹ bạn giơ tay lên, duỗi tay ra thì bạn sẽ bắt chước như vậy. Đầu tiên, chưa thuần thục lắm. Tôi nhớ cô em họ Sasha, lúc đó mới 2 tuổi, đang xem một cuốn truyện tranh miệng mút một tay còn tay kia gõ vào trang sách, một tay đưa lên miệng mút còn một tay gõ lên trang sách. (Cười) Dần dần chúng ta xây dựng nền tảng của bộ não xã hội để khi 3 hay 4 tuổi, đa số trẻ, nhưng không phải tất cả có được khả năng hiểu ý định của người khác đây là tiền đề cho thấu cảm. Tiến trình phát triển này là phổ quát, bất luận bạn ở đâu trên thế giới này, hay đang sống ở nền văn hóa nào nên điều này cho ta thấy những nền tảng để có hành vi đạo đức là do bẩm sinh. Nếu bạn nghi ngờ điều này, hãy thử, như tôi đã làm, nuốt một lời hứa mà bạn vừa mới hứa với đứa trẻ 4 tuổi. Bạn sẽ nhận ra rằng trí não của trẻ 4 tuổi không hề ngây thơ tí nào. Nó hơi giống dao nhíp Thụy Sĩ nữa là khác, đối với những điều hướng tâm thần cố định đã được mài giũa sắc bén qua sự phát triển và có cảm thức sắc bén về sự công bằng. Những năm đầu đời vô cùng quan trọng Dường như có một cánh cửa cơ hội nhưng việc làm chủ được câu hỏi về đạo đức lại trở nên khó khăn hơn, giống như việc người lớn học ngoại ngữ vậy. Điều ấy không phải là không thể. Một nghiên cứu tuyệt vời gần đây của Đại học Standford đã cho thấy những người chơi game nhập vai vào vai người hùng tốt bụng giúp đỡ người khác thì thực tế trở nên tốt bụng tử tế hơn so với những người khác sau đó. Không phải tôi đang gợi ý rằng chúng ta nên trao cho tội phạm những siêu năng mà tôi muốn đề ra rằng ta cần tìm ra những cách để khiến Joe và những người như cậu ta thay đổi não bộ và hành vi của mình vì chính lợi ích của họ và vì tất cả chúng ta. Vậy não bộ có thể thay đổi được không? Suốt hơn 100 năm, những nhà giải phẫu học thần kinh và sau này là những nhà thần kinh học giữ quan điểm rằng sau phát triển ban đầu thời thơ ấu, không có tế bào não mới phát triển nữa trong não bộ người lớn. Bộ não chỉ có thể thay đổi trong những giới hạn nhất định. Đó đã thành 1 tín điều. Nhưng rồi, vào thập niên 90, những nghiên cứu bắt đầu hé lộ dưới sự điều hành của Elizabeth Gould ở đại học Princeton và những người khác, các nghiên cứu cho thấy bằng chứng của sự hình thành và phát triển tế bào thần kinh sự ra đời của những tế bào não mới trong não của động vật có vú trưởng thành, trước tiên là ở hành khứu giác (olfactory bulb), có chức năng cảm nhận mùi, sau đó là ở hồi hải mã (hippocampus) liên quan đến trí nhớ ngắn hạn, và cuối cùng là ở chính hạch hạnh nhân (amygdala). Để hiểu được quá trình này diễn ra thể nào, tôi đã bỏ dự án về bệnh nhân tâm thần và tham gia lab ở Oxford chuyên nghiên cứu việc thụ học và phát triển. Thay vì nghiên cứu trên bệnh nhân tâm thần, tôi làm việc với chuột vì cũng cùng một phản ứng não bộ trên các loài động vật xã hội khác nhau. Nếu nuôi 1 con chuột trong một cái lồng tiêu chuẩn về cơ bản là cái hộp đựng giày với ít bông, để riêng, tránh để bị tiếp xúc tác động không chỉ là nó không có sức sống mà nó còn phát triển những hành vi kỳ quặc lặp lại. Con vật xã hội tự nhiên này sẽ mất khả năng gắn kết với con chuột khác thậm chí còn trở nên hung hăng khi gặp những con chuột khác. Tuy nhiên, chuột được nuôi trong môi trường mà chúng tôi cho là cải thiện hơn cư trú cùng những con chuột khác có bánh xe, có thang và những khu vực để khám phá đã có sự hình thành và phát triển tế bào sinh ra tế bào mới, và như chúng tôi đã trình bày, chúng thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ liên quan đến học và ghi nhớ. Chúng chưa phát triển đạo đức đến mức xách giùm túi đồ cho con chuột già khác khi băng qua đường, nhưng việc môi trường được cải thiện khiến cho hành vi xã hội lành mạnh hơn. Chuột được nuôi riêng trong lồng chuẩn, ngược lại, hoàn toàn không thế, giống như ở trong tù mức tế bào thần kinh mới ở trong não thấp vô cùng. Giờ thì đã rõ là hạch hạnh nhân của động vật có vú gồm cả động vật bậc cao như chúng ta có biểu hiện hình thành phát triển tế bào thần kinh mới. Trong một số khu vực não bộ, hơn 20% tế bào được tạo mới. Chúng ta mới chỉ bước đầu hiểu về chức năng chính xác của những tế bào này nhưng vấn đề là não bộ có thể thay đổi phi thường ngay cả khi con người đã trưởng thành. Tuy nhiên não của chúng ta cũng vô cùng nhanh nhạy cảm nhận được những căng thẳng trong môi trường. Những hormone stress, glucocorticoids, do não giải phóng, triệt tiêu sự phát triển của những tế bào mới này. Càng stress, não càng không phát triển dẫn đến càng ít khả năng thích nghi và gây ra stress ở mức cao hơn. Đây là sự tương tác qua lại giữa phát triển tự nhiên và nuôi dưỡng con người đang tồn tại ngay trước mắt chúng ta. Khi nghĩ về điều này, ta thấy khá mỉa mai rằng giải pháp hiện tại với những người có hạch hạnh nhân bị stress là đặt họ vào một môi trường thực sự triệt tiêu tất cả cơ hội phát triển chúng. Đương nhiên, việc bỏ tù là cần thiết trong hệ thống xét xử tội phạm và để bảo vệ xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi không đề xuất rằng những tội phạm cần nộp bản MRI não như một bằng chứng trước tòa rồi thoát tội vì họ bị thiểu năng hạch hạnh nhân. Bằng chứng thực ra nói lên điều ngược lại. Bởi vì não bộ có thể thay đổi, chúng ta cần chịu trách nhiệm về hành động của mình và họ cũng cần chịu trách nhiệm về sự phục thiện của mình. Một cách để giúp họ phục thiện là qua những chương trình hàn gắn công lý. Nếu những nạn nhân chấp nhận tham gia, cùng hung thủ, trong một cuộc gặp mặt đối mặt tại một môi trường được tổ chức an toàn và thủ phạm được khuyến khích nhận trách nhiệm cho hành động của mình, và nạn nhân đóng một vai trò chủ động trong quá trình này. Trong bối cảnh như thế, thủ phạm có thể thấy có lẽ lần đầu tiên trong đời, nạn nhân là một con người thật, với suy nghĩ, cảm giác và những phản hồi cảm xúc chân thành. Điều này sẽ kích thích hạch hạnh nhân và có thể giúp ích cho việc phục thiện hơn là tống giam. Những chương trình như vậy không hiệu quả với tất cả nhưng với nhiều người, có thể lại có ích để làm tan chảy cả đại dương bị đóng băng ở bên trong họ. Vậy giờ ta có thể làm gì? Làm sao để ứng dụng kiến thức này? Tôi muốn chia sẻ lại cho các bạn ba bài học mà tôi nhận được. Một là tôi nhận ra rằng chúng ta cần thay đổi cách nghĩ – thức trạng của mình. Từ khi nhà tù Wormwood Scrubs được xây dựng 130 năm về trước, xã hội đã thay đổi dường như mọi mặt, cách thức trong nhà trường, bệnh viện. Nhưng khi nói đến nhà tù, vẫn như thể chúng ta quay về thời của (nhà văn) Dickens thậm chí là thời Trung cổ. Một thời gian dài, tôi nghĩ rằng, chúng ta đã cho phép mình bị thuyết phục tin một khái niệm sai lầm là bản tính con người không bao giờ thay đổi xét về mặt xã hội, nó đã khiến ta trả giá đắt. Chúng ta biết rằng não bộ có thể có những thay đổi phi thường và cách tốt nhất để đạt được điều này ngay cả với người lớn là thay đổi, điều hướng môi trường của chúng ta. Điều thứ hai mà tôi học được đó là chúng ta cần phải có đồng minh những người cũng tin rằng khoa học là thiết yếu trong việc mang lại thay đổi xã hội. Một nhà khoa học thần kinh không khó khăn gì lắm khi đưa một tù nhân nguy hiểm vào chụp MRI. Thực ra thì khó vô cùng, nhưng trên hết, điều mà chúng tôi muốn nói là liệu chúng ta có thể giảm thiểu tỉ lệ tái phạm tội hay không. Để trả lời câu hỏi phức tạp như vậy, chúng ta cần những người thuộc các lĩnh vực khác nữa những nhà khoa học trong phòng thí nghiệm và các bác sĩ, người làm công tác xã hội, người lập chính sách, nhà từ thiện, nhà hoạt động nhân quyền — cùng chung sức với nhau. Cuối cùng, tôi tin rằng chúng ta cần thay đổi chính hạch hạnh nhân của mình bởi nó ảnh hưởng đến tâm hồn của chính chúng ta chứ không chỉ dừng lại ở con người của Joe mà còn con người của chính chúng ta đây. Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về Joe rằng cậu ta không bao giờ có thể hoàn lương bởi nếu ta coi Joe là kẻ vô phương cứu chữa làm sao cậu ta có thể nhìn nhận mình theo một cách khác đi được? 10 năm nữa, Joe sẽ được thả khỏi nhà tù Wormwood Scrubs. Liệu cậu ta có giống như 70% tù nhân, những người cuối cùng cũng tái phạm và trở lại nhà tù? Phải chăng sẽ tốt hơn nếu khi thi hành án, Joe có thể rèn tập cho hạch hạnh nhân của mình kích thích sự phát triển những tế bào não mới và những nối kết mới để rồi có thể đối mặt với thế giới khi được thả ra? Chắc chắn đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong đợi. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một ngày đẹp trời, khi đang là sinh viên Đại Học Cambridge, nhà tự nhiên học trẻ tuổi Charles Darwin lột vài lớp vỏ già khỏi thân cây và phát hiện hai chú bọ cánh cứng hiếm thấy phía bên dưới. Anh cầm mỗi tay một con và phát hiện thêm con thứ ba. Giữ một con trong miệng, anh định bắt lấy con bọ mới - thì đột nhiên một thứ acid đắng gắt phun ra làm phỏng lưỡi anh. Kẻ tấn công Darwin là bọ cánh cứng thả bom. Một trong hàng ngàn loài động vật, như ếch, sứa, kỳ nhông, và rắn, sử dụng chất độc hoá học để bảo vệ bản thân - trong trường hợp này, bằng cách phun chất lỏng độc từ các tuyến trong bụng. Nhưng tại sao thứ chất lỏng độc hại được phun ra ở nhiệt độ 100 độ C này, lại không gây tổn hại gì đến chính con bọ? Làm thế nào động vật có độc sống sót với chất độc do chính chúng tiết ra? Câu trả lời chính là nhờ hai chiến lược cơ bản sau: trữ độc một cách an toàn hoặc tiến hoá khả năng sinh hoá kháng độc. Con bọ cánh cứng thả bom đã áp dụng cách thứ nhất. Chúng trữ các thành phần chất độc ở hai ngăn riêng biệt. Khi cảm thấy bị đe doạ, van giữa hai ngăn mở ra, các thành phần kết hợp với nhau tạo phản ứng hoá học cực mạnh, bắn chất lỏng độc hại này khỏi các tuyến, đi qua vách ngăn vững chãi bảo vệ những mô bên trong. Tương tự, sứa biển trữ độc một cách an toàn trong cấu trúc hình mũi tên có tên là nematocyst. Và rắn độc trữ hợp chất làm máu vón cục trong những ngăn đặc biệt chỉ có duy nhất một lối ra: xuyên qua những răng nanh và đến con mồi hoặc kẻ thù. Rắn sử dụng chiến lược thứ hai: tiến hoá tạo khả năng sinh hoá kháng độc. Rắn đuôi chuông và các loài rắn độc khác tự sản xuất protein đặc biệt kết nối và làm vô hiệu hoá chất độc trong máu. Trong khi đó, ếch phi tiêu cũng tiến hoá khả năng kháng độc, nhưng với một cơ chế khác. Loài động vật nhỏ này tự bảo vệ bằng cách sử dụng hàng trăm hợp chất có vị đắng gọi là alkaloid tổng hợp từ việc tiêu hoá côn trùng chân đốt nhỏ như ve, kiến. Một trong những alkaloid cực độc là epibatidine, chất ức chế cơ quan thụ cảm trong não như nicotine nhưng mạnh hơn ít nhất mười lần. Một lượng nhỏ bằng hạt đường cũng đủ gây chết người. Vậy điều gì giúp ếch không đầu độc chính chúng? Hình dung những mục tiêu phân tử của độc tố alkaloid là ổ khoá, và alkaloid chính là chìa khoá. Khi chìa khoá độc được tra vào ổ, nó khởi tạo các chuỗi các tín hiệu điện và hoá học có thể gây ra tình trạng tê liệt, mất ý thức, và cuối cùng là cái chết. Nhưng nếu thay đổi hình dáng ổ khoá, chìa khoá không thể tra khớp. Với ếch độc phi tiêu và các loài tự vệ bằng chất độc thần kinh, vài thay đổi di truyền học làm biến đổi cấu trúc tiếp nhận alkaloid vừa đủ để giữ độc tố thần kinh khỏi bị tác dụng ngược. Những động vật có độc không phải là loài duy nhất tiến hoá khả năng kháng độc: con mồi và kẻ thù của chúng cũng thế. Một con rắn lục nuốt một con kỳ nhông độc làm bữa tối vốn đã có sự tiến hoá kháng độc của kỳ nhông, với các thay đổi trong gen giống như ở kỳ nhông. Điều này có nghĩa là chỉ con kỳ nhông độc nhất mới có thể thoát cảnh bị ăn thịt - và chỉ con rắn kháng độc mạnh nhất mới có thể tránh không bị đầu độc. Kết quả là bộ gen cung cấp khả năng kháng độc mạnh nhất sẽ được di truyền cho thế hệ tiếp theo. Khi độc tính tăng, thể kháng độc cũng tăng theo, trong cuộc đua tiến hoá diễn ra hàng triệu năm qua. Và điều này cứ lặp đi lặp lại. Chuột grasshopper có thể kháng chất độc đầy đau đớn từ con mồi bò cạp nhờ biến đổi gen trong hệ thống thần kinh. Thằn lằn sừng dễ dàng tiêu hoá kiến harvester, kháng vết đốt độc của kiến nhờ huyết tương đặc biệt trong máu. Và sên biển ăn nematocyst từ sứa, kháng được sự hoạt hoá nhờ hợp chất có trong niêm dịch, và cải tạo chúng để tự vệ. Bọ cánh cứng thả bom cũng không ngoại lệ: con cóc nuốt chửng nó có thể chịu đựng được chất độc làm Darwin khiếp đảm. Hầu hết những con bọ cánh cứng bị nôn ra sau vài giờ, có thể sống khoẻ trở lại một cách kì diệu. Nhưng làm thế nào cóc cũng có thể sống sót vẫn còn là điều bí ẩn. Tôi muốn tất cả các bạn nghĩ đến từ thứ ba thường được dùng để nói về giới tính của bạn hoặc, nếu như bạn là người nói, thì là từ bạn dùng để nói về người đó. Và các bạn có thể nói thầm nếu các bạn muốn hoặc nói to lên. Hai từ đầu tiên là: "Đó là.. Điều này cho thấy rằng Tôi đề cập đến những vấn đề mà ta không chắc chắn người kia là trai hay gái, nên là câu trả lời pha trộn là rất phù hợp Đương nhiên, giờ đây, có câu trả lời trai hay gái không đợi đến lúc sinh ra mà là lúc làm siêu âm, trừ phi các bậc bố mẹ tương lai thích chọn sự ngạc nhiên khi đẻ ra lúc đó mới biết như chúng ta thời xưa. Nhưng tôi muốn các bạn nghĩ xem điều gì dẫn đến việc đưa ra công bố về từ cái từ thứ ba, bởi vì cái từ thứ ba ấy, là từ miêu tả giới tính của bạn, và ý của tôi là, giới tính ấy được hiểu qua miêu tả bộ phận sinh dục. Giờ đây, với tư cách là một bác sĩ nội tiết chuyên khoa nhi, tôi đã từng tham gia rất nhiều, và đến bây giờ vẫn còn tiếp tục vào những ca có sự sai lệch ở bộ phận sinh dục ngoài, hoặc sai lệch giữa bộ phận bên ngoài và bên trong, và chúng tôi phải nhận dạng cho ra giới tính của bạn là gì. Nhưng không có gì xác định được vào thời điểm bạn sinh ra lại có thể định nghĩa bạn, và khi tôi nói về xác định, tôi đang nói về xu hướng giời tính của bạn. Chúng ta không nói: "Đó là một cậu bé đồng tính." "Một cô bé đồng tính." Những tình trạng ấy chưa hề thực sự định nghĩa chính mình rõ rệt hơn cho đến thập kỉ thứ hai của cuộc đời. Nó cũng không định nghĩa giới tính của bạn, là cái, khác với cái giới biểu hiện ra về mặt giải phẫu, ở đây nói đến sự tự nhận biết của bạn về chính mình. Bạn coi bản thân là một người đàn ông hay đàn bà hay đâu đó trong quãng giữa của giải quang phổ? Cái đó thi thoảng tỏ ra trong mười năm đầu đời, nhưng nó có thể làm các bậc bố mẹ rất bối rối sẽ là chuyện rất bình thường nếu đứa trẻ chơi đùa và ứng xử ngược với giới của nó thực tế đã có nghiên cứu cho thấy rằng thậm chí 80% trẻ em từng có hành vi như vậy nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, sẽ không còn muốn làm ngược với giới tính của mình nữa. Lúc tuổi dậy thì bắt đầu, với các em gái, tức là từ 10 đến 12 tuổi, các em trai là từ 12 đến 14 tuổi, khi vú bắt đầu nhú lên, hoặc cơ quan sinh dục to lên từ hai đến ba lần ở các em nam, vào thời điểm đặc biệt đó, nếu đứa trẻ nói rằng cơ thể của nó không đúng như phải có thì hầu như chắc chắn đó là đứa trẻ chuyển giới và cực kỳ khó cho nó thay đổi cảm giác đó, bất luận người ngoài có cố dùng liệu pháp thay đổi gì đi nữa hoặc bất cứ cách xấu xa độc hại gì khác. Những trường hợp như thế này là khá hiếm. tôi cũng có chút ít kinh nghiệm cá nhân trong những trường hợp này kinh nghiệm của tôi khá điển hình vì tôi đã trực tiếp điều trị cho các bạn thanh niên. Tôi đã gặp một thanh niên 24 tuổi, một sinh viên Harvard, về mặt gen là nữ, được xếp ở cùng phòng với ba nam sinh viên khác họ biết rõ chuyện của nhau, người phụ trách việc đăng ký viết tên sinh viên này trong danh sách sinh viên nam, sau khi tốt nghiệp, cô ta đến với tôi và bảo "Xin ông giúp tôi. Tôi biết ông hiểu về nội tiết học." Quả thật, tôi đã điều trị cho nhiều người sinh ra không có tuyến sinh dục. Đây chẳng phải là khoa học gì cao siêu. Nhưng tôi giao hẹn với anh ấy Tôi sẽ chữa cho anh nếu anh dạy cho tôi. Và anh ấy đã làm. Sự mở mang mà tôi có, từ việc chăm sóc các thành viên trong nhóm của anh ấy. Nhưng rồi tôi rất bối rối những tưởng là vào tuổi ấy công việc tương đối dễ chỉ cần tiêm hormones cho người ta theo giới tính mà người ta muốn khẳng định, nhưng rồi bệnh nhân của tôi cưới vợ, anh ấy cưới một phụ nữ, khi sinh ra chị ấy có các bộ phận như đàn ông, chi ấy đã có một cuộc hôn nhân của một người đàn ông, có hai con, rồi lại qua cuộc phẫu thuật chuyển giới thành phụ nữ, giờ đây người phụ nữ vui sướng này đã gắn bó với bệnh nhân của tôi, thực tế họ đã lấy nhau rất hợp pháp vì nhìn bề ngoài họ đúng là một cặp đàn ông và đàn bà ai mà biết được? Đúng không? (Cười) Trong khi tôi còn lúng túng không biết, đây là cặp đồng tính nam? hay là cặp vợ chồng bình thường? Nhận định về khuynh hướng tình dục của tôi bị lúng túng với vấn đề nhận dạng về giới. Và bệnh nhân của tôi bảo tôi, Hãy xem đây, xem đây, xem đây. Chỉ nhìn nội một cái này thôi, thì ông biết được sự thật: Xu hướng tình dục thể hiện ở chỗ anh lên giường với ai; căn tính về giới thể hiện ở chỗ anh là ai khi lên giường." Từ đó tôi đã học được từ nhiều người lớn khác -- tôi chăm sóc cho khoảng 200 người -- tôi đã học được từ họ ràng nếu không nhìn trộm xem bạn tình, người đi cùng đang chờ họ ở ngoài, tôi không bao giờ đoán nổi ngoài việc đoán bừa, rằng họ là gay hay "thẳng" hay "bi-", hay vô tính, trong khẳng định của họ. Nói cách khác, cái này không hề liên quan gì tới cái kia. Và các dữ liệu cho thấy điều đó. Khi tôi chăm sóc 200 bệnh nhân này, tôi thấy một điều rất đau lòng. Những người này, nhiều người trong số họ đã bị mất mát rất nhiều trong đời. Có người bị cha mẹ anh em, con cái ruồng bỏ, rồi người bạn đời mà họ li dị cấm họ không được gặp con cái mình. Điều đó thật kinh khủng, nhưng sao họ vẫn chuyển giới cả khi ở tuổi 40, 50? Vì họ cảm thấy rằng họ phải khẳng định cho chính mình nếu không họ sẽ tự giết mình. Sự thật là tỉ lệ tự tử của những người chuyển giới không được chữa trị là cao nhất trên thế giới. Chúng ta phải làm sao đây? Tôi đã sửng sốt khi đến dự hội nghị ở Hà Lan, họ là chuyên gia về lĩnh vực này, và được thấy những điều bổ ích. Họ đang điều trị cho thanh thiếu niên sau khi đã làm những trắc đạc tâm lý kỹ càng về giới, rồi chữa trị bằng cách chặn lại giai đoạn dậy thì của giới tính mà họ không muốn. Bởi về cơ bản, trước dậy thì trẻ con trai gái trông như nhau, chỉ khi đi qua giai đoạn dậy thì, định dạng giới mới rõ, ở giai đoạn này, nếu cảm thấy mình mang cái giới trái với mình, người ta thấy mình như là chú Pinocchio bị biến thành con lừa. Cái hy vọng mình sẽ lớn lên, với một thân thể mình ước ao sau dậy thì đã bị tiêu tan chính khi tuổi dậy thì xảy đến. Và người ta thất vọng. Vì thế mà khoa học khống chế sự dậy thì- Phải cầm nó lại, bởi vì không thể cứ cấp cho cơ thể thứ hormone trái ngược. Nó sẽ làm còi cọc sự phát triển của tuổi trẻ. Hơn nữa, người ta không thể thuyết phục các bạn trẻ về ảnh hưởng của việc điều trị tới khả năng sinh sản với một bé gái lên 10 và một bé trai lên 12. Vì thế, việc làm này giúp đứa trẻ có thời gian đi qua quá trình chẩn trị trong 4 hoặc 5 năm để cho các em có thể có điều kiện làm rõ bằng nhiều lần khám nghiệm, kiểm tra, để chúng có thể sống mà không có cảm giác là cơ thể mình đang càng ngày càng xa lạ với chính mình. Có một chương trình được đặt tên là 12-16-18, vào tuổi 12 người ta tiêm hormones ngăn chặn đến năm 16 tuổi sẽ có khám nghiệm một lần nữa để khẳng định lại khuynh hướng Cần nhớ rằng hormones ngăn chặn cỏ thể bị hủy bỏ; nhưng nếu tiêm hormones của giới tính trái ngược, thì lập tức ngực sẽ nhô lên, hoặc râu sẽ phun ra giọng nói sẽ thay đổi, tùy việc anh dùng loại hormones nào và những ảnh hưởng đó là vĩnh viễn hoặc là phải dùng giải phẫu hay điện phân mới bỏ đi được. và giọng nói thì lại càng không bao giờ có thể sửa. Thế nên đây là vấn đề nghiêm trọng, đặt ra với thiếu niên 15, 16 tuổi. Và đến 18 tuổi thì họ đã thích hợp để giải phẫu, chẳng có ca nào tôt trong việc chuyển cơ quan sinh dục nữ thành nam, còn chuyển nam thành nữ thì lừa được bác sỹ phụ khoa. Đó là nói về chất lượng giải phẫu. Vậy là tôi nhìn vào tình trạng của bệnh nhân, và tôi nhìn vào bệnh nhân cũng giống y như người khác trừ việc trì hoãn quá trình dậy thì. Nhưng khi họ được tiêm hormones đúng với giới mà họ khẳng định, họ liền trở nên xinh đẹp. Trông họ bình thường. Giữa đám đông họ không có gì khác biệt. Như vậy là vào thời điểm đó, tôi quyết định sẽ làm việc này. Đây chính là lĩnh vực của khoa nội tiết nhi, vì trên thực tế khi bệnh nhân ở lứa tuổi 10-12, 10-14, thì đó là công việc của khoa Nội tiết Nhi. Và tôi đã chữa cho một số em, từ đây hình thành phác đồ chuẩn, cho các bệnh viện Nhi. Tôi đã cho người ta xem các cháu bé trước và sau điều trị, những người chưa bao giờ điều trị, và những người mong muốn được điều trị, cùng với những bức tranh của Hà Lan, người ta đến với tôi và nói, "Ông phải làm cái gì đó cho các cháu." Trước đây các cháu ấy ra sao? Các cháu ấy đã chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi bắt đầu chương trình vào năm 2007. Đây là lần đầu tiên chương trình thực hiện đúng theo kiểu Hà Lan- tại Bắc Mỹ. Từ đó đến nay, chúng tôi có 160 bệnh nhân. Họ đến từ Afghanistan chăng? Không phải 75% số họ đến từ những nơi cách Boston không quá 150 dặm. Một số từ nước Anh. Cháu Jacky đã bị lạm dụng ở Midlands nước Anh. Khi đó cháu lên 12, một cháu gái vui tươi, rồi cháu đã bị đánh đập. Cảnh áy rất thương tâm. Người ta phải bố trí cho cháu học ở nhà. Lý do người ta gửi cháu sang đây là bên đó người ta không điều trị giới cho ai dưới 16 tuổi, có nghĩa họ cho việc đó chỉ được làm trong cơ thể người lớn, bất chấp cái gì đang xảy ra, cả khi xét nghiệm cho thấy rõ ràng. Jackie có chiều cao lòng khòng dự tính sẽ cao 6 phít rưỡi cháu chỉ mới bắt đầu dậy thì thành một chàng trai. Tôi đã có một sáng kiến, vì tôi biết về hormones và chất estrogen, nó còn mạnh hơn chất testosterone có tác dụng trong việc đóng thùy mấu trên não và ngừng quá trình tăng trưởng cơ thể. Thế nên chúng tôi đóng hormones testosterone của cháu bằng biện pháp đóng hormones, nhưng chúng tôi tăng estrogen không phải ở tuổi 16, mà vào tuổi13. Bên thùy não trái, cháu là 16 tuổi. Vào ngày sinh nhật 16 tuổi cháu sang Thái Lan Làm phẫu thuật chuyển giới cấy bộ phận sinh dục. Bây giờ họ làm việc đó năm 18 tuổi. và cháu chỉ dừng ở chiều cao 5'11'' nhưng còn hơn thế, cháu có khuôn ngực bình thường vì khi chặn hormones testosterone, tất cả bệnh nhân của chúng tôi đều có cỡ ngực bình thường, nếu họ đến với chúng tôi đúng thời điểm không muộn quá phía bên phải, đàng kia, là cô cháu của tôi Cô đã ra với công chúng được vào bán kết cuộc thi Hoa hậu nước Anh Ban giám khảo tranh luận, có được phép chon cô không Họ có thể trao giải cho cô chăng- Và một người trong ban giám khảo nhận xét "Bản tính tự nhiên của cô ấy còn tự nhiên hơn một nửa các thí sinh ở đây." (Cười) Và đôi phần cơ thể cô ấy được xếp đặt lại đôi chút nhưng đấy là tất cả ADN của cô ấy. Cô ấy đã trở thành một phát ngôn viên xuất sắc. Cô đã nhận được một hợp đồng làm người mẫu, bấy giờ cô ta đã trêu tôi, cô bảo "Ông biết không, tôi có thể có nhiều cơ hội làm người mẫu hơn, nếu ông chỉnh được chiều cao cho tôi thành 6 phít." Hãy hình dung mà xem. (Cười) Bức tranh này nói lên tất cả. Tự nó đã nói lên tất cả. Đây là Nicole và người anh em Jonas, một cặp sinh đôi giống nhau, có bằng chứng cơ thể cho thấy là giống nhau, nhưng Nicole đã khẳng định mình là nữ, ngay khi cô vừa lên ba. Khi cô lên bảy, họ đổi tên cho cô, họ đến gặp tôi ngay khi cô ấy bắt đầu bước vào sự dậy thì nam tính. Nhìn vào Jonas ta có thể hình dung dậy thì lúc lên 14 là sớm trong gia đình này, vì trông chàng trai đã như 16 tuổi nó càng cho thấy rõ hơn một điều tại sao ta phải tỉnh thức để nhận biết người bệnh đang cần mình. Nicole đã làm biện pháp chặn sự dậy thì, còn Jonas theo khuynh hướng tự nhiên- sự điều khiển của quá trình sinh học Nicole sẽ như thế này, nếu chúng tôi không làm cái chúng tôi đã làm. Jonas có một cái uyết hầu rất nam tính lưỡng quyền cao, ria mép, ta thấy cả sự khác biệt về chiều cao vì chàng trai đã đi qua sự lớn bổng của dậy thì mà cô gái thì không. Nicole đang được tiêm estrogen. cô đã có nét dáng riêng. Mùa xuân vừa qua, cả gia đình họ được mời đến thăm Nhà Trắng nhờ các thành tích hoạt động chống lại sự phân biệt, lúc đó người ta sắp ban hành một đạo luật cấm những người chuyển giới ở Maine không được dùng nhà tắm công cộng, và đạo luật ấy sắp sửa được thông qua, và sẽ gây ra nhiều phân biệt khó khăn, Nhưng Nicole đã tự mình đến với những nhà lập pháp ở Maine và cô nói rằng, "Tôi có thể làm điều này. Nếu họ thấy tôi, họ sẽ hiểu vì sao tôi không là mối nguy hiểm cho nhà tắm nữ nhưng tôi có thê bị nguy hiểm trong nhà tắm nam." Cuối cùng họ đã hiểu được điều đó. Tới đây, chúng ta cần làm tiếp điều gì? Chúng ta cần phải đi tiếp con đường chống sự phân biệt. chỉ mới có 17 bang có đạo luật chống phân biệt chống phân biệt về nhà ở, về việc làm, về chỗ ở nơi công cộng, chỉ mới có 17 bang, trong đó 5 bang ở New England Chúng ta cần thuốc chữa bệnh rẻ hơn. Thuốc đang đắt bằng cả gia tài. Chúng ta cần đưa những nội dung này thoát khỏi những phạm trù của DSM. vì làm như thế cũng chẳng khác gì mắc bệnh tâm thần cũng như là gay hay les bược tiến đó đã đạt được vào năm 1973, và cả thế giới đã đổi thay. Công việc chúng ta làm đây không phải là gánh nặng cho ngân sách của ai Nó vẫn chỉ là trường hợp hiếm. Nhưng điều nguy hiểm của sự buông xuôi là không chỉ khiến cho những người chuyển giới lâm nguy cơ thiệt mạng vì tự tử mà còn cho thấy một điều là xã hội chúng ta có quan tâm đến tất cả mọi người hay không. Xin cám ơn. (Vỗ tay) ["Rebecca Newberger Goldstein"] ["Steven Pinker"] ["Con đường dài đến với lý luận"] Tài xế: 22 đô la. Steven Pinker: Gửi anh. Rebecca Newberger Goldstein: Lý luận có vẻ như đang không gặp thời. Văn hóa đại chúng vươn tới tầm xuẩn ngốc mới trong khi đàm luận chính trị như một cuộc đua xem ai lụn bại hơn. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chủ nghĩa sáng tạo khoa học, mà vẫn tồn tại thuyết âm mưu ngày 11/9, các đường dây nóng bói toán, và trào lưu tôn giáo chính thống lại trỗi dậy. Ai chịu khó chuyên chú suy ngẫm lại bị gán chủ nghĩa tinh hoa tự cao. Cả trong lĩnh vực học thuật, người ta đả kích rằng thuyết ngôn tâm học phạm trọng tội kiểm soát suy nghĩ của ta. SP: Điều đó có hẳn không tốt? Lý luận đang làm vua làm chúa. Nhiều học giả biện luận rằng sự lương thiện và đạo đức sáng tỏ vững chắc cao siêu hơn kiểu diễn giải của những kẻ chỉ biết mạnh mồm rao giảng giáo điều, giống như những kẻ học thức lẫy lừng đã đẩy chúng ta vào vũng lầy chiến tranh Việt Nam. Và, chẳng phải cũng do lý luận mà ta phá hủy hành tinh này và đe dọa các giống loài bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt sao? Theo cách này, chính tính cách và lương tâm, chứ không phải toan tính lạnh lùng sẽ cứu rỗi chúng ta. Vả lại, con người đâu phải chỉ là bộ não có chân, Các đồng nghiệp tâm lý học của tôi đã chứng tỏ chúng ta bị chi phối thân thể và cảm xúc chi phối. và chỉ biết dùng khả năng lý luận yếu ớt để hợp lý hóa cảm xúc của mình khi việc đã rồi. Làm thế nào mà một tranh luận từ hợp lý lại đi đến bất hợp lý một cách có logic được? Coi nào, anh đang thuyết phục chúng tôi rằng lý lẽ không có giá trị. Anh không đe dọa hay hối lộ chúng tôi, mà ám chỉ chúng ta giải quyết bẳng kiểu như biểu quyết hoặc tổ chức thi hoa hậu. Bằng việc cố gắng thuyết phục chúng tôi ở vào địa vị của anh, thì có vẻ anh đang thừa nhận tính hiệu quả của lý luận. Lý luận không thể là giải thưởng để tranh giành. Anh bước vào đài tranh luận nhưng đã thua ngay từ đầu SP: Nhưng lý luận có thể dẫn ta tới mục đích cao cả, đúng đắn, đạo đức hơn không? Cuối cùng thì cô đã chỉ ra rằng lý luận chỉ là phương tiện để đạt mục đích cuối cùng, và mục đích đó phụ thuộc vào động cơ của người đưa ra lý lẽ. Lý luận có thể dẫn đường đến hòa bình, hòa thuận nếu người đưa lập luận muốn điều đó, nhưng nó cũng có thể mở đường cho xung đột, tranh chấp nếu nhà lập luận mưu cầu xung đột, tranh chấp. Lý luận có thể buộc người lập luận bớt tàn ác và lãng phí hơn chăng? RNG: Về bản chất thì không, nhưng không khó để biến thành có. Ta cần hai điều kiện: Thứ nhất là các nhà lập luận chỉ quan tâm đến hạnh phúc bản thân thôi. Đó là một trong những động lực cần thiết để đưa đến một lập luận có hiệu quả, và hẳn là tất cả chúng ta đều có. Tất cả chúng ta đều vô cùng quan tâm đến bản thân mình. Điều kiện thứ hai là các nhà lập luận là thành viên thuộc một cộng đồng những người có tầm ảnh hưởng đến cá nhân khác, có thể trao đổi thông điệp, và thấu hiểu lý lẽ của nhau. Và điều đó hẳn lẽ đúng với bản chất bầy đàn, thích giao thiệp của loài người, những kẻ được trời phú bản năng ngôn ngữ. SP: Vâng, nghe có vẻ đúng đắn về mặt lý thuyết, nhưng liệu nó có đúng trên thực nghiệm? Cụ thể thì, nó có thể làm rõ được sự phát triển của những cột mốc lịch sử mà tôi đã đề cập đến 5 năm trước tại TED? Đó là, chúng ta có vẻ dần trở nên "người" hơn. Hàng thế kỷ trước, tổ tiên của chúng ta thiêu sống chó mèo như một thú tiêu khiển được ưa chuộng. Các hiệp sĩ gây chiến tranh bằng cách cố sát càng nhiều người của bên địch càng tốt. Chính quyền vin vào cớ vớ vẩn để hành quyết dân chúng như tội trộm bắp cải hoặc chê bai khu vườn của hoàng gia. Những vụ hành quyết được tiến hành sao cho càng đau đớn càng tốt, như là đóng đinh, mổ bụng, đóng đinh vào bánh xe. Những người có quyền thế giam giữ nô lệ Dù phạm nhiều sai lầm, giờ chúng ta đã xóa bỏ những tục lệ dã man đó. RNG: Vậy anh nghĩ bản chất con người đã thay đổi? Không hẳn. Tôi nghĩ ta vẫn còn bản năng có thể bùng phát thành bạo lực, như tham lam, sĩ diện, hận thù, thích thống trị, tàn bạo. Nhưng vẫn còn những bản năng hướng ta theo hướng khác như tự chủ, cảm thông, cảm quan công bằng, Abraham Lincoln gọi những điều này là "mặt thánh thiện của con người" RNG: Vậy nếu bản chất con người không thay đổi điều gì đã tiếp sức cho mặt thánh thiện đó? SP: Thật ra thì phạm vi của sự đồng cảm. đã nới rộng ra. Nhiều năm trước, tổ tiên chúng ta chỉ biết vun vén cho gia đình và bản làng của họ. Nhưng nhờ biết viết, biết đọc và đi đây đi đó con người dần biết cảm thông trong phạm vi ngày càng rộng ra đến gia tộc, bản làng, quốc gia, dân tộc, và có thể về sau này là cả nhân loại nữa. RNG: Vậy những nhà khoa học cứng nhắc có thể trân trọng sự đồng cảm mềm yếu đó không? SP: Họ có thể và họ luôn như vậy. Các nhà sinh lý học thần kinh đã tìm ra các nơron có phản ứng với hành động của người khác gần như phản ứng với hành động của bản thân. Sự cảm thông có từ rất sớm, có thể là trước 1 tuổi. Có những sách viết về sự cảm thông bán chạy, như cuốn "The Empathic Civilization" ("Nền văn minh của sự cảm thông") hay "The Age of Empathy" ("Thời đại cảm thông") RNG: Tôi hoàn toàn ủng hộ sự cảm thông. Ai lại chẳng thế? Nhưng về bản chất thì nó chỉ là công cụ yếu ớt trong việc xây dựng đạo đức. Bởi vì, về bản chất người ta luôn ưu ái quan hệ máu mủ, trẻ em, và con vật mềm mại dễ thương. Nếu nói về sự cảm thông, thì những kẻ lạ mặt và xấu xí chẳng bao giờ được đâu. Và dù ta có cố gắng cảm thông với những người xa lạ tới đâu cũng thất bại thảm hại thôi, đó là sự thật về bản chất con người như Adam Smith đã khám phá ra. Adam Smith: "Giả sử Đế chế Trung Hoa đột nhiên bị chôn vùi trong động đất, thử nghĩ xem một người châu Âu đầy tính nhân văn sẽ phản ứng như thế nào khi nghe tin tai họa đáng sợ này? Tôi nghĩ là, lúc đầu anh ta sẽ mạnh dạn thể hiện thương tiếc cho những của những con người bất hạnh nọ Anh ta sẽ suy ngẫm trong phiền muộn về sự bất ổn của đời người, và sau khi tất cả những xúc cảm nhân văn đã tuôn trào được kha khá, anh ta sẽ tiếp tục theo đuổi những thú vui riêng với phong thái dễ chịu và yên bình như thể chhưa có gì xảy ra. Còn nhỡ đâu ngày mai mất đi ngón tay út, anh ta sẽ mất ngủ đêm nay, thế nên nếu không phải chứng kiến nỗi thống khổ của anh em đồng đạo mình thì anh ta sẽ vẫn an tâm ngáy vang ." SP: Vậy nếu sự cảm thông thôi chưa đủ khiến ta "người" hơn, thì còn gì có thể làm được thế? RNG: Chà, anh chưa đề cập tới khía cạnh thánh thiện hữu hiệu nhất của chúng ta: lý luận Lý luận có sức mạnh của nó. Lý luận thúc đẩy chúng ta mở rộng phạm vi của sự cảm thông. Mỗi cá nhân nằm trong sự phát triển của nhân loại mà anh đã nói tới đều khởi nguồn là những người có suy nghĩ và họ giải thích được vì sao một số hành động là không thể bào chữa được. Những người này chỉ ra rằng cách con người cư xử với những nhóm người khác nhau về mặt logic, là không giống với cách mà họ muốn mình được cư xử. SP: Ý cô là lý luận có thể thay đổi tâm trí con người? Chẳng phải con người cứ hay bám lấy niềm tin có lợi cho bản thân hoặc không thì phục tùng văn hoá nơi họ sống ư? RNG: Có một sự thật về con người như thế này: Mẫu thuẫn làm ta khó chịu ít nhất là khi ta buộc phải đối mặt với chúng, điều này cũng như nói rằng con người chúng ta nhạy cảm với lý lẽ. Nếu nghiên cứu lịch sử xây dựng đạo đức, ta có thể lần thấy con đường trực tiếp dẫn từ tranh luận lý lẽ đến những thay đổi trong cảm giác thực sự của ta. Hết lần này đến lần khác, một nhà triết học có thể tranh luận tại sao một số chủ đề hành nghề lý luận lại bất khả phản biện, là vô lý, không hợp với những giá trị dược đề cao. Bài tiểu luận của họ có thể nổi tiếng, dịch ra nhiều thứ tiếng, được dẫn biện tại các văn đàm, các buổi tiệc tối, và rồi từ đó đến tai những lãnh đạo, những ý kiến có tầm ảnh hưởng. Cuối cùng thì những kết luận của họ len lỏi và trở thành quy tắc bất thành văn về chuẩn mực, thế chỗ cho lý luận trước đó đã cắm rễ thành luật. Ngày nay ít người thấy cần phải đưa ra bài tranh cãi triết lý cao siêu để giải thích tại sao chế độ nô lệ, treo cổ, đánh đập trẻ em là sai lầm nữa. Thời đại văn minh như hiện nay, vấn nạn như thế đã không còn. Những vẫn phải có người khởi phát những tranh luận như vậy chứ, trong những thế kỷ trước thì có. SP: Ý anh nói là người ta cần một cuộc biện luận tuần tự các bước mới hiểu được đâu là điều sai trái như là thiêu người dị giáo? RNG: Ồ đúng rồi. Đây là cách nhà thần học người Pháp Sebastian Castello biện luận. Sebastian Castello: Calvin đề ra một cách chắc chắn, và các môn phái cũng tán thành. Ai sẽ là quan tòa? Vấn đề bàn luận là chắc chắn đối với ai? Calvin chăng? Vậy thì tại sao ông ấy viết nhiều sách về chân lý đến vậy? Về quan điểm đối với sự không chắc chắn, ta phải định nghĩa người dị giáo là những người có ý kiến ta không tán thành. Nếu ta muốn giết người dị giáo, kết quả dễ hiểu dẫn tới chiến tranh thanh khử lẫn nhau, bởi bên nào cũng cho là mình đúng. SP: Thanh khử bằng kiểu trừng phạt như phá bánh xe ư? RNG: HIến pháp về sự ngăn cấm động trừng phạt dã man và bất thường đáp lại tờ rơi kêu gọi khởi nghĩa năm 1764 quan toà người Ý tên Cesare Beccaria. Cesare Beccaria: Khi các hình phạt trở nên tàn nhẫn hơn, tâm trí con người ta, như dòng nước vậy, hạ xuống tầng thực thể bao quanh nó và trở nên khô cứng hơn. Sau hơn 100 năm hình phạt tàn ác, hình phạt cho tội phá bánh xe không gây sợ hãi hơn tù tội là mấy. Để một hình phạt đạt được mục đích của nó, tổn hại mà hình phạt gây ra phải lớn hơn lợi ích đạt được. Tính toán theo đó phải căn theo yếu tố sự trừng phạt chắc chắn, sự tịch thu của cải đi theo hành vi tội ác đó. Những thứ khác chỉ là đồ thừa, do đó mang tính chuyên chế. SP: Nhưng chắc chắn phong trào phản đối chiến tranh phụ thuộc vào biểu tình trên diện rộng, tuyên truyền bằng các bài hát, những tấm ảnh cảm động về những thương tổn chiến tranh. RNG: Chính xác. Nhưng những phong trào phản chiến có thể truy về một loạt những nhà tư tưởng đã không ngừng tranh luận lý do tại sao ta nên ngăn cách cảm xúc của mình đối với chiến tranh, tổ tiên của nền hiện đại, Eramus. Erasmus: Những lợi ích đến từ hoà bình khuyến đại ảnh hưởng xa rộng đến số lượng lớn con người, trong thời chiến, nếu sự kiện hoà bình nào xảy ra lợi ích về tay số ít, số ít không xứng đáng với lợi ích đó. Sự an toàn của người này đe doạ kẻ khác. Người này lợi, kẻ kia lụn bại. Nguyên nhân hạnh phúc của nhà này gây cảnh than khóc cho nhà khác. Những điều tệ hại chiến tranh mang lại là bằng chứng khủng khiếp đến mức sống sót lại là niềm may mắn, tức sự cứu rỗi, hay niềm may mắn dã man, một niềm hạnh phúc ích kỷ lấy từ niềm đau của kẻ khác. SP: Nhưng ai cũng hiểu cuộc Cách mạng đó là để ngăn cách sự nộ lệ với niềm tin và hy vọng. Cuộc Cách mạng được dẫn đầu bởi phái Quây-cơ trở nên nổi tiếng lúc tiểu thuyết "Túp lều của bác Tom" của nhà văn Harriet Beecher Stower đứng đầu bảng xếp hạng RNG: Nhưng Cách mạng đã manh mún từ thế kỷ trước. John Locke đã khởi nguồn thế kỷ bình thường hoá những việc hành nghề lý luận. Ông lý luận rằng, việc đó không liên quan luật lệ quy củ của chính phủ. John Locke: Tự do con người dưới quyền chính phủ tức là sở hữu luật lệ có hiệu lực lên tất cả mọi người trong xã hội bằng quyền lực của giới cầm quyền, nền độc lập cho phép bạn tuỳ ý hoạt động những nơi luật không cho phép, không bị hạn chế bới sự bất đồng, không chắc chắc của người khác, cũng như giới tự nhiên tự do khuôn khổ Luật tự nhiên. SP: Những lời này nghe quen quen. Tôi đã đọc ở đâu nhỉ? À nhớ rồi. Mary Astelle: Nếu quyền hạn tối cao là vô dụng bang này, thế thì tại sao trong phạm vi gia đình cũng vậy? Hoặc ngược lại, có tác dụng trong gia đình, tại sao không ở bang? Không có lý do nào có thể viện ra lại đủ sức đánh bật hai vế đó cả. Nếu tất cả mọi người sinh ra đã tự do, vậy tại sao phụ nữ lại mang phận nô lệ, bởi nếu vậy thì khi danh phận của họ phải phục theo ý muốn không thống nhất, của đàn ông thì như thế đã đúng điệu kiện của nộ lệchưa? RNG: Dạng lựa chọn tương hỗ như vậy chính là công việc của lý luận. Một cuộc Cách mạng đòi quyền lợi dấy lên cuộc Cách mạng khác cùng hình thức và một khi khi lý luận đã lên đà, thì vô cùng khó để có thể không tuân theo quy luật. Những năm 1960, Cách mạng Văn hoá dẫn tới cách mạng đòi quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền cho người đồng tính, và cả quyền động vật. Trong khi hai thế kỷ trước đó, nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng nhà tư tưởng Jeremy Bentham phơi bày sự bất khả phản khảng của những hành vi hành nghề lý luận như bảo vệ quyền động vật. Jeremy Bentham: Vấn đề ở đây là, động vật không thể lý luận, không thể nói, nhưng được phép bị ngược đãi? RNG: Như các cuộc hành xử người đồng tính vậy. JB: Cũng như các nhiễu nhương đó, rõ ràng không ai thấy cảm thương cảm. Thậm chí, người ta còn thấy thích thú. Cả hai bên đều thuận tình cả. Nếu có một bên không đồng ý, hành vi trở thành sự xúc phạm, hoàn toàn khác với bản chất hữu dụng của nó. Đó là công cụ toà án cá nhân. Một dạng cưỡng hiếp. Như những mối nguy hiểm không gây đau đớn, mối nguy, có hay không, cũng đồng nhất với ví dụ tôi nêu. Xu hướng của những ví dụ tương tự ư? Loại bỏ những người cùng hành nghề. Nhưng sự hành nghề này không gây ra đau đớn nào cho bất kỳ ai. SP: Dù sao thì phải mất ít nhất một thế kỷ để tầm ảnh hưởng nhiều nhà tư tưởng lan rộng dần và ảnh hưởng đến số đông quần chúng, làm ta suy ngẫm về thời đại của chính mình. Tất cả những tranh luận ta đang tham gia với luận điểm chống lại ta rành rành nhưng ta vẫn khư khư giữ lấy? RNG: Khi cháu chắt ta nhìn vào gương chúng ta, chúng có bị thu hút bởi những tội lỗi của ta như là sở hữu nô lệ, thiêu người dị giáo, vũ phu hay chống đốo người đồng tính? Sp: Tôi chắc là mọi người ở đây đều có thể nêu ra ví dụ. RNG: Tôi chọn theo luận điểm ngược đãi thú vật trong các trang trại. SP: Việc cầm tù những phạm nhân không liên quan đến thuốc phiện và khoan hồng cho tội hiếp dâm ở nhà tù liên bang. RNG: Việc cắt lậm vào các khoản viện trợ từ thiện đến các nước đang phát triển. SP: Sự sở hữu vũ khí hạt nhân. RNG: Sự hấp dẫn của việc vin vào tôn giáo mà biện hộ cho những tội lỗi không thể tha thứ, ví dụ như luật cấm các hình thức tránh thai. SP: Vậy còn nhiềm tin tín ngưỡng nói chung thì sao? RNG: Ờ... Tôi thì không lo lắng lắm. SP: Tôi vẫn tin chắc rằng lý luận là bản chất lương thiện cần được công nhận nhiều hơn trong việc phát triển đạo đức loài người mà ta đang hưởng thụ và từ đó đem đến niềm hy vọng tiếp nối công cuộc đạo đức trong tương lai. RNG: Vàcác bạn khán giả nếu có phát hiện ra lỗi trong bài tranh luận này, hãy nhớ rằng bạn cũng cần dùng đến lý lẽ để chỉ ra lỗi đó. Xin cảm ơn. SP: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đến đây ngày hôm nay để nói với các bạn một vấn đề. Một vấn đề đơn giản nhưng vô cùng hệ trọng, một vấn đề trải dài trên toàn cầu và đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Vấn đề đó là các công ty nặc danh. Chuyện nghe có vẻ khô khan và thuần túy kỹ thuật phải không? Nhưng những công ty nặc danh đang gây khó khăn và khiến ta đôi lúc không thể tìm ra được người thực sự chịu trách nhiệm cho những tội ác thật sự nghiêm trọng. Vậy tại sao tôi lại ở đây nói với các bạn điều này? À, tôi nghĩ tôi là một người chuyên gây rắc rối và khi bố mẹ tôi dạy tôi và cậu em sinh đôi biết chất vấn nhà cầm quyền, tôi không nghĩ rằng họ biết điều đó sẽ dẫn đến đâu. (Cười) Và, có lẽ họ thực sự hối hận về việc đó suốt những năm vị thành niên ngỗ nghịch, không đoán quý vị cũng biết, tôi đã chất vấn thẩm quyền của họ rất nhiều. Và rất nhiều giáo viên trường tôi không hề đánh giá cao điều đó tí nào. Bạn thấy đấy, từ khi lên năm tuổi tôi đã luôn đặt câu hỏi, "nhưng tại sao?" Nhưng tại sao Trái Đất lại quay quanh mặt trời? Tại sao máu màu đỏ? Tại sao tôi phải đến trường? Tại sao tôi phải kính trọng giáo viên? và nhà chức trách? Và tôi không thể ngờ rằng câu hỏi này sẽ là nền tảng của mọi điều tôi sẽ làm. Và điều đó đã xảy ra khi tôi 20 tuổi, rất lâu trước đây, trong một buổi chiều mưa Chủ nhật ở Bắc London tôi đang ngồi với Simon Taylor và Patrick Alley chúng tôi đang bận dán phong bì trong văn phòng của một nhóm vận động nơi chúng tôi đang làm việc lúc đó. Và như mọi khi, chúng tôi nói về những vấn đề trên thế giới. Và cụ thể chúng tôi đang nói về nội chiến ở Campuchia. Chúng tôi đã nói về vấn đề đó, rất nhiều lần trước đó. Nhưng rồi bỗng nhiên chúng tôi dừng lại và nhìn nhau rồi nói: "sao chúng ta không thử và thay đổi điều này?" Và từ câu hỏi có vẻ hơi điên rồ đó, qua hơn hai thập kỉ và rất nhiều chiến dịch sau đó, bao gồm cảnh báo thế giới về vấn đề "kim cương máu" cấp quỹ cho cho chiến tranh, từ câu hỏi điên rồ đó, Global Witness - Nhân chứng Toàn cầu giờ là một đội ngũ mạnh với 80 thành viên bao gồm những nhà vận động, nhà điều tra, nhà báo và luật sư. Và chúng tôi đều tin tưởng rằng thay đổi là thật sự có thể. Vậy chính xác thì Global Witness làm gì? Chúng tôi điều tra, báo cáo để tìm ra những người thực sự chịu trách nhiệm cho việc tài trợ cho những cuộc xung đột cho việc trộm cắp hàng triệu bạc từ các công dân toàn thế giới, còn được gọi là nạn cướp bóc nhà nước, và về nạn phá hoại môi trường. Và sau đó chúng tôi tích cực vận động để thay đổi hệ thống đó. Và chúng tôi làm điều đó vì quá nhiều quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ hay kim cương hay gỗ lại là quê hương của những người nghèo nhất và những người bị tước đoạt nhiều nhất trên hành tinh. Và sự bất công này đang diễn ra bởi các hoạt động kinh doanh được chấp nhận hiện nay. Và một trong số đó là những công ty nặc danh. Hiện tại chúng tôi đấu tranh chống lại những công ty này trong rất nhiều cuộc điều tra của chúng tôi, như ở Cộng hòa dân chủ Côngô, nơi chúng tôi phát hiện ra những giao dịch bí mật liên quan đến các công ty nặc danh đã cướp bóc các công dân ở một trong những quốc gia nghèo nhất trên hành tinh một số tiền lên tới hơn một tỉ đô la. Gấp đôi ngân quỹ cho giáo dục và y tế cộng lại. Hay như ở Liberia, nơi một công ty quốc tế đốn gỗ trái phép đã dùng các công ty bình phong nhằm chiếm lấy một lượng khổng lồ các khu rừng đặc biệt của Liberia. Hay vụ tham nhũng chính trị ở Sarawak, Malaysia, đã dẫn đến sự phá hủy của nhiều khu rừng. Người ta cũng dùng các công ty nặc danh. Chúng tôi đã bí mật quay phim một số thành viên trong gia đình của cựu thủ tướng và một luật sư lúc họ nói với điều tra viên ngầm của chúng tôi cụ thể về cách các giao dịch đáng ngờ này được thực hiện bằng cách sử dụng các công ty đó. Và điều tồi tệ là có rất nhiều các trường hợp như thế trên muôn nẻo đường của cuộc sống. Đây thật sự là một vụ bê bối có quy mô cực lớn được che giấu ngay trước mắt chúng ta. Dù đó có là băng đảng ma túy khét tiếng người Mexico Zetas, sử dụng các công ty vô danh để rửa tiền trong khi các cuộc bạo lực liên quan đến ma túy đang chia rẽ các cộng đồng xuyên suốt châu Mỹ. Hay các công ty nặc danh mà mua lại các khoản nợ thuế của người Mỹ, chồng chất các khoản phí pháp lý và bắt các chủ hộ lựa chọn: Trả tiền hoặc mất nhà. Hãy tượng tượng bạn bị đe dọa mất nhà cửa chỉ vị một món nợ khoảng vài trăm đô la và không thể tìm ra người bạn thực sự chống lại là ai. Hiện nay các công ty nặc danh cũng lí tưởng cho việc phá lệnh trừng phạt Như chính phủ I-ran phát hiện ra thông qua một chuỗi các công ty bình phong, công ty nặc danh sở hữu một tòa nhà ngay trung tâm của Manhattan trên Đại lộ 5, bất chấp các cuộc trừng phạt của Mỹ. Và Juicy Couture, xứ sở của các trang phục bằng nhung và các công ty khác vô tình, không biết người thuê nhà ở đó. Có rất nhiều ví dụ như là vụ "Treo đầu bò bán thịt ngựa" ở Châu Âu, những tên Mafia Ý đã sử dụng những công ty này hàng thập kỉ. Vu gian lận 100 triệu đô la của American Medicare, cung cấp vũ khí cho các cuộc chiến trên toàn thế giới bao gồm những quốc gia ở Đông Âu đầu thập niên 90. Các công ty nặc danh thậm chí đã bước ra ánh sáng trong cuộc cách mạng vừa rồi ở Ucraina. Nhưng so với trường hợp chúng tôi và những người khác phơi bày ra vẫn còn quá nhiều trường hợp bị che giấu bởi hệ thống chính quyền hiện tại. Và một sự thật đơn giản rằng một số kẻ phải chịu trách nhiệm đối với những tội ác vô nhân đạo vì cướp bóc từ bạn và tôi và hàng triệu người khác, những tên này vẫn không lộ mặt, và đào thoát trách nhiệm và vẫn đang thực hiện điều này dễ dàng, bằng việc sử dụng cơ cấu pháp lý. Quả thật, điều này không công bằng. Vâng, bạn cũng có thể hỏi, thực ra công ty nặc danh là gì, và liệu tôi có thể thành lập một công ty như vậy và sử dụng nó, mà không ai biết được tôi là ai không? Vâng, câu trả lời là có, bạn có thể làm được. Nhưng nếu bạn như tôi, bạn sẽ muốn tự mình kiểm chứng, vậy hãy để tôi chỉ cho bạn thấy. Đầu tiên, bạn cần tìm ra địa điểm thành lập công ty. Bây giờ, lúc này bạn có thể đang tưởng tượng một trong những nơi trốn thuế trên hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp nhưng đây là điều, ngạc nhiên thay, London, quê tôi, thật ra là cả Vương quốc Anh, là một trong những nơi tốt nhất thế giới để thành lập công ty nặc danh. Và có nơi khác, thậm chí còn tốt hơn Tôi ngại rằng đó là Mỹ. Bạn có biết ở một số bang trên đất Mỹ bạn cần ít thủ tục về thân nhân để mở một công ty so với làm thẻ thư viện, như Delaware, là một trong những nơi dễ nhất trên thế giới trong việc thành lập công ty nặc danh. Ok, hãy thống nhất là nước Mỹ, và địa điểm cụ thể là Delaware, bây giờ đơn giản bạn chi cần lên mạng và tìm nhà cung cấp dịch vụ lập công ty cho chính mình Đây là những công ty giúp bạn thành lập công ty riêng, và nhớ rằng, đây là dịch vụ hợp pháp đúng quy trình kinh doanh, Và đây là một công ty dịch vụ như vậy nhưng có rất nhiều công ty khác bạn có thể chọn. Khi bạn chọn xong, bạn tiếp tục lựa chọn loại hình công ty mà bạn muốn và điền vào mục địa chỉ liên hệ, tên, địa chỉ. Nhưng đừng có lo, không nhất thiết phải là tên bạn. Có thể là tên luật sư của bạn hoặc tên công ty cung cấp dịch vụ cũng được, và dù sao đây cũng không phải là hồ sơ công khai. Và sau đó bạn thêm người chủ của công ty. Bây giờ đây là phần chính, một lần nữa, không nhất thiết phải là bạn, bởi vì bạn có thể sáng tạo bởi vì có cả một thế giới những ứng viên để chọn. Và các ứng viên là những người mà bạn có thể trả tiền một cách hợp pháp để trở thành người chủ của công ty mình. Và nêú bạn không muốn liên quan đến bất cứ ai, thì không nhất thiết phải là một con người thực sự. Đó có thể là một công ty khác. Và cuối cùng, đặt tên cho công ty của bạn thêm một vài chi tiết và thanh toán. Tiếp theo, nhà cung cấp dịch vụ sẽ mất vài giờ gì đó để làm thủ tục. Nhưng bạn đã ở đó, trong vòng 10 phút mua sắm qua mạng bạn có thể tự tạo cho mình một công ty nặc danh. Việc đó không chỉ dễ mà thực sự dễ và rẻ. và cũng hoàn toàn hợp pháp. Nhưng câu chuyện vui chưa hết, có thể bạn cần nặc danh hơn. Vâng, cũng không thành vấn đề. Bạn đơn giản có thể thêm nhiều lớp nặc danh, các công ty sở hữu các công ty khác. Bạn có thể có hàng trăm lớp với hàng trăm công ty trải rộng ở các quốc gia khác nhau, như một mạng lưới lớn. mỗi lớp chồng thêm một sự nặc danh. Mỗi lớp làm khó khăn thêm cho hành pháp và cho người khác tìm ra ai là chủ thực sự. Nhưng tất cả điều này phục vụ cho lợi ích của ai? Có lẽ là lợi ích của công ty hay của một cá nhân nào đó, nhưng còn chúng ta, là công chúng? Chưa có một đối thoại toàn cầu nào để xem điều này có ổn khi lợi dụng các công ty theo cách này không. Và điều đó có nghĩa gì với chúng ta? Vâng, một ví dụ thực sự ám ảnh tôi là điều tôi nghĩ đến nhiều thời gian gần đây. Đó là một vụ hỏa hoạn kinh hoàng ở một câu lạc bộ đêm ở Buenos Aires khoảng một thập kỉ trước. Đó là đêm giao thừa. 3000 người vui chơi vui vẻ, nhiều người trong số đó là vị thành niên, chen chúc trong không gian dành cho 1,000 người. Và sau đó bi kịch xảy ra, hỏa hoạn bùng phát đồ trang trí bằng nhựa chảy ra từ trên trần nhà khói độc tràn ngập khắp câu lạc bộ. Và mọi người cố gắng trốn thoát khi tìm đến lối thoát hỏa hoạn thì cửa đã bị đóng xích. Hơn 200 người thiệt mạng. 700 người bị thương khi cố thoát thân. Và khi các gia đình nạn nhân, thành phố, và cả nước quay cuồng trong choáng váng, các nhà điều tra cố gắng tìm ra người chịu trách nhiệm. Và khi họ tìm kiếm những người chủ của câu lạc bộ, họ chỉ tìm thấy những công ty nặc danh, và mơ hồ bao quanh danh tính của những người liên quan đến các công ty này. Cuối cùng thì một loạt người bị phạt và một số vào tù. Nhưng đây là một bị kịch khủng khiếp, và đáng lẽ ra không khó đến như vậy để tìm ra người chịu trách nhiệm đối với những người thiệt mạng. Bởi vì trong một thời đại khi có quá nhiều thông tin ngoài kia công khai, tại sao thông tin quan trọng này về quyền sở hữu công ty lại bị ẩn đi? Tại sao những người trốn thuế, quan chức chính phủ tham nhũng, những tên buôn vũ khí và nhiều tên khác, có thể che giấu danh tính khỏi chúng ta - là công chúng? Tại sao lại để sự che giấu này thành một hoạt động kinh doanh được chấp nhận? Các công ty nặc danh hiện có thể là chuẩn tắc nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Các công ty được tạo ra để cho người ta cơ hội đổi mới mà không đặt mọi thứ trên bờ vực nguy hiểm. Công ty được tạo ra nhằm hạn chế rủi ro tài chính, chứ không phải làm tấm chắn đạo đức. Một công ty được thành lập không phải để nặc danh, và chúng không buộc phải như vậy. Và vì vậy tôi xin nói mong muốn của mình Mong muốn là tất cả chúng ta được biết ai sở hữu và kiểm soát các công ty để chúng không còn được sử dụng nặc danh để chống lại công ích. Hãy cùng nhau thức tỉnh dư luận trên toàn thế giới thay đổi luật pháp, và mở ra kỉ nguyên mới về tính cởi mở trong kinh doanh Điều này trông sẽ như thế nào? Vâng hãy tưởng tượng nếu bạn có thể lên mạng và tìm người chủ thực sự của công ty. Hãy tưởng tượng nếu dữ liệu này công khai và miễn phí, có thể truy cập được bất cứ đâu cho người dân lẫn doanh nghiệp và cho cả cơ quan hành pháp. Hãy hình dung đây là một sự thay đổi trò chơi thú vị thế nào. Vậy làm cách nào chúng ta thực hiện điều này? Vâng, chỉ có một cách. Chúng ta hãy cùng nhau thay đổi luật trên toàn cầu để tạo ra các đăng ký công cộng kê khai người chủ thực sự của các công ty và có thể được truy cập dễ dàng không có lổ hổng nào. Vâng, đây quả là tham vọng, nhưng có động lực cho vấn đề này và trong nhiều năm tôi đã thấy sức mạnh tuyệt đối của động lực, Và nó đang thôi thúc vấn đề này. Hiện có một cơ hội như vậy ngay lúc này tại cộng đồng TED của những nhà tư tưởng và hành động sáng tạo thuộc mọi tầng lớp trong xã hội có thể tạo nên sự khác biệt quan trọng. Bạn có thể làm cho sự thay đổi này diễn ra. Bây giờ, điểm bắt đầu đơn giản là địa chỉ đằng sau lưng tôi cho trang Facebook bạn có thể tham gia từ bây giờ để hỗ trợ chiến dịch và lan tỏa thông điệp. Đây sẽ là một bàn đạp cho chiến dịch toàn cầu của chúng ta. Các chuyên gia kỹ thuật trong các bạn, có thể thực sự giúp chúng tôi tạo một mẫu thử nghiệm về đăng ký công cộng để cho thấy công cụ này mạnh mẽ đến thế nào. các nhóm chiến dịch từ khắp nơi trên thế giới đã đến với nhau để làm việc về vấn đề này. Chính phủ Anh hiện đang tiến hành hỗ trợ những đăng ký công cộng. Và chỉ trong tuần trước đây, Nghị viện Châu Âu cũng đã bắt đầu với cuộc bỏ phiếu 600 trên 30 ủng hộ đăng ký công cộng Đó chính là một động lực. (Vỗ tay) Nhưng vẫn là những ngày đầu Mỹ vẫn cần tham gia vào chiến dịch này, và cả các quốc gia khác nữa. Để thành công, chúng ta sẽ cùng nhau cần phải giúp đỡ và thúc ép các chính trị gia, bởi vì nếu không làm như vậy, sự ảnh hưởng sâu rộng, thay đổi chuyển dịch của thế giới sẽ không diễn ra Bởi vì đây không phải chỉ là chuyển biến về luật mà là bắt đầu một cuộc hội thoại về việc các công ty nên hoạt động thế nào, và bằng cách nào là chấp nhận được để sử dụng cơ cấu công ty Đây không phải chỉ là một vấn đề chính sách khô khan Đây là vấn đề con người mà ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Đây là về việc đứng về phía bên chính nghĩa của lịch sử. Công dân, các nhà sáng tạo, lãnh đạo doanh nghiệp, các cá nhân toàn cầu chúng tôi cần các bạn. Chúng ta hãy cùng nhau khởi động phong trào toàn cầu này. Chúng ta hãy làm như vậy. Hãy chấm dứt các công ty nặc danh. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Quyền của công dân, tương lai của Internet. Tôi xin giới thiệu trên sân khấu của TED người đứng đằng sau những tiết lộ này: Ed Snowden. (Vỗ tay) Ed đang ở một nơi xa xôi nào đó tại Nga điều khiển robot này từ máy tính qua đó anh có thể thấy được những gì robot thấy. Ed, chào mừng tới sân khấu TED. Nói thật cho tôi biết anh có thể nhìn thấy gì? ES: Tôi có thể thấy tất cả mọi người. Thật là hay. (Cười) CA: Ed, có một vài câu hỏi dành cho anh. Trong một vài tháng qua, anh được gọi bằng nhiều tên Gọi anh là người tố giác, kẻ phản bội, và cả anh hùng. Vậy anh chọn những từ nào để miêu tả về bản thân mình? ES: Anh biết đấy, tất cả những ai tham gia cuộc tranh luận này đều vật lộn với việc phân tích con người tôi và tìm cách miêu tả tôi. Nhưng tôi nghĩ đây không phải là câu hỏi đáng bận tâm. Việc tôi là ai đâu có quan trọng. Nếu tôi là kẻ xấu xa nhất trên thế giới này, bạn có thể ghét tôi và không quan tâm nữa. Điều cần quan tâm ở đây là những vấn đề nổi cộm. Là mô hình nhà nước mà chúng ta muốn, loại Internet chúng ta chọn mối quan hệ giữa con người và xã hội. Đó mới là hướng tranh luận mà tôi mong muốn, và dần dần điều đó đang thành hiện thực Nếu phải miêu tả về bản thân tôi sẽ không dùng từ "anh hùng", cũng không phải "nhà yêu nước" hay "kẻ phản bội". Tôi sẽ nói tôi là người Mỹ, một công dân Mỹ giống như bất kì ai khác. CA: Giờ tôi sẽ giới thiệu lại toàn cảnh câu chuyện cho những ai chưa biết. (Vỗ tay) Cũng thời gian này một năm trước đây, anh đang làm cố vấn cho NSA ở Hawaii. Với tư cách là quản trị hệ thống, anh đã tiếp cận hệ thống của họ. và bắt đầu tiết lộ một số tài liệu mật cho các nhà báo mình tin tưởng dẫn tới sự kiện tiết lộ tháng 6. Điều gì đã khiến anh làm vậy? ES: Anh biết đó, lúc ấy tôi đang ở Hawaii, nhiều năm trước đó, tôi làm việc cho bên tình báo, tôi đã chứng kiến rất nhiều những việc làm tôi bất an. Chúng tôi đã đóng góp nhiều tốt cho cộng đồng tình báo, làm những cần phải làm để phục vụ cho mọi người. Nhưng cũng có những việc đã đi quá giới hạn, Có những việc lẽ ra không nên làm và những quyết định được làm bí mật không được tiết lộ ra ngoài không có sự đồng thuận của dân chúng, và thậm chí các nhà lãnh đạo cũng không hề hay biết về chúng. Khi tôi trăn trở những vấn đề này tôi đã tự hỏi: làm thế nào tôi có thể thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình, vừa tối đa hóa lợi ích cộng đồng vừa giảm thiểu nhất các mối nguy hại? Và những giải pháp tôi có thể nghĩ đến, vào cả Quốc hội khi nơi không luật nào không có bất cứ bảo vệ pháp lý nào cho một nhân viên đơn lẻ một nhân viên hợp đồng cho bên tình báo như tôi. Và điều nguy hiểm là tôi có thể sẽ bị chôn vùi cùng với bí mật này, công chúng sẽ không bao giờ phát hiện ra. Tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, đó là cho phép báo chí khả năng đối kháng để thách thức và cũng để hợp tác với chính phủ, để tạo ra đối thoại và tranh luận về cách chúng ta có thể thông báo cho công chúng biết những vấn đề sống còn, mà không đẩy an ninh quốc gia vào tình trạng nguy hiểm. Hơn nữa thông qua với cánh nhà báo bằng cách đưa những thông tin mình biết tới người dân Mỹ, hơn là thuyết phục bản thân tự mình đưa ra trước công luận, chúng tôi đã có một cuộc tranh luận thẳng thắn bằng nguồn đầu tư sâu rộng của chính phủ mà lúc đầu tôi đã nghĩ nó sẽ có lợi cho tất cả mọi người. Và những mối nguy hiểm đã được cảnh báo trước, được tận dụng bởi chính phủ chưa bao giờ thành hiện thực. Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ bằng chứng nào dù chỉ là một ví dụ đơn giản về những mối nguy này. Nhờ những lý do như vậy tôi cảm thấy thoải mái với quyết định của mình. CA: Giờ chúng ta hãy xem một vài ví dụ anh đã tiết lộ Chúng ta có một slide ở đây, và Ed, không biết anh có nhìn thấy không những slide ở đây. Đây là slide của chương trình PRISM, anh có thể nói với khán giả về những gì mình đã tiết lộ chứ? ES: Bởi vì có một vài tranh luận nhỏ ở đây nên cách tốt nhất để hiểu về PRISM là trước tiên phải nói về việc PRISM không phải là cái gì. Phần lớn các cuộc tranh luận ở Mỹ là về siêu dữ liệu. Họ đã nói rằng đó chỉ là siêu dữ liệu, chỉ là siêu dữ liệu, nhưng thực ra họ đang chạm tới một quyền pháp lý cụ thể được gọi là Mục 215 của Đạo luật Yêu nước. Đạo luật này cho phép nghe trộm, và giám sát trái phép tất cả dữ liệu cuộc gọi trên cả nước gồm người nhận cuộc gọi của bạn thời gian cuộc gọi những nơi bạn đã đi qua. Đó là những sự kiện của siêu dữ liệu. PRISM là nhắm vào nội dung. Đó là chương trình mà thông qua đó chính phủ có thể thâu tóm các tập đoàn, và buộc họ thực hiện những công việc bẩn thỉu cho NSA. Mặc dù một vài công ty trong số đó đã cố chống cự, mặc dù một vài công ty trong số đó mà tôi tin là có cả Yahoo đã tìm đến cả tòa án, nhưng tất cả đều thất bại, bởi họ không được xét xử công khai. Tất cả các phiên tòa đều là bí mật. Và một vài điều chúng ta đã thấy ở PRISM mà có liên quan nhiều đến tôi, có một điểm đang được bàn luận trong chính phủ Mỹ họ nói rằng có tới 15 thẩm phán liên bang đã xem xét và công nhận những chương trình này hợp pháp Nhưng họ không nói với các bạn đó là những thẩm phán bí mật tại một phiên tòa bí mật dựa trên những lý giải bí mật của luật pháp Có đến 34,000 yêu cầu đảm bảo trong suốt 33 năm và trong 33 năm ấy chỉ từ chối yêu cầu của chính phủ 11 lần. Đó không phải những người chúng ta muốn giao quyền quyết định vai trò của các doanh nghiệp Mỹ trong thế giới Internet tự do và rộng mở. CA: Bây giờ, slide mà chúng tôi đang trình chiếu ở đây sẽ cho chúng ta biết thời gian mà các công ty về công nghệ, về Internet bị cáo buộc đã tham gia vào chương trình này và nguồn dữ liệu họ thu thập từ đâu. Bây giờ, họ phủ nhận việc hợp tác với NSA. Vậy dữ liệu bị NSA thu thập như thế nào? ES: Vâng. Những slide của NSA gọi là truy cập trực tiếp. Điều quan trọng với một chuyên gia của NSA, ai đó như tôi đang làm công việc của một chuyên gia tình báo những hacker Trung Quốc, hay đại loại như thế, ở Hawaii, là các dữ liệu có nguồn gốc từ chính các nhà cung cấp dịch vụ. Như vậy không có nghĩa là có một nhóm đại diện các công ty ngồi tán gẫu với NSA và cùng tiến hành những thỏa thuận ngầm cho việc cung cấp những dữ liệu này. Hiện nay mỗi công ty xử lý nó theo những cách khác nhau. Một số có trách nhiệm, số khác lơ là đôi chút. Nhưng điều mấu chốt là những thông tin này bị tiết lộ lại từ chính những công ty trên. Không phải bị lấy trộm. Nhưng có một lưu ý quan trọng ở đây: dù là các công ty thúc đẩy hay yêu cầu theo kiểu này, hãy làm việc này theo một quy trình an toàn hãy làm như thế này ở nơi thật sự có sự kiểm định hợp pháp có cơ sở cho phép cung cấp những dữ liệu của người dùng, chúng tôi đã thấy nhiều vụ ở Washington Post năm ngoái đã không được báo cáo đầy đủ như ở PRISM cho rằng NSA đã tấn công vào các trung tâm dữ liệu của Google và của Yahoo. Vậy nên thậm chí với những công ty hợp tác một cách bắt buộc nhưng đúng luật với NSA, NSA không thỏa mãn với điều này, và vì vậy, chúng ta cần các công ty hết sức cố gắng bảo đảm rằng họ đại diện cho lợi ích của người dùng, cũng như đứng về phía quyền lợi của người dùng. Và năm ngoái, tôi đã suy nghĩ rất nhiều chúng tôi thấy những công ty có tên trên trang trình chiếu của PRISM đã có những bước tiến đáng kể để thực hiện điều đó và tôi khuyến khích họ tiếp tục làm vậy. CA: Họ nên làm gì hơn thế nữa? ES: Điều quan trọng nhất một công ty mạng ở Mỹ có thể làm hôm nay, ngay bây giờ, mà không cần tư vấn của luật sư, để bảo vệ quyền lợi người dùng trên toàn thế giới là cho phép mã hóa SSL trên bất cứ trang web nào bạn ghé thăm. Nguyên do của những vấn đề này là vì hiện nay, nếu bạn vào xem một bản"1984" trên Amazon.com, NSA có thể thấy ghi nhận về thao tác này, dịch vụ tình báo của Nga có thể thấy dịch vụ của Trung Quốc có thể thấy, dịch vụ của Pháp, của Đức, của Andorra. Họ đều nhìn thấy bởi vì nó không được mã hóa. Amazon.com là thư viện của thế giới, nhưng họ không định dạng hỗ trợ mặc hóa bạn cũng không thể lựa chọn sử dụng mã hóa khi tra cứu sách trên mạng. Đây là cái chúng ta cần thay đổi, không chỉ với Amazon, tôi không có ý chỉ có Amazon nhưng họ là một ví dụ điển hình Tất cả các công ty cần tập thói quen mặc định mã hóa việc lướt web cho mọi người dùng, dù họ không cần tham gia hay lựa chọn bất cứ phương thức đặc thù nào. Điều đó sẽ gia tăng tính riêng tư và quyền lợi cho mọi người trên toàn cầu. CA: Ed, hãy cùng tôi di chuyển đến vị trí này. Tôi muốn cho anh thấy trang trình chiếu kế tiếp. Đây là chương trình Boundless Informant. Đó là gì? ES: Tôi phải tán dương NSA vì đã có một cái tên thích hợp cho chương trình. Đây là một trong những chương trình mã hóa tôi thích nhất của NSA. Boundless Informant là một chương trình NSA giấu Quốc Hội. Trước đây Quốc Hội hỏi NSA liệu họ có thể cung cấp một con số tương đối chính xác về số lượng thông tin liên lạc của Mỹ đang bị chặn. Họ trả lời không. Họ nói, chúng tôi không theo dõi và không thể theo dõi số liệu đó. Chúng tôi không thể cho các ông biết số lượng thông tin liên lạc mà chúng tôi chặn trên thế giới, vì nói ra điều đó có nghĩa là xâm phạm quyền riêng tư của các ông. Tôi thực sự đánh giá cao quan điểm đó của họ, nhưng thực tế, khi nhìn vào trang trình chiếu này, đó không còn là khả năng, khả năng này đã tồn tại rồi. Nó đã được thực hiện. NSA có định dạng dữ liệu nội bộ riêng để theo dõi sự kết thúc từ cả hai phía liên lạc, và nếu nó nói rằng, cuộc liên lạc này đến từ Mỹ, họ có thể nói với Quốc Hội có bao nhiêu lần liên lạc trong hôm nay ngay lúc đó. Và những gì Boundless Informant cho chúng ta biết có nhiều cuộc liên lạc bị chặn đứng ở Mỹ hơn là ở Nga. Tôi không chắc về mục tiêu mà tổ chức tình báo này nhắm tới. CA: Ed, Washington Post có nêu một câu chuyện, một lần nữa từ dữ liệu của anh. Tiêu đề bài báo nói rằng, "NSA vi phạm luật về riêng tư hàng nghìn lần mỗi năm." Hãy cho chúng tôi biết về việc này. ES: Quốc Hội Mỹ đã chứng thực điều này hồi năm ngoái, nó gây ngạc nhiên cho những người như tôi một người đến từ NSA đã được xem những tài liệu nội bộ thật biết được trong đó có gì, thấy được những lời tuyên thệ chính thức rằng chẳng có sự lạm dụng nào, rằng chẳng có sự vi phạm nào với quy định của NSA, trong khi chúng tôi biết điều gì đang xảy ra. Nhưng điều đặc biệt thú vị về vấn đề này, về sự thật NSA vi phạm quy định và luật lệ của chính họ hàng nghìn lần chỉ trong một năm, bao gồm bản thân một sự kiện, một sự kiện trong số 2776 sự kiện khác, đã tác động đến hơn 3000 người. Trong một sự kiện khác, một cách tình cờ họ đã chặn mọi cuộc gọi ở Washington D.C. Ngạc nhiên là, báo cáo này đã không gây được nhiều chú ý, sự thật là không chỉ có 2776 ca lạm dụng, chủ tịch Ủy ban Thượng Viện, Dianne Feinstein, đã không xem báo cáo này cho đến khi Washington Post liên hệ với bà để xin bình luận về bản báo cáo. Sau đó, bà ấy yêu cầu một bản sao chép từ NSA và đã nhận được nó, chứ chưa từng đọc nó trước đó. Điều này cho thấy gì về tình trạng sơ suất trong cục tình báo Mỹ khi chủ tịch Thượng Viện không biết rằng các quy định đã bị vi phạm hàng nghìn lần mỗi năm? CA: Ed, có một phản hồi cho cả cuộc tranh luận như sau: Thành thật mà nói, tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc giám sát này? Ý tôi là, này, nếu bạn không làm gì sai thì chẳng có gì phải lo lắng cả. Quan điểm này có gì không ổn? ES: À, điều đầu tiên là, bạn đang từ bỏ quyền lợi của mình. Bạn nói rằng này, anh biết đấy, tôi không cho rằng tôi cần nên tôi chỉ tin rằng, bạn biết đấy, cứ vứt bỏ chúng đi, chẳng thành vấn đề, những người này đang làm điều đúng đắn. Quyền lợi của bạn quan trọng vì bạn không biết khi nào bạn sẽ cần đến chúng. Ngoài ra, đó là một phần của bản sắc văn hóa, không chỉ ở Mỹ, cả trong xã hội phương Tây và xã hội dân chủ trên khắp thế giới. Người ta có thể nhấc điện thoại lên và gọi cho gia đình, người ta có thể gửi tin nhắn cho người họ yêu thương, người ta có thể mua sách qua mạng, họ có thể du lịch bằng tàu lửa, có thể mua vé máy bay mà không cần băn khoăn những việc này sẽ được các cơ quan chính phủ lưu tâm như thế nào, có thể không chỉ chính quyền của bạn những năm sau này, họ sẽ bị hiểu sai ra sao và họ sẽ nghĩ mục đích của bạn là gì. Chúng ta có quyền riêng tư. Chúng ta yêu cầu sự đảm bảo dựa trên nguyên nhân có thể xảy ra hoặc một số nghi ngờ cá nhân bởi chúng ta nhận ra rằng tin tưởng bất kỳ ai, bất kỳ chính quyền nào, với toàn bộ hoạt động giao tiếp của con người trong bí mật và không có sự sơ suất đơn giản là sự lôi cuốn quá lớn để được bỏ qua. CA: Có một số người giận dữ với những gì anh làm. Tôi nghe được câu nói gần đây của Dick Cheney rằng Julian Assange là vết cắn bọ chét, Edward Snowden là con sư tử thẳng thừng và giận dữ. Ông ấy cho rằng anh phạm phải một trong những hành động phản bội tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Anh sẽ nói gì với những ai suy nghĩ như thế? ES: Dick Cheney lại là một chuyện khác. (Cười) (Vỗ tay) Cám ơn. (Cười) Tôi nghĩ điều này thật thú vị, vì vào thời điểm Julian Assange đang làm những công việc vĩ đại Dick Cheney nói rằng ông ta sẽ chấm dứt chính quyền trên toàn thế giới, bầu trời sẽ bùng cháy, và nước biển sẽ sôi lên, và bây giờ ông ta nói đó là vết cắn bọ chét. Thế nên chúng ta cần nghi ngờ những tuyên bố quá lời nguy hại cho an ninh quốc gia từ những công chức như vậy. Giả dụ có những người tin vào điều này. Tôi sẽ tranh luận rằng họ có nhận thức hạn hẹp về an ninh quốc gia. Đặc quyền của những người như Dick Cheney không bảo vệ được an toàn cho đất nước. Quyền lợi cộng đồng không phải lúc nào cũng giống với quyền lợi quốc gia. Gây chiến với những người không phải kẻ thù ở những nơi không bị đe dọa không làm cho chúng ta an toàn, và điều này đúng ở Iraq và cả trên Internet. Internet không phải kẻ địch. Nền kinh tế không phải kẻ địch. Công ty Mỹ, công ty Trung Quốc, và bất kỳ công ty nào ngoài kia là một phần của xã hội chúng ta. Đó là một phần thế giới kết nối của chúng ta, Có những ràng buộc thân thiết gắn kết chúng ta lại với nhau, nếu chúng ta phá hủy những ràng buộc này bằng cách ngầm phá hoại những chuẩn mực, an ninh, cách cư xử, mà người dân trên toàn thế giới mong muốn chúng ta tôn trọng. CA: Nhưng anh bị cho là đã lấy trộm 1.7 triệu tài liệu. Dường như chỉ vài trăm trong số đó được chia sẻ cho báo chí. Liệu sẽ có thêm các tiết lộ khác? ES: Chắc chắn sẽ có thêm nhiều tiết lộ. Tôi không nghĩ rằng sẽ có câu hỏi nào về việc các báo cáo quan trọng nhất hoàn thành mà chưa xuất hiện không. CA: Đến đây, vì tôi muốn hỏi anh về tiết lộ đặc biệt này. Hãy nhìn cái này. Đây là câu chuyện mà tôi nghĩ đối với rất nhiều chuyên viên ở đây gây sốc nhất mà họ từng nghe trong vài tháng qua. Đó là về một chương trình gọi là "Bullrun". Anh có thể giải thích đó là gì không? ES: Bullrun, một lần nữa chúng ta phải cám ơn NSA bởi sự ngay thẳng của họ, đây là chương trình được đặt tên theo một trận đánh trong cuộc Nội chiến. Đối tác Anh là gọi Edgehill, tên một trận đánh trong Nội chiến Vương quốc Anh. Và lý do tôi tin chúng được đặt tên theo cách đó vì mục tiêu của chúng là cơ sở hạ tầng của chúng ta. Đó là những chương trình mà NSA cố ý khiến cho những đối tác hợp tác lầm tưởng. Họ cho các đối tác biết đây là những tiêu chuẩn an toàn. Họ nói này, chúng tôi cần làm việc với anh để bảo vệ cho hệ thống của anh, nhưng thực tế, họ đưa ra những lời khuyên xấu cho những công ty này, làm suy giảm an toàn hệ thống của họ. Họ đã thiết lập lối cửa sau mà không chỉ mình NSA có thể khai thác, mà bất cứ ai có thời gian và tiền bạc có thể dò tìm và tìm ra rồi sau đó đưa vào mạng lưới truyền thông trên thế giới. Và điều này thật sự nguy hiểm, vì nếu chúng ta để mất một chuẩn mực đặc thù, nếu chúng ta đánh mất niềm tin vào những điều như SSL- mục tiêu đặc biệt của chương trình Bullrun, chúng ta sẽ sống trong một thế giới kém an toàn hơn. Chúng ta sẽ không thể truy cập vào ngân hàng và không thể truy cập thương mại mà không lo lắng có người giám sát các mối liên hệ này hoặc phá hoại vì mục đích của chính họ. CA: Có phải những quyết định tương tự cũng tạo nguy cơ đẩy nước Mỹ vào cuộc tấn công mạng từ những nguồn khác? ES: Hoàn toàn đúng. Một trong những vấn đề, một trong những di sản đáng ngại nhất chúng ta từng thấy vào ngày 11/9, là NSA theo truyền thống đã đội hai trọng trách. Họ phụ trách hoạt động tấn công, đó là hack, nhưng họ cũng phụ trách hoạt động phòng thủ, và theo truyền thống họ luôn ưu tiên phòng thủ hơn là tấn công dựa trên nguyên tắc đơn giản là những bí mật của Mỹ quan trọng hơn. Nếu chúng ta tấn công một công ty Trung Quốc và trộm thông tin mật, hay nếu tấn công văn phòng chính phủ ở Berlin và trộm thông tin mật, điều đó không quan trọng đối với người dân Mỹ bằng việc đảm bảo rằng Trung Quốc không thể truy cập thông tin mật của chúng ta. Nên nếu giảm an toàn việc liên lạc của chúng ta, họ không chỉ đặt thế giới vào nguy hiểm, mà còn đặt nước Mỹ vào nguy hiểm căn bản, bởi sở hữu trí tuệ là cơ sở, nền tảng cho nền kinh tế của chúng ta, và nếu đặt nó vào tình trạng nguy hiểm vì an ninh kém, chúng ta sẽ phải trả giá trong một thời gian dài. CA: Nhưng họ đã tính toán rằng đó là điều đáng làm như một phần hệ thống phòng ngự chống lại khủng bố. Đó là cái giá đáng để trả. ES: Khi nhìn vào kết quả của những chương trình này trong việc ngăn chặn khủng bố, anh sẽ thấy nó không có cơ sở, anh không phải cứ tin tôi, vì chúng ta sẽ có phiên tòa mở đầu tiên, phiên tòa liên bang đầu tiên xem xét lại việc này, ngoài những thu xếp bí mật, gọi những chương trình này là Orwellian và có khả năng trái với hiến pháp Quốc Hội, cơ quan có quyền sử dụng những chỉ dẫn này, và bây giờ khao khát hành động đã đưa ra dự luật để sửa đổi nó, và hai đoàn bồi thẩm độc lập Nhà Trắng đã xem xét tất cả các bằng chứng bí mật nói rằng những chương trình này không bao giờ ngăn được cuộc tấn công khủng bố đơn phương sắp xảy ra ở Hoa Kỳ. Vậy có đúng là chúng ta đang ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố không? Những chương trình này có chút giá trị nào không? Tôi nói không, và cả ba nhánh của chính phủ Hoa Kỳ cũng nói không. CA: Anh có nghĩ có động cơ sâu xa nào ngoài cuộc chiến chống khủng bố không? ES: Xin lỗi, tôi không nghe rõ? CA: Anh có nghĩ có động cơ sâu xa nào ngoài cuộc chiến chống khủng bố không? ES: Vâng. Mấu chốt là chủ nghĩa khủng bố luôn là điều mà thế giới tình báo gọi là sự che giấu hành động. Chủ nghĩa khủng bố kích động sự đáp trả trong trạng thái xúc động, cho phép người ta hợp lý hóa quyền lực và chương trình, mà họ sẽ không đưa ra khác đi được. Dạng chương trình Bullrun và Edgehill, NSA đã yêu cầu quyền hạn từ những năm 90. Họ đề nghị FBI kiến nghị ra Quốc Hội. FBI đã đến Quốc Hội trình bày. Nhưng Quốc Hội và người dân Mỹ nói không. Họ nói, nó không đáng để mạo hiểm kinh tế. Họ nói nó gây ra quá nhiều nguy hại cho xã hội để biện minh cho lợi ích. Nhưng cái chúng ta nhìn thấy là, vào ngày 11/9, họ đã sử dụng thông tin mật, và lý lẽ chính đáng cho sự khủng bố để khởi động chương trình một cách kín đáo không thông qua Quốc Hội, không thông qua nhân dân Mỹ, và đó là kiểu chính quyền sau những cánh cửa đóng kín mà chúng ta cần ngăn lại để bảo vệ bản thân, vì nó làm chúng ta ít an toàn hơn, và không mang lại giá trị nào cả. CA: Được rồi, mời anh lại đây một chút, tôi có vài câu hỏi cá nhân cho anh. Nói đến khủng bố, nhiều người nhận thấy tình hình của anh hiện giờ ở Nga khá kinh khủng. Hiển nhiên anh đã biết chuyện gì đang diễn ra, Bradley Manning đã bị đối xử như thế nào, Chelsea Manning bây giờ đang ra sao, và theo Buzzfeed thì có người trong tổ chức tình báo muốn anh phải chết. Anh sẽ đương đầu với việc này như thế nào? Anh sẽ đương đầu với nỗi sợ hãi như thế nào? ES: Không có gì ngạc nhiên khi có những chính phủ muốn thấy tôi chết. Tôi xin khẳng định rõ lần nữa là tôi đi ngủ vào mỗi buổi sớm suy nghĩ về việc tôi có thể làm gì cho nhân dân Mỹ. Tôi không hề muốn gây nguy hại cho chính phủ của mình. Tôi muốn giúp chính phủ, nhưng sự thật là họ sẵn sàng hoàn toàn lờ đi vì thủ tục, họ sẵn sàng tuyên tội mà không qua xét xử, đây là cái mà chúng ta cần chống lại bởi trong một xã hội, điều này không đúng. Chúng ta không nên bị đe dọa vì chống đối. Chúng ta không nên bị kết tội vì viết báo, Và tôi có thể làm bất cứ điều gì để đạt được cục diện này, Dù phải bất chấp nguy hiểm tôi cũng vui lòng. CA: Tôi thật sự muốn nhận phản hồi từ những khán giả ở đây, vì tôi biết có nhiều phản ứng khác nhau đối với Edward Snowden. Bạn có hai lựa chọn sau, đúng chứ? Bạn có thể xem những gì anh ấy làm cơ bản là sự liều lĩnh sẽ gây nguy hiểm cho Mỹ hoặc bạn có thể xem đó chỉ là hành động dũng cảm sẽ làm cho tương lai của Mỹ và thế giới tốt đẹp hơn? Đây là hai lựa chọn tôi đưa ra. Tôi hiếu kỳ không biết ai sẽ chọn cái đầu tiên, rằng đó là hành động liều lĩnh? Có một số cánh tay đưa lên. Một số cánh tay đưa lên. Thật khó để giơ tay khi anh ấy đang đứng ngay đây, nhưng tôi đã nhìn thấy chúng. ES: Tôi có thể nhìn thấy bạn. (Cười) CA: Và ai đồng tình với lựa chọn thứ hai, cơ bản là hành động anh hùng? (Vỗ tay) (Chúc mừng) Và tôi nghĩ là có nhiều người đã không giơ tay và tôi cho là họ vẫn đang băn khoăn, dường như bởi sự tranh luận quanh bạn không phân theo đường lối chính trị truyền thống. Đó không phải trái hay phải, không thực sự về việc ủng hộ chính quyền, chủ nghĩa tự do, hoặc không chỉ như thế. Phần lớn chuyện này là vấn đề thế hệ. Các bạn đa phần là thế hệ trưởng thành cùng với Internet, và như thể là bạn trở nên bực tức một cách cảm tính khi nhìn thấy điều gì mà bạn cho rằng sẽ gây hại cho Internet. Điều này có đúng không? ES: Đúng vậy. Tôi nghĩ đây là sự thật. Vấn đề không phải là trái hay phải. Sự tự do căn bản của chúng ta, và khi tôi nói chúng ta, tôi không chỉ nói người Mỹ, mà bao gồm tất cả mọi người trên thế giới, đó không phải vấn đề của riêng ai. Có những thứ mọi người đều tin, và là nhiệm vụ bảo vệ chung của chúng ta, và cả những người thấy và được hưởng Internet mở và tự do, chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn sự tự do này cho thế hệ kế tiếp, và nếu chúng ta không thay đổi, nếu chúng ta không đứng lên để tạo ra thay đổi cần thiết để giữ gìn an ninh mạng, không chỉ cho chúng ta mà cho tất cả mọi người, thì chúng ta sẽ đánh mất nó, và đó là một mất mát to lớn, không chỉ với chúng ta, mà với cả nhân loại. CA: Vâng, gần đây tôi có nghe được lời tương tự từ người sáng lập ra mạng lưới toàn cầu, ông ấy đang có mặt ở đây, ngài Tim Berners-Lee. Tim ngài muốn lên đây phát biểu chứ, chúng ta có micrô cho Tim chứ? (Vỗ tay) Tim, hân hạnh được gặp anh. Mời anh lên đây. Ngài thuộc phe nào, kẻ phản bội, anh hùng? Tôi có giả thuyết cho vấn đề này, nhưng... Tim Berners-Lee: Câu trả lời của tôi rất dài cho câu hỏi này, nhưng sẽ là anh hùng, nếu tôi phải chọn trong hai. CA: Và Ed, tôi cho là anh đã đọc đề nghị mà ngài Tim đề cập về một Đại Hiến Chương mới để giành lại Internet. Đây có là điều có ý nghĩa không? ES: Có chứ. Ý tôi là, thế hệ của tôi, tôi lớn lên không chỉ nghĩ về Internet, mà tôi lớn lên cùng Internet, và mặc dù tôi chưa từng mong có cơ hội bảo vệ nó theo một cách trực tiếp và thiết thực và là hiện thân lạ thường, hầu như là sự hiện thân, tôi nghĩ nói một cách thơ văn thì thực tế là một trong những đứa con của Internet đã thật sự trở nên gần gũi hơn với Internet là kết quả của sự biểu đạt về chính trị. Và tôi tin rằng một Đại Hiến Chương cho Internet chính xác là điều chúng ta cần. Chúng ta cần mã hóa các giá trị không chỉ bằng văn bản mà bằng kết cấu Internet, và đó là điều tôi hy vọng, tôi xin mời tất cả khán giả, không chỉ ở Vancouver mà trên khắp thế giới, chung tay thực hiện. CA: Ngài có câu hỏi nào cho Ed không? TBL: Vâng, có hai câu, một câu hỏi chung CA: Ed, anh vẫn nghe được chúng tôi chứ? ES: Có, tôi nghe được. CA: À, anh ấy đây rồi. TBL: Việc nghe trộm đường dây của anh gặp phải một chút can thiệp nhỏ. (Cười) ES: Đây là chút vấn đề của NSA. TBL: Thế thì, lui lại thời điểm cách đây 25 năm và suy nghĩ, anh nghĩ điều gì là điều tốt nhất chúng ta có thể đạt được từ mọi cuộc thảo luận đã có về mạng lưới chúng ta mong muốn? ES: Khi chúng ta nghĩ về việc chúng ta có thể đi bao xa, tôi cho đó thật sự chỉ là một câu hỏi giới hạn bởi những cái chúng ta sẵn sàng đặt vào đó. Tôi cho rằng Internet mà chúng ta trải nghiệm trong quá khứ chính xác là cái mà không chỉ một quốc gia mà tất cả mọi người trên thế giới cần, và bằng cách hợp tác, bằng cách tham gia không chỉ bộ phận kỹ thuật, mà như anh nói, tất cả người dùng, tất cả những ai có góp phần thông qua Internet, qua truyền thông xã hội, người chỉ xem thông tin thời tiết, người tin tưởng vào nó mỗi ngày như một phần của cuộc sống, đấu tranh cho điều đó. Chúng ta không chỉ có được Internet mà chúng ta đã có, mà là một Internet tốt hơn, tốt hơn bây giờ, cái mà chúng ta có thể sử dụng để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn không chỉ hơn cái chúng ta hy vọng mà bất kỳ điều gì chúng ta có thể hình dung ra. CA: Đã 30 năm kể từ ngày TED thành lập, 1984. Có rất nhiều buổi nói chuyện kể từ đó theo lối chung mà thật sự George Orwell đã hiểu lầm. Không phải Người Giấu Mặt theo dõi chúng ta. Chúng ta, qua sức mạnh của mạng lưới, và màn hình trong, đang xem Người Giấu Mặt. Tiết lộ của anh giống như anh đã tìm ra cách giải quyết vấn đề, quan điểm khá lạc quan, nhưng anh vẫn tin rằng có cách để làm điều gì đó cho nó. Và anh cũng vậy. ES: Đúng vậy, thế nên có lý lẽ cho rằng khả năng của Người Giấu Mặt tăng lên đáng kể. Có một bài báo pháp luật gần đây ở Yale thiết lập cái gọi là Nguyên tắc Bankston-Soltani, cho rằng mong muốn về sự riêng tư của chúng ta bị vi phạm khi năng lực giám sát của chính quyền trở nên kém quan trọng, và mỗi khi điều này xảy ra, chúng ta cần xem lại và cân bằng lại quyền riêng tư. Hiện nay, điều này không xảy ra từ khi năng lực giám sát chính phủ tăng lên vài cấp khuếch đại, và đó là lý do tại sao chúng ta đối mặt với những vấn đề hôm nay, nhưng vẫn còn hy vọng, vì năng lực cá nhân cũng tăng lên nhờ vào kỹ thuật. Tôi là bằng chứng sống rằng cá nhân có thể cạnh tranh trực tiếp chống lại những đối thủ quyền lực nhất và những cục tình báo quyền lực nhất trên thế giới và chiến thắng, và tôi nghĩ rằng đó là điều chúng ta cần hy vọng, và chúng ta cần xây dựng để có thể không chỉ truy cập bởi những chuyên viên kỹ thuật mà cho những công dân bình thường trên thế giới. Viết báo không phải là phạm tội, liên lạc không phải là phạm tội, và chúng ta không nên bị giám sát trong sinh hoạt hằng ngày. CA: Tôi không chắc ngài bắt tay với một cái máy như thế nào, nhưng tôi sẽ tưởng tượng, có một bàn tay ở đây. TBL: Điều đó sẽ đến sớm thôi. ES: Hân hạnh được gặp anh, tôi hy vọng vẻ mặt tươi cười của tôi nhìn cũng đẹp như tôi nhìn thấy ở các bạn. CA: Xin cám ơn, Tim. (Vỗ tay) Gần đây báo The New York Times đã yêu cầu ân xá cho anh. Anh sẵn lòng nhận lấy cơ hội này quay trở lại Mỹ chứ? ES: Chắc chắn rồi. Thật sự không có vấn đề, những nguyên tắc là nền tảng của dự án này là quyền lợi cộng đồng và những nguyên tắc thiết lập báo chí ở Hoa Kỳ và trên thế giới, và tôi nghĩ nếu báo chí nói như vậy, chúng ta ủng hộ họ, đó là điều cần diễn ra, đó là lý lẽ mạnh nhất, nhưng không phải là lý lẽ cuối cùng. và tôi cho rằng đó là điều mà cộng đồng nên quyết định. Nhưng đồng thời, chính quyền gợi ý rằng họ muốn có thỏa thuận, họ muốn tôi thỏa hiệp với các nhà báo về cái tôi đang làm, để quay về, và tôi muốn khẳng định rõ rằng tôi không làm điều này để được an toàn, tôi làm vì đây là điều đúng đắn, và tôi sẽ không dừng việc hành động vì quyền lợi tập thể chỉ để tư lợi cá nhân. (Vỗ tay) CA: Trong khi chờ đợi, nhờ sự giúp đỡ của Internet và công nghệ này, anh đã ở đây, trở lại Bắc Mỹ, không hẳn Hoa Kỳ, Canada, theo hình thức này. Tôi hiếu kỳ, không biết cảm giác như thế nào? ES: Canada khác hơn so với tôi mong đợi. Ở đó ấm hơn nhiều. (Cười) CA: Tại TED, sứ mệnh là "những ý tưởng xứng đáng lan tỏa". Nếu anh có thể tóm lược nó trong một câu, ý tưởng xứng đáng lan tỏa của anh là gì lập tức ngay thời điểm này? ES: Tôi sẽ nói năm ngoái là một lời nhắc nhở rằng nền dân chủ sẽ sụp đổ sau những cánh cửa đóng kín, nhưng chúng ta như những cá nhân được sinh ra sau những cánh cửa đóng giống như vậy, và chúng ta không được phép từ bỏ sự riêng tư để có chính quyền tốt. Chúng ta không được phép từ bỏ sự tự do để có sự an toàn. Và tôi nghĩ bằng cách làm việc cùng nhau chúng ta có thể đạt được cả chính quyền mở và đời sống riêng tư, và tôi mong đợi được làm việc với tất cả mọi người trên toàn thế giới để nhìn thấy điều đó xảy ra. Xin chân thành cám ơn. CA: Ed, cám ơn anh. (Vỗ tay) Điều gì đáng sợ nhất mà các bạn từng làm? Hay nói cách khác, Việc gì nguy hiểm nhất mà các bạn từng trải qua? Và tại sao bạn lại làm điều đó? Tôi biết việc nguy hiểm nhất mà bản thân mình từng làm là gì vì ... đây là tính toán của NASA: Thử nhìn lại năm lần đầu tiên phóng tàu con thoi tỉ lệ rủi ro xảy ra trong năm lần phóng đầu tiên là một trên chín. Và ngay cả cho tới ngày tôi lần đầu tiên bay vào vũ trụ vào năm 1995, 74 chuyến bay khi chúng tôi nhìn lại, tỉ lệ rủi ro vào khoảng một trên 38 hoặc khoảng đó -- 1 trên 35, 40 Không khả quan lắm, hôm ấy là một ngày tuyệt vời khi bạn thấy mình thức dậy ở Trung tâm Không gian Kennedy để chuẩn bị bay vào vũ trụ vì vào cuối ngày hôm đó bạn sẽ biết được mình sẽ bay thật êm ái và hoành tráng hay sẽ chết. Bạn đến Trung tâm Kennedy vào phòng thay áo quần căn phòng mà những vị anh hùng của tuổi thơ chúng ta thay trang phục của họ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã khoác bộ đồ ấy lên để chuẩn bị lái con tàu Apollo bay đến mặt trăng. Và tôi mặc đồ du hành vũ trụ vào lái xe ra ngoài, hướng tới chỗ bệ phóng trên chiếc xe Astro và khi bạn tới nơi Trung tâm Không gian Kennedy thường thì vào rạng sáng, nhìn từ xa, những ngọn đèn xenon khổng lồ đang chiếu sáng con tàu vũ trụ cỗ máy chuẩn bị mang bạn ra khỏi hành tinh này Nhóm chúng tôi ngồi trong xe Astro nín thở và nắm chặt tay nhau nhìn hình ảnh con tàu vũ trụ ấy to dần lên Chúng tôi đi thang máy lên phía trên bò vào trong con tàu bằng tay và đầu gối từng người một. rồi bạn lách mình lên trên vào chỗ ngồi của mình rồi đặt mình xuống lưng dựa hẳn vào ghế Và cửa hầm đóng lại và bỗng nhiên, những ước mơ và khát vọng cả cuộc đời đang trở thành thực sự, thứ mà tôi hằng mơ ước, thật ra, thứ mà tôi chọn làm từ khi mới chín tuổi bỗng nhiên chỉ, sẽ thực sự diễn ra trong vài phút đồng hồ nữa Trong ngành hàng không vũ trụ Tàu con thoi là một cỗ máy rất phức tạp nó là cỗ máy biết bay phức tạp nhất của loài người Và trong ngành hàng không vũ trụ, chúng tôi hay nói với nhau câu này, không có sự cố gì tệ đến mức mà bạn không thể làm nó tồi tệ hơn được nữa. (Tiếng cười) Và do đó, bạn phải rất tỉnh táo khi ở trong buồng lái bạn phải nghĩ về tất cả những gì mà mình có thể sẽ phải làm tất cả những công tắc và những ô cửa mà bạn sẽ phải vượt qua Và càng gần thời điểm phóng tàu sự hưng phấn càng lớn dần lên Và vào khoảng ba phút rưỡi trước khi phóng tàu các chân phóng lớn phía sau lưng to như chuông trong nhà thờ bắt đầu dao động lên xuống khối lượng chúng lớn đến nỗi làm rung chuyển cả con tàu như thể cả cỗ máy đang trỗi dậy ngay phía dưới bạn vậy giống như một con voi đang vùng dậy hoặc tương tự như thế Và sau đó khoảng 30 giây trước khi khởi động, con tàu đã hoàn toàn thức tỉnh nó đã sẵn sàng APUs đang chạy, toàn bộ máy vi tính đều đang tự vận hành chúng đã sẵn sàng rời khỏi hành tinh này Và 15 giây trước khi khởi động, điều này xảy ra: (Video) Tiếng đếm: 12, 11, 10, chín, tám, bảy, sáu-- (Tàu con thoi chuẩn bị cất cánh) - bắt đầu, hai, một, tăng cường đánh lửa, và phóng tàu con thoi Discovery, trở lại trạm không gian, mở đường... (Tàu con thoi đang cất cánh) Chris Hadfield : Thật là một cảm giác phi thường khi được ngồi trên những thứ như vậy Bạn đang ngồi lọt thỏm trong một thứ mà sức mạnh khủng khiếp của nó vượt hơn cả bạn Con tàu rung lắc bạn mạnh đến nỗi bạn không thể tập trung vào những cần điều khiển trước mắt Cảm giác như đang mắc kẹt giữa hàm răng của một con chó khổng lồ và có một bàn chân kề vào sau lưng đẩy bạn bay vào không gian vậy, gia tốc hướng lên trên một cách điên cuồng Vác cả người bạn bay xuyên qua bầu trời và bạn đang ở một nơi rất phức tạp... hết sức tập trung, dõi theo cả con tàu kiểm tra lần lượt từng ô màn hình với một nụ cười hé nở trên khuôn mặt. Hai phút sau, những tên lửa rắn nổ tung bạn chỉ còn lại động cơ lỏng hydrogen và oxygen và cảm giác như đang ở trong một chiếc xe đua hai chân bám chặt xuống sàn và tăng tốc như chưa bao giờ được tăng tốc vậy. Bạn trở nên nhẹ hơn và nhẹ hơn trong khi tác động lực lên cơ thể ngày một lớn Cảm giác như người ta đang đổ xi măng lên người bạn hoặc đại loại như vậy Cho đến khi cuối cùng, sau khoảng tám phút và 40 giây chúng tôi đã ở đúng độ cao cần thiết với vận tốc và phương hướng chính xác như đã dự toán, động cơ tự động tắt, và chúng tôi ở trạng thái không trọng lực Và chúng tôi vẫn còn sống. Một trải nghiệm tuyệt vời Nhưng tại sao chúng tôi lại mạo hiểm như vậy ? Tại sao bạn lại sẵn sàng làm một việc nguy hiểm như thế ? Trong trường hợp của tôi, câu trả lời khá rõ ràng Tôi được truyền cảm hứng từ khi còn nhỏ rằng đây chính là điều mà tôi muốn làm Tôi đã thấy những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và đối với tôi, mong muốn ấy thật hiển nhiên Tôi muốn bằng cách nào đó phải trở thành như họ. Nhưng câu hỏi ở đây là, bạn phải đối mặt với những hiểm nguy và nỗi sợ hãi đó như thế nào Làm thế nào để đối mặt với nỗi sợ và sự nguy hiểm? Và với mục tiêu trong đầu, cân nhắc nó sẽ dẫn đến đâu đã hướng tôi đến một công việc cẩn thận quan sát tất cả những chi tiết nhỏ để có thể biến điều ấy thành sự thực, để có thể xây dựng và vận hành một trạm không gian Nơi bạn được du hành trên một tuyệt tác nặng hàng trăm tấn bay quanh thế giới với vận tốc 5 dặm một giây, tám cây số một giây 16 vòng quanh trái đất một ngày với những thí nghiệm được thực hiện để chúng ta hiểu hơn về những chất cấu thành vũ trụ và khoảng 200 thí nghiệm được tiến hành bên trong đó. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả, nó cho phép chúng ta nhìn thế giới dưới một góc nhìn độc nhất và không thể có được dưới bất kì hình thức nào khác, có thể nhìn xuống và thưởng thức -- bạn sẽ phải há hốc mồm -- trước vẻ đẹp lộng lẫy của thiên thể đang xoay này như một phòng tranh nghệ thuật đang tự vận hành, một thế giới của những vẻ đẹp tuyệt vời liên tục đổi thay Và bạn sẽ được thấy, nhờ vào vận tốc di chuyển, bình minh và hoàng hôn cứ sau mỗi 45 phút trong suốt nửa năm trời Và phần tuyệt diệu nhất chính là bạn được bước ra khỏi trạm không gian. Trong con-tàu-một-người, chính là bộ đồ phi hành gia của bạn và bạn sẽ được du hành vũ trụ với cả thế giới. Một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ, bạn không chỉ đang ngước nhìn lên vũ trụ bạn và cả Trái Đất đang cùng nhau du hành xuyên qua đó Và một bên tay của bạn đang nắm lấy cả thế giới xoay chuyển bên cạnh đang gầm lên khe khẽ với những sắc màu và những đường nét đầy mê hoặc ngay bên cạnh Và nếu bạn có thể rời mắt khỏi nơi ấy và xoay lại nhìn phía dưới cánh tay vào phần còn lại của không gian một màu đen thăm thẳm đến mức dường như ta có thể sờ chạm và một bên tay của bạn giờ đang nắm giữ liên kết với bảy tỷ người còn lại trên Trái Đất Đó là lần đầu tôi bay ra ngoài trạm với con mắt bên trái đã bị mù và tôi không hề biết lí do tại sao. Đột nhiên mắt trái của tôi tối sầm lại kèm với cơn đau kinh khủng và tôi không thể tìm ra được lí do Tôi nghĩ, giờ phải làm gì đây? Tôi nghĩ, có thể đây là lí do tại sao con người có đến hai mắt vậy nên tôi tiếp tục làm việc. nhưng thật không may, trong môi trường không trọng lực nước mắt không rơi xuống và cái bọng nước gì đó cứ lớn dần lên trộn chung với nước mắt cho đến khi cuối cùng, cái bọng trở nên quá lớn đến nỗi lực căng bề mặt đã ép nó trượt qua bên kia sống mũi như một thác nước nhỏ vậy và nó phọt hẳn qua phía con mắt bên kia và giờ tôi đã bị mù cả hai bên mắt khi đang lơ lửng ngoài tàu mẹ Vậy điều gì đáng sợ nhất mà bạn từng trải qua là gì? (Tiếng cười) Có thể là mấy con nhện. Rất nhiều người sợ nhện Tôi nghĩ sợ nhện cũng hợp lý thôi chúng trông thật kinh khủng với bộ chân dài đầy lông lá và những con kiểu như thế này, con Brown Recluse (Nhện nâu ẩn dật) thật đáng sợ. Nếu bị một con như vậy cắn vết cắn sẽ hoại tử và trở thành thế này, trên chân của bạn và cũng có thể bây giờ đang có một con như vậy sau ghế bạn Ai biết chắc được ? Và khi một con nhện bò lên người bạn bạn sẽ phải trải qua một cơn tê liệt đau khủng khiếp vậy nên những con nhện thật đáng sợ. Nhưng sau đó bạn cũng có thể tự hỏi rằng, có thật là có nhện sau ghế mình không? Tôi không biết. Có con brown recluse nào ở đây không? Nếu thử làm một phép thống kê, bạn sẽ biết rằng trên thế giới có khoảng 50.000 loài nhện khác nhau và chỉ khoảng hai chục loài có độc trong số 50.000 đó Và nếu bạn ở Canada, mùa đông rất lạnh Ở đây,trước công nguyên, có khoảng 720, 730 loài nhện khác nhau mà chỉ có một -- một -- loài thực sự có độc. và nọc độc của nó thậm chí không gây chết người, mà chỉ như một vết cắn khó chịu và không những thế, loài nhện ấy còn có một cái đốm tuyệt đẹp phía trên lưng kiểu như "Tôi nguy hiểm. Tôi có biểu tượng phóng xạ trên lưng". Đó là con Black Widow (Góa Phụ Đen) Vậy nên, nếu cẩn thận một chút bạn hoàn toàn có thể tránh được nó nó sống gần mặt đất còn bạn chỉ đi ngang qua, chứ không phải là xuyên qua mạng nhện của con Black Widow để mà bị cắn Nó không giăng những cái mạng nhện kiểu thế này mà thường giăng tơ ở góc tường Và người ta gọi nó là "Góa Phụ Đen" là vì con cái thường ăn thịt con đực nó đâu hề quan tâm đến bạn. Vậy nên, thật ra, lần tới khi đi xuyên qua một cái mạng nhện bạn không cần phải giật bắn mình hoảng sợ nữa Nguy hiểm là thứ khác xa với nỗi sợ Vậy làm sao để có thể vượt qua nó? Làm sao để thay đổi những hành vi bản năng này? Vâng, lần tới nếu có thấy một cái mạng nhện hãy nhìn kĩ, đảm bảo rằng đây không phải của con Black Widow rồi hẵng bước qua nó Và khi bạn nhìn thấy một cái mạng nhện khác và bước qua nó Chỉ là một chút tơ thôi. Chẳng có gì to tác. Và con nhện đằng sau màng tơ đó có thể cũng vô hại như một con bọ rùa hay một con bướm Và tôi đảm bảo với bạn, nếu đã bước qua 100 cái màng nhện thì bạn đã thay đổi những hành động bản năng, những hành vi từ trong tiềm thức của bạn và giờ bạn đã có thể đi bộ quanh vườn mỗi sáng mà không phải sợ gì về những cái mạng nhện trên gác mái nhà ngoại hay bất cứ cái gì khác, trong tầng hầm nhà mình. Và bạn có thể áp dụng điều này vào mọi thứ Nếu bạn một mình ngoài không gian với cả hai mắt đều mù phản ứng tự nhiên của bạn, theo tôi nghĩ, sẽ là hoảng loạn Điều đó sẽ làm bạn càng lo lắng và sợ hãi. Nhưng chúng tôi đã cân nhắc hết mọi loại nhện độc, và cũng đã luyện tập bước qua đủ loại mạng nhện rồi, Chúng tôi đã biết mọi thứ cần phải biết về bộ đồ bay và đã luyện tập dưới nước cả nghìn lần chúng tôi không chỉ luyện tập để làm đúng còn luyện tập đối mặt với những rủi ro, và khi bạn cứ liên tục bước qua những thứ mạng nhện như vậy không chỉ dưới nước mà còn ở các phòng thí nghiệm thực tại ảo với mũ bảo hiểm và bao tay bạn sẽ cảm thấy rất thực Vậy nên khi thực sự bước ra ngoài không gian bạn sẽ cảm thấy rất khác nếu chưa từng ra ngoài đó, trước kia Và ngay cả khi đang bị mù, cái phản ứng hoảng loạn bản năng ấy, sẽ không còn nữa Thay vào đó bạn bắt đầu nhìn xung quanh và nghĩ "Được rồi, tôi không thể nhìn thấy nhưng tôi có thể nghe, có thể nói được Scott Parazynski chỉ ở quanh đây thôi Anh ấy có thể tới giúp." Thật ra, chúng tôi từng thực hành bài tập giải cứu đồng đội rồi, nên anh ấy có thể đẩy tôi đi như một quả bóng và tọng tôi vào cái nút không khí nếu cần Tôi có thể tự tìm đường quay trở lại Chẳng có gì to tát cả. Và thật ra, nếu bạn cứ tiếp tục khóc một lúc nữa cái bọng chất nhầy ấy cuối cùng cũng sẽ phải tan ra thôi và thị giác sẽ dần trở lại và với trạm mặt đất Houston, với một chút thương lượng thì họ sẽ cho bạn quay trở lại công việc thôi Chúng tôi đã hoàn tất mọi công việc trong chuyến đi ấy và khi chúng tôi trở lại tàu mẹ Jeff đã lấy vải cotton gỡ và lau chùi thứ chất nhầy đóng quanh mắt tôi hóa ra cái thứ ấy chỉ là hỗn hợp chống sương mù, một kiểu hỗn hợp giữa dầu và xà phòng, vô tình lọt vào mắt tôi Và giờ chúng tôi sử dụng dầu Johnson's chống cay mắt thứ mà lẽ ra chúng tôi đã phải xài đến ngay từ đầu rồi. (Tiếng cười) Nhưng điều quan trọng ở đây là bằng cách nhìn vào sự khác nhau giữa mối nguy hiểm trong nhận thức và mối nguy hiểm thật sự cái gì mới thật sự nguy hiểm cái gì mới thật sự làm bạn phải lo ngại? Không chỉ là kiểu sợ chung chung về những rủi ro Bạn có thể thay đổi tường tận những phản ứng của bản thân cho phép bản thân đặt chân tới những nơi, chứng kiến những thứ và làm những việc mà lẽ ra bạn đã không bao giờ có thể làm được nơi mà bạn có thể nhìn thấy phần đất nền ở phía nam Sahara hoặc ngắm thành phố NewYork từ một góc nhìn như chỉ có trong mơ hay những ô ruộng mơ màng ở Đông Âu hay Ngũ Đại Hồ bao gồm nhiều vũng nhỏ Bạn cũng có thể thấy đường đứt gãy ở San Francisco hay ngắm nhìn thác nước tuôn ra dưới chân cầu sẽ là hoàn toàn khác biệt với tất cả những gì bạn có thể cố gắng làm nếu không tìm được cách vượt qua nỗi sợ của mình Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà nếu ngược lại, sẽ không bao giờ được chiêm ngưỡng Cuối cùng cũng tới lúc trở về Đây là tàu của chúng tôi tàu Soyuz, con tàu nhỏ đó Ba người chúng tôi leo vào trong và rồi con tàu tách mình ra khỏi trạm không gian để rơi vào bầu khí quyển Hai phần đó sẽ tan chảy, bị gỡ đi và cháy rụi hoàn toàn trong khí quyển. Phần duy nhất còn lại là viên đạn nhỏ mà chúng tôi cưỡi bên trong và nó rơi vào trong khí quyển nói nôm na chúng tôi đang cưỡi thiên thạch bay về nhà và cưỡi thiên thạch thì cực kì đáng sợ và nên là như vậy. Nhưng thay vì vừa bay vào khí quyển vừa la hét, như mọi người vẫn sẽ làm nếu bỗng nhiên thấy mình đang cưỡi một quả thiên thạch bay vào Trái Đất -- (Tiếng cười) -- Thay vào đó, 20 năm trước chúng tôi đã bắt đầu học tiếng Nga và một khi đã học tiếng Nga, chúng tôi học luôn Cơ Học Quỹ Đạo bằng tiếng Nga chúng tôi đã học Lý Thuyết Điều Khiển Động Cơ, chúng tôi đã chui vào trong máy giả lập rồi làm đi làm lại nó Và trong thực tế, bạn hoàn toàn có thể cưỡi quả thiên thạch này và lái nó đáp xuống bên trong một đường tròn 15km đặt ở bất kì nơi nào trên mặt đất Vậy nên, khi nhóm chúng tôi bay vào khí quyển bên trong Soyuz, chúng tôi không hề la hét mà lại cười giỡn vì nó vui Và khi tấm dù lớn được bật ra chúng tôi biết rằng nếu nó không mở thì vẫn còn cái thứ hai, sẽ được kích hoạt êm đẹp theo cơ chế đếm giờ Vậy nên, chúng tôi trở về, lao như sấm sét xuống Trái Đất, và nó trông như thế này: khi hạ cánh tại Soyuz ở Kazakhstan. (Video) Phóng viên: Và bạn có thể nhìn thấy một trong những chiếc trực thăng tìm kiếm và cứu nạn, một lần nữa chiếc trực thăng ấy nằm trong bộ 12 chiếc Mi-8 của Nga Tiếp đất - 3:14 và 48 giây, buổi sáng theo múi giờ Central Time CH: Và bạn cứ lăn cho đến khi dừng lại như thể ai đó đã ném con tàu xuống mặt đất và nó cứ nhào lộn lên xuống như vậy nhưng bạn đã sẵn sàng cho nó chỗ ngồi của bạn được thiết kế rất đặc thù bạn biết bộ phận giảm xóc sẽ hoạt động thế nào Và cuối cùng người Nga đã đến kéo bạn ra, đặt bạn vào một cái ghế và giờ bạn có thể nhìn lại thật là một trải nghiệm không thể tin được Bạn đã thực hiện được ước mơ của cậu bé chín tuổi ấy một ước mơ gần như bất khả thi đi kèm với nỗi sợ kinh khủng đến nản lòng và đặt chúng vào hiện thực và tìm ra cách lập trình lại chính bản thân mình để vứt bỏ đi những nỗi sợ nguyên thủy để cho phép bản thân được trở lại mang theo những trải nghiệm và một nguồn cảm hứng dành cho những người khác mà nếu ngược lại, đã không bao giờ có thể xảy ra Để kết thúc, họ yêu cầu tôi chơi một bản guitar Tôi biết bài hát này, bài hát như một lời bày tỏ lòng kính trọng với nhạc sĩ tài năng David Bowie nhưng ngoài ra, tôi nghĩ, bài hát còn phản ánh một chân lý rằng, chúng ta không phải những cỗ máy đang khám phá vũ trụ, chúng ta là con người, chúng ta có khả năng thích nghi khả năng thấu hiểu và khả năng đổi mới những nhận thức về chính bản thân chúng ta (Âm nhạc) ♫ Major Tom gọi trạm mặt đất ♫ ♫ Tôi đã bay xa mãi mãi ♫ ♫ Và tôi đang trôi nổi theo kiểu kì lạ nhất ♫ ♫ Và những vì sao hôm nay trông lạ lắm ♫ ♫ Giờ đây tôi đang trôi nổi trong cái hộp thiếc ♫ ♫ Ngoái nhìn lại thế giới lần cuối ♫ ♫ Hành tinh Trái Đất màu lam, và vẫn còn nhiều lắm việc để làm ♫ (Âm nhạc) Đừng sợ. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cảm ơn. Chris Anderson: Chúng ta đã gặp Edward Snowden ở đây vài ngày trước, và giờ là lúc phản hồi. Trong các bạn, có vài người đã viết cho tôi để hỏi vị khách tới từ NSA của chúng ta vài chuyện. Richard Ledgett là phó giám đốc thứ 15 của Cơ quan An ninh Quốc gia, cũng là chuyên viên dân sự cấp cao tại đó, với vai trò là giám đốc tác nghiệp, dẫn dắt chiến lược, thiết lập chính sách nội bộ, và là cố vấn chính cho giám đốc NSA. Và để chương trình được tiếp tục, chúng ta hãy chào đón Rick Ledgett tới TED. (Vỗ tay) Richard Ledgett: Thật sự cảm ơn vì tôi có thể nói chuyện với mọi người ở đây. Tôi mong đợi cuộc trao đổi này, vì vậy, cám ơn đã sắp xếp cho tôi. CA: Cảm ơn, Rick. Chúng tôi rất cám ơn ông đã đến đây. Đây hẳn là một tuyên bố chắc chắn rằng NSA sẽ sẵn lòng đến đây để nói chuyện thẳng thắn hơn. Tôi nghĩ là các bạn đã xem buổi nói chuyện và phỏng vấn của Edward Snowden ở đây cách đây vài ngày. Ông thấy bài nói ấy thế nào? RL: Tôi nghĩ nó rất thú vị. Chúng tôi không ngờ rằng cậu ấy sẽ xuất hiện tại đó, nên thật vinh hạnh vì các bạn đã sắp đặt cho tôi một điều ngạc nhiên thú vị như thế. Tôi nghĩ rằng, trong số nhiều chuyện được mọi người biết tới khi Snowden bắt đầu tiết lộ thông tin mật, đúng là có vài điều trong đó là thật, nhưng gần hết đều là suy diễn và không đúng hoàn toàn, và tôi muốn đính chính những điều này. Tôi nghĩ đây là một buổi nói chuyện quan trọng đối với nước Mỹ cũng như toàn thế giới, và tôi nghĩ rằng nó có ý nghĩa quan trọng vì vậy ta rất cần một cuộc nói chuyện dựa trên sự thật, do đó, chúng tôi sẽ bắt đầu nó ngay đây. CA: Câu hỏi mà rất nhiều người ở đây muốn hỏi là, động lực của Edward Snowden là gì khi làm những chuyện như vậy, và cậu ta có từng muốn đi theo một phương án khác hay không? RL: Cậu ta hoàn toàn có những giải pháp khác để lựa chọn, và tôi nghĩ nếu gọi cậu ta là người tiết lộ sự thật thì nó sẽ xúc phạm những hành động tố giác hợp pháp khác. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân viên của NSA, với hơn 35,000 người làm như vậy? Họ đều là những công dân tuyệt vời. Cũng như những người cha, người chồng, người chị, anh em, hàng xóm, con cháu, bạn bè và người thân của các bạn, họ đều muốn làm điều đúng đắn cho đất nước của họ và cho các đồng minh quốc tế của chúng ta, và do đó, có rất nhiều nơi để giãi bày suy nghĩ nếu họ có vấn đề gì đó. Đầu tiên, họ luôn có người giám sát, và cả những người từ ban giám sát bên trên trong tổ chức của họ. Nếu họ không dám tố giác, thì sẽ có các tổng thanh tra làm việc đó. Trong trường hợp của Snowden, cậu ta có thể chọn tổng thanh tra của NSA, tổng thanh tra Bộ hải quân, thanh tra Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương tổng thanh tra bộ Quốc phòng, và nhóm các tổng thanh tra tình báo, ai cũng có thể vừa giữ thông tin đó trong các kênh tuyệt mật vừa vui vẻ giúp giải quyết vấn đề. (CA và RL đồng thanh) Cậu ta có thể tới Uỷ ban Quốc hội, ở đó có những cơ chế giúp giải quyết chuyện này, rốt cuộc, cậu ta không chọn cái nào cả. CA: Ông đã nói rằng Ed Snowden đã có thể tìm cách khác để tiết lộ mối lo của cậu ấy. Nhưng cái giá của những con đường đó là: thứ nhất, cậu ấy tin chắc rằng ở vị trí một nhân viên hợp đồng, cậu ấy sẽ không được hưởng quyền lợi của những nhân viên chính thức, thứ hai, những người tố giác sẽ bị ghi vào lý lịch, giống như cách làm với [Thomas Andrews Drake] vài người nghĩ nó khá khắc nghiệt, và thứ ba, điều mà cậu ấy tiết lộ không chỉ là một sai sót cậu ấy phát hiện được, mà là những chương trình được phê duyệt bởi cả ba cơ quan quyền lực của nhà nước. Ý tôi là, trong trường hợp đó, ông không nghĩ giải pháp cậu ấy chọn là hợp lý hay sao? RL: Không, tôi không đồng ý với điều đó. tôi nghĩ rằng -- xin lỗi, tôi đang nhận phản hồi từ cái micro đằng đó - hành động của cậu ta không thể chấp nhận được vì cậu ta thực sự đã đặt mọi người vào tình thế nguy hiểm, căn bản là về lợi ích lâu dài, và tôi biết đã có rất nhiều cuộc nói chuyện công khai giữa Snowden và mấy nhà báo nói rằng những điều được tiết lộ không hề gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và mọi người, và điều đó hoàn toàn sai. Chúng thật sự gây nguy hiểm. Tôi thấy một thái độ tự mãn khó tin khi cậu ta nghĩ mình hiểu chuyện hơn những nhà soạn thảo Hiến Pháp khi họ tìm cách lập ra một bộ máy nhà nước hoạt động trên hình thức phân quyền và sự thật là, cơ quan hành pháp và lập pháp phải hợp tác, giám sát và là đối trọng của nhau, còn nhánh tư pháp, sẽ giám sát toàn bộ quá trình. Tôi thấy cậu ta cực kì kiêu ngạo. CA: Ông có thể đưa một ví dụ cụ thể làm sao cậu ta lại đặt mọi người vào nguy hiểm không? RL: Vâng, chắc chắn rồi. Những điều mà cậu ta đã tiết lộ, về chiến lược của chúng tôi, và NSA lại là tổ chức hoạt động dựa trên chiến lược. thế này, khi chúng tôi có mục tiêu tình báo nước ngoài, những đối tượng hợp pháp trong tầm ngắm: điển hình là bọn khủng bố, nhưng ngoài ra còn có cả bọn buôn người, buôn ma túy, những kẻ đang cố chế tạo vũ khí cải tiến, vũ khí hạt nhân, và thiết lập đường dây buôn bán chúng. Các quốc gia-dân tộc đang đấu tranh chống lại chính láng giềng của mình, chắc bạn cũng hình dung ra được phần nào những gì đang diễn ra. Mọi chiến thuật được sử dụng bằng những giải pháp rất thực tiễn, thấu đáo và có chừng mực. Cho nên, việc tiết lộ đường đi nước bước một cách vô tội vạ chính là "lạy ông tôi ở bụi này" và khi kẻ thù nhận ra "Mình không xong rồi", chúng sẽ lập tức chạy trốn. Và chúng tôi nhận ra khi nhắm tới bọn khủng bố, xung đột của quốc gia-dân tộc, bọn buôn lậu dưới mọi hình thức, và những mục tiêu khác cũng chỉ vì những tiết lộ này, đã làm chúng tôi mất dấu chúng cũng như tìm hiểu động thái của chúng. Và hậu quả kéo theo chính là, người của chúng tôi những người đang gặp nguy hiểm bên kia biên giới, dù làm ngoại giao hay quân sự, và những đồng minh cùng cảnh ngộ của chúng ta, đang gặp rủi ro lớn hơn, vì chúng ta không thể nhìn ra mối hoạ nào đang rình rập họ. CA: Vậy là nội dung chủ yếu của phản hồi chính là: vì tiết lộ lần này, mọi nguồn tin chúng ta từng tiếp cận được đều bị phong toả và xoá sổ. Nhưng vấn đề là, hành động tiếp cận nguồn tin của NSA thật sự không hợp pháp. Ý tôi là, ông hãy nói rõ hơn về dự án Bullrun tố giác rằng NSA làm yếu hệ thống bảo mật để có được quyền tiếp cận và ông vừa mới đề câp. RL: Thì đây, khi các mục tiêu tình báo hợp pháp từ nước ngoài mà tôi vừa nhắc tới sử dụng mạng viễn thông toàn cầu làm phương thức liên lạc, mà họ đang làm thế thật, vì đây là một mạng lưới lớn, nó là phát minh phức tạp nhất của con người, là một kì quan, và có nhiều người trong phòng này chịu trách nhiệm sáng tạo và cải tiến nó. Điều này thật sự tuyệt vời. Nhưng những kẻ chống lại ta và đồng minh của ta cũng sử dụng mạng lưới này. Cho nên để bắt được chúng, tôi cần có chiến thuật theo dõi chúng, và tôi nhắc lại, có được sự kiểm soát hay không còn tuỳ vào cách tôi áp dụng chiến lược đó chứ không phải chỉ có chiến lược là được. Bằng không, chúng tôi có thể làm thế này: toàn bộ bọn xấu vẫn được dùng Internet nhưng với tên miền là kẻxấu.com. Dễ như vậy thì còn gì bằng, chúng tôi chỉ cần tập trung giám sát chúng. Thực tế không được vậy. Bọn chúng đang cố trốn khỏi vòng kiểm soát của chính phủ với mục tiêu cách ly và khai trừ tội ác của chúng. Nên chúng tôi đành phải trở thành kẻ phạm pháp. Nhưng để tôi nói bạn nghe. NSA có 2 sứ mệnh. Một là Đặc nhiệm Điện tử là những điều tệ hại mà báo chí đã viết về chúng tôi. Thứ hai là An ninh Thông tin, là nhiệm vụ bảo vệ hệ thống an ninh quốc gia, và vì nhiệm vụ này, những thứ như phương thức liên lạc của tổng thống, những cuộc trao đổi của chúng tôi về kiểm soát vũ khí hạt nhân, đường liên lạc của quân ta ở khắp nơi trên thế giới, cách chúng ta liên lạc với đồng minh, cũng là cách liên lạc của đồng minh. Chúng tôi đã đề xuất nhiều tiêu chuẩn để áp dụng, và cũng áp dụng những tiếu chuẩn đó. Do đó, chúng tôi đã tập trung đầu tư nhằm đảm bảo rằng đường liên lạc đủ an toàn để sử dụng cho mục đích đã định sẵn. CA: Nhưng cách ông nói nghe giống như xét về Internet ở mức tổng quát, chiến lược nào cũng là chính đáng nếu nó bảo vệ được đất nước. Và tôi nghĩ chuyện này là mấu chốt tại sao có nhiều ý kiến trái chiều, có nhiều người ở đây và trên khắp thế giới nhìn Internet với con mắt rất khác. Họ tin rằng Internet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Nó quan trọng cũng như chiếc máy in báo vậy. Internet mang kiến thức tới mọi người. Nó kết nối thế giới. Và mọi người dùng những từ lý tưởng để nói về nó. Và cũng do góc nhìn lý tưởng trên, hành vi của NSA chẳng khác gì bọn cầm quyền Phát-xít ngày xưa ở Đức khi chúng gắn máy theo dõi vào máy in báo để xem dân chúng mua sách gì, đọc về cái gì. Ông có hiểu được, ở vị trí của họ, điều này thật quá quắt không? RL: Tôi hiểu chứ, tôi đồng ý với bạn về tiện ích của Internet. Nhưng vấn đề không dừng lại ở Internet, mà là hệ thống viễn thông toàn cầu. Internet đóng vai trò rất quan trọng nhưng chưa đủ. Và ai cũng có lý lẽ riêng cho mình về sự cân bằng giữa công khai và bí mật. Chắc bạn hiểu nó theo kiểu sự cân bằng giữa an ninh quốc gia và đời sống cá nhân. Tôi không nghĩ đây là định nghĩa đúng. Đây thật sự là vấn đề giữa công khai và bí mật. Đó là đoạn đối thoại mang tính quốc gia và quốc tế của chúng tôi, chúng tôi muốn tham gia, và muốn mọi người tham gia với một tinh thần thấu hiểu. Có vài chuyện, tôi muốn bàn kĩ hơn, có những chuyện chúng tôi cần minh bạch với bạn: về quyền hành, quy chế, tầm nhìn, và bản chất của chúng tôi. NSA chúng tôi đã không làm tốt bổn phận này, và chắc đây phần nào là lí do sự việc trở nên quá bất ngờ và chấn động với truyền thông. Không ai biết gì về NSA. Họ xem NSA là "Sở vô dụng", "Hội ngậm tăm". Trên logo của NSA có một con đại bàng đeo tai nghe. Và đó là chức năng của chúng tôi trước công chúng. Nên chúng tôi cần làm rõ hơn về nhiệm vụ của mình. Những gì chúng tôi không tiết lộ, đều là những gì có hại cho quốc gia. có hại cho các nước mà chúng ta bắt tay và các nước chúng ta giúp cung cấp thông tin để giúp họ tự bảo vệ mình cũng như người dân của họ, sẽ rất tệ nếu chúng tôi tiết lộ cách thức và kế hoạch để cho toàn bộ những kẻ thù của chúng tôi, chính là bọn người xấu, biết hết đường đi nước bước. CA: Nhưng liệu NSA có đúng khi giáng một đòn quá mạnh lên các nhà mạng của Mỹ, sau khi họ đã làm được quá nhiều cho ta? RL: Đúng là tệ thật. Chính các nhà mạng cũng rất khó xử, như chúng tôi vậy, vì họ là người bị chúng tôi buộc phải cung cấp thông tin, cũng như các nước khác đang làm. Mọi quốc gia công nghiệp hoá đều vận hành theo một quy luật họ yêu cầu các hãng truyền thông phải đưa hết mọi thông tin mà họ cần cho an ninh quốc gia, và công ty nào bắt tay với nhà nước đều tuân theo quy luật đó giống như cách để họ tồn tại nếu muốn làm ăn ở Nga hay Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, hay Pháp, hay bất kỳ nước nào mà bạn muốn kể tên. Và chính sự tiết lộ thông tin này đã bị mọi người kết luận: "anh đừng tin nhà mạng A, họ không đảm bảo sự riêng tư của anh đâu." và nó chỉ đúng nếu bạn xem nó đúng với mọi nhà mạng trên thế giới trên bất kỳ đất nước nào. Và một nhà mạng được người ta tin dùng là nhờ chiêu trò quảng cáo, và có những nhà mạng ở nhiều nước, có vài nước đồng minh của ta, họ quảng cáo thế này: "Mỹ không đáng tin, nhưng hãng chúng tôi thì có, vì bạn sẽ an toàn cùng chúng tôi." Và họ dùng chiêu tiếp thị đó đối phó với nền công nghệ vượt trội mà nước Mỹ sở hữu trong những lĩnh vực như điện toán đám mây và Internet. CA: Ông đang ngồi kế quốc kỳ, và lời tuyên thệ của Hiến pháp Mỹ không khám xét và tịch thu vô cớ. Vậy thì ông nói sao về quyền tự do riêng tư của công dân Mỹ? Quyền đó có tồn tại thật không? RL: Tất nhiên là có chứ. Và chúng tôi luôn cố hết sức bất cứ đâu, trường hợp nào với điều kiện thoả đáng tại mọi thời điểm, bằng mọi nỗ lực để bảo đảm quyền tự do riêng tư của cá nhân. và hơn nữa, là quyền riêng tư của công dân toàn cầu, không chỉ ở Mỹ. Có vài vấn đề cần nói ở đây. Thứ nhất, chúng ta dùng chung dịch vụ. Quá trình liên lạc của tôi, tôi là khách hàng của một hãng mạng, đây là nhà cung cấp dịch vụ ưa thích của bọn khủng bố toàn cầu, thứ nhất nhé. Nhờ vậy, tôi luôn bám sát chúng trong thế giới email của Internet. Do đó, chúng tôi phải biết chọn lọc để tìm ra thông tin liên quan. Trong quá trình đó, chúng tôi sẽ phải đối mặt những công dân Mỹ và ngoại quốc vô tội, họ chỉ chú tâm vào việc làm của mình thôi, chúng tôi có những công đoạn phân tích nó, đúng hơn là khi bạn tìm thấy, không phải "nếu" mà là "khi", vì chắc chắc bạn sẽ phát hiện. đây là cách bảo mật. Đây gọi là các công đoạn cực tiểu hoá. Chúng được Bộ trưởng bộ tư pháp cho phép và có trong hiến pháp. Nên chúng tôi bảo vệ chúng. Tiếp theo, với công dân toàn cầu những người kinh doanh hợp pháp để nuôi sống bản thân, tổng thống đã nêu trong diễn văn ngày 17/1 những biện pháp bảo mật bổ sung mà chúng tôi sẽ cung cấp. Do đó, tôi hoàn toàn tin rằng công dân có quyền riêng tư, và chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để bảo đảm quyền riêng tư của mọi người được bảo vệ. CA: Vậy còn chuyện công dân ngoại quốc sử dụng dịch vụ Internet của Mỹ thì sao? Họ có quyền riêng tư không? RL: Có. Họ có quyền này trong một chừng mực, chúng tôi chỉ có thể buộc các nhà mạng cung cấp thông tin khách hàng khi thoả một trong ba trường hợp: Khi chúng tôi xác định được danh tính chính xác của khách hàng này, vì người đó đã được cử ra, có liên hệ với phe chống khủng bố, là người triển khai dự án hoặc mục tiêu tình báo nước ngoài. CA: Có một sự thật là nhiều thông tin tổ chức ông có được từ các dự án này chủ yếu là siêu dữ liệu. Chúng không phải là từ ngữ xuất hiện trong email hay cuộc gọi. Các ông chỉ tìm ngưởi nhận là ai, khi nào, v.v... Nhưng cũng có người cho rằng một khán giả nào đó ở đây đã nói chuyện với một cựu chuyên gia phân tích NSA, ông ấy nói siêu dữ liệu còn xâm phạm quyền riêng tư gấp nhiều lần so với dữ liệu nguồn. Với dữ liệu nguồn, thân phận của bạn sẽ thể hiện rõ. Còn với siêu dữ liệu, ai mà biết được kết luận được rút ra từ đâu? Ông có lời giải thích nào không? RL: Tôi không hiểu lắm về luận điểm này. Tôi cho rằng siêu dữ liệu quan trọng vì vài lí do. Siêu dữ liệu là loại thông tin giúp ta tìm ra manh mối mà người khác đang che đậy. Cho nên, khi một tên khủng bố viết thư cho một người mà chúng ta không biết nhưng chắc chắn họ có tham gia hay ủng hộ khủng bố, hoặc có thể họ đang vi phạm lệnh cấm quốc tế bằng cách bán nguyên liệu làm vũ khí hạt nhân cho Iran hay Bắc Triều Tiên, họ che giấu vì họ biết đó là hành vi phạm pháp. Chỉ có siêu dữ liệu mới giúp ta kết nối điều này. Để thay thế siêu dữ liệu phải dùng tới một cách ít hiệu quả và xâm phạm riêng tư hơn nhiều: chính là thu thập hết toàn bộ nội dung trao đổi. Cho nên về khoản này, siêu dữ liệu thật ra vẫn có tính bảo mật hơn. Và hoàn toàn trái lại với những gì được in trên mặt báo, chúng tôi không hề ngồi một chỗ, đào bới để tìm ra siêu dữ liệu về người bình thường. Nếu bạn không liên quan tới những mục tiêu tình báo trên, thì bạn không phải là "con mồi lý tưởng" của chúng tôi. CA: Vậy trong những mối hiểm hoạ đang đe doạ toàn nước Mỹ, ông nghĩ chủ nghĩa khủng bố đang đứng thứ mấy? RL: Tôi nghĩ nó vẫn đang đứng đầu. Tôi thấy chúng ta chưa từng chứng kiến nhiều chuyện tồi tệ xảy ra ở nhiều nơi như vậy, và sự yếu kém của bộ máy nhà nước lại bị lợi dụng và trở thành trò chơi của bọn khủng bố. Sếp trước đây của tôi, Đô đốc Tom Fargo, từng gọi nó là "vòng cung bất ổn". Hiện nay ta thấy trên thế giới có rất nhiều vòng cung bất ổn, như Syria, nơi liên tục xảy ra nội chiến, và có thể thấy có rất nhiều, hàng vạn chiến binh ngoại quốc đang gia nhập Syria để học cách trở thành kẻ khủng bố để tiến hành khủng bố, trong đó có rất nhiều người phương Tây có hộ chiếu từ các nước châu Âu, vài trường hợp là người Mỹ, nên về cơ bản, họ đang học cách để tiến hành "thánh chiến", và thể hiện dự định ra ngoài và gây chiến tranh thật ngay tại quê nhà của mình. Chúng ta đã thấy nhiều nơi như Iraq, hiện phải gánh chịu bạo lực tôn giáo ở mức cao, đây lại là một "lò đào tạo khủng bố" nữa. Và bạn thấy hoạt động khủng bố ở Sừng Châu Phi và vùng hạ Sahara. Tôi nhắc lại, chính sự yếu kém của bộ máy nhà nước sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố. Do đó, vấn đề khủng bố là hệ trọng nhất với tôi. Còn mối hoạ thứ hai đến từ Internet. Internet nguy hiểm ở ba phương diện: Thứ nhất, là mặt phổ biến nhất mà mọi người đã biết tới: hành động đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Đại khái là, các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào, để trộm bí mật của công ty chủ nhà rồi mang thông tin đó về nộp cho doanh nghiệp nước mình hay những công ty thân chính phủ giúp họ nhảy vọt về trình độ công nghệ hay giúp họ có được thông tin nội bộ để thắng được những cuộc đấu thầu ở nước ngoài. Đó là hành động sinh lợi lớn nhất đang diễn ra trên mạng. Nhiều quốc gia-dân tộc đang áp dụng nó. Thứ hai là những cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Chắc bạn cũng đã biết có rất nhiều người chống lại bộ Tài chính Hoa Kỳ kể từ năm 2012. Để tôi nhắc lại, tổ chức này hiện đang và sẽ thực hiện những cuộc tấn công như một cách trả đũa bán-vô danh. Thứ ba là tấn công hàng loạt. Và đây là điều tôi lo nhất. Tấn công hàng loạt đang gia tăng. Bạn đã biết cuộc tấn công doanh nghiệp Saudi Aramco năm 2012, chính xác là vào tháng 8/2012. 35,000 máy tính của công ty bị xâm nhập bởi một virus ăn dữ liệu như Wiper. Sau đó một tuần, lại có một đợt tấn công vào công ty Qatari. Còn có đợt tấn công 3/2013, đợt tấn công mạng Hàn Quốc và sau đó họ lên báo tố cáo Triều Tiên đã xâm nhập hàng ngàn máy tính của mình. Những thứ này đang gia tăng, và chúng tôi phát hiện những người tỏ ra hứng thú với tiềm năng của chúng và mong muốn thực hiện tấn công. CA: Rồi, vậy có vài thứ ở đây gần như là cốt lõi thực sự vấn đề. Ý tôi là, trước hết, nhiều người khi nhìn vào hiểm hoạ rồi nhìn vào những con số họ không hiểu tại sao ông tin chủ nghĩa khủng bố là mối đe doạ hàng đầu. Trừ sự kiện 11/9 ra, Tôi thấy số liệu cho thấy trong 30 - 40 năm qua có khoảng 500 người Mỹ chết do nạn khủng bố, dưới tay những kẻ khủng bố đồng hương. Vài năm đổ lại đây, tỉ lệ thiệt mạng do khủng bố thấp hơn nhiều so với tỉ lệ chết vì bị sét đánh. Tôi đoán là ông sẽ nói, chỉ cần 1 vụ bỏ bom hạt nhân hay bom sinh học hay cái gì đại loại sẽ thay đổi con số đó ngay. Ông định nói thế phải không? RL: Có hai điều tôi muốn nói: Thứ nhất, từ vụ 11/9 cho tới giờ vẫn chưa có đợt tấn công lớn nào ở Mỹ không phải là trùng hợp. Đó là thành quả từ rất nhiều nỗ lực của NSA, của những thành viên thuộc cộng đồng tình báo, của quân đội, và của đồng minh chúng ta ở khắp nơi trên thế giới. Bạn đã nghe về những con số thực chất chỉ là bề nổi của tảng băng chìm các chương trình hoạt động của NSA giúp ngăn chặn 54 đợt khủng bố. với 25 cuộc trong đó ở châu Âu, trong số 25 cuộc tấn công này, có 18 cuộc tấn công diễn ra ở 3 nước, vài nước là đồng minh của ta, chúng như những đòn giáng thẳng vào chúng ta mà đúng ra là đánh vào hoạt động của NSA. Cho nên, không có gì là trùng hợp cả. Tất cả là nhờ nỗ lực, nhờ chúng tôi truy lùng tình báo về hoạt động khủng bố và dùng mọi cách khai trừ chúng, dù là bằng chế tài, bằng hành động liên kết với các nước đồng minh, và có khi là bằng bạo lực quân sự. Còn một điều tôi muốn nói nữa: quan điểm của bạn về hiểm hoạ vũ khí sinh/ hoá học cũng không hề sai và thật ra đã có nhiều nhóm người trong những năm qua để lộ mối quan tâm và mong muốn đạt được nó cũng như lập âm mưu thực hiện. CA: Cũng có người cho rằng trong số 54 vụ được cho là khủng bố, hầu như chẳng có vụ nào có liên quan tới những hoạt động gây tranh cãi của NSA mà cậu Snowden đã tiết lộ, về cơ bản, chính những hình thức tình báo khác thường này khiến các ông như mò kim đáy bể, và hậu quả của những chương trình này, những hoạt động gây tranh cãi này, chỉ làm mọi thứ rối thêm chứ không giúp được gì nhiều. Cây kim sẽ được tìm ra nhờ những giải pháp khác. Các ông không có cách khác sao? RL: Không phải thế, thật ra có hai chương trình được ám chỉ trong cuộc trao đổi đó. Một chương trình sử dụng đạo luật 215, về việc thu thập siêu dữ liệu từ mạng di động Mỹ và chương trình còn lại được biết tới rộng rãi với tên PRISM, thuộc khoản 702 của đạo luật FISA. Nhưng chương trình 215 chỉ để đối phó mối đe doạ tới từ những kẻ chống Mỹ, và đã có hàng chục mối đe doạ được nêu trong chương trình. Hiện nay ta hay nghe nói không bao giờ có vụ "giá như", và tôi sẽ nói, giá như đừng có chương trình này thì hiểm hoạ đã thành sự thật rồi. Nhưng quan điểm này ám chỉ sự thiếu hiểu biết về hoạt động thật của những cuộc điều tra khủng bố. Bạn nghĩ nó giống trên tivi, giống mấy vụ án giết người mà bạn xem. Bạn thấy gì đầu tiên? Một xác chết. Rồi từ đó họ mới bắt tay vào điều tra vụ án. Chúng tôi đã bắt đầu từ lâu. trước khi phát hiện cái xác, và chúng tôi cố dựng lên khả năng chúng có thể là ai, chúng định làm gì, và để dựng tình huống, cần rất nhiều thông tin. Cứ nghĩ nó như một bức tranh, rất khó để thấy trước mảnh ghép nào là cần thiết để tạo ra bức tranh, nhưng để bức tranh hoàn thiện, bạn phải có mọi mảnh ghép. Mặc khác, trong số 54 vụ không liên quan tới mối hoạ của Mỹ, có tận 42 vụ tấn công có quan hệ cực kỳ mật thiết với chương trình PRISM. Và thật ra, PRISM đã cung cấp dữ liệu góp phần dừng 42 vụ tấn công đó. CA: 2 ngày trước Snowden có nói chủ nghĩa khủng bố trong ngành gián điệp vẫn luôn được gọi với cái tên "tấm bia đỡ đạn" Cậu ấy nói, vì sự thật phơi bày sẽ làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong mọi người, "tấm bia" này cho phép các ông tiến hành những dự án này để có được quyền lực mà NSA vốn không có được. Đã từng có tranh cãi nội bộ về điều này chưa? RL: Có. Ý là, chúng tôi tranh luận suốt về nó. Luôn có một cuộc tranh cãi kéo dài giữa các nhánh quyền lực của chính phủ cũng như nội bộ NSA và giới gián điệp về vấn đề điều gì là đúng, là chừng mực, phải làm gì mới được. Và quan trọng, những chương trình mà chúng ta đang bàn luận đều được phê duyệt bởi hai tổng thống khác nhau, hai chính đảng khác nhau, hai lần bởi Quốc Hội, và 16 lần bởi các thẩm phán liên bang. Cho nên, không đúng khi nói NSA chỉ làm điều có lợi cho mình. Đây là hành động hợp pháp của chế độ quản lý quốc tế của Mỹ, được thông qua bởi 3 nhánh quyền lực của chính phụ Hoa Kỳ mà tổng thống Madison rất tự hào. CA: Còn nữa, khi các thành viên Quốc Hội phát hiện họ đã làm gì khi thông qua chương trình, rất nhiều người đã cảm thấy bàng hoàng. Hay các bạn nghĩ đây là hành động phi pháp rằng chỉ đến khi công khai mọi thứ, họ mới phát hiện ra chúng tôi làm gì với quyền lực được họ kí thác? RL: Quốc Hội là một chính thể lớn. Có tới 535 thành viên thường xuyên thay đổi nhiệm kỳ còn Hạ viện thì 2 năm một lần. Và tôi nghĩ rằng NSA đã trình toàn bộ thông tin liên quan lên các giám sát viên này sau đó, công tác phổ biến thông tin giữa những thành viên Quốc Hội với nhau cũng được thực hiện. Tôi tin rằng các thành viên Quốc Hội có đầy đủ cơ hội để nắm rõ nội dung chương trình, và thật ra, rất nhiều người được bổ nhiệm giám sát chúng tôi hoàn toàn có quyền được biết. Và đại diện bang của các bạn đều có quyền công khai lên tiếng. CA: Giờ đây ông bàn đến tấn công mạng, tôi nghĩ khán giả ở đây đều đồng ý rằng đó là một mối lo ngại lớn, nhưng ông có đồng ý rằng có một sự cân bằng giữa những chiến lược chống và theo, và khi NSA sử dụng những biện pháp để "làm yếu hệ thống bảo mật" để tìm ra bọn xấu, liệu chính các ông cũng sẽ mở đường cho nạn hacker không? RL: Tôi có hai ý này. Thứ nhất, là ông nói "làm yếu", không phải tôi. Và thứ hai, NSA có cả hai nhiệm vụ xâm phạm và bảo vệ quyền riêng tư, nhưng chúng tôi thiên về bảo vệ hơn. Thật ra, nguy cơ sập tiệm là thứ chúng tôi phát được trong các vụ điều tra, và chúng tôi sẽ công khai tên những kẻ sản xuất và cung cấp sản phẩm xâm phạm quyền bảo mật. Chúng tôi có cả một hồ sơ ghi lại, và đang trong quá trình đề xuất để công khai những bản báo cáo minh bạch của chúng tôi giống như cách mà các nhà mạng được phép đăng báo cáo minh bạch cho doanh nghiệp mình. Chúng tôi muốn hoạt động của mình được minh bạch hơn. Một lần nữa, NSA hoạt động trong phạm vi cho phép. Chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn, sử dụng các sản phẩm mà chúng tôi khuyến cáo. Do đó, chúng tôi cũng muốn bảo vệ sự riêng tư trong liên lạc như nhu cầu của những người khác vậy. CA: Edward Snowden sau khi diễn thuyết đã dạo quanh hội trường bằng robot điều khiển từ xa. Tôi nghe cậu ấy nói chuyện với vài người, họ muốn nghe suy nghĩ của cậu ấy về tổ chức NSA nói chung, và cậu ấy đã có nhiều lời nói tốt về những người làm việc ở NSA. Cậu ấy nói NSA thật sự có những nhân viên rất công tâm, họ chỉ muốn làm điều đúng, và vấn đề chỉ nảy sinh từ việc lợi dụng các điều khoản. Ai cũng thấy cậu ấy rất lý trí và điềm tĩnh. Không có vẻ gì là điên rồ cả. Ít ra ông có đồng ý rằng, dù ông phản đối việc làm của cậu ấy, nhưng quan trọng là cậu ấy dám đưa vấn đề ra tranh luận công khai? RL: Tôi nghĩ cuộc tranh luận này thật sự cần phải có. Tôi không thích cách hành xử của cậu ta. Tôi tin là còn những cách khác cậu ta có thể làm mà không làm ảnh hưởng tới NSA, tới những cơ quan như NSA ở nước khác mà không làm mất dấu động thái của kẻ thù chúng ta. Tôi vẫn tin đó là buổi nói chuyện cần thiết. CA: Có người ghi nhận rằng có một sự bất đồng hầu như hoàn toàn giữa ông và đồng nghiệp về khả năng mà NSA đề nghị giảng hoà với Edward Snowden. Tôi nghĩ sếp của ông, General Keith Alexander, đã nói rằng tha thứ sẽ làm gương xấu cho những người khác; vì chúng ta không thể thương lượng theo kiểu đó với một người đã phạm luật. Nhưng ông cũng đã nói nếu Snowden có thể chứng tỏ thiện chí bằng cách hoàn trả toàn bộ tài liệu chưa công khai, thì sự tha thứ có thể được cân nhắc. Ông vẫn còn nghĩ vậy chứ? RL: Còn, và thật ra điều tôi thích về bài phỏng vấn "60 phút" đó là mọi câu trích dẫn trong đó đều sai. Câu trả lời chính xác của tôi cho câu hỏi "Ông có muốn một buổi trao đổi về việc tha tội cho Edward Snowden không?" là "Có, một buổi trao đổi là cần thiết." Đây cũng là vấn đề mà trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và tổng thống đã trao đổi với nhau, và tôi để ông ấy quyết định vì đây là chuyên môn của ông ấy. Nhưng có một tiền lệ khó bỏ trong giới luật Hoa Kỳ khi trao đổi với những người được tuyên bố có tội, với một mục đích nếu chính phủ có lợi trong cuộc trao đổi này, thì luôn có cơ hội để bàn bạc. Tôi không ngụ ý về kết quả nào cả, nhưng luôn có cơ hội để thương lượng. CA: Một người bình thường sẽ thấy Snowden có thể có ích cho Hoa Kỳ, như chính phủ, ông và người khác, khi nói về giải quyết vấn đề và tìm ra một chính sách thông minh hơn, một con đường thông minhhơn dẫn đến tương lai. Ông có thấy loại năng lực này thú vị chút nào không? RL: Nó nằm ngoài phạm trù của tôi. Đó không phải vấn đề của NSA, mà là vấn đề của Bộ Tư Pháp cần mang ra bàn thảo. Tôi sẽ để họ quyết định. CA: Rick này, khi Ed Snowden kết thúc bài nói, tôi đã đề nghị cậu ấy chia sẻ một ý tưởng mà cậu ấy muốn. Vậy còn ông, ý tưởng ông muốn chia sẻ với chúng tôi là gì? RL: Tôi nghĩ đó là: hãy tìm hiểu sự thật. Đây là cuộc trao đổi thật sự quan trọng và có ảnh hưởng không chỉ tới NSA, tới chính phủ, mà còn tới các bạn và các nhà mạng. Vấn đề về sự riêng tư và dữ liệu cá nhân vượt ra khỏi phạm vi chính phủ, do đó, hãy tìm hiểu sự thật. Đừng chỉ dựa vào tựa báo, đừng chỉ tin những đoạn trích sai lệch, đừng nghe những cuộc nói chuyện một chiều. Đó là điều mà tôi tin là đáng chia sẻ. Chúng tôi có bảng tên để nhận biết, mang cùng với dây đeo khi đi làm, và khi tôi đeo bảng tên vào, bạn sẽ thấy nó nói "Cao bồi Dallas". Đi Dallas đi. Tôi vừa khiến nửa khán phòng bị sốc, tôi biết. Ý tôi là, bảng tên của nhân viên làm việc tại NSA với vai trò là phân tích mật mã sẽ đeo bảng tên nói, "Đọc dữ liệu đi." Đó là điều tôi muốn chia sẻ. Hãy quan sát dữ liệu. CA: Rick, tôi nghĩ phải là người thật can đảm mới có thể đến và trao đổi thẳng thắn với mọi người ở đây. Đó không chỉ là công việc trước giờ của nhân viên NSA, chưa kể công nghệ ngày nay hóc búa hơn rồi. Chúng tôi rất cám ơn những gì ông đã làm và buổi chia sẻ rất quan trọng này. Cám ơn rất nhiều. RL: Cám ơn, Chris. (Vỗ tay) Charlie Rose: Larry gửi email cho tôi anh ấy nói rằng hai chúng ta phải làm thế nào đừng có như hai anh luống tuổi buồn tẻ. tôi bảo, tôi thấy thích điều này - (Cười) — vì tôi thì lớn tuổi hơn một tí, còn anh ấy thì giỏi về mạng hơn tôi. Larry Page: Chẹp, cảm ơn. CR: Chúng ta sẽ nói chuyện về Internet và Google, về thuật tìm kiếm và sự đảm bảo bí mật, về triết lý của anh và cảm nhận khi anh kết nối các điểm đó lại với nhau, và hành trình này đã bắt đầu ra sao trong quá khứ để đến một triển vọng kỳ thú như hôm nay. Chúng ta chủ yếu muốn bàn về tương lai. Câu hỏi đầu tiên: Google đang ở đâu ? và nó sẽ đi về đâu? LP : Đây là điều chúng tôi nghĩ đến nhiều, và là sứ mệnh chúng tôi đã xác định từ lâu đó là xếp đặt thông tin của thế giới khiến nó dễ truy cập và hữu ích trên toàn cầu. Và mọi người luôn nói rằng, có thật các anh vẫn đang làm điều đó chăng? Tự tôi cũng luôn nghĩ đến điều này, và tôi cũng không chắc nữa. Khi nghĩ về thuật tìm kiếm, tôi thấy đó là một điều sâu sắc cho tất cả chúng ta, để thật sự hiểu anh muốn gì, để hiểu được thông tin của thế giới, và chúng ta vẫn đang trong những bước đầu tiên, nó thật điên đầu. Chúng tôi đã làm việc này được 15 năm, nhưng tất cả đều còn dang dở, CR: Khi hoàn thiện, nó sẽ như thế nào ? LP: À, tôi đoán, khi nghĩ về đích chúng tôi đang hướng tới - anh biết, tại sao công việc vẫn chưa hoàn thiện ? - rất nhiều trong đó tuyền là những thuật toán phức tạp. Anh biết, máy tính của anh không biết anh đang ở đâu, nó cũng không biết anh đang làm gì, cũng không biết anh biết cái gì, và nhiều thứ chúng tôi làm gần đây là để cho máy làm việc, để khiến chúng hiểu được bối cảnh của anh. Anh biết đấy, Với Google Now, nó biết rằng anh đang ở đâu, nó biết rằng anh đang cần gì. Vậy ta phải khiến cho máy làm việc và hiểu được mình và hiểu được những thông tin, chúng tôi chưa làm xong cái đó. Tình hình vẫn rối như canh hẹ. CR: Nhìn vào những gì Google đang làm thì đâu là chỗ của Deep Mind ? LP: Deep Mind là một công ty chúng tôi mới mua gần đây. ở bên Anh. Tôi nói anh nghe chúng tôi đến quyết định này thế nào, tức là hướng đến thuật toán tìm kiếm để hiểu được thực sự, để hiểu được mọi thứ, và cũng làm cho máy bớt vụng về để nó có thể hiểu được anh -- chẳng hạn, giọng nói, là cái rất quan trọng. Vậy có tiến triển gì trong nhận diện giọng nói? Cũng chưa được tốt cho lắm. hiện máy chưa thật sự hiểu được người. nên, chúng tôi tạo cho máy khả năng học để cải thiện tình trạng này. Việc đó giúp ích rất nhiều. Và chúng tôi bắt đầu chú ý đến cái như Youtube. Chúng ta có thể hiểu được YouTube không? Chúng tôi làm cho máy tự học trên Youtube và nó đã tự nhận diện những con mèo. Đó là một bước tiến quan trọng. Và chúng tôi biết có cái gì đó ở đây. Nếu máy có thể học được con mèo là như thế nào, thì đó là một điều quan trọng. Tôi nghĩ rằng Deep Mind, điều đặc biệt về Deep Mind, là nó thực sự có thể học mà không cần giám sát. Bắt đầu với các video game, tôi có thể trình ra một video, chỉ là chơi video game, và máy học để làm sao có thể tự động làm điều đó. CR: Hãy nhìn vào video game này, và xem cách mà máy sắp sửa có thể làm những điều kì diệu. LP: Điều kì diệu là ở đây, ý tôi, chúng là những game cũ, nhưng hệ thống chỉ thấy cái bạn thấy, những điểm ảnh, máy kiểm soát và cho điểm nó đã học để chơi tất cả các game này, với cùng một phần mềm. Nó đã học để chơi tất cả game này như siêu nhân. Chúng ta không thể làm những việc như vậy với chiếc máy tính trước đây. Và tôi có thể thuật lại nhanh chóng. Trò này là quyền Anh, và máy nhận ra là nó có thể hạ đo ván đối thủ. Máy tính ở bên trái, đang ghi điểm. Hãy tưởng tượng nếu anh có trí thông minh này để thực hiện thời gian biểu, hoặc để đáp ứng nhu cầu thông tin, hay làm những việc đại loại. Chúng tôi chỉ mới bất đầu làm việc này, và đó là lý do tôi cảm thấy hào hứng. CR: Khi anh nhìn vào tất cả những cái đang diễn ra với Deep Mind và trò quyền Anh, một mục tiêu ta đang hướng đến là trí thông minh nhân tạo (AI) Vậy con người chúng ta đang ở đâu, khi nhìn vào đó ? LP : Ồ, với tôi, đây là cái hấp dẫn nhất mà tôi từng thấy. Người sáng lập công ty này, ông Demis, có kiến thức về thần kinh học và khoa học máy tính. Ông ấy trở về trường đại học lấy bằng Tiến sĩ về hoạt động của não bộ. Và vì thế ta đang chứng kiến rất nhiều điều thú vị diễn ra trong một liên nghành của khoa học máy tính và thần kinh học. để thật sự hiểu được làm thế nào để làm ra thiết bị thông minh làm được nhiều việc thú vị. CR: Nhưng chúng ta giờ đã đến trình độ nào? và tiến độ công việc ra sao? LP: Ồ, giờ nó đã ngoạn mục lắm rồi, máy hiểu những con mèo trên YouTube và những cái đại loại, nó đang hoàn thiện khả năng nhận diện giọng nói. Chúng tôi cho máy móc học rất nhiều để cải thiện từng bước, đối với tôi, ví dụ này rất hấp dẫn. bởi vì chỉ với một chương trình máy có thể làm được nhiều việc khác nhau. CR: Tôi không biết liệu chúng ta có thể làm được điều này, nhưng ta đã thấy hình ảnh của một con mèo Sẽ rất kì diệu được chứng kiến điều này. Đây là cách mà máy đọc những con mèo và thứ mà chúng đã tạo ra. Chúng tôi có thể xem hình ảnh đó không? LP: Vâng. CR: Nó đây. Bạn thấy con mèo không ? Thiết kế bằng máy, đọc bằngmáy. LP: Đúng rồi Vậy đây chính là học từ việc xem YouTube. mà không cần đào tạo, không có bất cứ khái niệm nào về một con mèo, nhưng khái niệm này về một con mèo là điều quan trọng mà anh hiểu, và giờ máy móc có thể hiểu. Có thể đang hoàn thiện cũng như đang tìm kiếm, nó bắt đầu bằng tìm kiếm, để thực sự hiểu bối cảnh và thông tin của chúng ta. Tôi có một đoạn video Tôi muốn thể hiện một cách ngắn ngọn cái chúng tôi tìm được. (Video) ["Soy, Kenya"] Zack Matere : Gần đây, tôi có trồng một vườn khoai tây rồi đột nhiên, chúng bắt đầu chết đi, từng cây một. Tôi đã tra cứu sách nhưng chúng chả giúp được nhiều. Cho nên, tôi đã lên mạng tìm kiếm ["Zack Matere, Farmer"] Các loại bệnh của khoai tây Một website nói rằng rất có thể những con kiến chính là nguyên nhân. Nó mách rằng, hãy rắc tro gỗ lên cây. Một vài ngày sau, lũ kiến biến mất. Tôi thấy khoái Internet quá. Tôi có 1 người bạn rất muốn mở rộng kinh doanh Nên, chúng tôi hẹn nhau tại quán cafe internet và chúng tôi cùng nhau xem rất nhiều trang web. Khi tôi gặp lại anh ta, anh sắp xây một cái cánh quạt gió tại một trường học địa phương. Tôi cảm thấy tự hào vì những thứ trước đây chưa từng có đột nhiên đã xuất hiện. Tôi nhận ra rằng không phải ai cũng có thể truy cập thứ mà tôi đã truy cập. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải có Internet để bà tôi có thể dùng. Cho nên, tôi nghĩ đến một bảng thông báo. Một cái bảng thông báo đơn giản bằng gỗ. Khi tôi nhận thông tin từ điện thoại của tôi, tôi có thể viết thông tin đó lên bảng thông báo. Về cơ bản, nó giống như một cái máy vi tinh. Tôi dùng Internet để giúp đỡ mọi người. Tôi nghĩ tôi đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn cho tôi và cho những người láng giềng. Nhiều người có thể truy cập thông tin, nhưng lại chẳng tiếp tục thực hiện. Tôi nghĩ sự tiếp tục thực hiện mới là kiến thức Khi mọi người có kiến thức, họ có thể tìm được giải pháp mà không cần phải giúp đỡ. Thông tin là sức mạnh cách chúng ta dùng thông tin sẽ định nghĩa chúng ta. ( Vỗ tay) LP: Cái hay về đoạn video này, là thực ra, chúng tôi biết điều này qua tin tức, và chúng tôi tìm ra người đàn ông này, và thực hiện đoạn clip ngắn. CR: Khi tôi nói với mọi người về anh, những người biết rõ anh, họ với với tôi rằng, Larry muốn thay đổi thế giới, và anh ấy tin công nghệ có thể chỉ ra cách. Và điều này có nghĩa là truy cập vào Internet. Tất nhiên là nó liên quan đến các ngôn ngữ. Nó cũng có nghĩa là làm thế nào mọi người có thể truy cập và làm những việc có ích đến cộng đồng, và đây là một ví dụ. LP: Vâng, đúng rồi, tôi nghĩ rằng bản thân tôi, đang tập trung nâng khả năng truy cập cao hơn, nếu là nói về tương lai. Gần đây, chúng tôi đưa ra dự án gọi là "Loon Project", sử dụng những quả khinh khí cầu để làm. Nghe thật điên khùng. Chúng tôi sẽ chiếu đoạn video này. Thực tế, 2/3 nhân loại hiện tại, không có điều kiện tốt để truy cập Internet . Chúng tôi thực sự tin dự án có thể giúp con người theo hướng tiết kiệm chi phí. CR: Nó là quả khinh khí cầu. LR: Vâng, để truy cập vào Internet. CR: Và tại sao khinh khí cầu có thể giúp anh truy cập vào Internet ? Bởi vì có nhiều thứ thú vị mà anh phải làm để hình dung làm sao cho quả khinh khí cầu này khả thi, chúng không bị ràng buộc. LP: Đây là một ví dụ hay về sáng kiến. Chúng tôi nghĩ về điều này hơn năm năm nay trước khi bắt tay vào làm mục đích là để truy cập nhiều hơn và rẻ hơn? Thường ta phải dùng vệ tinh phải mất nhiều thời gian để phóng vệ tinh. Nhưng thả quả khinh khí cầu thì dễ và để nó bay lơ lửng. và thực ra, đó là sức mạnh của Internet, Tôi đã nghiên cứu việc này và thấy rằng 30, 40 năm trước Có người đã thả một quả bóng bay nó đi vòng quanh trái đất nhiều lần. Và tôi nghĩ, sao chúng ta không làm điều này hôm nay ? Và đó là lý do dự án này được thực hiện. CR: Nhưng anh có bị lệ thuộc vào gió không? LP : Vâng, nhưng đột nhiên, chung tôi đã làm một số giả lập về thời tiết điều chắc chắn chưa ai làm trước đây, nếu anh có thể kiểm soát độ cao của bóng bay, bằng cách bơm không khí vào và bằng những cách khác, thì anh có thể điều khiển đại thể chúng sẽ bay đi đâu, nên tôi nghĩ chúng ta có thể xây dựng một mạng toàn cầu các khinh khí cầu này có thể phủ khắp hành tinh. CR: Trước khi tôi nói về tương lai và vận chuyển, là cái từng làm anh lúng túng lâu nay, Và niềm đam mê của anh về giao thông đi lại về xe ô-tô điện và xe đạp, cho phép tôi nói một chút về đề tài mà trước đây Edward Snowden đã khởi xướng, Đó là bảo mật và tính riêng tư Hẳn anh vẫn đang nghĩ về điều này. LP: Vâng, chắc rồi. Tôi thấy ảnh của Sergey với Edward Snowden hôm qua. Vài người khác có thể đã thấy. Nhưng tôi nghĩ, đối với tôi , bảo mật và tính riêng tư là thứ cực kì quan trọng. Chúng ta phải nghĩ đến cả hai thứ này tôi nghĩ rằng không thể có tính riêng tư mà không có bảo mật, để tôi nói về bảo mật trước, vì anh hỏi về Snowden và mấy thứ liên quan, rồi tôi sẽ nói một chút về tính riêng tư. Tôi nghĩ có sự thất vọng lớn rằng chính phủ đã bí mật làm tất cả chuyện này mà không nói với chúng ta, Tôi không nghĩ chúng ta có dân chủ nếu chúng tôi phải bảo vệ anh và người dùng internet khỏi sự xâm phạm của chính phủ trên những vấn đề không hề được thảo luận. Tôi không nói là chúng tôi phải biết về cuộc tấn công khủng bố nào đó mà họ lo ngại và có trách nhiệm bảo vệ chúng ta, nhưng chúng tôi phải cần biết các tham số của nó, rằng chính phủ đang có sự giám sát nào, bằng cách gì và tại sao, chúng tôi chưa có sự bàn bạc đó. Cho nên tôi nghĩ điều chính phủ đang làm là điều có hại lớn vì đã làm một cách bí mật. CR: Không hề đến với Google để có bất kỳ đề nghị nào. Không phải với Google, mà là công chúng. Chúng ta nên có cuộc tranh luận về chuyện này, nếu không sẽ không có dân chủ trên thực tế. Đơn giản là không thể. Tôi thấy buồn là Google ở vai trò là bảo vệ người sử dụng internet khỏi sự xâm phạm của chính phủ bởi những bí mật họ làm không ai biết. Điều đó thật vô lý. CR: Vâng, ở đây có khía cạnh riêng tư nữa. LP: Vâng, về tính riêng tư, Tôi nghĩ , thế giới đang thay đổi. Anh mang điện thoại theo. Nó biết anh đang ở đâu. Có thêm rất nhiều thông tin về anh, và đó là điều quan trọng và nó cũng có lý khi nhiều người cứ hỏi những câu hỏi khó. Chúng tôi dành rất nhiều thời gian nghĩ về điều này và vấn đề là, tôi e rằng điều chủ yếu chúng ta cần làm là cho mọi người sự lựa chọn, hãy cho họ thấy dữ liệu được thu thập lịch sử tìm kiếm, dữ liệu địa điểm. Chúng tôi rất khoái về chế độ ẩn danh trong Chrome, và còn nhiều cách khác nữa, cứ hãy cho mọi người thêm sự lựa chọn và nhận biết rõ hơn về những điều đang diễn ra. Tôi nghĩ việc này rất dễ. Điều tôi lo lắng là chúng ta đổ cả chậu nước tắm cùng với đứa trẻ ở trong đó. Và tôi nhìn, trong show này, thực ra, tôi đã bị mất giọng, và tôi vẫn chưa hồi phục. Hy vọng rằng trò chuyện với anh sẽ giúp tôi trở lại bình thường. CR: Nếu làm được gì, tôi sẽ làm cho anh LP: Được. Vậy thì hỡi tà ma, hãy ra khỏi đây cùng với công việc của ngươi. Anh biết không, tôi nhìn vào đây, Tôi làm mọi công việc trở nên công khai, và tôi có tất cả thông tin. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát về điều kiện thuốc men với những người mắc bệnh giống nhau khi nhìn vào lịch sử điều trị, tôi nghĩ rằng sẽ tuyệt đến thế nào nếu lịch sử điều trị của mọi người đều có sẳn nhưng được giấu tên để cho các bác sĩ nghiên cứu? Và khi ai đó truy cập vào lịch sử điều trị của anh, một bác sĩ nghiên cứu, người ta và anh có thể biết được bác sĩ nào đã truy cập và lý do tại sao, và anh cũng có thể biết được tình trạng của anh. Tôi nghĩ nếu làm được điều này, chúng ta có thể cứu được 100,000 sinh mạng năm nay. CR: Chắc chắn rồi. -- (Vỗ tay) LP: Vì vậy, tôi lo rằng trong việc bảo mật Internet, Chúng ta đang làm điều tương tự với lịch sử điều trị, chúng ta đổ mất đứa trẻ cùng với chậu nước tắm, chúng ta chưa thực sự nghĩ đến những lợi ích to lớn của việc chia sẻ thông tin với đúng người và theo đúng cách. CR: Và điều kiện cần là mọi người phải tin tưởng rằng thông tin của họ sẽ không bị lạm dụng. LP: Vâng, khi tôi ốm và mất giọng. Tôi cũng rất ngại chia sẽ thông in về nó Sergey đã khích lệ tôi làm điều này, và thật tuyệt vời vì làm được điều này. CR: Và sự hưởng ứng của mọi người thật là ngoài sức tưởng tượng. LP: vâng, và thái độ mọi người rất tích cực. Chúng ta đã có hàng nghìn người có những bệnh giống nhau, nhưng tận ngày hôm nay vẫn chưa có cơ sở dữ liệu. Cho nên, đây là môt điều rất tốt. CR: Còn về tương lai, chuyện của anh và hệ thống vận tải như thế nào? LP: vâng, tôi thấy thất vọng với việc này khi tôi còn học đại học Michigan. Tôi phải đi xe bus và đợi xe. Trời thì lạnh và tuyết đang rơi. Tôi đã nghiên cứu về chi phí của nó, và tôi bị ám ảnh một chút với hệ thống giao thông vận chuyển. CR: Và từ đó bắt nguồn ý tưởng về xe tự động LP: Vâng, khoảng 18 năm về trước, tôi biết được có người đang làm những chiếc xe tự động và tôi cảm thấy rất thích thú về điều này, và mất một thời gian để khiến các dự án này hoạt động, nhưng tôi cực phấn khích về triển vọng của nó khả năng cải thiện thế giới của nó. Có hơn 20 triệu người bị tai nạn mỗi năm. đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người dưới 34 tuổi ở Mỹ. CR: Vậy anh đang nói đến việc cứu những sinh mạng. LP: Vâng, và đồng thời tiết kiệm chỗ và làm cho cuộc sống tốt hơn. Bãi đỗ xe, đường sá chiếm nửa diện tích Los Angeles, những một nửa diện tích, ở các thành phố khác cũng tương tự. Điều này thật điên rồ đấy là kiểu chúng ta đang sử dụng không gian. CR: Bao lâu nữa thì làm được điều đó ? LP: Tôi nghĩ chúng ta sắp, sớm thôi. Chúng tôi hiện tại đã cho chạy hơn 100,000 dặm rồi nó hoàn toàn tự động. Tôi đặc biệt phấn khích về việc đưa ra sử dụng nhanh chóng. CR: Nhưng anh không chỉ nói về xe tự động. mà anh còn định thực hiện nó với xe đạp. LP : Vâng, ở Google, chúng tôi có ý tưởng là chúng ta nên cung cấp xe đạp miễn phí cho mọi người và nó sẽ rất tuyệt, hầu hết các chuyến đi. Bạn sẽ thấy xe đạp ở khắp nơi, và được tận dụng triệt để. Chúng sẽ được sử dụng 24 giờ một ngày. CR: Nhưng anh muốn chúng chạy đường trên không. LP: vâng, tôi nói , làm sao khiến mọi người sử dụng xe đạp nhiều hơn? CR: Chúng ta có thể chiếu một đoạn video. LP: Vâng, hãy chiếu video này Tôi rất khoái cái này. (Âm nhạc) Đây là cách mà anh sẽ tách xe đạp ra khỏi xe hơi với chi phí nhỏ nhất. Dù sao xem vẫn có vẻ điên rồ nhưng tôi nhớ khuôn viên trường đại học chúng tôi hiện đang dùng các loại Zippy và tương tự, để cho mọi người càng ngày càng dùng nhiều xe đạp và tôi đã đang nghĩ làm thế nào tách được với chi phí ít nhất xe đạp ra khỏi hệ thống giao thông ? tôi đã tìm kiếm và đây tôi đã tìm ra Chúng tôi vẫn chưa thực sự bắt tay vào làm, thứ đặc biệt này, nhưng nó khiến đầu óc nghĩ riết. CR: Cho phép tôi kết thúc câu chuyện bằng đề nghị này. Xin cho tôi biết cảm nghĩ về triết lý trong anh. Anh có ý tưởng này [ Goole X] Anh không chỉ đơn giản muốn đạt được tiến bộ trong một địa hạt nhỏ bé nào đó. LP: Vâng, tôi nghĩ vậy. nhiều thứ đề cập đến vừa nãy đều giống như vậy, thực sự nó là -- Tôi phải sử dụng thuật ngữ kinh tế về bổ sung, nghĩa là khi anh đang làm điều gì đó sẽ chẳng có điều gì xảy ra nếu anh không làm ăn thực sự. Anh càng thực sự làm việc như vậy, công việc anh làm càng ngày càng có tác động mạnh hơn, đó chính là làm những việc mà người ta nghĩ không thể làm được Tôi thấy kinh ngạc, tôi càng hiểu thêm về công nghệ tôi càng nhận ra là tôi không biết, vì chân trời công nghệ này, vì những gì mà chúng ta có thể thấy sẽ làm được, càng hiểu thêm về công nghệ, ta càng biết chuyện gì là có thể làm được. Anh biết khinh khí cầu là có thể vì có chất liệu để thực hiện việc đó CR: Đấy cũng là điều thú vị về anh, tôi nghĩ, là, chúng ta có nhiều người đang suy nghĩ về tương lai, và họ cứ đi và nhìn, rồi họ quay lại, nhưng chúng ta không bao giờ nhìn thấy công việc được triển khai. tôi nghĩ về một vài ngườ mà anh biết và đã đọc về họ, như Tesla. Vậy nguyên tắc của anh là gì? LP: Vâng, tôi nghĩ phát minh thì chưa đủ Nếu anh phát minh ra thứ gì đó, Tesla phát minh ra điện năng mà chúng ta sử dụng, nhưng gặp khó khăn khi đến với mọi người. Điều này phải được thực hiện bởi một người khác. Phải mất một thời gian dài, Tôi nghĩ có thể kết hợp hai việc lại, chúng ta có sức tập trung sáng tạo và phát minh cộng với năng lực thực tế của một công ty có thể thương mại hóa phát minh đó và mang đến cho mọi người cái đó có ý nghĩa tích cực cho thế giới và mang hy vọng đến cho con người. Anh biết đó, tôi kinh ngạc với dự án Loon hãy hình dung mọi người phấn khởi thế nào vì nó mang hy vọng đến cho 2/3 dân số thế giới vẫn chưa chưa được lợi nhờ Internet lúc này. CR: Đó là điều thứ hai trong vai trò các công ty. Anh là một trong số những người tin rằng các công ty là nhân tố thay đổi nếu được điều hành tốt. LP: Vâng. Tôi lấy làm buồn vì hầu hết mọi người nghĩ các công ty đều làm chuyện xấu. Họ nghe phải một đoạn rap dở. Và tôi nghĩ rằng điều đó có phần đúng. Các công ty hiện vẫn làm việc gia tăng sản xuất mà họ đã làm 50 năm, hay 20 năm trước. Đó là thứ chúng tôi không thực sự cần. Chúng tôi cần, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ, chúng ta cần sự thay đổi cách mạng, chứ không chỉ là sự gia tăng. CR: Thực ra, anh đã từng nói, tôi nghĩ tôi đã hiểu gần đúng. rằng anh có thể xem xét, thay vì việc giúp đỡ bằng tiền anh có thể đầu tư cho một sự nghiệp, chẳng hạn như cho Elon Musk, vì anh tin tưởng ông ấy sẽ thay đổi tương lai, nên anh ủng hộ ông ấy, LP : Vâng, nếu anh muốn lên Sao Hỏa, thì anh ấy cũng muốn lên sao hỏa, vì sự nghiệp của nhân loại, đó là mục đích đáng giá, nhưng đây là một công ty, còn đấy là vấn đề nhân đạo. Chúng tôi hướng tới những việc tương tự. Và tôi nghĩ, , chúng tôi có nhiều nhân viên làm việc tại Google, những người trở nên khá giả. Mọi người kiếm rất nhiều tiền từ công nghệ. Nhiều người rất khá giả. Anh làm việc vì anh muốn thay đổi thế giới. Anh muốn nó tốt hơn. Tại sao công ty anh đang làm việc không chỉ đáng để anh dành thời gian mà cả tiền bạc của anh cho nó nữa? Tôi muốn nói chúng ta chưa có suy nghĩ đó. Chúng ta chưa nghĩ về công ty theo cách đó, và đó là điều đáng buồn, vì đây là nơi chúng ta dành hầu hết sức lực. Đây là nơi chúng ta dành hầu hết thời gian, nơi ta thu được nhiều tiền bạc, cho nên tôi muốn chúng ta làm được nhiều hơn cái chúng ta đang làm. CR: Khi tôi kết thúc cuộc trò chuyện với khá là nhiều người, Tôi luôn hỏi một câu : Tinh thần nào, tâm thần nào, giúp sức cho anh nhiều nhất? Người như Rupert Murdoch trả lời đấy là tính tò mò, và cánh truyền thông cũng nói như vậy. Bill Gates và Warrent Buffet nói đó là sự tập trung. Phẩm chất gì, trước khi nói lời chia tay khán giả, đã giúp anh nghĩ về tương lai và đồng thời thay đổi hiện tai? LP : Anh biết đó, tôi nghĩ điều quan trọng nhất -- tôi đã xem rất nhiều công ty và nghĩ vì sao họ đã không thành công lâu dài. Họ đều là công ty có mức thu hồi vốn nhanh. Tôi tự nhủ, họ đã sai trên điểm cơ bản nào? Các công ty này đều vấp phải sai lầm gì? Thường thường đó là họ đã bỏ lỡ tương lai. Vì vậy, tôi nghĩ, đối với tôi. Tôi cố gắng tập trung vào đó và tự hỏi, tương lai rồi đây sẽ ra sao chúng ta làm ra nó như thế nào đây, và làm thế nào khiến tổ chức của chúng ta thật sự tập trung vào đó và dồn sức vào đó cao độ? Và đó là điều tò mò. chúng ta nhắm vào những cái mọi người có thể không nghĩ tới, làm những việc mà chưa có ai làm, bởi vì đây mới thực sự là sự bổ sung, và chúng ta sẵn lòng làm việc ấy chấp nhận rủi ro ấy. Hãy cứ nhìn Android mà xem. tôi từng cảm thấy tội lỗi vì đã trót rước Android khi nó mới bắt đầu. Khi chúng tôi mua quy mô nó còn nhỏ. Khác hẳn với nó về sau. Tôi từng ân hận vì đã phí thời gian với nó. Nghĩ như thế là ngu xuẩn. Vì ta phải thấy tương lai, phải không? Đó là một công việc tốt lành đáng làm. CR: Thật vui được gặp anh ở đây. Rất bổ ích được nghe anh nói, thật là vinh hạnh được ngồi trò chuyện với anh. Cảm ơn anh Larry. LP: Cảm ơn anh. (Vỗ tay) CR: Larry Page. Nếu tôi yêu cầu bạn gọi tên một vi khuẩn sống trong ruột của bạn, phần lớn các bạn sẽ nói là E. Coli. Rất nhiều người nói vậy. Nó là vi khuẩn đường ruột được biết đến nhiều nhất. Nhưng hóa ra là E. Coli ít hơn các loài khác trong đường ruột bạn tỉ lệ khoảng 1/1000 nhiều loài trong số đó có thể bạn còn chưa được nghe tới. Đó là Bacteroides, ví dụ khác nữa là Prevotella. Chúng là hai loài thống trị trong ruột của người hiện đại. Có khoảng 100 nghìn tỉ vi khuẩn sống trong cơ thể bạn Ta gọi chúng là hệ vi khuẩn, chúng như một thế giới nhỏ trong cơ thể bạn -- thực ra thì giống một vũ trụ hơn. Một trăm nghìn tỉ tức là nếu bạn lấy ngọn cỏ và đặt chúng vào từng vi khuẩn sống trong đường ruột, chúng có thể lấp đầy một triệu sân bóng. Thật sự nó rất phức tạp. Nhưng cũng thú vị thay, khi cơ thể chúng ta thích nghi với cuộc sống hiện đại ta mất đi một vài vi khuẩn thông thường, và cùng lúc đó, một vài bệnh liên quan đến đường ruột tăng vọt ở các nước phát triển trên khắp thế giới. Và nhiều bạn chắc biết ai đó bị béo phì, tiểu đường, bệnh Crohn, hay viêm loét đại tràng, dị ứng và hen suyễn. Bất cứ bệnh nào kể trên và nhiều bệnh khác liên quan đến sự trao đổi chất và miễn dịch tự động đều liên quan đến việc suy giảm sự phong phú trong đường ruột. Phòng nghiên cứu của tôi đã chỉ ra điều này khi nghiên cứu về các loài linh trưởng. Chúng tôi muốn biết điều gì xảy ra với hệ vi khuẩn của loài khỉ khi chúng di chuyển từ rừng về sở thú. Hệ vi khuẩn có thay đổi không? Có vi khuẩn mới không? Có mất đi vài loài vi khuẩn? Như vậy thì tốt hay tệ hơn? Chúng tôi theo dõi hai loài khác nhau trong rừng, một ở Việt Nam, một ở Costa Rica, và chúng tôi giải trình tự DNA từ phân của chúng. Đây là cách chúng tôi tìm hiểu hệ vi khuẩn trong phòng nghiên cứu của mình. Và cái chúng tôi tìm được trong DNA đó là khi ở trong tự nhiên, hai loài này có tập vi khuẩn khác nhau hoàn toàn. Nó giống như một dấu vân tay cho mỗi loài. Nhưng trong vườn thú, chúng mất hầu hết sự đa dạng vi khuẩn và có thêm một vài tập vi khuẩn khác. Và điều này rất kỳ lạ. Hai hệ vi khuẩn trong tự nhiên, phong phú như rừng đó là các sinh vật sống trong ruột khỉ. Đó là kiểu đa dạng mà chúng ta nói tới. Nhưng khi ở sở thú, chúng mất sự đa dạng. Tưởng tượng một khu rừng nhiệt đới bị thiêu rụi và bị vài loài xâm chiếm. Đấy mới giống hệ vi khuẩn của linh trưởng nuôi nhốt. Giờ, trong khi chờ đợi, nhiều loài ở vườn thú gặp vấn đề với béo phì, suy mòn, viêm ruột, tiêu chảy, phù một số con khó mà sống sót. Giờ, dĩ nhiên chúng tôi rất muốn tìm ra cái gọi là các loài xâm chiếm đang hoành hành trong sở thú. Vậy chúng tôi trở lại với DNA và qua đó chúng tôi biết được tất cả khỉ trong sở thú bị thống trị bởi loài Bacteroides và Prevotella, cũng là các loài có trong ruột của người hiện đại. Chúng tôi muốn tìm cách hiển thị điều này và chúng tôi sử dụng các công cụ sinh thái học đa chiều để đưa tất cả các hệ vi khuẩn mà chúng tôi nghiên cứu vào. Và những gì bạn đang thấy ở đây là một khoảng cách xa mỗi điểm là một hệ vi khuẩn của động vật. Mỗi điểm đại diện cho cả hệ vi khuẩn trong sở thú. Và hệ vi khuẩn nào có nhiều loài chung thì càng gần nhau hơn. Ngược lại càng khác biệt thì càng xa nhau. Và nó cho bạn thấy rằng hai nhóm khỉ hoang dã ở bên trái. Trên trái là khỉ có nguy cơ tuyệt chủng được gọi là Chà Vá chân đỏ ở Việt Nam Ở dưới trái là khỉ đến từ Costa Rica. Ta có thể thấy chúng có hệ vi khuẩn khác nhau trong tự nhiên. Và sau đó thì hai loài khỉ đó trong sở thú hội tụ lại, và hệ vi khuẩn của chúng thay đổi và chúng trở nên giống nhau, cho dù đây là những sở thú khác lục địa khác vùng địa lý, và chế độ ăn của chúng cũng khác nhau. Giờ, chúng tôi nghiên cứu vài loài linh trưởng. Loài linh trưởng nào mà bạn nghĩ sẽ khác linh trưởng sống hoang dã nhiều hơn so với sống nuôi nhốt? Loài người hiện đại. Đó là người ở quốc gia đang phát triển, khác linh trưởng hoang dã hơn là loài trong sở thú. Và nhóm cuối cùng mà chúng tôi nghiên cứu, ở tận cùng phía bên phải, là người sống ở Mỹ. Và khi tôi nhìn số liệu này, tóc gáy tôi dựng đứng cả lên, vì một cách nghĩ về nó là, "Ôi, nó thật thú vị, khỉ nuôi nhốt cũng đang trở nên giống như người Mỹ. (Cười) Nhưng nghĩ theo cách khác thì người Mỹ giống siêu khỉ nhốt. Và tôi đang nhìn số liệu trên màn hình máy tính khi tôi biết được rằng bốn con Chà Vá chân đỏ đã chết trong sở thú vì vấn đề đường ruột. Đối với một vài con vật này, việc mang trong cơ thể loại vi khuẩn nhất định có thể là vấn đề sống chết. Trở lại câu chuyện để nói về loài người. Hiển nhiên rằng hệ vi khuẩn ở Mỹ không gây ra cái chết sớm như trong sở thú nhưng chúng ta có nguy cơ lớn về béo phì, đái tháo đường, và các bệnh khác. Và điều này không chỉ xảy ra đối với người sống ở Mỹ trong nhiều thế hệ, mà còn đối với người nhập cư và tị nạn. Những người nhập cư và nhóm tị nạn đến Mỹ hoàn toàn khỏe mạnh mà chỉ trong vài năm sau đó, họ có nguy cơ cao bị béo phì và đái tháo đường như những người Mỹ khác. Và chúng tôi thảo luận vấn đề này với hai nhóm người đến Mỹ từ Đông Nam Á: người Hmông đến từ giữa những năm 1970 tị nạn từ chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Lào; và người Karen, những người tị nạn từ Myanmar thời gian gần đây. Chúng tôi đã làm việc trong vài năm với các cộng đồng địa phương và các bác sĩ lâm sàng để nghiên cứu điều gì xảy ra với hệ vi khuẩn của người Hmông và Karen khi rời trại tị nạn và làng quê ở Thái Lan tới Mỹ. Và chúng tôi đã phát hiện khi những nhóm này tới Mỹ, họ đánh mất phần lớn, khoảng 20% hệ vi khuẩn, và người đến Mỹ mà bị béo phì đánh mất một phần ba hệ vi khuẩn. Vậy chúng ta biết rằng việc chuyển tới Mỹ gây thay đổi lớn với hệ vi khuẩn, hoàn toàn theo hướng không có lợi. Và những vi khuẩn này thực sự gây béo phì, hay là béo phì gây biến đổi vi khuẩn? Đó là vấn đề chúng tôi tiếp tục theo dõi. Và những bằng chứng trong phòng thí nghiệm của tôi cộng với các phòng thí nghiệm khác khắp thế giới cho thấy thay đổi nào đó trong hệ vi khuẩn đã gây ra béo phì, và nhiều bệnh tật hiện đại, phương tây. Tin tốt là hệ vi khuẩn của bạn có thể thay đổi. Không giống hệ gen của bạn, nó là sinh vật sống thực sự và có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn cách để khôi phục lại hệ vi khuẩn khi chúng có sai sót, nhờ vào chế độ ăn kiêng, hay sử dụng vi sinh vật sống. Và thực tế, bước tiếp theo là thu thập và giữ gìn vi khuẩn từ những người khỏe mạnh để chúng có thể được gìn giữ như kho báu và có thể bảo vệ họ khi họ thích nghi với xã hội hiện đại, và bảo vệ các thế hệ tương lai đang lớn lên và có nguy cơ mắc các bệnh gia tăng với tất cả các thế hệ. Tôi đang mong chờ ở tương lai khi chúng ta có công cụ phục hồi hệ vi khuẩn, và khi đó, loài khỉ sẽ sống hạnh phúc và khỏe mạnh và chúng ta cũng vậy. (Vỗ tay) Trong nhiều xã hội phụ hệ và mang tính bộ tộc, các ông bố thường được biết đến nhờ con trai mình, nhưng tôi là một trong số ít các ông bố những người được mọi người biết đến nhờ con gái của mình, và tôi tự hào về điều đó. (Vỗ tay) Malala đã bắt đầu chiến dịch cho giáo dục và đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của nó từ năm 2007, và khi những nỗ lực của con bé được vinh danh vào năm 2011, nó đã được trao giải hòa bình của thanh niên quốc gia, và con bé trở nên rất nổi tiếng, trở thành một cô gái trẻ nổi tiếng tại đất nước của mình. Trước khi những điều đó xảy ra, nó là con gái tôi, nhưng bây giờ tôi được xưng là cha của con bé. Kính thưa Quý Bà và Quý ông Nếu chúng ta lướt qua lịch sử loài người, câu chuyện của phụ nữ là câu chuyện của bất công, bất bình đẳng, bạo lực và bóc lột. Bạn thấy đấy, trong xã hội phụ hệ, ngay từ khi, một bé gái được sinh ra, sự chào đời của nó không được người khác đón mừng. Con bé không được hoan nghênh, bởi cả cha lẫn mẹ nó. Những người láng giềng tìm đến và chia sẻ nỗi buồn với bà mẹ, và không một ai chúc mừng người cha. Và người mẹ cảm thấy rất khó chịu vì đã sinh ra một đứa bé gái. Khi hạ sinh đứa con gái đầu tiên, cô ấy buồn. Khi sinh đứa con gái thứ hai, cô ta bị sốc, và với kỳ vọng có được một đứa con trai, khi hạ sinh đứa con gái thứ ba, cô ta có cảm giác như một tội đồ. Không chỉ là các bà mẹ bị dằn vặt, mà cả đứa con gái, đứa con gái vừa được sinh ra, khi lớn lên, nó cũng sẽ bị dằn vặt như thế. Ở tuổi lênnăm, khi mà lẽ ra con bé được đi học, nó bị bắt ở nhà trong khi anh em trai mình được nhận vào trường. Cho đến khi tuổi 12, bằng cách nào đó, con bé có được một cuộc sống tốt. Nó có thể vui chơi. Nó có thể chơi với bạn bè mình trên đường phố, và có thể di chuyển xung quanh như một con bướm. Nhưng khi bước vào tuổi thiếu niên, Khi con bé lên 13, nó bị cấm ra khỏi nhà nếu không được hộ tống bởi một người đàn ông. Cô bé bị giam cầm bởi bốn bức tường. không còn có sự tự do cá nhân nữa. Con bé trở thành một thứ danh dự của cha, anh em và của gia đình cô, và nếu nó vượt qua quy tắc của cái được gọi là danh dự đó, nó thậm chí có thể bị giết chết. Và cũng thật thú vị khi mà cái được gọi là danh dự này, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cô bé, mà còn đến cuộc sống của các nam giới trong gia đình. Tôi biết một gia đình có bảy chị em gái và một cậu con trai, và cậu con trai đó, đã phải di dân đến các nước vùng Vịnh, để kiếm sống nuôi bảy chị em mình và cha mẹ, bởi vì anh ta nghĩ rằng sẽ rất nhục nhã nếu bảy chị em của anh ta học lấy một nghề và đi ra khỏi nhà kiếm lấy một kế sinh nhai. Vì vậy cậu trai này, anh ta hy sinh niềm vui sống của bản thân và hạnh phúc của chị em anh ta trên bàn thờ tôn thờ thứ danh dự đấy. Và có một luật lệ nữa trong những xã hội phụ hệ được gọi là sự vâng lời. Một cô gái tốt có nghĩa vụ phải rất yên lặng, rất khiêm tốn và rất phục tùng. Đó là các tiêu chuẩn. Mẫu cô gái tốt là phải rất im lặng. Cô ta có nghĩa vụ phải im lặng và chấp nhận các quyết định của cha và mẹ và các quyết định của trưởng lão, ngay cả khi cô ta không thích chúng. Nếu cô kết hôn với một người đàn ông mà cô ấy không thích hay kết hôn với một ông già, cô vẫn phải chấp nhận nó, bởi vì cô ấy không muốn bị gọi là ngỗ nghịch. Nếu cô ấy kết hôn rất sớm, cô vẫn phải chấp nhận. Nếu không, cô sẽ bị gọi là ngỗ ngược. Và những gì cuối cùng sẽ xảy ra? Theo lời của một nhà thơ nữa, cô ta bị ép gả và sau đó sinh thêm con trai và con gái. Và chính sự trớ trêu của hoàn cảnh khiến người mẹ này, cô ta sẽ lại dạy cho con gái mình một bài học tương tự về sự vâng lời và bài học khác để vinh danh con trai cô ấy. Và vòng luẩn quẩn này cứ thế tiếp tục Kính thưa Quý Bà và Quý ông cảnh ngộ nghiệt ngã mà hàng triệu phụ nữ gặp phải này có thể được thay đổi Nếu chúng ta suy nghĩ khác đi, Nếu phụ nữ và nam giới suy nghĩ khác đi, Nếu đàn ông và phụ nữ trong xã hội phụ hệ và mang tính bộ lạc ở các nước đang phát triển, nếu họ có thể phá vỡ luật lệ về gia đình và xã hội, nếu họ có thể bãi bỏ luật phân biệt đối xử trong hệ thống xã hội của mình, những thứ mà đi ngược lại các nhân quyền cơ bản của phụ nữ. Anh chị em thân mến, khi Malala được sinh ra, lần đầu tiên, Tin tôi đi Tôi không thích trẻ sơ sinh, thẳng thắn mà nói nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt con bé, Tin tôi đi Tôi cảm thấy rất vinh dự. Và rất lâu trước khi nó được sinh ra, Tôi đã nghĩ về một cái tên cho con bé, và tôi đã thích thú với một anh hùng huyền thoại và tự do tại Afghanistan. Tên cô ấy là Malalai Maiwand, và tôi đặt tên con gái tôi theo nhân vật này. Một vài ngày sau khi Malala chào đời, con gái tôi được sinh ra, người anh em họ của tôi đến thăm-- và đó là một sự trùng hợp -- anh ta đã đến nhà của tôi và mang theo một cây phả hệ, một cây phả hệ của gia đình Yousafzai, và khi tôi nhìn vào cái cây này, nó truy ngược trở lại tổ tiên 300 năm về trước của chúng tôi. Nhưng khi nhìn vào đó, tất cả đều là đàn ông, và tôi đã lấy cây bút của mình, vẽ một đường từ tên của tôi, và viết, "Malala." Và khi con bé lớn lên, Khi nó lên bốn tuổi rưỡi, tôi đã nhận nó vào trường của mình. Bạn sẽ hỏi, tại sao tôi đề cập đến việc thu nhận một bé gái vào trường học? Có, tôi phải đề cập đến nó. Nó có thể được cho là bình thường ở Canada, ở Mỹ, ở nhiều nước phát triển, nhưng ở các nước nghèo, trong xã hội phụ hệ, trong xã hội mang tính bộ tộc, đó là một sự kiện lớn trong cuộc đời của một cô gái. Tuyển sinh trong trường học có nghĩa là công nhận của danh tính và tên tuổi của cô ấy. Nhập học tại một trường nghĩa là cô ấy đã bước vào thế giới của những giấc mơ và khát vọng nơi cô có thể khám phá tiềm năng của mình cho cuộc sống tương lai của cô. Tôi có 5 chị em, và không ai trong số họ được đi học, và bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên, hai tuần trước, khi tôi điền vào mẫu thị thực Canada, và tôi đã điền vào phần dành cho gia đình và tôi đã không thể nhớ ra họ của một số chị em của mình. Và lý do là tôi không bao giờ, không bao giờ nhìn thấy tên của chị em mình được viết trên bất kỳ tài liệu nào. Đó là lý do mà tôi trân trọng con gái mình. Những gì mà cha tôi không thể cho các chị em của tôi và các con gái của ông, Tôi nghĩ rằng tôi phải thay đổi nó. Tôi đánh giá cao sự thông minh và sáng dạ của con gái mình. Tôi khuyến khích con bé đến ngồi với tôi khi bạn bè đến thăm. Tôi khuyến khích nó đi với tôi đến các cuộc họp. Và tất cả những giá trị tốt này, Tôi đã cố gắng khắc sâu vào tính cách của con bé. Và điều này không chỉ cho nó, chỉ cho Malala. Tôi truyền đạt tất cả những giá trị tốt này vào trường học của mình, các học sinh nữ cũng như học sinh nam. Tôi sử dụng giáo dục để giải phóng phụ nữ. Tôi đã dạy các cô gái của mình, Tôi đã dạy những nữ sinh của mình, quên đi bài học vềsự vâng lời. Tôi đã dạy những nam sinh quên đi bài học về cái gọi là danh dự hão. Anh chị em thân mến , chúng tôi phấn đấu để có thêm nhiều quyền cho phụ nữ, và chúng tôi đã đấu tranh để có nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều không gian dành cho phụ nữ trong xã hội. Nhưng chúng tôi đã gặp phải một hiện tượng mới. nguy hiểm đến quyền con người và đặc biệt là quyền của phụ nữ. Nó được gọi là taliban hoá. có nghĩa là phủ định hoàn toàn sự tham gia của phụ nữ vào mọi hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội. Hàng trăm ngôi trường bị tàn phá. các cô gái bị cấm đi học. Phụ nữ bị buộc phải mang mạng che mặt và ngừng đi ra ngoài. Các nhạc công im tiếng, các cô gái bị đòn roi và những ca sĩ bị thiệt mạng. Hàng triệu người khốn khổ nhưng ít ai dám cất lên tiếng nói, và đó là điều đáng sợ nhất khi xung quanh bạn là những người như vậy những người bị giết và bị đòn roi, và bạn lên tiếng cho quyền lợi của mình. Nó thực sự là điều đáng sợ nhất. Ở tuổi lên 10, Malala đứng lên và đứng lên cho quyền được giáo dục. Con bé đã viết một cuốn nhật ký cho blog BBC , con bé tình nguyện trở thành tài liệu cho tờ New York Times, và lên tiếng trên tất cả những phương tiện mà nó có thể. Và giọng nói của con bé là giọng nói mạnh mẽ nhất. Nó lây lan như đỉnh cao trên toàn thế giới. Và đó là lý do Taliban không thể chịu đựng được chiến dịch của nó, và ngày 9 tháng 10 năm 2012, con bé đã bị bắn vào đầu. Đó là một ngày tận thế cho gia đình tôi và cho cả tôi. Thế giới sụp đổ thành một lỗ đen lớn. Trong khi con gái tôi trên bờ vực giữa cuộc sống và cái chết, Tôi đã thì thầm vào tai vợ mình, "Liệu anh có nên bị kết tội vì những gì đã xảy ra cho con gái anh và con gái em không?" Và cô ấy đột ngột nói với tôi rằng, "Anh làm ơn đừng tự trách bản thân mình. Anh đã đứng lên vì những điều đúng đắn. Anh lao vào hiểm nguy vì lẽ phải, vì hòa bình, và vì giáo dục, và con gái của anh được truyền cảm hứng từ anh và nó đã tham gia cùng anh. Cả hai cha con đang đi đúng hướng "và Chúa sẽ bảo vệ cho con bé." Những từ này có nghĩa rất lớn với tôi, và tôi đã không hỏi câu hỏi này một lần nữa. Khi Malala ở trong bệnh viện, và con bé đã trải qua những đau đớn những cơn đau đầu như búa bổ bởi vì các dây thần kinh mặt của con bé bị cắt lìa, Tôi đã nhìn thấy sự u tối trên khuôn mặt của vợ tôi. Nhưng con gái tôi không bao giờ phàn nàn. Con bé kể chúng tôi nghe, "Con ổn với nụ cười méo này và sự đơ cứng của khuôn mặt mình. Con sẽ ổn thôi. Cha mẹ đừng lo lắng nhé." Con bé là một sự an ủi cho chúng tôi, và nó đã an ủi chúng tôi. Anh chị em thân mến , chúng tôi đã học từ con bé về việc làm thế nào để bật dậy trong những thời điểm khó khăn nhất, và tôi vui mừng chia sẻ với các bạn rằng mặc dù là một biểu tượng về quyền trẻ em và phụ nữ, con bé cũng giống như bất kỳ bé gái 16 tuổi nào. Con bé khóc khi bài tập ở nhà của mình không được hoàn thành đầy đủ. Con bé tranh cãi với em trai mình, và tôi rất hạnh phúc vì điều đó. Người ta hỏi tôi rằng, có gì đặc biệt trong cách giảng dạy của tôi thứ đã làm cho Malala trở nên kiên cường dũng cảm, dán lên tiếng và đĩnh đạc như thế? Tôi nói với họ, đừng hỏi tôi về những gì tôi đã làm. Hãy hỏi tôi về những gì tôi đã không làm. Tôi đã không cắt đi đôi cánh của con bé. Chỉ có vậy Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một đàn dê rừng, một đàn cá hay một đàn chim. Rất nhiều động vật sống thành đàn lớn giữa khung cảnh hùng vĩ của thế giới tự nhiên. Tại sao chúng lại sống thành đàn? Câu trả lời thường gặp: để tìm kiếm sự an toàn đi săn theo nhóm hoặc để kết đôi, sinh sản, tất cả những câu trả lời đó, thường là đúng, đưa ra một kết luận lớn về hành vi của động vật, rằng chúng tự kiểm soát hành vi, chịu trách nhiệm với cơ thể mình. Điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Đây là Artemia, một loài tôm nước mặn. còn gọi là khỉ biển. Nó nhỏ, thường sống một mình nhưng lại có thể tập hợp thành những đám lớn màu đỏ kéo dài đến hàng mét, bởi vì đây là một loài kí sinh. Những con tôm này bị nhiễm sán dây, Sán dây có ruột rất dài bộ phận sinh dục ở một đầu và miệng hình móc câu ở đầu còn lại. Là một nhà báo tự do, tôi rất thông cảm điều đó. ( Tiếng cười) Sán dây không chỉ hút chất dinh dưỡng từ cơ thể tôm mà nó còn tấn công những con tôm thay đổi màu sắc của chúng từ trong suốt sang màu đỏ tươi, giúp tôm sống lâu hơn như nhà sinh vật học Nicolas Rode đã tìm ra, nó khiến tôm bơi theo đàn. Tại sao? Vì sán dây, như nhiều loại kí sinh khác, có một vòng đời rất phức tạp liên quan đến rất nhiều vật chủ khác nhau. Tôm chỉ là một phần của chuyến hành trình. Điểm đến cuối cùng của nó là đây, những con hồng hạc lớn hơn. Sán dây chỉ có thể sinh sản trên hồng hạc, để tới đó, chúng điều khiển những con tôm tập hợp thành những đám màu mà con hồng hạc có thể dễ dàng phát hiện và xơi tái, đó là bí mật của đàn tôm Artemia. Chúng không sống thành đàn vì muốn vậy, mà vì chúng bị điều khiển. Tập trung thành đám lớn rất nguy hiểm, đối lập hoàn toàn so với bình thường. Sán dây điều khiển bộ não và cơ thể biến chúng thành phương tiện đến chỗ hồng hạc. Đây là một ví dụ khác về sự điều khiển của kí sinh vật. Đây là một con dế tự tử Con dế này đã nuốt ấu trùng giun Gordian hay còn gọi là giun lông ngựa. Con giun đã trưởng thành trong người con dế và cần xuống nước để sinh sản nó đã làm vậy bằng cách tiết ra protein làm rối loạn bộ não con dế, khiến con dế có hành động thất thường. Khi đến gần nước, bể bơi này chẳng hạn, nó sẽ nhảy xuống và chết đuối, rồi con giun sẽ luồn lách ra khỏi xác con dế. Ai biết được bên trong con dế lại rộng đến vậy? Sán dây và giun Gordian không phải là duy nhất. Chúng chỉ là một phần tập đoàn kí sinh vật điều khiển ý chí, như nấm, virus, giun, côn trùng... phá hoại và giày xéo ý chí của sinh vật chủ. Tôi lần đầu được biết về điều này qua cuốn " Trải nghiệm cuộc sống" của David Attenborough, 20 năm về trước, sau đó là cuốn sách kì diệu có tên " Chúa tể loài kí sinh vật" của bạn tôi Carl Zimmer. Sau đó, tôi đã viết về những sinh vật này. Có rất ít chủ đề sinh học có thể cuốn hút tôi đến vậy. Giống như loài kí sinh đó cũng đang điều khiển bộ não của tôi. Sau tất cả, chúng lôi cuốn và rùng rợn theo một cách thú vị. Khi viết về loài kí sinh, bạn thường dùng những cụm từ như " thèm khát được sống" hay " thoát ra khỏi cơ thể" (Tiếng cười) Nhưng có nhiều thứ hơn thế. Tôi là nhà văn, và đồng nghiệp của tôi hiểu rằng chúng ta rất thích những câu chuyện. Loài kí sinh khiến ta cưỡng lại sức lôi cuốn của những câu chuyện hiển nhiên. Thế giới của chúng có những diễn biến bất ngờ và những lời giải thích không ngờ. Tại sao? Ví dụ, con sâu bướm này bắt đầu đập xung quanh một cách dữ dội khi côn trùng khác đến gần nó còn với cái tổ kén màu trắng nó có vẻ như đang bảo vệ chúng? Bảo vệ anh chị em ruột của chúng ư? Không Nó đã bị tấn công bởi một loài côn trùng kí sinh đẻ trứng bên trong nó. Trứng vỡ ra và côn trùng con muốn con sâu bướm còn sống trước khi chúng thoát ra khỏi cái xác. Hiểu ý tôi rồi chứ? Giờ, con sâu bướm không chết. Có vẻ như một vài con côn trùng đứng sau điều khiển nó để bảo vệ chị em ruột của chúng những con đang trưởng thành trong cái tổ kén đó. Con sâu bướm này như một vệ sĩ xác sống bảo vệ con cái của loài sinh vật sẽ giết chết nó. (Vỗ tay) Còn rất nhiều điều để trao đổi. Và tôi chỉ còn 13 phút (Tiếng cười) Một vài người tại đây có thể đang tự trấn an một cách tuyệt vọng rằng đây là những sinh vật kì dị trong tự nhiên, rằng chúng nằm ngoài những quan điểm có thể hiểu được, bởi chúng khá nhỏ và dành hầu hết thời gian bên trong cơ thể con khác. Chúng rất dễ bị bỏ qua, không có nghĩa là chúng không quan trọng. Vài năm trước, Kevin Lafferty, đưa một nhóm nhà khoa học đến 3 cửa sông ở vùng California họ đã cân nhắc, phân tích và ghi lại mọi thứ họ tìm thấy họ nhận thấy rằng số lượng kí sinh vật là rất lớn. Phổ biến hơn cả là sán lá, những loài sán rất nhỏ có thể phá hoại sinh vật chủ như là chú ốc sên xấu số này. Một con sán lá thì có vẻ rất nhỏ nhưng tập hợp chúng lại xấp xỉ lũ cá ở vùng cửa sông và gấp 3 đến 9 lần tập hợp các loài chim. Bạn có nhớ giun Gordian sống trong những con dế không? Takuya Sato, một nhà khoa học người Nhật tìm ra rằng trong một dòng sông, loài giun này đã làm chết rất nhiều dế và châu chấu số côn trùng bị chết đuối chiếm khoảng 60 phần trăm khẩu phần ăn của loài cá hồi địa phương. Tác động này không phải là hiếm. Nó rất quan trọng và phần nào phổ biến trong thế giới quanh ta, những nhà khoa học đã tìm ra hàng trăm ví dụ về những tác động này, thú vị hơn, họ bắt đầu hiểu một cách chính xác làm thế nào để những sinh vật này kiểm soát vật chủ. Một trong những ví dụ ưa thích của tôi. Đây là loài Ampulex Compressa, một loài bọ gián màu ngọc lục bảo, một sự thật toàn cầu đã công nhận rằng loài côn trùng này nếu muốn thụ tinh cho trứng thì cần một con gián. Khi tìm thấy một con gián, nó sẽ đâm vào 1 chiếc vòi, đồng thời là cơ quan cảm giác, điều mới được khám phá 3 tuần trước. Nó đâm con gián bằng 1 chiếc vòi, cơ quan cảm giác được trang bị một cái bướu nhỏ giúp nó cảm nhận bề mặt não của con gián. Như một người mò mẫm tìm kiếm trong túi khi nó tìm thấy phần não, nó tiêm nọc độc vào hai bó noron đặc biệt. Nhà khoa học người Israel Frederic Libersat và Ram Gal tìm ra rằng nọc độc đó là loại vũ khí hóa học đặc biệt. Nó không giết chết hay làm con gián bất tỉnh. Con gián có thể đi bay hoặc chạy tùy thích, nhưng nó lại không muốn thế vì nọc độc đã ngăn chặn động lực di chuyển của con gián. Con bọ cơ bản đã xóa bỏ khả năng thoát thân trong hệ thống điều hành của con gián điều khiển nạn nhân tới hang ổ bằng râu giống như dắt chó đi dạo vậy. Tới nơi, nó đẻ trứng, trứng nở, ăn sống vật chủ, chui ra ngoài yadda yadda yadda, bạn đã biết thủ tục này. (Tiếng cười) ( Vỗ tay) Giờ tôi muốn nói rằng, một khi bị đốt, con gián sẽ không còn là nó nữa. Nó giống như phiên bản lớn của con côn trùng, cũng như dế là phiên bản lớn của giun Gordian. Những vật chủ này không thể sống sót hay sinh sản. Chúng chỉ có quyền kiểm soát số mệnh của mình như một chiếc ô tô. Một khi ký sinh vật xâm nhập, vật chủ sẽ không còn quyền quyết định. Tất nhiên, loài người không còn xa lạ với sự kiểm soát này. Ta uống thuốc để thay đổi thành phần hóa học trong não và tâm trạng, những tranh luận, quảng cáo hay ý tưởng lớn không phải là đang cố gắng thay đổi suy nghĩ của người khác sao? Nhưng nỗ lực của chúng ta còn rất thô sơ và khờ dại so với năng lực của loài kí sinh. Don Draper chỉ ao ước được sáng suốt và tỉ mỉ như con bọ gián màu xanh. Giờ, tôi nghĩ đây là phần làm cho kí sinh vật trở nên rất hung hãn và cũng rất hấp dẫn Chúng ta quá đề cao tự do ý chí và sự độc lập đến việc mất đi khả năng đó cho những thế lực vô hình để lại rất nhiều nỗi sợ hãi xã hội trong sâu thẳm. Lầm lạc của hệ thống chính trị Orwellian, bè phái đen tối, những kẻ muốn kiểm soát ý thức-- đó là phép ẩn dụ cho những câu chuyện viễn tưởng mơ hồ nhất, thực tế, điều đó xảy ra thường xuyên. Điều này đặt ra cho tôi một câu hỏi hiển nhiên và gây tranh cãi: Liệu loài nham hiểm và độc ác này ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta mà ta không hay biết ngoại trừ cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ? Nếu là vậy-- (Tiếng cười) (Vỗ tay) Hình như tôi vừa tiết lộ bí mật quốc gia? (Tiếng cười) Một ứng cử viên tốt. Đây là động vật nguyên sinh sống kí sinh họ Toxoplasma loài sinh vật đáng sợ này xứng đáng có một biệt danh dễ thương. Toxo gây bệnh cho động vật, rất nhiều loài động vật có vú, nhưng chúng chỉ có thể sinh sản trong cơ thể mèo Nhà khoa học Joanne Webster đã cho thấy nếu Toxo xâm nhập vào chuột hay động vật gặm nhấm nó sẽ biến con vật trở thành tên lửa săn mèo Nếu con chuột bị nhiễm độc ngửi thấy mùi nước tiểu mèo nó sẽ chạy ngay tới chỗ phát ra mùi chứ không chạy đi như ta thường thấy. Mèo sẽ ăn con chuột. Và Toxo có thể sinh sản. Một câu chuyện điển hình cho Ăn, Con mồi, Tình yêu. (Tiếng cười) ( Vỗ tay) Các bạn thật tốt bụng và rộng lượng. Chào Elizabeth, tôi rất thích bài nói chuyện của cô. Làm thế nào kí sinh vật kiểm soát vật chủ theo cách này? Ta thực sự không biết. Ta biết rằng Toxo sẽ sản sinh một loại enzim, tạo dopamine, chất giúp tạo động lực. Nó nhắm tới vài phần nhất định trong não chuột, bao gồm phần khơi gợi tình dục. Nhưng ta không biết những mảnh ghép khít với nhau như thế nào. Ta chỉ biết loài này là một đơn bào. Chúng không có hệ thần kinh, không có ý thức, thậm chí không có cơ thể. Nhưng chúng đang kiểm soát một con vật? Chúng ta cũng là loài có vú. Và chắc chắn, ta thông minh hơn chuột, nhưng bộ não của chúng ta có cùng cấu trúc cơ bản cùng loại tế bào, cùng hợp chất bên trong cơ thể, và có cùng loài kí sinh. Có nhiều ước lượng, nhưng một vài con số cho thấy một phần ba dân số trên thế giới có kí sinh Toxo trong não. Nó không dẫn đến một căn bệnh rõ ràng. Kí sinh vật âm thầm duy trì hoạt động trong khoảng thời gian dài. Một vài bằng chứng cho thấy những người mang bệnh có câu trả lời về vấn đề cá nhân khác với những người khác, có khả năng bị tai nạn xe hơi cao hơn một chút và bằng chứng cho thấy bệnh nhân tâm thần phân liệt dễ bị mắc bệnh hơn. Những bằng chứng này chưa đủ để kết luận thậm chí những người nghiên cứu về Toxo cũng tranh cãi liệu loài kí sinh có thực sự tác động đến hành vi của chúng ta Nhưng với sự tồn tại ngày càng nhiều sự kiểm soát ấy Thực sự đáng ngờ liệu loài người có là loài duy nhất không bị ảnh hưởng. Và tôi nghĩ chính khả năng lật ngược cách ta hiểu về thế giới làm cho loài kí sinh trở nên thú vị. Chúng lôi kéo ta nhìn thế giới tự nhiên theo một cách khác, và tự hỏi liệu hành động ta nhìn thấy là đơn giản và hiển nhiên hay trở ngại và khó hiểu, có là kết quả của ý chí đang bị khuất phục bị kiểm soát bởi những thứ khác. Khi mà ý kiến đó còn nhiều tranh cãi và cách phát triển của loài kí sinh còn rất kinh khủng tôi nghĩ rằng khả năng gây ngạc nhiên làm cho chúng thật tuyệt vời và lôi cuốn như gấu trúc, bươm bướm hay cá heo. Trong đoạn kết của "Nguồn gốc các loài", Charles Darwin đã viết về sự vĩ đại của cuộc sống của sự tiến hóa tạo ra vô số những sinh thể đẹp và kì diệu, và tôi nghĩ rất có thể ông ấy đang nói về một con sán dây làm con tôm trở nên hòa đồng hơn hay một con giun làm con dế phải đi theo ý mình. Cũng có thể, đó chỉ là bài nói chuyện về loài kí sinh Cảm ơn. Chào các bạn. Khi tôi còn nhỏ, Có một trải nghiệm đã làm thay đổi đời tôi, và thực tế đó là lý do tôi có mặt ở đây hôm nay. Khoảnh khắc đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách tôi nghĩ về nghệ thuật, thiết kế và kỹ thuật. Tôi may mắn lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ tài năng và đầy tình thương ở một trong những thành phố tuyệt vời nhất thế giới. Cha tôi, John Ferren, qua đời khi tôi chỉ mới 15 tuổi, ông là một nghệ sĩ có cả niềm đam mê và tay nghề điêu luyện. cũng giống như mẹ tôi, Rae. Ông là một trong những người thuộc trường phái biểu hiện trừu tượng của New York, cùng với các đồng nghiệp, ông đã đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại của Mỹ, và đóng góp vào việc thay đổi hệ tư tưởng Mỹ hướng đến quan điểm hiện đại trong thế kỷ 20. Chẳng là phi thường sao, so với hàng ngàn năm của nghệ thuật biểu hiện, thì nghệ thuật hiện đại, nói một cách so sánh, tuổi đời chỉ mới khoảng 15 phút thôi nhưng giờ đây nó đã phổ biến sâu rộng. Cũng như nhiều phát minh quan trọng khác, những ý tưởng căn bản đó không đòi hỏi công nghệ mới, mà là tư duy tươi mới và sự sẵn lòng thử nghiệm, cộng với sự kiên cường đối diện với chỉ trích và chối bỏ gần như của cả thế gian. Trong nhà của chúng tôi, nghệ thuật ở khắp mọi nơi. Nghệ thuật giống như oxy, bao quanh chúng tôi và cần cho sự sống. Khi tôi xem bố tôi vẽ, ông đã dạy tôi rằng nghệ thuật không phải là việc trang trí, mà là truyền đạt ý tưởng theo một cách khác, để có thể kết nối các thế giới của kiến thức và nhận biết. Trong môi trường giàu tính nghệ thuật này, bạn có thể cho rằng tôi có thể đã bị ép buộc đi theo truyền thống gia đình, nhưng không. Tôi đi theo con đường như hầu hết các đứa trẻ khác những kẻ được lập trình về mặt di truyền học để làm cho cha mẹ chúng phát điên. Tôi không hề có chút hứng thú trở thành một nghệ sĩ, chắc chắn không phải là một thợ vẽ. Cái tôi đam mê là điện tử và máy móc-- tháo rời ra, lắp thành cái mới, và làm cho chúng hoạt động. May thay, gia đình tôi cũng có người làm kỹ sư, và với cha mẹ tôi, họ là những hình mẫu đầu tiên. Đặc điểm chung mà họ đều có là làm việc hết sức chăm chỉ. Ông nội tôi là chủ sở hữu và vận hành một nhà máy sản xuất kệ tủ bếp bằng thép tấm ở Brooklyn. Vào cuối tuần, chúng tôi cùng đến phố Cortlandt đó là chợ đồ cũ điện tử và vô tuyến. Ở đó, chúng tôi khám phá hàng đống các đồ điện tử lỗi thời, và trả vài đô la mang những đồ quý giá về nhà như máy ngắm ném bom Norden, phụ tùng máy tính đèn điện tử đời đầu của IBM. Tôi thấy các đồ vật này đều hữu dụng và lôi cuốn. Tôi đã học về kỹ thuật và cách các thiết bị hoạt động, không phải ở trường mà là bằng cách tháo rời chúng và khám phá các thiết bị phức tạp đầy huyền hoặc này. Tôi đã làm việc này hàng giờ đồng hồ mỗi ngày, tất nhiên là tránh khỏi bị điện giật chết. Cuộc sống rất êm ả. Tuy nhiên, vào mỗi mùa hè, thật là buồn, các máy móc này bị bỏ lại phía sau khi tôi và cha mẹ tôi đi du lịch nước ngoài để khám phá lịch sử, các công trình nghệ thuật và thiết kế. Chúng tôi thăm bảo tàng và tòa nhà lịch sử nổi tiếng của cả Châu Âu và Trung Đông, nhưng để khuyến khích niềm đam mê ngày một phát triển của tôi về khoa học và công nghệ, họ đã thả tôi đến một số nơi như Bảo tàng Khoa học London, nơi mà tôi có thể một mình lang thang đây đó hàng giờ để tìm hiểu về lịch sử khoa học và công nghệ. Sau đó, khi tôi khoảng 9 tuổi, chúng tôi đến Rome. Vào một ngày hè oi bức, chúng tôi thăm một tòa nhà hình trống nhìn từ bên ngoài hoàn toàn không có gì thú vị. Bố tôi nói rằng nó được gọi là Pantheon, một ngôi đền của tất cả các vị thần. Nó trông không có gì đặc biệt khi nhìn từ bên ngoài, nhưng khi đi vào trong, tôi kinh ngạc ngay lập tức bởi ba điều: Điều đầu tiên, nó mát mẻ dễ chịu dù hơi nóng ngột ngạt bên ngoài. Cả tòa nhà rất tối, nguồn sáng suy nhất chiếu từ một cái lỗ lớn mở trên trần nhà. Cha tôi đã giải thích rằng đó không phải là cái lỗ để trống, mà nó được gọi là giếng trời, một con mắt nhìn lên thiên đàng. Và có điều gì đó ở đây, tôi không hiểu tại sao, chỉ cảm thấy đặc biệt. Khi chúng tôi đi vào giữa phòng, Tôi đã ngước nhìn lên thiên đàng xuyên qua giếng trời. Đây là thánh đường đầu tiên tôi từng đến cho phép một tầm nhìn không giới hạn giữa Chúa Trời và con người. Nhưng tôi tự hỏi, khi trời mưa thì sao? Cha tôi có thể đã gọi nó là một con mắt, nhưng nó thực ra là một cái lỗ lớn trên trần nhà. Tôi đã nhìn xuống và thấy các rãnh thoát nước các rãnh được khắc sâu vào sàn nhà bằng đá. Khi mắt tôi quen dần với bóng tối, Tôi đã có thể nhìn rõ các chi tiết trên sàn nhà và các bức tường xung quanh. Không có gì đặc biệt, cũng chỉ là các biểu tượng mà chúng tôi đã từng thấy khắp nơi ở Rome. Nhưng thực ra, nó trông giống Con đường Appian mà người bán đá cẩm thạch đã chỉ cho tôi cũng với cuốn sách hàng mẫu của anh ta, đã đưa nó cho Hadrian xem, và Hadrian nói, "Chúng ta sẽ lấy hết số này." (Cười) Nhưng trần nhà quả thật tuyệt vời. Nó giống như mái vòm Buckminster Fuller mà tôi đã thấy trước đây, và Bucky là một người bạn của cha tôi. Trần nhà có đường kính lớn - 142 ft (~43m) hiện đại, công nghệ cao và thật ấn tượng không hề tình cờ, đây chính xác cũng là chiều cao của nó. Tôi yêu nơi này. Một nơi rất đẹp, không giống nơi nào tôi thấy trước đó, tôi hỏi bố, "Nó được xây khi nào vậy bố?" Ông trả lời "Khoảng 2,000 năm trước." Và tôi nói, "Không, ý con hỏi cái mái ấy." Bạn thấy đấy, tôi tưởng đó là cái mái của thời hiện đại đã được đặt lên bởi vì mái nguyên thủy của nó đã bị phá hủy thời chiến tranh xa xưa. Bố tôi nói, "Đó là cái mái nguyên thủy đấy" Khoảnh khắc đó đã thay đổi đời tôi, và tôi có thể nhớ như in như thể mới hôm qua. Lần đầu tiên, tôi đã nhận ra người xưa đã rất thông minh từ 2,000 năm trước. (Cười) Điều này tôi chưa từng nghĩ đến. Ý tôi là các kim tự tháp ở Giza, mà chúng tôi đã ghé thăm năm ngoái và quả thật chúng rất ấn tượng với thiết kể đủ đẹp, nhưng hãy xem, nếu tôi có ngân sách không giớn hạn, 20 000 đến 40 000 nhân công, và 10 đến 20 năm, để cắt và kéo các khối đá qua các vùng quê, thì tôi cũng xây được kim tự tháp. Nhưng chỉ bằng lao động khổ sai người ta không thể xây nên mái vòm đền Pantheon, 2,000 năm trước đã thế, và ngày nay cũng vậy. Và thật tình cờ, ngôi đền này vẫn có vòm mái lớn nhất bằng bê tông không gia cố từng được xây. Để xây Pantheon cần có vài phép lạ. Tôi gọi đó là phép lạ, để muốn nói có những vấn đề về mặt kỹ thuật là hầu như bất khả, đây là những việc có rủi ro cao và có thể không thể nào hoàn thành tại thời điểm này, đương nhiên trong tay các ban thì sự thể sẽ khác. Ví dụ, đây là một số phép lạ về đền Pantheon. Để tạo nên một cấu trúc khả dĩ, người ta phải sáng chế ra loại bê tông siêu bền, và để chịu được sức nặng, người ta thay đổi mật độ của cố kết khi thi công từ dưới lên mái vòm. Để tạo độ vững và độ nhẹ, cấu trúc của mái vòm dùng 5 vòng mái, mỗi vòng có kích thước giảm dần, tạo khả năng phân bổ lực hài hòa cho thiết kế. Ở bên trong đền mát rượi bởi vì khối nhiệt khổng lồ của nó, đối lưu tự nhiên của luồng khí đi lên qua giếng trời, và hiệu ứng Venturi khi gió thổi qua nóc của tòa nhà. Tôi khám phá ra lần đầu tiên rằng bản thân ánh sáng có giá trị vô song. Luồng ánh sáng chiếu qua giếng trời vừa đẹp vừa dễ chịu, lần đầu tiên tôi nhận ra ta có thể thiết kế ánh sáng. Hơn nữa, tất cả các hình thức thiết kế, thiết kế trực quan, đều không phù hợp nếu không có ánh sáng, bởi vì không có ánh sáng, bạn không thể thấy thiết kế nào cả. Tôi cũng nhận ra rằng tôi không phải là người đầu tiên nhận ra nơi này thật là đặc biệt. Nó sống sót trước tác động của trọng lực, những kẻ man rợ, cướp bóc, phát triển, và tàn phá của thời gian; tôi tin đây là tòa nhà trường tồn bền nhất trong lịch sử. Phần lớn nhờ chuyến thăm này, tôi đã hiểu ra rằng, trái ngược với những điều học ở trường, thế giới nghệ thuật và thiết kế thực chất không phải là không tương thích với khoa học và kỹ thuật. Tôi đã nhận ra khi kết hợp chúng lại, bạn có thể tạo nên những cái tuyệt vời không thể nào thực hiện được trong cả hai lĩnh vực riêng rẽ. Nhưng ở trường học, với một vài ngoại lệ, hai lĩnh vực này được xem là hai thế giới riêng biệt, và hiện nay vẫn thế. Các thầy giáo của tôi nói rằng tôi cần phải nghiêm túc và tập trung vào một lĩnh vực này hoặc kia. Tuy nhiên, thúc ép tôi chuyên tâm chỉ vào một lĩnh vực làm tôi càng đề cao những nhân tài đa năng như Michelangelo, Leonardo da Vinci, Benjamin Franklin, những người đúng là đã làm những điều ngược lại. Điều này khiến tôi yêu thích và muốn trở thành con người của cả hai thế giới. Làm thế nào dự án Pantheon với tầm nhìn sáng tạo chưa từng có và phức tạp về mặt kỹ thuật đã trở thành hiện thực? Một ai đó, tự thân họ có lẽ là Hadrian cần một tầm nhìn sáng tạo, thông minh Họ cũng cần khả năng thuyết phục và lãnh đạo cần thiết để tập hợp kinh phí và tổ chức thực hiện, và sự tinh thông về khoa học và kỹ thuật với năng lực và bí quyết để thúc đẩy những thành tựu hiện có đi thậm chí xa hơn. Tôi tin rằng để sáng tạo nên những tác phẩm để đời này ta phải có ít nhất năm điều kì diệu. Vấn đề là dù cho bạn có tài năng tới đâu giàu có hay thông minh cỡ nào, bạn chỉ có được một đến một rưỡi điều kì diệu là cùng. Chỉ đến thế thôi. Đó là giới hạn. Và rồi bạn hết thời gian, hết tiền, hết nhiệt huyết, hết tất tần tật. Hãy nhớ, hầu hết mọi người không thể nghĩ là người ta có nổi thậm chí một trong những điều kỳ diệu về kỹ thuật này, và cần ít nhất năm điều để xây dựng công trình như Pantheon. Theo tôi, những người nhìn xa trông rộng hiếm thấy này có thể nghĩ thấu cả thế giới của nghệ thuật, thiết kế và kỹ thuật; họ có khả năng nhận biết khi nào những người khác hội đủ các điều kì diệu để mang mục tiêu đến gần tầm với. Nhờ có tầm nhìn rất rõ ràng, họ có cam đảm và quyết tâm để đưa ra những phép lạ còn lại và họ thường nắm lấy những điều người khác nghĩ là trở ngại không thể vượt qua và biến chúng nên những nét thành công đặc biệt. Hãy lấy giếng trời của Pantheon làm ví dụ. Bằng quyết tâm đưa nó vào thiết kế, nghĩa là bạn không thể dùng nhiều công nghệ đương thời đã được phát triển cho các mái vòm thời La Mã. Tuy nhiên, thay vì tận dụng kỹ thuật này và chỉ cần tính lại về trọng lượng và phân bổ ứng suất, họ cả gan đưa ra một thiết kế chỉ được thực hiện với một giếng trời lớn ở trên nóc. Công trình đã xong! thỏa mãn yêu cầu mỹ học, thiết kế để chiếu sáng, làm mát và mối liên lạc trực tiếp với bầu trời. Không tệ. Những người này không chỉ tin rằng có thể làm những điều không thể, mà phải làm cho được như thế. Ta hãy gác lại lịch sử cổ đại. Vậy đâu là những ví dụ hiện thời về những công trình kết hợp thiết kế sáng tạo với tiến bộ công nghệ tài tình để lại cho đời hàng ngàn năm sau? Vâng, đưa được con người lên mặt trăng là tài, và đưa được con người trở lại Trái đất cũng không hề tệ. Nói về một bước nhảy vọt khổng lồ: Thật khó tưởng tượng một thời khắc sâu sắc trong lịch sử loài người khi chúng ta lần đầu rời khỏi thế giới của mình để đặt chân vào một thế giới khác. Điều tiếp theo sau mặt trăng là gì? Người ta dễ nói rằng đền thờ của hôm nay là Internet, nhưng thực ra tôi nghĩ điều đó hoàn toàn sai, hoặc ít nhất chỉ là một phần của câu chuyện. Internet không phải là đền thờ Pantheon. Đúng hơn, nó giống như sự phát minh ra bê tông: quan trọng, và hoàn toàn cần thiết để xây đền Pantheon bền vững, nhưng hoàn toàn không đủ nếu chỉ có bê tông. Tuy nhiên, cũng như công nghệ bê tông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đền Pantheon các nhà thiết kế mới ngày nay sẽ sử dụng công nghệ Internet để tạo ra các khái niệm mới bền vững. Điện thoại thông minh là một ví dụ hoàn hảo. Rồi đa số mọi người trên hành tinh này sẽ có một cái, và ý tưởng kết nối mọi người với kiến thức và với nhau sẽ trụ lại. Bước tiếp theo là gì? Tiến bộ gì sắp xãy ra sánh được với Pantheon? Hãy nghĩ về điều này. Tôi không kể đến nhiều đột phá rất được hoan nghênh và kịch tính như chữa bệnh ung thư. Tại sao? Bởi Pantheons được dựng nên trên các vật thể vật chất được thiết kế, vật thể này tạo cảm hứng đơn giản qua việc nhìn và cảm nhận chúng, và sẽ tiếp tục như vậy mãi mãi. Nghệ thuật là một loại ngôn ngữ khác. Những đóng góp quan trọng kéo dài sự sống và giảm bớt đau đớn, tất nhiên là quan trọng và tuyệt vời, nhưng chúng chỉ là một phần liên tục của kiến thức và công nghệ tổng thể của chúng ta, giống như internet vậy thôi. Vậy điều tiếp theo là gì? Có lẽ trái với những gì là cảm tính tôi đoán đó là một ý tưởng nhìn xa trông rộng có từ cuối thập niên 1930 kể từ đó đã được hồi sinh qua từng thập kỉ: Đó là xe tự điều khiển. Trong khi bạn đang suy nghĩ, cho tôi giải lao một tí. Làm thế nào một phiên bản mơ mộng về kiểm soát hành trình có thể đứng vững được? Nhìn xem, phần lớn thế giới chúng ta được thiết kế xoay quanh đường sá và phương tiện. Đây là những điều thiết yếu dẫn đến thành công của Đế chế Roma như hệ thống đường cao tốc liên bang cho sự thịnh vượng và phát triển của nước Mỹ. Ngày nay, những con đường nối liền thế giới chúng ta chen chúc bởi xe hơi và xe tải tình trạng này về cơ bản vẫn không thay đổi trong 100 năm tới. Mặc dù có lẽ không rõ ràng hôm nay, nhưng xe tự điều khiển sẽ là công nghệ chính cho phép chúng ta tái thiết kế thành phố và nói rộng ra, tái thiết nền văn minh. Đây là lý do tại sao: Một khi xe tự điều khiển trở nên phổ biến, mỗi năm, những loại xe cộ này sẽ cứu được hàng chục ngàn mạng sống chỉ riêng ở Hoa Kỳ và cứu sống một triệu người trên toàn thế giới. Việc tiêu thụ năng lượng từ ô tô và ô nhiễm không khí sẽ giảm đi đáng kể. Việc tắc đường ở nội và ngoại vi các thành phố sẽ biến mất. Những loại xe này cho phép đưa ra những ý tưởng mới và hấp dẫn trong cách thiết kế thành phố, nơi làm việc và cách chúng ta sống. Chúng ta sẽ đến nơi muốn đến nhanh hơn và xã hội sẽ giành lại số lượng lớn sức sản xuất bị lãng phí khi ngồi trong các phương tiện giao thông ô nhiễm hiện nay. Nhưng tại sao là bây giờ? Tại sao ta nghĩ việc này đã sẵn sàng? Bởi vì trong 30 năm qua, những người không ở trong ngành công nghiệp ô tô đã tiêu tốn vô số tỉ đô để tạo ra những điều kì diệu cần thiết, nhưng với mục đích hoàn toàn khác. Nghiên cứu của dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA), các trường đại học, và các công ty ngoài ngành công nghiệp ô tô nhận thấy rằng nếu con người ta thông minh sáng suốt thì ngành công nghệ tự động có thể đã được khai triển xong xuôi.. Vậy thì 5 điều kỳ diệu cần cho ngành ô tô tự động là gì? Một, bạn cần biết bạn đang ở đâu và thời gian chính xác là gì Điều này được hệ thống GPS giải quyết chặt chẽ. Đó là Hệ thống Định Vị Toàn cầu, mà chính phủ Mỹ đã thiết lập. Bạn cần biết các con đường ở đâu, quy luật đi đường là gì và nơi bạn muốn đến. Nhu cầu khác nhau của hệ thống điều hướng cá nhân, các hệ thống điều hướng trong xe, và bản đồ dựa trên web đáp ứng nhu cầu này . Bạn cần có thông tin liên lạc gần như liên tục với mạng lưới điện toán hiệu suất cao và với những người lân cận khác để hiểu được ý định của họ. Công nghệ không dây đã phát triển cho thiết bị điện thoại, với một vài điều chỉnh nhỏ, là hoàn toàn phù hợp để giải quyết vấn đề này. Có thể bạn sẽ muốn bắt đầu với một số con đường bị hạn chế mà cả xã hội và giới luật sư đồng ý rằng chúng sẽ an toàn khi sử dụng cho mục đích này. Hãy bắt đầu với các làn HOV (làn đường cho xe công suất cao) và di chuyển từ đó. Nhưng cuối cùng, bạn cần nhận ra rằng con người, bảng hiệu, vật thể trên đường. Tầm nhìn của máy, cảm biến đặc biệt, và điện toán công suất cao có thể làm nhiều điều, nhưng hóa ra vẫn còn chưa đủ khi gia đình bạn đang ở trên xe. Thỉnh thoảng, con người cần để cho trực giác hoạt động bạn có thể thực sự phải đánh thức hành khách trên xe và hỏi họ cái ổ voi ở giữa đường là cái quái gì thế. Không quá tệ, nó cho chúng ta một cảm nhận về mục đích trong thế giới mới này. Ngoài ra, khi những tay lái đầu tiên giải thích cho chiếc xe đang bị bối rối rằng ổ voi lù lù ở ngã ba đường thực ra là một nhà hàng, và không sao, cứ tiếp tục lái, tất cả các xe khác trên mặt đất từ thời điểm này trở đi sẽ biết điều này. 5 điều kỳ diệu đã được kể ra gần hết, giờ đây bạn chỉ cần có một tầm nhìn sáng suốt về một thế giới tốt đẹp hơn với những chiếc xe tự điều khiển, những thiết kế đẹp mê hồn cùng nhiều tính năng mới, cộng với khá nhiều tiền và làm việc chăm chỉ để biến nó thành hiện thực. Thời điểm để bắt đầu chỉ một vài năm nữa, và tôi dự đoán rằng phương tiện tự điều khiển sẽ hoàn toàn thay đổi thế giới chúng ta qua vài thập kỉ tới. Tóm lại, tôi tin rằng chất hợp thành ngôi đền Pantheons tương lai đã ở đâu đó quanh đây, chỉ chờ người có tầm nhìn với kiến thức sâu rộng, những kỹ năng đa ngành, và niềm đam mê tột bật để hiệp một tất cả, và biến giấc mơ thành hiện thực. Nhưng những người như thế không tự nhiên mọc ra. Họ cần được nuôi dưỡng và khích lệ từ khi còn là những đứa trẻ. Chúng ta cần yêu thương và giúp đỡ họ để khám phá ra niềm đam mê của mình. Chúng ta cần động viên họ làm việc chăm chỉ và giúp họ hiểu rằng thất bại là một phần cần thiết để thành công, cũng như sự kiên trì vậy. Chúng ta cần giúp họ tìm ra hình mẫu của riêng họ, và cho họ sự tự tin để tin vào chính mình và để tìn rằng mọi sự đều có thể. và như ông tôi đã làm khi dẫn tôi đi mua đồ cũ và cũng như cha mẹ tôi đã làm khi họ dẫn tôi đến các bảo tàng khoa học chúng ta cần động viên họ tìm ra con đường đi của riêng mình, ngay cả khi con đường của họ rất khác với chúng ta. Nhưng có một lưu ý: chúng ta cũng cần định kỳ đưa họ ra khỏi những điều kì diệu hiện đại của mình như máy tính, điện thoại, máy tính bảng, máy trò chơi, và ti vi, hãy dẫn họ ra ngoài nắng để họ có thể cảm nhận được thiên nhiên và những kỳ quan thiết kế của thế giới, hành tinh và nền văn minh của chúng ta. Nếu chúng ta không làm vậy, thì bọn trẻ sẽ không hiểu được những điều quý giá kia là gì rằng tới một ngày nào đó chúng sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Chúng ta cũng cần chúng hiểu vài điều dường như vẫn không được đánh giá đúng mức trong thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, điều đó là nghệ thuật và thiết kế không phải là điều xa xỉ, cũng không phải không tương thích với khoa học và kỹ thuật. Chính nó là điều thiết yếu khiến chúng ta trở nên đặc biệt. Một ngày nào đó, nếu bạn có cơ hội, có lẽ bạn sẽ dẫn con mình đến thăm đền Pantheon, cũng như chúng tôi sẽ dẫn con gái mình là Kira, đến trải nghiệm trực tiếp sức mạnh của thiết kế đáng kinh ngạc này, được làm nên vào một ngày không có gì nổi bật tại Rome, đã trường tồn 2,000 năm vào tương lai để định hướng cho cuộc đời tôi. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Nếu bạn vẫn còn nhớ thập kỷ đầu của website thật sự rất trì trệ. Bạn có thể lên mạng, xem những trang web chúng được xây dựng bởi đội ngũ thuộc các tổ chức hay các cá nhân thành thạo về công nghệ lúc bấy giờ. Với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội những năm đầu thế kỷ 21, trang web đã hoàn toàn trở thành một nơi mà phần lớn nội dung tương tác được xây dựng bởi người dùng thông thường đó có thể là video trên Youtube, bài viết trên blog đánh giá sản phẩm hoặc những bài post. Nó cũng mang tính tương tác ngày một cao hơn, mọi người tương tác với nhau bình luận, chia sẻ chứ không đơn thuần là đọc. Facebook không phải nơi duy nhất nhưng lại phổ biến nhất, và những con số sau sẽ minh họa cho điều đó. Mỗi tháng FB có thêm 1,2 tỷ người dùng nghĩa là 1/2 số người dùng Internet toàn cầu đang sử dụng FB. Nơi này, cùng những trang khác cho phép con người tạo ra cá tính trên mạng mà không đòi hỏi nhiều kỹ xảo công nghệ và người ta hưởng ứng nó bằng cách đưa lên mạng lượng lớn thông tin cá nhân. Kết quả là chúng ta có được dữ liệu về hành vi, thiên hướng, nhân khẩu của hàng trăm triệu người, điều này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Là nhà khoa học máy tính, điều đó có nghĩa là tôi có thể xây dựng sản phẩm dự đoán đặc tính tiềm ẩn của bạn mà bạn không hề biết rằng mình là người đã chia sẻ thông tin đó. Bằng cách đó, chúng tôi cải thiện cách người ta tương tác online nhưng ứng dụng vì người dùng lại ít đi vấn đề là người dùng không thật sự hiểu kỹ thuật và cách chúng hoạt động, thậm chí nếu hiểu, họ cũng không điều khiển được chúng. Cho nên, tôi muốn nói với các bạn hôm nay một vài điều ta có thể làm để hiểu rõ về việc làm thế nào người dùng có thể lấy lại phần nào kiểm soát. Đây là công ty Target, tôi không chỉ để logo lên bụng bà bầu đáng thương này. Có thể bạn đã thấy mẩu chuyện này trên tạp chí Forbes kể về việc công ty Target gửi đến cô bé 15 tuổi này tờ rơi, quảng cáo và phiếu mua hàng cho bình sữa, tã giấy và nôi trẻ em 2 tuần trước khi cô nói với cha mẹ mình đang mang thai. Đúng vậy, người cha thật sự đã rất buồn. Ông nói: "Làm cách nào Target biết được con bé đang mang thai trước khi nó nói với cha mẹ cơ chứ?" Hóa ra là họ có được lịch sử mua sắm của hàng trăm ngàn khách hàng và họ tính toán cái được gọi là "chỉ số mang thai" không chỉ cho phép phát hiện phụ nữ mang thai mà còn biết được ngày sinh nở. Họ tính toán điều đó không dựa trên những gì trước mắt như việc cô ấy mua nôi hay quần áo trẻ sơ sinh mà là dựa vào việc cô ấy mua nhiều vitaminn hơn bình thường hay là mua một cái túi xách đủ to để đựng tã. Bản thân những món hàng ấy dường như cũng không nói lên được gì nhiều nhưng kiểu hành vi đó khi bạn đặt vào hoàn cảnh cụ thể của hàng ngàn người khác nó sẽ tiết lộ vài chuyện đằng sau đó. Đó là công việc mà chúng tôi đang làm, suy đoán về bạn trên truyền thông xã hội. Chúng tôi tìm kiếm những mẩu hành vi, một khi được phát hiện giữa hàng triệu người mọi chuyện sẽ được hé mở. Vì thế, trong phòng thí nghiệm cùng với đồng nghiệp chúng tôi đã phát triển các cơ chế suy đoán khá chính xác ví dụ như thiên hướng chính trị, tính cách, nhân phẩm, khuynh hướng tính dục tôn giáo, độ tuổi, trí thông minh. Ngoài ra, còn có: "Bạn tin người quen đến mức nào?" hay: "Quan hệ của bạn bền chặt đến đâu?" Chúng tôi có thể làm tốt nó. Xin nhắc lại, nó không xuất phát từ những thứ bạn cho là hiển nhiên. Ví dụ yêu thích của tôi là từ nghiên cứu này, được xuất bản năm nay trong tập san của Viện Hàn Lâm Quốc Gia. Bạn có thể tìm trên Google. Nghiên cứu dài 4 trang và dễ đọc. Những nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào lượt "Like" trên FB, và họ sẽ dùng nó để suy đoán những đặc điểm trên, cùng một số khác. Trong bài nghiên cứu, họ đưa ra 5 lượt like thể hiện rõ nét nhất chỉ số thông minh vượt trội. Một trong số đó là "like" trang về khoai tây chiên xoắn. (Cười) Khoai tây chiên xoắn rất ngon, nhưng việc bạn "Like" chúng không nhất thiết là bạn thông minh hơn người. Vậy nên, làm thế nào một trong những biểu hiện rõ nét nhất về trí thông minh lại là việc bấm "Like" trang này khi mà nội dung của nó hoàn toàn không liên quan gì đến đặc điểm suy đoán? Thật ra, phải xem xét rất nhiều lý thuyết cơ sở để hiểu được làm thế nào ta làm được điều này? Một trong số đó là lý thuyết xã hội học: "Sự đồng chất", nói rằng người ta thường kết bạn với người giống mình. Nếu thông mình, bạn thường chơi với người thông minh, Nếu trẻ, bạn thường kết bạn với người trẻ Lý thuyết này đã tồn tại hàng trăm năm nay. Chúng tôi cũng biết rất nhiều về cách mà thông tin lan rộng thông qua các mạng lưới. Hóa ra video lan truyền của Youtube, "Like" Facebook hay những thứ khác đều được lan truyền hệt như cách mà những mối nguy hại lan truyền trên mạng xã hội. Chúng tôi đã nghiên cứu trong thời gian dài và có được những hình mẫu giá trị. Bạn có thể gộp mọi thứ lại rồi từ từ nhận ra làm thế nào những điều tương tự có thể xảy ra. Vậy nên, nếu tôi đặt giả thuyết rằng một gã thông minh nào đó đã lập ra trang này hay một trong những người nhấn "Like" đầu tiên đã đạt điểm số cao. Họ nhấn "Like", rồi bạn bè họ thấy theo thuyết "Đồng chất", ta biết được anh ta có bạn thông minh nó lan truyền đến họ, một trong số đó bấm "Like" họ lại có bạn thông minh rồi thì nó lan truyền đến họ. Điều này được truyền đi qua mạng lưới đến một lượng lớn những người thông minh và bằng cách đó, hành động "Like" trang FB khoai tây xoắn sẽ biểu thị chỉ số thông minh cao không phải vì nội dung, mà vì chính hành động nhấn "Like" phản ánh đặc tính chung của người thực hiện. Khá phức tạp đúng không? Không dễ để có thể giải thích chuyện này cho một người bình thường thậm chí, nếu có thể, một người bình thường có thể làm gì được? Làm thế nào bạn biết được việc thích thứ gì đó biểu hiện một đặc tính cá nhân trong khi nó chẳng liên quan gì đến nội dung bạn thích? Người dùng mạng không có nhiều quyền hạn để quản lý việc sử dụng những dữ liệu này. Và một vấn đề thực sự đang phát sinh. Nên tôi cho rằng cần xem xét có một số hướng đi nếu muốn người dùng có thêm quyền hạn để quản lý vì không phải lúc nào nó cũng được dùng để phục vụ lợi ích của họ. Một ví dụ tôi thường đưa ra là nếu chán làm giảng viên tôi sẽ mở một công ty chuyên dự đoán đặc tính và những thứ như: bạn làm việc nhóm giỏi tới đâu, liệu bạn có dùng ma túy hay nghiện rượu. Chúng tôi biết cách dự đoán và sẽ bán các báo cáo đó cho công ty nhân sự và doanh nghiệp nào muốn thuê bạn. Hoàn toàn có thể làm được . Tôi có thể bắt đầu ngay ngày mai. Bạn sẽ không thể quản lý việc tôi muốn dùng dữ liệu của bạn. Với tôi, dường như đó là một vấn đề. Cho nên, một trong những hướng có thể chọn là Luật pháp. Xét trên một số phương diện, tôi nghĩ nó hiệu quả nhất nhưng vấn đề là liệu có cần phải làm thế. Khi quan sát quá trình đi vào hoạt động của nhà nước, tôi nghĩ khó có thể xảy ra việc hàng loạt đại biểu chịu ngồi xuống tìm hiểu và rồi tiến hành những cải cách quan trọng về luật sở hữu trí tuệ tại Mỹ để người dùng tự quản lý dữ liệu cá nhân. Ta có thể nhờ đến chính sách mà công ty truyền thông vẫn thường nói "Bạn sở hữu dữ liệu. Bạn có toàn quyền sử dụng." Vấn đề là mô hình doanh thu của những công ty này lại phụ thuộc vào việc chia sẻ hay khai thác dữ liệu người dùng. Đôi khi, ta nói trên Facebook người dùng không phải khách hàng mà chính là sản phẩm. Làm thế nào bắt một công ty nhượng lại quyền quản lý "tài sản" chính cho người dùng FB? Điều đó có thể xảy ra, nhưng sẽ không phải một sớm một chiều. Nên tôi nghĩ đến một hướng khác mà có lẽ sẽ hiệu quả hơn : khoa học. Chính khoa học đã giúp ta phát triển những bộ máy tính toán dữ liệu cá nhân này đầu tiên. Ta cũng cần phải làm một nghiên cứu tương tự nếu muốn xây dựng hệ thống nói cho người dùng rằng: "Đây là hiểm họa mà hành động của bạn tạo ra." Bằng việc "Like" các trang trên FB đến việc chia sẻ thông tin cá nhân nào đó, bạn đang giúp tôi nâng cao khả năng dự đoán liệu bạn có đang dùng ma túy hay hòa nhập được với nơi làm việc. Điều đó có thể ảnh hưởng đến việc mọi người chia sẻ thông tin hay giữ chúng cho riêng mình, hoặc đặt chế độ ẩn. Chúng ta có thể xét đến việc cho phép mã hóa dữ liệu được đăng tải, thông tin sẽ bị ẩn và không còn giá trị với những trang như FB hay dịch vụ của bên thứ ba nhưng nó sẽ lựa chọn người dùng nào sẽ có quyền đăng hay truy cập thông tin được đăng tải. Nghiên cứu này cực kỳ thú vị xét về phương diện tri thức các nhà khoa học sẽ hào hứng bắt tay thực hiện. Điều tạo cho chúng tôi thuận lợi trên phương diện pháp lý. Một trong những vấn đề thường được đề cập khi tôi bàn về việc này là: "Nếu mọi người bắt đầu giữ chúng cho riêng mình, những phương pháp cô thực hiện để dự đoán đặc tính của họ sẽ thất bại. Và tôi nói: "Với tôi đó là thành công." Vì là một nhà khoa học mục tiêu của tôi không phải là suy đoán thông tin người dùng, mà là cải thiện cách con người tương tác trên mạng. Đôi khi, nó dính đến việc phải suy đoán về họ, nhưng nếu người dùng không muốn tôi dùng những dữ liệu đó họ có quyền làm thế. Tôi muốn họ được biết và chấp thuận công cụ mà chúng tôi đang phát triển. Vậy nên, tôi cho rằng việc khuyến khích lĩnh vực này và ủng hộ các nhà nghiên cứu, những người muốn trả lại cho người dùng quyền kiểm soát, tách khỏi các công ty truyền thông đồng nghĩa với việc tiến về trước khi công cụ được phát triển và cải tiến, rằng sẽ có một thế hệ người dùng mạng được huấn luyện và tiếp sức, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng đó là con đường lý tưởng để tiến lên. Xin cảm ơn. Công việc của tôi tại Twitter là đảm bảo sự bảo mật người dùng, bảo vệ các quyền lợi và giữ an toàn cho họ, khỏi những người dùng khác và, đôi khi, là từ chính bản thân họ. Nói đến hệ thống Twitter. Vào tháng 1 năm 2009, chúng tôi thống kê được hơn 2 triệu tweets mới mỗi ngày Tháng 1 năm 2014, có hơn 500 triệu. 2 triệu tweets trong vòng chưa đầy 6 phút. Tăng những 24,900%. Ngày nay, hầu hết các hoạt động trên Twitter không gây tổn hại cho ai. Không có những rủi ro liên quan. Công việc của tôi là loại trừ và ngăn chặn nguy cơ. Nghe chừng rất đơn giản, phải không? Thậm chí cho là dễ, rằng tôi chỉ nói đến phần lớn các hoạt động vô hại trên Twitter. Vậy tại sao lại dành nhiều thời gian tìm kiếm nguy cơ tiềm tàng trong hoạt động vô hại này? Với quy mô của Twitter, xác suất chỉ là một phần 1 triệu tức 500 lần 1 ngày. Con số này tương tự các công ty khác cùng quy mô. Với chúng tôi, các trường hợp, các tình huống hiếm hoi hầu như không diễn ra này giống như những định mức. Cứ cho là 99.999% tweets không gây rủi ro hay đe dọa nào. Mọi người có thể đánh dấu những điểm du lịch như Rạn san hô trái tim ở Úc, hay tweet về buổi hòa nhạc mà họ tham dự, hay chia sẻ những bức ảnh về vật nuôi. Ngoài 99.999%, một phần trăm rất nhỏ các tweets còn lại vào khoảng 150,000 mỗi tháng. Tỷ lệ tuyệt đối này trở thành một thách thức. Điều gì khác làm cho vai trò của tôi trở nên khó khăn? Con người ta hay làm những điều kì quặc. (Cười) Còn tôi thì phải thống kê điều họ làm, nguyên nhân, và liệu rằng nó có gây rủi ro, vốn thường không chứa trong hoàn cảnh hay bối cảnh xung quanh. Tôi sẽ đưa ra vài ví dụ mà tôi từng gặp trong thời gian làm việc tại Twitter -- tất cả đều là ví dụ thực tiễn -- về những tình huống tưởng chừng không có gì , nhưng sự thực lại hoàn toàn khác hẳn. Chi tiết đã được thay đổi để bảo vệ người vô tội và đôi khi cả tội phạm. Chúng ta bắt đầu với những thứ đơn giản. ["Yo bitch"] Khi thấy 1 tweet như trên, bạn có thể nghĩ rằng, "Nghe như lăng mạ vậy." Sao bạn lại muốn nhận tin nhắn này: "Yo, bitch." Khi cố gắng tiếp cận xu hướng và cập nhật văn hóa, tôi biết rằng "yo, bitch" cũng là lời chào hỏi giữa bạn bè với nhau, cũng giống như trong "Breaking Bad". Thừa nhận rằng tôi không trông mong sẽ bắt gặp trường hợp sử dụng thứ 4. Thì ram nó cũng được sử dụng trên Twitter khi mà người ta trong vai những con chó. (Cười) Trên thực tế, trường hợp đó, không những không phải lăng mạ, mà còn là một lời chào hỏi kỹ cách. (cười) Do vậy, thật sự rất khó để khẳng định có hay không sự lăng mạ ẩn giấu trong nội dung. Hãy nhìn vào các thư rác. Dưới đây là ví dụ của một tài khoản gửi thư rác điển hình, gửi cùng một tin nhắn đến hàng nghìn người. Cái này được giả lập bằng tài khoản của tôi, ta thấy các tài khoản lúc nào cũng gửi đi tin nhắn. Không rắc rối lắm. Chúng ta tự động đình chỉ tài khoản thực hiện các hành vi kiểu này. Vẫn tồn tại một vài ngoại lệ. Các tin nhắn có thể là một thông báo đăng ký tham gia Trạm vũ trụ quốc tế bởi bạn muốn ra ngoài và quan sát không gian. Bạn sẽ không có cơ hội nếu chúng tôi đình chỉ nhầm tài khoản vì nghĩ đó là thư rác. Ổn thôi. Liều hơn nữa nhé. Trở lại với tài khoản của tôi, và các hành vi điển hình này. Bây giờ là gửi tin nhắn và liên kết. Đây thường là dấu hiệu của lừa đảo, ai đó cố ăn cắp thông tin tài khoản của người khác bằng cách hướng dẫn họ vào một trang web. Rõ ràng không phải là điều tốt đẹp. Chúng tôi muốn đình chỉ tài khoản thực hiện các hành vi kiểu này. Vậy tại sao lại liều hơn cho khoản này? Vâng, một người đứng ngoài cuộc biểu tình ghi lại cảnh một cảnh sát đánh đập một người biểu tình không bạo lực cố gắng cho thế giới biết điều đang xảy ra. Chúng tôi không muốn mạo hiểm giữ im lặng cho bài phát biểu quan trọng này bằng cách phân vào nhóm thư rác và đình chỉ nó. Chúng tôi phải đánh giá hàng trăm thông số về hành vi của tài khoản, sau đó, thậm chí, chúng tôi có thể sai và phải đánh giá lại. Bây giờ, những thách thức mà tôi phải vượt qua không hẳn là dự đoán mà còn là bảo vệ thiết kế trước những điều không ngờ. Đây không chỉ là vấn đề của riêng tôi, của twitter; mà là vấn đề cho bạn cho bất kì ai tạo ra thứ mà bạn nghĩ sẽ bất ngờ và khiến người khác làm những điều bất ngờ. Vậy, tôi sẽ làm gì? Tôi dừng lại và suy nghĩ, liệu những điều này có thể trở thành sai lầm khủng khiếp? Tôi hình dung ra bi kịch. Thật là khó. Hàng chuỗi mâu thuẫn trong nhận thức vốn có giống như khi đọc lời thề đám cưới hay thỏa thuận tiền hôn nhân. (Cười) Nhưng bạn sẽ vẫn phải làm điều đó, đặc biệt là khi bạn có 500 triệu tweets mỗi ngày. Ý tôi là gì khi nói "vẽ ra bi kịch" Tôi cố gắng nghĩ bằng mọi cách một bức hình con mèo hiền lành vô hại có thể dẫn đến cái chết, và cần làm gì để ngăn cản điều này. Trong ví dụ tiếp theo, điều gì xảy ra đây. Chú mèo của tôi, Eli Chúng tôi muốn cho người dùng khả năng thêm hình ảnh vào tweet của mình. Trăm nghe không bằng mắt thấy. Mà bạn chỉ có thể viết 140 kí tự. Thêm 1 bức hình vào tweet, nhìn xem có bao nhiêu là nội dung. Nhiều điều tuyệt vời có thể làm bằng cách thêm hình vào tweet. Công việc của tôi không phải là nghĩ đến chúng mà là nghĩ đến những mối nguy. Bằng cách nào bức hình này có thể dẫn tới cái chết? Đây là một khả năng. Có nhiều thứ hơn là bức hình con mèo. Các dữ kiện địa lý. Khi chụp hình bằng điện thoại thông minh hay camera kỹ thuật số, có rất nhiều thông tin đi kèm được lưu giữ cùng bức ảnh. Những bức ảnh này cũng hàm chứa điều tương đương, rất đặc trưng. Gần như chắc chắn rằng, không ai có thể theo dõi và làm hại tôi chỉ dựa vào thông số đi kèm với bức hình con mèo mà tôi tải lên, nhưng tôi bắt đầu giả định điều tồi tệ nhất. Đó là lí do, khi đưa ảnh lên Twitter, chúng tôi quyết định tách dữ liệu địa lý ra. (Vỗ tay) Nếu bắt đầu bằng các giả định xấu nhất và truy ngược lại, tôi có thể chắc chắn rằng sự bảo vệ là dành cho tất cả các trường hợp. Cho rằng tôi dành ngày đêm tưởng tượng ra điều tệ nhất có thế xảy đến Không ngạc nhiên nếu thế giới quan của tôi ảm đạm. (Cười) Không. Phần lớn các phản ứng mà tôi thấy và thấy rất nhiều, tin tôi đi rất tích cực mọi người cần sự giúp đỡ hay liên kết hoặc chia sẻ thông tin. Chỉ một số trong chúng ta làm việc với hệ thống, bảo đảm sự an toàn cho người dùng, chúng ta phải giả định những điều tệ nhất bởi vì xác suất một trong 1 triệu thì không phải là nhỏ. Xin cảm ơn. (Vổ tay) Nhìn sâu vào bên trong thế giới tự nhiên qua ống kính phóng đại của khoa học, các nhà thiết kế đúc kết được những nguyên tắc, quy trình và vật liệu để hình thành nền tảng cơ bản nhất của các phương pháp thiết kế. Từ những cấu trúc tổng hợp tương đồng với những vật liệu sinh học, đến những phương thức điện toán mô phỏng quy trình thần kinh, thiên nhiên dẫn lối cho ngành thiết kế. Thiết kế cũng đang dẫn dắt tự nhiên. Trong các lĩnh vực di truyền học, dược phẩm tái tạo và sinh học tổng hợp, các nhà thiết kế đang phát triển những công nghệ đột phá, chưa hề được tìm thấy hoặc dự đoán trong thiên nhiên. Ngành sinh kỹ thuật tìm tương đồng giữa sinh học và thiết kế. Như các bạn thấy, đôi chân của tôi là sản phẩm sinh kỹ thuật. Hôm nay, tôi sẽ kể câu chuyện về sự hợp nhất người và máy sinh kỹ thuật, về cách máy điện cơ được gắn vào cơ thể, và được cấy ghép trong cơ thể chúng bắt đầu xóa khoảng cách giữa cái không thể và điều có thể, giữa giới hạn và tiềm năng của con người. Ngành sinh kỹ thuật cho tôi thể trạng hiện tại. Vào năm 1982, hai chân của tôi bị cắt bỏ do bị phỏng lạnh, trong một tai nạn leo núi. Vào lúc đó, tôi không nghĩ cơ thể tôi bị tàn phế. Tôi lý luận rằng con người có thể không bao giờ bị "tàn phế." Mà chỉ vì công nghệ còn bị trục trặc, công nghệ chưa hoàn thiện. Ý tưởng đơn giản nhưng mạnh mẽ này như là lời kêu gọi tổng động viên, để phát triển công nghệ nhằm loại bỏ tình trạng tàn tật của tôi, và sự khuyết tật của những người khác. Tôi bắt đầu thiết kế đôi chân chuyên biệt này cho phép tôi trở lại thế giới của môn leo núi đá và núi băng. Tôi nhanh chóng nhận ra phần nhân tạo của cơ thể rất uyển chuyển; có thể mang bất kỳ hình dạng nào, và có bất kỳ chức năng nào, như một tờ giấy trắng để tôi tha hồ vẽ những cấu trúc có thể còn vượt xa khả năng sinh học. Tôi tự đổi được chiều cao. Tôi có thể lùn xuống còn mét rưỡi hay cao lên nếu thích. (cười) Khi tôi cảm thấy tự ti, bị lép vế, tôi lại đẩy mình cao lên, (Cười) nhưng khi tôi cảm thấy tự tin và dễ chịu, Tôi sẽ giảm chiều cao xuống một nấc, để cho đối thủ có hy vọng. (Cười) (Vỗ tay) Bàn chân nhỏ, mảnh cho phép tôi leo theo những khe nứt của đá dốc, mà chân người không thể lèn vào được, và bàn chân có mấu nhọn cho phép tôi leo lên những vách băng dựng đứng, mà không hề thấy mỏi ở cơ chân. Nhờ tiến bộ công nghệ, tôi trở lại với môn thể thao của tôi, mạnh hơn và tốt hơn. Công nghệ đã loại bỏ tình trạng tàn tật của tôi, và cho tôi năng lực leo núi mới. Khi còn trẻ, tôi đã mơ về một thế giới tương lai ở đó công nghệ tiến bộ có thể loại bỏ mọi khuyết tật, một thế giới mà việc cấy ghép thần kinh làm người mù được sáng mắt. Một thế giới mà người bại liệt có thể đi lại, nhờ khung máy nâng cơ thể. Buồn thay, vì công nghệ chưa hoàn thiện, nên người tàn tật vẫn còn khắp nơi. Người đàn ông này bị mất ba chi. Như là một minh chứng cho công nghệ hiện nay, ông ấy bước ra khỏi xe lăn, nhưng ta cần làm máy sinh kỹ thuật tốt hơn để ngày kia khôi phục hoàn toàn một người có mức thương tật đến mức này. Tại phòng thí nghiệm MIT Media, chúng tôi lập Trung tâm kỹ sinh siêu cấp. Nhiệm vụ của trung tâm là phát triển khoa học nền tảng và khả năng công nghệ để hoàn thiện máy sinh kỹ thuật, mô phỏng tái tạo khả năng bị thươg tổn của não và cơ thể người trên phạm vi rộng. Hôm nay, tôi cho bạn biết chân tôi vận hành thế nào, chúng làm việc ra sao, như là một minh họa thuyết phục cho thành công của trung tâm. Tối hôm qua, tôi đã cạo lông chân rồi, vì tôi biết hôm nay sẽ phải khoe chúng ra. (Cười) Thiết bị mô phỏng sinh học kế thừa kỹ thuật tương tác siêu cấp. Có 3 tương tác siêu cấu trong đôi chân mô phỏng của tôi: tương tác cơ khí, giúp các chi gắn nối với phần cơ thể; tương tác động học, giúp chúng chuyển động được như cơ và xương; và tương tác điện tử, giúp chúng kết nối với hệ thần kinh. Tôi sẽ bắt đầu với giao diện cơ khí. Trong phần thiết kế, chúng tôi vẫn không biết làm sao để gắn kết thiết bị với cơ thể. Thật lạ, ngày nay, một trong những công nghệ lâu đời và thuần thục nhất là kỹ thuật làm giày, thế mà ta vẫn bị giộp chân. Sao lại thế? Ta thật sự không biết cách kết nối một đồ vật vào cơ thể. Đây là thiết kế đẹp như thơ của giáo sư Neri Oxman tại MIT Media Lap, cho thấy thay đổi không gian của trở kháng trong khung đỡ, được thể hiện bằng màu khác nhau trong mẫu in 3D này. Hãy tưởng tượng trong tương lai quần áo sẽ cứng hoặc mềm mại đúng ý để tăng hỗ trợ bảo vệ và độ linh hoạt, và không tạo cảm giác khó chịu. Hai chân sinh kỹ thuật của tôi được gắn với phần cơ thể thông qua lớp da tổng hợp có độ cứng thay đổi, tạo thành lớp đệm mô phỏng các động lực sinh học dưới da. Để tạo được lớp đệm này, chúng tôi trước hết làm mô hình toán của đôi chân sinh học của tôi. Để hoàn thiện, chúng tôi đã dùng công cụ hình ảnh như máy MRI, để quan sát bên trong cơ thể, để hình dung ra hình dạng và vị trí của những mô khác nhau. Chúng tôi cũng dùng công cụ robot, ở đây là một vòng dẫn động 14 nhánh quay quanh chi sinh học. Đầu dẫn động đọc bề mặt của chi, đo hình dạng của nó lúc không co, rồi ấn vào các mô để đo khả năng thích ứng tại mỗi điểm của mô. Chúng tôi kết hợp hình ảnh với dữ liệu nhận được để xây dựng một mô phỏng toán học của chi sinh học của tôi, hình bên trái. Bạn có thấy nhiều điểm và nút? Ở mỗi nút, có một màu để diễn tả mức phản ứng của mô. Rồi chúng tôi chuyển mô hình toán học thành mẫu thiết kế da tổng hợp, như hình bên phải. Và chúng tôi tìm được trường hợp tối ưu: nơi mà phần cơ thể cứng thì da tổng hợp phải mềm, nơi mà phần cơ thể mềm thì da tổng hợp cứng, và sự đối ứng này được áp dụng cho tất cả bề mặt thích ứng của mô. Với hình mẫu này, chúng tôi đã sản xuất những chi thoải mái nhất mà tôi từng được mang. Rõ ràng trong tương lai, quần áo, giày dép, dụng cụ nâng, các bộ phận giả, sẽ không còn được thiết kế và sản xuất thủ công, mà được sản xuất từ hệ thống dây chuyền điều khiển bằng dữ liệu. Lúc đó, giày của chúng ta sẽ không còn làm phồng chân. Chúng tôi cũng đang đưa vật liệu cảm ứng và thông minh vào trong da tổng hợp. Vật liệu này được chế tạo bởi Viện nghiên cứu SRI, California. Dưới hiệu ứng tĩnh điện, da này thay đổi độ cứng. Khi điện áp bằng 0, da sẽ mềm lại, nó mềm như giấy. Nhưng khi nhấn nút, nối điện, nó trở nên cứng như một tấm bảng. (Tiếng gõ) Chúng tôi đưa chất liệu này vào lớp da tổng hợp chỗ gắn kết phần chân giả với phần cơ thể sống của tôi. Khi tôi bước, nó không nối điện. Mặt tiếp nối mềm và nới lỏng. Nhưng khi nhấn nút, nối điện, nói trở nên cứng, nó cho phép tôi điều khiển được chân sinh kỹ thuật. Chúng tôi cũng làm khung đỡ ngoài. Khung này có thể trở nên cứng hoặc mềm vừa đúng cho vùng cần thiết của quá trình chạy bộ, để bảo vệ khớp xương khỏi bị tác động mạnh và thoái hóa. Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ mang khung xương ngoài trong những hoạt động phổ biến như chạy bộ. Tiếp đến là tương tác động học. Làm thế nào chân của tôi cử động được như thật? Ở MIT Lab, chúng tôi nghiên cứu cách người bình thường đứng, đi và chạy. Các cơ đang làm gì, và được điều khiển bởi tủy sống thế nào? Kiến thức cơ bản này là nền cho chúng tôi chế tạo. Mắt cá, đầu gối và khớp hông đang được thiết kế. Chúng tôi xây dựng những bộ phận cơ thể từ số không. Chi sinh kỹ thuật tôi đang mang được gọi là BiOMs. Chúng được làm riêng cho gần 1.000 bệnh nhân, 400 trong số đó là thương binh Mỹ. Nó hoạt động thế nào? Khi chạm gót, với điều khiển của máy tính, hệ thống điều chỉnh độ cứng, để làm giảm độ sốc của chi trên mặt đất. Khi cả bàn chân chạm đất, chi sẽ tạo mô men xoắn và lực đẩy để nâng người vào thế bước tới, giống cách hoạt động của cơ ở bắp chân. Lực đẩy mô phỏng sinh kỹ thuật này rất quan trọng đối với bệnh nhân. Bên trái, bạn thấy thiết bị sinh kỹ thuật được một quý bà mang, bên phải, một thiết bị thường cũng được chính quý bà này mang, thiết bị thụ động này không mô phỏng được chức năng của cơ, không có chức năng này bà ta không làm được việc mà người thường làm được: đi lên xuống cầu thang trong nhà. Sinh kỹ thuật cũng tạo động tác điền kinh khéo léo lạ thường. Đây là một quý ông đang chạy trên một đường đá. Đó là Steve Martin... Không phải anh Steve diễn viên đầu, người bị mất đôi chân trong một vụ nổ bom ở Afghanistan. Chúng tôi cũng thiết kế cấu trúc khung đỡ theo cùng nguyên tắc để tạo nên chi sinh kỹ thuật này. Người đàn ông này không có thương tật ở chân, cũng không có khuyết tật gì. Ông ấy có thể trạng bình thường, những khung đỡ đang hỗ trợ cơ - tạo những mô men và nguồn truyền động, nên cơ bắp của người này không cần tạo mô-men lực nữa. Đây là khung trợ lực đầu tiên trong lịch sử có thể giúp con người bước đi. Nó hạn chế đáng kể năng lượng từ quá trình trao đổi chất. Nó rất hiệu quả trong việc trợ lực, khi một người mạnh khỏe mang máy này trong 40 phút rồi lấy ra, thì đôi chân sinh học của anh ta cảm thấy nặng nề và vụng về một cách buồn cười. Chúng ta đang bắt đầu thời kỳ máy hỗ trợ gắn vào người nó sẽ làm ta mạnh mẽ hơn nhanh hơn và hiệu quả hơn. Về tương tác điện tử : Làm thế nào các chi giả của tôi liên lạc với hệ thần kinh? Điện cực được gắn ở chi bị cụt của tôi để đo xung điện của các cơ. Xung điện này truyền đến chi ghép, nên khi tôi tưởng tượng lệnh để cử động chi đã mất, thì chi rô bốt sẽ theo những lệnh này để cử động. Sơ đồ này chỉ ra cách thức cơ bản chi sinh kỹ thuật được điều khiển. Vậy chúng tôi mô phỏng chi bị mất, và ghi nhận những phản xạ, những cách thức các phản xạ của tủy sống đang điều khiển các cơ. Các thông tin này được nhúng vào các con chíp của chi sinh kỹ thuật. Rồi chúng tôi điều chỉnh độ nhạy của các phản ứng, độ nhạy của phản xạ tủy sống với tín hiệu thần kinh, nên khi tôi thả lỏng các cơ trong phần chi bị cụt, tôi sẽ có rất ít mô men lực, nhưng khi căng cơ càng mạnh thì các mô men càng lớn, và thậm chí tôi chạy được. Đó là minh họa đầu tiên của quy trình chạy theo lệnh của nơ ron. Thật tuyệt vời. (Vỗ tay) Chúng tôi muốn tiến xa hơn. Chúng tôi muốn xóa khoảng cách giữa con người và các chi sinh kỹ thuật. Chúng tôi thử nghiệm để nối dài mạng thần kinh, các dây thần kinh bị cụt, thông qua mạng các kênh hoặc vi kênh. Ở phía kia của kênh, dây thần kinh nối với các tế bào, tế bào da và tế bào cơ. Trên các kênh vận động, ta có thể cảm nhận cách thức người này muốn di chuyển. Thông tin này có thể được gửi qua mạng không dây đến chi sinh kỹ thuật, rồi đến [thông tin cảm giác] trên chi sinh kỹ thuật có thể được biến đổi thành những kích thích trong kênh liền kề, tức kênh cảm giác. Vậy khi hệ thống này được phát triển đầy đủ và cài đặt cho con người dùng, thì những người này cũng như tôi sẽ có không chỉ chân giả tổng hợp có thể di chuyển như chân bằng da thịt, mà còn có được cảm giác như da và xương. Video này cho thấy Lisa Mallette, không lâu sau khi được gắn 2 chân sinh kỹ thuật. Thật sự, sinh kỹ thuật làm nên những khác biệt lớn trong đời của con người. (Video) Lisa Mallette: Ôi trời ơi. LM : Trời ơi, tôi không thể tin được! (Video) (Cười) LM: Giống y như là tôi có ại cái chân thật ấy! Giọng nữ : Giờ đừng chạy nhé. Giọng nam: giờ hãy quay lại, và làm như đang đi bộ lên dốc, nhưng hãy nâng từ gót đến ngón, như là bạn muốn bước lên mặt sàn cao hơn. Hãy cố bước thẳng lên đồi. LM: Ôi trời ơi. Giọng nam: Nó đẩy bạn nhỉ? LM: Vâng, tôi thậm chí.. tôi không diễn tả được. Nam: Nó đang đẩy bạn lên. Hugh Herr: Tuần tới, tôi sẽ đến thăm trung tâm... Xin cảm ơn, cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Tuần tới tôi sẽ đến thăm Trung tâm Chăm sóc và Dịch vụ Hỗ trợ y tế, CMS Và tôi sẽ cố gắng thuyết phục CMS tài trợ cho chương trình ngôn ngữ lập trình và giá cả, để các bệnh nhân có thể tiếp cận công nghệ này. (vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Mặc dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng hơn một nửa dân số thế giới phải chịu một số tình trạng kém về trí tuệ, cảm xúc, cảm giác hay vận động, bởi vì công nghệ còn kém, nên thường là cái khó bó cái khôn làm chất lượng cuộc sống thấp hơn. Mức độ cơ bản của chức năng sinh lý nên được ghi nhận trong quyền con người. Mỗi người nên có quyền được sống một cuộc sống không tàn tật nếu họ có nguyện vọng, họ có quyền sống cuộc sống không bị trầm cảm nặng; quyền được nhìn được thấy người thân yêu, trong trường hợp họ bị mù; hoặc quyền được đi lại và nhảy múa, trong trường hợp họ bị bại liệt hay bị cụt. Trong xã hội, chúng ta có thể đạt được những quyền con người này, nếu chúng ta chấp nhận đề xuất rằng con người không bị tàn tật. Một người không bao giờ bị tàn phế. Chỉ có môi trường, công nghệ của chúng ta bị hỏng và kém cỏi. Con người không nên chấp nhận giới hạn nhưng phải vượt qua khuyết tật thông qua tiến bộ công nghệ. Thật vậy, với những tiến bộ cơ bản của ngành sinh kỹ thuật trong thế kỷ này, chúng ta sẽ thiết lập nền tảng công nghệ để nâng cao tầm với cảm nhận con người, và chúng ta sẽ chữa lành sự tàn tật. Tôi xin phép được kết thúc bằng một câu chuyện, một câu chuyện đẹp. Câu chuyện về Adrianne Haslet-Davis. Adrianne bị mất chân trái trong vụ đánh bom khủng bố Boston. Tôi gặp Adrianne trong bức ảnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Spaulding. Adrianne là một vũ công khiêu vũ cổ điển. Adrianne thở và sống với khiêu vũ. Đó là cách cô ấy thể hiện bản thân, là hình thức nghệ thuật của cô. Cô ấy bị mất chân tại vụ khủng bố ở Boston, cô ấy muốn trở lại sàn khiêu vũ. Sau khi gặp cô ấy và lái xe về nhà, Tôi nghĩ, tôi là giáo sư tại MIT. Tôi có kiến thức và khả năng. Hãy làm cho cô ấy một chân, để cô ấy quay trở lại sống cuộc sống khiêu vũ. Tôi tập hợp những nhà khoa học và chuyên gia ở MIT về chi giả, về robot, về trí tuệ nhân tạo và sinh kỹ thuật, qua hơn 200 ngày làm việc, chúng tôi đã nghiên cứu khiêu vũ. Chúng tôi mời các vũ công có đôi chân bình thường, và nghiên cứu cách họ chuyển động, nghiên cứu lực họ tác động lên sàn nhảy, chúng tôi thu thập dữ liệu đó, và đưa ra nguyên lý cơ bản của khiêu vũ, khả năng phản xạ khi khiêu vũ, và chúng tôi đưa công nghệ thông minh đó vào chi sinh kỹ thuật. Nghành sinh kỹ thuật không chỉ làm cho con người mạnh hơn và nhanh hơn. Cảm xúc, tính nhân bản của ta còn được hàm chứa trong các thiết bị điện cơ. Vụ nổ bom khủng bố ở Boston kéo dài 3,5 giây. Trong 3,5 giây, bọn tội phạm hèn hạ đã đẩy Adrianne ra khỏi sàn khiêu vũ. Trong 200 ngày, chúng tôi đưa cô ấy trở lại. Chúng ta sẽ không khiếp sợ, đầu hàng, không bị chinh phục, đè bẹp hay cúi đầu trước hành vi bạo lực. (Vỗ tay) Quý vị thân mến, cho phép tôi được giới thiệu Adrianne Haslet-Davis, biểu diễn đầu tiên của cô ấy sau vụ tấn công. Cô ấy sẽ khiêu vũ cùng Christian Lightner. (Vỗ tay) (Nhạc: "Ring my bell", Enrique Iglesias trình diễn) (Vỗ tay) Xin giới thiệu với quý vị thành viên của nhóm nghiên cứu, Elliott Rouse và Nathan Villagaray-Carski. xin mời Elliott và Nathan. (vỗ tay) Kính thưa quý vị: Lịch sử của âm nhạc và truyền hình trên Mạng chỉ trong 3 phút. Sự pha trộn của TED. Là TEDley. ♫ 9 giờ tối chủ nhật ♫ ♫ Cửa hàng bán đĩa đã đóng của ♫ ♫ Vì vậy tôi đốt cả cửa hàng nhạc iTunes ♫ ♫ Và rồi tôi cảm thấy tốt hơn ♫ ♫ Tôi biết Steve Jobs sẽ tìm cho tôi giai điệu ♫ ♫ Chỉ với 1 đôla nhưng vẫn hay ♫ ♫ Tôi có thể ghi tên bài hát và lấy lại tên cho album này ♫ ♫ Khi đang mặc PJs và vớ ♫ ♫ Bán cho tôi 1 bài hát, bạn là người của âm nhạc ♫ ♫ iPod của tôi còn tới 10 hợp đồng diễn nữa ♫ ♫ Tất nhiên chúng tôi thích sự đồng nhất hơn ♫ ♫ Nhưng Steve lại muốn làm cả 1 show diễn ♫ ♫ Tôi nghe rằng Desperate Housewises đã làm rất tốt tối qua♫ ♫ Nhưng tôi lại có không muốn dối lừa ♫ ♫ Nên khi tôi ăn xong, tôi nghĩ , "Chẳng gì là to tát" ♫ ♫ Tối nay tôi sẽ coi nó trên ipod ♫ ♫ Và tất cả những network sẽ tham gia♫ ♫ 2 đôla 1 show mà không cần quảng cáo♫ ♫ Nó là cách kinh doanh ai cũng muốn thử ♫ ♫ Nhưng chỉ mỗi Steve Jobs dám làm ♫ ♫ Họ nói chúng ta trẻ nên không coi TV ♫ ♫ Và họ nói chúng ta chỉ biết Internet ♫ ♫ Nhưng điều đó không đúng, họ sai rồi ♫ ♫ Thấy không, những bài diễn thuyết chỉ dài 2 phút ♫ ♫ hey ♫ ♫ Tôi có Youtube ♫ ♫ Tôi có Youtube ♫ Và bây giờ, kính thưa quý vị .. hãy tưởng nhớ đến Hiệp hội Công nghiệp ghi âm của Mỹ, là RIAA! ♫ Chàng trai trẻ, chúng ta cùng lướt nét ♫ ♫ Và rồi, chàng trai trẻ, bạn tải xuống 1 bài hát ♫ ♫ Và rồi, 1 người ngu ngốc đã copy nó vào ipod của bạn ♫ ♫ Và bạn nhận được 1 cuộc điệnoíhoại nói ...♫ ♫ Bạn đã bị kiện bởi Hiệp hội R-I-A-A ♫ ♫ Bạn đã bị tóm cổ bởi R-I-A-A ♫ ♫ Luật sư bọn họ nói bạn đã gây tội ♫ ♫ Và tốt nhất là đừng phạm lỗi lần nữa ♫ ♫ Họ đã mất hết tâm trí khi làm tại RIAA ♫ ♫ Công lý là vô ích tại RIAA ♫ ♫ Bạn đang tước quyền của các bạn nhạc ♫ ♫ Bạn đang học cách đánh cắp ♫ ♫ Bạn không thể làm những gì bạn nghĩ ♫ ♫ Doanh thu bán CD giảm hằng năm ♫ ♫ Họ không phải tham lam, chỉ là run rẩy vì sợ hãi ♫ ♫ Đúng vậy, giả sự sự kết thúc đang đến ♫ ♫ Và chúng ta tải hết nhạc của họ ♫ ♫ Đúng rồi, nó sẽ làm RIAA tức điên ♫ ♫ Không còn đĩa nào từ RIAA nữa ♫ ♫ Thật là 1 cách tốt để làm bạn ♫ ♫ Đó là kế hoạch chúng ta phải thắng ♫ ♫ Tất cả mọi khách hàng bị bỏ tù ♫ ♫ Vậy đâu còn ai cho RIAA nữa? ♫ ♫ Còn ai để chọc tức RIAA nữa? ♫ ♫ Có thể là huýt sáo 1 giai điệu ♫ ♫ Có thể là hát thầm 1 bài hát ♫ ♫ Và có thể nói móc họ trong bài hát ♫ Một con chip, một nhà thơ, và một cậu bé. Khoảng 20 năm về trước, Tháng sáu, 1994, khi Intel thông báo có một lỗi trong lõi chip Pentium. Sâu trong mã nguồn của thuật toán SRT để tính thương số trung gian cần thiết cho phần thập phân của phép chia Tôi không biết thế nghĩa gì, nhưng đó là điều Wikipedia giải thích - có một chỗ hỏng và lỗi nghĩa là có khả năng nào đó kết quả phép tính sẽ sai, và xác suất là một phần 360 tỷ Intel cho biết trung bình, bảng tính cứ 27.000 năm sẽ bị sai một lần. Họ không nghĩ đó là đáng kể, nhưng dư luận trong hãng lại nổi giận. Cộng đồng trong hãng, các chuyên viên, nói rằng phải sửa lỗi này. Họ sẽ không khoanh tay đứng nhìn Intel đưa cho họ những con chip đó. Bởi vậy đã có một cuộc cách mạng khắp thế giới. Mọi người tuần hành để yêu cầu-- okay, cũng không thật chính xác là như vậy-- nhưng họ đã đứng dậy và yêu cầu Intel sửa lỗi đó. Intel đã chi 475 triệu đô la để thay thế hàng triệu chip để sửa lỗi đó. Vậy là xã hội chúng ta đã chi hàng tỷ đô la để sửa chữa một vấn đề có xác suất xảy ra chỉ một phần 360 tỷ Thứ hai, một nhà thơ. Đây là Martin Niemöller. Bạn biết thơ của anh ta. Vào đỉnh cao của thời kì Đức Quốc Xã anh ta bắt đầu đọc đi đọc lại câu này "Trước tiên, họ đến bắt những người cộng sản và tôi không làm gì, không lên tiếng, vì tôi không phải cộng sản, Rồi họ đến bắt những người theo chủ nghĩa xã hội. Rồi họ đến bắt những người hoạt động công đoàn. Rồi họ đến bắt người Do Thái. Và rồi họ đến bắt tôi. Chẳng còn ai để bảo vệ tôi nữa cả." Niemöller mang đến một sự sâu sắc nào đó. Đây là sự sâu sắc từ cốt lõi của trí thông minh. Chúng ta có thể gọi là căn cứ Nó là một dạng phép thử nào đó: Bạn có nhận ra mối đe dọa tiềm ẩn và phản ứng? Bạn có thể cứu bản thân, hay đồng loại ? Kiến rất giỏi về việc này. Bò, không giỏi lắm. Bạn có thấy dấu hiệu Bạn có thấy dấu hiệu, và rồi nhận biết và hành động kịp thời? Đấy là điều thứ hai. Thứ ba, một cậu bé. Đây là bạn của tôi, Aaron Swartz. Cậu ta là bạn của Tim. và là bạn của nhiều khán giả đang ngồi đây, và 7 năm trước, Aaron đến hỏi tôi một câu hỏi. Chỉ trước buổi nói chuyện đầu tiên tại TED của tôi. Thật tự hào. Tôi nói với anh ta về bài nói "Luật pháp bóp nghẹt sự sáng tạo" Aaron nhìn tôi hơi thiếu kiên nhẫn, rồi anh ấy nói "Vậy anh dự định giải quyết vấn này như thế nào?" Chính sách bản quyền và chính sách Internet anh dự định giải quyết nó như thế nào trong khi vẫn còn tham nhũng trong bộ máy chính quyền? Tôi cảm thấy hơi thất vọng. Anh ta đã không chia vui với tôi. Tôi nói: "Anh biết đấy, Aaron, đó không phải lĩnh vực của tôi." Anh ấy hỏi, "Ý anh là về học thuật, đó không phải lĩnh vực của anh?" Tôi bảo, "Ờ, về học thuật, không phải." "Vậy với tư cách của một công dân? Với tư cách một công dân." Đó là cách của Aaron. Cậu ta không nói, chỉ hỏi thôi. Nhưng câu hỏi của cậu nói rõ như những cái ôm hồi 4 tuổi của tôi. Cậu ta nói với tôi: "Anh phải có bằng chứng Anh phải nắm được thực chất, vì có một lỗi trong bộ máy điều hành của nền dân chủ này, và đây không phải một lỗi với xác suất một phần 360 tỷ khi xã hôi dân chủ của chúng ta đưa ra quyết định. Mà là mỗi lần, trên mỗi một vấn đề quan trọng. Chúng ta phải chấm dứt tình trạng trì trệ của cái xã hội chính trị này. Phải chấp nhận nó, và hóa ra, từ đó là "thái độ loài kiến" - đó là những gì Internet cho tôi, từ đó nghĩa là thái độ đáng trọng của loài KIẾN cái giúp chúng ta nhận ra lỗi này, cứu đồng loại và cứu chế độ dân chủ Nếu bạn biết Aaron Swartz, bạn biết rằng chúng ta đã mất cậu ấy chỉ một năm trước. Khoảng 6 tuần trước khi tôi có một buổi nói chuyện TED Talk, và tôi đã rất biết ơn Chris vì đã hỏi mời tôi nói buổi TED talk này, không phải vì tôi đã có cơ hội để nói chuyện với bạn, mặc dù điều đó tuyệt vời, nhưng vì nó kéo tôi ra khỏi sự trầm cảm bất thường. Tôi không thể nào tả hết nổi buồn. Bởi vì tôi phải tập trung. Tôi đã phải tập trung, tôi đã định nói gì với các bạn ? Việc này đã cứu tôi. Nhưng sau sự phấn khích, sức mạnh đã tới từ cộng đồng này, Tôi bắt đầu mong muốn tìm ra một cách ít khô khan, ít học thuật hơn, để giải quyết vấn đề, vấn đề mà tôi đã nói. Chúng tôi bắt đầu tập trung vào New Hampshire làm mục tiêu của sự chuyển dịch chính trị này, bởi vì cái chính là New Hampshire là nơi cực kì quan trọng. Có một nhóm người, được gọi là quân khởi nghĩa New Hampshire bắt đầu nói về cách mà chúng ta tạo nên vấn đề của sự tham nhũng trung tâm vào năm 2016? Nhưng đó là một vĩ nhân khác nằm trong sự tưởng tượng của tôi, một người phụ nữ tên Doris Haddock, ( tức Granny D. ) Tháng 1, năm 1999, 15 năm trước. ở tuổi 88, Granny D bắt đầu đi bộ. Bà ấy đi từ Los Angeles đến thủ đô Washington, với một tấm bản trên ngực ghi là "chiến dịch tái thiết kinh tế " Mười tám tháng sau, ở tuổi 90, bà tới Washington, có hàng trăm người đi theo, bao gồm nhiều nghị sĩ, đang ở trong xe và đã lái xe ra khỏi thành phố hàng dặm để đi bộ với bà. (Cười) Bây giờ, tôi chẳng có 13 tháng để đi bộ xuyên quốc gia Tôi có 3 con , chúng không thích đi bộ, và vợ tôi, hóa ra, vẫn ghét đi bộ khi không có tôi ở đó vì lý do bí ẩn, nên đây không phải sự lựa chọn, nhưng câu hỏi mà tôi đã hỏi, chúng ta có thể làm khác Granny D một tẹo? Không phải đi bộ 3.200 dặm mà 185 dặm xuyên qua New Hampshire vào tháng 1? Vì vậy, vào tháng 11, ngày tưởng nhớ cái chết của Aaron, chúng tôi bắt đầu chuyến đi bộ và kết thúc vào 24 tháng 1, ngày Granny D được sinh ra. Tổng cộng có 200 người tham gia chuyến đi bộ này, khi chúng tôi đi từ đầu đến cuối New Hampshire để nói về vấn đề này. Và những gì làm tôi giật mình, điều gì đó mà tôi hoàn toàn không nghĩ đến là sự đam mê và sự giận dữ giữa những người tham gia khi chúng tôi nói về vấn đề này. Chúng tôi đã làm cuộc khảo sát cho thấy 96 % người Mỹ cho rằng việc quan trọng là giảm sự ảnh hưởng của tiền trong chính trị. Bây giờ, những nhà chính trị và nhà phê bình nói với bạn, chúng tôi không thể làm gì với vấn đề này, người Mỹ không quan tâm về điều đó, nhưng có một lý do là 91% người Mỹ nghĩ rằng chúng ta không thể làm gì với vấn đề này. Và chênh lệch là 96 và 91 đã giải thích cho sự cam chịu chế độ chính trị. Ý tôi là, sau tất cả, ít nhất là 96% chúng ta muốn bay như siêu nhân nhưng ít nhất 91% chúng ta lại tin rằng chúng ta không thể, chúng ta không nhảy ra khỏi nhà lầu mỗi lần chúng ta muốn bay. Đó vì chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, và cũng như vậy đối với cuộc tái thiết này. Nhưng khi bạn cho họ một tia hy vọng, bạn bắt đầu đập tan ý nghĩ " việc đó là không thể ". Như Harvey Milk đã nói, nếu bạn cho họ hy vọng, bạn cho họ cơ hội, một cách nghĩ rằng việc thay đổi là có khả thi. Hy Vọng. Và hy vọng là một điều mà chúng ta là bạn của Aaron, đã làm anh ta thất vọng, vì chúng ta đã khiến cậu ta mất hy vọng. Tôi yêu cậu ấy như con trai tôi. Nhưng chúng ta đã làm cậu ta thất vọng, Và tôi yêu đất nước của tôi, và tôi sẽ không ngừng lại. Tôi sẽ không thất bại. Hy vọng đó - chúng ta sẽ giữ nó, và chúng ta sẽ chiến đấu vì nó, cho dù cuộc chiến này trông có vẻ bất khả thi. Làm gì tiếp đây? Vâng, có 200 người tuần hành, năm tới, sẽ là 1.000 ở lộ trình khác một cuộc tuần hành vào tháng 1 và gặp nhau ở Concord để ăn mừng cho hoạt động này, và năm 2016, trước thời gian bầu cử, sẽ có 10.000 người tham gia tuần hành qua bang này gặp nhau ở Concord để ăn mừng hoạt động này. Và khi chúng ta tuần hành, mọi người khắp nơi trên đất nước nói rằng, "Chúng ta có thể tuần hành giống như vậy ở bang của chúng ta không?" Như vậy chúng ta tạo ra một tuyên ngôn gọi là G.D Walkers, nghĩa là, người bộ hành Granny D, và người bộ hành Granny D đi vòng quanh đất nước sẽ tuần hành cho cuộc tái thiết. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai, trong cuộc tuần hành này, một trong những nhà sáng lập Thunderclap, David Cascino, đã đi với chúng tôi, và anh ta hỏi , "Chúng ta có thể làm gì ?" Và như vậy họ đã xây dựng một diễn đàn, mà chúng tôi đang công bố hôm nay, cho phép chúng ta kéo các cử tri gần nhau hơn những người góp ý vào cuộc tái thiết. Bất kể bạn đang ở đâu, trong New Hampshire hay ngoài New Hampshire, bạn có thể đăng kí và được thông báo trực tiếp những ứng cử viên của vấn đề này đang ở đâu nên bạn có thể quyết định bầu cho ai đảm nhiệm chức vụ mà sẽ biến điều khả thi trở thành hiện thực. Và cuối cùng, điều thứ ba, cái khó nhất. Chúng ta trong thời đại của Super PAC. Thực ra, hôm qua, Merriam thông báo rằng Marriam - Webster sẽ đưa Super Pac vào từ điển. Bây giờ nó chính thức có mặt trong từ điển. Vào ngày 1 tháng 5 - Ngày Quốc tế lao động, chúng ta sẽ làm một phép thử Chúng ta sẽ phát động những gì chúng ta nghĩ về Super PAC ( Siêu Ủy ban hoạt động chính trị) để kết thúc tất cả các Super PAC. Và cách cơ bản của công việc là cái này. Vào năm ngoái, chúng tôi đã làm việc với nhà phân tích và chuyên gia chính trị để tính toán mất bao nhiêu chi phí để thắng đủ số phiếu bầu trong Nghị viện Hoa Kỳ để làm cuộc tái thiết diễn ra ? Con số là gì ? nửa tỷ ? 1 tỷ ? Con số là gì ? Cho dù con số là gì , chúng ta sẽ quyên góp kiểu đại chúng vì bạn không thể dùng công ty huy động vốn đại chúng cho việc chính trị nhưng dù sao, quyên góp, kiểu như bắt đầu chiến dịch từ dưới lên nơi mọi người quyên góp vài đô la để đạt được mục tiêu đầy tham vọng, và khi đã đạt được những mục tiêu đó, chúng tôi sẽ quay lại người đã góp tiền lớn và nhờ họ đóng góp để chúng ta có thể tổ chức những Super PAC cần thiết để chiến thắng vấn đề này, để thay đổi cách tiền ảnh hưởng đến chính trị, ngày 8 tháng 11 khi tôi nhận ra hôm qua là ngày Aaron đáng lẽ đã tròn 30 tuổi, vào ngày 8 tháng 11, chúng tôi ăn mừng 218 đại biểu trong Nhà Trắng, và 60 nghị sĩ ở trong Nghị Viện những người đã cam kết với ý tưởng về vấn đề căn bản của cuộc tái thiết. Hôm qua, chúng tôi đã nghe về những điều ước. Đây là điều ước của tôi. Cầu mong cho 1 người, Cầu mong cho ý tưởng của một cậu bé nhằm gắn kết một quốc gia đằng sau một ý tưởng quan trọng rằng chúng ta là một dân tộc chúng ta là những người đã được chính quyền hứa hẹn một chính quyền được hứa sẽ chỉ vì con người, chỉ con người mà thôi mà như Medison đã nói, không phải người giàu hơn người nghèo. Cầu cho một người Và cầu cho bạn, cầu cho bạn tham gia vào phong trào này không phải vì bạn là chính trị gia không bởi vì bạn là chuyên gia, không phải vì đây là lĩnh vực của bạn, nhưng bởi vì nếu bạn là, bạn là một công dân. Aaron đã hỏi tôi như thế. Và tôi cũng vừa hỏi các bạn câu hỏi trên. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Thế giới mặc định con người của bạn nhưng bạn mới là người hiểu rõ nhất bản thân mình và câu hỏi đó luôn thôi thúc trong tim : Bạn sẽ trở thành như thế nào? Tôi có thể là người duy nhất như thế, nhưng tôi không đơn độc, hoàn toàn không đơn độc. Khi trở thành một người mẫu thời trang, tôi nghĩ là tôi đã đạt giấc mơ của mình giấc mơ của tôi từ khi còn là một đứa trẻ. Vẻ ngoài của tôi cuối cùng cũng đã trở về đúng với con người bên trong. Vì vài lý do, tôi sẽ trở lại vấn đề này sau, khi xem bức ảnh này, tôi nghĩ rằng, "Geena, mày làm được rồi đấy" mày đã làm được mày đã đạt được ước mơ rồi đấy". Nhưng tháng 10 vừa rồi, tôi nhận ra đó chỉ mới là khởi đầu. Tất cả chúng ta được đặt trong những chiếc hộp có tên gia đình, tín ngưỡng, xã hội, quá khứ, hay chính cơ thể của mình. Vài người trong chúng ta đủ dũng cảm để thoát khỏi sự ràng buộc, vượt qua giới hạn của màu da hay đức tin của những người xung quanh. Những con người ấy luôn thách thức những giá trị cố hữu, những cái mà người ta cho là có thể chấp nhận. Trường hợp của tôi, 9 năm trước, vài người hàng xóm, vài người bạn, đồng nghiệp, thậm chí công ty quản lý, không biết về quá khứ của tôi. Và tôi đã công khai với họ. Khi sinh ra, tôi là một cậu bé theo hình dạng của bộ phận sinh dục. Tôi vẫn còn nhớ khi lên 5 tôi đi quanh nhà ở Philippines, đội áo thun lên đầu. Và mẹ tôi hỏi, "Sao lúc nào con cũng đội áo lên đầu thế?" Tôi trả lời: "Mẹ à, đây là tóc của con. Con là con gái." Lúc ấy, tôi đã biết mình là ai. Giới tính luôn được coi là một sự thật, không thể thay đổi được, nhưng ngày nay, ta biết rằng, nó đã trở nên linh động, phức tạp và bí ẩn hơn. Trước những thành công của bản thân, tôi chưa bao giờ đủ dũng cảm kể câu chuyện của mình, không phải bởi vì tôi đã sai, nhưng bởi vì cách mà thế giới xung quanh đối xử với những người muốn thoát khỏi sự ràng buộc. Mỗi ngày, tôi cảm thấy hạnh phúc vì được là phụ nữ. Tôi có cha, mẹ và gia đình những người chấp nhận con người thật của tôi. Nhiều người không may mắn như thế Có những truyền thống lâu đời trong nền văn hóa châu Á cổ vũ cho những bí ẩn hay biến đổi của giới tính. Một Bồ tát từ bi. Một nữ thần Hindu, nữ thần hijra Khi tôi lên 8, Tôi tham dự một lễ hội ở Philippines tôn vinh những điều huyền bí. Tôi ở trên sân khấu, và một người phụ nữ xinh đẹp bước đến trước mặt tôi, vào cái khoảnh khắc ấy, có cái gì đó trỗi dậy trong tôi : Tôi muốn trở thành một phụ nữ như thế. Khi 15 tuổi, tôi vẫn ăn mặc như một đứa con trai. Tôi gặp một phụ nữ tên T.L. Cô ấy là quản lý của một cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển đổi giới tính. Đêm đó, cô ấy hỏi tôi, "Sao em không tham gia cuộc thi này?" Cô ấy thuyết phục tôi rằng nếu tôi tham gia cô ấy sẽ lo liệu chi phí đăng ký, và trang phục, Và đêm đó, Tôi đã chiến thắng cuộc thi áo tắm và trang phục dạ hội và trở thành Á hậu 2 trong hơn 40 thí sinh tham gia. Khoảnh khắc đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi được giới thiệu đến thế giới của những cuộc thi sắc đẹp. Sẽ không có nhiều người nói với bạn rằng công việc đầu tiên của họ là hoa hậu của người chuyển đổi giới tính, nhưng tôi đã làm điều đó. Cho nên, từ 15 đến 17 tuổi, tôi tham gia từ những cuộc thi uy tín nhất đến những cuộc thi ở thùng xe tải, theo đúng nghĩa đen hay đôi khi là ở lề đường cạnh đồng lúa, và ở Philippines, khi trời mưa mưa rất nhiều, những người tổ chức phải di chuyển vào trong nhà của ai đó. Tôi dần quen với lòng tốt của những người lạ xung quanh nhất là khi đi đến những vùng xa xôi ở Philippines. Nhưng điều quan trọng nhất là tôi gặp được những người bạn tốt. Năm 2001, mẹ tôi, chuyển đến San Francisco, bà gọi về và bảo tôi rằng thẻ xanh của tôi đã được chấp thuận, tôi có thể chuyển đến Mỹ. Tôi phản đối. Tôi nói với mẹ, "Mẹ, con đang vui mà. Con ở đây với bạn bè con, Con thích du lịch, trở thành một nữ hoàng sắc đẹp." Nhưng, sau đó 2 tuần, mẹ tôi lại gọi, bà ấy nói, "Con có biết là nếu chuyển đến Mỹ con có thể thay đổi tên và giới tính?" Đó là tất cả những gì mà tôi hằng mong ước. Mẹ tôi cũng đề nghị đặt 2 chữ E khi đánh vần tên của tôi. Bà ấy cũng đã đi cùng tôi đến buổi phẫu thuật ở Thái Lan khi tôi 19 tuổi. Thật là thú vị khi mà ở một vài nơi xa xôi tại Thái Lan, họ có thế thực hiện những cuộc phẫu thuật với độ tinh vi, an toàn và chuẩn xác cao. Cùng lúc đó ở Mỹ, bạn phải thực hiện phẫu thuật trước khi có thể thay đổi tên và giới tính. Cho nên vào năm 2001, tôi chuyển đến San Francisco, và khi nhìn vào tấm bằng lái xe của mình ở California với cái tên Geena và giới tính là nữ. Nó là một khoảnh khắc kỳ diệu. Đối với vài người, chứng minh thư là để được phép lái xe hay thậm chí chỉ để được uống rượu, nhưng với tôi, đó là giấy chứng nhận được sống, để cảm thấy mình được tôn trọng. Nỗi sợ của tôi tan biến. Tôi cảm thấy mình có thể chinh phục giấc mơ của mình chuyển tới New York và trở thành một người mẫu. Nhiều người không may mắn như vậy. Một trong số đó là người phụ nữ tên Ayla Nettles. Đó là một cô gái trẻ đến từ New York người dũng cảm sống thật với chính mình, nhưng lòng hận thù đã giết chết cô ấy. Hầu hết trong cộng đồng của tôi, đó là sự thật vẫn còn tồn tại. Tỉ lệ tự sát trong cộng đồng của chúng ta cao hơn 9 lần so với mặt bằng chung. Vào mỗi ngày 20 tháng 11, chúng tôi tổ chức một buổi cầu nguyện khắp toàn cầu để tưởng nhớ những người chuyển đổi giới tính. Tôi đứng tại sân khấu này bởi vì đó là một câu chuyện dài về những người dám đứng lên chống lại sự bất công. Đó là Marsha P. Johnson và Sylvia Rivera. Ngày hôm nay, tại thời điểm này, tôi được công khai giới tính. Tôi không thể chỉ sống thật cho riêng mình. Tôi muốn nỗ lực hết mình để giúp người khác sống thật với chính họ, mà không phải cảm thấy xấu hổ hay khủng hoảng. Tôi ở đây, công khai để một ngày nào đó, sẽ không bao giờ cần đến ngày cầu nguyện 20 tháng 11 nữa. Sự thật sâu trong tôi cho phép tôi chấp nhận con người của mình. Các bạn cũng như thế phải không? Chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Kathryn Schulz: Geena, một câu hỏi cho bạn. Bạn sẽ nói gì với các bậc cha mẹ, xa hơn nữa, là bạn bè, gia đình, hay bất cứ ai đang tìm cách đối diện với một đứa trẻ hay người nào đó gặp khó khăn về giới tính của mình. bạn sẽ nói gì với những người trong gia đình của họ để giúp những người này cảm thấy thoải mái, quan tâm và đối xử tử tế với những người đó? Geena Rocero: Tôi rất may mắn. Có được sự ủng hộ từ mẹ tôi, và gia đình đó là sự hỗ trợ rất mạnh mẽ. Mỗi khi tư vấn cho những phụ nữ chuyển giới, và khi họ gọi cho tôi kể rằng cha mẹ họ không chấp nhận điều này, Tôi sẽ gọi mẹ: "Mẹ có thể nói chuyện với cô này không?" Và đôi khi, nó có hiệu quả, đôi khi không, cho nên... việc xác định giới tính là vấn đề cốt lõi của chúng ta, phải không? Chúng ta được mặc định giới tinh ngay từ lúc sinh ra, cho nên điều mà tôi cố gắng làm là tạo ra những cuộc đối thoại rằng đôi khi giới tính hiện tại cũng không hoàn toàn đúng, cần có một khoảng trống cho phép con người tự xác định lại chính bản thân mình, và chúng ta cần những cuộc đối thoại như vậy với cha mẹ, bạn bè. Cuộc đấu tranh của người chuyển giới, chỉ mới bắt đầu, so với cuộc đấu tranh về đồng tính. Còn nhiều việc cần phải lảm. Sẽ cần có nhiều sự thấu hiểu. Sẽ có nhiều sự tò mò và nhiều câu hỏi, và tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ trở thành đồng minh của tôi. KS: Cảm ơn. Rất tuyệt. GR: Cảm ơn. (Vỗ tay) Daffodil Hudson: A lô.. Vâng, tôi đây ạ. Sao ạ? À vâng, vâng, vâng, vâng, tất nhiên tôi đồng ý. Xin nhắc lại giùm là vào ngày nào? Bút. Bút. Bút. Từ ngày 17/3 đến 21/3. Được rồi ạ, tuyệt lắm. Cảm ơn. Cộng sự phòng lab: Ai gọi vậy? DH: TED gọi. Cộng sự: TED là ai? DH: Tôi phải đi chuẩn bị đây. ["Đứng diễn thuyết: Một vở nhạc kịch"] (Âm nhạc) ["Bài diễn thuyết của tôi"] ♪ Chần chừ ♪ Chú mày nghĩ sao? (Chuông cửa) Tôi giúp gì được nào? (Nhạc) Huấn luyện viên 1: ♪ Nào sửa soạn lên sân khấu ♪ ♪ Giờ là khi tỏa sáng ♪ ♪ Nếu bạn muốn thành công ♪ ♪ Bạn phải rất dụng công. ♪ HLV 2: ♪ Trình chiếu thì xấu quá ♪ ♪ nhưng ý tưởng thì hay ♪ ♪ khi chuẩn bị thế này ♪ ♪ chúng tôi sẽ giúp cô định hình bài thuyết trình TED của chính mình ♪ HLV 3: ♪ Ai cũng biết về biến đổi khí hậu đấy ♪ ♪ nhưng cô sẽ nói điều gì mới mẻ đây? ♪ ♪ HLV 1: Khi đã tìm được trọng tâm ♪ ♪ câu chuyện sẽ hiện dần lên, ra tấm ra món. ♪ HLV 2: ♪ Chớ có thêu dệt điều gì ♪ ♪ nói huyên thuyên trên sân khấu ♪ ♪ không chúng tôi chẳng dám đâu đăng bài nói lên trang mạng ♪ Cả đội: ♪ Cùng nhau chúng tôi sẽ giúp cô tạo bài diễn thuyết của mình trên TED ♪ (Âm nhạc) HLV 1: Sẵn sàng tập lại lần nữa chưa? DH: Ngay giờ ư? Phụ rạp: Sẵn sàng. DH: ♪ Làm sao nhớ hết đây! ♪ ♪Khi bấm điều khiển, nó có chịu chạy?♪ ♪ Sao nỗi kinh khủng này cứ ở trước tôi đây? ♪ ♪ Tôi sợ quá đi thôi ♪ ♪ Ngất trên sân khấu mất! ♪ ♪ Giời ạ, sao lại mặc váy xanh! ♪ Cả đội: ♪ Hãy bắt đầu! ♪ HLV 1: ♪ Thật ngọt ngào tựa Brené Brown. ♪ Cả đội: ♪ Hãy nói nào! ♪ HLV 2: ♪ Hãy hài hước như Ken Robinson. ♪ Cả đội: ♪ Hãy vào chuyện! ♪ HLV 3: ♪ Hãy tự nhiên như Reggie Watts ♪ Cả đội: ♪ Và cầm theo cây gậy như Jill Bolte Taylor. ♪ DH: ♪ Thời gian tôi đã cạn rồi. Đồng hồ đã báo hết giờ. ♪ ♪ Giờ tôi phải nói nhanh hơn. Ai nghe có hiểu tôi không. ♪ ♪ Thật căng như dây đàn khi phải đăng đàn trên TED. ♪ Cả đội: ♪ Đừng nản. Luyện tập. Cô cừ lắm. ♪ ♪ Chúng tôi sẽ sửa các lỗi của cô. ♪ Cả đội: ♪ Hãy nói nào! ♪ DH: ♪ Tôi sẽ hoành tráng như Amy Cuddy. ♪ Cả đội: ♪ Hãy vào chuyện ♪ DH: ♪ Tôi sẽ hào hứng như Liz Gilbert. ♪ Cả đội: ♪ Hãy bắt đầu! ♪ DH: ♪ Tôi sẽ năng nổ như Hansn Rosling ♪ ♪ và thả con muỗi ra ♪ ♪ giống như Bill Gates ♪ HLV 2: ♪ Tôi sẽ giúp cô dựng bài nói của mình trên TED ♪ ♪ một bài diễn thuyết TED của chính cô ♪ ♪ một bài nói chuyện TED của chính cô ♪ ♪ một thuyết trình trên TED của chính cô ♪ ♪Giúp cô làm nên TED Talk của chính mình♪ (Vỗ tay) ["Chương trình do nhân viên của TED và các bạn bè thực hiện"] (Âm nhạc) Nếu bạn nhìn kỹ bầu trời ban đêm, bạn sẽ thấy những vì sao, và nếu nhìn xa hơn, bạn sẽ nhìn thấy nhiều sao hơn, và xa hơn là những thiên hà, xa hơn nữa lại là nhiều thiên hà hơn. Nhưng nếu tiếp tục nhìn ra xa thật xa nữa, dần dần bạn sẽ chẳng thấy gì trong một lúc nào đó, và rồi cuối cùng, mọi thứ mờ nhạt, ánh hào quang mờ nhạt dần, và đó là ánh hào quang của Big Bang. Ngày nay, Big Bang được biết đến như là thời kỳ đầu của vũ trụ, khi mọi thứ ta nhìn thấy trên bầu trời đêm tụ lại thành một khối cực kỳ nhỏ, cực kỳ nóng, cực kỳ đặc, và cũng từ đó bùng nổ ra tất cả những thứ ta nhìn thấy. Bây giờ, chúng tôi đã phác hoạ được bản đồ của ánh hào quang đó với độ chính xác cao, và khi nói "chúng tôi". tôi đang nói tới những người khác không phải tôi. Chúng tôi đã vẽ bản đồ của ánh hào quang đó với độ chính xác ngoạn mục, và một tin sốc về nó là nó hoàn toàn thống nhất. 14 tỉ năm ánh sáng này và 14 tỉ năm ánh sáng kia đều có cùng một nhiệt độ. Giờ đây, đó là 13 tỉ năm ánh sáng từ vụ nổ Big Bang đó, và nó đang nhạt dần và lạnh đi. Nó giờ còn 2.7 độ. Nhưng không hẳn chính xác là 2.7 độ. Nó chỉ có 2.7 độ của mười phần triệu. Ở bên này thì nóng hơn một chút, còn ở bên này thì lạnh hơn, và đó là điều cực kỳ quan trọng với mọi người ở trong căn phòng này, bởi vì ở nơi mà nhiệt độ nóng hơn, sẽ có ít "chất liệu" hơn, và ở nơi có ít "chất liệu" hơn, ta có thiên hà và những dải thiên hà và các siêu thiên hà và tất cả các cấu trúc mà bạn nhìn thấy trong vũ trụ. Và những thứ nhỏ, thật nhỏ, không đồng nhất, 20 phần triệu, được hình thành bởi những rung lắc cơ học lượng tử khi mà vũ trụ sơ khai đang được kéo giãn ra trên toàn bộ kích thước của vũ trụ. Điều đó thật ngoạn mục, và đó không phải những thứ mà họ tìm thấy vào thứ hai; những thứ họ thấy vào thứ hai thì tuyệt hơn. Và đây là những gì họ thấy vào thứ hai: Hãy tưởng tượng bạn có một cái chuông, và bạn dùng một cái búa gõ vào nó. Chuyện gì sẽ xảy ra? Nó rung. Và nếu bạn chờ thêm một tí, nó rung nhỏ dần, nhỏ dần và nhỏ dần, cho tới khi bạn không còn cảm thấy gì nữa. Vũ trụ khi mới được khai sinh như một khối cực kỳ đặc, giống như kim loại nhưng đặc hơn rất nhiều, và nếu bạn tác động lực vào nó, nó sẽ rung, nhưng nó sẽ rung theo cấu trúc của không gian và thời gian của chính nó, và cái búa sẽ là vật lý lượng tử. Những gì ta thấy vào thứ hai là bằng chứng của sự rung lắc của không gian - thời gian của vũ trụ khai sinh, những gì ta gọi là sóng hấp dẫn là từ thời mới hình thành, và đây là cách mà họ tìm thấy nó. Những sóng đó đã nhỏ dần. Nếu bạn đi bộ, bạn không lắc lư. Những sóng hấp dẫn trong cấu trúc của không gian hoàn toàn vô hình trong thực tế. Nhưng trước đó, khi vũ trụ đang hình thành ánh hào quang cuối cùng đó, những sóng hấp dẫn, tạo nên những vòng xoắn nhỏ trong cấu trúc ánh sáng mà ta nhìn thấy. Do đó. khi ta nhìn thật sâu vào bầu trời đêm - thậm chí có những người đã trải qua 3 năm ở Nam Cực nhìn xuyên qua lớp không khí lạnh nhất, trong lành nhất, sạch nhất mà họ có thể tìm thấy nhìn sâu vào bầu trời đêm và học được về ánh sáng và tìm kiếm các vòng xoắn yếu ớt đó là biểu tượng, là tín hiệu của những đợt sóng hấp dẫn, của sự rung lắc của vũng trụ sơ khai. Và vào thứ hai, họ thông báo rằng họ đã tìm thấy nó. Và điều ngoài sức tưởng tượng của tôi không chỉ là sự rung lắc, cho dù nó thật tuyệt vời. Điều đó vô cùng thú vị, lý do tôi có mặt ở đây, là bởi vì những gì sâu xa mà chúng cho chúng ta biết về vũ trụ sơ khai. Nó nói với ta rằng chúng ta và mọi thứ chúng ta thấy xung quanh mình cơ bản là một quả bong bóng cực kỳ lớn - và đây là ý tưởng của sự thổi phồng - một quả bong bóng lớn bao quanh bởi một cái gì đó. Và nó không phải là bằng chứng thuyết phục cho sự thổi phồng, nhưng bất cứ thứ gì không được thổi phồng theo cách giải thích đó thì đều trông giống nhau Đây là một học thuyết, một ý tưởng, đã được đưa ra một thời gian, và ta không bao giờ nghĩ rằng ta thật sự nhìn thấy nó. Vì những lý do tích cực, ta nghĩ rằng ta sẽ không bao giờ thấy được những bằng chứng chết người, và đó là những bằng chứng chết người. Nhưng có một ý tưởng cực kỳ điên rồ rằng quả bong bóng của chúng ta chỉ là một quả bong bóng trong rất nhiều quả bong bóng lớn hơn trong khối chất liệu của vũ trụ. Ta sẽ không bao giờ thấy được phần bên ngoài của "chất liệu" đó nhưng ta có thể tới Nam Cực và dành 3 năm nhìn vào cấu trúc chi tiết của bầu trời đêm, ta có thể phát hiện ra rằng ta có thể đang ở trong một vũ trụ mà trông có vẻ giống như thế. Và nó làm tôi ngạc nhiên. Xin cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) CA: Cuộc phỏng vấn này là một sự khác biệt. Như người ta nói: Một bức tranh bằng cả một ngàn lời, tôi đã đề nghị Bill và Melinda đào trong kho lưu trữ của họ để tìm vài bức ảnh giúp ta nhớ lại vài công việc họ đã làm, ta sẽ điểm lại vài việc theo cách như vậy. Chúng ta sẽ bắt đầu ở đây. Melinda, đây là khi nào và ở đâu vậy? người đàn ông đẹp trai cạnh chị là ai vậy? Người đeo cặp kính to tướng này, huh? Đây là ở châu Phi, chuyến đi đầu tiên của chúng tôi, lần đầu tiên hai chúng tôi đến Châu Phi, vào mùa thu năm 1993. Chúng tôi đã đính hôn. Chúng tôi kết hôn vài tháng sau đó, và đây là chuyến chúng tôi thực sự đi xem các loài động vật, xem hoang mạc. Rất tuyệt. Bill chưa bao giờ nghỉ phép dài như thế. Điều khiến chúng tôi cảm động là con người, và sự nghèo khổ đến cùng cực. Chúng tôi tự hỏi. Cuộc sống cứ phải như thế này chăng? Vào cuối chuyến đi, chúng tôi đến Zanzibar, và đi dạo trên bờ biển, đây là việc chúng tôi rất thích khi mới quen nhau. Trong lần đi dạo ấy chúng tôi bàn nhau rằng tiền kiếm được từ Microsoft sẽ được trao lại cho xã hội, và từ cuộc đi dạo đó trên bờ biển, chúng tôi đã bắt đầu bàn cách, xem có thể làm gì và làm như thế nào? CA: Như vậy là từ một kỳ nghỉ đưa đến sự ra đời của một quỹ tư nhân lớn nhất thế giới, thế hóa kỳ nghỉ này cũng khá đắt giá đấy. (Cười) MG: Công nhận. Chúng tôi rất vui. CA: Vậy ai trong anh chị là người khởi xướng, hay đây là đồng thanh tương ứng? BG: Tôi nghĩ chúng tôi rất hào hứng vì có một giai đoạn trong đời được làm việc cùng nhau và tìm cách làm thế nào để trao món tiền trở lại xã hội. Vào lúc này, chúng tôi nói về những người ngèo nhất, liệu mình có thể làm gì để giúp họ? Việc gì đây có thể làm mà chúng ta chưa làm được? Có nhiều điều chúng tôi chưa biết. Chúng tôi còn dại khờ khủng khiếp, khi chúng tôi nhìn lại. Nhưng chúng tôi có một niềm ấp ủ, rằng sẽ có một lúc, một thời kỹ hậu-Microsoft là lúc chúng tôi làm công việc từ thiện. MG: Bill trước vẫn nghĩ rằng thời đó sẽ đến sau khi anh ấy 60 tuổi, hiện giờ anh ấy vẫn chưa đến 60, nhiều điều đã thay đổi trong quá trình. CA: Công việc bắt đầu là vậy, và tiến triển nhanh chóng. Như vậy là vào năm '93, và rồi đến năm '97, thì quỹ đã được lập. MA: Vâng, năm "97, chúng tôi đọc một bài báo về bệnh tiêu chảy trên thế giới làm chết rất nhiều trẻ em, và chúng tôi tự nhủ, "Không thể như thế được. Ở Mỹ, người ta chỉ việc ra hiệu thuốc." Thế là chúng tôi bắt đầu tập hợp các nhà khoa học, bắt đầu tiìm hiểu về tình hình dân số, về các loại vắc-xin, loại nào có hiệu lực, loại nào mất hiệu lực, và chúng tôi thực sự bắt tay vào việc, vào cuối năm 1998, 1999. CA: Như vậy là anh chị có một món tiền kha khá và đứng trước nhiều vấn đề khác nhau trên thế giới. Làm thế nào anh chị quyết nên tập trung vào đâu? BG: Chúng tôi quyết định tập trung vào hai việc, trên thế giới, đâu là nơi thiếu thốn nhất, ở đấy chúng tôi tập trung vào trẻ em đang chết mòn, các cháu không đủ dinh dưỡng để lớn, tại những nước thật tuyệt vọng, với tình hình tử vong như vậy, mà các gia đình thì quá đông con họ có mức tăng dân số kinh khủng, trẻ em thì quá ốm yếu, các cháu không thể học hành được tử tế để cải thiện cuộc sống cho mình. Đấy là công việc chúng tôi làm trên thế giới, còn ở Mỹ, cả hai chúng tôi đều được hưởng sự giáo dục tuyệt vời, và chúng tôi thấy rằng nước Mỹ chỉ có thể thực hiện được lời hứa dành cơ hội cho tất cả mọi người bằng một hệ thống giáo dục tốt, càng tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi càng nhận ra rằng chúng ta chưa làm trọn được lời hứa đó. Chúng tôi đã hướng vào hai đích đó, và mọi việc mà Quỹ đã làm là tập trung vào đó. CA: Tôi đề nghị anh chị chọn một hình ảnh, để minh họa cho công việc của anh chị, Milinda, đây là hình ảnh chị chọn. Ý nghĩa của nó là gì vậy? MG: Một trong những điều tôi thích trong các chuyến đi là ra vùng nông thôn trò chuyện với chị em phụ nữ, dù ở Bangladesh, Ấn độ hay nhiều nước châu Phi, tôi đến với họ như một phụ nữ phương Tây vô danh. Mặc bộ đồ ka-ki, không nói mình là ại. Và tôi nghe chuyện từ những phụ nữ ấy, lần này lượt khác, càng đi càng nghe được nhiều, "Tôi muốn được tiêm." Tôi đến với họ để nói về vắc-xin cho trẻ em, và họ lái câu chuyện sang hướng khác "Thế còn mũi tiêm cho tôi thì sao?" Đấy là mũi tiêm dành cho phụ nữ, gọi là Depo-Provera, một loại thuốc tránh thai. Khi về nhà tôi nói chuyện với các chuyên gia y tế thế giới, và họ nói, "Ồ không, thuốc tránh thai hiện đang có sẵn tại các nước đang phát triển." Thế đấy, ta phải đào sâu hơn các báo cáo. và đây là điều chúng tôi nhận ra, đó là xác định được mong muốn hàng đầu của người phụ nữ châu Phi đó là sử dụng phương tiện tránh thai hơn 200 ngày trong một năm điều này giải thích tại sao các chị nói với tôi, "Tôi dấu chồng tôi, đi bộ 10 cây số, để đến phòng khám, nhưng chẳng có gì ở đấy cả." Như vậy là bao cao su được cung cấp cho châu Phi bởi công tác chống bệnh AIDS do Mỹ và các nước giúp đỡ. Nhưng chị em phụ nữ nhiều lần nói với tôi rằng, "Tôi không thể phó thác chuyện đeo bao cao su cho chồng tôi. Hoặc chồng tôi hoặc tôi có thể bị AIDS, và tôi còn cần cái ấy vì tôi muốn đẻ thưa để tôi còn có thể nuôi các con tôi và dạy dỗ chúng nên người." CA: Melinda, chị là tín đồ Roman Catholic, và chị lâm vào thế khó xử trong sự bàn cãi về vấn đề này, và về vấn đề nạo thai, của cả hai phía, quả thật. Vậy chị đã thoát ra bằng cách nào? MG: Vâng, tôi nghĩ đây là điểm rất quan trọng, đó là , với tư cách là một cộng đồng trên thế giới chúng tôi đã quay lưng lại với các biện pháp tránh thai. Chúng ta biết có 210 triệu phụ nữ có nguyện vọng sử dụng các biện pháp tránh thai thậm chí các biện pháp chúng ta đang có ở Mỹ, nhưng chúng ta không cung cấp phương tiện cho họ vì những sự tranh cãi chính trị ở trong nước Mỹ, và tôi cho như thế là tội ác, và tôi cứ tìm mãi xem có ai đó sẽ đưa vấn đề này lên diễn đàn thế giới, cuối cùng tôi nhận ra rằng chính tôi phải làm điều đó. Ngay cả khi tôi là một người theo đạo Catholic, tôi vẫn tin vào biện pháp tránh thai cũng như hầu hết phụ nữ Catholic ở Mỹ vẫn đang dùng các biện pháp tránh thai, và tôi không nên để cho sự tranh cãi ấy thành sự níu kéo cản trở chúng ta. Chúng ta từng có sự nhất trí ở Mỹ về các biện pháp tránh thai, và do đó chúng tôi trở lại với sự đồng thuận toàn cầu ấy, và quyên được 2,6 tỉ đô-la để giải quyết chính vấn đề này cho chị em phụ nữ. (Vỗ tay) CA: Bill, đây là biểu đồ của anh. Anh định mô tả điều gì vây? BG: Biểu đồ của tôi có con số trên đó. (Cười) Tôi rất thích biểu đồ này. Đây là số trẻ em tử vong mỗi năm trước tuổi lên năm. Cái ta thấy ở đây là một thành công lịch sử nhưng chưa được nhiều người biết đến, nhưngchúng ta làm nên một tiến bộ kỳ diệu. Chẳng bao lâu sau khi tôi ra đời con số trẻ em tử vong là 20 triệu ngày nay con số đó chỉ còn 6 triệu. Đây là một câu chuyện chủ yếu liên quan đến vắc-xin. Bệnh đậu mùa mỗi năm cướp đi vài triệu trẻ em. Chúng ta đã xóa được nó, số tử vong nay bằng không. Bệnh sưởi mỗi năm cũng cướp đi vài triệu trẻ em. Giờ đây giảm xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Và đây là một biểu đồ trên đó chúng ta muốn thể hiện các con số tiếp tục, và đó là điều có thể, nếu khoa học đưa ra các vắc-xin mới, và vắc-xin đến được với trẻ. Có thể giảm số tử vong hơn nữa. Thập kỷ vừa qua con số đó đã giảm mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử, đây là một thực tế rất đáng mừng nếu chúng ta tìm ra loại vắc-xin mới, và có thể đưa ra sử dụng, dùng những hiểu biết mới nhất trong lĩnh vực này, để tiêm đúng, hầu tạo ra một phép lạ. CA: Tôi hiểu là theo tính toán của anh công việc đã tạo biến chuyển trực tiếp mỗi ngày hàng nghìn trẻ em đã được cứu so với năm trước. Vấn đề này không được đưa tin. Một tai nạn máy bay làm hơn 200 người chết là chuyện gây chấn động mạnh hơn chuyện này. Anh có thấy vô lý ở chỗ đó không? BG: Vâng, vì đây là việc diễn ra thầm lặng. Đây là trẻ em, mỗi ca là một cháu. Chín mươi tám phần trăm các trường hợp này không liên quan gì đến thảm họa thiên nhiên, tuy nhiên, lòng từ thiện, khi thấy thảm họa thiên nhiên, thì cảm động. Cách người ta nghĩ rất là đặc biệt, okay, đấy cũng có thể là tôi, thế là tiền chảy vào. Còn những công việc này không dễ nhìn như vậy. Hiện nay dự án Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các dự án khác đang được triển khai, ngày càng có nhiều lòng hảo tâm, mục tiêu là đưa con số này xuống dưới một triệu, điều này có thể đạt được ngay khi chúng ta còn sống. CA: Có thể cần có những người cảm nhận được qua những con số và biểu đồ chứ không chỉ qua những khuôn mặt buồn để động tâm giúp đỡ. Ý tôi, theo cách anh nói trong thư năm nay, anh lập luận rằng sự trợ giúp trái ngược với những chê bai trong dư luận cho rằng sự trợ giúp là vô ích và chắp vá, thực ra nó rất có hiệu quả. BG: Vâng, người ta có thể chỉ nhìn vào những sự trợ giúp có tiếng nghe rất kêu nhưng thực thi thì không tốt. Có những dự án đầu tư vốn có ý định rất hay nhưng không thành. Chúng ta không thể nói rằng okay, vì những cái đó vì chúng ta chưa làm được một cách hoàn toàn, nên nỗ lực này là uổng công. Chúng ta phải nhìn xem, đâu là mục đích? Làm thế nào nâng chế độ dinh dưỡng nâng tỉ lệ trẻ em sống sót và số người biết chữ để cho các nước đó có thể đứng trên đôi chân của mình, và thấy tuyệt, công việc thật tốt đẹp, họ trở nên giỏi dang hơn. Chúng ta có thể dùng tiền trợ giúp thông minh hơn. Nó khôngphải là thuốc chữa bách bệnh. Ta có thể làm cái tốt hơn là cho vay vốn đầu tư, trong đó có những dự án lớn như thế này. CA: Người ta vốn cho rằng hai vợ chồng thì khó mà làm việc với nhau. Anh chị cùng làm việc với nhau như thế nào? MG: Vâng có nhiều phụ nữ nói với tôi, "Tôi thực không tin có thể cùng làm việc với chồng tôi. Chuyện ấy không xảy ra." Anh biết đấy, chúng tôi thích làm việc cùng nhau -- quỹ này là một dịp cho cả hai chúng tôi vừa làm vừa học dọc theo hành trình, chúng tôi không đi cùng với nhau nhiều trong các hoạt động của quỹ như trước đây khi Bill còn làm việc tại Microsoft. Chúng tôi thường đi công tác riêng, nhưng khi tôi trở về, Bill bao giờ cũng muốn biết những điều tôi học được, hoặc về những phụ nữ, những cô gái tôi đã gặp hoặc những tin mới về tuyến cung cấp vắc-xin, hoặc về một người lãnh đạo mà chúng tôi khâm phục. Anh ấy rất quan tâm lắng nghe. Anh ấy biết khi trở về nhà, tôi luôn quan tâm muốn biết về bài thuyết trình anh ấy vừa đọc hay những dữ liệu mới hoặc điều anh ấy mới ngộ ra, chúng tôi có mối quan hệ hợp tác thực sự. Nhưng không phải phút nào cũng bên nhau, cái đó đã hẳn. (Cười) CA: Nhưng bây giờ chúng tôi vui vì thấy anh chị bên nhau. Melinda, trước đây chủ yếu là chị làm công việc này. Sáu năm về trước, theo tôi nhớ, Bill thôi công việc ở Microsoft và dành toàn bộ thời gian cho công việc này. Hẳn việc điều chỉnh đó cũng không phải dễ. Phải không ạ? MG: Vâng, tôi nghĩ thực ra, đối với các nhân viên của Quỹ, có nhiều điều khiến họ phải điều chỉnh, hơn là đối với tôi khi Bill về đây. Thực tế tôi rất vui. Ý tôi là khi Bill có quyết định này, ngay trước khi công bố vào năm 2006, đây chính là quyết định của anh ấy, tuy nhiên, sâu xa vẫn từ kỳ nghỉ bên bờ biển khi chúng tôi đi dạo cùng nhau anh ấy bắt đầu có ý tưởng này. Với tôi, thì tôi rất vui vì Bill quyết định đặt hết tâm trí của anh ấy vào những vấn đề hóc búa toàn cầu này, những sự bất công này. Vâng, các nhân viên của Quỹ có sự lo lắng về điều đó. (Vỗ tay) CA: Điều đó hiểu được. MG: Nhưng sự lo lắng đó tan biến trong vòng ba tháng, một khi Bill đã ở đó. BG: Tan biến cùng một số nhân viên. MG: Tôi đã nói, đối với các nhân viên, sự ngại ngần tan biến sau ba tháng anh có mặt tại đấy. BG: Không, tôi đùa thôi. MG: Oh, ý anh là nhân viên không ai ra đi. BG: Có một số ra đi, nhưng - (Cười) CA: Thế anh chị tranh luận với nhau về vấn đề gì? Chủ nhật, lúc 11giờ, ngày nghỉ của anh chj, điều gì đã đến, Sự bàn luận đó ra sao? BG: Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng công việc này từ lúc ban đầu, đây là sự chung tay dày công vun đắp. Tôi đã có điều đó với Paul Allen trong những ngày đầu của Microsoft. Tôi có điều đó với Steve Ballmer khi Microsoft mở rộng quy mô, và giờ đây với Malinda, là một đối tác thậm chí còn mạnh hơn và bình đẳng hơn, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều nên tập trung nhiều hơn vào đâu, nhóm nào đang làm việc tốt? Cô ấy hiểu được nhiều vấn đề. Cô ấy tiếp xúc rất nhiều với các nhân viên. Chúng tôi có các chuyến đi khác nhau như đã nói. Có rất nhiều sự phối hợp. Không có một trường hợp nào giữa chúng tôi ý kiến người này lại át ý kiến người kia. CA: Còn chị, Melinda, Chị có át anh ấy không? (Cười) Không biết được đâu nhé. MG: Nó là thế này. Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ những góc độ khác nhau, thực tế tôi thấy điều ấy rất hay. Anh Bill có thể nhìn vào các dữ liệu tổng quát và nói, "Tôi muốn làm việc, căn cứ vào thống kê toàn cầu thế này." Còn tôi, tôi đi từ trực giác. Tôi tiếp xúc với rất nhiều người địa phương và Bill dạy tôi cách lấy điều thu lượm được đối chiếu với dữ liệu toàn cầu xem nó có hợp nhau không, và điều tôi dạy anh ấy là đem dữ liệu ấy xuống gặp người dân địa phương để tìm hiểu, thực tế liệu có thể tiêm loại vắc-xin đó không? Liệu các bà mẹ có chấp nhận cho con uống vắc-xin bại liệt? nhỏ qua miệng? Vì việc đưa được đến nơi người dùng cũng quan trọng không kém gì khoa học. Do đó tôi nghĩ ở đây có sự hỗ trợ và bổ sung giữa ý kiến của người này với ý kiến của người kia, chân thành mà nói, công việc nhờ đó tiến triển tốt hơn. CA: Vậy là việc tiêm vắc-xin, phòng bại liệt và v.v anh chị đã có những thành công xuất sắc. Còn những thất bại thì sao? Anh chị có thể kể ra một thất bại đã cho anh chị một bài học có ý nghĩa? BG: May thay, chúng tôi có thể trả giá cho một số thất bại, vì chắc chắn chúng tôi có thất bại. Chúng tôi làm nhiều dự án về thuốc và tiêm vắc-xin mà anh biết là có nhiều thất bại. Có một án chúng tôi phải dừng, dù rất có tiếng vang đó là tìm loại bao cao su tốt hơn. Thế đấy, có hàng trăm ý tưởng. Trong đó có thể chỉ một vài là khả thi. Chúng tôi còn khờ, tôi rất khờ về một loại thuốc chữa bệnh ở Ấn độ, tên là visceral leishmaniasis, tôi cứ nghĩ rằng một khi tôi có được thuốc này, thì chúng ta sẽ quét sạch được bệnh tật. Nhưng thực tế thuốc này phải tiêm mỗi ngày một mũi, liên tục mười ngày. Lại phải mất thêm ba năm so với dự kiến mới có, rốt cuộc là không có cách gì để đưa thuốc này sang đấy. Rất may chúng tôi phát hiện ra nếu tiêu diệt loài ruồi cát, thì có thể ngừa bệnh này thành công, nhưng chúng tôi đã dành 6 năm, có thể nói phí mất 6 năm, và khoảng 60 triệu, chỉ để đi đến một kết quả rất khiêm tốn. CA: Anh chị đã chi khoảng một tỉ đô-la mỗi năm cho giáo dục hay những việc tương tự. Và câu chuyện diễn ra trong lĩnh vực này thì lại dài và phức tạp. Vậy anh chị có thể kể về một thất bại nào chăng? MG: Có thể nói có một bài học lớn là lúc mới bắt đầu làm chúng tôi nghĩ rằng nên mở những ngôi trường nhỏ, trường nhỏ nhất định là tốt. Ở đây tỉ lệ bỏ học thấp. Ở đây ít bạo lực và tội phạm. Nhưng điều tôi học được về sau, điều trở thành chìa khóa thành công, đó là phải có người thầy giỏi đứng lớp. Nếu anh không có một giáo viên có hiệu quả đứng trước lớp, thì dù trường to hay là trường nhỏ, anh chẳng bao giờ thay đổi được quỹ đạo để chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng vào đại học. (Vỗ tay) CA: Chị Melinda, đây là chị và con gái đầu của chị, Jenn. Hình như ảnh này mới chụp cách đây ba tuần, ba hay bốn tuần trước. Đây là đâu vậy? MG: Chúng tôi ở Tanzania. Jenn đã từng đến Tanzania Các con chúng tôi đến châu Phi khá nhiều lần. Chúng tôi làm một điều cũng hơi khác, đó là quyết định ở cùng với một gia đình trong hai đêm và ba ngày. Anna và Sanare là bố mẹ của gia đình này. Họ mời chúng tôi đến và nghỉ lại nhà họ. Họ nuôi cả dê ở trong nhà, dê cùng sống trong túp lều nhỏ trước khi chúng tôi đến thăm. Và chúng tôi đã ở lại với gia đình họ và thực sự, thực tế biết được cuộc sống là như thế nào ở vùng nông thôn Tanzania. Điều đó khác hoàn toàn với cuộc viếng thăm nửa ngày hoặc ba phần tư ngày thật khác xa so với ở lại qua đêm, để tôi giải thích thêm một chút. Họ có sáu con, tôi trò chuyện với Anna trong bếp vừa trò chuyện vừa nấu ăn trong năm giờ trong căn bếp nhỏ hôm đó, trong khi trò chuyện, chị cho tôi biết đã thỏa thuận với chồng về kế hoạch hóa gia đình để có thể đẻ thưa. Vợ chồng họ rất yêu nhau. Đây là chiến binh Maasai và vợ, họ đã quyết định lấy nhau, họ có lòng kính trọng và tình yêy trong quan hệ. Họ có sáu người con, hai cháu ở giữa sinh đôi, 13 tuổi, một trai một gái, tên là Grace. Chúng tôi ra ngoài lấy củi và làm các việc thường ngày Grace và mẹ vẫn làm Grace không còn là một đứa trẻ cô đã là một thanh niên nhưng cô vẫn chưa là người lớn. Cô bé rất, rất là e thẹn. Cô rất muốn nói chuyện với tôi và Jenn. Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với cô, nhưng cô rất hay thẹn. Rồi đêm đến, khi mọi ngọn đèn đều tắt trong vùng nông thôn Tanzania, đêm ấy trời không có trăng, đêm đầu tháng, trời không có sao, Jenn đi ra ngoài túp lều mang theo chiếc đèn pha REI bật đeo trên trán, Grace lập tức đi theo, và gọi người phiên dịch, em đến bên Jenn và nói, "Khi cậu về nhà, cậu có thể cho tớ chiếc đèn để tớ học vào ban đêm có được không?" CA: Oh, wow. MG: Và bố cháu bảo với tôi anh ấy rất là lo lắng cho con gái khác với đứa con trai đã thi đỗ cấp hai, con gái anh bận nhiều việc nhà, nên học không được tốt và vẫn chưa được nhận vào trường công lập. Anh bảo: "Tôi không biết sẽ trả tiền học cho con gái thế nào. Tôi không thể trả học phí cho trường tư, cháu có thể chôn đời mình ở nông trại này như vợ tôi." Họ thấy sự khác biệt mà giáo dục có thể mang lại một cách lớn lao và sâu sắc. CA: Đây là một bức ảnh khác của hai đữa con khác của anh chị Rory và Phoebe, bên cạnh Paul Farmer. Nuôi dạy ba đứa con lại là gia đình giàu có nhất trên thế giới đó có vẻ là một thực nghiệm về mặt xã hội hiếm có tiền lệ. Vậy anh chị xoay xở như thế nào? Đâu là cách tiếp cận của anh chị? BG: Vâng, có thể nói nhìn chung các con tôi được hưởng một nền giáo dục rất tốt, có điều phải làm cho các cháu nhận thức được về năng lực của mình các cháu sẽ đi đâu và làm việc gì, và triết lý của chúng tôi được làm rất rõ cho các con -- đó là hầu hết số tiền sẽ đưa vào Quỹ -- và chúng tôi giúp các con tìm điều khiến chúng say mê. Chúng tôi muốn tạo cho con sự cân bằng giữa sự tự do làm điều mình thích và không có quá nhiều tiền để nhởn nhơ vô tích sự. Đến giờ, các con tôi đều khá siêng năng, thích thú chọn lấy hướng đi cho riêng mình. CA: Anh chị giữ dìn cẩn thận sự riêng tư chính đáng của các con. Tôi tò mò tại sao anh chị cho phép tôi chiếu bức hình này tại TED. BG: Vâng, đó một điều hay. Khi các con tôi lớn dần lên, chúng đều biết rằng trách nhiệm là niềm tin của gia đình chúng tôi, rằng chỉ được sống ở Mỹ thôi chúng tôi đã hưởng một diễm phúc không thể tin được và một nền giáo dục tuyệt vời, và chúng tôi có trách nhiệm trả ơn cho thế giới. Bởi vậy khi các con tôi lớn lên và chúng tôi dạy dỗ chúng -- chúng đã tới rất nhiều nước trên thế giới -- các con tôi nói rằng, chúng con muốn mọi người biết rằng chúng con tin vào những điều bố và mẹ đang làm, chúng con muốn tiếp tục thấy điều đó. Thế nên chúng tôi được con cho phép khoe bức hình này, và Paul Farmer có thể sẽ đưa hình này vào một số công trình của anh ấy. Các con tôi cũng quan tâm sâu sắc đến sứ mệnh của Quỹ. CA: Anh chị dễ dàng có đủ tiền dù có đóng góp to lớn cho Quỹ để làm cho các con thành tỷ phú Anh chị có kế hoạch như thế không? BG: Không. Không. Không có chuyện đó cho các con tôi. Chúng cần có nhận biết rằng công việc của chúng là có ý nghĩa và quan trọng. Trước khi lấy nhau, chúng tôi có đọc một bài báo, trong đó Warren Buffett có nói về điều đó, và chúng tôi hoàn toàn tin rằng đấy không là một điều hay cả cho xã hội và cho lũ trẻ. CA: Về Warren Buffett , có những điều kỳ diệu đã xảy ra năm 2006, khi một đối thủ thực sự và duy nhất của anh chị xét về góc độ là người giàu nhất nước Mỹ đột nhiên quay lại đồng ý hiến 80% tài sản của ông cho Quỹ của anh chị. Làm thế nào lại có chuyện đó? Có một câu chuyện dài và một câu chuyện ngắn. Ta có đủ thời gian cho câu chuyện ngắn. BG: Được thôi. Warren là một người bạn thân, vợ ông ấy bà Suzie bà sắp sửa cho đi tất cả tài sản. Bi kịch thay, bà lại chết trước ông, và thế là ông ấy có tiếng nói quyết định, và -- (Cười) -- ông ấy tuyên bố -- CA: Rằng... BG: Nếu ông ấy biết một ai đó đang làm tốt công việc này, và sẵn lòng làm miễn phí, thì có thể ông sẽ vui lòng. Nhưng chúng tôi rất sửng sốt. MG: Hoàn toàn sửng sốt. BG: Không hề trông đợi điều đó, và đấy là điều không thể tin được. Nó cho phép chúng tôi có tham vọng làm được nhiều hơn trong hoạt động năng động của Quỹ. Một nửa nguồn lực chúng tôi có đến từ sự hào hiệp phi thường của Warren. CA: Tôi biết là anh đã cam kết rằng đến cuối đời, hơn 95% tài sản của anh chị, sẽ được trao cho Quỹ. BG: Vâng. CA: Bắt đầu từ lúc anh chị đến với nhau, thật là kỳ diệu - (Vỗ tay) Vừa qua, anh và Warren đã có những cuộc tiếp xúc và thuyết phục những nhà tỷ phú và doanh nhân thành đạt cam kết sẽ hiến tặng, hơn nửa tài sản của họ cho hoạt động từ thiện. Tình hình việcđó ra sao? BG: Hiện có 120 người có sự cam kết hiến tặng này. Cái hay là chúng tôi gặp nhau hàng năm để bàn bạc, các anh thuê nhân viên, vậy việc cho họ thế nào? Chúng tôi không cố làm mọi việc giống nhau. Tôi muốn nói nét đẹp của hoạt động từ thiện là ở trong sự đa dạng này. Người ta hiến tặng cho một sự nghiệp nào đó. Chúng ta nhìn và cảm kích, "Wow." Cái đó thật đáng quý. Vai trò của việc từ thiện là có nhiều cách tiếp cận khác nhau, gồm cả lĩnh vực như giáo dục. Chúng ta cần có nhiều thực nghiệm hơn nữa. Nhưng thật tuyệt vời được gặp những nhà hảo tâm, chia sẻ những quan tâm trên cùng một hành trình, về cách họ để cho con cái cùng tham gia công việc ra sao, khi mỗi người làm mỗi việc khác nhau, đó là cách đưa đến thành công hơn trông đợi. Công việc xem ra tiếp tục tiến triển về quy mô trong những năm kế tiếp. MG: Nhìn thấy người khác đang tạo ra biến đổi qua công việc từ thiện, tôi muốn nói đến những người coi đây là việc của chính mình họ mang tài nghệ khéo léo theo sau những ý tưởng tốt đẹp. Nếu họ dành hết tâm trí mình cho công việc từ thiện, họ có thể thay đổi thế giới. Nhìn thấy người khác làm việc thiện, họ tự bảo, "Wow, tôi cũng muốn làm việc đó bằng tiền của mình." Tôi thấy sự kỳ diệu nằm ở trong cái đó. CA: Tôi thấy quả thực là rất khó để người ta có thể hình dung làm thế nào có thể chi một khoản tiền lớn cho một việc nào đó, ở một nơi xa xôi. Có thể có một số nhà tỷ phú hiện đang ngồi đây và chắc chắn ở đây có những người thành đạt. Tôi tò mò muốn biết, anh chị có toại nguyện không? Đâu là sự toại nguyện? BG: Đấy là điều thỏa lòng nhất mà chúng tôi có được, và anh không thể thỏa mãn và dừng lại đó, nếu có gì đó chưa tốt cho con cái của anh, chúng ta hãy ngồi lại và bàn cho ra xem cần phải làm gì. Thế giới đã tử tế hơn nhiều nhờ các nhà hảo tâm trong quá khứ, với truyền thống tốt đẹp, nước Mỹ rất mạnh về từ thiện, khiến cả thế giới phải ghen tị. Một điều làm tôi rất lạc quan là tôi tin rằng hoạt động từ thiện đang ngày càng gia tăng và nó đang nhận lấy những công việc mà chính phủ làm chưa tốt hay làm chưa xuể và chỉ ra cách đi và phương hướng đúng. CA: Thế giới ở trong tình trạng bất bình đẳng khủng khiếp, vấn đề bất bình đẳng ngày càng tăng nó có vẻ như thuộc về cấu trúc. Tôi tin rằng nếu càng nhiều đồng nghiệp của anh chị ở đây làm công việc mà anh chị đã làm thì điều đó sẽ có tác dụng không chỉ khắc phục tình trạng mà còn thay đổi nhận thức. Liệu tôi nghĩ thế có đúng không? BG: Vâng đúng. Nếu ta nhận từ người giàu nhất đem cho người nghèo nhất, thì đó là tốt lành. Việc đó làm cân bằng, cho nên là hợp lẽ. MG: Nhưng anh thay đổi chế độ. Ở Mỹ, chúng ta đang cố thay đổi hệ thống giáo dục để nó thành cơ hội cho tất cả mọi người và nó có hiệu quả cho tất cả sinh viên. Tôi nghĩ điều đó sẽ thực sự biến đổi tình trạng bất bình đẳng. BG: Đó là điều quan trọng nhất. (Vỗ tay) CA: Vâng, tôi tin rằng hầu hết mọi người ở đây và hàng triệu người trên thế giới đều ngưỡng mộ những quyết định mà anh chị đã chọn trong đời và mức độ ảnh hưởng lớn lao mà anh chị mang đến cho tương lai. Cám ơn anh chị rất nhiều vì đã đến với TED và chia sẻ với chúng tôi công việc anh chị đã làm. BG: Cám ơn. MG: Cám ơn. (Vỗ tay) BG: Cảm ơn. MG: Cảm ơn rất nhiều. BG: Thế em ạ, em làm rất tốt. (Vỗ tay) Ngay bây giờ có một giáo viên đầy khát vọng đang làm nghiên cứu dài 60 trang dựa trên một lý thuyết giáo dục cũ được phát triển bởi một cố giáo sư và tự hỏi bài tập mà cô ấy đang làm có liên quan gì tới điều cô muốn làm trong đời: trở thành nhà giáo dục, thay đổi những cuộc đời và làm nên phép màu. Ngay bây giờ, có một giáo viên đầy khát vọng tại trường sư phạm đang theo dõi một vị giáo sư lảm nhảm về sự kết nối trong dạy học một cách kém thu hút nhất. Ngay bây giờ có một giáo viên năm nhất nghiên cứu kế hoạch giảng dạy tại nhà cố gắng hiểu những tiêu chuẩn giáo dục, cố tìm cách chấm điểm tốt nhất cho học trò, đồng thời tự nhủ hết lần này đến lần khác, "Đừng vội mừng, phải luôn nghiêm khắc." bởi vì đó là cái mà cô ấy được dạy trong chương trình giáo dục sư phạm. Ngay bây giờ, có một học sinh đang tìm cách thuyết phục cha mẹ rằng mình bị ốm và không thể đi học vào ngày mai. Trong khi đó, ngay bây giờ có những nhà giáo dục tuyệt vời đang chia sẻ các thông tin, theo một cách rất tuyệt vời đến nỗi những học sinh dưới kia chỉ chờ đợi một giọt mồ hôi rỏ ra từ khuôn mặt người này để chúng có thể thấm nhuần tất cả kiến thức kia. Ngay bây giờ, cũng có một người thu hút được toàn bộ sự chú ý của khán giả, dệt nên một câu chuyện có sức hút về một thế giới mà người nghe chưa bao giờ nhìn thấy hoặc tưởng tới, nhưng nếu nhắm mắt lại họ có thể mường tượng ra bởi vì câu chuyện được kể quá là hấp dẫn. Ngay bây giờ, có một người, có thể yêu cầu khán giả giơ hai tay lên và giữ như thế cho đến khi anh ta nói: "Hạ tay xuống." Ngay bây giờ. Mọi người sẽ nói, " Chris à, anh miêu tả cái gã được đào tạo rởm nhưng cũng miêu tả những nhà giáo dục đầy uy lực. Nếu nghĩ về thế giới giáo dục cụ thể là giáo dục thị thành, những người này bù trừ cho nhau, và thế thì sẽ ổn cả." Thực tế là, những người mà tôi miêu tả là những giáo viên tuyệt vời những bậc thầy về xây dựng câu chuyện bậc thầy kể chuyện họ không ở trong lớp học. Những người biết kỹ năng dạy dỗ và kết nối với người nghe không biết chứng chỉ dạy học là cái gì. Họ thậm chí không có bằng cấp liên quan tới giáo dục. Và điều đó làm tôi buồn. Buồn bởi những người tôi miêu tả, thờ ơ trong quá trình học, lại muốn trở thành những giáo viên giỏi, nhưng lại không có khuôn mẫu. Tôi sẽ mượn lời của Mark Twain, ông nói rằng sự chuẩn bị đúng cách hay giảng dạy có quyền năng lớn đến nỗi biến tà thành chính, những thói thường chán ngắt thành bổ ích, thay đổi con người và biến họ thành những thiên sứ. Những người mà tôi vừa miêu tả được chuẩn bị đầy đủ cho việc giảng dạy, không bởi trường học , mà bởi việc ở cùng chỗ với học viên. Thử đoán xem đó là những nơi nào? Hiệu cắt tóc, buổi trình diễn nhạc rap, và quan trọng nhất, trong nhà thờ của người da màu. Tôi đã hình thành ý tưởng gọi là sư phạm Ngũ tuần. Ai ở đây từng đi nhà thờ của người da màu? Có vài người giơ tay. Các bạn đến đó, linh mục bắt đầu rao giảng ông ta nhận ra mình phải kết nối với người nghe, vì vậy, ông chơi chữ thế này vào lúc mở đầu, rồi dừng lại một chút, và nói: "Lạy Chúa, họ chưa thực sự chú ý." "Cho tôi một lời amen." Khán giả: Amen. Chris Emdin: "Cho tôi một lời amen. Khán giả: Amen CE: Đột nhiên mọi người choàng tỉnh. Linh mục dậm chân lên bục giảng để gây chú ý. Ông ta hạ giọng khi muốn người ta hướng vào mình, đó là những kỹ năng chúng ta cần để trở thành giáo viên giỏi kết nối . Tại sao việc đào tạo giáo viên chỉ cho ta những lý thuyết những tiêu chuẩn và tất cả những thứ chẳng liên quan gì tới kỹ năng cơ bản, phép màu mà ta cần để kết nối với khán giả, với học trò? Theo tôi, định hình lại việc đào tạo giáo viên, giúp ta tập trung vào nội dung, vào những lý thuyết, nhưng nội dung và lý thuyết mà vắng bóng phép màu của dạy và học, là vô nghĩa. Người ta thi thoảng nói "Phép màu chỉ là phép màu." Có những giáo viên, có các kỹ năng đó, bất chấp mọi thách thức, vào trường và kết nối với người nghe, người phụ trách đi ngang và nói, " Anh ấy giỏi quá, tôi ước có giáo viên giỏi như thế." Và khi cố gắng miêu tả đó là gì, họ chỉ nói "Anh ấy có phép màu." Nhưng tôi nói với các bạn rằng phép màu đó cũng có thể được giảng dạy. Có thể giảng dạy được phép màu. Có thể giảng dạy được phép màu. Thế dạy nó như thế nào? Bằng cách cho phép người ta đi vào những không gian nơi phép màu xảy ra. Nếu muốn là một giáo viên truyền cảm hãy ra khỏi những hạn chế của trường học và vào phố. Phải đến đó, ngồi chơi ở hiệu cắt tóc, đến nhà thờ da màu, và quan sát những người có năng lực kết nối ghi chép những gì họ làm. Ở những lớp sư phạm tại trường đại học, tôi bắt đầu một dự án mà từng học sinh ngồi xem trình diễn nhạc rap. Họ xem cách các nghệ sỹ rap di chuyển và nói chuyện bằng đôi tay. cách họ bước đi đầy tự hào trên sân khấu. nghe những ẩn dụ và so sánh đồng nhất. Những điều nhỏ nhặt này, nếu được thực hành đủ lâu, sẽ trở thành chìa khóa của phép màu. Họ học được là chỉ cần nhìn học trò nhướn mày lên khoảng một phần tư inch, không cần phải nói lời nào cả, vì các em sẽ tự biết đó nghĩa là thầy muốn mình chú ý hơn. Nếu ta có thể biến đổi giáo dục sư phạm tập trung vào việc giảng dạy giáo viên cách tạo ra phép màu đó Vù! ta có thể thổi sinh khí vào lớp học, khơi mào lại trí tưởng tượng và thay đổi nền giáo dục. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Khi con người nghĩ về đô thị, họ có xu hướng nghĩ về những điều nhất định. Họ nghĩ về cao ốc và phố phường, các toà nhà chọc trời, và những chiếc taxi ồn ào. Nhưng khi tôi nghĩ về đô thị, tôi nghĩ đến con người. Nền tảng của đô thị là con người. Những nơi con người đi đến và những nơi con người gặp gỡ là cốt lõi cho sự vận hành của một đô thị. Vậy quan trọng hơn cả các toà nhà trong đô thị chính là những không gian công cộng xen kẽ chúng. Và hiện nay, nhiều trong những thay đổi rõ rệt nhất của các đô thị lại diễn ra tại các không gian công cộng này. Nên tôi tin là các không gian công cộng tươi vui, đầy sức sống là mấu chốt để quy hoạch nên một đô thị tuyệt vời. Những không gian này thổi hồn vào một đô thị. Nhưng điều gì làm nên cái hồn của một không gian công cộng? Điều gì thu hút con người đến các không gian công cộng thành công, và điều gì ở các nơi thất bại khiến con người tránh xa? Tôi nghĩ, nếu trả lời được những câu hỏi này, tôi có thể đóng góp một phần không nhỏ cho thành phố của mình. Nhưng một trong những điều hơi lạ ở tôi là tôi chuyên nghiên cứu hành vi động vật, và tôi dùng kĩ năng này không phải để nghiên cứu hành vi của động vật mà để nghiên cứu cách người dân thành thị sử dụng các không gian chung trong thành phố. Một trong những không gian đầu tiên mà tôi nghiên cứu là một công viên nhỏ xíu tên Paley Park ở trung tâm Manhattan. Không gian nhỏ này đã trở thành một hiện tượng nhỏ, và vì nó ảnh hưởng sâu sắc đến người dân New York, nó đã để lại trong tôi một ấn tượng rất mạnh. Tôi đã nghiên cứu công viên này từ lúc khởi nghiệp vì nó được xây bởi cha dượng của tôi, vì thế tôi biết những nơi như Paley Park không tự nhiên mà được yêu mến. Tôi nhận thấy rằng những nơi như thế đòi hỏi một sự cống hiến hết mình và sự chú ý đến từng chi tiết. Nhưng điều gì lại khiến nơi này đặc biệt và thu hút con người đến thế? Khi ngồi tại đây và quan sát cẩn thận, điều đầu tiên tôi để ý đến là những chiếc ghế thoải mái, có thể di chuyển. Mọi người có thể đến đây, tìm một chiếc ghế, di chuyển nó một chút, và ngồi một lát, và rồi thật thú vị, chính con người thu hút thêm con người, và một điều trái khoáy là tôi cảm thấy bình yên hơn khi có con người xung quanh. Và nơi này xanh tươi. Công viên nhỏ này đem đến những điều mà người New York ao ước: sự thoải mái và sự xanh tươi. Nhưng tôi tự hỏi vì sao không có nhiều hơn các không gian có cây xanh và chỗ ngồi giống thế trong lòng thành phố, nơi bạn không cảm thấy cô đơn, hoặc như một kẻ xâm nhập? Đáng buồn là các đô thị thường không được thiết kế như thế. Giờ bạn thấy một cảnh tượng quen thuộc. Đây là cách mà trước giờ các trung tâm thương mại đã được thiết kế. Chúng mang một vẻ thời thượng lạnh lùng mà ta hay gắn kết với các kiểu kiến trúc hiện đại, nhưng không có gì ngạc nhiên khi con người tránh những nơi như thế. Chúng không chỉ có vẻ xa cách, chúng còn trông đầy nguy hiểm. Ý tôi là, bạn sẽ ngồi ở đâu? Bạn sẽ làm gì ở đây? Nhưng các kiến trúc sư yêu chúng. Chúng là nền tảng cho các tác phẩm của họ. Chúng có thể hào phóng cho một vài bức tượng, nhưng chỉ nhiêu đó thôi. Và với các nhà phát triển, chúng thật lí tưởng. Không cần tưới tắm, không cần bảo quản, và không có những vị khách không mời để lo lắng. Nhưng bạn không nghĩ đây là một điều phí phạm sao? Với tôi, trở thành nhà quy hoạch đô thị đồng nghĩa với khả năng thay đổi thành phố nơi tôi sinh sống và yêu mến. Tôi ước muốn tạo ra những nơi có thể khiến bạn có được thứ cảm giác như ở Paley Park, và không để các nhà phát triển xây các trung tâm ảm đạm như vậy nữa. Nhưng sau nhiều năm, tôi học được rằng thật khó để tạo ra các không gian công cộng thành công, ý nghĩa, và tươi vui. Tôi học được từ cha dượng rằng những nơi như thế không tự nhiên mà có, nhất là ở một thành phố như New York, nơi mà từ đầu đã phải đấu tranh để có không gian công cộng, và để nó trở nên thành công, ai đó phải suy nghĩ rất kĩ về tất cả mọi chi tiết. Các không gian mở ở đô thị là cơ hội. Đúng, chúng là cơ hội cho đầu tư thương mại, nhưng chúng cũng là cơ hội cho những điều tốt đẹp chung cho thành phố, và hai mục tiêu đó thường trái ngược nhau, và do đó gây ra mâu thuẫn. Lần đầu tiên tôi phải đấu tranh cho một không gian công cộng là ở đầu thập kỉ 80, khi tôi đang là trưởng nhóm các nhà quy hoạch tại một bãi rác khổng lồ tên Battery Park City ở Hạ Manhattan, cạnh dòng sông Hudson. Bãi cát cằn cỗi này đã bị bỏ hoang trong 10 năm, và chúng tôi biết nếu không tìm được một nhà phát triển trong vòng 6 tháng, nó sẽ phá sản. Thế là chúng tôi nảy ra một ý tưởng đột phá, gần như điên rồ. Thay vì xây một công viên để bù hao cho các sự phát triển sau này, sao không đảo ngược cách thức và xây trước một không gian công cộng nhỏ nhưng cao cấp, và xem liệu nó có thay đổi được gì không. Chúng tôi chỉ đủ ngân sách để làm một phần nhỏ của con đường ven sông tương lai, nên bất cứ thứ gì chúng tôi xây đều phải hoàn hảo. Để chắc chắn, tôi đề nghị xây một mô hình bằng gỗ, với tỉ lệ thật, của ban công và bờ kè. Và khi tôi ngồi xuống chiếc ghế mô hình đó với các đám cát còn xoáy quanh, ban công đã đập ngay vào tầm mắt, che hết tầm nhìn và huỷ hoại trải nghiệm tại bờ sông của tôi. Nên bạn thấy đó, các chi tiết thật sự có thể tạo ra sự khác biệt. Nhưng thiết kế không chỉ liên quan đến vẻ ngoài, nó còn là cảm giác của cơ thể khi bạn ngồi tại đó, trong không gian đó, và tôi tin rằng một thiết kế thành công luôn dựa trên những trải nghiệm cá nhân ấy. Trong tấm ảnh này, mọi thứ đều trông tươm tất, nhưng bờ đá granit đấy, các ngọn đèn này, lưng tựa của băng ghế kia, những hàng cây con, và rất nhiều nơi khác nhau để ngồi đều là những cuộc đấu tranh nhỏ để biến dự án này thành một nơi mọi người muốn đến. Kết quả đáng giá của việc này là 20 năm sau khi Michael Bloomberg đề cử tôi làm uỷ viên ban quy hoạch và cho tôi đảm nhiệm việc tạo diện mạo cho cả thành phố New York. Chính ngày hôm đó, ông ấy bảo tôi rằng dân số thành phố New York dự kiến sẽ tăng từ 8 lên 9 triệu người. Và ông ấy hỏi, “Vậy bà sẽ để một triệu dân New York mới vào đâu?” Thiệt tình là, tôi cũng không biết. Các bạn biết đấy, New York đề cao việc thu hút dân nhập cư, nên chúng tôi hào hứng về khả năng tăng trưởng này, nhưng thật tình, chúng tôi sẽ phát triển ra đâu đây trong một thành phố đã được xây đến tận các ngóc ngách và được bao bọc bởi sông? Làm cách nào để tìm chỗ ở cho quá nhiều dân New York mới như thế? Và nếu không thể mở rộng diện tích, có thể đó là điều tốt, thì các nơi ở mới sẽ được xây ở đâu? Còn ô tô thì sao? Thành phố không thể chứa thêm bất kì chiếc ô tô nào nữa. Vậy chúng tôi phải làm gì đây? Nếu không thể trải rộng thêm, chúng tôi buộc phải lên cao. Và nếu phải lên cao, chúng tôi cần lên cao tại những nơi mà con người sẽ không cần ô tô. Chúng tôi sẽ dùng một trong những cơ sở tốt nhất thành phố: hệ thống trung chuyển. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến cách để tận dụng triệt để nó. Và đây là đáp án cho vấn đề của chúng tôi. Nếu có thể quy hoạch các công trình mới xung quanh hệ thống trung chuyển, chúng tôi thật sự có thể chịu được số dân mới, chúng tôi nghĩ. Đây là kế hoạch cho những gì chúng tôi cần làm: Chúng tôi cần phân vùng lại — và phân vùng là công cụ thường ngày của các nhà quy hoạch — và cơ bản là quy hoạch lại toàn thành phố, nhắm vào các nơi được phép xây công trình mới và cấm mọi sự khai triển tại các khu phố nhiều ô tô, mang phong cách ngoại thành. Đây là một ý tưởng quá đỗi tham vọng, tham vọng vì kế hoạch này cần được duyệt bởi các cộng đồng dân cư. Vậy làm sao để giải quyết việc này? Lắng nghe. Thế là tôi bắt đầu lắng nghe, thật sự, tôi đã phải lắng nghe hàng nghìn giờ chỉ để gây dựng lòng tin. Bạn biết đó, các cộng đồng dân cư biết rõ bạn hiểu khu phố của họ hay không. Đây không phải điều có thể giả vờ. Và tôi bắt đầu đi bộ. Tôi không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu khu nhà, trong các tháng hè oi bức, trong những trời đông giá lạnh, năm này qua năm khác, chỉ để hiểu được ADN của mỗi khu phố và cảm giác của mỗi con đường. Tôi trở thành một chuyên gia phân vùng siêu đẳng, Tôi tìm cách giải quyết các lo ngại của người dân qua việc phân vùng này. Từng chút một, từng con phố một, từng khu nhà một, chúng tôi bắt đầu đặt giới hạn độ cao cho các công trình mới có thể dễ dàng hình dung và gần hệ thống trung chuyển. Sau 12 năm ròng rã, chúng tôi đã phân vùng lại 124 khu phố, 40 phần trăm của thành phố, 12,500 khu nhà, để bây giờ, 90 phần trăm các công trình mới tại New York đều cách một trạm trung chuyển 10 phút đi bộ. Nói theo cách khác, dân cư ở đây không cần sở hữu ô tô. Phân vùng là công việc mệt mỏi và hao tốn năng lượng và quan trọng, nhưng nó chưa bao giờ là nhiệm vụ của tôi. Bạn không thấy được và không cảm nhận được sự phân vùng. Nhiệm vụ của tôi luôn là tạo ra các không gian công cộng tuyệt vời. Ở các khu vực được quy hoạch cho sự phát triển mạnh, tôi đã quyết tâm tạo ra những không gian có khả năng thay đổi đời sống của dân cư nơi đó. Những gì các bạn đang thấy từng là 2 dặm của một bờ sông xuống cấp, bỏ hoang tại khu Greenpoint và Williamsburg ở Brooklyn, không có đường để đến và hoàn toàn vô dụng. Việc quy hoạch ở đây cực kì lớn, nên tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ tạo ra những công viên thật đẹp ở ven sông, và tôi giành rất nhiều thời gian trên từng mét vuông của bản vẽ. Tôi muốn đảm bảo rằng các lối từ công viên ra bờ sông sẽ phủ rợp bóng cây, rằng sẽ có cây cỏ và hoa lá ở mọi nơi, và, dĩ nhiên, rất rất nhiều chỗ để ngồi. Thật tình thì, tôi cũng không hình dung được nó sẽ như thế nào Tôi phải có niềm tin. Nhưng tôi đã đặt mọi thứ mình đã học và nghiên cứu vào các bản vẽ này. Và rồi nó được khánh thành, và tôi phải nói với bạn rằng, nó ngoài sức tưởng tượng. Mọi người từ khắp nơi trên thành phố đổ về những công viên này. Tôi biết chúng đã thay đổi đời sống của dân cư nơi đây, nhưng nó cũng thay đổi cách người New York nghĩ về thành phố của họ. Tôi hay đến đây và quan sát mọi người leo lên chiếc phà nhỏ nối giữa các khu vực của thành phố, và tôi không biết vì sao, nhưng tôi hoàn toàn xúc động trước việc mọi người dùng chiếc phà này như thể nó đã ở đây từ trước đến giờ. Còn đây là một công viên mới ở Hạ Manhattan. Bạn biết đấy, bờ sông của Hạ Manhattan từng là một đống bừa bộn trước ngày 11 tháng 9. Wall Street thực chất không giáp sông vì không có cách nào để đến bờ sông này. Và sau sự kiện 11 tháng 9, thành phố có rất ít kiểm soát. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng tôi đến Tập Đoàn Phát Triển Hạ Manhattan để mua lại 2 dặm của bờ sông xuống cấp này, nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng lại Hạ Manhattan. Và y như rằng. Hạ Manhattan cuối cùng đã có bờ sông công cộng ở cả ba hướng. Tôi thật sự yêu công viên này. Bạn biết không, ban công giờ buộc phải cao hơn, nên chúng tôi đặt các ghế cao ở rìa, bạn có thể đến gần mặt nước đến mức bạn thật sự ở trên nó. Và hãy để ý đến thiết kế rộng và phẳng của tay vịn ban công để bạn có thể đặt bữa trưa hoặc máy tính lên. Và tôi yêu lúc con người đến đây và nhìn lên và nói, “Wow, Brooklyn kìa, nó gần thật”. Vậy đâu là bí quyết? Làm cách nào để biến một công viên thành một nơi mà con người muốn đến? Thật ra, nó tuỳ thuộc vào bạn, không phải với tư cách một nhà quy hoạch, mà với tư cách một con người. Bạn đừng tập trung vào chuyên môn thiết kế của mình. Mà hãy tập trung vào trái tim của mình. Ý tôi là, bạn có muốn đến đó không? Bạn có muốn nán lại không? Bạn có thể thấy nó từ trong ra ngoài không? Có người khác ở đó không? Nó có xanh và thân thiện không? Bạn có tìm thấy chỗ ngồi riêng cho mình không? Bây giờ, khắp thành phố New York, có những nơi mà bạn có thể tìm thấy chỗ ngồi riêng cho mình. Những nơi từng là bãi đỗ xe đã trở thành các quán cà phê vỉa hè. Nơi từng là đường xe chạy của Broadway hiện nay đã có bàn và ghế. Nơi mà 12 năm trước các quán cà phê vỉa hè bị cấm, thì nay chúng ở khắp nơi. Nhưng để những nơi này được sử dụng cho nhu cầu công cộng không hề dễ, và còn khó hơn để giữ chúng như thế. Vậy bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về một công viên rất lạ tên là High Line. High Line từng là một đường ray xe lủa trên cao. (Vỗ tay) High Line từng là một đường ray xe lửa trên cao nối thông ba khu phố ở Bờ Tây Manhattan, và khi tàu hoả ngừng chạy, đường ray trở thành một cảnh quan tự nhiên, như kiểu một khu vườn trên trời. Và lần đầu tiên nhìn thấy nó khi tôi leo lên đường ray cũ kĩ đó, tôi đã say nắng y như cách bạn say nắng một con người, đúng như vậy. Và khi được bổ nhiệm, việc cứu hai phân khúc của đường ray High Line khỏi sự phá dỡ trở thành ưu tiên hàng đầu và cũng là dự án quan trọng nhất của tôi. Tôi biết rằng nếu tôi không dành đủ sự quan tâm cho High Line, thì một ngày nào đó, nó sẽ bị phá bỏ. Và công viên High Line, dù được biết đến rộng rãi và hết sức nổi tiếng, lại là không gian công cộng gây nhiều tranh cãi nhất trong thành phố. Bạn có thể nhìn thấy một công viên đẹp, nhưng không phải ai cũng thấy điều đó. Bạn biết đó, các lợi ích thương mại sẽ luôn chống lại những không gian công cộng. Bạn có thể nói, “Thật tuyệt vời khi có hơn bốn triệu người trên khắp thế giới đến thăm công viên High Line”. Vậy mà, một nhà phát triển chỉ thấy một điều duy nhất: khách hàng. "Này, sao không dẹp các bụi cây đó đi và thay bằng các cửa hàng dọc High Line? Điều này không tuyệt sao? Không phải nó sẽ mang lại nhiều tiền hơn cho thành phố sao?" Nhưng không, điều đó chẳng tuyệt vời chút nào. High Line sẽ trở thành trung tâm mua sắm, không phải công viên. (Vỗ tay) Và bạn biết không, nó có thể đem đến nhiều tiền hơn cho thành phố, nhưng một đô thị cần có tầm nhìn xa về những điều tốt đẹp cho cả một cộng đồng. Rất gần đây, phân khúc cùng của High Line, nhịp thứ ba của High Line, nhịp chót của High Line, đã phải chống lại sự tranh giành của các nhà phát triển, khi mà một số những người này đang thi công trên 1 triệu rưỡi mét vuông tại Hudson Yards, gần ngay phân khúc này. Họ đến gặp tôi và bảo rằng họ “tạm thời tháo rời” phân đoạn thứ ba, phân đoạn cuối cùng đó. Có lẽ với họ, High Line không phù hợp với hình ảnh một đô thị của các toà nhà chọc trời lấp lánh trên đồi. Có lẽ nó chỉ cản đường họ. Nhưng dù gì đi nữa, phải mất chín tháng đàm phán liên tục mỗi ngày để kí được thoả thuận cấm việc đập bỏ phân đoạn này, và điều này xảy ra chỉ hai năm trước thôi. Bạn thấy đó, dù một không gian công cộng có nổi tiếng và thành công đến mấy, đừng bao giờ cho rằng đó là điều hiển nhiên. Các không gian công cộng luôn — hãy nhớ rằng — chúng luôn cần những những con người có tầm nhìn trước hết là giành chúng cho nhu cầu công cộng, sau đó là thiết kế chúng theo nhu cầu của cộng đồng, bảo trì chúng để đảm bảo rằng chúng giành cho mọi người, và rằng chúng không bị vi phạm, xâm chiếm, bỏ hoang, hoặc phớt lờ. Nếu có một điều mà tôi đã học được với tư cách một nhà quy hoạch đô thị, thì đó là không gian công cộng có sức mạnh. Sức mạnh này không chỉ được đo bằng số người sử dụng chúng, mà còn là con số lớn những người yêu quý thành phố của họ hơn khi biết rằng chúng có ở đó. Không gian công cộng có thể thay đổi cách bạn sống tại một đô thị, cách bạn cảm nhận về một đô thị, việc bạn chọn đô thị này hay đô thị khác, và nó cũng là một trong những lí do quan trọng nhất khiến bạn sống trong một đô thị. Tôi tin một đô thị thành công cũng như một buổi tiệc vui nhộn. Con người ở lại vì họ có một thời gian tuyệt vời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đâu là điểm chung giữa công nghệ, mỹ thuật và khoa học? Đó là sự tò mò Sự tò mò dẫn chúng ta đến với những khám phá mới mà mắt thường không thể thấy Và tôi thích dùng phim ảnh để đưa mọi người đến với cuộc hành trình vượt không gian và thời gian biến những thứ vô hình thành hữu hình Nó mở rộng chân trời thay đổi nhận thức làm chúng ta cởi mở hơn và chạm đến trái tim của mỗi người Sau đây là một số cảnh quay từ bộ phim 3D của tôi có tên "Những điều bí ẩn của thế giới vô hình" (Nhạc) Có những biến đổi quá chậm để mắt người có thể nhận ra, và kĩ thuật "tua nhanh" giúp chúng ta mở rộng góc nhìn về cuộc sống. Chúng ta có thể thấy sự phát triển của sinh vật, bằng cách nào mà cây leo có thể sống sót qua những tầng rừng để nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Ở quy mô lớn hơn, "tua nhanh" giúp chúng ta nhìn thấy sự chuyển động của thế giới không chỉ dừng lại ở những bước tiến dài của tự nhiên mà còn cả những tiến bộ không ngừng nghỉ của nhân loại Mỗi vệt chấm đại diện cho một máy bay chở khách nhờ vào dữ liệu không lưu cùng với kĩ thuật "tua nhanh" ta có thể nhìn thấy thứ luôn ở trên chúng ta nhưng lại vô hình Đó là mạng lưới hàng không đi qua nước Mỹ. Ta có thể làm điều tương tự với những con tàu Biến dữ liệu thành góc nhìn tua nhanh ghi lại chuyển động của nền kinh tế thế giới Những dữ liệu trong hàng thập kỉ cho ta cái nhìn về toàn bộ hành tinh như một sinh vật sống bền vững nhờ các dòng hải lưu và những đám mây xoáy trên bầu khí quyển, với sấm sét, với bắc cực quang. Đây là một hình ảnh đỉnh cao của "tua nhanh" thể hiện sống động cấu trúc giải phẫu của trái đất. Ở một thái cực khác, Có những thứ di chuyển quá nhanh so với mắt người, và cũng có những công nghệ để khám phá thế giới đó Với camera siêu tốc, Ta có thể làm chậm thời gian chụp những bức ảnh nhanh hơn hàng nghìn lần tốc độ mà mắt người có thể ghi nhận. Và chúng ta có thể thấy cách mà các sinh vật hoạt động, và có lẽ còn bắt chước được chúng. bạn có thể không nhận ra một con chuồn chuồn đang bay, nhưng nó là chiếc máy bay tuyệt vời nhất của tự nhiên. Nó có thể liệng, bay ngược, thậm chí là lộn nhào. Bằng cách theo dõi điểm đánh dấu trên cánh côn trùng, ta có thể hình dung được luồng khí mà chúng tạo ra. Đó là một bí mật, nhưng camera siêu tốc đã tiết lộ rằng tại cùng một thời điểm. chuồn chuồn chuyển động 4 cánh theo hướng khác nhau Điều này giúp ta phát triển một loại robot bay mới giúp mở rộng tầm nhìn tới các vùng quan trọng hay xa xôi hẻo lánh Chúng ta quá lớn, và không nhận ra sự tồn tại của những vật quá bé nhỏ Máy hiển vi điện tử bắn ra các electron nhờ đó tạo ra hình ảnh phóng đại các vật thể lên tới hàng triệu lần. Đây là một quả trứng bướm, những sinh vật bé nhỏ sống trong cơ thể chúng ta. bao gồm cả những con ve sống bám trên lông mi, bò trên da vào ban đêm. Thử đoán xem đây là cái gì? Da cá mập đấy. Miệng của một con sâu bướm. Mắt của ruồi giấm. 1 cái vỏ trứng. 1 con bọ chét và lưỡi của con ốc sên. Chúng ta nghĩ rằng mình biết gần hết về thế giới loài vật nhưng thực tế còn hàng triệu loài nhỏ bé đang chờ được khám phá. Nhện cũng có một bí mật lớn. Tơ nhện tính trên cùng 1 đơn vị khối lượng còn bền chắc hơn cả thép lại rất mềm dẻo. Và cuộc hành trình này sẽ đưa ta đến với thế giới nano. Sợi tơ nhện này chỉ mảnh bằng 1% tóc người. Trên đó là các vi khuẩn, gần con vi khuẩn, phóng đại lên 10 lần là một 1 con virus. Bên trong nó, thêm 10 lần phóng đại là 3 chuỗi ADN. và gần như đạt đến giới hạn của kính hiển vi hiện đại nhất một phân tử cacbon. Sử dụng "tip" của kính hiển vi điện tử, ta thực sự có thể di chuyển các nguyên tử và chế tạo ra các thiết bị nano tuyệt vời. Ngày nào đó, một số thiết bị có thể giúp kiểm tra toàn diện tất cả các bệnh và khơi thông động mạch bị tắc nghẽn Những cỗ máy hóa học siêu nhỏ của tương lai có thể, một ngày nào đó, sửa được lỗi ADN. Ta đang trên ngưỡng của những tiến bộ phi thường, trên con đường hé lộ những bí mật của cuộc sống Trong một cơn mưa bụi vũ trụ bất tận, không khí đầy phấn hoa, kim cương siêu nhỏ và châu báu từ những hành tinh khác và các vụ nổ siêu tân tinh. Mọi người tất bật với cuộc sống được bao quanh bởi những thứ vô hình. Việc biết rằng có rất nhiều thứ xung quanh chúng ta có thể khiến ta thay đổi góc nhìn về thế giới, nhận ra mình tồn tại trong một vũ trụ sống động, khơi gợi sự tò mò cũng như truyền cảm hứng để ta trở thành nhà thám hiểm trong chính khu vườn nhà. Ai biết được điều gì đang chờ đợi để được khám phá và những gì sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đơn giản chỉ cần nhìn thấy chúng. Xin cảm ơn. Các bạn sẽ không hiểu gì vì thứ tiếng Anh của tôi. Thế là tốt cho các bạn đó, vì các bạn có thể nghỉ ngơi sau tất cả những diễn giả tuyệt vời vừa rồi. Tôi phải nói thế vì tôi là thế đó, không tự tin lắm, vì thường thường, trong cuộc sống, tôi nghĩ rằng công việc của mình là hoàn toàn vô dụng. Ý tôi là, tôi thấy mình vô dụng. Sau Carolyn và tất cả những người kia, tôi thấy mình như cục phân vậy. Và chắc chắn rằng tôi không biết tại sao mình lại ở đây, nhưng -- các bạn biết cơn ác mộng đó, kiểu như bạn là một kẻ mạo danh, bạn đến nhà hát opera, và họ đẩy bạn lên "Anh phải hát!" Tôi không biết. Thế nến, vì tôi không có gì để chiếu, không có gì để nói, có lẽ chúng ta nên nói về một điều gì khác. Chúng ta có thể bắt đầu, nếu các bạn muốn, bằng cách đi tìm hiểu -- chỉ là mở đầu thôi, không thú vị lắm, nhưng -- tôi làm việc thế nào. Khi một người đến tìm tôi và hỏi rằng tôi nổi tiếng về điều gì, tôi nói, vâng, máy vắt chanh, bàn chải toilet, tăm xỉa răng, những ghế toilet đẹp đẽ, và tại sao không -- bàn chải đánh răng. Tôi không cố để thiết kế các bàn chải. Tôi không cố thốt lên "Ồ, cái đó sẽ là một vật đẹp tuyệt," hay những điều tương tự. Điều đó không làm tôi quan tâm. Bởi vì có nhiều loại thiết kế khác nhau. Một loại, chúng ta có thể gọi là thiết kế nhạo báng, là loại thiết kế được sáng tạo bởi Raymond Loewy vào những năm 50, ông ấy nói rằng, cái gì xấu sẽ không bán được, điều đó rất tồi tệ. Điều đó có nghĩa là thiết kế chỉ là vũ khí cho tiếp thị, cho nhà sản xuất làm sản phẩm hấp dẫn hơn, thế thôi, khi họ bán nhiều hơn, nó trở thành vô dụng, nó cổ lỗ, lố bịch. Tôi gọi đó là thiết kế nhạo báng, bi quan. Sau nữa là, thiết kế để tự đề cao bản thân: đó là một nhà thiết kế tuyệt vời người chỉ thiết kế cho những nhà thiết kế tuyệt vời khác. Sau đó là những người như tôi, những người đang cố gắng xứng đáng để tồn tại, và những người quá xấu hổ vì công việc vô nghĩa này nên cố gắng thực hiện nó theo một cách khác, và họ cố gắng, tôi cố gắng, để thiết kế không vì bản thân đồ vật mà hướng đến kết quả, hướng đến lợi ích cho con người, những người sẽ sử dụng nó. Nếu chúng ta xem xét bàn chải răng -- tôi không nghĩ về cái bàn chải, tôi nghĩ "Những tác động của nó trong miệng là như thế nào?" Và để hiểu tác động của chiếc bàn chải trong miệng, tôi phải hình dung: Đây là miệng của ai? Cuộc sống của người đó như thế nào? Xã hội của anh ta ra sao? Nền văn minh nào tạo nên xã hội đó? Loài động vật nào tạo nên nền văn minh này? Khi tôi đến được -- và phải mất một phút, tôi cũng không sáng dạ lắm -- khi tôi đến được cấp độ của loài động vật, điều đó trở nên thực sự thú vị. Tôi, bản thân không có bất cứ quyền thay đổi nào cả. Nhưng khi tôi trở lại, tôi có thể hiểu tại sao tôi không nên làm việc đó, vì hiện tại không làm thì tốt hơn là làm, hay tôi nên làm như thế nào đây. Nhưng trở lại, khi tôi đang ở điểm về loài động vật, có nhiều thứ để xem xét. Có nhiều thứ để xem xét, có một thử thách lớn. Thử thách lớn trước mắt chúng ta. Bởi vì không có sản phẩm của loài người mà tồn tại bên ngoài thứ mà tôi gọi bằng "Bức ảnh toàn diện". Bức ảnh toàn diện về lịch sử, thơ ca, chủ nghĩa lãng mạn của chúng ta. Thơ ca của chúng ta là bước biến đổi, là cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng, và chúng ta có thể thấy trong mọi cuốn sách của đứa con trai 10 tuổi của tôi, đó là sự sống xuất hiện 4 tỉ năm trước, khoảng -- bốn phẩy hai tỉ? Giọng nói ngoài sân khấu: Bốn phẩy năm. Vâng, phẩy năm, OK, OK, OK! Tôi làm nghề thiết kế, chỉ biết đến thế thôi, qua những món quà Giáng sinh. Và trước đó có một thứ súp, gọi là "súp nguyên thủy", thứ súp đầu tiên - bloop bloop bloop -- giống như bùn bẩn, không có sự sống, không có gì cả. Lúc đó - pshoo-shoo -- chớp - pshu -- lóe sáng -- pshoo-shoo -- tạo nên sự sống -- bloop bloop - và tất cả đều chết. Hàng triệu năm sau -- pshoo-shoo, bloop-bloop - ah, thức dậy! Cuối cùng, việc đó thành công, và sự sống xuất hiện. Chúng ta còn rất ngu ngốc. Con vi khuẩn đần độn nhất. Thậm chí, tôi nghĩ là, ta còn tự sao chép bản thân để sinh sản, các bạn biết tôi nói gì rồi đó, và những thứ như -- ồ, thôi quên đi. Sau đó, chúng ta trở thành một con cá, chúng ta trở thành một con ếch, sau đó chúng ta trở thành một con khỉ, sau đó chúng ta trở thành như ngày hôm nay: siêu khỉ, và điều đáng cười là, con siêu khỉ của ngày hôm nay, mới chỉ đến được một nửa câu chuyện. Các bạn tưởng tượng được không? Từ con vi khuẩn đần độn đó đến chúng ta, với micro, với máy tính, với iPod -- bốn tỉ năm. Và chúng ta biết rằng, đặc biệt Carolyn, rằng khi mặt trời nổ sập, trái đất sẽ bùng cháy, phát nổ, tôi không biết rõ và chuyện này sẽ xảy ra trong bốn, bốn tỉ năm nữa? Đúng, cô ấy nói như thế. OK, điều đó có nghĩa là chúng ta mới đi được nửa câu chuyện. Tuyệt vời! Một điều thật đẹp đẽ! Các bạn có tưởng tượng được không? Nó rất mang tính biểu tượng. Vì con vi khuẩn đó không hề biết gì về chúng ta hôm nay. Và hôm nay, chúng ta không biết gì về chúng ta trong 4 tỉ năm nữa. Điều chưa biết đó tuyệt vời. Đó là thơ ca của ta. Đó là câu chuyện tuyệt đẹp của ta. Đó là sự lãng mạn của chúng ta. Biến-đổi. Chúng ta là những đột biến. Và nếu chúng ta không hiểu sâu sắc, nếu chúng ta không chấp nhân chúng ta là những đột biến, chúng ta sẽ hoàn toàn không hiểu câu chuyện. Vì mọi thế hệ nghĩ rằng chúng ta đã là cuối cùng. Chúng ta có kiểu nhìn Trái đất như thế này, bạn biết đấy, "Tôi là con người. Con người cuối cùng. Thấy đó, chúng tôi đã biến đổi suốt 4 tỉ năm, nhưng bây giờ, bởi vì đây là tôi, chúng tôi dừng lại. Hết. Cho kết thúc, cho vĩnh hằng, đó chỉ là phù phiếm mà thôi." Một điều tương tự như thế, tôi không chắc. Bởi vì đó là trí thức dành cho sự biến đổi và những điều tương tự. Có quá nhiều thứ để làm, mọi vật đều tươi nguyên. Và đây là một điều: không ai có nghĩa vụ phải trở thành thiên tài, nhưng mọi người đều có nghĩa vụ tham gia. Và để tham gia, đối với một sinh vật đột biến, có một mức tập luyện tối thiểu, một mức thể thao tối thiểu. Chúng ta có thể nói điều đó. Đầu tiên, nếu các bạn muốn -- có quá nhiều -- điều rất đơn giản để thực hiện, đó là trách nhiệm về tầm nhìn. Tôi có thể giải thích. Tôi sẽ cố. Nếu anh đi như thế, được thôi, được thôi, anh có thể đi thế, như có thể, vì anh đi với cặp mắt như vậy, anh sẽ không thấy, kìa, có một cái hố. Và anh sẽ ngã, và anh sẽ chết. Nguy hiểm. Đó là lí do, có lẽ, anh sẽ phải cố để có góc nhìn này. OK, tôi có thể thấy, nếu tôi tìm thấy gì đó, lên, lên, và chúng tiếp tục, lên lên lên. Tôi tăng góc nhìn, nhưng vẫn còn rất -- ích kỷ, ích kỷ, vị kỷ -- vâng, ích kỷ. Anh, anh tồn tại. Ổn rồi. Nếu anh nâng tầm mắt lên một chút nữa khi đi, "Tôi thấy anh rồi, lạy Chúa anh ở đó, anh thế nào, tôi có thể giúp anh, tôi có thể thiết kế một cá bàn chải răng cho anh, một cái bàn chải toilet," những điều gần như thế. Tôi sống trong xã hội, tôi sống trong cộng đồng. Ổn thôi. Bạn bắt đầu sống trong thời trí thức, chúng ta có thể nói vậy. Từ cấp độ này, bạn càng mở rộng góc nhìn, bạn càng trở nên quan trọng đối với xã hội. Bạn mở rộng bao nhiêu, bạn quan trong bấy nhiêu đối với nhân loại. Bạn mở rộng bao nhiêu, nhìn xa và rộng, như thế, bạn quan trọng bấy nhiêu đối với câu chuyện biến đổi của chúng ta. Nghĩ là những người thông minh nằm trong góc này. Đó là sự thông minh. Từ đây đến đây, như thế, đó là thiên tài. Ptolemy, Eratosthenes, Einstein, những người tương tự. Không ai có nghĩa vụ phải trở thành thiên tài. Như thế thì tốt hơn, nhưng không ai bị bắt buộc. Hãy lo cho bản thân, trong khóa huấn luyện này, để làm một đột biến tốt. Có một vài mối nguy hiểm, có một vài cái bẫy. Một cái bẫy: chiều dọc. Vì nếu bạn mở rộng theo chiều dọc, nếu bạn trông thế này, "A! Chúa tôi, đó là Chúa trời. A! Chúa trời!" Chúa là một cái bẫy. Chúa trời là câu trả lời khi chúng ta không biết câu trả lời. Có nghĩa là, khi bộ óc của bạn không đủ lớn, khi bạn không hiểu, bạn nói "À, tại ông trời, tại ông trời." Thật nực cười. Đó là lý do -- nhảy lên, giống thế này? Không, đừng nhảy. Trở lại. Vì, sau đó, còn một cái bẫy khác. Nếu bạn trông thế này, bạn trông về quá khứ, hoặc nhìn vào trong nếu người anh rất dẻo, vào bên trong bản thân. Nó gọi là chứng ảo giác, và bạn cũng sẽ chết. Đó là lý do mỗi sáng, từ bây giờ, vì bạn là một đột biến tốt, bạn sẽ mở rộng góc nhìn của mình. Ra ngoài, mở rộng về chiều rộng nhiều hơn. Bạn là một sinh vật có trí thông minh. Đừng bao giờ quên -- như vậy, như vậy. Điều đó rất, rất, rất quan trọng. Chúng ta còn có thể nói gì về nó nữa? Tại sao lại làm thế? Đó là bởi vì chúng ta -- nếu ta nhìn từ xa, ta sẽ thấy đường tiến hóa của mình. Đường tiến hóa này rõ rằng là theo chiều dương. Từ xa trông thẳng tắp, như thế. Nhưng nếu bạn lấy một ống kính, thế, đường này là ack, ack, ack, ack. Như vậy. Nó được tạo nên bởi ánh sáng và bóng tối. Chúng ta có thể nói ánh sáng là văn minh, bóng tối là mọi rợ. Biết được ta đang ở đâu là rất quan trọng. Vì trong chu trình tuần hoàn, bạn có một vị trí trong chu trình, và bạn không làm những nhiệm vụ giống nhau ở những phần khác nhau của vòng quay. Điều đó có nghĩa là, ta có thể tưởng tượng -- tôi không nói rằng nó chỉ là ảo tượng, nhưng vào những năm 80, không có nhiều chiến tranh -- chúng ta có thể tưởng tượng rằng nền văn mình sẽ được văn minh hóa. Trong trường hợp đó, những người như tôi được chấp nhận. Chúng ta có thể nói "Đó là thời gian xa xỉ." Chúng ta có thời gian để suy nghĩ, có thời gian để nói tôi không biết làm gì, đàm đạo nghệ thuật hay tương tự như thế. Ổn thôi. Chúng ta đang ở trong ánh sáng. Nhưng đôi lúc, như hôm nay, chúng ta đang rơi xuống, chúng ta rơi quá nhanh, quá nhanh tới mọi rợ, chúng ta rơi quá nhanh tới mọi rợ. Với nhiều, nhiều, nhiều, nhiều khuôn mặt của sự dã man. Vì nó không phải, thứ mọi rợ của chúng ta hôm nay, có thể không phải là thứ dã man mà ta nghĩ. Có nhiều loại mọi rợ. Đó là lý do vì sao ta phải thích nghi. Nghĩa là, khi thời kỳ mọi rợ trở lại, hãy quên những chiếc ghế đẹp, hãy quên những khách sạn đẹp, hãy quên đi thiết kế, thậm chí -- tôi lấy làm tiếc phải nói vậy -- quên đi nghệ thuật. Quên đi tất cả. Còn có ưu tiên, còn có cấp bách. Bạn phải trở lại chính trị, bạn phải trở lại công cuộc thay đổi mạnh mẽ, tôi xin lỗi nếu đó không hợp nước Anh cho lắm. Bạn phải trở lại để chiến đấu, để ra trận. Đó là lý do tại sao giờ tôi rất xấu hổ với công việc này. Đó là lý do tôi ở đây, cố gắng làm điều tốt nhất có thể. Nhưng tôi biết rằng nếu tôi làm điều tốt nhất có thể -- đó là lý do vì sao tôi làm việc tốt nhất -- nó vẫn không là gì. Vì đây không phải là lúc. Đó là lý do tôi nói thế. Tôi nói thế, vì, xin nhắc lại, không có gì tồn tại nếu nó không có nguyên do tốt, nguyên do vì giấc mơ đẹp của chúng ta, vì nền văn minh này. Và bởi vì chúng ta đều phải làm để kết thúc câu chuyện này. Vì viễn cảnh của nền văn minh này -- về tình yêu, cấp tiến, và những điều như vậy -- nó không có gì sai, nhưng còn có quá nhiều viễn cảnh khác, những viễn cản khác của những nền văn minh khác. Viễn cảnh này, của nền văn minh này, đó là trở nên mạnh mẽ, thông thái, giống như ý niệm mà ta đã sáng tạo ra, ý niệm về Chúa. Giờ chúng ta là Chúa. Chúng ta thực sự là Chúa. Mọi việc đã đi gần đến kết thúc. Chúng ta chỉ phải kết thúc câu chuyện. Điều đó là tối quan trọng. Và khi bạn không thực sự hiểu chuyện gì đã xảy ra, bạn không thể đi ra, và chiến đấu và làm việc và xây dựng và thực hiện những việc như thế. Bạn đến tương lai lùi lại, lùi lại, lùi lại, lùi lại, như vậy. Và bạn có thể ngã, và việc đó rất nguy hiểm. Không, bạn phải thực sự thấy hiểu điều đó. Bởi vì chúng ta đã sắp kết thúc, tôi sẽ kể lại câu chuyện. Và giá trị của điều này, có thể trong 50 năm, 60 năm, chúng ta có thể kết thúc hoàn toàn nền văn minh này, và trao cho con cái chúng ta cơ hội để sáng tạo ra một câu chuyện khác, thơ ca khác, một chủ nghĩa lãng mạn khác. Với hàng tỉ người đã sinh ra, làm việc, sống và chết trước chúng ta, những người này đã đã nỗ lực rất nhiều, để hôm nay chúng ta có những thứ đẹp đẽ, những món quà đẹp đẽ, chúng ta biết được nhiều điều. Chúng ta có thể nói với các thế hệ sau, OK, xong rồi đó, đó là câu chuyện của chúng tôi. Nó đã đi qua. Giờ các con có một nhiệm vụ: sáng tạo ra câu chuyện mới. Sáng tạo ra thi ca mới. Luật duy nhất đó là, chúng tôi không biết bất cứ điều gì về câu chuyện sắp tới. Chúng tôi để lại những trang giấy trắng. Hãy sáng tạo. Chúng tôi để lại công cụ tốt nhất, những công cụ tốt nhất, và giờ, hãy làm đi. Đó là lý do tôi tiếp tục làm việc, ngay cả khi chỉ là cho bàn chải nhà vệ sinh. Tôi sinh ra và lớn lên tại Sierra Leone một đất nước nhỏ và tươi đẹp ở Tây Phi, một đất nước với nhiều tài nguyên và những con người sáng tạo. Tuy nhiên, Sierra Leone lại nổi tiếng vì chiến tranh phiến loạn trong suốt thập kỷ 90 khi tất cả các ngôi làng đều bị đốt phá va làm khoảng 8000 đàn ông, đàn bà và trẻ em mất đi chân, tay trong khoảng thời gian này. Gia đình tôi và bản thân tôi may mắn được an toàn năm lên 12, khi một cuộc tấn công ập tới, tôi tự nhủ sẽ làm bất cứ điều gì để đảm bảo rằng con cái mình sẽ không phải chịu những gì mà chúng tôi đã phải trải qua. Để Sierra Leone sẽ là nơi không còn những bi kịch của chiến tranh và mất mát Khi nhìn thấy những người tôi biết, tôi yêu hồi sinh từ những hoang tàn, điều đau đáu trong tôi là: có quá nhiều người cụt chân tay ở đất nước này nhưng lại không muốn sử dụng chân tay giả. Lí do mà tôi tìm ra, đó là những hốc chân giả làm họ đau đớn bởi vì chúng không khớp với nhau. Hốc chân giả là phần mà người cụt chân tay đặt phần chi còn lại của mình vào, và nối với bàn chân giả. Thậm chí, ở những nước phát triển, cũng cần tới 3 tuần thậm chí là hàng năm để một người bệnh cảm thấy thoải mái với chúng. Các chuyên viên chỉnh hình dùng quá trình thông thường như đổ khuôn và tạo mẫu để tạo các hốc chân tay với nguyên liệu đồng nhất Những loại hốc này thường tạo ra áp suất rất lớn lên tay chân người bệnh, làm cho họ đau nhức và phồng rộp. Không cần biết cái chân giả đó đem lại lợi ích đến mức nào, nếu các hốc của nó gây khó chịu, bạn sẽ không sử dụng nó, và không dễ chấp nhận điều này trong thời đại hôm nay. Khoảng 2 năm rưỡi về trước, tôi đã gặp giáo sư Hugh Herr ông đã hỏi tôi cách giải quyết những vấn đề này, tôi trả lời: "Tôi vẫn chưa biết nhưng tôi cũng mong muốn tìm ra chúng." và sau đó, cho luận án Tiến sĩ của mình tại MIT tôi đã thiết kế những hốc chân giả tuỳ biến nhanh chóng và rẻ tiền và thoải mái hơn nhiều so với những loại chân giả truyền thống. Tôi đã sử dụng chụp cộng hưởng từ để đo đạc hình dạng giải phẫu thực tế của từng bệnh nhân sau đó, sử dụng mô hình nhân tố hữu hạn để dự đoán thêm sức ép và sức căng nội tại dựa trên các lực thông thường, sau đó tạo ra ống chân để đưa vào sản xuất. Chúng tôi sử dụng công nghệ in 3 chiều để tạo ống chân đa nguyên liệu giúp làm giảm áp lực ở những nơi cần thiết dựa trên giải phẫu của người bệnh. Nói ngắn gọn, chúng tôi sử dụng dữ liệu để tạo ra những ống chân lí tưởng rẻ tiền và nhanh chóng. Trong thử nghiệm gần đây, một trong những bệnh nhân của chúng tôi, một cựu chiến binh Mỹ người bị cụt chân hơn 20 năm từng mang hàng tá chân giả, đã nhận xét về một trong các phần mà chúng tôi tạo ra, "nó thực sự mềm mại, giống như đang đi trên gối vậy, và cũng quyến rũ đó chứ" (Cười) Khuyết tật trong thời đại của chúng ta không nên trở thành trở ngại cho bất kỳ ai sống một cuộc sống đầy ý nghĩa Tôi hy vọng rằng, công cụ và phương pháp mà nhóm chúng tôi đã phát triển sẽ được sử dụng để mang lại những tay chân giả có đầy đủ chức năng cho những người cần nó. Đối với cá nhân mình, cách giúp con người được chữa lành khỏi những di chứng của chiến tranh hay bệnh tật là tạo nên những khớp nối không đắt tiền mà thoải mái cho cơ thể của họ. Bất cứ nơi đâu, dù là Sierra Leone hay Boston, Tôi hy vọng điều này không chỉ khôi phục mà còn thay đổi cảm thức về tiềm năng con người Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Pat Mitchell: Ngày hôm đó, 8/11/2011, bắt đầu như mọi ngày khác. Cả hai anh chị đều đang làm những việc mình yêu thích. Chị đang gặp các cử tri, một công việc bạn thích làm với vai trò của một nữ nghị sỹ, và Mark, anh đang vui vẻ chuẩn bị cho chuyến tàu con thoi tiếp theo của anh Và đột nhiên, mọi thứ mà cả hai đã lên kế hoạch hoặc nghĩ là sẽ xảy ra trong cuộc sống của mình đã thay đổi mãi mãi mà không thể làm khác được Mark Kelly: Vâng, điều đó thật đáng kinh ngạc. Thật kinh ngạc cách mà mọi thứ có thể thay đổi đối với bất kỳ ai trong chúng ta trong một chốc lát. Mọi người không nhận ra điều đó. Tôi chắc chắn cũng đã không nhận ra. Gabby Giffords: Vâng MK: Và vào buổi sáng thứ Bảy ấy, Tôi đã nhận được một cuộc gọi khủng khiếp từ tham mưu trưởng của Gabby. Cô ấy không cho tôi nhiều thông tin. Cô ấy chỉ nói, "Gabby bị bắn". Vài phút sau, tôi đã gọi lại cho cô ấy và trong một giây thực sự tôi đã nghĩ, ừm, chắc là tôi chỉ tưởng tượng ra cuộc gọi đấy. Tôi gọi lại cho cô ấy, và đó là khi cô ấy nói với tôi Gabby đã bị bắn vào đầu. Và từ thời điểm đấy, Tôi đã biết rằng cuộc sống của chúng tôi sẽ khác đi rất nhiều. PM: Và khi anh đến bệnh viện anh hy vọng họ sẽ đưa ra chuẩn đoán gì về tình trạng của của Gabby và sự phục hồi gì nếu có? MK: Đối với một vết đạn bắn vào đầu và chấn thương sọ não, thông thường họ không thể nói gì nhiều cho bạn. Mỗi chấn thương đều khác nhau và không thể đoán được. Thường một cơn đột quỵ có thể đoán được, đấy là một loại chấn thương sọ não khác. Thế nên họ không biết Gabby sẽ lâm vào tình trạng hôn mê trong bao lâu, không biết khi nào tình trạng sẽ thay đổi và chuẩn đoán là gì. PM: Gabby, sự phục hồi của chị có phải là một nỗ lực để tạo ra một Gabby Giffords mới hay giành lại Gabby Giffords cũ? GG: Một con người mới - giỏi hơn, mạnh mẽ hơn, cứng cỏi hơn. (Vỗ tay) MK: Điều đó để nói, khi chị nhìn vào bức ảnh đằng sau chúng tôi, để quay trở lại từ chấn thương đó và quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết là một điều rất khó để làm. Tôi không biết một ai có thể mạnh mẽ hơn người vợ tuyệt vời của tôi đây. (Vỗ tay) PM: Và những dấu hiệu đầu tiên nào cho thấy không những sự phục hồi có thể xảy ra còn giúp tạo sức sống như anh và Gabby đã tiên liệu? MK: Ừm, điều đầu tiên đối với tôi là Gabby vẫn còn gần như là vô thức, nhưng cô ấy đã làm một điều khi cô ấy ở trên giường bệnh viện ICU, điều mà cô ấy thường làm khi chúng tôi chuẩn bị đi ăn tối ở một nhà hàng, cô ấy rút chiếc nhẫn của tôi ra và cô ấy chuyển từ ngón này sang ngón khác, và vào lúc đấy tôi biết rằng cô ấy vẫn đang ở đó. PM: Và cũng đã có một vài câu nói. Cô ấy có làm anh ngạc nhiên bằng những câu nói lúc đầu không? MK: Ừm, đó là một bắt đầu khó khăn. GG: Cái gì? Cái Gì? Gà. Gà. Gà. MK: Vâng, chính là câu nói đấy. Trong tháng đầu tiên, đó là phạm vị từ vựng của Gabby. Vì một vài lý do nào đó, cô ấy bị chứng quên ngôn ngữ đó là bệnh gặp khó khăn để giao tiếp. Cô ấy chỉ nói được từ "gà", đấy không phải từ tốt nhất nhưng chắc chắn không phải từ tệ nhất. (Cười) Và chúng tôi đã thực sự lo lắng chuyện có thể còn tồi tệ hơn thế. PM: Gabby, thách thức nào khó khăn nhất đối với chị trong thời gian hồi phục? GG: Nói chuyện. Thực sự rất khó. MK: Đúng vậy, với chứng quên ngôn ngữ, Gabby biết cô ấy muốn nói gì cô ấy chỉ không thể diễn đạt được. Cô ấy hiểu mọi thứ, nhưng việc giao tiếp rất khó khăn bởi vì khi bạn nhìn vào bức tranh, các trung tâm giao tiếp ở não bạn là ở phía bên trái đầu bạn, nơi mà viên đạn đi qua. PM: thế nên anh đã phải làm một việc vô cùng nguy hiểm: nói chuyện với vợ anh. MK: Vâng. Đó có thể là một trong những điều nguy hiểm nhất mà tôi từng làm. PM: Gabby, chị có lạc quan về việc sẽ phục hồi khả năng đi, nói, cử động tay chân của chị? GG: Tôi lạc quan. Đó sẽ là một con đường dài và khó khăn, nhưng tôi lạc quan. PM: Điều đó dường như là tính cách số 1 của Gabby Giffords, có phải vậy không? (Vỗ tay) ML: Gabby thực sự luôn luôn lạc quan. Cô ấy làm việc vô cùng vất vả mỗi ngày. GG: Đi bộ trên máy chạy bộ, các buổi học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp. MK: Chỉ có vợ tôi mới có thể và nếu bạn nếu bạn biết trước đây cô ấy đã bị thương, bạn sẽ phần nào hiểu được điều này. Một người đã bị chấn thương và có khoảng thời gian khó khăn để giao tiếp và phải gặp những nhà trị liệu âm ngữ, và khoảng một tháng trước, cô ấy nói, "Em muốn học lại tiếng Tây Ban Nha". PM: Chúng ta hãy nhìn lại kỹ hơn người vợ, và thậm chí là trước khi anh gặp Gabby Giffords. Và cô ấy đang lái xe máy, nhưng theo những gì tôi biết, đó là một hình ảnh thuần hóa về những gì Gabby Gifford từng làm khi trưởng thành. MK: Vâng, Gabby thường đua xe máy trước đây Đó là một chiếc xe máy nhưng cô ấy đã có, ừm, cô ấy vẫn còn một chiếc xe máy BMW. PM: Cô ấy có lái nó không? MK: Hm, đó là một thử thách vì cô ấy không thể cử động tay phải của mình, nhưng với những gì tôi biết, khóa dán, chúng tôi có thể giúp cô ấy quay trở lại với xe máy, khóa dán tay phải của cô ấy với tay lái. PM: Tôi có cảm giác chúng ta có thể nhìn thấy bức tranh tiếp theo, Gabby. Nhưng khi cả hai gặp, anh đã quyết định anh sẽ cống hiến cuộc đời của mình phục vụ. Anh đã đi quân sự và sau đó trở thành một phi hành gia. Và hai anh chị đã gặp nhau. Điều gì ở Gabby đã thu hút anh? MK: Ừm, khi chúng tôi gặp nhau, cũng khá kỳ quặc, đấy là lần cuối cùng chúng tôi ở Vancouver, khoảng 10 năm trước. Chúng tôi gặp nhau ở Vancouver, tại sân bay, khi chúng tôi cùng đi đến Trung Quốc, điều mà từ kinh nghiệm của tôi, tôi sẽ gọi là một việc làm vô ích. Gabby sẽ--- GG: Một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế. MK: Cô ấy sẽ gọi nó là một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế quan trọng. Lúc đó cô ấy là Thượng nghị sỹ bang, và chúng tôi gặp nhau ở sân bay, trước chuyến đi đến Trung Quốc. PM: Anh chị có gọi nó là một cơn lốc lãng mạn không? GG: Không, không, không. (Cười) Một người bạn tốt. MK: Vâng, chúng tôi đã làm bạn trong một thời gian dài. GG: Vâng (cười) MK: Và khoảng 1 năm sau đấy, cô ấy hẹn tôi. Chúng ta đã đi đâu ấy nhỉ, Gabby? GG: Dãy xà lim tử hình. MK: Vâng. Cuộc hẹn hò đầu tiên của chúng tôi là ở dãy xà lim tử hình ở nhà tù bang Florence ở Arizona, chỉ ngay bên ngoài khu thượng viện bang của Gabby. Họ đang lên một số luật liên quan đến tội phạm và hình phạt và hình phạt tử hình ở bang Arizona. Và cô ấy không kiếm được ai đi cùng với cô ấy, nên tôi đã nói "Tất nhiên anh muốn đi đến dãy xà lim tử hình". Và đó là cuộc hẹn hò đầu tiên của chúng tôi. Và chúng tôi đã luôn bên nhau sau đó. GG: Vâng. PM: Ừm, đó có lẽ đã góp phần vào lý do Gabby quyết định lấy anh. Xét cho cùng, anh đã sẵn lòng để đi đến dãy xà lim tử hình. MK: Tôi đoán thế. PM: Gabby, điều gì đã khiến chị muốn cưới Mark? GG: Ừm, những người bạn tốt. Bạn thân nhất. MK: Tôi nghĩ chúng tôi luôn có một mối quan hệ rất đặc biệt. Chúng tôi đã vượt qua những thời điểm khó khăn và điều đó chỉ làm mối quan hệ của chúng tôi vững chắc hơn. GG: Vững chắc hơn. PM: Tuy nhiên, sau khi hai người kết hôn, hai người tiếp tục sống cuộc sống độc lập. Thực ra hai người không sống cùng nhau. MK: Chúng tôi đã có một cuộc hôn nhân kiểu dành cho những người đi làm xa. Trong trường hợp của chúng tôi, đó là Washington DC, Houston, Tucson. Có những lúc chúng tôi ở nơi này, có khi ở nơi khác, tất cả những nơi khác nhau và chúng tôi không thực sự sống cùng nhau cho đến sáng thứ 7 hôm đấy. Trong vòng một tiếng sau khi Gabby bị bắn, tôi đã lên máy bay đến Tucson, và đó là khoảnh khắc đã làm thay đổi mọi thứ. PM: Và ngoài ra, Gabby, chị đã chạy đua vào Quốc hội sau khi làm Thượng nghị sỹ bang và làm việc trong Quốc hội 6 năm. Điều gì chị thích nhất khi làm việc trong Quốc hội? GG: Nhịp độ nhanh. PM: Đó là cách chị làm việc. GG: Vâng. Nhịp độ nhanh. PM: Tôi không chắc người khác sẽ diễn tả nó hoàn toàn như thế (Cười) MK: Vâng, chị biết đấy, luật pháp thường đi theo một nhịp độ vô cùng chậm, nhưng tôi phải công nhận, vợ tôi và rất nhiều thành viên Quốc hội khác mà tôi biết làm việc cực kỳ chăm chỉ. Ý tối là, Gabby có thể chạy xung quanh như là một người điên, không bao giờ nghỉ một ngay, hay thậm chí nửa ngày trong 1 tháng, và bất kỳ khi nào cô ấy thức, cô ấy đều làm việc, và cô ấy đã thực sự, thực sự nỗ lực vì công việc, và cho cả đến ngày hôm nay. GG: Vâng. PM: Tôi khuyên là hãy đặt những tấm thu năng lượng mặt trời trên nóc nhà cô ấy. Vậy là sau sự cố bi thảm đó, Mark, Anh đã quyết định xin từ chức công việc phi hành gia của mình, mặc dù anh đáng lẽ ra phải tham gia chuyến tàu con thoi tiếp theo. Mọi người, bao gồm cả Gabby, đã khuyên anh quay trở lại, và cuối cùng anh cũng đã làm. MK: Gần như thế. Sau ngày Gabby bị chấn thương, tôi đã gọi sếp của tôi, phi hành gia trưởng, Tiến sỹ Peggy Whitson, và nói, "Peggy, tôi biết là tôi chuẩn bị vào không gian trong vòng 3 tháng tới. Gabby đang trong tình trạng hôn mê. Tôi đang ở Tucson. Anh phải tìm người thay thế cho tôi." Thế nên thực ra tôi không từ chức phi hành gia, nhưng tôi bỏ việc và họ đã tìm một người thay thế. Khoảng 2 tháng sau đó, tôi quay trở lại làm việc, một điều khá khó khăn, khi bạn trở thành người chăm sóc chính, điều mà vài người trong khán giả ở đây chắc chắn đã từng ở vị trí đó. Đó là một công việc đầy thách thức, nhưng ở một vài khía cạnh nào đó bạn phải tìm ra khi nào bạn sẽ quay trở lại cuộc sống của bạn, và vào thời điểm đó, tôi không thể hỏi Gabby xem cô ấy có muốn tôi bay vào vụ trụ tiếp không. Nhưng tôi biết cô ấy-- GG: Vâng. Vâng. Vâng. MK: Cô ấy là người ủng hộ lớn nhất trong sự nghiệp của tôi, và tôi biết đó là điều đúng để làm. PM: Mark, tôi đang cố tưởng tượng, việc bay vào không gian như thế nào dù rằng nó có thể an toàn nhưng điều đó không bao giờ là chắc chắn và khi biết là Gabby đang-- MK: Không những cô ấy vẫn đang trong bệnh viện, vào ngày thứ ba của chuyến bay, ngay khi tôi đang ở điểm tập kết tại trạm vụ trụ, và có hai con tàu di chuyển với vận tốc 17,500 dặm một giờ. Tôi đã lái nó và nhìn ra ngoài cửa sổ, có một đống máy móc bên ngoài, và Gabby đang trong ca phẫu thuật não, thực sự đúng lúc đấy đang trong ca phẫu thuật cuối cùng để thay thể một mảnh sọ mà các bác sỹ đã lấy ra vào ngày cô ấy bị chấn thương với một bộ phận giả cho toàn bộ một bên đầu của cô ấy. Bây giờ nếu bất kỳ người nào trong các bạn đến thăm nhà chúng tôi ở Tucson lần đầu, Gabby sẽ thường ra tủ đông và lấy ra một chiếc hộp Tupperware có một cái sọ thực sự trong đấy (Cười) GG: Một cái sọ thực sự MK: Điều đấy thường làm mọi người khiếp sợ. PM: Đấy là món khai vị hay tráng miệng vậy Mark? MK: Đấy chỉ là cách tiếp tục cuộc nói chuyện. PM: Nhưng có rất nhiều cuộc nói chuyện xoay quanh những gì Gabby đã làm sau chuyến bay của Mark. Chị đã cũng phải làm một điều cần sự can đảm, bởi vì Quốc hội lại bị bế tắc một lần nữa, và chị vừa được xuất khỏi trung tâm phục hồi chức năng, đi đến Washington để chị có thể đi trên sàn nhà Quốc Hội -- Tôi không tránh khỏi việc xúc động khi nói về điều này, và bỏ một phiếu bầu mà đã có thể mang tính quyết định. GG: Mức trần nợ. MK: Vâng, chúng tôi phải bỏ lá phiếu đó. Tôi nghĩ đó là vào khoảng 5 tháng sau khi Gabby bị chấn thương và cô ấy đã đưa ra một quyết định quyết quay trở lại táo bạo. Một cuộc bỏ phiếu gây ra nhiều tranh cãi, nhưng cô ấy rất muốn ở đó để tiếng nói của cô ấy được lắng nghe một lần nữa. PM: Và sau đó từ chức và bắt đầu một cuộc hồi phục chậm và đầy thách thức. Cuộc sống hàng ngày của chị như thế nào? MK: Đó là chú chó cho người khuyết tật Nelson của Gabby. GG: Nelson. MK: Một thành viên mới của gia đình chúng tôi. GG: Vâng. MK: Và chúng tôi nhận nó từ một--- GG: Nhà tù. Kẻ giết người MK: Dường như chúng tôi có rất nhiều mối quan hệ với nhà tù (Cười) Nelson đến từ một nhà tù, được nuôi bởi một kẻ giết người ở Massachusetts. Nhưng cô ấy đã nuôi chú chó này một cách rất tuyệt vời. Nó là một con chó tuyệt vời dành cho người khuyết tật. PM: Gabby, vậy chị học được những gì từ kinh nghiệm của mình trong một vài năm qua? MK: Ừ, em đang học được những gì? GG: Sâu sắc hơn. PM: Mối quan hệ của hai người trở nên sâu sắc hơn. Điều đấy rất rõ ràng. Bây giờ hai người ở bên cạnh nhau suốt ngày. MK: Anh nghĩ là cả sự biết ơn nữa, đúng không? GG: Đúng rồi, biết ơn. PM: Đây là một bức ảnh tụ tập gia đình và bạn bè và tôi thích những bức ảnh này vì chúng cho thấy mối quan hệ của Gabby và Mark hiện nay. Và chị cũng luôn miêu tả mối quan hệ này đã trở nên sâu sắc hơn nhiều, phải không? MK: Tôi nghĩ khi một bi kịch xảy ra trong một gia đình, nó có thể kéo mọi người lại gần nhau. Đây là chúng tôi đang xem một chiếc tàu con thoi bay trên Tucson, tàu con thoi Endeavour, tôi là chỉ huy trưởng trên chuyến bay cuối cùng của con tàu này, trên chuyến bay cuối cùng của nó bên trên một chiếc máy bay 747 trên đường tới L.A, NASA đã rất tốt bụng để cho nó bay qua Tucson. PM: Và tất nhiên, hai anh chị đã cùng vượt qua những thử thách của sự hồi phục chậm chạp và đầy khó khăn và Gabby, làm thế nào để chị có thể giữ sự lạc quan và cái nhìn tích cực của mình? GG: Tôi muốn biến thế giới thành một nơi tốt hơn. (Vỗ tay) PM: Và chị đang làm điều đấy mặc dù sự phục hồi của chị vẫn tiếp tục là vấn đề chính cho cả hai. Anh chị là những người đã phục vụ đất nước và anh chị đang tiếp tục làm điều đấy với một khởi đầu mới, một mục đích mới. Và Gabby, kế hoạch của chị bây giờ là gì? GG: Người Mỹ vì những giải pháp mang tính trách nhiệm MK: Đó là ủy ban hành động chính trị của chúng tôi, nơi chúng tôi đưa ra cho những thành viên Quốc hội một cái nhìn sâu sắc hơn về bạo lực súng đạn ở đất nước này và cố gắng để thông qua một vài đạo luật hợp lý. GG: Vâng (Vỗ tay) MK: Chị biết đấy, điều này rất ảnh hướng đến cá nhân chúng tôi, nhưng không phải vì những gì đã xảy ra đối với Gabby. Thực sự đã có 20 học sinh lớp 1 và mẫu giáo bị giết hại ở Newtown, Connecticut, và phản ứng mà chúng tôi nhận thấy sau đó, ừm, hãy nhìn vào những gì đã xảy ra cho đến lúc này Cho đến nay, hầu như không có hành động gì được thực hiện. Chúng tôi đang cố gắng để thay đổi điều đó. PM: Đã có 11 vụ xả súng hàng loạt kể từ lần ở Newtown, mỗi tuần có một trường trong 2 tháng đầu tiên của năm ngoái. Những gì anh chị đang làm có gì khác so với những nỗ lực để cân bằng quyền và trách nhiệm sở hữu súng khác? MK: Chúng tôi là những người sở hữu súng, chúng tôi ủng hộ quyền sở hữu súng. Đồng thời, chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để tránh việc súng rơi vào tay những tên tội phạm và những kẻ tâm thần nguy hiểm. Để làm điều đó không quá khó. Vấn đề này, cũng như nhiều vấn đề khác, đã trở nên rất phân cực và mang tính chính trị, và chúng tôi đang cố gắng đưa ra một vài cân bằng để tranh luận ở Washington. PM: Cảm ơn sự nỗ lực của cả hai. Và không có gì ngạc nhiên đối với người phụ nữ can đảm và mạo hiểm này, chị tiếp tục thách thức bản thân và không có giới hạn. Tôi phải chia sẻ đoạn băng này về chuyến phiêu lưu gần nhất của chị. Chúng ta hãy cùng xem Gabby. MK: Đây là một vài tháng trước (Đoạn băng) MK: Em ổn chứ? Em đã làm rất tốt. GG: Vâng, thật tuyệt đẹp. Cảm ơn anh. Những điều tuyệt vời. Thật tuyệt đẹp. Ôi, cảm ơn anh. Những ngọn núi. Những ngọn núi tuyệt đẹp. (Vỗ tay) MK: Hãy để tôi nói một trong những người Gabby nhảy cùng ngày hôm đó là một thành viên của lực lượng đặc nhiện Navy SEAL mà cô ấy đã gặp ở Afghanistan. Anh ấy bị thương trong một trận chiến và đã trải qua một khoảng thời gian cực kỳ khó khăn. Gabby đã đến thăm anh ấy khi anh ấy đang ở Bethesda và đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Anh ấy bắt đầu khỏe hơn. Vài tháng sau, Gabby bị bắn vào đầu, và sau đó anh ấy bắt đầu hỗ trợ cô ấy khi cô ấy đang trong bệnh viện ở Houston. Nên họ có một sự gắn kết rất tuỵệt vời. GG: Vâng PM: Thật là một khoảnh khắc tuyệt vời. Bởi vì đây là sân khấu của TED, Gabby, tôi biết chị đã làm việc rất chăm chỉ để ra những ý tưởng mà chị muốn truyền tới khán giả ngồi đây. GG: Cảm ơn chị. Xin chào mọi người. Cảm ơn đã mời chúng tôi đến đây ngày hôm nay. Thật là một hành trình dài vất vả, nhưng tôi đang trở nên khỏe hơn. Tôi đang làm việc rất chăm chỉ, trải qua rất nhiều trị liệu - trị liệu âm ngữ, trị liệu thể chất và cả yoga nữa. Nhưng tinh thần của tôi đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi vẫn đang đấu tranh để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn và bạn cũng có thể làm như vậy. Hãy tham gia vào cộng đồng của bạn. Trở thành người lãnh đạo. Trở thành một tấm gương. Hãy đam mê. Hãy can đảm. Hãy làm hết sức của bạn. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) MK: Cảm ơn. GG: Cảm ơn. (Vỗ tay) MK: Cảm ơn mọi người. GG: Chào mọi người. (Vỗ tay) Tôi nghĩ về sự khác nhau giữa điểm tốt trong lý lịch và điểm tốt trong bài điếu văn. Điểm tốt của bản lý lịch là cái mà bạn cho vào đấy, là những kĩ năng bạn mang ra thị trường Điểm tốt của bài điếu văn là cái được nhắc đến trong điếu văn, sâu sắc hơn: nó nói lên bạn là ai, trong sâu thẳm về bản chất các mối quan hệ, bạn có dũng cảm, yêu người, độc lập, nhất quán? Với hầu hết chúng ta, điểm tốt của bài điếu văn thì quan trọng hơn. Tuy nhiên, ít nhất là với tôi, liệu chúng có là cái mà tôi nghĩ đến nhiều nhất? Không. Tôi suy nghĩ nhiều về nó, với sự giúp đỡ của nhà tư tưởng Joseph Soloveitchik giáo sĩ Do Thái tác giả cuốn sách "Người cô độc có đức tin" xuất bản năm 1965. Soloveitchik nói rằng bản chất ta có hai mặt, ông gọi là Adam I và Adam II. Adam I thì xác thịt, tham vọng, mặt bên ngoài của bản tính. Anh ta thích xây dựng, sáng tạo, tạo quan hệ, đổi mới. Adam II thì khiêm nhường. Anh không chỉ muốn làm việc tốt mà còn muốn là người tốt, sống nội tâm tôn kính Trời, sự sáng tạo và năng lực con người. Adam I muốn chinh phục thế giới, Adam II muốn nghe tiếng gọi và vâng lời. Adam I khoái thành công. Adam II vui vì sự nhất quán và sức mạnh bên trong. Adam I hỏi làm thế nào để vận hành mọi việc. Adam II hỏi tại sao chúng ta ở đây. Phương châm của Adam I là "thành công". Phương châm của Adam II là "tình yêu, sự cứu chuộc và hối cải". Soloveitchik chỉ ra rằng hai mặt này luôn tranh chiến với nhau. Chúng ta luôn ở trong cuộc chiến liên miên giữa thành công bên ngoài và giá trị bên trong. Và điều rắc rối là chúng hành động với những logic khác nhau. Logic bên ngoài là logic kinh tế: đầu vào tạo ra đầu ra, rủi ro dẫn đến lợi nhuận. Mặt bên trong của bản tính là logic đạo đức, là logic ngược lại. Bạn phải cho đi mới được nhận lại. Bạn phải đầu phục cái bên ngoài để lấy sức từ bên trong. Chế ngự ham muốn để đạt được mong ước. Phải quên đi chính mình, để hoàn thiện bản thân, Phải chối mình. để tìm thấy bản ngã, Ta đang sống trong xã hội ủng hộ Adam I, và thường lơ là Adam II. Vấn đề là, nó biến ta thành những loài tinh ranh coi cuộc sống như trò chơi, thành kẻ lạnh lùng và tính toán thích an bài với sự tầm thường dầu biết rằng có sự khác biệt giữa hình mẫu mơ ước và con người thực. Bạn sẽ không có được đức tính mà bạn muốn trong bài điếu văn, bạn hi vọng ai đó sẽ thêm vào cho bạn. Bạn không có sự sâu sắc trong đức tin, nồng hậu trong tình cảm. Bạn không tận tụy với nhiệm vụ mà bạn phải cam kết suốt cuộc đời. Lịch sử nhắc tôi bài học về cách xây dựng bản tính Adam II sao cho chắc chắn, xây dựng chiều sâu tính cách. Con người ta nhìn lại quá khứ, đôi lúc đó là khoảng thời gian quý báu trong đời, như thời ấu thơ, và thường, trong quá khứ ký ức ta trĩu nặng những khoảnh khắc hổ thẹn, khi phạm lỗi, ích kỷ, lơ là hay nông cạn, giận dữ, thương hại bản thân, cố làm hài lòng người khác, hèn nhát. Adam I được tạo nên từ sức mạnh bản thân. Adam II được tạo nên từ tranh chiến với những yếu kém. Bạn tra xét bản thân, tìm thấy những tội lỗi cố hữu mà ta phạm phải trong suốt cuộc đời từ đó nảy sinh những sai phạm khác và bạn tranh chiến, vật lộn với tội lỗi, từ chính sự vật lộn ấy nỗi đau khổ ấy, chiều sâu tính cách được xây lên. Chúng ta thường không được dạy để nhận ra tội lỗi của mình, trong nền văn hóa này, ta không được dạy cách vật lộn với nó, cách đối diện và cách chiến đấu với nó. Chúng ta sống trong nền văn hóa chỉ có tinh thần Adam I. Chúng ta không biết rõ về Adam II Cuối cùng, Reinhold Niebuhr đã tổng kết cuộc đối đầu, như sau: "Không có việc gì đáng làm có thể làm được trong đời; do đó, hi vọng là niềm cứu rỗi. Không có điều gì chân thật, tươi đẹp hay tốt lành, tạo ra được ý nghĩa trọn vẹn, trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào: do đó, đức tin là niềm cứu rỗi. Việc ta làm, dù tốt đẹp đến đâu cũng không thể hoàn thành một mình; do đó tình yêu là niềm cứu rỗi. Có những việc làm ta coi là tốt đẹp lại có thể khác đi dưới con mắt của bạn hoặc thù Do đó, hình hài cuối cùng của tình yêu thương; sự tha thứ chính là niềm cứu rỗi,". Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi mới sinh ra chỉ có một quyển sách về cách nuôi dạy con cái, là cuốn của Dr.Spock (Cười) Cảm ơn đã nuông chiều tôi. Tôi đã luôn mong được làm điều đó. Không, đó là Benjamin Spock, có nhan đề "Về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Lúc ông qua đời, sách đã bán được gần 50 triệu bản. Tôi là người mẹ có con lên 6 tuổi, bước vào cửa hàng Barnes và Noble, và thấy cái này. Và thật kinh ngạc về sự đa dạng bạn thấy trên những giá sách đó. Có sách hướng dẫn nuôi dạy trẻ thân thiện với môi trường, sách dạy trẻ không mắc chứng cuồng ăn, giúp trẻ chống lại bệnh tật, cả loại sách khiến tôi hơi choáng. Có sách hướng dẫn dạy trẻ nói hai thứ tiếng, ngay cả khi bạn chỉ nói một thứ tiếng ở nhà. Có sách hướng dẫn trẻ hiểu biết về tài chính, có đầu óc khoa học, hay dạy trẻ thành thần đồng yoga. Chỉ thiếu mỗi sách dạy thằng bé tháo ngòi bom nguyên tử, Vô vàn dạy dỗ cho mọi thứ trên đời. Tất cả những cuốn đó đều có ý định tốt. Chắc trong số đó, có nhiều cuốn hay. Nhưng gộp lại, thì rất tiếc, tôi không thấy lợi ích gì khi nhìn vào giá sách đó. Tôi thấy sự lo lắng. Tôi thấy một tượng đài màu kẹo khổng lồ cho nỗi sợ hãi hoang mang của chúng ta, và nó làm tôi muốn biết, tại sao việc nuôi dạy con cái của chúng ta lại đưa tới vô số nỗi khổ và nhiều bối rối đến vậy? Sao chúng ta vẫn ngây ngô như đứa trẻ lên năm lên ba trên những vấn đề nhân loại đã thành công hàng thiên niên kỷ, từ lâu rồi, trước khi có ban phụ huynh và những trao đổi ý kiến nghiên cứu? Tại sao rất nhiều bậc làm cha làm mẹ thấy việc làm cha mẹ là một khủng hoảng? Khủng hoảng có vẻ là một từ nặng, nhưng có số liệu cho rằng nó không hề nặng. Có công trình nghiên cứu có tên: "Cơn khủng hoảng làm Cha Mẹ" xuất bản năm 1957, từ những năm 50 trở đi, đã có khá nhiều nghiên cứu viết khá rõ ràng về nỗi khổ của các bậc cha mẹ. Các bậc cha mẹ chịu nhiều căng thẳng hơn người không làm cha mẹ. Sự hài lòng trong hôn nhân của họ thấp hơn. Có rất nhiều bài nghiên cứu về cảm giác của cha mẹ khi họ dành thời gian cho con cái mình, và câu trả lời thường là cũng không hẳn là tuyệt lắm. Năm ngoái, tôi gặp nhà nghiên cứu Matthew Killingsworth anh đang làm một dự án giàu tưởng tượng là lần theo hạnh phúc của con người, và anh ấy nói với tôi là anh ấy nhận ra rằng: "Tương tác với bạn bè tốt hơn với người bạn đời, với bạn đời tốt hơn với họ hàng, với họ hàng tốt hơn với người quen, với người quen tốt hơn với cha mẹ, với cha mẹ tốt hơn với con cái. Vì con cái ngang với người lạ." (Cười) Nhưng vấn đề là, tôi vẫn đang nhìn vào những gì ẩn dưới những dữ liệu này ba năm nay, và thấy con cái không phải là vấn đề, có điều gì đó về người làm cha mẹ ở đây mới là vấn đề. Nói chính xác, tôi e rằng chúng ta không biết làm cha mẹ nghĩa là gì. Cha mẹ, với tư cách là một động từ chỉ được sử dụng rộng rãi vào năm 1970. Vai trò làm cha, làm mẹ của chúng ta đã thay đổi. Vai trò của con cái cũng đã thay đổi. Hết thảy chúng ta đều ứng biến một cách dữ dội qua hoàn cảnh cái chẳng có trong sách vở, và nếu bạn là một nhạc sĩ jazz tài ba, thì ngẫu hứng thật là tuyệt, nhưng với những người còn lại, có thể nó là một cuộc khủng hoảng. Làm thế nào chúng ta đến được đây? Sẽ thế nào nếu tất cả chúng ta đều tìm đường trong thế giới nuôi dạy trẻ mà không có quy tắc nào dẫn dắt? Vâng, cho những người bắt đầu, đã có một thay đổi lớn có tính lịch sử. Cách đây cũng chưa lâu, trẻ em phải làm việc, trước hết trong nông trại, rồi trong nhà máy, hầm mỏ. Trẻ em được xem là tài sản kinh tế. Đến một lúc nào đó trong Kỷ nguyên Tiến bộ, chúng ta đặt dấu chấm hết cho tình trạng này. Chúng ta nhận ra trẻ em có quyền, chúng ta cấm lao động trẻ em, thay vào đó, ta tập trung vào giáo dục, và trường học thành công việc mới mẻ cho đứa trẻ. Tạ ơn Chúa vì điều đó. Nhưng điều đó chỉ làm cho vai trò của cha mẹ bối rối hơn theo một cách. Những sự sắp xếp lúc trước có lẽ không thuộc vấn đề đạo đức, mà có đi có lại. Chúng ta cung cấp thức ăn, áo quần, nơi ở, và những chỉ dẫn về đạo đức cho bọn trẻ, và ngược lại chúng mang về thu nhập. Một khi những đứa trẻ ngưng làm việc, Tài chính của việc nuôi con thay đổi. Như lời của một nhà xã hội học xuất sắc đồng thời cực kỳ tàn nhẫn đã nói rằng "Bọn trẻ trở nên không có giá trị về kinh tế nhưng vô giá về mặt tình cảm." Thay vì trẻ làm việc cho chúng ta, chúng ta bắt đầu làm việc cho chúng, bởi vì trong vòng chỉ vài thập kỷ tình hình đã trở nên rõ ràng: Nếu chúng ta muốn con mình thành công, trường học là không đủ. Ngày nay, hoạt động ngoại khóa là công việc mới của trẻ nhưng nó cũng là công việc của chúng ta, vì chúng ta ốp con ra sân đá bóng . Lượng bài tập khổng lồ là việc mới của trẻ, nhưng nó cũng là công việc của chúng ta, bởi vì chúng ta phải kiếm tra. Cách đây 3 năm, một phụ nữ Texas nói với tôi một điều làm tan nát tim tôi. Cô ấy nói thản nhiên "Bài tập về nhà của con là bữa tối mới" Tầng lớp trung lưu bỏ tất cả thời gian sức lực và nguồn lực vào con cái, cho dù tầng lớp trung lưu càng ngày càng ít những thứ để cho. Hầu hết các bà mẹ dành nhiều thời gian hơn cho con so với năm 1965, khi đó đa số phụ nữ không ở trong lực lượng lao động. Có thể dễ hơn cho cha mẹ thực hiện vai trò mới của mình nếu họ biết phải chuẩn bị cái gì cho con cái. Đây là một điều nữa làm các cha mẹ hiện đại thấy rất bối rối. Không biết liệu trí khôn của chúng ta, nếu có, sẽ có ích gì cho con cái không. Thế giới đang thay đổi chóng mặt, ta không thể nói chắc. Điều này đúng cả khi tôi còn rất trẻ. Khi là một đứa trẻ, chính xác là khi họccấp 3, tôi được bảo rằng sẽ mù tịt trong một nền kinh tế toàn cầu mới nếu tôi không biết tiếng Nhật. Và với niềm kính trọng người Nhật, sự thể không thành như vậy. Bây giờ, có những cha mẹ trung lưu ám ảnh việc dạy trẻ tiếng Trung có lẽ họ đang bận tâm điều gì đó, nhưng chúng ta không chắc được. Bởi vì không đoán được tương lai, lại là người lo lắng cho con cái, chúng ta chuẩn bị cho trẻ tất cả những điều có thể cho tương lai, chỉ mong một cố gắng nhỏ nào đó sẽ được đền đáp. Chúng ta dạy trẻ chơi cờ, nghỉ rằng biết đâu chúng cần kỹ năng phân tích. Ta cho trẻ chơi trò chơi đồng đội, nghĩ rằng chúng cần kỹ năng hợp tác, biết đâu sau chúng vào Harvard Business School. Chúng ta dạy trẻ hiểu biết về tài chính dạy đầu óc khoa học và thân thiện với môi trường dạy để trẻ không mắc chứng cuồng ăn, nhân đây tôi cũng xin nói hồi nhỏ tôi không thân thiện với môi trường lại mắc chứng thích ăn. Tôi xơi bao nhiêu là mỳ ống và thịt bò. Và các bạn biết sao không? Tôi vẫn ổn. Tôi trả tiền thuế. Tôi có công việc ổn định. Tôi thậm chí còn được mời đến nói chuyện tại TED. Nhưng giả định hiện giờ là điều trước đây là ổn với tôi hay gia đình tôi, nay không còn đủ nữa. Nên ta mới điên cuồng xông tới giá sách kia, vì ta cảm thấy nều không cố hết cách, thì cứ như chúng ta không làm gì cả. và chúng ta mặc định bổn phận mình với con cái. Do đó, thật khó định vị vai trò mới của người làm cha làm mẹ. Thêm vào đó nữa: chúng ta cũng định vị nhiều vai trò mới như vợ và chồng vì đa phần phụ nữ thời nay cũng là lực lượng lao động. Theo tôi, đây là một lý do nữa, khiến việc làm cha mẹ như là khủng hoảng. Ta không có luật lệ, không kịch bản, không quy tắc cho những gì phải làm khi bạn có con khi cả cha và mẹ đều là lao động chính. Nhà văn Michael Lewis đã từng diễn đạt điều này rất chi là hay, Ông nói con đường chắc nhất khiến một cặp vợ chồng cãi nhau là đi ăn tối với một cặp vợ chồng khác cặp này có sự phân chia lao động khác biệt ít nhiều so với cặp kia, vì cuộc trò chuyện trên xe trên đường về nhà diễn ra đại loại thế này: "Đấy, anh có thấy sáng nào Dave cũng đưa con đi học không?" (Cười) Vì có không quy định nào nói rõ ai làm gì trong thế giới mới bạo liệt này, nên các cặp vợ chồng cãi nhau, và mỗi bố mỗi mẹ đều có những lời phàn nàn hợp lẽ. Những người mẹ có xu hướng làm nhiều việc một lúc khi ở nhà, còn những người bố, khi ở nhà, chỉ làm được một việc. Có người đàn ông ở nhà thì điều bực mình là một lúc anh ta chỉ làm một việc. Thực ra, UCLA vừa rồi đã làm một nghiên cứu tìm kiếm hình trạng chung nhất của những thành viên trong một gia đình trung lưu. Đoán thử xem nó thế nào? Đó là bố thì ở trong phòng một mình. Theo Báo cáo về Sử dụng Thời gian ở nước Mỹ, bà mẹ vẫn làm gấp 2 lần ông bố khi chăm sóc con cái, vẫn tốt hơn so với thời Erma Bombeck nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, những gì bà ấy viết là rất thích đáng: "Tôi không một mình trong phòng tắm từ tháng Mười." (Cười) Vấn đề là đây: Đàn ông đang làm rất nhiều việc. Họ dành thời gian chơi với con cái nhiều hơn so với thời gian cha họ đã dành cho họ. Trung bình, họ làm việc nhiều giờ hơn vợ họ, và họ chân thành mong muốn làm ông bố tốt và tận tụy. Ngày nay, chính những ông bố chứ không phải các bà mẹ, là người phải chịu đựng sự chồng lấn giữa công việc và gia đình. Theo cả hai cách, tiện thể mà nói, nếu bạn nghĩ điều đó khó cho một gia đình truyền thống để phân chia vai trò mới, hãy tưởng tượng nó khó đến thế nào cho gia đình đặc biệt: những gia đình có 2 người cha, gia đình có 2 người mẹ, hay gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn thân. Họ thật sự phải rất tháo vát để mà sống. Hiện nay, ở những nước tiến bộ hơn, thứ lỗi cho tôi vì những lời sáo rỗng và viện dẫn, vâng, ở Thụy Điển, cha mẹ có thể dựa vào nhà nước để tìm sự hỗ trợ. Có nhiều nước nhận thức được sự lo lắng và vai trò thay đổi của người cha và mẹ. Không may là nước Mỹ không ở trong số đó, do đó nếu bạn đang thắc mắc rằng nước Mỹ có gì chung với Papua New Guinea và Liberia, thì nó là đây: Chúng ta không có chính sách cho phép nghỉ đẻ mà vẫn hưởng lương. Chúng ta là một trong tám quốc gia không có chính sách này. Trong thời đại đầy lo lắng căng thẳng này, chỉ có một mục đích mọi bậc cha mẹ đều có thể đồng ý, bất kể họ là ai mẹ sư tử hay mẹ híp-py, mẹ gấu hay mẹ cọp, đó là hạnh phúc của con cái là quan trọng hơn cả. Đây là ý nghĩa của việc nuôi dạy con cái trong độ tuổi chúng không có giá trị về kinh tế nhưng lại vô giá về tình cảm. Chúng ta là những người chăm sóc cho lòng tự trọng của con, Có một điều tâm niệm không cha mẹ nào nghi ngờ là, "Tất cả điều tôi muốn là các con tôi được hạnh phúc." Và đừng hiểu lầm tôi: Tôi nghĩ hạnh phúc là mục tiêu tuyệt vời cho một đứa trẻ. Nhưng đó cũng là điều khó nắm bắt. Hạnh phúc và sự tự tin, dạy trẻ không phải như dạy chúng cày một mảnh đất. hay dạy chúng đạp xe đạp. Ở đây không có chương trình nào. Hạnh phúc và tự tin có thể là sản phẩm phụ nhưng không thể tự nó là mục tiêu. Niềm hạnh phúc của trẻ em là một gánh nặng không công bằng đặt lên vai người làm cha làm mẹ. Và hạnh phúc là một gánh nặng càng không công bằng khi đặt lên vai đứa trẻ. Và tôi phải nói với bạn rằng, tôi nghĩ điều đó dẫn đến sự quá đáng kỳ cục. Chúng ta quá lo lắng để bảo vệ con trẻ khỏi những xấu xa của thế giới tới mức chúng ta muốn bảo vệ chúng khỏi "Phố Sesame". Tôi muốn nói đùa một chút về chuyện này, nếu bạn phải ra ngoài và mua vài tập DVD mới nhất của "Sesame Street". như tôi đã làm khi nhớ nhà, bạn sẽ thấy lời cảnh báo ngay từ đầu rằng nội dung này không phù hợp cho trẻ em. (Cười) Tôi có thể nhắc lại không? Nội dung nguyên thủy của "Sesame Street" không phù hợp với trẻ em. Khi được hỏi về điều này bởi tờ NY Times, người sản xuất phim đưa ra nhiều lý do. Một là quái vật Cookie hút thuốc bằng tẩu trong một vở kịch rồi nuốt khói. Hình tượng xấu. Tôi không biết. Nhưng điều ám ảnh tôi là cô ấy nói rằng cô ấy không biết liệu Oscar Ground có thể được phát minh ra hôm nay hay không bởi vì ông ấy cũng đã rất tuyệt vọng. Tôi không thể nói điều này làm tôi đau khổ đến nhường nào. (Cười) Bạn đang nhìn thấy một người phụ nữ có bảng chu kỳ của Muppets treo trên tường phòng ngủ của cô. bảng chu kỳ Muppets gây sốc, ngay trên tường Đấy là cảnh con trai tôi ngày nó ra đời hôm ấy tôi bị gây mê morphine. Tôi phải đẻ chỉ huy ngoài dự kiến. Ngay cả khi đang mê vì thuốc, tôi vẫn cố hình dung rõ một điều khi lần đầu tiên tôi ôm con tôi. Tôi thì thầm vào tai nó. Tôi nói: "Mẹ sẽ cố hết sức không làm tổn thương con." Đấy chính là lời thề của Hippôcrat tôi thậm chí không biết thế. Nhưng tôi cảm thấy lúc này rằng lời thề của Hippôcrat là điều còn quan trọng hơn hạnh phúc. Thực tế, người cha mẹ nào cũng nói cho bạn biết, làm được điều đó là cực khó. Tất cả chúng ta đều đã làm những điều gây tổn thương cầu xin Chúa giúp ta sửa lỗi. Tôi nghĩ trong một thời đại khác chúng ta không đặt ra những yêu cầu như thế cho chính mình điều quan trọng là chúng ta đều nhớ rằng vào lần sau khi tim ta đập mạnh khi nhìn vào những giá sách tôi không chắc làm thê nào tạo ra những quy tắc mới cho thế giới, nhưng tôi nghĩ rằng bởi khao khát cháy bỏng có những đứa con hạnh phúc, chúng ta có thể đã gánh lấy một cái ách đạo đức sai lầm tôi thấy một mục đích tốt hơn tôi dám nói hợp đạo lý hơn là tập trung để làm cho các con tôi nên hữu ích trở nên có phẩm hạnh và giản dị mong rằng hạnh phúc sẽ đến với chúng bởi trái tốt lành của việc chúng làm nhờ thành tích trong công việc và lòng yêu thương chúng đã cảm nhận được từ chúng ta. Đấy là điều không có trong kịch bản. Cũng không phải là một chương trình mới, chúng ta đi theo những điều rất xưa tử tế, siêng năng, yêu thương - và hạnh phúc và lòng tự tôn tự nó theo đó mà đến. Tôi nghĩ nếu chúng ta làm được điều đó, lũ trẻ chắc chắn sẽ ổn, cha mẹ chúng cũng vui thay, cả hai đều thấy tốt hơn. Cám ơn. (Vỗ tay) 400 trên mỗi một triệu phân tử: đó là nồng độ CO2 xấp xỉ trong không khí ngày nay. Điều đó có nghĩa là gì vậy? Cứ mỗi 400 phân tử CO2, lại có triệu phân tử O2 và N2 khác. Ở đây hôm nay, có khoảng 1,800 người. Tưởng tượng chỉ có một người mặc áo xanh, và bạn phải tìm ra người đó. Đó là thử thách chúng ta đang đối mặt khi thu hồi khí CO2 trực tiếp từ không khí. Nghe khá dễ, tách CO2 từ không khí. Thực sự rất khó. Nhưng tôi sẽ cho bạn biết điều gì dễ: bắt đầu với việc tránh sự tỏa ra khí CO2. Nhưng ta đang không làm điều đó. Vậy chúng ta phải nghĩ đến quay lại với việc tách CO2 khỏi không khí. Dù khó, nhưng đây là việc ta có thể làm. Và tôi sẽ chia sẻ với các bạn một công nghệ này và những gì nó có thể đem tới trong tương lai. Trái đất tự mình loại bỏ CO2 nước biển, đất, thực vật, và cả đá làm điều đó. Dù các kỹ sư và các nhà khoa học đang làm việc hết sức để đẩy nhanh quá trình tự nhiên ấy, nhưng nó đơn giản là không đủ. Tin tốt là, chúng ta có nhiều hơn thế. Nhờ sự tiến bộ của con người, chúng ta có công nghệ để loại bỏ CO2 khỏi không khí bằng cách sử dụng phương pháp hóa học. Tôi muốn nói đó là một hệ thống rừng nhân tạo. Có 2 cách cơ bản để xây nên hệ thống đó. Một là sử dụng hóa chất hấp thu CO2 tan trong nước. Hai là một hệ thống chắc chắn với hóa chất hấp thu CO2. Bất kể phương thức nào, thực ra đều giống nhau. Những gì bạn đang thấy ở đây là hệ thống có thể trông như nào để có thể làm việc đó. Đây là một hệ thống tiếp xúc không khí. Bạn có thể thấy nó phải rất rộng để có bề mặt đủ để xử lí toàn bộ lượng không khí được đưa đến, bởi nhớ rằng, chúng ta chỉ đang thu 400 từ 1 triệu phân tử. Bằng phương pháp sử dụng vật liệu lỏng, ta dùng hệ thống chứa với bề mặt rộng này, nạp đầy nó với vật liệu đóng gói, rồi phân phối đều vật liệu bằng bơm đến những khoang chứa và ta có thể dùng quạt, như bạn thấy đấy, để thổi không khí đi qua dung dịch ấy. CO2 trong không khí được giữ lại khi đi qua dung dịch bởi phản ứng kết hợp mạnh mẽ của CO2 với dung dịch. Và để giữ được nhiều CO2, ta phải thiết kế một hệ thống sâu hơn. Nhưng phải có tối ưu hóa bởi hệ thống càng sâu, càng tốn nhiều năng lượng hơn để thổi được không khí qua. Vì thế hệ thống cho việc lọc trực tiếp có một nét đặc biệt trong thiết kế, với một bề mặt rộng lớn và độ dày tương đối nhỏ. Và một khi đã thu được CO2, ta phải tái chế được vật liệu mà ta đã sử dụng để thu CO2, và lặp lại nữa. Lượng CO2 cần thu là rất lớn nên qua trình thu phải duy trì, và không thể chỉ sử dụng vật liệu một lần Sẽ cần lượng nhiệt lớn để tái chế được, hãy thử nghĩ xem: CO2 rất loãng trong không khí chất mà giữ lại CO2 lại rất mạnh mẽ, vì thế bạn cần nhiều nhiệt để có thể tái chế vật liệu. Với nhiệt độ cao, CO2 loãng thu được từ trong không khí được giản phóng, và ta sản xuất được CO2 có độ tinh khiết cao. Và điều đó rất quan trọng, vì CO2 tinh khiết rất dễ làm hóa lỏng, dễ hơn để vận chuyển, dù qua ống dẫn hay bằng xe tải, ngay cả dùng trực tiếp nữa, như là một nhiên liệu hay hóa chất. Tôi muốn nói thêm về năng lượng đó. Nhiệt cần thiết để tái tạo những vật liệu hoàn toàn quyết định năng lượng và giá cả cho việc thực hiện điều này. Tôi có một câu hỏi: Sẽ tốn bao nhiêu năng lượng để loại bỏ hàng triệu tấn CO2 khỏi không khí trong một năm xác định? Câu trả lời là: một nhà máy điện. Sẽ cần một nhà máy điện để thu trực tiếp CO2 từ không khí. Phụ thuộc vào cách thức ta chọn, nhà máy điện có thể cung cấp từ 300 đến 500 mê ga oát. Và ta phải cẩn thận về lựa chọn nhà máy điện. Nếu ta chọn than đá, ta sẽ lại thải ra nhiều CO2 hơn ta thu được. Bây giờ hãy nói đến giá cả. Một phiên bản tốn nhiều năng lượng của công nghệ này có thể tốn đến 1000 đô la mỗi tấn mới chỉ mói đến việc thu. Hãy làm rõ hơn. Nếu ta đem hóa lỏng số CO2 đắt đỏ đó, sẽ tốn 50 đô la cho mỗi gallon (~3,78 lít). Như thế là quá đắt; việc này không khả thi. Vậy làm thế nào để giảm chi phí xuống? Đó chính là những gì tôi làm. Hiện tại, có một công ty thương mại, có thể thực hiện với mức giá 600 đô mỗi gallon. Có nhiều công ty khác đang phát triển những công nghệ với giá thành còn rẻ hơn thế. Tôi sẽ nói một chút về một vài trong số những công ty đó. Một công ty là Carbon Engineering. Họ ở ngoài Canada. Họ dùng chất lỏng để tách CO2 kết hợp với đốt khí thiên nhiên dồi dào và giá rẻ để cung cấp lượng nhiệt cần thiết. Họ có phương pháp khéo léo cho phép họ thu được cả khí CO2 từ không khí và cả khí CO2 họ tạo ra khi đốt khí tự nhiên. Và bằng cách đó, họ cân bằng lại mức ô nhiễm và cắt giảm chi phí. Climeworks của Thụy Sĩ và Global Thermostat của Mỹ dùng phương pháp khác Họ dùng vật liệu rắn cho việc thu khí. Climeworks dùng nhiệt tỏa ra từ trái đất, hay là địa nhiệt, thậm chí hơi nước dư thừa từ các quá trình công nghiệp khác để giảm thiểu ô nhiễm và giá cả. Global Thermostat dùng cách khác. Họ chú ý vào lượng nhiệt cần dùng và tốc độ truyền nhiệt qua vật liệu để họ có thể giải phóng số CO2 đó ở tốc độ nhanh, giúp họ có một thiết kế gọn nhẹ và chi phí tổng thể thấp hơn. Và vẫn còn nhiều hơn thế nữa. Một hệ thống rừng nhân tạo có một lợi thế hơn so với một khu rừng thật: kích thước. Đây là hình ảnh bản đồ của rừng mưa Amazone. Rừng Amazone có thể thu được mỗi năm 1,6 tỷ tấn CO2. Ước tính khoảng 25% của khối lượng thải ra ở Mỹ. Diện tích đất cần cho một hệ thống rừng nhân tạo hoặc một nhà máy thu khí trực tiếp để thu được lượng như vậy là 500 lần nhỏ hơn. Thêm vào đó, một hệ thống rừng nhân tạo, không cần phải xây dựng trên đất trồng trọt, nên không có cạnh tranh với đất nông nghiệp hoặc thực phẩm, và không có lý do nào để chặt phá cây để thực hiện điều này. Tôi muốn quay lại và đề cập lại khái niệm phát thải âm. Phát thải âm đòi hỏi rằng CO2 được tách ra phải được loại bỏ khỏi không khí mãi mãi, có nghĩa là đưa chúng trở lại lòng đất, nới mà chúng đến ban đầu. Nhưng hãy đối mặt với việc, không ai được trả tiền để làm việc đó ngày nay, hoặc trả quá ít. Vì thế những công ty đang phát triển những công nghệ trên thực sự quan tâm đến việc thu khí CO2 và sản xuất gì đó hữu ích từ đó, có thể đem lại lợi nhuận. Đó có thể là nhiên liệu lỏng, nhựa hay cả sỏi nhân tạo. Đừng hiểu lầm tôi, những thị trường các bon rất tuyệt. Nhưng tôi cũng không muốn bạn hiểu sai. Bởi những điều đó chưa đủ để giải quyết cơn khủng hoảng khí hậu, và điều cần làm là thực sự nghĩ về những gì ta cần thực hiện. Một điều tích cực chắc chắn tôi có thể nói về những thị trường các bon đó là họ sẽ cho phép những nhà máy thu khí được xây dựng, và với mỗi nhà máy mới, chúng ta lại học hỏi thêm. Và khi ta học hỏi thêm từ đó, chúng ta có cơ hội để giảm giá cả xuống. Nhưng chúng ta cũng cần sẵn sàng đầu tư với tư cách một xã hội toàn cầu. Chúng ta có thể có tư duy, công nghệ, nhưng vẫn chưa đủ để công nghệ đó có tác động đáng kể đến khí hậu. Chúng ta cần quy tắc, chúng ta cần trợ cấp, thuế cho các bon. Có một số trong chúng ta sẽ sẵn dàng trả thêm, nhưng những yêu cầu đặt ra là việc trung hòa các bon và những đường dẫn các bon âm sẽ có giá cả phải chăng cho phần lớn cộng đồng để có thể tác động đến khí hậu Ngoài những đầu tư như vậy, chúng ta cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Điều đó có thể như thế nào? Năm 1966, Hoa Kỳ chi khoảng một nửa tổng số sản phẩm quốc nội cho chương trình Apollo. Để đưa con người lên mặt trăng an toàn và quay lại trái đất. Một nửa tông số GDP ngày nay là khoảng 100 tỷ đô la. Biết rằng thu lọc không khí trực tiếp là một mặt tận trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể chi 20%, 20 tỷ đô la cho dự án này. Hơn thế, hãy tưởng tượng chúng ta có thể cắt giảm chi phí xuống 100 đô la cho mỗi tấn Điều đó sẽ khó khăn, nhưng đó là điều làm tôi yêu thích công việc này. Và điều đó sẽ ra sao, 20 tỷ đô la, 100 đô la mỗi tấn? Điều đó yêu cầu chúng tôi xây dựng 200 hệ thống rừng nhân tạo, mỗi hệ thống có khả năng thu một nghìn tấn CO2 mỗi năm. Tổng cộng khoảng 5% tổng lượng thải ra của Hoa Kỳ. Nghe có vẻ ít, Thực ra lại khác ấn tượng. Nếu bạn nhìn vào lượng khí tỏa ra từ vận tải đường dài và hàng không thương mại góp vào đến 5%. Sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu lỏng tạo ra khí thải đó rất khỏ để tránh khỏi Vì vậy, khoản đầu tư này hoàn toàn đáng kể. Còn về đất đai sẽ cần những gì để thực hiện điều này, 200 nhà máy? Nó sẽ chiếm mất một nửa diện tích của Vancouver. Đó là nếu được vận hành bởi khí tự nhiên. Nhưng những bất lợi của khí tự nhiên - cũng tỏa ra khí CO2 khi đốt. Vậy nếu dùng khí tự nhiên, ta sẽ chỉ thu được 1/3 so với dự định, trừ khi bạn có phương pháp đồng thu thông minh như Carbon Engineering làm. Và nếu chúng ta có cách thức khác và dùng năng lượng gió hay mặt trời, sẽ cần một diện tích lớn hơn gấp 15 lần, hãy nhìn vào bang New Jersey Một trong những điều mà tôi suy nghĩ trong quá trình làm việc và nghiên cứu là làm sao để tối ưu hóa và tìm ra nơi mà ta nên xây dựng những nhà máy và nguồn cung cấp nguồn nhiên liệu có sẵn trong khu vực như đất đai, nước, hay nguồn điện sạch và giá rẻ -- ví dụ như, có thể dùng nguồn điện sạch để tách nước và tạo ra ôxi, đó là một sự thay thế không các bon tuyệt vời cho khí đốt tự nhiên để cung cấp nhiệt cần thiết. Nhưng tôi muốn chúng ta nhìn lại một chút về phát thải âm. Phát thải âm không thể được coi là một giải pháp đơn giản cho chúng ta nhưng có thể giúp chúng ta nếu ta tiếp tục giảm lượng ô nhiểm CO2 toàn cầu Nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận. Giải pháp quá hấp dẫn khiến nó có khi trở nên nguy hiểm bởi một số người sẽ dựa vào nó như một giải pháp toàn thể cho khủng hoảng khí hậu. Có thể khiến người ta sẽ lại đốt nhiên liệu hóa thạch cả ngày 365 ngày mỗi năm. Tôi cho là không nên coi phát thải âm như một thay thế cho dừng làm ô nhiễm, nhưng thay vào đó, như là một bổ sung cho một danh mục đầu tư bao gồm mọi thứ, từ tăng hiệu quả năng lượng hạn chế các bon đến cải tiến nông nghiệp sẽ đưa chúng ta đến một ngày mà lượng phát thải bằng không. Một chút về bản thân tôi: chồng tôi là một bác sĩ cấp cứu. Tôi thấy ngạc nhiên với công việc cứu sống người mà chồng tôi cùng đồng ngiệp làm mỗi ngày. và khi mà tôi trò chuyện với họ về việc thu khí các bon mà tôi làm, tôi thấy họ cũng ngạc nhiên không kém, bởi chiến đấu với biến đổi khí hậu bằng việc thu hồi các bon không chỉ cứu một chú gấu bắc cực hay băng hà. Mà còn là cứu chính con người. Một hệ thống rừng nhân tạo có thể không tuyệt vời như một khu rừng thật sự, nhưng có khi sẽ giúp chúng ta bảo tồn được khu rừng Amazon, mà mọi người mà chúng ta yêu mến, cũng như là những thế hệ sau này và nền văn minh hiện đại. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong vũ trụ có vô vàn hành tinh. Tôi muốn chúng ta, thập kỷ tới, tạo ra kính viễn vọng không gian cho phép người trên trái đất nhìn thấy các hành tinh khác và tìm xem liệu chúng có tồn tại sự sống. Đồng nghiệp tôi tại NASA, Phòng thí nghiệm động cơ phản lực tại Princeton và tôi nghiên cứu một công nghệ có thể sẽ làm được điều đó trong những năm tới. Các nhà thiên văn học tin rằng mỗi ngôi sao trong ngân hà có một hành tinh, và ước tính 1/5 trong số chúng giống trái đất tức có thể tồn tại sự sống, tuy nhiên, ta chưa từng thấy chúng. Chúng ta chỉ tìm ra chúng một cách gián tiếp. Đây là bức hình nổi tiếng của NASA về một chấm xanh nhạt được chụp bởi tàu vũ trụ Voyager năm 1990, khi chúng quay giống như trong hệ mặt trời để chụp ảnh trái đất từ khoảng cách 6 tỷ km. Tôi muốn chụp được hình của hành tinh giống như trái đất đó. Vì sao ta đã không làm thế? Sao lại khó vậy? Hãy tưởng tượng ta sử dụng kính viễn vọng của Hubble điều chỉnh và nhìn theo quỹ đạo của sao Hỏa. Ta sẽ thấy một hình ảnh hơi mờ của trái đất bởi ta đã chệch ra khỏi quỹ đạo của sao Hỏa. Hãy di chuyển xa hơn 10 lần. Đây là quỹ đạo của sao Thiên Vương. Nó nhỏ hơn, ít chi tiết hơn và khó phân tích hơn. Ta vẫn có thể thấy mặt trăng nhỏ, nhưng hãy tiến thêm 10 lần nữa. Ta đang ở mép hệ mặt trời phía ngoài vành đai Kuiper. Không khó để giải quyết no1. Kia chính là Đốm xanh mờ của Carl Sagan. Hãy di chuyển xa thêm 10 lần một lần nữa. Ta ở phía ngoài đám mây Oort, phía ngoài hệ mặt trời, và bắt đầu thấy mặt trời lọt vào tầm nhìn tiến vào chỗ của hành tinh. Một lần nữa, tiến xa 10 lần. Ta đang ở sao Alpha Centauri, hành tinh xa Trái đất nhất, và đã biến mất. Ta thấy hình ảnh lớn và rạng rỡ của các ngôi sao mười tỉ lần sáng hơn hành tinh ở trong cái vòng tròn đỏ kia Đó là điều ta muốn thấy. và vì sao nó khó khăn. Ánh sáng từ các ngôi sao bị nhiễu xạ, tán xạ bên trong kính thiên văn, tạo ra hình ảnh sáng che phủ hành tinh đó. Vì vậy, để nhìn thấy một hành tinh. phải làm gì đó với thứ ánh sáng kia. Phải vứt nó đi. Tôi có rất nhiều đồng nghiệp nghiên cứu công nghệ để làm điều đó, nhưng tôi cho rằng tốt nhất và khả thi nhất có lẽ là tìm một Trái đất khác trong một thập kỉ tới. Nó được đưa ra đầu tiên bởi Lyman Spitzer, cha đẻ của kính thiên văn, vào năm 1962, lấy cảm hứng từ nhật thực. Tất cả các bạn đã từng thấy nói. Nhật thực. Mặt trăng ở trước mặt trời, che khuất hầu hết ánh sáng tạo ra quầng sáng mờ xung quanh. Giống như khi tôi dùng ngón cái che ánh đèn sân khấu chiếu thẳng vào mắt tôi Tôi có thể thấy các bạn hàng phía sau. Chuyện gì đang xảy ra ? Mặt trăng in bóng xuống mặt đất. Ta đặt một kính viễn vọng hoặc một máy ảnh vào đó nhìn lại lên mặt trời, hầu hết ánh sáng đã bị che khuất để lại vệt sáng mờ ở vầng hào quang kia. Spitzer gợi ý làm thế này trong không gian Dựng một màn hình lớn phóng nó vào vũ trụ đặt nó phía trước các ngôi sao, che phủ hầu hết ánh sáng, phóng một kính viễn vọng vào khoảng tối đó, bùm, chúng tôi nhìn thấy các hành tinh. chúng sẽ giống như thế này. Đây là cái màn hình lớn đó, không có hành tinh nào, bởi không may là nó không thực sự hiệu quả, bởi tia sáng và sóng nhiễu xạ quanh màn hình giống như ở kính viễn vọng. Giống như nước chảy qua đá vậy, tất cả ánh sáng đó phá hủy bóng đen. Một cái bóng tồi tệ. Và ta không thể thấy các hành tinh. Nhưng Spitzer biết câu trả lời. Nếu làm mềm các cạnh, để kiểm soát nhiễu xạ. ta có thể nhìn thấy một hành tinh, và trong 10 năm qua hay chúng tôi đã tìm ra giải pháp. Nó trông giống như thế này. Chúng tôi gọi đó là Starshape hình hoa. Nếu làm cho các cánh hoa giống hệt nhau, nếu có thể kiểm soát hình dạng của chúng, ta có thể kiểm soát nhiễu xạ giờ, ta có một cái bóng to, mờ hơn khoảng 10 tỉ lần so với lúc trước, và có thể nhìn thấy các hành tinh hiện ra như thế kia. Chúng tất nhiên là to hơn ngón cái của tôi. Starshade kia to hơn một nửa sân bóng đá và có thể bay xa 50,000km khỏi kính viễn vọng được giữ ngay tại bóng của nó. và ta có thể nhìn thấy những hành tinh kia. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng những kĩ sư và đồng nghiệp tuyệt vời của tôi ở JPL, đã sáng chế ra một thiết kế phi thường để làm điều đó nó trông như thế này. Quấn quanh một trung tâm, nó tách ra từ kính viễn vọng. Những cánh hoa căng, mở ra, cái kính viễn vọng quay lại. Và sau đó, nó sẽ lật và bay ra xa 50,000 km khỏi cái kính. Nó sẽ di chuyển tới trước vì sao tạo nên một cái bóng tuyệt vời. Bùm, ta có các hành tinh quay xung quanh (tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. Đó không phải là khoa học viễn tưởng. Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này trong 5, 6 năm qua. Hè năm ngoái, chúng tôi thực hiện một bài kiểm tra ngoài California ở Northrop Grumman. Có bốn cánh hoa. Đây là một starshade nhỏ khoảng bằng một nửa cái mà các bạn vừa thấy. Những cánh hoa căng ra, Chúng được tạo bởi bốn sinh viên đại học thực tập tại JPL. Chúng ta thấy nó được triển khai. Các cánh hoa phải quay quanhđó Nền móng của chúng lúc nào cũng phải đến đúng địa điểm trong vòng một phần mười milimet Chúng tôi làm thử nghiệm này 16 lần, 16 lần đều thu về kết quả như nhau ở một phần mười milimet. Rất chính xác, nếu có thể xây dựng công nghệ này, đưa nó vào không gian, nó sẽ như thế này đây. Đó là hình ảnh ngôi sao gần chúng ta nhất được chụp bởi kính viễn vọng Hubble. Nếu có thể làm một cái kính viễn vọng như vậy, lớn hơn một chút, đưa nó ra ngoài kia, bay về phía trước một occulter , cái ta nhìn thấy sẽ tương tự thế này toàn cảnh hệ mặt trời của ta - nhưng không phải của ta Chúng tôi hi vọng đó là hệ mặt trời của ai đó khi nhìn qua một occulter, một starshape thế kia. Bạn có thể thấy sao Mộc, sao Thổ sao Thiên Vương, Hải Vương, và ở ngay trung tâm, cạnh ánh sáng còn sót lại dấu chấm xanh nhạt. Trái đất. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem nếu có nước, oxy, ozon, những dấu hiệu của sự sống. Với tôi, đây là môn khoa học thú vị nhất. Tôi làm công việc này, vì nghĩ rằng nó có thể làm thay đổi thế giới, thay đổi tất cả mọi thứ. Xin cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Con chữ là thứ mà chúng ta vẫn hay sử dụng với số lượng khổng lồ. Cả thế giới đều biết, phông chữ là thứ không thể thiếu. Nhưng có mấy ai bận tâm tìm hiểu rằng các kiểu chữ đã bắt nguồn từ đâu, từ khi nào, hay ai đã tạo nên chúng - trong trường hợp đúng là bàn tay con người chứ không phải máy móc hoặc phần mềm máy tính mới là cái nôi phát minh ra phông chữ. Nhưng bản thân tôi luôn canh cánh mối bận tâm này. Nó là việc tôi phải làm. Tôi là một trong số rất ít những người không khỏi thấy bực mình bởi cái khoảng cách rất khó chấp nhận giữa chữ T và E như quý vị đang thấy trên đây. Chắc tôi sẽ gỡ cái hình này đi Không ai chấp nhận được nó, kể cả Đức Chúa. Có thế chứ. Tốt rồi. Câu chuyện tôi mang đến đây hôm nay, là về mối quan hệ giữa công nghệ và thiết kế phông chữ. Công nghệ đang dần thay đổi vô số lần kể từ ngày tôi bắt đầu công việc: ảnh, kỹ thuật số, máy tính bàn. màn hình, mạng toàn cầu. Tôi phải tự thích ứng với điều đó bằng cách liên hệ chúng với công việc tôi đang làm vì ngành thiết kế. Mục tiếp theo đây là về ảnh hưởng của công cụ tới phom dáng. Hai chữ K, Cái bên trái của bạn - bên phải của tôi - là kiểu hiện đại, được đồ họa trên máy tính. Những nét thẳng đều là thẳng tuyệt đối. Còn nét vòng cung thì đạt tới mức hoản hảo trong toán học mà phương trình Bézier có thể vẽ ra được. Chữ còn lại mang hơi hướng Gothic cổ đại được cắt bằng tay trên vật liệu bằng thép rất bền. Không có đường thẳng nào thật sự thẳng. Còn đường cong thì không thật sự rõ ràng. Nó có dấu vết của cuộc sống được làm nên bởi bàn tay con người, một cuộc sống mà máy móc hay lập trình không thể nào chạm tới được. Một sự đối lập mới sâu sắc làm sao. Mà thật ra, tôi đang nói dối thôi. Nói dối ở TED. Thật xin lỗi quý vị. Cả hai thật ra đều là sản phẩm của máy tính, cùng 1 phần mềm, 1 đường cong Bézier, cùng 1 định dạng phông chữ. Chữ bên trái là của Zuzana Licko ở Emigre. Chữ còn lại là của tôi. Cách thức thì giống nhau, nhưng nét chữ thì hoàn toàn khác biệt. Mà chữ khác biệt là bởi vì nhà thiết kế khác nhau. Lý do chỉ đơn giản vậy thôi. Zuzana muốn chữ cô trông thế này. Tôi thì lại muốn chữ mình giống thế kia. Chấm hết. Chữ cái rất dễ tự thích nghi. Khác với đồ mỹ nghệ như điêu khắc hay kiến trúc, Chữ cái không cho thấy cách làm ra chúng. Tôi thấy bản thân giống như một nhà thiết kế công nghiệp. Họ chế tạo cái tôi thiết kế ra, và cái đó có chức năng riêng: để được đọc, để chứa đựng ý nghĩa. Thậm chí, nhiều hơn thế, Chúng còn mang yếu tố thẩm mỹ nữa. Điều gì làm 2 chữ cái này khác đi dưới cách truyền đạt khác nhau của 2 nhà thiết kế khác nhau? Điều gì đã khiến thiết kế của một số người mang chút phong cách cá nhân đặc trưng, như bạn có thể bắt gặp trong thiết kế thời trang, hay thiết kế xe hơi, vân vân? Tôi công nhận trong 1 số trường hợp, nhà thiết kế cảm nhận được tầm ảnh hưởng của công nghệ. Từ giai đoạn giữa những năm 60, họ dùng ảnh thay cho khuôn đúc chữ kim loại, nóng (do nung kim loại) thành lạnh. Thay đổi mang lại lợi ích nhưng cũng đem đến một hạn chế: một hệ thống cách dòng chỉ cho phép đúng 18 đơn vị cho mỗi một chữ cái. Lần này tôi được yêu cầu thiết kế một loạt phông chữ không chân một cách cô đọng nhất càng nhiều phiên bản chữ càng tốt chỉ trong một ô chữ gồm 18 đơn vị. Nhìn vào những con số, tôi nhanh chóng nhận ra chỉ có thể tạo ra 3 loại chữ phù hợp. Như quý vị có thể thấy đây. Ba phông chữ Helvetica Compressed, Extra Compressed, và Ultra Compressed thật sự là một vấn đề đối với tôi bởi hệ thống 18 đơn vị chặt chẽ. Nó như thể quyết định tỷ lệ cân xứng của thiết kế vậy. Đây là ba phông chữ vừa rồi dưới dạng thường (không in hoa). Liệu quý vị có đang nhìn và tự nhủ, "Khổ thân Matthew, cái vấn đề ông gặp phải, giờ đã cho ra kết quả là ba thiết kế tồi tệ." Tôi hi vọng là không. Cũng công việc này, nhưng thời nay, thay vì 18 đơn vị, chúng ta có tới 1,000. Tôi rõ ràng có thể làm ra nhiều biến thể hơn, nhưng liệu có khiến ba phông chữ này trở nên đẹp hơn? Thật khó để trả lời nếu chưa thử, nhưng tôi chắc chắn 1,000 đơn vị cho ra tỷ lệ cân xứng chuẩn xác hơn. Trực giác của tôi cho thấy rằng bất kỳ sự cải thiện nào cũng nên vừa phải, bởi phông chữ được thiết kế như một chức năng của hệ thống, và như tôi đã nói, chúng rất dễ thích ứng. Chúng không cho thấy cách thức tạo ra chúng. Tất cả kỹ sư công nghiệp phải làm việc trong khuôn khổ. Bởi đây không phải là thủ công mỹ nghệ. Nhưng câu hỏi là, liệu những khuôn khổ có đang dẫn tới sự thỏa hiệp? Nếu chấp nhận các khuôn khổ, thì có làm cho tiêu chuẩn làm việc thấp đi không? Tôi nghĩ là không, và tôi luôn tâm đắc một điều Charles Eames từng nói. Ông nói ông chỉ ý thức được các khuôn khổ, chứ không mảy may ý thức tới chuyện thỏa hiệp với chúng. Khác biệt giữa các khuôn khổ, hạn chế, với một sự thỏa hiệp, rõ ràng là rất mong manh, nhưng lại là yếu tố quyết định thái độ của tôi với công việc. Quý vị có nhớ cảm giác khi đọc thứ này? Một cuốn dang bạ điện thoại. Tôi sẽ giữ hình này ở đây một lúc để quý vị được tự do hoài niệm. Đây là giữa những năm 70, khi người ta mới thử nghiệm phông chữ Bell Centennial tôi thiết kế trên danh dạ điện thoại ở Mỹ, và cũng là lần đầu tiên tôi thiết kế phông chữ dưới dạng số hóa, cứ như là đi rửa tội lần đầu tiên vậy. Thiết kế cho danh bạ điện thoại - thứ mà sẽ được in ra dưới kích thước chữ cực nhỏ trên giấy báo, bởi một máy in có tốc độ quay cực nhanh, với một loại mực vừa dầu vừa bụi. Đây rõ ràng không phải là một môi trường làm việc tốt cho lắm đối với một người thiết kế phông chữ. Thử thách dành cho tôi là thiết kế ra một phông đẹp hết sức có thể trong điều kiện sản xuất bất lợi như trên. Lúc này, khi đang ở thời kỳ đầu của phông chữ số hóa, tôi đã phải vẽ các ký tự bằng tay trên từng ô ly giấy vẽ. Bell Centennial có tới 4 kiểu đậm nhạt, tôi phải vẽ và mã hóa từng li từng tí để đảm bảo chúng tương thích với ký tự trên bàn phím. Hai năm trời bỏ ra để hoàn thành công việc này đã dạy tôi nhiều điều. Dù những con chữ này trông như bị gặm nham nhở, nhưng thật ra những đường mấp mô giữa đường giao nhau của các nét chính là kết quả từ nghiên cứu của tôi về độ nhòe của mực in trên giấy kém chất lượng, bên cạnh việc chính sửa liên lục các phông chữ cho hợp lý. Phông chữ kỳ cục vừa rồi chính là để bù đắp cho những thiếu sót trong quy mô và quá trình sản xuất. Ban đầu, AT&T đã mong muốn dùng phông chữ Helvetica cho danh bạ điện thoại, nhưng như Erik Spiekermann đã nói trong bộ phim Helvetica, nếu như bạn từng xem qua, phông chữ Helvetica được thiết kế sao cho các chữ cái giống nhau hết sức có thể. Điều đó khiến việc đọc các chữ cỡ nhỏ không dễ chút nào, dù chúng trông rất thanh thoát trên màn chiếu. Tôi đã phải đơn giản hóa hình dáng của con phông chữ Bell Centennial càng nhiều càng tốt bằng cách mở rộng chúng ra, như bạn thấy ở hình phía dưới. Sang tới giữa những năm 80, thời kỳ đầu của phông chữ phác thảo bằng kỹ thuật số, công nghệ véc-tơ. Ngày đó, kích thước của phông chữ trở thành một vấn đề, đó là lượng dữ liệu cần thiết để tìm kiếm và lưu trữ phông trong bộ nhớ máy tính. Do đó, số phông chữ bạn được lưu vào hệ thống soạn thảo trong cùng một lúc là rất giới hạn. Tôi đã phân tích các dữ liệu, và phát hiện ra rằng phông chữ có chân thông thường như hình bên tay trái đây cần gần gấp đôi dữ liệu so với phông không chân như hình ở giữa. Lý do chính là bởi những đường cong, muốn chúng trở nên cong vút thanh tao, ta phải dùng rất nhiều điểm ảnh. Các con số ở dưới cùng tấm hình này, cho thấy số lượng dữ liệu cần dùng để lưu trữ mỗi phông chữ. Vậy thì phông chữ không chân, như ở giữa, sẽ ít tốn kém hơn nhiều, chỉ còn 81 thay vì 151. "Ồ" tôi nghĩ. "Có vấn đề cho nhóm kỹ sư rồi đây. Tôi phải giúp họ một tay mới được." Thế là tôi tạo ra phông chữ bên tay phải đây, những nét lượn tròn biến mất. Thay vào đó là một đa giác, gồm những nét thẳng và cạnh vát. Bạn thấy đó, giải pháp này cũng ít tốn kém như kiểu chữ không chân. Chúng tôi gọi nó là phông chữ Charter. Rồi sau đó tôi tới gặp kỹ sư trưởng dựa trên các số liệu có được, tôi tự hào nói với họ "Vấn đề của ông đã được tôi giải quyết." "Ồ," ông ấy nói. "Vấn đề nào thế?" Tôi trả lời, "Thì, ông biết đấy, vấn đề về lượng dữ liệu không lồ mà phông chữ có chân đòi hỏi." "Ô," ông ấy nói. "Chúng tôi đã giải quyết nó từ tuần trước rồi. Chúng tôi đã viết một chương trình để nén kích cỡ phông chữ dựa theo thứ tự độ lớn. Giờ thì ông có thể giữ bao nhiêu phông trong hệ thống cũng được." "Vậy cám ơn vì đã cho tôi biết," tôi nói. Lại một thất bại nữa. Tôi đã tìm cách giải một vấn đề kỹ thuật mà thậm chí còn chẳng hề tồn tại. Nhưng đây cũng là lúc mọi chuyện trở nên thú vị. Tôi không bỏ cái thiết kế kia đi trong lúc đang tức giận. Tôi giữ nó lại. Từ một bản thảo mang tính công nghệ, nó trở thành một sản phẩm đầy tính thẩm mỹ. Nói cách khác, tôi bắt đầu thích cái phông chữ này. Mặc kệ việc nó bắt đầu từ đâu hay vì sao. Tôi chỉ đơn giản là thích thú chính bản thân nó. Diện mạo đơn giản khiến cho phông chữ Charter toát lên sự đỉnh cao về chất lượng và nét thanh thoát rất mộc mac. Điều đó khiến tôi phần nào hài lòng. Quý vị biết đấy, thời điểm công nghệ đăng cách tân, nhà thiết kế muốn được thả hồn bay bổng giữa trời mây. Họ muốn đáp lại, muốn có động lực để vượt qua giới hạn và khám phá những điều mới mẻ. Tôi coi phông chữ Charter như một bài học quý. Vì thực chất, cuối cùng, sự ra đời của phông Charter chẳng phải là tại công nghệ. Tôi đã hiểu sai về công nghệ. Công nghệ đã truyền chút cảm hứng cho tôi, nhưng không hề ép tôi phải làm. Tôi nghĩ điều này vẫn hay xáy ra. Bạn biết đấy, các kỹ sư rất thông minh, và mặc dù họ thường phải gắt lên vì sự kém thông minh của tôi, tôi vẫn rất thích làm việc với họ và học hỏi từ họ. Vào đúng thời điểm, khoảng giữa những năm 90, tôi bắt đầu nói chuyện với Microsoft về phông chữ trên màn hình. Thời đó, tất cả phông trên màn hình đều được cải biên từ những phông chữ in đã có sẵn từ trước.. Nhưng Microsoft đã nhận thức một cách đúng đắn về sự chuyển mình nhanh chóng hướng về ngành truyền thông điện tử, khi việc đọc và viết diễn ra trên màn hình khiến cho văn bản in trên giấy trở nên ít quan trọng hơn. Vì thế, họ chỉ cần ưu tiên cái thứ quan trọng nhất. Họ muốn một số lượng nhỏ phông chữ thay vì được cải biên lại, chúng được thiết kế riêng cho màn hình, chúng phải dần được cải thiện qua các vấn đề thường gặp như là độ phân giải còn thô sơ của màn hình máy tính. Tôi nói với Microsoft rằng, một phông chữ được thiết kế riêng cho một sản phẩm công nghệ, sẽ tự bị loại bỏ. Trước kia, tôi đã làm quá nhiều phông chữ mà ban đầu dự định được dùng để xoa dịu các vấn đề kỹ thuật. Nhưng nhờ có các kỹ sư, các vấn đề đó không còn nữa. Phông chữ tôi định làm cũng không tồn tại luôn. Những vấn đề đó chỉ là nhất thời thôi. Nhưng Microsoft quay lại và nói, màn hình máy tính có giá vừa phải và độ phân giải cao sẽ chẳng xuất hiện trong ít nhất một thập kỷ nữa. Vì thế tôi nghĩ, một thập kỷ cơ đấy, đây không còn là vấn đề tạm thời nữa rồi. Và thế là tôi bị thuyết phục hoàn toàn, và bắt tay vào làm những phông chữ mà sau này chính là phông Verdana và Georgia. Đây cúng là lần đầu tiên tôi làm việc không dùng tới giấy, mà trực tiếp bằng điểm ảnh trên màn hình. Thời đó, khi mà màn hình máy tính vẫn còn ở hệ nhị phân, các điểm ảnh chỉ có thể hiện hoặc ẩn. Trên đây là phác thảo của chữ H viết hoa, bao gồm các đường thẳng mảnh màu đen viền quanh chữ, chúng có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu. Các đường thẳng chồng lên nhau ở trong vùng màu xám thì cho thấy cách con chữ hiển thị trên màn hình. Từ bản phác thảo này, chữ sẽ được làm cho tương thích với màn hình. Bởi chữ H hoa chỉ bao gồm các đường thẳng, nó sẽ tương thích hoàn hảo với màn hình dựa theo hệ tọa độ Cartesian. Chữ O thì không thể. Trông nó có thể giống đống gạch hơn là một bản thiết kế, nhưng tin tôi đi, đây là một chữ O khá đẹp đơn giản là vì nó đối xứng qua trục x và y. Đối với những hình ảnh ở hệ nhị phân, tôi không trông mong gì hơn thế. Thường thi tôi hay tạo ra khoảng 3, 4 phiên bản của các chữ cái khó vẽ chẳng hạn như chữ A thường, rồi xem xét để chọn ra cái nào tốt nhất. Thật ra thì, chẳng có cái nào là tốt nhất, mà nhà thiết kế như tôi chỉ cố gắng quyết định xem cái nào đỡ tệ nhất. Liệu đó có phải là một sự thỏa hiệp không? Tôi nghĩ là không, vì tôi luôn cố đạt tới tiêu chuẩn tốt nhất mà công nghệ cho phép, dù những tiêu chuẩn đó vẫn chữ phải tuyệt đối hoàn hảo. Quý vị có thể thấy trên hình hai loại phông chữ khác nhau. Theo tôi, chữ "a" ở hình phía trên, dù trông đẹp hơn hình phía dưới, thì vẫn chưa thể gọi là tuyệt vời, Quý vị có thể sẽ thấy điều này rõ hơn nếu chúng được thu nhỏ lại một chút - hoặc có thể không. Thế đấy, tôi giống một người theo chủ nghĩa thực tế hơn là chủ nghĩa hoàn hảo. Mỗi kiểu tính cách trên lại có cái nhìn khác nhau về sự thỏa mãn khi làm những thứ dù không thể hoàn hảo nhưng có thể được hoàn thành bằng hết khả năng của bản thân. Đây là chữ H thường ở phông Georgia nghiêng. Nó trông thô và không đều. Đúng vậy, nó thật sự không đẹp chút nào Nhưng tôi đã khá phá ra từ các thí nghiệm, rằng có một độ nghiêng tuyệt đối cho các phông chữ nghiêng trên màn hình, bởi vậy các nét chứ vỡ ra tại đường biên của các điểm ảnh. Nhìn vào ví dụ này, ta thấy được cách mà phần chân bên trái và phải của chữ bị tách ra theo một tỉ lệ bằng nhau. Điều đó thật tuyệt vời biết mấy. Và đương nhiên rồi, với các con chữ như thế này, thì không có nhiều sự lựa chọn. Nhân tiện, đây là chữ S, trong trường hợp quý vị đang thắc mắc. Và, đã 18 năm kể từ ngày phông Verdana và Georgia ra đời. Microsoft đã hoàn toàn đúng về việc họ mất tới 10 năm. Giờ đây màn hình hiển thị đã được cải thiện về độ phân giải không gian, còn độ phân giải quang thì có một bước tiến vượt bậc nhờ vào kỹ thuật khử răng cưa tạo ra đường thằng trơn mượt. Giờ đây, việc các mục tiêu đã được hoàn thành, có đồng nghĩa với sự biến mất của những phông chữ tôi đã thiết kế cho màn hình còn thô sơ trước kia? Liệu chúng có sống sót sau khi những màn hình cũ đã trở nên lỗi thời và khi đợt lũ những phông chữ mới đang tràn vào thị trường? Hay chúng sẽ tự xây dựng nên cái gọi là một nhánh tiến hóa riêng mặc cho sự phát triển của công nghệ? Hay nói cách khác, liệu chúng có được chào đón vào hệ thống phông chữ ngày nay không? Tôi không chắc về câu trả lời, nhưng có vẻ chúng đã và đang làm tốt. Mà này, 18 năm tồn tại là không hề tệ chút nào, nhất là với tốc độ phát triển ngày nay. Thế nên, tôi chẳng hề than phiền gì cả. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi cảm thấy rất may mắn khi có công việc đầu tiên tại Bảo tảng Nghệ thuật hiện đại trong triễn lãm các tác phẩm về quá khứ của họa sỹ Elizabeth Murray. Tôi học được rất nhiều thứ từ bà. Sau khi Robert Storr, người phụ trách, chọn lựa các bức tranh trong cuộc đời sự nghiệp của bà, tôi thích nhìn ngắm những bức tranh từ những năm 1970. Một vài mô típ và yếu tố có thể sẽ lặp lại trong cuộc sống của bà sau này. Tôi nhớ mình đã hỏi bà nghĩ gì về những tác phẩm đầu tiên này. Nếu không biết chúng là tác phẩm của bà, bạn sẽ không thể đoán. Bà nói rằng một số tác phẩm không đáp ứng được những dấn ấn riêng mà bà mong muốn. Một trong số chúng, thực tế không có dấu ấn riêng, bà ấy đã cho chúng vào thùng rác, và hàng xóm của bà đã lấy chúng vì cô ta thấy chúng có giá trị. Vào thời điểm đó, quan điểm của tôi về thành công và sáng tạo đã thay đổi. Tôi nhận ra rằng thành công là một khoảnh khắc, nhưng cái chúng ta luôn ăn mừng là sự sáng tạo và thành thạo. Vấn đề là: Cái gì khiến ta chuyển từ thành công sang thành thạo. Câu hỏi mà tôi đã tự hỏi trong một thời gian dài. Tôi nghĩ nó xảy ra khi ta bắt đầu coi trọng món quà của chiến thắng "hụt". Tôi bắt đầu hiểu điều này khi đi ra ngoài vào một ngày lạnh tháng 5 để xem một nhóm cung thủ ở mũi phía Bắc của Manhattan tại đại hội thể thao phức hợp của Columbia. Tôi muốn xem cái gọi là nghịch lý của cung thủ, ý tưởng thay vì nhắm trúng mục tiêu, bạn nhắm lệch đi một tí. Tôi đứng xem như một huấn luyện viên lái những người phụ nữ đó theo ý tưởng này và họ cảm thấy hứng thú với kiểu tập trung thư giãn đó. Một người cầm cây kem đang ăn dở và mũi tên trên tay trái. Họ vượt qua tôi và cười, nhưng họ đã đánh giá tôi giống như cách họ bước vào sân đấu, nói chuyện với nhau không bằng lời mà bằng những con số, vị trí mà họ lên kế hoạch để ngắm bắn. Tôi đứng sau 1 cung thủ huấn luyện viên của cô ấy đứng giữa chúng tôi để đánh giá ai cần hỗ trợ, và quan sát cô ấy, tôi không hiểu nổi làm thế nào chỉ cần 1 mũi tên có thể trúng vòng 10. Vòng 10 chuẩn ở khoảng cách 75 dặm, trông nhỏ như một đầu que diêm được giữ ở khoảng cách một cánh tay. Và đó là là khi giữ hơn 20kg cân nặng cho mỗi lần bắn. Cô ấy bắn trúng vòng 7, rồi vòng 9, và sau đó là 2 vòng 10, và mũi tên kế tiếp thì không trúng mục tiêu. Điều đó khiến cô ấy kiên trì hơn, cô ấy làm lại lần nữa và lần nữa trong 3 giờ. Và cuối buổi tập, một trong các cung thủ kiệt sức và nằm lăn trên sàn như một con sao biển, ngẩng đầu nhìn lên trên bầu trời, cố gắng tìm cái mà T.S.Eliot gọi là điểm đứng yên trong thế giới quay cuồng. Rất hiếm trong văn hóa Mỹ, rất hiếm trong nghề nghiệp việc ai đó nhìn vào những gì gan góc ở mức độ chính xác này, điều đó có nghĩa lý gì khi phải điều chỉnh tư thế trong 3 giờ đồng hồ để đạt được 1 mục tiêu, mò mẫm để theo đuổi sự xuất sắc. Nhưng tôi đã ở lại vì nhận ra mình là nhân chứng của điều rất hiếm thấy, đó là sự khác biệt giữa thành công và thành thạo. Thành công là bắn trúng vòng 10, thành thạo là hiểu được rằng sẽ không là gì nếu bạn không thể làm nó lần nữa và lần nữa. Mặc dù vậy, thành thạo không giống như xuất sắc, không giống với thành công, thứ mà tôi thấy như 1 sự kiện, 1 khoảnh khắc, và 1 danh hiệu mà thế giới trao cho bạn. Thành thạo không phải là 1 cam kết ghi bàn mà là một sự theo đuổi không ngừng nghỉ. Điều khiến ta làm việc này, khiến ta phải nỗ lực nhiều hơn đó là tôn vinh chiến thắng "hụt". Đã bao lần ta phải thiết kế thứ gì đó cổ điển, thậm chí là kiệt tác, trong khi người tạo ra nó cho là không thể hoàn thành, có đầy rẫy khó khăn và sai sót, một từ khác, một chiến thắng "hụt"? Elizabeth Murray khiến tôi ngạc nhiên khi thú nhận về những tác phẩm ban đầu của mình. Họa sĩ Paul Cézanne thường nghĩ rằng tác phẩm của ông chưa hoàn thành rằng ông sẽ cố tình để chúng sang một bên rồi bắt tay trở lại nhưng kết quả là đến cuối đời, ông ấy chỉ kí tên vào 10% tác phẩm của ông. Tiểu thuyết yêu thích của ông là "The [Unknown] Masterpiece" của Honoré de Balzac, ông cho rằng nhân vật chính là người họa sĩ. Franz Kafka không đồng tình khi người khác chỉ thấy tác phẩm để ca ngợi, đến nỗi ông muốn nhật ký, bản thảo, thư từ thậm chí cả bản thảo sẽ bị thiêu hủy khi ông qua đời. Bạn của ông từ chối lời đề nghị này, và vì vậy, ngày nay, chúng ta biết về tất cả những thứ mà Kafka làm: "America," "The Trial" và "The Castle," một tác phẩm không hoàn chỉnh thậm chí bị dừng giữa chừng. Theo đuổi sự thành thạo, nói cách khác, gần như luôn hướng vế phía trước. "Xin Chúa ban cho con cái mà con muốn nhiều hơn cái mà con có thể thực hiện" Michelangelo khẩn cầu, như với Thiên Chúa Cựu Ước (Old Testament God) tại nhà nguyện Sistine và Adam với ngón tay duỗi thẳng không hoàn toàn chạm vào tay Thiên Chúa. Sự thành thạo là vươn tới, chứ không phải đạt đến. Luôn muốn lấp đầy khoảng cách giữa nơi bạn ở và nơi bạn đang muốn đến. Thành thạo là sự hy sinh cho nghề và không phải cho lợi ích tạo dựng sự nghiệp. Có bao nhiêu nhà phát minh và nhà đầu tư sống được với sự phi thường này? Ta thấy nó trong cuộc sống của nhà thám hiểm Bắc cực bất khuất Ben Saunders, người nói với tôi rằng chiến thắng của ông không đơn thuần là kết quả của một thành tựu lớn, mà là kết quả của lực đẩy từ hàng loạt những chiến thắng "hụt". Chúng ta lớn lên khi kế cạnh sự dẫn đầu. Sự khôn ngoan được hiểu bởi Duke Ellington, người đã nói rằng bài hát yêu thích của ông luôn luôn là bài hát kế tiếp, luôn luôn là bài mà ông chưa sáng tác. Một phần lý do mà chiến thắng "hụt" gắn liền với sự thành thạo là bởi vì khi trình độ lên cao, ta sẽ thấy rõ hơn rằng ta không biết tất cả những thứ mà ta nghĩ rằng ta biết. Nó được gọi là hiệu ứng Dunning–Kruger. Tờ Paris Review đã có nó từ James Baldwin khi họ hỏi ông: "Bạn nghĩ cái gì sẽ tăng lên cùng với sự hiểu biết?" ông ấy trả lời: "Bạn biết được bạn hiểu biết ít như thế nào". Thành công thúc đẩy chúng ta, nhưng chiến thắng "hụt" tạo lực đẩy để chúng ta không ngừng theo đuổi. Một trong những ví dụ sinh động nhất là khi nhìn vào sự khác nhau giữa huy chương bạc Olympic và huy chương đồng sau trận đấu. Thomas Gilovich và đội của ông từ Cornell đã nghiên cứu sự khác nhau này và tìm ra rằng người được huy chương bạc cảm thấy thất vọng khi so sánh với huy chương đồng, người thường hạnh phúc hơn khi không phải ở vị trí thứ 4 hay không nhận được huy chương nào cả, cho phép họ tập trung theo đuổi cuộc thi hơn. Ta thấy được điều này ngay cả trong bài bạc rằng chiến thắng "hụt" và việc tạo ra những thẻ cào có tỷ lệ chiến thắng cao hơn trung bình của chiến thắng "hụt" sẽ khuyến khích mọi người mua nhiều vé hơn điều mà người ta gọi là sự kích động, và nó được lợi dụng để tạo nên ngành công nghiệp cờ bạc ở Anh, thập niên 1970. Lý do khiến chiến thắng "hụt" có lực đẩy là bởi vì nó thay đổi cách nhìn của chúng ta đặt ra mục tiêu cách nơi ta đứng một khoảng gần hơn. Được yêu cầu hình dung về ngày tuyệt vời trong tuần tới, bạn có lẽ sẽ mô tả nó một cách chung chung. Nhưng nếu được yêu cầumô tả ngày tuyệt vời tại TED, ngày mai, bạn sẽ mô tả nó cụ thể, rõ ràng. Đó là điều chiến thắng "hụt" làm. Nó khiến ta tập trung vào thứ, mà ngay bây giờ, chúng ta dự định vươn tới. Đó là Jackie Joyner-Kersee, người vào năm 1984 đã lỡ mất huy chương vàng điền kinh nữ chỉ bởi 1 phần 3 giây, và chồng cô ấy dự đoán điều đó sẽ cho cô sự kiên cường trong cuộc đấu tiếp theo. Năm 1988, cô đã đoạt huy chương vàng và lập kỷ lục với 7291 điểm, điểm số mà không vận động viên nào có thể đạt được cho đến bây giờ. Chúng ta lớn mạnh khi còn thiếu sót, chứ không phải là khi đã trở nên hoàn hảo. Tôi đứng đây và tự hỏi về tất cả những cách tạo ra một chiến thắng "hụt" trong căn phòng này, Cuộc sống sẽ vận dụng nó như thế nào, vì tôi nghĩ rằng đó là về cảm tính ở một mức độ nào đó. Chúng ta biết rằng ta lớn mạnh khi ở ngay cạnh sự dẫn đầu, và đó là tại sao việc cố tình không hoàn thành thường gắn liền với những huyền thoại sáng tạo. Trong văn hóa Navajo, thợ thủ công và phụ nữ cố tình đặt ra một sự không hoàn hảo trong hàng dệt may và đồ gốm. thứ được gọi là đường dây tinh thần, một lỗ hổng cố ý trong mô hình để cho nhà dệt, nhà sản xuất lối ra, và cũng là lý do để tiếp tục làm việc. Những bậc thầy không phải là chuyên gia, họ không chỉ hướng đến điểm đến cuối cùng. Họ là những bậc thầy vì họ nhận ra rằng không chỉ có một điểm đến. Nó xảy ra với tôi, vì tôi nghĩ , tại sao huấn luyện viên bắn cung nói với tôi vào cuối buổi tập, ở ngoài tầm nghe của các cung thủ khác, rằng anh và đồng đội chưa bao giờ cảm thấy mình cống hiến đủ cho đội, chưa bao giờ cảm thấy đủ thiết bị nghe nhìn, các thế tập để giúp các cung thủ vượt qua những chiến thắng "hụt" nối tiếp. Nghe như một lời phàn nàn, chính xác là vậy, nhưng đó là cách để tôi biết, một dạng thức thừa nhận, rằng anh ấy biết đang để bản thân vượt qua một con đường chưa hoàn thành đầy khao khát luôn đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn. Chúng ta xây dựng dựa trên những ý tưởng chưa hoàn tất ngay cả khi chúng trước đây là của chúng ta. Đó là động lực của sự thành thạo. Đến gần hơn thứ bạn nghĩ bạn muốn giúp bạn đạt được nhiều hơn là chỉ ngồi đó và mơ mộng. Đó là thứ tôi cho là Elizabeth Murray đã nghĩ khi nhìn thấy nụ cười của bà trước một bức tranh trước đây của mình tại triển lãm tranh. Ngay cả khi tạo ra những tác phẩm không tưởng, tôi tin, ta vẫn có thứ chưa hoàn thành. Sự hoàn thành là đích đến, nhưng ta hy vọng nó sẽ không bao giờ là kết thúc. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Ồ, ở đây sáng quá nhỉ. Chắc phải sử dụng nhiều năng lượng lắm đây. Để tất cả mọi người bay tới đây cũng cần nhiều năng lượng lắm. Do vậy toàn bộ hành tinh này cần rất nhiều năng lượng và tới nay đang chủ yếu sử dụng năng lượng hoá thạch. Chúng ta sử dụng khí đốt. Đó là bước tiến, thúc đẩy ta đến được ngày nay, nhưng chúng ta cũng phải dừng lại. Chúng ta không nên khai thác thêm nữa. VÌ vậy, giờ đây cần tìm ra các dạng năng lượng khác, năng lượng thay thế, nhưng không dễ gì tìm ra một nguồn thuận tiện và rẻ như dầu lửa, khí đốt và than. Tôi thích năng lượng nguyên tử. Đây nhé, đó là nguồn năng lượng tập trung cao, tạo năng lượng bền bỉ và không tạo ra CO2. Hiện nay, chúng ta biết hai cách tạo năng lượng hạt nhân: phân hạch và hợp hạch. Trong phân hạch, bạn có một hạt nhân lớn bẻ gãy nó thành hai phần nhỏ hơn và tạo ra rất nhiều năng lượng. Đây là cách các lò phản ứng hạt nhân vẫn làm. Nó hoạt động rất tốt. Còn tiếp đến là hợp hạch. Tôi thích hợp hạch. Nó tốt hơn nhiều. Bạn có hai hạt nhân nhỏ, bạn ghép chúng lại và tạo ra Heli, thật tuyệt. Nó cũng tạo ra vô vàn năng lượng Đây chính là cách tự nhiên tạo ra năng lượng. Mặt trời và muôn vạn vì sao trong thiên hà tham gia quá trình hợp hạch. Ngày nay, một nhà máy nhiệt hạch thực ra không đắt đỏ và cũng rất an toàn. Nó chỉ tạo rah chất thải phóng xạ ngắn hạn và không bị tan chảy. Nhiên liệu cho hợp hạch đến từ đại dương. Ở đại dương, bạn có thể rút nhiên liệu với giá khoảng 1/1000 xu/1 kilowat-giờ rất, rất rẻ. VÌ thế nếu toàn bộ hành tinh sử dụng nhiệt hạch, chúng ta có thể tách nhiên liệu từ đại dương, và đủ cho hàng tỉ tỉ năm. Giờ đây, câu hỏi đặt ra là tốt vậy nhưng sao không làm? Nó ở đâu? À, cái gì cũng đều cần chuẩn bị. Nhiệt hạch thực sự rất rất khó làm Vấn đề là, ở hai hạt nhân đó. Chúng đều mang điện tích âm vì vậy chúng không muốn kết hợp. Hạt thì chạy đằng này. Hạt lại chạy đằng kia. VÌ vậy, để chúng kết hợp với nhau, bạn phải giúp chúng có vận tốc cực lớn, và khi chúng đạt vận tốc đủ lớn, tự chúng sẽ thắng được lực đẩy, chúng sẽ va chạm và tạo năng lượng. Tốc độ hạt là thước đo của nhiệt độ. Vậy nhiệt độ cần cho việc hợp hạch khoảng 150 tỉ độ C. Thực ra nóng lắm đấy, cho nên, rất khó để tạo ra nhiệt hạch. Tôi bắt đầu làm quen với nhiệt hạch khi tôi làm tiến sỹ ở đây, đại học British Columbia sau đó, tôi làm việc chuyên về máy in laser để tạo bản in cho công nghiệp in ấn. Tôi làm ở đó khoảng 10 năm, đôi lúc cũng thấy nhàm, nhưng khi đến tuổi 40, tôi bị khủng hoảng trung niên, như bạn thấy, thường là băn khoăn: Tôi là ai? Tôi muốn làm gì? Tôi nên làm gì? Tôi làm được gì? Sau đó, tôi nhìn lại công việc lí tưởng của mình, điều tôi đang làm là chặt rừng quanh đây thôi, ở British Columbia này và chôn vùi tất cả các bạn, trong hàng triệu tấn thư rác. Thấy không, chẳng thú vị gì. Có người mua xe Porsche. Có người thì có tình nhân. Tôi thì quyết định làm chun chút thôi, giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và làm cho nhiệt hạch thành công. Điều đầu tiên tôi làm là tìm hiểu tài liệu và xem, cơ chế vận hành của nhiệt hạch. Thực ra các nhà vật lý đã nghiên cứu nhiệt hạch lâu rồi, và một trong những cách họ làm là dùng tokamak. Đó là một vòng cực lớn chứa các xuyến từ, và xuyến siêu dẫn, nó tạo ra từ trường trong một chiếc vòng như thế này, với khí nóng bị bẫy ở giữa được gọi là plasma. Các hạt chạy vòng vòng theo tường. Sau đó, chúng toả ra một lượng nhiệt rất lớn để làm nóng tới nhiệt độ hợp hạch. Đây là bên trong một cái vòng như thế, ở bên phải, bạn thấy plasma nóng chảy. Và, cách làm thứ hai là sử dụng chùm tia laser. Theo cách này, bạn có một quả bóng bàn nhỏ, đặt nhiên liệu hợp hạch vào giữa, và chiếu một chùm laser bao quanh nó. Laser rất mạnh và nó ép quả bóng bàn vô cùng nhanh. Nếu bạn ép một thứ gì đó đủ mạnh nó sẽ trở nên nóng, và nếu việc này được làm rất rất nhanh, trong một phần tỉ giây, thì bạn tạo đủ năng lượng và nhiệt để tạo ra phản ứng hợp hạch. Và đây là những gì bên trong một chiếc máy như vậy. Bạn thấy chùm laser và pellet ở tâm. Bây giờ, phần lớn mọi người cho rằng hợp hạch cũng chả nghĩa lí gì. Mọi người thường cho rằng các nhà vật lý trong phòng thí nghiệm làm việc chăm chỉ, nhưng không nên trò trống gì. Điều đó không đúng lắm đâu. Đây là biểu đồ thể hiện thành công của nhiệt hạch trong hơn 30 năm qua, bạn có thể thấy rằng lượng nhiệt hạch ta đang tạo nên nhiều gấp khoảng 10.000 lần trước đây, vào điểm khởi đầu. Đó là một thành quả tuyệt vời. Thực tế là, nó phát triển nhanh như định luật Moore hoang đường về số lượng transitor có thể đặt trên con chip. Và đây, chấm nhỏ này là JET Joint European Torus. Nó là tokamak lớn nhất châu Âu và năm 1997, chiếc máy này đã tạo ra 16 megawatts năng lượng nhiệt hạch từ 17 megawatts nhiệt. Giờ chắc bạn sẽ nghĩ, thế ăn thua gì nhưng thực ra, lại đáng kể đấy. Ngẫm xem, chúng ta có thể đạt được gấp 10.000 lần so với trước. Chấm thứ 2 ở đây là NIF. National Ignition Facility. Đó là một máy laser lớn ở Mỹ, tháng trước, họ đã thông báo ầm lên rằng họ có thể tạo ra nhiều năng lượng nhiệt hạch hơn từ hợp hạch hơn phần năng lượng họ đặt vào tâm của quả bóng bàn. Đương nhiên, nhiêu đó vẫn chưa đủ bởi vì laser để truyền năng lượng là nhiều hơn thế, nhưng thế cũng tốt lắm rồi. Tiếp theo là ITER, phát âm tiếng Pháp là: EE-tairh. Đây là một dự án lớn của vài quốc gia xây dựng một vòng từ khổng lồ ở miền nam nước Pháp, và với cỗ máy này, khi hoàn thành, sẽ tạo ra 500 megawatts năng lượng nhiệt hạch mà chỉ tốn 50 megawatts. Đây là những điều có thực. Chúng ta sẽ làm được. Một loại máy tạo ra năng lượng. Bây giờ, nhìn vào đồ thị, bạn sẽ nhận thấy 2 cái chấm này hơi nghiêng về bên phải của đường cong. Chúng ta tụt lại trong giai đoạn này. Thực tế là, khoa học tạo ra những cỗ máy này hơi sờn lòng trong hành trình tạo nhiệt hạch trong thời gian này. Có chút chính trị ở đây, họ không muốn thực hiện nên đồ thị xô hẳn về bên phải. ITER là một ví dụ, đáng lẽ nó đã được xây năm 2000 hay 2005, nhưng do đây là dự án hợp tác quốc tế chính trị đã ảnh hưởng và nó bị chậm trễ đôi chút. Ví như, cần tới 3 năm để xem là đặt nó ở đâu. Hiện tại, nhiệt hạch thường bị chỉ trích bởi vì hơi đắt đỏ. Đúng, nó tiêu tốn một tới hai tỉ đô la một năm để thực hiện. Nhưng cũng phải so nó với giá thành để làm định luật Moore. Giá đó còn trên trời hơn. Sản phẩm của định luật Moore là chiếc điện thoại ngay trong túi tôi. Chiếc điện thoại, được nối internet giá hơn một ngàn tỉ đô-la, chỉ để tôi có thể tự sướng một cái và đưa lên Facebook. Khi bố tôi nhìn thấy cái này, ông sẽ rất tự hào. Chúng ta dành khoảng 650 tỉ đô la mỗi năm để trả cho xăng, khí đốt và năng lượng có thể làm mới. Với cá nhân tôi, tôi không nghĩ là quá đắt. Tôi nghĩ ta đã phỉnh gạt nhau rằng để giải quyết sạch sẽ vấn đề năng lượng thì cần vài tỉ năm nữa. Bây giờ, tôi có thể nói rằng tôi có chút thiên vị, bởi vì tôi đã bắt đầu một công ty nhiệt hạch mà chưa từng có một tài khoản Facebook. Năm 2002, khi tôi bắt đầu công ty nhiệt hạch này, tôi biết rằng tôi không thể thắng những công ty lớn. Họ có nhiều nguồn lực hơn tôi. VÌ vậy tôi quyết định tìm cho mình một giải pháp rẻ và nhanh hơn. Giờ máy hợp hạch nhờ từ trường và laser cũng khá hay. Chúng là sản phẩm xuất sắc của công nghệ, những chiếc máy kỳ diệu cho thấy có thể hợp hạch. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh sản xuất năng lượng, chúng chưa tuyệt lắm. Cái thì quá lớn, cái thì quá phức tạp, còn cái thì quá đắt, và nữa, không thích hợp lắm để tạo nhiệt hạch. Khi hợp hạch, năng lượng thoát ra như nơ-tron, những hạt nơ-tron nhanh thoát ra từ Plasma. Những hạt nơ-tron này đập vào tường của máy và phá hủy máy. Hơn nữa, cần thu lại năng lượng từ những hạt nơ-tron này để chạy tua-bin hơi nước, cũng trên những máy này, đó là những gì cần sau rốt. Do vậy, tôi đoan chắc phải có một cách nào đó tốt hơn. Nào, quay lại với tài liệu, tôi đã đọc về hợp hạch từ khắp các nguồn. Một cách làm tôi rất quan tâm, là hợp hạch tiêu điểm từ hóa, (Magnetized target fusion) hay nói ngắn gọn là MTF. Bây giờ với MTF, bạn sẽ phải lấy một cái bể to, đổ đầy vào đó kim loại lỏng, ly tâm khối kim loại này để tạo một cuộn xoáy ở tâm, giống như trong bồn rửa. Khi nối điện tới bồn rửa, sẽ tạo ra một cuộn xoáy. Thêm vào đó, có vài pit-tông được kiểm soát bằng áp suất nén từ ngoài vào, sẽ nén kim loại lỏng xung quanh plasma và nén nó, làm nóng lên, giống như laser, và tạo nên hợp hạch. Đó là một phần của sự kết hợp giữa hợp hạch bởi từ trường và hợp hạch nhờ laser. Những thứ này có vài lợi ích. Kim loại lỏng hấp thụ tất cả những hạt nơ-tron do vậy không hạt nào đập vào tường, nên không phá hủy máy. Kim loại lỏng tăng nhiệt, nên có thể bơm trong thiết bị trao đổi nhiệt tạo nên hơi nước để chạy tua bin. Do vậy thật là thuận tiện để thực hiện bước này của quá trình. Cuối cùng, tất cả năng lượng giúp hợp hạch xảy ra đến từ các pit-tông điều khiển bởi hơi nước, đó là cách rẻ hơn laser hoặc dùng xuyến siêu dẫn. Giờ thì tốt rồi, ngoại trừ vấn đề là nó hoàn toàn không hoạt động. (Cười) Luôn có cách! Khi bạn nén, thể plasma hạ nhiệt nhanh hơn tốc độ nén, như vậy là bạn đang nén nó, nhưng thể plasma lạnh hơn, và cứ hạ nhiệt xuống sau đó nó hoàn toàn không có động tĩnh gì nữa. Khi thấy thế, tôi nghĩ thật buồn quá đi, vì ý tưởng này hay mà. Nên tôi mong có thể cải tiến nó. Tôi nghĩ trong vài phút, và nói, thôi được, làm sao để khiến nó hoạt động tốt hơn? Và tôi đã nghĩ tới sự va chạm Thế nào nếu sử dụng một chiếc búa lớn nâng lên và đập mạnh vào chiếc đinh - như thế này, ở chỗ chiếc búa đập phải chiếc đinh nén xuống cho nó vào? Vẫn không được. Vậy ý tưởng là sử dụng sự tương tác. Chúng tôi gia tốc các pit-tông bằng hơi nước, giai đoạn này cần chút thời gian, nhưng sau đó thì, bang - đập vào pit-tông, và, bùm, tất cả năng lượng giải phóng đồng thời, truyền thẳng vào chất lỏng, và nén khối plasma nhanh hơn rất nhiều. Tôi đã quyết định, được rồi có vẻ tốt, sẽ làm như vậy. Chúng tôi tạo nên chiếc máy trong nhà kho này. Chúng tôi tạo một chiếc máy nhỏ để có thể lấy được một chút nơ-tron, và đó là những nơ-tron thương mại của tôi. Với những nơ-tron này, tôi có thể tạo ra 50 triệu đô la, và thuê tới 65 người. Đây là đội của tôi. Và đây là thứ mà chúng tôi muốn tạo ra. Nó sẽ là một chiếc máy lớn, với đường kính khoảng 3m, có chì lỏng xung quanh, xoáy lớn ở tâm, tạo ra thể plasma ở đỉnh và đáy, pit-tông tác động từ sườn. Bang! Nó nén, và sẽ tạo năng lượng, còn nơ-tron thì sẽ chảy ra cùng kim loại lỏng, đổ vào động cơ hơi nước để chạy tua-bin vài dòng hơi nước khác sẽ được dẫn trở lại để kích pit tông. Chúng tôi sẽ chạy nó khoảng 1 giây một lần, và sẽ tạo ra 100 megawatts điện. Tất nhiên, chúng tôi cũng tạo ra máy châm plasma, như vậy máy châm này tạo ra plasma ban đầu. Nó tạo ra thể plasma tại nhiệt độ ấm, khoảng 3 triệu độ C. Đáng tiếng là nó không giữ được đủ lâu, nên cần kéo dài thời gian của thể plasma này, nhưng tháng trước đã có những tiến bộ. Tôi cho rằng đã có thể cho plasma nén được. Sau đó tạo ra khối cầu nhỏ, cỡ khoảng như thế này, với 14 pit-tông xung quanh, và cái này sẽ nén chất lỏng. Tuy nhiên, rất khó nén plasma. Khi bị nén, nó có xu hướng phình ra, như thế này, vì vậy cần tính toán thời gian của pit tông chính xác nên chúng tôi sử dụng vài hệ thống điều khiển, những năm 1970 thì không dám mơ, nhưng giờ thì có thể, bằng điện tử vừa đẹp vừa mới. Cuối cùng, phần đông chúng ta nghĩ rằng, hợp hạch là cho tương lai và sẽ chẳng bao giờ xảy ra, nhưng thực tế là, hợp hạch đang rất gần rồi. Chúng tôi đã gần đạt tới. Các phòng thí nghiệm lớn cho thấy có thể làm được hợp hạch. Và giờ đây, nhiều công ty nhỏ đang tiến hành làm, họ nói rằng, không phải là không làm được, mà vấn đề là làm với chi phí hợp lý. General Fusion là một trong những công ty như vậy, hy vọng, một ngày, ai đó sẽ làm được nó, và rất có thể đó là General Fusion. Cảm ơn rất nhiều. Đột phá trong khoa học, thứ có thể cứu được nhiều mạng người, đôi khi lại nằm ngay trước mắt, ẩn trong tiến trình tiến hóa của cơ thể con người hay trong sự thích nghi theo thời gian từ thế giới tự nhiên quanh ta. Khoa học khởi đầu từ quan sát, nhưng thủ thuật để nhận biết các mẫu hình và đặc thù mà ta đã vô tình bỏ sót đó là: tách riêng chúng ra và kiểm tra kĩ lưỡng bằng khoa học. Kết quả thường sẽ gây ngạc nhiên. Miền Tây nước Úc vừa gặp vấn đề đặc biệt với sự tấn công của cá mập trong 3 năm gần đây. Thật không may và bi thảm khi có 5 vụ cá mập làm chết người chỉ trong 10 tháng Không chỉ riêng miền Tây nước Úc, số lượng những vụ cá mập "săn" người thế này gia tăng trên toàn cầu. Điều này không thực sự bất ngờ khi vào tháng 7 năm nay, Bộ Phòng Chống Cá Mập Tấn Công ( SAMS) cùng với trường Đại Học Hải Dương Tây Úc đã công bố điều, thu hút sự chú ý của truyền thông và những người đi biển trên khắp thế giới. Đó là phát triển công nghệ giúp hạn chế hoặc giảm thiểu nguy cơ cá mập tấn công dựa trên nền tảng : Cá mập có thể nhìn thấy gì. Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của hành trình đó, cũng là quan điểm cho rằng khoa học có sức mạnh như một thông dịch viên trong lĩnh vực sáng chế. Khoảng 3 năm về trước, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu từ sau hai vụ cá mập làm chết người đầu tiên tại miền Tây nước Úc, và tình cờ thay, tôi đã có dịp ăn tối cùng Harry Butler một nhà tự nhiên học nổi tiếng, Ông dành rất nhiều thời gian nghiên cứu môi trường biển và là người tiền nhiệm của Steve Irwin . Khi tôi hỏi ông ấy giải pháp nào cho vấn đề này, thì câu trả lời khá là kinh ngạc " Lấy một bộ đồ lặn, sơn sọc vàng như ong nghệ, và tập tành học theo hệ thống cảnh giác của phần lớn các loài dưới biển." Tôi, vào lúc đó, không mấy quan tâm cho tới khi ba vụ cá mập tấn công kế tiếp xảy ra, tôi nhận ra, có lẽ ý tưởng này đáng được tuyên dương. Vậy nên, tôi thử tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra tràn ngập các loại bằng chứng như thế này, củng cố cho suy nghĩ đó. Xét về mặt sinh học, có vô vàn loài phô ra các dải màu và kiểu hình mang tính cảnh báo, để ẩn mình trong nước hoặc đề phòng bị tấn công, Cá thuyền (pilot fish) dành ra hẳn một phần lớn quãng đời để làm trợ thủ đắc lực cho cá mập. Về phía con người thì, Walter Starck, một nhà hải dương học, đã và đang tô vẽ cho đồ lặn từ những năm 1970, Xét về khía cạnh nhân loại học, các bộ tộc thuộc vùng đảo Thái Bình Dương đã tự tô vẽ trong lễ cúng tế rắn biển để xua đi thần cá mập. Vậy chuyện gì đang diễn ra? Phải chăng đây là 1 ý tưởng rõ rành rạch để ta suy ngẫm và phát triển ? Cá mập sử dụng nhiều loại phần tử cảm ứng khi giao chiến, tấn công, nhưng lại dùng cảm ứng thị lực để xác định mục tiêu đặc biệt, ở vài mét cuối cùng trước khi tấn công. Việc chú ý tới điều vặt về mặt sinh học này thực sự có lý bởi đó là sự tiến hóa qua nhiều thiên niên kỉ. Liệu giai thoại loài người cũng là sự tiến hóa về loài, rằng chỉ một phần sự thật cũng được xem là quan trọng, để được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia, và ăn sâu vào việc tái tạo hành vi con người ? Tôi muốn kiểm chứng bằng cách đặt nó dưới góc nhìn khoa học bởi vì nếu được khoa học củng cố, chúng ta phần nào đã có cách giải quyết cho việc cá mập tấn công. Để làm được như vậy, tôi cần vài chuyên gia về tầm nhìn và thần kinh học cá mập, một nghiên cứu toàn cầu, một lần nữa, dẫn tới trường Đại Học W.A. và viện Hải Dương Học. Giáo sư Nathan Hart cùng với đội ngũ của ông ấy cũng vừa hoàn thành một bản luận chứng thực rằng cá mập săn mồi chỉ thấy màu trắng - đen, hoặc thang màu xám. Tôi liên lạc với Nathan, dù có đôi chút lúng túng, về ý tưởng sử dụng những kiểu mẫu và hình dáng này đúc ra một bộ đồ lặn giảm thiểu nguy cơ cá mập tấn công, và ông ấy cho rằng đây là 1 ý hay. Tiếp theo là hợp tác nghiên cứu được khuyến khích bởi Ủy Ban Tây Úc. Chúng tôi đã làm đúng ba điều then chốt. Điều thứ nhất: xâu chuỗi các đặc tính, đặc điểm thể trạng mắt của ba loài cá mập săn mồi chính : cá mập trắng, cá mập hổ và cá mập bò. Chúng tôi thực hành trên khía cạnh di truyền và tổ chức cấu trúc hình thể. Tiếp theo là tìm hiểu, những gì mắt nhìn thấy sử dụng kiểu mô hình phức tạp trên máy tính, tại những mực sâu, khoảng cách điều kiện ánh sáng, độ trong khác nhau. Từ đó, chỉ ra hai đặc tính chủ yếu: những kiểu và hình dáng này sẽ làm cho người mặc khó bị nhận ra dưới nước, tạo ra tương phản lớn nhất cũng như giúp họ không bị nhầm lẫn là con mồi hay thức ăn của cá mập. Điều cần làm tiếp theo là chuyển những thông tin này vào loại đồ lặn mà người ta có thể mặc, để làm được điều đó, tôi đã mời Ray Smith, một tay lướt sóng, nhà thiết kế công nghiệp và đồ lặn, người đã thiết kế logo đầu tiên của Quiksilver, đến để bàn với đội nghiên cứu và chuyển thể loại khoa học đó vào trong những bộ đồ lặn có thẩm mỹ và mặc được. Đây là một trong những bản phác đầu. Tôi gọi nó là "Đừng "chén" tôi". Bộ đồ này thể hiện ý tưởng sơn màu, ở mức độ có thể nhìn thấy rõ rệt nhất tạo một nhân ảnh "dễ vỡ", ngăn cá mập để ý đến bạn như loại thức ăn thông thường, thậm chí làm nó bối rối. Bộ đồ này đi kèm với một tấm ván lướt sóng. Bạn có thể thấy cái ván tối màu, đục mờ phía trước ấy, nó hoạt động tốt hơn trên bề mặt nước, nơi ngược sáng và khó để tạo ra bóng hình thể. Mẫu thứ hai là một bộ đồ khó thể nhận diện, giấu người mặc trong những cột nước. Có 3 mảng trên bộ đồ, trong bất cứ điều kiện nào, một hay nhiều mảng này sẽ khớp với quang phổ phản xạ của nước biến mất hoàn toàn hoặc một phần nào đó, những mảng còn lại tạo nên một nhân ảnh dễ phai mờ trong cột nước. Lần này, nó đặc biệt phù hợp cho nhu cầu của nghề lặn, chẳng hạn như lúc xuống sâu dưới biển. Chúng tôi biết rằng mình có được nền tảng khoa học vững chắc. nếu muốn mình nổi bật, bạn cần phải trông thật "ngựa vằn", nếu muốn ẩn mình đi, bạn cần phải trông như thế này. Nhưng buổi kiểm tra xương máu sẽ luôn là cá mập hành động ra sao khi chạm mặt với những mẫu hình này. Thử nghiệm bằng cách lấy thế thân mặc đồ lặn để trong nước với một con cá mập ăn thịt, trong môi trường tự nhiên thì khó hơn nhiều so với tưởng tượng. (Tiếng cười) Chúng tôi phải gắn mồi câu hoàn chỉnh, để lấy số liệu cụ thể cùng với chứng cứ khoa học, bằng cách đó, chúng tôi hiển nhiên thay đổi được hành vi của con cá mập. Chúng tôi không thể nào dùng người thật. về đạo đức, cũng khó thể sử dụng vật hình người làm mồi câu ngâm trong nước. Chúng tôi bắt đầu thực nghiệm vào tháng Một năm nay, ban đầu là với cá mập hổ và sau này là cá mập trắng. Cách làm là lấy một cái trống thủng cho đầy mồi, bọc trong một lớp cao su tổng hợp Neoprene, tiếp theo là chạy hai máy ghi hình dưới nước theo dõi cách lũ cá tiếp cận với miếng mồi giả. Và vì dùng máy ghi nổi, chúng tôi có thể bao quát dữ liệu về kích thước của con cá mập, góc độ mà nó tiến đến, tốc độ mà nó bỏ đi, hành vi nào của nó thì theo bản năng hơn là do xúc tiến. Do phải lưu trữ phương pháp khoa học này, chúng tôi đã cho chạy bộ đồ điều khiển màu đen bằng cao su Neoprene như những bộ đồ lặn thông thường khác chống lại công nghệ SAMS. Kết quả không chỉ khả quan, mà còn rất khích lệ, Hôm nay, tôi hân hạnh cho bạn chiêm ngưỡng hình ảnh của hai loại tiếp cận này. Ở đây, ta có một con cá mập hổ dài 4m từ từ tiến đến bộ điều khiển màu đen, cái mà nó đã giáp mặt khoảng một phút rưỡi trước đó. Cùng một con cá mập đó tiếp xúc hay chạm mặt với bộ SAMS này, một bộ SAMS Lẩn Tránh, tám phút trước đó, nó đã dành khoảng sáu phút dạo vòng và đánh mùi để tìm ra thứ mà nó chỉ có thể ngửi và cảm nhận chứ không nhìn thấy, Đây là lần cuối nó tấn công. Cá mập trắng thì tự tin hơn nhiều so với cá mập hổ, Bạn thấy nó tấn công bộ điều khiển, cũng như bộ đồ lặn màu đen Neoprene, và đi thẳng xuống tận cùng, tiến đến và tấn công. Đối nghịch với bộ công nghệ SAMS, đây là cái được sơn sọc, dễ tiếp xúc hơn, dễ dò la hơn, nhạy cảm hơn, nó chần chừ trong việc tiến đến và xâu xé. (Vỗ tay) Những thử nghiệm này đều được xúc tiến riêng biệt trường Đại Học Miền Tây Nước Úc thực hiện việc kiểm tra. Nó vẫn đang được tiến hành được đánh giá và phổ biến. Khái niệm này rất cần được dẫn dắt bởi khoa học. Theo Bộ Phòng Chống Cá Mập Tấn Công, là công ty công nghệ sinh học có giấy phép, chúng tôi không thể tự tạo ra đồ lặn. mà sẽ giao việc đó cho người khác. Nhưng tôi nghĩ sẽ hứng thú khi chứng kiến Công Nghệ SAMS được chuyển hóa vào bộ đồ lặn, lần đầu tiên, trực tiếp, toàn cầu -- ( Tiếng cười) --- Tôi có thể chỉ cho các bạn thích ứng sinh học, khoa học và thiết kế trông như thế nào ngoài đời thực. Vậy nên, mời Sam, một tay lướt sóng, từ phía bên này không? Cậu đâu rồi, Sam? ( Vỗ Tay) Và Eduardo. ( Vỗ tay) Hân hạnh. Hân hạnh. Xin cám ơn. ( Vỗ tay) Chúng tôi đã làm được gì ? Thà lấy một tờ giấy trắng và sử dụng khoa học như công cụ sáng chế, chúng tôi chú ý đến các chứng cứ sinh học, đặt nặng những bằng chứng về giai thoại của con người, chúng tôi cũng đã sử dụng khoa học như một công cụ thông dịch, thông dịch những gì có sẵn thành thứ đem lại lợi ích cho con người. Tôi cho rằng ý tưởng khoa học này là một công cụ phiên dịch hơn là một phát minh thứ mà ta có thể áp dụng triệt để và rộng rãi hơn trên con đường theo đuổi sự đổi mới. Sau cùng thì, liệu có phải anh em nhà Wright đã khám phá ra máy bay người lái, hay họ đã quan sát thấy sự thật sinh học của việc bay lượn và phiên dịch nó theo cách máy móc, kĩ thuật tái tạo nó theo cách mà con người có thể sử dụng? Còn về lĩnh vực đồ lặn, ai mà biết được sẽ như thế nào trong vòng hai hay năm năm tới thậm chí năm mươi năm. Nhưng với suy nghĩ mới mẻ này, tôi phỏng đoán rằng bộ đồ đen tuyền sẽ rất khó thể xảy ra. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Có lẽ không cần giới thiệu thêm về Trái Đất Cũng không cần giới thiệu chi tiết bởi vì các phi hành gia tàu Apollo 17, khi họ đặt chân lên Mặt trăng năm 1972, đã chụp lại được bức ảnh này Nó đã kích động cả một thế hệ nhận ra rằng chúng ta đang ở trên phi thuyền Trái Đất, dễ bị tổn thương và tồn tại hữu hạn, và rằng chúng ta cần quan tâm đến nó. Nhưng trong khi bức ảnh này thật tươi đẹp, tĩnh tại, Trái Đất đang liên tục thay đổi. Nó đang thay đổi trong phạm vi từng ngày với hoạt động của con người Và hình ảnh vệ tinh về nó chúng ta có bây giờ là cũ. Thậm chí cũ đã nhiều năm rồi. Điều đó quan trọng bởi vì bạn không thể sửa chữa cái bạn không thể nhìn thấy. Thứ chúng ta rất muốn là những hình ảnh của toàn bộ hành tinh này từng ngày. Vậy, cái gì ngăn cản chúng ta? Vấn đề ở đây là gì? Đây chính là vấn đề đó. Các vệ tinh đều lớn, đắt tiền và chậm chạp. Chiếc này nặng ba tấn. Nó cao 6m, rộng 4m. Chúng ta đã tốn cả lớp vỏ bọc của một tên lửa chỉ để phóng nó. Một vệ tinh, một tên lửa. Nó có giá 855 triệu đôla. Những vệ tinh như vậy đã làm một việc tuyệt vời là giúp ta hiểu được hành tinh của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta muốn hiểu nó thường xuyên hơn nữa, chúng ta cần rất nhiều vệ tinh, và mô hình này không còn phù hợp nữa. Do đó tôi và những người bạn cùng nhau lập Planet Labs nghiên cứu chế tạo những vệ tinh siêu nhỏ và có tính cơ động cao. Tôi sẽ cho các bạn thấy vệ tinh của chúng tôi trông như thế nào: Dây là vệ tinh chúng tôi chế tạo. Dây không phải là một mô hình, mà đây là kích thước thực của vệ tinh. kích cỡ 10x10x30 cm, Và nó nặng 4kg, Chúng tôi đã trang bị những thiết bị điện tử tối tân nhất và hệ thống cảm biến trong cái hộp nhỏ này do đó mặc dù nó có kích cỡ rất nhỏ, nó có thể chụp được những bức ảnh có độ phân giải gấp 10 lần những vệ tinh lớn mặc dù chỉ nặng bằng 1/1000 lần. Và chúng tôi gọi vệ tinh này là "Dove" Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng tôi lấy tên gọi là "Dove", bởi vì tên của vệ tinh thường lấy tên dựa trên các loài chim, nhưng là chim săn mồi bình thường: như Đại bàng, Diều hâu, loại lao xuống giết con mồi, tôi cũng không biết nữa Chim cắt, đại loại như vậy. Nhưng chúng tôi theo chủ nghĩa nhân đạo, do đó, chúng tôi muốn gọi chúng là chim bồ câu. Và chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc chế tạo. Chúng tôi đã phóng chúng và không chỉ có một mà rất nhiều. Tất cả đều từ cái gara của chúng tôi. Vâng, chúng tôi chết tạo mẫu vệ tinh đầu tiên trong ga ra Ngày nay điều này đã trở nên phổ biến với các công ty ở thung lũng Silicon nhưng chúng tôi tin rằng, chúng tôi là những người tiên phong. Đây không phải là mánh khoé duy nhất chúng tôi học được lại Silicon Valley Chúng tôi đẩy mạnh thử nghiệm những mẫu vệ tinh. Phần mềm được chúng tôi cập nhật thường xuyên, nhanh chóng. Cách của chúng tôi có phần hơi mạo hiểm. Chúng tôi tiến hành các thử nghiệm trên thực địa. Và thậm chí phóng chúng lên không gian chỉ để kiểm tra, Chúng tôi đã học được cách sản xuất vệ tinh trên quy mô lớn. Bằng cách sử dụng công nghệ cao chúng tôi có thể sản xuất được lượng lớn vệ tinh. Tôi nghĩ rằng, lần đầu tiên chúng ta có thể nói sản xuất vệ tinh hàng loạt. và nó cho phép chúng tôi trang bị thêm nhiều thiết bị cho cái hộp nhỏ này. Điều gắn kết nhóm của chúng tôi trong những năm qua là ý tưởng dân chủ hoá việc truy cập thông tin từ vệ tinh. Thực tế, những người sáng lập công ty, Chris, Robbie và tôi Chúng tôi đã gặp nhau tại Liên Hợp Quốc 15 năm trước khi chúng tôi tổ chức hội thảo về chủ đề: Cách sử dụng vệ tinh để hỗ trợ nhân loại? Làm sao để sử dụng vệ tinh trong việc giúp các nước đang phát triển? hay vấn đề biến đổi khí hậu? Ý tưởng này đã gắn kết chúng tôi lại với nhau, Tất cả thành viên trong nhóm đều quan tâm đến cách sử dụng vệ tinh để giúp nhân loại Quý vị nghĩ chúng tôi đam mê không gian nhưng chúng tôi không chỉ quan tâm về những thứ trên trời mà cả những gì ở dưới đất, Tôi sẽ cho quý vị xem một đoạn video cách đây bốn tuần ghi lại 2 vệ tinh của chúng tôi được phóng đi từ trạm vũ trụ. Đây không phải phim được dựng lại đoạn video này được ghi lại trực tiếp bởi phi hành gia từ cửa sổ. Quý vị có thể nhận thấy được kích cỡ của 2 vệ tinh. Những vệ tinh nhỏ nhất hiện nay đang được phóng đi từ vệ tinh lớn nhất và ở đoạn cuối, có tia sáng léo lên từ mặt trời. Rất thú vị đúng không. Nhưng đợi một lát Boom! Yeah, đáng đồng tiền. (Tiếng Cười) Chúng tôi không chỉ phóng có 2 vệ tinh như thế này, mà là 28 vệ tinh. Đó là nhóm vệ tinh lớn nhất ghi lại hình ảnh Trái đất trong lịch sử, và chúng sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá. về sự biến đổi của hành tinh. Nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi dự định sẽ phóng hơn 100 vệ tinh như vậy như cách chúng tôi tiến hành trong thời gian vừa qua. Và nó tiếp tục là nhóm vệ tinh lớn nhất trong lịch sử nhân loại. và chúng có nhiệm vụ bay ở quỹ đạo cố định so với mặt trời, trong khi trái đất vẫn quay bên dưới. Những camera hướng xuống, và chúng sẽ quét toàn bộ trái đất trong khi nó đang tự quay. Trái đất tự xoay quanh trụ mỗi 24 tiếng, do đó chúng tôi sẽ quét mọi điểm trên hành tinh mỗi 24 tiếng. đó là máy scan của hành tinh. Chúng tôi không chụp ảnh của toàn bộ trái đất trong một ngày, mà chụp lại bức ảnh của mỗi nơi trong một ngày. Mặc dù chúng tôi mới phóng vệ tinh này vài tuần trước, chúng tôi đã nhận được những hình ảnh đầu tiên từ vệ tinh Và tôi sẽ công bố chúng công khai lần đầu tiên ngay lúc này. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp bởi vệ tinh của chúng tôi. Đây là khuôn viên của UC-Davis ở California khi chúng tôi bật camera lên. Điều thú vị hơn là khi chúng tôi so sánh nó với ảnh vệ tinh mới nhất của khu vực này được chụp cách đây vài tháng. bức ảnh bên trái ghi lại từ vệ tinh của chúng tôi và chúng tôi thấy những toà nhà nhất rõ ràng. Điểm mấu chốt là chúng tôi có khả năng theo dõi sự phát triển đô thị của mọi thành phố trên toàn thế giới mỗi ngày. Nước cũng như vậy. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta có thể quan sát được sự mở rộng của mạch nước trên toàn thế giới mỗi ngày giúp chúng ta bảo vệ nguồn nước. Từ an toàn nguồn nước đến an toàn lương thực. Chúng ta thấy cây trồng phát triển trên mọi nông trường Trang trại của mọi người trồng trọt trên toàn thế giới mỗi ngày. qua đó giúp họ cải thiện sản lượng nông sản. Đây là một bức ảnh tuyệt đẹp được ghi lại cách đây vài giờ khi vệ tinh bay qua Argentina Quan trọng nhất là những dữ liệu này có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng mà tôi mới nêu một ít, những ví dụ khác chặt phá rừng, băng tan. Chúng ta có thể theo dõi những thứ như vậy, mọi cái cây trên hành tinh mỗi ngày. nếu so sánh bức ảnh chụp hôm nay với bức hôm qua, quý vị thấy nhiều bản tin thế giới-- lũ lụt, hoả hoạn, động đất. Và chúng tôi quyết định, cách tốt nhất là chúng tôi đảm bảo sự phổ biến việc truy cập dữ liệu chúng tôi có. Chúng tôi muốn mọi ngườii đều có thể xem dữ liệu này. Cảm ơn. ( vỗ tay) Chúng tôi khuyến kích NGOs, các công ty nhà khoa học, nhà báo tìm kiếm câu trả lời về hành tinh. Chúng tôi muốn cộng đồng phát triển các ứng dụng sử dụng dữ liệu của chúng tôi Nói ngắn gọn, chúng tôi muốn dân chủ hoá việc truy cập thông tin về Trái đất Ý tưởng thúc đấy chúng tôi làm dự án này. Quý vị thấy, đây là nguồn dữ liệu toàn cầu hoàn toàn mới Và chúng tôi tin rằng cùng nhau, chúng ta có thể chăm lo cho con thuyền Trái đất. Và tôi có câu hỏi muốn đặt cho quý vị: Nếu quý vị có quyền truy cập vào kho dữ liệu hình ảnh cả hành tinh mỗi ngày, quý vị sẽ sử dụng nó như thế nào? vào vấn đề gì? khám phá nào quý vị quan tâm? Tôi mong quý vị đến và cùng khám phá với chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Những vật liệu lạnh nhất thế giới không nằm ở Nam Cực, trên đỉnh Everest hay dưới một tảng băng, mà từ các phòng thí nghiệm lý: những đám mây khí với nhiệt độ chỉ cao hơn độ không tuyệt đối vài phần độ. Lạnh hơn gấp 395 triệu lần tủ lạnh nhà bạn, gấp 100 triệu lần ni-tơ lỏng, và hơn 4 triệu lần so với ngoài không gian. Những nhiệt độ thấp thế này giúp hé mở cánh cửa vào thế giới vận động của vật chất cho phép các kĩ sư tạo ra những thiết bị cực nhạy cho ta biết nhiều hơn về mọi thứ từ vị trí cụ thể của ta trên trái đất đến những gì xảy ra ở rìa xa nhất của vũ trụ. Vậy ta tạo ra những nhiệt độ khắc nghiệt này như thế nào? Nói tóm tắt là bằng cách làm chậm các hạt chuyển động. Khi nói về nhiệt độ, cái ta thực sự nói đến là chuyển động. Những nguyên tử tạo thành chất rắn, lỏng, và khí lúc nào cũng chuyển động. Khi các nguyên tử chuyển động nhanh hơn, ta thấy chất đó nóng. Khi các nguyên tử chuyển động chậm hơn, ta thấy chất đó lạnh. Để làm lạnh một chất rắn hoặc khí nóng trong đời sống hàng ngày, ta đưa chúng vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn như tủ lạnh. Một số chuyển động nguyên tử của vật nóng được chuyển sang môi trường xung quanh, khiến nó nguội dần. Nhưng điều này có một giới hạn: ngay cả ngoài không gian cũng là quá nóng để có thể tạo nhiệt độ cực thấp. Nên thay vào đó, các nhà khoa học đã tìm ra cách trực tiếp làm chậm nguyên tử - bằng một chùm laser. Trong đa số trường hợp, năng lượng trong chùm laser làm các vật nóng lên. Nhưng nếu được sử dụng một cách chính xác, động lượng của chùm tia có thể trì hoãn nguyên tử chuyển động, làm chúng nguội đi. Đây là điều xảy ra trong một thiết bị tên bẫy quang từ. Các nguyên tử được đưa vào một môi trường chân không, và một từ trường sẽ kéo chúng về phía tâm thiết bị. Một chùm tia laser nhắm vào chính giữa từ trường này được điều chỉnh đến tần số thích hợp để khi nguyên tử tiến gần đến sẽ hấp thụ một photon trong chùm laser và chậm lại. Hiệu ứng chậm lại đến từ sự chuyển giao động lực học giữa nguyên tử và photon. Tổng cộng sáu chùm tia, trong vị trí vuông góc, đảm bảo những nguyên tử đi từ nhiều hướng sẽ bị chặn lại. Giữa trung tâm, nơi những chùm tia giao nhau, các nguyên tử chuyển động chậm, như đang kẹt trong một chất lỏng đặc, một hiệu ứng các nhà phát minh ra nó gọi là "mật đường thị giác." Một bẫy quang từ như thế này có thể "làm nguội" các nguyên tử xuống chỉ một vài microkelvin, khoảng -273 độ C. Kĩ thuật này được phát triển vào những năm 1980, và những nhà khoa học cống hiến cho nó đều đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1997 cho phát hiện này. Từ đó, laser làm nguội đã được phát triển để tiến đến những nhiệt độ thấp hơn. Nhưng tại sao bạn lại muốn làm nguội nguyên tử nhiều đến vậy? Thứ nhất, những nguyên tử lạnh có thể là những "bộ dò" rất tốt. Do có cực ít năng lượng, chúng cực nhạy với những dao động trong môi trường. Nên chúng được dùng trong những thiết bị tìm dầu và khoáng dưới lòng đất, và chúng cũng là "đồng hồ nguyên tử" cực chính xác, như những cái được dùng trong những vệ tinh định vị toàn cầu. Thứ hai, những nguyên tử lạnh có tiềm năng cực lớn trong việc "mò mẫm" giới hạn của vật lý học. Độ cực nhạy khiến chúng trở thành những ứng cử viên dò từ trường trong những máy dò trong vũ trụ tương lai. Chúng cũng giúp ích cho việc nghiên cứu những hiện tượng nguyên tử, vốn cần đo đạc những dao động cực nhỏ trong nguyên tử. Những dao động đó bị lấp ở nhiệt độ thường, khi các nguyên tử chạy quanh với tốc độ hàng trăm mét một giây. Laser làm lạnh có thể làm chậm nguyên tử tới chỉ vài centimet một giây, đủ để dao động tạo ra bởi lượng tử nguyên tử trở nên rõ rệt. Những nguyên tử siêu lạnh đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các hiện tượng như sự đông đặc Bose-Einstein, khi nguyên tử được làm lạnh tới gần độ không tuyệt đối và trở thành một hình thái chất hiếm hoàn toàn mới. Thế nên, bước tiếp con đường tìm hiểu quy luật vật lý và mở ra những bí mật của vũ trụ, các nhà khoa học sẽ cần đến sự giúp đỡ của những nguyên tử lạnh nhất. Cách đây vài năm khi tôi ở sân bay JKF chuẩn bị lên máy bay, hai người phụ nữ bắt chuyện với tôi, tôi hi vọng họ sẽ không cảm thấy bị xúc phạm khi bị gọi là người Mỹ -Ý cứng rắn, già nua và nhỏ bé. Người cao hơn, khoảng tầm này tiến đến gần tôi rồi nói, "Cưng, tôi muốn hỏi em vài điều. Em có liên quan đến toàn bộ "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" xảy ra gần đây? Và tôi trả lời: "Vâng, đúng ạ." Cô đẩy tay bạn rồi nói, "Thấy chưa, mình đã nói mà, đúng là cô ấy. Cô gái đã viết quyển sách dựa trên bộ phim ấy." (Cười) Vậy đó chính là tôi. Và tin tôi đi, tôi vô cùng biết ơn khi được trở thành con người đó. bởi vì quyển sách "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" là cú đột phá. Nhưng cũng để lại trong tôi tình thế lưỡng nan. Tiếp tục theo nghiệp viết lách, cố gắng tìm ra cách viết lại một quyển sách mà mọi người đều hài lòng, vì tôi biết rằng những người say mê "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" sẽ vô cùng thất vọng với bất kỳ tác phẩm nào của tôi sau đó không phải là "Ăn, Cầu nguyện, Yêu". và những người ghét "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" cũng sẽ rất thất vọng về những tác phẩm sau đó bởi chúng là bằng chứng rằng tôi vẫn tồn tại. Vậy nên, tôi biết không có cách nào để chiến thắng, và điều đó khiến tôi đắn đo một thời gian bỏ nghề viết văn về quê chăn vịt. Nếu làm thế, nếu từ bỏ nghiệp văn chương, tôi sẽ đánh mất nghề nghiệp yêu quý của mình vì thế phải tìm ra cách nào đó nâng cao say mê viết quyển sách tiếp theo bất kể kết quả tiêu cực không tránh khỏi. Phải tìm ra cách đảm bảo rằng sự sáng tạo của tôi sẽ có được thành công. Cuối cùng tôi đã làm được, tìm ra cảm hứng ở một nơi không ngờ đến nhất. Tôi tìm ra nó trong những bài học cuộc đời về làm thế nào sáng tạo sống sót qua thất bại. Giải thích lại nào, điều duy nhất tôi muốn là làm nhà văn đến hết đời. Tôi viết từ thời trẻ con đến niên thiếu, tôi đã gửi những câu chuyện rất tệ đến tòa soạn "The New Yorker", với hy vọng được phát hiện. Sau đại học, tôi nhận công việc bồi bàn, tiếp tục làm việc, tiếp tục viết văn, tiếp tục hy vọng sách được xuất bản, và tiếp tục thất vọng về nó. Tôi thất bại như thế trong gần sáu năm, Trong sáu năm đấy, mỗi ngày, tôi không gặt hái được gì ngoại trừ những lá thư từ chối. Chúng hủy diệt mọi thứ, mỗi phút giây tôi hỏi bản thân mình liệu có nên thoát ra từ bỏ mọi thứ và tự chữa lành vết thương. Sau đó, tôi tìm ra giải pháp, và đó luôn là câu nói, "Mình sẽ không từ bỏ, mình sẽ về nhà." Phải hiểu rằng về nhà không phải là trở về trang trại của gia đình. Với tôi, về nhà nghĩa là trở lại với việc viết lách vì viết lách là nhà, bởi tôi yêu viết nhiều hơn là ghét sự thất bại tôi yêu quý nghiệp văn chương hơn là cái tôi của mình. Cuối cùng, có thể nói rằng tôi yêu quý nó hơn cả bản thân mình. Đó là cách tôi vượt qua. Điều kỳ lạ là sau 20 năm suốt thời gian viết "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" tôi tìm thấy mình một lần nữa, một bồi bàn trẻ không có tác phẩm xuất bản suy nghĩ về con người trước kia, cảm thấy mình lại là cô ấy. Không hợp lý chút nào vì cuộc sống của chúng tôi đã khác nhau nhiều lắm. Cô ấy thất bại liên tục. Tôi thì thành công vượt quá mong đợi. Chúng tôi không có điểm chung. Vậy tại sao tôi lại đột nhiên cảm thấy mình là cô ấy? Chỉ khi cố gắng thoát khỏi nó tôi bắt đầu hiểu ra, liên kết tâm lý kỳ lạ và khó hiểu giữa cách chúng tôi nếm trải thất bại nặng nề và trải qua thành công to lớn. Hãy nghĩ về nó như thế này: Trong suốt cuộc đời, bạn sống vì mình ở giữa chuỗi sự kiện của loài người nơi mọi thứ bình thường yên ổn và thường xuyên, nhưng thất bại đột ngột đẩy bạn ra khỏi đây vào bóng tối mù mịt của thất vọng. Thành công đột ngột đẩy bạn ra xa vào trong sự chói lòa của danh tiếng, công nhận và lời khen ngợi. Một trong những định mệnh ấy được nhìn nhận khách quan là xấu, và cái kia là tốt nhưng tiềm thức của bạn không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa tốt và xấu. Điều duy nhất có thể cảm nhận là giá trị tuyệt đối của phương trình cảm xúc này, khoảng cách chính xác bạn bay khỏi bản thân mình. Và cả hai trường hợp đều nguy cơ lạc mất bản thân trong vùng đất bí mật của tâm lý. Nhưng cả hai trường hợp, có cùng một cách chữa trị để tự phục hồi, là bạn phải tìm cách quay trở về nhà lần nữa một cách nhẹ nhàng, dứt khoát, nếu băn khoăn nhà của bạn là gì bật mí với bạn: Đó là bất cứ cái gì bạn yêu thích hơn yêu bản thân mình. Đó có thể là sáng tạo, là gia đình bạn, là phát minh, phiêu lưu mạo hiểm niềm tin, phục vụ, cũng có thể là nuôi dạy chó, nhà của bạn là cái mà bạn có thể cống hiến năng lực và sự hy sinh cá nhân mà kết quả cuối cùng không quan trọng. Với tôi, nhà luôn luôn là viết lách. Vì thế, sau thành công kỳ lạ từ "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" tôi nhận ra những gì cần làm là điều tôi từng làm suốt thời gian bị thất bại làm mất phương hướng. Trở lại với công việc, đó là những gì tôi đã làm, vào năm 2010 tôi có thể xuất bản quyển kế tiếp sau "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" Điều gì đã xảy ra với nó ? Nó bùng nổ, và tôi thì vẫn ổn Tôi là kiểu người điếc không sợ súng, vì tôi đã phá vỡ lời nguyền, tìm đường về nhà sự nghiệp viết lách bằng sự tận tụy tuyệt đối. Ở trong ngôi nhà đó, tôi đã viết một quyển khác xuất bản vào năm ngoái và được đón nhận nhiệt liệt, Điều quan trọng là hiện giờ tôi đang viết một quyển nữa và sẽ viết tiếp quyển khách, quyển khác nữa nhiều trong số đó sẽ thất bại, một vài có thể thành công, nhưng tôi sẽ luôn an toàn giữa cơn bão của kết quả ngẫu nhiên miễn là tôi không bao giờ quên nơi tôi thực sự sống. Tôi không biết nơi bạn thực sự sống, nhưng tôi biết trong thế giới này có những điều bạn yêu quý hơn chính bản thân. Điều gì đó xứng đáng, nghiện ngập và cuồng dại không tính nhé vì những thứ này không phải nơi an toàn để sống. Đúng không ? Khó khăn duy nhất là bạn phải xác định điều tốt nhất, đáng giá nhất mà bạn yêu quý nhất, sau đó xây dựng ngôi nhà trên đó và đừng rời nó đi. Nếu một lúc nào đó bạn nhảy ra khỏi nhà mình do thất bại nặng nề hay thành công rực rỡ, việc bạn phải làm là đấu tranh tìm đường về nhà cách duy nhất là suy nghĩ lại và thực hiện nó bằng sự siêng năng và tận tụy bằng sự tôn trọng và tôn kính bất cứ nhiệm vụ là gì đó là tình yêu đang vẫy gọi bạn. Bạn chỉ cần làm thế, tiếp tục làm vậy một lần một lần lại một lần, tôi có thể hứa với bạn, từ kinh nghiệm cá nhân rằng dù ở phương hướng nào đi nữa, mọi thứ rồi sẽ ổn. Cảm ơn. (Vỗ tay). Tưởng tượng bạn dùng từ ngữ để mô tả từng cảnh trong phim ảnh từng nốt nhạc trong bài hát yêu thích, hay từng con đường trong thị trấn. Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn làm điều đó chỉ với số 1 và 0. Mỗi lần lên mạng để xem phim nghe nhạc, hay tìm đường đó chính xác là những điều mà máy tính của bạn đang làm, sử dụng ngôn ngữ mã nhị phân. Máy tính sử dụng hệ nhị phân vì đó là cách đáng tin cậy để lưu trữ dữ liệu. Ví dụ, bộ nhớ của máy tính được làm bằng chất bán dẫn lưu chuyển giữa điện áp cao hoặc thấp như giữa 5 và 0 vôn. Điện áp đôi khi dao động, nhưng chỉ có hai trường hợp một giá trị 1 vôn được xem là "điện áp thấp". Số chỉ ở máy đo được bộ vi xử lý ghi nhận, sử dụng các bóng bán dẫn để điều khiển các thiết bị máy tính khác theo chỉ dẫn của phần mềm. Điều tuyệt vời của hệ thống này là một chuỗi nhị phân được đưa ra không cần phải có ý nghĩa gì trước. Thay vào đó, mỗi loại dữ liệu được mã hoá nhị phân dựa vào những quy tắc khác nhau. Lấy những con số làm ví dụ. Trong hệ thập phân thông thường, mỗi chữ số nhân với 10 có số mũ là vị trí mà chữ số ấy đứng, bắt đầu với số 0 bên phải. Thế nên 84 có dạng thập phân là 4x10⁰ + 8x10¹. Số nhị phân cũng giống như vậy, nhưng mỗi vị trí lần lượt là số mũ của 2. Thế nên, 84 sẽ được viết như thế này. Trong khi đó, chữ cái được dịch dựa trên quy tắc tiêu chuẩn như UTF-8, gán cho mỗi kí tự một nhóm 8 chữ số thập phân nhất định. Trong trường hợp này, 01010100 tương ứng với chữ T. Vậy, làm thế nào biết được chuỗi ví dụ này được đưa ra có nghĩa là T hay 84? Bạn không thể chỉ nhìn vào dãy kí tự - giống như không thể nói ý nghĩa của từ "da" nếu chỉ nghe riêng rẽ. Bạn cần biết bối cảnh đang nghe là tiếng Nga, Tây Ban Nha hay tiếng Anh cũng như ngữ cảnh để biết bạn đang nhìn vào dãy số nhị phân hay kí tự nhị phân. Mã nhị phân còn được dùng cho nhiều dạng thông tin phức tạp. Ví dụ, mỗi khung hình trong video này được tạo thành từ hàng trăm nghìn điểm ảnh. Trong ảnh màu, mỗi điểm ảnh được thể hiện bởi ba dãy nhị phân tương ứng cho các màu cơ bản. Mỗi dãy nhị phân mã hoá một con số xác định độ đậm nét của màu đó. Sau đó, chương trình điều khiển video sẽ truyền những thông tin này đến hàng triệu tinh thể lỏng hiển thị trên màn hình bạn để tạo ra tất cả các màu sắc mà bạn nhìn thấy lúc này. Âm thanh của video này cũng được lưu trữ ở dạng nhị phân, với sự giúp đỡ của một kĩ thuật gọi là điều chế xung mã. Các sóng âm thanh liên tục được số hoá bằng cách ghi lại âm độ mỗi mili-giây. Chúng được ghi âm lại bằng số dưới dạng dãy nhị phân, với 44.000 dãy cho mỗi giây âm thanh. Khi được đọc bởi phần mềm âm thanh trong máy tính, các con số quyết định tốc độ rung của các cuộn dây trong loa để tạo ra các âm thanh với tần số khác nhau. Tất cả những điều này đều cần hàng tỉ và hàng tỉ bit. Số lượng đó có thể được cắt giảm nhờ vào định dạng nén thông minh. Ví dụ, nếu mỗi bức ảnh có 30 điểm ảnh xanh kề nhau, sẽ được lưu thành "30 xanh lá" thay vì mã hóa mỗi điểm ảnh riêng biệt - quá trình này được gọi là mã hoá độ dài. Các định dạng nén này cũng được viết bằng dãy nhị phân. Vậy có phải nhị phân là điểm chung của mọi máy tính? Không hẳn. Có những nghiên cứu về máy tính tam phân, với mạch điện có thể tồn tại ba trạng thái, và thậm chí, máy tính lượng tử, với mạch điện có thể tồn tại nhiều trạng thái cùng một lúc. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa loại nào có độ ổn định để lưu và truyền thông tin như hệ nhị phân. Vậy nên đến giờ, tất cả những điều bạn thấy, nghe và đọc trên màn hình đều là kết quả của lựa chọn đơn giản "đúng" hay "sai", được lặp lại hàng tỉ lần. Máy tính là một công cụ đầy quyền lực để thể hiện óc sáng tạo, nhưng hầu hết, lại bị giới hạn bởi màn hình máy tính và điện thoại. Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện về việc dùng sức mạnh của máy tính để di chuyển đồ vật và tương tác với chúng vượt khỏi màn hình đi vào thế giới thật Vài năm trước, tôi nhận được một cuộc gọi từ cửa hàng thời trang cao cấp Barneys New York người ta yêu cầu tôi thiết kế một tác phẩm trưng bày. Với tên gọi "Sự theo đuổi". Có 2 đôi giày, một của nam và một của nữ, chúng di chuyển chậm chạm, căng thẳng rượt đuổi xung quanh tủ kính đôi giày nam theo sau đôi giày nữ ngày một gần hơn sau đó, đôi giày nữ lại di chuyển ra xa. Mỗi đôi giày đều có nam châm đính kèm, và dưới bàn cũng có các nam châm làm chúng di chuyển. Bạn tôi, Andy Cavatora đang lắp ráp một cây đàn hạc rô bốt cho tour diễn Biophilia của Bjork và tôi gắn vào đó hệ thống điện tử và phần mềm điều khiển chuyển động làm cho chuỗi đàn hạc di chuyển và chơi nhạc. Mỗi chiếc đàn hạc có 4 con lắc, mỗi con lắc có 11 dây, chúng dao động quanh trục và luân phiên chơi các nốt khác nhau, chuỗi đàn hạc kết thành một mạng lưới để có thể chơi đúng nốt, đúng nhịp Tôi đã tổ chức một buổi triển lãm hóa học tương tác ở Bảo tàng Khoa học và Công Nghiệp Chicago, tại đây, mọi người sử dụng các vật thể vật lý để tách các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và kết hợp chúng với nhau tạo ra phản ứng hóa học. Bảo tàng nhận thấy người ta dành nhiều thời gian cho buổi triển lãm và một nhà nghiên cứu từ trung tâm giáo dục khoa học ở Úc đã quyết định nghiên cứu và cố gắng hình dung điều đã diễn ra. Cô nhận thấy rằng các vật thể mà con người sử dụng giúp họ tìm ra cách ứng dụng buổi biểu diễn, và giúp mọi người cùng học hỏi. Nghĩ mà xem, thật là có ý nghĩa khi, việc sử dụng các vật thể chuyên dụng có thể giúp con người sử dụng giao diện dễ dàng hơn. Đôi tay lẫn trí tuệ của chúng ta được tối ưu hóa để nghĩ và tương tác với các vật thể hữu hình. Bạn thấy cái nào sử dụng dễ dàng hơn, một bàn phím hiện hữu hay một bàn phím ảo giống như trên điện thoại? Nhưng thứ gây ấn tượng với tôi trong các dự án này là chúng thực sự được xây dựng từ con số 0, từ mức độ của thiết bị điện tử các bản mạch in cùng tất cả các cơ chế làm nên phầm mềm. Tôi muốn tạo ra thứ gì đó cho phép chúng ta điều khiển máy tính để di chuyển các vật thể và tạo ra sự tương tác xung quanh ý tưởng đó mà không phải thiết kế lại từ đầu, mỗi một lần như thế Vì thế, lần đầu tôi thử sức với nó là ở phòng thí nghiệm MIT Media với giáo sư Hiroshi Ishii chúng tôi thiết lập một chuỗi gồm 512 nam châm điện tập hợp lại, chúng có thể di chuyển các vật thể trên bề mặt của chúng. Nhưng vấn đề là giá của những nam châm này lên tới hơn 10.000 đô. Từng cái có kích thước khá nhỏ, nhưng khi tập hợp lại, chúng lại rất nặng đến nỗi cái bàn bị lún xuống. Vì thế, tôi muốn thiết kế cái gì đó cho phép ta tương tác trên bất kì mặt bàn nào. Để triển khai ý tưởng này, tôi đã xây dựng một đội rô bốt nhỏ, được trang bị bánh xe đặc biệt. cho phép chúng di chuyển dễ dàng theo mọi phương hướng, và khi ghép những con rô bốt này lại với máy chiếu video chúng ta có các công cụ vật lý tương tác với thông tin kỹ thuật số. Đây là một ví dụ Đây là một ứng dụng chỉnh sửa video tất cả các điều khiển thao tác là hiện hữu. Nếu muốn tinh chỉnh màu sắc, chỉ cần nhập vào đó chế độ màu, để lấy 3 đĩa số, hay nếu muốn điều chỉnh âm thanh, chúng ta có 2 đĩa số này. kênh trái và phải đang được đồng bộ, nếu muốn, chúng ta có thể ghi đè lên bằng xoay cả hai cùng một lúc. Ý tưởng là đạt được tốc độ và hiệu quả khi sử dụng các đĩa quay vật lý đi cùng với sự linh động và đa năng của hệ thống được thiết kế trong phần mềm. Đây là một ứng dụng cho bản đồ ứng phó thiên tai. Ta có các vật thể hữu hình đại diện cho cảnh sát, lính cứu hỏa và cứu hộ, và một điều phối có thể gắp lấy chúng và đặt vào bản đồ để chỉ ra nơi chúng phải đến, sau đó, định vị nó trên bản đồ đồng bộ hóa với vị trí trong thực tế. Đây là ứng dụng nói chuyện bằng video. cho phép ta truyền tải nhiều cảm xúc chỉ với vài thao tác đơn giản lên vật thể vật lý. Với giao diện này, ta mở ra một loạt các khả năng giữa trò chơi truyền thống với trò chơi hiện đại, trong đó, khả năng tương tác vật lý mở ra những cách chơi khác nhau. Một trong những lĩnh vực mà tôi yêu thích nhất khi sử dụng nền tảng này là áp dụng nó vào các nan đề mà chỉ riêng máy tính hay con người thì khó lòng giải quyết Một ví dụ là xoắn protein. Ở đây, chúng ta có giao diện có thể gắn tay nắm vào một protein, ta có thể cầm vào tay nắm này để di chuyển và gấp chúng theo các cách khác nhau. Và nếu di chuyển chúng không phù hợp với mô hình phân tử cơ bản, ta sẽ thấy được sự phản hồi vật lí, mà cụ thể là phản lực từ tay cầm Cảm nhận được điều đang diễn ra bên trong mô hình phân tử là một cấp độ tương tác hoàn toàn khác. Chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá những tiềm năng khi sử dụng phần mềm để điều khiển chuyển động của các đối tượng xung quanh ta. Có lẽ đây là máy tính của tương lai, Không có màn hình cảm ứng. Không có công nghệ thấy hữu hình. Nhưng khi muốn trò chuyện bằng video chơi một trò chơi, hay trình chiếu bài nói chuyện tiếp theo trên TED, các vật thể trên bàn trở nên sống động. Xin cảm ơn. (Tiếng vổ tay) `"Tại sao?" "Tại sao" - là câu hỏi các bậc cha mẹ lúc nào cũng hỏi tôi. "Tại sao con tôi lại tự kỉ?" Là một bác sĩ nhi, một nhà di truyền học, một nhà nghiên cứu, chúng tôi cố gắng giải quyết câu hỏi này. Tự kỉ không phải một tình trạng đơn lẻ. Thực ra, nó là rối loại phổ, một phổ trong đó có nhiều khác biệt, ví dụ, Justin, bé trai 13 tuổi không thể nói chuyện được, chỉ giao tiếp qua iPad, bằng cách chạm vào các hình ảnh để truyền tải suy nghĩ và mối quan tâm của mình, một cậu bé con mà khi bực mình, sẽ bắt đầu rung người, và rồi, khi không chịu nổi nữa, sẽ tự đánh vào đầu đến mức bị toạc đầu và phải đi khâu lại. Chứng tự kỉ cũng được chẩn đoán cho Gabriel, một cậu bé 13 tuổi khác, nhưng cậu gặp những khó khăn hoàn toàn khác. Cậu bé có khiếu học toán, có thể nhân hai số có ba chữ số với nhau mà chỉ cần tính nhẩm, nhưng khi phải nói chuyện cậu lại gặp khó khăn lớn. Cậu ấy không giao tiếp bằng mắt, thấy khó bắt đầu một cuộc chuyện trò, cảm thấy lúng túng rồi khi thấy căng thẳng, hoàn toàn khép mình lại. Cả hai cậu bé này cùng được chẩn đoán có hội chứng rối loạn phổ tự kỉ. Một trong những điều chúng tôi quan tâm là liệu thực sự có cái gọi là dịch bệnh tự kỉ không. Ngày nay, cứ 88 trẻ thì có 1 trẻ được chẩn đoán mắc tự kỉ, và câu hỏi là tại sao biểu đồ lại như thế này? Phải chăng con số đã tăng đáng kể theo thời gian? Hay, đó là bởi vì chúng ta bắt đầu gán cái mác tự kỉ cho mỗi cá nhân, cứ đơn giản chẩn đoán cho họ trong khi trước đó họ vẫn vậy nhưng chỉ khác là chưa hề bị gắn cái mác đó lên? Thực ra, cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, người ta đã thông qua đạo luật cung cấp cho những cá nhân bị tự kỷ các nguồn tài nguyên để tiếp cận với tài liệu giáo dục có khả năng giúp đỡ họ. Với ý thức cao hơn về tự kỷ, càng nhiều cha mẹ bác sĩ nhi, nhà giáo dục học cách nhận dạng các đặc tính của tự kỷ. Vì thế, có nhiều cá nhân được chẩn đoán hơn và được tiếp cận những tài nguyên cần thiết. Thêm vào đó, qua thời gian, chúng ta đã thay đổi định nghĩa của mình vậy nên trên thực tế, chúng ta đã mở rộng định nghĩa về tự kỷ, và điều này giải thích cho sự gia tăng tỉ lệ hiện hành mà chúng ta thấy. Câu hỏi tiếp theo của mọi người là, cái gì gây nên tự kỷ? Có một quan niệm sai lầm cho rằng vắc-xin gây nên tự kỷ. Hãy cho tôi nói rõ: Vắc-xin không gây tự kỷ. (Vỗ tay) Thực ra, công trình nghiên cứu đầu tiên đề ra ý kiến trên là hoàn toàn dối trá. Bài nghiên cứu đã bị rút ra khỏi tạp chí Lancet, tạp chí trước đó đã đăng nó, và tác giả, một bác sĩ, đã bị tước giấy phép hành nghề. (Vỗ tay) Viện Y khoa, Trung tâm Kiểm soát Bệnh Tật, đã kiểm đi kiểm lại điều này và không có một bằng chứng đáng tin nào cho thấy vắc-xin gây ra tự kỷ. Hơn nữa, một trong những thành phần của vắc-xin, gọi là thimerosal, được cho là nguyên nhân gây tự kỷ. Chất này thực ra đã được loại khỏi vắc-xin vào năm 1992, và bạn có thể thấy rằng nó kỳ thực chẳng gây ảnh hưởng gì đến tỉ lệ hiện hành của tự kỷ. Một lần nữa, không có bằng chứng nào cho thấy đây là câu trả lời. Câu hỏi vẫn còn đó: điều gì gây nên tự kỷ? Thực ra, không có một câu trả lời duy nhất. Cũng như tự kỷ là một phổ, có một loạt các bệnh căn một loạt những nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên dữ liệu dịch tễ học, ta biết một trong những nguyên nhân, nói đúng hơn, là một trong những liên đới, là sự lão hóa ở người cha, tức là, tuổi làm cha đang ngày càng tăng tại thời điểm thụ thai. Ngoài ra, 1 thời kỳ trọng yếu và dễ thương tổn về mặt sinh trưởng của con người là khi người mẹ mang thai. Trong thời kỳ này, khi mà bộ não phôi thai đang phát triển ta biết sự tiếp xúc với vài tác nhân nhất định có thể gia tăng nguy cơ tự kỷ. Cụ thể là, ta biết có một loại thuốc, tên là acid valproic mà những bà mẹ bị động kinh thi thoảng uống, có thể tăng nguy cơ bị tự kỷ. Thêm vào đó, có vài tác nhân gây nhiễm trùng cũng có khả năng gây tự kỷ. Một trong những thứ mà tôi sẽ tập trung dành nhiều thời gian nói đến là những gene gây tự kỷ. Tôi tập trung vào điểm này không phải bởi vì gene là yếu tố duy nhất gây tự kỷ, nhưng vì nó là một căn nguyên mà chúng ta đã có thể định nghĩa và có khả năng hiểu cơ chế sinh học hơn cũng như có thể hiểu hơn cách não bộ làm việc để có thể tìm ra những chiến lược để can thiệp. Tuy nhiên một yếu tố di truyền chúng tôi chưa hiểu được là sự khác biệt mà ta thấy ở nam và nữ. Với tự kỷ, cứ bốn nam mắc thì có một nữ, và chúng tôi thực sự không hiểu nguyên nhân là gì. Một trong những cách ta có thể hiểu rằng di truyền là một yếu tố là nhờ nghiên cứu một thứ gọi là tỉ lệ tương hợp. Nói cách khác, nếu một người anh em ruột bị tự kỷ, đâu là xác suất của việc một người anh em khác trong gia đinh bị tự kỷ? Chúng ta có thể xem xét ba loại quan hệ anh chị em cụ thể: những cặp song sinh cùng trứng, các cặp song sinh có thông tin di truyền giống nhau 100 phần trăm và sống cùng một môi trường trong tử cung; so với những cặp song sinh khác trứng, những cặp song sinh có chung 50 phần trăm thông tin di truyền; so với những anh em thường, anh/em trai - chị/em gái, chị-em gái, cũng có cùng 50 phần trăm thông tin di truyền, nhưng không có cùng môi sinh tử cung. Và khi ta nhìn vào các tỉ lệ tương hợp, một trong những điều kinh ngạc bạn sẽ thấy là ở anh em song sinh cùng trứng, tỉ lệ tương hợp là 77 phần trăm. Tuy vậy, cái đáng kể là tỉ lệ này không phải 100 phần trăm. Điều đó cho thấy không phải 100% gene là nguyên nhân của tự kỷ nhưng là chiếm phần lớn rủi ro, vì khi xem xét các cặp song sinh khác trứng tỉ lệ tương hợp chỉ là 31 phần trăm. Mặt khác, có một sự khác biệt giữa cặp song sinh khác trứng và cặp anh em bình thường cho thấy rằng có những điểm giống nhau có tồn tại giữa các cặp song sinh khác trứng nhưng không xuất hiện ở những nhóm anh chị em bình thường. Chính điều này cung cấp một phần dữ liệu cho thấy tự kỷ mang tính di truyền. Vậy thì di truyền như thế nào? Khi so sánh tự kỷ với các trường hợp khác quen thuộc với chúng ta như ung thư, bệnh tim mạch tiểu đường, thực chất, ở tự kỷ, di truyền đóng vai trò lớn hơn nhiều, hơn trong bất cứ trường hợp nào kể trên. Nhưng điều này không cho chúng ta biết đâu là gene tự kỷ. Thậm chí không nói lên được, rằng trong một đứa trẻ, đó là do một gene hay một tập hợp gene gây nên. Và trên thực tế, ở một vài cá nhân, tự kỷ là do di truyền! Điều này có nghĩa là, có đúng một gene - trội và mang tính quyết định - gây ra tự kỷ. Tuy nhiên, ở những cá nhân khác, tự kỷ là do di truyền, có nghĩa là có một tập hợp gene, cùng với quá trình phát triển, đoán định nguy cơ mang chứng tự kỷ. Chúng ta không nhất định phải biết câu trả lời trong mỗi cá nhân là gì cho đến khi đào sâu hơn. Giờ, câu hỏi trở thành: làm thế nào để bắt đầu nhận diện chính xác đó là những gene nào? Tôi xin đưa ra một điểm không theo cảm tính. Ở những cá nhân nhất định, người ta có thể bị tự kỷ vì một lý do mang tính di truyền nhưng không phải vì trong nhà, tự kỷ truyền từ người này sang người khác. Và lý do ở đây là, ở một vài cá nhân nhất định, có thể diễn ra những biến đổi gene hoặc đột biến mà trước đó không được truyền xuống từ mẹ hay từ cha, nhưng thực sự là hoàn toàn mới mẻ, những đột biến hiện diện trong trứng hoặc tinh trùng vào thời điểm thụ thai nhưng chưa được truyền xuống từ đời này sang đời khác trong gia đình. Và giờ chúng ta có thể áp dụng chiến thuật đó để hiểu và nhận dạng những gene gây tự kỷ ở các cá nhân kia. Trên thực tế, ở Tổ chức Simons Foundation, chúng tôi lấy ra 2.600 cá nhân có gia đình không dính tiền sử tự kỷ, và chúng tôi đã tuyển đứa con, cha và mẹ và cố gắng, qua họ, hiểu xem đâu là những gene gây nên tự kỷ ở những trường hợp này. Để làm điều này, chúng tôi đã phải có khả năng xem và hiểu tường tận toàn bộ thông tin di truyền và định xem đâu là điểm khác biệt giữa bố, mẹ và đứa con. Làm việc này, cho tôi xin lỗi, tôi sẽ dùng một phép loại suy lỗi thời lấy từ bách khoa toàn thư, chứ không phải Wikipedia, làm vậy, là tôi cố gắng làm rõ rằng khi thực hiện bản tổng kết này, chúng ta phải có khả năng xem xét lượng dữ liệu khổng lồ. Thông tin di truyền trong con người được sắp xếp theo 46 bộ nhiễm sắc thể, và khi làm vậy, chúng tôi phải có khả năng bình giải từng bộ trong số 46 bộ này, bởi ở một vài ca tự kỉ, thực ra lại thiếu mất một bộ. Chúng tôi còn cần phải tỉ mẩn hơn thế nữa cơ, cần phải bắt đầu mở những cuốn sách kia ra và có trường hợp, biến đổi gene còn tinh vi hơn. Đó có thể là một đoạn bị mất đi, hoặc, tinh vi hơn nữa, là một ký tự bị thất lạc, một trong vòng 3 tỉ ký tự bị thay đổi nhưng tác động sâu sắc lên hoạt động của não và ảnh hưởng đến hành vi. Thực hiện quy trình này với những gia đình kia, chúng tôi đã có thể lý giải được hiện tượng ở 25 phần trăm các cá nhân và đoán định được là có một tác nhân di truyền mạnh gây tự kỷ ở những gia đình kia. Mặt khác, còn 75 phần trăm chúng tôi chưa tìm hiểu được. Làm công việc này quả thật khiến chúng tôi khiêm tốn, bởi chúng tôi đã nhận ra rằng không có đơn thuần một gene mang tự kỷ . Trên thực tế, theo đánh giá hiện tại có 200 đến 400 gene khác nhau có thể gây tự kỷ. Và điều này phần nào lý giải tại sao chúng ta lại thấy một phổ rộng những hệ quả của tự kỷ. Dầu có nhiều gene gây tự kỷ đến vậy, vẫn có phương pháp làm việc với đống lộn xộn này. 200, 400 gene này không hề được sắp xếp theo cách ngẫu nhiên nhưng thực chất khớp vào nhau. Những gene ấy khớp theo một lối. Chúng khớp với nhau trong một mạng lưới mà giờ ta bắt đầu hiểu được từ những hoạt động của não. Chúng ta bắt đầu có cách tiếp cận từ-dưới-lên nhờ đó, nhận dạng những gene kia, những protein kia, những phân tử kia, hiểu cách chúng tương tác lẫn nhau khiến nơ-ron kia hoạt động; hiểu cách những nơ-ron này tương tác lẫn nhau đặng khiến các mạch hoạt động, và hiểu cách những mạch này hoạt động để kiểm soát hành vi, và chúng ta hiểu được điều này trong những cá nhân bị tự kỷ lẫn những cá nhân nhận thức bình thường. Nhưng chẩn đoán sớm là chìa khóa cho chúng ta. Có khả năng chẩn đoán một người có tính đa sầu đa cảm vào lúc vào nơi ta có khả năng thay đổi, có khả năng gây ảnh hưởng đến bộ não đang lớn và phát triển kia, là rất cấp thiết. Những đồng nghiệp như Ami Klin đã phát triển những phương pháp cho phép nhận trẻ sơ sinh, em bé và dùng dấu ấn sinh học, ở đây là giao tiếp bằng mắt và ghi nhận ánh mắt, để nhận dạng một trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tự kỷ. Em bé này, bạn thấy đấy, giao tiếp bằng mắt rất tốt với người phụ nữ này khi chị ta hát "Itsy, Bitsy Spider", trên thực tế, sẽ không gây nguy cơ tự kỷ. Chúng tôi biết em bé này sẽ bình thường. Nhưng em bé này, sẽ có nguy cơ tự kỷ. Ở em bé này, như bạn thấy, em bé giao tiếp bằng mắt không tốt. Mắt, thay vì tập trung và kết nối với bên ngoài, đã nhìn vào mồm, vào mũi, nhìn ra hướng khác, nhưng không kết nối với bên ngoài. Có khả năng thực hiện điều này trên diện rộng, chụp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để kiểm tra nguy cơ tự kỷ bằng một thiết bị lớn, đáng tin cậy, sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc can thiệp trong giai đoạn đầu, thời điểm mà chúng ta có thể gây ảnh hưởng lớn nhất. Chúng ta sẽ can thiệp ra sao? Đây có lẽ sẽ là tập hợp các yếu tố. Cụ thể là, ở vài cá nhân, chúng tôi sẽ cố chữa bằng thuốc. Và do vậy, trên thực tế, nhận dạng các gene gây tự kỷ là quan trọng đối với chúng tôi trong việc cho đúng thuốc, nhận diện những điểm có thể tác động đến và chắc chắn rằng, đó thực sự là điều cần làm với chứng tự kỉ. Nhưng đó không là câu trả lời duy nhất. Ngoài thuốc, chúng tôi sẽ sử dụng chiến lược giáo dục. Trong các cá nhân bị tự kỷ, có một vài người hơi "khác người". Họ học theo một cách khác. Họ nhận thức thế giới chung quanh kiểu khác, và chúng ta cần có khả năng dạy họ theo cách thích hợp nhất với họ. Hơn nữa, nhiều cá nhân trong thính phòng này, có những ý tưởng tuyệt vời về những công nghệ mới mà chúng ta có thể áp dụng, tất cả, từ những thiết bị ta có thể dùng để huấn luyện não bộ để có thể khiến nó hiệu quả hơn và bù trừ cho những phần có chút khiếm khuyết, đến thậm chí những thứ như Kính Google. Thí dụ, hãy tưởng tượng, Gabriel, với những ứng xử xã hội vụng về, được đeo kính Google với một máy nghe trong lỗ tai, và có một người hướng dẫn giúp mình; có thể giúp nghĩ đến những cuộc hội thoại, những người bắt đầu hội thoại; thậm chí có thể. vào một ngày nào đó, hẹn hò với một bạn gái. Tất cả những công nghệ mới này mang đến những cơ hội lớn để ta có thể gây ảnh hưởng đến những cá nhân bị tự kỷ, nhưng con đường hẵng còn dài. Chúng ta biết rằng, vẫn còn rất nhiều điều chưa biết, nên tôi xin mời quý vị giúp chúng tôi nghĩ cách thực hiện công tác này tốt hơn, để, với tư cách là một cộng đồng, một trí tuệ tập thể có thể làm nên sự khác biệt, và cụ thể là, cho các cá nhân trong gia đình mắc chứng tự kỷ, tôi xin mời quý vị tham gia mạng tương tác về chứng tự kỷ để trở thành một phần của giải pháp, bởi vì điều này cần vô số chúng ta góp sức, để suy nghĩ xem gì là quan trọng, gì là điều tạo nên sự khác biệt, Khi nghĩ về một điều gì đó là giải pháp tiềm tàng, hãy hỏi, nó hiệu quả đến mức nào? Nó có thực sự tạo nên khác biệt trong cuộc đời bạn, với tư cách một cá nhân, hay với tư cách một gia đình mang chứng tự kỷ? Cần có cá nhân ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già, hình thù tính cách khác nhau, của rối loạn phổ tự kỷ để biết chắc về khả năng can thiệp. Vậy tôi xin mời quý vị tham gia thực thi sứ mệnh này và giúp đỡ cuộc sống của những người tự kỷ trở nên tốt hơn, giàu có hơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khẩu hiệu của Olympic là "Citius, Altius, Fortius" Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn. Các vận động viên thực hiện khẩu hiệu đó nhanh chóng. Người chiến thắng cuộc chạy marathon Olympic 2012 đã chạy trong 2 giờ và 8 phút. Nếu anh chạy đua với người chiến thắng marathon Olympic 1904, hẳn anh đã thắng hơn được gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Và giờ đây, chúng ta đều có cảm giác rằng chúng ta, bằng cách nào đó trở nên tốt hơn như là cuộc chạy đua của con người, không thể lay chuyển sự tiến bộ, nhưng nó không giống như chúng ta đã phát triển thành một loài mới trong một thế kỷ. Thế thì cái gì đang diễn ra ở đây? Tôi muốn nhìn vào thứ thật sự ở đằng sau sự tiến triển này của sự tiến bộ trong thể thao. Năm 1936, Jesse Owens giữ kỷ lục thế giới ở cự ly chạy 100 mét. Có phải Jesse Owens đã chạy đua trong năm trước ở giải vô địch thế giới 100 mét, khi Jamaican sprinter Usain Bolt kết thúc, Owens vẫn còn 14 feet phải đi tiếp. Chừng đó là rất nhiều trong bộ môn chạy nước rút. Để giúp bạn hiểu được nó nhiều như thế nào, tôi muốn chia sẻ với bạn một minh họa được tạo bởi nhà khoa học thể thao Ross Tucker. Bây giờ, hãy hình dung sân vận động vào năm trước, tại giải vô địch thế giới 100 mét: hàng ngàn người hâm mộ đang nín thở chờ đợi để thấy Usain Bolt, người đàn ông nhanh nhất trong lịch sử; tiếng nháy của đèn flash như thể 9 người đàn ông nhanh nhất thế giới cuộn mình trong đám đông của họ. Và tôi muốn bạn giả vờ là Jesse Owens ở trong cuộc đua đó. Và bây giờ, hãy nhắm mắt lại vài giây và hình dung ra cuộc đua. Bang! Súng nổ. Và vận động viên chạy nước rút người Mỹ nhảy ra phía trước. Usain Bolt bắt đầu đuổi theo anh ta. Usain Bolt đã vượt qua anh ta, và khi vận động viên đến vạch đích, bạn sẽ nghe được tiếng beep mỗi khi có người vượt qua vạch. (Beeps) Đó là toàn bộ kết thúc của cuộc đua. Và bây giờ bạn có thể mở mắt ra. Tiếng beep đầu tiên là Usain Bolt. Và tiếng beep cuối cùng là của Jesse Owens. Hãy nghe lại lần nữa. (Beeps) Khi bạn nghĩ về chúng như thế, đó không phải là một khác biệt lớn, phải không? Và sau đó hãy xem xét rằng Usain Bolt đã bắt đầu bằng cách tự đẩy mình ra khỏi đám đông xuống một tấm thảm đặc biệt được thiết kế để cho anh ta di chuyển nhanh như con người có thể. Mặt khác, Jesse Owens chạy trên đám tro, tro bụi từ gỗ cháy, và bề mặt mềm đó đã lấy đi nhiều năng lượng hơn từ chân khi anh ta chạy. Thay vì là đám đông, Jesse Owens đã có một chiếc bay làm vườn mà anh ta phải sử dụng để đào một cái lỗ trong đống tro bụi để bắt đầu. Phân tích cơ học của tốc độ của các khớp xương của Owens cho thấy anh ta đã chạy trên một bề mặt giống như Bolt, anh ta không thể bị bỏ lại phía sau 14 feet, anh ta phải ở trong khoảng 1 sải chân. Thay vì là tiếng beep cuối cùng, anh ta phải ở vị trí tiếng beep thứ 2. Hãy nghe lại nó lần nữa. (Beeps) Đó là sự khác biệt mà kỹ thuật bề mặt đường đua đã làm, và nó đã được thực hiện trên toàn thế giới chạy đua. Hãy xem xét một sự kiện dài hơn. Năm 1954, Sir Roger Bannister đã trở thành người đàn ông đầu tiên chạy 1 dặm trong chưa tới 4 phút. Ngày nay, những sinh viên đại học là điều đó mỗi năm. Trong những trường hợp hiếm hoi, 1 học sinh trung học làm được điều đó. Tính đến cuối năm ngoái, 1314 người đàn ông đã chạy 1 dặm dưới 4 phút, nhưng cũng như Jesse Owens, Sir Roger Bannister đã chạy trên tro mềm điều đó làm mất đi nhiều năng lượng từ chân anh ta hơn là đường chạy tổng hợp ngày nay. Vì thế, tôi đã tham khảo ý kiến các chuyên gia cơ sinh học để tìm ra xem nó sẽ chậm hơn thế nào khi chạy trên tro so với đường chạy tổng hợp, và họ nhất trí là nó chậm hơn 1.5%. Và nếu bạn cộng thêm 1.5% chuyển đổi sự chậm lại cho mỗi người đàn ông đã chạy dưới 4 phút 1 dặm trên đường chạy tổng hợp, đây là cái xảy ra. Chỉ còn lại 530 người. Nếu bạn nhìn vào nó từ quan điểm đó, sẽ có ít hơn 10 người mỗi năm gia nhập vào câu lạc bộ những người chạy 1 dặm dưới 4 phút kể từ Sir Roger Bannister. Bây giờ, 530 thì vẫn rất nhiều hơn so với 1, và đó một phần là do ngày càng có nhiều người luyện tập và họ luyện tập một cách thông minh hơn. Ngay cả những sinh viên đại học cũng là chuyên gia trong luyện tập so với Sir Roger Bannister, người đã luyện tập 45 phút 1 lần trong khi anh ta trốn tiết những bài giảng phụ khoa ở trường y. Và người đó đã chiến thắng cuộc thi marathon Olympic 1904 trong 3 tiếng rưỡi, người đó đã uống thuốc diệt chuột và rượu mạnh khi anh ta chạy suốt vòng đua. Đó là ý tưởng của anh ta về một loại thuốc tăng cường hiệu suất. (Cười lớn) Rõ ràng, các vận động viên đã có nhiều hiểu biết hơn cũng như về các loại thuốc tăng cường hiệu suất, và điều đó làm nên sự khác biệt trong một vài môn thể thao một vài lần, nhưng công nghệ đã làm nên sự khác biệt trong mọi môn thể thao, từ ván trượt nhanh hơn đến giày nhẹ hơn. Hãy nhìn vào kỷ lục bơi tự do 100 mét. Bảng kỷ lục luôn có xu hướng đi xuống, nhưng nó bị ngắt quãng bởi những tảng đá dựng đứng. Đây là vách đá đầu tiên, vào năm 1956, là sự ra đời của sự đảo chiều. Thay vì dừng lại và quay lại, các vận động viên phải nhào lộn dưới nước và ngay lập tức bơi theo hướng ngược lại. Vách đá thứ hai, sự ra đời của các máng xối bên cạnh hồ bơi để nước văng ra, thay vì trở thành những bất ổn để làm cản trở người bơi khi họ đang trong cuộc đua. Vách đá cuối cùng, sự ra đời của đồ bơi toàn cơ thể và ma sát thấp. Trong khắp các môn thể thao, công nghệ đã làm thay đổi bộ mặt của thành tích. Năm 1972, Eddy Merckx đã lập kỷ lục cho quãng đường đạp xe dài nhất trong 1 giờ với 30 dặm và 3774 feet. Và bây giờ, kỷ lục đó đã được cải thiện và cải thiện hơn vì xe đạp được cải thiện và trở nên khí động học hơn chỉ cho đến năm 1996, khi kỷ lục mới xác lập với 35 dặm và 1531 feet, nhanh hơn gần 5 dặm so với Eddy Merckx đã làm năm 1972. Nhưng vào năm 2000, Liên minh Đạp xe Quốc tế đã quyết định rằng, bất cứ ai muốn giữ kỷ lục đó phải làm điều đó với cùng 1 thiết bị mà Eddy Merckx đã sử dụng năm 1972. Kỷ lục ngày nay đang ở mức nào? 30 dặm và 4657 feet, nhiều hơn tổng cộng 883 feet so với Eddy Merckx đã làm cách đây hơn 4 thập kỷ. Về cơ bản, mọi sự thay đổi trong bảng kỷ lục này là do công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ không phải là thứ duy nhất thúc đẩy các vận động viên về phía trước. Trong khi sự thật là chúng ta đã không phát triển thành một loài mới trong suốt một thế kỷ, nguồn gen trong cạnh tranh các môn thể thao chắc chắn đã thay đổi. Trong nửa đầu của thế kỷ 20, những giáo viên hướng dẫn và huấn luyện viên thể dục thể thao đã có ý tưởng rằng các dạng cơ thể trung bình là tốt nhất cho các nỗ lực thể thao: cân nặng trung bình, chiều cao trung bình, không có vấn đề gì với các môn thể thao. Và điều này thể hiện trên cơ thể của các vận động viên. Vào những năm 1920, mức trung bình của các vận động viên nhảy cao ưu tú và các vận động viên đẩy tạ có kích cỡ như nhau. Nhưng ý tưởng đó bắt đầu mờ dần, vì các nhà khoa học thể thao và các huấn luyện viên nhận ra rằng thay vì là dạng cơ thể trung bình, bạn muốn có một dạng cơ thể đặc biệt hơn cao hơn để phù hợp với một số môn thể thao, một hình thức lựa chọn nhân tạo đã xảy ra, một sự tự phân loại cơ thể sao cho phù hợp với các môn thể thao cụ thể, và cơ thể các vận động viên trở nên khác nhau với những người khác. Thay vì có cùng kích cỡ như vận động viên nhảy cao, vận động viên đẩy tạ cao hơn 2.5 inches và nặng hơn 130 pounds. Và điều này xảy ra trong thế giới thể thao. Sự thật là, nếu bạn vẽ đồ thị chiều cao và khối lượng mỗi điểm dữ liệu cho khoảng 24 môn thể thao trong nửa đầu thế kỷ 20, nó sẽ trông như thế này. Có một vài sự phân tán ở đây, nhưng nó trông như tập trung ở xung quanh dạng cơ thể trung bình. Và thế là ý tưởng đó bắt đầu biến mất, và cùng lúc đó, công nghệ kỹ thuật số -- đầu tiên là đài phát thanh, rồi đến ti vi và mạng internet -- cho phép hàng triệu, hay hàng tỷ người trong vài trường hợp một tấm vé để có mặt trong các màn trình diễn thể thao ưu tú. Các ưu đãi tài chính, danh tiếng dành cho các vận động viên ưu tú tăng vọt, và nó nghiêng về một phần nhỏ các cấp bậc phía trên của buổi diễn. Nó làm tăng sự lựa chọn có chọn lọc của các tổ chức chuyên môn. Và nếu bạn vẽ một điểm dữ liệu cho cùng 24 môn thể thao đó ngày hôm nay, nó sẽ trông như thế này. Cơ thể các vận động viên đã có nhiều sự khác biệt với những vận động viên khác. Và bởi vì biểu đồ này trông giống như một biểu đồ cho thấy vũ trụ mở rộng, với các thiên hà bay cách xa các thiên hà khác, những nhà khoa học đã phát hiện ra nó, gọi là "The Big Bang of Body Types." (Vụ nổ Big Bang của các dạng cơ thể) Trong các môn thể thao đánh giá cao chiều cao như bóng rổ các vận động viên đã cao lại cao hơn. Năm 1983, giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (National Basketball Association - NBA) đã ký một thỏa thuận đột phá làm cho các đội chơi trong giải đấu, được hưởng cổ phần doanh thu bán vé và các hợp đồng truyền hình. Đột nhiên, bất cứ ai cũng có thể là một cầu thủ NBA nếu họ muốn, các đội chơi bắt đầu lùng sục khắp nơi để tìm ra những cơ thể có thể giúp họ giành chức vô địch. Gần như chỉ qua một đêm, tỷ lệ nam giới trong NBA những người cao ít nhất 7 feet (khoảng 2,13 mét) đã tăng gấp đôi lên 10%. Ngày nay, 1 trong 10 cầu thủ ở NBA cao ít nhất 7 feet, nhưng những người cao 7 feet thì thật sự rất hiếm trong dân số, nói chung -- hiếm tới nỗi nếu bạn biết rằng đàn ông Mỹ trong độ tuổi 20 và 40 mà cao ít nhất 7 feet thì chỉ có khoảng 17% anh ta đang ở NBA ngay lúc này. (Cười lớn) Có nghĩa là, tìm ra 6 người thật sự cao 7 feet thì có 1 người đang ở NBA lúc này. Và đó không phải là cách duy nhất mà cơ thể những cầu thủ NBA là duy nhất. Đây là bức vẽ "Vitruvian Man" của Leonardo da Vinci, những tỷ lệ lý tưởng, với sải tay tương đương với chiều cao Sải tay của tôi chính xác là bằng với chiều cao của tôi Và của bạn cũng sẽ như vậy. Nhưng không phải là với các cầu thủ trung bình ở NBA. Các cầu thủ trung bình ở NBA dưới 6,7 feet với cánh tay dài 7 feet. Không chỉ cao một cách kì cục, họ dài một cách khôi hài. Leonardo nếu từng muốn vẽ bức tranh Vitruvian NBA Player, ông ấy sẽ cần đến 1 hình chữ nhật và 1 hình ê-lip, chứ không phải là 1 hình tròn và 1 hình vuông. Vì thế, trong các môn thể thao khi mà kích cỡ được đánh giá cao, thì các vận động viên đã to cao lại càng cao lớn hơn. Ngược lại, trong những môn mà thân hình nhỏ bé chiếm ưu thế, thì các vận động viên đã nhỏ sẽ nhỏ hơn. Các nữ vận động viên thể dục dụng cụ ưu tú trung bình giảm từ 5,3 xuống 4,9 feet trong hơn 30 năm qua, tất cả là để tốt cho tỷ lệ công suất - trọng lượng của họ và cho việc xoay trong không khí. Và mọi thứ lớn thì ngày càng lớn hơn nhỏ thì ngày càng nhỏ hơn, những thứ kì lạ lại trở nên kì lạ hơn. Độ dài trung bình cẳng tay của cầu thủ bóng nước trong mối tương quan với cả cánh tay trở nên dài hơn, tất cả để cho một cú ném bóng thật mạnh mẽ. Và vì mọi thứ lớn thì ngày càng lớn hơn, nhỏ thì ngày càng nhỏ hơn, những thứ kì lạ lại trở nên kì lạ hơn. Trong bộ môn bơi lội, thân hình lý tưởng là phần thân dài và chân ngắn. Nó giống như một thân tàu dài của chiếc ca-nô để tăng tốc trên mặt nước. Và hướng ngược lại là lợi thế cho môn chạy bộ. Bạn cần chân dài và cơ thể ngắn. Và điều này cho thấy thân hình của các vận động viên ngày nay. Đây là Michael Phelps, vận động viên bơi lội xuất sắc nhất trong lịch sử, đứng kế bên Hicham El Guerrouj, người giữ kỷ lục thế giới trong 1 dặm. Hai người này khác nhau 7 inch về chiều cao, nhưng bởi vì hình dạng cơ thể chiếm ưu thế trong môn thể thao của họ, họ mặc những chiếc quần có chiều dài ngang nhau. Khác nhau 7 inch về chiều cao, mặc chung 1 kích thước quần. Và trong một số trường hợp, việc tìm kiếm các dạng cơ thể có thể đẩy thành tích của vận động viên lên phía trước thành ra là việc bước chân vào thế giới cạnh tranh của những người mà trước đây không cạnh tranh gì cả, giống như những cầu thủ chạy cự ly dài người Kenya. Chúng ta nghĩ về người Kenya là những vận động viên marathon tuyệt vời. Người Kenya nghĩ về bộ tộc Kalenjin như là những người chạy marathon nhanh nhất. Bộ tộc Kalenjin chỉ chiếm 12% dân số Kenya nhưng chiếm phần lớn các vận động viên ưu tú. Và điều đó xảy ra, trung bình để có một chức năng sinh lý độc đáo nhất định: chân rất dài và rất ốm ở mức cùng cực, đó là bởi vì họ có tổ tiên ở vùng vĩ độ thấp với khí hậu rất nóng và khô, và việc tiến hóa để thích nghi với điều đó làm cho tứ chi rất dài và ốm một cách cùng cực cho mục đích làm mát. Cùng lý do tại sao bộ tản nhiệt thường có cuộn dây dài, là để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc để tản nhiệt, và vì cái chân giống như một con lắc, nên nó càng dài và ốm thì năng lượng sẽ càng được tiết kiệm để đu đưa. Đặt việc chạy thành công của bộ tộc người Kalenjin trong quan điểm đó, xem như 17 người đàn ông Mỹ trong lịch sử đã chạy nhanh hơn 2 giờ 10 phút trong cuộc đua marathon. Tốc độ là 4 phút 58 giây mỗi dặm. 32 người đàn ông Kalenjin đã làm điều đó vào tháng 10 năm trước. (Cười lớn) Đó là từ nguồn dân số của thành phố Atlanta. Tuy nhiên, thậm chí công nghệ thay đổi và các nguồn gen trong thể thao thay đổi không tính đến tất cả sự thay đổi trong hiệu năng. Các vận động viên có những ý thức khác nhau với những gì họ đã làm. Bạn đã từng xem trong một bộ phim khi mà một người bị giật điện và họ bị ném băng qua căn phòng chưa? Chẳng có vụ nổ nào ở đó. Việc đã xảy ra khi điều đó xảy ra là các xung điện làm cho tất cả các sợi cơ của họ co giật cùng một lúc, và họ tự ném mình băng qua căn phòng. Cơ bản là họ đang nhảy. Nguồn năng lượng đó có trong cơ thể con người. Nhưng bình thường, chúng ta không thể tiếp cận chúng. Não của chúng ta làm việc như một bộ hạn chế, ngăn cản chúng ta tiếp cận tất cả các nguồn lực vật chất của mình, bởi vỉ chúng ta có thể làm tổn thương chính mình, xé rách các dây chằng hay các sợi gân. Nhưng chúng ta càng biết nhiều về tác dụng của bộ giới hạn đó, chúng ta càng biết cách để chống lại nó chỉ một ít, trong vài trường hợp, bằng cách thuyết phục não rằng cơ thể sẽ không gặp nguy hiểm chết người khi cố gắng thêm chút xíu. Những môn thể thao sức bền và siêu bền là một ví dụ tuyệt vời. Những môn siêu bền từng được cho là có hại cho sức khỏe con người, nhưng bây giờ chúng ta nhận ra chúng ta có tất cả những tính trạng hoàn hảo cho sự siêu bền bỉ: không có lông cơ thể và rất nhiều tuyến mồ hôi để giữ cho chúng ta mát mẻ trong khi chạy; vòng eo hẹp và đôi chân dài so với cơ thể; diện tích bền mặt của các khớp xương lớn để chống sốc. Chúng ta có một kiến trúc ngay tại chân của mình và nó làm nhiệm vụ như một động cơ, những ngón chân ngắn sẽ tốt hơn cho việc đẩy mạnh hơn là bám vào cành cây, và khi chúng ta chạy, chúng ta có thể biến cơ thể và vai chúng ta như thế này trong khi vẫn giữ thẳng đầu. Anh em họ linh trưởng của chúng ta không thể làm điều đó. Họ phải chạy như thế này. Và chúng ta có cơ mông lớn giữ cho chúng ta đứng thẳng khi chạy. Bạn đã bao giờ nhìn vào mông một con khỉ? Chúng không có mông bởi vì chúng không chạy thẳng. Và vì các vận động viên đã nhận ra rằng chúng ta hoàn toàn phù hợp cho các môn siêu bền, họ đã đưa vào những chiến công mà trước đây chúng ta không thể tưởng tượng được, như tay đua sức bền người Tây Ban Nha - Kílian Jornet. Đây là Kílian chạy lên đỉnh Matterhorn. (Cười lớn) Với một chiếc áo buộc quanh eo của mình. Nó rất dốc, anh ta thậm chí không thể chạy ở đây. Anh ta kéo lên trên một sợi dây thừng. Đây là một đường dốc thẳng đứng hơn 8,000 feet, và Kílian đã leo lên và xuống trong chưa tới 3 giờ. Tuyệt vời. Và tài năng, mặc dù Kílian không phải là một con quái vật sinh lý. Và vì anh ta đã làm được, những vận động viên khác sẽ làm theo, cũng giống như những vận động viên khác làm theo Sir Roger Bannister chạy 1 dặm dưới 4 phút. Công nghệ thay đổi, bộ gen thay đổi, và suy nghĩ thay đổi. Sự đổi mới trong thể thao, cho dù là bề mặt đường đua hay kỹ thuật bơi mới, sự dân chủ hóa thể thao, sự lan truyền các dạng cơ thể mới và dân cư mới trên toàn thế giới, và trí tưởng tượng trong thể thao, một sự hiểu biết về những gì cơ thể con người thật sự có khả năng làm được, đã làm cho các vận động viên mạnh hơn, nhanh hơn, táo bạo hơn, và giỏi hơn bao giờ hết. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có 39 triệu người mù trên thế giới. Tám mươi phần trăm sống ở những đất nước có thu nhập thấp như Kenya và hầu hết lẽ ra sẽ không bị mù. Họ bị mù vì những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa trị hay phòng tránh. Hiểu được điều này, cùng với gia đình mình, chúng tôi chuyển đến Kenya. Được đảm bảo về trang thiết bị, tài chính, đi lại, chúng tôi huấn luyện đội ngũ, mở một trăm trạm y tế khắp thung lũng Great Rift cố gắng trả lời một câu hỏi duy nhất: tại sao họ lại bị mù, và ta có thể làm gì cho họ? Đó là một thử thách lớn. Khi tới nơi, chúng tôi khởi động những thiết bị công nghệ cao Nguồn điện ở đó rất hiếm. Chúng tôi phải chạy chúng bằng máy nổ bằng xăng. Và rồi một vài chuyện đã xảy ra: Đáng ra mọi chuyện đã trở nên dễ dàng, bệnh nhân, những người cần dịch vụ chăm sóc mắt nhất lại ít có cơ hội tiếp cận với nó. Ngày càng có nhiều người ở Kenya, và vùng cận Sahara tiếp cận được với điện thoại di động nhiều hơn so với nguồn nước sạch. Liệu ta có thể khai thác tiềm lực của công nghệ này để cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt theo một cách mới ? Chúng tôi phát triển Peek, một hệ thống ở điện thoại thông minh giúp nhân viên y tế cộng đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt ở mọi nơi Chúng tôi thay thế những thiết bị truyền thống cồng kềnh, đắt đỏ và dễ vỡ bằng ứng dụng và phần cứng thực hiện việc kiểm tra cho bất kì ai bằng bất kì ngôn ngữ nào ở bất kì độ tuổi nào. Chúng tôi thử nghiệm kiểm tra thị lực với một em bé 3 tháng tuổi sử dụng ứng dụng và phần mềm theo dõi mắt. Chúng tôi làm rất nhiều thử nghiệm trong cộng đồng và trường học qua đó, chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc chia sẻ dữ liệu bằng thuật ngữ phi y học để ai cũng có thể hiểu những gì đang diễn ra và ý nghĩa của nó. Ví dụ như ở đây, chúng tôi sử dụng phần mềm Sight Sim để cho người chăm sóc và giáo viên thấy được thế giới dưới con mắt của người đó để họ có thể hiểu và giúp đỡ. Khi phát hiện ra ai đó có thị lực kém thử thách tiếp theo là lần ra nguyên nhân Để làm được điều đó, chúng tôi cần nghiên cứu sâu vào bên trong mắt. Cách truyền thống đòi hỏi những thiết bị rất đắt tiền để kiểm tra võng mạc. Võng mạc là một phần của mắt chứa lượng lớn thông tin về cơ thể và tình trạng sức khỏe của nó. Chúng tôi phát triển một máy in 3D với phần cứng giá rẻ có chi phí sản xuất ít hơn 5 đô la và có thể gắn vào điện thoại thông minh cho phép chúng ta quan sát phần bên trong của mắt với hình ảnh chất lượng cao. Điều tuyệt vời là, ai cũng có thể làm điều đó. Trong cuộc thử nghiệm với hơn 2500 người, công nghệ này có thể sánh với một máy quay phim có giá đắt hơn rất nhiều và cũng khó vận chuyển hơn. Khi đến Kenya lần đầu, nhóm 15 người chúng tôi mang theo những thiết bị có giá 150.000 đô la cần thiết cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Giờ đây, tất cả những gì cần là một người duy nhất trên một chiếc xe đạp với một chiếc điện thoại thông minh. Tốn chỉ khoảng 500 đô la. Vấn đề nguồn điện được giải quyết nhờ tận dụng năng lượng mặt trời. Nhân viên chăm sóc mang túi năng lượng mặt trời để giữ cho điện thoại luôn được sạc pin. Giờ thì, chúng tôi đến với bệnh nhân chứ không chờ họ đến với mình. Chúng tôi đến nhà, cung cấp cho họ những bài kiểm tra toàn diện, công nghệ cao và chính xác nhất, với những chỉ dẫn đơn giản mà ai cũng làm được. Chúng tôi kết nối chuyên gia toàn cầu, với những người ở vùng xa xôi, hẻo lánh nhất, những nơi mà chuyên gia không thể tiếp cận một cách hiệu quả. Điều đó cho phép chúng tôi chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị. Trưởng dự án, giám đốc bệnh viện, có thể tìm kiếm trên giao diện bằng bất cứ tham số nào họ thích. Ở đây, tại Nakuru, ta có thể tìm kiếm người với bất kì hoàn cảnh nào. Đây là những người bị mù vì chứng đục thủy tinh thể có thể chữa được. Mỗi chấm đỏ biểu tượng cho một người bị mù vì những căn bệnh có thể chữa được và họ đều được định vị. Chúng ta có thể dùng tin nhắn để thông báo về buổi điều trị sắp tới. Đây là những thứ mà chúng tôi không chỉ xây dựng cho cộng đồng mà là với cộng đồng. Những chấm màu xanh tượng trưng cho người già hay lãnh đạo địa phương được kết nối với người bệnh để đảm bảo việc tìm ra họ và thực hiện việc điều trị. Với những bệnh nhân như Mama Wangari, bị mù đã 10 năm chưa bao giờ thấy mặt con cháu chỉ với khoảng 40 đô la, chúng tôi có thể chữa khỏi cho bà ấy. Đây là những điều buộc phải thực hiện. Đó chỉ là những con số thống kê rằng có hàng triệu người đang bị mù. Thực tế là mọi người bị mù mà không có sự giúp đỡ Nhưng giờ, họ chỉ cần một tin nhắn để nhận được sự giúp đỡ. ( Vỗ tay) Vì thử nghiệm trực tiếp luôn là một ý kiến tồi chúng tôi sẽ thử nghiệm trực tiếp. ( Tiếng cười) Ở đây, ta có ứng dụng Peek Vision Cái mà ta nhìn thấy là dây thần kinh thị giác của Sam, một nhánh trong bộ não cô ấy tôi đang nhìn vào bộ não cô ấy. Ta có thể nhìn thấy các phần của võng mạc. Điều đó giúp phát hiện các bệnh về mắt và của toàn cơ thể điều chỉ được tìm ra khi khám mắt, và thiết bị đó được chế tạo với chỉ vài đô la, người mù có thể được chữa khỏi. Nó nói lên rất nhiều điều về việc tìm ra cách chữa trị nhưng lại không đến tay người cần. Giờ đây, mọi chuyện đã khác. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay) Chúng ta đang sống trong một môi trường phức tạp: đầy phức tạp và nhiều biến đổi và bằng chứng cho điều này có thể thấy từ các bức ảnh, video từ vệ tinh. Thậm chí ngay bên ngoài cửa sổ nhà mình. Sự vật phức tạp đến vô tận, nhưng bằng cách nào đó, lại quen thuộc, những kiểu mẫu có xu hướng lặp lại nhưng theo một cách không chính xác. Vì thế, thật khó để thấu hiểu chúng. Những khuôn mẫu mà bạn thấy đều theo các hệ quy chiếu khác nhau nhưng không vì thế mà bạn có thể chia nhỏ và nói: "À, tôi có thể tự tạo ra một khí hậu nhỏ hơn." Tôi không thể dùng thuyết giản hóa, để làm mọi thứ nhỏ hơn, dễ nghiên cứu hơn trong phòng thí nghiệm, và phán rằng: "À, giờ thì tôi đã biết mọi chuyện." Coi vậy chứ không phải vậy. Những quy mô khác nhau cho bạn những loại mô hình dao động trong một phạm vi rất lớn về độ lớn cơ bản có 14 cấp đo độ lớn từ những hạt kích thước siêu nhỏ tạo nên những đám mây tới kính cỡ của hành tinh từ 10 mũ âm 6 tới 10 mũ 8 có 14 bậc độ lớn không gian Đo thời gian thì ta có từ mili giây tới thiên niên kỷ cũng lại có 14 bậc đo độ lớn Vậy điều này có nghĩa là gì? Ok, giờ nếu bạn chịu suy nghĩ làm cách nào bạn có thể đo được mấy vật này bạn sẽ hiểu được những gì bạn thấy Giờ tôi sẽ mổ xẻ vấn đề này thành những vấn đề nhỏ hơn đó là thành tựu của ngành vật lý học, đúng không? Và nếu ta chuyển qua mô hình thời tiết sẽ có thước đo gồm 5 đơn vị từ cấp độ hành tinh tới vài ki-lô-mét và thang thời gian từ 1 vài phút tới 10 ngày, có thể là 1 tháng Ta sẽ có nhiều phát hiện thú vị Ta quan tâm đến khí hậu Trong nhiều năm, trong nhiều thiên niên kỷ và ta cần chuyển sang những thang độ nhỏ hơn Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này đây là quá trình của những thang đo nhỏ hơn bằng cách nào đó ta phải ước lượng được Đây là một thách thức lớn. Các mô hình khí hậu vào những năm 90 của thế kỷ 20 đã lấy một đoạn nhỏ, chỉ 3 bậc độ lớn. Còn các mô hình khí hậu vào những năm 2010, là loại mà chúng tôi đang hiện sử dụng, với 3 bậc độ lớn. Chúng tôi còn 14 bậc nữa phải giải quyết và chúng tôi đang tăng dần năng lực của mình trong việc mô phỏng những mô hình này với khoảng 1 bậc độ lớn mỗi thập kỷ. Thêm một bậc độ lớn trong không gian là khoảng hơn 10,000 lần tính toán. Và chúng tôi tiếp tục thêm nhiều yếu tố nữa, nhiều câu hỏi hơn về những mô hình khác nhau này. Vậy thì mô hình khí hậu trông ra sao? Thừa nhận rằng, đây là mô hình khí hậu cũ, 1 thẻ đục lỗ, chỉ 1 dòng mã Fortran. Chúng tôi không còn dùng thẻ đục lỗ nữa. Nhưng vẫn dùng mã Fortran. Những ý tưởng mới lạ như C thực sự không có ảnh hưởng lớn lắm lên các cộng đồng mô phỏng khí hậu. Nhưng làm thế nào chúng tôi thực hiện được điều này? Làm thế nào chúng tôi có thể đi từ sự phức tạp đó mà có thể bạn đã thấy đến một dòng mật mã? Chúng tôi thực hiện mỗi lần 1 chút một. Đây là hình ảnh của tảng băng biển được chụp khi bay qua Bắc Cực Chúng ta có thể vào tất cả các phương trình khác nhau góp phần tạo nên sự phát triển của tảng băng hoặc tan băng hoặc thay đổi hình dạng của nó. Chúng ta có thể nhìn vào các dòng chảy. Nhìn vào tốc độ khi tuyết chuyển thành băng, và chúng ta có thể mã hóa Chúng ta có thể gói gọn trong đoạn mã đó. Những mô hình này có khoảng 1 triệu dòng mã ở điểm này, và phát triển thành hàng 10 ngàn dòng mã như vậy mỗi năm. Vậy nên bạn có thể nhìn vào mảnh tảng băng biển nhưng bạn cũng có thể nhìn vào các mảnh khác. Điều gì xãy ra khi bạn có những đám mây? Điều gì xãy ra khi các đám mây hình thành, khi mây tan, khi mây chuyển thành mưa? Đó là một mảnh khác. Điều gì xãy ra khi chúng ta có bức xạ từ mặt trời, xuyên qua tầng khí quyển, bị hấp thu và phản xạ? Chúng ta cũng có thể viết mã cho những mảnh nhỏ này Có nhiều mảnh nhỏ khác: gió làm thay đổi các dòng đại dương Chúng ta có thể nói về vai trò của thảm thực vật trong việc vận chuyển nước từ đất trở lại bầu khí quyển. Và mỗi trong các yếu tố khác nhau này chúng ta có thể gói gọi và đặt vào trong 1 hệ thống. Mỗi trong những mảnh này kết thúc tạo nên một tổng thể. Và bạn có kết quả như thế này. Bạn có 1 bài trình bày đẹp về điều gì xãy ra trên hệ thống khí hậu nơi mà mỗi và một mẫu nổi lên mà bạn có thể thấy, là các vòng xoáy ở Nam Đại Dương, là bão nhiệt đới ở Vịnh Mêhicô và có thêm 2 cơn nữa đang nổi lên ở Thái Bình Dương tại điểm này, những con sông nước khí quyển, tất cả những yếu tố này là những đặc tính nổi bật từ sự tương tác của tất cả những quy trình quy mô nhỏ mà tôi đã đề cập Không có mật mã nào cho thấy "Hãy lắc lư ở Nam Đại Dương." Không có đoạn mã nào mô tả: "Hãy cho 2 cơn bão nhiệt đới quay quanh nhau." Tất cả những điều trên là đặc tính nổi bật Điều này rất tốt. Rất tuyệt vời. Nhưng điều chúng ta thực sự muốn biến là điều gì xãy ra với những đặc tính mới nổi này khi chúng ta khởi động hệ thống? Khi có điều gì đó thay đổi, điều gì xãy ra cho những đặc tính này? Và có nhiều cách khác nhau để khởi động hệ thống. Có rung động trong quỹ đạo trái đất hơn 100 ngàn năm qua đã thay đổi khí hậu. Có những thay đổi trong chu kỳ mặt trời, mỗi 11 năm hay dài hơn làm thay đổi khí hậu. Những ngọn núi lửa lớn không hoạt động nữa và làm thay đổi khí hậu Những thay đổi trong đốt sinh khối, trong khói trong các hạt aerosol, tất cả những điều này thay đổi khí hậu. Lỗ hổng tầng ozon đã thay đổi khí hậu. Chặt phá rừng làm thay đổi khí hậu bằng việc thay đổi đặc tính bề mặt và nước bốc hơi và di chuyển xung quanh trong hệ thống. Phi cơ bay ở độ cao thường cũng thay đổi khí hậu bằng cách tạo ra khói trắng mà trước đây chẳng hề có và dĩ nhiên khí nhà kính thay đổi hệ thống. Mỗi một cú khởi động khác nhau đưa cho chúng ta một mục tiêu để đánh giá liệu chúng ta có hiểu gì về hệ thống này không. Vì vậy chúng ta có thể đi nhìn vào kỹ năng của mô hình là gì Bây giờ tôi sử dụng từ "kỹ năng -skill" có thận trọng: Các mô hình không đúng hoặc sai; thì chúng luôn sai Chúng luôn luôn có tính gần đúng Câu hỏi bạn phải hỏi là liệu một mô hình có đưa cho bạn nhiều thông tin hơn bạn muốn có không Nếu có, thì nó đúng là tài giỏi. Đây là ảnh hưởng của lỗ hổng tầng ozone trên áp suất mực nước biển, vì vậy áp suất cao, áp suất thấp, quanh Nam Đại Dương, Nam Cực. Đây là dữ liệu quan trắc. Đây là dữ liệu chạy mô hình mô phỏng. Hai dữ liệu khá khớp nhau. bởi vì chúng ta hiểu vật lý khống chế nhiệt độ ở tầng bình lưu và điều gì vật lý gây cho những cơn gió quanh Nam đại dương. Chúng ta có thể xem các ví dụ khác. Sự phun trào của núi lửa Pinatubo năm 1991 đưa một lượng lớn các aerosol - những hạt nhỏ vào tầng bình lưu. Điều này làm thay đổi cân bằng bức xạ của cả hành tinh. Từ đó, có ít năng lượng đi vào hơn là trước đó, vì vậy đã làm mát hành tinh, và những đường màu đỏ, màu xanh trên biểu đồ, đây là những sự khác biệt giữa điều chúng ta mong đợi và điều thực sự đã xảy ra. Các mô hình rất tài giỏi, không chỉ có giá trị toàn cầu, mà còn ở các mô hình của khu vực. Tôi có thể đi qua hàng tá ví dụ: kỹ năng kết hợp với chu kỳ mặt trời, thay đổi tầng ozone ở tầng bình lưu; kỹ năng kết hợp với thay đổi quỹ đạo trong hơn 6,000 năm. Chúng ta cũng có thể nhìn vào điều đó và các mô hình thực sự tài giỏi. Các mô hình rất giỏi trong việc đáp ứng lại những dãi băng 20,000 năm trước. Các mô hình thật tài giỏi khi nói đến các xu hướng của thế kỉ 20 qua nhiều thập kỉ Các mô hình thành công trong việc mô phỏng sự bột phát băng trong hồ ở Bắc Đại Tây Dương 8,000 năm trước. Và chúng ta cũng có được sự trùng khớp về dữ liệu Mỗi các mục tiêu khác nhau, mỗi các đánh giá khác nhau, đưa đến cho chúng ta để bổ sung nhiều giá trị cho những mô hình này. và đưa đến cho chúng ta nhiều và nhiềh hơn nữa các tình huống phức tạp mà chúng ta có thể đặt ra nhiều và nhiều câu hỏi thú vị hơn, như làm thế nào mà bụi ở sa mạc Sahara mà bạn có thể thấy thể hiện bằng màu cam (trên màn hình) tương tác với các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương? Làm sao các hạt aerosol hữu cơ từ việc đốt nhiên liệu sinh khối mà được thể hiện bằng những chấm đỏ, giao với các đám mây và các hình thái mưa? Làm thế nào mà ô nhiễm, bạn có thể thấy trong các làn khói trắng sulfate ô nhiễm ở Châu Âu, điều đó ảnh hưởng đến nhiệt độ ở bề mặt, và ánh sáng mặt trời mà bạn nhận ở bề mặt như thế nào? Chúng ta có thể nhìn thấy điều này ở khắp nơi trên thế giới. Có thể nhìn vào tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc Nhìn vào ảnh hưởng của bão lên các hạt muối biển ở tầng khí quyển. Có thể nhìn vào sự kết hợp của tất cả những vật khác nhau ở đây đang xãy ra cùng một lúc, và có thể hỏi nhiều câu hỏi thú vị hơn. Làm sao ô nhiễm không khí và khí hậu cùng tồn tại? Chúng ta có thể thay đổi những việc ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí và khí hậu cùng một lúc không? Câu trả lời là có. Vì vậy đây là lịch sử của thế kỷ 20. Đầu tiên là mô hình mô phỏng Thời tiết hơi khác một chút so với những gì thực sự đã xãy ra. Thứ hai là các dữ liệu quan trắc. Và chúng ta đã đi qua những năm 1930. Có thay đổi, có nhiều thứ đang xãy ra, nhưng đó là tất cả trong mớ hỗn độn. Khi bạn tiến đến những năm 1970, những sự việc sẽ bắt đầu thay đổi. Những sự việc này bắt đầu giống nhau hơn, và khi bạn đến những năm 2000, bạn đã đang xem các hình thái ấm lên toàn cầu, cả về quan trắc và trong mô hình. Chúng ta biết điều gì xãy ra trong thế kỷ 20. Đúng không nào? Chúng ta biến là trái đấy đã nóng lên Chúng ta biết nơi nào bị nóng lên. Và nếu bạn hỏi các mô hình tại sao việc đó đã xãy ra, và bạn nói, Ok, à, vâng cơ bảng bởi vì lượng CO2 mà chúng ta đưa vào trong tầng khí quyển Có sự ăn khớp giữa mô hình và quan trắc đến tận ngày nay. Nhưng có 1 lý do chính tại sao chúng ta nhìn vào các mô hình và đó là lý do của cụm từ này ở đây. Bởi vì nếu chúng ta đã có quan trắc của tương lai. rõ ràng là chúng ta sẽ tin vào quan trắc hơn là các mô hình mô phỏng, Nhưng không may các quan trắc của tương lai hiện không có ở thời điểm này. Vì vậy, khi chúng ta đi vào tương lai thì có sự khác biệt. Tương lai thì không biết trước, và không chắc chắn. và không có sự lựa chọn nào. Đây là những lựa chọn chúng ta có. Chúng ta có thể làm vài việc để giảm thiểu sự phát thải của CO2 vào trong khí quyển. Đó là việc làm hàng đầu. Chúng ta có thể làm nhiều việc hơn để thực sự đẩy lùi CO2 xuống để đến cuối thế kỉ, lượng khí này sẽ giảm hơn so với hiện giờ. Hoặc chúng ta có thể phó mặt cho số phận và tiếp tục sống với thái độ kinh doanh như thường ngày. Các sự khác biệt giữa các lựa chọn không thể được trả lời khi nhìn vào các mô hình mô phỏng. Có một câu nói hay mà Sherwood Rowland, người nhận giải Nobel về hóa học đã dẫn đến sự suy giảm tầng ozone khi ông đang nhận giải Nobel của mình, ông nêu câu hỏi như sau: "Sử dụng các phát triển khoa học trong việc đưa ra các dự đoán đủ chính xác nếu như, cuối cùng tất cả chúng ta sẵn sàng làm là đứng quanh và chờ những dự đoán này trở thành sự thật?" Các mô hình thật tài giỏi, nhưng điều chúng ta làm với các thông tin từ các mô hình này là tùy thuộc vào các bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn biết tôi Tôi luôn "ẩn mình giữa ban ngày" trong vòng kết nối bạn bè của các bạn Những bộ quần áo của tôi vẫn hoàn hảo vì được mua vào khoảng thời gian khá giả khi tôi còn kiếm được tiền Nhìn tôi các bạn sẽ không biết được tuần trước nhà tôi bị cắt điện do chưa đóng tiền, hay tôi đã đủ điều kiện yêu cầu để được cấp tem thực phẩm. Nhưng, nếu chú ý, các bạn sẽ nhìn thấy nỗi buồn trong mắt tôi nghe thấy sự sợ hãi trong giọng nói tự tin của tôi. Gần đây tôi dự định mua 1 bình Tide, cỡ dùng thử, giá 1.99$, một cách để tiết kiệm. Tôi cá là các bạn không biết có loại nước giặt kích cỡ đó. Bạn mời tôi tới những nhà hàng sang trọng, nơi mà chúng ta vẫn thường tới thưởng thức nhưng giờ tôi sẽ chỉ gọi nước lọc với một lát chanh thay vì một ly Chardonnay 12$. Tôi tiết kiệm trong việc chọn lựa thực đơn. Tôi tỉ mỉ tính nhẩm từng xu trong đầu. Tôi phản đối việc chia đều hóa đơn bao gồm cả món tráng miệng, cà phê và vài ly rượu, trong khi tôi không hề dùng đến. Tôi mệt mỏi với việc phải cố gắng giả vờ. Một người bạn từng nói tôi chỉ đang hết tiền, và nó khác với nghèo. Tôi không có cáp, thẻ thành viên ở phòng gym và các cuộc hẹn làm móng. Tôi nhận ra mình có thể tự làm tóc. Không hề có tiền tiết kiệm hưu trí, không một khoản để dành. Tôi thật sự kiệt sức, từ lâu rồi. Không có căn hộ đắt tiền nào để thu hút nguồn vốn, không có người chồng để trợ giúp Số tháng trả chậm và không trả khiến quỹ tín dụng của tôi hao hụt nghiêm trọng Những người thu tiền liên tục gọi điện, đọc nguyên văn từ một kịch bản trước bày tỏ sự thông cảm cho hoàn cảnh của tôi sau đó yêu cầu tôi đóng những khoản tiền mà tôi không thể. Bạn bè tôi thường tự hỏi bằng cách nào một người được học tập đàng hoàng có thể lâm vào tình trạng kinh tế rơi tự do như vậy. Tôi vẫn vô cùng tài năng và thông minh, chi là công việc đang không ổn, phần lớn là những bản hợp đồng tư vấn thất thường. Ở tuổi 55, tôi đã học được cách giả vờ vui vẻ, nhưng giờ không còn nhiều cơ hội thực hành nữa. Tôi không nhớ chính xác nó dừng lại từ khi nào, nhưng hiện tại tôi không thể phủ nhận mình đang bước vào một thế giới mơ hồ, so với trước kia Tôi không chắc chắn mình thuộc về nơi nào nữa. Điều tôi nhận thức được là hàng tá những đơn ứng tuyển online dường như đã mất hút vào hồ đen. Tôi tự hỏi điều gì đang xảy ra với mình vậy. Cho đến nay sức khỏe của tôi vẫn ổn, nhưng toàn thân tôi đau nhức, hay chính là tinh thần tôi? Tôi từng không hề để ý đến những người phụ nữ vô gia cư, nhưng giờ đây tôi soi xét họ với ánh mắt tò mò, tự hỏi liệu câu chuyện của họ có bắt đầu giống như tôi. Tôi viết tác phẩm này cách đây một năm. Đó là tổng hợp câu chuyện của tôi và những người phụ nữ khác mà tôi biết. Tôi viết nó khi đã quá mệt mỏi với việc phải giả tạo. Thoát khỏi nó tôi thấy ổn hơn. Tôi mệt mỏi vì phải cố tỏ ra bình thường. Hình ảnh tôi trên những tờ báo lớn không còn là chính mình. Tôi không biết ai từng đi khắp thế giới hay mua một căn hộ ở Costa Rica. Rất ít người bạn của tôi dành ra được 15% đến 20% Các chuyên gia khuyên chúng tôi nên duy trì mức sống khi về hưu. Nhiều bạn bè tôi, ở tầm tuổi 50, 60 đã hướng đến việc "trở nên nghèo hơn", với phương châm làm việc-để-sống, chỉ là mất việc, một vài chuẩn đoán bệnh hay tránh xa tình trạng vỡ nợ. Chúng ta có thể không rơi vào tình trạng khó khăn tột cùng, nhưng nhiều người trong chúng ta đã chứng kiến chuỗi sự việc nơi khởi đầu cho những khó khăn đó. Và sự thật là, nó không hề mất nhiều. Một hộ gia đình trung bình ở Mỹ có khoản tiết kiệm chỉ đủ thay thế 1 tháng thu nhập. 47% trong chúng ta không thể gom đủ 400$ để đối phó trong trường hợp khẩn cấp. Gần như một nửa trong chúng ta. Một chiếc ô tô lớn đang sửa, còn chúng ta đang đứng bên bờ vực. Bạn sẽ không nhận ra cho đến khi nhìn xung quanh Tôi không phải người duy nhất trong tình trạng này. Có những người trong căn phòng này cũng đang ở tình trạng tương tự, và nếu không phải bạn, có thể sẽ là cha mẹ, chị em hay bạn thân của bạn. Chúng ta rất giỏi trong việc giả vờ bình thường. Sự xấu hổ khiến chúng ta im lặng và dè dặt. Khi lần đầu quyết định tiết lộ câu chuyện của mình, tôi đã lập một trang web, một người bạn đã để ý trên đó không có bức ảnh nào của tôi mà chỉ toàn những tranh vẽ hoạt hình kiểu này. Ngay cả khi tôi tiết lộ, tôi vẫn đang trốn tránh. Chúng ta đang sống ở một thế giới mà thành công được định nghĩa qua thu nhập. Khi bạn nói rằng bạn đang gặp vấn đề về tài chính, đồng nghĩa bạn đang phần lớn thừa nhận mình thất bại. Và nếu bạn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Havard, giống tôi, bạn thành kẻ thất bại hai lần. Chúng ta- thế hệ "baby boomers" đã nghe nhiều về việc quỹ hưu trí bị hao hụt ,đó đều là sai lầm của chúng ta. Điều gì đã khiến chúng ta rút trích từ quỹ 401(k) để bù đắp sự thiếu hụt cho việc chăm lo cho mẹ chồng ở viện dưỡng lão, hay trả học phí cho con, hay chỉ đơn giản để tồn tại? Chúng ta bị chê trách là những kẻ lập kế hoạch kém và thụ động -- vì đã dành toàn bộ số tiền đó cho những cốc latte và nước đóng chai. Chỉ trích và đổ lỗi dường như rất được ưa thích. Nhiều người thậm chí không cần đợi ai làm giúp, vì đã đủ bận rộn với việc tự phê bình bản thân. Hãy sở hữu một khoản cho riêng mình, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm hơn thế. Tôi biết mình đã có thể tiết kiệm nhiều hơn, nếu các bạn tìm hiểu qua về cuộc sống của tôi trong 30 năm nay, các bạn sẽ thấy nhiều hơn một sai lầm ngu ngốc về tài chính của tôi. Giờ tôi không thể thay đổi được gì nữa. và các bạn cũng không, nhưng chúng ta không nên đánh đồng thái độ cá nhân, riêng lẻ với những yếu tố mang tính hệ thống thứ đã gây nên chênh lệch mức thu nhập hưu trí lên tới 7.7 tỉ đô. Hàng triệu người Mỹ thuộc thế hệ "baby boomer" không có mặt ở đây bởi lịch trình của họ dày đặc những cuộc hẹn ở Starbucks. Chúng ta dành suốt 3 thập kỉ qua đối phó với vấn đề mức lương ổn định, rồi giảm và những khoản lương hưu mất hút và cả những khoản chi tốn kém vào nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục Mọi thứ đã từng rất khác. Chúng ta hẳn đều nhớ nguyên tắc "Kiềng ba chân" trong thu nhập hưu trí bao gồm tiền tiết kiệm, lương hưu và bảo hiểm xã hội. Vâng, bây giờ chiếc kiềng ấy đã mất cân bằng. Ta tiết kiệm- nhưng bằng cách nào? Với nhiều gia đình, họ không còn gì để tiết kiệm nữa, sau khi đã trả đủ các loại hóa đơn Nhánh lương hưu của chiếc kiềng cũng đang bấp bênh. Hãy nhớ về khoảng thời gian khi rất nhiều người có lương hưu Ngày nay, chỉ 13% công nhân Mỹ làm cho các công ty có trợ cấp lương hưu. Vậy, thứ ta nhận được là gì? Chúng ta có quỹ hưu trí tư nhân 401(k), và đột nhiên trách nhiệm về quỹ hưu trí đã chuyển dịch từ phía các công ti sang chúng ta. Chúng ta có được tiếng nói riêng, nhưng cũng chịu đựng nhiều rủi ro, nó cho thấy hàng triệu người trong chúng ta không giỏi trong việc đầu tư tự nguyện suốt 40 năm. Hàng triệu người không biết cách kiểm soát những rủi ro thị trường. Đây đều là những con số biết nói. Một nửa số hộ gia đình Mỹ không hề có một khoản tiết kiệm hưu trí. Chính xác là con số 0 Không có quỹ 401(k), không tài khoản IRA, không một đồng nào. Với những người ở tầm tuổi 55- 64 đang sở hữu tài khoản hưu trí, giá trị trung bình của tài khoản đó là 104,000$ Nào, 140.000$ xem ra có vẻ ổn hơn 0, nhưng dưới dạng một niên kim, nó tạo ra khoảng 300$. Tôi không nói các bạn không thể sống dựa vào số tiền đó. Với việc những khoản tiết kiệm dần hao hụt , lương hưu chỉ còn là tàn tích của quá khứ và quỹ 401(k) thất bại với hàng triệu người dân Mỹ, nhiều người sắp nghỉ hưu nay chỉ còn trông chờ vào an sinh xã hội cho việc tích lũy hưu trí. Nhưng vấn đề nằm ở đây. An sinh xã hội đã từng không được coi là quỹ hưu trí. Nó gần như không đủ. Nó thay thế tối đa 40% thu nhập trước khi nghỉ hưu của bạn. Mọi thứ thay đổi rất nhiều từ khi an sinh xã hội được tái giới thiệu vào năm 1935. Sau đó, một chàng trai 21 tuổi chỉ còn 50% cơ hội sống sót cho đến năm 65 tuổi. Nên người đó đã nghỉ hưu ở tuổi 60, dành thời gian câu cá, gần gũi bên các cháu, mua một chiếc đồng hồ vàng-- 5 năm sau ông ấy qua đời, và nhận được trợ cấp. Ví dụ này không còn đúng với hiện tại. Nếu bạn đang ngoài 50, và sức khỏe vẫn ổn, bạn sẽ vẫn sống tốt trong vòng 20 hay 25 năm nữa. Đây thật sự là một khoảng thời gian dài để tích góp. phòng khi bạn cháy túi. Vậy điều gì sẽ diễn ra, nếu bạn đang ở đây và bạn ở tầm tuổi 50, 55 hoặc 60? Còn sẽ thế nào, nếu bạn không muốn sống ở đây và bạn khoảng 22 hoặc 32 tuổi? Đây là điều tôi đã học từ kinh nghiệm của bản thân. Những kỵ sĩ sẽ không tới đâu. Không có cuộc giải cứu ngoạn mục nào cả không có chàng hoàng tử hào hoa cũng không có gói cứu trợ nào hết. Để nỗ lực không rơi vào cảnh già nua và nghèo đói ở Mỹ chúng ta phải tự cứu chính mình, và cả những người khác. Tôi đã bước ra khỏi bóng tối, và đứng ở đây đầy tự tin, tôi mong các bạn hãy cùng giống như tôi. Tôi sẽ không nói đây là một việc khó khăn đâu. Tôi đã dám mạo hiểm kể câu chuyện của mình vì tôi nghĩ nó sẽ giúp những người khác kể câu chuyện của họ dễ dàng hơn. Tôi cho rằng chỉ có thể nhờ vào sức mạnh của tất cả chúng ta để bước đầu thay đổi cuộc đối thoại theo kiểu "la-la" mà chúng ta đang có giữa cuộc khủng hoảng hưu trí hiện nay. Nhiều người trong chúng ta bàng hoàng và mông lung trước những gì đã diễn ra, chúng ta sẽ phải gây dựng lại từ nền tảng, hình thành những nhóm mà tôi gọi là vòng tròn phục hồi. Đó là những nhóm nhỏ tập trung lại với nhau để kể về những điều dã và đang xảy đến với họ, để chia sẻ những giải pháp và thông tin và bắt đầu vạch định con đường phía trước. Tôi tin rằng đây là nền tảng để chúng ta một lần nữa tạo được tiếng nói và gióng lên hồi chuông cảnh báo bắt đầu gây áp lực lên các cơ quan và các nhà làm chính sách để họ chiến đấu với cuộc khủng hoảng hưu trí này, vì tính khẩn cấp của nó. Trong lúc ấy, - trong khoảng thời gian chờ đợi -- chúng ta sẽ phải thích nghi với tư duy "sống trên mặt đất", cắt giảm đáng kể việc chi tiêu. Tôi không có ý nói chỉ sống đủ với số tiền chúng ta có. Rất nhiều người đang làm như vậy. Điều cần được kêu gọi hiện nay là, một cách sâu sắc hơn hiều, tự hỏi bản thân chúng ta ý nghĩa thật sự của một cuộc sống không được định nghĩa bằng mọi vật chất là gì. Tôi gọi đó là "Tiết kiệm ưu tiên" "Tiết kiệm ưu tiên" nghĩa là tìm ra những gì bạn thật sự cần khiến bạn cảm thấy hài lòng và tin cậy Một người bạn của tôi luôn lái những chiếc ô tô cũ ,chất lượng khá tồi nhưng anh ấy sẽ dành dụm, cho đến một ngày đủ 15,000$ để mua một cây sáo bởi âm nhạc mới là tất cả với anh ấy. Anh ấy đã tiết kiệm ưu tiên Tôi đã phải vứt bỏ những suy nghĩ kì diệu-- rằng chỉ cần tôi đủ kiên nhẫn và thắt lưng buộc bụng, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nếu tôi gửi thêm một CV hay điền vào thêm một đơn ứng tuyển online hay tham gia thêm một sự kiện kết nối của các doanh nghiệp thì tôi chắc chắn sẽ kiếm được một công việc quen thuộc. Mọi việc chắc chắn sẽ trở lại bình thường. Nhưng sự thật là tôi không thể trở lại, và các bạn cũng không Cái bình thường mà chúng ta biết qua rồi. Trong thế giới mới mà ta đang sống, chúng ta sẽ được yêu cầu làm những việc bản thân không muốn. Chúng ta sẽ được giao những công việc mà chúng ta cảm thấy không xứng với vị thế, năng lực và kĩ năng của chúng ta. Tôi từng phải bước xuống khỏi ngai vàng. Năm ngoái, một người bạn hỏi tôi có thể giúp cô ấy làm một vài công việc tổ chức. Tôi đinh ninh rằng cô ấy nói đến việc tổ chức cộng đồng tương tự những gì Tổng thống Obama đã làm ở Chicago. Nhưng hóa ra ý cô ấy là "tổ chức" lại tủ quần áo hộ ai đó. Tôi đã nói,"Mình không làm" Cô ấy đáp,"Rời khỏi ngai vàng của cậu đi. Đồng tiền thật màu xanh cơ" Không dễ dàng gì khi làm một phần của đội tiên phong những người đang mở ra kỷ nguyên mới của công việc và cuộc sống. Đầu tiên luôn là khó khăn nhất. Tiên phong là trước khi có mạng máy tính, những con đường và những người làm gương... là trước khi có cảnh sát và những phương hướng để chỉ dẫn chúng ta phải đi tiếp như thế nào. Chúng ta đang đứng giữa một cơn địa chấn và chúng ta sẽ phải tìm ra một cây cầu để tự giải thoát chính mình. Một lối thoát chính là điều ta cần lúc này ta cần tạo nên một lối thoát trong khi tiếp tục cố gắng tìm ra hướng đi tiếp theo. Lối thoát này cũng sẽ giúp chúng ta buông bỏ ý niệm rằng giá trị của chúng ta phụ thuộc vào mức thu nhập, địa vị xã hội và nghề nghiệp. Lối thoát này có thể ngớ ngẩn hay tuyệt vời phụ thuộc vào cách bạn xoay sở khi đồi diện với cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân. Tôi có 1 người bạn là Tiến sĩ, đang làm việc tại Container Store hay lái xe cho Uber hay Lyft gì đó, và một vài người bạn khác đang cộng tác với các "baby boomers" và mạo hiểm với những dự án kinh doanh đầy tiềm năng. Lối thoát ở đây không có nghĩa là chúng ta không muốn gây dựng lại sự nghiệp trước đây, hay không muốn những công việc có ý nghĩa. Chúng ta muốn. Lối thoát là những gì chúng ta làm trong khi chờ đợi, trong khi tìm ra hướng đi tiếp theo. Tôi từng phải học cách nghĩ về chiến lược thay vì thất bại khi tôi cố gắng duy trì những việc bản thân không muốn làm. Và khi tôi nói đó là một cách tiếp cận tôi hi vọng các bạn cũng cân nhắc điều này. Nên nếu bạn muốn chuyển đến sống cùng anh trai cho tiết kiệm, hãy gọi cho anh bạn. Nếu bạn cần cho thuê nhà để có tiền trả các khoản thế chấp hay tiền thuê nhà của chính bạn hãy làm đi. Nếu bạn cần đến tem thực phẩm, hãy lấy chúng. AARP thống kê chỉ 1/3 số người lớn tuổi đủ điều kiện lấy chúng. Hãy làm những gì bạn cần để hướng đến cuộc sống mới. Hãy hiểu rằng có hàng triệu người như chúng ta. Bước ra khỏi bóng tối. Cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm có ưu tiên; nghĩ về chiến lược, thay vì sự thất bại; rời khỏi ngai vàng và tìm một lối thoát để vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng Chúng ta đã thành công trong việc nâng cao tuổi thọ, đầu tư hàng tỉ đô la vào các chuẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh tật. Nhưng sống lâu thôi chưa đủ. Chúng ta muốn sống tốt. Chúng ta đang không đầu tư đủ nhiều vào các cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho mong muốn này. Giờ chúng ta cần một hướng tư duy mới về ý nghĩa của việc trở thành người cao tuổi ở Mỹ. Chúng ta cũng cần những hướng dẫn và ý tưởng làm sao để có một cuộc sống phong phú với nguồn thu nhập vô cùng khiêm tốn. Nên tôi đang kêu gọi những người đại diện thay đổi và những doanh nghiệp xã hội, những nghệ sĩ, người cao tuổi, những nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng. Tôi kêu gọi các nhà phát triển và nhà cải cách với hiện trạng này. Chúng tôi cần các bạn giúp chúng tôi hình dung cách thức đầu tư vào các dịch vụ, các sản phẩm và cơ sở hạ tầng, những thứ giúp chúng tôi nâng cao phẩm giá, sự tự do và giàu có mà chúng tôi sẽ được hưởng trong rất nhiều thập kỉ tới. Một cuộc hành trình đã đưa tôi thoát khỏi nơi tràn ngập nỗi sợ hãi và xấu hổ để hướng đến sự khiêm nhường và thấu hiểu Tôi giờ đây đã sẵn sàng cùng mọi người liên kết những lá chắn để cùng tranh đấu trong cuộc chiến này, và tôi chào đón các bạn cùng tham gia Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Trước hết, xin giới thiệu đến những ai chưa biết tới công việc của tôi. Tôi diễn xuất các vai đa văn hóa với rất nhiều hoàn cảnh, xuất xứ khác nhau Trước khi vào vở "hiện tại là một tương lai mới" tôi muốn chia sẻ một chút về hoàn cảnh tôi lớn lên, nơi tất cả mọi thứ đều đa dạng... đa chủng tộc, đa văn hóa, người da trắng và da đen, người Caribe người Mĩ lai Ai-len hay Đức lai Mĩ. Quá khứ đó ngập tràn nhạc Dominican từ dàn âm thanh. Nơi đó có các con chiên ngoan đạo và người Do Thái. Đó là câu truyện dài đầy ắp âm mưu, tội lỗi tín ngưỡng và nỗi xấu hổ. Nhưng tôi đã hoàn toàn đắm chìm trong thế giới đông đúc này, và khi tôi theo học tại trường Liên Hợp Quốc điều đó rất... tuyệt. Tôi bắt đầu phát triển những phong cách và những con người này, những nhân vật dựa trên người tôi quen biết, khi vào vai họ, tôi luôn cố làm sao cho tính cách đó thật sống động. Ví dụ như, bình thường tôi không nói chuyện kiểu thế, nhưng khi diễn một trong số các nhân vật tôi sẽ tưởng tượng là tôi mời bạn đến..., tôi xem những nhân vật này là bạn, đến sân khấu của TED, với tinh thần "hiện tại là một tương lai mới", ý nghĩa bao quát nhất, vì khi tôi nghĩ tới tương lai điều khiến tôi sợ hãi chính là việc ta không dự tính được tương lai Không biết mọi người có thấy như vậy không, nhưng nội ý tưởng rằng chúng ta chẳng thể hiểu rõ và dự đoán tương lai đó, với tôi, việc không biết ngày mai sẽ ra sao thật khủng khiếp. Vì thế, ý tưởng là những câu hỏi mà tôi chẳng thể thông hiểu, sẽ được các nhân vật của tôi trả lời, vài trong số đó đã ở bên tôi nhiều năm nhưng một số còn chưa có tên. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi hẳn không dự đoán được rồi. Tất cả những gì tôi có thể làm là tự nhắc bản thân rằng tôi đã nói với Chris tôi sẽ tuỳ cơ ứng biến, và giờ đây đứng trên sân khấu tôi thấy như đang ở trong giấc mơ mà quên mặc quần vậy Thôi thì tôi nghĩ mình sẽ cứ có gì xài nấy vậy. Ngay cả thế, xem thử ai xuất hiện nào Xin mời câu hỏi đầu tiên: "Bạn có bao giờ đau đầu vì những siêu chip cấy trong não mình không?" Được rồi. Chà. Trước hết, tôi muốn biết chắc rằng các bạn có thể nghe rõ tiếng tôi nói. Tên tôi là Lorraine Levine, và chuyện tôi được cấy siêu chíp trong não, nói thật, mỗi lần đeo kính vào tôi muốn cảm tạ Chúa vì không phải đeo kính Google. Không có ý chê Google gì đâu. Tôi vui là các bạn thích sản phẩm đó, nhưng mà ở tuổi tôi, cặp kính thường thường tôi đeo đã cho nhiều thông tin lắm rồi. Bạn có hiểu ý tôi không? Tôi không muốn biết nhiều hơn. Tôi thấy không cần. Biết thế đủ rồi. Tôi yêu quý các bạn. Ai cũng đều tuyệt vời. Năm nay, thật tuyệt là lại được ở đây cùng với nhiều người nổi tiếng thế này. Chụt! Được rồi, câu hỏi tiếp theo. (Vỗ tay) Câu tiếp theo nào. "Chuyện hẹn hò có chán không khi mà giờ đây con người có thể tự nhân bản?" Ai trả lời đây? Ây dà, ầy, chào mọi người. Tên tôi là Nereida. Tôi xin nói rằng bất cứ tình huống nào hẹn hò chẳng bao giờ nhàm, Được lên sân khấu tui vui quá, cứ phải tự nhủ tự nhắc rằng mục đích đến đây là gì, kiểu kiểu vậy, mục đích là trả lời những câu hỏi này rất thú vị. Nhân đây tôi cũng xin công nhận diễn đàn TED là kinh nghiệm tuyệt vời đến nỗi tôi cứ phải tự nhắc: "Tỉnh đi Isabel Allende, Isabelle Allende!" Ừ thì với bạn TED đã rất ngầu rồi, nhưng với tôi ấy à, TED mang tầm vóc khác. Tôi là người La-tinh mà, cho nên được làm hình mẫu La tinh ở sân khấu này thật hay, chà, nói ra điều đó thích thật. Điều này thật không tin được, khi tôi hồi hộp thường vậy thành ra cứ phải tự trấn an bằng mấy câu như vậy. Tôi hay nhẩm ba chữ để tự trấn an: "Sotomayor, Sotomayor, Sotomayor" (Cười) Ba chữ đó làm tôi bình tĩnh. Giờ tôi có thể dùng "Allende, Allende, Allende à." rồi tôi cứ lẩm nhẩm thế bời được đứng đây thật tuyệt, tôi cũng biết sẽ phải trả lời câu hỏi này nọ. Tôi lo quá nên trong bụng cứ run kêu trời ơi, rồi cứ phải tự nhắc rằng mình cũng có kinh nghiệm trên sân khấu TED rồi, như thế quá tuyệt rồi, sau đó lại còn nhiều chuyện hay xảy ra, như tôi được mời đến nhà Trắng để trình diễn Đúng là kinh nghiệm tốt, thế mà tôi cứ ngây ra lầm bẩm: Trời ơi..." Đừng nói "Trời ơi" Tôi cứ "Trời ơi, trời ơi" mãi. Tôi cứ phải tự nhủ kiểu như tổng thống Obama từng đứng trên sân khấu này giờ tôi cũng đứng đây, nói "trời ơi!" Cứ như não và mồm không ăn rơ với nhau. Tôi như đông cứng lại ấy. Choáng ngợp quá. Chắc tôi suy nghĩ không thông. Nói chung ý tôi là hẹn hò, theo thiển ý tôi thì, bạn được sinh ra thế nào cũng được, miễn thấy thoải mái, chuyện nhân bản hợp pháp, tôi cũng không có ý kiến. Bạn hiểu ý không? Thôi tôi xin hết. Xin chào. Được rồi, câu hỏi tiếp theo. (Vỗ tay) Năm bài hát ưa thích nhất hiện tại của bạn? Xin chào, chà, trước hết tôi xin phát biểu thế này, tôi là nam giới duy nhất nãy giờ. Tên tôi là Rashid, trước nay tôi chưa từng đến TED, thế đấy. Chắc Sarah Jones lần trước không muốn tôi đến. Tôi chẳng biết tại sao. Thế đấy. Tôi hẳn là hợp TED quá đi chứ. Thế đấy. Tôi thì cũng rất thích Hip hop. Đấy. Tôi biết nhiều người ở đây không quan tâm âm nhạc lắm, nhưng mọi người có thể thấy ngay tôi rất thích Hop hop, nhìn tôi đứng cầm mic đúng kiểu không này. Bạn nhìn đây này. Cầm mic như thế này. Đấy, tôi vừa chỉ bạn cầm đúng cách. Mà khi cô Sarah Jones mời tôi lên đây, tôi vẫn hoảng quá, thế đấy. TED ngầu mà, mà tôi cũng khá ngầu, có phong cách, có kiểu cách này kia, cô Sarah mới bảo, dạ, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi ngẫu nhiên. Trả lời câu hỏi kiểu gì chứ? Thế tức là, cứ đứng đấy trả lời mấy câu hỏi lung tung á? Tôi không thích đâu, cứ như kiểu hạch khảo thi trí tuệ ấy. Đúng thế không? (Cười) Tôi không thích đứng đấy để bị tra khảo hỏi han này kia đâu. Tôi bị tra khảo ở New York nhiều quá mới phải bỏ đến đây mà. Phải thế không? Thôi thì, năm bài hát ưa thích nhất nằm trong anbum cá nhân của tôi, đấy nhé? Nếu bạn vẫn muốn biết thêm, kiểu kiểu thế, ta có thể bàn chuyện bản quyền này kia, tôi thấy thế hay hơn, bởi tôi ủng hộ bản quyền công cộng, chuyện duy trì bản quyền chung này kia bạn thấy đấy, rất quan trọng, theo ý tôi là vậy. Ý tôi ở đây là, tôi muốn mong muốn duy trì thị trường âm nhạc như hiện nay. Thế đấy. Năm bài hát, bài ưa thích Nếu muốn hỏi sao bạn không cất tiếng. Thế nhé? Đấy. Tương lai và hiện tại như thế. Yeah. Xin hết ạ. Nào, câu kế tiếp. Câu hỏi gì thế? "Bao nhiêu nội tạng của bạn đã được in 3D?" (Cười) Nói thật tôi cũng chẳng rõ bao nhiêu nội tạng của tôi từng được in 3D, nhưng tôi có thể nói chuyện đó khá khó khăn với tôi. Cứ nghĩ đến vấn đề tương lai, như là chuyện phụ huynh khắp thế giới dạy dỗ con em mình con ăn cái này cái kia đi. Bồ mẹ quần quật bên máy in 3D cả buổi mới có cho con ăn đấy biết không. Những vấn đề kiểu như vậy. GIờ xã hội cũng thay đổi nhiều rồi, tử tưởng từ miền Nam đến thay đổi những gì đang xảy ra... Giờ ta không thể răn bọn trẻ con là, có bạn nhỏ không có đồ để ăn đấy. Thời hiện đại rồi, không có ai phải đói khát nữa, tạ ơn Chúa. Bạn cũng có thể thấy, tôi có tinh thần lạc quan, nên tôi mong mỏi ta sẽ phát triển kỹ thuật in 3D, loại kỹ thuật mà trong tương lai ta sẽ có thể xuất bản được loại hình in ấn tất cả các loại thức ăn có thể in được. Mọi người sẽ thích loại đồ ăn đấy cho xem, mà dù sao thì, tôi thấy các bạn đã có buổi tiệc rất hoành tráng ở TED rồi. Xin cảm ơn. Câu hỏi tiếp theo. (Vỗ tay) Tương lai có gì khác biệt? Cho tôi suy nghĩ xem nào. "HIện tại việc phụ nữ làm chủ đã thay đổi thế giới như thế nào?" Trước tiên tôi xin giới thiệu tên tôi là Bella. Tôi thường coi mình là người theo chủ nghĩa bình quyền giới Tôi cho rằng đó là do sinh ra vào những năm 90. Lúc đó, vẫn còn nhiều phụ nữ chưa hiểu những người ủng hộ bình quyền nam nữ như chúng tôi là như thế nào. Ví dụ như, phụ nữ thời đó phải có tiếng nói nhất định nào đó hoặc phải có cách thể hiện bản thân mới thành người theo bình quyền, bởi tôi nghĩ người như thế cũng có thể rất hấp dẫn, điều đó thực thực ra rất là quan trọng. Như lời trích dẫn trên áo tôi đang mặc của Gloria Steinem, còn tôi là Bella, Bella Abzug, trong khi khi Gloria là người bình quyền giới quan trọng trong lịch sử. Tôi nghĩ nhưng người như Gloria chứng tỏ rằng bạn cũng có thể rất sinh động và tuyệt vời, rất tuyệt vời là đằng khác, và bạn không phải mặc kiểu ngổ ngáo như Eileen Fisher chứng tỏ bạn là người bình quyền giới. Ăn mặc như thế cũng không có gì sai, mẹ tôi cứ bảo là, là ấy, "Sao con mặc cái kiểu quần đấy, kiểu khoe thân như vậy hả?" Quần tôi đẹp mà. Tôi thích tiếng nói của tôi. Còn mẹ thì, "Sao con nói chuyện cái kiểu đấy..." Cái kiểu gì cơ? Tôi đang thể hiện bản thân thôi mà. Tôi nghĩ chúng ta cần bắt cầu tư tưởng không chỉ qua nhiều thế hệ người theo bình quyền giới, mà còn qua nhiều kiểu nói chuyện, để chúng ta thực sự hiểu nhau, nếu không chúng ta thật là bất khắc đối với người ủng hộ bình quyền giới. Đấy là từ tôi mới chế, "bất khắc" là 2 từ "nghiêm khắc" và "bất công" ghép lại. Đó là cảm nhận của tôi. Nhân tiện đây, các bạn thật là tuyệt vời. Nào. Câu hỏi tiếp theo. (Vỗ tay) "Thuốc chữa ung thư đã được tìm ra, thế mà thuốc trị hói vẫn chưa. Tại sao vậy?" Xin chào, tên tôi là Joseph Mancuso. Trước hết tôi xin bày tỏ niềm cảm kích của tôi đến chương trình TED, với khán giả có tổ chức, rất có tôn ti trật tự. Tôi phải nói là chuyện hói đầu quả rất đáng quan tâm. MIễn là người phụ nữ đó, như tôi đây, trong thời hiện đại, cứ làm những gì mình muốn thôi, không phải cả nể người khác, bất kể mình thuộc giới LGBT hay gì gì gì. Phải không? Ý của tôi muốn nói là, vẻ bề ngoài, phụ nữ không quan tâm đâu. Bạn nghĩ họ để ý nhưng không đâu. Tôi nhớ có người phụ nữ bảo, cô ấy rất yêu chồng, điều đó có ngọt ngào không cơ chứ. Cô ấy cũng còn khá trẻ. Còn anh chồng lớn tuổi hơn. Cô ấy bảo cô sẽ luôn yêu chồng, dù đầu anh ta trắng xoá cả đầu, hay có rụng hết tóc chẳng còn cọng nào. Nói chung, tất cả là do tình yêu thôi. Tôi nói có phải không ạ? Đúng thế đấy. Quả đúng thế đấy. Tôi không còn gì để bổ sung. Đừng có dây vào rắc rối là được. Được rồi, câu hỏi tiếp theo. "Bạn đã từng ăn thử thịt khôngphải nuôi từ phòng thí nghiệm?" À, ừ, Trước tiên tôi xin nói rằng đây là kinh nghiệm khó khăn đối với một người Mỹ gốc Hoa. Tôi không biết phải gọi bản thân là gì, bởi tôi có thân phận người Hoa, nhưng các con tôi là người Mỹ, nên khá khó cho tôi bày tỏ bản thân trước khán giả như thế này. Nhưng về vấn đề đánh giá thịt, điều quan trọng cần nói là Ta không cần thực phẩm hoàn hảo, chỉ cần nó không độc hai là được. Có lẽ tiêu chuẩn chọn thực phẩm là vậy. Tôi sẽ suy nghĩ thêm về ý tưởng này và sẽ tổng kết cho bạn vào năm sau. Tiếp theo. Câu tiếp theo nào. (Vỗ tay) "Liệu sẽ có thế giới hậu chủng tộc trong tương lai?" Chân thành cám ơn vì đã mời tôi. Tên tôi là Garry Weaselhead. Tên lạ quá phải không. Tôi là thành viên của Hội quốc gia Blackfeet. Tôi cũng mang nửa dòng máu Lakota, đó cũng là họ của tôi, và dù nghe tên tôi có hơi hướm theo nghề chính trị nhưng tôi không theo nghề đấy. Khán giả khó tính thật. (Cười) Khi mọi người hỏi tôi về chuyện chủng tộc tôi thường bảo họ, với tư cách thành viên Hiệp hội các nước phát triển, tôi hẳn không phải kiểu người bạn tìm kiếm. Ví dụ như, bên cạnh việc hoạt động xã hội, tôi còn là diễn viên hài độc thoại. (Cười) GIờ tôi nổi tiếng khắp trường đại học. GIờ thì mỗi khi trường tổ chức hội giao lưu văn hoá, tức hội cho-ai-không-phải-da-trắng, là chắc chắc tôi có mặt. (Cười) Tôi có nghĩ có tồn tại thế giới hậu chủng tộc không ấy à? Tôi nghĩ ta không thể nói đến chủng tộc không nhớ đến chủng tộc là một cấu trúc về một số mặt, nhưng mặt khác, mà nếu ta không sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ, ta sẽ thụt lùi văn minh. Tôi không cần biết hiện tại dẫn đến tương lai hay không. Tôi biết tại TED có rất nhiều con người tuyệt vời đang gắng giải quyết những vấn đề thế giới. Nếu những điều tôi trình bày hôm nay làm bạn không thoải mái, thì không phải cảm ơn tôi đâu. (Vỗ tay) Tôi nghĩ ta còn kịp trả lời một câu hỏi. "Chương trình ăn kiêng thịnh hành nhất hiện nay?" sẽ trả lời đây? Chà, tôi sẽ trả lời thật nhanh bằng vai ba, bốn người một lúc. Thật nhanh nhé. Ý kiến của tôi về ăn kiêng đó là, nếu bạn không yêu quý bản thân thì chẳng có chương trình ăn kiêng nào có thể giúp mông bạn thon gọn vừa ý nổi để bạn cảm thấy tự tin hơn, nên thôi đừng tìm kiếm nữa. Còn ý tôi là, với một phụ nữ châu Phi, tôi tin là chương trình kiêng cữ ta cần thực ra là bài trừ niềm tin điên rồ rằng eo bụng của bạn có gì không đẹp đẽ. Tôi nói đùa thế thôi. Phụ nữ kích cỡ to không phải điều đáng xấu hổ. Đó là điều tôi muốn nói. Các bạn phụ nữ ơi, hãy yêu quý thân thể mình. Đừng quay cuồng nhịn ăn nữa. Bạn đang làm bản thân và người xung quanh khổ sở mà thôi. Câu trả lời cuối cùng. Ta đang bàn về chương trình ăn kiêng thịnh hành nhất à? Tôi bắt đầu bằng việc giới thiệu là lần đầu tôi đến TED. Tôi không phải là người bạn thường thấy nói chuyện trên sân khấu này. Hàm răng tôi chẳng dễ nhìn, nhưng tôi bắt Sarah Jones hứa lần này phải cho tôi đến TED, vì lần trước Sarah không cho. Tôi chỉ muốn nói rằng, có nhiều điều quan trọng hơn ngồi tính ca-lo-ri. Là một người sống trên đường phố New York, đến đây nghe các ý tưởng đáng lan truyền, tôi muốn trình bày là tôi tin tưởng vào ý "hiện tại là tương lai mới", rằng từ nơi bạn đang ngồi, bạn tạo ra những thứ đến trong tương lai, dù tốt hay xấu. Đối với tôi, từ "không nơi nương tựa" là không chính xác về nghĩa. Quả là tối nay có thể tôi không có chỗ đặt lưng, nhưng điều đó chỉ có nghĩa tôi đang "không nhà" mà thôi. Chốn nương tựa thì tôi có. Bạn cũng vậy. Hãy tìm ra chốn ấy, soi mình vào đó. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rằng, nhà không chỉ là thực thể vật chất. Vật chất thì cũng tốt thôi, nhưng "nhà" cũng có nghĩa sống với thực tế ngay trên Trái Đất này. Con người hiện nay đang sống như thế nào? Làm sao bạn có thể trở thành một phần của giải pháp? Cám ơn các bạn đã cho rằng chính khoảnh khắc hiện tại ảnh hưởng lớn tương lai. Tôi rất cảm kích, XIn chào. (Vỗ tay) XIn cảm ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn anh đã tin tưởng tôi, Chris. (Vỗ tay) Chào buổi sáng các quý ông, quý bà. Tên tôi là Art Benjamin, và tôi là "nhà ảo thuật tóan học." Nghĩa là tôi kết hợp sự niềm đam mê toán và ảo thuật của mình để làm cái gì tôi gọi "Ảo thuật tóan" Nhưng trước khi bắt đầu, tôi có một câu hỏi nhanh cho quý vị khán giả. Có ai tình cờ mang theo một máy tính tay sáng nay? Nghiêm túc đấy, nếu ai có mang máy tính tay, xin giơ tay lên, giơ tay lên. Tôi -- bạn vừa giơ tay phải không? Hãy lấy nó ra, lấy nó ra. Ai nữa không? Tôi thấy, tôi thấy một người ở hàng ghế sau. Ông ạ, vậy là ba người. Và có ai ở phía bên này không? OK, bạn ở lối đi này. Bốn bạn có mang máy tính làm ơn mang theo máy tính của bạn lên đây, và tham gia với tôi trên sân khấu. Và hãy cho những tình nguyện viên này một tràng vỗ tay thật lớn. (Vỗ tay) Đúng rồi. Bây giờ bởi vì tôi chưa có cơ hội dùng thử những chiếc máy tính tay này, tôi cần phải bảo đảm rằng chúng đều chạy tốt. Có ai giúp chúng tôi bắt đầu bằng việc cho chúng tôi một số có hai chữ số? Một số có 2 chữ số? Khán giả: 22. Arthur Benjamin: 22. Và một số nữa, thưa ông? Khán giả: 47. AB: Nhân 22 với 47, bạn sẽ có 1,034, nếu không thì các máy tính hẳn chạy sai. Tất cả các bạn có ra 1,034? 1,034? Người phụ nữ: Không. AB: 594. Hãy dành tặng ba người này một tràng vỗ tay. (Vỗ tay) Bà có muốn dùng một máy tính chuẩn xác hơn, chỉ để đề phòng (nó bị hư)? OK, tốt. Giờ tôi định gắng làm gì -- Tôi thấy rằng một số bạn một cần chút thời gian để có được câu trả lời. Điều đó cũng tốt. Tôi sẽ chỉ cho bạn một cách tắt làm toán nhân nhanh hơn cả máy tính. Có một phép tóan gọi là bình phương của một số, mà hầu hết các bạn biết là lấy một số rồi nhân với chính nó. Ví dụ, năm bình phương sẽ là? Khán giả: 25. AB: 25. Bây giờ, cách chúng ta tính bình phương trên phần lớn máy tính -- để tôi làm mẫu với cái này --- lấy một số, chẳng hạn năm, bấm "bình phương" rồi "bằng" và đa số các máy tính sẽ cho bạn số bình phương. Trên một số máy RPN cổ này, bạn đã có nút "x bình" trên đó, sẽ cho phép bạn tính còn nhanh hơn. Những gì tôi sẽ cố gắng làm bây giờ là bình phương, trong đầu của tôi, bốn số có hai chữ số nhanh hơn họ có thể làm trên máy tính, ngay cả dùng phương pháp tính tắt vừa rồi. Giờ tôi xin mời hàng thứ hai, và bốn người này -- một, hai, ba, bốn - mỗi người cho một số hai chữ số, Và xin bà bình phương số đầu tiên, và cô bình phương số thứ hai, và số thứ ba, thứ tư, Tôi sẽ cố gắng và đua với các bạn để trả lời. Được chứ? Vậy, xin nhanh cho -- một số hai chữ số. Khán giả: 37. AB: 37 bình phương, OK. Khán giả: 23. AB: 23 bình phương, OK. Khán giả: 59. AB: 59 bình phương, và cuối cùng? Khán giả: 93. AB: 93 bình phương. Xin các bạn nói to câu trả lời? Người phụ nữ: 1369. AB: 1369. Người phụ nữ: 529. AB: 529. Người đàn ông: 3481. AB: 3481. Người đàn ông: 8649. AB: Cám ơn nhiều. (Vỗ tay) Để tôi cố gắng tiến một bước khó hơn Giờ tôi sẽ cố gắng bình phương một số ba chữ số. Tôi thậm chí sẽ không viết xuống -- Tôi sẽ chỉ nói to đáp án khi nghe các con số. Bất cứ ai tôi chỉ đến, nói to lên một số ba chữ số. Bất cứ ai trên đây, người xác minh câu trả lời. Chỉ cần cho biết đúng hay sai. Một số ba chữ số, thưa ông, vâng? Khán giả: 987. AB: 987 bình phương là 974,169. (Cười) Đúng? Tốt. Một số ba chữ số khác -- (Vỗ tay) -- một số ba chữ số khác, thưa ông? Khán giả: 457. AB: 457 bình phương là 205,849. 205,849? Đúng? OK, nữa, một số ba chữ số khác, thưa ông? Khán giả: 321. AB: 321 là 103,041. 103,041. Đúng? Xin cho một số ba chữ số nữa. Khán giả: À, 722. AB: 722 là 500 - ooh, cái đó khó hơn. Có phải là 513,284? Người phụ nữ: Đúng. AB: Vâng? Oh, một số nữa, xin cho một số ba chữ số. Khán giả: 162. 162 bình phương là 26.244. Cám ơn nhiều. (Vỗ tay) Để tôi thử tiến thêm một bước khó hơn nữa. (Cười) Tôi sẽ cố gắng bình phương một số có bốn chữ số lần này. Bây giờ tất cả các bạn có thể từ từ tính, tôi sẽ không gắng vượt qua bạn để trả lời bài toán này, nhưng tôi sẽ cố gắng để trả lời đúng. Để tăng thêm sự ngẫu nhiên, chúng ta lấy hàng ghế thứ tư lần này, để xem, một, hai, ba, bốn. Mỗi người hãy nói to lên một chữ số giữa số không và chín, đó sẽ là bốn chữ số mà tôi sẽ nhân bình phương. Khán giả: Chín. AB: Chín. Khán giả: Bảy. AB: Bảy. Khán giả: Năm. AB: Năm. Khán giả: Tám. AB: Tám. 9.758, cái này sẽ mất chút thời gian, vì vậy xin đợi tôi chút. 95,218,564? Người phụ nữ: Đúng. AB: Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bây giờ, tôi sẽ cố gắng bình phương một số năm chữ số -- và tôi có thể -- nhưng tiếc là hầu hết các máy tính không thể. (Cười) Giới hạn tám chữ số - Có đáng ghét không? Vậy, bởi vì ta đã đạt đến giới hạn của các máy tính -- gì vậy? Máy của cô có lên đến -- Người phụ nữ: Tôi không biết. AB: Máy ông có tính được nhiều số hơn không? Ồ -- của ông làm được không? Người đàn ông: Có lẽ tôi làm được. AB: Tôi sẽ quay lại với ông sau. Lúc này, hãy để tôi kết thúc phần đầu tiên của buổi biểu diễn bằng cách làm một cái gì đó khó hơn một chút. Hãy lấy số lớn nhất ở trên bảng ở đây, 8649. Xin các bạn nhập số đó trên máy tính của bạn? Và thay vì bình phương, Tôi muốn các bạn nhân nó với bất cứ số ba chữ số nào bạn muốn, nhưng đừng cho tôi biết bạn đang nhân với số nào -- cứ nhân nó với bất cứ số ba chữ số ngẫu nhiên nào. Vậy bạn sẽ có kết quả là một số có sáu hay có thể bảy chữ số. Các bạn được số có mấy chữ số, sáu hay bảy? Bảy, còn cô? Người phụ nữ: Bảy. AB: Bảy? Bảy? Và, chưa rõ. Người đàn ông: vâng. AB: Bảy. Có cách nào tôi có thể biết các số bảy chữ số bạn đang có? Chắc là "Không" (Cười) Tốt. Vậy, tôi sẽ cố gắng làm điều bất khả thi này -- hoặc ít nhất là điều khó xảy ra. Điều tôi muốn các bạn làm là nói to lên cho tôi bất kỳ sáu trong bảy chữ số của bạn, bất kỳ sáu chữ số nào, theo bất kỳ thứ tự bạn muốn. (Cười) Mỗi lần một chữ số, tôi sẽ cố gắng và xác định chữ số còn lại. Vậy, bắt đầu với số bảy chữ số của bà, xin đọc bất cứ sáu chữ số nào trong đó. Người phụ nữ: Một, được rồi, 197042. AB: Có phải bà đã chừa ra số 6? Người phụ nữ: Đúng, AB: Tốt, được rồi, vậy là một người. Cô có số bảy chữ số, làm ơn đọc bất cứ sáu số trong đó. Người phụ nữ: 44875. AB: Tôi nghĩ tôi chỉ nghe năm con số. Tôi - khoan - 44.875 -- có phải cô chừa lại số 6? Người phụ nữ: Vâng. AB: Cũng như bà ấy, OK. Ông có số bảy con số -- hãy đọc to và rõ ràng bất cứ sáu số trong đó. Người đàn ông: 079044. AB: Tôi nghĩ rằng ông chừa lại số 3? Đó là ba. Xác suất của tôi đoán đúng cả bốn số này bằng cách đoán ngẫu nhiên là một phần 10,000: 10 mũ bốn. Được rồi, bất kỳ sáu số trong đó. Lần này làm ơn đảo lộn thứ tự. Người đàn ông: 263972. AB: Có phải ông chừa lại số 7? và xin cho cã bốn người này một tràng pháo tay nồng nhiệt. Cám ơn các bạn nhiều. Số tiếp theo của tôi -- (Cười) trong khi não tôi nạp lại năng lượng, Tôi có một câu hỏi nữa cho khán giả. Có ai ở đây biết được ngày trong tuần mà họ sinh ra? Nếu bạn nghĩ bạn biết rõ ngày sinh của mình xin giơ tay lên. Để xem, bắt đầu với -- hãy bắt đầu với quý ông đây, OK thưa ông, Trước tiên, năm nào? Đó là tại sao tôi hỏi một quý ông trước. Năm nào? Khán giả: 1953. AB: 1953, và tháng? Audience: 11. AB: Ngày? Khán giả: 23. AB: 23 -- có phải là thứ hai? Khán giả: Vâng. Vâng, tốt. Ai nữa không? Ai muốn -- xem tôi vẫn -- chưa thấy cánh tay nữ nào OK, đây -- Bà thì sao, năm nào? Khán giả: 1949. AB: 1949, tháng? Khán giả: tháng 10. AB: ngày? Khán giả: 5. AB: ngày 5 -- có phải đó là thứ tư? Vâng -- giờ tôi đi đến hàng ghế sau, cô được không? Hãy la to lên nào, năm nào? Khán giả: 1959. AB: 1959, OK -- và tháng? Khán giả: 2. AB: ngày? Khán giả: 6. AB: 6 -- có phải đó là thứ sáu? Khán giả: Vâng. Tốt, còn người ngồi phía sau cô? Hãy nói to lên -- to lên -- Năm sinh của cô? Khán giả: 1947. AB: 1947, tháng? Khán giả: 5. AB: ngày mấy tháng 5? Khán giả: 7. AB: 7 -- có phải đó là thứ tư? Khán giả: Vâng. AB: Cám ơn nhiều. (Vỗ tay) Có ai ở đây muốn biết ngày trong tuần họ sinh ra? Chúng ta có thể làm bằng cách này. Đương nhiên tôi có thể chỉ nói đại đáp án và bạn sẽ không thể biết được. nên tôi đã chuẩn bị cho trường hợp đó. tôi đã mang một cuốn sách lịch. Nó chứa đến 1800 năm trước, 'bởi vì bạn không bao giờ biết. (Cười) Tôi không cố ý nhìn ông, thưa ông -- chỉ là vì ông ngồi đây. Dù sao đi nữa, Chris, anh có thể giúp tôi, nếu anh không không phiền. Đây là sách lịch, và tôi sẽ hỏi -- ai muốn biết ngày sinh của mình? Vâng thưa ông? OK Năm nào, trước hết? Khán giả: 1966. AB: '66 -- lật cuốn lịch đến 1966 -- tháng? Khán giả: 4. AB: ngày mấy tháng 4? Khán giả: 17. AB: 17 -- Tôi tin đó là chủ nhật. Anh xác minh được không, Chris? Chris Anderson: Vâng. AB: Yeah, OK. Tôi cho anh biết, Chris: miễn là anh có cuốn sách đó trước mặt, giúp tôi, lật đến một năm ngoài 1900s, hoặc là trong 1800s hoặc trong 2000s vậy sẽ là thách thứ lớn hơn nhiều với tôi. Năm nào anh muốn, Chris? CA: 1824. AB: 1824, OK. Và tháng? CA: 6. AB: ngày? CA: 6. AB: 6 -- có phải là ngày chủ nhật? CA:đúng rồi. AB: Và ngày đó có nhiều mây. Tốt, cám ơn anh (Vỗ tay) Nhưng giờ tôi muốn tóm gọn lại bằng việc ám chỉ đến một việc từ mục biểu diễn trước. Có một quý ông trên đây với chiếc máy tính đến 10 chữ số. Ông ấy đâu, xin mời đứng dậy, quý ông 10 chữ số? OK, vâng đứng lên giùm tôi trong giây lát, để tôi thấy ông ở đâu OK, ồ, OK -- ông cũng có máy tính 10 chữ số ạ? OK, việc tôi sẽ cố gắng làm là bình phương trong đầu tôi một số có năm con số cần có máy tính 10 chữ số. Nhưng để công việc của tôi thú vị hơn cho bạn, cũng như cho tôi, Tôi sẽ giải bài toán này suy nghĩ to thành tiếng. Để các bạn có thể nghe một cách trung thực những diễn biến trong đầu tôi khi tôi làm phép tính ở mức này. Giờ tôi phải xin lỗi người bạn ảo thuật gia Lennart Green. Tôi biết là một nhà ảo thuật chúng ta không nên để lộ bí mật, nhưng tôi không quá e sợ rằng người ta sẽ bắt đầu bắt chước tiết mục của tôi tuần sau, vậy -- Tôi nghĩ chúng ta ổn. Để xem, hãy chọn một -- hãy chọn một hàng ghế khác, bắt đầu từ bạn. Tôi sẽ lấy năm chữ số: một, hai, ba, bốn -- ồ, tôi chọn hàng này rồi. Hãy chọn hàng phía trước vậy, bắt đầu từ ông: một, hai, ba, bốn, năm. Mỗi người nói to một con số -- vậy là một số năm chữ số mà tôi sẽ cố gắng bình phương. Bắt đầu. Khán giả: Năm. AB: Năm. Khán giả: Bảy. AB: Bảy. Khán giả: Sáu. AB: Sáu. Khán giả: Tám. AB: Tám. Khán giả: Ba. AB: Ba. 57,683 bình phương. Yuck. Để tôi giải thích làm sao tôi cố gắng giải bài toán này. Tôi sẽ chia nhỏ bài toán làm ba phần. Tôi sẽ tính 57,000 bình. cộng 683 bình. cộng 57,000 nhân với 683 nhân hai. Cộng tấ cả các kết quả lại, và với may mắn sẽ có câu trả lời đúng. Giờ để tôi đóng nắp bút đã. Cám ơn. Trong khi đó tôi giải thích một điều khác -- -- Tôi biết bạn có thể dùng nó, đúng không? Trong lúc tôi làm các phép tính, các bạn có thể nghe một số từ, cùng với các số, giữa phép tính toán. Để tôi giải thích đó là gì. Đây là một mã ngữ âm, một phương tiện nhớ mà tôi dùng, cho phép tôi chuyển đổi số thành từ ngữ. Tôi nhớ các con số qua các từ này, và sau đó đổi ngược chúng lại thành số. Tôi biết nghe có vẻ phức tạp; không hề -- Tôi chỉ không muốn bạn nghĩ bạn đang xem phim "Rain Man". (Cười) Chắc chắn phải có một phương pháp cho khả năng điên rồ này của tôi -- chắc chắn, chắc chắn. (Cười) Nếu bạn muốn nói chuyện với tôi về ADHD sau đó, bạn có thể gặp tôi. Nào -- nhân đây, chỉ dẫn cuối cùng, cho các giám khảo với máy tính -- OK, bạn biết bạn là ai -- ít nhất có 50 phần trăm khả năng tôi sẽ tính sai ở lần này. Nếu tôi sai, đừng nói cho tôi biết sai chỗ nào; chỉ cần nói. "gần đúng" hay tương tự, và tôi sẽ cố gắng tìm ra đáp án -- mà có thể rất thú vị. Nếu, tuy nhiên, tôi đúng, làm gì cũng được, đừng giữ im lặng, được chứ? (Cười) Hãy chắc rằng cho mọi người biết tôi đã trả lời đúng. vì đây là sự kết thúc lớn của tôi, được rồi. Vậy, không trì hoãn nữa. bắt đầu thôi. tôi sẽ bắt đầu tính từ giữa, 57 nhân 683. Giờ, 57 nhân 68 là 3,400, cộng 476 là 3876. đó là 38,760 cộng 171. 38,760 cộng 171 là 38,931. 38,931; gấp đôi để có được 77,862. 77.862 trở thành cookie fission, cookie fission là 77,822. Có vẻ ổn, tôi sẽ tiếp tục. Cookie fission, được rồi. Tiếp theo, tôi tính 57 bình, là 3,249, tôi có thể nói, ba tỷ. Lấy 249, cộng vào cookie, 249, oops, nhưng tôi thấy có số dư -- 249 -- cộng vào cookie, 250 cộng 77, là 327 triệu -- fission, fission, OK, cuối cùng, ta tính bình phương 683, vậy là 700 nhân 666, cộng 17 bình là 466,489, quay lại nếu tôi cần nó. quay lại, lấy 466, cộng vào fission, để có, oh gee -- 328,489. Khán giả: Đúng rồi! Tốt. (Vỗ tay) Cám ơn các bạn nhiều. Hy vọng các bạn thích ảo thuật toán học. Cám ơn. (Vỗ tay) Đó là vào năm 2006. Bạn tôi Harold Ford gọi cho tôi. Anh ấy đang tranh cử cho Thượng Viện Mĩ bang Tennessee, anh nói: "Mellody, tôi thực sự cần một buổi họp báo quốc gia. Cô có ý gì không?" Tôi có 1 ý tưởng, tôi gọi 1 người bạn sống ở New York làm việc tại một trong những công ty truyền thông thành công nhất thế giới, cô ấy bảo: "Tại sao không tổ chức một bữa tiệc trưa với ban biên tập cho Harold? Cô đi cùng với anh ấy." Harold và tôi đến New York. Chúng tôi ăn mặc chỉnh chu nhất có thể. Chúng tôi trông rất oách xà lách. Chúng tôi đến bàn tiếp tân, và nói: " Chúng tôi đến vì bữa tiệc." Cô ấy bảo chúng tôi đi theo. Ngang một dãy hành lang, chúng tôi thấy mình ở trong phòng nhân sự, ngay lúc đó, cô ta nhìn tụi tôi và bảo: " Đồng phục của mấy người đâu rồi?" Ngay lúc đó, bạn tôi xông vào. Mặt cô ta tím dần lại. Thực sự là đứng hình, đúng vậy không? Tôi nhìn cô ta và nói: "Cô có nghĩ chúng ta cần nhiều hơn một người da đen trong Thượng Viện Mỹ không? Thế là Harold và tôi --- ( Vỗ Tay ) --- chúng tôi vẫn còn đùa về câu chuyện đó, và giây phút đó làm tôi rất bất ngờ nhưng thật sự, sâu trong tôi, tôi chẳng hề ngạc nhiên tí nào. Bởi vì một điều mẹ tôi đã dạy tôi cách đây 30 năm. Mẹ tôi có óc thực tế đến tàn nhẫn. Ngày nọ, trở về nhà từ tiệc sinh nhật tôi là đứa da đen duy nhất được mời, thay vì hỏi tôi những câu các bà mẹ thường hỏi " Con có vui không?" hay "Bánh sinh nhật thế nào?" mẹ nhìn thẳng tôi và gặng: "Họ đối xử với con như thế nào?" Tôi chỉ mới lên 7. Đương nhiên tôi không hiểu được. Tại sao người ta lại đối xử khác với tôi? Nhưng bà ấy biết, bà ấy nhìn thẳng vào mắt tôi và dặn: "Họ sẽ không bao giờ đối đãi tốt với con hết." Chủng tộc là một trong những chủ đề ở Mĩ làm người khác cảm thấy khó chịu một cách lạ kì. Bạn nhắc đến nó tại mỗi bữa tiệc tối hay tại nơi làm việc, nó dường như có ảnh hưởng trong giao tiếp như chuyện thị phi giới chính quyền vậy. Tôi bị sốc, tiếp theo là mội sự im lặng trải dài. Cho đến tận hôm nay, tôi đã kể cho vài bạn và đồng nghiệp về dự dịnh bàn về chủng tộc, họ ngăn tôi, họ bảo, đừng làm thế, sẽ có một nguy cơ rất cao khi đá động đến vấn đề này, mọi người sẽ nghĩ tôi là bà da đen cảm tử và tôi sẽ tự hủy hoại sự nghiệp của mình. Phải nói với bạn là, tôi đã có tí nản lòng trong một khoảnh khắc . Nhưng tôi nhận ra, bước đầu tiên để giải quyết mọi vấn đề là đừng trốn tránh nó, và bước đầu tiên để hành động dưới mọi hình thức là sự ý thức. Thế là tôi quyết định nói về vấn đề ấy. Tôi cũng nghĩ rằng nếu đến đây chia sẻ với các bạn những trải nghiệm của mình, có thể chúng ta đều sẽ bớt lo ngại và mạnh dạn hơn trong những cuộc đàm thoại về chủng tộc. Tôi biết sẽ có những người ngoài kia nói rằng việc Barack Obama đắc cử chấm dứt sự kì thị chủng tộc đúng không? Nhưng trong ngành đầu tư, chúng tôi truyền nhau như thế này: Con số không nói dối. Và đây, những sự phân biệt chồng chất đáng kể về chủng tộc mà không thể bị lơ, về mặt dư dả gia đình, thu nhập đầu vào, cơ hội nghề nghiệp, an sinh xã hội. Một ví dụ từ đoàn thể công ty tại Mĩ: Kể cả khi người da trắng, chiếm chỉ 30% tổng dân số nước Mĩ, họ nắm tới 70% các chức vụ hội đồng quản trị. Trong tạp chí Fortune 250, chỉ có 7 giám đốc là dân tộc thiểu số, trong hàng ngàn công ty giao dịch, chỉ có duy nhất 2 công ty được điều hành bởi phụ nữ da màu, bạn đang nhìn một người trong đó, là cái người mà cách đây không lâu, bị nhầm lẫn là phụ bếp. Đó mới chính là sự thật. Tôi có một thí nghiệm mà tôi hay tự bày chơi tưởng tượng nếu tôi dắt bạn vào 1 phòng của một trong những công ty lớn, như ExxonMobil, mỗi một người trong phòng họp đều là da màu, bạn sẽ nghĩ đó là một điều kì quặc. Nhưng nếu tôi dắt bạn vào công ty Fortune 500, và mọi người trong phòng là đàn ông da trắng, có đời nào ta sẽ nghĩ nó kì quặc? Tôi biết tại sao lại như vậy. ( Vỗ Tay) Tôi biết tại sao lại như thế. sự kì thị đã được thể chế hóa, hợp pháp hóa, trên đất nước chúng ta. Không ai bàn cãi về điều đó. Tuy nhiên, khi vật lộn với vấn đề này, cái câu hỏi của mẹ vẫn lơ lửng trong đầu tôi: Họ đối xử với con như thế nào? Tôi không phải cố ý lôi nó ra để phàn nàn hay một cách nào đó van xin sự cảm thông . Tôi đã thành công trong cuộc sống hơn những gì tôi có thể tưởng tượng, và tôi được người ở mọi chủng tộc đối xử tốt . nhiều hơn là không. Tôi bộc bạch câu chuyện phụ bếp bởi nó đã xảy ra. Tôi dẫn chứng những thống kê về các công ty bởi chúng là sự thật, và tôi đứng đây ngày hôm nay diễn giải về kì thị chủng tộc bởi tôi tin rằng điều này đang lăm le cướp đi mọi cơ hội dành cho thế hệ sau điều mà chúng ta đều mong mỏi cho con em mình bất kể màu da hay nguồn gốc. Và tôi nghĩ vấn đề này cũng cản trở kinh doanh thương mại. Những nhà nghiên cứu đã dùng thuật ngữ "mù màu" để diễn tả một hành động học theo khi chúng ta giả vờ không chú ý đến chủng tộc. Nếu có lần bị bao quanh bởi một đám người mà trông giống bạn, thì đơn thuần là tình cờ. Còn đây, mù màu, theo nhìn nhận của tôi, không có nghĩa là không có phân biệt chủng tộc, và có sự công bằng. Không phải như vậy. Với tôi, mù màu như thế rất nguy hiểm vì nó cho thấy rằng ta đang lẩn trốn khó khăn. Một nghiên cứu nói rằng, thay vì tránh né chủng tộc, những công ty thực sự thông minh đối mặt với nó. Họ trân trọng sự đa dạng đồng nghĩa với việc công nhận mọi chủng tộc, kể cả dân tộc đa số. Nhưng tôi sẽ là người đầu tiên kể bạn nghe, chủ đề này có thể khó nói kì cục, chả thoái mái gì -- nhưng đó là một phần của vấn đề. Với nguyện vọng dập tắt các định kiến chủng tộc, như dân da màu không thích đi bơi, tôi sẽ cho bạn biết rằng tôi thích bơi đến nhường nào. Tôi thích bơi đến nỗi khi lớn lên, tôi bơi với một huấn luyện viên. Ngày kia, ông ấy cho tôi một đợt rèn luyện bắt tôi bơi dọc bể hết 25m mà không lấy hơi. Mỗi lần thất bại, tôi buộc phải làm lại. Đương nhiên tôi thất bại rất nhiều lần. Cuối cùng, tôi cũng làm được nhưng khi ra khỏi bể tôi lả người đi, kiệt sức và hỏi: " Tại sao chúng ta phải tập bài giữ hơi ?" Ông ấy quay sang tôi: "Mellody, đó không chỉ là bài tập thông thường. Bài rèn người ấy là để tập con quen với việc cảm thấy không thoải mái, vì đó là cách đa phần chúng ta xoay sở trong cuộc sống." Nếu học được việc đối phó với sự cản trở, gây bực dọc, và xuôi mình theo nó, chúng ta sẽ có 1 cuộc sống tốt hơn. Nên tôi nghĩ đã đến lúc cần phải thích nghi với những đoạn hội thoại khó chịu về chủng tộc đen, trắng, châu Á, Mễ, nam, nữ, tất cả, nếu tin vào quyền bình đẳng và cơ hội bình đẳng ở nước Mĩ, chúng ta cần phải có những cuộc hội thoại thực thụ về vấn đề này Chúng ta không thể mù màu. Chúng ta phải "cảm màu", cần phải sẵn sàng, như giáo viên, như phụ huynh như doanh nhân, nhà khoa học. Cần sẵn sàng để có những cuộc trò chuyện chủ động về chủng tộc với sự chân thành, thấu hiểu, và can đảm, không chỉ vì đó là điều đúng đắn, mà còn vì nó là một điều khôn ngoan, bởi kinh doanh và sản phẩm của ta lẫn khoa học, nghiên cứu của nhân loại tất cả sẽ tốt hơn, hay hơn với sự đa dạng lớn hơn. Ví dụ ưa thích nhất của tôi về sự cảm màu là một anh chàng tên John Skipper. Anh ấy điều hành kênh ESPN. Anh ấy là một dân Bắc Carolina, một quí ông miền Nam đậm chất lịch lãm, da trắng. Anh ấy tham gia ESPN, nơi có truyền thống về sự tổng thể và đa dạng, nhưng còn hơn thế. Anh ấy đòi hỏi mỗi vị trí mở trong công ty phải có một danh sách ứng cử viên đa dạng. Anh cũng nói với nhân viên lâu năm những người khó chịu ngay từ đầu, nếu họ có gặp anh và gắt: "Anh muốn tôi thuê tụi dân tiểu số hay thuê người giỏi nhất cho công việc? Câu trả lời cũng vẫn sẽ như vậy: "Có chứ." Bằng việc nói đồng ý với sự đa dạng, tôi thực tâm tin rằng ESPN là công ty truyền hình cáp đáng giá nhất thế giới. Theo tôi, đó là một nguyên liệu bí mật. Tôi có thể kể, từ chính ngành của mình, tại công ty đầu tư Ariel, chúng tôi xem sự đa dạng là một lợi thế cạnh tranh, vượt trên cả thương mại. Anh chàng Scott Page từ Đại Học Michigan là người đầu tiên phát triển một công thứ toán học dành cho sự đa dạng. Anh ta nói, nếu để giải quyết một vấn đề cực kì, cực kì khó, bạn nên tập hợp một nhóm đa dạng, gồm những người có đầu óc khác nhau. Ví dụ anh đưa ra là dịch bệnh đậu mùa. Khi nó lây lan tại Châu Âu, nhiều nhà khoa học đã hợp tác với nhau, và họ bối rối. Mở đầu của việc chữa trị căn bệnh này đến từ nơi khó có thể tin được, một nông dân trại sữa, chú ý rằng những người vắt sữa không bị nhiễm bệnh đậu mùa. Và vaccine bệnh này dựa trên giống bò bắt nguồn từ người nông dân ấy. Tôi chắc rằng bạn đang ngồi đây và nhủ rằng: " Tôi không điều hành một công ty cáp, hay một công ty đầu tư, hay là nông dân trại sữa. Tôi có thể làm được gì? ". Bạn có thể cảm màu. Nếu là một phần của một quá trình thuê nhân sự, bạn có thể cảm màu. Nếu đang cố giải một vấn đề khó, bạn có thể lên tiếng và cảm màu. Tôi biết mọi người sẽ bàn tán, nhưng nó cũng chả to tát gì, tôi yêu cầu bạn làm một điều rất đơn giản: quan sát môi trường của bạn, trường học, công sở và tại nhà. để ý đến những người xung quanh, một cách chủ tâm. Mời gọi họ vào trong đời bạn người không nghĩ giống bạn, không giống bạn, không hành xử giống bạn, không cùng quê, bạn sẽ thấy rằng họ thử thách giả định của bạn và làm bạn trưởng thành hơn. Bạn có thể có những góc nhìn mới từ những cá thể này, hay, như chồng tôi, tình cờ là người da trắng, có thể sẽ học được rằng người da đen, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, đều xài sữa dưỡng thể mỗi ngày. Thế nên, đây là điều quan trọng mà thế hệ tiếp theo cần phải hiểu rằng sự tiến triển này sẽ giúp họ, bởi họ đang trông chờ chúng ta làm tấm gương tốt. Nên, như tôi đã kể, mẹ tôi, bà ấy thực tế đến tàn nhẫn. Bà ấy là một tấm gương khó có thể tin được. Bà ấy là kiểu người sẽ ở mãi như vậy bởi bà ấy là một người mẹ đơn thân với 6 đứa con ở Chicago. làm trong ngành bất động sản, cực nhọc ngày đêm đôi khi phải cân đo xoay sở cho cuộc sống. Nhiều lúc chúng tôi bị cắt điện thoại, hay không có điện, thậm chí bị đuổi đi. Những lần như thế, chúng tôi phải sống trong những căn hộ nhỏ của mẹ, chỉ có một hoặc hai phòng, bởi chúng chưa được xây xong, và chúng tôi đều nấu nước tắm trên thềm nóng. Nhưng bà ấy chưa bao giờ từ bỏ hi vọng, chưa bao giờ, và bà cũng không bao giờ cho phép chúng tôi làm vậy. Quan niệm tàn bạo này tôi lúc ấy lên 4 và bà đã bảo tôi: "Mẹ là Quỷ đấy." (Tiếng cười) Bà thực dụng kiểu thế đó. Bà dạy tôi vô số bài học ở đời, nhưng quan trọng nhất là từng ngày, bà đều bảo: "Mellody, con có thể trở thành bất cứ gì con muốn." Và vì những từ ngữ nhẹ nhàng đó, tôi chịu thức dậy từ sáng sớm vì những từ ngữ khích lệ đó, tôi yêu trường học hơn hết mọi thứ, và vì những từ ngữ đó, trên xe buýt tới trường, tôi mơ những giấc mơ xa vời. Vì những từ ngữ đó, tôi đứng ở đây, tràn đầy đam mê, yêu cầu các bạn hãy can đảm hơn vì bọn trẻ những người đang mơ cùng những giấc mơ ấy, trong thời khắc này. (Vỗ Tay). Tôi muốn chúng trông thấy một vị giám đốc trên tivi, và thốt lên: "Con muốn giống như cô ấy," hay: " Chú ấy giống con quá." Tôi muốn chúng biết rằng mọi sự đều có thể, rằng chúng có thể vươn đến chúng hằng mong ước rằng chúng sẽ được chào đón tại bất kì công ty nào, thậm chí là dẫn đầu công ty đó. Ý tưởng về vùng đất của tự do cái nôi của những người quả cảm, đã dần ăn sâu vào hệ thống nước Mĩ. Mĩ, khi gặp thử thách, ta ngang nhiên đối mặt, không hề nhún nhường. Chúng ta hiên ngang, quyết tâm. Thế nên, lúc này, tôi yêu cầu bạn hãy thể hiện sự can đảm ấy. Hãy táo bạo. Tôi yêu cầu bạn đừng bỏ lại thứ gì. Đừng bỏ lại bất kì trẻ em nào. Đừng trở nên mù màu, ngược lại, hãy cảm màu hơn, để mọi đứa trẻ biết được tương lai của chúng thực sự quan trọng và tất cả ước mơ đều có thể thành hiện thực. Xin cám ơn. (Vỗ Tay) Xin cám ơn rất nhiều. Cám ơn. ( Vỗ Tay) Tôi muốn giới thiệu với các bạn một thứ thứ mà các ảo thuật gia thời Victoria mô tả như là một cỗ máy kỳ diệu một cỗ máy tự động một cỗ máy biết suy nghĩ. Hãy làm quen với EDI Cậu ấy đang ngủ. Hãy đánh thức cậu ấy nào. EDI, EDI Những máy móc trình diễn kiểu này rất phổ biến trên khắp Châu Âu. Khán giả kinh ngạc khi thấy chúng chuyển động. Đó là khoa học viễn tưởng, kỹ thuật robot trong thời kỳ tiền-điện tử, máy móc vượt quá những gì mà công nghệ thời Victoria có thể tạo ra, thứ mà sau này được biết đến với cái tên "robot." EDI: Robot. Một từ ra đời vào năm 1921 trong truyện khoa học viễn tưởng của nhà viết kịch người Séc Karel Čapek. bắt nguồn từ từ "robota" có nghĩa là "cưỡng bức lao động" Nhưng những robot này thì không thật. Chúngkhông thông minh. Chúng chỉ là một ảo giác, một sự kết hợp thông minh giữa kỹ thuật cơ khí và nghệ thuật đánh lừa trong ảo thuật. EDI thì khác. EDI là thật. EDI: Tôi cao 176cm. MT: Cậu ấy nặng 136kg. EDI: Tôi có 2 cánh tay 7 trục MT: Lõi cảm biến EDI: Một hệ thống phát hiện sóng âm 360 độ. đi kèm với bảo hành. MT: Chúng ta yêu robot. EDI: Xin chào, Tti là EDI. Chúng ta kết bạn nhé. MT: Chúng ta bị hấp dẫn bởi khả năng tạo ra những phiên bản cơ học của chính mình. Chúng ta tạo ra chúng trông giống chúng ta, hành động như chúng ta và suy nghĩ như chúng ta. Một robot hoàn hảo sẽ không có gì khác với con người, và điều đó khiến ta sợ hãi. Trong câu chuyện đầu tiên, robots chống lại người đã tạo ra chúng. Một trong những nét chủ đạo của khoa học viễn tưởng. EDI: Ha ha ha. Bây giờ anh là nô lệ Chúng tôi, robot, sẽ là người thống trị. Thế giới của anh là của chúng tôi. MT: Như tôi đã nói, ngoài khuôn mặt và cơ thể mà ta cung cấp ta không thể đọc được những ý định của robot, điều đó làm ta lo lắng. Khi ai đó đưa cho bạn một vật, bạn có thể đọc được ý định trong mắt, khuôn mặt hay ngôn ngữ cơ thể của họ. Điều đó không đúng với robot. Bây giờ, việc này sẽ đi theo 2 hướng. EDI: Wow! MT: Robots không thể lường trước hành động của con người EDI: Anh biết không, con người thật khó đoán, không có lý trí nữa chứ. Tôi hoàn toàn không có khái niệm về việc các anh sẽ làm gì tiếp theo điều đó khiến tôi sợ hãi. MT: Đó là lí do tại sao con người và robot khó làm việc cùng nhau. Tai nạn là không tránh khỏi. EDI: Ô, nó làm tôi đau. MT: Xin lỗi cậu. Một cách để thuyết phục con người rằng robot thì an toàn là tạo ảo giác về sự tin tưởng. Cũng như người thời Victoria làm giả sự tuyệt vời của máy móc, chúng ta có thể thêm vào một lớp lừa dối để cảm thấy thoải mái hơn với bạn bè robot của mình. Với ý nghĩ đó, tôi đã dạy EDI một trò ảo thuật. Sẳn sàng chưa, EDI? EDI: Rồi, Marco Abracadabra. MT: Abracadabra? EDI: Phải. Đó là tất cả của ảo tưởng, Marco. Thôi nào, tiếp tục đi. MT: Ảo thuật tạo ra ảo ảnh của một thực tế bất khả thi. Công nghệ cũng có thể làm như vậy. Alan Turing, người tiên phong về trí tuệ nhân tạo, đã nói về việc tạo ra ảo tưởng rằng máy móc có thể suy nghĩ. EDI: Một máy tính xứng đáng được gọi là thông minh nếu nó lừa được con người tin rằng nó là con người. MT: Nói cách khác, nếu ta chưa có giải pháp về công nghệ, liệu ảo giác có thể phục vụ cùng một mục đích trên? Để tạo ra ảo giác robot, chúng tôi đưa ra các quy tắc đạo đức mà tất cả robot phải tuân theo. EDI: Robot không được phép làm hại con người, hay đứng nhìn họ bị tổn hại mà không làm gì cả. Cảm ơn, Isaac Asimow MT: Chúng ta nhân tính hóa máy móc cho chúng một gương mặt thân thiện một giọng nói làm yên lòng. EDI: Tôi là EDI Tôi được vận hành tại TED vào tháng 3 năm 2014 MT: Chúng ta để chúng làm chúng ta vui. Quan trọng nhất, chúng ta cho chúng thấy sự tồn tại của chúng ta. EDI: Marco, anh đang đứng trên chân tôi! MT: Xin lỗi. Chúng ý thức về sự mong manh của chúng ta và sẽ di chuyển sang một bên nếu ta đến quá gần, và sẽ giải thích việc không thể tiên đoán hành động của chúng ta. Và theo tiếng gọi của ảo tưởng công nghệ, ta có thể lờ đi nỗi sợ của chính mình và tương tác thật sự. (Âm nhạc) Cảm ơn EDI: Cảm ơn (Vỗ tay) (Âm nhạc) MT: Như vậy đấy. Cảm ơn mọi người Cảm ơn cậu, EDI EDI: Cảm ơn anh, Marco (Vỗ tay) Hồi còn là một sĩ quan trẻ, người ta bảo tôi hãy tin vào trực giác dũng cảm hành động theo nó, Và cái tôi học được là trực giác thường sai. Mùa hè năm 2010 tin về hàng loạt tài liệu mật bị lộ lan ra ngoài Lầu năm góc gây sốc cho cả thế giới làm chao đảo chính phủ Mỹ Người ta đặt ra nhiều câu hỏi bởi một số lượng thông tin bị lộ và ảnh hưởng tiềm ẩn của nó là khá lớn. Một trong những câu hỏi đầu tiên được đặt ra là sao mà một sĩ quan trẻ lại có thể truy cập vào ngần ấy thông tin? Sao ta có thể để những thông tin nhạy cảm vào tay một người trẻ tuổi ? Mùa hè năm 2003, tôi được giao chỉ huy một biệt đội, rải khắp Trung Đông chống lại tổ chức al Qaeda. Lực lượng chủ yếu của chúng tôi ở bên trong Iraq, và đặc vụ là đánh bại tổ chức này tại Iraq. Tôi đã ở đó hơn 5 năm tập trung vào cuộc chiến kì lạ, khó khăn và tồi tệ và để lại nhiều thiệt hại cho người dân vô tội. Chúng tôi làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn al Qaeda và những kẻ ném bom tự sát xúc tác của bạo lực. Chúng tôi nâng cao khả năng chiến đấu, phát triển những thiết bị mới, chúng tôi nhảy dù, bay trực thăng, dùng tàu nhỏ, lái xe , hành quân đường bộ tiếp cận mục tiêu đêm này qua đêm khác để ngăn chặn sự tàn sát mà mạng lưới này gây ra. Chúng tôi đổ máu Chúng tôi chết đi và chúng tôi tàn sát để ngăn chặn tổ chức đó tàn sát người dân Iraq. Chúng tôi làm việc cần làm theo cách được dạy bảo. rằng việc giữ bí mật là một phần trong ADN. Đó là sự bảo mật thông tin, là ý nghĩ cho rằng thông tin là mạch máu là cái giữ cho con người được an toàn. Chúng tôi có cảm giác rằng khi hoạt động trong tổ chức điều quan trọng là giữ kín thông tin bên trong tổ chức ấy, và chỉ đưa thông tin cho người thật sự cần được biết. Vậy ai là cần được biết ? Ai cần, ai phải biết thông tin đó để thực thi phần việc quan trọng mà bạn đã giao cho họ ? Trong thế giới liên kết chặt chẽ này thật khó để phỏng đoán khó mà biết được ai cần thông tin và ai không. Tôi từng làm việc với tổ chức tình báo và than phiền về việc thiếu thông tin, họ nhìn tôi và hỏi "Ông thiếu thông tin nào? "(tiếng cười) "Nếu tôi biết thì đâu có vấn đề gì" Chúng tôi nhận ra mình phải thay đổi văn hoá thông tin đập đổ những bức tường phải chia sẻ đi từ việc ai cần được biết sang việc ai chưa biết, và cần phải thông báo cho họ nhanh nhất có thể. Sự thay đổi văn hóa trong tổ chức mà việc giữ bí mật đã được "khắc cốt ghi tâm". Chúng tôi bắt đầu bằng việc ra khỏi văn phòng phá vỡ những bức tường dựng nên "phòng nhận thức tình huống" vào mùa hè năm 2007 điều này được chứng minh bằng việc chúng tôi lấy được ghi chép nhân sự về những người mang lính đánh thuê đến Iraq. Khi có được ghi chép nhân sự đó, đáng lẽ phải giấu đi chúng tôi đã chia sẻ với tổ chức tình báo, và cố gắng hợp tác với họ. Nhưng khi hỏi một cán bộ tình báo "Chúng ta làm gì đây?" ông ta trả lời "Ông tìm thấy chúng mà" "Ông có thể tiết lộ chúng" "Ta có thể tiết lộ chúng ư? Lỡ quân địch biết được..." "Đó là ghi chép nhân sự của họ mà" (tiếng cười) Và chúng tôi đã làm thế, nhiều người không hài lòng về điều này nhưng khi truyền thông tin đi chúng tôi chợt nhận ra thông tin chỉ có giá trị khi tới tay người có khả năng biến nó thành giá trị . Thông tin mà tôi biết hoàn toàn là vô ích nếu tôi không thể làm điều gì đó tốt hơn từ đó. Kết quả là, điều chúng tôi làm là thay đổi khái niệm về thông tin, từ "thông tin là sức mạnh" đến "chia sẻ thông tin mới là sức mạnh." Một biến đổi chủ chốt thay vì chiến thuật mới, vũ khí mới hay bất thứ gì mới nào. Chúng tôi giờ là một phần của đội nơi thông tin là kết nối cơ bản chứ không phải là bức tường. Tôi muốn mọi người hít thật sâu và cho hết ra bởi trong cuộc sống, sẽ có những thông tin mà bạn không muốn rò rỉ ra ngoài. sẽ là một thảm họa khi ai đó tiết lộ bảng điểm hồi đại học của tôi (tiếng cười) Nhưng có sao đâu, tôi sợ một công chức giữ thông tin trong hộc tủ hay két sắt hơn là việc mình bị lộ thông tin Bởi trên hết sẽ có lợi hơn nếu ta chia sẻ. Xin cảm ơn (tiếng vỗ tay) Helen Walters : Nếu anh ở đây sáng nay anh đã có thể gặp Rick Ledgett giám đốc đại diện của NSA người đã đáp lại bài nói chuyện của Edward Snowden đầu tuần này. Anh có cho rằng chính phủ Mỹ nên ân xá cho Edward Snowden ? Standley McChrystal : Rick đã nói một điều rất quan trọng : rằng ta không thể biết mọi thứ. Việc này có hai khía cạnh một là Edward Snowden đã đưa ra một nhu cầu quan trọng mà ta cần phải hiểu. Anh ta đã lấy rất nhiều tài liệu mà không hề biết được tầm quan trọng của chúng vì thế tôi nghĩ chúng ta cần tìm hiểu thêm trước khi đưa ra phán quyết về Edward Snowden HW : cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Kashmir Hill: Sinh nhật tôi năm ngoái, chồng tôi tặng tôi máy Amazon Echo. Tôi đã hơi ngạc nhiên vì cả hai chúng tôi đều làm việc trong lĩnh vực riêng tư và an ninh. (Cười) Đó là một thiết bị sẽ ngồi giữa nhà với micrô luôn bật, không ngừng lắng nghe. Nhưng không chỉ chúng tôi. Theo một nghiên cứu của NPR và Edison Research, một trên sáu người Mỹ trưởng thành hiện sở hữu một chiếc loa thông minh, nghĩa là nhà nào cũng có một trợ lý ảo, Kinh khủng thật. Một tương lai không tốt đang tiến đến rất nhanh. Hơn thế, các công ty đang bày bán đủ loại thiết bị kết nối internet. Ta có đèn thông minh, khóa thông minh, toalét thông minh, đồ chơi thông minh, cả đồ chơi tình dục nữa. Thông minh ở đây là có thể kết nối với internet, tập hợp dữ liệu, và giao tiếp với chủ. Nhưng khi vật dụng có thể nói chuyện với bạn, chúng có thể nói chuyện với ai nữa? Tôi muốn tìm hiểu điều đó, nên đã chơi lớn và biến căn hộ một phòng ngủ của tôi ở San Francisco thành nhà thông minh. Tôi, thậm chí, còn kết nối giường ngủ với internet. Đến lúc này, tôi vẫn cho rằng nó chỉ theo dõi thói quen ngủ mà thôi. Tôi có thể nói rằng điều tồi tệ hơn một đêm không ngủ được là hôm sau chiếc giường bảo rằng bạn "không đạt mục tiêu và đạt điểm giấc ngủ thấp." (Cười) Kiểu "Ờ cảm ơn giường thông minh. Làm như tao chưa thấy đủ mệt hay sao ấy." (Cười) Cộng hết, tôi đã lắp đặt 18 thiết bị kết nối internet trong nhà. Và tôi cũng đã lắp đặt Surya. Surya Mattu: Chào, tôi là Surya. (Cười) Tôi giám sát mọi hoạt động của nhà thông minh. Tôi lắp một bộ định tuyến đặc biệt để quan sát mọi hoạt động trong mạng lưới. Các bạn hãy nghĩ bộ định tuyến như một lá chắn bảo vệ, bắt buộc đăng nhập vào tất cả các gói tin khi chúng bật và ngắt kết nối với ngôi nhà. KH: Surya không phải chồng tôi, chúng tôi đều là nhà báo, làm chung ở Gizmodo. SM: Cảm ơn đã đính chính. Các thiết bị Kashmir mua -- chúng tôi hứng thú tìm hiểu chúng gửi thông tin gì về với nhà sản xuất. Và cũng hứng thú tìm hiểu về bức xạ điện tử trong ngôi nhà đối với nhà cung cấp dịch vụ internet. Chúng tôi thấy được cái ISP thấy, nhưng quan trọng nhất, cái mà họ có thể bán. KH: Chúng tôi thí nghiệm trong khoảng hai tháng. Trong hai tháng đó, không giờ nào các thiết bị ngừng hoạt động. cả khi tôi không ở nhà một tuần. SM: Đúng vậy. Dựa vào dữ liệu, tôi biết nhà cô ấy thức dậy và đi ngủ khi nào. Tôi còn biết Kashmir đánh răng khi nào. Tôi sẽ không kể thói quen đánh răng đâu, tôi muốn nói rằng tôi biết rõ lúc nào cô làm việc ở nhà. KH: Tôi nghĩ anh cứ kể cho mọi người đi. SM: Đừng xấu hổ, chỉ là siêu dữ liệu thôi. Tôi biết khi nào cô ấy mở TV và xem bao lâu. Sự thật thú vị về gia đình Hill: họ không thường xem TV, nhưng khi xem, thường là rất say sưa. Chương trình yêu thích: "Difficult People" và "Party Down." KH: Ờ, đúng rồi. Tôi thích "Party Down." Một chương trình rất hay, các bạn nên xem nó. Nhưng chồng Trevor của tôi thích "Difficult People." Và Trevor đã hơi bực khi anh biết sở thích của ảnh, vì dù là người kết nối TV với bộ định tuyến, anh ấy lại quên rằng TV vẫn đang theo dõi. Đây không phải lần đầu TV nhà tôi do thám chúng tôi. Công ty làm ra nó, VIZIO, đã trả khoản phạt 2,2 triệu đôla cho chính phủ hồi năm ngoái, vì đã thu thập dữ liệu trên từng giây về những gì mà hàng triệu người đang xem trên TV, kể cả chúng tôi, và bán chúng cho các nhà môi giới dữ liệu và quảng cáo. SM: À, trò kinh tế giám sát kinh điển. Các thiết bị Kashmir mua hầu hết đều báo lên hệ thống hằng ngày. Nhưng các bạn có biết thiết bị nào báo nhiều nhất? Amazon Echo. Nó liên lạc với các máy chủ mỗi ba phút, bất kể bạn có đang sử dụng nó hay không. KH: Nói chung thì thật khó chịu khi tất cả các thiết bị đều đang liên lạc với máy chủ mà tôi không hề hay biết. Ý là, tôi sẽ không biết nếu không có bộ định tuyến. Khi mua thiết bị thông minh, có lẽ bạn nên biết rằng -- bạn sẽ sở hữu thiết bị, nhưng công ty cũng sẽ có được dữ liệu của bạn. Bạn biết đấy, có lẽ cũng dễ hiểu thôi -- bạn mua một thiết bị kết nối internet, nó sẽ sử dụng internet. Nhưng thật kỳ lạ khi mua một thiết bị đặt trong một không gian gần gũi như nhà mình và cho phép các công ty theo dõi những hoạt động rất cơ bản của ta. SM: Rất đúng. Ví dụ, ai lại quan tâm bạn có thường đánh răng không. Nhưng hóa ra, có một công ty bảo hiểm nha khoa gọi là Beam. Họ đã theo dõi các bàn chải thông minh của khách hàng từ năm 2015 -- để tung khuyến mãi cho các gói bảo hiểm, dĩ nhiên. KH: Tôi biết vài người trong các bạn đang nghĩ: đây là bản hợp đồng của thế giới hiện đại. Bạn nhượng bộ chút riêng tư, và đổi lại sự tiện lợi hoặc mua được đồ giá rẻ. Nhưng đó không phải những gì tôi trải nghiệm. Không hề tiện lợi, nó rất bực bội. Tôi thừa nhận, tôi thích máy hút bụi thông minh. nhưng nhiều thứ khác trong nhà làm tôi điên tiết: ổ cắm điện bị cắm hết, và tôi đã phải tải về hàng chục ứng dụng điện thoại để kiểm soát mọi thứ. Rồi mỗi thiết bị đều phải đăng nhập, bàn chải tôi cũng có mật khẩu... (Cười) Rồi nhất là máy pha cà phê thông minh, như địa ngục vậy. SM: Sao, thật hả? Máy pha cà phê kết nối không có ích cho cô sao? KH: Ý tôi là, có lẽ tôi ngây thơ, tôi từng nghĩ nó sẽ rất tuyệt. Tôi tưởng chỉ cần sáng thức dậy và nói: "Alexa, pha tôi ly cà phê." Nhưng nó không phải thế. Chúng tôi phải dùng câu lệnh đặc biệt của hãng mới được. Đó là: "Alexa, bảo máy Behmor khởi động đi." Mấy câu này rất khó nhớ đặc biệt vào buổi sáng, trước khi uống cà phê cho tỉnh. (Cười) Và có lẽ, rất khó nói, bởi vì máy Echo Dot đặt ngay kế bên giường chúng tôi không hiểu chúng tôi nói. Thế là chúng tôi bắt đầu ngày mới bằng việc gào cái câu này vào Echo Dot. (Cười) Và Trevor ghét chuyện này. Anh ấy kiểu: "Xin em, Kashmir, cứ để anh vào bếp và ấn nút pha cà phê là được." Rồi tôi kiểu: "Không, đừng làm vậy! Chúng ta phải sống thông minh!" (Cười) Tôi muốn thông báo với các bạn rằng cuộc hôn nhân của tôi chưa đổ vỡ, nhưng suýt nữa thì tan đấy. SM: Nếu bạn tính xây nhà thông minh, hi vọng bạn sẽ thấy ít bực bội hơn Kashmir. Dù sao, những đồ dùng thông minh bạn mua có thể và có lẽ được dùng để tạo hồ sơ và đưa bạn vào tầm ngắm. Riêng số lượng thiết bị bạn sở hữu có thể dùng để phán đoán khả năng tài chính của bạn. Facebook đã nghĩ ra công nghệ này và đăng ký bản quyền. KH: Tất cả lo lắng của bạn về việc bị theo dõi, mỗi khi lên mạng, sắp sửa tiến vào phòng khách. Có một đồ chơi tình dục gọi là We-Vibe. Các bạn có thể tự hỏi tại sao thứ này lại kết nối internet, là để cho hai người yêu xa để họ có thể bộc lộ tình yêu từ xa. Vài hacker tìm hiểu về đồ chơi này và phát hiện ra nó gửi rất nhiều thông tin về cho công ty làm ra nó -- nó được sử dụng khi nào, trong bao lâu, cài đặt rung là gì, độ nóng ở mức nào. Tất cả được gửi về một cơ sở dữ liệu. Nên tôi đã liên lạc với công ty, và hỏi: "Sao anh chị lại thu thập những dữ liệu nhạy cảm này?" Và họ nói: "Rất hữu dụng cho nghiên cứu thị trường đấy." Họ đang khai thác dữ liệu về cực khoái của khách hàng mình mà không nói rõ cho họ biết. Ý tôi là, kể cả không quan tâm về riêng tư, tôi mong các bạn công nhận rằng đó là hơi quá rồi đấy. SM: Đó là vì sao tôi mua đồ chơi tình dục "khờ". KH: Đúng lắm. Rất vui khi biết điều đó. (Cười) SM: Một thông tin tôi muốn chia sẻ. (Cười) Các thiết bị Kashmir mua có cả hữu dụng lẫn phiền phúc. Nhưng chúng có một điểm chung là chia sẻ dữ liệu với công ty làm ra chúng. Với nhà cung cấp thư điện tử và mạng xã hội, ta đã được nghe rằng dịch vụ là miễn phí, bạn sẽ là sản phẩm. Nhưng trong thế giới internet, có vẻ, dù trả tiền, bạn vẫn là sản phẩm. Bạn cần phải tự hỏi: Ai thực sự hưởng lợi từ nhà thông minh, bạn hay công ty khai thác? KH: Mọi người ở đây đều rất hiểu công nghệ. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều hiểu những thứ này kết nối internet và gửi dữ liệu đi. Và ổn thôi, có lẽ bạn đồng ý với việc sống trong nhà tù thương mại, nhưng người khác thì không. Ta cần các công ty phải suy nghĩ lại về việc thiết kế các thiết bị ưu tiên sự riêng tư, vì ta không muốn tham gia vào "nghiên cứu thị trường", chỉ vì thiết bị ta mua có kết nối Wi-Fi. Và tôi phải nói bạn, dù rất cảnh giác, nhưng chuyện này vẫn sẽ xảy ra, bạn rất dễ quên rằng các vật dụng bình thường đó đang dõi theo bạn, rằng chúng đang quan sát bạn vì trông chúng đâu có giống máy quay. Chúng có thể giống như... chà,... dương vật giả. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Trang web của tôi có tính năng, mỗi tuần mọi người gửi những câu hỏi giả định để tôi trả lời, và tôi cố gắng trả lời chúng bằng toán học, khoa học và những câu chuyện hài. Ví dụ, một người đã hỏi tôi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu đánh một quả bóng chày ở góc 90 độ với tốc độ ánh sáng? Và tôi đã làm một vài phép tính. Bình thường, khi một vật bay xuyên qua không khí, không khí sẽ bao quanh vật đó, nhưng trong trường hợp này, quả bóng sẽ đi rất nhanh vì thế các phân tử không khí không có thời gian di chuyển ra khỏi đường đi của quả bóng. Quả bóng sẽ đập vào và đi xuyên qua chúng, va chạm với các phân tử không khí phá vỡ ni-tơ, cac-bon và hi-dro từ quả bóng, phân rã nó ra thành từng hạt nhỏ, và cũng gây ra các làn sóng nhiệt hạch trong không khí xung quanh. Điều này sẽ dẫn đến một loạt tia X-quang trải rộng ra như dạng bong bóng cùng với các hạt ngoại lai khác, các hạt tinh thể lỏng bên trong, tập trung vào ụ ném bóng (pitcher's mound) và sẽ di chuyển ra khỏi chỗ đó nhanh hơn so với quả bóng. Tại thời điểm này, trong khoảng 30 nano giây, chốt nhà (home plate) xa tới mức ánh sáng không có thời gian tới được, có nghĩa là người đập bóng vẫn thấy người ném ném bóng và không biết có điều gì sơ suất. (Cười lớn) Bây giờ, sau 70 nano giây, quả bóng sẽ tới được chốt nhà, hoặc ít nhất, đám mây tinh thể lỏng mở rộng từng là quả bóng, và nó sẽ nhấn chìm cả gậy và người đập bóng và chốt, và người bắt bóng, và cả trọng tài, và bắt đầu làm tan rã tất cả cũng như bắt đầu mang chúng về phía sau đi qua người bắt bóng, cũng bắt đầu tan rã. Vì vậy, nếu các bạn đang chứng kiến toàn bộ việc này từ một đỉnh đồi, lý tưởng nhất, là ở xa ra. Bạn sẽ thấy một ánh đèn pha lóe lên rồi biến mất trong vài giây, sau đó, một làn sóng chấn động lan rộng ra, xé vụn cây cối và nhà cửa khi nó di chuyển ra khỏi sân vận động, và cuối cùng là một đám mây hình nấm sẽ bay lên từ thành phố đổ nát. (Cười lớn) Vì vậy, các quy tắc của Liên đoàn bóng chày có một chút mơ hồ, nhưng - (Cười lớn) - dưới luật 6.02 và 5.09, tôi nghĩ là trong trường hợp này, người đập bóng có thể được xem như bị ném trúng người, và sẽ đủ điều kiện để đến điểm mốc đầu tiên, nếu nó vẫn còn tồn tại. Đó là loại câu hỏi mà tôi trả lời, và tôi nói mọi người viết ra những câu hỏi lạ khác nữa, Đã từng có người viết, nói một cách khoa học, cách tốt nhất và nhanh nhất để giấu một cơ thể là gì? Anh có thể trả lời sớm không? Và một người khác viết, có một người viết, anh có thể chứng minh có thể chăng tìm được tình yêu một lần nữa sau khi trái tim anh tan nát? Và một vài người khác gửi những câu hỏi mà chắc chắn là bài tập về nhà của họ họ muốn tôi làm bài cho họ. Nhưng cách đây 2 tháng 1 tuần, tôi đã gặp một câu hỏi về Google. Nếu tất cả các dữ liệu kỹ thuật số trên thế giới được lưu trữ trên những tấm thẻ đục lỗ, thì nhà kho của Google sẽ to dường nào? Google khá bí mật về những hoạt động của mình, vì thế không ai có thể biết được Google có bao nhiêu dữ liệu, và sự thật là, không ai thật sự biết Google có bao nhiêu trung tâm dữ liệu, ngoài những người của Google. Và tôi đã thử, tôi đã gặp họ vài lần, cố gắng hỏi nhưng họ chẳng tiết lộ tí gì cả. Vì thế tôi quyết định sẽ tự mình tìm ra. Có một vài thứ khiến tôi chú ý ở đây. Tôi đã bắt đầu với tiền. Nhìn chung, Google đã từng tiết lộ họ đã tốn bao nhiêu tiền, và điều đó giúp bạn có thể đặt một vài số mũ về việc có bao nhiêu trung tâm dữ liệu đã xây dựng, bởi vì một trung tâm dữ liệu lớn sẽ tiêu tốn một khoản tiền nhất định. Và bạn cũng có thể đặt số mũ vào số lượng đĩa cứng trên thế giới mà họ đang chiếm, mà tính ra, nó rất đáng kể. Tôi đã làm một phép tính, tôi nghĩ Goolgle có một ổ cứng bị hỏng mỗi 1 hoặc 2 phút, và họ ném nó đi và thay nó bằng một cái mới. Vì thế họ đã ném đi rất nhiều. Và bằng việc nhìn vào số tiền, bạn có thể nghĩ về số lượng trung tâm mà họ có. Bạn cũng có thể nhìn vào năng lượng. Bạn hãy nhìn vào lượng điện mà họ tiêu thụ, bởi vì cần một nguồn điện nhất định để chạy các máy chủ. Google làm việc hiệu quả, nhưng họ vẫn có một vài yêu cầu cơ bản, và điều đó giúp bạn có thể khoanh vùng số máy chủ họ có. Bạn cũng có thể xét đơn vị bộ vuông (SF) ở những trung tâm dữ liệu mà bạn biết, để xem nó lớn dường nào? Có bao nhiêu phòng? Có bao nhiêu kệ máy chủ có thể để trong đó? Và với một vài trung tâm dữ liệu, bạn có lẽ biết được cả 2 thông tin này. Bạn biết họ đã tốn bao nhiêu, ngoài ra, bởi vì họ có hợp đồng với chính phủ địa phương để được cung cấp năng lượng, bạn cũng sẽ biết họ đã thỏa thuận mua cái gì, vì thế bạn biết họ đã dùng bao nhiêu năng lượng. Sau đó bạn có thể nhìn vào tỷ lệ của những con số này, và tìm ra thông tìn về một trung tâm dữ liệu, mà bạn không có thông tin, bạn có thể tìm ra nó, nhưng đôi khi bạn chỉ có 1 loại dữ liệu, bạn biết đơn vị bộ vuông, thì bạn cũng sẽ tìm ra có lẽ năng lượng thì tỉ lệ thuận. Và bạn cũng có thể làm điều tương tự với nhiều số lượng khác, bạn biết đó, với dự đoán về tổng số lượng kho chứa, số lượng máy chủ, số lượng ổ cứng trên mỗi máy chủ, và trong mỗi trường hợp, sử dụng những gì bạn biết để tìm ra một mô hình thu hẹp, bạn sẽ dự đoán được những thứ bạn không biết. Nó là một vòng tròn xung quanh con số mà bạn muốn tìm. Và điều này thì rất thú vị. Toán học thì không phải lúc nào cũng có lợi thế, và thật sự là nó cũng giống như giải một câu đố sodoku. Tôi xem qua tất cả những thông tin này, dùng 1 hay 2 ngày để nghiên cứu. Và cũng có vài thứ tôi không xét đến. Bạn cũng có thể xem xét những thông tin tuyển dụng Google đã đăng. Nó sẽ cho bạn biết nơi nào có người làm việc. Đôi khi, khi mọi người tham quan trung tâm dữ liệu, họ sẽ chụp ảnh bằng điện thoại và đăng lên, họ không được phép làm vậy, nhưng có thể biết thông tin theo cách đó. Và sự thực là, bạn chỉ cần hỏi nhân viên giao bánh pizza. Hóa ra, họ biết chỗ của những trung tâm dữ liệu Google, ít nhất là biết những nơi có người trong đó. Tôi suy ra một ước tính, và thấy khá thỏa đáng, đó là có khoảng 10 exabytes dữ liệu trong toàn bộ hoạt động của Google, hoặc có thể là 5 exabytes hoặc hơn trong lưu trữ ngoại tuyến trên các ổ đĩa băng từ. Có nghĩa là, Google thành ra lại là khách hàng lớn nhất của thế giới. Ước tính này là một lượng dữ liệu đáng kinh ngạc. Nó nhiều hơn bất kỳ tổ chức nào trên thế giới, mà chúng ta biết. Có một vài ứng viên khác, đặc biệt là mọi người luôn luôn nghĩ về NSA. Nhưng sử dụng cùng phương thức này, chúng ta có thể xem xét trung tâm dữ liệu của NSA, và tìm ra, bạn biết đó, ta không biết điều gì đang diễn ra ở đó, nhưng khá rõ ràng là hoạt động của họ thì không cùng quy mô như của Google. Qua đó, tôi nhận ra là chúng ta có thể trả lời những câu hỏi khác nữa như: Cần đến bao nhiêu tấm thẻ đục lỗ? Một tấm thẻ đục lỗ có thể chứa khoảng 80 kí tự, và bạn có thể để 2.000 thẻ hoặc hơn trong 1 cái hộp. Bạn để chúng vào, giả sử như, khu vực nhà tôi ở New England, nó có thể che phủ toàn bộ khu vực này lên đến độ sâu khoảng 5 km, có nghĩa là sâu gấp 3 lần các sông băng trong thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 20.000 năm. Vì thế điều này không thực tế, nhưng tôi nghĩ, đó là câu trả lời khả dĩ nhất mà tôi có thể có. Tôi đăng nó lên trang web. Tôi đã viết như vậy. Và tôi không hy vọng sẽ có câu trả lời từ Google, bởi vì tất nhiên họ đã rất bảo mật, họ đã không trả lời câu hỏi của tôi, và vì thế, tôi chỉ để nó đó và nói, à, tôi nghĩ, không bao giờ biết đâu. Nhưng một thời gian sau, khoảng vài tuần sau đó, tôi nhận được một tin nhắn từ Google: ai đó gửi một bao thư cho bạn. Nên tôi đến đó và lấy, rồi mở nó ra, và nó là những tấm thẻ đục lỗ. (Cười lớn) Thẻ đục lỗ thương hiệu Google. Và trên những tấm thẻ này, có một loạt các lỗ, và tôi nói: Cảm ơn, cảm ơn! Nhưng trong này có gì nhỉ? Tôi cài một số phần mềm và bắt đầu đọc thẻ, quét nó, và hóa ra, nó là một câu đố. Đó là một loạt các mã, nên tôi nhờ vài người bạn nữa, và chúng tôi giải mã nó, rồi bên trong nó là một mã khác, trong đó có một vài phương trình, và thế là chúng tôi ngồi giải phương trình. Cuối cùng đã xuất hiện một tin nhắn từ Google, đó là câu trả lời của họ cho bài viết của tôi, và nó là: "Miễn bình luận!" (Cười lớn) (Vỗ tay) Tôi yêu thích việc tính toán những thứ như vậy, không phải vì tôi thích làm toán. Tôi đã làm rất nhiều bài toán, nhưng tôi không thích toán thuần túy. Cái tôi thích là nó giúp bạn từ những gì đã biết, chỉ nhờ di chuyển các kí hiệu trên một tờ giấy, có thể tìm ra điều mình không biết, khiến mình kinh ngạc. Tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi ngu ngốc, và tôi yêu toán vì có khi nó cho tôi sức mạnh để trả lời những câu hỏi đó, cũng có khi không. Đây là một câu hỏi từ một bạn đọc, một độc giả vô danh, và chủ đề chỉ là "Khẩn cấp", và đây là toàn bộ bức thư: "Nếu mọi người có bánh xe và có thể bay, làm sao chúng ta phân biệt họ với máy bay?" Khẩn cấp. (Cười lớn) Và tôi nghĩ có một vài câu hỏi, toán học không thể trả lời được. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi giả sử rằng tất cả mọi người ở đây đều đã xem một video của TED Talk trên mạng. Bởi vì điều mà tôi sắp trình diễn sau đây là đoạn nhạc trong những video của TED Talk online. (nhạc) Tôi sẽ chỉnh cho nhạc chậm lại vì ở tốc độ chậm, âm thanh nghe sẽ rất tuyệt. (nhạc) Ken Robinson: Chào buổi sáng. Bạn khỏe không? Mark Applebaum (MA): Tôi sẽ... Kate Stone (KS): ... phối một đoạn nhạc MA: Tôi sẽ phối nhạc như đang kể một câu chuyện Tod Machover: Một câu chuyện chưa ai từng biết đến. KS: Tôi có một bộ giảm âm. Julian Treasure: Tôi gọi nó là bộ mixer. KS: Hai bàn xoay. Chris Anderson: Khi bạn xoay chúng, vòng quay bắt đầu chuyển động. Dan Ellsey: Tôi luôn yêu thích âm nhạc. Michael Tilson Thomas (MTT): Đó là hợp âm, giai điệu, tâm trạng hay thái độ? Daniel Wolpert: Cảm nhận mọi điều đang diễn ra trong cơ thể. Adam Ockelford: Có một bộ máy xử lý âm nhạc tuyệt vời trong chính não bạn. MTT: Dùng máy tính và thiết bị phối âm để tạo ra sản phẩm. Đó là một ngôn ngữ vẫn đang phát triển. Và ở thế kỷ 21. KR: Bật radio lên. Hoặc đến các sàn nhảy. Bạn sẽ thấy điều mọi người làm: lắc lư theo điệu nhạc. Mark Ronson: Đây là phần tôi thích nhất. MA: Bạn phải có đồ chặn cửa. Nó rất quan trọng TM: Chúng ta đều rất yêu âm nhạc. MTT: Những bài thánh ca, những điệu nhảy, những bản ballads và những hành khúc. Kirby Ferguson and JT: Bản phối là âm nhạc là những giai điệu mới ra đời từ những bản nhạc cũ. Ryan Holladay: Pha trộn một cách liền mạch. Kathryn Schulz: Và đó là cách mà nó diễn ra. MTT: Điều gì xảy ra nếu không còn âm nhạc nữa? KS: Yay! (vỗ tay) Rõ ràng là tôi đã xem rất nhiều bài nói chuyện của TED Ban đầu khi được mời tới nói chuyện tại TED, Tôi phân vân về chủ đề mà mình sẽ trình bày. Và thế là tôi bắt đầu xem lại rất nhiều những bài nói chuyện của người khác, Và rõ ràng đó là điều tệ nhất bạn có thể làm vì bạn sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn và nghĩ rằng mình chưa có thành tựu gì lớn như việc chinh phục Bắc Cực. Tôi cũng không đủ khéo léo để tự tạo ra điện cho nơi mình sống. Thật ra, tôi đã lãng phí phần lớn đời mình để làm DJ trong các hộp đêm và làm nhà sản xuất nhạc pop. Nhưng tôi vẫn tiếp tục xem những video bài nói chuyện vì tôi là một kẻ cực đoan và thậm chí, giống như Michael Tilson Thomas hay Tod Machover, đã thấy được niềm đam mê xuất phát từ bản năng của họ khi nói về âm nhạc. Nó thật sự đã khuấy động cái gì đó trong tôi và tôi khá non nớt so với những người nhiệt tình nói về sức mạnh của âm nhạc. Và tôi bắt đầu ghi chú lại trên những tờ ghi chú nhỏ mỗi khi nghe được điều gì đó đánh vào tâm trí tôi một hợp âm, đó là một lối chơi chữ hoặc điều gì tôi nghĩ mình có thể sử dụng, và không lâu sau đó, studio của tôi trông như thế này, như là của John Nash trong "Beautiful Mind" Xem những buổi nói chuyện của TED còn hay ở chỗ khi bạn xem một video hay, đột nhiên bạn muốn nhà diễn giả ấy là bạn thân của mình, phải vậy không? Dù chỉ cho một ngày thôi cũng được. Họ có vẻ là người tốt. Bạn sẽ cùng họ đạp xe, có thể cùng chia sẻ một que kem Bạn sẽ học được rất nhiều. Và thỉnh thoảng họ sẽ cảm thấy chán nản và quở trách bạn vì bạn không thể bắt kịp dù chỉ một nửa những điều chuyên môn mà họ liên tục nhắc đến. Nhưng rồi họ nhớ ra rằng bạn cũng chỉ là một người vô cùng bình thường, hiểu biết có hạn chưa học xong đại học, và có thể họ sẽ bỏ qua cho bạn, và cưng nựng bạn như với một chú cún. (cười) Nào mọi người, yeah, trở lại thế giới thực, có lẽ ngài Ken Robinson và tôi cuối cùng sẽ không trở thành những người bạn thân nhất. Ông sống ở tận L.A, và tôi nghĩ là ông rất bận rộn, nhưng với những công cụ mà tôi có - công nghệ cùng bản năng tiếp cận để sản xuất âm nhạc của tôi - tôi có thể gói gọn sự tồn tại của chúng ta vào một sự kiện được phổ biến rộng rãi, như là các bạn vừa xem. Tôi có thể nghe thấy thứ mình yêu thích trong một bản tin và tôi có thể tiếp nhận nó và đưa bản thân mình vào bài tường thuật ấy, hay là cả việc thay đổi nó nữa. Tóm lại, đó là điều tôi cố gắng thực hiện với những thứ này, nhưng quan trọng hơn hết đó là điều âm nhạc của 30 năm qua đã làm. Đó chính là một điều lớn lao. Các bạn thấy đấy, 30 năm trước, các bạn có những bản thu âm kỹ thuật đầu tiên, và chúng đã thay đổi mọi thứ chỉ qua một đêm. Đột nhiên, các nghệ sĩ có thể lấy mẫu từ bất kỳ thứ gì và tất cả mọi thứ đã xuất hiện trước đó, từ trống lười của Funky Meters, cho tới tiếng bass đệm của Ron Carter, làm nhạc nền cho chương trình "The Price Is Right" (Hãy chọn giá đúng). Những album giống như "3 Feet High and Rising" của De La Soul và "Paul's Boutique" của Beastie Boys đã học tập được từ nhiều thập kỷ của âm nhạc phòng thu và tạo ra những tuyệt phẩm âm thanh phân tầng và trở thành những Sgt. Peppers vào thời của họ. Họ không lấy những bản thu âm cũ bởi họ quá lười để tự viết nên những bản nhạc của mình. Họ không lấy những bản thu âm cũ nhằm thu lợi vì sự giống nhau với bản gốc. Thực chất, đó hoàn toàn là việc sao chép những thứ vô cùng mơ hồ, chỉ trừ vài trường hợp cực kỳ rõ ràng như Vanilla Ice với "doo doo doo da da doo doo" mà chúng ta biết tới. Nhưng điểm mấu chốt là, họ sao chép những bản thu âm này vì họ nghe thấy dường như có điều gì đó trong những bản nhạc ấy đang nói với họ làm cho họ ngay lập tức muốn đưa chính bản thân mình vào việc viết một câu chuyện cho bản nhạc đó Họ nghe bản nhạc, và muốn trở thành một phần trong đó, và đột nhiên họ thấy chính mình có những công cụ kỹ thuật có thể làm được điều đó, không khác việc những bản Delta blues mang đến cho Stones hay Beatles hay Clapton những hợp âm mới, và họ thấy được sự cần thiết phải lấy những bản nhạc đó bằng những công cụ họ có. Bạn biết đấy, trong âm nhạc chúng ta lấy thứ chúng ta yêu thích và sáng tạo thêm cho nó. Tôi muốn chơi một bản nhạc cho các bạn. (Bài hát: "La Di Da Di" bởi Doug E.Fresh & Slick Rick) Đó là "La Di Da Di" và đó là bản nhạc đứng thứ năm trong số những bản nhạc được sao chép lại nhiều nhất từ trước đến nay. Nó đã được sao chép lại tới 547 lần. Nó được tạo bởi hai huyền thoại hip-hop vào năm 1984 Slick Rick và Doug E.Fresh, và cặp kính Ray-ban cùng kiểu tóc cuộn Jheri trông thật quyến rũ. Tôi mong phong cách này sẽ sớm trở lại. Dù gì thì, điều này đã đẩy lùi lại kỷ nguyên của việc sao chép. Không có chút sao chép nào trong bản thu này mặc dù tôi đã tìm hiểu trên mạng tối qua, ý tôi là vài tháng trước, rằng "La Di Da Di" có nghĩa, đó là một lối nói của người Cockney vào những năm 80 ở Anh Quốc, vì vậy có thể sẽ có một bản phối của Mrs. Patmore của "Downtown Abbey" sắp ra mắt, hoặc một lúc nào đó khác. Doug E. Fresh đã tự beat box còn trong bản thu chính là giọng của Slick Rick và bởi chất giọng lên xuống cực kì quyến rũ của Slick Rick, điều đó đã cung cấp những âm thanh và nguyên mẫu cho những bản thu âm nhạc pop sau này Đó là vào năm 1984. Đây là tôi vào năm 1984, nếu các bạn có tự hỏi tôi đang làm gì khi đó, cảm ơn các bạn. Hôm nay cũng là ngày Thứ Năm Hồi Tưởng (Throwback Thursday) rồi. Tôi khi đó đang đắm chìm trong tình yêu với âm nhạc của Duran Duran, điều đó đang được thể hiện trong trang phục của tôi. Tôi đứng ở giữa. Và cách đơn giản nhất mà tôi biết để giúp bản thân trải nghiệm cảm giác muốn được tham gia vào bài hát đó là lập một band nhạc cùng với những người bạn mới-chín-tuổi và chơi "Wild Boys" trong buổi diễn tài năng ở trường. Đó là những gì chúng tôi đã làm, và nói tóm lại, chúng tôi đã bị la xuống khỏi sân khấu, và nếu như bạn chưa từng có cơ hội trong đời thoát khỏi âm thanh la ó trong một hội trường đầy những học sinh lớp hai và lớp ba tôi mong các bạn thử xem sao. Không vui tí nào đâu. Nhưng điều đó không quan trọng lắm, vì những điều tôi muốn bằng cách nào đó, chỉ là được trở thành một phần trong quá khứ của bài hát đó dù chỉ là một phút. Tôi không quan tâm có ai thích nó không. Tôi yêu bài hát đó, và tôi nghĩ có thể trở thành một phần của nó. Trong 10 năm tới, "La Di Da Di" sẽ tiếp tục trở thành nguyên mẫu của vô hạn những bản thu âm khác, trở thành những bài hit như "Here Comes the Hotstepper" và "I Wanna Sex You Up". Snoop Doggy Dogg đã cover lại bài hát trong album ra mắt của anh "Doggystyle" và gọi nó là "Lodi Dodi" Các luật sư về bản quyền đã tận hưởng việc chỉ trích nó khi đó. Và rồi bạn tua nhanh tới 1997, và với The Notorious B.I.G. hay Biggie, sao chép lại "La Di Da Di" trong bài hát số 1 của ông có tên "Hypnotize", tôi sẽ bật một phần bây giờ và một phần của Slick Rick để các bạn thấy được họ đã lấy nó từ đâu. (Nhạc: "Hypnotize" của The Notorious B.I.G.) Và Biggie đã bị sát hại một vài tuần trước khi bài hát ấy chiếm vị trí số một, đó là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất của kỷ nguyên hip-hop, nhưng ông ý còn sống năm 13 tuổi khi "La Di Da Di" mới ra mắt, và cậu bé ấy, lớn lên ở Brooklyn, chắc hẳn bài hát đó đã mang lại một số kỷ niệm cho ông ấy. Nhưng cách ông làm lại bài hát này, như các bạn vừa nghe, là hoàn toàn của ông. Ông thay đổi nó, tạo nên nó, không có chút gì là ăn cắp ở đó cả. Đó hoàn toàn là một Biggie hiện đại. Tôi phải nói đùa như vậy, vì các bạn là những người duy nhất tôi có thể mong là sẽ hiểu được. Vâng, tôi đang cầu xin đó. (Cười) Ở một phần khác của thế giới nhạc pop và rap, chúng ta sẽ thử điên rồ một chút. Chúng ta sẽ thoát khỏi những bản sao vô danh mà chúng ta đã tạo ra, và đột nhiên mọi người đang đón nhận những giai điệu khủng của năm 80 như Let's Dance của Bowie, và chúng ta rap trên nền tất cả những bản thu disco. Những bản thu âm này không tồn tại lâu đến thế. Các bạn không nghe chúng bây giờ, bởi vì chúng được vay mượn từ một thời đại quá khắt khe theo đúng nghĩa rộng của nó. Bạn không thể đột nhiên luyến tiếc quá khứ. Những bài hát này làm người nghe cảm thấy buồn nhớ. Ta phải lấy những yếu tố này và tạo thêm điều gì đó mới mẻ cho nó, điều mà tôi đã học được khi tôi làm việc với một Amy Winehouse quá cố tuyệt vời trong album "Back to Black" của cô. Có rất nhiều ý kiến về âm thanh của album mà tôi và Salaam Remi, một nhà sản xuất khác, đã tạo nên, cách mà chúng tôi tạo được thứ âm thanh đã biến mất từ lâu, nhưng nếu không có Amy Winehouse với lời nhạc mang đậm nét tính cách thế kỷ 21 với những nổi loạn viết về sự phục hồi, về Roger Moore và nhắc tới cả Slick Rick, thì tất cả có lẽ đã trở thành một sản phẩm cóp nhặt, thật sự là như vậy. Hãy tưởng tượng bất kỳ ca sĩ nào của thời đại ấy hát đi hát lại lời nhạc cũ. Nó đã có thể trở nên nhạt nhẽo. Ý tôi là, thật sự thì Amy tôi và Salaam đều có tình yêu với dòng nhạc gospel, soul, blue và jazz điều đó được thể hiện rõ nét khi các bạn nghe những bản nhạc này. Cô ấy đã mang tới những nguyên liệu tạo nên sự cấp thiết cho thời kì đó. Vì vậy nếu chúng ta xét thời điểm hiện tại, với một thành công văn hóa là Miley Cyrus, cô ấy tự biên lại "La Di Da Di" cho toàn bộ thế hệ của mình, và giờ ta sẽ nghe một đoạn của Slick Rick và xem cô ấy đã thay đổi nó thế nào. (Nhạc: "La Di Da Di" của Slick Rick & Doug E. Fresh) (Nhạc: "We Can't Stop" của Miley Cyrus) Vậy Miley Cyrus và cả những người đồng sáng tác đều chưa hề sinh ra trong thời "La Di Da Di" ra mắt đã tìm thấy trong bài hát này một điều gì đó liên hệ đầy ý thức tổng hợp với dòng nhạc pop và giờ đây, với rất nhiều những biến đổi từ bản gốc, họ đã mang nó đến cho cả một thế hệ mà sau này có thể sẽ gắn liền với nó. Từ buổi đầu của thời đại sao chép lấy mẫu, đã có rất nhiều tranh cãi không ngừng về giá trị pháp lý của những bản nhạc có chút sao chép. Bạn biết đấy, hội đồng Grammy có nói rằng nếu như bài hát của bạn có một phần lời hay giai điệu đã có sẵn, bạn không đủ tư cách nhận giải bài hát của năm. Những người cuồng rock là những người phân biệt nhưng chỉ với nhạc rock, thường xuyên sử dụng những lý lẽ Đó là thế giới thực. Đó là thế giới thực. Họ liên tục sử dụng lý lẽ này để hạ thấp dòng nhạc rap và pop hiện đại và những lý lẽ ấy hoàn toàn không liên quan, bởi vì điều đó không còn đúng nữa. Chúng ta sống ở thời đại sao lưu mẫu. Chúng ta lấy những thứ ta yêu thích và sáng tạo thêm cho chúng. Đó là cách thức nó diễn ra. Và khi chúng ta thực sự thêm vào điều gì đó đặc biệt và độc đáo và chúng ta gắn liền nó với chặng đường âm nhạc của mình, thì khi đó ta có khả năng trở thành một phần trong quá trình phát triển của thứ âm nhạc ta yêu thích và liên kết với nó một khi nó trở thành điều gì đó mới mẻ một lần nữa. Vì vậy tôi muốn chơi một phần nhạc nữa mà tôi đã tạo nên cho các bạn tối nay, và nó được kết hợp bởi hai bài nói chuyện đầy cảm hứng của TED mà tôi đã xem. Một là của nhạc công piano Derek Paravicini, một người bị mù mắc chứng tự kỷ nhưng lại là một thiên tài khi chơi piano, và Emmanuel Jal, từng là một đứa trẻ phải đi lính tới từ miền Nam Sudan, một nhà thơ ngôn từ nói và một rapper. Và một lần nữa dù thật đáng ghét, tôi tự mình in dấu bản thân vào lịch sử âm nhạc của những bài hát này, nhưng tôi không thể không làm vậy, vì đây là những gì tôi yêu thích, và tôi muốn nghịch chúng. Vì vậy tôi mong các bạn thưởng thức nó. Bắt đầu nào. Hãy nghe âm thanh của TED lần nữa, nhỉ? (Nhạc) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi nghiên cứu kiến ở sa mạc, rừng nhiệt đới, cả trong bếp nhà mình, và quanh thung lũng Silicon nơi tôi đang sinh sống. Tôi nhận ra rằng loài kiến tương tác khác nhau trong môi trường khác nhau, khiến tôi nghĩ qua chúng, ta hiểu thêm về những hệ thống khác, như não bộ và mạng dữ liệu mà ta thiết kế, thậm chí, cả về ung thư. Những hệ thống này có một điểm chung là không có kiểm soát trung ương. Cộng đồng kiến gồm những con kiến thợ là kiến cái vô sinh -- bạn sẽ thấy chúng đi vòng vòng -- và có một hay nhiều con cái sinh sản chỉ có chức năng đẻ trứng. Chúng không hề ra lệnh. Dầu được gọi là kiến chúa, chúng không ra lệnh cho các con khác. Trong cộng đồng kiến, không có ai lãnh đạo, những hệ thống kiểu này không có điều khiển trung ương mà được điều phối qua những tương tác giản đơn. Kiến tương tác bằng mùi. Chúng đánh hơi bằng ăng-ten, và tương tác qua đó, khi một con kiến chạm vào ăng-ten của con khác, nó sẽ biết, ví dụ, con kiến kia cùng tổ với mình không, nhiệm vụ con kiến đó là gì. Trên đây bạn thấy nhiều con đang di chuyển và tương tác trong một khay thí nghiệm có các ống nối tới 2 khay khác. Khi 2 con kiến gặp nhau, bất luận chúng là ai, chúng đều không truyền đi bất kỳ tín hiệu hay thông điệp phức tạp nào. Điều quan trọng với chúng là số lần gặp nhau. Tất cả nhưng tương tác này hợp thành một mạng lưới. Đây là mạng lưới bầy kiến bạn thấy chúng di chuyển quanh cái khay và chính hệ thống luôn dịch chuyển này sản sinh hành vi của cộng đồng này, ví như tất cả đang trốn trong tổ, hay có bao nhiêu con ra kiếm ăn. Não bộ cũng hoạt động tương tự, nhưng cái hay về loài kiến là ta thấy được toàn mạng lưới khi nó vận hành. Có hơn 12.000 loài kiến, trong mỗi môi trường từng biết, và chúng tương tác mỗi khác nhằm phù hợp với những thách thức trong môi trường. Một thách thức môi trường quan trọng hệ thống nào cũng phải đối mặt với chính là giá vận hành, cần có gì để vận hành hệ thống. Một thách thức khác nữa là tài nguyên, tìm kiếm và thu gom tài nguyên. Trong sa mạc, giá vận hành rất cao bởi nước rất khan hiếm. Những chú kiến ăn hạt mà tôi nghiên cứu ở sa mạc phải dùng nước để kiếm ra nước. Có một con kiến ra ngoài kiếm mồi, tìm hạt dưới cái nắng như thiêu như đốt, nó bị mất nước. Nhưng cả cộng đồng lại có nước nhờ chuyển hóa chất béo có trong hạt mà chúng ăn. Trong môi trường này, những tương tác được dùng để vận hành việc kiếm mồi. Một con kiến đi kiếm ăn sẽ không ra ngoài nếu không tương tác đủ với những con kiến kiếm mồi trở về. Các bạn thấy lũ kiến đang tha mồi về đi qua ống để vào tổ, lại gặp những con khác đi ra lên đường kiếm mồi. Rất hợp lí trong trường hợp này, vì ngoài kia có càng nhiều thức ăn thì lũ kiến càng chóng kiếm được mồi, và càng nhanh quay về, nên lũ kiến mới đi ra kiếm ăn lại càng đông lên. Hệ thống cứ thế vận hành nếu không có gì xảy ra. Vậy chức năng tương tác đã điều phối lũ kiến đi kiếm ăn. Chúng tôi đã nghiên cứu sự tiến hóa của hệ thống này. Trước hết, nó khác nhau. Hóa ra các cộng đồng là khác nhau. Vào ngày khô, có những cộng đồng bớt kiếm ăn, nên chúng khác biệt về cách quản lý sự đánh đổi giữa việc chịu mất nước nhằm đi kiếm hạt về và việc có lại nước từ hạt. Chúng tôi gắng tìm hiểu tại sao vài cộng đồng ít chịu kiếm ăn hơn, bằng việc coi lũ kiến như những nơ-ron, và dùng mô hình của khoa học thần kinh. Cũng như nơ-ron tích lũy kích thích từ những nơ-ron khác để kích hoạt, một chú kiến tích lũy kích thích từ những con kiến khác để quyết định có đi kiếm ăn không. Chúng tôi muốn tìm ra liệu có sự khác biệt nhỏ nào trong các cộng đồng về lượng tương tác mỗi con kiến cần để sẵn sàng ra ngoài kiếm ăn, khi cộng đồng ấy ít đi kiếm ăn. Điều này làm nảy ra một câu hỏi tương tự về não bộ. Ta nói đến não nói chung, nhưng đương nhiên, mỗi bộ não lại khác nhau, có lẽ một vài cá nhân hay hoàn cảnh trong đó những đặc tính điện của nơ-ron đòi hỏi cần nhiều kích thích hơn để được kích hoạt, khiến có sự khác biệt trong chức năng não. Để hỏi câu hỏi về sự tiến hóa, ta cần biết về thành công của sinh sản. Đây là bản đồ của vùng nghiên cứu mà tôi đã lần theo các cộng đồng kiến thợ suốt 28 năm, bằng tuổi thọ của một cộng đồng kiến. Mỗi chấm là một cộng đồng kiến và kích cỡ chấm biểu diễn các thế hệ con cháu chúng có, bởi chúng tôi có thể dùng biến thể gen để tìm cộng đồng bố mẹ tương ứng với cộng đồng con cái, tức tìm được cộng đồng nào là con cái của con kiến chúa, được sinh ra từ cộng đồng cha mẹ nào. Tôi quá ư xúc động khi sau bao năm, đã tìm ra, ví dụ, ở cộng đồng 154, tôi đã quan sát nó hàng năm, có một bà kiến đã lên chức bà cố. Đây là gia đình con gái của bà, đây là gia đình cháu bà kiến ấy, và đây là gia đình của cô chắt gái. Khi thực hiện điều này, tôi nhận ra những cộng đồng con cái cũng giống cộng đồng cha mẹ trong cách chọn lựa ngày nào nóng quá, sẽ không ra ngoài kiếm ăn, và nhà của lũ kiến con cháu xa nhà cha mẹ tới mức chúng hiếm khi gặp nhau nên lũ kiến con cháu này không thể học theo cha mẹ được. Vậy bước tiếp theo là xét xem những biến thể gene có quy định sự giống nhau này không Rồi tôi đặt câu hỏi ai làm giỏi hơn? Trong thời gian nghiên cứu, đặc biệt 10 năm qua, đã có một trận hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nam Hoa Kỳ, thành ra, các cộng đồng giữ nước, ở trong tổ khi trời nắng nóng, cố hy sinh kiếm càng nhiều thức ăn càng tốt, là những cộng đồng đông con cháu hơn. Suốt thời gian này, tôi nghĩ cộng đồng số 154 yếu kém hơn rồi, vì vào những ngày khô hạn, chỉ một hàng kiến chậm rãi đi kiếm mồi, trong khi những cộng đồng khác hăng hái đi ra, kiếm được vô khối thức ăn, nhưng thực ra, cộng đồng 154 lại thành công hơn cả. Đó là một nữ chúa. Đó là một bà cố kiến hiếm hoi còn sống. Theo tôi hiểu, đây là lần đầu chúng ta có thể lần theo sự tiến hóa đang diễn ra hành vi thu lượng trong một cộng đồng động vật và tìm ra cơ chế vận hành tốt nhất trong đó. Giờ đây, Internet dùng các thuật toán để điều hành dòng chảy dữ liệu, cũng giống như cách những con kiến thợ dùng để điều phối dòng kiến đi kiếm mồi. Sự tương đồng này gọi là gì? Sẽ có anternet (mạng kiến). (Vỗ tay) Vậy dữ liệu không rời máy nguồn nếu không nhận được tín hiệu là có đủ dải thông (bandwidth) để truyền đi. Vào thời kỳ đầu của Internet, khi phí vận hành còn đắt đỏ nhất thiết phải đảm bảo không mất đi dữ liệu nào, thì hệ thống được thiết lập để các tương tác sẽ kích hoạt dòng dữ liệu. Thật thú vị khi lũ kiến dùng thuật toán cũng giống như thuật toán ta mới nghĩ ra đây, nhưng ta chỉ biết chun chút về thuật toán của loài kiến, và chúng đã có 130 triệu năm để tiến hóa thành những con siêu việt nhất. Tôi nghĩ, có lẽ một vài loài trong số 12.000 loài kiến đều có những thuật toán thú vị cho mạng dữ liệu mà chính ta không ngờ tới. Vậy khi phí vận hành thấp thì sao? Phí vận hành thấp ở các vùng nhiệt đới, bởi ở đó ẩm và dễ dàng đi ra ngoài. Nhưng kiến cũng nhiều và đa dạng ở vùng nhiệt đới nên có nhiều cạnh tranh. Loài này dùng nguồn tài nguyên nào, loài kia cũng muốn dùng nguồn đó cùng một lúc. Vậy trong môi trường này, tương tác lại được dùng theo cách ngược lại. Hệ thống vận hành nếu không có gì tiêu cực xảy ra. Một loài kiến mà tôi nghiên cứu đã vây quanh những cái cây của con kiến tha mồi đi từ tổ đến nguồn thức ăn và ngược lại, cứ vòng quanh như thế, nếu không có gì tiêu cực xảy ra, giống như tương tác với các con kiến thuộc loài kiến khác. Đây là ví dụ về an ninh của loài kiến. Ở giữa, có một con kiến chui đầu mình vào để đóng cửa tổ lại khi có tương tác với một loài kiến khác. Kia là những con kiến nhỏ chạy vòng quanh bụng vểnh lên trời. Nhưng ngay khi mối đe dọa qua đi, đường vào tổ lại mở ra, có lẽ cũng có tình huống trong an ninh mạng, chi phí vận hành xuống thấp đến mức ta có thể tạm thời chặn truy cập khi có một mối đe dọa khẩn cấp nào đó, rồi sau lại mở cổng, thay vì cố xây một pháo đài hay tường lửa vĩnh viễn. Một thách thức môi trường khác tất cả các hệ thống phải đối mặt là tài nguyên, tìm và thâu lượm chúng. Loài kiến đã tìm giải pháp cho vấn đề tìm kiếm tổng hợp, là vấn đề hiện được quan tâm trong ngành rô-bốt học, bởi ta biết rằng thay vì gửi một robot đơn lẻ, phức tạp, đắt tiền đi khám phá một hành tinh khác, hoặc đi tìm kiếm trong một tòa nhà hỏa hoạn, có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu sai một nhóm robot rẻ tiền hơn trao đổi chỉ những thông tin tiểu tiết đó là cách của loài kiến. Loài kiến Ác-hen-ti-na xây mạng lưới tìn kiếm mở rộng. Chúng rất giỏi xử lí các vấn đề chính yếu trong tìm kiếm tổng hợp, là cán cân giữa một mặt tìm kiếm kĩ càng một mặt bao quát được một diện tích rộng. Cách chúng làm là khi có nhiều con trong không gian hẹp, mỗi con tìm kiếm kĩ càng bởi đã có các con khác ngay bên đang tìm kiếm, nhưng khi chỉ có ít con trên diện rộng, chúng cần giãn ra để bao được rộng hơn. Tôi nghĩ chúng dùng tương tác để đánh giá mật độ, khi đông đúc, chúng hay gặp nhau và tìm kĩ hơn. Những loài kiên skhacs nhau dùng những thuật toán khác nhau bởi chúng đã tiến hóa để ứng phó với những tài nguyên khác nhau, và có lẽ rất hữu ích khi biết điều này. Gần đây chúng tôi bắt lũ kiến giải một bài toán tìm kiếm tổng hợp trong môi trường khắc nghiệt không trọng lực ở Trung Tâm Không Gian Quốc Tế. Khi mới xem hình này, tôi nghĩ: Ôi không, chúng xây nhà dựng đứng lên rồi nhưng rồi tồi nhận ra, đương nhiên, cũng chả sao. Vấn đề ở đây là lũ kiến đã nỗ lực hết sức để trụ lại trên tường hay trên sàn hay bất cứ nơi nào chúng ít được tương tác. Mối quan hệ giữa mật độ đông đúc và tần số gặp nhau đã bị nhiễu. Vẫn đang phân tích dữ liệu, tôi chưa biết kết quả. Sẽ rất thú vị khi biết các loài khác xử trí ra sao trước vấn đề này trong những môi trường khác nhau trên trái đất, nên chúng tôi đã lập chương trình khuyến khích trẻ em quanh thế giới thí nghiệm với những loài khác nhau. Rất đơn giản. Có thể thực hiện với nguyên liệu rẻ tiền. Qua đó, chúng tôi dựng bản đồ toàn cầu về thuật toán của loài kiến trong tìm kiếm tổng hợp. Tôi nghĩ, có lẽ, những loài kiến xâm lấn những loài làm tổ trong các tòa nhà khá giỏi chuyện này bởi chúng ở ngay trong bếp nhà bạn bởi chúng rất giỏi tìm nước và thức ăn. Nguồn tài nguyên quen thuộc nhất của lũ kiến là picnic, đây là một cụm tài nguyên. Có một miếng trái cây, tức gần đấy cũng có thêm miếng nữa, và các con kiến chuyên lần mò những cụm tài nguyên sẽ tương tác để gọi các tân binh. Khi con kiến này gặp con kia, hay khi gặp chất dịch con kiến khác để lại trên đất, nó sẽ đổi hướng để đi theo hướng phát ra tương tác, đó cũng là cách loài kiến tìm đến ăn picnic cùng bạn. Tôi cho rằng, ta cũng có thể qua loài kiến, hiểu thêm về bệnh ung thư. Trước tiên, rõ ràng, có thể làm nhiều điều để ngăn ngừa ung thư bằng cách không cho phép người ta truyền ra hay bán những chất độc kích thích tế bào ung thư phát triển trong cơ thể nhưng loài kiến chả giúp được chuyện này bởi chúng không đầu độc chính cộng đồng mình. Nhưng ta cũng học được từ loài kiến về cách chữa bệnh ung thư. Có rất nhiều loại ung thư. Mỗi loại bắt nguồn từ một bộ phân trong cơ thể, khi ung thư lan ra di căn vào các mô chúng bắt đầu ăn các bộ phận. Nếu nhìn theo góc nhìn của tế bào ung thư di căn giai đoạn đầu, khi chúng bắt đầu nhìn quanh tìm những tài nguyên chúng cần, nếu các tài nguyên ấy là một cụm chúng sẽ phát tín hiệu để gọi tân binh và nếu ta tìm ra được cách chúng thu hút tân binh thì chắc sẽ có thể đặt bẫy để tóm gọm chúng trước khi chúng hoành hành. Loài kiến dùng tương tác trong những cách khác nhau trong những môi trường khác nhau và từ đó, ta có thể rút ra bài học về các hệ thống vận hành mà không cần điều khiển trung ương. Chỉ dùng sự tương tác, các cộng đồng kiến đã vận hành tài tình suốt hơn 130 triệu năm qua. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ chúng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tiết học lãnh đạo (chief) hôm nay là cách để cướp một ngân hàng và rõ ràng là công chúng cần sự hướng dẫn, vì trung bình số tiền cướp ngân hàng có giá trị ròng chỉ 7500 đôla. Giới nghiệp dư, những người không biết gì về việc gian lận sổ sách. Những người biết, tất nhiên, điều hành các ngân hàng lớn, và trong cái vòng lần quẩn gần đây nhất, họ làm chúng ta tốn hơn 11 nghìn tỉ đôla. 11 nghìn tỉ nhìn sẽ như thế này. Có bao nhiêu số 0 ấy nhỉ? Và làm chúng ta mất 10 triệu việc làm nữa. Nên nhiệm vụ của chúng ta là tự giáo dục bản thân để ta có thể hiểu tại sao chúng ta có những cơn khủng hoảng tài chính trầm trọng và lập đi lập lại thế này, và làm thế nào để ta có thể ngăn chặn chúng trong tương lai. Và câu trả lời cho vấn đề này là chúng ta phải chấm dứt nạn gian lận trong kiểm soát. Gian lận trong kiểm soát xảy ra khi những người quản lý, đơn cử là CEO, một hợp thể dường như hợp pháp, dùng nó như một vũ khí để lừa lọc. Và đó là những vũ khí phá hủy hàng loạt trong thế giới tài chính. Chúng cũng được vận dụng trong tài chính với những chiến lược cụ thể bởi vì một vũ khí của giới tài chính là kế toán, và có một công thức cho kế toán gian lận trong điều hành, và cách nó xảy ra. Chúng ta khám phá ra công thức này theo một cách khá lạ và tôi sẽ quay lại vấn đề này sau. Nguyên liệu đầu tiên trong công thức: tăng trưởng chóng mặt; thứ hai, lập ra hoặc mua lại những khoản vay tào lao, nhưng là những khoản vay có tỉ lệ lãi suất cao ngất hay tỉ lệ sinh lời cao; thứ ba, tận dụng tối đa vay nợ -- nghĩa là có rất nhiều nợ -- so với vốn chủ sở hữu; và thứ tư, trích lập dự phòng ở mức thấp cho các khoản lỗ không thể tránh khỏi. Nếu bạn làm theo 4 bước này, và ngân hàng nào cũng có thể áp dụng, thì bạn có thể ước tính chắc rằng có 3 thứ sẽ xảy ra. Điều thứ nhất là bạn sẽ báo cáo lợi nhuận ngân hàng cao kỉ lục-- không chỉ cao, mà là cao kỉ lục. Thứ 2, vị CEO sẽ lập tức trở nên giàu có bởi chế độ lương thưởng cho người điều hành hiện nay Và thứ 3, về sau này, ngân hàng sẽ thua lỗ tồi tệ và sẽ sụp đổ nếu không được cứu vớt. Và đó là một gợi ý về cách làm thế nào chúng tôi khám phá ra công thức này, vì chúng tôi khám phá nó qua một một quy trình kiểm nghiệm. Trong các bê bối về tiền gửi và tín dụng năm 1984, chúng tôi nhìn vào từng thất bại, và tìm ra các điểm chung, và chúng tôi nhận ra rằng công thức trên đều hiện diện trong từng vụ gian lận. Nói cách khác, một nhân viên điều tra có thể tìm thấy những điều này bởi đây là công thức độc hại tàn phá các ngân hàng cũng như nền kinh tế. Và nó cũng chỉ ra rõ ràng cái gì có thể ngăn chặn được cuộc khủng hoàng, thứ mà ngốn của chúng ta 11 nghìn tỉ đôla chỉ trong nhóm hộ gia đình, và làm tiêu giảm 10 triệu việc làm, lẽ ra nên là cuộc khủng hoảng dễ dàng nhất từ trước đến nay mà chúng ta hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu như chúng ta học được những bài học về nạn gian lận trong điều hành, cụ thể là khi công thức này được sử dụng. Vậy hãy nói về cuộc khủng hoảng này, và 2 vấn nạn khổng lồ trong gian lận nguồn gốc nợ vay, thứ đã dẫn đến khủng hoảng-- đó là gian lận trong thẩm định và những khoản vay láo -- và chúng ta sẽ thấy rằng khi nhìn vào 2 vấn đề này là chúng ta đã có những cảnh báo từ rất sớm về những gian lận này. Chúng ta đã có những cảnh báo mà chúng ta có thể chiếm ưu thế từ sớm, vì sau các vụ bê bối tiền gửi và tín dụng, chúng ta đã có thể tìm ra cách ứng phó và ngăn chặn những khủng hoảng này. Và thứ 3, các cảnh báo này không hề mập mờ. Chúng rất hiển nhiên về những gì sắp xảy ra sẽ là nạn gian lận chồng chất trong điều hành kế toán. Trước tiên, gian lận thẩm định. Đây đơn giản là khi bạn làm tăng giá trị của một căn nhà thế chấp nhằm bảo đảm tính an toàn cho nợ vay. Năm 2000, nhân tiện đây, đó là một năm trước khi Enron sụp đổ, những chuyên gia thẩm định trung thực đã cùng nhau lập một bản kiến nghị van nài chính phủ hành động, và xin ngành công nghiệp hành động, để chấm dứt nạn gian lận trong thẩm định. Và các nhà thẩm định đã lý giải nó xảy ra như thế nào, rằng các ngân hàng đã yêu cầu các chuyên viên thẩm định nâng giá trị thẩm định, và nếu nhà thẩm định từ chối làm như vậy, các ngân hàng, sẽ đưa vào danh sách đen tên các nhà thẩm định trung thực và sẽ không bao giờ thuê họ nữa. Như chúng ta đã thấy trước đó trong bê bối tiền gửi và tín dụng, và chúng ta biết kiểu gian lận này chỉ có thể bắt nguồn từ phía người cho vay, và rằng những người cho vay trung thực sẽ không bao giờ tăng giá thẩm định, bởi đây là sự bảo vệ chống lại các khoản thất thu. Vậy nên, đó là một cảnh báo rất sớm, năm 2000. Đó là thứ chúng ta đã từng nhận ra, và nó không hề mập mờ. Đây là nạn gian lận trong kiểm soát kế toán gây ra bởi các ngân hàng. Vậy các khoản vay láo thì sao? Cảnh cáo về việc này thậm chí còn xuất hiện sớm hơn nữa. Bê bối tiền gửi và tín dụng, về cơ bản, trong khoảng thập niên 1980 đến 1993, và trong lúc vật lộn với làn sóng chống gian lận trong kiểm soát kế toán, trong năm 1990, chúng tôi phát hiện rằng làn sóng thứ 2 về gian lận đang được bắt đầu. Và giống như tất cả các gian lận tài chính ở Mỹ, nó bắt đầu tư quận Orange, Califonia. Và khi đó chúng tôi là kiểm soát viên vùng này. Và người khảo sát của chúng tôi nói, họ đang cho vay mà không cần kiểm tra thu nhập của người đi vay. Điều này thật là ngớ ngẩn, nó sẽ dẫn đến những thất thoát lớn, và nó chỉ hợp lý cho các đối tượng tham gia vào các gian lận trong kiểm soát kế toán. Và chúng tôi nói, ừ, bạn hoàn toàn đúng, và chúng tôi đã đẩy lùi các khoản vay láo vào năm 1990 và 1991, nhưng chúng tôi chỉ đối phó với công nghiệp mà chúng tôi có thẩm quyền pháp lý, là tiền gửi và cho vay, và sự gian lận lớn nhất và tệ nhất, Ngân hàng Long Beach, tự nguyện từ bỏ tiết kiệm liên bang và điều lệ cho vay từ bỏ bảo hiểm tiền gửi liên bang chuyển đổi để trở thành ngân hàng thế chấp cho mục đích duy nhất là thoát khỏi thẩm quyền của chúng tôi và đổi tên nó thành Ameriquest, và trở thành kẻ tai tiếng nhất trong nạn vay láo thời đó, thêm vào đó họ cố ý thực hiện điều đó trước thiểu số. Nên chúng ta lại biết về cuộc khủng hoảng này Chúng ta đã từng thấy nó trước đây. Chúng ta đã từng ngăn chặn nó trước đây. Chúng ta đã có những cảnh báo từ rất sớm và nó hoàn toàn rõ ràng rằng không một người cho vay trung thực nào cho vay theo cách này Do đó hãy cùng nhìn lại cách phản ứng của nền công nghiệp và các nhà quản lý và các công tố viên đối với những cảnh báo sớm mà rõ ràng họ có thể ngăn chặn khủng hoảng. Bắt đầu với nền công nghiệp Giữa năm 2003 và 2006, ngành công nghiệp bắt đầu phản ứng bằng cách tăng các khoản vay láo lên trên 500% Đây là những khoản vay thổi phồng bong bóng kinh tế và tạo nên khủng hoảng kinh tế. Đến năm 2006, một nửa các khoản vay dưới chuẩn cũng là các khoản vay láo. Nó không loại trừ lẫn nhau, chỉ là nếu kết hợp với nhau, chúng là sự kết hợp độc hại nhất mà bạn có thể tưởng tượng Đến năm 2006, 40% tất cả các khoản vay lập ra tất cả các khoản vay mua nhà năm đó là các khoản vay láo, 40%. Và nó xảy ra bất chấp sự cảnh báo từ các chuyên gia chống gian lận của ngành công nghiệp đã nói rằng những khoản vay này là lời mời cho kẻ lừa đảo, và rằng chúng có tỷ lệ lừa đảo là 90% 90. Và phản ứng của ngành công nghiệp là, trước tiên bắt đầu gọi những khoản vay này là vay láo, và điều đó thiếu sự tinh tế nhất định, thứ hai, tăng chúng lên một cách ồ ạt và chưa kiểm soát viên chính phủ nào yêu cầu hay khuyến khích bất kì người cho vay tạo ra những khoản cho vay láo hay bất kì người nào mua khoản cho vay láo và đó rõ ràng bao gồm Fannie và Freddie. Việc này đến từ người cho vay vì cái công thức gian lận. Chuyện gì đã xảy ra cho gian lận thẩm định? Nó đã mở rộng một cách ngoạn mục. Đến 2007, một khảo sát của các nhà thẩm định được đưa ra 90% các nhà thẩm định báo cáo rằng họ đã bị cưỡng chế bởi các nhà cho vay nhằm ép họ tăng giá trị thẩm định. Nói một cách khác, cả 2 hình thức gian lận trở nên cực kì thông dụng và bình thường, và đây chính là điều đã làm vỡ bong bóng kinh tế. Chuyện gì đã xảy ra trong bộ phận chính phủ? Nhà nước, như tôi đã nói với các bạn, khi chúng tôi còn là kiểm soát viên, chúng tôi chỉ có quyền hạn ở ngành công nghiệp của chúng tôi và nếu mọi người từ bỏ bảo hiểm tiền gửi liên bang, chúng tôi không thể làm gì họ. Quốc Hội, bạn có thể nghĩ là không tưởng nhưng họ đã làm một điều thông minh vào 1994, và đã ban hành luật: Quyền Sở Hữu Nhà Đất và Đạo Luật Bảo Vệ Vốn Sở Hữu nó đã cho Liên bang, và duy nhất Cục Dự Trữ Liên bang, thẩm quyền pháp luật để cấm các khoản vay láo từ tất cả những người cho vay, cho dù họ có bảo hiểm tiền gửi liên bang hay không. Vậy Ben Bernanke và Alan Greenspan, chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang, đã làm gì khi họ có những cảnh báo rằng đây là những khoản vay láo khổng lồ và chúng được bán ở thị trường thứ cấp? Nên nhớ, không có những người trừ tà nạn gian lận. Một khi nó bắt đầu là khoản vay láo, nó chỉ có thể được bán ở thị trường thứ cấp thông qua nhiều gian lận nữa, gian dối về danh tiếng và bảo hiểm, và những người này tạo thứ gọi là chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp và phái sinh ngoại lai và gần như sẽ được đảm bảo bằng các khoản vay láo. Vậy sự gian lận sẽ được phát triển qua toàn bộ hệ thống, thổi phồng bong bóng, tạo ra một thảm họa. Và nên nhớ rằng, ta đã trải nghiệm nó. Chúng ta đã chứng kiến sự mất mát rất lớn và chúng ta đã có kinh nghiệm của những nhà kiểm soát tài giỏi trong việc ngăn chặn nó. Greenspan và Bernanke đã từ chối sử dụng thẩm quyền theo quy chế để chấm dứt các khoản vay láo. Và đây là một vấn đề, đầu tiên là đạo lý. Họ chỉ cực lực phản đối với bất kỳ quy định nào. Nhưng nó cũng là sự cạnh tranh quốc tế trong tình trạng suy đồi, cuộc đua tới đáy giữa nước Mỹ và nước Anh, cụ thể là thành phố London, và thành phố London đã chiến thắng trong cuộc đua đó, nhưng nó nghĩa là các quy định phương Tây đã hoàn toàn xuống cấp trong cuộc cạnh tranh ngu ngốc để xem ai là người có hệ thống quy tắc yếu nhất. Đó là phản ứng của các nhà kiểm soát. Thế còn phản ứng của các công tố viên sau cuộc khủng hoảng, sau khi 11 ngàn tỉ đôla bị thua lỗ, sau khi 10 triệu việc làm bị mất, một cuộc khủng hoảng, trong đó các khoản lỗ và các hành vi gian lận đã hơn 70 lần so với tệ nạn tiền gửi và tín dụng? Trong nạn tiền gửi và tín dụng, cơ quan chúng tôi, cơ quan quy định luật tiền gửi và tín dụng, OTS, đã thực hiện hơn 30000 vụ tố cáo hình sự trình ra hơn 1000 án trọng tội đó chỉ mới là các vụ án được xem là hệ trọng, và điều đó giảm bớt mức độ ưu tiên, bởi vì chúng tôi làm việc với FBI để lập danh sách 100 vụ gian lận hàng đầu, tồi tệ nhất , ở phạm vi quốc gia. Xấp xỉ 300 khoản tiết kiệm và cho vay liên quan, và gần 600 quan chức cấp cao tham gia. Hầu như tất cả trong số họ đã bị truy tố. Chúng ta đã có một tỷ lệ kết án là 90%. Đó là thành công lớn nhất chống lại tầng lớp tội phạm cổ cồn trắng từ trước đến nay, và đó là do sự hiểu biết về cách kiểm soát gian lận và hệ thống kế toán điều hành gian lận. Nhìn vào cơn khủng hoảng hiện tại. Cũng Cục Giám Sát Tiết Kiệm (OTS), là nơi đáng lẽ phải kiểm soát những người tạo ra các khoản vay láo nhiều nhất trong nước, đã thực hiện, thậm chí đến ngày nay - OTS đã không còn tồn tại nữa nhưng một năm trước, OTS đã không đưa ra bất kì một vụ tố cáo hình sự . Văn phòng Kiểm soát tiền tệ, đáng lẽ là nơi giám sát các ngân hàng quốc gia lớn nhất cũng không tố cáo hình sự một ai. Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ cũng không đưa ra bất kì một vụ tố cáo hình sự nào. Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang đủ thông minh để từ chối trả lời câu hỏi. Không có hướng dẫn từ các nhà kiểm soát, FBI sẽ không có nhà chuyên môn để điều tra những vụ gian lận phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là họ phải phí thời gian nghĩ về những thứ đã có rồi để làm sao thực hiện những vụ truy tố; họ đã quên rằng về sự tồn tại của nó, do đó, chúng ta không có vụ khởi tố nào, và tất nhiên, không tiền án về bất kì hành vi gian lận của bất kì ngân hàng hàng đầu, các thể loại phố Wall, thể loại dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Không có sự chuyên môn từ các nhà kiểm soát, FBI hình thành cái mà họ gọi là quan hệ đối tác với Hiệp Hội Ngân Hàng Thế Chấp vào năm 2007. Hiệp Hội Ngân Hàng Thế Chấp là hiệp hội thương mại của các thủ phạm. Và Hiệp Hội Ngân Hàng Thế Chấp được lập ra, nó có sự bạo dạn và thành công để lừa bịp FBI Nó đã tạo ra một định nghĩa về gian lận thế chấp, và đoán xem thành viên của nó luôn luôn là nạn nhân, không bao giờ là thủ phạm. Và FBI đã tin sái cổ tất cả những gì mà những thủ phạm này nói. Và như thế FBI dưới sự lãnh đạo của một luật sư là người Mỹ gốc Phi và tổng thống Mỹ là người Mỹ gốc Phi đã sử dụng định nghĩa Tiệc Trà của cuộc khủng hoảng để nói rằng đó là cuộc khủng hoảng mới nhất trong lịch sử được sinh ra không một chút tội lỗi trong các cấp bậc hành pháp. Và đó là những người làm tóc thông minh người có thể lừa gạt các ngân hàng đáng thương những người thiếu hiểu biết về tài chính. Đó là câu chuyện ngớ ngẩn nhất bạn có thể tưởng tượng được, họ đi và họ truy tố những người làm tóc và để các ông chủ ngân hàng yên ổn. Như vậy, trong khi các con sư tử lang thang ở khu cắm trại, thì FBI đang rượt đuổi các con chuột. Chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta có thể làm gì với tất cả những điều này? Chúng ta cần thay đổi các cơ cấu thúc đẩy ngoan cố mà chính nó tạo ra các dịch bệnh tái phát theo chu kì của gian lận trong điều hành kế toán đang dẫn dắt cuộc khủng hoảng của chúng ta Vậy, trước tiên ta phải bỏ các tổ chức có hệ thống nguy hiểm. Các tổ chức này là các tổ chức quá lớn để có thể sụp đổ. Chúng ta cần phải thu nhỏ chúng để, trong 5 năm tới, chúng không còn gây ra rủi ro hệ thống. Hiện tại, chúng là các quả bom hẹn giờ mà sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu ngay lập tức khi quả bom kế tiếp thất bại không phải là nếu, mà là khi nào. Điều thứ hai ta cần làm là cải cách hoàn toàn hệ thống điều hành hiện đại và đãi ngộ chuyên nghiệp, đó là những gì họ sử dụng để mua chuộc các giám định viên. Nhớ rằng họ đã gây sức ép với các giám định viên thông qua hệ thống đãi ngộ, cố tạo ra cái ta gọi là động năng Gresham trong đó đạo đức xấu đẩy đạo đức tốt ra khỏi thị trường. Và họ đã thành công rất lớn, và đó là cách gian lận trở thành đại dịch. Và điều thứ ba mà chúng ta cần làm là giải quyết 3 thứ sau: bãi bỏ quy định, bãi bỏ giám sát và thông lệ xóa bỏ kết án hình sự. Bởi vì chúng ta có thể làm cho cả ba vấn đề này thay đổi, và nếu chúng ta làm như vậy chúng ta có thể giảm đáng kể độ thường xuyên xảy ra một cuộc khủng hoảng và mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng Nó không chỉ quan trọng với nền kinh tế của ta Bạn có thể thấy những cuộc khủng hoảng đã làm gì với sự bất bình đẳng và tới nền dân chủ của chúng ta. Họ đã tạo ra bè phái tư bản, kiểu Mỹ, trong đó các tổ chức tài chính lớn nhất là nhà tài trợ tài chính hàng đầu của cả hai đảng và đó là lý do tại sao ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng này, 70 lần lớn hơn so với các khoản tiết kiệm và cho vay khủng hoảng, chúng ta không có các cải cách ý nghĩa nào trong bất kỳ ba lĩnh vực mà tôi đã bàn bạc, ngoài việc cấm các khoản vay láo, đó là một điều tốt, nhưng đó chỉ là một loại đạn dược cho vũ khí lừa đảo này Có rất nhiều hình thức đạn dược họ có thể sử dụng. Đó là lý do chúng ta cần học những gì các nhân viên ngân hàng đã học: công thức tốt nhất để cướp một ngân hàng, để chúng ta có thể dừng công thức đó, bởi vì các nhà lập pháp của chúng ta, là người phụ thuộc vào đóng góp của chính trị, sẽ không làm điều đó một mình. Cám ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi mới nghỉ hưu gần đây từ Đội tuần tra xa lộ California sau 23 năm công tác. Công việc chính suốt 23 năm ấy là tuần tra khu vực mũi phía Nam của Hạt Marin, bao gồm cả Cầu Cổng Vàng. Cây cầu là một biểu tượng kiến trúc được cả thế giới biết đến ta thấy San Francisco, Thái Bình Dương, kiến trúc đầy cảm hứng. Đáng buồn thay, công trình này có sức hút với những vụ tự sát là một trong những "bãi tự sát" nổi tiếng thế giới Cầu Cổng Vàng hoàn thành vào năm 1937. Joseph Strauss, kỹ sư trưởng của Cầu Cổng Vàng đã tuyên bố như sau: "Thực tế, cây cầu là để ngăn các vụ tự sát Việc tự vẫn trên cầu là không thực tế cũng như khó có thể xảy ra." Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động có hơn 1600 người tìm đến cái chết. tại cây cầu này, Một số người tin rằng việc đi dạo giữa hai tháp cầu sẽ dẫn tới một chiều không gian khác. Cây cầu đã được thi vị hóa tới mức — chỉ việc ngã khỏi cầu bạn sẽ thoát mọi lo âu phiền muộn, làn nước dưới chân cầu sẽ rửa sạch làu tâm hồn bạn. Nhưng để tôi nói bạn hay thực chuyện gì đã xảy ra khi người ta dùng cây cầu như một phương tiện để tự kết liễu đời mình. Sau khi rơi tự do 4 đến 5 giây, cơ thể đập mạnh xuống nước với vận tốc trên 120km/h. Va chạm ấy làm gãy các xương, các xương ấy đâm vào các cơ quan nội tạng. Đa số đều chết do va chạm. Những trường hợp khác vô vọng quẫy đạp trong làn nước rồi cũng chìm dần. Tôi không cho rằng những người định tự vẫn bằng phương thức này hiểu được cái chết ghê sợ mà họ phải đối mặt. Mấu chốt nằm ở đây. Ngoài xung quanh hai tháp cầu ra có một dãy những ống thép dài gần 1m chạy song song bên thành cầu. Đây là vị trí những người tự sát đứng trước khi rời bỏ cuộc sống của mình. Tôi nói với bạn, theo tôi Khi một người đứng trên chỗ đó trong thời khắc u tối nhất cuộc đời, thì rất khó thuyết phục họ quay đầu. Tôi chụp bức ảnh này năm ngoái người phụ nữ nói với một nhân viên và ngẫm nghĩ về đời mình. Tôi rất vui được nói với bạn rằng ngày đó chúng tôi đã thành công khi thuyết phục được cô ấy quay lại. Khi tôi mới làm việc tại đây, tôi không hề được huấn luyện bài bản. Bạn vật lộn làm công việc của mình. Đây không chỉ là điều tai hại với những ai có ý định tự vẫn, mà còn với những nhân viên như tôi. Đến nay, tôi đã đi một đoạn đường dài. Giờ những nhân viên kỳ cựu và nhà tâm lý sẽ huấn luyện nhân viên mới. Đây là Jason Garber. Tôi gặp Jason ngày 22/7 năm ngoái tôi nhận một cuộc gọi báo có một người nghi là muốn tự sát. đang ngồi trên lan can giữa cầu. Tôi trả lời, và khi tôi đến, tôi quan sát Jason đang nói chuyện với một nhân viên của Cầu Cổng Vàng. Jason chỉ mới 32 tuổi và anh ta bay đến đây từ New Jersey. Thật ra, từ New Jersey, anh ta đã đến đây trước đó 2 lần với ý định tự vẫn trên cây cầu này. Sau khi trò chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ, anh ta hỏi chúng tôi có biết câu chuyện "Chiếc hộp của Pandora" Trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus tạo ra Pandora và gửi cô ta xuống Trái Đất cùng 1 chiếc hộp bảo cô rằng: "Đừng bao giờ mở hộp ra." Ngày nọ, Pandora không cưỡng đươc tò mò đã mở chiếc hộp ấy. Từ chiếc hộp bay ra đủ bệnh dịch, đau khổ, và những thứ xấu xa, tai ương. Điều tốt đẹp duy nhất trong hộp chính là "Hy vọng". Sau đó, Jason hỏi chúng tôi: "Sẽ thế nào khi anh mở hộp ra và hy vọng không có ở đó?" Anh ta im lặng trong giây lát, nghiêng người về bên phải và ra đi. Người thanh niên tốt bụng, thông minh từ New Jersey đã tự vẫn như thế. Đêm đó, tôi nói chuyện với ba mẹ của Jason. Tôi cho rằng khi trò chuyện với họ, nghe như tôi không ổn lắm, vì ngay ngày hôm sau, thầy giảng đạo của gia đình gọi xem tôi có sao không. Ba mẹ của Jason nhờ ông ta làm việc đó. Hệ lụy từ một vụ tự sát ảnh hưởng đến rất nhiều người. Tôi muốn đặt một vài câu hỏi thế này: Bạn sẽ làm gì nếu người thân, bạn bè hay người bạn yêu tự sát? Bạn sẽ nói gì? Bạn biết mình cần phải nói gì không? Kinh nghiệm cho hay rằng, không phải "trò chuyện" mới giải quyết vấn đề mà chính là lắng nghe. Nghe để thấu hiểu. Đừng tranh cãi, trách móc, hay bảo người đó bạn biết họ cảm thấy thế nào, bởi vì có thể chính bạn cũng không rõ. Sự có mặt của bạn lúc ấy, có thể chính là bước ngoặt họ cần có trong đời. Nếu bạn nghĩ ai đó đang cố tự vẫn, đừng ngại đối diện và hãy hỏi họ. Một cách đặt câu hỏi cho họ là: "Những người khác trong hoàn cảnh tương tự đều nghĩ sẽ kết thúc đời mình; anh từng có suy nghĩ ấy chưa?" Nếu dám đối diện với họ, có thể bạn cứu sống họ và thay đổi cuộc đời họ. Một vài dấu hiệu khác ở họ mà bạn có thể bắt gặp: Sự tuyệt vọng, tin mọi thứ thật tồi tệ và chẳng bao giờ có thể tốt lên. Sự bất lực, họ tin rằng bản thân không thể làm gì khác hơn để giải quyết nó. họ thu mình vào trong vỏ ốc; hay mất hết hứng thú với đời. Tôi chuẩn bị buổi nói chuyện này cách đây vài hôm; và tôi có nhận được e-mail từ một phụ nữ, nên tôi muốn đọc nó cho các bạn nghe. Bà ấy mới mất con trai vào ngày 19/01 năm nay và bà ấy đã viết cho tôi e-mail này chỉ cách đây vài ngày thôi. Với sự cho phép của bà ấy, tôi xin được đọc thư này. Chào Kevin. Tôi đoán giờ anh đang ở Hội nghị của TED. Chắc đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi nghĩ tuần này có nên dạo trên cầu không. Chỉ muốn viết cho anh vài dòng. Và hy vọng rằng anh có thể đem những lời này chia sẻ, để khi về mọi người kể lại cho bạn mình bạn họ lại nói với những người bạn khác. Tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng, nhưng dần dần tôi cũng nhận ra rằng Mike sẽ không về nhà nữa. Khi ấy, Mike đang lái xe từ Petaluma đến San Francisco để xem trận đấu của đội 49ers với bố vào ngày 19/01. Nhưng thằng bé chẳng bao giờ đến đó được. Đêm đó, tôi đã báo cảnh sát Petaluma rằng thằng bé đã mất tích. Sáng hôm sau, 2 cảnh sát đến nhà tôi báo rằng xe của Mike được tìm thấy ở dưới cầu. Một nhân chứng đã thấy nó nhảy khỏi cầu lúc 1h58' chiều ngày hôm trước. Cảm ơn anh rất nhiều bởi đứng lên cho những ai nhất thời quá yếu đuối nên không thể tự mình đứng lên. Ai chẳng từng phiền muộn, đau khổ ai chưa trải qua bệnh tâm thần? Thật không dễ gì để chấm dứt nó. Tôi cầu nguyện cho anh cùng cuộc chiến của anh. Cầu Cổng Vàng vốn dĩ phải là con đường nối vùng vịnh xinh đẹp của chúng ta, chứ không phải là một nghĩa địa. Chúc anh một tuần nhiều may mắn. Vicky" Tôi không thể tượng tưởng nổi lòng can đảm của bà ấy để có thể đi xuống cầu bước lại con đường ngày hôm ấy con trai bà đã đi, cũng như dũng cảm để sống tiếp. Tôi cũng muốn giới thiệu một thanh niên là hiện thân của hy vọng và dũng cảm. Ngày 11/03 năm 2005, tôi nhận được cuộc gọi báo tin có một người muốn tự sát ở đường đi bộ trên cầu gần tháp phía Bắc. Tôi lái xe mô-tô xuống phần đường đi bộ, và tôi thấy người thanh niên này, Kevin Berthia, đang đứng ở đó. Khi nhìn thấy tôi, anh ta lập tức leo qua thanh chắn đường đi bộ, và đứng trên cái ống nhỏ đó được lắp quanh tháp. Trong suốt một tiếng rưỡi, tôi lắng nghe Kevin nói về sự suy sụp và tuyệt vọng của cậu ấy. Ngày hôm ấy, chính Kevin đã quyết định trèo trở lại và tự cho đời mình một cơ hội nữa. Khi Kevin quay lại, tôi chúc mừng cậu ta: "Đây là một khởi đầu mới, một cuộc sống mới." Nhưng tôi thắc mắc: "Điều gì đã khiến cậu quay lại và cho cuộc đời mình một cơ hội mới?" Các bạn có biết cậu ấy nói gì với tôi? Kevin đáp: "Vì chú chịu nghe cháu. Chú để cháu nói và chú chỉ nghe thôi." Không lâu sau sự việc đó, tôi nhận được một bức thư từ mẹ của Kevin. Tôi có đem nó đến đây, và tôi muốn đọc cho các bạn cùng nghe. "Thưa ông Briggs, Không gì có thể xóa mờ sự kiện ngày 11/3 đó, ông là một trong những lý do để Kevin còn ở bên chúng tôi. Tôi tin chắc rằng lúc đó Kevin đã kêu cứu. Thằng bé được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần nhưng nay nó đã được chữa trị. Tôi nhận nuôi Kevin khi nó mới 6 tháng, tôi hoàn toàn không biết gì về đặc điểm di truyền nhưng, tạ ơn Chúa giờ thì chúng tôi đã hiểu. Kevin không phải là người đồng tính như nó đã nói. Chúng tôi thật sự cảm ơn Chúa vì ông đã đến. Chúng tôi chịu ơn ông rất nhiều. Narvella Berthia." Cuối thư, bà ấy còn viết: "Tái bút: Đêm đó, khi đến bệnh viện San Francisco, tôi thấy tên ông trong danh sách bệnh nhân. Tôi biết nói thế nào để tỏ lòng cảm kích." Kevin giờ đã là một người cha đầy tình thương, một công dân đóng góp cho xã hội. Cậu ấy đã không ngại nói về sự kiện ngày hôm đó và sự trầm cảm của mình với hy vọng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho người khác. Tự sát không chỉ là vấn đề tôi gặp phải trong công việc. Đó còn là chuyện cá nhân. Ông của tôi đã tự sát bằng thuốc độc. Dù việc đó giúp chấm dứt nỗi đau của riêng ông, nhưng lại cướp đi cơ hội để tôi được hiểu hơn về ông mình. Đó chính là những gì tự sát gây ra. Với những ai đã tự sát, hay những ai có ý định ấy, họ không nghĩ đến việc gây tổn thương người khác. Họ chỉ muốn chấm dứt nỗi đau của mình. Có thể thực hiện được việc này theo 3 cách: Đi ngủ, dùng ma túy hoặc rượu, hoặc là chết. Trong nghề của mình, tôi đã trả lời và tham gia vào hàng trăm vụ có vấn đề tâm thần hay muốn tự sát trên chiếc cầu ấy. Trong những vụ tôi trực tiếp tham gia, tôi đã thất bại 2 lần, và nhiêu đó cũng đã là quá nhiều. Một người là Jason. Người kia là một đàn ông tôi đã trò chuyện trong 1 tiếng đồng hồ Trong lúc nói chuyện, ông ấy đã bắt tay tôi 3 lần. Lần cuối ông ta bắt tay tôi, ông ấy nhìn tôi và nói: "Kevin, rất tiếc, nhưng tôi phải đi." Rồi ông ấy nhảy xuống. Kinh khủng, thật sự rất kinh khủng. Dù vậy tôi vẫn muốn nói với các bạn, đa số những người mà chúng tôi đã tiếp cận trên cầu đã không tự vẫn. Hơn nữa, rất ít người nhảy khỏi cầu và vẫn sống sót và có thể thoải mái chia sẻ chuyện đó. Số đó chỉ chiếm khoảng 1 - 2 %, và đa phần họ đều thú nhận rằng giây phút họ buông tay họ biết mình vừa phạm một sai lầm và họ muốn được tiếp tục sống. Tôi nói với mọi người cây cầu không chỉ là kết nối giữa Marin và San Francisco, mà còn kết nối những con người nơi đó. Mối liên kết, nhịp cầu do chúng ta làm nên là điều mà mỗi người trong chúng ta nên cố gắng vun đắp. Tự sát là có thể ngăn chặn được. Có sự nâng đỡ. Có niềm hy vọng. Xin chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Có một Đại úy tên là William Swenson, vừa được trao tặng Huân chương Danh Dự của Quốc Hội Hoa Kỳ cho hành động của mình vào ngày 08/09/2009. Vào ngày đó, một nhóm lính Mỹ và Afghanistan đang hành quân qua một tỉnh của Afghanistan để bảo vệ một nhóm quan chức chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm quan chức chính phủ Afghanistan sắp sửa gặp gỡ các già làng địa phương. Nhóm lính bị phục kích và bị bao vây từ ba phía và giữa nhiều thứ khác, Đại úy Swenson được ca ngợi vì đã băng qua làn đạn để cứu những người bị thương và đưa thi thể những người đã hi sinh về. Một trong số những người được anh cứu là một trung sĩ, anh ấy cùng một người đồng đội đang cố chạy đến chiếc trực thăng cứu thương. Điều đặc biệt xảy ra hôm đó là thật trùng hợp một trong những người lính cứu thương có một chiếc camera hành trình gắn trên mũ và nó đã ghi lại toàn bộ sự việc. Video ghi lại cảnh Đại úy Swenson và đồng đội đang đưa một người lính bị thương ở cổ đến trực thăng. Sau khi đặt người lính lên chiếc trực thăng, Đại úy Swenson cúi xuống hôn anh ta trước khi quay lại cứu những người khác. Sau khi được xem cảnh tượng đó, tôi nghĩ: Những con người như thế ở đâu ra vậy? Đó là gì? Phải là cảm xúc cực kì mãnh liệt mới có thể khiến bạn làm điều đó. Đó là tình yêu và tôi muốn biết tại sao những người làm việc cùng tôi lại không như vậy. Trong quân đội, người ta trao huân chương cho những người sẵn sàng hi sinh vì người khác. Trong kinh doanh, chúng ta thưởng cho những người sẵn sàng hi sinh những người khác để chúng ta có thể phát triển. Thật ngược đời, phải không? Vì vậy, tôi tự hỏi, những người như thế đến từ đâu? Điều đầu tiên, tôi rút ra đơn giản họ là những người tốt. Đó là lý do họ gia nhập quân đội. Những người tốt như họ bị lôi cuốn bởi tư tưởng hi sinh vì người khác. Nhưng điều đó hoàn toàn sai. Điều tôi tìm ra là đó chính là nhờ môi trường, nếu có môi trường tốt bất kì ai trong chúng ta cũng có thể làm nên điều kì diệu, quan trọng hơn, những người khác cũng có khả năng đó. Tôi đã rất vinh dự khi gặp một vài trong số họ, những người mà chúng ta gọi là anh hùng, những người liều mình để cứu nguy cho những người khác. Tôi hỏi họ: "Tại sao anh sẵn sàng làm như vậy?" "Tại sao anh lại làm điều đó?" Tất cả họ đều trả lời giống nhau: "Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi" Đó là sự tin tưởng và hợp tác sâu sắc. Vì vậy, tin tưởng và hợp tác rất quan trọng. Vấn đề là tin tưởng và hợp tác, là những cảm xúc, không phải mệnh lệnh. Không thể chỉ nói là: "Hãy tin tôi" là bạn tự nhiên tin tôi được. Không thể chỉ bảo hai người hợp tác với nhau là họ hợp tác với nhau được. Không phải vậy, mà là cảm xúc. Vậy cảm xúc đó đến từ đâu? Nếu quay trở lại 50.000 năm trước thời kì đồ đá cũ, thời kì đầu của người Homo Sapien, thứ chúng ta thấy là một thế giới đầy rẫy những hiểm nguy luôn đe dọa tính mạng chúng ta. Đây không phải chuyện cá nhân. Dù cho đó là thời tiết, thiếu thốn tài nguyên hay một con hổ nanh kiếm, tất cả những thứ đó làm giảm tuổi thọ của con người. Và vì thế, ta tiến hóa thành động vật có tổ chức xã hội, sinh sống và làm việc cùng nhau trong cái mà tôi gọi là vòng an toàn, trong bộ lạc nơi chúng ta thuộc về. Và khi tự thấy an toàn khi ở cùng đồng loại, phản ứng tự nhiên là sự tin tưởng và hợp tác. Điều này có những lợi ích cố hữu. Tôi có thể ngủ ngon khi đêm xuống và tin rằng sẽ có ai đó trong bộ tộc canh chừng nguy hiểm cho tôi. Nếu chúng ta không tin nhau, nếu tôi không tin bạn, nghĩa là bạn sẽ không canh chừng nguy hiểm cho tôi. Điều đó không giúp ta sinh tồn. Thế giới hiện đại cũng hệt như vậy. Thế giới đầy rẫy hiểm nguy những thứ khiến ta thất vọng với cuộc sống hoặc làm giảm cơ hội thành công của chúng ta. Đó có thể là những biến động kinh tế, sự thay đổi của thị trường chứng khoán. Có thể là một công nghệ mới xuất hiện và làm cho mô hình kinh doanh của bạn lỗi thời chỉ sau 1 đêm. Hay những đối thủ cạnh tranh đôi khi cố gắng giết chết bạn, cố gắng khiến bạn phá sản hay ít nhất là làm cho việc kinh doanh của bạn gặp khó khăn và cướp đi lợi nhuận. Chúng ta không thể kiểm soát được chúng. Chúng như những hằng số và không bao giờ mất đi. Những biến số duy nhất là các điều kiện bên trong tổ chức và đó là nơi mà khả năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, người lãnh đạo sẽ làm gương cho những người khác Khi người lãnh đạo quyết định đặt sinh mạng và an toàn của những thành viên tổ chức lên trên hết, cho dù phải hi sinh tiện ích hay những kết quả cụ thể, để cho những người khác ở lại, cảm thấy an toàn, cảm thấy thực sự thuộc về tổ chức, khi đó, điều phi thường xuất hiện. Một lần khi đi máy bay, tôi chứng kiến một sự việc, một hành khách cố lên máy bay trước khi được gọi tên, người gác cổng đối xử với anh ta như thể anh ta là kẻ phạm pháp một tên tội phạm. Anh ta bị quát mắng vì cố lên máy bay quá sớm. Thế nên, tôi lên tiếng: "Tại sao lại đối xử với chúng tôi như súc vật vậy?" "Tại sao không thể đối xử với chúng tôi như con người?" Cô ấy trả lời chính xác như thế này: "Thưa ông, nếu tôi không làm theo quy định, tôi sẽ gặp rắc rối hoặc bị mất việc." Tất cả những gì cô ấy nói với tôi là cô ấy không cảm thấy an toàn. Cô ấy không tin tưởng người lãnh đạo của mình. Lý do chúng tôi thích đi máy bay của Southwest Airlaines không phải vì họ thuê được những người tốt hơn mà vì họ không sợ người lãnh đạo của mình. Bạn thấy đấy, nếu điều kiện không đúng chúng ta bị buộc phải dành thời gian và sức lực để bảo vệ bản thân khỏi những người khác, và điều này làm tổ chức suy yếu. Khi cảm thấy an toàn trong tổ chức của mình, chúng ta tự nhiên sẽ kết hợp tài năng và thế mạnh, làm việc không mệt mỏi để đối mặt với những hiểm nguy bên ngoài và chớp lấy cơ hội của mình. Mô tả gần nhất mà tôi có thể đưa ra cho một lãnh đạo tốt là việc làm bố mẹ. Để làm một bố (mẹ) tốt, bạn muốn gì? Điều gì làm nên một phụ huynh tốt? Chúng ta muốn cho con cái mình cơ hội, giáo dục, dạy dỗ chúng khi cần thiết, Tất cả để chúng có thể trưởng thành và đạt được nhiều thành tựu hơn cả chúng ta. Những người lãnh đạo tốt cũng vậy. Họ muốn tạo cơ hội cho người của mình, cho họ giáo dục cũng như kỉ luật khi cần thiết, giúp họ tự tin, cho họ cơ hội để thử và thất bại, tất cả để họ có thể đạt được những điều lớn lao hơn những gì ta có thể tưởng tượng. Charlie Kim là CEO của một công ty tên Next Jump ở New York, một công ty công nghệ, ông ấy cho rằng, nếu gia đình bạn gặp khó khăn, liệu bạn có ý định từ bỏ một trong những đứa con của mình? Không bao giờ. Vậy tại sao lại sa thải nhân viên trong công ty mình? Charlie thi hành chính sách thuê nhân viên trọn đời. Nếu được tuyển dụng vào Next Jump, bạn sẽ không bị đuổi việc vì năng suất làm việc thấp. Trên thực tế, nếu bạn có vấn đề, họ sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn, giống như cách chúng ta làm với con cái mình nếu chúng bị điểm C ở trường. Đa số các công ty khác thì ngược lại. Đây là lý do tại sao rất nhiều người oán ghét và căm giận các CEO ngân hàng vì cấu trúc lương và thưởng không cân xứng. Vấn đề không phải là các con số. Mà là họ đã làm trái định nghĩa về lãnh đạo. Họ đã làm trái bản giao kèo xã hội cố hữu này. Họ sẵn sàng hi sinh người của mình để bảo vệ lợi ích bản thân, hay tệ hơn, luôn hi sinh người của mình để bảo vệ lợi ích bản thân. Đây là điều làm ta giận dữ, không phải những con số. Liệu có ai tức giận nếu Gandhi nhận được khoản thưởng 150 triệu đôla? Hoặc khoản thưởng 250 triệu đô cho Mẹ Teresa? Có ai có vấn đề gì với nó không? Chắc chắn là không. Hoàn toàn không Những lãnh đạo tốt sẽ không bao giờ hi sinh con người để cứu các con số. Họ sẽ hi sinh các con số để cứu con người. Bob Chapman, người điều hành công ty ở Midwest tên là Barry-Wehmiller, năm 2008, công ty bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và họ đã mất 30% đơn đặt hàng trong vòng một đêm. Với một công ty lớn, đó là vấn đề nghiêm trọng và họ có thể không đủ tiền trả lương cho nhân viên. Họ cần giữ lại 10 triệu đô la. Giống như nhiều công ty khác, Ban giám đốc họp và thảo luận về việc cắt giảm nhân viên. Và Bob đã từ chối. Bob không tin vào số lượng khối óc. Bob tin vào số lượng con tim và mọi việc sẽ khó khăn hơn nếu giảm đi số lượng con tim. Và thế là họ đưa ra chương trình cho nghỉ phép. Tất cả nhân viên, từ thư ký đến CEO được yêu cầu nghỉ phép không lương trong bốn tuần. Nghỉ phép bất cứ khi nào họ muốn, không bắt buộc phải nghỉ liên tiếp. Cách mà Bob đề xướng chương trình này có ý nghĩa rất lớn. Ông nói: "Tất cả chịu đựng một ít sẽ tốt hơn là để bất kỳ ai trong chúng ta chịu đựng nhiều." Và tinh thần nhân viên trong công ty đi lên. Họ tiết kiệm được 20 triệu đô la, và quan trọng hơn cả, như đã nói lúc nãy, khi người ta cảm thấy an toàn và được bảo vệ bởi người lãnh đạo, phản ứng tự nhiên là tin tưởng và hợp tác. Không ai ngờ tới rằng mọi người bắt đầu trao đổi với nhau. Những người có năng suất làm việc cao trao đổi với người có năng suất làm việc thấp. Người ta sẵn sàng nhận 5 tuần phép để người khác còn lại 3 tuần. Lãnh đạo là một sự lựa chọn Không phải bảng xếp hạng Tôi biết nhiều người ở vị trí cao nhất của tổ chức không phải là lãnh đạo thực thụ. Họ là những người cầm quyền và ta phải làm theo lời họ vì họ có toàn quyền quyết định nhưng ta sẽ không tự nguyện đi theo. Tôi biết nhiều người ở vị trí thấp nhất, không có quyền lực trong tay lại là những lãnh đạo thực sự, bởi vì họ chọn chăm sóc người ở bên trái và bên phải mình. Đó mới đúng là một người lãnh đạo. Tôi có nghe một câu chuyện từ vài người Lính Thủy Đánh Bộ những người đã từng ra chiến trường và theo luật của Lính Thủy Đánh Bộ người chỉ huy ăn sau cùng anh để cho lính mình ăn đầu tiên và khi họ ăn xong không còn thức ăn nào cho anh. Khi họ trở ra chiến trường, lính của anh đem phần thức ăn của mình cho anh ấy. Ta gọi họ là lãnh đạo vì họ luôn đi đầu. Ta gọi họ là lãnh đạo vì họ dám nhận rủi ro trước bất kỳ ai. Chúng ta gọi họ là lãnh đạo vì họ sẽ chọn hy sinh bản thân để người của mình được an toàn cũng như vì lợi ích cho người mình. Và khi làm thế, tự nhiên người của chúng ta sẽ hy sinh vì chúng ta. Họ sẽ trao cho chúng ta máu, mồ hôi và nước mắt để thực hiện mong muốn của người lãnh đạo và khi chúng ta hỏi họ: "Tại sao lại làm vậy? Tại sao lại đem máu, mồ hôi, nước mắt để giúp đỡ người đó? ", họ đều trả lời giống nhau: "Vì những người khác cũng sẽ làm vậy vì tôi." Và đó chẳng phải là tổ chức mà tất cả chúng ta đều muốn làm việc cùng ư? Xin cám ơn rất nhiều Cám ơn Cám ơn Tôi sẽ nêu ra câu hỏi và cố tìm cách trả lời, một câu hỏi nhức nhối. Cả dân thường và những người lính đều đau khổ với chiến tranh; nhưng chẳng có người dân thường nào lại nhớ tiếc cuộc chiến mình đã trải qua. Là phóng viên chiến trường gần 20 năm, tôi để ý thấy rất nhiều người lính nhớ tiếc chiến tranh. Làm sao người ta có thể trải qua những kinh nghiệm đen tối nhất, rồi trở về quê nhà, về lại mái ấm, về lại gia đình, đất nước, vẫn còn nhớ tiếc đến chiến tranh? Sao lại có thể như thế? Điều đó nghĩa là gì? Ta phải trả lời cho được câu hỏi đó, nếu không, làm sao có thể đưa người lính trở về chỗ của họ trước đây trong xã hội, chúng ta cũng không thể chấm dứt chiến tranh nếu không hiểu được cơ chế này vận động ra sao. Vấn đề là ở chỗ, chiến tranh không đơn giản chỉ có một sự thật không chỉ có một sự thật đơn giản mà thôi đâu. Bất kỳ ai lành mạnh cũng đều ghét chiến tranh, ghét ý nghĩ về chiến tranh, không muốn liên quan gì tới nó hết, không muốn gần nó, không muốn biết về nó. Đấy là một phản ứng lành mạnh trước chiến tranh. Tuy nhiên, nếu hỏi tất cả các bạn trong phòng này, có ai đã từng mua vé đi xem phim và khoái trá thưởng thức phim chiến tranh Hollywood, chắc hầu hết ở đây, mọi người đều giơ tay. Cái phức tạp về chiến tranh là ở chỗ đó. Tin tôi đi, nếu ở trong phòng này toàn những người yêu chuộng hòa bình, còn thấy chiến tranh có cái hấp dẫn không cưỡng nổi, thì những người lính 20 tuổi được đào luyện trong chiến tranh cũng cảm thấy như vậy, tôi dám cam đoan thế. Đấy là điều chúng ta phải hiểu. Tôi vừa kể trong 20 năm, tôi là phóng viên chiến tranh, nhưng kinh nghiệm chiến tranh sâu sắc nhất của tôi là với lính Mỹ ở Afghanistan. Tôi ở châu Phi, Trung Đông, và Afghanistan vào những năm 90 nhưng chỉ khi ở cùng những lính Mỹ trong những năm 2007, 2008, tôi mới phải trải qua những cuộc chiến khốc liệt. Tôi ở một thung lũng nhỏ, có tên Korengal ở miền đông Afghanistan. Một dải đất kéo dài 6 dặm. 150 lính thuộc Đại đội Chiến đấu đóng trong thung lũng, và trong suốt thời gian tôi có mặt ở đó, 20% các trận đánh xảy ra ở Afghanistan, đã diễn ra trên dải đất 6 dặm này. 150 người lính đã hứng chịu gần 1/5 các cuộc chiến đấu của toàn bộ lực lượng NATO trên nước này, trong vài tháng. Hết sức khốc liệt. Tôi thường ở trong một chốt nhỏ, có tên là chốt Restrepo, mang tên người cứu thương của trung đội hy sinh khoảng hai tháng sau khi triển khai quân ở đó. Chốt là vài chiếc lều dựng bằng gỗ dán hình chữ B bám cheo leo trên mỏm đá, quây bằng bao cát, công sự, ụ súng, có 20 người lính trên chốt thuộc trung đội 2, Đại đội Chiến đấu. Tôi thường ở trên chốt. Ở đây không có nước máy. Mỗi người lính phải ở trên chốt một tháng. Họ thậm chí không bao giờ cởi bỏ quân phục. Họ đánh nhau, làm việc, ngủ cũng mang quân phục. Họ không bao giờ cởi quân phục Cuối tháng, họ quay về ban chỉ huy đại đội, bấy giờ, quân phục họ không dùng được nữa Họ đốt nó đi, và nhận một bộ mới. Không Internet, không điện thoại. Không có liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Không có thức ăn tươi. Không có một cái gì các chàng trai trẻ vốn ưa thích như: không xe, không gái, không TV, không gì sất, có mỗi đánh nhau. Họ học cách khoái đánh nhau. Tôi nhớ một hôm, trời rất nóng vào mùa xuân, dịp ấy, suốt mấy tuần không có trận đánh nào. Thường thường, chốt tiền phương hay bị tấn công dạo ấy suốt vài tuần liền vẫn thấy im ắng, mọi người đều lấy làm ngạc nhiên với sự buồn tẻ và cái nóng. Tôi vẫn nhớ, có một trung úy đi ngang qua tôi, cởi trần, mặc độc quần dài. Hôm ấy, trời nóng phát điên. Anh ấy cởi trần, đi ngang qua tôi lẩm bẩm: "Cầu Trời có ai đó tấn công chúng con hôm nay!" Để thấy là họ đang thấy buồn tẻ tới cỡ nào. Đấy cũng là sự thật về chiến tranh, điều viên trung úy vừa nói, "Xin cho điều gì đó xảy ra đi, vì chúng tôi đã chán ốm lên rồi." Để hiểu được cái đó, chúng ta phải, dừng lại một giây, nghĩ về chiến tranh , không từ góc độ đạo đức - đó là việc quan trọng - nhưng lúc này, hãy khoan bàn đạo đức, mà hãy nghĩ về nó dước góc độ thần kinh học. Hãy nghĩ đến những gì xảy ra trong não bộ khi các bạn đang đánh nhau. Trước hết, kinh nghiệm chiến trường là rất khác lạ, rất kỳ quái. Nó không phải là cái tôi trông đợi. Thường thường, các bạn không sợ. Những khi có trận đánh, tôi rất sợ, nhưng tôi lại tham gia hầu hết các trận, tôi không sợ. Trước trận đánh tôi rất sợ, và sau trận đánh thì tôi cực sợ, và nỗi sợ sau đấy có thể kéo dài hàng năm. Đã 6 năm, không có ai chĩa súng vào tôi, nhưng sáng nay, tôi vẫn choàng thức giấc bởi một ác mộng bị máy bay oanh kích, 6 năm sau. Tôi chưa từng bị máy bay oanh kích, nhưng tôi lại có những cơn ác mộng về nó. Thời gian chậm rãi trôi. Người ta mắc ảo giác đường hầm quái gở. Người ta nhìn tập trung vào một số chi tiết hết sức rõ nét, và bỏ qua những chi tiết khác. Gần như não trạng có sự thay đổi. Điều đang xảy ra trong não là nó tiết ra một lượng lớn adrenaline, chất này chạy trong cơ thể. Nam thanh niên sẽ làm nhiều thứ có thể để có trải nghiệm ấy. Nó cố hữu trong chúng tôi. Nó được gây ra bởi hóc-môn. Tỉ lệ tử vong của nam thanh niên trong xã hội gấp 6 lần nữ, tử vong do bạo lực và tai nạn, toàn cái ngu xuẩn nam thanh niên hay làm: nhảy ra khỏi những chỗ không nên nhảy, châm lửa vào những chỗ không nên châm, hẳn các bạn hiểu điều tôi muốn nói. Tỉ lệ tử vong của họ cao gấp 6 lần so với tỉ lệ tử vong của nữ. Vể mặt thống kê, nam giới ở tuổi thiếu niên an toàn hơn là tuổi thanh niên, tuổi thanh niên mà làm trong đội PCCC, hoặc ở trong sở cảnh sát của các thành phố của Mỹ, thì an toàn hơn là thanh niên đi quanh quất, tìm kiếm việc gì đó để làm, đấy là về mặt thống kê mà nói. Các bạn có thể hình dung trong chiến đấu, điều đó rõ đến thế nào. Tại chốt Restrepo, ai lên đó cũng có thể chết, kể cả tôi, kể cả bạn thân của tôi, Tim Hetherington, người về sau đã hy sinh ở Lybia. Ở đây có những người lính dính nhiều vết đạn trên quân phục, đạn xé rách áo nhưng chưa chạm vào cơ thể Một buổi sáng, tôi đang dựa vào một bao cát, chưa định làm gì, chỉ đang đứng thở, tự nhiên, có vốc cát tung vào mặt tôi, tôi chợt thấy cát văng vào má, có gì đó quệt qua mặt, không biết là cái gì. Các bạn phải hiểu về đạn một tí, nó đi nhanh hơn tốc độ âm thanh nhiều, nếu có kẻ nhằm bắn bạn, cách chỗ bạn vài trăm mét, viên đạn sẽ bay đến bạn, hay nhằm trúng bạn, nửa giây trước khi bạn nhận ra âm thanh của nó. Thế là, tôi thấy cát văng trên mặt. Nửa giây sau, tôi mới nghe tiếng đút đút, tiếng súng tiểu liên. Đấy là tràng tiểu liên khai hỏa của một trận kéo dài cả tiếng. Viên đạn bay sát tôi, chỉ cách mặt tôi có mấy phân Hãy thử hình dung, như tôi đã hình dung mà xem, hãy nghĩ về cái góc lệch của viên đạn. Cách tôi 400 mét, viên đạn chỉ đi chệch có ba phân Hãy nghĩ về những con số ấy. Người lính nào trên chốt, cũng đều trải qua kinh nghiệm như thế ít nhất là một lần, nếu không nói là nhiều lần. Họ làm nhiệm vụ như thế cả năm. Rồi họ trở về. Một số người xuất ngũ, gặp những vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi trở về. Một số tiếp tục ở lại quân đội, với tâm lý ít nhiều ổn định. Tôi rất thân với một người lính, tên là Brendan O'Byrne. Hiện giờ chúng tôi vẫn thân thiết với nhau. Anh ấy đã về Mỹ và xuất ngũ. Tôi mở một bữa tiệc ăn tối, và mời anh ấy. trong bữa ăn, anh ấy trò chuyện với một phụ nữ, cũng là bạn của tôi, và chị ấy hiểu những gian khổ tồi tệ ngoài chiến trường, chị ấy bảo, "Brendan, hiện giờ có gì khiến anh nhớ tiếc sau thời gian ở Afghanistan, về cuộc chiến tranh?" Anh ấy trầm tư một hồi lâu, cuối cùng anh ấy nói, "Chị à, tôi nhớ tiếc hầu hết mọi thứ". Và anh ấy là một trong những người bị tổn thương chiến tranh nặng nhất mà tôi từng gặp. "Chị à, tôi nhớ tiếc hầu hết mọi thứ" Anh ta đang nói về cái gì vậy? Anh ấy không phải là người tâm thần. Anh ấy không nhớ tiếc chuyện đánh giết. Anh ấy không điên. Không nhớ tiếc chuyện bị bắn và cảnh bạn mình bị giết. Vậy anh ta nhớ tiếc cái gì? Chúng ta phải trả lời câu hỏi đó. Nếu định chấm dứt chiến tranh, chúng ta phải trả lời câu hỏi đó. Tôi nghĩ, cái anh ấy nhớ, là tình đồng đội. Anh ấy nhớ đến, có thể nói, cái đối lập với bắn giết. Anh ấy nhớ sự gắn kết với những đồng đội ở bên nhau. Tình đồng đội khác với tình bạn. Tình bạn, hiển nhiên, nảy sinh trong xã hội. Anh càng mến ai đó, anh càng sẵn lòng giúp họ. Tình đồng đội không liên quan gì tới cảm xúc của anh về ai đó. Đó là sự đồng tâm nhất trí với nhau trong một nhóm, đặt lợi ích của nhóm lên trên, đặt sự an toàn của người khác lên trên sự an toàn của chính mình. Tinh thần đó nói lên rằng "Tôi yêu những người này hơn bản thân tôi". Brendan là tổ trưởng tổ ba người, và ngày tồi tệ nhất tại chiến trường Afghanistan - Anh ấy suýt chết mấy lần. Nhưng anh chẳng bận tâm. Điều buồn nhất của anh trên chiến trường Afghanistan là khi một người lính của anh bị trúng đạn vào đầu, viên đạn trúng vào mũ sắt, làm anh ta bất tỉnh. Mọi người tưởng anh đã chết. Đó là giữa lúc đấu súng ác liệt. Không ai xử lý được, và một phút sau, Kyle Steiner ngồi nhỏm dậy như sống lại từ cõi chết, vì sau khi ngất đi, anh ta tỉnh lại. Viên đạn chỉ xô ngã anh ta. Nó đập vào mũ rồi văng đi. Anh ta vẫn nhớ nghe thấy có ai nói trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Anh ta vẫn nhớ nghe thấy có ai nói, "Steiner bị trúng đạn vào đầu. Steiner chết rồi." Anh ta vẫn nghĩ trong đầu "Mình chưa chết." Và anh ta ngồi dậy Và sau đó, Brendan nhận ra rằng anh đã không thể che chở đồng đội mình. Lần duy nhất anh đã khóc ở Afghanistan là khi nhận ra điều ấy. Đó là tình đồng đội. Tình cảm đó có từ xưa. Nhiều người trong các bạn hẳn đã đọc Iliad Achilles hẳn đã ước được dấn thân hay bỏ mạng để cứu bạn là Patroclus. Chiến tranh thế giới lần thứ hai có nhiều câu chuyện về những người lính bị thương, được đưa về bệnh viện dã chiến đã trốn viện trèo qua cửa sổ, lèn qua cửa chính, trốn ra khỏi viện, với vết thương chưa lành, trở về mặt trận để trở lại cùng đồng đội. Ta hãy nghĩ về Brendan hãy nghĩ về những người lính này, qua những kinh nghiệm trận mạc ấy, sự gắn bó keo sơn ấy, trong từng nhóm nhỏ, có độ 20 người yêu thương nhau, còn yêu nhau hơn bản thân mình, hãy hình dung tình cảm ấy quý báu đến thế nào, và họ được sống trong tình cảm ấy suốt một năm, rồi ai về nhà nấy, họ trở về với xã hội, giống như chúng ta đây, không biết ai là người mình có thể tin cậy, không biết ai còn yêu mình, ai mình có thể yêu, không biết mình thực ra, còn có ai trên đời ở bên mình trong khó khăn hoạn nạn. Cảm giác ấy thật là kinh khủng. Về mặt tâm lý mà nói, so với cảm giác ấy, chiến tranh trận mạc còn dễ dàng hơn, so với cái cảm giác xa lạ lạc loài ấy. Chính vì thế, họ nhớ tiếc, và đấy là điều chúng ta phải hiểu, để theo một cách nào đấy, chữa lành cho xã hội của chúng ta. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi bàn về những phát minh, Tôi muốn kể câu chuyện về dự án yêu thích của tôi. Đó là một trong những dự án lý thú nhất tôi đã từng làm, nhưng cũng là cái đơn giản nhất. Đó là dự án có tiềm năng tác động lớn đến khắp thế giới. Nó nhắm đến một trong những vấn đề sức khỏe quan tâm hàng đầu trên hành tinh, nguyên nhân số một gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi chính là ... ? Bệnh lây qua đường nước, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Không, đó chính là việc hít phải khói do nấu ăn trong nhà - nguyên nhân gây nên nhiễm trùng hô hấp cấp. Các bạn có tin được không? Tôi thấy điều này thật sửng sốt và có chút kinh hãi. Chúng ta không thể tạo ra nhiên liệu nấu đốt sạch hơn sao? Chúng ta không thể tạo ra những bếp lò tốt hơn sao? Làm sao mà những điều này lại dẫn đến 2 triệu cái chết mỗi năm? Tôi biết Bill Joy vừa nói với các bạn về sự kì diệu của ống cacbon nano. Vì thế tôi sẽ kể cho các bạn về sự kì diệu của ống cacbon vĩ mô, hay còn gọi là than củi. Đây là bức tranh về miền quê ở Haiti. Haiti hiện nay với diện tích phá rừng 98% Các bạn sẽ thấy những hình ảnh thế này khắp nơi trên hòn đảo. Điều này dẫn đến đủ mọi vấn đề về môi trường, và những vấn đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên đất nước. Vài năm trước, có một trận lụt kinh hoàng làm hàng ngàn người chết, mà nguyên nhân trực tiếp được cho rằng bởi vì không có một cây nào trên đồi để cố định đất. Vì thế khi mưa đến, nước đổ xuống các dòng sông, và gây nên trận lũ lụt. Và đây là một trong những lý do tại sao có quá ít cây cối như vậy: Người ta cần phải nấu nướng, họ đốn cây và đốt để làm than nấu. Không phải là mọi người không quan tâm tác hại đến môi trường. Họ biết rất rõ, nhưng không còn lựa chọn nào khác . Nhiên liệu hóa thạch không có, còn năng lượng mặt trời không làm chín thức ăn theo cách họ muốn. Và đây là cách mà họ làm. Các bạn sẽ thấy những gia đình như ở đây, đi vào rừng tìm cây, chặt xuống và dùng nó làm than củi. Vì thế sẽ không ngạc nhiên khi có rất nhiều nỗ lực được thực hiện để tìm nguồn chất đốt thay thế khác. Khoảng 4 năm trước, tôi dẫn một nhóm sinh viên đến Haiti, và chúng tôi đã làm việc với những tình nguyện viên Peace Corps ở đó. Đây là một tình nguyện viên như thế, và đây là thiết bị anh ta đã làm cho ngôi làng. Ở đây ý tưởng là tái sử dụng nguồn giấy bỏ đi, nén nó lại, và làm thành dạng bánh để dùng như chất đốt. Tuy nhiên thiết bị này rất chậm. Vì thế những sinh viên kĩ thuật của tôi đã tìm hiểu nó, và với vài điều chỉnh nhỏ, các em đã làm tăng gấp 3 sản lượng sản xuất. Vì thế các bạn có thể tưởng tượng được các sinh viên đã thích thú đến thế nào. Các em đã mang những mẩu bánh đó quay trở lại MIT để kiểm tra chúng. Và một trong những điều họ nhận ra là thậm chí chúng vẫn chưa được nung lên. Điều đó làm các bạn sinh viên hơi thất vọng. Và sự thật là nếu mọi người nhìn gần hơn, ở đây, các bạn có thể thấy "U.S. Peace Corps." Bởi vì, thật sự không có bất kỳ nguồn giấy thài nào ở ngôi làng. Và nếu như có thể sử dụng nguồn giấy thải từ văn phòng chính phủ và tình nguyện mang đến ngôi làng, thì nó cũng cách xa đến 800km. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ phải có một cách nào đó tốt hơn để làm một chất đốt thay thế khác. Điều chúng tôi muốn, là làm ra một loại chất đốt từ những nguyên liệu đã sẵn có ở địa phương. Các bạn sẽ thấy những cái này khắp trên Haiti. Chúng là những máy ép đường loại nhỏ. Vả đây là những chất thải từ máy, sau khi đã được trích lấy tinh chất, chúng gọi là bã mía. Nó không dùng làm gì khác. Nó cũng không có chất dinh dưỡng, nên không dùng làm thức ăn gia súc. Họ chất đống cạnh máy cho đến khi nhiều quá thì đốt đi. Điều chúng tôi muốn là tìm cách nào đó để làm rắn những chất thải này, và chuyển chúng thành chất đốt mà mọi người có thể dùng để nấu nướng dễ dàng, một dạng giống như là than củi. Vì thế trong vài năm kế tiếp, nhóm sinh viên và tôi đã nghiên cứu để phát triển quy trình. Như vậy, ban đầu từ bã mía, rồi cho vào một lò nung đơn giản, có thể làm từ thùng dầu 55 gallon đã bỏ đi. Sau một khoảng thời gian, sau khi đặt chúng trên ngọn lửa, ta bịt kín lại để hạn chế oxy vào lò nung, cuối cùng ta sẽ có một vật liệu đã được cacbon hóa. Tuy nhiên, bạn không thể đốt nó, nó quá mịn, và cháy quá nhanh đến nỗi không thể sử dụng nấu nướng được. Vi thế chúng tôi cố gắng tìm cách để định hình nó thành những than bánh. Và rất may mắn, một trong những sinh viên là người Ghana, anh ta nhớ một món ăn do mẹ anh ta làm gọi là kokonte, đó là một món giống như bột nấu nhưng rất dinh, làm từ rễ cây cassava. Và vì thế điều chúng tôi làm là tìm kiếm, và nhận thấy quả thực cây cassava cũng trồng ở Haiti, nhưng dưới tên là manioc. Và thật sự nó mọc khắp nơi trên thế giới -- yucca, tapioca, manioc, cassava, tất cả đều cùng một loại một loại thực vậy rễ chứa nhiều nhựa dính. Và bạn có thể làm nên chất keo dày, rất dính dùng để gắn những mẩu than nhỏ lại với nhau. Chúng tôi đã thực hiên như thế, và quay lại Haiti. Đây là những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Ecole de Chabon, hay còn gọi là Học viện Than Củi. Và đây là -- (Cười) -- đúng thế. Tôi thật sự là giảng viên ở học viện MIT, cũng như ở học viện Than Củi. Và đây là những bánh than chúng tôi đã làm. Còn bây giờ, tôi sẽ đưa các bạn đến một lục địa khác. Đây là Ấn độ, và đây là chất đốt thông dụng nhất dùng để nấu ăn ở Ấn độ: chính là phân bò. Và tê hơn cả Haiti, thứ này tạo ra rất nhiều khói, và đây là nơi các bạn có thể thấy những tác động đến sức khỏe từ việc nấu ăn bằng chất đốt là phân bò. Trẻ em và phụ nữ là những người chịu tác động chính, bởi vì họ luôn đứng quanh bếp nấu. Vì thế chúng tôi muốn xem thử liệu có thể giới thiệu công nghệ làm than củi ở đây không. Nhưng không may là họ không có mía, cũng không có cassava, nhưng điều đó vẫn không ngăn được chúng tôi. Điều chúng tôi làm, là tìm kiếm những nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở đó. Ở khu vực này có rơm lúa mì, rơm lúa gạo . Và thứ chúng tôi sử dụng làm chất kết dính thật sự là một lượng nhỏ phân bò, mà mọi người thường sử dụng như là chất đốt. Và chúng tôi đã đặt chúng cạnh nhau để kiểm tra, và như các bạn thấy ở đây là bánh than, còn ở đây là phân bò. Và các bạn có thể thấy đây là một chất đốt cháy sạch hơn rất nhiều. và thật sự nó làm nóng nước cũng nhanh hơn nhiều. Vì thế chúng tôi đã rất vui mừng, chỉ đến khi đó. Nhưng một trong những điều phát hiện ra khi so sánh trực tiếp mặt-đối-mặt với than củi, nó không cháy được lâu. Những mẩu than bị vỡ vụn ra, và chúng mất năng lượng khi vỡ ra lúc đang nấu. Vì thế chúng tôi muốn tìm cách làm những mẩu than cứng hơn để chúng tôi có thể cạnh tranh với than củi trên thị trường ở Haiti. Vì thế chúng tôi đã quay lại MIT, thí nghiệm trên máy nén Instron, và xem lực nén cần thiết khoảng bao nhiêu để có thể nén được những mẩu than đến mức đủ cứng để đảm bảo tính năng được tăng cường rõ rệt. Vào thời điểm khi những sinh viên ở phòng thí nghiệm nghiên cứu vấn đề này, tôi còn có một nhóm cộng tác khác ở Haiti tìm cách cải tiến quy trình, phát triển nó, và phổ biến nó đến những ngôi làng ở đó. Và sau một khoảng thời gian, chúng tôi đã phát triển được một máy nén với chi phí thấp, cho phép làm than bánh, đảm bảo thời gian cháy lâu hơn, và sạch hơn so với than gỗ. Như vây tình huống ở đây là chúng ta có một sản phẩm thực sự tốt hơn sàn phẩm cùng loại trên thị trường Haiti. vâng, đó thật sự là nơi rất tuyệt vời. Chỉ riêng ở Haiti, khoảng 30 triệu cây bị chặt mỗi năm. Vì thế có tiềm năng để hiện thực hóa điều này và tiết kiệm một nguồn lợi lớn. Thêm vào đó, lợi tức tạo ra từ than bánh này là 260 triệu dollar Thật sự là một khoản rất lớn đối với một nước như Haiti -- với dân số chỉ 8 triệu, với thu nhập hàng năm dưới 400 dollar. Vì thế đây là nơi dự án đã thật sự phát triển. Và một điều khác tôi cho rằng cũng khá thú vị, tôi có có một người bạn ở UC Barkeley chuyên về phân tích rủi ro. Và anh ta xem xét vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc đốt sử dụng củi so với than. Và nhận thấy rằng trên toàn thế giới chúng ta có thể ngăn ngừa khoảng 1 triệu cái chết khi chuyển từ củi sang than. Đó là một điều rất đáng chú ý. Nhưng cho đến nay, vẫn không có cách nào khác ngoài việc chặt cây cả. Nhưng giờ chúng ta đã có một cách bằng việc sử dụng những nguồn nguyên liệu nông nghiệp bỏ đi để làm chất đốt. Một trong những điều thật sự thú vi, là thứ mà tôi đã tìm được trong chuyến đi đến Ghana tháng vừa rồi. Và đây, tôi cho rằng, điều tuyệt nhất, với công nghệ còn thấp hơn cả những gì các bạn vừa thấy nếu như các bạn có thể tưởng tượng được. Và đây. Là cái gì nhỉ? Và cái hay của nó chính là chúng ta không cần phải tạo hình lại thành những bánh than. Nó đã có dạng sẵn như vậy rồi. Đây là laptop 100 dolar của tôi. Và cũng như Nick, tôi đã mang theo vài mẫu cho các bạn xem. (Cười) Mọi người có thể chuyền tay nhau xem. Chúng có đủ mọi đặc tính cần thiết, đã được kiểm tra thực tế và sẵn sàng sử dụng. Và một trong những điều, tôi cho đáng chú ý về công nghệ này đó là việc chuyển giao hết sức dễ dàng. So sánh với than làm từ mía, chúng tôi phải dạy mọi người cách để tạo thành những bánh than, và phải thêm một bước để làm chất kết dính, cái này đã ở hình dạng tiền - bánh than. Và đây chính là điều tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi lúc này, nhưng cũng có thể là một lời bình không hay về cuộc đời tôi. (Cười) Nhưng khi bạn đã thấy nó, như những người ở hàng đầu này, được rồi, vâng, OK. Dù sao đi nữa -- (Cười) -- chúng nó đây Và tôi nghĩ đây là một ví dụ hoàn hảo cho điều mà Robert Wright vừa nói về những thứ tổng-khác-không. Như vậy, không những ta có lợi về sức khỏe, mà còn lợi về môi trường. Và đây là một trường hợp cực kì hiếm hoi, khi mà ta còn có lợi về kinh tế. Người ta có thể tự làm chất đốt từ những sản phẩm bỏ đi, Họ có thể tạo thu nhập từ đó, Họ có thể tiết kiệm tiền, mà lẽ ra phải bỏ ra để mua than, và họ có thể làm thừa ra, và bán nó ra thị trường, cho những người khác mà không tự sản xuất. Điều này rất hiếm vì ta không phải đánh đổi giữa sức khỏe và kinh tế, hay giữa môi trường và kinh tế. Vì lẽ đó, đây là đề tài làm tôi cực kì thích thú, và tôi thật sự mong chờ xem nó sẽ đưa ta đến đâu. Vì thế khi chúng ta nói về, tương lai chúng ta sẽ tạo nên, một trong những điều tôi thấy cần thiết là chúng ta cần có một thế giới quan rõ ràng về thế giới ta đang sống. Ở đây tôi không đề cập đến thế giới thật sự chúng ta đang sống. Tôi muốn đề cập thế giới nơi mà những phụ nữ phải bỏ ra hai ba giờ mỗi ngày để xay thóc làm thức ăn cho gia đình. Tôi muốn đề cập thế giới nơi mà vật liệu xây dựng cao cấp có nghĩa là những tấm ngói lợp được làm bằng tay, và ở đó, khi bạn làm việc 10h một ngày, vẫn chỉ kiếm được 60usd một tháng. Tôi muốn đề cập thế giới mà phụ nữ và trẻ em mất 40 tỉ giờ một năm chỉ để đi lấy nước Điều đó tương đương với toàn bộ lực lượng lao động ở California phải làm việc cật lực trong một năm để không làm việc gì khác ngoài lấy nước. Đó là nơi mà, ví dụ như nếu ở đây là Ấn độ, trong căn phòng này, thì chỉ có ba người trong số chúng ta có xe hơi. Nếu ở đây là Afghanistan, chỉ có một người trong phòng này biết cách sử dụng internet. Nếu ở đây là Zambia, 300 người trong số các bạn là nông dân, 100 người trong số các bạn nhiễm AIDS, HIV. Và hơn nửa số các bạn sống dưới mức một dollar một ngày. Chúng là những vấn đề cần chúng ta tìm hiểu và tìm ra giải pháp. Chúng là những vấn đề ta cần phải đào tạo cho những kỹ sư nhà thiết kế, những thương gia, những công ty để đối mặt Chúng là những bài toán cần tìm ra lời giải. Có vài lĩnh vực mà tôi cho rằng đăc biệt quan trọng cần chú ý. Một trong số đó là tạo ra những công nghệ để phát triển kinh tế vi mô, những công-ty-vi-mô, để giúp những người sống dưới mức nghèo khổ tìm ra cách để vươn lên, để họ không làm những việc mang tính truyền thống như đan giỏ, nuôi gia cầm, v.v... Mà có những công nghệ mới, những sản phẫm mới để họ có thể sản xuất ở mức độ nhỏ lẻ. Một điều nữa tôi cho rằng chúng ta nên tạo ra những công nghệ để giúp nông dân nghèo làm tăng giá trị mùa màng của họ lên. Và chúng ta cần suy nghĩ lại về những chiến lược phát triển, hãy dừng những chương trình giáo dục làm cho nông dân không còn là nông dân, mà tốt hơn là hãy làm cho họ không còn là nông dân nghèo. Và chúng ta cần phải nghĩ cách làm sao cho hiệu quả, Ta cần làm việc trực tiếp với những người ở đó, giúp họ những nguồn lực, những công cụ cần thiết để họ tự giải quyết những vấn đề của chính họ. Đó là cách tốt nhất. Chúng ta không nên giúp từ xa. Vì vậy ta cần tạo ra tương lai như thế, và cần phải hành động ngay. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Kể với chúng tôi - trong khi chờ câu hỏi từ khán giả -- hãy kể với chúng tôi về một điều khác mà bạn đã làm. Amy Smith: Một vài thứ chúng tôi vẫn đang làm hiện nay là tìm phương pháp kiểm tra chất lượng nước giá rẻ, để giúp một số cộng đồng có thể tự lưu trữ nước, biết khi nào còn sử dụng được, khi nào cần phải xử lý nước, v.v. Chúng tôi cũng đang xây dựng hệ thống xử lý nước giá thấp. Một điều rất thú vị là tìm hiểu cách mặt trời khử trùng nước, và phát triển khà năng xử lý đó. CA: Có nút cổ chai nào ngăn cản tất cả những điều này phổ biến với thị trường không? Chị có muốn tìm một công ty, hay nhà đầu tư mạo hiểm nào không, hay chị cần điều gì để mang những điều chị có phổ biến với thị trường? AS: Vâng, toi nghĩ rằng càng nhiều người sẽ càng thúc đẩy nó nhanh hơn. Đó là điều khó: đó là thị trường rất rời rạc, còn những người tiêu dùng lại không có thu nhập. Vì thế ta không thể áp dụng mô hình sử dụng ở US để phát triển nó. Và chúng tôi là một đội hơi nhỏ, chính tôi đây. (Cười) Vì thế, tôi làm tất cả những gì có thể cùng với những sinh viên. Một năm có khoảng 30 sinh viên tham gia vào lĩnh vực này, cố gắng bổ sung, hoàn thiện là làm nó tiến xa hơn. Một điều nữa tức là ta phải làm với chiến lược lâu dài, các bạn không thể trông đợi một điều gì đó xong trong vòng một hai năm. Ta phải nhìn về phía trước năm đến mười năm. Nhưng với tầm nhìn về điều đó, chúng ta tin là sẽ làm được. Tôi nghĩ là tôi đã định nói về quyển sách mới của tôi, có tựa đề là "Trong chớp mắt", nó nói về những đánh giá nhanh và những ấn tượng đầu tiên. Quyển sách sẽ được xuất bản vào tháng 1, và tôi hi vọng mỗi người trong số các bạn sẽ mua 3 quyển. Nhưng tôi vừa suy nghĩ về điều này, và tôi nhận ra rằng mặc dù quyển sách mới khiến tôi hài lòng, và tôi nghĩ là nó cũng sẽ khiến cho mẹ tôi hài lòng, Quyển sách thật ra lại không nói về sự hài lòng. Nên tôi quyết định là thay vào đó tôi sẽ nói về một người mà tôi nghĩ là đã làm nhiều điều khiến cho người Mỹ hài lòng có lẽ là hơn bất kỳ người nào khác trong suốt 20 năm qua. Người đàn ông này là một anh hùng đối với riêng cá nhân tôi. Người này tên là Howard Moskowitz, ông ấy nổi tiếng nhất về việc tái tạo ra nước sốt spaghetti. Howard cao khoảng tầm này và hơi mập, ông khoảng 60 tuổi, có cặp kính rất lớn và một mái tóc bạc mỏng. Ông ấy là người cởi mở và tràn đầy sức sống, Ông có một con vẹt, ông thích nhạc opera, và cực kỳ quan tâm đến lịch sử trung cổ. Về chuyên môn, ông là một nhà tâm lý - vật lý học. Phải nói với các bạn rằng thật ra tôi cũng không hiểu tâm lý- vật lý là cái gì, mặc dù trong quá khứ, tôi đã hẹn hò trong vòng 2 năm với một cô gái mà lúc đó cô ấy cũng đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ trong lĩnh vực tâm lý- vật lý. Điều này cũng đã nói lên một điều gì đó về mối quan hệ của chúng tôi. (Tiếng cười) Theo như tôi được biết, tâm lý- vật lý là môn khoa học về khảo sát, đánh giá. Và Howard rất hứng thú với việc này. Ông đã tốt nghiệp với học vị tiến sĩ từ trường Harvard, Ông đã thành lập một công ty tư vấn nhỏ ở White Plains, New York. Và một trong những khách hàng đầu tiên của ông -- tôi đang nói về nhiều năm trước, từ những năm 70 là hãng Pepsi. Pepsi đã đến gặp Howard và nói rằng, "Anh biết không, hiện giờ đang có một thứ mới gọi là aspartame, và chúng tôi muốn sản xuất Pepsi dành cho người ăn kiêng (Diet Pepsi). Chúng tôi muốn anh chỉ ra lượng aspartame mà chúng tôi nên cho vào trong mỗi lon Diet Pepsi để có được một loại thức uống hoàn hảo." Đúng không? Có vẻ như đây là một câu hỏi không phức tạp lắm để trả lời, và đó cũng là điều mà Howard đã nghĩ. Bởi vì Pepsi đã nói với ông rằng, "Nghe này, chúng tôi đang nghiên cứu trong dải từ 8 đến 12 %. Dưới 8 % thì không đủ ngọt, trên 12 % thì lại quá ngọt. Chúng tôi muốn biết mức độ ngọt chừng nào là vừa, giữa 8 và 12? Bây giờ, nếu tôi giao vấn đề này cho các bạn, có thể các bạn sẽ nói, đơn giản thôi mà. Những gì phải làm là thiết lập một cuộc thử nghiệm hàng loạt các mẻ sản phẩm Pepsi khác nhau, ở các mức độ ngọt -- 8 %, 8.1, 8.2, 8.3, cho đến 12 -- và chúng ta sẽ cho khảo sát với hàng nghìn người, rồi vẽ đồ thị dựa trên các kết quả thu được, sau đó chúng ta sẽ chọn độ ngọt được lựa chọn nhiều nhất. Đúng không? Quá đơn giản. Howard cũng đã làm thử nghiệm như thế, rồi thu lại dữ liệu và vẽ đồ thị nhưng thật bất ngờ, ông nhận thấy đường đồ thị không phải là đường cong chuẩn hình chuông. Thực tế là dữ liệu thu được chẳng có ý nghĩa gì cả. Đó là một mớ hỗn độn, phân bố không theo một quy luật nào cả. Bấy giờ, hầu hết những người làm công việc này, trong giới khảo sát thức ăn và những thứ tương tự như thế, không cảm thấy lo lắng khi dữ liệu thu về chỉ là một mớ hỗn độn. Họ nghĩ rằng, tìm hiểu xem mọi người nghĩ gì về nước uống cola không phải là điều dễ dàng. Có thể là do họ đã mắc phải một lỗi nào đó trong quá trình khảo sát. Và hãy đưa ra một dự đoán có khoa học, và họ chỉ đơn giản đưa ra con số 10 %, là giá trị trung bình. Howard không dễ dàng chấp nhận điều đó. Howard là một người có những tiêu chuẩn trí tuệ nhất định. Và đối với ông, kết quả đó là không đủ thuyết phục, và câu hỏi này cứ đeo đuổi ông trong hàng năm trời. Ông suy nghĩ lại toàn bộ vấn đề và tự hỏi, có điều gì không ổn nhỉ? Tại sao chúng ta không thể khiến cho cuộc thử nghiệm sản phẩm Diet Pepsi có ý nghĩa? Và một ngày, khi đang ngồi ăn tối ở White Plains, và đang suy nghĩ về một vài công việc cho hãng NescafE. thì đột nhiên, như một tia chớp, câu trả lời đến với ông. Và đó là, khi họ phân tích dữ liệu của Diet Pepsi, họ đã đặt ra câu hỏi sai. Họ đang tìm kiểm một sản phẩm Pepsi hoàn hảo, Khi mà lẽ ra họ nên tìm kiếm nhiều sản phẩm Pepsi hoàn hảo. Tin tôi đi. Đây là một phát giác to lớn. Đây là một trong những bước đột phá rực rỡ nhất trong toàn bộ nền khoa học thực phẩm. Và Howard ngay lập tức lên đường, ông đến các hội thảo trên khắp cả nước, để phát biểu rằng, "Các bạn đang tìm kiếm một sản phẩm Pepsi hoàn hảo. Các bạn nhầm rồi. Các bạn nên tìm kiếm nhiều sản phẩm Pepsi hoàn hảo." Mọi người tròn xoe mắt nhìn ông và nói, "Ông đang nói cái gì thế? Thật là điên rồ." rồi nói, "Đi đi! Người tiếp theo!" Ông cố gắng tìm công việc nhưng chẳng có ai thuê ông cả -- dù vậy, ông vẫn bị ám ảnh và ông cứ liên tục nói về điều mình mới khám phá ra. Howard thích câu tục ngữ của người Yiddish "đối với con sâu trong cây ngải cứu, thế giới là cái cây ngải cứu." Đây là thế giới của ông ấy. (Tiếng cười) Ông bị ám ảnh bởi nó! Và cuối cùng, ông cũng đã có được một bước đột phá. Vlasic Pickles đến gặp ông, Và họ nói, "Ngài Moskowitz -- Tiến sĩ Moskowitz -- Chúng tôi muốn làm một loại dưa chua hảo hạng." Và ông nói, "Không có một loại dưa chua hảo hạng, chỉ có nhiều loại dưa chua hảo hạng mà thôi." rồi ông quay về phía họ và nói, "các anh không những cần cải thiện sản phẩm hiện hành của mình, mà còn phải tạo ra một loại hương vị." Đó là lý do tại sao chúng ta có dưa chua ngon. Khách hàng tiếp theo tìm đến ông là hãng Súp Campbell's. Và sự kiện này thậm chí còn quan trọng hơn. Vì thực tế, chính hãng súp Campbell's là nơi Howard tạo nên danh tiếng của mình. Hãng Campbell's làm súp Prego và Prego. Trong những năm đầu thập niên 80 hãng này đang còn phải chật vật cạnh tranh với hãng Ragu. Vào những năm 70 và 80, Ragu là hãng đứng đầu trong việc sản xuất nước sốt spaghetti. Bây giờ trong công nghiệp -- Tôi không biết là các bạn có quan tâm đến điều này không, hoặc là tôi có bao nhiêu thời gian để đi sâu vào việc này. Nhưng chính xác mà nói -- ưu thế bây giờ nghiêng hẳn về một phía -- Prego là loại nước sốt cà chua ngon hơn Ragu. Chất lượng nước sốt tốt hơn rất nhiều, cách trộn gia vị cũng vượt xa, nó dinh vào sợi mỳ theo một cách hoàn hảo. Thực tế là, họ đã làm một thử nghiệm nổi tiếng vào những năm 70 với Ragu và Prego. Bạn có một đĩa mỳ spaghetti, và bạn đổ nước sốt lên, đúng không? Nước sốt Ragu sẽ chảy xuống tận đáy đĩa nhưng nước sốt Prego thì vẫn nằm ở phía trên Đó được gọi là "sự dính." Dù sao đi nữa, mặc dù vượt xa về độ dính, và chất lượng nước sốt, Prego vẫn còn khá chật vật. Thế là họ đến tìm Howard và nói, giúp chúng tôi. Howard quan sát dây chuyền sản xuất của họ và nói, những gì mà các anh có chỉ là một đống cà chua xay nát mà thôi. Và ông nói, đây là điều tôi muốn làm. Ông làm việc với nhà bếp của hãng súp Campbell's, và đã tạo ra 45 loại sốt spaghetti khác nhau. Rồi ông thay đổi chúng theo mọi cách mà bạn có thể thay đổi nước sốt cà chua, như theo độ ngọt, nồng độ tỏi, độ cay, độ chua, độ chua của cà chua, hoặc "độ quánh có thể nhìn thấy được" -- thuật ngữ ưa thích của tôi trong việc kinh doanh nước sốt cà chua. (Tiếng cười) Ông đã thay đổi nước sốt spaghetti theo mọi cách mà bạn có thể tưởng tượng ra. và sau đó mang toàn bộ 45 loại nước sốt đó đi quảng bá khắp nơi. Ông đến New York, đến Chicago, đến Jacksonville, rồi đến Los Angeles. Và ông mời mọi người vào một hội trường lớn. Mời họ ngồi và đưa cho họ, 10 bát chứa nước sốt trong suốt buổi giới thiệu kéo dài 2 tiếng. 10 bát mỳ với 10 loại nước sốt khác nhau trong mỗi bát. Sau khi nếm mỗi bát, họ phải đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 100, về độ ngon của nước sốt mà họ cảm nhận được. Ở cuối quá trình, sau khi khảo sát hàng tháng liền, ông ấy có một núi dữ liệu về việc người Mỹ cảm nhận như thế nào về nước sốt spaghetti. Sau đó ông phân tích dữ liệu. Bấy giờ, có phải ông ấy tìm kiếm loại nước sốt được yêu thích nhất không? Không! Howard không tin là có thứ nước sốt như thế. Thay vào đó, ông nhìn vào dữ liệu và nói, hãy xem liệu chúng ta có thể nhóm những dữ liệu khác nhau này vào từng cụm không. Hãy xem chúng có tập trung vào những nhóm ý thích nhất định nào đó không. Và chắc rằng, nếu bạn ngồi xuống và phân tích toàn bộ dữ liệu này về nước sốt spaghetti, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả người Mỹ sẽ rơi vào một trong ba nhóm. Một nhóm thích nước sốt spaghetti đơn giản, một nhóm thích nước sốt có thêm gia vị và một nhóm thích loại nước sốt có chứa những lát cà chua trong đó. Và trong ba loại trên thì loại thứ ba là quan trọng nhất. Bởi vì tại thời điểm đó, vào đầu những năm 1980s, nếu bạn đến siêu thị, bạn sẽ không thể tìm thấy loại nước sốt spaghetti mà có cả những lát cà chua ở trong đó. Prego đến gặp Howard và nói, "Ông nói với tôi rằng một phần ba dân số Mỹ thích nước sốt spaghetti có chứa những lát cà chua và vẫn chưa có ai đáp ứng nhu cầu của họ?" Và ông trả lời: đúng vậy! (Tiếng cười) Sau đó Prego quay trở lại nhà máy, thay đổi hoàn toàn phương thức chế biến nước sốt spaghetti của họ, và cho ra một dòng sản phẩm nước sốt có chứa cà chua miếng, dòng sản phẩm này ngay lập tức và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường nước sốt spaghetti ở đất nước này. Và trong hơn 10 năm tiếp theo, họ đã kiếm được 600 triệu đô từ sản phẩm nước sốt có chứa cà chua miếng. Những người còn lại trong ngành công nghiệp nhìn vào những gì mà Howard đã làm và nói, "Chúa ơi! Chúng ta đều đã nghĩ sai cả rồi!" Và đó là lúc mà chúng ta bắt đầu được sử dụng 7 loại giấm, 14 loại mù tạc và 71 loại dầu ôliu khác nhau -- sau đó thậm chí cả Ragu cũng đã thuê Howard, và Howard đã thực hiện y chang cho Ragu điều mà ông đã làm cho Prego. Và ngày nay, nếu bạn đến một siêu thị cớ lớn, hãy thử quan sát xem có bao nhiêu loại Ragu ở đó -- Bạn có biết có bao nhiêu loại không? 36! Được chia làm 6 nhóm: Cheese, Light, Robusto, Rich & Hearty, Old World Traditional, Extra-Chunky Garden. (Tiếng cười) Đó là điều Howard đang làm. Đó là món quà mà Howard dành tặng cho người dân Mỹ. Vậy tại sao điều đó lại quan trọng? Điều đó, thực ra, cực kỳ quan trọng. Tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao. Điều mà Howard đã làm đó là ông ấy đã thay đổi một cách cơ bản cái phương thức mà ngành công nghiệp thực phẩm vẫn quan niệm để khiến cho các bạn cảm thấy hài lòng. Phương thức chủ yếu mà ngành công nghiệp thực phẩm đã từng sử dụng để tìm hiểu xem mọi người muốn ăn gì -- cái gì sẽ khiến họ hài lòng -- đó là đi hỏi họ. Và từ năm này qua năm khác, Ragu và Prego chỉ tập hợp mọi người lại và hỏi "Các bạn mong muốn gì ở một loại nước sốt spaghetti? Hãy nói cho chúng tôi biết các bạn muốn một loại nước sốt spaghetti như thế nào?" Và trong chừng đó năm -- 20, 30 năm -- trong những nhóm người đó, không có ai từng nói rằng họ muốn loại nước sốt có chứa cà chua miếng. Mặc dù ít nhất là 1/3 trong số họ, tận sâu thẳm lòng, thực sự muốn loại nước sốt như thế. (Tiếng cười) Mọi người không biết họ thực sự muốn gì! Phải không? Như câu nói ưa thích của Howard,"Tâm trí thường không biết cái lưỡi muốn gì." Đó là một điều bí ẩn! Và một bước cực kỳ quan trọng để hiểu được mong muốn và vị giác của chúng ta đó là việc nhận ra rằng không phải chúng ta luôn luôn có thể nói ra được nhu cầu thực sự của mình là gì. Ví dụ, bây giờ nếu tôi hỏi tất cả các bạn trong phòng này rằng: các bạn muốn một ly cà phê như thế nào, Các bạn biết mình sẽ nói gì rồi chứ? Tất cả các bạn có thể sẽ nói "Tôi muốn một ly đen, đậm đặc." Đó là những gì mà mọi người thường trả lời khi bạn hỏi họ rằng họ muốn một ly cà phê như thế nào. Ban thich gi? Den, dam dac! Bao nhiêu phần trăm trong số các bạn thực sự thích cà phê đen, đậm đặc? Theo Howard, con số đó là khoảng từ 25 đến 27 phần trăm. Đa số các bạn đều thích cà phê sữa, ít đậm đặc. Nhưng bạn sẽ không bao giờ nói với người nào đó hỏi bạn thích cầ phê gì -- rằng "Tôi muốn một ly cà phê sữa, ít đậm đặc." (Tiếng cười) Đó là điều đầu tiên mà Howard đã làm. Điều thứ hai mà Howard đã làm là giúp chúng ta nhận ra rằng -- đây cũng là một ý quan trọng nữa -- ông ấy giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của khái niệm mà ông ấy gọi là "sự phân khúc ngang." Tại sao điều này lại quan trọng? Nó quan trọng bởi vì đây là cách mà ngành công nghiệp thực phẩm đã quan niệm trước Howard. Phải không? Họ bị ám ảnh bởi điều gì vào đầu những năm 80? Cụ thể hơn, họ bị ám ảnh bởi câu chuyện về Grey Poupon. Đúng không? Đã từng có 2 loại mù tạc là: French's và Gulden's Chúng là gì? Mù tạc màu vàng. Có gì trong mù tạc vàng? Hạt mù tạc vàng, nghệ và ớt. Đó chính là mù tạc. Grey Poupon đã sản xuất ra mù tạc Dijon. Đúng không? Thêm nhiều hơn hạt mù tạc nâu mùi nồng, một ít rượu trắng, dậy mùi hơn. Và họ làm gì? Họ đóng vào một lọ thuỷ tinh nhỏ có gắn thêm một lớp nhãn được tráng men rất bắt mắt, trông giống như một sản phẩm của Pháp, mặc dù nó được sản xuất tại Oxnard, California. Và thay vì bán với giá 1,5 đô la cho một lọ 8 ounces (cỡ 227 g), như cách mà French's và Gulden's đã làm, họ quyết định bán với giá 4 đô la một lọ. Và họ đã đăng một số quảng cáo, đúng không? Với một anh chàng trên chiếc Rolls Royce, anh ta đang ăn mù tạc của Grey Poupon thì một chiếc Rolls Royce khác chạy lên, và hỏi, anh còn chút mù tạc nào không? Và sau khi thực hiện toàn bộ những điều trên, Grey Poupon đã phất lên! Chiếm lĩnh thị trường mù tạc! Và một bài học được mọi người rút ra từ đó là cách để làm cho mọi người hài lòng là cung cấp cho họ thứ gì đó đắt đỏ hơn, thứ gì đó khiến họ phải khao khát. Đúng không? Điều đó khiến họ quay lưng lại với thứ mà họ nghĩ là họ thích, và hướng đến một loại mù tạc có đẳng cấp cao hơn. Một loại mù tạc tốt hơn! Một loại mù tạc đắt tiền hơn! Một loại mù tạc tinh tế hơn và có ý nghĩa hơn. Howard đã xem xét điều này và nói: không đúng! Mù tạc không tồn tại theo thứ bậc. Mù tạc, cũng như nước sốt cà chua, tồn tại trên một mặt phẳng ngang. Không có mù tạc ngon, hay mù tạc dở. Không có mù tạc hoàn hảo, hay mù tạc không hoàn hảo. Chỉ có những loại mù tạc khác nhau phù hợp với những sở thích khác nhau của mọi người mà thôi. Ông đã dẫn chứng hoá một cách cơ bản cách mà chúng ta nghĩ về vị giác. Và vì điều đó, chúng ta cần phải cảm ơn Howard Moskowitz rất nhiều. Điều thứ ba mà Howard đã làm, và có thể là điều quan trọng nhất, là Howard đã đối mặt với khái niệm của một món ăn lý tưởng. (Tiếng cười) Ý tôi là gì? Trong một thời gian dài trong ngành công nghiệp thực phẩm, đã từng có một ý niệm là chỉ có 1 cách, 1 cách hoàn hảo, để thưởng thức một món ăn. Bạn đến nhà hàng Chez Panisse, người ta phục vụ bạn một món cá với hạt bí đỏ rang kèm với một loại nước sốt nào đó. Họ không để cho bạn tuỳ chọn loại nước sốt, đúng không? Họ không nói rằng, bạn có muốn loại nước sốt có chứa miếng, hay bạn có muốn...-- không! Bạn chỉ nhận được một loại nước sốt mà thôi. Tại sao? Bởi vì bếp trưởng tại nhà hàng Chez Panisse có một khái niệm lý tưởng về món cá. Đó là cách mà nó phải như thế. Bà luôn phục vụ món cá với cách chế biến như thế, và nếu bạn thắc mắc về điều đó, bà ấy sẽ nói, "Anh biết không? Anh sai rồi! Đó cũng là ý tưởng của công nghiệp thương mại thực phẩm lúc bấy giờ. Họ có một khái niệm, một khái niệm lý tưởng về việc nước sốt cà chua phải như thế nào. Và cái lý tưởng đó bắt nguồn từ đâu? Nó bắt nguồn từ Ý. Đặc điểm của nước sốt cà chua Ý là gì? Nó được xay nhuyễn và loãng. Nước sốt cà chua truyền thống thì rất loãng. Vào những năm 1970, khi chúng ta nói về nước sốt cà chua chính hiệu tức là chúng ta đang nói đến nước sốt cà chua Ý. Chúng ta đề cập đến những loại nước sốt ragu đầu tiên. Thứ mà trông chẳng đặc quánh tí nào cả đúng không? Mong, va chung ta chi do mot it len tren my, nước sốt lên đĩa mỳ thì nó sẽ chảy xuống tận đáy đĩa. Loại nước sốt đó là như vậy đấy. Nhưng tại sao chúng ta lại bị hấp dẫn bởi nó? Vì chúng ta đã nghĩ rằng cách khiến cho mọi người hài lòng là cung cấp cho họ loại nước sốt chính hiệu nhất, A, và B, chúng ta đã nghĩ rằng nếu chúng ta cung cấp cho mọi người nước sốt cà chua chính hiệu thì họ sẽ thích nó. và điều đó sẽ làm thoả mãn đa số mọi người. Và lý do tại sao chúng ta lại nghĩ như thế -- nói cách khác, mọi người trong giới nội trợ lúc đó đang tìm kiếm những món ăn phù hợp khẩu vị của cả thế giới. Họ đang tìm kiếm một cách duy nhất để phục vụ tất cả chúng ta. Và đó là lý do khiến cho họ bị ám ảnh với ý tưởng mang tính vĩ mô toàn thế giới, vì tất cả mọi ngành khoa học, xuyên suốt thế kỉ 19 và kéo dài nhiều năm trong thế kỷ 20, đã bị ám ảnh với ý tưởng vĩ mô toàn thế giới. Tâm lý học, y học, kinh tế học, tất cả đều bị cuốn vào việc tìm ra những quy tắc mà chi phối đến hành vi của tất cả chúng ta. Nhưng điều đó đã thay đổi, đúng không? Cuộc cách mạng khoa học lớn nhất trong 10, 15 năm qua là gì? Đó là việc chuyển từ nghiên cứu cái chung cho toàn thế giới sang việc tìm hiểu cái đa dạng. Bây giờ trong y học, chúng ta không cần thiết phải biết -- ung thư diễn ra như thế nào, chúng ta chỉ muốn biết bệnh ung thư của bạn khác của tôi như thế nào. Tôi đoán là bệnh ung thư của tôi sẽ khác hoàn toàn bệnh ung thư của bạn. Công nghệ gien đã mở cánh cửa cho việc nghiên cứu sự đa dạng của con người. Những điều mà Howard Moskowitz đã làm đã nói lên rằng một cuộc cách mạng tương tự cũng cần phải xảy ra trong thế giới nước sốt cà chua. Và vì điều đó, chúng ta cần phải biết ơn ông ấy rất nhiều. Tôi sẽ nêu ra cho các bạn một ví dụ cuối cùng về sự đa dạng, đó là -- à, tôi xin lỗi. Howard không chỉ tin vào điều đó mà ông ấy còn tiến hành một bước tiếp theo, để nói lên rằng khi chúng ta theo đuổi thuyết chung toàn thế giới trong thực phẩm, chúng ta không chỉ phạm một lỗi lầm, mà thực ra chúng ta còn tự làm hại chính bản thân chúng ta. Và ví dụ ông ấy đã sử dụng là cà phê. Cùng với hãng Nescafe, ông ấy đã thực hiện rất nhiều công việc liên quan đến cà phê. Nếu tôi yêu cầu các bạn thử nêu ra mội nhãn hiệu cà phê -- một loại nào đó, một cách pha -- mà khiến các bạn hài lòng, sau đó tôi muốn các bạn đánh giá loại cà phê đó, điểm trung bình mà các bạn đánh giá cho loại cà phê đó có thể là khoảng 60 trong phạm vi từ 0 đến 100. Tuy nhiên, nếu các bạn cho phép tôi chia các bạn vào các nhóm cà phê khác nhau, thì có thể có 3 hoặc 4 nhóm, vàtôi sẽ pha cà phê cho riêng mỗi nhóm, thì điểm số của các bạn có thể sẽ tăng từ 60 lên 75 hoặc 78. Điểm khác biệt giữa cà phê 60 điểm và cà phê 78 điểm là điểm khác biệt giữa loại cà phê khiến cho bạn nhăn nhó, và loại cà phê khiến bạn rất hài lòng. Đó là bài học cuối, và tôi nghĩ là bài học có ý nghĩa nhất của Howard Moskowitz. Đó là bao quát sự đa dạng của mọi người, chúng ta sẽ tìm thấy một cách chắc chắn hơn để khiến cho họ cảm thấy thực sự hài lòng. Cam on. Bạn biết không, tôi ngạc nhiên bởi một trong những chủ đề ngầm của TED là về lòng trắc ẩn, như những bằng chứng rất cảm động ta vừa thấy: bệnh HIV ở Châu Phi, Tổng thống Clinton tối qua. Và tôi muốn gợi nên một tư duy song hành, nếu được, về lòng trắc ẩn và chuyển nó từ một vấn đề toàn cầu thành cá nhân. Tôi là một nhà tâm lí, nhưng hãy yên chí, tôi sẽ không đi sâu xa hơn đâu. (Tiếng cười) Có một nghiên cứu quan trọng được thực hiện trước đây tại Viện Thần học Princeton nhằm giải đáp lí do vì sao dù ta có rất nhiều cơ hội giúp đỡ, nhưng thỉnh thoảng chúng ta mới làm, còn đa phần thì không. Một nhóm sinh viên thần học tại Viện Thần học Princeton được báo rằng họ sắp phải diễn thuyểt và mỗi người được giao một chủ đề để thuyết giáo. Một nửa số sinh viên đó được giao, chủ đề về câu truyện ngụ ngôn của một người Samarita tốt bụng: cái người đã dừng lại bên vệ đường -- để giang tay cứu giúp những người xa lạ. Một nửa thì được giao những chủ đề ngẫu nhiên về Kinh thánh. Rồi từng người một được bảo đi tới một tòa nhà khác để thuyết giáo. Khi đi từ tòa nhà thứ nhất sang thứ hai, mỗi người đi ngang qua một người đàn ông đang quì gối rên rỉ, rõ ràng đang cần giúp đỡ. Câu hỏi đặt ra là: Họ có dừng lại để giúp không? Và câu hỏi thú vị hơn: Việc suy ngẫm về câu chuyện người Samaritan tốt bụng ấy có giúp ích gì không? Câu trả lời là: Không, hoàn toàn không. Hóa ra yếu tố giúp xác định liệu một người có dừng lại và giúp đỡ một người lạ nằm ở việc anh ta nghĩ mình đang gấp đến mức nào, đang trễ đến mức nào, hay đang nghiền ngẫm về những điều sắp trình bày. Theo tôi, điều khó xử trong cuộc sống là: ta không tận dụng mọi cơ hội để giúp đỡ bởi vì sự tập trung của ta nằm lệch hướng. Trong khoa học não bộ thần kinh xã hội học là khá mới. Nó nghiên cứu về mạch não bộ của 2 người hoạt động thế nào khi họ tương tác. Và hướng nghĩ mới về lòng trắc ẩn trong thần kinh xã hội học là bản chất chúng ta là muốn giúp đỡ. Có nghĩa là, khi ta chú ý đến người khác, ta tự động đồng cảm với họ, ta tự động thương cảm họ. Có những nơ-ron mới phát hiện, nơ-ron phản chiếu, như là tích hợp wifi, bắt nguồn trong não ta ngay đúng vị trí hoạt động trong não họ. Để ta tự động thấy như vậy. Và nếu người ấy đang cần hỗ trợ, họ đang chịu khổ ta sẽ tự động chuẩn bị để giúp. Cơ bản là vậy. Nhưng câu hỏi là: Tại sao ta không làm? Và tôi nghĩ bài nói này để làm rõ quá trình từ sự đắm chìm trong bản thân, chuyển qua nhận thức, đồng cảm và lòng trắc ẩn. Và sự thật đơn giản là, nếu ta tập trung đến bản thân, nếu ta bận bịu suy nghĩ, như vẫn thường làm cả ngày, thì ta không thể để tâm người khác được. Sự khác biệt giữa tập trung cho bản thân và người khác thì lại rất mập mờ. Mấy hôm trước lúc đang ngồi tính thuế, tôi phát hiện rằng khi liệt kê danh sách quyên góp của mình, tôi ngộ ra, rằng -- nhìn vào tờ séc quyên góp cho Quỹ Seva và nhận ra mình nghĩ ờ, anh bạn Larry Brilliant hẳn sẽ rất vui khi biết tôi tặng tiền cho Seva. Từ đó tôi ý thức được thứ tôi nhận được từ việc quyên góp là một kiểu tự yêu bản thân -- tôi thấy mình thật tốt đẹp. Rồi tôi bắt đầu nghĩ về những cư dân ở Himalaya những người cần được chữa bệnh đục thủy tinh thể, và tôi nhận ra, mình chuyển từ hành vi tự yêu bản thân sang cảm giác vui vẻ bao dung, sang cảm thấy tốt lành cho những người được cứu chữa. Tôi nghĩ nó chính là nguồn động lực. Nhưng việc phân định giữa tập trung vào bản thân và vào người khác là điều mà tôi khuyến khích bạn nên chú ý. Bạn có thể thấy nó trong mức độ kinh khủng của giới hẹn hò. Mới nãy tôi đã ở một nhà hàng sushi và nghe được cuộc nói chuyện của 2 phụ nữ về anh của một trong hai người, anh này vẫn còn độc thân. Và cô này nói, "Anh tớ hay gặp rắc rối với việc hẹn hò, nên ảnh đã thử hẹn hò cấp tốc." Các bạn có biết về nó không? Phụ nữ sẽ ngồi cố định và đàn ông đi từ bàn này sang bàn kia, và có một cái đồng hồ báo giờ, và cứ mỗi năm phút thì lại, bingo, gặp mặt kết thúc và người phụ nữ sẽ quyết định có nên đưa số hay email cho người đàn ông để tiến xa hơn không. Và người này nói, "Anh tớ chẳng bao giờ được thẻ, và tớ biết chính xác tại sao. Ngay lúc ngồi xuống, anh ấy đã bắt đầu luyên thuyên về bản thân; mà chả hỏi han gì cô kia cả." Và tôi đang nghiên cứu mục Phong cách Chủ nhật của tờ New York Times, tìm tòi những chuyện bên lề đám cưới vì chúng rất thú vị -- và tôi đọc được cuộc hôn nhân của Alice Charney Epstein. Và cô ấy nói lúc đang trong quá trình hẹn hò, cô ấy đã làm một thử nghiệm đơn giản. Thử nghiệm là: kể từ lúc họ gặp mặt, mất bao lâu để anh chàng hỏi cô một câu có từ "em" trong đó. Và hiển nhiên, Epstein là át chủ trò đó, cũng như bài báo của tôi. (Tiếng cười) Còn bây giờ là -- đó là thử nghiệm nho nhỏ mà tôi khuyến khích bạn làm thử tại một bữa tiệc. Bạn có thể tận dụng nó ngay tại TED này. Tờ tạp chí Kinh doanh Harvard gần đây có đăng bài báo tên "Khoảnh khắc con người", nói về việc tạo sự tiếp xúc thực sự với mọi người nơi làm việc. Và nó nói rằng, uhm, điều cơ bản bạn cần làm là tắt ngay chiếc BlackBerry, gập máy tính lại, ngừng mơ mộng và dành toàn bộ sự chú ý cho người ấy. Có một từ mới được đặt ra trong tiếng Anh cho những lúc 1 người bên cạnh bạn cắm mặt vào chiếc BlackBerry hay trả lời điện thoại, và ngay lập tức bạn như không tồn tại. Đó là "Rối tiết": sự kết hợp giữa bối rối và điên tiết. (pizzled) (Tiếng cười) Tôi nghĩ nó khá sáng tạo đấy. Nó là sự đồng cảm, là sự chú tâm của ta giúp phân biệt ta với kẻ xảo trá hay những người bị thần kinh. Tôi có cậu em rể là chuyên gia về lĩnh vực kinh dị hay rùng rợn cậu ta viết Chú giải về Ma cà rồng, Bản chất của Frankenstein -- cậu ấy được đào tạo như học giả của Chaucer, nhưng được sinh ra ở Transylvania nên tôi nghĩ nó có ảnh hưởng cậu ta ít nhiều. Dù sao thì, có một lần, em rể tôi, Leonard, quyết định viết một cuốn sách về giết người hàng loạt. Có một gã đã gây nên những vụ án kinh hoàng gần nơi chúng tôi sống nhiều năm trước. Hắn được biết như là kẻ bóp cổ của Santa Cruz. Và trước khi bị bắt, hắn đã giết chết ông bà, mẹ của mình cùng năm bạn học nữ tại trường đại học Santa Cruz. Vậy là em rể tôi đến phỏng vấn tên sát nhân này và cậu ta nhận ra khi gặp hắn rằng gã này cực kì đáng sợ. Một là, hắn cao gần 7 feet. Nhưng đó không phải điều đáng sợ nhất ở hắn. Điều kinh khủng nhất IQ của hắn là 160: một thiên tài có hạn. Nhưng không có bất kì liên hệ nào giữa chỉ số thông minh và xúc cảm, cảm giác cho người khác. Chúng được điều khiển bởi hai vùng não riêng biệt. Nên vào một thời điểm, em rể tôi gom hết can đảm để hỏi hắn câu mà cậu ta luôn muốn biết, đó là: sao anh có thể làm như vậy? Anh không chút thương xót nào cho nạn nhân sao? Đây là các vụ giết người thân thuộc -- hắn bóp cổ các nạn nhân. Và tên bóp cổ trả lời thản nhiên, "Ồ không. Nếu có thì tôi đã chẳng làm thế. Tôi phải vứt bỏ cảm xúc đó. Tôi phải ngắt nó ra khỏi tâm trí". Và tôi nghĩ điều đó thật nhức nhối, mặc dù, tôi cũng đã suy ngẫm về việc tắt nguồn cảm xúc ấy. Khi ta tập trung bản thân trong hoạt động nào, thì ta lại vứt bỏ sự quan tâm đến người khác. Hãy nghĩ về việc mua sắm và những khả năng của một người tiêu dùng có tình thương. Hiện giờ, như Bill McDonough đã chỉ ra, những vật ta mua và sử dụng đều ẩn chứa hậu quả. Chúng ta đều là những nạn nhân vô tri bị che mắt. Chúng ta không để ý và không để ý rằng mình không để ý đến phân tử độc hại thải ra từ thảm trải sàn hay lớp bọc ghế ngồi. Hoặc ta không biết liệu lớp vải đó được tạo từ công nghệ hay sản xuất tự nhiên; nó có thể tái sử dụng hay cuối cùng chỉ thành rác? Nói cách khác, ta chẳng biết gì về mặt sinh học hay sức khỏe cộng đồng hay hậu quả kinh tế và xã hội của những thứ mình mua và sử dụng. Có nghĩa, chúng ta cũng chính là tác nhân mà không hề hay biết. Và ta trở thành nạn nhân của một hệ thống chuyên đánh lừa. Thử xem điều này. Có một cuốn sách tuyệt vời tên là Stuff: Cuộc sống bí mật của vật dụng hàng ngày. Và nó kể về câu chuyện đằng sau của những thứ như áo sơ mi. nơi vải bông được trồng và loại phân bón được sử dụng và hậu quả loại phân đó đem đến cho đất. Và nó nhắc đến, ví dụ, loại vải bông đó không ăn thuốc nhuộm; khoảng 60% sẽ bị rửa trôi khi nhúng nước. Và các nhà dịch tễ luôn cảnh báo trẻ em sống gần vùng công nghiệp dệt may thường dễ bị tăng bạch cầu trong máu. Có một công ty, tên Bennett and Company, đứng sau Polo.com, Victoria's Secret -- họ, vì CEO của họ, nhận thức được điều này, đã lập nên một liên doanh với hãng nhuộm ở Trung Quốc nhằm đảm bảo nước sau khi giặt nhuộm sẽ được xử lý hoàn toàn trước khi đổ ra nguồn nước tự nhiên. Giờ đây, chúng ta không được lựa chọn giữa sơ mi sản xuất đúng quy trình thay cho cái sai quy trình. Vậy cần làm gì để có được điều đó? À, tôi nghĩ là. Một, cần có một mác điện tử cho phép mọi cửa hàng biết về toàn bộ quy trình sản xuất của mọi mặt hàng bày bán trên kệ. Ta có thể lần về nhà máy sản xuất. Một khi tìm được nơi sản xuất, bạn có thể quan sát quá trình chế tạo nên sản phẩm, và nếu nó đúng quy trình, bạn có thể dán nhãn nó như vậy. Nếu không, bạn có thể vào -- ngày nay, ở bất kì cửa tiệm nào, khi lướt máy quét trong lòng bàn tay qua một mã vạch ngang, bạn sẽ được đưa đến một trang web. Họ cũng có trang web tương tự cho người bị dị ứng đậu phộng. Trang Web sẽ cho bạn biết thêm về đồ vật đó. Nói cách khác, ngay lúc mua hàng, ta đã có thể có một lựa chọn hợp lí. Có một câu nói trong giới thông tin khoa học là: vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Và câu hỏi là: nó có tạo nên khác biệt nào không? Thời gian trước đây khi đang làm việc cho tờ New York Times, khoảng thập niên 80, tôi đã viết một bài về vấn đề của New York lúc đó -- tình trạng người vô gia cư trên đường phố. Và tôi dành ra vài tuần trao đổi với một tổ chức hoạt động xã hội trợ cấp cho người vô gia cư. Và rồi tôi nhìn họ qua đôi mắt như thể họ đều có bệnh lý thần kinh không biết chốn nào để đi. Họ có một đặc điểm. Khiến tôi -- khiến tôi bừng tỉnh khỏi sự u mê của thành thị, nơi mà khi ta thấy, khi ta lướt qua một người vô gia cư nếu họ ở ngoài tầm mắt của ta, thì họ cũng ở ngoài tầm quan tâm của ta. Chúng ta không để ý nên chúng ta không hành động. Một ngày sau đó -- một ngày thứ sáu -- vào cuối ngày, tôi đi xuống -- tôi đang đi xuống tàu điện ngầm. Đó là giờ cao điểm và hàng ngàn người đang đổ xuống thang. Và đột nhiên khi đang đi xuống tôi để ý một người bám trụ ở bên hông, cởi trần, bất động, và mọi người thì đang bước qua ông -- hàng trăm hàng trăm người. Và bởi vì sự u mê thành thị của tôi đã phần nào yếu bớt, tôi dừng lại để xem chuyện gì đã xảy ra. Ngay lúc tôi dừng lại, thì nửa tá người khác cũng liền vây quanh ông ta. Và chúng tôi phát hiện ông ta là người La-tinh, không nói được tiếng Anh, không có tiền, ông đã lang thang trên đường nhiều ngày liền, đói lả, và đã ngất xỉu do quá đói. Ngay lập tức một người chạy đi lấy nước cam, một người đưa bánh mì kẹp, một người thì dẫn cảnh sát đến. Người đàn ông đứng dậy ngay lập tức. Những điều ấy chỉ bắt đầu từ một hành động đơn giản đó thôi, nên tôi cảm thấy thật lạc quan. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ Tay) Điều lãng mạn nhất tôi từng trải qua trên mạng bắt đầu như mọi thứ vẫn thường bắt đầu: không có tôi, và không trên mạng. Vào ngày 10/12/1896, người đàn ông có hình trên tấm huy chương, Alfred Nobel, đã qua đời. Một trăm năm sau, ngày 10/12/1996, Wislawa Szymborska, người phụ nữ duyên dáng này, đã đoạt giải Nobel văn học. Bà là một nhà thơ người Ba Lan. Bà ấy là một tên tuổi lớn, nhưng vào năm 96, tôi chưa bao giờ nghe đến tên bà, và khi tôi tìm đọc tác phẩm của bà, tôi thấy bài thơ nhỏ đáng yêu này, "Bốn giờ sáng." "Đêm hầu qua ngày dần đến. Giờ của những ba mươi đã qua..." Ngay khi tôi đọc bài thơ, tôi đã phải lòng nó ngẩn ngơ, đến mức tôi nghi ngờ chúng tôi đã gặp nhau ở đâu đó trước kia. Phải chăng tôi từng đi chung thang máy với bài thơ này? Tôi đã từng tán tỉnh nó trong một tiệm cà phê nào ư? Tôi không thể nhớ ra, và nó làm tôi bứt rứt, rồi một hai tuần sau đó, tôi đang xem một bộ phim cũ, thì nó xuất hiện. (Phim) Charlie, anh đáng ra phải đến bữa tiệc đầu tiên. Tận 4 giờ sáng chúng tôi mới về nhà. Bạn cùng phòng của tôi để TV bật suốt, và nó xuất hiện. (Nhạc phim Seinfeld) (Phim) Hỡii ơi, tôi thức đến 4 giờ sáng xem liền 3 tập bộ phim Omen. Tôi nghe nhạc, và nó xuất hiện. (Video) Elton John: ♪ Bây giờ là 4 giờ sáng, khỉ thật. ♪ Bạn thấy có điều gì đang diễn ra phải không? Rõ ràng là, những á thần của trùng hợp đang trêu đùa tôi. Vài người bị ám ảnh bởi một con số trong đầu, bạn có thể bị ám ảnh bởi một cái tên hay một giai điệu, một số người không sao cả, nhưng 4 giờ sáng là nỗi ám ảnh trong tôi, nhưng nhẹ nhàng thôi, như một chấn thương háng. Tôi luôn nghĩ bụng rồi dần dần nó sẽ tự qua đi, và không bao giờ nói cho ai biết, nhưng nó không qua, và tôi đã nói. Năm 2007, tôi được mời đến nói chuyện tại TED lần thứ hai, vì khi đó tôi chưa là chuyên gia về lĩnh vực gì, tôi nghĩ, hay là tôi thử làm một thuyết trình đa phương tiện về một chủ đề thật vụn vặt hay ngớ ngẩn. Thế là tôi đưa vào bài thuyết trình một số ví dụ của tôi về 4 giờ sáng, nhưng nó cũng có ví dụ lấy từ diễn giả TED cùng năm đó với tôi. Tôi tìm thấy 4 giờ sáng trong một tiểu thuyết của Isabel Allende. Tôi tìm thấy một ví dụ rất điển hình trong tiểu sử tự thuật của Bill Clinton. Tôi cũng tìm thấy trong tác phẩm của Matt Groening, dù sau này Matt Groening nói với tôi ông không thể đến dự buổi nói chuyện của tôi vì đó là vào buổi sáng và tôi đoán ông không hay dậy sớm. Tuy nhiên, nếu Matt có ở đó, ông ấy sẽ nhận ra thuyết thông đồng giả định này là sự lão luyện chưa đủ quái đản cho tôi thu thập. Nó hoàn toàn được sắp xếp cho không gian ấy, vào thời điểm ấy. Đó là cách chúng tôi làm trước khi có TED.com. Thật vui. Và nó chỉ có vậy. Khi tôi về nhà, email bắt đầu đổ đến từ những người xem trực tiếp, lúc đầu là vậy, và đây vẫn là cái tôi thích nhất, "Thêm cái này cho bộ sưu tập của anh: 'Những người anh có thể gọi lúc 4 giờ sáng mới thật là bạn" Câu nói này của Marlene Dietrich. Email này được gửi từ một người châu Âu sexy, Quản trị viên TED Chris Anderson. (Cười) Chris tìm thấy câu nói này ghi trên một chiếc tách cà phê, và tôi nghĩ, người đàn ông này là Typhoid Mary diễn giả của những ý tưởng nên truyền bá, tôi đã bị ý tưởng ấy lây lan. Tôi "lây bệnh" cho mọi người, điều đó được xác nhận chỉ vài ngày sau một nhân viên Hallmark scan và gửi một tấm thiệp cũng với câu nói trên. Cô ấy còn tặng thêm tấm thiệp thứ hai có viết: "Chỉ việc biết khi cần tôi có thể gọi cho anh sáng sớm lúc 4 giờ khiến tôi thấy thực sự không cần làm thế nữa," tôi thích nó, vì hai tấm thiệp như muốn nói, "Hallmark: "Khi bạn quan tâm ai đó hãy gửi hai lần một lời chúc, diễn đạt hơi khác chút thôi." Tôi không ngạc nhiên trước việc thành viên TED và tạp chí New Yorker có cùng ý tưởng. Nhiều người gửi cho tôi cái này khi nó xuất hiện. "Giờ là 4 giờ sáng- bạn có thể ngủ ngon hơn nếu mua vài thứ vớ vẩn." Tôi ngạc nhiên khi thành viên TED tìm được tiếng nói chung với "Rugrats". Hơn một người gửi cái này cho tôi. (Phim) Didi Pickles: Mới có 4 giờ sáng. Thế quái nào anh lại đi làm bánh pudding sôcôla? Stu Pickles: Bởi vì tôi mất kiểm soát rồi. (Cười) Có một thành viên TED cô độc đã bất mãn vì tôi đã bỏ qua cái mà anh coi là kinh điển. (Phim) Roy: Dậy, dậy đi! Không đùa đâu. Ronnie: Có tai nạn à? Roy: Không, không có tai nạn. Nhưng đằng nào em cũng muốn ra khỏi nhà, phải không? Ronnie: Nhưng không phải vào 4 giờ sáng. Đó là phim "Close Encounters," và nhân vật chính thức dậy vì người ngoài hành tinh, vào thời khắc ấy, quyết định gặp người Trái đất lúc 4 giờ sáng, và làm nên một ví dụ điển hình. Tất cả những ví dụ trên đều là ví dụ điển hình. Chúng vẫn không làm tôi hiểu tại sao tôi khen ngợi bài thơ này. Nhưng chúng đều theo một luật. Chúng lặp lại nhau. Đúng không? 4 giờ sáng như giờ dâng của lễ khi những sự kiện kịch tính được cho là sẽ xảy ra. Có lẽ đây là một dạng ý nghĩ rập khuôn chưa bao giờ được phân loại. Có lẽ tôi đang trên con đường của một trào lưu mới. thời điểm mọi thứ trở nên thú vị, mọi thứ đã trở nên thật sự thú vị. TED.com ra đời, cuối năm 2007, với video các bài nói chuyện cũ, trong đó có của tôi, và tôi bắt đầu nhận được các trích dẫn về "4 giờ sáng" từ mọi múi giờ trên thế giới. Đa số đó là những nội dung tôi sẽ không bao giờ thấy nếu tôi tự tìm, và tôi đã không tự tìm. Tôi không biết ai bị bệnh tiểu đường. Tôi chắc chắn sẽ bỏ qua cuốn sách, "Phô mai nướng lúc 4 giờ sáng." (Cười) Tôi không đặt mua tạp chí Crochet Today! mặc dù trông nó rất vui. (Cười) Hãy nhớ dấu hiệu đồng hồ này. Đây là gợi ý của một sinh viên cho biểu tượng của hội "4 giờ sáng" nên như thế này. Mọi người gửi cho tôi quảng cáo trên tạp chí. Họ chụp ảnh trong cửa hàng tạp hóa. Tôi nhận được cả đống tiểu thuyết và truyện tranh. Rất nhiều truyện nổi tiếng như: "The Sandman," "Watchmen." Có một ví dụ rất đáng yêu trong "Calvin và Hobbes." Trên thực tế, trích dẫn cổ nhất người ta gửi cho tôi là một đoạn phim hoạt hình về thời Đồ Đá. Mọi người hãy xem. (Phim) Wilma Flintstone: Thế nào là sớm? Fred Flintstone: Như là vào 4 giờ sáng, thế là sớm. Và ở một mốc thời gian khác, đây là từ thế kỉ 31. Sau một nghìn năm, mọi người vẫn sẽ làm điều này. (Phim) Tiếng thông báo: Bây giờ là 4 giờ sáng. (Cười) Nó thể hiện một sự lan tỏa. Tôi nhận được nhiều bài hát, chương trình TV, phim, từ những thứ buồn chán đến những thứ nổi tiếng, tôi có thể cho bạn một playlist về đề tài 4 giờ. Nếu tôi chọn chủ đề những ngôi sao điện ảnh nam, thì tôi có video với độ dài bằng một đoạn quảng cáo. Đây là ví dụ. (Các cảnh phim "4 giờ sáng") (Cười) Vậy là trong một lúc nào đó, tôi nhận ra là tôi có một sở thích mà tôi không biết, đó là thu thập nguồn thông tin cộng đồng. Nhưng tôi cũng nghĩ là bạn có thể cho rằng, sao ta không thể làm việc này với bất kì giờ nào trong ngày? Trước hết, bạn không có clip như thế về 4 giờ chiều. Thứ hai, tôi đã tìm hiểu một chút. Bạn biết đấy, tôi thấy thích thú. Nếu đây là một xác nhận có tính thiên vị, thì có rất nhiều xác nhận, và tôi thiên vị. Văn học thể hiện rõ ràng nhất. Có một vài "3 giờ sáng" trong tác phẩm của Shakespeare. Có một "5 giờ sáng". Có bảy "4 giờ sáng", và tất cả đều thảm khốc. Trong "Measure for Measure," đó là thời gian triệu tập đao phủ. Tolstoy tả chứng mất ngủ của Napoleon lúc 4 giờ sáng trước trận đánh trong "Chiến tranh và Hòa bình." "Jane Eyre" của Charlotte Brontë có một "4 giờ sáng" quan trọng, như "Đỉnh Gió hú" của Emily Brontë. "Lolita" có một "4 giờ sáng" sởn gai ốc. "Huckleberry Finn" có một 4 giờ sáng với tiếng địa phương. Ai đó đã gửi đến "Người Vô hình" của H.G. Wells. Một người khác gửi"Người Vô hình" của Ralph Ellison. "The Great Gatsby" dành 4 giờ sáng cuối cùng của đời mình chờ đợi một người tình không bao giờ xuất hiện, và sự thức giấc nổi tiếng nhất trong văn học, có lẽ là, "The Metamorphosis." Đoạn đầu tiên, nhân vật chính thức dậy biến thành một con gián khổng lồ, nhưng ta biết, dù là gián, có điều gì đó không ổn với người này. Tại sao? Đồng hồ anh ta đặt báo thức lúc 4 giờ sáng. Kiểu người nào sẽ làm việc đó? Kiểu người này mới làm điều đó. (Nhạc) (Đồng hồ báo thức 4 giờ sáng) (Phim) Newcaster: Đầu giờ. Thời gian cho tin buổi sáng. Nhưng đương nhiên, chẳng có tin tức nào. Tất cả mọi người vẫn yên giấc trên chiếc giường êm ái của mình. Đúng vậy. Đó là Lucy trong The Peanuts, "Mommie Dearest", Rocky, ngày đầu tập luyện, Nelson Mandela, ngày đầu nhậm chức, và Bart Simpson, kết hợp với chú gián sẽ cho bạn bữa tiệc tối sởn gai ốc và cho tôi một hạng mục nữa, mọi người thức dậy, trong dữ liệu khổng lồ của tôi. Hãy tưởng tượng bạn bè và gia đình bạn nghe về bộ sưu tập của bạn, ví dụ như, gấu nhồi bắc cực và họ gửi cho bạn. Kể cả bạn không thực sự sưu tập, ở một thời điểm nào đó, bạn sẽ sưu tập gấu nhồi bắc cực, và bộ sưu tập của bạn chắc chắn rất ấn tượng. Khi tôi đến thời điểm đó, tôi nắm lấy cơ hội. Tôi nói với quản trị viên của mình. Tôi kiểm tra thông tin, tải về, chụp ảnh màn hình bất hợp pháp. Tôi bắt đầu lưu trữ. Sở thích của tôi thành một thói quen, và thói quen mang đến cho tôi dãy Netflix chọn lọc nhất thế giới Có lúc tôi xem "Nhạc kịch Guys and Dolls," "Điệu Tango cuối cùng ở Paris," "Nhật kí cậu bé nhút nhát," "Ngôi sao khiêu dâm: Huyền thoại Ron Jeremy." Tại sao là "Ngôi sao khiêu dâm: Huyền thoại Ron Jeremy"? Vì ai đó nói với tôi là tôi sẽ tìm thấy cái này. (Phim) Ron Jeremy: Tôi sinh ra ở Flushing, Queens vào ngày 12/3/1953, lúc 4 giờ sáng. Đương nhiên rồi. (Cười) (Vỗ tay) Đúng vậy. Điều này không chỉ có lí, mà còn trả lời câu hỏi, "Ron Jeremy và Simone de Beauvoir có điểm gì chung?" Simone de Beauvoir bắt đầu cuốn tiểu sử tự thuật của bà với câu, "Tôi chào đời lúc 4 giờ sáng," tôi có cuốn sách này vì có người email cho tôi, và khi họ gửi cho tôi, tôi có một ý tưởng mới cho bộ sưu tập này, vì ngôi sao phim khiêu dâm Ron Jeremy và nhà hoạt động nữ quyền Simone de Beauvoir không chỉ là những người khác nhau. Họ là những người khác nhau nhưng có thứ này kết nối họ, tôi không biết đó là điều vớ vẩn hay là kiến thức hay một sự vô ý, nhưng tôi tự hỏi, có cách nào thú vị hơn để làm việc này? Vậy là tháng 10 năm ngoái, theo truyền thống của giới nghiên cứu tôi đưa toàn bộ bộ sưu tập lên mạng với cái tên "Nhà Bảo tàng 4 giờ sáng." Bạn có thể nhấn vào nút "refresh" màu đỏ. Nó sẽ ngẫu nhiên đưa bạn đến một trong hàng trăm đoạn clip trong bộ sưu tập. Đây là một bài thơ ấn tượng viết bởi Billy Collins gọi là "Hay quên." (Phim) "Không lạ gì khi bạn tỉnh giấc lúc nửa đêm để tìm ngày tháng một trận chiến lịch sử trong cuốn sách chiến tranh. Không lạ gì khi trăng vào cửa sổ như đã trôi ra từ một bài thơ tình mà bạn đã thuộc lòng." Giờ đầu tiên của dự án này thật thỏa lòng người. Một diễn viên Bollywood hát một lời trong đĩa DVD ở tiệm cà phê. Nửa vòng Trái đất, một thiếu niên làm một video trên Instagram và gửi cho tôi, một người lạ mặt. Chưa đầy một tuần sau, tôi nhận được một chút trọng đãi. Tôi nhận được một cái tweet sâu sắc. Nó khá ngắn. Chỉ thế này: "Nó làm tôi nhớ đến một cuốn băng ghi âm cũ." Cái tên là một bút danh, đúng ra là một bút danh giả. Ngay khi tôi thấy tên họ viết tắt, và ảnh ở profile, tôi biết ngay, toàn bộ cơ thể tôi nhận biết ngay đó là ai, và tôi biết ngay cuốn băng ghi âm cô ấy đang nói tới. (Nhạc) L.D. là tình yêu thời sinh viên của tôi. Đó là đầu những năm 90. Tôi là sinh viên đại học. Cô ấy là sinh viên sau dại học ở khoa thư viện. Cô không phải nàng thủ thư mà khi tháo kính, xõa tóc, thì bỗng nhiên trở nên quyến rũ. Cô ấy vốn dĩ luôn quyến rũ, cô ấy cực kì đáng yêu, và chúng tôi có một mối tình từ tháng 12 đến tháng 5, nghĩa là chúng tôi hẹn hò từ tháng 12, và đến tháng 5, cô ấy đã tốt nghiệp và trở thành mối tình dang dở của tôi. Nhưng cuốn băng của cô ấy vẫn ở bên tôi. Tôi đã giữ cuốn băng ấy trong một cái hộp cùng những ghi chép và bưu thiếp, không chỉ từ L.D., từ cuộc đời tôi, trong hàng thập kỉ. Nó là chiếc hộp, nếu có bạn gái, tôi sẽ giấu nó đi, và khi tôi có vợ, tôi sẽ chia sẻ với cô ấy, nhưng câu chuyện-(Cười)- với cuốn băng này là nó có 7 bài hát mỗi mặt, nhưng không có tên bài hát. Thay vào đó, L.D. sử dụng hệ thống phân loại của Thư viện Quốc hội Hoa Kì, bao gồm số trang, nhằm để lại manh mối cho tôi. Khi tôi nhận được cuốn băng, tôi cho vào máy cát- sét của mình, tôi mang nó đến thư viện trường, thư viện của cô ấy, Tôi tìm thấy 14 cuốn sách trên giá. Tôi nhớ mình đã mang tất cả đến cái bàn yêu thích của mình, và đọc những bài thơ đi cùng những bài hát như thức ăn đi cùng với rượu, nó kết nhau, tôi có thể nói, như đôi giầy yên đi với chiếc váy bông cổ điển màu xanh côban. Tôi làm lại việc này vào tháng 10 năm ngoái. Tôi ngồi đó, tôi có tai nghe mới, chiếc Walkman cũ, tôi nhận ra đây là một sự xa hoa mà mình đã coi là đương nhiên ngay cả khi tôi đã rất xa hoa. Và rồi tôi nghĩ, "Tốt cho anh." "PG" là văn học Slavơ. "7000" là bộ văn học Ba Lan. Z9A24 là bộ sưu tập 70 bài thơ. Trang 31 là bài thơ của Wislawa Szymborska đi với bài hát "Peace Like A River" của Paul Simon. (Nhạc: "Peace Like a River") (Phim) Paul Simon: ♪ Oh, 4 giờ sáng ♪ ♪ Tôi choàng dậy khỏi giấc mơ tôi ♪ Cảm ơn. Chân thành cảm ơn. (Vỗ tay) Các thuật toán của máy tính ngày nay đang thực hiện những công việc phi thường với độ chính xác cao ở qui mô lớn, giống như trí thông minh của con người. Trí thông minh của máy tính vẫn thường được gọi là AI hay trí tuệ nhân tạo. AI đã sẵn sàng tạo ra tác động đáng kể đối với cuộc sống con người ở tương lai. Tuy vậy, ngày nay chúng ta vẫn đang đối đầu với những thách thức gian nan trong việc xác định và chẩn đoán một số bệnh đe dọa mạng sống con người như các bệnh truyền nhiễm và ung thư. Mỗi năm có hàng ngàn người đã chết vì ung thư gan và miệng. Cách tốt nhất để chúng ta giúp họ là phát hiện và chẩn đoán sớm những căn bệnh này. Chúng ta làm việc đó bằng cách nào và liệu trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ? Đối với những bệnh nhân không may bị nghi ngờ mắc bệnh, đầu tiên bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng những công nghệ hình ảnh y khoa đắt đỏ, như chụp chiếu huỳnh quang, CT hay MRI. Sau khi thu thập được những hình ảnh, một chuyên gia khác sẽ chẩn đoán dựa vào những ảnh trên và trao đổi với bệnh nhân. Như bạn thấy, đây là một quá trình chuyên sâu và tốn kém nhiều tài nguyên, cần có những chuyên gia cùng các thiết bị hình ảnh đắt đỏ, và điều đó không thực tế đối với các nước đang phát triển. Thực ra ở nhiều nước công nghiệp hóa cũng vậy. Vậy làm sao ta có thể giải quyết vấn đề bằng trí tuệ nhân tạo ? Ngày nay, nếu tôi phải dùng các mô hình trí tuệ nhân tạo truyền thống để giải quyết vấn đề này, tôi sẽ cần 10,000 -- tôi nhắc lại, cần 10,000 ảnh y khoa đắt đỏ đầu tiên phải được chụp. Sau đó, tôi sẽ đến một chuyên gia để người đó phân tích những tấm ảnh. Và sử dụng hai thông tin đó, tôi có thể tạo ra một liên kết nơ-ron nhân tạo tiêu chuẩn hoặc nghiên cứu sâu để chẩn đoán bệnh. Tương tự như vậy, trí tuệ nhân tạo truyền thống cũng trải qua vấn đề đó. Khối lượng dữ liệu lớn, bác sĩ hàng đầu và những chuyên gia về công nghệ hình ảnh. Vậy chúng ta có thể phát minh ra mô hình mở rộng mang tính hiệu quả và nhiều kiến trúc trí tuệ nhân tạo đáng giá hơn để xử lí các vấn đề quan trọng mà ta đang đối mặt ngày nay ? Và đây là những việc nhóm phòng thí nghiệm truyền thông MIT thực hiện. Chúng tôi đã phát minh ra nhiều kiến trúc AI không chính thống để giải quyết một số thách thức quan trọng nhất mà ta đang gặp phải trong kĩ thuật ảnh y khoa và các thử nghiệm lâm sàng. Ở ví dụ đã chia sẻ với các bạn hôm nay, chúng tôi có hai mục tiêu. Đầu tiên là giảm số lượng hình ảnh cần để huấn luyện các thuật toán trí tuệ nhân tạo. Thứ hai-- chúng tôi có tham vọng hơn thế nữa, chúng tôi muốn giảm đi việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh y khoa đắt đỏ để chụp bệnh nhân. Vậy chúng tôi đã làm thế nào? Đối với mục tiêu đầu tiên, thay vì bắt đầu với hàng nghìn ảnh chụp y khoa đắt tiền, như AI truyền thống, chúng tôi bắt đầu với một ảnh y khoa. Từ ảnh này, nhóm tôi đã tìm ra một cách rất thông minh trích ra hàng tỉ gói thông tin. Các gói thông tin này bao gồm màu sắc, điểm ảnh, khối hình học và tập hợp lại các bệnh trên ảnh y khoa. Nói cách khác, chúng tôi đã chuyển một ảnh thành hàng tỉ dữ liệu huấn luyện, giảm một khối lượng lớn các dữ liệu cần thiết cho việc huấn luyện. Đối với mục tiêu thứ hai, để hạn chế sử dụng các công nghệ đắt tiền cho bệnh nhân, chúng tôi bắt đầu với một bức ảnh ánh sáng trắng chuẩn, được lấy từ máy ảnh DSLR hay điện thoại, từ bệnh nhân. Các bạn còn nhớ hàng tỉ gói thông tin đó không? Chúng tôi phủ chúng lên tấm ảnh này, tạo ra thứ mà chúng tôi gọi là ảnh tổng hợp. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi chỉ cần 50-- tôi nhắc lại, chỉ 50 tấm ảnh tổng hợp-- để huấn luyện các thuật toán của mình đạt hiệu quả cao. Tóm lại, thay vì 10,000 hình ảnh y khoa cực kì đắt đỏ, chúng ta bây giờ có thể dùng thuật toán AI theo cách không chính thống, chỉ cần 50 bức ảnh chuẩn có độ phân giải cao, được lấy từ máy ảnh DSLR hay điện thoại, để chẩn đoán. Quan trọng hơn thế, thuật toán của chúng tôi có thể chấp nhận, trong tương lai và cả hiện tại, những bức ảnh với ánh sáng trắng đơn giản từ bệnh nhân, thay vì các công nghệ hình ảnh y khoa đắt tiền. Tôi tin rằng chúng ta sẵn sàng để bước vào một kỉ nguyên nơi mà trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra những ảnh hưởng khó tin trong tương lai. Và tôi cho rằng ý kiến về AI truyền thống, thứ giàu tài nguyên nhưng ít ứng dụng, chúng ta nên suy nghĩ thêm về các mô hình trí tuệ nhân tạo không chính thống, chỉ cần một lượng nhỏ dữ liệu để giải quyết các vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta đang đối mặt ngày nay, nhất là việc chăm sóc sức khỏe. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Là một nhà khoa học đồng thời là một con người, tôi muốn mình trở nên nhạy cảm với những điều kì diệu. Tôi nghĩ rằng Jason Webley khi xưa đã gọi nó là "thỏa hiệp để trở thành một phần của phép màu" Vậy nên, sự nghiệp là một nhà sinh học đã cho phép tôi mở hồn với cuộc sống của một trong những sinh vật đẹp nhất chung sống với ta trên trái đất này: đom đóm. Với nhiều người trong số các bạn, tôi biết đom đóm có thể khơi dậy nhiều kỷ niệm về ấu thơ, về kì nghỉ hè, thậm chí về cả những bài nói chuyện của TED. Hay về những cái lọ tựa thế này. Sự say mê về thế giới của đom đóm bắt đầu khi tôi còn ở trường đại học. Một đêm nọ khi đang ngồi trong vườn nhà ở Bắc Carolina đột nhiên, những đốm sáng lặng lẽ kia hiện lên xung quanh tôi. Tôi chợt nghĩ: Làm thế nào những con vật đó lại phát sáng, và đốm sáng kia để làm gì? Trò chuyện với nhau ư? Chuyện gì sẽ xảy ra khi những đóm đèn ấy tắt? Tôi may mắn tìm thấy câu trả lời cho một vài trong số những câu hỏi trên khi tìm hiểu về giới động vật. Nếu bạn đã từng thấy hay đã từng nghe về đom đóm, bạn sẽ biết được điều kì diệu mà nó đem lại biến thế giới bình thường của ta thành chốn thiên đường, ở mọi khắp nơi trên thế giới, như khu vực sườn núi Smoky, đã hoá thành một dòng suối sáng nhờ ánh sáng ảo diệu từ những con đom đóm xanh, Hay khu đường mòn ven sông ở Nhật Bản khi mà những đốm sáng chập chờn, lập lờ hiện ra từ những con đom đóm Genji, hay ở Malaysia, những cây đước nở ra hằng đêm, không phải những bông hoa, mà là thứ ánh sáng của hàng ngàn con đom đóm, nhấp nháy với sự đồng điệu đáng ngạc nhiên. Những miền chiêm trũng được thắp sáng này vẫn làm tôi kinh ngạc và giữ cho tôi kết nối với sự diệu kỳ của thế giới tự nhiên. Thật tuyệt vời khi ánh sáng đó được tạo ra bởi chính những sinh vật nhỏ bé này. Vẻ bề ngoài của đom đóm rất quyến rũ. Chúng hấp dẫn ta. Chúng được tôn vinh trong hội họa và thi ca hằng thế kỷ. Đi vòng quanh thế giới, tôi đã gặp nhiều người sâu sắc họ nói với tôi rằng Chúa đã gửi đom đóm xuống Trái Đất cho con người và những sinh vật khác có thể chiêm ngưỡng. Tôi nghĩ sinh vật duyên dáng này là phép nhiệm màu có thực bởi chúng phát ra thứ ánh sáng tuyệt đẹp, bản ứng tấu đầy sáng tạo của tạo hóa. Chúng được tạo thành từ hai quy luật tiến hóa đầy quyền năng. chọn lọc tự nhiên, đấu tranh để sinh tồn, và chọn lọc giới tính, đấu tranh cho cơ hội được sinh sôi. Là một người quan sát đom đóm, 20 năm qua quả là một chặng đường thú vị. Cùng với những học sinh của mình tại Đại học Tufts và các đồng sự, chúng tôi đã có nhiều khám phá về đom đóm Quá trình ve vãn và đời sống tình dục, sự phản bội và tội lỗi của chúng. Tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay một vài câu chuyện mà chúng tôi đã thu thập được từ những chuyến thám hiểm của mình vào thế giới bị khỏa lấp này. Đom đóm thuộc một nhóm côn trùng rất đẹp và đa dạng, nhóm Bọ. Trên thế giới, có trên 2000 loài đom đóm các loài này ngày càng tiến hóa đa dạng về mặt tín hiệu sinh sản, hay nói cách khác, các hình thức để tìm và hấp dẫn bạn tình. Khoảng 150 nghìn năm trước, con đom đóm đầu tiên có lẽ giống thế này. Chúng bay vào ban ngày và hoàn toàn không phát sáng. Thay vào đó, con đực dùng râu để định vị mùi hương tỏa ra từ con cái. Với các loài đom đóm khác, chỉ có con cái phát sáng. Chúng tròn trịa và không có cánh, hằng đêm, chúng trèo lên nhành cây phát sáng trong nhiều giờ để thu hút bạn tình, những con đực biết bay, nhưng lại không phát sáng. Ở các loài khác, cả con đực và cái đều sử dụng ánh sáng nhấp nháy để tìm bạn tình. Hiện nay ở Bắc Mỹ, có đến hơn 100 loài đom đóm có khả năng phát ra năng lượng từ chính cơ thể chúng dưới dạng ánh sáng. Chúng làm điều đó như thế nào? Như là phép màu, tín hiệu phát sáng sinh học này được tạo thành từ các phản ứng hóa học xảy ra bên trong bụng đom đóm. Nhân tố chính ở đây là một enzim hình sao có tên luciferase, Trong quá trình tiến hóa, nó bao bọc các cánh nhỏ của mình quanh một phân tử nhỏ hơn có tên là luciferin, trong quá trình đó nó trở nên hưng phấn và sản sinh ra ánh sáng. Thật kì diệu. Nhưng làm thế nào thứ ánh sáng này có lợi cho đom đóm ? Để trả lời, ta cần lật lại trong album gia đình một vài hình em bé đom đóm. Đom đóm tạo mới hoàn toàn cơ thể khi lớn lên. Phần lớn cuộc đời chúng, , kéo dài cho đến 2 năm diễn ra trong cơ thể ấu trùng này. Mục đích của quá trình, giống như thời niên thiếu là ăn và lớn lên. Ánh sáng của đom đóm bắt nguồn từ chính giai đoạn thiếu thời này. Mọi ấu trùng đom đóm đều phát sáng ngay cả khi con trưởng thành không thể. Nhưng mục đích của việc "làm chuyện để ý" này là gì ? Ta biết rằng đom đóm con tạo ra một hợp chất khó ngửi giúp chúng sống sót qua thời thiên thiếu vì vậy, ta cho rằng ánh sáng này được dùng như đèn neon báo hiệu: " Có độc! Hãy tránh xa" gửi đến tất cả những kẻ săn mồi tiềm ẩn. Phải mất hàng ngàn năm trước khi thứ ánh sáng rực rỡ đó phát triển thành một công cụ liên lạc hữu dụng được dùng không chỉ để xua đuổi kẻ thù mà còn để quyến rũ bạn tình tương lai. Được chi phối bởi chọn lọc giới tính, một số con đom đóm trưởng thành như con đực kiêu hãnh này phát triển một loại đèn phát sáng mới, giúp chúng ve vãn bạn tình hiệu quả hơn hẳn. Những con trưởng thành này chỉ sống vài tuần, và chúng giờ chỉ quan tâm đến sinh sản nhằm di truyền bộ gen cho thế hệ sau. Hãy theo chân con đực này ra cánh đồng nơi nó hòa cùng hàng trăm con đực khác phát đi tín hiệu giao phối của mình. Thật tuyệt vời khi nghĩ rằng màn trình diễn ánh sáng mà ta hằng ngưỡng mộ nơi đây và trên khắp địa cầu thực tế là bài ca tình yêu tĩnh lặng của đom đóm đực. Chúng bay và phát sáng trái tim mình. Tôi vẫn thấy điều đó thật lãng mạn. Nhưng trong lúc đó, con cái ở đâu? Chúng dạo ở bên dưới, quan sát các lựa chọn. Chúng có nhiều con đực để chọn lựa, và những con cái hóa ra rất kén chọn. Khi một con cái nhìn thấy ánh đèn từ một con đực đặc biệt hấp dẫn, nó sẽ hướng đèn của mình về đối phương và ra đèn đáp lại. Đây là tín hiệu "lại gần hôn em" của cô ta. Cậu chàng tiến lại và nháy đèn đáp trả. Nếu con cái vẫn thích nó, chúng sẽ bắt đầu một cuộc trò chuyện. Loài sinh vật này nói lên tình yêu bằng ngôn ngữ ánh sáng. Vậy thì những yếu tố nào mà con cái cho là "quyến rũ"? Chúng tôi đã tiến hành một số buổi biểu quyết cho đom đóm. Khi kiểm tra đom đóm cái bằng đèn LED, chúng tôi phát hiện con cái thích các con đực nhấp nháy lâu hơn. ( Vỗ tay) Tôi biết các bạn đang tự hỏi, điều gì làm những con đực này hấp dẫn ? Giờ hãy xem điều gì sẽ diễn ra khi ánh đèn này tắt. Điều đầu tiên ta nhận ra là một khi con đực và con cái kết đôi, chúng sẽ bên nhau cả đêm dài, khi nhìn vào bên trong xem chuyện đang diễn ra, ta phát hiện sự biến đổi bất ngờ trong tình dục của đom đóm. Khi giao hợp, con đực gửi cho con cái không chỉ tinh trùng mà còn một túi chất dinh dưỡng như là quà cưới. Ta có thể quan sát kĩ hơn cặp giao phối này. Ta có thể thấy món qua đó- Nó có màu đỏ trong hình này- khi được chuyển từ con đực sang con cái. Thứ làm món quà này cực quý giá là bởi nó chứa đầy protein thứ mà con cái dùng để nuôi dưỡng trứng. Vì vậy, con cái rất để tâm đến phần thưởng này khi đánh giá con đực tiềm năng. Chúng tôi phát hiện con cái dựa vào tín hiệu của con đực để dự đoán con đực nào có túi quà lớn nhất vì thứ quý giá này giúp con cái đẻ nhiều trứng hơn và cuối cùng là sinh ra nhiều con hơn cho thế hệ tiếp sau. Không chỉ có ngọt ngào và ánh sáng. Tình yêu của đom đóm còn mang đầy rủi ro. Đom đóm trưởng thành thường không dễ bị xơi tái vì như thời niên thiếu chúng có thể sản xuất hợp chất có mùi khó chịu đối với chim và các loài ăn côn trùng khác, nhưng trong quá trình sống, một nhóm đóm đóm nào đó mất đi bộ máy chuyển hoá cần có để sản xuất ra hoạt chất bảo vệ. Sai sót của tạo hóa này được đồng nghiệp của tôi Tom Eisner phát hiện ra, đã khiến những con đom đóm chiếu ánh sáng rực rỡ vào bầu trời với ý định bất chính. Được một đồng nghiệp khác, Jim Lloyd, dịch là "người đàn bà quyến rũ" các con cái này tìm cách nhắm đến con đực khác loài. Cuộc săn bắt đầu với kẻ săn mồi con cái này ở góc dưới bên trái, nằm lặng lẽ và nghe lỏm cuộc đối thoại tình yêu của con mồi tương lai, và đây là điều có thể diễn ra Đầu tiên, con mồi đực nhấp nháy :"Em có yêu anh không?" Con cái của nó đáp lại: "Có lẽ." Vậy nên cậu chàng nháy sáng lại. Nhưng lần này, kẻ đi săn tuồn vào câu trả lời lặp lại một cách thông minh và chính xác lời con cái kia vừa nói. Con cái này không tìm tình yêu, nó tìm chất độc. Nếu xuất sắc, cô ta có thể lừa con đực lại đủ gần để vươn ra và tóm lấy nó, và con đực đâu chỉ là bữa ăn nhẹ. Vài giờ tiếp theo, cô ả chậm rãi hút máu con mồi chừa lại vài vệt máu. Không có khả năng tạo ra chất độc của riêng mình, những con cái này chỉ có lựa chọn là hút máu những con đom đóm khác để lấy các hóa chất bảo vệ này. Thế nên, một con đom đóm ma-cà-rồng, được sinh ra dựa trên chọn lọc tự nhiên. Vẫn có nhiều điều để học từ đom đóm nhưng có vẻ còn rất nhiều câu chuyện chưa kể, bởi trên thế giới, số lượng đom đóm đang giảm dần. Nguyên nhân chính là do: mất môi trường sinh sống Khắp nơi, đồng bằng và rừng rừng ngập mặn và đồng cỏ, nơi ở của đom đóm đang bị loại bỏ để phục vụ cho phát triển và đô thị hóa. Một vấn đề khác: ta chinh phục bóng tối, cùng với việc thêm vào quá nhiều ánh sáng cho bầu trời làm gián đoạn sự sống của các loài khác, đom đóm cực kỳ nhạy cảm với ô nhiễm ánh sáng bởi nó che lấp ánh sáng mà đom đóm dùng để tìm bạn tình. Ta có thực sự cần đom đóm? Rốt cuộc thì, ta chỉ là một mẩu nhỏ của sinh quyển trên Trái Đất. Nhưng mỗi khi một loài mất đi, nó giống như thổi tắt một buồng đầy ánh nến từng cái, từng cái một. Bạn có thể không nhận ra khi những đốm sáng đầu tiên tắt, nhưng cuối cùng, bạn sẽ bị bỏ rơi trong bóng tối. Khi hợp tác để tạo nên tương lai cho Trái Đất này, tôi mong ta sẽ tìm được cách để giữ những đốm này sáng mãi. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay) "Pheromone" là một từ rất quyền lực. Nó kích thích tính dục, sự ruồng bỏ, sự mất kiểm soát, và bạn thấy đó, nó là một từ rất quan trọng. Nhưng từ này mới chỉ 50 tuổi. Nó được phát minh vào năm 1959. Bây giờ, nếu đem từ đó lên các trang web, có lẽ bạn đã làm rồi, bạn sẽ thấy hàng triệu lượt truy cập, và hầu hết những trang này cố gắng bán cho bạn một thứ khôn cưỡng với giá 10 đô-la hoặc hơn. Đây là một ý tưởng rất hấp dẫn, và những phân tử mà họ đề cập đến nghe có vẻ rất khoa học. Chúng có rất nhiều âm tiết. Những thứ như androstenol, androstenone hay androstenedione. Chúng ngày càng tốt hơn, và khi kết hợp với áo khoác trắng của phòng thí nghiệm, bạn phải tưởng tượng rằng có một nền khoa học tuyệt vời đằng sau nó. Đáng buồn thay, đây là những tuyên bố lừa đảo được sự hỗ trợ của khoa học tinh ranh. Vấn đề là, mặc dù còn rất nhiều các nhà khoa học giỏi đang nghiên cứu cái họ cho là pheromones của con người, và xuất bản chúng trên các tạp chí uy tín, về mặt cơ sở, mặc dù có các thí nghiệm rất tinh vi, thật sự chẳng có khoa học tử tế nào hậu thuẫn bởi vì nó được dựa trên một vấn đề, không một ai từng trải qua một cách có hệ thống tất cả các mùi mà con người tiết ra -- có hàng ngàn phân tử được tiết ra. Chúng ta là động vật có vú. Chúng ta tiết ra rất nhiều mùi. Không ai từng trải qua một cách có hệ thống để tìm xem các phân tử nào thật sự là các pheromone. Họ mới chỉ chọn ra một vài, mọi thí nghiệm đều dựa trên chúng, nhưng không có một bằng chứng nào cả. Điều đó không có nghĩa là mùi hương không quan trọng với con người. Nó quan trọng, và một số người đam mê nó thực sự, một trong số đó là Napoleon. Câu chuyện nổi tiếng của ông, khi kết thúc chiến dịch, ông đã viết thư cho người yêu, Nữ hoàng Josephine, nói rằng: "Đừng tắm. Anh đang về nhà." (Cười) Ông ta không muốn đánh mất bất cứ mùi hương nào của bà ấy trước khi ông ấy về nhà, các bạn vẫn sẽ tìm thấy trên các trang web câu giễu cợt này. Nhưng đồng thời, tiền chúng ta chi để làm mất mùi cơ thể cũng ngang ngửa với số tiền dùng để tạo mùi cho cơ thể bằng nước hoa, và nước hoa là một ngành kinh doanh bạc tỷ. Trong phần còn lại của bài nói tối muốn nói cho các bạn biết pheromones thực sự là cái gì, tại sao tôi nghĩ rằng chúng ta, con người có thể có pheromones, nói cho bạn biết về một số nhầm lẫn về pheromones, và cuối cùng, tôi muốn kết thúc với một con đường đầy hứa hẹn chỉ ra hướng ta sẽ phải đi. Người Hy Lạp cổ đại biết rằng loài chó giao tiếp bằng cách gửi các tín hiệu vô hình. Một con chó cái trong thời gian động đực gửi tín hiệu vô hình đến những con chó đực trong khu vực xung quanh, không phải âm thanh, mà là mùi hương. Bạn có thể lấy mùi từ con chó cái, và con chó đực sẽ đuổi theo. Nhưng vấn đề với những người có thể nhìn thấy hiệu ứng này là bạn không thể xác định phân tử. Bạn không thể chứng minh rằng nó là hóa học. Vì vậy, tất nhiên, mỗi loài động vật sản xuất ra một lượng nhỏ trong trường hợp của loài chó, chó đực có thể ngửi được, nhưng chúng ta thì không. Vào năm 1959, một nhóm người Đức sau 20 năm nghiên cứu các phân tử này, đã pkhám phá ra, xác định được, pheromone đầu tiên, đó là pheromone giới tính của một loài bướm đêm. Đây là lựa chọn lấy cảm hứng từ Adolf Butenandt và nhóm của ông ấy, vì ông ấy cần nửa triệu con bướm đêm để có đủ nguyên liệu cho các phân tích hóa học. Nhưng ông ấy đã tạo ra một mẫu mô hình về cách bạn nên làm trong phân tích pheromone. Ông ấy, về cơ bản, đã trải nghiệm một cách có hệ thống, rằng chỉ có phân tử được đề cập mới có khả năng kích thích con đực, chứ không phải những cái khác. Ông ấy đã phân tích rất cẩn thận, tổng hợp các phân tử, sau đó, cố gắng tổng hợp các phân tử trên con đực để chúng phản ứng và chỉ ra rằng thực sự, là phân tử đó. Chu kỳ kết thúc. Đó là điều mà không bao giờ xảy ra với con người: không có gì có hệ thống, không có màn trình diễn thực sự. Với khái niệm mới đó, chúng ta cần một từ mới, đó là từ "pheromone", và nó về cơ bản khơi gợi hứng thú, giữa các cá nhân, từ năm 1959, pheromones đã được tìm thấy trong thế giới động vật, ở con cái và con đực. Đúng cho cả loài dưới nước như cá vàng và tôm hùm. Hầu hết mọi động vật có vú có một pheromone xác định, một lượng lớn côn trùng cũng vậy. Vậy nên, ta biết rằng pheromone có tồn tại trong thế giới động vật. Con người thì sao? Điều thứ nhất, dĩ nhiên, chúng ta là động vật có vú, động vật có vú thì "bốc mùi". Người nào nuôi chó cũng đều nói, chúng ta ngửi, chúng cũng vậy. Nhưng lý do thực sự khiến ta nghĩ rằng con người có pheromones đó là sự thay đổi khi ta lớn lên. Mùi trong phòng của teen khá là khác biệt với mùi trong phòng của con nít. Cái gì đã thay đổi? Dĩ nhiên, đó là tuổi dậy thì. Cùng với lông mu và lông nách, các tuyến mồ hôi bắt đầu tiết ra ở những chỗ này, và làm thay đổi mùi hương. Nếu là loài có vú khác, hay bất cứ loài nào khác, ta sẽ nói, "Phải có thứ gì đó với pheromones", và bắt đầu xem xét kĩ hơn. Có vài vấn đề, và đây là lý do, mọi người không tìm kiếm pheromones ở người một cách hiệu quả. Đó, thật sự, là vấn đề. Điều đầu tiên đáng ngạc nhiên. Đó là về văn hóa. Loài bướm đêm không học được nhiều về cái nên ngửi, nhưng con người thì có khi lên 4, mọi mùi hương, dù thơm hay hôi, vẫn đơn giản là thú vị. Vai trò chính của các bậc phụ huynh là ngăn không cho bọn trẻ chạm vào bô ị, bởi vì luôn có những thứ khác tốt hơn để ngửi. Dần dần, ta biết về những thứ không tốt cùng lúc đó, học được rằng cái không tốt cũng là cái tốt. Miếng pho mát đằng sau tôi đây là một món ngon của người Anh. Phô mai xanh Stilton. "Món ngon" không thể hiểu được với người đến từ các nước khác. Mỗi nước có đặc sản và tinh tuý của quốc gia. Nếu bạn đến từ Iceland, món ăn truyền thống của bạn sẽ là thịt cá mập thối. Tất cả những thứ này là thị hiếu nhưng gần như là biểu hiện của bản sắc. Bạn là một phần trong tập thể. Điều thứ hai là cảm giác về mùi. Mỗi chúng ta có một thế giới mùi riêng biệt, trong cảm giác về thứ ta ngửi, mỗi người ngửi được những mùi hoàn toàn khác. Ngửi là thứ cảm giác khó giải mã nhất, giải thưởng Nobel được trao cho Richard Axel và Linda Buck là giải thưởng duy nhất vào năm 2004 cho sự khám phá về cách thức mùi hương hoạt động. Nó thật sự khó khăn, nhưng về bản chất, các dây thần kinh từ não đi lên vào trong mũi trên các dây thần kinh bên trong mũi này là các thụ cảm, các phân tử mùi được hít vào mũi tương tác với những thụ cảm trên, nếu chúng có sự liên kết, chúng sẽ gửi một tín hiệu đến các dây thần kinh để đi trở về não. Chúng ta có nhiều loại thụ cảm. Ở con người, có khoảng 400 loại thụ cảm khác nhau, não bộ biết bạn đang ngửi gì nhờ vào sự phối hợp giữa các thụ thể và các tế bào thần kinh được kích hoạt, gửi một tin nhắn đến não bộ theo tổ hợp. Phức tạp hơn, bởi vì mỗi một thụ cảm này đi kèm các biến thể khác nhau, tùy thuộc vào loại biến thể mà bạn có, bạn sẽ ngửi thấy mùi rau mùi, hạt rau mùi, hay loại thảo mộc này là thơm ngon và có mùi vị hay chán phèo như xà bông. Chúng ta có những thế giới riêng về mùi, thứ rất phức tạp để có thể nghiên cứu kĩ lưỡng. À, nên nói về vùng nách, phải nói rằng tôi có vùng nách đặc biệt tốt. Tôi sẽ không chia sẻ nó với bạn đâu, nhưng đây là nơi mà mọi người tìm kiếm các pheromone. Có một lý do tốt ở đây, đó là, loài dã nhân có hốc nách như là một đặc tính. Các loài linh trưởng khác có tuyến mùi ở những bộ phận khác trên cơ thể. Dã nhân có hốc nách với đầy đủ các tuyến bài tiết sản xuất ra mùi mọi lúc, một lượng lớn các phân tử. Được tiết ra từ các tuyến này, các phân tử không có mùi. hoàn toàn không, chỉ có những vi khuẩn phát triển trên "rừng lông nhiệt đới" mới tạo ra mùi hương mà chúng ta biết và yêu. Nếu bạn đột nhiên muốn giảm bớt các mùi này, làm sạch vùng nách là một cách rất hiệu quả để giảm môi trường sống của vi khuẩn, và bạn sẽ thấy ít mùi hơn trong thời gian lâu hơn. Dù tập trung vào vùng nách, tôi vẫn nghĩ đó là phần cơ thể ít làm người ta ngại nhất và xin mẫu thử từ mọi người Một lý do khác mà chúng ta có thể không tìm kiếm một pheromone giới tính phổ quát, đó là vì 20% dân số thế giới không có vùng nách "bốc mùi" như tôi. Đó là những người đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và những nơi khác của Đông Bắc Á. Họ chỉ đơn giản là không tiết ra những tiền chất không mùi mà vi khuẩn thích sử dụng để sản xuất ra mùi với tư tưởng vị chủng như vậy ta luôn nghĩ đó là đặc trưng của vùng nách. Điều đó không đúng với 20% dân số thế giới. Thế chúng ta sẽ làm gì trong nghiên cứu về pheromone ở người? Tôi khá tin tưởng rằng chúng ta có nó. Chúng ta là động vật có vú, thuộc nhóm này, và ta có thể có nó. Nhưng tôi nghĩ ta nên quay trở lại điểm bắt đầu, và nhìn khắp cơ thể. Sự xấu hổ, không thành vấn đề, cần phải tìm kiếm và tiên phong khi mà không ai dám làm. Sẽ khó khăn, sẽ xấu hổ, nhưng cần phải như thế. Cũng cần quay lại với ý tưởng mà Butenandt đã từng làm khi nghiên cứu về loài bướm đêm. Cần phải quay lại và nhìn một cách có hệ thống vào tất cả các phân tử sẽ được sản xuất và làm việc với những người tham gia. Không đơn giản chỉ là chọn một cặp và nói: "Họ sẽ làm". Cần phải chứng minh rằng những gì được tuyên bố thật sự có tác dụng. Tôi đã rất ấn tượng với một nhóm. Họ là người Pháp, và thành công gần đây của họ là xác định pheromone của loài thỏ có vú. Bây giờ, họ chuyển sự chú ý đến bà mẹ và em bé. Đứa bé sẽ bú sữa từ bầu ngực của mẹ. Núm vú của cô ấy hoàn toàn được che lấp bởi đầu của đứa bé, nhưng bạn sẽ thấy những giọt màu trắng có một mũi tên chỉ vào nó, đó là sự tiết của tuyến dầu (areolar glands). Cả nam và nữ đều có nó, đó là những chỗ nổi lên xung quanh núm vú, nếu bạn là một phụ nữ cho con bú, nó sẽ bắt đầu tiết ra. Thật sự thú vị. Benoist Schaal và nhóm của ông đã phát triển một bài thử nghiệm đơn giản để điều tra hiệu ứng của sự tiết này, thực tế, là một thử nghiệm sinh học đơn giản. Đây là một em bé đang ngủ, chúng tôi đặt một đũa thủy tinh sạch phía dưới mũi bé. Đứa bé vẫn ngủ, không có một chút biểu hiện thích thú nào. Nhưng nếu chúng tôi dùng một bà mẹ có tuyến dầu đang hoạt động, có thể là bất cứ bà mẹ nào, nếu ta lấy chất tiết đó và đặt dưới mũi bé, ta nhận được một phản ứng rất khác biệt. Phản ứng vui mừng của một người sành sỏi, đứa bé mở miệng đưa lưỡi ra và bắt đầu mút. Bởi vì nó là từ một bà mẹ bất kì, nó rất có thể là pheromone. chứ không phải là nhận biết cá nhân. Mọi bà mẹ đều như vậy. Tại sao điều này quan trọng, ngoài sự thú vị đó ra? Bởi vì phụ nữ thì khác nhau về số lượng tuyến dầu, và có mối tương quan giữa sự dễ chịu lúc em bé bắt đầu bú và số lượng tuyến dầu mà người mẹ có. Có vẻ như, người mẹ có càng nhiều chất tiết, em bé sẽ bắt đầu bú nhanh hơn. Nếu bạn là động vật có vú, thời điểm nguy hiểm nhất trong cuộc sống là vài giờ đầu sau khi được sinh ra. Bạn phải uống được ngụm sữa đầu tiên, nếu không, bạn sẽ không thể sống sót. Bạn sẽ chết. Rất nhiều em bé cảm thấy khó khăn trong bữa ăn đầu tiên này, chúng không được kích thích đúng cách, nếu có thể xác định đó là loại phân tử nào, nhóm người Pháp đã rất cẩn thận, nhưng nếu có thể xác định, tổng hợp nó, nghĩa là trẻ sinh non sẽ có khả năng được bú và mọi em bé khác có cơ hội tốt hơn để tồn tại. Và thứ mà tôi muốn tranh luận ở đây là một ví dụ về cách tiếp cận có hệ thống, khoa học đem đến cho bạn hiểu biết thật sự về pheromones. Đó có thể là tất cả những loại can thiệp y tế, có thể là tất cả những thứ mà con người đang làm với pheromones mà ta chưa biết vào thời điểm này. Cái ta cần ghi nhớ là pheromone không chỉ về giới tính. Chúng là tất cả những thứ ta làm trong đời sống của loài có vú. Vì thế, hãy tiếp tục bước đi và tìm kiếm. Có rất nhiều thứ để tìm kiếm. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có lẽ bạn đang tự hỏi tại sao một nhà sinh học biển từ Oceana lại đến đây, hôm nay để nói về nạn đói toàn cầu. Tôi ở đây ngày hôm nay bởi vì cứu sống đại dương không chỉ là ước mong về sinh thái. Nó vượt xa thứ mà chúng tôi đang làm vì muốn tạo việc làm cho ngư dân hay bảo vệ công việc của họ. Nó còn quan trọng hơn cả việc theo đuổi về mặt kinh tế. Cứu lấy đại dương có thể nuôi sống thế giới Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy. Bạn biết đấy, hiện nay có hơn 1 tỉ người đói ăn trên toàn cầu. Vấn đề này, được dự đoán, sẽ trở nên xấu hơn khi dân số thế giới tăng lên chín hay mười tỉ người vào giữa thế kỉ, và áp lực về nguồn lương thực được dự báo sẽ ngày càng tăng. Đây là mối quan tâm lớn đặc biệt là tại nơi đây. Ta biết rằng đất canh tác trên đầu người trên đà giảm xuống tại những nước phát triển và đang phát triển. Ta biết mình đang phải đối phó với biến đổi khí hậu, làm thay đổi lượng mưa, khiến một số khu vực trở nên khô cằn vùng màu cam, và nơi khác ẩm ướt hơn, màu xanh, gây ra hạn hán ở những vựa lúa, Trung Đông và Trung Âu, và lũ lụt ở nhiều nơi khác. Sẽ khó để canh tác và giải quyết nạn đói hơn. Vậy nên, đại dương phải là nguồn cung lương thực phong phú nhất cho chúng ta. Đó là điều mà đại dương đã làm cho chúng ta từ lâu lắm rồi. Quá khứ đã chứng minh có một sự tăng trưởng về số lượng thức ăn đánh bắt được từ đại dương. Có lẽ nó sẽ vẫn tiếp tục tăng cho đến năm 1980, bắt đầu có sự suy giảm. Bạn đã nghe đến đỉnh điểm dầu mỏ. Có lẽ đây gọi là đỉnh điểm cá. Hy vọng là không phải. Tôi sẽ nói về nó sau. Bạn có thể thấy tổng lượng cá thu được trên toàn thế giới đã giảm 18% kể từ năm 1980. Vấn đề lớn này vẫn tiếp tục xảy ra. Đường màu đỏ tiếp tục đi xuống. Nhưng vẫn có cách xoay chuyển, là điều tôi mà sẽ chia sẻ hôm nay. Có cách làm cho đường cong hướng lên trên để đây không phải là đỉnh điểm cá. Nếu làm một vài điều giản đơn tại các vùng cụ thể, ta có thể mang ngư dân trở lại và từ đó nuôi sống mọi người. Đầu tiên, cần phải biết nơi nào có cá, hãy nhìn nơi chúng sinh sống Cá sinh sống tại hầu hết các vùng ven biển của các quốc gia tại khu vực ven biển, có các khu được quản lý bởi pháp lý quốc gia, và họ có thể quản lý các bãi cá tại đây. Các quốc gia ven biển có xu hướng đặt thẩm quyền của mình trong phạm vi 200 hải lý, các vùng này được gọi là vùng đặc quyền kinh tế, điều tốt là họ có thể kiểm soát các bãi cá tại đây, vì tại những vùng khơi xa, màu tối hơn trên bản đồ này, việc quản lý sẽ khó khăn hơn, vì đòi hỏi tầm mức quốc tế. Sang đến các hiệp ước quốc tế, nếu ai theo dõi các hiệp ước về biến đổi khí hậu, sẽ biết rằng đây là một quá trình chậm chạp, dễ gây nản lòng và nhạt nhẽo. Vì thế, kiểm soát phạm vi quốc gia là ý tưởng hay có thể thực hiện. Có bao nhiêu cá tại vùng ven biển so với vùng khơi? Có thể thấy ở đây số lượng cá vùng ven biển nhiều gấp bảy lần so với số lượng ngoài khơi xa, đây là đích ngắm lý tưởng, bởi ta có thể làm được nhiều thứ. Ta có thể phục hồi rất nhiều bãi cá nếu tập trung vào những vùng ven biển này. Nhưng phải làm việc đó tại bao nhiêu quốc gia? Có khoảng 80 quốc gia ven biển. Liệu có phải sửa đổi việc quản lý bãi cá tại tất cả các nước này ? Ta tự hỏi, cần tập trung vào bao nhiêu quốc gia ? Nhớ rằng Liên minh Châu Âu thuận lợi quản lý các bãi cá nhờ vào một chính sách chung. Vì thế, nếu quản lý tốt bãi cá ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu, và 9 quốc gia khác, có bao nhiêu bãi cá sẽ được kiểm soát? Suy ra, Liên minh Châu Âu cùng với 9 nước khác đã chiếm 2/3 sản lượng đánh bắt toàn cầu. Nếu có 24 quốc gia cộng thêm Liên minh Châu Âu, con số này sẽ lên đến 90%, chiếm hầu hết sản lượng đánh bắt toàn cầu. Thế nên, ta có thể can thiệp tại một vài nơi để cải tổ bãi cá. Nhưng phải làm gì đây ? Dựa trên các kết quả tại Mỹ và các nơi khác, chúng tôi biết rằng có ba điều quan trọng phải làm để mang đàn cá trở lại: (1) Đặt ra các hạn ngạch hoặc giới hạn về số lượng cá được đánh bắt; (2) Giảm đánh bắt tùy tiện, điều đó thật lãng phí; và (3) bảo vệ môi trường sống, các khu vực sinh dưỡng và sinh sản cho các loài cá để chúng có thể tái tạo dân số. Làm được 3 điều trên, đàn cá sẽ quay trở lại. Làm sao biết được điều này? Ta biết bởi đã chứng kiến nó xảy ra tại rất nhiều nơi. Slide này chỉ ra số lượng cá trích ở Nauy giảm từ những năm 1950. Sẽ còn giảm nữa cho đến khi Nauy đặt ra hạn ngạch trên các bãi cá, điều gì đã xảy ra? Đàn cá quay trở lại. Một ví dụ nữa, cũng xảy ra ở Nauy, tại cực bắc của Nauy. Cùng một giải pháp. Ngành thủy sản xuống dốc. Và rồi họ đặt hạn ngạch cho lượng cá không được bắt có chủ định và bị vứt bỏ trên mạn tàu một cách lãng phí. Khi đã thiết lập hạn ngạch, ngành cá được phục hồi. Không chỉ ở Nauy. Điều này còn xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khi bắt tay thực hiện các chính sách quản lý ngành thủy sản, ngành rất dễ rơi vào suy thoái này dường như bắt đầu phục hồi . Vì thế, nó thực sự hứa hẹn. Rằng nếu ý thức được việc đánh bắt cá đang trên đà đi xuống ta có thể xoay chuyển, gia tăng sản lượng lên tới 100 triệu tấn mỗi năm. Như thế, sẽ không có đỉnh điểm cá. Vẫn còn cơ hội để không chỉ mang đàn cá trở lại mà còn đánh bắt được nhiều cá hơn nuôi sống nhiều người hơn so với hiện tại. Nhiều là bao nhiêu? Ngày nay, ta có thể chăm lo cho 450 triệu người mỗi ngày một bữa cá dựa trên sản lượng đánh bắt hiện tại, tất nhiên, bạn biết đó con số này sẽ giảm đi theo thời gian nếu không được cải tạo, nhưng nếu áp dụng các phương pháp vừa nêu vào quản lý thủy sản tại khoảng 10, 20 quốc gia, ta có thể gia tăng con số này và cung cấp bữa cá cho 700 triệu người mỗi năm Cần phải làm điều này vì đó là biện pháp giải quyết nạn đói, hữu hiệu và sinh nhiều lợi nhuận. Hoá ra, cá là loại protein kinh tế nhất trên hành tinh này. Khi so sánh lượng protein nhận được trên 1 đô la đầu tư vào cá so với protein có trong các loại thịt khác, hiển nhiên rằng, cá là một lựa chọn đầu tư tốt. Cá không cần nhiều đất sinh sống một số cần rất ít, so với các nguồn protein khác. Nó cũng không cần nhiều nước sạch. Cá sử dụng ít nước sạch hơn hơn cả gia súc, bạn phải tưới nước cho ruộng đồng để trồng thức ăn cho đàn gia súc. Cá cũng thải ra rất ít khí carbon vì ta phải ra khơi để đánh bắt. Việc này cũng tốn ít nhiên liệu, như bạn biết đấy, cá thải ra ít khí carbon hơn so với ngành nông nghiệp, thế nên, ít gây ô nhiễm hơn. Cá là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, và có thể trở thành thành phần chính, vì đó là thực phẩm giàu dinh dưỡng, và có lợi cho sức khỏe. Cá làm giảm nguy cơ bị ung thư, bệnh tim và béo phì. CEO của chúng tôi, Andy Shaprless người khởi xướng khái niệm này, hay nói rằng cá là nguồn protein hoàn hảo. Ông cũng nói về thực tế chiến dịch bảo tồn đại dương của chúng tôi đã vượt mặt chương trình bảo tồn đất đai, và trong việc bảo tồn đất, chúng ta gặp rắc rối tại nơi mà đa dạng sinh học cản trở việc sản xuất lương thực. Bạn phải chặt rừng để lấy đất trồng ngô nuôi sống con người, và vì thế luôn có một sự giằng co. Một quyết định khó khăn khi đứng trước hai lựa chọn rất quan trọng: duy trì đa dạng sinh học và nuôi dưỡng con người. Với biển khơi, không có sự tranh chấp như thế. Đa dạng sinh học không gây chiến với sự phong phú. Thực tế, chúng gắn liền với nhau. Khi làm cho mọi loài trở nên phong phú ta càng thu được nhiều lợi ích hơn, để nuôi sống con người. Vâng, nhưng cũng có mặt hạn chế. Có ai không hiểu không? (Cười) Đánh bắt cá trái phép. Đánh bắt trái phép cản trợ việc quản lý thủy sản bền vững. Đó có thể là sử dụng thiết bị đánh bắt cá bị cấm, hay đánh bắt cá ở nơi không được phép, hoặc đánh bắt sai số lượng hoặc chủng loại. Đánh bắt trái phép lừa dối người tiêu dùng và các ngư dân chất phác, và cần bị ngăn chặn. Cá đánh bắt trái phép được buôn lậu vào thị trường. Có thể bạn đã nghe nói đến việc này. Là khi loại cá này được dán tên loại cá khác. Hãy nhớ lại bữa cá trước mà bạn từng ăn. Bạn ăn cá gì? Bạn có chắc là loại cá đấy không? Chúng tôi đã kiểm tra 1300 mẫu cá khác nhau và 1/3 số đó không đúng với nhãn mác. Với cá chỉ vàng 9 / 10 không phải cá chỉ vàng. 59% mẫu cá ngừ mà chúng tôi kiểm tra không phải là cá ngừ. Trong 120 mẫu cá chỉ vàng đỏ, mà chúng tôi kiểm nghiệm , chỉ có 7 mẫu là đúng, vậy nên chúc bạn may mắn. Hải sản có một chuỗi cung ứng phức tạp, và ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng này, đều có khe hở cho việc buôn lậu, trừ khi ta có thể truy xuất nguồn gốc. Truy xuất nguồn gốc cho phép ta theo dõi đường đi của hải sản từ thuyền lên bàn ăn để đảm bảo người tiêu dùng có thể tìm ra nguồn gốc của món hải sản. Đây là điều quan trọng. Một số doanh nghiệp đang triển khai, nhưng còn quá ít vì thế, chúng tôi đề xuất dự luật về AN TOÀN Hải Sản, hôm nay, tôi vui mừng được thông báo 450 đầu đếp đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi Quốc hội phê chuẩn Đạo luật AN TOÀN Hải Sản này, Có rất nhiều đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain, Mario Batali, Barton Seaver và nhiều người khác ký vào bản kiến nghị vì tin rằng mọi người có quyền được biết về thứ mà họ đang ăn. (Vỗ tay) Các ngư dân cũng thế, đó là cơ hội tốt để nhận sự hỗ trợ từ họ và thông qua đạo luật này, vào đúng thời điểm quan trọng, vì đây là cách chấm dứt nạn buôn lậu hải sản, hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp và đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, bảo vệ môi trường sống, và giảm thiểu đánh bắt bừa bãi. Ta có thể quản lý ngành thủy sản một cách bền vững, mang lại bữa ăn dinh dưỡng cho hàng trăm triệu người mà không cần sử dụng nhiều đất đai, hay tài nguyên nước, giảm thiểu khí thải carbon, mà còn rất kinh tế. Chúng ta biết rằng cứu lấy đại dương có thể nuôi sống thế giới, và cần bắt tay ngay vào việc này. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Khoảng 30 năm trước, khi làm việc tại khoa Ung thư bệnh viện Nhi đồng tại Philadenphia Một ông bố và đứa con trai bước vào văn phòng của tôi và cả hai đều không có mắt phải khi tôi nghe câu chuyện của họ, thì rõ ràng người cha và đứa con trai nằm trong dạng hiếm gặp của khối u mắt di truyền, nguyên bào võng mạc và người cha biết rằng ông đã truyền vận mạng này cho đứa con trai. Khoảnh khắc đó thay đổi cuộc đời tôi. Việc này đã thúc đẩy tôi tiếp tục và đồng lãnh đạo một nhóm đã phát hiện ra gen ung thư nhạy cảm đầu tiên, và rải rác trong những thập kỷ sau đó thật sự đã có một sự chấn động trong hiểu biết của chúng tôi về những gì đang diễn ra các biến thể di truyền nào ẩn sau các căn bệnh khác nhau. Thực ra, trong hàng ngàn đặc điểm loài người, chúng ta biết đến một cơ sở phân tử chung, và hằng ngày trong hàng ngàn người, thông tin họ biết được chỉ là về nguy cơ có thể mắc bệnh này hay bệnh kia. Đồng thời, nếu bạn hỏi, "Điều đó có ảnh hưởng đến hiệu quả, làm thế nào mà chúng ta có thể phát triển các loại thuốc?" câu trả lời là không hẳn như vậy. Nếu bạn nhìn vào chi phí để phát triển các loại thuốc quy trình thực hiện, cơ bản là không có ngân sách cho mục này. Và điều đó như thể chúng ta có khả năng chẩn đoán bệnh chứ không phải trị bệnh hoàn toàn. Và thông thường, có 2 lí do giải thích tại sao việc này lại xảy ra. Đầu tiên là vì đó là những ngày đầu. Chúng ta mới chỉ học được những từ cơ bản, những phân khúc, và các ký tự trong mã di truyền. Chúng ta không biết cách đọc cả câu. nên không hiểu cách giải mã. Lý do thứ hai là hầu hết các thay đổi này là một sự mất chức năng, do đó rất khó để phát triển các loại thuốc giúp phục hồi chức năng. Nhưng hôm nay, tôi muốn chúng ta nhìn lại và đặt một câu hỏi cơ bản hơn "Điều gì xãy ra nếu chúng ta nghĩ đây có thể là một bối cảnh sai lầm?" Chúng tôi thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên những người bệnh và dựng nên một danh sách dài ngoằng những thành phần bị biến đổi. Nhưng có lẽ, nếu chúng ta cố gắng phát triển các trị liệu để phòng bệnh có lẽ những gì chúng ta nên làm là nghiên cứu những người không đau ốm. Có lẽ nên nghiên cứu những người khỏe mạnh. Hầu hết họ không nhất thiết mang một gánh nặng di truyền hoặc yếu tố nguy cơ nào. Họ không giúp được gì cho nghiên cứu của chúng ta. Họ là những cá nhân mang nguy cơ tiềm tàng trong tương lai, họ tiếp tục nhận được một triệu chứng nào đó. Nhưng đây không phải là trường hợp chúng tôi tìm kiếm Điều chúng tôi đang hỏi và đang tìm là, có chăng một số ít cá nhân thực sự đang ở quanh đây có nguy cơ gây bệnh, nhưng có gì đó trong họ, ẩn chứa trong họ thực sự bảo vệ giúp họ không nhiễm phải triệu chứng đó? Nếu thực hiện một nghiên cứu như vậy, bạn có thể tưởng tượng rằng bạn muốn nhìn vào rất rất nhiều người. Chúng tôi đã đi tìm và có một nghiên cứu khá rộng, và nhận ra rằng có một cách để suy nghĩ về việc này là, tìm những người trưởng thành trên 40 tuổi, và đảm bảo rằng đó là những người khỏe mạnh vô bệnh như trẻ thơ. Chắc chắn có những cá thể trong gia đình họ đã có bệnh từ nhỏ nhưng không nhất thiết. Và chúng tôi bắt đầu và sàng lọc những người này để tìm ra ai đang mang gien bệnh lúc còn nhỏ. Bây giờ, một vài các bạn ở đây đang giơ tay lên thắc mắc "À, hơi kì cục một chút. Bằng chứng nào chứng tỏ điều ông đang mô tả là khả thi?" Tôi xin đưa ra 2 ví dụ. Ví dụ đầu tiên là từ San Francisco. Xuất hiện trong những năm 1980, 1990, và bạn có thể cũng biết câu chuyện có vài cá thể có mức độ virus HIV rất cao. Sau đó phát triển thành AIDS. Nhưng có một số rất nhỏ các cá thể cũng có mức độ virus HIV rất cao nhưng họ không chuyển sang AIDS. Và các bác sĩ giỏi đã đi sâu tìm hiểu, và họ thấy bệnh nhân này mang những đột biến Lưu ý rằng họ mang đột biến từ khi sinh ra đột biến đó có tính bảo vệ nó bảo vệ họ không bị chuyển sang giai đoạn AIDS. Bạn có thể đã biết có một phương pháp trị liệu được phát triển dựa trên thực tế đó. Ví dụ thứ hai, gần đây hơn, là công việc tài tình do Helen Hobbs thực hiện, bà đã nói rằng "Tôi sẽ nhìn vào những cá thể có lượng mỡ cao và tôi sẽ thử tìm ở những người này có lượng mỡ cao mà không tiến triển thành bệnh tim." và một lần nữa, bà đã tìm ra rằng một số người trong họ có đột biến bảo vệ họ từ lúc mới sinh ngay cả khi họ có lượng mỡ cao, bạn có thể thấy đây là một cách nghĩ hay về cách bạn có thể phát triển phương pháp điều trị phòng ngừa. Dự án mà chúng tôi đang triển khai có tên " Dự án thích ứng: Tìm kiếm những anh hùng bất ngờ" điều chúng tôi quan tâm thực hiện là câu hỏi, chúng ta có thể tìm ra những cá thể hiếm có thể mang các yếu tố phòng vệ tiềm ẩn không? Và bằng một số cách, coi đó là một vòng giải mã, một kiểu vòng giải mã thích ứng mà chúng tôi đang cố xây dựng Chúng tôi nhận ra rằng cần phải thực hiện có hệ thống do đó mà chúng tôi lấy mỗi cá thể bị bệnh di truyền từ nhỏ. Lấy tất cả các cá thể này rồi thu hẹp lại những cá thể được biết có các triệu chứng trầm trọng, khi cha mẹ, đứa trẻ, những người xung quanh biết rằng những cá thể này bị bệnh, và tiếp tục chọn lọc và sau đó sắp đặt lại một lần nữa ở những phần gien mà chúng ta biết rằng có sự thay đổi đặc biệt được biết đến với khả năng xâm nhập rất cao để gây ra căn bệnh đó. Vậy chúng ta sẽ tìm cái gì? Chúng ta có thể tìm ngay tại đây. Có vẻ hợp lý. Nhưng chúng tôi lại bắt đầu nghĩ, có lẽ chúng tôi nên tìm khắp thế giới. Có lẽ chúng tôi không nên chỉ tìm ở đây nhưng ở những nơi xa xôi có thể ở phạm vi di truyền riêng biệt, có lẽ có những yếu tố môi trường giúp bảo vệ con người. Và hãy nhìn vào hàng triệu cá thể. Lý do chúng tôi nghĩ đã đến lúc để thực hiện điều đó ngay bây giờ là vài năm về trước, chi phí đã giảm xuống đáng kể, để thực hiện việc phân tích này, việc tổng hợp dữ liệu này, thật ra khi thực hiện tổng hợp dữ liệu và phân tích ít tốn chi phí hơn là vận chuyển, xử lý và tập hợp mẫu Lý do nữa là 5 năm trước, có những công cụ tuyệt vời, các vấn đề như mạng sinh thái, hệ thống sinh thái đã xuất hiện và cho phép chúng tôi nghĩ rằng có lẽ chúng tôi có thể giãi mã những mẫu ngoại lai dương tính Và khi chúng tôi thảo luận với các nhà nghiên cứu và các viện nghiên cứu và kể cho họ câu chuyện của chúng tôi, điều kì diệu đã xảy ra. Họ nói rằng "Thú vị thật. Tôi rất vinh dự góp tay cùng với các anh. Tôi rất sẵn lòng tham gia." Và họ không nói, "MTA ở đâu ra?" Họ cũng không nói, "Quyền tác giả của tôi đâu?" Họ không nói, "Số liệu này sẽ là của tôi chứ?" Họ chỉ đơn giản nói rằng, "Để chúng tôi thử nghiệm theo cách công khai, nguồn lực tập thể, theo nhóm để thực hiện giải mã." Sáu tháng trước, chúng tôi đã khóa lại phím sàng lọc cho bộ giải mã này. Người đồng lãnh đạo của tôi, nhà khoa học tài năng, Eric Schadt tại Đại học Y khoa Ichan Mount Sinai ở New York và đồng nghiệp của mình đã khóa bộ giải mã trong khóa giải mã, và chúng tôi bắt đầu tìm các mẫu, bởi vì những gì chúng tôi nhận ra là, có lẽ chúng tôi chỉ đi lướt một vài mẫu hiện có để tìm ra tính khả thi Có lẽ chúng tôi nên tiếp tục với 2-3% của dự án và xem có đạt được gì không. Và chúng tôi bắt đầu hỏi mọi người như Hakon ở Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia. Chúng tôi hỏi Leif ở Phần Lan. Chúng tôi cũng nói chuyện với Anne Wojcicki ở 23andMe, và Wang Jun ở Viện Gen Bắc Kinh và một lần nữa, điều đặt biệt đã xảy ra. Họ nói "Hả, chúng tôi không chỉ có mẫu, mà thường xuyên phân tích mẫu nữa, và chúng tôi vui lòng đi sâu vào các mẫu ẩn danh này và xem thử có thể tìm ra những mẫu các anh đang tìm kiếm không." Và thay vì 20,000 hoặc 30,000 mẫu tháng trước, chúng tôi đã xem và phân tích nửa triệu mẫu. Do đó, chúng tôi phải tiếp tục "Hả, vậy ông đã tìm được những người hùng bất ngờ chưa?" Câu trả lời là chúng tôi không tìm được 1 hay 2 mẫu. Chúng tôi đã tìm được hàng tá ứng cử viên nặng ký cho người anh hùng bất ngờ này. Vì vậy chúng tôi nghĩ giờ đã đến lúc bước vào giai đoạn tiếp theo của dự án này và thực sự bắt đầu thu nhận các cá thể tiềm năng. Về cơ bản, tất cả những gì cần là thông tin. Chúng tôi cần các ADN sạch và tâm thế sẵn sàng "Bên trong tôi có gì? Tôi sẵn lòng cho việc tái tiếp xúc." Đa số chúng ta dành cả cuộc đời, khi nói đến sức khỏe và bệnh tật, thì cứ như thể chúng ta là những kẻ hay dòm ngó. Chúng ta giao phó trách nhiệm về những hiểu biết về bệnh tật của mình về việc điều trị bệnh, cho các chuyên gia được xức dầu. Để dự án này tiếp tục hoạt động chúng tôi cần những cá nhân bước lên đảm nhận các vai trò khác nhau và cùng tham gia để thực hiện ước mơ này, dự án lấy nguồn lực từ nhân dân này, để tìm ra những anh hùng bất ngờ, để vượt lên từ những khái niệm hiện tại của các nguồn lực và hạn chế, để tạo ra những trị liệu phòng bệnh, và mở rộng vượt ra các loại bệnh thời thơ ấu, để đi qua và vượt lên đến chỗ chúng ta có thể xem xét các bệnh nhân Alzheimer hay Parkinson, Chúng tôi sẽ cần chính mình tự nhìn sâu bên trong và hỏi "Vai trò của chúng ta là gì? Loại gen của chúng ta là gì?" và tìm kiếm thông tin bên trong chúng ta. Chúng ta thường nói nói rằng chúng ta nên ra ngoài, đến với các chuyên gia và sẵn lòng chia sẻ thông tin đó với những người khác. Xin cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Vào giữa thế kỷ 16, người Ý đã bị thu hút bởi những nam ca sĩ có quãng giọng đáng kinh ngạc thường được cho là không thể với đàn ông trưởng thành. Tuy nhiên, món quà này phải trả bằng một cái giá đắt. Để ngăn quá trình bể giọng, những ca sĩ này phải cắt bỏ tinh hoàn trước khi dậy thì, làm ngắt quãng quá trình sản sinh hóoc-môn khiến giọng của họ trầm hơn. Biết đến như những Castrato, giọng hát thanh thoát của họ nổi tiếng khắp châu Âu, cho đến khi hủ tục tàn nhẫn này bị cấm vào những năm 1800s. Dù việc dừng quá trình đổi giọng có thể tạo nên một thế hệ âm nhạc phi thường, giọng nói phát triển tự nhiên vốn đã đa dạng một cách đáng kinh ngạc. Khi ta lớn lên, cơ thể trải qua hai sự thay đổi lớn làm tăng quãng giọng. Vậy chính xác thanh quản hoạt động ra sao, và điều gì làm thay đổi giọng nói? Đặc trưng của giọng nói là kết quả của nhiều biến số của cơ thể nhưng hầu hết được xác định bởi tuổi tác, sức khỏe của dây thanh âm và độ lớn của thanh quản. Thanh quản là một hệ thống phức tạp bao gồm cơ và sụn hỗ trợ và điều khiển dây thanh âm hay được biết chính xác, là những nếp gấp tạo ra âm thanh. Căng giữa tuyến giáp và các sụn hình phễu, hai khối cơ này co giãn như cánh cửa đóng mở lối vào khí quản, một ống dẫn không khí đến miệng, Những chỗ gấp này tham gia quá trình hô hấp, nhưng khi ta nói, chúng đột ngột đóng lại. Phổi của chúng ta đẩy khí qua những chỗ gấp hẹp, làm chúng mở rộng và làm rung các mô để tạo ra âm thanh. Không cần nhiều sự tập trung như khi chơi các khí cụ, chúng ta dễ dàng thay đổi các nốt phát ra. Bằng cách đẩy khí nhanh hay chậm hơn ta làm thay đổi tần số và biên độ của những dao động âm này, tạo ra đặc trưng trong chất giọng và âm lượng của từng người. Dao động nhanh, biên độ nhỏ tạo ra giọng cao và trầm, trong khi dao động chậm, biên độ lớn tạo ra giọng sâu và ầm ầm. Cuối cùng, bằng cách di chuyển các cơ thanh quản giữa các sụn, ta có thể kéo căng hay điều khiển các nếp gấp ấy để dùng giọng nói như nhạc cụ bên trong của chính mình. Quá trình này giống nhau với mọi từ bạn nói trong cuộc đời, nhưng ta càng lớn, thanh quản cũng già theo. Ở tuổi dậy thì, biến đổi lớn đầu tiên bắt đầu, giọng của bạn bắt đầu trầm lại khi thanh quản dần to ra, kéo giãn dây thanh âm và mở rộng nhiều không gian hơn cho rung động. Dây thanh âm dài hơn có dao động chậm và lớn hơn, kết quả là giọng phát ra trầm hơn. Sự phát triển này đặc biệt nhanh chóng ở nam giới, khi mức testosterone cao dẫn đến sự vỡ giọng đầu tiên, để rồi giọng nói có âm trầm và vang hơn, và sự lồi ra của thanh quản, được gọi là Quả táo Adam. Sự phát triển khác của giọng ở tuổi dậy thì xảy ra khi các mô xơ bao phủ khắp dây thanh âm gồm ba lớp chuyên biệt khác nhau: lớp cơ trung tâm lớp collagen cứng bao ngoài với những mô xơ co giãn, và lớp ngoài cùng phủ một màng chất nhầy. Những lớp này tạo thêm sắc thái và độ sâu cho giọng nói, cho nó những âm sắc riêng biệt khác hẳn với trước khi dậy thì. Sau khi dậy thì, hầu hết giọng mọi người vẫn duy trì và ít thay đổi trong khoảng 50 năm. Nhưng ta sử dụng giọng nói rất khác nhau, và cuối cùng, đều sẽ trải qua những triệu chứng của thanh quản lão hóa, được biết đến như là sự rối loạn âm. Đầu tiên, collagen ở các nếp gấp ngày càng xơ cứng, những mô xơ co giãn xung quanh co lại và dần hao mòn. Sự giảm linh hoạt này làm tăng cao độ của giọng người lớn tuổi. Với những ai gặp thay đổi hoóc-môn thời tiền mãn kinh, sẽ có sự tăng âm độ cao hơn và dây thanh âm phình ra to hơn. Sự tăng khối lượng dây thanh âm làm chậm rung động, khiến giọng trầm hơn. Tất cả những triệu chứng này cực kỳ phức tạp bởi có rất ít các đầu cuối dây thần kinh thanh quản khỏe mạnh sót lại, làm giảm sự chính xác của cơ điều khiển và khiến giọng bị nhiều hơi hoặc khàn. Sau cùng, những thay đổi kết cấu chỉ là vài khía cạnh có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn. Nếu được giữ gìn kỹ lưỡng, thanh quản của bạn là một khí cụ tinh vi, có khả năng hát aria trong các vở Opera, các vở độc thoại mượt mà, và các bài diễn thuyết cảm động. Là một người học về nghịch cảnh qua năm tháng, tôi bị bất ngờ bởi cái cách mà một số người tiếp thêm sức mạnh từ những thử thách lớn lao mà họ phải đương đầu, và tôi có biết châm ngôn liên quan tới việc tìm kiếm ý nghĩa. Trong một thời kỳ dài, tôi nghĩ ý nghĩa phải nằm đâu đó ngoài kia, một sự thật đang chờ được tìm ra. Nhưng lần hồi, tôi cảm thấy rằng sự thật thì không liên quan. Chúng ta gọi đó là tìm kiếm ý nghĩa, nhưng tôi nghĩ nên gọi đó là tôi luyện ý nghĩa. Cuốn sách gần nhất của tôi nói về thế nào các gia đình xử lý những thách thức khác nhau hay những đứa con bất bình thường, một bà mẹ có hai con bị nhiều khuyết tật nặng, đã nói với tôi: "Người ta hay nói những câu như, "Chúa không bắt ta chịu đựng quá khả năng mình" nhưng con cái của chúng tôi không được mặc định là món quà cho cha mẹ. Chúng nó là quà vì đó là cái chúng tôi đã lựa chọn." Chúng ta ra những quyết định như thế suốt cuộc đời mình. Hồi tôi học lớp hai, Bobby Finkle có một bữa tiệc sinh nhật và mời tất cả các bạn trong lớp, trừ tôi. Mẹ tôi cho là có một sự nhầm lẫn nào đó, và gọi bà Finkle, bà ta trả lời rằng Bobby không ưa gì tôi và không muốn tôi đến dự tiệc của cậu ấy. Hôm đó, mẹ đưa tôi đến sở thú và đi ăn kem sôcôla. Hồi học lớp bảy, một đứa nhóc đi cùng xe buýt với tôi đã gán cho tôi cái tên "Percy" như để châm chọc bộ dạng của tôi và đôi khi, nó và đồng bọn cứ hò reo câu đó để trêu chọc tôi suốt quãng thời gian trên xe buýt 45 phút đi, 45 phút về, "Percy! Percy! Percy! Percy!" Khi tôi học lớp 8, giáo viên khoa học dạy chúng tôi rằng tất cả những người đồng tính nam bị bệnh phân tự rò ra vì bị đau cơ vòng hậu môn. Tôi tốt nghiệp phổ thông mà chưa hề ngồi ở phòng ăn bao giờ, nếu ngồi với con gái thế nào tôi cũng bị cười, ngồi với con trai thế nào cũng lại bị cười vì tôi là đứa con trai đáng lẽ phải ngồi với con gái. Tôi đi qua tuổi thơ ấy, vừa chịu đựng vừa lẩn tránh. Điều mà hồi đó tôi không biết, nhưng giờ thì biết, là lẩn tránh và chịu đựng có thể là cửa ngõ cho việc tôi luyện ý nghĩa. Sau khi đã tôi luyện, ta cần tìm cho ý nghĩa ấy một danh tính mới. Lấy cái đau đớn kia và biến nó thành một phần con người ta, gấp khúc những sự kiện tồi tệ nhất đời thành một câu chuyện về chiến thắng, trở thành một cá thể tốt hơn khi đối mặt với những điều gây tổn thương. Một bà mẹ khác mà tôi phỏng vấn trong quá trình viết cuốn sách của mình đã bị hiếp dâm từ hồi thiếu niên, và có con từ sau vụ hiếp dâm đó, vụ hiếp dâm đã phá huỷ những hoạch định sự nghiệp và làm hư hại những mối quan hệ tình cảm của bà ấy. Nhưng khi tôi gặp bà, bà đã 50 tuổi, tôi hỏi, "Chị có hay nghĩ về kẻ đã hiếp dâm mình không?" Bà ấy trả lời: "Tôi đã từng nghĩ đến hắn ta trong giận dữ, nhưng giờ chỉ là thương hại." Tôi nghĩ thương hại theo bà vì lão kia quá mọi rợ đến nỗi phải làm điều tệ hại thế kia. Tôi hỏi: "Thương hại à?" Và bà ta trả lời: "Vâng, vì gã kia có một đứa con gái đẹp và hai đứa cháu ngoại đẹp và gã không biết điều đó, trong khi tôi thì biết. Thành thử, tôi là người may mắn." Một vài khó khăn là những thứ mà ta sinh ra đã có: giới tính, bản năng giới tính, chủng tộc, những khuyết tật. Và có những khó khăn xảy đến khi ta sống: là tù chính trị, nạn nhân của hiếp dâm, là người sống sót qua cơn bão Katrina. Danh tính liên quan tới việc bước vào một cộng đồng để lấy sức mạnh từ cộng đồng ấy, và tiếp sức ngược trở lại. Nó liên quan tới việc thay thế chữ "nhưng" bằng chữ "và" -- không phải là "Tôi ở đây nhưng tôi bị ung thư." mà là: "Tôi bị ung thư và tôi ở đây." Khi ta xấu hổ, ta không thể kể những câu chuyện của mình, và những câu chuyện chính là nền tảng của danh tính. Luyện nên ý nghĩa, xây dựng danh tính, Luyện nên ý nghĩa và xây dựng danh tính. Đó đã trở thành câu thần chú của tôi. Tôi luyện ý nghĩa là thay đổi bản thân. Xây dựng danh tính là thay đổi thế giới. Chúng ta, những kẻ có những danh tính bị bêu rếu ngày ngày đối mặt với câu hỏi: ta nhẫn nhịn xã hội đến nhường nào bằng cách kiềm chế bản thân và phá vỡ những giới hạn của những gì cấu thành một cuộc sống đúng đắn? Tôi luyện ý nghĩa và xây dựng danh tính không khiến cái sai lạc trở nên đúng đắn. Nó chỉ giúp những gì đã sai lạc trở nên quý giá. Tháng một năm nay, tôi đi Myanmar phỏng vấn các tù chính trị, và tôi ngạc nhiên khi thấy họ không cay đắng như mình tưởng. Phần lớn họ đã cố ý phạm những tội khiến họ phải vào tù, họ bước vào tù với tư thế ngẩng cao đầu, và ra ngoài, nhiều năm sau đó với đầu ngẩng cao. Tiến sĩ Ma Thida, người đi đầu trong đấu tranh nhân quyền người đã suýt chết trong khám và đã trải qua nhiều năm bị biệt giam, nói rằng bà rất biết ơn những viên cai ngục vì thời gian mà bà đã có để suy ngẫm, vì sự khôn ngoan mà bà nhận được, vì cơ hội đào luyện những kỹ năng thiền của mình. Bà đã tìm kiếm ý nghĩa và biến cơn gian truân thành một phần danh tính cốt yếu. Nếu những người tôi gặp không cay đắng về chuyện ở tù như tôi đã nghĩ, thì họ lại cũng không sung sướng về cuộc chấn hưng ở đất nước mình như tôi đã nghĩ trước đó. Ma Thida nói, "Người Miên chúng tôi nổi tiếng về sự độ lượng khi chịu đựng áp lực, nhưng chúng tôi cũng có sự sầu thảm dưới ánh hào quang," bà nói: "Và những thay đổi đã diễn ra không xóa đi những vấn đề vẫn còn đang tiếp diễn trong xã hội mà chúng tôi nhìn thấy rất rõ ràng khi còn ở trong tù." Tôi hiểu ý bà, sự bàn giao chính quyền chỉ mang lại một chút nhân văn, trong khi người ta cần nó được vẹn toàn, lượm vụn bánh mì không giống như ngồi ăn trên bàn, điều này có nghĩa là bạn có thể tôi luyện ý nghĩa và xây dựng danh tính mà vẫn nổi cơn thịnh nộ. Tôi chưa từng bị hãm hiếp, và chưa bao giờ trải qua điều gì tương tự với nhà tù Miến Điện, nhưng là một người Mỹ đồng tính, tôi đã nếm mùi định kiến thậm chí sự thù ghét, và tôi đã luyện nên ý nghĩa và xây dựng danh tính, một chuyển biến mà tôi đã học được từ những người đã kinh qua nỗi cô đơn tồi tệ hơn bất kì nỗi cô đơn nào mà tôi biết. Thời niên thiếu, tôi đã cố hết sức để trở nên một giai thẳng. Tôi đăng ký vào một chương trình gọi là liệu pháp tình dục thay thế, trong liệu pháp đó, những người mà tôi được khuyến khích gọi là bác sĩ kê cho tôi những thứ mà tôi được khuyến khích gọi là bài tập với người phụ nữ mà tôi được khuyến khích gọi là người thay thế, họ không hẳn là gái bán hoa nhưng chính xác cũng chả à cái gì khác. (Cười) Người mà tôi đặc biệt yêu thích, một phụ nữ tóc vàng đến từ miền Nam, đã lần hồi thú nhận với tôi chị là người có chứng loạn dâm với xác chết và đã đến nhận việc này sau khi gặp rắc rối tại nhà xác. (Cười) Những trải nghiệm này dần dà cho phép tôi có được một vài mối quan hệ thể xác vui vẻ với đàn bà, tôi biết ơn về điều đó, nhưng tôi tranh chiến với bản thân, và đào những vết thương tinh thần tồi tệ cho chính mình. Chúng ta không tìm đến những kinh nghiệm đau đớn khiến cho danh tính của mình bị đốn hạ, mà tìm lấy danh tính của mình sau những kinh nghiệm đau đớn. Chúng ta không thể chịu đau đớn một cách vô ích, nhưng chịu đựng chúng nếu tin rằng chúng xảy ra là có mục đích. Ấn tượng mà sự dễ dàng để lại cho chúng ta không mạnh mẽ bằng sự tranh chiến. Chúng ta có thể là chính mình dù không có niềm vui, nhưng không thể nếu không có những bất hạnh lôi ta vào cuộc tìm kiếm ý nghĩa. "Thế nên tôi tận hưởng sự yếu đuối," Sứ đồ Phao-lô viết trong sách Cô-rinh-tô Thứ Nhì, "vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ." Năm 1988, tôi đến Moscow để phỏng vấn những họa sĩ hoạt động ngầm ở Liên Xô và đồ rằng tác phẩm của họ sẽ mang màu sắc chính trị chống đối. Nhưng sự cấp tiến trong tác phẩm của họ thực chất nằm ở việc đưa nhân tính trở lại xã hội đang tự mình hủy diệt nhân tính, như xã hội Nga hiện nay, về nhiều mặt, đang tái diễn nó. Một nghệ sĩ đã nói với tôi: "Chúng tôi đang đào luyện để trở thành, không phải nghệ sĩ, mà là thiên sứ." Năm 1991, tôi trở lại thăm các nghệ sĩ mà tôi đã viết về, và đã ở cùng với họ trong cuộc nổi dậy chấm dứt liên bang Xô Viết, và họ là những người đầu sỏ chống lại cuộc nổi dậy đó. Ngày thứ ba của cuộc nổi dậy, một trong số họ gợi ý đi quảng trường Smolenskaya. Chúng tôi tới đó, và ngồi trước một chướng ngại vật, một lúc sau, một đoàn tăng chạy đến, và người lính trên chiếc xe tăng đi đầu nói: "Chúng tôi nhận mệnh lệnh phải hủy diệt chướng ngại vật này. Nếu các anh tránh đường, chúng tôi sẽ không làm các anh bị thương, nếu không, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc ủi các anh." Những nghệ sĩ đi cùng tôi nói: "Cho chúng tôi một phút thôi. Xin cho một phút thôi để giải thích tại sao chúng tôi ở đây." Người lính khoanh tay lại, và người nghệ sĩ bắt đầu một bản tán tụng dân chủ kiểu Jefferson mà chúng ta, những người sống trong một nền dân chủ kiểu Jefferson, cũng cảm thấy khó để xướng lên. Họ thao thao bất tuyệt, và người lính quan sát, sau khi họ nói xong anh ta còn ngồi đó một phút nhìn lũ chúng tôi ướt như chuột lột, anh nói: "Cái các anh vừa nói là đúng, và chúng ta cần tôn trọn ý nguyện của nhân dân. Nếu các anh dọn đủ chỗ để bọn tôi quay đầu, chúng tôi sẽ quay đầu lại." Và họ đã làm vậy đấy. Đôi khi, tôi luyện ý nghĩa cho ta từ vựng cần thiết để đấu tranh cho tự do tuyệt đối của mình. Nước Nga khiến tôi tỉnh thức về ý niệm nước chanh cho rằng áp bức tạo ra sức mạnh chống lại chính nó, và tôi đã lần hồi hiểu đó là nền tảng của danh tính. Danh tính đã cứu tôi khỏi sự buồn thảm. Cuộc vận động vì quyền đồng tính đã ấn định một thế giới mà ở đó, lầm lạc của tôi là chiến thắng. Chính trị danh tính luôn vận hành ở hai mặt trận: trao tự hào cho những người có hoàn cảnh hoặc tính chất đặc biệt nào đó, và khiến cho thế giới bên ngoài đối xử với những con người ấy dịu dàng hơn, tốt bụng hơn. Đây là hai công cuộc riêng, nhưng tiến trình trong mỗi phạm trù ảnh hưởng lẫn nhau. Chính trị danh tính có thể mang tính tự mãn. Người ta tán dương sự khác biệt bởi đó là khác biệt của họ. Người ta thu hẹp thế giới và hoạt động trong những nhóm riêng lẻ mà không thông cảm cho nhau. Nhưng khi được hiểu đúng và thực hiện một cách khôn ngoan, chính trị danh tính mở rộng đến ý niệm của chúng ta về việc làm người. Danh tính tự nó không nên là một mẫu mã chảnh chọe hay một huy chương vàng mà là một cuộc cách mạng. Tôi sẽ sống một đời sống dễ dàng hơn nếu là giai thẳng, nhưng tôi sẽ không được là chính tôi, và giờ tôi thích là chính mình hơn là một người khác, một người mà, thành thực mà nói, tôi không có lựa chọn để trở thành hay khả năng để tượng tượng ra một cách đầy đủ. Nếu xua đi những con rồng, ta cũng xua đi những vị anh hùng, và chúng ta ràng buộc cuộc đời mình vào dòng dõi anh hùng. Tôi đã đôi lần tự hỏi liệu tôi đã có thể dừng ghét phần đó của mình nếu không có ngày hội đa sắc của người đồng tính, được thể hiện qua bài diễn văn này. Tôi từng nghĩ mình sẽ là người trưởng thành khi biết làm người đồng tính mà không to tiếng, nhưng sự gớm ghiếc bản thân từ thời kỳ kia đã để lại khoảng trống, và cần sự hoan hỉ để đổ đầy tràn khoảng trống ấy, kể cả khi tôi đã trả xong món nợ u sầu, ngoài kia vẫn còn một thế giới kỳ thị người đồng tính cần hàng thập kỷ nữa để giải quyết. Một ngày kia, đồng tính nam sẽ là một hiện thực đơn giản, thoát khỏi những bêu rếu, nhưng giờ thì chưa phải. Một bạn của tôi, người cho rằng sự cao ngạo của người đồng tính đang đi quá trớn, một lần nọ đã đề xuất tổ chức Tuần Đồng tính Khiêm tốn (Cười) (Vỗ tay) Ý tưởng tuyệt vời, nhưng chưa đến lúc thực hiện. (Cười) Và sự trung hòa, cái dường như ở giũa tuyệt vọng và hoan hỉ, là nước đi cuối cùng. Tại 29 bang ở Mỹ, tôi có thể bị đuổi việc hay từ chối đăng ký nhà ở vì là người đồng tính. Ở Nga, luật chống tuyên truyền đã dẫn đến việc người ta bị đánh đập trên đường. Hai mươi bảy nước châu Phi đã thông qua đạo luật cấm giao hợp hậu môn, và ở Nigeria, người đồng tính nam có thể bị ném đá đến chết, và việc xét xử không tòa án đã trở nên phổ biến. Ở Saudi Arabia, hai người đàn ông bị bắt quả tang đang làm chuyện đồi bại, đã bị quất 7000 roi mỗi người, và bị khuyết tật vĩnh viễn. Vậy làm thế có thể luyện nên ý nghĩa và xây dựng danh tính được cơ chứ ? Quyền đồng tính không phải là quyền hôn phối, và với hàng triệu người đang ở những nơi không ai chấp nhận mà không có nguồn giúp đỡ nào, phẩm giá vẫn còn là điều lờ mờ, khó hiểu. Tôi may mắn đã tôi luyện được ý nghĩa và xây dựng danh tính của mình. Nhưng đó vẫn là một đặc ân hiếm hoi, và người đồng tính xứng đáng có được công lý chung hơn là những mảnh vụn của công lý. Dầu vậy, mỗi bước tiến về phía trước vẫn là điều tốt đẹp. Năm 2007, sau sáu năm quen biết, chồng tôi và tôi quyết định kết hôn. Gặp được John là sự khám phá một niềm vui lớn lao và cũng là sự xóa bỏ của một niềm không vui lớn, đôi khi, tôi suy nghĩ nhiều về sự biến mất của nỗi đau ấy đến nỗi quên luôn cả niềm vui, vốn lúc đầu là phần không đáng kể lắm. Cưới là cách để tuyên bố tình yêu của chúng ta hiện diện chứ không khuất mặt. Hôn nhân đã đưa chúng tôi đến con cái, có nghĩa là có những ý nghĩa mới và những danh tính mới, cho chúng tôi, cho các cháu. Tôi muốn các con vui, Và tôi thương đến thắt ruột khi các cháu buồn. Là một ông bố đồng tính, tôi có thể dạy các cháu sở hữu những gì bị coi là sai lạc trong cuộc sống, nhưng tôi tin nếu mình thàng công trong việc che chở các con khỏi nghịch cảnh, tôi sẽ thất bại trong việc làm cha. Một học giả Phật giáo đã giải thích cho tôi rằng người phương Tây thường suy nghĩ sai lầm rằng niết bàn là cái xảy đến khi thù nghịch đã ở lại sau lưng và ta chỉ việc chờ đón khoái lạc. Đó không phải là niết bàn, bởi khoái lạc trong hiện tại sẽ luôn bị lu mờ bởi niềm vui trong quá khứ. Niết bàn, ông nói, là cái mà ta đạt đến khi chỉ còn khoái lạc để mong chờ và tìm những hạt giống của niềm vui trong cái trông giống như nỗi buồn. Đôi khi tôi tự hỏi liệu mình có thể tìm được sự mãn nguyện ấy trong hôn nhân và con cái nếu những thứ ấy có lẽ đã đến một cách dễ dàng hơn, nếu tôi là giai thẳng hay còn trai trẻ, ở bất cứ trường hợp nào, điều trên sẽ là dễ thực hiện hơn. Có lẽ tôi có thể. Có lẽ những tưởng tượng phức tạp mà tôi có có thể đã được áp dụng vào những lĩnh vực khác. Nhưng nếu việc tìm kiếm ý nghĩa quan trọng hơn việc tìm ra ý nghĩa, thì câu hỏi không phải là liệu tôi đã có thể vui hơn vì bị bắt nạt, mà là, liệu việc gán ý nghĩa cho những trải nghiệm đó có khiến tôi trở thành một người cha tốt hơn. Tôi thường tìm thấy khoái lạc trong những niềm vui tầm thường, vì tôi không coi những niềm vui ấy là tầm thường với mình. Tôi biết nhiều người dị tính có hôn nhân và gia đình hạnh phúc như tôi, nhưng hôn nhân đồng tính là một thứ hết sức mới mẻ và những gia đình đồng tính quá đỗi mới lạ, và tôi tìm thấy ý nghĩa trong sự ngạc nhiên đó. Tôi mừng sinh nhật tuổi 50 hồi tháng Mười, gia đình tôi chức một bữa tiệc cho tôi, và giữa buổi tiệc, con trai tôi nói với chồng tôi rằng nó muốn phát biểu một bài, và John nói: "George, con không được đọc diễn văn. Con mới có bốn tuổi." (Cười) "Chỉ ông, bác David và bố mới đọc diễn văn tối nay thôi." Nhưng George năn nỉ, và cuối cùng, John đưa nó lên micro, George nói dõng dạc: "Thưa quý ông, quý bà, làm ơn chú ý lắng nghe." Mọi người ngạc nhiên quay ra. George phát biểu: "Cháu rất vui vì hôm nay là sinh nhật bố. Cháu vui vì tất cả được ăn bánh. Và bố ạ, nếu bố còn nhỏ, con sẽ là bạn của bố." Và tôi nghĩ - Cảm ơn con. Tôi nghĩ tôi mắc nợ cả Bobby Finkle, vì tất cả những trải nghiệm trước đó đã mang đến cho tôi giờ khắc này, và cuối cùng tôi biết ơn vô điều kiện cuộc đời mà trước đó tôi đã làm tất cả để cố gắng thay đổi. Nhà hoạt động đồng tính Harvey Milk, một lần được phỏng vấn bởi một người đồng tính nam trẻ rằng anh ta cần làm gì để giúp đỡ cuộc vận động, và Harvey Milk trả lời: "Hãy đi và nói với ai đó." Luôn có ai đó muốn tịch thu nhân tính của chúng ta, nhưng luôn luôn có những câu chuyện để phục hồi. Nếu chúng ta sống đúng với chính mình, ta có thể đánh bại sự thù ghét và làm giàu thêm cuộc sống của mọi người Tôi luyện ý nghĩa. Tôi luyện ý nghĩa. Xây dựng danh tính. Và hãy mời thế giới chung vui. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Mùa thu năm 1902, Tổng thống Theodore Roosevelt muốn rời khỏi Nhà Trắng một thời gian, ông lên tàu đến Mississippi để săn gấu đen bên ngoài một thị trấn tên là Smedes. Ngày đầu tiên, họ không thấy một con gấu nào, mọi người thấy thật vô ích, nhưng ngày hôm sau, đàn chó dồn được một con sau một hồi rượt đuổi, nhưng đúng lúc đó, tổng thống dừng lại và về trại ăn trưa, người dẫn đường của ông đánh con thú vào đầu với chiếc đuôi súng và sau đó buộc nó vào một cái cây và bắt đầu thổi cái kèn gọi Roosevelt về để ông có vinh dự bắn nó, Con gấu là một con cái. Nó bị choáng, bị thương, thiếu cân trầm trọng, trông hơi bẩn thỉu, và khi Roosevelt thấy con vật này bị cột vào cái cây ông ấy thực sự không thể tự thân tiến đến bắn nó. Ông ấy cảm thấy nó như đi ngược những quy tắc của riêng mình, một người có tinh thần thượng võ. Vài ngày sau, cảnh tượng đó được tái hiện trong một phim hoạt hình chính trị ở Washington. Nó có tên "Drawing a Line in Mississippi," và nó cho thấy Roosevelt với cây súng gục xuống và với cánh tay giơ ra, để con gấu được sống, và con gấu ngồi trên hai chân sau với đôi mắt to và sợ sệt và đôi tai nhỏ vểnh lên trên đầu. Nó nhìn như bất lực, nhìn như chỉ muốn được ôm vào lòng và được trấn an. Nhìn nó lúc đấy không như vậy, nhưng nếu bạn thấy đoạn phim hoạt hình, bạn nhận ra con vật ngay lập tức: Nó là gấu teddy. Và đây là cách mà gấu teddy được sinh ra. Về cơ bản, các nhà làm đồ chơi lấy con gấu từ trong phim hoạt hình, và biến nó thành một thứ đồ chơi vải, và đặt tên cho nó theo tên của Roosevelt -- Gấu của Teddy. Và tôi thấy hơi buồn cười khi tôi trên sân khấu này dùng thời gian của mình, kể cho bạn nghe câu chuyện đã 100 tuổi về sáng chế đồ chơi của trẻ con mít ướt, nhưng xin thưa rằng ý tưởng về gấu teddy trong câu chuyện đó là một câu chuyện quan trọng hơn, một câu chuyện về việc ý tưởng của chúng ta về tự nhiên đã thay đổi nhanh như thế nào, và còn về cái cách, trên hành tinh này, những câu chuyện mà chúng ta kể đang thay đổi tự nhiên rõ rệt như thế nào. Vì khi nghĩ về gấu teddy. chúng ta đều thấy hợp lý vì những con gấu đều đáng yêu và đầy âu yếm, và ai mà không muốn tặng một con để con mình chơi cùng chứ, nhưng sự thật đó là vào năm 1902, những con gấu đều không dễ thương và đáng yêu. Ý tôi là, chúng trông giống nhau, nhưng chẳng ai nghĩ chúng như vậy. Năm 1902, gấu là những con quái vật. Gấu là cái gì đó khiến trẻ em hoảng sợ Với nhiều thế hệ lúc đó, gấu là hiện thân cho sự nguy hiểm mà con nguời ta đang đối đầu trên chiến tuyến và chính phủ các bang thực sự tiêu diệt chúng một cách có hệ thống và nhiều loài thú săn mồi khác cũng trong tình trạng tuơng tự, như chó sói Bắc Mỹ và các loại sói khác. Những loài động vật đó bị phỉ báng. Chúng bị gọi là những kẻ sát nhân bởi chúng giết gia súc của con người. Một nhà sinh vật học của chính phủ, đã giải thích các mâu thuẫn với thú vật như với loài gấu như sau chúng không có chỗ trong nền văn minh hiện đại của chúng ta, và do đó, chúng ta phải dẹp hết chúng đi. Trong vòng 10 năm, gần nửa triệu con sói đã bị giết hại. Những đốm xám sẽ sớm biến mất từ 95% lãnh thổ ban đầu và trong khi đó, đã một thời 30 triệu con bò rừng đi qua những đồng bằng, và bạn có nghe những câu chuyện về những chuyến tàu, buộc phải dừng trong vòng 4-5h để cả tập đoàn rồng rắn động vật có thể qua đường ray, hiện nay, truớc năm 1902, có khoảng chưa đầy 100 con còn lại trong tự nhiên. Do đó tôi cho rằng, gấu teddy đuợc sinh ra khi mà việc giết hại đạt đỉnh điểm, và bạn có thể thấy, nó như một dấu hiệu rằng rất có thể một vài người, từ đáy lòng đang bắt đầu cảm thấy mâu thuẫn về việc giết chóc đó. Nuớc Mĩ đã luôn ghét gấu và sợ gấu, nhưng đột nhiên, nuớc Mĩ cũng muốn ôm con gấu thật nhiều. Và đây là những gì tôi đã rất tò mò trong vài năm về truớc. Chúng ta tuởng tuợng những con vật ra sao, chúng ta nghĩ và cảm nhận chúng như thế nào, và niềm tin về chúng đuợc ghi dấu thế nào và đuợc củng cố thế nào trong chúng ta? Tất cả chúng ta đang sống trong mắt một cơn bão lớn của sự tuyệt chủng với một nửa các loài trên hành tinh có thể biến mất trước thế kỉ này, vậy thì tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến một số loài nhất định, mà không phải các loài khác? Vâng, có một lĩnh vực mới, một lĩnh vực khá mới của khoa học xã hội đã bắt đầu nghiên cứu những câu hỏi đó và cố gắng tháo gỡ những mối quan hệ sâu sắc và đôi khi là kì cục của chúng ta đối với động vật, và tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu những ấn phẩm học thuật và những gì tôi có thể nói chỉ có thể là những nghiên cứu của họ đều mang tầm vóc một cách ngạc nhiên Và có vài điều tôi thích như khi một người xem TV ở Upstate New York càng nhiều, anh ta/cô ta càng sợ việc bị tấn công bởi một con gấu Nếu bạn đưa một con hổ cho một người Mĩ, họ sẽ phần lớn cho rằng đó là con cái chứ không phải con đực. Trong một nghiên cứu với một con rắn giả và một con rùa giả được đặt ở bên vệ đường các lái xe thường đâm con rắn hơn là đâm con rùa và chỉ khoảng 3% các lái xe đã đâm các con vật giả có vẻ như đã cố tình đâm chúng. So với nam giới, phụ nữ thường hay gặp hơn cái "cảm giác kì diệu" khi họ nhìn thấy cá heo trên những con sóng. 68% các bà mẹ có "ý thức cao về tự chủ và tự trọng" đã được xác định cùng với các con mèo nhảy múa trong một chương trình quảng cáo của Purina Những người Mỹ cho rằng tôm hùm quan trọng hơn là chim bồ câu nhưng cũng kém thông minh hơn rất nhiều. Gà tây hoang dại được xem là chỉ hơi nguy hiểm hơn rái cá biển một chút. và gấu trúc thì đáng yêu gấp đôi bọ rùa. Dường như có vài thứ tự nhiên, phải không? Chúng ta thường có cảm giác đồng cảm hơn với các loài động vật nhìn giống chúng ta Và đặc biệt là các loài gợi đến hình ảnh trẻ em sẽ là đôi mắt to, hướng thẳng về phía trước và khuôn mặt tròn trĩnh dáng thấp và lùn của một chú chim cánh cụt nhỏ xù lông. Do đó nếu bạn nhận được thiệp Giáng sinh từ bà dì của bạn in Minnesota Thường có một con chim cánh cụt con trên đó chứ không phải là một con vật gì đó như kiểu nhện sói vịnh Glacier Tuy nhiên, bạn có nhận thấy cũng không phải tất cả các cảm giác trên đều có lý. Lăng kính văn hóa có ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng ta đối với động vật và chúng ta vẫn kể các câu truyện của các loài vật giống như tính cách của chúng mà chúng ta kể trong mọi câu chuyện khác chúng được định hình từ lần này qua lần khác, từ nơi này qua nơi khác khi chúng ta kể chuyện Nhớ lại thời điểm của câu chuyện ban nãy năm 1902, khi một con gấu hung ác trở thành một chú gấu teddy Bối cảnh là gì? Thực ra lúc đó là thời kì đô thị hóa nước Mỹ Lần đầu tiên trong lịch sử, gần như đại đa số cư dân sống ở thành thị nên bắt đầu giãn rộng khoảng cách giữa chúng ta và thiên nhiên đã có một không gian an toàn để chúng ta có thể nhìn nhận lại loài gấu và lãng mạn hóa chúng. Thiên nhiên chỉ có thể bắt đầu có vẻ trong sáng và đáng yêu đến thế khi chúng ta không còn phải sợ nó nữa. Các bạn có thể thấy tình huống này tái diễn ở tất cả các loài động vật Có vẻ như chúng ta luôn kẹt giữa việc sợ sệt một loài và muốn loại bỏ chúng và việc cảm thấy đồng cảm với chúng như một kẻ thua cuộc rồi tỏ lòng trắc ẩn khi chúng ta sắp đạt được mục tiêu ban đầu Tức là chúng ta thể hiện sức mạnh rồi lại bối rối vì chính sức mạnh chúng ta có Ví dụ, đây là một trong số hàng ngàn lá thư và bức vẽ trẻ em đã gửi tới chính quyền Bush cầu xin chính quyền bảo vệ gấu bắc cực trong Chính sách bảo vệ các loại vật có nguy cơ tuyệt chủng các lá thư này được gửi giữa những năm 2000 khi sự nhận thức về thay đổi khí hậu đột nhiên trỗi dậy Chúng ta cứ thấy mãi hình ảnh này, về một con gấu bắt cực mắc kẹt trên một mảnh băng nhỏ trông vô cùng rầu rĩ Tôi đã xem các tài liệu này trong nhiều ngày Tôi thực sự thích chúng, đây là cái tôi thích nhất. Nếu bạn có thể thấy, đây là một con gấu bắc cực đang chìm và nó đang bị ăn thịt. bởi cả một con tôm hùm và một con cá sấu. Đây là bức vẽ của một cậu bé tên là Fritz Cậu bé thậm chí còn có một cách giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. cách giải quyết dựa trên ethanol Cậu ấy viết rằng: "em cảm thấy lo lắng cho những con gấu bắc cực Em thích gấu bắc cực. Mọi người có thể dùng nước ngô để làm xăng cho xe. Từ Fritz. Nếu là 200 năm trước, bạn sẽ chỉ gặp các nhà thám hiểm Bắc cực viết viết về việc gấu Bắc cực nhảy lên thuyền của họ cố gắng xực họ kể cả khi họ có đốt chúng, nhưng những đứa trẻ này không nhìn gấu bắc cực theo cách đó, mà thậm chí cũng không giống cách mà tôi nhìn gấu bắc cực vào những năm 80. Hồi đó chúng ta đã nghĩ những con vật đó như là những chúa tể thần bí và kinh hoàng ở Bắc cực Nhưng hãy xem việc biến đổi khí hậu nhanh chóng đã đảo ngược hình ảnh của động vật trong tâm trí của chúng ta như thế nào. Từ một loài khát máu người thành một nạn nhân chết chìm mong manh, suy nghĩ một chút, bạn sẽ thấy câu chuyện này có cùng một cái kết với câu chuyện gấu teddy năm 1902 vì vào thời điểm đó, nước Mỹ đã và đang chế ngự phần lục địa của mình. và chúng ta chỉ đang quét nốt vài con thú săn mồi còn sót lại Giờ thì con người đã lan ra toàn thế giới Khiến ngay cả những con gấu xa xôi nhất, quyền lực nhất trên trái đất biến thành những nạn nhân đáng yêu và vô tội trong mắt chúng ta. Tuy nhiên, còn có một bài báo cáo khác về câu chuyện gấu teddy được nhiều người nhắc đến. Giờ chúng ta sẽ xem xét ở đây mặc dù chỉ sau cuộc đi săn năm 1902 của Roosevelt một thời gian ngắn gấu teddy trở thành một đồ chơi hot hầu hết mội người vẫn cho rằng điều đó thật điên rồ một câu chuyện chính trị ngu xuẩn và lạ lùng sẽ biến mất khi Roosevelt rời ghế tổng thống và thế là, vào năm 1909, khi người kế nhiệm của Roosevelt Wiliam Howard Taft chuẩn bị nhậm chức. ngành công nghiệp đồ chơi bắt đầu săn lùng thú tiêu khiển mới. Họ đã không thành công. Tháng một năm đó, Taft là khách mời danh dự ở một bữa tiệc lớn ở Atlanta, và trước đó vài ngày, có một tin lớn về menu mà họ sẽ chiêu đãi ông một đặc sản miền Nam rất ngon là món gấu túi possum và salad taters Người ta sẽ nướng nguyên con gấu túi trong khoai lang đôi khi người ta đặt lên đó chiếc đuôi to trông như một sợi mì lớn bằng thịt Món đó được mang đến bàn của Taft. nặng đến 18 pound. Sau bữa tối, ban nhạc bắt đầu chơi nhạc và những vị khách hát vang đột nhiên, Taft nhận được một món quà đặc biệt từ một nhóm người ủng hộ ông ta ở địa phương, đó là một con gấu túi nhồi bông. với đôi mắt sáng và cái đuôi trụi lông, và đó là sản phẩm mới họ định dùng để đại diện cho câu trả lời của tổng thống William Taft trước gấu teddy của Teddy Roosevelt. Họ gọi nó là "gấu túi billy" Trong vòng 24 giờ, công ty Gấu túi Billy Georgia đã hoạt động liên tục, môi giới các hợp đồng cho món đồ chơi này trên toàn nước Mĩ, và tờ Los Angeles Times đã thông báo rất tự tin: "Gấu teddy sẽ bị xếp xó và trong 4 năm, có thể là 8 năm, trẻ em ở Mỹ sẽ chơi gấu túi billy. Vào thời điểm đó, có một cơn sốt gấu túi billy. bài gấu túi billy, gim gấu túi billy, cốc có nắp hình gấu billy để đựng kem cho giờ giải lao. hình gấu billy gắn trên đầu cây gậy để trẻ em có thể vẫy vẫy như cờ. Mặc cho tất cả các chiêu marketing đó thời gian của gấu túi billy ngắn đến thảm hại. Các đồ chơi hoàn toàn bị quẳng sang một bên và gần như bị quên lãng vào cuối năm. Nghĩa là thậm chí gấu túi billy không chờ được đến Giáng sinh là thời điểm đặc biệt cho một món đồ chơi. Do đó chúng ta có thể giải thích điều này theo 2 cách Thứ nhất, khá là rõ ràng, tôi sẽ nói thẳng ngay đây: Gấu túi không xinh xắn cho lắm. Nhưng quan trọng hơn là câu chuyện về gấu túi billy hoàn toàn không được hưởng ứng đặc biệt khi so sánh với câu chuyện trước đó của gấu teddy. Nghĩ một chút nhé, hầu như suốt lịch sử tiến hóa của loài người những thứ ấn tượng nhất đối với chúng ta trở nên độc lập với chúng ta Và chúng sống song song như những mối đe dọa hoặc những kẻ cạnh tranh. Khi Roosewelt đi săn ở Missisipi và con gấu đã bị vào một cái cây thực ra là biểu tượng của mọi con gấu. Những con vật sống hay chết đều phụ thuộc vào lòng trắc ẩn hay sự vô cảm của con người. Điều đó nói lên một điều gì đó thật đáng ngại về tương lai của loài gấu, nhưng cũng gây ra nỗi lo lắng về việc chúng ta đang trở thành cái gì. Khi mà sự tồn tại của một loài, thậm chí nguy hiểm như thế giờ phụ thuộc vào chúng ta. Do đó mà giở đây, một thế kỉ sau, nếu bạn để ý đến những điều xảy ra với môi trường bạn sẽ thấy sự bất an đó một cách mãnh liệt. Chúng ta đang sống vào kỉ nguyên mà các nhà khoa học bắt đầu gọi là "phụ thuộc vào bảo tồn" thuật ngữ đó có nghĩa là chúng ta đã phá hủy tự nhiên đến mức chúng không còn tự tồn tại được nữa. và hầu hết các loài đang bị đe dọa chỉ có thể tồn tại nếu chúng ta ở đó cung cấp cho chúng mọi thứ do đó chúng ta phải nhúng tay vào và không thể buông tay ra đó là cả một đống việc phải làm. Giờ, chúng ta đang phải huấn luyện kền kền ngừng đậu trên dây điện. chúng ta phải dạy sếu di cư về phía nam vào mùa đông sau những chiếc máy bay siêu sóng, chúng ta phải tiêm vaccin cho chồn chúng ta phải theo dõi thỏ lùn và ong mật Tức là, chúng ta đã chuyển từ tiêu diệt các loài vật sang kiểm soát chặt chẽ sự tồn tại của một số loài nào đó, và đó là những loài nào. Vâng, chính là những loài mà chúng ta đã kể những câu chuyện hấp dẫn những loài mà chúng ta đã quyết định sẽ gắn bó Ranh giới giữa bảo tồn và thuần hóa đã bị xóa nhòa. Những gì tôi đã nói có nghĩa là những câu chuyện chúng ta đã kể về động vật có quá nhiều phần tưởng tượng và có thể không hợp lý hoặc đã được lãng mạn hóa, hoặc đã được nhạy cảm hóa. Đôi khi không có liên quan gì đến thực tại. nhưng trong một thế giới của sự phụ thuộc vào việc bảo tồn, những câu chuyện này có những hiệu quả thực tế bởi vì hiện tại, cách chúng ta cảm nhận về động vật ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng nhiều hơn bất kì thứ gì bạn đã được đọc trong cách sách giáo khoa vè sinh thái. Thời đại hiện nay, việc kể chuyện là vấn đề. cảm xúc là vấn đề Cảm xúc của chúng ta đã trở thành một động lực sinh thái. Câu chuyện gấu teddy đã có hiệu quả trước đây bởi truyền thuyết về Roosevelt và chú gấu bên bờ Missisipi ngày đó trở thành một dạng biểu tượng của trách nhiệm lớn lao mà cộng đồng đó bắt đầu phải đối mặt khi ấy. phải mất đến 71 năm nữa Chính sách về các loài bị đe dọa mới được kí, nhưng bạn có thể nhận ra đường nét từ cảnh tượng trong câu chuyện năm xưa Con gấu là một nạn nhân vô vọng bị trói vào một cái cây, và tổng thống Mỹ đã quyết định gia ân với nó Cảm ơn. Vỗ tay [Minh họa bởi Wendy MacNaughton] Tương tác thực tế (Augmented Reality - AR) và bóng đá chuyên nghiệp có liên hệ gì với sự đồng cảm? Và vận tốc trong không khí của một con én không tải là gì? Không may là hôm nay, tôi sẽ chỉ trả lời một trong số chúng, vì vậy, cố gắng đừng thất vọng nhé. Hầu hết mọi người khi nghĩ về AR, đều nghĩ về phim Minority Report và Tom Cruice vẫy tay trong không khí, nhưng AR không phải là khoa học viễn tưởng. nó là thứ gì đó sẽ xảy ra bởi vì chúng ta có công cụ để biến nó thành hiện thực, mọi người cần phải biết điều đó, AR sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta như Internet và điện thoại di động đã từng. Làm thế nào để có được AR? Bước đầu tiên thứ mà tôi đang đeo, Google Glass - GG. Rất nhiều người trong ở đây đã quen thuộc với GG. Cái mà có lẽ ít người biết là GG là một thiết bị cho phép bạn nhìn thấy thứ mà tôi nhìn thấy. Tôi sẽ để bạn trải nghiệm cảm giác của một vận động viên chuyên nghiệp trên sân. Cách duy nhất để bạn có thể ở đó là lắng nghe mô tả của tôi. Tôi phải dùng từ ngữ, tạo ra khuôn nền để bạn lấp đầy bằng trí tưởng tượng của mình. Với GG, chúng ta có thể đặt nó dưới mũ bảo hiểm, và có cảm giác giống như chạy dưới sân 100 mét /giờ, máu dộng thình thịch trong tai. Bạn cảm thấy như là có một người đàn ông nặng hơn trăm kí chạy ào về phía mình cố nghiền nát bạn bằng cân nặng của anh ta. Tôi đã nhận cái kết đó, cảm giác không hay ho gì. Tôi có một số đoạn phim để minh hoạ cảm giác khi đeo GG. Không phải là phim luyện tập của NFL (Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia) vì công nghệ mới nhất mà NFL từng biết là việc phát minh ra tàu ngầm nhưng - (Cười lớn) ta làm cái ta có thể. Hãy kiểm tra một vài đoạn phim. (Phim) Chris Kluwe: Đi Ugh, bị cản phá thì thật là tồi tệ. Từ từ, đến gần hơn. Được chứ, sẵn sàng? Đi! Chris Kluwe: Như bạn thấy đó, một chút cảm giác khi bị cản phá trên sân từ góc nhìn của người bị cản phá. Có lẽ, bạn sẽ để ý đến những người vắng mặt: thành viên còn lại của đội bóng. Chúng tôi có vài đoạn phim nhờ sự giúp đỡ của Đại học Washington. (Phim) Tiền vệ: Này, Mice 54! Mice 54! Blue 8! Blue 8! Đi! Oh! CK: Lần nữa nhé, gần hơn nữa giống như có mặt trên sân vậy, nhưng không có nơi nào như ở NFL. Người hâm mộ muốn trải nghiệm đó. Họ muốn ở trên sân, muốn là cầu thủ yêu thích của mình, và họ đã nói chuyện với tôi trên Youtube, Twitter: "Anh có thể để nó vào chỗ cầu thủ chuyền bóng (quarterback) hay ôm bóng về (running back) không? Chúng tôi đã trải nghiệm nó với GoPro và GG, Làm sao để nhập vai hơn ? Bước kế tiếp thế nào? Chúng tôi làm bước kế tiếp bằng cách đến nơi gọi là Oculus Rift, tôi nghĩ các bạn quen thuộc với nó. Oculus Rift được mô tả là một trong những thiết bị thực tế ảo thực tế nhất từng được tạo ra, không thổi phồng đâu nhé. Tôi sẽ cho bạn thấy tại sao tôi lại nói vậy bằng đoạn phim này. (Phim) Người đàn ông: Oh! Oh! Không! Không! Không! Tôi không muốn chơi nữa! Không! Trời ơi! Aaaa! CK: Và đó là trải nghiệm trên tàu lượn siêu tốc cùng với nỗi sợ hãi của đời mình. Trải nghiệm của người hâm mộ sẽ thế nào nếu ta lấy đoạn phim Adrian Peterson bùng nổ ở vạch cuối sân, bỏ lại đối phương với cánh tay rắn chắc trước khi chạy nước rút để ghi bàn ? Trải nghiệm sẽ thế nào khi người hâm mộ được là Messi xuống sân hết tốc lực sút bóng phía sau lưới, hay là Federer giao bóng ở giải Wimbledon? Họ sẽ thấy thế nào khi lao xuống sườn núi với vận tốc hơn 100 km/ giờ như là một vận động viên Olympic (Olympic downhill skier) Doanh số bán tã lót cho người lớn có thể tăng. (Cười lớn) Nhưng đây chưa phải là AR. Chỉ là hiện thực ảo (Virtual Reality - VR). Làm sao có được AR? Chúng ta có AR khi các huấn luyện viên, nhà quản lý và chủ sở hữu nhìn vào thông tin truyền tải trực tiếp thứ mà ta muốn thấy, và nói: "Sử dụng cái này thế nào để ta có thể trở nên tốt hơn? Làm sao dùng cái này để chiến thắng ?" Vì các đội luôn dùng công nghệ để chiến thắng. Họ thích chiến thắng. Họ sẽ có tiền. Lịch sử ngắn gọn về công nghệ trong NFL. Vào năm 1965, đội Baltimore Colts cho cầu thủ chuyền bóng vòng tay cho phép anh ta gọi lượt nhanh hơn. Và họ đã chiến thắng ở giải Super Bowl năm đó. Các đội khác đã làm theo. Nhiều người xem hơn vì nó thú vị hơn. Nhanh hơn. Năm 1994, NFL gắn máy vô tuyến vào mũ bảo hiểm của cầu thủ chuyền bóng sau đó là đội phòng vệ. Nhiều người xem hơn vì nó nhanh hơn. Thú vị hơn. Năm 2013, tưởng tượng bạn là cầu thủ trở lại cuộc hội ý bí mật và lượt chơi tiếp theo hiển thị ngay trước mặt bạn, trên tấm nhựa che mặt mà bạn đang mang. Không còn sợ quên lượt. Không còn phải lo lắng ghi nhớ sơ đồ chiến thuật. Bạn chỉ cần ra đó và phản công. Các huấn luyện viên muốn nó, bởi khi bỏ lỡ nhiệm vụ bạn sẽ thua và họ ghét việc thua cuộc. Việc bại trận khiến họ bị sa thải. Họ không muốn điều đó. Nhưng AR không chỉ là một chiến thuật nâng cao. AR cũng là cách để lấy dữ liệu, sử dụng chúng trong thời gian thực để cải thiện cách thi đấu. Nó sẽ trông như thế nào? Lắp đặt rất đơn giản: máy quay phim ở mỗi góc sân vận động cho bạn nhìn toàn cảnh từ trên xuống phía dưới này. Bạn cũng có thông tin từ cảm biến mũ bảo hiểm và máy đo gia tốc, công nghệ làm công việc của nó. Bạn có thông tin, và truyền cho các cầu thủ Truyền tốt là khi họ có thể sử dụng được. Truyền không tốt sẽ gây quá tải thông tin. Đó là khác biệt giữa đội tốt và không tốt. Bộ phận IT của bạn cũng quan trọng như bộ phận trinh thám vậy, việc khai thác dữ liệu không chỉ dành cho mọt sách mà còn cho vận động viên thể thao. Ai biết được? Sẽ như thế nào trên sân bóng? Hình dung, bạn là cầu thủ chuyền bóng. Bạn lùi lại nhìn quanh sân, tìm kiếm người đón bóng. Đột nhiên, đèn flash sáng lên ở phía trái tấm che mặt cho bạn biết, cuối sân một cầu thủ đang lao tới. Thường thì, bạn không thể thấy anh ta, nhưng hệ thống AR sẽ giúp bạn. Bạn bị chèn. Một đèn flash khác báo rằng có một sơ hở. Bạn ném banh đi ngay lúc bị tấn công Quả bóng văng ra khỏi sân. Không rõ nơi tiếp đất. Trên tấm che, người đón bóng thấy một đường cỏ sáng lên, anh ta biết rằng phải điều chỉnh. Anh đi tới, bắt bóng, chạy nước rút, và ghi bàn. Đám đông cuồng lên, và người hâm mộ sóng bước cùng anh, từ mọi góc nhìn. Đây là thứ sẽ tạo ra phấn khích lớn trong các trận đấu, lôi cuốn rất nhiều người theo dõi, bởi vì mọi người muốn trải nghiệm. Người hâm mộ muốn được ở trên sân, muốn là cầu thủ yêu thích của họ. AR sẽ là một phần của trận đấu, bởi vì nó quá có lợi. Nhưng câu hỏi dành cho các bạn là, liệu chúng ta có sử dụng AR cho mọi thứ ? Sử dụng nó chỉ vì lợi ích riêng, trò chơi, sự giải trí của ta như thường lệ? Tôi tin rằng, có thể sử dụng AR nhiều hơn thế. Chúng ta có thể sử dụng AR như là cách thúc đẩy sự đồng cảm trong mỗi con người, theo nghĩa đen là, cho mọi người thấy sẽ thế nào khi đứng ở cương vị của người khác. Công nghệ này đáng giá với các giải đấu, có doanh thu, hàng tỷ đô-la một năm. Nhưng giá trị của nó với các giáo viên đứng lớp là thể hiện tác hại của hành vi côn đồ từ góc nhìn của nạn nhân? Công nghệ đáng giá thế nào với người đồng tính ở Ugandan hay Nga khi thể hiện với thế giới cuộc sống bị đàn áp của họ ? Công nghệ đáng giá thế nào với một Tư lệnh Hadfiel hay một Neil deGrasse Tyson khi truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ suy nghĩ nhiều hơn về không gian và khoa học thay vì báo cáo hàng quý và Kardashians? Thưa quý ông, quý bà, thời của AR đang đến. Câu hỏi mà chúng ta hỏi, lựa chọn mà chúng ta chọn, thử thách mà chúng ta đối mặt tùy thuộc vào chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi rất vinh dự khi được ở đây để nói về những người cựu chiến binh bởi vì tôi không nhập ngũ do muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh. Tôi không nhập ngũ vì tôi có một mong ước hay một mong muốn đi đến một đất nước khác và chiến đấu. Thành thật mà nói, tôi nhập ngũ là vì chi phí học đại học thật đắt đỏ và quân đội sẽ giúp tôi với điều đó và tôi nhập ngũ là bởi vì đó là điều tôi biết, và là điều tôi nghĩ rằng tôi có thể làm tốt. Tôi không xuất thân từ một gia đình nhà lính. Bố mẹ tôi không phải là quân nhân. Không ai trong gia đình tôi từng nhập ngũ, và lần đầu tiên tôi biết đến quân đội là khi tôi 13 tuổi và được gửi vào trường quân sự, vì mẹ tôi đã luôn dọa tôi với ý nghĩ về trường quân sự kể từ khi tôi 8 tuổi. Tôi là một đứa ngỗ nghịch khi còn bé và mẹ tôi luôn nói với tôi thế này, "Nếu con không chỉnh đốn lại mình, mẹ sẽ gửi con vào trường quân sự." Và tôi nhìn bà ấy, và nói, "Mẹ, con sẽ chăm chỉ hơn." Và khi tôi 9 tuổi, mẹ cho tôi xem những tờ giới thiệu để chứng tỏ bà không nói suông, tôi nhìn vào những tờ giấy đó, và nói, "Con biết là mẹ nghiêm túc, con sẽ chăm chỉ hơn nữa." Và rồi khi tôi lên 10, 11, tôi ngày càng tệ hơn. Tôi đã bị quản chế về học tập và kỉ luật trước khi tôi lên 10, và lần đầu bị cảnh sát còng tay khi tôi 11 tuổi. Và thế là khi tôi 13 tuổi, mẹ tôi nói với tôi rằng, "Mẹ không thể chịu đựng được việc này nữa, Mẹ sẽ gửi con vào trường quân sự." Và tôi nhìn bà ấy, và nói, "Mẹ, con biết là mẹ giận con, nhưng con hứa sẽ chăm chỉ hơn nữa." Và mẹ tôi nói, "Không, con sẽ đến trường vào tuần sau." Và đó là cách mà tôi biết đến quân đội, vì mẹ tôi nghĩ đó là một điều tốt. Tôi hoàn toàn phản đối bà ấy khi tôi mới đến trường , bởi vì trong 4 ngày đầu, tôi đã trốn khỏi trường 5 lần. Có một cái cổng đen lớn bao quanh ngôi trường, và mỗi khi không ai để ý, tôi chỉ cần chạy qua cái cổng đen đó và chấp nhận đề nghị nếu chúng tôi không muốn ở đây, chúng tôi có thể đi bất cứ lúc nào. Nên tôi nói, " Nếu được thế thì, tôi sẽ ra khỏi đây." (Cười) Và việc đó chẳng bao giờ thành công. Và tôi vẫn tiếp tục lạc lối. Nhưng cuối cùng thì, sau khi ở đó một thời gian, sau khi kết thúc năm đầu tại trường quân sự, tôi nhận ra mình đang trưởng thành hơn tôi nhận ra những điều tôi thích về ngôi trường này và điều mà tôi thích về hệ thống này là một thứ tôi chưa bao giờ biết tới: cảm giác là một phần của cái gì đó lớn lao, thuộc về một tập thể, và có ý nghĩa với mọi người việc tôi đã ở đó, việc sự lãnh đạo không phải là một trò đùa, mà là một điều nghiêm túc, nó chính là trọng tâm của toàn bộ trải nghiệm này. Và khi tôi chuẩn bị học xong trung học phổ thông, tôi bắt đầu nghĩ về điều mình muốn làm, và như đa số học sinh khác, tôi chẳng biết mình muốn làm gì. Và tôi nghĩ đến những người tôi kính trọng và ngưỡng mộ. Tôi đã nghĩ đến rất nhiều người, đặc biệt là những người đàn ông mà tôi kính trọng. Và thật ngẫu nhiên là họ đều mặc bộ quân phục của Hợp chủng quốc Hoa Kì, vậy là với tôi, câu hỏi và lời giải đáp cho nó đã trở nên khá dễ dàng. Câu hỏi tôi muốn làm gì đã được trả lời nhanh chóng, tôi nghĩ tôi sẽ trở thành một quân nhân. Và tôi gia nhập quân đội và rồi được huấn luyện, và khi tôi nói rằng tôi không nhập ngũ vì muốn đi chiến đấu, thật ra tôi nhập ngũ năm 1996. Không có một cuộc chiến nào lúc bấy giờ. Tôi chưa từng cảm thấy mình trong vòng nguy hiểm. Khi tôi về gặp mẹ tôi, tôi nhập ngũ khi mới 17 tuổi, nên cần sự chấp thuận của cha mẹ để nhập ngũ, khi tôi đưa cho mẹ tờ giấy chấp thuận, mẹ tôi nghĩ nó cũng giống với trường quân sự. Mẹ tôi nghĩ, " Đây từng là điều tốt với thằng bé, vậy hãy để nó tiếp tục," nhưng mẹ tôi không biết là tờ giấy bà đã kí sẽ khiến con trai bà trở thành một quân nhân. Và tôi đã trải qua quá trình huấn luyện, và luôn nghĩ rằng, điều này thật tuyệt, mình sẽ phục vụ vào dịp cuối tuần hay 2 tuần trong năm, tập luyện, và một vài năm sau khi tôi nhập ngũ, một vài năm sau khi mẹ tôi kí tờ giấy đó, toàn bộ thế giới thay đổi. Sau ngày 11/9, có một sự thay đổi lớn đối với nghề nghiệp mà tôi đã chọn. Khi tôi mới nhập ngũ, tôi không nhập ngũ để chiến đấu, nhưng giờ tôi đã là một quân nhân, đó chính là điều sẽ diễn ra. Và tôi nghĩ rất nhiều về những người lính những người tôi đã phải chỉ huy. Tôi nhớ là sau ngày 11/9, ba tuần sau 11/9, tôi bay đến một nước khác, nhưng tôi không bay cùng những người đồng đội, tôi xuất ngoại vì tôi nhận được một học bổng ở nước ngoài. Tôi nhận được một suất học bổng và tôi học và sống ở nước ngoài, tôi đã sống ở Anh và điều đó thật thú vị, nhưng cùng lúc đó, những người tôi cùng huấn luyện, những người lính cùng tôi trải qua thời kì tập luyện, và chuẩn bị cho chiến trận, họ thực sự đang tiến đến nơi ấy. Họ giờ sẽ thấy mình ở một nơi mà đa số họ, đa số những người trong thời kì huấn luyện không thể chỉ ra nơi đó trên bản đồ. Tôi đã dành vài năm để học đại học, và cả quãng thời gian tôi ngồi ở những phòng học ở Oxford những căn phòng được xây dựng từ hàng trăm năm trước thậm chí trước cả khi nước Mĩ ra đời, và tôi ngồi đó nói chuyện với các giảng viên về vụ ám sát hoàng tử Áo Ferdinand, và điều đó ảnh hưởng thế nào đến Chiến tranh Thế giới lần thứ I, nhưng suốt lúc đó, trái tim và khối óc của tôi lại hướng về những người đồng đội những người lúc ấy đang mặc áo chống đạn và bộ quân phục và học cách di chuyển hay cách lau một chiếc súng máy trong bóng đêm. Đó chính là thực tại mới. Sau khi tôi học xong, tôi quay lại quân ngũ đơn vị của tôi đang chuẩn bị triển khai quân ở Afganistan, có những đồng đội trong đơn vị đã ra trận lần 2 và 3 trước cả khi tôi ra trận lần đầu. Tôi nhớ lần đầu tiên hành quân cùng đơn vị mình, khi bạn nhập ngũ và bạn trải qua một cuộc hành quân chiến đấu, mọi người thường nhìn vào vai bạn, vì trên vai bạn là một tấm phù hiệu. Ngay khi bạn gặp ai đó, bạn bắt tay họ, và mắt bạn hướng về vai họ, vì bạn muốn biết họ ở quân chủng nào, hay đơn vị nào họ đang chiến đấu? Và tôi là người duy nhất không có tấm phù hiệu trên vai, và tôi thấy thật đau xót mỗi khi ai đó nhìn vào vai mình. Nhưng rồi bạn có cơ hội để nói chuyện với những người lính, và bạn hỏi tại sao họ nhập ngũ. Tôi nhập ngũ vì phí học đại học quá đắt. Nhiều người đồng đội của tôi nhập ngũ vì lí do hoàn toàn khác. Họ nhập ngũ vì đó là nghĩa vụ. Họ nhập ngũ vì họ tức giận với điều gì đó và muốn thay đổi nó. Họ nhập ngũ vì gia đình họ nói điều đó rất quan trọng. Họ nhập ngũ vì họ muốn trả thù. Họ nhập ngũ vì rất nhiều lí do khác nhau. Và giờ chúng tôi thấy mình ở trên một đất nước khác chiến đấu trong những xung đột đó. Và thật kì lạ là tôi rất ngây thơ bắt đầu nghe thấy một câu nói mà tôi chưa bao giờ thấu hiểu đầy đủ, bởi vì ngay sau ngày 11/9, bạn bắt đầu thấy mọi người đến bên cạnh mình và nói, "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị." Và tôi làm theo họ và bắt đầu nói điều đó với những đồng đội của mình. Điều này xảy ra trước cả khi tôi ra trận. Nhưng thật sự thì tôi không hiểu câu nói ấy có nghĩa gì. Tôi nói nó vì nó nghe hợp lí. Tôi nói nó vì nó dường như là điều nên nói với những người phải phục vụ ở một nước khác. "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị." Nhưng tôi đã chẳng hiểu câu nói ấy nghĩa là gì hay thậm chí nó nó có nghĩa gì với người nghe. Lần đầu tôi trở về từ Afghanistan, tôi đã nghĩ rằng nếu từ vùng xung đột đó trở về , thì mọi nguy hiểm đã qua rồi. Tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể trở về từ một vùng xung đột thì bạn có thể lau mồ hôi trên trán và nói, "Thật may là mình vẫn sống ," mà không hiểu được rằng với nhiều người, khi họ trở về nhà, cuộc chiến đó vẫn tiếp tục. Tiếp tục trong suy nghĩ của chúng tôi. Tiếp tục trong những kí ức của chúng tôi. Tiếp tục trong cảm xúc của chúng tôi. Hãy tha thứ cho chúng tôi nếu chúng tôi không thích nơi đông người. Hãy tha thứ cho chúng tôi nếu chúng tôi dành một tuần ở một nơi hoàn toàn kiểm soát về ánh sáng, vì bạn không được phép hành quân với ánh sáng trắng, vì bất cứ thứ gì có ánh sáng trắng, có thể bị nhìn thấy từ hàng trăm dặm, so với việc dùng ánh sáng xanh lá hay xanh dương, chúng không thể bị nhìn thấy từ xa. Vì thế hãy thông cảm cho chúng tôi khi bỗng dưng, chúng tôi từ việc chịu sự kiểm soát ánh sáng đến việc 1 tuần sau đó trở về giữa quảng trường Thời Đại, và chúng tôi có một thời gian khó khăn để thích nghi với việc đó. Hãy thông cảm khi chúng tôi trở về gia đình đã sống mà không có mình, và giờ khi trở lại, không dễ dàng gì để quay trở lại cuộc sống bình thường. bởi vì cuộc sống bình thường đã thay đổi. Tôi nhớ khi tôi trở về. tôi muốn nói chuyện với mọi người. Tôi muốn mọi người hỏi về những điều tôi đã trải qua. Tôi muốn mọi người đến và nói, "Anh đã làm gì?" Tôi muốn mọi người đến và nói, "Ở đó thế nào? Thức ăn thế nào? Thời gian ở đó thế nào? Anh vẫn ổn chứ?" Và câu hỏi duy nhất tôi nhận được là, "Anh có bắn ai không?" Và đó là những người đủ tò mò để hỏi bất cứ điều gì. Bởi vì đôi khi có một nỗi sợ một nỗi lo rằng nếu tôi nói gì đó tôi sẽ làm anh tổn thương, hay tôi sẽ khơi mào điều gì đó, nên sự phản ứng bình thường là không nói gì cả. Vấn đề với việc đó là khi bạn cảm thấy sự phục vụ của mình thậm chí không được công nhận, như chẳng ai quan tâm cả. "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị," và rồi kết thúc. Điều tôi muốn hiểu hơn chính là ý nghĩa đằng sau câu nói đó, và tại sao "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị" là chưa đủ Trên thực tế, chúng ta có 2,6 triệu người là cựu chiến binh trở về từ Iraq hay Afghanistan những người sống ngay giữa chúng ta. Đôi khi chúng ta biết họ là ai, đôi khi chúng ta không biết, nhưng có một cảm xúc, một trải nghiệm chung, một kết nối chung nơi chúng ta biết rằng có một chương trong cuộc đời ta có thể đã khép lại, nhưng nó vẫn chưa kết thúc. Chúng ta nghĩ về "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị", và mọi người nói," Vậy 'Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị' có nghĩa gì với anh?" Với tôi, "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị" nghĩa là lắng nghe những câu chuyện của chúng tôi, hỏi rằng chúng tôi là ai, thấu hiểu sức mạnh của bao người, bao người cùng chiến đấu với chúng tôi và tại sao sự phục vụ đó có ý nghĩa vô cùng. "Cảm ơn sự phục vụ của anh/chị" nghĩa là ghi nhận sự thật là giờ đây dầu chúng tôi đã về nhà và đã cởi bỏ bộ quân phục không có nghĩa là sự phục vụ của chúng tôi với đất nước này đã kết thúc. Sự thật là, chúng tôi vẫn có thể phục vụ và cống hiến hơn nữa. Khi tôi nhìn những người như đồng đội tôi- Taylor Urruela, người đã mất đi đôi chân ở Iraq, anh có hai giấc mơ lớn trong đời mình. Một là trở thành một người lính. Hai là trở thành cầu thủ bóng chày. Anh ấy mất đi đôi chân ở Iraq. Anh ấy trở về và thay vì quyết định rằng, giờ mình đã mất đôi chân, giấc mơ thứ hai đã kết thúc anh ấy quyết định sẽ vẫn chơi bóng chày, và anh ấy thành lập nhóm VETSports, một nhóm dành cho các cựu chiến binh và dùng thể thao như một cách để hàn gắn vết thương chiến tranh. Những người như Tammy Duckworth, một phi công trực thăng, chiếc trực thăng như cái chị ấy từng lái, bạn cần dùng cả hai tay và chân để lái, chiếc trực thăng của cô ấy bị bắn trúng, và cô ấy cố lái nó, nhưng chiếc trực thăng không tuân theo sự chỉ dẫn và điều khiển của cô ấy. Cô ấy cố hạ cánh an toàn, nhưng chiếc máy bay không hạ cánh an toàn, lí do nó không hạ cánh an toàn là vì nó không nhận được sự điều khiển từ chân cô ấy vì chân cô ấy đã bị thương. Cô ấy đã suýt mất mạng, Đội y tế đến và cứu cô ấy, nhưng khi cô ấy dần hồi phục ở nhà, cô ấy nhận ra,"Nhiệm vụ của mình vẫn chưa kết thúc." Cô ấy dùng tiếng nói của mình với tư cách là một nữ nghị sĩ của Illinois để phản đối và ủng hộ nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về các cựu chiến binh. Chúng tôi nhập ngũ vì chúng tôi yêu đất nước mà chúng tôi đại diện. Chúng tôi nhập ngũ vì chúng tôi tin vào lí tưởng và tin vào những người sát cánh cùng chúng tôi. Và điều duy nhất chúng tôi mong muốn là "cảm ơn sự phục vụ của anh/chị" không chỉ là một lời nói hoa mỹ, "cảm ơn sự phục vụ của anh/chị" có nghĩa là thật lòng lắng nghe, thấu hiểu những con người đã đứng lên đơn giản vì họ được yêu cầu làm vậy, và nó không chỉ mang ý nghĩa ấy lúc này, không chỉ trong chiến trận, mà vẫn mãi là như vậy khi chiếc xe quân sự cuối cùng đã khuất khi tiếng súng cuối cùng đã dứt. Họ là những người tôi cùng chiến đấu, và là những người tôi kính trọng. Vậy nên tôi xin cảm ơn vì sự phục vụ của anh/chị. (Vỗ tay) Bao nhiêu người trong các bạn đã từng được bác sĩ hỏi về tình dục ? Sức khỏe tinh thần? Sử dụng rượu bia? Các câu hỏi này hầu như phổ biến mọi nơi. Nhưng bao nhiêu người trong các bạn được bác sĩ hỏi về tiền bạc? Hầu hết đều chưa phải không? Thật lạ, vì so với hầu hết những quốc gia thu nhập cao, nghèo đói ở trẻ nhỏ là một bệnh dịch ở Mỹ. Nó tạo điều kiện cho hóc-môn căng thẳng gia tăng, gây hại cho sự phát triển của não bộ. Trẻ em nghèo ở Mỹ có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 1.5 lần và tỷ lệ nhập viện cao gấp hai lần so với bạn bè của các em ở tầng lớp trung lưu. Vì vậy, bác sĩ Michael Hole, đồng nghiệp của tôi và tôi đã bắt đầu hỏi các bà mẹ về tiền. Chúng tôi biết mình cần phải biến mỗi lần gặp bác sĩ thành một sự trợ giúp để bọn trẻ thoát nghèo đói, cho chúng một cơ hội công bằng để có một cuộc sống khỏe mạnh. Những câu hỏi đưa chúng tôi đến một giải pháp bất ngờ: thuế tín dụng. Tín thuế lợi tức do lao động, hay EITC là đơn thuốc tốt nhất cho tình trạng đói nghèo tại Mỹ. Người mẹ trung bình nhận hai hoặc ba ngàn đô la một năm từ nó. Nó giúp họ và những đứa trẻ khỏe mạnh hơn. giúp giảm số lượng mắc trầm cảm ở mẹ và gia tăng cân nặng của trẻ mới sinh. Nhưng cứ một trong năm gia đình được phép lại không thể nhận thuế, và đa số trường hợp được nhận, bị khấu trừ hàng trăm đô la bởi nền công nghiệp khai thuế vì lợi nhuận. Ngày nọ, một bà mẹ hỏi rằng tại sao chúng tôi không khai thuế của cô trong lúc đợi gặp bác sĩ. (Cười) Chờ đợi là cực hình. Sao lại không tận dụng khoảng thời gian ấy? Vì vậy, chúng tôi thành lập StreetCred, một tổ chức hướng dẫn kê khai thuế tại phòng khám chuyên khoa cho trẻ em. Đây là một cách tiếp cận mới khơi gợi một vài nghi vấn về sự trong sạch của chúng tôi. Sau tất cả, chúng tôi là bác sĩ không phải kế toán. Nhưng chúng tôi có những thứ mà kế toán không có: tiếp cận với các gia đình. Hơn 90% trẻ em Mỹ gặp bác sĩ ít nhất một lần trong năm. Bố mẹ chúng tin tưởng chúng tôi và sẽ làm bất cứ điều gì để cho chúng một cuộc sống tốt hơn. Bác sĩ ở mọi phòng khám chuyên khoa khắp đất nước đều có thể làm việc này, nó thực sự đơn giản. Bệnh viện đăng kí làm nơi kê khai thuế, và mọi người, từ sinh viên y đến người nghỉ hưu có thể tình nguyện giúp khai thuế sau khi vượt qua một bài kiểm tra IRS. Nó không đến nỗi khó đâu, tôi thề. Tôi không bao giờ nghĩ sẽ khai thuế giúp người khác, nhưng giờ tôi ở đây. Chúng tôi đang gần kết thúc năm thứ ba. Trong hai năm đầu tiên, chúng tôi đã đưa 1.6 tỉ đô la trở lại với 750 gia đình ở Boston. Năm nay, (Vỗ tay) Năm nay, chúng tôi đã mở rộng đến chín địa điểm tại bốn bang. 63% gia đình chưa từng nghe qua EITC. Làm thế nào có thể đòi lại thứ mà bạn chưa hề biết đến? Và một nửa trong số họ chưa bao giờ nhờ trợ giúp kê khai thuế. Hai - ba nghìn đô mỗi năm là rất đáng kể Hãy lấy đói ăn làm ví dụ. Một bữa ăn dinh dưỡng và rẻ cho mẹ và hai bé tốn 477 đô la một tháng. Với EITC, gia đình ấy có thể ăn trong năm - sáu tháng. Hoặc xét về dịch vụ y tế 20 nghìn trẻ em ở Mỹ không được tiếp cận và hưởng y tế nhi đồng tiêu chuẩn. Trong khi, chi phí trung bình chỉ 400 đô một em mỗi năm. EITC có thể giải quyết vấn đề này. Có lẽ điều có ý nghĩa nhất, là số tiền này cho các bà mẹ niềm tin. Một người mẹ dùng tiền hoàn thuế để cho con mình du học Tây Ban Nha. Cô ấy chật vật trả tiền thuê nhà, nhưng tìm thấy EITC và xem đó là cơ hội cho một tương lai tốt đẹp. Chúng ta có một cơ hội, là bác sĩ và là công dân, để thấy được cốt lõi vấn đề. Ta có thể biến chăm sóc sức khỏe thành nơi giải quyết nguyên nhân của bệnh tật, cho dù đó là nhiễm trùng hay tài chính. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thử hẹn hò trên mạng lần đầu vào năm đầu đại học, năm 2001, nếu bạn còn chưa thấy nếp nhăn của tôi. Có thể bạn nhận ra, tôi cao 1 mét 8, và khi vào đại học, nhận ra chiều cao trung bình của đội bóng rổ nam là 1 mét 73, tôi từ bỏ việc tìm bạn trai ở trường và lên mạng. Ngày xưa, hẹn hò trên mạng khá giống với cốt truyện phim "You've Got Mail". Bạn gửi cho nhau những email dài suốt nhiều tuần, trước khi thực sự gặp mặt ngoài đời. Trừ khi, như trường hợp của tôi, bạn nhận thấy không hợp và bắt đầu lại từ đầu. Dù hẹn hò trên mạng đã thay đổi nhiều trong 17 năm qua, vẫn còn nguyên đó rất nhiều sự thất vọng. Bởi điều mà nó làm tốt là mở rộng vùng đối tượng tiềm năng vượt lên trên vòng tròn xã hội và công việc của bạn. Và điều nó làm không tốt là tất cả những thứ còn lại. (Cười) Một vài thứ bạn cần biết về tôi. Tôi là mọt toán và phim, thích hành động và tham vọng, đã lấy bằng thạc sĩ kinh tế. Nên khi mọi thứ tồi tệ, tôi có xu hướng lùi lại, vận dụng những chiến thuật kinh doanh để tìm ra vấn đề và sửa nó. Chuyện tình cảm cũng không phải ngoại lệ. Mùa hè trước khi lên 30, tôi đến một nơi thúc đẩy hẹn hò. Tôi đi cấm trại một mình ở Maine để nhìn lại ghi chép về các mối quan hệ tầm thường. Nhưng quan trọng là tôi biết mình cần gì ở một người bạn trai. Tử tế, hiếu kì, biết đồng cảm có mục đích. Và đây là thứ tôi chọn trên mạng: Có bằng Ivy League, 1m72 hoặc cao hơn, sống cách tôi 12 trạm xe. Tôi không có chủ đích ưu tiên những điều này, chỉ là nó giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Giống bản tóm tắt sơ yếu lí lịch, đó là vì sao các chàng trai nhìn thì tuyệt, nhưng lại không phù hợp với tôi. Nên khi lên mạng lần nữa vào mùa xuân năm 2016, tôi quyết định sửa chữa quá trình đó bằng một số công cụ kinh doanh. Đầu tiên, tôi lên OkCupid vì muốn tránh hình mẫu của những ứng dụng hẹn hò. Và tôi cũng muốn một bản viết mẫu. Tiếp theo, tôi thiết lập một kênh bán hàng, bỏ qua mọi đặc điểm yêu thích và thay vào đó, là định nghĩa các tiêu chí đáp ứng yêu cầu. Tin nhắngởi về phải làm qua ba việc: phải được viết bằng câu đầy đủ, đúng ngữ pháp; phải được tham khảo từ hồ sơ của tôi, để biết rằng nó không được sao chép y nguyên; và không có nội dung tình dục. Tôi thấy điều này rất dễ thực hiện, nhưng hóa ra trong 210 tin nhắn tôi nhận được, chỉ có 14% đáp ứng yêu cầu. (Cười) Tiếp, tôi muốn được gặp ngoài đời càng sớm càng tốt, bởi những thứ tôi muốn biết không thể thấy được trên mạng. Nhưng theo nghiên cứu và kinh nghiệm, tôi biết chỉ cần 30s để xem có hợp hay không. Nên tôi phát minh ra "cuộc hẹn số 0". Gồm một ly nước và một giờ đồng hồ. Với mục tiêu là trả lời một câu hỏi: "Liệu tôi có muốn ăn tối với người này không?" Không phải là: "Có phải là người ấy không"? Mà nói thẳng ra là: " Liệu tôi có có muốn dành ba tiếng đồng hồ với người này không?" Bạn thẳng tay dừng cuộc hẹn với họ - vì một cuộc hẹn với chị em, một cuộc gọi từ Trung Quốc không thành vấn đề, họ không biết bạn. Quan trọng là một tiếng đó. Nếu tuyệt, bạn sẽ lên kế hoạch cho cuộc hẹn đầu tiên. Nếu không, bạn chuyển sang chế độ giải trí kể vài câu chuyện để mở rộng vòng tròn quan hệ. Thêm nữa, vì chỉ có một tiếng, bạn có thể nhét ba ca chỉ trong một buổi chiều. chỉ cần làm một tóc và chọn ra một bộ cánh đẹp nhất. "cuộc hẹn số 0" cho tôi biết cách họ phản ứng khi tôi mời họ hẹn hò. Tôi nhận ra không phải tất cả đều thích sự năng nổ của tôi. Trong 29 tin đạt tiêu chuẩn chỉ có 15 tin hồi âm, và chỉ có 6 lên lịch cho "cuộc hẹn số 0". Cuộc hẹn số 0 đầu tiên là với nhà dựng cảnh Chúng tôi đều thích yoga thích bánh vòng với bơ đậu phộng, và rất hứa hẹn. Nhưng sau 2 phút, tôi biết sẽ không thành, và cảm thấy nhẹ nhõm khi không phải ăn tối với anh ta. Sau đó tôi cảm thấy hơi lo về cuộc hẹn tiếp theo. Nhưng chúng tôi đã đồng ý gặp nhau ở đường đi bộ Brooklyn với một bình whiskey, ngắm hoàng hôn, Thật ra, nó chỉ cách căn hộ của tôi hai dãy nhà. Anh ta là biên tập viên radio và tôi cũng thế, viễn cảnh tệ nhất, chúng tôi có thể nói về nó. Sau đó, Chas ngồi cạnh tôi. Chàng trai hiền lành và dễ đồng cảm này kể những câu chuyện hài và hỏi những câu hay ho. Anh ấy là luật sư và một tác giả, mắt anh ấy sáng lên khicười và nhắm chặt lại khi tôi hôn anh, và cuộc hẹn số 0 bỗng trở thành cuộc hẹn hò đầu tiên. Và hai năm sau, chúng tôi có máy giặt, máy sấy và hai cái cây cảnh. Tôi không thể hứa với bạn rằng bạn sẽ có cây cảnh. Nhưng ý nghĩa câu chuyện là hẹn hò trên mạng không nhất thiết phải trở nên tồi tệ. Đừng coi nó như trò chơi, và đừng xem nó như thăm dò lí lịch. Thay vào đó, dùng nó để lọc ra những đối tượng tiềm năng, và rời khỏi mạng nhanh nhất có thể với "cuộc hẹn số 0". Vì mục đích của việc này không phải lướt, mà là tìm ra người ấy của bạn. Chúc may mắn. (Vỗ tay) Hãy nhìn những hình ảnh này. Bạn nghĩ đâu là Obama thật? (Video) B.O : để giúp các gia đình tái đầu tư vào nhà cửa, đầu tư vào sản xuất công nghệ cao, năng lượng sạch, và cơ sở hạ tầng để tạo ra việc làm mới. Ai mới là thật? Câu trả lời là không ai cả. (Cười) Không ai trong số này là thật. Tôi sẽ nói cho bạn cách chúng tôi làm chúng. Cảm hứng cho tôi làm việc này là một dự án bảo tồn cơ hội để hiểu về thảm sát người Do Thái từ những người sống sót. Nó có tên gọi là Chiều Không Gian Mới trong Lời Khai, cho phép bạn thực hiện những cuộc đối thoại tương tác với hình ảnh ba chiều của những người sống sót sau thảm họa. (Video) Làm thế nào ông sống sót qua thảm họa đó? (Video) Ảnh 3D: Làm thế nào để sống sót ư? Tôi đã sống sót, tôi tin, là bởi vì Thượng đế dõi theo tôi. SS: Thực ra, những câu trả lời đã được ghi lại từ trước trong một studio. Nhưng hiệu ứng của nó thì thật đáng kinh ngạc. Bạn cảm thấy được tương tác trực tiếp với câu chuyện cũng như với chính ông ấy. Tôi nghĩ tương tác giữa người và người có nhiều điểm đặc biệt khiến nó trở nên sâu sắc và mang tính cá nhân nhiều hơn so với sách vở, bài giảng hay phim ảnh. Tôi thấy vậy và bắt đầu tự hỏi liệu có thể tạo ra một mô hình như thế cho bất kì ai? Một mô hình có thể nhìn, nói và hành động hệt như họ. Tôi tìm hiểu xem liệu điều đó có khả thi và cuối cùng, nghĩ ra một giải pháp mới có thể tạo ra một mô hình người chỉ cần đến những hình ảnh và video sẵn có của người đó. Nếu có thể tận dụng nguồn thông tin thụ động này, hình ảnh và video sẵn có, đó sẽ là chìa khóa để mở rộng quy mô đến bất kì ai. Nhân tiện, đây là Richard Feynman, người mà ngoài việc từng nhận giải Nobel vật lý còn được biết đến như một giáo viên huyền thoại. Thật tuyệt vời nếu có thể đưa ông ấy trở lại để giảng dạy và truyền cảm hứng cho hàng triệu đứa trẻ, không chỉ bằng tiếng Anh mà có lẽ là bất kì ngôn ngữ nào? Hay giả như bạn có thể nghe những lời khuyên và ủi an từ ông bà mình dù họ đã không còn bên ta? Hay sử dụng công cụ này để nhà văn, dù còn sống hay đã khuất, có thể đọc thành lời những sáng tác của họ cho bất kỳ ai quan tâm. Có vô vàn khả năng sáng tạo ở đây, và với tôi, điều đó thực sự thú vị. Và đây là cách nó hoạt động. Đầu tiên, tôi muốn giới thiệu một kỹ thuật mới có thể dựng lại một gương mặt 3D sắc nét từ bất kỳ hình ảnh nào mà không cần scan 3D người thật. Và đây là các hình ảnh thu được từ các góc nhìn khác nhau. Điều này cũng làm được trên video, bằng cách dùng cùng một thuật toán cho mỗi khung video và tạo một mô hình 3D chuyển động. Và đây là những mô hình thu được từ những góc độ khác nhau. Hóa ra vấn đề này đầy thách thức, nhưng mánh khóe ở đây là chúng ta sẽ phân tích một lượng lớn hình ảnh của người đó trước. Ví dụ như George W. Bush, chúng ta chỉ cần tìm trên Google, từ đó, chúng ta có thể xây dựng một mô hình tương đối, một mô hình được tinh chỉnh, có chiều sâu để khôi phục biểu cảm từ những chi tiết nhỏ, như nếp nhăn. Một điều thật sự thú vị là bộ hình ảnh có thể được dựng lấy từ các tấm hình bình thường. Không quan trọng loại biểu cảm hay nơi chụp ảnh. Quan trọng là số lượng lớn. Vẫn còn thiếu màu sắc, nên tiếp đó, chúng tôi phát triển một kĩ thuật phối màu mới, dựa trên phương pháp trung bình nhằm tạo ra bố cục và màu sắc rõ nét cho gương mặt. Và điều này có thể áp dụng cho bất kì biểu cảm nào. Giờ, chúng ta có thể điều khiển mô hình của một người, và nhờ một chuỗi những hình ảnh tĩnh. Hãy để ý những nếp nhăn xuất hiện và biến mất tùy theo biểu cảm. Chúng ta cũng có thể sử dụng video để làm mô hình chuyển động. (Video) Daniel Craig: Phải, nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi đã tìm được cách thu hút thêm nhiều người tuyệt vời. Đây là một ví dụ thú vị khác. Những gì bạn thấy ở đây là các mô hình điều khiển được mà tôi đã tạo ra từ hình ảnh của họ trên internet. Nếu chuyển cử động từ video ban đầu sang, chúng ta có thể điều khiển cả nhóm. G.W. Bush: Rất khó để thông qua những đạo luật đó bởi có nhiều bộ phận cùng hoạt động, và quá trình lập pháp có thể trở nên xấu xí. (Vỗ tay) Quay trở lại chủ đề, mục đích cuối của chúng tôi, là nắm được nét đặc trưng, hay cách nói và cười riêng biệt của mỗi người. Để làm được như thế, liệu chúng ta có thể dạy máy tính bắt chước cách nói của một người chỉ bằng cách nhập vào các video của họ? Và chính xác những gì tôi làm, là để cho máy tính xem, 14 tiếng chỉ toàn là các bài nói chuyện của Barack Obama. Và đây là những gì ta có thể tạo ra chỉ từ bản thu âm của ông ấy. (Video) BO: Kết quả rất rõ ràng. Các công ty ở Mỹ đã tạo ra 14.5 triệu việc làm mới trong vòng 75 tháng liên tục. Những gì được tổng hợp ở đây nằm ở vùng miệng, và đây là cách chúng tôi làm nó. Chúng tôi sử dụng một mạng lưới thần kinh để biến đổi và chuyển âm thanh thành những điểm trên miệng. (Video) BO: Chúng ta đã đạt được mục đích nhờ có công việc, Medicare hoặc Medicaid. SS: Sau đó, chúng tôi tổng hợp bố cục, làm rõ các chi tiết và răng, rồi ghép chúng vào phần đầu và phần nền từ đoạn phim gốc. (Video): Phụ nữ có thể tự do khám bệnh, bạn sẽ không bị tính phí nhiều hơn vì bạn là phụ nữ. Giới trẻ có thể thuận theo sắp xếp của cha mẹ cho tới tuổi 26. Tôi nghĩ những kết quả này rất chân thực và hấp dẫn, đồng thời, cũng rất đáng sợ, ngay cả với bản thân tôi. Mục đích của tôi là tạo mô hình chân thực của một người mà không bôi xấu họ. Nhưng điều tôi bận tâm đó là nguy cơ dùng nó vào sai mục đích. Con người đã nghĩ về vấn đề này từ lâu, từ ngày Photoshop lần đầu có mặt trên thị trường. Là một nhà nghiên cứu, tôi đang nghiên cứu những công nghệ đối phó, và là thành viên của nỗ lực tại AI Foundation, sử dụng kết hợp học máy và con người điều hành để phát hiện các bức ảnh và đoạn phim giả mạo, chống lại chính dự án của tôi. Một trong các công cụ dự định phát hành tên là Reality Defender, một bổ trợ trình duyệt có thể tự động báo cáo những nội dung giả tới trình duyệt chính. (Vỗ tay) Tuy nhiên, những video giả có thể gây thiệt hại, ngay cả trước khi mọi người có cơ hội xác minh tính chân thật của nó. Vì vậy, chúng tôi muốn mọi người biết về những gì hiện có thể làm để ta có thể đánh giá và nhận xét đúng về những gì đang nhìn thấy. Vẫn còn một chặng đường dài để có thể hoàn thiện mô hình một người và bảo đảm tính an toàn của công nghệ này. Nhưng tôi rất hào hứng và tràn đầy hy vọng, bởi nếu sử dụng đúng cách, công cụ này cho phép phổ biến rộng rãi mọi tác động tích cực của bất kì cá nhân nào, và giúp định hình tương lai theo cách mà ta muốn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thật sự rất vui khi được có mặt ở đây. Tôi muốn nói cho các bạn ở đây biết đôi chút về... Tôi không muốn gọi là kiến thức cơ bản vì chúng ta thực sự không biết gì về hội chứng mà tôi mắc phải. Tôi mắc phải hội chứng này từ khi tôi chào đời Chỉ có 2 người trên thế giới, tính cả tôi, được ghi nhận là mắc phải hội chứng này. Hậu quả của hội chứng này đơn giản là tôi không thể tăng cân. Nghe có vẻ như đó là điều có lợi (Tiếng cười) Tôi có thể ăn bất cứ thứ gì mà tôi muốn, bất cứ khi nào tôi muốn, và tôi sẽ không tăng tí cân nào. Tôi sẽ bước vào tuổi 25 vào tháng Ba tới Từ khi tôi chào đời đến nay, tôi chưa bao giờ nặng hơn 29 kg. Khi tôi học ở bậc đại học, tôi đã giấu diếm... Thật ra tôi không giấu, vì mọi người đều biết sự có mặt của nó nó là cái túi to đựng bánh kem Twinkies, bánh rán, khoai tây chiên, và kẹo Skittles và bạn cùng phòng của tôi nói rằng: "Mình có thể nghe tiếng bạn với tay xuống gầm giường, lúc 12 giờ 30 sáng, để lấy thức ăn." Nhưng tôi trả lời, đại khái như: "Bạn biết không? "Chuyện đó bình thường thôi, mình có thể làm những việc như vậy!" Bởi vì hội chứng này mang lại một số lợi ích. Chẳng hạn như không thể tăng cân, những lợi ích khi khiếm thị và một số lợi ích khi trông rất nhỏ bé. Nhiều người sẽ nghĩ, "Lizzie à, làm sao mà bạn có thể gọi đó là lợi ích khi bạn chỉ có thể nhìn thấy bằng một bên mắt mà thôi?" Vậy, hãy để tôi kể ra những lợi ích đó là gì nhé! bởi vì chúng thật sự rất tuyệt! Tôi đeo 1 cặp kính áp tròng, à không, chỉ 1 chiếc thôi, Một chiếc kính áp tròng thôi. (Tiếng cười) Khi tôi đeo kính để đọc sách, tiết kiệm được 50% tiền mua kính kê toa. Nếu ai đó quấy rầy tôi, hay cư xử thô lỗ với tôi: Tôi sẽ để người đó đứng về phía bên phải của tôi. (Tiếng cười) Giống như họ không hiện diện ở đó vậy. Tôi thậm chí không biết họ đang đứng ở đó. Ngay bây giờ, nếu tôi đứng như thế này, tôi hoàn toàn không biết những ai đang có mặt ở khán đài phía bên này. Ngoài ra, trong thân hình nhỏ nhắn này, tôi rất sẵn lòng tình nguyện đến trung tâm Kiểm soát cân nặng, hay phòng tập gym nào đó, và nói với họ: "Xin chào, tên tôi là Lizzie. Tôi sẽ là hình mẫu của bạn. Hãy dán hình của tôi lên bất cứ đồ vật nào mà bạn cần, và tôi sẽ nói, "Tôi đã áp dụng phương pháp luyện tập này. Hãy nhìn xem hiệu quả đến mức nào!" (Tiếng cười) Mặc dù có nhiều điều tuyệt vời mà hội chứng này mang lại cũng có nhiều điều vô cùng khó khăn, đúng như những gì mọi người có thể tưởng tượng. Tôi lớn lên và được nuôi dạy hơn bình thường 150%. Tôi là đứa con đầu lòng của ba mẹ mình. Và khi tôi mới chào đời, các bác sĩ nói với mẹ tôi rằng: "Con gái của chị được sinh ra mà không có nước ối bao quanh, Vì vậy lúc tôi được sinh ra, việc tôi cất tiếng khóc đã là một kì tích rồi. Các bác sỹ nói với ba mẹ tôi rằng: "Chúng tôi chỉ muốn báo trước với anh chị: hãy liệu trước là con gái của anh chị sẽ không thể nói, đi, bò, suy nghĩ, hay tự thân làm bất cứ việc gì". Đặt mình vào vị trí lần đầu tiên làm cha mẹ, có thể mọi người sẽ đoán ba mẹ tôi đã nói như vầy: "Không thể nào! Tại sao như vậy? Tại sao chúng tôi lại sinh ra đứa con đầu lòng lại mang tất cả chứng bệnh mà chưa ai biết đến như thế này?" Nhưng ba mẹ tôi đã không nói như vậy. Điều đầu tiên mà họ nói với các bác sỹ là, "Chúng tôi muốn nhìn thấy con gái của mình, và chúng tôi sẽ bế con bé về yêu thương nó và nuôi dạy nó trong khả năng tốt nhất có thể." Đó chính là điều mà họ đã làm. Hầu như tất cả thành công tôi đạt được trong đời đều có công lao to lớn của họ. Hôm nay, ba tôi cũng có mặt ở đây, còn mẹ tôi thì đang ở nhà xem chương trình. Chào mẹ yêu! (Tiếng cười) Mẹ tôi đang hồi phục sau phẫu thuật. Bà ấy luôn là "chất keo" gắn kết gia đình của chúng tôi lại với nhau, bà ấy luôn truyền cho tôi sức mạnh để hiểu ra là bà ấy đã trải qua quá nhiều đau khổ, nhưng mẹ tôi lại có được nghị lực phi thường mà bà ấy đã truyền dạy cho tôi, để mà tôi có thể tự hào đứng trước mọi người và nói rằng, "Mọi người biết gì không? Tôi có một cuộc sống rất khó khăn. Nhưng điều đó không sao cả." Điều đó chẳng sao! Có những điều khiến tôi sợ hãi, cũng có những trở ngại xảy đến với tôi đấy chứ. Một trong những vấn đề lớn nhất mà tôi phải đối mặt khi trưởng thành là một vấn đề mà tôi chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta ở đây đã trải qua Mọi người có thể đoán đó là từ gì không? Nó bắt đầu bằng chữ ''B''. Có ai đoán ra được không nào? (Khán giả) Bọn con trai! (Lizzie) Con trai sao? (Tiếng cười) Đó là từ "Bắt nạt"! (Tiếng cười) Tôi biết những bạn nữ ở đây đang nghĩ gì rồi nhé! (Tiếng cười) Tại sao tôi lại không thể ngồi chung bàn với họ chứ? (Tiếng cười) Tôi phải đối phó với việc bị bắt nạt ở trường rất nhiều, nhưng như tôi đã nói, tôi được nuôi dạy rất bình thường, vì vậy khi tôi bắt đầu đi học mẫu giáo, Tôi tuyệt đối không có khái niệm là tôi trông khác người. Không hề có tư tưởng đó! Tôi không thể nhận ra là bề ngoài của tôi khác biệt so với những đứa trẻ khác. Tôi nghĩ sự thật đó là cái tát đau đớn đối với một đứa trẻ năm tuổi, bởi vì ngày đầu tiên khi tôi đến trường, diện váy áo giống như nàng Pocahontas. Tôi đã sẵn sàng đi học! (Tiếng cười) Tôi đeo chiếc ba lô của mình nó trông như cái mai rùa vì kích thước của nó lớn hơn cả tôi, và tôi tiến đến một đứa bé gái và mỉm cười, và đứa bé đó ngước nhìn tôi như thể tôi là một con quái vật, như thể tôi là sinh vật đáng sợ nhất mà nó từng thấy trong đời. Phản ứng đầu tiên của tôi là "Con nhỏ này thật là bất lịch sự!" (Tiếng cười) Chính nó đã bỏ lỡ một đứa vui tính như tôi. Vì thế tôi đi đến chỗ khác và chơi với bộ khối xếp hình, hay với những đứa con trai. (Tiếng cười) (Lizzie cười) Tôi tưởng ngày hôm đó sẽ trở nên khá hơn, thật không may là không phải vậy. Tình trạng càng tệ hơn khi ngày trôi qua, nhiều người không muốn làm chung bất cứ việc gì với tôi cả, và tôi không thể hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao chứ? Mình đã làm gì? Mình có làm gì phật ý họ đâu! Trong đầu tôi vẫn nghĩ mình là một đứa trẻ ''hay ho''. Mình phải về nhà và hỏi ba mẹ, "Con bị làm sao vậy?" Con đã làm gì? Tại sao họ không thích con?" Ba mẹ đặt tôi ngồi xuống và nói, "Lizze à, điều duy nhất khác biệt về con là thân hình con nhỏ hơn những đứa trẻ khác. Con mắc hội chứng này, nhưng nó sẽ không quyết định con là người như thế nào." Họ nói: "Hãy đi học, ngẩng cao đầu, mỉm cười, hãy tiếp tục là chính con, và người ta sẽ thấy là con cũng chỉ bình thường giống như họ vậy." Và vì thế tôi đã làm đúng như vậy. Ngay bây giờ, tôi muốn quý vị suy nghĩ, và tự hỏi mình: Yếu tố nào định nghĩa con người các bạn? Bạn là ai? Yếu tố đó có phải là nơi mà bạn sinh ra? Hay nó là gia cảnh của bạn? Hay bạn bè của bạn? Vậy thực ra nó là cái gì? Yếu tố nào có thể nói lên nhân cách của bạn? Tôi đã mất một khoảng thời gian rất lâu để nhận ra điều gì định nghĩa con người tôi. Một khoảng thời gian dài tôi từng nghĩ cái định nghĩa con người tôi là ngoại hình của mình. Tôi nghĩ về đôi chân bé xíu, đôi tay tí hon, và khuôn mặt bé tí của mình thật xấu xí. Tôi từng nghĩ là mình thật gớm ghiếc. Tôi căm ghét cái cảm giác khi thức dậy vào buổi sáng, khi tôi chuẩn bị đến trường, nhìn vào gương, trong tư thế sẵn sàng, và suy nghĩ: Ước gì mình có thể ''lau sạch'' hội chứng này đi! Cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tôi có thể làm nó biến mất. Tôi sẽ trông như những đứa trẻ khác Tôi không cần phải mua quần áo in hình nhà thám hiểm nhí Dora. Tôi không cần phải mua những thứ phụ kiện "lóa mắt", vì lúc đó tôi cố làm cho mình giống những đứa trẻ sành điệu. Tôi đã ước ao, cầu nguyện, và hi vọng, và làm bất cứ điều gì có thể để vào một buổi sáng, khi tỉnh giấc, tôi sẽ trở thành một con người khác, và tôi sẽ không phải 'vật lộn' với những khó khăn này. Đó là điều mà tôi khao khát từng ngày một, và mỗi ngày trôi qua là một nỗi thất vọng. Bên cạnh tôi là một ''đội ngũ'' hỗ trợ tuyệt vời, những người không bao giờ thương hại tôi, và luôn ở bên, động viên mỗi khi tôi buồn, những người luôn cùng tôi vui cười trong những dịp vui vẻ, và họ đã dạy tôi rằng, cho dù tôi mắc phải hội chứng này, dù tôi gặp nhiều khó khăn, tôi không thể để chúng định nghĩa con người tôi. Cuộc sống của tôi nằm trong bàn tay tôi, Cuộc sống của bạn nằm trong bàn tay của chính bạn Các bạn chính là người lái chiếc xe hơi của mình. Các bạn chính là người quyết định lái chiếc xe đó trên con đường ''xấu'', hay ''tốt''. Các bạn chính là người quyết định điều gì làm nên con người mình. Bây giờ hãy để tôi nói cho mọi người: Có thể thật sự rất khó để nhận ra điều gì định nghĩa con người mình, bởi vì có những thời điểm khi tôi thật sự bực bội và chán nản, và nói: "Tôi không cần biết cái gì định nghĩa con người tôi nữa!" Khi tôi học trung học, tôi phát hiện ra một đoạn video, không may mắn là ai đó đã đưa tin về tôi, và gán cho tôi biệt danh ''người phụ nữ xấu xí nhất thế giới'' Có trên 4 triệu lượt xem đoạn video chỉ dài 8 giây đó, không có âm thanh phụ họa, nhưng lại có hàng ngàn nhận xét; họ nói rằng, "Lizzie à, làm ơn đi, hãy chĩa súng vào đầu mình và tự sát cho thế giới này nhờ!" Các bạn hãy thử nghĩ xem, nếu người ta nói với mình như vậy, nếu những người không quen biết bảo mình làm như thế. Tôi đã khóc hết nước mắt, và sẵn sàng chống trả lại và một điều gì đó chợt lóe lên trong đầu tôi, và tôi nghĩ: "Mình sẽ mặc kệ nó đi!" Tôi bắt đầu nhận ra cuộc sống của tôi nằm trong tay của chính tôi. Tôi có thể chọn làm cho cuộc sống của mình thật sự tốt lên, hay tôi có thể làm cho nó thật sự tệ đi. Tôi có thể chọn học cách biết ơn, biết thức tỉnh, và nhận ra những thứ mà mình thực sự có, và khiến chúng nói lên được tôi là người như thế nào. Một bên mắt của tôi không nhìn thấy được, nhưng tôi có thể nhìn bằng bên mắt còn lại Có thể tôi rất hay bệnh, nhưng tôi có một mái tóc rất đẹp. (Tiếng cười) (Khán giả) Rất đúng! Cám ơn nhé! Các bạn ở góc nhỏ này là tốt nhất nhé! (Tiếng cười) (Lizzie cười) Các bạn làm tôi quên dòng suy nghĩ của mình mất rồi! (Tiếng cười) Tôi đã nói đến đâu rồi nhỉ? (Khán giả) ''mái tóc...''! Đúng rồi, tôi đang nói đến mái tóc. Xin cám ơn nhé! Vì vậy, tôi có thể chọn vui vẻ hoặc buồn rầu với những thứ mình có và đôi khi còn phàn nàn về nó nữa, nhưng sau đó tôi bắt đầu nhận ra rằng: Mày sẽ để cho những ai gọi mày là quái vật định nghĩa con người mày sao? Mày sẽ để những ai từng nói "Thiêu chết nó đi!" xét đoán mày là ai sao? Không, tôi sẽ để mục tiêu, thàng công, và thành tựu định nghĩa con người tôi. Chứ không phải là vẻ bề ngoài của tôi, không phải là sự thật tôi bị khiếm thị, không phải là sự thật tôi mắc phải hội chứng mà không ai biết nó là gì. Vì thế tôi nói với chính mình là tôi sẽ làm việc cật lực và làm bất cứ điều gì có thể để bản thân trở nên tốt hơn, vì trong suy nghĩ của tôi, cách tốt nhất để tôi có thể đáp lại những người đã từng chê cười tôi, chế giễu tôi, những người từng gọi tôi là xấu xí, là quái vật đó chính là hoàn thiện con người tôi, và cho họ biết rằng: Các người có biết không? Chế giễu tôi bằng những lời lẽ tiêu cực đó ư? tôi sẽ xoay chuyển chúng, thành sức mạnh, tôi sẽ tận dụng chúng như một chiếc thang để vươn tới những mục tiêu của mình. Thật sự tôi đã làm được điều đó. Tôi đã nói với bản thân là tôi muốn trở thành một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng, Tôi muốn viết một quyển sách, tốt nghiệp đại học, lập gia đình riêng, và gầy dựng sự nghiệp riêng. 8 năm sau những ý định trên, tôi đang đứng trước quý vị đây, và còn đang thực hiện việc diễn thuyết. Vậy là tôi đã đạt được mục tiêu đầu tiên. Tôi từng muốn viết một cuốn sách; và trong vài tuần tới đây, tôi sẽ nộp bản thảo của cuốn sách thứ 3 do tôi viết. (Tiếng vỗ tay) Tôi từng muốn tốt nghiệp đại học, và tôi vừa hoàn thành xong chương trình đại học. (Tiếng reo mừng và vỗ tay) Tôi sẽ có tấm bằng cử nhân chuyên ngành nghiên cứu truyền thông của Trường Đại học Bang Texas, San Marcos, và tôi cũng có bằng phụ chuyên ngành Ngữ văn Anh. Tôi đã rất cố gắng dùng kinh nghiệm sống thực tế của mình trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, đó là những trải nghiệm mà các giáo sư của tôi lại không có. Cuối cùng, tôi từng muốn có một gia đình riêng và một sự nghiệp riêng. Kế hoạch có gia đình riêng tạm gác lại ở hiện tại, còn kế hoạch cho sự nghiệp riêng tôi nhận thấy là mình đang làm rất tốt, kể cả sự thật là khi tôi quyết định trở thành nhà diễn thuyết truyền cảm hứng, tôi về nhà, và ngồi trước laptop của mình, vào Google, và đánh dòng chữ: "Làm thế nào để trở thành một nhà diễn thuyết thật sự" (Tiếng cười) Tôi không đùa đâu! Tôi đã rất siêng năng làm việc, tôi dùng những người đã từng nói với tôi rằng tôi không thể làm việc này để khích lệ bản thân. Tôi dùng thái độ tiêu cực của họ để giúp ngọn lửa quyết tâm trong tôi luôn rực cháy Hãy tận dụng những điều đó! Hãy tận dụng những khó khăn mà quý vị gặp phải trong cuộc đời mình để giúp bản thân trở thành con người tốt hơn, bởi vì tôi dám bảm đảm với mọi người rằng, đảm bảo đấy! Chúng ta sẽ chiến thắng. Bây giờ, tôi muốn kết thúc buổi chia sẻ này bằng cách hỏi các bạn một lần nữa. Tôi muốn các bạn rời khỏi đây, hỏi bản thân điều gì định nghĩa được mình là ai. Nhưng xin hãy nhớ rằng: Can đảm bắt đầu từ giây phút này nhé! Xin cám ơn! (Tiếng vỗ tay) Khi còn bé, tôi luôn mơ có một ngày mình sẽ chạy trốn thật xa. Từ lúc 6 tuổi, tôi đã có một chiếc ba lô với một ít quần áo và đồ hộp được giấu sau một chiếc tủ đồ. Khi ấy, nỗi bồn chồn, đã hằn sâu vào tâm hồn tôi, một nỗi sợ rất tự nhiên về cuộc sống chỉ toàn lề thói và buồn tẻ. Và cứ như thế, ký ức của tôi gắn với những mộng mơ phức tạp, rằng tôi sẽ đi qua những bờ đất, hái dâu dại, và gặp đủ mọi kiểu người đang sống những cuộc đời khác lạ bên vệ đường. Năm tháng trôi qua, những nhiều cuộc phiêu lưu trong mơ tưởng của một đứa bé là tôi lúc đó -- đi ngao du và len lỏi giữa đời thực, chứ không phải trong tâm tưởng đã trở thành hiện thực qua công việc làm nhiếp ảnh gia mảng tài liệu. Nhưng không một trải nghiệm nào chân thật hơn giấc mơ thuở bé của tôi hơn việc sống và ghi hình cuộc đời của những kẻ lang thang trên khắp nước Mỹ. Đây chính là "giấc mơ du mục", là một "giấc mơ Mỹ" kiểu khác của những người du mục trẻ, những lữ khách, người đi nhờ người ăn xin và kẻ đi rong. Phần lớn chúng ta đều nghĩ kẻ đi hoang chỉ còn là sinh vật của quá khứ. Hai chữ "du mục" gợi lên một hình ảnh đen trắng xưa cũ về một người đàn ông lớn tuổi chịu nhiều sương gió, đen nhẻm vì than đá và chân đung đưa trên toa chở hàng, nhưng, đây là những bức ảnh màu và nó phản ánh sinh động một cộng đồng rong ruổi khắp đất nước, sống mãnh liệt và tự do sáng tạo, vì họ nhìn thấy những góc của nước Mỹ mà người khác không thấy được. Giống như tổ tiên của mình, dân du mục ngày nay họ rong ruổi trên những đường ray, và đường nhựa của nước Mỹ. Ban ngày, họ nhảy lên tàu chở hàng, hay ra dấu xin đi nhờ xe của bất kỳ ai, từ người lái xe tải đến những bà mẹ chở con. Đến đêm, họ ngủ dưới trời đầy sao cùng chó, mèo và chuột, nằm la liệt xung quanh. Có người tự chọn cuộc sống đường phố từ bỏ vật chất, công việc, và bằng cấp đại học để đổi lấy một chút phiêu lưu. Những người khác, họ ở dưới đáy xã hội chưa từng có cơ hội để vươn lên, đứa con nuôi bỏ nhà đi, hay thiếu niên chạy trốn để khỏi bị lạm dụng, hoặc vì gia đình không chấp nhận. Trong khi người khác thấy đây là sự thiếu thốn và thất bại về kinh tế, những lữ khách này nhìn sự tồn tại của mình qua lăng kính của giải phóng và tự do. Họ thà sống bằng cái dư thừa trong cái xã hội họ cho là lãng phí còn hơn làm nô lệ cho cơ hội phi thực tế, vì một "Giấc mơ Mỹ" cũ xưa. Họ tận dụng thực tế rằng trên đất Mỹ, có đến 40% thức ăn bị cho vào thùng rác để rồi tìm bới đồ ngon vật lạ trong những thùng rác. Họ hy sinh sự tiện nghi và đầy đủ vật chất đổi lại, họ có được không gian và thời gian để khám phá riêng một vùng sáng tạo, để được mơ, được đọc, được làm việc cùng âm nhạc, hội họa và viết lách. Nhưng nhiều mặt khác của cuộc sống này lại không hề yên bình. Không ai bỏ được con quỷ trong tâm hồn mình bằng cách trốn ra đường. Nghiện ngập có, thời tiết xấu cũng có những toa xe chở hàng gây tàn phế và chết người, và ai sống bên đường cũng có thể chứng thực có một danh sách đầy các luật khép tội những người vô gia cư. Có ai ở đây biết rằng ở nhiều thành phố của Mỹ sẽ là phạm pháp nếu bạn ngồi bên lề đường, quấn mình trong chăn, ngủ trong xe của chính mình, hay cho người lạ thức ăn không? Tôi biết được những luật này vì tôi đã chứng kiến bạn tôi và những kẻ lang thang bị tống vào tù hay bị mời hầu tòa vì đã làm những việc bị cho là tội phạm ấy. Chắc nhiều người ở đây, sẽ thắc mắc rằng ai lại chọn cuộc sống như thế, chịu những luật lệ thiếu công bằng, tìm đồ ăn trong thùng rác, ngủ dưới gầm cầu, và làm những việc thời vụ nay đây mai đó. Câu trả lời cho câu hỏi này cũng đa dạng như những người sống trên đường phố, nhưng những kẻ lang bạt này, thường chỉ đáp lại bằng 1 từ: "Tự Do". Chừng nào chúng ta chưa sống trong một xã hội mà mỗi người được đảm bảo nhận chân giá trị từ sức lao động của mình để họ có thể làm việc để sống hạnh phúc chứ không chỉ để sinh tồn, thì sẽ luôn có một nhóm người tìm kiếm những con đường rộng mở như một sự chạy trốn đến với tự do, và dĩ nhiên, là cả sự nổi loạn nữa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã nghĩ: "Mình sẽ nói về cái chết." Có vẻ là niềm đam mê của ngày hôm nay. Thực sự, đó không phải về cái chết. Điều này là không tránh được, là khủng khiếp, nhưng điều mà tôi muốn nói là tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi di sản mà con người để lại khi họ qua đời Đó mới là chính là điều tôi muốn nói. Art Buchwart để lại sự hóm hỉnh của mình qua một đoạn phim xuất hiện ngay sau khi ông mất, nói rằng: "Xin chào! Tôi là Art Buchwald, và tôi vừa chết." Và Mike, một người tôi gặp ở Galapagos, trong một chuyến đi trúng giải ở TED đang để lại ghi chú trên thế giới ảo, nơi ông ghi chép lại cuộc hành trình của mình với ung thư. Bố tôi để lại cho tôi một di sản với chữ viết của ông qua những lá thư và cuốn vở. Trong 2 năm cuối đời, khi ông lâm bệnh, ông lấp đầy cả một quyển vở với những suy nghĩ về tôi. Ông viết về những ưu, khuyết điểm của tôi cùng những góp ý nhẹ nhàng để khắc phục với những dẫn chứng cụ thể, làm gương cho cuộc đời tôi. Sau khi ông mất, tôi nhận ra chẳng còn ai viết thư cho tôi nữa Viết tay là một nghệ thuật đang dần biến mất. Tôi chỉ dùng thư điện tử, và suy nghĩ khi đánh máy, nhưng sao ta phải từ bỏ những thói quen cũ vì điều mới? Sao ta lại không thể dùng đồng thời thư tay và thư điện tử? Đã nhiều lần tôi muốn mua lại những ngày tháng xưa khi tôi quá bận đến nỗi không thể ngồi với cha, nói chuyện với cha và mua lại những ngày tháng xưa, để ôm cha, dù chỉ một lần. Nhưng đã trễ quá rồi. Đó cũng là lúc tôi giở lại những lá thư của ông và đọc, những trang giấy ông đã cầm, giờ nằm trong tay tôi và tôi thấy vẫn mãi có ông bên mình Vậy có lẽ chúng ta nên để lại cho con cháu của mình, một di sản quý giá, không phải là tiền bạc. Một di sản mang dấu ấn cá nhân như- một cuốn sổ viết tay, một lá thư lay động tâm hồn. Chỉ cần một phần nhỏ của cộng đồng khán giả của TED được truyền cảm hứng để mua một tờ giấy thật đẹp -- John, đó sẽ là giấy tái chế -- và viết một lá thư cũng thật đẹp cho một ai đó họ yêu, chúng ta thật sự có thể làm nên một cuộc cách mạng đưa con cháu chúng ta đến những lớp học viết tay Còn tôi, tôi định để lại gì cho con trai mình? Tôi thu thập những cuốn sách viết tay, những cuốn của các bạn- những khán giả biết tôi săn tìm họ vì điều đó- và cả đĩa CD nữa, Tracy. Tôi dự định xuất bản cuốn sổ của mình. Khi tôi chứng kiến thi thể cha tôi chìm trong biển lửa, tôi ngồi cạnh giàn thiêu và viết. Tôi không biết tôi sẽ làm điều này như thế nào nhưng tôi hoàn toàn bị cuốn vào việc biên soạn những suy nghĩ của cha và của tôi vào một cuốn sách và để lại cho con trai tôi. Tôi muốn kết thúc với một vài điều tôi đã viết tại buổi hỏa táng của cha tôi. Những nhà ngôn ngữ học, xin tha thứ cho ngữ pháp vì tôi không nhìn đến nó đã 10 năm rồi. Đây là lần đầu tôi lấy nó ra để mang đến đây. "Những bức tranh trong khung, hạt bụi trong lọ, nguồn năng lượng vô tận giam hãm bên trong, buộc con phải đối mặt với hiện thực, buộc con phải đối mặt với sự trưởng thành, Con đã nghe và con biết cha muốn con mạnh mẽ nhưng giờ đây, kiệt sức, bị bủa quanh và bóp nghẹt bởi dòng cảm xúc đang dâng trào khát khao gột rửa tâm hồn con, cố gắng để đứng vững một lần nữa, để tiếp tục đấu tranh và bước tiếp như cha đã dạy. Cha làm dợn sóng xoáy nước tuyệt vọng của con, nâng con dậy và đưa con tới những bến đỗ an lành, để lại được sống và yêu." Cảm ơn các bạn (Âm nhạc) ♪ Như Sách Phúc âm kể lại ♪ ♪ Cô gái Magdalene tìm viếng mộ người ♪ ♪ Nhưng cô thảng thốt rụng rời ♪ ♪ Thấy ngôi mộ rỗng mà thôi ♪ ♪ Hòn đá đã dời đi ♪ ♪ Chẳng thấy xác người đâu ♪ ♪ Trong tối tăm lạnh lẽo ♪ ♪ Khi cô vào đến cửa ♪ ♪ Thấy cảnh tượng hãi hùng ♪ ♪ Một người đến giữa hào quang ♪ ♪ Xuống từ trời vượt qua đồi Calvary ♪ ♪ Trong cơn chớp nháng ♪ ♪ Cô những muốn lưu chân người ♪ ♪ Ngài đi đâu hỡi Chúa ♪ ♪ Sao người đi quá vội ♪ ♪ Nàng chớ cản đường ta ♪ ♪ Ta chẳng có thì giờ♪ ♪ Ngày mai lúc chính ngọ sẽ hạ thủy con tàu ♪ ♪ Ta sẽ đến đó trước bình minh ♪ ♪ Ồ ta không thể lỡ ♪ ♪ Những kẻ trông chờ ta ♪ ♪ Chính bởi hảo ý Ngài mà ta sẽ sống lại? ♪ ♪ Chẳng gì ngăn bước ta. Việc ta phải tỏ ra ♪ ♪ Trong bão dông gầm thét ♪ ♪ Trong gió táp mưa sa ♪ ♪ Thiên sứ gìn giữ ta ♪ ♪ Dù tai ương, hoạn nạn ♪ ♪ Con tàu vẫn dong buồm ♪ ♪ Trong tiếng xích loảng xoảng ♪ ♪ Tiếng gỗ kêu răng rắc ♪ ♪ Vang động như ngày tận thế ♪ ♪ Khi cả núi thép chuyển mình hạ thủy ♪ ♪ Và con tàu cuối cùng ra khơi ♪ Tôi đã sinh ra và lớn lên cạnh một xưởng đóng tàu trong một thành phố nhỏ trên bờ biển đông bắc nước Anh. Hình ảnh đầu tiên trong ký ức tôi là những con tàu khổng lồ choán hết lối đi cuối một con đường, thân tàu che cả mặt trời. Sớm sớm tôi đứng trông, hàng nghìn công nhân đi qua ngọn đồi vào xưởng làm việc. Tôi thấy những công nhân đó tối tối trở về nhà. Công bằng mà nói, sống cạnh xưởng đóng tàu chẳng dễ chịu tí nào, nói gì đến làm việc ở đây. Xưởng đóng tàu là nơi ồn ào, nguy hiểm, lại rất độc hại, kỷ lục kinh hoàng về mất an toàn và hại sức khỏe. Dầu vậy, các nam nữ công nhân đang đóng những con tàu đều hết sức tự hào về công việc mà họ đã làm, lòng tự hào của họ thật chính đáng. Có những con tàu lớn nhất trên thế giới đã được đóng ngay cuối phổ tôi. Ông tôi là thợ đóng tàu, khi còn bé, tôi hay lo lắng tự hỏi, thành phố này chẳng có việc gì khác, liệu đời tôi cũng nối nghiệp đóng tàu chăng. Tôi quyết khá chắc là sẽ không theo nghiệp này. Tôi có những giấc mơ khác, không thiết thực cho lắm, nhưng từ năm lên tám tôi được thừa hưởng một cây guitar. Đó là cây đàn cũ kỹ với năm giây đã rỉ và sai điệu, nhưng tôi đã học chơi rất nhanh và biết rằng đời mình nay đã có một người bạn, một kể đồng mưu, một người đồng lõa cho kế hoạch đào thoát khỏi cái chốn công nghiệp kỳ quái này. Đúng như ai nói, nếu ta mơ điều gì cháy bỏng, nó sẽ xảy ra. Có thể là thế, cũng có thể tôi đã gặp may, nhưng đây là giấc mơ tôi. Tôi mơ tôi sẽ rời thành phố này, giống như những con tàu đã đóng, khi được hạ thủy, tôi cũng không bao giờ quay lại. Tôi mơ thành người sáng tác bài hát, và tôi sẽ hát lên những bài hát đó cho đông đảo người nghe trên thế giới, và tôi sẽ nhận được thật nhiều tiền, tôi sẽ nổi tiếng, tôi sẽ lấy một người vợ đẹp, tôi sẽ có con, sẽ chăm sóc gia đình, mua một ngôi nhà rộng ở miền quê, nuôi chó , trồng nho, có phòng bày đầy giải thưởng Grammy, đĩa pbạch kim và các thứ. Nghe được đấy chứ, phải không các bạn? (Cười) Nhưng rồi một hôm, lời ca câm bặt, trước đây đã có lúc tôi bị cạn hứng không sáng tác được, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Sự cạn hứng lần này kéo dài dai dẳng. Ngày lại ngày, ngồi trước trang giấy trắng, tôi không nghĩ ra được gì. ngày tiếp ngày, tuần tiếp tuần tháng tiếp tháng rồi năm này qua năm khác dù cố gắng cách nào đi nữa, không một bài ca. Lúc đó tôi bắt đầu phân vân tự hỏi. Mình đã làm gì khiến thần sáng tạo nổi giận để ngài bỏ tôi mà đi? Chẳng lẽ cảm hứng sáng tác dễ dàng ra đi như khi đến hay sao? Hay có một nguyên nhân gì - sâu hơn trong tâm lý chăng? Đây chính là bi kịch của Faust. Bạn được ban cho khả năng bày tỏ tiếng nói sâu thẳm bên trong, tình cảm riêng tư mình lên trang giấy, để mang niềm vui, sự phân tích, sự xem xét dùm cho mọi người và có lẽ bạn đã cho đi quá nhiều mà mất đi sự riêng tư của mình. Tuy vậy, nếu nhìn vào việc sáng tác, có thể lập luận rằng công việc mà bạn làm tốt nhất, chẳng phải là bài bạn nói về mình, mà là về người khác đấy thôi? Liệu có bao giờ làm được bài hay nhất khi bạn tránh né chính bản ngã của mình và kể câu chuyện về ai đó khác, không phải câu chuyện về chính bản thân, mà là chuyện của một người không tiếng nói, với lòng cảm thông, bạn đứng vào hoàn cảnh họ, nhìn thế giới theo cách họ nhìn? Như người ta nói, hãy viết cái mình biết. Nếu bạn không thể viết về mình nữa, thì bạn sẽ viết về ai đây? Điều trớ trêu là chính nơi tôi tranh đấu để hòng thoát ra, và cộng đồng mà tôi cố tình từ bỏ và tự mình xa lánh lại chính là nơi, chính là cộng đồng tôi phải trở về để tìm lại nguồn cảm hứng. Lập tức ngay khi tôi làm vậy, ngay khi tôi trở lại vinh danh cộng đồng nơi từ đó tôi đã lớn lên và kể chuyện về họ, thì những bài ca đã dào dạt trở về. Những bài ca ấy trào ra cuồn cuộn, như mưa lũ, những ý tưởng, con người, dọng nói, những câu ca, lời thoại, cả bài chợt hiện hình hài gần như toàn bộ, trước mắt tôi dường như lâu nay chúng đang dồn nén bao ngày bao tháng bao năm. Một trong sáng tác đầu tiên chỉ gồm những tên của những người tôi đã thân quen, họ thành nhân vật như trong một vở kịch ba chiều, họ giải thích họ là ai, họ làm gì, niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của họ về tương lai. Đây là Jackie White. Ông ấy là quản đốc xưởng đóng tàu. Tên tôi là Jackie White, quản đốc xưởng đóng tàu, ở cái cảng này, đừng ai lơ mơ với Jackie, vì tôi rắn như sắt, vô phúc cho anh nếu anh đi làm muộn khi chúng tôi phải hạ thủy một con tàu lúc triều lên. Anh có thể ra đi vào miền cực lạc, nhưng ở đây thì anh phải đi ca, và mọi người phải làm cho tận tâm, vì nếu thánh Peter đứng nơi cổng, có hỏi anh vì sao anh đến muộn, thì hãy nói với ông rằng vì bận việc đóng một con tàu. Chúng tôi đóng cả tàu chiến và tàu tuần dương cho Nữ Hoàng, tàu chở dầu cho Onassis và tất cả các loại tàu khác Chúng tôi đóng tàu có trọng tải lớn nhất từng có trên thế giới ♪ Đời đáng sống là trong xưởng đóng tàu ♪ ♪ Thép trong xưởng, tâm hồn cũng sắt ♪ ♪ Mới ngày nào chỉ là vỏ sắt ♪ ♪ Đến hôm nay đã một con tàu ♪ ♪ Đời chúng tôi rồi sẽ ra sao ♪ ♪ Nếu ai đó mang xưởng này đi bán ♪ ♪ Chỉ nơi đây đời tôi đáng sống ♪ (Vỗ tay) Đã quyết từ nay sẽ viết về người khác chứ không về chính mình, điều trớ trêu nữa là đôi khi bạn bày tỏ về con người mình nhiều hơn ý định. Bài này có tên gọi là "Đôi ủng của người đã chết," đây là câu thành ngữ cho thấy khó khăn thế nào để có việc làm; nói cách khác, anh có việc làm trong xưởng chỉ khi có ai đó vừa mới chết. hoặc bố anh rèn cho anh học việc ngay từ 15 tuổi. Nhưng đôi lúc tình thương cha đối với con có thể bị hiểu sai thành ra áp chế và thế là tham vọng của người con xem ra chỉ là một mơ ước xa xăm hão huyền. (Âm nhạc) ♪ Có ai thấy đôi ủng công tác tôi cầm đây ♪ ♪ Đôi ủng này có thể rất vừa chân con trai tôi ♪ ♪ Này đây nhận lấy, tôi tặng anh ♪ ♪ Sao anh không xỏ thử xem có vừa không? ♪ ♪ Lòng già này thật vui được thấy ♪ ♪ Anh sẽ đi đôi ủng này vào ♪ ♪ Để đứng vững bên những người thợ khác ♪ ♪ Cùng làm việc trong xưởng đóng tàu ♪ ♪ Đôi ủng này của người đã khuất dầu cũ kỹ và đã sờn quăn ♪ ♪ Khi chàng trai cần việc và chỗ đứng trong đời ♪ ♪ Lúc trong đời một người cần cắm rễ ♪ ♪ và bước ra sông bằng đôi ủng của cha ông ♪ ♪ Người cha nói, "Con trai, ta sắp chết ♪ ♪ con hãy làm điều ước cuối cùng này cho cha ♪ ♪ Con mới chỉ là một cây non, con cứ tưởng rằng con cứng cáp ♪ ♪ Nếu con muốn trở thành cây cứng cáp ♪ ♪ Trước tiên con phải có rễ chắc bền ♪ ♪ Hai chân con phải vững chãi bước đi ♪ ♪Trong đôi ủng của người đã khuất ♪ ♪ Đôi ủng này của người đã khuất dẫu cũ sờn và mép quăn queo ♪ ♪ Khi chàng trai cần việc và chỗ đứng trong đời ♪ ♪ Thì đây là lúc đặt nền móng ♪ ♪ Và bước ra xưởng tàu bằng đôi ủng của cha ông ♪ ♪ Tôi nói với cha, "Tại sao con phải làm như vậy? ♪ ♪ Sao con phải nghe cha?" ♪ ♪ Tôi cảm nhận được bàn tay cha ♪ ♪ Tôi còn nhớ ♪ ♪ Chẳng phải sự hiền từ của cha làm hư tôi ♪ ♪ Giờ đây, các bạn biết ♪ ♪ Tôi có kế hoạch cho riêng mình, tôi sẽ bỏ nơi này ♪ ♪ Khi tôi đến tuổi trưởng thành vào tháng Chín ♪ ♪ Đôi ủng của người đã khuất nó thuộc đường đi xuống sườn đồi ♪ ♪ Đôi ủng cứ việc tự mình cất bước đường nó đi chẳng bận đến tôi ♪ ♪ Tôi có nhiều lựa chọn, tôi có nhiều đường khác ♪ ♪ Đừng hòng ai nhìn thấy tôi đi đôi ủng này của những người đã chết ♪ ♪ Làm sao cha tôi lại nghĩ ♪ ♪ Kết cục đời tôi lại giống như ông ♪ ♪ Khi ông qua đời không một xu dính túi ♪ ♪ Không có cái bô để đi tiểu đêm ♪ ♪ Không lẽ cha muốn đời tôi cũng vậy ♪ ♪ Không lẽ đây là ước muốn cuối cùng? ♪ ♪ Cha bảo, "Vậy rồi đây con sẽ làm gì?" ♪ ♪ Tôi nói,"Bất cứ việc gì, chỉ trừ nghề này!" ♪ ♪ Đôi ủng của người đã khuất nó thuộc đường đi xuống sườn đồi ♪ ♪ Nó có thể tự đi và có thể nó sẽ đi ♪ ♪ Nhưng nó không đi cùng đường với tôi vì tôi đã rẽ sang con đường khác ♪ ♪ Tôi đã chán ngấy lắm rồi, tôi sẽ lựa chọn cho tôi ♪ ♪ Cả thảy đời cha còn lại là chiếc thánh giá trên tường ♪ ♪ Con không cần cái gì của cha, con chẳng cần cái gì sất cả ♪ ♪ Không lương hưu, không thù lao rẻ mạt, trắng tay ở cuối cuộc đời ♪ ♪ Cha hiểu con một chút, con không hề chọn giống như cha ♪ ♪ Xin từ nay thôi thuyết phục, thôi tranh luận giữa hai ta ♪ ♪ Cha sẽ qua đời trước khii được thấy con lên đường bằng đôi ủng ông cha ♪ (Vỗ tay) Cám ơn. Khi nào người ta hạ thủy một con tàu lớn, người ta thường mời các chức sắc từ London đi tàu đến để đọc diễn văn, bật chai Sâm-banh ở trước mũi tàu, trước khi cho con tàu hạ thủy ra với dòng sông, ra với đại dương. Thỉnh thoảng, với những con tàu rất là quan trọng, họ mời những người trong hoàng gia đến, Công tước xứ Edinburgh, Công chúa Anne hoặc ai đó. Các bạn còn nhớ, cách đây cũng chưa lâu, người ta vẫn nghĩ, những người trong hoàng gia Anh có quyền năng chữa lành bệnh tật. Những cháu nhỏ ốm đau được người ta đưa tới để chạm tay vào chiêc áo choàng của vua hay hoàng hậu, những mong khỏi được những tật nguyền kinh khủng kinh niên. Thời tôi cái đó không còn nữa nhưng chúng tôi vẫn náo nức làm sao. Hôm đó ngày hai thủy con tàu, thứ Bảy, mẹ mặc cho tôi bộ đồ đẹp nhất, bộ đi lễ ngày Chủ nhật. Tôi không hài lòng với mẹ cho lắm. Tất cả trẻ con đều đổ ra đường, tay cầm lá cờ nước Anh để vẫy, trên đỉnh đồi tôi thấy đoàn mô-tô hộ tống hiện ra. ở giữa đoàn mô-tô, có chiếc xe Rolls-Royce lớn màu đen ngồi trong chiếc Rolls-Royce là nữ hoàng nước Anh. Đây là sự kiện trọng đại. Cuộc diễu hành tiếp tục theo nghi lễ nhà nước dọc con phố nhà tôi, khi đám diễu hành tiến về phía nhà tôi, tôi liền vẫy cờ nhiệt tình, hướng về phía Nữ Hoàng. Tôi trông thấy bà và bà đường cũng thấy tôi. Bà nhận ra tôi. Bà vẫy tay và cười. Tôi vẫy cờ hăng hái hơn. Chúng tôi trao đổi với nhau trong một thoáng, tôi và Nữ Hoàng. Bà đã nhận ra tôi. Rồi bà đi tiếp. Tôi chẳng được chữa lành gì cả. Thực ra là ngược lại mới phải. Tôi bị nhuốm bệnh. Tôi bị nhuốm bệnh bởi một ý nghĩ. Tôi không thuộc về con phố này. Tôi không muốn sống trong căn nhà này. Tôi không muốn chôn vùi đời trong cái xưởng này. Tôi muốn ngồi trong chiếc xe kia. (Cười) Tôi muốn một cuộc đời rộng lớn hơn. Một đời sống vượt ra khỏi thành phố này. Vượt ra khỏi sự tầm thường. Đó là quyền của tôi. Quyền của tôi cũng chính đáng như của Nữ Hoàng. Nên mới có hôm nay tôi đến với TED, để kể lại câu chuyện mình, một điều hiển nhiên có thật rằng có mối liên hệ cộng sinh và máu thịt giữa người kể chuyện và cộng đồng mình, giữa cộng đồng và nghệ thuật, giữa cộng đồng, khoa học và công nghệ, giữa cộng đồng và nền kinh tế. Tôi tin rằng lý thuyết kinh tế trừu tượng chối bỏ những nhu cầu của cộng đồng, hoặc chối bỏ sự đóng góp của cộng đồng là thiển cận, tàn nhẫn và vô lý. (Vỗ tay) Dù bạn là ngôi sao nhạc Rock là người thợ hàn trong xưởng đóng tàu, là người dân bộ lạc trên thượng nguồn Amazon, hay là Nữ Hoàng nước Anh, thì đến cuối cuộc đời, chúng ta đều ở trên một con thuyền. ♪ Aye, người lính bộ binh cáu sườn ♪ ♪ Anh thấy nữ hoàng đi taxi ra bến tàu ♪ ♪ Người phu khuân vác giật mình thấy hành lý hoàng gia quá sơ sài ♪ ♪ Hối hả dẫn bà và 3 con chó xồm đi về phía sau toa hàng ♪ ♪ Vì con tàu quá chật toàn giới quý tộc Châu Âu ♪ ♪ Và chả có ai còn khoe mình về năng lực mình hơn người ♪ ♪ Người ta đang tranh dành chỗ ngồi ♪ ♪ Tha lỗi cho tôi, Quý Ngài ♪ ♪ Xin đi về chỗ của mình, đây là chỗ của tôi ♪ ♪ "Aye, họ đi đâu thế nhỉ? "♪ ♪ Những người phu khuân vác hỏi nhau ♪ ♪ Tai sao họ đi Newcastle và không dám trễ ♪ ♪ Vì họ sắp hạ thủy một con tàu ở tại Tyne lúc triều lên ♪ ♪ Và họ đến từ khắp nơi gần cũng như xa xôi ♪ ♪ Có cả Dalai Lama ♪ ♪ và Giáo Hoàng đến từ Rome ♪ ♪ Từ mọi cung điện ở Châu Âu toàn nơi quyền quý cao sang ♪ ♪ Đây Công tước xứ Cornwall và Hoàng tử xứ Wales ♪ ♪ Nhìn xem mũ và áo đuôi tôm sao trông họ tàn tạ thế kia ♪ ♪ Ồ, họ chưa có vé ♪ ♪ Không sao, chuyện vặt thôi mà ♪ ♪ Chẳng có thời gian mua vé đến mình ai nấy cứ vào ♪ ♪ Néu không vào được bến tàu vào tù chứ còn đi đâu ♪ ♪ Khi con tàu cuối dong buồm ♪ ♪ Tiếng xích sắt kêu loảng xoảng ♪ ♪ Tiếng gỗ vặn mình răng rắc ♪ ♪ Vang động như ngày tận thế ♪ ♪ Khi cả núi thép khổng lồ chuyển mình thẳng hướng đại dương ♪ ♪ Và con tàu cuối dong buồm ♪ ♪ Dù hứa hẹn thế nào ♪ ♪ Dù làm lụng ra sao ♪ ♪ Dù chức danh địa vị của bạn thế nào đi nữa ♪ ♪ Nhân danh Cha Nhân danh Con ♪ ♪ Bất luận bao nhiêu bôn ba bạn đã gắng sức trong đời ♪ ♪ Trên Trời dưới đất hay dưới ánh Mặt trời ♪ ♪ Khi con tàu cuối ra khơi ♪ ♪ Tiếng xích sắt kêu loảng xoảng ♪ ♪ Tiếng gỗ vặn mình răng rắc ♪ ♪ Vang động như ngày tận thế ♪ ♪ Khi cả núi thép khổng lồ chuyển mình thẳng hướng đại dương ♪ ♪ Và con tàu cuối ra khơi ♪ Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài hát của tôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Okay, nếu ai thuộc thì hãy hát cùng tôi. (Âm nhạc) (Vỗ tay) ♪ Thương ôi kẻ đắm tàu ♪ ♪ lạc trên đảo quạnh hiu giữa biển ♪ ♪ Thêm một ngày không có ai ♪ ♪ Không có ai ngoài tôi, hỡi ôi ♪ ♪ Sự cô đơn làm tôi kiệt sức ♪ ♪ Cứu tôi với, không tôi chết vì tuyệt vọng ♪ ♪ Tôi xin gửi bức điện S.O.S. đến cuộc đời ♪ ♪ Tôi xin gửi bức điện S.O.S. đến cuộc đời ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu ♪ ♪ Bức điện để trong chai ♪ ♪ Bức điện để trong chai ♪ ♪ Một năm đã qua từ khi tôi gửi đi bức điện ♪ ♪ Lẽ ra tôi phải hiểu điều này ngay từ đầu ♪ ♪ Chỉ hy vọng mới giúp tôi sống được ♪ ♪ Tình yêu chữa lành cuộc sống của anh ♪ ♪ nhưng cũng có thể làm tan nát trái tim anh ♪ ♪ Tôi xin gửi bức điện S.O.S. đến cuộc đời ♪ ♪ Tôi xin gửi bức điện S.O.S. đến cuộc đời ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu này ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu này ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu này ♪ ♪ Bức điện ở trong chai ♪ ♪ Bức điện ở trong chai ♪ ♪ Bức điện ở trong chai ♪ ♪ Bức điện ở trong chai ♪ ♪ Bước ra ngoài sáng nay ♪ ♪ Ngỡ ngàng thay điều tôi thấy ♪ ♪ Có một trăm tỉ cái chai ♪ ♪ Dạt vào bờ biển sáng nay ♪ ♪ Không phải chỉ mình tôi cô đơn ♪ ♪ Một trăm tỉ người cũng đắm tàu lận đận ♪ ♪ đang tìm một nơi nương náu ♪ ♪ Tôi xin gửi bức điện S.O.S. đến cuộc đời ♪ ♪ Tôi xin gửi bức điện S.O.S. đến cuộc đời ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu ♪ ♪ Tôi mong ai đó nhận được lời cầu cứu ♪ ♪ Bức điện để trong chai ♪ ♪ Bức điện để trong chai ♪ ♪ Bức điện để trong chai ♪ ♪ Bức điện để trong chai ♪ Giờ các bạn hãy hát theo tôi okay, phần tiếp theo. Đoạn này rất dễ. Ta cùng hát. Nào bắt đầu. ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Nào ta hát lên. Khán giả: ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Sting: ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Khán giả: ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Sting: ♪ Tôi gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Khán giả: ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Sting: ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Khán giả: ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ Sting: ♪ Gửi đi ♪ ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ ♪ Gửi đi bức điện S.O.S. ♪ ♪Yoooooooo♪ Cám ơn, TED. Chúc ngủ ngon. (Vỗ tay) Tôi từng thấy UFO một lần. Khi đó tôi chừng tám, chín tuổi, đang chơi đùa trên phố với một người bạn lớn hơn vài tuổi, và chúng tôi thấy một chiếc đĩa bạc nhẵn nhụi lơ lửng trên những ngôi nhà. Chúng tôi nhìn nó trong vài giây, và rồi nó biến mất nhanh không tin nổi. Dù chỉ là một đứa trẻ, tôi vẫn bực bội vì nó không tuân theo các quy luật vật lý. Chúng tôi chạy vào nhà kể với người lớn, và họ tỏ ra hoài nghi -- bạn cũng thấy nghi ngờ mà, phải không? Tôi đã phục thù được sau vài năm: một trong số những người đó kể, "Tối qua tôi thấy một cái đĩa bay. Lúc đó tôi đang rời quán rượu sau khi uống vài ly." Tôi cắt lời ông ta: "Tôi có thể giải thích cho việc này." (Tiếng cười) Các nhà tâm lý học đã chỉ ra ta không thể tin vào não bộ là chúng nói sự thật. Rất dễ để tự đánh lừa bản thân. Tôi đã thấy thứ gì đó, nhưng rồi cũng giống như tôi đã thấy tàu bay ngoài hành tinh, hay chỉ là não tôi hiểu sai dữ liệu mắt tôi cung cấp? Kể từ đó tôi đã luôn tự hỏi: Tại sao ta không nhìn thấy những đĩa bay trên trời? Cuối cùng, tại sao ta không tìm thấy sự sống bên ngoài vũ trụ? Đây là một câu đố, và tôi đã thảo luận về nó với rất nhiều chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau suốt hơn ba thập niên qua. Và không đạt được sự nhất trí nào. Frank Drake bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu người ngoài hành tinh từ năm 1960 -- cho đến nay, vẫn không thấy gì. Và với mỗi năm trôi qua, sự tìm kiếm vô ích này, sự thiếu bằng chứng về dấu hiệu ngoài hành tinh càng trở nên rắc rối hơn vì lẽ ra ta nên thấy họ rồi chứ, không phải sao? Vũ trụ đã 13,8 tỷ năm tuổi, xấp xỉ vậy. Nếu ta lấy tuổi của vũ trụ bằng một năm, thì loài người chúng ta ra đời vào khoảng 12 phút trước nửa đêm, ngày 31 tháng Mười hai. Nền văn minh phương Tây đã tồn tại trong vài giây. Nền văn minh ngoài trái đất có thể đã bắt đầu trong những tháng hè. Hãy tưởng tượng nền văn minh mùa hè đó đang phát triển một trình độ công nghệ tiên tiến hơn chúng ta, dĩ nhiên dựa trên vật lý đã thừa nhận, Tôi không nói về lỗ sâu vũ trụ hay động cơ siêu việt -- sao cũng được -- chỉ là một phép ngoại suy của loại công nghệ mà TED ca ngợi. Nền văn minh đó có thể lập trình những máy thăm dò tự tái tạo để thăm dò từng hệ thống hành tinh trong dải ngân hà. Nếu họ phóng những máy thăm dò đầu tiên ngay sau nửa đêm của một ngày tháng Tám, thì trước bữa sáng cùng ngày hôm đó, họ đã có thể xâm chiếm ngân hà. Sự xâm chiếm ngân hà không quá khó khăn, chỉ là sẽ tốn thời gian. Một nền văn minh từ bất kì đâu trong hàng triệu thiên hà đã có thể xâm chiếm thiên hà của chúng ta. Nghe xa vời quá phải không? Có lẽ là vậy, nhưng người ngoài hành tinh sẽ không hoạt động dễ nhận biết như vậy -- đặt thế giới của họ quanh một ngôi sao để đón ánh sáng mặt trời miễn phí, cộng tác tại Wikipedia Galactica, hoặc hét lớn cho cả vũ trụ biết "Chúng tôi ở đây này"? Vậy họ đang ở đâu? Đây là câu đố vì chúng ta mong đợi những nền văn minh này có tồn tại? Sau cùng, có thể có một ngàn tỷ hành tinh trong dải ngân hà -- có thể nhiều hơn. Bạn không cần kiến thức đặc biệt nào để suy nghĩ về câu hỏi này, và tôi khám phá cùng nhiều người trong suốt nhiều năm. Và tôi phát hiện họ thường đóng khung suy nghĩ của mình khi nói đến những rào cản mà cần phải xóa bỏ nếu một hành tinh có nền văn minh giao tiếp. Và họ thường nhận diện bốn rào cản chủ yếu. Khả năng sinh sống -- đó là rào cản đầu tiên. Chúng ta cần một hành tinh chính là "vùng thích hợp," nơi mà nước chảy như chất lỏng. Chúng ở ngoài kia. Năm 2016, nhiều nhà thiên văn xác nhận có một hành tinh mang sự sống của ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri -- gần tới nỗi dự án Breakthrough Starshot lên kế hoạch gửi máy thăm dò tới đó. Chúng ta trở thành những sinh vật du hành giữa các vì sao, Không phải nơi đâu cũng sống được. Vài nơi quá gần ngôi sao nào đó và bị hun cháy, Vài nơi lại quá xa và lạnh lẽo. Sự phát sinh tự nhiên -- phát sinh sự sống từ không có gì -- Đó là rào cản thứ hai. Những thứ tạo nên sự sống không chỉ có ở Trái Đất: Amino axit được tìm thấy ở sao chổi, Các phân tử hữu cơ trong những đám mây bụi giữa các vì sao. Nước có ở ngoài hệ mặt trời. Nguyên liệu đều ở đó, chúng ta chỉ không biết làm sao chúng tạo nên sự sống, và có lẽ có những nơi sự sống không được tạo ra. Sự phát triển của nền văn minh công nghệ là rảo cản thứ ba. Có người nói chúng ta đã chia sẻ hành tinh này với những trí tuệ ngoài hành tinh. Một nghiên cứu năm 2011 cho biết, loài voi có thể hợp tác để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu năm 2010 cho biết, một con bạch tuộc bị nhốt có thể nhận diện những người khác nhau. Nghiên cứu năm 2017 cho thấy quạ có thể lên kế hoạch những sự kiện tương lai -- những sinh vật thông minh, tuyệt diệu -- nhưng chúng không thể hiểu được dự án Breakthrough Starshot, và nếu chúng ta biến mất hôm nay, chúng sẽ không tiếp tục Breakthrough Starshot nữa -- mà vì sao chúng nên chứ? Tiến hóa không coi du hành không gian như mục tiêu cuối. Sẽ có những nơi mà sự sống không sinh ra công nghệ tiên tiến. Giao tiếp vượt qua không gian là rào cản thứ tư. Có thể những nền văn minh tiên tiến chọn khám phá không gian bên trong hơn là không gian bên ngoài, hoặc bố trí ở khoảng cách gần hơn là xa. Hoặc có thể họ chỉ không muốn một cuộc trạm chán với người hàng xóm có khả năng tiến bộ hơn và không mấy thân thiện. Sẽ có những thế giới khác, vì lý do nào đó, những nền văn minh giữ im lặng hoặc không muốn giao thiệp. Vì những rào cản đó khá cao, nên suy đoán của bạn cũng giống như người khác. Theo tôi, khi con người ngồi xuống và tính toán, họ có thể kết luận rằng có hàng ngàn nền văn minh trong ngân hà. Nhưng khi quay trở lại câu đố: Họ đang ở đâu? Thì bằng định nghĩa, UFOs -- kể cả cái mà tôi đã thấy đều không được xác định. Chúng ta đơn giản không thể suy luận chúng là tàu vũ trụ. Bạn có thể vui vẻ một chút với ý tưởng người ngoài hành tinh đang ở đây. Vài người nói nền văn minh mùa hè đã xâm chiếm dải ngân hà và gieo sự sống vào Trái Đất... hay chúng ta đang ở trong khu bảo tồn hoang dã vũ trụ -- một sở thú. Và còn nữa -- rằng chúng ta đang sống trong sự mô phỏng. Các nhà lập trình chỉ chưa hé lộ về họ. Nhưng hầu hết đồng nghiệp của tôi cho rằng tồn tại sinh vật ngoài hành tinh, ta chỉ cần tiếp tục tìm kiếm, và điều này có thể hiểu được. Vũ trụ thì bao la. Tìm một dấu tích thực khó khăn, và chúng ta vẫn chưa tìm đủ lâu. Không còn nghi ngờ nữa, chúng ta nên nghiên cứu nhiều hơn nữa. Đó là vì sự thấu hiểu nơi chốn của chúng ta trong vũ trụ. Đó là câu hỏi quan trọng đến mức chúng ta không thể làm ngơ. Nhưng có một câu trả lời rõ ràng rằng: chúng ta chỉ có một mình. Chỉ có chúng ta. Có thể có ngàn tỉ hành tinh trong ngân hà. Liệu chúng ta có là những sinh vật duy nhất suy ngẫm về câu hỏi này? Ồ, đúng vậy, vì trong bối cảnh này, ta không biết một ngàn tỷ liệu có quá lớn. Vào năm 2000, Peter Ward và Don Brownlee đã đề xuất ý tưởng Trái Đất Hiếm Hoi. Hãy nhớ về bốn rào cản đó rằng con người thường ước tính con số nền văn minh? Ward và Brownlee ước tính còn nhiều hơn thế. Hãy nhìn vào một rào cản khả thi. Đó là đề xuất mới đây của David Waltham, một nhà địa lý học. Đây là phiên bản đơn giản hóa của tôi so với tranh luận phức tạp hơn nhiều của Dave. Chúng ta có thể ở đây vào lúc này vì những cư dân trước đây trên Trái Đất đã tận hưởng bốn tỷ năm thời tiết tuyệt vời -- có biến động nhưng phần đa là như vậy. Nhưng sự ổn định khí hậu lâu dài thì rất lạ lùng, những ảnh hưởng về thiên văn có thể khiến một hành tinh trở nên nóng rẫy hay lạnh cóng. Có gợi ý cho rằng mặt trăng đã ra tay, và điều này khá thú vị vì giả thuyết đang chiếm ưu thế là mặt trăng bắt đầu xuất hiện khi Theia, với kích cỡ tương đương Sao Hỏa, đã va chạm với Trái Đất nguyên sơ. Kết quả của vụ va chạm này có thể đã tạo nên hệ Trái Đất-Mặt Trăng khác biệt. Cuối cùng chúng ta có một mặt trăng lớn cho phép Trái Đất có một độ nghiêng trục ổn định và một tốc độ quay chậm rãi. Cả hai đều tác động đến khí hậu và có người cho rằng những điều đó giúp điều hòa sự thay đổi khí hậu. Tuyệt vời, phải không? Nhưng Waltham cho biết nếu mặt trăng chỉ lớn hơn vài dặm nữa, thì mọi thứ sẽ khác. Trục quay của Trái Đất ngày nay sẽ di chuyển hỗn loạn. Và khí hậu sẽ thay đổi nhanh chóng -- không tốt cho sự sống phức tạp. Mặt trăng đang có kích cỡ phù hợp: lớn, nhưng không quá lớn. Mặt trăng "vừa đủ" quanh một hành tinh "vừa vặn" -- có lẽ cũng là một rào cản. Bạn có thể nghĩ ra nhiều rào cản nữa. Ví dụ, những đơn bào đã xuất hiện cách đây hàng tỷ năm... nhưng có lẽ sự phát triển của sự sống phức tạp cần nhiều sự kiện hơn thế. Một khi sự sống trên Trái đất đã đạt tới thể đa bào và những cấu trúc gen phức tạp, và tình dục, những cơ hội mới đã mở ra: và động vật xuất hiện. Nhưng có thể đó là số phận cho nhiều hành tinh khi sự sống chỉ dừng lại ở thể đơn bào. Chỉ là minh họa thôi, để tôi chỉ ra bốn rào cản khác nữa ngoài bốn cái kể trên mà con người đã chặn đường giao tiếp với các nền văn minh. Một lần nữa, chỉ để minh họa thôi, giả sử, có 1/1000 cơ hội để vượt qua các rào cản. Tất nhiên sẽ có các cách khác nhau để xử lí các rào cản, một vài cơ hội sẽ tốt hơn con số 1/1000. Thực tế, có thể có nhiều rào cản hơn và một số cơ hội sẽ là một trên một triệu. Thử nhìn những gì diễn ra ở bức tranh này. Nếu ngân hà có một nghìn tỷ hành tinh, có bao nhiêu hành tinh có nền văn minh có trí tuệ như chúng ta, những dự án như Breakthrough Starshot? Khả năng sinh tồn -- phải ở đúng hành tinh xung quanh vì sao thích hợp -- thì ngàn tỷ trở thành một tỷ. Sự ổn định -- một khí hậu ôn hòa cho sự vĩnh cửu -- thì một tỷ chỉ còn một triệu. Sự sống bắt đầu -- một triệu thành một nghìn. Sự sống phức tạp phát triển -- thì một ngàn chỉ còn có một. Những công cụ tinh vi phát triển -- một hành tinh trong một ngàn thiên hà. Để hiểu về vũ trụ, Công nghệ trong khoa học và toán học cần phát triển -- đó là một hành tinh trong một triệu thiên hà. Để vươn tới các vì sao, họ cần phải có giao tiếp xã hội, có khả năng thảo luận những khái niệm trừu tượng với nhau dùng ngữ pháp phức tạp -- chỉ có một hành tinh trong một tỷ thiên hà. Và phải tránh được thảm họa -- không chỉ do bản thân gây ra mà từ thiên nhiên nữa. Hành tinh ở cạnh sao Cận Tinh, năm ngoái đã nổ tung bởi một sao lóe sáng. Hành tinh trong một nghìn tỷ thiên hà, cũng như trong vũ trụ hữu hình. Tôi nghĩ chúng ta cô độc. Những cộng sự đồng ý với tôi rằng chúng ta cô độc thường thấy một rào cản ở phía trước -- khủng bố sinh học, nóng lên toàn cầu, chiến tranh. Một vũ trụ tĩnh lặng bởi vì công nghệ tạo nên rào cản đến sự phát triển của một nền văn minh thực thụ. Thật đáng buồn phải không? Tôi muốn nêu lên quan điểm đối lập. Tôi lớn lên cùng với "Star Trek" và "Forbidden Planet," và đã nhìn thấy đĩa bay một lần, nên tôi thấy ý tưởng rằng chúng ta cô độc trong vũ trụ thật đáng buồn. Nhưng với tôi, sự tĩnh lặng của vũ trụ đang nói rằng "Chúng ta là sinh vật gặp may." Tất cả rào cản đều ở sau lưng. Chúng ta là loài duy nhất xóa bỏ những rào cản -- là loài duy nhất có thể tự quyết định số mệnh. Và nếu chúng ta biết trân trọng sự đặc biệt của hành tinh này, tầm quan trọng trong chăm sóc ngôi nhà chung và tìm kiếm những nơi chốn khác, chúng ta thật may mắn khi nhận thức được về vũ trụ, loài người có thể tồn tại lâu hơn. Và tất cả những điều tuyệt diệu đó ta cho rằng người ngoài hành tinh đã đạt được trong quá khứ, có thể là tương lai. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng ta lúc nào cũng bàn về tôn giáo. (Cười) Christopher Hitchens vĩ đại từng viết cuốn "God Is Not Great" (Chúa Không Vĩ Đại) có phụ đề là "Religion Poisons Everything" (Tôn Giáo Đầu Độc Tất Cả) (Cười) Nhưng vào tháng trước, trên tạp chí Time, tôi đã gặp Linh mục David Wolpe, người được coi là giáo sĩ của nước Mỹ, phát biểu, nhằm cân bằng sự đối lập giữa các đặc tính tiêu cực đó, không một hình thức biến đổi xã hội nào quan trọng, có thể xảy ra nếu không thông qua các tổ chức tôn giáo. Bây giờ, những điều đáng lưu ý về khía cạnh tiêu cực và tích cực đã tồn tại từ lâu, tôi có một vật trong túi mình, từ thế kỉ đầu tiên trước Công nguyên vào thời của Lucretius, tác giả quyển " On the Nature of Things," (Bản chất của sự việc) đã từng nói, "Tantum religio potuit suadere malorum" - Lẽ ra tôi nên nhớ nằm lòng câu nói ấy - câu nói thể hiện sức mạnh của tôn giáo trong việc cổ vũ mọi người làm điều xấu , và ông đã nói lên sự thật, về quyết định của Agamemnon khi đặt con gái của mình, Iphigenia, lên tế đài hy sinh để giữ gìn những triển vọng cho quân đội của mình. Vì thế, đã có nhiều cuộc tranh luận kéo dài qua nhiều thế kỉ, trong trường hợp đó, thật ra thì, chúng ta có thể bàn suốt thiên niên kỉ về chủ đề tín ngưỡng. Con người nói rất nhiều về nó, và họ nói về điều tốt lẫn điều xấu và cả những điều bình thường về nó. Điều tôi muốn khuyên bạn hôm nay chỉ là một lời vô cùng đơn giản, những cuộc tranh luận đó ít hay nhiều đều hết sức phi lí bởi vì không có những điều tương tự như tôn giáo dám đưa ra những luận điệu này. Không có cái được gọi là tôn giáo, và vì vậy, không thể xác định được điều đó là tốt hay xấu. Cũng không thể coi là bình thường được. Và nếu bạn nghĩ về những khẳng định này, nghĩ về những điều không hề tồn tại, một cách rõ ràng để thử nghiệm và xây dựng nội dung không hề có thật là đưa ra định nghĩa về điều đó rồi sau đó xem xét liệu có gì thỏa mãn được nó hay không. Tôi định bắt đầu theo con đường nhỏ đó để mở đầu bài thuyết trình hôm nay. Vì vậy, nếu bạn tra trong những quyển từ điển, và nếu bạn suy nghĩ về nó, một định nghĩa rất cơ bản về tôn giáo, là bao gồm niềm tin vào chúa hoặc những gì thuộc về tâm linh. Như tôi biết, điều này đều nằm trong rất nhiều quyển từ điển, nhưng bạn cũng sẽ tìm thấy định nghĩa thật sự trong tác phẩm của nhà văn Edward Tylor, một giáo sư chuyên ngành nhân loại học đầu tiên ở Oxford, một trong những nhà nhân loại học hiện đại đầu tiên. Trong quyển sách về văn hóa nguyên thủy của ông có đề cập đến trái tim tôn giáo là những gì mà ông gọi là thuyết vật linh, đó là, niềm tin về thế giới tâm linh, niềm tin về tinh thần. Vấn đề đầu tiên dành cho định nghĩ đó bắt nguồn từ quyển tiểu thuyết được xuất bản gần đây của Paul Beatty có tên là "Tuff". (tên một loại đá) Có một người đang nói chuyện với một linh mục. Vị giáo sĩ này nói rằng ông ấy không tin vào Chúa. Cậu ta nói "Ông là một giáo sĩ, sao ông có thể không tin vào Chúa?" Và ông ấy đáp lại "Đó là những điều tuyệt vời về người Do Thái. Bạn thực chất không cần phải tin vào Chúa, chỉ cần là người Do Thái thôi. Cho nên, nếu cậu trai này là một linh mục, và là một linh mục Do Thái, và nếu bạn phải tin vào Chúa để bày tỏ lòng mộ đạo, vậy thì chúng ta có kết luận phản trực giác vì có thể trở thành một linh mục Do Thái không tin tưởng vào Chúa, thì đạo Do Thái không phải là một tín ngưỡng. Dường như đây là một cách nghĩ phản trực giác. Có một lí luận chống lại quan điểm này. Một người bạn của tôi, một người bạn Ấn Độ, đến gặp ba mình khi cậu còn nhỏ, lúc còn là một đứa trẻ, và nói với ba mình rằng, "Con muốn nói với ba về vấn đề tôn giáo," và ông của cậu nói "Con còn quá nhỏ. Hãy quay lại đây khi con là một thiếu niên." Nên, khi cậu trở thành một thiếu niên, cậu đã quay lại, và nói với ông của cậu, "Giờ có lẽ hơi muộn vì con vừa phát hiện ra con không tin tưởng vào Chúa." Và ông của cậu, một người sáng suốt, đáp lại, "Ồ, vậy con thuộc nhóm vô thần theo tín ngưỡng của Hindu giáo." (Cười) Và cuối cùng, cậu bé này, hoàn toàn không tin vào Chúa. Tên là Đại La Lạt Ma. Ông thường nói đùa rằng ông là một trong những người vô thần hàng đầu thế giới. Nhưng đây là sự thật, vì tôn giáo của Đạt Lai Lạt Ma không bao gồm niềm tin vào Chúa. Giờ đây bạn có thể nghĩ điều này chỉ cho thấy rằng tôi đã đưa ra một định nghĩa sai cho bạn và tôi nên nghĩ ra một định nghĩa khác và kiểm tra nó trong những trường hợp như vậy và cố gắng tìm kiếm điều gì đó để hiểu được chủ nghĩa vô thần của đạo Do Thái, đạo Ấn và đạo Phật như là những hình thức của lòng mộ đạo, nhưng tôi thật sự nghĩ rằng đây là một ý kiến không hay chút nào, và lí do tôi nghĩ đây là một ý kiến không hay đó là tôi không nghĩ ra cách làm thế nào để khái niệm của chúng ta về tôn giáo đạt hiệu quả. Tôi nghĩ cách khái niệm của chúng ta về tôn giáo đạt hiệu quả. chính là chúng ta thật sự có, chúng ta có một danh sách về những mô hình tôn giáo và những phần phụ của chúng, đúng vậy, và nếu có điều gì mới tiếp theo cũng ngụ ý chỉ tôn giáo, chúng ta đặt ra câu hỏi "Chà, nó có giống với một trong những điều này không?" Đúng không nào? Và tôi nghĩ điều đó không chỉ về cách chúng ta nghĩ về tôn giáo thế nào, và đó, ví dụ như, từ quan điểm của chúng ta, bất cứ cái nào trong danh sách đó tốt hơn để định nghĩa một tôn giáo, đó là lí do tôi không nghĩ bảng thống kê tôn giáo, ngoại trừ đạo Phật và đạo Do Thái có cơ hội trở thành một nguồn khởi đầu tốt, vì chúng có trong danh sách của chúng ta. Nhưng tại sao chúng ta có một danh sách như vậy? Chuyện gì sẽ xảy ra? Làm sao có thể xảy ra chuyện chúng ta có danh sách này được? Tôi nghĩ câu trả lời khá là đơn giản và chuyện vẫn còn sơ thảo và còn gây tranh cãi. Tôi chắc chắn có nhiều người sẽ không tán thành chuyện này, nhưng đây là câu chuyện của tôi, và nó đúng hay không, nó vẫn là câu chuyện mà tôi nghĩ giải thích được cho bạn làm cách nào chúng ta có được danh sách, và từ đó giúp bạn nghĩ về cách dùng của danh sách là gì. Tôi nghĩ câu trả lời là, những người du hành Châu Âu, đại khái bắt đầu từ thời của Columbus, bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới. Họ đến từ văn hóa đạo Cơ Đốc, và khi họ đến một nơi mới, họ đã chú ý thấy nhiều người không theo đạo Cơ Đốc, và vì vậy họ tự vấn chính mình câu hỏi sau đây: họ theo đạo gì ngoài đạo Cơ Đốc? Và danh sách đó được thiết lập ngay. Danh sách bao gồm nhiều điều về những người không mang đạo Cơ Đốc. Lúc này có một trở ngại trong việc tiến hành theo cách đó, cách mà người theo đạo Cơ Đốc cực kì, ngay cả có trong sách sách đó, một truyền thống vô cùng đặc trưng. Nó gồm tất cả những điều mà mà rất, rất ư là cụ thể đó là những kết quả của những đặc trưng của lịch sử đạo Cơ Đốc, và một điều đó là trọng tâm của danh sách, một điều trọng tâm trong sự hiểu biết hầu hết của người đạo Cơ Đốc, là kết quả của đặc trưng lịch sử của đạo Cơ Đốc, đó là một tôn giáo tôn thờ tín ngưỡng tuyệt đối. Đó là tôn giáo mà nhiều người thật sự quan tâm về việc liệu bạn có tin vào những điều đúng đắn hay không. Lịch sử đạo Cơ Đốc, lịch sử nội tại của đạo Cơ Đốc, phần lớn là câu chuyện của những người chém giết lẫn nhau vì họ đã tin vào điều sai trái, và nó cũng liên quan đến những cuộc tranh đấu với các tôn giáo khác, rõ ràng nhất là vào thời Trung Cổ, một cuộc tranh đấu với đạo Hồi, mà, một lần nữa, là việc không tin vào Chúa, thật ra thì, họ đã không tin vào những điều đúng đắn, việc đó dường như khá chướng mắt đối với những người theo đạo Cơ Đốc. Giờ đây, đó là một nền lịch sử vô cùng cụ thể và riêng biệt mà đạo Cơ Đốc có được, và không phải khắp nơi đều có tất cả mọi thứ mà từng được đưa vào trong danh sách đại loại như vậy. Tôi nghĩ là còn một vấn đề khác nữa. Một việc rất cụ thể đã xảy ra. Chuyện này phải đề cập đến sớm hơn, nhưng một việc cụ thể đã xảy ra trong lịch sử của người đạo Cơ Đốc mà chúng ta thấy được quanh ta hầu như tập trung ở nước Mĩ ngày nay, và chuyện đã xảy ra vào cuối thế kỉ 19, và chuyện cụ thể đó đã xảy ra vào cuối thế kỉ 19 là một loại thỏa thuận bị phá vỡ giữa khoa học, cách mới để tổ chức chính quyền tài trí, và tôn giáo. Nếu bạn nghĩ về thế kỉ 18, phát biểu, nếu bạn nghĩ về cuộc sống trí thức trước thời điểm cuối thế kỉ 19, bất cứ những gì bạn nói, bất cứ điều gì bạn nghĩ, liệt đó có là thế giới vật chất, thế giới con người, thế giới tự nhiên tách biệt khỏi thế giới con người, hoặc giá trị đạo đức, bất cứ điều gì bạn làm sẽ được đóng khung ngược lại với nền tảng những giả thuyết thuộc về tôn giáo, những giả thuyết về đạo Cơ Đốc. Bạn không thể giải thích về thế giới tự nhiên mà không nói bất cứ điều gì về mối quan hệ của nó, ví dụ, một câu chuyện về tạo hóa trong truyền thống đạo Abraham, câu chuyện về tạo hóa trong quyển kinh Torah đầu tiên. Vì vậy mọi thứ được định hình theo cách đó. Nhưng điều này thay đổi vào cuối thế kỉ 19, và lần đầu tiên, con người có thể phát triển nhiều việc làm thuộc trí thức đứng đắn như những nhà viết sử giống Darwin. Darwin đã lo lắng mối quan hệ giữa những gì ông phát biểu và những sự thật về tôn giáo, nhưng ông có thể khơi nguồn, ông có thể viết sách, về chủ đề của ông mà không cần nói rõ về mối quan hệ với những luận điệu tôn giáo, và tương tự, nhà địa chất ngày càng bàn nhiều về vấn đề này, Vào đầu thế kỉ 19, nếu bạn là một nhà địa chất và đưa ra lập luận về tuổi của Trái Đất, bạn phải giải thích liệu chuyện đó có phù hợp, chuyện đó như thế nào hay thậm chí là không phù hợp với độ tuổi của Trái Đất căn cứ vào sách Sáng Thế. Vào cuối thế kỉ 19, bạn có thể chỉ cần viết một quyển sách giáo khoa địa chất mà bạn có đưa ra những tranh luận về số tuổi của Trái Đất là bao nhiêu. Cho nên có một sự thay đổi lớn, và sự phân chia đó, sự phân chia lao động theo trí thức diễn ra như tôi nói, tôi suy nghĩ, và nó ngày càng được củng cố vào cuối thế kỉ 19 ở Châu Âu, có một sự phân chia lao động theo tri thức thật sự và bạn có thể làm rất cả mọi việc quan trọng, ngay cả gia tăng việc làm trong triết học mà không bị ràng buộc bởi cách nghĩ, "À, điều tôi phải nói nhất định phù hợp với những sự thật ẩn sâu trong tôi nhờ vào truyền thống tôn giáo." Vì vậy, tưởng tượng ai đó được sinh ra trên cõi đời này, sinh ra trong thời điểm cuối thế kỉ 19, sinh sống ở quốc gia, nơi mà tôi từng trưởng thành, Ghana, cái nôi xã hội nơi tôi lớn lên, Asante, được sinh ra đời vào thời điểm giao thời của thế kỉ 20 cùng với câu hỏi này tạo ra một danh sách: ngoài đạo Cơ Đốc thì họ còn có gì nữa? À, còn một việc ông ấy muốn đề cập, và nhân đây, từng có người đã thật sự hoàn thành việc này. Tên ông ấy là đại úy Rattray, ông được phái đi với thân phận là nhà nhân loại học của chính phủ Anh, và ông đã viết một quyển sách về tôn giáo của vùng Asante. Đây là chiếc phù hiệu. Có rất nhiều ở viện bảo tàng của Anh. Tôi có thể kể bạn nghe một câu chuyện thú vị khác về cách mà nhiều thứ trong số đó diễn ra trong xã hội của tôi đã kết thúc tại viện bảo tàng của Anh, nhưng chúng ta không có thời gian cho chuyện đó. Và vật này chính là một chiếc phù hiệu. Chiếc phù hiệu này là gì? Nó là vật được đeo ở quanh cổ của những người lính bảo vệ dưới thời trị vì của vua vùng Asante. Công việc của họ là gì? Sẽ mất một thời gian dài để giải thích làm thế nào chiếc phù hiệu có thể trở thành một thứ có thể bị cuốn trôi đi, nhưng đại úy Rattray đã biết được đây là tín ngưỡng, vì những chiếc phù hiệu như vậy từng xuất hiện trong vở kịch rồi. Và tương tự, có nhiều thứ khác nữa, nhiều cách luyện tập khác nữa. Vì dụ, mỗi lần có ai đó uống rượu, dù ít hay nhiều, họ đổ một ít lên mặt đất, hình thức này được gọi là tưới rượu cúng tế, và họ đưa một ít cho tổ tiên của mình. Ba tôi đã từng làm như vậy. Mỗi lần ông ấy mở một chai rượu whiskey, mà tôi mừng đến độ phải thốt lên là chuyện bình thường, ông sẽ mở nút bần của chai sau đó đổ một ít lên mặt đất, và ông cũng sẽ nói với, ông sẽ nói với Akroma-Ampim, người sáng lập dòng tộc của chúng tôi, hay Yao Antony, người chú tuyệt vời của tôi, ông sẽ nói với họ, đưa một ít cho họ thưởng thức. Và cuối cùng, có nhiều nghi lễ lớn như vậy diễn ra công khai. Đây là một bức tranh đầu thế kỉ 19 của một sĩ quan quân đội người Anh khác với một nghi lễ như vậy, nơi mà vua cũng có mặt, và công việc của đức vua, một trong số những vai trò của ngài ấy, ngoài việc tiến hành chiến tranh và những việc làm tương tự vậy, chính là trông coi những lăng mộ của tổ tiên, và khi nhà vua qua đời, cái ghế mà ngài từng ngồi sẽ bị sơn đen, và đặt trong ngôi đền của tổ tiên hoàng tộc, và cứ qua 40 ngày, vua của Asante phải đi đến đó và thờ cúng tổ tiên của ngài ấy. Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngài, và nhiều người nghĩ rằng nếu ngài ấy không làm, mọi thứ sẽ đổ vỡ hết. Vì vậy, ngài vừa là hình mẫu của tôn giáo, như đại úy Rattray đã từng nói, vừa là hình mẫu của chính trị. Cho nên tất cả chuyện này sẽ tính tín ngưỡng dành cho Rattray, nhưng quan điểm của tôi là khi bạn nhìn vào cuộc sống của những người đó, bạn cũng tìm được mỗi lần họ làm bất cứ chuyện gì, họ đều ý thức về tổ tiên của mình. Mỗi lần ăn điểm tâm vào buổi sáng, bạn có thể ra ngoài trước nhà mình và tạ ơn thần cây, gọi là nyame dua bên ngoài ngôi nhà, và một lần nữa, bạn sẽ nói với Chúa và những đấng tối cao hay thần linh cấp thấp và tổ tiên của mình và vâng vâng. Đây không phải là một thế giới mà sự chia cắt giữa tôn giáo và khoa học từng diễn ra. Tôn giáo không được tách rời khỏi bất cứ khía cạnh nào khác của cuộc sống, và đặc biệt là, điều quan trọng để hiểu rõ về thế giới này chính là một thế giới mà công việc mà khoa học làm cho chúng ta được thực hiện bởi điều đại úy Rattray định gọi là tôn giáo, vì nếu họ muốn một sự giải thích cho tất cả mọi chuyện, nếu họ muốn biết tại sao vụ mùa lại thất bại, nếu họ muốn biết tại sao trời lại mưa, hay không mưa, nếu họ cần mưa, nếu họ muốn biết tại sao ông của họ ra đi, họ định kêu gọi những điều tương tự nhau, có cùng ngôn ngữ, bàn về cùng một vị thần. Sự tách biệt lớn, nói cách khác, giữa tôn giáo và khoa học không hề xảy ra. Bây giờ, điều này đơn thuần chỉ là một sự tò mò về lịch sử, ngoại trừ ở nhiều vùng khác trên thế giới, điều này vẫn có thật. Tôi được đặc cách đi dự một đám cưới vào một ngày nọ ở vùng phía Bắc Namibia, cách 20 dặm so với phía Nam biên giới của người Angola trong một ngôi làng gồm 200 người. Họ là những con người hiện đại. Chúng tôi đi cùng với Oona Chaplin, cái tên mà có lẽ một vài bạn từng nghe qua, và một trong số những người từ ngôi làng này đi về phía cô ấy, và nói "Tôi từng gặp cô trong bộ phim "Cuộc chiến vương quyền". Vì vậy không có nhiều người bị cô lập khỏi thế giới của chúng ta, nhưng tuy nhiên, đối với họ, Chúa và những tâm linh vẫn còn tồn tại rất nhiều ở đây, và khi chúng tôi trên xe buýt đi đi về về ở nhiều nơi có tổ chức [nghi lễ] như vậy, họ cầu nguyện không chỉ những điều chung chung mà còn cầu cho sự an toàn cho chuyến đi, và họ cho là, và khi họ nói với tôi rằng mẹ tôi, [người bà] của chú rể, đang ở cùng chúng tôi, họ không ý nói hoa mĩ. Ý họ là, mặc dù bà là một người đã khuất, ý họ là, bà vẫn còn quanh quẩn đâu đây. Cho nên phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày nay, sự chia rẻ giữa khoa học và tôn giáo không diễn ra trong phần lớn các quốc gia thế giới ngày nay, và như tôi nói, không có những điều này - Cậu ta đã từng làm việc cho công ti Chase và ngân hàng thế giới. Có nhiều người dân trên thế giới cũng như bạn, nhưng họ đến từ một nơi mà tôn giáo đóng một vai trò khác hoàn toàn. Nên điều tôi muốn bạn nghĩ tiếp theo ai đó muốn truyền bá rộng rãi về tôn giáo có lẽ không có thứ như là tôn giáo, cái gọi là tín ngưỡng và vì vậy những gì họ nói không hoàn toàn là thật. (Vỗ tay) Ở mỗi giai đoạn cuộc đời chúng ta ra những quyết định có ảnh hưởng sâu sắc đến con người mình trong tương lai, và khi trở thành con người ấy, không phải lúc nào ta cũng hài lòng với quyết định đó. Thanh niên trả nhiều tiền để xóa hình xăm hồi thiếu niên họ đã trả nhiều tiền để xăm cho được. Người trung niên quyết ly dị người bạn đời mà hồi thanh niên họ đòi cưới cho được. Tuổi già tiêu pha hết những gì nhọc công kiếm được buổi trung niên. Vân vân và vân vân. Câu hỏi khiến tôi, một nhà tâm lý học, thích thú là tại sao ta lại ra những quyết định khiến bản thân thường xuyên hối tiếc trong tương lai? Tôi cho rằng một trong những lý do là chúng ta có một quan niệm sai lầm căn bản về sức mạnh của thời gian. Mỗi chúng ta biết rằng càng già, tốc độ thay đổi càng chậm lại, rằng con cái quý vị thay đổi gần như từng phút nhưng cha mẹ quý vị dường như thay đổi theo năm. Tên gọi của cái điểm thần kỳ trong đời này là gì nơi mà sự thay đổi bất chợt chuyển từ nước đại thành sên bò? Tuổi thiếu niên chăng? Tuổi trung niên chăng? Tuổi già chăng? Câu trả lời, cho hầu hết mọi người, hóa ra là Lúc này, nó xảy ra bất cứ nơi nào được gọi là Bây giờ. Hôm nay, tôi muốn thuyết phục quý vị rằng tất cả chúng ta đang sống với một ảo tưởng, ảo tưởng đó là lịch sử, lịch sử cá nhân của ta, đã đến hồi kết thúc, rằng chúng ta đã trở thành con người mình luôn muốn trở thành và cứ thế mãi cho đến hết đời. Dữ liệu cho luận điểm này. Đây là một nghiên cứu về sự thay đổi trong giá trị con người qua thời gian. Đây là ba giá trị. Mỗi người ở đây có cả ba, quý vị có lẽ biết rằng khi lớn lên, sự cân bằng giữa các giá trị sẽ chuyển đổi. Tại sao lại thế? Chúng tôi đã hỏi hàng nghìn người, yêu cầu một nửa trong số họ đoán xem giá trị của mình sẽ thay đổi ra sao trong 10 năm tới, và yêu cầu nửa còn lại cho biết giá trị của họ trong 10 năm qua thay đổi thế nào. Điều này giúp thực hiện một phép phân tích thú vị, cho phép so sánh những phỏng đoán của, thí dụ, những người 18 tuổi, với ý kiến của người 28, và làm phân tích này xuyên suốt đời người. Đây là cái chúng tôi tìm được. Trước hết, đúng là sự thay đổi chậm lại theo tuổi tác nhưng thứ hai, quý vị đang sai, nó không chậm lại nhiều như ta nghĩ. Theo dữ liệu của chúng tôi, ở mỗi tuổi từ 18 đến 68, người ta đánh giá hết sức thấp độ thay đổi mà mình sẽ trải nghiệm trong vòng 10 năm tới. Chúng tôi gọi đây là ảo tưởng "lịch sử chấm dứt". Để dễ hình dung về mức độ của hiệu ứng này, nối hai đường kẻ này, và cái quý vị thấy là những người tuổi 18 ước tính một độ thay đổi ngang với những người tuổi 50. Không chỉ là giá trị. Còn nhiều thứ khác nữa. Thí dụ, tính cách. Nhiều nhà tâm lý học khẳng định nhân cách có năm phương diện: sự loạn thần kinh, sự cởi mở với trải nghiệm, tính dễ ưng thuận, sự hướng ngoại và sự tận tâm. Chúng tôi lại hỏi xem họ cho là mình sẽ thay đổi bao nhiêu trong 10 năm tới, và thay đổi bao nhiêu trong 10 năm qua, cái chúng tôi tìm được, quý vị sẽ làm quen với biểu đồ này, vì, một lần nữa, độ thay đổi có chậm lại theo tuổi tác, nhưng ở mỗi tuổi, người ta đánh giá quá thấp độ thay đổi của nhân cách trong thập niên sắp tới. Và đây không phải là thứ chóng vánh như giá trị và nhân cách. Quý vị có thể hỏi người khác về sở thích, sở ghét, sở thích cơ bản của họ. Thí dụ, hãy nêu tên người bạn thân nhất, kiểu đi nghỉ quý vị thích nhất, sở thích, loại nhạc ưa thích. Họ có thể kể tên chúng. Chúng tôi yêu cầu một nửa trả lời câu "Bạn có nghĩ điều này sẽ thay đổi trong 10 năm tới?" và nửa còn lại trả lời câu "Điều này có thay đổi gì trong vòng 10 năm qua ?" Cái chúng tôi tìm ra, là cái quý vị đã thấy hai lần và nó đây : người ta đoán rằng người bạn mà mình có hôm nay sẽ vẫn là người bạn trong 10 năm tới, kỳ nghỉ người ta ham thích nhất bây giờ sẽ vẫn là cái họ thích trong 10 năm tới, tuy nhiên, những người già hơn 10 tuổi nói "Ôi, anh ạ, cái ấy đã thực sự thay đổi rồi." Có đáng lưu tâm không? Có phải là một phán đoán sai vô hại ? Không, nó rất quan trọng, tôi sẽ cho ví dụ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ra quyết định của ta. Hãy nghĩ đến thần tượng âm nhạc của mình ngày hôm nay hoặc thần tượng của 10 năm trước. Tôi cũng để tên thần tượng của tôi lên đây. Giờ ta hỏi mọi người hãy dự đoán, họ sẽ trả bao nhiêu tiền ngay bây giờ để đi xem ngôi sao ca nhạc của họ hiện nay biểu diễn vào 10 năm tới, tính trung bình, mọi người nói họ sẽ trả 129 đô để mua vé đó. Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi họ sẽ trả bao nhiêu để đi xem ngôi sao ca nhạc mười năm trước biểu diễn ngày hôm nay, họ trả lời chỉ 80 đô thôi. Theo tư duy duy lý, hai con số hẳn phải bằng nhau, chúng ta chi mạnh tay cho những dịp chiều theo sở thích hiện tại của mình vì đánh giá quá cao sự ổn định của nó. Tại sao như vậy? Cũng không rõ, nhưng chắc có liên quan đến việc nhớ thì dễ hình dung thì khó. Hầu hết ta đều nhớ mình là ai 10 năm trước, nhưng lại khó hình dung sẽ thế nào trong 10 năm tới và lầm tưởng rằng vì khó hình dung, nên chưa chắc nó sẽ xảy ra. Thật tiếc, khi người ta nói "Tôi không thể hình dung," họ đang nói về óc tưởng tượng nghèo nàn của mình, chứ không phải về khả năng ít xảy ra của điều họ đang nói đến. Gốc rễ của vấn đề: thời gian là một mãnh lực cải biến sở thích, biến đổi giá trị, thay đổi nhân cách. Dường như, ta đánh giá đúng điều này, nhưng chỉ là khi nhìn lại. Chỉ khi quay đầu nhìn lại ta mới nhận ra mười năm bao nước đã qua cầu. Dường như, với hầu hết chúng ta, hiện tại là thời gian mầu nhiệm. Đó là chỗ dòng thời gian chảy xiết. Vào khoảng khắc đó, ta bỗng trở thành chính mình. Con người là công việc còn dang dở lại lầm tưởng rằng mình đã xong xuôi. Con người ta trong lúc này là nhất thời, thoáng qua, tạm bợ như con người mà ta đã sống. Cái bất biến trong đời ta là thay đổi. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi dành trọn thời gian để đọc thơ viết lại những bài thơ đó và tách từng phần nhỏ phân tích để ngẫm những câu thơ ngụ ý gì Vì tôi là người của văn chương Tôi nhìn thế giới ở góc độ hoàn hảo hơn cả từ ngữ, lời nói, hình ảnh và con số khi tôi có trải nghiệm và cảm xúc mới mẻ tôi thấy bồn chồn cho đến lúc tôi có thể viết nó thành lời Tôi nghĩ thói quen đó sẽ theo tôi mãi. Từ thuở nhỏ đến nay, tôi đam mê khoa học giả tường và tôi tìm đọc thơ của Andrew Marvell Matthew Arnold, Emily Dickinson, và của William Butler Yeats vì các câu nói của họ được trích trong sách khoa học tôi mê mẩn âm điệu đó và tôi tìm hiểu về đoạn thơ tám câu về sự ngắt câu và nối ý, và tất cả những cách viết khác bạn sẽ quan tâm đến tất cả điều đó nếu bạn thật sự yêu thích thơ, vì cuộc sống tôi hạnh phúc hơn nhờ thơ văn hoặc trầm hơn và sinh động hơn Và rồi tôi trở thành nhà phê bình thơ vì tôi muốn hiểu cách thức và nguồn gốc động lực trong thơ. Ngày nay, thơ ca không có mục đích bất cứ loại âm nhạc hay lập trình máy tính đều đáp ứng mục đích. Trong tiếng Hy Lạp "thơ"có nghĩa "tạo từ" và thơ ca là tập hợp những kỹ thuật, những loại mô típ để đưa cảm xúc vào từ ngữ. Bạn biết càng nhiều kĩ thuật, thì bạn có thể làm càng nhiều thứ, và bạn có thể hiểu càng nhiều biểu tượng trong những thứ mà bạn thích hay say mê. Điều đó nói lên rằng, thơ ca dường như đặc biệt hiệu quả ở vài trường hợp. Ví dụ, tất cả chúng ta rồi sẽ chết. Thơ ca có thể giúp chúng ta sống với điều đó. Các bài thơ được tạo bởi từ ngữ, không gì ngoài từ ngữ. Những nét đặc biệt trong những bài thơ giống như các đặc tính, cá tính, giúp phân biệt người này với người khác. Các bài thơ rất dễ chia sẻ, truyền lại, và khi đọc thơ, bạn có thể tưởng tượng đó là lời của ai đó nói với bạn hoặc nói giúp cho bạn, thậm chí có thể ai đó ở rất xa hay ai đó không có thật hoặc đã mất. Đó là lý do bạn đến với thơ khi bạn muốn gợi nhớ về điều gì hoặc nghĩ về ai đó, mặc niệm hay nhìn vượt trên cái chết hoặc nói lời tạm biệt, và đó là một lý do để thơ ca có thể trở nên quan trọng thập chí đối với nhiều người khác, dù họ không sống nhiều trong thế giới ngôn từ. Nhà thơ Frank O'Hara đã nói, " Nếu bạn không cần thơ, tốt thôi, hoan hô bạn," nhưng ông ấy cũng nói, khi ông không muốn sống nữa, thì chính ý nghĩ không được làm thơ nữa đã ngăn ông tự tử. Thơ ca cho tôi ham muốn tồn tại, và tôi muốn cho bạn hiểu tại sao và như thế nào mà vài câu thơ tác động vào thực tế ta đang sống ở 1 nơi, tại 1 thời điểm, trong 1 nền văn hóa, thì cũng tác động như vậy ở 1 thực tế khác khi ta không còn sống nữa. Đây là một trong những bài thơ đầu tiên tôi nhớ. Nó có thể viết cho trẻ em hoặc người lớn. "Từ xa xăm, từ thời còn bóng tối Từ khắp bốn phương tám hướng chân trời, Gió cuộc đời cuốn trọn lấy đời tôi Đẩy tôi bay bay mãi đến nơi này. Giờ đây - một hơi thở tôi còn cầm giữ vẫn chưa buông để mãi chờ em - Hãy cầm tay tôi và nói vội đôi lời, Những điều em giấu kín tận đáy trái tim. Giờ nói đi, và tôi chấp nhận tất cả; Làm sao tôi giữ mãi được em, xin hãy nói; Trước khi gió trời lồng lộng thổi Đẩy tôi bay về nơi cuối chân trời." [A. E. Housman] Bài thơ này lôi cuốn các tác giả sách viễn tưởng. Nó cung cấp ít nhất ba đề tài khoa học viễn tưởng, tôi nghĩ bài thơ nói lên rằng thơ ca cho ta thông tin từ tương lai hay quá khứ và bao trùm cả thế giới, có lẽ vì những sắc thái của nó cho bạn biết điều chất chứa trong tim của ai đó. Bài thơ nói rằng thơ ca có thể làm người ta đến với nhau, tôi nghĩ điều đó là thật, bài thơ cứ ở mãi trong tâm trí tôi không phải chỉ vì vần điệu của nó mà là vì nghệ thuật tạo ra nó, đơn giản và rõ ràng ở câu 2 và câu 4, khổ thơ cuối từ "nói" và từ "đường" với một gợi ý trước ở câu một và ba, "trả lời" và "hướng," như thể cả bài thơ tự nó hòa quyện lẫn nhau. Bài thơ nhấn mạnh ta chết vì sống quá vội vàng. Vài năm trên Trái đất trở thành một câu nói, một hơi thở. Đó là một bài thơ về nỗi cô đơn -- "Tôi" trong bài thơ cảm thấy không có liên kết nào tồn tại- và dường như đó là một lời cầu cứu cho đến khi bạn thốt ra từ "Cứu với", nơi "tôi" sẽ đối mặt với bạn, cầm tay bạn, giống như một người thầy hay một vị thần, hoặc ít nhất đó là điều đương sự muốn tin. Có lẽ đó không phải lần đầu tiên một nhà thơ viết bài thơ cho chính mình. Bài thơ tiếp theo đây thật sự thay đổi điều tôi đã thích và đã đọc và đã cảm được khi tôi đọc lại lúc đã lớn. Nó có thể không nghĩa gì với bạn nếu chưa từng đọc nó lúc còn bé. "Khu vườn" "Cây trúc đào như san hô đỏ quảng cáo son 1 9 50. Hoa trái đỏ của cây trái cấm thủa nào Hằn in vào không (trong làn gió mỏng) là nụ hôn hay một cú đấm nặng tay. Nụ hoa đỏ xuất hiện trong quảng cáo tầm thường có phải vì phụ nữ ta bị xem tồi thế sao? Hãy nhớ, nạn nam dâm còn đấy, sự ẩn nghĩa và ẩn chữ thoảng đâu đây." [Rae Armantrout] Tôi đã tìm thấy bài thơ này trong tuyển tập thơ gồm toàn những bài thơ khó hiểu trong năm 1989. Chính tôi nghe có những nhà văn tai tiếng được gọi Nhà Thơ Ngôn Ngữ, làm thơ không hề có ý nghĩa, chính tôi muốn đi và xem thơ đó thế nào, và vài người không cho tôi xem, nhưng nhà văn Rae Amantrout này làm điều thú vị cho tôi, và tôi còn đọc thơ của cô ấy cho tới khi tôi cảm nhận điều gì đang xảy ra, như tôi làm với bài này. Bài thơ nói về Vườn Địa Đàng và sự Sa Ngã và về câu chuyện kinh thánh kể Adam và Eva phạm tội, như ta biết, trong câu chuyện, tình dục, cái chết và tội lỗi xuất hiện ở thế gian cùng một thời điểm. Chuyện cũng nói về vẻ bề ngoài có thể lừa dối, về cách thức nền văn hóa có thể thay đổi ta khi ta làm và nói những điều ta không ý thức hay không thích làm, và thơ của Armantrout đang giúp ta dừng hoặc nghĩ lại. "Smack" nghĩa là "hôn" như nụ hôn gió, hay nụ hôn trên môi nhưng "smack" cũng có nghĩa là "đánh" như trong những cuộc gây gỗ ở gia đình, bởi vì lực hút tính dục thường rất nguy hiểm. Màu đỏ biểu tượng cho khả năng sinh sản cũng có thể mang nghĩa là độc dược. Cây trúc đào có độc. và cách dùng xưa của từ "Smask" với nghĩa "hôn" hay "đánh" có thể giúp ta thấy cách những định kiến không ý thức làm ta nghĩ rằng phụ nữ gây ham muốn xấu, hoặc bởi vì tình dục là tội lỗi hoặc vì ta quá dung dưỡng thói phân biệt giới tính. Ta để đàn ông sai khiến phụ nữ. Bài thơ phản ứng trước cách quảng cáo cũ về son phấn, và sự tức giận của nó về ý tưởng, về sự đảo lộn và tỉnh táo, thúc đẩy làm mọi cách để chống lại ngôn ngữ quảng cáo ngôn ngữ này muốn nói với ta một cách dễ dàng điều ta muốn, việc ta làm, sự ta nghĩ. Sự phản kháng là điểm nhấn trong bài thơ, nó cho cho tôi thấy, Armantrout chỉ cho tôi điều nghe thấy như là những đe dọa và sự lừa dối chết người của ngôn ngữ hằng ngày, và cứ mỗi lần lời nói được cất lên, tôi nghĩ cô ta có thể chỉ cho người khác, phụ nữ và đàn ông, điều có thể cảm nhận trong thơ và nói cho những người khác, phụ nữ và đàn ông những người cảm thấy như bị bệnh tâm thần hoặc quá sợ hãi mà họ không đơn độc. Bây giờ, làm sao tôi biết rằng tôi đúng về một bài thơ gây khó hiểu nào đó? Trường hợp này, tôi email cho nhà thơ này bài thuyết trình và cô ta nói, "vâng, đúng như vậy đó." Vâng. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng thường bạn không thể biết. Bạn không bao giờ biết. Bạn không thể chắc chắn, và thế cũng hay. Điều ta có thể làm là nghe thơ đọc bài thơ và đoán và xem liệu chúng có thể mang đến cho ta điều ta cần, và liệu bạn có nhầm về một phần nào đó của bài thơ, không có điều gì xấu xảy ra đâu. Bây giờ, bài kế tiếp là bài xưa hơn bài của Armantrout, nhưng mới hơn bài của A. E. Housman một tí. "Người Can đảm" "Mặt trời, người rạng rỡ, Xuyên qua những tán lá nằm im chờ đợi, Đó là người can đảm. Sương như mắt xanh và u buồn Trong vùng tối của của cây Hắn chạy đi mất. Những ngôi sao sáng đẹp, mũ trụ xám và giày thúc ngựa, Hắn chạy đi mất. Nỗi sợ đến nơi tôi nằm, Nỗi sợ về cuộc sống và cái chết, Hắn chạy đi mất. Nhưng, Người can đảm đứng lên với chân đất và bước đi không suy nghĩ, Đó là con người can đảm." [Wallace Stevens] Bây giờ, mặt trời trong bài thơ này, trong bài thơ của Wallace Stevens, có vẻ rất can đảm vì con người trong bài thơ rất sợ sệt. Mặt trời lên trong buổi sáng xuyên qua các tán lá, xua đi những hạt sương, như những đôi mắt trong đám cây cỏ, và đánh bại những ngôi sao được hình dung như đội quân. "Brave" nghĩa xưa là rạng rỡ còn nghĩa mới là can đảm. Mặt trời không sợ lộ diện. Nhưng người trong bài thơ thì sợ. Anh ta có lẽ đã thức trắng đêm. Điều này Stevens tiết lộ ở đoạn thứ tư, khi chạy đi mất trở thành điệp khúc. Người này cũng muốn chạy đi luôn, nhưng được thúc đẩy bởi tấm gương của mặt trời anh ta có lẽ đã đứng dậy. Stevens đặt từ "meditation" có âm không hợp ở chỗ kết. Không như mặt trời, loài người biết suy nghĩ. Ta suy nghĩ về quá khứ và tương lai, cuộc sống và cái chết, bên trên và bên dưới. Và điều đó làm ta sợ. Thơ ca, các mô tip trong thơ, cho ta thấy không chỉ ai đó suy nghĩ hoặc điều gì xảy ra hay ai làm ra nhưng là cái gì đó mà một con người có thể giống như vậy, biết lo lắng, đơn độc, rất tò mò, ngốc nghết, lố bịch và can trường. Đó là lý do thơ ca có thể trường tồn, có tính cá nhân và rất phù du, như là những thứ cùng lúc ở trong và ngoài con người bạn. Nhà thơ Denise Riley người Scot-len so sánh thơ ca với mũi kim, một vật bên ngoài mà ta đâm vào trong, và nhà thơ Terrance Heyes người Mỹ viết 6 bài thơ với tựa "Gió trong Hộp." Trong số đó có câu, "nói xem, điều gì tôi sẽ làm khi tôi chết?" Và câu trả lời là nhà thơ muốn ở lại với chúng ta hay sẽ không ở lại với ta mà bên trong ta như ngọn gió, như khí trời, như các từ ngữ. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các bài thơ có thể lưu trong tâm trí và sống cùng ta, từ rất lâu, hay từ ngay phút này, từ rất xa xôi hay từ ngay gần nơi bạn sống, dù bạn sống ở đâu cũng không quan trọng. Thơ giúp bạn nói, giúp bạn bày tỏ những cảm nhận, và nó cũng có thể mang đến cho bạn cảm xúc, bày bạn cách sống trên thế gian này, giới thiệu bạn với những người khác biệt, có thể là những người sống trước bạn rất lâu. Thậm chí một số bài thơ còn nói cho bạn biết những gì thơ ca có thể làm. Đó là những gì mà John Keats làm trong bài thơ có lẽ là bí ẩn nhất của ông. Nó bí ẩn vì dường như nó chưa được hoàn thành, ông ta để nó lơ lửng, và vì nó được trình bày để mô tả một nhân vật trong một vở kịch, nhưng có thể là suy nghĩ của Keat về điều mà cách viết của ông ta, chữ viết tay của ông ta, có thể làm, và trong đó, ít ra tôi thấy được sự chết chóc và tôi cảm được sức mạnh của những kỹ thuật thơ ca, và tôi có cảm giác, bạn có thể cảm thấy, về cuộc gặp, thậm chí là trong giây lát, dường như mới bắt đầu, gặp vài người từ rất xa xưa, vài người ta không thể quên. "Bàn tay này còn sống, giờ đây ấm, mặn nồng muốn nắm giữ cuộc vui, nhưng khi đã lạnh rồi Đi vào trong thinh lặng nơi băng giá nấm mồ, Bày tay ám ban ngày làm nàng sợ đêm mơ nàng cầu mong thống thiết tim nàng được thay chàng Nhờ thế trong máu tôi, mầm sống đỏ trở lại, Và nàng là cảm nhận bình yên -- ở trong tôi -- Sẽ giữ mãi cho nàng." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Ngay cả những sinh vật gớm ghiếc nhất cũng có những bí mật, nhưng ai lại muốn một đám gián bò về phía mình cơ chứ? Một trong những khác biệt lớn nhất giữa tự nhiên và nhân tạo liên quan đến độ bền. Hệ thống bền vững thì ổn định trong môi trường mới và phức tạp. Gián có thể tự ổn định khi chạy trên địa hình gồ ghề. Khi đặt lên lưng chúng động cơ phản lực mini hay tạo ra nhiễu loạn, động đất, chúng tôi khám phá ra rằng chúng dùng chân để tự cân bằng mà không cần động đến trí não. Chúng có thể băng qua địa hình phức tạp như cỏ, - không thành vấn đề, . Chúng tôi phát hiện ra hành vi mới, vì có hình dạng đặc biệt, chúng tự lăn sang một bên để vượt qua chướng ngại là đám cỏ nhân tạo này. Hệ thống bền vững này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ với cùng một cấu trúc. Đây là hành vi vừa được phát hiện. Nó nhanh chóng đảo ngược và biến mất trong vòng 150 miligiây - không nhìn thấy được- cũng dùng chân như khi chạy. Chúng có thể chạy lộn ngược rất nhanh trên các thanh que, nhánh và dây, nếu tác động vào nhánh này, chúng có thể thực hiện các động tác lộn nhào mà chưa robot nào của chúng tôi có thể làm được. Chúng như có độ cơ động không giới hạn với cùng cấu trúc và khả năng tiếp cận chưa từng có hàng loạt các loại địa hình khác nhau. Gián dùng cánh để bay khi thấy ấm, nhưng thường dùng cánh để lật lại khi thấy mất cân bằng. Rất hiệu quả! Hệ thống bền vững cũng có lỗi dung sai và phòng hư. Đây là chân gián có gai, tấm đệm và móng vuốt, nhưng nếu bạn lấy chúng đi, gián vẫn đi qua được địa hình gồ ghề bạn có thể xem góc dưới video, không bị chậm lại. Thật phi thường! Chúng có thể chạy lên mắt lưới mà không cần chân. Đây là cách động vật dùng kiềng 3 bình thường 3 chân, 3 chân, 3 chân, nhưng trong tự nhiên, côn trùng thường xuyên bị mất chân. Đây là một con với 2 chân giữa bị mất. Nó có thể mất 3 chân, theo dạng kiềng và thích nghi với dáng đi mới, dáng đi nhảy. Xin nói rằng tất cả video bạn xem đây đều được làm chậm 20 lần, trong thực tế, chúng di chuyển cực nhanh. Hệ thống bền vững cũng chống hỏng hóc. Đây là 1 con vật leo lên tường. Leo dựng đứng rất mượt và nhanh, nhưng khi quay chậm bạn sẽ thấy điều khác biệt Xem đây: Chúng đâm đầu vào tường để không bị chậm lại và có thể chuyển tiếp trong 75 triệu giây. Chúng làm điều này nhờ vào khung xương phi thường. Với các khớp nối linh hoạt, nơi các ống và tấm xương kết với nhau. Sau đây là giải phẫu bụng của gián. Bạn có thể thấy những tấm xương, và các tấm màng linh hoạt. Đồng nghiệp của tôi ở Berkeley đã cùng sinh viên thiết kế một kỹ thuật sản xuất mới có thể sắp xếp bộ xương theo nghệ thuật sắp giấy Nhật Bản Bạn cắt bằng tia laser, cán và gấp lại thành hình 1 robot, trong chưa đến 15 phút. Những con robot này được gọi là DASH nghĩa là Robot tự động trường có 6 chân, có độ linh hoạt cao và khá là mạnh mẽ, kết quả của những đặc điểm vừa nêu. Chắc chắn chúng là loại chống hỏng hóc tuyệt vời (Cười) Chúng cũng có một số hành vi như gián như dùng thân linh hoạt và thông minh để bò lên tường một cách rất đơn giản. Chúng cũng có một số chuyển động đảo ngược và nhanh khi biến mất. Giờ thì, tìm hiểu xem chúng có thể đi tới đâu. Chúng tôi phát hiện ra chúng có thể đi qua lỗ rộng 3mm, tương đương chiều cao của 2 đồng xu xếp chồng lên nhau. Khi làm vậy, chúng có thể chạy qua những địa hình hạn chế với tốc độ cao, dù bạn chưa bao giờ nhìn thấy việc này. Để giúp bạn hiểu hơn, chúng tôi đã CT scan trên khung xương và chứng minh chúng có thể tự nén thân mình đến hơn 40%. Chúng tôi đặt chúng lên máy thử nghiệm vật liệu để xem xét ứng suất biến dạng cho thấy chúng có thể trụ lại các lực lớn gấp 800 lần trọng lượng cơ thể, sau đó, bay và chạy nhảy hoàn toàn bình thường Thế nên, không bao giờ biết được nghiên cứu dựa trên sự tò mò sẽ dẫn bạn tới đâu, ngày nào đó, bạn có thể muốn một đám robot lấy cảm hứng từ gián tiến đến mình (Cười) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Để tôi kể cho quí vị một câu chuyện. xảy ra vào 200 triệu năm trước. Đó là câu chuyện về phần vỏ não. có nghĩa là "vỏ mới" Ở những loài động vật có vú đầu tiên bởi vì chỉ có động vật có vú mới sở hữu phần vỏ não trông giống như loài gặm nhấm, vỏ não chỉ có kích cỡ của 1 con tem và cũng mỏng bằng như vậy, và là một lớp bao bọc mỏng dính quanh bộ não có kích cỡ bằng quả óc chó, nhưng lại có thể suy nghĩ theo một cách mới. Thay vì những hành vi thuộc dạng bản năng mà những loài không thuộc loại động vật có vú có được não còn có thể tạo ra những hành vi mới. Nên khi một con chuột đang chạy trốn kẻ thù, nếu đường đi của nó bị chặn, nó sẽ cố tìm cách đào thoát. Cách này đôi khi thực hiện được, và cũng có thể không, nhưng thực hiện được, con chuột sẽ nhớ điều đó và hình thành một hành vi mới. Hành vi đó thực sự có thể lan truyền rộng rãi trong toàn bộ cộng đồng. Một con chuột khác chứng kiến hành động đó có thể nói, "Này, đi vòng qua hòn đá đó đúng là một việc làm thông minh," và nó cũng có thể học theo hành vi đó. Động vật không thuộc loài có vú không thể làm những điều trên. Chúng chỉ có những hành vi nhất định. Chúng có thể học một hành vi mới nhưng không phải trong một vòng đời. Xuyên suốt có lẽ hàng ngàn cuộc đời, nó mới có thể tiến hoá để tạo ra một hành vi theo bản năng mới. Điều đó hoàn toàn ổn vào 200 triệu năm trước. Môi trường lúc đó thay đổi rất chậm. Có thể cần đến 10,000 năm cho một thay đổi lớn trong môi trường, và trong khoảng thời gian đó, chúng có thể tiến hoá thêm một hành vi mới Điều đó có vẻ ổn, nhưng rồi một việc chấn động xảy ra 65 triệu năm trước, có một sự thay đổi đột ngột và dữ dội trong môi trường. Chúng ta gọi đó là tuyệt chủng Cretaceous [Kỷ Phấn trắng]. Đó là khi loài khủng long bị tuyệt chủng, khi 75% các loài động vật và thực vật bị tuyệt chủng, và là khi loài động vật có vú chiếm vị trí sinh thái của các loài khác, và, nói một cách nhân hoá, sự tiến hoá sinh vật giải thích "Hmm, cái vỏ não này khá là tốt," và nó bắt đầu phát triển vỏ não. Khi động vật có vú trở nên to hơn, não của chúng to lên còn nhanh hơn, và phần vỏ não to lên còn nhanh hơn nữa, và nó phát triển những khe rãnh và nếp gấp chủ yếu để tăng diện tích bề mặt. Nếu bạn lấy phần vỏ não của con người và trải nó phẳng ra, nó to bằng một cái khăn ăn, và vẫn rất mỏng. Nó chỉ dày bằng một cái khăn ăn. Nhưng nó có quá nhiều nếp gấp và khe rãnh đến nỗi hiện giờ nó chiếm khoảng 80% bộ não của chúng ta, và đó là nơi chúng ta thực hiện việc suy nghĩ, và đó là một cái máy nâng cấp vĩ đại. Chúng ta vẫn còn bộ não cũ cung cấp cho ta các động cơ và động lực cơ bản Tôi có thể có động cơ chinh phục cái gì đó, và phần vỏ não sẽ nâng cấp nó thành việc viết một bài thơ hay phát minh ra một ứng dụng, hay thuyết trình ở TED, và phần vỏ não thực sự là nơi hành động bắt đầu. 50 năm trước, tôi viết một bài báo miêu tả cách thức, theo tôi nghĩ, làm bộ não hoạt động, và tôi miêu tả nó như một chuỗi các mảnh ghép. Mỗi mảnh có thế làm việc theo một mô hình nào đó. Nó có thể học và ghi nhớ một mô hình mới. Nó có thể cải thiện một mô hình. Và những mảnh ghép này được sắp xếp theo thứ bậc, và chúng ta tạo ra thứ bậc đó với chính việc suy nghĩ của mình. Và thực sự chưa có gì xảy ra 50 năm về trước. Việc đó đã cho tôi cơ hội gặp Tổng thống Johnson. Tôi đã suy nghĩ về việc này trong 50 năm, và 1 năm rưỡi trước đây tôi cho ra đời quyển sách, "Làm sao để tạo nên trí tuệ" cùng chung một chủ đề, nhưng bây giờ thì có hằng hà sa số chứng cứ. Khối lượng thông tin chúng ta đạt được về bộ não từ ngành khoa học thần kinh tăng lên 2 lần hằng năm. Độ phân giải không gian của đủ loại chụp hình não tăng gấp đôi hằng năm. Bây giờ chúng ta có thể nhìn vào bên trong một bộ não sống và nhìn thấy từng liên kết riêng lẻ giữa nơron với nơron kết nối trong thời gian thực, phóng điện trong thời gian thực. Chúng ta có thể nhìn bộ não tạo ra ý nghĩ. Chúng ta có thể nhìn thấy các ý nghĩ tạo ra bộ não, chìa khoá mở ra việc nó hoạt động như thế nào. Để tôi miêu tả ngắn gọn cách làm việc của nó. Tôi đã tận tay đếm những mảnh ghép này. Chúng ta có chừng 300 triệu mảnh, và chúng ta tạo ra chúng theo các thứ bậc này. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ đơn giản. Tôi có một số mảnh ghép có thể nhận ra dấu gạch ngang của một chữ A in hoa, và đó là tất cả những gì chúng nó quan tâm. Một bài hát hay có thể vang lên, một cô gái đẹp có thể đi ngang qua, chúng không quan tâm, nhưng nếu chúng thấy dấu gạch ngang của chữ A , chúng trở nên rất phấn khích và chúng nói, "dấu gạch ngang! ", và chúng đưa ra một luồng điện trên sợi thần kinh đầu ra. Luồng điện đó đi tới thứ bậc tiếp theo, và những lớp này được sắp xếp thành những cấp bậc dựa trên mức độ khái niệm. Mỗi cấp sẽ trừu tượng hơn cấp tiếp theo, nên cấp tiếp theo sẽ nói, "chữ A in hoa." Nó đi tiếp tới một cấp cao hơn nói, "quả táo [Apple]." Thông tin cũng có thể chảy xuống. Nếu bộ phận nhận biết quả táo [apple] đã thấy A-P-P-L, nó sẽ tự nghĩ rằng, "Hmm, ta nghĩ là chữ E sẽ thích hợp," và nó sẽ gửi tín hiệu xuống cho tất cả những bộ phận nhận biết chữ E, nói rằng, "Chú ý tới chữ E đó, ta nghĩ rằng một chữ E đang tới." Những mảnh nhận biết chữ E sẽ hạ thấp giới hạn phản ứng, và chúng thấy thứ cẩu thả gì đó, có thể là chữ E. Bình thường thì bạn sẽ không nghĩ vậy, nhưng chúng ta đang đợi một chữ E, thế là tốt rồi, và yeah, tôi đã thấy chữ E, và sau đó bộ phận quả táo nói, "yeah, tôi đã thấy quả táo [Apple]." Lên thêm 5 bậc nữa, và giờ bạn đang ở một bậc khá cao của cái thứ bậc này, và trải xuống các giác quan khác nhau, và bạn có thể có một mảnh ghép nhìn thấy một chất liệu nhất định, nghe một tiếng động nhất định, ngửi một mùi nhất định, và sẽ nói, "Vợ tôi vừa vào phòng." Lên thêm 10 bậc nữa, và giờ bạn đã ở một bậc rất cao. Có lẽ bạn đang ở vỏ não trước, và bạn sẽ có những mảnh ghép nói, "Thật mỉa mai. Thật buồn cười. Cô ta thật đẹp." Bạn có thể nghĩ rằng những điều đó phức tạp hơn, nhưng thật ra điều phức tạp hơn là thứ bậc bên dưới chúng. Có một cô bé 16 tuổi, trải qua một cuộc phẫu thuật não, và cô ấy vẫn tỉnh táo bởi vì các bác sĩ phẫu thuật muốn nói chuyện với cô ấy. Bạn có thể làm vậy bởi vì không có những nơi tiếp nhận đau đớn trong bộ não. Và bất cứ khi nào họ kích thích những điểm nhất định, nhỏ xíu trên phần vỏ não của cô ấy, thể hiện trên đây bằng màu đỏ, cô ấy sẽ cười. Nên ban đầu họ nghĩ rằng họ đang kích thích một loại phản xạ cười nào đó, nhưng không, họ nhanh chóng nhận ra họ đã tìm ra các điểm trên vỏ não nhận diện sự vui tính của cô ấy, và cô ấy thấy tất cả mọi thứ đều buồn cười mỗi khi họ kích thích những điểm này. "Các ông thật buồn cười cứ đứng quanh đây," là nhận xét tiêu biểu, và họ không gây cười trong khi làm phẫu thuật. Thế bây giờ chúng ta ra sao? Máy tính đã bắt đầu học được ngôn ngữ của con người với những thủ thuật tương tự với phần vỏ não. Tôi thực ra mô tả thuật toán, cũng tương tự như mô hình ẩn thứ bậc Markov mà tôi làm việc với nó kể từ năm 1990 "Jeopardy" là 1 trò chơi ngôn ngữ tự nhiên rất rộng và Watson đạt điểm cao hơn cả 2 người chơi giỏi nhất cộng lại. Đã sửa câu nói này "Bài diễn văn dài, nhàm chán này đọc một cách hời hợt," đã được trả lời nhanh chóng "What is a meringue harangue?" Jennings và những người khác không hiểu điều đó Nó là một ví dụ khá phức tạp của máy tính có thực sự hiểu ngôn ngữ của con người và nó thực sự hiểu bằng cách đọc Wkipedia và vài từ điển bách khoa khác 5 tới 10 năm nữa bộ máy tìm kiếm sẽ thực sự được dựa trên không chỉ là tìm kiếm sự tổ hợp của các từ mà thực sự là hiểu rõ về ngôn ngữ đọc để hiểu hàng tỉ trang sách trên mạng và trong các quyển sách Và khi bạn đang đi, Google sẽ hiện ra và nói, "Bạn biết không?, Mary, bạn biểu thị sự lo lắng với tôi vào tháng trước, rằng lượng glutathione bổ sung không vượt qua được "hàng rào máu não" Uh, nghiên cứu mới vừa mới được công bố 13s trước đã cung cấp một giải pháp mới cách mới để bổ sung lượng glutathione Để tôi tóm tắt điều đó cho bạn 20 mươi năm sau, chúng ta sẽ có "nanobots" Bởi vì 1 xu hướng theo cấp mũ khác công nghệ có thể thu nhỏ các robot Robots có thể đi vào não chúng ta qua các mạch máu và kết nối với vỏ não của chúng ta với một vỏ não "trên mây" khác và mở rộng khả năng của chúng Theo tôi, bây giờ bên trong điện thoại của bạn là 1 máy tính nhưng nếu bạn cần 10,000 cái máy tính cho vài giây để thực hiện một truy vấn phức tạp bạn có thể làm điều đó trong vài giây với hệ thống đám mây Vào năm 2030s, bạn sẽ cần thêm vài bộ não khác bạn có thể kết nối qua hệ thống đám mây trực tiếp từ bộ não của bạn Và khi tôi đang đi bộ và nói, "Ồ đó là Chris Anderson Anh ấy đang tiến thẳng đến tôi Tôi nên nói điều gì đây? Tôi có 3 giây 300 triệu phần trong vỏ não tôi chưa tìm ra được giải pháp Tôi cần nhiều hơn thế" Tôi có thể truy cập qua hệ thống đám mây Và suy nghĩ của chúng ta khi đó, là sự kết hợp giữa tư duy và máy móc phần máy móc là chủ đề cho "quy luật gia tốc lợi nhuận" của tôi Nó sẽ phát triển theo cấp số nhân Và hãy nhớ rằng khi mà lần cuối cùng chúng ta mở rộng vỏ não của mình? Đó là 2 triệu năm trước Khi mà chúng ta trở thành "con người" Và phát triển của "trán" Động vật linh trưởng khác có một đôi lông mày xếch. Chúng không có "vỏ não trán" Nhưng phần vỏ não trán không thực sự là sự khác biệt về chất Đó là sự gia tăng về số lượng của vỏ não Nhưng lượng tư duy bổ sung đó đã giúp chúng ta có một bước nhảy về chất và đó là hội họa, khoa học và công nghệ và hội nghi TED. Chưa có loài nào khác làm được điều đó Và do đó, vài thập kỉ tới chúng ta sẽ thực hiện lại điều đó Một lần nữa mở rộng vỏ não của mình Chỉ lần này chúng ta sẽ không bị giới hạn bởi một kiến trúc cố định Chúng ta sẽ mở rộng không giới hạn Chúng ta sẽ tăng "lượng" một lần nữa Thúc đẩy sự nhảy vọt về "chất" về văn hóa và công nghệ Cám ơn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Đêm bầu cử 2008 là một đêm đã xé tôi ra làm hai nửa. Đó là đêm mà Barack Obama đắc cử. 143 năm sau khi kết thúc chế độ nô lệ, và 43 năm sau khi thông qua đạo luật về quyền bầu cử, 1 người Mỹ gốc Phi được bầu làm tổng thống Nhiều người trong chúng ta không bao giờ nghĩ rằng điều này có thể cho đến khoảnh khắc nó xảy ra. Và bằng nhiều cách, nó là đỉnh điểm của phong trào dân quyền da đen ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi đã ở California vào cái đêm, mà là xuất phát điểm cho một phong trào khác: phong trào bình đẳng hôn nhân. Hôn nhân đồng tính được đưa ra bỏ phiếu trong Dự luật 8, và khi có kết quả nó trở nên rõ ràng rằng quyền cho các cặp đôi đồng giới được kết hôn, mà gần đây đã được toà án California chấp thuận bị tước đi. Vì vậy trong cùng một đêm mà Barack Obama chiến thắng nhiệm kì tổng thống lịch sử của mình, thì cộng đồng đồng tính đã phải chịu đựng một trong những thất bại đau đớn nhất Và thậm chí nó còn tồi tệ hơn. Gần như ngay lập tức, người Mỹ gốc Phi bắt đầu bị đổ lỗi cho việc thông qua Dự luật số 8. Điều này đa phần do cuộc thăm dò không chính xác nói rằng Người da đen đã bỏ phiếu được cho là khoảng 70%. Điều này không phải là sự thật, nhưng quan niệm người da đen bảo thủ kì thị đồng tính hình thành và bị giới truyền thông vồ vập tới. Tôi không thể kìm nén trước thông tin được đưa ra. Tôi đã lắng nghe vài người đồng tính nói rằng cộng đồng người Mỹ gốc Phi nổi tiếng kì thị đồng tính và rằng bây giờ các quyền dân sự đã thiết lập cho chúng tôi chúng tôi lại muốn tước quyền của người khác Thậm chí có báo cáo về những từ ngữ phân biệt chủng tộc nhằm vào những người tham gia cuộc biểu tình cho quyền đồng tính diễn ra sau cuộc bầu cử. Và mặt khác, vài người Mỹ gốc Phi đã bác bỏ hoặc bỏ qua Kì thị đồng tính quả thực có trong cộng đồng của chúng tôi. Và những người khác bực bội sự so sánh giữa quyền người đồng tính và quyền công dân, và một lần nữa, cảm giác đuối sức, rằng hai nhóm thiểu số mà tôi đều là một phần đang đấu tranh với nhau thay vì hỗ trợ lẫn nhau lấn át và làm tôi nổi điên. Hiện tại, tôi là nhà làm phim tài liệu, vì vậy sau giai đoạn tức giận la hét trên truyền hình và đài phát thanh, bản năng tiếp theo của tôi là làm một bộ phim. Và điều dẫn dắt tôi làm bộ phim này chính là, điều này xảy ra như thế nào? Làm thế nào mà phong trào đòi quyền cho người đồng tính đã đọ sức với phong trào dân quyền? Đây không chỉ là một câu hỏi trừu tượng. Tôi là một người hưởng lợi từ cả hai phong trào, vì vậy điều này thực sự là cá nhân. Nhưng 1 vài điều khác xảy ra sau cuộc bầu cử năm 2008. Sự tiến triển về bình đẳng giới tăng tốc với một tốc độ làm tất cả mọi người ngạc nhiên và bị sốc, và vẫn đang định hình lại luật pháp và chính sách của chúng ta, cùng với các cơ quan và toàn bộ đất nước. Và nó bắt đầu trở nên rõ ràng với tôi rằng sự đọ sức giữa 2 phong trào này chống lại nhau thực ra không có ý nghĩa gì, và rằng chúng thực sự có rất nhiều kết nối với nhau, và rằng, trên thực tế, một vài cách mà phong trào quyền đồng tính có khả năng giành những thắng lợi không tưởng nhanh chóng đó là dùng những chiến thuật và sách lược quen thuộc được sử dụng trong phong trào quyền dân chủ Hãy cùng nhìn vào 1 số chiến thuật này Đầu tiên, rất là thú vị khi thấy bằng mắt, các cuộc vận động quyền lợi cho gay tiến triển rất nhanh. Nếu bạn nhìn vào 1 vài sự kiện chính trong dòng thời gian của cả hai cuộc vận động tự do. Có rất nhiều cột mốc trong vận động quyền dân chủ nhưng chúng ta bắt đầu với cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery năm 1955 Đây là 1 chiến dịch phản đối chống lại Montgomery, sự cô lập của Alabama với hệ thống phương tiện giao thông công cộng và nó bắt đầu khi 1 người phụ nữ tên là Rosa Parks từ chối nhường ghế cho 1 người da trắng. Chiến dịch kéo dài 1 nằm, và góp phần khích động vận động quyền dân chủ trước giờ chưa từng có. Và tôi gọi chiến thuật này là "Tôi mệt mỏi khi chân bạn gác lên cổ tôi" Đồng tính tồn tại trong xã hội kể từ khi xã hội bắt đầu nhưng cho tới tận giữa thế kỉ 20 những hành động đồng tính vẫn là bất hợp pháp ở hầu hết các bang Chỉ 14 năm sau cuộc tẩy chay xe buýt ở Montogomery 1 nhóm LGBT đã dùng chiến thuật đó. Stonewall, năm 1969 1 nhóm khách quen LGBT đánh lại cảnh sát đang đánh đập họ tại quán bar Greenwich Village đã tạo ra 3 ngày bạo động. Thật tình cờ, LGBT người da đen và la tinh là những người đầu tiên trong cuộc nổi loạn này, đó là 1 ví dụ thú vị về sự giao nhau về sự đấu tranh của chúng tôi chống lại phân biệt đối xử, giới tính, sự bạo lực của cảnh sát. Sau vụ Stonewall, các nhóm tự do gay dấy lên trên khắp cả nước, và cuộc vận động quyền cho gay bắt đầu nổ ra, như chúng ta đã biết. Thời điểm tiếp theo của dòng thời gian là tháng 3 năm 1963 tại Washington Đây là 1 sự kiện có ảnh hưởng to lớn tới vận động quyền dân chủ và đó là nơi những người Mỹ gốc Phi đứng lên cho cả sự công bằng về dân quyền cũng như kinh tế Và đó cũng là nơi mà Martin Luther King truyền đạt bài diễn thuyết nổi tiếng "Tôi có 1 giấc mơ" nhưng ít người biết là cuộc diễu hành được tổ chức bởi Bayard Rustin. Bayard là 1 người đồng tính công khai; Ông được xem là 1 nhà chiến thuật xuất sắc trong cuộc vận động quyền dân chủ. Sau đó, ông trờ thành 1 người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền LGBT và cuộc đời ông là 1 minh chứng cho sự giao nhau giữa các cuộc đấu tranh. Cuộc diễu hành ở Washington là 1 trong những đỉnh điểm của cuộc vận động và đó cũng là nơi mà 1 niềm tin mãnh liệt rằng người Mỹ gốc Phi có thể là 1 phần của dân chủ Mỹ. Tôi gọi chiến thuật này là "Chúng ta hiện diện và đông đảo" Vài nhà vận động gay thế hệ đầu được truyền cảm hứng từ cuộc diễu hành này và vài người đã tham gia Jack Nochols - một gay tiên phong nói " Chúng tôi diễu hành với Martin Luther King, 7 người tới từ Mattachine Society"-- là 1 tổ chức quyền của gay thời gian đầu "và từ giây phút đó, chúng ta nuôi giấc mơ vè cuộc diễu hành quyền của gay với tỉ lệ tương ứng" Vài năm sau, 1 loạt các cuộc diễu hành tiến ra, mỗi cuộc diễu hành lại tạo đà cho cuộc đấu tranh tự do cho gay. Cuộc diễu hành đầu tiên năm 1979 lần thứ 2 năm 1987 lần thứ 3 năm 1993 Gần 1 triệu người tham gia, và mọi người tràn đầy năng lượng và phấn khởi bởi những gì diễn ra họ trở lại cộng đồng của họ và bắt đầu tổ chức chính trị và xã hội của riêng họ, góp phần tăng thêm sức mạnh cho cuộc vận động. 11 tháng 10, ngày của cuộc diễu hành, được chọn làm ngày công khai giới tính, và vẫn được tổ chức kỉ niệm khắp nơi trên thế giới. Những cuộc diễu hành tạo nền tảng cho sự thay đổi lịch sử và chúng ta đang chứng kiến ngày nay tại Mỹ. Và cuối cùng là chiến thuật "Yêu thương". Cái tên nói lên chiến thuật. Năm 1967, tòa án tối cao quyết định tại Loving v.Virgina, và vô hiệu lực tất cả các luật ngăn cản hôn nhân giữa các chủng tộc Đây được xem là 1 cột mốc trong quyền dân chủ của tòa án tối cao Năm 1996, tổng thống Clinton kí đạo luật bảo vệ hôn nhân (DOMA) và điều đó làm cho chính quyền liên bang chỉ công nhận hôn nhân giữa 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ Trong cuộc chiến giữa Mỹ và Windsor Edith Windsor, 1 người đồng tính nữ 79 tuổi đã kiện chính quyền liên bang khi bà bị ép phải trả thuế bất động sản cho tài sản của người vợ quá cố điều mà các cặp đôi dị tính không phải làm. Và khi vụ kiện gây tổn thương thông qua các tòa án thấp hơn, trường hợp "Tình yêu" được trích lại như tiền lệ. Khi nó tới tòa án tối cao 2013, tòa án tối cao đồng ý, và DOMA bị bãi bỏ. Điều đó thật không tưởng. Nhưng cuộc vận động cho đám cưới gay đã giành được những tiến triển . Tới hôm nay, 17 bang đã thông qua bình đẳng hôn nhân. Điều đó trở thành chiến trường thực sự cho bình đẳng gay. và có vẻ như mỗi ngày các luật chống lại điều đó bị phản đối tại tòa ngay cả những nơi như Texas và Utah, nơi mà không ai thấy sự hiện diện của nó. Có nhiều thay đổi diễn ra kể từ đêm hôm đó năm 2008 khi tôi cảm thấy như bị xé toạc làm 2 Tôi vẫn tiếp tục thực hiện bộ phim đó. Đó là 1 bộ phim tài liệu, tên là "Màu đen mới" nó cho thấy cộng đồng Mỹ gốc Phi đang vật lộn với vấn đề quyền của gay trong ánh sáng của cuộc vận động đám cưới gay và điều này đấu lại ý nghĩa của của quyền dân chủ Và tôi muốn nói rằng 1 trong số những sự thay đổi đáng kinh ngạc và như là may mắn hoặc chính trị sẽ có. 1 đấu trường hôn nhân đã bắt đầu tăng tốc, lần này tại Maryland, nơi người Mỹ gốc Phi chiếm 30% cử tri. và sự căng thẳng giữa quyền gay và quyền dân chủ bắt đầu nổi lên 1 lần nữa và tôi thật may mắn chứng kiến cách mà 1 số người kết nối giữa các cuộc vận động lần này Đây là clip của Karess Taylor-Hughes và Samantha Masters, 2 nhân vật trong phim, và họ ra đường phố Baltimore và cố gắng thuyết phục các cử tri tiềm năng. (Video) Samantha Masters: Đấy là những gì đang diễn ra, đây là 1 người đáng kính. Ok, anh đã đăng kí bầu cử chưa? Man: Chưa. KTH: Anh bao nhiêu tuổi? Man: 21 KTH: Bạn nên đăng kí bầu cử Chúng tôi sẽ giúp bạn đăng kí. Man: Tôi không bầu cho bọn gay. SM: Tại sao vậy? Man: Tôi không thích. Điều đó không hay ho gì. Man: Điều gì làm cô bị gay? SM: Thế điều gì làm anh "thẳng"? Thế điều gì làm anh "thẳng"? Man 2: Không thể trả lời câu hỏi đó (Cười) KSM: Tôi từng không có quyền lợi như anh, nhưng tôi biết 1 người da đen như anh đã đứng lên cho phụ nữ như tôi. Tôi biết tôi có cơ hội tương tự. Thế nên , là 1 người da đen, anh có cơ hội đứng lên ủng hộ người khác. Cho dù gay hay không, Đây là những anh chị em ngoài kia và họ cần anh đại diện Man 2: Cô là ai mà nói người này không thể quan hệ với người kia không thể yêu người khác? Họ không có quyền. Không ai có quyền nói, cô không thể kết hôn cô gái trẻ kia. Ai có quyền? không ai. SM: Nhưng anh có biết? Đất nước ta đặt quyền lực vào anh vì thế chúng tôi cần anh đi bầu cử cho số 6. Man 2: Tôi hiểu rồi. SM: bầu cho số 6, ok? Man 2: Tôi biết. KSM: Được rồi, các anh đều cần giờ tình nguyện? Anh cần? được, các anh luôn có thể đi tình nguyện với chúng tôi để có giờ tình nguyện các anh đều muốn? Chúng tôi cho các anh. và pizza. (cười) (vỗ tay) Yoruba Richen: Cám ơn. Clip này thật tuyệt khi chúng tôi lưu lại những gì chúng tôi đang làm phim nó cho thấy Karess hiểu về lịch sử vận động quyền dân chủ như thế nào nhưng cô ấy không bị giới hạn cô không giới hạn với người da đen Cô xem nó như 1 kế hoạch chi tiết để mở rộng quyền gay và les Có thể vì còn trẻ, khoảng 25 Cô ấy làm điều đó dẽ dàng hơn nhưng sự thật cử tri Maryland đã thông qua sửa đổi bình đẳng hôn nhân và lần đầu tiên bình đẳng hôn nhân được trực tiếp bầu và thông qua bởi cử tri. người Mỹ gốc phi ủng hộ nó ở mức cao chưa từng thấy. Đêm đó là 1 bước ngoặt năm 2008 khi Dự thảo 8 được thông qua. Như thể là 1 đòn bẩy. Chúng tôi trong cộng đồng LGBT đi từ bị xem là bệnh tật , nguyền rủa, tôi phạm tới được xem như một phần của nhiệm vụ nhân loại cho phẩm giá và bình đẳng. Chúng tôi từ phải giấu đi giới tính để duy trì công việc và gia đình tới 1 nơi ngồi cùng bàn với tổng thống và kêu gọi tại nhiệm kì 2 Tôi chỉ muốn đọc lại những gì ông ấy nói tại lễ nhận chức nhiệm kì 2 "Chúng tôi tuyên bố hôm nay Bằng chứng thật nhất đó là mọi chúng tôi đều sinh ra bình đẳng Đó là ngôi sao dẫn dắt chúng ta như là đã dẫn dắt tổ tiên ta vượt qua Seneca Falls và Selma và Stonewall Bây giờ chúng tôi biết mọi thứ không hoàn hảo, nhất là khi bạn nhìn vào những gì đang diễn ra với vấn đề quyền LGBT toàn cầu nhưng nó nói lên chúng ta đã đi xa thế nào khi ngài tổng thống đặt cuộc đấu tranh tự do gay trong hoàn cảnh của cuộc đấu tranh tự do lớn hơn của thời đại chúng ta: vận động quyền phụ nữ và vận động quyền dân chủ Phát biểu của ông không chỉ chứng minh sự liên đới giữa những cuộc vận động mà còn là sự vay mượn và truyền cảm hứng lẫn nhau giữa chúng Nên như Martin Luther King học hỏi và vay mượn từ chiến thuật của Gandhi về sự bất phục tùng và không bạo lực 1 cách văn minh mà trở thành nền tảng của vận động quyền dân chủ vận động quyền gay chứng kiến những gì hiệu quả trong vận động quyền dân chủ, và họ sử dụng vài chiến thuật tương tự để đạt được kết quả nhanh hơn. Có thể 1 lý do khác cho sự tiến triển nhanh chóng của vận động quyền gay Khi rất nhiều trong số chúng ta tiếp tục sống trong môi trường chủng tốc tách biệt những người LGBT ở khắp nơi. Chúng tôi ở cộng đồng đô thị và nông thôn cộng đồng của sắc màu, dân nhập cư nhà thờ, đền thờ và giáo đường do thái Chúng tôi là mẹ và anh và chị và con trai. Và khi người mà bạn yêu quý hoặc 1 thành viên gia đình công khai thì bạn sẽ dễ dàng ủng hộ họ với sự tìm kiếm cho bình đẳng Và thực tế, vận động gay quyền đòi hỏi chúng tôi phải ủng hộ công bằng và bình đẳng với một không gian tình yêu Đó là món quà lớn nhất, vĩ đại nhất mà cuộc vận động cho ta Nó đòi hỏi chúng tôi phải sử dụng những gì phổ thông và thân mật nhất: tình cảm anh chị em và hàng xóm Tôi chỉ muốn kết với 1 trích đoạn bới 1 trong những chiến binh cho sự tự do vĩ đại nhất người mà đã khuất, Nelson Mandela của Nam Phi Nelson Mandela đã dẫn dắt Nam Phi sau bóng đen và tàn tàn bạo của chuỗi ngày Apartheid và ra khỏi tro tàn của sự hợp pháp phân biệt chủng tộc, Ông đã dẫn dắt Nam Phi trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm phân biệt xu hướng tính dục trong hiến pháp Madela nói "Để tự do, không chỉ đơn giản là tháo bỏ xiềng xích, mà là sống 1 cách tôn trọng và đảm bảo sự tự do của người khác" Thế nên khi những cuộc vận động này tiếp tục và khi sự đấu tranh tự do trên thế giới tiếp diễn hãy ghi nhớ chúng không chỉ kết nối mà còn hỗ trợ và tăng cường lẫn nhau cho chúng ta chiến thắng thật sự Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi sinh ra trong một thị trấn bé xíu ở bang Victoria. Tôi lớn lên trong điều kiện nuôi dạy bình thường. Tôi đi học, chơi với bạn bè, cãi cọ với các em gái. Tất cả đều rất đỗi bình thường. Khi tôi lên 15, công chức địa phương đến gặp cha mẹ tôi và bày tỏ ý muốn đề cử tôi nhận giải thành tựu vì cộng đồng. Cha mẹ tôi nói rằng: "Hm, thật tuyệt làm sao, nhưng có một thực tế rõ ràng, rằng con bé chẳng có thành tựu nào cả. (Cười) Họ nói đúng, bạn biết đấy. Tôi tới trường, đạt điểm tốt, tôi có công việc bình thường sau giờ học, tại tiệm làm tóc của mẹ tôi, tôi dành nhiều thời gian xem phim "Buffy the Vampire Slayer" và "Dawson's Creek." Vâng, tôi biết. Thật là ngược ngạo. Nhưng họ nói đúng. Tôi chưa từng làm điều gì khác thường cả. Tôi chưa từng làm điều gì được xem là thành tựu nếu như không tính đến sự tàn tật của mình. Nhiều năm sau, tôi đi dạy tại một trường trung học ở Melbourne khi dạy được khoảng 20 phút về nghiên cứu pháp luật một cậu nhỏ giơ tay: "Cô ơi, khi nào thì cô phát biểu?" "Bài phát biểu nào vậy? ", tôi hỏi. Tôi đã nói với chúng về luật chống phỉ báng được khoảng 20 phút. Thằng bé trả lời: "Đại loại là bài nói chuyện truyền cảm hứng. Khi ai đó ngồi xe lăn đến trường, họ thường nói những thứ truyền cảm hứng?" (Cười lớn) "Thường là ở trong hội trường lớn" Đó là lúc tôi nhận ra: Những đứa trẻ chỉ biết rằng những người tàn tật là những đối tượng truyền cảm hứng. Với đứa trẻ này, không phải lỗi của nó, điều này đúng với nhiều người. Với nhiều người chúng ta, người tàn tật không phải giáo viên hay bác sĩ hay thợ làm móng. Chúng tôi không phải người thật.- mà là người để truyền cảm hứng. Thực tế là, việc tôi đứng trên sân khấu này trên chiếc xe lăn này, bạn chắc hẳn cũng mong tôi sẽ truyền cảm hứng cho bạn. Phải không? (Cười lớn) Yeah. Vâng, thưa quý ông quý bà, tôi e rằng tôi sẽ làm mọi người tổn thương trầm trọng. Tôi không ở đây để truyền cảm hứng. Tôi ở đây để nói với bạn rằng ta đã bị lừa về sự tàn tật. Ta đã bị lừa rằng sự tàn tật là Điều Xấu, viết hoa chữ Đ và X. Một điều xấu, và sống trong cơ thể tàn tật làm bạn trở nên cá biệt. Đó không phải là điều xấu, và nó không biến bạn thành cá biệt, Vài năm gần đây, ta đã có thể truyền bá sự lừa dối này thậm chí là còn xa hơn thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Bạn có thể đã thấy những thứ thế này: Khiếm khuyết duy nhất trong cuộc sống là một thái độ tồi." Hoặc: "Sự biện minh của bạn không có giá trị." Thật vậy. Hay "Trước khi từ bỏ, hãy cố gắng!" Đây chỉ là một vài ví dụ, có rất nhiều hình tương tự ngoài kia. Bạn có thể thấy một bé gái không có tay vẽ một bức tranh với cây bút chì trên miệng. Bạn có thể thấy một đứa trẻ chạy trên đôi chân giả bằng sợi carbon. Những hình ảnh này, rất nhiều ngoài kia, chúng tôi gọi là "phim heo" truyền cảm hứng. (Cười lớn) Tôi sử dụng từ "phim heo" một cách có chủ ý, bởi vì họ sử dụng một nhóm người cho lợi ích của một nhóm khác. Trong trường hợp này, họ dùng người tàn tật cho lợi ích của nhóm người không tàn tật. Mục đích của những hình này là để truyền cảm hứng, khuyến khích bạn từ đó, ta có thể nhìn vào họ và nghĩ: "Vâng, dù cuộc sống của tôi có tệ thế nào, nó có thể đã tệ hơn. Mình có thể đã là người đó" Nhưng nếu bạn là những người đó thì sao? Tôi đã không thể đếm xuể số lần bị người lạ tiếp cận nói với tôi là họ nghĩ tôi can đảm hay truyền cảm hứng, chuyện này xảy ra từ rất lâu trước khi tôi có lí lịch công khai. Họ như thể chúc mừng tôi vì nỗ lực thức dậy vào buổi sáng và nhớ được tên của mình. (Cười lớn) Cái này là khách quan. Những hình ảnh dùng người tàn tật cho lợi ích của người bình thường. Họ ở đó nên bạn có thể nhìn vào họ và nghĩ rằng vấn đề không quá tệ với mình, để quẳng đi nỗi lo sợ. Thực ra, cuộc sống của người tàn tật hơi khó khăn một tí. Chúng tôi phải vượt qua một vài điều. Nhưng những điều mà chúng tôi đang vượt qua không như bạn nghĩ. Không có vấn đề gì với cơ thể của chúng tôi. Tôi dùng từ "người tàn tật" là có chủ ý, bởi vì tôi khá bất ngờ với hình mẫu xã hội về sự tàn tật, rằng chúng tôi tàn tật bởi cách nhìn nhận của xã hội hơn là vì thân thể và sự chuẩn đoán của chính mình. Tôi sống với thân thể này trong thời gian dài và khá là thích nó. Nó làm những thứ mà tôi muốn nó làm, và tôi học cách tận dụng nó, như bạn, đó là vấn đề của những đứa trẻ trong hình. Chúng chẳng làm điều gì khác thường cả. Chúng chỉ sử dụng thân thể của chúng một cách tối ưu nhất mà thôi. Có công bằng không khi nhìn nhận chúng theo cách mà ta thường làm, khi chia sẻ những hình ảnh này? Mọi người, khi họ nói: "Bạn là nguồn cảm hứng" họ có ý khen ngợi. Và tôi biết vì sao nó xảy ra. Bởi vì sự lừa dối đó, vì ta đã gieo rắc sự lừa dối rằng tàn tật khiến bạn đặc biệt. Thực tế không phải vậy. Tôi biết bạn nghĩ gì. Tôi đứng trên này chối từ sự truyền cảm hứng, và bạn nghĩ: "Ôi, Stella, không phải đôi khi bạn lấy cảm hứng từ một số điều sao? Có chứ. Tôi luôn học hỏi từ những người tàn tật khác. Tôi không học được rằng mình may mắn hơn, dù là có. mà thay vào đó là ý tưởng thiên tài: dùng kẹp thịt nướng để nhặt những thứ mà tôi đánh rơi. (Cười lớn) Tôi học được mẹo sạc pin điện thoại từ pin của xe lăn. Thiên tài. Chúng tôi học hỏi từ thế mạnh và sức chịu đựng của nhau, chứ không phải chống lại thân thể hay triệu chứng. nhưng mà chống lại một thế giới mà cá biệt hoá và khách quan hoá chúng tôi. Tôi nghĩ rằng sự dối trá mà ta gieo rắc về sự tàn tật là sự bất công to lớn nhất. Nó khiến cuộc sống của chúng tôi trở nên khó khăn hơn. Và câu nói: "Khiếm khuyết duy nhất trong cuộc sống là một thái độ tồi," lí do thật là vớ vẩn bởi vì nó không đúng, bởi vì hình mẫu xã hội về sự tàn tật là sai. Cười vào bậc thang không biến nó thành con đường. Không bao giờ. (Cười lớn) (Vỗ tay) Cười vào màn hình ti vi cũng không thể làm phụ đề xuất hiện Không ai đứng giữa hiệu sách và lan truyền thái độ tích cực sẽ biến tất cả những quyển sách thành sách chữ nổi. Không thể nào. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi người tàn tật - không là ngoại lệ, mà là chuẩn mực. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi bé gái 15 tuổi ngồi trên giường xem phim "Buffy the Vampire Slayer" không được xem như là "có thành tựu" vì nó chỉ đang ngồi xem phim. Tôi muốn sống trong thế giới nơi ta bày tỏ sự tôn trọng đối với người tàn tật như thể chúc mừng họ tự ra khỏi giường và nhớ được tên mình vào buổi sáng Tôi muốn sống trong thế giới nơi ta trân trọng những thành tựu thực của người tàn tật, tôi muốn sống trong thế giới nơi một đứa trẻ 11 tuổi ở trường trung học Melbourne không bất ngờ khi cô giáo của nó ngồi trên một chiếc xe lăn. Sự tàn tật không khiến bạn trở thành ngoại lệ, nhưng chất vấn bản thân về nó sẽ khiến bạn trở thành ngoại lệ. Cảm ơn (Vỗ tay) Chưa đầy một năm sau ngày 11 tháng Chín, tôi viết về các vụ nổ súng và giết người, cho tờ Chicago Tribune công việc để lại cho tôi cảm giác đen tối và trầm cảm. Từng tham gia hoạt động xã hội thời Đại học, tôi quyết định vận động chống lại các thí nghiệm trên động vật. Tôi nghĩ rằng đây sẽ là cách an toàn để làm những việc có ý nghĩa, không ngờ rất xui xẻo, tất cả chúng tôi đều bị bắt. Cảnh sát chụp được tấm ảnh mờ này lúc tôi đang cầm tờ rơi, đây là bằng chứng. Tôi được miễn tố, nhưng vài tuần sau hai nhân viên FBI tới gõ cửa nhà, họ bảo rằng nếu tôi không nhận làm do thám trong nhóm phản đối, họ sẽ đưa tôi vào danh sách những kẻ khủng bố. Tôi đã không chùn bước, nhưng bàng hoàng, và khi đã bớt sợ, tôi quyết tìm cho ra nhẽ tại sao người hoạt động về động vật và môi trường chưa từng làm tổn thương ai lại có thể là mối đe dọa khủng bố số một mà FBI lo ngại. Vài năm sau, tôi được mời đến làm chứng trước Quốc hội về báo cáo của mình, tôi nói với các nhà lập pháp rằng có người đã chấp nhận nguy hiểm tính mạng để bảo vệ rừng, ngăn chặn đặt ống dẫn dầu. Trên thực tế, họ lấy thân mình đặt giữa con cá voi và ngọn lao móc. Đây là những người bình thường, giống như những người phản đối tại Ý này đã trèo lên hàng rào thép gai để cứu những con chó khỏi bị đưa ra làm thí nghiệm. Phong trào này rất có hiệu quả và được nhiều người ủng hộ, nên vào năm 1985, những người đối nghịch gọi họ là kẻ khủng bố về môi trường, hòng xuyên tạc. Những công ty này vận động cho đạo luật mới. Như Đạo luật Chống Khủng bố Doanh nghiệp liên quan đến Loài vật coi người hoạt động môi trường là khủng bố vì hoạt động của họ gây lỗ cho công ty. hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe thấy luật này, kể cả các nghị sỹ Quốc hội. Chưa đến 1% nghị sỹ có mặt trong phòng khi Quốc hội thông qua đạo luật. Những người khác đang khánh thành một đài kỷ niệm mới. Người ta khen ngợi Dr. King nhưng tinh thần hoạt động của ông lại bị coi là hành vi khủng bố nếu để bênh vực những con vật hoặc bảo vệ môi trường. Những người ủng hộ đạo luật cho rằng cần thiết phải đối phó những kẻ cực đoan: kẻ phá hoại, đốt phá, cấp tiến. Những công ty như TransCanada đã báo cảnh sát với lời lẽ như thế để đối phó với người phản đối bất bạo động như những kẻ khủng bố. Tài liệu huấn luyện của FBI về khủng bố môi trường không nói về bạo lực, mà về quan hệ công chúng. Ngày nay, tại nhiều nước các tập đoàn đang thúc đẩy thông qua các đạo luật không cho chụp ảnh cảnh ngược đãi loài vật trong trang trại của họ. Luật mới nhất được ban hành 2 tuần trước tại Idaho và hôm nay, chúng tôi gửi đơn kiện coi đây là vi phạm hiến pháp vì nó đe dọa báo chí. Vụ thứ nhất của kiểu bắt bớ bịt mồm, như người ta vẫn gọi, là với một phụ nữ trẻ tên Amy Meyer, Amy thấy người ta dùng máy xúc để đẩy một con bò bị ốm bên ngoài lò sát sinh khi đang đi ngoài phố. Chị ấy đã làm việc ai trong chúng ta cũng sẽ làm: Ghi lại cảnh ấy. Khi biết chuyện của chị, tôi bèn viết một bài, chỉ trong vòng 24 tiếng, nó gây chấn động công luận thế nên, công tố viên đã bãi mọi cáo buộc với chị ấy. Rõ ràng, người ta coi việc phơi bày sự thật là mối đe dọa. Qua Đạo luật Tự do Thông tin, tôi biết rằng Cơ quan chống khủng bố đang theo dõi những bài báo của mình, và những bài nói như thế này. Cả quyển sách nhỏ mà tôi đã viết. Họ nhận xét: "được viết rất hay và lôi cuốn." (Vỗ tay) Như là quảng cáo cho cuốn sau, nhỉ? Tất cả những việc họ làm là để khiến cho chúng ta sợ nhưng với tư cách một nhà báo, tôi tin tưởng vào sức mạnh giáo dục. Vũ khí tốt nhất của chúng ta là ánh sáng mặt trời. Dostoevsky viết rằng công việc của loài người là chứng minh anh ta là con người chứ không phải phím đàn piano. Trong suốt lịch sử, những kẻ cầm quyền đã dùng nỗi sợ hãi để che dấu sự thật và bịt miệng những người bất đồng Đã đến lúc chúng ta lên tiếng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bốn năm về trước, một nhà nghiên cứu về bảo mật, như hầu hết mọi người vẫn gọi, một hacker, đã phát hiện ra cách làm cho máy ATM tự động nhả tiền. Tên ông ta là Barnaby Jack, và kỹ thuật này được gọi là "jackpotting" (trúng giải độc đắc). Tôi có mặt ở đây, hôm nay vì nghĩ rằng chúng ta thật sự cần các hacker. Barnaby Jack đáng ra có thể dễ dàng trở thành một tội phạm chuyên nghiệp, hoặc một James Bond bất lương với những kiến thức của ông ấy, thay vào đó, ông ta đã chọn cho thể giới thấy khám phá của mình. Ông tin rằng đôi khi bạn phải phơi bày mối nguy hểm để tìm kiếm cách khắc phục. Và tôi cũng nghĩ như vậy. Đó là lý do tại sao tôi có mặt tại đây hôm nay. Chúng ta thường khiếp sợ và bị mê hoặc bởi khả năng của các hacker ngày nay. Họ khiến ta kinh sợ. Nhưng lựa chọn của họ có những hậu quả sâu sắc tác động đến tất cả chúng ta. Tôi ở đây hôm nay bởi vì tôi nghĩ ta cần đến các hacker, và họ có thể là hệ miễn dịch cho thời đại thông tin. Đôi khi, họ làm ta phát mệt, nhưng họ cũng tìm thấy những mối đe dọa tiềm tàng trong thế giới của chúng ta, và khiến chúng ta phải sửa chữa nó. Tôi biết rằng tôi có thể bị hack vì đưa ra cuộc nói chuyện này, vậy hãy để tôi giúp bạn tiết kiệm sức lực. Trên TED, đây là tấm ảnh đáng ngượng nhất của tôi. Sẽ khó để bạn tìm ra tôi trong đó, vì tôi trông khá giống một thằng con trai đứng ở bên hông. Lúc đó, tôi trông giống một đứa mọt sách đến nỗi lũ con trai trong đội Dungeons & Dragons cũng không cho tôi tham gia. Đây là tôi lúc đó, nhưng đây là người mà tôi muốn trở thành: Angelina Jolie. Đóng vai Acid Burn trong bộ phim năm 95 "Hackers" Cô ta đẹp và có thể trượt băng, nhưng là một hacker, cô trở nên uy quyền. Và tôi chỉ muốn được như cô ấy, vì vậy, tôi bắt đầu dành nhiều thời gian cho các phòng chat và diễn đàn về hacker. Tôi nhớ một đêm nọ, tôi tìm thấy một đoạn code PHP. Tôi không biết nó để làm gì, nhưng tôi đã copy-paste nó và sử dụng nó để thâm nhập vào một website được bảo vệ bằng password giống như thế đó. Một chiếc chìa khóa thần kỳ. Một thủ thuật đơn giản, và lúc đó tôi chỉ là một đứa nhóc tập viết code, nhưng với tôi, thủ thuật đó, giống như thế này, như thể khám phá ra khả năng vô hạn từ các ngón tay của mình. Đây là luồng năng lượng mà các hacker cảm thấy Những kẻ quái gở, giống như tôi phát hiện ra rằng họ đã tiếp cận được siêu năng lực. đòi hỏi sự khéo léo và sự kiên trì của trí tuệ, thật may mắn là không phải kiểu của người nhện. Nhưng năng lực to lớn phải đi kèm với trách nhiệm to lớn, và các bạn thường nghĩ rằng nếu có những năng lực đó, ta sẽ chỉ dùng chúng cho mục đích tốt. Nhưng nếu có thể đọc được email của người yêu cũ, hoặc thêm vài số 0 vào tài khoản ngân hàng, bạn sẽ phải làm gì? Thực tế, nhiều hacker không cưỡng lại được các cám dỗ này, và như vậy, họ chịu trách nhiệm ít nhiều về hàng tỉ đô la thất thoát mỗi năm thông qua lừa đảo, malware hoặc đánh cắp thông tin nhận dạng, vốn là một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng có những hacker khác, chỉ thích chọc phá và chính xác là những hacker này có thể tìm ra những yếu điểm trong thế giới chúng ta và khiến ta phải sửa chữa nó. Sự việc xảy ra vào năm ngoái khi một nhà nghiên cứu báo mật khác tên là Kyle Lovett phát hiện ra một lỗ hổng trong thiết kế của một vài thiết bị router không dây ở nhà hoặc ở văn phòng bạn. Anh ta chỉ ra rằng một người có thể kết nối từ xa đến các thiết bị này qua Internet và download các tài liệu từ ổ cứng gắn với các router này, không cần mật khẩu. Anh ta đã báo cho công ty, dĩ nhiên rồi, nhưng họ đã phớt lờ báo cáo của anh. Có lẽ họ nghĩ việc truy cập chung này là một tiện ích, chứ không phải là lỗi, cho đến cách đây 2 tháng một nhóm hacker sử dụng nó để truy cập các tập tin cá nhân. Họ không lấy trộm bất cứ thứ gì mà chỉ để lại lời nhắn: Router và tài liệu của các bạn có thể bị xâm nhập bởi bất kỳ ai. Đây là những gì bạn có thể làm để sửa chữa Chúng tôi hy vọng đã giúp được cho các bạn. Truy cập vào tập tin của người khác như vậy, họ đã phạm luật, nhưng họ cũng buộc công ty đó sửa lỗi sản phẩm. Việc làm sáng tỏ các yếu điểm là một hành động được gọi là công khai toàn bộ trong cộng đồng hacker, và điều đó gây tranh cãi, nhưng nó làm tôi nghĩ cách các hacker có một tác động liên đới lên công nghệ chúng ta sử dụng mỗi ngày. Đây là những gì Khalil đã làm. Khalil là hacker người Palestine đến từ ngân hàng West Bank, anh ta đã tìm thấy một lỗ hỏng bảo mật nghiêm trọng trên Facebook anh ta đã cố trình báo qua chương trình phát hiện lỗi của công ty. Đây thường là những khuyến khích mà các công ty dùng để thưởng cho các hacker khi công bố điểm yếu mà họ tìm thấy trong chương trình. Tiếc thay, do một số thông tin sai lệch, báo cáo của anh ta đã không được thừa nhận. Chán nản, anh ta tự dùng những khám phá của chính mình để viết lên tường của Mark Zuckerbeg. Điều này khiến họ phải chú ý, tất nhiên rồi. và họ đã vá lỗi đó, nhưng vì anh ấy đã không báo cáo nó đúng cách, người ta từ chối trả tiền thưởng cho phát hiện đó của anh. May mắn cho Khalil, một nhóm các hacker đã chú ý đến anh ta. Họ đã quyên được hơn 13.000 đô-la để thưởng cho phát hiện này, dấy lên một cuộc tranh luận lớn trong ngành CNTT về việc làm thế nào có thể khuyến khích các hacker làm những điều đúng đắn. Tôi nghĩ có một câu chuyện tuyệt vời hơn ở đây. Thậm chí, các công ty được thành lập bởi các hacker, giống như Facebook, vẫn có một mối quan hệ phức tạp khi nói đến hacker. Và như vậy, với các tổ chức bảo thủ hơn, họ cần thời gian để sự thích ứng để kết hợp văn hóa hacker và sự sáng tạo hỗn độn đi kèm với nó. Tôi nghĩ điều đó đáng để nỗ lực, bởi thay vì, đối chọi với các hacker một cách mù quáng, hãy chống lại sức mạnh không thể kiểm soát bằng cái giá của sự đổi mới ngột ngạt và kiến thức giới hạn. Đó là những điều sẽ quay trở lại và làm bạn khó chịu. Điều đó còn đúng hơn nếu chúng ta săn đuổi các hacker sẵn lòng đánh đổi tự do của chính mình cho những ý tưởng như sự tự do trên web, đặc biệt trong thời đại này, hôm nay chẳng hạn, khi các chính phủ, tập đoàn đấu tranh giành kiểm soát Internet. Tôi sửng sốt khi thấy ai đó ở góc tối của mạng lưới máy tính toàn cầu lại có thể trở thành tiếng nói của đối phương, thậm chí cho cả tuyến phòng thủ cuối của nó, có lẽ vài người nào đó giống Anonymous, cái tên đình đám trong giới hacker toàn cầu. Hoạt động toàn cầu của các hacker này ngày nay, không cần lời giới thiệu nào cả, nhưng 6 năm về trước họ không là gì ngoài một nhóm nhỏ trên Internet tập trung chia sẻ những hình ảnh các chú mèo vui tính và các chiến dịch chọc phá trên Internet. Thời điểm chuyển đổi là vào đầu năm 2008 khi Giáo hội Scientology cố gắng xóa bỏ một vài đoạn video bị rò rỉ trên một vài website. Đây là thời điểm mà Anonymous bị giả mạo trong bộ sưu tập ngẫu nhiên từ các cư dân Internet. Hóa ra là, Internet không thích việc bạn cố xóa đi những thứ trên đó, và nó sẽ phản ứng lại với sự tấn công toàn cầu và những trò đùa phức tạp và một loạt các nhóm biểu tình được tổ chức khắp thế giới, từ quê nhà Tel Aviv của tôi tới Adelaide, nước Úc. Điều này minh chứng rằng Anonymous và ý tưởng này có thể tập hợp quần chúng từ trên bàn phím cho đến đường phố, và đặt nền tảng cho hàng tá các tổ chức tương lai chống lại những bất công được thừa nhận trong thế giới trực tuyến và ngoài đời. Từ đó, họ theo đuổi nhiều mục đích. Họ hé lộ nạn tham nhũng, ngược đãi. Họ hack cả Đức Giáo Hoàng và các chính trị gia, và tôi nghĩ tác động của chúng lớn hơn cả việc từ chối dịch vụ tấn công làm website sụp đổ, thậm chí làm rò rỉ những tài liệu nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng, giống như Robin Hood, họ đang làm công việc phân phối lại, nhưng cái họ theo đuổi không phải là tiền. Không phải tài liệu của bạn mà thay vào đó là sự quan tâm. Họ làm cho phong trào mà họ ủng hộ, được chú ý đến hoạt động như một cái kính phóng đại toàn cầu cho những vấn đề mà đáng ra chúng ta phải nhận thấy. Họ đã bị gán cho nhiều cái tên từ tội phạm cho đến khủng bố, tôi không thể biện minh cho những biện pháp bất hợp pháp của họ, nhưng lý tưởng mà họ đang đấu tranh là những gì mà tất cả chúng ta đều phải bận tâm. Thực tế là, hacker có thể làm được nhiều hơn là chỉ phá hoại. Họ có thể đem mọi người đến với nhau. Và nếu Internet không thích việc bạn cố xóa những thứ trên đó, hãy nhìn xem cái gì sẽ xảy ra khi bạn cố đóng cửa nó. Điều này đã xảy ra tại Ai Cập vào tháng 1 năm 2011, và khi tổng thống Hosni Mubarak cố thực hiện một hành động dữ dội là đàn áp cuộc cách mạng đang nổi dậy trên đường phố Cairo, ông ta đã điều quân đội của riêng ông đi đóng cửa các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Ai Cập và buộc họ phải phá hủy về mặt vật lý cổng kết nối của quốc gia này với thế giới trong đêm đó. Khi một chính quyền hành sự như thế, điều chưa từng xảy ra với các hacker, việc đó đã động chạm đến lợi ích bản thân của họ. Các hacker giống như nhóm Telecomix đã tham gia hoạt động trên thực tế, giúp người dân Ai Cập vượt qua cơ quan kiểm soát sử dụng những thủ thuật khéo léo như mã Morse và các bộ thu phát sóng nghiệp dư. Đó là cao điểm của kỹ thuật đơn sơ mà chính phủ đã không thể khóa được, nhưng khi net hoàn toàn bị tê liệt, Telecomix đã đưa vào những "tay máu mặt". Họ tìm được những nhà cung cấp dịch vụ từ Châu Âu vẫn còn hạ tầng truy cập quay số bằng điện thoại hơn 20 năm tuổi. Họ đã mở tới 300 đường dây loại này cho người dân Ai Cập sử dụng, cung cấp kết nối chậm nhưng cần thiết. Nó chạy tốt. Tốt đến nỗi có kẻ thậm chí đã dùng nó để tải về cả tập phim "How I Met Your Mother". Nhưng trong khi tương lai của Ai Cập vẫn còn chưa ổn định, khi việc tương tự xảy ra tại Syria chỉ một năm sau đó, Telecomix đã được trang bị những đường dây Internet như thế này, và Anonymous, có lẽ là nhóm quốc tế đầu tiên chính thức tố cáo những hành động của quân đội Syria bằng cách xóa đi website của họ. Với loại sức mạnh này, nó phụ thuộc vào việc bạn đứng về phía bên nào, bởi vì anh hùng của người này có thể trở thành kẻ xấu với người khác, và đó là Quân Đội Điện Tử Syria một nhóm hacker thân-Assad ủng hộ chế độ gây tranh cãi của ông ta. Họ đã hạ bệ nhiều mục tiêu nổi tiếng cách đây vài năm, bao gồm cả tài khoản Twitter của Liên Hiệp Báo Chí, mà nhờ nó họ đã đăng tin về cuộc tấn công vào Nhà Trắng làm bị thương tổng thống Obama. Tin này là giả, dĩ nhiên, nhưng kết quả là chỉ số Down Jones ngày hôm đó hạ thấp độ ngột, và rất nhiều người đã mất rất nhiều tiền. Những việc thế này đang xảy ra trên khắp thế giới. Từ những xung đột ở bán đảo Krưm cho đến Châu Mỹ Latinh, từ Châu Âu cho đến Mỹ, các hacker là một công cụ để xã hội, chính trị và quân đội sử dụng. Cho dù là cá nhân hay nhóm, tình nguyện hay xung đột quân sự luôn có hacker ở mọi nơi. Họ đến từ tất cả các tầng lớp xã hội, sắc tộc, tư tưởng, và giới tính. Họ hiện định hình lại thế giới. Các hacker đại diện cho một lực lượng đặc biệt cho sự chuyển dịch trong thế kỳ 21. Bởi vì truy cập thông tin là một loại tiền tệ then chốt của quyền lực, mà các chính phủ muốn nắm quyền kiểm soát, bằng cách thiết lập các chương trình giám sát hoặc tương tự, việc mà họ cần đến các hacker, cách này hay cách khác. Và như vậy, đó là mối quan hệ yêu-ghét lâu dài khi nói đến hacker, bởi vì chính những kẻ phỉ báng hack cũng có thể sử dụng nó một cách rộng rãi. Cách đây 2 năm, tôi gặp Tướng Keith Alexander, giám đốc NSA và chỉ huy toàn cầu của Mỹ, nhưng thay vì mặc đồng phục 4 sao của một vị tướng, ông ta chỉ mặc quần Jean và áo sơ mi. Đó là ở DEF CON, hội nghị về hacker lớn nhất thế giới. Có lẽ giống như tôi, tướng Alexander không xem họ là 12.000 tội phạm ở Vegas, mà nhìn thấy được ở họ tiềm lực chưa được khai thác. Thực tế, ông ta có mặt ở đó để tuyển mộ. "Ngay tại căn phòng này", ông nói, "là các tài năng mà đất nước chúng ta cần". Well, các hacker ở hàng ghế sau đáp lại, "Vậy thì đừng có bắt bớ chúng tôi". (Vỗ tay) Thật vậy, trong nhiều năm, các hacker đã là người thua cuộc, nhưng dưới ánh sáng của sự hiểu biết ngày nay, ai là người đề phòng nhiều nhất trong thế giới online? Qui luật của cuộc chơi giờ không còn rõ ràng nữa, nhưng các hacker có lẽ là những người duy nhất còn khả năng chấp nhận lời thách thức vượt qua các chính phủ và các tập đoàn dự trữ dữ liệu trên chính sân chơi của họ. Với tôi, điều đó đại diện cho hy vọng. Trong 3 thập kỉ trước, các hacker đã làm được rất nhiều việc, nhưng họ cũng ảnh hưởng đến các cuộc chiến tự do, đổi mới và tự do trên Internet, vậy nên tôi nghĩ đã đến lúc nên có cái nhìn tốt về cách chúng ta phác họa họ, bởi vì nếu cứ mong đợi họ là những kẻ xấu, thì làm sao họ trở thành những anh hùng? Những năm trong thế giới hacker đã làm tôi nhận ra cả vấn đề lẫn vẻ đẹp của hacker: Họ chỉ không thể nhìn thấy một 'lỗ hỏng' trên thế giới và cứ để nó vậy. Họ bị ép buộc trong cả việc khai thác hoặc cố làm thay đổi nó, và như vậy, họ tìm thấy khía cạnh dễ bị tấn công trong thế giới đổi thay chóng mặt của chúng ta. Họ buộc chúng ta phải sửa chữa hoặc yêu cầu điều gì đó tốt hơn, và tôi nghĩ chúng ta cần họ chỉ để làm điều đó, bởi vì sau cùng, người muốn tự do không phải là thông tin mà là chính chúng ta. Xin cám ơn mọi người rất nhiều. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hãy hack hành tinh này! Chào mừng tới buổi nói chuyện "Năm điều nguy hiểm bạn nên cho trẻ em làm." Tôi không có con. Tôi mượn con của bạn mình - vì vậy (Cười to) đừng quá để ý tới lời khuyên này. Tôi là Gever Tulley. Tôi là một nhà khoa học máy tính qua hợp đồng nhưng tôi là người sáng lập của một cái gọi là Trường Tinkering Đó là một chương trình mùa hè nhằm giúp trẻ em học cách xây dựng những vật mà chúng nghĩ đến. Vì vậy chúng tôi xây rất nhiều thứ Và tôi cho học sinh lớp hai sử dụng những công cụ xây dựng Vậy nên nếu bạn đang nghĩ đến gửi con mình đến trường Tinkering chúng sẽ trở về nhà bầm tím, trầy xước và đầy máu. Vì vậy, bạn biết đó, chúng ta sống trong một thế giới cố gắng thúc đẩy cho những điều luật an toàn trẻ em càng nghiêm khắc hơn Có vẻ như không có giới hạn cho việc điên rồ những điều luật an toàn cho trẻ em sẽ trở nên như thế nào. Chúng ta để cảnh báo ngộ đọc trên tất cả - từng mẫu phim nhựa được sản xuất ở Mỹ hay để bán với một sản phẩm ở Mỹ Chúng ta để cảnh báo lên nắp cà phê để thông báo là bên trong sẽ nóng Và chúng ta có vẻ nghĩ rằng bất kỳ sản phẩm nào nhọn hơn là 1 trái banh đánh gôn sẽ là quá nhọn cho trẻ dưới 10 tuổi vậy nên khi nào thì xu hướng này mới dừng? Khi chúng ta đến mọi ngõ ngách để loại trừ tất cả những vật nhọn từng chút một trên thế giới thì khi lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với bất kỳ vật nhọn nào hoặc không được làm ra từ nhựa tròn chúng sẽ tự làm tổn thương mình với nó Vì vậy, với giới hạn của cái mà chúng ta nghĩ là khu an toàn cứ tiếp tục thu nhỏ, ta có thể ngăn chặn trẻ em khỏi những cơ hội quý giá để học cách tiếp xúc với thế giới xung quanh chúng Và kể cả những cố gắng và dự định tốt nhất của ta đi chăng nữa, trẻ em sẽ vẫn luôn tìm cách làm những chuyện nguy hiểm nhất mà chúng có thể trong bất kỳ môi trường nào có thể được Vì vậy dù cho cái tiêu đề mang tính gợi ý, bài nói chuyện này thật ra là về sự an toàn và về một vài điều đơn giản ta có thể làm được để dạy con mình trở nên sáng tạo, tự tin và có điều khiển với môi trường xung quanh chúng Và cái mà tôi sẽ giới thiệu với bạn bây giờ là một trích dẫn từ một cuốn sách đang được viết cuốn sách này được gọi là "50 Điều Nguy Hiểm" Đây là năm điều nguy hiểm Điều thứ nhất - chơi với lửa Học cách điều khiển một trong những yếu tố căn bản của tự nhiên là một thời khắc quan trọng trong bất kỳ lịch sử cá nhân của đứa trẻ nào dù chúng có nhớ hay không nó là một - nó là lần đầu tiên chúng ta thật sự trở nên điều khiển đối với một trong những vật kỳ bí Những bí ẩn này chỉ được tiết lộ cho những người có cơ hội chơi với nó Vậy nên, chơi với lữa. Đây có lẽ là một trong những điều vĩ đại nhất con người khám phá được - lửa. Từ việc chơi với nó, chúng ta học những nguyên tắc căn bản về lửa, từ việc nhận vào, sự đốt cháy, và sự thải ra khí. Đây là ba yếu tố hoạt động của lửa mà bạn phải có để có thể điều khiển lửa tốt Và bạn có thể nghĩ tới lửa bình mở như là một phòng thí nghiệm Bạn không biết chúng sẽ học được gì từ việc chơi với nó Bạn biết đấy, cho chúng đùa nghịch với đồ chơi theo cách riêng của chúng và tin tôi đi chúng sẽ học những thứ mà chúng không thể học được nếu chơi với đồ chơi Dora Nhà Thám Hiểm Thứ 2 - sở hữu 1 cái dao bỏ túi. Dao bỏ túi là những thứ ra đời từ sự tri thức văn hóa của chúng ta một thứ rất tệ hại. (Cười) Cái đầu tiên - cái con dao bỏ túi là công cụ toàn cầu đầu tiên bạn được đưa cho. Bạn biết không, một cái đồ lật chảo, một cái tua vít. một cái dao cạo. Và nó là - nó là một công cụ mạnh mẽ và đầy quyền năng Và trong nhiều văn hóa người ta đưa dao cho mình - như là, những đứa trẻ chập chững biết đi, chúng đã có dao. Và những em bé Inuit cũng cắt vảy cá voi. Tôi lần đầu thấy cái đó ở một liên hoan phim Canada năm lên 10, và nó để lại 1 ấn tượng khó quên, thấy trẻ em chơi với dao. Và nó cho ta thấy là trẻ em có thể phát triển một nhận thức về bản thân thông qua công cụ từ một độ tuổi rất nhỏ. Bạn đặt ra một số nguyên tắc rất đơn giản - luôn cắt xa khỏi người, giữ lưỡi dao bén, không bao giờ áp đăt nó - và những thứ này trẻ em có thể hiểu và luyện tập cùng Và vâng, chúng sẽ cắt vào người Tôi có một số vết thẹo rất khủng khiếp trên chân khi tự đâm vào mình Nhưng bạn biết không, chúng còn nhỏ. Tụi nó lành nhanh. (Cười) Thứ ba - ném lao. Thì ra não chúng ta thật ra được thiết kế để ném đồ vật và, như là cơ bắp, nếu không sử dụng những phần của não, chúng sẽ trở nên vô dụng qua thời gian. Nhưng nếu bạn luyện tập chúng bất kỳ cơ bắp nào cũng thêm sức mạnh vào cả hệ thống và điều đó cũng áp dụng cho não. Vì vậy ném đồ vật đã được cho thấy là kích thích phần trước và một số phần sọ người, mà liên quan tới hoạt động nhìn, sự thấu hiểu 3D, và một số cấu trúc giải đáp vấn đề, vì vậy nó cho ta một giác quan - nó giúp ta phát triển kỹ năng quan sát và kỹ năng tiên đoán. Và ném là một sự kết hợp của kỹ năng phân tích và cơ thể. vì vậy nó rất tốt cho đào tạo toàn cơ thể Những loại luyện tập dựa trên mục tiêu cũng có thể giúp trẻ em phát triển khả năng tập trung và để ý Vì vậy nó rất tuyệt. Thứ 4 - dụng cụ tháo ráp Có một thế giới đầy những đồ vật thú vị bên trong máy rửa chén của bạn Lần sau bạn chuẩn bị bỏ đi một vật dụng, đừng bỏ nó đi. Hãy tháo dỡ nó ra với con bạn, hoặc gửi nó cho trường học của con bạn và tháo nó ra cùng chúng Kể cả khi bạn không biết các phần đó là gì, phân vân chúng có thể dùng cho việc gì thì cũng là một sự luyện tập rất tốt cho trẻ để có một cái nhìn về việc là chúng có thể tháo đồ vật ra, và cho dù nó có phức tạp cỡ nào, thì chúng có thể hiểu một phần của đồ vật và điều đó nghĩa là cuối cùng, chúng có thể hiểu tất cả, Cái sự hiểu ấy mới thật là đáng quý. Vì vậy những hộp đen mà bạn sống với nó và coi nó như không thật ra là những đồ vật phức tạp do người khác làm ra và bạn có thể hiểu chúng. Thứ 5 - đồ vật 2 phần. Bỏ cái Luật Sao Chép Đồ Millennium Kỹ Thuật Số đi. (cười) Có những luật đi ra ngoài quy định an toàn mà lại giới hạn khả năng tiếp xúc của ta với những thứ mà ta sở hữu - trong trường hợp này, công nghệ kỹ thuật số. Nó là một bài tập đơn giản - mua một bài hát trên iTunes, viết nó ra một CD, rồi rip CD ra ngoài MP3 và chơi nó trên máy tính của bạn. Bạn vừa phá vỡ một luật. Theo lý thuyết thì RIAA có thể đến và bỏ tù bạn. Đây là một bài học quan trọng cho trẻ em để hiểu - rằng một vài của những luật này có thể bị vi phạm một cách tình cờ và những luật này phải được hiểu thấu đáo. Và nó là một cái gì đó ta có thể nói với con trẻ khi ta đang chơi đùa xung quanh đồ vật và tháo dỡ chúng ra và khi ta tháo chúng ra và dùng cho những mục đích khác - và ta cũng đi ra ngoài và lái một chiếc xe. Lái xe là - nó là một hành động thúc đẩy cho trẻ nhỏ. vì vậy đây là điều cuối cùng, (Cười) Với những bạn không thoải mái với việc phá luật, bạn có thể lái xe với con mình. Đây là - đây là một giai đoạn cần thiết cho một đứa trẻ. Điều này có thể xảy ra cùng lúc với lúc chúng bị gắn với những thứ như khủng long, với những thứ to lớn ở thế giới bên ngoài mà chúng đang cố hiểu Xe hơi là một vật tương tự, và bạn có thể đi vào một cái xe và lái đi. Và nó giống như là - nó cho bạn một cái điều khiển trên thế giới theo một cách mà thường là bạn - theo cách mà chúng không được cho. Và - nó cũng hoàn toàn hợp pháp. Kiếm một cái sân trống lớn, chắc chắn là không có gì trong đó và nó là đất riêng tư, và cho chúng lái xe của bạn. Thật ra nó rất an toàn. Và cũng rất vui cho cả nhà. (Cười) Vì vậy, để xem sao. Tôi nghĩ vậy là đủ. Đó là số năm rưỡi. OK Trong những ngày làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, tôi đã từng bế tắc vô vọng. Mọi hướng nghiên cứu của tôi đều dẫn vào ngõ cụt. Dường như mọi giả định cơ sở không còn đúng nữa. Tôi thấy mình như một phi công bay qua mây mù, và mất hết phương hướng. Tôi chẳng thèm cạo râu nữa. Không thể dậy vào sáng sớm. Cảm thấy không xứng đáng khi bước qua cánh cổng đại học bởi tôi không phải Einstein hay Newton hay bất cứ nhà khoa học nào là chủ nhân của những kết quả được ghi nhận. Bởi trong khoa học, ta chỉ quan tâm đến kết quả, chứ không phải quá trình. Rõ ràng, tôi không thể là một nhà khoa học. Nhưng tôi đã có đủ hỗ trợ, đã vượt qua và khám phá ra một số điều mới mẻ về tự nhiên. Đây là một cảm xúc tuyệt vời về sự điềm tĩnh, là người duy nhất trên thế giới biết được quy luật mới của tự nhiên. Tôi bắt đầu dự án thứ hai trong đợt học tiến sĩ và chuyện đó lại xảy ra. Tôi lại gặp bế tắc và lại vượt qua. Và tôi bắt đầu nghĩ, có thể có một mô típ ở đây. Tôi hỏi những người khác và họ nói: "Đúng rồi, điều tương tự cũng xảy ra với bọn tôi, có điều chẳng ai nói cho chúng tôi biết cả." Chúng ta đều biết rằng khoa học như thể một chuỗi các bước logic giữa câu hỏi và câu trả lời, nhưng thực hiện nghiên cứu là việc hoàn toàn khác. Cùng lúc đó, tôi còn học làm diễn viên ứng biến. Ban ngày vật lý, ban đêm cười đùa, nhảy nhót, ca hát, chơi ghi-ta. Bộ môn kịch ứng biến, cũng giống như khoa học vậy, đi tới nơi chưa biết, bởi bạn phải diễn một cảnh không đạo diễn, không kịch bản, không biết mình sẽ thể hiện gì hay những diễn viên khác sẽ diễn gì. Nhưng không giống khoa học, trong kịch ứng biến, họ nói với bạn từ ngày đầu những gì sẽ diễn ra khi bạn lên sân khấu. Bạn sẽ thất bại ê chề. Bạn sẽ gặp bế tắc. Chúng tôi tập tành tiếp tục sáng tạo bên trong ngõ cụt đó. Ví dụ, chúng tôi có bài tập đứng trong một vòng tròn, mỗi người phải thực hiện một điệu nhảy tồi tệ nhất, và những người khác reo hò và cổ vũ bạn tiếp tục, ủng hộ bạn lên sàn diễn. Khi trở thành giáo sư và hướng dẫn sinh viên của mình qua những dự án nghiên cứu, tôi lại nhận ra mình chẳng biết phải làm gì. Tôi đã nghiên cứu hàng ngàn giờ các môn vật lý, sinh học, hóa học, nhưng không một giờ, một khái niệm nào về cách hướng dẫn, kèm cặp ai đó đi đến những nơi chưa khám phá, về động lực thúc đẩy. Thế là tôi nhớ lại kịch ứng biến, và nói với các sinh viên ngay từ đầu về những gì sẽ xảy ra khi các em bắt đầu nghiên cứu, liên quan tới những tiên đoán của các em về nghiên cứu này sẽ ra thế nào. Bởi vì, bất cứ nào của con người, ví dụ, tôi muốn chạm vào chiếc bảng đen này, bộ não, trước hết, sẽ xây dựng sơ đồ, dự đoán chính xác những gì cơ bắp sẽ làm trước khi tôi bắt đầu cử động bàn tay, và nếu tôi bị chặn lại, nếu sơ đồ của tôi không khớp với thực tại, sẽ dẫn tới căng thẳng, gọi là bất đồng về nhận thức. Đó là lý do tại sao sơ đồ của bạn nên khớp thực tại. Nhưng nếu bạn tin vào cách khoa học được dạy, tin vào sách vở, bạn có khả năng sẽ theo sơ đồ nghiên cứu sau đây. Nếu A là câu hỏi, và B là câu trả lời, thì nghiên cứu là một đường thẳng. Vấn đề là nếu một thí nghiệm không như ý, hoặc một sinh viên nản chí, điều đó sẽ được nhận thức như là thứ gì đó sai bét và gây nên căng thẳng tột độ. Đó là lý do tại sao tôi dạy học sinh của mình một sơ đồ thực tế hơn. Đây là một ví dụ về thực tế không giống với giản đồ của ta. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vậy là tôi dạy cho các sinh viên một giản đồ khác. Nếu A là câu hỏi, B là câu trả lời, giữ sáng tạo trên mây, và bắt đầu, và thí nghiệm không thành công, không thành công, không thành công, không thành công, cho đến khi đạt đến các cảm xúc tiêu cực nơi dường như cảm xúc cơ bản của bạn đã ngừng hoạt động, như có ai đó giật đi chiếc thảm dưới chân bạn. Và tôi gọi nơi đó là đám mây. Bạn có thể bị lạc trong đám mây trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm, cả sự nghiệp, nhưng đôi khi, bạn đủ may mắn, có đủ sự hỗ trợ, và có thể nhìn thấy những gì trong tay, hoặc trù tính trong hình dạng của đám mây, một câu trả lời mới, C, và bạn quyết định tiến tới nó. Thí nghiệm rồi cũng thành công, bạn tới đó và nói với tất cả mọi người về điều này bằng cách xuất bản tài liệu nói về từ A chỉ tới C, đó là một cách tốt để truyền thông chừng nào bạn còn nhớ con đường dẫn tới đó. Đám mây này là phần cố hữu của nghiên cứu, phần cố hữu trong thủ thuật của chúng tôi bởi chúng canh gác tại biên giới. Nó canh gác tại biên giới giữa sự biết và không biết, bởi để khám phá ra thứ gì đó thực sự mới mẻ, ít nhất một trong các giả định cơ sở của bạn phải thay đổi, điều đó có nghĩa là làm việc trong khoa học khá là anh hùng Mỗi ngày, ta cố mang mình tới biên giới đó, đối diện với đám mây. Bây giờ, tôi đặt B trong vùng đất của hiểu biết, bởi ta biết về nó ngay từ lúc bắt đầu, nhưng C luôn luôn hấp dẫn và quan trọng hơn B. Vậy B là cốt yếu để khởi hành, nhưng C lại sâu sắc hơn rất nhiều, và đó là điều tuyệt vời trong nghiên cứu. Bây giờ, về cụm từ này, đám mây, đã được biến đổi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, bởi các sinh viên đến với tôi và nói: "Thầy Uri, em đang trong đám mây," "Tuyệt, em sẽ phải khổ sở. ", tôi đáp. (Tiếng cười) Nhưng tôi khá là vui, bởi chúng tôi có thể đang ở gần đường biên giữa sự biết và không biết, và có cơ hội khám phá ra một thứ mới mẻ thực sự, bởi chúng tôi xem sự tồn tại của đám mây là bình thường, là thiết yếu, và thực sự đẹp. Chúng ta có thể gia nhập Hội Cảm Kích Đám mây, để nó giải độc cho cái cảm giác tội lỗi khi thất bại. Với tư cách người hướng dẫn, tôi biết phải làm gì, để tăng cường sự hỗ trợ của tôi cho sinh viên, bởi nghiên cứu tâm lý học cho thấy khi sợ hãi và thất vọng, tâm trí của bạn thu hẹp lại trong một cách nghĩ an toàn và bảo thủ. Nếu muốn khám phá những con đường nguy hiểm cần thoát ra khỏi đám mây, bạn cần những cảm xúc khác -- đoàn kết, hỗ trợ, hi vọng -- những thứ đến từ kết nối với người khác, giống như kịch ứng biến vậy, trong khoa học, tốt nhất là hãy cùng nhau đi đến nơi không biết. Nhận thức được về đám mây, bạn còn học được từ kịch ứng biến cách thức hiệu quả để có được cuộc bàn luận bên trong đám mây. Dựa trên nguyên tắc căn bản của kịch ứng biến, kịch ứng biến, một lần nữa, lại giúp tôi. Nó được gọi là nói "Vâng, và" trước lời mời của các diễn viên khác. Nghĩa là chấp nhận lời đề xuất và xây dựng trên nó, nói "Vâng, và". Ví dụ, nếu một diễn viên nói: "Đây là vực nước" và người khác trả lời: "Không, đó là sân khấu," ứng biến chấm dứt. Nó kết thúc, và mọi người đều chán nản. Cái đó gọi là chặn họng. Nếu không chú tâm vào giao tiếp, những cuộc hội thoại khoa học có thể có rất nhiều trở ngại. Nói "Vâng, và" giống như thế này. "Đây là một vũng nước." "Vâng, và hãy nhảy vào" "Nhìn kìa, có một chú cá voi! Hãy nắm lấy đuôi nó. Nó sẽ kéo chúng ta lên mặt trăng!" Nói "Vâng, và" bỏ qua sự chỉ trích trong nội tâm. Chúng ta đều có sự chỉ trích nội tâm một kiểu bảo vệ để không bị nghĩ rằng mình thô tục, điên loạn hay bắt chước, khoa học đầy rẫy sự sợ hãi về việc trở thành kẻ bắt chước. Nói "Vâng, và" bỏ qua sự chỉ trích nội tâm, giải thoát tiếng nói tiềm ẩn của sáng tạo, bạn thậm chí không biết rằng đã có nó, và chúng thường mang câu trả lời về đám mây. Vậy đó, biết về đám mây và về cách nói "Vâng, và" làm cho phòng lab của tôi sáng tạo hơn. Các sinh viên bắt đầu phát huy trên ý tưởng của nhau, chúng tôi làm nên những khám phá đầy ngạc nhiên trong giao diện giữa vật lý và sinh vật. Ví dụ, chúng tôi đã mắc kẹt một năm trong mạng lưới sinh hóa phức tạp trong tế bào con người, và nói rằng: "Ta đang chìm sâu trong đám mây," và có một cuộc đối thoại sôi động một sinh viên của tôi - Shai Shen Orr đã nói: "Hãy vẽ nó lên giấy, cái mạng lưới này," thay vì: "Ta đã làm rất nhiều lần rồi và nó không cho kết quả," Tôi nói: "Vâng, và hãy dùng một mảnh giấy to." và rồi Ron Milo nói: "Hãy dùng một tờ giấy khổng lồ, loại giấy của kiến trúc sư, tôi biết in ở đâu," rồi chúng tôi in mạng lưới ra và quan sát, đó là lúc chúng tôi làm nên khám phá quan trọng nhất: một mạng lưới phức tạp thể hiện các chi tiết tương tác đơn giản lặp đi lặp lại như những họa tiết trên kính trang trí. Chúng tôi gọi nó là họa tiết mạng lưới, mạch cơ bản giúp hiểu được sự logic trong cách tế bào ra quyết định trong tất cả sinh vật, bao gồm cơ thể chúng ta. Không lâu sau, tôi bắt đầu được mời diễn thuyết trước hàng ngàn các nhà khoa học trên thế giới, nhưng nhận thức về đám mây và lời nói "Vâng, và" vẫn chỉ ở trong phòng lab của tôi, vì khoa học không nói về quá trình, hay bất cứ điều gì chủ quan, thuộc về cảm xúc. Chúng ta nói về kết quả. Vậy nên, chẳng thể nói ra trước hội nghị. Đó là điều không tưởng. Tôi thấy nhiều nhà khoa học bị mắc kẹt đến mức không một từ nào có thể diễn tả những gì họ thấy, suy nghĩ của họ bị bó hẹp trong phạm vi an toàn, khoa học của họ không phát huy tiềm năng, và họ phải chịu khổ sở. Tôi từng nghĩ, chịu thôi. Tôi sẽ cố làm phòng lab của mình sáng tạo nhất có thể, và nếu ai cũng làm thế, khoa học sẽ ngày một tốt lên. Suy nghĩ đó bật lên trong đầu tôi trong một dịp tình cờ đi nghe Evel Fox Keller diễn thuyết về phụ nữ trong khoa học. Cô ấy đã hỏi: "Tại sao không nói về những khía cạnh mang tính chủ quan và cảm xúc trong khoa học? Không phải ngẫu nhiên. Nó là vấn đề về giá trị." Bạn thấy đó, khoa học tìm kiếm tri thức khách quan và lý trí. Đó là cái đẹp của khoa học. Nhưng chúng ta còn ngầm định rằng những gì ta làm thường ngày để có được tri thức đó, là duy khách quan và lý trí, giống như ngài Spock trong phim Star Trek vậy. Và khi dán nhãn một số thứ là khách quan và lý trí, mặt còn lại, cái chủ quan và cảm xúc tự động sẽ bị dán nhãn phi khoa học, phản khoa học hoặc đe dọa đến khoa học, và chúng ta chẳng thèm nhắc nó nữa. Và khi nghe rằng khoa học có một văn hóa, mọi thứ bừng sáng trong tôi, bởi nếu khoa học có một văn hóa, văn hóa đó có thể được thay đổi, tôi có thể là một tác nhân làm thay đổi khoa học tuỳ theo sức của mình. Thế là, ngay bài diễn thuyết sau đó, tôi đã nói về khoa học của tôi, nói về tầm quan trọng của sự chủ quan và cảm xúc trong nghiên cứu khoa học, và cách ta nên nói về chúng, rồi tôi nhìn vào khán giả, và họ lạnh lùng. Họ không thể nghe những gì tôi nói qua 10 slide trình chiếu trước hội nghị. Tôi cố lần nữa, lần nữa, hội nghị tới hội nghị nhưng vẫn không vượt qua. Tôi lại ở trong đám mây. Cuối cùng, tôi đã xoay xở để thoát khỏi nó sử dụng tài ứng biến và âm nhạc. Từ đó về sau, mỗi hội nghị mà tôi tới, tôi nói một bài về khoa học và bài thứ hai, bài đặc biệt tên là "Tình yêu và sự sợ hãi trong phòng thí nghiệm," bắt đầu bằng một bài hát về nỗi sợ hãi lớn nhất của khoa học, đó là chúng ta lao động vất vả, chúng ta tìm ra thứ gì mới, và cuối cùng, ai đó xuất bản nó trước chúng ta. Chúng ta gọi đó là bị hớt tay trên, và việc bị hớt tay trên rất tồi tệ. Nó làm chúng ta e ngại nói với nhau, chẳng hay ho gì bởi chúng ta tới khoa học là để chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau, và thế là tôi hát một ca khúc buồn, được gọi là - (Vỗ tay)- "Thêm một lần đau" và tôi nhờ khán giả hát đệm cho tôi, và bảo họ: "Lời ca của các bạn sẽ là "Scoop,Scoop."" Như thế này: "Scoop, scoop" "Tôi lại bị hớt tay trên. Scoop! Scoop!" Và rồi tiếp. "Tôi lại bị hớt tay trên Scoop! Scoop! Tôi lại bị hớt tay trên Scoop! Scoop! Tôi lại bị hớt tay trên Scoop! Scoop! Tôi lại bị hớt tay trên Scoop! Scoop! Ôi mẹ ơi, sao mẹ không cảm thấy nỗi đau của con, Trời hãy giúp tôi, tôi lại bị nẫng tay trên." (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn vì đã hát đệm. Thế là mọi người bắt đầu cười, thở, nhận ra rằng xung quanh, các nhà khoa học khác cũng có những vấn đề chung, chúng tôi bắt đầu nói về cảm xúc, chủ quan diễn ra trong nghiên cứu. Tôi cảm thấy như sự cấm kỵ lớn được gỡ bỏ. Cuối cùng, đã có thể nói về nó trong hội thảo khoa học. Các nhà khoa học tiếp tục tạo nhóm trao đổi, họ gặp nhau đều đều và tạo nên không gian nói về cảm xúc và chủ quan khi hướng dẫn cũng như khi đi vào nơi không biết, thậm chí, mở các khóa học về quá trình nghiên cứu khoa học, về việc cùng nhau đi vào chốn không biết , và nhiều thứ khác. Vậy, quan điểm của tôi là, giống như mỗi nhà khoa học đều biết về từ "nguyên tử," vật chất được cấu thành từ các nguyên tử, mỗi nhà khoa học cũng nên biết về "đám mây" và "Vâng, và," và khoa học sẽ trở nên sáng tạo hơn, tạo nên nhiều khám phá bất ngờ hơn vì lợi ích của tất cả chúng ta, và trở nên sôi động hơn nữa. Điều tôi mong bạn ghi nhớ trong buổi nói chuyện này là lần tới khi gặp vấn đề mà bạn không thể giải quyết, trong công việc hoặc trong cuộc sống, hãy xem xét một từ: "đám mây." Bạn có thể vượt qua đám mây, không đơn độc, mà với sự hỗ trợ của ai đó, nói "Vâng, và" với ý tưởng của bạn, để giúp bạn nói. "Vâng, và" với ý tưởng của chính mình, tăng thêm cơ hội cho bạn thoát khỏi đám mây, bạn sẽ tìm thấy khoảnh khắc của sự điềm tĩnh khi lần đầu tiên thoáng thấy khám phá bất ngờ của mình. điểm C của bạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đây 6 tháng, tôi nhận được 1 e-mail từ 1 người đàn ông ở Israel người đã đọc sách của tôi, e-mail đó nói rằng: "Anh không biết tôi, nhưng tôi là anh em họ đời thứ 12 của anh". "Tôi có một cây phả hệ với 80.000 người, trong đó có anh, Karl Marx, và một vài nhà quý tộc Châu Âu". Lúc đó, tôi đã không biết phải làm gì. Một phần trong tôi, như thể, được rồi, khi nào hắn ta sẽ yêu cầu tôi gửi 10.000 đô-la vào ngân hàng Nigeria của hắn? Tôi cũng đã nghĩ, 80.000 họ hàng, liệu tôi có muốn điều đó ? Việc có vài người thôi đã cho tôi đủ rắc rối. Tôi sẽ không nói tên, nhưng bạn biết bạn là ai rồi đấy. Một phần khác trong tôi nói rằng, điều này rất đáng ghi nhận. Tôi đơn độc trong văn phòng, nhưng không hẳn thế. Tôi có mối liên hệ với 80.000 người trên toàn thế giới, và đó là 4 Madison Square Gardens với đầy ắp họ hàng. Một vài người trong số họ rất tuyệt, một số khác gây khó chịu, nhưng họ đều có mối liên hệ với tôi. Vì thế, e-mail này đã thôi thúc tôi tìm hiểu sâu hơn về cây phả hệ, thứ mà tôi luôn nghĩ là lĩnh vực rất nghiêm túc và riêng biệt, hoá ra lại là một cuộc cách mạng hấp dẫn và cũng gây nhiều tranh cãi. Một phần, vì những xét nghiệm ADN và gen, phần khác, là vì Internet. Có một trang web sử dụng Wikipedia để tiếp cận cây phả hệ, hợp tác và khai thác nguồn lực cộng đồng, việc bạn sẽ làm là, tải cây phả hệ của gia đình bạn lên đó, trang web này sẽ tìm kiếm xem liệu A.J. Jacobs trong cây phả hệ của bạn có phải cũng là A.J. Jacobs trong cây phả hệ khác, nếu đúng thế, bạn có thể kết hợp kết hợp, kết hợp và kết hợp cho đến khi có được một cây phả hệ đồ sộ, khổng lồ với hàng ngàn người, hay thậm chí hàng triệu người. Tôi ở trong một thứ mà Geni gọi là sơ đồ phả hệ thế giới, với không ít hơn 75 triệu người. Và 75 triệu người đó có liên hệ máu mủ hay kết hôn, đôi khi là cả hai. (Cười lớn) Có tại cả 7 châu lục, gồm cả Nam Cực. Tôi ở trong đó. Nhiều bạn cũng vậy cho dù bạn có biết hay không, và bạn có thể thấy đường liên kết. Đây là chị em họ của tôi Gwyneth Paltrow. Cô ấy còn không biết tôi tồn tại, nhưng chúng tôi chính thức là anh em họ. Chỉ có 17 đường liên kết giữa chúng tôi. Và đây là anh em họ của tôi Barack Obama. (Cười lớn) Ông ấy là cháu cố 7 đời của vợ của ba của chồng của bà dì đời thứ 5 của dì tôi, vì vậy, thực tế, ông ấy là anh tôi. Một họ hàng khác của tôi, nam diễn viên Kevin Bacon -- (Cười lớn) -- anh ta là chồng của cháu của cháu ruột của chồng của cháu của vợ của cháu họ tôi. Và đó là 6 mức của Kevin Bacon, cộng hay trừ đi một vài mức. Tôi không khoe khoang, vì tất cả các bạn đều có người nổi tiếng và nhân vật lịch sử trong cây phả hệ gia đình, vì tất cả chúng ta đều có liên kết, 75 triệu người có vẻ nhiều, nhưng trong vài năm tới, có lẽ sẽ có một cây phả hệ với tất cả, hầu hết tất cả, 7 tỉ người trên trái đất, Nhưng đó có thật sự là vấn đề? Cái gì là quan trọng? Tôi nghĩ là nó quan trọng, và tôi sẽ cho bạn biết lý do, rất nhanh thôi. Thứ nhất, nó có giá trị khoa học. Đây là một lịch sử chưa từng có của loài người, cho chúng ta một dữ liệu có giá trị về cách thức di truyền các loại bệnh, cách loài người di cư, ngay tại thời điểm này, một nhóm các nhà khoa học ở MIT đang nghiên cứu về cây phả hệ thế giới. Thứ hai, nó làm sống lại lịch sử. Tôi tìm ra, mình có mối liên hệ với Albert Einstein, tôi nói điều đó với đứa con 7 tuổi, và nó hoàn toàn bị thuyết phục. Bây giờ, Albert Einstein không còn là một gã da trắng đã chết với mái tóc kì lạ nữa. Ông ấy là chú Albert. (Cười lớn) Và con trai tôi muốn biết: "Ông đã nói gì? E = MC bình phương là gì?" Không phải tất cả đều là tin tốt. Tôi đã tìm được liên kết với Jeffrey Dahmer, sát thủ hàng loạt, nhưng tôi sẽ nói là nó ở bên phía vợ tôi. (Cười lớn) (Vỗ tay) Tôi muốn làm rõ điều này. Xin lỗi nhé, vợ yêu. Thứ 3, là sự liên kết lẫn nhau. Chúng ta có cùng một tổ tiên, bạn không cần phải tin vào Kinh Thánh, nhưng khoa học nói về nhiễm sắc thể Y của Adam và Ty thể Eve, về cách đây 100.000 đến 300.000 năm trước. Chúng ta đều có một ít ADN của họ trong người. Họ là cụ-cụ-cụ-cụ-cụ-cụ-cụ-cụ-cụ-cụ-- tiếp tục như thế khoảng 7.000 lần nữa-- ông bà của chúng ta, điều đó nghĩa là, về nghĩa đen, chúng ta đều là anh em họ ruột của nhau, các ước tính có thể thay đổi, nhưng có lẽ anh em họ xa nhất mà bạn có trên Trái Đất là khoảng 50 đời. Không chỉ chung tổ tiên, mà còn là con cháu. Nếu bạn có con, và họ cũng có con, hãy xem hậu duệ của chúng ta sẽ được tích lũy nhanh thế nào. Trong 10, 12 thế hệ, bạn sẽ có hàng ngàn, hàng triệu con cháu. Thứ 4, một thế giới hữu tình hơn. Tôi biết là luôn có những xích mích trong gia đình. Tôi có 3 đứa con trai, và tôi thấy chúng đánh nhau. Nhưng tôi nghĩ, vẫn còn một sự thiên vị để đối xử với gia đình tốt hơn với người lạ. Tôi nghĩ, cây phả hệ sẽ là một tin xấu với những người cả tin, vì họ sẽ nhận ra rằng họ là anh em họ với hàng ngàn người trong bất cứ nhóm dân tộc nào mà họ có nảy sinh vấn đề, và khi nhìn lại lịch sử, sẽ thấy rất nhiều điều tồi tệ mà chúng ta đã làm với nhau bởi vì nhóm này nghĩ nhóm kia không giống con người, và bạn không thể làm thế nữa. Chúng ta không chỉ cùng loài mà còn cùng một gia đình. Chúng ta có chung 99.9% ADN. Và cuối cùng, thứ 5, hiệu ứng dân chủ hóa. Một số cây phả hệ có một huyết thống ưu tú, như mọi người nói: "Ồ, tôi là hậu duệ của Nữ hoàng Mary xứ Scotland bạn thì không, nên bạn không thể gia nhập câu lạc bộ". Sẽ rất khó để làm điều đó bây giờ, vì mọi người đều có liên quan. Tôi là hậu duệ của Nữ hoàng Mary xứ Scotland -- bởi việc kết hôn, cũng vậy thôi. Thật sự là một khoảng thời gian thú vị trong lịch sử của gia đình, vì nó đang thay đổi rất nhanh. Đám cưới đồng tính và việc hiến tặng tinh trùng, những cuộc hôn phối với quy mô chưa từng có, điều này làm cho anh em họ bảo thủ của tôi lo lắng một chút, nhưng tôi lại nghĩ đó là một điều tốt. Ý tưởng kết luận về gia đình là, tốt hơn, bởi vì bạn sẽ có nhiều người chăm sóc hơn, như chị em họ đời thứ 8 của dì tôi Hillary Clinton đã nói -- (Cười lớn) -- phải đến cả một ngôi làng. Vì thế tôi có cả hàng trăm, hàng ngàn hàng triệu anh em họ mới. Tôi đã nghĩ, có thể làm gì với thông tin này? Đó là lúc tôi quyết định, tại sao không tổ chức một buổi tiệc? Đó là việc mà tôi đang làm. Tất cả các bạn đều được mời. Năm tới, mùa hè tới, tôi sẽ tổ chức buổi tiệc mà tôi hy vọng sẽ là bữa tiệc lớn nhất, buổi họp mặt gia đình lớn nhất trong lịch sử. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi muốn các bạn cũng có mặt ở đó. Tôi muốn các bạn có mặt ở đó. Nó sẽ được tổ chức ở New York Hall of Science, một địa điểm tuyệt vời, cũng là địa điểm cho các Hội chợ quốc tế, vì thế, tôi nghĩ, rất thích hợp, một buổi đoàn tụ gia đình kết hợp 1 hội chợ quốc tế. Sẽ có triển lãm, thức ăn, âm nhạc. Paul McCartney cách đó chỉ 11 bước, vì thế tôi hy vọng anh ta sẽ mang đàn đến. Anh ấy vẫn chưa trả lời, nhưng mọi việc sẽ tốt thôi. Sẽ có 1 ngày cho những người diễn thuyết, về những người anh em họ thú vị. Vẫn còn rất sớm, nhưng tôi đã có một vài người đăng kí. Cass Sunstein, họ hàng của tôi, người xuất sắc nhất trường luật, sẽ trò chuyện với chúng ta. Anh ấy là cựu thành viên của chính quyền Obama. Và ở phía kia của thế giới chính trị, George H.W. Bush, Cha, số 41, ông ấy đã đồng ý tham gia và Nick Kroll, diễn viên hài, Và Dr. Oz, rất nhiều người nữa sẽ đến. Và, dĩ nhiên, điều quan trọng nhất là các bạn. Tôi muốn mọi người sẽ ở đó, mời mọi người ghé vào trang GlobalFamilyReunion.org và tìm xem bạn ở đâu trên cây phả hệ gia đình, vì đây là một vấn đề lớn, gia đình và bộ tộc, tôi không biết hết câu trả lời, nhưng tôi có rất nhiều họ hàng thông minh, bao gồm các bạn, vì thế, cùng nhau, chúng ta sẽ làm được. Cùng nhau, ta có thể giải quyết vấn đề lớn này với tư cách anh em họ, Xin cảm ơn. Tôi nóng lòng được gặp các bạn. Tạm biệt. (Vỗ tay) Để bắt đầu, xin kể về đời sống xã hội của tôi, tôi biết có thể nó chẳng liên quan, nhưng thực ra là có. Khi mọi người gặp tôi ở bữa tiệc và họ biết tôi là giáo sư Tiếng Anh chuyên về ngôn ngữ, nhìn chung họ có một trong hai phản ứng, Một nhóm có vẻ sợ hãi (Cười) Họ thường nói những câu đại loại, "Ồ, tôi nên nói năng cẩn thận. Chắc là chị nghe thấy từng lỗi tôi mắc phải." Và họ im bặt. (Cười) Rồi họ chờ tôi đi chỗ khác và nói chuyện với người khác. Một nhóm khác, mắt họ sáng lên, và nói "Chị là người tôi muốn nói chuyện." Và bắt đầu kể trên trời dưới đất những thứ họ nghĩ tiếng Anh đang sai (Cười) Vài tuần trước, tôi dự một tiệc tối và người đàn ông ngồi bên phải tôi bắt đầu kể cho tôi về các kiểu Internet đang làm xuống cấp Tiếng Anh. Anh ta đề cập đến Facebook và nói "To defriend (hủy kết bạn) có phải là một từ có thực không? Tôi muốn dừng lại với câu hỏi đó: Điều gì khiến một từ có thực hay không? Người bạn ngồi cùng và tôi đều biết động từ "defriend" nghĩa là gì, vậy thì khi nào một từ như "defriend" trở nên có thực? Ai có thẩm quyển quyết đinh về những từ như vậy? Đây là những vấn đề tôi muốn nói hôm nay. Tôi nghĩ nhiều người khi nói một từ không có thực, họ muốn nói là nó không xuất hiện trong từ điển chuẩn. Điều đó, dĩ nhiên đặt ra một loại câu hỏi khác, ai là người biên soạn từ điển? Trước khi nói xa hơn, tôi xin làm rõ vai trò của tôi trong vấn đề này Tôi không biên soạn từ điển. Tuy nhiên, tôi thu thập từ mới giống như các nhà biên soạn từ điển, một điều rất tuyệt của người làm sử về ngôn ngữ Anh là việc tôi làm được gọi là "nghiên cứu". Khi tôi dạy về lịch sử ngôn ngữ Anh, Tôi yêu cầu sinh viên trước hết dạy cho tôi hai từ lóng mới rồi tôi mới giảng bài. Trong nhiều năm, tôi đã học được khá nhiều từ lóng mới theo cách này, kiểu như "hangry" là (vừa đói vừa tức) (Vỗ tay) bạn cáu kỉnh hay giận giữ vi đang đói bụng, và "adorkable" nghĩa là bạn dễ thương một cách quê kệch, rõ ràng những từ có nghĩa phá cách như thế đã lấp những chỗ trống của Tiếng Anh. (Cười) Nhưng chúng thật đến đâu nếu ta sử dụng chúng chủ yếu như là tiếng lóng và chúng không có trong từ điển? Nào, ta trở lại với từ điển. Đề nghị các bạn giơ tay: Có bao nhiêu người ở đây thường xuyên tra từ điển cứng hoặc online? Ok, hầu hết đều làm việc này . Câu hỏi thứ hai, ta tiếp tục giơ tay: Bao nhiêu người ở đây từng để ý xem ai là người biên soạn cuốn từ điển đang dùng? Ok, cũng ít nhỉ. Mức độ nào đó, ta biết có bàn tay con người đằng sau những cuốn từ điển, nhưng ta không biết người đó là ai. Tôi thực sự bị lôi cuốn bởi điều này. Ngay cả những người hay chê bai nhất cũng ít phê phán với cuốn từ điển, họ không phân biệt nhiều cuốn nọ với cuốn kia và không bận tâm hỏi xem ai là người biên soạn. Ta nghĩ về cụm từ "Hãy tra từ điển" câu này gợi ý rằng mọi từ điển đều y hệt như nhau. Hãy đến thư viện trong khuôn viên đại học, khi vào phòng đọc, ta thấy cuốn từ điển lớn trên bệ danh dự trang trọng đang mở ra và ta có thể đến trước từ điển để tìm câu trả lời. Xin đừng hiểu sai ý tôi, từ điển là nguồn tra cứu tuyệt vời, nhưng từ điển cũng là con người chúng không phải là bất tử. Với tư cách là giáo viên tôi rất ngạc nhiên chúng ta dặn sinh viên nhiều điều quan trọng dặn họ đọc ở đâu vào xem website nào, trừ việc nói về từ điển, là thứ bị ta đối xử như là vô chủ như thể đến từ hư không để cho ta câu trả lời về nghĩa của từ thực ra là gì. Nếu bạn hỏi người biên soạn từ điển họ sẽ nói họ đang cố gắng bắt kịp với chúng ta khi chúng ta đang biến đổi ngôn ngữ. Họ xem cách chúng ta nói và viết gắng tìm xem cái gì còn và cái gì không. Họ phải liều đánh cuộc, vì họ muốn mạo hiểm bắt con mồi và tóm được từ rồi sẽ thành thông dụng, như LOL, (cười lớn) đồng thời họ không muốn thành gàn dở thêm vào các từ không sống nổi qua đêm, tôi thấy một từ họ đang đưa vào tầm ngắm là YOLO, you only live once. (bạn chỉ sống một lần) Giờ tôi quay lại với người biên soạn từ điển và bạn sẽ bất ngờ về nơi chúng tôi gặp gỡ. Cứ đến tháng Một, chúng tôi đến cuộc họp thường niên Hội Phương ngữ Mỹ trong nhiều việc làm ở đó có bầu chọn Từ của năm. Có khoảng 200 đến 300 người dự, trong đó có những nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Mỹ. Tôi sẽ giúp các bạn cảm nhận về cuộc họp, cuộc họp bắt đầu ngay trước giờ giảm giá. Bất cứ ai đến buổi họp đều có thể bầu chọn. Luật quan trọng nhất là chỉ được bầu bằng một tay. Trong quá khứ đã có một số từ được chọn như "tweet" năm 2009 và "hashtag" (đánh dấu thăng), năm 2012 "Chad" là từ của năm trong năm 2000, vì trước năm 2000 đã có ai biết "chad" (gã da trắng) là gì năm 2002 là "WMD" (vũ khí hủy diệt hàng loạt) Giờ ta có thể bầu hạng mục khác nữa, mục yêu thích của tôi là từ sáng tạo nhất của năm. Một từ được bầu chọn trước đây trong hạng mục này là "recombobulation area" - khu vực tái định hướng. ở tại sân bay Milwaukee sau khi kiểm tra an ninh, nơi bạn có thể định hướng lại. (Cười) Bạn có thể thắt lại dây lưng, đặt lại máy tính vào túi. Và đây từ yêu thích nhất đời của tôi là "multi-slacking" (Cười) multi-slacking là hành động có nhiều cửa sổ bật lên trên màn hình trông có vẻ như bạn đang làm việc nhưng thực ra bạn đang lướt web. (Cười) (Vỗ tay) Những từ này liệu có còn lại với thời gian? Tuyệt đối không. Chúng tôi đã nêu vài lựa chọn, ví dụ vào năm 2006 từ của năm ấy là "Plutoed" nghĩa là giáng cấp (Cười) Một số từ khác dường như hoàn toàn không nổi bật, như là "app" và tiền tố "e", "google" làm động từ Vài tuần trước khi chúng tôi bầu chọn, Đại Học Lake Superior State công bố danh sách những từ bị truất của năm Điều bất ngờ là có khá nhiều trùng lắp giữa danh sách của họ với từ đang xem xét của chúng tôi để chọn từ của năm vì chúng tôi chú ý đến cùng một điều. Chúng tôi chú ý đến những từ có sức chuyên chở. Đây thực sự là vấn đề thái độ. Bạn có phiền bởi những nhất thời và thay đổi trong ngôn ngữ, hay bạn thấy nó vui và nó hay hay, có cái gì đây cho ta học hỏi vì sinh ngữ chẳng qua là vậy? Danh sách của Đại học Lake Superior Sate tiếp tục truyền thống lâu đời trong tiếng Anh là than phiền về từ mới. Và đây là Trưởng khoa Henry Alford vào năm 1875, ông rất lo ngại rằng từ "desirability" (thèm muốn) là một từ kinh khủng. Năm 1760, Benjamin Franklin viết một lá thư cho David Hume từ bỏ từ "colonize" (thực dân hóa) vì nó xấu xa. Suốt nhiều năm, ta thấy nhiều lo lắng về những cách phát âm mới. Samuel Rogers năm 1855 lo ngại những phát âm thời thượng khiến ông thấy phật lòng, ông nói "như thể chiêm ngưỡng chưa đủ tệ, từ "balcony" làm tôi thấy buồn nôn." (Cười) Từ này mượn từ tiếng Ý và được phát âm là bal-COE-nee. Những than phiền này giờ đây thật kỳ quặc, nếu không nói là quê kệch dễ thương - (Cười) nhưng vấn đề là: ta hoảng lên trước những đổi thay trong ngôn ngữ Tôi có đầy một file những bài báo tỏ ý lo ngại những từ bất hợp pháp cho không nên đưa từ này vào từ điển, trong đó có từ "LOL" khi nó được đưa vào từ điển Oxford English và "defriend" khi nó được đưa vào từ điển Oxford American. Tôi cũng thấy những bài tỏ mối lo âu khi "invite"được dùng như danh từ và "impact" được dùng như động từ, họ nói chỉ có răng mới được trám (impacted) mà thôi, và " incentivize" thì họ bảo là "bất nhã, dọng điệu quan liêu" Ở đây không phải các nhà biên soạn từ điển lờ đi thái độ ngôn ngữ này. Họ cố gắng đưa ra hướng dẫn về từ ngữ đang được xem là từ lóng hoặc từ không chính thức hoặc gây xúc phạm, qua chỉ dẫn cách dùng, nhưng người làm từ điển bi trói vì cố mô tả điều chúng ta vẫn làm và biết rằng chúng ta thường tìm đến từ điển để biết nên dùng một từ ra sao cho tốt hay hợp lý. Để đáp lại, Từ điển American Heritage đưa vào hướng dẫn sử dụng từ Hướng dẫn này đi cùng với từ theo một cách cũng gây bất tiện một trong những điều bất tiện đó là chúng chuyển nghĩa. Ghi chú này liên quan đến quyết định rất con-người với tư cách là người sử dụng từ điển ta không nhận thức được quyết định rất con người đó đúng mức cần thiết. Để hiểu rõ hơn, ta hãy xem ví dụ, nhưng trước đó, tôi muốn giải thích người soạn từ điển cố giải quyết vấn đề gì trong ghi chú sử dụng. Hãy xem xét từ "peruse" (đọc) và cách sử dụng từ này Tôi đoán nhiều bạn ở đây đang nghĩ đến nghĩa đọc lướt, đọc qua, đọc nhanh. Vài người ở đây thậm chi thấy mình đang đi, nhìn lướt qua kệ hàng tạp hóa hoặc đại loại thế. Có thể bạn ngạc nhiên biết rằng nếu tra những cuốn từ điển chuẩn nhất định nghĩa đầu tiên của từ peruse là đọc kỹ hoặc đọc chăm chú. Từ điển American Heritage có định nghĩa đầu tiên này Sau đó đưa ra định nghĩa thứ hai, skim: đọc lướt kế đó, nó cho biết có "vấn đề sử dụng" ở đây. (Cười) Và sau đó đưa ra một ghi chú sử dụng, đáng để chúng ta xem. Đây là ghi chú sử dụng từ: "Peruse lâu nay có nghĩa là : 'đọc kỹ' ... tuy nhiên từ này thường được dùng lỏng lẻo hơn, có nghĩa đơn giản là "đọc" ... Nghĩa mở rộng của từ này là "nhìn sơ qua, nhìn lướt" trước đây thường được coi là một lỗi, nhưng kết quả bỏ phiếu cho thấy nghĩa này đang trở nên được chấp nhận nhiều hơn. Khi được hỏi về câu, 'Tôi chi có chút thời gian để lướt nhanh qua bản hướng dẫn," 66% Hội đồng Sử dụng từ ngữ thấy rằng điều này khó chấp nhận vào năm 1988 58% vào năm 1999, và 48% vào năm 2011. Hóa ra, Hội đồng Sử dụng ngôn ngữ cơ quan có thẩm quyền về ngôn ngữ đang trở nên nhân hậu hơn về vấn đề này. Tôi hi vọng điều các bạn đang nghĩ lúc này là "Xin cho biết ai ở trong Hội đồng Sử dụng ngôn ngữ? Và tôi nên làm gì với tuyên bố của họ?" Nếu bạn nhìn vào những trang đầu của từ điển American Heritage bạn có thể thấy tên của những người trong Hội động Sử dụng ngôn ngữ Nhưng hơi đâu nhìn vào trang đầu của từ điển chứ? Có khoảng 200 người trong Hội đồng này Họ gồm các viện sĩ, nhà báo và nhà văn có tiếng. Cả một Tòa công lý tối cao và một vài nhà ngôn ngữ học. Vào năm 2005, danh sách này có tôi. (Vỗ tay) Đây là những gì chúng tôi làm được cho các bạn. Chúng tôi có thể cho bạn ý niệm về các ý kiến khác nhau trong cách sử dụng đang gây tranh cãi việc này thuộc và nên thuộc thẩm quyển của chúng tôi. Chúng tôi không phải là viện hàn lâm về ngôn ngữ. Khoảng một năm một lần, tôi nhận một lá phiếu hỏi tôi về những cách dùng mới, cách phát âm mới, nghĩa mới của từ có được chấp nhận hay không. Đây là cách tôi điền vào lá phiếu. Tôi lắng nghe những điều mọi người nói và viết. Tôi không nghe cái tôi thích hoặc không thích về Tiếng Anh Tôi nói thật với các bạn: Tôi không thích từ "impactful" (tác động mạnh) nhưng cái đó không ảnh hưởng việc "impactful" có được dùng phổ biến và được chấp nhận nhiều hơn trong văn xuôi hay không. Trách nhiệm của tôi, là nhìn vào cách sử dụng việc này thường liên quan đến tìm kiếm cơ sở dữ liệu trên mạng như Google Books Nếu bạn tìm từ "impactful" trong Google Books, thì kết quả tìm kiếm là đây. Chắc chắn từ "impactful" này đang tỏ ra rất hữu dụng cho một số nhà văn, và càng ngày càng hữu dụng trong hơn 20 năm qua. Hiện có nhiều thay đổi trong ngôn ngữ mà ta không thích Sẽ có những thay đổi khiến cho bạn nghĩ, "Thật sao? Ngôn ngữ phải thay đổi theo cách đó ư?" Điều tôi muốn nói là, chúng ta chớ nên nhanh quá khi quả quyết rằng thay đổi đó là quá đáng, hãy chậm áp đặt việc ta thích hay không thích những từ người khác đang dùng, ta nên dè dặt càng hơn khi nghĩ rằng Tiếng Anh đang gặp nạn. Ồ không. Tiếng Anh giàu, sôi động và dồi dào sự sáng tạo của những người đang nói ngôn ngữ ấy. Khi nhìn lại, chúng ta thấy thật thú biết bao từ "nice" (dễ thương) được dùng với nghĩa là ngu ngốc, và từ "decimate" (tàn sát) được sử dụng để nói giết một trong 10 người. (Cười) Chúng ta nghĩ Ben Franklin quả là ngu khi lo rằng từ "notice" được dùng làm động từ Bạn biết sao không? Chúng ta từng ngớ ngẩn suốt cả một trăm năm đi lo rằng từ "impact" được dùng làm động từ và "invite" làm danh từ. Ngôn ngữ là thứ không thay đổi quá nhanh tới mức làm ta không bắt kịp. Ngôn ngữ không diễn ra theo cách đó. Hy vọng bạn có thể nhận ra sự thay đổi ngôn ngữ là không đáng ngại mà lại còn vui và khoái, như các nhà soạn từ điển vẫn hưởng lâu nay. Mong bạn cũng thích thành một phần của sự sáng tạo được liên tục tái tạo ngôn ngữ của chúng ta, làm cho nó thật sung. Vậy thì một từ được đưa vào từ điển ra sao? Nó được đưa vào vì chúng ta dùng nó và chúng ta vẫn đang tiếp tục dùng, nhà biên soạn từ điển đang chú ý đến chúng ta. Nếu bạn nghĩ "Chúng ta hãy quyết định nghĩa của từ là gì" Tôi sẽ trả lời rằng: "Vâng, đúng vậy, và luôn luôn như vậy." Từ điển là nguồn tra cứu và hướng dẫn tuyệt vời, nhưng không có cơ quan thẩm quyền nào về từ điển là trọng tài phán quyết cuối cùng về nghĩa của từ. Nếu một cộng đồng đang sử dụng một từ và biết nghĩa của nó là gì, thì từ đó là có thật. Đó có thể là từ lóng, đó có thể là từ không chính thức đó có thể là một từ bạn nghĩ là không logic hoặc không cần thiết, nhưng nếu một từ đang được dùng. thì từ đó sống. Cảm ơn (Vỗ tay) Hãy nghĩ đến một lựa chọn khó khăn bạn sẽ đối mặt trong tương lai. Đó có thể là lựa chọn nghề nghiệp, giữa hoạ sĩ và kế toán, lựa chọn nơi ở, thành thị hay nông thôn, hay thậm chí lựa chọn bạn đời. Bạn có thể kết hôn với Betty. Nhưng bạn cũng có thể lấy Lolita. Hay đó có thể là quyết định có con hay không, ở riêng hay đón cha mẹ về sống cùng, quyết định dạy con theo tôn giáo của chồng mà bạn là kẻ ngoại đạo. Hay quyết định quyên tặng tất cả tiền tiết kiệm của mình. Tôi tin là những lựa chọn bạn nghĩ đến đều to lớn, quan trọng, và đầy ý nghĩa đối với bạn. Có vẻ như các lựa chọn khó khăn thường khiến bạn phải vò đầu bức tóc. Nhưng tôi nghĩ ta đã hiểu sai bản chất và vai trò của chúng trong cuộc sống. Hiểu bản chất của lựa chọn khó khăn bạn sẽ hiểu được sức mạnh tiềm ẩn của mỗi chúng ta. Một quyết định trở nên khó khăn khi lợi ích của các phương án gần tương đương. Bất cứ quyết định dễ dàng nào cũng có một phương án tốt hơn. Trong một quyết định khó, phương án này có vài điểm hay, phương án kia cũng có vài điểm hay, nhưng không phương án nào là hay nhất. Bạn trăn trở liệu nên tiếp tục công việc cũ ở thành phố hay đổi đời bằng công việc thử thách hơn ở nông thôn, vì ở cũng có điểm hay, đi cũng có điểm hay, và giữa đi với ở, chẳng cái nào hay hơn cái nào. Không nên nghĩ rằng tất cả các lựa chọn khó đều to tát. Giả sử bạn phân vân xem sáng ăn gì. Bạn có thể ăn ngũ cốc bổ sung chất xơ hoặc bánh vòng sô cô la. Giả sử bạn chọn lựa dựa trên độ ngon và dinh dưỡng. Ngũ cốc thì tốt hơn cho sức khoẻ, bánh vòng lại ngon hơn, nhưng không món nào tốt vượt trội, quả là một quyết định khó. Nhận thấy rằng các lựa chọn nhỏ cũng có thể trở nên khó khăn có thể khiến các lựa chọn lớn trông bớt đáng sợ hơn. Vì cuối cùng ta cũng quyết định được sáng ăn gì, nên có lẽ cũng sẽ quyết được liệu nên ở lại thành phố hay đổi đời ở nông thôn. Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng lựa chọn khó khăn làm ta trăn trở bởi vì ta không thông minh. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã trăn trở giữa hai nghề, triết gia hoặc luật sư. Tôi cực kì đam mê triết học. Bạn có thể khảo cứu nhiều điều với tư cách một triết gia, được làm việc cả ngày trên chiếc ghế bành êm ái. Nhưng tôi đến từ một gia đình nhập cư nghèo, hộp cơm trưa có món lưỡi lợn và bánh mì kẹp mứt với tôi đã là xa xỉ, vậy thì ý tưởng dành cả cuộc đời ngồi trên ghế bành chỉ để ngẫm nghĩ đối với tôi quả là đỉnh của sự xa hoa hão huyền. Thế là tôi lấy ra một tờ giấy, vạch một đường phân cách, và tôi vắt óc liệt kê những điểm lợi và hại của từng nghề. Khi đó, tôi đã thầm nghĩ "Ước gì mình biết trước tương lai của mình trong từng nghề. Ước gì Ông Trời hoặc Netflix có thể gửi mình đĩa DVD về tương lai của mình trong mỗi nghề. Khi đó, mình sẽ so sánh chúng, mình sẽ biết tương lai nào tốt hơn, và việc lựa chọn sẽ thật dễ dàng". Nhưng chẳng ai gửi tôi đĩa DVD cả, và vì không biết nghề nào tốt hơn, tôi đã làm cách mọi người hay làm: Tôi chọn phương án an toàn nhất. Vì sợ phải trở thành một triết gia thất nghiệp, tôi đã chọn làm luật sư. Nhưng rồi tôi nhận ra, tôi không hợp với nghề luật. Không phải con người thật của tôi. Thế nên bây giờ tôi là triết gia, nghiên cứu về quyết định khó khăn, và tôi đảm bảo rằng việc từ chối một phương án vì lo âu về những điều chưa biết là một quyết định dù phổ biến, nhưng sai lầm. Sai lầm khi nghĩ rằng, với các quyết định khó khăn luôn có một phương án tốt hơn, nhưng ta lại không đủ khôn để biết, vì ta không biết, có lẽ ta nên chọn phương án ít rủi ro hơn. Thậm chí khi có đầy đủ thông tin để so sánh hai phương án, ta vẫn có thể khó xử trí. Quyết định khó khăn khiến ta trăn trở không phải vì ta kém hiểu biết, mà vì chẳng có phương án nào là tốt nhất cả. Nếu không có một phương án tối ưu, nếu cán cân chẳng nghiêng về bên nào, thì các phương án chắc chắn phải tốt như nhau. Hoá ra quyết định khó khăn cơ bản là sự lựa chọn giữa các phương án tốt? Thật vô lí. Nếu các phương án đều tốt, bạn có thể tung đồng xu để quyết định. Nhưng tung đồng xu đâu phải cách để lựa chọn nghề nghiệp, nơi ở, hay bạn đời. Có một lí do khác để chứng minh rằng trong các quyết định khó các phương án không tốt như nhau. Giả sử bạn đang phân vân giữa hai nghề: nghề ngân hàng đầu tư hoặc hoạ sĩ. Nhiều yếu tố có thể tác động đến quyết định của bạn, ví dụ như niềm vui trong công việc, mức an toàn tài chính, thời gian dành cho gia đình, v.v… Nghề hoạ sĩ có thể đưa bạn đến đỉnh cao của sự biểu đạt nghệ thuật. Nghề ngân hàng có thể đưa bạn đến đỉnh cao của sự điều phối tài chính. Hãy mường tượng hai nghề này sao cho không nghề nào tốt hơn nghề nào. Bây giờ, giả sử ta cải thiện một trong hai nghề. Giả sử ngân hàng, vì muốn bạn, cho bạn thêm 500 đô tiền lương mỗi tháng. Liệu số tiền này có thể khiến nghề ngân hàng tốt hơn nghề hoạ sĩ không? Không nhất thiết. Lương cao khiến nghề ngân hàng bây giờ tốt hơn nghề ngân hàng khi trước, nhưng cải thiện này có thể không đủ để làm cho nghề ngân hàng tốt hơn nghề hoạ sĩ. Sự cải thiện trong một nghề vẫn không làm nó tốt hơn nghề kia, thì hai nghề này ban đầu không thể tốt như nhau. Nếu bạn có hai thứ tốt như nhau, và bạn cải thiện một trong hai, thứ được cải thiện sẽ phải tốt hơn cái còn lại. Nhưng đó không phải là với các lựa chọn khó khăn. Vậy giờ, ta gặp một vấn đề nan giải. Ta có hai nghề nghiệp. Không nghề nào tốt hơn nghề nào, chúng cũng chẳng tốt như nhau. Làm sao chọn đây? Có điều gì đó không đúng. Có lẽ bản chất của lựa chọn có vấn đề, và so sánh là điều bất khả thi. Nhưng vậy cũng không đúng. Đâu phải ta đang cố chọn giữa hai thứ không thể nào so sánh. Ta đang cân nhắc giữa hai nghề nghiệp, đâu phải giữa con số chín với đĩa trứng rán đâu. So sánh lợi ích của hai nghề nghiệp là việc ta có thể làm, và cũng là việc ta hay làm. Tôi nghĩ vấn đề nảy sinh bởi ta chưa suy nghĩ kĩ về các giá trị trong cuộc sống. Ta vô thức cho rằng các giá trị như công lí, vẻ đẹp, lòng nhân ái, có thể đo đạc được, như độ dài, khối lượng, và trọng lượng. Đặt bất cứ câu hỏi so sánh nào không liên quan đến giá trị, ví dụ như chiếc cặp nào nặng hơn? Chỉ có ba đáp án. Chiếc cặp này nặng hơn, nhẹ hơn, hoặc nặng bằng chiếc còn lại. Đại lượng như cân nặng có thể được diễn tả bằng số thực — một, hai, ba, v.v… — và chỉ có ba khả năng xảy ra khi so sánh hai số thực bất kì. Một số lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc bằng số còn lại. Giá trị thì không như thế. Là những sinh vật biết suy luận, ta có xu hướng cho rằng tư duy khoa học có thể giải thích mọi vấn đề quan trọng trong cuộc sống, nhưng các giá trị tinh thần thì khác các đại lượng khoa học. Các đại lượng khoa học có thể được đo lường bằng con số. Các giá trị tinh thần thì không. Ta không nên cho rằng thế giới của đại lượng khoa học, như độ dài và cân nặng, lại có cấu trúc giống với thế giới của giá trị nhân văn. Vậy nếu những điều ta coi trọng — niềm vui con trẻ, tình cảm vợ chồng — không thể được diễn đạt bằng con số, thì không có lí do gì để tin rằng trong lựa chọn, chỉ có ba khả năng — phương án này tốt hơn, xấu hơn, hoặc bằng với phương án kia. Chúng ta cần đưa ra một khả năng mới, vượt lên trên khả năng tốt hơn, xấu hơn, và bằng nhau để diễn tả những điều xảy ra trong các lựa chọn khó khăn. Tôi muốn nói rằng các phương án thì “ngang nhau”. Khi các phương án ngang nhau, sự lựa chọn của bạn vẫn rất quan trọng, nhưng không có phương án nào thật sự tốt hơn cả. Thay vào đó, các phương án ngang nhau về giá trị, tuy nhiên, chúng khác nhau về loại giá trị. Vì thế, lựa chọn mới trở nên khó khăn. Hiểu lựa chọn khó khăn theo hướng này, ta khám phá ra một điều về con người mà ta chưa hề biết. Mỗi người trong chúng ta có sức mạnh để tạo ra lí lẽ. Hãy tưởng tượng một thế giới chỉ có các lựa chọn dễ dàng, nghĩa là, luôn có một phương án tốt nhất. Nếu luôn có một phương án tối ưu, bạn nên chọn phương án đó, bởi lí trí mách bảo rằng bạn nên làm điều tốt hơn thay vì điều tệ hơn, chọn thứ mà bạn có nhiều lí do nhất để chọn. Ở một thế giới như thế, ta sẽ có nhiều lí do nhất để mang tất đen thay vì tất hồng, để ăn ngũ cốc thay vì bánh vòng, để ở thành phố thay vì nông thôn, để lấy Betty thay vì lấy Lolita. Một thế giới chỉ toàn các lựa chọn dễ sẽ biến ta thành nô lệ của lí lẽ. Khi nghĩ về điều này, thật điên rồ để tin rằng các lí lẽ ta được dạy có quyền buộc ta theo đuổi chính xác sở thích này, ở chính xác trong ngôi nhà kia, làm chính xác công việc nọ. Thay vào đó, bạn đối mặt với các phương án ngang nhau, các lựa chọn khó khăn, và bạn tự tạo lí do riêng để chọn sở thích này, ngôi nhà kia, và công việc nọ. Khi các phương án đều ngang nhau, các lí lẽ ta được dạy, thứ thường bảo ta đúng hay sai, đều không thể khuyên ta phải làm gì. Chính lúc này, khi cần đưa ra một quyết định khó, ta có cơ hội luyện tập sức mạnh lí luận, thứ sức mạnh tạo ra lí do để bạn quyết định rằng bạn thích sống ở nông thôn hơn thành thị. Khi chọn giữa các phương án ngang nhau, ta có thể làm một điều rất đáng quý. Ta có thể toàn tâm ủng hộ một lựa chọn duy nhất. Đây là quan điểm của tôi. Đây chính là tôi. Tôi đam mê ngành ngân hàng. Tôi yêu bánh vòng sô cô la. Câu trả lời này trong các lựa chọn khó được tạo ra bởi lí trí, nhưng nó không bị áp đặt bởi các lí lẽ ta được dạy. Ngược lại, nó được hỗ trợ bởi các lí do của riêng ta. Khi chúng ta tạo ra lí do riêng để trở thành nhân cách này thay vì nhân cách khác, ta toàn tâm trở thành chính mình. Có thể nói chúng ta trở thành tác giả của cuộc đời mình. Vậy sau này khi gặp lựa chọn khó khăn, ta không nên đập đầu vào tường, vặn óc xem phương án nào tốt hơn. Không có phương án tốt nhất đâu. Thay vì tìm kiếm lí do ở ngoài kia, ta nên tìm lí do ở chính ta: Tôi sẽ là ai? Bạn có thể chọn làm một nhà đầu tư ngân hàng mang-tất-hồng yêu-ngũ-cốc sống-ở-nông-thôn, và tôi có thể chọn làm một hoạ sĩ mang-tất-đen yêu-bánh-vòng sống-nơi-thành-thị. Ta chọn gì trong các lựa chọn khó là quyền của ta. Những ai không luyện sức mạnh lí luận trước các quyết định khó đều như lục bình trôi. Chúng ta đều biết những người như thế. Tôi trôi vào nghề luật. Tôi không mặn mà với nghề luật. Tôi không đam mê luật. Những lá lục bình trôi để thế giới viết nên câu chuyện của cuộc đời mình. Họ để cơ chế của phần thưởng và hình phạt — cái vỗ đầu, nỗi sợ hãi, các lựa chọn dễ dàng — quyết định thứ họ làm. Bài học từ các lựa chọn khó khăn khiến bạn phải suy ngẫm về điều bạn ủng hộ, thứ bạn đam mê, và qua các lựa chọn khó khăn, bạn trở thành con người đó. Thoát xa khỏi trăn trở và sợ hãi, lựa chọn khó khăn là cơ hội quý để ta ăn mừng những điều đặc biệt về hoàn cảnh con người, rằng những lí do quyết định điều gì đúng hay sai đôi khi lại vô dụng, chính lúc này, khi cần đưa ra một quyết định khó, ta có sức mạnh tạo lí do riêng để trở thành những nhân cách riêng biệt. Đó là lí do các lựa chọn khó khăn không phải lời nguyền, mà là món quà của cuộc sống. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Vào ngày 05/11/1990, một người đàn ông tên El-Sayyid Nosair bước vào một khách sạn ở Manhattan và sát hại Rabbi Meir Kahane, thủ lĩnh Liên minh Phòng Thủ người Hồi Giáo. Ban đầu Nosair được cho là vô tội, nhưng trong thời gian thụ án một tội danh nhỏ hơn, hắn và đồng bọn bắt đầu lên kế hoạch tấn công một loạt các công trình quan trọng ở New York, bao gồm đường hầm, toà nhà giáo hội Hồi Giáo và trụ sở chính Liên Hợp Quốc. May thay, kế hoạch đó bị phanh phui nhờ một người đưa tin của FBI. Chỉ tiếc rằng, kế hoạch đánh bom năm 1993 vào Trung Tâm Thương Mại Thế giới lại không bị phát hiện. Nosair cuối cùng cũng bị kết án vì tham gia vào vụ tấn công này. Và El-Sayyid Nosair chính là cha của tôi. Tôi sinh ra ở Pittsburgh, bang Pennsylvania năm 1983 bởi ông, một kĩ sư người Ai Cập và người mẹ yêu dấu là giáo viên tiểu học người Mỹ. Họ đã cố gắng cho tôi một tuổi thơ tốt đẹp nhất. Mọi thứ thay đổi khi tôi lên 7, mối quan hệ trong gia đình bắt đầu thay đổi. Cha cho tôi tiếp xúc với một bộ mặt của người Hồi Giáo, mà rất ít người (kể cả phần đông tín đồ Hồi Giáo) biết đến. Kinh nghiệm của tôi cho thấy khi dành thời gian tương tác với nhau sẽ không tốn nhiều thời gian để nhận ra hầu hết chúng ta muốn có cùng một thứ trong cuộc sống. Tuy nhiên, ở mỗi một tôn giáo, mỗi một dân tộc, bạn sẽ thấy có một cơ số nhỏ những người có đức tin mãnh liệt đến nỗi họ thấy rằng cần phải dùng mọi cách để khiến người khác cũng sống như họ. Vài tháng trước khi bị bắt, cha tôi ngồi xuống và giải thích vì sao những cuối tuần vừa rồi, ông và vài người bạn đã đến một bãi tập bắn ở Long Island để luyện tập. Ông bảo tôi sẽ được đi cùng ông vào sáng hôm sau. Chúng tôi đến bãi tập bắn Calverton, không ai trong chúng tôi biết rằng mình đang bị FBI theo dõi. Đến lượt tôi, cha giúp tôi giữ khẩu súng trường trên vai và giải thích cách ngắm bắn mục tiêu cách khoảng 30 m. Hôm đó, viên đạn cuối cùng mà tôi bắn đã trúng chiếc đèn màu cam nằm trên đỉnh mục tiêu và trong sự kinh ngạc của mọi người, đặc biệt là của tôi mục tiêu nổ tung. Chú tôi quay sang những người khác, nói bằng tiếng Ả Rập: "Ibn Abuh." "Cha nào con nấy." Bọn họ cười vang trước lời nhận xét đó, nhưng phải đến vài năm sau tôi mới hiểu hết ý nghĩa của tràng cười đó. Họ nghĩ họ thấy ở tôi sự phá hủy tương tự như ở cha tôi. Những người đó cuối cùng cũng bị kết án vì đã đặt một xe tải chở gần 700kg thuốc nổ ở tầng trệt bãi đỗ xe tòa tháp Bắc trung tâm thương mại thế giới, gây nên vụ nổ giết chết 6 người và làm hơn 1000 người khác bị thương. Đây là những người mà tôi kính trọng, những người tôi gọi là "ammu", nghĩa là chú. Vào năm lên 19, tôi đã chuyển nhà được 20 lần trong đời, chính vì sự bất ổn suốt thời thơ ấu đó tôi đã không có nhiều cơ hội để kết bạn. Khi bắt đầu kết thân được với ai đó cũng là lúc tôi gói ghém đồ đạc và chuyển đến nơi khác. Vì luôn là học sinh mới trong lớp, tôi thường xuyên bị bắt nạt. Tôi thường giấu kín danh tính để tránh bị chú ý, nhưng hóa ra, một đứa trẻ mũm mĩm, im lặng trong lớp còn cho họ nhiều lí do hơn để chú ý tới tôi. Thế nên hầu hết thời gian, tôi ở nhà, đọc sách, xem TV hoặc chơi điện tử. Vì những lí do đó, tôi thiếu đi những kĩ năng xã hội, nói một cách nhẹ nhàng, lớn lên trong một gia đình có đức tin mù quáng, thế giới thực dường như không dành cho tôi. Tôi được dạy để phán xét người khác dựa trên những tiêu chí độc đoán, như chủng tộc hoặc tôn giáo. Vậy, cái gì đã khiến tôi thức tỉnh? Một trong những trải nghiệm đầu tiên làm thay đổi tư tưởng này là cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Thông qua một chương trình dự bị đại học, tôi đã được tham gia Hội nghị thanh niên quốc gia ở Philadelphia. Trọng tâm của nhóm tôi là về bạo lực trong giới trẻ, từng là nạn nhân của trò bắt nạt trong một thời gian dài, đây là chủ đề khiến tôi cảm thấy cực kì hứng thú. Thành viên trong nhóm chúng tôi đến từ rất nhều tầng lớp. Một ngày trước bế mạc hội nghị, tôi phát hiện ra một trong số những đứa trẻ tôi kết thân là người Do Thái. Thực sự thì, cần nhiều ngày để tôi có thể hiểu ra, nhưng tôi nhận ra rằng chẳng có sự thù địch tự nhiên nào giữa hai chúng tôi cả. Tôi chưa từng có người bạn Do Thái nào trước kia, và tôi thực sự cảm thấy tự hào khi có thể vượt qua một rào cản mà cả cuộc đời tôi đã được định là không thể vượt qua nổi. Một bước ngoặt lớn khác xuất hiện khi tôi làm thêm mùa hè ở Busch Garden, một công viên giải trí. Tôi được tiếp xúc với những người từ tất cả các đức tin và văn hóa, trải nghiệm đó là nền móng cho việc hình thành tính cách sau này của tôi. Gần như suốt cuộc đời, tôi được dạy rằng đồng tính là tội lỗi, và hơn thế, rằng tất cả người đồng tính đều xấu. May mắn thay, tôi đã có cơ hội làm việc với những người đồng tính trong chương trình đó, tôi nhanh chóng nhận ra rất nhiều người là những người nhân hậu nhất, ít so đo nhất mà tôi từng gặp. Từng là một đứa trẻ bị bắt nạt tôi đồng cảm với sự đau khổ của người khác, với tôi, thật khó khi phải đối xử với người tốt khác với cách mà tôi muốn được đối xử. Bởi vì cảm giác đó, tôi mới có thể so sánh những hình mẫu được dạy khi còn nhỏ với những kinh nghiệm và tương tác trong cuộc sống thật. Tôi không biết người đồng tính là như thế nào, nhưng tôi hiểu cảm giác bị đánh giá vì một thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi. Sau đó là "The Daily Show". Hàng tối, Jon Stewart bắt tôi phải thành thực với bản thân về sự cuồng tin của chính mình giúp tôi nhận ra rằng chủng tộc, tôn giáo hay giới tính của một người hoàn toàn không liên quan gì đến nhân cách của họ. Ông ấy như một người cha khi tôi cần cha nhất. Cảm hứng thường đến từ những nơi không ngờ tới nhất, và sự thật là một diễn viên hài người Do Thái ảnh hưởng tốt đến thế giới quan của tôi nhiều hơn là người cha cực đoan. Một ngày nọ, tôi nói với mẹ về sự thay đổi trong cách tôi nhìn nhận thế giới, và bà nói với tôi một điều mà tôi sẽ luôn nhớ mãi trong tim. Bà nhìn tôi với đôi mắt mệt mỏi của một người từng trải qua quá nhiều chủ nghĩa giáo lý, và nói: "Mẹ quá mệt mỏi vì phải ghét người khác rồi." Trong khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng cần nhiều năng lượng như thế nào để duy trì lòng thù hận trong bạn. Zak Ebrahim không phải là tên thật của tôi. Tôi đã đổi tên khi gia đình tôi quyết định chấm dứt mọi quan hệ với cha và bắt đầu một cuộc sống mới. Vậy tại sao tôi lại nói ra câu chuyện của mình và lao đầu vào nguy hiểm? Rất đơn giản, tôi làm điều này với hy vọng rằng một ngày nào đó, ai đó phải sống chung với bạo lực nghe được câu chuyện này và nhận ra rằng, có một cách khác tốt hơn, dù bị buộc phải tiếp xúc với tư tưởng bạo lực và cố chấp này, tôi đã không trở thành một kẻ cuồng tín. Thay vào đó, tôi chọn sử dụng kinh nghiệm của mình để đấu tranh với khủng bố, và với sự cuồng tin. Tôi làm điều này vì những nạn nhân của khủng bố và người thân của họ, vì những nỗi đau và mất mát mà khủng bố đã gây ra. Vì những nạn nhân này, tôi sẽ lên tiếng chống lại những hành động vô nghĩa và lên án hành động của cha tôi. Với sự thật đó, tôi đứng đây để minh chứng rằng bạo lực không phải là vốn có trong tôn giáo hay chủng tộc và con trai không cần phải đi theo con đường của cha anh ta. Tôi không phải là cha tôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn tất cả mọi người. (Vỗ tay) Cảm ơn tất cả mọi người. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một người du hành suốt đời. Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã tính ra rằng du học ở Anh còn rẻ hơn là học tại trường tốt nhất gần nhà ba mẹ tôi ở California. Thế nên, từ năm 9 tuổi tôi đã bay qua bay lại cực Bắc đôi ba lần một năm chỉ để đến trường. Tất nhiên, bay càng nhiều tôi lại càng thích được bay, nên ngay khi vừa tốt nghiệp phổ thông, tôi làm các công việc lau dọn để được hưởng thụ mỗi mùa của tuổi 18 ở một lục địa khác nhau. Rồi thì, cái gì đến sẽ đến, tôi trở thành một nhà văn du ký, giờ thì công việc và đam mê hòa làm một. Và tôi thực sự bắt đầu cảm thấy nếu đủ may mắn được đi dạo quanh những ngôi đền sáng rực ánh nến ở Tây Tạng hay lang thang dọc theo bờ biển Havana cùng với âm nhạc vang lên dịu dàng bên tai bạn có thể đem những âm thanh đó, cùng với bầu trời xanh cô ban cao vời vợi và những lớp sóng vỗ trên mặt đại dương xanh thẳm về chia sẻ với bạn bè ở quê nhà, cũng như mang lại những điều kỳ diệu và tinh tế cho cuộc sống chính bạn. Ngoại trừ, như các bạn đều biết một trong những thứ đầu tiên bạn học được khi đi đây đi đó là không nơi nào kỳ diệu trừ phi bạn biết cách nhìn cho đúng. Đưa một người đàn ông cáu giận lên Himalayas ông ta chỉ biết than phiền về đồ ăn. Và tôi nhận ra rằng cách tốt nhất để phát triển cái nhìn thêm thấu đáo và tinh tường kỳ lạ là, không đi đâu cả, chỉ cần ngồi tĩnh tâm. Và tất nhiên, tĩnh tâm là cách nhiều người trong chúng ta đạt được những gì họ khao khát và mong muốn nhất trong cuộc sống xô bồ hiện đại Một khoảng lặng. Nhưng đó cũng là cách duy nhất tôi tìm được để chắt lọc những mảnh ghép kinh nghiệm và hiện thực hóa quá khứ và tương lai. Thế là, điều ngạc nhiên xảy đến tôi phát hiện không đi đâu cả kể ra cũng thú vị như du lịch Tây Tạng hoặc Cuba. Và nhờ không đi đâu cả, ý tôi là không có gì đáng nể hơn là dành vài phút mỗi ngày, vài ngày mỗi mùa hay thậm chí, như nhiều người khác, vài năm trong đời chỉ để ngồi tĩnh tâm đủ lâu để dò tìm cái gì thúc đẩy bản thân nhất hồi tưởng về nơi chứa đựng niềm hạnh phúc đích thực và nhớ rằng đôi khi sống một cuộc sống và sống một cuộc đời là hai con đường trái ngược nhau. Tất nhiên, đây là điều các nhà thông thái đến từ mọi nền văn hóa qua hàng thế kỷ muốn nhắn nhủ chúng ta. Ý tưởng này không hề mới. Hơn 2000 năm trước, các nhà khắc kỷ nhắc nhở ta rằng Cuộc sống không từ kinh nghiệm mà thành cuộc sống là cách vận dụng chúng. Thử tưởng tượng một cơn bão đột nhiên quét ngang qua thị trấn bạn và nghiền nát mọi thứ thành đống vụn. Một người đàn ông bị ám ảnh cả đời. Nhưng người khác, có thể chính em trai gã, lại cảm thấy được giải thoát, và quyết định bắt đầu xây dựng một cuộc sống hoàn toàn mới. Cùng một sự kiện nhưng phản ứng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Không có gì là hạnh hay bất hạnh, chỉ là một cách suy nghĩ, chính là điều Shakespeare muốn nói thông qua tác phẩm Hamlet. Và đây hẳn là kinh nghiệm du lịch bao nhiêu năm của tôi. Hai mươi bốn năm trước, tôi thực hiện một chuyến đi thay đổi tư duy triệt để xuyên qua Bắc Triều Tiên. Chuyến đi đó chỉ có mấy ngày. Tôi chủ yếu chỉ là ngồi tĩnh tâm quay trở lại nhìn trong tâm tưởng, thấu hiểu và tìm một chỗ trống cho nó trong suy nghĩ, việc đó kéo dài tận 24 năm rồi và có thể sẽ kéo dài đến suốt đời. Nói cách khác, chuyến đi cho tôi nhìn những cảnh đẹp kỳ thú, nhưng chỉ có ngồi tĩnh tâm mới cho phép tôi biến chúng thành những suy tư thấu đáo lâu dài. Và đôi khi tôi nghĩ, rất nhiều chuyện trong cuộc sống diễn ra trong đầu, trong ký ức, trong trí tưởng tượng hay trong tư duy và suy đoán đến nỗi nếu tôi thật sự muốn thay đổi cuộc đời mình tôi tốt nhất bắt đầu thay đổi tư duy. Một lần nữa, những điều này không hề mới mẻ; chính thế mà Shakespeare, các nhà khắc kỷ đã nói hàng thế kỷ trước, nhưng Shakespeare đâu có phải đối mặt với 200 email mỗi ngày. (Cười) Các nhà khắc kỷ, theo tôi được biết, cũng đâu có "on" facebook. Chúng ta đều biết, trong cuộc sống luôn đòi hỏi của mình thứ luôn bị đòi hỏi lại chính là bản thân chúng ta. Bất kể ở đâu, không quản đêm ngày, ông chủ, người gửi mail rác, cha mẹ đều có thể bắt được ta. Các nhà xã hội học phát hiện ra rằng những năm gần đây người Mỹ làm việc ít giờ hơn 50 năm trước, nhưng chúng ta cảm giác như làm nhiều hơn. Ngày càng nhiều thiết bị tiết kiệm thời gian ra đời, nhưng có vẻ như, thời gian ngày càng thu hẹp lại. Chúng ta cũng càng ngày càng dễ dàng liên hệ với mọi người ở tận một góc xa xôi nhất trên hành tinh, nhưng thỉnh thoảng, trong quá trình đó chúng ta mất đi liên hệ với chính mình. Và một trong những ngạc nhiên lớn nhất của một người du hành như tôi là phát hiện rằng thường những người dễ dàng đi khắp nơi chính là những người không tính đi đâu cả. Nói cách khác, ngay cả những người tạo ra công nghệ đã vượt qua nhiều hạn chế trước kia lại là những người cần giới hạn nhất, kể cả khi đó là công nghệ. Tôi từng được đến trụ sở chính của Google, và tôi được tận mắt nhìn những gì nhiều người được nghe kể; như nhà cây trong nhà, những bạt lò xo, nhân viên ngồi không 20% thời gian trả lương để cho trí tưởng tượng bay cao bay xa. Nhưng cái tôi ấn tượng nhất là khi ngồi đợi lập tài khoản số, một người dùng Google (Googler) kể tôi nghe về chương trình anh ta đang khởi động về giảng dạy nhiều Googler khác đang tập Yoga trở thành một hướng dẫn viên Yoga, người khác thì tâm sự về cuốn sách anh ta đang viết về nội bộ bộ máy tìm kiếm, và những phương thức mà khoa học qua thực nghiệm chỉ ra rằng ngồi tĩnh tâm, hay thiền, không chỉ đem lại sức khỏe tốt, suy nghĩ rõ ràng hơn mà còn phát triển trí thông minh cảm xúc. Tôi có một người bạn khác ở thung lũng Silicon, một trong những đại biểu hùng hồn nhất cho nền công nghệ tiên tiến nhất, và trên thực tế là một trong những người sáng lập tạp chí Wired, Kevin Kelly. Kevin đã viết một cuốn sách mà không hề có sự trợ giúp của công nghệ, không điện thoại, không máy tính, không ti vi trong nhà. Và như nhiều người ở thung lũng Silicon, anh ta cũng cố gắng quan sát cái người ta gọi là nghỉ lễ Sabat Internet, nghĩa là, 24 hoặc 48 tiếng một tuần họ sẽ hoàn toàn thoát mạng, để tập trung thu thập cảm giác về phương hướng và cân đối họ cần khi lại lên mạng. Có một thứ mà Internet không thể cho chúng ta là cách sử dụng công nghệ hợp sáng suốt nhất. Khi nói về lễ Sabat, hãy nhìn lại Mười điều răn của chúa - chỉ có một từ được bổ nghĩa bằng tính từ "thần thánh", và đó là Sabat. Tôi cầm một cuốn sách thánh Do Thái, cuốn Ngũ Thư -- chương dài nhất trong đó, viết về Sabat. Chúng ta đều hiểu được rằng nó thực sự là một thứ xa xỉ xa xỉ nhất, một khoảng trống. Trong nhiều bản nhạc, nó là điểm dừng điểm nghỉ tô điểm cho vẻ đẹp và hình dáng của tác phẩm. Là một nhà văn, tôi thường thêm nhiều khoảng trống trên trang giấy để độc giả có thể tiếp nhận tư tưởng và thấm nhuần từng câu chữ đồng thời cho trí tưởng tượng không gian để thở. Hiện nay, trong cuộc sống thực tại nếu có nguồn lực nhiều người sẽ tìm một nơi trên đất nước làm ngôi nhà thứ hai. Tôi chưa bao giờ có nguồn lực đó, nhưng đôi khi tôi nhớ rằng bất cứ khi nào tôi muốn tôi có thể có một ngôi nhà thứ hai trong thời gian hơn là không gian bằng cách nghỉ một ngày. Làm thế cũng chẳng dễ gì, vì cứ tới lúc đó tôi lại dành hết thời gian để lo lắng về những chuyện sẽ đổ dồn lên đầu tôi vào hôm sau. Đôi khi tôi nghĩ, thà nhịn ăn thịt, từ bỏ sex, kiêng rượu miễn là không cần check mail mỗi ngày. (Cười) Và mỗi mùa, tôi lại đi ở ẩn 3 ngày dẫu cho một phần trong tôi thấy có lỗi với người vợ bơ vơ ở nhà hay là mặc kệ những email khẩn cấp từ ông chủ, hoặc là bỏ lỡ một bữa tiệc sinh nhật của bạn bè. Nhưng ngay khi tôi đến nơi thực sự yên tĩnh, tôi nhận ra rằng, nhờ đến đó mà tôi có những điều mới mẻ, sáng tạo và thú vị để chia sẻ với vợ, ông chủ và bạn bè. Ngược lại, tôi chỉ biết trút nỗi bực dọc và sao nhãng lên họ. Không hay chút nào. Năm tôi 29 tuổi, tôi quyết định làm lại cuộc đời trong tư tưởng không đi đâu cả. Một buổi tối, trên đường từ cơ quan về nhà đã quá nửa đêm, tôi đang trên taxi, đi ngang qua quảng trường Thời Đại, đột nhiên, tôi nhận ra mình đã chạy đua quá nhiều, đến nỗi không thể nào bắt kịp cuộc sống của mình. Cuộc sống của tôi lúc bấy giờ đẹp như trong giấc mơ ngày bé của một cậu bé. Những người bạn và đồng nghiệp thú vị, một căn hộ xinh xắn ở đường số 20 Park Avenue. Công việc đầy hấp dẫn, viết về các vấn đề trên thế giới, dẫu vậy, tôi không thể tách bản thân ra khỏi chúng, để nghe suy nghĩ của chính mình - hay biết mình thực sự hạnh phúc. Thế là, tôi từ bỏ cuộc sống như mơ này, để đến Nhật Bản, sống trong một phòng đơn trong một hẻm nhỏ ở Kyoto. Đất nước này có một sức hút kỳ lạ và mạnh mẽ lôi kéo tôi. Khi còn nhỏ, chỉ nhìn vào một bức họa của Kyoto, tôi cảm giác như mình nhận ra nơi đó; biết đến nó trước khi tận mắt nhìn thấy. Các bạn cũng biết, nó là một thành phố xinh đẹp bao quanh bởi đồi núi với hơn 2000 đền, chùa. nơi người dân đã ngồi tĩnh tâm hơn 800 năm qua. Và ngày khi chuyển đến đó, cuộc sống tôi vẫn tiếp tục như cũ với vợ, con cái trong một căn hộ hai phòng ở nơi chỉ có trời mới biết, không xe đạp, không xe hơi tivi phát những kênh tôi không hiểu, và tôi vẫn phải nuôi gia đình bằng công việc viết du ký và làm báo, hiển nhiên, đây không phải là lý tưởng cho thăng tiến trong công việc cũng như hứng thú văn hóa hay chuyển hướng xã hội. Nhưng tôi nhận ra, nó cho tôi một phần thưởng quý giá, đó là những ngày trọn vẹn, những giờ trọn vẹn. Tôi không đụng đến điện thoại, gần như không cần phải nhìn đồng hồ, và mỗi buổi sáng thức dậy, một ngày trải rộng ra trước mắt như một đồng cỏ vô tận. Và khi cuộc sống ném cho tôi những cú đá xoáy, tất nhiên, không chỉ một lần, như khi một bác sỹ đến phòng tôi, mang vẻ mặt như đưa đám, hay một chiếc xe đột nhiên bẻ hướng ngay trước xe tôi trên đường cao tốc. Tôi biết, từ tận xương tủy, đấy là thời gian dành để không đi đâu cả duy trì tôi nhiều hơn là toàn bộ thời gian tôi dành để chạy quanh Bhutan hay đảo phục sinh. Tôi sẽ luôn là một người lữ hành cuộc sống mưu sinh của tôi là nó -- nhưng một trong những nét đẹp của việc du hành là sự tĩnh lặng được hòa quyện vào trong từng chuyển động và biến động của thế giới. Có một lần, tôi lên máy bay Ở Frankfurt, Đức, ngồi cạnh một người thiếu nữ Đức và chúng tôi sa vào một cuộc trò chuyện thân thiện khoảng chừng 30 phút, rồi thì cô quay đầu đi và ngồi im suốt 12 tiếng đồng hồ. Cô ấy không một lần bật màn hình, không lôi sách ra đọc cũng không nhắm mắt ngủ, cô chỉ ngồi im lặng, và thỉnh thoảng, sự tinh tế và bình tĩnh từ cô truyền sang cho tôi. Gần đây, tôi để ý ngày càng nhiều người dùng những phương pháp tỉnh táo để mở một khoảng trống trong cuộc sống của họ. Nhiều người đến những khu nghỉ mát lỗ đen nơi họ bỏ ra hàng trăm đô la một đêm chỉ để giao cho nhân viên tiếp tân điện thoại và máy tính khi đến nơi. Nhiều người tôi biết, trước khi đi ngủ, thay vì cuộn những dòng tin nhắn hoặc kiểm tra kênh Youtube, thường chỉ bật đèn lên và nghe nhạc nhẹ, và họ ngủ ngon hơn thức dậy cũng tràn trề sức sống. Tôi may mắn được một lần được lái xe lên những ngọn núi cao, rậm rạp phía sau Los Angeles, nơi nhà thơ, ca sĩ và ngôi sao quốc tế vĩ đại Leonard Cohen sinh sống và làm việc trong nhiều năm như một thầy tu chính cống ở trung tâm Thiền núi Baldy. Tôi không mấy ngạc nhiên khi bản thu âm của ông được phát hành ở tuổi 77, mang một cái tên không mấy thu hút, "Những ý tưởng cũ" vươn lên đứng đầu trên bảng xếp hạng ở 17 quốc gia trên thế giới, và lọt vào top 5 ở 9 nước khác. Bên trong chúng ta, có cái gì đang kêu gào cảm giác thân thuộc và sâu sắc đến từ những người như thế. Những người dành thời gian và mặc rắc rối để tĩnh tâm. Và tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta có cảm giác, tôi chắc có rồi, rằng chúng ta đang đứng cách một màn hình khổng lồ chừng 5 cm, âm thanh hỗn tạp, hình ảnh lố nhố và biến đổi theo từng giây, và đó là khung cảnh của cuộc sống. Chỉ khi lùi lại, bước ra sau vài bước, và đứng nguyên tại chỗ chúng ta mới hiểu được ý nghĩa sau màn và có cái nhìn cục bộ. Có một số người làm điều đó thay ta nhờ không đi đâu cả. Tóm lại, trong thời đại gia tốc không có gì đáng mừng hơn được giảm tốc. Trong thời đại đầy những cám dỗ làm ta sao nhãng không có gì quý giá bằng sự tập trung. Trong thời đại chuyển biến không ngừng, không gì khẩn thiết bằng ngồi tĩnh tâm. Vậy nên, bạn có thể tiếp tục kỳ nghỉ đến Paris, Hawaii, hay New Orleans; tôi cá là bạn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng nếu bạn muốn về nhà tươi trẻ, tràn đầy sức sống và tình yêu với cả thế giới này, tôi nghĩ bạn có thể xem xét đến việc không đi đâu cả. Cảm ơn. (Vỗ tay.) Kiến trúc rất tuyệt vời, chắc chắn là vậy. Nó tuyệt vời, bởi vì nó là nghệ thuật. Bạn biết đấy, nó là một loại nghệ thuật vui nhộn. Đó là một thứ nghệ thuật nằm ở ranh giới giữa nghệ thuật và khoa học. Nó được nuôi nấng bởi... bởi cuộc sống đời thực, mỗi ngày. Nó được dẫn lối bởi sự cần thiết. Khá thú vị, khá là thú vị. Và cuộc sống của giới kiến trúc sư cũng rất tuyệt vời Bạn biết đấy, là một kiến trúc sư, vào 10h mỗi buổi sáng bạn cần là một nhà thơ, chắc chắn. Nhưng 11h, bạn phải trở thành một người nhân văn, nếu không thì bạn sẽ mất sự chỉ dẫn. Và vào buổi trưa, bạn hoàn toàn cần là một công nhân xây dựng. Bạn cần khả năng để làm một tòa nhà. bởi vì kiến trúc, cuối cùng, là nghệ thuật làm nên những tòa nhà. Kiến trúc là nghệ thuật làm nơi trú ẩn cho loài người. Vậy thôi. Và nó không hề dễ dàng. Nó rất tuyệt vời. Hãy nhìn vào đây. Chúng ta đang ở London, ở trên đỉnh tòa Shard of Glass. Đây là tòa nhà chúng tôi đã hoàn thành cách đây vài năm về trước Những người kia là các công nhân xuất sắc và họ đang lắp ráp phần trên cùng của tòa tháp. Đấy, họ trông như các nhà leo núi. Đúng vậy. Tôi cho rằng, họ đang bất chấp lực hấp dẫn. giống như những tòa nhà đã làm. Chúng tôi có 30 người, thực sự, trong công trình này, chúng tôi có hơn 1400 người. đến từ 60 quốc gia khác nhau. Bạn biết đấy, đây là một phép màu. Nó là một phép màu. Để đưa 1400 người đến từ những nơi khác nhau, là một phép màu. Những công trường là những phép màu. Đây là một điều khác. Hãy nói về việc xây dựng. Phiêu lưu, nó là cuộc phiêu lưu trong cuộc sống thực, không phải trong tinh thần. Anh chàng này là một người thợ lặn. Từ những người leo núi cho đến các thợ lặn. Đây là Berlin. Sau sự sụp đổ của bức tường năm 89, chúng ta xây dựng tòa nhà này, nối liền từ đông Berlin đến tây Berlin, trong Potsdamer Platz. Chúng ta cần khoảng 5000 người cho dự án đó. Khoảng 5000 người. Và đây là một công trình khác ở Nhật Bản, xây dựng sân bay Kansai. Lần này, tất cả các nhà leo núi là người Nhật Bản. Bạn biết đấy, cùng nhau xây dựng các tòa nhà là cách tốt nhất để tạo ra sự hợp tác. Cảm giác tự hào - tự hào là bản chất. Nhưng, bạn biết đấy, việc xây dựng, đương nhiên, là một trong những lý do vì sao kiến trúc lại tuyệt vời. Nhưng có một điều khác, có lẽ còn tuyệt vời hơn. Bởi vì kiến trúc là nghệ thuật làm nơi trú ngụ cho cộng đồng, không chỉ cho từng cá thể mà còn cộng đồng và xã hội nói chung. Và xã hội không bao giờ giống nhau. Thế giới luôn luôn thay đổi. và con người khó chấp nhận được những sự đổi thay. Và kiến trúc là một tấm gương của những sự thay đổi đó. Kiến trúc là sự biểu đạt trong xây dựng cho các thay đổi. Vậy nên, đây là lý do vì sao nó lại khó khăn, bởi vì những thay đổi đó tạo nên sự phiêu lưu. Chúng tạo ra sự phiêu lưu, kiến trúc là sự phiêu lưu. Đây là trung tâm Georges Pompidou ở Pháp, cách đây nhiều năm. Hãy quay trở lại năm 1977. Đây là một con tàu không gian nằm giữa Paris. Đồng hành cùng với bạn của tôi trong chuyến phiêu lưu này, Richard Rogers, chúng tôi, ở thời điểm đó, đã là những chàng trai hư. Những thanh niên trẻ hư hỏng. (cười) Đó là vài năm sau tháng 5 năm 1968. Đó là một cuộc nổi loạn, nổi loạn đơn thuần. Ý tưởng là làm mái nhà cho những tòa nhà văn hóa không trở nên đáng sợ. Chúng nên tạo ra một sự hứng thú. Đây là cách tạo ra một trung tâm văn hóa. Sự tò mò là khởi đầu của một quan điểm văn hóa. Và có một cái quảng trường ở kia, bạn có thể nhìn thấy quảng trường đó. Và quảng trường là sự bắt đầu cho một cuộc sống đô thị. Một quảng trường là nơi mà mọi người gặp mặt nhau. Và họ chia sẻ các trải nghiệm. Họ kết hợp các độ tuổi. Và, bạn biết đấy, theo cách nào đó, bạn tạo ra cái hồn cho thành phố. Từ đó, tôi đã tạo ra, trong các văn phòng, nhiều địa điểm khác cho người dân. Đây là một phòng hòa nhạc ở Rome. Một chốn khác cho mọi người. Bên trong tòa nhà này thực sự được thiết kế với âm thanh, bạn có thể thấy. Nó kết hợp với âm thanh. Và đây là sân bay Kansai, ở Nhật Bản. Để xây một tòa nhà, thỉnh thoảng bạn cần làm một hòn đảo, và chúng tôi đã làm một hòn đảo. Tòa nhà này dài hơn một dặm. Nó trông giống như một chiếc tàu lượn khổng lồ đang nằm trên mặt đất. Và đây là San Fransisco. Một nơi khác dành cho con người. Tòa nhà này là Viện khoa học California. Và chúng tôi đã trồng cây trên mái nhà đó, hàng nghìn và hàng nghìn cây xanh sử dụng độ ẩm của không khí, thay vì bơm nước tưới từ mạch nước ngầm. Mái nhà đó thực sự sống. Và tòa nhà này được công nhận Platinum LEED. LEED là hệ thống để đo lường tính bền vững của một ngôi nhà. Và đây cũng là một nơi dành cho con người mà sẽ trường tồn. Và đây thực sự là New York. Đây là tòa Whitney mới, nằm trong quận Meatpacking của New York. Chà, lại một tàu bay khác. Một nơi khác cho con người. Chúng ta đang ở Athens, tòa nhà Niarchos. Nó là một thư viện, đó là một công trình công cộng, một nhà hát một công viên lớn. Tòa nhà này cũng là một tòa nhà được công nhận Platinum LEED. Tòa nhà này thực sự thu được năng lượng mặt trời ở trên mái. Nhưng, bạn biết đấy, làm một tòa nhà, một nơi cho con người là một điều tốt. Làm các thư viện, các phòng hòa nhạc, xây dựng các trường đại học, các bảo tàng là điều tốt, bởi vì bạn sáng tạo ra một nơi chào đón và có thể tiếp cận. Bạn tạo ra một tòa nhà để thế giới tốt đẹp hơn, chắc chắn vậy. Nhưng có một điều làm cho kiến trúc trở nên tuyệt vời, hơn thế nữa. Đó là kiến trúc không chỉ để đáp ứng nhu cầu và sự cần thiết, mà nó còn là khao khát, đúng, khao khát những giấc mơ, những khát vọng. Đây là điều mà kiến trúc làm. Thậm chí túp lều tèo túng nhất trên trái đất cũng không chỉ là một mái nhà. Mà nó nhiều hơn thế. Nó gợi lại một câu chuyện. Nó nhắc đến một câu chuyện về danh tính của người đã sống trong túp lều đó. Những cá thể. Kiến trúc là nghệ thuật kể chuyện. Như câu chuyện này. Ở London: tòa Shard of Glass. Chà, đó là tòa nhà cao nhất Đông Âu. Nó cao hơn tận 300 mét trên không để đón gió trong lành. Các mặt đứng của tòa nhà này đều nghiêng, chúng phản chiếu bầu trời của London, và không bao giờ trùng lặp. Sau khi mưa, mọi thứ trở nên trong xanh. Vào buổi chiều tà, mọi thứ đều đỏ. Đó là điều rất khó để giải thích. Đó là cái mà chúng ta gọi là hồn của công trình. Trong bức tranh này, ở bên trái, bạn có bộ sưu tập Menil, được sử dụng cách đây rất lâu. Đó là một bảo tàng. Ở bên phải của bảo tàng nghệ thuật Harvard. Cả hai tòa nhà này đều hòa vào ánh sáng. Ánh sáng là nguyên liệu quý nhất trong kiến trúc. Và đây là ở Amsterdam. Tòa nhà này đang hòa vào nước. Và đây là văn phòng của tôi, ở trên biển. Đây là sự đắm chìm với công việc. Nhưng thực sự, chúng tôi thích làm việc ở đây. Và chiếc xe cáp đó là phương tiện nhỏ để đi lên trên. Đó là "Thời báo New York" của New York. Đây là cuộc chơi với độ trong suốt. Một lần nữa, cảm giác về ánh sáng, cảm giác của sự minh bạch. Ở bên trái này, bạn thấy Magic Lantern ở Nhật Bản, Ở Ginza, Tokyo. Ở giữa là một tu viện ở trong rừng. Tu viện này đang chơi đùa với sự tĩnh lặng và cánh rừng. Và một bảo tàng, một bảo tàng khoa học. Đây là về sự bay bổng. Và đây là trung tâm của Paris. trong chiếc bụng của con cá voi. Đây là tòa nhà Pathé ở Paris. Tất cả các tòa nhà này đều có một điểm chung. chúng đều thể hiện niềm khao khát, những ước mơ. Và đó là tôi. (cười) Chà, đó là tôi trên chiếc thuyền buồm của mình. Hóng gió. Đó không phải là điều tốt nhất tôi muốn chỉ cho bạn thấy trong bức hình này. (cười) Tôi đang cố, đang cố gắng. Bạn biết đấy, có một điều rất rõ ràng. Tôi thích đi thuyền buồm, chắc chắn vậy. Tôi thực sự cũng yêu thích việc thiết kế những con thuyền buồm. Tôi yêu việc đi thuyền này bởi vì nó đi chậm. Và.. yên lặng. Và cảm giác ngưng lại. Có một thứ khác mà bức tranh này muốn nói. Nó chỉ ra tôi là một người Ý. (cười) Thì tôi cũng không thể làm khác đi được mà. (cười) Tôi là người Ý, và tôi yêu cái đẹp. Tôi yêu cái đẹp. Chà, hãy lên thuyền. Tôi muốn đưa các bạn dong buồm từ đây, đến một nơi này, ở giữa Thái Bình Dương. Đây là trung tâm Jean-Marie Tjibaou. Nó dành cho các dân tộc Kanathy. Nó nằm ở Noume'a, New Caledonia. Đây là nơi cho nghệ thuật. Nghệ thuật và thiên nhiên. Những tòa nhà này thực sự đùa giỡn với gió, với những cơn gió mậu dịch. Chúng có một âm thanh, một giọng nói, những tòa nhà này. Tôi đang chỉ ra điều này bởi vì chúng là cái đẹp. Nó là vẻ đẹp thuần khiết. Và hãy nói về cái đẹp một chút. Vẻ đẹp giống như chú chim của thiên đường: khoảnh khắc bạn cố gắng để bắt lấy nó, nó lại bay đi mất. Cánh tay của bạn quá ngắn. Nhưng vẻ đẹp không phải là một ý tưởng phù phiếm. Nó ngược lại. Trong ngôn ngữ bản địa của tôi, tiếng Ý, "vẻ đẹp" là "bello". Tiếng Tây Ban Nha, "vẻ đẹp" là "belleza". Trong tiếng Hy Lạp, "vẻ đẹp" là "kalos". Khi bạn thêm "agathos" nó có nghĩa "vẻ đẹp và điều tốt." Không ngôn ngữ nào trong số này, "vẻ đẹp" chỉ đơn thuần mang nghĩa là "cái đẹp." Nó cũng có nghĩa là "tốt." Vẻ đẹp thực sự là khi một thứ vô hình chạm vào một cái vô hình, trở thành hữu hình. Và điều này không chỉ áp dụng cho nghệ thuật và thiên nhiên. Nó đúng với khoa học, sự tò mò của con người, sự đoàn kết. đó là lý do tại sao bạn có thể nói, "Đây là một người đẹp," "Đó là một tâm hồn đẹp." Đây, đây là vẻ đẹp làm thay đổi con người trở nên tốt hơn, bằng cách bật một tia sáng trong mắt họ. Và xây dựng những tòa nhà này đẹp đẽ làm những thành phố trở nên tốt hơn để sinh sống. Và những thành phố tốt hơn làm những công dân trở nên tốt hơn. Chà, vẻ đẹp này... vẻ đẹp phổ quát này, tôi nên nói là một trong vài điều có thể thay đổi thế giới. Hãy tin tôi, vẻ đẹp này sẽ bảo vệ thế giới. Tuy chậm, nhưng nó sẽ thành công. Cảm ơn. (vỗ tay) Ông của tôi là thợ đóng giày. Ngày trước, ông làm ra những chiếc giày theo đơn đặt hàng. Tôi chưa bao giờ gặp ông. Ông mất ở Holocaust. Nhưng tôi thừa hưởng từ ông niềm đam mê , dù nó không được mãnh liệt như ông vậy. Bạn biết đó, trong khi cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động lớn tới sự phát triển của nhân loại, nó lại làm mất đi chính kĩ năng mà ông tôi yêu thích, và làm hao mòn kĩ thuật thủ công của chúng ta. Nhưng tất cả những điều đó sẽ thay đổi với in 3D và sẽ bắt đầu với thứ này, đồ vật đầu tiên được in. Nó ra đời trước TED một thời gian. Nó được in vào năm 1983 bởi Chuck Hull, người phát minh ra in 3D. Nhưng điều mà tôi muốn nói hôm nay, ý tưởng lớn mà tôi muốn thảo luận với các bạn, không phải là việc in 3D sẽ làm bệ phóng vào tương lai cho chúng ta như thế nào mà là việc nó thực sự sẽ kết nối chúng ta với di sản của mình, và dẫn ta tới một kỉ nguyên mới của chế tạo cục bộ, phân phối, thứ thực chất dựa trên chế tác kĩ thuật số. Hãy nghĩ tới những thứ hữu ích. Ai cũng biết cỡ giày của mình. Bao nhiêu người trong số các bạn biết kích cỡ sống mũi của mình hay khoảng cách giữa hai thái dương? Có ai không ạ? Chẳng phải sẽ thật tuyệt sao, nếu lần đầu tiên bạn tìm được cặp mắt kính vừa vặn hoàn hảo, không cần bản lề và như vậy thì bản lề kính sẽ không gãy? Nhưng ý nghĩa của in 3D còn đi xa hơn đầu mũi của chúng ta. Khi tôi gặp Amanda lần đầu tiên, cô ấy có thể đứng dậy đi một quãng dù đã bị liệt từ thắt lưng xuống, nhưng cô ấy phàn nàn với tôi rằng bộ đồ của cô ấy không thoải mái. Đó là một bộ đồ robot rất đẹp được làm bởi Ekso Bionics, nhưng nó không lấy cảm hứng từ cơ thể của cô. Nó không được đo theo người mặc. Do đó, cô thách thức tôi làm thứ gì đó nữ tính hơn một chút, tao nhã hơn một chút, nhẹ hơn, và như những thợ may giỏi, chúng tôi nghĩ mình nên đo số liệu của cô ấy. Chúng tôi đã làm vậy. Chúng tôi may cho cô ấy 1 bộ đồ ấn tượng. Điều đáng kinh ngạc mà tôi học được từ Amanda là nhiều người chúng ta nhìn vào in 3D và nói với bản thân rằng nó sẽ thay thế những phương pháp truyền thống. Amanda lại nhìn vào nó và nói: đó là một cơ hội lấy lại sự cân bằng và tiến đến tính xác thực. Và bạn biết không? Cô ấy không đứng yên. Giờ cô ấy muốn đi giày cao gót. Không dừng lại ở đó. In 3D đang thay đổi thiết bị y tế cá nhân, từ đai nẹp cột sống mới, đẹp, vừa vặn, tới hàng triệu dụng cụ phục hồi nha khoa và những cái nẹp xinh xắn dành cho người khuyết chi, cơ hội để kết nối lại một cách cảm tính với sự cân bằng của bạn. Và vì chúng ta ở đây hôm nay, bạn có thể dùng những cái nẹp không dây với hàng thẳng tắp, hay dụng cụ phục hồi nha khoa. Hàng triệu thiết bị hỗ trợ thính giác đã được in 3D. Hàng triệu người đang được những thiết bị này hỗ trợ. Còn những thiết bị thay thế đầu gối, từ dữ liệu của bạn, được đo lại, tất cả dụng cụ và máy điều chỉnh đều được in 3D. G.E. đang sử dụng in 3D để tạo ra thế hệ tiếp theo của động cơ LEAP tiết kiệm khoảng 15% nhiên liệu với chi phí bằng giá một cái máy bay, khoảng 14 triệu đô. Tốt cho G.E., phải không ạ? Tốt cho cả khách hàng của họ cũng như môi trường. Nhưng bạn biết đấy, tin tốt hơn là công nghệ này không còn được giữ kín cho những công ty nhiều tiền. Planetary Resources, nơi khởi xướng thám hiểm không gian sắp tổ chức cuộc thăm dò đầu tiên vào cuối năm nay. Đó là một phần của tàu vũ trụ NASA, Chi phí chỉ tốn một phần được tạo ra với ít hơn 12 bộ phận chuyển động, và sẽ đi vào vũ trụ vào cuối năm nay. Google đang có một dự án táo bạo sản xuất block phone Ara. Nó chỉ khả thi khi có sự phát triển của in 3D tốc độ cao mà lần đầu tiên tạo ra mẫu có chức năng và có thể sử dụng được. Đó là sự đột phá được hỗ trợ bởi in 3D. Còn về thức ăn thì sao? Sẽ thế nào nếu lần đầu tiên ta có thể tạo ra thực phẩm đáng kinh ngạc như gấu bông TED ở đây, có thể ăn được? Sẽ thế nào nếu ta có thể hoàn toàn thay đổi trải nghiệm, như bạn thấy với cái bánh này được in hoàn toàn bằng 3D? Và sẽ thế nào nếu có thể bắt đầu đưa nguyên liệu, màu sắc và hương vị vào trong mọi vị giác, nghĩa là không chỉ thức ăn ngon mà còn hứa hẹn về dinh dưỡng cá nhân là điều sắp sửa xảy ra? Và điều đó đưa tôi tới những điều to lớn nhất của in 3D. Với in 3D, sự phức tạp không có giới hạn. Máy in không quan tâm đến việc nó tạo ra hình dạng thô sơ nhất hay phức tạp nhất, nó hoàn toàn chuyển thể thiết kế và sản xuất một cách dễ dàng. Nhiều người nghĩ rằng in 3D sẽ là kết thúc của việc chế tạo. Tôi lại cho rằng nó là cơ hội để trao công nghệ tương lai vào tay những thanh niên, tạo ra vô số cơ hội việc làm. Và với nó, tất cả mọi người đều có thể trở thành chuyên gia sản xuất và chuyên gia chế tạo. Sẽ cần những công cụ mới. Không phải ai cũng biết sử dụng CAD, nên chúng tôi đang phát triển những thiết bị cảm ứng, cảm tính cho phép bạn chạm và cảm nhận những thiết kế của mình, như chơi với đất sét kĩ thuật số vậy. Khi làm những việc như vậy, và chúng ta cũng đã phát triển những thứ chụp ảnh vật chất và có thể in ngay, công việc sáng tạo sẽ dễ dàng hơn, nhưng với những thứ không tưởng tượng được ta sẽ có những thứ ngoài ý muốn, như giả dân chủ và sở hữu bất hợp pháp ở khắp nơi. Nhiều người hỏi tôi, liệu sẽ có máy in 3D ở mọi nhà? Tôi nghĩ câu hỏi đó chưa đúng. Câu hỏi đúng phải là in 3D sẽ thay đổi cuộc sống của tôi như thế nào? Hay nói cách khác, phòng nào trong nhà tôi sẽ phù hợp với in 3D? Tất cả mọi thứ bạn thấy ở đây đều được in 3D, bao gồm cả những chiếc giày này tại sàn diễn thời trang ở Amsterdam. Đây không phải những đôi giày của ông tôi. Những đôi giày này đại diện cho sự tiếp nối đam mê của ông dành cho chế tạo mang tính địa phương cao. Ông tôi không được nhìn thấy những miếng đòn được in của Nike ở giải Super Bowl, và ông cũng không thấy tôi đứng đây trong đôi giày in 3D lai tạo này. Ông đã mất vào 3 năm trước. Nhưng Chuck Hull, người phát minh ra những thứ này đang ở đây hôm nay, và nhờ có ông, tôi có thể nói rằng, mình cũng là thợ đóng giày, và bằng việc đi những chiếc giày này, tôi trân trọng quá khứ đồng thời kiến tạo tương lai. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Những câu đố và ảo thuật. Tôi làm việc ở hai lĩnh vực mà mọi người cho là hoàn toàn khác biệt, nhưng tôi tin là chúng giống nhau. Tôi vừa là một ảo thuật gia vừa là người xây dựng trò chơi ô chữ của tờ New York Times, nghĩa là tôi đã chọn hai sở thích "bác học" nhất của thế giới và kết hợp chúng lại trong một sự nghiệp. Tôi tin rằng ảo thuật cũng giống như câu đố vì chúng đều là mấu chốt cho một trong số những động lực lớn nhất của con người: mong muốn tìm được lời giải đáp. Con người luôn khát khao lời giải tìm kiếm trật tự trong hỗn loạn. Điều này hoàn toàn đúng với tôi. Tôi dành cả đời mình để giải đáp. Những trận đấu Scrabble tuyệt vời ở căng tin thời trung học, thay vì đi nói chuyện với con gái, cũng trong khoảng thời gian đó tôi bắt đầu học ảo thuật và hoàn toàn không nói chuyện với con gái. Chắc chắn là không thể bắt chuyện với họ kiểu, "Này, cậu có biết từ "Trò ảo thuật" đáng giá 20 điểm trong Scrabble không?" Khi đó, tôi nhận ra điểm giao nhau giữa câu đố và ảo giác. Khi giải trò ô chữ hay xem một màn trình diễn ảo thuật, bạn trở thành một người giải đáp, và mục tiêu của bạn là tìm thấy trật tự trong mớ hỗn loạn ấy, sự hỗn loạn của, kiểu như, một ô chữ đen trắng, một cái túi đầy những chữ cái Scrabble, hoặc một bộ bài đã xáo. Hôm nay, với vai trò một "chuyên gia xây dựng và giải đố" - 23 điểm - và một nhà thiết kế đánh lừa thị giác, tôi tạo nên sự hỗn loạn, kiểm tra khả năng giải đố của các bạn. Nào, nghiên cứu đã cho thấy việc tìm lời giải đáp cũng quan trọng như việc ăn ngủ. Từ khi sinh ra, con người ta đã gắn kết với giải đáp. Một nghiên cứu của UCLA, với trẻ sơ sinh trong bệnh viện đã chỉ ra những mẫu hình, như thế này: hình tròn, gạch chéo, hình tròn, gạch chéo. Và rồi những mẫu hình thay đổi: tam giác, hình vuông. Bằng việc theo dõi hướng nhìn của trẻ sơ sinh, ta biết được rằng những trẻ chỉ mới một ngày tuổi cũng có thể chú ý và phản ứng với những chia rẽ có trật tự. Thật đáng kinh ngạc. Vì vậy, từ khi sinh ra cho tới khi già đi, mong muốn giải đáp kết nối chúng ta lại với nhau, tôi còn tìm thấy trên Instagram bức hình này ca sĩ nhạc pop Katy Perry đang giải ô chữ với cốc cà phê buổi sáng. Thích điều này! (Cười) Giờ đây, việc giải đáp hiện diện trong tất cả các nền văn hóa. Người Mỹ sáng tạo ra trò giải ô chữ, và năm nay chúng ta kỷ niệm 100 năm trò ô chữ ra đời, lần đầu tiên ra mắt trong tờ The New York World. Nhưng rất nhiều nền văn hóa khác cũng có câu đố của riêng họ. Trung Quốc có trò xếp hình Tangram, kiểm tra khả năng của người chơi trong việc tạo hình từ những mảnh ghép rời rạc. Hỗn loạn. Trật tự. Trật tự. Và trật tự. Đó là âm thanh yêu thích của tôi, nghe lại lần nữa nhé. Okay. Còn trò này thì sao nó được sáng tạo vào thế kỷ 18 tại Anh Quốc trò chơi ghép hình. Đây có phải là tạo nên trật tự từ hỗn độn không? Bạn có thể thấy, chúng ta luôn luôn giải đáp. Chúng ta luôn cố gắng giải mã thế giới. Đó là nhiệm vụ bất diệt. Như Cervantes đã viết trong "Don Quixote" (Đôn Ki-hô-tê), cũng là nguồn gốc của từ "quixotry" (tính như Đông-ki-sốt), từ có số điểm cao nhất trong trò Scrabble, 365 điểm. Nhưng dù sao thì, "Don Quixote" là một kiệt tác. Các bạn đã đọc tác phẩm này rồi, đúng không? Tôi thấy một vài người gật đầu. Coi nào, thật à? Ai đã đọc "Don Quixote" rồi? Giơ tay lên Những khán giả thông minh. Ai đã đọc "Don Quixote"? Đứng dậy nào. Okay, tốt, bởi vì tôi cần một người thông minh ở đây bởi vì với sự trợ giúp của một người trong số các bạn, tôi sẽ cho các bạn thấy mong muốn giải đáp của chúng ta sâu sắc đến mức nào, và chúng ta gắn kết với việc giải đáp ra sao, vì vậy tôi sẽ đi xuống và tìm ai đó có thể giúp tôi. Xem nào. Sao mọi người đột nhiên quay đi hết thế này. Tôi có thể mời bạn không? Đồng ý chứ? Tên bạn là gì? Gwen. Tôi không đọc được suy nghĩ đâu, tôi nhìn bảng tên của bạn. Lên với tôi nào, Gwen. Mọi người cho một tràng pháo tay nào. Gwen, mời bạn đi trước. (Vỗ tay) Bạn thấy thích thú chứ? Bạn có biết tên bạn đáng tám điểm trong Scrabble không? Okay, đứng đây nhé, Gwen, ngay đây. Nào giờ, Gwen, trước khi bắt đầu, tôi sẽ chỉ cho bạn một phần của trò chơi, nó ở trong phong bì này, và tôi sẽ không đến gần nó. Ta có bản vẽ của một số loài vật nuôi. Bạn có thể thấy có cú, ngựa, lừa, gà trống, trâu và cừu, ở đây, Gwen này, có một vài chiếc bút màu tuyệt đẹp, những màu như, bạn đọc được chữ này chứ? Gwen: Màu coban. DK: Coban, đúng vậy. Màu coban. Có cả màu xám, màu đỏ và màu lục bảo, và cả màu hổ phách nữa. Gwen này, bạn sẽ tô màu bức tranh này như khi lên năm vậy, mỗi con một màu. Sẽ vui lắm đây. Tôi sẽ ra đây. Tôi không muốn nhìn thấy những gì bạn làm. Đừng bắt đầu vội. Đợi tôi ra đây và nhắm mắt lại đã. Nào Gwen, bạn sẵn sàng chưa? Chọn một màu, một màu mà thôi, tô con ngựa giúp tôi nhé. Tô màu còn ngựa bằng những nét thật nhanh và rộng, không sợ tô lem đâu. Được rồi, tuyệt. Lấy chiếc bút màu đó, đóng nắp lại và đặt lên bàn giúp tôi. Okay, giờ lấy từ cốc ra chiếc bút khác tháo nắp ra tô con lừa giúp tôi. Dùng những đường thật rộng. Okay, hay đấy, đóng nắp bút lại và đặt nó lên bàn nào. Giờ lại lấy chiếc bút màu khác và lại tháo nắp ra. Vui không nào? Bạn tô con cú giúp tôi nhé. Tô màu con cú. Okay, lại đóng nắp lại rồi chọn một màu khác từ cốc tô con gà cho tôi, tô con gà trống đó. Tốt, tốt, tốt, tốt, tốt. Những đường thật lớn. Tốt, tốt. Chọn một màu nữa từ cốc và tô con trâu giúp tôi. Tô màu con trâu. Okay, tốt. Tô nhiều lên và đóng nắp lại, rồi đặt bút lên bàn, sau đó lấy một màu nữa ra. Oh, hết màu rồi à? Okay, tôi sẽ quay lại. Tôi quên gì phải không? Oh, tôi quên mất màu tím rồi. Dù vậy, vẫn tiếp tục được tôi nghĩ thế. Gwen, tôi sẽ đưa phong bì này cho bạn. Đừng mở nó vội. Tôi sẽ ghi lại lựa chọn của bạn để mọi người cùng thấy bạn đã chọn như thế nào. Okay, tuyệt. Ta có một con ngựa màu coban, một con cú màu hổ phách, một con trâu màu xám, vâng, một con lừa màu đỏ, và con gì có màu lục bảo thế? Con gà trống. Một con gà trống màu lục bảo. Giờ đến thời khắc quyết định đây, Gwen, xem trong phong bì đó có gì nhé. Bạn hãy mở nó lấy tờ giấy trong đó ra rồi đưa cho tôi, cùng xem nó có giống với lựa chọn của bạn không. Vâng, đúng vậy đấy. Ngựa màu coban, lừa màu đỏ, cú màu hổ phách, gà màu lục bảo, trâu màu xám, tôi quên mất màu tím nên con cừu chưa được tô màu nhưng sự trùng hợp này khá tuyệt phải không ? Gwen, bạn làm tốt đó. Tuyệt đẹp. (Vỗ tay) Tôi sẽ lấy lại cái này. Vậy thì, làm thế nào chuyện này lại xảy ra? Liệu phải chăng não của Gwen gắn chặt với việc giải đáp nên cô ấy đã giải mã được ẩn ý? Đây là câu đố tôi đặt ra cho mọi người. Liệu trật tự có tồn tại trong mớ hỗn loạn mà tôi đã tạo ra không? Hãy theo dõi lại nhé. Bạn có nhớ khi tôi đưa ra trò giải đố chứ? Chúng tạo nên hình gì vậy? Một con ngựa màu coban. Mọi chuyện bắt đầu phức tạp đây. Chúng ta chơi Tangram với một chú gà trống màu lục bảo. Đó là thứ tôi yêu thích. Rồi thử nghiệm với một con trâu xám Và Katy Perry uống cà phê sáng với chiếc cốc màu hổ phách hình con cú. Cảm ơn Katy, vì bức ảnh. Oh, và vẫn còn nữa, còn nữa đấy. Tôi tin bạn đã tô con lừa màu đỏ, Gwen. Thưa quý ông quý bà, hãy giơ tay nếu như mọi người đã ĐỌC Don Quixote Ai đã ĐỌC Don Quixote rồi? (Cười) (Read - đọc nghe gần giống Red - màu đỏ) Từ từ, chờ đã, vẫn còn nữa này. Còn nữa đấy. Gwen, tôi rất tự tin rằng bạn sẽ chọn tô màu như thế này nên đã dự đoán một thứ khác, và đặt nó vào một nơi không thể mà việc sửa chữa , là không thể ngay ở đây. Thưa quý ông quý bà, chúng ta có tờ New York Times hôm nay. Ngày là 18 tháng Ba, 2014. Rất nhiều người ở hàng ghế đầu có tờ báo này giấu dưới ghế. Cúi thấp xuống nhé, chúng tôi giấu nó ở đó. Hãy lấy tờ báo ra mở tới mục nghệ thuật bạn sẽ thấy trò ô chữ, và trò ô chữ hôm nay do chính tôi tạo nên. Bạn có thể thấy tên tôi trên đó. Tôi sẽ đưa nó cho bạn, Gwen, xem nhé. Tôi cũng sẽ chiếu nó lên đây. Nào hãy cùng xem một mảnh ghép nữa của câu đố. Nếu bạn nhìn gợi ý cho câu 1 - ngang, bắt đầu với chữ C của từ Corrupt và ngay dưới đó là O cho từ Outfielder, và nếu tiếp tục nhìn dọc xuống chữ cái đầu tiên, bạn sẽ thấy con ngựa màu coban, cú màu hổ phách, trâu xám, lừa đỏ, và con gà màu lục bảo. (Vỗ tay) Khá tuyệt vời, phải không? Đây là tờ New York Times. Từ từ chờ đã, chờ đã. Oh, Gwen à, bạn có nhớ tôi đã để quên bút màu tím, và bạn không thể tô màu chú cừu chứ? Nếu như các bạn đọc tiếp bắt đầu với 25 - dọc nó nói, "Oh, tiện thể, con cừu không tô màu cũng được". (Cười) (Vỗ tay) Đợi đã, còn một thứ nữa, một điều nữa, mảnh ghép cuối cùng của câu đố. Gwen, tôi thật sự cảm kích với những lựa chọn của bạn bởi vì nếu ta nhìn những chữ cái đầu tiên trong sự lựa chọn của bạn, ta có được "H-Ỗ-N L-O-Ạ-N" cho Hỗn Loạn và "T-R-Ậ-T T-Ự" cho Trật Tự. Đó là Hỗn Loạn và Trật Tự. Ta tạo nên trật tự từ hỗn loạn. Vì vậy, thưa quý ông, quý bà, lần sau khi đối mặt với câu đố dù là trong cuộc sống hay công việc, hay là bữa sáng ngày Chủ Nhật với tờ The New York Times, hãy nhớ, mọi người đều gắn liền với việc giải đáp. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Hôm nay, một phụ nữ lưu lạc quan sát vỏ bọc nơi tôi thả hồn mình và tuyên bố rằng tôi là người ''thông thạo ngôn ngữ" Điều này có nghĩa rằng khi phát âm và chọn từ tôi thậm chí không cần nghĩ Bởi vì tôi là người "thông thạo ngôn ngữ" Vì vậy, khi giáo sư của tôi hỏi một câu Và câu trả lời của tôi mang hàm ý về đề nghị thành thị hóa Không có sự lệch hướng nào ở đây Xin chú ý Bởi vì tôi là người "thông thạo ngôn ngữ" Vì vậy khi ba tôi hỏi: "Đây là cái quái gì vậy?" Câu trả lời lưu loát của tôi chưa bao giờ sai sót Tôi nói: "Ba à, đây là một vấn đề hết sức sơ đẳng" Và khi tôi đứng lên bục Tôi rất hào hứng vì tôi có thể làm được Vì thế khi con trai tôi hỏi: "Điều gì tốt cho con trai mẹ?" Tôi chỉ nói "Mẹ có thể tranh cãi nhưng mẹ không thích như vậy" Và thỉnh thoảng ở trong lớp tôi có thể tạm dừng bài giảng để hỏi "Tại sao những quyển sách này chưa bao giờ nói về nhân dân ta" Vâng, tôi đã quyết định sử dụng cả 3 cách nói của tôi một cách công bằng Bởi vì tôi "thông thạo ngôn ngữ" Nhưng ai là người điều khiển sự thông thạo Bởi vì ngôn ngữ tiếng Anh có rất nhiều cách nói hay chính là sự biến đổi không giới hạn Vâng, bạn có thể nghĩ rằng thật khó chịu khi dùng tiếng Anh rời rạc Nhưng tôi đứng đây để nói rằng ngay cả những người Mỹ thông thạo ngôn ngữ nghe cũng kì quặc đối với người Anh. Vì vậy khi giáo sư của tôi đứng lên bục và nói "Xin chào" Tôi ngăn ông ấy lại và nói "Không... ông dùng từ chưa đúng rồi. Đúng ra phải nói "Thật là hay quá"" Bây giờ có lẽ các bạn nghĩ rằng nó quá cứng nhắc, không hay lắm Nhưng tôi muốn nói rằng ngôn ngữ chúng ta có các qui tắc. Vâng, khi mẹ tôi chế giễu tôi và nói "Con thật điên rồ khi cứ đi mua sắm " Tôi phản ứng "Mẹ à, không được, mẹ nói vậy là không đúng ngữ pháp rồi" đừng bao giờ đặt từ "Madd" trước một hiện tại phân từ. Đó là một quy tắc đơn giản trong tiếng Anh Nếu tôi có khả năng phát âm tốt, tôi sẽ truyền điều này từ những ngọn núi từ mỗi khu ngoại ô, hay từ cả hàng xóm "Bởi vì chỉ có Chúa của ngôn ngữ mới được ghi nhận trong quyển Sáng thế ký của thế giới này, nói rằng "nó là tốt" Có thể không phải lúc nào tôi cũng luôn diễn thuyết trước các bạn một cách trôi chảy Nhưng đừng đánh giá ngôn ngữ của tôi và cho rằng rằng tôi quá dốt nát để dạy Bởi vì tôi đã nói ba kiểu Tùy thuộc vào từng nơi ở nhà, ở trường và với bạn bè Tôi là một nhà diễn thuyết đa dạng Thỉnh thoảng tôi kiên định với kiểu nói của lúc này rồi có lúc thay đổi cho đỡ chán Đôi lúc tôi đấu tranh với 2 cách nói kia Trong khi tôi sử dụng 1 cách nói khác trong lớp học Và khi tôi lỡ pha trộn chúng với nhau Tôi cảm thấy thật điên rồ... như đang nấu ăn trong phòng tắm Tôi biết rằng tôi phải mượn ngôn ngữ của các bạn Bởi vì ngôn ngữ của tôi không còn Nhưng bạn không thể mong tôi kể về lịch sử của các bạn 1 cách hoàn hảo trong khi lịch sử của tôi gặp vấn đề đây là những từ thuộc ngôn ngữ nói do một người nào đó đã chán ngấy những ý tưởng Trung âu trong thời gian này Và lý do tôi pha trộn ngôn ngữ của các bạn là bởi vì ngôn ngữ của tôi bị mất dần cùng lịch sử của tôi Tôi dùng tiếng Anh một cách khập khiễng để những hạn chế lớn có thể nhắc chúng ta rằng nhà nước hiện tại của chúng ta không có gì là bí mật Tôi quá mệt mỏi với hình ảnh tiêu cực làm mọi người điên rồ Vì vậy, trừ phi bạn nhìn thấy nó cướp ngân hàng thì đừng chê tóc của tôi. Tôi cảm thấy quá đau cho sự phân biệt vô nghĩa này Vì thế, đừng nói là nó tốt trừ phi tóc của bạn được được hiến tặng cho các cơ sở từ thiện nhiều như nó bị cưỡng đoạt từ nhân dân chúng tôi Sao các bạn có thể mong tôi mang dấu ấn của chúng lên ngôn ngữ của các bạn Như những thứ bất công Đừng bối rối đừng ngập ngừng Đây không phải là sự khuyến khích từ bỏ mà đây là sự ca ngợi ngôn ngữ Đó là lý do tại sao tôi đặt "3 ngôn ngữ" vào đơn xin việc cuối cùng của tôi Tôi có thể đa dạng hóa khách hàng của bạn đó là những gì tôi muốn họ biết Và khi họ gọi tôi để phỏng vấn tôi sẽ rất vui khi thể hiện điều đó Tôi có thể nói "Hay quá " "Mày muốn gì" Và dĩ nhiên ... "Xin chào" Bởi vì tôi thông thạo ngôn ngữ Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đây 23 năm, vào năm 19 tuổi, Tôi đã bắn và giết chết một người. Tôi là một thanh niên buôn bán ma túy với tính khí nóng nảy và một khẩu súng ngắn bán tự động. Nhưng đó không phải là sự kết thúc của cuộc đời tôi. Thực ra, nó là sự khởi đầu, và 23 năm qua là một câu chuyện về sự nhận biết, hối lỗi và sự đền tội. Nhưng điều đó không diễn ra theo cách mà bạn tưởng tượng hay nghĩ ra. Những điều này xảy ra trong đời tôi một cách bất ngờ, nhất là đối với tôi. Các bạn thấy, như nhiều người trong các bạn, lớn lên, tôi là một học sinh có tên trên bảng vàng, một sinh viên lãnh học bổng, mơ trở thành một bác sĩ. Nhưng mọi việc đã đi sai hướng một cách bất ngờ khi cha mẹ tôi chia tay và cuối cùng li dị. Các sự việc thực tế khá rõ ràng. Ở tuổi 17, tôi đã bị bắn 3 lần khi đứng ngay ở góc khu nhà tôi ở Detroit. Bạn của tôi vội đưa tôi vào bệnh viện. Các bác sĩ đã lấy đạn ra, băng bó cho tôi, và trả tôi về đúng khu ở nơi tôi đã bị bắn. Trong suốt cuộc thử thách này, không một ai ôm tôi, không ai khuyên răn tôi, không ai nói với tôi rằng rồi tôi sẽ ổn. Không ai nói với tôi rằng tôi sẽ sống trong sợ hãi, rằng tôi sẽ trở thành một kẻ hoang tưởng, hoặc tôi sẽ phản ứng quá mức bạo lực với việc bị bắn. Không ai nói với tôi rằng một ngày nào đó, tôi sẽ trở thành kẻ nổ súng. Mười bốn tháng sau đó, lúc 2 giờ sáng, tôi đã nổ súng giết chết một người đàn ông. Khi bước vào tù, tôi cay đắng, giận giữ, bị tổn thương. Tôi không muốn nhận trách nhiệm. Tôi đổ lỗi cho mọi người, từ cha mẹ cho đến chế độ. Tôi bào chữa cho quyết định nổ súng của mình bởi vì trong khu tôi sống, thà là người nổ súng còn hơn là người bị bắn. Khi ngồi trong xà lim lạnh lẽo, tôi cảm thấy bất lực, không ai yêu thương và bị bỏ rơi. Tôi cảm thấy như không có ai thèm quan tâm, và tôi đã phản ứng một cách thù địch với sự giam cầm. Và tôi đã thấy mình đang ngày càng dấn sâu hơn vào rắc rối. Tôi đã mở cửa hàng chợ đen, tôi cho vay nặng lãi, tôi bán ma túy buôn lậu bất hợp pháp vào trong tù. Tôi thực tế đã trở nên cái mà quản giáo Trại Cải tạo Michigan gọi là "thằng khốn nạn nhất trong những thắng khốn". Và vì những hành vi của mình, tôi bị đưa vào khu biệt giam trong 7 năm rưỡi trong tổng thời gian chịu án phạt tù. Giờ tôi hiểu rằng, biệt giam là một trong những nơi bất nhân và dã man nhất bạn có thể rơi vào, nhưng ở đó tôi đã tìm thấy chính mình. Ngày nọ, tôi đang đi tới đi lui trong xà lim, thì một sĩ quan đến giao thư. Tôi xem qua một vài bức trước khi tôi xem bức có nét chữ nguệch ngoạc của con trai mình. Và mỗi khi nhận thư con trai, nó giống như là một tia sáng chiếu rọi vào nơi tăm tối nhất. Trong ngày đặc biệt đó, tôi mở bức thư, với những chữ vết hoa, nó viết, "Mẹ nói với con tại sao bố vào tù: giết người." Nó viết tiếp, "Bố, đừng giết người. Chúa Giêsu biết bố làm gì. Hãy cầu nguyện với Ngài." Tôi lúc đó không mộ đạo, bây giờ cũng không, nhưng có cái gì đó thật sâu sắc trong những lời của con trai tôi. Chúng làm tôi phải xem lại những điều trong đời tôi mà tôi không hề xét tới. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi đã thật sự suy nghĩ về việc con trai tôi sẽ xem tôi như là một kẻ giết người. Tôi ngồi thụt vào giường và tôi ngẫm nghĩ về một số điều đã từng đọc ở Plato, chỗ Scocrates phát biểu trong cuốn "Apology" rằng sống không tự tra xét thì không đáng sống. Ngay tại thời điểm đó sự biến chuyển bắt đầu. Nhưng nó không đến dễ dàng. Một trong những điều tôi nhận ra, là một phần của sự biến đổi, đó là có 4 điều chính yếu. Điều thứ 1 là, tôi có những người thầy tuyệt vời. Các bạn đây chắc sẽ nghĩ rằng, Sao tìm được một ông thầy lớn ở trong tù chứ? Nhưng trong trường hợp của tôi, một số người thầy của tôi những người đang chấp hành án chung thân là trong những người tuyệt vời nhất đã đến trong đời tôi, họ buộc tôi nhìn lại đời mình một cách chân thành, và họ buộc tôi thử thách chính mình về những quyết định của mình. Điều thứ 2 là văn chương. Trước khi vào tù, tôi không biết rằng có nhiều những thi sĩ, tác giả và triết gia da màu xuất sắc, sau đó tôi có một cơ hội tuyệt vời bắt gặp cuốn tự truyện của Malcolm X, và nó phá vỡ mọi khuôn mẫu của tôi về chính mình. Điều thứ 3 là gia đình. Trong suốt 19 năm, cha tôi luôn ở bên tôi với một niềm tin mãnh liệt, bởi vì ông tin rằng tôi có những thứ để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình. Tôi cũng đã gặp một người phụ nữ tuyệt vời người hiện giờ là mẹ của đứa con trai 2 tuổi của tôi Sekou, và cô ta dạy tôi biết cách yêu thương bản thân theo cách lành mạnh. Điều cuối cùng là viết lách. Khi tôi nhận lá thư đó từ con trai tôi, tôi đã bắt đầu ghi lại hồi tưởng về những vệc tôi đã trải qua trong thời thơ ấu và trong tù, và những gì tôi làm đã mở tâm trí tôi ra với ý nghĩ về sự đền tội. Lúc mới ngồi tù, tôi có nhận được một bức thư từ một người thân của nạn nhân của tôi, trong bức thư đó, bà ta nói là bà ta tha thứ cho tôi, bởi vì bà nhận thấy tôi chỉ là một đứa trẻ bị lạm dụng và đã phải chịu nhiều đau khổ đã ra các quyết định nông nổi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi tự mở lòng ra để tha thứ chính mình. Một điều đã xảy ra sau những trải nghiệm đó là tôi nghĩ về những người khác đã bị bỏ tù ngay sát bên tôi, và mong muốn được chia sẻ cảm xúc với họ. Và như thế tôi bắt đầu nói chuyện với họ về các trải nghiệm của họ, và tôi đau đớn nhận ra phần lớn họ đều bị lạm dụng giống nhau, Đa số họ muốn được giúp đỡ và muốn thay đổi cuộc sống, nhưng thật không may hệ thống hiện giam cầm 2.5 triệu người trong tù được thiết kế như một cái kho trái ngược với phục hồi và thay đổi. Tôi đã tự hứa với mình rằng nếu tôi được ra tù tôi sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để giúp thay đổi điều đó. Năm 2010, tôi bước ra khỏi tù lần đầu tiên sau 2 thập kỉ. Hãy thử tưởng tượng nhé, nếu bạn vui lòng, nhân vật Fred Flintstone bước vào một tập của bộ phim hoạt hình "The Jetsons." Nó khá giống cuộc đời tôi. Lần đầu tiên, tôi được biết đến Internet, mạng xã hội, chiếc xe biết nói như KITT trong "Knight Rider." Nhưng điều làm tôi mê nhất là công nghệ điện thoại. Khi tôi vào tù, cái điện thoại di động bự cỡ này cần đến 2 người khiêng. Thử tưởng tượng lần đầu tiên tôi cầm cái Blackberry nhỏ nhắn và bắt đầu học nhắn tin. Nhưng vấn đề là, mọi người quanh tôi, họ không nhận ra tôi không có khái niệm nào về những từ viết tắt như là LOL, OMG, LMAO, đến một ngày tôi có một cuộc trò chuyện với một người bạn bằng tin nhắn, tôi nhờ anh ta một số việc, anh ta trả lời, "K." Và tôi hỏi, "K là gì?" Và anh ta nhắn vầy, "K is okay." Trong đâu tôi lúc đó, tôi nghĩ, "Có chuyện gì không ổn với K vậy?" Và tôi đã nhắn một dấu hỏi. Và anh ta trả lời, "K = okay." Và tôi nhắn lại, "FU." ( Cười) Sau đó anh ta nhắn lại, và hỏi tôi sao tôi lại chửi anh ta. Và tôi nhắn, "LOL FU," tôi cuối cùng cũng nắm được. (Cười) 3 năm trôi rất nhanh, tôi làm việc khá tốt. Tôi có một học bổng tại MIT Media Lab, tôi làm cho một công ty tuyệt vời là BMe, tôi dạy tại đại học Mechigan, nhưng đó là một sự đấu tranh bởi vì tôi nhận ra rằng có nhiều đàn ông và phụ nữ khi về nhà không được hưởng những cơ hội đó. Tôi đã được ơn làm việc với môt vài đàn ông và phụ nữ tuyệt vời, giúp những người khác tái hòa nhập xã hội, một trong số họ là bạn tôi Calvin Evans. Anh bị giam 24 năm cho một tội anh không phạm. Anh ta 45 tuổi, hiện ghi danh vào một trường đại học. Một trong những điều mà chúng tôi nói đến là 3 điều mà tôi thấy quan trọng trong sự biến đổi cá nhân của mình, điều đầu tiên là sự thừa nhận. Tôi phải nhận đã làm tổn thương người khác. Tôi cũng phải thừa nhận rằng tôi cũng đau khổ. Điều thứ 2 là việc xin lỗi. Tôi đã phải xin lỗi người mà tôi làm tổn thương. Thậm chí không dám mong rằng họ chấp nhận lời xin lỗi đó, điều đó rất quan trọng vì đó là điều đúng đắn. Nhưng tôi cũng phải xin lỗi chính mình. Điều thứ 3 là chuộc lỗi. Đối với tôi, việc chuộc lỗi nghĩa là trở lại với cộng đồng của tôi làm việc với các bạn trẻ đang gặp nguy hiểm những người đang trên cùng con đường, nhưng cũng đang trở nên ủng hộ tôi. Qua kinh nghiệm của tôi trong tù, một điều tôi khám phá ra là: phần lớn những người đàn ông và phụ nữ bị giam giữ này đều có thể cứu chữa được, và thực tế là, 90% những người đàn ông và phụ nữ bị đi tù sẽ một lúc nào đó quay trở lại với cộng đồng, và chúng ta có vai trò định hướng họ là loại người nào khi quay trở lại với cộng đồng chúng ta. Ước nguyện của tôi hiện nay là chúng ta sẽ nhận lấy cách tiếp cận đồng cảm hơn làm sao để giải quyết việc bỏ tù hàng loạt, để chấm dứt lối nghĩ nhốt-chúng-lại -quẳng-chìa-khóa-đi, vì điều đó được chứng minh là không hiệu quả. Hành trình của tôi là hành trình độc đáo, không nhất thiết phải theo cách đó. Bất cứ ai cũng có thể biến đổi nếu ta tạo điều kiện cho nó xảy ra. Những gì tôi đề nghị hôm nay là các bạn hãy hình dung một thế giới mọi đàn ông và phụ nữ không còn khư khư ôm lấy quá khứ, nơi những lầm lỗi và thiếu sót không định nghĩa con người trong suốt cuộc đời. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra được thực tế đó, và tôi hy vọng các bạn cũng có thể làm được. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay chúng ta sẽ nói về phần tiếp theo của bộ phim "Sự thật nhức nhối". Đã đến lúc để nói lại về nó, sự thật mà tất cả mọi người đều quan tâm, nhưng không một ai muốn nói tới. Một ai đó cần phải tiên phong, và tôi quyết định sẽ là người đó. Nếu như bạn lo sợ về sự nóng lên toàn cầu, hãy đợi cho tới lúc chúng ta biết về sự nóng lên tại một vùng. Hôm nay chúng ta sẽ nói về nóng lên tại một vùng. Một thông điệp quan trọng về sức khỏe: viết blog có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, đặc biết nếu bạn là nam giới. Thông điệp này được đưa ra như một dịch vụ công. Viết blog ảnh hưởng tới tư thế của bạn. Chúng ta hãy bắt đầu nói về điều này. Đây là tư thế của những người phụ nữ không viết blog; đây là tư thế của những người phụ nữ viết blog. (Cười) Đây là tư thế ngồi tự nhiên của nam giới, ngồi xổm nhằm mục đích thông thoáng. (Cười) Và đây là dáng đứng tự nhiên của nam giới. Và tôi nghĩ bức ảnh này đã khiến Christ thêm tên tôi vào Khóa học về lối suy nghĩ một chiều. Đây là dáng ngồi của người đàn ông viết blog, và kết quả là, "Để tạo sự thoải mái, đàn ông thường ngồi với đôi chân cách xa nhau hơn là so với phụ nữ, khi làm việc với máy tính xách tay. Tuy nhiên, họ sẽ có dáng ngồi kém tự nhiên để thăng bằng cho máy tính xách tay của họ. điều này dẫn tới nhiệt độ tăng lên đáng kể nhiệt độ cơ thể ở giữa 2 đùi của họ." Đây chính là vấn đề nóng lên tại một vùng. (Cười) Đây là tờ báo rất uy tín, tờ Times of England -- rất uy tín. Đây là một -- (Cười) -- thưa quý ông và quý bà, hãy nghiêm túc. Đây là một nghiên cứu rất nghiêm túc, và bạn nên đọc phần gạch dưới. Và hãy cẩn thận, gen di truyền của bạn đang gặp nguy hiểm. Liệu những người hay làm việc với máy tính có trở các thành sinh vật đang gặp nguy hiểm? Thực tế là: sự gia tăng dân số ở những quốc gia có nhiều máy tính xách tay -- (Cười) Tôi cần Hans Rosling đưa tôi biểu đồ. (Vỗ tay) Sự nóng lên toàn cầu ngộ nghĩnh (Cười) Nhưng hãy giữa cho mọi thứ cân xứng. Làm thế nào để bảo vệ bằng năm bước đơn giản. Đầu tiên, bạn hãy sử dụng sự thông gió tự nhiên. Bạn hãy sử dụng hơi thở của cơ thể. Bạn nên giữ cho cơ thể mát mẻ với quần áo thích hợp. Bạn nên quan tâm tới tư thế của bạn -- Tư thế như thế này là không đúng. Các bạn có thể xin Chris một phút rưỡi cho tôi được không, vì tôi có đoạn phim này muốn cho các bạn xem. (Vỗ tay) Các bạn thật tuyệt. Đây là tư thế đúng. Một lợi ích khác của mạng không dây, mà chúng ta đã biết được từ hôm qua. Mạng không dây giúp bạn tránh được bộ xử lý. Và nó có một số phương thức bảo vệ cải tiến mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, và tôi muốn, trong một phút, cảm ơn Philips vì sự giúp đỡ. Đây là một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1986, nhưng nó hiện vẫn có giá trị. Nhiệt độ của bìu phản ánh nhiệt độ của tinh hoàn và sẽ được giảm bằng việc cạo. Nhân tiên, tôi thú nhận, tiếng Anh của tôi không thực sự tốt, Tôi không biết "scrotal" (bìu dái) nghĩa là gì; tôi hiểu nó là "scrotum." Tôi đoán rằng danh từ số nhiều của nó là "scrotal," giống như "medium" và "media" (phương tiện truyền thông). "Digital scrotum, digital media." Và chỉ cho tới năm ngoái, tôi mới nhận ra rằng mình là một người sở hữu bìu kiêu hãnh. (Cười) Và nghiên cứu này được thực hiện gấp bởi chính phủ Mỹ, do đó bạn thấy rằng tiền thuế của bạn được thực hiện cho mục đích tốt. Đoạn phim: Người đàn ông: Thiết bị cắt tỉa lông toàn thânPhilips có một thiết kế mượt mà cho việc cắt tỉa an toàn và đơn giản những đám lông lôi thôi dưới tay, những lọn tóc xoăn ở trên và xung quanh .. [tiếng bíp], cũng như những nơi khó với tới ở phía dưới.... [tiếng bíp] và [tiếng bíp]. Một khi bạn sử dụng Thiết bị cắt tỉa lông toàn thân, thế giới sẽ trở nên khác biệt. Cũng như cái .....[tiếng bíp] của bạn. Những ngày này, với một cái lưng không có lông, đôi vai chải chuốt và nhìn thấy thêm một inch tại ....[tiếng bíp], vâng, hãy nói rằng cuộc sống đã trở nên khá thoải mái. Yossi Vardi: Đây là một trong những quảng cáo được ưa chuộng nhất năm ngoái, được biết tới như là một inch thị giác bởi Philips. Hãy hoan nghênh Philips -- (Vỗ tay) -- vì sự biểu hiện của lòng nhân đạo này. Và đây là cách họ quảng cáo sản phẩm. Đây là -- Tôi không hề đụng vào nó, đây là bản gốc. Máy tính xách tay được sử dụng để giải quyết gia tăng dân số. Và nếu mọi thứ thất bại, thì cũng sẽ có những công dụng khác. Và trong buổi nói chuyện tiếp theo , buổi TED tiếp theo nếu các bạn mời tôi sẽ là nó về việc Tại sao bạn không nên để điện thoại trong túi. Và đây là những gì mà thế hệ trẻ nói. (Vỗ tay) Và tôi muốn cho các bạn thấy rằng tôi không định diễn thuyết. mà tôi cũng đã luyện tập. (Cười) Vào 4 giờ sáng. (Cười) Bạn không được sử dụng ảnh này. (Vỗ tay) Bây giờ tôi có một số giải thưởng TED nho nhỏ, đây là Thiết bị cắt tỉa toàn thân của Philips, một cho người dẫn chương trình của chúng ta. (Vỗ tay) Có ai đang cảm thấy bị nguy cơ không, có ai cần nó không? (Cười) Có quý bà, có quý bà nào không? Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một giáo sư kỹ thuật và khoa học máy tính tại Carnegie Mello, và nghiên cứu của tôi tập trung vào bảo mật và quyền riêng tư hữu dụng, do đó các bạn của tôi thích đưa tôi các ví dụ về sự bức bối với hệ thống máy tính, đặc biệt là các mối ái ngại liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật không hữu dụng. Do đó mật khẩu là thứ mà tôi nghe nhiều nhất. Rất nhiều người đau đầu với các mật khẩu, và nó tệ đến mức khi bạn có một mật khẩu thật sự tốt mà bạn có thể nhớ nhưng không ai có thể đoán được. Nhưng bạn sẽ làm gì khi bạn có nhiều tài khoản trên hàng trăm các hệ thống khác nhau và bạn phải có một mật khẩu riêng cho mỗi hệ thống? Chuyện đó chẳng dễ dàng gì. Tại Carnegie Mellon, họ đã làm việc đó, thực ra nó khá dễ để ta nhớ được các mật khẩu ấy. Yêu cầu của mật khẩu cho đến năm 2009 chỉ là bạn cần phải có 1 mật khẩu với ít nhất một ký tự. Khá dễ dàng ha. Nhưng sau đó họ thay đổi mọi thứ, Và đến cuối năm 2009, họ thông báo rằng chúng ta sẽ có một chính sách mới, và chính sách mới này yêu cầu mật khẩu phải có độ dài ít nhất 8 ký tự , với một ký tự hoa, một ký tự thường, một con số, một biểu tượng, bạn không thể sử dụng một ký tự quá 3 lần, và nó không được có mặt trong từ điển. Khi họ thực thi chính sách mới này, rất nhiều người, đồng nghiệp và bạn bè tôi, đến với tôi và nói: "Chà, giờ thì đúng thật là bất tiện. Mắc gì họ lại làm vậy với chúng ta, và sao bạn không ngăn họ lại?" Và tôi đáp, "Ờ thì, các bạn biết gì không? Họ đã không hỏi tôi." Nhưng tôi đã tò mò, và quyết định đến hỏi người phụ trách hệ thống máy tính của chúng tôi và tìm xem điều gì dẫn đến việc giới thiệu chính sách mới này, và họ nói rằng trường tôi đã tham gia vào một liên minh các trường đại học, và một điều cần thiết đối với thành viên là chúng tôi phải có những mật khẩu mạnh hơn để thỏa mãn với một vài ràng buộc mới, đó là các mật khẩu của chúng tôi phải có nhiều biến ngẫu nhiên - entropy. Entropy là một khái niệm phức tạp, nhưng về cơ bản, nó đo độ mạnh mật khẩu. Nhưng vấn đề là, thực sự không có một thước đo entropy chuẩn nào cả. Viện Công Nghệ và Tiêu Chuẩn Quốc Gia (NIST) có một bộ đường lối chỉ đạo gồm một số qui luật chung để đo độ entropy, nhưng họ lại không có gì cặn kẽ hơn, và nguyên nhân họ chỉ có qui tắc chung hóa ra là họ chẳng có bất cứ dữ liệu tốt nào về mật khẩu cả. Thật ra, báo cáo của họ viết rằng, "Thật không may, chúng tôi không có nhiều dữ liệu về mật khẩu mà người dùng chọn theo những luật lệ nhất định. NIST mong nhận được thêm nhiều dữ liệu về sự lựa đó hơn trong thực tế, nhưng điều dễ hiểu là các nhà quản trị hệ thống lại miễn cưỡng tiết lộ dữ liệu mật khẩu cho người khác." Đây là một bài toán, nhưng nhóm nghiên cứu của tôi đã xem nó như một cơ hội. Chúng tôi nhủ, "Được thôi, dữ liệu mật khẩu an toàn đúng là cần thiết đấy." Có thể chúng tôi thu thập một vài bộ dữ liệu mật khẩu tốt và thậm chí tối tân hóa cái tiên tiến nữa. Nên điều đầu tiên chúng tôi làm, là lấy một túi kẹo cây rồi đi vòng quanh trường để nói chuyện với sinh viên, cán bộ giảng dạy và nhân viên, hỏi họ thông tin về mật khẩu của họ. Chúng tôi đã không yêu cầu, "Đưa mật khẩu của anh/chị đây." Không, chúng tôi chỉ dò về mật khẩu. Nó dài bao nhiêu? Có chữ số không? Có ký tự đặc biệt không? Và bạn có thấy phiền khi tạo mới mật khẩu tuần trước không? Chúng tôi đã thu thập kết quả từ 470 sinh viên, cán bộ khoa và nhân viên, và y như rằng, chúng tôi thấy chính sách mới đúng là rất lằng nhằng. Nhưng chúng tôi cũng để ý rằng mọi người nói họ cảm thấy an toàn hơn với loại mật khẩu mới này. Chúng tôi phát hiện đa số biết họ không nên viết ra mật khẩu của họ, và chỉ 13% trong số đó làm như vậy, nhưng tiếc thay, 80% tổng cộng thừa nhận đã đang sử dụng lại mật khẩu. Điều này thật sự còn nguy hiểm hơn việc viết ra mật khẩu của mình, bởi vì nó làm bạn dễ bị tấn công hơn. Vì thế nếu bạn bị bắt buộc, hãy viết mật khẩu của bạn ra, nhưng đừng tái sử dụng chúng. Chúng tôi cũng khám phá vài điều thú vị về kí tự đặc biệt mọi người sử dụng trong mật khẩu. Do CMU cho phép cả thảy 32 kí tự, nhưng như bạn thấy đó, chỉ có số lượng nhỏ là mọi người đang sử dụng, vì thế chúng ta thực sự không tận dụng được độ mạnh từ kí tự đặc biệt trong mật khẩu của chúng ta. Vì vậy đây quả là một nghiên cứu thú vị, và chúng tôi có dữ liệu từ 470 người, nhưng theo kiểu này, là không có nhiều dữ liệu password. Thế nên chúng tôi đã tìm quanh ở đâu có thể tìm thêm dữ liệu mật khẩu? Và hóa ra là có rất nhiều người suốt ngày tranh thủ trộm mật khẩu, rồi họ thường đăng những mật khẩu này lên mạng. Vì thế chúng tôi đã có thể truy cập được đến vài bộ mật khẩu bị đánh cắp nói trên. Đây vẫn chưa là mô hình lý tưởng cho nghiên cứu, bởi nó không hoàn toàn rõ ràng về nguồn của tất cả mật khẩu này, hoặc là chính sách gì được áp dụng lên nó khi người ta tạo ra chúng. Nên chúng tôi muốn tìm thêm một vài nguồn trữ tốt hơn. Và chúng tôi quyết định một điều có thể làm được là làm một nghiên cứu và nhờ mọi người tạo mật khẩu dành riêng cho mục đích này. Chúng tôi sử dụng 1 dịch vụ có tên Amazon Mechanical Turk, và đây là một dịch vụ mà bạn có thể đăng tải một công tác nhỏ mất ít thời gian, vài phút, một tiếng, và trả tiền cho mọi người, 1 xu, 10 đồng (cent), vài đô la, để làm việc cho bạn, sau đó bạn trả họ thông qua Amazon.com. Chúng tôi trả cho mọi người tầm 50 đồng (cent) để tạo một mật khẩu theo đúng qui định kèm theo việc trả lời bản khảo sát, rồi lại trả họ thêm lần nữa để quay lại 2 ngày sau và đăng nhập sử dụng chính mật khẩu đó và trả lời bản khảo sát khác. Chúng tôi đã triển khai hình thức này, và thu thập được 5.000 mật khẩu, và chúng tôi đã đưa họ 1 đống yêu cầu khác nhau để áp dụng tạo mật khẩu. Một số có chính sách khá dễ chơi, mà tụi tôi gọi là Basic8, qui ước duy nhất là mật khẩu của bạn phải có ít nhất 8 kí tự. Đến số khác có yêu cầu khó hơn, giống với yêu cầu của bên CMU, là nó phải có 8 kí tự bao gồm kí tự hoa, kí tự thường, số, biểu tượng, và phải vượt qua khâu kiểm tra từ điển. Rồi một loại chính sách khác chúng tôi thử, và thêm hàng tá nữa, nhưng có một loại chúng tôi gọi Basic16, và điều kiện duy nhất ở đây là mật khẩu phải ít nhất 16 kí tự. Được rồi, lúc đó chúng tôi có 5.000 password, nên chúng tôi đã khá khẩm hơn nhiều thông tin chi tiết. Một lần nữa, chúng tôi thấy rằng chỉ có một số nhỏ kí tự đặc biệt là mọi người thật sự dùng trong mật khẩu mà thôi. Chúng tôi cũng muốn một ý tưởng về độ mạnh mật khẩu mà mọi người tạo ra. Nhưng như các bạn nhớ đó, không có thước đo chuẩn nào cho độ mạnh của password. Điều mà chúng tôi quyết định làm là xem mất bao lâu để bẻ khóa các mật khẩu này sử dụng các công cụ bẻ khóa hiện đại mà những kẻ xấu đang sử dụng, hoặc là chúng tôi có thể tìm thấy thông tin về nó trong các tài liệu nghiên cứu. Để các bạn hình dung được cách kẻ xấu bẻ khóa ra sao, họ sẽ đánh cắp một tập tin mật khẩu, mà chứa tất cả dữ liệu dưới một dạng xáo trộn, được gọi là hash, và điều họ sẽ làm là đoán xem mật khẩu là gì, rồi cho chạy với một chương trình hashing, và chờ liệu có khớp với các mật khẩu họ đã chuẩn bị sẵn trên danh sách trộm được. Một kẻ gà mờ thì sẽ cố thử mọi mật khẩu theo trình tự, Họ sẽ bắt đầu với AAAAA và rồi AAAAB, và điều này thật sự cần lượng lớn thời gian trước khi họ lấy được bất cứ mật khẩu nào mà ai ai cũng có thể làm được. Một kẻ thông minh, mặt khác, lại khéo léo hơn nhiều. Họ nhìn vào các mật khẩu mà được xem là phổ biến từ những bộ bị đánh cắp này, và họ đoán chúng trước. Họ sẽ bắt đầu đoán là "password," và tiếp theo là "I love you," và "monkey," và "12345678," bởi vì đây là các mật khẩu mà dường như mọi người hay có. Thật ra, vài người ở đây có lẽ có những loại này đó. Điều chúng tôi tìm thấy khi chạy 5.000 mật khẩu mà đã tổng hợp được này qua các đợt kiểm tra để xem chúng mạnh như thế nào, chúng tôi thấy rằng khi mật khẩu dài thì thật sự khá mạnh, và các loại phức tạp cũng vậy. Tuy nhiên, khi chúng tôi xem qua dữ liệu khảo sát, chúng tôi thấy rằng mọi người thật sự khó chịu bởi sự phức tạp ấy, và mật khẩu dài thì lại hữu dụng hơn hẳn, và trong vài trường hợp, chúng còn thậm chí mạnh hơn cả loại phức tạp. Điều này gợi ra rằng, thay vì khuyên mọi người hãy đặt kí tự đặc biệt và số và những thứ điên rồ vào mật khẩu, chúng ta tốt hơn chỉ khuyên họ là nên có mật khẩu dài. Dù gì thì, đây mới là vấn đề: Một số người có mật khẩu dài mà lại không thật sự mạnh. Bạn có thể tạo độ dài mà vẫn bao hàm những điều một kẻ tấn công có thể dễ dàng đoán được. Vì thế chúng ta cần làm nhiều hơn thay vì chỉ tuyên bố khơi khơi như vậy. Phải có vài điều kiện thêm vào, và vài nghiên cứu dang dở của chúng tôi đang xem xét các điều kiện cần để làm cho mật khẩu mạnh hơn mà cũng chẳng phiền toái gì để được ghi nhớ và gõ ra. Một cách khác để khuyến khích mọi người tạo mật khẩu mạnh hơn là sử dụng một thước đo mật khẩu.. Sau đây là một vài ví dụ. Các bạn có thể đã thấy những thứ này trên internet trong khi các bạn tạo mật khẩu. Chúng tôi đã quyết định làm một nghiên cứu để tìm ra cách hoạt động của các thước đo này. Liệu chúng có thật sự giúp mọi người cài mật khẩu mạnh hơn, và nếu vậy, cái nào thì tốt hơn? Vì thế chúng tôi đã thử nghiệm đủ loại có kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau, tùm lum chữ xoay quanh, và chúng tôi thậm chí đã thử một loại là một chú thỏ nhảy nhót. Khi bạn đánh một mật khẩu tốt hơn, chú thỏ sẽ nhảy càng nhanh hơn. Nhìn nó khá thú vị ấy chứ. Rồi kết quả cuối cùng là các thước đo này đúng có hiệu quả. (Cười) Đa số thực tế là như vậy, kể cả con thỏ nhảy nhót nữa, nhưng thước đo hay nhất là cái khiến bạn làm việc nhiều hơn trước khi nó đưa ra sự tán thành và nói rằng bạn đã đang làm rất tốt, và hiện thực, chúng tôi thấy rằng phần lớn thước đo mật khẩu trên Internet ngày nay quá yếu. Chúng khen bạn quá sớm, và nếu chúng chỉ cần đợi thêm một tí trước khi đưa bạn phản hồi tích cực đó, thì bạn đã có thể có mật khẩu tốt hơn. Một phương thức khác nữa, có lẽ thế, là dùng cụm từ mật khẩu thay vì từng từ mật khẩu. Đây là bộ phim hoạt hình xkcd cách đây vài năm, và nhà họa sĩ phía sau đề nghị tất cả chúng ta nên sử dụng cụm mật khẩu và nếu bạn nhìn vào hàng thứ 2 của phim hoạt hình này, bạn có thể thấy nó đang gợi ý rằng cụm từ mật khẩu "correct horse battery staple" sẽ rất mạnh và cũng rất dễ nhớ. Thật ra, anh ta nói không chừng bạn đã nhớ nó rồi. Do đó chúng tôi đã quyết định làm một nghiên cứu để phân xem điều đó đúng hay sai. Những người tôi từng tiếp xúc, người mà tôi nói rằng tôi đang làm nghiên cứu, họ đều chỉ đến bộ phim này. "Ếy, bà đã xem nó chưa? Phim xkcd đó. Correct horse battery staple." Chúng tôi đã làm một nghiên cứu để xem điều gì thực sự sẽ xảy ra. Trong nghiên cứu, chúng tôi lại sử dụng Mechanical Turk, rồi chúng tôi để máy tính chọn ngẫu nhiên các từ vào trong cụm mật khẩu. Lý do cho việc đó là vì con người không giỏi việc chọn ra từ ngẫu nhiên. Nếu chúng tôi nhờ ai làm điều đó, họ sẽ chọn những từ không tự nhiên lắm. Vì thế chúng tôi đã thử trong điều kiện khác nhau. Trong một trường hợp, máy tính lọc từ một từ điển chứa nhiều từ Tiếng Anh thông dụng, và vì vậy bạn sẽ có thể nhận được các cụm như "try there three come." Chúng tôi nhìn vào nó, và nói, "Chậc, cũng chả dễ nhớ hơn là bao." Sau đó chúng tôi thử những từ các đoạn cụ thể trong bài văn nào đó, hợp cấu trúc Danh từ-động từ- tính từ-danh từ. Điều đó đúc kết ra những cụm giống như câu văn vậy. Nên bạn có thể nhận được cụm đại loại như "plan builds sure power" hoặc "end determines red drug." Và những cái này dường như khá hơn đôi chút, và có thể mọi người sẽ thích những từ đó hơn. Chúng tôi muốn so sánh chúng với mật khẩu, nên chúng tôi để máy tính chọn mật khẩu ngẫu nhiên, chúng hấp dẫn và ngắn, nhưng như bạn thấy đó, chúng trông không dễ nhớ cho lắm. Sau đó chúng tôi thử mật khẩu phát âm được. Máy tính chọn ngẫu nhiên âm tiết rồi kết hợp chúng lại với nhau cho ra vài thứ có thể phát âm được, như "tufrivi" và "vadasabi." Chúng làm cong lưỡi của bạn. Đây là những mật khẩu ngẫu nhiên được tạo ra từ máy tính. Ngạc nhiên thay, cái chúng tôi tìm được trong nghiên cứu này, là cụm từ mật khẩu thì không mạnh cỡ vậy. Mọi người thật sự không cảm thấy tốt hơn khi ghi nhớ các 'cụm mật khẩu' hơn là các 'từ mật khẩu' ngẫu nhiên này, và bởi vì các 'cụm mật khẩu' dài hơn, chúng làm mất thời gian lâu hơn khi gõ và mọi người mắc lỗi nhiều hơn khi gõ chúng. Vì thế nó là nhược điểm của 'cụm mật khẩu'. Xin lỗi, các fan của xkcd. Mặt khác, chúng tôi đã tìm thấy rằng các mật khẩu phát âm được có hiệu quả đáng ngạc nhiên, và do đó chúng tôi nghiên cứu thêm cách làm tăng hiệu quả của phương cách này. Và một trong số các vấn đề với các nghiên cứu của chúng tôi là bởi các mật khẩu đều được tạo ra từ Mechanical Turk. Đó không phải mật khẩu thực của con người. Đó là các mật khẩu trang web này tạo ra hoặc là do máy tính tạo ra cho các nghiên cứu của chúng tôi. Và chúng tôi muốn biết liệu mọi người có làm như vậy với các mật khẩu thực của họ. Vì thế chúng tôi đã hỏi văn phòng bảo mật thông tin tại Carnegie Mellon liệu chúng tôi có thể có password thực của mọi người. Không ngạc nhiên, họ hơi miễn cưỡng để chia sẻ chúng với chúng tôi, nhưng chúng tôi đã tiếp cận được một hệ thống mật khẩu nơi mà họ chứa tất cả các password thực cho 25.000 sinh viên CMU, các cán bộ giảng dạy và nhân viên, vào một máy tính được khóa trong phòng bảo mật, không kết nối internet, và họ chạy mã lệnh mà chúng tôi viết để phân tích các password này. Họ kiểm tra code của chúng tôi. Họ đã chạy code đó. Và chúng tôi thật sự không thấy được các mật khẩu của bất kỳ ai. Chúng tôi thu được vài kết quả thú vị, và những học sinh trường Tepper ở phía cuối sẽ rất thích thú về điều này. Chúng tôi đã tìm thấy rằng các password được tạo bởi những người trong trường tin học thì thực sự mạnh hơn gấp 1.8 lần so với những người học tại trường kinh tế. Chúng tôi cũng có nhiều thông tin nhân khẩu học thú vị khác nữa Điều thú vị khác mà chúng tôi tìm thấy là khi so sánh các mật khẩu của Carnegie Mellon với các mật khẩu được tạo bởi Mechnical Turk, thưc sự có rất nhiều sự giống nhau, và điều này xác nhận phương pháp nghiên cứu của chúng tôi và cho thấy rằng, việc tổng hợp password theo kết quả của Mechanical Turk này là một cách hợp lý để nghiên cứu password. Đó là một tin tốt lành. Okay, tôi muốn kết thúc bằng việc nói về vài hiểu biết mà tôi đã đúc kết được khi đi nghiên cứu tại trường nghệ thuật Carnegie Mellon. Tôi đã làm một việc là tạo ra một số mền long, và tôi đã làm cái mền này đây. Nó được gọi là "Tấm mền Bảo Mật." (Cười) Và cái mền này có tới 1.000 password bị đánh cắp nhiều nhất từ website RockYou. Và kích cỡ của password thì tương ứng với mức độ xuất hiện của chúng trên bộ dữ liệu đánh cắp. Và cái mà tôi làm là tạo ra đám mây từ này, và tôi duyệt qua tất cả 1.000 từ và tôi phân loại chúng vào các loại chuyên đề mơ hồ. Và trong vài trường hợp, nó khó để nhận ra chúng thuộc thể loại nào, và sau đó tôi đánh màu cho chúng. Và đây là vài ví dụ của sự khó khăn. So "justin." đó có phải là tên của một người dùng, bạn trai của họ, con trai của họ? Có lẽ chúng là 1 fan của Justin Bieber. Hoặc "princess." Đó là môt nickname? Họ là fan của công chúa Disney? Hoặc có lẽ đó là tên của con mèo của họ. "Iloveyou" xuất hiện nhiều lần trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Có nhiều chữ love trong các password này Nếu bạn nhìn kĩ, bạn sẽ nhìn thấy vài lời tục tĩu, những nó cũng thú vị khi có nhiều YÊU hơn là GHÉT trong các password này. Và có những con vật, rất nhiều động vật, và "monkey" là con vật thông dụng nhất và đứng thứ 14 trong tất cả các password thông dụng nhất. Và điều này gây cho tôi tò mò, tôi tự hỏi, "Tại sao khỉ lại thông dụng nhất ?" Và trong nghiên cứu cuối cùng của chúng tôi, mỗi khi chúng tôi tìm thấy ai đó tạo 1 mật khẩu với từ "monkey", chúng tôi hỏi tại sao lại có con khỉ trong mật khẩu của họ. Và chúng tôi tìm ra -- chúng tôi tìm được 17 người mà có từ "monkey" -- 1/3 trong số họ nói rằng họ có một thú nuôi tên là "monkey" hoặc là một người bạn của họ có nickname là "monkey", và 1/3 họ nói rằng họ thích khỉ và khỉ rất dễ thương. Và nó thật sự dễ thương. Và dường như cuối ngày, khi chúng tôi tạo password, chúng tôi cũng tạo ra vài thứ thật sự dễ nhớ để đánh máy, một mẫu phổ biến, hoặc những thứ gợi chúng tôi tới từ 'password' hoặc là tài khoản mà chúng tôi đã tạo mật khẩu cho, hoặc là bất cứ thứ gì. Hoặc chúng tôi nghĩ về điều làm chúng tôi hạnh phúc, và chúng tôi tạo mật khẩu dựa trên các điều mà làm chúng tôi hạnh phúc. Và khi điều này làm cho việc đánh máy và ghi nhớ mật khẩu thú vị hơn, nó cũng trở nên dễ dàng hơn để đoán mật khẩu của bạn. Và tôi biết rất nhiều bài TED gây cảm hứng và làm cho bạn nghĩ về những thứ tốt đẹp, hạnh phúc, nhưng khi bạn tạo password, hãy cố nghĩ đến những thứ khác. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi không biết các bạn có để ý, một loạt cuốn sách vừa rồi đã ra đời tìm hiểu hoặc suy đoán về đời sống nhận thức và tình cảm của loài chó. Liệu chúng có suy nghĩ, cảm nhận, nếu có, thì ra sao? Cũng vậy, chiều nay, trong thời gian có hạn, Tôi muốn đưa ra phỏng đoán bằng cách giới thiệu các bạn với hai chú chó, cả hai chú đều được mời "nói chuyện" theo đúng nghĩa đen. Chú chó đầu tiên là chú tiên phong, chú ta sẽ xem xét một khía cạnh trong quan hệ của mình với chủ, nên đầu đề câu chuyện, sẽ là "Một chú chó kể về chủ mình." "Tôi trẻ trung là thế, mà đang già đi nhanh hơn ông ta. Tôi thì già bảy, chủ thì già ba. Đến một ngày, tôi sẽ vượt qua và vươn lên dẫn trước, khi tôi cùng ông đi dạo trong rừng, liệu có bao giờ chủ tôi hình dung, đấy là hình bóng ngọt ngào đáng nhớ tôi đã từng lưu trên tuyết trắng, cỏ xanh. " (Vỗ tay) Cảm ơn. Và chú chó tiếp theo của chúng ta nói trong giọng điệu ta hay gọi là ma hiện, nghĩa là cái vong giờ quay trở lại hỏi thăm các bạn đây. "Tôi là con chó ông ru cho ngủ, như ông muốn cất cái kim vào cái bọc của lãng quên, tôi trở lại để nói ông hay điều đơn giản như là đan rổ: Tôi chưa bao giờ thích ông." (Cười) "Khi tôi liếm mặt ông, tôi những muốn ngoạm phăng cái mũi. Khi tôi nhìn ông dùng khăn tắm lau người, tôi những muốn chồm lên táp cho ông một cái. Tôi chẳng ưa kiểu ông đi, ông lệt bệt, còn chúng tôi uyển chuyển, tôi ghét cả cách ông ngồi dùng bữa, khăn ăn trên đùi, dao ở trong tay. Nhìn ông, tôi muốn bước ngay nhưng chẳng qua tôi đang núng thế, tôi quá chán trò hề ông dạy bắt tôi ngồi và đứng nhổm hai chân sự xúc phạm còn quá quắt hơn, với trò bắt tay, tay đâu mà bắt. Sợi dây xích làm tôi căm uất, chỉ mùi thức ăn mới làm dịu lòng tôi điều này ông chẳng biết thì thôi. Điều tôi nói ông chẳng muốn tin, nhưng không lý gì bắt tôi nói khác: Tôi ghét ô-tô, ghét đồ chơi cao su, các bạn ông tôi chẳng hề ưa, họ hàng ông lại còn tệ nữa. Tiếng leng keng chuông kêu trên cổ khiến tôi phát rồ. Ông bao giờ cũng gãi vào chỗ tôi không ngứa." (Cười) "Cái duy nhất tôi cần nơi ông là thức ăn và nước uống để vào bát tôi. Khi ông ngủ, tôi nhìn ông thở kìa trăng lên cao giữa bầu trời. Tôi ráng sức bình sinh để không cất đầu lên và tru. Giờ tôi đã thoát khỏi cái vòng đeo cổ, chiếc áo mưa dễ ghét màu vàng, chiếc áo len dở hơi, thảm cỏ nhà ông ngớ ngẩn nhất đời, và đó là những gì ông cần biết tôi nghĩ sao với chốn này, ngoài những điều ông vẫn tưởng và mừng rỡ bởi tới giờ mới hay, ai ở đây cũng văn hay chữ tốt, chó biết làm thơ, mèo và các loài đều viết văn xuôi diệu nghệ." Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Triều đại của ông đánh dấu bước khởi đầu của một trong những đế quốc vĩ đại nhất trong lịch sử, và cũng đặt dấu chấm hết cho một trong những nền cộng hòa sớm nhất. Liệu vị hoàng đế La Mã đầu tiên là một lãnh đạo có tầm nhìn, làm rạng danh nền văn minh của mình trong lịch sử, hay là một bạo chúa đã hủy hoại những giá trị cốt lõi của nó? Hãy cùng tìm hiểu trong Tòa án Lịch sử và Hoàng đế Augustus. Giữ trật tự. Bị đơn trong phiên tòa hôm nay là Gaius Octavius à? Gaius Julius Caesar/ Augustus... Có nhầm người không? Không, thưa Tòa. Gaius Octavius, sinh năm 63 trước Công nguyên, là chắt của Julius Caesar. Ông đổi tên thành Gaius Julius Caesar sau khi được ông cậu Caesar nhận làm con nuôi và người thừa kế. Ông lấy tên hiệu Augustus vào năm 27 trước Công nguyên khi được Viện nguyên lão phong thêm danh hiệu. Ý ông là khi ông ta chuyên quyền và trở thành hoàng đế La Mã. Vậy không ổn à? Chẳng phải thời đó nơi nào cũng có quân vương sao? Thưa Tòa, thật ra, trước đó hàng thế kỉ, người La Mã đã lật đổ chế độ quân chủ để lập nền cộng hòa, một chính quyền phụng sự nhân dân thay vì để một gia tộc cai trị. Chính Octavius đã hủy hoại nền cộng hòa ấy. Octavius là một công chức gương mẫu. Năm 16 tuổi, ông được bầu vào Giám mục Đoàn chuyên giám sát các nghi lễ tôn giáo. Ông tham chiến cùng ông cậu Caesar và quân La Mã tại bán đảo Iberia rồi lãnh trọng trách báo thù khi một nhóm đầu sỏ ở Viện Nguyên lão phản bội và sát hại Caesar. Caesar vốn là một bạo chúa khát quyền luôn cố gắng biến mình thành vua khi qua lại với nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Sau khi Caesar qua đời, Octavius đã liên minh với tướng Mark Antony dấy lên cuộc nội chiến chia cắt La Mã, rồi đâm sau lưng đồng minh, để thâu tóm quyền lực. Antony là một gã ngốc, chỉ huy một trận chiến thảm họa ở Đông Bắc Ba Tư, và mưu toan biến một số vùng La Mã thành lãnh thổ riêng của hắn và Cleopatra. Chẳng phải Caesar cũng có toan tính như vậy sao? Ừ thì... Vậy Octavius loại bỏ Antony vì tội cố gắng làm vua để chính mình lên ngôi ư? Đúng vậy. Sự tự đại của hắn thể hiện qua cái tên Augustus - "Kẻ Độc tôn". Đó chỉ là tên hiệu theo tín ngưỡng mà thôi. Hơn nữa, Augustus không nắm quyền chỉ để phục vụ mình. Là người thắng cuộc nội chiến và chỉ huy hầu hết lực lượng quân đội, ông đã khôi phục luật lệ và trật tự ở La Mã, qua đó, ngăn các phe phái tiếp tục giao chiến. Khôi phục luật lệ? Ông ta biến nó thành công cụ chuyên quyền thì có! Không đúng. Augustus đã khôi phục uy tín của Viện Nguyên lão, đảm bảo lương thực cho các tầng lớp thấp, và thôi chỉ huy quân đội kể khi từ chức chấp chính quan tối cao. Ông chỉ thấy vậy thôi à? Ông ta dùng quyền lực quân đội và tài sản cá nhân để mua chuộc Viện Nguyên lão, đồng thời, nắm quyền bảo hộ dân La Mã và vơ hết công lao thắng trận. Ông ta kiểm soát các tỉnh có nhiều quân đoàn nhất. Và còn giữ chức chấp chính quan đến hai lần để nâng đỡ con cháu. Rõ ràng là ông ta muốn lập vương triều cho chính mình. Ông ta đã làm gì với quyền lực đó? Thật vui vì ngài đã hỏi. Hoàng đế Augustus đã đạt vô số thành tựu. Ông đã thiết lập hệ thống thuế đồng nhất khắp các tỉnh, chấm dứt việc biển thủ của các quan chức thuế địa phương. Chính ông đã tài trợ xây dựng một mạng lưới đường sá và liên lạc, giúp tin tức và quân đội có thể di chuyển dễ dàng trên khắp đế quốc La Mã. Dưới thời Augustus, rất nhiều công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng được xây dựng. Các văn hào thời đó đều ca tụng triều đại của ông. Chứ họ còn biết làm gì khác? Augustus đã cho đày rất nhiều tác gia với những cáo buộc mơ hồ, trong đó có Ovid, một trong những nhà thơ La Mã vĩ đại nhất. Chưa kể những điều luật xâm phạm đời sống riêng tư của người dân - trừng phạt tội ngoại tình, cấm đoán người không cùng tầng lớp lấy nhau, thậm chí, có cả hình phạt cho "tội" không kết hôn. Ông ấy chỉ cố gắng cải thiện xã hội và củng cố kỉ luật, và đã thành công. Di sản của ông đã cho thấy điều đó: 40 năm thái bình thịnh trị, một đội quân thiện chiến mở mang bờ cõi về mọi hướng, và một chính quyền được xem là hình mẫu quản lí. Di sản của ông ta là một đế quốc không ngừng gây chiến cho đến khi nó sụp đổ và là hình mẫu đầu tiên của chế độ chuyên quyền quân sự. Mỗi một nhà độc tài mặc quân phục gây nhiều tội ác lại tự cho mình "nhân danh người dân" đều mang dáng dấp của Augustus Caesar. Vậy ông cho rằng Augustus là một vị hoàng đế tốt, còn ông thì không đồng ý với điều đó? Chúng ta luôn ca ngợi những vĩ nhân lịch sử vì thành tựu và công lao của họ. Nhưng một khi đặt nghi vấn về quyền lực mà họ nắm giữ, đó chính là lúc ta đưa họ ra Tòa án Lịch sử. Thuốc lá không tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Đó là tin xấu--Chúng đều biết sự nguy hại của việc hút thuốc hàng thập kỷ qua. Nhưng chính xác là thuốc lá gây hại lên chúng ta như thế nào? Hãy xem những gì xảy ra khi thành phần thuốc lá thâm nhập trong cơ thể ra sao, và chúng ta có được lợi gì khi từ bỏ việc hút thuốc. Với mỗi hơi thuốc lá hít vào, khói thuốc chứa hơn 5,000 hoá chất thành phần tác động lên các mô của cơ thể. Đầu tiên là, hắc ín, màu đen, chất có tính nhựa. bắt đầu bao phủ răng và nướu, phá huỷ men răng, và cuối cùng là gây sâu răng. Theo thời gian, khói thuốc cũng phá huỷ những mút thần kinh trong mũi, gây mất khướu giác. Trong khí quản và phổi, khói thuốc gây gia tăng, khả năng nhiễm độc, như ở những bệnh kinh niên: bệnh viêm cuống phổi và khí thũng. Nó gây ra điều này bởi sự phá huỷ của các mao, có cấu trúc lông nhỏ với nhiệm vụ lọc sạch không khí. Tiếp đó, khói thuốc lấp đầy túi phổi, những túi khí nhỏ sẽ không thể thực hiện trao đổi oxy và carbon dioxide giữa phổi và máu. Khí ga độc gọi là carbon monoxide xuyên qua màng nhầy vào trong máu, trói các hemoglobin và chiếm chỗ của oxy mà nhẽ ra nó phải được vận chuyển khắp cơ thể. Đó là một trong những lý do mà khói thuốc có thể lấy đi oxy dẫn tới việc khó thở. Trong vòng 10 giây, dòng máu mang chất kích thích gọi là nicotine lên não, tạo sự giải phóng chất dẫn truyền dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh khác bao gồm cả endorphins chất sinh ra cảm giác hưng phấn làm chúng ta nghiện thuốc lá. Nicotine và các hoá chất khác từ thuốc lá gây ra sự co thắt đồng thời của các mạch máu và phá huỷ lớp màng trong mỏng manh của chúng, hạn chế sự lưu thông của máu. Những ảnh hưởng mạch máu này dẫn tới sự co hẹp thành mạch máu và gia tăng tính kết dính của tiểu huyết cầu, làm tăng nguy cơ hình thành máu đóng cục, và gây ra đau tim, đột quỵ. Nhiều hoá chất có trong thuốc lá có thể gây ra những đột biến nguy hiểm lên DNA của cơ thể, là nguyên nhân hình thành ung thư. Thêm vào đó, những thành phần như asen và kền có thể phá vỡ quá trình sửa chữa DNA, vì thế gây tổn hại đến khả năng chống chọi ung thư của cơ thể. Thực tế là, cứ ba ca chết vì ung thư ở Mỹ thì có một ca là do nguyên nhân hút thuốc lá. Và không chỉ có ung thư phổi. Hút thuốc có thể gây ung thư lên các mô và cơ quan trong cơ thể, như phá huỷ thị giác và làm yếu xương. Nó còn khiến phụ nữ khó trong việc có thai. và ở nam giới, nó gây rối loạn cương dương. Nhưng với những ai từ bỏ hút thuốc, có một mặt tích cực lớn gần như ngay lập tức và những lợi ích thể chất lâu dài. Chỉ trong vòng 20 phút sau điếu thuốc cuối cùng, nhịp tim và áp lực máu trở lại bình thường. Sau 12 giờ, lượng carbon monoxide giữ mức bình ổn, tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Sau đó 1 ngày, nguy cơ bị đau tim bắt đầu giảm xuống cũng như áp lực máu và nhịp tim ổn định. Hai ngày sau, những mút thần kinh phản ứng với mùi và vị bắt đầu phục hồi. Phổi trở nên khoẻ mạnh hơn sau khoảng một tháng, những cơn ho và chứng khó thở cũng giảm. Các mao dạng lông mỏng manh trong phổi và khí quản bắt đầu phục hồi trong vài tuần, và khôi phục hẳn sau chín tháng, gia tăng khả năng chống nhiễm độc. Sau một năm từ bỏ thuốc lá, nguy cơ về bệnh tim mạch giảm một nửa vì chức năng của các mạch máu gia tăng. Trong năm năm, nguy cơ máu đóng cục giảm mạnh, nguy cơ đột quỵ cũng tiếp tục giảm theo. Sau 10 năm, cơ hội để bệnh ung thư phổi chết người phát triển giảm xuống 50%, vì khả năng sửa chữa DNA của cơ thể đã phục hồi lại. Trong vòng 15 năm, khả năng phát triển của bệnh tim mạch vành về cơ bản thấp tương đương người hoàn toàn không hút thuốc. Không còn nghi ngờ gì nữa đây là điều có thể dễ dàng đạt được. Bỏ thuốc lá có thể dẫn tới lo âu và phiền não, nguyên nhân là từ thiếu hụt nicotine. Nhưng may mắn thay, những tác động này thường chỉ là tạm thời. Và việc bỏ thuốc trở nên dễ dàng hơn, nhờ sự phát triển của các công cụ trợ giúp. Liệu pháp trị liệu thay thế nicotine với kẹo gum, miếng dán, kẹo ngậm, và thuốc xịt, có thể giúp cai thuốc lá. Chúng hoạt động bằng cách kích thích cơ quan cảm thụ nicotine trong não và nhờ thế ngăn cản những triệu chứng thiếu hụt, mà không cần sự thêm vào của các hoá chất gây hại khác. Những nhóm tư vấn và hỗ trợ, liệu pháp nhận thức hành vi, và bài tập cường độ trung bình cũng có thể giúp người hút thuốc cai thuốc. Đó là một tin tốt, vì việc bỏ thuốc sẽ giúp bạn và cơ thể phục hồi, khoẻ mạnh. Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với những vấn đề như thay đổi khí hậu hay sự an toàn của vác-xin nơi chúng ta phải trả lời những câu hỏi phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin khoa học. Khoa học nói với chúng ta rằng trái đất đang nóng dần lên. Khoa học nói với chúng ta rằng vác-xin là an toàn. Nhưng làm sao chúng ta biết họ nói đúng hay không? Tại sao lại phải tin vào khoa học? Sự thật là, rất nhiều người trong chúng ta không tin vào khoa học. Các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy rằng một tỷ lệ đáng kể người dân Mỹ không tin rằng khí hậu nóng dần lên là do hoạt động của con người, không tin rằng có sự tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên, và không bị thuyết phục bởi tính an toàn của vác-xin. Thế thì, tại sao chúng ta nên tin tưởng vào khoa học? Vâng, các nhà khoa học không thích nói về khoa học như là một vấn đề của niềm tin. Trong thực tế, có sự tương phản giữa khoa học và đức tin, và họ sẽ nói rằng niềm tin là một lĩnh vực của đức tin. Và đức tin là một thứ riêng biệt và khác biệt hẳn với khoa học. Thật vậy, họ có thể nói tôn giáo là dựa trên đức tin hay có thể tính toán việc cá cược của Pascal. Blaise Pascal là một nhà toán học thế kỷ 17 người đã cố gắng để mang lý luận khoa học cho câu hỏi có nên tin vào Chúa, và sự cá cược của ông ấy như sau: Vâng, nếu Chúa không tồn tại nhưng tôi lại quyết định tin vào Ngài không có gì thật sự mất đi. Có thể chỉ là vài tiếng đồng hồ vào ngày chủ nhật. (Cười lớn) Nhưng nếu Ngài có tồn tại và tôi không tin vào điều này, thì tôi sẽ gặp rắc rối lớn. Và vì thế, Pascal đã nói, tốt nhất là nên tin vào Chúa. Hay là một trong số những giáo sư đại học của tôi cũng nói, "Hãy bám chặt lấy cái lan can của đức tin" Ông ấy đã tạo ra được một bước nhảy vọt của đức tin bỏ lại phía sau khoa học và chủ nghĩa duy lý. Mặc dù, thực tế hiện nay là, hầu hết chúng ta, hầu hết các tuyên bố khoa học là một bước nhảy vọt của đức tin. Chúng ta thật sự không thể tự đánh giá các tuyên bố khoa học trong hầu hết các trường hợp. Và thật vậy, điều này cũng thật sự đúng với hầu hết các nhà khoa học với những vấn đề nằm ngoài chuyên môn của họ. Nếu bạn nghĩ về nó, thì một nhà địa chất học sẽ không thể nói cho bạn biết vắc-xin có an toàn hay không. Hầu hết các nhà hóa học, không phải là chuyên gia trong lý thuyết tiến hóa. Một nhà vật lý học không thể cho bạn biết, mặc cho một vài tuyên bố của họ, thuốc lá có gây ung thư hay không. Vì thế, cho dù là chính các nhà khoa học cũng phải thực hiện một bước nhảy vọt của niềm tin với những thứ bên ngoài lĩnh vực của họ, đó là lý do tại sao họ chấp nhận những tuyên bố của những nhà khoa học khác. Tại sao họ lại tin vào những tuyên bố của nhau? Và chúng ta có nên tin vào những tuyên bố đó? Điều mà tôi muốn tranh luận ở đây là có, chúng ta nên tin nhưng không phải là vì lý do mà hầu hết trong chúng ta nghĩ tới Hầu hết chúng ta được dạy ở trường lý do mà chúng ta nên tin tưởng vào khoa học là vì các phương pháp khoa học. Chúng ta được dạy rằng các nhà khoa học tuân theo một phương pháp và phương pháp này bảo đảm cho tính đúng đắn về các tuyên bố của họ. Phương pháp mà hầu hết chúng ta được dạy ở trường, chúng ta có thể gọi nó là phương pháp sách giáo khoa, là phương pháp suy diễn giả thiết. Theo mô hình chuẩn, mô hình sách giáo khoa, các nhà khoa học phát triển những giả thiết, và họ suy diễn những kết quả của những giả thiết đó, và sao đó họ đi ra ngoài và nói với thế giới, "Được rồi, à, có phải những kết quả đó là đúng?" Chúng ta có thể quan sát chúng đang diễn ra trong thế giới tự nhiên không? Và nếu kết quả đưa ra là đúng, thì các nhà khoa học sẽ nói rằng, "Tuyệt vời, chúng tôi biết giả thiết đó là đúng mà" Vì thế mà có rất nhiều những ví dụ nổi tiếng trong lịch sử khoa học của các nhà khoa học làm chính xác những điều như vậy. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất đến từ tác phẩm của Albert Einstein. Khi Einstein phát triển Lý thuyết tương đối tổng quát, một trong những kết quả của thuyết này là thời gian - không gian không chỉ là một khoảng trống rổng nhưng nó thật sự có một kết cấu. Và kết cấu đó đã bị uốn cong bởi sự hiện diện của một vật thể to lớn như mặt trời. Vì thế, nếu lý thuyết này là đúng thì điều đó có nghĩa là ánh sáng khi đi qua mặt trời nên bị bẻ cong đi xung quanh nó. Đó là một dự đoán gây sửng sốt và phải mất vài năm trước khi các nhà khoa học có thể kiểm chứng nó nhưng họ đã kiểm chứng nó vào năm 1919, và thật lạ, nó đúng là sự thật Ánh sáng đã thật sự bị bẻ cong khi nó đi qua mặt trời. Đây là một sự khẳng định rất lớn của lý thuyết này. Nó được xem như là bằng chứng của sự thật của ý tưởng mới triệt để này, và nó được đăng trên rất nhiều tờ báo trên toàn cầu. Bây giờ, đôi khi lý thuyết này hay mô hình này được gọi tắt là mô hình giảng giải lo-gíc diễn dịch, chủ yếu là vì các học giả muốn làm cho mọi thứ trở nên phức tạp. Nhưng cũng bởi vì trong trường hợp lý tưởng, thì đó là định luật. Vì thế, giảng giải lo-gíc có nghĩa là phải làm gì với các định luật. Và trong trường hợp lý tưởng, giả thiết không chỉ là một ý tưởng: lý tưởng, đó là một định luật của tự nhiên. Tại sao nó lại quan trọng khi nó là một định luật của tự nhiên? Bởi vì nếu là luật, thì nó không thể bị phá vỡ. Nếu nó là luật thì nó sẽ luôn luôn đúng ở mọi lúc mọi nơi trong bất cứ trường hợp nào. Và tất cả các bạn đều biết ít nhất một ví dụ của 1 định luật nổi tiếng: Phương trình nổi tiếng của Einstein E=MC2, phương trình nói lên mối quan hệ giữa năng lượng và khối lượng. Và bất kể như thế nào thì mối quan hệ đó là đúng. Bây giờ, thành ra, mặc dù, có vài vấn đề với mô hình này. Vấn đề chính là nó sai. Nó không đúng. (Cười lớn) Và tôi sẽ nói về 3 lý do tại sao nó sai. Lý do thứ nhất là về lo-gíc. Nó là sự sai lầm của việc ảo tưởng khẳng định kết quả. Đó là một cách thú vị khác, một cách hàn lâm khi nói lý thuyết sai lầm đó có thể dẫn đến một dự đoán đúng. Vì thế, chỉ vì dự đoán đó đúng cũng không thực sự hợp lý khi chứng minh rằng lý thuyết đó đúng. Và tôi cũng có một ví dụ hay về điều này, cũng là từ lịch sử khoa học. Đây là một bức ảnh của vũ trụ thuộc triều đại Ptolemy với Trái đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời và các hành tinh đi xung quanh nó. Mô hình của triều đại Ptolemy đã được tin tưởng bởi rất nhiều những người thông minh trong nhiều thế kỷ, Vâng, tại sao? Là bởi vì nó làm cho rất nhiều dự đoán trở thành sự thật. Hệ thống Ptolemy cho phép các nhà thiên văn học đưa ra các dự đoán chính xác về sự chuyển động của hành tinh, trên thực tế, nhiều dự đoán chính xác hơn lúc đầu so với lý thuyết Copernicus mà hiện tại chúng ta cho là đúng. Và đó là một vấn đề của mô hình sách giáo khoa. Vấn đề thứ hai là vấn đề thực tiễn, và nó là vấn đề của các giả thiết phụ trợ. Các giả thiết phụ trợ là những giả định mà các nhà khoa học đang thực hiện mà họ có thể có hoặc không có ý thức rằng họ đang thực hiện nó. Một ví dụ quan trọng của vấn đề này là mô hình Copernicus, cuối cùng đã thay thế hệ thống Ptolemy. Khi Nicolaus Copernicus nói thật ra, Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, và mặt trời là trung tâm của hệ thái dương, Trái đất quay xung quanh Mặt trời. Các nhà khoa học nói, à vâng, Nicolaus, nếu điều đó là đúng thì chúng ta phải có thể phát hiện ra chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời. Và slide này sẽ minh họa cho một khái niệm được gọi là thị sai của sao (stellar parallax). Và các nhà thiên văn học cho biết, nếu Trái đất đang chuyển động và chúng ta nhìn vào một ngôi sao nổi bật, giả sử, sao Thiên Lang - tôi biết là tôi đang ở Manhattan nên các bạn sẽ không thể nhìn thấy nó, nhưng hãy hình dung, bạn ở ngoài vùng này, bạn đang ở gần với cuộc sống nông thôn -- và chúng ta đang ngắm sao vào tháng 12, chúng ta nhìn thấy ngôi sao đó trong bối cảnh của các ngôi sao ở xa kia. Nếu bây giờ, chúng ta thực hiện một cuộc quan sát cho 6 tháng sau đó khi Trái đất đã di chuyển đến vị trí này vào tháng 6, chúng ta sẽ nhìn vào cùng ngôi sao ấy nhưng ở vào một bối cảnh khác. Sự khác biệt đó, sự chênh lệch góc đó, đó là thị sai sao. Và đây là dự đoán mà mô hình Copernicus thực hiện. Các nhà thiên văn học tìm kiếm thị sai sao và họ không tìm thấy gì cả, không có gì. Và nhiều người lập luận rằng, điều này cho thấy mô hình Copernicus là sai. Thế chuyện gì đã xảy ra? Vâng, khi nhìn lại, chúng ta có thể nói rằng các nhà thiên văn học đã tạo ra 2 giả thiết phụ trợ, và cả hai chúng ta có thể nói là không đúng. Đầu tiên là giả định về kích cỡ của quỹ đạo Trái đất. Các nhà thiên văn học đã giả định rằng trái đất có quỹ đạo lớn so với khoảng cách tới các ngôi sao. Ngày nay, chúng ta có thể vẽ ra hình ảnh như thế này, điều này đến từ NASA, và bạn có thể thấy đấy, quỹ đạo Trái đất thật sự khá nhỏ. Trên thực tế, nó thật ra nhỏ hơn rất nhiều so với những gì được thấy ở đây. Vì vậy, thị sai sao sẽ rất là nhỏ và thật sự rất khó để có thể phát hiện ra. Và điều đó dẫn đến lý do thứ 2 tại sao dự đoán đó không đúng, bởi vì các nhà khoa học cũng giả thiết rằng kính viễn vọng mà họ có đủ nhạy để phát hiện ra thị sai. Và nó thành ra không đúng. Cho đến thế kỷ 19 các nhà khoa học mới có thể phát hiện ra thị sai sao. Vì thế, đó cũng là vấn đề thứ 3. Vấn đề thứ 3 là đơn giản một vấn đề thực tế, rất nhiều khoa học không phù hợp với mô hình sách giáo khoa. Rất nhiều khoa học không suy diễn gì cả, nó chính xác là quy nạp. Và do đó, chúng tôi nghĩ rằng các nhà khoa học không nhất thiết phải bắt đầu với các giả thiết và lý thuyết, thường thì họ chỉ cần bắt đầu quan sát những thứ đang xảy ra trên thế giới. Một ví dụ nổi tiếng trong số đó là về một nhà khoa học nổi tiếng nhất, Charles Darwin. Khi Darwin còn trẻ rong ruổi trên hành trình của tàu Beagle, ông không có các giải thiết, hay lý thuyết nào cả. Ông chỉ biết rằng ông muốn có một sự nghiệp của một nhà khoa học và ông bắt đầu thu thập các dữ liệu. Chủ yếu thì ông biết rằng ông ấy ghét các loại thuốc bởi vì nhìn thấy máu làm ông phát ốm vì thế, ông cần phải có một con đường sự nghiệp khác. Ông bắt đầu thu thập các dữ liệu. Ông ấy đã thu thập rất nhiều thứ, bao gồm cả con chim sẻ nổi tiếng của mình. Khi ông lượm những con chim sẻ này, ông ấy ném chúng vào trong một cái túi và không có một ý tưởng gì với chúng. Nhiều năm sau đó, khi trở về London, Darwin xem xét lại các dữ liệu của mình một lần nữa và bắt đầu phát triển lời giải thích, và lời giải thích đó chính là Thuyết chọn lọc tự nhiên. Bên cạnh khoa học quy nạp, các nhà khoa học cũng thường xuyên tham gia vào các mô hình hóa. Một trong những thứ mà các nhà khoa học muốn làm trong cuộc sống là giải thích nguyên nhân của sự vật, sự việc. Và chúng ta làm điều đó như thế nào? Vâng, một cách mà bạn có thể làm được đó là xây dựng một mô hình để kiểm tra một ý tưởng. Đây là bức tranh của Henry Cadell, một nhà địa chất người Scotland thế kỷ 19. Bạn có thể nói anh ta là người Scotland vì anh ta đang đội một chiếc mũ deerstalker và mang ủng Wellington. (Cười lớn) Và Cadell muốn trả lời câu hỏi các ngọn núi được hình thành như thế nào? Và một trong những thứ mà anh ta đã quan sát là nếu bạn nhìn vào các ngọn núi như dãy núi Appalachia, bạn sẽ thấy những tảng đá trên núi có nếp gấp, và chúng bị gấp theo một cách đặc biệt, đã đưa anh ta đến với ý tưởng rằng những viên đá đó bị nén từ một phía. Và ý tưởng này đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận về vấn đề trôi dạt lục địa. Vì thế, anh ta đã xây dựng mô hình này, đây là cái máy điên rồ với các đòn bẩy và gỗ, và đây là chiếc xe cút kít của anh ta, những cái xô và một chiếc búa tạ lớn. Tôi không biết tại sao anh ta lại mang đôi ủng Wellington. Có lẽ trời sẽ mưa. Và anh ta đã tạo ra mô hình vật lý này để mô tả rằng bạn có thể, trên thực tế, tạo ra các mô hình trên đá, hay ít nhất, trong trường hợp này, là ở trên bùn nó trông rất giống một ngọn núi nếu bạn nén một bên. Vì thế, có một sự tranh cãi về nguyên nhân tạo thành núi. Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học thích làm việc trong nhà, vì thế họ không xây dựng một mô hình vật lý mà thực hiện mô phỏng trên máy tính. Nhưng việc mô phỏng máy tính là một loại của mô hình. Nó là mô hình được làm bằng toán học, và giống như mô hình vật lý thế kỷ 19, nó rất quan trọng cho việc suy nghĩ về các nguyên nhân. Và một trong số những câu hỏi lớn về biến đổi khí hậu, chúng ta có một lượng lớn các bằng chứng rằng Trái đất đang nóng lên. Ở slide này, đường màu đen cho thấy các phép đo mà các nhà khoa học đã làm trong 150 năm qua cho thấy nhiệt độ Trái đất luôn tăng lên đều đặn, và bạn có thể thấy, đặc biệt là trong 50 năm qua, có một sự tăng đột biến gần 1 độ C, hay nói cách khác là gần 2 độ F. Vì vậy, tuy nhiên, cái gì đã tạo nên sự thay đổi đó? Làm sao chúng ta biết được nguyên nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu? Vâng, các nhà khoa học có thể mô hình hóa nó bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính. Sơ đồ này minh họa một mô hình mô phỏng máy tính đã xem xét tất cả các yếu tố khác nhau mà chúng ta biết có thể tác động đến nhiệt độ của Trái đất, như các phân tử sunfat sinh ra từ không khí ô nhiễm, bụi núi lửa từ các đợt phun trào, những thay đổi trong bức xạ mặt trời, và dĩ nhiên, khí nhà kính nữa. Và họ đã đặt câu hỏi, tổ hợp các biến đổi nào khi đưa vào mô hình sẽ tái tạo ra được điều mà chúng ta thấy trong đời thực? Và đây là cuộc sống thực trong màu đen. Đây là mô hình trong ánh sáng màu xám này, và câu trả lời là một mô hình bao gồm, nó là câu trả lời E trên SAT, tất cả các yếu tố trên. Cách duy nhất bạn có thể tái tạo lại các phép đo nhiệt độ quan sát được là đặt tất cả chúng lại với nhau, bao gồm cả khí nhà kính, và đặc biệt, bạn có thể thấy rằng sự tăng lên trong việc theo dõi khí nhà kính làm nhiệt độ tăng lên đột ngột trong vòng 50 năm qua. Và đây là lý do tại sao các nhà khoa học khí hậu nói rằng Đó không chỉ là điều chúng ta biết rằng biến đổi khí hậu đang xảy ra mà là khí nhà kính là một phần quan trọng trong các lý do. Và bây giờ, bởi vì tất cả những điều khác nhau mà các nhà khoa học làm, nhà triết gia nổi tiếng Paul Feyerabend đã nói, "Nguyên tắc duy nhất của khoa học mà không gây cản trở tiến trình là: thử bất cứ thứ gì." Bây giờ, trích dẫn này thường được đưa ra khỏi ngữ cảnh, bởi vì Feyerabend không thật sự nói rằng trong khoa học, mọi thứ đều có thể thử. Điều mà ông ấy đã nói là, thật ra, trích dẫn đầy đủ là, "Nếu bạn thúc giục tôi để nói phương pháp của kho học là gì, tôi sẽ nói là: thử bất cứ thứ gì." Điều mà ông cố gắng để truyền đạt đó là các nhà khoa học thực hiện rất nhiều việc khác nhau. Các nhà khoa học rất sáng tạo. Nhưng sau đó, lại có những câu hỏi như: Nếu các nhà khoa học không chỉ sử dụng duy nhất 1 phương pháp, thì làm sao họ quyết định được cái gì là đúng và cái gì là sai? Và ai sẽ đánh giá điều đó? Và câu trả lời là, các nhà khoa học sẽ đánh giá, và họ đánh giá bằng việc đánh giá các bằng chứng. Các nhà khoa học thu thập các bằng chứng theo nhiều cách khác nhau, khi bất cứ khi nào họ thu thập chứng cứ, họ phải chịu sự giám sát. Và điều này dẫn đến việc nhà xã hội học Robert Merton tập trung hơn vào câu hỏi làm sao các nhà khoa học có thể xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu và chứng cứ, và anh ta nói rằng họ làm nó theo cách mà anh ta gọi là "Tính hoài nghi" Ý anh ta là sự hoài nghi là cố tổ chức hẳn hoi vì các nhà khoa học làm theo một tập thể, họ làm việc theo nhóm, và hoài nghi, bởi vì họ làm việc trên vị thế của sự ngờ vực. Tức là, nghĩa vụ chứng minh thuộc về người có tuyên bố mới. Và theo nghĩa này, khoa học có tính chất bảo thủ. Hơi khó khăn để thuyết phục cộng đồng khoa học để nói rằng, "Vâng, chúng tôi biết, điều này là đúng." Vì vậy, mặc cho sự phổ biến của khái niệm thay đổi khuôn mẫu nhận thức (paradigm shift), cái cuối cùng chúng ta tìm thấy là, những thay đổi chủ yếu trong tư duy khoa học là tương đối hiếm trong lịch sử khoa học. Vì thế, cuối cùng điều đó mang chúng ta đến một ý tưởng khác: Nếu các nhà khoa học đánh giá các bằng chứng theo tập thể, điều này làm các nhà sử học lại tập trung vào câu hỏi của sự đồng thuận, và cuối cùng, để nói rằng khoa học là, kiến thức khoa học là, là sự đồng thuận của các chuyên gia khoa học người thông qua quá trình giám sát có tổ chức, giám sát tập thể, đánh giá các bằng chứng và đi tới kết luận về chúng, dù có hoặc không. Vì thế, chúng ta có thể nghĩ về các kiến thức khoa học như là một sự đồng thuận của các chuyên gia. Chúng ta cũng có thể nghĩ về khoa học giống như một bồi thẩm đoàn, ngoại trừ việc bồi thẩm đoàn này là 1 thể loại đặc biệt Không chỉ là bồi thẩm đoàn của đồng môn mà là bồi thẩm đoàn của các chuyên gia. Đó là bồi thẩm đoàn của nam giới và nữ giới có bằng tiến sĩ, và không giống như một bồi thẩm đoàn thông thường, chỉ có 2 lựa chọn, có tội hay không có tội, bồi thẩm đoàn khoa học có một số lựa chọn. Các nhà khoa học có thể nói có, nếu điều đó là đúng. Họ có thể nói không nếu là sai. Hoặc, họ cũng có thể nói, vâng, có lẽ đúng nhưng chúng tôi cần phải làm việc nhiều hơn và thu thập nhiều bằng chứng hơn. Hoặc, họ cũng có thể nói có lẽ đúng nhưng chúng tôi không biết làm sao để trả lời câu hỏi và chúng tôi sẽ để nó sang một bên và có lẽ chúng tôi sẽ xem xét lại sau. Đó là thứ mà các nhà khoa học gọi là "nan giải" Và điều này dẫn chúng ta đến vấn đề cuối cùng: Nếu khoa học là điều mà các nhà khoa học nói đúng như vậy sau đó thì không phải chỉ là viện dẫn thẩm quyền sao? Không phải chúng ta được dạy ở trường rằng viện dẫn thẩm quyền là lỗi logic sao? Vâng, đây là nghịch lý của khoa học hiện đại, nghịch lý của kết luận mà tôi nghĩ các nhà lịch sử học triết học và xã hội học đã gặp, đó là, trên thực tế, khoa học là sự viện dẫn thẩm quyền nhưng đó không phải là thẩm quyèn của một cá nhân không quan trọng là cá nhân có thông minh đến đâu, như Plato hay Socrates hay Einstein. Nó là quyền lực của một cộng đồng tập thể. Bạn có thể nghĩ về nó như một kiểu trí tuệ của đám đông, nhưng là một kiểu đám đông rất đặc biệt. Khoa học là thực hiện viện dẫn thẩm quyền, nhưng không dựa trên bất cứ cá nhân nào, không quan trọng là cá nhân đó có thông minh đến đâu. Khoa học dựa trên trí tuệ tập thể, kiến thức tập thể, làm việc tập thể, của tất cả các nhà khoa học làm việc trong một vấn đề cụ thể. Các nhà khoa học có một kiểu văn hóa của sự ngờ vực tập thể, văn hóa "thể hiện bản thân", minh họa bằng người phụ nữ xinh đẹp ở đây cho đồng nghiệp xem các bằng chứng của mình. Dĩ nhiên, những người này trông không giống như những nhà khoa học, bởi vì họ quá vui vẻ. (Cười lớn) Được thôi, và điều đó đưa tôi đến kết luận. Hầu hết chúng ta thức dậy vào buổi sáng. Hầu hết chúng ta tin tưởng vào chiếc xe hơi của mình. Vâng, bây giờ tôi đang suy nghĩ, tôi đang ở Manhattan, đây là một phép loại suy xấu. nhưng hầu hết người Mỹ không sống ở Manhattan thức dậy vào buổi sáng và bước vào xe và kích hoạt động cơ, và chiếc xe hoạt động, và họ làm việc cực kỳ tốt. Những ô tô hiện đại hầu như không bao giờ bị hư hỏng. Tại sao? Tại sao những chiếc xe hơi lại chạy rất tốt? Không phải vì sự thiên tài của Henry Ford hay Karl Benz hay ngay cả Elon Musk. Mà bởi vì những ô tô hiện đại là sản phẩm của hơn 100 năm làm việc của hàng trăm hàng ngàn và hàng chục ngàn người. Những ô tô hiện đại là sản phẩm của làm việc tập thể và trí tuệ và kinh nghiệm của mỗi người cả nam lẫn nữ đã từng làm việc về xe hơi, và độ tin cậy của công nghệ này là kết quả của sự tích lũy nổ lực đó. Chúng ta được hưởng lợi không chỉ từ sự khôn ngoan của Benz và Ford và Musk mà là tự trí tuệ tập thể và làm việc chăm chỉ của tất cả mọi người đã làm việc trên chiếc xe hơi hiện đại này. Và điều tương tự cũng đúng với khoa học, chỉ là khoa học thì cũ xưa hơn. Điều cơ bản để tin vào khoa học cũng giống như điều cơ bản khi chúng ta tin vào công nghệ, và giống với các điều cơ bản khi chúng ta tin vào bất cứ thứ gì, cụ thể là, kinh nghiệm. Nhưng đó không thể là niềm tin mù quáng khi chúng ta tin mù quáng vào bất cứ thứ gì. Niềm tin của chúng ta trong khoa học, giống như bản thân khoa học, nên dựa trên các bằng chứng, và điều đó nghĩa là các nhà khoa học phải trở thành người truyền thông tốt hơn. Họ phải giải thích cho chúng ta không chỉ cái họ biết mà còn là làm sao họ biết điều đó, và điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải trở thành người nghe tốt hơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Năm 1066, 7.000 bộ binh và kị sĩ người Norman cưỡi chiến thuyền vượt Kênh đào Anh. Mục tiêu của họ: Nước Anh, quê hương của hơn một triệu người. Cuộc hành trình ngắn nhưng mang lại kết quả to lớn. Cùng khoảng thời gian đó, những nhóm người Norman khác đang hướng đến khắp Châu Âu, tiếp tục những cuộc phiêu lưu mãi âm vang suốt lịch sử của lục địa này. Vậy những chiến binh này là ai? và làm cách nào họ để lại dấu ấn rộng khắp đến vậy? Câu chuyện bắt đầu hơn 200 năm về trước, khi người Viking đặt chân lên các bờ biển miền Bắc nước Pháp, một phần của cuộc di cư vĩ đại của người Scandinavia trên khắp Bắc Âu. Dân Pháp gọi những kẻ xâm lược này là Norman, dựa vào nguồn gốc của họ. Cuối cùng, vua Charles của Pháp, đàm phán hòa bình với chỉ huy người Viking, Rollo, năm 911, ban cho ông một vùng đất dọc bờ biển phía Bắc nước Pháp, mà ngày nay gọi là Normandy. Người Norman đã chứng minh khả năng thích nghi với môi trường mới. Họ lấy những cô gái Pháp, sử dụng tiếng Pháp, và cải đạo từ Pagan giáo sang Cơ Đốc giáo. Dù thích nghi, họ vẫn giữ truyền thống chiến đấu và tinh thần chinh phục của tổ tiên người Viking. Không lâu sau, những kị sĩ Norman đầy tham vọng lại tìm kiếm thử thách mới. Chiến tích lớn nhất của họ là cuộc chinh phạt nước Anh. Năm 1066, William, công tước xứ Normandy, tranh chấp ngai vàng với vị vua Anh mới, Harold Godwinson. Không lâu sau khi đến Anh, William và các kị sĩ đụng độ với quân đội của Harold gần thị trấn Hastings. Đỉnh điểm của cuộc chiến đã được lưu vào sách sử trên tấm vải Bayeux dài 70 mét, khi một mũi tên bay thẳng vào mắt Harold ghi dấu chiến thắng của người Norman. William củng cố quyền lực bằng một chiến dịch xây dựng lâu đài lớn và tái thiết xã hội nước Anh. Xứng với danh xưng "William - Kẻ Chinh Phục", ông thực hiện cuộc khảo sát quy mô có tên Bản ghi chép Khảo sát Vĩ đại, ghi lại dân số và quyền sở hữu của mỗi tấc đất tại Anh. Tiếng Pháp-Norman trở thành ngôn ngữ của triều đại mới, trong khi thường dân vẫn nói tiếng Anglo-Saxon. Thời gian trôi, hai ngôn ngữ này hòa hợp, cho ra đời tiếng Anh mà ta biết ngày nay, dù vẫn có thể nhận thấy khoảng cách giữa chủ nô và nông nô qua các cặp từ đồng nghĩa như Cow và Beef. Vào cuối thế kỉ 12, người Norman mở rộng lãnh thổ ra xứ Wales, Scotland và Ai-len. Trong khi đó, các nhóm kị sĩ Norman độc lập tới Địa Trung Hải, theo cảm hứng từ câu chuyện của những người hành hương trở về từ Jerusalem. Tại đây, họ dính vào chuỗi rắc rối từ các cuộc xung đột giữa những thế lực sẵn có trên khắp vùng. Họ trở thành những lính đánh thuê đắt giá và một trong các trận chiến ấy, họ tạo ra đợt tấn công kỵ binh với trường thương đầu tiên được ghi nhận, một chiến thuật tàn sát mà sau đó thành chuẩn mực của chiến tranh trung cổ. Người Norman là tâm điểm của cuộc thập tự chinh thứ nhất từ 1095-99. Một cuộc xung đột đẫm máu tái lập sự kiểm soát của Công Giáo ở một số vùng Trung Đông. Nhưng người Norman còn làm được nhiều thứ hơn là chém giết. Như thành quả của chiến thắng, những chỉ huy như William Tay Sắt và Robert Xảo Trá chiếm vùng đất phía Nam nước Ý, cuối cùng, sáp nhập thành vương quốc Sicily năm 1130. Dưới thời của Roger Đệ Nhị, vương quốc trở thành biểu tượng đa văn hóa trong một thế giới bị xé nát bởi nội chiến và xung đột tôn giáo. Các nhà thơ Hồi giáo Ả Rập và các trí thức phục vụ trong cung điện hoàng gia bên cạnh các thủy thủ và kiến trúc sư người Hy Lạp-Byzantine. Tiếng Ả Rập cùng với La Tinh, Hy Lạp, Pháp-Norman là ngôn ngữ chính thức. Kiến thức địa lý thể giới được biên soạn trong Quyển Sách Của Roger, vẽ ra bản đồ thế giới chính xác nhất mãi cho đến 300 năm sau. Và các nhà thờ xây ở Palermo được kết hợp với lối kiến trúc La Tinh, trần nhà kiểu Ả Rập và vòm nhà phong cách Byzantine, tất cả được trang trí với các tấm khảm vàng tinh tế. Tài giỏi là vậy nhưng sao người Norman lại không còn tồn tại đến ngày nay? Thực tế, đó là một phần quan trọng trong thành công của họ: không chỉ thống trị xã hội mà họ chinh phục người Norman còn trở thành một phần của nó. Dù đã biến mất như một nhóm riêng biệt, những đóng góp của họ vẫn còn đó. Này nay, từ các nhà thờ và lâu đài rải rác khắp châu Âu cho tới bất cứ đâu mà tiếng Anh được sử dụng, di sản của người Norman vẫn trường tồn. Tôi muốn kể cho các bạn một chuyện. Đó là khi mọi người hỏi tôi: "Anh làm nghề gì?" Tôi thường trả lời rằng: "Tôi làm nhạc điện tử". Rồi, vài người không buồn hỏi gì nữa. Số còn lại trơ ra nhìn tôi... ...kiểu như hỏi: " ủa? ... là sao??? ". họ nghĩ là tôi đang lảng tránh. Khi đó tôi thường nói đại là: "Tôi cũng chẳng biết là tôi làm nghề gì nữa." Thật sự là như vậy. Sau đó, tôi thường nghĩ: "Dù làm gì đi nữa, thì mình cũng yêu nó." Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về công việc mà tôi yêu thích. Tôi nghĩ trước hết chúng ta nên bắt đầu với câu hỏi: "Nhạc điện tử là gì?" Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm rõ cho các bạn,... ...qua một câu chuyện và chia sẻ vài thứ về việc mà tôi đang làm. Để bắt đầu câu chuyện, chúng ta sẽ nói về Chuck. Hiện nay, Chuck là một chương trình ngôn ngữ về âm nhạc, Đó là một nguồn tài nguyên mở và miễn phí. Nó chạy tốt trên tất cả các hệ điều hành hiện nay. Tôi sẽ bật cho các bạn một đoạn nghe thử. Tôi sẽ sử dụng máy tính trong vài phút. Thực ra, tôi muốn tất cả tham gia cùng. Nếu bạn chưa từng viết dòng lệnh nào thì cũng đừng lo! Tôi chắc là bạn có thể bắt kịp. Trước tiên, tôi sẽ tạo một dao động hình sin,... ...và đặt nó là sóng nguồn,.... ...kí hiệu là "Ge". Kết nối Ge với DAC. Lệnh này có tác dụng truyền âm thanh từ máy tính đến đầu ra. Vậy là tôi đã được kết nối với loa. Tiếp theo, tôi nhập tần số của mình là 440Hz. Nhập thời gian phát là 2 giây. Được rồi! bây giờ tôi chạy chương trình này... (âm thanh) ...và bạn nghe được âm thanh 440Hz trong vòng 2s. Bây giờ, tôi sao nó ra và thay đổi vài chỗ. Thêm vào các tần số 220.5Hz, 440.5Hz và 880Hz. Bằng cách nhân đôi tần số, ta đưa nó lên đúng 1 quãng 8. Và ta có âm thanh này. Từ đây, tôi có thể tạo ra muôn vàn đoạn âm thanh,... ...nhưng tôi sẽ tạo một thứ mà máy tính luôn làm tốt... ... - sự lặp lại. Tôi đặt hết chúng vào lệnh while{...} Lý do đơn thuần là cho nó đẹp. và ta được thế này... Nó sẽ chạy tiếp một lúc nữa. Thực ra, nó sẽ không ngừng ... cho tới khi máy hư. Chắc tôi không thể làm thí nghiệm chứng minh. Tôi nghĩ bạn nên coi như đúng đi. Tiếp theo, tôi đổi hết thành math.random2f... ...để tạo ra tần số bất kì từ 30 tới 1000... ...và lặp lại sau mỗi 0.5 giây. (âm thanh) Sửa 0.5s thành 200ms. ...100ms Như vậy, ta đã tạo ra được loại âm thanh của máy tính Với tôi, nó như kiểu đang cố sức tính toán. Căn bậc 2 của 5 000 000=???? ? Vậy có phải đây là nhạc điện tử? Vâng, nó là một dạng nhạc điện tử. Nó không phải loại nhạc bạn nghe khi đi trên đường. Nó là khởi nguồn của nhạc điện tử. Và sử dụng Chuck, ta có thể tạo nên các nhạc cụ ... ...như trong dàn nhạc giao hưởng laptop Stanford ở ngay trung tâm Stanford. Bây giờ, dàn nhạc Laptop gồm có laptop, người chơi và một dàn loa bán cầu đặc biệt. Lý do có những thứ này là để nhạc cụ tạo ra bên ngoài laptop,... ...âm thanh phát ra gần nhạc cụ và người chơi,... ...gần giống như nhạc cụ truyền thống Ví dụ, tôi chơi vĩ cầm ở đây. Âm thanh sẽ không phát ra nhờ hệ thống P.A. mà nhờ cử động người thật. Loại loa này sẽ thể hiện âm thanh đó. Tôi sẽ cho bạn thấy cách chế tạo chúng. Bước đầu tiên là đến IKEA mua cái tô thế này. Loại Blanda Matt 11 inch. Đúng loại đó! Tôi đã dùng nó để làm salad ở nhà. Bước 1: úp cái tô xuống. Sau đó đục 6 lỗ trên đó. Và làm đế cho nó. Gắn loa, amplifier vào đó. Lắp mạch, ụp cái tô lên. Xong cái loa! Thêm người, thêm laptop. Và một dàn nhạc giao hưởng laptop hoàn thành. Không biết dàn nhạc như thế nghe sẽ ra sao? Chút nữa, tôi sẽ cho bạn xem màn trình diễn của dàn nhạc 200 nhạc cụ này. Còn bây giờ, tôi sẽ giới thiệu về cái máy này. Trước đây, nó từng là điểu khiển chơi game,... ...được gọi là Gametrak. Đầu này sợi dây có 1 chiếc găng tay. Đầu kia gắn với phần đế. Và nó sẽ liên tục ghi lại cử động tay. Trước đây, nó được thiết kế để chơi gôn. Nó sẽ ghi cử động của cú đánh. Nhưng nó lại không mang lại hiệu quả kinh tế gì. Vì vậy, giá của nó đã giảm còn 10 đô la. Và những người nghiên cứu nhạc điện tử cho rằng: "Tuyệt vời!" "Ta có thể phát triển chúng thành nhạc cụ." Giờ tôi sẽ cho các bạn xem nhạc cụ mà chúng tôi đã tạo ra. Đây chỉ là một trong số rất nhiều nhạc cụ. tên nó là "Twilight",... ...nghĩa là mang âm thanh từ lòng đất. Xem tôi làm đây nhé! và thả nó xuống. Đưa qua trái... ...qua phải. Nghe như tiếng con voi đang bị đau. Còn cái này giống tiếng kim loại. Giống như tiếng ô tô bay. Tiếng thứ ba giống như tiếng va chạm bánh răng. mỗi loại có cách điều khiển hơi khác nhau. Tiếng thứ tư là tiếng âm trầm. Và cuối cùng, cách điều khiển khác hoàn toàn. Bạn tưởng tượng có một cái trống thiệt bự ở ngay đây nhen! Tôi sẽ đánh nó. (buồn..ùn...ùn (cười) buồn...ùn...ùn (cười) ) Và đó là một vài nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng laptop. (chách ...chách ....hú...chách....chách...) Cảm ơn các bạn! Khi tất cả hòa nhịp với nhau, thì sẽ như thế này. Tôi nghĩ từ việc tạo nhạc cụ cho dàn nhạc, từ việc đặt ra thắc mắc rằng, sẽ ra sao nếu chúng tôi tiếp tục phát triển những nhạc cụ này, và mang chúng đến với mọi người, cộng thêm một chút điên rồ, Cả ba điều đó đã giúp tôi đồng sáng lập công ty Smule vào năm 2008. Hiện nay, mục tiêu của Smule là tạo ra nhạc cụ điện tử di động. Ocarina là một trong những cái đầu tiên. Và tôi sẽ chơi thử nó ngay đây. Nó được tạo ra dựa trên một loại sáo cổ tên là ocarina. Nó gồm có 4 lỗ bấm. Bạn chỉ cần thổi vào micrô. Và một vài dòng lệnh Chuck sẽ bắt độ mạnh yếu khi bạn thổi và phát ra âm thanh. Độ rung của âm thanh dựa trên máy đo gia tốc trên điện thoại. Tôi sẽ chơi thử một bài đơn giản. Lần này, bạn sẽ nghe giai điệu cùng với hòa âm. Nó được thiết kế để bạn có thể dành thời gian, và tìm cho mình một nơi để giải tỏa, bất cứ lúc nào bạn muốn, Ở những nốt dài hơn, tôi sẽ làm rung âm nhiều hơn, để thêm một ít hiệu quả biểu đạt. Thật là một hòa âm đẹp cho phần kết! (hú... chách...chách...chách) Xin cảm ơn mọi người! Một câu hỏi hay về Ocarina: "nó là đồ chơi hay là nhạc cụ?" Có lẽ là cả hai! Nhưng với tôi, câu hỏi quan trọng hơn là: "Nó có thể hiện tốt không?" Và đồng thời, loại nhạc cụ này đặt ra một câu hỏi về vai trò của công nghệ-... ..-Nó chính là cách mà ta tạo ra âm nhạc. Chỉ một thế kỉ trước thôi, mọi người cùng sáng tác nhạc, và coi nó như một cách giải trí. Tôi không nghĩ mọi thứ diễn ra nhanh đến vậy. Lúc đó còn chưa có radio hay máy ghi âm. Mà chỉ 100 năm thôi, với tất cả những công nghệ này, chúng ta tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn, cả người nghe và người soạn nhạc. Nhưng vì sao đó, tôi nghĩ ta sáng tác ra ít nhạc hơn trước đây. tôi không chắc tại sao. Có thể vì quá dễ dàng nhấn nút play. Và trong khi nghe nhạc thì phê, và sáng tác thì cần có niềm đam mê đặc biệt. Tôi nghĩ nó là một phần trong lí do tôi chọn ngành này, ,để đưa chúng ta trở về quá khứ một chút. Mục đích thứ 2 là để hướng về tương lai và nghĩ về loại nhạc mới mà ta có thể tạo ra, loại nhạc chưa có tên, loại nhạc tạo ra từ công nghệ và có thể sẽ thay đổi cách ta sáng tác nhạc. Tôi sẽ cho bạn thêm một ví dụ nữa. Đây là một tính năng khác của Ocarina. Đây là hình quả địa cầu. Từ đây bạn có thể thực sự nghe thấy tiếng Ocarina từ một ai đó đang chơi. G.I.R từ Texas. "R.I.K. ", tôi không hiểu sao mà nay toàn tên 3 chữ, Los Angeles. Họ đều chơi hay đấy! Có tiếng gì nhỏ nhò ở đây nữa. Và ý tưởng đó là công nghệ không phải là cái chính yếu. Khi vừa mở nó lên, thì ý nghĩ đầu tiên là: "ê! có ai đó đang chơi nè!" Và mặc dù một việc nhỏ nhưng tôi nghĩ rằng, công nghệ vẫn tạo được sự gắn kết giữa người với người. Một ví dụ cuối, cái mà tôi thích nhất, trong trận động đất sóng thần ở Nhật năm 2011, một cô gái đã dùng một ứng dụng ca nhạc của chúng tôi để mời mọi người hát cùng với cô ấy bài hát "Lean on Me". Ứng dụng đó cho phép người dùng thêm giọng hát của mình vào bản đã thu của người khác hoặc của 1 nhóm khác. Và từ tình cảm của mình, cô đã tạo ra một mạng lưới toàn cầu. Chỉ trong vài tuần, đã có hàng ngàn người tham gia. Họ từ khắp nơi trên trái đất. Tất cả đã hòa cùng với bản nhạc gốc lần đầu tiên được diễn ở Tokyo. Và đây là giọng của 1000 người Đôi khi giữa dòng đời, Ta trải nỗi buồn đau. Nhưng nếu ta tin tưởng, Thì ngày mai vẫn chờ. Hãy tựa vào vai mình, Khi bạn chưa đủ sức. Vì chúng ta là bạn, Ta đùm bọc lẫn nhau. Và một lúc nào đó, Tôi cần một ai đó, Một bờ vai để tựa. Mãi mãi cần có nhau. Đó có phải là nhạc điện tử không? (chách...chách...chách...chách...chách...) Đó có phải là nhạc điện tử không? Tôi đoán vậy! Thực sự nó là thứ bạn không thể làm được nếu không có máy tính. Nhưng đồng thời nó vẫn mang tính nhân văn. Và tôi nghĩ đã đến lúc tôi trả lời, lý do tôi làm công việc này. Trở lại với câu hỏi đầu tiên: "nhạc điện tử là gì?" Tôi nghĩ điều mấu chốt ở đây, ít nhất là với tôi, nhạc điện tử không thực sự chỉ là máy móc, mà còn có tình người. Đó là cách ta sử dụng công nghệ để thay đổi cách nghĩ, cách tạo ra âm nhạc, thậm chí là cách ta gắn kết với nhau nhờ âm nhạc. sau tất cả, tôi muốn nói với các bạn rằng, ĐÂY LÀ NHẠC ĐIỆN TỬ! Cảm ơn các bạn đã lắng nghe! (á..a..chách...chách...hú...chách...chách...chách) Giọng nói con người là thứ nhạc cụ chúng ta đều chơi, Có lẽ nó là âm thanh quyền năng nhất trên đời. Nó là thứ duy nhất có thể gây tranh chiến hoặc nói nên lời “Tôi yêu em”. Nhưng nhiều người trải qua tình huống là khi họ nói, người khác không lắng nghe. Vì sao lại thế? Làm thế nào để nói một cách mạnh mẽ để tạo ra thay đổi cho thế giới? Gợi ý của tôi là có một số tật xấu mà chúng ta cần bỏ. Ở đây tôi đã tập hợp bảy lỗi chết người trong giao tiếp. Tôi không nói danh sách đây đã kể ra được hết, nhưng bảy điều này, theo tôi, là những tật xấu lớn mà ai cũng có thể mắc. Thứ nhất, thèo lẻo, nói xấu người vắng mặt. Không tốt, và ta biết tỏng kẻ ngồi lê đôi mách kia, năm phút sau sẽ tung tin đồn thổi về ta. Thứ hai, sự phán xét. Chúng ta biết người như thế khi trò chuyện và rất khó để lắng nghe ai đó khi biết người ta đang phán xét mình và chê bai mình là thiếu năng lực. Thứ ba, sự tiêu cực. Bạn có thể mắc phải tật này. Mẹ tôi, trong các năm cuối đời, trở nên rất chi là tiêu cực, nên nói cũng khó nghe. Tôi nhớ có ngày tôi bảo bà, “Hôm nay là 1/10”, bà đáp, “Mẹ biết, điều đó không khủng khiếp sao?” (Cười) Thật khó lắng nghe người tiêu cực như thế. Một dạng khác của tiêu cực, là sự than phiền. Đây là môn nghệ thuật dân tộc của nước Anh. Với ta là thể thao quốc gia. Chúng ta than về thời tiết, thể thao, chính trị, tất tần tật, nhưng than thở là nỗi khổ lan truyền. Nó không toả nắng và làm nhẹ gánh cho ai. Sự biện hộ. Chúng ta đều đã gặp anh chàng này. Chưa biết chừng ta đã từng là cậu ấy. Vài người có cỗ máy ném lỗi. Họ chỉ việc ném lỗi cho người khác, từ chối trách nhiệm của hành vi, thật khó lắng nghe những ai như thế. Điều thứ sáu trong bảy điều, là sự tô màu, phóng đại. Thực tế là đôi khi nó hạ cấp ngôn ngữ chúng ta. Ví dụ nếu tôi thấy một điều thật sự tuyệt vời, tôi sẽ gọi nó là gì đây? (Cười) Dĩ nhiên sự phóng đại này trở thành bịa đặt, nổ và nổ văng miểng, ta không còn muốn nghe kẻ ta biết là đang nói dối. Và cuối cùng, sự giáo điều, nhầm lẫn giữa thực tế và quan điểm. Khi hai thứ đó được trộn vào nhau, bạn chỉ nghe gió thổi. Họ công kích bạn bằng ý kiến như thể đúng rồi. Thật khó mà nghe cho nổi. Đấy là bảy lỗi chết người trong nói năng. Theo tôi, đây là những thứ chúng ta cần tránh. Nhưng có cách nào tích cực để nghĩ về việc này không? Có chứ! Tôi muốn gợi ý bốn viên đá góc nhà, làm nền tảng chắc chắn, để làm chỗ đứng nếu muốn lời nói của ta nên mạnh có sức làm thế giới đổi thay. May thay, bốn điều này họp thành một chữ. Chữ đó là “hail”, và ta có một định nghĩa tuyệt vời. Tôi không định nói về mưa đá trên trời rơi xuống và đập vào đầu bạn. Mà tôi nói định nghĩa này, là chào thăm hay hoan hô nồng nhiệt, chính là cách lời nói của ta được đón nhận nếu ta dựa vào bốn điều này. Vậy chúng viết tắt cho những chữ gì? Xem bạn có đoán được không. Chữ H, honesty (sự trung thực), dĩ nhiên rồi, nói thật, nói thẳng, và rõ. Chữ A, authenticity (sự xác thực), hãy là chính bạn. Một người bạn tôi mô tả điều này là nói những gì bạn tin là thật, tôi nghĩ gọi cách này thật hay. Chữ I là integrity (sự chính trực), hãy là lời bạn nói, sống theo điều bạn nói, và là người đáng tin. Và chữ L là love (tình yêu thương). Ý tôi không phải tình yêu đôi lứa, mà là cầu chúc an lành cho người khác, vì hai lí do. Trước hết, tôi nghĩ có lẽ ta sẽ không muốn sự trung thực tuyệt đối. Ý tôi là, ôi trời, sáng nay trông em xấu thật. Có lẽ điều đó không cần thiết. Khi được nói bằng tình yêu, sự trung thực ấy là đáng quý. Hơn nữa, nếu bạn thật sự mong an lành cho ai đó, thì khó để phán xét họ. Tôi không chắc bạn có thể làm hai điều đó trong cùng một lúc. Đó là h-a-i-l. Đó là những điều bạn nói, nhưng như ông bà thường dạy, ngoài điều bạn nói, còn là cách bạn nói. Bạn có một hộp dụng cụ tuyệt vời. Những dụng cụ này hay không thể tưởng được, nhưng có ít người từng mở nó ra. Tôi muốn lục lọi chiếc hộp này cùng bạn và lấy ra vài món có thể bạn muốn cầm lấy và thử chơi, để tăng sức mạnh cho lời nói của bạn. Âm vực, chẳng hạn. Giọng the thé có lẽ không hiệu quả lắm, nhưng có một khoảng âm ở giữa. Tôi sẽ không đi vào kĩ thuật, với các huấn luyện viên giọng nói. bạn có thể định dạng giọng của mình. Nếu tôi nói ở mũi, có thể nghe thấy sự khác biệt. Nếu tôi hạ giọng xuống cổ, thì giống giọng hầu hết chúng ta. Nhưng nếu bạn muốn tăng sức nặng, thì cần hạ giọng xuống ngực. Bạn nghe thấy sự khác biệt chưa? Ta bỏ phiếu cho chính khách có giọng trầm, đúng thế, vì ta gắn độ trầm với sức mạnh và quyền uy. Đó là âm vực. Rồi đến âm sắc. Đó là cảm giác mà giọng bạn đem đến. Nghiên cứu cho thấy chúng ta chuộng chất giọng truyền cảm, mượt, ấm - như sô cô la nóng. Nếu bạn không được vậy thì cũng không phải tận thế, vì bạn có thể luyện. Tìm huấn luyện viên giọng. Và bạn có thể làm nên điều tuyệt vời với hơi thở, tư thế, và các bài luyện giọng bạn cải thiện âm sắc của mình. Rồi đến ngữ điệu. Tôi yêu ngữ điệu. Đó là lúc người nói như hát, bằng siêu ngôn ngữ ta dùng để truyền tải ý nghĩa lời nói. Đó là gốc rễ cho ý nghĩa trong hội thoại. Những ai chỉ nói đều đều, không có sự thay đổi ngữ điệu thì rất khó để lắng nghe. Từ “đơn điệu” từ đấy mà ra, hay sự đơn điệu, có tính đơn điệu. Tiếp đó còn sinh ra ngữ điệu lặp lại, khi mỗi lời nói kết thúc như một câu hỏi dù nó không phải là câu hỏi, mà là câu khẳng định. (Cười) Và nếu bạn cứ lặp đi lặp lại y như thế, nó sẽ hạn chế khả năng giao tiếp bằng ngữ điệu của bạn, và tôi nghĩ điều này cũng không nên, hãy cố bỏ tật xấu đó đi. Nhịp độ. Tôi trở nên rất, rất chi hào hứng bằng cách nói rất, rất nhanh, hoặc tôi có thể nói chậm ngay lại để nhấn mạnh, và ở cuối câu, dĩ nhiên, là người bạn cũ, sự im lặng. Không có gì sai với một chút im lặng trong cuộc trò chuyện, đúng không? Ta không phải lấp bằng um và ah. Im lặng nhiều khi rất có uy. Dĩ nhiên, cao độ thường đi kèm nhịp độ để thể hiện hứng khởi, nhưng có thể chỉ cần cao độ. Em để chìa khóa của anh ở đâu? Em để chìa khóa của anh ở đâu? Ý nghĩa của hai câu nói hơi khác nhau qua hai cách nói này. Và cuối cùng, cường độ. Tôi có thể rất hào hứng bằng cách dùng cường độ. Xin lỗi nếu tôi làm ai đó giật mình. Hoặc, tôi có thể khiến bạn thật sự chú ý bằng cách nói rất khẽ. Có vài người lúc nào cũng phát sóng. Hãy cố đừng làm thế. Đấy gọi là lấy thịt đè người, áp đặt âm thanh của bạn lên người xung quanh cách vô tâm và bất cẩn. Không tốt. Dĩ nhiên, khi vận dụng tất cả những điều này là khi bạn phải nói điều gì đó quan trọng. Có thể là đứng trên sân khấu và diễn thuyết trước khán giả. Có thể là cầu hôn, đề nghị tăng lương, phát biểu ở hôn lễ. Sự kiện nào đi nữa, nếu nó rất quan trọng, bạn tự thấy mình cần đến công cụ này và cỗ máy sẽ được vặn lên, và không máy nào chạy tốt nếu không được làm ấm. Hãy làm ấm giọng bạn. Hãy để tôi chỉ cách. Các bạn có thể cùng đứng lên một lát không? Tôi sẽ chỉ bạn sáu bài khởi động giọng nói mà tôi luôn làm trước mỗi bài diễn thuyết. Khi sắp nói với ai quan trọng, hãy làm như sau Đầu tiên, hai tay dơ lên, hít sâu, và thở ra, ahhhhh, như thế. Một lần nữa nào. Ahhhh, rất tốt. Giờ chúng ta sẽ làm ấm môi. Nào hãy nói ba, ba, ba, ba, ba, ba, ba, ba. Rất tốt. Và bây giờ, brrrrrrrrrr, y như lúc bạn còn là trẻ con. Brrrr. Giờ thì môi bạn đầy sức sống. Tiếp đến là bài tập lưỡi bằng cách cường điệu la, la, la, la, la, la, la, la, la. Giỏi. Bạn làm rất tốt. Và rồi, cuốn lưỡi thành chữ R. Rrrrrrr. Giống như thấm rượu sâm banh cho lưỡi. Cuối cùng, tôi sẽ làm mẫu một lần, dân chuyên gọi đây là tiếng còi. Cách này rất tốt. Nó đi từ chữ “we” đến chữ “aw”, “we” cao, “aw” thấp. Nào ta bắt đầu, weeeaawww, weeeaawww. Tuyệt. Hãy cho bạn một tràng pháo tay. Mời mọi người ngồi, xin cảm ơn. (Vỗ tay) Lần sau trước khi nói chuyện, bạn hãy làm các điều này. Bây giờ tôi xin tổng kết. Đây là điểm quan trọng. Đây là tình trạng của chúng ta, đúng không? Chúng ta nói không được tốt, với người không lắng nghe, trong một môi trường đầy tiếng ồn và tạp âm. Tôi đã nói điều đó trên diễn đàn này vào những lúc khác nhau. Thế giới sẽ ra sao nếu ta nói mạnh mẽ hơn với những người chăm chú lắng nghe trong một môi trường thích hợp để trò chuyện? Nhìn rộng hơn, thế giới sẽ ra sao nếu ta tạo ra thanh âm một cách có ý thức và lắng nghe âm thanh một cách có ý thức và thiết kế không gian một cách có ý thức cho việc chuyện trò? Thế giới ấy nghe thật tuyệt, một thế giới lấy hiểu biết làm tiêu chuẩn cho mình, đó là một ý tưởng đáng sẻ chia. Xin cảm ơn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là một dãy những con số 1 và số 0 Chúng ta gọi đó là hệ nhị phân. Đây là cách máy tính giao tiếp cách lưu trữ thông tin, cách chúng tư duy, và cách chúng vận hành. Tất cả mọi thứ đó đều do máy tính làm Tôi là một nhà nghiên cứu mạng máy tính công việc của tôi là ngồi lại với những con số này, và cố gắng để hiểu chúng để hiểu ý nghĩa của những dãy số 0 và số 1 Thật không may, chúng ta không chỉ nói chuyện về những dãy số, tôi có một màn hình ở đây Chúng ta không chỉ nói về một vài trang những con số 1 và số 0 mà chúng ta đang nói tới hàng tỉ tỉ những con số 1-0 như thế, hơn bất cứ ai có thể hiểu được. Bây giờ, thú vị là khi lần đầu tiên tôi bắt đầu làm mạng (Cười) khi lần đầu tiên tôi bắt đầu nghiên cứu mạng máy tính, tôi không chắc rằng chọn lọc những con số là những gì mà tôi muốn làm với phần còn lại của cuộc đời tôi bởi trong suy nghĩ tôi, một người nghiên cứu mạng máy tính là giữ cho bọn virus tránh xa máy tính của bà tôi và những người dùng mạng Myspace không bị ăn cắp thông tin và có lẽ ngày vinh quang nhất của tôi là giữ thông tin thẻ của người khác không bị đánh cắp Tất cả đều quan trọng, nhưng đó không phải là những gì tôi muốn Cứ sau 30 phút làm việc như một nhà thầu quốc phòng, tôi sớm nhận ra rằng ý tưởng của tôi về không gian mạng có chút bế tắc Thực tế, về mặt an ninh quốc gia giữ cho lũ virus không tấn công máy tính của bà tôi trong số những ưu tiên của họ thì thấp một cách đáng ngạc nhiên. Và lý do cho điều đó là không gian mạng lớn hơn bất cứ điều gì trong số đó Không gian mạng là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của chúng ta bởi vì máy tính là một phần không thể thiếu trong đời sống thậm chí bạn không sở hữu một chiếc máy tính Những chiếc máy tính kiểm soát mọi thứ trong chiếc xe hơi của bạn, từ hệ thống GPS cho tới những chiếc túi khí Chúng kiểm soát điện thoại di động Chúng là lý do khi bạn gọi 911 và có người trả lời bằng đường dây khác Chúng kiểm soát toàn bộ cơ sở hạ tầng quốc gia Đó là lý do vì sao bạn có điện, lò sưởi, nước sạch và thức ăn. Những chiếc máy tính điều khiển thiết bị quân sự của chúng ta, mọi thứ từ trạm tên lửa tới vệ tinh và mạng lưới phòng thủ hạt nhân. Tất cả những điều này được thực hiện tốt nhờ những chiếc máy tính, và không gian mạng, và khi có điều gì sai sót mạng máy tính có thể làm mọi thứ trở nên không thể. Nhưng đó là nơi tôi bước vào. Phần lớn công việc của tôi là bảo vệ những thứ này, giữ cho chúng hoạt động, nhưng đôi khi, nhiệm vụ của tôi là phá vỡ chúng, bởi vì an ninh mạng không chỉ để phòng thủ mà nó còn là hành vi phạm tội. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà chúng ta vẫn gọi là vũ khí tin học. Thực tế, hành vi phạm tội trên mạng phổ biến tới nỗi mà an ninh mạng được coi là một lĩnh vực mới của chiến tranh. Chiến tranh. Nó không hẳn là một điều xấu. Một mặt, điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn chủ động trước những gì chúng ta cần để bảo vệ bản thân, nhưng mặt khác, cũng có nghĩa là chúng có cách hoàn toàn mới để tấn công để ngăn chặn bọn người xấu khỏi những việc làm xấu xa. Hãy xem một ví dụ về điều này hoàn toàn là lý thuyết . Giả sử một tên khủng bố muốn nổ tung một toà nhà và hắn muốn làm lại lần này đến lần khác trong tương lai. Ông ta không muốn mình đang ở trong tòa nhà đó khi nó phát nổ, ông ta dùng một chiếc điện thoại như một ngòi nổ từ xa. Bây giờ, cách duy nhất chúng ta có thể dùng để ngăn chặn tên khủng bố là một trận mưa đạn và cuộc rượt đuổi xe hơi, nhưng điều này không đúng nữa. Chúng ta đang bước vào thời kỳ mà ta có thể ngăn hắn với một cái ấn nút từ cách đó 1000 dặm, bời vì dù cho ông ta có biết hay không đi chăng nữa ngay khi ông ta quyết định để sử dụng chiếc điện thoại thì ông ta cũng đã bước vào lĩnh vực an ninh mạng. Một vụ tấn công không gian mạng cũng có thể đột nhập vào điện thoại của hắn vô hiệu hóa việc bảo vệ điện áp quá cao trên pin điện thoại, quá tải mạch điện, dẫn tới pin quá nóng và phát nổ. Sẽ không còn điện thoại, kíp nổ, có thể cũng không còn khủng bố nữa, tất cả với một cái ấn nút từ nơi cách đó hàng nghìn dặm. Vậy nó hoạt động như thế nào? Tất cả trở lại với những con số 0 và số 1 kia. Hệ nhị phân làm cho điện thoại của bạn hoạt động, và được sử dụng một cách chính xác, nó có thể làm cho điện thoại của bạn phát nổ. Vì thế nên khi bạn bắt đầu để nhìn vào không gian mạng từ viễn cảnh này, hãy dành cuộc đời mình bằng việc sàng lọc hệ nhị phân bắt đầu với sự thích thú. Nhưng đây mới là vấn đề: Điều này khó, thực sự, thực sự rất khó, và đây là tại sao. Nghĩ về mọi thứ bạn có trong chiếc điện thoại của mình. bạn có bức hình mà bạn đã chụp, bạn có những bản nhạc để nghe, danh sách liên lạc, email và có gần 500 ứng dụng nhưng bạn chưa bao giờ sử dụng trong cuộc đời mình và tất cả đằng sau đó là những phần mềm, mật mã kiểm soát chiếc điện thoại của bạn, và ở đâu đó, bị chôn vùi bên trong mật mã là một miếng nhỏ điều khiển pin của bạn, và chúng là những gì tôi thấy nhưng tất cả những điều này , chỉ là một chuỗi những con số 1 và số 0, tất cả chúng hòa trộn với nhau, Trong không gian mạng, chúng ta gọi đây là tìm thấy một mũi kim trong đống kim, bởi vì mọi thứ quá giống nhau. Tôi đang tìm kiếm một thứ quan trọng, nhưng nó lại trộn lẫn với những thứ khác. Vậy thì hãy quay lại với tình huống lý thuyết vấn đề làm nổ chiếc điện thoại của tên khủng bố, và nhìn xem điều gì đã thực sự xảy ra với tôi. Cho dù tôi làm gì, công việc của tôi vẫn luôn bắt đầu với việc ngồi xuống với một mớ hỗn độn của hệ nhị phân, và tôi luôn tìm kiếm một thành phần chủ chốt để làm một cái gì đó cụ thể. Trong trường hợp này, tôi đang tìm kiếm một mật mã công nghệ cao và tiên tiến mà tôi biết có thể phá vỡ, nhưng nó đã bị vùi lấp ở đâu đó bên trong hàng tỉ những con số 0-1 đó. Thật không may cho tôi, tôi không biết chính xác tôi đang tìm thứ gì. Tôi không biết chính xác tôi muốn gì, điều này khiến việc tìm nó trở nên rất khó khăn. Khi tôi phải làm điều đó, những gì tôi phải làm cơ bản chỉ là nhìn vào những thành phần khác nhau của dãy nhị phân, cố gắng để giải mã từng thành phần, và xem thử liệu nó có thể là gì sau khi hoàn thành. Sau 1 lúc, tôi nghĩ tôi đã tìm thấy thứ mà tôi đang tìm kiếm Tôi nghĩ có thể đây chính là nó. Nó dường như là đúng, nhưng tôi không thể nói là chính xác. Tôi không thể nói những con số 0 và 1 này đại diện cho cái gì. Vì thế mà tôi dành thời gian để đặt chúng lại với nhau, nhưng không phải lúc nào cũng may mắn, và cuối cùng tôi quyết định, tôi sẽ xem qua những thứ này, tôi sẽ đến vào một ngày cuối tuần, và tôi sẽ không rời đi cho tới khi tôi biết được những con số này thể hiện điều gì. Và đó là những gì tôi làm. Tôi đến vào một sáng chủ nhật, trong 10 giờ, tôi sắp xếp tất cả những mảnh ghép của câu đố. Tôi chỉ không biết chúng phù hợp với nhau như thế nào, tôi không biết những con số 0 và 1 này có nghĩa là gì. Đánh dấu tại thời điểm giờ thứ 15, tôi bắt đầu có một bức tranh tốt hơn về những thứ này, nhưng tôi có một sự nghi ngờ rằng những gì tôi đang nhìn thấy không phải tất cả đều liên quan đến những gì tôi đang tìm kiếm . Khoảng 20 giờ đồng hồ, những miếng ghép bắt đầu lại gần nhau rất chậm và tôi chắc là tôi đang đi nhầm đường vào thời điểm này nhưng tôi sẽ không từ bỏ. Sau 30 giờ trong phòng thí nghiệm, tôi tìm ra chính xác thứ mà tôi đang nhìn thấy, và tôi đã đúng, nó không phải là những gì mà tôi đang tìm kiếm. Tôi dành 30 giờ để xếp từng mảnh ghép những con số 0 và số 1 thành hình của một con mèo con. (Laughter) Tôi lãng phí 30 giờ đồng hồ của cuộc đời tôi cho việc tìm kiếm con mèo này mà chẳng có gì để làm với những gì tôi đang cố gắng để hoàn thành. Tôi quá thất vọng và mệt mỏi. Sau 30 giờ trong phòng thí nghiệm, tôi bốc mùi khủng khiếp. Nhưng thay vì về nhà và từ bỏ, tôi lùi lại một bước và tự hỏi, sai lầm ở đây là gì? Làm thế nào mà tôi có thể gây ra một sai lầm ngu ngốc như vậy ? Tôi thực sự khá tốt về điều này. Tôi làm điều này để kiếm sống. Nhưng đã xảy ra chuyện gì vậy? Tôi nghĩ , khi bạn nhìn vào những thông tin ở mức độ này, rất dễ dàng để quên mất những gì bạn đang làm Không dễ nhìn thấy khu rừng qua những cái cây. Nhưng lại dễ dàng để đi sai đường và lãng phí một lượng lớn thời gian để làm điều sai trái. Nhưng tôi có sự cứu rỗi. Chúng ta đang nhìn vào những dữ liệu hoàn toàn không chính xác ngay từ đầu. Đây là cách mà máy tính tư duy, những con số 1 và những con số 0. Đó không phải là cách con người nghĩ, nhưng chúng ta cố gắng để những suy nghĩ của mình giống như những chiếc máy tính và chúng ta có thể hiểu được những thông tin này. Thay vì cố gắng để tâm trí chúng ta khớp với vấn đề, chúng ta lẽ ra nên đưa ra những vấn đề khớp với suy nghĩ của chúng ta, bởi vì bộ não của chúng ta có một tiềm năng to lớn trong việc phân tích khối thông tin khổng lồ, không chỉ như thế này. Do đó, sẽ ra sao nếu ta mở khóa được tiềm năng đó bằng việc chuyển tải những con số này ra đúng ý nghĩa của nó? Với những ý tưởng trong đầu mình, tôi phóng ra khỏi phòng thí nghiệm ở tầng hầm cơ quan tôi làm tới phòng thí nghiệm dưới tầng hầm ở nhà, trông khá giống nhau. Nhưng điểm khác biệt chính, đó là ở cơ quan, tôi bị bao vây bởi những vật liệu, tài liệu của an ninh mạng và mạng dường như là vấn đề trong tình huống này. Ở nhà, tôi bị vây quanh bởi những thứ khác mà tôi từng biết. Và tôi tìm hiểu mọi cuốn sách tôi tìm thấy, mọi ý tưởng tôi đã từng bắt gặp, để xem tôi có thể giải thích một vấn đề từ một lĩnh vực sang một thứ hoàn toàn khác như thế nào? Câu hỏi lớn nhất là, chúng ta muốn giải thích nó như thế nào? Điều gì làm cho chúng ta có thể khai thác bộ não của chúng ta hoạt động một cách hoàn toàn tự nhiên? Câu trả lời của tôi chính là tầm nhìn. Chúng ta có khả năng rất lớn để phân tích thông tin thị giác. Ta có thể kết hợp sắc độ của màu sắc, dấu hiệu, tất cả những hình thức tín hiệu khác nhau này thành một bức tranh liên kết của thế giới xung quanh chúng ta. Thật không thể tin được. Vậy nên nếu chúng ta có thể tìm được một cách nào đó để giải thích những mô hình nhị phân này thành tín hiệu thị giác, chúng ta hoàn toàn mở khóa được sức mạnh của bộ não để xử lý thứ này. Và rồi tôi bắt đầu nhìn vào những dãy nhị phân, tự hỏi chính mình, liệu tôi làm gì khi lần đầu tiên gặp phải những thứ như thế này? Và điều đầu tiên tôi muốn làm, cũng là câu hỏi đầu tiên mà tôi muốn trả lời, rằng đó là gì? Tôi không quan tâm nó làm gì, như thế nào. Tất cả những gì tôi muốn biết, nó là gì? Và cách mà tôi tìm hiểu ra chính là nhìn thẳng vào vấn đề, khối tuần tự của hệ thông tin nhị phân, và nhìn vào mối quan hệ giữa những khối này. Khi tôi tập trung đủ các trình tự, Tôi bắt đầu có ý tưởng về chính xác về việc những thông tin này sẽ là gì. Trở lại với tình huống chiếc điện thoại của tên khủng bố. Cái này trông như một văn bản tiếng Anh ở cấp độ nhị phân Nó trông giống như danh bạ điện thoại của bạn nếu tôi nghiên cứu nó. Rất khó để phân tích ở cấp độ này, nhưng nếu chúng ta lấy những khối nhị phân tương tự nhau mà tôi đã cố gắng để tìm ra, và thay vì dịch nghĩa của nó thành một hình ảnh cụ thể , thì giải thích những mối quan hệ, là những gì chúng ta cần. Đây trông như một văn bản tiếng Anh từ góc độ trừu tượng hóa thị giác. Tất cả thật bất ngờ, nó chỉ cho chúng ta thấy cùng một thông tin đều là những con số 0 và 1 nhưng cho chúng ta thấy nó theo một cách hoàn toàn khác, cách mà chúng ta có thể hiểu ngay lập tức. Chúng ta lập lức có thể xem những hình ảnh ở đây. Mất vài giây để chọn ra những hình ảnh này ở đây, nhưng mất hàng giờ, hàng ngày để chọn ra chúng từ những con số 0 và số 1. Mất vài phút cho ai đó để học những hình ảnh này thể hiện điều gì, nhưng những người không gian mạng phải mất hàng năm để học những hình ảnh tương tự nhau đại diện cho cái gì từ những con số 0 và số 1. Phần này tạo ra bởi những chữ cái viết thường trong danh sách liên lạc. Đây là trường hợp tạo ra bởi những chữ cái viết hoa Chữ viết hoa ở dưới, chữ viết thường ở trên. Điều này là do những khoảng trống, gây ra bởi việc di chuyển 2 chiều. Chúng ta có thể đi qua từng chi tiết nhỏ của hệ nhị phân trong vài giây trái ngược với hàng tuần, hàng tháng ở cấp độ này. Đây là một hình ảnh từ chiếc điện thoại của bạn. Nhưng nó trông như được đặt trong sự trừu tượng hóa của thị giác. Đây là những bản nhạc của bạn, nhưng ở đây nó cũng được đặt trong sự trừu tượng hóa của thị giác. quan trọng nhất với tôi, là mật mã bên trong chiếc điện thoại của bạn trông như thế nào. Đây là những gì cuối cùng, nhưng lại trong sự trừu tượng hóa thị giác. Nếu tôi có thể tìm thấy điều đó, tôi không thể nào làm chiếc điện thoại phát nổ được. Tôi có thể dành hàng tuần để cố gắng tìm ra điều đó trong số những con số kia, nhưng tôi mất vài giây để chọn ra một sự trừu tượng hóa thị giác giống như thế. Một trong những phần quan trọng nhất về tất cả những điều này là nó đưa cho chúng ta một cách hoàn toàn mới để hiểu những thông tin mới, điều mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Thế nên tôi biết tiếng Anh trông ra sao ở hệ nhị phân, và tôi biết sự trừu tượng của thị giác ra sao, nhưng tôi chưa từng thấy hệ nhị phân tiếng Nga. Tôi sẽ mất vài tuần để tìm hiểu những gì tôi đang nhìn thấy từ dãy những con số 0-1, nhưng bởi vì bộ não của chúng ta có thể chọn ra và nhận ra ngay tức thì những hình ảnh ẩn bên trong những khái niệm thị giác trừu tượng, chúng ta có thể áp dụng những điều này một cách vô thức trong những tình huống mới. Tiếng Nga nó trông như thế này trong cái nhìn trực quan. Bởi vì tôi biết một ngôn ngữ trông như thế nào, tôi có thể nhận biết ngôn ngữ khác thậm chí ngay cả khi tôi không quen thuộc với chúng. Một bức hình trông như thế này, nhưng một clip nghệ thuật lại trông như thế này. Mật mã trong điện thoại của bạn sẽ trông giống như vậy đây, nhưng mật mã trong chiếc máy tính lại như thế này. Bộ não của chúng ta có thể nhận ra được những hình ảnh này theo cách mà chúng ta chưa từng biết từ việc nhìn vào dãy những con số 1-0. Nhưng chúng ta thực sự chỉ ở trên bề mặt của thứ mà chúng ta có thể tiếp cận. Chúng ta chỉ bắt đầu để mở khóa những khả năng trong bộ não của chúng ta để xử lý thông tin thị giác. Nếu chúng ta lấy khái niệm tương tự và giải thích chúng trong không gian ba chiều, chúng ta tìm thấy cách hoàn toàn mới để làm những thông tin có nghĩa. Trong vài giây, chúng ta có thể chọn ra những hình ảnh này, ta nhìn thấy chúng đi qua và liên kết với những đoạn mã. Ta có thể nhìn thấy khối lập phương liên kết với văn bản. Ta thậm chí có thể lấy ra những hiện vật trực quan nhỏ nhất. Những thứ mà chúng ta sẽ phải mất hàng tuần, hàng tháng để tìm ra trong những con số 0-1 kia, thì ngay lập tức thấy rõ ràng trong một số loại của trừu tượng thị giác, và chúng ta tiếp tục để đi sâu vào chúng và đưa thêm nhiều thông tin vào hơn nữa, những gì chũng ta thấy là chúng ta đang xử lý hàng tỉ con số 0 và 1 chỉ trong vài giây dựa bằng cách bộ não của chúng ta được thiết kế để phân tích hình ảnh. Điều này thật là tuyệt và hữu ích, điều đó nói lên rằng đó chính là những gì tôi đang tìm kiếm. Ở điểm này, dựa trên những hình ảnh trực quan, tôi có thể tìm thấy mật mã trên chiếc điện thoại. Nhưng nó không đủ để phá hủy cục pin. Điều tiếp theo tôi cần để tìm ra mật mã là kiểm soát cục pin, nhưng chúng ta trở lại với vấn đề mũi kim trong đống kim tiêm. Mã kia trông khá giống với tất cả những mã khác trong hệ thống. Vì thế mà tôi không thể nào tìm ra đâu là mã kiểm soát cục pin, nhưng có nhiều thứ cũng tương tự nhau như thế. Bạn có đoạn mã kiểm soát màn hình, kiểm soát những nút nhấn, kiểm soát micro, thậm chí nếu như tôi không thể tìm thấy mật mã cho cục pin, thì tôi vẫn tìm thấy được một trong số chúng. Bước tiếp theo trong quá trình phân tích hệ nhị phân của tôi là tìm kiếm những mẩu thông tin tương tự nhau. Thực sự rất khó để làm ở cấp độ nhị phân, nhưng nếu chúng ta cắt nghĩa những điểm giống nhau này thành sự trừu tượng trong thị giác, thì tôi thậm chí không cần phải ngồi lọc từng dãy dữ liệu như thế này. Tất cả những gì tôi phải làm là chờ đợi cho hình ảnh sáng lên để nhìn xem khi nào thì tôi có được những mảnh giống nhau. Tôi lần theo những điểm tương tự nhau giống như những manh mối để tìm chính xác thứ mà tôi đang tìm kiếm Tại thời điểm này của quy trình, tôi đã đặt mật mã chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát cục pin, nhưng nó vẫn chưa đủ để làm cục pin phát nổ. Mảnh ghép cuối cùng của trò chơi đang được hiểu là làm thế nào cái mật mã đó kiểm soát được pin của bạn. Về điều này, tôi cần chỉ ra mối quan hệ rất chi tiết, không dễ mô tả trong hệ nhị phân, người khác rất khó để làm khi nhìn vào dãy những con sô 0 và số 1. Nhưng nếu chúng ta chuyển những thông tin này thành một hình tượng vật lý, chúng ta có thể ngồi lại và để cho vỏ não thị giác của chúng ta làm những công việc khó khăn còn lại. Nó có thể tìm thấy tất cả mọi hình ảnh chi tiết, những mảnh ghép quan trọng, cho chúng ta. Nó có thể tìm ra một cách chính xác những mảnh ghép của mật mã làm việc với nhau như thế nào để kiểm soát cục pin. Tất cả những điều này có thể được hoàn thành trong vài giờ, trong khi quá trình tương tự sẽ phải mất vài tháng như trước đây. Tất cả đều hoàn hảo trong một lý thuyết làm nổ tung chiếc điện thoại của tên khủng bố. Để tìm ra liệu nó có hoạt động như công việc tôi vẫn làm mỗi ngày không. Vậy nên tôi đã chơi đùa với những khái niệm tương tự với những dữ liệu mà tôi đã nhìn thấy trước đây, và tôi cố gắng để tìm một mảnh ghép mật mã cụ thể, chi tiết bên trong những mảnh ghép của những dãy nhị phân khổng lồ kia. Và tôi nhìn ở cấp độ này, nghĩ rằng tôi đang tìm đúng thứ mình muốn, chỉ để thấy điều này không có sự kết nối như tôi dự kiến cho cái mật mã mà tôi đang tìm kiếm. Thực tế, tôi không chắc nó là gì, nhưng khi tôi lùi lại một cấp và nhìn vào những điểm giống nhau của những mật mã tôi thấy , nó không có sự tương đồng như bất cứ mật mã nào từng tồn tại trước đây. Tôi thậm chí không thể nhìn vào cái mật mã Thực tế, từ bức hình này, tôi có thể nói, nó không phải là mật mã. Đây là hình ảnh của một vài thể loại. Và từ đây, tôi có thể thấy, nó không chỉ là một hình ảnh, nó là một bức hình. Bây giờ, tôi biết nó là một bức hình, Tôi đã có hàng tá những kỹ thuật cắt nghĩa hệ nhị phân để hình dung và hiểu được thông tin, vì thế mà trong vài giây, chúng ta có thể có thông tin, đẩy nó qua hàng chục những kỹ thuật cắt nghĩa trục quan khác để tìm ra chính xác thứ chúng ta đang tìm. Tôi thấy nó vẫn là một con mèo con. Tất cả những thứ này được kích hoạt bởi vì chúng ta có thể tìm thấy một cách để giải thích một vấn đề khó một cái gì đó mà bộ não của chúng ta làm việc rất tự nhiên. Vậy nó có nghĩa là gì? Với những con mèo con, nó có nghĩa là chẳng có gì ẩn dấu đằng sau những con số 0 và số 1. Với tôi, đó có nghĩa là không cần lãng phí thêm cuối tuần nào nữa. Với những người nghiên cứu mạng, đó nghĩa là chúng ta có cách mới để giải quyết những vấn đề tưởng chừng như không thể. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có một thứ vũ khí mới trong công cuộc phát triển của cuộc chiến tranh mạng, nhưng với tất cả chúng ta, nó có nghĩa là những kỹ sư nghiên cứu mạng máy tính bây giờ đã có khả năng để trở thành người trả lời đầu tiên trong những tình huống khẩn cấp. Khi mà mỗi giây đều quý giá, tức là chúng ta đã mở khóa để ngăn chặn những kẻ xấu. Cảm ơn. (Vỗ tay) Gần đây, tôi đã và đang nghĩ rất nhiều về thế giới và nghĩ về việc nó thay đổi như thế nào trong 20, 30, 40 năm qua. 20 hoặc 30 năm về trước, nếu như môt con gà bị cúm, hắt hơi và chết tại một ngôi làng hẻo lánh vùng Đông Á Chắc hẳn đó là một thảm kịch cho loài gà và các loại gia cầm khác, nhưng tôi lại không nghĩ có nhiều khả năng chúng ta lại lo về sợ đại dịch toàn cầu và cái chết của hàng triệu người. 20, 30 năm trước, nếu 1 ngân hàng Bắc Mỹ cho vay quá nhiều mà người vay không có khả năng trả và ngân hàng đó phá sản, điều đó thật tệ với người cho vay và cả người mượn. Nhưng chúng ta không tưởng tượng nó sẽ phá hủy nền kinh tế thế giới trong gần một thập kỉ. Đó chính là sự toàn cầu hóa. Đó là một phép màu cho phép chúng ta chuyển dịch cơ thể, suy nghĩ của chúng ta lời nói, hình ảnh và những ý tưởng của ta, quá trình dạy và học trên khắp hành tinh này rẻ và nhanh hơn bao giờ hết. Nó mang lại rất nhiều bất lợi như cái mà tôi vừa miêu tả, Nhưng nó cũng mang lại rất nhiều thuận lợi Nhiều người trong chúng ta lại không nhận ra sự thành công ngoài mong đợi của các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, một vài mục tiêu đã hoàn thành khá nhanh trước thời hạn. Điều đó chứng minh rằng loài người có khả năng đạt được sự tiến bộ phi thường nếu như thực sự hành động cùng nhau và cố gắng hết sức. Nhưng nếu tôi phải nói một cách ngắn gọn, tôi phần nào cảm thấy rằng sự toàn cầu hóa gây kinh ngạc cho chúng ta, và chúng ta phải mất một thời gian để đáp lại nó Nếu như bạn nhìn vào những khuyết điểm của toàn cầu hóa nó thi thoảng dường như lấn át mọi thứ. Tất cả những thử thách to lớn chúng ta đối mặt hôm nay, như biến đổi khí hậu và quyền con người nhân khẩu học, khủng bố, dịch bệnh buôn lậu thuốc, nô lệ tuyệt chủng giống loài, vân vân. Chúng ta không phải đang cố gắng hết sức chống lại những thử thách cam go đó. Một cách ngắn gọn, đó chính là thử thách mà chúng ta đang phài đối diện ngày nay tại một cột mốc thú vị trong lịch sử. Đó rõ ràng là những gì chúng ta sẽ làm bằng cách nào đó chúng ta đã hành động cùng nhau và tìm ra cách để toàn cầu hóa tốt hơn những giải pháp. Vì vậy chúng ta không đơn giản trở thành nạn nhân của các vần đề toàn cầu hóa. Tại sao chúng ta lại quá chậm chạp trong việc gặt hái những tiến bộ này? Lí do cho vấn đề này là gì? Chà, dĩ nhiên, có rất nhiều lí do, nhưng chắc hẳn lí do cơ bản là bởi vì chúng ta vẫn được cấu tạo như một giống loài giống như 200 hoặc 300 năm trước. Có một nguồn siêu năng lượng tồn tại trên trái đất và đó là 7 tỉ người, 7 tỷ người là thủ phạm gây ra những vấn đề này, rồi cũng 7 tỷ người này, sẽ giải quyết tất cả những vấn đề đó. Nhưng 7 tỉ người đó được tổ chức như thế nào? Họ vẫn được tổ chức theo hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và các quốc gia đều có chính phủ ban hành luật lệ và khiến chúng ta hành động như hiện nay. Và nó là hệ thống khá hiệu quả, nhưng vấn để là ở chỗ cách mà những điều luật đó đươc tạo ra và cách mà chính quyền nghĩ thì hoàn toàn sai đối với việc giải quyết vấn đề toàn cầu, bởi vì tất cả đều nhìn vào bên trong. Những chính trị gia chúng ta bầu chọn và những chính trị gia chúng ta không bầu, tất cả, đều suy nghĩ thiển cận. Họ không suy nghĩ bao quát. Họ xem xét, họ giả vờ, họ hành động như là họ tin tưởng rằng mỗi đất nước là một hòn đảo tồn tại một cách độc lập, hạnh phúc giữa tất cà những nơi khác trên hành tinh nhỏ bé của nó trong hệ mặt trời nhỏ bé của nó. Đây chính là vấn đề: Các quốc gia đang cạnh tranh lẫn nhau. Các quốc gia đang chống đối nhau. Tuần này, như bất cứ tuần nào mà bạn soi xét, bạn sẽ thấy con người đang cố giết lẫn nhau từ nước này qua nước khác, nhưng ngay cả khi nó không diễn ra sự canh tranh giữa các quốc gia mỗi nước cố chơi khăm láng giềng của mình. Đây rõ ràng không phải là một sự dàn xếp ổn thỏa Chúng ta thực sự cần thay đổi nó. Chúng ta rõ ràng cần tìm ra cách khuyến khích các nước hợp tác với nhau từng chút một. Và tại sao họ lại không làm như thế? Tại sao các nhà lãnh đạo của chúng ta vẫn khăng khăng chỉ nhìn vào bên trong? Thực ra, lí do tiên quyết là bởi vì chúng ta yêu cầu họ làm như vậy. Đó là những gì chúng ta yệu cầu họ làm. Khi chúng ta bẩu chọn nhà cầm quyền hoặc khi chúng ta dung túng các nhà cầm quyền không được bầu chọn chúng ta rõ ràng đang nói với họ rằng cái chúng ta muốn là họ mang đến cho đất nước chúng ta nhiều thứ họ khát khao. Chúng ta muốn họ mang đến sự thịnh vượng, sự phát triển, sự ganh đua, tính minh bạch, công lý và tất cả những thứ như thế. Vì thế, nếu chúng ta không yêu cầu chính phủ nghĩ thoáng ra một chút, cân nhắc những vấn đề toàn cầu sẽ kết liễu tất cả chúng ta nếu chúng ta không bắt đầu cân nhắc chúng, thì chúng ta khó có thể đổ lỗi cho họ nếu họ tiếp tục hướng vào bên trong, nếu họ vẫn tư duy ở tầm vi mô, hơn là tư duy ở tầm vĩ mô. Thì đó sẽ là lý do đầu tiên giải thích tại sao mọi thứ có xu hướng không thay đổi Lý do thứ hai là những lãnh đạo này, cũng như phần còn lại của chúng ta, là những kẻ tâm thần về văn hóa. Tôi không muốn tỏ ra thô lỗ, nhưng bạn biết kẻ tâm thần là như thế nào rồi đấy. Một kẻ tâm thần là một người mà, thật không may cho anh ta hay cô ta, thiếu khả năng đồng cảm với những con người khác. Khi họ nhìn ra xung quanh, họ không nhìn thấy những con người khác với cuộc sống cá nhân ba chiều, sâu sắc, giàu có với mục tiêu và tham vọng. Những gì họ thấy là những mảnh các tông bỏ đi và nó rất buồn và cô đơn, và cũng thật may vì nó rất hiếm. Nhưng thật ra, có phải tất cả chúng ta đều không thực sự giỏi đồng cảm không? Vâng, chắc chắn rồi, chúng ta đều giỏi đồng cảm khi có câu hỏi đặt ra với những người giống với chúng ta cũng đi bộ, nói chuyện, ăn và cầu nguyện và ăn mặc giống chúng ta, nhưng với những người không làm vậy, ăn mặc không giống chúng ta không cầu nguyện như chúng ta, không nói chuyện như chúng ta. Chẳng phải chúng ta cũng xem họ không ra gì giống như những mảnh các tông bỏ hay sao? Đây là điều mà chúng ta phải tự hỏi mình. Tôi luôn nghĩ rằng chúng ta cần giám sát điều này Có phải chúng ta và các chính trị gia của chúng ta đã đến mức độ tâm thần về văn hóa? Lý do thứ ba chẳng mấy khi được đề cập vì nó quá ngớ ngẩn, nhưng có một niềm tin giữa các chính quyền rằng các chương trình nghị sự trong nước và quốc tế là không phù hợp và sẽ luôn như vậy. Đây chỉ là điều nhảm nhí. Tôi là một nhà cố vấn chính sách. Trong vòng 15 năm qua, tôi đã tư vấn các chính phủ trên khắp thế giới, và trong suốt thời gian đó, tôi chưa từng thấy một vấn đề chính sách nội bộ nào được giải quyết một cách thông minh hiệu quả và nhanh chóng hơn việc giải quyết nó như một vấn đề quốc tế, nhìn vào bối cảnh quốc tế, so sánh với những gì người khác làm, mang cơ hội cho người khác, làm việc với nước ngoài thay vì nội bộ. Và bạn có thể nói rằng, với tất cả những điều đó, tại sao điều này lại không hiệu quả? Tại sao chúng ta không thể thay đổi được các chính trị gia? Tại sao chúng ta không thể yêu cầu họ? Vâng, tôi cũng dành nhiều thời gian than phiền về việc thật khó để khiến cho mọi người thay đổi, và tôi không nghĩ chúng ta nên làm ồn vụ này. Theo tôi chúng ta chỉ nên chấp nhận rằng chúng ta vốn là những kẻ bảo thủ Chúng ta không thích thay đổi. Nó tồn tại vì sự phát triển hợp lý của nhân loại. Chúng ta có lẽ sẽ không ở đây hôm nay nếu chúng ta không quá bảo thủ. Rất đơn giản thôi: Hàng nghìn năm về trước, chúng ta thấy rằng nếu cứ tiếp tục làm những công việc giống nhau, chúng ta sẽ không chết bởi thứ mà chúng ta từng làm trước đây rõ ràng đã không giết chúng ta. Do đó, miễn là chúng ta cứ tiếp tục làm vậy, chúng ta sẽ ổn, sẽ hợp lý nếu chẳng làm điều gì mới, bởi vì nó có thể giết chết bạn. Nhưng dĩ nhiên là luôn có ngoại lệ nếu không, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu. Và một ngoại lệ khá hay là, khi bạn cho mọi người thấy rằng có thể có vài lợi ích cá nhân khiến họ có bước nhảy vọt về lòng tin và thay đổi một chút. Vì thế mà tôi đã dành 10 hay 15 năm Cố gắng tìm ra xem lợi ích cá nhân đó là gì thứ không chỉ có thể khuyến khích các chính trị gia mà còn những thương nhân và toàn thể dân số, tất cả chúng ta, hãy nghĩ xa hơn một chút, hãy tư duy với một hình ảnh lớn hơn, đừng bao giờ chỉ biết nhìn vào bên trong, thỉnh thoảng hãy nhìn ra bên ngoài, Và đây chính là nơi mà tôi đã khám phá một thứ khá quan trọng. Trong năm 2005, tôi đã ra mắt một nghiên cứu được gọi là Chỉ số thương hiệu quốc gia Đó là một nghiên cứu trên diện rộng nhằm lấy ý kiến một lượng lớn dân số thế giới, khảo sát 70 phần trăm dân số thế giới. Và tôi bắt đầu hỏi họ rất nhiều câu hỏi về việc làm thế nào họ nhận thức về các quốc gia khác. Và qua nhiều năm, Chỉ số Thương hiệu Quốc gia đã phát triển với một cơ sở dữ liệu lớn. khoảng 200 tỷ điểm dữ liệu theo dõi xem những người bình thường nghĩ sao về những quốc gia khác và tại sao. Vì sao tôi làm điều này? Bởi những chính phủ mà tôi từng góp ý rất muốn biết họ được chú ý như thế nào. Họ muốn biết, một phần bởi Tôi khuyến khích họ nhận ra rằng các quốc gia dựa dẫm nhiều vào danh tiếng của họ để tồn tại và phát triển trong thế giới này. Nếu một quốc gia có một hình ảnh lớn, tích cực, giống như Đức, hay Thụy Điển, hay Thụy Sĩ mọi thứ đều dễ dàng và rẻ mạt. Bạn sẽ có nhiều khách du lịch. Bạn sẽ có nhiều nhà đầu tư. Bạn bán sản phẩm của mình với giá cao hơn. Ngược lại, nếu, bạn sống ở một quốc gia yếu kém và có hình ảnh tiêu cực, mọi thứ sẽ khó khăn và đắt đỏ. Vì thế mà các chính phủ rất quan tâm về hình ảnh quốc gia của họ bởi điều đó sẽ trực tiếp tạo ra sự khác biệt về việc họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền và đó là lý do vì sao họ hứa với người dân rằng họ sẽ cung cấp. Một năm về trước, tôi tưởng tôi sẽ dành chút thời gian ra ngoài và nói về kho dữ liệu khổng lồ đó và hỏi, tại sao vài người thích một quốc gia này hơn là quốc gia khác? Và câu trả lời từ kho dữ liệu đó hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên 6.8. Tôi không có thời gian để giải thích chi tiết. Cơ bản điều đó nói lên rằng - (cười) (vỗ tay) những quốc gia mà chúng ta thích hơn là những quốc gia tốt hơn Chúng ta không ngưỡng mộ các quốc gia khác chỉ vì họ giàu có, bởi vì họ có quyền lực, bởi vì họ thành công, bởi vì họ hiện đại, bởi vì họ tiến bộ khoa học công nghệ. Chúng ta đơn giản chi ngưỡng mộ các quốc gia tốt. Vậy "tốt" nghĩa là thế nào? đó là những quốc gia cống hiến cái gì đó cho thế giới mà chúng ta sống, các quốc gia thực sự làm thế giới hòa bình hơn hoặc tốt hơn hoặc giàu hơn hoặc công bằng hơn. Đó là những quốc gia mà chúng ta thích. Đây là một khám phá tương đối quan trọng - bạn thấy nơi tôi sẽ đến - bởi nó biến vòng tròn thành hình vuông. Tôi có thể nói bây giờ và nói thường xuyên với bất kỳ chính phủ nào để làm cái gì đó tốt, trước hết bạn cần phải làm một người tốt. Nếu bạn muốn bán nhiều hơn sản phẩm của mình, nếu bạn muốn được đầu tư nhiều hơn, nếu bạn muốn cạnh tranh, thì bạn cần bắt đầu cư xử đứng đắn, bởi đó là lý do vì sao mọi người tôn trọng bạn và làm kinh tế với bạn, và do đó, bạn càng hợp tác, bạn càng cạnh tranh mạnh hơn. Đây là một khám phá khá quan trọng, và ngay khi tôi khám phá ra điều này, tôi cảm thấy sẽ có điều gì khác nữa tới. Tôi thề rằng khi tôi già hơn, suy nghĩ của tôi sẽ đơn giản hơn và càng trẻ con hơn. Điều này gọi là Chỉ số của một quốc gia tốt đẹp Nó thật đáng đồng tiền bát gạo đấy Nó đong đếm, ít nhất nó cũng cố đong đếm, chính xác xem mỗi quốc gia cống hiến bao nhiêu cho Trái Đất không chỉ là dân cư của nó mà còn là toàn thể loài người Thật kỳ lạ, chưa ai từng nghĩ về việc đong đếm như thế này trước đây. Vì vậy tôi và đồng nghiệp Tiến sĩ Robert Govers đã dành 2 năm qua, với sự giúp đỡ từ những con số khổng lồ của những người nghiêm túc và thông minh, cùng nhau nghiên cứu những dữ liệu đáng tin cậy trên thế giới chúng tôi có thể tìm ra những quốc gia sẽ cống hiến cái gì cho thế giới. Và bạn đang chờ tôi nói cho bạn biết ai sẽ dẫn đầu. Tôi sẽ nói cho bạn, nhưng đầu tiên tôi muốn nói với bạn rằng chính xác ý tôi là gì khi tôi nói về một quốc gia tốt tôi không phải tốt về mặt đạo đức. Khi tôi nói về quốc gia X nào đó là quốc gia tốt nhất thế giới, Và ý tôi là tốt nhất, chứ không phải tuyệt nhất tuyệt nhất là thứ khác khi bạn nói về một quốc gia tốt bạn có thể tốt, tốt hơn và tốt nhất không giống với tốt, tốt hơn và tuyệt vời nhất. Đây đơn giản là một quốc gia mà cống hiến cho con người nhiều hơn quốc gia khác. Tôi không nói về chuyện nội bộ của họ bởi vì việc đó được quan tâm ở nơi nào đó khác. Và người thắng cuộc là Ai-Len. (vỗ tay) Theo như dữ liệu ở đây, không có quốc gia nào trên thế giới mà GDP đầu người, cống hiến nhiều hơn Ai-Len Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là khi chúng ta đi ngủ, Tất cả chúng ta trong 15 giây trước khi chìm vào giấc ngủ suy nghĩ cuối cùng nên là, Chúa ơi, tôi vui vì Ai-Len tồn tại. (vỗ tay) Và do đó Trong sâu thẳm một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, tôi nghĩ rằng có bài học quan trọng ở đây, rằng nếu bạn có thể nhớ nghĩa vụ quốc tế của mình trong khi xây dựng nền kinh tế của riêng bạn, điều đó thực sự ý nghĩa. Thứ hạng của Phần Lan cũng khá ngang bằng. Lý do duy nhất nó xếp dưới Ai-Len là vì điểm thấp nhất của nó nằm dưới điểm thấp nhất của Ai-Len Một điều khác mà bạn sẽ chú ý về top 10 tất nhiên là, tất cả họ, trừ New Zealand các quốc gia Tây Âu. Tất cả họ đều rất giàu. Điều này khiến cho tôi buồn, bởi một trong những thứ tôi không muốn khám phá với những chỉ số này nó là khu vực của các nước lớn để trợ giúp những nước nghèo hơn. Đây không phải tất cả những gì nó làm Và thực sự, nếu bạn muốn nhìn xuống danh sách, tôi không chiếu ở đây nhưng bạn sẽ thấy thứ làm cho tôi thực sự hạnh phúc, là Kenya nằm trong top 30, và nó chứng minh một điều rất quan trọng. Đây không phải là về tiền. Đây là về thái độ. Đây là về truyền thống. Đây là về chính phủ và những người quan tâm về phần còn lại của thế giới và có trí tưởng tượng cùng lòng can đảm để nghĩ thoáng ra thay vì suy nghĩ ích kỉ. Tôi sẽ chiếu qua các slide khác để bạn thấy các quốc gia thấp hơn. Đức đứng thứ 13, Mỹ đứng thứ 21, Mexico đứng thứ 66 và sau đó chúng ta có một vài quốc gia đang phát triển, như Nga đứng thứ 95, Trung quốc đứng thứ 107. Những quốc gia như Trung Quốc, Nga hay Ấn Độ, đứng cùng vị trí trong chỉ số cho nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Họ đã dành phần lớn thời gian thế kỷ trước xây dựng nền kinh tế cho riêng họ, xây dựng xã hội riêng và chính thể riêng của mình, nhưng nó được kỳ vọng rằng giai đoạn thứ 2 của sự tăng trưởng sẽ là cái gì đó có tầm nhìn xa hơn so với giai đoạn thứ nhất. Và sau đó bạn có thể chia mỗi quốc gia theo từng phần của bộ dữ liệu thực tế khi xây dựng. Tôi sẽ cho phép bạn làm như vậy. Từ giữa đêm nay trên trang goodcountry.org, Và nếu bạn nhìn 1 đất nước Bạn có thể nhìn ngay xuống mức độ của các bộ dữ liệu cá nhân. Đó là chỉ số của một quốc gia tốt Cái đó để làm gì? Bởi vì tôi muốn thử giới thiệu từ này, hoặc giới thiệu lại từ này trong các diễn đàn. Tôi đã nghe đủ điều về các quốc gia cạnh tranh Tôi đã nghe đủ về các quốc gia phát triển nhanh chóng, thịnh vượng và giàu có. Tôi đã nghe đủ về các quốc gia hạnh phúc bởi cuối cùng thì vẫn là do sự ích kỉ. Đó vẫn là chúng ta, và nếu chúng ta cứ tiếp tục nghĩ về mình, chúng ta đang chìm ngày càng sâu vào rắc rối Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết đó là gì chúng ta muốn nghe chúng ta muốn nghe về các quốc gia tốt và vì thế tôi cũng muốn hỏi tất cả những ai ủng hộ Tôi sẽ không hỏi nhiều. Sẽ là những thứ mà bạn có thể dễ dàng làm được và bạn cũng có thể tìm thấy niềm vui và thậm chí sự nhiệt tình giúp đỡ và thật đơn giản để bắt đầu sử dụng từ "tốt" trong bối cảnh hiện tại. Khi mà bạn nghĩ về đất nước của mình, khi bạn nghĩ về đất nước của những người khác khi bạn nghĩ về các công ty khi bạn nói chuyện về thế giới mà chúng ta sống hôm nay, hãy sử dụng từ đó trong cách mà chúng ta nói về buổi tối hôm nay không phải tốt ở đây là ngược lại với dở tệ, bởi vì đó là một cuộc tranh cãi không bao giờ kết thúc. Tốt, là ngược lại với ích kỷ, Một quốc gia tốt là một quốc gia suy nghĩ về tất cả chúng ta. Đó là điều mà tôi muốn bạn làm và sử dụng nó như một cây gậy đánh bại các chính trị gia của bạn. Khi bạn bầu cử họ, khi bạn tái cử họ, khi bạn bầu cho họ, khi bạn lắng nghe nhưng điều mà họ mang tới hãy sử dụng từ "tốt". Và tự hỏi bản thân mình: đó có phải điều mà một đất nước tốt có thể làm hay không? nếu câu trả lời là không thì thật đáng ngờ. Hãy tự hỏi bản thân rằng đó có phải là hành vi của đất nước mình hay không? liệu tôi có muốn đến một đất nước mà chính phủ của tôi đang làm những điều như vậy? Hay liệu tôi, mặt khác, thích cái ý tưởng đi khắp nơi trên thế giới với cái đầu nghĩ rằng: vâng tôi tự hào vì đến từ một quốc gia "tốt"? Và mọi người sẽ chào đón bạn. Và mọi người trong 15 giây trước khi chìm vào giấc ngủ sẽ nói, "Trời, tôi thật vui khi có một quốc gia như của người đó tồn tại" cuối cùng có lẽ đó là điều tôi nghĩ là thứ sẽ tạo ra sự thay đổi. Và từ "tốt" và số 6.8 và khám phá đằng nó đã thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi nghĩ chúng cũng có thể thay đổi cuộc sống của các bạn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng chúng để thay đổi cách các chính trị gia và các công ty cư xử, và vì thế chúng ta có thể thay đổi cả thế giới. Tôi đã nghĩ rất khác về việc đất nước của tôi từ khi tôi nghĩ về những điều này tôi từng nghĩ rằng tôi muốn sống ở 1 quốc gia giàu có và rồi tôi nghĩ tôi muốn sống ở một quốc gia hạnh phúc nhưng tôi đã nhận ra rằng từng đo còn chưa đủ tôi không muốn sống ở một quốc gia giàu có tôi không muốn sống ở 1 quốc gia phát triển mạnh hay quốc gia cạnh tranh. Tôi muốn sống ở một quốc gia tốt và tôi hi vọng các bạn cũng vậy. Xin cám ơn. (vỗ tay) Cùng tôi tới Agbogbloshie, một khu vực tại trung tâm thành phố Accra, được đặt tên theo một vị thần sống ở sông Odaw. Có một khu ổ chuột tên là Old Fadama, được xây dựng trên đất khai phá từ vùng đầm phá Korle, nằm ngay trước cửa biển dẫn vào vịnh Guinea. Ở đây có bãi phế liệu nơi mọi người vứt bỏ tất cả mọi thứ, từ điện thoại di động tới máy tính, xe hơi, thậm chí cả máy bay nguyên chiếc. Bãi phế liệu ở Agbogbloshie nổi tiếng vì nó đã trở thành biểu tượng cho mặt trái của công nghệ: vấn đề của sự lỗi thời có kế hoạch. Nó được xem như là nơi tất cả thiết bị trên thế giới kết thúc vòng đời, nơi mà dữ liệu của bạn bị tiêu hủy. Đây là một vài hình ảnh mà giới truyền thông thường đưa, về những đàn ông và trẻ em đốt dây điện và dây cáp để lấy đồng và nhôm, sử dụng xốp và lốp xe cũ, gây nguy hiểm cho chính họ và môi trường. Đó là một quá trình độc hại, thải ra những chất gây ô nhiễm vào hệ sinh thái toàn cầu, tích tụ lại trong các mô mỡ, và đe dọa đỉnh của chuỗi thức ăn. Nhưng câu chuyện chưa dừng tại đó. Có nhiều thứ chúng ta có thể học từ Agbogbloshie, nơi phế thải được thu gom lại từ khắp nơi. Đối với nhiều người ở đây, thiết bị của chúng ta là những hộp đen. Ta biết chúng làm những gì, nhưng không biết cách chúng hoạt động hay những gì bên trong chúng. Ở Agbogbloshie, người ta kiếm sống bằng cách biết chính xác có cái gì ở bên trong. Họ thu lại đồng, nhôm, thép, thủy tinh, nhựa và những bảng mạch in. Công việc này gọi là "khai khoáng đô thị". Hiện nay khai thác kim loại từ rác thải đã trở nên hiệu quả hơn cho chúng ta. Có nhiều gấp 10 lần vàng, bạc, bạch kim, paladi trong một tấn đồ điện tử hơn trong một tấn quặng khai thác từ trong lòng đất. Tại Agbogbloshie, cân nặng được xem như một loại tiền tệ. Các thiết bị sẽ được tháo ra để lấy vật liệu, bộ phận và linh kiện với sự tỉ mỉ đến kinh ngạc, tới tận từng cái chân nhôm của phích cắm điện. Nhưng những người thu gom không phá hủy linh kiện vẫn còn hoạt động. Họ đưa chúng tới những tiệm sửa đồ như thế này ở Agbogbloshie và tới hàng ngàn kỹ sư trên khắp đất nước, những người sẽ tân trang lại các thiết bị điện và điện tử, và bán lại chúng như hàng đã qua sử dụng cho người tiêu dùng mà không thể mua tivi hay máy tính mới. Đừng nhầm về điều điều này, có những tin tặc trẻ ở Agbogbloshie, theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ đó, những người không chỉ biết tháo rời máy tính ra mà còn biết lắp ráp chúng lại và cho chúng một cuộc sống mới. Agbogbloshie nhắc nhở chúng ta rằng sản xuất là một chuỗi tuần hoàn. Nó mở rộng tới công đoạn tái chế và phá dỡ để phục hồi những vật liệu mà từ đó ta có thể sản xuất ra sản phẩm mới. Chúng ta có thể học hỏi từ Agbogloshie, nơi thợ sửa giầy tái chế những đôi bốt lao động, nơi những người phụ nữ thu gom nhựa từ khắp thành phố, phân loại, cắt nhỏ, rửa sạch nó và sau cùng bán lại như nguồn vật liệu cho nhà máy để làm ra quần áo mới, xô nhựa mới, và những cái ghế. Thép được lưu trữ riêng, nơi xác ô tô, lò vi sóng và máy giặt trở thành các thanh thép cho công trình xây dựng mới; nơi tôn mái trở thành bếp nấu, nơi trục ô tô trở thành dụng cụ đục dùng để tháo rỡ nhiều đồ khác; nơi nhôm thu được từ bộ tản nhiệt của tủ lạnh và điều hòa, chúng được nung nóng chảy và đúc bằng khuôn cát để tạo ra các đồ trang trí cho ngành xây dựng, cho những chiếc nồi được bán ngay dưới chợ Agbogbloshie gần đó cùng đa dạng các loại lò nướng, bếp nấu và lò hun khói được sản xuất tại địa phương, những thứ được sử dụng hằng ngày để nấu ra phần lớn súp hạt cọ, trà và bánh mì ngọt, và cá rô phi nướng trong thành phố. Chúng được làm ở các xưởng hàn ven đường như thế này từ những thợ hàn như Mohammed, những người sẽ tái chế kim loại từ dòng rác thải và sử dụng chúng để làm ra mọi loại sản phẩm, như tạ nâng để tập thể dục từ các bộ phận ô tô cũ. Nhưng đây mới là điều thú vị: máy hàn họ sử dụng trông như thế này, và chúng được sản xuất từ các cuộn dây đồng đặc biệt quấn quanh lõi thép được lấy từ xác máy biến áp. Có cả một khu công nghiệp ngay bên cạnh Agbogbloshie chuyên sản xuất các máy hàn để phục vụ chính ngành sản xuất của địa phương. Điều tuyệt vời là có sự chuyển giao tay nghề và kiến thức qua các thế hệ, từ thợ lành nghề tới thợ học việc, nhưng nó được thực hiện qua quá trình học tập chủ động, học tập thực tiễn, học bằng cách làm và sản xuất. Và điều này trái ngược hoàn toàn với trải nghiệm học tập của học sinh ở trường, nơi thầy cô giảng bài, và học sinh chép lại và ghi nhớ. Tẻ nhạt thật đấy, nhưng vấn đề thực sự ở đây là nó thui chột tài năng và năng lực kinh doanh vốn có của họ. Họ có kiến thức nhưng không biết cách tạo ra sản phẩm. Cách đây bốn năm, nhà đồng sáng lập Yasmile Abbas và tôi đã tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể kết hợp kinh nghiệm thực tế của những công nhân làm việc ở khu vực không chính thức, với kiến thức kỹ thuật của các sinh viên và chuyên gia trẻ tuổi trong các lĩnh vực STEAM -- khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học -- để xây dựng một động cơ cải tiến dựa trên nền tảng STEAM để thúc đẩy cái được gọi là "Sự cải tiến Sanfoka" mà tôi sẽ giải thích ngay đây. Chúng tôi tìm kiếm trong bãi phế liệu xem thứ gì có thể được sử dụng với mục đích khác, như máy ghi đĩa DVD có thể trở thành máy khắc laze, hoặc nguồn điện cho các máy chủ cũ tại một doanh nghiệp mới sản xuất máy in 3D từ rác thải điện tử ở Kumasi. Mấu chốt là kết hợp những người trẻ từ những nền tảng khác nhau, mà thường thì không liên quan gì tới nhau, để họ đối thoại về cách họ có thể hợp tác để thử nghiệm và phát triển các loại máy móc và công cụ mới cho phép họ cắt và tháo dây đồng ra thay vì phải đốt, đúc gạch xây và gạch lát từ nhựa, sản xuất máy tính mới từ linh kiện trong các thiết bị điện tử hỏng, chế tạo máy bay không người lái. Và đây, các bạn có thể thấy nó bay lần đầu tiên ở Agbogbloshie. (Vỗ tay) Yasmine và tôi đã hợp tác cùng với hơn 1,500 người trẻ, 750 người trong các lĩnh vực STEAM, 750 thợ sản xuất bình dân và người buôn sắt vụn ở Agbogbloshie và những nơi khác. Họ đã cùng phát triển một nền tảng gọi là Spacecraft, một không gian số và vật lý kết hợp dành cho sản xuất, một quy trình hơn là một sản phẩm, một kiến trúc mở cho việc chế tạo bao gồm ba bộ phận: một xưởng sản xuất, nơi tạo ra sản phẩm tiền chế, mô-đun; các bộ dụng cụ có thể điều chỉnh dựa vào thứ người ta muốn tạo ra; và một ứng dụng giao dịch. Chúng tôi xây dựng ứng dụng này trước hết dựa vào nhu cầu cụ thể của những người buôn sắt vụn bởi vì chúng tôi nhận ra chỉ trang bị họ với thông tin và công nghệ tiên tiến là chưa đủ nếu ta muốn họ "xanh hóa" quy trình tái chế; họ cần các khuyến khích. Người buôn sắt vụn luôn tìm kiếm các loại sắt vụn và khách hàng mới và thứ làm họ quan tâm là tìm được những người sẽ trả giá cao hơn cho đồng sạch thay vì đồng bị nung cháy. Chúng tôi nhận ra rằng trong toàn bộ hệ sinh thái này, mọi người đều tìm kiếm một thứ gì đó. Các nhà sản xuất thì tìm kiếm vật liệu, bộ phận, linh kiện, dụng cụ, thiết kế, để tạo ra những thứ họ muốn. Họ cũng tìm cách để cho người mua và bạn hàng thấy rằng họ có thể sửa một chiếc máy xay hoặc sửa một chiếc bàn là hoặc, như hôm qua chúng ta đã biết, làm ra một chiếc máy chiên khoai. Ngược lại, các bạn sẽ thấy rằng có những khách hàng tiềm năng đang mong mỏi tìm kiếm ai đó có thể làm ra một chiếc máy chiên khoai cho họ, và bạn có những người buôn sắt vụn tìm kiếm cách họ có thể thu gom phế liệu, xử lý chúng, và biến chúng lại thành đầu vào cho sản xuất. Chúng tôi cố gắng gỡ nút thắt của việc không biết đó để cho phép mọi người tìm kiếm thứ họ cần để tạo ra những thứ họ muốn. Chúng tôi đã thử nghiệm không gian sản xuất này ở Agbogbloshie, có thể hiểu như đối lập với một trường học: một cánh cổng dẫn tới sự sản xuất dựa vào kinh nghiệm và thử nghiệm kết nối địa phương và toàn cầu và kết nối sản xuất với tái chế và phá dỡ. Chúng tôi đề ra luật là tất cả mọi thứ đều phải được làm từ đầu chỉ sử dụng các nguyên liệu từ Ghana hoặc lấy từ bãi phế liệu. Các cấu trúc này về bản chất là các giàn khung được gắn lại với nhau. Mất khoảng hai giờ để lắp ráp một mô đun với lao động tay nghề trung bình, và bằng cách phát triển các công cụ thiết bị và đồ gá lắp, chúng tôi đã có thể tạo ra những bộ phận tiêu chuẩn này chỉ với các thợ hàn thủ công này với độ chính xác một milimet -- tất nhiên rồi, sử dụng các máy hàn sản xuất tại Agbogbloshie, cũng như các dụng cụ khác, mà có thể khóa các hộp dụng cụ lại và chồng lên nhau để thành bàn làm việc, và, một lần nữa, điều chỉnh dựa vào thứ bạn muốn tạo ra. Chúng tôi đã thử nghiệm ứng dụng này ở Agbogbloshie và đang chuẩn bị để áp dụng nó vào các hệ sinh thái sản xuất khác. Sáu tháng nữa, chúng tôi sẽ hoàn thành quá trình thử nghiệm ba năm của không gian sản xuất này, mà tôi phải thú nhận rằng chúng tôi đã lạm dụng một cách khá tệ hại. Nhưng cho một mục đích tốt, bởi vì dựa vào kết quả của cuộc thử nghiệm, chúng tôi đã có thể thiết kế lại phiên bản nâng cấp của không gian sản xuất này. Nếu một xưởng gia công nhỏ rộng, đắt đỏ và chỉ cố định một chỗ, hãy nghĩ về thứ này như một sự đối lập: một cái gì đó chi phí thấp, có thể sản xuất tại chỗ, và có thể được mở rộng và trang bị từng chút một khi các nhà sản xuất có được nguồn lực. Bạn có thể nghĩ về nó như một kho dụng cụ, nơi các nhà sản xuất có thể tới và xem các loại dụng cụ và lấy chúng bằng xe đẩy tay tới bất kì nơi nào trong thành phố để sản xuất thứ họ muốn. Và sang giai đoạn sắp tới, chúng tôi còn dự định lắp đặt các robot CNC di chuyển gắn với trần nhà, cho phép thợ sản xuất cùng làm việc với robot. Sau cùng, đây vẫn là một bộ các linh kiện có thể lắp ráp tại chỗ trong các khu vực không chính thức sử dụng các bộ phận tiêu chuẩn có thể được nâng cấp đồng bộ thông qua một quá trình nguồn mở. Tóm lại, toàn bộ hệ thống sản xuất này cố gắng thực hiện năm điều: cho phép các nhà sản xuất đang phát triển tập hợp nguồn lực họ cần và các dụng cụ để làm ra những thứ họ muốn; học bằng cách thực hành và học từ người khác; sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng hơn; có khả năng buôn bán để tạo ra thu nhập ổn định; và sau cùng, để nâng cao không chỉ danh tiếng của họ như một nhà sản xuất, mà còn cả tiềm năng sản xuất của họ. Sanfoka là một trong những biểu tượng Adinkra quyền lực nhất của người Akan sống ở Ghana và Bờ Biển Ngà, và nó có thể được đại diện như một con chim rướn ra sau lưng để lấy quả trứng, một biểu tượng của sức mạnh. Nghĩa đen của nó trong tiếng Twi là "trở về và giành lấy", và đó có nghĩa là nếu một cá nhân, cộng đồng hay xã hội muốn có một tương lai tốt đẹp, thì họ phải nhìn lại quá khứ. Đạt được và làm chủ những cách làm sẵn có tận dụng kiến thức của tổ tiên họ. Và điều này rất hợp lý nếu chúng ta muốn nghĩ về toàn cảnh tương lai của châu Phi ngày nay. Chúng ta phải bắt đầu từ dưới lên, khai thác những phương thức và khuôn mẫu hiệu quả, và phải suy nghĩ về cách chúng ra có thể kết nối, theo kiểu "cả hai" chứ không phải "điều này hoặc điều kia", về khả năng cải tiến của mạng lưới đang phát triển các công ty công nghệ và nhà đầu tư trên khắp lục địa và suy nghĩ vượt xa ranh giới quốc gia và ranh giới chính trị, cách chúng ta có thể kết nối mạng lưới cải tiến ở châu Phi với tinh thần Sanfoka và khả năng sẵn có của các thợ sản xuất bình dân. Nếu trong tương lai, có ai bảo bạn rằng Agbogbloshie là bãi rác điện tử lớn nhất thế giới, tôi mong bạn có thể sửa sai cho họ và giải thích rằng một bãi rác là nơi bạn vứt các thứ đi và để chúng ở đó mãi mãi; còn bãi phế liệu là nơi bạn tháo dỡ mọi thứ. Rác là một cái gì đó không còn có giá trị trong khi phế liệu là một thứ bạn có thể thu lại đặc biệt là để sử dụng nó để làm một cái gì mới. Sản xuất là một vòng tuần hoàn, và những không gian sản xuất ở châu Phi đang tiên phong và dẫn đầu một nền kinh tế tuần hoàn từ những người dân bình thường. Hãy cùng nhau tạo ra nhiều thứ tốt đẹp hơn nữa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) và con người cùng tồn tại nhưng trước tiên, ta cần nhìn lại những giá trị của con người. Tôi xin thú nhận về những sai sót của mình. Vào lúc 11 giờ, ngày 16/12/1991, lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi sắp được làm cha. Vợ tôi, Shen-Ling, nằm trên giường bệnh trải qua một cơn đau đẻ khó nhọc suốt 12 tiếng. Tôi ngồi cạnh giường vợ, nhưng luôn lo lắng nhìn đồng hồ, nhận ra vài điều mà vợ tôi chưa biết. Tôi biết rằng nếu trong một tiếng nữa, con chúng tôi chưa ra đời, tôi sẽ phải để cô ấy lại và trở lại làm việc, thuyết trình về AI cho sếp của tôi, CEO của Apple. May mắn thay, con gái chúng tôi ra đời lúc 11h30 -- (Cười) (Vỗ tay) ngăn tôi làm điều không thể tưởng tượng nổi, và cho tới hôm nay, tôi thành thật xin lỗi vì đã đặt công việc lên trước tình yêu dành cho gia đình mình (Vỗ tay) Tuy nhiên, bài thuyết trình về Al của tôi vẫn diễn ra tốt đẹp. (Cười) Apple thích sản phẩm của tôi và quyết định thông báo về nó ở TED1992, 26 năm trước, ngay tại sân khấu này. Tôi nghĩ mình đã có một trong những khám phá lớn và quan trọng nhất về AI, và báo "Wall Street Journal" cũng vậy vào hôm sau. Nhưng khi tiếp tục các khám phá, hóa ra, tôi không phải là người tìm ra Ấn Độ hay châu Mỹ. Mà có lẽ là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Bồ Đào Nha. Nhưng kỉ nguyên khám phá AI vẫn tiếp tục và nhiều nhà khoa học đã dồn tâm huyết vào nó. 10 năm trước, một khám phá vĩ đại về AI đã được thực hiện bởi ba nhà khoa học đến từ Bắc Mỹ, có tên là "deep learning". "Deep learning" là công nghệ có thể lấy một lượng lớn dữ liệu trong phạm vi từng vùng và học cách tiên đoán hay quyết định siêu chính xác, vượt khả năng con người. Ví dụ, nếu cho mạng lưới "deep learning" thấy một đống hình về đồ ăn, nó có thể nhận dạng món ăn ấy có phải là hotdog hay không. (Vỗ tay). Hoặc nếu cho nó thấy hình ảnh, video và dữ liệu cảm biến từ việc lái xe trên đường cao tốc, nó có thể lái xe như một con người trên con đường đó. Và nếu cho mạng lưới "deep learning" này thấy tất cả những bài phát biểu của Tổng thống Trump? Thì Tổng thống Trump AI này, nói đúng hơn là mạng lưới này -- (Cười) cũng có thể -- (Vỗ tay) Các bạn thích phép nghịch hợp đôi chứ? (Cười) (Vỗ tay) Mạng lưới này, nếu được yêu cầu phát biểu về AI, anh ta, hoặc nó, sẽ nói -- (Ghi âm) Donald Trump: Thật tuyệt khi dựng xây một thế giới tốt hơn với trí tuệ nhân tạo. KaiFu Lee: Và có thể bằng một ngôn ngữ khác? DT: (Nói tiếng Trung Quốc) (Cười) Bạn không biết Trump biết nói tiếng Trung phải không? Nên "deep learning" trở thành cốt lõi của kỷ nguyên khám phá AI, dẫn đầu bởi nước Mỹ. Nhưng giờ, ta đang ở kỷ nguyên ứng dụng, khi mà sự thực hiện, chất lượng sản phẩm, tốc độ và dữ liệu mới là quan trọng. Đó là lúc Trung Quốc nhập cuộc. Những nhà khởi nghiệp Trung Quốc, mà tôi tài trợ như một nhà đầu tư mạo hiểm, là những người tuyệt vời, với đạo đức làm việc đáng kinh ngạc. Câu chuyện trong phòng sinh của tôi chưa là gì so với sự chăm chỉ của các đồng nghiệp tại Trung Quốc. Ví dụ, một startup đã phát biểu về cân bằng công việc-cuộc sống: "Hãy đến làm việc cho chúng tôi vì chúng tôi là 996" Nó có nghĩa là gì? Nghĩa là làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày một tuần. Khác biệt với các startup khác làm 997. Và chất lượng sản phẩm của Trung Quốc không ngừng được cải thiện, suốt thập kỷ qua. Lý do nằm ở môi trường cạnh tranh khắc nghiệt Ở Thung lũng Silicon, nhà khởi nghiệp cạnh tranh một cách nhã nhặn, kiểu như thời chiến, hai bên thay phiên tấn công. (Cười) Nhưng trong môi trường Trung Quốc, nó thật sự là một cuộc giáp lá cà sinh tử. Trong môi trường khốc liệt như vậy, những nhà khởi nghiệp phải liên tục phát triển, Họ học cách cải thiện sản phẩm với tốc độ ánh sáng, và trau dồi các mô hình kinh doanh tới mức hoàn hảo nhất. Kết quả là, các sản phẩm Trung Quốc như WeChat và Weibo được đánh giá cao hơn các sản phẩm tương tự ở Mỹ từ Facebook và Twitter. Thị trường Trung Quốc ủng hộ sự thay đổi này cũng như tăng tốc thay đổi và dịch chuyển mô hình. Ví dụ, nếu đến Trung Quốc, bạn sẽ thấy chúng tôi không dùng tiền mặt cũng như thẻ tín dụng vì điều mà mọi người nhắc tới, thanh toán qua điện thoại, đã trở thành hiện thực ở Trung Quốc. Trong năm vừa qua, 18,8 tỉ đô la Mỹ đã được giao dịch bằng phương thức di động và điều đó có được là nhờ những công nghệ đột phá đằng sau. Con số đó còn lớn hơn cả GDP toàn Trung Quốc. Và công nghệ này, làm sao nó lớn hơn được GDP? Vì nó bao gồm tất cả các loại giao dịch: bán buôn, bán lẻ, qua truyền hình, online, và offline, thanh toán tại siêu thị hay ở chợ bằng cách này. Công nghệ này được 700 triệu người sử dụng để giao dịch, không chỉ để mua bán, mà là người với người, và nó gần như không tốn phí giao dịch. Nó có hiệu quả tức thời, và được sử dụng mọi nơi. Cuối cùng là thị trường Trung Quốc rất lớn. Đó là một thị trường khổng lồ, cho các nhà khởi nghiệp thêm người dùng, thêm lợi nhuận, thêm nhiều sự đầu tư hơn, nhưng quan trọng nhất là cho các nhà khởi nghiệp cơ hội thu thập lượng thông tin khổng lồ, thúc đẩy quả tên lửa mang tên AI. Kết quả là, các công ty AI của Trung Quốc đã nhảy vọt. Nên giờ đây, những công ty có giá trị nhất về thị giác máy tính, nhận diện giọng nói, phân tích giọng nói, dịch tự động và máy bay không người lái đều là các công ty Trung Quốc. Vì vậy, với Mỹ dẫn đầu kỷ nguyên khám phá và Trung Quốc dẫn đầu kỷ nguyên thực hiện, chúng ta đang có một giai đoạn tuyệt vời nơi mà hai siêu cường đang làm việc cùng nhau để thúc đẩy cuộc cách mạnh nhanh chóng nhất về công nghệ mà ta từng được chứng kiến. Và điều này sẽ mang đến sự giàu sang chưa từng có: 16 tỷ đô la, theo PwC, thêm vào GDP của thế giới vào năm 2030. Nó cũng mang tới vô số thách thức từ việc thay thế nhân công. Trong khi ở thời đại Công Nghiệp nó tạo ra nhiều việc làm hơn bởi việc chân tay được bẻ thành các việc nhỏ trong dây chuyền lắp ráp, tạo ra nhiều việc làm hơn. Nhưng AI giờ thay thế toàn bộ sức người trong dây chuyền lắp ráp bằng robot. Và không chỉ trong nhà máy, mà còn cả lái xe. Cả những việc như telesale, chăm sóc khách hàng và bác sỹ huyết học cũng như chẩn đoán hình ảnh trong vòng 15 năm tới sẽ dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. Và chỉ những công việc mang tính sáng tạo (Cười) Tôi cũng phải tự bảo vệ chứ, đúng không? Chỉ những công việc sáng tạo mới được an toàn, bởi AI chỉ tối ưu hóa chứ không tạo ra cái mới. Nhưng điều nghiêm trọng hơn mất việc là mất đi ý nghĩa, bởi đạo đức làm việc trong thời đại Công Nghiệp đã tẩy não khiến ta nghĩ rằng làm việc là lý do khiến ta tồn tại, và công việc xác định ý nghĩa của cuộc đời ta. Tôi từng là nạn nhân tự nguyện và dẫn đầu lối nghĩ nghiện công việc đó. Tôi làm việc cực kỳ chăm chỉ. Nên tôi đã suýt bỏ vợ mình lại trong phòng sinh, đó là lý do tôi làm việc 996 cùng với các nhà khởi nghiệp khác. Và nỗi ám ảnh công việc của tôi đã kết thúc đột ngột vài năm trước khi mà tôi được chẩn đoán ung thư hạch giai đoạn bốn. Ảnh PET này cho thấy có tới 20 khối u ác tính đang nhảy múa như những quả cầu lửa, làm tan chảy tham vọng của tôi. Nhưng quan trọng hơn, chúng giúp tôi nhìn lại cuộc đời mình. Việc biết mình có thể chỉ còn vài tháng để sống giúp tôi nhận ra mình đã ngu ngốc thế nào khi đặt toàn bộ giá trị của bản thân lên việc chăm chỉ trong công việc và những thành quả từ sự chăm chỉ đó. Những ưu tiên của tôi hoàn toàn sai thứ tự. Tôi bỏ bê gia đình mình. Bố tôi đã qua đời, và tôi không còn cơ hội để nói với ông rằng tôi yêu ông. Mẹ tôi bị mất trí nhớ và không còn nhận ra tôi nữa, và con tôi thì đã trưởng thành. Trong thời gian hóa trị, tôi đã đọc một quyển sách của Bronnie Ware người từng nói về mong muốn và hối hận trước khi qua đời Cô nói rằng khi đối mặt với cái chết, không ai hối hận vì đã không làm việc chăm chỉ. Họ chỉ hối hận vì đã không có đủ thời gian cho những người thương yêu và đã không thể hiện tình yêu của mình. Hôm nay, tôi may mắn vì bệnh đã thuyên giảm (Vỗ tay) Nên tôi có thể trở lại TED lần nữa để chia sẻ với các bạn rằng tôi đã thay đổi. Bây giờ, tôi chỉ làm việc 965 đôi khi 996, nhưng thường là 965. Tôi chuyển đến sống gần mẹ, và đi du lịch cùng vợ, và khi các con tôi có kì nghỉ, nếu chúng không về nhà, tôi sẽ đến thăm. Một cách sống mới giúp tôi nhận ra tình yêu quan trọng với mình ra sao, việc đối mặt với cái chết đã thay đổi cuộc đời tôi, nhưng cũng giúp tôi nhìn ra một điều mới về cách mà AI nên tác động lên loài người cùng làm việc và tồn tại với con người. Thực tế, AI đang cướp đi rất nhiều công việc thường ngày, nhưng công việc thường ngày không phải là tất cả. Chúng ta tồn tại vì tình yêu. Khi ta ôm đứa con mới sinh vào lòng, yêu từ cái nhìn đầu tiên, hoặc khi ta giúp đỡ ai đó, chỉ có con người mới có khả năng yêu và được yêu, và đó là điều khiến ta khác với AI. Dù khoa học viễn tưởng có miêu tả thế nào đi nữa, tôi cũng vẫn nói rằng AI không có tình yêu. Khi AlphaGo đánh bại nhà vô địch thế giới Ke Jie, trong khi Ke Jie khóc và yêu cờ vây, AlphaGo không cảm thấy hạnh phúc khi chiến thắng và chắc chắn không có khao khát được ôm lấy những người thương yêu. Vậy làm thế nào để chúng ta, con người, khác biệt với AI trong thời đại này? Ta đã nói về trục sáng tạo, chắc chắn đó là một khả năng, giờ, là về một trục mới mà ta gọi là tình yêu, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn. Đó là những điều mà AI không thể làm được. Vậy nên khi AI lấy đi công việc thường ngày, tôi nghĩ rằng ta có thể, nên và phải tạo ra những công việc về lòng trắc ẩn. Bạn có thể hỏi rằng có bao nhiêu công việc như vậy Thì tôi cũng hỏi bạn: Bạn không nghĩ rằng sẽ cần một lượng lớn lao động xã hội để giúp ta chuyển đổi sao? Bạn không nghĩ rằng cần các cá nhân với lòng trắc ẩn để chăm sóc y tế cho nhiều người hơn sao? Bạn không nghĩ rằng sẽ cần lượng giáo viên nhiều gấp mười lần để giúp con trẻ tìm ra cách sống sót và phát triển trong thế giới hoàn toàn mới này sao? Và với nguồn lực tài chính mới này, chẳng lẽ không nên biến lao động tình yêu trở thành một nghề và để trợ giúp người cao tuổi hay dạy học tại nhà cũng trở thành một nghề hay sao? (Vỗ tay) Bức tranh này chắc chắn không hoàn hảo, nhưng nó chỉ ra bốn cách mà ta có thể làm việc cùng AI. AI sẽ tới và lấy đi công việc thường ngày và ta sẽ biết ơn chúng. AI sẽ trở thành công cụ tuyệt vời cho sự sáng tạo để các nhà khoa học, nghệ sĩ, nhạc sĩ và nhà văn có thể sáng tạo hơn nữa. AI sẽ làm việc với con người như công cụ phân tích và con người có thể dùng chúng cho những việc đòi hỏi lòng trắc ẩn. Và ta cũng muốn khác biệt bằng công việc độc đáo có cả tính sáng tạo lẫn lòng trắc ẩn, sử dụng và tận dụng bộ não, trái tim - thứ không thể thay thế được ở ta. Và đây, bức tranh về sự tồn tại song hành giữa con người và AI. AI là một món quà. Chúng ở đây để giải phóng ta khỏi công việc thường ngày, và để nhắc nhớ ta về điều khiến ta là người. Vậy nên, hãy trân trọng AI và yêu thương lẫn nhau Xin cám ơn. (Vỗ tay) Khi nghĩ về định kiến và thiên vị, ta thường nghĩ đến những người độc ác và ngu xuẩn làm điều ngu xuẩn và độc ác. Điều này được tóm tắt rất hay bởi nhà phê bình người Anh William Hazlitt ông viết, "Định kiến là con đẻ của ngu dốt." Tôi muốn thuyết phục mọi người rằng ở đây có sự nhầm lẫn. Tôi sẽ cố thuyết phục rằng định kiến và thiên vị là tự nhiên, và nhiều khi hợp lí, thậm chí phù hợp với đạo đức, một khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta sẽ ở chỗ tốt hơn để nhận biết chúng khi chúng đi vào chỗ sai, khi chúng để lại những hậu quả tệ hại, và chúng ta ở một vị trí tốt hơn để biết cần phải làm gì khi điều đó xảy ra. Vậy, hãy bắt đầu với sự rập khuôn. Hãy nhìn vào tôi, bạn biết tên tôi, bạn biết vài điều về tôi, và bạn có thể đưa ra những đánh giá. Bạn có thể đoán về chủng tộc của tôi, liên kết chính trị của tôi niềm tin tôn giáo của tôi Và quan trọng là, đánh giá đó có xu hướng đúng. Chúng ta rất giỏi những thứ này. Và chúng ta giỏi những thứ như vậy vì khả năng nhận dạng mẫu người của chúng ta không phải là một nhận định tùy ý trong đầu, mà là một kết quả cụ thể của một quá trình khái quát chung hơn, qua những cái chúng ta trải nghiệm với sự vật và con người trong thế giới rồi được ta sắp xếp phân loại, và ta có thể dùng kinh nghiệm để khái quát hóa về những trường hợp mới thuộc những phân loại đó. Mọi người ở đây đều có nhiều kinh nghiệm với những cái ghế, những quả táo và những con chó, và dựa vào đó, bạn có thể thấy những trường hợp mới/xa lạ và bạn có thể ức đoán, bạn có thể ngồi trên ghế, bạn có thể ăn quả táo, con chó sẽ sủa. Nhưng bây giờ, có thể ta đã nhầm. Cái ghế có thể sập nếu bạn ngồi lên, quả táo có thể có độc, con chó có thể không sủa, và thực tế, đây là con chó Tessie của tôi, nó không sủa. Nhưng phần lớn trường hợp khác, chúng ta giỏi việc này. Đa phần, chúng ta đều đoán đúng cả về lĩnh vực xã hội và không thuộc về xã hội, và nếu chúng ta không thể làm điều đó, nếu ta không thể đoán định những ca mới chúng ta gặp phải, thì chúng ta đã không thể tồn tại. Và thực tế, Hazlitt sau này trong một bài luận rất hay đã thừa nhận điều này. Ông viết, "Không có sự giúp đỡ của định kiến và thói quen, tôi đã không thể tìm đường qua căn phòng hay không biết xử lý trong các tình huống, hoặc cảm giác ra sao trong bất kỳ quan hệ nào ở đời." Hay nói về thiên vị. Đôi khi chúng ta phân chia thế giới thành ta với họ, hay trong nhóm và ngoài nhóm đôi khi chúng ta làm như vậy chúng ta biết mình làm sai và chúng ta thấy cũng xấu hổ. Nhưng có những lúc, chúng ta thấy tự hào Chúng ta công khai thừa nhận điều đó. Ví dụ yêu thích của tôi về điều này là câu hỏi từ vị khán giả trong buổi tranh luận của Đảng Cộng Hòa trước vòng bầu cử cuối cùng (Video) Anderson Cooper: Xin mời câu hỏi, từ khán phòng, về viện trợ nước ngoài? Mời bà. Khán giả: người dân Mỹ đang chịu khó khăn trong chính nước mình ngay bây giờ Tại sao chúng ta tiếp tục gửi viện trợ cho các quốc gia khác khi chúng ta cần những trợ giúp đó cho chính mình? AC: Thống Đốc Perry, vấn đề này thế nào? (Vỗ tay) Rick Perry: hoàn toàn, tôi nghĩ là nó ___ Paul Bloom: Mỗi người trên sân khấu đều đồng ý với lập luận trong câu hỏi của bà ấy, nghĩa là: là người Mỹ, chúng ta nên quan tâm hơn đến người Mỹ hơn là đến những người khác Thực tế chung là người ta thường bị ảnh hưởng bởi cảm giác đoàn kết, trung thành, tự hào, ái quốc đối với đất nước hay dân tộc mình. Bất kể quan điểm chính trị, nhiều người thấy tự hào là người Mỹ và họ ưu ái nước Mỹ hơn các nước khác Công dân các nước khác cũng cảm thấy tương tự về dân tộc mình và chúng ta cũng cảm thấy như thế về sắc tộc của chúng ta. Nào, có thể vài bạn sẽ phản đối điều này. Một số người có thể quá theo chủ nghĩa quốc tế nên bạn nghĩ rằng sắc tộc và dân tộc không nên có ảnh hưởng đạo đức nào Nhưng ngay cả những người thời lưu cũng công nhận rằng có sự lôi kéo về nhóm người trong phạm vi bạn bè và gia đình, hay những người mà bạn thân thiết vì chính bạn cũng có phân biệt giữa ta với họ Sự phân biệt này đủ tự nhiên và đủ đạo đức, nhưng có thể chệch hướng đây là một phần của nghiên cứu do nhà tâm lý xã hội vĩ đại Henri Tajfel. Tajfel sinh ở Ba Lan vào năm 1919 Ông rời sang Pháp học đại học, bởi vì ở Ba Lan, người Do Thái không thể học đại học Sau đó, ông nhập ngũ vào quân đội Pháp trong Chiến tranh Thế giới II Ông bị bắt và bị giam trong một trại tù binh Đó là thời gian khủng khiếp với ông, vì nếu bị phát hiện là người Do Thái, ông có thể bị chuyển đến trại tập trung, nơi ông chắc chắn không thể sống sót. Chiến tranh kết thúc, ông được thả hầu hết bạn bè và gia đình của ông đều chết. Ông tham gia vào các hoạt động khác nhau. Ông giúp đỡ trẻ em mồ côi trong chiến tranh. Tuy nhiên, từ lâu ông đã có sự quan tâm dành cho khoa học về định kiến, nên khi có một học bổng uy tín của Anh Quốc về định kiến được mở ra, ông đã đăng ký và ông đã dành được nó, sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp ấn tượng của mình. Điểm khởi đầu sự nghiệp là sự thấu hiểu rằng cách mà hầu hết mọi người nghĩ về Holocaust - nạn diệt chủng người Do Thái - là sai lầm. Nhiều người, hầu hết lúc đó đều cho rằng, Holocaust là một kiểu đại diện cho một số sai lầm bi kịch của một bộ phận người Đức một số sự thoái hóa gen, một số cá nhân độc tài. Tajfel phản đối điều này. Ông cho rằng những gì chúng ta thấy ở Holocaust chỉ là sự cường điệu của quá trình tâm lý tự nhiên tồn tại trong mỗi chúng ta. Để khám phá điều này, ông tiến hành một loạt nghiên cứu kinh điển với các người Anh trưởng thành. trong một nghiên cứu của mình, ông đã đặt đủ các loại câu hỏi cho họ, sau đó, dựa vào câu trả lời của họ, ông nói "Tôi đã xem xét các câu trả lời, và dựa vào đó, tôi xác định rằng bạn hoặc là" - ông nói với một nửa trong số họ - ''một người yêu Kadinsky, bạn yêu tác phẩm của Kadinsky. hoặc là một người yêu Klee, bạn yêu tác phẩm của Klee." Điều này hoàn toàn không có thật. Các câu trả lời không có gì liên quan đến Kadinsky hay Klee cả. Họ có lẽ chưa bao giờ nghe nói đến những nghệ sĩ này. Tajfel chỉ ngẫu hứng chia họ ra như vậy. Nhưng ông khám phá ra rằng các mục phân loại là quan trọng, Vì vậy khi sau đó ông đưa cho các đối tượng nghiên cứu tiền họ thích đưa tiền đó cho các thành viên trong nhóm của họ hơn là cho thành viên trong nhóm khác. Tệ hơn nữa, điều họ thực sự thích thú nhất là đặt ra những khác biệt giữa nhóm họ và các nhóm khác, vì thế họ dành hết tiền cho nhóm mình nếu nhờ vậy họ cho nhóm khác ít tiền hơn. Sự thiên vị được thể hiện từ khi còn nhỏ. Bạn đồng nghiệp và là vợ tôi, Karen Wynn, ở đại học Yale đã làm một loạt nghiên cứu với trẻ em cô ấy đã đưa cho các em những con thú bông, và các con thú bông có sự ưu tiên với đồ ăn Một trong những con thú bông có thể thích đậu xanh, Con khác có thể thích bánh quy giòn. Họ thí nghiệm với các em bé có sự ưu tiên với đồ ăn các em bé thông thường thích bánh quy giòn hơn. Nhưng vấn đề là điều đó có ảnh hưởng đến cách các em đối xử với thú bông không? Nó có ảnh hưởng rất nhiều. Các bé có xu hướng thích thú bông có cùng sở thích ăn uống với mình, tệ hơn nữa, các bé thích những thú bông trừng trị các thú bông khác vì có sở thích ăn uống khác. (Cười) Chúng ta luôn thấy tâm lý trong và ngoài nhóm. Chúng ta thấy trong mâu thuẫn chính trị giữa các nhóm có hệ tư tưởng khác biệt. Chúng ta thấy trong các trường hợp cực đoan của chiến tranh, khi nhóm ngoại không chỉ nhận được ít hơn mà còn bị đối xử vô nhân đạo, như quan điểm của Nazi cho người Do Thái là sâu bọ, chấy rận, hay quan điểm của người Mỹ coi người Nhật là chuột cống. Định kiến cũng có thể bị méo mó. Thường thì chúng có lý và hữu ích, nhưng đôi khi chúng lại vô lý chúng đưa ra các câu trả lời sai và những lúc khác dẫn đến những hậu quả vô đạo đức. Trường hợp được nghiên cứu nhiều nhất là vấn đề chủng tộc. Có một nghiên cứu hấp dẫn trước cuộc bầu cử năm 2008 trong đó các nhà tâm lý xã hội tìm hiểu khía cạnh điều gì làm cho các ứng viên được liên kết với nước Mỹ, tựa như sự liên tưởng vô thức với lá cờ Mỹ. Một trong các nghiên cứu so sánh Obama và McCain, và họ thấy rằng McCain được cho là Mỹ hơn Obama, Ở một chừng mực nào đó, người ta không ngạc nhiên nghe điều này McCain là anh hùng chiến tranh nổi tiếng, và nhiều người dứt khoát nói rằng ông ấy "Mỹ hoá" hơn Obama. Nhưng họ cũng so sánh Obama với Thủ tướng Anh Tony Blair, và họ tìm ra rằng Blair cũng được cho là "Mỹ hoá" hơn Obama, ngay cả khi các đối tượng rõ ràng hiểu rằng ông ấy không phải là người Mỹ. Họ đã trả lời, tất nhiên, là vì màu da của ông ấy. ĐỊnh kiến và sự thiên vị có những hậu quả hiện thực, tinh tế và hết sức quan trọng. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu cho một quảng cáo lên eBay bán thẻ bóng chày Một số thẻ được cầm bởi người da trắng số khác do người da đen cầm Chúng đều cùng là một loại thẻ. Những thẻ do người da đen cầm được trả giá ít hơn đáng kể so với những thẻ người da trắng cầm. Trong một nghiên cứu tiến hành tại Stanford, các nhà tâm lý nghên cứu các trường hợp của người bị kết án do giết chết một người da trắng. Kết quả là, các thông tin như nhau bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị hành hình nếu bạn trông giống người đàn ông bên phải hơn người đàn ông bên trái, nguyên nhân chủ yếu là vì người bên phải trông giống hơn với nguyên mẫu người da đen, với nguyên mẫu người Mỹ gốc Phi, và điều đó ảnh hưởng đến phán quyết của người ta về việc nên làm gì với anh ta. Bây giờ chúng ta đã hiểu về nó, vậy chúng ta đối phó ra sao? Có một vài con đường. Một cách là giáo dục về phản ứng tâm lý về sự cảm thông, mà chúng ta thường làm qua các câu chuyện. Nếu bạn là một vị phụ huynh cởi mở bạn muốn khuyến khích con cái tin vào các tiêu chuẩn của gia đình phi truyền thống, bạn có thể cho con xem sách như thế này. [''Heather có hai mẹ''] Nếu bạn là người bảo thủ và quan điểm khác, bạn có thể cho con bạn xem sách như thế này. (Cười) [''Cứu! Mẹ ơi! Có người Tự do ở dưới giường con!''] Nói chung, các câu chuyện có thể biến đổi những người xa lạ vô danh thành những người quan trọng, và ý nghĩ chúng ta quan tâm đến người khác khi chúng ta tập trung vào họ với tư cách là những cá nhân là điều đã được chứng minh qua suốt lịch sử Stalin có thể đã nói ''Một cái chết là một bi kịch, triệu cái chết là một thống kê'' Mẹ Teresa đã nói ''Nếu tôi nhìn vào đám đông, tôi sẽ không thể hành động. Nếu tôi nhìn vào cá thể, thì tôi có thể.'' Các nhà tâm lý đã nghiên cứu điều này. Ví dụ, trong một nghiên cứu người ta nhận được một danh sách về vấn đề của một khủng hoảng, để xem họ sẽ đóng góp tới mức nào để giải quyết vấn đề đó, một nhóm khác không nhận được thông tin nào nhưng họ được cho biết về một cá nhân với tên tuổi và nhận dạng, Kết quả là họ đóng góp nhiều hơn. Tôi nghĩ không có gì bí mật ở đây cả với những người tham gia hoạt động từ thiện. Người ta thường không dồn cho mọi người những thông tin và số liệu. Mà bạn cho họ xem những khuôn mặt, bạn giới thiệu con người với họ. Có thể là bằng cách mở rộng sự cảm thông tới một cá nhân, có thể họ sẽ mở rộng tới cộng đồng của cá nhân đó. Đây là Harriet Beecher Stowe. Câu chuyện, có lẽ chỉ là giai thoại, rằng Tổng thống Lincoln mời cô ấy tới Nhà Trắng vào giữa cuộc Nội chiến và nói với cô ấy rằng, ''Cô là cô gái nhỏ bé đã bắt đầu cuộc chiến lớn lao này." Ông nói về cuốn ''Túp lều bác Tôm'' "Túp lều bác Tôm" không phải là một cuốn sách tuyệt tác về triết học về thần học hay kể cả của văn học, nhưng nó đã làm được một điều to lớn là giúp cho người ta đặt mình vào hoàn cảnh của những người mà họ không bao giờ muốn rơi vào hoàn cảnh của những người nô lệ. Đó có thể là một chất xúc tác cho sự thay đổi lớn lao của xã hội. Mới gần đây, hãy nhìn vào nước Mỹ trong vài thập kỷ qua có một vài lý do để tin rằng những show như "The Cosby Show'' đã thay đổi căn bản thái độ của người Mỹ với người Mỹ gốc Phi, trong khi những show như ''Will và Grace'' hay ''Gia đình hiện đại'' thay đổi thái độ của người Mỹ đối với người đồng tính nam và nữ. Không phải là cường điệu khi nói rằng chất xúc tác chính ở Mỹ cho sự thay đổi đạo đức là một vở hài kịch của tình huống. Nó không chỉ là vấn đề của cảm xúc, Tôi muốn kết thúc bằng lời kêu gọi sử dụng sức mạnh của lý trí. Ở một vài điểm trong cuốn sách tuyệt vời ''Những Thiên thần thánh thiện của bản tính chúng ta'', Steven Pinker chỉ ra Kinh Cựu Ước nói hãy yêu thương người lân cận của bạn, còn Kinh Tân Ước nói, hãy yêu thương kẻ thù của bạn. nhưng tôi không yêu thương ai trong số đó cả, thật sự không, tuy nhiên tôi cũng chẳng muốn giết chết họ. Tôi biết tôi có nghĩa vụ của tôi với họ, đạo đức của tôi có thiện cảm với họ, niềm tin đạo đức của tôi định hướng cách ứng xử của tôi với họ, nhưng đó không phải xuất phát từ tình yêu. Nền tảng của điều đó l à sự thấu hiểu về quyền con người, tin rằng cuộc sống của họ có giá trị với họ giống như cuộc sống của tôi đối với tôi, để bổ sung cho điều này, ông đã kể một câu chuyện bởi nhà triết học vĩ đại Adam Smith và tôi cũng muốn kể câu chuyện này, nhưng tôi sẽ điều chỉnh một chút cho hợp với thời hiện đại. Adam Smith yêu cầu bạn phải tưởng tượng đến cái chết của hàng nghìn người và tưởng tượng hàng nghìn người đó ở một nước không quen thuộc với bạn. Nó có thể là Trung Quốc hay Ấn Độ hoặc một nước ở châu Phi. Smith nói bạn sẽ phản ứng thế nào? Và bạn có thể nói, điều đó quả là tồi tệ, và bạn tiếp tục cuộc sống của mình. Nếu bạn mở Thời báo New York trên mạng hay gì khác, bạn thấy, trong thực tế, điều này vốn luôn diễn ra, chúng ta vẫn tiếp tục cuộc sống của mình. Tuy nhiên, thay vì đó, Smith nói bạn được biết rằng ngày mai ngón tay út của bạn sẽ bị chặt đứt. Smith chỉ ra nó sẽ là vấn đề lớn. Bạn có thể mất ngủ đêm đó lo lắng nghĩ đến việc ấy. Thế thì nó đặt ra một câu hỏi: Liệu bạn có hy sinh hàng nghìn người để cứu ngón tay út của bạn không? Giờ thì cứ âm thầm trả lời trong đầu nhé, Smith cho thấy rằng , hoàn toàn không, thật là khủng khiếp. Và một vấn đề nữa như cách Smith đưa ra ''Khi cảm giác thụ động của chúng ta hầu như luôn luôn là ti tiện và ích kỷ, làm sao các nguyên tắc chủ động của chúng ta lại hào hiệp và cao quý đến vậy?'' Câu trả lời của Smith là ''Đó là lý trí nguyên tắc và lương tâm, Điều này kêu gọi chúng ta với một tiếng gọi có khả năng làm kinh ngạc sự tự tin quá mức của đam mê, chúng ta chỉ là một trong vô số, bình đẳng như bất kỳ ai khác.'' Phần cuối này là cái thường được gọi là nguyên tắc của sự công bằng. Nguyên tắc này được thể hiện rõ ràng qua tất cả tôn giáo trên thế giới, trong tất cả hình thức khác nhau của các nguyên tắc vàng và tất cả luân lý đạo đức của thế giới, tuy có khác nhau theo nhiều cách thức nhưng cùng chia sẻ một tiền đề rằng chúng ta nên đánh giá đạo đức như một kiểu quan điểm về sự công bằng. Diễn đạt hay nhất quan điểm này với tôi, thật sự không phải bởi nhà thần học hay triết học mà là từ Humphrey Bogart trong phần cuối phim ''Casablanca'' Anh ta nói với người tình rằng họ phải chia ly cho những điều tốt đẹp cao cả, và anh nói với cô, tôi sẽ không nhại giọng anh ấy rằng ''Chẳng khó để nhận ra ' vấn đề của ba con người nhỏ bé đừng góp thêm vào bể khổ của thế giới cuồng điên này'' Lý trí sẽ giúp chúng ta chế ngự cảm xúc Lý trí thúc đẩy chúng ta mở rộng lòng cảm thông thôi thúc chúng ta viết một cuốn truyện như ''Túp lều Bác Tôm,'' hay đọc một cuốn truyện như vậy. lý trí còn giúp ta sáng tạo ra các phong tục, điều cấm kỵ và luật pháp những thứ sẽ kiềm chế chúng ta khỏi những hành động bốc đồng khi, như những kẻ có lý trí, cảm thấy là chúng ta nên kiềm chế. Đó chính là Hiến pháp. Hiến pháp là cái được thiết lập từ trong quá khứ được áp dụng trong hiện tại, nó chính là cái tuyên bố bất kể chúng ta có thể bỏ phiếu tái bầu một vị tổng thổng yêu thích cho nhiệm kỳ thứ ba hay bất kể người Mỹ da trắng muốn chọn duy trì chế độ nô lệ, điều đó là không thể được. Chúng ta giới hạn bản thân mình. Và chúng ta ràng buộc bản thân theo cách khác nữa. Chúng ta biết khi phải lựa chọn ai đó cho một công việc, một phần thưởng chúng ta rất thiên vị bởi chủng tộc chúng ta thiên vị bởi giới tính, bởi sự hấp dẫn của người đó, và đôi khi, chúng ta nói ''Thế đấy, kiểu nó phải thế'' Nhưng lúc khác chúng ta thấy ''Đó là sai lầm" Vì thế để chiến đấu với nó, chúng ta không chỉ phải cố gắng hơn mà chúng ta còn phải tạo nên các tình huống trong đó các nguồn thông tin không thể làm chúng ta thiên vị Điều đó giải thích tại sao nhiều nhạc sỹ dàn nhạc giao hưởng đứng sau cánh gà, vì thế thông tin duy nhất mà họ có là thông tin mà họ cho là quan trọng. Tôi nghĩ rằng định kiến và thiên vị biểu hiện tính hai mặt căn bản của bản tính con người. Chúng ta có trực giác, bản năng, cảm xúc, và chúng tác động lên phán xét và hành động của chúng ta kể cả tốt và xấu, nhưng chúng ta cũng có khả năng cân nhắc hợp lý và hoạch định thông minh, chúng ta có thể sử dụng điều này, trong một vài trường hợp, để thôi thúc và nuôi dưỡng cảm xúc của chúng ta, hoặc để kiềm chế, trong những trường hợp khác. Và đó chính là cách lý trí giúp chúng ta xây một thế giới tốt đẹp hơn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một cựu chiến binh của phi thuyền Enterprise. Tôi đã bay qua dải Ngân Hà, lái một chiếc phi thuyền khổng lồ với phi hành đoàn đến từ khắp nơi trên thế giới, nhiều chủng tộc khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều di sản khác nhau, và tất cả làm việc cùng nhau, sứ mệnh của chúng tôi là khám phá những thế giới mới lạ, tìm kiếm sự sống mới và những nền văn minh mới, chúng tôi dũng cảm đi đến những nơi chưa ai từng đến. Vâng - (Vỗ tay) - Tôi là cháu trai của những người Nhật Bản nhập cư vào nước Mỹ, những người dũng cảm đi đến một thế giới mới, để tìm kiếm những cơ hội mới. Mẹ tôi được sinh ra tại Sacramento, bang California. Cha tôi là người San Francisco. Họ gặp nhau và kết hôn tại Los Angeles, và tôi được sinh ra ở nơi đó. Khi tôi 4 tuổi Trân Châu Cảng bị Nhật đánh bom vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Chỉ trong một đêm, chiến tranh thế giới nổ ra Nước Mỹ cuồng lên trong cơn hiếu chiến. Những người Nhật-Mỹ, tức những công dân Mỹ gốc Nhật bị nhìn dưới con mắt hoài nghi, sợ hãi và hận thù ra mặt đơn giản là vì chúng tôi trông giống những người đã đánh bom Trân Châu Cảng. Sự quá khích cứ thế lớn dần, đến tháng 2 năm 1942, khi tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ra lệnh rằng tất cả người Mỹ gốc Nhật ở bờ Tây nước Mỹ phải bị vây bắt ngay lập tức dù chúng tôi không hề bị buộc tội, không được xét xử, và không hề thông qua một thủ tục tố tụng nào. Tuân theo thủ tục tố tụng là nguyên tắc cốt lõi của hệ thống tư pháp. Nhưng người ta đã phớt lờ tất cả. Chúng tôi bị vây bắt bị giam giữ trong các trại giam kẽm gai ở những nơi hoang vu nhất nước Mỹ: sa mạc nóng rộp người ở Arizona, vùng đầm lầy oi bức ở Arkansas, đất hoang ở Wyoming, Idaho, Utah, Colorado, và hai trong những nơi hoang vu nhất tại California. Ngày 20 tháng 4, tôi ăn mừng sinh nhật lần thứ 5, chỉ vài tuần sau ngày sinh nhật ấy, cha mẹ tôi đánh thức em trai, em gái và tôi dậy rất sớm vào một buổi sáng nọ, và vội vã ăn mặc cho chúng tôi. Em trai tôi và tôi ở phòng khách nhìn ra cửa sổ trước, và nhìn thấy hai người lính đang tiến vào nhà. Họ mang lưỡi lê trên cây súng trường. Họ dẫm mạnh lên hiên trước và đập cửa. Cha tôi trả lời và những người lính lệnh cho chúng tôi ra khỏi nhà. Cha đưa cho em trai và tôi mang những túi hành lý nhỏ, chúng tôi ra ngoài đứng trên lề đường chờ mẹ tôi ra, và khi mẹ bước ra, bà bế cô em gái nhỏ của tôi ở một bên tay, cầm túi vải thô rất lớn bằng tay còn lại, và nước mắt chảy dài trên hai gò má. Tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng hôm đó. Nó ghim chặt vào trong trí nhớ của tôi. Chúng tôi bị dẫn ra khỏi nhà bị tống lên những toa tàu cùng với những gia đình người Mỹ gốc Nhật khác. Có những người canh gác ở cả hai đầu của mỗi chiếc xe như thể chúng tôi là những tên tội phạm. Chúng tôi bị đưa qua hai phần ba chiều dài đất nước, đu đưa trong xe lửa 4 ngày 3 đêm, đến vùng đầm lầy miền Arkansas. Tôi vẫn còn nhớ hàng rào dây thép gai đã giam hãm chúng tôi. Tôi nhớ những tháp canh gác cao với những khẩu súng máy nhắm thẳng vào người. Tôi nhớ ánh sáng từ đèn pha theo dõi khi tôi chạy ra ngoài vào ban đêm. Với một đứa trẻ 5 tuổi như tôi bấy giờ, tôi nghĩ họ tốt bụng chiếu sáng con đường để cho tôi đi tiểu. Tôi là một đứa trẻ, còn quá nhỏ để hiểu được hoàn cảnh của mình tại nơi đó. Trẻ em có thể thích nghi một cách đáng kinh ngạc. Những điều kỳ quặc bất thường với tôi cũng trở thành chuyện bình thường nơi trại tù chiến tranh. Tôi quen dần với việc xếp hàng ba lần một ngày để được ăn những món dở tệ trong một nhà ăn ồn ào. Đi tắm với cha ở vòi sen cộng cộng cũng trở nên bình thường với tôi. Ở trong nhà tù, một nhà tù với kẽm gai vây quanh, đã trở thành chuyện bình thường. Khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi được thả và được cho một tấm vé một chiều đến bất cứ nơi nào trong nước Mỹ. Cha mẹ tôi đã quyết định quay về nhà ở Los Angeles, nhưng Los Angeles không chào đón chúng tôi. Không một xu dính túi. Chúng tôi đã bị tước hết mọi thứ và thái độ thù địch cũng tăng lên. Ngôi nhà đầu tiên của chúng tôi ở Skid Row, vùng thấp kém nhất trong thành phố, sống cùng những người bị bỏ rơi, những kẻ say rượu và những người điên, mùi hôi thối của nước tiểu bao trùm, lên đường phố, hang hẻm, hành lang. Đó là một trải nghiệm kinh khủng và với bọn trẻ chúng tôi, nó thật khủng khiếp. Tôi nhớ một lần có một kẻ say rượu đi lảo đảo ngã xuống ngay trước mặt chúng tôi và bắt đầu nôn mửa. Cô em gái nhỏ của tôi bảo: "Mẹ ơi, chúng ta về nhà đi," bởi vì đằng sau dây thép gai là nơi dành cho chúng tôi, là nhà. Cha mẹ tôi đã làm việc rất chăm chỉ để đứng lên lần nữa trên đôi chân mình. Chúng tôi đã mất tất cả. Họ đi qua nửa đời người và phải bắt đầu lại từ đầu. Họ làm việc vô cùng chăm chỉ và cuối cùng gom góp đủ tiền để mua một căn nhà ba phòng ngủ trong một khu phố đẹp. Khi là một thiếu niên, tôi trở nên vô cùng tò mò về thời thơ ấu bị giam cầm của mình. Tôi đã đọc những quyển sách giáo dục công dân, tìm hiểu về những lý tưởng của nền dân chủ Mỹ. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, chúng tôi có quyền bất khả xâm phạm, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, và tôi không thể liên hệ nó với thời thơ ấu tù tội của mình. Tôi đọc những quyển sách lịch sử, và không thể tìm ra một manh mối nào. Vì thế, tôi dành nhiều thời gian với cha mình sau bữa tối, đôi khi đó là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Chúng tôi có rất nhiều, rất nhiều những cuộc trò chuyện như thế và tôi nhận được từ đó trí tuệ của cha tôi. Ông là người đã phải chịu đựng nhiều nhất trong điều kiện ngục tù, và ông hiểu về nền dân chủ Mỹ. Ông cho tôi biết rằng nền dân chủ của chúng tôi là nền dân chủ nhân dân, và nó có thể vĩ đại như những vĩ nhân, nhưng cũng có thể mắc sai lầm như chính con người. Ông nói rằng nền dân chủ Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào những người tốt những người ấp ủ lý tưởng của hệ thống dân chủ và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện nền dân chủ. Ông dẫn tôi đến các trụ sở chính của chiến dịch - nơi thống đốc của bang Illinois đang tranh cử tổng thống - và giới thiệu cho tôi về chính sách bầu cử. Ông cũng nói tôi nghe về những thanh niên người Mỹ gốc Nhật trong suốt chiến tranh thế giới thứ II. Khi Trân Châu Cảng bị đánh bom, những thanh niên Mỹ gốc Nhật, đổ xô đến bộ đăng ký nhập ngũ tình nguyện chiến đấu cho đất nước mình. Hành động yêu nước đó đã bị đáp lại bằng một cái tát vào mặt. Chúng tôi đã bị từ chối và bị liệt vào dạng kẻ thù không-ngoại lai. Thật quá đáng khi bị gọi là kẻ thù khi bạn tình nguyện đấu tranh cho đất nước mình, đã vậy từ "không-ngoại lai" còn có nghĩa là "công dân" dưới góc độ tiêu cực. Họ thậm chí còn tước đoạt từ "công dân"của chúng tôi và bỏ tù chúng tôi một năm ròng. Sau đó, chính phủ nhận ra rằng họ đang thiếu hụt nhân lực trong thời chiến cũng bất ngờ như khi họ bắt chúng tôi vào trại tập trung, họ mở cửa cho người Mỹ gốc Nhật phục vụ quân sự. Điều đó hoàn toàn vô lý, nhưng lại là một điều tuyệt vời, điều đáng kinh ngạc là hàng ngàn thanh niên người Mỹ gốc Nhật lại được bước ra từ sau những hàng rào kẽm gai, mặc những bộ đồng phục như những tên lính gác, để lại gia đình của mình trong tù, chiến đấu vì đất nước. Họ nói rằng họ sẽ chiến đấu không chỉ để đem gia đình mình ra khỏi những hàng rào kẽm gai, mà còn vì họ ấp ủ lý tưởng về một chính phủ mà họ khao khát nhưng đang bị hủy bỏ bởi những gì họ đang làm. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Họ đã chiến đấu vì đất nước này. Mọi người đã phân biệt đối xử tất cả những người Mỹ gốc Nhật và đưa đến họ các chiến trường châu Âu, và họ đã tự ném mình vào đó. Họ chiến đấu với lòng dũng cảm đáng kinh ngạc và tuyệt vời. Họ được giao phó những nhiệm vụ nguy hiểm nhất và chịu đựng tỷ lệ thương vong cao nhất so với bất kì đơn vị tương ứng nào. Có một trận chiến minh họa cho điều đó. Đó là trận chiến vì phòng tuyến Gothic. Quân Đức chiếm đóng trên sườn đồi ngọn núi này, một sườn đồi đầy đá, trong những hang động bất khả xâm phạm, và ba tiểu đoàn liên minh đã đánh vào đó trong suốt 6 tháng qua, và họ lâm vào bế tắc. Đơn vị 442 được lệnh đến hỗ trợ trận chiến, nhưng những chiến sĩ của đơn vị 442 đã nảy ra một ý tưởng độc nhất nhưng rất nguy hiểm: Mặt sau ngọn núi là một vách đá thẳng đứng. Quân Đức đã cho rằng tấn công từ phía sau là điều không tưởng. Những chiến sĩ của đơn vị 442 đã quyết định làm điều không tưởng ấy. Vào một buổi tối, trời không trăng, họ bắt đầu leo lên vách đá có quãng rơi hơn 304,80 mét đó với trang thiết bị chiến đấu đầy đủ. Họ cứ leo như thế suốt đêm dài. Trong bóng tối, một số người chẳng may hụt chân rơi xuống vực mất xác. Tất cả họ đều ngã xuống trong yên lặng Không thốt ra một tiếng, để không làm lộ vị trí của mình. Những người đàn ông ấy leo suốt 8 giờ đồng hồ, và những người lên được đến đỉnh núi đóng tại đó cho đến khi tia sáng đầu tiên xuất hiện, và ngay lúc đó, họ tấn công. Quân đội Đức bị đánh úp, quân địch đã leo lên vách núi và phá vỡ phòng tuyến Gothic. Tình trạng bế tắc suốt 6 tháng đã bị phá vỡ bởi đơn vị 442 chỉ trong vòng 32 phút. Đó là một nước đi tuyệt vời và khi chiến tranh kết thúc, đơn vị 442 trở về đất Mỹ với tư cách là đơn vị hào hùng nhất trong suốt Chiến tranh thế giới thứ II. Họ được tổng thống Truman đón tiếp tại Bãi cỏ Nhà Trắng , ông nói với họ rằng: "Các bạn không chỉ chiến đấu với kẻ thù mà còn với định kiến, và các bạn đã chiến thắng." Họ là những người hùng của tôi. Họ bám vào niềm tin về những lý tưởng sáng ngời của đất nước này, và họ đã chứng minh rằng việc được làm một người Mỹ không chỉ dành cho một số người, rằng chủng tộc không phải cách mà chúng ta định nghĩa nên người Mỹ. Họ đã mở rộng ý nghĩa của từ công dân Mỹ, là bao hàm cả những người Mỹ gốc Nhật mà họ từng sợ hãi, hoài nghi và căm ghét. Họ là tác nhân của sự thay đổi và để lại cho tôi một di sản. Họ là những vị anh hùng của tôi cha tôi là vị anh hùng của tôi, người hiểu rõ chế độ dân chủ và chỉ dạy điều đó cho tôi. Họ trao lại cho tôi một chế độ dân chủ, và trách nhiệm đi kèm tôi đã tận tụy để làm cho đất nước trở thành một nước Mỹ tốt đẹp hơn, làm cho chính phủ tôi có được nền dân chủ chân thật hơn vì những người hùng trong lòng tôi và vì những tranh đấu mà chúng tôi đã từng trải qua, tôi có thể đứng thẳng trước mặt các bạn với tư cách là một người Mỹ gốc Nhật, thậm chí còn hơn thế, tôi tự hào là một người Mỹ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn sẽ nghĩ gì khi tôi nói từ "thiết kế"? Có thể bạn sẽ nghĩ về những thứ này, đồ thủ công tinh xảo bạn có thể cầm trên tay, hoặc có thể là logo, poster hay bản đồ diễn giải một cách trực quan, những biểu tượng kinh điển của thiết kế vượt thời gian. Nhưng tôi không ở đây để nói đến kiểu thiết kế đó. Tôi muốn nói về loại mà chắc hẳn các bạn sử dụng mỗi ngày và có thể không nghĩ nhiều đến nó, những thiết kế thay đổi không ngừng và tồn tại ngay trong túi bạn. Tôi đang nói đến thiết kế về những trải nghiệm kỹ thuật số và đặc biệt là thiết kế hệ thống phổ biến đến nỗi quy mô của chúng khó có thể biết hết được. Hãy xem xét thực tế rẳng Google xử lý hơn môt tỉ truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, mỗi phút, có hơn 100 giờ phim được tải lên Youtube. Trong một ngày lượng tải lên nhiều hơn giờ phát sóng của 3 nhà mạng lớn ở Mỹ cộng lại trong 5 năm gần đây. Facebook truyền tải hình ảnh, tin nhắn và những câu chuyện của hơn 1.23 tỉ người. Nó chiếm gần 1/2 dân số Internet, và 1/6 toàn thể nhân loại. Đây là một vài sản phẩm tôi đã giúp sức thiết kế trong sự nghiệp của mình, và quy mô của nó lớn đến nỗi chúng tạo ra những thử thách về thiết kế chưa từng thấy. Thế nhưng điều thật sự khó về thiết kế theo quy mô là đây: Nó khó một phần vì nó đòi hỏi sự kết hợp của 2 điều, táo bạo và khiêm tốn — táo bạo để tin rằng thứ bạn đang làm là thứ cả thế giới muốn và cần, và khiêm tốn để hiểu rằng là một nhà thiết kế, không phải cho bạn hay hồ sơ của bạn, mà cho những người mà bạn đang hướng đến, và làm thế nào việc làm của bạn có thể giúp họ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiện nay, thật không may, không có trường nào dạy khóa học Thiết kế cho Nhân loại 101. Tôi và những nhà thiết kế khác làm việc trên loại sản phẩm này đã phải phát minh ra điều đó như cách chúng tôi đang theo đuổi. và chúng tôi tự dạy lẫn nhau những kinh nghiệm mới tốt nhất của việc thiết kế quy mô, và hôm nay tôi muốn chia sẻ một vài thứ mà tôi đã được học qua nhiều năm. Bây giờ, điều đầu tiên mà các bạn cần biết về thiết kế quy mô là những điều nhỏ nhặt rất quan trọng Đây là một ví dụ về cách làm thế nào mà 1 thiết kế rất nhỏ lại có thể tạo ra một tác động to lớn. Một nhóm tại Facebook quản lý nút "Like" trên Facebook quyết định rằng nó cần được thiết kế lại. Nút này dường như mất đồng bộ với sự phát triển của công ty và nó cần được hiện đại hóa. Giờ các bạn chắc sẽ nghĩ rằng, nó là một nút bé xíu nó có thể là một việc dễ, một thiết kế dễ dàng, nhưng không phải vậy. Hóa ra, có nhiều ràng buộc cho việc thiết kế nút bấm này. Bạn phải làm việc trong giới hạn các thông số chiều dài và rộng cụ thể. Bạn phải thật cẩn thận để làm cho nó vẫn dễ hiểu trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, và thật cẩn thận trong việc sử dụng thích hợp các gradient và đường biên sao cho nó chỉ bị thay đổi ít thôi trong các trình duyệt cũ. Sự thật là, việc thiết kế cái nút bé nhỏ này là một phiền toái lớn. Và đây là phiên bản mới của chiếc nút này, và trưởng nhóm dự án này ước tính anh ta đã dành hơn 280 giờ thiết kế lại chiếc nút trong nhiều tháng. Tại sao chúng tôi phải dành quá nhiều thời gian vào một thứ quá nhỏ bé như vậy? Vì khi bạn thiết kế quy mô, không có gì được gọi là chi tiết vặt. Chiếc nút bé nhỏ vô hại đây được nhìn thấy trung bình 22 tỉ lần mỗi ngày trên hơn 7,5 tỉ trang web. Nó là một trong những thiết kế được nhìn thấy nhiều nhất Có rất nhiều sức ép lên chiếc nút nhỏ này và nhà thiết kế đứng sau nó, nhưng với những loại sản phẩm này, bạn cần làm tốt đến những thứ nhỏ nhất. Điều tiếp theo bạn cần hiểu cách thiết kế với dữ liệu là như thế nào. Khi bạn làm về những sản phẩm như trên, bạn có một lượng thông tin khổng lồ về việc mọi người dùng sản phẩm sau đó bạn dùng nó để quyết định về thiết kế của bạn, nhưng nó không chỉ đơn giản là làm theo những số liệu. Để tôi cho bạn ví dụ giúp bạn hiểu điều tôi nói, Từ lâu Facebook đã có công cụ cho phép người dùng báo cáo các bức ảnh có vẻ là vi phạm chuẩn mực cộng đồng, như tin rác và lạm dụng. Có hàng tấn bức ảnh bị báo cáo nhưng hóa ra, chỉ một phần trăm nhỏ trong đó là vi phạm chuẩn mực cộng đồng Phần lớn chỉ là ảnh trong những bữa tiệc. Giờ là một ví dụ giả định đi sâu hơn Giả sử Laura bạn tôi đăng một tấm ảnh của tôi trong một đêm say xỉn ở quán karaoke. Đây là một giả định trong sáng, tôi cam đoan với bạn. (Tiếng cười) Giờ, tình cờ, bạn biết rằng có vài người lo rằng sếp hay nhà tuyển dụng của họ sẽ thấy những tấm ảnh đáng xấu hổ trên Facebook? Bạn có biết rằng khó tránh khỏi điều đó khi bạn làm việc tại chính Facebook không? Dẫu sao, có nhiều tấm ảnh bị báo cáo sai là tin rác và lạm dụng, Một trong các kĩ sư của nhóm đang ăn trưa. Anh ta đã nghĩ có điều gì khác đang xảy ra và anh ấy đã đúng, vì khi anh nhìn vào các hồ sơ, anh thấy phần lớn chúng từ những người yêu cầu gỡ ảnh của chính họ xuống. Đây là một viễn cảnh mà cả đội chưa bao giờ nghĩ đến trước đây. Nên họ đã thêm một tính năng mới cho phép người dùng nhắn tin đến bạn bè yêu cầu người đó gỡ ảnh mình xuống. Nhưng việc này không hiệu quả. Chỉ có 20% người dùng gửi tin nhắn đến bạn họ. Nên cả nhóm đã quay trở lại vấn đề. Họ tham khảo các chuyên gia trong việc giải quyết bất hòa. Họ còn nghiên cứu các quy tắc thông dụng về ngôn ngữ lịch sự, thứ mà tôi còn không ngờ tồn tại đến khi thực hiện cuộc khảo sát này. Và họ thấy một thứ rất thú vị. Họ phải làm nhiều hơn là hỗ trợ người dùng yêu cầu bạn bè gỡ ảnh họ xuống. Họ phải giúp người dùng nói với bạn mình cảm xúc của họ về bức ảnh. Đây là cách mọi việc hoạt động ngày nay. Tôi tìm thấy bức ảnh giả định này của tôi nó không phải tin rác, không bị lạm dụng nhưng tôi không muốn nó hiện trên mạng. Vậy tôi báo cáo nó và nói, "Tôi có mặt trong bức ảnh này và tôi không thích điều đó," rồi họ sẽ đi vào chi tiết, Tại sao bạn không thích ảnh này của bạn? Rồi tôi chọn "Nó thật xấu hổ". Sau đó tôi được khuyến khích nhắn tin cho bạn tôi nhưng đây là sự khác biệt lớn. Tôi được cấp các mẫu câu từ gợi ý sẵn giúp tôi giao tiếp với Laura bức ảnh làm tôi cảm thấy như thế nào. Cả nhóm tôi nhận thấy rằng thay đổi tương đối nhỏ này có ảnh hưởng rất lớn. Trước đây chỉ có 20% người dùng gửi tin nhắn tới bạn họ, giờ con số là 60%, và khảo sát cho thấy mọi người ở cả hai phía cuộc hội thoại có được cảm giác tốt hơn. Một khảo sát tương đồng cho thấy 90% bạn của bạn muốn biết liệu họ có làm gì phật ý bạn. Tôi không biết 10% còn lại là ai, nhưng có lẽ đó là khi tính năng "Unfriend" được dùng đến. Bạn có thể thấy, những quyết định này tạo điều khác biệt lớn. Tất nhiên, chúng tôi dùng nhiều dữ liệu để ra quyết định, nhưng chúng tôi cũng đặt nặng về việc nghiên cứu, thử nghiệm, trực giác, dễ sử dụng với người dùng. Đó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đôi khi những nhà thiết kế ra những sản phẩm này được gọi là "người điều hướng dữ liệu" một nhóm chỉ toàn dẫn chúng ta đến những điều điên dại. Thực tế, có thể là do sự thiếu sót của chúng tôi không thử nghiệm nghiêm ngặt các thiết kế trong khi rất nhiều người tin vào chúng tôi làm điều đúng đắn, nhưng những dữ liệu thống kê không bao giờ thay thế được trực giác Dữ liệu có thể giúp một thiết kế hay trở nên vĩ đại, nhưng nó không thể làm một thiết kế tồi trở nên tốt Điều tiếp theo mà bạn cần hiểu như là một nguyên lý đó là, khi bạn đưa ra một sự thay đổi, bạn cần cực kì cẩn trọng. Tôi thường nói đùa rằng tôi dành phần lớn thời gian thiết kế buổi ra mắt cho sự thay đổi như chính tôi thực hiện sự thay đổi vậy, và tôi chắc chắn chúng ta đều hiểu rằng khi một thứ chúng ta hay sử dụng bị thay đổi và rồi chúng ta phải điều chỉnh. Thực tế là, mọi người có thể trở nên thành thạo khi sử dụng các thiết kế tồi và ngay cả khi sự thay đổi là tốt hơn cho họ về lâu về dài nó vẫn gây ra một sự bực dọc đến khó tin và điều này đặc biệt đúng với nền tảng mà nội dung do người dùng tạo ra, bởi mọi người có thể đòi hỏi sở hữu chính đáng. Vài năm về trước, khi tôi còn làm việc tại Youtube, chúng tôi đã tìm cách khuyến khích mọi người xếp hạng video, và rất thú vị khi chúng tôi nhìn vào dữ liệu, chúng tôi thấy rằng hầu hết mọi người chỉ dùng đến mứcc cao nhất - nút 5 sao, những người khó tính thì dùng nút 1 sao. và hầu như chẳng ai dùng đến 2, 3 hay 4 sao. Nên chúng tôi quyết định đơn giản hóa thành kiểu bầu chọn nhị phân, chỉ lên hoặc xuống Sử dụng nó dễ hơn nhiều. Nhưng mọi người đã quá quen với kiểu hệ thống xếp hạng 5 sao. Người đăng các video rất thích những xếp hạng đó. Hàng triệu, hàng triệu người đã quen với thiết kế cũ. Vì vậy, để giúp mọi người chuẩn bị chính họ cho sự thay đổi và thích nghi nhanh hơn với thiết kế mới, chúng tôi đã công bố biểu đồ dữ liệu chia sẻ với cộng đồng sự hợp lý của những gì chúng tôi đã làm, và cả việc kết hợp với ngành công nghiệp lớn hơn thông qua đàm thoại, mà kết quả của nó là một dòng tít mà tôi thích nhất trên trang TechCrunh "YouTube nhận ra hệ thống đánh giá 5 sao: thật sự vô dụng." Thật sự không thể hoàn toàn loại bỏ sự ác cảm khi bạn thay đổi những sản phẩm có rất nhiều người dùng. Ngay cả khi chúng tôi đã cố gắng làm đúng, chúng tôi vẫn nhận được lũ lượt video chống đối và email đầy giận dữ và ngay cả một bưu phẩm cũng phải được quét để kiểm tra an toàn, nhưng chúng tôi phải ghi nhớ rằng mọi người quan tâm dữ dội đến việc này bởi vì những sản phẩm này, công việc này, rất, rất quan trọng đối với họ Giờ đây, chúng ta biết rằng chúng ta phải cẩn trọng cho sự tập trung vào chi tiết, chúng ta phải nhận thức rõ về cách chúng ta sử dụng dữ liệu trong quy trình thiết kế cùa mình, và chúng ta phải giới thiệu sự thay đổi rất, rất cẩn thận, Vâng, những điều này cực kì hữu ích. Chúng được dùng rất nhiều trong thiết kế quy mô. Nhưng sẽ không có nghĩa gì cả nếu bạn không hiểu một vài điều còn cơ bản hơn nhiều. Bạn phải hiểu đối tượng bạn đang nhắm đến. Khi bạn đặt ra mục tiêu thiết kế cho hết thảy nhân loại, và bạn nghiêm túc bắt đầu theo đuổi mục tiêu đó, đôi lúc bạn sẽ đâm phải những bức tường trong lớp vỏ bọc mà bạn đang sống Hiện nay, tại San Francisco, chúng tôi có vài sự khó chịu khi đi vào những vùng không có sóng vì không thể dùng điện thoại để tìm đường đến một quán cà phê nhạc jazz. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn phải lái xe 4 tiếng đồng hồ để sạc pin của bạn bởi vì bạn không có nguồn điện đang tin cậy nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể truy cập vào thư viện công cộng? Nếu nước của bạn không có tự do báo chí? Vậy thì những sản phẩm này có ý nghĩa gì với bạn? Đó là cách Google, YouTube và Facebook được nhìn nhận từ phần đông thế giới, và đó là những gì họ nghĩ của gần 5 tỷ người còn lại về việc online. Thiết kế cho điện thoại giá rẻ không phải là một công việc quyến rũ, nhưng nếu bạn muốn thiết kế cho toàn bộ thế giới bạn phải thiết kế cho nơi mà họ sống, không phải nơi bạn đang ở. Làm sao để giữ bức tranh lớn, rất lớn này trong tâm trí? Chúng ta phải đi ra khỏi lớp bọc của mình để nhìn, nghe và để hiểu những người chúng ta đang nhắm đến. Chúng ta sử dụng sản phẩm của mình bằng các thứ tiếng khác để chắc rằng nó vẫn hoạt động tốt. Và chúng ta tập dùng một trong những chiếc điện thoại của họ để hiểu thực tế của họ Vậy chúng có ý nghĩa gì với việc thiết kế toàn cầu? Nó có nghĩa là rất khó và đôi khi là công việc điên rồ để cải thiện và nâng cấp sản phẩm. Tìm kiếm táo bạo và khiêm tốn để làm điều đúng đắn có thể khá là mệt mỏi, và về phần khiêm tốn, là phần khó khăn trong việc thiết kế. Bởi vì sản phẩm luôn thay đổi, mọi thứ mà tôi đã thiết kế trong sự nghiệp của mình trôi đi khá nhiều, và tất cả những gì tôi sẽ thiết kế rồi cũng mất dần. Nhưng đây là những gì còn lại: không bao giờ mất đi sự xúc động khi góp phần vào một điều gì đó rất lớn, rất khó để nhìn hết được nó, và mong rằng nó có thể thay đổi thế giới. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Thật run khi được đứng đây giữa những người giỏi nhất trong những người giỏi. Tôi ở đây để kể cho các bạn một vài câu chuyện về lòng đam mê. Có một câu nói Do Thái mà tôi yêu thích. Điều gì thật hơn cả sự thật? Trả lời: Câu chuyện. Tôi là một người kể chuyện. Tôi muốn truyền đạt những điều thật hơn cả sự thật. về những con người bình thường chúng ta. Mọi câu chuyện hấp dẫn tôi, và một số ám ảnh tôi cho đến khi tôi phải đặt bút viết chúng. Một vài chủ đề liên tục xuất hiện: công lý, sự chung thuỷ, bạo lực, cái chết, các vấn đề chính trị và xã hội, và tự do. Tôi ý thức về bí ẩn quanh chúng ta, vì thế tôi viết về những điều ngẫu nhiên, những điềm báo, cảm xúc, những giấc mơ, sức mạnh của thiên nhiên, phép màu. Trong 20 năm vừa qua tôi đã xuất bản một vài cuốn sách, nhưng vẫn luôn là một người vô danh cho đến tháng Hai năm 2006, khi tôi mang cờ Olympic ở Thế vận hội Mùa Đông ở Italy. Việc đó biến tôi thành một ngôi sao. Bây giờ người ta nhận ra tôi ở Macy's, và lũ cháu thì nghĩ rằng tôi thật tuyệt. (Tiếng cười) Cho phép tôi kể cho bạn nghe về bốn phút nổi tiếng của mình. Một thành viên ban tổ chức buổi lễ Olympic, trong lễ khai mạc, gọi tôi và thông báo tôi đã được chọn làm một trong những người giương cờ. Tôi đáp lời rằng đây chắc hẳn là một sự nhầm lẫn bởi không ai có thể tệ hơn tôi về khoản thể dục thể thao. Thực ra, tôi còn không chắc có thể đi quanh sân vận động mà không phải chống gậy. (Tiếng cười) Tôi được bảo rằng đây hoàn toàn không phải chuyện đùa. Đó là lần đầu tiên chỉ có phụ nữ được giương cờ Olympic. Năm phụ nữ, đại diện cho năm châu lục, và ba vận động viên đạt Huy chương vàng Olympic. Lúc đó tự nhiên tôi hỏi tôi sẽ mặc gì? (Tiếng cười) Một bộ đồng phục, cô ấy bảo, và hỏi số đo của tôi. Số đo của tôi. Tôi có thể mường tượng ra mình trong một cái áo choàng thùng thình, trông giống như Michelin Man. (Tiếng cười) Vào giữa tháng Hai, tôi tới Turin, nơi những đám đông nhiệt tình cổ vũ mỗi khi một trong 80 đội thi Olympic xuất hiện trên phố. Những vận động viên đó đã hy sinh tất cả để tham gia thi đấu. Họ đều xứng đáng chiến thắng, nhưng còn có yếu tố may mắn nữa. Một bông tuyết, một inch băng, sức gió, có thể quyết định kết quả của một cuộc đua hay một trận đấu. Tuy thế, điều thực sự quan trọng - hơn cả sự khổ luyện hay may mắn - là trái tim. Chỉ một trái tim quả cảm và quyết tâm mới có thể giành được Huy chương vàng. Phải có đam mê. Những con phố Turin ngập trong những tấm quảng cáo màu đỏ với slogan của Olympics. Đam mê là ở đây. Không phải điều đó luôn đúng sao ? Trái tim thúc đẩy chúng ta và quyết định số phận của mình. Đó là thứ tôi cần ở những nhân vật trong những cuốn sách của mình: một trái tim đầy đam mê. Tôi cần những người mang suy nghĩ và tư tưởng độc lập, những nhà phiêu lưu, những người ngoại đạo, những nhà cách mạng, những người luôn đặt câu hỏi, bẻ cong luật lệ và chấp nhận mạo hiểm. Những người như tất cả các bạn trong căn phòng này. Người tốt với những suy nghĩ bình thường sẽ không tạo nên những nhân vật thú vị. (Tiếng cười) Họ chỉ có thể làm một ông chồng cũ hay bà vợ cũ tốt. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Trong căn phòng màu xanh ở sân vận động, tôi gặp những người giương cờ khác: ba vận động viên, và các diễn viên Susan Sarandon và Sophia Loren. Ngoài ra, có hai người phụ nữ với trái tim đầy đam mê. Wangari Maathai, người đoạt giải Nobel từ Kenya nhờ trồng 30 triệu cây xanh. Bằng cách làm thế, bà đã cải thiện đất, khí hậu, ở một số nơi ở châu Phi, và tất nhiên là cả tình trạng kinh tế ở nhiều ngôi làng. Và có Somaly Mam, một nhà hoạt động người Campuchia, người đã đấu tranh kiên cường chống lại mại dâm trẻ em. Khi cô 14 tuổi, người ông bán cô cho một nhà chứa. Cô kể với chúng tôi về những bé gái bị hãm hiếp bởi đàn ông tin rằng quan hệ với gái trinh còn trẻ sẽ chữa họ khỏi AIDS. Và về những nhà chứa nơi những bé gái bị buộc phải tiếp 5, 15 khách một ngày, và nếu chống lại, các em sẽ bị tra tấn bằng điện. Trong căn phòng xanh tôi nhận đồng phục. Đó không phải loại tôi thường mặc, nhưng nó cũng không phải bộ giống như của Michelin Man mà tôi đã tưởng tượng. Nó thực sự không tệ Trông tôi như một cái tủ lạnh. (Tiếng cười) Nhưng hầu hết những người cầm cờ đều như vậy, trừ Sophia Loren Biểu tượng toàn cầu của sắc đẹp và lòng đam mê Sophia đã hơn 70 tuổi và trông thật hoàn hảo Trông bà gợi cảm, mãnh dẻ và cao với màu da rám nắng Làm sao để có làn da rám nắng và không có vết nhăn như vậy? Tôi không biết. Khi được hỏi trong một buổi phỏng vấn trên TV, "Làm thế nào trông bà lại khỏ mạnh như vậy?" Bà trả lời, "Tư thế. Lưng của tôi luôn luôn thẳng, và tôi không phát ra âm thanh của người già." (Tiếng cười) Vậy đó, vậy là các bạn có những lời khuyên miễn phí từ một trong những người phụ nữ đẹp nhất trái đất. Không cằn nhằn, không ho, không khò khè. không nói chuyện 1 mình, mà không đánh rắm. (Tiếng cười) Thật ra, bà không có nói chính xác như vậy. (Tiếng cười) Vào khoảng giữa đêm, Chúng tôi tập hợp phía sau sân vận động và người ta giới thiệu cờ Olympic, rồi nhạc bắt đầu nổi lên -- như nhạc ở đây vậy, Bản Aida March. Sophia Loren đứng ngay phía trước tôi - bà cao hơn tôi khoảng 30cm chưa kể mái tóc của bà. (Tiếng cười) Bà đi thật thanh lịch, như con hươu cao cổ trên sa mạc Châu Phi, cầm cờ phía trên lưng. Còn tôi bước chậm chạp phía sau -- (Tiếng cười) -- trên đầu ngón chân, và cầm cờ với sải tay dang rộng, vậy nghĩa là đầu tôi thật sự ở dưới cái lá cờ chết tiệt đó. (Tiếng cười) Tất cả máy quay, dĩ nhiên, hướng về Sophia Điều đó thật may mắn cho tôi, vì hầu hết những tấm hình trên báo tôi cũng xuất hiện, mặc dù ở giữa 2 chân của Sophia (Tiếng cười) Nơi hầu hết đàn ông đều muốn. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) 4 phút đẹp nhất của cả cuộc đời tôi là khoảng thời gian ở sân vận động Olympic Chồng tôi không thích khi tôi nói như vậy - mặc dù tôi đã giải thích với ông ấy những điều chúng tôi làm khi ở riêng với nhau thường ít hơn 4 phút - (Tiếng cười) -- nên ông ấy không nên xem chuyện đó là chuyện cá nhân Tôi lưu giữ tất cả mẫu tin về 4 phút tuỵêt vời đó, vì tôi không muốn quên chúng khi tuổi già bắt đầu phá hủy những tế bào não của tôi. Tôi muốn giữ mãi trong trái tim mình điều quan trọng nhất về Olympics -- - đam mê. Bây giờ tôi sẽ kể câu chuyện về niềm đammê Năm đó là 1998, tại trai tù của những người tị nạn Tutsi ở Congo. Nhân đây, 80% những người tị nạn trên thế giới là phụ nữ và những bé gái. Chúng ta có thể gọi nơi đó là một trại chết, vì những người không bị giết sẽ chết vì bệnh tật hay vì đói. Vai chính trong câu chuyện này là người phụ nữ trẻ, Rose Mapendo, và những đứa con của cô. Cô mang thai và là một phụ nữ góa chồng. Những tên lính buộc cô phải chứng kiến cảnh chồng mình bị tra tất và giết. Bằng cách nào đó cô đã bảo vệ được 7 đứa con nhỏ, và sau đó vài tháng, cô sinh non một cặp song sinh. 2 bé trai bé bỏng. Cô tự cắt dây rốn với một cái que, và buộc chúng lại bằng chính tóc của mình Cô đặt tên cho 2 đưa bé theo tên của sĩ quan chỉ huy trại để lấy lòng họ, và nuôi chúng bằng lá trà đen vì cô không đủ sữa cho chúng. Khi tên lính vào trong xà lim của cô và lôi bé gái lớn nhất đi, cô một mực nắm lấy cô bé và nhất quyết không bỏ ra, thâm chí ngay cả khi họ chỉa súng vào đầu cô. Gia đình cô sống sót được trong 16 tháng, và sau đó, bằng sự may mắn kỳ diệu, và trái tim quả cảm của một quý ông người Anh, Sasha Chanoff, người đã giúp đưa cô lên máy báy giải cứu của Mỹ, Rose Mapendo và 9 đứa con của mình đã đến Phoenix, Arizona, để sinh sống và phát triển Mapendo, theo tiếng Swahili, nghĩa là tình yêu lớn. Nhân vật chính trong những quyển sách của tôi cũng là những phụ nữ mạnh mẽ như Rose Mapendo. Tôi không tạo ra họ. Tôi không cần phải làm vậy Tôi nhìn xung quanh và tôi thấy họ ở tất cả mọi nơi. Tôi đã làm việc với phụ nữ và vì phụ nữ cả đời tôi. Tối biết họ rất rõ Tôi được sinh ra từ lâu rồi, tại điểm tận cùng của thế giới, trong một gia đình bảo thủ theo đạo công giáo. Không ngạc nhiên gì khi lên 5 tôi đã bắt đầu đấu tranh vì nữ quyền - mặc dù khái niệm đó chưa đến Chile, vì thể mọi người không biết lúc đó tôi đang bị bệnh gì. (Tiếng cười) Không lâu sau đó tôi nhận ra rằng tôi phải trả giá rất cao cho sự tự do, và cho những thắc mắc của mình về chế độ gia trưởng. Nhưng tôi rất vui để trả giá, vì cứ mỗi lần tôi gặp vấn đề, tôi có thể trả đòn gấp đôi. (Tiếng cười) Một lần, khi con gái tôi Paula 20 tuổi cô bé nói đấu tranh vì nữ quyền đã qua rồi, tôi nên dừng lại đi. Chúng tôi đã có một trận cãi nhau rất đáng nhớ. Đấu tranh vì nữ quyền đã xưa rồi? Đúng, cho những phụ nữ có nhiều đặc quyền như con gái tôi và tất cả chúng ta ở đây hôm nay, nhưng không phải cho những chị em ở phần còn lại của thế giới những người vẫn đang bị ép buộc tảo hôn, lạm dụng tình dục, và lao động cực khổ -- Họ có những đứa con mà họ không muốn và không thể nuôi Họ không có bất cứ quyền kiểm soát nào trên cơ thể cũng như cuộc sống của họ. Họ không được giáo dục và không có tự do. Họ bị trói, bị đánh và thậm chí còn bị giết, Đối với hậu hết phụ nữ trẻ phương Tây ngày nay, bị gọi là nhà vận động vì nữ quyền là sự sỉ nhục. Phong trào đòi nữ quyền không bao giờ gợi cảm hết, nhưng để tôi cam đoan với bạn tôi vẫn hay tán tỉnh và chưa từng thiếu đàn ông (Tiếng cười) Phong trào đòi nữ quyền chưa chết, Nó đã phát triển. Nếu bạn không thích tên gọi như vậy, thì hãy, vì Chúa, thay đổi nó đi Hãy gọi nó là Aphrodite, hay Venus hay bất cứ thứ gì bạn muốn, điều đó không quan trọng, miễn là chúng ta hiểu ý nghĩa của chúng và ủng hộ chúng. Vây đây là một câu chuyện khác về sự đam mê, lần này là một câu chuyện buồn. Câu chuyện diễn ra ở một phòng bệnh nhỏ dành cho phụ nữ ở Bangladesh. Vào năm 2005 Jenny là người vệ sinh răng trẻ tuổi người Anh người đã đến làm tình nguyện viên ở phòng khám trong suốt kỳ nghĩ 3 tuần của cô. Cô dự định sẽ làm vệ sinh cho răng, nhưng khi cô đến, cô nhận ra rằng ở đây không có bác sĩ, không có nha sĩ và phòng bệnh chỉ là một túp lều đầy ruồi. Ở ngoài, phụ nữ xếp thành hàng dài đợi hàng tiếng đồng hồ đều được điều trị Bệnh nhân đầu tiên đang bị đau hết sức đau khổ vì cô ta đang bị sâu vài cái răng hàm. Jenny nhận ra rằng giải pháp duy nhất là nhỏ đi cái răng sâu. Cô thì lại không có bằng cấp để làm việc đó, cô cũng chưa làm điều đó bao giờ. Cô đã mạo hiểm rất nhiều và cô hoảng sợ. Cô thậm chí còn không có những thiết bị phù hợp nhưng cũng may là cô có mang theo một ít Novacaine. Jenny có một trái tìm rất dũng cảm và đầy nhiệt huyết. Cô cầu nguyện và bắt đầu phẩu thuật Cuối cùng, bệnh nhân đã phục hồi hôn lên đôi tay cô. Vào ngày đó một người làm vệ sinh răng đã nhổ thêm nhiều cái răng nữa. Sáng hôm sau, khi cô quay trở lại phòng bệnh, bệnh nhân đầu tiên hôm qua của cô đang đợi ở ngoài với người chồng. Khuôn mặt của người phụ nữ nhìn như quả dưa hấu. Nó đã bị sưng phồng lên đến mức không thể nhìn thấy đôi mắt. Người chồng, đầy hoảng sợ, đã dọa sẽ giết cô bác sĩ. Jenny hoảng sợ với những gì cô đã làm, nhưng sau đó người phiên dịch giải thích rằng tình hình người bệnh nhu vậy không phải vì ca phẫu thuật hôm qua. Người trước đó, chồng của cô ta đã đánh cô vì cô không có ở nhà để chuẩn bị cơm tối cho ông. Ngày nay vẫn còn hàng triệu người phụ nữ phải sống nhu vậy Họ là những người nghèo nhất của những người nghèo. Mặc dù phụ nữ chiềm 2/3 số lao động toàn thế giới, Họ sở hữu ít hơn 1% tài sản của toàn thế giới. Họ được trả ít hơn đối với cùng một công việc nếu họ được trả lương, và cuộc sống vẫn rất bấp bênh vì họ không có độc lập về tài chính và họ hằng ngày đe dọa bằng sự bóc lột, bạo lực và lạm dụng. Sự thật là việc bạn cho phụ nữ giáo dục, công việc, và khả năng kiểm soát thu nhập, thừa kế và tài sản cá nhân của họ sẽ giúp ích nhiều cho xã hội. Nếu phụ nữ được trao quyền, con cái và gia đình của họ sẽ có nhiều lợi ích. Nếu gia đình hạnh phúc, làng mạc sẽ phát triển, và cuối cùng là cả đất nước sẽ thịnh vượng. Wangari Maathai đến một ngôi làng ở Kenya. Bà nói chuyện với phụ nữ, và giải thích rằng đất đai ở đây rất cằn cỗi. vì họ đã cắt và bán hết cây cối. Bà giúp những phụ nữ đó trồng cây mới và chăm sóc chúng, từng chút từng chút một. Sau khoảng 5 đến 6 năm, họ có 1 ngôi rừng, đất đai trở nên màu mỡ, và cả ngôi làng được cứu sống. Những xã hội nghèo và lạc hậu nhất là những xã hội xem nhẹ vai trò của phụ nữ. Vậy mà sự thật hiển nhiên này lại bị chính phủ và cả những tổ chức từ thiệt phớt lờ. Cho mỗi đồng được đặt vào chương trình của phụ nữ, 20 đồng được dùng để hỗ trợ cho đàn ông. Phụ nữa chiếm 51% cả nhân loại. Tiếp sức cho họ sẽ thay đổi tất cả mọi thứ -- nhiều hơn cả công nghệ, thiết kế và giải trí. Tôi có thể cam đoan rằng khi phụ nữ làm việc chung với nhau -- được kết nối, thông tin và giáo dục -- có thể đem lại hòa bình và thịnh vượng cho hành tinh đang bị bỏ rơi này. Trong tất cả cuộc chiến ngày nay, hầu hết thương vong là dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Họ là những thiệt hại do vô ý. Đàn ông đang điều hành thế giới này, và hãy nhìn tình trạng hỗn độn này. Chúng ta đang muốn một thế giới như thế nào? Đây là câu hỏi cơ bản mà hầu hết chúng ta đang tự hỏi. Có ý nghĩa gì không khi chúng ta tham gia vào trật tự thế giới hiện tại? Chúng ta muốn một thế giới nơi cuộc sống được bảo vệ, và chất lượng cuộc sống được đảm bảo cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ những người có đặc ân. Tháng một vừa qua tôi đã dự buổi triển lãm các tác phẩm của Fernando Botero tại thư viện UC Berkeley. Không một bảo tàng hay phòng tranh nào tại Mỹ, trừ phòng tranh New York trưng bày tác phẩm của Botero, dám cho phép triễn lãm tác phẩm vì đề tài của nó là về nhà tù Abut Ghraib. Chúng là những bức tranh lớn về sự tra tấn và lạm dụng quyền lực, theo nhiều phong cách Botero Tôi không thể loại bỏ những bức ảnh đó ra khỏi tâm trí và trái tim của mình. Điều tôi lo lắng nhất là quyền lực không bị trực phạt. Tôi sợ sự lạm dụng quyền lực, và quyền lạm dụng người khác. Đối với con người, đàn ông định nghĩa thực tế, và buộc tất cả còn lại chấp nhận thực tế đó và tuân thủ luật lệ. Những luật lệ thay đổi thường xuyên, nhưng chúng đều có lợi cho họ, và trong trường hợp là hiệu ứng lan tỏa, dù không hiệu qủa trong nên kinh tế, diễn ra một cách hoàn hảo. Sự lạm dụng ảnh hưởng từ cao xuống thấp Phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là những người nghèo, sống ở đáy xã hội. Thâm chí người đàn ông túng thiếu nhất cũng có ai đó để họ lạm dụng -- một người phụ nữ hay 1 đứa bé Tôi chán ngấy với loại quyền lực số ít người áp dụng cho số đông người khác vượt qua cả giới tính, thu nhập, chủng tộc và giai cấp. Tôi nghĩ đã đến lúc để tạo ra những thay đổi nền tảng trong nên văn minh của chúng ta. Nhưng để thực sự thay đổi, chúng ta cần năng lực của phụ nữ trong việc quản lý thế giới này. Chúng ta cần số lượng phụ nữ nhất định trong vị trí cả quyền lực, và chúng ta cần nuôi dưỡng năng lượng nữ tính trong đàn ông. Dĩ nhiên tôi đang nói đến đàn ông với tinh thần trẻ trung. Người già thì vô vọng rồi, chúng ta phải đợi cho họ chết đi thôi. Tiếng cười Vâng, tôi sẽ rất thích nêu có được đôi chân dài của Sophia Loren và bộ ngực huyền thoại đó. Nhưng nếu được chọn, tôi sẽ chọn một trái tim của chiến binh Wangari Maathai, Somaly Mam, Jenny, và Rose Mapendo. Tôi muốn tạo ra một thế giới đẹp. Không phải tốt hơn mà là đẹp hơn. Tại sao không? Điều đó có thể mà. Hãy nhìn quanh phòng này -- với tất cả kiến thức, năng lượng, tài năng và kỹ thuật này. Chúng ta hãy cùng xắn tay áo lên và làm việc, một cách thật nhiệt tình, để tạo ra một thế giới hoàn hảo. Cám ơn Vào ngày 10 tháng 3 năm 2011 Trong khi tôi đang ở Viện công nghệ Massachusetts, bang Cambridge gặp gỡ những sinh viên, nhân viên khoa ngành và chúng tôi đã cùng nhau xem xét xem liệu rằng tôi có nên làm chủ tịch kế nhiệm hay không Đúng nửa đêm hôm đó một trận động đất 9 độ richter đổ bộ vào vùng duyên hải Thái Bình Dương ở Nhật Bản Vợ cùng gia đình tôi lúc đó đang ở Nhật, và khi dòng tin bắt đầu được lan truyền, tôi đã rất sợ hãi. Tôi nhìn chăm chăm vào dòng tin đang chạy và lắng nghe những phiên họp báo của những nhà chức trách chính phủ và Công ty Năng lượng Tokyo và nghe ngóng những thông tin từ vụ nổ này tại những lò phản ứng hạt nhân và đám mây phóng xạ này đang tiến về phía nhà chúng tôi cách đó chỉ khoảng 200km Và những người xuất hiện trên TV không nói với chúng tôi bất kì thứ gì chúng tôi cần. Tôi muốn biết rằng điều gì đang xảy ra với lò phản ứng, điều gì đang xảy ra với chất phóng xạ, liệu gia đình tôi có trong vùng nguy hiểm hay không. Do đó, tôi đã làm những gì mà bản năng cho phép và tôi nghĩ đó là việc đúng đắn, đó là lên mạng Internet và cố tìm hiểu nếu tôi có thể giúp một tay hay không. Qua mạng, tôi thấy rằng có rất nhiều người khác giống như tôi đang cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra, và chúng tôi đã tập hợp lại hình thành một nhóm và chúng tôi gọi đó là Safecast và chúng tôi quyết định sẽ cố gắng để đo nồng độ phóng xạ và thu thập dữ liệu từ những người khác, bởi rõ ràng rằng chính phủ sẽ không làm thế cho chúng tôi. Ba năm sau, chúng tôi sở hữu 16 triệu điểm dữ liệu, chúng tôi vừa mới thiết kế thành công máy đếm Geiger mà các bạn có thể tải những bản thiết kế của nó và đưa nó vào mạng. Chúng tôi có một ứng dụng có thể cho bạn thấy được hầu hết chất phóng xạ ở Nhật Bản cũng như ở bất cứ đâu trên thế giới. Chúng tôi tự nhận thấy chúng tôi đã thực hiện một trong số những dự án khoa học thành công nhất trên thế giới và chúng tôi đã tạo ra các cách thức đo số liệu phóng xạ lớn nhất. Và điều thú vị ở đây chính là làm thế nào - (vỗ tay) - Xin cám ơn. Làm thế nào mà một nhóm những người nghiệp dư những người mà thực sự không hiểu rõ những gì chúng tôi đang làm bằng cách nào đó tìm đến với nhau và làm những gì mà các tổ chức phi chính phủ cũng như Chính phủ chắc chắn không thể thực hiện được? Và tôi gợi ý rằng có lẽ nên làm một thứ gì đó liên quan đến Internet. Nó không phải là may rủi. Nó không phải là điều may mắn, và cũng không phải vì chúng tôi. Nó thành công bởi nó là một sự kiện đã kéo chúng tôi lại với nhau, nhưng đó cũng là một hướng đi hoàn toàn mới được hỗ trợ bởi Internet và rất nhiều yếu tố khác đang diễn ra lúc đó, và tôi muốn nói một chút về những quy luật mới đó là gì. Vậy thì nhớ đến thời kì tiền Internet? (Cười lớn) Tôi gọi đó là B.I. Được chứ? Vậy thì, trong thời kì tiền Internet, cuộc sống thật đơn giản. Mọi thứ đều theo quy luật Ơ-clit, Niu-tơn, một số thứ dựa trên phán đoán. Con người cố gắng phán đoán về tương lai, thậm chí là những nhà kinh tế. Và sau đó Internet xuất hiện, và thế giới trở nên cực kì hỗn độn, cực kì rẻ rúng, cực kì nhanh chóng, và những quy luật Niu-tơn kia mà chúng ta đã từng tôn sùng hóa ra chỉ là những tập tục địa phương, và những gì chúng ta thấy được trong đó là một thế giới hoàn toàn không thể đoán trước được nơi mà hầu hết mọi người đang tồn tại đang làm việc với hàng tá những loại luật lệ và tôi muốn nói một chút về vấn đề này. Trước khi có Internet, nếu bạn nhớ, khi chúng ta cố gắng tạo ra những loại dịch vụ, cái bạn sẽ làm chính là tạo ra lớp phần cứng và lớp mạng và phần mềm và nó trị giá hàng triệu đô la để tạo ra bất kì thứ gì đó có giá trị lớn lao. Vậy nên khi mất đến hàng triệu đô để tạo ra thứ gì đó có giá trị lớn lao. điều bạn sẽ hướng tới chính là một tấm bằng MBA (Cứ nhân quản trị kinh doanh) để phác thảo nên một kế hoạch và kiếm tiền Từ hệ thống quản lý phiên bản hoặc các công ty lớn, và sau đó chắc bạn sẽ thuê những nhà thiết kế và những kĩ sư, và học sẽ xây dựng nên mọi thứ. Đây chính là thời kì tiền Internet, gọi tắt là B.I, hình mẫu cải tiến. Điều gì đã xảy ra sau khi Internet khiến cái giá của sự cải tiến đi xuống trầm trọng do chi phí lao động, chi phí phân phối, chi phí dành cho truyền thông, và luật của Moore đã tạo ra nó và vì thế cái giá của sự thử nghiệm một thứ mới mẻ trở nên gần như bằng 0, và vì vậy bạn có Google, Facebook, Yahoo, những sinh viên đã không có sự cho phép nào - sự tiến bộ không được phép - đã không được sự cho phép, không có PowerPoints, họ chỉ tạo ra món đồ đó, sau đó họ góp tiền, và sau đó họ phân loại để tìm ra một chiến lược kinh doanh và có lẽ về sau họ đã thuê vài cử nhân MBA. Vậy nên Internet đã tạo nên sự cải tiến, ít nhất là trong công nghệ phần mềm và ngành dịch vụ, để đi từ một mô hình cải tiến theo định hướng quản trị kinh doanh đến một mô hình cải tiến theo định hướng của một kĩ sư, và nó đã thúc đẩy sự cải tiến đến đỉnh, đến những căn phòng áp mái, đến những sự khởi đầu, tách khỏi những viện nghiên cứu lớn, những viện nghiên cứu lâu đời tẻ nhạt đầy quyền lực và tiền bạc cũng như khả năng. Và chúng ta đều biết đến điều này. Chúng ta đều biết nó đã diễn ra trên mạng Internet. Hóa ra, nó cũng đang diễn ra cả với những thứ khác nữa. Tôi sẽ cho một vài ví dụ như sau. Tại Media Lab, chúng tôi không chỉ tạo ra phần cứng. Chúng tôi làm mọi việc. Chúng tôi làm sinh học, chúng tôi làm phần cứng, và Nicholas Negroponte đã nói một câu nổi tiếng rằng: "Thử hay là chết," khi phản đối lại "Công bố hay là chết", đó là cái cách nghĩ truyền thống mang đậm tính lý thuyết. Và ông ấy thường nói rằng, bản dùng thử chỉ phải làm việc một lần duy nhất, bởi cái cách thức chủ yếu mà chúng ta tác động đến thế giới là trung gian qua những công ty lớn được truyền cảm hứng bởi chính chúng ta và tạo ra những sản phẩm như Kindle hay trò chơi trí tuệ Lego. Nhưng ngày nay, với khả năng triển khai mọi thứ vào trong thế giới thực với một chi phí thấp, Hiện giờ, tôi đang đổi mô típ đó, và đây là phát biểu chính thức. Tôi chính thức tuyên bố,"Triển khai hay là chết." Các bạn phải đưa mọi vật vào thế giới thực để nó thực sự đáng công sức, và thỉnh thoảng nó sẽ là những công ty lớn, và Nicholas có thể nói về những vệ tinh. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Nhưng chúng ta nên tự mình thoát khỏi nó và không nên lệ thuộc vào những viện nghiên cứu uy tín làm điều đó thay chúng ta. Thế nên năm ngoái, chúng tôi đã gửi một nhóm nhỏ sinh viên đến Thâm Quyến, và họ ngồi trên những tầng máy móc cùng với những nhà sáng chế ở Thẩm Quyến, và điều này thật đáng kinh ngạc. Điều đang xảy ra ở đó chính là các bạn đáng lẽ có những thiết bị sản xuất này và họ đã không tạo ra những nguyên mẫu hay những bản PowerPoint Họ đã đang tháo rời những trang thiết bị sản xuất và cải tiến ngay trên trang thiết bị sản xuất đó. Nhà máy ở trong tim người thiết kế, còn nhà thiết kế thì hiển nhiên đang trong nhà máy. Và thế thì cái bạn sẽ làm là bạn sẽ đi xuống những quầy bán hàng và bạn sẽ thấy những chiếc điện thoại này. Thế thì thay vì bắt đầu những trang website nhỏ lẻ như bọn trẻ ở Palo Alto thường làm, thì những đứa trẻ ở Thâm Quyến tạo ra những chiếc điện thoại di động mới. Chúng tạo ra những chiếc điện thoại mới như bọn trẻ ở Palo Alto tạo ra những websites, và vì thế có một rừng những cải tiến mới tiếp diễn trong lĩnh vực điện thoại di động. Những gì chúng làm là tạo ra một chiếc điện thoại di động, đi xuống dưới quầy bán hàng và bán vài cái, chúng nhìn vào những thứ đồ của những đứa trẻ khác, và đi lên, tạo nhiều hơn vài nghìn cái khác, lại đi xuống. Điều này không có vẻ giống như một thứ phần mềm hay sao? Nó nghe giống như một sự phát triển phần mềm nhanh nhẹn kiểm tra A/B và sự lặp lại, và những gì chúng ta đã nghĩ cái bạn có thể chỉ làm với phần mềm thì những đứa trẻ ở Thâm Quyễn đang làm điều đó trong phần cứng. Đối tác tiếp theo của tôi, tôi hi vọng, sẽ là một trong những nhà cải tiến này từ Thâm Quyến. Và vì vậy, cái bạn thấy là điều đó đang thúc đẩy sự đổi mới tột đỉnh Chúng ta hãy nói về máy in 3D và những thứ tương tự, và thực sự rất tuyệt, nhưng đây là Limor. Cô ấy là một trong những sinh viên tốt nghiệp yêu thích của chúng tôi, và cô ấy đang đứng trước một cỗ máy của Samsung Techwin Máy bóc và lắp ráp của Samsung Techwin Thứ này có thể lắp ráp 23,000 linh kiện/giờ lên cùng một bảng điện tử. Đây chính là một nhà máy thu nhỏ trong một chiếc hộp. Vậy điều đã từng khiến cho một nhà máy đầy những công nhân làm thủ công trong cái hộp nhỏ này ở New York, Cô ấy có thể sở hữu một cách hiệu quả - Cô ấy thực sự không cần phải tới Thâm Quyến để sản xuất như thế này. Cô ấy có thể mua chiếc hộp này và có thể sản xuất nó. Vậy thì sản xuất, chi phí cải tiến, chi phí thử nghiệm, phân phối, sản xuất, phần cứng, trở nên rất thấp đến nỗi mà sự cải tiến đang được đẩy lên tột đỉnh và những sinh viên cũng như những người khởi nghiệp đang có khả năng tạo ra nó. Đây là một điều đang diễn ra, sẽ xảy ra và sẽ thay đổi cũng giống như nó đã làm với phần mềm. Sorona là một quá trình DuPont sử dụng công nghệ gen vi sinh để chuyển hóa tinh bột ngô thành polyeste. Nó hiệu quả hơn 30% so với phương pháp hóa thạch, và nó thân thiện với môi trường hơn. Công nghệ gen và công nghệ sinh học đang tạo ra rất nhiều những cơ hội mới cho hóa học, tin học, bộ nhớ, Chúng ta có lẽ sẽ tạo ra nhiều, hiển nhiên là những thiết bị y tế, nhưng chúng ta có lẽ sẽ sớm thành những chiếc ghế trưởng thành và những tòa nhà cao tầng. Vấn đề là, Sorona có giá khoảng 400 triệu đô la và đã mất 7 năm để tạo ta nó. Nó gợi các bạn nhớ đến thời kì máy vi tính khổng lồ Một điều là, chi phí cải tiến trong công nghệ sinh học cũng đang giảm dần. Đây là màn hình bộ sắp xếp trình tự gen Đã từng mất tới hàng triệu triệu đô la để sắp xếp trình tự các mã gen. Còn bây giờ các bạn có thể thực hiện nó trên một màn hình như thế này và trẻ con cũng có thể thực hiện điều này trong những phòng áp mái. Đây là thiết bị lắp ráp gen thế hệ 9, vậy thì ngay bây giờ khi bạn cố in một mã gen, cái bạn cần làm là có một ai đó trong một nhà máy với những chiếc ống hút để trộn mọi thứ vào nhau thủ công, bạn có một cái bị lỗi trên 100 cặp, và nó tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Thiết bị mới này lắp ráp các mã gen lên một con chip và thay vì 1 lỗi/100 cặp ba-zơ, nó là 1 lỗi/10,000 cặp ba-zơ trong phòng thí nghiệm này, chúng ta sẽ có khả năng in gen của toàn thế giới trong một năm, 200 triệu cặp ba-zơ một năm. Đây giống như khi chúng ta đi từ những bán dẫn radio được làm thủ công đến lõi Pentium Điều này sẽ trở thành lõi Pentium của công nghệ sinh học thúc đẩy công nghệ sinh học đến những căn phòng kí túc xá và những công ty vừa khởi nghiệp Vậy nó đang diễn ra trong phần mềm và phần cứng và trong cả công nghệ sinh học, và vì thế, đây là nền tảng của lối suy nghĩ mới về sự đổi mới Nó là một sự đổi mới từ dưới lên trên, nó dân chủ, nó hỗn loạn, rất khó kiểm soát. Nó không xấu, nhưng rất khác biệt, và tôi nghĩ rằng những quy luật truyền thống mà chúng ta có đối với những tổ chức, công ty không hiệu quả nữa, và hầu hết chúng ta ở đây hành động theo những quy tắc khác nhau. Một trong những quy tắc yêu thích của tôi là sức mạnh của sự kéo đó là ý tưởng của việc nâng cao những nguồn lực từ mạng lưới khi bạn cần chúng hơn là tích trữ chúng và kiểm soát mọi thứ. Thế nên trong trường hợp của Safecast, Tôi đã không biết bất kì thứ gì khi trận động đất xảy ra, nhưng tôi đã có thể tìm thấy Sean người sáng lập của cộng đồng hackerspace, và Peter, cũng là một hacker phần cứng người đã tạo ra chiếc máy Geiger đầu tiên của chúng tôi, và Dan, người đã xây dựng Three Mile Island kiểm soát hệ thống sau khi Three Mile Island đã nguội. Và những con người này tôi có lẽ chẳng bao giờ có thể tìm được sớm hơn và tốt hơn khi tôi tìm thấy họ đúng thời điểm đó trên mạng. Tôi là một người đã ba lần trượt đại học, thế nên việc học ngoài trường lớp là điều rất gần gũi với tôi, nhưng với tôi, giáo dục là những gì người ta làm với chúng ta và việc học là những gì bạn làm cho chính mình. (Vỗ Tay) Và nó có cảm giác như là, và tôi là người thiên vị, nó có cảm giác như họ đang cố gắng làm cho bạn nhớ toàn bộ đống sách bách khoa toàn thư trước khi họ cho bạn ra ngoài và chơi đùa và với tôi, tôi đã có Wikipedia trên chiếc di động của mình, và nó có cảm giác như họ giả vờ bạn sẽ đạt tới những đỉnh cao tất cả bằng nổ lực của bạn với 2 cây viết chì cố gắng tìm hiểu xem phải làm gì trong khi thực tế, các bạn luôn kết nối bạn luôn có những người bạn, và bạn có thể sử dụng Wikipedia bất cứ khi nào bạn cần, và thứ bạn cần phải học là cách để học. Trong trường hợp của Safecast, một đám nghiệp dư khi chúng tôi bắt đầu vào ba năm trước, tôi sẽ chỉ ra rằng chúng tôi là một nhóm không hiểu biết hơn bất kì tổ chức nào về cách để thu thập và công bố dữ liệu và làm khoa học nghiệp dư. Hướng đi hơn là Đường đi. Điều này, ý tưởng ở đây là chi phí để viết ra một kế hoạch hay vạch ra thứ gì đó thì rất tốn chi phí và nó không thật chính xác hay hữu dụng. Thế nên trong câu chuyện của Safecast, chúng thôi biết chúng tôi cần thu thập dữ liệu, chúng tôi biết chúng tôi muốn công bố dữ liệu đó, và thay vì cố gắng lên một kế hoạch rõ ràng, đầu tiên chúng tôi bảo, oh, hãy lấy những chiếc máy Geiger nào. Oh, ta đã hết chúng rồi. Hãy làm chúng nào. Không có đủ cảm biến. Được rồi, thế thì chúng ta có thể làm một chiếc máy Geiger di động. Chúng ta có thể lái vòng quanh. Chúng ta có thể tìm được những tình nguyện viên. Chúng ta không có đủ tiền. Hãy đưa nó lên Kickstarter. Chúng ta không thể lên kế hoạch tất cả những thứ này, nhưng nhờ có một sự hiểu biết mạnh mẽ, cuối cùng chúng tôi đã đến được nơi cần đến, và với tôi, nó rất giống với sự phát triển phần mềm linh hoạt, nhưng ý tưởng của những sự thấu hiểu này rất quan trọng. Thế nên tôi nghĩ tin vui là thậm chí thế giới cực kì phức tạm, những gì bạn cần làm rất là đơn giản. Tôi nghĩ đó là dừng suy nghĩ rằng bạn cần lên kế hoạch mọi thứ, bạn cần tích trữ mọi thứ, và bạn cần phải chuẩn bị, và tập trung vào sự kết nối, luôn luôn học hỏi, nhận thức rõ ràng, và thực tế. Vậy nên, tôi không thích từ "futurist" (người theo chủ nghĩa vị lai) Tôi nghĩ chúng ta nên là những "now-ist" (người đương thời), như chúng ta ngay lúc này. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Liệu tôi có thể bảo vệ cha tôi khỏi toán quân Hồi giáo có vũ trang với chỉ một con dao ? Đó là câu hỏi mà tôi phải đối mặt vào một buổi sáng thứ Ba tháng 6-1993 khi tôi còn là một sinh viên trường Luật. Tôi tỉnh dậy sớm vào sáng hôm đó trong căn hộ của cha ngoại ô Algiers, Angeria, bởi những tiếng đập rầm rầm ngoài cửa Cái này đã trở thành thông lệ, theo một báo địa phương vào mỗi thứ Ba nếu có một học giả ngã xuống dưới làn đạn của những sát thủ Hồi giáo. Trường của cha dạy học thuyết Darwin đã được viếng thăm một lần từ trùm một tổ chức có tên " Mặt trận giải cứu Hồi giáo" người kết tội cha ủng hộ cho thuyết tiến hóa trước đó cha đã đuổi việc người này, và bất cứ ai ở bên ngoài cũng sẽ không làm chứng nhận dạng hay rời đi Vì vậy cha tôi cố gắng gọi cảnh sát, nhưng có vẽ vì run sợ bởi đợt nổi loạn của những tay súng cực đoan đã kết liễu mạng sông của nhiều sĩ quan Algeria họ đã không trả lời. Và tôi đã đi vào bếp, lấy ra một con dao, và chọn vị trí trong lối vào. Điều đó thật điên rồ, thật vậy, nhưng tôi không có cách nào khác, và thế là tôi đứng đó. Khi nhìn lại, tôi nghĩ là khoảnh khắc đã giúp tôi bắt đầu viết sách có tên " Điều luật Hồi giáo không có hiệu lực ở đây: Chuyện chưa kể từ cuộc chiến chống trào lưu Hồi giáo chính thống" Nhan đề lấy từ một vở kịch Pakistan. Tôi nghĩ khoảnh khắc đó đã đưa tôi đi trên chặng đường phỏng vấn 300 người Hồi giáo từ gần 30 quốc gia, từ Afghanistan đến Mali, tìm hiểu cách họ chống trào lưu chính thống trong hòa bình như cha tôi đã làm và cách họ chống hậu họa. May thay, vào tháng 6 năm 1993, kẻ viếng thăm vô danh của chúng tôi đã đi mất, nhưng các gia đình khác lại ít may mắn hơn, và đây là suy nghĩ thúc đẩy nghiên cứu của tôi Bọn chúng đã trở lại sau vài tháng và đẻ lại lời nhắn trên bàn bếp của Cha, đơn giản là :"Coi chừng cái chết của mi" các nhóm quân Hồi giáo chính thống Algeria đã sát hại khoảng 200000 người tạo nên thời kỳ được coi là thập kỷ đen tối những năm 1990 Bao gồm từng người phụ nữ mà bạn nhìn thấy trên đây. Trong sự đáp trả khắc nghiệt, chính quyền đã sử dụng tra tấn và thủ tiêu, và cũng khủng khiếp như những sự việc đã diễn ra cộng đồng quốc tế phớt lờ họ. Cuối cùng, cha tôi, một người An-giê-ri con trai một nông dân đã trở thành giáo sư, bị buộc phải ngừng dạy tại trường đại học và chạy trốn khỏi căn hộ của mình, nhưng điều tôi sẽ không bao giờ quên vè Mahfoud Benoune, cha tôi, đó là cũng giống như bao nhiêu trí thức An-giê-ri khác, ông quyết không rời bỏ quê hương và ông tiếp tục xuất bản những bài chỉ tríc khắc nghiệt, lên cả bọn Hồi giáo chính thống và đôi khi cả cái Chính phủ mà chúng đang chống lại. Ví dụ, vào loạt bài Tháng 12 năm 1994 trên tờ báo El Watan tiêu đề "Hồi giáo chính thống đã sản sinh một Chủ nghĩa khủng bố chưa từng có như thế nào," ông tố cáo cái mà ông gọi là căn nguyên của khủng bố đã tách rời Hồi giáo thực thụ như nó từng được sống bởi tổ tiên chúng ta. Đó là những lời lẽ có thể khiến bạn mất mạng. Đất nước của cha tôi đã dạy tôi trong thập kỷ đen tối 1990 rằng cuộc đấu tranh rộng rãi chống Hồi giáo chính thống là một trong những cuộc đấu tranh cho nhân quyền quan trọng nhất và được trông đợi nhiều nhất trên thế giới. Điều đó vẫn còn đúng tới tận ngày nay, gần 20 năm sau đó. Bạn thấy đó, trong mỗi đất nước khi bạn nghe đến những kẻ hồi giáo vũ trang nhắm vào dân thường, có cả những người không vũ khí thách thức những tay súng mà bạn chưa từng nghe đến, những người này cần sự hỗ trợ của chúng ta để xúc tiến. Tại phương Tây, người ta thường cho rằng những người Hồi giáo nói chung ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Một số bên phải nghĩ rằng đó là bởi vì họ thấy văn hóa hồi giáo vốn dĩ chứa bạo lực, và một số ở bên trái tưởng tượng rằng họ thấy người hồi giáo bạo lực Hồi giáo chính thống bạo lực, độc nhất như một sản phẩm của lời than phiền hợp pháp?? ? Nhưng cả hai cách nhìn đều sai lầm. Thực tế, nhiều người theo Đạo Hồi trên khắp thế giới là những người đối đầu kiên cường đối với cả Hồi giáo chính thống và chủ nghĩa khủng bố, và thường là vì những lý do tốt. Họ thường là những nạn nhân của những bạo lực này nhiều hơn là thủ phạm. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ. Theo khảo sát năm 2009 của các hãng truyền thông tiếng Ả Rập giữa năm 2004 và 2008, không nhiều hơn 15% số nạn nhân của al Qaeda là người Phương Tây. Đó là một mất mát lớn, nhưng phần lớn nạn nhân lại là những người Hồi giáo, bị giết bởi bọn Hồi giáo chính thống. Giờ thì tôi đã nói được năm phút về Hồi giáo chính thống, và bạn có quyền được biết chính xác những gì tôi muốn nói. Tôi trích dẫn định nghĩa của một nhà xã hội học Algeri Marieme Helia Lucas, và bà nói rằng những Chính thống giáo, trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, "Trào lưu chính thống là các hoạt động chính trị cánh phải cực đoan trong ngữ cảnh của toàn cầu hóa sử dụng tôn giáo đề đạt được các mục tiêu chính trị." Sadia Abbas đã gọi điều này là sự chính trị hóa cấp tiến của thần học. Bây giờ tôi muốn tránh chiếu lên khái niệm rằng có một loại đá nguyên khối ngoài kia gọi là Hồi giáo chính thống giống nhau mọi nơi, bởi những hoạt động của họ còn có sự đa dạng. Một số sử dụng và chủ trương bạo lực. Một số không làm vậy, tuy nhiên họ vẫn qua lại. Họ có rất nhiều dạng. Một số có thể là tổ chức phi chính phủ, ngay cả ở đây Anh quốc như Cageprisoners. Một số có thể trở thành các đảng phái chính trị, như Các Anh Em Hồi Giáo, và một số có thể là những tổ chức vũ trang như Taliban. Nhưng trong bất kỳ dạng nào, chúng đều là những dự án cấp tiến. Chúng không phải theo lối tiếp cận bảo thủ hay truyền thống. Chúng thường là về thay đổi mối quan hệ của mọi người với Hồi Giáo nhiều hơn là bảo tồn nó. Điều tôi đang nói về đó là Hồi giáo cực đoan cánh hữu, và sự thực đó chính là những người ủng hộ hay có mục tiêu thành Hồi giáo làm họ không ít thù địch hơn cánh hữu cực đoan bất kỳ nơi nào khác. Nên trong quan điểm của tôi, nếu chúng ta tự xem mình là tự do hay cánh tả, những người yêu nhân quyền hay nữ quyền, chúng ta phải chống lại các hoạt động này và hỗ trợ những thường dân đối địch của họ. Giờ hãy để tôi nói rõ răng tôi ủng hộ một cuộc đấu tranh hiệu quả chống lại bọn chính thống, mà còn là một cuộc chiến chính nó tôn trọng luật pháp quốc tế, vậy nên không điều gì tôi đang nói đây được xem là một sự biện hộ cho sự chối từ đối với dân chủ hóa, và tôi xin được chuyển tới tiếng kêu cứu tới những hoạt động dân chủ tại Algeri hôm nay, Barakat. Hoặc không những gì tôi nói được hiểu là một lời biện hộ cho sự vi phạm nhân quyền, như lời tuyên án tội chết tập thể được ban ra tại Ai Cập mấy ngày trước. Mà những gì tôi đang nói đó là chúng ta phải thách thức những hoạt động Hồi giáo chính thống này bởi vì chúng đe dọa đến nhân quyền xuyên suốt cộng đồng Hồi giáo, và chúng làm việc đó bằng một loạt các cách, rõ ràng nhất với sự tấn công trực tiếp vào người dân bởi những nhóm vũ trang tiến hành chúng. Nhưng những bạo lực này chỉ như phần nổi của tảng băng. Những hoạt động đó mới chính là ngọn nguồn của sự phân biệt đối xử chống lại những tín ngưỡng thiểu số và giới tính thiểu số. Chúng tìm cách tước đi sự tự do tín ngưỡng của tất cả những tín đó đang thực hành theo một cách khác hay lựa chọn không thực hành. Và điều chắc chắn nhát, chúng dốc toàn lực vào cuộc chiến chống quyền bình đẳng cho phụ nữ. Giờ đây, đối diện với những vận động đó trong những năm gần đây, Thuyết trình Phương Tây đã hầu như thường xuyên đề xuất hai cách đáp trả. Thứ nhất là một người thi thoảng tìm thấy trên quyền đề xuất rằng đa số người Hồi giáo đều là chính thống hay một số điều trong hồi giáo vốn dĩ đã là chính thống, và điều đó chỉ thù địch và sai trái, nhưng không may thay trong những người cánh tả đôi khi chạm trán một bài thuyết trình mà quá chuẩn mực về chính trị để truyền đạt cái vấn đề của tất cả Hồi giáo chính thống hoặc thậm chí tồi tệ hơn, tôi xin lỗi, và điều này cũng không thể chấp nhận được. Vậy nên điều tôi đang tìm kiếm đó là một cách mới bàn luận về nó cùng nhau, những gì dựa trên kinh nghiệm sống và một hy vọng của những người sống nơi chiến tuyến. Tôi đau xót nhận ra rằng đã có gia tăng phân biết đối xử đối với người Hồi giáo trong những năm gần đây tại những đất nước như Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ và đó cũng là một mối lo ngại sâu sắc, nhưng tôi tin chắc rằng kể những câu chuyện không khuôn mẫu này của những tín đồ Hồi giáo những người đã đương đầu với bọn Chính thống và cũng là những nạn nhân đầu tiên của chúng cũng là một cách tốt để chống lại sự phân biệt đối xử. Vậy hãy để tôi được giới thiệu bốn người với những câu chuyện của họ mà tôi rất vinh dự được kể lại. Faizan Peerzada và cửa hàng Rafi Theatre được đặt tên theo cha của anh ấy trong nhiều năm khích lệ cho nghệ thuật biểu diễn tại Pakistan. Với sự gia tăng bạo lực của những kẻ thánh chiến, họ đã nhận được những lời đe dọa để hoãn lại các sự kiện của họ, nhưng họ đã không màng tới. Và thế là một kẻ mang bom đã tấn công sự kiện lễ hội nghệ thuật biểu diễn lần thứ tám năm 2008 tại Lahore của họ, một trận mưa mảnh kính bắn tung tóe khắp sự kiện làm chín người bị thương, và một lúc sau cũng trong đêm hôm đó gia đình Peerzadas đã ra một quyết định khó khăn: Họ tuyên bố rằng lễ hội của họ sẽ tiếp tục như kế hoạch vào ngày hôm sau. Như Faizan đã nói lúc đó, Nếu chúng ta cúi đầu trước bọn Hồi giáo chính thống, chúng ta sẽ chỉ ngồi trong một góc tối. Họ không biết điều gì sẽ đến. Liệu mọi người có tới tham dự? Sự thật là, hàng ngàn người đã tới vào ngày hôm sau để ủng hộ nghệ thuật biểu diễn tại Lahore, và điều này đồng thời cũng làm Faizan xúc động và khiếp sợ, và ông bước tới một người phụ nữ người đã đến với hai con nhỏ của mình, và ông nói, " Cô biết đã có vụ đánh bom tại đây hôm qua, và cô biết rằng ở đây có một mối đe dọa hôm nay." Và cô ấy nói, "Tôi biết điều đó, nhưng tôi đã đến lễ hội của ông với mẹ tôi khi tôi bằng tuổi chúng, và những hình ảnh đó vẫn còn trong tâm tư của tôi. Chúng tôi phải tới đây." Với những khán giả trung thành như thế, gia đình Peerzadas đã có thể kết thúc lễ hội của họ như kế hoạch. Và rồi vào năm tiếp theo, họ đã mất hết các nhà tài trợ bởi những nguy cơ an ninh. Và khi tôi gặp họ vào năm 2010, họ đang đứng giữa sự kiện tiếp theo mà họ có thể tổi chức vào cùng một địa điểm, và đó là lễ hội nghệ thuật biểu diễn lần thứ chín tổ chức tại Lahore vào một năm mà thành phố đó vỗn đã xảy ra 44 vụ tấn công khủng bố. Đó là thời gian khi phiến quân Pakistan Taliban đã mở đầu cuộc tấn công có hệ thống vào các nữ sinh trung học mà đỉnh điểm là vụ tấn công Malala Yousafzai. Peerzadas đã làm gì trong môi trường đó? Họ đang diễn tại nhà hát trường nữ sinh. Nên tôi có một đặc quyền được xem vở "Naang Wal" đó là một vờ nhạc kịch trong tiếng Punjabi, và các nữ sinh trường Ngữ Pháp Lahore diễn tất cả các cảnh. Họ hát và múa, họ diễn vở chuột và trâu và tôi nín thở, tự hỏi, liệu chúng tôi có thể đi tới cùng của buổi diễn tuyệt vời này? Và chúng tôi đã làm được, toàn bộ khán phòng thở phào nhẹ nhõm. và một ít người khóc sụt sùi, và rồi sau đó thì tràn ngập trong thính phòng là một tràng pháo tay yên bình. Và tôi nhớ điều tôi suy nghĩ trong khoảnh khắc đó là những kẻ đánh bom đã tấn công nơi đây hai năm trước đó nhưng đêm đó và những người đó là một câu chuyện quan trọng. Maria Bashir là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trưởng công tố viên tại Afghanistan. Bà đã bắt đầu làm việc từ năm 2008 và thực sự đã mở một văn phòng điều tra những vụ bạo lực chống phụ nữ, mà bà đã nói đó là lĩnh vực quan trọng nhất trong chỉ thị của bà. Khi tôi gặp bà tại văn phòng của bà tại Herat, bà bước vào và được vây quanh bởi bốn vệ sĩ lực lưỡng với bốn khẩu súng lớn. Thực tế, hiện nay bà có 23 vệ sĩ, bởi vì bà luôn phải đề phòng bị tấn công bom có lần chúng suýt lấy mạng các con của bà, và đã lấy đi một chân của một người vệ sĩ của bà. Tại sao bà vẫn tiếp tục? Bà cười với một nụ cười rằng đó là câu hỏi mà mọi người đều hỏi --- và bà đã nói, "Tại sao mạo hiểm cuộc sống?" Và nó đơn giản là như vậy đối với bà, một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả Maria Bashir đi tới xứng đáng cho sự mạo hiểm. và bà biết rằng những người phụ nữ giống bà nếu không nhận lấy nguy hiểm, thì sẽ không có tương lai tốt đẹp hơn. Cuối buổi phỏng vấn đó, Công tố viên Bashir nói với tôi rằng bà lo lắng như thế nào về kết quả của cuộc điều đình giữa chính phủ và Taliban, những kẻ luôn cố giết bà. "Nếu chúng ta cho chúng vị trí trong chính phủ," bà hỏi, "Ai sẽ bảo vệ cho nữ quyền?" Và bà thúc dục cộng đồng quốc tế đừng có quên những hứa hẹn với phụ nữ bởi giờ đây họ chỉ muốn yên thân với Taliban. Vài tuần sau ngày tôi rời Afghanistan, Tôi thấy một dòng tiêu đề trên Internet. Một công tố viên Afghan vừa bị ám sát. Tôi google một cách tuyệt vọng, và may thay tôi tìm thấy rằng Maria không phải là nạn nhân, dẫu vậy thật buồn, một công tố viên Afghan khác đã bị sát hại trên đường đi làm. Và khi tôi nghe những dòng tiêu đề như thế này, tôi nghĩ rằng trong khi quân đội quốc tế rời Afghanistan năm này và về sau chúng ta vẫn phải tiếp tục quan tâm đến những gì xảy ra với người dân nơi đây, đến tất cả những Maria Bashirs. Đôi khi tôi vẫn còn nghe giọng nói của bà trong đầu nói rằng, nếu không có lòng can đảm thì có thế nào đi nữa "Tình trạng của phụ nữ tại Afghanistan một ngày nào đó sẽ tốt hơn. Chúng ta nên chuẩn bị nền tảng cho điều đó dù cho chúng ta có bị giết." Không có lời lẽ nào diễn tả hết để tố cáo những kẻ khủng bố al Shabaab những kẻ đã tấn công Westgate Mall tại Nảiobi cùng ngày diễn ra cuộc thi nấu ăn dành cho trẻ em vào Tháng Chín năm 2013, Chúng giết chết 67 người, bao gồm phụ nữ có thai. Cách xa đó tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ, Tôi có may mắn được gặp gỡ một người Mỹ-Somali người đang đấu tranh chống lại những nỗ lực của al Shabaab để tuyển mộ một số người trẻ tuổi từ thành phố Minneapolis để tham gia vào những hành động tàn bạo như ở Westgate. người cháu 17 tuổi siêng năng của Abdirizak Bihi Burhan Hassan được tuyển mộ tới đây năm 2008, hướng tới Somalia, và rồi bị giết khi anh cố về nhà. Bắt đầu từ lúc đó, ông Bihi, người điều hành tổ chức phi ngân sách Somali Education và Advocacy Center, đã lên tiếng tố cáo sự tuyển mộ và những thất bại của chính phủ và thể chế Somali-Mỹ cũng như trung tâm Abubakar As-Saddique nơi mà ông tin rằng cháu mình đã bị cấp tiến hóa trong suốt chương trình thanh niên. Nhưng ông không chỉ phê phán nhà thờ Hồi giáo. Ông còn phê phán chính phủ cho những thất bại của nó trong việc nỗ lực hơn để ngăn chặn nghèo đói trong cộng đồng của ông. Đưa ra sự thiếu thốn nguồn tài chính của chính ông, Ông Bihi đã phải sáng tạo. Để chống lại những nỗ lực của al Shabaab hòng thống trị nhiều hơn những thanh niên bất mãn, trong sự thức tỉnh của vụ tấn công nhóm năm 2010 vào những người xem World Cup tại Uganda, ông tổ chức một giải bóng rổ Ramadan lại Minneapolis để đáp trả. Điểm số của trẻ Somali-Mỹ cho thấy để tiếp thu môn thể thao dù cho đạo luật Hồi giáo chống lại nó. Chúng chơi bóng rổ như Burhan Hassan sẽ không bao giờ được chơi nữa. Vì những nỗ lực của mình, ông Bihi đã bị khai trừ bởi lãnh đạo của Abubakar với những gì mà ông từng có quan hệ tốt đẹp. Ông nói với tôi, "Một ngày tôi đã thấy một thầy tế trên TV kêu gọi chúng tôi những người không theo đạo và nói, 'Những gia đình này đang cố phá hoại Nhà thờ Hồi giáo'" Điều này hoàn toàn kỳ lạ với những gì Abdirzak Bihi hiểu điều gì ông đang cố làm bằng cách phơi bày âm mưu tuyển mộ của al Shabaab, để cứu lấy tôn giáo mà tôi yêu từ một con số nhỏ những kẻ cực đoan. Bây giờ tôi muốn kể một câu chuyện cuối cùng, của một sinh viên luật 22 tuổi tại Algeria tên là Amel Zenoune-Zouani người có cùng giấc mơ tới sự nghiệp luật mà tôi đã từng mơ những năm 90. Cô từ chối từ bỏ giấc mơ của cô, mặc cho những sự thật là những kẻ chính thống cực đoan chiến đấu với nhà nước Algieri từ trước tới nay đe dọa tất cả những người tiếp tục sự nghiệp của mình. Vào 26, Tháng Hai, năm 1997, Amel lên xe buýt tại Algiers nơi cô đang học để về nhà và dành một buổi tối Ramadan với gia đình mình, và đã không bao giờ có thể kết thúc trường luật. Khi chiếc xe buýt đi đến vùng ngoại ô của thị trấn của cô, nó đã bị chặn lại tại một điểm chặn của một số gã từ nhóm vũ trang Islamic. Mang cặp sách của mình, Amel bị lôi xuống xe buýt, và bị giết trên đường phố. Gã đàn ông đã cắt cổ cô ấy rồi nói với những người khác, "Nếu các người học đại học, sẽ đến ngày chúng ta giết tất cả các người như thế này." Amel mất vào 5h17 chiều., điều chúng ta biết khi thấy cô ngã xuống đường, đồng hồ của cô bị vỡ. Mẹ cô cho tôi xem đồng hồ của cô với bàn tay kia vẫn chỉ lên một cách lạc quan tới khoảnh khắc 5h18 không bao giờ đến. Một thời gian ngắn trước khi mất, Amel đã nói chuyện riêng với mẹ và chị gái, " Không có chuyện gì sẽ xảy đến với chúng ta đâu, Inshallah , ý Chúa, nhưng nếu có chuyện, mẹ phải hiểu rằng chúng ta chết cho kiến thức. Mẹ và cha phải ngẩng cao đầu về cái chết của con." Sự mất mát của một cô gái trẻ như thế thật không thể nào hiểu được, và thế là tôi đã nghiên cứu Tôi bắt đầu tìm kiếm cho những hi vọng của Amel một lần nữa và thậm chí tên của cô có nghĩa là "hi vọng" trong tiếng Ả Rập. Tôi nghĩ tôi tìm thấy nó ở hai nơi. Nơi thứ nhất là trong sức mạnh của gia đình cô và tất cả những gia đình khác tiếp tục kể nốt câu chuyện của họ. và tiếp tục với cuộc sống của họ mặc cho khủng bố. Thực tế là, chị gái của Amel Lamia đã vượt qua nỗi đau đớn của mình, quay trở lại trường luật, và đang hoạt động như một luật sư tại Algiers hôm nay một số thứ chỉ có thể xảy ra bởi vì những kẻ Hồi giáo chính thống vũ trang đã bị đánh bại rộng khắp trên đất nước. Và nơi thứ hai tôi tìm ra khi vọng của Amel đó là tất cả mọi nơi phụ nữ và nam giới tiếp tục chống lại những kẻ thánh chiến. Chúng ta phải hỗ trợ tất cả họ trong sự vinh danh Amel người tiếp tục cuộc tranh đấu cho nhân quyền ngày hôm nay, như Mạng lưới phụ nữ sống dưới luật Hồi giáo. Điều đó không đủ, cũng như luật được bào chữa của nạn nhân Cherifa Kheddar nói với tôi ở Algiers, chỉ chiến đấu với chủ nghĩa khủng bố là chưa đủ. Chúng ta còn phải đấu tranh với Chủ nghĩa Chính thống. bởi vì Chủ nghĩa Chính thống là một hệ tư tưởng là cái nôi của chủ nghĩa khủng bố. Tại sao những người như cô ấy, như tất cả bọn họ lại không được biết đến rộng rãi? Tại sao tất cả mọi người đều biết tới Osama bin Laden mà chỉ một số ít người biết đến tất cả những người đứng lên chống bin Laden trong hoàn cảnh riêng của họ. Chúng ta phải thay đổi điều đó, và tôi đề nghị các bạn làm ơn hãy giúp đỡ sẻ chia những câu chuyện trong cộng đồng của các bạn. Nhìn lại chiếc đồng hồ của Amel Zenoune, đóng băng mãi mãi, và bây giờ làm ơn hãy nhìn vào đồng hồ của chính bạn và quyết định đây là khoảnh khắc mà bạn tham gia vào hỗ trợ những người như Amel. Chúng ta không có quyền im lặng về họ bởi vì nó dễ hơn nhiều hoặc bởi vì chính sách phương Tây có nhiều thiếu sót, bởi vì 5h17 vẫn đang tới đối với nhiều Amel Zenoune tại những nơi như Bắc Nigieria, nơi bọn thánh chiến vẫn đang giết hại sinh viên. Thời gian để nói lên ủng hộ cho tất cả bọn họ, những người chiến đấu một cách hòa bình chống lại chủ nghĩa chính thống và chủ nghĩa khủng bố trong chính quên hương của họ chính là bây giờ. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Video) Nicholas Negropone: Chúng ta có thể chuyển sang đĩa phim đang ở chế độ chạy không? Tôi thích cách bạn ghép con người và máy tính cùng nhau. Chúng ta sẽ sử dụng màn hình TV hay cái gì đó tương tự để đọc sách điện tử tương lai. (Âm nhạc, tiếng nói chuyện đan xen) Yêu thích màn hình cảm ứng, công nghệ cao, nhạy cảm, mà không cần phải nhấc tay sử dụng. Máy tính còn một cách khác tiếp cận con người: đeo bám, đơn thuần đeo bám. Bỗng nhiên vào ngày 11/9 thế giới trở nên rộng lớn hơn. NN: Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Khi được yêu cầu diễn thuyết này, tôi cũng được yêu cầu nhìn lại 14 bài nói chuyện tôi đã đưa ra tại TED, theo trình tự thời gian. Bài nói chuyện đầu tiên diễn ra trong 2 giờ. Bài thứ hai 1 giờ và khi đến những bài dài nửa tiếng, tất cả những gì tôi để ý là cái trán hói ngày càng rộng hơn. (Cười) Tưởng tượng xem cuộc sống của mình, trong 30 năm qua, và có thể nói với tôi, đó là một trải nghiệm kinh ngạc. Vì thế điều tôi muốn làm trong thời gian của mình, là cố gắng chia sẻ với bạn những gì đã xảy ra trong suốt 30 năm qua, và sau đó đưa ra một dự đoán, rồi kể cho bạn một chút về những gì tôi sẽ làm tiếp theo. Và tôi đã đưa vào một slide thời gian TED 1 diễnra trong đời mình. Và nó khá quan trọng bởi tôi đã làm nghiên cứu 15 năm trước đó, nên tôi có dữ liệu ghi lại, thật dễ dàng. Không phải tôi là Fidel Castro và tôi có thể nói trong 2 tiếng đồng hồ như Bucky Fuller. Tôi có 15 năm làm những việc như vậy, và Media Lad sắp đi vào hoạt động. Vì thế chuyện đó khá dễ dàng. Nhưng có đôi điều về thời kỳ đó và về những gì đã xảy đến thực sự rất quan trọng. Một là đó là thời kỳ máy tính vẫn chưa hướng đến con người. Và một điều nữa hình như cũng xảy ra trong thời gian đó chúng tôi bị coi là những nhà khoa học máy tính vô dụng. Chúng tôi không được coi là một thứ hữu ích. Vậy nên điều tôi chỉ cho bạn là, khi nhìn lại, việc đó thú vị hơn, và dễ chấp nhận hơn nhiều so với thời điểm đó. Tôi sẽ khắc họa những năm đó và thậm chí quay trở lại với những công trình đầu của tôi, đại loại như việc linh tinh tôi làm vào những năm 60: vận dụng trực tiếp, bị ảnh hưởng lúc tôi học kiến trúc từ kiến trúc sư Moshe Safdie, bạn có thể nhận thấy chúng tôi còn xây những máy móc có thể xây các cấu trúc giống môi trường sống. Và đối với tôi, nó vẫn chưa phải là Media Lab, nhưng nó cũng là khởi đầu của thứ tôi gọi là điện toán cảm ứng, và tôi chọn ngón tay chủ yếu vì mọi người cho rằng điều đó thật ngớ ngẩn. Báo chí đăng tin việc sử dụng ngón tay thật ngớ ngẩn thế nào. Có 3 lý do: Một là chúng có độ phân giải kém. Hai là tay bạn sẽ che khuất thứ bạn muốn xem, và thứ ba, lý do quan trọng nhất là các ngón tay sẽ làm bẩn màn hình, và do đó, ngón tay sẽ không bao giờ trở thành một thiết bị sử dụng. Và đây là một thiết bị chúng tôi sử dụng trong những năm 70, nó chưa bao giờ được đặt hàng. Không chỉ nhạy khi có tác động mà còn nhạy về lực tiếp xúc. (Video) Người dẫn: Đặt vòng tròn màu vàng ở đó. NN: Sau công trình đó, một lần nữa việc này xảy ra trước TED 1 (Video): Người dẫn: Di chuyển tới phía tây hình thoi. Tạo vòng tròn lớn màu xanh ở đó. Người thực hiện: chết tiệt! NN: việc đó là làm giao diện hiển thị cùng một lúc, khi bạn nói và chỉ thế là bạn có ngay, nếu bạn muốn có thể chọn nhiều kênh. Vụ Entebee xảy ra. Năm 1976, máy bay Air France bị không tặc đưa tới Entebbe, và Israel không những thực hiện cuộc giải cứu phi thường, họ làm được điều đó bởi họ đã thực hành dựa trên mô hình của sân bay, họ đã xây dựng sân bay đó, vì thế họ tạo một mô hình trong sa mạc, rồi khi họ tới Entebbe, họ biết được nơi cần tới bởi vì họ đã ở đó. Năm 76, chính phủ Mỹ đã yêu cầu một vài người trong chúng tôi, liệu chúng tôi có thể tái tạo phương pháp đó bằng điện toán, và dĩ nhiên ai đó như tôi đều đồng ý. Ngay lập tức, bạn có một hợp đồng với Bộ Quốc phòng, và chúng tôi xây dựng chiếc xe tải và giàn khoan này. Chúng tôi làm như một cuộc mô phỏng, bạn có đĩa phim, và nhớ rằng, đây là năm 76, Và nhiều năm sau đó, bạn có chiếc xe tải này, và rồi bạn có Bản đồ Google. (Google Maps) Nhiều người vẫn nghĩ, không, đó không phải là khoa học máy tính thực sự, và có một người tên là Jerry Wiesner, người sau này trở thành Viện trưởng MIT, ông quan niệm đó là khoa học máy tính. Một trong những điều quan trọng cho bất kỳ ai muốn bắt đầu việc gì đó trong đời rằng: Hãy đảm bảo sếp bạn tham gia việc đó. Vì thế khi tôi điều hành Media Lab, giống như có một con khỉ đột ngồi ở ghế trước. Nếu bạn ngừng cố gắng người nào đó nhìn ra cửa sổ và nhận ra người ngồi ghế hành khách nói "Ồ, tiếp tục đi chứ, quý ông." Và thế là chúng tôi có thể làm được, và đây là một thiết bị thực sự dễ thương, Đây là một bức ảnh dạng thấu kính của Jerry Wiesner nơi duy nhất thay đổi trong bức ảnh là đôi môi. Khi bạn dao động mảnh nhỏ của ô thấu kính trong bức ảnh, nó sẽ là đồng bộ hình dáng môi với băng thông bằng không. Đó là hệ thống hội nghị từ xa băng thông không số vào thời đó. Vâng, đây là công trình của Media Lab là cái chúng tôi nói sẽ làm thế giới máy vi tính, báo chí và nhiều thứ khác hội tụ cùng nhau. Một lần nữa, không được nhiều người chấp nhận, trừ phần đa cộng đồng TED từ thưở ban đầu. Và đây thực sự là nơi chúng tôi hướng tới. Điều đó đã tạo nên Media Lab. Một trong những điều về thời kì đó tôi có thể nói cho bạn một cách tự tin rằng tôi đã từng tới tương lai. Tôi đã ở đó, quả thật, rất nhiều lần. Và lý do tôi nói như vậy là biết bao lần trong đời tôi nói, "Ồ, trong 10 năm nữa, điều này sẽ xảy ra" và 10 năm đi qua. Sau đó bạn nói, "Ồ, trong 5 năm tới, nó sẽ xảy ra." Và rồi 5 năm trôi đi. Tôi nói điều này với cảm nhận rằng tôi đã ở đó rất nhiều lần, và một trong những câu nói được trích dẫn nhiều nhất mà tôi từng dùng là tin học không chỉ về máy tính, và nó đã không nhận được đủ sự quan tâm, và sau đó nó đã bắt đầu. Nó bắt đầu bởi người ta hiểu được rằng phương tiện truyền đạt không chỉ là lời nhắn nhủ. Và lý do tôi đưa ra chiếc xe này trong một slide xấu xí là để một lần nữa nói với bạn về câu chuyện được miêu tả trong cuộc đời tôi. Đây là một học sinh của tôi anh có tốt nghiệp bằng tiến sĩ với đề tài :Tài xế ghế sau" Nó là những ngày đầu của thiết bị GPS, chiếc xe biết được nó đang ở đâu, nó sẽ đưa ra chỉ dẫn bằng âm thanh cho người lái xe, khi nào rẽ phải, khi nào rẽ trái, và nhiều thứ khác. Rẽ trái, có nhiều điều về các lệnh hướng dẫn thời đó thực sự bị thách thức rất nhiều, giả dụ như rẽ phải tiếp theo nghĩa là gì? Vâng, nếu bạn đang đi trên đường, rẽ phải tiếp theo có thể là ngã rẽ sau đó nữa, và có rất nhiều vấn đề, anh sinh viên đó đã làm một luận án xuất sắc, và rồi phòng cấp bằng sáng chế MIT nói "Đừng cấp bản quyền. Nó sẽ không bao giờ được ủng hộ đâu. Nợ thì quá lớn. Sẽ có nhiều vấn đề về bảo hiểm. Đừng cấp cho nó." Vì thế chúng tôi không làm nữa, nhưng nó chỉ cho bạn thấy một lần nữa mọi người thực sự không nhận thấu điều gì đang xảy ra. Nhiều công trình, tôi lướt qua nhanh nhiều dự án về cảm ứng. Có lẽ bạn nhận ra Yo-Yo Ma hồi trẻ và xem cơ thể anh ta khi biểu diễn chơi đàn cello. Nói thẳng ra, những anh bạn này cũng trải qua như thế trong thời gian đó. Bây giờ nó kín đáo hơn và phổ biến hơn chút. Và đó có ít nhất 3 vị anh hùng tôi muốn đề cập qua. Marvin Mínky, người đã dạy tôi nhiều điều về cảm quan chung, và tiếp đến là Muriel Cooper, một người rất quan trọng với Ricky Wurman và với TED, quả thực khi cô lên sân khấu cô ấy nói, điều đầu tiên cô nói là "Tôi xin giới thiệu Ricky với Nicky." Không ai gọi tôi là Nicky và không ai gọi Richarf Ricky, và không ai biết cô đang nói về ai. Rồi sau đó, dĩ nhiên là Seymour Papert, người phát biểu "Bạn không thể nghĩ về suy nghĩ nếu bạn không tìm hiểu về suy nghĩ sự việc." Và nó hoàn toàn đúng -- sau đó bạn có thể hiểu ý nghĩa của nó. Thật là một nhận định sâu sắc. Tôi đang trình chiếu các slide từ bài nói TED 2, có lẽ hơi ngớ ngẩn chút. Khi ấy tôi cảm thấy truyền hình là trình chiếu. Giờ chúng ta đã qua thời gian TED 1, và đang trong thời điểm của TED 2, tôi muốn đề cập ở đây là ngay cả khi bạn có thể hình dung sự thông minh trong các thiết bị, tôi thấy nhiều công trình ngày nay phục vụ cho Thời đại Internet của vạn vật, và tôi nghĩ nó như một bi kịch thảm hại, bởi vì thông thường mọi người đưa bảng điều khiển lò nướng vào điện thoại di động hoặc chìa khóa nhà vào điện thoại, cài đặt nó và mang theo bên mình, và thực tế đó là những gì bạn muốn. Bạn muốn đặt gà vào lò nướng, và lò nướng kêu lên, "À, đó là gà," và nó nướng gà chín. "Ồ, đang nướng gà cho Nicholas, và anh ấy muốn nó như thế này, thế này." Vì thế thông minh, thay vì ở trong thiết bị, ngày nay chúng ta đã bắt đầu chuyển nó vào điện thoại di động hay gần hơn với người sử dụng, không phải chỉ quan điểm được giác ngộ của thời đại Internet của vạn vật. Truyền hình, một lần nữa truyền hình tôi đề cập hôm nay như trở lại năm 1990, và truyền hình tương lai có thể sẽ như thế này. Một lần nữa, người ta, ngoài việc cười nhạo, họ không có chút tán thưởng nào. Viễn thông những năm 1990, George Gilder quyết định sẽ gọi biểu đồ này là bộ chuyển mạch Negroponte. Tôi có lẽ không nổi tiếng như George, vì thế khi anh đặt tên Negroponte, nó bị bế tắc, nhưng ý tưởng đó đã lan truyền khắp mặt đất lan tỏa trong không trung và đi vào đó rồi trở về mặt đất tự nó thể hiện mình. Đây là slide gốc năm đó và nó hoạt động đều đặn. Chúng tôi đã sáng lập tạp chí Wired. Nhiều người, tôi nhớ chúng tôi phát báo thường kỳ tại bàn lễ tân, nhiều cha mẹ gọi điện mắng rằng con trai họ bỏ tạp chí thể thao "Sport Illustrated" để đăng ký tạp chí Wired, và hỏi, "Bên anh là tạp chí khiêu dâm phải không?" rồi không thể hiểu nổi tại sao con mình lại thích Wired ở điểm nào cơ chứ. Tôi sẽ nói lướt qua câu chuyện này. Đây là câu yêu thích của tôi, năm 1995, ở mặt sau tạp chí Newsweek. OK. Hãy đọc nó. (Cười) ["Nicholas Negroponte, giám đốc Media Lab trường MIT, dự đoán sắp tới chúng ta sẽ mua sách và tạp chí ngay trên Internet. Đúng vậy, chắc chắn rồi." Clifford Stoll, Newsweek, 1995] Bạn hẳn thừa nhận điều này, ít nhất nó làm tôi vui khi ai đó nói bạn đã sai trật lất. "Con người kỹ thuật số" phát hành. Với tôi, nó đem đến cơ hội nhiều hơn là về kinh tế và quyển sách này ra mắt công chúng, nó cho phép chúng tôi tạo dựng nên một Media Lab mới, nếu bạn chưa từng tới thăm, đây là một mảnh ghép đẹp của kiến trúc ngoài việc đó là một nới làm việc tuyệt vời. Đây là những điều chúng ta đã nói ở TED. [Ngày nay, đa phương tiện là một chiếc máy tính bàn, hoặc là giải trí phòng khách, hệ thống này quá cồng kềnh. Nó sẽ biến đổi một cách thần kỳ về phiên bản nhỏ, sáng, mỏng, và có độ phân giải cao. - Năm 1995] Chúng tôi đã làm được điều đó. Tôi đã mong chờ nó hàng năm. Là bữa tiệc Ricky Wurman chưa bao giờ có với bạn bè của mình, bao gồm cả tôi. Và sau đó, mọi thứ với tôi đã biến đổi một cách sau sắc. Tôi trở nên nghiên cứu máy tính nhiều hơn và học hỏi bị tác động từ Seymour, nhưng đặc biệt nhìn vào việc học hỏi mọi thứ gần tốt như lập trình máy tính. Khi bạn viết một chương trình máy tính, bạn không chỉ phải liệt kê mọi thứ và dùng thuật toán dịch nó thành các lệnh hướng dẫn, mà còn giải quyết khi có lỗi, tất cả các chương trình đều có sơ hở, và bạn phải gỡ lỗi. Bạn phải tìm ra, thay đổi nó, rồi chạy lại chương trình, và rồi lặp lại, sự lặp lại ấy thực sự là một bài học xác xuất điển hình. Vậy nên điều này dẫn tôi đến một công trình của tôi với Seymour ở các nơi như Campuchia và khởi đầu của dự án "Mỗi trẻ em một laptop". Đã có nhiều cuộc nói chuyện TED về dự án này, vì thế tôi chỉ nói qua thôi, nhưng nó đã mang đến cho chúng tôi cơ hội làm việc gì đó mở phạm vi rộng lớn của lãnh địa học tập, phát triển và điện toán. Rất ít người biết rằng dự án "Mỗi trẻ em một laptop" là dự án trị giá 1 tỉ đô la, và qua hơn 7 năm tôi điều hành, nó càng có tầm quan trọng, Ngân hàng thế giới đóng góp 0, Quỹ hỗ trợ phát triển Mỹ 0. Hầu hết các quốc gia sử dụng ngân khố của họ điều này khá thú vị ít nhất là đối với tôi xét trên mặt những việc tiếp theo tôi dự định làm. Đây là những nơi khác nhau mà Quỹ này hoạt động. Tôi đã làm một thí nghiệm, và thí nghiệm này ở Ethiopia. và đây là cuộc thí nghiệm. Thí nghiệm về việc có thể học tập tại nơi không có trường học. Chúng tôi phát máy tính bảng mà không hướng dẫn gì và để trẻ tự tìm hiểu chúng. Trong một thời gian ngắn, bọn trẻ không chỉ bật được máy tính lên và mỗi trẻ dùng được 50 ứng dụng trong vòng 5 năm ngày, bọn trẻ hát thuộc bài hát "ABC" trong vòng 2 tuần, và sử dụng Android trong vòng 6 tháng. Điều đó dường như đã đủ tuyệt với. Đây có lẽ là bức tranh đẹp nhất tôi có. Đứa trẻ bên phải tự hướng mình sau này sẽ trở thành giáo viên. Hãy nhìn em bé bên trái, và các em khác. Không có người lớn nào trong cuộc thí nghiệm này cả. Như tôi nói, chúng ta có thể làm điều này trong phạm vi lớn hơn không? Và có điều thiếu sót là gì? Bọn trẻ đưa ra một hội nghị báo chí về quan điểm này và viết trên nền đất cát. Và câu trả lời, còn điều gì thiếu sót? Tôi sẽ bỏ qua dự đoán của mình, thực đó, bởi sắp thời gian cho phép, và đây là câu hỏi "điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?" Tôi nghĩ thách thức ở đây là kết nói hàng tỉ người thế hệ trước, và việc kết nối này khác hẳn việc kết nối hàng tỉ người thế hệ tiếp theo, và lý do khác biệt là tỉ người thế hệ sau là thế hệ dễ chịu ảnh hưởng, còn thế hệ trước có chút gì nhà quê. Nhà quê và nghèo đói là hai khái niệm khác nhau. Đói nghèo thường do xã hội gây ra, và người dân trong cộng đồng ấy không nghèo giống nhau. Họ có thể sống lối sống nguyên thủy, nhưng cách tiếp cận và liên kết họ, lịch sử của dự án "Mỗi trẻ em một laptop", và thí nghiệm ở Ethiopia, mang đến niềm tin rằng chúng ta thực sự có thể làm điều này trong thời gian ngắn. Và kế hoạch của tôi là, và thật không may tại thời điểm này đối tác của tôi không cho phép tôi tiết lộ trước, nhưng dự án này là về một vệ tinh cố định. Có nhiều lý do cho rằng vệ tinh cố định không phải là điều tốt nhất, nhưng có rất nhiều lý do tại sao phải là nó, và với 2 tỉ đô la, bạn có thể liên kết được hơn 100 triệu người, nhưng việc tôi chọn con số 2 và tôi dành điều này như là slide cuối cùng, lý do tôi chọn là hai tỉ đô la là số tiền chúng tôi sử dụng tại Afganistan mỗi tuần. Chắc chắn nếu chúng ta có thể liên kết Châu Phi và hàng tỉ người thế hệ trước với những con số như thế, chúng ta sẽ làm được. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Khoan đã. Mời anh đứng lại. NN: Anh cho tôi thêm thời gian à? CA: Không. Thật là tinh quái, khôn quá. Anh chơi đẹp đấy. Nicholas, vậy dự đoán của anh là gì? (Cười) NN: Cảm ơn đã hỏi. Tôi sẽ nói cho anh dự đoán của tôi và dự đoán của tôi, đây là dự báo thôi, vì sẽ là 30 năm tới. Tôi không còn ở đây. Nhưng một trong những điều về học cách đọc, chúng ta đa số tiếp thu thông tin thông qua đôi mắt, vậy nên đó có thể là kênh không mấy hiệu quả. Vì thế dự đoán của tôi là tương lai chúng ta sẽ tiêu hóa thông tin. Bạn sẽ uống một viên thuốc và rồi biết tiếng Anh. Hay bạn uống một viên thuốc và sẽ biết Shakespeare. Và cách làm điều đó là thông qua đường máu. Vì thế một khi nó đã ăn vào máu, nó sẽ truyền đi và lên tới não, và lúc nhận ra nó đã ở trong não tại nhiều nơi khác nhau, nó chuyển tới đúng nơi cần tới. Và đó là tiêu hóa. CA: Anh đã bao giờ đi chơi cùng Ray Kurzweil chưa? NN: Chưa, nhưng tôi từng gặp gỡ Ed Boyden và một trong những diễn giả ở đây, Hugh Herr, và nhiều người nữa. Đây không phải là quá xa vời, 30 năm bắt đầu từ đây. CA: Chúng ta sẽ kiểm chứng nó. Chúng ta sẽ quay trở lại và chiếu lại đoạn phim này 30 năm từ đây, và sau đó tất cả ăn viên thuốc đỏ. Vâng, rất cảm ơn anh về điều đó Nicholas Negroponte. NN: Cảm ơn (Vỗ tay) Khi tôi chuẩn bị bài nói này, tôi đi tìm vài câu trích dẫn để chia sẻ với quý vị. Có tin vui: tôi tìm được ba câu mà tôi rất khoái, câu thứ nhất của Samuel Johnson, ông bảo, "Khi lựa chọn trong đời, nhớ chọn để mà sống," câu thứ hai của Aeschylus, ông nhắc rằng "Hạnh phúc là lựa chọn đòi hỏi gắng công," câu thứ ba của Groucho Marx ông bảo, "Tôi không thích chọn những câu lạc bộ muốn biến tôi thành một thành viên." Và đây là tin xấu: Trong ba câu tôi không biết chọn câu nào để chia sẻ với quý vị. Nỗi lo âu lựa chọn ngọt ngào. Trong thời tư bản hậu công nghiệp này, sự lựa chọn và tự do cá nhân cùng tư tưởng thân lập thân, đã dấy lên thành lý tưởng. Cùng với nó, ta cũng có một niềm tin vào sự tiến bộ không ngừng. Nhưng ngay bên dưới hệ tư tưởng này có một nỗi lo âu ngày càng lớn, những cảm giác tội lỗi, những cảm giác bất cập, cảm thấy ta đang mắc kẹt trong lựa chọn của chính mình. Buồn thay, tư tưởng về lựa chọn cá nhân đang ngăn ta nghĩ đến những đổi thay trong xã hội. Xem ra tư tưởng này rất hiệu nghiệm để ru ngủ chúng ta để quên đi ta đang là nhà tư tưởng chính trị và xã hội. Thay vì thao thức với điều xảy ra trong xã hội, chúng ta ngày càng chú tâm phê phán bản thân, đôi lúc tới mức hủy diệt bản thân. Tại làm sao ý tưởng về lựa chọn đang vẫn hoành hành mạnh mẽ như vậy, ngay cả đối với những người chẳng có gì nhiều để chọn? Tại sao cả những người nghèo khổ cũng khăng khăng phải được chọn lựa mới cam, cái chúng ta đặt tên là lựa chọn có lý trí và ghì mài với nó? Hệ tư tưởng này đã có nhiều thành quả mở rộng đường tư tưởng cho ta về một tương lai mơ ước từ xa. Nào ta hãy đưa ra ví dụ. Bạn tôi tên là Mania, khi cô ấy là sinh viên ở California, cô ấy kiếm sống bằng cách làm việc cho một hãng buôn ô-tô. Khi Mania gặp khách hàng loại khách tiêu biểu, cô tranh luận với khách về cách sống của ông ta, về số tiền ông ấy muốn tiêu pha, ông ấy có mấy con, ông ấy mua xe để làm gì? Họ nhanh chóng đi đến kết luận chiếc xe hoàn hảo là thế nào Trước khi khách hàng của Mania đi về nhà để nghĩ lại cho kỹ, cô bèn nói với khách, "Cái xe anh định mua rất hoàn hảo, nhưng chỉ trong vài năm nữa, khi các con anh đủ lông đủ cánh để ra khỏi nhà, khi đó tiền bạc của anh dư dả hơn một tí, thì chiếc xe kia sẽ là lý tưởng. Nhưng cái anh chọn bây giờ là chuẩn." Đa số khách hàng của Mania ngày hôm sau quay lại đều mua chiếc xe kia, chiếc mà họ không cần, chiếc đắt tiền hơn rất nhiều. Mania bán xe hơi thành công đến nỗi chẳng bao lâu cô ấy chuyển sang bán máy bay. (Vỗ tay) Nhờ nắm vững tâm lý người ta nên công việc hiện nay của cô rất chạy, đó là công việc của một nhà tâm lý. Thử hỏi sao khách hàng của Mania thiếu lý trí đến vây? Thành công của cô là có thể tạo ra cho họ hình ảnh về một tương lai lý tưởng hóa, một hình ảnh của chính họ khi họ thành đạt hơn, tự do hơn, và với họ, bằng việc chọn chiếc xe kia dường như họ đã đến gần hơn lý tưởng mà Mania đã nhìn thấy ở họ. Hiếm khi ta chọn điều gì hoàn toàn hợp lý. Lựa chọn của chúng ta chịu ảnh hưởng của vô thức, của cộng đồng. Chúng ta thường chọn bằng cách đoán xem người khác nghĩ như thế nào về lựa chọn của chúng ta. Chúng ta cũng chọn bằng cách nhìn vào lựa chọn của người khác. Chúng ta cố đoán đâu là lựa chọn xã hội chấp nhận Thế nên thực ra cả khi chúng ta đã chọn, mua một chiếc xe chẳng hạn, vẫn cứ không thôi đọc các giới thiệu vê xe, như thể muốn thuyết phục chính mình rằng ta chọn đúng. Cho nên lựa chọn là thứ gây ra lo lắng Nó gắn với rủi ro, tổn thất. Nó rất khó dự đoán. Vì thế, ngày nay người ta càng ngày càng chịu nhiều rắc rối vì không chọn được cái gì ra hồn. Vừa rồi tôi mới dự một đám cưới, tôi gặp một cô gái trẻ trung xinh đẹp ngay lập tức cô kể cho tôi nỗi lo của cô trong việc lựa chọn. Cô bảo "Tôi mất một tháng để nghĩ xem sẽ mặc gì," rồi cô kể, "Tôi mất hàng tuần để cân nhắc sẽ ở khách sạn nào trong một đêm. và giờ, tôi phải chọn một người hiến tinh trùng." (Cười) Nhìn cô tôi choáng. "Người hiến tinh trùng? Sao phải vội thế?" Cô bảo, "Cuối năm nay tôi 40 rồi, tôi rất dở trong việc chọn đàn ông." Lựa chọn, vì nó gắn với rủi ro, nên gây ra lo lắng, nhà triết học nổi tiếng người Đan mạch, Søren Kierkegaard chỉ ra sự lo lắng ấy là cái sảy nảy ra vô số cái ung. Ngày nay ta tin rằng có thể ngăn chặn được rủi ro này. Ta có vô số những phân tích thị trường, các kế hoạch về các nguồn thu tương lai. Ngay cả về thị trường, tức là về cơ hội, về khả năng có thể chúng ta vẫn tin có thể dự đoán một cách hợp ly nó sẽ đi về đậu. Thực ra, sự ngẫu nhiên rất dễ gây đau buồn. Năm vừa rồi bạn tôi Bernard Harcourt ở trường Đại học Chicago tổ chức một sự kiện, một hội nghị khoa học về sự ngẫu nhiên. Anh ấy và tôi cùng tham gia hội thảo, và ngay trước khi trình bày tham luận - chúng tôi không biết về tham luận của nhau - chúng tôi quyết định xem xét sự ngẫu nhiên một cách nghiêm túc. Nên chúng tôi thông báo cho cử tọa là họ sắp sửa được nghe một bản tham luận tình cờ, pha trộn từ hai tham luận trong đó chúng tôi không biết người kia đã viết những gì. Chúng tôi đã trình bày theo kiểu đó. Bernard đọc đoạn đầu tiên trong tham luận của anh, rồi đến tôi đọc đoạn đầu trong tham luận của tôi, Bernard đọc đoạn thứ hai, tôi cũng đọc đoạn thứ hai, cứ thế cho đến hết hai bản tham luận. Quý vị sẽ ngạc nhiên, rằng đa số cử tọa, không nghĩ rằng cái họ vừa nghe, là một tham luận pha trộn tình cờ. Họ không thể tin rằng trên cương vị là hai giáo sư phát biều về học thuật, lại nhìn nhận sự ngâu nhiên nghiêm túc như vậy. Họ nghĩ chúng tôi bàn nhau cùng viết rồi nói đùa đây là tình cờ. Chúng ta sống trong thời đại nhiều thông tin, nhiều dữ liệu, nhiều hiểu biết về cơ thể con người. Chúng ta giải mã bộ gen. Biết về bộ não nhiều hơn trước. Điều đáng ngạc nhiên ở chỗ là người ta càng ngày càng làm ngơ trước những kiến thức này. Sự không hay biết và chối bỏ đang lên ngôi. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, chúng ta nghĩ rồi ta sẽ hồi tỉnh lại mọi việc lại trở về như cũ, chẳng cần thay đổi chính trị hay xã hội làm gì. Còn trước cuộc khủng hoảng môi trường chúng ta nghĩ chẳng cần làm gì cả, đó là việc thiên hạ, chứ chưa phải đến ta. Ngay cả khi khủng hoảng môi trường đã bùng phát như thảm họa hạt nhân Fukushima, thì những người cùng sống trong một môi trường, cùng có một lượng thông tin cần thiết chỉ một nửa biết lo lắng về vấn đê phóng xạ, một nửa kia tiếp tục làm ngơ. Các nhà phân tâm học biết rõ điều đáng ngạc nhiên là người ta không có lòng ham hiểu biết nhưng lại vui hưởng sự vô minh. Điều dó nghĩa là gì? Khi chúng ta đối mặt, với một căn bệnh giết người, thì có nhiều người vẫn dửng dưng không để ý. Họ thích bác đi là không có bệnh, nên nhiều khi thà không báo cho họ là hơn nếu họ không thiết hỏi. đIều ngạc nhiên nghiên cứu chỉ ra những người chối là không có bệnh lại sống lâu hơn những người chọn cách điều trị hợp lý cho mình. Tuy nhiên, sự không hiểu biết này là không tốt về mặt xã hội. Khi không hay biết ta đang đi vê đâu thì có thể xảy ra nhiều thiệt hại xã hội. Bên cạnh sự ngu tối, chúng ta ngày nay còn đối mặt với cái xem ra là sự thật hiển nhiên. Nhà triết học Pháp Louis Althusser đã chỉ ra rằng hệ tư tưởng là thứ tạo ra một bức màn hiển nhiên. Trước khi có cái nhìn phê phán đối với xã hội phải thật sự loại bỏ bức màn hiển nhiên để nghĩ thoát qua, để nghĩ khác đi. Trở lại với tư tưởng về cá nhân, về lựa chọn hợp lý mà chúng ta thường bám giữ, chính ở đây chúng ta cần loại bỏ bức màn hiển nhiên để nghĩ khác đi một chút. Có một câu hỏi thường đến với tôi tại sao ta thích ghì mài ý tưởng con người làm nên số phận điều mà chủ nghĩa tư bản đã dựa vào từ buổi đầu tiên? Tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta thật sự là người chủ vận mệnh của mình và chúng ta có thể ra quyết định hợp lý về những chon lựa tối ưu, đến nỗi ta không chấp nhận tổn thất và rủi ro? Đôi lúc tôi kinh hoàng thấy những người rất nghèo, không tán thành quan điểm rằng người giàu phải nộp thuế nhiều hơn. Người ta ở đây thường mang lấy lối nghĩ ăn may của trò đỏ đen. Okay, có khi họ nghĩ đời cua kiếp này khó khá nhưng biết đâu đấy đời cáy sau này, con ta thành Bill Gatesn cũng nên. Và ai lại đi đánh thuế con mình? Hoặc tôi cũng tự nêu câu hỏi, tại sao những người không có bảo hiểm y tế lại không nhận sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng? có lúc họ không nhận sự chăm sóc ấy, vì trót mang lấy suy nghĩ vê lựa chọn nhưng họ có gì để chọn đâu. Margaret Thatcher có một câu nổi tiếng rằng làm gì có xã hội. Xã hội không tồn tại, chỉ có các cá nhân và gia đình họ mà thôi. Đáng buồn là tư tưởng này vẫn còn rất thịnh hành, nên những người nghèo có thể cảm thấy hổ thẹn về sự nghèo khổ của mình. Chúng ta vẫn chưa thôi hối hận vì đã lựa chon không đúng đắn, vì thế nên chúng ta mới không thành công. Chúng ta lo lắng rằng mình cố thế vẫn còn chưa đủ, vì thế nên ta cật lực làm việc suốt ngày dài rồi mất bằng ấy thời gian để lấy lại sức lực. Khi ta lo lắng trước lựa chọn, đôi lúc ta không còn thiết lựa chọn nữa. Ta phó thác chuyện này cho guru ông thầy ta sẽ bảo điều ta nên làm, hoặc là nhà trị liệu về môn thân lập thân, hoặc tôn thờ nhà lãnh đạo toàn trị kẻ đứng trước lựa chọn, chẳng bao giờ phân vân, vì biết việc cần làm. Nhiều người thường hỏi tôi, "Anh học được gì qua nghiên cứu về lựa chọn?" Tôi nhận được một thông điệp quan trọng khi suy nghĩ về chọn lựa. Bản thân tôi thôi không coi chọn lựa là quá nghiêm trang. Trước hết tôi nhận ra nhiều điều tôi đã chọn là không hợp lý tí nào. Nó ảnh hưởng bới vô thức, bởi điều tôi nghĩ về chọn lựa của người khác, hoặc bởi lựa chọn được xã hội chấp nhận. Tôi thích một suy nghĩ rằng ta cần đi xa hơn vượt qua suy nghĩ về lựa chọn cá nhân, đấy là điều quan trọng, để đổi mới lựa chọn xã hội, chính tư tưởng về lựa chọn cá nhân đã ru ngủ chúng ta. Nó ngăn trở chúng ta nghĩ về sự thay đổi xã hội. Chúng ta dành quá nhiều thơi gian để chọn lựa cho mình và hiếm khi nghĩ về những mục tiêu chung chúng ta nên chọn. Chúng ta hãy đừng quên chọn lựa đi liền cùng biến đổi. Chúng ta có thể tạo sự thay đổi cá nhân, Chúng ta có thể tạo ra biến đổi xã hội. Chúng ta có thể chọn có thêm nhiều chó sói. Chúng ta có thể chọn để thay đổi môi trường để có thêm nhiều ong. Chúng ta có thể chọn để có những cơ quan đánh giá khác nhau. Hoặc chọn kiểm soát các công ty thay vì cho phép nó kiểm soát chúng ta. Chúng ta có đủ khả năng để tạo ra biến đổi. Tôi đã bắt đầu bằng câu nói của Samuel Johnson, khuyên chúng ta khi lựa chọn trong đời nhớ lựa chọn để mà sống. Rốt cuộc, các bạn thấy tôi đã chọn được cho mình một trong ba câu đã dẫn trong phần mở đầu bài nói hôm nay. Tôi quả đã có lựa chọn, là một đất nước, là một nhân dân, chúng ta cũng có lựa chọn để quyết định lại sẽ sống trong một xã hội thế nào trong tương lai Cảm ơn. Bốn năm trước, ở đây tại TED, tôi đã thông báo nhiệm vụ một cho Planet: rằng hãy phóng một cụm vệ tinh để thu lại hình ảnh toàn Trái Đất, vào mỗi ngày, và cho mọi người quyền truy cập nó Vấn đề chúng tôi cố giải quyết rất đơn giản. Ảnh vệ tinh bạn tìm trên các trang mạng đã là cũ, rất cũ nhưng hoạt động của con người diễn ra hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, và bạn không thể sửa những thứ bạn không thấy. Chúng tôi muốn cho mọi người những công cụ để thấy sự thay đổi ấy, để hành động Bức ảnh Viên Bi Xanh tuyệt đẹp, chụp bởi Phi hành gia tàu Apollo 17 vào năm 1972 đã giúp nhân loại ý thức rằng ta đang sống tại một hành tinh mong manh Và chúng tôi muốn đưa nó lên tầm cao mới, cung cấp cho mọi người những công cụ để hành động, để chăm lo cho nó. Vậy, sau nhiều dự án Apollo của chúng tôi, phóng lên nhiều cụm vệ tinh nhất trong lịch sử nhân loại, chúng tôi đã đạt được mục tiêu. Ngày nay, Planet ghi lại hình ảnh của toàn Trái Đất, vào mỗi ngày. Nhiệm vụ hoàn thành (Vỗ tay) Xin cảm ơn Đã có 21 lần phóng tên lửa -- hình minh họa trông có vẻ đơn giản -- thật ra thì không. Và chúng ta hiện đã có hơn 200 vệ tinh trong quỹ đạo, đang truyền dữ liệu đến 31 trạm mặt đất được xây dựng trên khắp hành tinh. Tổng lại, chúng tôi thu được 1,5 triệu hình ảnh 29MP của Trái Đất mỗi ngày. Và ở bất kì địa điểm nào trên bề mặt Trái Đất, chúng tôi đều hiện đang có trung bình trên 500 hình ảnh. Rất nhiều dữ liệu, ghi lại những thay đổi lớn. Và rất nhiều người đang sử dụng công cụ hình ảnh này. Các công ty nông nghiệp dùng chúng để cải thiện năng xuất cây trồng của nông dân Các công ty lập bản đồ cho khách hàng dùng để cải thiện những bản đồ trực tuyến Chính Phủ sử dụng nó cho an ninh biên giới hoặc hỗ trợ ứng phó với thiên tai như lũ lụt, hỏa hoạn hay động đất. Nhiều TC Phi chính phủ cũng dùng. Để theo dõi và ngăn chặn nạn phá rừng. Hay giúp tìm kiếm người tị nạn chạy trốn khỏi Myanmar. Hoặc để theo dõi mọi diễn biến tình hình tại cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Syria, giữ tất cả các phe có trách nhiệm. Và hôm nay, tôi rất vui khi công bố những mẩu chuyện về Planet. Ai cũng có thể truy cập vào planet.com, mở một tài khoản và thấy mọi công cụ hình ảnh của chúng tôi. Nó khá giống Google Earth, ngoại trừ những hình ảnh tân thời nhất, và bạn còn có thể xem lại quá khứ. Bạn có thể so sánh bất kì hai ngày, và thấy những thay đổi to lớn xảy ra trên hành tinh chúng ta. Hoặc bạn có thể tạo time lapse với 500 bức hình chúng tôi có và nhìn sự thay đổi ấy qua thời gian. Và bạn còn có thể chia sẻ chúng qua mạng xã hội. Nó khá là tuyệt. (Vỗ tay) Cảm ơn. Ban đầu chúng tôi tạo ra công cụ này cho các nhà báo người muốn thông tin công bằng về các sự kiện thế giới. Nhưng giờ chúng tôi đã mở rộng cho mọi người, vì mục đích phi lợi nhuận hay cả cá nhân. Và chúng tôi mong nó sẽ đem đến mọi người công cụ tìm kiếm và thấy những thay đổi trên hành tinh và làm. Vậy, nhân loại hiện đang có cơ sở dữ liệu thông tin về hành tinh này, thay đổi theo thời gian. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là gì? Tóm lại, đó là Vũ Trụ và Trí Tuệ Nhân Tạo. Những gì chúng ta sẽ làm với trí tuệ nhân tạo là để tìm kiếm các đối tượng trong tất cả những hình ảnh vệ tinh. Các công cụ AI tương tự dùng để tìm mèo trong video trực tuyến cũng có thể được dùng để tìm kiếm thông tin trong hình ảnh của chúng tôi. Hãy thử tưởng tượng bạn có thể chỉ rằng, đây là con tàu, đây là cái cây đây là xe hơi, đây là đường, đây là tòa nhà, đây là xe tải. Và nếu bạn có thể làm điều đó với hàng triệu hình ảnh truyền xuống mỗi ngày, thì bạn có thể tạocơ sở dữ liệu của mọi vật với mọi kích cỡ, mỗi ngày. Cơ sở dữ liệu đó được tìm kiếm. Đó là chính xác những gì chúng tôi đang làm. Đây là một nguyên mẫu, đang làm việc trên API. Đây là Bắc Kinh. Vậy, thử cho rằng chúng ta muốn đếm số máy bay trong sân bay. Ta lựa chọn vị trí sân bay, và nó tìm máy bay trong hình ảnh vào hôm nay, và tìm máy bay trong toàn bộ hình ảnh trước đó rồi hiển thị biểu đồ toàn bộ máy bay tại sân bay Bắc Kinh qua thời gian. Tất nhiên, bạn có thể làm điều này cho tất cả sân bay trên thế giới. Và chúng ta hãy nhìn vào một cảng tại Vancouver Chúng ta lặp lại thao tác lúc nãy, nhưng lần này sẽ là tìm tàu. Vậy, ta phóng to ở Vancouver, lựa chọn vị trí, và chúng ta tìm kiếm tàu. Và nó hiển thị vị trí của toàn bộ tàu. Giờ hãy thử nghĩ điều này hữu ích như thế nào đối với cảnh vệ biển người đang cố gắng theo dõi và ngăn đánh cá trái phép. Đối với tàu đánh cá hợp pháp họ truyền vị trí của họ qua đèn hiệu AIS. Nhưng ta thường phát hiện nhiều tàu không làm điều đó. Hình ảnh không nói dối. Vì vậy, cảnh vệ biển có thể dùng nó và đi tìm những tàu đánh cá trái phép. Ta sẽ nhanh thêm vào không chỉ tàu hay máy bay mà còn tất cả mọi vật, và ta có thể xuất nguồn cung cấp dữ liệu của địa điểm của toàn sự vật ấy qua thời gian có thể tích hợp kĩ thuật số từ luồng công việc của mọi người. Sau này, chúng ta có thể có trình duyệt tinh vi hơn mà mọi người truy cập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng cuối cùng, tôi có thể tưởng tượng chúng ta trừu tượng hóa hoàn toàn hình ảnh và chỉ với một giao diện truy vấn với Trái Đất. Thử nghĩ nếu ta chỉ cần hỏi, "Này, có bao nhiêu căn nhà ở Pakistan? Cho tôi một biểu đồ đối chiếu thời gian" "Có bao nhiêu cây trong rừng Amazon và có thể cho tôi địa điểm của những cây đã bị đốn hạ giữa tuần này tuần trước không?" Chẳng phải rất tuyệt sao? Đấy, là những gì chúng tôi đang cố gắng đạt được, và chúng tôi gọi nó là "Queryable Earth" Vậy, Nhiệm Vụ của Planet 1 là ghi lại hình ảnh của toàn hành tinh mỗi ngày và cho mọi người quyền truy cập nó. Nhiệm Vụ của Planet 2 là ghi mục toàn bộ sự vật trên hành tinh qua thời gian và truy vấn nó. Hãy để tôi cho bạn một sự so sánh. Google ghi mục những thứ trên mạng và khiến chúng có thể được tìm kiếm. Vậy, chúng tôi sẽ ghi mục những thứ trên Trái Đất và làm chúng có thể được tìm kiếm Xin cảm ơn. (vỗ tay) Ngay lúc này Một bộ phim đang phát ngay trong đầu các bạn. Đó là một bộ phim nhiều phần tuyệt vời Nó có hình ảnh 3D và âm thanh nổi cho những thứ mà các bạn đang nhìn và nghe thấy ngay lúc này, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bộ phim đó có cả mùi, vị và xúc giác. Nó có cảm giác của cơ thể, đau đớn, đói khát, khoái cảm. Nó có những cảm xúc. giận dữ và hạnh phúc. Nó có những ký ức, giống như những kỷ niệm thời thơ ấu đang phát trước mắt bạn. Và nó có những giọng nói liên tục thuyết minh trực tiếp trong dòng suy nghĩ của các bạn. Trung tâm của bộ phim chính là bạn. đang trực tiếp trải qua tất cả những thứ đó. Bộ phim này là dòng ý thức của các bạn là đối tượng của trải nghiệm tâm trí và cả thế giới, Ý thức là một trong những bằng chứng cơ bản nhất về sự tồn tại của con người. ai cũng có nhận thức Chúng ta đều có bộ phim của riêng mình, bạn, bạn và cả bạn. chúng ta không biết gì khác trực tiếp hơn Ít nhất, tôi biết ý thức của bản thân một cách trực tiếp Tôi không thể chắc chắn rằng các bạn ý thức được Nhận thức cũng là cái làm cho cuộc sống đáng sống. Nếu chúng ta không có nhận thức, mọi thứ trong cuộc sông trở nên vô nghĩa và vô giá trị Nhưng đồng thời, chính nhận thức là hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ Tại sao chúng ta có nhận thức? Tại sao chúng ta có những bộ phim trong đầu? Tại chúng ta không đơn giản chỉ là những robot những thứ có thể xử lý tất cả những dữ kiện và đưa ra các phản ứng, mà không trải nghiệm bộ phim bên trong đó? Hiện nay, chưa có ai biết câu trả lời cho những câu hỏi trên. Tôi cho rằng để đưa nhận thức vào nghiên cứu, sẽ cần có nhiều ý tưởng cấp tiến mới. Có người nói rằng nghiên cứu về nhận thức là bất khả thi. bởi vì, bản thân khoa học là sự khách quan. còn nhận thức, bản chất là sự chủ quan. Do đó không bao giờ có một môn khoa học của nhận thức. Quan điểm đó thống trị suốt thế kỷ 20 Các nhà tâm lý học nghiên cứu hành vi một cách khách quan, các nhà thần kinh học nghiên cứu não bộ cũng vậy. và không một ai nhắc gì tới nhận thức. Thậm chí 30 năm trước, khi TED bắt đầu, có rất ít nghiên cứu khoa học về nhận thức. Bây giờ, khoảng 20 về năm trước, Mọi thứ bắt đầu thay đổi. Các nhà thần kinh học như Francis Crick và các nhà vật lý như Roger Penrose nói rằng bây giờ là thời điểm để cho khoa học tấn công vào nhận thức. Kể từ đó, đã có một sự bùng nổ thật sự, nở rộ các công trình khao học trong lĩnh vực này. Các công trình này thật tuyệt vời. thật sự rất tuyệt. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những giới hạn cơ bản Tâm điểm của khoa học về nhận thức trong những năm gần đây đó là tìm kiếm các mối tương quan, sự liên hệ giữa các vùng của bộ não và các trạng thái nhất định của nhận thức. Chúng ta đã thấy được nghiên cứu này của Nancy Kanwisher, chúng thật tuyệt vời cô ấy mời thuyết trình cách đây ít phút. Hiện nay, chúng ta có một hiểu biết tốt hơn, ví dụ, Những vùng của não bộ liên quan tới trải nghiệm ý thức về nhận ra các gương mặt hay cảm giác đau, hoặc cảm giác hạnh phúc. Nhưng đây mới chỉ là khoa học về các mối tương quan Nó không phải là khoa học giải thích. Chúng ta biết rằng những vùng não bộ nào liên quan tới trải nghiệm nhận thức nào, nhưng chúng ta không biết tại sao lại như vậy. Tôi muốn đưa điều này bằng cách nói rằng các công trình trong lĩnh vực thần kinh học đang trả lời một số câu hỏi mà chúng ta muốn biết về nhận thức, những thắc mắc về các vùng của bộ não, chúng làm gì và chúng liên hệ với cái gì. Tuy nhiên, theo một nghĩa nào đó, đó là những câu hỏi dễ dàng. Không liên quan tới các nhà thần kinh học. Thực sự, không có câu hỏi nào là dễ dàng với nhận thức. Nhưng nó không giải quyết được bí ẩn thực sự ở cốt lõi của vấn đề. Tại sao tất cả các quá trình vật lý xảy ra trong não bộ lại đi kèm với nhận thức? Tại sao lại có bộ phim bên trong đó? Hiện nay, chúng ta thực sự không có manh mối nào. Và các bạn có thể nói rằng, hãy cho các nhà thần kinh học thêm vài năm nữa. Nhưng hóa ra đó lại là một hiện tượng tự phát khác như những vụ kẹt xe, những cơn bão, hay như cuộc sống vậy, và chúng ta sẽ đi tìm hiểu nó. Những trường hợp điển hình về sự tự phát là mọi hành vi tự phát, Một vụ tắc đường diễn biến thế nào cách mà một cơn bão hoạt động, một sinh vật sống sinh sôi thích nghi và trao đổi chất ra sao, tăt cả câu hỏi về hoạt động khách quan. Chúng ta có thể áp dụng cho não người trong việc giải thích một số hành vi và chức năng của nó như là hiện tượng tự phát: Cách chúng ta đi lại, nói chuyện, cách chúng ta chơi cờ, và mọi câu hỏi khác về hành vi. Nhưng khi nói tới nhận thức, các câu hỏi về hành vi là một trong trong những vấn đề dễ dàng Khi nói tới vấn đề khó, đó là câu hỏi tại sao mọi hành vi đó lại đi kèm với cảm giác chủ quan? Và ở đây, mô hình tiêu chuẩn của sự tự phát thậm chí các mô hình chuẩn trong thần kinh học cho đến nay, không có gì nhiều để nói. Bây giờ, tôi là một người theo chủ nghĩa duy vật Tôi muốn có một lý thuyết khoa học về nhận thức mà có thể hoạt động. và trong một thời gian dài, tôi cảm thấy vô vọng trong việc tìm kiếm một lý thuyết về nhận thức dựa trên các hiện tượng vật lý mà hoạt động được. Nhưng cuối cùng tôi có thể kết luận rằng lý thuyết như vậy là không thể vì những lý do mang tính hệ thống Đó là cả một câu chuyện dài. nhưng ý tưởng cốt lõi chỉ là cái mà các bạn có được từ những giải thích giản lược dựa trên các cơ sở của vật lý và não bộ là câu chuyện về hoạt động của hệ thống, cấu tạo và động lực của nó, hành vi mà nó tạo ra, rất tốt để giải quyết các vấn đề dễ dàng. cách chúng ta ứng xử, hoạt động. nhưng khi nhắc tới những trải nghiệm chủ quan. Tại sao tất cả những thứ trên cảm giác như xuất phát từ bên trong? Đó là thứ gì đó mới mẻ, và sẽ còn đó những câu hỏi xa hơn. Tôi nghĩ chúng ta đang bế tắc tại điểm này. Chúng ta đã có một loạt các giải thích tuyệt vời chúng ta quen với nó, Vật lý giải thích Hóa học hóa học giải thích sinh học sinh học giải thích những khía cạnh của tâm lý Nhưng nhận thức có vẻ như không phù hợp trong bức tranh này Một mặt, nó là một dữ kiện mà chúng ta nhận thức được Mặt khác, chúng ta không biết cách để đưa nó vào trong quan điểm khoa học về thế giới của chúng ta Do đó, tôi nghĩ rằng nhận thức là thứ gì đó dị thường chúng ta rất muốn lồng ghép nó vào trong thế giới quan của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không biết cách. Đối mặt với một thứ dị thường như thế này, sẽ cần những ý tường cấp tiến và thôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần một hoặc hai ý tướng ban đầu , nghe có vẻ điên khùng trước khi chúng ta hiểu biết một cách khoa học. Bây giờ, có vài ứng cử viên cho ý tưởng điên rồ này. Bạn tôi Dan Dennett người có mặt hôm nay, cũng có ý tưởng đó. Ý kiến điên rồ của anh ta đó là không có gì khó trong vấn đề nhận thức. Toàn bộ ý tưởng về bộ phim chủ quan trong đầu chúng ta liên quan đến sự ảo tưởng hay sự mơ hồ. Quả thật,những gì chúng tôi làm là để giải thích chức năng mục tiêu, cách thức hoạt động của não, và sau đó chúng tôi giải thích những thứ cần được giải thích. Tôi có thể nói rằng, anh ấy thật đáng để khích lệ. Đó là một loại tư tưởng tiến bộ mà chúng ta cần khám phá nếu bạn muốn có một lý luận thuần túy về lý thuyết não bộ cho ý thức. Cùng thời điểm này, với tôi cũng như nhiều người khác, quan điểm này còn khá đơn giản để phủ nhận những dữ liệu về sự ý thức một cách thỏa đáng. Và tôi sẽ đi tiếp vào một luận điểm mới. Trong thời gian còn lại, tôi muốn khai thác 2 ý tưởng điên rồ mà tôi nghĩ là sẽ có vài sự hứa hẹn. Ý tưởng điên rồ đầu tiên đó là nhận thức là một điều rất cơ bản. Các nhà vật lý học thường lấy những khía cạnh của vật lí để xây dựng nền tảng cho: không gian, thời gian và khối lượng. Họ đặt ra những luật cơ bản để thực hiện chúng như trọng lực hay lượng tử cơ học. những đặc tính và quy luật này cũng chưa được giải thích bằng những khái niệm cơ bản hơn Thay vào đó, họ xem đó là những thứ căn bản nhất và định nghĩa mọi thứ từ chúng Đôi khi, những khái niệm cơ bản được phát triển thêm Trong thế kỉ 19, Maxwell đã cho rằng bạn không thể giải thích hiện tượng điện từ bằng những khái niệm cơ bản như không gian, thời gian, khối lượng, đinh luật Newton vì thế ông ấy đã đặt ra định luật cơ bản về điện từ và đặt ra sự tích điện như là một nguyên tố cơ bản theo những quy luật đã có này. Tôi nghĩ rằng điều chúng ta đang đề cập chính là nhận thức. Nếu bạn không giải thích được sự ý thức theo những thuật ngữ cơ bản nhất không gian, thời gian, khối lượng, sự tích điện thì theo logic mà nói, chúng ta cần mở rộng danh sách đó. Và điều tự nhiên nhất cần làm là xem ý thức như một thứ rất căn bản, như 1 phần căn bản của tự nhiên. Điều này không có nghĩa là bạn không thể nghiên cứu nó. Điều này sẽ mở ra hướng đi để bạn có thể nghiên cứu. Cái chúng ta cần làm đó là học những quy luật cốt lõi về điều chỉnh ý thức những quy luật kết nối ý thức với những thứ khác: không gian, thời gian, khối lượng, những định luật vật lý. Các nhà vật lý thường cho rằng họ muốn những quy luật cốt yếu thật sự đơn giản để họ có thể viết nó trên mặt trước của của một cái áo. Tất nhiên tôi cho rằng tình huống như thế liên quan đến ý thức. Chúng ta muốn tìm ra quy luật cốt lõi thật đơn giản để chúng ta viết chúng lên áo. Chúng ta không biết định luật này có tồn tại hay chưa nhưng đó lại là điều chúng ta cần làm. Ý tưởng điên thứ 2 nhận thức mang tính phổ biến. Mỗi hệ thống có một mức độ riêng liên quan đến nhận thức. quan điểm này gọi là panpsychism: pan cho tất cả, và psych cho tâm trí, mọi thực thể đều là ý thức, không chỉ con người, con chó, con chuột, con ruồi, thậm chí những con vi khuẩn của Rob Knight hay những hạt cơ bản. Thậm chí 1 hạt photon cũng có mức độ nhận thức riêng. ý tôi không phải là những hạt photon này thông minh hay nó biết suy nghĩ. Nó không phải hạt photon đang tàn phá thế giới bởi vì nó nghĩ, "Aww, tôi luôn bay vòng vòng với tốc độ ánh sáng. tôi chưa bao giờ sống chậm và ngửi hương thơm hoa hồng" Không, không phải như vậy. Nhưng những hạt photon có thể có một số yếu tố về cảm giác chủ quan, một số tiền đề nguyên thủy đối với ý thức. Điều này có lẽ hơi kì cục với bạn. Ý tôi, tại sao mọi người lại nghĩ nó là một thứ điên rồ? Một vài động lực đến từ những ý tưởng điên rồ ban đầu, mà ý thức đóng vai trò cốt lõi Nếu nó giữ vai trò cốt lõi, như không gian và thời gian và khối lượng nó tự nhiên cũng sẽ trở thành phổ biến, theo cách của chúng. Nó sẽ không xứng đáng mặc dù ý kiến dường như phản lại chúng ta, nó sẽ ít tương phản hơn với những người từ những nền văn hóa khác nhau, nơi tâm trí con người dường như có nhiều sự kết nối liên tục với tự nhiên. Một sự thúc đẩy sâu xa hơn đến từ ý tưởng này là có lẽ những cách đơn giản nhất và mạnh mẽ nhất để tìm ra những quy luật cơ bản liên quan đến ý thức bằng xử lý vật lý là sự kết nối ý thức với thông tin. Bất cứ nơi nào có sự hiện diện của xử lý thông tin, nơi đó sẽ có ý thức. Trong 1 người,việc tiếp nhận những thông tin phức tạp, thì đòi hỏi ý thức phức tạp. Sự tiếp nhận những thông tin đơn giản, cần ý thức đơn giản. Một điều thú vị là trong những năm gần đây một nhà thần kinh học, Giulio Tononi đã dựa trên lý thuyết này và phát triển nó một cách chặt chẽ với lý thuyết toán học. Ông ấy có 1 phép đo lường toán học cho việc kết nối thông tin ông ấy gọi là phi, thứ giúp đo lường lượng thông tin được tích hợp trong hệ thống. Và ông ta cho rằng phi gắn liền với ý thức Vì thế trong não con người, có một số lượng lớn sự tích hợp thông tin, ở mức độ cao của phi, và của ý thức. Trong một con chuột, ở mức nhập thông tin trung bình vẫn khá quan trọng, và cũng liên quan đến sự ý thức. Nhưng khi bạn hạ xuống những thứ như sâu bọ vi khuẩn, hạt vật chất, số lượng phi giảm mạnh. Số lượng thông tin nhập vào cũng giảm, nhưng không phải là về con số 0 Theo định lý của Tononi, vẫn có thể về không độ của ý thức. Trong sự ảnh hưởng này, ông ấy nêu ra quy luật cốt lõi của ý thức: phi cao, ý thức cao. Bây giờ, tôi không biết nếu học thuyết này là đúng, nhưng nó sẽ có thể dẫn đến một học thuyết trong khoa học về ý thức, và nó được dùng để nhập những nhánh thông tin của dữ liệu khoa học, và nó có một đặc tính tốt thứ mà trên thực tế đủ đơn giản để bạn có thể viết chúng lên mặt trước của áo Một động lực cuối cùng khác là panpsychism có thể giúp bạn nhập ý thức vào thế giới vật chất. Những nhà vật lý và nhà tâm lý học thường thừa nhận rằng vật lí là một thứ gây tò mò. Nó mô tả cấu trúc thật sự của một chuỗi phương trình, nhưng nó không nói rõ về sự thật ẩn bên trong nó. Như Stephen Hawking dùng nó, thế cái gì đã được dùng trong phương trình? Tốt, theo quan điểm của panpsychist, bạn có thể để phương trình theo cách của chúng nhưng bạn cũng có thể mang chúng ra để miêu tả như một dòng ý thức. Cái mà vật lý thực sự đang làm, đang mô tả dòng ý thức Theo quan điểm này, nó chính là ý thức thứ được đặt trong những phương trình. Theo đó, ý thức không bám sát theo thế giới bên ngoài giống như được gắn thêm vào. Nó thực sự đang ở đó Tôi nghĩ đây là quan điểm panpsychist, thứ có tiềm năng tôn lên mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên, và nó có thể có hàng loạt hệ quả mang tính đạo đức và xã hội. Một vài điều có thể đi ngược lại. Tôi thường nghĩ tôi không nên ăn bất cứ thứ gì những thứ có ý thức, Thế thì tôi đã thành một người ăn chay trường. Bây giờ, nếu bạn là panpsychist và bạn cùng quan điểm đó, Bạn có thể sẽ bị đói dài dài. Vì thế tôi cho rằng khi bạn nghĩ về điều này, nó sẽ tôn lên những quan điểm của bạn, trong khi đó vấn đề liên quan đến mục đích đạo đức tôn vinh phẩm hạnh, thực tế không ảnh hưởng nhiều bởi ý thức, nhưng nó liên quan đến mức độ và sự phức tạp trong ý thức. Hoàn toàn không gì lạ khi nói về ý thức trong những hệ thống khác, như máy tính chẳng hạn. Thế còn hệ thống thông minh nhân tạo trong bộ phim "Her", Samantha thì sao? cô ta có ý thức? Tốt, nếu bạn lấy thông tin theo quan điểm panpsychist, cô ấy chắc chắn gặp rắc rối trong việc nhập và mở rộng thông tin, vì vậy câu trả lời dĩ nhiên là có, cô ta có ý thức. Nếu nó đúng,nó sẽ tạo nên hàng loạt vấn đề đạo đức cả về đạo đức của việc phát triển hệ thống máy tính thông minh và đạo đức khi tắt bỏ những hệ thống đó. Cuối cùng bạn có thể sẽ hỏi về ý thức theo cách tổng thể, hành tinh. Canada có nhận thức riêng hay ở một cấp độ cục bộ là một nhóm tích hợp như khán giả trong hội nghị TED, hiện giờ đang có một sự tiếp thu ý thức TED, một bộ phim nội tại cho nhóm thu thập TED thứ hoàn toàn khác với những bộ phim nội tại khác so với những phần khác? Tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó, nhưng tôi nghĩ ít nhất một trong số chúng ta có câu trả lời một cách đúng đắn. okay, với cái nhìn theo panpsychist, nó là một điều hết sức căn bản, mà tôi không thể tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Tôi hoàn toàn tự tin về ý tưởng điên rồ đầu tiên, rằng nhận thức là một khái niệm cơ bản, hơn ý tưởng thứ 2, nó chỉ mang tính phổ biến. Theo ý tôi, quan điểm trên đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều thách thức, ví dụ như làm sao những ý thức nhỏ lẻ có thể gộp lại thành loại ý thức phức tạp chúng ta biết và yêu. Nếu chúng ta có thể trả lời cho những câu hỏi đó, thì tôi nghĩ rằng chúng ta đang cùng nhau tạo ra một học thuyết mới về ý thức. Còn nếu không, thì có lẽ chúng ta đang gặp một rắc rối lớn trong khoa học và tâm lý học. Chúng ta không thể giải quyết nó trong một sớm một chiều nhưng chúng ta chắc chắn có thể tìm ra. theo tôi, hiểu được ý thức là một chìa khóa thực sự, để giúp ta hiểu cả về vũ trụ này và bản thân chúng ta. Điều này có thể là một ý tưởng điên rồ. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Lần đầu tiên tôi đứng trước phòng mổ và chứng kiến một ca phẫu thuật, Tôi không biết nên mong đợi điều gì. Tôi từng là sinh viên kỹ thuật Tôi cứ nghĩ mọi thứ sẽ giống như trên Tivi Những tiếng máy móc đằng sau lưng Mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt của các bác sĩ phẫu thuật Nhưng sự thật không như vậy chút nào. Nhạc thì được bật lên, tôi nghĩ đó là bản hit hay nhất của Madonna. (tiếng cười) Và có rất nhiều cuộc đối thoại, không chỉ riêng về vấn đề nhịp tim bệnh nhân mà còn về thể thao và kế hoạch cuối tuần. Và từ đó, tôi chứng kiến càng nhiều ca mổ, tôi càng nhận ra nó chính là như vậy. Nói một cách khác, nó như là một ngày bình thường ở công sở. Nhưng mọi thứ vẫn như thế đều đặn và khi nhạc tắt dần mọi người đều im lặng, và đều chăm chú nhìn vào cùng một thứ. Và khi bạn biết khi có gì đó rất hệ trọng và nguy hiểm đang xảy ra. Lần đầu tôi chứng kiến nó tôi được xem kiểu phẫu thuật gọi là phẫu thuật nội soi ổ bụng Và cho những ai chưa biết đây là gì phẫu thuật nội soi ổ bụng, thay vì một vết rạch lớn mà bạn phải chịu đựng sau khi thực hiện ca mổ việc nội soi ổ bụng là những bác sĩ sẽ tạo ra ba hay nhiều vết rạch nhỏ trên người bệnh nhân sau đó sẽ chèn vào một số dụng cụ y khoa và một cái máy quay mọi thứ sẽ được tiến hành trong cơ thể bệnh nhân. Điều này rất tuyệt vì nó hạn chế nhiễm trùng sau mổ, ít đau hơn, thời gian hồi phục ngắn hơn. Nhưng có một nhược điểm, bởi vì những vết rạch được tạo ra từ một thiết bị dài và nhỏ gọi là Trocar (dùi chọc). Cách mà bác sĩ mổ sử dụng thiết bị này là anh ta lấy nó và đưa vào ổ bụng người bệnh đến khi tìm được vị trí chính xác. Lý do tại sao mọi người trong phòng mổ đều chăm chú nhìn thiết bị đó vì người bác sĩ đó phải rất cẩn trọng không thể hấp tấp và phải thật chính xác khi đưa vào trong cơ quan nội tạng, và mạch máu. Vấn đề này khá quen thuộc đối với các bạn vì tôi biết chắc rằng mọi người đã từng gặp ở đâu đó. (tiếng cười) Nhớ cái này không? (Vỗ tay) Các bạn biết rằng cứ mỗi giây cái ống hút này sẽ xuyên qua và bạn không biết liệu nó có lệch sang chỗ khác và xuyên thẳng đến tay bạn, hoặc liệu bạn có bị dính nước trái cây mọi chỗ không, nhưng bạn cảm thấy rất sợ hãi, phải không? Mỗi lần bạn làm như thế bạn sẽ trải qua những xúc cảm vật lí tương tự mà tôi đã chứng kiến trong ca mổ đó. Và nó thực sự là một vấn đề. Năm 2003, hiệp hội FDA từng tuyên bố rằng đường mổ nội soi có thể là một trong những bước nguy hiểm nhất trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Một lần nữa vào năm 2009, có một tờ báo nói rằng dùi chọc chiếm hơn nửa của những biến chứng chủ yếu trong phẫu thuật nội soi. Và, nhân tiện điều này vẫn chưa thay đổi sau 25 năm. Khi tôi tốt nghiệp đại học, đây là thứ mà tôi từng mơ ước được làm. Tôi cố gắng giải thích cho bạn của tôi chính xác thì tôi đang dành thời gian để làm gì, và tôi nói, "Nó giống như khi bạn đục tường để treo vật gì lên trong căn hộ của bạn. Giống như cái mũi khoan lần đầu khoan vào tường và gây ra một lỗ hổng lớn. Phải không?" Và anh ta nhìn tôi, nói rằng, "Ý cậu là nó giống như việc khoan vào não bộ con người phải không?" Và tôi nói, "Gì chứ?" (tiếng cười) Và tôi tra cứu điều đó và họ thực sự khoan vào não bộ người Rất nhiều thủ thuật phẫu thuật thần kinh bắt đầu bằng mũi khoan xuyên sọ. Và nếu bác sĩ mổ không cẩn thận, anh ta có thể đâm thẳng vào não. Và từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ, Được rồi, khoan sọ, mổ nội soi, tại sao không phải những lĩnh vực y tế khác? Bởi vì nghĩ xem, lần cuối bạn gặp bác sĩ và bạn không gặp vấn đề gì là khi nào? Đúng không? Vậy thì sự thật là lỗ châm có ở mọi lĩnh vực y tế. Và đây chỉ là vài trong số những quy trình mà tôi tìm được có sự liên quan của bước chích mô. Và nếu chúng ta chỉ lấy 3 trong số đó -- phẫu thuật nội soi, gây tê ngoài màng cứng và khoan sọ -- mỗi phương pháp này gây ra hơn 30000 biến chứng mỗi năm trên đất nước này nói riêng. Tôi thấy nó là một vấn đề đáng được giải quyết. Hãy nhìn những thiết bị này một chút chúng được sử dụng cho những loại phẫu thuật này. Tôi đã đề cập đến gây mê. Đây chính là kim gây mê. Nó được dùng để đâm xuyên qua các dây chằng cột sống và vận chuyển chất gây mê trong khi sinh. Đây là một tập hợp các công cụ sinh thiết tủy xương. chúng được sử dụng để đưa sâu vào trong xương và thu thập tủy xương hoặc các mẫu xương bị tổn thương. Còn đây là một cái lưỡi lê từ cuộc nội chiến. ( Cười) Nếu tôi đã nói với bạn nó là một thiết bị y tế dùng để đâm xuyên bạn phải tin tôi thôi. Bởi vì điểm khác biệt ở đâu? Càng nghiên cứu sâu về nó tôi càng suy nghĩ rằng phải có một cách tốt hơn để làm điều này. Và chìa khóa với tôi trong vấn đề này là tất cả những dụng cụ khác biệt này có chung những đặc điểm về vật lí cơ bản. Vậy chúng là gì? Hãy quay lại việc khoan xuyên tường. Vậy bạn đang tác dụng một lực khi khoan tới bức tường. Và theo Newton thì bức tường cũng sẽ tác dụng trở lại một lực, cùng độ lớn và ngược chiều. Vậy là, khi bạn khoan xuyên bức tường, những lực đó sẽ cân bằng. Nhưng sau đó sẽ có lúc khi mũi khoan vừa xuyên qua mặt bên kia tường, và ngay khoảnh khắc đó bức tường không thể tác động trở lại nữa. Nhưng não của bạn vẫn chưa phản ứng trở lại với sự thay đổi đó. Chính giây phút đó, trong lúc bạn chưa phản ứng, bạn vẫn tiếp tục ấn, và việc mất cân bằng lực này tạo ra gia tốc, gây ra việc đâm quá sâu. Nhưng nếu ngay tại giây phút đó, bạn có thể kéo mũi khoan về, chống lại sự gia tốc về phía trước thì sao? Đó là điều tôi dự định làm. Hãy tưởng tượng bạn có một dụng cụ có đầu nhọn để cắt xuyên qua các mô mỏng Đâu là cách đơn giản nhất để bạn kéo đầu nhọn đó về? Tôi đã chọn một cái lò xo. Khi bạn kéo dãn cái lò xo, bạn kéo được đầu nhọn đó ra để nó sẵn sàng đâm qua các mô, cái lò xo sẽ kéo đầu nhọn đó về. Làm sao bạn có thể giữ đầu nhọn đó ở đúng vị trí đến lúc đâm qua? Tôi đã dùng cơ chế này. Khi đầu nhọn của dụng cụ được ấn vào các mô, cơ chế mở rộng ra phía ngoài và chêm vào vị trí đối diện bức tường. Và ma sát mà nó tạo ra khóa nó lại đúng nơi và không cho lò xo thu đầu nhọn về. Nhưng ngay ở thời điểm đâm xuyên qua, các mô không thể tác động trở lại đầu nhọn được nữa. hệ thống được mở khóa và lò xo thu đầu nhọn về. Để tôi cho các bạn xem quay chậm điều đã diễn ra. Đây là khoảng 2000 khung hình/giây và tôi muốn các bạn để ý đầu nhọn này ở ngay phía dưới, gần xuyên thủng qua các mô và bạn sẽ thấy ngay ở khoảnh khắc xuyên qua, ngay đó, hệ thống được mở khóa và thu đầu nhọn về. Tôi muốn cho các bạn xem lại, gần hơn một chút Bạn sẽ thấy đầu lưỡi sắc bén, và ngay khi nó xuyên qua màng cao su nó sẽ biến mất vào lớp vỏ cùn màu trắng này. Ngay đó. Điều đó xảy ra trong vòng 4/100 trên một giây sau khi đâm. Và bởi vì dụng cụ này được thiết kế để giải quyết các vết đâm vật lí và không chỉ cụ thể cho việc khoan sọ hay phẫu thuật nội soi, hoặc các qui trình khác, Nó được áp dụng trên các lĩnh vực y tế khác và các mức chiều dài khác nhau. Nhưng không phải lúc nào nó cũng trông thế này Đây là mẫu thử nghiệm đầu tiên của tôi. Vâng, những cái que gậy đó, và có một miếng cao su ở đầu. mất khoảng 30 phút để làm, nhưng nó hiệu quả. Và nó cho tôi thấy ý tưởng của mình hiệu quả và nó chứng minh công việc của dự án này cần thêm vài năm nữa. Tôi làm việc này vì vấn đề này thực sự thu hút tôi. Nó khiến tôi phải thức đến khuya. Nhưng tôi nghĩ nó cũng nên thu hút các bạn, vì vấn đề này nó ở khắp nơi. Điều đó có nghĩa tại một số thời điểm nó cũng sẽ là vấn đề của bạn. Ngày đầu tiên vào phòng phẫu thuật Tôi không bao giờ mong mình sẽ ở bên kia cái dùi chọc Nhưng năm ngoái, tôi có viêm ruột thừa khi tôi đến thăm Hy Lạp. Tôi đã ở bệnh viện ở Athens, và bác sĩ mổ đã nói với tôi ông ấy sẽ thực hiện phẫu thuật nội soi. Ông ấy sẽ loại bỏ ruột thừa của tôi qua những vết rạch nhỏ, và ông đã nói về những gì tôi có thể mong chờ về sự phục hồi, và điều gì có thể xảy ra. Ông ấy nói:"anh có câu hỏi nào không?" và tôi trả lời:"Chỉ một thôi, bác sĩ. Ông sẽ dùng loại dùi chọc nào?" Vì vậy, trích dẫn yêu thích của tôi về phẫu thuật nội soi từ bác sĩ H. C. Jacobaeus: " Việc tự đâm thủng gây ra rủi ro" đó là trích dẫn ưa thích của tôi vì H.C. Jacobaeus là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi trên cơ thể người, và ông ấy viết nó năm 1912. Đây là một vấn đề đó làm bị thương và thậm chí giết người trong hơn 100 năm. Thật dễ để nghĩ khi mọi vấn đề lớn tồn tại có vài nhóm chuyên gia làm việc không ngừng để giải quyết chúng. Sự thật không phải luôn như vậy. Chúng ta nên tìm kiếm những vấn đề đó và tìm cách để giải quyết chúng. Nếu bạn có thể vượt qua một vấn đề đang bám lấy mình, hãy để nó khiến bạn mất ngủ. Để bản thân bạn trở nên say mê, vì có rất nhiều mạng sống cần được cứu. ( vỗ tay) Tôi sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên giữa các kiểu cửa hàng dụng cụ, và tôi thích đi chợ đêm. Tôi yêu không khí chợ đêm, màu sắc, ánh sáng, những món đồ chơi và những điều bất ngờ mà lần nào tôi cũng tìm thấy, những thứ như dưa hấu với ăng-ten bằng ống hút hoặc những chú chó con với kiểu đầu Mô-hooc Khi lớn hơn, tôi thích tháo gỡ các món đồ chơi, bất cứ món nào mà tôi tìm thấy trong nhà, như khẩu súng BB của anh trai tôi chẳng hạn. Tôi cũng thích tạo ra không gian cho mọi người khám phá và vui chơi. Trong những tác phẩm sắp đặt thời đầu này, tôi dùng những mảnh nhựa , túi ni lông và những thứ tìm được ở cửa hàng dụng cụ hay trong nhà. Tôi có thể dùng những thứ như bút dạ ngâm với nước, bơm qua một cái ống nhựa tạo nên một hệ thống tuần hoàn với ánh sáng rực rỡ để mọi người đi qua và thưởng thức. Tôi thích những vật liệu đó vì hình dáng, cảm giác mà chúng mang lại và giá cả lại rất phải chăng. Tôi cũng thích tạo ra thiết bị hoạt động với cơ thể người. Tôi có thể dùng đèn LED máy ảnh và sợi dây bun-gi quấn quanh eo và ghi hình lại cái rốn của mình ở góc độ khác xem nó làm gì. (Cười) Tôi cũng thích điều chỉnh thiết bị gia dụng. Đây là đèn đêm tự động. Một số bạn có thể có nó ở nhà. Tôi cắt bỏ phần cảm ứng ánh sáng, cho thêm một sợi nối dài rồi sử dụng đất nặn, cắm nó trên ti vi, ghi hình lại đôi mắt của mình và sử dụng phần tối của mắt lừa bộ phận cảm ứng rằng đó là bóng đêm. Rồi tôi bật đèn lên phần trắng của mắt và mí mắt sẽ lừa bộ phận cảm ứng rằng đó là ban ngày thế là đèn tắt. Vì tôi muốn thu thập thêm vài mẫu mắt khác tôi thiết kế thiết bị sử dụng mũ bảo hiểm xe đạp, một vài bóng đèn và ti vi. Có lẽ sẽ dễ hơn với người khác khi đội mũ bảo hiểm và ghi hình đôi mắt của mình. Thiết bị cho phép tôi, một cách tượng trưng chiết xuất đôi mắt của người khác, thế nên, tôi có rất nhiều kiểu mắt để sử dụng cho các tạo hình khác của mình. Tác phẩm này có 4 mắt. Mỗi mắt điều khiển một thiết bị riêng biệt. Con mắt này đang nhìn qua lại trong một khuôn hình ti vi. Con mắt này đang thổi phồng một ống nhựa. Con mắt này đang xem video về việc sáng tạo một tác phẩm khác. Và những con mắt này đang kích hoạt nước phát sáng. Rất nhiều những tác phẩm, sau đó, đã được trưng bày ở các bảo tàng, triển lãm, hai, ba năm một lần, trên khắp thế giới. Tôi yêu khoa học và sinh học. Năm 2007, tôi là thành viên nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian, nghiên cứu những cơ thể phát quang trong đại dương. Tôi yêu những sinh vật này, yêu hình dạng, cảm giác mà chúng mang lại. Rất mềm và đầy nhớt, tôi hoàn toàn bị lôi cuốn bởi cách chúng sử dụng ánh sáng, cách hấp dẫn bạn tình, cách chúng tự vệ, hay cách thu hút thức ăn. Nghiên cứu này đem lại nhiều cảm hứng cho tôi ví như chuyển động hay những hình mẫu ánh sáng. Thế là, tôi bắt đầu thu thập rất nhiều loại vật liệu trong studio của mình, làm thí nghiệm, thử rồi thử để xem loại sinh vật nào tôi có thể áp dụng. Tôi sử dụng rất nhiều quạt tản nhiệt của máy tính và xếp chúng với nhau để xem có gì xảy ra. Đây là sắp đặt có diện tích hơn 2000 m vuông, sử dụng nhiều tạo vật, một số treo tường, một số dưới đất. Từ xa, trông chúng như người ngoài hành tinh nhưng nhìn kĩ, bạn sẽ thấy chúng được tạo ra từ túi rác màu đen hoặc hộp nhựa đựng đồ trong nhà. Tôi muốn chia sẻ với các bạn cách mà những điều giản dị có thể trở nên kỳ ảo và phi thường. (Vỗ tay) Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi muốn giới thiệu cho các bạn một loài sinh vật: đó là một loại nấm nhầy, Physarum polycephalum. Nó là loại nấm với sự khác biệt, bởi nó lại không là nấm, hãy đi thẳng vào vấn đề. Nó là một trong 700 loài nấm mốc nhờn đã được biết, thuộc giới amoeba. Đây là một loài cá thể đơn bào, chỉ một tế bào, và liên kết với các tế bào khác để hình thành nên một siêu tế bào và để tối đa hóa nguồn tài nguyên của chúng. Vì vậy, trong mỗi nấm mốc chứa hàng nghìn đến hàng triệu nhân, tất cả đều chung một thành tế bào, tất cả hoạt động như một thực thể Ở nơi cư ngụ tự nhiên của chúng, bạn có thể thấy nấm mốc nhờn kiếm ăn ở các vùng rừng cây, ăn rau cỏ đã thối rữa, nhưng bạn có thể cũng thấy nó trong các phòng nghiên cứu, phòng học, và thậm chí các xưởng nghệ thuật. Lần đầu tôi tình cờ thấy nấm nhờn là khoảng 5 năm trước Tôi có bạn là nhà vi sinh học đã cho tôi một chiếc đĩa petri với một đốm vàng nhỏ trên đó và bảo tôi về nhà, chơi với nó. Những lời chỉ dẫn duy nhất tôi có được, là nó thích nơi tối ẩm và thức ăn ưa thích của nó là cháo yến mạch. Tôi là một nghệ sĩ đã làm việc nhiều năm với sinh học, với những phương pháp khoa học, vì thế vật thể sống không hề lạ lùng với tôi. Tôi đã làm việc với thực vật, vi khuẩn, với cá mực, ruồi giấm. Nên tôi khá vui khi đem người cộng tác mới về nhà để xem nó có thể làm gì. Tôi đã mang nó về nhà và quan sát. Tôi cho nó ăn theo một chế độ phong phú. và quan sát nó kết lưới. Nó tạo một kết nối giữa các nguồn thức ăn. Tôi đã thấy nó để lại một vệt đằng sau nó, để chỉ ra nơi mà nó đã đi qua. Và tôi chú ý rằng khi nó đã quá ngán đĩa petri, nó sẽ thoát ra và tìm một ngôi nhà tốt hơn. Tôi thu thập lại quan sát của mình bằng cách sử dụng kĩ thuật chụp "tua nhanh". Nấm mốc nhờn tăng trưởng khoảng một cm mỗi giờ nên việc quan sát trực tiếp không thực sự lý tưởng lắm trừ khi sử dụng một số hình thức thiền định rất cực đoan, nhưng qua kĩ thuật "tua nhanh", tôi đã có thể quan sát một số hành vi rất thú vị. Ví dụ, sau khi ăn xong một khối yến mạch ngon lành, nấm mốc nhờn đã đi khám phá những lãnh thổ mới đồng thời theo những hướng khác nhau. Khi nó gặp chính mình, nó biết nó đã từng ở đó rồi. nó nhận ra nó đang ở chính nơi này, thay vào đó nó quay ngược lại. rồi phát triển theo những hướng khác. Tôi đã khá ấn tượng bởi sự tài ba này, bởi cái cách mà sinh vật về bản chất chỉ là một túi chất nhầy tế bào không hiểu sao có thể vạch ra lãnh thổ của nó, nhận biết chính mình, và di chuyển với vẻ có chủ đích. Tôi tìm được nhiều nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, tạp chí, ghi chép nghiên cứu về loại sinh vật này, tôi sẽ chia sẻ một chút với các bạn. Lấy ví dụ, một nhóm ở đại học Hokkaido tại Nhật Bản đã lấp đầy 1 mê cung bằng nấm nhầy. Chúng đã tập hợp với nhau và tạo nên 1 siêu tế bào. Họ đặt thức ăn tại 2 điểm, và đương nhiên đó là yến mạch, và nó đã hình thành một mối liên kết giữa 2 điểm thức ăn ấy. Nó ra khỏi vùng trống và các khu vực chết. Có 4 đường có thể qua mê cung, nhưng thời gian trôi qua, nấm nhầy đã hình thành tuyến đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Khá thông minh. Kết luận từ thí nghiệm của họ là nấm nhầy có trí tuệ. Nghiên cứu khác về khí lạnh hé lộ nấm nhầy không hề thích lạnh. Nó cũng không thích khô. Họ đã tiến hành vào các khoảng thời gian lặp lại, và mỗi lần, nấm nhầy đều phản ứng bằng cách phát triển chậm lại. Tuy nhiên, ở quãng tiếp theo, những người nghiên cứu đã không cho khí lạnh vào nữa, nhưng nấm nhầy đã chậm lại như dự đoán về sự xảy ra của nó. Bằng cách nào đó nó biết rằng đã đến lúc có không khí lạnh mà nó không thích. Kết luận từ thí nghiệm của họ là nấm nhầy có khả năng học hỏi. Một thí nghiệm thứ ba: nấm nhầy được đưa vào để khám phá vùng yến mạch. Nó tạo ra một mô hình phân nhánh. Khi nó qua mỗi nút thực phẩm nó tìm thấy, nó lại kết nối và tạo ra một mạng lưới và tiếp tục kiếm ăn. Sau 26 giờ, nó đã tạo ra được một mạng lưới khá vững chắc giữa những hạt yến mạch. Giờ thì không còn gì đáng chú ý đến khi bạn nhận ra trung tâm của hạt yến mạch được bắt đầu từ nơi là đại diện cho thành phố Tokyo, và xung quanh nó là các trạm đường sắt ngoại ô. Nấm nhờn đã nhân rộng mạng lưới giao thông của Tokyo ( Cười) một hệ thống phức tạp phát triển theo thời gian với nhà ở cộng đồng, xây dựng dân dụng, kế hoạch hóa đô thị. Điều gì đã làm chúng ta mất hơn 100 năm thì nấm nhầy chỉ làm trong một ngày. Kết luận đến từ thực nghiệm của họ rằng nấm nhầy có thể hình thành một mạng lưới hiệu quả và giải quyết việc người bán hàng đi du lịch. Đây là một chiếc máy tính sinh học. Nghĩa là, nó được xây dựng dựa trên mô đun toán học, được phân tích theo thuật toán. Nó được nhân rộng, được mô phỏng. Trên toàn thế giới, nhóm những nhà nghiên cứu đang giải mã tính chất sinh học đặc trưng của nó để hiểu quy luật tính toán của nó và áp dụng kiến thức đó trong lĩnh vực điện tử, lập trình và rô bốt. Câu hỏi ở đây là, Cái máy tính này làm việc như thế nào? Nó không có hệ thống thần kinh trung ương. Nó không có não, nhưng nó có thể thể hiện thái độ khi chúng ta kết nối nó với hoạt động của não bộ. Nó có thể học, có thể ghi nhớ, có thể giải quyết vấn đề có thể đưa ra quyết định. Vậy trí thông minh nằm ở đâu? Đây là kính hiển vi, đây là một đoạn video tôi quay lại, và đây là khoảng 100 lần phóng đại, tăng lên khoảng 20 lần, và đây là bên trong nấm nhầy, có một dòng chảy nhịp nhàng ở đây, giống như cấu trúc tĩnh mạch cấu trúc tế bào, chất dinh dưỡng, thông tin hóa học thông qua tế bào, chảy đầu tiên theo một hướng và sau đó quay trở lại theo hướng khác. Và đó là sự tiếp diễn, đồng bộ hóa dao động bên trong tế bào cho phép nó thực hiện sự hiểu biết phức tạp của môi trường của nó, nhưng không có bất kì một trung tâm kiểm soát quy mô lớn nào Đây chính là nơi hình thành trí thông minh của nó. Không chỉ những nhà nghiên cứu học thuật ở đại học mới có hứng thú với sinh vật này. Vài năm trước, tôi lập nên SliMoCo, Slime Mould Collective. Đó là một mạng lưới online, rộng mở, và dân chủ dành cho những nhà nghiên cứu nấm nhầy và những người nhiệt tình chia sẻ kiến thức và các thí nghiệm vượt qua sự khác biệt về tính kỷ luật và vượt qua cả sự khác biệt về học thuật. Thành viên của hội này là tự chọn. Mọi người đã tìm ra tập thể như nầm nhầy tìm thấy yến mạch. Bao gồm các nhà khoa học và những nhà khoa học máy tính và những nhà nghiên cứu cũng có cả những nghệ sĩ như tôi, kiến trúc sư, thiết kế thời trang, nhà văn, nhà hoạt động xã hội. Đó thực sự là những thành viên thú vị và nhiều ý tưởng. Ví dụ như: một họa sĩ vẽ Physarum huỳnh quang; một đội ngũ cộng tác người đang kết hợp thiết kế sinh học và điện tử với công nghệ in 3D tại xưởng; một nghệ sĩ khác đang dùng nấm nhầy như là một cách kết nối cộng đồng để định vị khu vực của họ. Còn đây, nầm nhầy được sử dụng trực tiếp như một công cụ sinh học, một cách ẩn dụ như là một biểu tượng của cách nói về sự gắn kết xã hội, giao tiếp và hợp tác. Ở những hoạt động xã hội khác. tôi đã lập nên rất nhiều xưởng làm việc với nấm nhầy. theo một cách sáng tạo để tham gia với sinh vật này. Vì vậy mọi người được mời đến và học tập về những điều tuyệt vời mà nó có thể làm và thiết kế thí nghiệm riêng của họ môi trường để nấm nhầy sống từ đó họ có thể kiểm tra tính chất của nó. Mọi người về nhà với một con vật nuôi mới và được mời để đăng tải những kết quả họ thu được lên trang Slime Mould Collective. Và tập thể này đã cho phép tôi để hình thành sự kết nối với rất nhiều người thú vị. Tôi đang làm việc với những nhà làm phim về một bộ phim tài liệu dài về nấm nhầy, và tôi đang bị áp lực bởi độ dài của phim khi đang trong những bước cuối cùng của việc biên tập và sẽ được chiếu trên màn ảnh rộng rất sớm thôi. (Cười) Việc này cũng cho phép tôi hình thành suy nghĩ về thí nghiệm nấm nhầy đầu tiên trên thế giới. Đây là một phần của triển lãm ở Rotterdam năm ngoái Chúng tôi mời mọi người và biến thành nấm nhầy trong 30 phút. Chúng tôi trói mọi người lại với nhau vì vậy họ trở thành một tế báo khổng lồ, và mời họ làm theo quy luật của nấm nhầy. Bạn phải giao tiếp thông qua chuyển động, không được nói. Bạn phải hoạt động như một thực thể, một tế bào khổng lồ, không có cái tôi nào cả, và động lực để di chuyển và sau đó là khám phá ra nơi để tìm kiếm thức ăn. Sẽ có một chút hỗ loạn giữa những người lạ được trói với nhau bằng một sợi dây màu vàng,mặc áo "Hãy trở thành nầm nhấy" đi lang thang qua khắp công viên bảo tàng. Khi họ gặp những cái cây, họ phải định hình lại sự kết nối của họ và cái thiện lại như một tế bào khổng lồ mà không được phép nói. Đây là một thí nghiệm rất buồn cười. Nhưng đây không phải là giả thuyết. Chúng tôi không cố gắng chứng minh điều gì cả. Nhưng nó đã cho chúng tôi thấy một cách để kết nối một nhóm cộng đồng với những ý tưởng thông minh, tổng thể, tự động và cung cấp một sân chơi vui vẻ để bàn luận về những gì xảy ra tiếp theo. Một trong những điều thú vị nhất về thí nghiệm này đó là những cuộc đối thoại xảy ra sau đó. Một chuyên đề hoàn toàn tự phát xảy ra trong công viên. Mọi người nói về tâm lý con người, về việc khó khăn như thế nào để bỏ qua tính cá nhân và cái tôi của họ. Những người khác thì nói về cách giao tiếp của vi khuẩn. Mỗi người mang đến một cách giải thích riêng, và chúng tôi kết luận lại từ thí nghiệm này rằng người dân Rotterdam có khả năng phối hợp rất cao, đặc biệt là khi đưa bia cho họ. Chúng tôi không chỉ đưa họ yến mạch. Chúng tôi cũng đưa bia nữa. Nhưng họ không thực sự tạo ra hiệu quả như nấm nhầy, và nấm nhầy, đối với tôi, là một chủ đề thực sự hấp dẫn. Một sự hấp dẫn về mặt sinh học, sự thú vị về tính toán, và đó cũng là một biểu tượng, cách tham gia cộng đồng với những ý tưởng, hành vi tập thể, sự hợp tác. Phần lớn công việc của tôi dựa trên việc nghiên cứu khoa học, vì vậy đây là cách bày tỏ sự tôn kính đối với những thí nghiệm về mê cung nhưng theo một cách khác. Và nấm nhầy cũng là một đối tượng làm việc của tôi. Đó là việc đồng sản xuất những bức ảnh bản in, hình động, tham gia các sự kiện. Trong khi nấm nhầy không chọn làm việc với tôi, chính xác là vậy. Đó chỉ là một kiểu hợp tác. Tôi có thể dự đoán một số hành vi nhất định bằng việc hiểu nó hoạt động như thế nào, nhưng tôi không kiểm soát được. Nấm nhầy có tiếng nói cuối cùng trong quá trình sáng tạo. Và sau cùng, chúng có tính thẩm mỹ riêng. Những mô hình phân nhánh mà chúng ta thấy ở đây xuyên qua tất cả các hình dáng, quy mô tự nhiên, từ đồng bằng châu thổ đến những tia sét, từ các mạch máu đến các dây thần kinh. Quy luật đáng chú ý bên trong sinh vật đơn bào nhưng phức tạp này, và mặc kệ quan điểm đạo dức hoặc các hình thức dò xét đó là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta có thể học hỏi từ việc quan sát và tham gia với thứ tế bào đẹp đẽ và vô não này. Tôi trao cho các bạn Physarum polycephalum (Một dạng nấm nhầy) Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) ( Nhạc nổi lên ) Đây là bài kiểm tra con người, để xét liệu bạn có đúng là con người hay không. Hãy giơ tay nếu điều gì đó đúng với bạn. Thỏa thuận vậy nhé? Đồng ý? Thế thì bắt đầu thôi. Bạn đã từng bao giờ ăn gỉ mũi suốt thời thơ ấu chưa? (Cười) Không sao đâu. Chả có gì phải lo cả. Bạn đã bao giờ phát ra âm thanh lạ lùng khi nhớ lại một chuyện xấu hổ chưa? Bạn đã bao giờ đánh chữ thường kí tự đầu của một tin nhắn để cố tình ra vẻ buồn hay thất vọng chưa? (Cười) Được thôi. Có bao giờ bạn đã kết thúc một tin nhắn bằng dấu chấm để biểu thị sự tức giận? Okay. Chấm. Bạn đã bao giờ cười to hoặc chỉ mỉm chi khi ai đó nói điều nhảm ruồi với bạn rồi dành cả một ngày thắc mắc cớ gì bạn lại đi phản ứng như vậy? Đồng ý. Bạn đã bao giờ lầm tưởng rằng mình mất vé máy bay cả ngàn lần khi đi từ khu check-in đến cổng bay? Có đó. Liệu bạn đã mặc quần vào rồi mới để ý rằng có một chiếc vớ lỏng đang dính chặt lấy đùi bạn? (Cười) Tốt. Bạn đã bao giờ cố đoán mật khẩu của người khác nhiều lần đến nỗi mà tài khoản của họ bị khóa? Mmmm. Bạn đã bao giờ có cảm giác dai dẳng một ngày bạn sẽ bị phát hiện là kẻ gian lận? Vâng, ở đây chúng ta được an toàn. Bạn có bao giờ hi vọng rằng vài tài lẻ nào đó mà bạn chưa khám phá ra nhưng lại bẩm sinh giỏi sẵn chưa? Mmmm. Bạn đã bao giờ phá hỏng chuyện trong đời, rồi lại cố đi tìm nút lùi lại thời gian? Liệu bạn đã để thất lạc huy hiệu TED và lập tức suy diễn không biết một kì nghỉ 3 ngày tại Vancouver sẽ như thế nào? Bạn đã từng ngạc nhiên trước cách một người bạn nghĩ quá đỗi tầm thường lại thình lình trở nên cực xinh đẹp? Bạn có bao giờ tập trung vào màn hình điện thoại, mỉm cười như đứa ngốc khi đang nhắn tin với ai đó? Sau đó nhắn cho người ấy bảo :" Anh/Em đang nhìn chằm chằm vào điện thoại cười như một đứa ngốc vậy" ? Liệu bạn đã bao giờ bị quyến rũ, sau đó bị cám dỗ, rồi nghía vào điện thoại người khác? Bạn đã bao giờ trò chuyện với bản thân và bất chợt nhận ra bạn thực sự tồi tệ với bản thân mình? (Cười) Có bao giờ điện thoại bạn hết pin giữa lúc tranh cãi dầu sôi lửa bỏng, và điều đó làm bạn thấy rằng điện thoại đang chia rẽ hai người? Bạn có bao giờ nghĩ rằng giải quyết một vấn đề giữa hai người là vô ích bởi đáng ra nó phải dễ hơn nhiều, hay điều đó chỉ đơn thuần thuận theo thiên lý? Bạn có bao giờ nghĩ rằng chỉ chút xíu thôi, lâu dài về sau, đúng thực là xảy ra một cách tự nhiên? Có bao giờ bạn thức dậy tràn trề sức sống rồi bị nhồi bởi cái kí ức tồi tệ là có ai đó vừa bỏ bạn đi? Có bao giờ bạn mất đi khả năng tưởng tượng một tương lai thiếu đi một người mà không còn tồn tại trong cuộc sống của bạn nữa? Bạn có bao giờ nhìn lại một sự kiện với nụ cười buồn lãng mạn cuối thu kèm theo nhận thức rằng đời vẫn cứ trôi bất kể thế nào đi nữa? Xin chúc mừng. Bạn đã hoàn thành bài kiểm tra. Tất cả đều đạt chuẩn con người. (Vỗ tay). Chào. Tôi sẽ mở đầu bài nói hôm nay – đây là điều tôi sẽ làm. Chờ chút. Được rồi đó Chào. Tôi muốn nói về cấu trúc của chuỗi axit amin (Tiếng cười) Tôi hay được người ta hỏi, về "Lost", bạn biết đấy "Hòn đảo đó là thứ quái quỷ gì vậy" Bạn biết đấy, tiếp theo họ sẽ hỏi, nào, nghiêm túc đấy, hòn đảo đó là thứ quái gì vậy?” (Tiếng cười) Tại sao lại có nhiều bí ẩn như vậy? Có điều gì ở những bí ấn thu hút tôi? Và tôi đã nghĩ xem mình sẽ nói gì ở TED. Khi tôi bàn bạc với đại diện tốt bụng từ TED, và tôi nói “Nghe này, theo anh tôi nên nói về chủ đề nào?" Anh ta trả lời “Đừng lo. Chỉ cần chút sâu sắc thôi.” (Tiếng cười) Nhờ vậy mà tôi hoàn toàn thoải mái. Vì vậy, cảm ơn anh, nếu anh ở đây. Tôi đã cố nghĩ xem tôi thường nói về những điều gì? Một câu hỏi hay. Tại sao tôi làm rất nhiều việc liên quan tới những bí ẩn? Và tôi bắt đầu dần tìm cách giải đáp khúc mắc này Tôi bắt đầu suy nghĩ về nguyên do tôi làm những việc mình làm, và tôi nghĩ tới ông tôi, Tôi yêu ông tôi. ông ngoại tôi. Ông qua đời năm 1986. Một con người tuyệt vời. Và một trong những lý do khiến ông là con người tuyệt vời, sau Thế Chiến thứ hai ông mở một công ty chuyên về đồ điện Ông buôn bán các bộ phận tháo lắp, các bộ dụng cụ cho các trường học, v.v… Ông hiếu kỳ một các khó tin. Từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã thấy ông mang tới cho tôi những chiếc đài phát thanh, những chiếc điện thoại và vô vàn những thứ tương tự Sau đó ông sẽ mở, tháo tung chúng, và chỉ ra cácbộ phận hoạt động bên trong -- thứ mà rất nhiều người trong số chúng ta, tôi chắc chắn là, coi như là những thứ hiển nhiên. Nhưng đó là một món quà tuyệt vời cho một đứa trẻ. Mở một vật ra và chỉ rõ nó hoạt động như thế nào và tại sao nó có thể hoạt động được và giải thích nó là vật gì. Ông là một bậc thầy tháo dỡ, hiểu theo nhiều cách khác nhau. Và ông của tôi thuộc kiểu người sẽ không chỉ tháo tung mọi thứ, mà còn khiến tôi hứng thú với những đồ thủ công lặt vặt, kiểu, bạn biết đấy, việc in ấn, kiểu phần ghi chú chẳng hạn. Tôi bị ám ảnh với nghề in. Tôi bị ám ảnh bởi kỹ thuật in lụa và đóng gáy sách và đóng hộp. Khi tôi còn là một đứa trẻ tôi luôn thích, kiểu, tháo tung những chiếc hộp và những thứ khác. Và tối qua trong khách sạn, tôi đã tháo tung chiếc hộp khăn giấy Kleenex. Tôi mới chỉ nhìn qua nó. Và nói thật với các bạn ... (Tiếng cười) Đó là một vật tuyệt đẹp. Thề có Chúa. Ý tôi là, khi bạn nhìn vào chiêc hộp, và bạn hình dung ra cách hoạt động của nó. Rives đang ở đây, và tôi gặp anh ta vài năm trước ở một hội chợ sách; anh ta làm những cuốn sách có hình nổi lên khi ta lật trang (sách pop-up). Và tôi bị ám sảnh với, kiểu, cách dựng mô hình từ giấy. Nhưng kiểu như, cách rạch khía nó, cách in nó, nơi dán keo, bạn biết đấy, dấu mực bảo đảm. Tôi yêu thích những chiếc hộp. Ông ngoại tôi thuộc kiểu người, bạn biết đấy, gần như dẫn dắt tôi tới những thứ như thế này. Ông cũng sẽ cung cấp cho tôi các dụng cụ cần thiết. Ông là một nguồn khích lệ tuyệt vời -- người bảo trợ, gần như thế, để tôi làm việc. Và ông tặng tôi một chiếc máy quay phim Super 8 khi tôi mới 10 tuổi. Và vào năm 1976, đó là một điều hiếm thấy, là một đứa trẻ 10 tuổi và sở hữu một chiếc máy quay phim. Và bạn biết đấy, ông hào phóng đến khó tin. Thực ra thì ong không làm việc đó mà không có sự lôi kéo. Ý tôi là, tôi sẽ gọi cho ông, và tôi sẽ bảo, "Nghe cháu đi ông, cháu thực sự cần chiêc máy quay này. Ông không hiểu đâu. Việc này, ông biết đấy, cháu muốn làm phim. Rồi một ngày nào đó cháu sẽ được mời đến TED. Việc này -- " (Tiếng cười) Và bạn biết đấy, bà ngoại tôi là người vĩ đại nhất. Bởi vì bà sẽ kiểu, bạn biết đấy -- nhấc máy lên. Bà sẽ bảo ông, "Harry này, còn đỡ hơn là ma túy. Cứ để thằng bé làm -- ' Bà quá tuyệt vời. (Tiếng cười) Và thế là tôi có chiếc máy quay, nhờ sự giúp đỡ của bà, và đột nhiên, bạn biết đấy, tôi có một bộ đàn điện tử khi tôi mới 14 tuối -- những thứ như thế đấy. Và chúng cho phép tôi thực hiện những thứ mà đối với tôi như một giấc mơ. Ông cũng hay đùa vui về nỗi ám ảnh của tôi đối với những thứ khác, như ảo thuật chẳng hạn. Có điều này, chúng tôi sẽ tới cửa hàng bán đồ ảo thuật ở thành phố New York tên là "Lou Tannen's Magic" (Cửa Hàng Ảo Thuật của Lou Tannen). Đó là một cửa hàng tuyệt vời. Nó chỉ là một căn nhà bé nhỏ xập xệ khu Midtown, nhưng bạn sẽ bước vào chiếc thang máy, chiếc thang máy sẽ mở ra -- và sẽ có cửa hàng đồ ảo thuật bé xinh này. Bạn bước vào cửa hàng. Và nơi đó, nơi đó quả là một vùng đất kỳ diệu Và tôi có mọi trò ảo thuật. À, đây. Tôi sẽ chỉ cho các bạn. Nó đây. Và nó sẽ kiểu, như bạn biết đấy. Phải không nào? Khá hay, nhưng bây giờ tôi không thể di chuyển. Bây giờ, tôi sẽ phải làm như thế này, suốt phần còn lại của bài nói, như thế này. Tôi sẽ kiểu. "Ồ. Hãy nhìn chiếc máy tính của tôi ở đằng kia!" (Tiếng cười) Dù sao thì, và một trong số những thứ tôi mua ở cửa hàng đó là cái này: Tannen's Mystery Magic Box. (Chiêc hộp bí ẩn của Tannen) Cơ sở hỗ trợ cho chiếc hộp bí ẩn này là đây: Với 15 dollar bạn sẽ có món ảo thuật đáng giá 50 dollar Món hời chứ hả. (Tiếng cười) Bây giờ, tôi đã mua chiếc hộp này hàng thập kỷ trước và tôi không hề nói đùa. Nếu bạn kiểm tra, bạn sẽ thấy nó chưa bao giờ được mở ra. Nhưng tôi đã có nó suốt thời gian qua. Bây giờ, tôi nhìn thấy nó trong văn phòng, vẫn ở trên giá như mọi khi, và tôi nghĩ, tại sao mình vẫn chưa mở nó ra? Và tại sao mình vẫn giữ nó? Bởi vì tôi không phải kẻ ưa nhặt nhạnh, tôi không giữ lại mọi thứ nhưng vì lý do nào đó tôi vẫn chưa mở chiếc hộp này. Và tôi cảm thấy như có một chìa khóa cho vấn đề này, bằng cách nào đó, về việc nói chuyện ở TED về một điều mà tôi chưa hề đề cập tới trước đó, và làm nhàm lỗ tai mọi người ở những chỗ khác. Vì vậy tôi nghĩ, có điều gì đó về chuyện này. Và tôi bắt đầu suy nghĩ về chuyện này. Và ở đây có một dấu hỏi chấm to đùng. Tôi thích mẫu thiết kế này, với giá đó, với thứ này. Và tôi bắt đầu nghĩ, tại sao mình chưa mở nó ra? Và tôi nhận ra rằng tôi chưa hề mở nó vì nó đại diện cho một thứ quan trọng -- đối với tôi. Tôi có được phép khóc ở TED không ạ? Bởi vì -- không, tôi sẽ không khóc đâu. Nhưng -- (Tiếng cười) -- vấn đề là, nó tượng trưng cho khả năng bất tận. Nó tượng trưng cho hy vọng. Nó tượng trưng cho tiềm năng. Và đó là điều tôi yêu thích ở chiếc hộp này, và tôi nhận ra bất kể việc gì tôi làm, đều là khi tôi chìm đắm trong khả năng bất tận, trong cảm nhận về tiềm năng như thế. Và tôi nhận ra rằng bí ẩn là chất xúc tác cho trí tưởng tượng. Hẳn là, đó không phải là ý tưởng đột phá nhất, nhưng khi tôi bắt đầu nghĩ rằng có thể một lúc nào đó bí ẩn là quan trọng hơn kiến thức, và tôi bắt đầu bị cuốn theo. Và tôi bắt đầu nghĩ về "Lost", và về những điều chúng tôi làm, và tôi nhận ra, Chúa ơi, kiểu, những chiếc hộp bí ẩn ở mọi nơi trong những việc tôi làm. Trong cách mà -- trong giai đoạn sáng tác "Lost", Damon Lindelof và tôi, người tạo ra chương trình cùng tôi, chúng tôi đã được giao nhiệm vụ sáng tác ra series phim dài tập này với rất ít thời gian. Chúng tôi đã có 11 tuần rưỡi để viết kịch bản, tuyển diễn viên, tìm đoàn làm phim. quay, chỉnh, công chiếu, và biến nó thành một bản chiếu thử dài 2 tiếng. Vậy là hơi gấp. Và cảm giác về những điều có thể xảy đến -- thứ này có thể trở thành gì đây? Không có thời gian để phát triển nó. Tôi chắc rằng các bạn đều đã quen với những người đó những kẻ bảo bạn những điều bạn không thể làm và những điều bạn nên thay đổi. Và chẳng hề có thời gian cho những việc đó, điều này khá là tuyệt vời. Và thế là chúng tôi làm chương trình này và đối với những ai, các bạn biết đấy, những ai chưa xem nó, hoặc không biết nó, tôi có thể chiếu cho các bạn đoạn clip ngắn này từ buổi chiếu thử, chỉ để các bạn thấy vài thứ chúng tôi đã làm. Clair: Cứu! Làm ơn cứu tôi! Cứu tôi với! Cứu tôi! Jack: Đưa anh ta ra khỏi đây! Đưa anh ta ra khỏi đây! C: Tôi đang bị co dạ con! J: Cô có bầu bao nhiêu tháng rồi? C: Mới tám tháng. J: Các lần co cách nhau bao xa? C: Tôi không rõ. Tôi nghĩ nó vừa xảy ra thôi. Người đàn ông: Này! Này! Này, tránh xa cái -- JJA: vâng, 10 năm trước, nếu chúng tôi muốn thực hiện cảnh này, chúng tôi sẽ phải giết chết một diễn viên đóng thế. Thực ra chúng tôi đã làm vậy -- (Tiếng cười) sẽ khó khăn hơn. Sẽ cần tới -- Đúp 2 sẽ rất ! @#$%^*() Vậy điều tuyệt vời là, chúng tôi đã có thể làm được điều đó. Và một phần là do sự sẵn có tuyệt vời của công nghệ, biết rằng chúng tôi có thể làm được bất cứ điều gì. Ý tôi là, chúng tôi có thể sẽ chẳng làm được điều đó. Chúng tôi có thể đã viết được, nhưng không thể tái hiện được theo cách mà chúng tôi đã làm. Và một phần của điều tuyệt vời đã xảy đến với tôi trong quá trình sáng tác, công nghệ truyền cảm tới mức sững sỡ đối với tôi. Tôi nhận ra rằng trang giấy trắng đó là một chiếc hộp bí ẩn. Các bạn biết đấy? Nó cần được lấp đầy bởi những điều diệu kỳ. Tôi đã từng có kịch bản của "Ordinary People" (Những con người bình dị) và đã xem qua. Tính lãng mạn của kịch bản này theo tôi là rất tuyệt vời; nó truyền cảm hứng cho tôi. Tôi đã muốn thử và lấp đầy các trang giấy với đúng tinh thần và suy nghĩ và tình cảm như kịch bản đó đã làm được. Vì thế mà -- các bạn biết đấy, tôi yêu máy tính Apple. Tôi bị ám ảnh. vậy là chiếc máy tính Apple -- như chiếc PowerBook -- chiếc máy tính này -- nó thử thách tôi. Nó đơn giản nói, cậu biết đấy, cậu định viết cái gì cho xứng với tôi đây? (Tiếng cười) Tôi đoán là tôi cảm thấy điều này -- tôi bị thúc bách. Và thường thì tôi bảo nó, cậu biết đấy, cậu bạn, hôm nay tôi bí rồi. Vậy là như thế. Về mặt nội dung, các bạn nhìn vào các câu chuyện, các bạn nghĩ, ừm, các câu chuyện là gì nếu không phải là những chiếc hộp bí ẩn? Có một câu hỏi cơ bản -- trong giới truyền hình, màn diễn đầu tiên được gọi là "teaser" (vấn đề) Đúng theo nghĩa đen của nó, nó là một vấn đề. Một câu hỏi lớn. Vậy là bạn bị thu hút bới nó. Và sau đó tất nhiên thì, lại có một câu hỏi khác. Và điều này cứ tiếp diễn mãi. Hãy nhìn vào, "Star Wars" (Chiến tranh giữa các vì sao). Bạn có những người máy, chúng gặp người phụ nữ bí ẩn. Bà ta là ai? Chúng ta không biết. Chiếc hộp bí ẩn! Các bạn thấy không? Và rồi bạn gặp Luke Skywalker. Anh ta có được người máy, các bạn thấy được hình ảnh giao thoa. Bạn hiểu ra, ồ, đó là một thông điệp, các bạn biết đấy. Bà ta muốn, bạn biết đấy, tìm Obi Wan Kenobi. Ông ta là hy vọng duy nhất của bà ta. Nhưng Obi Wan Kenobi là gã quái nào? Chiếc hộp bí ẩn! Và rồi bạn đi tiếp và anh ta gặp Ben Kenobi. Ben Kenobi chính là Obi Wan Kenobi. Thánh thần ơi! Các bạn biết điều đó -- và điều này giữ chúng ta -- (Tiếng cười) -- các bạn chưa xem chương trình đó sao? (Tiếng cười) Nó rất thành công đó! Dù sao thì -- Đây là điều mà tôi cảm nhận được từ những chiếc hộp bí ẩn, kiểu như, bị thôi thúc. Và có những thứ, gần như, bí ẩn dưới dạng trí tưởng tượng -- thứ níu giữ thông tin. Bạn biết đấy, làm điều đó một cách chủ đích sẽ lôi kéo hơn. Dù nó như con cá mập trong "Jaws" (Hàm cá mập) -- nếu con cá mập bằng máy của Spielberg, Bruce, hoạt động thành công, nó sẽ chẳng đáng sợ đến thế; bởi vì bạn đã thấy quá nhiều. trong "Alien" (Người ngoài hành tinh), họ chẳng hề chỉ rõ người ngoài hanh tinh: Sợ chết khiếp! Thậm chí trong bộ phim, kiểu phim tình cảm lãng mạn, "The Graduate" (Lễ tốt nghiệp), họ có buổi hẹn hò đó. Bạn còn nhớ chứ? Và họ ở trong xe, và rất ầm ỹ, và họ mở mui xe lên. Họ ở trong đó -- bạn không nghe thấy bất cứ điều gì họ nói! Không một từ nào! Nhưng đó là buổi hẹn lãng mạn nhất từ xưa tới nay. Và Đối với tôi, có cả điều này. Và rồi, cuối cùng, có một ý tưởng này -- mở rộng mô hình ra một chút -- chỉ còn ý tưởng về chiếc hộp bí ẩn. Có nghĩa là, điều bạn nghĩ bạn nhận được sẽ là điều bạn thực sự nhận được. Và điều này đúng với nhiều bộ phim và câu chuyện. Và khi bạn nhìn vào "E.T. ", giả dụ như vậy -- "E.T." là một, bạn biết đấy, bộ phim khó tin về điều gì? Về một người ngoài hành tinh gặp một cậu bé. Phải không? Không hề. "E.T." là về li dị, về một gia đình đau thương, tan vỡ, và cuối cùng, một cậu bé không thể tìm được lối thoát. "Die Hard", phải không? Một bộ phim hành động phiêu lưu điên loạn, tuyệt vời, hài hước trong một tòa nhà. Nó nói về một người đàn ông sắp sửa li dị. Ông ta tới LA, trốn chạy. Có những cảnh tuyệt vời -- có thể không phải những cảnh xúc động nhất từ xưa tới nay, nhưng cũng là những cảnh khá hay. Có nửa tiếng xây dựng nhân vật trước khi tới phần mà bạn biết là mình đang chờ đợi Khi bạn xem những phim như "Jaws" (Hàm Cá Mập), cảnh mà bạn chờ đợi -- chúng ta tưởng tượng ra được chứ? Những cảnh đó kiểu như, bạn biết đấy, những cảnh bạn nhớ và chờ đợi ở Hàm Cá Mập Cô ta bị ăn thịt; có một con cá mập. Vấn đề ở đây là, Hàm Cá Mập thực ra kể về một người đàn ông đối mặt với vị trí của anh ta trên thế giới -- với sự nam tính của anh ta, với gia đình của anh ta, làm thế nào để anh ta, bạn biết đấy, thành công ở một thành phố mới. Đây là một trong những cảnh mà tôi thích nhất, và là một cảnh mà chưa chắc bạn nghĩ tới khi nghĩ tới Hàm Cá Mập. Nhưng đây là một cảnh tuyệt vời. Người cha: Lại đây. Hôn cha một cái nào. Con trai: Tại sao ạ? Người cha: Vì cha cần nó. JJA: Nào nào "Tại sao ạ? Vì cha cần nó?" Cảnh tuyệt nhất, phải không nào? Nào! Vậy các bạn nghĩ rằng Hàm Cá Mập -- là kiểu mà, bạn biết đấy, đầu tư tâm lý nhân vật, rất nội tâm. Bạn thấy chứ? Đó là lý do tại sao khi người ta, làm các phần kế tiếp, hoặc bắt chước các bộ phim, các bạn biết đấy, của một dòng phim, họ bắt chước sai. Bạn không được bắt chước con cá mập hay con quái thú. Bạn phải bắt chước -- nếu bạn thực sự đi bắt chước -- hãy bắt chước nhân vật. Bắt chước những gì có ý nghĩa. Ý tôi là, nhìn sâu bên trong bạn và khám phá điều bên trong đó. Bởi vì, xét cho cùng, bạn biết đấy. Thế đó. Tiếp đó là sự phan loạt. Còn chiếc hộp bí ẩn nào lớn hơn một rạp chiếu phim? Bạn thấy không? Bạn tới rạp phim, hứng thú để xem bất cứ thứ gì. Và khoảnh khắc khi mà đèn tắt thường là phần hay nhất phải không nào? Và bạn cảm thấy tràn trề -- một xúc cảm của sự đề phòng đầy hứng khởi. Và thường thì, bộ phim, kìa và nó đang được chiều, và rồi một điều gì đó đã xảy ra và bạn nói "Ồ --" và rồi một điều khác và bạn lại "Mmm" Khi đó là một bộ phim hay, bạn dường như cùng sống với bộ phim bởi vì bạn sẵn sàng dành thời gian và tâm trí cho nó. Đúng đối với tôi, dù nó là bộ phim, TV, chiếc iPod, máy tính hay điện thoại. Thật hài hước vì tôi là -- như tôi đã nói trước đó, một tín đồ của Apple -- và một ngày, khoảng chừng một năm trước, tôi đã đăng ký trực tuyến vào buổi sáng để xem lưu ý từ Stevie Jobs, bởi vì tôi vẫn luôn làm vậy. Và anh ta xuất hiện, giới thiệu về chiếc iPod xem được video, và chiếc iPod khổng lồ phía sau anh đang chiếu gì? "Lost"! Tôi không hề hay biết! Và tôi nhận ra, quỷ thần ơi, đó là chiếc vòng tuần hoàn. Kiểu, nguồn cảm hứng tôi lấy từ công nghệ đang sử dụng thứ tôi làm ra, lấy cảm hứng từ chính nó, để bán công nghê. Ý tôi là, tôi loạn mất rồi! (Tiếng cười) Tôi đã định cho các bạn xem một vài thứ nữa mà tôi buộc phải bỏ qua. Tôi chỉ muốn chỉ cho các bạn một thứ mà không liên quan tới bất cứ thứ gì. Đó là một thứ ở trên mạng; tôi không biết các bạn đã thấy nó bao giờ chưa. Sáu năm trước họ làm ra thứ này. Đây là một thứ trên mạng được tạo ra bởi những người biết ít nhiều về hiệu ứng hình ảnh. Nhưng mục đích là, họ làm việc và sử dụng những chiếc hộp bí ẩn mà họ có -- bây giờ ai cũng có chúng. Tôi nhận ra rằng điều ông ngoại tôi làm cho tôi khi tôi còn là một đứa trẻ, ai bây giờ cũng có thể làm được. Các bạn không cần phải có ông tôi, dù tôi ước là các bạn có. Nhưng tôi phải nói với bạn rằng -- đây là một người làm việc trên chiếc máy tính Quadra 950 -- độ phân giải hơi thấp một chút -- sử dụng phần mềm Infinity đã bị ngừng sản xuất từ 15 năm trước. Anh là làm ra những thứ tuyệt vời y chang những thứ tôi từng thấy người ta làm a ở Hollywood. Loại bí ẩn khó tin nhất, tôi nghĩ, là câu hỏi - điều gĩ sẽ xảy ra tiếp theo. Với nền móng dân chủ hóa, việc tạo ra các phương tiện truyền thông là hết sức phổ cập. Những thứ mà tôi đã may mắn van xin và có được khi tôi còn là đứa trẻ nay đã trở nên phổ biến. Và vì thế, những cơ hội tuyệt vời đang ở ngoài kia. Và khi tôi nghĩ tới những người làm phim ngoài kia, những người đã im lặng -- bạn biết đấy, những người từng im lặng trong quá khứ -- đó là một điều hết sức thú vị. Tôi từng nói ở các lớp học, và các giảng đường, tương tự thế, rằng -- đối với một người muốn viết, "Đi! Viết đi! Làm việc của bạn." Hoàn toàn miễn phí, bạn biết đấy, bạn không cần sự cho phép để được viết. Nhưng giờ tôi có thể nói, "Đi làm phim của bạn đi!" Không có gì ngăn trở bạn ra ngoài kia, đón nhận công nghệ. Bạn có thể thuê hoặc mua đủ thứ trên các kệ bán hàng những thứ mà thoặc tốt bằng hoặc tốt tương đương những thứ được sử dụng bởi, bạn biết đấy, mở ngoặc đóng ngoặc "người trong nghề" Không cộng đòng nào được phục vụ tốt nhất khi giới chuyên môn nắm toàn quyền Và tôi cảm thấy rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để trông ra những điều gì còn ở ngoài kia Khi tôi làm "Mission: Impossible III" (Nhiệm vụ Bất khả thi 3), chúng tôi có những hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời. ILM làm hiệu ứng;chúng thật đáng kinh ngạc. Và tôi hơi có chút mơ mộng được tham gia một phần. Và có vài chuỗi hành động trong phim, như vài khoảnh khắc mà tôi sẽ chỉ cho các bạn. Một ví dụ. Được rồi, rõ ràng rằng tôi có một ám ảnh với những vụ nổ lớn kinh hoàng. Vì thế hiệu ứng hình ảnh ưa thích của tôi chính là đoạn tôi chuẩn bị chó các bạn xem. Và đây là một cảnh mà nhân vật của Tom tỉnh dậy. Anh ta ngái ngủ. Anh ta điên. -- hết rồi. Và anh chàng tỉnh dậy, anh chọc súng vào mũi và bắn viên đạn này thẳng lên não để giết chết anh ta, như kẻ xấu vẫn thường làm. Kẻ xấu: Chào Buổi sáng. JJA: Được rồi, khi quay cảnh đó, chúng tôi ở đó, diễn viên nam cầm súng, một diễn viên người Anh, Eddie Marsan -- anh chàng tốt bụng dễ thương -- anh ta cứ dí súng vào mũi Tom và làm đau nó. Và tôi đã học được điều này rất sớm khi bước vào nghề: Đừng làm đau mũi Tom (Tiếng cười) Có những điều các bạn không muốn làm. Điều số 2 là: Đừng làm đau mũi Tom. Và Eddie có khẩu súng này -- và anh ta là gã tốt nhất trên đời -- anh ta, kiểu, một người Anh rất dễ thương. Anh ta bảo "Xin lỗi, tôi không muốn làm anh đau" Còn tôi thì -- buộc phải thế thôi -- chúng ta phải làm cho thật vào. Và tôi nhận ra chúng tôi phải làm một ddieuf gì đó vì cách này không hiệu quả. Và tôi nghĩ về việc tôi sẽ làm sử dụng chiếc máy quay Super 8 mà ông ngoại mua cho tôi, và tôi nhận ra đôi tay đó không nhất thiết phải là của Eddie Marsan. Và Tom sẽ biết cần phải thúc súng như thế nào. Anh ấy sẽ không làm đau mình. vì thế chúng tôi lấy tay anh ấy và vẽ lên cho nó giống tay Eddie hơn. Chúng tôi đặt nó vào tay áo của Eddie, và như thế bàn tay mà các bạn thấy -- tôi sẽ cho các bạn xem lần nữa, đó không phải là tay Eddie mà là tay Tom. Vậy Tom đóng 2 vai (Tiếng cười) mà không hề đòi thêm tiền. Và đây. Xem lại nào. Anh ta đây. Sực tỉnh dậy, hãy con ngái ngủ, đã trải qua nhiều chuyện. Tay của Tom. Tay của Tom. Tay của Tom. Thế đó. (Vỗ tay) Cảm ơn. Vậy là bạn không cần công nghệ tối tân nhất để làm những việc như trong phim. Và chiếc hộp bí ẩn, với sự kính trọng dành cho ông ngoại tôi, sẽ luôn đóng kín. Tôi muốn chia sẻ với các bạn một mô hình mới cho nền giáo dục đại học, một mô hình mà, một khi được mở rộng, có thể nâng cao tri thức tập thể của hàng triệu con người sáng tạo và nhiệt tình những người mà, nếu không có nó, sẽ bị tụt lại phía sau. Hãy nhìn thế giới. Chọn một nơi và tập trung vào nó. Các bạn sẽ thấy những con người đang theo đuổi nền giáo dục đại học. Hãy gặp gỡ một vài người trong số họ. Patrick. Patrick được sinh ra tại Liberia trong một gia đình có 20 người con. Trong cuộc nội chiến, anh ấy và gia đình bị buộc phải chạy trốn sang Nigeria. Tại đó, bất chấp hoàn cảnh, anh tốt nghiệp trung học với số điểm gần tuyệt đối. Anh ấy muốn tiếp tục học đại học, nhưng do hoàn cảnh khó khăn anh đã sớm bị gửi đến Nam Phi để làm việc và kiếm tiền nuôi gia đình. Patrick không bao giờ từ bỏ ước mơ học đại học. Đêm khuya, sau khi tan ca, anh lướt net tìm cách để học. Hãy gặp Debbie. Debbie đến từ Floria. Cha mẹ cô không học đại học, và các anh chị em cô cũng không. Debbie đã làm việc suốt đời, đóng thuế, nuôi sống bản thân ngày này qua tháng nọ, tự hào về giấc mơ Mỹ, một giấc mơ sẽ không thể hoàn thành nếu không có tấm bằng đại học. Nhưng Debbie không có khả năng tài chính cho bậc giáo dục này. Cô không thể trả học phí. Cô cũng không thể bỏ việc. Hãy gặp Wael. Wael đến từ Syria. Anh đang trực tiếp trải qua cảnh nghèo đói, kinh hoàng và nỗi lo phá sản đang đè nặng lên đất nước. Anh đặt niềm tin vào giáo dục đại học, rằng nếu tìm được một cơ hội học đại học, một cơ hội để tiến xa hơn những người khác, anh sẽ có cơ hội tốt hơn để sống sót trong một thế giới bị đảo lộn như thế. Hệ thống giáo dục đại học là viễn vong với Patrick, Debbie và Wael, cũng như việc nó làm thất vọng hàng triệu sinh viên tiềm năng, hàng triệu người tốt nghiệp trung học, hàng triệu người có khả năng học đại học, hàng triệu người muốn được đi học nhưng không thể tiếp cận vì nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, tài chính. Đại học thì đắt đỏ. Ai cũng biết. Phần lớn trên thế giới, giáo dục đại học nằm ngoài tầm với của một công dân có thu nhập trung bình. Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất đang thách thức xã hội chúng ta. Giáo dục đại học đã không còn là một quyền lợi dành cho tất cả thay vào đó, là đặc quyền dành cho một nhóm thiểu số. Thứ hai, văn hóa. Những sinh viên có đủ tố chất học đại học, đủ điều kiện, muốn đi học, lại không thể làm vậy bởi vì nó không hợp với khuôn phép, nó không phải là nơi dành cho phụ nữ. Đây là vấn đề của vô số phụ nữ ở Châu Phi, ví dụ, bị ngăn không cho học đại học vì rào cản văn hóa. Và đây là lý do thứ ba: UNESCO tuyên bố rằng đến năm 2025, 100 triệu sinh viên sẽ bị tước quyền học đại học đơn giản bởi vì sẽ không còn đủ ghế ngồi để cung cấp cho họ, để đáp ứng nhu cầu. Họ sẽ thi tuyển, họ sẽ vượt qua nó, nhưng họ vẫn không có cửa vào bởi vì không có chỗ trống. Đây là lý do khiến tôi thành lập University of the People, một trường đại học phi lợi nhuận, phi học phí, có cấp bằng đàng hoàng để đưa ra một hình thức khác, một thay thế cho những ai không tiếp cận được nó bằng cách khác, một thay thế với chi phí thấp và có thể mở rộng quy mô, một thay thế sẽ phá vỡ hệ thống giáo dục hiện tại, mở cánh cửa giáo dục đại học cho mọi sinh viên có tố chất cho dù họ đang kiếm sống bằng nghề gì, ở đâu, hay xã hội nói gì về họ. Patrick, Debbie và Wael chỉ là 3 ví dụ trong số hơn 1700 sinh viên được nhận học từ 143 quốc gia. Chúng ta - (Vỗ tay) - Xin cám ơn. Không cần phí công sức. Chỉ cần nhìn vào những gì không hiệu quả và sử dụng sức mạnh tuyệt vời của Internet để giải quyết. Chúng tôi đã tiến hành xây dựng một mô hình cho phép cắt giảm gần như toàn bộ chi phí học đại học, và đó là cách chúng tôi đã làm. Trước tiên, gạch đá và xi măng thì tốn tiền. Các trường đại học chịu những chi phí mà trường đại học ảo không có. Chúng ta không cần "chuyền" những chi phí này cho sinh viên. Chúng không tồn tại. Cũng không cần phải lo lắng về không gian. Không giới hạn chỗ ngồi tại trường đại học ảo. Không ai cần phải đứng sau giảng đường. Sách giáo khoa cũng là thứ mà các sinh viên không cần phải mua. Bằng cách sử dụng các tài nguyên giáo dục mở và sự hào phóng của các giáo sư phổ biến tài liệu học tập không tốn phí và dễ tiếp cận, chúng ta không cần bắt các sinh viên phải mua sách. Tất cả các tài liệu của chúng tôi đều miễn phí. Thậm chí, tiền lương cho giáo sư, chi phí đắt đỏ nhất tại bất kỳ bảng cân đối nào của trường đại học, cũng là miễn phí, hơn 3000 giảng viên, bao gồm các chủ tịch, các phó hiệu trưởng, các giáo sư và các cố vấn giáo dục từ các trường đại học hàng đầu như NYU, Yale, Berkeley và Oxford, cũng tham gia cùng chúng tôi để giúp đỡ cho các sinh viên. Cuối cùng, đó là niềm tin về việc học Peer-to-Peer. Chúng tôi dùng mô hình nghe có vẻ sư phạm này để khuyến khích sinh viên từ khắp thế giới tương tác và học với nhau và cũng để giảm bớt thời gian đứng lớp của các giáo sư. Nếu như Internet biến thế giới thành một ngôi làng toàn cầu, mô hình này có thể giúp phát triển những lãnh đạo tương lai. Hãy xem chúng tôi làm điều đó như thế nào. Chúng tôi chỉ cung cấp 2 chương trình học: quản trị kinh doanh và vi tính, 2 chương trình có nhu cầu cao nhất trên thế giới, 2 chương trình được yêu thích nhất để giúp các sinh viên kiếm việc. Khi được nhận vào học, sinh viên được đưa vào một lớp học nhỏ khoảng 20-30 người để đảm bảo rằng họ nhận được sự chú ý cá nhân. Hơn nữa, với mỗi khóa học 9 tuần, họ được gặp một người bạn mới, một nhóm sinh viên mới hoàn toàn đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi tuần, khi vào lớp, họ sẽ tìm thấy các ghi chép bài giảng của tuần, phân công bài đọc, bài tập về nhà, và các câu hỏi thảo luận, đó là mấu chốt của bài học. Mỗi tuần, mỗi sinh viên phải đóng góp vào phần thảo luận và phải đưa ý kiến về các đóng góp của người khác. Bằng cách này, chúng tôi mở mang đầu óc của họ, chúng tôi tạo ra thay đổi tích cực về thái độ ở các nền văn hóa khác nhau. Mỗi cuối tuần, các sinh viên làm kiểm tra, nộp bài tập ở nhà, bạn học của họ sẽ truy cập vào đó dưới sự giám sát của người hướng dẫn, cho điểm và bước sang tuần kế tiếp. Đến cuối khóa học, họ thi cuối kỳ, nhận điểm số, và theo học khóa tiếp theo. Chúng tôi mở rộng cánh cửa đại học cho mọi sinh viên có tố chất. Mọi sinh viên có bằng trung học, đủ trình độ tiếng Anh và kết nối Internet đều có thể đến với chúng tôi. Chúng tôi không dùng audio, video. Đường truyền nhanh là không cần thiết. Sinh viên từ bất cứ đâu trên trái đất với bất cứ loại kết nối Internet nào đều có thể học với chúng tôi. Chúng tôi cho học miễn phí. Thứ duy nhất mà chúng tôi yêu cầu họ chi trả là chi phí cho các kỳ thi, 100 usd mỗi kỳ thi. Một sinh viên với bằng cử nhân toàn thời gian tham gia 40 khóa học, sẽ trả 1.000 usd một năm, 4.000 usd cho toàn bộ học vị, những ai không gánh được chi phi phí ít ỏi này, chúng tôi cung cấp cho họ một loạt các học bổng. Nhiêm vụ của chúng tôi là không để ai bị bỏ lại phía sau vì lý do tài chính. Với 5.000 sinh viên vào năm 2016, mô hình này là bền vững về phương diện tài chính. Cách đây 5 năm, nó là tầm nhìn cần vươn đến. Ngày nay, nó là sự thật. Tháng trước, chúng tôi nhận được chứng thực đại học ưu tú cho mô hình của chúng tôi. University of the People giờ đây đã được hoàn toàn công nhận. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Với sự công nhận này, đây là thời điểm để chúng tôi lớn mạnh. Chúng tôi đã chứng minh rằng mô hình này hoạt động tốt. Tôi mời gọi các trường đại học và, quan trọng hơn, chính phủ các nước đang phát triển, hãy nhân rộng nó để đảm bảo rằng cánh cửa đại học rộng mở cho tất cả mọi người. Một kỷ nguyên mới đang đến, một kỷ nguyên sẽ chứng kiến sự đổ vỡ của mô hình giáo dục đại học mà ta biết hiện nay, từ việc là đặc quyền cho thiểu số trở thành một quyền căn bản, trong khả năng tài chính và dễ tiếp cận. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hãy nhìn vào bức vẽ này. Bạn có biết đó là gì không? Là một nhà sinh vật học phân tử, tôi đã xem rất nhiều bức vẽ như vậy. Chúng thường chỉ 1 số liệu mô hình, 1 bản vẽ mô tả cách ta nhìn nhận về 1 phân tử hay quá trình phân tử. Bức vẽ này thể hiện quá trình được gọi là sự nhập bào trung gian qua màng clathrin Đó là quá trình mà một tế bào nhận một phân tử từ ngoài vào bên trong bằng cách giam nó trong bong bóng hoặc túi sau đó khởi tạo. Bức vẽ này có chút vấn đề, chủ yếu là ở thứ mà nó chưa thể hiện được. Từ rất nhiều thí nghiệm, từ rất nhiều nhà khoa học, chúng ta biết rõ những phân tử này trông như thế nào cách chúng di chuyển trong tế bào, và rằng tất cả điều này diễn ra trong 1 môi trường năng động cực kỳ. Vì vậy, phối hợp với chuyên gia về clathrin Tomas Kirchhausen, chúng tôi quyết định tạo ra số liệu mô hình mới cho phép thể hiện tất cả điều đó. Bắt đầu từ bên ngoài vào bên trong tế bào. Clathrin là những phân tử có 3 chân có khả năng tự tập hợp thành những hình giống như quả bóng. Bằng những kết nối với màng, clathrin có thể biến dạng và tạo nên dạng hình cốc này hoạt động như một bong bóng hoặc túi, chiếm lấy một số protein nằm ngoài tế bào. Protein đi vào bên trong dính chặt vào túi làm cho túi này tách khỏi phần còn lại của màng, như vậy là công việc đã hoàn thành protein đang đi vào trong- chúng tôi phủ chúng bằng màu vàng và cam có nhiệm vụ tháo rời chiếc lồng clathrin. Những protein này về cơ bản có thể được tái chế và sử dụng lại nhiều lần. Không thể thấy trực tiếp những quá trình này vì chúng rất nhỏ ngay cả dưới kính hiển vi tốt nhất, vì vậy, mô hình như thế này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc trực quan hóa 1 giả thuyết. 1 minh họa khác, đây là hình vẽ mà 1 nhà nghiên cứu cho rằng là cách thức mà virus HIV xâm nhập vào tế bào. Một lần nữa, đây là sự đơn giản hóa quá mức không thể hiện được điều ta thực sự biết về quá trình này, Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng những bản vẽ đơn giản này là cách duy nhất mà đa số các nhà sinh vật học trực quan hóa giả thuyết phân tử. Tại sao? Bởi vì tạo ra phim về các quá trình này thật sự rất khó. Tôi đã dành thời gian dài ở Hollywood học phần mềm hoạt hình 3D riêng mỗi đoạn hoạt họa đã ngốn của tôi nhiều tháng trời, đó là thời gian mà đa số các nhà nghiên cứu không thể bỏ ra. Dù kết quả nhận được có thể là rất lớn. Không gì sánh bằng mô phỏng phân tử về mặt truyền tải thông tin đến lượng lớn khán giả với độ chính xác cực cao. Tôi đang thực hiện 1 dự án mới tên là "Khoa học về HIV" tạo ra những đoạn hoạt hình mô phỏng vòng đời của virus HIV càng chính xác càng tốt và tất cả ở dạng phân tử chi tiết. Hoạt hình dựa trên dữ liệu mà hàng ngàn nhà nghiên cứu thu thập được qua nhiều thế kỉ, dữ liệu về loại virus này trông như thế nào làm cách nào chúng lây nhiễm sang các tế bào trong cơ thể, làm cách nào các phương pháp trị liệu giúp chống lại nhiễm trùng. Qua nhiều năm, tôi thấy rằng hoạt hình không chỉ giúp ích trong giao tiếp ý tưởng mà còn thực sự hữu ích trong việc khám phá ra giả thuyết. Nhà sinh vật học, phần lớn, dùng giấy và bút chì để trực quan hóa thứ mà họ nghiên cứu, với dữ liệu hiện có, công việc này không còn đủ tốt nữa. Quá trình tạo ra hoạt hình có thể đóng vai trò xúc tác giúp các nhà nghiên cứu đúc kết và tinh chỉnh ý tưởng của mình. Một nhà nghiên cứu về cơ chế phân tử của bệnh thoái hóa thần kinh đã tiến hành thử nghiệm nhờ vào những đoạn hoạt hình mà chúng tôi đã thực hiện cùng nhau, bằng cách này, hoạt hình có thể cho phản hồi về quá trình nghiên cứu. Tôi tin rằng hoat hình có thể thay đổi ngành sinh học, thay đổi cách chúng ta giao tiếp với nhau cách ta khám phá ra dữ liệu và truyền đạt lại cho sinh viên. Để làm được điều đó, cần nhiều hơn nữa các nhà nghiên cứu làm phim hoạt hình. Và tôi đã tập hợp 1 nhóm các nhà sinh vật học, thiết kế hoạt họa và lập trình viên tạo ra một phần mềm mới, miễn phí và mã nguồn mở gọi là Molecular Flipbook (Sách lật phân tử) dành riêng cho các nhà sinh học chỉ để tạo ra hoạt hình cấp độ phân tử. Từ thử nghiệm của mình, chúng tôi nhận thấy chỉ mất 15 phút để một nhà sinh học chưa từng sử dụng phần mềm này có thể tạo ra hoạt hình phân tử đầu tiên phục vụ cho giả thiết của mình. Chúng tôi cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép mọi người xem, tải xuống và đóng góp đoạn hoạt hình của mình. Chúng tôi vui mừng thông báo rằng bản beta của phần mềm này đã sẵn sàng để tải về trong hôm nay. Chúng tôi thật sự rất hào hứng xem các nhà sinh học sẽ làm gì, những kiến thức mới nào họ sẽ đạt được nhờ vào đoạn hoạt hình dựa trên số liệu mô hình của riêng họ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Năm nay, nước Đức kỷ niệm cuộc cách mạng hòa bình lần thứ 25 ở miền Đông Đức Năm 1989, chế độ Cộng sản không còn bức tường Berlin sụp đổ, và một năm sau đó Cộng hòa Dân chủ Đức, gọi tắt CHDC Đức ở miền Đông hợp nhất với Cộng hòa Liên bang Đức ở miền Tây để lập nên nước Đức hiện nay Trong số rất nhiều thứ, nước Đức thừa hưởng kho lưu trữ của cảnh sát mật Đông Đức được biết đến với tên gọi Stasi Chỉ hai năm sau khi Đông Đức tan rã các tài liệu được công khai và những nhà sử học như tôi đây bắt đầu nghiên cứu những tài liệu này để tìm hiểu cách thức nhà nước giám sát CHDC Đức hoạt động. Có lẽ quý vị đã từng xem bộ phim "Cuộc sống của những người phía bên kia" Bộ phim này làm cho Stasi được biết đến trên toàn thế giới và chúng ta đang sống trong thời đại mà những từ như "giám sát" hay "nghe lén" được phơi bày đầy trên mặt báo Tôi muốn nói về cách thức mà Stasi thực sự hoạt động Đầu tiên, hãy nói một chút về lịch sử của Stasi bởi vì hiểu bản chất của nó thực sự rất quan trọng Nó bắt nguồn từ Nga Năm 1917, Cộng sản Nga thành lập Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống Phản cách mạng và Phá hoại, hay gọi tắt là Cheka Trưởng ban là ông Felix Dzehinsky Cheka là công cụ của Cộng sản nhằm thiết lập chế độ của mình bằng cách khủng bố người dân và và đàn áp những người bất đồng Nó phát triển sau này trở thành KGB Cheka trở thành hình mẫu của các nhân viên trong Stasi Họ tự gọi mình là những người Chekist và thậm chí cả biểu tượng cũng rất giống nhau như quý vị có thể thấy ở đây. Thực tế, cảnh sát ngầm của Nga đã sáng lập và huấn luyện Stasi. Khi Hồng quân chiếm đóng Đông Đức năm 1945, Mạng lưới cảnh sát ngầm của Nga ngay lập tức mở rộng, và sớm bắt đầu huấn luyện những người Đức đi theo Cộng sản để xây dựng lực lượng cảnh sát ngầm riêng. Nhân tiện, tại khán phòng nơi chúng ta đang ngồi đây, đảng cầm quyền của CHDC Đức đã được thành lập năm 1946 Năm năm sau đó, Stasi ra đời và từng bước, những cuộc đàn áp được chuyển cho tổ chức này thực hiện Ví dụ, nhà tù trung ương nơi giam giữ các tù chính trị do người Nga xây dựng được Stasi tiếp quản và sử dụng đến khi chế độ Cộng sản tan rã Quý vị có thể thấy đây Ban đầu, từng bước quan trọng diễn ra với sự có mặt của Nga Nhưng do người Đức làm việc rất hiệu quả Stasi phát triển rất nhanh chóng và trong năm 1953, số nhân viên làm việc ở đây nhiều hơn cả Gestapo - lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã. Số lượng này tăng gấp đôi mỗi thập kỷ. năm 1989, hơn 90,000 nhân viên làm việc cho Stasi Có nghĩa là cứ một nhân viên chịu trách nhiệm 180 người dân điều này là độc nhất trên thế giới Đứng đầu bộ máy to lớn này là ông Erich Mielke Ông điều hành Bộ An ninh Quốc gia trong hơn 30 năm Ông là một người thận trọng - Trong quá khứ, Ông ta đã giết hại hai viên cảnh sát không xa đây lắm - hai người này, thực tế, đã góp phần định hình nên Stasi Nhưng điều gì làm cho Stasi đặc biệt? Trước nhất, đó là sức mạnh to lớn của nó, bởi vì nó là tập hợp các chức năng khác nhau trong cùng một tổ chức Đầu tiên, Stasi làm công tác tình báo Nó sử dụng mọi công cụ có thể nghĩ ra được để thu thập thông tin một cách bí mật, chẳng hạn như mật thám, nghe lén điện thoại, như quý vị có thể thấy trong bức hình này Và nó không chỉ hoạt động ở vùng Đông Đức, mà còn rộng khắp thế giới. Thứ hai, Stasi là lực lượng cảnh sát mật Nó có thể chặn người đi lại trên phố và bắt họ vào các nhà tù riêng Thứ ba, Stasi hoạt động như một loại dạng công tố Nó có quyền mở các cuộc điều tra sơ bộ và thẩm vấn người dân. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Stasi sở hữu những lực lượng vũ trang riêng Hơn 11,000 lính đã phục vụ trong cái gọi là Đoàn Vệ binh này. Nó được thành lập nhằm dập tắt các cuộc biểu tình và nổi dậy Do sự tập trung quyền lực này, Stasi được gọi là nhà nước trong nhà nước Nhưng chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn các công cụ của Stasi. Xin lưu ý rằng thời đó web và điện thoại thông minh vẫn chưa được phát minh Dĩ nhiên, Stasi đã sử dụng tất cả các loại thiết bị kỹ thuật nhằm khảo sát người dân Các cuộc gọi bị nghe lén thậm chí cả điện thoại của Thủ tướng Tây Đức và thường là cả các hộ dân. Mỗi ngày, hơn 90,000 bức thư bị kiểm duyệt bởi những thiết bị này. Stasi cũng theo dõi hàng vạn người sử dụng các đặc vụ được huấn luyện đặc biệt và máy quay bí mật để ghi lại các hoạt động đang diễn ra. trong bức ảnh này, quý vị có thể thấy tôi hồi trẻ, đang đứng trước toàn nhà nơi chúng ta đang ngồi, được chụp bới một đặc vụ của Stasi. Stasi thậm chí còn thu thập cả mùi của từng người mẫu được lưu trữ trong các bình kín, chúng được tìm thấy sau cuộc cách mạng hòa bình Với mỗi các nhiệm vụ, sẽ có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm Bộ phận nghe lén điện thoại hoàn toàn tách biệt với bộ phận kiểm duyệt thư tín, bởi vì Nếu một đặc vụ rời khỏi Stasi, lượng thông tin anh ta có là rất ít. khác với trường hợp của Snowden. Tuy nhiên, sự chuyên môn dọc cũng rất quan trọng để ngăn chặn có sự đồng cảm với đối tượng bị giám sát Người đặc vụ theo dõi tôi không hề biết tôi là ai hay tại sao tôi bị giám sát. Thực tế, tôi đã lén chuyển các sách bị cấm từ miền Tây sang miền Đông Đức Nhưng điều điển hình nhất về Stasi đó là việc sử dụng lực lượng tình báo, họ bí mật chuyển thông tin cho Stasi. Đối với Bộ an ninh Quốc gia, Những cảnh sát không chính thức là những công cụ quan trọng nhất. Từ năm 1975, gần 200,000 người hợp tác thường xuyên với Stasi tức là hơn một phần trăm dân số. Ở một mức độ nào đó, ông Bộ trưởng đã đúng bởi vì các công cụ kỹ thuật chỉ có thể ghi lại những gì mọi người đang làm nhưng những đặc vụ và điệp viên còn có thể báo cáo những gì mọi người đang lên kế hoạch và những gì họ đang nghĩ. Do đó, Stasi tuyển dụng rất nhiều mật thám Hệ thống tuyển dụng và huấn luyện mật thám rất tinh vi, phức tạp Stasi mở trường đại học cách đây không xa lắm, tại đó, người ta tìm các phương pháp và dạy cho các học viên. Quyển hướng dẫn này đưa ra mô tả chi tiết về từng bước phải thực hiện nếu muốn thuyết phục những người phản bội lại đồng bào của họ Đôi khi, có người nói rằng những mật thám này bị ép buộc làm việc trong Stasi nhưng ý kiến đó là không đúng sự thật bởi vì một mật vụ bị ép buộc sẽ làm việc kém. Chỉ những ai sẵn sàng cung cấp cho anh thông tin mà anh cần mới là một người chỉ điểm hiệu quả Lý do chính giải thích tại sao có người hợp tác với Stasi đó là niềm tin vào chính trị và những lợi ích vật chất Các nhân viên cảnh sát cũng cố gắng xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa họ và những người mật thám, và thành thật mà nói, ví dụ về Stasi cho thấy rằng không quá khó để lôi kéo ai đó phản bội lại những người khác. Ngay cả một vài người bất đồng chính kiến tiên phong tại Đông Đức cũng hợp tác với Stasi, ví dụ như Ibrahim Bohme, Năm 1989, ông ta là lãnh đạo của cuộc cách mạng hòa bình Ông ta gần như sẽ trở thành thủ tướng đầu tiên của CHDC Đức thông qua bầu cử tự do. cho đến khi lộ ra rằng ông ta là một mật thám Mạng lưới gián điệp vô cùng rộng. Gần như trong mọi tổ chức thậm chí cả trong những nhà thờ hay ở miền Tây Đức, họ đều có mặt. Tôi nhớ có lần nói chuyện với một cảnh sát chỉ huy của Stasi, "Nếu ông cho tôi gặp người chỉ điểm Tôi chắc chắn sẽ nhận ra anh ta." Và ông ta trả lời, "Chúng tôi không gửi ai cả. Chúng tôi lấy thông tin từ những người xung quanh ông." và thực tế đó là hai trong số những người bạn thân đã bán đứng tôi cho Stasi. Không chỉ mỗi trường hợp của tôi, mật thám là những người rất thân thiết. Ví dụ như Vera Lengsfeld, một nhà bất đồng chính kiến tiên phong khác Bà ta bị chính người chồng của mình do thám. Một nhà văn nổi tiếng bị người anh trai phản bội. Điều này gợi cho tôi về cuốn tiểu thuyết "1984" của George Orwell, trong đó người duy nhất có vẻ đáng tin cậy chính là một mật thám. Nhưng tại sao Stasi lại thu thập tất cả những thông tin này lưu trữ chúng trong kho? Mục đích chính là nhằm kiểm soát người dân Trong mọi bài phát biểu, người đứng đầu Stasi đều đưa ra chỉ thị phải tìm hiểu "ai là ai", nghĩa là điều tra suy nghĩ của từng người Ông ta không muốn ngồi đợi đến khi ai đó cố gắng chống lại chế độ. Ông ta muốn biết trước những điều mà mọi người đang nghĩ và lên kế hoạch. Đông Đức biết rằng họ được bao quanh bởi rất nhiều mật thám trong một chế độ độc tài, tạo ra sự mất lòng tin và lan truyền sự sợ hãi trong nước là những công cụ quan trọng nhất nhằm đàn áp người dân của bất kỳ chế độ độc tài nào. Đó là lý do tại sao không nhiều người ở Đông Đức dám đấu tranh phản đối chế độ Cộng sản. Nếu có, Stasi thường sử dụng một phương pháp được cho ra vô cùng tàn ác Có tên là Zersetzung và nó được nêu trong một quyển hướng dẫn khác Từ "Zersetzung" rất khó dịch bởi vì nó có nghĩa gốc là "phân hủy sinh học" Nhưng thực sự, đó là cụm từ mô tả chính xác nhất. Âm mưu là nhằm bí mật phá hủy sự tự tin của mỗi người. ví dụ như hủy hoại danh tiếng của một đó bằng cách phá hoại công việc, và các mối quan hệ cá nhân. Có thể thấy, Đông Đức là một hình mẫu điển hình của chế độ độc tài hiện đại Stasi không cố bắt giữ tất cả những người bất đồng chính kiến Thay vào đó nó sẽ làm tê liệt họ, và nó có thể làm được điều đó bởi vì nó đã tiếp cận với rất nhiều thông tin của các cá nhân và tổ chức. Bắt giữ chỉ được sử dụng như là phương sách cuối cùng Với điều này, Stasi sở hữu 17 nhà tạm giam chia ra mỗi quận Tại đây, Stasi đã phát triển những cách thức giam giữ hiện đại. Thông thường, người thẩm vấn không tra tấn tù nhân Thay vào đó là sử dụng một hệ thống phức tạp gây áp lực tâm lý trong đó cách ly hoàn toàn là chủ yếu Gần như không tù nhân nào có thể kháng cự mà không khai ra thông tin Nếu quý vị có dịp, Hãy ghé thăm nhà tù trước đây của Stasi ở Berlin và tham gia vào tour hướng dẫn bởi những cựu tù chính trị họ sẽ kể cho quý vị cách thức hoạt động của phương pháp Zersetzung Một câu hỏi nữa cần phải trả lời Nếu Stasi được tổ chức tốt tại sao chế độ Cộng sản lại sụp đổ? Đầu tiên, vào năm 1989, lãnh đạo miền Đông Đức không chắc phải làm gì để chống lại sự gia tăng các cuộc biểu tình của người dân. Họ cực kỳ bối rối vì chính tại nơi khai sinh ra xã hội chủ nghĩa, Liên Bang Xô-viết, một chính sách tự do hơn đang dần thay thế. Thêm vào đó, chế độ phụ thuộc vào các khoản vay từ miền Tây. Do đó, không có lệnh đàn áp các cuộc nổi dậy nào được Stasi đưa ra. Thứ hai, trong tư tưởng của người Cộng sản không có chỗ cho sự phê phán Thay vào đó, những người lãnh đạo bị mắc kẹt trong niềm tin rằng chủ nghĩa xã hội là một hệ thống hoàn hảo, và dĩ nhiên Stasi phải củng cố niềm tin đó. hậu quả là mặc dù có đầy đủ thông tin chế độ không thể phân tích các vấn đề đang diễn ra và do vậy không thể giải quyết chúng. Cuối cùng,cái chết của Stasi là do chính chế độ mà nó được giao nhiệm vụ bảo vệ. Kết cục của Stasi là một bi kịch bởi vì những cán bộ này buộc phải bận rộn trong suốt cuộc cách mạng hòa bình chỉ vì một điều: đó là tiêu hủy các tài liệu mà họ thu thập trong nhiều thập kỷ Rất may, họ đã bị ngăn chặn bởi các nhà hoạt động nhân quyền Đó là lý do tại sao ngày nay, chúng ta có thể nghiên cứu các hồ sơ này nhằm hiểu thêm cách thức mà nhà nước giám sát hoạt động. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Bruno Gussani: Cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều. Hubertus, Tôi muốn hỏi ông một vài câu hỏi bởi vì tôi có ở đây tờ Der Spiegel số ra tuần trước "Mein Nachbar NSA." Người láng giềng của tôi, NSA Và ông mới kể cho chúng tôi nghe về bài báo này. những người gián điệp và mật thám từ Đông Đức Vậy có sự liên hệ trực tiếp nào giữa hai câu chuyện này không? Với tư cách là một nhà sử học, ông thấy thế nào khi đọc bài báo này? Hubertus Knabe: Tôi nghĩ rằng có một số khía cạnh để đề cập đến. Thoạt đầu, tôi nghĩ có một sự khác biệt về lý do họ thu thập thông tin. Anh đang làm để bảo về người dân của anh chống lại những cuộc tấn công của khủng bố hay anh làm để đàn áp họ? Điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản. Tuy nhiên, Trong một nền dân chủ, các công cụ này có thể bị lạm dụng và đó là cái chúng ta phải nhận ra để ngăn chặn. bên cạnh đó, các tổ chức tình báo phải tôn trọng những luật pháp mà chúng ta đang có Thứ ba, có lẽ, Chúng ta nên thấy vui với nền dân chủ mà chúng ta đang có bởi vì tôi chắc rằng tại Nga và Trung Quốc người ta cũng đang làm điều tương tự, nhưng mà không ai dám nói ra bởi vì không ai có thể làm được điều đó. (Tiếng vỗ tay) BG: Khi việc này bắt đầu lần đầu tiên Tháng 7 trước, năm trước Ông đã điền đơn khiếu nại hình sự với tòa án Đức. Tại sao vậy? HK: à vâng, tôi làm như vậy bởi vì quan điểm thứ hai mà tôi vừa nêu tôi nghĩ rằng trong một nền dân chủ luật phát áp dụng cho mọi người Nó được ban hành cho mọi người, luật pháp không cho phép bất cứ tổ chức nào không tôn trọng các điều luật Trong bộ luật hình sự của Đức, có viết anh không được phép khai thác ai đó mà không có sự cho phép của tòa án May thay, nó được viết trong bộ luật hình sự của Đức nên nếu nó không được tôn trọng, thì tôi nghĩ rằng một cuộc điều tra là cần thiết và sẽ phải mất rất nhiều thời gian công tố viên của Đức đã khởi đầu việc này và họ chỉ bắt đầu khi có trường hợp của bà Angela Merkel chứ không phải của người dân Đức Điều đó không làm tôi ngạc nhiên lắm (Tiếng vỗ tay) Bởi vì câu chuyện mà ông vừa kể Nhìn từ góc độ bên ngoài, tôi không sinh sống ở Đức, và tôi mong chờ người Đức sẽ ngay lập tức có những phản ứng một cách mạnh mẽ hơn, ngay lập tức. Và thay vào đó, phản ứng thực sự chỉ đến khi mà vụ nghe lén bà thủ tướng Merkel bị tiết lộ. Tại sao vậy? KH: Tôi cho rằng đó là một dấu hiệu tốt, bởi vì người dân cảm thấy an toàn trong nền dân chủ này. Họ không lo sợ bị bắt giam và nếu quý vị rời khán phòng này, không ai phải lo lắng có cảnh sát mật đang đứng bên ngoài đợi bắt quý vị Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu tốt Mọi người không thực sự lo sợ như họ có thể Nhưng dĩ nhiên, tôi nghĩ rằng các tổ chức có trách nhiệm dừng các hành vi trái phép đối với nước Đức hay với bất kỳ quốc gia khác BG: Tôi còn câu hỏi cuối, một câu mang tính cá nhân Có một cuộc tranh luận ở Đức về cấp tị nạn cho Edward Snowden. Ông đồng ý hay phản đối? HK: Oh, đó là một câu hỏi khó, nhưng nếu ông đã hỏi tôi và nếu tôi trả lời thành thật Tôi sẽ cấp tị nạn cho anh ta. bởi vì tôi nghĩ rằng anh ta thực sự rất dũng cảm khi làm như vậy, tự hủy hoại cuộc sống của chính mình của người thân và mọi thứ Tôi nghĩ, đối với những người như vậy, chúng ta nên làm cái gì đó và đặc biệt như ông thấy trong lịch sử nước Đức, Có rất nhiều người phải trốn chạy và họ xin tị nạn ở quốc gia khác nhưng không được. nên đó sẽ là dấu hiệu tốt nếu cấp tị nạn cho anh ta. (Tiếng vỗ tay) BG: Hubertus, cảm ơn rất nhiều. Tôi không biết là khi nhận lời làm việc này thì mọi người muốn tôi nói hay hát. Nhưng khi được bảo rằng chủ đề là ngôn ngữ, tôi nghĩ ít nhiều mình cũng nên nói về một cái gì đó. Tôi gặp phải một vấn đề. Đó không phải là điều tệ nhất quả đất. Tôi ổn. Tôi không sợ hãi. Tôi biết nhiều người khác trên thế giới này gặp phải những điều còn tồi tệ hơn thế. Nhưng với tôi, ngôn ngữ và âm nhạc được gắn kết với nhau không rời nhờ vào một điều. Điều đó chính là tật nói lắp. Nghe có vẻ buồn cười khi mà tôi dành phần lớn cuộc đời mình đứng trên sân khấu. Ai đó có thể cho rằng tôi cảm thấy thoải mái lắm khi đứng trước công chúng, tại đây, khi nói chuyện với các bạn. Sự thật thì, cả cuộc đời tôi cho đến thời điểm này, luôn sống trong nỗi sợ hãi cùng cực về việc nói trước đám đông. Hát trước công chúng lại là một việc hoàn toàn khác. (Cười) Chúng ta sẽ bàn về nó sau. Trước đây, tôi chưa bao giờ thẳng thắn nói về nó vì tôi đã luôn sống trong hy vọng rằng khi trưởng thành, tôi sẽ không bị như thế nữa. Tôi đã sống với suy nghĩ rằng khi lớn lên, tôi sẽ học nói tiếng Pháp, học cách quản lý tiền bạc, rồi tôi sẽ không còn bị nói lắp, tôi có thể diễn thuyết trước đám đông, biết đâu sau này là Thủ tướng điều gì cũng có thể, bạn biết đấy. (Cười) Giờ đây, tôi đã có thể nói về chuyện này vì đã đến lúc, ý tôi là tôi đã 28 tuổi. Tôi chắc rằng mình đã lớn. (Cười) Tôi đã là một phụ nữ trưởng thành, dành cả cuộc đời mình để trở thành một nghệ sĩ, với tật nói lắp. Dù sao, tôi cũng nên thú nhận về nó. Có vài điều thú vị khi mắc phải tật nói lắp. Với tôi, điều tồi tệ nhất có thể xảy đến là gặp phải một người nói lắp khác. (Cười) Điều này đã xảy ra với tôi tại Hamburg tôi gặp người này và anh ta nói: "Xin chào, t-t-t tôi là Joe." và tôi nói: "Chào anh, t-t-t tôi là Meg." Hình dung xem tôi đã sợ hãi thế nào với suy nghĩ hẳn anh ấy đang nghĩ mình chế giễu anh. (Cười) Mọi người thì nghĩ tôi lúc nào cũng say xỉn. (Cười) Người ta nghĩ rằng tôi đã quên tên của họ khi thấy tôi ngập ngừng trước khi nói ra. Đó là một điều kỳ cục bởi danh từ riêng luôn là thứ khó nhất để thốt ra. Nếu tôi định dùng từ "Thứ 4" trong câu, và tôi sắp nói đến từ đó, cảm giác rằng mình sẽ lại cà lăm, tôi sẽ chuyển nó thành "ngày mai", "ngày kế tiếp Thứ 3", hay một từ nào đó khác. Tuy vụng về nhưng bạn có thể "chữa cháy" bằng cách này, vì theo thời gian, tôi đã phát triển "phương pháp lỗ hổng" trong việc diễn đạt bằng lời nói nghĩa là thay đổi vào phút chót, để đánh lừa bộ não. Nhưng tên người, lại không thể thay đổi được. (Cười) Khoảng thời gian lúc tôi hát nhạc Jazz, tôi thường làm việc với một nghệ sĩ dương cầm tên anh ta là Steve. Bạn có thể đoán được đấy, âm S và âm T, dù đi với nhau, hay đứng một mình cũng đều là khắc tinh của tôi. Nhưng tôi phải vượt qua nó để có thể giới thiệu trơn tru tên ban nhạc và khi ở cạnh Steve, tôi thường cảm thấy bị kẹt bởi âm "St.". Có đôi chút lúng túng và bất tiện, và điều đó thật sự phá hỏng bầu không khí. Sau vài lần như thế, Steve vui vẻ, chấp nhận trở thành "Seve" và vấn đề đã được giải quyết bằng cách đó. (cười) Tôi đã thực hiện nhiều liệu pháp, và một hình thức chữa trị phổ biến là sử dụng phương pháp "Nói trôi chảy", bạn phải gần như đang hát tất cả những gì muốn nói. Kiểu như kết hợp mọi thứ lại như cách mà trẻ mẫu giáo thường được dạy ca hát vậy, nó khiến bạn bình tĩnh giống như đang dùng thuốc an thần, thế nên mọi thứ rất ổn. (Cười) Nhưng đó không phải là tôi. Tôi đã làm theo cách này Thật sự là vậy. Tôi sử dụng nó khi lên sóng truyền hình, hoặc khi thực hiện phỏng vấn trên radio, khi mà việc tiết kiệm thời gian ghi hình là điều quan trọng hơn cả. (Cười) Tôi đã làm việc theo cách như thế. Nhưng là một nghệ sĩ, người cảm nhận công việc của mình được dựng xây trên nền tảng chân thật và hiện thực thì đây giống như một sự lừa dối. Đó cũng là lý do trước khi hát, tôi muốn nói với các bạn về việc ca hát có ý nghĩa thế nào đối với tôi. Nó hơn cả việc tạo ra những âm thanh hay, viết nên những bài hát đẹp hơn cả cảm giác được thấu hiểu hay cảm thông, hay việc khiến bạn hiểu được cảm giác của tôi. Không phải là thần thoại, hay thần thánh hóa chính mình trước khán giả. Bằng cách nào đó, thông qua một số chức năng tiếp hợp thần kỳ của não bộ, ta không thể nói lắp khi đang hát. Lúc còn trẻ, có một phương pháp trị liệu rất hiệu quả với tôi, đó là ca hát, và vì thế, tôi đã hát rất nhiều. Cũng chính vì thế, tôi có mặt ở đây hôm nay. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Ca hát với tôi là một sự giải thoát ngọt ngào. Đó là khoảng thời gian duy nhất tôi cảm thấy mình trôi chảy. Là lúc duy nhất những gì phát ra từ miệng tôi chuyển tải chính xác điều tôi muốn. (Cười) Tôi biết đây là một buổi diễn thuyết TED nhưng bây giờ, tại TED, tôi sẽ hát. Đây là một ca khúc tôi viết vào năm ngoái. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Tiếng piano) Tôi có lẽ sẽ rất xinh, nhưng mũi tôi lại hơi to so với khuôn mặt. Và có lẽ tôi sẽ là một kẻ mộng mơ nhưng giấc mơ tôi có chút lớn lao vượt quá không gian này. Và có lẽ tôi sẽ là một thiên thần nhưng hào quang của tôi lu mờ đi trong ánh sáng rực rỡ từ vẻ yêu kiều nơi bạn. Và tôi sẽ có một quân J nhưng quân bài ấy sẽ trở nên thật buồn cười khi bạn đánh quân át của mình. Tôi rất muốn biết liệu có vì sao nào dưới địa ngục ? Và cũng muốn biết liệu bạn có thể bảo tôi rằng bạn khiến những gì tôi biết trở thành vô nghĩa. Rằng tôi không thể lựa chọn tiếp tục hay buông xuôi. Và tôi vẫn sẽ ở lại nhưng nhà của tôi có chút xa xôi quá so với nơi này Và tôi thề tôi đã cố đi chậm lại để sóng đôi với bạn. Nhưng những gì tôi có thể nghĩ đang nặng nề trôi qua thành phố tôi trông có xinh đẹp dưới mưa không? Và tôi cũng không biết làm thế nào một người thật đáng yêu có thể khiến tôi trở nên xấu xí. Xấu hổ biết bao. Và tôi muốn biết liệu có vì sao nào dưới địa ngục ? Và tôi muốn biết liệu bạn có thể nói rằng bạn khiến những gì tôi biết trở thành vô nghĩa. Rằng tôi không thể lựa chọn tiếp tục hay buông xuôi. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có lẽ mọi người không biết tôi, tôi là một trong số 0.01%, mà các bạn nghe và biết tới qua truyền thông, và theo một số định nghĩa hơp lí thì tôi là nhà tài phiệt. Tối nay, điều tôi muốn làm là nói thẳng với những nhà tài phiệt khác và mọi người vì tôi cảm thấy đã đến lúc chúng ta cần trò chuyện. Như những nhà tài phiệt khác, tôi cũng là tay tư bản đầy tự hào và không biện hộ. Tôi đă sáng lập, đồng sáng lập hay góp vốn vào hơn 30 công ty khắp các ngành công nghiệp. Tôi cũng là nhà đầu tư ngoại tộc đầu tiên vào Amazon.com. Tôi đồng sáng lập công ty aQuantive mà đã được bán cho Microsoft với giá 6.4 tỉ đô la. Tôi cùng sở hữu một ngân hàng với vài người bạn. Tôi nói cho các vị điều này--(Cười)-- Không thể tin được phải không? Nói ra điều này để bạn biết rằng cuộc đời tôi cũng giống như những tay tài phiệt khác. Tôi có tầm nhìn rộng về chủ nghĩa tư bản, và về kinh doanh, Tôi đã được thưởng khá hậu hĩnh cho điều đó bằng một cuộc sống mà các vị không thể tưởng tượng nổi: vô số nhà cửa, một du thuyền, một phi cơ riêng, vv...và vv... Nhưng thành thật mà nói, tôi không phải là người giỏi nhất mà bạn biết. Tôi chắc chắn cũng không phải người chăm chỉ nhất. Tôi từng là một thằng sinh viên quèn. Chẳng biết gì về công nghệ. Tôi không thể viết nổi một đoạn mă. Thực tình thành công của tôi là kết quả của sự may mắn đầy ngoạn mục gia thế từ khi sinh ra, hoàn cành và thời điểm. Thực chất tôi có giỏi về một vài điều. Thứ nhất, tôi có sức chịu đựng phi thường với rủi ro, thứ khác tôi có một giác quan tốt, một trực giác tốt về những gì sẽ xảy đến trong tương lai, Và tôi nghĩ cái trực giác về tương lai đó, là tinh túy của một thương nghiệp tốt. Điều mà tôi thấy ở tương lai lúc này, bạn biết gì không? Tôi thấy nhiều vũ khí, thấy đám giang hồ tay cầm vũ khí đó. Vì khi những tay tài phiệt như chúng tôi đang sống trong những giấc mơ đầy tham vọng, thì 99% dân số còn lại, đang tụt hậu dần về phía sau. Năm 1980, 1% dân số người Mĩ ở tầng lớp trên chiếm khoảng 8% thu nhập quốc gia, trong khi nhóm 50% ở tầng lớp dưới chiếm 18%. Ba mươi năm sau, hôm nay, 1% đứng đầu chiếm hơn 20% thu nhập quốc gia, trong khi 50% đứng dưới chiếm 12% hay 13%. Nếu xu thế này tiếp diễn, nhóm 1% trên cùng sẽ chiếm hơn 30% thu nhập quốc gia trong 30 năm tiếp theo, trong khi nhóm 50% bên dưới sẽ chiếm chỉ 6%. Bạn thấy đó vấn đề không phải là sự bất công đang hiện diện giữa chúng ta. Một số bất công là cần thiết để nền dân chủ tư bản vận hành tốt hơn. Vấn đề là sự bất công ngày nay, đang ở mức cao nhất trong lịch sử, và diễn tiến ngày càng tệ. Nếu như sự giàu có, quyền lực và thu nhập tiếp tục tập trung ở những phần tử nhóm trên cùng, xă hội chúng ta sẽ thay đổi, từ dân chủ tư bản sang xã hội thực dụng tân phong kiến như nước Pháp thế kỷ 18. Đó là nước Pháp trước cuộc cách mạng, với nhiều đám giang hồ có vũ khí. Nên tôi có một thông điệp cho các chiến hữu tài phiệt, cho các bạn giàu kếch xù và cho những ai đang sống trong một thế giới với hàng rào bong bóng. Tỉnh dậy đi. Tỉnh dậy đi. Nó không còn được bao lâu nữa đâu. Vì nếu chúng ta không làm gì đó để sửa chữa những bất công kinh tế trong xă hội, những vũ khí sắt nhọn sẽ hướng vào chúng ta. Vì tự do và nền xă hội mở không thể dung túng Cho sự bất công ngày càng tăng như vậy nữa. Điều này chưa từng xảy ra, cũng không có tiền lệ. Một xã hội bất công sẽ dẫn đến một đất nước chuyên chế, hay một cuộc nổi dậy. Những thứ vụ khí ấy sẽ hướng vào chúng ta, nếu chúng ta không giải quyết triệt để vấn đề này. Vấn đề không phải "nếu như" mà là "khi nào". Sẽ rất kinh khủng khi chúng xảy đến cho mọi người, Cụ thể là các tay tài phiệt như chúng tôi. Nghe có vẻ tôi là người thích làm việc thiện, thực tình tôi chỉ đang đưa ra lập luận luân lí, rằng bất công trong kinh tế là sai. Sự bất công ngày càng tăng trong kinh tế là ngu xuẩn và thất sách. Bất công tăng cao, không chỉ gia tăng rủi ro vũ khí hướng vào chúng ta, mà còn tác động xấu đến kinh doanh. Vậy mô hình cho những kẻ giàu chúng ta là phải như Henry Ford. Khi Ford áp dụng chính sách trứ danh $5/ngày. Mức lương/giờ cao gấp đôi thời đó, ông không chỉ làm tăng sản lượng cho các nhà máy sàn xuất của mình, mà còn chuyển đổi tầng lớp lao động tự động nghèo khó bị bóc lột thành tầng lớp trung lưu phát đạt, những người mà hiện nay đã có thể mua được sản phẩm mình làm ra. Ford nhận thấy điều chúng ta biết ngày nay là đúng, rằng nền kinh tế nên được hiểu như một hệ sinh thái và được đặc tính hóa bởi cùng mô hình của vòng phản hồi mà ta thấy trong hệ sinh thái. Một vòng phản hồi giữa khách hàng và các ngành kinh doanh. Tăng lương làm tăng nhu cầu tiêu thụ, dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động tăng, từ đó khiến lương lại tăng, cùng với đó là nhu cầu và lợi nhuận. Chu kỳ tích cực làm tăng sự thịnh vượng đó mà chính xác đang bị thiếu đi trong sự hồi phục kinh tế ngày nay. Đó là lí do tại sao chúng ta cần bỏ lại phía sau những chính sách nền kinh tế thấm nhập đang thống trị các đảng phái chính trị, và chú trọng phát triển nền kinh tế từ tầng lớp trung lưu. Nền kinh tế từ tầng lớp trung lưu bác bỏ ý tưởng kinh tế tân cổ điển, rằng các nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, đúng hướng và mang tính cơ giới, đang có xu hướng tiến đến cân bằng và công bằng. Thay vào đó, bám theo ý tưởng thế kỷ 21, rằng các nền kinh tế là phức tạp, mang tính thích nghi, giống như hệ sinh thái, rằng chúng có xu hướng rời xa sự cân bằng và hướng đến sự bất công, rằng chúng không hiệu quả chút nào. Nhưng chúng sẽ hiệu quả nếu được quản lí tốt. Quan điểm của thế kỷ 21 này, cho phép ta thấy rő rằng chủ nghĩa tư bản không hoạt động dựa trên sự phân bổ hiệu quả của các nguồn tài nguyên có sẵn. Nó hoạt động dựa trên việc tạo ra những giải pháp cho những vấn đề của con người. Cái hay của tư bản chủ nghĩa đó là Nó là một hệ thống tìm kiếm giải pháp luôn tiến hóa. Nó đền đáp những người giải quyết những vấn đề của người khác. Điểm khác biệt giữa xã hội nghèo và xã hội giàu, hiển nhiên, là mức độ mà xã hội đó tạo ra những giải pháp dưới hình thức là sản phẩm cho cư dân của nó. Toàn bộ giải pháp mà chúng ta có trong xã hội thực sự là sự thịnh vượng của chúng ta, điều này giải thích tại sao những công ty như Google và Amazon, Microsoft và Apple, cùng những thương nhân tạo ra chúng đã đóng góp quá nhiều cho sự thịnh vượng của đất nước chúng ta. Quan điểm của thế kỉ 21 này cũng làm rõ rằng điều mà chúng ta nghĩ là sự phát triển kinh tế nên được hiểu theo cách tốt nhất là tốc độ chúng ta giải quyết vấn đề. Nhưng tỉ lệ đó hoàn toàn phụ thuộc vào số những người giải quyết vấn đề-- khả năng đa dạng hoá của những nhà giải quyết vấn đề mà chúng ta có. Và từ đó, bao nhiêu cư dân trong xã hội này tham gia tích cực , với cả hai tư cách là thương nhân người có khả năng đưa ra những giải pháp, và khách hàng mà tiêu thụ chúng. Nhưng sự tham gia tối đa này không tự nhiên xảy ra, nó cũng không tự diễn ra, mà đòi hỏi công sức và đầu tư, đó là tại sao những nền dân chủ tư bản cực thịnh đều được đặc tính hóa bởi những khoản đầu tư khổng lồ từ tầng lớp trung lưu và cơ sở hạ tầng mà họ phụ thuộc. Những tay tài phiệt chúng tôi cần bỏ lại phía sau nền kinh tế thấm nhập, chúng tôi càng giàu, thì người khác sẽ giàu hơn. Không đúng. Sao lại có thể chứ? Tôi kiếm được hơn 1,000 lần mức lương trung bình, nhưng đâu có mua hàng với giá gấp 1,000 lần, Đúng không? Thực tình tôi mua hai cái quần jean, thứ mà đối tác của tôi anh Mike gọi là quần jean cho người quản lí. Tôi đã có thể mua 2,000 cái, nhưng làm gì với chúng đây? (Cười). Tôi có thể đi cắt tóc được mấy lần? Ra ngoài ăn tối thường xuyên thế nào? Mặc cho những nhà tài phiệt có giàu đến cỡ nào, thì cũng không bao giờ chi phối được nền kinh tế quốc gia. Chỉ có tầng lớp trung lưu phát đạt mới có thể làm được điều đó. Chẳng có gì để làm cả, đó là điều các bạn tài phiệt của tôi sẽ nói. Henry Ford là thời đại khác. Có thể chúng ta không thể làm điều gì đó. Hoặc có thể làm gì đó. Ngày 19 tháng 6 năm 2013, Bloomberg phát hành một bài báo tôi viết gọi là “Nhà Tư Bản Với Chủ Trương Lương Tối Thiểu $15/Giờ” . Những người ủng hộ điều này tại tạp chí doanh nhân Forbes, là một trong những người ngưỡng mộ tôi, gọi nó là “Đề xuất gần như là điên rồ của Nick Hanauer.” Nhưng chỉ 350 ngày sau, sau khi bài báo phát hành, Thị trưởng bang Seatle Ed Murray kí duyệt một sắc lệnh tăng mức lương tối thiểu ở Seatle lên $15/ giờ, hơn gấp đôi mức lương tối thiểu bang hiện hành là $7.25. Chuyện này đã xảy ra như thế nào, những nhà lập luận sẽ hỏi thế. Nó xảy ra vì một nhóm trong chúng ta đã nhắc nhở tầng lớp trung lưu rằng họ là tài nguyên của sự phát triển và thịnh vượng trong nền kinh tế tư bản. Chúng ta đã nhắc nhỏ họ rằng khi người lao động kiếm nhiều tiền hơn, thì các ngành kinh doanh có thêm khác hàng, từ đó lại tăng nhu cầu tuyển dụng lao động. Chúng ta nhắc nhở họ rằng khi các ngành kinh doanh trả lương người lao động mức đủ sống, những người đóng thuế sẽ được miễn khỏi gánh nặng tài trợ quỹ cho các chương trình đói nghèo, như trợ cấp thực phẩm và hỗ trợ y tế, cùng với hỗ trợ nhà ở mà những người lao động đó cần. Chúng ta đã nhắc nhở họ rằng người lao động thu nhập thấp tạo ra những người trả thuế tồi tệ, và khi ta tăng lương tối thiểu cho tất cả các ngành, thì mọi ngành đều hưởng lợi, nhưng vẫn duy trì được sự cạnh tranh. Những phản ứng chính thống, tất nhiên, là tăng lương tối thiểu sẽ khiến việc làm bị cắt giảm, đúng không? Những chinh trị gia của ta luôn nhắc về ý tưởng nền kinh tế thấm nhập bằng những điều như, “Nếu ta tăng giá thuê lao động, đoán xem điều gì sẽ xảy ra? ta hưởng lợi ít hơn.” Chắc không? Vì đã có một số chứng cứ trái ngược. Từ năm 1980, lương của các CEO nước ta tăng từ hơn 30 lần lương trung bình đến 500 lần. Đó là “hậu quả” tăng lương cho người lao động đó. Tuy nhiên theo sự hiểu biết của tôi, tôi chưa từng thấy một công ty nào thuê CEO ngoài nước, tự động hóa công việc của họ, xuất khẩu công việc qua Trung quốc. Thực tế, dường như chúng ta thuê nhều CEO và quản lí cao cấp hơn bao giờ hết, cũng như người lao động trong lĩnh vực công nghệ, và dịch vụ tài chính, người mà kiếm tiền hơn cấp số nhân so với lương trung bình, nhưng chúng ta thuê họ ngày càng nhiều. Vậy rõ ràng là ta có thể tăng lương lao động và hưởng lợi nhiều hơn từ điều này. Tôi biết hầu hết mọi người nghĩ rằng lương tối thiểu $15/giờ là điên rồ, và là thử nghiệm kinh tế đầy rủi ro. Chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi tin rằng mức lương tối thiểu $15/giờ tại Seattle thực sự là sự tiếp nối của chính sách kinh tế luận lí. Nó cho phép thành phố của ta Phát triển vượt mặt những thành phố khác. Vì bạn thấy đó, bang Washington đã có mức lương tối thiểu cao nhất trong các bang ở nước ta. Chúng ta trả người lao động $9.32/giờ gấp gần 30% so với lương tối thiểu liên bang $7.25/giờ, nhưng điều quan trọng là, gấp 427% so với lương liên bang tối thiểu nhất là $2.13/giờ. Nếu những nhà tư tưởng về nền kinh tế thấm nhập đúng, thì bang Washington đã xảy ra thất nghiệp trên diện rộng. Seattle đã thảm hại đến thế nào. Tuy nhiên, Seattle đang là thành phố phát triển nhanh nhất cả nước. Bang Washington đang tạo ra nhiều doanh nhiệp nhỏ với tốc độ cao hơn những bang lớn khác trong cả nước Ngành kinh doanh nhà hàng ở Seattle đang bùng nổ. Vì sao, vì định luật cơ bản của tư bản chủ nghĩa là, khi người lao động kiếm nhiều tiền hơn, các ngành kinh doanh có thêm khác hàng rồi lại có nhu cầu tuyển thêm lao động. Khi các nhà hàng trả lương đủ sống cho người lao động để họ có khả năng đi ăn nhà hàng, thì đó đâu phải là không có lợi cho ngành kinh doanh nhà hàng mà là rất tốt mặc cho những gì chủ nhà hàng nói với ta. Nó có phức tạp hơn những gì tôi đang trình bày không? Tất nhiên là có rồi. Có rất nhiều các nhân tố tác động trong này. Nhưng làm ơn hãy thôi khăng khăng rằng người lao động thu nhập thấp kiếm hơn được một chút, nhưng tỉ lệ thất nghiệp lại tăng vọt thì nền kinh tế sẽ sụp đổ? Chẳng có chứng cứ nào cho điều đó. Điều nguy hiểm nhất về nền kinh tế thấm nhập là nó không phải sự tuyên bố rằng nếu người giàu càng giàu thêm, thì mọi người đều khấm khá. Nó là lời tuyên bố bởi những người chống lại bất kì sự tăng lương tối thiểu nào, rằng nếu người nghèo giàu lên thì sẽ không tốt cho nền kinh tế. Điều này thật vô lí. Vậy chúng ta có thể nào miễn sự hùng biện rằng những tay giàu có như tôi cùng với các bạn tài phiệt của mình tạo ra đất nước này? Những tay tài phiệt tôi biết, thậm chí nếu chúng tôi không thích tự thú nhận trước công chúng, rằng nếu chúng tôi được sinh ra ở nới khác, chứ không phải tại Mỹ, chúng tôi có lẽ chỉ là những gã chân không đứng lề đường bụi bặm bán trái cây. Không phải họ không có những thương nhân giỏi ở những nơi đó, thậm chí ngay cả những nơi rất nghèo. Chỉ là vấn đề về khả năng chi tiêu của khách hàng của thương nhân kia... Nên đây là một ý tưởng cho kiểu nền kinh tế mới, một kiểu chính trị mới Mà tôi gọi là tư bản chủ nghĩa mới. Hãy hiểu rằng chủ nghĩa tư bản thắng thế hơn sự thay thế nào, nhưng càng nhiều người chúng ta hòa nhập, cả vai trò là thương nhân hay khách hàng, thì nó hoạt động hiệu quả hơn. Hãy làm mọi cách giảm kích thước bộ máy chính quyền, nhưng không phải là cắt bỏ những chương trình trợ cấp mà bằng cách đảm bảo người lao động được trả đủ sống, để họ không cần tới những chương trình trợ cấp đó nữa. Hãy đầu tư đầy đủ vào tầng lớp trung lưu để làm cho nền kinh tế chúng ta công bằng và mang tính hòa nhập hơn, công bằng hơn thì cạnh tranh trung thực hơn, cạnh tranh trung thực hơn, thì tạo nhiều khả năng đưa ra giải pháp hơn cho những vấn đề của con người, mà là nhân tố thực sự tác động đến sự tăng trưởng và thịnh vượng. Tư bản chủ nghĩa là công nghệ xã hội vĩ đại nhất từng được phát minh để tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội loài người, nếu nó được quản lí tốt, nhưng tư bản chủ nghĩa, vì động lực cấp số nhân cơ bản của các hệ thống phức tạp, có khuynh hướng tiến về phía trước, mang tính không lay chuyển, không cân bằng, tập trung và sụp đổ. Chức năng của chế độ dân chủ, là tối đa hóa sự hòa nhập của nhiều thành phần để tạo ra sự thịnh vượng, chứ không phải để cho một số thành phần tích lũy tiền bạc. Chính phủ có tạo ra sự thịnh vượng và phát triển bằng cách tạo ra những điều kiện mà cho phép cả thương nhân và khách hàng của họ phát đạt. Cân bằng vị thế các tay tư bản như tôi và người lao động cũng không phải là xấu cho tư bản chủ nghĩa, mà là trọng yếu cho nó. Các chương trình như mức lương tối thiểu hợp lí, dịch vụ y tế có thể tiếp cận được, nghỉ ốm được trả lương, và đánh thuế lũy tiến là cần thiết, để xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cần cho nền giáo dục, Nghiên Cứu và Phát Triển của tầng lớp trung lưu. Đây là những công cụ không thể thiếu mà những nhà tư bản khôn ngoan nên nắm lấy để tác động lên sự tăng trưởng. Vì không ai hưởng lợi từ nó như chúng ta. Nhiều nhà kinh tế khiến bạn tin rằng nghề của họ là ngành khoa học mục tiêu. Tôi không đồng ý và tôi nghĩ, nó chỉ là một công cụ mà loài người sử dụng để thi hành và mã hóa sự ưu đãi và các định kiến đạo đức xã hội về địa vị và quyền lực, điều mà tại sao các tay tài phiệt như tôi luôn cần để tìm kiếm những câu chuyện có tính thuyết phục để kể cho người khác. về lí do vị trí tuyệt đối của chúng tôi là chân chính về đạo đức và tốt cho mọi người: chúng tôi là thành phần không thể thiếu, là người tạo ra công việc, bạn thì không; và sự giảm thuế để chúng tôi tạo ra sự phát triển, nhưng những khoản đầu tư vào các bạn sẽ làm khoản nợ chúng tôi tăng vọt và làm đất nước phá sản; rằng chúng tôi quan trọng; còn bạn thì không. Qua hàng ngàn năm, những câu chuyện này được gọi là quyền siêu phàm. Ngày nay, chúng ta có nền kinh tế thấm nhập. Điều này thật hiển nhiên, rõ ràng mà nó chứng minh. Các tay tài phiệt như chúng tôi cần thấy rằng nước Mỹ tạo ra chúng tôi, chứ không phải ngược lại; rằng một tầng lớp trung lưu phát đạt là tài nguyên cho sự thịnh vượng trong nền kinh tế tư bản, không phải là “hậu quả” của nó. Chúng tôi cũng không bao giờ nên quên rằng thậm chí những người giỏi nhất trong chúng tôi mà rơi vào hoàn cảnh tồi tệ nhất thì chỉ là những gã chân không bên đường bụi bặm bán trái cây. Các chiến hữu tài phiệt, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải cam kết với đất nước lần nữa, cam kết với một kiểu tư bản chủ nghĩa mới mà có cả tính hòa nhập và hiệu quả hơn, một chế độ tư bản chủ nghĩa mà sẽ đảm bảo rằng nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì tính năng động và thịnh vượng trên toàn thế giới. Hãy củng cố tương lai chúng ta, con cháu chúng ta sau này Hay thay vì đó, chúng ta chẳng thể làm gì, trốn sau cánh cửa cộng đồng riêng của mình và các trường tư, tận hưởng đặc quyền với máy bay và du thuyền riêng --thú vị mà -- rồi chờ đợi những cây xỉa chĩa vào Cám ơn. (Vỗ tay) Chúng ta sống trong thế giới mà việc thu thập dữ liệu diễn ra 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần 365 ngày một năm. Dữ liệu này thường xuyên được thu thập bởi người mà ta gọi là nhân viên lễ tân Đó là những người bán hàng ở khu mua sắm yêu thích của bạn, thu ngân ở cửa hàng tạp hóa, nhân viên làm thủ tục ở bệnh viện và thậm chí là người bán vé xem phim bạn vừa mua. Họ hỏi những câu hỏi riêng tư, như: "Tôi có thể xin mã bưu điện của bạn chứ?" hoặc là: "Bạn có muốn dùng thẻ tiết kiệm ngay hôm nay không?" Tất cả chúng cho chúng ta dữ liệu. Tuy nhiên, cuộc đối thoại trở nên phức tạp hơn một chút khi ta cần hỏi những câu hỏi khó hơn. Để tôi kể cho bạn một câu chuyện. Ngày xửa ngày xưa, có một phụ nữ tên là Margaret. Cô Margaret là chuyên viên lễ tân trong gần 20 năm. Và trong suốt khoảng thời gian đó , cô ấy chưa từng, nhấn mạnh là chưa từng, hỏi bệnh nhân về giới tính, chủng tộc hay dân tộc. Vì cô Margaret có khả năng chỉ cần nhìn bạn. Uh-huh. Là có thể biết được bạn là trai hay gái, da màu hay da trắng, phải người Mỹ hay không. Và trong suy nghĩ của cô, chỉ có những phân loại đó thôi. Hãy tưởng tượng một ngày tồi tệ nọ, khi bà giám sát xấc xược mời cô tới buổi họp "thay đổi toàn diện" này và bảo cô phải yêu cầu mỗi bệnh nhân tự xác nhận danh tính. Bà ta đưa cho cô sáu giới tính, tám chủng tộc và trên 100 sắc tộc. Ờ, giờ thì, cô Margaret thấy kinh hãi. Ý tôi là bị xúc phạm ghê gớm. Đến nỗi cô phải xuống phòng nhân sự để xem liệu mình có thể nghỉ hưu sớm được hay không. Và cô hậm hực thốt lên rằng bà giám sát xấc xược đã mời cô đến buổi họp "thay đổi toàn diện'' này và không, không, thậm chí, thậm chí... mang, mang đồ ăn, ăn, ăn, ăn... (Cười vang) (Vỗ tay) (Cổ vũ) Các bạn biết đấy, phải mang đồ ăn tới những buổi họp thế này. (Cười vang) Quay lại chủ đề chính. (Cười vang) Vừa rồi là ví dụ liên quan đến lĩnh vực y tế, dĩ nhiên, tất cả doanh nghiệp đều thu thập những dạng dữ liệu riêng. Có câu chuyện thật thế này: Tôi dự định vay ít tiền. Và đại diện khâu chăm sóc khách hàng hỏi tôi có phải tôi sinh ra ở Mỹ hay không. Tôi khá do dự để trả lời câu hỏi này, và trước khi nhận ra lý do tôi do dự, cô ấy bắt đầu bóc mẽ công ty của mình. "Này gái, tôi biết điều này thật ngu ngốc nhưng họ bắt chúng tôi hỏi thế." (Cười vang) Bởi cách cô ấy bày tỏ, tôi như kiểu: "Gái à, sao lại thế?" Tại sao họ bắt gái hỏi những câu như thế? Họ đang trục xuất người à?" (Cười vang) Sau đó, tôi thể hiện con người khác, một nhà nói thơ chuyên nghiệp hơn. Người hiểu rằng có những người như cô Margaret khắp mọi nơi. Những người tốt, thậm chí là những nhân viên tốt, nhưng lại thiếu khả năng đặt câu hỏi sao cho đúng, và không may, điều đó khiến cô ta trông tệ hại, nhưng tệ nhất là khiến bộ mặt công ty xấu xí hơn cả gương mặt cô lúc ấy nữa. Bởi cô ấy không biết tôi là ai. Là một phụ nữ đã được mời diễn thuyết ở TED Talk và sẽ lấy cô ấy làm ví dụ. Tưởng tượng mà xem. (Vỗ tay) Thật không may, điều xảy ra là mọi người sẽ từ chối trả lời những câu hỏi đó, vì cảm thấy bạn sẽ dùng thông tin đó để phân biệt đối xử họ, tất cả là vì cách bạn trình bày thông tin. Và chúng ta sẽ thu được dữ liệu tồi. Và ai cũng biết hậu quả của dữ liệu tồi. Dữ liệu tồi làm bạn tốn thời gian, tốn tiền bạc và cả tài nguyên nữa. Không may là khi có dữ liệu tồi, nó cũng khiến ta trả giá nhiều thứ hơn nữa, sự thiên vị trong chăm sóc sức khoẻ, yếu tố xã hội lên sức khỏe, tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ, tất cả thông tin ấy phụ thuộc vào dữ liệu ta thu thập, và nếu có dữ liệu tồi, những vấn đề đó sẽ còn tồn tại. Ta sẽ có dân số nghèo bất hạnh và thiệt thòi, vì dữ liệu đang dùng hoặc lỗi thời, hoặc không chính xác, thậm chí, không có gì cả. Có tuyệt vời không nếu những người như cô Margaret và người đại diện chăm sóc khách hàng nơi rút tiền có được sự duyên dáng và chăm sóc nhiệt tình khi lấy thông tin? Cho phép tôi giải thích ý nghĩa từ "duyên dáng" (GRACED). Tôi đã viết một bài thơ ghép chữ đầu. G: Gặp chuyên viên lễ tân liên quan và cho họ biết R: Tầm quan trọng vê việc họ phải A: Chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu khi khai báo C: Chăm sóc nhiệt tình trong tất cả các trường hợp E: Trang bị kiến thức cần thiết để cho mọi người biết D: vì sao thu thập dữ liệu lại quan trọng đến vậy. (Vỗ tay) Tôi là nghệ sĩ. Và điều xảy ra với tôi là khi tạo ra một cái gì đó nghệ thuật, nhà huấn luyện trong tôi cũng được đánh thức. Vì vậy, tôi đã phát triển bài thơ này thành chương trình đào tạo trọn vẹn. tên là "Tôi DUYÊN DÁNG" (I'm G.R.A.C.E.D). Vì tôi nhớ, khi là nhân viên lễ tân, và tới trụ sở để bắt đầu làm việc, tôi hỏi: "Có phải đó là lý do họ yêu cầu chúng ta hỏi những câu như thế?" Mặt trời chân lý chói qua tôi, và tôi nhận ra mình đã hỏi mọi người và kể với mọi người -- tôi đã gọi họ sai giới tính, tôi đã gọi họ sai chủng tộc, tôi đã gọi họ sai dân tộc, và bầu không khí trở nên không thân thiện, người ta bị xúc phạm còn tôi nản chí vì đã không duyên dáng. Tôi nhớ khoá đào tạo trên máy tính, và không may, nó không dạy tôi cách giảm căng thẳng cho tình huống. Nó không chuẩn bị cho tôi cách ứng phó khi có câu hỏi về cách đặt câu hỏi. Tôi nhìn màn hình máy tính và nói: "Vậy, tôi làm gì khi điều này xảy ra?" Và máy tính sẽ trả lời... không gì cả, vì một máy tính không thể nói chuyện lại với bạn. (Cười vang) Đó là tầm quan trọng của việc có một người ở đó, người được đào tạo để dạy bạn và nói cho bạn nên làm gì trong tình huống như vậy. Vậy, khi tạo ra "Tôi DUYÊN DÁNG", tôi tạo ra nó với kinh nghiệm thu lượm được. đồng thời, cũng có cả sự quyết tâm của tôi. Vì tôi muốn thiết kế cấu trúc của nó là nơi an toàn để đối thoại mở với mọi người. Tôi muốn nói về những thành kiến, cả vô ý lẫn cố ý, và ta phải làm gì. Vì giờ, tôi biết khi bạn cố hỏi người khác tại sao, nó thách thức góc nhìn và thay đổi thái độ của họ. Giờ, tôi biết dữ liệu ta có ở bàn lễ tân, được dùng vào nghiên cứu để loại trừ sự phân biệt và tìm ra cách chữa trị. Giờ, tôi biết việc dạy mọi người thay đổi dần thay vì đột ngột luôn là cách tốt hơn trong việc triển khai thay đổi. Tôi biết mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin hơn khi được đội ngũ nhân viên có hiểu biết đối xử tôn trọng. Tôi biết bạn không cần phải là người thống kê để hiểu sức mạnh và mục đích của dữ liệu, nhưng bạn phải đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng và chăm sóc nhiệt tình. Tôi biết khi bạn duyên dáng, đó là trách nhiệm của bạn để thuyết phục người khác. Nhưng quan trọng nhất là, tôi biết, khi dạy con người giao tiếp với người khác, thì việc dạy cần phải được thực hiện bởi con người. (Vỗ tay) Khi tất cả các bạn trở lại làm việc và phải tham dự cuộc họp "thay đổi mọi thứ" -- (Cười vang) hãy nhớ tới cô Margaret. Và đừng quên thức ăn, ăn, ăn, ăn... Cám ơn các bạn. (Vỗ tay)(reo hò) Cám ơn mọi người. (Vỗ tay) Khi còn nhỏ, tôi đã luôn thích thông tin mà tôi có thể rút ra từ số liệu và những câu chuyện được kể bằng những con số. Tôi nhớ, khi lớn lên, tôi đã rất bực bội với cách ba mẹ nói dối tôi bằng các con số "Talithia, nếu ba đã nói với con một lần , ba đã nói với con một nghìn lần rồi'' Không, ba à, ba mới nói 17 lần thôi và hai lần thì con không có lỗi (Cười) Tôi nghĩ đó là một trong các lý do mà tôi đã lên chức tiến sĩ thống kê Tôi luôn muốn biết mọi người có ẩn ý gì qua những con số? Là một nhà thống kê tôi muốn mọi người cho tôi xem số liệu và tôi có thể tự rút ra kết luận Donald và tôi khi tôi mang bầu lần thứ 3 khoảng tuần thứ 41 rưỡi thời điểm mà các bạn có thể thấy là quá hạn sinh nở Dân thống kê chúng tôi gọi đó là ở khoảng tin cậy 95%. (Cười) Ở thời điểm đó của quá trình chúng tôi cứ vài ngày lại đi làm xét nghiệm stress cho em bé đó là chỉ thủ tục Xét nghiệm để xem em bé có bị loại stress nào vì ra đời muộn Bạn hầu như không gặp bác sĩ thật, nếu có chỉ là những người tình cờ hôm đó làm việc ở bệnh viện Chúng tôi đi làm xét nghiệm stress và sau 20 phút, bác sĩ đến và ông ấy nói: "Cháu bé bị stress, chúng ta cần phải thúc sinh" Là 1 nhà thống kê, tôi phản ứng thế nào? Xin cho tôi xem số liệu Sau đó, ông tiếp tục cho chúng tôi biết nhịp tim của em bé theo dõi trong 18 phút nhịp tim của em bé đã ở mức bình thường và trong vòng hai phút, có vẻ như nó là vùng nhịp tim của tôi và tôi nói "Có thể đó là nhịp tim của tôi?" Tôi đã vận động một chút thật khó nằm yên khi mang thai 41 tuần trong vòng 20 phút Có lẽ có sự chuyển dịch gì đó" Ông ấy nói: ''Chúng tôi không muốn mạo hiểm'' Tôi nói được thôi. Tôi nói ''Nếu tôi đang ở tuần thai thứ 36 với các thông số tương tự? Liệu ông có quyết định thúc sinh không?'' ''Không, tôi có lẽ đợi tới lúc ít nhất cô được 38 tuần, nhưng cô gần 42 tuần rồi, không có lý do gì để em bé trong bụng cả, hãy chuẩn bị nhập viện'' Tôi nói ''Tại sao chúng ta không thử lại? thu thập thêm số liệu Tôi có thể cố gắng ở yên trong 20 phút Chúng ta tính trung bình và xem xem nó có nghĩa ra sao. (Cười) Và ông ấy nói: "Thưa cô, tôi chỉ không muốn cô bị sảy thai'' đó là việc của ba người chúng ta Rồi ông ấy nói ''Nguy cơ cô bị sảy thai cao gấp đôi khi quá hạn sinh nở. Xin mời nhập viện''. Ôi! Là một nhà thống kê, phản ứng của tôi là gì nhỉ? Xin cho tôi xem số liệu! Bác sĩ, ông nói về rủi ro Tôi nói về rủi ro cả ngày, hãy nói cho tôi nghe về rủi ro nào! Hãy nói về rủi ro. (Cười) Hãy nói về rủi ro. Tôi nói ''Tốt thôi. Có phải tôi đi từ 30 phần trăm rủi ro lên 60 phần trăm rủi ro không? Chúng ta ở đâu trong nguy cơ sảy thai này? Và ông ấy nói: ''Không hẳn thế, rủi ro là gấp đôi, và chúng tôi chỉ muốn những điều tốt nhất cho em bé'' Không nản lòng, tôi thử từ khía cạnh khác Tôi nói ''Được rồi, trong 1000 phụ nữ mang thai đủ thời gian có bao nhiêu trong số đó bị sảy thai ngay trước kỳ sinh nở? Ông ấy nhìn tôi rồi nhìn Donald, và ông nói, khoảng 1 trong 1000 Tôi nói ''Thế thì trong số 1000 người đó, bao nhiêu người bị sảy thai ngay trước kỳ sinh nở?'' "Khoảng hai'' (Cười) Tôi nói "Thế là ông nói về rủi ro của tôi đi từ 0.1 phần trăm lên 0.2 phần trăm'' Như vậy, số liệu không đủ thuyết phục rằng tôi cần thúc sinh Sau đó chúng tôi tiếp tục tranh luận về việc thúc sinh dẫn đến tỉ lệ cao của thủ thuật Xê-da, và ở mức tối đa chúng tôi muốn tránh điều đó Rồi tôi nói ''Tôi không nghĩ ngày dự sinh của tôi là chuẩn xác'' (Cười) Điều này làm ông ấy rất ngạc nhiên và trông ông ấy có vẻ bối rối tôi nói ''Ông có thể không biết điều này ngày dự sinh được dự tính dựa trên chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, và vòng kinh của tôi lên xuống đôi khi 27 ngày, đôi khi là 38 ngày ___ tôi có thu thập số liệu để chứng minh điều đó. (Cười) Cuối cùng, chúng tôi rời bệnh viện, không sử dụng thuốc thúc sinh Chúng tôi phải ký vào một đơn khước từ để được ra khỏi bệnh viện Tôi không khuyến khích bạn không nghe lời của bác sỹ vì với ngay cả đứa con đầu tôi đã bị thúc sinh ở tuần 38, dịch cổ tử cung ít Tôi không phải là người chống lại sự can thiệp của y học Nhưng tại sao chúng tôi lại tự tin rời bệnh viện ngày hôm đó? Chúng tôi có số liệu mà nói lên 1 câu chuyện khác Chúng tôi đã thu thập số liệu trong 6 năm Tôi có số liệu về nhiệt độ cơ thể và nó nói lên một câu chuyện khác Thực tế là chúng ta có thể dự tính khá chính xác thời gian thụ thai Vâng, đó là chuyện mà bạn muốn kể vào ngày cưới của con bạn (Cười) Mẹ còn nhớ rõ như mới hôm qua nhiệt độ của mẹ sôi lên 97.8 độ khi mẹ nhìn sâu vào mắt cha con (Cười) Đúng thế. 20 năm nữa, chúng ta sẽ kể câu chuyện đó. Chúng tôi đã tự tin rời bệnh viện vì chúng tôi đã thu thập những số liệu Thế những số liệu đó trông thế nào? Đây là biểu đồ tiêu chuẩn của nhiệt độ cơ thể một phụ nữ khi thức trong chu kỳ kinh nguyệt từ khi bắt đầu vòng kinh đến khi bắt đầu vòng kế tiếp Bạn sẽ thấy nhiệt độ không hề ngẫu nhiên rõ ràng, có phần nhiệt độ thấp khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sau đó bạn thấy nhiệt độ tăng lên và ở mức cao hơn ở cuối chu kỳ Có gì đang diễn ra vậy? Các số liệu nói với bạn điều gì? Vâng, thưa các bà, các cô, ở phần đầu chu kỳ của chúng ta hóc-môn estrogen chiếm phần lớn và nó kìm nén nhiệt độ cơ thể trong kỳ rụng trứng, cơ thể sản sinh ra trứng và progesterone chiếm chủ đạo, chính là tiền thai nghén do đó nhiệt độ cơ thể tăng lên để chuẩn bị cho việc làm tổ cho trứng mới Chính vì thế nhiệt độ cơ thể tăng lên? Hãy nghĩ đến những con chim ngồi ấp trứng Tại sao chúng ngồi lên trứng? Chúng muốn giữ ấm cho trứng bảo vệ và giữ ấm Thưa các bà, các cô đó là điều cơ thể chúng ta làm hàng tháng nhiệt độ tăng lên dự trước về việc giữ ấm cho một mầm sống mới Và nếu không có gì xảy ra, nếu bạn không mang thai thì estrogen trở lại vị trí chủ đạo và chu kỳ lại bắt đầu từ đầu. Nhưng nếu bạn mang thai, đôi khi bạn thấy sự thay đổi khác nhiệt độ cơ thể và nó tăng dần lên trong cả chín tháng Vì thế bạn thấy những phụ nữ mang thai chỉ ra mồ hôi và thấy nóng do nhiệt độ cơ thể họ cao. Đây là biểu đồ chúng tôi có từ khoảng ba hay bốn năm trước. Chúng tôi rất thích thú với nó Bạn thấy mức nhiệt độ thấp rồi thay đổi trong khoảng 5 ngày đây là khoảng thời gian trứng di chuyển xuống vòi trứng và làm tổ, sau đó bạn thấy nhiệt độ tăng lên một chút Thật ra tôi có hai lần thay đổi nhiệt độ được xác định bởi xét nghiệm xem tôi có thai thật hay không đứa con đầu lòng, rất hào hứng Cho đến vài ngày sau đó Tôi thấy có một vài giọt máu và tôi nhận thấy bị chảy máu nhiều tôi đã bị sảy thai sớm Nếu như tôi đã không đo nhiệt độ cơ thể tôi đã có thể chỉ nghĩ rằng tôi bị trễ kỳ kinh tháng đó nhưng chúng tôi có số liệu chứng minh rằng tôi bị sảy thai. ngay cả khi số liệu thể hiện một điều thật sự bất hạnh trong cuộc sống của chúng tôi Chúng tôi đem số liệu đó tới bác sỹ nếu có vấn đề gì với khả năng sinh sản hay gì khác tôi có số liệu để chứng minh Đây, tôi mang thai, nhiệt độ cơ thể tăng tôi đã mất đứa bé. Chúng ta có thể làm gì để tránh việc này? Đó không chỉ là nhiệt độ nó không chỉ là khả năng sinh sản Chúng ta có thể dùng số liệu về cơ thể để cho chúng ta biết rất nhiều điều Ví dụ, bạn có biết đo nhiệt độ cơ thể có thể nói cho bạn biết rất nhiều về tình trạng tuyến giáp của bạn? Tuyến giáp của bạn hoạt động giống như máy điều nhiệt trong nhà bạn Bạn muốn có một nhiệt độ vừa phải trong nhà bạn bạn cài đặt trong máy điều nhiệt Khi trong nhà lạnh quá máy sẽ nhắc nhở bạn "Này, chúng ta cần 1 chút hơi nóng ở đây" Hoặc nếu trời nóng quá, cái máy sẽ nói: "Bật điều hòa lên. Làm mát đi!" Tuyến giáp của bạn cũng hoạt động trong cơ thể bạn y hệt như vậy Tuyến giáp cố gắng giữ một nhiệt độ tối ưu cho cơ thể bạn Nếu quá lạnh, tuyết giáp nói ''Này, chúng ta cần làm ấm lên" Nếu quá nóng, tuyến giáp sẽ làm mát lại Nhưng cái gì sẽ xảy ra khi tuyết giáp của bạn không hoạt động tốt? Khi nó không hoạt động thì nó sẽ thể hiện qua nhiệt độ cơ thể bạn nó có xu hướng thấp hơn thông thường hoặc thay đổi liên tục Vì thế bằng cách thu thập số liệu này bạn sẽ có thông tin về tuyến giáp của bạn. Nào, nếu bạn có vấn đề với tuyến giáp và bạn đi đến bác sỹ bác sỹ sẽ thật sự kiểm tra nồng độ hóc môn do tuyến giáp kích thích trong máu Tốt thôi. Nhưng vấn đề với xét nghiệm đó là nó không nói cho bạn mức độ tích cực của hóc môn trong cơ thể bạn Nên bạn có thể có nhiều hóc môn nhưng nó có lẽ không tích cực điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bạn Vì thế chỉ bằng cách đo nhiệt độ hàng ngày bạn có thông tin về tình trạng tuyến giáp. Thế nếu bạn không muốn đo nhiệt độ cơ thể hàng ngày? Tôi ủng hộ bạn làm việc đó nhưng có cả tá thứ khác mà bạn có thể làm Bạn có thể đo huyết áp bạn có thể đo cân nặng Ay, ai mà lại thích thú với đo cân nặng hàng ngày? (Cười) Hồi mới cưới, Donald có lần bị tắc mũi và anh ấy uống cả đống thuốc để thoát khỏi tình trạng tắc mũi, chả có ích gì cả Thế là, đêm đó anh ấy đánh thức tôi dậy và anh ấy nói: "Em yêu, anh không thể thở bằng mũi được'' Tôi quay ra, nhìn và nói "Nhưng anh có thể thở bằng miệng mà?'' (Cười) Và anh ấy nói thế này: ''Ừ, nhưng anh không thở bằng mũi được!'' Thế là, như một cô vợ hoàn hảo, tôi đưa anh ấy đến phòng cấp cứu vào 2 giờ sáng. Và trong lúc lái xe, tôi nghĩ là anh không chết bây giờ được Chúng ta mới cưới người ta sẽ nghĩ là em giết anh! (Cười) Rồi chúng tôi vào phòng cấp cứu cô y tá gặp chúng tôi và anh ấy không thở bằng mũi được nên cô ấy đưa chúng tôi ra phía sau và bác sỹ nói: ''Vấn đề ở đây có thể là gì nhỉ?'' anh ấy nói ''Tôi không thở bằng mũi được'' Bác sỹ nói: ''Anh không thở bằng mũi được à?" Không nhưng anh ấy có thể thở bằng miệng. (Cười) Bác sĩ chững lại và nhìn cả hai chúng tôi rồi nói: ''Thưa ông, tôi nghĩ tôi biết có vấn đề gì. Ông bị đau tim. Tôi sẽ bố trí làm điện tâm đồ EKG và chụp Xquang CAT cho ông ngay lập tức'' Và chúng tôi nghĩ không, không, không. Đó không phải đau tim. Anh ấy có thể thở bằng miệng. Không, không, không thể được Chúng tôi đi tới đi lui với ông bác sỹ vì chúng tôi nghĩ đó là một chẩn đoán không chính xác còn ông ấy thì nói: ''Thật đấy, mọi việc sẽ ổn, cứ bình tĩnh'' Và tôi nghĩ, làm sao mà bình tĩnh được nhưng tôi không nghĩ là anh ấy bị đau tim May mắn cho chúng tôi là vị bác sỹ này đã hết ca trực Thế là bác sỹ mới tới, ông ấy thấy rõ là chúng tôi đang rối trí với một ông chồng không thể thở được bằng đường mũi (Cười) Ông ấy bắt đầu đặt câu hỏi Ông ấy hỏi: ''Nào, cả hai vị có tập tành gì không?'' Đôi khi chúng tôi đạp xe đến phòng tập (Cười) Chúng tôi đi lại Ông ấy hỏi ''Thế các vị đã làm gì ngay trước khi đến đây?'' Tôi nghĩ tôi đã ngủ, thành thật là thế nhưng Donald đã làm gì trước đó? Thế là Donald nói về cái đống thuốc mà anh ấy đã uống anh ấy kể ra: ''Tôi uống thuốc thông mũi rồi sau đó tôi dùng thuốc xịt mũi này'' sau đó, bỗng nhiên đèn vụt tắt, ông ấy nói ''Ôi! Anh không bao giờ nên dùng chung thuốc thông mũi với thuốc xịt mũi này Nó sẽ luôn làm anh tắc tịt. Đây, dùng loại này thay thế'' Ông ấy kê đơn cho chúng tôi Chúng tôi nhìn nhau và tôi nhìn vào bác sỹ rồi tôi nói: ''Tại sao có vẻ là ông chẩn đoán chính xác cho chồng tôi, nhưng ông bác sỹ trước lại muốn làm điện tâm đồ và Xquang Ông ấy nhìn chúng tôi và nói ''À, khi một người đàn ông 160 kg bước vào phòng cấp cứu và không thở được, bác sỹ sẽ đoán rằng anh ta bị một cơn đau tim tấn công sau đó thì bác sỹ mới hỏi han sau.'' Các bác sỹ cấp cứu được huấn luyện để đưa ra quyết định nhanh chóng nhưng không phải luôn luôn chính xác. Nếu chúng tôi đã có chút thông tin về tình trạng tim để chia sẻ với ông ấy thì chúng ta đã có thể có chẩn đoán tốt hơn ngay từ lần đầu Tôi muốn bạn xem xét biểu đồ sau cách đo huyết áp tâm thu từ tháng Mười 2010 đến tháng Bảy 2012 Bạn sẽ thấy đường đo này xuất phát từ vùng tiền tăng huyết áp / tăng huyết áp trong vòng một năm rưỡi nó đi xuống vùng thông thường Đó là nhịp tim của người 16 tuổi khỏe mạnh Số liệu này nói cho bạn điều gì? Rõ ràng, đó là số liệu của một người mà đã làm được một sự biến đổi mạnh mẽ và may mắn là người đó hôm nay có mặt ở đây Người đàn ông nặng 160 kg bước vào phòng cấp cứu cùng tôi giờ đây thậm chí hấp dẫn và khỏe mạnh hơn chỉ còn 100 kg, và đây là đường huyết áp của anh ấy Sau quá trình một năm rưỡi Thói quen ăn uống của Donald đã thay đổi, chế độ dinh dưỡng luyện tập của chúng tôi đã thay đổi nhịp tim của anh ấy hưởng ứng lại huyết áp hưởng ứng lại sự thay đổi đó anh ấy đã có được thân hình này. Vậy thì, thông điệp để bạn về nhà suy nghĩ mà tôi muốn nói với bạn hôm nay? Bằng cách làm chủ số liệu của bạn như cách chúng tôi đã làm chỉ với việc hàng ngày lấy số liệu từ cơ thể bạn bạn sẽ trở thành chuyên gia về chính cơ thể của mình. Bạn trở thành người làm chủ Điều đó không khó thực hiện Bạn không cần phải là tiến sĩ thống kê học để trở thành chuyên gia về chính bạn Bạn không cần bằng cấp về y học để trở thành chuyên gia về cơ thể của bạn Bác sỹ, họ là chuyên gia của cả cộng đồng nhưng bạn là chuyên gia của chính bạn. Và khi hai người đến với nhau khi hai chuyên gia đến với nhau hai người sẽ có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn hơn là chỉ một mình bác sỹ của bạn. Giờ bạn đã hiểu sức mạnh của thông tin bạn có thể thu thập từ dữ liệu cá nhân Tôi muốn mời các bạn đứng dậy và giơ tay phải lên (Cười) Vâng, xin mời đứng lên. Tôi tuyên bố bạn làm chủ dữ liệu về chính bạn và hôm nay, tôi hân hạnh trao cho bạn bằng thống kê cơ sở của hiệp hội TEDx tập trung vào phân tích dữ liệu theo thời gian với tất cả quyền và đặc quyền có liên quan Vậy lần sau, khi bạn đến phòng khám bác sỹ với tư cách là một nhà thống kê mới do được xui khiến Phản ứng của bạn phải luôn là gì? Khán giả: Cho tôi xem số liệu TW: Tôi chưa nghe rõ! Khán giả: Cho tôi xem số liệu! TW: Một lần nữa! Khán giả: Cho tôi xem số liệu! TW: Cho tôi xem số liệu Cảm ơn (Vỗ tay) Chúng tôi được xem là một tổ chức dành cho người làm trái pháp luật. Tôi không thể biết ai sẽ đến và sẽ ở lại trong bao lâu. Họ đến với chúng tôi vì không có gì hiệu quả với họ, những người rơi ra khỏi lưới an toàn của xã hội. Xã hội không chứa họ, nên chúng tôi phải làm điều đó. Công việc của chúng tôi là chấp nhận họ, kiểm soát họ. Qua nhiều năm, là một hệ thống nhà tù, là một đất nước, một xã hội, chúng tôi đã làm rất tốt, nhưng bạn không nên vui vì điều đó. Ngày nay, nước Mỹ có số lượng tù nhân nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Nhiều tù nhân người da đen hơn thời nô lệ năm 1850. Giam giữ ba mẹ của gần 3 triệu trẻ em và trở thành nơi tị nạn mới, cung cấp dịch vụ sức khoẻ tinh thần lớn nhất trong nước. Khi chúng tôi giam ai đó lại, đó không phải là chuyện nhỏ. Chúng tôi được gọi là Sở Chỉnh Sửa. Hôm nay, tôi muốn nói về việc thay đổi suy nghĩ về sự chỉnh sửa. Tôi tin, và kinh nghiệm của tôi cho thấy khi thay đổi suy nghĩ, ta tạo nên những cơ hội mới, hay tương lai và nhà tù cần một tương lai khác. Tôi đã dành cả sự nghiệp của mình vào sửa chữa, hơn 30 năm, nối gót cha tôi. Ông ấy là cựu chiến binh ở Việt Nam. Chỉnh sửa là công việc của ông. Ông ấy mạnh mẽ, vững bền và kỉ luật. Tôi thì không được như thế, và tôi biết điều đó khiến ông lo lắng về tôi. Cuối cùng tôi quyết định, nếu phải ở trong tù, thì tôi nên đứng đúng bên của song sắt, nên tôi nghĩ tôi sẽ coi thử, dạo một vòng nơi làm việc của cha, trại giam McNiel Island. Đó là đầu những năm 80, và nhà tù không hẳn như bạn thấy trên TV hay trong các bộ phim. Thực tế, nó tệ hơn nhiều. Tôi bước vào một ngục tù cao 5 tầng. Có 8 người đàn ông trong đó. Có 550 người trong toàn hệ thống. Và nếu bạn có thắc mắc thì họ dùng chung một toilet trong giới hạn không gian đó. Một sĩ quan đặt chìa vào hộp giữ khoá và hàng trăm người nhào ra khỏi buồng giam. Tôi cố đi ra xa nhanh nhất có thể. Cuối cùng, tôi quay lại và trở thành sĩ quan ở đó. Công việc của tôi là quản lý một buồng giam và kiểm soát hàng trăm người như vậy. Khi còn làm ở trung tâm tiếp tân, tôi có thể nghe tiếng tù nhân nổi cáu từ bãi xe, rung cánh cửa buồng giam, la hét, như muốn xé nát buồng giam của mình. Dồn hàng trăm con người nóng nảy và nhốt họ lại, và những gì bạn có là hỗn loạn. Chứa chấp và kiểm soát - là công việc của chúng tôi. Một cách để chúng tôi làm việc hiệu quả hơn là một dạng đơn vị nhà mới gọi là Đơn vị Quản Lý Tập Trung, IMU, phiên bản hiện đại của "lỗ hổng". Chúng tôi đưa tù nhân vào buồng đằng sau cửa sắt rắn chắc với cổng to bằng cổ tay áo để khống chế và đưa đồ ăn cho họ. Các bạn biết gì không? Mọi thứ im lặng hơn. Sự quấy nhiễu im ắng dần. Nơi đó trở nên an toàn hơn vì các tù nhân bạo lực hoặc gây rối nhất giờ đã được cách biệt. Nhưng cách biệt không hề tốt. Tước đoạt quan hệ xã hội khiến con người trở nên tệ hơn. Thật khó để khiến họ rời IMU, cho họ và cho cả chúng tôi. Ngay cả khi ở trong tù, không hề dễ để nhốt ai đó lại. Sau đó tôi chuyển tới 1 trong những nhà tù tệ nhất bang nơi mà các tù nhân bạo lực và gây rối hơn được giam giữ. Thời điểm đó, công nghiệp đã phát triển nhiều, và chúng tôi có nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau để quản lý hành vi gây rối. Chúng tôi có súng túi đậu và bình xịt cay và tấm chắn plexiglass, đèn flash nổ, đội ứng cứu khẩn cấp. Chúng tôi có nhiều bạo hành vũ lực và hỗn loạn tiếp nối hỗn loạn. Chúng tôi làm khá tốt việc dập tắt những thứ đó. Khi còn ở đó, tôi gặp 2 đồng nghiệp dày kinh nghiệm cũng là những nhà nghiên cứu, nhà nhân chủng học và xã hội học. Một ngày kia, một người bảo tôi: "Anh biết không, anh khá giỏi trong việc dập tắt lửa. Anh có bao giờ nghĩ đến việc ngăn ngừa chúng không?" Tôi đã kiên nhẫn với họ, giải thích về biện pháp vũ lực có thể giúp nhà tù an toàn hơn. Họ cũng kiên nhẫn với tôi. Những cuộc nói chuyện đó dẫn đến vài ý tưởng mới và chúng tôi bắt đầu các thí nghiệm nhỏ Đầu tiên, chúng tôi huấn luyện nhiều đội sĩ quan thay vì mỗi lần gửi một hay hai người đến cơ sở huấn luyện của bang. Thay vì 4 tuần, chúng tôi cho họ 10 tuần tập luyện. Sau đó thử nghiệm mô hình thực tập mới, chúng tôi xếp một sĩ quan bình thường cùng một cựu sĩ quan. Cả hai đều làm việc tốt hơn. Thứ hai, chúng tôi thêm kĩ năng dùng lời nói giảm khủng hoảng vào chương trình huấn luyện để nó vào phần "sử dụng vũ lực". Đó là chiến lược sử dụng phi vũ lực. Sau đó để triệt để hơn chúng tôi huấn luyện tù nhân đúng những kĩ năng đó. Chúng tôi đã thay đổi toàn bộ kĩ năng, giảm bạo lực chứ không chỉ là đối phó với nó. Thứ ba, khi mở rộng cơ sở, chúng tôi thử dạng thiết kế mới. Phần lớn và gây tranh cãi nhất của thiết kế này, dĩ nhiên, là nhà vệ sinh. Đã không hề có nhà vệ sinh. Có lẽ ngày nay các bạn không cho nó là to tát, nhưng thời đó, nó cực kì lớn. Không ai nghĩ buồng giam không có nhà vệ sinh. Chúng tôi nghĩ nó thật nguy hiểm và điên rồ. Thậm chí 8 người đàn ông chung buồng còn có nhà vệ sinh. Chi tiết nhỏ này đảo lộn cách làm việc của chúng tôi. Tù nhân và nhân viên bắt đầu tương tác thường xuyên và thoải mái hơn và phát triển mối quan hệ. Dễ dàng nhận thấy mâu thuẫn và can thiệp trước khi nó trở nên căng thẳng. Cả đơn vị sạch hơn, im ắng hơn, an toàn và nhân văn hơn. Điều này hiệu quả trong việc giữ hoà bình hơn bất cứ kĩ thuật đe doạ nào mà tôi từng thấy. Tương tác làm thay đổi hành vi, ở cả sĩ quan lẫn tù nhân. Chúng tôi thay đổi môi trường và hành vi. Sau đó sợ rằng tôi chưa học được gì có ích, họ chuyển tôi qua trụ sở, và ở đó tôi đi thẳng vào việc thay đổi hệ thống. Có rất nhiều nhân tố chống lại việc thay đổi hệ thống: chính trị và chính trị gia, hoá đơn và luật, toà án và kiện tụng, chính trị nội bộ. Hệ thống khó và chậm thay đổi , và thỉnh thoảng kết quả không như bạn muốn. Thay đổi hệ thống trong nhà tù không phải là một việc nhỏ. Nên việc tôi làm là nhìn lại kinh nghiệm của mình và tôi nhớ là khi tương tác với tù nhân, sự căng thằng giảm xuống. Khi thay đổi môi trường, hành vi sẽ khác. Đây không phải là thay đổi quá lớn trong hệ thống mà chỉ là những bước nhỏ, và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Sau đó, tôi được chuyển về làm giám đốc của nhà tù nhỏ. Cùng lúc đó, tôi cố gắng lấy bằng ở Evergreen State College. Tôi đã gặp rất nhiều người khác mình, họ có nhiều ý tưởng khác nhau đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một trong số họ là nhà sinh thái học rừng nhiệt đới. Cô ấy nhìn thấy ở trại tù của tôi tiềm năng của một phòng thí nghiệm. Chúng tôi nói chuyện và nhận ra nhà tù và tù nhân thật sự có thể góp phần vào khoa học bằng cách giúp họ hoàn thành dự án mà họ không thể tự làm, như là nuôi trồng những loài sắp tiệt chủng; ếch, bươm bướm, cây cỏ. Cùng lúc đó, chúng tôi tìm ra cách vận hành hiệu quả hơn thông qua việc dùng thêm năng lượng mặt trời, sử dụng nước mưa, vườn hữu cơ và tái chế. Sự chủ động này đã giúp nhiều dự án có tầm ảnh hưởng lớn, không chỉ ở hệ thống của chúng tôi, mà còn ở các bang khác, những thí nghiệm nhỏ đang tạo nên khác biệt cho khoa học, cho cộng đồng. Cách mà ta nghĩ về công việc thay đổi cách ta làm. Các dự án khiến công việc của tôi thú vị hơn. Tôi hào hứng. Nhân viên cũng vậy. Các sĩ quan hào hứng. Tù nhân phấn khởi. Họ được truyền cảm hứng. Mọi người đều muốn đóng góp, góp phần làm nên sự khác biệt, mà họ cho là ý nghĩa và quan trọng. Để tôi giải thích rõ hơn. Tù nhân có tính thích nghi cao. Họ phải như vậy. Họ thường biết nhiều về hệ thống hơn là nội bộ của chúng tôi Và họ ở đó vì cho một lý do. Tôi không coi công việc của mình là trừng phạt hay tha thứ họ, nhưng tôi nghĩ họ có thể sống đàng hoàng và ý nghĩa ngay trong tù. Cho nên câu hỏi là: Liệu tù nhân có thể sống đàng hoàng và ý nghĩa, và nếu có, điều đó thay đổi được gì? Nên tôi đã hỏi ngược lại cái nơi tối tăm nhất, nơi giam giữ các tội phạm hung tàn nhất. Hãy nhớ, IMUs là để trừng phạt. Hứng khởi không được tìm thấy ở đó, chúng tôi đã nghĩ như thế. Rồi chúng tôi nhận ra nếu tù nhân nào cần chấn chỉnh lại, thì đó là những người này. Họ cần sự chấn chỉnh mạnh và sâu hơn. Cho nên, chúng tôi chuyển 180 độ, và bắt đầu kiếm những khả năng mới. Thứ chúng tôi tìm được là một loại ghế mới. Thay vì dùng ghế để trừng phạt, chúng tôi đặt nó vào trong lớp học. Không quên nhiệm vụ kiếm soát, nhưng giờ tù nhân có thể tương tác an toàn hơn, mặt đối mặt, và vì kiểm soát không còn là vấn đề, mọi người có thể tập trung vào việc khác, như học tập. Hành vi đã thay đổi. Chúng tôi thay đổi cách nghĩ, khái niệm có thể, và nó cho tôi hy vọng. Giờ, tôi không thể bảo đảm rằng mọi thứ sẽ hiệu quả. Nhưng tôi có thể nói rằng, nó đang có hiệu quả. Nhà tù của chúng tôi an toàn hơn cho cả nhân viên và tù nhân, khi nhà tù an toàn, chúng tôi có thể làm nhiều việc khác hơn là chỉ kiểm soát. Giảm sự tái phạm tội có lẽ là mục tiêu cơ bản, nhưng không phải duy nhất. Thành thật mà nói, ngăn ngừa tội ác cần đến từ nhiều người, nhiều tổ chức. Nếu chỉ phụ thuộc vào nhà tù để giảm thiểu tội ác, tôi e là sẽ không bao giờ đến đích. Nhưng nhà tù có thể làm một số việcmà ta cho là không thể. Đó có thể là nguồn sáng kiến và phát triển bền vững, vực dậy những loài gần tuyệt chủng và tái tạo môi trường. Tù nhân có thể trở thành nhà khoa học, người nuôi ong, người cứu hộ chó. Nhà tù có thể khơi nguồn cho các công việc ý nghĩa và cơ hội cho nhân viên và tù nhân. Chúng ta có thể chứa và kiểm soát và cung cấp một môi trường nhân văn. Đây không phải là những tính chất xung khắc. Không thể chờ 10 đến 20 năm để xem xem liệu có đáng để làm vậy. Chiến lược của ta không phải một sự thay đổi tầm cỡ. Mà là hàng trăm thay đổi nhỏ xảy ra trong nhiều ngày tháng, chứ không phải năm. Chúng ta cần nhiều thử nghiệm nhỏ để vừa học vừa tiến tới, những thử nghiệm có thể thay đổi các giới hạn. Cần nhiều cách mới tốt hơn để đo sức ảnh hưởng lên sự tham gia, tương tác, sự an toàn của môi trường. Chúng tôi cần nhiều cơ hội để là một phần và để đóng góp cho cộng đồng, của chúng tôi và của cả bạn. Nhà tù cần được bảo vệ, vâng, an toàn, vâng. Có thể làm được. Nhà tù cần có môi trường mà ở đó họ có thể tham gia, đóng góp, và học về cuộc sống ý nghĩa. Chúng tôi đang học để làm việc đó. Đó là lý do tôi đầy hy vọng. Ta sẽ không phải kẹt trong ý niệm cũ về nhà tù mà có thể định nghĩa lại. Tạo nên cái mới. Và khi làm điều đó chu đáo bằng tình người, nhà tù không chỉ là một cái xô toàn những thất bại trong xã hội. Để cuối cùng, chúng tôi có thể xứng đáng với danh hiệu: Sở Chỉnh Sửa. Xin cám ơn. (Vỗ tay). Năm 1968 tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã nói trong bài diễn văn về Phong trào Nhân quyền của mình "Sau mỗi cuộc chiến, điều ta nhớ đến không phải lời nói của kẻ thù mà chính là sự im lặng của bạn bè." Là một người thầy, tôi tiếp thu thông điệp ấy. Mỗi ngày, ta thấy được hệ quả của sự im lặng hiển hiện rõ nét trong nạn phân biệt đối xử bạo lực, nạn diệt chủng, và chiến tranh. Trên lớp, tôi đề nghị học sinh của mình khám phá sự im lặng trong cuộc sống thông qua thơ ca. Chúng tôi đã cùng nhau lấp đầy những khoảng trống đó để nhận diện, gọi tên, và để hiểu rằng đây không nhất thiết phải là một sự hổ thẹn. Trong nỗ lực tạo ra văn hóa riêng cho lớp học, nơi học sinh cảm thấy an tâm chia sẻ về sự im lặng của mình, tôi đã đặt ra 4 nguyên tắc cốt lõi được ghi trên tấm bảng trước lớp và yêu cầu các em ký tên vào hồi đầu năm học: Đọc có tư duy, Viết có ý thức, Nói rõ và Nói thật. Bản thân tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nguyên tắc cuối: Nói thật. Tôi nhận ra rằng nếu muốn yêu cầu học sinh của mình lên tiếng trước hết, tôi cũng phải nói thật, phải trung thực về những lần tôi đã không làm được điều mình đề ra. Vậy nên, tôi đã kể với chúng về quãng thời gian lớn lên trong gia đình Công giáo ở New Orleans. Suốt mùa chay, tôi được dạy rằng điều ý nghĩa nhất ta có thể làm chính là từ bỏ điều gì đó, hy sinh những điều yêu thích để chứng minh với Chúa bạn hiểu được sự thiêng liêng của Người. Tôi đã bỏ uống nước có ga, McDonald, khoai tây chiên, hôn kiểu Pháp, mọi thứ... Một năm nọ, tôi quyết định từ bỏ việc nói chuyện. Tôi hiểu ra rằng điều quý giá nhất mà mình có thể hy sinh chính là tiếng nói, thứ mà lẽ ra tôi đã phải từ bỏ từ lâu. Tôi dành phần lớn cuộc đời nói điều người khác muốn nghe thay vì điều họ cần phải nghe rồi tự nhủ mình đâu phải là lương tâm của người khác. Chính tôi cũng loay hoay định hình bản thân. Vậy nên đôi khi, tôi chẳng muốn nói gì cả tôi vỗ về sự ngu dại trong lặng im mà không nhận ra rằng giá trị không cần đến ngôn từ để chứng minh nó tồn tại. Khi nhìn thấy một tín đồ bị đánh đập vì là người đồng tính, tôi đã đút tay vào túi, cúi đầu bước đi như chẳng hề thấy gì. Nhiều tuần sau đó, tôi không thể sử dụng tủ khóa bởi then cài khiến tôi nghĩ đến thứ mà ngăn cản tôi lên tiếng. Khi người vô gia cư ở góc đường nhìn tôi với ánh mắt chờ chực cố chứng minh rằng ông ấy đáng được để mắt tới. Trong khi tôi lại mải mê với màn hình Apple hơn là giúp đỡ ông ta. Khi một phụ nữ tại buổi gây quỹ nói với tôi: "Ta rất tự hào" "Cậu đã rất vất vả dạy dỗ những trẻ nghèo và tối dạ này?" Tôi chỉ biết im lặng vì chúng tôi cần tiền của bà ấy hơn là tụi nhỏ cần danh dự của chúng. Chúng ta luôn dành quá nhiều thời gian để lắng nghe những gì người khác nói nhưng hiếm khi để tâm đến những điều họ không nói ra. Im lặng chính là những gì sót lại từ nỗi sợ hãi. Đó là cái cảm giác tội lỗi cắt mất lưỡi của bạn. Đó là hơi thở mắc nghẹn trong lồng ngực vì bạn cảm thấy khó chịu từ trong phổi của mình. Im lặng là nạn diệt chủng Rwanda. Im lặng là bão Katrina. Là những gì bạn được nghe khi thi thể ngày càng nhiều. Là âm thanh dây thòng lọng bịthắt lại. Đó là tro tàn, là xiềng xích. Là đặc ân và cũng là đau đớn. Bạn sẽ chẳng kịp chọn trận chiến vì chính nó đã chọn bạn rồi. Tôi sẽ không để sự im lặng làm mình do dự thêm nữa. Tôi sẽ nói với người Cơ đốc ấy: anh là một con sư tử, hiện thân của sự dũng cảm và lỗi lạc. Tôi sẽ hỏi tên người vô gia cư và dăm câu ba điều về cuộc sống. Vì đôi lúc những gì ta cần là được đối xử như một con người. Tôi sẽ nói với phụ nữ kia: học sinh của tôi nói về Thuyết siêu nghiệm dễ dàng như nói họ của mình là Thoreau, và vì bà đã xem một tập "The Wire" không có nghĩa là bà hiểu hết về chúng. Vậy nên năm nay, thay vì từ bỏ điều gì đó, tôi sẽ sống trọn từng ngày như thể mình có gắn một chiếc micro dưới lưỡi và một sân khấu bị kìm nén dưới đáy. Bục giảng để làm chi khi mà tất cả những gì bạn cần chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Chúng ta đang chuẩn bị lặn xuống biển sâu. Và bất kì ai đã từng có được cơ hội ấy đều biết rằng trong khoảng hai tiếng rưỡi đồng hồ khi đi xuống, nơi đó là một thế giới tối đen như mực. Và chúng tôi đã quen với việc thấy những sinh vật kì lạ bên ngoài cửa sổ, những thứ mà bạn không thể tả được. Những ánh sáng lấp lánh ấy: một thế giới của sự phát quang sinh học, như những chùm pháo hoa. TS. Edith Witter -- hiện đang công tác tại Hiệp Hội Ngiên Cứu và Bảo Tồn Biển -- đã thiết kế một loại máy quay có thể ghi lại được hình ảnh về những sinh vật tuyệt với ấy, và bạn đang nhìn thấy chúng trên màn hình. Tất cả đều là sự phát sáng sinh học. Và như tôi đã nói: thật giống với những chùm pháo hoa. Đó là một con gà tây biết bay, dưới cái cây. (Tiếng cười) Tôi biết. Tôi được đào tạo để trở thành một nhà địa chất học. Nhưng tôi yêu thích nó. Và bạn thấy đấy, một số loài phát sáng để tránh bị ăn thịt, một số khác lại để thu hút con mồi. Nhưng tất cả chúng, dưới con mắt nghệ thuật, đều thật tuyệt vời. Và rất nhiều trong số đó xảy ra ở bên trong -- đây là một con cá với đôi mắt nhấp nháy rực rỡ. Một số màu sắc được tạo ra để thôi miên. Những đường nét quyến rũ này. Và đây là cái cuối cùng: một loài tôi yêu thích, dạng chong chóng. Thực sự đáng ngạc nhiên, mỗi lần lặn xuống đáy biển. Đó là một thế giới đầy bí ẩn. Và hiện nay chúng ta mới chỉ khám phá được 3% những gì đang ẩn náu dưới đại dương. Chúng ta đã tìm thấy ngọn núi cao nhất thế giới, thung lũng sâu nhất, những hồ, những thác nước dưới biển -- rất nhiều thứ mà chúng tôi đã chia sẻ trên sân khấu. Và trong một nơi mà chúng tôi đã nghĩ là không thể tồn tại sự sống, chúng tôi lại tìm thấy nhiều sự sống, cùng với sự đa dạng và mật độ, hơn những vùng rừng mưa nhiệt đới. Điều đó nói lên rằng chúng ta chẳng biết gì nhiều về hành tinh này cả. Và vẫn còn tới 97%, có thể chẳng có gì hoặc chứa đựng đầy nhứng bất ngờ. Nhưng giờ tôi muốn lên vùng nước nông, và quan sát một số sinh vật tuyệt vời. Động vật thân mềm -- chân đầu. Như những đứa trẻ thường biết đến chúng qua món mực ống. (Tiếng cười) Đây là một con bạch tuộc. Đây là công trình của TS. Roger Hanlon tại Viện Thủy Sinh. Và thật thú vị để biết rằng làm thế nào mà những động vật thân mềm, với đôi mắt lạ thường của chúng, cảm nhận thể giới xung quanh, nhận biết ánh sáng và hình thù. Có một con bạch tuộc đang di chuyển qua rặng san hô. Tìm một nơi để dừng chân, uốn lại và sau đó ẩn mình vào khung cảnh. Một việc làm khó khăn. Tiếp theo, chúng ta đang chuẩn bị theo dõi một đôi mực ống. Đây là môt con mực ống. Những con đực, khi đánh nhau, nếu chúng thực sự hung hăng, chúng sẽ chuyển sang màu trắng. Và hai con đực đó đang đánh nhau. Chúng làm vậy bằng cách quấn lấy ống của nhau, một khái niệm thú vị. Và đây là một con đực ở bên trái và một con cái ở bên phải. Con đực đã chia đôi màu sắc của nó ra, để cho con cái chỉ luôn thấy được vẻ ngoài thân thiện và lịch sự của nó. Và con đực -- (Tiếng cười) Chúng ta sẽ xem lại lần nữa. Hãy xem lại lần nữa. Quan sát màu sắc: trắng ở bên phải, nâu ở bên trái. Con đực lùi lại một bước, giúp nó xua đuổi đi những con đực khác bằng cách chia thân mình ra và tiến lại phía bên kia... Bingo! Tôi cũng được chỉ cho rằng không riêng gì con đực trong loại mực ống mới làm điều này, nhưng tôi cũng không rõ lắm. (Vỗ tay) Mực nang. Tôi yêu mực nang. Đây là một con mực nang Châu Úc lớn. Và 'hắn ta' đang ở đó. Những chấm có hình như mắt ở trên xúc tu của nó. Chúng có thể làm những điều rất đáng ngạc nhiên. Chúng ta đang nhìn thấy một con chui vào một lỗ đá, và -- hãy nhìn những xúc tu của nó. Nó thu chúng vào, khiến nó trông giống như tảo biển. Biến mất hoàn toàn vào khung cảnh. Thật ấn tượng. Đây là hai con đực đang đánh nhau. Một lần nữa, chúng rất thông mình, những con vật thân mềm này -- chúng biết cách để làm đối phương bị đau. Nhưng hãy nhìn những hình dáng mà da của chúng có thể chuyển thành. OK? Thật là một điều lí thú. Đây là một con bạch tuộc. Đôi lúc chúng không muốn bị phát hiện khi đang di chuyển, bởi những động vật săn mồi có thể thấy chúng. Đây, 'anh chàng' này trên thực tế có thể khiến mình trông như một tảng đá, và, xem xét môi trường xung quanh mình, để có thể trượt dưới đáy biển theo những làn sóng và bóng, giúp chúng không bị nhìn thấy. Nó ngụy trang; chuyển động của nó hòa trộn vào cảnh vật. Thủ thuật di chuyển như đá. Như vậy chúng ta đang học được rất nhiều điều từ những vùng nước nông. Vẫn khám phá những vùng nước sâu, nhưng cũng học hỏi nhiều điều mới từ vùng nước nông. Và đây là một lí do thích đáng: những vùng nước nông chứa đầy những động vật săn mồi. Đây là một con cá nhồng. Và nếu bạn là một con bạch tuộc hay một con thân mềm bạn thực sự cần phải biết làm thế nào để sử dụng môi trường xung quanh để ẩn trốn. Bạn sẽ được thấy một mặt san hô xin xắn ở cảnh tiếp theo. Và bạn sẽ thấy rằng một con bạch tuộc sẽ bị phát hiện rất dễ dàng nếu nó không biết cách ngụy trang, sử dụng da để thay đổi màu sắc và dáng vẻ. Đây là một ít tảo ở cận cảnh. Và một con bạch tuộc. Điều đó thú vị đấy chứ? Roger làm nó sợ hãi, khiến nó bắn ra xa với một đám mây mực. Khi nó dừng dừng lại, nó nói, "Oh, ta đã bị phát hiện. Điều cần làm nhất lúc này là trở nên càng lớn càng tốt." Và con bạch tuộc nâu đó làm cho những 'chấm mắt' trở nên rất lớn. Con bạch tuộc đang bịp bợm. Hãy tua lại đoạn băng. Tôi đã nghĩ anh ấy đang trêu tôi khi cho tôi xem nó. Tôi nghĩ rằng đó hoàn toàn là nhờ đồ họa. Vậy đây là đoạn phim quay ngược. Hãy quan sát màu sắc và hình thái của da. Quả là một con vật thú vị, có thể thay đổi màu sắc và hình thái để trộn lẫn vào môi trường xung quanh. Hãy nhìn nó hòa lẫn vào đám tảo này. Một. Hai. Ba. Giờ 'cậu ta' đã đi rồi, và tôi cũng vậy. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi vừa là giáo viên vừa là nhà thực thi quyền công dân ở Mỹ. Giờ tôi mong một vài quý vị đang buồn ngủ vui lòng thức dậy nhé. (Cười) Tại sao từ "nghiên cứu quyền lợi và bổn phận công dân" có tác động gây buồn ngủ như vậy lên chúng ta? Tôi cho rằng do tự từ đó biểu thị ý nghĩa nhất định rất đạo lý và quan trọng, và cũng cực kì nhàm chán. Và, tôi nghĩ trách nhiệm của chúng ta, khi tham dự hội thảo như thế này trực tiếp hay trực tuyến, bất cứ cách gì làm cho từ ấy quyến rũ hơn, giống như nó từng làm trong cách mạng Mỹ hay trong suốt phong trào quyền công dân Và tôi tin cách để ta làm được là thật rõ ràng trong giáo dục quyền lực Tôi tin rằng cách để làm vậy, là thực hiện ở cấp độ thành phố. Đó là điều hôm nay tôi muốn nói, và tôi muốn bắt đầu bằng việc định nghĩa vài thuật ngữ và sau đó mô tả quy mô của vấn đề ta đang gặp phải và sau đó gợi ý cách mà tôi tin rằng thành phố là trọng tâm của giải pháp. Để tôi bắt đầu với vài định nghĩa. Quyền công dân, theo tôi đơn giản là nghệ thuật cuả 1 nhà đóng góp trong giải quyết vấn đề và thiện nguyện trong một cộng đồng chi phối bản thân Quyền công dân là nghệ thuật của tư cách công dân cái mà Bill Gates đơn giản gọi là xuất hiện cho đời, và nó gồm ba thứ một nền tảng các giá trị, sự hiểu biết về hệ thống mà thế giới tuân theo và chuỗi những kĩ năng cho phép bạn theo đuổi mục tiêu và để người khác tham gia trong hành trình ấy Và nó đưa tôi đến định nghĩa của quyền lực, nó chỉ đơn giản là thế này: khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn họ làm. Nghe có vẻ hăm dọa, phải không? Ta không thích nói chuyện về quyền lực. Ta thấy nó đáng sợ, đôi lúc còn kinh khủng. Ta thấy không thoải mái khi gọi tên nó. Theo văn hóa và thần thoại nền dân chủ, quyền lực tập trung ở con người Chấm hết câu chuyện. Bất cứ điều tra thêm nào cũng không cần thiết và không thực sự được mong chờ. Quyền lực có một sức hấp dẫn đạo đức tiêu cực. Nó vốn dĩ nghe giống như thủ đoạn. Nó cũng có vẻ xấu xa. Nhưng trên thực tế, quyền thực vốn dĩ không tốt hay xấu hơn lửa và vật lí. Nó chỉ là nó. Và quyền lực chi phối cách vận hành của bất kì bộ máy chính phủ nào, nền dân chủ hoặc chuyên chế. Và vấn đề ta đang đối mặt ngày nay, đặc biệt ở Mỹ, cũng như trên toàn thế giới, là rằng có quá nhiều người không biết gì về quyền lực - nó là gì, ai có nó, cách nó vận hành và diễn tiến, phần nào trong đó là hữu hình, phần nào thì không, tại sao một số người có nó, tại sao nó được tạo thành, kết của của sự mù chữ này là, số ít những người hiểu được cách quyền lực vạn hành trong đời sống công dân, số ít những người hiểu cách một dự thảo biến thành luật, vâng mà còn cách tình bạn biến thành món trợ cấp, hay thành kiến biến thành một chính sách, hay cách một khẩu hiệu biến thành một phong trào, những người hiểu được những điều đó có sức ảnh hưởng rất lớn, và họ thực sự vui mừng khi lấp đầy sự rỗng tuếch tạo ra bởi sự ngu dốt của đa số mọi người. Đó là lí do tại sao điều cơ bản cho chúng ta bây giờ và nắm được ý niệm về quyền lực và dân chủ hóa nó. Một trong những thứ vô cùng gây hứng thú và thách thức về khoảnh khắc này là rằng như một kết quả của sự mù tịt về quyền lực quá tràn lan này, có một sự tập trung kiến thức, sự hiểu biết và sức ảnh hưởng. Ý tôi là hãy nghĩ về điều này: Làm thế nào tình bạn có thể trở thành nguồn trợ cấp? Không hề có mối liên quan, khi một viên chức chính phủ cấp cao quyết định rời khỏi chính phủ,trở thành một nhà vận động hành lang (người đưa ra hoặc thông qua một đạo luật ở nghị viện) vì một sở thích cá nhân và biến mối quan hệ của cô/ anh ta thành vốn cho chủ mới của họ. Làm thế nào một khuynh hướng biến thành một chính sách? Một cách thầm lặng, chỉ cái cách ta đứng lại và đùa giỡn chẳng hạn lâu dần trở thành một trò chơi số quan liêu. Làm thế nào một khẩu hiệu biến thành một phong trào? Như lây nhiễm, chẳng hạn trong cái cách những cuộc biểu tình chống đối có thể dành ngọn cờ "Đừng dẫm đạp lên tôi" từ cuộc cách mạng Mỹ, hay mặt khác, cái cách một nhóm nhà hoạt động dành lấy một đầu đề tạp chí, "Chiếm lấy phố Wall" và biến nó thành một phong trào và biểu tượng toàn cầu, Dù vậy, vấn đề là đa số mọi người đang không tìm kiếm và không muốn nhìn vào thực tế. Quá nhiều sự ngu dốt như vậy, sự mù dốt về quyền công dân, là cố ý. Có những người thế hệ Y (8x, 9x), chẳng hạn nghĩ rằng toàn bộ việc kinh doanh chỉ là lừa lọc. Họ không muốn có dính dáng gì đến chính trị. Họ thà đứng ngoài cuộc và tham gia công việc thiện nguyện. Có một số những chuyên gia máy tính ngoài kia tin rằng thuốc chữa cho bất cứ sự mất cân bằng hay lạm dụng quyền lực nào chỉ đơn giản là thêm dữ liệu, thêm minh bạch hơn. Một số người chủ trương đổi mới cho rằng quyền lực chỉ nằm trong tay những đoàn thể, và một số chủ trương ôn hòa cho rằng quyền lực chỉ thuộc về chính phủ, mỗi bên bị che mắt bởi cơn giận dữ có chọn lọc của họ. Có những người rất ngây thơ tin rằng điều tốt cứ thế xảy ra và người yếm thế cho rằng điêu xấu sẽ xảy ra, người may mắn và không may không giống như những người cho rằng số mệnh của họ đơn giản là những gì họ xứng đáng hơn là kết quả biến thể tiềm tàng của những sắp xếp trước đó, một sự sắp đặt kế thừa của quyền lực. Như một hệ quả của tất cả thuyết định mệnh trong đời sống công chúng, ta ở đây, đặc biệt ở Mĩ ngày nay, có một mức độ thấp đáng buồn về kiến thức công dân, trách nhiệm, sự tham gia ý thức công dân. Toàn bộ những vấn đề chính trị đã được chuyển tiếp cho một nhóm những người chuyên nghiệp, những người làm vì tiền, người phục vụ công đồng, người truyện tin, người nghiên cứu. Phần còn lại trong chúng ta được chỉ định thành những kẻ nghiệp dư như những kẻ dễ dụ. Ta trở nên nhụt để để tìm hiểu thêm về cách mọi thứ vận động. Ta bắt đầu đứng ngoài cuộc Tốt thôi, vấn đề, thách thức này, là một điều ta phải đối mặt, và tôi tin rằng khi bạn có trong mình sự thiếu nhiệt tâm, sự ngu dốt có chủ ý này, nó vừa trở thành một nguyên nhân và hậu quả của sự tập trung cơ hội giàu có và có ảnh hưởng tôi đã miêu tả ở trên, sự bất bình đẳng quyền công dân sâu sắc này. Đó là lí do tại sao thời điểm bây giờ là quan trọng để hình dung lại quyền công dân như việc giáo dục quyền lực. Có lẽ chưa bao giờ quan trọng hơn hiện tại ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời. Nếu con người không tìm hiểu về quyền lực, nếu họ không thức tỉnh, và nếu họ không thức tỉnh, tất yếu họ bị loại ra. Bây giờ, phần nghệ thuật của việc thực hành quyền lực tức là thức tỉnh và có tiếng nói, nhưng cũng liên quan đến việc có một đấu trường nơi bạn có thể trực tiếp thực hành việc quyết định. Tất cả về quyền công dân chung quy lại trong câu hỏi đơn giản về người quyết định, và bạn phải thực hiện điều đó ở một nơi, một đấu trường, Và nó dẫn tôi đến luận điểm tôi muốn đưa ra hôm nay, đơn giản là chẳng có đầu trường nào tốt hơn trong đời ta để thực hành quyền lực hơn là thành phố. Hãy nghĩ về thành phố nơi bạn sống, gốc gác của bạn. Nghĩ đến một vấn đề trong đời sống thường nhật của thành phố bạn. Nó có thể là chuyện gì đó nhỏ nhặt, như là nơi đặt đèn đường, hay thứ gì đó trung bình như thư viện nào cần cắt bỏ hay mở rộng giờ mở cửa, hoặc có thể thứ gì đó lớn hơn, như liệu một bến cảng đổ nát có nên biến thành đường cao tốc hay khu đất cải tạo, hay liệu tất cả những người kinh doanh trong phố bạn cần được yêu cầu trả một mức lương tối thiểu. Hãy nghĩ về những thay đổi bạn muốn trong thành phố của mình, và rôi nghĩ về cách bạn sẽ đạt được nó cách bạn biến nó thành sự thật. Ví dụ như việc kiểm kê tất cả hình thức của quyền lực đang diễn ra trong thành phố bạn: tiền, dĩ nhiên, con người, vâng, ý tưởng, thông tin, báo tin sai, đe dọa vũ trang, quyền năng của những tiêu chuẩn. Tất cả những hình thức quyền lực đang diễn ra. Giờ hãy nghĩ đến cách bạn se kích hoạt hoặc có lẽ vô hiệu hóa những hình thức ấy. Đây không giống chuỗi câu hỏi theo cấp độ trong trò chơi Vương quyền. Chúng là những câu hỏi có mặt ở mọi ngóc ngách trên hành tinh. Tôi sẽ chỉ kể sơ qua cho các bạn hai câu chuyện rút ra từ những tiêu đề gần đây. Ở thành phố Boulder, Colorado (Mỹ), những cử tri không lâu trước đã tán thành một quá trình thay thế những công ti cầm quyền tư nhân, nói trắng ra là công ti quyền lực, công ti điện Xcel, với một việc sử dụng công sẽ theo sau lợi nhuận và quan tâm hơn đến vấn đề biến đổi khí hậu. Thực ra thì, Xcel đã phản kháng, và Xcel giờ đang thực hiện một cuộc bỏ phiếu kín nhằm mục đích phá hoại hay gỡ bỏ sự đô thị hóa này. Và vì thế những nhà hoạt động vì quyền công dân ở Boulder vừa mới thúc đẩy điều này giờ đang thực sự phải chống lại quyền lực để tranh đấu vì quyền lực Ở Tucaloosa, tại Đại học Alabama (Mĩ), có một tổ chức trong khuôn viên trường được gọi một cách khá hăm dọa "Cỗ máy", và nó xuất phát từ những hội phụ nự da trắng lớn và hội sinh viên của trường, và trong hàng thập kỉ, Cỗ máy đã thống trị các cuộc bầu cử các chức vụ của sinh viên. Và, gần đây, Cỗ máy vừa bắt đầu dính dáng đến chính trị thành phố thực thụ, và họ dàn xếp cuộc bầu cử của một cựu thành viên Cỗ máy , một sinh viênchuyên ngành kinh doanh vừa tốt nghiệp gần đây ngồi vào vị trí hội đồng nhà trường , Giờ, như tôi nói, có hai ví dụ rút ra một cách ngẫu nhiên từ những đầu đề. Mỗi ngày, có hàng ngàn trường hợp như vậy. Và bạn có thể thích hay không thích những sự việc tôi đang miêu tả trên đây ở Boulder cũng như Tuscaloosa, nhưng bạn không thể không ngưỡng mộ sự hiểu biết về quyền lực của những người liên quan, kĩ năng của họ. Bạn cũng không thể không cân nhắc và thừa nhận khả năng họ có về những câu hỏi nền tảng về quyền công dân - mục tiêu, kế hoạch, mưu mẹo nào, đâu là căn cứ, những ai là kẻ rhù, ai là đồng minh của bạn? Giờ tôi muốn bạn trở lại suy nghĩ về vấn đề, cơ hội hay thách thức đó ở thành phố của bạn, và về những thứ bạn muốn sửa đổi hay tạo ra trong thành phố của mình, và tự hỏi mình, bạn có có quyền làm chủ những câu hỏi sơ đẳng về quyền lực? Bạn có thể thực hành một cách hiệu quả những gì mình biết? Đây vửa là thử thách, vừa là cơ hội cho chúng ta. Ta sống trong thời điểm hiện tại nơi mà mặc dù sự toàn cầu hóa, hoặc có lẽ là do sự toàn cầu hóa, tất cả tư cách công dân đang vang vọng mang tính vùng miền đầy quyền năng. Thật vậy, quyền lực trong thời đại chúng ta đang chuyển dời nhanh hơn bao giờ hết ở thành phố. Ở Mỹ đây, chính phủ vừa thắt chặt vấn đề đảng viên. Sự tưởng tượng, đổi mới và sáng tạo ngày nay đang xuất hiện từ những hệ sinh thái địa phương và lan tỏa ra ngoài, và sự đổi mới tuyệt vời này, làn sóng mạnh mẽ của tính chất địa phương đang tiến về, và bạn có thể nhận ra nó ở cách người ta ăn uống và làm việc, chia sẻ, mua và đi lại, sống cuộc sống hằng ngày, đây không phải là chủ nghĩa địa phương quý giá, cũng không phải là sự ẩn dật vào hoang đảo, không, Đây là sự nổi dậy. Tính chất địa phương của thời đại chúng ta được kết nối rất chặt chẽ, và vì vậy, cho ví dụ, hãy xem cách những chiến dịch làm cho thành phố thân thiện với xe đạp hơn đã lan nhanh từ Copenhagen đển New York, đến Austin, Boston và Seattle. Nghĩ về những thử nghiệm về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, nơi những công dân mỗi ngày có cơ hội phân bố và quyết định dựa vào sự phân phát của công quỹ thành phố. Những thứ nghiệm đó đã lan truyền từ Port Alegre, Brazil đến đây ở thành phố New York, và phía ngoài Chicago. Những người công dân di trú từ Rome đến Los Angeles và nhiều thành phố giữa chúng giờ đang tổ chức những cuộc đình công để nhắc nhở những người sống trong thành phố của mình một ngày sẽ ra sao nếu không có dân nhập cư. Ở Trung Quốc, khắp cả nước, những thành viên của phong trào công dân kiểu mới đang bắt đầu khởi động và tổ chức để phản đối công chức tham nhũng hối lộ, và họ chọc giận những nhà chức trách ở đó, nhưng họ cũng thu hút sự chú ý của những nhà hoạt động chống tham nhũng trên toàn thế giới. Ở Seattle, quê hương tôi, chúng tôi vừa trở thành một phần của quy hoạch đô thị toàn cầu ở những thành phố đang làm việc cùng nhau gạt đi chính phủ, cũng như chính phủ quốc gia để cố đạt được mục tiêu cắt giảm cac-bon của hiệp định thư Kyoto. Tất cả những công dân này, hợp lại đang hình thành một mạng lưới một quốc đảo đầy quyền lực cho phép chúng ta phớt lờ sự phá vỡ và toàn quyền kiếm soát. Và nhiệm vụ của ta bây giờ là đẩy nhanh tiến trình này. Trách nhiệm của ta là kéo thêm nhiều người vào thành phần này. Đó là lí do tại sao tổ chức của tôi, Đại học Công dân, giờ đang đảm nhận một dự án nhằm tạo một chương trình dạy của riêng mỗi người về quyền công dân. Và chương trình này bắt đầu với bộ ba mà tôi đã miêu tả ở trên: giá trị, hệ thống và kĩ năng. Và điều tôi muốn làm là mời tất cả các bạn giúp tạo ra chương trình này với những câu chuyện và trải nghiệm và thử thách mà mỗi người trong các bạn đang trải nghiệm và đối mặt, để tạo ra thứ gì mang tính tập thể cao. Và tôi muốn mời các bạn đặc biệt cố gắng a bài tập đơn giản trích ra từ cái sườn ban đầu của chương trình này. Tôi muốn mời các bạn viết một bài văn tự sự, một lời thuật từ tương lai thành phố của chính các bạn, và bạn có thể chọn ngày cho nó, sắp xếp nó kể từ giờ đến một, năm năm hay một thập kỉ sau, hay thậm chí một thế hệ sau, và xem nó như một nghiên cứu tình huống nhìn lại, nhìn lại những thay đổi bạn muốn có trong thành phố của mình, nhìn lại mục đích bạn đã đạt được, và mô tả cái cách mà sự đổi thay và mục tiêu đó trên thực tế đã làm thành công. Mô tả những giá trí của những công dân bạn đã hoạt hóa, và mục đích đạo đức bạn đã có thể làm lay động. Đếm lại tất cả những cách khác nhau mà bạn dính dáng với hệ thống chính phủ, thị trường, thuyết định chế, tổ chức tín ngưỡng, hay giới truyền thông. Lập danh mục tất cả những kĩ năng bạn đã áp dụng, cách để thương thảo, ủng hộ, cách để điều tiết vấn đề, để đưa vào sự đa dạng trong xung đột, tất cảnhững kĩ năng tạo điều kiện cho bạn ủng hộ những người khác và vượt qua sự kháng cự. Những việc bạn sẽ làm khi viết một bản tường thuật là bạn sẽ phát hiện ra cách để hiểu được quyền lực, và trong quá trình, cách để tạo ra quyền lực. Vậy nên hãy chia sẻ những gì bạn viết, làm những gì bạn đã viết ra, và sau đó chia sẻ những việc bạn làm. Tôi mời các bạn thẳng thắn chia sẻ bản tự thuật của mình trên trang Facebook của Đại học Công dân. Nhưng hơn hết, nó ở trong cuộc nói chuyện chúng ta có hôm nay trên toàn thế thới trong những cuộc họp đồng thời đang diễn ra cùng lúc về chủ đề này, và nghĩ về cách ta có thể trở thành một giáo viên và học trò của người khác về quyền lực. Làm được điều đó, cùng nhau ta có thể khiến khái niệm quyền công dân phổ biến trở lại. Cùng nhau, ta có thể dân chủ hóa nền dân chủ và khiến nó trở lại an toàn với những người nghiệp dư. Cùng nhau, ta có thể tạo ra một mạng lưới thành phố mà sẽ là phòng thí nghiệm cộng đồng lớn nhất cho sự tự quản chế hành tinh này chưa từng chứng kiến. Ta có quyền năng làm vậy. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) TED đã 30 tuổi. Thế giới Internet sẽ tổ chức lần sinh nhật thứ 25 vào tháng này. Vì vậy tôi có một câu hỏi cho các bạn. Hãy nói về hành trình, chủ yếu là trong tương lai Hãy nói về thực trạng. Hãy nói về loại web nào mà chúng ta muốn 25 năm trước, tôi đang làm việc tại CERN Tôi được nhận vào sau khoảng một năm cơ bản là làm việc này như một dự án phụ . Tôi đã viết code. Tôi nghĩ tôi là người dùng đầu tiên của www Có rất nhiều sự quan ngại mà mọi người không muốn đối mặt bởi vì nó quá phức tạp. Rất nhiều sự hợp tác giữa mọi người, đều rất thuyết phục, rất tuyệt vời, và từng chút một, nó có hiệu quả. Nó thành công. Thật tuyệt vời. Trên thực tế, vài năm sau đó, năm 2000, năm phần trăm dân số thế giới sử dụng world wide web. Trong năm 2007, bảy năm sau đó , 17 phần trăm. Năm 2008, chúng tôi đã lập Tổ chức World Wide Web Foundation Một phần để giám sát nó và chăm lo cho nó Và giờ đây chúng ta đang ở năm 2014, và có đến 40 phần trăm dân số thế giới đang sử dụng world wide web . Rõ ràng là nó đang ngày càng tăng trưởng. Tôi muốn bạn suy nghĩ về cả hai mặt đó. Được rồi, rõ ràng với ai hiện diện ở TED, câu hỏi đầu tiên bạn hỏi là, chúng ta phải làm gì để 60% kia cũng tham gia vào thế giới web càng nhanh càng tốt? Nhiều thứ quan trọng sẽ xoay quanh cái di động. Nhưng, tôi muốn bạn suy nghĩ về số 40%, Vì nếu bạn ngồi đó tự mình hưởng một cuộc sống có web bạn không còn ghi nhớ nữa, bạn chỉ cần tra cứu, sau đó bạn có thể cảm thấy rằng đó là một thành công và chúng ta có thể hài lòng nghỉ ngơi Nhưng trên thực tế, đúng, nó là một thành công, có rất nhiều thứ, Khan Academy có thể kể đến, đó là Wikipedia, có một lượng lớn sách điện tử miễn phí mà bạn có thể đọc trực tuyến, những thứ tuyệt vời cho giáo dục, cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Bán hàng qua mạng có khi đã đảo lộn hoàn toàn ngành thương mại truyền thống, các loại hình thương mại ra đời mà trước đó chưa từng có bao giờ. Ngành thương mại hầu như đã bị ảnh hưởng toàn cầu. Nhưng chính phủ hầu như không bị ảnh hưởng, nhưng một ngày nào đó lại bị ảnh hưởng lớn hàng loạt các dữ liệu mở, các chính phủ điện tử, vì vậy hàng loạt thứ nhìn thấy được xuất hiện trên web. Tương tự , rất nhiều thứ trở nên lu mờ Ngành chăm sóc sức khỏe, cuối ngày, họ lo lắng về loại ung thư nào đó mà một vài người họ quan tâm có thể bị, khi họ nói chuyện qua Internet với người nào đó người cũng đang rất lo lắng về ung thư ở một đất nước khác Những thứ này không thuộc ngoại lệ, và thực tế chúng đòi hỏi một sự riêng tư nhất định. Vì vậy, chúng ta không thể giả định rằng một phần của web, một phần của các thỏa thuân liên quan tới web là khi tôi sử dụng web nó chỉ là một môi trường minh bạch trung lập. Tôi có thể không sợ gì khi nói với bạn về những gì chúng tôi thực sự biết đang diễn ra mà không cần phải lo lắng về thực tế là không chỉ sự giám sát diễn ra mà nó còn được thực hiện bởi những người có thể lạm dụng các dữ liệu này. Vì vậy trong thực tế, chúng tôi nhận ra vài điều là, chúng ta không thể chỉ sử dụng web, mà chúng ta còn phải lo lắng về toàn bộ cơ sở hạ tầng của nó, là nó có thực sự là thứ chất lượng mà chúng ta cần? Chúng ta say sưa trong thực tế là ta có thứ tự do ngôn luận tuyệt vời này. Chúng ta có thể tweet, và, rất rất nhiều người có thể nhìn thấy các dòng tweet của chúng ta, ngoại trừ khi họ không thể, ngoại trừ khi Twitter bị block ở nước họ, hoặc bằng cách nào đó, chúng ta cố gắng biểu lộ suy nghĩ bản thân bằng cách đưa một vài thông tin về chính quyền của chúng ta, chính quyền ta đang sống, thì sẽ không được nhìn thấy bởi bất kỳ ai khác. Vì vậy chúng tôi phải phải đối và đảm bảo rằng sự kiểm duyệt phải được gỡ bỏ, thế giới web phải được mở tự do ở những nơi bị kiểm duyệt. Chúng ta yêu sự thực là thế giới web là mở. Nó cho phép ta trò chuyện. Bất kể ai cũng có thể chuyện trò với bất cứ ai Nó không quan tâm chúng ta là ai. Và ta được tham gia vào các công ty mạng xã hội lớn này ,những công ty đã xây dựng như những hầm chứa hữu hiệu trên thực tế, do đó sẽ dễ dàng hơn để nói chuyện với ai đó trong cùng một mạng xã hội hơn là trò chuyện trong một mạng xã hội khác, vì vậy thực tế đôi khi lại giới hạn chúng ta. Và chúng tôi cũng đã đọc được cuốn sách về bong bóng bộ lọc hiện tượng bong bóng bộ lọc có nghĩa là chúng ta cần sử dụng các cỗ máy giúp ta tìm kiếm các cụm từ chúng ta cần. Vì vậy khi ta đắm mình trong đó ta sẽ thích nó Chúng ta thích click vào những gì, thì cỗ máy sẽ tự động cung cấp cho chúng ta kết quả mình muốn và ta sẽ chỉ nhìn thấy quanh mình một thế giới toàn màu hồng được gọi là một bong bóng bộ lọc. Vì vậy có cái gì đó ở đây có lẽ sẽ đe dọa tới các trang mạng xã hội mà chúng ta đang có. Vậy loại web nào mà chúng ta muốn? Điều tôi muốn là một thế giới web không bị chia ra nhiều mảnh vụn nhỏ, giống như nhiều quốc gia đã từng đề nghị như họ đã giám sát mạng trong thời gian vừa qua. Tôi muốn một thế giới web phải là, chẳng hạn như, là một nền tảng thực sự tốt cho dân chủ. Tôi muốn một thế giới web nơi mà tôi có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng tư và là một nơi có thật nhiều dữ liệu về sức khỏe dữ liệu bệnh án cho phép các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu. Tôi muốn có một thế giới web có hơn 60% người dùng được sử dụng tốc độ nhanh nhất có thể. Tôi muốn một thế giới web đóng vai trò là một nền tảng mạnh mẽ cho các sáng kiến khi có vấn đề nào đó xảy ra, khi có thảm họa nào đó xảy ra ta có thể phản ứng kịp thời bằng cách xây dựng một đội phản ứng nhanh để đối phó với nó Đó chỉ là vài điều mà tôi muốn, nếu đưa ra danh sách dài, chắc chắn sẽ nhiều hơn. Bạn có danh sách của bạn. Tôi muốn chúng ta sử dụng lần sinh nhật thứ 25 này để nghĩ về thế giới web theo kiểu nào chúng ta muốn có. Bạn có thể vào trang webat25.org và tìm thấy vài đường link. Có rất nhiều trang web nơi mọi người đã làm việc cùng nhau để soạn thảo một đại hiến chương một dự luật về quyền thế giới web. Chúng ta thực hiện như thế nào? Chúng ta ra quyết định như thế nào, đó là, ở một góc độ nào đó trở thành các quyền cơ bản, quyền được trò chuyện với những người mà tôi muốn. Danh sách bạn muốn bổ sung ở hiến chương này là gì? Hãy chung tay soạn thảo đại hiến chương Magna Carta cho thế giới web. Hãy thực hiện nó trong năm nay. Hãy sử dụng năng lượng của lần sinh nhật thứ 25 này để soạn thảo hiến chương Magna Carta cho thế giới web Cảm ơn các bạn. Hãy cho tôi một đặc ân được chứ? Chiến đấu vì nó cho tôi. Được không? Xin cảm ơn. Khi quyển sách thiếu nhi đầu tiên của tôi được xuất bản năm 2001, tôi trở lại trường tiểu học cũ để nói chuyện với các em về công việc của một nhà văn và người vẽ minh hoạ, khi đang chuẩn bị trình chiếu trong hội trường kiêm nhà ăn tôi nhìn về cuối phòng, và thấy bà ấy: cô giáo cấp dưỡng ngày xưa. Bà vẫn còn làm việc tại trường và đang bận rộn chuẩn bị bữa trưa. Tôi đến gần để chào bà, "Chào, Jeannie! Bà có khỏe không?" Bà ấy nhìn tôi, và tôi chắc rằng bà ấy nhận ra tôi, nhưng lại không thể nhớ ra "Stephen Krosoczka à?" Tôi kinh ngạc khi bà biết tôi là Krosoczka, nhưng Stephen thì lại là ông cậu hơn tôi đến 20 tuổi, bà là cô giáo cấp dưỡng của ông thời học sinh. Bà bắt đầu kể về những đứa cháu của mình, điều đó khuấy động tâm hồn tôi. Cô giáo cấp dưỡng của tôi có cháu, và vì vậy, có con, và vì vậy, hết ngày bà ấy sẽ rời khỏi trường? Tôi ngỡ bà sống luôn tại đây, cùng với những cái muỗng kia. Điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến trước đây. Cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy truyền cảm hứng cho tôi, sáng tác ra loạt truyện tranh Lunch Lady về một cô giáo cấp dưỡng sử dụng côn nhị khúc làm từ que xiên cá để chiến đấu chống lại các sinh vật cơ khí hóa, quái vật xe buýt, và những vận động viên toán học đột biến kết thúc mỗi quyển sách, bà bắt kẻ xấu bằng lưới trùm tóc, và tuyên bố: "Công lý đã được phục vụ!" (tràng cười) (vỗ tay) Thật ngạc nhiên, bởi vì loạt truyện tranh này được độc giả nhí nhiệt liệt đón nhận, các em gửi cho tôi những bức thư, thẻ và các tác phẩm nghệ thuật. Khi đến thăm các trường học, tôi nhận thấy đội ngũ cấp dưỡng đóng góp cho trường theo một cách hết sức ý nghĩa. Trên cả nước tất cả giáo viên cấp dưỡng đều nói với tôi: "Cảm ơn vì đã tạo ra chân dung một siêu-anh-hùng từ hình ảnh của chúng tôi." Bởi vì những con người này chưa được đối xử một cách tử tế trong một thời gian dài. Điều đó có ý nghĩa hơn cả với Jeannie. Trong lần xuất bản đầu tiên, tôi đã mời bà đến buổi giới thiệu sách, và trước mặt tất cả mọi người, tôi tặng bà một bản vẽ và vài quyển sách. 2 năm sau khi chụp tấm ảnh này, bà qua đời, tôi đến viếng bà, và không ngờ rằng mình sẽ nhìn thấy ở đó, bên cạnh quan tài của bà là bức tranh của tôi, chồng bà nói rằng nó có ý nghĩa rất lớn với bà khi sự chăm chỉ và giá trị của bà được công nhận, Điều đó thôi thúc tôi tổ chức một ngày để mang lại cảm xúc đó một lần nữa tại nhà ăn trên khắp cả nước: "Ngày hội Anh hùng Cấp dưỡng Học đường", ngày các em học sinh có thể làm những dự án sáng tạo cho giáo viên cấp dưỡng. Tôi hợp tác với Tổ chức Dinh dưỡng Học đường, và hơn 30 triệu học sinh tham gia vào chương trình cấp dưỡng mỗi ngày. Con số đó tương đương với hơn 5 tỉ bữa trưa được chuẩn bị cho mỗi năm học. Chuyện về chủ nghĩa anh hùng không dừng lại ở việc học sinh được thêm vài miếng gà trên khay thức ăn. Có Cô Brenda ở California, người luôn để mắt đến từng học sinh và báo cho người cố vấn của trường nếu phát hiện điều chi bất thường. Có những giáo viên cấp dưỡng ở Kentuckey nhận ra 67% học sinh của họ hằng ngày, trông chờ đến bữa ăn, mùa hè, lại được nhận thức ăn nữa, do đó, họ trang bị lại xe buýt của trường thành lập một đơn vị cấp dưỡng di động, đi khắp phố cung cấp bữa ăn cho 500 trẻ em mỗi ngày, suốt mùa hè. Các em học sinh đã làm những điều đáng kinh ngạc. Tôi biết là như thế. Các em làm những cái thẻ hamburger từ giấy thủ công. dùng hình những cô giáo cấp dưỡng dán vào truyện tranh của tôi, và gắn vào một hộp sữa được trang trí với rất nhiều hoa. Các em tự sáng tác truyện tranh, cô cấp dưỡng, nhân vật chính song hành với cô giáo của các em. Các em làm những chiếc bánh pizza "cảm ơn" mỗi em ký tên lên một mẩu thức ăn được làm từ giấy thủ công. Tôi thật sự cảm động bởi những phản hồi từ các cô giáo cấp dưỡng, một người đã nói với tôi, rằng, "Trước đây, tôi cảm thấy như mình bị bỏ quên trong ngôi trường này. rằng không ai nhận ra sự có mặt của chúng tôi." Một người khác nói với tôi, "Anh biết không, những gì tôi có được từ sự kiện này là người ta công nhận công việc này à quan trọng." Dĩ nhiên, những gì cô ấy là quan trọng. Tất thảy họ đều quan trọng. Họ cho con cái chúng ta ăn uống mỗi ngày, để một đứa trẻ học tốt, bụng của nó phải no trước đã, những người đàn ông và phụ nữ này đứng tuyến đầu trong việc tạo ra một xã hội có học thức. Vì vậy, tôi hy vọng các bạn sẽ không đợi đến "Ngày hội Anh hùng Cấp dưỡng Học đường" để gửi lời cảm ơn đến những nhân viên cấp dưỡng của mình, tôi hy vọng các bạn sẽ nhớ rằng lời cảm ơn có sức mạnh to lớn đến thế nào. Nó có thể làm thay đổi cuộc đời, cuộc đời của người được nhận, và cuộc đời của chính người thốt ra nó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là những vật dụng đơn giản: đồng hồ, chìa khóa, lược, mắt kính. Chúng là thứ mà nạn nhân diệt chủng ở Bosnia mang theo bên mình trong chuyến đi cuối cùng của họ. Chúng ta đều quen thuộc với những vật dụng trần tục, tầm thường này. Việc một số nạn nhân mang theo vật dụng cá nhân như bàn chải và kem đánh răng là dấu hiệu cho thấy họ không biết điều sẽ xảy đến với mình. Thường thì, họ được bảo rằng họ sẽ được trao đổi với tù nhân chiến tranh. Những vật dụng này được phục hồi từ vô số các ngôi mộ dọc đất nước tôi ngay trong lúc này, pháp chứng đang khai quật thi thể từ những khu mộ mới, 20 năm sau chiến tranh. Nó có thể là ngôi mộ lớn nhất từng được khám phá. Trong 4 năm xung đột đã phá hủy đất nước Bosnia trong những năm đầu 90, xấp xỉ 30,000 người, phần lớn là thường dân, mất tích, hoặc được cho là đã chết, và 100,000 người khác bị giết trong suốt những cuộc hành quân. Hầu hết bọn họ bị giết trong những ngày đầu chiến tranh hoặc kéo dài cho đến khi thù hằn kết thúc khi khu vực an toàn của Liên Hiệp Quốc như Srebrenica bị quân đội Serb chiếm đóng. Tòa án tội phạm quốc tế đã đưa ra một số lời kết án về tội ác chống nhân quyền và diệt chủng Nạn diệt chủng là sự hủy diệt cố ý và có hệ thống của một nhóm sắc tộc, chính trị, tôn giáo hoặc dân tộc. Nạn diệt chủng nhìn chung là về giết chóc. Nó cũng là sự phá hủy tài sản, di sản văn hóa, cuối cùng là xoá sổ sự tồn tại của các nạn nhân trên cõi đời. Thực tế, nạn diệt chủng không chỉ là về giết chóc; mà còn là sự từ chối danh tính con người. Sẽ luôn luôn có những dấu vết, không có tội ác nào là hoàn hảo. Sẽ luôn còn lại những phần mà người ra đi để lại, bền chặt hơn cả thi thể mỏng manh của họ và kí ức đẹp nhất về họ, đang mờ dần. Những thứ này được phục hồi từ vô số các ngôi mộ, và mục đích đặc biệt của nó là để nhận dạng những người mất tích trong cuộc thảm sát, vụ diệt chủng đầu tiên trên vùng đất châu Âu kể từ vụ Holocaust. Không một thi thể nào đáng bị chôn vùi hoặc vô danh mãi mãi. Một khi được phục hồi, những vật dụng mà các nạn nhân mang theo trên đường hành quyết được rửa sạch, phân tích cẩn thận, phân loại và cất giữ. Hàng ngàn hiện vật được để trong những túi nhựa trắng như bạn nhìn thấy trong phim CSI. Những vật dụng này được sử dụng như công cụ pháp chứng trong việc nhận dạng vẻ ngoài của nạn nhân, và cũng là những chứng tích pháp y rất đáng giá trong các phiên tòa xử tội ác chiến tranh đang còn dang dở. Những người sống sót đôi khi được kêu gọi thử nhận dạng những vật này qua bề ngoài nhưng kiểm tra bên ngoài là một quá trình rất khó khăn, không hiệu quả và đau đớn. Một khi bộ phận pháp y, bác sĩ và các luật sư hoàn tất công việc, câu chuyện của chúng sẽ bị lãng quên. Tin hay không thì, sẽ có nhiều thứ bị phá hủy, hay chỉ đơn giản là được bày lên kệ và chìm vào lãng quên. Vài năm trước, tôi quyết định chụp lại mỗi một vật thể được khai quật để lưu trữ chúng một cách trực quan để những người sống sót có thể xem qua dễ dàng. Là một người kể chuyện, tôi muốn đưa chúng trở lại với cộng đồng. thay vì dừng lại ở việc nâng cao nhận thức. Và trong trường hợp này, một người nào đó có thể nhận ra những thứ này hoặc ít nhất, những tấm hình này trở thành một lời nhắc nhở, công bằng và vĩnh viễn về những gì đã xảy ra. Nhiếp ảnh là sự đồng cảm, và sự quen thuộc của những vật này đem đến sự đồng cảm. Trong trường hợp này, tôi chỉ là một công cụ một cơ sở pháp chứng kết quả là, đem nghệ thuật nhiếp ảnh gần hơn với việc thu thập tư liệu Một khi tất cả những người mất tích được nhận dạng, thì chỉ còn sót lại thi thể mục rữa cùng với đồ dùng hàng ngày trong nấm mồ. Nói một cách đơn giản, những thứ này là vật chứng cuối cùng để xác định nạn nhân, là điều nhắc nhở cuối cùng rằng những người này đã từng tồn tại. XIn cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về một dự án đã thay đổi cách tôi tiếp cận và thực hành kiến trúc: Dự án "Phục hồi sông Fez". Quê hương tôi ở Fez, Morocco một trong những thành phố Trung cổ lớn nhất thế giới nằm trong thung lũng sông. Toàn thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Từ những năm 50, khi dân số phát triển, cơ sở hạ tầng thành thị cơ bản như không gian xanh và hệ thống chất thải nhanh chóng thay đổi và rơi vào quá tải. Chịu tổn thất lớn nhất từ tình trạng này là dòng sông Fez, nơi chia cắt vùng đất làm hai và được xem là linh hồn của thành phố trong nhiều thế kỷ. Thực tế, có thể nhìn thấy sự hiện diện của con sông trên phạm vi rộng lớn, khắp nơi trong thành phố từ vòi nước tư nhân đến công cộng. Không may, vì sự ô nhiễm dòng sông dần bị bao phủ bởi những tấm bê tông kể từ năm 1952. Quá trình xóa bỏ kết hợp với sự phá hủy nhiều ngôi nhà dọc theo bờ sông để người ta có thể vận chuyển máy móc vào các lối đi chật hẹp. Khoảng không trong thành phố nhanh chóng trở thành nơi đậu xe trái phép hoặc bãi rác. Thực tế, tình trạng trước đây của con sông không tệ mấy. Sự ô nhiễm đã lấn át nó chủ yếu đến từ chất thải không được xử lý, và hóa chất từ nghề thủ công như thuộc da. Đôi lúc, tôi không thể chịu đựng được việc con sông - một phần quan trọng của thành phố của tôi, bị xâm hại, và tôi đã quyết định hành động, đặc biệt là sau khi nghe được rằng thành phố được trợ cấp để chuyển hướng và xử lý nước thải. Có nước sạch, đột nhiên, việc làm sạch dòng sông trở nên khả thi với may mắn và rất nhiều sự hối thúc cộng sự Takako Tajima và tôi được thành phố giao phó làm việc cùng kỹ sư để làm sạch dòng sông. Tuy nhiên, chúng tôi đã lén lút đề xuất thêm: chuyển bờ sông thành lối đi bộ sau đó kết nối chúng vào cấu trúc thành phố và biến vùng trống dọc bờ sông thành nơi công cộng những thứ mà thành cổ Fez còn thiếu. Giờ, tôi sẽ cho các bạn thấy sơ qua hai trong số các vùng công cộng này. Đầu tiên là Rcif Plaza, tọa lạc tại thượng nguồn, như bạn có thể thấy ở đây những đường chấm. Trung tâm mua sắm này từng là đầu mối vận chuyển hỗn độn đảm bảo sự toàn vẹn của vùng đất, nơi có mạng lưới đường bộ lớn nhất thế giới. Vừa qua khỏi cây cầu lịch sử ở đây, bên phải trung tâm mua sắm bạn có thể nhìn thấy dòng sông trông như một dòng rác thải. Điều mà chúng tôi đề nghị là xây dựng một khu mua sắm chỉ dành cho người đi bộ được bao phủ bằng mái che từ da thuộc tái chế và nối đến các bờ sông. Địa điểm thứ hai được can thiệp cũng là vùng trống dọc hai bên bờ sông từng được dùng như bãi giữ xe phi pháp. Chúng tôi đề xuất biến nó thành sân chơi đầu tiên ở vùng này. Sân chơi sử dụng các loại vỏ lốp tái chế kết hợp với vùng đầm lầy được xây dựng không chỉ giúp làm sạch dòng sông mà còn có tác dụng ngăn lũ. Khi dự án được thực hiện, và đạt nhiều giải thưởng thiết kế, các cổ đông can thiệp vào thay đổi mục đích và thiết kế dự án. Cách duy nhất để chúng tôi duy trì mục đích chính của dự án là làm điều gì đó thật khác thường, điều mà các kiến trúc sư khác thường không làm. Đây là cơ hội cho chúng tôi bỏ lại cái tôi trong thiết kế và bản năng về quyền sở hữu tập trung trở thành một nhà hoạt động và cố gắng kết hợp mọi đại diện cổ đông tập trung vào mục tiêu chính của dự án là khai thông dòng sông, xử lý nước và tạo không gian công cộng cho mọi người. Thực sự, chúng tôi rất may mắn vì những mục tiêu đó đã hoàn thành hoặc đang được tiến hành. Như bạn thấy ở đây, Rcif Plaza. Nó trông như thế này cách đây 6 năm và giờ nó như thế này đây. Nó vẫn đang được xây dựng nhưng thực sự được sử dụng bởi dân cư địa phương. Rcif Plaza sẽ trông như thế này khi dự án hoàn tất. Đây là dòng sông, bị bao phủ, dùng như thùng rác. Sau nhiều năm làm việc, dòng sông đã được làm sạch, khai thông. Cuối cùng, bạn có thể nhìn thấy dòng sông khi dự án kết thúc. Chắc chắn, việc hồi sinh sông Fez sẽ tiếp tục thay đổi và thích nghi với cảnh quan chính trị xã hội của thành phố, nhưng chúng tôi tin chắc rằng bằng cách tái hiện vai trò và đại diện kiến trúc, chúng tôi đã lên ý tưởng chính, đưa dự án vào hoạt động để biến đổi dòng sông nước thải thành không gian công cộng cho mọi người, từ đó, đảm bảo rằng thành phố Fez sẽ là nơi cư trú thay vì một di chỉ héo mòn. Cám ơn rất nhiều (Vỗ tay) Ở Kenya, năm 1984 được biết đến như là năm của chiếc cốc, hoặc là cái Goro Goro Goro goro là một chiếc cốc dùng để đong hai kí lô gram bột bắp ở chợ, và bột bắp được sử dụng làm món ăn truyền thống Ugali, một loại bánh ăn kèm với rau giống bánh màu vàng Polenta ở Ý, Bắp và rau đều được trồng ở hầu hết các nông trại của người Kê Nya, điều này có nghĩa hầu hết các gia đình có thể tự nuôi mình nhờ nông trại của chính họ. Mỗi cốc goro goro có thể dùng làm ba bữa chính cho một gia đình bình thường, vào năm 1984, toàn bộ mùa màng chỉ vỏn vẹn được một cốc goro goro. Hạn hán vào thời điểm ấy vẫn còn là nỗi ám ảnh lớn nhất trong tâm trí người dân nơi đây. Hiện nay, tôi bảo hiểm cho người nông dân trước nạn hạn hán như đã từng xảy ra năm 1984 hay cụ thể hơn, tôi bảo hiểm về những cơn mưa. Tôi xuất thân từ một gia đình truyền giáo đã xây nhiều bệnh viện ở Indonesia, riêng bố tôi đã xây một bệnh viện tâm thần ở Tanzania. Còn đây là tôi, lúc 5 tuổi, ở trước bệnh viện đó. Gia đình tôi chắc không ngờ tôi lớn lên sẽ đi bán bảo hiểm. (Cười) Vì thế hãy để tôi kể bạn nghe điều gì đã xảy ra. Vào năm 2008, khi tôi đang làm việc cho Bộ Nông Nghiệp của Rwanda, và xếp của tôi vừa mới được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng. Bà ấy đã thực hiện một kế hoạch táo bạo mở đầu một cuộc cách mạng xanh trong nước, và trước khi được biết, chúng tôi đã nhập khẩu hàng tấn phân hóa học và hạt giống và hướng dẫn nông dân cách bón phân bón hóa học và trồng cây. Sau đó khoảng vài tuần, Quỹ Tiền tệ Quốc tế thăm chúng tôi, và đặt câu hỏi cho bà Bộ Trưởng, "Thưa Bộ Trưởng, thật đáng quý khi Bà muốn giúp đỡ nông dân có an ninh lương thực nhưng nếu trời không mưa thì sao?" Bộ Trưởng của tôi đã trả lời một cách tự hào và có một chút thách thức rằng, "Tôi đang cầu nguyện cho trời mưa đấy." Và thế là cuộc trò chuyện kết thúc. Trên ô tô lúc chúng tôi trở về Bộ, bà ấy quay về phía tôi và bảo, "Rose, cô luôn luôn thích thú những vấn đề về tài chính. Hãy đi và tìm kiếm vài loại bảo hiểm." Từ đấy đên nay đã 6 năm trôi qua, và năm ngoái tôi đã gặp may mắn là thành viên của một nhóm bảo hiểm cho hơn 185 ngàn nông dân ở Kenya và Rwanda chống lại hạn hán. Họ sở hữu trung bình nửa acre (tương đương 0.2 hecta) và trả phí bảo hiểm trung bình là 2 euro. Đó là một hình thức của Bảo hiểm vi mô. Hiện nay, bảo hiểm truyền thống không thể áp dụng ở mức phí chỉ có 2 hoặc 3 euro, vì bảo hiểm truyền thống dựa vào nguyên tắc thẩm định trực tiếp trên cánh đồng. Một nông dân ở Đức sẽ được ghé thăm lúc bắt đầu mùa vụ, giữa mùa vụ, và vào lúc thu hoạch, và thăm một lần nữa nếu có xảy ra thất bát, để ước tính thiệt hại. Đối với một hộ nông dân cỡ nhỏ ở trung Phi, bài toán viếng thăm đó đơn giản là không phù hợp. Vì thế, chúng tôi dựa trên công nghệ và dữ liệu. Vệ tinh này sẽ đo lường liệu bầu trời có mây hay không, bởi vì: hãy tưởng tượng nhé nếu trời có nhiều mây, có thể sẽ có mưa, nhưng nếu không có mây, thì hiển nhiên là không thể mưa. Những bức ảnh này thể hiện khả năng có mưa vào mùa này ở Kenya. Bạn thấy rằng khoảng mùng 6 tháng 3, các đám mây bắt đầu tụ lại và sau đó biến mất, và rồi vào khoảng ngày 11 tháng 3, các đám mây thực sự di chuyển tới gần hơn. Đám mây đó và kia nữa, là báo hiệu của những cơn mưa năm nay. Vệ tinh này bao trùm toàn bộ Châu Phi. và quay trở lại hồi năm 1984, điều này cực kỳ quan trọng, vì nếu bạn biết được có bao nhiêu lần hạn hán xảy ra ở một vùng nào đó trong vòng 30 năm trở lại đây. bạn có thể làm một phép ước tính đơn giản khả năng hạn hán xảy ra trong tương lai, và điều này có nghĩa là bạn có thể chuẩn bị cho mối nguy cơ hạn hán. Nhưng chỉ dữ liệu không thôi thì chưa đủ. Chúng tôi lập ra thuật toán nông học giúp tính toán bao nhiêu lượng mưa cần cho một mùa vụ và vào khi nào. Chẳng hạn cho canh tác bắp, nông dân cần lượng mưa trong 2 ngày để có thể gieo trồng, và cần mưa cứ 2 tuần một lần để cây giống có thể nảy mầm. Sau đó, cứ 3 tuần một lần cần có mưa để cây ra lá, trong khi đó để cây trổ hoa, cần có mưa thường xuyên hơn, khoảng 10 ngày một lần để cho cây ra trái. Và vào cuối vụ, thực ra bạn không cần mưa nữa, vì mưa lúc này phá hoại hoa màu. Việc tạo ra tấm phủ ngăn mưa đã là khó rồi, nhưng thách thức thực sự lại là việc bán bảo hiểm. Chúng tôi lên cho mình một mục tiêu khiêm tốn vào khoảng 500 nông dân được bảo hiểm ở mùa vụ thứ nhất. Sau một vài tháng đẩy mạnh công tác marketing, chúng tôi chỉ có thể bán bảo hiểm được tổng cộng cho 185 nông dân. Tôi đã rất thất vọng và hoang mang. Mọi người cứ nói với tôi rằng nông dân muốn có bảo hiểm, nhưng những khách hàng của chúng tôi chỉ đơn giản là không mua. Họ chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra, họ không đặt niềm tin vào các công ty bảo hiểm, hoặc nghĩ rằng, "Tôi đã có thể chịu đựng được sau bằng ấy năm. Vì cớ gì tôi lại phải mua nó lúc này?" Hiện nhiều người trong các bạn đã biết về tín dụng nhỏ, đó là một phương pháp cấp một khoản vay nhỏ cho người nghèo đi tiên phong bởi Muhammad Yunus, ông ấy đã giành giải Nobel Hòa Bình cho công việc với ngân hàng Grameen (Bangladesh). Hóa ra, bán các khoản tín dụng vi mô không giống như bán bảo hiểm vi mô. Để được vay vốn, người nông dân cần tạo được niềm tin của một ngân hàng, và nếu tin, ngân hàng sẽ ứng tiền cho người nông dân. Đó là một cam kết rất hấp dẫn. Còn đối với bảo hiểm, người nông dân cần phải có niềm tin vào công ty bảo hiểm, và cần trả trước cho công ty bảo hiểm một khoản tiền. Đó là một thỏa thuận giá trị hoàn toàn khác. Vì thế công tác bảo hiểm triển khai chậm, với chỉ khoảng 4.4% người châu Phi mua bảo hiểm vào năm 2012, một nửa số đó thuộc về một quốc gia, là Nam Phi. Chúng tôi đã cố gắng bán trực tiếp bảo hiểm cho người nông dân trong vài năm, với mức phí marketing rất cao nhưng chỉ đạt được một chút thành công. Sau đó chúng tôi nhận ra rằng đã có rất nhiều tổ chức làm việc với nông dân: như công ty giống, các tổ chức tài chính vi mô, công ty điện thoại di động, các cơ quan chính phủ. Tất cả đều cung cấp món vay cho người nông dân, và thường là chỉ trước khi đi đến giai đoạn giải ngân người nông dân mới nói rằng, "Nếu trời không mưa thì sao? Bạn muốn tôi trả tiền vay như thế nào đây?" Nhiều tổ chức này đã nhận lấy rủi ro cho chính mình, đơn giản hy vọng rằng điều tồi tệ nhất sẽ không xảy ra năm đó. Tuy vậy, hầu hết các tổ chức, đã giới hạn sự phát triển của mình ở lĩnh vực nông nghiệp. Họ không thể chấp nhận rủi ro đó. Những tổ chức này trở thành khách hàng của chúng tôi, và khi chúng tôi kết hợp giữa tín dụng với bảo hiểm, nhiều điều thú vị có thể xảy ra. Hãy để tôi kể với các bạn một câu chuyện nữa. Vào đầu tháng 2 năm 2012 ở miền tây Kenya, những cơn mưa bắt đầu, và người nông dân gieo cấy sớm hơn, và khi các cơn mưa bắt đầu sớm, người nông dân có thêm động lực, bởi vì thông thường nó đồng nghĩa với mùa vụ sẽ phát triển tốt đẹp. Vì thế họ vay tiền và bắt đầu gieo trồng. Trong ba tuần tiếp theo sau đó, không có lấy một hạt mưa, và các cây trồng nảy mầm rất tốt trước đó trở nên khô héo và chết. Chúng tôi đã đảm bảo cho các khoản vay của tổ chức tài chính vi mô được cung cấp đến hơn 6 ngàn nông dân ở vùng này, và chúng tôi gọi các tổ chức này tới, nói rằng, "Các bạn hãy xem, chúng tôi đã biết trước trận hạn hán này. Các bạn đã mua bảo hiểm. Chúng tôi sẽ trả cho bạn 200 ngàn euro vào cuối mùa vụ này." Họ bảo rằng, "Ồ, thật là tuyệt, nhưng e là lúc đó đã quá trễ. Có thể trả cho chúng tôi tiền ngay bây giờ không?" Để những người nông dân có thể gieo cấy trở lại và có thể thu hoạch mùa này." Vì thế chúng tôi đã thuyết phục các đối tác bảo hiểm, và cuối tháng tư, những người nông dân này đã gieo cấy trở lại. Chúng tôi đưa ý tưởng của việc gieo cấy lại đến một công ty hạt giống và thuyết phục họ cộng thêm phí bảo hiểm vào giá của mỗi bao hạt giống, và trên mỗi bao bì, chúng tôi đính kèm một tấm thẻ có một con số ở đó, và khi người nông dân lấy tấm thẻ ra, họ sẽ gửi tin nhắn đến số liên lạc này, và con số này sẽ giúp chúng tôi định vị được người nông dân và gắn cho họ một điểm ảnh trên hệ thống vệ tinh. Sau đó một vệ tinh sẽ đo lường để ước tính lượng mưa trong 3 tuần tiếp theo, và nếu không có mưa, cgungs tôi sẽ thay thế các hạt giống. Một trong những... (Tiếng vỗ tay) Một trong những người hưởng lợi đầu tiên của ý tưởng đảm bảo cho việc gieo cấy lại là Bosco Mwinyi. Chúng tôi đã ghé thăm trang trại của anh ấy vào tháng Tám, và ước gì tôi có thể cho bạn thấy nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt anh ấy khi cho chúng tôi xem cánh đồng vào mùa thu hoạch của mình, bởi vì nó sưởi ấm trái tim tôi và nó khiến tôi nhận ra tại sao việc bán bảo hiểm có thể là một việc tốt. Nhưng bạn biết không, anh ấy một mực yêu cầu chúng tôi chụp toàn bộ cánh đồng của anh ấy vì thế chúng tôi đã phải mở hết ống kính. Bảo hiểm đã cứu mùa vụ năm đó của anh ấy, và tôi tin rằng hôm nay, chúng ta có tất cả công cụ để có thể hỗ trợ nông dân châu Phi tự làm chủ vận mệnh của mình. Không còn thêm một năm nào của chiếc cốc nữa. Thay vào đó, tôi mong chờ, ít nhất là ở một mức độ nào đó tới năm của bảo hiểm, hoặc năm của những vụ mùa bội thu. Xin cảm ơn các bạn. Oliver là một anh chàng cực kì bảnh bao đẹp trai, ngọt ngào và bất an mà tôi rất mực yêu quý (cười lớn) Chàng ta là giống chó núi Đức mà chồng cũ và tôi nhận nuôi được khoảng sáu tháng thì chúng tôi nhận ra nó là mối phiền toái Nó bị hội chứng sợ bị bỏ rơi nặng không lúc nào chịu ở một mình Có lần nó nhảy xuống đất từ lầu ba nơi chúng tôi ở Nó ăn vải. Nó ăn đủ thứ, cả đồ tái chế Nó đuổi bắt những con ruồi tưởng tượng Nó mắc bệnh ảo giác Nó được chuẩn đoán mắc bệnh tăng động ở chó mà đó chỉ mới là phần nổi của tảng băng Cũng như con người, có khi ta cũng mất sáu tháng mới nhận ra rằng người bạn yêu có vấn đề tâm lý (cười lớn) Và phần lớn chúng ta không dẫn họ lại chỗ quán bar nơi ta gặp họ hay "hoàn" lại cho người mai mối hay "trả hàng" lại Match.com (trang web hẹn hò online) (cười) Chúng ta vẫn cứ yêu họ vẫn ở bên giúp đỡ họ và đó là điều tôi làm cho chú chó của mình Tôi là một...- Tôi học Sinh học Tôi có bằng Tiến sĩ lịch sử khoa học của trường đại học MIT Mười năm trước nếu bạn hỏi tôi chú chó cưng, hoặc loài chó nói chung có cảm xúc không? Tôi sẽ nói có. Nhưng chắc tôi sẽ không nói chúng có thể mắc bệnh bất an kinh niên có đơn thuốc an thần và bác sĩ trị liệu. Nhưng khi tôi trở nên gắn bó, tôi nhận ra rằng việc chó cũng có thể được chữa bệnh để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng, Nó đã thay đổi cuộc sống của tôi. Mở rộng tầm nhìn của tôi. Và tôi thật sự đã dành 7 năm qua, nghiên cứu bệnh tâm lý ở động vật. Chúng có thể mắc bệnh tâm lý không? Nếu có, điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Tôi nghiên cứu ra được rằng, động vật có thể mắc bệnh tâm lý. Việc nhận biết bệnh lý ở động vật giúp ta dễ làm thân với chúng, và cũng giúp ta hiểu bản thân ta hơn. Ví dụ như việc chẩn bệnh. Nhiều người nghĩ rằng làm sao hiểu được động vật nghĩ gì, điều đó cũng đúng. Nhưng bất kì ai có mối quan hệ hay ít nhất như trường hợp của tôi, dù bạn có hỏi những người xung quanh hay bố mẹ, con cái họ cảm thấy thế nào chưa chắc họ sẽ nói cho bạn hiểu, Họ có thể không diễn giải được chính xác cảm giác đó, có khi họ còn không nhận thức được. Thực ra có thể tìm hiểu cảm xúc một người thông qua đối thoại bằng lời để hiểu những cảm xúc phiền muộn của họ. Những năm trước thế kỉ 20 nhà vật lí trị liệu thường chẩn đoán chứng trầm cảm qua quan sát bên ngoài. Bên cạnh đó, tình hình bệnh tâm lý ở động vật cũng chỉ được xem xét gần đây. Bệnh tâm lý thường gặp gặp nhất ở Mỹ là chứng rối loạn vì sợ và lo lắng, Nghĩ kỹ mà xem, cảm xúc sợ hãi và lo lắng thực ra là những cảm xúc cực kỳ hữu ích xuất phát từ động vật. Thường ta chỉ thấy sợ khi ở trong tình trạng nguy hiểm và một khi thấy sợ, ta có động lực tránh xa khỏi nơi nguy hiểm Vấn đề là ta lại thấy sợ và lo lắng trong tình huống không thích hợp. Rối loạn tâm trạng cũng là một trong những cái hại của động vật có cảm xúc, chứng rối loạn mất kiểm soát (OCD) cũng thế, thường là biểu hiện của những cảm xúc động vật rất có ích để chúng giữ vệ sinh cho bản thân. Một số mẹo khi vào lãnh thổ của bệnh lý tâm thần khi bạn hành động giống như liên tục rửa tay hay liên tục làm sạch chân hay bạn tự đặt ra nghi thức nghiêm ngặt đến nỗi bạn không thể ngồi xuống ăn cơm nếu như chưa làm xong nghi thức đó. Đối với người, ta có quyển "Hướng dẫn đoán chẩn bệnh tật" tức bộ toàn thư cập nhật nhất về toàn bộ các bệnh tâm lý được công nhận. Còn với động vật, ta chỉ có... Youtube. (Tiếng cười) Đây là kết quả tôi tìm cho từ khoá "OCD ở chó" nhưng bạn nên tìm thử từ khoá "OCD ở mèo" còn thú vị hơn nữa. Bạn sẽ sốc bởi kết quả tìm được cho xem. Tôi sẽ cho bạn xem vài ví dụ. Đây là ví dụ về chứng cuồng bắt bóng Trông thì buồn cười và dễ thương thật đấy. Vấn đề là, những chú chó mắc chứng OCD thế này Có thể lặp lại hành vi cả ngày trời. Chúng sẽ không thèm đi dạo không cần đồng loại bè bạn không thèm ăn Chúng tập trung cao độ đuổi bắt đuôi liên tục không nghỉ. Đây là chú mèo tên Gizmo. Có vẻ chú đang rình mò thì phải, nhưng chú cứ thế này giờ này sang giờ khác ngồi bệ cửa mà lật thanh rèm cửa lặp đi lặp lại. Đây cũng là một ví dụ về hành vị rối loạn lặp lại Chú gấu ở sở thú Oakland tên TIng Ting. Nếu bạn đứng xem lúc này bạn sẽ chỉ tưởng chú đang nghịch cành cây nhưng TIng Ting cứ nghịch suốt ngày, và nếu bạn chú ý quan sát suốt độ dài nửa tiếng của clip này, bạn sẽ thấy chú chỉ làm đúng một việc đặt cành cây đúng thứ tự đó, quay cành cây đúng một kiểu lặp đi lặp lại. Một hành vi cực kỳ phổ biến nữa, đặc biệt ở thú bị nhốt là đi qua lại hoặc lắc người. Con người cũng thế thôi. Ta cũng lắc người, quay ngang quay ngửa. Đôi khi ta làm thế để để trấn an bản thân, thì thú vật cũng có mục đích như vậy. Nhưng thú vật không chỉ mắc chứng cuồng lặp hành động Đây là khỉ Gigi sống ở vườn thú Frankin ở Boston. Nó có bác sĩ tâm lý từ Havard theo dõi và đang được chữa bệnh rối loạn tâm trạng và một số bệnh khác. Nhiều động vật mắc bệnh này. Rất nhiều là khác... ví dụ như loài ngựa chúng có hành vi huỷ hoại bản thân. Chúng sẽ cắn xé đủ thứ hoặc cắn xé bản thân chỉ để địu đi. Hành vi này khá giống việc một số người tự rạch tay chân. Thú vật có thể tự nhổ lông Nếu bạn có lông vũ hoặc da dày bạn cũng tự nhổ lông cạo da mình được. Một số loài vẹt cũng được nghiên cứu để hiểu bệnh cuồng bứt tóc cào da ở người, chứng bệnh gây hại đến 20 triệu người Mỹ. Chuột bạch cũng có chứng này. Ở chuột, ta gọi là chứng cắt lông. Những chú chó quân đội trong chiến tranh Afghanistan sau khi trở về nhiều chú mắc chứng chấn động chiến tranh, rất khó hoà nhập lại với cộng đồng văn minh sau khi thôi chiến đấu. Chúng sẽ đâm sợ người có râu rậm hoặc sợ vào trong xe hơi. Tôi cũng có một lưu ý ở đây. Tôi không cho rằng chứng chấn động chiến tranh ở chó cũng biểu hiện như người, cũng như biểu hiện chấn động ở tôi sẽ khác ở bạn, chứng lo lắng bất an của tôi cũng khác bạn. Mỗi người một vẻ. Mỗi người có điểm nhạy cảm khác nhau. Nếu có 2 chú chó, được nuôi cùng nhà, đối mặt những tình huống giống nhau, một chú có thể mắc chứng suy nhược do sợ xe máy, hoặc cuồng sợ tiếng bíp lò vi sóng, còn chú kia hoàn toàn bình thường. Có một điều nhiều người hỏi tôi: Những ví dụ nãy giờ là động vật rối loạn tâm lý do hành vi người, hay là chỉ khi bị lạm dụng, ngược đãi thú vật mới có rối loạn tâm lý? Câu trả lời thực ra phức tạp hơn thế nhiều. Tôi cũng có một may mắn xuất bản sách về vấn đề này, Giờ thì mỗi khi mở email hoặc đi họp thậm chí là khi dự tiệc, mọi người hay kể tôi nghe chuyện hành vi lạ ở thú vật. Gần đây trong buổi nói chuyện ở California, có một phụ nữ xin trình bày ý kiến "Bác sĩ Braitman ơi, hình như mèo nhà tôi bị chấn động tâm lý." Tôi hỏi: "Thật ư? Tại sao thế?" Cô ấy kể về chú mèo tên Ping được đưa về trại thú từ nhà một người lớn tuổi sống, sau khi người này đột ngột lên cơn đau tim và qua đời trong lúc hút bụi. Một tuần sau, Ping được phát hiện và đưa ra khỏi nhà cùng với xác người chủ, trong khi máy hút bụi mở suốt. Tôi suy nghĩ về tai nạn đó suốt hai năm sau đó. Chú mèo đâm sợ máy hút bụi mỗi khi có ai dùng. Chú sợ hãi tột độ. Nó sẽ trốn vào tủ, run sợ lẩy bẩy yếu cả người. Nhưng với tình thương và sự kiên nhẫn của gia đình mới, ba năm sau, chú đã thành chú mèo tự tin, khoẻ mạnh. Một câu chuyện khác về việc hồi phục rối loạn tâm lý xảy ra vài năm trước. Tôi đang nghiên cứu ở Thái Lan và gặp một chú khỉ tên Boonlua. Khi còn bé, nó bị một bầy chó tấn công bị cắn nát chân và một tay, nó cố lết đến một ngôi chùa, từ đó các thầy tu chăm sóc nó. Họ gọi bác sĩ thú y đến cứu chữa. Cuối cùng thì, Boonlua được đưa đến trại voi, chủ trại quyết định nuôi nó họ dần hiểu nó thích gì, nó thích kẹo Mentos bạc hà kẹo bọ cứng và trứng. Họ lo là nó cô đơn thiếu bạn, nhưng họ không cho nó chơi với những con khỉ khác, vì sợ nó có mỗi một tay sẽ không chơi đùa hay tự vệ được. Thế là họ cho chơi với thỏ, Boonlua trở thành chú khỉ khác hẳn. Nó vui vẻ chơi với chú thỏ. Chúng liếm lông nhau và trở nên thân thiết. Nhưng rồi thỏ có con nhỏ, và Boonlua còn hạnh phúc hơn trước. Thỏ con đem lại cho nó niềm vui sống mỗi ngày. Thậm chí nó vui sướng đến nỗi không thèm ngủ. Nó trở nên bảo bọc thái quá bọn thỏ con, đến nỗi không muốn ngủ. Thỉnh thoảng nó thiếp đi trong lúc canh giữ chúng. Nó chăm sóc bảo vệ lũ thỏ đến mức người chăm nuôi thú phải đem bọn thỏ con đi nơi khác. Nó bảo bọc thỏ con đến mức nó sợ thỏ mẹ sẽ làm hại chúng. Khi dời bọn thỏ con đi nơi khác người nuôi thú sợ nó bị trầm cảm. Họ giải quyết bằng cách cho nó bạn thỏ khác để chơi. (tiếng cười) Theo thiển ý tôi thì nó chẳng có vẻ trầm cảm gì. (cười) Điều tôi mong mọi người cảm nhận được đó là bạn nên mạnh dạn tìm đoán hành vi các con vật bạn tiếp xúc nhiều. Khi bạn nghi rằng chú chó, chú mèo hay khỉ một tay nhà bạn hay nhà người quen đang bị trầm cảm hay chấn động tâm lý, có thể bạn đúng. Điều này nghe có vẻ như nhân tính hóa khi mà ta dùng hành vi động vật để hiểu hành vi con người. Tôi không nghĩ việc này là vấn đề gì. Thực ta không thể không làm thế. Đâu phải bạn cắt não bạn ra rồi bỏ vào bình rồi ngồi đó suy ngẫm về tâm lý thú vật đâu. Ta lúc nào cũng đã là động vật rồi, băn khoăn về cảm xúc của động vật khác. Nếu được chọn, bạn sẽ biết "nhân tính hoá" bằng cách nào cho tốt chứ ? Hay dùng phép này tuỳ tiện? Thường là phép này bị dùng tuỳ tiện. (tiếng cười) Như là làm lễ cưới cho chó corgi hay đến gần động vât hoang dã vì bạn tưởng bạn và con thú có thần giao cách cảm. Tuỳ tiện là vậy đó. "Nhân tính hóa" một cách đúng đắn dựa trên điểm tương quan giữa các loài động vật mà rút ra kết luận hữu ích về trí tuệ và kinh nghiệm của động vật. Có cả một ngành công nghiệp dựa trên việc "nhân tính hóa" này, đó là ngành dược tâm thần. Cứ 5 người Mỹ có 1 người dùng thuốc tâm thần từ thuốc chống trầm cảm cho đến an thần để chữa bệnh tâm lý. Ngành dược tâm thần bắt nguồn từ ngành dược thí nghiệm trên động vật. Thuốc được thử trên động vật trước không chỉ để tìm độc tố mà cả về ảnh hưởng hành vi. Loại thuốc an thần nổi tiếng Thorazine thử nghiệm trên chuột trước khi được dùng trên người. Thuốc chống bất an Librium cũng thử trên mèo dữ những năm 50 để chuyển hoá chúng thành mèo hiền dịu hơn. Cả thuốc trầm cảm trước tiên cũng được thử trên thỏ. Giờ đây, ta không chỉ cho động vật uống thuốc với mục đích nghiên cứu, mà chúng được kê thuốc với tư cách là bệnh nhân, vì lý do nhân đạo hoặc có khi không. Sở thú sinh vật biển cho hải cẩu mẹ uống thốc an thần khi con chúng được đưa đi nơi khác. Nhiều con khỉ vườn thú được uống thuốc an thần. Như chú chó Oliver của tôi được cho uống thuốc chống trầm cảm và an thần để nó đừng vô thức nhảy lầu, hay lao ra đường xe cộ. Gần đây trên báo Khoa học có đăng bài chứng minh rằng ngay cả loài giáp xác cũng có phản ứng với thuốc an thần Thuốc làm chúng mạnh dạn, bớt hoạt động thái quá sẵn sàng khám phá môi trường xung quanh. Rất khó thống kê số lượng thú vật có dùng thuốc, nhưng tôi có thể đoán biết ngành y dược cho thú y đang trên đà phát triển, từ doanh thu 7 tỷ đô năm 2011 lên đến 9.25 tỷ trong năm 2015. Số loài có thể dùng thuốc là vô hạn định. Một số loài như khỉ Bonobo ở bang Milwaukee lúc đầu không được uống nhưng rồi họ lấy thuốc Paxil cho người chia cho khỉ vườn thú. (tiếng cười) (vỗ tay) Ngoài mục đích phục vụ y dược tâm thần, còn rất nhiều ví dụ can thiệp y tế đối với động vật. Có một bài học có lẽ ngành thú y có thể dạy cho y dược cho người. Ví dụ bạn dẫn chú chó mắc chứng cuồng bắt bóng đến phòng khám hành vi động vật. Bác sĩ không lao vào kê đơn ngay mà hỏi kỹ về cuộc sống con thú. Họ sẽ hỏi chú chó có hay ra ngoài trời không, có vận động không, có thường xuyên không, thời gian giao tiếp với người và các con chó khác bao lâu. Họ sẽ nói kỹ về các dạng trị liệu về tâm lý, các dạng chính từng được dùng. Đấy mới là những biểu hiện hữu ích nhất, đặc biệt là khi kết hợp với dược. Điều tôi cho là hữu ích nhất đối với với xã hội loài vật, là thời gian giao tiếp với động vật khác. Đôi khi tôi thấy tôi như động vật giao tiếp cho chó cưng, cũng như vẹt giao tiếp với một số người và người giao tiếp với vẹt, hay chó với voi, và voi đáp ứng nhu cầu giao tiếp với các con voi khác. Không biết bạn thế nào chứ tôi hay nhận được thông tin trên mạng về tình bạn hy hữu ở động vật Tôi nghĩ phần lớn Facebook ngập tràn nào là bài ảnh khỉ nhận mèo làm con nuôi, rồi thì chó nuôi nai con như con mình, hay bò và lợn là đôi bạn thân. Tám, chín năm trước bạn mà hỏi ý kiến tôi về mấy bài post này, tôi sẽ bảo bạn mấy người đó cảm xúc mùi mẫn thái quá hay nhân tính hoá bọn thú vật quá đà hay chỉ giả vờ thế nào đấy, nhưng giờ thì tôi hiểu có nguyên nhân ẩn sau cả. Một nghiên cứu đáng tin cậy chứng minh rằng lượng oxytocin là chất gây cảm giác gắn kết đồng loại tiết ra khi ta yêu hay chăm sóc hay ở bên người ta quan tâm mật thiết. Lượng oxytocin tăng ở cả người và chó khi họ quan tâm đến nhau và thích ở bên nhau. Các nghiên cứu còn chứng minh oxytocin tăng lên ở cả cặp động vật với nhau, Ví dụ dê và chó làm bạn chơi đùa với nhau, lượng oxytocin trong chúng sẽ tăng lên. Tôi cũng học được từ một người bạn sức khoẻ tâm lý là con dao hai lưỡi. Anh tên Lonnie Hodge, cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi trở về Mỹ, anh giúp đỡ những người sống sót và mang chấn động chiến tranh. Bản thân anh cũng có chấn động chiến tranh và sợ độ cao. Bởi trong cuộc chiến, anh thường phải trượt dây quay lưng xuống đất ra khỏi trực thăng Anh được cử một chú chó giống Labradoodle tên Gander nhằm giúp anh chữa chứng chứng chấn động và sợ độ cao. Đây là ngày đầu họ gặp nhau. Thật là tuyệt bởi từ đó họ gắn bó bên nhau cùng đến thăm những cựu chiến binh khác mắc chứng tương tự Điều tôi thích ở mối quan hệ Lonnie và Gander là khoảng vài tháng sau, chú chó Gander cũng sợ độ cao, có lẽ do nó quan sát chủ kỹ quá. Điều tuyệt với là, giờ nó vẫn là chú chó chữa bệnh tâm lý tuyệt vời, bời mỗi khi họ ở trên cao, Lonnie lo cho tâm lý của Gander quá anh thành ra hết sợ độ cao. Tôi dành thời gian nghiên cứu về những câu chuyện thế này đào sâu tìm hiểu. Tôi dành nhiều năm để nghiên cứu, và điều này thay đổi thế giới quan của tôi. Tôi không còn nhìn nhận động vật ở dạng vô cảm quan Tôi nhìn nhận chúng như những cá nhân và nghĩ về chúng như các sinh vật với hệ thống dự báo đặc trưng riêng điều khiển cách chúng hành động và phản ứng với môi trường. Tôi tin điều này đã khiến tôi thành người hiếu kỳ và đễ đồng cảm hơn không chỉ với thú cưng cùng nhà, thỉnh thoảng còn cùng mâm, mà còn với người thân, người bạn, đang chống chọi với chứng lo lắng kinh niên do ám ảnh và các dạng bệnh khác. Tôi cũng thật sự tin rằng dù ta không thể biết chính xác điều gì đang xảy ra trong đầu chú heo, chú chó nhà bạn hay cả bạn đời bạn, không có nghĩa là ta ngừng thông cảm và giúp đỡ họ. Bởi điều tốt nhất ta có thể làm là "nhân tính hóa" cho họ. Cha của Charles Darwin từng bảo ông ai trong đời cũng có thể phát điên. May mắn thay ta vẫn có thể tìm lại bình an tâm hồn nếu có sự trợ giúp của cộng đồng. XIn cảm ơn. (Vỗ tay) Mười năm trước, tôi đã viết một cuốn sách có tựa "Thế kỷ cuối cùng của chúng ta?" Chấm hỏi. Nhà xuất bản đã cắt bỏ dấu chấm hỏi. (Tiếng cười) Các nhà xuất bản Mỹ thay đổi tựa đề thành "Giờ cuối của chúng ta." Người Mỹ thích thưởng nóng và ngược lại. (Tiếng cười) Và chủ đề của tôi là: Trái đất đã tồn tại 45 triệu thế kỷ nhưng thế kỷ này đặc biệt -- đó là lần đầu tiên loài người chúng ta nắm trong tay tương lai của cả hành tinh này. Gần như suốt lịch sử Trái đất, các mối đe dọa tới từ thiên nhiên -- bệnh tật, động đất, thiên thạch và nhiều nữa... nhưng từ nay trở đi, hiểm họa đáng sợ nhất đến từ chúng ta. Giờ đây, không chỉ là hiểm họa hạt nhân; trong thế giới kết nối của chúng ta, sự sụp đổ internet có thể diễn ra ở phạm vi toàn cầu; đại dịch có thể lan khắp thế giới trong vài ngày bằng đường hàng không và mạng xã hội có thể lan truyền sự hoảng sợ và tin đồn với tốc độ ánh sáng theo đúng nghĩa đen. Chúng ta phải lo lắng quá nhiều về những mối nguy hiểm cỏn con tai nạn máy bay hiếm hoi, chất gây ung thư trong thực phẩm, độ phóng xạ liều lượng thấp, và nhiều nữa nhưng chúng ta và những bậc thầy về chính trị đang phủ nhận tất cả các kịch bản thảm họa khác. Điều tồi tệ nhất, may thay, vẫn chưa xảy đến. Chúng có thể sẽ không đến. Nhưng nếu có một hiểm họa tiềm tàng, rất đáng để đóng một khoản bảo hiểm để bảo vệ ta khỏi nó, dù xác suất xảy ra là rất thấp, cũng như việc đóng bảo hiểm hỏa hoạn cho căn nhà của mình. Cũng như khoa học đề xuất nhiều năng lượng và hứa hẹn hơn, mặt trái là càng nhiều lo sợ hơn. Chúng ta lại càng dễ bị tổn thương hơn. Chỉ trong vài thập kỷ, hàng triệu người sẽ có khả năng sử dụng sai một cách nhanh chóng công nghệ sinh học tiên tiến, cũng như sử dụng sai công nghệ số ngày nay. Freeman Dyson, trong một buổi TED Talk, đã tiên đoán rằng trẻ em sẽ thiết kế và tạo nên các vi sinh vật mới cũng đều đặn như thế hệ của ông làm việc với các tập hóa chất. Vâng, đây có thể chỉ là khoa học viễn tưởng, nhưng nếu chỉ một phần tiên đoán đó thành hiện thực, hệ sinh thái của chúng ta, thậm chí chính loài người đã không thể tồn tại lâu đến vậy. Ví dụ, một số nhà sinh thái học cực đoan cho rằng sẽ tốt hơn cho hành tinh cho mẹ trái đất, nếu có ít con người hơn. Điều gì xảy ra nếu những kẻ đó nắm rõ các kỹ thuật về sinh học tổng hợp thứ sẽ được phổ biến trước 2050? Và từ đó, nhiều ác mộng viễn tưởng khác có thể thành hiện thực: những robot vô tri trở nên tinh ranh, hoặc một mạng lưới biết tự suy nghĩ đe dọa tất cả chúng ta. Liệu có thể phòng ngừa những hiểm họa đó bằng luật lệ? Chúng ta chắc chắn phải cố, nhưng những tổ chức đó cạnh tranh như thế, toàn cầu như thế, bị chi phối như thế bởi những áp lực thương mại rằng việc gì có thể xảy đến sẽ xảy đến đâu đó, dù luật lệ có quy định gì đi nữa. Cũng như luật chống ma túy chúng ta cố, nhưng không thể. Ngôi làng toàn cầu sẽ có những kẻ ngốc của chính nó, và chúng sẽ có quy mô toàn cầu. Thế nên, như tôi đã nói trong sách của mình, chúng ta có một đoạn đường gập ghềnh trong thế kỷ này. Chúng có thể đem cả xã hội này trở về điểm xuất phát. Thực tế là xác suất của sự quay ngược thảm khốc là 50%. Nhưng liệu có tồn tại những biến cố có thể nhận thấy thậm chí là tồi tệ hơn nữa, những biến cố có thể tận diệt tất cả sự sống? Khi một thí nghiệm gia tốc hạt mới được vận hành. một số người lo lắng hỏi: "Liệu nó có thể phá hủy trái đất, hay tệ hơn là xé toạc kết cấu của vũ trụ?" May thay, người ta có thể đưa ra sự bảo đảm nhất định. Tôi và một số người đã chỉ ra rằng thiên nhiên đã làm những thí nghiệm tương tự vô số lần trước đó, thông qua va chạm các tia vũ trụ. Nhưng các nhà khoa học chắc chắn là nên đề phòng việc các thí nghiệm tạo ra các điều kiện chưa có tiền lệ trong thế giới tự nhiên. Các nhà sinh học nên tránh phóng thích các mầm bệnh biến đổi gen tiềm tàng nguy hiểm. Và tiện thể, sự ác cảm đặc biệt của chúng ta dành cho nguy cơ thảm họa tuyệt chủng phụ thuộc vào một câu hỏi triết học và đạo đức, đó là: Suy xét hai kịch bản. Kịch bản A quét sạch 90% nhân loại. Kịch bản B quét sạch 100%. B tồi tệ hơn A bao nhiêu? Một số người sẽ nói 10% tồi tệ hơn. Số cá thể đếm được là 10% cao hơn. Tôi nói rằng B tồi tệ hơn một cách không thể so sánh được. Là một nhà thiên văn học, tôi không thể tin rằng loài người là kết thúc của câu chuyện. Còn năm tỷ năm trước khi mặt trời nổ tung, và vũ trụ có thể vẫn tiếp tục mãi, cũng như sự tiến hóa hậu nhân loại, tại đây trên trái đất và xa hơn nữa, có thể sẽ được kéo dài như tiến trình Darwin đã dẫn đến chúng ta, thậm chí còn tuyệt vời hơn. Thực tế, tiến hóa trong tương lai sẽ xảy ra nhanh hơn, trên phạm vi thời gian về kỹ thuật, thay vì phạm vi thời gian về chọn lọc tự nhiên. Vậy thì chúng ta chắc hẳn, nhìn vào những điều to tát đó, không nên chấp nhận thậm chí một hiểm họa có xác suất một phần tỷ rằng sự tuyệt chủng nhân loại có thể đặt dấu chấm hết cho tiến trình vĩ đại này. Một số kịch bản mà ta dự tính thực sự có thể là khoa học viễn tưởng, nhưng một số trở thành hiện thực một cách đáng lo ngại. Có một câu châm ngôn là điều xa lạ không giống với điều ít xảy ra, đó là lý do tại sao chúng tôi tại ĐH Cambridge đang thiết lập một trung tâm nghiên cứu cách giảm nhẹ những nguy hiểm tiềm tàng đó. Dường như, chỉ một số ít người quan tâm về những thảm họa tiềm tàng. Và chúng tôi cần tất cả sự giúp đỡ có thể, bởi vì chúng tôi là những người bảo trợ cho một chấm xanh le lói tuyệt đẹp trong vũ trụ rộng lớn, một hành tinh còn 50 triệu thế kỷ phía trước. Vậy nên xin đừng gây nguy hại cho tương lai đó. Tôi muốn kết thúc bằng trích dẫn từ nhà khoa học vĩ đại Peter Medawar: "Những cái chuông rung cho nhân loại giống như những cái chuông gia súc trên dãy An-pơ Chúng được đeo trên cổ của chính chúng ta, và là lỗi của chính ta nếu chúng không rung một giai điệu du dương êm ái." Xin cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Nói chuyện về việc nâng cao vị thế quả là kì cục, bởi vì khi chúng ta nói về nâng cao vị thế thứ tác động đến chúng ta nhiều nhất chính là những câu chuyện. Vì vậy tôi muốn bắt đầu với 1 câu chuyện thường ngày. Một phụ nữ trẻ ở Ấn Độ có cuộc sống như thế nào? Đến hiện tại, tôi đã dành 27 năm cuộc đời tôi ở Ấn Độ đã sống ở 3 thị trấn nhỏ hai thành phố lớn và tôi có được vài trải nghiệm. Khi tôi lên 7 tuổi, một gia sư người từng tới nhà tôi để dạy tôi môn toán đã cưỡng bức tôi. Hắn ta đã đặt tay lên váy của tôi. Hắn đã đặt tay lên váy của tôi và nói rằng hắn biết cách khiến tôi cảm thấy vui. Khi 17 tuổi, một cậu bạn ở trường cấp ba đã gửi một thư điện tử nêu chi tiết những thứ mang tính bạo lực tình dục mà cậu ta có thể làm với tôi lý do bởi tôi đã không chú ý đến cậu ta. 19 tuổi, tôi đã giúp một người bạn mà bố mẹ cô ép cô phải cưới 1 người đàn ông già hơn thoát khỏi cuộc hôn nhân kinh khủng đó. 21 tuổi, khi bạn tôi và tôi đang đi dạo trên đường vào một buổi chiều, một gã đã kéo quần của hắn xuống và thủ dâm trước mặt chúng tôi. Chúng tôi gọi người giúp, nhưng chẳng có ai tới cả. 25 tuổi, một buổi tối khi tôi đang đi bộ về nhà hai gã đi mô tô đã tấn công tôi. Tôi đã ở hai đêm tại bệnh viện để phục hồi lại sau cú sốc và những vết thương. Suốt cuộc đời mình, tôi đã chứng kiến những người phụ nữ - trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp- trải qua những điều như vậy và họ hiếm khi nói chuyện về chúng. Vì vậy, nói một cách đơn giản, cuộc sống ở Ấn Độ thật không dễ dàng gì. Nhưng hôm nay tôi sẽ không nói với bạn về nỗi sợ hãi này. Tôi sẽ nói về con đường lạ lùng của việc nhận ra rằng nỗi sợ này đã đưa tôi đến đâu. Sự việc xảy ra vào 1 đêm tháng 12 năm 2012 đã thay đổi cuộc đời tôi. 1 cô gái trẻ, 1 sinh viên 23 tuổi, đi xe buýt ở Delhi cùng anh bạn của cô. Có 6 gã đàn ông trẻ tuổi trên chiếc xe buýt đó, những kẻ mà bạn có thể gặp hàng ngày ở Ấn Độ và những tình tiết đáng sợ sau đây được dùng đi dùng lại trong giới truyền thông Ấn Độ và quốc tế. Cô gái này đã bị cưỡng hiếp nhiều lần, bị trói bởi 1 sợi dây thừng bị đánh liên tục, bị cắn và bị bỏ mặc cho tới chết. Bạn của cô bị bịt miệng, bị tấn công, và bị đánh bất tỉnh Cô ấy đã chết vào ngày 29 tháng 12. Và thời điểm đó khi hầu hết chúng ta đang chuẩn bị chào đón năm mới, Ấn Độ lại chìm bóng tối. Lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, đàn ông và phụ nữ trong những thành phố của Ấn Độ đã thức tỉnh bởi sự thật kinh khủng về địa vị thật sự của phụ nữ Ấn Độ. Ngày nay, giống như nhiều phụ nữ trẻ khác, tôi hoàn toàn bị khiếp sợ. Tôi không thể tin rằng điều gì như vậy có thể xảy ra ở thủ đô của 1 đất nước. Tôi đã cảm thấy giận dữ và thất vọng, nhưng trên hết, tôi cảm thấy hoàn toàn bất lực. Thật sự thì chúng ta làm được những gì? Một vài người viết blog, một số lờ đi, số khác thì tham gia cuộc biểu tình. Tôi đã làm tất cả việc đó. Thực tế, ai cũng làm vậy 2 năm về trước. Truyền thông bị lấp đầy bởi những câu chuyện về tất cả những hành vi ghê tởm mà đàn ông Ấn Độ làm. Họ được ví như thú vật, những quái vật bị kìm nén dục tính. Thực tế, sự kiện lạ lẫm và không tưởng tượng nổi này trong đầu của người Ấn Độ mà phản ứng từ truyền thông, dư luận và giới chính trị gia Ấn Độ đã cho thấy: Không một ai biết phải làm gì. Và không ai muốn chịu trách nhiệm về nó. Thực tế, có một vài bình luận chung chung trên truyền thông bởi những nhân vật quan trọng để phản ứng với sự bạo hành tình dục đối với phụ nữ. Bình luận đầu tiên bởi 1 thành viên của quốc hội, bình luận thứ hai bởi 1 nhà lãnh đạo tinh thần, và cái thứ ba bới luật sư của những kẻ bị buộc tội khi cô gái đang đấu tranh giành sự sống và cô đã qua đời. Bây giờ, với tư cách một phụ nữ đang chứng kiến điều này ngày qua ngày, tôi thấy mệt mỏi. Vậy với tư cách là 1 cây bút và nhà hoạt động bình đẳng giới, tôi đã viết rất nhiều về phụ nữ, nhưng thời điểm này, tôi nhận ra có khác biệt, bởi vì một phần trong tôi nhận ra tôi cũng là người phụ nữ trẻ đó, và tôi quyết định tôi muốn thay đổi điều này. Vì vậy tôi đã làm vài điều vội vàng và không có kế hoạch. Tôi đã đăng nhập vào diễn đàn báo chí công dân được gọi là iReport, và tôi đã quay các video về bức tranh đời sống ở Bangolore. Tôi đã nói về cảm nhận của tôi, tôi nói về những sự thật, và tôi nói về điều phải lên án trong đời sống ở Ấn Độ. Chỉ trong vài giờ, blog đó đã được chia sẻ rộng rãi, và những bình luận và suy nghĩ đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Vào thời điểm đó, vài suy nghĩ xuất hiện trong tôi. Một là, công nghệ luôn sẵn trong tay những phụ nữ trẻ như tôi. Hai là, giống như tôi, phần lớn phụ nữ hiếm khi sử dụng nó để bảy tỏ những quan điểm của họ. Ba là, tôi đã nhận ra đó là lần đầu tiên tiếng nói của tôi được chú ý. Vậy là trong vài tháng sau đó, tôi đã tường thuật các sự việc ở Bangalore những sự việc mà không có chỗ trong các bản tin thời sự chính thống. Ở công viên Cubbon, công viên lớn nhất ở Bangalore, tôi đã tập hợp hơn 100 người những nhóm nam thanh niên đề nghị giúp đỡ mặc váy để chứng minh trang phục không phải là nguyên nhân của vụ cưỡng hiếp. Khi trình bày những sự kiện như vậy tôi thấy tôi đã kết tội những kẻ ác, tôi thấy tôi có một kênh để bày tỏ tất cả những cảm xúc bên trong bản thân. Tôi tham gia diễu hành trước tòa thị chính khi mà học sinh giơ cao những khẩu hiệu " Hãy giết chúng, hãy treo cổ chúng" "Các người không làm điều đó với mẹ và chị em của mình" Tôi đã tới một đêm cầu nguyện nơi người dân tập trung lại để nói chuyện 1 cách cởi mở về chuyện sự bạo hành tình dục, và tôi ghi lại rất nhiều blog nêu lên sự lo ngại về tình hình ở Ấn Độ về điểm đó. ["Tôi có các chị em và anh em họ hiện đang sống ở những thành phố và ở nước ngoài tuy nhiên họ chưa bao giờ nói chuyện với tôi hay phàn nàn về những khó khăn hàng ngày như các bạn nói"] Sự phản ứng đã làm tôi bối rối Khi những bình luận ủng hộ đổ về từ khắp nơi trên thế giới, thì cũng có những lời lẽ hung hăng. Một số gọi tôi là đạo đức giả Một số khác gọi tôi là nạn nhân, một kẻ biện hộ cưỡng hiếp. Thậm chí một số người nói rằng tôi có động cơ chính trị. Tuy nhiên, kiểu bình luận này diễn đạt điều mà chúng ta đang thảo luận tại đây ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi đã sớm hiểu rằng đó không phải là tất cả. Khi tôi cảm thấy mình được nâng cao vị thế bằng sự tự do của kênh báo chí cho người dân đã trao cho tôi, tôi tìm thấy bản thân mình trong hoàn cảnh lạ lẫm. Vậy là một thời điểm cuối tháng Tám, tôi đã đăng nhập Facebook và tôi nhìn qua bảng tin, và tôi thấy có một đường dẫn được các bạn tôi chia sẻ. Tôi vào đường dẫn đó; nó dẫn tôi quay lại một bài viết được tải lên bởi cô gái Mỹ tên là Michaela Cross. Bài báo có tiêu đề là, "Ấn Độ: Câu chuyện mà bạn không bao giờ muốn nghe." Và trong bài báo này, cô ấy đã kể lại về lần đầu đối mặt với sự quấy rối tình dục ở Ấn Độ. Cô đã viết rằng: " Chẳng có cách nào để đối phó với những ánh mắt như vậy, những ánh mắt hàng ngày nhìn chằm chằm vào cơ thể tôi như thể có quyền làm như vậy, mà không có sự thay đổi biểu cảm nào dù tôi có bắt gặp kiểu nhìn chằm chằm đó hay không. Bước tới cửa hàng hoa quả hay tiệm may, tôi đều bắt gặp những ánh mắt sắc lẹm tưởng như chúng cắt tôi từng mẩu." Cô ấy gọi Ân Độ là thiêng đường của khách du lịch và là địa ngục của phụ nữ. Cô ấy nói rằng cô bị theo dõi, bị sớ mó, và phải nhìn sự thủ dâm trước mắt Cuối buổi tối hôm đó, bài báo lan truyền chóng mặt. Nó đã trên các kênh tin tức khắp thế giới. Ai ai cũng thảo luận về nó. Có hàng triệu lượt xem, hàng nghìn bình luận và lượt chia sẻ, và tôi đã tận mắt chứng kiến điều tương tự như vậy. Truyền thông bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của quan điểm vốn sẵn và sự tức giận bùng phát và chẳng đi đến kết quả nào hết. Vì vậy tối hôm đó, tôi ngồi phân vân tôi nên phản ứng lại ra sao tôi thấy chính bản thân bị phủ đầy những ngờ vực. Các bạn biết đấy, là 1 nhà văn, tôi tiếp cận vấn đề này như một người quan sát, như một người Ấn Độ, tôi cảm thấy hổ thẹn và mất niềm tin, như 1 nhà hoạt động, tôi nhìn nhận nó như 1 người bảo vệ các quyền lợi, tuy nhiên là một nhà báo cho nhân dân, tôi bỗng dưng cảm thấy rất mỏng manh. Ý tôi là, cô ấy ở đây, 1 phụ nữ trẻ người đang trên truyền thông nói về trải nghiệm giống tôi của cô ấy trong khi tôi thì vẫn còn lưỡng lự. Không ai từng nói với các bạn rằng việc nâng cao vị thế thực sự đến từ việc cho phép bản thân được phép suy nghĩ và hành động. Nâng cao vị thế thường là tạo ra như là nó là một lý tưởng, nó là kết quả tuyệt vời. Khi chúng ta nói về nâng cao vị thế, chúng ta thường nói về việc trao cho sự tiếp cận với vật chất, sự tiếp cận với những công cụ. Tuy nhiên, nâng cao vị thế là một cảm xúc. Nó là 1 cảm giác. Bước đầu tiên để nâng cao vị thế là tự trao cho bản thân đặc quyền, chìa khóa cho ý chí độc lập, và cho tất cả phụ nữ khắp nơi, không quan trọng họ là ai và đến từ đâu đến, đó chính là bước khó khăn nhất. Chúng ta sợ tiếng nói của chính mình, thừa nhận nỗi sợ đó, nhưng việc đó cho ta sức mạnh thay đổi cuộc sống xung quanh. Bây giờ trong tình huống tôi đối mặt với quá nhiều hiện thực khác nhau, tôi không biết phán xét ra sao, bởi vì tôi không biết nó có ý nghĩa gì với tôi. Tôi sợ phán xét bởi vì tôi không biết sẽ có chuyện gì nếu tôi không ủng hộ quan điểm của cô gái này. Tôi không biết điều đó có ý nghĩa thế nào với tôi nếu tôi thách thức sự thật của ai đó. Nhưng giản đơn là Tôi phải đưa ra quyết định: Tôi nên lên tiếng hay giữ im lặng? Vậy là sau khi suy nghĩ rất nhiều, tôi đã làm 1 video blog để đáp lại, và tôi đã nói với Michaela, Có nhiều mảng màu trong xã hội Ấn Độ và tôi cũng cố gắng giải thích rằng mọi thứ sẽ ổn và tôi đã bày tỏ sự lấy làm tiếc về điều cô ấy trải qua Và vài ngày sau đó, tôi được mời nói chuyện trên truyền hình với cô ấy, lần đầu tiên tôi đã liện hệ với cô gái này người tôi chưa từng gặp mặt và hoàn toàn xa lạ, tuy vậy tôi đã cảm thấy thật gần gũi. Từ khi bài viết được đưa ra ánh sáng, càng nhiều hơn những người trẻ thảo luận về quấy rối tình dục trong khu kí túc xá, và trường đại học của Michaela đã cung cấp sự hỗ trợ mà cô ấy cần. Trường này đã từng có những phương pháp để huấn luyện và trang bị cho sinh viên những kĩ năng họ cần để đối phó với những đe dọa như là sự quấy rồi, và đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy mình không cô độc. Bạn thấy đấy, nếu có điều gì mà tôi học được khi là 1 nhà báo nhân dân năng động qua vài năm, đó là sự thiếu vắng trầm trọng 1 tổ chức để chủ động tìm kiếm những nơi mà tiếng nói của chúng ta có thể được lắng nghe. Chúng ta không nhận ra rằng khi chúng ta đứng lên, chúng ta không phải là các cá nhân, chúng ta đại diện cho những cộng đồng, bạn bè chúng ta, những tầng lớp xã hội. Hầu hết chúng ta nói rằng quyền của phụ nữ bị phủ nhận, nhưng sự thật là, chính phụ nữ tự phủ nhận những quyền của họ. Trong 1 cuộc khảo sát gần đây ở Ấn Độ, 95% phụ nữ những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin, hàng không, bệnh viện và các tổng đài, nói rằng họ không cảm thấy an toàn khi 1 mình về nhà sau giờ làm vào những giờ muộn hoặc vào buổi tối. Ở Bangalore, nơi tôi sinh ra, con số này là 85%. Ở những vùng nông thôn ở Ấn Độ, nếu có thứ gì đó bị bỏ qua các vụ cưỡng dâm tập thể ở Bandaun hay tạt axit ở Odisa và ở Aligarh cố tình bị bỏ qua, thì chúng ta cần phải hành động thật sớm. Đừng hiểu nhầm ý tôi, những thách thức mà phụ nữ sẽ đối mặt khi kể những câu chuyện của họ là có thực, tuy nhiên chúng ta cần bắt đầu theo đuổi và cố gắng xác định những phương pháp tham gia vào hệ thống và không chỉ theo đuổi truyền thông một cách mù quáng. Ngày nay, đã có nhiều phụ nữ hơn trước đây đang đứng lên và chất vấn chính phủ Ấn Độ, và đây là kết quả cho sự dũng cảm đó. Tăng gấp 6 lần số phụ nữ báo cáo rằng họ bị quấy rối, và chính phủ đã thông qua Luật Tội phạm năm 2013 để bảo vệ phụ nữ khỏi sự quấy rối tình dục. Để kết thúc bài nói chuyện này, tôi chỉ muốn nói rằng tôi biết rất nhiều người trong khán phòng này có những bí mật, tuy nhiên chúng ta hãy lên tiếng. Hãy chiến đấu với sự xấu hổ và hãy nói về nó. Có thể ở diễn đàn, với 1 cộng đồng, với người bạn yêu, bất kỳ ai hay bất cứ điều gì bạn chọn, nhưng hãy lên tiếng. Sự thật là, cái kết cho vấn đề này mới vừa bắt đầu với chúng ta, Cảm ơn các bạn. (tiếng vỗ tay) Năm 1781, một nhạc sĩ người Anh. nhà khoa học và thiên văn học tên là William Herschel nhìn thấy một vật thể trên trời không chuyển động giống như những ngôi sao khác. Phát hiện của Herschel có điều khác lạ, có điều gì đó không đúng, đó là việc khám phá được 1 hành tinh, sao Thiên Vương, cái tên này đã được nhiều thế hệ con cháu biết đến, nhưng đây lại là hành tinh đã tăng gấp đôi kích thước trong hệ Mặt trời của chúng ta chỉ trong 1 đêm Vào tháng trước, NASA đã thông báo việc khám phá được 517 hành tinh mới quay quanh những ngôi sao gần Mặt trời, số liệu đó lại gấp đôi tổng số hành tinh mà chúng ta biết trong thiên hà. Nhờ vậy, ngành thiên văn không ngừng phát triển để thu thập thông tin, và hầu như số liệu liên tục tăng gấp đôi mỗi năm, trong vòng 2 thập kỉ tiếp theo, ngay cả tôi cũng có thể hiểu được lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta phát hiện vị trí của hầu hết các thiên hà trong vũ trụ. Nhưng khi chúng ta bước vào kỉ nguyên số điều chúng ta bắt đầu tìm kiếm chính là điểm khác nhau giữa số liệu ngày càng tốt hơn và số liệu ngày càng khác biệt, có khả năng thay đổi những câu hỏi ta đặt ra, và sự thay đổi này không phải việc số liệu ta thu thập được bao nhiêu, mà là số liệu đó có mở ra những cánh cửa mới vào vũ trụ hay không, và liệu có thay đổi cách ta quan sát bầu trời hay không. Vậy cửa sổ tiếp theo mở ra trong vũ trụ là gì? Chương tiếp theo của ngành thiên văn là gì? Tôi sẽ cho các bạn xem một số công cụ và qui trình công nghệ mà chúng ta sẽ phát triển trong thập kỉ tới, và cách những công nghệ này, cùng với việc sử dụng dữ liệu hợp lí, có thể một lần nữa làm thay đổi ngành thiên văn bằng việc mở ra cửa sổ mới trong vũ trụ của ta, cửa sổ thời gian. Tại sao lại là thời gian? Vì thời gian là xuất phát điểm, và cũng chứa đựng qui trình tiến hoá. Nguồn gốc hệ Mặt trời của chúng ta, và quá trình hình thành của nó, có gì bất thường hay điểm đặc biệt nào không? Về sự hình thành của vũ trụ. Tại sao vũ trụ tiếp tục giãn nở, và năng lượng đen bí ẩn này là gì lại khiến nó giãn nở như vậy? Trước tiên, tôi muốn cho các bạn thấy công nghệ sẽ thay đổi cách chúng ta quan sát bầu trời như thế nào. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi bên những dãy núi ở phía Bắc của Chile nhìn về phía tây, hướng về Thái Bình Dương vài tiếng trước khi mặt trời mọc. Đây là bầu trời đêm bạn sẽ thấy, nó rất đẹp, dải Ngân Hà lấp ló phía đường chân trời. nhưng nó cũng là một góc nhìn tĩnh, về nhiều mặt thì đây là cách chúng ta nghĩ về vũ trụ: vĩnh cửu và không thay đổi. Nhưng vũ trụ không như thế. Vũ trụ thay đổi từ từng giây đến hàng tỉ năm. Các thiên hà hợp nhất và va chạm với tốc độ hàng nghìn dặm trong 1 giờ. Các ngôi sao sinh ra và chết đi, phát nổ quá mức cho phép như vậy. Thật ra, nếu chúng ta quay trở lại với bầu trời yên tĩnh ở Chile và cho phép tăng tốc thời gian để xem bầu trời thay đổi thế nào vào năm sau, những sự va đập mà bạn thấy chính là những siêu tân tinh, những gì sót lại từ những ngôi sao chết, nổ tung, loé sáng rồi nhạt dần, mỗi một siêu tân tinh này sáng gấp 5 tỉ lần Mặt trời, nên chúng ta có thể quan sát được từ những khoảng cách xa nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Trong 1 giây, có khoảng 10 vụ nổ siêu tân tinh diễn ra trong vũ trụ. Nếu chúng ta có thể nghe được, nó sẽ giống như tiếng bỏng ngô nổ. Bây giờ, nếu chúng ta làm mờ siêu tân tinh, không chỉ có độ sáng thay đổi. Bầu trời chuyển động liên tục. Nhóm vật thể bạn thấy chạy ngang bầu trời chính là những tiểu hành tinh quay quanh Mặt trời, và chính những sự thay đổi và chuyển động này và những hoạt động trong hệ Mặt trời cho phép chúng ta xây dựng được mô hình vũ trụ để dự đoán tương lai và giải thích quá khứ. Nhưng những chiếc kính thiên văn mà chúng ta dùng trong suốt thập kỉ vừa qua không được thiết kế để thu thập thông tin trong phạm vi đó. Kính viễn vọng không gian Hubble: trong 25 năm qua nó đã tạo được những cảnh chi tiết nhất của vũ trụ xa xôi, nhưng nếu bạn dùng kính Hubble để tạo 1 ảnh bầu trời, 1 lần sẽ tốn 13 triệu ảnh lẻ, khoảng 120 năm để làm được điều này. Điều đó thúc đẩy ta tạo ra công nghệ mới và kính viễn vọng mới, kính viễn vọng dù mờ mờ cũng thấy được cả vũ trụ ở phía xa xăm, nó còn có thể phóng đại hình ảnh để thấy được bầu trời càng nhanh càng tốt, những chiếc kính thiên văn tương tự kính quan sát cực đại , gọi tắt là LSST, cái tên có lẽ chán nhất mọi thời đại, dành cho một trong những thí nghiệm hấp dẫn nhất trong lịch sự ngành thiên văn, cũng chính là bằng chứng, nếu bạn cần, không nên để một nhà khoa học hay một kĩ sư đặt tên bất cứ cái gì, kể cả con bạn. Chúng tôi đang chế tạo LSST. Chúng tôi hi vọng sẽ thu thập thông tin bắt đầu từ cuối thập kỉ này. Tôi định chỉ cho bạn thấy cách chúng ta nghĩ sẽ thay đổi những quan điểm của chúng ta về vũ trụ, vì một bức ảnh từ LSST tương đương với 3 000 bức ảnh từ kính viễn vọng ở trạm không gian Hubble, mỗi ảnh trên không đạt 3.5 độ, rộng gấp 7 lần trăng tròn. À, làm cách nào bạn chụp được một bức ảnh ở phạm vi này? Bạn đặt chiếc máy ảnh kĩ thuật số lớn nhất trong lịch sử, dùng công nghệ tương tự như chức năng máy ảnh trong điện thoại của mình hoặc máy ảnh kĩ thuật số bạn có thể mua trên đường High Street, nhưng bây giờ phạm vi này chỉ ngang 5.5 feet, khoảng kích thước của chiếc Volkswagen Beetle, một ảnh chiếm 3 tỉ pixel. Vì vậy nếu bạn muốn phân tích toàn diện một ảnh, chỉ là một ảnh riêng lẻ từ kính LSST, sẽ cần khoảng 1 500 chiếc HDTV. Và máy ảnh này sẽ chụp lại ảnh bầu trời, mỗi lần chụp một bức ảnh mới mất 20 giây, quan sát bầu trời liên tục nên cứ mỗi 3 đêm, chúng ta sẽ có được một bức hoàn toàn mới về bầu trời ở Chi Lê. Về chức năng lâu dài của chiếc kính viễn vọng này, nó sẽ phát hiện ra được 40 tỉ ngôi sao và các ngân hà, và đó sẽ là lần đầu tiên chúng ta sẽ tìm ra nhiều đối tượng hơn trong vũ trụ so với con người trên Trái Đất. Bây giờ, chúng ta có thể nói về các thông số terabytes và petabytes và hàng tỉ các đối tượng khác, nhưng cách để hiểu được các số liệu này sẽ do máy ảnh phụ trách chính là giống như việc đồng thời phát những đoạn video của kênh TED Talk 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần, trong 10 năm. Và để chuyển tải số liệu này có nghĩa là nghiên cứu qua tất cả các bài diễn thuyết để tìm ý tưởng mới và khái niệm mới, xem mỗi phần của video để hiểu cách khung ảnh được thay đổi thế nào trong cảnh tiếp theo. Và điều này thay đổi cách chúng ta nghiên cứu khoa học, thay đổi cách chúng ta nghiên cứu thiên văn, đến vị trí mà phần mềm và những thuật toán phải khai thác thông qua số liệu này, vị trí mà phần mềm cũng quan trọng đối với khoa học, giống như kính thiên văn và máy ảnh mà chúng ta đặt. Hiện nay, hàng ngàn cuộc khám phá sẽ đến từ dự án này, nhưng tôi chỉ định kể bạn nghe khoảng 2 ý tưởng về xuất phát điểm và quá trình tiến hóa mà có lẽ được thay đổi bởi cách chúng ta tiếp cận số liệu ở phạm vi này. 5 năm trước, NASA từng khám phá hơn 1 000 hệ thống hành tinh xung quanh ngôi sao gần đó, nhưng hệ thống chúng ta đang tìm không giống như hệ thống Mặt Trời của ta, và một trong những câu hỏi chúng ta phải đối mặt là chỉ là việc chúng ta chưa từng quan sát đủ kĩ hoặc có gì đó đặc biệt hay bất thường về việc hệ thống Mặt Trời của chúng ta được hình thành như thế nào? Và nếu chúng ta muốn tìm ra đáp án, chúng ta phải biết và hiểu cụ thể lịch sử của hệ thống Mặt Trời, và những chi tiết đó rất quan trọng. Cho nên bây giờ, nếu chúng ta quan sát bầu trời, tại những hành tinh nhỏ theo luồng lướt ngang bầu trời, những hành tinh nhỏ này giống như mảnh vụn của hệ thống Mặt Trời. Những vị trí của các hành tinh nhỏ ban đầu giống như dấu vân tay khi quĩ đạo của Sao Hải Vương và Sao Mộc ngày càng gần Mặt Trời, và vì những hành tinh khổng lồ di chuyển qua hệ thống Mặt Trời, chúng sẽ phân tán những hành tinh nhỏ phía sau. Cho nên việc nghiên cứu những hành tinh nhỏ giống như việc giám định pháp y, giám định pháp y đối với hệ thống Mặt Trời, nhưng để làm được điều này, chúng ta cần khoảng cách, và chúng ta cần khoảng cách từ trong chuyển động, và chúng ta có sự chuyển động vì sự tiếp cận với thời gian Vậy điều này nói lên được gì? À, nếu bạn quan sát những hành tinh nhỏ màu vàng lướt ngang qua màn hình, những hành tinh nhỏ này đang di chuyển với tốc độ nhanh nhất, vì chúng gần chúng ta nhất, gần Trái Đất hơn. Những hành tinh nhỏ này vào một ngày nào đó chúng ta có thể gửi tàu vũ trụ đến đó, để khai thác khoáng chất, nhưng có lẽ một ngày nào đó chúng có thể ảnh hưởng đến Trái Đất, giống như vào 60 triệu năm trước xảy ra sự tuyệt chủng của loài khủng long, hoặc chỉ vào thời điểm đầu thế kỉ trước, khi một hành tinh nhỏ hủy diệt khoảng 1 000 dặm của rừng Siberian, hoặc mới năm ngoái, có một vụ cháy ở Nga, giải phóng nguồn năng lượng của một quả bom hạt nhân nhỏ. Vì vậy việc giám định pháp y cho hệ thống Mặt Trời không chỉ cho chúng ta thấy chuyện quá khứ, nó còn có thể dự đoán tương lai, bao gồm tương lai của chúng ta. Nay khi chúng ta có khoảng cách, chúng ta quan sát được những hành tinh trong môi trường tự nhiên của nó, trong quĩ đạo quanh Mặt Trời. Vì vậy mỗi điểm trong sự mường tượng mà bạn có thể thấy là một hành tinh nhỏ có thật. Quĩ đạo của nó được tính từ lúc nó di chuyển ngang bầu trời. Màu sắc phản ánh cấu tạo của những hành tinh nhỏ này, khô và cứng như đá ở trung tâm, có nhiều nước và thô sơ ở phần rìa, những hành tinh nhỏ có nhiều nước có thể gieo giống giữa đại dương và biển cả mà chúng ta tìm được trên hành tinh của mình khi chúng oanh tạc vào Trái Đất lúc trước. Vì kính LSST sẽ có khả năng mờ đi và không chỉ rộng không thôi, chúng ta có thể quan sát những hành tinh nhỏ này ở khoảng cách xa bên trong hệ thống Mặt Trời, để những hành tinh nhỏ này vượt qua quĩ đạo của Sao Hải Vương và Sao Hỏa, đển sao chổi và những hành tinh nhỏ tồn tại trong khoảng 1 năm trong Mặt Trời. Và khi chúng ta tăng số lượng chi tiết của bức tranh, tăng theo hệ số trong khoảng 10 đến 100, đại khái thì chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, có bằng chứng cho thấy còn nhiều hành tinh bên ngoài quĩ đạo của Sao Hải Vương, để tìm thấy những hành tinh nhỏ gây ảnh hưởng cho Trái Đất trước khi chúng trở thành mối đe dọa, và có lẽ để tìm hiểu xem liệu mặt trời tự nó hình thành hay là do một nhóm các ngôi sao hợp lại, và có lẽ nó chính là những ngôi sao anh chị em của mặt trời chi phối việc hình thành hệ thống mặt trời, và có lẽ đó là một trong những lí do tại sao những hệ thống tương tự hệ mặt trời của ta lại hiếm có như vậy. Bây giờ, khoảng cách và những thay đổi trong vũ trụ - khoảng cách tương đương với thời gian, cũng như những thay đổi trên bầu trời. Mỗi bước bạn quay đi, hay một vật cách xa một đoạn, bạn sẽ nhìn lại khoảng 1/ 1 000 000 trong đúng một giây, và ý tưởng này hoặc ý định nhìn lại đúng lúc đã thay đổi khái niệm của ta về vũ trụ, không chỉ một lần mà là rất nhiều lần. Lần đầu tiên là vào năm 1929, một nhà thiên văn tên là Edwin Hubble đã chứng minh vũ trụ đang giãn nở, dẫn đến khái niệm về vụ nổ Big Bang. Và việc quan sát rất đơn giản: chỉ có 24 ngân hà và một bức tranh vẽ tay. Nhưng chỉ có khái niệm một ngân hà nằm càng xa, thì nó càng lùi nhanh hơn, đủ để sinh ra một vũ trụ học hiện đại. Vụ xoay vòng thứ hai xảy ra vào 70 năm sau, khi 2 nhóm các thiên nhà thiên văn chứng minh vũ trụ không chỉ có giãn nở, nó còn gia tốc thêm, một cách đáng ngạc nhiên như việc ném một quả bóng lên không trung và phát hiện ra việc ném càng cao, thì nó càng di chuyển nhanh hơn. Và họ đã chứng minh điều này bằng cách đo độ sáng của siêu tân tinh, và độ sáng của siêu tân tinh sẽ mờ hơn như thế nào ở khoảng cách nhất định. Và việc quan sát này lại trở nên phức tạp hơn. Yêu cầu phải có những công nghệ mới và những chiếc kính viễn vọng mới, vì có nhiều siêu tân tinh trong các ngân hà cách xa gấp 2 000 lần so với những điểm từng dùng ở trạm không gian Hubble. Và mất khoảng 3 năm chỉ để tìm kiếm 42 siêu tân tinh, vì một siêu tân tinh chỉ nổ ra 100 năm 1 lần trong 1 ngân hà. 3 năm để tìm thấy 42 siêu tân tinh bằng cách tìm kiếm thông qua 10 000 ngân hà. Và khi họ thu thập tất cả dữ liệu, đây là điều chúng ta đã tìm thấy. Bây giờ, điều này có vẻ không gây ấn tượng lắm, nhưng đây là những gì mà cuộc cách mạng ngành vật lí đem lại: một đường dự kiến mức độ sáng của siêu tân tinh cách 11 tỉ năm ánh sáng, và một tập hợp điểm không tương thích với đường đó. Nhiều sự thay đổi nhỏ đem lại những kết quả lớn Nhiều sự thay đổi nhỏ cho phép chúng ta tiến hành khám phá, như hành tinh được tìm thấy bởi Herschel. Nhiều sự thay đổi nhỏ khiến chúng ta hiểu không đúng về vũ trụ. Cho nên 42 siêu tân tinh, hơi mờ nhạt, ý là từ từ cách xa dần, bắt buộc vũ trụ không chỉ là giãn nở, mà còn phải đẩy nhanh tốc độ giãn nở lên. chỉ ra thành phần của vũ trụ mà chúng ta đang gọi là nguồn năng lượng đen, thành phần mà thúc đẩy sự giãn nở và chiếm 68% ngân sách nguồn năng lượng của vũ trụ chúng ta hiện nay. Vậy cuộc cách mạng kế tiếp sẽ là gì đây? À, nguồn năng lượng đen là gì và tại sao nó lại tồn tại? Mỗi một đường cho thấy một mẫu khác nhau đối với việc nguồn năng lượng đen có thể là gì, cho thấy những thuộc tính của nguồn năng lượng đen. Tất cả chúng đều phù hợp với 42 điểm, nhưng nhiều ý tưởng ẩn sau những đường này thì vô cùng khác biệt. Nhiều người nghĩ nguồn năng lượng đen thay đổi theo thời gian, hoặc liệu những thuộc tính của nguồn năng lượng đen có khác biệt phụ thuộc vào những nơi mà bạn nhìn lên bầu trời hay không. Những điều khác tạo nên nhiều điều khác biệt và sự biến đổi đối với vật lí ở cấp độ dưới nguyên tử. Hoặc là, họ nhìn vào qui mô lớn, và thay đổi cách hoạt động của trọng lực và tính tương đối chung chung hoặc họ nói vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong số, những phần của đa vũ trụ bí ẩn này, nhưng tất cả những ý tưởng này, tất cả những lí thuyết này, rất đáng ngạc nhiên và phải thừa nhận là có chút điên rồ, nhưng tất cả chúng thích hợp với 42 điểm của chúng ta. Vì vậy làm cách nào chúng ta có thể hi vọng mình hiểu được điều này qua thập kỉ tiếp theo? À, hãy thử tưởng tượng nếu và tôi từng nói bạn muốn nhìn thấy liệu những viên xúc xắc này có được khởi động hay không. Một viên xúc xắc sẽ cho bạn biết rất ít, nhưng bạn càng quăng lên nhiều lần, bạn thu thập càng nhiều dữ liệu, bạn càng trở nên tự tin hơn, không chỉ liệu chúng có được khởi động hay không mà còn có số lượng bao nhiêu, và bằng cách nào. Phải mất 3 năm chỉ để tìm ra 42 siêu tân tinh. vì những chiếc kính viễn vọng mà chúng ta lắp đặt có thể chỉ quan sát được một phần nhỏ của bầu trời. Với LSST, chúng ta có được một quan điểm hoàn toàn mới về bầu trời ở đất nước Chi Lê cứ mỗi 3 đêm như vậy. Trong quá trình hoạt động vào đêm đầu tiên, sẽ tìm được số lượng siêu tân tinh gấp 10 lần được dùng trong việc khám phá nguồn năng lượng đen. Con số này sẽ tăng lên 1 000 trong vòng 4 tháng đầu tiên: 1.5 triệu siêu tân tinh ở cuối bảng khảo sát này, mỗi siêu tân tinh như viên xúc xắc, mỗi siêu tân tinh kiểm tra những thuyết năng lượng đen nào thích hợp, và những thuyết nào thì không. Và vì vậy, bằng cách kết hợp những dữ liệu về siêu tân tinh cùng những giới hạn khác trong vũ trụ học, chúng ta sẽ từ từ bác bỏ nhiều ý kiến và những lí thuyết khác nhau về năng lượng đen hi vọng tới cuối cuộc khảo sát vào năm 2030, chúng ta sẽ mong chờ hi vọng thấy được, một lí thuyết cho vũ trụ của chúng ta, một lí thuyết cơ bản về vật lí của vũ trụ của chúng ta, dần dần xuất hiện. Bây giờ, theo nhiều cách, những câu hỏi tôi đặt ra thực tế là những câu đơn giản nhất. Chúng ta có lẽ không biết đáp án, nhưng ít nhất chúng ta biết cách trả lời các câu hỏi, Nhưng nếu việc xem xét kĩ 10 ngàn dải ngân hà cho thấy 42 siêu tân tinh khiến chúng ta hiểu không đúng về vũ trụ, khi chúng ta đang nghiên cứu hàng tỉ ngân hà, bao nhiêu lần chúng ta định đi tìm 42 điểm không tương thích với điều chúng ta mong đợi? Tương tự hành tinh được tìm thấy bởi Hershel hoặc năng lượng đen hoặc cơ học lượng tử hoặc thuyết tương đối, tất cả những ý tưởng này nảy sinh vì dữ liệu không tương thích với những gì chúng ta mong đợi. Điều thú vị về dữ liệu của thập kỉ tiếp theo trong thiên văn học, ngay cả chúng ta không hề biết bao nhiêu câu trả lời đang chờ đợi ngoài kia, những câu trả lời về nguồn gốc và sự tiến hóa của chúng ta. Hiện có bao nhiêu câu trả lời mà chúng ta không hề biết câu hỏi chúng ta muốn đặt ra? Cảm ơn. (Vỗ tay) Những ai tin vào sự tồn tại của thiên đường đều có những hình dung về nó. Với tôi, thiên đường chính là khi sự tò mò được thỏa mãn Thiên đường trong tôi là những đám mây êm đềm mà ở đó tôi được thoải mái nằm dài còn khuỷu tay tôi chống cằm, như lúc xem TV hồi bé. Tôi có thể ngắm nhìn mọi nơi, xem những bộ phim tôi muốn. Một lúc nào đó bạn nhận ra nơi tàu điện New York, khi đang đọc sách có một cảm giác thật nhẹ nhàng và dễ chịu. Thật ra tôi đã có một cuộc sống như vậy. vì tôi phát hiện... Cũng mất một thời gian đến khi tôi phát hiện ra điều đó năm 24 tuổi, rằng tôi thoải mái hơn với đồ vật hơn với con người, tôi đã quyết định theo đuổi đam mê này. Cuôc sống của tôi từ đó như trong mơ, Và mọi thứ chỉ là bắt đầu của một câu chuyện dài. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ: đây là buổi triển lãm Humble Masterpieces, ở MoMA vào năm 2004. Chúng tôi đang ở quận Queens, chúng tôi xây một tòa nhà thật lớn ở Midtown, nên chúng tôi đến một vùng thật xa xôi hẻo lánh. Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong sự nghiệp của tôi. Không những thế, Phông chữ này-- Phông chữ Helvetica, nó sẽ kỉ niệm 50 năm tuổi vào năm nay. Nên tôi nghĩ -- Max Miedinger và những nhà thiết kế Thụy Sĩ đã vượt qua Akzindenz Grotesk, để tạo ra một kiểu chữ san-serif mới -- và khi ấy tôi đã dần dần mường tượng ra.. Và tất nhiên, với Humble Masterpieces mọi thứ sẽ được nhân lên 100 lần. Và tôi hy vọng rằng, mục tiêu thực sự của buổi triển lãm cũng có ảnh hưởng tương tự với bạn Buổi triển lãm này nhằm thay đổi cách trẻ em... chẳng hạn, khi làm bài tập về nhà? Thay vì 2 hạt đậu trên cái khay, tôi hy vọng chúng sẽ lục lọi trong bếp hoặc trong giỏ xách của mẹ và sáng tạo nên một tuyệt tác ngay trên chiếc khay đó. Mọi người luôn có ý tưởng về Humble Masterpieces và ở MoMA chúng tôi đặt vài cuốn sách để mọi người gợi ý về Humble Masterpiece của họ. Mặc dù thường 80% là khiêu dâm, chỉ 20% gợi ý thực sự, nhưng tất cả-- hầu hết-- đều là những gợi ý tốt. Rất đặc trưng cho mỗi nước. Ví dụ, tôi không biết rằng người Tây Ban Nha chế ra chổi lau nhà Mà họ rất tự hào nên người dân ở đó đều nói về "la frego". Người Ý nói về pizza. Gợi ý của người Thổ Nhĩ Kì cũng rất hay -- họ có ánh trăng, nước tẩy quần áo và sơn móng tay. Và tiếp đến (Tiếng cười) Một ý tưởng từ Milan: Phương tiện phân làn giao thông gọi là "panettone", và nó được tô màu thế này Đây là đồ bê tông tuyệt đẹp sử dụng khắp Milan để xác định làn đường. Hãy nghĩ ra một món và gửi đến đây nhé -- chúng tôi luôn chào đón ý tưởng mới. Một buổi triển lãm như vậy, giúp tôi hiểu nhiều hơn về mọi chuyện trong 13 năm từ khi tôi đến MoMA. Tôi là người Ý. Ở đây, thiết kế là chuyện thường. Những nơi khác nhau sẽ nổi trội trong những lĩnh vực khác nhau Ở Argentina và Uruguay, cách xây nhà mang âm hưởng hiện đại tuyệt vời không thể tìm thấy ở nơi khác, dù nghệ thuật đương thời khá tệ. Ở Ý, đặc biệt tại Milan, nghệ thuật đương thời thực ra không nhiều Nhưng thiết kế thì -- ôi Chúa ơi. Bạn chỉ cần đến một cửa hàng ở góc phố, không cần những nơi sang trọng là thấy được kiểu thiết kế khiến tất cả mọi người thán phục về sự tinh tế của chúng tôi. Chỉ là cửa hàng nhỏ thôi nhé. Trong khi đó nghệ thuật đương thời của New York theo một xu hướng khác. Làm tôi kinh ngạc -- những đứa trẻ 3 tuổi lại biết đến Richard Serra và đưa bạn đến phòng tranh. Nhưng thiết kế, vì lí do nào đó, vẫn bị hiểu nhầm là trang trí. Khá là thú vị: Khi tôi nói đến "thiết kế", mọi người sẽ nghĩ đến thứ được thiết kế phóng đại -- trong trường hợp này, có mục đích, nhưng -- trang trí, trang trí nội thất. Họ nghĩ đến những người chọn chất liệu. Thiết kế có thể là vậy, tất nhiên, nhưng nó có thể là thứ khác. Là một trường thiết kế ở Jerusalem đang tìm cách để thiết kế mặt nạ khí gas, vì, các bạn biết đấy, Israel yêu cầu tất cả phải dùng mặt nạ khí gas kể cả trẻ sơ sinh. Nên các nhà thiết kế hạ thấp đường viền cổ, để giảm cảm giác nghẹt thở, và thuận tiện để uống Coca. Họ chế ra kiểu mặt nạ cho trẻ nhỏ sao cho bố mẹ dễ dàng bồng bế vì sự tiếp xúc cơ thể rất quan trọng. Họ còn thiết kế một dạng lều nhỏ cho trẻ sơ sinh. Ngay cả khi bạn nghĩ điều này thật nhẫn tâm, những thiết kế đó đều rất tuyệt vời, hơn hẳn những thiết kế nội thất sang trọng, Và vẫn thuộc lĩnh vực mà tôi đam mê. Từ khi bắt đầu làm việc tại MoMA, tôi luôn củng cố sức mạnh của nó bởi vì thật tuyệt vời khi được làm việc ở đây. Bạn thực sự có sức mạnh thu hút mọi người biết đến hoặc đến xem buổi triển lãm của bạn. Sức mạnh mà tôi không thể có nếu làm trong một viện bảo tàng thiết kế. 80% công chúng đến để xem Picasso và Matisse, rồi họ ghé qua buổi triển lãm của tôi và tôi đã thu hút được họ. Những người quản lí ở MoMA những người đã làm ở đây từ khi bảo tàng được thành lập vào năm 1929, đang nỗ lực nhìn vào những thay đổi của thế giới và sử dụng quyền hạn của mình để biến mọi thứ tốt đẹp hơn. Trải qua rất nhiều thay đổi, và Eames Demtrius có thể đang ở đây, nhưng trong hai ví dụ sau, cụ, ông của anh ấy -- tôi luôn thấy lẫn lộn về các mối quan hệ -- Charles Eames và sau đó là Charles và Ray Eames đã tham gia hai cuộc thi: một vào năm 1940 về đồ nội thất hữu cơ, và một vào năm 1948 về đồ nội thất giá rẻ cho quân sĩ sau chiến tranh những thứ sau đó phát triển thành một dòng nội thất. Đã có nhiều thiết kế đẹp mà giá lại rẻ Đã có rất nhiều dự án kiến trúc và thiết kế nhằm tạo ra những thiết kế tốt hơn phục vụ cuộc sống tốt hơn. Tôi đã thực hiện một buổi triển lãm vào năm '95 mang tên Đột phá về chất liệu trong Thiết kế đương đại. Nó là một bước cải cách trong thế giới thiết kế Khi mà nhà thiết kế có thể tự chỉnh sửa vật liệu. Ý tưởng này đưa tôi đến với rất nhiều thiết kế mới lạ như aerogels từ phòng thí nghiệm Lawrence Livermore ở California; ở thời điểm đó, aerogels mới bắt đầu được đưa vào thị trường. Cùng lúc đó, tuyệt tác của Takeshi Ishiguro ra đời. Những chiếc hộp đựng muối và tiêu bằng bột gạo nhão. Như các bạn thấy đấy, rất đa dạng. Một ví dụ tiếp theo, trong một buổi triển lãm khác mang tên Workspheres vào năm 2001, tôi yêu cầu nhà thiết kế đưa ra ý tưởng về một mô hình làm việc mới đang diễn ra trên thế giới. Và IDEO Rất đẹp -- Nơi đây được gọi là Personal Skies. Ý tưởng là, với một khu làm việc chia thành nhiều gian, bạn có thể tận dụng khoảng trời ở trên và bạn đã có riêng một "Cielo in Una Stanza" -- khoảng trời trong phòng -- Một bài hát nổi tiếng của Ý. Một ví dụ khác: thiết kế của Marti Guixe: mô hình làm việc lưu động và thiết kế ưa thích của tôi, Hella Jongerius: mô hình làm việc tại nhà. Từ đây tôi có thể đưa ra một ý tưởng quan trọng về thiết kế: Nhà thiết kế là những tổng hợp viên vĩ đại nhất thế giới. Họ giỏi nhất là việc tổng hợp nhu cầu của con người, điều kiện kinh tế, vật liệu, những vấn đề về sự bền vững, và điều họ làm sau cùng-- nếu họ giỏi -- còn hơn tất cả các phần kia gộp lại. Hella Jongerius là một người có khả năng tổng hợp rất tuyệt vời và cũng rất hài hước. Ý tưởng của tác phẩm là một lúc nào đó, mọi người nói bạn rất cần phải phân thân đấy. Và cô ấy đáp: "Không, không. Công việc có thể đi cùng với giải trí" Và TV dinner ra đời- một phát minh của năm 2001. Nhiều buổi triển lãm khác cũng diễn ra cùng thời điểm đó nhưng tôi không muốn nói ở đây. Thay vào đó, tôi muốn nói về tầm vĩ đại của một số nhà thiết kế. "Maverick" là một từ khó hiểu với tôi. Tôi tới Mỹ 13 năm trước và cho đến nay tôi luôn phải hỏi: "Nó nghĩa là gì?" Sáng nay tôi tra từ điển và nó nghĩa là có một anh chàng muốn che giấu sự thô lỗ. Vậy nên, anh ta không đi theo mọi người, vậy nên, anh ta là một "maverick" Thực ra nhà thiết kế rất cần phải "maverick" vì cách tốt nhất để thiết kế thành công một món đồ -- một món đồ mà chúng ta đang chưa từng có -- đó là xem như nó chưa từng tồn tại hoặc như con người sẽ có thái độ khác với nó. Safe là buổi triển lãm cuối cùng của tôi ở MoMA diễn ra đầu năm ngoái. Chủ đề là những thiết kế đảm bảo sự an toàn. Thực ra ý tưởng thực hiện đã có từ trước năm 2001, tên là Emergency. Rồi vụ 11/9 xảy ra, tôi quá kinh hoàng nên đã hủy buổi triển lãm. rồi ý tưởng đó từ từ trở lại -- chậm rãi và đầy hứa hẹn và đó chính là sự bảo hộ. Từ các thiết bị khai khoáng đến những ống hút tiệt trùng nước, Thật sự rất đa dạng. Nó cũng có... Cameron và tôi từng làm việc với nhau, nên vài thiết kế trên trang web của anh ấy cũng được triển lãm. Nhưng chúng ta không cần nói đến thiết kế và nghệ thuật nữa; thiết kế tận dụng mọi công cụ của nó để tạo nên nét độc đáo. Vừa kinh tế vừa hài hước. Đây là một dự án tuyệt vời của Ralph Borland, người Nam Phi. Một bộ trang phục cho các vụ bạo loạn. Ý tưởng là, khi bạn đang kẹt trong một vụ bạo loạn hay cuộc biểu tình và cảnh sát tiến đến, khi bạn mặc thứ này -- như một trái tim lớn, có một đầu loa ở tim bạn để khuếch đại nhịp tim của bạn cảnh báo cảnh sát; Như một tín hiệu cầu hòa. Và bạn có thể tưởng tượng, khi cả một nhóm người cùng mặc nó nhịp đập liên tục khiến cảnh sát phải e ngại. Như vậy, nhà thiết kế đôi khi không tạo ra những sản phẩm hoạt động ngay chúng chỉ hoạt động khi ta hiểu được vấn đề. Tony Dunne và Fiona Raby tạo ra các vật dụng thể hiện nỗi khổ và chứng hoang tưởng của con người. như món đồ gỗ ngụy trang được làm từ cùng loại gỗ với sàn nhà bạn nên nó biến mất hoàn toàn và bạn có thể giấu đi; hoặc hay ho hơn, cây nấm nguyên tử, một sáng chế được viết thành bài báo đăng trên Bulletin Atomic Scientist của Mỹ -- Tôi chưa từng nghĩ nó sẽ xuất hiện ở MoMA; hoặc chiếc ghế Faraday bảo vệ bạn khỏi phóng xạ. Nhưng điều thú vị trong buổi triển lãm là khám phá ra mục đích cuối cùng chính là phục vụ bản thân chúng ta, và một vài nhà thiết kế đang thực hiện chủ đề này. Đây là Cindy van den Bremen, nhà thiết kế Hà Lan người đã tạo ra đồ Capsters. Một loại quần áo thể thao cho phụ nữ Hồi giáo, cho phép họ trượt tuyết, chơi tennis, làm mọi việc mà không cần cởi khăn trùm đầu. Và đôi khi thực hiện các nghiên cứu dạng này, bạn sẽ bắt gặp nhiều ý tưởng thiết kế tuyệt vời. Twan Verdonck, anh còn rất trẻ, tôi nghĩ anh ấy mới 27 tuổi, hiện đang hợp tác với các nhà tâm lý học tạo ra dòng sản phẩm đồ chơi mô phỏng giác quan cho trẻ em có tâm lý yếu ớt. Rất đẹp. Từ món mềm mại quấn quanh cơ thể-- vì trẻ tự kỉ thích được ôm chặt, nên món này có thêm lò xo bên trong-- cho đến con búp bê này có gương để trẻ có thể soi mình trong gương và tự tin hơn. Thiết kế tôn trọng thế giới và nó xem xét thế giới ở mọi phạm trù khác nhau. Tôi mới dự một hội nghị về mặt hàng cao cấp tổ chức bởi Herald Tribune ở Istanbul. Một điều thú vị là tôi là diễn giả cuối cùng và trước tôi có nhiều người nói về hàng cao cấp, tôi không muốn phá đám nhưng lúc đó tôi thấy tôi cần phải đưa buổi diễn thuyết về thực tại. Sự thật là có rất nhiều loại mặt hàng cao cấp khác nhau, có những loại đồ chỉ tương đối xa xỉ với những người không giàu sang lắm. Để các bạn hiểu rõ hơn tôi có 2 ví dụ về thiết kế bắt nguồn từ ý thức kinh tế -- giới hạn rất, rất rõ. Ở Cuba, đây là một chiếc chuông xe đạp tái chế từ đồ chơi cũ và đây là áo mưa làm từ bao bố đựng gạo. Chúng đẹp bởi vì chúng thông minh và tiết kiệm. Và đây là tác phẩm của hai anh em từ Sao Paulo, Fernando và Humberto Campana, lấy cảm hứng từ đói nghèo và sự tài tình xung quanh mình để tạo nên các món đồ nội thất hiện bán rất chạy. Nhưng đó là vì bản tính kì lạ của thị trường. Thiết kế xem xét mọi thứ, và khi công nghệ càng phát triển, khi tính di động của chúng ta ngày một tăng thay vào đó, các nhà thiết kế lại muốn chúng ta phải thực tế. Đôi khi phũ phàng nữa. Đây là dòng nội thất có thể tương tác vật lí với bạn. Từ chiếc ghế này, bạn phải mở nó ra mới ngồi được, do đó nó lưu lại dấu vân tay của bạn, cho đến dòng sản phẩm tuyệt vời được cho là thiết kế của Ana Mir từ Bacelona. Từ món nữ trang làm từ tóc người đến kẹo socola đầu nhọn đến những viên kẹo kẽ ngón mà người yêu bạn thà mút ngón chân bạn còn hơn (Cười) Thật là đẹp đẽ vì dù sao, đó là khoảnh khắc tuyệt diệu của thiết kế. Nhiều năm trước tôi đã nghe một nhà toán học từ Vienna tên Marchetti giải thích về những đổi mới trong ngành quân đội -- do đó, đổi mới bí mật -- và đổi mới trong xã hội mới là hai đường hình sin đối xứng nhau. Rất ý nghĩa. Trong chiến tranh, công nghệ phải được đổi mới nhanh chóng mà chúng ta đang thiếu-- như trong Thế chiến II, sẽ không có thép không có nhôm. Và khi hòa bình, các công nghệ đó bất ngờ len lỏi vào thị trường nền kinh tế mới. Rất nhiều bạn có thể đã biết chiếc ghế Potato Chip tạo ra bởi Charles và Ray Eames là một ví dụ: sợi thủy tinh khi đó phổ biến đến khó tin. Với tôi điều này thật lạ thường. Nhịp điệu của đường hình sin đã thay đổi đến chóng mặt giống như nhịp điệu cuộc sống trong 25 năm qua, nên tôi không còn chắc chắn về khái niệm bước sóng nữa. Nhưng chắc chắn đó là thời điểm quan trọng của thiết kế, vì công nghệ máy tính không chỉ đang phát triển, không chỉ tạo ra nguồn tài nguyên mở cho thiết kế, và còn là ý tưởng về sự bền vững -- không chỉ trong sự thải khí CO2 và dấu chân sinh thái, mà còn trong quan hệ cộng đồng -- Một phần công việc của rất nhiều nhà thiết kế. Và là lí do ngày càng nhiều nhà thiết kế, làm việc trong lĩnh vực hành vi thay vì vật thể. Đặc biệt những người giỏi, chứ không phải tất cả họ. Các bạn đang xem một tác phẩm của Mathieu Lehanneur, một kiệt tác. Anh là nhà thiết kế trẻ người Pháp đang làm việc-- hiện đang làm việc cho các công ty dược phẩm-- để tìm ra phương pháp mới khuyến khích bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em, uống thuốc thường xuyên. Ví dụ, chiếc hộp đựng thuốc hen suyễn này sẽ tự phồng lên khi đến giờ uống thuốc, nên đứa trẻ phải --pffff -- để làm xẹp chiếc hộp. Và một loại thuốc bạn có thể vẽ lên da giúp bạn thấy thoải mái khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép da. Tương tự như sản phẩm của Marti Guixe, tương tác với bạn thông qua mọi thứ đi qua đường miệng của bạn nhờ đó bạn học được từ lỗi sai hoặc từ vị giác của bạn, bằng đường miệng Trong buổi triễn lãm tiếp theo của tôi -- xin lỗi đã làm các bạn khó chịu vì tôi cứ nói đi nói lại-- là về mối quan hệ giữa thiết kế và khoa học. Tôi tìm những điểm chung, thay vì dùng phép ẩn dụ -- những trăn trở chung, vấn đề chung, mối bận tâm chung -- tôi nghĩ những điểm đó sẽ giúp khai thác ý tưởng này sâu hơn. như một chỉ dẫn, như một định hướng thay vì một mệnh lệnh. Tôi đợi hồi âm của các bạn. Tôi gửi email cho khá nhiều bạn rồi. Thiết kế có thể kết hợp với khoa học, và sự tham chiếu với những thang đo khác nhau là khả thi, vậy nên, hãy làm việc nghiêm túc dù là trên một vật thể bé nhỏ để biến nó trở nên vĩ đại và mang ý nghĩa lớn lao. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chào các cháu. (Cười) Tôi 71 tuổi. (Vỗ tay) Chồng tôi 76 tuổi. Cha mẹ tôi gần 100. và Olivia, chú chó của tôi, 16 tuổi. Tôi sẽ nói về tuổi già. Hãy để tôi nói lên cảm nhận của mình khi thấy những nếp nhăn trong gương và khi nhận ra một vài bộ phận trong cơ thể trở nên xập xệ tôi không thể tìm thấy chúng. (Cười) Mary Oliver viết trong một bài thơ "Nói tôi biết việc bạn sẽ làm trong cuộc sống quý giá và duy nhất này là gì?" Tôi chọn cách sống đầy nhiệt huyết. Khi nào thì chúng ta bắt đầu già? Xã hội quyết định khi nào chúng ta già, thường vào khoảng 65 tuổi, khi ta nhận được bảo trợ nhưng ta thực sự già đi kể từ khi sinh ra. Chúng ta đang già đi ngay lúc này, và trải qua nó theo những cách khác nhau. Ta đều cảm thấy trẻ hơn so với tuổi thật của mình vì tâm hồn không bao giờ già cả. Tôi vẫn đang 17 tuổi. Sophia Loren, hãy nhìn cô ấy. Cô ấy nói rằng vóc dáng mà bạn nhìn thấy là nhờ ăn mỳ Ý. Tôi đã thử và lên 4.5 cân ở chỗ không cần tăng. Nhưng thái độ, tuổi già cũng là thái độ và sức khỏe. Nhưng cố vấn của tôi trong hành trình tuổi già là Olga Murray. Người phụ nữ California này, ở tuổi 60 đã làm việc ở Nepal để cứu những cô gái trẻ khỏi tình trạng nô lệ trong gia đình. Ở tuổi 88, bà đã cứu 12.000 cô gái, và thay đổi nền văn hóa của quốc gia này. (Vỗ tay) Giờ đây, việc cha bán con gái để làm nô lệ là bất hợp pháp. Bà cũng mở cô nhi viện và phòng khám dinh dưỡng. Bà luôn hạnh phúc và trẻ mãi. Tôi đã đánh mất điều gì trong thập kỉ qua? Con người, tất nhiên, nơi chốn, và năng lượng vô tận của tuổi trẻ. Tôi đang bắt đầu mất sự tự lập và điều đó khiến tôi lo sợ. Ram Dass nói rằng sự phụ thuộc gây tổn thương, nhưng bạn sẽ phải chịu đựng ít hơn nếu như chấp nhận nó, Sau một cơn đột quỵ nặng, tâm hồn không tuổi của ông ấy bắt đầu thấy sự thay đổi của cơ thể, và ông rất biết ơn những người giúp đỡ mình. Tôi đã có được điều gì? Tự do: tôi không cần phải chứng minh nữa. Tôi không còn mắc kẹt với ý nghĩ mình là ai, mình muốn là ai, hay mọi người muốn tôi là ai. Tôi không cần phải làm hài lòng mọi người, ngoại trừ động vật. Tôi bảo bản ngã của mình hãy lùi lại để tôi tận hưởng những gì đang có. Cơ thể tôi có thể trì trệ, nhưng bộ não thì chưa. Tôi yêu bộ não của mình. Tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Tôi không để tâm đến sự đố kị, tham vọng, phù phiếm, không có tội lỗi nào đáng để cho tôi phiền não. Thật tuyệt nếu có thể cho qua. Tôi nên bắt đầu sớm hơn. Tôi cũng thấy dễ chịu hơn vì tôi không còn sợ bị tổn thương. Đó không còn là điểm yếu nữa. Tôi tiếp nhận ý niệm về tâm linh. Tôi nhận ra rằng trước đây, cái chết đang đến gần. Thì bây giờ, nó ở ngay bên cạnh, hoặc ngay trong nhà mình. Tôi cố sống cẩn trọng và có mặt trong những lúc quan trọng. Nhân tiện, Đạt Lai Lạt Ma là một người có tuổi và đáng kính nhưng có ai lại muốn ăn chay và sống độc thân? (Cười) Thiền rất tốt. (Video) Đứa trẻ: Ommm, Ommm, Ommm Isabel Allende: Ommm, Ommm. Như vậy đất. Bắt đầu sớm sẽ rất tốt. Bạn biết đấy, đối với người hão huyền như tôi, thật khó để già trong nền văn hóa này. Bên trong, tôi thấy mình ổn, quyến rũ, gợi cảm. Nhưng chẳng ai thấy điều đó cả. (Cười) Tôi là người vô hình. Tôi muốn là tâm điểm của sự chú ý. Tôi ghét bị lãng quên. (Cười) (Vỗ tay) Đây là Grace Dammann. Bà phải ngồi xe lăn trong 6 năm sau một tai nạn giao thông. Bà nói chẳng có gì hấp dẫn hơn việc được tắm nước nóng, mà mỗi giọt nước là một sự ban phước cho các giác quan. Bà không nghĩ mình khuyết tật. Trong tâm trí, bà vẫn đang lướt sóng trên biển. Ethel Seiderman, một nhà hoạt động can đảm và được yêu mến gần nơi tôi sống ở California, Bà đi đôi giày thiết kế màu đỏ, và thần chú của bà là: một chiếc khăn thì tốt nhưng 2 cái thì tuyệt hơn. Bà góa chồng 9 năm nay, nhưng tìm kiếm người bạn đời nào khác. Bà nói chỉ có một số lượng hạn chế về cách mà bạn làm tình. Thực ra, bà nói theo 1 cách khác. Và bà đã thử cả rồi. (Cười) Tôi, mặt khác, vẫn còn ảo tưởng tình ái với Antonio Banderas. (Cười) Và người chồng tội nghiệp của tôi phải chịu đựng điều đó. Vậy làm cách nào tôi có thể sống nhiệt huyết? Tôi không thể bắt bản thân sống nhiệt huyết ở tuổi 71. Tôi đã luyện tập vài lần, khi chán, tôi giả vờ làm như thế. Thái độ, thái độ. Tôi luyện tập thế nào? Tôi luyện tập bằng cách nói "Có" với tất cả mọi thứ: kịch nghệ, hài kịch, bi kịch, tình yêu, cái chết, sự mất mát. Nói "có" với cuộc sống. Và tôi luyện tập bằng cách yêu. Không phải lúc nào cũng thành công nhưng không ai đổ lỗi cho bạn vì đã cố gắng cả. Ghi chú cuối cùng, nghỉ hưu trong tiếng Tây Ban Nha là "jubilacion" "lễ ăn mừng". Chúng ta đã thực hiện nghĩa vụ. Chúng ta đã cống hiến cho xã hội. Giờ là thời gian cho chính mình, thời gian tận hưởng. Trừ khi bạn quá yếu hay quá nghèo, không thì bạn có nhiều lựa chọn. Tôi chọn giữ nhiệt huyết sống, với trái tim rộng mở. Tôi cố gắng làm điều đó mỗi ngày. Bạn có muốn làm cùng tôi không? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) June Cohen(JC): Cô Isabel Isabel Allende(IA): Cảm ơn JC: Đầu tiên, cháu chưa bao giờ nghĩ sẽ diễn thuyết trước cộng đồng TED, nhưng cháu muốn nói rằng chúng cháu đều thấy cô vẫn rất quyến rũ có phải không ạ? IA: Ồ, cảm ơn (Vỗ tay) JC: Mời các bạn bỏ tay xuống IA: Không,chỉ do trang điểm thôi. JC: Có thích hợp không nếu cháu hỏi tiếp về ảo tưởng tình ái của cô? IA: Tất nhiên. Về điều gì cơ? (Cười) JC: Về ảo tưởng tình ái của cô. IA: Với Antonio Banderas. JC: Không biết cô có muốn chia sẻ thêm điều gì không. IA: À, 1 trong số đó là (Cười) Là tôi đặt tấm hình Antonio Banderas trên bánh tortialla của Mexico, tôi cho thêm guacamole và salsa, Tôi cuốn anh ấy lại và ăn. (Cười) Xin cảm ơn. Bạn dùng từ "awesome" mấy lần trong ngày hôm nay rồi? 1 lần? 2 lần? hay 17 lần? Bạn có nhớ mình dùng từ này để mô tả gì không? Tôi không nghĩ là bạn nhớ, bởi vì mọi người ơi, các bạn đang dùng từ chưa đúng, và tối nay tôi muốn chia sẻ với các bạn làm sao đưa "awe" - sự kinh hãi trở về với "awesome" - kinh hãi. Gần đây, tôi đi ăn tối ở 1 tiệm ăn ngoài trời, người phục vụ đến bàn và hỏi liệu chúng tôi đã từng ăn tối ở đây, tôi đáp: "Vâng, đúng rồi." cô ấy thốt lên "Awesome" - Kinh hãi Tôi nghĩ bụng: "Thật vậy sao? "kinh hãi" hay "tuyệt vời" khi chúng tôi quyết định ghé nhà hàng này lần nữa?" Một ngày, một đồng nghiệp hỏi liệu tôi có thể lưu file dạng PDF được không tôi đáp: "Vâng, dĩ nhiên, "Kinh hãi", anh ta nói. Thiệt hả, lưu bất cứ cái gì ở dạng PDF là kinh hãi ư? Buồn thay, ta đang lạm dụng từ "awesome" - kinh hãi thay cho từ "great" - tuyệt vời và "thank you" - cảm ơn. Từ điển Webster định nghĩa từ "awesome" là sợ hãi xen lẫn với ngưỡng mộ hoặc tôn kính, cảm giác được tạo ra bởi điều gì đó uy nghi. Bây giờ, với ý nghĩa đó, chiếc sandwich Quiznos của bạn có kinh hãi hông? Chỗ đậu xe như thế nào? Có kinh hãi hông? Hay ván đấu ngày hôm đó? Có kinh hãi không? Câu trả lời là không, không và không. Sandwich có thể ngon, chỗ đậu xe có thể ở gần đây, và ván đấu có thể bùng nổ, nhưng không phải thứ gì cũng có thể được gọi là "kinh khủng". (Cười) Vì thế, khi dùng từ "awesome" để mô tả những sự vật, sự việc tầm thường, bạn đang lấy đi sức mạnh vốn có của nó. Tác giả này nói: "Những ngày tuyết rơi hoặc việc tìm tiền trong quần tây thật đáng kinh hãi." (Cười) Không, không phải vậy, và ta cần nâng cao ý thức cho kẻ đáng thương này. (Cười) Nói cách khác, nếu có tất cả, bạn sẽ không coi trọng gì. Không như việc uống nước ở vòi cứu hỏa như chàng ngốc này đây. Không có động lực, không cao không thấp, nếu mọi thứ đều awesome -kinh hãi. Thưa quý ông, quý bà, đây là 10 điều thực sự kinh hãi. Tưởng tượng, nếu quý vị phải vác mọi thứ trên vai. Không phải là dễ hơn nếu tôi có thể cuộn nó lại và mang về nhà ư? Vâng, vì vậy tôi sẽ sáng tạo ra bánh xe. Bánh xe - thưa quý vị. Bánh xe có đáng kinh hãi không? Vâng, có! Kim tự tháp là kiến trúc nhân tạo cao nhất trên thế giới trong vòng 4.000 năm qua. Pharaoh đã ra lệnh cho nô lệ di chuyển hàng triệu viên đá đến vị trí xây dựng lăng mộ Kim tự tháp có đáng kinh hãi không? Vâng, thật đáng kinh hãi. Đại Vực. (Great Canyon) Thôi nào. Gần 80 triệu năm tuổi. Đại Vực có kinh hãi không? Vâng, có. Năm 1829, Louis Daguerre phát minh ra nhiếp ảnh, và ngày nay, khi lướt màn hình điện thoại và chụp ảnh chiếc sandwich kinh hãi kia bạn biết mình là ai rồi đấy- (Cười) không phải dễ dàng hơn sao khi phơi ảnh lên tấm đồng mạ bạc được ion hóa? Vậy thì, nhiếp ảnh có đáng kinh hãi không? Vâng, có. D-Day, ngày 6/6/1944 quân đồng minh đổ bộ vào Normandy. Cuộc xâm lược lớn nhất trong lịch sử thế giới. D-Day có kinh hãi không? Vâng, có. Bạn đã ăn gì hôm nay? Bạn có ăn không? Bạn có thể cảm ơn ong thợ. Nếu mùa màng không được thụ phấn sẽ không có lương thực, và tất cả chúng ta sẽ chết. Kiểu như vậy. Nhưng không giống với việc hoa nở và "giao hợp" với hoa khác, mặc dù điều này nghe có vẻ kinh hãi. (Cười) Loài ong thật đáng kinh hãi. Bạn đùa đấy à? Đặt chân lên mặt trăng! Thôi nào! Apollo 11. Bạn đùa tôi à? 66 năm sau khi anh em nhà Wright cất cánh từ Kitty Hawk, North Carolina, thì Neil Armstrong đi xa hơn thế 240.000 dặm. Khoảng cách như từ đây đến mặt trăng vậy. (Cười) Đó là 1 bước tiến nhỏ cho loài người, một bước tiến khổng lồ cho từ awesome! Bạn đúng hoàn toàn. Woodstock, 1969: Tạp chí Rolling Stone nói rằng: điều này đã làm thay đổi lịch sử của Rock & Roll. Tiền vé thời đó chỉ 26$. Với giá đó, giờ bạn không thể mua nổi một chiếc áo thun. Phiên bản của Jimi Hendrix- "The Star-spangled banner" là tiêu biểu nhất. Woodstock có kinh hãi không? Vâng, có Cá mập! Chúng đứng đầu trong chuỗi thực phẩm Cá mập có nhiều hàng răng mọc ra trong hàm và đẩy lên phía trước như băng chuyền. Một số loài cá mập có thể mất đi 30.000 răng trong suốt cuộc đời. Kinh hãi có gây sợ hãi không? Ôi, trời đất, cá mập thật kinh hãi. Internet ra đời năm 1892 và ngay lập tức đảm trách công việc truyền thông toàn cầu, Tối nay, khi bài trình bày Powerpoint này được đưa lên internet để 1 anh chàng say xỉn ở tận Siberia xem thứ vớ vẩn này, Internet thật kinh hãi. Cuối cùng, một vài người không thể chờ được nữa để nói rằng bài Powerpoint của tôi là kinh hãi. Tôi sẽ giúp các bạn. Nó không kinh hãi, nhưng đó là sự thật tôi hy vọng điều này giúp các bạn vui và tất cả những khán giả trước nay của tôi nữa. Xin cảm ơn ' và chúc buổi tối vui vẻ. (Vỗ tay) Tại sao vũ trụ tồn tại? Tại sao ở đó -- Vâng, vâng. (Tiếng cười) Đây là một bí ẩn vũ trụ. Xin hãy nghiêm túc. Tại sao có thế giới này, tại sao chúng ta ở trong nó, và cuối cùng là tại sao lại có vật chất mà không phải là hư không? Tôi muốn nói, đây là một cấu hỏi tột cùng "tại sao"? Nên tôi sẽ nói về bí ẩn của sự tồn tại, câu đó của sự tồn tại, chúng ta đang ở đâu trong nó, và tại sao bạn nên quan tâm, và tôi hi vọng bạn quan tâm. Nhà thiên văn học Arthur Schopenhauer đã nói những người không tự hỏi về sự ngẫu nhiên của sự tồn tại của chúng ta sự ngẫu nhiên của sự tồn tại của thế giới, là những kẻ thiểu năng. Nói vậy có hơi quá, nhưng đúng. (Tiếng cười) Nên nó vốn được gọi là một câu hỏi cao siêu nhất, kỳ bí nhất, sâu sắc nhất, và vươn xa nhất mà con người có thể đặt ra. Nó ám ảnh những cái đầu vĩ đại. Ludwig Wittgenstein, có lẽ là nhà triết học vĩ đại nhất thế kỷ 20, đã kinh ngạc rằng trên hết có một thế giới. Ông viết trong tác phẩm "Tractatus" Kiến nghị 4.66, "Điều bí ẩn không phải là mọi thứ đã xuất hiện như thế nào, mà đó là sự tồn tại của thế giới." Nếu bạn không thích nghe lời châm biếm từ một nhà triết học, thử một nhà khoa học. John Archibald Wheeler, một trong những nhà vật lý học vĩ đại của thế kỷ 20, Thầy của Richard Feynman, người đặt ra khái niệm "hố đen", ông nói, "Tôi muốn biết tại sao là lượng tử, tại sao là vũ trụ, tại sao là sự tồn tại?" Và bạn của tôi Martin Amis -- thứ lỗi vì tôi sẽ kể ra rất nhiều cái tên trong bài nói này, xin hãy quen với nó -- bạn tốt của tôi Martin Amis một lần đã nói chúng ta cần năm Einstein để trả lời câu hỏi bí ẩn của vũ trụ đến từ đâu. Và tôi không nghi ngờ có năm Einstein trong khán phòng tối nay. Ai là Einstein? Giơ tay? Không ? Không có Einstein? Okay. Vậy là câu hỏi, tại sao có các thứ thay vì không có gì, câu hỏi kỳ vĩ này, đã được đặt ra vào cuối lịch sử khoa học. Nó là vào cuối thế kỷ 17 nhà triết học Leibniz đã hỏi nó, một người rất thông minh, Leibniz, người đã phát minh ra tích phân độc lập với Isaac Newton, cùng thời gian, nhưng đối với Leibniz, người đã hỏi tại sao tại có các thứ thay vì hư vô, đây không phải là một bí ẩn lớn. Ông vừa là hoặc giả bộ là một người Công giáo chính thống trong tầm nhìn siêu hình của ông, và ông nói rằng thật rõ ràng tại sao thế giời này tồn tại bởi vì Chúa đã sáng tạo ra nó. Và Chúa đã sáng tạo, từ hư vô. Đó là sự quyền lực của Chúa. Ngài không cần bất cứ thứ nguyên liệu nào để tạo nên thế giới. Ngài có thể làm nó ra từ hư không tuyệt đối, sự sáng tạo từ hư không. Và, đây là những gì đa số người Mỹ hiện nay tin. Với họ, sự tồn tại chẳng có gì bí ẩn Chúa đã làm ra nó. Vậy hãy đặt nó vào một phương trình. Tôi không có máy chiếu nên tôi sẽ mô tả bằng động tác, các bạn hãy cố hình dung. Đó là Chúa + hư vô = Thế giới. Okay? Đó là phương trình. Và có thể bạn không tin vào Chúa. Có thể bạn là một nhà khoa học vô thần hoặc một người bình thường vô thần, và bạn không tin vào Chúa, và bạn không hài lòng với nó. Thậm chí nếu chúng ta có phương trình này, Chúa + Hư vô = Thế giới, vốn dĩ đã có một vấn đề: Tại sao chúa tồn tại? Chúa không tồn tại chỉ bằng logic trừ khi bạn tin vào lý lẽ bản thể luận, và tôi hi vọng bạn không tin, bởi vì nó không phải là một lý lẽ tốt. Vậy là nó có thể hiểu được, nếu chúa cần phải tồn tại, ông sẽ thắc mắc, ta phi thường, ta quyền lực, nhưng ta đến từ đâu? (Tiếng cười) Từ đâu mà có ta? Chúa nói bằng Tiếng Anh trang trọng hơn. (Tiếng cười) Vậy là thuyết của Chúa đã bị bối rồi bởi câu hỏi về sự xuất hiện của chính Chúa và Ngài sáng tạo nên thế giới chỉ để quên đi thắc mắc của chính mình. Nhưng thôi, hãy gác lại chuyện Chúa. Đưa Ngài ra khỏi phương trình: Ta có: ___ +hư vô = Thế giới. Bây giờ, bạn là một Phật tử, bạn muốn dừng lại ở đó, bởi vì căn bản bạn tin rằng hư vô = Thế giới, với tính chất đối xứng, nghĩa là: Thế giới = hư vô. Đối với một Phật từ, thê giới chỉ là một tập hợp của hư vô. Nó chỉ là một vũ trụ trống rỗng. Và chúng ta nghĩ rằng có nhiều thứ ngoài kia là bởi vì chúng ta bị trói buộc bởi những dục vọng. Nếu chúng ta để những dục vọng tan biến, chúng ta sẽ thấy bản chất thực sự của thế giới, một sự trống rỗng, hư vô, và chúng ta sẽ đến cõi cực lạc, niết bàn nới được định nghĩa là có đủ sự sống để tận hưởng cái chết. (Tiếng cười) Vậy đó là cách nghĩ của Phật tử. Nhưng tôi là một người Phương Tây, và tôi vẫn quan tâm với câu đố của sự tồn tại, vậy ta có __________ + — cần phải nghiêm túc trong phút tới, vậy ____+ hư vô = thế giới. Chúng ta phải điền gì vào chỗ trống? Vâng, khoa học thì sao? Khoa học là chỉ dẫn tốt nhất của chúng ta tới tự nhiên, và khoa học căn bản nhất là vật lý. Nó nói cho chúng ta thực tại trần trụi là gì, nó tiết lộ cái tôi gọi là TAUFOTU, the True And Ulimate Furniture Of The Universe (Trang bị thực chất và tột cùng của Vũ trụ) Vậy có thể Vật lý có thể điền vào chỗ trống này, và thực sự, từ khoảng 1960 đến 1970, các nhà vật lý đã có ý muốn đưa ra một lời giải thích thuần túy khoa học cho việc vũ trụ của chúng ta đã được sinh ra như thế nào từ hư không tuyệt đối, sự biến thiên lượng tử ra khỏi sự trống rỗng. Stephen Hawking là một trong số đó, gần đây hơn là Alex Vilenkin, và tất cả mọi thứ đã được phổ biến bởi những nhà vật lý tuyệt vời khác và bạn bè tôi, Lawrence Krauss, người viết cuốn sách "Một vũ trụ từ hư không," và Lawrence nghĩ ông đã cho đi -- ông là một quân nhân vô thần, nên ông đã đua Chúa ra khỏi bức tranh. Các định luật của trường lượng tử, vật lý tiên tiến nhất, có thể cho thấy làm thế nào thoát ra khỏi sự hư không, không có không gian, thời gian, vật chất, không gì hết. một viên quặng nhỏ của chân không có thể biến thành sự tồn tại, và rồi, bằng phép màu của sự mở rộng, bùng nổ thành một vũ trụ to lớn và đa dạng mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta. Vâng, đây thực sự là một khung cảnh rất tài tình. Nó rất hấp dẫn. Rất quyến rũ. Nhưng tôi có một vấn đề lớn với nó, và đó là: Nó là một quan điểm giả tôn giáo. Lawrence nghĩ rằng ông là vô thần, nhưng ông vẫn là nô lệ của một cách nhìn tôn giáo. Ông thấy các định luật vật lý như những mệnh lệnh thần thánh. Các luật của thuyết lượng tử đối với ông như mệnh lệnh chiếu sáng, "Phải có ánh sáng" (Kinh cựu ước) Các định luật có nét gì đó của bản thể luận rằng chúng có thể hình thành địa ngục, rằng nó phôi thai với sinh vật. Nó có thể gọi ra một thế giới từ hư không. Nhưng đó là một cái nhìn rất nguyên sơ đối với những định luật vật lý. ? Chúng ta biết rằng những định luật vật lý thực sự là diễn tả khái quát của các mô hình và các quy tắc trên thế giới. Chúng không tồn tại bên ngoài thế giới. Chúng không có những đám mây thực tế của riêng mình. Chúng không thể gọi thế giới ra từ hư không. Đó là cái nhìn nguyên sơ nhất về định luật khoa học là gì. Nếu bạn không tin tôi trong vấn đề này, hãy nghe Stephen Hawkin, chính ông đã đề xuất một mô hình vũ trụ một cấu trúc độc lập, không đòi hỏi bất cứ nguyên nhân bên ngoài, bất cứ đấng sáng tạo nào, và sau khi đề xuất nó, Hawkin thừa nhận rằng ông vẫn còn bối rối. Mô hình này mới chỉ là các phương trình. Cái gì thổi lửa vào những phương trình và tạo nên một thế giới để cho chúng diễn tả? Ông bối rối bởi những điều này, vậy bản thân các phương trình không thể làm nên phép màu, không thể giải đáp câu đố về sự tồn tại. Ngoài ra, thậm chí nếu các định luật có thể làm điều đó, tại sao lại là những luật này? Tại sao lại là thuyết trường lượng tử giải thích vũ trụ với một số lượng nhất định các luật và các hạt và nhiều nữa? Tại sao không phải là một tập luật hoàn toàn khác? Có rất nhiều, nhiều các tập luật toán học chặt chẽ. Tại sao không phải không có luật nào hết? Tại sao không phải hư không tuyệt đối? Nên đây chính là một vấn đề, dù tin hay không, mà các nhà vật lý sâu sắc thực sự suy nghĩ rất nhiều và ở điểm này họ thường thiên về siêu hình, nói rằng, vâng, có lẽ tập luật giải thích vũ trụ, chỉ là một trong các tập luật và diễn tả một phần của hiện thực, nhưng có thể mỗi một tập luật chặt chẽ giải thích một phần khác nhau của vũ trụ, và sự thực tất cả các thể giới vật chất thực sự tồn tại, tất cả ở ngoài kia. Chúng ta chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của hiện thực mà được biểu diễn bởi các luật trường lượng tử, nhưng vẫn còn, nhiều nhiều thế giới khác, các phần của hiện thực được diễn tả bởi một con số khổng lỗ các thuyết khác với thuyết của chúng ta trong một cách mà chúng ta không thể nào hình dung nổi, nó là một cái mới không thể nhận thức nổi. Steven Weinberg, tác giả của mô hình chuẩn vật lý hạt, đã thực sự tự mình đến với ý tưởng này, rằng tất cả khả năng hiện thực đều tồn tại. Một nhà vật lý trẻ hơn, Max Tegmark, người tin rằng tất cả các cấu trúc vật chất đều tồn tại, và sự tồn tại toán học tương đồng với tồn tại trong vật chất, vậy chúng ta có một đa vũ trụ rộng lớn bao quanh tất cả các khả năng logic. Bây giờ, khi nói về giải pháp siêu hình này, các nhà vật lý này và cả các nhà triết học thực sự đã vươn tới một ý tưởng rất cổ xưa của Plato. Đó là nguyên tắc của sự phong phú hay màu mỡ, hay một chuỗi tạo vật, rằng thực tại là đầy đủ nhất có thể. Nó bị tách biệt khỏi sự hư không cũng như nó có thể vậy. Vậy chúng ta có hai thái cực. Một bên chúng ta có thuần hư không, và bên kia chúng ta có cái nhìn của thực tại bao quanh tất cả thể giới có thể cảm nhận được tại thái cực còn lại: thực tại đầy đủ nhất, hư không, thực tại đơn giản nhất. Vậy cái gì ở giữa hai thái cực đó? Có tất cả các loại thực tại trung gian bao gồm một số thứ và bỏ qua một số thứ khác. Vậy một trong số các thực tại trung gian đó đó là thực tại hợp logic nhất, bỏ đi những thứ phi logic, những cái phi đối xứng xấu xí và nhiều nữa. Có một số nhà vật lý sẽ nói với bạn rằng chúng ta thực ra đang sống trong một thực tại tao nhã nhất. Tôi nghĩ rằng Brian Greene đang trong khán phòng và ông đã viết một cuốn sách tên "Vũ trụ hài hòa" Ông tuyên bố rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống rất hài hòa về mặt toán học. Đừng tin ông ta. Đó là một hi vọng tốt, tôi ước nó là sự thật, nhưng tôi nghĩ rằng hôm trước ông đã thừa nhận với tôi rằng nó thực sự là một vũ trụ xấu xí. Nó được kết cấu một cách ngu ngốc, nó cần đến quá nhiều hằng số móc nối ngẫu nhiên, và quá nhiều tỷ khối và họ các hạt cơ bản vô ích, và năng lượng tối là cái quái gì? Nó là một cỗ máy kỳ cục. Nó không phải là một vũ trụ hài hòa. (Tiếng cười) Và đây là cái thế giới tốt nhất trong tất cả các khả năng. theo góc độ luân lý. Bạn nên nghiêm túc bây giờ, bởi vì một thế giới mà những thực thể có tri giác trong nó không chịu đựng một cách vô ích, trong nó không có những thứ như ung thư trẻ em hay sự tàn sát. Đó là một quan niệm đạo đức. Vậy, giữa hư vô và thực tại đầy đủ nhất, có vô vàn thực tại riêng biệt. Hư vô là một đặc biệt. Là cái đơn giản nhất. Vậy có một thực tại hài hòa nhất. Nó đặc biệt. Thực tại đầy đủ khả năng nhất, nó đặc biệt. Nhưng chúng ta còn bỏ sót gì ngoài kia? Còn có cả những thứ vô giá trị, có nhiều thực tại chẳng đặc biệt một chút nào, nó là một loại ngẫu nhiên. Có vô bàn thứ khác với hư vô, nhưng có không nhiều thực tại đầy đủ. Chúng là sự pha trộn giữa hỗn loạn và trật tự, của sự hài hòa và phi hài hòa toán học. Nên tôi muốn giải thích những thực tại này như một sự hỗn độn vô tận, tầm thường không hoàn thiện, một thực tại rộng lớn, một kiểu bịt kín... Và những thực tại này, liệu có Thượng đế trong chúng? Có thể, nhưng thượng đế không hoàn hảo như thượng đế của Do Thái. Thượng đế không phải hoàn hảo và quyền lực tuyệt đối. Có thể là 100 phần trăm hiểm ác nhưng chỉ 80 phần trăm hiệu lực, thứ diễn tả rất nhiều thế giới chúng ta thấy xung quanh, tôi nghĩ vậy. Nên tôi muốn đề xuất rằng lời giải cho bí ẩn của sự tồn tại là cái thực tại mà chúng ta đang sống trong đó là một trong số loại thực tại đó. Thực tại cần phải hiện ra một cách nào đó. Nó cũng có thể chỉ là sự hư vô hoặc tất cả hoặc một số thứ ở giữa. Vậy nếu nó có một số tính năng đặc biệt, như trở nên thực sự hài hòa hoặc đầy đủ hoặc thực sự tầm thường, như hư vô, khi đó sẽ cần đến một lời giải thích. Nhưng nếu nó chỉ là một trong những thực tại ngẫu nhiên, thì không cần phải giải thích nhiều hơn cho nó. Và thực sự, tôi muốn nói rằng thực tại mà chúng ta sống trong. Là những gì mà khoa học nói với chúng ta. Vào những ngày đầu tuần, chúng ta có một thông tin thú vi đó là thuyeert giãn nở, dự đoán một thực tại to lớn, vô hạn, hỗn loạn, tùy ý và vô nghĩa, như một chai champagne lớn đang sủi bọt tuôn ra bất tận từ miệng chai, một vũ trụ rộng lớn, hầu hết bỏ phí với một một góc nhỏ đẹp đẽ và trật tự và yên bình, nó đã được xác thực, kịch bản giãn nở này, bởi sự quan sát làm bởi kính viễn vọng radio tại Antarctica nhìn vào các tín hiệu của các sóng hấp dẫn có từ trước Big Bang. Tôi chắc chắn rằng các bạn đều biết việc này. Vậy nên, tôi nghĩ có một số chứng cứ rằng thực tại này là cái thực tại mà chúng ta đang mắc kẹt trong đó. Vậy, tại sao bạn quan tâm? Vâng -- (Tiếng cười) -- Câu hỏi, "Tại sao thế giới tồn tại?" là một câu hỏi to lớn, như một loại thơ ca với một câu hỏi quen thuộc hơn: Tại sao tôi tồn tại? Tại sao bạn tồn tại? có thể, sự tồn tại của chúng ta có thể thực sự không quan trọng, bởi vì có một số lượng to lớn khả năng các con người, nếu bạn có thể tính toán bằng cách nhìn vào số lượng các gen và số các gen đẳng vị và tiếp nữa, và một phép tính nhẩm có thể nói cho bạn rằng có từ 10 đến 10,000 con người có thể về mặt di truyền. Nó nằm giữa googol và googolplex. Và số lượng con người thực tế đã tồn tại là 100 tỷ, có thể 50 tỷ, một phân số vô cùng nhỏ, vậy tất cả chúng ta, chúng ta đã trúng số độc đắc vũ trụ này. Chúng ta ở đây. Phải không. Vậy chúng ta muốn sống trong kiểu thực tại nào? Chúng ta có muốn sống trong một thực tại đặc biệt? Thế nào nếu chúng ta sống trong thực tại tao nhã nhất có thể? Tưởng tượng áp lực tồn tại đặt lên chúng ta để đáp ứng điều đó, để tao nhã, chứ không phải làm giảm sự tao nhã. Hoặc, thế nào nếu chúng ta sống trong cái thực tại đầy đủ nhất? Thế thì sự tồn tại của chúng ta sẽ được đảm bảo, bởi vì mọi thứ có thể tồn tại trong thực tại đó, nhưng mọi sự lựa chọn của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa. Nếu tôi thực sự đấu tranh một cách đạo đức và chịu khổ sở và tôi quyết định làm những việc đúng, nó tạo ra điều gì khác biệt, bởi vì sẽ có vô số phiên bản của tôi cũng làm những việc đúng và vô số làm những việc sai. Nên lựa chọn của tôi trở nên vô nghĩa. Vậy chúng ta không muốn sống trong cái thực tại đó. Cũng như đối với thực tại của sự hư vô, chúng ta sẽ không có cuộc hội thoại này. Nên tôi nghĩ sống trong một thực tại tầm thường, có cả những cái xấu và những cái đẹp và chúng ta có thể làm cái đẹp lớn hơn và cái xấu nhỏ hơn và nó cho chúng ta mục đích trong cuộc sống. Vũ trụ vô nghĩa, nhưng chúng ta vẫn có thể tạo ra mục đích, và đó là một cái hay, và trên tất cả những tầm thường của thực tại thường vang dội với sự tầm thường tất cả chúng ta cảm thấy trong cối lõi chúng ta. Tôi biết bạn cảm thấy nó. Tôi biết tất cả các bạn đặc biệt, nhưng bạn vẫn là một tầm thường bí ẩn, bạn có nghĩ vậy? (Tiếng cười)(Tiếng vỗ tay) Vậy thì, bạn có thể nói, câu hỏi này, bí ẩn của sự tồn tại, nó chỉ là một bí ẩn ngớ ngẩn. Bạn không ngạc nhiên với sự tồn tại của vũ trụ và bạn làm trong một công ty tốt. Bertrand Russel đã nói, "Tôi nói vũ trụ chỉ ở đó, và đó là tất cả." Chỉ là một sự thật phũ phàng. Giáo sư của tôi tại Columbia, Sidney Morgenbesser một nhà triết học vĩ đại, khi tôi nói với ông, "Giáo sư Morgenbesser, Tại sao lại có các thứ thay vì là không có gì?" Và ông nói: "Oh, ngay cả khi không có gì, anh cũng sẽ không hài lòng." Vậy nên - (Tiếng cười) - okay Các bạn không ngạc nhiên. Tôi chẳng bận tâm. Nhưng tôi sẽ nói một điều cho lời kết và tôi bảo đảm sẽ làm bạn kinh ngạc, bởi vì nó đã làm kinh ngạc tất cả những con người thông minh và sáng suốt mà tôi gặp tại hội nghị TED này, kh tôi nói với họ, và đó là: Chưa bao giờ trong cuộc đời, tôi dùng điện thoại di động. Cảm ơn. (Tiếng cười)(Tiếng vỗ tay) Lại là một buổi sáng nóng nực ở Memphis, Ai Cập. Khi ánh dương bừng sáng trên sông Nile, Peseshet kiểm tra lại đồ nghề của mình. Mật ong, tỏi, thìa là, lá cây họ Keo, tinh dầu tuyết tùng. Những thứ cần để chữa bệnh đều đủ cả. Peseshet là một "swnw", nghĩa là "bác sĩ" trong tiếng Ai Cập. Để trở thành bác sĩ, cô phải được đào tạo từ việc sao chép bản thảo và nghiên cứu các trang giấy cói về y học ở Per Ankh, hay Ngôi nhà của Sự sống. Giờ đây, cô dạy chính những học trò của mình tại đó. Trước khi bắt đầu dạy học, Peseshet phải thăm khám cho một bệnh nhân. Một công nhân ở khu vực xây dựng đền thờ bị thương ở tay. Khi Peseshet tới, cánh tay của người công nhân này rõ ràng đã bị gãy, tồi tệ hơn là phần xương bị gãy vụn thành nhiều mảnh. Peseshet buộc và cố định chỗ xương gãy. Rồi cô tới Ngôi nhà của Sự sống. Trên đường đi, một người phụ nữ cản bước Peseshet. Con trai của cô ấy bị bọ cạp đốt. Peseshet đã gặp nhiều trường hợp tương tự và biết chính xác việc cần làm. Cô cần niệm một câu thần chú để xua độc tố ra ngoài. Cô bắt đầu niệm, thỉnh nguyện Serqet, thần bảo trợ các y sĩ và nữ thần bọ cạp của Ai Cập cổ đại. Peseshet niệm thần chú như thể cô là Serqet. Tỉ lệ thành công của cách tiếp cận này là cao nhất. Sau khi niệm chú, để chắc chắn, cô còn sử dụng dao để cắt độc tố ra ngoài. Peseshet thu dọn đồ nghề để rời đi, nhưng người phụ nữ còn một câu hỏi khác. Cô ấy muốn biết liệu mình có đang mang thai. Peseshet giải thích phép thử thai an toàn của cô: gieo hai hạt giống: đại mạch và lúa mì. Sau đó, hàng ngày, tiểu lên hai hạt giống. Nếu hạt nảy mầm thì cô đã có thai. Hạt đại mạch tiên đoán đó là một bé trai, còn hạt lúa mì báo trước một bé gái. Peseshet cũng khuyên cô cầu nguyện Hathor, nữ thần sinh nở. Cuối cùng, khi Peseshet đến Ngôi nhà của Sự sống, cô tình cờ gặp vị bác sĩ - tu sĩ Isesi. Cô lịch sự chào ông nhưng vẫn cho rằng các tu sĩ rất kiêu căng. Cô không ghen tị với vai trò của Isesi, một neru pehut, dịch thẳng ra là người la liếm hoàng gia, hay người giám hộ la liếm hoàng gia. Bên trong Ngôi nhà của Sự sống vẫn nhộn nhịp như thường lệ với những người chép bản thảo, các tu sĩ, bác sĩ, và các học trò. Những tờ giấy cói được lưu giữ ở đây chứa tất cả các ghi chép. không chỉ riêng về y học. Con trai của Peseshet, Akhethetep đang miệt mài sao chép các văn bản để học việc của người sao chép bản thảo. Cậu là một học trò tiềm năng, nhưng cậu được học nghề này vì Peseshet cũng là người sao chép bản thảo như ông ngoại của cậu trước đó. Không có người thân theo nghề này, sẽ rất khó khăn cho các bé trai và bất khả thi với các bé gái để theo đuổi nó. Peseshet giám sát tất cả các swnw nữ và các swnw học việc ở Memphis. Các swnw nam có người giám sát riêng, vì các bác sĩ nam sẽ không nghe theo lời của phụ nữ. Hôm nay, Peseshet dạy môn giải phẫu. Cô hỏi các học trò của mình về metu, các mạch trong cơ thể dẫn truyền máu, không khí, nước tiểu, thậm chí, cả những linh hồn xấu. Peseshet đang chuẩn bị rời đi thì một người phụ nữ gầy gò, nhợt nhạt níu cô ở cửa và van nài được khám bệnh. Dưới cánh tay cô là một khối u gây đau đớn. Peseshet xem xét khối u và nhận thấy khi chạm tay vào khối u mát và cứng như một thứ quả chưa chín. Cô đã đọc về các chứng bệnh tương tự nhưng chưa từng nhìn thấy tận mắt. Loại u này không có cách chữa trị, dù có dùng thuốc hay thần chú. Tất cả những văn bản đều đưa ra cùng một lời khuyên: không làm gì cả. Sau khi nói ra tin dữ, Peseshet ra ngoài. Cô nán lại trên bậc thềm của Ngôi nhà của Sự sống, ngắm nhìn thành phố buổi hoàng hôn. Dù cô có làm việc chăm chỉ thế nào, sẽ luôn có những bệnh nhân cô không thể cứu giúp, như người phụ nữ với khối u khi nãy. Họ hiển hiện trong tâm trí cô, nhưng Peseshet không có thời giờ để day dứt. Chỉ vài tuần nữa thôi, cơn lũ thường niên của sông Nile sẽ dâng, mang sự sống đến cho đất đai cho vụ mùa năm tới và cả một mùa bệnh mới. Dạo gần đây, vài chàng trai da trắng và những cô nàng da đen thay ảnh đại diện Twitter hoặc chia sẻ ảnh trực tuyến. Nội dung chẳng thay đổi, họ đăng lên những thứ giống nhau, thế rồi, các anh chàng da trắng phát hiện rằng họ trở nên khiếm nhã với người da đen mọi lúc và dần lún vào loại lạm dụng online tồi tệ nhất, trong khi tất cả phụ nữ da đen nhận thấy rằng mọi thứ dễ chịu hơn đối với họ. Nếu bạn là đứa trẻ 5 tuổi, Internet với bạn chứa đựng hầu hết là cún con và truyện thần tiên và tình cờ, truyện thần tiên cũng dẫn đến cún. Đúng thế đó. Cứ google đi. Số còn lại trong chúng ta biết rằng Internet có thể là một nơi thực sự xấu xa. Tôi không bàn đến những tranh luận đầy màu sắc mà tôi nghĩ rằng có lợi cho nên dân chủ. Tôi nói đến những vụ tấn công cá nhân bẩn thỉu. Có lẽ nó đã xảy ra với bạn, ít nhất là hai lần liền, và càng tồi tệ hơn, nếu bạn là một phụ nữ, người da màu, hay đồng tính, hoặc cả hai trong số trên. Thực tế là, khi soạn thảo cho buổi diễn thuyết này, tôi tìm thấy một tài khoản Twitter tên là @SallyKohnSucks Tiểu sử nói rằng tôi là một "người ghét đàn ông, thích phụ nữ và điều duy nhất tôi làm là phổ biến tình trạng tình dục đồi bại." Điều này, ngẫu nhiên, chỉ là 1 phần 3 sự thật. Ý tôi là, nói dối! (Cười lớn) Chúng ta đều nói rằng mình ghét những điều như thế. Câu hỏi là liệu bạn có chịu hi sinh quyền lợi cá nhân để thay đổi nó. Không có nghĩa là từ bỏ hẳn Internet. Ý tôi là thay đổi cách bạn nhấp chuột, bởi đó là một hành vi công cộng. Nó không còn là trường hợp mà cả hệ thống truyền thông bị chi phối bởi một vài người và chúng ta là những kẻ tiếp nhận thụ động. Dần dần, tất cả chúng ta đều là truyền thông. Tôi từng nghĩ, ồ, được thôi, tôi sẽ ăn diện, tôi trang điểm thật đậm, tôi sẽ lên TV, nói về tin tức. Đó là hành vi công cộng tạo nên truyền thông. Sau đó, tôi sẽ về nhà, tìm trên web đọc Twitter, hành vi cá nhân đó là tiêu thụ truyền thông. Ý tôi là, tất nhiên. Tôi chỉ đang mặc đồ ngủ. Sai. Mọi thứ ta viết trên blog, mọi thứ ta Tweet, và mọi thứ ta nhấp chuột vào là hành vi công cộng tạo nên truyền thông. Ta là những nhà biên tập thế hệ mới. Ta quyết định những gì thu hút sự chú ý dựa trên những gì ta quan tâm. Đó là cách truyền thông hiện nay hoạt động . Những thuật toán đằng sau chi phối cái bạn nhìn thấy và cái mà chúng ta nhìn thấy dựa trên thứ mà ta nhấp chuột, đó là cách định hình toàn bộ nền văn hóa của chúng ta. Hơn 3 trong số 5 người Mỹ nghĩ rằng hiện nay có một vấn đề nghiêm trọng về nhân cách tại đất nước chúng ta, nhưng tôi đoán rằng ít nhất 3 trong số 5 người Mỹ đang nhấp chuột vào cùng một chỗ có định hướng lệch lạc, phao tin đồn nhảm là mầm mống tạo nên những thúc đẩy bẩn thỉu nhất trong xã hội của chúng ta. Trong một môi trường truyền thông đang ngày càng trở nên ồn ã, âm mưu của nó là tạo ra càng nhiều tiếng tăm càng tốt, và sự bạo ngược ồn ào đó khuyến khích bạo ngược về những điều bẩn thỉu. Không cần phải như thế. Không cần. Ta có thể làm thay đổi động cơ. Những người mới bắt đầu có 2 thứ có thể làm. Đầu tiên, đừng chỉ đứng nhìn khi thấy ai đó bị thương. Nếu thấy ai đó bị lạm dụng trên mạng, hãy làm gì đó. Làm người hùng. Đây là cơ hội của bạn. Hãy lên tiếng. Hãy là một người có ích. Nhấn chìm điều tiêu cực bằng những điều tích cực. Thứ hai, cần dừng việc nhấp chuột vào dòng có mẫu số chung thấp nhất hay đường dẫn phía cuối trang kia. Nếu bạn không thích những gì về Kardashian 24/7 bạn cần dừng việc nhấp chuột vào những câu chuyện về vòng một của Kim Kardashian. Tôi biết bạn làm được. (Vỗ tay) Bạn cũng thế, hiển nhiên rồi. Cùng một ví dụ: Nếu không thích cách các chính trị gia gọi tên nhau, hãy dừng nhấp chuột vào chuyện về một gã ở một đảng này gọi tên một gã ở đảng khác. Chỉ là tưới thêm dầu vào lửa mà thôi. lửa sẽ lan nhanh hơn. Toàn bộ nền văn hóa của ta sẽ bị thiêu rụi. Nếu thứ nhận được nhiều cú nhấp chuột nhất thắng, cần bắt đầu định hình lại thế giới theo ý mình bằng những cú nhấp chuột, bởi nhấp chuột là một hành vi công cộng. Hãy nhấp chuột có trách nhiệm. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Đây là một bức ảnh một người đàn ông mà nhiều năm nay tôi đã ngấm ngầm muốn giết đi. Đây là cha tôi. Clinton George Grant "mắt húp". Ông ấy được gọi là "Mắt húp" bởi ông ấy có những chỗ húp lên ở dưới mắt. Khi tôi lên 10, cùng với các anh chị em, tôi mơ được cạo chất độc từ giấy giết ruồi vào ly cà phê của ông rồi đập vỡ ly thủy tinh và rắc vào bữa sáng của ông ấy, làm thảm trên cầu thang long ra cho ông ấy trượt ngã gãy cổ. Nhưng ông luôn luôn nhảy qua bậc thang lỏng đó, ông luôn chui ra khỏi căn nhà dễ dàng như uống ngụm cà phê hay một bữa ăn nhỏ. Và cứ thế trong nhiều năm, tôi đã lo sợ rằng cha tôi sẽ chết trước khi tôi có cơ hội giết ông ấy. (Cười lớn) Trước khi mẹ tôi đuổi ông ta đi và đừng quay trở lại, Mắt Húp từng là một gã quái vật. Ông ta suốt ngày tỏ ra giận dữ giống như tôi, các bạn thấy đấy. Ông ấy làm đêm ở Vauxhall Motors, Luton yêu cầu im lặng tuyệt đối trong căn nhà, vì thế khi chúng tôi tan học về nhà lúc 3:30 chiều, chúng tôi hay nằm rúc vào nhau cạnh cái TV, giống như những tên trộm két, chúng tôi xoay cái nút chỉnh âm lượng trên TV cho nó gần như im lặng Và thỉnh thoảng, khi như thế, rất nhiều tiếng "Shhh", "Shhh" phát ra trong căn nhà đến nỗi mà tôi tưởng chúng tôi như là đội quân tàu ngầm Đức len lỏi men theo bờ đại dương Khi đó trên mặt nước HMS "Mắt húp" đi tuần tra và sẵn sàng gieo cái chết vào thứ gì gây tiếng động gây xao nhãng. Vậy nên bài học là "Đừng tự gây nên sự chú ý khi ở trong nhà hay ở bên ngoài." Có lẽ nó là một bài học của dân di cư. Chúng tôi ở bên dưới sóng rada, nên không có liên lạc nào giữa Mắt Húp và chúng tôi hoặc ngược lại và âm thanh mà chúng tôi mong mỏi nhất, bạn biết đó khi bạn còn bé, bạn muốn cha của bạn về nhà và điều đó thật sự hạnh phúc và bạn đang mong chờ tiếng cửa mở. Còn âm thanh mà chúng tôi mong mỏi là tiếng đóng cửa, nó đồng nghĩa với việc ông ta đi khỏi và không quay trở lại. Vì thế trong ba thập kỉ, tôi chưa từng đưa mắt nhìn cha tôi và ông cũng vậy. Chúng tôi chưa từng nói chuyện với nhau trong ba thập kỉ sau đó hai năm trước, tôi quyết định gây sự chú ý lên ông ta. "Chúng mày đang bị theo dõi. Đúng vậy. Chúng mày đang bị theo dõi." Đó là câu thần chú ông dành cho chúng tôi Ngày qua tháng lại ông đều nói câu này. Đó là vào những năm 70, ở Luton, nơi ông ta làm cho Vauxhall Motors, và ông là một người Jamaica. Điều mà ông ta ngụ ý là mày, đứa con một người nhập cư gốc Jamaica đang bị theo dõi xem mày quay đường nào, xem liệu mày có tuân theo định kiến của nước sở tại đối với mày hay không, bị coi là vô tích sự, lười biếng, định mệnh gắn liền với cuộc đời tù tội. Mày đang bị theo dõi đấy, nên là dẹp cái sự mong đợi của mày đi. Cuối cùng, Mắt húp và bạn ông ta hầu hết người Jamaica, đã đưa ra một phương châm của người Jamaica: Quay mặt tốt nhất về thế giới, cho thế giới thấy phần đẹp nhất của bạn. Nếu các bạn từng xem hình ảnh của những người di cư đến Ca-ri-bê những năm 40, năm 50 bạn có lẽ sẽ thấy rất nhiều người đàn ông đội mũ nỉ mềm. Giờ thì không còn tục đội mũ nỉ mềm ở Jamaica nữa. Họ đã tạo ra phong tục đó cho những người di cư đến đây. Họ muốn tự thiết lập bản thân theo cách mà họ muốn được lĩnh hội, thế nên cái cách họ nhìn và những cái tên họ đặt cho mình đã định nghĩa họ. Theo đó thì Mắt Húp là một gã hói và có đôi mắt sưng húp. Tidy Boots thì rất cầu kì về giày dép. Anxious thì luôn luôn lo lắng. Clock thì có một cánh tay dài hơn cánh tay kia. (Cười lớn) Và cái tên tôi thích thú nhất là gã có tên Summerwear. Khi Summerwear đến đất nước này đầu những năm 60, anh ta cứ khăng khăng mặt bộ quần áo mùa hè sáng màu, không quan tâm tới thời tiết, trong khi tìm hiểu đời sống của họ, tôi đã hỏi mẹ tôi, "Rồi Summerwear sẽ ra sao?" Và bà trả lời, "Ông ta bị cảm và chết." (Cười lớn) Nhưng những người giống Summerwear đã dạy chúng tôi tầm quan trọng của phong cách. Có lẽ họ đã phóng đại phong cách của họ bởi họ nghĩ rằng họ không được cho là tương đối văn minh, và họ đã truyền đạt cho các thế hệ sau thái độ này và những nỗi buồn bực vào chúng tôi, thế hệ kế tiếp, nhiều đến nỗi mà khi tôi trưởng thành, nếu trên TV hay báo đài xuất hiện một bản tin về một người da đen bị kết án - buôn lậu, giết người, đột nhập - chúng tôi tỏ ra khó chịu với cha mẹ chúng tôi, bởi họ cứ để mặc cái xấu tiếp diễn. Bạn không chỉ đại diện cho bản thân. Bạn đại diện cho cả một tập thể, và thật khó khăn khi phải chấp nhận rằng bạn sẽ bị đánh đồng với số đông tập thể đó. Đó là những thứ cần được thử thách. Cha tôi và nhiều đồng nghiệp của ông cho ra đời một loại cần chuyển số xe tự động Chúng được tạo ra để chuyển số xe tự động Chúng tôi giữ im lặng. Khi ông nói với chúng tôi, nó bắt nguồn từ sâu thẳm đáy lòng. Chúng đã củng cố thêm niềm tin rằng sự nghi ngờ sẽ làm hao mòn chúng. Khi tôi đang làm việc tại nhà và viết lách, sau một ngày liền, tôi vội xuống nhà tôi thực sự thích thú khi nói về Marcus Garvey hay Bob Marley, từ ngữ cứ tuôn ra từ miệng tôi như ong bướm và tôi rất bất ngờ khi các con tôi chặn lại, chúng nói "Bố, chẳng ai quan tâm đâu." (Cười lớn) Nhưng chúng có thực sự quan tâm đấy. Chúng đi lướt qua. Bằng cách nào đó chúng tìm thấy đường đến với bạn. Chúng định hình cuộc sống theo trình tự cuộc đời bạn, như tôi đã làm với cha mẹ tôi, có lẽ Mắt Húp đã làm thế với bố của ông. Và rõ ràng là trong khi nhìn vào cuộc đời ông ấy và thấu hiểu, như họ nói, những người thổ dân Châu Mỹ nói, "Đừng chỉ trích người da đỏ trừ phi bạn có thể đi giày của họ" Nhưng khi nhớ về cuộc đời ông ấy, thật bình thường và giản đơn để hình dung cuộc đời một người Ca-ri-bê ở Anh những năm 70 với những cái bát hoa quả nhựa mái ngói polystyren, ghế trường kỷ được bọc chắc chắn trong những cái vỏ trong suốt mà chúng được chuyển đến. Nhưng cái khó khăn hơn để định hướng là mặt bằng tình cảm giữa các thế hệ, và câu ngạn ngữ cổ nói "gừng càng già càng cay" là không đúng. Tuổi tác đi liền với sự che giấu lòng trân trọng và những sự thật phũ phàng. Nhưng một thứ luôn đúng là cha mẹ tôi, họ là minh chứng cho điều đó, họ không tin sự giáo dục của nhà nước đối với tôi. Vậy hãy lắng nghe xem tôi thế nào. Họ đã cố gắng đưa tôi vào học một trường tư thục, nhưng cha tôi lại làm ở Vauxhall Motors. Khá là khó khăn cho việc chu cấp học phí và nuôi nấng đàn con của ông. Tôi còn nhớ hồi đến trường để thi đầu vào, cha tôi đã nói với nhà mục sư - nó là ngôi trường công giáo- ông muốn một kiểu giáo dục tốt hơn cho đứa trẻ, và ông ấy, cha tôi, cũng dường như chẳng bao giờ cố vượt qua những thứ vớ vẩn, không bao giờ để tâm đến các kì thi đầu vào. Nhưng để chu cấp học hành cho tôi, ông ấy sẽ phải sử dụng đến mưu mẹo để có đủ tiền cho việc học của tôi bằng cách buôn thứ hàng hóa cấm chứa ở sau xe ông ấy và nó ngày càng tinh vi hơn bởi cha tôi, đó không còn là xe của ông nữa. Ông luôn khao khát có một chiếc xe như thế, dù cha tôi đã có một chiếc Mini, và ông chưa bao giờ, là một người Jamaia nhập cư, ông chưa bao giờ có bằng lái, ông chưa từng có bất kì bảo hiểm hay thuế đường bộ hay kì thi sát hạch nào. Ông ấy nghĩ, "Tao biết lái xe thế nào; tại sao tao cần phải có sự cấp phép của nhà nước?" Nhưng nó trở thành dối trá khi chúng tôi bị cảnh sát ngăn chặn, rất nhiều cảnh sát, và tôi cũng rất ấn tượng bởi cái cách cha tôi thương thảo với cảnh sát. Ông ấy sẽ ngay lập tức về phe ngài cảnh sát, có thể Hạ sĩ Bloggs trở thành Thanh tra Bloggs trong khi nói chuyện và vẫy chào chúng tôi rất thân thiện. Cha tôi đang cho thấy cái mà ở Jamaica chúng tôi gọi là "giả ngu để lợi dụng." Nhưng nó cũng thêm vào cái ý niệm rằng ông ấy đang bị bó hẹp hoặc bị coi thường bởi viên cảnh sát- như một đứa trẻ lên 10, tôi đã thấy - nhưng cũng tồn tại một sự mâu thuẫn theo sau quyền lực. Một đằng là chơi khăm quyền lực nhưng đằng khác lại là chiều theo quyền lực, và những người Ca-ri-bê này có một sự phục tùng quá sức chịu đựng với quyền lực, điều này rất nổi bật và khác lạ, bởi những người di cư rất dũng cảm. Họ bỏ nhà ra đi. Bố và mẹ tôi rời Jamaica và rong ruổi suốt 4000 dặm, và tuy nhiên họ bẩm sinh là dân du mục. Họ nhút nhát, và đâu đó trên dòng đời, trật tự tự nhiên bị đảo ngược. Những đứa con bỗng trở thành bố mẹ của bố mẹ chúng. Những người Ca-ri-bê đến đất nước này với một kế hoạch năm năm: họ sẽ làm việc, có ít tiền, và rồi trở về, nhưng 5 năm thành 10, 10 thành 15, và trước khi bạn hiểu thì bạn đang thay đổi cục diện, và lúc đó, bạn biết đây là nơi bạn ở lại. Mặc dù vẫn có kiểu sống tạm thời mà cha mẹ chúng tôi cảm thấy khi ở đây, nhưng chúng tôi biết rằng trò chơi đã kết thúc. Tôi nghĩ họ có cảm giác rằng họ sẽ không thể tiếp tục với những lí tưởng về cuộc sống mà họ mong đợi. Thực tế rất khác. Thêm nữa, đúng là hiện thực đang cố dạy dỗ tôi. Vừa bắt đầu hành trình, cha tôi đã dừng lại. Mẹ tôi bị bỏ lại một mình nuôi dạy tôi, và như George Lamming nói, mẹ tôi đồng thời cũng là cha tôi. Mặc dù vắng bóng ông ấy, câu thần chú vẫn tiếp diễn: Mày đang bị theo dõi. Nhưng tính cảnh giác ấy dễ dẫn tới ưu phiền, nhiều năm sau, khi tôi khám phá ra tại sao nhiều người da đen trẻ tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, gấp 6 lần so với bình thường, tôi không bất ngờ khi nghe nhà tâm thần học nói rằng "Người da đen được giáo dục trong ảo tưởng." Và tôi nghĩ Mắt Húp cũng đã như thế. Giờ tôi cũng đã có một đứa con trai 10 tuổi, và quay sang nhìn Mắt Húp và tôi đi tìm ông. Ông đã trở lại Luton, giờ đã 82 tuổi, tôi đã không gặp ông suốt 30 năm nay, khi ông mở cửa, tôi thấy người đàn ông nhỏ bé với ánh mắt biết cười trìu mến, ông ấy đang cười, và tôi chưa từng thấy điều đó. Tôi bị bối rối. Chúng tôi ngồi xuống, cạnh ông là một người đồng hương, kể lại mấy chuyện cũ, và cha tôi nhìn tôi, ông nhìn tôi như thể tôi sẽ biến đi một cách thần kì như tôi vừa xuất hiện. Ông quay sang bạn ông, nói: "Chàng trai này và tôi có sự gắn bó rất sâu đậm, gắn bó rất rất sâu đậm" Nhưng tôi chưa bao giờ cảm nhận được nó. Nếu có xuất hiện một cảm xúc thì nó rất yếu và gần như không có. Tôi cảm thấy trong cuộc hội ngộ này tôi đang thử vai làm con trai của ông. Khi quyền sách được xuất bản, có nhiều bài viết công tâm về những trang báo toàn quốc nhưng ở Luton trang báo được chọn không phải là The Guardian, mà là the Luton News, the Luton News chạy như dòng tin chính của quyển sách, "Quyển sách có thể hàn gắn kẽ nứt 32 năm." Tôi hiểu nó đại diện cho khoảng cách giữa thế hệ này với thế hệ sau, giữa những người như tôi và thế hệ cha tôi nhưng nó không được nhắc tới trong những bút kí hay tự truyện về cuộc đời người Ca-ri-bê Giống truyền thống không tán gẫu về nghề nghiệp của mình chỗ đông người. Nhưng tôi vô tư với điều đó, và tôi nghĩ, chắc chắn rồi, có một khả năng là nó sẽ gợi mở cuộc hội thoại mà chúng tôi chưa từng có. Có lẽ nó sẽ lấp đầy khoảng cách thế hệ. Nó có thể là công cụ sửa chữa. Tôi thậm chí còn bắt đầu cảm thấy quyển sách này có thể được cha tôi lĩnh hội như một hành động cổ vũ con cái. Buồn rằng, đó là sự nhầm lẫn ngu ngốc. Mắt Húp bị chọc tức bởi những gì ông nhận thức được từ sự phóng khoáng của xã hội về khiếm khuyết của ông. Ông ấy bị chọc tức bởi sự phản bội của tôi, và hôm sau ông đến sạp báo yêu cầu quyền được hồi âm, và ông ấy được toại nguyện với dòng tiêu đề "Mắt Húp đáp trả" Nó như thể là một sự đáp trả đối với sự phản bội của tôi. Tôi đã không còn là con trai ông. Ông ấy nhận ra trong tâm trí rằng gam màu của ông bị kéo lê qua bùn lấy, và ông không cho phép điều đó. Ông ấy phải phục hồi lại danh dự, ông đã làm vậy ban đầu, dù tôi thấy thất vọng nhưng tôi dần biết tôn trọng cái quan niệm đó. Vẫn còn ánh lửa bập bùng cháy trong mạch máu của ông ấy, dù ông đã 82 tuổi. Nếu chúng tôi trở lại lúc này về với 30 năm im lặng, cha tôi sẽ nói "Đâu sẽ vào đấy thôi" Người Jamaica sẽ nói cho bạn biết rằng không có gì gọi là sự thật, chỉ có các phiên bản của nó. Chúng ta đểu tự kể những phiên bản của câu chuyện mà chúng ta có thể sống tốt nhất với nó. Mỗi thế hệ đều tự xây nên một công trình cái mà họ miễn cưỡng hoặc có lúc không thể tháo dỡ, nhưng trong văn viết, phiên bản câu chuyện của tôi đã bắt đầu thay đổi, và nó được tách ra khỏi tôi. Tôi đã không còn căm thù cha. Tôi không còn muốn ông ấy chết đi hay cố giết ông, và tôi cảm thấy tự do, tự do hơn tôi cảm thấy trước đây. Tôi nghĩ rằng liệu sự tự do này có thể truyền sang ông được không. Trong cuộc hội ngộ đầu tiên đó, tôi bị kìm hãm bởi ý tưởng rằng tôi có rất ít ảnh của chính mình khi còn là một đứa trẻ. Đây là một bức ảnh chụp tôi, 9 tháng tuổi. Trong tấm hình gốc, tôi được bồng bế bởi cha tôi, Mắt Húp. nhưng khi bố mẹ chia tay, mẹ tôi đã cắn xén ông khỏi mọi khía cạnh đời sống chúng tôi. Mẹ tôi đã lấy một chiếc kéo và cắt hình ông khỏi mọi bức ảnh, trong nhiều năm, tôi tự nhủ sự thật về bức ảnh này là mày đang cô đơn, mày không được ai giúp đỡ. Nhưng có một cách nhìn khác về bức ảnh. Đây là một bức ảnh được nhìn thấy trước về một cuộc đoàn tụ, khả năng tôi sẽ được đoàn tụ cha tôi, và tôi khao khát được cha nâng đỡ, dìu ông với tới ánh sáng. Trong hôm đoàn tụ đầu tiên, nó thực sự là những thời khắc vụng về và căng thẳng để giảm bớt căng thẳng, chúng tôi đi dạo. Khi chúng tôi đi, tôi đã nảy ra ý nghĩ rằng tôi đã trở về làm một đứa trẻ mặc dù lúc đó tôi cao hơn bố tôi nhiều. Tôi gần như cao hơn bố tôi 1 foot. Ông ấy vẫn còn to béo, tôi cố bước đều theo ông. Và tôi nhận ra rằng ông đang bước như thể ông đang bị giám sát, nhưng tôi ngưỡng mộ bước chân ông. Ông bước như một người đàn ông trên con đường thất bại của vòng chung kết F.A Cup trèo lên trên bậc để nhận lấy huy chương động viên. Đó là danh dự của kẻ chiến bại. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là kĩ sư công nghiệp Mục tiêu của đời tôi là tạo ra thật nhiều sản phẩm với thời gian và nguyên liệu ít nhất có thể. Khi làm việc ở Toyota, xe hơi là tất cả những gì mà tôi biết cho đến khi gặp gỡ Giáo sư Akira Miyawaki, người đã đến thăm và trồng rừng bên trong nhà máy nhằm giảm lượng khí thải. Ấn tượng bởi điều đó, tôi quyết định theo học phương pháp này với tư cách là tình nguyện viên trong đội của ông. Không lâu sau đó, tôi đã tạo được một khu rừng ở sân sau nhà mình, và đây là hình ảnh của nó sau 3 năm. Những khu rừng này so với các khu rừng thông thường, lớn nhanh gấp 10 lần, dày hơn gấp 30 lần, và đa dạng hơn đến cả trăm lần. Chỉ trong hai năm trồng rừng sau nhà, những mạch nước ngầm không còn khô cạn trong mùa hè số loài chim xuất hiện ở khu vực này tăng lên gấp đôi. Chất lượng không khí tốt hơn, và chúng tôi thu hoạch rất nhiều trái cây ngay sau sân nhà. Tôi muốn trồng nhiều khu rừng như vậy nữa. Những gì đạt được thực sự gây phấn khích đến mức tôi muốn trồng rừng chuyên nghiệp như trong chế tạo xe hơi, viết phần mềm, hay làm bất cứ việc gì, Vậy nên tôi đã lập một công ty cung cấp dịch vụ trọn gói để trồng những khu rừng kiểu này. Tuy nhiên để việc trồng rừng thành một ngành kinh doanh cần có những tiêu chuẩn cho quy trình trồng rừng. Chúng tôi dùng quy chuẩn của Hệ thống sản suất Toyota vốn chất lượng và hiệu quả để đánh giá quy trình trồng rừng. Ví dụ như trung tâm của TPS, Toyota Production System, ở Heijunka, đây là nơi chế tạo nhiều mẫu xe hơi khác nhau trên một dây chuyền duy nhất. Chúng tôi thay thế xe hơi bằng cây xanh từ đó tạo ra hệ thống rừng nhiều tầng. Những khu rừng này tận dụng được 100% không gian đứng. Chúng dày đến nỗi thậm chí bạn khó lòng len qua. Ví dụ, ta có thể trồng 300 cây trên diện tích bằng 6 chiếc xe hơi. Để giảm chi phí và lượng các-bon tạo ra trong quá trình sản xuất chúng tôi dùng nhiên liệu sinh khối địa phương để làm phân bón và cải tạo đất. Ví dụ như vỏ dừa được nghiền và trộn với rơm, cám trộn với phân hữu cơ để bón cho đất trồng. Sau khi trồng, ta dùng cỏ và rơm để bao phủ mặt đất. như vậy lượng nước tưới sẽ bớt bay hơi. Với những thay đổi nhỏ như vậy, ta có thể tạo ra cả 1 khu rừng với chi phí rẻ như 1 chiếc iPhone. Hiện giờ, chúng tôi trồng rừng cho nhà ở, trường học và cả các nhà máy. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Rất nhiều người muốn tự trồng cây và chúng tôi ủng hộ điều đó. Chúng tôi bắt đầu làm việc trên mạng chia sẻ cách làm của mình trên một hệ thống nguồn mở, cho phép tất cả mọi người tạo nên khu rừng của riêng mình mà không cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Chỉ với một cú click, họ có thể có thông tin về tất cả các loài cây ở địa phương mình. Thông qua một phần mềm thăm dò, chúng tôi có thể kiểm tra mẫu đất, và hướng dẫn từ xa cụ thể từng bước. Chúng tôi cũng có thể theo dõi sự phát triển của khu rừng mà chẳng cần phải có mặt ở đó. Tôi tin rằng phương pháp này mang nhiều hứa hẹn. Bằng việc chia sẻ, ta có thể mang những khu rừng trở lại như xưa. Bây giờ, nếu bạn trở về nhà, và thấy một mảnh vườn bỏ hoang, hãy nhớ rằng nó có thể trở thành một khu rừng trong tương lai. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Có hơn một nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ, Và đội của tôi đã khám phá ra một thiên hà cực hiếm, không giống bất cứ thứ gì được nhìn thấy trước đây. Thiên hà này rất đặc biệt, nó thách thức các học thuyết và giả thuyết của chúng ta về sự vận hành của vũ trụ. Phần lớn các thiên hà đều có hình xoắn ốc giống như Dải Ngân hà của chúng ta. Chúng ta có những lý thuyết về cách thức những thiên hà hình thành và phát triển. Nhưng ta không hiểu về sự hình thành và phát triển của những thiên hà hiếm gặp. Một trường hợp hiếm đặc biệt khó hiểu là Hoag's Object. Nó có một cơ quan trung tâm được một vòng tròn bao quanh bên ngoài và được liên kết bởi thứ không nhìn được bằng mắt thường. Và đó là một trong số những thiên hà hiếm gặp nhất được biết đến hiện nay. Cứ mỗi 1000 thiên hà, có ít hơn một loại thiên hà như vậy. Việc làm thế nào các ngôi sao ngoài kia có thể trôi nổi theo một trật tự như thế vẫn còn là một bí ẩn. Điều đó thật thú vị, phải không? Chờ chút! Mọi thứ sẽ trở nên huyền bí hơn. Thiên hà mà chúng tôi đã khám phá ra thậm chí còn hiếm và phức tạp hơn rất nhiều. Thỉnh thoảng, bạn tìm kiếm về những thứ như thế này và chẳng tìm thấy gì cả. Nhưng đôi lúc, nó tự dưng ở đó khi mà bạn không hề có ý định kiếm tìm kiếm. Hệ thống của nó rất giống Hoag's Object. Với một cơ quan trung tâm và vòng tròn bao ngoài. Chúng tôi đã rất vui mừng và nghĩ rằng đó là một thiên hà Hoag's Oject khác. Nhưng nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng đó là một loại hoàn toàn mới và giờ, chúng được gọi là "Burçin's Galaxy." (Cười) (Cổ vũ) (Vỗ tay) Chúng ta sẽ không thể đến thiên hà này ngay được. Nó cách Trái Đất khoảng 359 triệu năm ánh sáng. Có thể bạn sẽ nghĩ nó xa Thực sự thì nó là một trong những thiên hà lân cận. Tôi đã nghiên cứu vật thể này trong các luồng ánh sáng khác nhau, như tia cực tím, quang học và quang phổ hấp thụ cận hồng ngoại. Những chi tiết nhỏ trên cơ thể chúng ta như vết sẹo hay nếp nhăn sẽ nói lên câu chuyện đời ta. Tương tự, cấu trúc của một thiên hà dưới các ánh sáng khác nhau có thể giúp chúng ta tìm ra nguồn gốc và sự tiến hoá của nó. Vậy làm cách nào để tìm các chi tiết này? Tôi mô phỏng phần tâm sáng của nó và tách mẫu khỏi hình ảnh để kiểm tra các nét đặc trưng được ẩn giấu. Bởi vì ánh sáng của thiên hà có thể khiến ta khó nhìn thấy những đặc điểm mờ nhạt như việc đeo kính râm khi bị lóa mắt bởi ánh sáng mạnh. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Thiên hà này không chỉ có một vòng tròn bao ngoài. Nó có thêm một vòng khuếch tán bên trong. Chúng tôi gặp khó khăn trong việc lý giải nguồn gốc của vòng tròn ngoài của thiên hà dạng Hoag. Giờ, lại phải lý giải thêm vòng tròn thứ hai này nữa. Hiện nay, không một thiết bị nào có thể giải thích sự tồn tại của vòng tròn trong của một thiên hà đặc biệt như vậy. Vì vậy, việc khám phá ra Thiên hà Burçin đã cho thấy lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta về sự phát triển của vũ trụ. Nghiên cứu sâu hơn về cách thức thiên hà cực kỳ hiếm này được hình thành có thể cho chúng ta những manh mối mới về cách vũ trụ hoạt động. Khám phá này cho ta biết vẫn còn rất nhiều điều để học, rằng phải nhìn sâu và sâu hơn trong không gian và tiếp tục tìm kiếm những điều từng được chưa biết. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hơn một thập kỉ làm bác sĩ, tôi đã chăm sóc cho các cựu chiến binh vô gia cư, những gia đình lao động, Tôi đã chăm lo cho những người sống và làm việc trong điều kiện khó khăn, nếu không nói là khắc nghiệt và việc đó làm tôi tin chúng ta cần cách khác căn bản hơn trong việc nhìn nhận chăm sóc y tế. Ta chỉ cần hệ thống y tế tiến bộ hơn chỉ xem triệu chứng đã đưa người ta đến phòng khám, nhưng thay vào đó là xem xét, và cải thiện sức khỏe ngay từ ban đầu. Và nơi sức khỏe bắt đầu không phải trong bốn bức tường ở văn phòng bác sĩ, mà tại nơi chúng ta sống, nơi chúng ta làm việc, ăn uống, ngủ, học tập và giải trí, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian trong cuộc sống của mình Vậy cách tiếp cận việc chăm sóc y tế mới này là gì? Cách mà có thể nâng cao sức khỏe ngay từ đầu? Để minh họa điều này, tôi sẽ nói về Veronica. Veronica là bệnh nhân thứ 17 trong số 26 người tôi khám ở phòng khám tại phía nam trung tâm Los Angeles. Cô ấy đến khám vì bị đau đầu kinh niên. Cơn đau này đã diễn ra trong một vài năm, và đợt đau này rất, rất là phiền hà. Thực ra, ba tuần trước khi đến đây lần đầu tiên, cô ấy đã đến một phòng cấp cứu ở Los Angeles. Các bác sĩ ở đó nói, "Chúng tôi đã làm một số kiểm tra, Veronica. Kết quả bình thường, và đây là thuốc giảm đau, và cô hãy theo sát một bác sĩ chăm sóc chuyên môn, nhưng nếu cơn đau còn, hoặc trơ nên đau hơn hãy trở lại." Veronica theo những hướng dẫn tiêu chuẩn đó, và cô ấy trở lại. Cô ấy quay lại không chỉ một lần, mà hai lần. Trong ba tuần trước khi Veronica gặp chúng tôi, cô ấy đến phòng cấp cứu đó ba lần. Cô ấy đi đi về về, ra vào bệnh viện và phòng khám, như cô ấy đã làm trong thời gian qua cố gắng tìm sự trợ cứu nhưng vẫn không được gì. Veronica đến phòng khám của chúng tôi, và mặc cho mọi lần gặp những chuyên gia sức khỏe, Veronica vẫn còn bệnh. Nhưng khi cô ấy đến phòng khám này, chúng tôi đã thử tiếp cận cách khác. Phương pháp này bắt đầu với trợ lí y tế của chúng tôi, người chỉ có trình độ ở mức GED nhưng biết rõ về cộng đồng. Cô trợ lí hỏi về thói sinh hoạt hàng ngày. Cô ấy hỏi: "Cô hay phàn nàn về việc gì nhất?" "Đau đầu." "Hãy lấy dấu hiệu sinh tồn đo huyết áp và nhịp tim của cô, nhưng ta cũng hỏi điều thiết yếu như thế đối với Veronica và nhiều bệnh nhân khác ở phía nam Los Angeles. "Veronica, cô có thể kể tôi nghe về nơi cô sống?" Đặc biệt là về điều kiện nhà ở của cô? Nhà cô có nấm mốc không? Có bị nước rỉ không? Cô có gián trong nhà không?" Hóa ra là Veronica trả lời có với ba thứ vừa rồi: gián, nước rỉ, nấm mốc. Tôi nhận được biểu đồ đó trong tay, xem lại nó, và tôi xoay nắm đấm cửa, và tôi bước vào phòng. Bạn nên hiểu rằng Veronica, như nhiều bệnh nhân khác mà tôi cơ hội được chăm sóc, là một người có phẩm cách, một sự hiện diện đáng gườm, một cá nhân đáng chú ý và nổi bật, nhưng ngay tại đây, cô ấy lại hứng chịu cơn đau gấp đôi ngay tại bàn khám của tôi. Đầu cô ấy, rõ là đang xoay mòng mòng, nằm trên tay cô. Cô ấy nâng đầu mình lên, và tôi thấy cô ấy, nói xin chào, và tôi lập tức thấy 1 thứ dọc theo sóng mũi cô ấy, một nếp nhăn trên da cô ấy. Trong y học, chúng tôi gọi lằn nếp ấy là "chào kiểu dị ứng". Nó thường được thấy ở trẻ em bị dị ứng mãn tính. Nó xuất phát từ việc liên tục xoa mũi lên xuống, cố loại bỏ đi những triệu chứng này, thế nhưng, Veronica, một phụ nữ trưởng thành, lại mắc cùng dấu hiệu của những cơn dị ứng này. Vài phút sau, trong lúc hỏi Veronica, kiểm tra và lắng nghe cô ấy, tôi nói, "Veronica, tôi nghĩ tôi biêt cô bị gì. Tôi nghĩ cô bị chứng dị ứng mãn tính, và tôi nghĩ cô bị đau nửa đầu và tắc mũi xoang, và tôi nghĩ tất cả điều trên đều liên quan đến nơi cô ở." Cô ấy trông có vẻ phần nào nhẹ nhõm, bởi vì lần đầu tiên cô được chuẩn đoán, nhưng tôi nói, "Veronica, giờ hãy nói về việc điều trị cho cô. Chúng tôi sẽ đặt mua thuốc cho triệu chứng của cô, nhưng tôi cũng muốn giới thiệu cô tới một chuyên gia." Bây giờ, các nhà chuyên gia hơi khó tìm ở trung nam Los Angeles, vì thế cô ấy nhìn tôi kiểu: "Thật ư?" Và tôi nói, "Veronica, thật ra vị chuyên gia tôi nói là người tôi gọi là nhân viên sức khỏe cộng đồng. người mà, nếu điều này ổn với cô, có thể đến nhà cô và cố gắng hiểu điều gì đang xảy ra với những chỗ rỉ nước và nấm mốc ấy, giúp cô xử lý những điều kiện trong nhà ở có thể là nguyên nhân cho triệu chứng của cô, và nếu bắt buộc, chuyên gia ấy có thể giới thiệu cô tới một chuyên gia khác gọi là luật sư lợi ích công cộng vì có thể là chủ nhà của bạn không sửa chữa những thứ bắt buộc phải sửa." Veronica trở lại một vài tháng sau. Cô ấy đồng ý với tất cả kế hoạch điều trị đó. Cô ấy nói rằng các các triệu chứng đã cải thiện 90 phần trăm. Cô dành thời gian nhiều hơn ở nơi làm việc và gia đình và ít hơn trong việc đi qua lại các phòng cấp cứu ở Los Angeles. Veronica đã phục hồi rõ rệt. Các con trai của cô, một trong số đó bị hen, đã không còn bệnh như trước. Cô ấy đã tốt hơn, à không phải trùng hợp gì, nhà của Veronica cũng tốt lên theo. Điều gì ở cách tiếp cận khác này mà đã dẫn đến một sự chăm sóc tốt hơn, ít người đến phòng cấp cứu hơn, sức khỏe tốt hơn? Cũng đơn giản thôi, nó bắt đầu với câu hỏi: "Veronica, cô sống ở đâu?" Nhưng quan trọng hơn, đó là chúng ta đưa ra một hệ thống cho phép ta đặt câu hỏi thường ngày cho Veronica và hàng trăm người khác như cô ấy về các điều kiện quan trọng trong cộng đồng cô ấy, về nơi mà sức khỏe, và không may là đôi khi bệnh tật, thật sự bắt đầu ở những nơi như nam Los Angeles. Trong cộng đồng đó, nhà ở kém chất lượng và thực phẩm không an toàn là những yếu tố chính mà một phòng khám như chúng tôi phải lưu ý đến, nhưng ở cộng đồng khác thì có thể là rào cản giao thông, bệnh béo phì, lối vào công viên, bạo lực vũ trang. Điều quan trọng là, chúng ta đưa ra một hệ thống có hiệu quả, và đó là cách tiếp cận mà tôi gọi là thượng nguồn. Nó là một khái niệm quen thuộc với nhiều người. Nó đến từ một chuyện dụ ngôn rất phổ biến trong giới sức khỏe công đồng. Đây là truyện về ba người bạn. Tưởng tượng bạn là một trong 3 người bạn đó đi tới một con sông. Quang cảnh thì đẹp, nhưng bị phá vỡ bởi tiếng khóc của một đứa bé, và thật ra là vài đứa đang cần cứu sống dưới nước. Nên sẽ, hy vọng điều ai cũng sẽ làm. Bạn nhảy xuống ngay cùng với bạn mình Người bạn đầu tiên nói, tôi sẽ cứu những đứa sắp chết đuối, những đứa có nguy cơ rơi xuống thác cao nhất. Người thứ hai nói, tôi sẽ làm một cái bè. Tôi sẽ đảm bảo có ít người hơn buộc phải đến vực cạnh thác. Sẽ cứu được nhiều người hơi bằng cách làm cái bè này, kết nối những nhánh cây này với nhau. Thời gian trôi qua, họ thành công, nhưng không hẳn nhiều như họ muốn. Nhiều người trôi đi, và cuối cùng khi nhìn lên họ thấy người bạn thứ ba đã không còn đó nữa. Cuối cùng họ đã thấy cô ấy. Cô đang ở dưới nước. Cô đang bơi ra xa họ lên thượng nguồn, cứu những đứa trẻ trong lúc đó, và họ hét lên, "Cậu đi đâu vậy?" Có trẻ em ở đây cần cứu này." Và cô ấy nói lại, "Tớ sẽ tìm ra ai hoặc cái gì ném những đứa trẻnày xuống nước." Trong chăm sóc sức khỏe, ta có người bạn thứ nhất - ta có chuyên gia, ta có bác sĩ phẫu thuật chấn thương, y tá ICU, bác sĩ phòng cấp cứu. Chúng tôi có những người là cứu hộ mạng sống người bạn muốn có mặt khi bạn đang kiệt sức tột cùng. Ta cũng biết người bạn thứ hai - Ta có người xây bè ấy. Đó là bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu, những người trong đội chăm sóc có mặt để xử lý các chứng mãn tính của bạn, bệnh tiểu đường, chứng tăng huyết áp, có mặt để đưa bạn kết quả kiểm tra hàng năm, có mặt để đảm bảo vắc-xin được cập nhật, nhưng cũng có mặt để đảm bảo bạn có một chiếc bè để ngồi lên và đưa bản thân đến an toàn. Nhưng trong khi điều đó cũng quan trọng và cần thiết, cái chúng ta thiếu là người bạn thứ ba. Chúng ta không có đủ những người lội thượng nguồn đó. Người lội thượng nguồn là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết rõ sức khỏe thật sự bắt đầu ở nơi chúng ta sống, làm việc và giải trí, nhưng trên cả nhận thức ấy, là khả năng huy động các nguồn lực để tạo ra hệ thống trong phòng mạch và bệnh viện của họ mà thật sự bắt đầu để tiếp cận điều đó, để kết nối mọi người đến nguồn lực họ cần bên ngoài bốn bức tường của phòng khám. Giờ bạn có thể hỏi, và nó là một câu hỏi rất rõ ràng mà nhiều đồng nghiệp trong ngành y tế hỏi: "Bác sĩ và y tá lo nghĩ về giao thông và nhà cửa? Không phải chúng ta chỉ nên cung cấp thuốc và quy trình và đảm bảo chúng ta tập trung vào nhiệm vụ sắp tới?" Chắc chắn là, cứu người ở bờ vực nước thẳm là một việc đủ quan trọng. Ai có thời gian? Nhưng tôi muốn nói, nếu ta dùng khoa học như một chỉ dẫn, rằng việc ta tìm một cách tiếp cận thượng nguồn là cự kỳ cần thiết. Các nhà khoa học bây giờ biết rằng điều kiện sống và làm việc mà tất cả chúng ta đều là một phần trong đó có ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn gấp hai lần so với mã gen của ta, điều kiện sống và làm việc, cấu trúc môi trường của ta, cách mà sợi vải xã hội được đan lại với nhau, và ảnh hưởng của nó lên hành vi của ta, tất cả gộp lại, những điều ấy có tác động gấp 5 lần lên cuộc sống ta so với mọi thuốc men và quy trình điều trị quản lý kết hợp giữa bác sĩ và bệnh viện Tất cả cộng lại, điều kiện sống và làm việc chiếm 60% tỷ lệ tử vong có thể ngăn ngừa Lấy ví dụ làm rõ hơn điểm này. Giả sử có một công ty, một nhà khởi nghiệp công nghệ đến với bạn và nói, "Chúng tôi có một sản phẩm tuyệt vời. Nó sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch của bạn." Bây giờ, bạn có thể sẽ đầu tư nếu sản phẩm đó là thuốc hoặc một thiết bị, nhưng nếu nó là một công viên thì sao? Một nghiên cứu ở Anh, một nghiên cứu đặt mốc đã xem lại dữ liệu của hơn 40 triệu cư dân ở Anh, đã chú ý vào một vài biến số, mà kiểm soát nhiều yếu tố, và tìm thấy rằng khi cố gắng điều chỉnh nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sự tiếp xúc của một người với không gian xanh có tác động to lớn Bạn càng gần hơn với môi trường xanh, với công viên và cây cối, rủi ro bạn mắc bênh tim mạch càng ít hơn và điều đó đúng với cả người giàu lẫn người nghèo. Nghiên cứu đó minh họa những gì mà bạn tôi, làm về sức khỏe công cộng, thường nói: mã bưu điện quan trọng hơn mã di truyền của bạn. Chúng ta cũng biết rằng mã bưu chính thật ra là đang định hình mã gen của chúng ta. Khoa học biểu sinh chú ý vào cơ chế phân tử, những cách mà DNA của ta được hình thành một cách phức tạp, gen được kích hoạt và ngược lại dựa trên sự tiếp xúc với môi trường, với nơi chúng ta sống và làm việc. Nên rõ ràng là những yếu tố này, những vấn đề thượng nguồn này thật sự quan trọng. Chúng quan trọng với sức khỏe của ta, và vì thế những chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên làm gì đó về chuyện này. Và song Veronica hỏi tôi có lẽ là câu hỏi cưỡng bách nhất mà tôi nhận được trong một thời gian dài. Trong lần gặp theo dõi đó, cô ấy nói, "Tại sao không bác sĩ nào hỏi về nhà cửa của tôi trước đó?" Trong những lần đến phòng cấp cứu, tôi có hai lần chụp CAT, tôi có một cây kim đặt ở phần dưới lưng để lấy dịch tủy, tôi có gần một tá lần kiểm tra máu. Tôi đi về nhiều lần, tôi thấy vô số kiểu người trong chăm sóc y tế, và không ai hỏi về nhà ở của tôi cả." Câu trả lời thành thật là trong chăm sóc y tế, ta thường điều trị triệu chứng bệnh mà không xử lý những tình trạng làm bạn đau ốm ngay từ ban đầu. Và có nhiều lý do, nhưng ba lý do lớn là đầu tiên, chúng ta không trả tiền cho chuyện đó. Trong chăm sóc sức khỏe, ta thường trả cho số lượng chứ không phải giá trị. Ta trả tiền bác sĩ và bệnh viện thường là cho lượng dịch vụ họ cung cấp, chứ không nhất thiết cho việc họ làm bạn khỏe ra như thế nào. Điều đó dẫn đến hiện tượng thứ hai mà tôi gọi là cách tiếp cận "không hỏi, không nói" với vấn đề thượng nguồn trong chăm sóc y tế. Chúng tôi không hỏi về nơi ở hay làm việc của bạn, vì nếu có vấn đề ở đó, chúng tôi không biết phải nói gì. Không phải bác sĩ không biết đây là những vấn đề quan trọng. Trong khảo sát các bác sỹ gần đây ở Mỹ hơn 1000 bác sĩ, 80% trong số họ nói rằng họ biết vấn đề thượng nguồn của bệnh nhân cũng quan trọng như vấn đề sức khỏe, như vấn đề y khoa, song mặc dù có sự nhận thức rộng rãi về tầm quan trọng của vấn đề thượng nguồn, chỉ một trong số năm bác sĩ nói rằng họ đủ tự tin để nói lên những vấn đề đó, để cải thiện sức khỏe ngay từ ban đầu. Có lỗ hổng lớn giữa việc biết rằng cuộc sống của bệnh nhân, bối cảnh nơi họ sống và làm việc, là quan trọng, với khả năng làm được gì đó về chuyện này trong hệ thống mà chúng ta làm việc. Đây là một vấn đề to lớn trong hiện tại, vì nó dẫn họ tới câu hỏi tiếp theo là đây là trách nhiệm của ai? Và điều đó dẫn tôi đến điểm thứ ba, câu trả lời thứ ba cho câu hỏi cưỡng bách của Veronica. Một phần lý do mà ta có câu đố này là vì không có đủ "nhà thượng nguồn" trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Không có đủ người bạn thứ ba ấy, người mà sẽ tìm ra ai hay cái gì đang ném những đứa trẻ kia xuống nước. Bây giờ, có nhiều nhà thượng nguồn, và tôi có đặc quyền cơ hội gặp gỡ họ, ở Los Angeles và nhiều nơi khác trong nước và trên thế giới, và một điều quan trọng cần để ý là các nhà thượng nguồn đôi khi là bác sĩ, nhưng họ không cần phải như thế. Họ có thể là y tá, bác sĩ khác, quản lý điều dưỡng, công nhân xã hội. Các nhà thượng nguồn có bằng cấp gì đằng sau tên họ không quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn là tất cả họ dường như có khả năng như nhau để thực thi một quá trình mà thay đổi sự hỗ trợ của họ, thay đổi cách họ hành nghề y. Quá trình đó rất đơn giản. Nó như một, hai và ba. Đầu tiên, họ ngồi xuống và nói, chúng ta hãy xác định vấn đề lâm sàng trong một nhóm các bệnh nhân. Ví dụ như, chúng ta hãy cố giúp trẻ em mà đang ra vào cửa bệnh viện với bênh hen suyễn. Sau khi xác định vấn đề, họ sang bước tiếp theo, và nói, chúng ta hãy xác định nguyên nhân cốt lõi. Bây giờ, một nghiên cứu nguyên nhân lõi trong chăm sóc y tế thường sẽ nói rằng, chúng ta hãy chú ý đến gen của bạn, chú ý đến bạn cư xử như thế nào. Có lẽ bạn không ăn uống đủ lành mạnh. Ăn lành mạnh hơn đi. Đó là một tiếp cận khá đơn giản với các phân tích nguyên cốt lõi. Hóa ra là, nó không thật sự hiệu quả khi chúng ta chỉ giới hạn mình trong quan điểm thế giới đó. Nghiên cứu nguyên do chính mà nhà thượng nguồn đưa ra là để nói, hãy nhìn vào điệu kiện sống và làm việc trong cuộc sống của bạn. Có lẽ, đối với trẻ bị hen, đó là những gì xảy ra trong nhà bạn, hay có lẽ họ sống gần một xa lộ với nạn ô nhiễm không khí cao mà đã làm bộc phát bệnh hen của cháu. Và có lẽ đó là những gì ta cần huy động nguồn lực để xử lý vì yếu tố thứ ba ấy, phần thứ ba trong quá trình, là phần quan trọng tiếp theo mà các nhà thượng nguồn phải làm. Họ huy động các nguồn để tạo ra giải pháp, cả hai đều trong hệ thống y khoa, và sau đó bằng cách đem ngườ từ sức khỏe công cộng vào, từ các bộ phận khác, luật sư, bất cứ ai sẵn lòng hợp tác, hãy tập hợp lại để đề ra giải pháp hợp lý, để giúp bệnh nhân thật sự có vấn đề lâm sàng và nêu ra nguyên do cốt lõi cùng một lúc bằng cách liên kết chúng với tài nguyên bạn cần. Rõ ràng là có nhiều câu chuyện về các nhà thượng nguồn đang làm những việc phi thường. Vấn đề là không có đủ những người như thế. Ước tính cho thấy, chúng ta cần một nhà thượng nguồn cho mỗi 20 đến 30 bác sĩ trong hệ thống y tế. Ví dụ như ở Mỹ, điều đó nghĩa là ta cần 25 nghìn nhà thượng nguồn cho tới năm 2020. Nhưng bây giờ chúng ta chỉ có vài ngàn nhà thượng nguồn và đó là tại sao vài năm trước, tôi cùng bạn đồng nghiệp nói, bạn biết không, chúng ta cần huấn luyện và tạo ra nhiều nhà thượng nguồn hơn. Nên chúng tôi đã quyết định thành lập một tổ chức tên là Health Begins, và Health Begin chỉ đơn giản làm việc đó: Chúng tôi đào tạo các nhà thượng nguồn. Và có nhiều thước đo tôi sử dụng cho thành công của mình, nhưng điều làm chúng tôi hứng thú là đảm bảo chúng tôi đang thay đổi sự tự tin, tiêu chuẩn "không hỏi, không nói" của bác sĩ. Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo rằng bác sĩ, và hệ thống mà họ đang làm việc có khả năng, sự tự tin để nói ra vấn đề về điều kiện sống và làm việc trong cuộc sống. Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng gần như gấp ba về sự tự tin đó trong công việc. Điều đó rất đáng chú ý, nhưng tôi sẽ nói điều thôi thúc nhất khi làm việc với các nhà thượng nguồn để tập trung họ lại có ý nghĩa như thế nào. Điều thôi thúc nhất là mỗi ngày, mỗi tuần, tôi nghe chuyện kể như của Veronica. Có những câu chuyện như thế về Veronica và nhiều người khác như cô ấy, những người đang bước vào hệ thống y tế và bắt đầu hình dung họ sẽ cảm thấy như thế nào khi là một phần của thứ gì đó có hoạt động, một hệ thống chăm sóc sức khỏe không đẩy bạn đi nhiều nơi mà thật sự cải thiện sức khỏe của mình, lắng nghe xem bạn là ai, nêu ra bối cảnh cuộc đời bạn, cho dù bạn có giàu hay nghèo hay trung lưu. Những câu chuyện này thôi thúc bời vì không chỉ họ nói chúng ta đã gần với hệ thống y tế chúng ta muốn như thế này rồi, mà còn nói rằng chúng ta có thể làm để đạt được mục đích. Bác sĩ và y tá có thể tiến bộ trong việc hỏi về tình trạng cuộc sống của bệnh nhân, không đơn giản chỉ vì đó là phép cư xử bên giường bệnh, mà thành thực ra vì đó là một tiêu chuẩn chăm sóc tốt hơn. Hệ thống y tế và người trả phí có thể bắt đầu tập hợp các cơ quan và sở y tế công cộng lại và nói, ta hãy chú ý vào dữ liệu của mình. Ta hãy xem liệu mình có thể thấy một vài dấu hiệu trong dữ liệu về cuộc sống bệnh nhân và liệu mình có thể xác định một nguyên thượng nguồn, sau đó, quan trọng là, ta có thể tương trợ tài nguyên để xử lý chúng hay không? Trường y tế, trường điều dưỡng, tất cả những chương trình giáo dục sức khỏe chuyên nghiệp có thể giúp bằng cách đào tạo thế hệ các nhà thượng nguồn tiếp theo. Chúng ta cũng có thể đảm bảo những trường này chứng nhận nền tảng của cách tiếp cận thượng nguồn, và đó chính là nhân viên y tế cộng đồng. Chúng ta cần nhiều người như thế trong hệ thống y tế nếu ta thật sự sẽ làm nó hiệu quả, trong việc chuyển từ hệ thống chăm sóc bệnh sang hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhưng cuối cùng thì, và có lẽ quan trọng nhất là, chúng ta phải làm gì? Bệnh nhân phải làm gì? Chúng ta có thể bắt đầu đơn giản bằng cách đến phòng bác sĩ và y tá, đến phòng khám, và hỏi, "Có điều gì ở nơi tôi sống và làm việc mà tôi cần lưu ý đến không?" Có rào cản y tế nào mà tôi không chú ý đến không, và quan trọng hơn, nếu có rào cản tôi đang vướng phải, nếu tôi tìm đến bạn và nói tôi nghĩ tôi có vấn đề với căn hộ hoặc nơi làm việc của tôi hoặc tôi không có phương tiện đi lại, hoặc có công viên nhưng nó rất xa, rất lấy làm tiếc bác sĩ à, tôi không thể nghe lời khuyên của ông để đi và chạy bộ, nếu vấn đề còn tiếp diễn, thì khi đó bác sĩ à, ông có sẵn lòng để lắng nghe? Và chúng ta có thể làm gì cùng nhau để cải thiện sức khỏe của tôi ngay lúc bắt đầu? Nếu tất cả chúng ta có thể làm việc này, bác sĩ và hệ thống y tế, người trả phí, và tất cả chúng ta, thì ta sẽ nhận ra được điều gì đó về sức khỏe. Sức khỏe không chỉ là trách nhiệm cá nhân hoặc một hiện tượng. Sức khỏe là hàng hóa thông thường. Nó đến từ sự đầu tư của bản thân trong việc biết rằng cuộc sống của ta rất quan trọng, bối cảnh nơi ta sống và làm việc, ăn, và ngủ, quan trọng, và điều mà chúng ta làm cho mình, ta cũng nên làm cho những ai có điều kiện sống và làm việc một lần nữa, có thể khó khăn, nếu không muốn nói là khắc nghiệt. Chúng ta có thể đầu tư vào việc đảm bảo sẽ cải thiện việc phân bổ tài nguyên thượng nguồn, nhưng cùng lúc đó hãy làm việc với nhau và chứng tỏ rằng ta có thể biến chăm sóc y tế thành thượng nguồn. Chúng ta có thể cải thiện sức khỏe ngay lúc bắt đầu. Cảm ơn các bạn. (tiếng vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn kể với các bạn về công trình được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới để vẽ một bức tranh về trí não con người. Ý tưởng chính của công trình này là tinh thần và trí não con người không phải máy xử lí với mục đích chung chung mà là tổ hợp những bộ phận vô cùng chuyên biệt, mỗi bộ phận xử lí một vấn đề cụ thể, rồi kết hợp lại tạo thành chúng ta, những con người, những kẻ biết suy nghĩ. Để hiểu rõ hơn ý tưởng này, hãy tưởng tượng tình huống sau đây: Bạn vào nhà trẻ đón con mình Như mọi khi, có hàng tá đứa trẻ ở đó mong ngóng được đón về. nhưng lần này, khuôn mặt chúng giống nhau một cách kì lạ, và bạn không nhận ra đâu là con mình. Bạn cần một cặp kính mới? Hay bạn bị mất trí rồi? Bạn lướt qua vài câu hỏi thẩm định. Không, bạn đang rất tỉnh táo. và thị giác của bạn hoàn toàn ổn. Mọi thứ nhìn đều bình thường, trừ khuôn mặt của lũ trẻ. Bạn có thể thấy những khuôn mặt, nhưng chúng giống hệt nhau, không chút quen thuộc, dù chỉ việc thấy sợi ruy-băng buộc tóc màu cam là bạn tìm thấy con gái của mình. Việc đột ngột mất khả năng nhận diện khuôn mặt xảy ra với nhiều người. Nó gọi là chứng mất nhận thức mặt, hậu quả của tổn thương ở phần não riêng biệt. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có khả năng nhận diện mặt bị tổn thương; mọi thứ khác đều bình thường. Mất khả năng nhận diện mặt hay bệnh mù mặt là một trong những thiếu hụt trí não đáng kinh ngạc có thể xảy ra sau tổn thương não. Tập hợp những hội chứng này từ lâu đã đặt giả thuyết rằng trí não được phân thành những bộ phận tách biệt, nhưng nỗ lực khám phá các bộ phận này đạt được bước tiến dài với phát minh công nghệ chụp ảnh não, đặc biệt là MRI (Chụp cộng hưởng từ). MRI cho phép bạn nhìn thấy nội quan với độ phân giải cao, tôi sẽ cho bạn thấy một chuỗi hình ảnh mặt cắt ngang từ MRI của vài vật quen thuộc, và khi lướt qua, hãy thử đoán xem vật đó là gì. Bắt đầu nào! Không dễ chút nào! Đó là bông atisô. Được rồi, hãy thử một cái khác bắt đầu từ dưới đáy lên đỉnh. Bông cải xanh! Đó là ngọn bông cải xanh. Không đẹp sao? Tôi yêu nó. Rồi, cái khác. Vâng, bộ não. Thật ra là bộ não của tôi. Ta đi đang qua từng lớp cắt trong não. Đó là phía trên mũi tôi bên phải, và giờ đi qua đây, chính ở đó. Hình này đẹp, tôi nói như vậy với mình, nhưng nó chỉ cho thấy phần giải phẫu học. Bước tiến thật sự tuyệt vời của hình ảnh chức năng xảy ra khi nhà khoa học tìm cách giúp hình ảnh thể hiện không chỉ giải phẫu học mà còn hoạt động, lúc các nơron truyền xung thần kinh. Đây là cách nó hoạt động. Não bộ giống như cơ bắp. Khi hoạt động, chúng cần tăng lưu thông máu để cung cấp cho hoạt động đó, may thay, việc lưu thông máu ở não là cục bộ, thế nên, nếu một bó nơron như ở đây khởi động và bắt đầu truyền xung thần kinh, thì lưu lượng máu chỉ tăng chỗ đó. MRI chức năng ghi nhận việc tăng lưu thông máu này, rồi tạo ra một tín hiệu MRI cao hơn ở nơi có hoạt động não tăng. Để giúp bạn dễ hình dung cách hoạt động của thí nghiệm MRI và những gì có thể học hoặc không học được từ đó, tôi xin kể một nghiên cứu của mình. Ta cần biết liệu có phần đặc biệt nào của não giúp nhận diện khuôn mặt, và có lí do để nghĩ rằng nó tồn tại dựa vào hiện tượng mất nhận thức khuôn mặt mà tôi miêu tả lúc nãy, nhưng chưa ai đã nhìn thấy nó ở một người bình thường, nên chúng tôi bắt đầu tìm kiếm. Tôi làm vật thí nghiệm đầu tiên. Tôi đến máy quét, nằm xuống, giữ đầu của mình càng yên càng tốt trong khi nhìn chằm chằm vào ảnh của những khuôn mặt như thế này và những đồ vật như thế này hàng giờ. Suýt chạm đến kỉ lục thế giới về tổng số giờ trải qua trong máy quét MRI, tôi cần nói với bạn là một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu MRI là nín đi vệ sinh. (Tiếng cười) Khi ra khỏi máy quét, tôi phân tích nhanh các dữ liệu, tìm bất kỳ phần nào trong não tạo tín hiệu khi nhìn khuôn mặt cao hơn khi nhìn đồ vật, và đây là những gì mà tôi đã thấy. Hình ảnh này nhìn khá tệ so với chuẩn của ngày hôm nay Nhưng ở thời điểm đó, tôi nghĩ nó đẹp. Nó cho biết vùng đó nằm ngay đây, cái đốm nhỏ đó, nó cỡ bằng quả ôliu và nó nằm ở mặt đáy não của tôi cách gần 3cm thẳng từ đúng chỗ đó. Việc mà phần não đó của tôi làm là tạo ra một phản ứng MRI cao hơn, đó là hoạt động nơron cao hơn, khi tôi nhìn các khuôn mặt so với khi nhìn các đồ vật. Thật tuyệt, thế làm sao ta biết điều này là đúng? Vâng, cách dễ nhất là làm lại thí nghiệm lần nữa. Nên tôi vào lại trong máy quét, nhìn nhiều mặt và nhiều vật hơn và thu được cũng cái đốm giống vậy, và rồi thử nữa, và lại lần nữa, lần này qua lần khác, và đó cũng là lúc tôi quyết định tin rằng điều này là thật. Dù vậy, có thể có điều gì đó kì lạ trong não của tôi và chẳng ai có một trong những thứ giống vậy trong đó, để tìm câu trả lời, chúng tôi quét máy với nhiều người khác và phát hiện ra rằng hầu như mọi người đều có vùng nhỏ nhận thức khuôn mặt ở một nơi tương tự nằm lân cận trong não. Câu hỏi tiếp theo là, chức năng thực sự của nó là gì? Có phải nó chỉ chuyên nhận diện khuôn mặt? Vâng, có thể là không? Chắc nó hoạt động không chỉ với mặt mà với bất kì bộ phận cơ thể nào khác. Có thể nó phản ứng với bất cứ gì thuộc về con người hay sự sống hay bất cứ vật hình tròn nào. Cách duy nhất để chắc chắn rằng khu vực đó được chuyên biệt cho việc nhận diện khuôn mặt là loại bỏ tất cả các giả thiết trên. Nên chúng tôi dành nhiều năm sau đó quét máy nhiều người lúc họ nhìn nhiều hình ảnh khác nhau và nhận thấy rằng vùng não đó phản ứng mạnh khi bạn nhìn vào những hình ảnh chụp bất cứ kiểu khuôn mặt nào, và nó phản ứng kém hơn nhiều đối với những hình ảnh không phải khuôn mặt, như những thứ sau đây. Vậy có phải cuối cùng, ta đã chứng minh được rằng khu vực này cần cho việc nhận diện khuôn mặt? Không, chúng tôi chưa làm được. Chụp ảnh não chưa thể cho biết liệu một vùng có cần cho bất kì cái gì. Tất cả bạn có thể làm với chụp hình não là nhìn các vùng đó sáng rồi lại tối khi người ta nghĩ những ý khác nhau. Để nói rằng liệu phần nào đó của não cần cho một chức năng tư duy, bạn phải xáo trộn nó lên và xem chuyện gì xảy ra, bình thường thì chúng ta không được làm điều đó. Nhưng một cơ hội tuyệt vời đã đến khi gần đây, vài bạn đồng nghiệp của tôi kiểm tra người đàn ông mắc chứng động kinh này trong hình, anh ta đang nằm trên giường bệnh, được gắn các điện cực vào vỏ não để tìm ra nguyên nhân các cơn động kinh. Và rồi hoàn toàn tình cờ, khi hai trong số những điện cực, tình cơ đều bên phải trên đỉnh vùng mặt của anh ấy. Vì thế, với sự cho phép của bệnh nhân, các bác sĩ hỏi anh ấy điều gì đã xảy ra, khi họ kích thích bằng điện phần não bên đó của anh. Khi đó, bệnh nhân không biết được điện cực được gắn ở đâu, và chưa hề được nghe về vùng nhận diện mặt Hãy xem chuyện gì xảy ra. Bắt đầu với một tình huống có kiểm soát hiện chữ "Sham" rất khó thấy, màu đỏ ở phía dưới bên trái, khi không có dòng điện nào, bạn sẽ nghe Bác sĩ thần kinh nói với bệnh nhân trước. (Video) Bác sĩ thần kinh: Chỉ nhìn mặt tôi thôi và nói xem điều gì xảy ra khi tôi làm điều này, Được không? Bệnh nhân: Được Bác sĩ thần kinh: Một, hai, ba. Bệnh nhân: Không có gì. Bác sĩ thần kinh: Không có gì ư? Được rồi. Thử lại một lần nữa nhé. Hãy nhìn mặt tôi này. Một, hai, ba. Bệnh nhân: Ông vừa trở thành một người khác. Khuôn mặt của ông thay đổi. Mũi của ông bị võng xuống, nó võng sang bên trái. Ông gần giống như ai đó tôi đã gặp lúc trước, nhưng là một người khác. Đó là trong một chuyến đi. (Tiếng cười) Nancy Kanwisher: Vậy thí nghiệm này (Tiếng vỗ tay) thí nghiệm này cuối cùng đã minh chứng rằng phần não này không chỉ phản ứng có chọn lọc với khuôn mặt mà liên quan ngẫu nhiên tới việc nhận diện khuôn mặt Tôi đã đi qua tất cả chi tiết về vùng khuôn mặt để bạn thấy điều gì thật sự lập ra phần não liên quan có chọn lọc đến một quá trình tinh thần cụ thể. Tiếp theo, tôi sẽ lướt nhanh hơn qua vài phần não chuyên biệt khác mà chúng tôi và những người khác đã tìm ra. Để làm điều này, tôi đã bỏ nhiều thời gian với máy quét suốt tháng vừa rồi, để có thể cho bạn thấy thứ này trong não mình. Bắt đầu nào! Đây là bán cầu não phải của tôi. Ta định hướng như vậy. Bạn nhìn vào đầu tôi hướng này. Tưởng tượng lấy hộp sọ ra và nhìn bề mặt của não như vậy. Được rồi, như bạn thấy đấy, bề mặt của não bị gấp lại và có thể che giấu nhiều thứ. Chúng ta muốn thấy toàn diện, thổi lên để có thể thấy hết. Tiếp theo, hãy tìm khu nhận diện khuôn mặt mà tôi đã nhắc tới, mà phản ứng lại với hình ảnh thế này. Để làm điều đó, hãy xoay não lại, và nhìn mặt trong từ phía dưới, đây, đây là vùng nhận diện mặt của tôi. Nằm kế bên phải là một vùng khác được thể hiện bằng màu tím phản ứng khi bạn xử lí thông tin màu sắc, và gần các vùng này là những vùng khác làm công việc nhận thức địa điểm, như bây giờ, khi tôi nhìn quanh, thì vùng xanh ngay đó thật ra đang hoạt động. Lại có một vùng nữa ở mặt ngoài nơi có thêm một vài vùng khuôn mặt. Cũng trong khu phụ cận này có một vùng chuyên liên quan đến việc xử lí chuyển động thị giác, giống những chấm nhỏ đang di chuyển này là phần màu vàng nằm ở đáy não, và gần đó là một vùng tạo phản ứng khi bạn nhìn những hình ảnh cơ thể và bộ phận cơ thể như những cái này, phần đó có màu vàng chanh ở dưới đáy của não bộ. Tất cả những vùng tôi chỉ bạn liên quan tới những khía cạnh nhất định trong nhận thức thị giác. Liệu ta cũng có vùng não chuyên biệt cho các giác quan khác, như thính giác? Có đấy. Xoay não lại một chút vùng màu xanh thẫm ở đây chúng tôi mới phát hiện cách đây vài tháng, vùng này phản ứng mạnh khi nghe âm thanh cao, như thế này. (Tiếng còi báo động) (Nhạc cello) (Tiếng chuông cửa) Ngược lại, cũng vùng đó không phản ứng mạnh khi nghe những âm thanh hoàn toàn quen thuộc mà không có thanh độ rõ ràng, như thế này. (Tiếng nhai rào rạo) (Tiếng trống rung) (Tiếng xả bồn cầu) Được rồi, kế bên vùng thanh độ là nhóm các vùng khác dành cho phản ứng khi nghe âm thanh của tiếng nói. Bây giờ ta hãy nhìn những vùng tương tự. Ở bán cầu não trái có sự sắp xếp tương tự không hoàn toàn giống - hầu hết những vùng như vậy đều ở đây, dù đôi khi khác nhau về kích cỡ. Bây giờ, những gì tôi chỉ bạn là những vùng não liên quan đến những chức năng nhận thức khác nhau, thị giác và thính giác. Ta đang chuyên biệt hóa các vùng não cho những suy nghĩ thật mơ hồ, rắc rối phải không? Vâng, đúng vậy. Màu hồng ở đây chính là vùng ngôn ngữ của tôi. Từ lâu người ta đã biết rằng vùng phụ cận trong não đó liên quan đến việc xử lí ngôn ngữ, mới đây, chúng tôi phát hiện rằng những vùng màu hồng này phản ứng vô cùng chọn lọc. Chúng phản ứng khi bạn hiểu nghĩa của một câu, nhưng không phản ứng khi bạn làm công việc trí não phức tạp khác như tính nhẩm hay ghi nhớ thông tin hay thưởng thức cấu trúc phức tạp của một bản nhạc. Vùng tuyệt nhất đã được khám phá chính là nơi mang màu ngọc lam đây. Vùng này phản ứng khi bạn nghĩ về điều người khác đang suy nghĩ. Điều đó có vẻ điên rồ, nhưng thực ra chúng ta, con người mà, hay làm việc đó lắm. Bạn làm vậy khi nhận ra người bạn đời của mình lo lắng nếu bạn không gọi về nhà để báo về muộn. Tôi đang làm điều này với vùng não đó của tôi ngay bây giờ khi nhận ra các bạn có thể đang thắc mắc về tất cả những địa phận màu xám, chưa được thám hiểm đó trong não. Nó có tác dụng gì? Tôi cũng đang thắc mắc, hiện giờ, chúng tôi đang làm nhiều thí nghiệm cố gắng tìm ra một vài sự chuyên biệt khác có thể có trong não dành cho những chức năng tâm thần rất cụ thể khác. Nhưng quan trọng là, tôi không nghĩ chúng ta có sự chuyên biệt trong não cho mọi chức năng tâm thần quan trọng, thậm chí, cho chức năng sống còn. Thực ra, một vài năm trước, có một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của tôi gần như tin rằng đã tìm ra vùng não có khả năng phát hiện thức ăn, và nó phản ứng rất mãnh liệt với máy quét khi người ta nhìn những bức ảnh như thế này. Hơn thế, anh ấy tìm ra một phản ứng tương tự gần khu vực đó trong 10 trên 12 người được thí nghiệm. Thế nên, anh ấy khá chắc chắn, anh chạy quanh phòng thí nghiệm nói rằng anh sẽ được lên truyền hình với phát hiện vĩ đại này. Nhưng sau đó, anh ấy làm một thí nghiệm phản biện: Anh cho người thí nghiệm thấy hình ảnh của những đồ ăn như thế này và so sánh chúng với những hình ảnh có màu sắc và hình dạng tương tự, nhưng không phải là thức ăn. Và vùng não đó phản ứng tương tự đối với cả hai bộ hình ảnh. Vậy nó không phải vùng đồ ăn, mà chỉ là vùng thích màu sắc và hình dạng. Quá nhiều cho "Oprah". Nhưng rồi câu hỏi đặt ra đương nhiên là, làm sao ta xử lí những thứ khác khi không có vùng não chuyên biệt? Tôi nghĩ câu trả lời là, ngoài những bộ phận chuyên biệt cao mà tôi đã miêu tả, còn có nhiều cỗ máy cho các mục đích chung khác trong đầu cho phép chúng ta giải quyết bất cứ vấn đề nào xảy ra. Thực tế, gần đây, chúng tôi phát hiện rằng những vùng màu trắng này phản ứng bất cứ lúc nào bạn xử lí vấn đề trí não hóc búa tất cả - vâng, tất cả bảy người chúng tôi đã thí nghiệm. Vậy mỗi vùng não mà tôi miêu tả với các bạn ngày hôm nay xuất hiện gần như ở cùng một nơi trong mọi người bình thường thí nghiệm. Nếu lấy bất kỳ ai trong các bạn đưa vào máy quét, ta cũng sẽ thấy từng vùng của các vùng đó trong não và kết quả sẽ rất giống với não tôi, dù các vùng có thể khác nhau đôi chút về vị trí chính xác và kích thước. Điều quan trọng với tôi về công trình này không phải vì địa điểm cụ thể của những vùng não, mà vì sự thật đơn giản chúng ta có được những bộ phận chọn lọc, chuyên biệt của trí não từ lúc sơ khai. Ý tôi là, mọi chuyện đã có thể khác. Bộ não đã có thể là bộ vi xử lí đơn giản, cho mục đích chung chung, giống con dao làm bếp hơn là con dao Thụy Sĩ. Thay vào đó, những gì mà việc chụp ảnh não thể hiện là bức tranh giàu có và thú vị về trí não của con người. Ta có tranh về cỗ máy cho mục đích rất chung như thế này trong đầu cùng mặt đáng kinh ngạc này gồm những bộ phận rất chuyên biệt. Đây chỉ là những ngày đầu. Chúng tôi mới chỉ chấm phá nét cọ đầu tiên trong bức tranh về trí não con người. Những câu hỏi nền tảng nhất vẫn còn đang bỏ ngỏ. Ví dụ như, mỗi vùng này làm chính xác việc gì? Sao ta cần ba vùng nhận diện khuôn mặt và ba vùng nhận diện nơi chốn, và sự phân chia công việc giữa chúng ra sao? Thứ hai là, tất cả những thứ này được nối kết trong não như thế nào? Với hình ảnh khuếch tán, bạn có thể lần theo các bó nơron liên kết với những phần khác nhau của não và với phương pháp trình bày này, bạn có thể lần theo mối liên hệ giữa các nơron độc lập trong não, rồi một ngày nào đó, tìm thấy sơ đồ mạng lưới của toàn bộ não người. Thứ ba là, làm thế nào tất cả cấu trúc rất hệ thống này được tạo ra, trong quá trình phát triển lúc nhỏ lẫn quá trình tiến hóa của giống loài? Để trả lời những câu hỏi như thế, các nhà khoa học đang kiểm tra những loài động vật khác, và với trẻ sơ sinh. Nhiều người minh chứng lợi ích của nghiên cứu khoa học thần kinh bằng cách chỉ ra rằng ngày nào đó, nó sẽ giúp chúng ta chữa các rối loạn về não như Alzheimer's và tự kỉ. Đó là một mục đích to lớn, tôi sẽ rất vui được góp phần vào đó nhưng sửa chữa những thứ đã hỏng không phải là thứ duy nhất đáng làm. Việc cố gắng hiểu về thần kinh và trí não của con người vẫn xứng đáng ngay cả khi không dẫn đến phương thức chữa trị cho bất kỳ một bệnh nào. Điều tuyệt vời hơn việc hiểu những cơ chế cơ bản ẩn trong trải nghiệm con người là việc hiểu, cốt yếu, chúng ta là ai? Tôi nghĩ rằng đây là cuộc theo đuổi khoa học lớn lao nhất của mọi thời đại. (Tiếng vỗ tay) Ước mơ của tôi là xây dựng công viên ngầm đầu tiên của thế giới tại thành phố New York. Tại sao lại là công viên ngầm? Và tại sao lại là New York? 3 đứa nhóc này là bà tôi, ở bên trái, lúc lên 5 và chị và anh của bà lên 11 và lên 9. Bức ảnh này được chụp trước khi họ di dân từ Italia đến Mỹ cách đây khoảng 1 thế kỉ. Như nhiều người nhập cư lúc bấy giờ, họ đến Lower East Side thuộc thành phố New York và đối mặt với sự đa dạng về dân cư. Điều kỳ diệu về thế hệ này là họ không chỉ xây dựng cuộc sống mới tại một nơi mới mẻ, xa lạ mà còn xây dựng nên một thành phố đúng nghĩa. Tôi luôn cảm thấy thích thú về chặng đường lịch sử đó, tôi thường năn nỉ bà kể cho tôi nghe thật nhiều câu chuyện về thành phố New York ngày xưa. Nhưng bà thường phớt lờ, rồi bảo tôi ăn thêm thịt viên và mì ống và tôi cũng hiếm khi biết được câu chuyện lịch sử mà mình muốn nghe. New York của tôi đã đi qua quá trình hình thành kì diệu. Tôi từng luôn muốn làm nên sự khác biệt, kiểu như làm cho thế giới này đẹp hơn, thú vị hơn và đúng đắn hơn. Tôi chỉ không biết làm thế nào. Ban đầu, vì muốn ở nước ngoài, tôi làm việc cho UNICEF Kenya. Nhưng có một điều kì lạ là tôi biết nhiều về tình hình địa phương ở Kenya hơn là ở quê hương tôi. Tôi làm việc ở Thành phố New York nhưng nhanh chóng cảm thấy chán nản về sự chậm chạp của bộ máy chính quyền quan liêu. Thậm chí, tôi từng làm cho Google, và đã hết lòng tin tưởng rằng công nghệ có thể giải quyết tất cả các vấn đề xã hội. Nhưng tôi vẫn chưa làm được gì cho một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là vào năm 2009, bạn tôi và giờ là đối tác kinh doanh James Ramsey nói với tôi về một địa điểm tuyệt vời chính là đây. Xe điện công cộng đầu tiên chở những hành khách du lịch qua cầu Williamsburg từ Brooklyn đến Manhattan và nó được mở cửa trong khoảng 1908 đến 1948 cùng thời điểm mà ông bà tôi sinh sống tại đây. Chúng tôi cũng biết chỗ này hầu như bị bỏ hoang từ năm 1948. Rất hào hứng với khám phá này, chúng tôi xin phép chính quyền địa phương tham quan khu vực và được đáp ứng, và đây là những gì chúng tôi nhìn thấy. Khó để diễn tả hết qua bức ảnh này cái cảm giác kì diệu khó tả khi vào đó. Một sân đá banh từ vùng đất bỏ hoang ngay dưới một thành phố đông người và bạn cảm giác như là Indiana Jones trên một khu khảo cổ và tất cả dấu vết còn nguyên nơi đây. Thật sự rất tuyệt vời. Địa điểm này tọa lạc tại trung tâm của Lower East Side, ngày nay nó vẫn được xem là vùng đất đông dân nhất thành phố. New York có 2/3 khoảng xanh/người như các thành phố lớn khác, và vùng lân cận chiếm 1/10 khoảng xanh. Do đó, chúng tôi nghĩ ngay về cách sử dụng nơi đây cho mục đích công cộng. cũng như duy trì màu xanh cây cối. Kế hoạch là mang ánh nắng mặt trời vào bên trong thông qua hệ thống đơn giản thu gom ánh sáng trên đường, dẫn vào vỉa hè bên dưới thành phố, cho phép thực vật tại đây phát triển Với cách này, bạn có thể biến một nơi nhìn như thế này hôm nay thành một thứ trông như thế này đây. Vào năm 2011, chúng tôi lần đầu công bố những tấm ảnh như thế này, thật thú vị là nhiều người đã nói với chúng tôi: "Nó trông giống như High Line dưới mặt đất." Và thế là biệt danh của chúng tôi được đổi thành Low Line và vẫn còn được giữ đến ngày hôm nay. Điều đó cũng cho thấy mọi người muốn tìm hiểu xem công nghệ sẽ trông như thế nào, hóa ra người ta cảm thấy thích thú hơn chúng tôi nghĩ. Và, như một kẻ ngớ ngẩn, tôi quyết định bỏ việc, tập trung hoàn toàn cho dự án này. Đây là chúng tôi và đội ngũ trình diễn công nghệ trong một nhà kho. Đây là phần bụng của vòm tán mặt trời mà chúng tôi xây dựng bằng công nghệ của mình. Bạn sẽ thấy 6 bộ phận thu nhận ánh sáng ở trung tâm. Và đây là thành quả khi đặt tất cả vào trong kho. Bạn sẽ thấy phần tán ở trên, ánh sáng đi xiên qua, và cảnh quan xanh bên dưới. Suốt vài tuần liền, hàng ngàn người đã đến xem triển lãm và từ đó, chúng tôi có thêm nhiều người ủng hộ trong nước cũng như những người quan tâm trên toàn thế giới. Đây là vùng đất nằm trên khu vực của Line và việc nó sẽ trông ra sao sau cuộc tái phát triển trong khoảng 10 năm tới. Đáng chú ý là mức độ đông đúc và thiếu đi màu xanh của chúng. Do đó, chúng tôi dự định xây dựng thêm một sân đá bóng ở đây dưới ngôi làng này, nhưng quan trọng hơn là giới thiệu một dự án cộng đồng tại một khu vực đang phát triển mạnh. Còn bây giờ, chúng tôi tập trung biến Thành phố New York thành một hệ sinh thái toàn diện và tích hợp. Đây là cách chúng tôi mời mọi người vào nơi đây. Và đây là biểu tượng mà chúng tôi sẽ dán khắp các con đường giới thiệu về lịch sử của thành phố và mời mọi người vào vùng đất ngầm ấm áp này. Vào mùa đông, khi bên ngoài rất lạnh, nơi cuối cùng bạn muốn đến là khoảng đất trống hay công viên. Lowline sẽ là nơi nghỉ mát 4 mùa của thành phố. Tôi thích cái ý nghĩ rằng Lowline sẽ hoàn tất câu chuyện xoay vòng của gia đình tôi. Nếu như thế hệ ông bà và cha mẹ tập trung dựng xây thành phố, thì thế hệ chúng ta sẽ tập trung cải tạo nó để khám phá lại lịch sử và xây dựng một xã hội thú vị hơn, tuyệt vời hơn, và đúng đắn hơn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chắc phải có một vài người ở đây biết, "Yo napot, pacak!" có nghĩa là "Có chuyện gì vậy, các bạn?" theo tiếng Magyar, một thứ tiếng hơi kì lạ không thuộc hệ thống ngôn ngữ Ấn-Âu mà người Hungary sử dụng-- cho thấy rằng sự đa dạng về nhận thức ít nhất cũng bị đe doạ như sự đa dạng sinh học trên trái đất này, điều mà ít ai sống ở một hay hai thế kỉ gần đây nghĩ là sẽ trở thành hiện thực. Nhưng nó là như vậy: "Yo napot, pacak!" Tôi nói chắc phải có vài người ở đây biết, bởi vì mặc dù trước hết ở đây không có nhiều người Hungary, và một điều sâu xa hơn, tới một chừng mực mà tôi biết, dù không có một giọt máu Hungary nào trong huyết quản của tôi, nhưng tại mỗi thời điểm trọng đại trong cuộc đời, luôn có một người bạn hay người thầy Hungary ở đây bên cạnh tôi. Tôi thậm chí đã có những giấc mơ được bước vào những khung cảnh mà tôi biết đó là khung cảnh trong những bộ phim Hungary, đặc biệt là những bộ phim đầu tiên của Miklos Jancso. Vậy làm thế nào để tôi có thể giải thích được mối liên hệ bí ẩn này? Có thể bở vì bang South Carolina quê hương tôi, một nơi không nhỏ hơn nhiều so với nước Hungary ngày nay, tự tưởng tượng rằng trong tương lai nó sẽ là một quốc gia độc lập. Và như một hệ quả của sự giả định đó, quê hương của tôi đã bị thiêu trụi bởi quân đội xâm lược, một trải nghiệm đã xảy ra với rất nhiều làng mạc và thị trấn Hungary trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của đất nước này. Hoặc có thể bởi vì vào những năm 50, khi tôi còn là một thiếu niên bác Henry của tôi, đã đứng lên chống lại Đảng 3K (Ku Klux Klan) -- và đã bị đánh bom vì điều đó với những cây thánh giá bị đốt cháy trong sân nhà của mình -- sống dưới sự đe doạ của cái chết, bác đã đưa vợ và các con đến Massachusetts để trú ẩn và một mình quay lại South Carolina để đối mặt với Đảng 3K. Đó là một hành động rất Hungary, và những người nhớ về năm 1956 sẽ chứng thực điều đó. Và tất nhiên, theo thời gian, người Hungary cũng đã tạo ra được sự bình đẳng của họ đối với Đảng 3K. Với tôi, sự hiện diện của những người Hungary trong đời tôi dường như rất khó để giải thích, rồi cuối cùng tôi cho đó là điều lí thú đối với những người có nhận thức đạo đức phức tạp-- với sự kế thừa của tội lỗi và sự thất bại tương xứng bởi sự thách thức và lòng can đảm giả tạo. Đó không phải là quan điểm điển hình đối với hầu hết người Mỹ. Nhưng đó là điều tất yếu đối với hầu hết người Hungary. Vậy, "Yo napot, pacak!" Tôi trở lại South Carolina sau khoảng 15 năm sống giữa những người xa lạ nhạt nhẽo, vào cuối những năm 1960, với cái sự kiêu ngạo liều lĩnh của thời đó, nghĩ rằng tôi có thể cứu vớt đồng bào của tôi. Bỏ qua sự thật là họ rất chần chừ để chấp nhận rằng họ cần được cứu vớt. Tôi lao động trong vườn nho đó trong ¼ thế kỷ trước khi di chuyển đến một vương quốc nhỏ bé ở phía bắc South Carolina, một ngôi trường thuộc Giáo hội Giám Lý có tên là Cao đẳng Woffford. Trước đó tôi không biết tí gì về Wofford, và thậm chí là biết rất ít về Giáo hội Giám Lý, nhưng tôi đã cảm thấy yên tâm hơn khi vào ngày đầu tiên tôi dạy ở trường Wofford tôi thấy trong số những người thỉnh giảng trong lớp của tôi, có một người Hungary 90 tuổi, xung quanh là một nhóm những phụ nữ trung niên châu Âu những người trông như tuỳ tùng của những cô gái đồng trinh sông Ranh. Tên ông là Sandor Teszler. Ông là một người tinh quái với vợ và các con đều đã chết còn cháu chắt thì sống ở xa. Ông có vẻ bề ngoài rất giống với Mahatma Gandhi -- ngoại trừ cái khố và đôi giày ống chỉnh hình. Ông sinh năm 1903 tại một thị trấn của đế chế Austro-Hungary cũ, nơi mà sau này trở thành Nam Tư. Ông bị khai trừ khi còn là một đứa trẻ, không phải bởi vì ông là người Do Thái -- đại khái cha mẹ ông không phải là những người mộ đạo -- nhưng bởi vì ông sinh ra với 2 bàn chân bị vẹo, một điều kiện, mà trong bối cảnh đó, khiến ông bị đưa vào nhà cứu tế và phải chịu các cuộc phẫu thuật đau đớn liên tiếp từ năm 1 tuổi đến 11 tuổi. Ông đến trường thương nghiệp khi còn là một thanh niên ở Budapest. Và ở đó ông là người thông minh và cũng rất khiêm tốn, và ông đã đạt được những thành công đáng kể, rồi sau khi tốt nghiệp, khi ông làm việc trong ngành công nghệ dệt, ông vẫn tiếp tục đạt được thành công. Ông liên tiếp xây những nhà máy. Ông kết hôn và có 2 con trai. Ông có những người bạn ở địa vị cao những người đảm bảo cho ông trở thành một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế. Một lần, sau khi đã để lại các chỉ thị về các công việc cần hoàn thành, ông bị mời đến lúc nửa đêm bởi bảo vệ ở một trong số các nhà máy của ông. Người gác ca đêm đã phát hiện ra một nhân viên đang trộm tất -- đó là một nhà máy dệt kim, và anh ta chỉ cần lùi xe tải vào thang bốc dỡ rồi xúc cả núi tất. Ông Teszler đi xuống nhà máy để đối diện với tên trộm và nói: "Nhưng tại sao cậu lại lấy trộm của tôi? Nếu cần tiền, cậu chỉ cần đề nghị thôi mà." Người gác đêm, tỏ ra thịnh nộ khi chứng kiến sự việc, nói, "Vậy, chúng ta sẽ gọi cảnh sát chứ?" Nhưng ông Teszler trả lời, "Không, điều đó không cần thiết. Anh ta sẽ không ăn trộm của chúng ta một lần nào nữa." Vâng, có thể ông đã quá tin tưởng, bởi vì ông đã ở nơi mà ông đã ở rất lâu sau khi Đức quốc xã chiếm nước Áo năm 1938, và thậm chí là còn sau khi những cuộc bắt bớ và trục xuất bắt đầu ở Budapest. Ông đã tạo ra một biện pháp "giải thoát" đơn giản bằng cách đặt những viên nang chứa chất độc xyanua vào trong những cái mề đay có thể được đeo trên cổ của ông và các thành viên trong gia đình. Và rồi, vào một ngày, chuyện đó cũng đã xảy ra: ông và gia đình bị bắt, và họ bị đưa đến một ngôi nhà chết trên sông Danube. Trong những ngày đầu tiên của chiến dịch Giải Pháp Cuối Cùng, bàn tay con người đã gây ra những sự tàn bạo -- mọi người bị đánh đập cho đến chết và xác của họ bị quăng xuống sông -- chưa một ai đã từng bước vào ngôi nhà chết đó mà còn sống để bước ra. Và một nút thắt mà có thể bạn không tin giống như ở trong phim Steven Spelberg tên tỉnh trưởng giám sát cuộc đánh đập dã man này rất giống với tên trộm đã lấy trộm những đôi tất từ nhà máy dệt kim của ông Teszler. Đó là một cuộc tra tấn rất dã man. Và vào giữa trận đánh, một trong số những người con trai của Teszler, Andrew, nhìn lên và nói, "Đã đến lúc để uống những viên nang này chưa bố?" Và tên tỉnh trưởng, kẻ sau này biến mất khỏi câu chuyện, cúi xuống và thì thầm vào tai ông Teszler, "Không, đừng uống những viên thuốc đó. Sắp được cứu rồi." Và tiếp tục đánh đập. Nhưng sự giúp đỡ thực sự đang đến -- Và ngay sau đó có một chiếc xe đến từ đại sứ quán Thuỵ Sĩ. Họ lập tức được đưa đến nơi an toàn. Sau đó được phân loại thành công dân Nam Tư và họ luôn đi trước một bước những kẻ săn đuổi mình trong suốt thời gian chiến tranh, sống sót sau những trận hoả hoạn và đánh bom, và, vào cuối cuộc chiến, bị bắt giữ bởi quân Liên Xô. Có thể ông Teszler đã có một ít tiền trong tài khoản ở ngân hàng Thuỵ Sĩ, bởi vì ông đã xoay sở để đưa gia đình đến Anh, sau đó đến Long Island, và rồi đến trung tâm công nghiệp dệt may ở phía Nam Hoa Kì. Như một vận may đã được sắp đặt trước, nơi đó là Spartanburg, South Carolina: vị trí của trường Wofford College. Và tại đây ông Teszler đã bắt đầu lại tất cả, và một lần nữa lại đạt được thành công to lớn, đặc biệt là sau khi ông phát minh ra dây chuyền sản xuất một loại vải mới có tên gọi là double-knit. Và sau đó-- vào cuối những năm 1950, do hậu quả của Brown chống lại hệ thống giáo dục khi Đảng 3K đã hồi sinh trên toàn miền Nam, Ông Teszler nói, "Tôi đã biết trước điều này." Và ông gọi trợ lý hàng đầu của mình tới và hỏi, "Theo cậu thì trong vùng này, nạn phân biệt chủng tộc ở đâu là tàn bạo nhất?" "Tôi không chắc lắm thưa ngài. Tôi nghĩ là vùng Kings Moutain." "Tốt. Hãy mua một vài miếng đất ở Kings Mountain, và sau đó tuyên bố rằng chúng ta sẽ xây dựng một nhà máy quan trọng lớn ở đó." Người trợ lý làm đúng như những gì được yêu cầu, và ngay sau đó Ông Teszler nhận được một cuộc viếng thăm từ người thị trưởng da trắng của Kings Moutain. Bạn nên biết rằng vào thời điểm đó công nghiệp dệt may ở miền Nam đã nổi tiếng là bị phân biệt đối xử Ngài thị trưởng đến thăm ông Teszler và nói, "Ông Teszler, tôi tin tưởng rằng ông sẽ thuê rất nhiều nhân công da trắng." Ông Tezler trả lời, "Ngài hãy mang đến cho tôi những nhân công lành nghề nhất mà ngài biết, và nếu họ đáp ứng yêu cầu, tôi sẽ thuê họ." Ông cũng nhận được một chuyến viếng thăm của người lãnh đạo cộng đồng người da đen, một vị mục sư, ông ta nói rằng, "Ông Teszler, tôi rất hy vọng rằng ông sẽ thuê một vài nhân công da đen cho nhà máy mới của ông." Ông ta nhận được cùng một câu trả lời: "Ngài hãy mang đến những nhân công tốt nhất mà ngài biết, và nếu họ đáp ứng yêu cầu, tôi sẽ thuê họ." Và khi điều đó xảy ra, vị mục sư da đen đã làm tốt hơn vị thị trưởng da trắng, nhưng dù ít dù nhiều, Ông Teszler đã thuê 16 người, 8 người da trắng, 8 người da đen. Họ trở thành nhóm "hạt giống" của ông, những người quản đốc tương lai. Ông đã cho lắp đặt các thiết bị máy móc cho dây chuyền mới của mình tại một nhà kho bỏ hoang ở vùng lân cận của Kings Mountain, và trong vòng hai tháng, 16 người đó sẽ sống và làm việc cùng nhau, làm chủ dây chuyền mới. Ông tập hợp họ lại cùng nhau sau chuyến tham quan công trình đầu tiên và hỏi họ có bất kỳ câu hỏi nào không. Đã có những bước chân ngập ngừng và lúng túng, rồi sau đó một trong số những nhân công da trắng bước lên phía trước và nói, "Vâng. Chúng tôi đã xem xét chỗ này -- và chỉ có một chỗ để ngủ, một chỗ để ăn, chỉ có một phòng tắm, và chỉ có một đài phun nước. Có phải là nhà máy sẽ được tích hợp hay là như thế nào? Ông Teszler nói, "Các bạn được trả lương gấp đôi so với bất kỳ một công nhân dệt may nào trong vùng này, và đây là cách làm việc của chúng tôi. Các bạn có câu hỏi nào khác không?" "Không, tôi nghĩ là không." Và hai tháng sau, khi nhà máy chính đi vào hoạt động với hàng trăm nhân công mới, cả da trắng và da đen, ùa vào để xem nhà máy lần đầu tiên, họ được tiếp đón bởi 16 người quản đốc, cả da trắng và da đen, đứng sát cánh bên nhau. Họ được đưa đi tham quan nhà máy và được yêu cầu nói ra bất kỳ thắc mắc nào. Và chắc chắn rồi, cùng một câu hỏi được nói ra: "Có phải nhà máy này được tích hợp hay như thế nào?" Một trong số những quản đốc da trắng bước lên phía trước và nói, "Các bạn được trả lương gấp đôi so với bất kỳ một công nhân nào khác trong vùng công nghiệp này và đó là cách làm việc của chúng tôi. Các bạn có câu hỏi nào khác không?" Và đã không có một câu hỏi nào khác. Chỉ với một hành động như thế, Ông Teszler đã chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp dệt ở miền Nam. Đó là một thành công sánh ngang với Mahatma Gandhi, được thực hiện với sự khôn khéo của một luật sư và chủ nghĩa lí tưởng của một vị thánh. Năm 80 tuổi, ông Teszler, sau khi rời khỏi ngành công nghiệp dệt may, đã tài trợ cho trường Wofford College -- kiểm tra các khoá học mỗi học kỳ. Và, vì ông có xu hướng hôn tất cả những gì có thể cử động, nên được gọi với cái tên trìu mến là Opi -- theo tiếng Magyar là ông nội -- bởi tất cả mọi người. Vào thời điểm tôi đến, thư viện của trường đã được đặt theo tên ông Teszler, và sau khi tôi chuyển hẳn đến năm 1993, ban quản lý trường đã phong ông Teszler làm giáo sư danh dự của trường. Một phần bởi vì tại thời điểm đó ông đã tham dự tất cả các khoá học trong danh mục, nhưng chủ yếu là vì ông ấy thực sự khôn ngoan hơn bất kỳ ai trong số chúng tôi. Với tôi, một điều hoàn toàn yên tâm là tinh thần chủ đạo của một trường giáo hội Giám Lý nhỏ bé ở phía bắc South Carolina là một người sống xót sau vụ thảm sát ở Trung Âu. Quả thực, ngoài sự khôn ngoan, ông còn có một khiếu hài hước tuyệt vời. Một lần, trong một lớp về các ngành học thuật, tôi đang trình chiếu đoạn mở đầu "The Seventh Seal" do Ignmar Bergman đạo diễn. Đến đoạn hiệp sĩ thời trung cổ Antonius Blok trở về từ những trận chiến vô nghĩa trong cuộc Thập Tự Chinh và đến trên bờ đá của Thuỵ Điển, chỉ để thấy bóng ma của cái chết đang chờ đợi anh ta, ông Teszler ngồi trong bóng tối với các sinh viên khác. Và khi thần chết mở chiếc áo choàng để bắt lấy hiệp sĩ một cách hung tợn, tôi nghe thấy giọng nói run run của Teszler: "Oh, oh," ông nói, "Điều này có vẻ không tốt chút nào." Nhưng phải nói rằng âm nhạc là đam mê lớn nhất của ông, đặc biệt là opera, và vào đúng dịp đầu tiên tôi ghé thăm căn nhà của ông, ông đã cho tôi vinh dự được quyết định đoạn nhạc nào mà chúng tôi sẽ nghe. Và tôi đã làm ông hài lòng bằng việc từ chối vở "Cavalerria Rusticana" và chọn "Bluebeard's Castle" của Bela Bartok. Tôi yêu âm nhạc của Bartok, giống như ông Teszler, và ông có hầu hết tất cả các bản thu của Bartok đã từng được công chiếu. Và cũng tại nhà ông, lần đầu tiên tôi được nghe bản Concerto Piano Thứ Ba của Bartok, và đã tìm hiểu được từ ông Teszler rằng nó được soạn ở lân cận vùng Asheville, phía Bắc Carolina, trong năm cuối đời của nhà soạn nhạc. Nhà soạn nhạc sắp qua đời vì bệnh bạch cầu và ông biết điều đó, và ông quyết dành tặng bản concerto cho vợ của mình, Dita, một nghệ sĩ piano. Và ở phần thứ hai chậm rãi của bản nhạc, có tên là "adagio religioso," ông kết hợp những âm thanh của tiếng chim mà ông nghe được bên ngoài cửa sổ với những gì mà ông đã cảm nhận được trong mùa xuân cuối cùng của mình. Ông đã tưởng tượng ra một tương lai không có ông của người vợ. Và rõ ràng, bản giao hưởng này là lời tâm sự cuối cùng của ông dành cho vợ -- bản giao hưởng được chơi lần đầu tiên sau cái chết của ông -- thông qua người vợ để đến với thế giới. Và cũng thật rõ ràng, nó nói lên rằng, "Sẽ ổn cả thôi. Tất cả sẽ tốt đẹp. Bất cứ khi nào em nghe thấy bài này, anh sẽ ở đó." Chỉ đến sau khi ông Teszler qua đời tôi mới biết rằng tấm bia trên ngôi mộ của Bela Bartok ở Hartsdale, New York được chi trả bởi Sandor Teszler. "Yo napot, Bela!" Không lâu trước chính cái chết của ông ở tuổi 97, ông đã nghe tôi trình bày về sự bất công của loài người. Tôi đưa ra bài giảng mà trong đó tôi mô tả lịch sử, trên tổng thể, như một đợt sóng triều tàn bạo và đau khổ của loài người, và ông Teszler đến gặp tôi ngay sau đó với lời khiển trách nhẹ nhàng và kết luận, "Anh biết đấy, tiến sĩ, loài người về cơ bản là tốt." Và tôi đã tự hứa với bản thân mình rằng nếu người đàn ông này có những lí do để đạt được kết luận đó, thì tôi sẽ không nói khác cho đến khi ông giải thoát tôi khỏi lời hứa của mình. Và bây giờ ông ấy đã qua đời, nên tôi bị mắc kẹt với lời nguyền của mình. "Yo napot, Sandor!" Tôi đã nghĩ mớ bòng bong của tôi với những người thầy Hungary cuối cùng cũng đến hồi kết, thế nhưng gần như ngay lập tức tôi gặp Francis Robicsek, một bác sĩ người Hungary -- thực ra là một bác sĩ phẫu thuật tim ở Charlotte, North Carolina, rồi vào cuối những năm ở tuồi bảy mươi của mình-- ông đã là người đi tiên phong trong ngành phẫu thuật tim, và, bằng sự tự mày mò trong nhà để xe phía sau nhà của mình, đã phát minh ra rất nhiều thiết bị tiêu chuẩn cho các công đoạn phẫu thuật. Ông cũng là một nhà sưu tập nghệ thuật phi thường, bắt đầu sưu tập khi còn là bác sĩ thực tập ở Budapest bằng việc sưu tập các bức tranh từ Hà Lan và Hungary ở thế kỷ 16 và 17, và khi ông đến đây, thì chuyển sang các tác phẩm nghệ thuật của thực dân Tây Ban Nha, các biểu tượng của nước Nga và cuối cùng là đồ gốm của người Maya. Ông là tác giả của 7 cuốn sách, 6 trong số đó là về đồ gốm của người Maya. Ông là người giải mã các cuốn sách chép tay của người Maya, giúp các học giả kết nối các hình tượng trên đồ gốm với các văn tự tượng hình của người Maya. Trong dịp viếng thăm đầu tiên của tôi, chúng tôi tham quan nhà của ông và chúng tôi đã được thấy hàng trăm tác phẩm có chất lượng như ở một bảo tàng, và sau đó chúng tôi dừng lại trước một cánh cửa đóng kín, bác sĩ Robicsek nói, với sự tự hào hiện rõ, "Bây giờ là những thứ được bảo vệ cẩn thận." Rồi ông mở cánh cửa, và chúng tôi bước vào một căn phòng không cửa sổ, diện tích 20 nhân 20 foot, với những cái giá cao từ sàn nhà cho đến trần, và chất đầy trên mỗi giá là bộ sưu tập đồ gốm Maya của ông. Bấy giờ, tôi không biết chút nào về đồ gốm Maya, nhưng tôi thực sự rất muốn làm ông vui. Nên tôi nói, " Bác sĩ Robicsek, nơi này thật rực rỡ." "Đúng vậy," ông trả lời. "Đó chính là những gì mà những người từ bảo tàng Louvre đã nói. Họ sẽ không để cho tôi yên cho đến khi tôi tặng họ một thứ, nhưng đó cũng không phải là thứ tốt." Và, một ý tưởng chợt xuất hiện trong tôi đó là tôi nên mời tiến sĩ Robicsek đến giảng tại Wofford về -- còn gì nhỉ? -- Leonardo da Vinci. Và xa hơn, tôi sẽ mời ông đến gặp người cao tuổi nhất trong ban quản trị trường của tôi, người đã từng chuyên về môn lịch sử Pháp tại Yale ở độ tuổi 70 có lẻ và, ở độ tuổi 89, vẫn điều hành đế chế dệt may tư nhân lớn nhất thế giới với một bàn tay bằng sắt. Tên của ông là Roger Milliken. Và ông Milliken đã đồng ý, Tiến sĩ Robicsek đã đến thăm trường và đã đưa ra một bài giảng, đó là một bài giảng thành công rực rỡ. Và sau đó chúng tôi đã gặp nhau tại khu di tích Nhà Tổng Thống ở Philadelphia với một bên là Tiến sĩ Robicsek, và một bên là Ngài Milliken. Và chỉ đến khi chúng tôi ngồi ăn tối với nhau, tôi mới nhận ra sự nguy hiểm mà chính tôi tạo ra. Bởi vì mang hai con người phi thường ấy, hai con người làm chủ vạn vật ấy, đến với nhau thật chẳng khác gì giới thiệu Mortha với Godzilla tại cuối đường chân trời ở thành phố Tokyo. Nếu họ không thích nhau, chúng ta sẽ đều bị giẫm đạp cho đến chết. Nhưng họ đã thích nhau. Họ rất ăn ý với nhau -- cho đến cuối bữa ăn, và rồi họ có một cuộc tranh luận căng thẳng. Và điều họ tranh luận là: phần thứ hai của bộ phim Harry Potter có hay như phần thứ nhất không. Ông Milliken trả lời là không. Còn tiến sĩ Robicsek thì không đồng ý. Tôi vẫn đang cố gắng để tin cái ý nghĩ là những con người phi thường này, những con người làm chủ vũ trụ này, vẫn xem phim Harry Potter trong thời gian rảnh rỗi, Khi ông Milliken nghĩ ông đã chiến thắng cuộc tranh luận bằng cách nói, "Ông chỉ nghĩ nó hay bởi vì ông không đọc truyện." Và Tiến sĩ Robicsek thu mình lại trên chiêc ghế của ông, nhưng cũng trấn tĩnh lại rất nhanh, cúi người ra phía trước và nói: "Vâng, quả thật là như vậy, nhưng tôi cá là ông đi xem phim với những đứa cháu của mình." "Vâng, đúng là như vậy đấy," Ngài Milliken thừa nhận. "Aha!" Tiến sĩ Robicsek kêu lên. "Tôi đến xem phim có một mình thôi." Và tôi nhận ra, khi mà sự thật được hé lộ, rằng cái điều mà hai con người ấy đang khám phá là những bí quyết của những thành công to lớn mà họ có được, với những lí lẽ riêng của từng người. Và chính trong cái sự tò mò không bao giờ cạn ấy, chính là khát khao hiểu biết không thể kìm nén được -- bất kể vấn đề có là gì, bất kể cái giá phải trả có lớn đến đâu, ngay cả khi mà người trông coi Chiếc Đồng Hồ Ngày Tận Thế sẵn sàng cá cược, không kể thắng thua, rằng loài người sẽ thôi không còn tưởng tượng về bất cứ thứ gì vào năm 2100, tức là chỉ còn 93 năm nữa. "Hãy sống mỗi ngày như là ngày cuối cùng của bạn," Mahatma Ghandi đã từng nói. "Hãy học hỏi như là bạn sẽ sống mãi mãi." Đây chính là điều mà tôi thực sự say mê. Nó thực sự là như vậy. Đó là lòng khao khát bền bỉ và dũng cảm để được học và trải nghiệm, không quan trọng nó lố lăng hay phức tạp, hay trông nó nguy hiểm ra sao. Nó quyết định tương lai của những người bạn Hungary, Robicsek và Teszler và Bartok, cũng như nó làm đối với tôi. Và tôi tin rằng, nó cũng quyết định tương lai của tất cả mọi người đang ngôi ở đây. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng, "Ez a mi munkank; es nem is keves." Đây là nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta đều biết là nó sẽ rất khó khăn. "EZ a mi munkank; es nem is keves. " Yo napot, pacak! Mọi người nghĩ gì? Đối với những ai đã xem TED Talk đáng nhớ của Ngài Ken thì tôi là ví dụ điển hình cho những gì ông miêu tả một "cơ thể như phương tiện giao thông của não bộ", một giảng viên đại học Có thể bạn nghĩ chẳng công bằng chút nào khi tôi được xếp để nói sau hai bài nói đầu tiên chỉ để ba hoa về khoa học Tôi không thể hòa mình vào nhịp điệu, và sau khi một nhà triết học kiêm cựu bác học nói xong, tôi lại phải thuyết giảng về khoa học "cứng" Có vẻ đây là một chủ đề khô khan đây. Nhưng tôi lại thấy vinh dự. Chưa bao giờ trong sự nghiệp của tôi, một sự nghiệp đã có tuổi, tôi lại có một cơ hội để thuyết trình mà trong lòng cảm thấy hứng khởi như lần này. Thường thì việc nói về khoa học cũng như tập thể dục ở chỗ khô hạn vậy. Tuy vậy, tôi lại thấy hân hoan khi được mời đến đây để nói về nước. Hai từ "nước" và "khô hạn" không hề phản ánh đầy đủ, nhỉ? Thậm chí sẽ hay hơn khi nói về nước ở Amazon cái nôi của sự sống. Sự sống thực sự. Vậy nên nó đã tạo cảm hứng cho tôi. Đấy là lí do tôi ở đây, mặc dù tôi đem cái đầu của mình ra đây. Tôi đang, hoặc sẽ, cố gắng truyền lại cảm hứng này. Tôi mong rằng câu chuyện này sẽ thôi thúc bạn lan truyền nó. Chúng ta đều biết có một sự tranh cãi Rừng Amazon là "lá phổi xanh của thế giới" nhờ vào khả năng trao đổi khí phi thường giữa cánh rừng và khí quyển. Chúng ta cũng biết nó là kho dự trữ đa dạng sinh học. Trong khi nhiều người tin như vậy, ít người lại quan tâm. Nếu bạn ở đó, trong cái đầm lầy này, bạn sẽ phải kinh ngạc Bạn hầu như không hề thấy các loài động vật. Người da đỏ thường nói rằng: "Rừng có nhiều mắt hơn cả lá" Thật chí lí làm sao, và tôi sẽ chứng minh cho bạn. Nhưng hôm nay, tôi sẽ dùng một cách tiếp cận khác. Cách này được gợi ý từ hai sáng kiến ở đây, một cái thì tổng hợp, một cái mang tính triết lí. Tôi sẽ cố gắng sử dụng một cách tiếp cận hơi mang tính vật chất nhưng cũng đảm bảo truyền tải rằng trong tự nhiên, có cả sự triết lý và hài hòa đến kinh ngạc. Sẽ chẳng có nhạc trong bài nói của tôi đâu, nhưng tôi mong bạn sẽ chú ý đến âm nhạc hiện hữu mà tôi sẽ chỉ ra cho bạn. Tôi muốn so sánh về mặt sinh lý - không phải phổi đâu - với các bộ phận khác của con người, đặc biệt là tim. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nghĩ rằng nước cũng như máu vậy. Hệ tuần hoàn trong cơ thể chúng ta phân phối máu giàu oxy, để nuôi dưỡng và hỗ trợ cơ thể, và nhận lại máu chứa cacbonic để tái tạo. Ở Amazon, mọi việc cũng diễn ra tương tự Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nói về sức mạnh của quá trình này. Đây là một hình ảnh của nước mưa đang chuyển động. Những gì bạn thấy chính là hàng năm trời trôi nhanh trong vòng vài giây Tình hình mưa toàn cầu. Bạn thấy gì nào? Khu vực xích đạo nói chung và Amazon nói riêng là cực kì quan trọng đối với khí hậu toàn cầu Nó là một cỗ máy mạnh mẽ. Có một sự bốc hơi dữ dội đang diễn ra ở đây Hãy nhìn vào bức ảnh kia với các đường đi của hơi nước bạn sẽ thấy không khí khô màu đen, không khí ẩm màu xám, và mây màu trắng. Những gì bạn thấy là sự hồi sinh phi thường ở Amazon. Hiện tượng nào - nếu không phải là một sa mạc hiện tượng nào khiến nước bốc hơi từ mặt đất lên khí quyển với một sức mạnh lớn lao đến mức có thể thấy từ ngoài vũ trụ? Hiện tượng ấy là gì? Nó có thể là một suối nước nóng đấy. Suối nước nóng chính là nước ngầm được đun nóng bởi mắc-ma phun trào lên mặt đất và luân chuyển nước đi vào khí quyển. Chẳng có suối nước nóng nào ở Amazon cả, trừ khi tôi sai. Tôi chưa từng biết đến cái nào ở đó hết. Nhưng có một cái gì khác lại đóng vai trò tương tự, mặc dù nhịp nhàng hơn: đó là cây xanh, những ông bạn già tốt bụng, thứ giống như suối nước nóng, cũng có thể luân chuyển một khối lượng khổng lồ nước từ đất vào không khí. Có 600 triệu cây xanh tại rừng Amazon, 600 triệu "suối nước nóng." Tất cả được thực hiện với một sự tinh vi phi thường Không cần đến sức nóng của mắc-ma. Cây xanh chỉ cần ánh nắng để hoàn tất quá trình này. Vì vậy, trong một ngày có nắng ở Amazon, một cái cây lớn có thể vận chuyển 1000 lít nước thông qua quá trình thoát hơi nước... 1000 lít. Nếu chúng ta tính trên toàn bộ khu rừng, tức là một diện tích rất lớn, và tính tổng lượng nước được thoát ra nhờ sự thoát hơi, điều tương tự việc đổ mồ hôi của khu rừng, thì chúng ta sẽ được một con số khổng lồ: 20 tỉ tấn nước bạn có biết nó nhiều đến mức nào? Sông Amazon, con sông lớn nhất Trái Đất, một phần năm tổng lượng nước ngọt từ các châu lục đổ về đại dương, mỗi ngày đổ 17 tỉ tấn nước ra Đại Tây Dương Lượng hơi nước đi vào khí quyển còn nhiều hơn cả nước sông Amazon. Để bạn dễ hình dung, thì nếu ta lấy một cái ấm khổng lồ, loại mà bạn có thể cắm điện, và cho vào 20 tỉ tấn nước, thì bạn cần bao nhiêu năng lượng để nó bốc hơi hết? Có ai biết không ạ? Một cái ấm khổng lồ nhé! Một cái ấm khổng lồ, phải không ạ? Câu trả lời là 50 nghìn Itaipu. Itaipu vẫn là nhà máy điện lớn nhất thế giới và đất nước Brazil vô cùng tự hào về điều này bởi vì nó cung cấp hơn 30% năng lượng cho Brazil. Và rừng Amazon làm việc này, miễn phí. Đây là một nhà máy phát điện rất hiệu quả, cung cấp cả dịch vụ môi trường. Liên quan đến vấn đề này, ta sẽ nói về thứ mà tôi hay gọi là nghịch lý ngẫu nhiên, vấn đề gây tò mò đây. Nếu bạn nhìn vào bản đồ thế giới, sẽ dễ thấy điều này... rừng phủ khắp vùng xích đạo, và hoang mạc tập trung ở 30 độ vĩ bắc, 30 độ vĩ nam, theo đường thẳng. Nhìn về phía bên kia, ở bán cầu nam, sẽ thấy Atacama; Namibia và Kalahari ở châu Phi; sa mạc Úc Còn ở Bắc bán cầu, có Sahara, Sonoran, v.v... Có một ngoại lệ khá thú vị: Đó là tứ giác trải dài từ Cuaiabá tới Buenos Aires, và từ São Paolo tới dãy Andes. Tứ giác này lẽ ra là một hoang mạc, vì nó nằm trên ranh giới của hoang mạc Tại sao không nhỉ? Tôi gọi nó là nghịch lý ngẫu nhiên. Ở Nam Mỹ có gì mà lại khác biệt? Nếu chúng ta có thể sử dụng sự liên hệ với sự tuần hoàn máu của cơ thể, thì cũng giống như nước luân chuyển trong môi trường, ta sẽ thấy các dòng sông cũng như tĩnh mạch, Chúng rút nước từ môi trường, như rút mô từ thiên nhiên. Vậy động mạch ở đâu? Có ai đoán được không ạ? Điều gì đã đem lại -- Làm thế nào mà nước có thể đến tưới tiêu các "mô" thiên nhiên và cuối cùng mang trở về các con sông? Có một loại dòng sông mới, bắt nguồn từ biển xanh, chảy qua "biển" cây.. nó không chỉ chảy, mà còn được bơm bởi đại dương xanh lục này... và sau đó nó rơi xuống đất liền. Tất cả nền kinh tế của chúng ta, 70% GDP của Nam Mỹ đến từ tứ giác đó. Nam Mỹ dựa vào con sông này. Con sông vô hình chảy phía trên ta. Ta trôi lơ lửng trên khách sạn bồng bềnh, một trong những dòng sông, lớn nhất Trái Đất, sông Negro. Nó hơi khô và cằn cỗi, nhưng chúng ta đang trôi trên này, và có một dòng sông vô hình chảy phía trên chúng ta. Dòng sông có mạch đập. Đây, nó đây, mạch đập. Đó là lý do chúng ta cũng nói đến quả tim. bạn có thể nhìn thấy các mùa khác nhau ở đây Có mùa mưa. Ở Amazon, đã từng có 2 mùa mùa ẩm và thậm chí là có mùa ẩm ướt hơn. Bây giờ thì chúng tôi có mùa khô. bạn có thể thấy dòng sông đang chảy trong khu vực đó nếu không thì nó sẽ là sa mạc mất. Và nó đã không biến thành sa mạc. chúng tôi, những nhà khoa học--bạn thấy đó, tôi đang đấu tranh tại đây để thay đổi suy nghĩ từ hướng này sang hướng khác những nhà khoa học học cách và lý do mọi thứ hoạt động, v..v và những vấn đề nghiên cứu này đang sinh ra một chuỗi những phát kiến mà chắc chắn sẽ rất tuyệt vời để nâng cao nhận thức chúng ta về sự dồi dào về sự phức tạp, và về kì quan mà chúng ta có bản giao hưởng mà chúng ta sở hữu từ quá trình này. Một trong số chúng đó là: Mưa được tạo ra thế nào? Phía trên rừng Amazon, có một lớp khí sạch, như lớp khí sạch ở trên đại dương vậy. Biển xanh dương có lớp khí sạch phía trên nó và tạo nên những đám mây xinh đẹp Hầu như ở đó không có mưa. Biển cây xanh cũng có chung lớp khí sạch, nhưng tạo rất nhiều mưa Điều gì khác biệt đang diễn ra ở đây? Khu rừng tỏa ra những mùi hương, và những mùi hương chính là những nguyên tử cô đặc và chúng tạo nên các giọt trong khí quyển. Sau đó, những đám mây được tạo nên và gây ra những cơn mưa xối xả. Vòi phun của Khu vườn Địa Đàng. Mối quan hệ giữa một vật thể sống, là khu rừng, và giữa một vật thể vô tri, là khí quyển là một mối quan hệ tài tình ở khu rừng Amazon bởi vì khu rừng cung cấp nước và hạt giống, và khí quyển cung cấp mưa và đưa nước trở lại, đảm bảo cho sự sống của khu rừng. Đi kèm cũng có những nhân tố khác Chúng ta đã nói một ít về trái tim, vậy giờ hãy nói về chức năng khác: lá gan ! Khi khí ẩm, độ ẩm cao và bức xạ nhiệt kết hợp lại với những thành phần hữu cơ này, thứ mà tôi gọi là vitamin C ngoại sinh, lượng vitamin C dồi dào ở dạng khí, thì các cây cỏ sẽ tạo ra chất chống oxi hóa để sau đó phản ứng với các chất ô nhiễm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng bạn đang hít thở bầu không khí trong lành nhất trên trái đất, ở Amazon, bởi những cây xanh cũng rất cần điều này. Những lợi ích từ cách mà rừng cây hoạt động, cũng là một chu trình tài tình khác. Nhắc đến phân dạng, và mối quan hệ giữa chúng với cách chúng ta hoạt động, chúng ta có thể có những so sánh khác. Giống như đường khí đạo trên ở phổi của chúng ta, không khí ở Amazon được làm sạch từ khối lượng lớn bụi bẩn. Bụi trong không khí mà chúng ta hít thở được làm sạch bởi đường khí đạo Điều này dữ cho khối lượng bụi khỏi ảnh hưởng đến những trận mưa. Khi có hỏa hoạn ở Amazon, khói làm dừng mưa, trời sẽ ngừng mưa, khu rừng sẽ bị khô hạn và dễ bắt lửa. Có một sự tương tự phân dạng khác, Như trong các mạch máu và động mạch, Nước mưa giống như một hồi tiếp. Nó quay trở lại khí quyển. Như các tuyến hạch hộp sọ và các hóc môn, các những loại khí mà tôi đã nói với các bạn trước đó, được tạo ra và giải phóng vào khí quyển, như hóc môn, đóng góp vào việc hình thành mưa. Giống gan và thận, như tôi đã nói, làm sạch không khí. Và, cuối cùng, giống như trái tim: bơm nước từ bên ngoài, từ biển, vào rừng. Chúng tôi gọi nó là cái bơm ẩm sinh học, một giả thuyết mới được giải thích theo một cách đơn giản. Nếu có một sa mạc ở lục địa với biển ngay sát, sự bốc hơi ở biển lớn hơn, và nó hút hết khí ở trên sa mạc. Sa mạc bị kẹt trong điều kiện như thế. Nó luôn luôn khô hạn. Tình huống ngược lại, một khu rừng, sự bốc hơi, như chúng tôi đã chỉ ra, lớn hơn rất nhiều, bởi những rừng cây, và mối quan hệ bị đảo ngược. Không khí trên biển bị hút vào lục địa và độ ẩm cũng đi theo. Bức ảnh vệ tinh được chụp cách đây một tháng -- Dưới kia là Manaus, chúng tôi ở dưới đó -- và nó chỉ ra quá trình này. Đây không phải là con sông nhỏ bình thường chảy vào một con kênh. Đó là một con sông hùng vĩ tưới tiêu khắp vùng Nam Mỹ, ở giữa những thứ khác. Bức ảnh này cho thấy những đường đi, của tất cả những cơn bão được ghi nhận. Bạn có thể thấy rằng, trong ô vuông màu đỏ, có khá ít bão. Không phải ngẫu nhiên đâu. Cái bơm này hút độ ẩm vào lục địa đồng thời tăng vận tốc không khí trên biển, và ngăn cản việc hình thành bão. Để tổng kết và kết thúc phần này, tôi muốn nói về một sự khác biệt nhỏ. Tôi có rất nhiều đồng nghiệp những người đang phát triển những giả thiết này Họ nghĩ, và tôi cũng nghĩ, rằng chúng ta có thể cứu Trái Đất. Tôi không phải chỉ đề cập đến Amazon. Amazon dạy chúng ta một bài học về việc thiên nhiên làm việc một cách tinh khôi như thế nào. Trước đó chúng ta đã không hiểu được những quy trình này bởi phần còn lại của thế giới đã bị xáo tung lên. Tuy nhiên ở đây, chúng ta có thể hiểu điều đó Những đồng nghiệp đề ra rằng, vâng, chúng ta có thể cứu những khu vực khác, bao gồm cả sa mạc. Nếu chúng ta có thể trồng rừng ở những vùng đó, chúng ta có thể đảo ngược biến đổi khí hậu, bao gồm cả hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tôi có một đồng nghiệp yêu quý ở Ấn Độ, tên cô ấy là Suprabha Seshan, cô ấy có một phương châm. Rằng "Làm vườn là giúp cho bầu sinh quyển," "Reajardinando a biosfera" ở tiếng Bồ Đào Nha. Cô ấy làm một việc tuyệt vời là tái xây dựng hệ thống sinh thái. Chúng ta cần làm như thế. Kết thúc phần mở đầu nhanh, chúng ta thấy được sự thật chúng ta đang có ngoài kia, Là hạn hán, biến đổi khí hậu, những thứ mà chúng ta đã biết. Tôi muốn kể bạn nghe một câu chuyện ngắn Có một lần, cách đây khoảng 4 năm, Tôi dự một buổi diễn thuyết, về một bài khóa của Davi Kopenawa, một đại diện thông thái của người Yanomami, và nó nói về kiểu như: "Chẳng lẽ những người da trắng không biết rằng nếu họ phá hủy khu rừng, thì sẽ chẳng bao giờ còn mưa nữa sao? Và rằng, nếu không còn mưa nữa, sẽ không còn thứ gì để uống, hay để ăn?" Nghe thấy vậy, tôi thảng thốt nhận ra "Ôi trời ! Suốt 20 năm nghiên cứu điều này với siêu máy tính, với hàng trăm, hàng ngàn nhà khoa học, và chúng tôi giờ mới đi tới kết luận đó, vậy mà ông ấy đã biết! " Một điểm quan trọng là người Yanomami chưa bao giờ phá rừng. Sao họ có thể biết là mưa sẽ ngừng? Điều này khiến tôi suy nghĩ và tôi như ngớ ra Làm cách nào mà ông ấy có thể biết? Một vài tháng sau đó, tôi gặp ông ấy ở một sự kiện khác và nói, "Davi, làm sao anh biết được nếu khu rừng bị phá hủy, sẽ không còn mưa nữa?" Ông ấy trả lời: "Linh hồn của khu rừng đã nói với chúng tôi." Với tôi, điều này thay đổi toàn bộ cục diện, một sự thay đổi to lớn. Tôi nói, "Chúa ơi! Tại sao tôi lại phải làm toàn bộ mấy thứ khoa học này chỉ để đưa đến cái kết luận mà ông ấy đã biết?" Sau đó, một điều gì đó đã hoàn toàn thức tỉnh tôi, đó là, trăm nghe không bằng một thấy, Xa mặt thì cách lòng. Đó là điều tiên quyết mà thuyết gia trước đã chỉ ra: Chúng ta cần thấy -- Ý tôi là, chúng ta, xã hội phương Tây, thứ đang trở nên toàn cầu và văn minh -- chúng ta cần phải thấy. Nếu chúng ta không thấy, chúng ta không ghi nhận thông tin. Chúng ta sống trong thờ ơ. Vì thế, tôi đề xuất như sau -- đương nhiên, các nhà thiên văn học sẽ không thích ý tưởng này -- nhưng hãy xoay kính Hubble ngược xuống. Và hãy nhìn xuống dưới này, hơn là nhìn về nơi xa xăm vũ trụ. Vũ trụ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta đang có một sự thật thực tiễn, là chúng ta đang sống trong một ngân hà bí ẩn, và chúng ta bàng quang về nó. Chúng ta đang dẫm nát thiên hà xinh đẹp này là nơi đã che chở và nuôi dưỡng ta. Bất cứ nhà vật lý thiên văn nào cũng sẽ nói với bạn Trái Đất là một sự bất ổn định có hệ thống. Sự ổn định và thoải mái mà chúng ta tận hưởng, bất kể sự khô hạn của sông Negro, và tất cả những đợt nóng và lạnh và những cơn bão, v..v. Không có thứ gì như vậy ở trong vũ trũ này mà ta từng biết cả. Bởi vậy, hãy xoay kính Hubble về phía chúng ta, và hãy nhìn về Trái Đất đi. Hãy bắt đầu với Amazon! Hãy lặn ngụp hãy vươn tới sự thật mà chúng ta sống trong đó mỗi ngày, và nhìn thật kĩ vào nó, bởi vì đó là thứ chúng ta cần làm. Davi Kopenawa không cần điều này. Ông ấy đã có một thứ mà tôi đã bỏ lỡ. Tôi được giáo dục bởi TV. Tôi nghĩ thứ tôi mất đó là những ghi chép do tổ tiên để lại, một sự đánh giá về thứ tôi không biết, thứ tôi chưa thấy. Ông ấy không phải là một Thomas hoài nghi. Ông ấy tin, với lòng thành kính của mình vào thứ mà tổ tiên ông ấy và những linh hồn dạy. Chúng ta không thể làm điều đó, vì vậy hãy nhìn vào khu rừng. Cho dù cùng với kính Hubble ở trên kia -- đây là góc nhìn mắt chim, phải không? Thậm chí khi điều này xảy ra, chúng ta cũng sẽ thấy thứ mà chúng ta không biết. Người Tây Ban Nha gọi nó là hỏa ngục xanh. Nếu bạn đi vào những tán cây rậm đó và bị lạc, và, hãy coi như là, nếu bạn đi theo hướng Tây, Thì nó sẽ kéo dài 900km về phía Colombia, và thêm 1,000 về một nơi nào đó. Nên bạn có thể suy ra vì sao nó được gọi là hỏa ngục xanh Nhưng hãy xem những gì đang xảy ra trong đó. Nó là một tấm thảm sống. Mỗi một màu là một loài cây. Mỗi một cây, một ngọn cây có đến 10,000 loài côn trùng sinh sống chưa kể đến cả triệu loài nấm, vi khuẩn, v..v. Tất cả đều vô hình. Thậm chí chúng còn chính là thiên hà xa lạ với chúng ta hơn là những ngân hà xa cả tỉ năm ánh sáng từ Trái Đất, thứ mà Hubble đem về mỗi ngày trên những tờ báo. Tôi sẽ kết thúc buổi thuyết trình tại đây -- Tôi còn ít phút nữa -- để tôi cho các bạn xem loại sinh vật tuyệt vời này. Khi chúng ta nhìn thấy một cánh bướm trong rừng, chúng ta cảm giác như ai đó đã để mở cánh cửa thiên đàng, và sinh vật này đã thoát khỏi đó, bởi nó quá đẹp. Tuy nhiên, tôi không thể kết thúc mà không chỉ cho các bạn một khía cạnh công nghệ. Chúng ta là những kẻ kiêu căng về công nghệ. Chúng ta tước đoạt công nghệ từ thiên nhiên. Bàn tay của rô bốt là công nghệ, của tôi là của sinh học, và chúng ta không nghĩ gì thêm về nó nữa cả. Hãy nhìn vào cánh bướm, một ví dụ về sức cạnh tranh công nghệ vô hình của cuộc sống, ngay giữa khả năng sống sót của chúng ta trên hành tinh này, và hãy zoom cận cảnh nó. Lần nữa, với kính Hubble. Hãy nhìn vào cánh con bướm. Các học giả đã cố gắng để giải thích: Tại sao nó màu xanh? Hãy zoom cận cảnh nó Thứ mà bạn thấy là kiến trúc vô hình có thể làm xấu hổ những nhà kiến trúc sư tài ba nhất thế giới Tất cả mọi thứ ở quy mô tí hon Bên cạnh vẻ đẹp và chức năng của nó, có một khía cạnh khác. Với thiên nhiên, những thứ được sắp xếp theo một cấu trúc phi thường luôn có một chức năng nào đó. Chức năng này của con bướm --- nó không mang màu xanh; Nó không chứa sắc tố xanh. Nó có những thiên thể photon trên bề mặt, dựa theo những người nghiên cứu nó, và là những thiên thể cực kì tinh vi. Công nghệ của chúng ta không hề có thứ gì như thế. Hitachi đang tạo ra một màn hình sử dụng công nghệ này, và nó sử dụng sợi quang học để truyền tải -- Janine Benyus, người đã ở đây rất nhiều lần, nói về nó: công nghệ mô phỏng sinh học. Thời gian của tôi đã hết. Vậy nên, tôi sẽ gói gọn nó lại với thứ cơ bản nhất của mọi khả năng và năng lực của đa dạng sinh học, thứ sản xuất ra tất cả những dịch vụ tuyệt vời này: tế bào sống. Đó là một cấu trúc chỉ nhỏ vài micromet, là một kì quan bên trong. Đã có những bài thuyết trình TED về nó, tôi sẽ không nói nhiều, nhưng mỗi chúng ta trong căn phòng này, gồm cả tôi, có 100 tỷ tỷ những cỗ máy nhỏ bé đó trong cơ thể, để chúng ta sống khỏe. Hãy tưởng tượng tất cả những gì đang có trong rừng Amazon: 100 tỷ tỷ. Con số này lớn hơn cả số sao trên bầu trời. và chúng ta chả nhận thức gì về nó. Xin cám ơn rất nhiều ( vỗ tay) Xin chào! Tên tôi là Uldus. Một nghệ sĩ nhiếp ảnh từ nước Nga. Tôi bắt đầu sự nghiệp cách đây khoảng 6 năm trong lĩnh vực biếm họa chân dung phản ánh vô vàn các định kiến về quốc tịch, giới tính, và các vấn đề xã hội ---- ["Người Nga. Bán ma tuý, súng, tạp chí khiêu dâm trẻ em!] [Vodka=Nước. Tôi yêu vodka!"] (Cười) Dùng tranh ảnh để truyền tải thông điệp. ["Cưới em đi, em cần visa."] Hôm nay, tôi đứng trước ống kính và cố gắng dũng cảm như Wonder Woman. Tôi chú trọng đến việc cân bằng thông điệp ý nghĩa thẩm mĩ, vẻ đẹp, cách bố trí, mỉa mai và hiện vật. Hôm nay, tôi sẽ kể cho bạn về dự án của tôi mang tên "Lãng mạn tuyệt vọng". Đó là hiện vật hoặc tranh ảnh của nhóm Bảy anh em thời kỳ trước Raphaelites nước Anh giữa thế kỷ 19. Tôi lấy bức tranh này và ý nghĩa thời đại của nó để nói về các vấn đề xung quanh tôi tại nước Nga, gặp gỡ những con người bình thường nhưng có trải nghiệm thú vị. Cậu bé này là một vũ công chuyên nghiệp. chỉ mới 12 tuổi ở trường cấp hai, em giấu mọi người về lớp học vũ đạo và đeo chiếc mặt nạ gớm ghiếc cố gắng hòa nhập với bạn cùng lớp như một kẻ không có cá tính. Cậu bé có ước mơ và mục tiêu, nhưng phải che giấu đi để được xã hội chấp nhận bởi khác biệt sẽ chẳng dễ chịu tí nào đặc biệt là ở nước Nga. Bức chân dung tiếp theo là một ẩn dụ. Đây là Nikita, nhân viên bảo vệ ở quán bar ở St. Petersburg. Anh thường nói: "Bạn sẽ không thích tôi lúc tức giận đâu." trích dẫn lời của Hulk trên phim, nhưng tôi chưa nhìn thấy anh giận dữ bao giờ. Anh cất giấu mặt nhạy cảm và lãng mạn, vì ở Nga, trong giới thanh niên lãng mạn chẳng hay ho gì, được phụ nữ vây quanh mới là điều tuyệt vời, và phải mạnh mẽ như hulk . (Cười) Trong dự án này, thỉnh thoảng tôi dùng bức họa và đưa ra một ý nghĩa mới, một sự hấp dẫn mới. Đôi khi tôi so sánh các đặc điểm khuôn mặt và chơi chữ như: nực cười, người sắt, người là ủi (irony, iron man, irony man) (Cười) Thông qua các hiện vật, tôi mang các vấn đề xã hội xung quanh mình tại Nga vào cuộc tranh luận. Điều thú vị về hôn nhân ở Nga là hầu hết các cô gái 18, 19 tuổi sẵn sàng và mơ ước lập gia đình. Từ nhỏ, chúng tôi được dạy rằng kết hôn thành công nghĩa là cuộc đời thành công, vì thế nhiều cô gái sống chết để lấy được tấm chồng. Còn tôi thì sao? Tôi năm nay 27 tuổi. Ở xã hội Nga, tôi là một gái già và đừng mong lấy được chồng. Đó là tại sao bạn thấy tôi trong mặt nạ võ sĩ Mexico, trong bộ áo cưới, vô vọng. Nhưng hãy nhớ, mỉa mai là chìa khóa, nó thực sự động viên các cô gái đấu tranh vì mục tiêu, vì ước mơ, và thay đổi định kiến. Hãy dũng cảm. Chế nhạo nó. Hữu dụng lắm. Hãy cười, và tạo nên điều kỳ diệu. (Vỗ tay) Hans Rosling: Tôi sẽ hỏi các bạn câu hỏi với 3 đáp án để lựa chọn Hãy dùng thiết bị này. Hãy dùng nó để trả lời Câu hỏi đầu tiên là, số tử vong hàng năm do các lý do thảm họa thiên nhiên đã thay đổi như thế nào trong thế kỷ vừa qua? Nó tăng gấp đôi Nó giữ nguyên trên toàn thế giới hay nó giảm đi một nửa? Xin hãy trả lời, A, B hay C Tôi đã thấy rất nhiều câu trả lời. Thế này là nhanh hơn tôi làm ở các trường đại học đấy Họ làm chậm quá. Họ cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ Ồ, rất rất tốt Nào chúng ta đi tiếp tới câu hỏi sau Phụ nữ ở độ tuổi 30 trên thế giới đi học bao lâu: 7 năm, 5 năm hay 3 năm? A, B hay C? Xin hãy trả lời. Nào chúng ta đi tiếp Trong 20 năm vừa qua, phần trăm người trên thế giới sống ở mức nghèo cùng cực thay đổi như thế nào? Nghèo cùng cực - không có đủ thức ăn cho một ngày Nó tăng gấp đôi Nó giữ nguyên gần như cũ hay nó giảm một nửa A, B hay C? Nào, bây giờ là câu trả lời Các bạn thấy đấy tử vong do thảm họa thiên nhiên trên thế giới bạn có thể thấy qua biểu đồ ở đây, từ 1900 đến 2000. Năm 1900, có khoảng nửa triệu người bị chết hàng năm do các thảm họa thiên nhiên lũ lụt, động đất, núi lửa, phun trào núi lửa, gì đó nữa, hạn hán. Sau đó, nó đã thay đổi ra sao? Gapminder đã làm điều tra công cộng ở Thụy Điển Đây là câu trả lời của họ Người Thụy Điển trả lời thế này 50 phần trăm nghĩ nó đã tăng gấp đôi 38 phần trăm nói rằng nó gần như giữ nguyên 12 phần trăm nói nó giảm đi một nửa. Đây là số liệu tốt nhất từ các nhà nghiên cứu thảm họa và nó đi lên rồi xuống ở giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai sau đó nó bắt đầu giảm và tiếp tục giảm và giảm xuống mức ít hơn một nửa. Thế giới đã trở nên có năng lực nhiều nhiều hơn so với hàng thập kỷ trước đó trong việc bảo vệ con người trước điều này, bạn thấy đó. Thế mà chỉ 12 phần trăm người Thụy Điển biết vậy Thế là tôi đi tới sở thú và hỏi các con tinh tinh (Cười) (Vỗ tay) Mấy con tinh tinh đâu có xem chương trình tin tức buổi tối nên mấy con tinh tinh đó chọn ngẫu nhiên, vậy là người Thụy Điển trả lời kém hơn cả lựa chọn ngẫu nhiên Thế còn các bạn đã làm thế nào? Đây là các bạn Các bạn bị bọn tinh tinh đánh bại (Cười) Nhưng mà tỉ số sát nút Các bạn trả lời tốt hơn người Thụy Điển 3 lần nhưng thế là chưa đủ. Các bạn cũng không nên so sánh với người Thụy Điển Các bạn phải có ước vọng cao hơn trong thế giới Hãy nhìn vào câu trả lời tiếp theo: phụ nữ đi học Đây, các bạn có thể thấy là đàn ông đi học hết 8 năm Còn phụ nữ đi học hết bao lâu? Thế đấy, chúng tôi đã hỏi người Thụy Điển và các bạn có gợi ý rồi đúng không? Câu trả lời đúng có lẽ là câu mà ít người Thụy Điển nhất chọn, đúng không? (Cười) Hãy xem, hãy xem nào. Đây rồi. Vâng, vâng, vâng, phụ nữ gần bắt kịp với đàn ông Đây là kết quả từ Mỹ Còn đây là các bạn. Xin mời Ồ Thế đấy, xin chúc mừng, các bạn trả lời tốt gấp hai lần người Thụy Điển nhưng các bạn không cần tôi -- Thế tại sao? Tôi nghĩa là thế này mọi người đều biết rằng có nhiều quốc gia và nhiều khu vực nơi mà trẻ em gái gặp nhiều khó khăn các em bị ngăn cản khi các em đi học và điều đó thật kinh khủng. Nhưng đa số trên thế giới nơi mà hầu hết mọi người sống ở hầu hết các quốc gia, các trẻ em gái ngày nay đều đi học như các em trai, khoảng như vậy Điều đó không có nghĩa là bình đẳng giới đã đạt được mục tiêu Không hề Điều đó vẫn bị giam hãm trong những giới hạn khủng khiếp, khủng khiếp nhưng việc đến trường có tồn tại trên thế giới ngày nay Nào, chúng ta đã bỏ qua đa số Khi bạn trả lời, bạn căn cứ vào những nơi tồi tệ nhất trên thế giới và ở đó thì các bạn đúng, nhưng các bạn quên mất đa số. Thế còn về nghèo đói? Đấy, rất rõ là nạn nghèo đói ở đây đã được giảm xuống một nửa và ở Mỹ, khi chúng tôi điều tra công cộng chỉ 5 phần trăm trả lời đúng Còn các bạn? A, các bạn gần trả lời đúng bằng bọn tinh tinh (Cười) (Vỗ tay) Rất sát nút, chỉ cần vài người thôi! Đó là do định kiến, các bạn biết đấy ở nhiều quốc gia giàu có, họ nghĩ rằng, ôi, chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt được nghèo đói cùng cực Tất nhiên là họ nghĩ thế bởi vì họ thậm chí không biết cái gì đã xảy ra Điều đầu tiên khi nghĩ tới tương lai là hiểu biết về hiện tại Những câu hỏi trên là một vài trong số những câu đầu tiên trong giai đoạn thử nghiệm của dự án về sự thiếu hiểu biết - Ignorance Project của quỹ Gapminder mà chúng tôi hoạt động dự án này đã được khởi động năm ngoái do sếp đồng thời là con trai tôi, Ola Rosling (Cười) Anh là người sáng lập và giám đốc và anh muốn , Ola nói với tôi là chúng ta phải có tính hệ thống hơn nữa khi chúng ta chiến đấu với sự thiếu hiểu biết đầy nguy hiểm Thử nghiệm đã cho thấy ngay điều này số đông trả lời kém hơn cả lựa chọn ngẫu nhiên, vì thế chúng ta phải suy nghĩ về những định kiến và một trong số định kiến chủ yếu đó là về sự phân chia thu nhập trên thế giới Hãy nhìn vào đây. Đây là tình hình của năm 1975 Đó là số lượng người theo từng mức thu nhập từ một đô la một ngày - (Vỗ tay) Bạn thấy đó, có một cái bướu ở đây khoảng một đô la một ngày và tiếp theo có một cái bướu khác ở đây ở mức đâu đó giữa 10 và 100 đô lâ Thế giới có hai nhóm Đó là thế giới lạc đà, giống như con lạc đà có 2 cái bướu Nhóm nghèo và nhóm giàu và một số ít hơn ở giữa Nhưng hãy nhìn xem nó đã thay đổi thế nào Khi tôi đẩy nó xa hơn, cái gì đã thay đổi dân số thế giới tăng lên hai cái bướu chập lại làm một Cái bướu nhỏ nhập vào cái bướu to thế là con lạc đà tiêu tùng, chúng ta có một thế giới của lạc đà Ả rập chỉ với một cái bướu thôi Phần trăm nghèo đói đã giảm đi Tuy nhiên nó vẫn rất đáng sợ vì vẫn có rất nhiều người sống ở mức nghèo đói cùng cực Chúng ta lại có nhóm này, gần 1 triệu, ở đó, nhưng nó có thể kết thúc được Thử thách mà chúng ta đang có là thoát ra khỏi điều đó, hiểu được đa số nằm ở đâu và điều này được thể hiện rất rõ trong câu hỏi này Chúng tôi hỏi, phần trăm của trẻ em một tuổi trên thế giới đã được tiêm chủng cơ bản phòng chống thủy đậu và các bệnh khác mà chúng ta đã làm trong rất nhiều năm qua là 20, 50 hay 80 phần trăm? Nào, đây là câu trả lời của người Mỹ và của người Thụy Điển Hãy nhìn vào kết quả của người Thụy Điển giờ thì bạn biết câu trả lời nào là câu đúng rồi (Cười) Ông quái nào mà là giáo sư về y tế cộng đồng của cái nước này? Đó là tôi, đó là tôi đấy. (Cười) Khổ quá, khổ quá các bạn ạ (Vỗ tay) Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của Ola để đo được những gì chúng ta biết đã thu hút chú ý và CNN đã phát đi các kết quả này trên trang web của họ và họ đưa ra các câu hỏi, hàng triệu câu trả lời và tôi nghĩ có khoảng 2000 bình luận và đây là một trong các lời bình luận Anh ta nói "Tôi cá là chẳng có ai của giới truyền thông qua được bài kiểm tra này'' Thế là Ola bảo tôi "Bố cầm lấy thiết bị này bố được mời đến hội thảo của báo chí bố đưa cho họ và đo xem giới truyền thông biết gì'' và thưa các quý ông, quý bà lần đầu tiên, kết quả không chính thức từ một hội thảo với truyền thông nước Mỹ Sau đó, mới đây là truyền thông của Liên minh Châu Âu (Cười) Các bạn thấy đấy, vấn đề không phải ở chỗ người ta không đọc, không nghe truyền thông Vấn đề là ở chỗ truyền thông tự họ chẳng biết gì Thế chúng ta phải làm gì đây, Ola? Chúng ta có ý tưởng nào không? (Vỗ tay) Ola Rosling: Vâng, tôi có một ý tưởng, nhưng trước hết Tôi xin lỗi vì các bạn bị bọn tinh tinh đánh bại May mắn là tôi có thể an ủi các bạn bằng cách chứng minh đó thực ra không phải là lỗi của các bạn. Sau đó tôi sẽ hướng dẫn các bạn một vài mẹo để thắng được lũ tinh tinh trong tương lai Đó cơ bản là những gì tôi sẽ làm Đầu tiên, hãy xét đến việc tại sao chúng ta lại thiếu hiểu biêt đến thế và tất cả bắt đầu ở nơi này Đây là Hudiksvall. Một thành phố ở phía bắc Thụy Điển Đây là nơi gần kề với nơi tôi lớn lên Đây cũng là nơi gần kề với cả một vấn đề to lớn Thực ra, nó có những vấn đề giống hệt như mọi nơi khác nơi mà bạn lớn lên Nó không có tính chất đại diện đâu, được chứ? Nó đem lại cho tôi cái nhìn thiên lệch về cuộc sống trên hành tinh này Đó chính là miếng ghép đầu tiên của mảng ghép hình của sự thiếu hiểu biết Chúng ta đều có sự thiên vị cá nhân Chúng ta đều có các kinh nghiệm khác nhau từ cộng đồng và con người mà chúng ta gặp và hơn hết cả, chúng ta đi học chúng ta tiếp tục vấn đề ở đây Tôi thích trường học nhưng các giáo viên có vẻ như dạy về quan điểm thế giới đã lạc hậu vì họ học được những điều đó khi họ đi tới trường và bây giờ họ mô tả thế giới đó cho học sinh của mình không có ý đồ xấu gì cả và những quyển sách đó, tất nhiên, đã được in ra và lạc hậu đi trong một thế giới đã thay đổi Hiện không có một chút thực hành nào để giảng dạy các tài liệu cập nhật Và đó là điều chúng tôi tập trung vào Chúng ta có những số liệu lạc hậu kết hợp với sự thiên vị cá nhân của chúng ta Điều tiếp theo xảy sẽ là tin tức Một nhà báo xuất sắc sẽ biết phải lựa chọn câu chuyện thế nào để đưa nó lên tít lớn và mọi người sẽ đọc nó bởi nó giật gân Những sự kiện bất thường thì sẽ thú vị hơn, đúng không? Những câu chuyện được phóng đại lên đặc biệt là những điều chúng ta sợ Cá mập tấn công một người Thụy Điển trở thành hàng tít chính trong hàng tuần ở Thụy Điển. Có ba nguồn thông tin bị bóp méo thật sự rất khó để xóa bỏ nó Chúng tấn công tới tấp chúng ta và lấp đầy tâm trí chúng ta với những ý nghĩ kỳ quặc và hơn hết, chúng ta chọn những thứ làm cho chúng ta rất con người, trực giác bản năng của chúng ta Điều này tốt trong quá trình tiến hóa Nó giúp chúng ta khái quát hóa và đi đến kết luận rất, rất nhanh Nó giúp chúng ta thổi phồng những gì chúng ta sợ hãi và chúng ta tìm nguyên nhân khi mà thực ra thì không có và chúng ta có ảo tưởng của sự tự tin khi mà chúng ta tin rằng chúng ta là những tay lái xe cự phách trên mức trung bình Mọi người đã trả lời câu hỏi đó "Vâng, tôi lái xe tốt hơn'' Được rồi, điều đó tốt theo tiến hóa nhưng bây giờ vấn đề là quan điểm về thế giới Đó chính là nguyên nhân tại sao nó lại hoàn toàn ngược lại Chiều hướng mà tăng lên thì thực ra giảm xuống và ngược lại trong trường hợp này, các con tinh tinh sử dụng trực giác để thắng chúng ta điều đó trở thành điểm yếu của chúng ta, thay vì điểm mạnh Mà nó lẽ ra phải là điểm mạnh của chúng ta, phải không? Thế thì chúng ta giải quyết vấn đề như thế nào? Đầu tiên, chúng ta cần đo được nó rồi chúng ta cần cứu chữa nó Và bằng cách đo nó, chúng ta có thể hiểu cái gì là nguyên mẫu của sự thiếu hiểu biết Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm năm ngoái và bây giờ chúng tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ trạm trán với rất nhiều sự thiếu hiểu biết trên khắp thế giới Ý tưởng là thật sự phân chia nó theo các lĩnh vực hay quy mô của phát triển toàn cầu ví dụ như khí hậu, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhân quyền bình đẳng giới, năng lượng, tài chính Tất cả các lĩnh vực khác nhau đều có số liệu riêng và có nhiều tổ chức đang cố gắng nâng cao ý thức về các số liệu đó Tôi đã bắt đầu liên hệ với một số tổ chức đó như WWF Quỹ động vật hoang dã, Tổ chức Ân xá quốc tế hay UNICEF và hỏi họ, các số liệu thú vị của các vị là gì mà các vị nghĩ công chúng không biết? Và tôi thu thập các số liệu đó Hãy tưởng tượng một danh sách dài, cứ cho là 250 số liệu sau đó chúng tôi làm thăm dò công cộng và xem họ ghi điểm kém nhất ở đâu Rồi chúng tôi rút ngắn danh sách lại với những kết quả tệ hại như những ví dụ từ giáo sư Hans và chúng tôi không gặp vấn đề gì khi tìm những kiểu kết quả tệ hại như vậy Thế thì, với danh sách rút ngắn, chúng tôi làm gì với nó? Chúng tôi biến nó thành một chứng chỉ về kiến thức một chứng chỉ về kiến thức toàn cầu mà bạn có thể sử dụng, nếu bạn là một tổ chức lớn một trường học, một đại học hoặc có thể là một thông tấn xã để mà chứng nhận bản thân bạn được trang bị kiến thức toàn cầu nói chung, chúng tôi không thuê những người trả lời như những con tinh tinh Tất nhiên là không nên làm thế Có lẽ trong 10 năm nữa nếu dự án này thành công bạn sẽ ở trong một cuộc phỏng vấn và phải trả lời các kiến thức toàn cầu điên rồ này Bây giờ chúng ta sẽ học những mẹo thật sự Bạn sẽ làm thế nào để thành công? Tất nhiên là có cách rồi đó là ngồi xuống mỗi tối và học thuộc lòng các số liệu này bằng cách đọc tất cả các báo cáo đó. Điều đó thật ra sẽ không bao giờ xảy ra Ngay cả giáo sư Hans cũng nghĩ nó không bao giờ xảy ra Người ta không có thời gian cho nó Người ta thích đường tắt, và đây là đường tắt Chúng ta cần biến trực giác của mình thành sức mạnh Chúng ta cần phải biết khái quát Bây giờ tôi sẽ chỉ cho bạn một vài mẹo nhỏ ở chỗ mà nhận thức sai lầm đổi chiều theo quy tắc của kinh nghiệm Hãy bắt đầu với nhận thức sai đầu tiên Điều này rất phổ biến Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn Bạn nghe thấy vậy. Và bạn thầm nghĩ Cách nghĩ khác là hầu hết mọi thứ đều tiến bộ Và bạn ngồi với câu hỏi trước mặt và bạn không chắc chắn. Bạn nên đoán "tiến bộ'' Được chứ? Đừng chọn cái kém hơn. Điều đó sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi của chúng tôi tốt hơn (Vỗ tay) Đó là cái đầu tiên Có người giàu và người nghèo và khoảng cách càng tăng lên Đó là sự bất bình đẳng khủng khiếp Đúng, đây là một thế giới bất công nhưng khi bạn nhìn vào dữ liệu, có một cái bướu Bạn cảm thấy không chắc hãy tìm đến ''hầu hết mọi người đều ở mức giữa'' điều đó sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đúng Nào, định kiến tiếp theo là đầu tiên, các quốc gia và con người cần phải rất , rất giàu để có thể có phát triển xã hội nhưng các em gái được đi học và sẵn sàng đối phó với các thảm họa thiên nhiên Không, không, không. Sai rồi Hãy nhìn này: cái bướu to ở giữa ở đây các em gái đã được đi học rồi Và nếu bạn không chắc, hãy nghĩ đến ''đa số đã có điều này rồi'' ví dụ những điều như có điện lực hay các em gái được đi học Đó chỉ là quy tắc của kinh nghiệm và tất nhiên nó không áp dụng cho tất cả mọi thứ nhưng đó là cách bạn khái quát hóa Hãy nhìn vào điều cuối cùng Nếu một điều gì đó, vâng, ví dụ này rất hay cá mập rất nguy hiểm Không, vâng , nhưng chúng không quan trọng lắm trong thống kê toàn cầu, đó là điều tôi muốn nói Tôi thật ra rất sợ cá mập Cứ khi nào tôi thấy câu hỏi về những điều tôi sợ có thể về động đất, các tôn giáo khác, có lẽ tôi sợ khủng bố hoặc cá mập bất cứ cái gì làm cho tôi thấy đoán được bạn sẽ thổi phồng vấn đề lên Đó là quy tắc theo kinh nghiệm Đương nhiên, có những thứ rất nguy hiểm và cũng rất tuyệt Cá mập giết rất , rất ít người Đó là cách mà bạn nên nghĩ Với bốn quy tắc theo kinh nghiệm bạn có thể đưa ra câu trả lời tốt hơn bọn tinh tinh bởi vì chúng không thể làm thế được Chúng không thể khái quát hóa những quy tắc này và hy vọng rằng chúng ta có thể biến đổi thế giới quanh ta và chúng ta sẽ chiến thắng bọn tinh tinh. Có được không ạ? (Vỗ tay) Đó là cách tiếp cận có hệ thống Câu hỏi là liệu nó có quan trọng không? Vâng, rất quan trọng để hiểu sự nghèo đói nghèo đói cùng cực, và chiến đấu với nó và đưa các bé gái đến trường học Khi chúng ta nhận thấy rằng nó thật sự thành công, chúng ta có thể hiểu nó Nhưng liệu nó có quan trọng với người khác những người quan tâm đến sự kết thúc tốt đẹp của sự phân chia này Tôi dám nói là có, thật sự quan trọng với cùng một lý do Nếu bạn có cái nhìn về thế giới ngày nay dựa trên số liệu thực tế bạn sẽ có cơ hội để hiểu điều gì sẽ xảy đến trong tương lai Chúng ta quay trở lại với hai cái bướu năm 1975 Đó là năm tôi sinh ra Tôi chọn phương Tây Đó là các nước Châu Âu hiện tại và Bắc Mỹ Hãy so sánh phần còn lại và phương Tây ở khía cạnh bạn giàu như thế nào Có những người có thể chi trả để bay ra nước ngoài cho kỳ nghỉ Năm 1975, chỉ 30 phần trăm có thể đi ra khỏi Châu Âu và Bắc Mỹ Nhưng điều này đã thay đổi, đúng không? Hãy xem sự thay đổi cho đến hiện tại, 2014 Ngày nay, tỷ lệ là 50/50 Sự thống trị của phương Tây đã kết thúc, hiện tại Thật tốt. Thế tiếp theo sẽ gì xảy ra? Bạn có thấy cái bướu to không? Bạn có thấy nó di chuyển ra sao không? Tôi làm một thí nghiệm nhỏ. Tôi vào trang web của IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế, Họ có dự báo cho 5 năm tiếp theo tính theo GDP theo đầu người Thế là tôi có thể sử dụng nó để xem 5 năm trong tương lai giả sử rằng bất bình đẳng về thu nhập của các quốc gia vẫn như giữ nguyên Tôi đã làm thế, và tôi còn đi xa hơn Tôi sử dụng những 5 năm này cho 20 năm tới với cùng tốc độ, chỉ là một thử nghiệm để xem có gì sẽ xảy ra Hãy đi tới thời gian tương lai Năm 2020, 57 phần trăm của nhóm còn lại Năm 2050, 63 phần trăm 2030, 68 phần trăm. Năm 2035, phương Tây thua trong thị trường tiêu thụ của người giàu Đó chỉ là sự dự đoán tương lai của GDP theo đầu người 73 phần trăm của người tiêu thụ giàu có sẽ sống ngoài Bắc Mỹ và Châu Âu Vâng, tôi nghĩ một công ty nên sử dụng thông tin này để chắc chắn khi đưa ra những quyết định dựa trên thực tế cho tương lai Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Bruno Giussani: Hans và Ola Rosling, thưa quý vị! Chào mọi người. Tôi là Mac Công việc của tôi là nói dối trẻ em, nhưng là nói dối chân thật. Tôi viết sách thiếu nhi, và có câu nói của Pablo Picasso thế này: "Chúng ta đều biết nghệ thuật không phải là sự thật. Nghệ thuật là sự giả dối giúp ta tìm ra sự thật hoặc ít nhất là sự thật mà ta cần phải hiểu. Người nghệ sĩ phải biết cách thuyết phục mọi người tin vào sự thật trong lời nói dối của mình." Tôi nghe câu này lần đầu khi còn là một đứa trẻ, và rất thích nó, nhưng lại chẳng hiểu nó có nghĩ là gì. (Cười lớn) Nên thiết nghĩ, tôi ở đây hôm nay để nói với các bạn, cho dù thật giả, hư cấu hay thực tế. Làm thế nào gỡ rối hết đống nút thắt này? Tôi có PowerPoint. Xem thử biểu đồ Venn nào. ["Sự thật.Giả đối."] Vậy đấy, ngay đây Ta có sự thật và sự giả dối và ít khoảng trống, viền bao, ngay chính giữa. Phần giao thoa, chính là nghệ thuật. Được rồi. Đây biểu đồ Venn. ( Cười )(Vỗ tay) Nhưng thật sự thì, nó không giúp ích gì mấy. Thứ giúp tôi hiểu câu nói đó và thực sự nghệ thuật là gì, ít nhất là nghệ thuật hư cấu, đó là khi làm việc với những đứa bé. Tôi từng là người tư vấn trại hè. Tôi làm công việc này trong các kì nghỉ hè ở đại học và yêu thích nó. Đó là một trại hè thể thao cho các bé từ 4 đến 6 tuổi. Tôi phụ trách trẻ lên 4 điều này khá hay, bởi vì 4 tuổi thì đã chơi thể thao đâu, và tôi cũng vậy. (Cười) Tôi tham gia chơi mở mức 4 tuổi, và điều xảy ra là những đứa bé sẽ chạy quanh mấy cái mốc nón, thấy nóng rồi đến gốc cây, nơi tôi đang ngồi để nghỉ mệt. (Cười) Và tôi bịa ra mấy câu chuyện kể hết đứa này đứa khác và rồi kể về cuộc đời mình. Tôi kể, những ngày cuối tuần tôi về nhà và làm gián điệp cho nữ hoàng Anh. Nhanh chóng, những đứa bé khác dù không trong nhóm trẻ của tôi, cũng đến gần và hỏi: "Chú Mac Barnett phải không ạ? Chú chính là gián điệp nữ hoàng Anh." Tôi đã chờ cả đời để người lạ xuất hiện và hỏi tôi câu đó. Trong tưởng tượng của tôi đó là cô gái Nga thon thả, nhưng, bạn biết đấy, 4 tuổi đó là những gì bạn có thể có ở Berkeley, California. Và tôi nhận ra rằng câu chuyện tôi kể thật theo cách quen thuộc với tôi và nó rất thú vị. Tôi nghĩ điều hay nhất, tôi sẽ không bao giờ quên rằng có một cô bé tên Riley. Cô rất bé, và thường mang thức ăn trưa hàng ngày cô bé vứt hết hoa quả. Cô bé cầm quả trên tay, mẹ gói cho một quả dưa, và cô quẳng vào đám thường xuân để ăn snacks và bánh tráng miệng, tôi hỏi: " Riley, con không thể làm vậy, con phải ăn hết hoa quả chứ." "Tại sao? ", cô bé hỏi lại. " Vứt vào đám thường xuân, không lâu chúng sẽ mọc đầy dưa đấy." Đấy là lý do tôi dừng kể chuyện và không trở thành chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ. Rồi Riley nói: " Chuyện đó không thể. Nó sẽ không xảy ra." Thế nên, vào ngày cắm trại cuối , tôi dậy sớm và mua một trái dưa lớn từ cửa hàng thực phẩm và giấu nó trong đám thường xuân, rồi buổi trưa, tôi làm bộ: "Riley, sao con không ra kia xem con đã làm gì?" Và -- (Cười lớn) --- Con bé bước qua đám thường xuân, rồi mắt mở to chỉ vào quả dưa thậm chí còn to hơn cái đầu của con bé, rồi cả bọn trẻ chạy tới và vây quanh con bé, một đứa hỏi: "Này, tại sao lại có một cái nhãn ở đây?" (Cười lớn) Tôi nói: "Đấy là lý do chú dặn không có vứt mấy cái nhãn vào đám thường xuân. Phải bỏ vào thùng rác, nếu không, cháu sẽ hủy hoại thiên nhiên ." Và Riley giữ quả dưa cả ngày, con bé rất tự hào. Riley biết mình không trồng một quả dưa 7 ngày nhưng nó biết mình đã trồng nó, ở một nơi khác thường, không chỉ là một nơi mà bọn trẻ có thể tới, Là bất cứ thứ gì. Nghệ thuật có thể mang ta tới đó. Con bé đã ở đó, ngay chính giữa, nơi ta gọi nghệ thuật hay viễn tưởng. Còn tôi gọi nó là kỳ quan. Coleridge thì gọi là việc sẵn sàng ngưng lại nghi ngờ hoặc niềm tin thơ mộng, những phút đó, dù có kì lạ thế nào câu chuyện đều có dáng dấp của sự thật, và bạn có thể tin vào nó. Không chỉ những đứa trẻ mà người lớn vậy, tới đó thông qua những cuốn sách. Bởi vậy trong vòng 2 ngày, người ta có thể đến Dublin để tham gia tour đi bộ kỉ niệm Bloomsday và thấy mọi thứ diễn ra ở "Ulysses," dù chẳng có gì xảy ra cả. Hoặc ta đến London thăm phố Baker xem căn hộ của Sherlock Holme mặc dù 221B chỉ là một con số sơn trên một tòa nhà với địa chỉ khác. Ta biết các nhân vật đều không thật nhưng lại cảm thấy họ đang thực tồn tại, và ta có thể làm thế. Ta biết các nhân vật đều là giả tưởng nhưng ta tin là họ có thực. Bọn trẻ có thể đến đó dễ hơn nhiều so với người lớn, lý do khiến tôi thích viết cho chúng. Tôi nghĩ trẻ em là khán giả tốt nhất cho văn học viễn tưởng. Khi còn là một đứa trẻ, tôi bị ám ảnh bởi cánh cửa bí mật trong truyện như "Narnia" nơi bạn mở cửa tủ, bước vào thế giới pháp thuật. Và tôi tin rằng cửa bí mật thật sự tồn tại từng tìm kiếm chúng và thử đi qua . Tôi muốn sống và đi qua thế giới mộng tưởng, Nơi tôi chỉ mở cánh cửa buồng của mọi người. (Cười) Tôi sẽ lục tung tủ quần áo bạn trai của mẹ, Không có vùng đất bí mật thần kỳ nào. Thay vào đó là một số thứ kì lạ mà tôi nghĩ mẹ nên biết (Cười) Và tôi rất vui được nói với bà về nó. Sau đại học, công việc đầu tiên của tôi là... ở sau một trong những cánh cửa bí mật đó. Nơi đó là 826 Valencia. nằm ở số 826 đường Valencia Mission, San Francisco. Khi tôi làm việc ở đó, trụ sở chính công ty xuất bản McSweeney's trung tâm viết phi lợi nhuận 826 Valencia nhưng mặt tiền của nó là một cửa hàng rất lạ. Đây là khu bán lẻ, và ở San Francisco, họ không cho chúng tôi nhiều lựa chọn, thế nên, nhà văn sáng lập ra nó, Dave Eggers, đã tinh quái chấp hành nó, ông nói: " Được, Tôi định xây một cửa hàng cung cấp cướp biển thôi." Và đó là những gì ông đã làm. (Cười) Nó rất đẹp. Tất cả đều bằng gỗ. Có cả ngăn tủ bạn có thể kéo ra lấy quýt để khỏi lo bị thiếu vitamin C. Họ có cả miếng che mắt đủ màu sắc, vì mùa xuân, mấy chàng cướp biển lại muốn nổi loạn. Bạn không biết. Màu đen chán lắm. Màu pastel đi, Hay mắt, cũng rất nhiều màu, chỉ là mắt thủy tinh, tùy bạn muốn đối phó với tình huống đó ra sao. Và cửa hàng, rất lạ, mọi người tới mua đồ, và trả cả tiền thuê nhà cho trung tâm gia sư chúng tôi, ở đằng sau, nhưng với tôi, quan trọng hơn là chất lượng công việc bạn làm, trẻ con sẽ làm theo câu chuyện, và khi phải bước vào khoảng không hư cấu, kì lạ để đặt bút viết, nó sẽ ảnh hưởng tới tác phẩm bạn viết ra. Đó là cánh cửa bí mật mà bạn có thể bước qua. Thế là tôi quản lý số 826 Los Angels, công việc của tôi là dựng cửa hàng dưới đó. Rồi chúng tôi có Công viên Tiếng Vang Siêu thị Du Hành Thời Gian . Khẩu hiệu: "Bạn ở thời nào chúng tôi thời đó" (Cười) nằm trên Đại lộ Hoàng Hôn Los Angeles. Nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Họ đến từ mọi thời kì, cả những năm 1980, anh chàng đằng cuối đó, đến từ quá khứ gần nhất. Đó là những Nhân viên của Tháng, kể cả Thành Cát Tư Hãn, Charles Dickens. Một vài người nổi tiếng cũng gia nhập . Đây là khu dược phẩm. Chúng tôi có một vài thuốc độc quyền, Mứt Canopic cho cơ thể, Xà bông Cộng sản với câu: "Đây là xà phòng cho cả năm của bạn." (Cười) Máy làm đá bào của chúng tôi bị hỏng vào đêm khai trương và chúng tôi không biết phải làm gì. Kiến trúc sư bị đổ đầy si rô đỏ trông như anh ta vừa mới giết ai vậy, dù điều đó không quan trọng với vị kiến trúc sư đặc biệt này, và chúng tôi không biết làm gì. Đó sẽ là điểm nhấn. Nên chúng tôi đặt biển hiệu "Máy hư. Quay lại ngày hôm qua." (Cười) Và nó trở thành trò vui hơn cả đá bào thế là chúng tôi để đó vĩnh viễn. Ngà voi Mammoth. Nặng hơn 3kg một hộp. Thuốc chống côn trùng Barbarian. Đầy salad và hỗn hợp thơm - thứ mà người man rợ ghét. Tử ngữ. (Cười) Đỉa, bác sĩ thiên nhiên tí hon. Và thuốc Khử mùi Viking, với rất nhiều mùi khác nhau: mùi móng chân, mùi mồ hôi và rau thối, mùi tro xác chết. Bởi chúng tôi tin Thuốc xịt cơ thể Cái rìu bạn chỉ nên thấy trên chiến trận, chứ không phải dưới nách. (Cười) Và đây là những con chíp cảm xúc để rô bốt có thể biết yêu và biết sợ. Bán chạy nhất là Schadenfreude, thật bất ngờ. (Cười) Chúng tôi không hề nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Nhưng có một nguồn phi lợi nhuận sau nó, lũ trẻ bước qua cánh cửa "Chỉ dành cho Nhân Viên" rồi vào không gian nơi làm bài tập về nhà, viết chuyện, làm phim và đây tiệc phát hành sách nơi bọn trẻ sẽ đọc sách. Có sách xuất bản theo quý toàn bài viết của các bé, sau giờ học và chúng tôi tổ chức tiệc để chúng ăn bánh và đọc cho bố mẹ chúng nghe, uống sữa trong các cốc sâm-panh. Đó là một không gian rất đặc biệt, vì chính cái không gian kỳ lạ ở trước. Trò đùa không hẳn là trò đùa. Bạn có thể thấy sự tưởng tượng liền mạch, và tôi thích vậy. Chính một chút hư cấu. đã chiếm lĩnh thế giới thực. Tôi nhìn nó như một quyển sách ba chiều. thuật ngữ gọi là Siêu hư cấu và chỉ là những câu chuyện về những câu chuyện ngày nay, rất thịnh hành. Thời của nó hẳn là vào những năm 1960 với tiểu thuyết gia John Barth và William Gaddis, nhưng chỉ có một thời. Giờ thì đã già như chính câu chuyện kể. Và một kỹ thuật Siêu hư cấu là phá vỡ bức tường thứ tư. vậy chứ? Là khi diễn viên hướng về phía khán giả nói: "Tôi là diễn viên. thứ này chỉ là xà nhà." Mặc kệ phút chân thật đó, tôi vẫn sẽ tranh cãi cho một lời nói dối, được dùng làm mặt tiền cho cái giả tạo của tiểu thuyết viễn tưởng. Với tôi, thiên về điều ngược lại. Nếu định phá bức tường thứ tư, tôi muốn tiểu thuyết thoát ra và bước vào thế giới thực. Tôi muốn cuốn sách là cửa bí mật mở ra và dẫn các câu chuyện thành sự thực. Vì thế, tôi cố làm trong những cuốn sách của mình. Và đây chỉ là một ví dụ. Đây là cuốn đầu tay của tôi. "Billy Twitters và Vấn đề Cá Voi Xanh." Kể về một cậu bé nuôi chú cá voi xanh làm thú cưng. nhưng đó là một hình phạt và nó hủy hoại đời cậu. Nó được Fedup đưa tới một đêm khuya. (Cười) Và cậu phải đưa nó tới trường cùng. Cậu sống ở San Francisco thành phố khó ưa cá voi xanh, Có nhiều đồi, bất động sản là số một. Thị trường thì dở hơi, mọi người ơi. Nhưng dưới cái áo khoác là vụ này, đó là bìa dưới cuốn sách, bọc sách, và có một quảng cáo tặng một chú cá voi xanh dùng thử 30 ngày. Chỉ cần gửi phong bì dán tem để địa chỉ, chúng tôi sẽ gửi bạn một con cá voi. Và đám trẻ đã viết. Và đây một bức thư viết rằng: "Chào đằng ấy, cháu cá 10 đồng bác sẽ không gửi cá voi . Eliot Gannon (6 tuổi)" (Cười) (Vỗ tay) Những gì Eliot và những đứa trẻ khác đã gửi thư để nhận lại là một bức thư chữ cỡ nhỏ từ một Hãng luật Nauy (Cười) rằng vì một thay đổi luật hải quan, con cá voi đã bị giữ lại ở Sognefjord, một vịnh hẹp rất đẹp, và sau đó câu chuyện về Sognefjord, đồ ăn NaUy cho cá. Lạc đề. (Cười) Nhưng kết thúc bằng cá voi rất vui được nhận tin từ bạn. Nó có một số điện thoại, bạn có thể gọi điện hoặc nhắn lại. Và khi gọi và để lại tin nhắn, cháu chỉ, khi để lại tin nhắn thoại, chỉ là tiếng cá voi và sau đó tiếng Bíp, nghe rất giống âm thanh của cá voi. Và chúng còn nhận được cả hình cá voi. Đây là Randolph, Randolph thuộc về một cậu bé tên Nico, một trong những bé đầu tiên gọi điện, và tôi sẽ bật một vài tin nhắn của Nico. Đây là tin nhắn đầu tiên từ Nico. Nico: Alô, Nico đây. Tớ là chủ của bạn, Randolph. Xin chào. Đây là lần đầu tiên tớ nói chuyện với cậu, và ta có thể sớm trò chuyện một ngày khác. Tạm biệt. Vậy mà Nico gọi lại, một tiếng sau đó. (Cười) Và đây là một tin nhắn khác của Nico. Nico: Chào Randolph, Nico nè. Lâu rồi chưa nói chuyện với cậu, tuy ta đã trò chuyện thứ bảy, chủ nhật gì đó, Đúng rồi, thứ bảy hay chủ nhật, giờ tớ mới gọi cậu lần nữa để chào và tự hỏi giờ cậu đang làm gì, chắc chắn tớ sẽ gọi cậu lần nữa ngày mai hoặc trong hôm nay. Nói chuyện sau nhé. Tạm biệt. Thế là cậu đã gọi lại, ngày hôm ấy. Để lại hơn 25 tin nhắn cho Randolph trong hơn 4 năm. Bạn sẽ tìm thấy tất cả về cậu bé người bà mà cậu yêu và người bà cậu yêu ít hơn chút. (Cười) bài giải đố cậu làm, đây-Tôi sẽ bật thêm tin nhắn từ Nico. Đây là tin nhắn Giáng sinh từ Nico. Nico: Chào Randolph, Xin lỗi lâu rồi không nói chuyện với cậu. Tớ bận quá vì năm học bắt đầu rồi, chắc là cậu không biết đâu, vì cậu là cá voi mà, cậu không biết và tớ gọi để chúc cậu, mừng giáng sinh. Giáng vui vui vẻ nhé, tạm biệt Randolph. Tôi thực sự đã hiểu Nico, 18 tháng không nghe tin cậu, và cậu bé vừa mới nhắn tin hai ngày trước. Giọng hoàn toàn khác, nhưng cậu để người trông trẻ cầm máy, và cô ấy cũng rất tốt với Randolph. Nico, độc giả tuyệt nhất mà tôi có thể mơ ước. Tôi muốn bất kỳ ai mà tôi viết cho có cảm giác tới được nơi mà tôi đã tạo ra. Tôi thấy mình may mắn. Độc giả nhỏ tuổi tuyệt vời như Nico xứng đáng nhận được từ ta những câu chuyện hay nhất. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ung thư là một căn bệnh tàn phá dẫn tới thiệt hại lớn về tinh thần. Không chỉ của người bệnh, mà còn cả những người thân yêu của họ. Đó là một cuộc chiến mà loài người đã phải đấu tranh qua nhiều thế kỷ. Và trong khi chúng ta đã có vài cải tiến, chúng ta vẫn chưa thể hạ gục được nó. Cứ hai trong năm người ở Mỹ sẽ mắc ung thư trong cuộc đời họ. Trong số đó, 90% sẽ ngừng chống lại căn bệnh bởi di căn. Di căn là sự phát tán tế bào ung thư từ vị trí ban đầu tới vùng xung quanh, qua hệ tuần hoàn hoặc bạch huyết. Ví dụ, một nữ bệnh nhân bị ung thư vú sẽ không chết chỉ vì cô ấy có một khối u ở vú. Mà cô ấy không chống chọi được bởi nó lây lan đến phổi, gan, hạch bạch huyết, não, xương, và rồi nó vô phương cứu chữa. Di căn là một quá trình phức tạp. Tôi đã nghiên cứu nó trong nhiều năm nay. Và tôi cùng nhóm của mình vừa mới phát hiện ra một điều rằng các tế bào ung thư có khả năng giao tiếp với nhau và xác định hướng chuyển động, phụ thuộc vào mức độ gắn kết chặt chẽ đến đâu trong môi trường vi mô của khối u. Chúng giao tiếp với nhau thông qua hai phân tử phát tín hiệu gọi là Interleukin-6 và Interleukin-8. Bây giờ, như bất kì thứ gì khác trong tự nhiên, khi mọi thứ quá chật, tín hiệu sẽ được tăng, làm tế bào ung thư lan nhanh hơn từ khối u ban đầu rồi lan sang những chỗ khác. Vậy nên, nếu ta chặn các tín hiệu này bằng các loại thuốc sẵn có, ta có thể dừng được sự liên lạc giữa các tế bào ác tính và làm chậm quá trình lây lan ung thư. Cho phép tôi ngừng một giây tại đây và đưa các bạn về thời điểm tôi bắt đầu mọi thứ vào 2010, khi tôi chỉ là một sinh viên năm hai Đại học. Tôi mới làm việc trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Danny Wirtz tại Đại học Johns Hopkins. Và thú thực, tôi khi ấy là một cô gái Sri Lanka, trẻ, ngây thơ (Cười) không có kinh nghiệm nghiên cứu trước đó. Và tôi được giao nhiệm vụ quan sát cách chuyển động của tế bào ung thư qua một khuôn keo 3D được bọc lại trong đĩa sinh học, giống hệt như những tế bào ung thư trong cơ thể chúng ta. Đây là một điều mới mẻ và khá thú vị vì thí nghiệm trước của tôi chỉ được mô phỏng qua mặt phẳng 2D và nó không thể hiện tốt được hình ảnh các tế bào ung thư trong cơ thể chúng ta. Bởi vì, những tế bào ấy trong cơ thể chúng ta không thật sự mắc kẹt mãi trên đĩa. Có một lần tôi tham dự vào buổi chuyên đề của Tiến sĩ Bonnie Bassler từ trường Đại học Princeton, cô ấy đã nói về cách những tế bào vi khuẩn truyền đạt thông tin với nhau, dựa vào mật độ quần thể, và cách chúng thực hiện điều đó. Ngay lúc đó tôi chợt lóe lên một suy nghĩ, "Chẳng phải tôi thấy điều này mỗi ngày với những tế bào ung thư, khi chúng chuyển động sao?" Và đó là cách dự án của tôi được tạo ra. Theo giả thuyết của tôi các tế bào ung thư có thể truyền đạt với nhau và di chuyển phối hợp nhịp nhàng, dựa vào sự sắp xếp của chúng trong môi trường của khối u. Tôi bắt đầu giành nhiều thời gian cho giả thuyết của mình. Và may mắn là lúc đấy tôi đang làm việc cho một người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi cùng với những ý tưởng điên rồ ấy. Vì thế, tôi bắt đầu nghiên cứu dự án của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể làm một mình được. Tôi cần sự giúp đỡ. Tôi thật sự cần sự giúp đỡ. Vì thế, tôi đã tuyển mộ thêm vài sinh viên đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh và các giáo sư từ các viện nghiên cứu khác nhau trong đa lĩnh vực để đến và giúp tôi với dự án này mặc dù tôi mới chỉ là một sinh viên năm hai. Sau nhiều năm nghiên cứu cùng với nhiều thí nghiệm với những ý tưởng và cái nhìn khác nhau, chúng tôi đã tìm ra được đường dẫn truyền mới, cho thấy cách những tế bào ung thư truyền đạt và di chuyển, dựa vào mật độ của tế bào. Có thể vài người ở đây đã nghe đến cái tên "Phương pháp Hasini" trên các trang mạng xã hội. (Cười) (Tiếng vỗ tay) Nhưng chưa hết, chúng tôi quyết định sẽ ngăn chặn đường dẫn truyền và tìm ra con đường làm chậm quá trình lây lan của chúng. Chúng tôi nghiên cứu cận lâm sàng trên mô hình động vật. Chúng tôi sử dụng hợp chất, bao gồm tocilizumab, một loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp, và reparixin, loại thuốc đang trong thử nghiệm điều trị ung thư vú. Và thật bất ngờ khi chúng tôi phát hiện ra hợp chất thuốc ấy thật sự không có tác dụng lên sự phát triển của khối u, nhưng lại nhắm đến sự di căn của chúng. Đây là một sự phát hiện quan trọng. Bởi vì hiện tại, phương pháp chữa bệnh ung thư được công nhận bởi FDA nhắm vào quá trình di căn thật sự không có nhiều. Thực tế là, sự di căn của tế bào ung thư vẫn hay bị hiểu là sản phẩm phụ của khối u đang phát triển. Nếu chúng ta ngăn chặn được sự phát triển của khối u, chúng ta có thể ngăn được sự lây lan của của khối u ấy. Tuy nhiên, chúng tôi biết điều đó thật sự không đúng. Hợp chất thuốc mà chúng tôi tìm ra được nhắm vào quá trình di căn, và cơ cấu hoạt động phức tạp của chúng chứ không phải quá trình phát triển của khối u, bằng phương pháp của Hasini. (Cười) Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí "Nature Communications," nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi khắp thế giới. Không một ai trong nhóm nghĩ đến điều này sẽ xảy ra. Có vẻ như chúng tôi đã gây ra một cơn bão dư luận. Tôi rất cảm kích trước những phản hồi tích cực mà tôi nhận được, không chỉ từ giới học giả, mà còn từ những bệnh nhân, và những người đang chịu ảnh hưởng từ căn bệnh quái ác này. Nhìn lại sự thành công này, tôi thật sự biết ơn và cảm thấy may mắn khi được làm việc chung với mọi người. Những bạn sinh viên đại học, những người luôn chăm chỉ cật lực bằng siêu năng lực, những bạn sinh viên sau Đại học và các nghiên cứu sinh, những người anh hùng Avengers luôn chỉ cho tôi những phương pháp mới và luôn luôn chắc chắn rằng tôi đang đi đúng hướng. Các giáo sư, những người thầy Yoda, Obi-Wan Kenobi, những người đã giúp đỡ các học trò của mình đến với thành công hôm nay. Những cộng sự, những người bạn và gia đình, những người đã luôn tiếp sức cho chúng tôi, và không bao giờ để chúng tôi bỏ cuộc trước những nỗ lực đầy triển vọng. Những người cộng tác tốt nhất mà chúng tôi có thể có. Tôi thật sự cần sự giúp đỡ của mọi người để nghiên cứu về sự di căn của tế bào. Nếu không có sự trợ giúp của mọi người, tôi đã không thể đứng ở đây. Hôm nay, nhóm nghiên cứu của tôi đang dần lớn mạnh, và chúng tôi đang dùng phương pháp Hasini để tìm ra cách chữa trị tấn công trực tiếp vào sự phát triển và sự di căn của khối u. Chúng tôi đang nghiên cứu những phương pháp chữa bệnh ung thư mới, bằng cách hạn chế lượng độc tố và giảm đi sự kháng thuốc. Và chúng tôi đang phát triển những bước đi đột phá trong việc cải thiện các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người. Tôi thật sự choáng ngợp khi nghĩ đến công trình đầy khó tin mà tôi đang theo đuổi - cũng như việc tôi đang đứng trên đây và nói chuyện với mọi người tất cả đến từ ý tưởng nhỏ bé mà tôi có khi đang ngồi trong buổi chuyên đề lúc tôi chỉ mới 20 tuổi. Tôi nhận ra rằng, tôi đang trên con đường đầy triển vọng cho phép tôi theo đuổi mục tiêu của mình, và nó giúp tôi lấp đầy sự tò mò của mình. Nhưng tôi phải nói rằng, ngoài việc đứng đây hôm nay và được nói chuyện cùng mọi người, điều tôi thích nhất chính là cơ hội được làm việc cùng với nhóm người đa dạng giúp công việc hiệu quả và vui vẻ hơn. Bởi vì vậy, tôi phải nói rằng sự hợp tác của mọi người thật sự là một sức mạnh phi phàm. Và điều tôi thích nhất là việc sức mạnh này không phải của riêng tôi. Mà nó nằm trong tất cả mọi người. Nghiên cứu của tôi đã cho thấy ngay cả các tế bào ung thư cũng hợp tác để lây lan trong cơ thể ta. Và đây cũng là sức mạnh đã giúp chúng tôi tìm ra được giải pháp trong công trình nghiên cứu khoa học. Cũng chính sức mạnh này đã giúp chúng tôi tạo ra được những thứ thật sự to lớn, và điều đó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hợp tác chính là sức mạnh giúp chúng ta chống lại ung thư. Tôi chắc chắn rằng, cùng với những sự hợp tác tốt, chúng ta sẽ đánh bại được căn bệnh khủng khiếp này. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Năm 1960, khi còn là sinh viên, tôi nhận được học bổng học về nhà ở ở Bắc Mỹ. Chúng tôi đã đến đó. Chúng tôi nhìn thấy những tòa nhà công cộng cao tầng trong những thành phố lớn: New York, Philadelphia. Những người không được lựa chọn đến sống ở đó. Chúng tôi đi từ ngoại ô này đến kia, khi trở về, tôi nghĩ, phải tái tạo nhà chung cư. Phải có cách nào khác để làm việc này. Chúng ta không thể duy trì ngoại ô, vậy nên hãy thiết kế một tòa nhà mang lại các giá trị của một căn nhà cho từng căn hộ. Môi trường sống sẽ là vườn tược, thiên nhiên, đường xá thay vì hành lang. Chúng tôi cấu kiện nó, để đạt được lợi ích kinh tế đây là tòa nhà đó, 50 năm sau. Đó là một nơi đáng sống. Đó là tòa nhà mang tính di sản, nhưng nó đã không được nhân rộng ra. Năm 1973, tôi đến Trung Quốc lần đầu tiên. Thời điểm đó diễn ra Cuộc cách mạng văn hóa. Chúng tôi đến Trung Quốc, gặp kiến trúc sư, và các nhà hoạch định. Đây là Bắc Kinh lúc đó, không có một toà nhà chọc trời nào ở Bắc Kinh hay Thượng Hải. Thâm Quyến lúc đó thậm chí chưa phải là 1 thành phố Khó tìm thấy được xe hơi. 30 năm sau, đây là Bắc Kinh ngày nay. Đây là Hồng Kong. Nếu bạn giàu, sống ở đó, nếu bạn nghèo, bạn sống ở đây, nhưng mật độ dân số cao, không chỉ riêng ở châu Á Nếu bạn có điều kiện đến São Paolo bằng trực thăng trong 45 phút thấy các tòa nhà cao tầng chế ngự những tòa thấp tầng từ thế kỉ 19. Cùng với nó là tắt nghẽn giao thông và tính linh động biến mất vân vân. Vài năm trước, tôi quyết định quay lại và suy nghĩ về Môi trường sống. Liệu ta có thể xây nhà với chi phí hợp lý? Liệu ta có thể đạt được chất lượng cuộc sống ở những nơi đông đúc như hiện nay không? Và chúng tôi nhận ra, cơ bản là về ánh sáng về mặt trời, thiên nhiên, về quá trình phân dạng. Liệu ta có thể mở bề mặt của tòa nhà để tiếp xúc với bên ngoài? Chúng tôi đi đến thống nhất một số mô hình: kinh tế, chi phí xây dựng thấp và tiện lợi; kiểu nhà ở cho phép người ta tự thiết kế và sáng tạo khu vườn riêng. Chúng tôi quyết định đến New York để thử nghiệm, và xem xét khu vực hạ lưu của Mahattan. Chúng tôi lập bản đồ khu vực tòa nhà ở Mahattan. Ở bên trái là Mahattan ngày nay: màu xanh là nhà ở, đỏ là văn phòng, điểm bán lẻ Bên phải, kết cấu lại nó: tòa nhà văn phòng được dựng trên nền móng sau đó tăng lên 75 tầng. và các căn hộ. Một con đường trên không ở tầng thứ 25 một con đường chung. Có thể qua lại. Có vườn, và khoảng không mở cho cộng đồng hầu hết các căn hộ đều có vườn riêng, và không gian chung xung quanh. Quan trọng nhất là chúng thông với nhau và không gian mở. Tòa nhà không tạo ra bức tường hay rào cản trong thành phố và ánh sáng len lỏi khắp nơi. Trong 2-3 năm trở lại đây, lần đầu tiên, chúng tôi thực sự nhận ra giá trị của cuộc sống có Môi trường sống trong các dự án thực tế khắp châu Á Đây là Tần Hoàng Đảo ở Trung Quốc nhà ở cho người thu nhập trung bình, theo quy chế mỗi căn hộ phải nhận được 3 giờ chiếu sáng, đo đạc trong đông chí. Công trình ở Singapore, một lần nữa, nhà ở thu nhập trung bình có vườn, lối đi chung và công viên v.v. Và Colombo. Một vấn đề nữa, mà tôi muốn nói đến là thiết kế ở lĩnh vực công. 100 năm sau khi bắt đầu xây dựng những tòa nhà cao tầng, ta vẫn chưa hiểu cách biến những tòa nhà chọc trời thành một phần của việc xây dựng thành phố, xây dựng khu vực công cộng. Ở Singapore, chúng tôi đã có cơ hội: 10 triệu feet vuông, mật độ cực kỳ cao. Dùng khái niệm về trong nhà và ngoài trời, khu vui chơi và công viên tích hợp với cuộc sống đô thị khắc nghiệt. Tòa nhà sẽ có không gian trong nhà và ngoài trời, và bạn đi từ nơi này đến nơi kia tiếp xúc với thiên nhiên và quan trọng nhất là, tại bất cứ tầng nào của kết cấu, công viên công cộng và không gian mở. Trên nóc các bục, phía trên các tòa tháp và cuối cùng là nóc khu công viên trên không, 2 mẫu rưỡi dành cho lối chạy bộ và nhà hàng và hồ bơi dài nhất thế giới. Đó là tất cả những gì tôi có thể trình bày trong 5 phút. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta đang ở ngay một thời điểm đáng nhớ. Chúng ta đối diện với 2 sự biến đổi quan trọng trong 2 thập kỉ tới mà sẽ quyết định trong 100 năm tới là thế kỉ tốt nhất hay tệ nhất. Để tôi minh họa bằng 1 ví dụ. Lần đầu tôi đến Bắc Kinh là 25 năm trước để giảng dạy tại ĐH Quốc dân Trung Hoa. Trung Quốc đã đang rất nghiêm túc về kinh tế thị trường và về giáo dục đại học, vì vậy họ quyết đinh mời chuyên gia nước ngoài. Như hầu hết những người khác, tôi đi lại quanh Bắc Kinh bằng xe đạp. Ngoài việc đôi khi phải né xe cộ, đó là cách dễ dàng và an toàn để đi lại. Bây giờ đi xe đạp ở Bắc Kinh hoàn toàn là một viễn cảnh khác. Đường xá toàn bị kẹt xe tải, xe hơi. Không khí ô nhiễm nghiêm trọng từ việc đốt than và dầu diesel. Mùa xuân năm nay khi tôi ở đó, có một cảnh báo cho những người ở tuổi tôi- trên 65 tuổi là nên ở trong nhà và đừng đi lại nhiều. Tại sao lại có việc này? Việc này là do Bắc Kinh đang phát triển thành như 1 thành phố. Trong 25 năm qua, dân số tăng gấp đôi, mà có lẽ hơn, từ 10 triệu lên 20 triệu. Nó trở thành 1 khu đô thị lộn xộn phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn, năng lượng bẩn, đặc biệt là than đá. Mỗi năm, Trung Quốc đốt cháy 1/2 lượng than đá toàn thế giới, và đó là lý do, là lý do chính tại sao, là nước thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Đồng thời, chúng ta phải nhận ra rằng trong giai đoạn đó, Trung Quốc đã phát triển đáng kể. Nó trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Hàng triệu người đã thoát nghèo. Điều này thực sự quan trọng. Nhưng cùng lúc đó, người dân Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi: Giá trị của sự tăng trưởng là gì nếu các thành phố của họ không thể sống được? Họ đã phân tích, phán đoán rằng đây là con đường tăng trường và phát triển không bền vững. Trung Quốc đang có kế hoạch giảm sử dụng than. và tìm kiếm nhiều cách khác nhau để xây dựng các thành phố. Hiện nay, tăng trưởng của Trung Quốc là 1 phần của sự thay đổi lớn và cơ bản. trong cơ cấu kinh tế thế giới. Chỉ trong 25 năm qua, các quốc gia đang phát triển những quốc gia nghèo hơn trên thế giới, mặc dù có số dân chiếm đại đa số, lại chỉ chiếm khoảng 1/3 sản lượng của thế giới. Hiện nay thì hơn 1/2; 25 năm trước, có lẽ là 2/3 từ các quốc gia mà cách đây 25 năm chúng ta thấy là đang phát triển. Đó là một sự thay đổi đáng kể. Điều đó có nghĩa là hầu hết các nước trên thế giới, giàu hay nghèo đang đối mặt với 2 biến đổi cơ bản mà tôi muốn nói và nhấn mạnh. Biến đổi đầu tiên là thay đổi kết cấu cơ bản của nền kinh tế và xã hội mà tôi đã bắt đầu minh họa qua việc mô tả Bắc Kinh. 50% hiện nay ở các khu đô thị. Trong năm 2050 sẽ là 70% Trong 2 thập kỷ tới, chúng ta sẽ thấy nhu cầu năng lượng tăng lên 40% và tăng trưởng kinh tế và dân số đang đặt ra áp lực ngày càng tăng lên đất đai, nước, và rừng của chúng ta. Đây là thay đổi kết cấu sâu sắc. Nếu chúng ta quản lý cẩu thả hoặc theo tầm nhìn ngắn hạn, chúng ta sẽ tạo ra rác thải, ô nhiễm, tắt nghẽn, phá hủy đất và rừng. Nếu chúng ta nghĩ đến 3 khu vực mà tôi vừa minh họa với các con số - thành phố, năng lượng, đất- nếu chúng ta quản lý chúng tệ hại, thì cách nhìn nhận về cuộc sống và sinh kế của con người trên thế giới sẽ trở nên nghèo nàn và bị tổnhại. Và hơn thế nữa, việc thải khí nhà kính sẽ tăng với các rủi ro to lớn về khí hậu. Hàm lượng khí nhà kính trong không khí đã cao hơn cách đây hàng triệu năm. Nếu chúng ta tiếp tục tăng hàm lượng này chúng ta gây rủi ro cho nhiệt độ trong thế kỉ tới hoặc đến nỗi chúng ta chưa từng thấy trên hành tinh này trong 10 triệu năm. Chúng ta là Loài người- đó là định nghĩa hơi chung, sapiens: thông minh - vì có lẽ 1/4 triệu năm 1/4 của 1 triệu. Chúng ta gây rủi ro cho nhiệt độ chưa từng thấy trong 10 triệu năm qua chỉ trong 1 thế kỉ. Điều đó sẽ làm biến đổi mối quan hệ giữa loài người và hành tinh. Sẽ dẫn đến việc thay đổi sa mạc, thay đổi sông, và loại hình bão, thay đổi mực nước biển, hàng trăm triệu người, có lẽ là hàng tỉ người phải rời đi, và nếu chúng ta đã học gì đó từ lịch sử, điều đó có nghĩa là xung đột gây gắt và kéo dài. Và chúng ta không thể chỉ là tắt nó đi Bạn không thể tạo ra hiệp ước hòa bình với hành tinh Bạn không thể đàm phán với định luật vật lý Bạn ở trong đó. Bạn bị mắc kẹt. Chúng ta đang đánh cược những điều trên và đó là lý do chúng ta phải làm sự biến đổi thứ 2 này, biến đổi về khí hậu, và tiến đến nền kinh tế sử dụng ít carbon. Hiện giờ, cuộc biến đổi đầu tiên rốt cuộc cũng sắp sửa xảy ra. Chúng ta phải quyết đinh nên làm tốt hay làm xấu, cuộc biến đổi về kinh tế hay cơ cấu. Nhưng cuộc biến đổi thứ hai, biến đổi về khí hậu, chúng ta nhất địh phải làm. Hai cuộc biến đổi này thách thức chúng ta trong 2 thập kỷ tới. Hai thập kỷ tới quyết định những điều ta phải làm. Bây giờ, càng nghĩ nhiều về 2 sự biến đổi đến cùng nhau này, tôi càng nhận ra nhiều hơn rằng đây là cơ hội to lớn. Là cơ hội mà chúng ta có thể sử dùng hoặc là cơ hội chúng ta có thể đánh mất. Đẻ tôi giải thích qua 3 khía cạnh chính mà tôi vừa xác định: thành phố, năng lượng, và đất đai. Và tôi xin bắt đầu với các thành phố. Tôi đã miêu tả các vấn đề của Bắc Kinh: ô nhiễm, tắc nghẽn, rác thải và v.v. Chắc chắn chúng ta nhận thấy điều này ở nhiều thành phố trên thế giới. Bây giờ, đôii với các thành phố cũng như với cuộc sống bạn phải suy tính trước, tuy rằng chúng có những nét riêng, Các thành phố sắp được xây - và có nhiều, nhiều thành phố lớn- chúng ta phải nghĩ cách thiết kế chúng theo cách gọn hơn để tiết kiệm thời gian di chuyển và tiết kiệm năng lượng. Các thành phố đã được xây dựng tốt, ta phải nghĩ cách làm mới và đầu tư cho chúng để chúng ta kết nối nhau tốt hơn giữa các thành phố, dễ dàng hơn, khuyến khích nhiều người, sống gần trung tâm hơn. Chúng ta có các tòa nhà mẫu khắp thế giới xây theo những cách mà chúng ta có thể làm điều đó. Hệ thống vận chuyển nhanh chóng bằng xe buýt ở Bogotá, Colombia là ví dụ rất quan trọng về cách di chuyển an toàn và nhanh chóng mà không gây ô nhiễm trong 1 thành phố: những chuyến xe buýt thường xuyên hành trình được đảm bảo chắn chắn, dịch vụ như nhau, thật sự giống như hệ thống tàu điện ngầm, nhưng rẻ, rẻ hơn nhiều và có thể được triển khai nhanh hơn, 1 ý tưởng thông minh ở nhiều thành phố đang phát triển khắp thế giới Giờ đây, một số vấn đề của thành phố là tốn thời gian. Một số điều có thể xảy ra nhanh hơn. Lấy London, quê tôi làm ví dụ. Năm 1952, sương mù có lẫn khói ở London giết chết 4,000 người và thiệt hại nặng về tính mạng, và nhiều nhiều nữa. Và điều đó luôn luôn diễn ra. Những ai sống bên ngoài London, Anh Quốc sẽ nhớ rằng London đã từng được gọi là The Smoke. Đó đã từng chính là London. Bằng việc điều chỉnh dùng than đá, trong vài năm, vấn đề về sương lẫn khói nhanh chóng giảm xuống. Tôi nhớ khói lẫn sương mù khá rõ. Khi tầm nhìn giảm xuống [dưới] 1 vài mét, người ta cấm xe buýt, tôi phải đi bộ. Đó là những năm 1950. Tôi đã đi bộ về nhà từ trường hết 3 dặm. Một lần nữa, thở là 1 hoạt động nguy hiểm. Nhưng điều đó đã thay đổi. Thay đổi do 1 quyết định. Các quyết định tốt, có thể mang đến kết quả tốt, kết quả nổi bật, nhanh chóng. Chúng ta thấy nhiều hơn: ở London, phí ùn tắt được áp dụng, thực ra khá nhanh và hiệu quả và ta thấy sự cải thiện đáng kể ở hệ thống xe buýt, và làm sạch hệ thống xe buýt. Bạn có thể thấy, trong 2 chuyển biến mà tôi vừa mô tả cấu trúc và khí hậu, đến cùng nhau. Nhưng chúng ta phải đầu tư. Phải đầu tư cho thành phố mình, và phải đầu tư một cách thông minh, và nếu làm vậy, ta sẽ thấy thành phố sạch hơn, yên tĩnh hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, và kết nối mạnh hơn ở những thành phố này- giao thông công cộng, tái chế, tái sử dụng tất cả những điều mang cộng đồng lại gần nhau. Ta có thể làm được, nhưng mà phải nghĩ, phải đầu tư, phải lên kế hoạch. Để tôi chuyển sang phần năng lượng. Bây giờ, năng lượng trong 25 năm qua đã tăng khoảng 50%. 80% là nhiên liệu hóa thạch. Trong 20 năm tới, có lẽ sẽ giảm đi 40% gì đó. Chúng ta phải đầu tư mạnh về năng lượng, phải sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, và phải làm cho năng lượng sạch. Chúng ta có thể thấy cách làm điều này. Lấy ví dụ từ California. Nó có thể là 10 nước đứng đầu thế giới nếu nó là quốc gia độc lập. Tôi không muốn bắt đầu bất cứ điều gì- (Cười) California là 1 nơi rộng lớn. (Cười) Trong 5-6 năm tới, Nó có thể sẽ chuyển từ khoảng 20% năng lượng tái tạo- sức gió, mặt trời và v.v- lên đến 33%, và điều đó sẽ mang California trở lại thành nơi thải khí nhà kính vào năm 2020 về lại năm 1990, thời kỳ khi nền kinh tế ở đây ít nhiều tăng gấp đôi. Đó là thành tựu đáng kể. Nó cho thấy điều gì có thể làm. Không chỉ California - chính phủ mới của Ấn Độ đang có kế hoạch lấy công nghệ năng lượng mặt trời để làm điện sinh hoạt thắp sáng cho khoảng 400 triệu người chưa có điện dùng ở Ấn Độ. Họ tự đưa ra mục tiêu 5 năm. Tôi nghĩ họ có 1 cơ hội tốt để làm điều đó. Hãy chờ xem, nhưng điều bạn đang thấy là con người di chuyển quá nhanh. 400 triệu người, hơn cả dân số của Hoa Kỳ. Đó là những hoài bão mà bây giờ người ta đang đặt ra cho chính mình khi nói về tính nhanh chóng của sự thay đổi. Một lần nữa, bạn có thể thấy những quyết định hay mang đến kết quả nhanh chóng, và 2 sự chuyển biến, về nền kinh tế và cấu trúc, và khí hậu và hàm lượng carbon thấp, gắn bó với nhau mật thiết. Thực hiện tốt điều đầu tiên. về mặt cấu trúc, cái thứ 2 về khí hậu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy nhìn vào đất đai, đất đai đặc biệt là rừng. Rừng là ngôi nhà của cây cối và các loài động vật có giá trị. Chúng giúp giữ nước trong đất và lấy đi CO2 khỏi khí quyển, là yếu tố cơ bản giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng chúng ta đang mất rừng. Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta mất diện tích rừng bằng với diện tích của Bồ Đào Nha, và nhiều nơi còn xuống cấp nặng. Nhưng chúng ta đang thấy rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn để cải thiện việc này. Ta có thể nhận ra vấn đề, nhưng cũng có thể biết được cách giải quyết nó. Ở Brazil, tỉ lệ chặt phá rừng giảm xuống 70% trong 10 năm qua. Bằng cách nào? Bằng sự tham gia của cộng đồng địa phương, đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế của họ bằng cách giám sát cẩn trọng hơn, bằng thực thi luật pháp nghiêm ngặt hơn. Và điều đó không chỉ là dừng chặt phá rừng. Dĩ nhiên điều quan trọng đầu tiên và cơ bản nhưng cũng xem xét đến đất đai bị bạc màu, tái tạo, phục hồi đất bạc màu. Tôi đến Ethiopia lần đầu năm 1967. Nước này nghèo hết sức. Trong những năm tiếp theo lại chịu 1 nạn đói khủng khiếp và mâu thuẫn xã hội tiêu cực 1 cách sâu sắc. Trong vài năm qua, thực sự là hơn Ethiopia đang tăng trưởng nhanh hơn. Với mong muốn trở thành nước có thu nhập trung bình trong vòng 15 năm tới kể từ bây giờ và thải carbon trung bình. Một lần nữa, tôi nghĩ đó là 1 hoài bão lớn lao nhưng là chính đáng. Bạn đang thấy rằng cam kết ở đó. Bạn đang thấy điều cần làm Ethiopia đang đầu tư năng lượng sạch. Nước này đang thực hiện cải tạo đất. Ở Humbo, miền Tây Nam của Ethiopia, có 1 dự án tuyệt vời thực hiện trồng cây trên đất bạc màu và làm việc với dân địa phương về quản lý rừng bền vững đã đưa đến sự gia tăng về mức sống. Do vậy ta thấy rằng, từ Bắc Kinh đến London, từ California đến Ấn Độ, từ Brazil đến Ethiopia. chúng ta quá hiểu cách quản lý 2 chuyển biến này cấu trúc và khí hậu. Chúng ta quá hiểu cách quản lý tốt 2 việc này Và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Tôi không phải liệt kê chúng ra đây cho 1 khán giả như thế này, nhưng bạn có thể thấy xe hơi điện, bạn có thể thấy pin sử dụng năng lượng mới Bạn có thể thấy ta có thể quản lý từ xa lúc này các thiết bị gia dụng, điện thoại di động khi ta đi xa Bạn có thể thấy tính cách ly tốt hơn. Và nhiều thứ nữa đang đến. Nhưng đó là điều to lớn nhưng mà thế giới nói chung đang chuyển biến quá chậm. Chúng ta không cắt giảm khí thải theo cách chúng ta phải làm Chúng ta không quản lý các chuyển biến về cấu trúc như chúng ta có thể làm. Mức độ hiểu biết sâu về các rủi ro tiềm tàng về biến đổi khí hậu vẫn chưa hiện hữu. Hiểu biết sâu về sự hấp dẫn của việc chúng ta có thể làm vẫn chưa hiện hữu. Chúng ta cần áp lực chính trị để xây dựng. Chúng ta cần các nhà lãnh đạo bước lên. Chúng ta phải tăng trưởng tốt hơn, khí hậu tốt hơn, thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể làm, bằng cách quản lý tốt 2 chuyển biến, trong 100 năm tới - thế kỉ tốt nhất. Nếu chúng ta làm rối tung lên, chúng ta, bạn, tôi, nếu chúng ta làm rối tung nếu chúng ta không quản lý những chuyển biến hợp lý trong 100 năm tới, sẽ là sẽ là thế kỉ tồi tệ nhất. Đó là kết luận chính của báo cáo về kinh tế và khí hậu do cựu Tổng thống Felipe Calderón của Mexico, và tôi đồng chủ trì với ông, và chúng tôi đã nộp báo cáo này hôm qua ở New York, trong tòa nhà LHQ cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Chúng ta biết chúng ta có thể làm điều này. 2 tuần trước Tôi lên chức ông ngoại, lần thứ 4 con gái của tôi - (Trẻ khóc) (Tiếng cười)(Vỗ tay) Con gái tôi sinh bé Rosa ở New York 2 tuần trước. Đây là Helen và Rosa. (Vỗ tay) 2 tuần tuổi. Chúng ta có đang nhìn vào mắt cháu mình và nói chúng rằng ta đã hiểu các vấn đề ta đã nhận ra nguy hiểm và cơ hội và vẫn không hành động? Chắc chắn không. Hãy làm cho 100 năm tới là thế kỷ tốt nhất. (Vỗ tay) Loại bánh ưa thích tại Mỹ là ? Khán giả: Bánh táo. Kenneth Cukier: Bánh táo. Tất nhiên rồi. Làm sao ta biết được? Nhờ có dữ liệu. Nhìn vào doanh số bán hàng siêu thị. Nhìn vào doanh số bán của các loại bánh đường kính 30cm được đông lạnh, và bánh táo thắng tuyệt đối. Phần lớn bánh bán ra là bánh táo. Nhưng đến khi các siêu thị bắt đầu bán loại nhỏ hơn, cỡ 11 cm, thì đột nhiên, bánh táo tụt xuống hạng tư hay năm. Tại sao? Điều gì đã xảy ra? Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Khi bạn mua bánh cỡ 30 cm, cả gia đình bạn phải đồng ý, thực tế, bánh táo chỉ đứng thứ hai trong danh sách yêu thích của mọi người. (tiếng cười) Nhưng khi mua một cái bánh cỡ 11 cm, bạn có thể mua cái mà bạn muốn. Bạn có thể mua loại mà mình thích nhất. Bạn có nhiều dữ liệu hơn. Bạn có thể thấy được những thứ không thể thấy khi chỉ có một lượng nhỏ dữ liệu. Điểm mấu chốt ở đây là, có nhiều dữ liệu hơn không những giúp ta thấy nhiều hơn, nhiều hơn về thứ ta đang nhìn. Nhiều dữ liệu hơn còn giúp ta thấy được những điều mới, mang đến một góc nhìn tốt hơn, Trong trường hợp này, nó cho phép ta thấy thứ bánh nào được ưa chuộng ở Mỹ: không phải bánh táo. Các bạn chắc hẳn đã từng nghe về khái niệm big data (dữ liệu lớn). Đúng hơn, hẳn các bạn đã chán ngấy về nó. Thật đúng khi cho rằng có nhiều sự thổi phồng xung quanh khái niệm trên, và điều đó thật đáng tiếc, vì big data là một công cụ cực kì quan trọng mà nhờ đó, xã hội sẽ trở nên tiến bộ hơn. Trong quá khứ, chúng ta thường nhìn vào những dữ liệu nhỏ, tìm hiểu ý nghĩa của chúng, để cố gắng hiểu về thế giới, và giờ, ta có nhiều dữ liệu hơn, nhiều hơn bao giờ hết. Những gì ta biết là khi có một lượng lớn dữ liệu, ta có thể làm những điều mà trước kia không thể. Dữ liệu lớn rất quan trọng, và mới mẻ, và đó có thể là cách duy nhất mà hành tinh này sẽ đối phó với những thử thách toàn cầu: đảm bảo thức ăn cho mọi người, cung cấp dịch vụ y tế, cung cấp năng lượng, điện, và đảm bảo người dân không bị thiêu rụi bởi sự nóng lên toàn cầu - tất cả nhờ vào việc sử dụng dữ liệu hiệu quả. Vậy thì, có gì mới về dữ liệu lớn? Có gì mà to tát vậy chứ? Được, để trả lời câu hỏi đó, hãy nghĩ về thông tin trông như thế nào, trước kia. Vào năm 1908, trên đảo Crete, các nhà khảo cổ học tìm ra một cái đĩa đất sét. Họ xác định nó từ là 2000 năm trước Công nguyên, vậy nó 4000 tuổi. Có chữ khắc trên tấm đĩa, nhưng ta không hiểu nó có nghĩa gì. Hoàn toàn là một bí ẩn, nhưng vấn đề là thông tin đã từng trông như thế 4000 năm trước. Đây là cách xã hội lưu trữ và truyền tải thông tin. Bây giờ, xã hội chưa tân tiến đến mức đó. Chúng ta vẫn lưu trữ thông tin trên đĩa, nhưng giờ, có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn trước kia. Tìm kiếm nó thì dễ hơn. Sao chép nó cũng dễ hơn. Chia sẻ cũng dễ hơn. Xử lý dễ hơn. Những gì ta có thể làm là sử dụng lại thông tin này vào việc mà thậm chí chưa bao giờ tưởng tượng ra khi mới bắt đầu thu thập dữ liệu. Về lĩnh vực này, dữ liệu đã đi từ một kho tích trữ về một dòng chảy , từ thứ bất động và cố định sang linh hoạt và năng động. Có một thanh khoản thông tin. Cái đĩa được tìm thấy ở Crete đã 4000 năm tuổi, rất nặng, nó không lưu trữ được nhiều thông tin, và số thông tin đó không thể thay đổi. Ngược lại, tất cả những hồ sơ mà Edward Snowden lấy từ Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ chứa vừa trong một thẻ nhớ bằng kích thước của móng tay, và có thể được chia sẻ với tốc độ ánh sáng. Nhiều dữ liệu hơn, hơn rất nhiều. Một lý do tại sao có quá nhiều dữ liệu trên thế giới hiện nay là vì chúng ta đang thu thập những thứ ta vẫn luôn thu thập, một lý do khác để giải thích việc chúng ta lấy những thứ đã luôn cung cấp thông tin nhưng chưa bao giờ được làm thành dạng dữ liệu và do đó, chúng ta bỏ những thứ đấy vào dữ liệu Lấy ví dụ, câu hỏi về địa điểm Lấy ví dụ, Martin Luther Nếu chúng ta muốn biết vào năm 1500 Martin Luther ở đâu, chúng ta sẽ phải theo dõi ông ấy mọi lúc, kèm theo một cây bút lông và một lọ mực để ghi chép lại. Nhưng bây giờ hãy nghĩ nó sẽ như thế nào ngày nay. Bạn biết rằng ở một nơi nào đó, khả năng là trong cơ sở dữ liệu của một hãng viễn thông có một bảng tính hoặc ít nhất một mục cơ sở dữ liệu lưu trữ lại thông tin của bạn những nơi bạn đã đến tại mọi thời điểm Nếu bạn có điện thoại di động, và chiếc điện thoại đó có GPS, nhưng ngay cả khi nó không có GPS, nó vẫn có thể lưu trữ thông tin của bạn Trong lĩnh vực này, việc định vị đã được dữ liệu hóa Bây giờ, lấy ví dụ vấn đề về tư thế tư thế mà các bạn đang ngồi bây giờ tư thế mà bạn ngồi, tư thế mà bạn ngồi, tư thế mà bạn ngồi Nó đều khác nhau, và đó là một chức năng giữa chiều dài chân bạn lưng bạn và những đường nét của lưng bạn và nếu bây giờ tôi đặt thiết bị cảm biến vào tất cả các ghế Tôi có thể tạo ra một chỉ số tương đối độc nhất về bạn, ví dụ như dấu vân tây, nhưng không phải là ngón tay của bạn Vậy chúng ta có thể làm gì với nó? Các nhà nghiên cứu ở Tokyo đang dùng dấu vân tay để tạo ra một thiết bị có tiềm năng chống trộm xe hơi. Ý tưởng là nếu tên trộm ngồi đằng sau tay lái và cố lái đi, nhưng nếu chiếc xe nhận ra rằng đằng sau bánh lái là một tài xế không được xác duyệt, thì động cơ sẽ tự động dừng, trừ khi bạn nhập mật khẩu vào bảng điều khiển để báo rằng "Tôi có sự cho phép". Tuyệt. Nếu như mọi chiếc xe ở Châu Âu đều có công nghệ này thì sao? Chúng ta có thể làm gì lúc đó? Nếu chúng ta có thể tập hợp dữ liệu có thể chúng ta sẽ khám phá ra các dấu hiệu dự đoán tốt nhất rằng một tai nạn xe hơi sẽ xảy ra trong 5 giây tiếp theo. Và rồi những gì chúng ta sẽ dữ liệu hóa sẽ là sự mệt mỏi của tài xế, và dịch vụ lúc đó sẽ là khi chiếc xe cảm nhận được rằng người tài xế đang rơi vào tình trạng mệt mỏi nó sẽ tự động biết và rồi cài một báo động bên trong để làm rung bánh lái, và bóp kèn ở trong xe báo rằng, "Này! dậy đi, chú ý đường đi kìa" Đây là những thứ mà chúng ta có thể làm khi chúng ta dữ liệu hóa các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta nhiều hơn Vậy thì giá trị của dữ liệu lớn là gì? Nào, hãy nghĩ xem. Bạn có nhiều thông tin hơn. Một trong những lĩnh vực ấn tượng nhất mà khái niệm này đang diễn ra là trong lĩnh vực máy học. Máy học là một nhánh của trí tuệ nhân tạo mà bản thân nó là một nhánh của khoa học máy tính. Ý tưởng chung là thay vì phải hướng dẫn máy tính những gì phải làm chúng ta sẽ chỉ ném dữ liệu liên quan đến vấn đề và bảo máy tính tự tính toán. Và để giúp bạn hiểu vấn đề này hãy cùng nhìn lại nguồn gốc của nó. Vào những năm 1950, Một nhà khoa học máy tính của IBM tên Arthur Samuel thích chơi cờ, nên ông ấy viết một chương trình máy tính để ông ấy có thể chơi cờ với máy tính Ông ấy chơi. Ông ấy thắng. Ông ấy chơi. Ông ấy thắng, Ông ấy chơi. Ông ấy thắng, vì máy tính chỉ biết nước đi đúng luật là thế nào. Arthur Samuel biết một số thứ khác. Arthur Samuel biết chiến lược. Và như thế, bên cạnh đó, ông ấy viết một chương trình con. hoạt động trên nền của chương trình chính, và những gì nó làm chỉ là ghi xác suất của bàn cờ cho sẵn có khả năng dẫn đến một ván thắng hoặc một vấn thua sau mỗi nước đi. Ông ấy chơi với máy tính. Ông ấy thắng Ông ấy chơi với máy tính. Ông ấy thắng Ông ấy chơi với máy tính. Ông ấy thắng Và rồi Arthur Samuel để máy tính tự chơi cờ với chính nó. Nó tự chơi cờ. Nó thu thập nhiều dữ liệu hơn. Nó thu thập nhiều dữ liệu hơn. Nó tăng độ chính xác về khả năng dự đoạn Và rồi Arthur Samuel quay lại máy tính và ông ấy chơi cờ với nó, và ông ấy thua và ông ấy chơi, ông ấy thua và ông ấy chơi, ông ấy thua và Arthur Samuel đã tạo ra một cỗ máy vượt qua khả năng của ông ấy trong một việc mà chính ông ấy dạy nó. Và ý tưởng này trong lĩnh vực máy học đang được ứng dụng ở mọi nơi. Bạn nghĩ làm sao chúng ta có xe hơi lái tự động? Xã hội chúng ta có khá hơn không khi chúng ta nhập tất cả các luật giao thông vào phần mềm? Không. Bộ nhớ rẻ hơn? Không Các thuật toán xử lý nhanh hơn? Không Bộ vi xử lý tốt hơn? Không Tất cả những điều này đều quan trọng, nhưng đó không phải là lý do. Mà là vì chúng ta đã thay đổi bản chất của vấn đề. Từ một vấn đề mà chúng ta tìm cách để giải thích rõ ràng và dứt khoát cho máy tính hiểu rằng làm thế nào để lái xe đến một vấn đề mà chúng ta nói rằng, "Đây là tập dữ liệu xung quanh chiếc xe. Hãy tự xử lý dữ liệu này. Hãy tự luận ra rằng đó là đèn giao thông, rằng đèn giao thông đó đang là đèn đỏ không phải đèn xanh rằng điều đó có nghĩa là bạn phải dừng lại và không đi về phía trước." Máy học là nền tảng cơ bản của rất nhiều thứ chúng ta làm trên mạng: các công cụ tìm kiếm, Thuật toán cá nhân hóa của Amazon, máy tính dịch thuật, hệ thống xác nhận giọng nói. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về các vấn đề sinh thiết sinh thiết ung thư, và họ đã nhờ máy tính xác định, bằng cách nhìn vào dữ liệu và chỉ số sống sót để xác nhận rằng những tế bào này có thật sự bị ung thư hay không, và chắc chắn rằng, khi bạn nhập dữ liệu vào máy tính, qua một thuật toán máy học cỗ máy có thể xác định những dấu hiệu dự đoán tốt nhất rằng sinh thiết của các tế bào ung thư vú này thật sự bị ung thư. Vấn đề: Tài liệu y học chỉ biết được 9 dấu hiệu. Trong đó, có 3 dấu hiệu mà mọi người không cần phải tìm kiếm nhưng cỗ máy phát hiện ra. Dữ liệu lớn cũng có mặt tối của nó. Nó sẽ cải thiện cuộc sống của chúng ta, nhưng có những vấn đề mà chúng ta nên cảnh giác, và điều đầu tiên đó là quan niệm rằng chúng ta có thể bị trừng phạt do các dự đoán, rằng cảnh sát có thể sử dụng dữ liệu lớn cho mục đích của họ, tựa như phim "Minority Report" Nó là một thuật ngữ gọi là giám sát dự báo hoặc thuật toán tội phạm học, và khái niệm đó là: nếu chúng ta lấy nhiều dữ liệu, ví dụ dữ liệu về các địa điểm xảy ra tội phạm chúng ta sẽ biết nơi cần gửi đội tuần tra. Điều đó là hợp lý, nhưng vấn đề, dĩ nhiên không phải chỉ dừng về ở dữ liệu định vị, nó sẽ xuống cấp độ thu thập dữ liệu của từng cá nhân Tại sao chúng ta không dùng dữ liệu để biết về bảng điểm cấp 3 của một người nào đó? Có thể chúng ta nên dùng sự thật như họ thất nghiệp hay không, điểm tín dụng, cách họ lướt web hay họ có thức khuya hay không. Chí số Fitbit, khi nó có khả năng xác định các hóa sinh, sẽ chỉ ra rằng họ có suy nghĩ hiếu chiến. Chúng ta có thể có những thuật toán có khả năng dự đoán những gì chúng ta sẽ làm, và chúng ta có phải chịu trách nhiệm trước khi chúng ta thật sự làm những điều đó Bảo mật là thách thức trọng tâm trong thời đại dữ liệu nhỏ. Trong thời đại dữ liệu lớn, thách thức sẽ là bảo vệ tự do, lựa chọn đạo đức, ý chí con người, tính chủ thể. Còn có một vấn đề nữa: Dữ liệu lớn sẽ cướp đi việc làm của chúng ta. Dữ liệu lớn và các thuật toán sẽ thách thức công việc văn phòng, công việc chuyên môn trong thế kỷ 21 trong cùng một cách mà máy móc tự động và dây chuyền lắp ráp thách thức công nhân ở thế kỉ 20 Hãy nghĩ về kỹ thuật viên phòng thí nghiệm người tìm hiểu vấn đề qua một cái kính hiển vi ở viện sinh thiết ung thư và xác định xem sinh thiết này có bị ung thư hay không. Người này đã học xong đại học Và việc làm của người đó, cũng như toàn bộ đội ngũ của những người chuyên môn giống như người đó sẽ thấy rằng việc làm của họ bị thay đổi một cách triệt để hoặc bị loại bỏ hoàn toàn. Chúng ta thích nghĩ rằng công nghệ sẽ tạo nên việc làm sau một khoảng thời gian sau khoản thời gian rối loạn tạm thời, và điều đó là đúng cho các khung tham chiếu mà chúng ta sống, Cách mạng công nghiệp, vì đó chính xác là những gì đã xảy ra. Nhưng chúng ta quên điều gì đó trong bài phân tích đấy: Có một số loại công việc đơn giản là bị loại bỏ hoàn toàn và không bao giờ quay lại. Cách mạng công nghiệp không hề tốt nếu bạn là một con ngựa. Do đó chúng ta phải thận trọng trong việc sử dụng dữ liệu lớn và điều chỉnh nó cho nhu cầu của chúng ta nhu cầu rất con người của chúng ta. Chúng ta phải là chủ của công nghệ này, chứ không phải là người hầu của nó. Chúng ta chỉ khởi đầu một kỷ nguyên của dữ liệu lớn và thành thật mà nói, chúng ta không hề giỏi trong việc xử lý tất cả các dữ liệu mà chúng ta có thể thu thập. Nó không chỉ là vấn đề cho Cục An ninh Quốc gia. Các doanh nghiệp thu thập rất nhiều dữ liệu và họ cũng lạm dụng nó. Chúng ta phải làm tốt hơn và điều này sẽ tốn nhiều thời gian. Nó giống như là thử thách mà người nguyên thủy gặp phải với lửa Đây là một công cụ, nhưng là một công cụ mà nếu chúng ta không cẩn thận, sẽ thiêu cháy chúng ta. Dữ liệu lớn sẽ thay đổi cách sống của chúng ta cách chúng ta làm việc và cách chúng ta suy nghĩ. Nó sẽ giúp chúng ta quản lý sự nghiệp của chúng ta và dẫn đến cuộc sống của sự hài lòng và hy vọng và hạnh phúc và sức khỏe. Nhưng ở trong quá khứ, chúng ta thường nhìn vào công nghệ thông tin và con mắt chúng ta chỉ nhìn thấy những thứ như, công nghệ, phần mềm, những thứ vật chất. Chúng ta phải đúc kết lại cái nhìn của chúng ta, nhìn vào thông tin, dù nó ít rõ ràng hơn nhưng trong một số khía cạnh quan trọng hơn rất nhiều. Nhân loại cuối cùng cũng có thể học hỏi từ những thông tin mà nó có thể thu thập, như một phần của cuộc thám hiểm vô tận của chúng ta để hiểu về thế giới và vị trí của chúng ta trong thế giới, và đó là lý do tại sao dữ liệu lớn là một vấn đề quan trọng. (vỗ tay) Bước sang tuổi 19, tôi bắt đầu sự nghiệp làm nhà báo ảnh nữ đầu tiên trên dải Gaza, tại Palestine. Công việc nữ nhiếp ảnh được coi là sự xúc phạm nghiêm trọng tới truyền thống địa phương, tạo ra sự kì thị kéo dài cho tôi và gia đình. Xã hội nam quyền không chào đón sự hiện diện của tôi. Họ cho rằng phụ nữ không được làm công việc của đàn ông. Cơ quản nhiếp ảnh ở Gaza từ chối đào tạo tôi vì khác biệt giới tính. Sự phản đối đó được thể hiện ra mặt. Ba đồng nghiệp thậm chí còn lái xe đưa tôi đến khu vực có không kích nơi mà ta chỉ nghe thấy tiếng nổ. Bụi bay mù mịt trong không khí, còn mặt đất thì như cỗ máy rung chuyển bên dưới. Tôi chỉ nhận ra mình không đến đó để thu thập thông tin khi 3 người họ quay trở lại chiếc xe Jeep bọc thép lái xe đi, vẫy tay và nhạo bángi, để lại tôi phía sau với khu vực không kích. Lúc đấy, tôi thấy rất sợ, cảm giác bị sỉ nhục và có lỗi với bản thân. Hành động của những đồng nghiệp này không phải là mối đe dọa duy nhất mà tôi nhận được nhưng là lần đáng sợ nhất. Nhận thức về cuộc sống của phụ nữ ở Gaza rất thụ động. Mãi tới nay, nhiều người vẫn không được phép đi làm hay theo đuổi việc học. Trong thời gian chiến tranh ác liệt đó, tồn tại cả hạn chế xã hội đối với phụ nữ và cuộc xung đột Israel - Palestine, những mảng tối - sáng trong câu chuyện của người phụ nữ bị lờ đi. Với đàn ông, chuyện của phụ nữ không đáng bận tâm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến cuộc sống của phụ nữ ở Gaza. Thuận lợi về giới tính, tôi có thể đi vào thể giới của họ nơi mà các đồng nghiệp tôi bị cấm. Ngoài những đau đớn và cuộc chiến, thì tiếng cười và thành tựu là những liều thuốc lành mạnh. Trận chiến thứ nhất ở Gaza diễn ra trước một sở cảnh sát, cuộc không kích của Israel đã phá hủy trụ sở và làm tôi bị thương ở mũi. Lúc đấy, thứ mà tôi nhìn thấy chỉ toàn là màu trắng sáng. Có khả năng là mình bị mù rồi, tôi nghĩ hoặc là đang ở thiên đường. Lúc mở mắt ra, tôi đã ghi lại được khoảnh khắc này. Mohammed Khader, một công nhân Palestine đã dành hai thập kỷ ở Israel cho kế hoạch nghỉ hưu ở đây, ông ta đã xây dựng một ngôi nhà 4 tầng, chỉ sau trận chiến đầu tiên, ngôi nhà hoàn toàn bị san bằng. Không còn gì ngoài đàn bồ câu bay hỗn loạn một bể bơi, một phòng tắm ngoài trời mà ông đem về từ Tel Aviv. Mohammed để bồn tắm trên đống đổ nát và tắm cho những đứa con của mình vào mỗi sáng. Công việc của tôi không có nghĩa là che đậy hậu quả của cuộc chiến mà là thể hiện toàn diện những chuyện không nhìn thấy được ở Gaza. Là nữ nhiếp ảnh đầu tiên của Palestine, cuộc hành trình tranh đấu, sinh tồn thường nhật đã truyền cảm hứng cho tôi vượt qua những điều cấm kị trong cộng đồng nhìn thấy khía cạnh khác của chiến tranh cũng như hậu quả mà nó để lại. Tôi trở thành nhân chứng với lựa chọn: bỏ chạy hay đứng yên. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là KTV cứu thương trong 7 năm qua tại hạt Suforlk, New York. Từng là người ứng phó đầu trong rất nhiều vụ tai nạn từ tai nạn xe hơi đến siêu bão Sandy. Nếu bạn cũng như nhiều người khác, cái chết có thể là một trong những nỗi sợ lớn nhất. Một vài trong chúng ta thấy nó đến. Số khác thì không. Một thuật ngữ trong y khoa ít người biết có tên là "impending doom" - điềm báo tử. Gần như là một triệu chứng. Là nhân viên y tế, tôi được huấn luyện để phản ứng với nó như bất cứ ai, vậy nên khi một người bị đau tim nhìn tôi và nói: "Hôm nay tôi sẽ chết." chúng tôi được huấn luyện để đánh giá lại tình trạng bệnh. Trong suốt nghề nghiệp, tôi đã phản ứng với nhiều tình huống bất ngờ khi bệnh nhân chỉ có vài phút còn sống và tôi thì hoàn toàn bất lực. Tôi lâm vào thế khó xử: Có nên nói với họ rằng họ sắp phải đối diện với thần chết, hay nên nói dối để họ an lòng? Khi mới vào nghề, tôi đối diện với tình thế này đơn giản bằng lời nói dối. Tôi sợ. Sợ rằng nếu tôi nói sự thật, họ sẽ chết trong đau đớn trong sợ hãi, cố nắm lấy những phút cuối cùng của cuộc đời. Một sự cố đã làm thay đổi tất cả. 5 năm trước, tôi ứng cứu một vụ tại nạn xe máy. Người lái xe bị thương rất rất nghiêm trọng. Khi đánh giá tình hình, tôi nhận ra rằng chúng tôi chẳng thể làm gì hơn cho anh ta, như nhiều ca khác, anh nhìn vào mắt tôi và hỏi: "Tôi sắp chết phải không?" Trong khoảnh khắc đó, tôi quyết định làm điều gì đó khác biệt. Tôi quyết định nói sự thật. Tôi quyết định nói rằng anh ta sắp chết và tôi không thể làm gì hơn để giúp anh. Phản ứng của anh làm tôi sốc đến tận hôm nay. Anh thả lỏng người và khuôn mặt thể hiện một sự chấp nhận. Anh ta không bị khủng hoảng hay sợ hãi như tôi vẫn nghĩ. Đơn giản là thả lỏng, và khi nhìn vào trong sâu thẳm mắt anh, tôi thấy sự tịnh tâm và chấp nhận. Từ đó trở đi, tôi quyết định rằng việc của tôi không phải là nói dối để an ủi người sắp chết. Phản ứng trong nhiều ca sau đó trong những giây phút cuối cùng của người bệnh, khi tôi không thể làm gì hơn để giúp họ, đa số họ đều phản ứng giống nhau trước sự thật mà tôi nói ra, tịnh tâm và chấp nhận. Thực tế, có 3 mẫu. Tôi đã quan sát trong tất cả các trường hợp. Mẫu đầu tiên là kiểu làm tôi sốc. Với đức tin hay văn hóa nào, cũng đều có nhu cầu về sự tha thứ. Họ gọi đó là tội lỗi hay đơn giản là sự hối tiếc, lỗi của họ rất phổ biến. Tôi từng một lần chăm sóc một quý ông lớn tuổi bị bệnh tim rất nặng. Tôi đã chuẩn bị cho mình, và trang thiết bị trong trường hợp tim ông ta đột ngột ngừng đập. Tôi bắt đầu cho bệnh nhân biết về sự cận kề của cái chết. Ông ta nhận ra điều ấy qua giọng điệu, cử chỉ cơ thể của tôi. Khi tôi đặt tấm lót của máy trợ tim lên ngực ông, chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra, ông nhìn vào mắt tôi và nói: "Tôi ước tôi có nhiều thời gian bên con cái và cháu chắt thay vì ích kỉ chỉ dành thời gian cho riêng mình." Đối diện với sự hấp hối, tất cả những gì ông muốn là sự tha thứ. Mẫu thứ 2 tôi quan sát thấy là nhu cầu được nhớ đến. Liệu họ có được ghi nhớ trong tâm trí của tôi hay của những người thân yêu; họ muốn mình sẽ tiếp tục sống trong tâm trí mọi người. Có một nhu cầu về sự bất tử trong tim và trong suy nghĩ của những người yêu quý, từ chính tôi, đội của tôi, hay bất cứ người nào xung quanh. Vô số lần, bệnh nhân nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: "Anh sẽ nhớ đến tôi chứ? ". Mẫu thứ 3 mà tôi quan sát thấy luôn làm tôi xúc động từ trong sâu thẳm tâm hồn. Người chết cần biết rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa. Họ cần biết rằng họ không phí hoài cuộc sống của mình vào những điều vô nghĩa. Điều này xảy ra với tôi, từ buổi mới đầu vào nghề. Tôi trả lời một cuộc điện thoại. Một người phụ nữ gần 60 bị dính chặt trong xe Bà ấy bị đâm ngang ở tốc độ cao, đang trong tình trạng nguy kịch. Khi đội cứu hỏa làm việc để đưa bà ra khỏi xe, tôi trèo vào để làm công việc chăm sóc. Trong cuộc nói chuyện, bà bảo tôi: "Có nhiều điều tôi muốn làm trong cuộc sống của mình." Bà cảm thấy mình đã không để lại dấu ấn gì trên trái đất này. Khi nói chuyện nhiều hơn, hóa ra rằng bà là mẹ của 2 đứa con nuôi sắp thi vào trường Y. Nhờ có bà, mà 2 đứa trẻ có được cơ hội mà đáng ra chúng không thể có và sẽ tiếp tục cứu sống người khác trong vai trò là bác sĩ. Mất 45 phút để đưa bà ra khỏi chiếc xe. Tuy nhiên, bà đã chết từ trước đó. Tôi tin rằng, điều bạn nhìn thấy trong phim: trong những khoảnh khắc cuối cùng điều đó thật sự gây khủng hoảng và đáng sợ. Tôi nhận ra, trong bất kể hoàn cảnh, sự bình an và chấp nhận gặp nhau rằng những điều nhỏ nhất, những khoảnh khắc nhỏ nhất, những điều nhỏ nhất mang bạn đến thế giới này cho bạn sự bình an trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Tôi là một giáo sư kĩ thuật, và trong 14 năm qua, tôi giảng dạy về phân. (Tiếng cười) Không phải vì tôi là một giáo viên tồi, mà bởi vì tôi đã được học và dạy về chất thải của con người và cách các chất thải vận chuyển thông qua hệ thống máy móc xử lý chất thải, và cách chúng ta bố trí, thiết kế những hệ thống này để có thể bảo vệ nguồn nước như là các con sông. Sự nghiệp khoa học của tôi dựa trên việc sử dụng kĩ thuật phân tử tiên tiến, những phương pháp dựa trên DNA và RNA để hiểu rõ hơn về vi sinh vật trong phản ứng sinh học và tối ưu các hệ thống đó. Và qua nhiều năm, tôi phát triển sự ám ảnh không lành mạnh với các nhà vệ sinh, tôi được biết đến vì lẻn vào các nhà vệ sinh và lấy điện thoại chụp hình trên khắp thế giới. Nhưng cùng với đó, tôi đã học được rằng không chỉ về mặt kĩ thuật, mà còn có cả thứ gọi là văn hóa đại tiện. Ví dụ như, bao nhiêu trong số các bạn rửa và bao nhiêu trong số các bạn chùi? (Tiếng cười) Nếu, chà, tôi nghĩ các bạn hiểu ý tôi. Nếu bạn rửa, bạn dùng nước để rửa hậu môn. Đó là về mặt kĩ thuật. Và nếu là bạn là người chùi, thì bạn phải dùng giấy vệ sinh. Hoặc ở một số vùng trên thế giới không có giấy vệ sinh, thì giấy báo hoặc giẻ hoặc lõi ngô. Đây không chỉ là mảnh thông tin linh tinh mà nó thật sự quan trọng để hiểu được và giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh. Và nó là một vấn đề lớn: Có 2.5 tỉ người trên trái đất không tiếp cận được với vệ sinh môi trường (VSMT). Họ không có nhà vệ sinh/toa lét hiện đại. Có 1.1 tỉ người đi vệ sinh bên đường hoặc ở bờ sông hoặc không gian mở, và thuật ngữ chuyên môn cho nó là đại tiện lộ thiên. nhưng nó thật sự đơn giản là đi tiêu tại không gian mở. Nếu bạn sống ở vùng có phân sống và chúng ở xung quanh bạn, bạn sẽ bị bệnh. Chúng sẽ lẫn vào nước uống, đồ ăn, những thứ ngay xung quanh bạn. Liên Hiệp Quốc ước tính mỗi năm, có 1.5 triệu trẻ em chết bởi không có đủ điều kiện về vệ sinh. Đó là cái chết có thể ngăn ngừa, trong mỗi hai mươi giây 171 (cái chết có thể ngăn ngừa) mỗi giờ, 4100 mỗi ngày. Vậy, để tránh "đại tiện lộ thiên", Các thị trấn và thành phố đang xây dựng cơ sở hạ tầng, như hố xí ở ngoại thành và nông thôn. Ví dụ, ở huyện KwaZulu-Natal, Nam Phi, họ đã xây dựng hàng chục ngàn hố xí. Nhưng có một vấn đề khi mở rộng quy mô nhiều hơn chục ngàn, và vấn đề đó là, phải làm thế nào khi hố xí đầy? Đây là điều sẽ xảy ra khi đó. Mọi người đại tiện xung quanh nhà vệ sinh. Ở trường, trẻ em đại tiện trên sàn để lại những vệt dài ở ngoài các tòa nhà và đi ngoài quanh tòa nhà. Hố xí cần được rửa dọn thường xuyên và làm sạch thủ công. Nhưng ai sẽ là người dọn chúng? Chính là những người lao công này họ thường phải đi xuống các hố xí và loại bỏ chất thải bằng tay. Công việc này khá bẩn thỉu và nguy hiểm. Bạn có thể thấy, không có dụng cụ bảo vệ không có quần áo bảo hộ. Có một người lao công ở dưới đó. Tôi hy vọng các bạn có thể nhìn thấy anh ta. Anh ta đeo mặt nạ, nhưng không mặc áo. Ở một số nước, như Ấn Độ, những người thuộc tầng lớp thấp buộc phải dọn hố xí, và họ còn bị xã hội chỉ trích. Hãy tự hỏi bản thân, làm thế nào ta giải quyết vấn đề này, sao chúng ta không xây nhà vệ sinh kiểu tự hoại phương Tây cho hai tỉ rưỡi người này? Và câu trả lời là, điều này không thể. Ở một số vùng này, không có đủ nước, không có năng lượng, sẽ tốn đến hàng ngàn tỉ đô la để đặt các đường ống thoát nước, để xây các cơ sở, để vận hành và duy trì các hệ thống này, và nếu không xây dựng đúng cách, bạn sẽ có nhà vệ sinh tự hoại đơn giản xả thẳng xuống sông, giống như điều diễn ra tại nhiều thành phố ở các nước đang phát triển. Nó thực sự có phải là giải pháp? Vì, cần thiết, việc bạn làm là bạn sử dụng nước sạch bạn dùng nó để xả toa lét, chuyển nó sang các nhà máy xử lý nước thải nơi sau đó xả ra sông, và con sông đó, nhắc lại, là nguồn nước uống. Vậy chúng ta cần suy nghĩ lại về VSMT, chúng ta cần phát minh lại cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường, và tôi sẽ tranh cãi, để làm việc này bạn cần phải sử dụng tư duy hệ thống. Ta phải nhìn vào toàn bộ chuỗi vệ sinh môi trường. Ta bắt đầu với thực thể con người, và rồi chúng ta phải nghĩ đến chất thải được thu gom và lưu trữ như thế nào, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng - không phải loại bỏ mà tái sử dụng. Vậy hãy bắt đầu với con người sử dụng Tôi nói, sẽ không ảnh hưởng nếu bạn là người rửa hay chùi, người ngồi đứng hay ngồi xổm, bề mặt cho con người dùng cần sạch sẽ dễ sử dụng, vì sau chót, việc xả chất thải nên là niềm vui. (tiếng cười) và khi chúng ta mở ra các khả năng để hiểu được chuỗi vệ sinh môi trường này, rồi công nghệ đằng sau nó, việc thu gom đến tái sử dụng, thực sự không nên ảnh hưởng, rồi ta có thể ứng dụng các giải pháp tùy chỉnh theo vùng và theo bối cảnh ta có thể mở rộng cho các khả năng như, ví dụ, toa lét chuyển nước tiểu, có hai cái hỗ trong toa lét này. Có đằng trước và đằng sau, cái đằng trước thu nhận nước tiểu, cái đằng sau thu nhận phân. Vậy là việc bạn làm là phân tách nước tiểu, chất chứa 80% Ni-tơ và 50% Phốt pho, và có thể được xử lý kết tủa để tạo những thứ như sỏi struvite là loại phân bón có giá trị cao, và rồi phân có thể được khử trùng và lại được chuyển thành sản phẩm cuối có giá trị cao Hoặc, ví dụ, trong vài nghiên cứu của chúng tôi, bạn có thể tái sử dụng nước qua cách xử lý nó qua hệ thống vệ sinh tại chỗ như thùng trồng cây hoặc đầm lầy nhân tạo. Vậy chúng ta có thể mở rộng tất cả các khả năng này nếu chúng ta bỏ đi những mô thức cũ về nhà vệ sinh tự hoại và quy trình xử lý. Vậy, có lẽ bạn sẽ hỏi, ai sẽ chi trả? À, tôi sẽ tranh luận rằng các chính phủ nên tài trợ cho cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường (VSMT). Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài trợ họ có thể làm tất cả trong khả năng, nhưng như vậy vẫn sẽ không đủ. Các chính phủ nên tài trợ cho VSMT như là họ tài trợ xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, và cơ sở hạ tầng khác như cầu cống, vì chúng ta biết, và Tổ chức Y tế TG (WHO) đã nghiên cứu rằng mỗi đồng đô mà chúng ta đầu tư cho cơ sở hạ tầng VSMT, chúng ta sẽ lấy lại được từ 3 đến 34 đô. Hãy quay trở lại vấn đề làm rỗng các hố xí. Tại Đại học bang North Carolina chúng tôi thử thách các sinh viên đưa ra các giải pháp đơn giản, và đây là ý kiến họ đưa ra một trục vít điều chỉnh, đơn giản có thể đưa chất thải lên khỏi hố xí và đưa vào trống thu gom, bây giờ các công nhân vệ sinh không cần phải đi xuống các hố xí. Chúng tôi đã thử nghiệm tại Nam Phi, nó hoạt động. Chúng tôi cần phải làm nó khỏe hơn, chúng tôi sẽ thử nghiệm nhiều hơn tại Malawi và Nam Phi trong năm tới. Ý tưởng của chúng tôi là biến nó thành dịch vụ chuyên nghiệp dọn dẹp các hố xí vậy là chúng tôi có thể kinh doanh một chút từ nó tạo ra lợi nhuận và việc làm, với hy vọng là, khi chúng ta nghĩ lại về VSMT, chúng ta đang nới rộng dòng đời của các hố xí như vậy chúng ta không phải nhờ cậy các giải pháp nhanh nhưng không hiệu quả. Tôi tin là việc tiếp cận với VSMT phù hợp là quyền cơ bản của con người. Chúng ta cần phải ngưng việc những người ở giai tầng và địa vị thấp bị xem thường và kết tội vì dọn dẹp các hố xí. Đó là đạo đức của chúng ta, là nghĩa vụ xã hội và môi trường của chúng ta. Cảm ơn. (vỗ tay). Thoát khỏi chế độ nô lệ; mạo hiểm để cứu gia đình; dẫn đầu một cuộc đột kích quân sự; đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ; đó chỉ là một ít trong số các thành tựu của một trong những anh hùng can đảm nhất của nước Mỹ. Harriet Tubman, tên khai sinh là Araminta Ross ở quận Dorchester. Maryland, vào đầu những năm 1820. Sinh ra trong chế độ nô lệ, Araminta, hay Minty, là con thứ năm trong số chín người con. Hai chị gái của Minty đã bị bán cho một nhóm lao động khổ sai. Ngay từ khi còn nhỏ, Minty đã làm cho nhiều chủ thuê, chịu nhiều đòn roi và hình phạt. Cuộc sống của cô bé Minty đã mãi mãi thay đổi từ một chuyến đi tới cửa hàng trong vùng. Tại đó, một người quản nô ném một vật nặng hai cân vào một nô lệ chạy trốn nhưng lại trúng vào Minty. Vết thương khiến cô trải qua những cơn ngủ rũ mà ngày nay gọi là chứng cơn ngủ kịch phát kéo dài suốt cả cuộc đời cô. Chủ của Minty cố bán cô đi nhưng không người nào muốn mua một nô lệ bị chứng ngủ rũ cả. Vậy là thay vào đó, cô làm việc với cha mình, ông Ben Ross và được dạy cách chẻ gỗ. Việc chẻ gỗ giúp cải thiện thể lực của Minty, giúp cô gặp gỡ những thủy thủ da màu tự do chuyển gỗ đến miền Bắc. Minty học được từ họ cách giao tiếp bí mật trên đường giao thương, thông tin mà trở nên quý giá với cô sau này. Trong môi trường người da màu tự do lẫn nô lệ làm việc cùng nhau, Minty gặp John Tubman, một người da màu tự do và kết hôn vào năm 1844. Sau khi kết hôn, cô đổi tên thành Harriet, theo tên mẹ cô. Chủ của Harriet Tubman chết năm 1849. Khi người vợ góa của ông dự định bán hết nô lệ, Harriet sợ rằng cô sẽ bị bán đi xa khỏi những người cô yêu quý. Cô đã nghe nói về một "đường ray ngầm", một mạng lưới bí mật gồm các ngôi nhà an toàn, thuyền trưởng tàu thủy, và những người đánh xe ngựa sẵn sàng che chở cho những nô lệ bỏ trốn đến miền Bắc. Vì vậy, Tubman đã bỏ trốn cùng hai anh trai, Ben và Harry. Sau đó, họ lại quay về, vì lo sợ bị lạc. Nhưng trong một cơn ngủ rũ, Harriet mơ thấy mình bay như một con chim. Nhìn xuống dưới, cô thấy con đường dẫn đến tự do. Và mùa thu năm 1849, cô bắt đầu một mình đi theo sao Bắc Đẩu tới Pennsylvania, đến với tự do. Tubman quay trở lại miền Nam 13 lần để dẫn dắt cháu gái, các anh trai, cha mẹ, và nhiều người khác đến tự do. Bà được gọi là Moses da màu và đã hoạt động cần mẫn với những người bãi nô giúp nô lệ trốn thoát, đầu tiên tới miền Bắc, và sau tới Canada. Harriet Tubman đã làm y tá quân y, hướng đạo sinh, và gián điệp thời nội chiến. Năm 1863, bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ lập kế hoạch và dẫn đầu một cuộc đột kích quân sự, giải phóng gần 700 nô lệ ở Nam Carolina. Sau chiến tranh, bản sửa đổi Hiến pháp Mỹ lần thứ 13 đã chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ, trong khi bản thứ 14 mở rộng quyền công dân và bản thứ 15 trao quyền bầu cử cho những người da màu đã từng là nô lệ. Nhưng bà là người quật cường và bền bỉ. Bà gây quỹ cho những người nô lệ trước đây và giúp xây trường học và bệnh viện vì quyền lợi của họ. Năm 1888, Tubman tham gia năng nổ hơn vào cuộc đấu tranh vì quyền bầu cử của phụ nữ. Năm 1896, bà xuất hiện trong hiệp ước thành lập tổ chức Phụ nữ da màu quốc gia ở Washington D.C và sau đ là một cuộc họp về quyền bầu cử phụ nữ ở Rochester, New York. Bà đã nói với khán giả: "Tôi đã là một người lái tàu ở "Tuyến đường ray ngầm" và tôi có thể nói điều mà những người khác không thể, tôi đã không hề lái tàu trật đường ray, và đã không để mất một hành khách nào." Khi danh tiếng của bà tăng lên, nhiều người bạn và đồng minh đã giúp bà đấu tranh đòi tiền trợ cấp cựu binh vì từng phục vụ trong Quân đội liên hiệp. Năm 1899, bà cuối cùng đã được cấp 20 đô la mỗi tháng. Thật chẳng ngờ, Kho bạc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông báo vào năm 2016 rằng hình ảnh của Tubman sẽ xuất hiện trong bản thiết kế mới của tờ 20 đô la. Harriet Tubman mất ngày 10 tháng 3 năm 1913. Ngay cả khi hấp hối vào tuổi 91, bà vẫn nghĩ tới tự do cho những người mình yêu quý. Những lời cuối của bà là: "Tôi đi xa để chuẩn bị một chỗ cho bạn". Tôi muốn kể cho các bạn về cách mà 20,000 người trẻ nổi bật từ hơn 100 quốc gia đã dừng lại ở Cuba và đang biến đổi việc chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng của họ. 90% trong số họ sẽ không bao giờ rời khỏi quê nhà nếu như đó không phải là vì học bổng cho khóa học y khoa tại Cuba và một cam kết trở lại những nơi giống như quê hương của họ, những nông trại hẻo lánh, vùng đồi núi, khu ổ chuột để trở thành bác sĩ cho người thiếu điều kiện, và cống hiến hết mình. Trường Y khoa Mỹ La-tinh tại Havana: trường y khoa lớn nhất trên thế giới, đã có 23,000 bác sĩ trẻ tốt nghiệp kể từ khóa học đầu tiên vào năm 2005, với khoảng hơn 10,000 người trong hệ thống. Nhiệm vụ của trường là đào tạo bác sĩ cho những người cần họ nhất: hơn một tỉ người chưa từng được khám bệnh, những người sống và chết dưới vô số hoàn cảnh nghèo đói. Sinh viên trường đã phá vỡ mọi quy tắc thông thường. Họ là mối nguy lớn nhất của trường và đồng thời cũng là món cược lớn nhất. Họ được tuyển từ những nơi nghèo đói nhất, những nơi khốn cùng nhất trên hành tinh của chúng ta bởi một trường học tin tưởng họ có thể trở thành không chỉ giỏi mà còn là những bác sĩ tuyệt vời nhất mà cộng đồng của họ hết sức cần, rằng họ sẽ làm việc ở nơi hầu hết các bác sĩ đều không thể, những nơi không chỉ nghèo đói mà còn thường xuyên nguy hiểm. Họ thường phải mang thuốc giải độc trong ba lô hoặc dò đường tới những khu dân cư bị giày xé bởi thuốc phiện, giang hồ và súng đạn, thậm chí quê nhà của họ. Niềm mong mỏi là họ có thể thay đổi cục diện chăm sóc sức khỏe, tại các khu vực kém phát triển, và thậm chí cách học và chữa chạy trong ngành y dược, và rằng họ sẽ trở thành những nhà tiên phong trong sứ mệnh vì sức khỏe toàn cầu, chắc chắn đó là một trọng trách lớn lao. Hai cơn bão lớn và khái niệm "cống hiến hết mình" đó đã tạo tiền đề cho ELAM (trường Y Havana) năm 1998. Ngọn núi lửa Georges và Mitch đã xé toạc khu vực Ca-ri-bê và Trung Mỹ, khiến 30.000 người chết và hai triệu rưỡi người mất nhà cửa. Hàng trăm bác sĩ Cuba đã tình nguyện tới các khu vực thảm họa, nhưng khi đến nơi, họ phát hiện thảm họa còn khủng khiếp hơn: cả cộng đồng không được chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện nông thôn cửa đóng then cài do thiếu nhân viên, và có quá nhiều trẻ sơ sinh đã ra đi trước khi đón sinh nhật đầu tiên. Điều gì sẽ xảy ra khi các bác sĩ Cuba rời khỏi nơi đó? Cần có lớp bác sĩ mới để bảo đảm dịch vụ y tế lâu dài, nhưng tìm đâu ra bác sĩ mới đây? Họ có thể được đào tạo ở đâu? Tại Havana, ngôi trường vốn là một học viện hải quân cũ được chuyển giao lại cho Bộ Y tế Cuba để trở thành trường Y tế Mỹ La-tinh, gọi tắt là ELAM. Học phí, ăn ở và một khoản trợ cấp nhỏ được cung cấp cho hàng trăm sinh viên đến từ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cơn bão. Là một phóng viên tại Havana, tôi đã quan sát 97 người Nicaragua đầu tiên đến vào tháng 3 năm 1999, họ vào ở trong những ký túc xá vừa mới được tân trang lại và giúp đỡ các giáo sư không chỉ việc quét dọn lớp học mà còn di chuyển bàn ghế và kính hiển vi. Trong suốt những năm vừa qua, các chính phủ tại khu vực Châu Mỹ yêu cầu cấp học bổng cho các sinh viên của họ, và cuộc họp của Hội Nghị sĩ da đen đã yêu cầu và nhận được hàng trăm học bổng đến từ Mỹ cho các thanh niên. Ngày nay, trong số 23.000 sinh viên tốt nghiệp, đến từ 83 quốc gia tại Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á, và danh sách tuyển sinh đã lên tới 123 quốc gia. Hơn nửa số sinh viên là các phụ nữ trẻ. Họ đến từ 100 nhóm dân tộc, nói 50 thứ tiếng khác nhau. Giám đốc WHO Margaret Chan đã nói rằng, "Dẫu chỉ một lần, nếu bạn nghèo đói, là phụ nữ, hoặc đến từ một dân tộc bản địa, bạn có một lợi thế khác biêt, một nền dân tộc học khiến cho trường y này độc nhất." Luther Castillo đến từ San Pedro de Tocamacho ở vùng duyên hải Đại Tây Dương của Honduras. Nơi không có nước sạch, không có điện sinh hoạt, và để đến ngôi làng, bạn phải đi bộ hàng tiếng đồng hồ hoặc may mắn bắt được một chiếc xe tải như tôi lúc trước khi men theo bờ biển Đại Tây Dương. Luther là một trong 40 đứa trẻ Tocamacho bắt đầu vào học cấp 2, những đứa con của người da đen bản địa được biết đến là người Garifuna, chiếm 20% dân số Honduras. Nghiệt ngã rằng trung tâm y tế lại cách xa đó hàng dặm. Luther đã phải đi bộ ba tiếng hàng ngày để tới trường trung học cơ sở. Chỉ có 17 học sinh đi học như vậy. Chỉ năm em học tiếp lên cấp ba, và chỉ một em duy nhất đi học đại học: Luther, đã đến ELAM, nằm trong số những sinh viên Garifuna tốt nghiệp mùa đầu tiên. Chỉ có hai bác sĩ người Garifuna trước họ trong chiều dài lịch sử của Honduras. Hiện nay đã có 69 người, nhờ có ELAM. Những vấn đề lớn cần những giải pháp vĩ đại, tỏa sáng bởi những ý tưởng, khả năng sáng tạo và sự táo bạo, và bởi các biện pháp hiệu quả. Giảng viên của ELAM không có sẵn nền giáo án nào để hướng dẫn sinh viên, vì vậy họ phải học một cách khó khăn, bằng việc vừa thực nghiệm vừa điều chỉnh khóa học. Thậm chí những sinh viên sáng dạ nhất từ những cộng đồng nghèo khó này cũng không có sẵn phương pháp học cho sáu năm đào tạo y khoa, vì vậy một khóa học chuyển tiếp đã được thiết lập cho các môn khoa học. Sau đó là ngôn ngữ: có người Mapuche, Quechuas, Guarani, Garifuna, những người bản địa đã học tiếng Tây Ban Nha như ngoại ngữ, hoặc những người Haiti nói thổ ngữ Pháp Creole. Vì vậy tiếng Tây Ban Nha trở thành một phần trong giáo án sơ - sơ - trung cấp. Thậm chí, tại Cuba, âm nhạc, thực phẩm, hương vị, tất cả mọi thứ đều khác biệt, vì vậy đội ngũ giáo viên trở thành gia đình, tại ngôi nhà ELAM. Các tôn giáo có từ các tín ngưỡng bản địa cho tới tôn giáo bộ tộc Yoruba, Hồi giáo, Đạo Tin lành, Chấp nhận sự đa dạng đã trở thành một cách sống. Tại sao nhiều nước trên thế giới yêu cầu những học bổng này? Đầu tiên, vì họ không có đủ bác sĩ, và nơi làm việc, sự phân bổ bác sĩ thiên về hướng bất lợi cho người nghèo, bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu được nuôi lớn bởi khủng hoảng nguồn nhân lực. Chúng ta đang thiếu 4 đến 7 triệu nhân viên y tế chỉ đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, và vấn đề thì hiện diện khắp nơi. Các bác sĩ tập trung ở các thành phố, nơi mà chỉ một nửa dân số thế giới sống ở đó, và trong các thành phố, chứ không phải là trong các khu ổ chuột hoặc Nam Los Angeles. Ngay tại nước Mỹ này, nơi chúng ta đã và đang cải cách lĩnh vực y tế, chúng ta lại thiếu các chuyên gia mà chúng ta cần. Đến năm 2020, chúng ta sẽ thiếu 45,000 bác sĩ gia đình. Và chúng ta cũng là một phần của vấn đề. Mỹ là miền điểm đến hàng đầu của các bác sĩ từ nước đang phát triển. Lý do thứ hai mà các sinh viên đổ về Cuba là tình hình y tế của đảo quốc này dựa trên nền chăm sóc chính yếu tốt. Một ban của tờ The Lancet đã đánh giá Cuba là một trong những nước có thu nhập trung bình trong ngành y tế tốt nhất. Tổ chức Save the Children xếp hạng Cuba là đất nước Mỹ Latinh tốt nhất để làm mẹ. Cuba có tuổi thọ trung bình tương đương và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp hơn Mỹ, ít bất bình đẳng hơn, trong khi chi tiêu trên mỗi người bằng 1/20 của những gì chúng ta bỏ ra cho ngàhnh Y tại nước Mỹ này. Về mặt học thuật, ELAM rất khắc nghiệt, nhưng 80% sinh viên của họ tốt nghiệp. Các môn học tương tự nhau... là các môn khoa học y tế khám nghiệm cơ bản... nhưng có những sự khác biệt lớn. Thứ nhất, việc đào tạo đã thoát khỏi tháp ngà và lan đến các phòng học và khu vực lân cận, nơi mà hầu hết các sinh viên tốt nghiệp sẽ thực tập. Đúng, họ cũng có các giờ giảng và thực tập ở bệnh viện, nhưng bài học dựa trên thực tế cộng đồng ngay từ ngày đầu tiên. Thứ hai, các sinh viên chữa trị cho bệnh nhân một cách toàn diện, cả tinh thần và thể xác, dựa trên bối cảnh gia đình, của cộng đồng và văn hóa của họ. Thứ ba, họ học về y tế công: để đánh giá các nước uống, nhà ở, điều kiện xã hội và kinh tế của cha mẹ họ. Thứ tư, họ được dạy rằng một cuộc thăm hỏi bệnh nhân tốt và một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát cung cấp hầu hết các bằng chứng để chẩn đoán, tiết kiệm chi phí công nghệ chẩn bệnh. Và cuối cùng, họ được dạy đi dạy lại rằng điều quan trọng trong phòng ngừa, đặc biệt là các bệnh mãn tính làm tê liệt hệ thống y tế toàn thế giới Một bài học tại chức như thế cũng có thể là cách tiếp cận theo nhóm, rằng làm thế nào để làm việc theo nhóm như là: làm thế nào để dẫn dắt họ, với một sự khiêm nhường. Sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ chia sẻ kiến thức của họ với các trợ lý y tá, nữ hộ sinh, các nhân viên y tế cộng đồng, để giúp họ làm việc tốt hơn, chứ không phải để thế chỗ họ, để làm việc với các pháp sư và các thầy lang. Các sinh viên tốt nghiệp của ELAM: Liệu họ có đang chứng minh rằng thử nghiệm táo bạo này là đúng đắn? Hàng tá các dự án cho ta ý niệm mơ hồ về những gì họ có thể làm được. Ví dụ như sinh viên Garífuna đã ra trường. Họ không chỉ quay về quê nhà để làm việc, mà còn tổ chức cộng đồng của họ để xây dựng bệnh viện địa phương đầu tiên của Honduras. Với sự giúp sức của một kiến trúc sư, cư dân địa phương đã xây từ con số không theo đúng nghĩa đen. Các bệnh nhân đầu tiên đã đến vào tháng 12 năm 2007, và kể từ đó, bệnh viện đã tiếp nhận gần một triệu lượt bệnh nhân. Và chính phủ cũng đã bắt đầu quan tâm, tuyên dương bệnh viện như một hình mẫu dịch vụ y tế công cộng nông thôn ở Honduras Các sinh viên tốt nghiệp từ ELAM rất thông minh, mạnh mẽ và tận tâm. Thảm hoạ Haiti, tháng Một năm 2010. Nỗi đau. Nhiều người bị chôn sâu dưới 30 tấn gạch vụn. Quá sức hãi hùng. 340 bác sĩ Cuba đã ở đó một thời gian dài. Hơn 340 người đang đến. Và còn cần nhiều hơn nữa. Tại ELAM, các sinh viên làm việc suốt ngày đêm để liên lạc với 2000 sinh viên đã tốt nghiệp. Kết quả là, hàng trăm người từ 27 nước đã đến Haiti, từ Mali ở Sahara tới St.Lucia, Bolivia, Chile và Mỹ. Họ giao tiếp với nhau dễ dàng bằng tiếng Tây Ban Nha và lắng nghe các bệnh nhân của họ bằng thổ ngữ Pháp nhờ công các sinh viên y khoa Haiti bay tới từ ELAM ở Cuba. Nhiều người đã ở lại hàng tháng, thậm chí trải qua bệnh dịch tả. Hàng trăm sinh viên tốt nghiệp Haiti đã phải cố gắng đẩy lùi đau đớn vượt qua nỗi thống khổ của chính mình, lại còn gánh vác trọng trách xây dựng một hệ thống y tế mới cho Haiti. Ngày nay, với hỗ trợ của các tổ chức và chính phủ từ Na Uy tới Cuba tới Brazil hàng chục trung tâm y tế đã được xây dựng, hoạt động, và 35 trường hợp, được dẫn dắt bởi các cựu sinh viên ELAM. Tuy nhiên, câu chuyện của Haiti cũng khắc họa một trong những vấn đề lớn hơn mà nhiều nước đang đối mặt. Ta hãy xem xét số liệu: Khi dịch tả xảy ra năm 2012, đã có 748 sinh viên Haiti tốt nghiệp gần một nửa đang làm việc trong ngành y tế công nhưng 1/4 lại thất nghiệp, và 110 người đã rời khỏi Haiti. Vì vậy, tình hình khả quan nhất là, các cựu sinh viên đang được biên chế nhằm gia tăng sức mạnh hệ thống y tế công cộng, nơi mà họ thường là các bác sĩ duy nhất có mặt. Trong các trường hợp tồi tệ nhất, đơn giản là không có đủ việc làm trong ngành y tế công cộng, nơi chữa bệnh cho hầu hết người nghèo, không có đủ tác động chính trị, không có đủ nguồn lực, không có gì đủ cả... có quá nhiều bệnh nhân không được chăm sóc. Các cựu sinh viên cũng đối mặt với áp lực từ gia đình họ, kiếm sống một cách tuyệt vọng, vì vậy khi không có đủ công việc trong ngành công cộng, các bác sĩ y khoa ấy đầu quân vào khu vực tư nhân hoặc xuất ngoại để gửi tiền về cho gia đình. Tồi tệ nhất là, ở vài nước, các cộng đồng y khoa ảnh hưởng đến các cơ quan kiểm định chất lượng y tế chứ không phải để tôn vinh bằng cấp của ELAM, mà lo sợ rằng các sinh viên ấy sẽ giành mất công việc của họ hay giảm tải bệnh nhân và thu nhập của họ. Vấn đề ở đây không phải là năng lực. Ngay tại nước Mỹ này, Ủy ban Y tế California công nhận các trường học sau khi kiểm tra nghiêm ngặt, và các bác sĩ mới đã nhận phần lời từ ván cược của Cuba, chứng minh với hội đồng và được chấp thuận vào những hiệp hội cao quý từ New York tới Chicago tới Mexico. Hai trăm người mạnh mẽ, họ đang trở về Mỹ cùng bầu nhiệt huyết và cả sự không hài lòng. Một cựu sinh viên đã phát biểu, tại Cuba, "Chúng tôi được đào tạo để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng với những nguồn lực hạn chế nhất, vì vậy khi tôi ý thức về nguồn lực thừa thãi nơi đây, và bạn nói với tôi rằng điều đó không thể, tôi biết rằng điều đó không đúng. Không chỉ chứng kiến điều đó là khả thi, tôi đã thực sự bắt tay vào thực thi. Các cựu sinh viên ELAM, một vài người đến từ D.C và Baltimore có người đến từ những nơi nghèo hơn cả sự nghèo nàn để cung cấp y tế, giáo dục và góp tiếng nói đến cộng đồng của họ. Họ đã làm nên bước chuyển dịch lớn. Giờ đây chúng ta cần làm phần việc của mình. để giúp đỡ 23,000 người và hơn thế nữa, Tất cả chúng ta... các tổ chức, các quản lý dân cư, báo chí truyền thông, các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, mọi người - cần phải đứng dậy. Chúng ta cần lan tỏa đến toàn cầu để trao cho các bác sĩ mới cơ hội chứng minh dũng khí của họ. Họ cần có thể tham gia kỳ thi cấp phép của quốc gia họ. Họ cần các công việc trong ngành y tế công cộng hoặc các trung tâm y tế phi lợi nhuận để áp dụng những gì được dạy và cam kết với công việc Họ cần cơ hội trở thành các bác sĩ mà bệnh nhân của họ cần. Để tiến lên, chúng ta có thể phải tìm đường trở về với các bác sĩ nhi khoa, người đã gõ cửa gia đình tôi ở mạn Nam Chicago khi tôi còn là một đứa trẻ, người đã gọi tới nhà tôi, người mà là viên chức nhà nước. Những điều này không phải là ý tưởng mới về cục diện ngành Y. Điều mới mẻ là việc nhân rộng và vẻ ngoài của các bác sĩ: một cựu sinh viên ELAM giống như một người phụ nữ hơn là một người đàn ông; Ở Amazon, Peru hay Guatemala, đó là một bác sĩ địa phương; ở Mỹ, đó là một bác sĩ da màu nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha. Cô ấy được đào tạo tốt, đáng tin cậy, có tương đồng với văn hóa của các bệnh nhân, và người ấy chắc chắn xứng đáng có sự hỗ trợ từ chúng ta, bởi lẽ dù là bằng tàu điện ngầm, la hay xuồng, cô đã dạy chúng ta cống hiến hết mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Phụ nữ chiếm khoảng 50% các vị trí quản lý trung cấp và chuyên gia, nhưng số phần trăm phụ nữ nắm vị trí cao nhất ở các tổ chức chiếm thậm chí không đến 1/3 con số đó. Vài người nghe thấy số liệu thống kê ấy và hỏi: "Sao lại có ít lãnh đạo nữ đến vậy?" Nhưng tôi nhìn vào nó và nếu như các bạn cũng như tôi, tin tưởng rằng sự lãnh đạo thể hiện ở mọi mức độ các bạn có thể thấy rằng có một nguồn dồi dào về nhân lực lãnh đạo tài giỏi những người đang nắm việc quản lý tầm trung điều này dẫn đến 1 câu hỏi khác: Tại sao có quá nhiều phụ nữ lún vào tầm trung? Và cần phải làm gì để đưa họ lên tầm cao? Vài trong số các bạn có thể là những phụ nữ này, những người quản lý tầm trung đang tìm kiếm sự thăng tiến trong tổ chức của mình. Vậy, Tonya là một ví dụ tuyệt vời cho những phụ nữ như thế. Tôi gặp cô ấy cách đây 2 năm, phó giám đốc của một công ty trong danh sách Fortune 50 và cô ấy đã nói với tôi ý nghĩa sâu sắc về sự thất bại: "Tôi đã từng làm việc cực kỳ vất vả để tăng sự tự tin sự quyết đoán và phát triển một thương hiệu cá nhân tốt. Tôi nhận được sự công nhận thành quả rất lớn từ sếp 360s của tôi trong công ty cho tôi biết rằng các nhóm thích làm việc cho tôi Tôi đã tham gia mọi khoá quản lý mà tôi có thể, tôi làm việc với một cố vấn xuất sắc, và tôi đã bị làm ngơ 2 lần về cơ hội thăng tiến mặc dù khi quản lý của tôi biết rằng tôi đã cam kết làm việc để thăng tiến và rất thích mảng quốc tế. Tôi không hiểu sao tôi lại bị lờ đi." Cái mà Tonya không nhận ra là Có 33% còn thiếu trong cơ hội thành công bình đẳng trong công việc cho phụ nữ và để hiểu 33% còn thiếu đó là gì thì cần làm giảm khoảng cách về giới trong các vị trí cấp cao. Để thăng tiến trong các tổ chức, bạn phải biết các kĩ năng lãnh đạo điều này có thể áp dụng cho bất cứ ai phụ nữ hay đàn ông Điều đó có nghĩa bạn phải được thừa nhận để có thể tận dụng những gì tinh tuý để tạo nên và duy trì các điều phi thường bằng việc kết hợp với những gì tốt nhất của những người khác. Nói cách khác, nghĩa là bạn phải sử dụng các kỹ năng của mình cùng với năng lực và khả năng để giúp tổ chức hoàn thành mục tiêu chiến lược tài chính bằng cách làm việc hiệu quả cùng với những người trong và ngoài tổ chức. Mặc dù cả 3 nhân tố về khả năng lãnh đạo này là quan trọng trong việc thăng tiến, mức độ quan trọng của chúng không như nhau. Hãy chú ý đến ô màu xanh khi tôi đổi chỗ nó. Khi tìm kiếm và nhận dạng những nhân viên có tiềm năng, tiềm lực có thể lãnh đạo tổ chức, các kỹ năng và bản lĩnh đều được thể hiện ở ô màu xanh và được đánh giá là nặng kí gấp 2 lần 2 yếu tố còn lại. Những kỹ năng và bản lĩnh này được tổng kết lại ở sự nhạy bén trong kinh doanh,chiến lược và tài chính. Nói cách khác, các kỹ năng này quyết định việc tổ chức sẽ tiến tới đâu chiến lược là gì mục tiêu tài chính là gì và vai trò của bạn trong việc đưa tổ chức đi lên. Điều này chính là 33% còn thiếu của việc thành công bình đẳng trong công việc cho phụ nữ chứ không phải là vì chúng ta thiếu năng lực hay khả năng cũng không phải vì chúng ta thiếu lời khuyên. Ý tôi là vậy. Cách đây 5 năm, tôi được yêu cầu điều hành một nhóm các giám đốc điều hành và chủ đề hôm đó là "Bạn tìm kiếm gì ở các nhân viên nhiều tiềm năng?" Hãy nghĩ đến 3 yếu tố của việc lãnh đạo Tóm tắt lại, họ nói thế này. "Chúng tôi tìm kiếm người thông minh, làm việc chăm chỉ, tận tâm đáng tin cậy, và sôi nổi". Vậy yếu tố nào liên quan đến khả năng lãnh đạo? Tư chất cá nhân Họ nói: "Chúng tôi tìm kiếm ứng viên biết cách làm việc với khách hàng, truyền năng lượng cho nhóm của mình, biết cách đàm phán hiệu quả có khả năng chế ngự các bất đồng và hơn tất cả là một người giỏi giao tiếp. Vậy nhân tố lãnh đạo nào cân bằng được những điều đó Đó là liên kết tố chất của mọi người. Và sau đó, họ đột nhiên ngừng lại. Tôi hỏi: "Vậy thì, với người hiểu công việc kinh doanh của các ông biết nó sẽ đi đến đâu và trách nhiệm của họ trong việc đó thì sao? Và người có khả năng tìm kiếm ở môi trường bên ngoài phát hiện các nguy cơ và cơ hội lập chiến lược hoặc đưa ra khuyến nghị chiến lược thì sao? Và người có khả năng nhìn thấy các thông tin tài chính hiểu những điều chúng muốn nói đồng thời đưa ra hành động thích hợp hay khuyến nghị hợp lý thì sao?" Và họ nói: "Đó là điều hiển nhiên" Quay trở lại với khán giả là 150 phụ nữ và tôi đã hỏi: "Bao nhiêu người trong số các bạn được khuyên rằng chìa khoá cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp là sự nhạy bén trong kinh doanh, chiến lược và tài chính và tất cả các thứ quan trọng khác là điều làm bạn khác biệt." Chỉ 3 phụ nữ giơ tay, và tôi đã hỏi câu hỏi này với phụ nữ khắp thế giới trong vòng 5 năm qua và tỷ lệ không thay đổi nhiều. Vậy điều đó là hiển nhiên, phải không? Nhưng tại sao lại như thế? Nào, có 3 lý do chính dẫn đến việc thiếu 33% này trong lời khuyên về sự thành công được đưa ra cho phụ nữ. Khi các tổ chức hướng tới phụ nữ như là nguồn tài nguyên tập trung vào lời khuyên thông thường mà chúng ta đã biết suốt hơn 40 năm qua Có một sự thiếu sót trong lời khuyên liên quan đến sự nhanh nhạy trong kinh doanh, chiến lược và tài chính. Phần lớn lời khuyên nhấn mạnh các hoạt động cá nhân như trở nên quyết đoán hơn, tự tin hơn phát triển thương hiệu cá nhân những thứ mà Tonya đã làm và lời khuyên khi làm việc cùng với những người khác như học hỏi để tự nâng cao bản thân tìm người cố vấn, phát triển mạng lưới, và hầu như không nói gì về tầm quan trọng của nhanh nhạy về kinh doanh, chiến lược và tài chính Điều này không có nghĩa là lời khuyên đó không quan trọng thay vào đó, là hoàn toàn cần thiết trong việc bứt phá từ lúc bắt đầu đi làm tới quản lý bậc trung, nhưng đó không phải là lời khuyên khiến phụ nữ phá bỏ khỏi cấp trung, nơi mà họ chiếm 50%, để hướng đến vị trí cao cấp và điều hành. Đây là lý do tại sao lời khuyên thông thường cho phụ nữ trong 40 năm qua không làm giảm khoảng cách giới ở vị trí cấp cao và nó sẽ không làm được điều này. Còn lý do thứ 2 liên quan đến bình luận của Tonya về việc có các đánh giá biểu hiện xuất sắc phản hồi tích cực từ nhóm của cô ấy và tham gia mọi chương trình đào tạo quản lý mà cô ấy có thể. Các bạn nghĩ rằng cô ấy đang nhận được thông điệp từ tổ chức của mình thông qua hệ thống phát triển tài năng và quản lý đánh giá khiến cô ấy nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển sự nhanh nhạy trong kinh doanh, chiến lược và tài chính nhưng một lần nữa, ô màu xanh kia là khá nhỏ. Trung bình, hệ thống quản lý tài năng và đánh giá trong các tổ chức mà tôi từng cộng tác tập trung tỉ lệ 3:1 vào 2 nhân tố khác của việc lãnh đạo so với sự nhanh nhạy trong kinh doanh chiến lược và tài chính, đó là lý do tại sao các hệ thống này đã không và sẽ không làm giảm khoảng cách giới ở các vị trí cấp cao. Tonya cũng đã nói về việc làm việc cùng với một cố vấn và điều này thực sự rất quan trọng bởi vì nếu các tổ chức, các hệ thống tài năng và đánh giá không đưa cho người ta thông tin tổng quát về tầm quan trọng của sự nhanh nhạy trong kinh doanh, chiến lược và tài chính làm thế nào đàn ông tới được các vị trí cấp cao? Thường là có 2 cách Một là bởi vì đây là các vị trí mà họ được chỉ dẫn đến và hai là vì sự cố vấn không chính thức và sự bảo lãnh. Vậy phụ nữ có trải nghiệm gì khi nói đến sự cố vấn? Đây là nhận xét từ một giám đốc mà tôi đã làm việc chung gần đây, minh hoạ cho trải nghiệm đó. Ông ấy rất tự hào về việc năm ngoái, ông đã che chở cho 2 người: 1 đàn ông và 1 phụ nữ Ông ấy nói: Tôi đã giúp người phụ nữ xây dựng sự tự tin và giúp người đàn ông học kinh doanh và tôi đã không nhận ra rằng mình đối xử với họ một cách khác nhau. Và ông ấy đã thành thật về điều đó. Điều này muốn nói rằng những người quản lý, dù là phụ nữ hay đàn ông đều có những định kiến nhất định về các giới về sự nghiệp lãnh đạo và những tư duy không được kiểm chứng này sẽ không làm giảm khoảng cách giới ở các vị trí cấp cao. Vậy làm thế nào đưa ý tưởng về 33% bị thiếu và biến nó thành hành động? Với phụ nữ, câu trả lời hiển nhiên là: phải bắt đầu tập trung hơn trong việc phát triển và chứng minh các kỹ năng mà chúng ta có và chứng tỏ rằng chúng ta hiểu việc kinh doanh tại nơi ta làm chủ và trách nhiệm của chúng ta ở đấy. Đó là những gì cho phép việc đột phá từ quản lý trung cấp tới lãnh đạo cấp cao. Nhưng không cần phải là quản lý trung cấp mới làm được điều này. Một nhà khoa học trẻ làm việc cho một công ty công nghệ sinh học đã nhìn thấu được 33% còn thiếu đó để tránh xung đột dữ liệu tài chính trong một dự án mới của cô và nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ các nhà quản lý. Chúng tôi không muốn đặt 100% trách nhiệm lên vai người phụ nữ thật không khôn ngoan khi làm thế đây là lý do tại sao: Để công ty đạt được các mục tiêu tài chính chiến lược của mình các nhà điều hành hiểu rằng họ phải lôi kéo mọi người về cùng một hướng. Nói cách khác, từ dùng trong kinh doanh là phải có sự liên kết chiến lược. Các nhà điều hành hiểu rất rõ điều này, và chỉ chưa đến 37% theo báo cáo gần đây của Uỷ ban hội thảo, tin tưởng rằng họ có liên kết chiến lược ấy ở chỗ mình Vậy việc 63% các tổ chức, đạt được mục tiêu tài chính chiến lược của mình là có vấn đề. Nếu các bạn suy nghĩ về điều mà tôi vừa chia sẻ, rằng tình trạng mà ít nhất 50% các nhà quản lý cấp trung chưa nhận được thông điệp rõ ràng rằng họ cần chú tâm hơn vào công việc và trách nhiệm của họ ở đó. Thật không ngạc nhiên khi số phần trăm các nhà điều hành tự tin về sự liên kết là rất thấp, đó cũng là lý do tại sao lại có những người khác cũng đóng vai trò trong việc này. Việc ban giám đốc kì vọng vào tỷ lệ phụ nữ là giám đốc điều hành khi ngồi họp bàn hằng năm về thành công là rất quan trọng. Tại sao? Bởi vì nếu họ không thấy được điều đó, có thể là lời cảnh báo cho việc tổ chức của họ không được liên kết theo đúng tiềm năng của nó. Cũng quan trọng với các CEO trong việc hi vọng về tỉ lệ những nhóm này và nếu họ nghe những bình luận như: "Thôi nào, cô ấy không có đủ kinh nghiệm kinh doanh" hãy hỏi: "Chúng ta sẽ làm gì?" Điều đó là quan trọng với các nhà điều hành nhân sự để chắc chắn rằng 33% còn thiếu được nhấn mạnh một cách thích đáng, điều đó quan trọng với phụ nữ lẫn đàn ông, những người đang ở vị trí quản lý để kiểm tra tư duy hiện có về phụ nữ và đàn ông, về nghề nghiệp và thành công để chắc rằng ta đang tạo ra một sân chơi cho tất cả mọi người. Vậy hãy để tôi kết thúc chương cuối trong câu chuyện của Tonya. Tonya đã mail cho tôi 2 tháng trước nói rằng có ấy đã phỏng vấn cho 1 vị trí mới suốt buổi phỏng vấn, họ đã thăm dò về sự nhạy bén kinh doanh và thấu hiểu chiến lược về ngành của cô ấy và cô ấy nói rằng mình quá hạnh phúc để báo rằng cô đã có được vị trí mới được thông báo trực tiếp đến trưởng phòng thông tin tại công ty của cô. Dành cho vài trong số các bạn, 33% còn thiếu là một gợi ý để thay đổi hành động và tôi hi vọng rằng tất cả các bạn, sẽ thấy đó là một ý tưởng đáng để nhân rộng giúp các tổ chức ngày càng hiệu quả, giúp phụ nữ tạo bước nhảy vọt trong sự nghiệp và giúp rút ngắn khoảng cách giới ở các vị trí lãnh đạo Xin cảm ơn (Vỗ tay) Các bạn biết đấy, mấy ngày qua trong khi chuẩn bị cho bài nói chuyện này tôi cảm thấy càng ngày càng lo lắng về những điều mình định nói và về việc đứng trên sân khấu cùng những con người thú vị này. Đứng trên cùng một sân khấu với Al Gore, người đầu tiên tôi bỏ phiếu cho. Và -- (Tiếng cười) và -- và tôi thấy rất hồi hộp và, bạn biết đấy, tôi không biết là Chris sẽ ngồi trên sâu khấu, cái đó còn khủng bố tinh thần hơn. Nhưng khi đó tôi bắt đầu nghĩ về gia đình mình. Tôi bắt đầu nghĩ về bố và ông nội và cụ nội của tôi và tôi nhận ra mình đã có tất cả những điều này chảy trong máu mình -- (Tiếng cười) -- và tôi phải -- cho rằng đó là một nguyên tố tạo nên bản thân mình. Vậy thì -- vậy thì, tôi là ai? Chắc là Chris đã giới thiệu rằng tôi bắt đầu một công ty với chồng mình. Chúng tôi có 125 người trên toàn thế giới. Nếu bạn xem trong cuốn sách, bạn sẽ thấy cái này, một thứ làm tôi dựng tóc gáy. (Tiếng cười) Và bởi vì tôi muốn trổ tài dựng slide để gây ấn tượng với các bạn, vì hôm qua tôi đã xem rất nhiều phần thuyết trình tuyệt vời với những đồ thị, tôi đã làm một cái đồ thị bay ra bay vào, để diễn tả bức chân dung của mình. (Tiếng cười) Thế thì, bên cạnh cái thứ điên khùng này, đây là slide khoa học của tôi. Đây là toán, và đây là khoa học, đây là di truyền học. Đây là bà tôi, người đã cho tôi cái miệng này. (Tiếng cười) Vậy thì, tôi là một người viết blog, một khái niệm mà đối với nhiều người trong số các bạn, mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Các bạn có thể đã nghe về chiếc khóa Kryptonite một chuyện khá ầm ĩ khi một blogger viết viề việc làm thế nào để phá một cái khóa Kryptonite bằng một cái bút bi, và chuyện này đã lan truyền rộng rãi. Kryptonite đã phải thay đổi chiếc khóa, và phải chính thức lên tiếng về chuyện này để tránh quá nhiều sự lo ngại từ phía khách hàng. Các bạn cũng có thể đã nghe về Rathergate, về cơ bản nó là kết quả của việc các blogger phát hiện ra chữ 'th' trong 111 không phải được đánh trên máy chữ cổ mà là trên Word. Thế nên, các blogger hay họ đã cố gắng để phơi bày nó, Bạn biết đấy, blog rất đáng sợ. Đó là những gì bạn thấy. Tôi cũng thấy thế, và tôi chắc chắn là rất sợ hãi -- tôi xin thề trên sân khấu -- sợ mất mật, vì nó không phải là một thứ thân thiện. Nhưng có những blog đang thay đổi cách chúng ta đọc tin và tiếp thu truyền thông, và đây là những ví dụ tiêu biểu. Những người này đang vươn tới được hàng nghìn, nếu không nói là hàng triệu người đọc, và đó là một điều vô cùng quan trọng. Các bạn đều biết, trong cơn bão, MSNBC đã viết về cơn bão trên blog của họ và update thường xuyên. Điều này là khả thi bởi vì bản chất đơn giản của các công cụ blog. Còn có một người bạn của tôi, anh ấy có một blog -- sử dụng PDRs, máy quay cá nhân. Anh ấy kiếm đủ tiền, chỉ bằng việc chấp nhận đặt các mẩu quảng cáo, để hỗ trợ gia đình ở Oregon. Đó là tất cả những gì anh ấy đang làm, và điều này được thực hiện nhờ blog. Và bạn còn có những thứ như thế này, Interplast. Đó là một tổ chức tuyệt vời gồm bác sĩ và những người khác, họ đi đến những nước đang phát triển để thực hiện phẫu thuật cho những người cần chỉnh hình. Trẻ em hở hàm ếch sẽ được phẫu thuật, và họ ghi lại câu chuyện đó. Điều này thật tuyệt vời. Tôi cũng không quan tâm đến thế đâu. (Tiếng cười) Tôi nói về bản thân. Đó là con người tôi. Tôi là một người viết blog. Tôi đã luôn muốn mình sẽ trở thành chuyên gia về một thứ gì đó, và tôi là chuyên gia về người này, thế nên tôi viết về điều đó. Và -- và đây là câu chuyện nhỏ về blog của tôi: nó bắt đầu năm 2001. Tôi lúc đó 23 tuổi. Tôi không hạnh phúc với công việc của mình, vì khi đó tôi là một nhà thiết kế, nhưng không thực sự có động lực làm việc. Ở trường đại học tôi theo học ngành chính là Tiếng Anh. Tôi không dùng nó vào việc gì nhưng tôi nhớ việc viết lách. Thế là tôi bắt đầu viết blog và bắt đầu sáng tác những thứ như truyện ngắn. Đây là một bức minh họa về trại hè năm tôi 11 tuổi, và việc tôi đã tới trại YMCA như thế nào -- trại hè Thiên chúa -- và nói ngắn gọn là đến cuối tôi đã khiến các bạn khác ghét mình đến nỗi tôi đã trốn trong gậm giường. Bọn nó không tìm thấy tôi. Họ mở một cuộc truy tìm và tôi nghe lỏm người ta nói họ ước gì tôi đã đi tự tử, nhảy xuống từ đỉnh Bible. Mọi người có thể cười, OK thôi mà. Đây là thứ đã làm -- đây là tôi. Đây là điều xảy ra với tôi. Khi tôi bắt đầu blog của mình chỉ có một mục tiêu duy nhất, Tôi muốn - Tôi nhận ra rằng mình sẽ không nổi tiếng đối với thế giới, nhưng tôi có thể nổi tiếng đối với cư dân mạng. Và tôi đặt một mục tiêu. Tôi nói rằng, mình sẽ đoạt một giải thưởng, bởi cả cuộc đời tôi chưa từng đạt một giải thưởng nào. Và tôi nói rằng mình sẽ đoạt một giải thưởng -- giải South của Southwest Weblog. Và tôi đạt được nó. Tôi đã vươn tới tất cả những người này, và có hàng chục nghìn người đọc về cuộc sống của tôi mỗi ngày. Khi đó tôi viết một vài về một cây đàn banjo. Tôi viết một bài về việc tôi muốn mua một cây đàn banjo -- một cây 300 đô, cũng khá nhiều tiền. Và tôi không chơi nhạc cụ, Tôi không biết gì về âm nhạc. Tôi yêu âm nhạc, và tôi thích banjo và hình tôi cũng đã nghe Steve Martin chơi. và tôi nhủ rằng, mình có thể làm được. Tôi nói -- tôi nói với chồng mình, 'Ben, em mua một cây banjo được không?' Anh ấy trả lời 'Không.' Và chồng tôi -- đây là chồng tôi, một người rất nóng bỏng -- anh ta đã đoạt một giải thưởng vì quá gợi cảm -- (Tiếng cười) -- anh ấy bảo tôi, 'Em không thể mua đàn banjo, em thật giống cha em, người chuyên mua -- người sưu tầm nhạc cụ.' Và tôi viết một bài về chuyện tôi cáu gắt với anh ta thế nào, anh ấy thật độc đoán, anh ấy không cho tôi mua đàn. Cho những người hiểu tôi và hiểu câu nói đùa của tôi. Đây là Mena, đây là cách tôi lấy mọi người ra đùa. Nó là một câu nói đùa vì con người này không hề độc đoán, người này rất đáng yêu và ngọt ngào đến nỗi anh ấy để tôi bắt mặc quần áo và đưa ảnh cảu anh ta lên blog của tôi. Và -- (Tiếng cười) -- và nếu anh ấy biết tôi đang cho mọi người xem cái này, anh ấy sẽ giết tôi. Nhưng quan trọng là, tôi đã viết bài đó, và bạn tôi đọc được, và họ nói, oh, cái cô Mena đó, cô ấy viết một bài về, bạn biết đấy, về việc muốn một điều ngu xuẩn và cư xử ngu xuẩn. Nhưng tôi nhận được email từ nhiều người nói rằng, "Lạy chúa tôi, chồng cô thật là tệ. Anh ta uống bia hết bao nhiêu tiền một năm? Cô có thể lấy tất cả chỗ tiền đấy để mua cây banjo. Sao cô không mở một tài khoản riêng?" Tôi đã ở bên anh ấy từ năm 17 tuổi. Chúng tôi -- chúng tôi chưa bao giờ có tài khoản ngân hàng riêng. Họ nói "Hãy tách tài khoản ngân hàng của cô ra -- tiêu tiền của cô, tiêu tiền của hắn. Thế thôi." Và có vài người còn nói "Bỏ hắn đi." Và -- và tôi nghĩ bụng, OK, gì vậy, những người này là ai, và tại sao họ lại đọc cái này? Và tôi nhận ra: Tôi không muốn đến với những đối tượng này. Tôi không muốn viết cho quần chúng như thế này. Và tôi bắt đầu kết liễu blog của mình dần dần. Kiểu như, tôi không muốn viết như thế nữa, và tôi chầm chậm chầm chậm -- Và đôi lúc tôi cũng đã kể những chuyện cá nhân. Tôi đã viết bài này, và hôm nay tôi muốn nói về nó bởi vì Einstein. Tôi sẽ khóc nghẹn mất thôi vì đây là con thú cưng đầu tiên của tôi, và nó đã chết hai năm trước. Tôi quyết định rời bỏ, "Tôi không thực sự viết về cuộc sống cho công chúng của mình." vì tôi muốn tưởng nhớ tới nó. Như dù sao Đó là những câu chuyện cá nhân. Các bạn biết đấy, các bạn đọc những blog về chính trị, hay về giải trí, và những tin đồn và tất cả những thứ như thế. Chúng đều có trên mạng, nhưng những điều về cá nhân thu hút tôi hơn, và đây là -- bạn biết đấy, đây là con người của tôi. Bạn biết đấy, bạn thấy Norman Rockwell. Và bạn thấy những nhà phê bình nghệ thuật nói, Tác phẩm của Norman Rockwell không phải là nghệ thuật. Norman Rockwell được treo ở phòng khách và nhà tắm, và đây không phải là thứ được quan niệm như nghệ thuật cấp cao. Và tôi cho rằng đây là một trong những điều quan trọng nhất đối với con người chúng ta. Những thứ đó tác động tới chúng ta, và, nếu bạn nghĩ về blog, bạn nghĩ về những blog nghệ thuật cao cấp, những bức vẽ về lịch suwrr, về những truyện trong kinh thánh, khi đó bạn sẽ nhận ra điều này. Đây là những blog làm tôi quan tâm: những người chỉ đơn giản kể chuyện. Một câu chuyện về đứa trẻ này, tên cậu bé là Odin. Và bố cậu bé là một blogger. Một hôm anh ấy vẫn viết như bình thường và vợ anh ta sinh con khi mới mang thai 25 tuần. Anh ấy chưa bao giờ nghĩ lại xảy ra chuyện này. Hôm trước mọi chuyện vẫn bình thường, hôm sau đó là địa ngục. Và đây là một trẻ sơ sinh nặng một pound. Odin được theo dõi hằng ngày, có ảnh chụp mọi ngày, ngày một, ngày hai. Ngày thứ chín -- họ đang nói về chứng khó thở, ngày 39 -- cậu bé bị viêm phổi. Cậu bé quá nhỏ, và tôi chưa bao giờ gặp một, đơn giản là -- một hình ảnh đau lòng và -- và đáng thương như vậy. Và bạn đọc về điều này ngay khi nó diễn ra, nên tới ngày 55, mọi người đều đọc rằng cậu bé đôi lúc bị đứt nhịp thở và nhịp tim, và chúng đều đang chậm lại, không ai có thể đoán trước điều gì. Nhưng đã có tiến triểu. Bạn biết đấy, ngày 96 cậu bé về nhà. Và các bạn thấy bài viết này. Một điều mà các bạn sẽ không bao giờ thấy trên báo hay tạp chí nhưng đó là điều mà anh ấy cảm thấy, và mọi người rất háo hức về nó. Các bạn thấy đấy, 28 lời bình luận. Đó không phải làm một con số khổng lồ, nhưng 28 người cũng đem lại ý nghĩa lớn. Và hôm nay cậu bé đã khỏe mạnh, nếu các bạn đọc blog của anh ấy -- Snowdeal.org, blog của bố cậu bé -- anh ấy vẫn chụp ảnh của cậu bé, vì cậu bé là con trai của anh và cậu bé, tôi nghĩ rằng đã phát triển bình thường so với tuổi của mình vì sự điều trị chu đáo của bệnh viện. Vậy thì, blog. Vậy thì sao? Các bạn có thể đã nghe về những chuyện như thế này. Chúng ta đã nói về WELL, chúng ta đã nói về những việc như thế trong suốt lịch sử online của mình. Nhưng tôi cho rằng blog, về cơ bản là một sự tiến hóa, và hiện tại chúng ta đang ở đó. Đó là ghi chép về con người bạn, tính cách của bạn. Bạn có Google khi bạn tự nói, này, Mena Trott là gì? Và rồi bạn tìm thấy những thứ này và bạn thấy vui hoặc không vui. Nhưng bạn cũng tìm thấy blog của những người khác, và đó là ghi chép của những người đang viết blog hằng ngày -- không nhất thiết về cùng một chủ đề mà về những thứ làm họ thấy thú vị. Và chúng ta đã nói về thế giới đang dàn phẳng, tôi rất lạc quan. Mỗi khi nghĩ về blog tôi nghĩ rằng, ồ, chúng to phải đến với tất cả những người này. Hàng triệu và hàng trăm triệu và hàng tỉ con người. Bạn biết đấy, chúng ta đang đến với Trung Quốc, chúng ta muốn đến đó, nhưng có quá nhiều người không thể tiếp cận với blog. Nhưng thấy những thứ như chiếc máy tính 100 đô thì thật tuyệt vời, những phần mềm viết blog thật đơn giản. Bạn biết đấy, chúng tôi có một công ty thành công bởi biết chọn thời gian, và bởi sự kiên nhẫn, nhưng quan trọng hơn là những thứ đơn giản -- nó không phải là điều gì khó khăn. Đó là một điều đáng để suy nghĩ. Vậy thì, tuổi đời của một blog là một thứ tôi cho rằng tối quan trọng. Chúng tôi bắt đầu bằng một slide những người họ hàng của mình, và tôi phải thêm slide này vào, vì tôi biết khi tôi chiếu nó lên, mẹ tôi -- vì bà có đọc blog của tôi -- mẹ tôi sẽ nó "Sao không có cái ảnh nào chụp mẹ?" Các bạn hiểu không? Đây là mẹ tôi. Tôi có ảnh của mọi người mình quen biết. Nhưng đây là mở rộng của gia đình mà tôi biết có quan hệ trực tiếp với tôi. Tôi đã chiếu một bức tranh của Norman Rockwell từ trước, và bức tranh này tôi đã lớn lên cung nó, luôn luôn nhìn vào nó. Tôi thường dành hàng giờ chỉ nhìn vào những mối kết nối. Tự nói rằng 'Ồ, đứa trẻ ở trên cùng có tóc màu đỏ, cả thế hệ đầu tiên trên kia cũng thế." Và chỉ những điều vụn vặt. Bạn biết đấy, đây không phải là -- khoa học, nhưng thực sự quan tâm tới việc chúng ta đã tiến hóa như thế nào và làm cách nào có thể tìm về cội nguồn, đối với tôi đã là đủ. Điều đó đã luôn ảnh hưởng tới tôi. Tôi có bản ghi chép này, năm 1910 của một người họ Grabowski khác -- đó là họ trước khi cưới của tôi, và có một người Theodore, bởi vì luôn luôn có một người họ Theodore. Đây là tất cả những gì tôi có. Tôi có một ít số liệu về một ai đó. Tôi có ngày sinh, tuổi của họ, và họ làm gì trong nhà, họ có nói tiếng Anh không. Thế thôi. Đó là mọi thứ tôi biết về họ. Điều đó khá buồn bởi vì -- Tôi mới chỉ tìm về 5 thế hệ, và chỉ đến thế thôi. Tôi thậm chí còn không biết điều gì diễn ra bên họ ngoại của mình, vì bà quê ở Cuba và tôi không có nhiều tài liệu. Và chỉ để làm việc này tôi đã dành thời gian trong kho lưu trữ -- đó là vì sao -- một điều nữa giải thích vì sao chồng tôi là một vị thánh -- tôi dành thời gian ở trung tâm lưu trữ Washington, chỉ ngồi đó đi tìm những thứ như thế. Giờ thì chúng đã ở trên mạng và anh ấy tìm kiếm trên đó Thế nên bạn có ghi chép này và đây là người cụ nhiều đời của tôi. Đây là bức tranh duy nhất mà tôi có. Và nghĩ về những điều chúng ta có thể làm với blog; nghĩ về những người với những chiếc máy vi tính 100 đô đang nói về bản thân, đang chia sẻ những câu chuyện cá nhân, đó là một điều tuyệt vời. Một bức ảnh khác mà có ảnh hưởng lớn lao tới tôi, một chuỗi các bức ảnh, là dự án này, thực hiện bởi một người Arghentina và vợ ông ấy. Về cơ bản ông ấy chụp ảnh gia đình mình mọi ngày trong quá khứ, 76 -- 20, lạy chúa, là bao nhiêu -- 29 năm? 29 năm. Có một câu nói đùa, tôi tự nghĩ ra, về biểu đồ của tôi mà tôi bỏ qua đó là, các bạn có thấy những công thức này không? Tôi rất mừng vì mình có thể cộng lại thành 100 vì đó là kỹ năng của tôi. Các bạn thấy những người này đang gì đi, đây là họ hôm nay, hoặc năm ngoái, và đây là một thứ rất tốt để theo dõi. Tôi ước gì mình có một thứ tương tự cho gia đình mình. Tôi biết rằng một ngày con cái mình sẽ tự hỏi -- hoặc cháu hoặc chắt mình -- trong trường hợp tôi có con -- tự hỏi tôi sẽ làm gì -- tôi là ai, và vì vậy tôi làm một việc rất tự sướng. Tôi viết blog cá nhân -- đó là một điều tuyệt vời đối với tôi, bởi nó ghi lại một khoảnh khắc mỗi ngày. Tôi chụp ảnh mình -- Tôi đã làm thế từ năm ngoái -- mỗi ngày. Và đây vẫn là bức ảnh đó; vẫn cùng một người. Chỉ một hai người đọc được. Tôi không viết cho mọi người, giờ tôi đang chiếu lên đấy nhưng tôi sẽ phát điên nếu nó thật sự được công khai. Có thể là 4 người đã đọc nó, và họ bảo tôi là cô vẫn chưa cập nhật thêm gì cả -- Có thể tôi sẽ bị người ta nói rằng mình không chịu cập nhật gì cả -- nhưng thế này rất hay, vì tôi có thể trở lại một ngày nào đó -- Tôi có thể trở lại tháng 4 năm 2005, và nói rằng, tôi đang làm gì hôm đó? Dấu mốc hình ảnh này rất quan trọng đối với những việc ta làm. Và tôi cũng đưa cả những bức ảnh xấu lên nữa, bởi vì chúng là những bức ảnh xấu. (Tiếng cười) Tôi nhớ ngay ra rằng khi đó tôi đang ở Đức -- tôi có một chuyến đi dài một ngày. Tôi đã bị ốm và đang ở trong phòng khách sạn và tôi không muốn ở đó. Thế nên các bạn có thể thấy những điều này. Không phải lúc nào cũng cười. Nếu các bạn nhìn vào bằng lái xe của tôi tôi cũng trông như thế, và đó là một việc hơi khó chịu nhưng cũng rất quan trọng. Và câu chuyện cuối cùng tôi thực sự rất muốn kể vì dường như trong tất cả những việc tôi đang làm đây là điều đem lại nhiều ý nghĩa nhất. Có thể tôi sẽ khóc nghẹn vì tôi không thể kiềm được mỗi khi nói về chuyện này. Người phụ nữ này, cô ấy tên là Emma, một blogger thuộc dịch vụ của chúng tôi, TypePad. Và cô ấy là một người thử nghiệm phiên bản đầu tiên nên cô ấy đã ở cùng chúng tôi từ khi dịch vụ bắt đầu -- bạn biết đấy, có 100 con người -- và cô ấy viết về cuộc sống chống chọi với bệnh ung thư của mình. Cô ấy đã viết và viết và viết, và chúng tôi đều đọc nó, vì khi còn khá ít blog thuộc dịch vụ chúng tôi có thể theo dõi từng người. Một ngày cô ấy vẫn đang viết, và, biết mất trong một khoảng thời gian ngắn. Và chị gái Emma tới nói rằng cô ấy đã qua đời. Tất cả những nhân viên đã nói chuyện với Emma đều -- đều rất xúc động, và đó là một ngày rất khó khăn ở công ty. Và đó là -- đó là một trong những khoảnh khắc tôi nhận ra việc viết blog ảnh hưởng tới quan hệ của chúng ta và san phẳng thế giới này nhiều đến thế nào. Cô gái đó ở Anh, và cô ấy sống -- đã sống để kể về bản thân -- về những gì mà cô ấy đã trải qua. Nhưng điều lớn lao đã thực sự tác động tới chúng tôi chính là chị gái Emma đã viết thư cho tôi, cô ấy nói, bạn biết đấy, cô ấy viết trên blog rằng -- viết blog trong những tháng cuối cùng của cuộc đời có lẽ là điều tuyệt vời nhất đã đến với cô, cũng như việc có thể nói với mọi người, có thể chia sẽ với mọi người những việc đang diễn ra, có thể viết và nhận các bình luận. Điều đó thật tuyệt vời. Có thể biết rằng chúng tôi đã tiếp sức cho điều đó, và rằng viết blog là một việc Emma đã rất thoải mái làm, và rằng viết blog không phải là một ý niệm đáng sợ rằng chúng tôi không nhất thiết phải là những kẻ tấn công, rằng chúng tôi có thể là những người cởi mở, muốn giúp đỡ và nói với mọi người. Đó là một điều tuyệt vời. Và -- và tôi đã in ra -- tôi đã gửi một bản PDF blog của Emma tới gia đình cô ấy, họ chuyền tay nhau trong lễ tưởng niệm. và ngay cả trong đám tang cô ấy, họ có nói về blog của Emma vì nó đã là một phần quan trọng của cuộc sống cô ấy. Và đó là một điều có ý nghĩa lớn lao. Đó -- đây chính là vật di tặng của Emma, và tôi nghĩ rằng điều tôi kêu gọi mọi người hành động đó là, bạn biết đấy, nghĩ về blog, nghĩ xem chúng là gì, nghĩ về những định kiến, bạn biết đấy, và hãy thực sự làm việc đó, vì đấy là một điều sẽ thực sự thay đổi cuộc sống của chúng ta. Cám ơn mọi người. (Vỗ tay) Tôi là một nghệ sĩ hiện đại, trưng bày ở các phòng triển lãm và bảo tàng. Tôi trưng bày nhiều bức ảnh và phim, và cũng thực hiện những chương trình tivi, viết sách và làm quảng cáo, tất cả đều chung một ý tưởng. Đó là ý tưởng về quan điểm cứng nhắc của chúng ta về người nổi tiếng và thế giới của họ, và sự quan trọng của hình ảnh. Sự nổi tiếng ra đời từ những bức ảnh. Tôi sẽ bắt đầu với việc tôi đến với ý tưởng này vào bảy năm trước, khi Công nương Diana qua đời, Mọi thứ ở Anh dường như đình trệ vào cái ngày, hay khoảnh khắc mà bà đã ra đi, và người ta quyết định tưởng nhớ đến bà trên diện rộng. Tôi bị mê hoặc bởi hiện tượng này. Tôi đã tự hỏi: liệu có ai có thể đập tan hình ảnh của Công nương Diana một cách thật sự tàn bạo? Nghĩ vậy, tôi mua một cây súng và ngắm bắn vào hình của bà. Nhưng tôi đã không thể xoá nó khỏi kí ức của tôi, và hẳn nhiên nó cũng không phai mờ trong tâm trí công chúng. Cái đà đã được thiết lập. Báo chí viết về cái chết của bà một cách, tôi cho rằng, rất phản cảm, như, động mạch nào bị đứt khỏi đoạn nào của cơ thể, và bà đã chết như thế nào ở băng sau của xe. Và tôi lại có hứng thú với cái thứ thị dâm này của công chúng Nên tôi đã tạo ra nhiều bức ảnh khá máu me. Sau đó tôi lại tự hỏi, liệu tôi có thật sự thay thế được hình ảnh của bà? Tôi tìm một người trông giống hệt Diana, đặt cô ấy vào đúng tư thế và góc chụp, và thế là ra đời một thứ gì đó chỉ ở trong trí tưởng tượng của công chúng. Mọi người kinh ngạc, liệu bà có đang định cưới Dodi ? Bà có yêu ông hay không ? Bà có thai hay chưa ? Bà có muốn có đứa bé không ? Bà có đang mang thai khi qua đời ? Vậy tôi đã tạo ra một bức hình giữa Diana, Dodi và đúa con lai trong tưởng tượng của họ. Khi bức hình này đã được tung ra và vấp phải sự phản đối kịch liệt từ công chúng thời bấy giờ, Tôi càng bình luận nhiều hơn về hình ảnh trên báo chí và phương tiện truyền thông. Tôi bắt đầu lấy hình từ giới truyền thông– tạo hiệu ứng hạt, chụp từ ô cửa, vân vân và vân vân, để khơi gợi tâm lý công chúng và người xem xa hơn, bằng cách cho họ thấy rõ tính tò mò quá khích của mình. Và đây là hình của Diana khi thấy Camilla hôn chồng mình. Và đây, một chuỗi liên tiếp các hình ảnh. Chúng được trưng bày ở các phòng triển lãm như thế này-- một chuỗi hình ảnh, và tương tự, với hình ảnh một đứa bé Di-Dodian trong tưởng tượng. Đây là một phòng triển lãm khác. Tôi thật sự thích thú với việc tại sao chúng ta không thể cậy vào nhận thức của bản thân. Ví dụ, đây là Jane Smith và Jo Bloggs, nhưng bạn sẽ nghĩ đó là Camilla và Nữ hoàng. Tôi cũng bị thu hút bởi ý nghĩ rằng những gì bạn nghĩ là thật chưa chắc đã là thật, rằng máy ảnh vẫn nói dối. Rất, rất dễ dàng- bằng cách đưa dồn dập hình ảnh để nói dối. Vì vậy, tôi tiếp tục nghiên cứu về việc làm thế nào các bức ảnh có thể mê hoặc chúng ta, và luôn là hấp dẫn hơn việc nhìn thấy một người thật ở ngoài đời. Và nó cũng đồng thời khiến chúng ta rời xa nhân vật trong bức ảnh. Đó là một điều dễ gây kích động, Bức hình trở thành một thứ phiền phức, là khởi nguồn của mọi khát khao và tính tò mò bệnh hoạn. Bạn không có thứ gì, bạn càng muốn có nó nhiều hơn Trong một bức hình, con người thật không hề tồn tại. Và nó làm bạn mong muốn có người đó hơn Đó là cách mà tôi nghĩ các tạp chí về người nổi tiếng ngày nay đang áp dụng. Bạn càng xem nhiều ảnh người nổi tiếng, bạn càng nghĩ là mình biết họ nhưng bạn thật sự không biết, và bạn muốn biết nhiều hơn. Tất nhiên Nữ hoàng đến chuồng ngựa của bà là để xem ngựa... xem ngựa của bà (cười). Sau đó tôi bắt đầu tạo dựng hình ảnh. Người Anh có một thành ngữ: "Bạn không thể hình dung Nữ hoàng ngồi trên bệ xí". Tôi đang cố chọc thủng điều đó. Vâng, đây chính là bức hình. Những bức ảnh này đã khuấy động dư luận. Tôi bị liệt vào hàng những nghệ sĩ kinh tởm. Báo chí viết về điều này, quý vị biết đấy, họ lấp đầy cả mặt báo để chỉ trích bức ảnh tồi tệ đến thế nào, làm tôi cảm thấy thích thú vì mọi chuyện đã đi vào một vòng quay. Tôi đã bình luận về báo chí, về việc chúng ta chỉ biết chuyện và nghe thông tin từ các phương tiện truyền thông, bởi vì chúng ta không hề biết con người thật của họ. Rất ít người trong số chúng ta biết về con người thật của họ. Nhưng mọi chuyện đang đổ dồn về phía báo chí, và họ đang quảng bá, rất hiệu quả, những tác phẩm thô thiển của tôi. Báo to, báo nhỏ, bài tranh luận hết thảy đều bàn tán về tác phẩm này Phim bị cấm trước khi người ta thật sự được chiêm ngưỡng tác phẩm Chính trị gia cũng bị lôi vào cuộc. Đủ tất cả mọi thứ, những dòng tít lớn. Rồi đột nhiên chuyện bắt đầu lên trang nhất. Tôi được hỏi thăm và trả công để làm trang bìa. Đột nhiên tôi trở thành thứ người được chấp nhận, điều mà tôi cảm thấy, quý vị biết đó, cũng rất hấp dẫn. Mới lúc trước nó còn rất kinh tởm-- khi phóng viên nói dối tôi để có được một câu chuyện hay một bức hình về tôi, khen tác phẩm của tôi tuyệt vời, và một phút sau xuất hiện những dòng tít viết thậm tệ về tôi. Nhưng mọi thứ thay đổi, một cách đột ngột. Tôi bắt đầu làm việc cho các báo và tạp chí. Ví dụ, đây là một bức hình được đăng trên Tatler. Đây là một bức ảnh khác trên báo. Đây thật sự chỉ là trò đùa Cá tháng Tư, nhưng đến bây giờ, vẫn có người tin nó là thật. Ngày hôm sau, tôi ngồi kế ai đó trong bữa tôi, Và họ bảo rằng, có bức ảnh này trông rất tuyệt- Nữ hoàng ngồi ở ngoài William Hill. Họ nghĩ đó là thật. Lúc đó, tôi đang khám phá sự cường điệu của các biểu tượng, Diana và Marilyn, cũng như tầm quan trọng của người nổi tiếng trong cuộc sống của chúng ta. Làm thế nào họ đã len lỏi trong đời sống tinh thần của cộng đồng mà chính chúng ta cũng không biết, và điều đó nên diễn ra như thế nào. Tôi thậm chí còn tìm hiểu cách tự hoá trang thành người nổi tiếng. Đây là tôi hoá trang thành Diana. Tôi nghĩ trông tôi giống kẻ giết người hàng loạt Myra Henley hơn. (Cười) Và tôi trong vai Nữ hoàng. Tôi tiếp tục làm một bộ tác phẩm nữa về Marilyn, hình tượng nổi bật nhất mọi thời đại. Và tôi thử gây kích thích bằng cách chụp từ ô cửa, khe cửa và vân vân. Và chỉ chụp ở một số góc độ để tạo ra một tác phẩm hiện thực mà, tất nhiên, hoàn toàn do dàn dựng mà ra. Đây là người đóng vai, và vì vậy mọi ngón nghề mẹo vặt ở đây là cực kỳ quan trọng. Cô ấy trông chẳng giống Marilyn một chút nào. Nhưng sau khi được trang điểm và đội tóc giả, cô ấy trông giống hệt Marilyn, đến nỗi chồng cô cũng chẳng nhận ra cô, hay nhận ra cô là người đóng thế trong những bức ảnh này, điều này làm tôi khá thích thú, Toàn bộ tác phẩm hiện đang được triển lãm ở các phòng tranh nghệ thuật Sau đó tôi cho ra mắt một quyển sách. Lúc đó tôi cũng đang làm một sêri truyền hình cho BBC. Nhiều cảnh trong chương trình được đưa vào quyển sách này. Đã từng có rắc rối về luật pháp bỏi vì nó trông rất thật, nhưng làm sao bạn bác bỏ được điều đó? Bởi vì hẳn nhiên nó đã đả kích vào nền văn hoá của chúng ta ngày nay, đó là chúng ta không thể chắc chắn cái gì là thật. Làm sao chúng ta biết được, khi nhìn vào một thứ gì, rằng nó là thật hay giả? Trên quan điểm của tôi, tôi nghĩ rằng xuất bản nó là điều quan trọng, nhưng đồng thời nó cũng gây ra hỗn loạn -- về phần tôi, tôi cố tình làm thế-- nhưng phía đối tác của tôi cũng gặp nhiều rắc rối Vì vậy mọi tác phẩm của tôi đều bị từ chối thẳng thừng. và tôi viết nhiều bài tường thuật về tất cả những người nổi tiếng ở châu Âu hay Anh quốc và bình phẩm về những nhân vật nổi tiếng. Như là, Tony Blair bí mật gặp cố vấn thời trang của ông để làm gì? Tôi cũng tiếp nhận các giả thuyết đặt ra về Bin Laden, Saddam Hussein, mối quan hệ của họ từ trước cuộc chiến Iraq. Chuyện gì sẽ xảy ra với nền quân chủ bởi hiển nhiên là công chúng ở Anh, theo tôi nghĩ, sẽ ủng hộ Hoàng tử William lên ngai vàng hơn là Thái tử Charles. Và tôi cho là tôi phải đối mặt với cái mong muốn, hay đúng hơn là khát khao đó trong tác phẩm của mình Tôi không có hứng thú gì với những người nổi tiếng. Tôi chỉ hứng thú với cách nhìn về người nổi tiếng. Nhắc đến những người đóng thế, họ thật tuyệt vời. Bạn sẽ không biết được họ có phải là thật hay không. Tôi từng thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho Schweppes, tức Coca-Cola và đối mặt với pháp luật là một điều rất thú vị. Tác phẩm có tính thương mại cao. Nhưng đó lại là khó khăn cho tôi vì đó cũng là tác phẩm nghệ thuật của tôi. Liệu tôi có nên biến nó thành quảng cáo vào thời gian đó? Tôi phải đảm bảo rằng tác phẩm không bị thay đổi vì bất kỳ mục đích nào, và giữ nguyên được giá trị nghệ thuật của nó. Thế nhưng ý nghĩa nghệ thuật đã thay đổi, bởi khi đã đặt vào một logo, bạn chặn đứng mọi cảm xúc của người xem chỉ để bán cho được sản phẩm-- và đó chính là việc các bạn đang làm. Khi bỏ logo đi, bạn tạo cơ hội cho nhiều hướng cảm nhận khác nhau, và khiến cho ý nghĩa tác phẩm dường như bất tận. Ngược lại, muốn làm quảng cáo, thông điệp phải nhất quán. Thật ra bức ảnh này khá thú vị, bởi vì, theo tôi nghĩ, chúng tôi chụp nó khoảng ba năm trước, và đây là cảnh Camilla trong váy cưới của bà, vẫn vậy, cứ tưởng giờ nó sẽ được dùng lại, trước đám cưới của bà. Tony Blair and Cherie. Vẫn thế, với luật pháp-- chúng ta phải rất cẩn thận. Đây chắc chắn là một công ty quảng cáo lớn và vì thế chúng tôi phải đặt dòng chữ "Suỵt... bạn biết đó không phải là họ mà," ở ngoài lề của bức ảnh. Margaret Thatcher thăm Jeffery Archer trong tù. Lúc đó công ty Selfridges mời tôi tạo ra một tác phẩm từ một dãy cửa sổ cho họ. Tôi cho đặt phòng tắm hơi phía sau một trong số các cửa sổ đó, và dựng những cảnh nho nhỏ-- cảnh thực với người đóng thế sau cửa sổ, và những ô cửa được phủ đầy hơi nước. Và đây, Tony Blair đang đọc và tập diễn thuyết, Tôi còn cho dựng cảnh tập yoga trong đấy với Carole Caplin, Sven vui vẻ với Ulrika Jonsson, người tình của ông thời bấy giờ. Đây là một thành công lớn đối với họ, bởi bức ảnh được lên báo ngày hôm sau, từ báo khổ to đến báo khổ nhỏ. Tác phẩm ít nhiều làm tắc đường, và gây nhiều khó khăn bởi cánh sát phải liên tục giải tán đám đông. Nhưng rất vui-- tôi thấy thật tuyệt khi trình diễn. Người ta chụp hình tác phẩm, và rất nhanh, những bức ảnh được nhắn đi cả thế giới. Báo chí cứ phỏng vấn tôi, lúc tôi đang ký tên vào sách của mình. (Cười) Thêm nhiều ảnh nữa: Giờ tôi đang thực hiện một quyển sách mới với Taschen, với mong muốn thực sự tiếp cận với thị trường thế giới. Quyển sách trước đây chỉ hướng đến thị trường ở Anh. Nhưng tôi đoán quyển sách sẽ bị xem là hài hước. Tôi cho là tôi thuộc thành phần những người không hài hước, bạn biết đấy, tôi có ý định nghiêm túc. Và rồi đột nhiên tác phẩm của tôi trở nên tức cười. Tôi nghĩ, cũng chẳng hề gì nếu tác phẩm của tôi bị cho là tức cười, về mặt nào đó-- Tôi nghĩ đó cũng là một cách để tôi thấy được sự quan trọng của hình ảnh, và cách chúng ta đọc tin từ hình ảnh. Đó là một cách cực kỳ nhanh để nhận được thông tin. Cũng cực kỳ khó nếu nó được xây dựng đúng cách, và có nhiều kỹ thuật để dựng nên một hình ảnh mang tính biểu tượng. Ý tôi là, ví dụ như bức ảnh này thuộc dạng hoàn hảo bởi nó gói gọn chính xác những gì Elton có thể làm lúc riêng tư, cũng như chuyện gì có thể xảy ra với Saddam Hussein, và cảnh George Bush cầm ngược quyển kinh Koran. Lấy ví dụ, cảnh George Bush đang tập ngắm, lấy mục tiêu là Bin Laden và Michael Moore. Và khi bạn đổi bức hình ông đang nhắm bắn, thế là bỗng dưng ông trông thật tàn nhẫn, và chắc cũng khó gần hơn. (Cười) Tony Blair trở thành chỗ gác chân, Rumsfeld và Bush cười đùa với hình Abu Ghraib phía sau, và tính nghiêm trang, hay trí tuệ, của Bush. nhân tiện bàn về chuyện bên lề, vâng, như chúng ta vẫn biết, là chuyện đang xảy ra trong các nhà tù. Và trên thực tế George Bush và Tony Blair vẫn vui đùa trước những chuyện này. Và lời chỉ trích thật sự, bạn biết đấy, dựa trên hiểu biết của chúng ta về những người nổi tiếng, Jack Nicholson có thể dám làm chuyện gì trong cuộc sống người nổi tiếng. Và sự thật là ông đã từng, ông giận điên lên trên đường phố, và lấy gậy golf của mình đánh một tài xế khác mấy ngày sau. Ý tôi là, phải rất khó khăn để tìm ra những người đóng thế như thế này, nên tôi cứ liên tục tìm người trên phố và cố thuyết phục họ đến làm người mẫu cho những bức ảnh hay bộ phim của tôi. Đôi khi tôi tìm đến chính những người nổi tiếng đó, cứ nghĩ rằng họ chỉ là một người khác trông giống họ mà thôi, việc ấy thật xấu hổ. (cười) Tôi cũng cộng tác với Guardian theo từng chủ đề-- mỗi tuần một trang trên báo của họ-- rất thú vị khi được sáng tác theo từng chủ đề Và đây, Jamie Oliver và bữa ăn tối ở trường; Bush và Blair gặp khó khăn với văn hoá đạo Hồi; toàn cảnh về vấn đề săn bắn, và việc hoàng gia từ chối ngừng săn bắn. Những chuyện về sóng thần. Và tất nhiên, Harry. Quan điểm của Blair về Gordon Brown, điều mà tôi thấy rất thú vị. Condi và Bush. Bức ảnh này, dù tôi quyết định đưa ra, đang bị hạn chế phát hành. Tôi chụp nó một năm trước-- và xem ý nghĩa đã thay đổi đến chừng nào, và chuyện tồi tệ đã xảy ra. Nhưng nỗi sợ hãi đã quẩn quanh tâm trí của chúng ta từ trước đó. Đó là lý do bức ảnh này ra đời một năm trước. Và ngày nay nó có ý nghĩa gì. Tôi sẽ cho các bạn xem qua những đoạn phim này. Chris Anderson: Cám ơn. Gần đây, tôi đã bay trên một đám đông hàng ngàn người ở Brazil chơi nhạc George Frideric Handel. Tôi cũng lái xe dọc các con đường ở Amsterdam, và cũng chơi nhạc của ông. Nào hãy cùng xem nhé. (Âm nhạc: George Frideric Handel,"Allegro" Biểu diễn: Daria van den Bercken.) (Video) Daria van den Bercken: Tôi sống trên tầng 3 ở kia. (Tiếng Hà Lan) Tôi sống ở góc phố đó. Tôi sống ngay đó, ngay góc phố và các bạn sẽ thực sự được chào đón. Người cha:(tiếng Hà Lan): Điều đó vui con nhỉ? Em bé: (tiếng Hà Lan) Vâng ạ! [ (Tiếng Hà Lan) "Buổi hoà nhạc tại nhà Handel" ] (Vỗ tay) Daria van den Bercken: Tất cả điều này là một trải nghiệm kì diệu vì hàng trăm lý do. Các bạn sẽ hỏi, tại sao tôi làm những điều này? Chúng không giống với cuộc sống hàng ngày của một nhạc sỹ. Tôi làm vì tôi yêu âm nhạc và tôi muốn chia sẻ điều này với càng nhiều người càng tốt. Bắt đầu từ vài năm trước đây. Tôi ngồi trên ghế dài ở nhà vì bị cúm và lướt Internet, rồi chợt phát hiện ra rằng Handel đã sáng tác cho keyboard. Tôi bị bất ngờ. Tôi không biết gì về nó. Vậy nên tôi đã tải các bản nhạc và bắt đầu chơi. Và điều xảy ra sau đó là tôi bước vào một trạng thái trong trẻo, kinh ngạc không thành kiến. Đó là một trải nghiệm dành hoàn toàn sự kính phục cho âm nhạc và tôi đã không cảm thấy điều đó trong một thời gian dài. Có lẽ sẽ dễ liên tưởng hơn khi các bạn nghe nó. Đoạn đầu mà tôi chơi qua bắt đầu như thế này. (Âm nhạc) Sao ạ, nghe có vẻ rất u sầu đúng không? Và tôi sang trang tiếp theo sẽ là như thế này. (Âm nhạc) Đoạn này nghe có vẻ mạnh mẽ, đúng không nào? Vậy trong một vài phút, đoạn nhạc thậm chí vẫn chưa kết thúc, tôi đã trải nghiệm 2 nhân vật rất tương phản: sự u sầu đẹp đẽ và sinh lực tuyệt đối. Và tôi xem xét 2 nhân tố này là những biểu hiện sự sống của con người. Sự tinh khiết của âm nhạc khiến bạn nghe thấy nó một cách rất hiệu quả. Tôi đã làm rất nhiều buổi hoà nhạc cho trẻ em cho các bé tầm 7 và 8 tuổi, và dù tôi chơi cái gì, dù là Bach, Beethoven, thậm chí Stockhausen, hay một vài bản jazz, chúng đều cởi mở, và sẵn sàng nghe nó, và chúng cảm thấy thoải mái về việc này. Và khi có các lớp học cho những bé chỉ một vài tuổi, 11, 12 tuổi thỉnh thoảng tôi cảm thấy thực sự có vấn đề khi tiếp cận như vậy. Sự phức tạp của âm nhạc trở thành một vấn đề, và cả các ý kiến của những người khác nữa - bố mẹ, bạn bè, truyền thông - họ bắt đầu đánh giá. Những đứa trẻ, chúng không đặt câu hỏi về ý kiến riêng của chúng. Chúng vẫn duy trì trạng thái kì diệu và tôi tin chắc rằng ta có thể tiếp tục lắng nghe như những đứa trẻ 7 tuổi, ngay cả khi lớn lên. Và đó là lý do tại sao tôi đã chơi không chỉ trong các phòng hoà nhạc mà còn cả trên đường, trên mạng, trong không trung: để cảm nhận trạng thái kì điệu đó, để thực sự lắng nghe, và để lắng nghe không đánh giá. Và tôi muốn mời các bạn làm điều đó ngay bây giờ. (Âm nhạc: George Frideric Handel, " Chaconne in G Major." Biểu diễn: Daria van den Bercken.) (Âm nhạc) (Âm nhạc) (Âm nhạc) (Âm nhạc) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi rất vui được có mặt ở đây tối nay. Tôi đang làm việc về lịch sử phân phối thu nhập và tài sản trong 15 năm và một trong những bài học thú vị từ bằng chứng lịch sử này đó là thật sự, cuối cùng, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn có xu hướng vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế và điều này dẫn đến sự tập trung tài sản cao. Không phải sự tập trung tài sản vô hạn mà khoảng cách giữa r và g càng lớn, mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội càng có xu hướng tăng cao. Đây là nguồn lực chính tôi sẽ nói đến hôm nay, nhưng tôi phải nói rằng đó không phải là nguồn lực quan trọng duy nhất tạo nên các biến động về phân phối thu nhập và tài sản, và có nhiều nguồn lực khác có vai trò quan trọng trong biến động dài hạn về phân phối thu nhập và tài sản. Cũng còn rất nhiều dữ liệu cần được thu thập. Ngày nay chúng ta biết nhiều hơn trước đây một chút, nhưng chúng ta vẫn còn biết quá ít, và chắc chắn còn nhiều quá trình kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau cần được nghiên cứu nhiều hơn. Và vì thế hôm nay tôi chỉ tập trung vào nguồn lực đơn giản này, nhưng không có nghĩa các nguồn lực chính khác không tồn tại. Hầu hết các dữ liệu tôi trình bày đều được lấy từ cơ sở dữ liệu trực tuyến có sẵn: Dữ liệu về thu nhập hàng đầu thế giới Đây là cơ sở dữ liệu lịch sử lớn nhất về sự bất bình đẳng kinh tế và nó đến từ sự nỗ lực của hơn 30 học giả của vài chục quốc gia. Để tôi cho các bạn thấy một vài dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này, và sau đó chúng ta sẽ bàn về r lớn hơn g. Dữ liệu số một đó là có sự đảo ngược lớn về tương quan về chênh lệch thu nhập giữa Mỹ và châu Âu trong thế kỷ trước. Trở lại những năm 1900, 1910, chênh lệch thu nhập ở châu Âu thực sự lớn hơn rất nhiều so với Mỹ, nhưng ngày nay, nó lại lớn hơn nhiều so với Mỹ. Để tôi nói rõ hơn: Giải thích cho điều này không phải là chuyện r lớn hơn g. Nguyên nhân chính là sự thay đổi cung và cầu về các kỹ năng, cuộc chạy đua giữa giáo dục và công nghệ, toàn cầu hóa, có thể tăng mức chênh lệch về việc tiếp cận các kỹ năng ở Hoa Kỳ, nơi bạn có những trường đại học tốt nhất, xếp hàng đầu nhưng phần đáy của hệ thống giáo dục lại không tốt, do đó rất chênh lệch về tiếp cận kỹ năng, và một sự gia tăng chưa từng có mức thù lao cho quản trị cấp cao ở Hoa Kỳ, vị trí khó mà chỉ dựa vào học vấn. Có nhiều điều để nói ở đây, nhưng hôm nay tôi không nói quá nhiều về vấn đề này vì tôi muốn tập trung vào chênh lệch giàu nghèo. Để tôi cho các bạn xem một biểu đồ đơn giản về phần chênh lệch thu nhập. Đây là thị phần của tổng thu nhập của trên top 10% thu nhập cao nhất Các bạn có thể thấy cách đây một thế kỷ nó chiếm khoảng 40% đến 50% ở châu Âu và hơn 40% ở Mỹ, như vậy ở chấu Âu mức chênh lệch cao hơn. Sau đó có sự giảm xuống đáng kể trong nửa đầu thế kỷ 20 và những thập niên gần đây, các bạn có thể thấy sự chênh lệch ở Mỹ cao hơn châu Âu, và đây là dữ liệu đầu tiên tôi nói đến. Dữ liệu thứ hai liên quan nhiều hơn đến chênh lệch giàu nghèo, và sự thật chính ở đây đó là chênh lệch giàu nghèo luôn cao hơn nhiều so với chênh lệch thu nhập, và dù chênh lệch giàu nghèo cũng tăng lên trong những thập niên gần đây, thì ngày nay nó vẫn thấp hơn so với cách đây một thế kỷ, mặc dù tổng lượng tài sản liên quan đến thu nhập giờ đã phục hồi sau cú sốc lớn gây bởi Chiến tranh thế giới I, Đại khủng hoảng Chiến tranh thế giới II. Tôi sẽ cho các bạn xem hai biểu đồ thể hiện dữ liệu số hai và số ba. Đầu tiên, nếu các bạn nhìn vào mức chênh lệch giàu nghèo, đây là thị phần của tổng tài sản của top 10% người giàu nhất, các bạn có thể thấy cùng một kiểu đảo chiều giữa Mỹ và Châu Âu mà ta đã thấy đối với chênh lệch giàu nghèo. Vậy sự tập trung tài sản ở châu Âu cao hơn Mỹ cách đây 1 thế kỷ, và bây giờ thì ngược lại. Nhưng các bạn cũng có thể thấy hai điều: Một là, mức chênh lệch giàu nghèo chung luôn cao hơn mức chênh lệch thu nhập. Nên nhớ rằng, đối với chênh lệch thu nhập, thị phần của top 10% thì ở giữa 30% và 50% tổng thu nhập, trong khi đối với tài sản, thị phần này luôn chiếm 60% đến 90%. OK, vậy đó dữ liệu thứ nhất, và nó rất quan trọng với những điều sau. Sự tập trung tài sản luôn luôn cao hơn nhiều sự tập trung thu nhập. Dữ liệu thứ hai là sự tăng mức chênh lệch giàu nghèo trong những thập niên gần đây vẫn chưa cao bằng năm 1910. Ngày nay sự khác biệt lớn là chênh lệch giàu nghèo vẫn rất lớn, với 60%, 70% tổng tài sản cho tốp 10%, nhưng tin tốt là thực ra nó tốt hơn cách đây một thế kỷ, khi mà 90% tài sản ở châu Âu thuộc về top 10%. Vậy ngày nay những gì bạn có là cái tôi gọi là 40% trung lưu, những người không nằm trong top 10% và không nằm trong 50% thấp nhất, và có thể thấy tài sản của tầng lớp trung lưu chiếm 20% đến 30% tổng tài sản, tài sản quốc gia. khi họ từng là người nghèo, cách đây một thế kỷ, lúc không có tầng lớp trung lưu, Đây là một chuyển biến quan trọng, và rất thú vị khi chênh lệch giàu nghèo không trở lại mức như trước Chiến tranh thế giới I, mặc dù tổng lượng tài sản được phục hồi. OK. Còn đây là tổng giá trị của tài sản liên quan đến thu nhập, và có thể thấy cụ thể ở Châu Âu, chúng ta gần như trở lại mức như trước Chiến tranh thế giới I. Thực ra có hai phần khác nhau trong câu chuyện này. Một là với tổng lượng tài sản chúng ta tích lũy, và tất nhiên bản thân nó không có gì là xấu, trong việc tích lũy nhiều tài sản, và đặc biệt là nếu nó phân phối rộng hơn và ít tập trung hơn. Cái mà chúng ta thực sự chú ý là tình hình lâu dài của chênh lệch giàu nghèo, và điều gì sẽ xảy đến trong tương lai. Chúng ta giải thích thế nào về hiện tượng cho đến trước Chiến tranh thế giới I, chênh lệch giàu nghèo rất cao và, nếu có thể đã tăng đến mức cao hơn nữa, và ta có thể suy nghĩ về tương lai thế nào? Để tôi nói một số giải thích và dự đoán về tương lai. Đầu tiên phải nói rằng có thể mô hình tốt nhất để giải thích tại sao tài sản tập trung nhiều hơn rất nhiều so với thu nhập là mô hình động, theo cấp mà các cá nhân có một đường nằm ngang dài và tích lũy tài sản với tất cả các lý do. Nếu những người tích lũy tài sản chỉ vì những lý do vòng đời tức là để tiêu dùng khi họ già thì mức chênh lệch giàu nghèo sẽ tăng hay giảm song song với mức chênh lệch thu nhập. Nhưng sẽ rất khó để giải thích tại sao lại có sự chênh lệch giàu nghèo cao hơn nhiều so với chênh lệch thu nhập chỉ với mô hình vòng đời, nên bạn cần câu chuyện rằng người ta còn quan tâm đến tích lũy tài sản vì những lý do khác. Tiêu biểu như họ muốn để dành tài sản cho thế hệ sau, cho con cái họ, hoặc đôi khi họ muốn tích lũy vì uy thế, sức mạnh đi kèm với sự giàu có. Vậy phải có những lý do khác để tích lũy tài sản, không chỉ vòng đời để lý giải cho điều chúng ta thấy từ dữ liệu. Trong một lớp lớn các mô hình động về tích lũy tài sản với động lực mạnh mẽ cho việc tích lũy như vậy, bạn sẽ có tất cả các loại ngẫu nhiên, những cú sốc lớn, Ví dụ, một số gia đình có rất nhiều con, thì tài sản sẽ được phân chia ra. Một số gia đình thì có ít con hơn. Bạn cũng sẽ sốc về tỉ suất lợi nhuận. Một số gia đình làm vốn tăng lên rất nhiều. Một số có sự đầu tư tệ hơn. Bạn sẽ luôn có một số biến động trong quá trình tích lũy tài sản. Một số người làm nó tăng, một số làm giảm xuống. Điểm mấu chốt đó là, mô hình dạng này, phương sai của những cú sốc như vậy, mức cân bằng của chênh lệch giàu nghèo sẽ là một hàn dốc tăng của r trừ đi g. Theo cảm tính, lý do tại sao sự khác biệt giữa tỉ suất lợi nhuận trên tài sản và tốc độ tăng trưởng là quan trọng đó là mức chênh lệch giàu nghèo ban đầu sẽ bị khuếch đại nhanh hơn với hiệu số r trừ g lớn hơn. Một ví dụ đơn giản, với r bằng 5% và g bằng 1%, người sở hữu chỉ cần tái đầu tư một phần năm vốn thu nhập để đảm bảo tài sản của họ tăng lên nhanh bằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này giúp việc xây dựng và duy trì khối tài sản lớn dễ hơn vì bạn có thể tiêu hết bốn phần năm, giả định không có thuế, và bạn chỉ tái đầu tư một phần năm. Tất nhiên một số người có thể tiêu dùng nhiều hơn, một số tiêu dùng ít hơn, nên sẽ có một số dao động về phân phối, nhưng trung bình, họ chỉ cần đầu tư một phần năm, thì mức chênh lệch giàu nghèo cao vẫn giữ nguyên. Bây giờ các bạn sẽ không ngạc nhiên bởi lời tuyên bố rằng r có thể lớn hơn g mãi mãi, vì thực tế, điều này đã điễn ra trong suốt hầu hết lịch sử nhân loại. Và đây là một cách rõ ràng với mọi người với lý do đơn giản là tăng trưởng gần bằng không phần trăm trong suốt lịch sử nhân loại. Tăng trưởng có thể là 0.1%, 0.2%, 0.3%, nhưng mức tăng dân số và sản lượng bình quân rất chậm trong khi tỷ lệ lợi nhuận trên vốn dĩ nhiên không bằng không. Với đất đai, dạng tài sản truyền thống trong xã hội thời tiền công nghiệp, thông thường là 5%. Độc giả của Jane Austen biết điều đó. Nếu bạn muốn thu nhập hàng năm là 1000 bảng bạn cần phải có một số vốn 20000 bảng vì 5% của 20000 là 1000. Theo 1 cách nói, đây là nền tảng cơ bản của xã hội, vì r lớn gơn g cho phép người sở hữu sự giàu có và tài sản sống nhờ thu nhập vốn của họ và làm điều gì đó khác trong đời hơn là chỉ quan tâm đến việc kiếm sống. Một kết luận quan trọng trong nghiên cứu lịch sử của tôi đó là sự tăng trưởng nền công nghiệp hiện đại không thay đổi thực tế cơ bản này nhiều như mong đợi. Tất nhiên tốc độ tăng trưởng sau Cuộc cách mạng công nghiệp tăng điển hình từ 0 lên 1 đến 2%, nhưng cùng lúc, tỉ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng lên nên khoảng cách giữa chúng không thay đổi mấy. Trong suốt thế kỷ 20, bạn có một sự kết hợp độc đáo của các sự kiện. Một là tỷ suất lợi nhuận rất thấp, do cú sốc chiến tranh từ 1914 đến 1945, sự tàn phá của cải, lạm phát, sự phá sản trong suốt Đại khủng hoảng, và tất cả điều này làm giảm tỉ suất lợi nhuận tài sản cá nhân đến mức thấp bất thường từ năm 1914 đến 1945. Và sau đó, sau chiến tranh, các bạn có mức tăng trưởng cao bất thường, một phần do sự phục hồi. Các bạn biết đấy, ở Đức, Pháp, Nhật, tốc độ tăng trưởng 5% trong khoảng năm 1950 đến 1980 phần lớn nhờ vào sự xây dựng lại, và cũng nhờ sự tăng dân số rất lớn, hiệu ứng Bùng nổ dân số. Ngày nay, những yếu tố này rõ ràng không kéo dài hay ít nhất mức tăng dân số được cho là sẽ giảm trong tương lai, và những dự báo tốt nhất chúng ta có là sự tăng trưởng lâu dài gần bằng 1% đến 2% chứ không phải 4% đến 5%. Nếu nhìn vào chỗ này, đây là những ước tính tốt nhất chúng ta có về tăng trưởng GDP thế giới và tỉ suất lợi nhuận trên vốn, tỉ suất lợi nhuận trên vốn bình quân, có thể thấy hầu như trong suốt lịch sử nhân loại, tốc độ tăng trưởng rất thấp, thấp hơn nhiều tỉ suất lợi nhuận, và sau đó suốt thế kỷ 20, mức tăng trưởng dân số thực sự, rất cao vào thời hậu chiến, và quá trình phục hồi làm cho sự tăng trưởng cách biệt ít hơn so với tỉ suất lợi nhuận. Ở đây tôi dùng những dự báo về dân số của Liên hợp quốc, nên tất nhiên chúng không chắc chắn. Có thể tất cả chúng ta bắt đầu có rất nhiều trẻ em trong trong tương lai, và tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn, nhưng từ bây giờ, đây là những dự báo tốt nhất chúng ta có, và điều này làm mức tăng trưởng toàn cầu giảm xuống và khoảng cách với tỉ suất lợi nhuận sẽ tăng lên. Sự kiện bất thường khác diễn ra suốt thế kỷ 20 như tôi đã nói đó là sự tàn phá, thuế trên vốn, do đó đây là tỉ suất lợi nhuận trước thuế. Đây là tỉ suất lợi nhuận sau thuế, và sau sự tàn phá, và đây là cái làm cho tỉ suất lợi nhuận trung bình sau thuế, sau sự tàn phá, nằm dưới tốc độ tăng trưởng suốt một thời gian dài. Nhưng nếu không có sự tàn phá, không có thuế, điều này sẽ không xảy ra. Tôi phải nói rằng sự cân bằng giữa lợi nhuận trên vốn và sự tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà rất khó để dự báo: công nghệ và sự phát triển của những kỹ thuật dựa nhiều vào vốn. Ngay bây giờ, các lĩnh vực tập trung nhiều vốn nhất trong nền kinh tế là bất động sản, nhà ở, lĩnh vực năng lượng, nhưng có thể trong tương lai chúng ta sẽ có nhiều thiết bị tự động hơn trong nhiều lĩnh vực và sẽ chiếm phần tổng vốn cổ phần lớn hơn ngày nay. Mà, chúng ta đang cách rất xa điều này, và từ giờ, điều sẽ xảy ra trong ngành bất động sản, năng lượng quan trọng hơn nhiều với tổng vốn cổ phần và thị phần vốn. Vấn đề quan trọng khác là có nhiều tác động lớn trong quản lý đầu tư, cùng với sự phức tạp về tài chính, phi điều tiết tài chính, làm nó tỉ suất lợi nhuận tăng cao dễ hơn cho một lượng đầu tư lớn, và điều này dường như đặc biệt mạnh đối với các triệu phú, với nguồn vốn lớn. Để cho các bạn một ví dụ, điều này đến từ bảng xếp hạng triệu phú của Forbes, trong khoảng từ năm 1987 đến 2013, và có thể thấy những người giàu nhất đang chiếm 6%, 7% mỗi năm trong điều kiện thực trên lạm phát, trong khi mức thu nhập bình quân thế giới, tài sản bình quân thế giới, tăng chỉ 2% mỗi năm. Và cũng như vậy đối với các gói hỗ trợ lớn - nguồn lực ban đầu càng lớn, tỉ suất lợi nhuận càng cao. Vậy chúng ta có thể làm gì? Điều đầu tiên tôi nghĩ chúng ta cần nhiều sự minh bạch về tài chính hơn. Chúng ta biết quá ít về biến động tài sản toàn cầu, nên chúng ta cần toàn cầu hóa thông tin ngân hàng. Chúng ta cần đăng ký toàn cầu về tài sản tài chính, nhiều sự hợp tác về hệ thống thuế tài sản, và thậm chí thuế tài sản với thuế suất thấp sẽ là một cách để tạo ra thông tin để sau đó ta có thể thay đổi chính sách cho phù hợp với những gì chúng ta quan sát được. Và trong phạm vi nào đó, cuộc chiến chống lại việc trốn thuế và việc truyền tải thông tin tự động đang đẩy chúng ta đi theo hướng này. Giờ đây, có nhiều cách để tái phân phối tài sản, khá hấp dẫn để áp dụng. Lạm phát: in tiền thì dễ hơn rất nhiều việc viết mã số thuế, nên nó rất hấp dẫn, nhưng đôi khi bạn không biết bạn làm gì với tiền. Đây là vấn đề. Sự chiếm đoạt rất hấp diẫn. Khi bạn thấy một số người trở nên quá giàu, bạn chỉ chiếm đoạt từ họ. Nhưng đây không phải cách hiệu quả để thiết lập một quy luật cho biến động tài sản. Chiến tranh thậm chí là một cách ít hiệu quả, nên tôi có xu hướng thích thuế lũy tiến, nhưng tất nhiên, lịch sử -( tiếng cười)- lịch sử tạo ra cách tốt nhất cho nó, và có lẽ nó bao gồm sự kết hợp của tất cả các cách này. Cảm ơn. ( tiếng vỗ tay) Bruno Giussani: Thomas Piketty. Cảm ơn, Thomas, tôi muốn hỏi anh đôi ba câu, tất nhiên vì cách anh làm chủ dữ liệu của anh thật ấn tượng, tất nhiên, nhưng cơ bản những gì anh ám chỉ là việc tăng sự tập trung tài sản là xu hướng tự nhiên của chủ nghĩa tư bản, và nếu chúng ta để mặc nó với cơ chế của nó, nó có thể đe dọa chính hệ thống của nó vậy anh nói chúng ta cần hành động để thực hiện các chính sách tái phân phối tài sản, bao gồm những gì chúng ta vừa thấy: thuế lũy tiến, v.v. Trong bối cảnh chính trị hiện thời, những điều đó thực tế như thế nào? Bạn nghĩ những điều đó sẽ được thực hiện như thế nào? Thomas Piketty:à,tôi nghĩ nếu bạn nhìn lại qua thời gian, lịch sử của thu nhập, tài sản và thuế đầy những bất ngờ. Nên tôi không quá ấn tượng với những người biết trước những gì sẽ xảy ra hoặc không. Tôi nghĩ cách đây một thế kỷ, nhiều người có thể đã nói rằng thuế thu nhập lũy tiến sẽ không bao giờ xảy ra và sau đó nó đã xảy ra. Và thậm chí 5 năm trước, nhiều người cho rằng bí mật ngân hàng sẽ tồn tại mãi mãi ở Thụy Sĩ, rằng Thụy Sĩ quá mạnh cho phần còn lại của thế giới, và rồi đột nhiên vài lệnh trừng phạt của Mỹ lên các ngân hàng Thụy sĩ gây nên một biến cố lớn, và giờ chúng ta đang tiến gần đến sự minh bạch về tài chính. Nên tôi nghĩ không khó để phối hợp tốt hơn về mặt chính trị. Chúng ta sẽ có một hiệp ước với một nửa GDP toàn cầu trên bàn tròn gồm Mỹ và khối EU, vậy nếu một nửa GDP toàn cầu không đủ đạt tiến bộ về minh bạch tài chính và thuế tối thiểu đối với lợi nhuận các công ty đa quốc gia, thì nó cần gì nữa? Tôi nghĩ đây không phải là rào cản về kỹ thuật. Tôi nghĩ chúng ta có thể thực hiện nếu có cách tiếp cận thực tế hơn cho những câu hỏi này và chúng ta có sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ hưởng lợi từ sự thiếu minh bạch về tài chính. BG: Một trong những tranh cãi phản bác quan điểm của anh là bất bình đẳng kinh tế không chỉ là một đặc điểm của CNTB mà thực ra còn là một động cơ của nó. Vậy chúng ta làm giảm sự bất bình đẳng, có khả năng cũng làm giảm tăng trưởng. Anh trả lời sao về điều này? TP: Tôi nghĩ sự chênh lệch thực chất không phải là vấn đề. Tôi nghĩ chênh lệch mức nào đó có ích cho đổi mới và tăng trưởng. Vấn đề là ở mức độ nào. Khi sự chênh lệch quá lớn, nó trở thành vô ích cho sự tăng trưởng và có thể trở nên xấu vì nó có xu hướng làm kéo dài sự chênh lệch và giảm tính lưu động. Ví dụ, kiểu tập trung tài sản mà ta có ở thế kỷ 19 và nhất là đến Chiến tranh thế giới I ở mỗi nước châu Âu tôi nghĩ không có ích cho tăng trưởng. Điều này bị xóa bỏ bởi sự kết hợp các sự kiện và sự thay đổi chính sách, và điều này không ngăn cản sự tăng trưởng. Và cũng vậy, sự chênh lệch quá mức có thể xấu cho các tổ chức dân chủ của chúng ta nếu nó tạo ra bất bình đẳng về tiếng nói chính trị và tôi nghĩ sự ảnh hưởng của tiền bạc cá nhân trong chính trường Hoa Kỳ là vấn đề cần quan tâm ngay bây giờ. Chúng ta không muốn quay lại mức chênh lệch cao như thời trước Chiến tranh thế giới I. Có phần kha khá tài sản quốc gia cho tầng lớp trung lưu thì không xấu cho tăng trưởng. Thực ra nó hữu ích vì lý do công bằng và hiệu quả. BG: Tôi đã nói lúc đầu rằng cuốn sách của ông đã bị chỉ trích. Một số dữ liệu bị chỉ trích. Một số lựa chọn dữ liệu của ông bị chỉ trích. Ông bị cáo buộc dùng cherry-picking để chọn dữ liệu. Ông trả lời sao về chuyện này? TP:À, tôi trả lời rằng tôi rất vui vì cuốn sách đang kích thích tranh luận. Đây là phần đã được dự định cho nó. Nhìn xem, lý do tôi để tất cả dữ liệu trực tuyến với tất cả chi tiết tính toán là vì chúng ta có thể có cuộc tranh luận mở và rõ ràng về vấn đề này. Nên tôi trả lời từng điểm một cho mỗi điều. Tôi phải nói là nếu tôi viết lại cuốn sách ngày hôm nay, thực ra tôi sẽ kết luận rằng sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo cụ thể là ở Hoa Kỳ, thực sự cao hơn thông số trong sách của tôi. Có một nghiên cứu gần đây của Saez và Zucman cho thấy dữ liệu mới mà tôi chưa cập nhập trong sách đó là sự tập trung tài sản ở Mỹ đã tăng thậm chí cao hơn những gì tôi trình bày. Và còn có dữ liệu khác trong tương lai. Một số đi theo những hướng khác nhau, Nhìn xem, tôi để online hầu như mới hàng tuần cập nhật dữ liệu thu nhập toàn cầu và chúng tôi vẫn tiếp tục làm vậy trong tương lai, đặc biệt ở các nước mới nổi, và tôi chào đón tất cả những ai muốn đóng góp cho quá trình thu thập dữ liệu này. Thật ra, tôi rất đồng ý rằng không đủ sự minh mạch về biến động tài sản, và cách tốt để có dữ liệu tốt hơn và có thuế tài sản bắt đầu với tỉ suất thuế thấp để tất cả chúng ta thống nhất về tiến trình quan trọng này và điều chỉnh chính sách như chúng ta cần. Vậy thuế là chính là nguồn thông tin và là thứ chúng ta cần nhất bây giờ. BG: Thomas Piketty, merci beaucoup. Cảm ơn. TP: Cảm ơn. (vỗ tay). Tôi đã dành gần hai thập kỉ nghiên cứu vì sao một số người lại có nhiều may mắn hơn những người khác và cố gắng giúp mọi người tăng vận may của mình lên. Như các bạn đã biết, tôi dạy kinh doanh, và như chúng ta đều biết các dự án mới thường thất bại, Các nhà cải cách, các doanh nhân cần rất có nhiều may mắn. Vậy may mắn là gì? May mắn được định nghĩa bởi sự thành công hay thất bại. gây ra dường như bởi sự ngẫu nhiên. Dường như đó là một từ rất ý nghĩa. Nó có vẻ như là sự ngẫu nhiên vì hiếm khi ta thấy được các yếu tố phía sau tạo nên sự may mắn. Nhưng sau một thời gian dài quan sát, tôi nhận ra là may mắn không giống như tia chớp nhanh và mạnh. Nó có vẻ giống với gió hơn, thổi liên tục. Khi nhẹ nhàng khi dữ dội, và đôi khi nó đến từ những hướng bạn không bao giờ có thể tưởng tượng được. Vậy làm sao bạn nắm bắt được những cơn gió may mắn? Nó rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng thấy được. Vì vậy, tôi sẽ chia sẻ ba điều bạn có thể làm để tạo ra cánh buồm đón lấy những cơn gió may mắn. Điều đầu tiên bạn muốn làm là thay đổi mối quan hệ của bạn với bản thân. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhỏ để thoát khỏi vùng an toàn của mình. Chúng ta làm như vậy hoài khi chúng ta còn nhỏ. Chỉ có như vậy ta mới có thể học đi, học nói hay tập chạy xe đạp cả môn Cơ học lượng tử nữa Đúng không? Chúng ta cần bắt đầu từ một con người không biết gì sau một thời gian có thể chạy xe đạp Nó đòi hỏi chúng ta phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình. và chấp nhận một số rủi ro. Vấn đề ở chỗ càng lớn lên, chúng ta càng hiếm khi làm vậy. Chúng ta quen giam mình lại và không muốn tiến xa hơn. Với sinh viên của mình, tôi thường dành rất nhiều thời gian khuyến khích họ bước ra khỏi vùng an toàn và mạo hiểm một chút. Tôi làm điều đó bằng cách nào? Tôi bắt đầu bằng việc yêu cầu họ điền vào một bảng đo rủi ro. Nó thật ra là một hoạt động vui chúng tôi làm trong lớp học viên vạch ra những rủi ro mà họ thấy chấp nhận được. Sau đó họ nhận ra rất nhanh là việc mạo hiểm không chỉ có hai mặt. Có nhiều loại mạo hiểm: về trí tuệ, về thể chất, về tài chính hay mạo hiểm với cảm xúc, xã hội, mạo hiểm về đạo đức, chính trị. Và khi họ bắt tay vào thực hiện, họ so sánh với những người khác, và nhanh chóng nhận ra rằng tất cả chúng đều rất khác nhau. Tiếp đó, tôi khuyến khích họ vươn xa hơn nữa, thử những việc khiến bản thân phải bước ra khỏi vùng an toàn. Ví dụ, tôi có thể yêu cầu họ thử mạo hiểm về trí tuệ, cố gắng giải quyết một vấn đề họ chưa bao giờ thử trước đó; hay mạo hiểm về xã hội, nói chuyện với ngồi cạnh họ trên tàu; mạo hiểm với cảm xúc thổ lộ tình cảm của mình với ai đó. Tôi luôn áp dụng điều này với bản thân. Khoảng chục năm về trước, lúc tôi trên máy bay, đó là một chuyến bay rất sớm đến Ecuador, và thường thì tôi sẽ đeo tai nghe đi ngủ, thức dậy, làm một số công việc, nhưng tôi đã chọn mạo hiểm một chút, và tôi bắt đầu trò chuyện với người đàn ông ngồi bên cạnh. Tôi tự giới thiệu, và biết được anh ta là một nhà xuất bản. Thú vị thật. Chúng tôi đã có một cuộc trò truyện rất đặc sắc. Tôi đã học được rất nhiều về tương lai của ngành xuất bản. Được khoảng ba phần tư chuyến bay, tôi quyết định mạo hiểm thêm lần nữa, tôi mở laptop ra và cho anh ấy xem một dự thảo sách. Tôi tập hợp lại những điều tôi dạy trong lớp. Anh ấy rất lịch sự, anh đã đọc nó và nói, "Chị biết không, Tina, nó không hợp với chúng tôi, nhưng cảm ơn chị rất nhiều vì đã cho tôi xem." Ổn thôi. Sự mạo hiểm đó đã thất bại. Tôi đóng laptop. Vào cuối chuyến bay, chúng tôi đã trao đổi thông tin liên lạc. Vài tháng sau, tôi liên lạc với anh ta, tôi nói, "Mark, anh có muốn đến lớp tôi dự thính không? Tôi đang làm một dự án cải biên lại cuốn sách, tương lai ngành xuất bản." Anh ta nói, "Tuyệt. Tôi sẽ đến" Rồi anh ta đến. Chúng tôi đã có trải nghiệm tuyệt vời. Vài tháng sau, tôi lại viết thư cho anh ta. Lần này, tôi đã gửi cho anh một loạt các video clip từ các dự án khác mà sinh viên của tôi đã làm. Anh ta bị hấp dẫn bởi một dự án mà sinh viên của tôi đã làm, anh ta nghĩ nó có thể trở thành một cuốn sách, và anh ấy muốn gặp những sinh viên đó. Tôi phải nói với bạn, tôi thấy hơi đau lòng. (Tiếng cười) Anh ấy muốn làm một cuốn sách với sinh viên của tôi, chứ không phải với tôi, nhưng không sao cả. Vì vậy, tôi mời anh ta ghé qua, anh ta và các đồng nghiệp đến Stanford và gặp các bạn sinh viên đó, và rồi, chúng tôi cùng nhau ăn trưa. Và một biên tập viên của anh hỏi tôi, "Này, chị có bao giờ nghĩ sẽ viết một cuốn sách không?" Tôi nói, "Anh hỏi trùng hợp ghê luôn." Và tôi đã rút ra bản đề xuất viết sách tôi đã đưa cho sếp của anh ta coi một năm trước. Chỉ trong hai tuần, tôi kí được hợp đồng, và trong hai năm, cuốn sách đó đã được bán hơn một triệu bản trên toàn thế giới. (Vỗ tay) Bây giờ, có lẽ bạn sẽ nói, "Ồ, chị thật may mắn." Rõ ràng là tôi đã gặp may, nhưng may mắn đó đến từ một loạt các mạo hiểm nhỏ mà tôi đã thực hiện, bắt đầu bằng việc nói "Xin chào". Và bất cứ ai cũng có thể làm điều này, dù bạn có ở bất kì hoàn cảnh nào, hay bạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngay cả khi bạn nghĩ bạn là người kém may mắn nhất, bạn có thể làm được bằng việc mạo hiểm một chút để thoát khỏi vùng an toàn. Hãy bắt đầu dựng buồm để đón lấy may mắn. Điều thứ hai bạn muốn làm là thay đổi mối quan hệ của bạn với những người khác. Bạn cần phải hiểu rằng tất cả mọi người giúp bạn trên hành trình của bạn đang đóng một vai trò rất lớn giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Và nếu bạn không biết trân trọng, không chỉ mọi thứ dở dang, bạn còn tự đánh mất cơ hội của mình. Khi ai đó làm gì đó cho bạn, họ đang dùng thời gian mà họ có thể dùng nó cho bản thân hoặc người khác, và bạn cần phải trân trọng những gì họ đang làm. Hiện tại, tôi điều hành ba quỹ học bổng tại Stanford, và rất khó để được chọn và khi tôi gửi thư cho các sinh viên không được chọn, tôi biết sẽ luôn có những người bị thất vọng. Một vài người gửi thư than phiền với tôi. Một số khác gửi thư hỏi rằng họ có thể làm gì để được chọn vào những lần tới? Và thỉnh thoảng, cũng có người gửi thư cho tôi để cảm ơn tôi vì đã cho họ cơ hội. Chuyện này xảy ra cỡ bảy năm trước. Một chàng trai trẻ tên Brian gửi cho tôi một bức thư rất dễ thương, "Em biết là đơn của em đã bị từ chối hai lần rồi, nhưng em muốn cảm ơn cô vì đã cho em cơ hội. Em đã học được rất nhiều từ quá trình nộp đơn." Tôi đã rất ngạc nhiên với sự tao nhã của bức thư. Tôi mời cậu ấy đến gặp tôi. Và nói chuyện phiếm và bàn về ý tưởng cho một dự án nghiên cứu độc lập. Cậu ấy là tuyển thủ trong đội bóng bầu dục của trường và muốn thực hiện một dự án nghiên cứu về sự lãnh đạo trong đội bóng. Trong ba tháng đó, chúng tôi đã có những hiểu biết sâu sắc về nhau. và cậu ấy lấy dự án khi thực hiện nghiên cứu độc lập đó cuối cùng, biến nó thành một công ty có tên là Play for Tomorrow, ở đó cậu dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những điều yếu tố cơ bản để nắm lấy vận mệnh của mình. Điều quan trọng ở câu chuyện này là cái kết của nó cả hai chúng tôi đều nắm được vận may của mình. nhờ vào lá thư cảm ơn của cậu ấy. Nhưng sự may mắn đó chúng tôi không hề mong đợi lúc ban đầu. Sau nhiều khóa học trong vài năm qua, tôi đã nghĩ ra một số chiến thuật cho riêng mình để giúp tôi nuôi dưỡng lòng biết ơn. Điều tôi thích nhất là vào cuối ngày tôi nhìn vào lịch và xem lại tất cả những người tôi đã gặp, và tôi gửi thư cảm ơn đến tất cả mọi người. Nó chỉ mất một vài phút, nhưng vào cuối mỗi ngày, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn và cảm kích, và tôi đảm bảo với bạn nó đã làm tăng sư vận may của tôi. Vì vậy, đầu tiên, hãy mạo hiểm một chút và bước ra khỏi vùng an toàn. Thứ hai, bạn cần thể hiện lòng biết ơn. Và thứ ba, hãy thay đổi mối quan hệ của bạn với các ý tưởng. Hầu hết mọi người nhìn vào những ý tưởng mới và phán xét nó "Ý tưởng này thật tuyệt vời" hay "Ý tưởng này thật tệ hại." Nhưng thực ra nó có nhiều khía cạnh. Ý tưởng không tốt hay xấu. Và trên thực tế, những ý tưởng tệ hại thường mang trong mình những sự đặc biệt. Một trong những bài tập yêu thích của tôi trong các lớp học về sáng tạo là giúp sinh viên nuôi dưỡng khả năng nhìn vào những ý tưởng tồi và thấy được tiềm năng cùa chúng. Do đó, tôi đưa ra một thách thức: lên ý tưởng cho một nhà hàng mới. Họ phải nghĩ ra với những ý tưởng tốt nhất và những ý tưởng tệ hại nhất Những ý tưởng hay nhất như là nhà hàng trên đỉnh núi, dưới ánh hoàng hôn tuyệt đẹp, hay nhà hàng trên thuyền bao bọc bởi một quang cảnh tráng lệ. Những ý tưởng khủng khiếp là những thứ như nhà hàng trong bãi rác, hay nhà hàng với chất lượng phục vụ tồi và bẩn thỉu, hay nhà hàng phục vụ món sushi gián. (Tiếng cười) Họ trao tất cả ý tưởng cho tôi, tôi đọc to những ý tưởng tuyệt vời và rồi tôi xé vụn chúng ra và ném đi. Sau đó tôi lấy những ý tưởng tệ hại phát lại cho lớp. Mỗi nhóm giờ có một ý tưởng mà nhóm khác cho là tệ hại, và yêu cầu họ biến nó thành một cái gì đó độc đáo. Đây là những điều đã xảy ra. Trong khoảng mười giây, một người nói, "Đây là một ý tưởng tuyệt vời." Và họ có khoảng ba phút chuẩn bị trước khi thuyết phục cả lớp điều đó. Nhà hàng trong bãi rác? Nó biến thành gì? Vâng, họ thu gom toàn bộ thực phẩm thừa từ các nhà hàng sang trọng ở Michelin những thứ sẽ bị vứt đi, họ sẽ có một nhà hàng khác với mức giá thấp hơn nhiều, sử dụng thực phẩm thừa. Khá tuyệt vời đúng không? Hay cái nhà hàng bẩn thỉu với chất lượng phục vụ tệ hại? Có thể biến thành nơi tập dượt cho những người ai muốn mở nhà hàng để tìm cách tránh các lỗi này. Còn nhà hàng với món sushi gián? Nó trở thành một quán sushi có nguyên liệu chế biến độc nhất vô nhị. Nếu bạn quan sát các công ty, các dự án có tính đột phá xung quanh mình nó quá hiển nhiên đến nỗi ta quên mất nó đã thay đổi cuộc sống của mình. Bạn biết không? Tất cả đều bắt đầu từ những ý tưởng điên rồ. Họ bắt đầu từ những ý tưởng khi họ nói với người khác, hầu hết mọi người đều nói, "Nó điên rồ, và không khả thi" Vâng, đúng là, vẫn có những người sinh ra trong hoàn cảnh khốn khó, và đôi khi, may mắn như một tia chớp đánh trúng ta với điều gì đó tuyệt vời hay cái gì đó khủng khiếp. Nhưng những cơn gió may mắn luôn ở đó, và nếu bạn chấp nhận mạo hiểm một chút, nếu bạn sẵn sàng đi ra ngoài và thể hiện lòng biết ơn và sẵn sàng xem xét những ý tưởng, ngay cả khi nó khá điên rồ, bạn sẽ thấy tiềm năng trong nó, bạn có thể dựng nên cánh buồm lớn hơn để đón những cơn gió may mắn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Đây là cháu gái tôi, Stella. Con bé vừa được một tuổi và bắt đầu tập đi. Nó đi dễ thương theo cách mà các bé một tuổi vẫn làm, kiểu đi loạng choạng như thể cơ thể di chuyển quá nhanh so với chân. Điều đó thật đáng yêu. Một trong những việc yêu thích của con bé lúc này là nhìn chằm chằm vào mình trong gương. Nó rất thích ảnh phản chiếu của mình. Nó cười khúc khích, kêu ré lên và tự hôn mình trong gương. Thật đáng yêu. Hình như tất cả bạn của con bé đều làm vậy và mẹ tôi kể tôi cũng từng như thế, và điều này làm tôi nghĩ: Từ khi nào tôi đã dừng việc đó lại? Khi nào ta đột nhiên ngừng yêu vẻ bề ngoài của mình? Bởi vì đúng thật là ta không còn yêu nó nữa. 10,000 người mỗi tháng tìm trên google, "Tôi trông xấu phải không?" Đây là Faye, 13 tuổi và sống ở Denver. Như bất cứ thiếu niên nào, cô bé muốn được yêu mến và hòa đồng. Đó là buổi tối Chủ nhật. Cô bé chuẩn bị đi học cho tuần tới. Và em hơi khiếp sợ, và bối rối vì dù mẹ luôn nói rằng em thật xinh đẹp, mỗi ngày ở trường, đều có ai đó bảo em là xấu xí. Vì có sự khác biệt giữa điều mẹ nói và điều mà bạn ở trường, hoặc cùng tuổi nói với mình cô bé không biết nên tin ai. Nên, em tự quay video, đưa lên Youtube và hỏi ý kiến mọi người: "Tôi xinh đẹp hay xấu xí?" Đến nay, Faye đã nhận 13,000 bình luận. Vài trong số đó có lời lẽ thật độc ác và thiếu suy nghĩ. Đây là con số trung bình mà một thiếu nữ khỏe mạnh nhận được phản hồi ở một trong những thời điểm dễ bị tổn thương về tinh thần nhất. Hàng ngàn người đang đưa video lên mạng theo kiểu này, hầu hết là các cô bé tuổi thiếu niên. Nhưng điều gì khiến các em làm nó? Thiếu niên ngày nay hiếm khi cô đơn. Chúng bị áp lực phải lên mạng và "available" mọi lúc, trò chuyện, nhắn tin, thích, bình luận, chia sẻ, cập nhật -không bao giờ kết thúc. Chưa bao giờ ta được kết nối quá liên tục, quá nhanh, quá trẻ như vậy. 1 bà mẹ nói với tôi, nó giống như có 1 tiệc trên giường bọn trẻ mỗi đêm. Đơn giản là không có sự riêng tư. Và áp lực xã hội đi cùng với nó thật tàn nhẫn. Môi trường "luôn online" đang luyện cho bọn trẻ cách tự đánh giá bản thân dựa trên số lượt "thích" và loại "bình luận" mà chúng nhận được. Không có sự tách biệt giữa cuộc sống trên mạng và đời thực. Thật khó nói lên khác biệt giữa điều thật và không thật. Và cũng khó nói lên khác biệt giữa điều đáng tin và cái bị bóp méo. Điều gì quan trọng với điều gì là bình thường trong cuộc sống. Và chúng ta đang tìm cảm hứng ở đâu? Bạn có thể thấy hình ảnh các cô gái này phủ khắp các kênh tin tức. Các người mẫu mặc size 0 thống lĩnh sàn diễn thời trang. Photoshop đang là thông lệ. Và các xu hướng #thinspiration, #thighgap #bikinibridge và #proana. Cho những ai chưa biết, #proana nghĩa là ủng hộ chứng biếng ăn. Các xu hướng này cùng với sự rập khuôn và cụ thể hóa phụ nữ trong văn hóa đại chúng ngày nay. Không khó để thấy các cô gái lấy chuẩn gì để chống lại mình. Các chàng trai cũng không miễn nhiễm với điều này. Mong có được cằm chữ V, bụng 6 múi của các ngôi sao thể thao và nghệ sĩ âm nhạc ăn chơi. Nhưng vấn đề với tất cả là gì? Chắc rằng chúng ta muốn con cái mình khôn lớn khỏe mạnh, cân bằng. Nhưng trong nền văn hóa bị ám ảnh bởi vẻ ngoài, chúng ta đang tập cho con mình dành nhiều thời gian và nỗ lực tinh thần cho vẻ ngoài bằng chi phí của tất cả khía cạnh khác thuộc về bản sắc của chúng. Thế nên, những thứ như mối quan hệ, phát triển thể chất, học hành, và vân vân bắt đầu bị ảnh hưởng. 6/10 cô gái chọn cách không làm gì bởi vì họ nghĩ mình không đủ xinh đẹp. Đó không phải là các hoạt động tầm thường. Đó là hoạt động cơ bản cho sự phát triển của con người, và là người đóng góp cho xã hội và cho lực lượng lao động. 31%, gần 1/3 các em thiếu niên rút lui khỏi buổi tranh luận của lớp vì không muốn bị chú ý về vẻ ngoài. 1/5 không thể hiện gì vào ngày các em không tự tin vào bề ngoài. Và khi có thi cử, nếu bạn không tự tin về bề ngoài đặc biệt là nếu bạn nghĩ bạn không đủ gầy, bạn sẽ có điểm số thấp hơn điểm trung bình của những bạn cùng lứa mà không quan tâm đến vấn đề mập - ốm. Điều này là sự thật nhất quán từ Phần Lan, Hoa Kỳ, và đến Trung Quốc, mặc cho cân nặng thực sự của bạn là bao nhiêu. Vì vậy để thật rõ, chúng ta đang nói về cách bạn nghĩ về bề ngoài, không phải vẻ bề ngoài thực sự của bạn. Sự thiếu tự tin về cơ thể làm giảm thành tích học tập. Điều này cũng phá họai sức khỏe. Trẻ vị thành niên thiếu tự tin về cơ thể ít hoạt động thể chất, ăn ít trái cây và rau củ, tham gia các hoạt động kiểm soát cân nặng không lành mạnh dẫn đến rối loạn ăn uống. Chúng ít yêu quý bản thân hơn, dễ bị ảnh hưởng bởi người xung quanh hơn và có nhiều nguy cơ trầm cảm hơn. Chúng tôi nghĩ vì những lý do này chúng sẽ có nhiều rủi ro hơn với những thứ như cồn, ma túy; ăn kiêng cấp tốc; phẫu thuật thẩm mỹ; quan hệ tình dục sớm và không an toàn; và tự làm hại bản thân. Theo đuổi 1 vóc dáng hoàn hảo đặt áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và tiêu tốn của chính phủ hàng triệu đô la mỗi năm. Chúng ta cũng không là ngoài lệ. Những phụ nữ nghĩ mình thừa cân, bất kể họ có thừa cân hay không- có tỉ lệ vắng mặt ở công sở cao hơn. 17% tỉ lệ phụ nữ không đến buổi phỏng vấn xin việc vào ngày mà họ không thấy tự tin về vẻ ngoài, Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế của chúng ta. Nếu chúng ta vượt qua điều này, cơ hội đó sẽ như thế nào. Giải phóng tiềm năng là mối quan tâm của mỗi người. Chúng ta làm điều đó như thế nào? Vâng, nói riêng về nó, chỉ đưa bạn đi xa khỏi vấn đề mà thôi. Việc giải phóng tiềm năng là chưa đủ. Nếu muốn khác biệt, bạn phải làm hành động nữa. Và ta biết được có 3 cách chính: Đầu tiên, phải rèn luyện sự tự tin vào cơ thể. Phải giúp các em thiếu niên phát triển chiến lược vượt qua các áp lực liên quan đến vẻ ngoài và xây dựng sự yêu quý bản thân. Hiện giờ, tin tốt là có nhiều chương trình ở ngoài kia đang làm điều này. Tin xấu là đa số chúng không hiệu quả. Tôi bị sốc khi biết rằng nhiều chương trình ý nghĩa tốt này đang vô tình làm cho tình hình tệ đi. Do đó, cần phải chắc chắn rằng các chương trình con em chúng ta được học không chỉ có tác động tích cực mà còn phải có tác động dài lâu. Nghiên cứu cho thấy chương trình tốt nhất nêu lên được 6 vấn đề chính: Đầu tiên là ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và các mối quan hệ. Thứ hai là thông tin đại chúng và văn hóa thần tượng cách xử lý việc trêu chọc và bắt nạt, cách chúng ta thi đua, so sánh với người khác dựa vào vẻ ngoài nói về vẻ ngoài - vài người gọi đây là "cơ thể lên tiếng" hoặc "mỡ lên tiếng" và cuối cùng, nền tảng của việc tôn trọng và chăm sóc bản thân. Sáu điều này là những điểm khởi đầu quan trọng cho bất cứ ai xem trọng đến việc làm thế nào để giáo dục hiệu quả về sự tự tin về cơ thể. Việc giáo dục là quan trọng, nhưng giải quyết vấn đề này đòi hỏi mỗi và tất cả chúng ta đẩy mạnh hơn, và làm gương tốt hơn cho những phụ nữ, những cô gái trong cuộc sống của chính họ. Thách thức định kiến mà qua đó phụ nữ bị dòm ngó và bình luận xung quanh ta. Thật không đúng nếu đánh giá những đóng góp của các chính trị gia qua kiểu tóc hoặc cỡ ngực của họ hoặc suy luận rằng quyết tâm hay sự thành công của vận động viên Olympic bị giảm do cô có vẻ ngoài không ưa nhìn Nên bắt đầu đánh giá con người bằng những việc họ làm, thay vì vẻ ngoài của họ. Ta có thể bắt đầu bằng việc chịu trách nhiệm về các loại hình ảnh và các bình luận mà chúng ta đưa lên mạng xã hội. Chúng ta khen ngợi người khác dựa trên nỗ lực và hành động của họ chứ không phải bởi vẻ ngoài Tôi xin hỏi, lần cuối cùng bạn hôn mình trong gương là khi nào? Rốt cục, chúng ta cần chung tay với nhau cũng như với cộng đồng, chính phủ, và các doanh nghiệp để thực sự thay đổi văn hóa này của chúng ta để con em chúng ta lớn lên coi trọng chính bản thân mình, coi trọng cá nhân, tính cá nhân sự đa dạng. Cần đưa những người thực sự tạo nên sự khác biệt về bệ phóng, tạo nên sự khác biệt trong thế giới thực. Giới thiệu họ rộng rãi, chỉ khi đó ta mới có thể tạo nên 1 thế giới khác. Một thế giới mà con em chúng ta, tự do khôn lớn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, nơi mà cách chúng nghĩ về bề ngoài không kìm hãm việc chúng trở thành ai hoặc đạt được điều chúng muốn trong cuộc sống. Nghĩ về việc điều này có thể có ý nghĩa cho ai đó trong đời bạn. Bạn đang nghĩ về ai thế? Có phải vợ của bạn? Chị em? Con gái? Cháu? Bạn của bạn? Có thể là người phụ nữ ngồi cách bạn vài ghế ngày hôm nay. Điều có ý nghĩa gì với cô ấy nếu cô ấy được giải phóng khỏi tiếng nói nội tâm đang phê phán, quở trách bản thân để có chân dài hơn, đùi thon hơn dạ dày nhỏ hơn, bàn chân ngắn hơn? Điều này có ý nghĩa gì cho cô ấy nếu chúng ta vượt qua vấn đề này và giải phóng tiềm năng của cô bằng cách đó? Ngay bây giờ, nỗi ám ảnh về vẻ ngoài từ nền văn hóa đang kìm hãm tất cả chúng ta. Nhưng hãy cho con em chúng ta thấy sự thật. Cho chúng thấy bề ngoài chỉ là một phần của bản sắc và sự thật là chúng ta yêu bọn trẻ dù chúng là ai và làm gì và cách chúng ta cảm nhận về chúng. Hãy đưa giáo dục yêu quý bản thân vào chương trình học chính khóa. Hãy để mỗi và tất cả chúng ta thay đổi cách chúng ta nói và so sánh mình với người khác. và hãy cùng chung sức, từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, để những đứa trẻ 1 tuổi hạnh phúc của hôm nay trở thành những người tạo ra thay đổi cho tương lai. Hãy cùng nhau làm điều đó. (Vỗ tay) Ngủ. Là thứ ta bỏ ra một phần ba cuộc đời để làm nhưng liệu ta có thực sự hiểu được ý nghĩ của nó? Hai ngàn năm trước, Galen một trong các nhà nghiên cứu y học hàng đầu của thế giới cổ đại, đã giả dụ rằng khi thức nguồn sức mạnh não, chất dịch của nó, sẽ chảy tới mọi cơ quan trong cơ thể, làm chúng hoạt động trong khi bộ não khô dần đi và ông ấy nghĩ rằng khi đi ngủ toàn bộ chất dịch này sẽ quay trở lại, làm đầy lại bộ não và làm mới lại suy nghĩ. Nghe có vẻ vô lý với chúng ta. Tuy vậy, Galen chỉ đang cố gắng giải thích điều gì đó về giấc ngủ thứ mà ta làm hàng ngày. Chúng ta biết từ kinh nghiệm của chính mình rằng khi đi ngủ, bạn thoải mái đầu óc và khi mất ngủ nó khiến đầu óc bạn mụ mẫm. Giờ thì, dù biết về giấc ngủ nhiều hơn thời của Galen, chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu tại sao giấc ngủ lại có công dụng phục hồi thần kì cho trí não. Vậy nên, hôm nay tôi muốn chia sẻ về vài nghiên cứu gần đây mà có lẽ sẽ làm sáng tỏ câu hỏi này. Chúng ta biết rằng giấc ngủ có thể thực sự là một giải pháp lập trình tinh tế cho những nhu cầu cơ bản của não bộ, một cách đặc trưng để bộ não đáp ứng các đòi hỏi cao và khác biệt nhỏ khiến nó khác với tất cả mọi cơ quan còn lại. Vậy hầu như mọi hoạt động sinh lý ta có có thể coi như một loạt các vấn đề và các giải pháp tương ứng. Và vấn đề đầu tiên mọi cơ quan phải xử lý là sự cung cấp dưỡng chất liên tục để nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Trong não, đó là phần đặc biệt quan trọng; hoạt động xung điện mãnh liệt sử dụng tới một phần tư năng lượng toàn bộ cơ thể mặc dù bộ não chỉ chiếm khoảng hai phần trăm khối lượng cơ thể. Do vậy, hệ thống tuần hoàn đó giải quyết vấn đế đề phân phối dinh dưỡng bằng cách gửi các mạch máu cung cấp dinh dưỡng và oxy tới mọi xó xỉnh của cơ thể. Các bạn có thể thấy điều đó qua video sau. Đây, chúng ta xem các mạch máu trong não của một con chuột sống. Các mao mạch tạo nên một hệ thống phức tạp phủ toàn bộ diện tích não bộ. Chúng bắt đầu từ vỏ não, rồi tự đâm vào các nhóm tế bào, và khi tỏa ra, chúng cung cấp dinh dưỡng và oxy tới từng tế bào não. Khi mọi tế bào cần dinh dưỡng để hoạt động, chúng cũng tạo ra chất thải như sản phẩm phụ, và việc dọn dẹp chất thải đó là vấn đề cơ bản thứ hai mà mọi cơ quan phải xử lý. Giản đồ này thể hiện hệ mạch bạch huyết dần dần phát triển để đáp ứng nhu cầu. Đó là hệ thống mạch song song thứ hai phát triển khắp cơ thể. Nó mang protein và chất thải khác qua các khoảng trống giữa các tế bào, thu nhặt rồi bơm chúng vào máu để thải đi. Nhưng nếu xem thật kĩ giản đồ này, bạn sẽ thấy một vài điều không hợp lý. Nếu chúng ta phóng to đầu chàng trai, một trong những thứ, bạn sẽ thấy ở đó là chẳng có mạch bạch huyết nào ở não cả. Nhưng nó không có nghĩa gì nhiều, phải không? ý tôi là, não là một cơ quan hoạt động cô đặc tạo ra lượng lớn chất thải cần được làm sạch hiệu quả. Vì vậy, nó thiếu các mạch bạch huyết, nghĩa là phương pháp mà phần còn lại cơ thể sử dụng để làm sạch chất thải không áp dụng cho não bộ. Vậy não làm thế nào để giải quyết vấn đề làm sạch chất thải của mình? Ồ, đó có vẻ như một câu hỏi đơn giản khi mới tham gia vào câu chuyện cái mà ta tìm thấy cũng như cái mà ta để trong não, dưới tất cả các nơ ron và mao mạch, đó là cách giải quyết của bộ não, đối với vấn đề dọn sạch chất thải, thật không thể ngờ. thật khác lạ, nhưng cũng thật là đẹp. Tôi sẽ nói bạn biết phát hiện của chúng tôi. Vì bộ não có một cái bể lớn chứa đầy dịch sạch gọi là tủy não. Chúng tôi gọi chúng là CSF. CSF lấp đầy các khoảng trống xung quanh não và chất thải từ trong não theo các hướng ra, nhập vào CSF bị thải ra, cùng chất bẩn, vào máu. Nghe giống hệ bạch huyết, đúng không? Nhưng thú vị là chất dịch và chất thải từ trong não bộ, sẽ không thấm một cách tùy tiện tới bể CSF. Thay vào đó, sẽ có một hệ thống bơm chuyên tổ chức và hiện thực quá trình này. Các bạn có thể xem trong các video sau. Đây, chúng ta lại xem não của một con chuột sống Khung ảnh ở phía bên trái thể hiện điều đang diễn ra trong bề mặt vỏ não, và khung hình bên phái chỉ ra điều đang diễn ra dưới bề mặt vỏ não trong các mao mạch. Chúng tôi đánh dấu các mao mạch màu đỏ, và hệ thống CSF xung quanh não màu xanh. Nào, giờ cái khiến ta ngạc nhiên là chất dịch ở ngoài bộ não, không nằm hoài ở ngoài. Thay vào đó, CSF được bơm ngược vào trong qua bộ não đi liền bên ngoài các mao mạch ngoài, và chảy vào trong não bộ đi bên ngoài xung quanh các mạch, giúp làm sạch rửa sạch các chất thải từ khoảng trống giữa các tế bào não. Nếu bạn nghĩ về nó, sử dụng phía ngoài của các mao mạch như vậy thực sự là một cách giải quyết rất sáng tạo, thông minh bởi vì bộ não bị đóng chặt trong một hộp sọ rắn chắc và chứa đầy tế bào, vậy nên không có thêm nhiều khoảng trống cho một hệ thống mạch thứ hai như mạch bạch huyết. Mao mạch, chúng sẽ mở rộng từ bề mặt não cho tới mọi tế bào đơn nhất trong não điều đó có nghĩa là những chất dịch chuyển hóa ở phía ngoài các mạch có thể dễ dàng tiếp cận vùng não bộ, vậy nên, đó thực sự là một cách hay để tái sử dụng hệ mao mạch, mạch máu, chiếm lấy và thay thế chức năng ở hệ thống mạch thứ hai, hệ bạch huyết, giúp bạn không cần thêm nó nữa. Tuyệt vời là không một cơ quan nào khác có thể sử dụng cách đó để làm sạch chất thải từ giữa các tế bào. Đây là một cách giải quyết hoàn toàn dành riêng cho bộ não. Tuy nhiên, khám phá gây bất ngờ nhất trong tất cả những điều mà tôi vừa nói với các bạn, với tất cả các chất dịch chảy trong não bộ, điều đó chỉ xảy ra khi bộ não đang ngủ. Đây, video bên trái chỉ ra bao nhiêu CSF chuyển dịch qua não một con chuột sống khi nó thức. Gần như chẳng có gì. Cùng một loài vật đó, nếu đợi tới lúc nó ngủ, cái mà chúng ta thấy đó là CSF đang vội chảy qua vỏ não, cùng lúc đó, chúng tôi khám phá ra rằng khi bộ não đi ngủ, các tế bào não tự thu hẹp lại, mở thêm khoảng trống, cho phép chất dịch chảy qua và chất thải được làm sạch. Vậy có vẻ như Galen đã phần nào đúng khi viết về dòng dịch chảy mạnh trong não bộ khi ta đi ngủ. Nghiên cứu của chúng tôi, 2000 năm sau, gợi ý rằng khi bộ não thức và ở lúc bận rộn nhất, nó trì hoãn việc tẩy sạch chất thải từ khoảng giữa các tế bào, khi não đi ngủ và không phải bận rộn nữa, nó chuyển sang chế độ làm sạch để loại bỏ chất thải giữa các tế bào, được tích tụ trong suốt cả ngày. Nó thực sự giống như kiểu bạn hay tôi chất chồng cả đống việc nhà trong tuần làm việc khi ta không có thời gian để xử lý, rồi chờ đến ngày cuối tuần để dọn dẹp. Tôi vừa mới nói rất nhiều về việc làm sạch chất thải, nhưng vẫn chưa đi vào chi tiết các loại chất thải mà bộ não cần làm sạch khi ta ngủ để giữa gìn sức khỏe. Sản phầm thải mà các nghiên cứu gần đây quan tâm nhất là amyloid-beta một loại protein được não tiết ra liên tục. Não tôi đang tạo ra amyloid-beta và não của các bạn cũng vậy. Nhưng ở bệnh nhân Alzheimer, amyloid-beta tăng nhiều và tập trung ở các khoảng trống giữa các tế bào não, thay vì được làm sạch chúng bị giữa lại, và việc gia tăng amyloid-beta được xem như một bước quan trọng của sự phát triển một căn bệnh khủng khiếp. Chúng tôi tính tốc độ amyloid được dọn từ não khi nó còn thức so với khi đang ngủ, và nhận ra rằng, việc dọn sạch amyloid-beta nhanh hơn rất nhiểu khi não ngủ. Do đó ngủ, là một phần giải pháp của bộ não để giải quyết vấn đề chất thải, và điều này có thể làm thay đổi cách ta nghĩ về mối quan hệ giữa ngủ, amyloid-beta, và chứng Alzheimer. Một loạt các nghiên cứu lâm sàng gần đây chỉ ra rằng ở các bệnh nhân chưa phát triển Alzheimer, giấc ngủ kém chất và thời lượng có liên quan với lượng gia tăng Amyloid-beta ở não, và mặc dù nghiên cứu không chứng minh việc thiếu ngủ và ngủ kém lượng gây nên chứng Alzheimer, chúng lại đề cập đến sự thất bại của não trong việc dọn sạch nhà thông qua việc dọn sạch Amyloid-beta có thể góp phần làm cho Alzheimer phát triển. Nghiên cứu mới này nói với ta rằng thứ duy nhất mà các bạn đã biết về giấc ngủ, thậm chí, cả Galen cũng hiểu về giấc ngủ, liên quan tới việc làm tươi mới đầu óc. có thể là một phần lớn ý nghĩa của việc ngủ. Thấy đó, bạn và tôi, chúng ta đi ngủ hằng đêm nhưng bộ não chúng ta, thì không bao giờ nghỉ. Trong khi cơ thể và đầu óc còn đang đi dạo đâu đó trong giấc mơ, hệ vận động của não bộ vẫn đang thầm lặng làm sạch và duy trì một cỗ máy hết sức phức tạp. Giống như việc nhà, một công việc chẳng thú vị và thoải mái, nhưng lại hết sức quan trọng. Nếu bạn dừng dọn dẹp bếp núc trong một tháng, nhà bạn sẽ trở nên không thể ở được nhanh thôi. Nhưng ở trong não bộ, kết quả sau đó có thể tệ hại hơn là sự xấu hổ của tình trạng bẩn thỉu, bởi làm sạch bộ não là một chức năng tốt cho sức khỏe và nhiệm vụ của trí óc và cơ thể đang trong tình trạng xấu đó là lí do tại sao việc hiểu công việc dọn dẹp cơ bản của bộ não hôm nay có thể trở nên tối quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa trị những căn bệnh về trí óc ngày mai. Xin cám ơn. ( Vỗ tay) Đây là tôi năm lên bảy. Và đây cũng là tôi. ( Vỗ tay cỗ vũ ) Đứng ở đây, tại trại tị nạn Kakuma, mang đến cho tôi thật nhiều cảm xúc. Đây là nơi tôi được sinh ra và trải qua bảy năm đầu tiên trong cuộc đời. Tôi nghĩ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe thấy tôi được dạy dỗ một cách tuyệt vời ở Kakuma. Nhưng tôi đã hạnh phúc, thông minh, có những người bạn và trên tất cả, tôi có hy vọng về tương lai tươi sáng. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi không gặp trở ngại. Ý tôi là, vẫn có những chật vật. Tôi thỉnh thoảng bị sốt rét và luôn không biết rằng bữa ăn của chúng tôi tới từ đâu. Nhưng tinh thần cộng đồng luôn có ở Kakuma và niềm tự hào mà con người ở đây có đơn giản là khó thể so sánh. Khi còn nhỏ, tôi nhớ những xung đột nổ ra. Điều thường xảy ra khi người ta có những xuất phát điểm khác nhau bất đồng ngôn ngữ. Cuối cùng, Swahili -- ngôn ngữ chính ở đây -- trở thành điểm chung. Tôi làm bạn với đám trẻ ở trại và thậm chí, bắt đầu bắt chước văn hóa của chúng, ăn mừng các ngày lễ như Giáng sinh dù tôi theo đạo Hồi. Những trẻ khác cũng chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của tôi, thỉnh thoảng, còn cầu nguyện bên cạnh tôi. Với trẻ em, điều đó thật dễ dàng, chúng đến với nhau, trộn lẫn đức tin và hình thành môi trường đa văn hóa độc đáo. Tên tôi là Halima Aden và tôi là người da den, theo đạo Hồi, một người Somali-Mỹ đến từ Kenya. ( Vỗ tay) Một số người gọi tôi là người tiên phong -- Tôi là người Hồi giáo đầu tiên là nữ hoàng trường trung học, sinh viên Somali đầu tiên và là phụ nữ đầu tiên mặc hijab (khăn trùm đầu) ở nhiều nơi, như cuộc thi sắc đẹp Miss Minnesota Mỹ, sàn diễn của Milan và tuần lễ thời trang New York, thậm chí là trên trang bìa lịch sử của "Vogue" Anh. Như các bạn thấy, tôi không sợ là người đầu tiên, mạo hiểm và cố gắng thay đổi, bởi đó là điều mà thiểu số thường làm. Sử dụng chính mình để tạo ra thay đổi và là đại diện cho sức mạnh của sự đa dạng. Giờ đây, tôi dùng thân thế đó để truyền bá thông điệp của sự chấp nhận. Nhưng nó chưa bao giờ là dễ dàng. Khi lần đầu đến Mỹ, ở tại Missouri, tôi nhớ đã hỏi mẹ mình: "Đây thật là Mỹ hả mẹ? ". Có những thứ giống nhau đến đáng buồn, như tiếng xả súng vào đêm và những con đường trong thật nghèo nàn. Nhưng cũng có những thứ khác biệt. Như là khi vào lớp một, tôi để ý cách trẻ con chơi theo nhóm. Ở Mỹ, ta gọi là "bè lũ". Ở đây, tất cả chơi cùng nhau. Giới tính không quan trọng, chủng tộc càng không. Tôi nhớ đã từng tự hỏi: "Tại sao họ không hiểu Swahili? Swahili là thứ tiếng mang mọi người lại gần nhau". Tồi tệ hơn là trường tôi học không có chương trình bổ túc Tiếng Anh. Thế nên, mỗi ngày, tôi thức dậy, đến trường, ngồi vào ghế và chẳng học được gì. Đó là lúc tôi mất hy vọng và không muốn gì hơn là quay lại Kakuma, trại tị nạn. Mẹ tôi biết được có nhiều người Somali ở thị trấn nhỏ ở Minnesota. Khi lên tám, chúng tôi chuyển đến Minnesota. Cuộc sống tôi thay đổi khi gặp các bạn học cũng nói tiếng Somali, nhập học vào trường có chương trình bổ túc Tiếng Anh và gặp những giáo viên đã hết lòng giúp đỡ, ở lại sau giờ học và giờ nghỉ trưa, tận tình giúp tôi bắt kịp với lớp. Việc là trẻ tị nạn đã dạy tôi rằng người ta có thể tước đi của bạn mọi thứ: thức ăn, nơi nương tựa, nước sạch, kẻ cả tình bạn, nhưng một thứ không ai có thể tước khỏi bạn đó là kiến thức. Tôi xem việc học là hàng đầu và sớm nổi trội trong lớp. Càng lớn, tôi càng ý thức về người khác và cách họ nhìn nhận chủng tộc và thân thế của tôi. Cụ thể, khi tôi bắt đầu đội hijab - khăn trùm đầu. Khi lần đầu mặc nó, tôi rất thích thú. Tôi nhớ mình luôn hâm mộ mẹ và muốn được đẹp như bà. Nhưng khi vào cấp hai, các học sinh bắt đầu trêu chọc tôi về việc không có tóc, để chứng minh chúng sai tôi cho chúng xem tóc -- điều đó đi ngược với đức tin nhưng tôi bị áp lực phải làm thế, Tôi rất muốn được hòa nhập vào thời điểm đó. Khi tôi phản ánh chủng tộc, tôn giáo, danh tính, rất nhiều kỷ niệm đau đớn trở lại. Sẽ dễ dàng nếu tôi đổ lỗi cho người từ nền văn hóa khác vì đã xát muối vào nỗi đau, nhưng khi nghĩ sâu hơn, tôi nhận ra những sự kiện có ảnh hưởng, tích cực và đã thay đổi cuộc đời tôi là nhờ họ. Đó là lúc tôi quyết định bước ra khỏi vòng an toàn và tham gia trong một cuộc thi mặc hijab và burkini. Tôi cho đó là cơ hội để đại diện cho những phụ nữ như tôi, cũng bị xem là mờ nhạt. Và dù không đoạt vương miện, trải nghiệm đó đã mở ra cho tôi nhiều thứ. Tôi đã nhận được email và tin nhắn từ phụ nữ ở khắp nơi. nói rằng tôi đã truyền cảm hứng cho họ sống đúng với chính mình. Những cái "đầu tiên" khác tiếp tục đến. Tôi được mời đến New York thông qua Carine để chụp hình cho tạp chí. Đó là lúc tôi trở thành người mẫu mặc hijab đầu tiên và trong năm đầu, tôi lên hình trên chín bìa tạp chí. Như một cơn lốc. Nhưng với tất cả những thành công đó, có một điều vẫn không đổi - ý nghĩ rằng điều này có thể mang tôi trở lại Kakuma, nơi tôi gọi là nhà. Tháng trước, điều không tưởng đã xảy ra với tôi. Tôi đang chụp hình ở ở New York, thì gặp người mẫu Adut Akech, người sinh ra ở Kakuma. Cuộc gặp gỡ đó là định nghĩa của hy vọng. Ý tôi là, hãy tưởng tượng hai bé gái được sinh ở cùng trại tị nạn, lần đầu tiên, cùng nhau lên trên trang bìa "Vogue" của Anh. ( Vỗ tay và cỗ vũ ) Tôi đã được vinh hạnh đồng hành cùng UNICEF, sớm biết những điều họ làm cho trẻ em kém may mắn. Và tôi muốn các bạn nhớ rằng dù có thể là trẻ tị nạn, nhưng chúng vẫn là trẻ con. Chúng xứng đáng được hy vọng, ước mơ -- và thành công. Và chính tại đây, trại tị nạn Kakuma, một nơi đầy hy vọng, câu chuyện của tôi bắt đầu. Xin cảm ơn ( Vỗ tay) Tôi có cảm giác mọi người đều đồng ý rằng chúng ta đang tiến tới một hình mẫu mới của đất nước và xã hội. Nhưng, chúng ta hoàn toàn không biết nó sẽ như thế nào hoặc nên như thế nào. Có vẻ như, cần phải có một cuộc đàm thoại về dân chủ trong thời đại này. Hãy nhìn nhận nó theo cách này: Chúng ta là công dân thế kỉ 21, đang cố hết sức để có thể tương tác với những cơ quan được thiết kế từ thế kỉ 19 dựa trên nền công nghệ thông tin của thế kỉ 15. Hãy nhìn vào một số đặc điểm của hệ thống này. Trước hết, nó được thiết kế cho một nền công nghệ thông tin đã hơn 500 năm tuổi. Và hệ thống khả thi nhất được thiết kế cho nó là hệ thống nơi thiểu số đưa ra các quyết định hàng ngày nhân danh đa số. Và số đông bầu chọn vài năm một lần. Thứ hai, chi phí để tham gia vào hệ thống này là cực kì lớn. Bạn hoặc phải có một số tiền và tầm ảnh hưởng nhất định, hoặc phải dành cả đời cho sự nghiệp chính trị. Bạn phải trở thành đảng viên leo từ từ lên các cấp bậc đến một ngày nào đó bạn có thể ngồi vào bàn họp để đưa ra các quyết định. Và cuối cùng là, ngôn ngữ của hệ thống này thì cực kì khó hiểu. Nó được tạo ra vì các luật sư, bởi các luật sư và không ai khác có thể hiểu nó. Đó là một hệ thống mà chúng ta có thể bầu chọn chính quyền, nhưng lại hoàn toàn không biết cách những người lãnh đạo ra quyết định. Vậy nên, một ngày khi nền công nghệ thông tin mới cho phép chúng ta tham gia bất cứ buổi thảo luận nào trên toàn cầu, những rào cản thông tin sẽ ít đi, và chúng ta có thể, hơn bao giờ hết, bày tỏ những mong muốn và quan tâm của mình. Hệ thống chính quyền của chúng ta vẫn như thế trong suốt 200 năm qua và nó muốn ta bằng lòng là những người tiếp nhận thụ động của một vở độc thoại. Do đó, không hề ngạc nhiên khi kiểu hệ thống này chỉ có thể tạo nên hai hệ quả: sự im lặng hoặc sự ầm ĩ. Sự im lặng của những người không liên quan đơn giản là không muốn tham gia. Có một quan điểm chung mà tôi thật sự không thích, rằng chúng ta, những công dân, bản chất là lãnh đạm. Rằng chúng ta lảng tránh sự ràng buộc. Nhưng, liệu bạn có thể đổ lỗi cho ta việc không nắm lấy cơ hội đi đến trung tâm thành phố vào giữa ngày làm việc để tham gia một buổi nói chuyện không một chút gì liên quan? Mâu thuẫn được tạo ra giữa một hệ thống không còn hữu dụng hay có khả năng đàm thoại và công dân ngày càng quen với việc đại diện cho chính mình. Rồi ồn ào nổi lên: Chile, Argentina, Brazil, Mexico, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ, họ đều là nước dân chủ. Công dân tại đây được tiếp cận hộp phiếu bầu. Nhưng họ vẫn cảm thấy chưa đủ, họ cần xuống đường để tiếng nói của mỉnh được lắng nghe. Đối với tôi, nó giống với châm ngôn của thế kỉ 18, nền móng cho sự chuyển đổi của hệ thống dân chủ hiện đại: "Không đánh thuế nếu không có sự đại diện", có thể nâng cấp lên thành: "Không có đại diện mà không có đối thoại". Chúng ta muốn có ghế ở bàn đàm phán Và đúng như vậy. Nhưng để là một phần của cuộc đối thoại, chúng ta cần biết mình muốn làm gì tiếp, bởi những hành động chính trị có thể chuyển từ kích động sang xây dựng. Thế hệ của tôi đã cực kì giỏi trong việc sử dụng mạng kết nối và công nghệ mới để tổ chức các cuộc biểu tình, có thể thành công tác động đến những vấn đề nghị sự, ngăn cản những bộ luật tệ hại, thậm chí đạp đổ chính quyền độc tài. Và chúng ta nên tự hào về điều đó. Nhưng, cũng phải thừa nhận rằng chúng ta không thực sự giỏi trong việc sử dụng chúng để thể hiện thành công những gì chúng ta đang nhìn thấy và tìm kiếm sự đồng thuận và dựng xây đồng minh để biến điều đó thành sự thật. Và những mối nguy mà ta cần đối mặt là tạo ra một lực hút sức mạnh to lớn để nhanh chóng thu hút những quyền lực chân lý, như quân đội hay những tổ chức tích cực tận tụy thường vô cùng cực đoan. Nhưng nền dân chủ của chúng ta không chỉ là về vấn đề bầu cử vài năm một lần, Cũng không về vấn đề khiến triệu người đổ ra đường. Vậy nên, câu hỏi mà tôi muốn đặt ra ở đây, và tin rằng đó là câu hỏi quan trọng nhất cần được trả lời, đó là: Nếu Internet là nền báo chí mới, đâu là nền dân chủ cho thời kì Internet? Cơ quan nào cần được xây dựng cho xã hội thế kỉ 21? Tôi không có câu trả lời, trường hợp này, Tôi nghĩ mọi người cũng vậy. Nhưng tôi tin rằng chúng ta không thể lảng tránh câu hỏi này thêm nữa. Vậy nên tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và những gì học được với hi vọng đóng góp một phần rất nhỏ cho buổi nói chuyện này. Hai năm trước, cùng một nhóm bạn từ Argentina, chúng tôi nghĩ: "Làm thế nào để đại diện của chúng ta, những đại diện được tuyển chọn, sẽ đại diện cho tất cả chúng ta?" Marshall McLuhan từng nói chính trị đang giải quyết những vấn đề hôm nay bằng những công cụ của hôm qua. Vậy nên, câu hỏi thôi thúc chúng tôi là, liệu có thể thử giải quyết một vài vấn đề của hôm nay bằng những phương pháp mà ta sử dụng hàng ngày? Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là thiết kế và phát triển một mảng phần mềm gọi là DemocracyOS. DemocracyOS là một mã nguồn mở được thiết kế để trở thành cầu nối giữa người dân và những đại diện được tuyển chọn giúp chúng ta dễ dàng tham gia trong cuộc sống thường ngày. Đầu tiên, bạn cần nắm bắt thông tin về những dự thảo mới được đưa ra tại Quốc Hội ngay lập tức được diễn giải và giải thích bằng ngôn ngữ đại chúng. Nhưng chúng ta đều biết thay đổi xã hội không chỉ bắt đầu từ việc biết nhiều hơn thông tin mà còn là làm gì với nó nữa. Việc truy cập thông tin tốt hơn sẽ dẫn đến thảo luận về điều cần làm tiếp theo và DemocracyOS cho phép điều đó. Bởi chúng tôi tin rằng nền dân chủ không chỉ là vấn đề tồn đọng những ưu tiên, chồng chất, mà những cuộc tranh luận công khai lành mạnh nên, một lần nữa, trở thành một trong những giá trị thiết yếu. DemocracyOS là về thuyết phục và bị thuyết phục, để đạt đến sự đồng thuận cũng như là tìm ra cách tối ưu để cân bằng những bất đồng. Và cuối cùng, bạn có thể bầu chọn việc bạn muốn đại diện được tuyển chọn sẽ bầu chọn như thế nào. Và nếu không thoải mái khi bầu chọn về một vấn đề nào đó, bạn luôn có thể ủy thác phiếu bầu cho ai đó, góp phần vào sự lãnh đạo xã hội sôi nổi và phát triển. Mọi thứ bỗng trở nên dễ dàng khi so sánh những kết quả này với cách các đại diện của chúng ta bỏ phiếu trong Quốc hội. Cũng trở nên rõ ràng rằng công nghệ không phải làm trò gian trá. Điều chúng ta cần làm là tìm những diễn viên có kiến thức xã hội rộng rãi và sử dụng chúng để tạo nên các quyết định đúng đắn và công bằng hơn. Vì thế, chúng tôi tiếp cận các đảng chính trị truyền thống và cung cấp cho họ DemocracyOS. Chúng tôi nói: "Nhìn này, chúng tôi có một nền tảng để xây dựng đối thoại hai chiều với các cử tri." Và chúng tôi thất bại. Chúng tôi đã thất bại thảm hại. Chúng tôi hành động như mấy đứa trẻ. Chưa kể, chúng tôi bị gọi là ngây thơ. Thành thật mà nói, dù muộn màng, tôi nghĩ đúng là như vậy. Bởi thử thách mà chúng tôi đối mặt, không phải tính kĩ thuật, mà là về văn hóa. Các đảng chính trị không bao giờ sẵn lòng thay đổi cách họ đưa ra quyết định. Nên khá rõ ràng rằng nếu muốn tiến xa hơn với ý tưởng này chúng tôi phải tự làm lấy. Do đó, với chút niềm tin liều lĩnh, vào tháng Tám năm ngoái, chúng tôi đã thành lập một đảng chính trị của riêng mình. El Partido de la Red, hay Net Party, ở thành phố Buenos Aires. Và thậm chí liều lĩnh hơn, chúng tôi đã ứng cử tháng 10 năm ngoái, với quan điểm: Nếu chúng tôi muốn một ghế trong Quốc hội, ứng cử viên đại diện của chúng tôi luôn luôn bỏ phiếu theo những gì mà người dân quyết định trên DemocracyOS. Mỗi một kế hoạch được đưa ra tại Quốc hội chúng tôi đều bầu chọn theo những gì người dân quyết định trên nền tảng này. Đó là cách chúng tôi đột nhập vào hệ thống chính trị. Chúng tôi hiểu nếu muốn trở thành một phần của cuộc đối thoại, có một ghế tại bàn đàm phán, chúng tôi cần trở thành những bên liên quan có giá trị, và cách duy nhất để làm là làm theo những qui định. Nhưng chúng tôi đột nhập với ý nghĩ rằng chúng tôi đang thay đổi cách mà đảng chính trị ra quyết định. Lần đầu tiên, chúng tôi tạo nên những quyết định cùng với những người cũng bị ác quyết định đó ảnh hưởng trực tiếp như chúng tôi, Đó là một bước đi táo bạo cho một đảng 2 tháng tuổi ở thành phố Buenos Aires. Nhưng nó đã gây được sự chú ý. Chúng tôi nhận 22000 phiếu bầu, chiếm 1.2% và về nhì tại cuộc bầu chọn địa phương. Dù không đủ để giành được một ghế ở Quốc hội, chúng tôi vẫn có thể trở thành một phần của buổi đối thoại, cho đến tháng sau đó, Quốc hội, một cơ quan, phát hành lần đầu tiên trong lịch sử Argentina, một DemocracyOS để thảo luận, với người dân, ba điều luật: hai điều về giao thông thành thị và một về quyền sử dụng không gian công cộng. Tất nhiên, những đại diện được chọn của chúng tôi không nói rằng: "Đúng, chúng tôi sẽ bầu theo những gì người dân quyết định," nhưng chúng tôi sẵn lòng thử. Họ luôn sẵn lòng mở ra những không gian mới để cam kết với nhân dân và hi vọng họ cũng sẽ sẵn lòng lắng nghe. Hệ thống chính trị của chúng ta có thể được chuyển đổi, và không phải bằng cách lật đổ, phá hủy nó, mà sửa lại với công cụ mà Internet mang tới cho chúng ta. Nhưng thử thách thật sự là tìm kiếm, thiết kế tạo ra, củng cố những kết nối đó đổi mới, biến đổi sự ầm ĩ và im lặng thành dấu hiệu và cuối cùng mang nền dân chủ đến thế kỉ 21. Tôi không cho rằng điều này là dễ dàng. Nhưng với kinh nghiệm của mình, chúng ta thật sự có cơ hội biến nó thành hiện thực. Và trong lòng tôi, đó thật sự đáng để thử. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Cám ơn Tôi sống ở Washington, D.C. nhưng lớn lên ở Sindhekela, một ngôi làng ở Orissa, Ấn Độ. Cha tôi là nhân viên chính phủ. Mẹ tôi, tuy không biết đọc viết, nhưng bà thường nói với tôi: "Một nhà vua chỉ được tôn thờ trong vương quốc của ông ta. Một nhà thơ được tôn thờ ở khắp nơi." Vì thế, tôi muốn thành nhà thơ khi trưởng thành. Nhưng tôi suýt nữa đã không được học đại học. cho đến khi nhận được hỗ trợ tài chính từ cô tôi. Tôi đi học ở Sambalpur, thị trấn lớn nhất của vùng, nơi mà vào đến đại học rồi, tôi mới lần đầu nhìn thấy ti vi Tôi mơ được đến Mỹ để học cao học. Khi cơ hội đến, tôi vượt hai đại dương với số tiền mượn để mua vé máy bay và một tờ 20 đô trong túi. Ở Mỹ, tôi vừa làm bán thời gian ở một trung tâm nghiên cứu, vừa học các lớp cao học chuyên ngành kinh tế Với chút tiền kiếm được, một khoản, tôi tự chi trả cho bản thân và rồi gửi một khoản về cho em trai và bố. Câu chuyện của tôi không phải là duy nhất. Mỗi năm, có hàng triệu người di cư. Với sự giúp đỡ của gia đình, họ vượt đại dương họ băng qua sa mạc, sông suối, núi đồi. Họ liều mạng để thực hiện giấc mơ, và giấc mơ đó đơn giản là có một công việc tử tế ở đâu đó để có thể gửi tiền về nhà và giúp đỡ gia đình mình, những người đã giúp đỡ họ trước đó. Có khoảng 232 triệu người di cư trên toàn thế giới. Những người này sống ở đất nước không phải đất nước nơi họ đã sinh ra. Nếu những người di cư quốc tế tập hợp lại thành một đất nước, dân số nước đó sẽ lớn hơn cả Brazil. Đất nước đó sẽ có nền kinh tế lớn hơn cả Pháp. Khoảng 180 triệu người di cư quốc tế đến từ những nước nghèo và họ thường xuyên gửi tiền về nhà. Những khoản tiền đó được gọi là kiều hối. Sau đây là một thông tin có thể làm bạn bất ngờ: 413 tỉ Đô la là khoản kiều hối được gửi năm ngoái từ những người di cư về những nước đang phát triển. Người di cư đến từ những nước đang phát triển gửi tiền về những nước đang phát triển 413 tỷ Đô la. Một con số ấn tượng vì nó gấp 3 lần tổng số tiền viện trợ phát triển. Nhưng, các bạn và tôi, đồng nghiệp của tôi ở Washington, không ngừng tranh luận, thảo luận về viện trợ phát triển, trong khi lại bỏ qua kiếu hồi như một khoản tiền nhỏ lẻ. Đúng! Trung bình một người gửi về khoảng 200 Đô la mỗi tháng. Nhưng nếu được lặp lại hàng tháng, bởi hàng triệu người, những khoản tiền này có thể hình thành những dòng chảy ngoại tệ. Ấn Độ, năm qua, nhận được 72 tỉ Đô la kiều hối, nhiều hơn cả chỉ số xuất khẩu công nghệ thông tin. Ở Ai Cập, kiều hối nhiều gấp ba lần doanh thu từ kênh đào Suez. Tajikistan, kiều hối chiếm 42% GDP/ Và ở những nước nghèo hơn, nhỏ hơn, bất ổn, các nước bị ảnh hưởng xung đột, kiều hối là cứu sinh, như trường hợp của Somalia hay Haiti. Không ngạc nhiên khi dòng chảy kiều hối có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đến người nghèo. Kiều hối không phải như tiền đầu tư cá nhân, chúng không quay ngược trở lại khi một đất nước có dấu hiệu bất ổn. Chúng như một dạng bảo hiểm. Khi gia đình gặp vấn đề, phải đối mặt với khó khăn, kiều hối tăng lên, hoạt động như bảo hiểm. Người di cư sẽ gửi về nhiều tiền hơn. Không như tiền viện trợ phát triển luôn phải thông qua các cơ quan chính quyền, nhà nước, kiều hối được đưa trực tiếp đến người nghèo, đến gia đình, và thường kèm theo lời tư vấn kinh doanh. Chẳng hạn ở Nepal, tỉ lệ người nghèo chiếm đến 42% vào năm 1995. Đến 2005, một thập kỉ sau đó, tỉ lệ người nghèo dựa trên dân số, thời kì khủng hoảng chính trị - kinh tế, giảm xuống còn 31%. Phần lớn trong số đó một nửa sự sụt giảm, được tin là nhờ có kiều hối đến từ Ấn Độ, một đất nước nghèo khác. Ở El Salvador, những gia đình nhận được kiều hối có tỉ lệ trẻ em bỏ học thấp hơn. Ở Mexico và Sri Lanka, cân nặng lúc sinh của trẻ em cao hơn ở những gia đình nhận được kiều hối. Kiều hối là những đồng tiền được bọc trong sự quan tâm. Người di cư gửi tiền về nhà để mua thứ ăn, nhu yếu phẩm, để xây nhà, để hỗ trợ giáo dục, để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người già, để đầu tư kinh doanh cho bạn bè và gia đình. Người di cư còn gửi nhiều tiền về nhà hơn vào những dịp đặc biệt như phẫu thuật hay đám cưới. Và người di cư cũng gửi tiền, có thể là nhiều lần, cho những tang lễ đột ngột mà họ không thể tham dự. Bên cạnh nhiều điều tốt đẹp mà kiều hối mang lại, còn có những rào chắn ngăn cản sự lưu chuyển này, những lưu chuyển trị giá 400 tỉ Đô la. Hầu hết các rào cản này là chi phí cắt cổ của việc gửi tiền về nhà. Những công ty chuyển tiền định mức phí để bóc lột người nghèo. Họ sẽ nói: Nếu muốn gửi tối đa là 500 Đô la, chúng tôi sẽ tính bạn phí cố định là 30 Đô la một lần gửi. Nếu bạn nghèo và chỉ có 200 Đô la để gửi, bạn phải trả 30 Đô la phí. Chi phí trung bình toàn cầu của việc gửi tiền là 8%. Nghĩa là nếu bạn gửi về 100 Đô la, gia đình bạn sẽ chỉ nhận được 92 Đô. Để gửi tiền về Châu Phi, chi phí còn đắt hơn nhiều: 12% Gửi tiền trong phạm vi Châu Phi còn đắt hơn: hơn 20%. Ví dụ bạn gửi tiền từ Benin đến Nigeria. Và rồi trường hợp của Venezuela, vì có sự kiểm soát ngoại hối, bạn gửi đi 100 Đô la và nếu gia đình bạn nhận được đến 10 Đô nghĩa là bạn đã rất may mắn rồi. Dĩ nhiên, không ai gửi tiền đến Venezuela bằng cách thức hợp pháp. Tiền sẽ luôn được bỏ vào vali. Nơi nào chi phí cao, tiền sẽ đi bằng cửa ngầm. Điều tệ hơn là rất nhiều nước đang phát triển phát lệnh cấm gửi tiền ra khỏi đất nước. Rất nhiều nước giàu cũng phát lệnh cấm gửi tiền đến một số nơi nhất định. Thế thì, có phải là không có cách nào, không còn lựa chọn nào tốt hơn, rẻ hơn, để gửi tiền? Có chứ. M-Pesa ở Kenya cho phép người ta gửi và nhận tiền với mức phí cố định chỉ 60 cent cho mỗi lần giao dịch. Liên đoàn Hoa Kỳ lập nên một chương trình với Mexico cho phép các công ty dịch vụ tiền gửi gửi tiền đến Mexico với chi phí cố định chỉ 67 cent cho mỗi giao dịch. Thế nhưng, những lựa chọn nhanh hơn, rẻ hơn như thế này không thể được áp dụng toàn cầu vì vấn nạn rửa tiền, cho dù có rất ít dữ liệu chứng minh liên hệ giữa vấn nạn rửa tiền và giao dịch kiều hối. Hiện nay, nhiều ngân hàng quốc tế rất thận trọng lưu trữ tài khoản ngân hàng của những doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ, đặc biệt là những doanh nghiệp giao dịch với Somalia. Somalia, một đất nước mà thu nhập bình quân chỉ 250 Đô la mỗi năm. Bình quân kiều hối hàng tháng đến Somalia lớn hơn khoản thu nhập bình quân đấy. Kiều hối là huyết mạch của Somalia. Thế mà, đây là một ví dụ của việc một bên cung cấp rất nhiều viện trợ, trong khi bên còn lại đang cắt đi huyết mạch kinh tế đó thông qua các quy định. Rồi trường hợp của những người ở làng nghèo, như tôi. Tại đó, nơi duy nhất mà bạn có thể được nhận tiền là bưu điện. Hầu hết chính phủ trên thế giới đã cho phép các bưu điện hình thành quan hệ đối tác độc quyền với các công ty chuyển tiền. Cho nên, nếu muốn chuyển tiền cho bố tôi ở làng, tôi phải gửi tiền qua một công ty chuyển tiền nhất định, dù chi phí rất cao. Tôi không thể sử dụng cách thức rẻ hơn. Cần phải dừng ngay điều này lại. Vậy thì các tổ chức quốc tế, các doanh nhân xã hội có thể làm gì để giảm chi phí gửi tiền về nhà? Thứ nhất, nới lỏng quy định cho các khoản kiều hối nhỏ, dưới 1.000 Đô la. Chính phủ phải nhận ra rằng các khoản kiếu hồi nhỏ không phải là rửa tiền. Thứ hai, bãi bỏ quan hệ đối tác độc quyền giữa các bưu điện và các công ty chuyển tiền. Cũng vấn đề đấy, giữa bưu điện và bất kì hệ thống ngân hàng quốc gia nào có một mạng lưới rộng lớn phục vụ người nghèo. Thay vào đó, nên khuyến khích cạnh tranh, mở rộng quan hệ đối tác để có thể hạ thấp chi phí như chúng ta đã làm, như cách họ đã làm trong ngành công nghiệp viễn thông. Bạn đã thấy điều gì đã xảy ra. Thứ 3, các tổ chức từ thiện phi lợi nhuận lớn nên tạo ra nền tảng kiều hối trên cơ sở phi lợi nhuận phục vụ cho các công ty chuyển tiền để họ có thể gửi tiền về với chi phí thấp mà vẫn tuân thủ các quy định phức tạp trên thế giới. Các cộng đồng phát triển nên đặt mục tiêu trong việc cắt giảm phí kiều hối từ 8% xuống còn 1%. Nếu giảm chi phí xuống còn 1%, nó sẽ nhả ra một khoản tiết kiệm là 30 tỉ Đô la mỗi năm. 30 tỉ Đô la, số tiền này lớn hơn toàn bộ ngân sách viện trợ song phương hàng năm đến Châu Phi. Lớn hơn, hoặc gần bằng toàn bộ ngân sách viện trợ của chính phủ Mỹ, nhà viện trợ lớn nhất trên hành tinh. Thật ra, khoản tiết kiệm này còn lớn hơn 30 tỉ Đô la vì kiều hối cũng được sử dụng cho mục đích viện trợ, thương mại, đầu tư. Một cản trở khác cho sự lưu chuyển kiều hối đến các gia đình là chi phí cò mồi cắt cổ và phi pháp trong tuyển dụng, chi phí mà người di cư phải trả cho những người giúp họ kiếm việc. Tôi từng đến Dubai một vài năm trước. Tôi đến thăm một trại công nhân. Lúc đó là 8 giờ tối, trời tối, nóng và ẩm. Công nhân trở về trại sau ngày làm việc vất vả, và rồi tôi bắt chuyện với một công nhân xây dựng người Bangladesh. Ông ấy bận tâm về việc chuyển tiền về nhà, ông ấy đã chuyển tiền về nhà được vài tháng, và số tiền đó chủ yếu về tay trung tâm tuyển dụng lao động những người đã giới thiệu cho ông ấy công việc đó. Và trong tâm trí, tôi có thể hình dung ra cảnh người vợ chờ đợi số tiền kiều hối hàng tháng trời. Kiều hối đến. Cô ấy lấy số tiền đó và đưa lại cho đại lý tuyển dụng, trước con mắt khát khao của con mình. Cần phải chấm dứt điều này. Không phải chỉ riêng những công nhân xây dựng từ Bangladesh, mà là tất cả công nhân. Hàng triệu công nhân di cư gặp phải vấn đề này. Một công nhân xây dựng từ Bangladesh, trung bình trả khoảng 4000 Đô la cho phí tuyển dụng cho một công việc mà ông ấy chỉ kiếm được khoảng 2000 Đô la mỗi năm. Điều đó có nghĩa là trong vòng 2-3 năm ông ấy đơn giản là gửi tiền về để trả phí tuyển dụng. Gia đình ông ấy không nhận được một xu. Không chỉ ở Dubai, đó là góc khuất nở mọi thành phố lớn trên thế giới. Không chỉ có công nhân xây dựng Bangladesh, mà là công nhân trên khắp thế giới. Không chỉ đàn ông. Phụ nữ đặc biệt dễ bị lợi dụng bởi các hành vi tuyển dụng sai trái Một trong những điều thú vị nhất và mới nhất trong lĩnh vực kiều hối là làm cách nào huy động, thông qua đổi mới, cộng đồng hải ngoại tiết kiệm và cho đi. Người di cư gửi tiền về nhà, nhưng cũng tiết kiệm một khoản lớn ở nơi mà họ sống. Hàng năm, tiết kiệm của người di cư được ước tính vào khoảng 500 tỷ Đô la. Phần lớn nằm yên trong các tài khoản ngân hàng có 0% lợi tức. Nếu một đất nước cho đãi ngộ 3% hay 4% lợi tức, và nói số tiền đó sẽ được sử dụng để xây trường học đường xá, sân bay, trạm xe lửa, tại quê hương của người di cư, sẽ có rất nhiều người sẵn lòng chấp thuận vì bên cạnh lợi ích tài chính, điều đó còn cho họ cơ hội tham gia và giúp phát triển đất nước. Các dòng kiều hối có thể được dùng để bán trái phiếu cho người di cư vì lúc họ chuyển tiền hàng tháng về nhà, cũng là lúc bạn có thể thật sự bán trái phiếu cho họ. Cũng có thể làm điều tương tự để huy động sự hỗ trợ của cộng đồng hải ngoại. Tôi rất muốn đầu tư vào một hệ thống xe lửa cao tốc ở Ấn Độ và rất muốn đóng góp vào nỗ lực chống bệnh sốt rét ở làng mình. Kiều hối là một cách tuyệt vời để chia sẻ sự thịnh vượng giữa các nơi, hướng đến mục tiêu lợi ích cho những người cần chúng nhất. Kiều hối trao quyền đó cho tất cả chúng ta. Cần phải làm mọi cách để thúc đẩy kiều hối và tuyển dụng an toàn hơn, rẻ hơn. Và nó có thể thực hiện được. Về bản thân tôi, tôi đã xa Ấn Độ được 2 thập kỷ. Vợ tôi là người Venezuela. Các con tôi là người Mỹ. Càng ngày, tôi càng cảm thấy mình là một công dân toàn cầu. Cùng lúc đó, ngày càng hoài cổ về mảnh đất nơi tôi sinh ra. Tôi muốn cùng lúc được ở Ấn Độ và Mỹ. Cha mẹ tôi không còn ở đó nữa. Anh chị em tôi đã chuyển đi nơi khác. Tôi không phải khẩn cấp gửi tiền về nhà. Thế nhưng, theo thời gian, tôi gửi tiền về cho bạn bè tôi, cho họ hàng, cho ngôi làng của mình, để được ở đó, để tham gia hỗ trợ - một phần bản sắc của tôi. Và tôi vẫn đang phấn đấu để trở thành một nhà thơ cho những người di dân cần mẫn và cho cuộc đấu tranh thoát khỏi đói nghèo của họ. Xin cám ơn. Có cả một thể loại video trên YouTube liên quan đến một trải nghiệm mà tôi chắc mọi người ở đây đã từng có. Đó là về những người nghĩ họ đơn độc, tham gia vào một số hành vi phô trương - ca hát, nhảy múa điên dại, hay một vài hành động gợi tình - sau đó nhận ra, thực ra họ không đơn độc, mà có ai đó đang quan sát và do thám họ, Phát hiện này làm họ ngay lập tức dừng việc đang làm trong sợ hãi. Cảm giác xấu hổ và bị sỉ nhục hiện rõ ràng trên gương mặt họ. Lý do là, "Có những thứ tôi sẵn sàng làm khi không bị ai theo dõi." Đây là điểm then chốt của công việc mà tôi đang tập trung vào trong suốt 16 tháng qua, câu hỏi liên quan đến vấn đề riêng tư, một câu hỏi đã được nêu lên trong bối cảnh của một thảo luận toàn cầu, được bắt đầu bằng việc tiết lộ của Edward Snowden rằng nước Mỹ và các nước đồng minh, cả thế giới không hề biết, họ đã biến Internet, một thời được xem là công cụ của tự do và dân chủ, thành một hệ thống giám sát khổng lồ và không khoan nhượng. Có một tâm lý chung trong cuộc tranh luận này, thậm chí cả giữa những người phản đối giám sát đại chúng, họ nói rằng, thật ra cũng không có hại gì nếu giám sát toàn diện như vậy bởi vì chỉ có những người làm việc xấu mới muốn giấu diếm và quan tâm đến sự riêng tư mà thôi. Quan điểm này căn cứ vào giả định rằng trên thế giới có 2 loại người, người tốt và người xấu. Người xấu là người có âm mưu tấn công khủng bố hoặc tội phạm bạo lực nên mong muốn giấu diếm điều họ đang làm, và muốn bảo vệ sự riêng tư của họ. Nhưng ngược lại, người tốt là những người đi làm, về nhà, chăm sóc con cái, xem tivi. Họ dùng Internet không phải để âm mưu đánh bom mà là để xem tin tức hay trao đổi công thức nấu ăn hoặc để cho con cái họ chơi trò Little League, và những người này không làm gì sai nên chẳng có gì đểi giấu diếm và cũng có lý do gì để sợ việc chính phủ muốn giám sát họ. Những người nói như vậy thật sự lại tự đưa mình vào một hành động cực đoan chống lại chính bản thân họ. Điều mà họ thực sự muốn nói là, "Tôi để cho bản thân thành một người vô hại, không đe doạ ại và không đáng để ý, mà tôi không hề sợ chính phủ biết tôi đang làm gì." Cách nghĩ này tạo nên điều mà tôi cho là là một dạng biểu cảm thuần tuý nhất. Trong buổi phỏng vấn năm 2009 với CEO lâu năm của Google, Eric Schmidt, người mà khi được hỏi về việc bằng nhiều cách khác nhau công ty anh ấy đã liên quan tới việc xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu người trên thế giới, Ông đã trả lời rằng: "Nếu bạn đang làm gì mà không muốn người khác biết, thì có lẽ ngay từ đầu bạn không nên làm thì hơn." Giờ đây, có rất nhiều điều để giải thích về tâm trạng đó, thứ nhất là, những người mà họ nói rằng, họ cho rằng quyền riêng tư không thật sự quan trọng, họ không thật sự nghĩ như thế, và cách mà chúng ta biết được họ không thật sự nghĩ thế là vì khi họ nói sự riêng tư không quan trọng, đối với cách hành động của họ, thì họ lại tìm mọi cách để bảo vệ sự riêng tư của họ. Họ đặt mật mã cho email và cho các tài khoản mạng xã hội, họ khóa cửa phòng ngủ và phòng tắm, làm mọi cách để ngăn cản người khác tiến vào khu vực họ xem là riêng tư và biết được điều mà họ không muốn người khác biết. Cũng chính Eric Schmidt, CEO của Google, đã yêu nhân viên Google của ông dừng trao đổi với với tạp chí mạng CNET sau khi CNET đăng bài báo với những thông tin cá nhân, riêng tư của Eric Schmidt, mà chúng đều được thu thập chỉ từ hệ thống tìm kiếm của Google và những sản phẩm Google khác. (Cười) Một ví dụ khác có thể kể đến là CEO của Facebook, Mark Zuckerberg, trong cuộc phỏng vấn đáng xấu hổ năm 2010 đã tuyên bố rằng sự riêng tư đã không còn là một "chuẩn mực xã hội" nữa. Năm ngoái, Mark Zuckerberg và vợ mới cưới không chỉ mua một căn nhà để ở mà còn mua luôn cả 4 căn nhà liền kề ở Palo Alto tổng cộng hết 30 triệu đô la chỉ để bảo đảm họ có khu vực riêng tư qua đó không cho người khác theo dõi nhưng việc họ làm trong đời tư của họ. 16 tháng vừa qua, tôi đi đã thảo luận về vấn đề này tại nhiều nơi trên thế giới, mỗi khi có ai nói với tôi, "Tôi không mấy quan tâm đến việc xâm phạm quyền riêng tư vì tôi không có gì phải che giấu cả." Tôi luôn nói với họ như thế này. Tôi lấy 1 cây bút ra, viết địa chỉ email của mình, rồi nói, "Đây là địa chỉ email của tôi. Tôi muốn bạn về nhà gửi cho tôi toàn bộ mật mã của các tài khoản email của bạn, không chỉ email công việc, mà là toàn bộ, bởi vì tôi muốn biết hết mọi hoạt động trên mạng của bạn, đọc hết những thứ tôi muốn và công bố hết những thứ tôi thấy thích. Dù sao đi nữa, nếu bạn không phải người xấu, không làm gì sai, thì bạn không nên che giấu gì cả." Vậy mà chưa có ai làm điều đó với tôi cả. Tôi kiểm tra - (Vỗ tay) Tôi kiểm tra email của tôi liên tục. Hộp thư hoàn toàn trống rỗng. Và có lý do đối với điều đó, là vì chúng ta là con người, cho dù chúng ta nói ngoài miệng không xem trọng sự riêng tư, nhưng theo bản năng chúng ta luôn nhìn nhận tầm quan trọng sâu xa của nó. Thực tế là con người, chúng ta là động vật xã hội, có nghĩa là chúng ta có nhu cầu cho người khác biết chúng ta đang làm gì, nói gì, nghĩ gì, đó cũng là nguyên nhân chúng ta muốn đưa thông tin của mình lên mạng. Nhưng khá quan trọng liên quan đến ý nghĩa về con người tự do và trọn vẹn là có một nơi mà chúng ta có thể tới để tránh sự nhòm nghó và phán xét của người khác. Đó là lý do vì sao chúng ta tìm kiếm điều đó, và lý do đó là, tất cả chúng ta - không chỉ phần tử khủng bố và tội phạm, mà tất cả chúng ta - đều có những thứ cần phải che giấu. Có rất nhiều thứ chúng ta nghĩ và làm mà chúng ta sẵn sàng kể với bác sĩ , luật sư, bác sĩ tâm lý, hoặc vợ/chồng chúng ta hoặc bạn thân của chúng ta như sẽ thấy xấu hổ nếu phải nói ra bên ngoài. Chúng ta suy xét từng ngày về những thứ chúng ta nói, nghĩ hay làm mà có thể cho người khác biết, và những thứ chúng ta nói, nghĩ hay làm mà không muốn cho bất cứ ai biết. Mọi người có thể dễ dàng nói ngoài miệng rằng họ không quan tâm đến sự riêng tư, nhưng hành động của họ lại phủ nhận điều họ nói. Giờ đây, đó là lý do vì sao sự riêng tư luôn được đòi hỏi một cách tự nhiên và rộng rãi. Nó không chỉ là một hoạt đông theo phản xạ như hít thở hay uống nước. Lý do là khi chúng ta trong một tình huống mà ở đó chúng ta bị theo dõi, mà ở đó chúng ta bị nhòm ngó, hành vi của chúng ta sẽ thay đổi đột ngột. Phạm vi biểu cảm khi mà chúng ta cho rằng chúng ta bị theo dõi giảm đi đáng kể. Điều này là một thực tế về bản chất con người mà đã được nhìn nhận trong khoa học xã hội, trong văn học và tôn giáo, và trong các lĩnh vực khác. Có rất nhiều các nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng khi một ai đó biết rằng khi họ bị theo dõi, thái độ mà họ thể hiện trở nên tuân thủ và chấp hành hơn rất nhiều. Sự hổ thẹn của con người là một động lực mạnh mẽ, cũng như ước muốn tránh không bị hổ thẹn, và đó là nguyên nhân tại sao, khi bị theo dõi, đưa ra các quyết định không phải là của họ mà là theo sự kỳ vọng của những người khác hoặc sự bắt buộc của chuẩn mực xã hội. Nhận thức này được tận dụng mạnh mẽ nhất vào khoảng thế kỷ 18 bởi nhà triết học Jeremy Bentham, người đã giải quyết một vấn đề quan trọng trong thời kỳ công nghiệp, khi, lần đầu tiên, các định chế đã trở nên quá lớn và tập trung mà đến nỗi họ không thể theo dõi được và vì thế không thể kiểm soát được từng cá nhân của họ, và giải pháp mà ông đã đề ra là môt thiết kế kiến trúc lúc đầu chỉ định để triển khai tại các nhà tù mà ông gọi là nhà tù xây tròn, thuộc tính tiêu biểu của nhà tù này là tòa tháp lớn ở ngay vị trí trung tâm nơi mà bất cứ ai kiểm soát nhà tù có thể nhìn thấy những tù nhân bất cứ lúc nào, dù rằng họ không thể quan sát hết mọi người mọi lúc mọi nơi. Điểm mấu chốt của thiết kế này là những tù nhân không thể không thể nhìn vào trong nhà tù vòng, vào trong tháp, và vì thế họ không bao giờ biết họ có đang bị theo dõi hay thậm chí là khi nào họ bi theo dõi hay không. Và điều làm ông hứng thú nhất đối với khám phá này đó là nó có nghĩa rằng những tù nhân luôn cảm thấy họ bị theo dõi bất cứ lúc nào, điều này trở thành động lực cơ bản để họ nghe lời và tuân thủ quy định. Nhà triết học thế kỷ 20 Michel Foucault đã nhận ra rằng mô hình này không chỉ có thể dùng cho nhà tù mà còn có thể cho các định chế khác cần kiểm soát hành vi con người như: trường học, bệnh viện, nhà máy, cơ quan. Và ông ấy cho rằng tư tưởng này, với nguyên lý phát hiện bởi Bentham, chính là cách thức kiểm soát xã hội chủ yếu dành cho các xã hội phương Tây hiện đại, khi mà không cần đến các vũ khí công khai của chế độ độc tài - bằng trừng phạt, giam giữ hay thủ tiêu các phần tử chống đối, hay dùng luật pháp để khuất phục một đảng phái - bởi vì giám sát toàn diện tạo nên một nhà tù trong tinh thần điều này trở nên khôn khéo hơn mà lại mang đến hiệu quả tốt hơn việc tăng cường tuân thủ các quy tắc xã hội hoặc đối với chuẩn mực xã hội, có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng vũ lực. Công trình văn học tiêu biểu nhất về giám sát và sự riêng tư là tiểu thuyết của George Orwell "1984", mà chúng ta đều học ở trường, và vì thế gần như trở thành khuôn mẫu. Thực tế, mỗi khi bạn đề cập đến nó khi tranh luận về giám sát, người ta lập tức gạt bỏ nó bởi vì không thích hợp, và họ nói thế này, "Ồ, trong "1984", người ta bị giám sát cả khi ở nhà, bị giám sát bất cứ lúc nào, nên nó chẳng liên quan gì đến điều mà chúng ta đang nói cả." Đây là một hiểu lầm cơ bản về lời cảnh báo mà Orwell đưa ra trong "1984". Ông đưa ra lời cảnh báo về sự giám sát không phải tất cả mọi người vào mọi thời điểm, nhưng ở đó người ta lại cho rằng họ có thể bị giám sát bất cứ lúc nào. Người phát ngôn của Orwell, Winston Smith, mô tả hệ thống giám sát mà họ từng gặp: "Chắc chắn không có cách nào để biết bạn có đang bị theo dõi hay không." Ông nói tiếp, "Họ luôn có thể quan sát bạn nếu họ muốn. Bạn phải sống, và đúng là bạn sống, quen dần đến trở thành bản năng, luôn cho rằng mỗi âm thanh mà bạn phát ra đều có người nghe và ngoại trừ trong bóng tối mỗi hành động đều bị dò xét kỹ lưỡng." Các tôn giáo Abraham thừa nhận rằng có một lực lượng toàn năng, vô hình, bởi vì sự thông thái của nó, luôn theo dõi điều bạn đang làm, nghĩa là bạn không bao giờ riêng tư, đây là nhân tố quyền lực thúc đẩy tuân theo tôn giáo. Có môt điều dường như khác thường cuối cùng mà họ đều đạt được, nhận ra là một xã hội mà trong đó mọi người bị bị theo dõi toàn bộ thời gian là xã hội tạo nên sự chấp hành, tuân thủ, khuất phục, đó là lý do mỗi nhà độc tài, từ công khai cho đến khéo che giấu nhất, đều muốn xây dựng hệ thống như vậy. Ngược lại, nhưng còn quan trọng hơn, nó là một khu vực riêng tư, năng lực để đi đến một nơi mà ở đó chúng ta có thể suy nghĩ, giao tiếp, trò chuyện mà không chạm phải ánh mắt đánh giá của người khác, nơi sự sáng tạo, khám phá và bất đồng ý kiến thật sự tồn tại, và đó là lý do tại sao, khi chúng ta cho phép một xã hội tồn tại mà trong đó chúng ta bị giám sát thường xuyên, chúng ta cho phép bản chất tự do của con người bị tê liệt hoàn toàn. Điều cuối cùng tôi muốn nói liên quan đến tư duy này, quan điểm cho rằng chỉ có người làm việc xấu mới có thứ cần phải che giấu và mới quan tâm đến sự riêng tư, nó tạo nêu hai thông điệp tai hại, hai bài học tại hại, thứ nhất là chỉ những người quan tâm sự riêng tư, chỉ những người tìm kiếm sự riêng tư, được cho là người xấu. Đây là kết luận mà chúng ta cần phải tránh xa, điều quan trọng nhất của nó là khi bạn nói, "ai đó đang làm việc xấu," có thể ý bạn là âm mưu tấn công khủng bố hay tội phạm bạo lực, một khái niệm hết sức hạn hẹp xuất phát từ những người nắm quyền khi họ đề cập đến "làm việc xấu". Đối với họ, "làm việc xấu" nghĩa là làm những việc chống đối đáng kể đến việc thực thi quyền lực của họ. Một bài học tai hại khác, và tôi nghĩ, còn nguy hiểm hơn nếu chấp nhận tư duy này đó là có một sự mặc cả ngầm mà những người đồng ý với tư duy này đã chấp nhận, sự mặc cả ngầm này như sau: Nếu bạn sẵn sàng khiến cho bản thân đủ vô hại, không mang tính đe dọa đối với người có quyền lực chính trị, chỉ khi đó bạn mới được giải phóng khỏi những theo dõi giám sát. Chỉ có những phần tử chống đối, thách thức quyền lực, mới phải lo lắng. Có các nguyên nhân mà bạn cũng nên tránh xa bài học này. Có thể bạn là người, ngay bây giờ, không có hành vi đó, nhưng có thể bạn sẽ có tại một thời điểm trong tương lai. Ngay cả khi bạn quyết định rằng bạn không bao giờ muốn chống đối, sự thật là có những người có thể và sẵn sàng thách thức những người có quyền lực - phe đối lập, phóng viên, nhà hoạt động và những người khác - họ có thể mang điều tốt đến cho chúng ta và cần phải được bảo vệ. Điều không kém quan trọng là sự đo lường tự do của mỗi xã hội không phải ở việc nó đối xử thế nào với các công dân nghe lời, mà là cách nó đối xử với phe đối lập và những người có ý kiến bất đồng. Nhưng lý do quan trọng nhất là hệ thống giám sát toàn diện đàn áp tự do của chúng ta theo mọi cách. Nó khống chế mọi lựa chọn hành vi của chúng ta mà ta lại không biết điều đó đang diễn ra. Nhà hoạt động xã hội chủ nghĩa nổi tiếng Rosa Luxemburg từng nói, "Người không di chuyển sẽ không nhận thấy xiêng xích trên thân thể họ". Người ta có thể cố gắng khiến cho sợi dây xích giám sát toàn diện trở nên vô hình và không thể phát hiện, nhưng sự kiềm hãm của nó trên mỗi chúng ta không hề nhẹ đi chút nào. Xin cảm ơn rất nhiều. (Khán giả vỗ tay) Xin cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Bruno Giussani: Glenn, cảm ơn. Phải nói rằng bài thuyết trình rất thuyết phục, nhưng tôi muốn hỏi 1 chút về 16 tháng vừa qua và về Edward Snowden, nếu anh không phiền. Câu hỏi đầu hơi cá nhân. Chúng ta đều đọc về việc bắt giữ cộng sự của anh, David Miranda tại Luân Đôn, và những khó khăn khác, nhưng tôi cho rằng về ràng buộc và rủi ro cá nhân, để chống lại các tổ chức quyền lực nhất thế giới là không hề dễ dàng. Anh có thể nói một chút về điều này không? Glenn Greenwald: Anh biết đấy, tôi nghĩ lòng dũng cảm của con người thật sự lan truyền, và mặc dù tôi và các cộng sự chắc chắn nhận thấy rủi ro đó - nước Mỹ tiếp tục là quốc gia quyền lực nhất thế giới và họ không vui chút nào khi bạn công bố hàng nghìn bí mật của họ trên mạng Intenet - nhìn thấy một thường dân 29 tuổi lớn lên trong một môi trường bình thường thể hiện sự dũng cảm mà Edward Snowden thể hiện, dù biết là mình sẽ phải vào tù cả đời hoặc là cuộc đời sẽ hoàn toàn thay đổi, tạo cảm hứng cho tôi và các phóng viên khác và tạo cảm hứng cho, tôi nghĩ, mọi người trên thế giới, bao gồm các thế hệ tương lai, để nhận ra rằng họ cũng có thể thực hiện như vậy. BG: Tôi tò mò về mối quan hệ của anh và Ed Snowden, bởi vì anh trò chuyện khá nhiều với anh ấy, và chắc rằng anh sẽ tiếp tục làm thế, nhưng trong sách của anh, anh chưa bao giờ gọi anh ấy là Edward, hay là Ed, mà là "Snowden". Vì sao thế? GG: Anh biết đấy, tôi cho rằng đây có thể trở thành đề tài kiểm tra của một nhóm tâm lý học. (Cười) Tôi cũng không chắc nữa. Nguyên nhân có thể là, một trong những mục tiêu quan trọng của anh ấy cũng có thể là thủ thuật quan trọng nhất, là anh ấy biết rằng một trong những cách phân tán sự chú ý ra khỏi việc công bố thông tin là để cố gắng và cá nhân hoá sự tập trung lên bản thân anh ta. và đó là lý do, anh ấy không tiếp xúc với truyền thông. Anh ấy đã cố gắng để đời sống cá nhân không bị đề cập, và vì thế tôi nghĩ tôi gọi anh ấy là Snowden là môt cách để xác địnhanh ấy như một nhân vật lịch sử quan trọng hơn là cá nhân hóa anh ấy và phân tán sự tập trung vào vật chất. Người điều tiết: Sự công bố thông tin của anh ấy, bài phân tích của anh, công việc của các phóng viên khác, thật sự đã sự tranh cãi, và nhiều chính phủ đã có phản ứng, trong đó Brazil, với các dự án và chương trình để chuyển đổi lại thiết kế của internet, v.v. Nhiều thứ đang tiến triển theo hướng đó. Nhưng tôi tự hỏi, với cá nhân anh, kết thúc sẽ như thế nào? Khi nào thì anh nghĩ, chúng ta thực sự thành công? GG: Kết thúc đối với một phóng viên như tôi thật ra rất đơn giản, đó là mỗi hồ sơ có giá trị đưa tin và nên được công bố cuối cùng sẽ được công bố, và những bí mật không nên được giữ cuối cùng sẽ hé lộ. Với tôi, đó là bản chất nghề báo và đó là điều tôi cam kết thực hiện. Tôi cho rằng giám sát toàn diện thật đáng sợ vì những lý do tôi nêu ở trên và những lý do khác, Tôi sẽ tiếp tục và không bao giờ ngừng lại cho đến khi chính phủ khắp thế giới không còn can thiệp và giám sát toàn bộ dân số trừ khi họ có lý do thuyết phục rằng người họ nhắm đến thực sự đã làm việc sai trái. Đối với tôi, đó là cách hồi sinh sự riêng tư. BG: Snowden thật sự, như ta thấy ở TED, lưu loát khi trình bày quan điểm bản thân và biện hộ cho các giá trị và nguyên tắc dân chủ. Nhưng nhiều người không tin đó là động lực duy nhất của anh ấy. Họ cũng không tin rằng tiền không có liên quan, và anh ấy không hề bán một số thông tin mật thậm chí cho Trung Quốc và Nga, vốn rõ ràng chẳng phải bạn tốt của nước Mỹ. Và tôi chắc nhiều người trong phòng này cũng đang tự hỏi như thế. Anh có nghĩ rằng có 1 phần của Snowden mà chúng ta chưa rõ không? GG: Không, tôi thấy thật kỳ cục và buồn cườI. (Cười) Nếu anh muốn, tôi biết anh chỉ thử vai phản diện thôi, nhưng nếu anh muốn bán thông tin mật cho quốc gia khác, điều mà nếu anh ấy có thể đã làm và trở nên giàu có nhờ đó, điều cuối cùng anh muốn làm đó là đưa thông tin đó cho phóng viên và yêu cầu họ công bố, bởi vì thông tin đó sẽ chẳng còn giá trị gì nữa. Những người mong muốn giàu có bán thông tin cho chính phủ một cách bí mật, nhưng tôi nghĩ có 1 điểm đáng lưu ý, đó là, lời buộc tội kiểu này đến từ những người trong chính phủ Mỹ, từ giới truyền thông trung thành với các chính phủ này, và trong nhiều trường hợp người ta thường buộc tội người khác như vậy - "Ồ, anh ta không thể làm thế vì mục đích tốt, chắc chắn phải có tham nhũng hay lý do bất chính nào đó" - Họ đang nói nhiều về họ hơn là người mà họ buộc tội, bởi vì - (Khán giả vỗ tay) - những người đó, những người buộc tội, chính họ chưa bao giờ hành động vì lý do nào khác hơn là lý do bất chính, nên họ cho rằng mọi người khác cũng nhiễm chứng bệnh vô cảm giống họ, và đó chỉ là giả định của họ mà thôi. (Khán giả vỗ tay) BG: Glenn, cảm ơn rất nhiều. GG: Cảm ơn rất nhiều. BG: Clenn Greenwald. (Khán giả vỗ tay) 54% dân số thế giới sống ở các thành phố. Ở các nước đang phát triển, một phần ba dân số đó sống trong các khu ổ chuột. 75% năng lượng tiêu thụ toàn cầu tại các thành phố, và 80% lượng khí thải gây ra sự nóng lên của Trái đất đến từ các thành phố. Vì vậy, những vấn đề mà các bạn và tôi có thể cho là vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng hay đói nghèo, thực chất, theo nhiều khía cạnh, chỉ là vấn đề của các thành phố. Chúng sẽ không được giải quyết trừ khi người dân thành phố, như hầu hết chúng ta, thực sự bắt đầu làm một việc tốt hơn, bởi lẽ hiện nay, chúng ta không hẳn đang làm một việc tốt. Và điều ấy trở nên rõ ràng hơn khi mà ta nhìn nhận lại cuộc sống đô thị trên ba khía cạnh sau: thứ nhất, dân cư đô thị sẵn sàng gắn bó với chế độ dân chủ; thứ hai, khả năng chứa được toàn bộ dân cư ở thành thị; và cuối cùng, khả năng của chính chúng ta để có một cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Khi nói đến sự gắn kết, các số liệu rất rõ ràng. Số lượng cử tri đi bầu cử trên toàn thế giới tăng mạnh vào giai đoạn cuối những năm 80, và rồi sụt giảm ở một tốc độ mà ta chưa từng thấy bao giờ, và nếu các số liệu này xem là tệ ở phương diện một quốc gia trên phương diện thành phố của chúng ta, chúng thật là ảm đạm. Trong hai năm gần đây, hai trong số các nước có nền dân chủ phát triển lâu đời nhất, Mỹ và Pháp, tổ chức các cuộc bầu cử thành thị trên toàn quốc. Ở Pháp, số lượng cử tri tham gia bầu cử thấp ở mức kỉ lục. Gần 40% cử tri đã chọn cách vắng mặt. Ở Mỹ, các số liệu còn đáng sợ hơn. Tại một số thành phổ ở Mỹ, lượng cử tri đi bầu cử chỉ có gần 5%. Tôi sẽ bỏ qua việc đó trong lúc này. Chúng ta đang nói đến các thành phố theo chế độ dân chủ mà ở đó 95% dân số nghĩ rằng không cần thiết để bầu chọn ra nhà lãnh đạo của chính họ. Tại Los Angeles, thành phố của 4 triệu dân, cuộc bầu chọn thị trưởng chỉ nhận được 200 nghìn phiếu. Đó là số phiếu bầu thấp nhất mà thành phố này nhận được trong suốt 100 năm qua. Ngay tại đây, tại thành phố của tôi, Rio, mặc dù bầu cử là bắt buộc, gần 30% người tham gia bỏ phiếu, chọn bỏ phiếu trống hoặc ở nhà và chấp nhận trả tiền phạt trong cuộc bầu thị trưởng gần đây. Khi nói về tính toàn diện, thành phố chúng ta cũng không phải là trường hợp tốt nhất của sự thành công, và một lần nữa, bạn chẳng phải tìm kiếm đâu xa để chứng minh điều đó. Thành phố Rio có một sự chênh lệch cực kì lớn. Đây là Leblon. Leblon là khu vực giàu có nhất trong thành phố. Và đây là Complexo do Alemão. Đây là nơi mà hơn 70,000 dân cư nghèo sinh sống. Leblon có HDI - Chỉ số Phát triển Con người, ở mức 0.967. Vậy là còn cao hơn cả Na Uy, Thụy Sĩ hay Thụy Điển. Complexo do Alemão có chỉ số HDI ở mức 0.711. Tức là nằm giữa chỉ số HDI của Angieria và Gabon. Vậy nên Rio, cũng như các nước phía Nam, là nơi mà bạn có thể đi từ khu vực Tây Âu tới khu vực hạ-Sahara của Châu Phi trong khoảng cách di chuyển 30 phút. Đó là nếu bạn đi bằng ô tô. Nếu là giao thông công cộng thì mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Và cuối cùng, có lẽ cũng là điều quan trọng nhất, các thành phố, với sự phong phú vô vàn các mối quan hệ có thể tạo lập, là nơi lí tưởng cho hạnh phúc con người thăng hoa. Chúng ta thích được quây quần với mọi người xung quanh. Chúng ta là loài động vật sống theo bầy đàn. Thay vào đó, những quốc gia mà đô thị hóa đã gia tăng mạnh có vẻ như là những quốc gia mà ở đó sống ở các thành phố không còn làm ta thoải mái nữa. Dân số Mỹ đã phải trải qua sự suy giảm về độ hạnh phúc của người dân trong ba thập kỉ vừa qua, và nguyên nhân chính là điều này. Cách mà nước Mỹ xây dựng các thành phố đã dẫn tới việc những nơi sinh hoạt công cộng biến mất hầu như hoàn toàn ở rất nhiều, rất nhiều các thành phố ở Mỹ. Rồi từ đó, họ đã nhìn thấy được sự suy giảm về các mối liên hệ, về những thứ làm ta hạnh phúc. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy một sự gia tăng của việc sống cô độc và sự suy giảm trong việc sống quây quần, sự lương thiện, và việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và xã hội. Vậy việc chúng ta phải bắt đầu xây dựng thành phố như thế nào có làm chúng ta quan tâm không? Các thành phố có những tài sản vô cùng quan trọng: sự đa dạng tuyệt vời của con người sinh sống tại đây? Thành phố mang lại sự ấm no, hạnh phúc? Tôi tin rằng nếu ta muốn thay đổi bộ mặt của đô thị, thì cái mà ta thực sự cần chỉnh sửa chính là quá trình đưa ra những quyết định mà đã đưa ta tới những kết quả ta có hiện nay. Chúng ta cần làm nên một cuộc cách mạng, càng sớm càng tốt. Nếu nhân dân chỉ có thể tham gia vào mỗi việc bầu cử thì chẳng còn nghĩa lí gì nữa. Mọi người đã chán ngán cái việc như ủy quyền cho một vài cá nhân vào mỗi vài năm rồi lại đến lúc giao phó quyền lực đó cho một người khác. Nếu các cuộc biểu tình lan rộng ở Brazil vào tháng 6/2013 đã dạy cho chúng ta điều gì đó, mỗi lần như thế chúng ta cố gắng thực hiện quyền lực của mình ngoài bối cảnh của một cuộc bầu cử, chúng ta bị đánh đập, làm nhục và bắt giữ. Và điều này cần phải thay đổi, bởi vì khi nó xảy ra, không chỉ khiến con người tham gia lại vào các cấu trúc của đại diện, mà còn xây dựng những cấu trúc này với việc ra quyết định mang tính trực tiếp, hiệu quả và tập thể, việc qua quyết định với những thứ tấn công vào sự bất bình đẳng bởi bản chất rất tập thể của nó, việc ra quyết định với những thứ mà có thể thay đổi thành phố chúng ta trở thành những nơi tốt đẹp hơn để sống. Nhưng có một nhược điểm rõ ràng là: Việc cho phép sự tham gia và phân phối lại quyền lực một cách rộng rãi có thể là một cơn ác mộng trong công việc hậu cần, và đây chính là nơi là công nghệ đóng một vai trò vô cùng hữu ích, bằng cách giúp người tổ chức thực hiện dễ dàng hơn, giao tiếp và ra những quyết định mà không cần phải ở chung một chỗ tại cùng một thời điểm. Thật không may cho chúng ta là, khi đề cập đến quy trình củng cố sự dân chủ, chính quyền thành phố không sử dụng công nghệ với đầy đủ tiềm năng của nó. Cho đến giờ, chính quyền của nhiều thành phố đã sử dụng công nghệ một cách có hiệu quả vào việc cảm biến con người, những người phục vụ chính quyền với dữ liệu của thành phố: ổ gà, cây đổ hay bóng đèn hư. Họ cũng có thể, ở một mức độ nhỏ hơn, mời công dân tham gia cải thiện kết quả của các quyết định mà họ đã đưa ra, giống như mẹ tôi khi tôi lên tám và bà ấy bảo tôi rằng tôi có một sự lựa chọn: tôi phải đi ngủ trước 8 giờ tối, nhưng tôi có thể chọn mặc bộ đồ ngủ màu hồng hoặc màu xanh. Đó không phải là sự tham gia, mà thực ra, chính quyền đã không làm tốt trong việc sử dụng công nghệ để cho phép sự tham gia vào các vấn đề --- cách chúng ta phân bổ ngân sách, cách chúng ta chiếm dụng đất đai, và cách chúng ta quản lý các nguồn lực tự nhiên, Những điều này là loại quyết định mà thực tế có thể ảnh hưởng đến các vấn đề toàn cầu và chứng mình vai trò chúng ta đối với thành phố. Tin vui là, và tôi có một tin vui muốn chia sẻ với các bạn, chúng ta không cần phải đợi chính quyền làm những điều này. Tôi có lý do để tin rằng công dân thành phố có thể xây dựng cơ cấu tham gia của riêng họ. 3 năm trước, tôi đã đồng sáng lập một tổ chức gọi là Meu Rio, và chúng tôi đã khiến cho mọi người trong thành phố Rio thiết lập động cơ và địa phương mà họ quan tâm về chính thành phố dễ dàng hơn, và có một ảnh hưởng đến các động cơ và địa phương này mỗi ngày. Trong 3 năm vừa qua, Meu Rio đã gia tăng đến một mạng lưới gồm 160,000 công dân của thành phố Rio. Khoảng 40% thành viên là những người trong độ tuổi từ 20 đến 29. Đó là 1 trong mỗi 15 người trẻ tuổi ở Rio ngày nay. Trong số những thành viên này có một cô gái trẻ đáng yêu, tên là Bia, bên phải các bạn, và Bia lúc đó chỉ 11 tuổi khi cô ấy bắt đầu chiến dịch sử dụng một trong những cách thức của chúng tôi để cứu mô hình trường công lập của mình khỏi việc bị phá bỏ. Trường của cô ấy thực sự được xếp hạng trong danh sách các trường công lập tốt nhất của nước ta, và lúc đó nó đang bị phá bỏ bởi chính quyền bang Rio de Janeiro để xây dựng, tôi không đùa với các bạn đâu, bãi giữ xe cho World Cup ngay trước khi sự kiện diễn ra. Bia bắt đầu một chiến dịch, và thậm chí chúng ta đã thấy trường của cô bé theo dõi qua camera 24/7 và rất nhiều tháng sau đó, chính quyền đã thay đổi quyết định. Còn có Jovita. Cô là một người phụ nữ tuyệt với có con gái đi lạc khoảng 10 năm trước, và từ đó đến nay, cô luôn tìm kiếm con gái mình. Trong quá trình tìm kiếm, cô phát hiện ra lần đầu tiên, cô đã không đơn độc. Trong riêng năm 2013, 6,000 người ở bang Rio đã biến mất. Nhưng cô ấy vẫn thấy rằng mặc dù như vậy, Rio vẫn không có hệ thống tình báo tập trung để giải quyết các trường hợp mất tích. Trong các thành phố khác ở Brazil, các hệ thống này đã hỗ trợ giải quyết đến 80% các trường hợp mất tích. Cô ấy bắt đầu một chiến dịch, và sau khi thư kí của bộ công an nhận được 16,000 lá thư điện tử từ những người yêu cầu ông ta làm điều này ông ấy đã trả lời, và bắt đầu xây dựng một đơn vị cảnh sát tập trung vào các trường hợp mất tích này. Đơn vị này đã mở của công cộng vào cuối tháng trước, và Jovita đã ở đó để trả lời phỏng vấn và rất thu hút. Và rồi, lại có Leandro. Leandro là một chàng trai tuyệt vời ở một khu ổ chuột ở Rio, và anh ấy đã sáng tạo một dự án tái chế ở khu ổ chuột. Vào cuối năm ngoái, ngày 16 tháng 12, anh ấy nhận một lệnh trục xuất từ chính quyền bang Rio de Janeiro là anh ấy có hai tuần để rời khỏi nơi mà anh đã ở trong hai năm qua. Kế hoạch đã đưa đến một sự phát triển, người lên kế hoạch đã biến nó thành một công trình xây dựng. Leandro bắt đầu một chiến dịch sử dụng một trong những cách thức của chúng tôi, "chiếc nồi áp suất", giống với Bia và Jovita đã sử dụng, và chính quyền đã thay đổi quyết định trước mùa Giáng sinh. Những câu chuyện trên khiến tôi cảm thấy vui không chỉ bởi vì chúng có kết thúc tốt đẹp. Mà còn vì chúng có những sự bắt đầu tốt đẹp. Cộng đồng giáo viên và phụ huynh của trường Bia đang tìm kiếm những cách khác mà họ có thể cải thiện không gian nhiều hơn nữa. Lendro có những kế hoạch tham vọng để đưa mô hình của anh ấy tới những cộng đồng có thu nhập thấp ở Rio, và Jovita thì đang tình nguyện tại một đơn vị cảnh sát mà cô ấy đã hỗ trợ thành lập. Bia, Jovita và Leandro là những nhân chứng sống của việc mà công dân và chính quyền thành phố trên toàn thế giới cần phải biết là: Chúng ta đã sẵn sàng. Là những công dân thành phố, chúng ta đã sẵn sàng để quyết định những điểm đến của chúng ta, bởi vì chúng ta biết rằng cách ta phân phối quyền lực nói lên rất nhiều giá trị thực sự của mọi người, và bởi vì ta biết rằng việc cho phép và tham gia vào chính trị địa phương là một dấu hiệu mà chúng ta quan tâm thật lòng đến mối quan hệ của ta với người khác, và chúng ta sẵn sàng điều này trong các thành phố trên toàn thế giới ngay lúc này. Với mạng lưới "Thành phố của chúng ta", nhóm Meu Rio hi vọng chia sẻ những gì chúng tôi học được với những người muốn tạo ra những sáng kiến tương tự cho thành phố của mình. Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện nó ở São Paulo với những kết quả đáng kinh ngạc, và muốn mang nó đến các thành phố khác trên thế giới thông qua mạng lưới công dân làm trung tâm các tổ chức công dân lãnh đạo mà có thể truyền cảm hứng cho chúng ta, thách thức, và nhắc nhở chúng ta về nhu cầu tham gia thực sự vào cuộc sống của thành phố chúng ta. Nó phụ thuộc vào chúng ta quyết định chúng ta muốn trường học hay bãi giữ xe, các dự án tái chế dựa vào cộng đồng hay các khu xây dựng, sự đơn độc hay đoàn kết, xe ô tô hay xe buýt, và trách nhiệm của chúng ta là làm điều đó vào lúc này, cho bản thân chúng ta, cho gia đình, cho những người làm cho cuộc sống đáng sống, và cho sự sáng tạo và đẹp đẽ đáng kinh ngạc, và tự hỏi rằng làm cho thành phố chúng ta, mặc kệ tất cả các vấn đề đang đó, những phát minh vĩ đại nhất thời đại chúng ta. Xin cảm ơn. Hãy tưởng tượng một chiếc may bay sắp rơi chở theo 250 trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu biết cách ngăn nó, bạn có hành động không? Giờ hãy tưởng tượng, có 60 chiếc máy bay chở đầy trẻ dưới 5 tuổi, rơi mỗi ngày Đó là số trẻ em không sống được đến sinh nhật lần thứ 5 6.6 triệu trẻ em không bao giờ có được sinh nhật thứ 5 Hầu hết những cái chết ấy có thể được ngăn chặn và điều đó không chỉ khiến tôi buồn nó khiến tôi tức giận và làm tôi thêm quyết tâm Tiêu chảy và Viêm phổi là hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi, và những gì có thể ngăn cản những bệnh dịch này không phải công nghệ tiên tiến thông minh nào Mà là một trong những phát mình lâu đời nhất một bánh xà phòng Rửa tay bằng xà phòng một thói quen chúng ta đã có từ lâu có thể giảm bệnh tiêu chảy đi một nửa có thể giảm một phần ba ảnh hưởng của viêm phế quản Rửa tay với xà phòng có thể có tác dụng giảm cảm cúm, đau mắt hột, SARS và gần đây nhất là trường hợp của dịch tả và sự bùng phát của dịch Ebola một trong những cách can thiệp chính là rửa tay với xà phòng Rửa tay bằng xà phòng giúp những đứa trẻ ở trường và những trẻ sơ sinh tránh khỏi tử vong Rửa tay với xà phòng là một trong những cách hiệu quả nhất để cứu mạng những đứa trẻ Nó có thể cứu hơn 600 triệu trẻ mỗi năm Đồng nghĩa với việc ngăn chặn được 10 máy bay phản lực cỡ lớn chở đầy trẻ em khỏi bị rơi mỗi ngày Tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý với tôi rằng đó là biện pháp sức khỏe cộng đồng hữu ích Giờ hãy dành ra ít phút Tôi nghĩ bạn nên biêt về người bên cạnh Sao các bạn không bắt tay nhau Làm ơn hãy bắt tay nhau Được rồi, hãy làm quen với nhau Họ trông thật đẹp Được rồi Vậy nếu tôi nói với các bạn rằng người bạn vừa bắt tay thực ra chưa rửa tay sau khi đi vệ sinh? (Cười) Trông họ không còn đẹp nữa phải không? Thật kinh, bạn sẽ đồng ý với tôi Ồ, thông kê thực tế đã chỉ ra rằng cứ trong 5 người sẽ có 4 người không rửa tay sau khi đi vệ sinh trên toàn thế giới Và như thế, chúng ta không rửa tay trong khi có những nhà vệ sinh sang trọng có sẵn vòi nước và xà phòng Điều tương tự cũng xảy ra ở các nước có tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao Cái gì thế? Không có xà phòng sao? Thực ra, xà phòng có sắn Trong nhà của 90% hộ dân ở Ấn Độ 94% hộ dân ở Kenya bạn có thể tìm thấy xà phòng Thậm chí ở những nước có tỷ lệ thấp nhất như Ethiopia với 50% Vậy nguyên do tại sao? Tại sao mọi người không rửa tay? Tại sao Manyak cậu bé mà tôi đã gặp ở Ấn Độ không rửa tay? Ồ, ở nhà Mayank xà phòng dùng để tắm xà phòng dùng để giặt giũ xà phòng dùng để rửa bát. Bố mẹ cậu bé cho rằng đó là một vật phẩm quý giá nên họ cất nó trong tủ. Họ cất nó đi để cậu bé không lãng phí nó. Trung bình, trong nhà Mayank họ dùng xà phòng rửa tay một lần trong ngày Đó là lúc nhiều nhất, còn đôi lúc cả tuần mới rửa tay với xà phòng một lần. Vậy hậu quả là gì? Trẻ em mắc bệnh ở ngay nơi đáng lẽ chúng phải được yêu thương, bảo vệ nhất- nhà của chúng Nghĩ về nơi bạn đã học cách rửa tay. Bạn đã học cách rửa tay ở nhà ư? Hay bạn học cách rửa tay ở trường? Tôi nghĩ nhà khoa học hành vi sẽ cho bạn biết là rất khó để thay đổi thói quen mà bạn sớm có trong đời. Tuy nhiên, chúng ta bắt chước những điều người khác làm và tập quán văn hóa địa phương là thứ định hình cách chúng ta thay đổi hành vi Và đây là nơi khu vực tư hoạt động Mỗi giây ở Châu Á và Châu Phi 111 bà mẹ mua bánh xà phòng này để bảo vệ gia đình Nhiều phụ nữ Ấn Độ sẽ nói với bạn rằng Họ đã học về vệ sinh, dịch bệnh từ những bánh xà phòng của hãng Lifebuoy Những nhãn hàng như thế này có trách nhiệm làm việc tốt ở nơi họ bán sản phẩm Đó là niềm tin, và phạm vi của Unilever cho phép chúng ta tiếp tục nói về rửa tay với xà phòng và vệ sinh với các bà mẹ Các doanh nghiệp, nhãn hiệu lớn có thể thay đổi và chuyển biến những tập quá xã hội và tạo sự khác biệt trong các thói quen đã từng ăn sâu. Hãy nghĩ về điều đó: Những người làm Marketing dành hết thời gian khiến ta đổi từ hãng này sang hãng khác Và thực thế, họ biết cách biến khoa học và thông tin thành những thông điệp thuyết phục Chỉ một phút thôi, hãy tưởng tượng khi họ tập trung mọi nguồn lực vào thông điệp rửa tay bằng xà phòng Động lực vì lợi nhuận biến thành vì sức khỏe trên thế giới này Nhưng nó đã từng diễn ra cách đây hàng thế kỷ Lifebuoy đã ra đời năm 1894 ở vùng Victoria nước Anh để đấu tranh với dịch tả Tuần trước, tôi ở Ghana cùng với Bộ Y tế Vì nếu bạn chưa biết Đang có đợt bùng phát dịch tả ở đó 118 năm trước giải pháp cũng như vậy là đảm báo họ có thể tiếp cận bánh xà phòng này và họ dùng nó vì đó là cách tốt nhất để thực sự ngăn dịch tả lan rộng Tôi nghĩ động lực vì lợi nhuận là vô cùng mạnh mẽ đôi khi còn mạnh hơn chính phủ hay quỹ từ thiện nào Chính phủ đang làm những gì họ có thể đặc biệt là với các đại dịch và nạn dịch như dịch tả. hay như Ebola vào lúc này nhưng với những ưu tiên cạnh tranh Ngân sách không phải lúc nào cũng có sẵn Và khi bạn nghĩ về nó bạn nghĩ về những thứ cần để khiến việc rửa tay với xà phòng thành thói quen hàng ngày Nó yêu cầu nguồn tài trợ lâu bền để duy trì thói quen đó Tóm lại, đấu tranh cho sức khỏe cộng đồng thực sự phụ thuộc vào các công ty xà phòng để thúc đẩy rửa tay với xà phòng. Chúng tôi có những người bạn như USAID đối tác toàn cầu về rửa tay với xà phòng trường Y học London về vệ sinh và thuốc nhiệt đới PLAN, WaterAid những người đều tin vào mối quan hệ đôi bên đều có lợi Có lợi cho khu vực công vì chúng tôi đã giúp họ đạt mục tiêu Có lợi cho khu vực tư vì chúng tối xây dựng những thế hệ mới của máy rửa tay trong tương lai Và điều quan trọng nhất là lợi ích cho những người tổn thưởng nhất Vào ngày 15 tháng 10 Chúng tôi sẽ kỷ niệm ngày Quốc tế rửa tay Các trường học, cộng đồng bạn của chúng tôi ở khu vực công và bạn của chúng tôi ở khu vực tư vâng, vào hôm đó, thậm chí đối thủ của chúng tôi sẽ chung tay kỷ niệm can thiệp tới sức khỏe cộng đồng quan trong nhất thế giới Việc cần thiết và nơi khu vực tư có thể tạo sự khác biệt to lớn là đưa ra những ý tưởng lớn, sáng tạo đem lại sự ủng hộ tích cực Nếu bạn tham gia chiến dịch "Help a Child Reach 5" chúng tôi đã tạo những thước phim mang những thông điệp về rửa tay với xà phòng tới mọi người mỗi ngày theo cách họ thấy mình có liên quan Chúng tôi đã có hơn 30 triệu lượt xem Phần lớn tranh luận vẫn diễn ra trên mạng Tôi mong các bạn dành 5 phút và xem những thước phim đó Tôi tới từ Mali một trong những nước nghèo nhất thế giới tôi lớn lên trong gia đình nơi bữa tối mỗi ngày đều xoay quanh công lý xã hội Tôi được đào tạo ở châu Âu về sức khỏe cộng đồng Tôi nghĩ mình là phụ nữ duy nhất ở nước tôi có bằng cấp cao về y tế và là người duy nhất với bằng tiến sĩ về rửa tay với xà phòng (Cười) (Vỗ tay) Chín năm trước, tôi quyết định, với sự nghiệp y tế cộng đồng thành công, tôi sẽ tạo ảnh hưởng lớn nhất để giới thiệu, bán và quảng bá phát minh vĩ đại nhất thế giới với sức khỏe cộng đồng: xà phòng Chúng tôi tiến hành chương trình rửa tay lớn nhất thế giới với bất cứ tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng Chúng tôi đã đạt hơn 183 triệu người ở 16 nước Đội tôi và tôi có tham vọng đạt được 1 tỷ người cho tới năm 2020 Trong 4 năm qua công việc phát triển theo cấp số nhân tỷ lệ trẻ tử vong đã giảm ở những nơi dùng nhiều xà phòng hơn Có thể một số không thoải mái khi nghe kinh doanh đi lên và cứu nhiều mạng sống được đặt ngang nhau nhưng kinh doanh có phát triển mới cho phép chúng ta làm được hơn thế Không có nó, và không nói về nó thì ta không thể có thay đổi mà mình cần Tuần trước, tôi và đồng đội dành thời gian thăm các bà mẹ đã đều phải trải qua cái chết của một đứa bé mới chào đời Là một người mẹ, tôi không thể hình dung ra bất cứ thứ gì tác động mạnh mẽ và đau đớn hơn thế Đây là một người Myanmar Cô ấy có một nụ cười đẹp tôi nghĩ nụ cười là thứ cuộc đời ban tặng khi bạn có cơ hôi thứ hai Con trai cô ấy, Myo, là đứa con thứ hai Cô ấy có một cô con gái đã mất cách đây 3 tuần và chúng ta biết, phần lớn trẻ em chết trong tháng đầu tiên của cuộc đời và ta biết nếu trao một bánh xà phòng cho mỗi bà đỡ và nếu xà phòng được dùng trước khi họ chạm vào những đứa trẻ chúng ta có thể giảm và thay đổi số lượng đó Và đó là điều đã thôi thúc tôi tạo cảm hứng cho tôi tiếp tục nhiệm vụ này để biết rằng tôi có thể trang bị cho cô ấy với những gì cô ấy cần để cô ấy có thể thực hiện công việc cao cả nhất trên thế giới này: nuôi nấng sinh linh mới chào đời của cô ấy Và lần sau khi bạn nghĩ về một món quà cho một bà mẹ trẻ và gia đình của co ấy không đâu xa, hãy tặng cô ấy bánh xà phòng Đó là phát minh đẹp nhất lĩnh vực sức khỏe cộng đồng Tôi hy vọng các bạn tham gia với chúng tôi biến việc rửa tay thành một phần cuộc sống hàng ngày của chúng ta và giúp nhiều đứa trẻ như Myo có thể có sinh nhật thứ 5 trong đời Cám ơn các bạn (vỗ tay) Gần một năm trước, cô tôi bắt đầu có dấu hiệu đau lưng. Cô đã đến gặp bác sĩ họ bảo cô đó là triệu chứng thông thường của những ai chơi quần vợt suốt gần 30 năm. Họ đề nghị cô làm liệu pháp nhưng cũng không thấy đỡ hơn, nên các bác sĩ quyết định kiểm tra kĩ hơn. Họ chụp X-quang và phát hiện một vết thương ở phổi, và họ nghĩ vết thương là do căng cơ và dây chằng giữa xương sườn, nhưng sau vài tuần điều trị, sức khỏe của cô vẫn không tốt lên. Cuối cùng, họ quyết định lấy sinh thiết hai tuần sau đó, lấy sinh thiết có kết quả: Ung thư phổi giai đoạn 3. Đời sống của cô gần như rất lành mạnh. Cô chưa bao giờ hút thuốc, chưa bao giờ uống rượu, và chơi thể thao suốt nửa đời người. Chắc đó là lý do họ mất sáu tháng để phát hiện đúng bệnh của cô. Câu chuyện của tôi, thật không may, giống với hầu hết các bạn. Một trong ba người ngồi ở đây sẽ được chẩn đoán mắc ung thư, và một trong bốn người sẽ chết vì nó. Chẩn đoán ung thư không chỉ thay đổi cuộc sống của gia đình bạn và quá trình kiểm tra lặp đi lặp lại, các bác sĩ miêu tả triệu chứng khác nhau, loại trừ bệnh hết lần này đến lần khác, thật sự rất áp lực và mệt mỏi, đặc biệt là với cô tôi. Và đó là cách chẩn đoán ung thư từ ngày đầu căn bệnh này xuất hiện. Chúng ta có phương pháp điều trị và thuốc của thế kỷ 21 để điều trị ung thư, nhưng vẫn giữ phương thức và quá trình chẩn đoán của thế kỉ 20. Ngày nay, phần lớn ta phải chờ triệu chứng mới chẩn đoán được bệnh. Phần lớn mọi người không tiếp cận được phương pháp phát hiện ung thư sớm, dù biết rằng điều đó là yếu tố quan trọng nhất để điều trị căn bệnh này. Tình trạng này có thể được thay đổi và đó là lí do nhóm tôi và tôi quyết định bắt đầu hành trình này, hành trình cố gắng phát hiện ung thư từ những giai đoạn đầu và giám sát các phản ứng ở cấp độ phân tử sớm hơn, rẻ hơn, thông minh hơn và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Phạm vi vấn đề, tất nhiên, là chúng ta đang sống trong thời mà công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, và lĩnh vực sinh học cũng không ngoại lệ. Người ta nói rằng công nghệ sinh học đang phát triển nhanh hơn ít nhất sáu lần tốc độ phát triển của khả năng điều hành của máy tính. Nhưng tiến trình công nghệ sinh học không chỉ đang tăng tốc mà còn ngày càng phổ biến. Cũng như máy tính cá nhân hay Internet hay điện thoại thông minh thúc đẩy hoạt động kinh doanh, chính trị hay giáo dục, các tiến bộ gần đây cũng thúc đẩy tiến trình công nghệ sinh học, và cho phép nhóm đa ngành như chúng tôi giải quyết và tiếp cận vấn đề theo những cách mới. Chúng tôi là nhóm các nhà khoa học và công nghệ từ Chile, Panama, Mexico, Israel và Hi Lạp, và dựa trên các khám phá khoa học gần đây, chúng tôi tin đã tìm thấy phương pháp chẩn đoán sớm nhiều loại ung thư chính xác và hiệu quả thông qua mẫu máu. Chúng tôi làm điều đó bằng cách phát hiện một nhóm phân tử rất nhỏ lưu thông tự do trong máu được gọi là microRNA. Để giải thích microRNA là gì và tầm quan trọng của nó với ung thư, cần bắt đầu với các protein, vì khi ung thư tồn tại trong cơ thể, biến thể protein được tìm thấy trong tất cả các tế bào ung thư. Bạn biết đấy, protein là các phân tử sinh học lớn thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như xúc tác cho phản ứng trao đổi chất, đáp ứng các kích thích hay sao chép DNA, nhưng trước khi một protein phản ứng hay sản xuất, các phần liên quan tới mã di truyện có trong DNA được sao chép từ RNA thông tin, vì thế, các RNA thông tin này nhận được chỉ dẫn để tạo nên một protein cụ thể, và có khả năng tạo nên hàng trăm protein, nhưng bộ phận chi phối việc tạo khi nào hay cần tạo bao nhiêu là microRNA. MicroRNA là các phân tử nhỏ thể hiện cấu trúc gen. Không giống như DNA cố định, microRNA có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện bên trong và bên ngoài tại các thời điểm, cho ta thấy gen nào chủ động thể hiện vào các thời điểm đó. Đó là lý do để microRNA trở thành một dấu hiệu sinh học hứa hẹn cho ung thư, vì như bạn biết đấy, ung thư là căn bệnh mà biểu hiện gen bị thay đổi. Nó là một qui luật không thể kiểm soát của gen. Một điều nữa cần lưu ý là không có hai loại ung thư giống nhau, nhưng ở mức độ microRNA, chúng vẫn có các kiểu mẫu. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mức độ biểu hiện của microRNA dưới mức bình thường đa dạng và tạo ra một mô hình cụ thể duy nhất cho mỗi loại ung thư, thậm chí phản ánh tiến độ của bệnh, ở những giai đoạn đầu, liệu nó phản ứng với thuốc hay thuyên giảm, khiến microRNA trở thành một dấu hiệu sinh học hoàn hảo và có tính nhạy cảm cao. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh với microRNA là không thể dùng công nghệ dựa trên DNA có sẵn để phát hiện ung thư một cách hiệu quả, vì chúng là những đoạn nucleotide rất ngắn, nhỏ hơn nhiều so với DNA. Và tất cả microRNA đều giống nhau, khác biệt ở đây là rất nhỏ. Thử tưởng tượng, phân biệt hai mẫu phân tử cực kì giống nhau, cực kì nhỏ. Chúng tôi tin mình đã tìm ra cách và đây là lần đầu tiên chúng tôi công bố trước công chúng. Để tôi giải thích rõ hơn. Hình dung lần gặp bác sĩ tới và làm xét nghiệm máu thông thường, nhân viên phòng thí nghiệm tách RNA, điều khá đơn giản ngày nay, đặt lên bảng khuôn có 96 lỗ tiêu chuẩn như cái này. Mỗi lỗ của bảng khuôn có hóa sinh cụ thể, để tìm một microRNA cụ thể, nó hoạt động như một cái bẫy chỉ đóng khi microRNA xuất hiện trong mẫu, và khi đó, nó sẽ có màu xanh. Để phản ứng xảy ra, bạn đặt bảng khuôn trong thiết bị như thế này và để điện thoại thông minh lên trên nó. Nếu có máy ảnh ở đây, các bạn sẽ thấy được màn hình điện thoại. Một điện thoại thông minh kết nối với máy tính và máy ảnh, đủ tốt để phục vụ cho mục đích của chúng ta. Điện thoại đang chụp ảnh, khi phản ứng kết thúc, nó sẽ gửi hình ảnh tới nguồn dữ liệu trên mạng để xử lý và phiên dịch. Cả quá trình này kéo dài tầm 60 phút, nhưng khi kết thúc, những lỗ sáng lên phù hợp với microRNA cụ thể sẽ được phân tích độ sáng và tốc độ sáng. Sau đó, khi toàn bộ quá trình kết thúc, ta có thứ này đây. Biểu đồ này hiển thị các microRNA cụ thể xuất hiện trên mẫu này và cách mà chúng phản ứng. Nếu lấy một mô hình cụ thể của microRNA từ mẫu người này và so sánh với các tài liệu khoa học tương quan với mô hình microRNA với sự hiện diện cụ thể của bệnh, ung thư tụy trông như thế này đây. Phần bên trong này là một mẫu thực mà người ta mới vừa phát hiện ung thư tụy. (Vỗ tay) Một khía cạnh quan trọng của cách tiếp cận này là tập trung và khai phá dữ liệu đám mây, thế nên cần lấy kết quả đúng lúc và phân tích thông tin đầy đủ. Nếu muốn hiểu rõ hơn và giải mã các căn bệnh như ung thư, cần phải ngừng coi chúng là những bệnh cấp và cách ly, và xem xét, tính toán mọi thứ có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Toàn bộ nền tảng này là một nguyên mẫu đang được thử nghiệm. Nó sử dụng sinh học phân tử mới nhất, một thiết bị 3D giá rẻ, và khoa học dữ liệu cố gắng giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của loài người. Với niềm tin rằng phát hiện ung thư sớm nên được phổ biến rộng rãi, toàn bộ chi phí cho giải pháp này thấp hơn phương pháp hiện tại 50 lần và biết rằng cộng đồng có thể giúp đẩy nhanh tiến độ, thế nên, chúng tôi để thiết bị có mã nguồn mở. (Vỗ tay) Để tôi nói rõ hơn rằng dù đang ở giai đoạn đầu, chúng ta vẫn có thể xác định thành công mô hình microRNA của ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư gan. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một thí nghiệm lâm sàng phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Ung thư Đức cho 200 phụ nữ bị ung thư vú. (Vỗ tay) Đây là bài kiểm tra duy nhất, chính xác với chi phí phải chăng, có khả năng thay đổi đáng kể cách chẩn đoán và xử lý ung thư. Vì chúng tôi lúc nào cũng tìm kiểm mô hình microRNA trong máu, bạn không cần xác định loại ung thư, không cần bất kì triệu chứng nào. Bạn chỉ cần 1ml máu và một chuỗi dụng cụ đơn giản. Ngày nay, phát hiện ung thư xảy ra chủ yếu khi triệu chứng xuất hiện. Lúc đấy là giai đoạn 3 hoặc 4, và tôi cho rằng đã là quá muộn. Quá đắt giá với các gia đình, với loài người. Ta không thể để thua trong cuộc chiến chống ung thư. Nó không chỉ tiêu tốn hàng tỷ đô la, mà còn lấy đi của ta những người thân yêu nhất. Cô tôi đang chiến đấu dũng cảm, cố vượt qua nó bằng suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên, tôi mong các cuộc chiến như thế này sẽ hiếm khi xảy ra. Tôi mong đến ngày mà ung thư được chữa trị dễ dàng bởi vì nó có thể được chẩn đoán ngay từ giai đoạn đầu, và tôi chắc chắn trong tương lai gần, nhờ cái này và nhiều đột phá khác trong khoa học đời sống, cách chúng ta nhìn nhận ung thư sẽ thay đổi về mặt cơ bản. Cho chúng ta cơ hội phát hiện sớm, hiểu rõ hơn, và tìm ra cách chữa trị. Xin cảm ơn rất nhiều. Đây là hội nghị của bạn, và tôi nghĩ bạn có quyền được biết chút ít về nó bây giờ, trong giai đoạn chuyển đổi này. về anh chàng đang chăm nom nó . Tôi xin lấy 1 cái ghế để ngồi ở đây. 2 năm trước đây tại TED, tôi nghĩ --- Tôi đã đi đến kế luận này --- Tôi nghĩ tôi đã mắc phải một ảo tưởng lạ. Tôi nghĩ rằng tôi có lẽ bị tin tưởng một cách vô thức rồi sao đó tôi đã trở 1 người hùng kinh doanh. Tôi có công ty mà tôi đã bỏ 15 năm xây dựng. Nó có tên là Future. Nó đã là một công ty xuất bản tạp chí. Gần đây công ty mới được ra mắt và thị trường cho rằng nó hình như đáng giá khoảng 2 tỷ đô, một con số mà tôi đã không thật sự hiểu được. Tạp chí mà tôi mới giới thiệu gần đây được gọi là Business 2.0 hứa hẹn hơn là sách niên giám điện thoại, bận rộn bơm khí nóng vào trong bong bóng -- (Cười) -- và tôi đã là chủ sở hữu 40% của 1 công ty mạng (dot com) sắp sửa ra mắt thị trường và chắc chắn sẽ có giá hàng tỉ đô nữa. Và tất cả những điều đó đã đến từ không có gì. 15 năm trước, tôi từng là nhà báo khoa học mà mọi người chỉ cười nhạo khi tôi nói, "Tôi thật sự muốn tạo bắt đầu 1 tạp chí tin học của riêng mình." Và 15 năm sau, nó đã gần 100 cái như thế. Và 2,000 nhân viên và -- nó đã là khoảng thời gian đau đầu. Cái ngày tháng 2 năm 2000. Tôi đã nghĩ cái đồ thị nhỏ của cuộc đời kinh doanh của tôi mà nó trong giống như là định luật Moore thậm chí tiến lên trên về phía phải -- nó đã đi lên mãi như thế. Ý tôi là, nó phải như thế. Đúng không? Tôi đã khá là ngạc nhiên. Dot-com, gọi một cách mỉa mai là quả bóng tuyết, đã là công ty mạng khách hàng cuối cùng được công khai tháng kế tiếp trước khi NASDAQ bị tiêu tan, và tôi bước vào 18 tháng kinh doanh quỷ quái Tôi thấy -- Tôi nhìn mọi thứ mà tôi xây dựng vỡ vụn. Và nó trong như là mọi thứ đang chuẩn bị chết và 15 năm làm việc có thể trở thành không còn gì. Và nó đã như là ruột bị vặn. Lần đầu mất 8 năm máu, mồ hôi và nước mắt để có 350 nhân viên -- thứ gì đó mà tôi rất tự hào trong kinh doanh. Tháng 2 năm 2001. Chúng tôi xa thải 350 người trong một ngày, và trước khi cuộc đổ máu kết thúc, 1,000 người bị mất công việc từ -- từ công ty của tôi. Tôi cảm thấy rất mệt mọi. Tôi nhìn tài sản của mình giảm sút khoảng 1 triệu đô một ngày, mỗi ngày, trong vòng 18 tháng. Và, tệ hơn thế, thậm tệ hơn thế, Tôi không còn cảm nhận về giá trị bản thân nữa. Tôi đi vòng quanh với cái bảng hiệu to trước trán mình: "KẺ THUA CUỘC" (Cười) Và điều làm tôi phát ớn nhất là khi nhìn lại, tôi không biết thế quái nào mà tôi đã gắn chặt hạnh phúc của bản thân công việc kinh doanh này? Cuối cùng, chúng tôi cũng có thể cứu được Future và Snowball nhưng, tôi đã ở thế sẵn sàng tiến lên, và để lược bớt 1 câu chuyện dài , đây là cái mà tôi đi đến. Và lý do mà tôi kể câu chuyện này là vì tôi tin rằng, từ nhiều cuộc nói chuyện, rằng rất nhiều người trong phòng này đã trải qua, kiểu tương tự như là đường trược cao tốc -- cảm xúc đường trược cao tốc -- trong vài năm qua. Đó là khoảng thời gian chuyển tiếp rất rất lớn, và tôi tin rằng buổi hội nghị này có thể đóng vai trò lớn cho tất cả chúng ta dẫn chúng ta tiến tới giai đoạn tiếp theo, đến bất cứ gì tiếp đó. Chủ đề năm sau là tái sinh. Nó giống như ở TED của 2 năm trước đây khi Richard và tôi đạt được thỏa thuận về tương lai của TED. Và cũng cùng thời điểm, và tôi nghĩ bởi vì điều đó, tôi bắt đầu làm gì đó mà tôi muốn quên về mục đính chính trong kinh doanh của tôi. Tôi bắt đầu đọc lại. Và tôi khám phá ra rằng trong khi tôi đang bận rộn chơi trò chơi kinh doanh, đã có những sự cách mạng không ngờ trong nhiều lĩnh vực được quan tâm - thiên văn học, tâm lý học, tâm lý tiến hóa cho đến nhân loại học, đến -- bạn biết đó, tất cả những thứ này đã thay đổi. Và cái cách mà bạn có thể nghĩ chúng ta như là một loài, và chúng ta như là hành tinh đã thay đổi quá nhiều, và nó đã vô cùng thú vị Và cái mà thật sự thú vị nhất, và tôi nghĩ Richard Wurman khám phá nó ít nhất là 20 năm trước tôi, đó là tất cả những thứ này đều liên kết nhau. Chúng kế nối nhau. Tất cả chúng móc vào nhau. và chúng ta nói về nó rất nhiều. Và tôi đã nghĩ về việc cố gắng đưa ra ví dụ cho nó, chỉ là một ví dụ. Quý bà de Gaulle, phu nhân của thủ tướng Pháp, được nổi tiếng được hỏi một lần, "Thứ gì bà mong muốn nhất?" Và bà trả lời "a penis" (tiếng Anh nghĩa là dương vật)." Và khi chúng bạn nghĩ về nó, nó rất đúng. Cái mà tất cả chúng ta mong muốn nhất là dương vật. Hay, bạn biết đó, "hạnh phúc," nếu chúng ta nói bằng tiếng Anh. (Cười) Và thứ gì đó -- OK, chúc may mắn với những ai trong phòng dịch tiếng Nhật. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng thứ gì đó cơ bản như là hạnh phúc, mà 20 năm trước đã là thứ gì đó để thảo luận trong nhà thờ hay nhà thờ Hồi Giáo, hay giáo đường Do Thái ngày nay nó quay ra rằng có hàng tá câu hỏi giống như TED mà bạn có thể hỏi về nó mà rất là thú vị. Bạn có thể hỏi về nguyên nhân của nó về mặt hóa sinh; khoa học thần kinh, hoạt chất serotonin, tất cả mọi thứ đó. Bạn có thể hỏi cái nguyên nhân tâm lý của nó? Tự nhiên, sự nuôi dưỡng, hoàn cảnh hiện tại? Hóa ra các nghiên cứu được thực hiện về vấn đề đó cực kỳ đáng ngạc nhiên. Bạn có thể nhìn nó như 1 phép toán tin, một vấn đề thông minh nhân tạo. Tại sao -- bạn cần phải kết hợp chặt chẽ một phép tương tự của hạnh phúc vào một bộ não máy tính để làm cho nó hoạt động đúng? Bạn có thể xem xét nó trên khía cạnh địa chính và nói, tại sao 1 tỷ người trên hành tinh này đang rất khổ sở vì họ không có khả năng có được sự hạnh phúc, và phần còn lại gần như tất cả chúng ta, bất kể bao nhiêu tiền chúng ta có, bất kể đó là 2 đô một ngày hay bất cứ cái gì, đều được hạnh phúc tương đương nhau? Hoặc bạn có thể xem nó như là một loại tâm lý học tiến hóa. Tại sao chúng ta - đã phát minh ra các gen của chúng ta như thể là trò lừa để khiến chúng ta hành động theo những cách nhất định? Não kiến, được sống ký sinh, để làm chúng ta hành xử trong những cách nhất định mà gen của chúng ta sẽ truyền lại? Liệu chúng ta có các nạn nhân của một ảo tưởng đại chúng? Và tiếp đó, và tiếp đó. Để hiểu những thứ thậm chí quan trọng cho chúng ta như là hạnh phúc, bạn cần phải hiểu theo tất cả những hướng khác nhau đó, và không có ở bất cứ đâu mà chúng ta có thể khám phá ra ngoài TED nơi bạn có thể hỏi nhiều câu hỏi, theo nhiều hướng khác nhau. Và vì thế, nó là điều sâu sắc mà Richard nói về: Để hiểu mọi thứ, bạn cần hiểu từng chút một. Một chút về mọi thứ mà bao quanh nó. Và vì thế, dần dần trải qua 3 ngày này, bạn bắt đầu có gắng nghĩ ra, tại sao tôi lại nghe những thứ không liên quan gì nhau? Và ở phần cuối của bốn ngày, bộ não của bạn là ồn ào và bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực, sức sống, và sự phấn khởi, và nó bởi vì những thứ nhỏ khác nhau đó được đặt cùng với nhau. Đó là trải nghiệm tổng thể của bộ não chúng ta đang tới -- nó tương đương về mặt tinh thần với việc massage toàn bộ cơ thể. (Cười) Mỗi cơ quan thần kinh xác định. Nó thực sự thế. Lý thuyết đủ rồi, Chris. Nói chó chúng tôi biết bạn đang thực sự sẽ làm gì được chú? Vì thế, tôi sẽ. Đây là tầm nhìn cho TED. Thứ nhất: không làm gì. Thứ này không bị phá vỡ, vì thế tôi sẽ không phải sửa nó. Jeff Bezos đã rất tốt bụng khi nhận xét với tôi. "Chris, TED thực sự là một hội thảo tuyệt vời. Anh sẽ phải quậy dữ lắm để làm nó trở nên tồi tệ." (Cười) Vì thế tôi cho bản thân mình cái danh hiệu công việc là người quản lý TED vì 1 lý do, và tôi sẽ hứa với bạn tại đây và bây giờ rằng các giá trị cốt lõi mà làm cho TED đặc biệt sẽ không bị can thiệp. Sự thật, sự tò mò, đa dạng, không buôn bán, không công ty quỷ gì cả, không phong trào, không cương lĩnh Chỉ cần theo đuổi niềm đam mê , ở bất cứ nơi nào có niềm đam mê, trên tất cả các kỷ luật mà được đại diện ở đây. Nó sẽ không bị thay đổi bao giờ. Thứ 2: Tôi sẽ đặt tập hợp một danh sách những người diễn thuyết tuyệt vời cho năm sau. Quy mô thời gian mà TED hoạt động thật là tuyệt vời sau khi ra khỏi ngành kinh doanh tạp chí với thời hạn vài tháng. Có một năm để làm điều này và đã xong, như tôi hy vọng sẽ chỉ cho các bạn sau đây 1 chút, Có 25 hay hơn những nhà thuyết trình tuyệt vời đăng ký cho năm tới. Và tôi đang nhận được những sự giúp đỡ tuyệt vời từ cộng đồng -- đó chỉ là một cộng đồng lớn và phối hợp nhau, địa chỉ liên lạc của chúng tôi đến khá là nhiều người những ai mà cảm thấy thú vị trong nước, nếu không nói là cả hành tinh này. Đó là sự thật. Thứ ba: Nếu mà tôi có thể, tôi muốn tìm ra cách mở rộng những kinh nghiệm về TED trong suốt những năm qua một tý. Và một cách chính mà chúng tôi sắp làm tới đây là giới thiệu câu lạc bộ sách. Sách là loại như là cứu vớt tôi trong những năm qua và là món quà mà tôi muốn chia sẻ, vì thế khi bạn đang ký cho TED2003, mỗi 6 tuần, bạn sẽ nhận được gói chăm sóc với một hoặc hai quyển sách và lý do tại sao mà bạn kết nối với TED. chúng cũng có thể là do một người thuyết trình của TED và vì thế chúng ta có thể có buổi trò chuyện tiễp diễn trong suốt cả năm và quay trở lại năm tới cùng với những chuyến phiêu lưu thông minh và đầy cảm xúc. Tôi nghĩ nó sẽ rất tuyệt. Và kế đến, thứ 4, tôi muốn đề cập về Sapling Foundation, mà là chủ sở hữu mới của TED. Quyền sở hữu của Sapling nghĩa là tất cả các tiến trình của TED sẽ được chuyển tới mục đích mà Sapling đại diện. Và, quan trọng hơn hết, tôi nghĩ những ý tưởng được trình bày và nhận ra ở đây là những ý tưởng tổ chức có thể sử dụng bởi vì có sự hợp lực tuyệt vời. Chỉ còn có vài ngày cuối, chúng ta sẽ có rất nhiều người nói về những thứ mà chúng ta quan tâm đến, mà họ đam mê, mà có thể làm những sự khác biệt trên thế giới, và ý tưởng có được nhóm mọi người cùng nhau -- một vài nguyên nhân là vì chúng ta tin tưởng, số tiền mà hội nghị có thể quyên được và những ý tưởng -- Tôi thật sự tin rằng sự kết hợp đó sẽ làm những sự khác biệt sau này. Tôi vô cùng hào hứng với điều đó. Thực ra, tôi không nghĩ rằng về mặt tổng thể, tôi từng hào hứng vì bất cứ cái gì, trong cuộc đời tôi. Tôi sẽ còn cảm giác này rất lâu nữa và tôi sẽ rất hân hạnh và vui mừng nếu bạn cùng đến với chuyến đi này cùng tôi. Tôi làm việc với người tị nạn vì muốn tạo ra sự khác biệt, và việc đó bắt đầu từ thuật lại các câu chuyện của họ. Thế nên khi gặp họ, tôi luôn đặt câu hỏi. Ai đã đánh bom nhà bạn? Ai giết con trai bạn? Những thành viên còn lại có vượt qua không? Làm cách nào bạn đương đầu với cuộc sống lưu vong? Nhưng luôn có một câu hỏi đối với tôi dường như là rõ ràng nhất và đó là: Bạn đã mang theo thứ gì? Điều gì là quan trọng nhất mà bạn phải mang theo mình khi nơi bạn sống bị đánh bom, và các băng đảng có vũ trang tiến vào nhà bạn? Một cậu bé tị nạn người Syria mà tôi biết đã kể rằng cậu không ngần ngại, khi cuộc sống của mình gặp nguy hiểm, chộp lấy tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, và sau đó, kể cho tôi lý do. Cậu nói: "Tôi cầm theo bằng tốt nghiệp vì cuộc sống của tôi phụ thuộc vào nó." Và cậu đã liều mạng sống để lấy được bằng tốt nghiệp. Trên đường đến trường, cậu né các tay súng bắn tỉa. Lớp học của cậu đôi khi bị rung lắc với âm thanh của bom và pháo kích, và mẹ cậu nói với tôi: "Mỗi sáng, tôi đều nói với nó: "Con ơi, đừng tới trường nữa.'" Và khi cậu van nàn, bà nói: "Tôi sẽ ôm nó như thể đó là lần cuối cùng." Nhưng cậu lại nói với mẹ: "Tất cả tụi con đều sợ, nhưng quyết tâm tốt nghiệp của tụi con còn mạnh hơn nỗi sợ hãi." Nhưng một ngày, gia đình nhận được tin dữ. Dì của Hany, cậu và em họ của cậu bé bị giết hại trong nhà vì không chịu rời đi. Cổ họng họ bị rạch. Đã đến lúc phải chạy trốn. Họ rời nhà ngay hôm đó, ngay lập tức, bằng chiếc xe con. Hany nấp ở ghế sau bởi vì họ phải qua các trạm kiểm soát của những tên lính quấy rối. Họ sẽ vượt biên sang Li băng, nơi họ có thể tìm thấy sự yên bình. Nhưng họ sẽ bắt đầu một cuộc sống khó khăn, vất vả và đơn độc. Họ không có sự lựa chọn nào ngoài việc xây một túp lều bên cạnh bãi đất bùn, và đây là em của Hany, Ashraf, đang chơi bên ngoài. Ngày hôm đó, họ hòa vào đoàn người tị nạn lớn nhất thế giới ở một quốc gia nhỏ bé như Li băng. Nơi đó chỉ có 4 triệu dân, và 1 triệu người trong số đó là dân tị nạn Syria. Không có thị trấn, hay thành phố hay làng mạc, đó không phải nơi tiếp đón những người tị nạn Syria. Đây là lòng cao thượng và nhân văn tuyệt vời. Hãy nghĩ vấn đề theo cách này, một cách tỉ lệ tương ứng. Giả dụ đó là toàn bộ dân số Đức, 80 triệu người, bỏ chạy đến Mỹ chỉ trong 3 năm. 1/2 dân số Syria hiện nay tha hương cầu thực, đa số họ hiện ở Syria. 6.5 triệu người bỏ trốn để bảo toàn tính mạng. Hơn 3 triệu người đã vượt biên, tìm nơi ẩn náu ở các quốc gia láng giềng, và chỉ một phần nhỏ, như bạn thấy tị nạn sang Châu Âu. Điều tôi lo lắng nhất là việc 1/2 trong số người tị nạn Syria là trẻ em. Tôi đã chụp hình bé gái này, chỉ 2h sau khi cô bé đến nơi sau một chặng đường di cư dài từ Syria sang Jordan. Và điều đau đầu nhất là 20% trẻ tị nạn người Syria đang tại trường học Li băng. Tuy nhiên, trẻ tị nạn Syria, tất cả kể cho tôi rằng giáo dục là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng. Tại sao? Bởi vì điều đó giúp chúng nghĩ đến tương lai hơn là cơn ác mộng trong quá khứ. Cho phép chúng nghĩ đến hy vọng hơn là căm thù. Tôi nhớ đến một chuyến thăm gần đây đến trại tị nạn người Syria ở Bắc Iraq, tôi đã gặp bé gái này, và nghĩ rằng: "Con bé trông thật đẹp," và tôi tiến đến hỏi: "Cô chụp cháu một pô được không?" Nó trả lời được, nhưng lại không chịu cười. Tôi nghĩ con bé không thể cười bởi vì nó chắc chắn đã nhận ra mình đại diện cho thế hệ trẻ em vảng vất tị nạn Syria, thế hệ bị cô lập và đầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, nhìn vào nơi mà họ chạy trốn, sự phá hủy hoàn toàn, các tòa nhà, các ngành, trường, đường xá, nhà cửa. Nhà của Hany cũng bị phá hủy. Và cần các kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư điện xây dựng lại. Cộng đồng cần giáo viên, luật sư và chính trị gia quan tâm tới việc hòa giải chứ không phải trả thù. Chẳng phải điều này nên được tái xây dựng bởi người có ảnh hưởng lớn nhất, các cộng đồng lưu vong, những người tị nạn sao? Người tị nạn có nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự trở về. Bạn có thể cho rằng tị nạn chỉ là tình trạng tạm thời. Không hề. Với chiến tranh cứ tiếp diễn như vậy, trung bình thời gian tị nạn của một người sẽ là 17 năm. Hany đang ở năm thứ 2 trong tù khi tôi đi thăm cậu gần đây, và chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng tiếng Anh, cậu thổ lộ với tôi rằng đã học bằng đọc các tiểu thuyết của Dan Brown và nghe nhạc rap của Mỹ. Chúng tôi cũng có những giây phút vui cười dễ thương với cậu em đáng mến Ashraf. Nhưng tôi sẽ không bao giờ quên điều cậu nói khi chúng tôi kết thúc buổi nói hôm đó. Cậu nói rằng: "Nếu không phải là sinh viên, cháu sẽ chẳng là gì cả." Hany là 1 trong 50 triệu người tha hương trong thế giới ngày nay. Chưa bao giờ, kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, lại có nhiều người bị di tản ép buộc như vậy. Vậy nên, trong khi chúng ta có những bước tiến lớn về sức khỏe con người, trong công nghệ, giáo dục và thiết kế, chúng ta đang thực hiện rất ít điều để giúp các nạn nhân và chúng ta làm quá ít để dừng và ngăn cản chiến tranh đưa họ đi xa khỏi mái nhà của mình. Và có nhiều và nhiều hơn nữa những nạn nhân. Mỗi ngày, trung bình, cuối ngày hôm nay, 32,000 người sẽ bị di tản cưỡng bức khỏi nhà mình - 32,000 người. Họ chạy trốn qua biên giới như thế này. Chúng tôi đã quay nó ở biên giới Syria-Jordan, và đây là một ngày tiêu biểu. Hoặc họ chạy trốn trên các tàu không dành cho đi biển và quá tải, liều mạng trong trường hợp này chỉ để có được sự an toàn ở Châu Âu. Đây là một người đàn ông Syria được cứu sống từ một trong những chiếc thuyền bị lật úp - đa số họ bị chết đuối - và ông kể cho chúng tôi: "Người Syria chỉ mong tìm một nơi yên tỉnh nơi không có ai làm hại bạn, nơi không có ai làm nhục bạn, và nơi không ai giết bạn." Vâng, tôi nghĩ đó là tối thiểu. Còn về một nơi để chữa lành, một nơi để đi học, và thậm chí một cơ hội thì sao? Những người Mỹ, người Châu Âu có cảm giác rằng có một tỉ lệ lớn, một số lượng lớn người tị nạn đang đến nước họ, nhưng thực tế là 86%, đa số người tị nạn, đang sống ở các nước đang phát triển, ở những quốc gia đang đấu tranh với sự mất ổn định an ninh của chính mình với các vấn đề để giúp chính người dân họ và đói nghèo. Vậy nên các nước giàu trên thế giới này nên nhận ra rằng sự nhân đạo và sự rộng lượng của những quốc gia đang che chở cho những người tị nạn. Tất cả các quốc gia nên đảm bảo rằng không ai chạy trốn chiến tranh và khủng bố để rồi đi đến một biên giới đã bị đóng kín. (Vỗ tay) Cảm ơn. Nhưng có điều khác mà ta có thể làm hơn là đơn giản giúp người tị nạn sống sót. Chúng ta có thể giúp họ sống khỏe mạnh. Chúng ta nên nghĩ đến trại tị nạn và các cộng đồng người hơn là các trung tâm dân cư tạm thời nơi mà mọi người mòn mỏi chờ đợi chiến tranh kết thúc. Thay vào đó, những trung tâm đầu đàn, nơi người tị nạn có thể ăn mừng chiến thắng vượt lên tổn thương và hướng về ngày họ có thể về nhà như là tác nhân thay đổi tích cực và chuyển biến xã hội. Điều này có ý nghĩa hơn rất nhiều, nhưng lại làm tôi nhớ về cuộc chiến tranh ở Somalia diễn ra ác liệt trong 22 năm. Hãy tưởng tượng sống trong trại tị nạn này. Tôi đã đến trại này. Ở Djibouti, nước láng giềng của Somalia và nơi này quá hẻo lánh đến nỗi chúng tôi phải đi đến đó bằng trực thăng. Nơi đó đầy bụi và nóng khủng khiếp. Chúng tôi đến thăm một ngôi trường và bắt đầu nói chuyện với bọn trẻ, khi thấy cô bé này qua căn phòng, có lẽ trạc tuổi với con gái tôi, tôi đã đến và bắt chuyện với con bé. Tôi hỏi nó câu hỏi mà người lớn thường hỏi trẻ nhỏ như là: "Môn học ưa thích của con là gì?" hay "Lớn lên con muốn làm gì?" Và đó là khi mặt con bé trở nên trống rỗng, nó nói rằng: "Con không có tương lai. Những ngày đi học của con qua rồi." Cho rằng có một sự hiểu lầm, tôi quay sang đồng nghiệp, cô này xác nhận rằng không còn kinh phí cho lớp cấp 2 trong trại này. Và tôi ước lúc đó tôi có thể nói với con bé, "Bọn cô sẽ xây trường cho con." Và tôi cũng nghĩ, thật uổng phí. Con bé nên là và con bé là tương lai của Somalia. Một cậu bé tên Jacob Atem đã có một cơ hội khác biệt, nhưng là sau khi trải qua một thảm kịch kinh hoàng. Cậu đã chứng kiến - đây là ở Sudan- làng mình - cậu chỉ mới 7 tuổi - bị thiêu rụi, và cậu vừa biết rằng cha mẹ cậu và cả nhà đều bị giết vào ngày hôm đó. Chỉ duy nhất đứa em họ còn sống sót, và 2 đứa nhỏ đã đi bộ 7 tháng - đây là cậu bé như Jacob - bị rượt đuổi bởi thú hoang và các băng đảng có vũ trang, và cuối cùng, tụi nhỏ cũng đến được trại tị nạn nơi chúng được an toàn, và cậu trải qua 7 năm tiếp theo ở Kenya trong một trại tị nạn. Nhưng cuộc sống cậu thay đổi khi cậu có cơ hội định cư ở Mỹ, và tìm thấy tình yêu thương trong gia đình cha mẹ nuôi và cậu có thể đến trường, và cậu muốn tôi chia sẻ với các bạn khoảnh khắc tự hào này khi cậu tốt nghiệp đại học. (Vỗ tay) Hôm trước, tôi nói chuyện với cậu trên Skype và cậu đang ở đại học mới ở Florida, theo học tiến sĩ về sức khỏe cộng đồng và cậu nói với tôi đầy tự hào về cách cậu gây quỹ từ người dân Mỹ để thành lập phòng khám sức khỏe ở làng của mình, quê nhà mình. Vậy tôi muốn trở lại câu chuyện của Hany. Khi nói với cậu bé tôi có cơ hội nói chuyện với các bạn ở đây, trên sân khấu của TED, cậu bé cho phép tôi đọc một bài thơ mà cậu gởi cho tôi bằng email Cậu viết: "Tôi nhớ chính mình, những người bạn của mình, thời gian đọc tiểu thuyết, hoặc làm thơ, những con chim và uống trà buổi sáng. Phòng của tôi, sách của tôi, chính tôi, nhớ mọi thứ đã làm tôi cười. Oh, oh, tôi có nhiều ước mơ rằng sắp được thực hiện." Vậy đây là quan điểm của tôi: Không đầu tư cho người tị nạn là bỏ lỡ một cơ hội lớn. Nếu bỏ mặc họ, và họ có nguy cơ bị khai thác và lạm dụng, và nếu để họ không được đào tạo kỹ năng, không được giáo dục, và trì hoãn tái lập hòa bình và thịnh vượng của đất nước họ, tôi tin cách chúng ta đối xử với người tha hương tạo lập tương lai của thế giới này. Nạn nhân chiến tranh nắm giữ chìa khóa đi đến hòa bình lâu dài, và đó là những người tị nạn, những người có thể phá vỡ vòng xoay bạo lực. Hany là điểm mấu chốt. Chúng ta muốn giúp cậu đi học đại học và trở thành kỹ sư, nhưng quỹ của chúng ta được ưu tiên cho những điều cơ bản trong cuộc sống: lều, mền, và nệm, và đồ nấu ăn, khẩu phần ăn, và 1 ít thuốc men. Đại học là điều xa xỉ. Nhưng để cậu mòn mỏi trong cánh đồng lầy lội, và cậu sẽ là thành viên của một thế hệ đã mất. Câu chuyện của Hany là một bi kịch, nhưng không nhất thiết phải kết thúc bằng bi kịch. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi biết một người đàn ông hàng đêm chao lượn trên thành phố. Trong những giấc mơ của mình, ông xoay người đầu ngón chân khẽ chạm mặt đất. Ông khẳng định mọi thứ đều chuyển động, kể cả với một cơ thể bị liệt như của chính ông ấy. Người đàn ông ấy là cha tôi. Ba năm trước, khi tôi phát hiện ra rằng cha tôi đã trải qua một cơn đột quỵ não vô cùng nguy hiểm Tôi bước vào phòng ông ấy ở khu ICU ở viện thần kinh học Montreal và thấy ông ấy nằm bất động, được nối với một máy thở. Chứng liệt đã từ từ ăn mòn cơ thể ông ấy bắt đầu ở ngón chân, sau đó là chân, thân trên, ngón tay và cánh tay. rồi lan dần đến cổ ông ấy làm hạn chế khả năng thở của ông ấy và chỉ dừng lại phía dưới con mắt. Ông ấy chưa bao giờ mất ý thức. Đúng hơn là, ông ấy dõi theo mọi vật từ bên trong khi cơ thể ông ấy ngừng hoạt động từng chi từng cơ Trong phòng ICU, tôi đến bên cơ thể ông ấy với một giọng run run và đầy nước mắt Tôi bắt đầu đọc bảng chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, Đến K, ông ấy đã nhấp nháy mắt. Tôi bắt đầu lại A, B, C, D, E, F, G, H, I. Ông ấy nháy mắt lần nữa ở chữ cái I, sau đó ở T, rồi R, và A. Kitra Ông ấy nói "Kitra, con gái xinh đẹp của ta, đừng khóc. Đây là một phúc lành." Dù không có giọng nói rõ ràng, nhưng cha tôi đã gọi tên tôi đầy mạnh mẽ Chỉ 72 giờ sau cơn đột quỵ, ông ấy đã hoàn toàn nắm được toàn bộ tình cảnh của mình. Mặc dù tình trạng cơ thể nghiêm trọng ông ấy đã hoàn toàn hiện diện bên tôi hướng dẫn, chăm sóc và trở thành cha tôi như thể chưa bao giờ làm điều đó. Bị khóa chặt trong một chứng bệnh là cơn ác mộng tồi tệ nhất của nhiều người. Ở Pháp, nó được gọi thỉnh thoảng là "maladie de l'emmuré vivant." Nghĩa là " bệnh sống trong những bức tường" Đối với nhiều người, có lẽ là đa số, tê liệt là nỗi kinh hoàng không thể diễn tả nổi nhưng trải nghiệm của ba tôi, mất đi từng hệ thống của cơ thể ông ấy, không phải là trải nghiệm cảm giác bị mắc bẫy mà đúng hơn là việc chuyển tâm lý vào trong mở tiếng nói bên ngoài đối mặt nơi sâu thẳm trong tâm trí bản thân và ở nơi đó yêu cuộc sống và cơ thể theo một cách khác. Như một giáo trưởng sống nội tâm đong đưa giữa trí óc và thể xác, cuộc sống và cái chết, chứng liệt đã mở ra một sự nhận thức mới cho ông ấy Ông ấy nhận ra mình không bao giờ cần phải nhìn xa hơn thế giới hữu hình để tìm thần thánh "Thiên đường ở bên trong cơ thể này. Nó ở ngay thế giới này," ông ấy nói. Tôi ngủ cạnh cha mình trong 4 tháng đầu tiên chăm sóc hết mình với mọi sự khó chịu của ông ấy thấu hiểu nỗi sợ sâu thẳm của con người về việc không thể kêu người khác giúp đỡ. Mẹ tôi, các anh chị em và tôi, chúng tôi bao quanh ông ấy như một cái kén chữa bệnh. Chúng tôi trở thành ống nói của cha mỗi ngày bỏ ra hàng giờ đọc bảng chữ cái khi ông ấy thì thầm bài thuyết pháp và nói với những đôi mắt nhấp nháy Căn phòng của ông đã trở thành ngôi đền chữa bệnh. Bên cạnh giường của ông trở thành nơi cho những người đi tìm lời khuyên và chỉ bảo tinh thần, và qua chúng tôi cha tôi có thể nói và nâng đỡ, từng chữ từng cái nháy mắt. Mọi thứ trong thế giới của chúng tôi trở nên chậm và mềm yếu như sự ồn ào, kịch tính và chết chóc của một khu bệnh viện phai mờ hậu cảnh Tôi muốn đọc cho bạn thứ đầu tiên mà chúng tôi chép lại vào tuần lễ sau cú đột quỵ Ông ấy soạn một lá thư ghi địa chỉ giáo đường của ông ấy và kết thúc với hàng chữ sau: Khi cái gáy của tôi nổ tung, tôi bước vào một phương diện khác: vừa bắt đầu, hành tinh thay thế, đơn bào. Vũ trụ đóng và mở liên tục Có những thứ đi xuống khi mà ngừng phát triển Tuần trước, tâm trạng tôi xuống rất thấp nhưng tôi cảm giác bàn tay của ông ấy ở xung quanh tôi và cha tôi mang tôi trở lại. Khi chúng tôi không phải là giọng nói của ông ấy, chúng tôi là chân và tay của ông. Tôi đã di chuyển chúng như tôi biết tôi muốn tay và chân của tôi được di chuyển chúng vẫn thế trong cả ngày Tôi nhớ tôi đã giữ những ngón tay ông ấy gần mặt tôi gập từng ngón để giữ chúng mềm mại và linh hoạt Tôi hỏi ông ấy hết lần này đến lần khác để mường tượng sự chuyển động để xem từ bên trong khi ngón tay cong và duỗi thẳng, và tiến lên với chúng trong tâm trí ông ấy Sau đó, vào 1 ngày, từ khóe mắt tôi tôi thấy cơ thể ông ấy trườn như một con rắn một sự co thắt ngẫu nhiên ở các chi của ông ấy. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là ảo giác bỏ quá nhiều thời gian chăm sóc cơ thể ông ấy quá tuyệt vọng để thấy bất kỳ phản ứng nào của ông ấy. Nhưng ông ấy nói với tôi rằng ông cảm thấy sự nhói lên, lóe lên của năng lượng bập bùng bật và tắt ở ngay bên dưới da. Những tuần tiếp theo, ông ấy bắt đầu hết sức nhỏ để thể hiện sự phản ứng của cơ. Sự kết nối đang được tạo nên. Cơ thể từ từ tỉnh giấc lại. từng chi một, từng cơ một từng cái co rút một. Như một nhiếp ảnh gia tài liệu, tôi cảm thấy cần phải chụp ảnh từng chuyển động đầu tiên của ông ấy như một bà mẹ với đứa con mới sinh. Tôi đã chụp ảnh hơi thở đầu tiên không cần ống thở của ông, khoảnh khắc chúc mừng sau khi ông cho thấy sự phản ứng của cơ lần đầu tiên công nghệ thích hợp mới cho phép ông giành lấy càng nhiều hơn sự độc lập. Tôi đã chụp hình sự quan tâm và tình yêu xung quanh ông ấy. Nhưng những bức ảnh chỉ kể được phía ngoài câu chuyện của một người đàn ông nằm trên giường bệnh dính liền với một máy thở. Tôi không thể miêu tả câu chuyện của ông ấy từ bên trong và vì thế tôi đã bắt đầu tìm kiếm một ngôn ngữ thị giác mới thứ mà cố gắng truyền tải chất lượng chóng tàn của trải nghiệm tinh thần của ông ấy. Sau cùng, tôi muốn chia sẻ với các bạn một video từ chuỗi tôi đang làm việc mà cố gắng thể hiện sự chậm rãi, ở khoảng giữa của sự tồn tại mà cha tôi đã trả nghiệm. Khi ông ấy bắt đầu lại lấy khả năng hô hấp tôi bắt đầu ghi chép lại những suy nghĩ của ông ấy, và vì thế giọng nói mà bạn nghe trong đoạn video này là của ông ấy. (Video) Ronnie Cahana: Bạn phải tin bạn bị liệt để là một phần của việc bị liệt cả tay chân Tôi không. Trong tâm trí tôi, và trong những giấc mơ hằng đêm tôi lơ lửng trên thành phố xoay vòng và cuộn với những ngón chân hôn sàn nhà Tôi không biết gì về lời tuyên bố của một người đàn ông mà không thể chuyển động Mọi vật có chuyển động Con tim đập Cơ thể phập phồng Cái miệng chuyển động Chúng ta chẳng bao giờ đình trệ Cuộc sống chiến thắng lên và xuống. Kitra Cahana: Phần đông chúng ta bắp cơ bắt đầu co và chuyển động lâu trước cả khi chúng ta biết nhận thức nhưng cha tôi kể tôi đặc ân của ông là sống xa bên ngoài trải nghiệm của nhân loại Như một nhà du hành vũ trụ thấy viễn cảnh mà chỉ một vài người trong chúng ta có thể chia sẻ Ông ấy ngạc nhiên và quan sát khi ông ấy thở hơi thở đầu tiên và mơ về việc lê bước về nhà Vây là bắt đầu cuộc sống ở tuổi 57, ông ấy nói. Một đứa bé không có thái độ trong bản chất của nó nhưng một người đàn ông yêu cầu trong thế giới của ông mỗi ngày. Một vài chúng ta sẽ chẳng bao giờ đối mặt những giới hạn cơ thể ở mức độ mà cha tôi đã đối mặt, nhưng tất cả chúng ta sẽ có những khoảnh khắc của việc tê liệt trong cuộc sống chúng ta. Tôi biết tôi thường xuyên đứng trước những bức tường, cảm thấy hoàn toàn không thể trèo được nhưng ba tôi khăng khăng rằng không có ngõ cụt. Thay đó, ông ấy mời tôi vào không gian của việc hợp tác chữa bệnh để cho những phần tốt nhất của tôi, và đối với ông ấy cho những phần tốt nhất của ông ấy cho tôi Tê liệt là một sự mở đầu đối với ông. Nó là một cơ hội xuất hiện để thắp lại ý nghĩa cuộc sống, để ngồi đủ lâu với ông ấy để chìm đắm trong sự liên tục của tạo hóa. Hôm nay, cha tôi không còn bị hãm lại nữa Ông ấy di chuyển cổ dễ dàng có cảm giác chứng bệnh pen-la-grơ đã được loại bỏ, thở bằng chính phổi của ông ấy, nói chậm rãi bằng giọng êm ả, và làm việc mỗi ngày để giành lấy nhiều hơn sự chuyển động trong cơ thể liệt của ông Nhưng công việc sẽ không bao giờ hoàn thành. Như ông ấy nói, " tôi đang sống trong một thế giới tuyệt vọng và có những công việc thiêng liêng để làm" Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Công nghệ mang lại cho chúng ta rất nhiều: đặt chân lên mặt trăng, mạng Internet, khả năng lập trình bộ gen của con người. Nhưng nó cũng động chạm đến nỗi sợ hãi lớn nhất của loài người. Vào khoảng 30 năm trước, nhà phê bình văn hóa Neil Postman đã viết một cuốn sách tựa đề "Amusing Ourselves to Death," viết vô cùng thông minh về vấn đề này. Ông đã so sánh giữa hai nhà tư tưởng chủ nghĩa phản không tưởng George Orwell và Aldous Huxley. Orwell sợ xã hội của chúng ta sẽ trở thành một "nền văn hóa tù đày". Huxley lại sợ "tầm thường hóa" văn hóa. Orwell lo rằng ta sẽ bị che mắt khỏi sự thật và Huxley giữ mối lo con người sẽ bị dìm trong biển chông chênh. Tóm lại, bạn cần lựa chọn để anh mình trông nom và trông nom ông anh của mình. Nhưng cũng không bắt buộc. Ta không phải kẻ thụ động thu nạp thông tin và công nghệ. Chúng ta quyết định vai trò của chúng và cách mà ta tiếp nhận từ chúng, nhưng để làm được điều đó, ta cần để tâm đến cung cách suy nghĩ và diễn giải của mình. Ta phải hỏi, những câu hỏi khó để vượt qua những lề thói có sẵn, để thấu hiểu. Con người bị phủ đầu bởi bao câu chuyện về lượng thông tin khổng lồ có trên thế giới nhưng nếu xét theo khối thông tin và thách thức trong việc giải mã thông tin, kích cỡ không phải là tất cả. Nó còn tùy thuộc vào tốc độ tin tức, về độ phong phú đa dạng của chúng, và đây chỉ là một vài ví dụ: hình ảnh, bài viết, truyền hình, truyền thanh. Điểm chung liên kết các loại hình thông tin này đó là chúng do con người tạo ra và chúng cần một bối cảnh. Một nhóm nhà khoa học về thông tin mang tên "Nhóm nghiên cứu Truyền thông Sức khỏe" ở trường đại học Illinois-Chicago. Họ làm việc với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh để hiểu sâu sát hơn về cách con người nói về chuyện cai thuốc, về thuốc lá điện tử cũng như những phương pháp giúp họ từ bỏ thuốc lá. Điều thú vị là, nếu bạn muốn hiểu được khi người ta nói đến chuyện hút thuốc. Đầu tiên, bạn cần hiểu ý của họ khi nhắc đến từ "hút". Trên twitter, chia thành 4 loại chính: loại 1, hút thuốc lá; loại 2, hút cần; loại 3, sườn hun khói; và loại 4, những cô gái vô cùng nóng bỏng. Vậy nên bạn cần phải suy nghĩ, mọi người nói thế nào về thuốc lá điện tử? Có rất nhiều cách nói và bạn có thể dựa vào slide để thấy, đây là một câu hỏi phức tạp. Ta cần luôn nhớ rằng ngôn ngữ do con người sáng tạo ra và con người là sinh vật lộn xộn và phức tạp. Ta sử dụng bao phép ẩn dụ, tiếng lóng, biệt ngữ 24/7 trong mọi loại ngôn ngữ và ngay khi ta vừa kịp biết đến chúng ta đã thay đổi chúng. Cũng như quảng cáo của bên Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh, quảng cáo này dùng hình ảnh một người phụ nữ có lỗ hổng nơi cổ họng sinh động đến nhức nhối. Chúng thực sự có tạo ra được ảnh hưởng giúp mọi người bỏ thuốc không? Tuy dữ liệu của "Nhóm nghiên cứu Truyền thông Sức khỏe" còn hạn chế nhưng họ có thể kết luận rằng những quảng cáo này... có lẽ các bạn cũng đã xem rồi là cú đấm điếng người ép chúng ta phải suy ngẫm và có lẽ sẽ có chút ảnh hưởng đến tương lai mọi người. Điều khiến tôi ngưỡng mộ và coi trọng dự án này bên ngoài và bao gồm sự thật là nó dựa vào nhu cầu của con người, Dự án là một tấm gương dũng cảm trên bề mặt biển chông chênh. Nó cũng không phải là khối thông tin đồ sộ thách thức ta diễn giải. Hãy đối mặt với sự thật, loài người có một lịch sử lâu đời trong việc đóng đinh mọi loại thông tin dù nhỏ thế nào. Bạn có thể nhớ lại một chuyện xảy ra nhiều năm trước, Cựu Tổng thống Ronald Reagan đã bị chỉ trích nặng nề vì dám nói rằng sự thật là những điều ngu ngốc. Công bằng mà nói, đây chỉ là một sự sơ ý. Ông chỉ có ý trích lại lời của John Adams về vụ án lính Anh tại Boston Massacre: sự thật là điều ngoan cố. Nhưng tôi lại cho rằng trong lời ông nói có ẩn chút khôn ngoan vô tình bởi đúng là sự thật rất ngoan cố nhưng cũng có lúc chúng ngu ngốc lắm. Xin được kể lại câu chuyện của tôi nguyên nhân khiến tôi coi trọng vấn đề này đến vậy. Xin cho phép tôi lấy hơi đã. Hồi con trai Isaac của tôi mới lên 2, thằng bé bị chẩn đoán bệnh tự kỷ. Nó là một đứa trẻ vui vẻ, hạnh phúc, rất thương yêu mọi người, nhưng số liệu đánh giá tốc độ phát triển của thẳng bé, thứ dựa trên con số để nhìn mọi thứ, tại thời điểm đó, giao tiếp cử chỉ và giao tiếp bằng mắt của thằng bé đặt mức tăng trưởng của thằng bé tương đương một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Chẩn đoán đó sát với thực tế nhưng không phải tất cả. Vào khoảng 1 năm rưỡi sau đó, khi thằng bé sắp sửa lên 4, tôi thấy nó ngồi trước vi tính đang tra Google hình ảnh về phụ nữ với từ khóa w-i-m-e-n. Và tôi đã làm điều bậc phụ huynh lo cho con thường làm ngay lập tức bắt đầu nhấn nút "back" để xem nãy giờ nó đang tra thứ gì. Theo thứ tự là: men school, bus và computer. Tôi đã vô cùng kinh ngạc, bởi tôi không biết thằng bé có thể đánh vần chứ đừng nói đến việc đọc. Tôi hỏi: "Isaac, sao con làm được hay vậy?" Thằng bé nghiêm túc nhìn tôi và trả lời: "Gõ vào ô." Thằng bé tự dạy mình cách giao tiếp nhưng chúng tôi đã không để ý đúng chỗ. Đây là điều có thể xảy ra khi nhận xét, phân tích quá chú trọng vào một bảng đánh giá. Trong trường hợp này là khả năng giao tiếp ngôn ngữ và đánh giá thấp những yếu tố khác, như sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Isaac gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nó tìm ra một cách khác để tìm hiểu những gì nó muốn biết. Nếu dành chút thời gian suy nghĩ, bạn sẽ hiểu được đặt câu hỏi là một quá trình phức tạp nó có thể dùng đến nhiều cách khác như gõ từ khóa vào ô tìm kiếm. Vậy nên, giây phút đó có ảnh hưởng rất lớn đến tôi và gia đình tôi bởi điều này đã phá vỡ khung định kiến của chúng tôi về tình trạng của thằng bé, để bớt lo lắng và tôn trọng hơn năng lực tưởng tượng của thằng bé. Sự thật là những điều ngu ngốc. Chúng cũng dễ bị sử dụng sai cách dù bạn có muốn hay không. Bạn tôi, Emily Willingham là một nhà khoa học. Một thời gian trước, cô ấy có viết bài cho Forbes tựa đề: "10 điều kỳ lạ liên quan đến chứng tự kỷ." Danh sách khá là dài. Mạng internet bị đổ lỗi cho mọi thứ. Và đương nhiên cả những bà mẹ, bởi vì... À, khoan đã, còn nữa, trong danh mục "mẹ" có nhiều thứ lắm. Bạn có thể thấy cả một danh sách dài thòng, rất thú vị. Bản thân tôi rất thích câu: mang thai gần đường cao tốc. Câu cuối cùng thú vị với cụm từ "refrigerator mother" mới được sáng tạo ra trong bài viết là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Từ này nghĩa là sống lạnh lùng, thiếu thương yêu. Đến lúc này chắc bạn sẽ nghĩ. "Rồi, Susan, chúng tôi hiểu rồi. Cứ ôm đống thông tin đó bẻ lái tùy theo cách cô muốn." Chính xác, hoàn toàn chính xác, nhưng thách thức nằm ở chỗ ta có thể sử dụng cơ hội này để tạo nên ý nghĩa từ nguồn thông tin ta có bởi thật ra bản thân thông tin chẳng có ý nghĩa gì. Ta tạo ra ý nghĩa. Vậy, với tư cách là doanh nhân, người tiêu dùng, bệnh nhân, hay công dân, tôi cho rằng ta đều có trách nhiệm dành ra nhiều thời gian hơn tập trung vào kỹ năng tư duy phản biện. Tại sao? Ta chắc cũng đã được nghe rất nhiều, bởi vì trong thời đại này, ta có thể xử lý hàng tấn dữ liệu với tốc độ ánh sáng. và dễ đưa ra những lựa chọn không tốt một cách nhanh chóng với những hậu quả nghiêm trọng hơn hẳn trong quá khứ. Ghê gớm quá nhỉ? Chính vì vậy, thay vào đó, ta cần dành ra chút thời gian cho những vấn đề như nhân học, xã hội học và những môn khoa học xã hội: hùng biện, triết học, đạo đức bởi chúng cung cấp kiến thức nền quan trọng cho những khối thông tin lớn và hỗ trợ ta rèn luyện năng lực tư duy phản biện hơn. Bởi vì dẫu sao, khi ta có thể tìm ra vấn đề trong cuộc tranh cãi, nó được thể hiện qua từ ngữ hay con số không quan trọng. Điều này cũng có nghĩa, ta tự dạy mình cách tìm ra những đánh giá thiên vị, những mối tương quan không chuẩn xác cũng như xác định được những cảm xúc thật từ khoảng cách 30 mét bởi một sự kiện diễn ra sau một sự kiện khác không nhất thiết là chúng có quan hệ nhân quả Xin phép các bạn, tôi nói đến một khái niệm. Người La Mã gọi điều này là: "post hoc ergo propter hoc," sau một sự kiện đồng nghĩa do sự kiện đó gây ra. Điều này nghĩa là ta phải đặt ra câu hỏi với những điều hiển nhiên như dân số học. Tại sao? Bởi chúng dựa trên những dữ liệu về bản thân ta như giới tính, lứa tuổi, nơi sinh sống để đánh giá tư duy và hành động của chúng ta. Bởi vì chúng ta nắm giữ thông tin, ta cần biết cách kiểm soát đúng đắn những dữ liệu cá nhân và đưa ra lựa chọn thích hợp. Hơn nữa, ta cần biết rõ về những giả thiết của chính mình. những phương pháp ta sử dụng và cả sự tự tin vào thành quả đạt được. Giáo viên đại số thời cấp 3 của tôi thường nói cho cô xem phép tính của các em bởi nếu cô không biết các bước em làm cô sẽ không biết được những bước nào em đã không làm và nếu cô không biết các em hỏi gì cô sẽ không biết những câu các em không hỏi. Vậy nên, ta cần tự hỏi mình, câu hỏi khó khăn nhất: những dữ liệu có cho ta thấy thực tế hay kết quả có khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, thành công hơn? Khi kết thúc dự án, Nhóm Truyền thông Sức khỏe đã tìm ra rằng 87% tweet về vấn đề này rất sống động và nhức nhối, những quảng cáo tuyên truyền cai thuốc khiến người xem sợ hãi nhưng có phải họ kết luận rằng chúng có thể buộc con người ngừng hút? Không. Đó là khoa học, không phải ma thuật. Nếu ta mở ra nguồn sức mạnh số, ta sẽ không phải mù quáng nghe theo tư tưởng độc tài của Orwell hay tư tưởng tầm thường của Huxley hay một hỗn hợp dở tệ của cả hai. Điều ta cần làm là tư duy phản biện kèm theo sự tôn trọng và nhận cảm hứng từ những gương đi trước như Nhóm nghiên cứu Truyền thông Sức khỏe hay như lời nhân vật trong phim anh hùng: Hãy tận dụng sức mạnh để làm điều tốt. Cảm ơn. Tôi đã trải qua cuộc đảo chính đầu tiên ở tuổi lên 4. Vì nó, gia đình tôi đã phải rời quê cha đất mẹ Ghana và chuyển tới Gambia. Ngẫu nhiên thay, 6 tháng sau đó, tại đây cũng có một cuộc đảo chính quân sự. Tôi nhớ như in bị đánh thức vào giữa đêm, thu gom một số đồ đạc và đi bộ khoảng 2 tiếng để tới một ngôi nhà an toàn. Trong một tuần, chúng tôi ngủ dưới gầm giường vì lo rằng những viên đạn có thể lọt qua cửa sổ. Sau đó, ở tuổi lên 8, chúng tôi chuyển tới Botswana. Thời gian này, thật khác biệt. Không có đảo chính. Mọi thứ trôi chảy. Giáo dục tuyệt vời. Cơ sở vật chất tốt, thậm chí vào thời điểm đó họ có cả hệ thống điện thoại cáp quang, từ rất lâu trước khi nó tới các nước phương Tây. Chỉ có một thứ họ không có đó là đài truyền hình quốc gia của riêng mình, và do đó, tôi nhớ mình xem TV từ nước láng giềng Nam Phi, và xem Nelson Mandela ở trong tù được đề nghị một cơ hội được phóng thích nếu ông ấy từ bỏ đấu tranh phân biệt chủng tộc. Ông đã từ chối làm điều đó cho đến khi đạt được mục tiêu giải phóng Nam Phi khỏi nạn phân biệt chủng tộc. Tôi nhớ cái cảm giác làm thế nào một nhà lãnh đạo tốt có thể tạo nên sự khác biệt lớn ở Châu Phi. Khi tôi 12 tuổi, gia đình tôi đã gửi tôi đến trường trung học ở Zimbabwe. Ban đầu, điều này quá là tuyệt vời: nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tuyệt vời, và dường như nó là một mô hình phát triển kinh tế ở Châu Phi. Tôi tốt nghiệp trung học ở Zimbabwe và đi học đại học. Sáu năm sau, tôi trở lại đất nước này. Mọi thứ đã thay đổi. Nó bị xẻ thành từng mảnh. Hàng triệu người di cư, nền kinh tế rối ren, và 30 năm phát triển dường như bị xoá sổ. Làm thế nào một đất nước lại tồi tệ đi nhanh đến vậy? Hầu như mọi người đều đồng ý rằng đó là do sự lãnh đạo. Tổng thống Robert Mugabe, là người chịu trách nhiệm chính cho việc phá huỷ đất nước này. Tất cả những trải nghiệm ở các vùng khác nhau ở Châu Phi. đã mang đến cho tôi hai điều. Đầu tiên, nó làm tôi yêu say đắm châu Phi. Mọi nơi tôi đến, Tôi đã trải nghiệm vẻ đẹp tuyệt vời của châu lục này và đã nhìn thấy sự kiên cường và tinh thần của người dân, cùng lúc, tôi nhận ra mình muốn hiến dâng cả đời để làm cho châu lục này trở nên tuyệt vời hơn. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng để làm nó tốt đẹp hơn, cần giải quyết vấn đề về lãnh đạo. Các bạn thấy đấy, ở các quốc gia mà tôi đã sống, đảo chính tham nhũng tôi đã thấy ở Ghana và Gambia và ở Zimbabwe, đối lập với những ví dụ đẹp đẽ mà tôi đã nhìn thấy vì sự lãnh đạo giỏi ở Botswana và ở Nam Phi. Điều đó làm tôi nhận ra châu Phi sẽ đi lên hay đi xuống là do chất lượng của những người lãnh đạo. Bây giờ, ta có thể nghĩ rằng, tất nhiên, lãnh đạo là quan trọng ở khắp mọi nơi. Nhưng nếu có một điều mà bạn rút ra từ bài nói của tôi hôm nay, đó là: Ở châu Phi, hơn hết các nơi khác trên thế giới, sự khác biệt mà một nhà lãnh đạo giỏi có thể tạo ra sẽ vĩ đại hơn bất cứ nơi nào khác, và đây là lý do tại sao. Đó là vì ở châu Phi, chúng tôi có các tổ chức yếu kém, như bộ máy tư pháp, hiến pháp, xã hội dân sự và vv. Bởi vậy, tôi tin tưởng vào một quy luật chung: Khi xã hội có các cơ quan tổ chức mạnh, thì sự khác biệt mà một lãnh đạo giỏi có thể làm sẽ bị giới hạn nhưng khi tổ chức yếu kém, thì chỉ một nhà lãnh đạo tốt có thể tạo lập hoặc thay đổi đất nước đó. Hãy để tôi giải thích cụ thể hơn. Bạn trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Bạn nghĩ: "Wow, thành công rồi. Tôi là người quyền lực nhất thế giới." Vì vậy, bạn quyết định thông qua một đạo luật. Đột nhiên, Quốc hội vỗ vào vai bạn và nói: "Không, không, ngài không thể làm thế." Bạn đáp: " Hãy để tôi thử cách này xem sao." Thượng Nghị Viện góp lời: "Chúng tôi không nghĩ ngài có thể làm thế." "Hãy để tôi in thêm một số tiền. Tôi nghĩ nền kinh tế cần đòn bẩy. ", bạn nói. Thống đốc ngân hàng trung ương nghĩ bạn bị điên. Bạn có thể bị buộc tội vì điều đó. Nhưng nếu trở thành tổng thống của Zimbabwe, và bạn nói: " Anh biết không, tôi thực sự thích công việc này. Tôi nghĩ tôi muốn làm nó suốt đời." (Cười) Vâng, bạn có thể. Bạn quyết định in thêm tiền. Bạn nói với thống đốc ngân hàng trung ương: "Hãy tăng gấp đôi tiền in ra" " Được, vâng, thưa ngài, có điều gì khác tôi có thể làm cho ngài không?" Đây là quyền lực mà các nhà lãnh đạo châu Phi có, và đó là lý do tại sao họ tạo được mọi sự thay đổi trên châu lục này. Tin mừng là chất lượng lãnh đạo ở châu Phi đã được cải thiện. Chúng tôi đã có 3 thế hệ lãnh đạo, theo như tôi nghĩ. Thế hệ thứ nhất là những người xuất hiện ở thập niên 50, 60. Như Kwame Nkrumah của Ghana và Julius Nyerere ở Tanzania. Di sản họ để lại là sự độc lập cho châu Phi. Họ giải phóng chúng tôi khỏi chủ nghĩa thực dân, và hãy trao cho họ sự vẻ vang vì điều đó. Họ được tiếp nối bởi thế hệ thứ 2. Những người đã không mang lại gì ngoại trừ việc tàn phá châu Phi. Họ chỉ nghĩ đến chiến tranh, tham nhũng, lạm dụng quyền con người. Khuôn mẫu điển hình của một nhà lãnh đạo châu Phi mà ta thường nghĩ đến: Mobutu Sese Seko ở Zaire, Sani Abacha ở Nigeria. Tin tốt là hầu hết những nhà lãnh đạo này đều đã không còn, họ bị thay thế bởi thế hệ thứ ba. Những người như Nelson Madela hay hầu hết các nhà lãnh đạo ở châu Phi ngày nay như Paul Kagame... Các nhà lãnh đạo này chưa phải là hoàn hảo nhưng họ đã làm tốt một điều, đó là dọn dep phần lớn trình trạng hỗn độn từ thế hệ thứ hai. Họ dừng các cuộc chiến, và tôi gọi họ là thế hệ ổn định. Họ có nhiều trách nhiệm hơn với dân mình, họ cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô, và chúng ta lần đầu tiên thấy châu Phi phát triển, và là khu vực phát triển kinh tế nhanh thứ hai thế giới. Chưa phải là hoàn hảo nhưng họ đã làm được những điều lớn lao, những nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất trong 50 năm qua. Vậy, sau này thì sao? Tôi tin rằng thế hệ tiếp theo tiếp nối thế hệ này, thế hệ thứ tư, sẽ có một cơ hội khác để thay đổi châu lục. Đặc biệt, họ có thể làm hai thứ mà các thế hệ đi trước đã không làm. Điều đầu tiên họ cần làm là tạo lập sự thịnh vượng cho châu lục. Tại sao sự thịnh vượng lại quan trọng? Bởi không ai ở các thế hệ trước có khả năng giải quyết vấn đề về đói nghèo. Châu Phi ngày nay phát triển dân số nhanh nhất trên thế giới, nhưng cũng là những người nghèo khổ nhất. Đến năm 2030, châu Phi sẽ có nguồn nhân lực lớn hơn cả Trung Quốc, và đến năm 2050, nguồn nhân lực lớn nhất thế giới. Một tỷ người sẽ cần việc làm ở châu Phi, bởi vậy nếu không phát triển kinh tế đủ nhanh, chúng ta sẽ ngồi trên một quả bom hẹn giờ, không chỉ cho châu Phi mà cho toàn thế giới. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ về một người đang sống dựa vào di sản để tạo ra sự phồn vinh: Laetitia Laetitia là một phụ nữ trẻ ở Kenya đã phải bỏ học khi 13 tuổi vì gia đình không đủ khả năng chi trả học phí. Vì vậy, cô ấy bắt đầu tự kinh doanh thỏ, một món ngon địa phương tại Kenya, quê hương cô. Công việc kinh doanh rất tốt trong vòng một năm, cô ấy đã thuê 15 phụ nữ và có khả năng tạo ra đủ thu nhập để tiếp tục đến trường, và qua những phụ nữ này giúp 65 trẻ em khác đến trường. Lợi nhuận mà cô ấy tạo ra, được sử dụng để xây trường học, và hiện tại, cô đang dạy cho 400 trẻ em trong cộng đồng của mình. Và cô ấy mới chỉ bước sang tuổi 18. (Vỗ tay) Một ví dụ khác là Erick Rajaonary. Erick đến từ một hòn đảo thuộc Madagascar. Erick đã nhận ra rằng nông nghiệp là chìa khoá để tạo việc làm trong các khu vực nông thôn ở Madagascar, anh cũng nhận ra phân bón quá đắt đỏ với hầu hết nông dân ở đây. Madagascar có những con dơi rất đặc biệt có thể cung cấp phân có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vào năm 2006, Erick bỏ việc kế toán và mở một công ty sản xuất phân bón từ phân dơi. Hiện nay, Erick đã xây dựng doanh nghiệp tạo ra hàng triệu đô la doanh thu, và anh ấy đã thuê 70 người làm việc toàn thời gian và 800 người khác vào mùa dơi thả phân nhiều nhất. Điều mà tôi thích từ câu chuyện này là nó chỉ ra rằng cơ hội tạo ra sự phồn vinh có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Erick được biết đến như là Người Dơi (Cười) Và ai có thể nghĩ rằng có thể tạo lập một doanh nghiệp hàng triệu đô la thuê rất nhiều người lại chỉ bắt đầu bằng phân dơi? Điều thứ hai mà thế hệ này cần làm là tạo nên các cơ quan tổ chức. Họ cần xây dựng những tổ chức mà chúng ta không cần phải đút lót nữa, bởi một vài cá nhân như Robert Mugabe. Hiện tại, mọi thứ có vẻ tốt đẹp, nhưng thế hệ thứ tư này sẽ đến từ đâu? Liệu ta chỉ ngồi và hi vọng rằng họ sẽ xuất hiện bởi may mắn hay vì Chúa đưa họ đến? Tôi không nghĩ thế. Đó là một vấn đề quan trọng, để chúng ta cho nó một cơ hội. Tôi tin tưởng rằng chúng ta cần tạo lập các cơ quan tổ chức châu Phi, sản xuất trong nước , phát hiện và phát triển những nhà lãnh đạo này một cách thiết thực và có hệ thống. Chúng tôi đang làm điều này suốt 10 năm qua với Học viện Lãnh đạo Châu Phi. Laetitia là một trong những lãnh đạo trẻ của chúng tôi. Ngày nay, chúng tôi có 700 người như thế đang được chuẩn bị cho lục địa Phi châu, và hơn 50 năm tới đây, chúng tôi hi vọng có thể đào tạo 6000 người nữa. Nhưng có một điều làm tôi lo lắng. Chúng tôi nhận được khoảng 4000 đơn đăng kí một năm cho 100 suất được nhận bởi học viện, vì thế, tôi nhìn thấy khao khát mãnh liệt được đào tạo trở thành các lãnh đạo. Nhưng chúng tôi không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, hôm nay, tôi công bố lần đầu tiên trước công chúng một sự mở rộng tầm nhìn cho Học viện Lãnh đạo Châu Phi Chúng tôi đang xây dựng thương hiệu 25 trường đại học mới ở châu Phi nơi sẽ nuôi dưỡng thế hệ các nhà lãnh đạo châu Phi tiếp theo. Mỗi trường sẽ có 10.000 nhà lãnh đạo, chúng tôi sẽ cùng học tập và phát triển 250.000 nhà lãnh đạo vào bất kì lúc nào. (Vỗ tay) Hơn 50 năm tới, tổ chức này sẽ tạo ra 3 triệu nhà lãnh đạo tạo nên sự thay đổi cho châu lục này. Tôi hi vọng một nửa trong số họ sẽ trở thành doanh nghiệp mà ta cần, những người sẽ tạo nên công ăn việc làm, và một nửa còn lại sẽ tham gia vào chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, xây nên các cơ quan cần thiết, Nhưng họ sẽ không chỉ học toàn lý thuyết, mà còn được học làm thế nào để trở thành lãnh đạo, và phát triển các kĩ năng như một doanh nhân. Hãy nghĩ về điều này như Ivy League của châu Phi nhưng thay vì được thừa nhận bởi điểm SAT hay vì bao nhiêu tiền bạn có hay gia đình bạn đến từ đâu, tiêu chí chính để học ở trường đại học này sẽ là khả năng của bạn trong việc làm thay đổi châu Phi. Nhưng những gì chúng tôi đang làm chỉ là một nhóm các tổ chức. Chúng tôi không thể tự mình làm thay đổi châu Phi. Hi vọng của tôi là thật nhiều, nhiều các tổ chức trong nước khác sẽ nở rộ, và họ sẽ đến với nhau chia sẻ cái nhìn chung về sự phát triển thế hệ lãnh đạo châu Phi tiếp theo, thế hệ thứ tư, và gửi đi thông điệp chung này: tạo việc làm, xây dựng các cơ quan tổ chức. Nelson Mandela đã từng nói: " Từ giờ về sau, một thế hệ được gọi là trên cả tuyệt vời. Các bạn có thể là thế hệ tuyệt vời đó." Tôi tin tưởng rằng nếu chọn lọc và dạy dỗ cẩn thận các thế hệ lãnh đạo tiếp theo, thế hệ thứ tư sắp đến sẽ là thế hệ tuyệt vời nhất mà châu Phi và cả thế giới từng chứng kiến. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi nghĩ rằng mỗi nhân viên cứu trợ ở Châu Phi trong sự nghiệp của mình đều đã từng một lần mang hết số tiền tài trợ của dự án- có thể là kinh phí cho một ngôi trường hoặc chương trình huấn luyện bỏ hết vào vali, bay đi tới những vùng nghèo nhất và ném chúng qua cửa sổ. Vì đối với một nhân viên cứu trợ, việc trao tận tay số tiền mặt ấy cho những người nghèo khổ nhất trên hành tinh này nghe không có vẻ gì là điên rồ, thay vào đó, là làm họ thỏa mãn. 10 năm trước là thời điểm khoảnh khắc ấy đến với tôi, thật may, đó cũng là lúc tôi nhận ra điều ấy thực sự tồn tại, và có lẽ cũng là điều mà hệ thống cứu trợ thực sự cần đến. Các nhà kinh tế học gọi nó là viện trợ không hoàn lại, chính xác là: viện trợ tiền mặt mà không có bất cứ ràng buộc nào đi kèm. Chính phủ các nước đang phát triển đã và đang thực hiện trong nhiều thập kỷ, ngay lúc này đây, ta có thêm các bằng chứng, công nghệ kỹ thuật mới giúp hiện thực hóa mô hình này trong quá trình cứu trợ. Một ý tưởng đơn giản, phải không? Tại sao tôi lại bỏ ra một thập kỷ để làm những việc này cho người nghèo? Nói thật, tôi tin mình có thể sử dụng số tiền đó cho người nghèo tốt hơn là họ làm cho chính mình. Tôi có hai giả thuyết: Một là, người ta nghèo một phần là vì không được học hành và không có những quyết định hợp lý, hai là, cần những người như tôi để chỉ ra những cái cần thiết và trao nó cho họ. Nhưng thực tế, bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Những năm gần đây, các học giả đang tiến hành tìm hiểu điều gì xảy ra khi hỗ trợ tiền cho người nghèo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra trên diện rộng rằng mọi người đã sử dụng tiền cứu trợ để cải thiện cuộc sống của họ. Phụ nữ mang thai ở Uruguay dùng tiền mua thực phẩm tốt hơn và sinh ra những em bé khỏe mạnh hơn. Còn đàn ông Sri Lanka đầu tư tốt hơn vào dự án kinh doanh của mình. Các nhà nghiên cứu làm việc ở Kenya tìm ra rằng mọi người đầu tư vào nhiều loại tài sản, từ vật nuôi cho đến các dụng cụ lao động, cũng như tân trang nhà cửa, rồi thu nhập của họ tăng lên từ các dự án kinh doanh và công việc trang trại trong vòng một năm sau khi tiền mặt được gửi đi. Không có một nghiên cứu nào tìm được bằng chứng người ta tiêu tiền thêm cho rượu, bia, thuốc lá hay có xu hướng lười biếng làm lụng. Thậm chí, họ còn làm việc nhiều hơn. Bạn có thể thấy, chúng chỉ là những nhu cầu vật chất. Ở Việt Nam, những người già được viện trợ dùng số tiền đó để mua quan tài. Nếu ai tự hỏi liệu Maslow đã sai, riêng tôi thì thấy việc ưu tiên nhu cầu tinh thần không có gì là xấu cả. Tôi không biết liệu cho đi thức ăn đồ dùng hay quan tài, sẽ đưa đến câu hỏi: Có đúng không khi thay người nghèo quyết định hàng viện trợ? Có xứng đáng với chi phí bỏ ra? Một lần nữa, cần nhìn vào ví dụ điển hình khi ta tặng quà cho người khác dựa theo gu của mình. Một nghiên cứu rất thành công theo dõi một chương trình ở Ấn độ phát gia súc cho những người tạm gọi là "cực nghèo đói". Họ nhận ra rằng 30% số người nhận đã quay lại và bán số gia súc đó để lấy tiền mặt. Điều hài hước là cứ mỗi tài sản trị giá 100 đô được phát ra, họ phải bỏ ra thêm 99 đô để thực hiện việc phân phát. Thử nghĩ xem, thay vì vậy, ta sử dụng công nghệ để đưa tiền mặt trực tiếp từ trung tâm viện trợ hoặc từ bất kỳ ai trong chúng ta đến tận tay người nghèo. Ngày nay, ba phần tư người Kenya sử dụng tiền lưu động tức tiền trong tài khoản có thể sử dụng bằng điện thoại di động . Người gửi có thể phải trả phí 1,6 % và với một động tác nhấn nút gửi tiền trực tiếp vô tài khoản người nhận không qua trung gian. Nếu như công nghệ làm gián đoạn cuộc sống của chính chúng ta, công nghệ thanh toán ở những nước nghèo có thể cản trở viện trợ. Điều đó có thể truyền đi nhanh đến mức có thể tiếp cận hàng tỷ người nghèo trên thế giới. Đó là lý do chúng tôi sáng tạo ra GiveDirectly. Tổ chức đầu tiên sẵn lòng giúp chuyển tiền mặt cho người nghèo. Chúng tôi từng chuyển tiền cho 35,000 người dân quê ở Kenya và Uganda với giá trị là 1000 đô la cho mỗi lần cho mỗi gia đình. Đến nay, chúng tôi đã tìm được người nghèo nhất ở những làng nghèo nhất, trên thế giới này. Họ sống trong những ngôi nhà làm bằng bùn và rơm chứ không phải là xi-măng và sắt thép. Giả sử đó là nhà bạn. Chúng tôi đến trước cửa với chiếc điện thoại Android. Chúng tôi sẽ hỏi tên, chụp hình bạn, căn chòi của bạn, sử dụng bộ định vị. Đêm đó, chúng tôi sẽ gửi toàn bộ dữ liệu lên hệ thống và mỗi phần sẽ được kiểm tra bởi một nhóm độc lập, sử dụng công nghệ như hình ảnh vệ tinh. Sau đó, chúng tôi sẽ trở lại, và bán cho bạn một chiếc điện thoại di động đập đá nếu bạn chưa có, một vài tuần sau đó chúng tôi sẽ gửi tiền cho bạn. Điều mà 5 năm trước từng được xem là không thể giờ đã có thể được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch. Càng nhiều người nghèo nhận được tiền, càng rõ ràng rằng nó hoạt động hiệu quả và ta càng phải ngẫm nghĩ lại về những thứ khác mà ta đã cho. Ngày nay, lý do đằng sau sự viện trợ rất dễ hiểu, ít ra, ta cũng có thể viện trợ được thứ gì. Sự tự mãn chính là thứ cản trở chúng ta, khi chúng ta nói với nhau rằng làm từ thiện thì tốt hơn là không làm gì, chúng ta có xu hướng đầu tư không hiệu quả vào ý tưởng nảy sinh như đổi mới, viết báo cáo, vé máy bay và những chuyến xe chở hàng. Sẽ ra sao nếu suy nghĩ, liệu có phải là tốt hơn khi đưa tiền mặt trực tiếp cho họ? Những tổ chức sẽ phải chứng minh rằng họ giúp người nghèo tốt hơn là khi để họ tự sử dụng số tiền đó. Tất nhiên, việc cho họ tiền sẽ không tạo ra hàng hóa công giống như việc triệt tiêu bệnh tật hay xây dựng nhà tình thương, nhưng nó có thể vươn lên một tầm cao mới khi giúp từng hộ gia đình cải thiện đời sống. Tôi tin vào viện trợ. Tôi tin rằng hầu hết viện trợ đều tốt hơn việc ném tiền khỏi máy bay. Và tôi chắc rằng rất nhiều viện trợ ngày nay không tốt bằng việc đưa tiền trực tiếp cho người nghèo. Tôi hy vọng một ngày nào đó, nó sẽ thành hiện thực. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đôi vợ chồng George và Charlotte Blonsky sống ở Bronx, thành phố New York đã chế tạo ra một thứ. Họ được cấp bằng sáng chế năm 1965 cho thứ gọi là "thiết bị hỗ trợ sinh đẻ". Thiết bị này bao gồm một bàn tròn lớn và một số máy móc. Khi một phụ nữ sẵn sàng sinh em bé, cô ta nằm lên bàn và được trói chặt vào đấy, người ta sẽ xoay chiếc bàn ở tốc độ cao đứa trẻ sẽ văng ra bởi lực ly tâm. Nếu quan sát kỹ sáng chế của họ, đặc biệt nếu có khả năng, kinh nghiệm về cơ khí, có thể bạn sẽ thấy rằng một hoặc hai chỗ chưa thực sự ổn (cười). Bác sĩ Ivan Schwab ở California và có lẽ chỉ có ông là người đã giúp trả lời câu hỏi sau: "Tại sao chim gõ kiến không bị đau đầu?" Câu trả lời là vì não của chúng được gói gọn trong hộp sọ theo cách khác với não loài người. Những chú gõ kiến khi mổ sẽ đập đầu vào miếng gỗ cả ngàn lần mỗi ngày và chúng chằng hề hấn gì. Tại sao như vậy? Não của chúng không dao động nhiều như của chúng ta. Não của chúng được gói rất chặt. Ít ra là để đối phó với những cú đập từ phía trước. Người ta không chú ý tới nghiên cứu này cho tới vài năm trước, Khi mà ở đất nước này, người ta bắt đầu lo lắng về não của các cầu thủ bóng bầu dục khi đầu của họ bị va chạm nhiều lần và những con chim gõ kiến có thể có liên quan. Có một bài báo đăng trên tạp chí y khoa The Lancet Ở Anh, vài năm trước đây "Một người đàn ông bị đứt tay và bốc mùi trong 5 năm". Bác sĩ Caroline Mills và nhóm của cô tiếp nhận bệnh nhân này và chẳng biết làm gì. Người đó bị đứt tay, khi đang mổ gà từ đó, anh ta bắt đầu bốc mùi cực kỳ khó chịu. Khó chịu đến mức khi anh ta vào phòng với bác sĩ và y tá, họ không thể ở nổi trong phòng. Họ đã thử mọi loại thuốc và mọi cách chữa trị. Một năm sau, anh ta vẫn bốc mùi. Sau hai năm, vẫn bốc mùi. Sau 3, 4 năm vẫn nặng mùi. Sau 5 năm, tự nó biến mất. Thật là bí ẩn. Tại New Zealand, tiến sĩ Lianne Parkin và nhóm của cô thử nghiệm một thói quen địa phương lâu đời. Thành phố đó có nhiều đồi dốc, kiểu San Francisco. Mùa đông ở đó, trời rất lạnh và băng giá. Nhiều tai nạn xảy ra. Họ thử nghiệm thói quen bằng cách yêu cầu người đi đường vào buổi sáng; dừng lại và thử một trong hai điều kiện. Có tục lệ rằng vào mùa đông ở thành phố đó, người ta đeo tất bên ngoài giày. Qua thử nghiệm, họ khám phá ra rằng thật sự là nếu đeo tất bên ngoài, chứ không phải bên trong bạn sẽ không bị trượt ngã. Đến đây, tôi hy vọng bạn sẽ đồng ý rằng những điều tôi vừa nói đều xứng đáng nhận được một giải thưởng nào đó. (cười) Đúng, họ đã nhận thưởng, từng người trong số họ đã được trao giải Ig Nobel. Vào năm 1991, tôi, cùng với nhiều người khác; bắt đầu tổ chức giải Ig Nobel. Mỗi năm, chúng tôi trao 10 giải dựa vào một tiêu chí đơn giản, bạn phải làm thứ gì đó khiến mọi người bật cười rồi ngẫm nghĩ. Bất kể nó là gì đi nữa. Lần đầu tiên thấy nó, họ bật cười. Một tuần sau đó, nó vẫn còn vang vọng trong đầu họ và điều mà họ muốn làm là kể lại cho bạn bè. Đó là điều chúng tôi tìm kiếm. Mỗi năm, chúng tôi có khoảng 9000 đề cử mới cho giải Ig Nobel. Trong số đó, khoảng 10-20% là do tự đề cử, những người tự đề cử hầu như không bao giờ đạt giải. Thống kê cho thấy, rất khó để đạt giải dù muốn hay không đi chăng nữa. Bạn nên biết rằng khi chọn ai đó để trao giải Ig Nobel, chúng tôi liên hệ với người đó một cách rất kín đáo. Chúng tôi cho họ quyền từ chối niềm vinh dự này nếu muốn. Mừng thay, hầu như mọi người đều quyết định nhận giải. Bạn sẽ có gì nếu đoạt giải Ig Nobel? Vài thứ. Chứng nhận giải Ig Nobel, mỗi năm mỗi khác, nhưng đều là hàng thủ công từ những vật liệu rẻ tiền. Đây là bức hình chụp giải thưởng mà chúng tôi trao tặng vào năm ngoái, năm 2013. Hầu hết các giải thưởng trên thế giới đều thưởng tiền mặt. Chúng tôi không có tiền vì thế, người đạt giải phải tự chi trả để đến buổi trao giải Ig Nobel. Hầu hết bọn họ đều chấp nhận thế. Tuy nhiên, năm ngoái, chúng tôi đã gom được một số tiền mỗi người trong 10 người đạt giải Ig Nobel được nhận 10 nghìn tỷ đô la. 1 tờ 10 nghìn tỷ đô la từ Zimbabwe (cười). Chắc hẳn, bạn có còn nhớ Zimbabwe đã đối mặt với lạm phát trong vài năm. Họ đã in thêm rất nhiều tiền và đơn vị tiền lớn nhất lên tới 100 nghìn tỷ đô. Người chịu trách nhiệm điều hành ngân hàng ở đó đã giành được giải Ig Nobel về toán học. Một thứ nữa mà bạn nhận được là vé mời đến dự buổi trao giải, tổ chức ở Đại học Harvard. Tới đó, bạn sẽ vào trong hội trường lớn nhất, có sức chứa 1.100 người, nhồi kẹt cứng từ phía sau lên đến sân khấu là chủ nhân của các giải Nobel, đợi để được bắt tay và trao giải Ig Nobel cho bạn. Đó là trọng tâm của buổi lễ. Tên người đạt giải được giữ bí mật đến phút cuối thậm chí, chính những người trao giải cũng không biết cho đến khi được thông báo. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một chút về giải thưởng liên quan đến y tế chúng tôi đã trao. Chúng tôi đã trao 230 giải thưởng nhiều người trong số họ, bạn có thể biết, Bài nghiên cứu xuất bản 30 năm về trước, tựa là "Các tai nạn gây ra bởi trái dừa rơi" được viết bởi bác sĩ Peter Barss, người Canada. Bác sĩ Barss đã đến buổi lễ và trình bày rằng là một bác sĩ trẻ, muốn khám phá thế giới, ông đã đến Papua New Guinea làm việc tại một bệnh viện và tò mò không biết vì sao người dân nhập viện. Ông nhìn vào hồ sơ và nhận thấy một số lượng lớn trường hợp bị thương do trái dừa rơi phải. Thông thường sẽ như thế này, người từ vùng cao, nơi không có nhiều dừa, xuống vùng bờ biển để thăm họ hàng, nơi có rất nhiều loài cây này. Họ nghĩ rằng dưới bóng dừa là vị trí đẹp để đứng, thậm chí, để nằm. Một cây dừa cao 27 m, có những trái dừa nặng khoảng 1 kg có thể rụng bất cứ lúc nào. Một nhóm bác sĩ ở Châu âu xuất bản chuỗi bài báo về soi ruột kết. Hẳn các bạn đều đã quen với soi ruột kết, bằng cách này hay cách khác. Trong những bài báo này, họ giải thích cho đồng nghiệp thực hiện soi ruột kết cách để giảm thiểu khả năng bệnh nhân nổ tung khi được nội soi. (cười) Bác sĩ Emmanuel Ben-Soussan, một trong những tác giả, đã bay từ Paris đến buổi lễ, giải thích nguồn gốc của câu chuyện, vào thập niên 1950, khi soi ruột kết, lần đầu tiên, được phổ biến, người ta tìm cách để cho nó đạt kết quả cao. Những khó khăn ban đầu, tôi chắc bạn đã biết, đó là nhìn vào một nơi dài, hẹp và tối tăm bạn muốn có thêm không gian. Bạn thêm khí ga vào để thổi phồng nó để dễ dàng quan sát xung quanh. Phần khí đó bổ sung vào lượng khí mê tan có sẵn bên trong. Loại khí mà họ sử dụng ban đầu thường là oxi, vậy là thêm oxi vào khí mê tan. Và vì muốn thấy rõ ràng hơn, họ cần ánh sáng. Họ đặt một nguồn sáng vào, vào thập niên 1950, nguồn sáng này rất nóng. Bạn có khí mê tan, rất dễ cháy, oxi và nhiệt độ. Họ ngừng sử dụng oxi ngay sau đó (cười). Hiện nay, rất hiếm khi bệnh nhân nổ tung, nhưng không phải là không thể. Điều cuối cùng tôi muốn nói là một giải thưởng được trao cho bác sĩ Elena Bodnar. Bà đã phát minh ra loại áo ngực, trong trường hợp khẩn cấp, có thể nhanh chóng tách ra thành hai chiếc mặt nạ phòng độc, một để cứu bạn, một để cứu người may mắn đứng cạnh bạn. (cười) Tại sao có người làm điều đó, bạn ngẫm nghĩ xem! Bác sĩ Bodnar đến buổi lễ giải thích rằng bà ớn lên ở Ukraine và là bác sĩ chữa trị cho nạn nhân trong sự cố hạt nhân Chernobyl. Họ khám phá ra rằng nhiều vấn đề y khoa tệ nhất đến từ thứ mà người ta hít phải. Bà ấy đã luôn trằn trọc về việc tạo ra loại khẩu trang đơn giản, sẵn có ở mọi nơi khi tình huống bất ngờ xảy đến. Nhiều năm sau đó, bà chuyển đến Mỹ và có em bé. Một ngày nọ, bà nhìn thấy cậu con trai bé bỏng lấy áo ngực của mình và để nó lên mặt. Đó là xuất phát của ý tưởng. Bà đến lễ trao giải Ig Nobel với nguyên bản đầu tiên của chiếc áo ngực và thị phạm nó. (cười) (vỗ tay) [Paul Krugman, người đạt giải Nobel (2008) về kinh tế] [Wolfgang Ketterle, đoạt giải Nobel (2001) về vật lý] Tôi cũng sở hữu một chiếc áo ngực khẩn cấp (cười). Nó là chiếc áo ngực ưa thích của tôi và tôi rất vui lòng chia sẻ nó với bạn khi cần thiết. Xin cảm ơn! (vỗ tay) Tôi muốn thú nhận một điều. Tôi ghiền phiêu lưu. và khi còn bé, tôi thích nhìn ra ngoài cửa sổ nhìn lũ chim trên cây và trên bầu trời. hơn là nhìn bảng đen phấn trắng vẻn vẹn hai chiều và bất động thậm chí đôi lúc như là đã chết. Thầy cô giáo nghĩ rằng tôi có vấn đề vì không bao giờ chú ý nghe giảng. Họ chẳng tìm ra điều gì khác thường ở tôi ngoài chứng chứng khó đọc viết bởi tôi thuận tay trái. Nhưng họ đã không tìm ra sự tò mò. Sự tò mò, với tôi là mối liên hệ giữa chúng ta với thế giới và vũ trụ. Quan sát xem có gì trong rạn san hô đó, hoặc trên cái cây đó, và tìm hiểu thêm về không chỉ môi trường mà còn cả chính bản thân mình. Hiện tại, ước mơ vĩ đại nhất trong đời tôi là được đi khám phá đại dương ở sao Hỏa, nhưng cho đến khi có thể đặt chân lên đó, tôi nghĩ đại dương này vẫn còn chứa đựng khá nhiều bí mật. Thật ra thì, nếu coi hành tinh này như một ốc đảo trong không gian và gói ghém nó vào một ô vuông đại dương sẽ chiếm dung tích hơn 3.4 tỷ ki lô mét khối trong đó, ta chỉ mới khám phá chưa tới năm phần trăm. Tôi quan sát và thấy, ồ, có những công cụ hỗ trợ lặn xuống sâu hơn, lâu hơn và sâu hơn: tàu ngầm, các ROV, và cả đồ lặn. Nhưng nếu muốn thăm dò đến giới hạn sâu nhất, chúng ta phải sống dưới đó, phải xây một cái chòi sắt, tận sâu đáy biển. Và sự tò mò ngày một lớn thêm trong tôi khi đến thăm một buổi TED của tiến sỹ Sylvia Earle. Có lẽ các bạn biết bà ấy. Hai năm trước, bà ấy đã nhận phòng thí nghiệm cuối cùng dưới biển cố gắng cứu nó, ra sức thỉnh cầu chúng ta không phá hủy và đưa nó trở về mặt đất. Chúng ta chỉ có khoảng chừng một chục phòng thí nghiệm dưới đáy biển. Chỉ còn một cái trên thế giới: Hơn 14km ngoài khơi, và sâu gần 20m, được gọi là Aquarius. Aquarius, về khía cạnh nào đó, là một con khủng long, một con rô bốt cổ đại bị xích dưới đáy biển, quái vật Leviathan này đây. Nói cách khác, nó là một di sản. Sau chuyến thăm đó, tôi nhận ra thời gian của tôi quá ngắn ngủi nếu muốn trải nghiệm cảm giác của một nhà thám hiểm dưới đại dương. Khi chúng tôi bơi tới nơi này sau hàng tháng trời bị tra tấn và hai năm chuẩn bị, khối sắt này đã mở rộng vòng tay chào đón chúng tôi như một ngôi nhà mới vậy. Ý nghĩa việc lặn xuống và sống trong ngôi nhà này không chỉ là, sống bên trong nó. Không phải chuyện sinh tồn trong không gian chật hẹp mà là khoảng thời gian quý báu để ra ngoài lang thang và khám phá, để hiểu nhiều hơn về biên giới chiều sâu của biển cả. Các loài động vật biển khổng lồ hay đến chơi nhà chúng tôi. Con cá đuối đốm này là quan cảnh khá quen thuộc trong đại dương. Tại sao nó lại quan trọng thế, sao tấm hình này được đưa lên, bởi vì sinh vật đặc biệt này thường mang theo bạn bè, và thay vì làm một sinh vật biển như vốn dĩ, chúng trở nên tò mò về chúng tôi, những người lạ mặt cứ qua lại trong "khu phố" của chúng, làm quái gì đó với mấy loài phù du. Trong quá trình nghiên cứu các loài sinh vật sống, chúng lại càng thân thiết với chúng tôi hơn. Trong khoảng thời gian quý báu đó, những động vật này, cư dân của rạn san hô bắt đầu quen với chúng tôi và các sinh vật biển thường di chuyển cũng dừng lại. Con vật đặc biệt này bơi vòng quanh trong suốt 31 ngày nhiệm vụ của chúng tôi. Vậy nên, nhiệm vụ 31 ngày không hẳn là để phá vỡ kỷ lục. Mà là để kết nối con người và đại dương. Nhờ nó, chúng tôi có thể nghiên cứu các loài động vật như cá mập và cá mú sống hòa thuận một cách không tưởng. Giống như nhìn thấy chó và mèo chung sống hòa bình với nhau vậy. Thậm chí có thể kết thân với những loài to hơn ta gấp nhiều lần. Như với con cá mú khổng lồ sắp tuyệt chủng chỉ sống ở quần đảo Florida này. Tất nhiên, giống như những người hàng xóm, sau vài chập, nếu thấy mệt mỏi, nó sẽ táp lại, cú táp này uy lực đến nỗi khiến con mồi chết lặng trước khi nó hít hơi vào chỉ trong một giây. Còn ta cần hiểu là cần quay trở lại ngôi nhà sắt và để chúng yên. Giờ thì, đây không chỉ là thám hiểm. Có một ghi chú quan trọng. Nghiên cứu nhiều rồi nhưng phải cám ơn khoảng thời gian này đã giúp chúng tôi làm những công trình phải mất hơn 3 năm chỉ trong 31 ngày. Trong trường hợp đặc biệt này, chúng tôi sử dụng PAM, hoặc chính xác hơn là, một máy điều chế biên độ xung. (Pulse Amplitude Modulated Fluorometer) Các nhà khoa học của chúng tôi từ FIU, MIT, và vùng Đông Bắc có thể quan sát hoạt động của quần thể quanh rặng san hô khi chúng tôi vắng mặt. Thiết bị điều biến biên độ xung, PAM đo mức độ phát huỳnh quang của san hô khi phản ứng với các chất ô nhiễm trong nước cũng như những vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu. Chúng tôi sử dụng nhiều loại công cụ tiên tiến nhất như cái máy dò này, à, tôi thích gọi nó là Bác sỹ nội soi Bọt biển, nó có thể tự kiểm tra tỉ lệ trao đổi chất trong trường hợp này là một ống bọt biển hay còn gọi là gỗ đỏ của đại dương. Và cho số liệu đo chính xác hơn về mọi hoạt động dưới biển đối với những vấn đề về thay đổi khí hậu và những vận động này ảnh hưởng tới chúng ta trên mặt đất. Cuối cùng, chúng tôi quan sát hành vi của kẻ săn mồi và con mồi. Một điều rất thú vị, bởi vì khi chúng tôi lôi kéo một vài loài săn mồi trong quần thể san hô này đi khắp thế giới con mồi, hay là cá mồi, có biểu hiện rất khác thường. Chúng tôi nhận ra rằng chúng không chỉ dừng chăm sóc đám san hô mà lao vút đi, mang theo một đám tảo trở về nhà. Chúng bắt đầu tản ra và biến mất khỏi những bãi san hô đặc biệt đó. Chỉ trong vòng 31 ngày, chúng tôi đã tạo ra hơn 10 tài liệu khoa học trên từng chủ đề một. Nhưng ý nghĩa của cuộc thám hiểm không chỉ để nghiên cứu mà còn là chia sẻ những kiến thức đó với thế giới. Nhờ hai kỹ sư ở MIT, chúng tôi có thể sử dụng máy ảnh nguyên mẫu gọi là Edgertronic để quay được những đoạn phim quay chậm tới tận 20000 hình một giây trong một chiếc hộp nhỏ xíu có giá 3000 đô la. Chúng tôi được trang bị mỗi người một cái. Chiếc máy ảnh đặc biệt này cho phép nhìn cận cảnh hoạt động của các sinh vật thông thường mà mắt thường không thể nhìn kịp. Cho phép tôi trình chiếu một đoạn phim ngắn về khả năng của chiếc máy ảnh này. Các bạn có thể thấy bong bóng nước thoát ra từ mũ phòng hộ của chúng tôi. Cho chúng tôi cái nhìn cận cảnh về những loài động vật mà chúng tôi kề bên suốt 31 ngày mà thường chẳng bao giờ để ý đến, ví dụ như con ốc mượn hồn này. Tuy nhiên, sử dụng những công nghệ hàng đầu vốn không dành cho đại dương không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng tôi thỉnh thoảng phải đặt ngược máy quay xuống, điều khiển nó từ phòng thí nghiệm và để một người cắm chốt trong phòng thí nghiệm Nhưng cái chúng đem lại là cái nhìn xa hơn để định hướng và phân tích về khía cạnh khoa học và công nghệ, những hình ảnh tuyệt vời nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy chẳng hạn như con tôm Manta này đột nhiên phóng lên bắt con mồi trong chưa đầy 0.3 giây. Cú đớp này mạnh bằng viên đạn nòng 22 li việc nhìn thấy đường bay của viên đạn bằng mắt thường là hoàn toàn không thể. Nhưng giờ, ta đang được chứng kiến những con trùng biển giống cây giáng sinh này hút vào và tỏa ra trên phương thức mà mắt thường không bắt kịp, hoặc trong trường hợp này, một con cá phun ra một nhúm cát. Đây là chuyển động vẫy vây của một chú cá bống và việc nhìn bằng mắt thường gần như là không thể bởi vì quá nhanh. Một trong những món quà quý giá nhất chúng tôi nhận được dưới biển, là Wifi, trong suốt 31 ngày, chúng tôi có thể kết nối với thế giới thực từ sâu dưới đáy biển và chia sẻ tất cả những trải nghiệm này. Ngay đằng kia, tôi đang Skype trong lớp học với một trong sáu lục địa và chia sẻ với vài trong số 70000 học sinh mỗi ngày về từng trải nghiệm này. Thực tế là, tôi đang khoe bức ảnh tôi chụp bằng chiếc smartphone ở dưới nước một con cái mú khổng lồ nằm lăn dưới đáy biển. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó. Và tôi mơ đến ngày ta có được một thành phố dưới đại dương và có lẽ, chỉ có lẽ thôi, nếu thúc đẩy ranh giới giữa thám hiểm và tri thức và chia sẻ những kiến thức đó với những người khác ngoài kia, chúng ta có thể giải quyết tất thảy mọi vấn đề. Ông ngoại tôi từng nói: "Con người bảo vệ những gì họ yêu quý." Còn cha tôi thì: "Làm sao có thể bảo vệ những gì chúng ta không hiểu?" Và tôi nghĩ về điều này suốt cuộc đời mình. Không gì là không thể. Chúng ta cần phải biết mơ ước, cần phải sáng tạo và chúng ta đều cần một chuyến thám hiểm để tạo ra kỳ tích vào những lúc đen tối nhất. Có thể là về thay đổi khí hậu hay xóa đói giảm nghèo hay trả lại cho thế hệ tương lai những gì chúng ta đã chiếm đoạt - Đó là về mặt mạo hiểm. Ai mà biết được, có lẽ sẽ có một thành phố dưới biển và các bạn đây sẽ trở thành một nhà thám hiểm đại dương. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Nhân loại là trung tâm của các bài nói chuyện của TED, nhưng tôi muốn góp tiếng nói cho các loài động vật, những loài mà thân thể, suy nghĩ, và tinh thần tạo nên chúng ta. Vài năm trước, tôi may mắn được gặp một bô lão trên một hòn đảo không mấy xa Vancouver. Tên ông ấy là Jimmy Smith, và ông đã chia sẻ với tôi một câu chuyện mà người dân của ông vẫn truyền tai nhau, những người Kwikwasut'inuxw. Ngày xửa ngày xưa, ông kể, tất cả động vật trên trái đất là một. Dù chúng trông khác nhau bề ngoài, bên trong, chúng đều giống nhau cả, theo thời gian chúng tụ hợp lại tại một cái hang thiêng trong rừng sâu để ăn mừng sự đoàn kết. Tới nơi, chúng sẽ cởi bỏ bộ da của mình. Quạ bỏ bộ lông, gấu bỏ bộ da, và cá hồi thì bỏ vảy, sau đó, chúng nhảy múa. Nhưng một ngày, con người đến hang và cười vào những gì mà anh ta nhìn thấy vì anh ta không hiểu. Xấu hổ, các loài động vật chạy trốn, và đấy là lần cuối cùng chúng bộc lộ bản thân theo cách này. Sự hiểu biết xa xưa ấy nói rằng bên trong bản sắc của tất cả các loài động vật là một, đã truyền cho tôi cảm hứng mạnh mẽ. Tôi thích được bỏ qua bộ da, bộ lông và bộ vảy cá và đi sâu vào lớp da. Không vấn đề gì khi phải đối mặt với một con voi khổng lồ hay một con ếch cây nhỏ xíu, mục đích của tôi là kết nối ta với chúng, đồng cảm với nhau. Bạn có thể tự hỏi, tôi đã bao giờ chụp ảnh con người? Chắc chắn rồi. Con người luôn hiện diện trong các bức hình của tôi, cho dù là xuất hiện để miêu tả những con rùa hổ báo hay sư tử. Bạn chỉ cần phải học cách nhìn thấu lớp vỏ nguỵ trang của họ. Là một nhiếp ảnh gia, tôi cố gắng vượt lên trên những khác biệt mang tính di truyền để trân trọng tất cả những điểm chung giữa người và những sinh vật sống khác. Khi dùng máy ảnh, tôi trút bỏ lớp da của mình như những động vật trong hang đó để tôi có thể chỉ ra chúng thực sự là ai. Nếu các loài động vật được ban cho với sức mạnh của suy nghĩ lý trí, chúng ta có thể sẽ ngạc nhiên trước những phức tạp của cuộc sống. Là công dân của một hành tinh đang gặp khó khăn, chúng ta có trách nhiệm đạo đức phải giải quyết những mất mát to lớn về sự đa dạng trong cuộc sống. Nhưng là một công dân với trái tim, tất cả chúng ta có thể vui mừng vì sự hiệp nhất của cuộc sống, và có lẽ ta có thể thay đổi những gì đã xảy ra nơi hang thiêng đó. Hãy cùng tìm ra cách để hoà cùng vào điệu nhảy. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Ba người đang ở bữa tiệc tối. Paul, đã kết hôn, đang nhìn Linda. Trong khi đó, Linda đang nhìn John, người đàn ông chưa kết hôn. Có phải một người đã kết hôn đang nhìn ai đó chưa kết hôn? Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ. Hầu hết mọi người sẽ trả lời rằng không có đủ thông tin để kết luận. Và hầu hết mọi người đã sai. Linda có thể đã hoặc chưa kết hôn - không có lựa chọn nào khác. Vì thế, trong cả hai trường hợp, một người đã kết hôn nhìn người chưa kết hôn. Khi lời giải thích được đưa ra, hầu hết mọi người sẽ thay đổi ý kiến và chấp nhận câu trả lời đúng, thay cho thái độ tự tin trong lần trả lời đầu của họ. Cùng xem xét một ví dụ khác. Một nghiên cứu vào năm 2005 của Bredan Nyhan và Jason Reifler đã nghiên cứu quan điểm của người Mĩ đối với sự biện minh chiến tranh ở Iraq. Các nhà nghiên cứu đưa cho những người tham gia một bản tin chỉ ra rằng không có bất kì vũ khí hủy diệt hàng loạt nào được tìm thấy. Song rất nhiều người không chỉ tiếp tục tin rằng có vũ khí hủy diệt thậm chí, còn tin chắc hơn vào quan điểm ban đầu của họ. Tại sao trong vài trường hợp lý lẽ có thể làm thay đổi suy nghĩ và phản tác dụng trong những trường hợp khác? Lý lẽ có sức thuyết phục hơn khi dựa trên nền tảng thấu hiểu người nghe, quan tâm đến những điều, những người mà họ tin tưởng và trân trọng. Những lý lẽ toán học và logic giống như bài toán bữa tiệc bên trên bởi thậm chí khi đưa ra những kết luận khác nhau mọi người vẫn bắt đầu từ những nền tảng niềm tin chung. Vào 1931, một nhà toán học vô danh trẻ tên Kurt Gödel đã trình bày bằng chứng rằng không thể tồn tại một hệ thống logic hoàn chỉnh trong toán học. Bất chấp hàng thập kỉ công trình tiến bộ của các nhà toán học xuất sắc như Bertrand Russell và David Hilbert, lý lẽ được công nhận bởi nó dựa vào những sự thật hiển nhiên mà mọi người đều đồng tình. Tất nhiên, rất nhiều ý kiến trái chiều bao gồm những niềm tin mà không thể đơn giản bị thuyết phục bằng logic. Khi những niềm tin này bao gồm những thông tin bên ngoài, vấn đề trọng tâm thường là người ta tin vào những nguồn tin và tác giả nào. Một nghiên cứu yêu cầu mọi người ước tính những thống kê liên quan đến phạm vi của biến đổi khí hậu. Người tham gia được hỏi những câu như là "có bao nhiêu năm trong khoảng 1995 và 2006 là một trong 12 năm nóng nhất kể từ 1850? Sau khi trả lời, họ được xem những dữ liệu từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, chỉ ra rằng câu trả lời này là 11 trong 12 năm. Được cung cấp những thống kê từ một nguồn đáng tin cậy, người ta dường như dễ chấp nhận thực tế rằng trái đất đang nóng lên. Cuối cùng, với những ý kiến trái chiều không thể bị lay chuyển bởi những thống kê hay chứng cứ, việc tạo nên một lý lẽ thuyết phục có thể sẽ dựa vào giá trị mà người nghe trân trọng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã dẫn dắt rất nhiều nghiên cứu hỏi những người có quan điểm chính trị khác nhau. để xếp hạng giá trị mà họ trân trọng. Những người theo chủ nghĩa tự do, thường xếp hạng sự công bằng nghĩa là tất cả mọi người được đối xử ngang bằng -- trên cả lòng trung thành. Sau đó, các nhà nghiên cứu cố gắng thuyết phục người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ quân sự với rất nhiều lý lẽ khác nhau. Những lý lẽ dựa trên sự công bằng -- như quân đội cung cấp việc làm và giáo dục cho những người có hoàn cảnh bất lợi -- có tính thuyết phục cao hơn những lý lẽ dựa trên lòng trung thành như quân đội thống nhất một quốc gia. Ba yếu tố niềm tin, nguồn tin tưởng và giá trị có vẻ là công thức đơn giản dẫn đến sự nhất trí và đồng lòng. Vấn đề là khuynh hướng ban đầu của ta là nghĩ đến những lý lẽ dựa trên niềm tin, nguồn tin tưởng và giá trị cá nhân. Ngay cả khi không làm thế, việc xác định chính xác những điều đó ở người bất đồng với ta vẫn là rất khó khăn. Cách tốt nhất để giải quyết đơn giản là nói chuyện với họ. Trong khi tranh luận, bạn sẽ được thấy các lý lẽ trái chiều và những bác bỏ. Điều này có thể giúp bạn tạo ra những lý lẽ của riêng mình và lý do thuyết phục hơn và thi thoảng, có thể cuối cùng bạn sẽ là người thay đổi suy nghĩ. Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện về một bé gái tên là Naghma. Naghma sống tại một trại tỵ nạn với bố mẹ và 8 anh chị em Vào mỗi sáng, bố cô thức dậy cùng hi vọng sẽ được nhận làm thợ xây và vào một tháng đẹp trời, ông có thể kiếm được 50 đô la. Mùa đông năm ấy khắc nghiệt, và không may, anh trai của Nagma chết và mẹ của em đổ bệnh nặng. Trong tuyệt vọng, bố em đi sang láng giềng để vay 2,500 đô la. Sau vài tháng chờ đợi, người láng giếng mất kiên nhẫn và yêu cầu số tiền phải được trả lại. Run rủi thay, bố Naghma không có đủ tiền và hai người đàn ông đã đồng ý theo lệ làng "jirga" Jirga đơn giản là một tập tục hòa giải được sử dụng tùy nghi tại Afghanistan. Nó thường được quy định bởi những lãnh đạo tôn giáo và những già làng Jirgas thường được sử dụng ở những miền quê như Afghanistan, nơi có sự thù ghét sâu sắc đối với hệ thống (pháp luật) chính thống. Tại buổi Jirga, 2 người đàn ông ngồi cạnh nhau và họ quyết định cách tốt nhất để giải quyết món nợ là gả Naghma cho con trai 21 tuổi của người láng giềng. Em Nagma mới 6 tuổi. Những câu chuyện tương tự như Naghma không may lại quá phổ biến và từ những mái ấm ở nơi khác, chúng ta có thể xem những chuyện này đe dọa nghiêm trọng tới quyền phụ nữ. Và nếu bạn theo dõi tin tức về Afghanistan bạn có thể cho rằng rằng đây là một nhà nước thất bại. Tuy nhiên Afghanistan có một hệ thống pháp luật chính thống và cho dù jirgas được xây dựng trên thông lệ lâu đời của các bộ lạc thì cũng phải tuân theo pháp luật, và một điều không phải bàn cãi là dùng con mình để trả nợ không chỉ vô đạo đức mà còn trái pháp luật. Vào năm 2008, tôi đến Afghanistan trong một chương trình hỗ trợ pháp lý Ban đầu, tôi đến đó trong chương trình kéo dài 9 tháng để đào tạo luật sư Afghanistan. Trong 9 tháng ấy, tôi đi đến mọi vùng trò chuyện với trăm người đang bị giam, thảo luận với nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan. Và qua những hội thoại này, tôi bắt đầu thấy có sự nối kết giữa những doanh nghiệp và người dân và việc luật pháp đáng ra để bảo vệ họ đang không được tận dụng đúng mức. Trong khi đó những phương pháp trừng phạt tồi tệ và phi lý lại đang bị lạm dụng. Điều đó đặt tôi vào sứ mệnh tìm ra lẽ phải và công lý đối với tôi nghĩa là áp dụng luật pháp với mục đích ban đầu hay chính là để bảo vệ. Chức năng của pháp luật là bảo vệ. Do đó, tôi quyết định theo đuổi một dự định cá nhân, trở thành người nước ngoài đầu tiên biện hộ tại tòa án Afghanistan. Trong suốt quá trình đó, tôi nghiên cứu rất nhiều điều luật, tôi nói chuyện với nhiều người đọc nhiều vụ kiện, và nhận ra rằng thiếu công lý không chỉ là vấn để của riêng Afghanistan mà là vấn đề của cả thế giới. Trước đây tôi vốn cố gắng tránh đối mặt với những trường hợp nhân quyền vì tôi lo lắng vì nó có thể ảnh hướng đến tôi cả phương diện sự nghiệp lẫn cá nhân Tôi nhận ra nhu cầu đòi công lý là quá lớn khiến cho tôi không thể tiếp tục lờ đi Và do vậy tôi bắt đầu tình nguyện đại diện cho những người như Naghma Đến nay, kể từ khi ở Afghanistan và làm luật sư hơn 10 năm, tôi đã làm đại diện cho nhiều CEO của những công ty tốp 500 Fortune cho đến những vị đại sứ, và những em bé như Naghma và gặt hái nhiều thành công. Lý do thành công của tôi rất đơn giản Tôi thay đổi hệ thống từ trong ra và sử dụng luật pháp theo đúng cách mà nó phải được thực thi. Tôi nhận ra rằng đạt được công bằng ở những nơi như Afganistan là rất khó do 3 nguyên nhân sau. Điều thứ nhất đơn giản là dân chúng hiểu biết rất ít tới những quyền lợi pháp lý của họ và đó là vấn đề mang tính toàn cầu Vấn đề thứ hai là ngay cả khi những điều luật được viết ra trong sách thì chúng cũng bị thay thế hoặc lờ đi bởi những tập quán làng xã, như thỏa thuận Jirga mà Naghma bị đem đi bán. Và vấn đề thứ ba để đạt được công lý là ngay cả khi tồn tại những bộ luật cực kỳ tốt trên văn bản thì lại không có những con người những luật sư sẵn sàng tranh đấu cho công lý. Và đó là những gì tôi làm: tôi dùng những luật hiện hành thường là những bộ luật bị bỏ lơ Tôi làm những việc đấy phục vụ lợi ích cho thân chủ của mình. Tất cả chúng ta cần phải đưa nhân quyền trở thành một nét văn hóa toàn cầu và trở thành những nhà đầu tư của một nền kinh tế nhân quyền toàn cầu bằng cách làm việc dựa trên thái độ đó chúng ta cùng nhau có thể cải thiện công lý trên toàn cầu Bây giờ trở lại với Naghma Có một số người biết đến câu chuyện này họ liên lạc với tôi vì họ muốn trả số tiền nợ 2,500 đô la. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy Bạn không thể cứ đưa tiền vào vấn đề và cho rằng nó sẽ biến mất. Điều đó không có hiệu quả tại Afganistan Và tôi trả lời với họ rằng tôi sẽ tham gia Nhưng để tham gia, điều cần thiết là phải có một cuộc họp Jirga lần hai một phiên jirga kháng cáo. Để điều này xảy ra chúng tôi cần họp mặt những già làng và những thủ lĩnh bộ lạc những lãnh tụ tôn giáo với nhau. Bố của Naghma cần phải đồng ý, người láng giềng cần phải đồng ý, và con trai của ông cũng vậy Và tôi nghĩ, nếu tôi muốn tham gia thì họ cần thiết phải đồng ý rằng tôi sẽ chủ trì phiên họp. Và sau hàng giờ tranh luận tìm kiếm họ, và sau khoảng 30 chén trà, họ đồng ý rằng chúng tôi có thể có một phiên Jirga thứ hai, và chúng tôi đã thực hiện. Và điều gì khác biệt ở phiên Jirga thứ hai Lần này, chúng tôi đặt luật pháp ở tâm và điều quan trọng với tôi là tất cả họ phải hiểu được rằng Naghma có quyền được bảo vệ. Khi kết thúc phiên họp Jirga, chủ tọa tuyên bố rằng quyết định đầu tiên bị bãi bỏ và khoản tiền 2,500 đô la được hoàn trả và tất cả chúng tôi cùng ký vào một biên bản ghi nhận rằng hai người đàn ông đã thừa nhận rằng những gì họ làm là trái pháp luật và nếu tái phạm, họ có thể bị ngồi tù. Hầu hết --- (khán giả vỗ tay) Xin cảm ơn. Và điều quan trọng nhất là thỏa thuận đầu tiên bị loại bỏ và Naghma được tự do Bảo vệ Naghma và quyền tự do của em là bảo vệ chính chúng ta. Công việc của tôi gắn liền với mức rủi ro cao hơn trung bình. Tôi đã từng bị tạm giam bị cáo buộc chứa chấp gái mại dâm bị cáo buộc gián điệp đã từng nhận được một quả lựu đạn ném vào văn phòng làm việc. Mặc dù nó không phát nổ Tôi nhận thấy công việc của tôi mang lại nhiều thành tựu vượt trên cả những nguy hiểm và so với những nguy hiểm tôi phải đối diện thì khách hàng của tôi chịu nhiều hiểm nguy hơn bởi vì họ sẽ mất mát rất nhiều nếu hoàn cảnh của họ không được biết đến hoặc tồi tệ hơn, nếu họ phải chịu phạt vì để tôi làm luật sư. Với mỗi vụ mà tôi đảm nhận, tôi nhận ra rằng khi tôi ủng hộ họ, thì họ cũng sẽ ủng hộ tôi, và điều đó giúp tôi có thể tiếp tục. Pháp luật như một điểm bật rất quan trọng trong việc bảo về chúng ta Những nhà báo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thông tin được đưa ra công luận. Và lẽ thường tình, chúng ta nhận thông tin từ báo chí nhưng chúng ta quên mất rằng làm sao họ có được thông tin đó Đây là hình ảnh của những tập đoàn báo chí Anh ở Afghanistan. Nó được bạn tôi David Grill chụp vài năm về trước. Theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo, từ năm 2010, có hàng ngàn nhà báo bị đe dọa, đánh đập, giết hại, giam giữ. Hẳn nhiên, khi chúng ta có được thông tin, chúng ta quên mất nó ảnh hưởng đến ai hoặc làm thế nào thông tin ấy đến được với chúng ta. Những gì nhiều nhà báo có thế làm, cả trong và ngoài nước rất đáng nói, đặc biệt ở những nơi như Afghanistan, và quan trọng là chúng ta không bao giờ quên điều đó bởi những gì họ đang bảo vệ không chỉ là quyền của chúng ta được tiếp nhận thông tin đó mà còn bởi quyền tự do báo chí, thứ rất quan trọng đối với xã hội dân chủ. Matt Rosenberg là nhà báo ở Afghanistan. Anh ấy làm cho tạp chí New York Times, và trớ trêu thay, vài tháng trước anh ấy có viết một bài đụng chạm đến người trong chính phủ. Kết quả là anh ấy bị giam giữ tạm thời và sau đó là bị trục xuất trái pháp luật ra khỏi quốc gia. Tôi là luật sư đại diện cho Matt, và sau khi làm việc với chính quyền, Tôi được xác nhận pháp lý rằng anh ấy đã bị trục xuất trái luật, và quyền tự do báo chí mà ta nói chẳng tồn tại ở Afghanistan, và có những hậu quả nếu quyền đó không được xem xét. Và tôi vui mừng thông báo rằng vài ngày trước, chính quyền Afghanistan đã chính thức mời anh ấy trở lại đất nước và họ hủy bỏ lệnh trục xuất anh ấy. (Vỗ tay) Nếu cấm đoán một nhà báo, thì sẽ đánh động đến những người khác và chẳng chóng quốc gia bị buộc câm lặng. Việc chúng ta bảo vệ các nhà báo và quyền tự do báo chí rất quan trọng bởi điều đó sẽ khiến chính quyền có trách nhiệm hơn với chúng ta và trở nên minh bạch hơn. Bảo vệ nhà báo và quyền tiếp nhận thông tin của chúng ta sẽ bảo vệ chúng ta. Thế giới chúng ta đang đổi thay. Hiện chúng ta sống trong một thế giới khác và những gì từng chỉ là vấn đề của cá nhân nay trở thành vấn đề của tất cả chúng ta. Hai tuần trước, Afghanistan đã có sự chuyển giao quyền lực dân chủ đầu tiên và bầu ra tổng thống Ashraf Ghani, rất quan trọng, và tôi rất lạc quan về ông ấy, và tôi hy vọng rằng ông ấy có thể đem đến cho Afghanistan sự thay đổi mà nó cần, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp lý. Chúng ta sống trong thế giới khác hẳn Chúng ta đang sống trong thế giới mà đứa con gái 8 tuổi của tôi chỉ biết mỗi một vị tổng thống người da màu. Có khả năng cao rằng tổng thống kế nhiệm sẽ là một phụ nữ, và khi con bé lớn lên, nó có thể tự hỏi, liệu một người da trắng có thể là tổng thống chăng? (Cười) (Vỗ tay) Thế giới đang đổi thay, và chúng ta cần phải thay đổi theo, và những gì từng là vấn đề cá nhân nay trở thành vấn đề của tất cả chúng ta. Theo Quỹ nhi đồng LHQ, hiện nay có khoảng hơn 280 triệu người nam và nữ kết hôn khi còn dưới 15 tuổi. Hai trăm tám mươi triệu. Tảo hôn làm dài thêm cái vòng lẩn quẩn của nghèo đói, ốm yếu, mù chữ. Ở độ tuổi 12, Sahar đã kết hôn. Cô bé bị ép hôn và bị chính anh trai mình bán đi. Khi cô bé về nhà chồng, họ bắt cô bé hành nghề mại dâm. Khi cô bé từ chối, cô bé đã bị tra tấn. Cô bé bị đánh đập dã man bằng roi kim loại Chúng thiêu cô bé. Chúng trói cô bé dưới tầng hầm và bỏ đói. Chúng dùng kiềm để rút móng cô bé. Đến lúc, cô bé tìm cách trốn thoát khỏi phòng tra tấn đến nhà hàng xóm, và khi đến đó, thay thì bảo vệ cô bé, họ lại lôi cô bé về lại nhà chồng, cô bé thậm chí còn bị tra tấn dã man hơn Vào lần đầu gặp Sahar, ơn trời, tổ chức Phụ nữ vì Phụ nữ Afghanistan đã cho cô bé chỗ ẩn náu an toàn. Với tư cách là luật sư, tôi tỏ ra mạnh mẽ vì thân chủ của mình, bởi đó là điều quan trọng với tôi, nhưng việc nhìn thấy cô bé, bị tổn thương và yếu đuối biết chừng nào, quả là một điều khó khăn. Phải mất hàng tuần để chúng tôi có thể chia sẻ về những gì xảy ra khi cô bé ở trong ngôi nhà đó, nhưng cuối cùng khi cô bé bắt đầu mở lòng với tôi, và khi cô bé cởi mở hơn, những gì tôi nghe là cô bé không hề biết mình có những quyền gì nhưng cô bé biết mình có quyền được bảo hộ nhất định bởi chính phủ mà đã bỏ rơi cô bé, vì thế khi chúng tôi có thể bàn những lựa chọn pháp lý mà cô bé có. Vì vậy chúng tôi quyết định đưa vụ án lên Tòa án Tối cao. Điều này hiện tại là cực kỳ có ý nghĩa, bởi đây là lần đầu tiên một nạn nhân của bạo hành gia đình ở Afghanistan được một luật sư đại diện, điều luật mà còn trên sách vở trong nhiều năm, nhưng cho đến Sahar, chưa bao giờ được dùng. Thêm nữa, chúng tôi cũng quyết định kiện đòi bồi thường dân sự, và lần nữa một điều luật chưa từng dùng, được chúng tôi áp dụng vào vụ của cô bé. Chúng tôi tại Tòa án Tối cao đã tranh luận trước 12 quan tòa người Afghanistan tôi với tư cách một nữ luật sư người Mỹ, và Sahar, một cô gái trẻ người mà khi tôi gặp lần đầu không thể nói thành tiếng. Cô ấy đứng dậy, tìm thấy tiếng nói, và cô gái của tôi đã nói rằng cô ấy muốn công lý, và cô ấy đã có nó, Cuối phiên tòa, quan tòa nhất trí phán rằng gia đình nhà chồng sẽ bị bắt vì những gì họ làm với cô ấy, và người anh trai đê tiện cũng sẽ bị bắt vì đã buôn bán cô ấy --- (Vỗ tay) --- và họ đồng ý rằng cô ấy có quyền được bồi thường dân sự. Những gì Sahar cho chúng ta thấy là chúng ta có thể tấn công vào những hủ lậu xấu đang tồn tại bằng cách dùng luật theo cách mà chúng được định ra, và bằng việc bảo vệ Sahar, chúng ta đang bảo vệ chính mình. Sau khi làm việc tại Afghanistan được hơn sáu năm đến nay, nhiều người trong gia đình và bạn bè nghĩ rằng những gì tôi làm tương tự như thế này (Cười) Nhưng trên thực tế, những gì tôi làm tương tự như thế này. Hiện tại, tất cả chúng ta có thể làm một điều gì đó. Tôi không nói là chúng ta nên mua một vé máy bay và đến Afghanistan nhưng tất cả chúng ta có thể đóng góp vào nền kinh tế nhân quyền toàn cầu. Chúng ta có thể tạo làn sóng văn hóa minh bạch và trách nhiệm đối với pháp luật, và buộc chính phủ có trách nhiệm với chúng ta hơn, như chúng ta có trách nhiệm với họ. Vài tháng trước, một luật sư người Nam Phi đến gặp tôi tại văn phòng và bảo rằng "Tôi muốn gặp cô. Tôi muốn xem một người điên trông như nào" Luật pháp là của chúng ta, và bất kể bạn thuộc dân tộc nào, quốc gia nào, giới tính nào, chủng tộc nào luật đều là của chúng ta, và đấu tranh cho công lý không phải là hành động điên rồ. Những doanh nghiệp cũng cần phải đóng góp. Một sự đầu tư về nhân quyền từ doanh nghiệp là một nguồn thu lớn đối với kinh doanh và dù bạn có là doanh nghiệp, hay tổ chức phi chính phủ hay tư nhân, luật pháp đều làm lợi tất cả chúng ta. Và bằng việc hợp tác phối hợp nhau, giữa mọi người, trong lĩnh vực công và tư, chúng ta có thể tạo dựng một nền kinh tế nhân quyền toàn cầu và tất cả đều trở thành nhà đầu tư về nhân quyền Và bằng cách thực hiện điều này, chúng ta có thể cùng nhau đạt được công lý Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi đến đây để cho các bạn thấy Fotokite. Một camera bay nối với một thiết bị cầm tay Nhưng trước tiên, tôi muốn nói chút về nó đến từ đâu, cái gì đã thúc đẩy nó. Tôi sinh ra ở Nga, và 3 năm trước, vào năm 2011, đã có cuộc bầu cử Liên bang Nga. Đã có những sai phạm lớn, và mọi người ra đường phản đối, một điều không bình thường ở Nga. Không ai thực sự biết cuộc phản đối này nghiêm trọng thế nào, bởi, vì lý do nào đó, phần lớn truyền thông thế giới thờ ơ với nó. Bấy giờ, có một nhóm nhiếp ảnh gia thích các loại camera trên không và dùng chúng để chụp ảnh kiểu như Sphinx hay Pyramids - những người ngẫu nhiên có mặt ở đó, điều khiển một camera bay chụp vài kiểu tức thời và toàn cảnh về cuộc biểu tình này. Đối tượng hoàn toàn độc lập, hoàn toàn ngẫu nhiên xuất hiện, và bức hình, khi ngắm nhìn, thì thực sự ấn tượng. Đây là bức toàn cảnh. Chỉ trong một bức hình, các bạn có thể thấy được quy mô của sự kiện số lượng người tham dự, màu sắc, các biểu ngữ. Các bạn không thể nghĩ đó là không đáng kể. Tất cả trong một bức hình, thực sự tuyệt vời với tôi. Và tôi nghĩ, trong tương lai, báo chí và nhiều ngành nghề khác đã khá quen thuộc với các camera bay nhưng tôi nghĩ, các bạn phải đợi một vài tháng, một vài năm, với các ngành khác, nó thực sự sẽ là một đòi hỏi bắt buộc. Điều đó thật có ý nghĩa, là góc nhìn khác biệt. Không gì thực sự truyền tải được quy mô này như cách mà nó đã làm. Có một vài trở ngại, khá là cơ bản và chủ yếu. Một là sự điều khiển. Nhìn vào bức hình này, họ điều khiển một camera bay, một thiết bị 5kg cùng với một máy ảnh SLR phía dưới. Nó khá là nặng, nhiều chuyển động quay, nhiều thứ ồn ào. Điều đó khiến việc bay lượn không dễ dàng và khó điều khiển. Trên thực tế, có thể thấy, trên lưng áo của người điều khiển viết rằng: "Không được hỏi cho đến khi hạ cánh" tại Nga và tại Anh, vì mọi người sẽ tò mò và đến vỗ vai bạn, bạn sẽ mất tập trung và tai nạn xảy đến. Những anh chàng đấy thật tuyệt. Chuyên nghiệp, cẩn trọng trong công việc. Vì vậy, trong các cuộc biểu tình, họ cho chúng bay qua sông vì nó khá an toàn. Nhưng điều này không thể áp dụng cho tất cả mọi người, trong mọi điều kiện, vì vậy, phải làm cho việc điều khiển dễ dàng hơn. Một vấn đề khác là các quy định, hay đúng hơn, thiếu các quy định tốt. Vì nhiều lý do, rất khó để đưa ra các luật phổ thông về điều khiển camera bay. Ta không xa lạ gì với camera. Các bạn ở đây đều có smartphone có camera, đúng không? Chúng càng ngày càng phổ biến. Các bạn đã nghe về những người có Google Glass bị tấn công. Vụ một người điều khiển máy bay không người lái bị tấn công 2 tuần trước vì đã lái gần bãi biển. Đây là vài thông tin cá nhân mà tôi không ngờ tới. Chỉ ngày hôm qua thôi, tôi đã bị tấn công bởi một gã cho rằng tôi đã quay phim anh ta. Lúc ấy, tôi chỉ đang kiểm tra hộp thư điện tử của mình để làm tư liệu cho bài nói. Tôi nghĩ có các giải pháp tốt hơn. Cần phải xoa dịu tình hình. Đưa ra các giải pháp có tính trách nhiệm giải quyết các vấn đề riêng tư an toàn và trách nhiệm giải trình nhưng vẫn cho chúng ta một triển vọng về camera bay. Và đây là một giải pháp tiềm năng. Đây là Fotokite. Một quadrocopter (máy bay điều khiển có 4 cánh quạt) loại đặc biệt vì nó có dây nối. Như là dây cương vậy, rất thuận tiện. Và điều thú vị là, để bay, không cần đến cần điều khiển. Chỉ cần bật nó lên và chỉ về hướng bạn muốn nó bay đến. Xoay tay một chút. Đó là cách để truyền lệnh. Và thả nó ra. (Vỗ tay) Tương tác siêu đơn giản. Như là thú cưng bay cá nhân vậy đó. Nó giữ một góc cố định với bạn, nếu tôi di chuyển, nó sẽ đi theo tôi một cách rất tự nhiên. Dĩ nhiên, có thể gắn thêm vào phía trên vài thiết bị điện tử bổ sung. Bạn có thể bật nó lên. Bây giờ, nếu muốn nó bay thấp hơn, chỉ cần nhấn nút và thao tác khá là đơn giản. Tôi vừa thay đổi vị trí của nó. Và nó thực sự an toàn. Tôi không quen các bạn ngồi ở hàng ghế phía trước (Cười) - nhưng ít nhất về nguyên tắc, phải đồng ý rằng bạn cảm thấy an toàn hơn vì có kết nối vật lý. Trình diễn trực tiếp rất khó, đúng không? Mắc lỗi suốt. Nhưng không thành vấn đề. Sợi dây này sẽ ngăn không cho nó đâm vào bạn. Hơn nữa, bạn có thể nhận ra ngay lập tức tôi là người chịu trách nhiệm, thay vì phải tìm kiếm ai là người điều khiển. Giờ, tôi có thể nói với các bạn rằng nó dễ lắm, nhưng tôi nghĩ cách tốt để chứng minh là lấy cái thứ 2 và khởi động nó. Và nếu có thể làm trực tiếp trên sân khấu, tôi có thể chỉ cho mỗi người hoặc mọi người cách điều khiển thiết bị này trong 5 phút. Giờ thì, chúng ta có hai con mắt trên trời. (Vỗ tay) Và mẹo để đưa chúng trở lại. (Cười) Câu hỏi của tôi bây giờ cho bạn là, vâng, đó là giải pháp hay, nó rất dễ tiếp cận, nó an toàn. Bạn sẽ sử dụng nó để làm gì? Bạn sẽ sử dụng một camera như vậy để làm gì trong cuộc sống của mình? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khi sử thi Iliad của Homer lần đầu được viết vào thế kỉ thứ tám trước Công nguyên, cuộc chiến thành Troy đã là một câu chuyện dân gian quen thuộc. Nhờ vào văn hóa truyền miệng, mọi người biết đến một cuộc vây hãm dài ngày, trận tỉ thí sống còn bên ngoài thành và mưu mẹo đã đưa đến chiến thắng. Cuối cùng, cả thành phố phồn hoa chìm trong lửa, và không bao giờ vực dậy được. Nhưng liệu thành Troy có thực sự tồn tại? Vào khoảng thời gian khảo cổ học bắt đầu định hình vào thế kỉ 19, rất nhiều người hoài nghi, rằng câu chuyện hoàn toàn là hư cấu, một thần thoại do trí tưởng tượng vẽ ra về thời kì anh hùng đã qua. Nhưng một số học giả tin rằng đằng sau chiến công phi thường và những điều kì diệu hẳn phải ẩn giấu một sự thật lịch sử - một cuộc chiến thực sự đã xảy ra, và một nơi đã xảy ra nó. Frank Calvert là một người tin như thế, ông đã dành cả tuổi trẻ để đi và học về những nền văn minh cổ đại trước khi cùng em trai là Frederick theo sứ mệnh ngoại giao đến vùng Tây Bắc Anatolia thuộc Çanakkale. Tại đây, Homer đã mô tả về sự định cư của người Hy Lạp ở bờ sông Scamander. Chính tại đây, số phận đã đưa Frank gặp gỡ một nhà báo, nhà địa chất tên là Charles Maclaren. Người dân địa phương đã nghiên cứu rằng thành Troy có lẽ đã nằm trên một trong những đỉnh đồi bao quanh. Nhưng Maclaren đã trở thành một trong những người đầu tiên công bố nghiên cứu chi tiết về khu vực này. Ông tin đã tìm ra vị trí một mô đất cao 32m được biết đến với cái tên Hisarlik, có nguồn gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kì nghĩa là "pháo đài". Ngay sau khi gặp ông vào 1847, anh em Calvert đã mua 2000 mẫu đất trong khu đất này bao gồm cả phần đồi. Trước khi họ có thể khám phá thêm, chiến tranh Krym đã nổ ra và cản trở những hoài bão khảo cổ của họ trong nhiều năm. Sau khi chiến tranh kết thúc, Frank Calvert bắt đầu nghiên cứu vị trí, nhưng thiếu kinh phí để có thể khai thác toàn diện. Đây là lúc thương gia người Đức giàu có và là nhà khảo cổ học nghiệp dư Heinrich Schliemann xuất hiện. Theo lời mời của Calvert, Schliemann đến thăm mảnh đất vào 1868, và quyết định khai quật nó. Hào hứng tìm kiếm thành phố cổ, Schliemann đã đào rất nhiều hầm, rãnh xung quanh nền móng ngọn đồi. Tại đây, ông đã phát hiện một kho báu những tạo tác quý giá, trang sức và đồ kim loại, bao gồm hai vương miện và một chiếc khiên bằng đồng. Từ khám phá này, Schiliemann được ghi nhận đã tìm ra thành Troy và kho báu của vua Priam. Nhưng kho báu thực sự ở một nơi khác. Khi những nhà khảo cổ kế tiếp nghiên cứu vị trí này, họ nhận ra rằng mô đất bao gồm ít nhất chín thành phố, phần mới được xây trên phần sụp đổ của địa tầng trước. Những khám phá của Schliemann lại có niên đại từ thời kì Mycenae sớm hơn 1000 năm so với Homer. Nhưng ở trong mô đất là những bằng chứng thực rằng một thành phố đã phát triển mạnh mẽ trong thời đại đồ Đồng với đá than hóa, những đầu mũi tên gãy. và những bộ xương người bị hư hại đặt giả thiết cho một kết cục tàn bạo. Đó là Troy VII, nằm vùi trong những địa tầng văn hóa ở giữa, giờ bị tàn phá thêm lần nữa bởi sự khai quật bất cẩn của Schliemann. Sự định cư mở rộng khoảng 200,000 mét vuông và là nơi trú chân cho 10,000 người, phát triển mạnh mẽ đến tận khoảng năm 1180 trước Công nguyên. Nằm ở cổng Nam eo biển Dardanelles tạo nên một vị trí chiến lược cho cả phòng thủ lẫn thương mại. Quan trọng nhất, vẫn còn tàn tích của một bức tường đồ sộ - có lẽ chính là bức tường mà Priam và Hector đã đứng nhìn quân Hy Lạp tiến đến gần. Tất nhiên, rất khó để chắc rằng những tàn tích này là từ thành Troy cổ, và các học giả vẫn tranh cãi liệu chiến tranh thành Troy mà Homer miêu tả có thực sự xảy ra. Song với những bằng chứng đủ mạnh mẽ, UNESCO đã công nhận Hirarlik là di tích thành Troy cổ. Bất kể sự thật có là gì, nhờ sự kiên gan bền bỉ, niềm tin, và rất nhiều nghiên cứu, mà những nhà khảo cổ học đã và đang khai quật những bí mật bị chôn vùi của một thành phố phồn hoa cổ đại. Hôm nay tôi sẽ kể hai câu chuyện. Thứ nhất, cách giá cả thị trường gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, và cách công nghệ không dây đang thay đổi thói quen tiêu dùng của ta trong việc đi lại. Chuyện thứ hai là một cơ hội tuyệt vời đang đón chờ ta nếu ta chọn đúng công nghệ không dây để hỗ trợ. Làm thế nào ta tạo ra động lực tăng trưởng mới, đồng thời giảm đáng kể lượng phát thải CO2? Tôi rất sợ. Ta cần giảm phát thải CO2 khoảng 80% trong 10 hay 20 năm tới, để ngăn chặn việc xảy ra thảm hoạ. Và tôi cũng rất vui khi tôi ở đây để nói với các bạn điều đó. Những thảm hoạ đó là gì? Nhiệt độ trung bình tăng thêm 3 độ, khiến số sinh vật tuyệt chủng tăng 50%. Đây không phải phim viễn tưởng. Đây là sự thực. Tôi thực sự lo lắng, vì khi người ta nhắc đến ô tô... - tôi biết vài thứ về nó - Cánh báo chí, chính trị gia và các bạn ngồi đây đều tin rằng: "Hãy sử dụng ô tô tiết kiệm nhiên liệu." Nếu ta bắt đầu ngay bây giờ, khi thời cơ này kết thúc sau 10 năm, những chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu này sẽ giảm nhu cầu sử dụng xăng đi 4%. Thế vẫn chưa đủ. Tôi sẽ nói về vài điều dễ nghe hơn. Đây là vài phương hướng giúp ta cải cách triệt để. Zipcar là một công ty do tôi thành lập 7 năm trước, nó là ví dụ điển hình cho việc "chia sẻ quyền sử dụng ô tô." Điều Zipcar làm là: khi chúng ta đỗ ô tô của mình ở trong các đô thị; người khác có thể dùng chúng, theo giờ hoặc ngày, thay vì phải dùng xe riêng. Nếu bạn dùng Zipcar thì sẽ như thế nào? Điều đó có nghĩa, tôi chỉ trả tiền cho thứ tôi cần. Tôi không phải trả tiền khi không sử dụng chiếc ô tô đó. Tôi có thể chọn một chiếc xe thích hợp cho một lộ trình cụ thể nào đó. Đây là một phụ nữ đã dùng một chiếc MiniMia cho ngày làm việc của mình. Tôi có thể lấy chiếc BMW và đi gặp khách hàng. Hoặc tôi có thể lái chiếc Toyota Element của mình để đi chơi. Một thứ tuyệt vời khác là, tôi có toàn quyền sử dụng chiếc xe đó. Tôi không chỉ có xe để đi trong 7 thành phố khác nhau trên toàn thế giới, chúng luôn sẵn sàng khi tôi cần. Tôi thậm chí không cần bảo hành, sửa chữa hay có bất cứ trách nhiệm nào với những chiếc xe đó. Nó giống như chiếc xe hoàn hảo trong tưởng tượng của bạn vậy, toàn bộ là ưu điểm và không có nhược điểm. Như vậy, kết quả đối với xã hội là gì? Kết quả là hiện nay, Zipcar đã có 100.000 thành viên, đang lái 3000 chiếc xe được để trong 3000 chỗ đậu xe. Thay vì lái trung bình 12.000 dặm mỗi năm, điều mà người ta vẫn làm, họ chỉ lái 500 dặm mỗi năm. Họ có vui không? Công ty đã mở rộng gấp đôi so với khi tôi thành lập, thậm chí hơn thế. Mọi người ngưỡng mộ công ty. Và điều tốt hơn, bạn biết không? Họ thực sự thích nó. Vậy, làm sao để mọi người đi từ việc lái 12.000 dặm tới 500 dặm? Bởi vị họ cho rằng, "việc đó tốn 10 đô la mỗi giờ và 65 đô la mỗi ngày. Nếu tôi muốn mua kem, liệu tôi nên tốn $8 để đi mua kem không? Hoặc tôi sẽ không làm thế. Có lẽ tôi nên mua kem trên đường tôi đi làm việc gì đó khác." Mọi người phản ứng nhanh chóng với điều đó, với giá của nó. Và điều cuối cùng tôi muốn nói là Zipcar không thể hoạt động nếu thiếu công nghệ. Nó yêu cầu sự tiện dụng tối đa; chỉ mất 30 giây để bạn đặt xe, đi lấy nó, và lái đi. Đối với tôi, một nhà cung cấp dịch vụ, tôi không thể có sẵn xe cho bạn trong một giờ, chưa kể đến chi phí giao dịch. Vậy, nếu thiếu công nghệ không dây, ý tưởng làm việc này không thể tồn tại. Đây là một ví dụ khác. Công ty GoLoco, tôi sẽ cho nó đi vào hoạt động trong 3 tuần nữa, tôi mong nó sẽ giúp việc cho đi nhờ xe giống như tôi đã làm với việc dùng nhờ xe. Điều này sẽ đến với tất cả người dân khắp nước Mỹ. Ngày nay, 75% số ô tô lưu thông không chở ai khác ngoài tài xế, chỉ có 12% các chuyến xe được chia sẻ với những người cùng hành trình. Tôi cho rằng ta có thể áp dụng mạng xã hội cùng với hệ thống thanh toán qua mạng để thay đổi cách người ta nghĩ về đi nhờ xe, và làm cho chuyến đi đó tiết kiệm hơn rất nhiều. Khi tôi tưởng tượng về tương lai, mọi người sẽ nghĩ rằng việc cho ai đó đi nhờ xe, là một việc tuyệt vời giúp ích cho xã hội. Bạn tới một sự kiện của TED thế nào? Bạn đi cùng với những người khác. Tuyệt vời làm sao! Tại sao bạn phải mua xe riêng chứ? Bạn đi mua thức ăn thế nào? Bạn đi cùng hàng xóm. Cả hai đều rất vui vẻ. Điều đó sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách ta nghĩ về đi lại. Tôi cũng cho rằng, nó sẽ giúp ta tự do hơn trong việc di chuyển. Hôm nay tôi đi đâu và tôi đi với ai? Đó là những thứ bạn sẽ nghĩ đến. Và lợi ích đối với cộng đồng: Tỷ lệ những xe không chở thêm ai, tôi đã nói là 75%, tôi nghĩ con số đó sẽ giảm xuống còn 50%. Nhu cầu gửi xe, nạn tắc đường và lượng phát thải CO2 sẽ đều giảm xuống. Điều cuối cùng dĩ nhiên là, nó được hỗ trợ bởi công nghệ không dây. Chi phí di chuyển rẻ là thứ khiến mọi người muốn sử dụng dịch vụ này. Người Mỹ trung bình chi 19% thu nhập cho chiếc xe của họ, họ bị áp lực phải giảm chi phí đó, nhưng họ cũng không có cách nào khác. Ví dụ cuối cùng về phí chống ùn tắc, rất phổ biến ở London. Đó là việc người ta bị thu phí khi đi vào đường hay tắc. Ở London, vào ngày bắt đầu việc thu phí, tắc đường ngay lập tức giảm 25%, điều đó tiếp tục bốn năm liền khi họ duy trì việc thu phí. Một lần nữa, người ta có thích kết quả này không? Ken Livingstone (thống đốc London) được tái đắc cử. Một lần nữa, ta thấy rằng, giá cả đóng vai trò quan trọng trong tiêu dùng, để hạn chế nhu cầu đi lại của họ. Tổng quãng đường ta di chuyển hiện nay gấp 3 lần năm 1970 và 2 lần năm 1982. Có một sự thiếu sót lớn trong hệ thống, ta có thể sửa chữa điều đó nếu giá cả được điều chỉnh hợp lý. Thu phí chống ùn tắc đang được xem xét ở mọi đô thị lớn trên thế giới, và được hỗ trợ bởi công nghệ không dây. Bạn không thể đặt trạm thu phí khắp London, và đóng mở hàng rào liên tục được. Việc thu phí ùn tắc là một phép thử về mặt công nghệ và tâm lý, cho thứ gọi là phí giao thông. Thu phí giao thông là thứ chúng ta phải hướng đến, vì ta đang trả phí cho bảo dưỡng và những hỏng hóc khác trên xe bằng thuế xăng dầu. Khi những chiếc xe ngày càng tiết kiệm nhiên liệu, thì thuế xăng dầu bạn phải trả sẽ ít hơn, vậy ta cần đánh thuế theo quãng đường đi. Điều xảy ra với phí ùn tắc và công nghệ đi kèm sẽ xảy ra với phí giao thông. Vì sao ta di chuyển nhiều đến vậy? Di chuyển bằng ô tô đang quá rẻ và lượng ô tô đang quá tải. Chúng ta cần kìm hãm điều này. Nếu ta làm được, bạn sẽ tự quyết định đi bao xa, đi bằng gì, sống và làm việc ở đâu. Và công nghệ không dây sẽ làm chu trình này hoàn tất. Tôi muốn tới phần sau câu chuyện của mình, đó là: khi nào ta bắt đầu việc thu phí chống ùn tắc? Phí giao thông sẽ được áp dụng. Nhưng vào lúc nào? Ta sẽ chờ 10 hay 15 năm để điều đó xảy ra hoặc ta bất chấp sự phản đối và tiến hành nó trong 2 năm tới? Bởi vì tôi cho rằng, đó sẽ là công cụ thay đổi thói quen của ta ngay lập tức. Và loại công nghệ không dây nào ta sẽ sử dụng? Đây là tiên đoán của tôi. Sẽ có một công cụ giúp tất cả mọi người sử dụng mạng không dây, phản hồi các tình huống khẩn cấp, điều khiển giao thông, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, và giảm đáng kể lượng phát thải CO2 ở mọi khía cạnh. Đây là một đoạn trong phim "The Graduate." Bạn có nhớ nó không? Các bạn sẽ trở thành anh chàng đẹp trai đó, và tôi sẽ trở thành một doanh nhân thông thái. "Tôi chỉ muốn nói với anh một thứ, một thứ thôi." "Vâng thưa ngài?" - "Cậu có nghe không?" -"Có, tôi đang nghe đây." "Mạng không dây ngang hàng tự điều chỉnh." (Cười) Đó cũng được gọi là Mạng kiểu Mắt lưới. Trong một Mắt lưới, mọi thiết bị đều đóng góp vào việc mở rộng mạng. Tôi nghĩ bạn đã nghe điều này từ trước rồi. Tôi sẽ dẫn vài ví dụ. Đây là một ý tưởng từ Alan Kay. Mỗi khi học sinh bật laptop sử dụng loại mạng này, chúng sẽ được kết nối với tất cả các học sinh khác trong phòng, trong ngôi trường đó, trong làng đó. Và chi phí của hệ thống mạng đó? $0 mỗi tháng! Một ví dụ khác: ở New Orleans, camera giám sát được nối mạng này, nên chúng có thể giám sát tội phạm ở một thành phố ở Pháp! Khi cơn bão Katrina ập đến, Phương thức liên lạc duy nhất đứng vững là mạng kiểu Mắt lưới. Tình nguyện viên tới nơi, lắp đặt thêm rất nhiều thiết bị khác, và trong suốt 12 tháng tiếp theo, mạng Mắt lưới là cách liên lạc không dây duy nhất ở New Orleans. Một ví dụ khác ở Portmouth, Anh. Họ đưa 300 xe buýt vào các hệ thống Mắt giám sát. Bạn chỉ cần nhìn vào màn hình và có thể biết chính xác xe bus của bạn đang ở đâu trên đường và khi nó tới, bạn có thể mua vé ngay lập tức. Chúng cũng được hỗ trợ bởi mạng Mắt lưới. Chi phí mỗi tháng: Không có. Vậy nên, ta thấy vẻ đẹp của mạng kiểu Mắt lưới: Bạn có những thiết bị phát sóng giá rất rẻ. Liên lạc không bị tính phí. Có thể áp dụng trên diện rộng, bạn chỉ lắp chúng, hay ở cơn bão Katrina, bạn chỉ cần tháo bớt chúng đi. Chừng nào mạng vẫn còn, ta vẫn có thể liên lạc. Chúng rất khó hỏng, và hay được lắp đặt ở những vùng rất xa trung tâm như thế này. Và điểm yếu khó tin của nó là gì? Chẳng có cuộc vận động hành lang nào ở Washington để ứng dụng nó cả... hoặc ngay ở các khu tự trị, chẳng nơi nào dùng loại mạng này... Bởi vì họ không thể thu phí khi liên lạc. Những ví dụ tôi nói với bạn đều về việc mạng Mắt lưới được sử dụng trên các đảo, và người ta chỉ quan tâm đến nó khi nó bao phủ được trên diện rộng. Làm sao ta tạo ra mạng phủ sóng diện rộng? Bạn đã sẵn sàng chưa? Phim "The Graduate." Lần này, các bạn vẫn là các anh đẹp trai, nhưng tôi sẽ là một cô gái quyến rũ. Đây là hai câu thoại trong bộ phim: -"Bạn đã "làm chuyện ấy" ở đâu vậy?" -"Trong xe của anh ta." Bạn biết đó, khi bạn áp dụng ý tưởng này... các bạn sẽ nghĩ rằng tôi, Robin Chase, đang tưởng tượng về việc nếu ta áp dụng loại mạng này vào mọi xe ô tô ở Mỹ. Ta sẽ có hệ thống liên lạc không dây trên toàn quốc và chúng miễn phí. Tôi muốn bạn nghĩ về điều đó. Và tại sao điều này sẽ xảy ra? Vì chúng ta muốn thu phí chống ùn tắc, ta sẽ thu phí đường bộ, thuế xăng dầu sẽ trở thành thuế giao thông. Những điều này sẽ xảy ra. Mạng không dây ta sẽ dùng khi đó là gì? Có lẽ ta phải cân nhắc kỹ. Ta sẽ làm điều đó khi nào? Có lẽ ta không nên đợi 10 hay 15 năm, ta nên tiến hành sớm hơn. Tôi muốn ta sử dụng hệ thống mạng Internet không dây kiểu mắt lưới trên toàn quốc, và yêu cầu rằng, mạng này sẽ được phổ cập tới mọi người, với các tiêu chuẩn mở. Hiện nay, ta đang thiết kế các thiết bị không dây hỗ trợ ở lĩnh vực vận tải. Tôi cho rằng các bạn đã có Fast Pass hoặc Easy Lane... Đó đều là những thiết bị chỉ có một nhiệm vụ trong các mạng vận tải này. Mục đích đó là gì? Chúng ta cần trao đổi dữ liệu khi điều khiển giao thông hoặc khi thu phí. Ta có nguồn lực rất mạnh mẽ. Vì vậy, ta có thể cung cấp mạng không dây trên toàn quốc với giá thấp nhất. Ta có thể xây dựng bền vững hệ thống thông tin xuyên quốc gia, ta cũng có công cụ mới, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực. Tưởng tượng điều xảy ra khi việc truyền tin đi mọi nơi gần như miễn phí. Điều ta có thể làm: tạo ra động lực mới cho nền kinh tế. Thông tin cần được miễn phí, viêc truy cập chúng nên miễn phí, thay vào đó, ta nên đánh thuế ô nhiễm. Tôi nghĩ điều này sẽ hiệu quả hơn Luật liên bang trên Đường cao tốc, nó cũng quan trọng cho nền kinh tế như việc phổ cập điện lưới vậy. Nếu tôi được quyết định, chúng ta sẽ bổ sung phiên bản mã nguồn mở vào các chuẩn mở đã có. Và phiên bản mã nguồn mở này là... Nếu ta làm tốt, nó sẽ được ứng dụng nhanh chóng trên toàn thế giới. Hãy nói lại những ý tôi nói vừa nãy. Hãy tưởng tượng, mỗi chiếc buýt ở Lagos đều được nối mạng Mắt lưới. Sáng nay, khi tôi tới lễ trao giải Larry Brilliant's TEDTalk, -hệ thống mạng trong cổ tích của ông ấy- hãy tưởng tượng, nếu ta có một loại thiết bị mã nguồn mở hỗ trợ cho mạng Mắt lưới, để giúp những điều trên thành hiện thực. Điều quan trọng bây giờ là chúng ta nên chấp nhận sự thật rằng: Những thứ này đều miễn phí. Ta có thể kiếm hàng tỷ đô la nhờ chúng, nhưng phương thức truyền tin này cần được thiết kế kiểu mã nguồn mở. Vì vậy, hãy kiểm soát cơn ác mộng này: áp dụng thuế xăng dầu ngay lập tực; sử dụng mạng Mắt lưới để kiểm soát việc thu phí giao thông trên toán quốc; phổ cập mạng Mắt lưới, với các chuẩn mở, và ứng dụng chúng. Cám ơn. Tôi vừa gặp bạn trên chuyến xe buýt, và chúng ta thực sự muốn làm quen với nhau, nhưng tôi phải xuống xe ở trạm kế, nên bạn chuẩn bị kể cho tôi nghe ba điều về bản thân bạn chỉ để định nghĩa bạn là một con người, ba điều về bản thân bạn để giúp tôi biết được bạn là ai, ba điều nói lên bản chất chân thực của bạn. Và tôi đang tự hỏi trong ba điều đó, có điều nào là sống sót qua những cơn đại loại như khủng hoảng không? Người khỏi bệnh ung thư, người sống sót sau vụ cưỡng hiếp, Người thoát nạn diệt chủng, người sống sót sau vụ loạn luân. Có bao giờ bạn để ý chúng ta định nghĩa về mình bằng những nỗi đau của chính mình như thế nào chưa? Tôi từng thấy sự nhận dạng về người sống sót đã tạo được ảnh hưởng lớn nhất là trong cộng đồng người bệnh ung thư. Tôi quanh quẩn trong cộng đồng này trong thời gian dài, vì tôi là một Tuyên Úy ở trại tế bần và ở bệnh viện trong gần 30 năm. Vào năm 2005, tôi đang làm việc tại một trung tâm chữa trị ung thư lớn thì tôi nhận được tin mẹ tôi bị bệnh ung thư ngực. Và năm ngày sau đó, Tôi được tin tôi cũng mắc bệnh ung thư ngực, Mẹ tôi và tôi có thể cùng cạnh tranh với nhau rồi - (Tiếng cười) - nhưng thật sự tôi không cố thi đua với bà về việc này. Thật ra, tôi nghĩ, nếu bạn mắc phải bệnh ung thư, thì rất tiện lợi khi làm việc tại nơi điều trị nó. Nhưng đây là những gì tôi nghe từ nhiều người tức giận. Cái gì? Cô là Tuyên Úy Cô phải miễn nhiễm chứ! Hay như, tôi có lẽ đã phải ra đi với lời cảnh báo chứ không phải là một tấm vé, vì tôi làm việc ở đây. Tôi đã được điều trị ở trung tâm trị ung thư nơi tôi làm việc, rất tiện lợi, tôi được hóa trị phẫu thuật, và được cấy túi dung dịch muối vào, Trước khi tôi nói ý khác, cho tôi nói bây giờ, đây là ngực giả. (Tiếng cười) Tôi nhận ra rằng tôi cần phải nói ra, vì tôi sẽ nghe ai đó nói "Ồ, Tôi biết nó là cái này." rồi tôi sẽ bỏ đi hay tôi sẽ ra hiệu và họ sẽ tiếp, "Không, là cái kia." Bạn thấy đấy. Tôi học được rất nhiều khi là một bệnh nhân, và một trong những điều không ngờ là chỉ một phần nhỏ trong những trải nghiệm về bệnh ung thư là về thuốc men. Hầu hết lại là những cảm giác và niềm tin việc mất đi và tìm lại sự nhận dạng rồi khám phá ra sức mạnh và sự dẻo dai mà bạn chưa từng nghĩ là mình có. Đó là việc nhận thức rằng những điều quan trọng nhất trong cuộc đời không phải cái gì cả, ngoài những mối quan hệ, và đó là việc cười vào mặt điều không chắc chắn và học được cách thoát khỏi hầu hết bất cứ điều gì là nói, "Tôi bị ung thư." Vì vậy một điều nữa tôi đã học được là Tôi không cần phải mang chữ "Người khỏi bệnh ung thư" như một đặc điểm nhận dạng, nhưng, trời!, có những lực đầy sức mạnh đẩy tôi làm chỉ vì điều đó. Bây giờ, đừng, làm ơn, đừng hiểu sai ý tôi. Các tổ chức tuyên truyền về bệnh ung thư và những vận động phát hiện bệnh sớm nhận thức về ung thư và nghiên cứu ung thư đã bình thường hóa bệnh ung thư, đây là điều tuyệt vời. Giờ đây chúng ta có thể nói về bệnh ung thư mà không cần phải thì thầm. Chúng ta có thể nói về bệnh ung thư và giúp đỡ nhau. Nhưng thỉnh thoảng, dường như mọi người đi quá giới hạn của mình khi họ bắt đầu nói với chúng ta rằng chúng ta sắp cảm thấy thế nào. Khoảng một tuần sau ca phẫu thuật, chúng tôi có một vị khách. Có lẽ đó là sai lầm đầu tiên của chúng tôi. Nhắc nhớ là cho thời điểm đó trong đời tôi đã là một Tuyên Úy hơn 20 năm, và các vấn đề như sắp chết và cái chết và ý nghĩa của cuộc sống, tất cả chuyện này tôi đã nhai đi nhai lại nhiều lần. Tối hôm đó, vị khách của chúng tôi bước tới giơ tay qua đầu, và nói, "Chị biết không, Deb, bây giờ chị sắp học được điều gì là quan trọng. Vâng, khi chị sắp làm một số thay đổi lớn trong cuộc đời mình, thì chị bắt đầu nghĩ về cái cái chết của mình. Vâng, căn bệnh ung thư này là hồi chuông thức tỉnh đối với chị." Lúc này, đây giống như những lời vàng ngọc thốt ra từ người đang nói về trải nghiệm của chính mình, nhưng khi ai đó nói với bạn bạn sẽ cảm thấy như thế nào, thì đó thật vớ vẩn! Lý do duy nhất để tôi không giết anh ta bằng đôi tay không của mình là vì tôi không thể nhấc cánh tay phải của mình lên. Nhưng tôi đã nặng lời với anh ta, sau những lời bình thường, mà - (Tiếng cười) - làm chồng tôi phải bào chữa, "Cô ấy còn ngấm thuốc mê!" (Tiếng cười) Rồi thì sau điều trị, cảm giác giống như mọi người đang kể cho tôi nghe những gì tôi trải qua có nghĩa gì. "Ồ! cái này nghĩa là chị sắp đi bộ" "Ồ! cái này nghĩa là đi dự tiệc" "Điều này có nghĩa chị sẽ đeo dải băng màu hồng và áo sơ mi màu hồng và đeo dải băng trên đầu và khuyên tai và vòng xuyến và quần lót." Quần lót. Không, nghiêm túc đấy, google đi. (Tiếng cười) Cách nào người ta nâng cao nhận thức? Chỉ có chồng tôi mới thấy quần lót của tôi thôi. (Tiếng cười) Anh ấy khá hiểu về bệnh ung thư rồi! Đó là thời điểm tôi cảm thấy như là, Chúa ơi! điều này sẽ kiểm soát đời tôi. Và đó là khi tôi nói với mình hãy điều khiển trải nghiệm của bạn. Đừng để nó điều khiển bạn. Chúng ta đều biết rằng cách để đương đầu với đau thương, với mất mát, với bất cứ trải nghiệm đổi đời nào, là tìm kiếm ý nghĩa. Nhưng có điều: Không ai có thể nói với chúng ta là trải nghiệm của chúng ta có ý nghĩa gì. Chúng ta phải quyết định ý nghĩa cho nó. Nó không cần phải có ý nghĩa to lớn, hướng ngoại. Chúng ta đều không cần phải sáng lập một cơ quan hay một tổ chức hay viết một cuốn sách hay làm một phim tài liệu. Ý nghĩa có thể thầm lặng và hướng nội. Chúng ta có thể có một quyết định nhỏ về cuộc sống của chúng ta mà lại tạo ra thay đổi lớn. Cách đây nhiều năm, tôi có một bệnh nhân, một chàng trai trẻ tuyệt vời rất được các nhân viên yêu quý, vì vậy thật bất ngờ khi chúng tôi biết rằng anh ta không có bạn. Anh ta sống một mình, anh ta đi hóa trị một mình, anh ta đi điều trị, và sau đó về nhà một mình. Tôi thậm chí hỏi anh ta. Tôi nói, "Này, sao anh không bao giờ đi chung với bạn?" Và anh ta nói, "Tôi thực sự không có bất kỳ người bạn nào!" nhưng có hàng tấn bạn ở lầu điều trị. Chúng tôi đều quý anh, mọi người ra vào phòng anh hàng ngày. Vào buổi hóa trị cuối cùng, chúng tôi đã hát tặng anh một bài, chúng tôi đặt vương miện lên đầu anh ấy và chúng tôi thổi bong bóng nước. Sau đó tôi đã hỏi anh ta, tôi nói, "Vậy anh sẽ làm gì bây giờ?" Và anh ta trả lời, "Kết bạn!" Và anh ta đã làm thế. Anh làm tình nguyện rồi kết bạn ở đó, anh đi nhà thờ và kết bạn ở đó, Dịp lễ Giáng sinh anh mời vợ chồng tôi dự tiệc ở nhà anh, và nơi đó đầy những người bạn của anh ta. Hãy định nghĩa những trải nghiệm của bạn. Đừng để nó định nghĩa bạn. Anh đã quyết định rằng ý nghĩa trải nghiệm của anh là để biết về niềm vui sướng của tình bạn, và sau đó học cách kết bạn. Vậy còn bạn thì sao? Bạn sẽ đi tìm ý nghĩa như thế nào qua những trải nghiệm nhỏ nhoi của bạn? Nó có thể vừa mới đây, hay nó có thể là điều bạn canh cánh trong lòng từ rất lâu. Không bao giờ quá trể để thay đổi ý nghĩa của nó, bởi vì ý nghĩa là sự thay đổi. Nó có ý nghĩa hôm nay có thể không còn ý nghĩa nữa một năm sau đó, hay mười năm sau đó. Không quá trễ để thành người nào đó hơn chỉ đơn giản là kẻ sống sót. Từ đó nghe có vẻ tịnh tiến làm sao! Kẻ sống sót. Không động đậy, không lớn lên. Hãy mang ý nghĩa trải nghiệm của bạn. Đừng để nó đánh gục bạn, vì nếu bạn làm vậy, tôi tin là bạn sẽ bị mắc bẫy, bạn không phát triển, không màn dấn thân. Tất nhiên, có lúc không vì những áp lực bên ngoài làm chúng ta mang nhận dạng là kẻ sống sót. Có lúc chúng ta giống những kẻ bổng lộc. Điều đó có lúc cũng có lợi. Nhưng sau đó chúng ta tắt đường! Một trong các điều đầu tiên tôi học được khi làm một thực tập sinh Tuyên Úy là có 3 chữ C trong nghề Tuyên Úy: An ủi, làm sáng tỏ, khi cần thì đối đầu hay thử thách. Chúng ta đều rất thích an ủi và làm sáng tỏ. Còn đối đầu, không thích lắm! Một trong những điều khác làm tôi yêu nghề làm Tuyên Úy là được nhìn thấy những bệnh nhân cả năm hoặc thậm chí vài năm sau khi chữa trị, bởi vì rất tuyệt vời khi thấy được họ đã thay đổi thế nào, cuộc sống của họ ra sao và điều gì đã xảy ra với họ. Rồi một ngày kia, tôi hồi hộp cầm tờ giấy xuống phòng chờ ở bệnh viện đưa cho bệnh nhân tôi gặp một năm trước đang ngồi đó với hai cô con gái lớn. Tôi biết hai cô trong lần khám định kỳ một năm. Khi tôi đi tới phòng chờ, họ sững sờ vì bà vừa nhận lại hết các kết quả xét nghiệm và bà là NED: No Evidence of Disease – Không có chứng cứ mắc bệnh, mà tôi từng nghĩ có nghĩa là Not Entirely Dead: Không hòan toàn chết. Mọi người sửng sốt. Chúng tôi ngồi xuống, và kì lạ thay, vì chỉ trong 2 phút bà bắt đầu kể tôi nghe câu chuyện về việc chẩn đoán, về ca phẩu thuật và hóa trị của bà, cho dù là người Tuyên Úy của bà, tôi gặp bà mỗi tuần, và vì vậy tôi đã nghe câu chuyện này rồi. Bà đã dùng những chữ như là chịu đựng, đau đớn, vật lộn. Và bà kết thúc câu chuyện “Tôi cảm thấy như bị đóng đinh trên thánh giá.” Lúc đó hai cô con gái đứng dậy và nói, “Tụi con đi mua cà phê nhé.” Và họ đi. Nói cho tôi biết ba thứ về bạn trước khi đến trạm dừng kế. Người ta xuống xe buýt trước khi bà ấy nói được đến điều thứ hai hay thứ ba. Rồi thì tôi đưa bà khăn giấy, và ôm lấy bà, bởi vì tôi thật sự lo cho người phụ nữ này, tôi nói: “Hãy thoát ra khỏi cây thánh giá của bà đi!” Bà hỏi: “Cái gì?” và tôi lặp lại, “Hãy thoát khỏi cây thánh giá của bà đi!” Với sự tin tưởng, bà kể về lý do bà giữ trong lòng và bám lấy sự nhận diện này. Điều này làm bà được quan tâm nhiều. Người ta chăm sóc bà để có tiền. Nhưng bây giờ điều này sắp có kết quả ngược lại. Việc bà hết bệnh đẩy người ta xa ra. Người ta tiếp tục đi lấy cà phê. Bà cảm thấy bị giày vò vì những gì đã trãi qua, nhưng bà không muốn để sự tự giày vò đó chết đi. Bây giờ có lẽ bạn đang nghĩ tôi đã hơi thô lỗ với bà, vì vậy tôi phải nói với bạn rằng tôi đã nói ra bằng chính kinh nghiệm của mình. Nhiều năm, rất nhiều năm về trước tôi bị đuổi khỏi công việc tôi thích, tôi không ngừng nói về sự vô tội của tôi về sự không công bằng, sự phản bội và sự lừa dối, đến khi, như phụ nữ này, người ta bỏ tôi mà đi, tới khi cuối cùng tôi nhận ra tôi không chỉ gặm nhấm cảm giác của tôi, mà tôi còn làm tăng lên. Tôi không muốn để sự tự giày vò chết đi. Chúng ta biết là với bất kỳ câu chuyện tái sinh nào bạn phải chết trước. Trong câu chuyện của Thiên Chúa giáo, Thánh Jesus chết cả ngày trong mồ trước khi Ngài được phục sinh. Và tôi tin, đối với chúng ta, nằm trong mồ có nghĩa là chữa cho chính mình sâu bên trong lòng quanh vết thương và để cho chính chúng ta được lành lại. Chúng ta phải để sự tự giày vò chết đi để một cái tôi mới, cái tôi trung thực hơn, sinh ra. Chúng ta phải để câu chuyện cũ ra đi để một câu chuyện mới, câu chuyện thật hơn có thể được kể lại. Hãy định nghĩa trải nghiệm của bạn. Đừng để nó định nghĩa bạn. Giả sử không có cái gọi là người sống sót, có nghĩa là, giả sử mọi người quyết định chỉ cho phép thảm cảnh của họ là sự việc đã qua thay vì mang nó theo như là một sự nhận diện? Có lẽ nó sẽ kết thúc việc bị mắc bẩy vào những nỗi đau của chúng ta, và bắt đầu một sự tự tìm kiếm, khám phá và phát triển ngoạn mục. Có lẽ đó sẽ là sự khởi đầu của định nghĩa về chúng ta, chúng ta là ai và đang trở thành ai. Vì vậy có lẽ là người sống sót không phải một trong ba điều bạn sẽ nói với tôi. Không thành vấn đề. Tôi chỉ muốn tất cả các bạn biết tôi rất vui khi chúng ta trên cùng chuyến xe buýt này, và đây là trạm dừng của tôi. (Vỗ tay) Đây là Anna Hazare, và Anna Hazare có lẽ là nhà hoạt động số sắc bén nhất trên thế giới hiện nay. Bạn khó nhận ra khi nhìn vào ông. Hazare 77 tuổi là nhà hoạt động Ấn Độ vì công bằng xã hội và chống tham nhũng. Vào năm 2011, ông tổ chức một chiến dịch lớn nhằm giải quyết vấn đề lạm phát ở Ấn Độ, một chủ đề tầng lớp thượng lưu Ấn Độ thích lờ đi. Vậy trong chiến dịch, ông sử dụng mọi cách thức truyền thống mà một tín đồ Gandhi sẽ dùng. Thế là ông tuyệt thực, và Hazare nhận ra qua cơn đói của mình rằng thực tế có thể lần này, ở thế kỉ 21, tuyệt thực thôi là không đủ. Rồi ông bắt đầu vận động qua điện thoại. Điều đầu tiên ông làm là nói với mọi người "Được rồi, hãy gửi cho tôi một tin nhắn nếu ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của tôi" Ông làm vậy và đưa ra một đoạn mã ngắn, đã có khoảng 80,000 người thực hiện. Điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng rồi ông quyết định "Thử thay đổi chiến lược một chút." Ông nói, "Hãy để lại cho tôi một cuộc gọi nhỡ" Bây giờ, với những người sống ở bán cầu Nam, bạn sẽ biết rằng cuộc gọi nhỡ là phần rất quan trọng của văn hoá sử dụng điện thoại toàn cầu. Tôi thấy người ta đồng ý. Mọi người hay để lại cuộc gọi nhỡ: Nếu bạn sắp muộn một cuộc họp và muốn báo mọi người bạn đang trên đường tới, bạn để lại cho họ cuộc gọi nhỡ. Nếu bạn đang hẹn hò và muốn nói "Anh nhớ em" bạn để lại một cuộc gọi nhỡ. Vậy ghi chú cho việc hẹn hò này, ở một số nền văn hoá, nếu bạn muốn làm vui lòng người yêu, hãy nháy máy họ. (Tiếng cười) Vậy tại sao mọi người lại để lại cuộc gọi nhỡ Lý do tất nhiên là họ cố tránh khoản phí đi kèm gọi điện và nhắn tin. Do vậy khi Hazare đề nghị mọi người để lại cho ông một cuộc gọi nhỡ, thử đoán xem bao nhiêu người đã làm thật? Ba mươi lăm triệu người. Đây là một trong những hành động phối hợp lớn nhất lịch sử loài người. Rất xuất sắc. Và nó phản ánh sức mạnh phi thường của tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở Ấn Độ và sức mạnh điện thoại mang lại. Ông đã sử dụng điều này, Kết cục Hazare có file CSV số điện thoại khổng lồ mà ông dùng để khai thác sức người thật làm việc thật để kéo hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình ở Dehli, đưa nạn tham nhũng ở Ấn Độ trở thành tâm điểm quốc gia. Một câu chuyện thật ấn tượng. Và đây là tôi năm 12 tuổi. Hi vọng bạn thấy điểm tương đồng. Tôi cũng từng là một nhà hoạt động, và giờ là một nhà hoạt động trong suốt cuộc đời mình. Tôi có một tuổi thơ vui tươi đi dạo vòng quanh thế giới, gặp các nhà lãnh đạo thế giới, và chủ nhân giải Noble, bàn về nợ Thế Chiến III cách gọi của tôi hồi đấy, và xóa bỏ quân sự. Hồi còn bé tôi rất, rất nghiêm túc (Tiếng cười) Và hồi đó, đầu những năm 90s, tôi có riêng một công cụ công nghệ tối tân: máy fax. Và fax là công cụ hoạt động của tôi. Lúc đó, nó là cách tốt nhất để gửi tin đến nhiều người tất cả cùng một lúc Đây là ví dụ bản fax chiến dịch của tôi Vào đêm trước Chiến tranh Vùng Vịnh tôi tổ chức đại chiến dịch đổ bộ khách sạn Intercontinental ở Geneva, nơi James Baker và Tariq Aziz gặp nhau đêm trước cuộc chiến, tôi nghĩ kêu gọi đổ bộ qua fax sẽ ngăn được chiến tranh. Không ngạc nhiên là, chiến dịch thất bại hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân, nhưng hẳn chiếc máy fax đang chạy lúc đó ở Geneva bị hạn chế đường truyền khi gửi tin đến quá nhiều người. Nên tôi tiếp tục tìm kiếm công cụ tốt hơn Tôi đồng sáng lập ra Avaaz, công cụ vận động qua Internet, với gần 40 triệu thành viên, và hiện nay tôi điều hành Purpose, cái nôi cho các chiến dịch vận dụng công nghệ tương tự. Vậy triết lí của câu chuyện này là gì? Có phải là, 'bạn biết không, máy fax bị điện thoại đi động qua mặt?' Lại 1 câu chuyện về quyết định luận công nghệ? Tôi cho rằng nó hơn thế. Tôi sẽ nói rằng trong vòng 20 năm qua, điều cơ bản nào đó đã thay đổi chứ không chỉ công nghệ. Tôi nói rằng đã có sự thay đổi cơ bản trong cán cân quyền lực trên thế giới. Hỏi một nhà hoạt động làm sao để hiểu thế giới, họ sẽ nói "Nhìn xem quyền lực nằm ở đâu, ai nắm giữ nó, nó đang thay đổi ra sao" Tôi nghĩ chúng ta đều cảm nhận được có điều gì đó to lớn đang xảy ra. Henry Timms và tôi cũng thế -- Henry cũng tổ chức chiến dịch - một lần nói chuyện chúng tôi bắt đầu nghĩ làm thế nào để hiểu thế giới mới này? Làm sao để mô tả nó và đưa nó vào một khuôn khổ hữu dụng hơn? Vì chúng ta nhận ra nhiều bài học được khám phá trong các chiến dịch thực tế đúng trên toàn thế giới ở nhiều khía cạnh xã hội. Vậy tôi muốn giới thiệu khuôn khổ này: Sức mạnh cũ gặp sức mạnh mới. Và tôi muốn nói về sức mạnh mới ngày nay. Sức mạnh mới là việc khai thác sự tham gia của quần chúng và hợp tác ngang hàng - đây là hai nhân tố chính - tạo ra thay đổi và chuyển đổi kết quả. Và chúng ta thấy sức mạnh mới khắp nơi. Đây là Beppe Grillo một blogger người Ý nổi tiếng với công cụ chính trị nhỏ bé và công cụ online thắng hơn 25% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử của Ý gần đây. Đây là Airbnb, chỉ trong một vài năm thay đổi sâu sắc ngành công nghiệp khách sạn mà không cần 1m vuông bất động sản nào Đây là Kickstarter, mà chúng ta biết đã gây quỹ hơn 1 triệu USD từ hơn 5 triệu người. Giờ ta đã quen với các mô hình này. Nhưng điều nổi bật là điểm chung từ đặc điểm cấu trúc của các mô hình này và cách chúng khác sức mạnh cũ. Cùng nhìn vào đây một chút. Sức mạnh cũ được ví như tiền tệ. Sức mạnh mới hoạt động như 1 dòng chảy. Sức mạnh cũ nằm trong tay số ít. Sức mạnh mới được tạo nên bởi số đông. Sức mạnh cũ chỉ có tải xuống và sức mạnh mới tải lên. Và bạn thấy cả 1 nhóm đặc trưng có thể được phát hiện dù ở truyền thông, chính trị hay giáo dục. Ta đã nói đôi điều về sức mạnh mới là gì. Giờ hãy xem nó không là gì. Sức mạnh mới không phải Facebook của bạn. Tôi cam đoan với bạn là có 1 chiến lược truyền thông xã hội có thể cho phép bạn tải nhiều như bạn từng làm khi có radio. Hỏi nhà độc tài Syria Bashar al-Assad, Tôi chắc chắn Facebook của ông ấy đã không tận dụng sức mạnh của sự tham gia. Sức mạnh mới không vốn dĩ tích cực. Thực tế, chúng ta còn không lập luận chuẩn xác, có nhiều điều tốt về sức mạnh mới, nhưng nó có thể sinh ra hậu quả xấu. Nhiều sự tham gia, hợp tác ngang hàng hơn, đôi khi bóp méo kết quả và có 1 số thứ, những thứ, ví dụ như trong ngành y chúng ta không muốn dính dáng đến sức mạnh mới. Và thứ 3, sức mạnh mới không bất khả chiến bại. Thực tế, không ngạc nhiên là, khi những mô hình mới càng mở rộng, bạn sẽ thấy sự phản kháng mạnh mẽ từ các thế lực cũ. Hãy nhìn vào cuộc đấu lớn thú vị đang diễn ra giữa Edward Snowden và NSA. Bạn sẽ thấy chỉ có 1 người trong 2 phe đang bị trục xuất. Vậy nên không thể nói rằng sức mạnh mới là bất khả chiến bại. Nói vậy nhưng hãy nhớ 1 điều: ta đang ở đầu 1 đường cong rất dốc. Bạn nghĩ đến vài mô hình mới hả? Vài năm trước chúng chỉ nằm trong kho chứa ý tưởng của ai đó và giờ chúng đang thay đổi cả ngành công nghiệp. Vậy nên điều thú vị về sức mạnh mới, là cách nó tự phát triển. Một khi bạn trải nghiệm sức mạnh mới, bạn sẽ muốn trải nghiệm nhiều hơn. Thử nói bạn đã dùng 1 cơ sở cho vay P2P như Lending Tree hay Prosper, và bạn nghĩ ra bạn không cần ngân hàng, và ai muốn ngân hàng chứ? và trải nghiệm đó tiếp sức mạnh cho bạn nó làm bạn muốn tham gia nhiều hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Và cái đã làm điều này là 1 hệ thống giá trị. Ta đã nói về các mô hình mà sức mạnh mới mang lại - Airbnbs, Kickstarters. Vậy còn những giá trị? Đây là 1 bản phác thảo giá trị của sức mạnh mới ra sao. Sức mạnh mới đề cao tính minh bạch. Nó gần như đức tin vào sự minh bạch, niềm tin rằng nếu bạn soi sáng thứ gì đó, nó sẽ tốt hơn. Nhớ rằng trong thế kỉ 20, điều này không hoàn toàn đúng. Người ta nghĩ các quý ông nên ngồi trong phòng kín mà lập các thỏa thuận lớn. Sức mạnh mới coi trọng quản lí gần gũi, kết nối. Người theo sức mạnh mới thì đã không tạo nên Liên Hợp Quốc như bây giờ, dù tốt hay xấu. Sức mạnh mới đề cao sự tham gia, và sức mạnh mới hoàn toàn là tự làm lấy. Thực tế cái hay ở sức mạnh mới là nó tránh sự chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa từng rất phổ biến ở thế kỉ 20. Vậy điều thú vị về giá trị và mô hình của sức mạnh mới là ý nghĩa của chúng với các tổ chức. Chúng ta đã dành thời gian suy nghĩ, xem lên kế hoạch tổ chức thế nào bằng mô hình 2x2, nơi chủ yếu, chúng ta xem xét giá trị sức mạnh mới và mô hình của nó và vị trí của những người khác nhau. Chúng ta bắt đầu với lập luận ở Mĩ, tôi sẽ cho bạn thấy vài phát hiện hay ho Đầu tiên là Apple. Ở khuôn mẫu này, ta thực sự mô tả Apple như 1 công ty dùng sức mạnh cũ. Là vì tư tưởng, tư tưởng quản trị của Apple là tư tưởng của nhà thiết kế sản phẩm cầu toàn ở Cupertino. Hoàn toàn là về thứ đẹp đẽ, hoàn hảo trao cho chúng ta trong sự hoàn hảo. Với tư cách 1 công ty, nó không đề cao tính minh bạch. Thực tế nó rất bí hiểm. Giờ, Apple là 1 trong các công ty thành công nhất thế giới. Vậy bạn vẫn có thể theo chiến lược sức mạnh cũ thành công. Nhưng mô hình đó vẫn có điểm yếu. 1 so sánh thú vị khác là chiến dịch của Obama so với khi ông làm Tổng thống. (Vỗ tay) Tôi thích Tổng thống Obama ông ấy đã vận hành với sức mạnh mới đúng ko? Ông ấy nói với mọi người chúng ta chính là người chúng ta đã mong chờ. Và ông ấy gây quỹ từ quần chúng để chạy chiến dịch. Nhưng khi vào Nhà Trắng, ông lại quản lí như cũ. Đây là 1 xu hướng thú vị là khi sức mạnh mới lớn mạnh điều gì xảy ra? Đây là mô hình bạn nên xem xét và nghĩ đến vị trí hiện tại của tổ chức của bạn. và vị trí của nó 5 đến 10 năm nữa. Bạn làm gì khi là sức mạnh cũ? Nếu bạn đang nghĩ, với sức mạnh cũ, điều này sẽ không xảy ra. Hãy vào Wikipedia mục Bách khoa toàn thư Britannica. Tôi phải nói nó rất đáng buồn. Nhưng nếu bạn là sức mạnh mới, cái quan trọng nhất bạn có thể làm là tự chiếm lĩnh trước khi ai chiếm lĩnh bạn, trước khi bạn bị chiếm lĩnh. Tưởng tượng 1 trong các nhóm bạn nghi ngờ nhất lại ở trung tâm tổ chức hỏi những câu khó nhằn nhất và có thể thấy mọi thứ trong tổ chức. Hỏi họ có hài lòng với thực tại không, mô hình của chúng ta có nên thay đổi không? Còn nếu bạn là sức mạnh mới? Sức mạnh mới có dễ dàng chiến thắng không? Tôi cho là không. Tôi cho là có nhiều thử thách đến với sức mạnh mới giai đoạn non trẻ này. Ví dụ như chiến dịch "Chiếm lấy Phố Wall". Chiếm lĩnh là minh chứng phi thường, điển hình nhất của sức mạnh mới Nhưng nó đã không bền vững. Năng lượng được tạo ra rất lớn ở giai đoạn khởi đầu, nhưng họ quá chú ý lôi kéo sự tham gia đến nỗi chẳng làm gì được gì. Thực tế mô hình đó ngụ ý khó khăn của sức mạnh mới là làm sao để sử dụng sức mạnh thể chế mà không bị thể chế hóa? 1 trong những phía đối lập là Uber. Uber là 1 mô hình sức mạnh mới mang tính mở rộng cao đáng ngạc nhiên. Mạng lưới đó đang ngày càng dày đặc. Nhưng cái thú vị ở Uber là nó vẫn chưa thực áp dụng giá trị sức mạnh mới. Đây là trích lời CEO Uber gần đây "1 khi loại bỏ được người trong xe" - ý nói tài xế "Uber sẽ rẻ hơn." Giờ, mô hình sức mạnh mới sống hay chết là bởi sức mạnh mạng lưới của họ. Liệu tài xế hoặc người tiêu dùng người sử dụng dịch vụ thực sự tin tưởng hay không. Không vì sự cầu toàn từ cấp trên, mà là về mạng lưới. Vậy đó là thử thách, và đây là lí do vì sao không ngạc nhiên khi các tài xế Uber lập công đoàn. Thật phi thường. Tài xế Uber đang quay lưng lại với Uber, Và thách thức của Uber - đây không phải tình huống dễ dàng cho họ - bị mắc kẹt ở cơ sở thượng tầng lớn hơn đậm chất sức mạnh cũ. Họ đã thu hơn 1 tỉ đô từ thị trường vốn. Các thị trường đó chờ đón lợi nhuận và cách kiếm lợi nhuận tài chính là vắt ép và vắt ép khách hàng và tài xế của bạn lấy nhiều giá trị hơn và đưa giá trị đó cho nhà đầu tư. Câu hỏi lớn về tương lai sức mạnh mới, theo tôi, là sức mạnh cũ có nổi lên? Tinh hoa của sức mạnh mới có trở thành sức mạnh cũ và bóc lột? Nền tảng sức mạnh mới có đáp trả lại? Liệu hãng Uber lớn tiếp theo có được đồng sở hữu bởi các tài xế Uber? Tôi nghĩ đây sẽ là 1 câu hỏi cơ cấu rất thú vị. Cuối cùng, nghĩ đến sức mạnh mới nhiều hơn là chỉ 1 thực thể đo lường cho ta trải nghiệm tiêu dùng tốt hơn 1 chút. Lời kêu gọi sức mạnh mới của tôi là đừng cô độc. Hiện nay thế giới có các vấn đề cơ cấu lớn có thể được trợ giúp rất nhiều từ các kiểu tham gia tập thể và hợp tác ngang bằng mà những người chơi sức mạnh mới biết rõ cách tạo nên. Ta rất cần họ biến năng lượng và sức mạnh của họ thành cái nhà kinh tế gọi là vấn đề hàng hóa công cộng, thường ngoài tầm thị trường nơi dễ dàng tìm kiếm nhà đầu tư. Tôi nghĩ nếu có thể làm thế, ta có thể thay đổi cơ bản không chỉ cảm nhận về công ty và sức mạnh của ta - vì tôi nghĩ điều tuyệt nhất về sức mạnh mới là mọi người thấy mạnh mẽ hơn - nhưng chúng ta cũng có thể thay đổi cách ta liên hệ với nhau và với chính quyền và tổ chức. và với tôi, điều đó hoàn toàn đáng để cố gắng. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi lớn lên được chẩn đoán bị hội chứng nhút nhát, và, giống như ít nhất 20 người khác trong phòng này, tôi là một người nói lắp. Các bạn có dám giơ tay lên không? Và nó cứ bám lấy chúng tôi. Thực sự bám lấy chúng tôi vì khi chúng tôi bị đối xử theo kiểu đó, đôi khi chúng tôi cảm thấy mình vô hình, hoặc bị nói bóng gió và ám chỉ. Kh bắt đầu quan sát mọi người, việc làm chủ yếu của tôi tôi nhận thấy rằng một số người thực sự muốn được chú ý và công nhận. Hãy nhớ, tôi lúc ấy vẫn còn trẻ. Vậy họ đã làm gì? Những gì chúng ta vẫn làm quá thường xuyên. Chúng ta nói về chính chúng ta. Cũng có những người khác mà tôi đã quan sát có cái mà tôi gọi là tư duy tương hỗ. Trong từng trường hợp, họ tìm thấy cách để nói về chúng ta và tạo nên ý tưởng "chúng ta". Vậy nên, ý tưởng của tôi để định hình lại thế giới là thấy nơi mà tất cả chúng ta trở thành những người tạo lập cơ hội cùng với và cho những người khác. Không có cơ hội hay lời kêu gọi hành động nào tốt hơn việc trở thành người tạo lập cơ hội dùng khả năng tốt nhất của mình thường xuyên hơn cho những điều tốt đẹp hơn và những điều mà ta không thể thực hiện đơn độc Tôi muốn nói với các bạn về điều đó, vì hơn cả việc cho đi, khả năng cùng với nhau làm ra việc gì đó thông minh hơn cho những điều tuyệt vời hơn sẽ chắp cánh cho chúng ta và có thể mở rộng ra quy mô lớn. Đó là lý do tại sao tôi lại ngồi đây. Nhưng tôi cũng muốn chỉ ra một điều khác: Mỗi người các bạn đều có điều gì đó tốt hơn một ai đó. Điều đó bác bỏ quan niệm phổ biến rằng nếu bạn là người thông minh nhất trong phòng, thì có lẽ bạn đã ở sai phòng. (Cười) Vậy hãy để tôi nói với bạn về một bữa tiệc ở Hollywood vài năm trước, tôi đã gặp một nữ diễn viên đầy hứa hẹn. chúng tôi đã nói về thứ mà cả hai đều đam mê: nghệ thuật cộng đồng. Cô ấy có niềm tin mãnh liệt rằng mọi toà nhà mới ở Los Angeles nên có nghệ thuật cộng đồng. Cô ấy muốn có một quy định cho nó, và nhiệt tình bắt đầu - những ai ở đây đến từ Chicago nhỉ? - cô ấy bắt đầu nói về những tác phẩm điêu khắc hình hạt đậu có thể phản chiếu ở công viên Millennium, và mọi người sẽ đi đến đó và mỉm cười dưới sự phản chiếu đó, họ sẽ chụp hình, chơi nhạc tự sướng cùng nhau, và cười đùa. Khi cô ấy nói, tôi loé lên một ý tưởng tôi nói: "Tôi biết một người mà cô nên gặp. Ông ấy sẽ rời San Quentin trong vài tuần nữa" - (Cười) - " và ông ấy có cùng mong muốn tha thiết như cô rằng nghệ thuật nên tích hợp và kết nối mọi người." Ông ấy đã trải qua 5 năm trong cô độc, và tôi đã gặp ông ấy vì buổi diễn thuyết ở San Quentin, và ông ấy ăn nói lưu loát ông ấy khá là phong nhã bởi vì ông ấy gay. Ông ấy có chế độ tập luyện mỗi ngày. (Cười) Tôi nghĩ cô ấy đã nghe theo lời tôi Tôi nói: " Ông ấy là một đồng minh bất ngờ" và không chỉ có thế. Đó là James. Một kiến trúc sư, một giáo sư, và ông ấy yêu việc tạo dựng nơi chốn. Tạo dựng nơi chốn là khi bạn có những trung tâm thương mại nhỏ và những lối đi trong khu đô thị và rải rác các công trình nghệ thuật, nơi người ta vẽ và thỉnh thoảng mới được nêu ra. Tôi nghĩ họ sẽ là những đồng minh tốt Quả thực đúng như thế. Họ gặp nhau. Họ chuẩn bị. Họ nói chuyện trước hội đồng thành phố Los Angles. Các thành viên hội đồng không chỉ thông qua quy định một nửa trong số họ đã xuống đề nghị tôi chụp hình cùng sau đó. Họ đã gây sửng sốt, thuyết phục và đáng tin cậy. Các bạn không thể tin được điều đó đâu. Những gì tôi muốn các bạn xem xét là chúng ta muốn trở thành nhà tạo lập cơ hội loại nào vì hơn cả sự giàu có hoặc danh hiệu cao quý hay thật nhiều liên hệ, khả năng của ta trong việc kết nối mặt tốt đẹp của những người xung quanh và làm bật nó lên. Tôi không nói rằng điều này là dễ dàng. Và tôi chắc rằng nhiều người đã có nước đi sai lầm với những người bạn muốn kết nối nhưng tôi đề nghị rằng, đây là một cơ hội. Tôi bắt đầu nghĩ về nó khi còn là phóng viên cho tờ Wall Street tôi đã ở châu Âu và được đề nghị phải bao quát các xu hướng về kinh doanh, chính trị hoặc phong cách sống. Vì vậy, tôi phải có các liên hệ với thế giới khác xa so với thế giới của tôi nếu không thì khó có thể phát hiện ra xu hướng. Và thứ ba, tôi phải viết câu chuyện từ vị trí độc giả, để họ có thể thấy chúng ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của họ. Điều mà những nhà tạo lập cơ hội phải làm Và có một điều lạ ở đây: Không giống như số lượng ngày càng tăng những người Mỹ đang làm việc, sinh sống, và chơi với những người mà họ nghĩ là giống hệt họ vì sau đó, ta trở nên cứng nhắc và cực đoan hơn, các nhà tạo lập cơ hội chủ động tìm kiếm việc gặp gỡ với những người không giống họ, và xây dựng các mối quan hệ, họ làm thế bởi vì họ tin tưởng các mối quan hệ có thể tạo nên một nhóm tốt và tuyển người để giải quyết vấn đề tốt hơn và nhanh hơn và nắm bắt nhiều cơ hội hơn. Họ không bị sỉ nhục bởi sự khác biệt, người khác bị cuốn hút bởi họ, và đó là sự thay đổi rất lớn trong suy nghĩ khi cảm nhận được nó, bạn sẽ muốn có nó nhiều hơn. Thế giới này đang đòi hỏi chúng ta có một tư duy chung, và tôi tin tưởng vào việc điều đó. Nó đặc biệt quan trọng hiện nay. Tại sao hiện nay nó lại quan trọng thế? Bởi vì mọi thứ có thể được phát minh như máy bay không người lái thuốc men, và tổng hợp dữ liệu, chúng có thể được phát minh bởi nhiều người hơn và rẻ hơn để tăng lợi nhuận sau đó, như chúng ta biết từ tin tức, chúng có thể được sử dụng bởi những người nguy hiểm. Điều đó kêu gọi chúng ta, mỗi chúng ta một thiên chức cao hơn. Và đây là một lợi ích khác: Đó không chỉ là cơ hội đầu tiên mà bạn cho một ai đó mà còn có thể là điều tuyệt vời nhất của bạn như là một tổ chức hay một cá nhân. Điều đó xảy đến sau trải nghiệm và khi các bạn tin tưởng lẫn nhau. Có những thứ bất ngờ để lại sau đó mà các bạn không bao giờ đoán trước được. Ví dụ như Marty là chồng của diễn viên nữ mà tôi đã nói đến, và anh ấy đã thấy họ làm việc tích cực, và đã sớm nói chuyện với Wally, người bạn của tôi - một cựu tù nhân, về chế độ luyện tập. Anh ấy nghĩ: "Mình có một tổ hợp các sân bóng quần. Anh ta có thể dạy ở đó. Rất nhiều người làm việc ở đó là thành viên ở sân của tôi. Họ thường xuyên du lịch . Họ có thể luyện tập trong phòng khách sạn, không được cung cấp thiết bị nào . Đó là cách mà Wally được thuê vào. Không chỉ vậy, nhiều năm sau anh ấy đã được giảng dạy môn bóng quần. Các năm sau đó, anh ấy dạy cho các giáo viên bóng quần. Những gì tôi muốn nói là, khi kết nối với những người có cùng một mối quan tâm chung và chia sẻ hành động các bạn sẽ quen với những thứ ngẫu nhiên xảy ra trong tương lai, và tôi nghĩ rằng đó là những gì ta tìm kiếm. Ta mở lòng ra với những cơ hội đó, trong căn phòng này có những người chủ chốt và dân công nghệ, những nhân vật chủ chốt vốn phải làm điều này, để mở rộng hệ thống và các dự án với nhau. Vì vậy, đây là những gì tôi kêu gọi các bạn làm. Hãy nhớ ba đặc điểm của những nhà tạo lập cơ hội. Họ tiếp tục rèn dũa sức mạnh đỉnh cao của mình, trở thành những người tìm kiếm mẫu mực, tham gia vào những thế giới khác thế giới của họ và họ tin tưởng và nhìn thấy những mẫu mực đó, và họ giao tiếp để kết nối xung quanh những mối quan tâm chung ngọt ngào. Vậy những gì mà tôi đề nghị là, thế giới đang khao khát. Tôi tin tưởng, với kinh nghiệm thực tiễn của mình, thế giới đang khao khát thấy chúng ta đoàn kết với nhau như những nhà tạo lập cơ hội và để cạnh tranh với những cư xử đó như rất nhiều bạn đã làm Tôi biết rõ điều đó - để hình dung lại một thế giới nơi mà người ta dùng khả năng tốt nhất của mình thường xuyên hơn, cùng nhau thực hiện những điều tuyệt vời hơn thay vì chỉ sở hữu tài năng của mỗi mình mình. Chỉ cần nhớ, như Dave Liniger đã từng nói, "Bạn không thể thành công nếu đến bữa tiệc với chỉ một chiếc nĩa" (mà không đóng góp gì) (Cười) Cảm ơn rất nhiều. Khoảng 12 năm trước, tôi nghỉ việc ở ngân hàng, để làm cho thế giới trở thành một nơi an toàn hơn. Đó là hành trình tìm kiếm sự ủng hộ trong nước và quốc tế, và gặp gỡ những người phi thường trên thế giới. Trong quá trình đó, tôi đã trở thành đại sứ xã hội dân sự. Đại sứ xã hội dân sự làm ba việc: Họ bày tỏ mối quan tâm của người dân không bị lợi ích quốc gia chèn ép và tác động đến sự thay đổi thông qua mạng lưới công dân chứ không chỉ nói suông. Và để thay đổi thế giới, chúng ta cần những con người như vậy. Nhiều người hỏi, Xã hội dân sự có làm nên sự khác biệt lớn lao không? Người dân có thể chi phối và định hình chính sách quốc gia và chính sách toàn cầu không? Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ tự hỏi mình như thế, nhưng giờ tôi đến đây để chia sẻ những bài học kinh nghiệm về hai cuộc vận động xã hội dân sự quan trọng mà tôi đã tham gia. Đó là những vấn đề mà tôi quan tâm đến: quản lý súng và chính sách ma túy. Và đó là những vấn đề quan trọng. Mỹ La tinh là nơi khởi điểm của cả hai vấn đề đó. Brazil là một thí dụ. Quốc gia đăng cai tổ chức TEDGlobal xinh đẹp này nắm giữ kỉ lục tệ hại nhất. Chúng ta là nhà vô địch trong các vụ bạo loạn giết người. Trên thế giới, cứ 10 người bị giết thì có 1 người là người Brazil. Điều này cho thấy hơn 56,000 người chết một cách tàn bạo hằng năm. Hầu hết là người trẻ, da đen, bị bắn chết. Brazil cũng là một trong những quốc gia tiêu thụ ma túy nhiều nhất, và cuộc chiến chống ma túy rất đau thương. Khoảng 50 phần trăm những vụ giết người trên đường phố Brazil có liên quan tới cuộc chiến chống ma túy. Tương tự với 25 % tù nhân. Không chỉ Brazil mới bị ảnh hưởng từ cặp đôi súng và ma túy. Hầu hết các thành phố, quốc gia dọc từ Trung Phi tới Nam Phi đều gặp vấn đề này. Mỹ La tinh chiếm 9 phần trăm dân số thế giới, nhưng chiếm 25 phần trăm trong số những cái chết tàn bạo. Đó không phải là vấn đề chúng ta có thể trốn tránh. Tôi không thể chạy trốn. Chiến dịch đầu tiên tôi tham gia bắt đầu tại đây vào năm 2003 để thay đổi chính sách quản lý súng ở Brazil và tổ chức chương trình mua lại vũ khí. Chỉ trong vài năm, chúng tôi không chỉ thay đổi luật pháp quốc gia làm cho người dân khó có thể sở hữu súng hơn, mà còn thu gom và tiêu hủy gần nửa triệu vũ khí. Đó là chương trình thu mua lớn nhất trong lịch sử. (Tiếng vỗ tay) nhưng chúng tôi cũng đã trải qua vài thất bại. Chúng tôi đã thua ở cuộc trưng cầu dân ý về cấm mua bán súng cho người dân năm 2005. Sáng kiến thứ hai vốn cũng chỉ mang tính quốc gia, nhưng hiện nay nó là cuộc vận động toàn cầu để sửa đổi hệ thống kiểm soát ma túy quốc tế. Tôi là điều phối viên của một tổ chức được gọi là Ủy ban Toàn cầu về Chính sách Ma túy. Đây là một tổ chức cấp cao của những người lãnh đạo toàn cầu làm việc với nhau để đưa ra các cách tiếp cận nhân đạo và hiệu quả hơn đối với vấn đề về ma túy Từ khi chúng tôi bắt đầu vào năm 2008, vấn nạn ma túy đã bị phá vỡ. Xuyên suốt châu Mỹ, từ Hoa Kỳ và Mexico đến Colombia và Uruguay, sự thay đổi đã gần kề. Nhưng thay vì kể cho các bạn cả câu chuyện về hai cuộc vận động này, tôi chỉ muốn nói về bốn điều cốt yếu nhất. Tôi gọi chúng là những bài học để thay đổi thế giới. Hẳn nhiên là còn nhiều điều nữa, nhưng đây là những điều nổi bật nhất đối với tôi. Bài học đầu tiên là: thay đổi và kiểm soát câu chuyện. Nó có vẻ rất rõ ràng, nhưng một điều quan trọng trong việc ngoại giao với công dân là trước tiên phải thay đổi sau đó kiểm soát câu chuyện. Đây là điều mà những chính trị gia kỳ cựu hiểu rõ, nhưng những tổ chức nhân dân thường không nắm rõ điều này. Trong trường hợp của chính sách ma túy, thành công lớn nhất của chúng tôi là đã hướng được cuộc bàn luận khỏi việc tiến hành một cuộc chiến chống ma túy đến đưa sức khỏe và sự an toàn của người dân lên hàng đầu. Trong một bản báo cáo ngắn gọn chúng tôi vừa đưa ra ở New York, chúng tôi cũng chỉ ra những thành phần được lợi nhiều nhất từ thị trường 320 tỉ đô này là những băng đảng tội phạm và buôn lậu ma túy. Để làm giảm đi sức mạnh và lợi nhuận của các băng nhóm này, chúng ta cần thay đổi cách nhìn. Chúng ta phải hợp pháp hóa những loại thuốc bị cấm. Nhưng trước khi tôi khiến các bạn quá phấn khích, tôi không nói là nên để ma túy thành miễn phí cho tất cả. Điều mà tôi muốn nói đến, và cũng chính là điều mà Ủy ban Toàn cầu đang đấu tranh cho, là tạo nên một thị trường được kiểm soát chặt chẽ, nơi mà những loại ma túy khác nhau sẽ chịu những qui định kiểm soát khác nhau. Đối với việc quản lý súng, chúng tôi đã thành công trong việc thay đổi, nhưng thất bại trong việc kiểm soát câu chuyện. Và nó đưa tôi đến bài học thứ hai: Không bao giờ coi nhẹ đối thủ của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, bạn cần biết bạn đang chống lại ai. Bạn cần phải hiểu được động cơ và góc nhìn của họ. Đối với việc kiểm soát súng đạn, chúng tôi thật sự đã quá xem nhẹ đối thủ. Sau một cuộc thu hồi súng thành công, chúng tôi đã rất phấn khởi. Chúng tôi có được sự ủng hộ từ 80 phần trăm dân số Brazil, và nghĩ rằng điều này sẽ giúp chúng tôi thắng trong cuộc trưng cầu dân ý để cấm việc mua bán súng cho người dân. Nhưng chúng tôi đã sai. Trong buổi tranh luận công khai kéo dài 20 ngày trên truyền hình, phe đối thủ đã dùng chính lý lẽ của chúng tôi để chống lại chúng tôi. Chúng tôi đã thua trong cuộc bỏ phiếu. Nó thật sự rất tồi tệ. Hiệp hội Súng trường Quốc gia, vâng, Hiệp hội NRA của Hoa Kỳ đã đến Brazil. Họ đã nhấn chìm chiến dịch của chúng tôi bằng lời tuyên truyền của họ, điều mà như các bạn đã biết gắn quyền sở hữu súng với quyền tự do và dân chủ. Họ đơn giản là dùng mọi thứ để chống lại chúng tôi. Họ dùng quốc kỳ của chúng tôi, quốc ca của chúng tôi. Họ khơi dậy quyền phụ nữ và lạm dụng hình ảnh của Mandela quảng trường Tiananmen, và cả Hitler. Họ thắng bằng cách chơi đùa với nỗi sợ của con người. Thực ra, súng đạn đã gần như bị bỏ lơ trong chiến dịch của họ. Họ tập trung vào lợi ích của cá nhân. Nhưng để tôi hỏi bạn, điều nào quan trọng hơn, quyền được sống, hay quyền được sở hữu một cây súng để tước đi cuộc sống? (Tiếng vỗ tay) Chúng tôi đã nghĩ là mọi người sẽ bỏ phiếu để bảo vệ cuộc sống của mình, nhưng trong một đất nước vừa đây còn nằm dưới chế độ quân sự độc tài, thì những lời lẽ kêu gọi chống chính phủ của phe đối thủ đã được hưởng ứng, và chúng tôi đã không được chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả. Chúng tôi đã học được một bài học. Chúng tôi thành công hơn với các chính sách về ma túy. 10 năm trước nếu bạn hỏi mọi người liệu Cuộc chiến chống ma túy có thể kết thúc, họ có lẽ sẽ cười. Dù sao thì cũng có một lượng lớn nhà tù quân đội và cơ sở tài chính được lợi từ cuộc chiến này. Nhưng hôm nay, chế độ quản lý ma túy thế giới đang bắt đầu đổ vỡ. Chính phủ và người dân đang thử nghiệm các cách tiếp cận mới. Ủy ban Toàn cầu về Chính sách Ma túy hiểu rõ những chống đối, và thay vì chống lại những điều đó, người đứng đầu của chúng tôi, cựu Tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso tiếp cận với những nhà lãnh đạo trên mọi phương diện chính trị, từ Đảng Tự do đến Đảng Bảo thủ. Nhóm chức trách cấp cao này đồng ý bàn luận một cách chân thành về những điều tốt cũng như hạn chế của các chinh sách ma túy Chính cuộc thảo luận hợp tình hợp lý và mang tính chiến lược này đã vạch trần những sự thật đau buồn về Cuộc chiến chống Ma túy. Cuộc Chiến chống Ma Túy về cơ bản đã thất bại trên mọi mặt. Ma túy đã rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn hơn bao giờ hết, và mức tiêu thụ đang gia tăng trên toàn thế giới. Nhưng còn tệ hơn nữa là nó còn sinh ra rất nhiều hệ quả tiêu cực to lớn không ai ngờ tới. Đúng là có nhiều người đã đưa ra những luận điểm này trước đây, nhưng chúng tôi đã tạo nên sự khác biệt bằng việc tiên liệu trước những tranh cãi của phe đối lập, và bằng việc tác động đến những người có tiếng nói, mà một vài năm trước đây có lẽ sẽ từ chối sự thay đổi. Bài học thứ ba: Sử dụng số liệu để dẫn dắt cho luận điểm của bạn. Súng đạn và ma túy là những vấn đề nhạy cảm, và như chúng tôi đã học được từ chiến dịch trưng cầu dân ý ở Brazil một cách đau đớn, đôi khi ta không thể bỏ qua những cảm xúc và đi thẳng tới sự thật. Tuy nhiên nó không có nghĩa là chúng ta không nên thử. Cho tới gần đây, chúng tôi đã không biết bao nhiêu người Brazil bị giết bởi súng. Ngạc nhiên thay, chính một vở kịch nhiều kì tên là "Mulheres Apaixonadas" hay "Người phụ nữ khi yêu" đã kích động chiến dịch quốc gia nhằm kiểm soát súng đạn ở Brazil. Trong một tập có tỉ suất xem đài cao, nữ diễn viên chính của vở kịch nhiều kỳ đã bị giết bởi một viên đạn lạc. Những người bà, người vợ ở Brazil đã hết sức phẫn nộ, và trong hoàn cảnh nghệ thuật phản ảnh cuộc sống, tập phim này có chứa một cảnh phim về một cuộc diễu hành đòi kiểm soát súng mà chúng tôi đã tổ chức ngay tại đây, ngoài kia tại bãi biển Copacabana. Cái chết và cuộc diễu hành trên phim đã có sức ảnh hưởng to lớn lên đại chúng. Trong vài tuần, Quốc hội đã thông qua dự luật giảm quân bị vốn đã bị coi nhẹ trong nhiều năm. Chúng tôi đã có thể huy động dữ liệu để chỉ ra sự thành công trong việc thay đổi luật pháp và chương trình thu gom súng đạn. Điều tôi muốn nói là: Chúng tôi có thể chứng minh chỉ trong một năm, chúng tôi đã cứu hơn 5000 mạng sống. (Tiếng vỗ tay) Và trong trường hợp của ma túy, để làm suy yếu đi những nỗi sợ và thành kiến quah vấn đề này, chúng tôi đã thu thập được những thông tin cho thấy các chính sách về ma túy hiện nay gây nhiều tác hại hơn là bản thân việc dùng thuốc, và mọi người đang dần hiểu được điều đó. Ý thứ tư của tôi là: Đừng ngại ngùng mang đến những đồng minh kì lạ. Điều chúng tôi học được ở Brazil và nó không chỉ áp dụng cho riêng nước tôi là tầm quan trọng của việc mang những người thật đa dạng phong phú đến với nhau. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, việc có những người tốt ở bên cạnh sẽ giúp bạn. Cho cả hai vấn đề về súng và ma túy, chúng tôi có một tập hợp những con người tuyệt vời. Chúng tôi huy động những người ưu tú và nhận được sự hỗ trợ to lớn của truyền thông. Chúng tôi tập hợp những nạn nhân, những nhà nhân quyền, những biểu tượng văn hóa. Chúng tôi cũng có những con người chuyên nghiệp, bác sĩ, luật sư, những nhà giáo dục và hơn thế nữa. Điều tôi học được qua nhiều năm nay là ta cần sự kết hợp giữa sự quyết tâm và sự phản đối để thay đổi. Trong trường hợp ma túy, chúng tôi cần những người chủ nghĩa tự do người phản đối, người hợp pháp hóa và những chính trị gia Đảng Tự Do. Họ có thể không đồng ý với mọi việc, trên thực tế, họ bất đồng trong hầu hết mọi vấn đề, nhưng tính hợp pháp của chiến dịch dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau. Hơn một thập kỷ trước, tôi có một tương lai thoải mái khi làm việc trong một ngân hàng đầu tư. Tôi xa cách thế giới xã hội dân sự như một điều tự nhiên. Như bạn có thể tưởng tượng Nhưng tôi đã thay đổi. Tôi chọn hướng đi mới, và trên đường đi, tôi giúp tạo nên những làn sóng xã hội mà tôi tin đã phần nào giúp thế giới an toàn hơn. Mỗi chúng ta đều có khả năng thay đổi thế giới. Cho dù vấn đề là gì, và cho dù nó có khó khăn đến đâu, xã hội dân sự là trung tâm của nến móng cho sự thay đội. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi đã nghĩ rất nhiều về từ đầu tiên mình sẽ nói ngày hôm nay và tôi quyết định đó là "Colombia". Lý do là, dù tôi không biết bao nhiêu người ở đây đã từng đến đó, nhưng Colombia nằm ở biên giới phía bắc của Brazil. Một đất nước tuyệt đẹp với những con người tuyệt vời như tôi và nhiều người khác (tiếng cười) hệ động thực vật phong phú. Có nước, có mọi thứ làm nên một nơi hoàn hảo để sống. Nhưng chúng tôi có một vài vấn đề. Có thể các bạn cũng đã biết. Đất nước chúng tôi có cuộc chiến tranh du kích dài nhất trong lịch sử, đã kéo dài hơn 50 năm, nghĩa là trong đời, tôi chưa từng được sống 1 ngày hòa bình trên quê hương. Lực lượng nổi dậy - trong đó thành phần chính là FARC, Lực lượng Vũ trang Cách mạng của Colombia - họ kiếm tiền để gây chiến bằng việc bắt cóc, tống tiền, tham gia buôn ma túy khai thác mỏ trái phép. Đã có những vụ khủng bố, những vụ đánh bom ngẫu nhiên. Rõ ràng, đó không phải là điều tốt. Thực sự rất không tốt. Nhìn vào tổn thất nhân mạng của cuộc chiến này hơn 50 năm qua, chúng tôi đã có hơn 5,7 triệu dân tái định cư, đông nhất trên thế giới, và cuộc xung đột này đã cướp đi hơn 220.000 nghìn mạng sống. Gần như là chiến tranh Bolivia thứ hai vậy. Đã có rất rất nhiều người chết một cách vô ích. Hiện giờ, chúng tôi đang trong giai đoạn đàm phán cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình, một phần của tiến trình này, chúng tôi quyết định tiến hành một chiến dịch hoàn toàn khác biệt: Những ngọn đèn Giáng Sinh. Những ngọn đèn Giáng Sinh, ý anh là sao? Chẳng ăn nhập gì cả! Tôi đang nói đến những cái cây khổng lồ mà chúng tôi đặt ở 9 đường mòn trọng điểm trong rừng được trang hoàng bằng những ngọn đèn Giáng Sinh. Những cái cây này đã giúp chúng tôi giải giáp 331 lính du kích, gần 5% lực lượng du kích thời điểm đó. Chúng được thắp sáng hàng đêm, và có những bảng hiệu bên cạnh ghi rằng: "Nếu Giáng Sinh có thể tới rừng rậm, bạn có thể về nhà" Hãy giải ngũ. Đêm Giáng Sinh, mọi chuyện đều có thể " Làm thế nào chúng tôi biết những cây này có tác dụng? Ồ, chúng tôi có 331 người, con số khá tốt dù có rất ít du kích nhìn thấy những cái cây nhưng rất nhiều người trong số họ được nghe về chúng, chúng tôi biết điều này khi trò chuyện với lính du kích phục viên. Tôi sẽ nói về bốn năm trước khi có những cái cây này. Bốn năm trước khi có chúng, chính phủ đã tìm đến và nhờ chúng tôi nghĩ ra một chiến lược truyền thông để vận động càng nhiều lính du kích ra khỏi khu rừng càng tốt. Chính phủ đã có chiến lược quân sự, chiến lược pháp lý, chiến lược chính trị, nhưng họ nói rằng: "Chúng tôi không thực sự có một chiến lược truyền thông, và đó là điều cần phải làm." Chúng tôi ngay lập tức vào cuộc, vì đó là cơ hội hiếm có để tác động đến cục diện của cuộc xung đột bằng thành quả của chúng tôi theo cách riêng của chúng tôi. Nhưng chúng tôi chưa biết nhiều về cuộc chiến này. Ở Colombia, nếu sống ở thành thị, bạn sẽ ở rất xa nơi cuộc chiến thật sự diễn ra, vì thế, bạn không thể hiểu hết được nó, chúng tôi đã yêu cầu được tiếp xúc với tất cả những du kích phục viên có thể liên lạc được. Chúng tôi trò chuyện với khoảng 60 người trước khi cảm thấy hoàn toàn hiểu rõ được vấn đề. Họ kể cho chúng tôi tại sao lại tham gia vào lực lượng nổi dậy, tại sao họ rời nhóm du kích, những điều họ mơ ước, những điều làm họ thất vọng, từ những cuộc đối thoại đó chúng tôi nhận ra vấn đề cốt lõi dẫn đến sự hình thành toàn bộ chiến dịch này, Đó là: Lính du kích cũng không khác gì tù nhân mà tổ chức của họ bắt làm con tin. Ngay từ đầu, chúng tôi đã rất cảm động và ngạc nhiên bởi những câu chuyện đó, và nghĩ rằng cách tốt nhất để nói chuyện với lính du kích là để họ tự nói với nhau, vì vậy, trong năm đầu tiên, chúng tôi ghi âm hàng trăm câu chuyện, đưa lên đài phát thanh và truyền hình để lính du kích trong rừng có thể nghe những câu chuyện về chính họ, hoặc giống với hoàn cảnh của họ, và khi nghe được chúng, họ sẽ quyết định ra đi. Tôi muốn kể cho các bạn một trong số đó. Người các bạn đang thấy tên là Giovanni Andres. Giovanni Andres 25 tuổi khi chụp bức ảnh này. Anh ta làm lính du kích 7 năm và vừa phục viên cách đây không lâu. Câu chuyện của anh ta như sau: Anh ấy được tuyển năm 17 tuổi, một thời gian sau đó, trong nhóm của anh ta, một cô gái xinh đẹp cũng được tuyển, và họ đã yêu nhau. Họ nói với nhau về cuộc sống gia đình, tên của con cái sau này, và cuộc sống của họ sau khi rời lực lượng du kích. Nhưng hóa ra, tình yêu là điều cấm kị trong hàng ngũ lính du kích cấp thấp, khi chuyện tình của họ bị phát giác họ bị chia rẽ. Anh ấy bị điều tới một nơi rất xa còn cô ấy phải ở lại. Cô ấy rất quen thuộc với địa hình nơi đó, nên một đêm, trong phiên gác của mình, cô ấy đã bỏ trốn, cô đến gặp quân đội và phục viên, cô gái đó là 1 trong những người mà chúng tôi may mắn được trò chuyện, chúng tôi rất cảm động khi nghe chuyện nên đã đưa nó lên sóng phát thanh và thật tình cờ, ở một nơi rất xa, cách nhiều cây số về phía bắc, anh ấy đã nghe thấy cô trên đài, và khi nghe thấy giọng cô, anh ta tự hỏi: "Mình đang làm gì thế này? Cô ấy đã có dũng khí để trốn thoát, mình cũng phải làm điều tương tự." Và anh ta làm thật. Anh ấy đã đi 2 ngày 2 đêm, đánh liều mạng sống để trốn ra ngoài, và điều duy nhất anh ấy muốn là được nhìn thấy cô. Điều duy nhất trong đầu anh ấy là được nhìn thấy cô ấy. Chuyện là họ đã gặp được nhau. Tôi biết các bạn đang thắc mắc điều đó. Họ đã gặp nhau. Cô ấy được tuyển năm 15 tuổi và trốn ra năm 17 tuổi, có rất nhiều chuyện phức tạp diễn ra nhưng cuối cùng họ đã gặp được nhau. Tôi không biết họ có còn ở bên nhau không, để tìm hiểu sau vậy. (tiếng cười) Nhưng có thể thấy rằng chiến lược phát thanh đã có tác dụng. Vấn đề ở chỗ, nó chỉ có tác dụng trong hàng ngũ lính du kích cấp thấp. Chứ không tác động đến những người chỉ huy những người khó thay thế hơn, vì lính có thể dễ tuyển nhưng sẽ khó để tìm được những chỉ huy lớn tuổi. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng, có thể dùng cách tương tự. Để chỉ huy nói với những người chỉ huy. Chúng tôi thậm chí đã nhờ đến cựu chỉ huy của các nhóm du kích ngồi trên trực thăng và dùng loa để nói với những người đã từng chiến đấu với họ rằng: "Có một cuộc sống tốt đẹp hơn ngoài kia" " Tôi đang sống tốt" "Điều này là không đáng"... Nhưng các bạn có thể tưởng tượng, việc này rất dễ bị phản tác dụng, bởi những lính du kích sẽ nghĩ rằng: "Đúng rồi, nếu ông ta không nói vậy ông ta sẽ bị giết cho coi" Điều đó rất dễ xảy ra, nên chúng tôi đã rời đi mà không thu được kết quả gì, bởi vì lực lượng du kích lan truyền rằng những chỉ huy đó nói như thế vì nếu không làm vậy, họ sẽ gặp nguy hiểm. Và vài người, những người xuất sắc trong đội của chúng tôi đã đến và nói thế này: " Anh biết tôi nhận ra điều gì không? Tôi để ý cứ gần mỗi mùa Giáng Sinh số lượng lính phục viên lại tăng cao nhất kể từ khi cuộc chiến này bắt đầu". Và điều đó thật đáng kinh ngạc, nó làm chúng tôi nhận ra rằng mình cần nói chuyện với con người chứ không phải là những người lính. Chúng tôi cần tách khỏi cuộc đàm phán giữa chính phủ với quân đội, giữa các lực lượng nổi dậy, để quan tâm tới những giá trị chung của nhân loại, và nghĩ đến bản chất của con người. Đó là khi chiến dịch Những cây thông Noel bắt đầu. Bức hình tôi có ở đây là buổi lên kế hoạch cho chiến dịch Những cây thông Noel, và người đàn ông với 3 sao mà bạn thấy ở đây, là Chỉ huy Juan Manuel Valdez. Chỉ huy Valdez là quan chức cao cấp đầu tiên đã cung cấp máy bay trực thăng và hỗ trợ chúng tôi dựng lên những cây thông Noel này, tôi sẽ không bao giờ quên những điều ông ấy nói ngày hôm đó: "Tôi làm việc này vì giúp đỡ người khác khiến tôi thấy mình mạnh mẽ hơn, làm những người lính của tôi mạnh mẽ hơn". Mỗi lần nhớ về ông, tôi lại xúc động vì ông đã hy sinh trong 1 trận chiến và chúng tôi thật sự rất nhớ ông, tôi muốn các bạn thấy ông vì đó là một người rất quan trọng. Ông đã hỗ trợ chúng tôi mọi thứ để dựng lên những cây thông Noel đầu tiên. Tất cả những lính phục viên trong suốt khoảng thời gian chúng tôi thực hiện chiến dịch Những cây thông Noel đều nói: "Việc đó rất tốt, những cây thông Noel thật sự rất đẹp, Nhưng anh biết không? Chúng tôi không đi đường bộ nữa. Chúng tôi dùng đường sông " Sông là đường cao tốc của rừng rậm, và chúng tôi biết được rằng hầu hết những đợt tuyển quân được thực hiện ở các ngôi làng ven sông. Vì vậy, chúng tôi đến những ngôi làng này, và hỏi người dân ở đó, liệu có ai trong số họ là người quen của lính du kích. "Bạn có thể gửi cho lính du kích 1 lời nhắn không?" Chúng tôi đã thu được hơn 6.000 lời nhắn. Có những tờ giấy ghi hãy rời khỏi đó đi. Một số lại là đồ chơi, có cả bánh kẹo. Thậm chí, có người tháo cả đồ trang sức, những cây thánh giá nhỏ, vật làm tin, chúng tôi bỏ chúng vào những quả bóng nổi rồi thả trên sông để người ta có thể nhặt được vào ban đêm. Chúng tôi đã thả hàng ngàn cái, và nhặt lại chúng nếu không ai lấy. Rất nhiều cái đã được lấy đi. Tính trung bình, mỗi 6 tiếng lại có một lính phục viên trong chiến dịch này, điều đó thật tuyệt vời và tất cả đều mang ý nghĩa: Hãy về nhà vào Giáng Sinh. Tiếp theo sau đó là tiến trình hòa bình, và khi tiến trình hòa bình bắt đầu, quan điểm của lính du kích hoàn toàn thay đổi. Bởi tiến trình này làm họ nghĩ: "Ồ nếu đã có đàm phàn hòa bình, mọi thứ rồi cũng sẽ kết thúc. Đến một lúc nào đó, mình sẽ thoát khỏi đây". Những lo lắng của họ hoàn toàn thay đổi, họ không còn sợ rằng: "Liệu mình có bị giết?" thay vào đó là "Liệu tôi có bị từ chối? Khi ra khỏi đây, liệu tôi có bị chối từ?" Vì thế, những gì chúng tôi làm vào Giáng Sinh năm ngoái là tìm đến 27 người mẹ của lính du kích, xin họ đưa cho chúng tôi những bức ảnh của con mình, chỉ có họ mới nhận ra bản thân, để không khiến họ gặp nguy hiểm, và chúng tôi nhờ họ gửi đến 1 thông điệp tràn đầy tình yêu thương của người mẹ: "Trước khi là một du kích, con là con của mẹ, hãy quay về nhà, mẹ đang chờ con". Những bức ảnh đó đây, tôi sẽ cho các bạn xem vài tấm. (Vỗ tay) Cảm ơn. Những bức ảnh này được đặt ở rất nhiều nơi, và rất nhiều người trong số đó đã quay lại điều đó thật sự tuyệt vời. Đó là lúc chúng tôi quyết định phối hợp với cộng đồng. Đầu tiên là những bà mẹ trong mùa Giáng Sinh. Tiếp theo nữa là những người còn lại. Không biết các bạn có nhớ không, trong kì World Cup vừa rồi, đội tuyển Colombia đã chơi rất hay, đó là khoảnh khắc đoàn kết cho Colombia. Và những gì chúng tôi đã nói với lính du kích là: "Xem nào, hãy ra khỏi rừng rậm. Chúng tôi dành 1 chỗ cho bạn". Khẩu hiệu trên truyền hình và tất cả phương tiện truyền thông đại chúng là: "Chúng tôi dành 1 chỗ cho bạn". Người lính trong quảng cáo này nói: "Tôi dành một chỗ cho bạn ngay trên chiếc trực thăng này để bạn có thể ra khỏi rừng rậm và xem World Cup" Cựu tuyển thủ bóng đá, phát thanh viên, mọi người đều dành một chỗ cho lính du kích. Từ khi bắt đầu công việc này được hơn khoảng 8 năm, đã có 17.000 lính du kích phục viên. Tôi không -- (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi không nói rằng điều đó là chỉ nhờ vào những gì chúng tôi làm, nhưng tôi biết chắc rằng những việc mà chúng tôi làm đã giúp rất nhiều người trong số họ bắt đầu nghĩ đến việc giải ngũ, và có thể đã giúp nhiều người đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu điều đó đúng, truyền thông vẫn là 1 trong những công cụ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ nhất mà chúng ta đang có. Tôi nói điều này không chỉ với tư cách cá nhân, mà xin thay mặt tất cả những đồng nghiệp làm truyền thông tại đây và những nhóm tôi đã làm việc cùng, xin nhắn gửi với các bạn rằng: Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hay muốn có được hòa bình, hãy gọi cho chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn biết đó, là một đặc ân cho tôi khi được làm việc tại điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới: Đảo Mascarene ở Ấn Độ Dương. Những hòn đảo này - Mauritius, Rodgigues và Réunion - cùng với đảo Madagascar, được ban cho những loài cây độc đáo chưa từng thấy ở nơi nào trên thế giới. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn 5 loài, đặc điểm riêng của chúng và lý do vì sao chúng độc đáo. Hãy nhìn vào cái cây này. Tôi gọi nó bằng tên bản địa "benjoin", và tên thực vật là Terminalia bentzoe, phân loài của bentzoe. Phân loài này là đặc hữu của Mauritius, và đặc tính của nó là tính dị hình của lá (heterophyly) Vậy heterophyly là gì? Nghĩa là trên cùng một cây có nhiều lá có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Giờ đây, những cây này đã tiến hóa ở nơi cách rất xa đất liền, trong một hệ thống sinh thái riêng biệt. Thông thường, các đặc tính đặc biệt này đã tiến hóa nhằm phản ứng lại với mối đe dọa do sự hiện diện của hệ động vật bản địa, trong trường hợp này, là loài rùa. Rùa được biết đến là loài có thị lực kém, do vậy, chúng có xu hướng tránh các loài cây mà chúng không nhận dạng được. Vậy nên, sự tiến hóa của lá giúp bảo vệ cây khỏi những loài động vật lanh lợi này, bảo vệ và dĩ nhiên là đảm bảo sự sinh tồn của chính mình. Giờ, các bạn có lẽ đang tự hỏi tại sao bà ấy lại kể cho chúng ta những câu chuyện này? Lý do của tôi là chúng ta có xu hướng bỏ qua sự đa dạng và khác biệt trong thế giới tự nhiên. Môi trường sống cụ thể này là duy nhất và chúng là vật chủ cho hầu hết các loài cây. Chúng ta không nhận ra những tài nguyên này có giá trị và quý giá đến thế nào, tuy nhiên vì vô tâm, chúng ta cứ tiếp tục phá hủy chúng. Chúng ta đều quen thuộc với ảnh hưởng vĩ mô của đô thị hóa, biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên, nhưng khi cái cây cuối cùng - hay loài vật cuối cùng - tiêu bản cuối cùng đó biến mất khỏi trái đất, chúng ta chắc hẳn sẽ mất đi toàn bộ tập hợp con trong hệ sinh thái này, cùng với đó, những loài cây quan trọng với tiềm năng y học hoặc có các thành phần giúp ích cho ngành mỹ phẩm dinh dưỡng, dược phẩm thậm chí, ngành thú y bản địa sẽ biến mất mãi mãi. Ở đây, chúng ta có 1 ví dụ về loài chim dodo, từ Mauritius, và dĩ nhiên, chúng ta biết nó là biểu tượng của sự tuyệt chủng. Chúng ta biết cây cối đóng vai trò rất quan trọng. Vâng, đầu tiên, chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho ta và chúng cho ta oxy để thở, nhưng cây cối cũng là nguồn cho các thành phần quan trọng, linh hoạt về mặt sinh thái mà chúng ta cần phải nghiên cứu cẩn thận, bởi vì xã hội loài người qua 1 thiên niên kỉ, đã xây dựng nền tảng kiến thức quan trọng, truyền thống văn hóa, và nguồn dược liệu quan trọng có nguồn gốc cây cỏ. Xin trình bày 1 chút dữ liệu: 1.4% toàn bề mặt mặt đất là nơi ở của 40% các loài cây cao, 35% của loài động vật có xương sống, và con số 1.4% này đại diện cho 25 điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới, và 1.4% bề mặt mặt đất này cũng đã cung cấp cho 35% các dịch vụ hệ sinh thái mà các đối tượng dễ bị tổn thương sống dựa vào. Và như bạn có thể thấy, đảo Mauritius nơi tôi đang sống và làm việc, thuộc 01 trong các điểm đa dạng sinh học, và tôi nghiên cứu những loài cây độc đáo trên hòn đảo nhằm phục vụ cho các ứng dụng y sinh học. Bây giờ, hãy quay trở lại với cây đầu tiên tôi đã giới thiệu với các bạn , cái cây với lá có nhiều hình dạng khác nhau và kích cỡ khác nhau, Terminalia bentzoe, phân loài của bentzoe, loài cây chỉ tìm thấy ở Mauritius. Hiện nay, dân bản địa, họ dùng nước sắc lá cây này để trị các bệnh nhiễm trùng. Hiện giờ, công việc của chúng tôi là xác thực khoa học cho thông tin truyền thống này. đã cho thấy chính xác rằng chiếtc xuất lá cây có hoạt tính, hoạt tính mạnh, chống lại 1 loạt vi khuẩn có thể gây bệnh cho người. Vậy, loài này có phải là lời giải cho vấn đề kháng thuốc kháng sinh không? Bạn biết đấy, kháng thuốc kháng sinh đang tỏ ra là thách thức lớn đối với toàn cầu. Chúng tôi không chắc. Nhưng có một điều là chắc chắn: chúng tôi sẽ không muốn loài cây này biến mất. Nhưng có một sự thật phũ phàng là loài thực vật đặc biệt này thực ra được cho là rất dễ bị tổn thương trong môi trường thiên nhiên. Điều này đưa đến cho tôi một ví dụ khác. Bụi cây ở đây được biết đến là baume de l'ile plate trong ngôn ngữ địa phương. Tên thực vật là Psiadia arguta. Đó là một loài cây quý hiếm, là loài đặc hữu đối với Mauritius. Nó từng mọc trên đất liền, nhưng qua áp lực ghê gớm của quá trình đô thị hóa đã đẩy cây này ra khỏi sự sinh tồn của nó ở đất liền, và chúng tôi đang cố gắng mang giống này trở về chỗ cũ từ bờ vực tuyệt chủng bằng cách đưa những cây đang sống ngoài tự nhiên vào nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm. Có 1 điều tôi phải chỉ ra ngay lập tức là rằng không phải tất cả các loài cây có thể phát triển trong môi trường ống nghiệm Trong khi con người đang vui vẻ trong những không gian thoải mái, thì những cây này cũng cần hệ sinh thái của chúng để được bảo tồn, và chúng không phản ứng - loài cây đặc hữu- không phản ứng với những thay đổi khắc nghiệt trong hệ sinh thái của chúng, và tuy chúng ta biết những thách thức ví dụ như, biến đổi khí hậu, đang đặt ra cho những loài cây này. Người dân địa phương cũng sử dụng lá cây này trong y học cổ truyền để trị các bệnh về hô hấp. Những thí nghiệm ban đầu của chúng tôi về chiết xuất lá cây đã chỉ ra rằng chính xác là lá cây này chứa các thành phần rất gần với, về mặt cấu trúc, cấu trúc hóa học, với các loại thuốc được bán trong các nhà thuốc để trị bệnh hen suyễn Vậy nên ai mà biết được con người sẽ được hưởng những gì khi loài cây này nên quyết định tiết lộ tất cả bí mật của nó. Tôi đến từ một đất nước đang phát triển nơi mà chúng tôi mãi bị thách thức bởi vấn đề bùng nổ dân số. Châu Phi là châu lục đang trở nên trẻ hơn, và cứ có ai nói về bùng nổ dân số, thì sẽ lại có người nói về vấn đề an ninh lương thực như thể đó là mặt còn lại của 1 đồng tiền xu. Giờ là loài cây này, cây bao báp, có thể là 1 phần của lời giải. Đó là nhà máy thực phẩm bị bỏ quên, sử dụng không đúng mức. Nó định hình cảnh quan của Tây Phi, nó được biết đến là loài cây của sự sống, và tiếp theo tôi sẽ kể cho bạn tại sao người Châu Phi xem nó là loài cây của sự sống. Thật thú vị là có nhiều huyền thoại có liên hệ đến cây này. Bởi vì kích thước to lớn của nó, nó tự coi mình là loài cây chúa tể của những loài cây thấp khác, vậy nên Chúa trời không thích sự kiêu ngạo này, đã nhổ nó và trồng nó lộn ngược, do đó nó có hình dáng đặc biệt. Nếu như bạn nhìn lại cây này trong bối cảnh của người châu Phi, ở Tây Phi, nó được biết đến với tên cây thương nghị vì nó thực hiện các chức năng xã hội rất lớn. Nếu bạn có vấn đế gì trong cộng đồng, thì những cuộc gặp mặt dưới cây này với những người trưởng bộ tộc đồng nghĩa với việc mọi người đang cố gắng tìm ra giải pháp cho 1 vấn đề cụ thể. và đồng thời là dịp củng cố niềm tin và sự tôn trọng giữa các thành viên trong cộng đồng. Từ góc nhìn khoa học, có 8 loài bao báp trên thế giới. Có 1 loài ở châu Phi, 01 ở Úc, và 6 loài là đặc hữu của đảo Madagascar. Loài mà tôi vừa cho các bạn xem, là 1 loài ở Châu Phi, Andasonia digitata. Giờ sẽ là hoa, loài hoa trắng xinh xắn này nở vào ban đêm, được dơi thụ phấn, và phát triển thành loại trái mà người ta biết đến với tên là táo khỉ. Khỉ không là động vật ngu ngốc. Chúng biết điều gì là tốt cho mình. Nếu như bạn bổ trái cây bao báp, bạn sẽ thấy loại bột màu trắng rất giàu dinh dưỡng và có đạm nhiều đạm hơn cả sữa mẹ. Vâng, điều bạn nghe là đúng: nhiều đạm hơn cả sữa mẹ. Đây là 1 trong những lý do tại sao các công ty dinh dưỡng trên thế giới đang tìm cây này để cung cấp cái mà chúng ta gọi là thực phẩm bổ sung. Hạt cây cho dầu, với lượng dầu rất ổn định được ngành mỹ phẩm tìm kiếm để sản xuất sữa dưỡng thể chẳng hạn. Và nếu bạn nhìn vào thân cây, dĩ nhiên thân cây giữ nước mà du khách khát nước thường khai thác nước này và lá cây được dùng trong y học cổ truyền để trị bệnh truyền nhiễm. Giờ bạn có thể thấy tại sao người dân châu Phi xem cây này là cây đời rồi. Đó là 1 loài cây hoàn hảo, và thực tế kích cỡ to lớn của những cây này đang ẩn chứa tiềm năng lớn, không chỉ đối với ngành dược, ngành dinh dưỡng và mỹ phẩm, Điều tôi vừa trình bày với bạn ở đây chỉ là loài từ châu Phi, Adansonia dgitata. Tuy nhiên chúng ta còn 6 loài ở Madagascar, và chúng ta không biết tiềm năng của chúng là gì, nhưng 1 điều chúng ta biết rằng loài thực vật này đang bị xem là có nguy cơ tuyệt chủng. Để tôi đưa bạn đến châu Phi lần nữa, và giới thiệu cho bạn một trong những loài cây hồi sinh yêu thích của tôi. Ở đây bạn sẽ thấy rằng ngay cả chúa Jesus cũng có đối thủ. (Cười) Cây này đã phát triển ở đây với khả năng chịu hạn phi thường, cho phép nó chịu được tới 98% sự mất nược trong 1 năm mà không hề hấn gì, và nó có khả năng tái sinh gần như hoàn toàn qua 1 đêm, qua 24h, và nở hoa. Giờ đây loài người chúng ta, chúng ta luôn tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão Ta không muốn già, đúng như vậy. Tại sao chúng ta phải già, đặc biệt nếu bạn có đủ khả năng? Và điều này chỉ ra về cây này trông như thế nào trước đó. Nếu bạn không phải là một nhà làm vườn kinh nghiệm, điều đầu tiên sẽ là khi bạn thăm vườn bạn sẽ nhổ cây này bởi vì nó đã chết. Nhưng nếu bạn tưới nước cho nó, thì đây là điều bạn nhận được, Hoàn toàn ngạc nhiên. Nếu bạn nhìn vào quá trình lão hóa của chúng ta, quá trình lão hóa thực ra là do mất nước từ lớp biểu bì ngoài cùng, dẫn đến nhăn da như chúng ta biết, đặc biệt là ở phụ nữ, chúng ta nhận thức rất rõ về điều này. Và cây này, thực ra, đang đưa cho các nhà hóa học mỹ phẩm những thành phần rất quan trọng cho cuộc tìm kiếm cách làm chậm lại quá trình lão hóa và cùng lúc hỗ trợ các tế bào chống lại sự tấn công của chất độc hại từ môi trường. 4 ví dụ mà tôi vừa đưa ra cho các bạn chỉ là sự nhắc nhở rất cỏn con để thấy rằng sức khỏe và sự sống còn của chúng ta có quan hệ mật thiết đến sức khỏe và sự bền vững của hệ sinh thái này, và tại sao chúng ta nên rất cẩn trọng về việc bảo tồn đa dạng sinh học. Mỗi khi một khu rừng bị đốn hạ, mỗi khi một đầm lầy bị lấp, đồng nghĩa 1 "phòng thí nghiệm" tiềm năng cũng ra đi mà ta sẽ không bao giờ có thể phục hồi được. Và tôi biết tôi đang nói gì, tôi đến từ Mauritius và đã để mất loài chim dodo. Cho phép tôi kết thúc bằng 1 ví dụ cuối cùng. Vấn đề bảo tồn thường thường hướng về các loài cây hiếm và đặc hữu nhưng những loài cây lạ, những loại phát triển ở rất nhiều môi trường khác nhau khắp thế giới, mà chúng ta cần lưu ý. Bạn biết sao không? Bởi vì môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh thành phần của cây. Hãy nhìn vào cây này, Centella asiatica. Đó là cỏ dại. Chúng ta gọi là cỏ dại. Giờ đây, Centella asiatica mọc khắp nơi trên thế giới ở nhiều môi trường khác nhau- ở châu Phi, châu Á - và cây này là công cụ trong việc đưa ra giải pháp điều trị một căn bệnh rất đáng sợ được gọi là bệnh cùi(phong) ở Madagascar thập niên 1940. Giờ đây, trong khi Centella mọc khắp nơi trên thế giới - ở châu Phi, châu Á - thì cây Centella có chất lượng tốt nhất là ở Madagascar, bởi vì Centella ở Madagascar chứa 3 thành phần quan trọng được ngành dược và các công ty mỹ phẩm săn lùng. Và các công ty mỹ phẩm đang sử dụng cây này để làm 1 loại kem tái tạo. Có 1 câu nói cổ rằng bất cứ bệnh nào mà loài người từng biết, đều có loài cây để trị bệnh đó. Bạn có thể không tin những câu nói cổ xưa đó. Bạn có thể nghĩ không còn hợp thời rằng khoa học và công nghệ ngày nay rất hùng mạnh. Bạn có thể xem cây Centella là loài cỏ dại tầm thường, không quan trọng nếu bị hủy hoại thì cũng chẳng sao. Nhưng bạn biết đấy, không có loài cây nào như cỏ dại. Nó là một loài thực vật. Nó là phòng thí nghiệm sinh thái sống có thể trả lời các câu hỏi được đặt ra cho thắc mắc chúng ta, nhưng chúng ta phải đảm bảo rằng nó có quyền được sống. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Nếu có bất kì sức mạnh nào trong thiết kế, đó chính là sức mạnh của sự tổng hợp. Vấn đề càng phức tạp càng cần phải đơn giản hóa nó đi. Để chứng minh điều đó, tôi xin kể ba câu chuyện khi chúng tôi cố gắng áp dụng sức mạnh tổng hợp trong thiết kế. Hãy bắt đầu với thách thức trên toàn cầu về quá trình đô thị hóa. Thực tế cho thấy, mọi người đang đổ xô tới các thành phố ngay cả khi nó trái với quy luật đó vẫn là một điều tốt Rõ ràng người dân thành phố thường được sống sung túc hơn Nhưng có một vấn đề được đặt ra mà tôi sẽ gọi là mối đe dọa "3S" : Quy mô, Tốc độ và Khan hiếm nguồn lực là những thách thức mà hiện tượng này mang lại và chúng là "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử. Lấy ví dụ thế này, Hiện nay, cứ 3 tỉ người đang sống ở thành phố thì có 1 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ Đến năm 2030, tỉ lệ này sẽ là trong 5 tỉ người sống ở thành phố sẽ có 2 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi một tuần chúng ta phải xây một "thành phố cho 1 triệu dân" với 10.000 đô la/gia đình trong suốt 15 năm tới. Xây một "thành phố cho 1 triệu dân" mỗi tuần với 10.000 đô la mỗi gia đình. Nếu bài toán này không được giải quyết không có nghĩa là mọi người sẽ ngừng di cư tới các đô thi Họ vẫn sẽ tới nhưng sẽ phải sống trong những khu nhà ổ chuột tồi tàn các khu nhà ở trái phép. Vậy chúng ta phải làm gì ? Điều ngạc nhiên là, câu trả lời đến từ chính những khu ổ chuột Gợi ý được tìm thấy trong một câu hỏi chúng tôi được hỏi cách đây 10 năm. Chúng tôi được yêu cầu xây 1 khu tái định cư cho 100 gia đình cư trú bất hợp pháp trong diện tích vỏn vẹn 500 m2 ở trung tâm thành phố Iquique nằm ở phía Bắc Chile. Với khoảng trợ cấp 10.000 đô la, chúng tôi phải mua đất, cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và xây những căn hộ khoảng 40m2 theo chúng tôi đó là diện tích tôt nhất trong trường hợp này. À! Và họ còn lưu ý thêm rằng : giá đất ở khu vực đó vì ở trung tâm thành phố sẽ đắt gấp 3 lần so với những loại nhà ở xã hội khác. Vì độ khó của câu hỏi, chúng tôi quyết định cho các gia đình biết về những điều kiện ràng buộc và bắt đầu trưng cầu ý kiến cho thiết kế, thử nghiệm với những mô hình đã tồn tại trong thực tế. Nếu xây những ngôi nhà riêng lẻ, thì đủ chỗ cho 30 hộ gia đình. Nhà chung cư, được 60 gia đình. ["100 gia đình"] Cách duy nhất để tất cả đều có chỗ ở là xây nhà cao tầng, và họ đã đe dọa chúng tôi rằng họ sẽ đình công bằng cách tuyệt thực nếu chúng tôi dám đề nghị họ xây dựng theo phương án đó, bởi vì họ không thể làm những căn hộ bé tí trở nên rộng hơn. Và điều quan trọng là, người đưa ra quyết định là các hộ gia đình chứ không phải chúng tôi vấn đề là ở chỗ đó. Chúng tôi phải sáng tạo. Vậy chúng tôi đã làm gì? Thế này nhé, một gia đình trung lưu có thể sống tương đối thoải mái trong diện tích 80m2 nhưng khi không có tiền, những gì người ta làm là giảm diện tích của các căn nhà xuống còn 40m2 Những gì chúng tôi đã nói là sẽ thế nào nếu, thay vì nghĩ rằng diện tích 40m2 là một căn nhà nhỏ tại sao không xem nó như là một nửa của một căn nhà tốt Khi bạn định nghĩa lại vấn đề như một nửa của một căn nhà tốt thay vì một căn nhà nhỏ, câu hỏi đặt ra là, chúng ta sẽ làm gì với nữa căn nhà? Và chúng tôi nghĩ đến số tiền công quỹ mà một nửa trong số đó các gia đình này sẽ không thể tự xoay sở được. Chúng tôi xác định năm điều kiện thiết kế thuộc về nửa khó khăn của căn nhà, và quay trở lại các gia đình để làm hai việc: hợp tác và phân chia nhiệm vụ. Thiết kế của chúng chúng tôi là một thứ ở lưng chừng của tòa cao ốc và 1 căn nhà Như một tòa cao ốc, nó có thể chi trả cho vị trí đắt đỏ của mảnh đất, như một căn nhà, nó có thể cơi nới. Trong nỗ lực để không bị đuổi ra các khu ngoại thành khi cố kiếm một căn hộ nếu các gia đình duy trì mối liên kết và công việc của họ chúng tôi biết rằng việc mở rộng có thể bắt đầu ngay lập tức. Vì thế từ những căn nhà ở xã hội ban đầu chúng tôi đã thành công xây dựng những căn nhà kiểu trung lưu nhờ chính sự giúp đỡ từ các gia đình chỉ trong vài tuần. Đó là dự án đầu tiên của chúng tôi cách đây 10 năm ở Iquique. Còn đây là dự án cuối cùng của chúng tôi ở Chile Thiết kế khác nhau, nhưng với cùng nguyên tắc: Chúng tôi sẽ cung cấp khung nền rồi từ đó các gia đình sẽ lo phần còn lại. Vì vậy mục đích của việc thiết kế là cố gắng hiểu được và cố gắng đưa ra một câu trả lời cho mối đe dọa "3S", quy mô, tốc độ và khan hiếm nguốn lực và đào sâu vào năng lực xây đựng của chính chúng ta. Chúng ta sẽ không thể giải quyết được bài toán một triệu người mỗi tuần nếu chúng ta không vân dụng sức mạnh của con người trong xây dựng. Vì thế, với những thiết kế đúng đắn, những khu ổ chuột dường như không còn là vấn đề mà hóa ra là biện pháp duy nhất có thể. Vấn đề thứ hai là làm thế nào để thiết kế góp phần cho sự phát triển bền vững. Năm 2012, chúng tôi tham gia một cuộc thi của trung tâm sáng tạo Angelini, và mục đích là tạo ra môi trường thích hợp cho việc sáng tạo tri thức Mọi người cho rằng để phục vụ cho một mục đích như việc sáng tạo tri thức, thì sự tương tác tiếp xúc mặt đối mặt giữa mọi người là điều quan trọng, chúng tôi đồng ý với điều đó. Nhưng đối với chúng tôi, câu hỏi về một môi trường phù hợp là một câu hỏi rất ẩn dụ. Chúng tôi muốn có một không gian làm việc với ánh sáng và nhiệt độ phù hợp, có một bầu không khí trong lành. Nên chúng tôi tự hỏi : Liệu những tòa nhà văn phòng thông thường có đáp ứng được những nhu cầu đó ? Vậy thì, một tòa nhà như thế nào được xem là thông thường ? Đó là một tổ hợp cái tầng lầu chồng lên nhau hết lớp này tới lớp khác với trục lõi ở trung tâm trang bị các loại thang máy, thang bộ, ống nước, dây điện,.v..v và cuối cùng là phủ một lớp kính bên ngoài do hấp thụ bức xạ mặt trời trực tiếp tạo ra hiệu ứng nhà kính rất lớn ở bên trong. Thêm vào đó, hãy nói về một anh chàng người đang làm việc ở tầng 7 ngày nào cũng đi qua tấng 3 nhưng không biết chút gì về những việc mà những người ở tầng 3 đang làm cả. Vì thế chúng tôi nghĩ, có lẽ chúng ta nên bắt đầu với dự án này từ trong ra ngoài. Và những gì chúng tôi đã làm là, Tạo ra một khoảng sảnh mở, một trụ lõi rỗng, những tầng lầu như nhau, nhưng có các bức tường và bình phong trong chu vi đó, để khi ánh nắng chiếu vào, nó không tác động trực tiếp tới các tấm kính mà là một bức tường. Khi bạn có một khu vực sảnh mở bên trong, bạn có thể nhìn thấy việc người khác đang làm trong tòa nhà, và bạn cũng có thể điều chỉnh ánh sáng một cách dễ dàng hơn, khi sắp đặt các tấm bình phong và những bức tường ở khu vực xung quanh, và cũng ngăn cản bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Bạn còn thể mở các cửa sổ và được hệ thống thông gió chéo. Chúng tôi chỉ làm những ô cửa mở này theo cách mà chúng có thể hoạt động như những quảng trường ở trên cao mở ra khoảng không gian bên ngoài dọc theo chiều cao của tòa nhà. Cái này không có gì là phức tạp cả. Bạn không cần tới những phần mềm lập trình phức tạp. Vì đây không phải là công nghệ. Mà chỉ là những kiến thức thường thức rất đơn giản từ xa xưa, và nhờ áp dụng những điều đơn giản này, từ con số 120 kilowatt điện cho một mét vuông trong 1 năm, - lượng tiêu thụ năng lượng thông thường để làm mát một tòa nhà kính - giảm xuống chỉ còn 40 kilowatt cho một mét vuông trong một năm. Vì thế với thiết kế phù hợp, sự bền vững chính là tuân thủ chặt chẽ những thường thức cơ bản. Câu chuyện cuối cùng tôi muốn chia sẻ là cách mà thiết kế có thể đưa ra một giải pháp toàn diện để chống lại thiên tai. Mọi người đã biết rằng, vào năm 2010 Chile phải hứng chịu 1 trận động đất với cường độ 8,8 richte kèm theo đó là sóng thần, và chúng tôi được gọi đến để tái thiết lại thành phố Constitución, ở phía nam đất nước này. Họ cho chúng tôi 100 ngày - 3 tháng để thiết kế hầu như là tất cả mọi thứ từ những tòa nhà tới các khu vực công cộng, siết chặt hệ thống giao thông, nhà ở, và quan trọng là làm sao để bảo vệ thành phố trước những đợt sóng thần trong tương lai. Điều này hoàn toàn mới mẻ trong việc thiết kế đô thị ở Chile, và chúng tôi có một vài sự lựa chọn. Đầu tiên là : Ngăn cấm việc xây dựng ở vùng bình địa. Ba mươi triệu đô la chi trả cho việc đền bù giải tỏa đất đai. Đây cũng chính là những gì đang được thảo luận ở Nhật Bản hiện nay, với những cư dân có kỉ luật tốt như Nhật Bản việc này có thể hiệu quả, nhưng ở Chile, những khu đất này rồi cũng sẽ bị chiếm hữu bất hợp pháp, vì vậy phương án này là không thực tế và không được kì vọng. Sự lựa chọn thứ hai là : Xây một bức tường lớn, có kết cấu nặng để cản lực va đập của những con sóng Phương án này được sự ủng hộ nhiệt thành từ các công ty xây dựng lớn, vì điều đó có nghĩa và 42 triệu đô la tiền hợp đồng, và cả những vấn đề liên quan tới chính trị vì sẽ không cần phải trưng dụng đất. Nhưng Nhật Bản đã chứng minh rằng cố gắng chống lại tự nhiên là vô ích. Vì vậy đây là một biện pháp vô trách nhiệm Và cũng như quá trình xây dựng nhà ở, chúng tôi phải phối hợp với người dân để tìm ra giải pháp cho vấn đề này, và chúng tôi bắt đầu qúa trình trưng cầu ý kiến cho thiết kế (Đoạn phim) Loa phóng thanh: Thành phố trong mơ của bạn là gì? Bình chọn vì Constitución. Hãy đến cuộc họp và cho chúng tôi biết ý kiến của bạn. Hãy cùng tham gia! Ngư dân : "Tôi là 1 ngư dân có 25 người đang làm việc cùng tôi ? Tôi nên đưa họ đi đâu? Lên rừng à? " Người dân: "Tại sao không thể xây một bức tường xi măng để phòng vệ? làm vậy cũng ổn mà" Người 2: "Cả đời tôi sống ở Constitución Bây giờ mấy người tới nói tôi không thể tiếp tục sống ở đây? Cả gia đình tôi đã sống ở nơi này, tôi nuôi con mình khôn lớn ở đây và cháu tôi cũng sẽ được nuôi dạy tại đây chắt của tôi và mọi người cũng vậy. Tại sao mấy người bắt tôi phải làm vậy? Ông! Chính ông bắt ép tôi! Tôi không được xây dựng trong khu vực nguy hiểm Chính ông ta đã nói như vậy" Người 3: "Không, không, Nieves.. Quay trở lại với Alejandro Aravena : Tôi không rõ các bạn có đọc kịp những dòng phụ đề không nhưng qua ngôn ngữ cơ thể các bạn có thể thấy cuộc trưng cầu ý kiến thiết kế không phải là một việc nhàn nhã hay lãng mạn như "nào chúng ta hãy cùng nhau mơ về tương lai của thành phố" điều đó là không tưởng. Mà thực ra -- (Vỗ tay) Thực ra nó cũng không phải là việc các hộ dân cư cố gắng tìm câu trả lời đúng. Mà chủ yếu là phải định nghĩa được một cách chính xác đâu là câu hỏi đúng cho vấn đề. Không có gì tệ hơn việc trả lời xuất sắc một câu hỏi sai lầm. Vì vậy rõ ràng là sau cuộc thảo luận đó chúng tôi, một là rút lui tại đây và tránh sang một bên vì tình hình quá căng thẳng, hai là tiếp tục đặt ra câu hỏi sâu hơn nữa Còn việc gì khác làm mọi người bận tâm? Còn vấn đề nào đang tồn tại và các bạn muốn chúng tôi giải quyết để thành phố này được tái thiết từ đống đổ nát? Và những gì họ nói là, Việc bảo vệ thành phố khỏi những đợt sóng thần là tốt nỗ lực rất đáng khen, nhưng đâu ai biết khi nào lại có sóng thần, 20 năm nữa? Trong khi đó năm nào cũng như năm nào, họ phải chịu đựng lũ lụt vì mưa. Hơn thế nữa, do vị trí thành phố ở giữa vùng rừng nhiệt đới của đất nước, nên các công trình công cộng rất tệ hại. Nơi này nghèo nàn và thưa thớt Và nguồn gốc của thành phố này, bản sắc của họ thì không thật sự gắn bó với những căn nhà đã bị đổ sập mà gắn liền với dòng sông, nhưng mọi người lại không dễ dàng tiếp cận con sông vì bờ sông là tài sản tư hữu. Vậy nên chúng tôi cho rằng phải tạo ra một phương án thứ ba cách tiếp cận của chúng tôi là để chống lại những trở ngại về địa lý, phải có những giải pháp mang tính địa lý. Sẽ như thế nào nếu ở giữa thành phố và đại dương chúng ta có một khu rừng, một khu rừng không cố gắng chống lại nguồn năng lượng của thiên nhiên, mà làm hao mòn chúng bằng sự ma sát? Một khu rừng có thể dát mỏng dòng nước và ngăn chặn lũ lụt? Điều đó có thể trả món nợ của những không gian công cộng tệ hại và cuối cùng sẽ cho mọi người một giải pháp để tiếp cận dòng sông một cách tự do. Kết luận từ buổi trưng cầu ý kiến, giải pháp này đã được thông qua một cách hợp pháp và dân chủ, nhưng vấn đề muôn thuở vẫn là chi phí: 48 triệu đô la. Chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát trong hệ thống đầu tư công, và tìm ra rằng có ba bộ đang thực hiện ba dự án ở cùng một nơi mà không biết gì về sự tồn tại của những dự án khác. Tổng chi phí là: 52 triệu đô la. Sức mạnh của tổng hợp trong thiết kế ở đây là cố gắng tận dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực có hạn trong thành phố, không phải bằng tiền mà là bởi sự hợp tác. Bằng cách đó, chúng tôi đã có thể tiết kiệm 4 triệu đô la, và đó cũng là lý do vì sao bây giờ có 1 cánh rừng đang được gầy dựng (Vỗ tay) Sức mạnh của việc tự xây dựng, sức mạnh của những kiến thức phổ thông, sức mạnh của tự nhiên, tất cả chúng cần được biến đổi thành một khuôn mẫu và những gì hình thành nên khuôn mẫu đó là kĩ thuật mô hình hóa và định dạng chứ không phải là xi măng, gạch hay gỗ. Mà chính là cuộc sống. Sức mạnh tổng hợp trong thiết kế chỉ là một nỗ lực nhỏ để biến điều cốt lõi nhất trong kiến trúc thành sức mạnh trong cuộc sống. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Nhà hát này được xây dựng ngay tại Copacabana, bờ biển nổi tiếng nhất thế giới, cách đây 25 km về phía Bắc Rio là nơi cộng đồng Vila Cruzerio sinh sống, có khoảng 60,000 người ở đây. Ngày nay, nhiều người ở Rio biết đến Vila Cruzerio thông qua tin tức, nhưng không may, tin từ Vila Cruzeiro thường là tin không tốt. Nhưng Vila Cruzeiro cũng là nơi câu chuyện của chúng tôi bắt đầu. 10 năm trước, chúng tôi lần đầu tiên đến Rio để thực hiện phim tài liệu về cuộc sống ở favelas. Chúng ta biết favelas là những cộng đồng không chính thống. Họ hòa nhập qua năm tháng, khi người nhập cư từ quê lên thành phố để kiếm việc làm, như thành phố trong lòng thành phố, được biết đến với những vấn đề như tội phạm đói nghèo và cuộc chiến dữ dội giữa cảnh sát và các băng đảng buôn ma túy. Điều gây ấn tượng cho chúng tôi là đây là cộng đồng nơi mà người dân tự xây dựng bằng chính đôi tay của mình mà không cần bất kỳ một kế hoạch kỳ công và trông như công trình khổng lồ vậy. Ở chỗ chúng tôi, Hà Lan mọi thứ đều được lên kế hoạch. Chúng tôi thậm chí còn có những quy tắc về cách tuân thủ quy tắc nữa. (Cười) Ngày quay cuối cùng của chúng tôi kết thúc ở Vila Cruzeiro, chúng tôi ngồi xuống uống với nhau và ngắm nhìn ngọn đồi với tất cả những ngôi nhà này, phần lớn chúng đều dang dở với những bức tường toàn gạch thô, vài trong số đó đã được trát vữa và sơn phết và chúng tôi chợt nảy ra ý tưởng sẽ ra sao nếu mọi ngôi nhà đều như vậy? Rồi chúng tôi tưởng tượng ra một bản thiết kế lớn, một tác phẩm nghệ thuật lớn. Ai sẽ mong chờ những thứ như thế ở một nơi thế này? Vì thế, chúng tôi đã nghĩ, nó có khả thi không? Chúng tôi bắt đầu đếm những ngôi nhà nhưng nhanh chóng đếm loạn xạ. Theo cách nào đó, ý tưởng tắc tịt. JK: Chúng tôi có một người bạn, điều hành một tổ chức phi chính phủ ở Vila Cruzeiro, tên là Nanko. Anh ấy cũng thích ý tưởng này. Anh ấy nói: "Mọi người ở đây sẽ rất thích thú khi nhìn thấy nhà của mình được trát vữa và sơn phết. Đó là lúc ngôi nhà hoàn thành." Thế nên, anh ấy giới thiệu đúng người cho chúng tôi. Và Victor và Maurinho nhập đội. Chúng tôi chọn ra ba ngôi nhà ở trung tâm và bắt đầu ở đó. Chúng tôi đã thiết kế vài mẫu và mọi người đều thích mẫu cậu bé thả diều nhất. Chúng tôi bắt đầu sơn phết và điều đầu tiên chúng tôi làm là sơn mọi thứ màu xanh trời, chúng tôi nghĩ nó trông khá đẹp. Nhưng họ ghét nó. Người dân ở đây thực sự ghét nó Họ hỏi: Các anh làm quái cái gì thế? Các anh sơn nhà chúng tôi y như đồn cảnh sát vậy." (Cười) Ở favela, điều đó là không tốt. Màu đó cũng trùng với màu nhà giam. Nên chúng tôi nhanh chóng tiếp tục và vẽ nên cậu bé. Tưởng đã hoàn thành, chúng tôi rất vui nhưng có điều gì đó chưa đúng vì những đứa trẻ bắt đầu tìm đến và nói: "Các chú biết không, có một cậu bé thả diều nhưng diều của cậu ấy đâu?" Chúng tôi đáp: "Ồ, đó là nghệ thuật. Phải tưởng tượng ra con diều." (Cười) Rồi chúng nói: "Không, không, chúng cháu muốn thấy con diều." Vì thế, chúng tôi nhanh chóng tạo một con diều trên đồi cao để có thể thấy cậu bé thả diều và thực sự thấy một con diều. Các trang báo địa phương bắt đầu viết về nó, điều đó thật tuyệt, thậm chí cả tờ The Guardian cũng viết: "Khu ổ chuột khét tiếng trở thành khu triển lãm ngoài trời." JK: Được thành công đó cổ vũ, chúng tôi về Rio thực hiện dự án thứ hai và tình cờ gặp con đường này. Nó được bao bọc bởi bê tông để phòng lở bùn, bằng cách nào đó, chúng tôi thấy ở đó một con sông, chúng tôi tưởng tưởng con sông này sẽ là một con sông kiểu Nhật với cá chép Nhật lội dòng. Chúng tôi quyết định vẽ nên con sông đó và mời Rob Admiraal, một nghệ sĩ xăm hình chuyên về phong cách Nhật Bản. Chúng tôi chẳng ngờ mình đã dành gần cả năm để vẽ nên dòng sông cùng với Geovani, Robinho và Vitor, những người sống gần đó. Thậm chí, chúng tôi còn chuyển đến khu vực này khi một anh bạn sống trên con phố, Elias, nói rằng chúng tôi có thể đến ở nhà cùng với gia đình anh, điều đó thật tuyệt. Đáng tiếc, thời gian đó, một cuộc chiến nổ ra giữa cảnh sát và các băng đảng buôn ma túy. (Video) (Tiếng súng) Chúng tôi biết được rằng suốt giai đoạn này, người dân trong khu phố đã giúp đỡ nhau vượt qua gian khổ và cũng biết được một nhân tố rất quan trọng: tầm quan trọng của tiệc BBQ. (Cười) Bởi vì khi tổ chức một buổi BBQ, nó biến bạn từ một vị khách sang chủ nhà, vì thế chúng tôi đã quyết định tổ chức hằng tuần và làm quen được với tất cả hàng xóm. JK: Chúng tôi vẫn còn ý tưởng về ngọn đồi. DU: Vâng, ta đang nói về quy mô của nó, vì bức vẽ này lớn một cách đáng kinh ngạc và chi tiết một cách điên rồ, quá trình này gần như làm chúng tôi mất trí. Nhưng chúng tôi hiểu rằng có thể, suốt quá trình này thời gian mà chúng tôi bỏ ra ở khu phố thậm chí có thể quan trọng hơn bản thân công việc vẽ vời. JK: Vậy là, sau tất cả, ngọn đồi này, ý tưởng này vẫn ở đây, và chúng tôi bắt đầu phác thảo, tạo mô hình và nhận ra vài điều. Những ý tưởng và thiết kế cần phải đơn giản hơn dự án trước để chúng tôi có thể vẽ nó với nhiều người và nhiều nhà hơn cùng một lúc. Chúng tôi có cơ hội thử nghiệm nó ở một khu phố tại trung tâm ở Rio, Santa Marta, chúng tôi thiết kế cho khu phố thành thế này và tìm người đồng hành bởi hóa ra, nếu ý tưởng của bạn đủ lớn sẽ dễ tìm người thực hiện cùng hơn. (Cười) Và người dân Santa Marta làm việc cùng nhau suốt hơn một tháng. Họ đã biến quảng trường đó thành thế này đây. (Vỗ tay) Bức ảnh này bằng cách nào đó đã đi khắp thế giới. DU: Sau đó, chúng tôi nhận được cuộc gọi bất ngờ từ chương trình Philadelphia Mural Arts, và họ có câu hỏi thế này: Nếu ý tưởng này, phương pháp này, nếu điều này thực hiện ở North Philly, một trong những khu phố nghèo nhất ở Hoa Kỳ thì sao? Chúng tôi ngay lập tức đồng ý. Chúng tôi không biết làm thế nào, nhưng có vẻ đó là một thử thách rất thú vị. Thế nên, chúng tôi đã làm giống như ở Rio: di chuyển đến khu phố và bắt đầu tiệc BBQ. (Cười) Dự án đã mất gần 2 năm để hoàn thành, chúng tôi thiết kế riêng cho từng ngôi nhà trên đại lộ và vẽ nó cùng với những chủ cửa hàng, cao ốc địa phương và một nhóm khoảng 12 nam và nữ. Họ được thuê, sau đó, được đào tạo như những họa sĩ, cùng nhau, họ biến đổi khu phố cả con đường, thành một tác phẩm chấp vá khổng lồ của màu sắc. (Vỗ tay) Cuối cùng, thành phố Philadelphia đã cảm ơn từng người một và tán dương thành quả của họ. JK: Vậy là chúng tôi đã vẽ cả con đường. Sẽ thế nào nếu làm điều đó với cả ngọn đồi? Chúng tôi bắt đầu tìm tài trợ, nhưng thay vì thế, chúng tôi đặt ra những câu hỏi như: Sẽ sơn bao nhiêu căn nhà? Tổng cộng là bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu sơn sẽ được sử dụng? Bao nhiêu người sẽ được thuê? Chúng tôi mất nhiều thời gian để lập kế hoạch về nguồn tài trợ và trả lời những câu hỏi đó, nhưng sau đó, chúng tôi nghĩ để trả lời tất cả, bạn phải biết chính xác mình sẽ làm gì trước khi đến đó và bắt tay vào việc. Có thể là một sai lầm khi nghĩ như thế. Sẽ mất đi một vài điều kỳ diệu vốn có thể học được về việc nếu đi và bỏ thời gian ở đâu đó, bạn có thể để dự án tự phát triển và có một cuộc sống riêng. DU: Những gì chúng tôi đã làm là thực hiện dự án và loại bỏ những con số, những ý tưởng và giả định, quay trở lại ý tưởng cốt yếu ban đầu là biến đổi ngọn đồi thành một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ. Và thay vì tìm kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi bắt đầu chiến dịch gây quỹ từ quần chúng, trong vòng hơn một tháng, hơn 1,500 người đã tham gia quyên góp hơn 100,000 đô la. Với chúng tôi, đó là một khoảnh khắc tuyệt vời, bởi vì giờ - (Vỗ tay) - chúng tôi cuối cùng cũng có thể tự do sử dụng những gì đã học, tạo nên một dự án được xây dựng như cách của favela từ mặt đất lên, từ dưới lên, mà không có quy hoạch tổng thể. JK: Vậy là chúng tôi trở về, và thuê Angelo, một họa sĩ địa phương ở Vila Cruzeiro, một anh chàng tài năng, và quen biết hết thảy mọi người, rồi chúng tôi thuê Elias, chủ nhà cũ người đã mời chúng tôi vào nhà, bậc thầy xây dựng. Cùng với họ, chúng tôi quyết định điểm bắt đầu. Chúng tôi chọn chỗ này ở Vila Cruzeiro, những ngôi nhà được trát vữa như tôi nói. Điều tốt đẹp về họ là họ quyết định làm ngôi nhà nào kế tiếp. Thậm chí khi in áo thun, họ đưa lên các biểu ngữ giải thích mọi thứ cho mọi người và nói chuyện với báo chí. Đây là bài báo về Angelo. DU: Trong lúc đó, chúng tôi đem ý tưởng này ra thế giới. Giống như dự án ở Philadelphia, chúng tôi được mời tham gia những hội thảo, như ở Curacao, và giờ đây, chúng tôi đang lên kế hoạch cho một dự án lớn ở Haiti. JK: Favela không chỉ là nơi ý tưởng này bắt đầu mà còn là nơi có thể hiện thực hoá nó mà không cần tới một kế hoạch tổng thể nhờ vào sự không chính thức của cộng đồng này - đó là nguồn cảm hứng và trong một nỗ lực cộng đồng, cùng với mọi người, bạn có thể hoạt động như một dàn nhạc, nơi có thể có đến 100 nhạc cụ, phối hợp để tạo nên bản giao hưởng. DU: Chúng tôi muốn cảm ơn mọi người, những người đã là một phần của giấc mơ này và ủng hộ chúng tôi suốt chặng đường, hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các bạn. JK: Vâng, một ngày sớm thôi, khi sắc màu hiện lên trên những bức tường, hy vọng mọi người sẽ cùng chúng tôi bước vào giấc mơ, một ngày không xa, toàn bộ Vila Cruzeiro sẽ được sơn phết. DU: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi vọng các bạn hiểu tiếng Anh của tôi. Vào buổi sáng thật khủng khiếp, và buổi chiều là tệ nhất. (Cười) Trong nhiều năm, tôi đã diễn thuyết bắt đầu bằng câu nói sau: "Thành phố không phải là một vấn đề mà nó chính là một giải pháp." Và càng ngày, tôi càng bị thuyết phục bởi việc đó không chỉ là giải pháp cho một quốc gia, mà còn là giải pháp cho vấn đề về biến đổi khí hậu. Nhưng chúng ta có một cách tiếp cận rất bi quan về các thành phố. Tôi làm việc tại các thành phố trong khoảng 40 năm, và ở đâu thì các thị trưởng cũng đều cố nói với tôi rằng thành phố của ông ta quá lớn, còn các thị trưởng khác thì nói, "Chúng tôi không có đủ nguồn tài chính," Tôi muốn nói rằng từ kinh nghiệm của tôi đó là : mỗi thành phố trên thế giới có thể được cải thiện trong ít hơn 3 năm, Đó không phải là vấn đề về quy mô. Không liên quan gì đến quy mô cả, cũng không phải là vấn đề về nguồn tài chính. Những vấn đề của thành phố đều phải có sự đồng trách nhiệm và một bản thiết kế. Vậy để bắt đầu, tôi muốn giới thiệu một vài nhân vật từ cuốn sách mà tôi viết cho vị thành niên. Ví dụ hay nhất về chuẩn mực sống đó là loài rùa bởi vì rùa là ví dụ của việc sống và làm việc cùng nhau. Và khi bạn nhận ra rằng mai của rùa giống như lớp vỏ bọc của thành phố, và chúng ta có thể tưởng tượng rằng nếu chúng ta cắt mai rùa, thì nó sẽ buồn như thế nào? Và đó là những gì mà chúng ta đang làm với thành phố của mình: sống ở đây, làm việc ở đây và vui chơi ở đây. Và hầu hết mọi người đang rồi khỏi thành phố và chuyển ra sống ngoài thành phố. Và nhân vật khác đó là Ôto, xe hơi. Nó được mời đi dự một bữa tiệc -- và nó không bao giờ muốn rời khỏi bữa tiệc. Ghế thì nằm trên bàn và vẫn uống, và nó uống rất nhiều. (Cười) Nó ho rất nhiều. Rất tự cao: nó chỉ chở theo một hoặc hai người và nó luôn đòi hỏi phải có nhiều cơ sở hạ tầng hơn. Các đường lớn. Nó là một người hay đòi hỏi. Mặt khác, Accordion, xe buýt thân thiện, chở theo 300 người -- ở Thụy Điền là 275 người; ở Brazil là 300 người. (Cười) Nói về thiết kế quy hoạch: mỗi thành phố có bản thiết kế riêng. Curitiba, thành phố của tôi: có 3 triệu người ở khu vực đô thị, 1.8 triệu người sống ở trong thành phố. Curitiba, Rio: giống như hai con chim đang hôn nhau Oaxaca, San Francisco -- rất dễ dàng: Đường Market, Van Ness và khu gần sông. Và mỗi thành phố đều có bản thiết kế riêng. Nhưng để thực hiện nó, đôi khi bạn cần phải đề xuất một bối cảnh và đề xuất thiết kế -- ý tưởng mà mọi người, hay là đa số sẽ giúp bạn thực hiện nó. Và kia là cấu trúc của thành phố Curitiba. Và đó là ví dụ về việc sống và làm việc cùng nhau. Và đây là nơi có mật độ dân số đông hơn; và đây là nơi có nhiều phương tiện công cộng hơn. Hệ thống này bắt đầu vào năm 1974. Chúng tôi khởi đầu với 25,000 hành khách mỗi ngày, bây giờ là 2.2 triệu hành khách mỗi ngày. Và nó mất khoảng 25 năm cho đến khi một thành phố khác .. đó là Bogota và họ cũng làm rất tốt mọi việc. Và ngày nay có 83 thành phố trên khắp thế giới cũng đang thực hiện mô hình mà họ gọi là Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) của Curitiba. Và một điều: nó không chỉ quan trọng đối với thành phố của bạn; mà mọi thành phố, bên cạnh các vấn đề thông thường, nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc chung sống với toàn thể nhân loại. Điều đó hàm ý hai vấn đề chính sau đây -- biến đối nhanh và bền vững -- đang trở nên rất quan trọng đối với các thành phố. Và đây là xe buýt có khớp nới, loại đôi. Chúng ta đang ở rất gần nhà tôi. Các bạn có thể đến chơi khi tới Curitiba và uống cafe ở đó. Đây là sự tiến triển về hệ thống. Điều tạo nên sự khách biệt trong bản thiết kế này đó chính là ống trạm xe buýt: ống trạm xe buýt giúp xe buýt đóng vai trò giống như xe điện ngầm. Đó là lý do tại sao, tôi đang muốn nói là, nó giống như là điện ngầm hóa xe buýt. Đây là thiết kế của xe buýt, và bạn có thể trả tiền trước khi bước vào xe buýt mà bạn muốn lên. Còn đối với người tật nguyền, họ có thể dùng giống như hệ thống thông thường. Những gì tôi muốn nói đó là một lượng lớn khí thải các bon là từ xe hơi -- hơn 50 phần trăm -- vậy nếu chúng ta lệ thuộc chủ yếu vào xe hơi, đó chính là .. -- chính là lý do mà chúng ta sẽ nói về vấn đề tính bền vững, chưa có đủ các cao ốc xanh. Chúng ta chưa có đủ các vật liệu mới. Cũng vẫn chưa có đủ các nguồn năng lượng mới. Ý tưởng về thành phố, bản thiết kế cho thành phố, cũng là cái quan trọng. Và cách mà chúng ta giáo dục trẻ em cũng quan trọng. Tôi sẽ nói điều này sau. Ý tưởng của của chúng ta về việc di chuyển đó là cố gắng liên kết tất cả các hệ thống. Chúng tôi bắt đầu vào năm 1983, đề xuất với thành phố Rio cách thức để liên kết xe điện ngầm với xe buýt. Tất nhiên là xe điện ngầm phản đối. Và 23 năm sau, họ gọi chúng tôi lại để phát triển -- chúng tôi đang phát triền ý tưởng này. Và các bạn có thể hiểu được sự khách biệt sẽ như thế nào, hình ảnh về Rio với hệ thống này -- tần số một phút. Và đó không phải là Thượng Hải, nó không được chiếu màu vào ban ngày, chỉ có vào buổi tối Nó trông giống như thế này đây. Và trước khi các bạn nó rằng đó là thiết kế của Norman Foster, thì chúng tôi đã thiết kế nó vào năm 1983. Và đây là mô hình, về cách thức mà nó hoạt động. Cùng một hệ thống chỉ có phương tiện là khác. Và đây là mô hình. Những gì tôi đang muốn nói đó là, tôi không cố để chứng minh hệ thống đi lại nào là tốt hơn. Tôi muốn nói rằng chúng ta phải kết hợp tất cả các hệ thống, và với một điều kiện: đừng bao giờ -- nếu như các bạn có hệ thống điện ngầm, nếu như các bạn có hệ thống trên mặt đất nếu các bạn có bất kỳ hệ thống đi lại nào -- đừng bao giờ để chúng tranh nhau trên cùng không gian. Tôi sẽ quay lại với xe hơi, tôi thường nói rằng xe hơi giống như mẹ vợ hay mẹ chồng vậy: các bạn phải giữ mối quan hệ tốt với bà ta, nhưng bà ta không thể chỉ đạo cuộc sống của bạn được. Vậy, khi mà người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời bạn lại chính là mẹ vợ hay mẹ chồng, thì bạn đang gặp phải vấn đề. (Cười) Vậy, tất cả ý tưởng về việc làm cách nào để biến đổi thông qua các thiết kế -- các mỏ đá cũ và các trường đại học mở và vườn thực vật -- tất cả đều liên quan đến việc chúng ta giáo dục trẻ em. Và trẻ em, chúng ta có thể dạy chúng biết cách phân loại rác trong vòng sáu tháng. Và sau đó trẻ em sẽ dạy lại cha mẹ chúng, Và lúc này chúng tôi có được tỉ lệ phân loại 70% -- sau 20 năm, tỷ lệ phân loại rác thải cao nhất trên thế giới. Bảy mươi. (Vỗ tay) Vậy hãy giáo dục trẻ em. Tôi muốn nói rằng, nếu chúng ta muốn có một thế giới bền vững chúng ta phải làm những điều mà chúng ta đã nói ra, nhưng đừng quên thành phố và trẻ em. Tôi đang làm việc trong một viện bảo tàng và một thành phố đa chức năng sử dụng bởi vì các bạn không thể tìm được khoảng trống trong suốt 18 tiếng mỗi ngày. Các bạn nên luôn phải có một cách thức sống và làm việc cùng nhau. Cố gắng hiểu về các khu vực trong thành phố những nơi có thể đóng vai trò khác nhau trong suốt 24 giờ. Một vấn đề khác đó là, thành phố giống như bức chân dung gia đình của ta. Đừng xé bức chân dung gia đình, ngay cả nếu như bạn không thích cái mũi của ông chú, bởi vì bức chân dung này chính là bạn. Và đây là các mẫu tham khảo mà chúng tôi có được ở một số thành phố: Đây là khu buôn bán trung tâm dành cho người đi bộ; chúng tôi làm nó trong 72 giờ. Phải, các bạn phải làm nhanh. Và đây là mẫu tham khảo từ đóng góp dân tộc của chúng tôi. Đây là cổng chính Ý, công viên Ukraina, công viên Ba Lan, quảng trường Nhật Bản, công viên Đức. Và đột nhiên, Liên Bang Sô-viết, họ sụp đổ. Và từ đó chúng ta có những người đến từ quốc gia như Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan, thì chúng tôi phải dừng chương trình lại. (Cười) Đừng quên rằng: sự sáng tạo bắt đầu khi bạn cắt đi một con số không khỏi ngân sách. Nếu bạn cắt bỏ 2 số không, sẽ tốt hơn rất nhiều. Và đây là nhà hát Wire Opera. Chúng tôi đã làm nó trong 2 tháng. Công viên -- các mỏ đá được biến đổi thành các công viên này. Các mỏ đá tạo nên tự nhiên, và đôi khu chúng tôi tận dụng điều này và chúng tôi biến đổi chúng. Và mọi phần đều có thể được biến đổi; mọi con ếch đều có thể biến đổi thành một hoàng tử. Vậy trong một thành phố, bạn phải làm việc nhanh chóng. Hoạch định sẽ mất nhiều thời gian. Và tôi đề xuất phương pháp châm cứu đô thị. Có nghĩa là tôi, với một vài ý tưởng trọng tâm sẽ hỗ trợ được cho quá trình hoạch định thông thường. Và đây là giấy ghi chú châm cứu -- hay là tác phẩm của kiến trúc sư I.M.Pei. Một vài thứ nhỏ có thể làm cho thành phố tốt hơn. Công viên nhỏ nhất ở New York, cũng là công viên đẹp nhất: rộng 32 m2 Tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện bằng việc nói rằng các bạn luôn có thể đề xuất ra vật liệu mới -- vật liệu bền vững mới -- nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta phải làm thật nhanh cho đến khi kết thúc, vì chúng ta không có toàn bộ thời gian để hoạch định. Và tôi nghĩ rằng sự sáng tạo, đổi mới đang bắt đầu, Và chúng ta không thể có được tất cả câu trả lời. Vây khi bạn bắt đầu -- và chúng ta không có được ưu thế là sẽ có được tất cả các câu trả lời -- thì thật quan trọng khi mà bắt đầu và có được đóng góp từ mọi người, và họ sẽ chỉ bảo bạn nếu như bạn không đi đúng hướng. Và cuối cùng, tôi rất vui nếu như các bạn có thể giúp tôi hát một bài hát về sự bền vững. Được chứ? Xin cho tôi chỉ 2 phút thôi. Các bạn sẽ làm nhạc và giai điệu. ♫ Toonchi-too! Toonchi-too! Toonchi-too! ♫ ♫ Toonchi-too! Toonchi-too! Toonchi-too! ♫ ♫Rất khả thi! Rất khả thi ! Bạn có thể làm được! Bạn có thể làm được! ♫ ♫ Hãy hạn chế dùng xe hơi! Hãy thực hiện điều này! ♫ ♫ Tránh việc thải ra khí các bon! Rất khả thi! Rất khả thi ! ♫ ♫ Bạn có thể làm được! Bạn có thể làm được! ♫ ♫ Hãy sống gần nơi làm việc hơn! ♫ ♫ Hãy làm việc gần nhà hơn! Hãy tiết kiệm năng lượng trong nhà! ♫ ♫ Rất khả thi! Rất khả thi! Bạn có thể làm được! ♫ ♫ Bạn có thể làm được! Hãy phân loại rác thải! ♫ ♫ Hữu cơ, vô cơ! Hãy tiết kiệm nhiều hơn! Phí phạm ít hơn! Rất khả thi! ♫ ♫ Bạn có thể làm được! Xin hãy làm ngay bây giờ! ♫ Xin cám ơn (Vỗ tay) Cuộc chiến chống ma túy đã gây nên những gì cho thế giới? Những vụ giết người và tình trạng lộn xộn ở Mexico, Trung Mỹ, và nhiều nơi khác trên hành tinh này, thị trường chợ đen toàn cầu trị giá khoảng 300 tỷ đô một năm, tù nhân tràn ngập tại Mỹ và các nơi khác, cảnh sát và quân đội chìm vào cuộc chiến bất phân thắng bại vốn vi phạm những quyền cơ bản, và những thường dân chỉ hi vọng họ không lọt vào giữa hai làn đạn, trong lúc đó, vẫn có nhiều người sử dụng ma túy hơn bao giờ hết. Nó bằng lịch sử đất nước tôi, với rượu cấm và Al Capone, nhân lên 50. Đó là lý do tại sao, là một người Mỹ, tôi thật sự cảm thấy buồn bực khi chúng ta là động lực dẫn đến cuộc chiến ma túy toàn cầu này. Hãy hỏi tại sao các nước cấm sử dụng những loại thuốc họ chưa từng nghe tới? Tại sao các đạo luật của LHQ xem trọng hình sự hóa vấn đề sức khỏe, thậm chí hầu hết tiền trên khắp thế giới chi cho đấu tranh chống ma túy, không phải dùng để hỗ trợ mà là để trừng phạt, và bạn sẽ tìm thấy cái tốt của nước Mỹ cũ kỹ. Tại sao chúng ta làm thế? Một số người, đặc biệt ở Mỹ Latin, cho rằng vấn đề không phải ở ma túy. mà chỉ là để ngụy trang cho sự xâm chiếm của chính sách thực dụng tại Mỹ. Nhưng thật ra, không phải vậy. Chúng tôi không muốn những tội phạm được tài trợ bởi tiền từ ma túy tiến hành khủng bố và xâm chiếm các quốc gia khác. Không, thực tế là, nước Mỹ phát điên khi nói về ma túy. Đừng quên, chúng ta từng cho rằng có thể cấm rượu. Vậy hãy nghĩ về cuộc chiến ma túy toàn cầu không phải như một chính sách, mà là như một dự án quốc tế nhằm giải quyết những rối loạn nội bộ. (Vỗ tay) Nhưng đây là tin tốt. Hiện nay Nga đang dẫn đầu cuộc chiến chống ma túy, không phải chúng ta. Hầu hết các chính trị gia nước tôi đều muốn chấm dứt cuộc chiến này, giảm số người bị bắt giam, không phải tăng thêm, là một người Mỹ, tôi tự hào nói rằng hiện nay chúng tôi đang dẫn đầu trong cải tổ các chính sách về cần sa. Cần sa hiện hợp pháp cho mục đích y học ở hầu như một nửa trong số 50 bang, hàng triệu người có thể mua cần sa, thuốc, tại nhà thuốc có cấp phép của chính phủ, và hơn một nửa bạn bè tôi nói rằng đã đến lúc để điều chính và đánh thuế cần sa một cách hợp pháp ít nhiều cũng phải như rượu. Đó là điều Colorado và Washington đang làm và Uruquay, và các nơi khác chắc chắn theo. Và đó cũng là công việc của tôi: kêu gọi chấm dứt cuộc chiến ma túy. Cuộc đời của tôi bắt đầu trong một gia đình gia giáo là con trai cả của một giáo sĩ Do Thái nhập học đại học nơi tôi hút một ít cần sa và tôi thấy rất thích. (Cười) Và tôi cũng thích uống rượu, vốn nguy hiểm hơn hút cần sa, thế mà chúng tôi có thể bị bắt cho dù chỉ hút một ít. Cho đến giờ, điều vô lý này vẫn làm tôi suy nghĩ vì thế luận án tiến sĩ của tôi là về kiểm soát ma túy quốc tế Tôi đã kiến nghị đến Bộ Ngoại Giao, nhưng bị bảo an trục xuất Tôi phỏng vấn hàng trăm đặc vụ thi hành luật và chống ma túy trên khắp châu Âu và châu Mỹ, và tôi hỏi họ, "Anh nghĩ câu trả lời là gì?" Ở Mỹ La-tinh, họ bảo tôi rằng, "Anh không thể nào thật sự cắt bỏ nguồn cung được, câu trả lời phải là từ Mỹ, phải cắt giảm nguồn cầu." Thế nên tôi quay lại Mỹ để nói chuyện với những người chống ma túy, và họ nói, "Anh biết không, Ethan, anh không thể cắt giảm nguồn cầu. Câu trả lời phải ở phía bên kia. Anh phải cắt giảm nguồn cung." Thế là tôi đi nói chuyện với nhân viên hải quan nỗ lực ngăn ma túy qua biên giới, và họ nói, "Anh không thể giảm ma túy từ đây. Câu trả lời là ở kia, anh phải cắt cả nguồn cung và nguồn cầu." Thế là tôi nhận ra: Tất cả các bên có liên quan nghĩ rằng câu trả lời nằm ở nơi họ ít biết nhất. Sau đó tôi bắt đầu nghiên cứu những tài liệu mà tôi có về thuốc kích thích: nguồn gốc, khoa học, chính trị, mọi thứ. Và càng đọc, bạn sẽ càng thấy rõ cách làm của các nhà chính trị và luật pháp tại nước tôi không phải là một cách tiếp cận hoàn chỉnh và khôn ngoan. Sự bất cân xứng này mang đến một vấn đề khó giải quyết cả về mặt trí tuệ lẫn đạo đức. Có lẽ một xã hội không ma túy không bao giờ tồn tại. Gần như mỗi xã hội đều sử dụng chất kích thích để giảm đau, tăng lực, xã hội hóa, thậm chí để giao tiếp với thần. Chúng ta khao khát thay đổi tư duy có lẽ cũng như chúng ta khao khát thức ăn, tình cảm hay tình dục vậy. Cho nên, vấn đề của chúng ta là phải học cách sống với thuốc kích thích làm giảm tác hại đến mức thấp nhất thậm chí còn đạt lợi ích tốt nhất trong một số trường hợp. Một điều nữa là: nguyên nhân 1 số thuốc kích thích được xem là hợp pháp, trong khi số khác lại không không liên quan gì đến khoa học hay sức khỏe hoặc những rủi ro của thuốc kích thích mà liên quan đến ai là người sử dụng và ai được xem là người sử dụng đối với một số loại thuốc cụ thể. Cuối thế kỷ 19, khi hầu hết các loại thuốc bất hợp pháp hiện nay vẫn còn hợp pháp, khách hàng mua thuốc phiện ở nước tôi và các nước khác là phụ nữ trung niên da trắng cho mục đích giảm đau khi các liệu pháp khác chưa tồn tại. Và lúc đó không ai nghĩ đến việc xử phạt vì không ai muốn đưa bà nội mình vào tù. Đến khi hàng trăm trong số hàng ngàn người Trung Quốc bắt đầu nhập cư vào nước tôi, làm việc nặng nhọc ở trạm xe và hầm mỏ và trở về nhà vào buổi tối hút một ít thuốc phiện bằng tẩu giống như khi họ còn ở quê nhà thì đạo luật cấm ma túy đầu tiên ra đời tại California và Nevada, xuất phát từ nỗi sợ người Trung Quốc sẽ biến phụ nữ da trắng thành nô lệ tình dục nghiện thuốc. Luật cấm cocaine đầu tiên, tương tự, ra đời từ nỗi sợ người da đen ở phía Nam quên mất địa vị của họ khi hút loại bột trắng này. Và đạo luật cấm cần sa, đều là vì dân nhập cư Mexico ở phía Tây và Tây Nam. Những điều xảy ra ở nước tôi, cũng xảy ra ở các nước khác, đúng với cả nguồn gốc và áp dụng của các đạo luật này. Tóm lại như thế này, và tôi chỉ phóng đại một chút thôi: Nếu phần lớn những người hút cocaine là các phụ nữ trung niên da trắng giàu có và phần lớn người dùng Viagra là thanh niên da đen nghèo, thì cocaine sẽ dễ dàng mua theo toa bác sĩ còn người bán Viagra sẽ vào tù từ 5 đến 10 năm (Vỗ tay) Tôi từng là giảng viên giảng dạy về điều này Nhưng giờ tôi là nhà hoạt động, hoạt động vì quyền con người với động lực chính là sự hổ thẹn của tôi khi sống ở một quốc gia lẽ ra thật tuyệt vời với ít hơn 5% dân số thế giới nhưng lại chiếm gần 25% số người bị giam giữ trên thế giới. Họ là những người đã mất đi người thân trong bạo lực và giam giữ do chất kích thích do dùng quá liều hay do AIDS bởi vì các chính sách xem trọng việc xử phạt hơn là sức khỏe. Họ là những người tốt mất đi việc làm, mất nhà, mất tự do, thậm chí mất con cho nhà nước, không phải vì họ đã làm tổn thương ai mà chỉ vì họ đã chọn dùng sai loại thuốc mà thôi. Vậy thì xiết chặt luật pháp có đúng không? Tôi vẫn luôn day dứt về câu hỏi này: 3 ngày trong tuần tôi nghĩ là đúng, 3 ngày còn lại tôi lại cho rằng sai, đến Chủ nhật thì tôi cũng không biết nữa. Nhưng mà bởi vì hôm nay là Thứ ba, tôi cho rằng dùng luật điều chỉnh và đánh thuế hầu hết thuốc kích thích đang bị cấm sẽ giảm đáng kể tình trạng phạm tội, bạo lực, tham nhũng và chợ đen, giải quyết vấn đề dùng thuốc cấm, khi chưa đủ tuổi cải thiện an ninh trật tự, và mang đến nguồn thuế cho các mục đích tốt hơn. Ý tôi là, thị trường cần sa, cocaine, heroin và methamphetamine là thị trường hàng hóa toàn cầu cũng như thị trường rượu, thuốc lá, cà phê, đường, ... toàn cầu. Khi có cầu, tất sẽ có cung. Cắt giảm nguồn này thì nguồn khác sẽ xuất hiện. Người ta có xu hướng cho rằng cấm là hình thức điều chỉnh cơ bản khi thực tế nó chỉ thể hiện sự thất bại của luật pháp khi dùng xử phạt để lấp chỗ trống. Đó cũng là lý do việc đưa luật hình sự và cảnh sát ra trong nỗ lực khống chế một thị trường hàng hóa sôi động toàn cầu là một bước đi thảm họa. Điều chúng ta thật sự cần làm là thanh lọc thị trường thuốc kích thích đen cho càng trong sạch càng tốt và điều tiết thị trường một cách thông minh để giảm thiểu cả tác hại của thuốc kích thích lẫn tác hại của các chính sách cấm đoán. Như vậy, với cần sa, đó nghĩa là điều chỉnh hợp pháp và thu thuế như với rượu. Lợi ích của điều này rất lớn, trong khi rủi ro lại thấp. Liệu sẽ có nhiều người dùng cần sa hơn không? Có lẽ, nhưng sẽ không phải là thiếu niên, vì đó là không hợp pháp, và thẳng thắn mà nói, họ đã có nguồn cần sa rồi. Có thể sẽ có thêm người già hút cần sa, những người vào khoảng 40, 60 hay 80 tuổi cần 1 ít cần sa để dễ ngủ hơn vào đêm hay là để chữa bệnh viêm khớp hoặc béo phì hoặc cũng có thể để tăng cảm hứng hôn nhân. (Cười) Và đó cũng là lợi ích công cộng. Đối với các loại thuốc kích thích khác, có thể học Bồ Đào Nha, nơi không ai phải vào tù vì sở hữu ma túy, và chính phủ cam kết xem nghiện thuốc là vấn đề sức khỏe. Hay lấy Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Anh làm gương, nơi người nghiện heroin nhiều năm liên tục tái nghiện có thể dùng heroin y tế và dịch vụ hỗ trợ tại các phòng khám, kết quả là: Sử dụng thuốc bất hợp pháp, bệnh tật, dùng quá liều, tội phạm, bắt giữ đều giảm, sức khỏe và phúc lợi tăng, lợi ích thuế, và nhiều người không còn tái nghiện. Có thể nhìn sang New Zealand, gần đây ban hành luật cho phép một số thuốc kích thích được sử dụng hợp pháp miễn là phải an toàn. Gần đây thì có Brazil, và 1 số nước khác, nơi ayahuasca, chất gây ảo giác mạnh, được mua bán hợp pháp miễn là theo đúng quy định tôn giáo. Còn ở Bolivia và Peru, nơi các sản phẩm từ lá coca, nguyên liệu để làm ra cocaine, được bán hợp pháp qua biên giới mà không gây hại đến sức khỏe công cộng. Đừng quên, Coca-cola chứa cocaine đến tận thế kỷ 19, và đến giờ thì chưa có thứ nào gây nghiện hơn Coca-Cola. Ngược lại, hãy nghĩ về thuốc lá: Không có thứ gì vừa quyến rũ vừa giết người như thuốc lá. Khi các nhà khoa học hỏi người nghiện heroin khó bỏ nhất là cái gì, hầu hết đều trả lời là thuốc lá. Thế mà ở nước tôi và rất nhiều nước khác, một nửa số người nghiện thuốc lá đã bỏ được mà không có ai bị bắt hay tống giam hay đưa đến "trại cai nghiện" bởi công tố viên hay quan tòa. Lý do họ bỏ là do thuế tăng, thời gian, địa điểm cấm bán và sử dụng và các chiến dịch chống thuốc lá hiệu quả. Vậy thì, chúng ta có thể giảm thuốc lá hơn nữa hay không, bằng cách cấm hoàn toàn? Có thể. Nhưng hãy nghĩ đến cơn ác mộng chiến tranh thuốc lá sau đó. Vậy nên thách thức hiện tại của chúng ta có 2 tầng. Một tầng là thách thức về chính sách thiết kế và thực hiện các biện pháp thay thế cho chính sách cấm không hiệu quả, thậm chí cả khi chúng ta cần phải tăng cường điều chỉnh và sống chung hợp pháp với thuốc kích thích. Thử thách thứ hai còn khó khăn hơn, bởi vì đó là về chính chúng ta. Chướng ngại của cải cách không chỉ do quyền lực phức tạp của nhà tù công nghiệp hay những lợi ích của việc giữ nguyên đường lối cũ, mà còn ở trong mỗi chúng ta. Chính sự sợ hãi và thiếu kiến thức cũng như thiếu tầm nhìn của chúng ta ngăn cản công cuộc cải cách thực sự. Và cuối cùng, là do con em của chúng ta, cùng với khát vọng của các bậc cha mẹ giữ con trong những bong bóng xà phòng với nỗi sợ thuốc kích thích sẽ đâm vỡ những bong bóng này và làm hại bọn trẻ. Thật ra, đôi khi có vẻ như toàn bộ cuộc chiến ma túy được bào chữa như hoạt động bảo vệ trẻ em, điều mà mỗi 1 người trẻ đều phủ định. Vậy thì đây là cách tôi nói với thiếu niên vị thành niên. Thứ nhất, đừng dùng ma túy. Thứ nhì, đừng dùng ma túy. Thứ ba, nếu dùng ma túy, thì cần phải biết một vài điều, bởi vì cuối cùng thì bậc cha mẹ nào cũng muốn con về nhà an toàn, và lớn lên khỏe mạnh tốt đẹp. Đó là câu thần chú giáo huấn của tôi: An toàn là trên hết. Và tôi đã dành cả đời mình, để tổ chức và ủng hộ phong trào phản đối những cấm đoán sai lầm của quá khứ, xây dựng chính sách quản lý chất kích thích trên cơ sở khoa học, lòng trắc ẩn, sức khỏe và quyền con người, để cho mọi người với quan điểm chính trị khác nhau mọi tổ chức chính trị, bao gồm người thích thuốc kích thích, người ghét thuốc kích thích, cả người không quan tâm, đều phải tin rằng: Cuộc chiến ma túy, cuộc chiến lạc hậu, vô cảm, thảm họa này, cần phải chấm dứt. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Cảm ơn. Chris Anderson: Ethan, Xin chúc mừng - phản ứng thật lớn. Bài thuyết trình rất mạnh mẽ. Nhưng không phải mọi người đều hưởng ứng, và tôi nghĩ một vài người ở đây, cùng với một số khác xem qua mạng, ai đó biết một trẻ vị thành niên hay một người bạn hoặc bất cứ ai bệnh tật, có lẽ chết do dùng thuốc quá liều. Tôi chắc là họ đã từng nói chuyện với anh rồi. Anh đã nói gì với họ? Ethan Nadelmann: Chris, điều thú vị nhất gần đây là tôi càng ngày càng gặp nhiều người đã từng mất người thân vì dùng thuốc quá liều, và 10 năm trước, họ chỉ muốn túm cổ bọn bán thuốc phiện và bắn bỏ, vậy là xong. Nhưng giờ họ đã hiểu ra rằng chiến tranh ma túy sẽ không cứu được bọn trẻ. Ngược lại, còn làm cho chúng gặp nhiều nguy hiểm hơn. Vậy nên giờ đây họ đã hòa nhập vào chiến dịch cải cách chính sách này. Cũng có những người có con em, đứa thì nghiện rượu, đứa thì nghiện cocaine hay heroin và họ tự hỏi rằng: Sao đứa này có thể cố gắng từng chút một và trở nên tốt hơn, trong khi đứa kia ngồi tù thường xuyên liên quan tới cảnh sát và tội phạm? Cuối cùng mọi người đều hiểu, cuộc chiến ma túy không bảo vệ ai. CA: Chắc rằng ở Mỹ có nhiều quan điểm chính trị đối lập về nhiều vấn đề. Anh thấy liệu có thể có thay đổi điều gì trong 5 năm tới hay không? EN: Khá rõ ràng. Tôi nhận được nhiều cuộc gọi từ các phóng viên, nói với tôi rằng, "Ethan, có vẻ như 2 vấn đề đang có tiến triển chính trị ở Mỹ hiện nay là cải cách luật cần sa và hôn nhân đồng tính Là điều anh đang làm phải không?" Và còn hiện tượng hợp tác hai đảng, khi Đảng Cộng hòa trong Quốc hội và luật cho phép thuốc lưu hành được chấp thuận bởi phần đông Đảng Dân chủ, và chúng ta phát triển từ vấn đề đáng lo ngại nhất trong lịch sử chính trị Mỹ, thành vấn đề được giải quyết thành công nhất. CA: Rất cảm ơn anh đã tham gia TEDGlobal. EN: Cảm ơn nhiều. CA: Cảm ơn. EN: Cảm ơn. (Vỗ tay) Vincent Moon: Làm cách nào để sử dụng máy tính, camera, microphone để miêu tả thế giới theo một cách khác, càng nhiều càng tốt? Làm cách nào,có lẽ có thể,để dùng Internet để tạo ra một dạng xi nê mới? Và thực tế, tại sao chúng ta lại thu lại? Well, với chỉ ý nghĩ đó trong đầu tôi đã bắt đầu làm phim cách đây 10 năm, đầu tiên với 1 người bạn, Christophe Abric. Anh ta có một website, La Blogothèque, chuyên về âm nhạc độc lập. Chúng tôi điên loạn vì âm nhạc. Chúng tôi muôn giới thiệu âm nhạc theo một cách khác, để quay âm nhạc yêu thích, những nhạc sĩ đáng mến mộ, càng nhiều càng tốt, ngược lại với công nghệ âm nhạc và ngược lại với bản in được gắn vào nó. Chúng tôi đã bắt đầu xuất bản mỗi tuần những tập trên Internet. Chúng ta sẽ xem một vài trích đoạn. Từ Grizzly Bear trong phòng tắm tới Sigur Ros đang diễn trong quán cafe ở Paris. Từ Phoenix biểu diễn tại tháp Eiffel đên Tom Jones trong phòng khách sạn tại New York. Từ Arcade Fire trong thang máy tại thế vận hội tới Beirut đi xuống cầu thang tại Brooklyn. Từ R.E.M trong xe hơi đến The National quanh một cái bàn vào buổi tối tại miền nam nước Pháp. Từ Bon Iver biểu diễn với vài người bạn tại một căn hộ ở Montmartre đến Yeasayer có một đêm dài, và nhiều, nhiều, nhiều nữa những ban nhạc vô danh lẫn rất nổi tiếng. Chúng tôi phát hành các bộ phim miễn phí trên Internet, và chúng tôi muốn chia sẻ những thước phim đó và giới thiệu âm nhạc theo một cách khác biệt. Chúng tôi muốn tạo ra một dạng quen thuộc khác sử dụng tất các những kỹ thuật mới đó. Tại thời điểm, chính xác cách đây 10 năm, không có một dự án nào như thế trên Internet, Tôi cho đó là lý do tại sao dự án chúng tôi đang làm, the Take Away Shows, khá thành công, đến được với hàng triệu người xem. Sau một thời gian, i got a bit -- Tôi muôn đi đâu đó. Tôi thấy muốn được đi du lịch và khám phá các loại nhạc khác, để khám phá thế giới, đi đến những ngóc ngách khác, và thực tình đó cũng là ý tưởng về điện ảnh du mục, một loại, mà tôi có trong đầu. Làm thế nào để việc sử dụng công nghệ mới và phong cách đường phố ăn rơ với nhau? Làm sao để chỉnh sửa phim trên xe bus trên đường băng qua dãy Andes? Vì thể tôi đã dành 5 năm du lịch vòng quanh thế giới. Tôi đã bắt đầu lúc đó trong bộ phim kts và bộ sưu tập âm nhạc Petites Planètes, cũng là một sự tôn kính tới nhà làm phim người Pháp Chris Marker. Chúng ta sẽ xem thêm một vài trích đọan của những phim mới đó. Từ danh ca tecno hàng đầu của bắc Brazil, Gaby Amarantos đến một đoàn diễn nữ ở Chechnya. Từ nhạc điện tử thực nghiệm tại Singapore với One Man Nation đến biểu tượng người Brazil Tom Zé hát trên nóc nhà ở São Paolo. Từ The Bambir, ban nhạc rock vĩ đại từ Armenia đến một số bài hát truyền thống ở một nhà hàng tại Tbilisi, Georgia. Từ White Shoes, ban nhạc pop hoài cổ từ Jakarta, Indonesia đến DakhaBrakha, ban nhạc mang tính cách mạng tại Kiev, Ukraine. Từ Tomi Lebrero với cây bandoneo và những người bạn tại Buenos Aires, Argentina, đến các nhạc sĩ khác và những nơi khác trên khắp thế giới. Ước muốn của tôi là làm như một chuyến di cư. Để làm tất cả những thước phim đó, thật ko thể được với một công ty lớn đứng sau, với thủ tục và các thứ khác . Tôi đã di chu du một mình với cái balo-- máy tính, camera, microphone trong đó. Một mình, nhưng thực ra là cùng với dân địa phương, gặp gỡ những người trong đội của tôi, là những người hoàn toàn không chuyên nghiệp, ngay tại đó, đi từ nơi này đến nơi khác và làm phim như một chuyến phượt. Tôi tin rằng dạng kỹ thuật điển ảnh đó có thể là điều rất đơn giản này: Tôi muốn làm một bộ phim và bạn sẽ cho tôi một nơi nghỉ qua đêm. Tôi đưa cho bạn một khoảnh khắc điện ảnh và bạn cho tôi món coctail Capirinha. hoặc là thức uống khác, tùy thuộc việc bạn đang ở đâu. Tại Peru, họ uống pisco chua. Khi tôi tới Peru, thực vậy, Tôi ko biết sẽ phải làm gì ở đó. Và thực tế, tôi chỉ có một số điện thoại của một người. Ba tháng sau, sau khi chu du khắp nước, tôi thu được 33 film, chỉ với sự giúp đỡ của dân địa phương, sự giúp đỡ của những người mà tôi lúc nào cũng hỏi cùng 1 câu hỏi: Điều đáng thu lại trong ngày hôm nay? Sống như vậy, bằng cách làm việc không cần mô hình nào, tôi đã có thể phản ứng với những khoảnh khắc và quyết định, oh, đây là điều quan trọng để làm bây giờ. Cần phải thu âm lại toàn bộ những người đó. Cần tạo ra mối liên kết này. Khi tôi đến Chechnya, người đầu tiên tôi gặp đã nhìn vào tôi và hỏi như vầy, "Anh đang làm gì ở đây vậy? Anh là nhà báo? Nhận viên phi chính phủ? chính trị? Loại vấn đề nào anh đang cần học hỏi?" Thực ra, tôi ở đó để nghiên cứu về lễ nghi của các tín đồ Hồi giáo mật tông tại Chechnya- nền văn hóa lạ thường của các tín đồ Hồi giáo tại Chechnya, mà chắc chắn không được biết đến ngoài lành thổ. Ngay khi mọi người hiểu được rằng tôi sẽ đưa cho họ những bộ phim- công bố online miễn phí bản quyền của Creative Commons, nhưng tôi cũng sẽ đưa chúng cho mọi người và để họ làm gì họ muốn với chúng. Tôi muốn giới thiệu họ dưới ánh sáng đẹp. Tôi chỉ muốn diễn tả họ theo một cách mà những đứa cháu nhỏ của họ đang nhìn ông cụ bà của chúng, và chúng sẽ thích thú kiểu như, "Whoa, ông nội của tôi cũng tuyệt như là Beyonce vậy." (Cười) Đó là điều thật sự quan trọng. (Vỗ tay) Đó là điều quan trọng, bởi vì đó là cách con người nhìn khác về văn hóa mình, ngay tại chính mảnh đất của mình. Họ sẽ nghĩ về chúng một cách khác biệt. Đó có thể là một cách để giữ gìn nền văn hóa đa dạng. Tại sao bạn lại ghi hình? Hmm. Thật sự có một câu nói hay bởi nhà lý luận người Mỹ Hakim Bey, ông nói:"Mỗi việc ghi hình là một bia mộ cho một cuộc trình diễn sống động." Đó thật sự là một câu hay để ghi nhớ trong thời đại bị bão hòa bởi hình ảnh. Điều mấu chốt của nó là gì? Chúng ta sẽ đi đâu với nó? Tôi đã nghiên cứu Tôi sẽ vẫn giữ ý nghĩ này trong đầu: Điểu mấu chốt là gì? Tôi đã nghiên cứu về âm nhạc, cố với, cố lại gần hơn tới một nguyên bản nào đó của nó. Tất cả những điều này đến từ đâu? Tôi là người Pháp. Tôi không có ý tưởng về việc tôi sẽ khám phá cái gì, mà chỉ một điều đơn giản: Mọi thứ tự bản thân nó là thiêng liêng, và âm nhạc là thứ chữa bệnh cho tinh thần. Làm sao để tôi có thể dùng camera, dụng cụ bé nhỏ của tôi, để đến gần hơn và không chỉ để ghi lại những trạng thái nhưng là để tìm một sự tương chiếu, có lẽ là một cine-trance, một thứ hoàn toàn bình yên cho con người? Giờ đây đó là nghiên cứu mới mà tôi đang làm về sự duy linh, về những linh hồn mới khắp thế giới. Có lẽ bây giờ sẽ là vài trích đoạn thêm. Từ nghi thức mai táng Tana Toraja tại Indonesia đến một lễ kỉ niệm Phương Đông tại miền bắc Ethiopia. Từ jathilan, một nghi thức thôi miên phổ biến ở một hòn đảo Java, đến Umbanda ở phía bắc Brazil. Nghi thức Sufi tại Chechnya đến một thánh lễ tại nhà thờ linh thiêng nhất ở Armenia. Một số bài hạ Sufi tại Harar, thành phố thiêng liêng của Ethiopia, đến một nghi thức ayahuasca sâu thẳm ở Amazon tại Peru với Shipibo. Đây là dự án mới của tôi, dự án tôi đang làm ở Brazil, có tên là "Híbridos". Tôi cộng tác với Priscilla Telmon. Nó nghiên cứu về sự duy linh trên khắp đất nước. Đây là mục tiêu của tôi, mục tiêu nho nhỏ cái mà tôi gọi là dân tộc học thực nghiệm, cố lai ghép các dòng nhạc đó lại với nhau, cố để thu lại một phần phức tạp nào đó. Tại sao chúng ta lại phải thu lại? Tôi vẫn ở đó. Tôi thật sự tin rằng điện ảnh dạy chúng ta xem Cách ta nhìn thế giới đang dần thay đổi cách ta xem xét thế giới, và ta đang sống trong thời mà truyền thông đang làm một công việc rất tồi, tồi tệ khi giời thiệu về thế giới: bạo lực, cực đoan, chỉ có những sự kiện ngoạn mục, chỉ có những điều đơn giản hàng ngày. Tôi nghĩ chúng ta ghi hình thu gọn một nào sự phức tạp vốn có. Để làm mới lại cuộc sống ngày nay, chúng ta phải làm một loại hình ảnh mới. Và điều đó thật đơn giản. Muito obrigado. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Vincent, Vincent, Vincent. Cám ơn. Chúng tôi cần chuẩn bị cho phần trình diễn kết tiếp, và tôi có một câu hỏi dành cho quí vị, đó là: Bạn có mặt ở nơi mà bạn vừa xuất hiện, và bạn đem theo một cái camera và tôi giả sử rằng bạn được chào đón nhưng không phải là lúc nào cũng là chào đón nồng hậu Bạn bước vào một nghi lễ thiêng liêng, khoảnh khắc riêng tư tại một ngôi làng, một thị trấn, một nhóm người. Làm thể nào để bạn phá bỏ rào cản khi bạn xuất hiện với một ống kính máy ảnh? VM: Tôi nghĩ bạn chinh phục nó với cơ thể của bạn, hơn là với kiến thức của bạn. Đó là những gì đã dạy tôi khi tôi du lịch, tin tưởng ký ức của cơ thể hơn là ký ức của bộ óc. Sự tôn trọng giúp tiến về phía trước, không lùi lại, và tôi thực sự nghĩ rằng bằng cách dùng cơ thể mình tham dự vào sự kiện, nghi lễ, ở mọi nơi, mọi người sẽ chào đón bạn và sẽ hiểu được cố gắng của bạn. Anh nói với tôi hầu hết các video anh làm được quay một lần duy nhất. Anh ko chỉnh sửa gì nhiều. anh biên tập cho chúng tôi từ đầu buổi ghi hình bởi vì độ dài của nó, etc. Còn không, anh chỉ cần vào đó, ghi lại mọi thứ diễn ra trước mắt mà không có kế hoạch gì, và đó là lý do? Điều đó đúng ko? VM: Y của tôi là tôi nghĩ rằng miễn là chúng ta ko cắt xén, theo 1 cách, miễn là chúng ta để cho người xem xem, sẽ ngày càng nhiều người xem cảm thấy thực hơn, cảm thấy gần hơn với những khoảng khắc, với thời điểm đó và nơi đó. Tôi thật sự nghĩ về điều đó như là vấn đề tôn trọng người xem, không cắt xén tất cả thời gian từ nơi này đến nơi kia, hãy để thời gian tự trôi qua. BG: Hãy nói cho tôi về dự án mới của anh, "Hibridos," tại Brazil này. Vì trước khi đến TEDGlobal, anh đã chu du khắp đất nước vì nó. Hãy nói cho chúng tôi một vài điều đi. VM: "Hibridos" là -- Tôi thật sự tin rằng Brazil, hơn cả những gì nghe thấy, là vùng đất tôn giáo tuyệt nhất thế giới, vùng đất tuyệt vời nhất theo nghĩa duy linh và duy linh thực nghiệm. Và nó là một dự án lớn mà tôi làm suốt năm qua, nghiên cứu những vùng rất khác biệt của Brazil, theo một cách rất khác của nghi lễ thờ cúng, và cố hiểu làm sao họ sống cùng nhau với tinh thần ngày nay. BG: Người đàn ông sắp sửa xuất hiện trên sân khấu ngay đây, và Vincent sắp sửa giới thiệu ông, là một trong những đề tài của anh trong quá khứ. Anh đã làm Video với ông khi nào? VM: Tôi nghĩ là cách đây 4 năm, bốn năm trong chuyến du lịch đầu tiên của tôi. BG: Vậy đó là một trong các video đầu của anh tại Brazil. VM: Nó là một trong các tác phẩm đầu tiên. Tôi ghi hình ở Recife, nơi ông đến từ đó. BG: Vậy chúng ta hãy giới thiệu ông. Chúng ta đang đợi ai đây? VM: Tôi sẽ nói rất ngắn gọn. Thật vinh dự cho tôi được chào đón lên sân khấu một trong những nhạc sĩ Brazil vĩ đại nhất mọi thời đại. Xin vui lòng chào đón Naná Vasconcelos. BG: Naná Vasconcelos! (Vỗ tay) (Nhạc) Naná Vasconcelos: Let's go to the jungle. (Vỗ tay) Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng thuốc kháng sinh là một cảnh sát ở Oxford. Vào ngày nghỉ của mình, ông ấy đã bị gai hoa hồng cào xước trong khi làm vườn. Vết xước nhỏ đó bị nhiễm trùng. Sau đó vài ngày, đầu ông ấy sưng phồng và mưng mủ. Mắt ông ấy bị nhiễm trùng nặng tới mức phải cắt bỏ. Tháng 2 năm 1941, người đàn ông tội nghiệp này cận kề cái chết. Lúc đó, ông ở nhà thương Radcliffe ở Oxford và may mắn là một nhóm bác sĩ dưới sự chỉ đạo của Howard Florey đã tổng hợp ra một lượng nhỏ penicillin, một loại thuốc đã được tìm ra trước đó 12 năm bởi Alexander Fleming nhưng chưa bao giờ thực sự thử nghiệm trên con người. Không ai biết liệu nó có tác dụng hay không. Nếu không tinh khiết, nó có thể gây chết người. Nhưng Florey và nhóm của ông đã nghĩ rằng nếu phải sử dụng nó, họ nên thử trên người nào đó sắp chết. Vì vậy, họ đưa nó cho Albert Alexander -người cảnh sát ở Oxford- và trong vòng 24 tiếng, ông ấy dần hồi phục. Cơn sốt hạ xuống, khẩu vị trở lại. Ngày thứ 2, ông ấy đỡ hơn rất nhiều. Họ bắt đầu hết penicillin, nên phải dùng nước tiểu của ông để tổng hợp penicillin từ đó và đưa cho ông ấy. Và nó đã có tác dụng. Ngày thứ 4, ông ấy hồi phục rất nhanh. Đó là một điều kì diệu. Ngày thứ 5, họ lại hết penicillin và người đàn ông tội nghiệp đã qua đời. Câu chuyện này không kết thúc tốt đẹp, nhưng may mắn cho hàng triệu người khác, như đứa trẻ này - được điều trị vào những năm 1940 - bị đe dọa tính mạng bởi nhiễm trùng máu, và trong vòng 6 ngày, hồi phục nhờ vào loại thuốc tuyệt diệu - penicillin. Hàng triệu người đã được cứu sống, và sức khỏe toàn cầu biến đổi hoàn toàn. Ngày nay, thuốc kháng sinh được sử dụng cho những bệnh nhân như thế này, nhưng cũng được sử dụng phí phạm cho những trường hợp rất nhẹ, như chữa cho người bị cảm, cúm, những bệnh không có phản hồi với thuốc kháng sinh. Và thuốc kháng sinh cũng được sử dụng với lượng lớn, không mang tính trị liệu, với nồng độ thấp, để kích thích sinh trưởng ở gà và lợn. Chỉ vì tiết kiệm vài đồng giá thịt, ta đã dùng quá nhiều thuốc kháng sinh lên động vật, không phải để chữa bệnh, không phải cho động vật bệnh, mà đơn thuần để kích thích tăng trưởng. Điều này sẽ dẫn đến cái gì? Căn bản, lượng lớn thuốc kháng sinh được sử dụng trên toàn thế giới đã tạo sức ép lớn lên việc chọn lọc vi khuẩn khiến sự kháng thuốc giờ trở thành 1 vấn đề vì chúng ta chỉ chọn lọc những vi khuẩn kháng thuốc. Tôi chắc chắn các bạn đã đọc điều này trên báo, hay thấy trên những cuốn tạp chí mà bạn có. Nhưng tôi rất muốn bạn đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề này. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Ở slide tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra cơ chế kháng carbapenem ở vi khuẩn acinetobacter. Acinetobacter là loại bọ bẩn trong bệnh viện và carbapenem là loại kháng sinh mạnh nhất có thể đánh bại loại bọ này. Bạn có thể thấy vào năm 1999 đây là số liệu của sự kháng thuốc hầu hết là dưới 10% trên toàn nước Mỹ. Giờ hãy xem điều gì xảy ra trong đoạn video này. Tôi không biết bạn sống ở đâu, nhưng dù ở đâu đi nữa, chắc chắn đều tệ hơn so với năm 1999. Đó là vấn đề của kháng thuốc kháng sinh. Một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng tới cả nước giàu lẫn nghèo, thực sự mà nói bạn có thể nói, chà đây không phải chỉ là vấn đề y tế sao? Nếu dạy bác sĩ hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh nếu dạy bệnh nhân đừng yêu cầu thuốc kháng sinh có lẽ đây sẽ không còn là vấn đề nữa. Có lẽ những công ty dược phẩm sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra nhiều loại kháng sinh. Hóa ra điều căn bản về thuốc kháng sinh làm chúng khác những loại thuốc khác, là dùng sai hay dùng đúng, thì không chỉ tôi bị ảnh hưởng mà những người khác cũng ảnh hưởng theo. Giống như khi lái xe đi làm hay bay tới đâu đó, việc tôi ảnh hưởng đến những người khác thông qua biến đổi khí hậu toàn cầu luôn xảy ra dù tôi có quan tâm đến nó hay không. Đó là những gì nhà kinh tế gọi là vấn đề công cộng, và vấn đề công cộng chính xác là những gì ta đối mặt trong trường hợp của thuốc kháng sinh: chúng ta không cân nhắc, chúng ta, bao gồm các cá nhân, bệnh nhân bệnh viện, toàn bộ hệ thống sức khỏe- không cân nhắc đến việc gây ảnh hưởng đến người khác qua cách sử dụng thuốc kháng sinh. Vấn đề này tương tự như vấn đề trong lĩnh vực khác mà ta đều biết đó là sử dụng nhiên liệu và năng lượng. Tất nhiên là việc đó vừa làm cạn kiệt năng lượng vừa dẫn tới ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Điển hình là trong vấn về năng lượng, có 2 cách để bạn giải quyết vấn đề. Một là dùng dầu một cách tốt hơn tương tự như việc sử dụng thuốc kháng sinh hiện có một cách tốt hơn. Chúng ta có thể làm theo nhiều cách mà sau đây tôi sẽ nói, nhưng lựa chọn khác là "khoan tiếp" trong trường hợp thuốc kháng sinh là tìm ra những loại thuốc mới. Đây không phải là vấn đề tách biệt. Chúng liên quan đến nhau, vì nếu đầu tư mạnh vào những mỏ dầu mới, chúng ta giảm sự khuyến khích cho việc tiết kiệm dầu điều tương tự cũng sẽ xảy ra với thuốc kháng sinh. Điều ngược lại sẽ xảy ra nếu ta sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, và không cần phải đầu tư cho những loại thuốc mới. Nếu bạn nghĩ 2 điều này hoàn toàn cân bằng giữa 2 lựa chọn thì bạn nên suy xét thực tế rằng đây là một ván cờ thực sự mà ta đang chơi. Ván cờ này là sự đồng tiến hóa và trong bức tranh này, là đồng tiến hóa giữa beo và nai. Beo tiến hóa để chạy nhanh hơn, vì nếu không chạy nhanh, chúng sẽ không có bữa trưa. Nai tiến hóa để chạy nhanh hơn, vì nếu không chạy nhanh, chúng sẽ trở thành bữa trưa. Đây chính là cuộc đua của chúng ta với vi khuẩn, chỉ khác là chúng ta không phải beo, chúng ta là nai. Và những con vi khuẩn (chỉ trong thời gian của bài nói này) sẽ sinh sôi nảy nở và tìm ra cách để kháng thuốc chỉ bằng chọn lọc, thử, và lỗi, thử lại lần này qua lần khác. Trong khi đó chúng ta làm thế nào để tránh xa chúng? Ta có quy trình tìm ra loại thuốc mới, sàng lọc các phân tử, thử nghiệm trong phòng khám , và rồi ta nghĩ rằng đã tìm ra thuốc, rồi ta có quy trình quản lý FDA. Khi trải qua những thứ đó, ta cố đi trước vi khuẩn một bước. Rõ ràng không phải là trò chơi mà ta có thể chống đỡ hay chiến thắng chỉ bởi đơn thuần là đi trước. Ta phải giảm tốc độ đồng tiến hóa và có nhiều ý tưởng vay mượn từ ngành năng lượng để nghĩ ra cách giải quyết trong trường hợp của thuốc kháng sinh. Nếu bạn nghĩ về cách đối phó với giá thành năng lượng, ví dụ ta cân nhắc thuế phát thải, nghĩa là đánh thuế việc gây ô nhiễm lên người thực sự dùng năng lượng đó. Ta có thể cân nhắc việc đó cho thuốc kháng sinh. Và nó có thể đảm bảo rằng thuốc kháng sinh được sử dụng 1 cách chính đáng. Có những trợ cấp cho nguồn năng lượng sạch, được dùng để thay thế nhiên liệu mà gây ít ô nhiễm hơn hay không cần nhiên liệu hóa thạch. Và sự giống nhau ở đây là cần hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, bạn nghĩ xem, thứ gì có thể thay thế thuốc kháng sinh? Chà, hóa ra là có thể sử dụng bất cứ thứ gì giảm nhu cầu thuốc kháng sinh bao gồm cải thiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện hay tiêm vacxin cho người, cụ thể là chống cúm theo mùa. Bệnh cúm theo mùa có lẽ là nguồn tiêu thụ kháng sinh lớn nhất, trong nước ta cũng như rất nhiều nước khác và nó thực sự có hiệu quả. Lựa chọn thứ 3 bao gồm thứ gì đó như là giấy phép giao dịch. Đây có thể là viễn cảnh xa vời, nhưng nếu nghĩ đến việc có thể không có kháng sinh cho những người bị bệnh chúng ta phải cân nhắc việc phân phát cho người cần thuốc hơn so với những người khác, và 1 vài trường hợp cần phải điều trị lâm sàng không chỉ vì nhu cầu y tế mà còn vì giá cả. Tất nhiên cần phải giáo dục người tiêu dùng. Người ta thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh quá liều hay kê đơn nhiều không cần thiết mà không hay biết, và cơ chế phản hồi được nhìn nhận là có ích cả trong trường hợp năng lượng. Nếu bạn nói với ai đó rằng họ dùng quá nhiều năng lượng trong giờ cao điểm họ sẽ cắt giảm, và ví dụ tương tự cũng xảy ra đối với thuốc kháng sinh. Một bệnh viện ở St. Louis đã viết tên bác sĩ phẫu thuật lên bảng theo thứ tự lượng thuốc kháng sinh mà họ dùng trong tháng trước. Chỉ là một cách lưu lại thông tin không hề đánh giá, nhưng thực sự đã gửi đi vài tín hiệu cho các bác sĩ phẫu thuật rằng có lẽ họ nên nghĩ lại cách dùng thuốc kháng sinh. Có rất nhiều việc có thể làm về mặt cung cấp. Nhìn vào giá của penicillin, giá điều trị một ngày khoảng 10 cent. Nếu bạn dùng thuốc được sản xuất sau này như linezoid hay daptomycin, chúng đắt hơn rất nhiều. Vì vậy, đối với một thế giới đã quen trả 10 cent một ngày cho thuốc kháng sinh thì trả 180 đô một ngày có vẻ là rất nhiều. Nhưng nó thực sự nói lên điều gì? Giá thành nói cho ta biết không nên coi giá rẻ và tính hiệu quả của thuốc kháng sinh là đương nhiên trong thời gian sắp tới. Giá thành là một tín hiệu rằng có lẽ cần lưu tâm nhiều hơn tới sự bảo quản. Giá thành cũng là một tín hiệu rằng có lẽ cần bắt đầu tìm hiểu những công nghệ khác giống như việc giá xăng dầu là tín hiệu và là sự thúc đẩy cho sự phát triển của ô tô điện. Giá thành là tín hiệu quan trọng và ta cần tập trung vào, nhưng cũng cần cân nhắc rằng mặc dù thuốc kháng sinh giá cao là bất thường nhưng cũng không là gì so với giá mỗi ngày của một vài loại thuốc ung thư, dù nó chỉ cứu sống bệnh nhân trong vài tháng hay 1 năm. Trong khi kháng sinh lại có thể bảo vệ bệnh nhân suốt đời. Việc này sẽ bao gồm sự chuyển đổi mô hình hoàn toàn và cũng là một chuyển đổi đáng sợ vì ở nhiều nơi trên đất nước ta, nhiều nơi trên thế giới, việc trả 200 đô cho một ngày điều trị kháng sinh là quá sức tưởng tượng. Vậy nên ta cần phải nghĩ về điều đó. Có những lựa chọn ngược lại, đó là công nghệ thay thế mà nhiều người đang nghiên cứu. Gồm bacteriophages (thực khuẩn thể), probiotics (chế phẩm sinh học) quorum sensing, synbiotics. Tất cả chúng đều là phương thức hữu dụng để theo đuổi, và sẽ càng trở nên có ích khi giá thuốc kháng sinh ngày càng tăng, và ta thấy thị thường thực sự phản hồi, và chính phủ đang cân nhắc cách hỗ trợ và phát triển thuốc kháng sinh mới. Nhưng có nhiều thách thức ở đây. mà còn đầu tư vào các loại kháng sinh mới bằng cách thực sự khuyến khích sử dụng và buôn bán thuốc kháng sinh một cách hợp lý. Đây mới thực sự là thách thức. Bây giờ quay lại với công nghệ, các bạn đều nhớ câu thoại của bộ phim khủng long nổi tiếng "Thiên nhiên sẽ tìm ra cách" Đó không phải là giải pháp vô hạn. Luôn nhớ rằng dù công nghệ có như thế nào, tự nhiên cũng sẽ tìm ra cách để tránh nó. Bạn có thể nghĩ, chà đây chỉ là vấn đề với thuốc kháng sinh và vi khuẩn, hoá ra, có những vấn đề tương tự ở nhiều lĩnh vực khác, với bệnh lao kháng đa thuốc, vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và Nam Phi. Hàng ngàn bệnh nhân đã chết vì dòng thuốc thứ hai quá đắt, và vài trường hợp thuốc không có tác dụng, và bạn có XDR TB Virut ngày càng trở nên kháng thuốc. Dịch hại nông nghiệp, kí sinh trùng sốt rét. Ngay lúc này, phần lớn thế giới dựa vào 1 loại thuốc, thuốc artemisinin, cơ bản để trị bệnh sốt rét. Kháng thuốc artemisinin đã xuất hiện, và nếu lan rộng, nó sẽ đe dọa loại thuốc duy nhất dùng để chữa sốt rét trên toàn thế giới, loại thuốc mà hiện an toàn và hiệu nghiệm. Muỗi phát triển khả năng kháng thuốc. Nếu có con, có thể bạn đã biết về chấy tóc, nếu bạn đến từ New York, tôi hiểu rằng đặc trưng ở đó là rệp. Chúng cũng kháng thuốc. Và ta có 1 ví dụ từ bên kia Đại Tây Dương. Điểm chung của tất cả những thứ này là ý tưởng về việc công nghệ kiểm soát thiên nhiên mới chỉ có mặt 70, 80, 100 năm trước và trong nháy mắt, chúng ta phung phí khả năng kiểm soát vì không nhận ra rằng chọn lọc tự nhiên và tiến hóa sẽ tìm cách để trở lại và cần phải nghĩ lại cách ta sẽ sử dụng các phương thức kiểm soát các loài sinh học và cách ta khuyến khích sự phát triển và giới thiệu trong kê đơn thuốc kháng sinh, và sử dụng những tài nguyên giá trị này. Cần bắt đầu nghĩ về chúng như những tài nguyên thiên nhiên. Và ta đang đứng ở vạch kẻ đường. Một lựa chọn là băng qua, nghĩ lại và cân nhắc những động lực để thay đổi cách chúng ta làm kinh doanh. Lựa chọn khác là một thế giới mà thậm chí đến một ngọn cỏ cũng có thể là vũ khí làm chết người. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Họ nói với tôi rằng tôi là kẻ phản bội nghề nghiệp của chính mình rằng tôi phải bị đuổi việc rằng phải rút giấy phép hành nghề của tôi, rằng tôi nên cuốn gói về nước của mình đi. Hộp thư điện tử của tôi bị tấn công Trong một diễn đàn tham luận của các bác sĩ khác có ai đó lãnh trách nhiệm đánh bom trên Twitter tài khoản của tôi Bây giờ, tôi không rõ đó là điều tốt hay xấu nữa. nhưng sau đó có ai đó lên tiếng: "Tiếc quá, không phải là đánh bom thật" Tôi không bao giờ ngờ rằng tôi có thể làm gì đó mà có thể khiêu khích các bác sĩ khác tới một mức cuồng nộ như vậy Trở thành bác sĩ là mơ ước của tôi. Tôi lớn lên ở Trung Quốc. Những ký ức ban sơ của tôi là về việc đi bệnh viện bởi lúc đó tôi bị hen suyễn nặng quá thế là tôi phải tới viện hầu như mỗi tuần. Bác sĩ của tôi lúc đó là bác sĩ Sam, người đã luôn chăm sóc tôi Bà khoảng chừng tuổi của mẹ tôi. Bà có mái tóc xoăn bông xù, và bà luôn luôn mặc những chiếc váy hoa màu vàng tươi Bà là vị bác sĩ mà nếu bạn bị ngã, bạn bị gãy tay, bà sẽ hỏi tại sao bạn không mỉm cười bởi vì đó là humerus. Bạn hiểu chứ? (xương cánh tay đồng âm với hài hước) Đó, tôi thấy bạn mím môi rồi bà luôn là người làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi đã gặp được bà Chúng ta đều có một vị anh hùng của thời thơ ấu người mà chúng ta muốn trở thành khi lớn lên, phải không nào? Vâng, tôi chỉ muốn được giống như Bác sĩ Sam thôi Khi tôi lên tám, ba mẹ và tôi chuyển tới Mỹ, và gia đình chúng tôi trở thành dân nhập cư điển hình. Ba mẹ tôi làm phục vụ ở khách sạn, rửa bát, bơm gas để tôi có thể theo đuổi ước mơ của mình. Cuối cùng tôi đã học được đủ tiếng Anh và ba mẹ tôi đã rất hạnh phúc Cái ngày mà tôi bước chân vào trường y và nói lời hứa nghề nghiệp Nhưng rồi một hôm, mọi thứ đảo lộn hết. Mẹ tôi gọi cho tôi và nói bà không cảm thấy khỏe bà bị ho dai dẳng nhịp thở ngắn và mệt mỏi Tôi biết rằng mẹ tôi là người không bao giờ mở miệng than vãn gì cả. Bởi tôi biết nếu mẹ đã nói với tôi về một vấn đề gì đó thì tôi hiểu rằng đó thật sự là vấn đề nghiêm trọng. Và đó là: Chúng tôi tìm ra rằng mẹ tôi đã bị ung thư vú giai đoạn IV tế bào ung thư vào lúc đó đã di căn sang phổi, xương và não của mẹ tôi Dù vậy, mẹ tôi đã rất dũng cảm bà luôn giữ hy vọng. Bà trải qua phẫu thuật và xạ trị và bà trải qua hóa trị lần thứ ba khi bà bị làm mất sổ địa chỉ Bà tìm trên mạng số điện thoại của bác sĩ chuyên khoa ung thư cho mình bà đã tìm thấy nó, và còn thấy hơn thế nữa. Trên vài trang mạng, ông bác sĩ thuộc danh sách những người phát ngôn giá cao của 1 công ty dược phẩm, và thực tế ông cũng thường phát ngôn đại diện cho phác đồ hóa trị mà ông đã quyết định cho mẹ tôi. Bà gọi tôi trong lo lắng, tôi không biết phải tin vào điều gì nữa. Có lẽ đó là phác đồ thích hợp cho mẹ tôi có lẽ là không. Điều đó làm mẹ tôi lo sợ và nghi ngờ. Khi đã nói tới chuyện bệnh tật có niềm tin là một điều bắt buộc, một khi mà lòng tin tan vỡ, những gì còn lại chỉ là sự sợ hãi. Có một khía cạnh khác của nỗi sợ này. Khi là sinh viên y, tôi đã chăm sóc một người 19 tuổi. Khi anh ta đạp xe về ký túc xá, anh ta bị đâm và đè qua bởi một chiếc xe thể thao đa dụng. Anh ta bị gãy bảy xương sườn vỡ tan tành xương hông, anh bị xuất huyết bên trong ổ bụng và não Nào hãy tưởng cha mẹ của anh ta đã phải đáp may bay từ Seattle, 2000 dặm đường, nhìn thấy con trai mình đang hôn mê bất tỉnh. Bạn sẽ muốn biết chuyện gì xảy ra với anh ta, phải không? Họ yêu cầu được tham dự giờ chẩn bệnh của chúng tôi bàn về tình hình và kế hoạch điều trị bệnh nhân Tôi nghĩ đó là một yêu cầu hợp lý và đó cũng là cơ hội cho họ thấy chúng tôi đã nỗ lực ra sao chúng tôi quan tâm như thế nào. Tuy nhiên, bác sĩ đứng đầu từ chối. Ông đưa ra đủ các loại lý do. Có thể họ sẽ làm vướng các y tá. Có thể họ phải ngưng các sinh viên muốn đặt câu hỏi. Ông ấy thậm chí còn nói: "Nếu mà người nhà bệnh nhân thấy chúng ta mắc lỗi và kiện tụng thì sao?'' Điều mà tôi thấy sau tất cả những lý do đó là một nỗi sợ sâu xa, và điều mà tôi hiểu ra là để trở thành một bác sĩ, chúng ta phải khoác lên tấm áo blu trắng tạo ra một bức tường, và trốn đằng sau nó. Có một bệnh dịch ẩn náu trong ngành y tế. Tất nhiên, bệnh nhân sợ hãi khi họ tới gặp bác sĩ. Tưởng tượng bạn tỉnh dậy trong cơn đau bụng khủng khiếp, bạn đi tới bệnh viện, bạn nằm ở một nơi xa lạ, bạn trên chiếc băng-ca của bệnh viện, bạn mặc bộ đồ bệnh nhân mỏng tanh, những người lạ đi tới chọc thúc vào bạn. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra. Bạn thậm chí không biết có nhận được tấm chăn mà bạn xin cách đó 30 phút không. Nhưng không chỉ bệnh nhân sợ đâu, các bác sĩ cũng sợ Chúng tôi sợ bệnh nhân sẽ biết chúng tôi là ai biết hết y tế là như thế nào. Và chúng tôi làm gì? Chúng tôi khoác lên chiếc áo blu trắng mà chúng tôi trốn trong đó. Đương nhiên, chúng tôi càng trốn tránh mọi người càng muốn biết chúng tôi trốn tránh cái gì. Càng sợ, càng xoắn lại vào một vòng xoáy chăm sóc y tế nghèo nàn và bất tín. Chúng ta không chỉ sợ hãi bệnh tật, chúng tôi còn bị mắc bệnh sợ hãi Liệu chúng ta có thể kết nối lại sự ngắt quãng này giữa những gì bệnh nhân cần và những gì bác sĩ làm? Liệu chúng ta có thể vượt qua căn bệnh sợ hãi này? Vậy để tôi hỏi theo cách khác: Nếu trốn tránh không phải là câu trả lời, nếu chúng ta làm điều ngược lại thì sao? Nếu các bác sĩ trở nên minh bạch với bệnh nhân của mình? Cuối cùng, tôi đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra mọi người muốn biết điều gì về y tế. Tôi không chỉ muốn khảo sát các bệnh nhân ở trong bệnh viện mà cả những người bình thường. Vậy là hai sinh viên của tôi, Suhavi Tucker và Laura Johns, đã tiến hành khảo sát ở trên đường phố. Họ đi tới các ngân hàng, quán cà phê, các trung tâm cao cấp, các nhà hàng Trung Quốc và các bến tàu. Họ đã tìm ra điều gì? Vâng, khi chúng tôi hỏi mọi người, ''Bạn muốn biết gì về vấn đề chăm sóc sức khỏe của bạn?'' mọi người trả lời bằng những gì họ muốn biết về các bác sĩ bởi vì người ta hiểu rằng vấn đề chăm sóc sức khỏe là sự tương tác cá nhân giữa họ và các bác sĩ. Khi được hỏi: ''Bạn muốn biết gì về bác sĩ của mình?" Mọi người đưa ra 3 câu trả lời khác nhau. Một vài người muốn biết khả năng của bác sĩ như thế nào và được chứng nhận hành nghề y ra sao Một vài người muốn biết chắc chắn bác sĩ không thiên vị và đưa ra các quyết định dựa trên các bằng chứng và khoa học, chứ không phải dựa vào người trả tiền cho họ. Đáng ngạc nhiên là có rất nhiều người muốn biết một vài điều khác về bác sĩ. Jonathan, sinh viên luật, 28 tuổi, nói rằng anh muốn tìm được bác sĩ cảm thấy thoải mái với bệnh nhân LGBT và chuyên về sức khỏe người đồng tính. Serena, kế toán viên 32 tuổi, cho rằng điều quan trọng là bác sĩ chia sẻ với cô những giá trị của cô khi liên quan đến sự lựa chọn sinh sản và quyền của phụ nữ. Frank, chủ cửa hàng phần cứng, 59 tuổi, chẳng thích đi tới bác sĩ chút nào và muốn tìm được bác sĩ tin vào y học dự phòng trước nhưng cũng thoải mái với y học phi tập quán Từng người một, những người tham gia chia sẻ với chúng tôi rằng mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân là một mối quan hệ mật thiết bởi họ cho bác sĩ thấy cơ thể của mình nói với bác sĩ những bí mật thầm kín nhất, họ muốn trước hết hiểu được những giá trị của bác sĩ. Chỉ vì các bác sĩ phải gặp từng bệnh nhân không có nghĩa là các bệnh nhân phải gặp từng bác sĩ. Mọi người muốn biết về các bác sĩ của họ đầu tiên vì thế họ có đưa ra sự lựa chọn với thông tin đầy đủ. Kết quả là tôi hình thành một chiến dịch, Bác Sĩ Của Tôi Là Ai? kêu gọi sự hoàn toàn minh bạch trong ngành y tế. Các bác sĩ tham gia tự nguyện công khai trên các trang mạng công cộng không chỉ thông tin về trường y đã theo học về chuyên ngành, mà còn cả những mâu thuẫn trong quyền lợi. Chúng tôi hoạt động dưới chính phủ theo Đạo luật Ánh dương về các mối quan hệ của công ty dược phẩm. và chúng tôi nói về số tiền họ trả cho chúng tôi. Một chủ đề thu hút Nếu bạn đi gặp bác sĩ vì bạn bị đau lưng, bạn có thể muốn biết bác sĩ được trả công 5000 đô-la cho 1 cuộc phẫu thuật cột sống đối ngược lại với 25 đô-la khi để bạn tới gặp một nhà vật lý trị liệu, hay họ được trả cùng số tiền như vậy bất kể họ đưa ra đề nghị gì. Sau đó, chúng tôi tiến thêm 1 bước xa hơn. Chúng tôi thêm những giá trị khi làm về sức khỏe phụ nữ, sức khỏe người đồng tính, y học thay thế, y học dự phòng, và quyết định chấm dứt cuộc sống. Chúng tôi cam kết với bệnh nhân rằng chúng tôi ở đây để phục vụ các bạn, vì thế bạn có quyền được biết chúng tôi là ai. Chúng tôi tin rằng sự minh bạch có thể phương cách cứu chữa bệnh sợ hãi. Tôi nghĩ một vài bác sĩ muốn cam kết một vài người thì không, nhưng tôi không hề biết về một phản ứng dữ dội diễn tiến sau đó. Trong vòng 1 tuần khởi sự Bác Sĩ Của Tôi Là Ai? Diễn đàn công cộng Medscape và một vài cộng đồng bác sĩ trên mạng đã có hàng ngàn bài đăng ý kiến về chủ đề này. Đây là vài ví dụ. Từ một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và bệnh về gan ở Portland: "Tôi dành 12 năm cuộc sống của mình để trở thành một nô lệ. Tôi có các khoản nợ và khoản cầm cố. Tôi phụ thuộc vào bữa trưa của các công ty dược phẩm để mà phục vụ bệnh nhân" Vâng, mọi người đều có thể có lúc khó khăn nhưng kể lể với bệnh nhân của mình rằng kiếm được 35 nghìn đô la một năm để nuôi sống một gia đình bốn khẩu là bạn cần một bữa trưa miễn phí ư? Từ một nhà phẫu thuật chỉnh hình ở Charlotte: "Tôi thấy đó như là sự xâm phạm riêng tư khi khai báo ra nguồn thu nhập của mình. Bệnh nhân của tôi không công khai về nguồn thu của họ cho tôi" Nhưng nguồn thu nhập của bệnh nhân không ảnh hưởng tới sức khỏe của anh. Từ một nhà tâm lý học ở New York: "Chả mấy chốc chúng ta sẽ phải khai báo rằng mình thích mèo hơn thích chó, chúng ta đi xe hãng gì, và chúng ta dùng loại giấy vệ sinh gì" Hm, anh cảm thấy ra sao khi mà Toyotas hay Cottonelle không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bệnh nhân của anh, nhưng quan điểm của anh về quyền lựa chọn của phụ nữ và y học dự phòng hay quyết định chấm dứt cuộc sống thì có thể nhỉ? Ý kiến yêu thích của tôi đây, từ 1 bác sĩ khoa tim mạch ở Kansas: "Lại thêm mấy trò phạt phiếc của chính phủ hử? Bác sĩ Wen cần phải trở lại đất nước của cô ta.'' Ồ, có hai tin tốt. Đầu tiên, việc này là về sự tự nguyện chứ không phải bắt buộc, hai là Tôi là người Mỹ, tôi ở nhà của tôi rồi. (Cười) (Vỗ tay) Trong vòng một tháng, các lãnh đạo của tôi nhận được các cuộc gọi yêu cầu sa thải tôi. Tôi nhận được thư điện tử ở địa chỉ công khai với lời đe dọa sẽ liên lạc với hội đồng y khoa để cấm vận tôi. Bạn bè, gia đình tôi thúc giục tôi hãy từ bỏ chiến dịch này. Sau những lời đe dọa ồ ạt, tôi coi như xong, Nhưng sau đó tôi nghe được từ các bệnh nhân. Trên mạng truyền thông xã hội, TweetChat, mà tới lúc đó tôi mới biết là cái gì tạo ra 4,3 triệu lời cảm tưởng, và hàng ngàn người đã viết để khuyến khích tôi tiếp tục. Họ viết những câu như thế này, ''Nếu bác sĩ đang làm điều gì đó mà họ thấy hổ thẹn thì họ không nên làm thế nữa" Các quan chức được bầu cử phải công khai các khoản ủng hộ chiến dịch ứng cử. Các luật sư phải công khai các mâu thuẫn về quyền lợi. Vậy thì tại sao các bác sĩ lại không?'' Rốt cuộc, nhiều người viết và nói ''Hãy để chúng tôi, bệnh nhân, quyết định điều gì là quan trọng khi chúng tôi lựa chọn bác sĩ" Trong sự thử nghiệm ban đầu, trên 300 bác sĩ đã cam kết minh bạch hoàn toàn. Đúng là một ý tưởng điên rồ, phải không? Nhưng thực ra, đó chẳng phải là một ý tưởng gì mới lạ cả đâu. Các bạn còn nhớ bác sĩ Sam của tôi ở Trung Quốc với những lời bông đùa và mái tóc bông xù không? Vâng, bà là bác sĩ của tôi, nhưng bà cũng là hàng xóm của chúng tôi bà sống ở tòa nhà bên kia đường. Tôi đi học cùng trường với con gái bà. Ba mẹ tôi và tôi tin tưởng bà vì chúng tôi biết bà là ai và là người như thế nào, và bà chẳng có gì cần phải giấu giếm chúng tôi cả. Chỉ một thế hệ trước, đây đã là một tiêu chuẩn ở Mỹ. Bạn biết rằng bác sĩ gia đình của bạn là cha của hai cậu bé thiếu niên, rằng ông ấy bỏ thuốc lá vài năm trước rằng ông ấy kể ông ấy đi lễ nhà thờ thường xuyên nhưng bạn chỉ gặp ông ấy 2 lần 1 năm: 1 lần vào Phục Sinh và một lần khi mẹ vợ của ông tới thăm Bạn biết ông ấy là ai và ông ấy đâu có cần giấu giếm gì với bạn. Nhưng căn bệnh sợ hãi xâm chiếm và bệnh nhân phải chịu hậu quả. Tôi biết điều này từ đầu. Mẹ tôi đã chống chọi với bệnh ung thư trong tám năm. Bà phải lên kế hoạch bà suy nghĩ rất nhiều về việc bà muốn sống thế nào và việc bà muốn ra đi ra sao. Bà không chỉ ký vào Bản tiền chỉ thị, bà viết một bản 12 trang về việc bà đã phải chịu đựng quá đủ và đó là thời điểm để bà ra đi. Một hôm, khi tôi còn là 1 bác sĩ điều trị, tôi nhận được một cuộc gọi bà đang ở phòng điều trị tăng cường (ICU). Lúc mà tôi tới đó, mẹ đang bị luồn ống vào khí quản và được đặt máy thở. ''Nhưng đó không phải là điều bà muốn'' Tôi nói: "Chúng tôi có những gì bà viết" Bác sĩ ICU nhìn vào mắt tôi, chỉ tay vào cô em gái 16 tuổi của tôi và nói: ''Cô có nhớ mình lúc ở tuổi này không? Cô muốn lớn lên như thế nào khi không có mẹ?'' Bác sĩ điều trị ung thư cũng ở đó, và nói "Đây là mẹ của cô mà. Cô sẽ đối mặt với chính mình ra sao trong suốt phần đời còn lại Nếu như cô không cố làm tất cả mọi thứ cho mẹ mình?'' Tôi hiểu mẹ mình sâu sắc Tôi hiểu rằng những gì mẹ tôi di chúc lại quá rõ ràng, nhưng tôi là bác sĩ điều trị. Đó là quyết định khó khăn nhất mà tôi đã từng đưa ra, để bà ra đi thanh thản, và tôi ghi nhớ tất cả những lời nói đó của những vị bác sĩ đó trong tim từng ngày một. Chúng ta có thể kết nối sự đứt quãng này giữa những gì bác sĩ làm và những gì bệnh nhân cần. Chúng ta cần làm thế, bởi chúng ta đã ở hoàn cảnh đó, và chúng ta biết rằng sự minh bạch đem lại cho chúng ta lòng tin Nghiên cứu cho thấy cởi mở tấm lòng cũng giúp đỡ các bác sĩ, những người có một hồ sơ y học công khai sẵn sàng nói về sai sót nghề nghiệp, sẽ làm tăng lòng tin của bệnh nhân, cải thiện kết quả chữa trị, và giảm thiểu những sai lầm. Sự cởi mở đó, niềm tin đó, sẽ chỉ có thể ngày càng quan trọng hơn khi ta chuyển từ tình trạng lây truyền sang mô hình hành vi của căn bệnh. Vi trùng có lẽ chả quan tâm cho lắm tới lòng tin, sự mật thiết nhưng với con người đang cần đưa ra lựa chọn gian nan, hay xác định những vấn đề như bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp kiếm soát tiểu đường thì những điều đó đòi hỏi chúng ta phải thiết lập lòng tin. Đây là những gì các bác sĩ lựa chọn minh bạch đã nói. Brandon Combs, bác sĩ nội khoa ở Denver: ''Điều này đã đưa tôi tới gần với các bệnh nhân của mình. Kiểu mối quan hệ mà tôi cố gắng xây dựng vì đó mà tôi chọn ngành y" Aaron Stupple, một bác sĩ nội khoa khác ở Denver: ''Tôi nói với các bệnh nhân rằng tôi hoàn toàn cởi mở với họ. Tôi không giấu giếm gì với họ. Tôi là thế đó. Còn bây giờ hãy nói về bạn. Chúng ta đang cùng hội cùng thuyền với nhau rồi'' May Nguyen, bác sĩ điều trị gia đình ở Houson: ''Các đồng nghiệp của tôi rất kinh ngạc vì những gì tôi đang làm. Họ hỏi sao tôi có thể dũng cảm đến vậy. Tôi nói, tôi không dũng cảm. Đó là công việc của tôi" Tôi sẽ dành lại một ý cuối cùng. Minh bạch hoàn toàn nghe đáng sợ Bạn cảm thấy trần trụi, bị phơi bày, bị xúc phạm, nhưng sự tổn thương đó, sự co rúm đó, lại có thể là lợi ích phi thường cho ngành y tế. Khi các bác sĩ sẵn sàng bước ra khỏi chỗ ẩn náu, cởi tấm áo blu trắng, và cho bệnh nhân biết chúng ta là ai và y học là như thế nào, đó là lúc chúng ta bắt đầu vượt qua căn bệnh sợ hãi. Đó là khi chúng ta thiết lập niềm tin. Đó là khi chúng ta thay đổi mô hình y tế từ dạng thức ẩn giấu, bí mật sang dạng hoàn toàn cởi mở và thân mật cho các bệnh nhân. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Vào ngày 4 tháng 1 năm 1934 một thanh niên gửi một báo cáo đến Quốc hội Hoa Kì mà 80 năm sau, nó định hướng cuộc sống của mỗi người trong căn phòng này ngày hôm nay, định hướng cho cuộc đời của mọi người trên hành tinh này. Con người trẻ tuổi đó không phải là chính trị gia, anh ta không phải là nhà kinh doanh, nhà hoạt động vì nhân quyền hay thủ lĩnh tinh thần. Anh ta không giống một anh hùng thường thấy mà là một nhà kinh tế. Tên anh là Simon Kuznets và bản báo cáo mà anh gửi được gọi là "National Income, 1929-1932" ("Thu nhập quốc gia, 1929-1932") Giờ đây, bạn có thể nghĩ rằng đây là một báo cáo khá khô khan và ngu ngốc. Và bạn hoàn toàn đúng. Nó khô như một cục xương vậy. Nhưng báo cáo này là nền tảng của phương pháp đánh giá sự phát triển của một quốc gia: được biết đến là Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) GDP. GDP đã vạch ra và định hướng cuộc sống của chúng ta trong 80 năm. Và hôm nay, tôi muốn nói về một cách khác để tính sự thành công của các quốc gia một cách khác để vạch ra và định hướng cuộc sống của chúng ta trong 80 năm tới. Nhưng trước tiên, ta phải hiểu GDP chi phối đời sống chúng ta như thế nào. Báo cáo của Kuznets được gửi trong thời điểm diễn ra khủng hoảng. Nền kinh tế Mỹ đang lao xuống thẳng vào Sự suy thoái to lớn và những người làm chính sách vẫn đang chống chọi để đối phó. Chống chọi bởi họ không biết điều gì đang diễn ra. Họ không có dữ liệu và các thống kê. Vì vậy, báo cáo của Kuznet đưa đến là dữ liệu đáng tin cậy về những gì nền kinh tế Mỹ đang sản xuất, được cập nhật hàng năm. Và nhờ những thông tin này, các nhà chính sách cuối cùng, đã có thể tìm ra lối thoát khỏi thời kì khủng hoảng. Và bởi vì sáng kiến của Kuznets quá hữu dụng, nó lan rộng ra toàn thế giới. Và ngày nay, mỗi quốc gia đều tính toán thống kê GDP. Nhưng, trong báo cáo đầu tiên đó Kuznets đã tự mình gửi đến một cảnh báo. Trong chương mở đầu, ở trang 7 ông nói rằng, "Sự thịnh vượng của một quốc gia, do vậy, khó có thể phỏng đoán dựa vào đo lường thu nhập quốc gia như đã được định nghĩa ở trên." Đây không phải là lời giới thiệu hay nhất trên thế giới, và nó được che giấu trong ngôn ngữ thận trọng của các nhà kinh tế. Nhưng lời nhắn của ông khá rõ ràng: GDP là một công cụ để giúp chúng ta đo hiệu suất kinh tế. Nó không phải là thước đo chất lượng cuộc sống của chúng ta. Và người ta không nên dựa vào nó để đưa ra tất cả quyết định. Thế nhưng, ta đã lờ đi lời cảnh báo của Kuznets. Chúng ta sống ở một thế giới nơi GDP là tiêu chuẩn của sự thịnh vượng trong một nền kinh tế toàn cầu. Các nhà chính trị gia khoe khoang khi GDP tăng. Thị trường dịch chuyển và số vốn hàng tỉ đôla đi khắp nơi trên thế giới dựa vào nước nào đang phát triển và nước nào đang thụt lùi, tất cả đều được đo bởi GDP. Xã hội của chúng ta đã trở thành động cơ tạo ra nhiều GDP hơn. Nhưng ta biết rằng GDP có kẽ hở. Nó bỏ qua môi trường. Nó tính bom và nhà tù là sự tiến bộ. Nó không thể tính hạnh phúc hay cộng đồng. Và nó chả có gì để nói về sự công bằng hay công lý. Có ngạc nhiên không khi thế giới của chúng ta đang ủng hộ GDP, có nghĩa là đang ngấp nghé trên bờ vực của thảm họa thiên nhiên và chứa đầy sự giận dữ, xung đột? Chúng ta cần một cách tốt hơn để đánh giá xã hội, một cách tiêu chuẩn dựa trên sự thật việc thật. Liệu tôi có đủ ăn không? Liệu tôi có thể đọc và viết không? Tôi có an toàn không? Tôi có các quyền của mình không? Tôi có sống trong một xã hội nơi mình không bị phân biệt không? Liệu tương lai tôi và con tôi được bảo vệ khỏi sự tàn phá môi trường không? Đây là những câu hỏi mà GDP không và không thể trả lời. Tất nhiên, đã có những nỗ lực trong quá khứ để tiến xa hơn GDP. Nhưng tôi tin rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ sẵn sàng cho một cuộc cách mạng về thước đo cuộc sống. Ta đã sẵn sàng bởi ta đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bằng cách nào sự tôn thờ tăng trưởng kinh tế đã đưa chúng ta chệch hướng quá xa. Chúng ta đã thấy, trong Cuộc nổi dậy nhân dân Ả Rập làm cách nào mà những nước như Tunisia được cho là những siêu sao trong kinh tế nhưng xã hội ở đó luôn rối loạn bởi sự bất mãn. Chúng ta đã sẵn sàng, bởi ngày nay chúng ta có công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu theo những cách mà chắc hẳn Kuznets không thể tưởng tượng nổi. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn Chỉ số tiến bộ xã hội. Nó là thước đo sự tốt đẹp của xã hội, hoàn toàn riêng biệt với GDP. Nó là một cách hoàn toàn mới để nhìn nhận thế giới. Chỉ số tiến bộ xã hội bắt đầu bằng việc định nghĩa xã hội tốt là như thế nào dựa trên 3 tiêu chí. Đầu tiên, mọi người có đủ nhu cầu cơ bản để tồn tại không: thức ăn, nước, chỗ ở, sự an toàn? Thứ hai, liệu mọi người có thể cải thiện đời sống của họ ở các phương diện sau không: giáo dục, thông tin, y tế và môi trường bền vữngi? Và thứ ba, liệu mỗi cá nhân có cơ hội theo đuổi mục tiêu và giấc mơ, hoài bão mà không gặp cản trở? Họ có quyền, tự do lựa chọn, không bị phân biệt đối xử và tiếp cận tới những thông tin tiến bộ nhất của thế giới hay không? Tổng hợp lại, 12 thành phần này tạo nên khuôn khổ của Sự tiến bộ xã hội. Và với mỗi thành phần, chúng ta có những chỉ tiêu để đánh giá các quốc gia thực hiện ra sao. Không phải sự biểu thị về nỗ lực hay ý định mà là kết quả thực sự. Chúng ta không đánh giá một quốc gia chi bao nhiêu vào y tế, chúng ta nhìn vào độ dài và chất lượng cuộc sống con người. Không đánh giá rằng quốc gia đó có luật cấm phân biệt đối xử, chúng ta dựa vào việc người dân có bị phân biệt đối xử hay không. Nhưng các bạn muốn biết quốc gia nào đứng cao nhất phải không? (Cười) Tôi biết, tôi biết, tôi biết mà. Được rồi, tôi sẽ cho các bạn thấy. Đây rồi, tôi đặt trục dọc là sự tiến bộ xã hội. Càng cao thì càng tốt. Và sau đó, chỉ để so sánh, cho vui thôi, trên trục ngang là GDP theo đầu người. Càng về phía tay phải thì càng lớn. Vậy trên thế giới, đất nước có chỉ số tiến bộ xã hội cao nhất đứng số một về tiến bộ xã hội là New Zealand. (Vỗ tay) Tốt lắm! Tôi chưa bao giờ tới đó cả. Phải đi thôi. (Cười) Đất nước có sự tiến bộ xã hội thấp nhất, xin lỗi vì phải nói ra, là Chad. Tôi cũng chưa bao giờ đi tới đó cả. Chắc năm tới sẽ đi. (Cười) Hoặc có thể là năm kia. Giờ tôi biết bạn đang nghĩ gì. Bạn nghĩ rằng, "Aha, nhưng mà New Zealand có số GDP cao hơn Chad!" Đó là một nhận xét hay. Nhưng để tôi chỉ cho các bạn hai quốc gia khác. Đây là Hoa Kỳ - giàu hơn New Zealand nhiều, nhưng lại có mức độ phát triển xã hội thấp hơn. Và đây là Senegal - nước này có mức độ phát triển xã hội cao hơn Chad, nhưng lại có cùng mức GDP. Tiếp đến là gì? Nhìn đây. Hãy xem các quốc gia còn lại của thế giới, 132 nước mà ta có thể tính toán, mỗi nước được đại diện bởi 1 dấu chấm. Đây rồi. Rất nhiều dấu chấm. Giờ dĩ nhiên tôi không thể nói hết, vì vậy một vài nước được nổi bật: Nước nằm trong G7 có thứ hạng cao nhất là Canada. Nước tôi, Anh quốc, nằm ở khoảng giữa, phần nào đó khá chán, nhưng ai quan tâm - ít nhất còn hơn được nước Pháp. (Cười) Và rồi nhìn vào nền kinh tế mới nổi, ở phía trên, xin giới thiệu, Brazil. (Vỗ tay) Nào nào, xin chúc mừng! Hay lắm, Brazil! Đánh bại Nam Phi, rồi Nga, rồi Trung Quốc, rồi sau đó là Ấn Độ. Nằm riêng ra ở phía bên tay phải, bạn sẽ thấy một dấu chấm của một quốc gia với rất nhiều GDP nhưng không nhiều sự tiến bộ xã hội, đó là Kuwait. Trên Brazil một chút, là một quốc gia siêu tiến bộ xã hội đó là Costa Rica. Nó có chỉ số tiến bộ xã hội bằng vài nước phương Tây, với ít GDP hơn rất nhiều. Bây giờ, bài trình chiếu của tôi hơi bị lộn xộn và tôi muốn quay lại một chút. Vậy để tôi tắt đi, và rồi bật lên dòng hồi quy. Thứ này chỉ ra mối quan hệ giữa GDP và tiến bộ xã hội. Điều đầu tiên ta chú ý tới, là dữ liệu bị rối loạn xung quanh đường thẳng này. Và điều này chỉ ra, điều mà nó chứng tỏ từ kinh nghiệm thực tiễn, là GDP không phải là tất cả. Tại mỗi mức GDP bình quân theo đầu người, cơ hội cho tiến bộ xã hội tăng lên, thì rủi ro ít đi. Điều thứ hai ta chú ý tới, đó là với các nước nghèo, đường cong thật sự rất dốc. Vậy điều này nói với ta là nếu các nước nghèo có thêm một chút GDP, và họ tái đầu tư vào bác sĩ, y tá, nguồn cung cấp nước, hệ thống vệ sinh,... sẽ có được rất nhiều sự tiến bộ xã hội xứng đáng với số GDP. Và đó là tin tốt, và đó là việc chúng ta đã chứng kiến suốt 20, 30 năm qua, với rất nhiều người thoát nghèo nhờ tăng trưởng kinh tế và chính sách tốt ở các quốc gia nghèo. Nhưng đi một chút xa hơn ở phía trên đường cong và sau đó ta thấy nó thẳng ra. Từng đồng dollar GDP thêm vào đang mua lại càng ít tiến bộ xã hội. Và với càng nhiều dân số thế giới sống ở phần này của đường cong, nó có nghĩa là GDP đang trở nên ít hiệu quả hơn với vai trò dẫn ta đến sự phát triển. Tôi sẽ chỉ ra một ví dụ của Brazil. Đây là Brazil: chỉ số tiến bộ xã hội là khoảng 70/100, GDP bình quân đầu người khoảng 14.000 USD mỗi năm. Và nhìn kìa, Brazil ở trên đường thẳng. Brazil đang thực hiện rất tốt việc biến GDP thành tiến bộ xã hội. Nhưng tiếp theo Brazil sẽ hướng đến đâu? Hãy nói rằng Brazil áp dụng một kế hoạch kinh tế táo bạo để gấp đôi GDP trong thập kỉ tới. Nhưng đó chỉ là nửa kế hoạch. Nó còn chưa được một nửa, bởi Brazil muốn sự tiến bộ xã hội của họ sẽ như thế nào? Brazil, có đủ khả năng để tăng sự phát triển, tăng GDP, trong trì trệ hay thụt lùi ở tiến bộ xã hội. Ta không muốn Brazil trở nên giống Nga. Bạn thực sự muốn cho Brazil thực hiện hiệu quả hơn trong việc tạo ra sự tiến bộ xã hội từ GDP, để từ đó trở nên giống New Zealand hơn. Và điều đó có nghĩa là Brazil cần ưu tiên tiến bộ xã hội trong kế hoạch phát triển của mình và thấy rằng không chỉ phát triển đơn thuần, mà phát triển cùng với tiến bộ xã hội. Và đó là cái mà danh mục tiến bộ xã hội thực hiện: Nó điều chỉnh cuộc tranh luận về sự phát triển, không chỉ GDP không thôi, mà bao gồm, sự phát triển bền vững mang lại những cải thiện thiết thực cho đời sống con người. Và nó không chỉ dánh cho các quốc gia. Đầu năm nay cùng với các bạn từ tổ chức phi lợi nhuận Imazon ở Brazil, chúng tôi triển khai Chỉ số tiến bộ xã hội ở địa phương đầu tiên. Chúng tôi thực hiên ở vùng Amazon. Đó là một khu vực rộng bằng châu Âu, 24 triệu dân, một trong số những vùng thiếu thốn nhất của Brazil. Và đây là kết quả, và nó phân ra vào khoảng gần 800 thành phố tự trị khác nhau. Và với thông tinh chính xác này về chất lượng cuộc sống thật sự trong vùng này của đất nước, Imazon và các cộng sự từ chính phủ, giới kinh doanh và tổ chức công dân có thể làm việc cùng nhau để xây dựng một kế hoạch xây dựng sẽ giúp cải thiện cuộc sống người dân, cùng với bảo vệ tài sản quý giá của toàn cầu là Rừng nhiệt đơi Amazon. Và đây chỉ mới là sự khởi đầu. Bạn có thể tạo ra Chỉ số tiến bộ xã hội cho bất kì khu vực, vùng, thành phố hay khu tự trị nào. Chúng ta đều biết tới và yêu quí TEDx; đây là phiên bản Tiến bộ Xã hội. Đây là một công cụ cho mọi người đến và sử dụng. Trái với cách mà ta thỉnh thoảng nói về nó, GDP không được Chúa truyền lại ở trên một máy tính bảng bằng đá. (Cười) Nó là một công cụ tiêu chuẩn được phát minh vào thế kỉ 20 để giải quyết các thách thức của thế kỉ 20. Trong thế kỉ 21, chúng ta đối mặt với các thách thức mới: lão hóa, béo phì, biến đổi khí hậu,.... Để đối mặt với các thách thức đó, ta cần công cụ đánh giá mới cách thức mới để xác định sự phát triển. Tưởng tượng nếu ta có thể tính toán được thành tích mà các tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện, tình nguyện, các tổ chức công dân thực sự cống hiến cho xã hội. Tưởng tượng các doanh nghiệp ganh đua nhau không chỉ trên nền tảng của sự cống hiến kinh tế của họ, mà còn trên sự cống hiến cho tiến bộ xã hội. Tưởng tượng nếu ta có thể làm cho chính trị gia chú trọng vào cải thiện đời sống nhân dân. Tưởng tượng xem chúng ta có thể cùng nhau làm việc - gồm chính phủ, tổ chức thương mại, tổ chức công dân, tôi, các bạn- và biến thế kỉ này trở thành thế kỉ của sự tiến bộ xã hội. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy hình dung một buổi sáng thứ hai bạn đến văn phòng sẵn sàng cho một ngày làm việc đột nhiên, một gã bạn chỉ quen xã giao đến phòng và lấy chiếc ghế của bạn đi mà không nói lấy một lời. Chẳng cho bạn chút thông tin nào về lý do lấy ghế của bạn thay vì biết bao cái khác ngoài kia. Cũng không cần biết liệu bạn có cần chiếc ghế đó để làm việc hôm nay. Nếu không chống lại bạn sẽ rất khó chịu thế là bạn theo về phòng của gã và nói rằng: "Tại sao lại lấy ghế của tôi?" Giờ là buổi sáng thứ ba và bạn đang ở văn phòng một lời mời họp bất ngờ hiện ra trên lịch của bạn. (Tiếng cười) Và đó là từ một phụ nữ mà bạn chỉ quen xã giao cuộc họp về một dự án mà bạn chỉ biết sơ sơ chẳng có chương trình cụ thể không có một thông tin nào về lý do bạn được mời dù gì thì bạn cũng đồng ý đến cuộc họp. Khi cái cuộc họp quá là không hữu ích này kết thúc, bạn quay lại bàn làm việc đứng đó và than rằng: "Trời, giá mà tôi lấy lại được hai tiếng đồng hồ như là với cái ghế của mình vậy" (Tiếng cười) Mỗi ngày, chúng ta đã để cho đồng nghiệp những người mà ở mặt khác thì rất rất tốt cướp nó đi từ tay chúng ta. Tôi đang nói về thứ giá trị hơn đồ đạc văn phòng nhiều lần Đó là thời gian. Thời gian của các bạn. Trên thực tế, tôi tin rằng chúng ta đang bị nhiễm một căn bệnh dịch toàn cầu gọi là MAS: Mindless Accept Syndrome "Hội chứng đồng ý không suy nghĩ" (Tiếng cười) Triệu chứng cơ bản là đồng ý bất kỳ lời mời đi họp nào ngay khi nó xuất hiện trên lịch. (Tiếng cười) Đó là một phản xạ vô điều kiện - ding, click, bing - thế là vào lịch "Rồi, phải đi thôi, trễ họp rồi" (Tiếng cười) Họp hành thì rất quan trọng đúng chứ? Cộng tác là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp và một cuộc họp tốt có thể mang lại những kết quả tích cực và khả thi. Nhưng trong sự toàn cầu hóa và sự thâm nhập của công nghệ thông tin, cách chúng ta làm việc đã bị thay đổi đáng kể những năm gần đây. Và chúng ta thật khổ sở (Tiếng cười). Khổ sở không phải vì không điều hành được một cuộc họp tốt mà vì MAS, hội chứng đồng ý không suy nghĩ của chúng ta, vết thương do chính chúng ta gây ra. Thực ra, tôi có chứng cứ chứng minh MAS là dịch bệnh toàn cầu. Để tôi giải thích cho các bạn. Vài năm trước, tôi đăng một video lên Youtube, mà trong đó tôi diễn lại tất cả các cuộc họp kinh khủng mà bạn từng tham gia. Đoạn video dài khoảng 5 phút và nó có tất cả những gì bạn ghét ở một buổi họp tệ hại. Có người điều hành cuộc họp không biết cách điều hành. Có thành viên tham gia mà không biết tại sao họ tham gia. Mọi thứ như sụp đổ thành đống đổ nát của con tàu. Và mọi người bỏ đi trong giận dữ. Thật buồn cười. (Tiếng cười) Hãy xem đoạn video đó. Mục tiêu của chúng ta hôm nay là thỏa thuận về vấn đề rất quan trọng. Là một tập thể, chúng ta cần quyết định --- bloop bloop --- Oh, xin chào, ai đó? Joe đây, tôi làm việc tại nhà hôm nay. (Tiếng cười) Chào Joe, cám ơn vì đã tham gia. Có rất nhiều người tham gia hôm nay vì thế, hãy bỏ qua phần điểm danh và tôi sẽ đi ngay vào vấn đề. Mục tiêu của ta hôm nay là thỏa thuận về một vấn đề rất quan trọng. Là một tập thể, ta cần quyết định --- bloop bloop — (Tiếng cười) Oh, ai vừa vào đấy? Không có à? Tôi tưởng vừa nghe thấy tiếng beep chứ. (Tiếng cười) Nghe quen chứ? Đúng rồi, nó cũng quen thuộc với tôi nữa. Vài tuần sau khi tôi đăng nó lên 500,000 người từ hàng tá các quốc gia đã xem đoạn video này. Ba năm sau, nó vẫn có hàng nghìn lượt xem mỗi tháng. Giờ đã gần con số một triệu. Thực tế, vài trong những công ty lớn nhất thế giới, bạn từng nghe đến và tôi sẽ không nêu tên đã xin phép tôi được dùng đoạn video đó trong buổi huấn luyện người mới để dạy họ điều không nên làm khi điều hành một cuộc họp. Và nếu những con số, một nghìn lượt xem, những công ty này không đủ để chứng minh vấn đề toàn cầu từ những cuộc họp thì hàng ngàn lời bình luận trên mạng sau khi đoạn video được đăng tải hàng ngàn người đã viết thế này "Ôi trời, ngày hôm nay của tôi là thế đấy!" "Ngày nào của tôi cũng thế!" "Đây là chuyện đời tôi!" Có người còn viết: "Thật buồn cười bởi đó là sự thật. Đúng một cách kì lạ và đáng buồn. Nó làm tôi cười đến phát khóc. Tôi khóc và khóc nhiều hơn nữa." (Tiếng cười) Người đàn ông tội nghiệp này viết: "Hàng ngày đến khi nghỉ hưu hay chết" Đây là những lời bình luận thật và đáng buồn. Điểm chung của chúng là niềm tin rằng chúng ta không thể làm gì hơn là đến và chịu đựng những cuộc họp tệ hại thế này và lay lất qua ngày. Sự thật là, ta không hề bất lực. Trên thực tế, cách chữa trị MAS ở ngay trong lòng bàn tay bạn. Đó là một thứ mà tôi gọi là No MAS (Tiếng cười) Làm tôi nhớ đến tiếng Tây Ban Nha hồi cấp ba, nghĩa là "đủ rồi, thôi đi!" No MAS rất đơn giản. Đầu tiên, khi bạn thấy lời mời họp mà không có thông tin gì cụ thể ấn "tentative"- tạm thời chưa quyết định Không sao cả, bạn có quyền, đó là lý do nó ở đó. Ngay cạnh "accept"- đồng ý hay "maybe" - có lẽ hay bất cứ nút nào cho biết bạn chưa đồng ý vội. Rồi hãy liên lạc với người mời, nói với họ bạn rất muốn giúp, hỏi họ mục tiêu của cuộc họp và rằng bạn có thể giúp gì để đạt được mục tiêu đó. Nếu ta làm điều này thường xuyên, với sự tôn trọng người ta sẽ bắt đầu cẩn trọng hơn trong việc đưa ra những lời mời và bạn sẽ cẩn trọng hơn trong việc chấp nhận lời mời. Người ta có thể sẽ gửi lịch trình cuộc họp. Tưởng tượng xem! Hay sẽ không tổ chức họp đường dài với 12 người, bàn về một việc mà họ có thể chỉ gửi mail là xong. Người ta cũng có thể thay đổi hành động bởi vì bạn thay đổi hành động của chính mình. Và họ có thể mang trả chiếc ghế cho bạn nữa. (Tiếng cười) No MAS Xin cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi chưa từng nói với nhiều người về điều này nhưng trong đầu mình, tôi có hàng ngàn thế giới bí mật đang diễn ra cùng 1 lúc. Tôi còn bị tự kỉ nữa. Người ta có khuynh hướng chẩn đoán bệnh tự kỉ bằng bảng mô tả và đánh dấu vào ô có sẵn nhưng trong thực tế, điều đó biến đổi tùy theo mỗi người Ví dụ, em trai tôi, nó bị tự kỉ nặng. Nó không nói. Không thể nói gì. Nhưng tôi lại thích nói. Mọi người thường đánh đồng tự kỉ với việc thích toán và khoa học và không gì cả, nhưng tôi biết nhiều người tự kỉ rất thích sáng tạo. Nhưng đó là sự rập khuôn, và mọi sự rập khuôn, nếu không phải luôn luôn thì thường là sai. Ví dụ, nhiều người nghĩ về tự kỉ sẽ nghĩ đến phim "Rain Man" ngay lập tức. Đó là niềm tin phổ biến, rằng mỗi người bị tự kỉ đều là diễn viên Dustin Hoffman, và điều đó không đúng. Không chỉ với người bị tự kỉ, tôi thấy điều đó cũng xảy đến với cộng đồng LGBT, với phụ nữ, với người da màu. Mọi người rất sợ sự đa dạng đến nỗi họ cố gắng đưa mọi thứ vào trong chiếc hộp nhỏ và gắn cho nó 1 cái mác thật cụ thể. Điều này thực sự đã diễn ra với tôi trong thực tế: Tôi tra google "người tự kỉ là..." và xuất hiện các đề xuất cho những gì bạn sắp gõ. Tôi tra google "người tự kỉ là..." và kết quả trên cùng là "ma quỷ". Đó là điều đầu tiên người ta nghĩ đến khi nói về bệnh tự kỉ. Họ biết. (Cười) Một trong những điều tôi có thể làm nhờ vào chứng tự kỉ- đó là khả năng chứ không phải sự tàn tật- là tôi có trí tưởng tượng vô cùng sinh động Để tôi giải thích một chút. Giống như là đi trong 2 thế giới Thế giới thực mà chúng ta đang ở đây, và một thế giới khác trong đầu tôi, và thế giới trong đầu tôi thường thực hơn thế giới mà chúng ta đang sống. Rất dễ khiến đầu óc tôi trở nên mơ hồ bởi vì tôi không cố đưa mình vào 1 chiếc hộp nhỏ. Đó là một trong những điều về tự kỉ. Bạn không phải vội vàng làm điều đó. Bạn tìm kiếm điều bạn muốn làm, bạn tìm cách làm và hòa hợp với nó. Nếu cố gắng đưa mình vào khuôn khổ, tôi sẽ không ở đây, hẳn sẽ không có được một nửa những điều mà tôi đang có. Mặc dù có nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề với việc bị tự kỉ, và với việc có quá nhiều sự tưởng tượng. Trường học, nhìn chung, có thể là một vấn đề, nhưng cũng phải giải thích với giáo viên, hằng ngày rằng bài học của họ thật buồn tẻ một cách khó mà giải thích và việc bạn lẳng lặng rúc vào trong thế giới bên trong đầu để không phải nghe giảng bổ sung vào danh sách các rắc rối. (Cười) Tương tự, khi trí tưởng tượng của tôi chiếm lĩnh, thân thể tôi sống cuộc sống của chính nó. Khi điều gì đó thú vị diễn ra trong thế giới bên trong, tôi phải chạy. Tôi phải vận động liên tục tiến và lùi, hoặc đôi khi hét lên. Điều này cho tôi quá nhiều năng lượng, và tôi phải có lối ra cho nguồn năng lượng này. Tôi vẫn làm điều đó khi còn là một đứa trẻ, từ khi còn là một cô nhóc tí xíu, cha mẹ tôi nghĩ điều đó thật đáng yêu, nêu không để ý nhiều nhưng khi tới tuổi đi học, mọi người lại không cho đó là đáng yêu. Có thể, mọi người không muốn làm bạn với con bé hay hét trong giờ học đại số. Điều này không thường diễn ra hiện nay, ở độ tuổi này, và có thể người ta không muốn làm bạn với con bé bị tự kỉ. Có thể người ta không muốn liên quan đến bất cứ ai không thể tự điều chỉnh trong khuôn khổ được "dán mác" bình thường. Nhưng điều đó không sao với tôi cả, bởi vì nó giống như loại bỏ bột mì từ tro trấu, tôi có thể tìm ra người chân thật và thật lòng và chọn họ làm bạn. Khi nghĩ về điều đó, điều gì là bình thường? Điều đó có nghĩa gì? Hãy tưởng tượng đó là lời khen hay nhất bạn từng nhận được. "Wow, bạn thật sự bình thường." (Cười) Nhưng lời khen là "Bạn thật phi thường." hay "Bạn đột phá" "Bạn thật tuyệt vời." Nếu người ta muốn những điều này. tại sao nhiều người lại cố gắng trở nên bình thường? Tại sao lại đổ ánh sáng rực rỡ của riêng mình vào 1 cái khuôn? Người ta sợ sự đa dạng đến nỗi họ cố và ép mọi người, ngay cả người không muốn hoặc không thể trở thành người bình thường Có nhiều hội trại dành cho người LGBT hoặc người tự kỉ để cố gắng và giúp họ "bình thường", và thật đáng sợ là mọi người vẫn làm điều đó trong thời buổi này. Tóm lại, tôi sẽ không đổi bệnh tự kỉ và trí tưởng tưởng của mình cho thế giới Bởi vì tôi tự kỉ, tôi vừa giới thiệu tư liệu cho BBC, tôi đang viết một cuốn sách, tôi đang viết - điều này thật tuyệt vời và một trong những điều tốt nhất mà tôi đạt được, mà tôi xem là thành tựu, là tìm ra cách giao tiếp với em trai và em gái của tôi, người mà tôi nói là phi ngôn ngữ. Hai đứa đều không nói được. Mọi người thường viết về ai đó không nói được, nhưng điều đó thật ngu ngốc, vì 2 đứa em của tôi là 2 đứa em tốt nhất mà bạn có thể có. Chúng là điều tuyệt vời nhất, tôi yêu 2 đứa rất nhiều và tôi quan tâm đến chúng nhiều hơn bất kỳ điều gì khác. Tôi sắp đưa ra cho bạn một câu hỏi: Nếu chúng ta không thể vào trong đầu của một người, dù cho họ có bị tự kỉ hay không, thay vì trừng phạt những gì không theo bình thường tại sao không ăn mừng sự độc nhất vô nhị và ăn mừng mỗi khi ai đó giải phóng được trí tưởng tượng của mình? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào mọi người. Có bao nhiêu người trong số các bạn đã thực hiện thử thách ALS Ice Bucket? (Vỗ tay) Woo hoo ! Tôi phải nói từ tận đáy lòng mình rằng cảm ơn mọi người rất, rất nhiều Bạn có biết rằng cho đến nay tổ chức ALS đã gây quỹ được 125 triệu đô la Mỹ? Woo hoo! (Vỗ tay) Tôi nhớ lại mùa hè năm 2011. Những đứa con của tôi đều đã khôn lớn. Tổ ấm của chúng tôi trống rỗng, và chúng tôi quyết định đi nghỉ cùng nhau. Con gái tôi, Jenn, và con rể tôi trở về từ New York. Con trai út của tôi, Andrew, quay về từ nhà của thằng bé ở Charlestown, nơi mà nó đang làm việc ở Boston, và đứa con trai Pete, người từng chơi bóng chày ở Đại học Boston chơi chuyên nghiệp ở Châu Âu, nay đang bán bảo hiểm nhóm cũng trở về nhà và cùng tham gia. Vào một đêm, tôi đang uống bia với Pete, rồi Pete nhìn tôi và nói, "Mẹ biết không, con không biết rằng, bán bảo hiểm nhóm không phải là đam mê của con." Nó nói: " Con chỉ không cảm thấy con sống đúng với khả năng của mình. Con không thấy đây là nhiệm vụ của đời con." Và nó bảo :"Mẹ biết không, tiện thế, con phải rời kì nghỉ sớm vì đội liên đoàn thành phố của con phải chơi vòng play-off, và con phải trời về Boston vì con không thể để cả đội thất vọng. Con không cảm thấy đam mê với công việc như đối với bóng chày." Sau đó Pete đi và rời kì nghỉ gia đình - làm một người mẹ buồn - và nó đi, và bốn ngày sau đó chúng tôi đi theo để xem trận play-off trực tiếp tới. Chúng tôi đến xem, Pete ở sân đấu, và một quả bóng lao nhanh tới, và va vào cổ tay nó. Ôi, Pete. Cổ tay nó bị chệch khớp hẳn, như vậy này. Sau đó sáu tháng, Pete trở về nhà của nó ở Southie, tiếp tục làm công việc mà nó không đam mê, và đi tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình cổ tay mà không bao giờ hoạt đông lại. Sáu tháng sau, vào tháng Ba, nó gọi cho chồng tôi và tôi, rồi nói, "Bố mẹ à, chúng ta có một bác sĩ mà có thể chẩn đoán cho cổ tay này. Bố mẹ có muốn đến buổi hẹn bác sĩ cùng con không?" Tôi nói, "Chắc chắn rồi, bố mẹ sẽ tới." Sáng hôm đó, Pete, John và tôi tất cả đều thức dậy, sửa soạn và lên xe - ba chiếc xe riêng biệt vì chúng tôi đều phải đi làm sau buổi hẹn với bác sĩ để tìm ra vấn đề về cổ tay của nó. Chúng tôi vào phòng của bác sĩ thần kinh và ngồi xuống bốn bác sĩ bước vào, và bác sĩ trưởng khoa ngồi xuống. Và ông ấy nói, "Về Pete, chúng tôi đã xem qua các bài kiểm tra, và tôi phải nói với mọi người là, cổ tay của cậu ấy không hề bị bong gân cũng không hề bị gãy, không có tổn thương thần kinh ở cổ tay, cũng không phải nhiễm trùng, cũng không phải bệnh Lyme" Và xảy ra sự loại trừ cố ý ngày càng tăng, và tôi nghĩ thầm rằng, rốt cuộc là vấn đề sẽ được ông ấy đẩy đến đâu? Rồi ông ấy đặt tay lên đầu gối, ông nhìn thẳng vào đứa con 27 tuổi của tôi và nói, "Tôi không biết nói thế nào với một người ở tuổi 27 rằng: Pete, cậu đã mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên. ALS sao? Tôi đã từng có một người bạn có ông bố 80 tuổi mắc chứng ALS. Tôi nhìn chồng tôi, anh ấy nhìn tôi, và rồi chúng tôi nhìn bác sĩ, và chúng tôi hỏi, "ALS? Được rồi, vậy phương pháp điều trị là gì? Chúng ta sẽ làm gì? Làm thôi." Và ông ấy nhìn chúng tôi, và nói: "Ông bà Frates, Tôi rất tiếc phải nói với ông bà điều này không có phương pháp điều trị hay chữa trị nào cả." Chúng tôi là những tội phạm tồi nhất. Chúng tôi đã không hiểu rằng đã 75 năm nay từ khi Lou Gehrig và không có một quá trình nào có thể chống lại căn bệnh ALS. Vì thế tất cả chúng tôi trở về nhà, và Jenn với Dan bay trở về từ phố Wall, Andrew bay trở về từ Charlestown, và Pete đến B.C để đón bạn gái Julie của nó và đưa cô ấy về nhà, sáu giờ sau khi được chẩn đoán chúng tôi cùng nhau ngồi ăn tối, và có một cuộc đối thoại nhỏ. Tôi không nhớ nổi việc nấu ăn tối đó. Nhưng rồi nhóm trưởng của chúng tôi, Pete, sắp đặt tầm nhìn, và nói với chúng tôi như thể chúng tôi là một đội của nó. Nó nói, " Từ bây giờ sẽ không còn những người tự đắm chìm nữa." Nó tiếp tục, "Chúng ta sẽ không nhìn lại quá khứ, chúng ta phải nhìn về phía trước. Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta thay đổi thế giới. Con sẽ thay đổi khía cạnh của tình huống không thể chấp nhận này của chứng ALS. Chúng ta cần phải tạo ra sự khác biệt, và con sẽ đi đầu đầu như một nhà hảo tâm giống Bill Gates." Và chuyện là thế. Chúng tôi được đưa ra chỉ thị. Vì thế trong những tháng ngày tiếp theo, trong 1 tuần, chúng tôi có anh chị em và gia đình đến với chúng tôi, họ sẵn sàng để lập Đội nhà Frate. Chú Dave là một nhà lập trình mạng; chú Artie là một kế toán viên; Dì Dana là nhà thiết kế đồ hoạ; và đứa con trai út của tôi, Andrew đã bỏ công việc của nó, rời căn hộ ở Charlestown và nói, "Con sẽ chăm sóc Pete và là người chăm nom cho anh ý. "Rồi mọi người, những người bạn cùng lớp, người trong đội tuyển, những người được Pete truyền cảm hứng trong suốt cuộc đời nó, mọi người quen Pete đã bắt đầu hợp lại và tạo thành Đội nhà Frate. Sáu tháng sau buổi chẩn đoán, Pete được trao giải thưởng cống hiến tại hội nghị nghiên cứu. Nó đã đứng dậy và phát biểu thuyết phục, và cuối bài phát biểu, có một bàn đại biểu gồm những giám đốc điều hành dược phẩm và những nhà sinh hoá học và những bác sĩ lâm sàng tôi ngồi đó lắng nghe họ và hầu hết nội dung xoáy trong đầu tôi. Tôi từng cố tránh các lớp khoa học khi có thể. Nhưng khi tôi theo dõi những người này, và lắng nghe họ, khi họ nói, "Tôi làm thế này, thế kia," nhưng có sự bất đồng thực sự giữa họ. Vì thế cuối buổi thuyết giảng, ban đại biểu có phần hỏi đáp, bùm, cánh tay tôi giơ lên, tôi nhận lấy micro, tôi nhìn họ và nói. "Cám ơn. Cám ơn mọi người rất nhiều vì nghiên cứu bệnh ALS. Nó rất có ý nghĩa với chúng tôi." Tôi nói" Nhưng tôi phải nói rằng tôi quan sát ngôn ngữ cơ thể mọi người và tôi lắng nghe những gì quý vị nói. dường như chẳng có sự hợp tác nào cả. Và không chỉ vậy, đâu là tấm bảng thể hiện những hành động, tiến trình và trách nhiệm? Quý vị sẽ làm gì sau khi rời căn phòng này?" Và sau đó tôi nhìn xung quanh có khoảng hai trăm đôi mắt nhìn chằm chặp vào tôi. Và tại thời điểm đó, tôi nhận ra rằng tôi đã nói về vấn đề không ai muốn nhắc tới Vì vậy nhiệm vụ của tôi bắt đầu. Nhiều năm sau đó, Pete - chúng tôi đã có những lúc thăng trầm cùng nhau. Pete được cho dùng thuốc để cầm chừng. Đó là tia hi vọng cho cả cộng đồng người mắc chứng ALS. Đó là giai đoạn thử nghiệm III. Rồi sáu tháng sau đó, có dữ kiện phản hồi: không hiệu quả. Chúng tôi định sẽ đi điều trị ở nước ngoài, và đột ngột chúng tôi như bị bỏ rơi. Vì thế hai năm sau đó, chúng tôi chứng kiến con trai rời xa vòng tay chúng tôi, dần dần từng ngày một. Hai năm rưỡi trước, Pete đã đạt được cú home run trên sân bóng chày. Ngày hôm nay, Pete lại bị liệt toàn thân. Thằng bé không thể có lại sự tự tin như thế nữa. Cuộc đời thằng bé bị bó buôc vào chiếc xe lăn di động. Thằng bé không thể nào nuốt hay ăn được nữa. Thằng bé phải dùng đến ống tiêu hóa. Thằng bé không thể nói chuyện. Thằng bé nói bằng công nghệ giao tiếp qua mắt và bằng thiết bị tạo ra lời nói, và chúng tôi theo dõi phổi, bởi vì cơ hoành của thằng bé bắt đầu bị liệt rồi sau đó là lúc quyết định xem có đặt ống thở hay không. ALS cướp mất của con người tất cả khả năng vận động trừ bộ não vẫn tỉnh táo. Vì vậy vào ngày 4/7/2014, kỷ niệm 75 năm bài phát biểu truyền cảm hứng của Lou Gehrig, Pete được MLB.com mời viết 1 bài báo trên trang thể thao Bleacher Report. Điều đó có ý nghĩa rất lớn, vì thằng bé đã viết nó bằng công nghệ nhãn quang. Hai mươi ngày sau, mọi chuyện bắt đầu chuyển biến. Vào ngày 27/7, bạn cùng phòng của Pete ở New York, khi mặc chiếc áo sơ mi có dòng chữ Quinn sẽ chiến thắng ám chỉ Pat Quinn, một bệnh nhân ALS khác được biết đến ở New York, và mặc chiếc quần soóc B.C đã nói rằng "Tôi sẽ chấp nhận thử thách Ice Bucket" sau đó anh ta lấy xô nước đá, dội lên đầu. "Và tôi thách thức ..." rồi anh ta gửi lời thách tới Boston Và đó là ngày 27/7. Vài ngày sau, bảng thông báo của chúng tôi đầy ắp tin của người thân và bạn bè. Nếu bạn chưa xem qua, thì Facebook có 1 lợi ích là nó có hiển thị ngày, vì thế bạn có thể xem lại. Bạn phải xem clip Bloody Mary bằng người của chú Artie mới được. Tôi kể quý vị nghe, đó là 1 trong những clip tuyệt nhất, và có lẽ nó diễn ra vào ngày thứ 2 sau đó. Đến ngày thứ 4, chú Dave, người lập trình web, chú ấy không dùng Facebook, và tôi nhận được 1 tin nhắn từ chú ấy nói rằng "Chị Nancy, chuyện quái gì đang diễn ra thế này?" Chú Dave đạt lượt truy cập cao kỷ lục, và điện thoại chú ấy cứ reo liên tục. Vì thế chúng tôi bàn bạc và thấy rằng lượng tiền đang đổ vào -- thật tuyệt vời. Vì vậy, chúng tôi biết sự nhận thức sẽ gây được quỹ, chỉ là không biết chỉ mất có vài ngày. Thế là chúng tôi tập hợp lại, đưa 501(c)(3) lên web của Pete, và thế là chúng tôi tiếp tục. Tuần đầu tiên, truyền thông Boston. Tuần thứ 2, truyền thông quốc gia. Trong tuần 2, người hàng xóm của chúng tôi mở cửa và lia 1 cái pizza qua sàn nhà bếp, nói rằng "Tôi nghĩ mọi người cần đồ ăn trong này." (Tiếng cười) Tuần thứ 3, người nổi tiếng - Entertainment Tonight, Access Hollywood. Tuần thứ 4, toàn cầu - BBC, Radio Ai-len. Đã có ai xem phim "Lỗi dịch thuật" chưa? Chồng tôi đã xem bản tiếng Nhật. Và nó thật thú vị. (Tiếng cười) Và những đoạn phim đó, những đoạn của người nổi tiếng. Đoạn phim của Paul Bissonnette thật tuyệt vời. Thế còn các xơ ở Dublin? Ai đã xem nó rồi nhỉ? Vô cùng tuyệt vời. J.T, Justin Timberlake. Đó là khi chúng tôi biết rằng anh ta là ngôi sao hạng A. Tôi xem tin nhắn và thấy rằng "JT!JT!" Chị gái nhắn tin cho tôi. Angela Merkel, thủ tướng Đức. Tuyệt cú mèo. Và đối với các bệnh nhân ALS, bạn có biết biết đoạn băng họ thích nhất không? Tất cả. Bởi vì với căn bệnh hiếm gặp thường hay bị hiểu lầm và không được tài trợ này, họ chỉ ngồi đó và xem mọi người liên tục nói: "ALS, ALS." Thật không thể tin được. Và đối với những người phản đối, hãy nghe tôi thống kê nhé. Okay, hiệp hội ALS, họ nghĩ rằng đến cuối năm sẽ thu về được 160 triệu đô. Và viện vật lí trị liệu ALS ở Cambridge, họ đã gây quỹ được 3 triệu đô. Và đoán xem. Họ đã cho thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc họ đang phát triển. Nó đã được hỗ trợ vốn trong 3 năm. 2 tháng. Nó sẽ ra mắt chỉ trong 2 tháng nữa thôi. (Tiếng vỗ tay) Và YouTube đã thống kê rằng hơn 150 quốc gia đã đăng video về Thử Thách Dội Nước Đá vì ALS. Và Facebook, 2.5 triệu video, và tôi đã có một chuyến phiêu lưu thú vị đi đến thăm khuôn viên của Facebook vào tuần trước, và tôi nói với họ : "Tôi biết mọi chuyện trong nhà tôi. Tôi chỉ không hình dung được mọi chuyện xung quanh đây. Và cô ấy chỉ nói rằng: "Thật ngạc nhiên." Và đoạn phim gia đình tôi thích nhất? Bill Gates. Bởi vì vào cái đêm mà Pete được chẩn đoán, nó nói với chúng tôi rằng nó sẽ đem ALS đến cho những nhà từ thiện như Bill Gates, và nó đã làm được. Mục tiêu số 1, hoàn thành. Bây giờ đễn biện pháp chữa trị. (Tiếng vỗ tay) Okay, đằng sau những xô nước đầy đá, chúng tôi biết rằng có nhiều hơn không chỉ là đổ một xô nước lạnh cóng lên đầu bạn, và tôi muốn nhắc nhở các bạn một vài điều và mong các bạn sẽ nhớ. Điều đầu tiên, mỗi sáng khi thức giấc, bạn đều có thể lựa chọn sống một ngày lạc quan. Liệu có ai sẽ trách tôi nếu tôi cứ suốt ngày ru rú và ẩn nấp ở một nơi nào đó? Không, tôi không nghĩ sẽ có ai đổ lỗi cho tôi, nhưng Pete đã truyền cảm hứng cho chúng tôi thức giấc mỗi buổi sáng lạc quan yêu đời. Tôi thực sự đã phải bỏ đi các nhóm hỗ trợ bởi vì ai ở đó đều nói rằng vì phun thuốc trừ sâu lên bãi có, họ đã bị ALS, và tôi như thể: "Tôi không nghĩ vậy," nhưng tôi phải tránh xa sự tiêu cực. Điều thứ 2 tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng khi bạn đương đầu với thử thách bạn phải có một tinh thần bền vững để vượt qua được những thử thách đó. Pete vẫn đến xem những trận đấu bóng chày và nó vẫn ngồi với đồng đội bên ngoài sân, và nó treo cái túi truyền dịch ngay trên hàng rào. Bạn sẽ thấy mấy đứa trẻ, ở trên, hỏi: "Pete, có sao không?" "Yup." Và rồi họ đấm vào bụng nó. Bởi vì nó muốn mọi người hiểu được thực tế của sự việc, và cách nó sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Và điều thứ 3 tôi muốn nhắc các bạn rằng: Nếu các bạn có gặp phải một trường hợp mà bạn nghĩ không thể chấp nhận được, tôi muốn bạn đào sâu hết sức có thể và tìm thấy mục tiêu lớn nhất của mình và theo đuổi nó. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi biết tôi sắp hết giờ, nhưng tôi phải nhắc các bạn về món quà mà con trai tôi đã tặng. Tôi đã trải qua 29 năm với vinh dự được làm mẹ của Pete Frates. Pete Frates đã dẫn dắt và truyền cảm hứng cho mọi người suốt cuộc đời. Nó cho đi lòng tốt, và tất cả lòng tốt đều trở lại với nó. Nó tồn tại trên đời này và biết vì sao mình ở đây. Thật là một món quà tuyệt vời. Điều thứ 2 mà con trai đã tặng tôi là nó đã cho tôi mục tiêu của đời mình. Bây giờ tôi biết tại sao tôi ở đây. Tôi sẽ cứu con trai mình, và nếu điều đó không xảy ra với nó, tôi sẽ làm việc để không người mẹ nào khác phải trải qua những gì tôi đang trải qua. Và điều thứ 3, quan trọng không kém, món quà mà con trai tôi đã tặng tội, như là một dấu cảm thán trong một tháng kì diệu tháng 8 năm 2014: Cô bạn gái nó đến gặp đêm được chẩn đoán bây giờ đã trở thành vợ của nó và Pete và Julie đã sinh cho tôi 1 đứa cháu gái, Lucy Fitzgerald Frates. Lucy Fitzgerald Frates ra sớm 2 tuần như là một điểm nhấn trong ngày 31/8/2014. Và thế là (Tiếng vỗ tay) Và để tôi nhắc các bạn về những lời truyền cảm hứng của Pete mà nó sẽ gửi đến các bạn cùng lớp, đồng nghiệp và đồng đội. Sống nhiệt huyết. Sống thật. Sống chăm chỉ. Và đừng bao giờ quên trở nên vĩ đại. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Hãy tưởng tượng các bạn là người lính đang chạy trên chiến trường. Bạn bị một viên đạn bắn vào chân làm đứt động mạch đùi. Máu chảy nhiều đến nỗi bạn có thể tử vong trong chưa đến 3 phút. Không may, việc một bác sĩ đến cứu bạn với những dụng cụ trên thắt lưng của ông có thể mất đến hơn 5 phút, để cầm máu. Đây không chỉ là vấn đề lớn trong quân đội, mà còn là quan ngại lây lan cho toàn bộ ngành y tế: cách chúng ta nhìn nhận vết thương, cầm máu nhanh nhất, phù hợp với cơ thể Suốt 4 năm qua, chúng tôi nghiên cứu để phát triển chất liệu sinh học thông minh, những chất liệu thật sự phù hợp với cơ thể người và chữa lành vết thương theo cách tự nhiên. Trước khi giới thiệu về nó, hãy xem cận cảnh cách mà cơ thể chúng ta thực sự hoạt động. Mọi người đều biết cơ thể được cấu tạo bởi nhiều tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản nhất của sự sống. Nhưng hiếm người biết tiếp theo là gì. Hóa ra các tế bào nằm trong một mạng lưới phức tạp từ sợi, đạm và đường, được gọi là ma trận ngoại bào. Ma trận này là mạng lưới liên kết các tế bào vào cùng vị trí tạo thành cấu trúc cho mô đồng thời có vai trò như nhà của tế bào giúp tế bào biết chúng đang làm gì ở đâu, và phải phản ứng như thế nào. Hóa ra, ma trận ngoại bào này là khác nhau với mỗi bộ phận cơ thể khác nhau ma trận ngoại bào trên da khác với ma trận ngoại bào trên gan. Ma trận trên các bộ phận giống nhau cũng khác nhau; thế nên, khó có sản phẩm nào có thể phản ứng lại ma trận bào chủ, đó là điều chúng tôi đang cố tìm hiểu. Ví dụ, hãy nghĩ đến rừng mưa nhiệt đới bạn có vòm che, bụi cây thấp và cũng có sàn rừng. Tất cả các phần của khu rừng đều được tạo thành từ các loài thực vật và động vật cư trú tại nơi đây. Tương tự như vậy, ma trận ngoại bào thay đổi đến kinh ngạc theo 3 chiều. Trên hết, ma trận ngoại bào chịu trách nhiệm chữa lành vết thương. Thử tưởng tượng bạn cắt phải tay, bạn sẽ phải tái tạo cấu trúc phức tạp này. Và để làm điều đó, một cái sẹo, thật sự là, cách mà ma trận ngoại bào hình thành lại một cách yếu ớt . Giờ phía sau tôi là ảnh động của ma trận ngoại bào. Các tế bào nằm trong mạng lưới phức tạp này và khi bạn di chuyển qua các mô ma trận ngoại bào sẽ thay đổi. Các sản phẩm công nghệ trên thị trường chỉ có thể cho thấy 2 chiều của ma trận ngoại bào, điều đó có nghĩa là nó không khớp với từng mô. Khi học năm nhất ĐH New York, tôi phát hiện ra là bạn có thể lấy một mảnh polyme từ thực vật và bôi chúng lên vết thương. Nếu có vết thương giống cái này đây, bạn có thể bôi chất này vào giống như đồ chơi xếp hình Lego, nó sẽ tập hợp thành mô chủ. Nghĩa là nếu bạn bôi vào gan nó sẽ thành thứ tương tự như gan, nếu bôi lên da nó sẽ thành thứ tương tự như da. Vậy khi bạn bôi gel này vào, nó sẽ tập hợp lại quanh mô chủ. Phải có rất nhiều sự ứng dụng, nhưng ý tưởng này, căn bản là dù đặt sản phẩm ở đâu, bạn đều có thể hồi phục nó ngay. Đây là một mô phỏng máu ở động mạch chủ, có máu chảy gấp hai lần áp lực máu ở người. Vậy đây là sự chảy máu rất nguy kịch và như tôi đã nói, sẽ phải mất ít nhất năm phút để áp lực này có thể dừng lại. Khi tôi đứng đây thuyết trình, chất liệu này đã có thể cầm máu bởi vì nó thật sự hiệu quả trong việc làm lành vết thương, nó tập hợp lại vào các thớ thịt và máu bắt đầu nhận ra chuyện đang xảy xa, vì thế sản sinh ra tơ huyết cục tơ này hình thành rất nhanh, không tới 10 giây. Đó chính là công nghệ Cám ơn (Tiếng vỗ tay) Công nghệ này sẽ tới tay các bác sĩ thú y trước tháng 1 chúng tôi đang làm hết sức để đưa tận tay cho họ hi vọng là trong năm tới thôi. Một lần nữa, hãy tưởng tưởng mình là người lính chạy trong chiến trường đó. Giờ nếu bị đạn bắn vào chân thay vì cứ để máu chảy trong 3 phút, bạn chỉ việc bôi một ít gel và dưới áp lực của nút máu sẽ ngưng chảy và bạn hồi phục theo cách của mình. Xin cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta có thể giảm mức tử vong do bạo lực trên toàn cầu xuống 50% trong vòng ba thập kỷ. Tất cả những gì chúng ta cần làm chỉ là giảm tỉ lệ giết chóc xuống 2.3% mỗi năm, và rồi chúng ta sẽ đạt mục tiêu. Các bạn không tin tôi ư? Các nhà tội phạm học hàng đầu thế giới cho rằng chúng ta có thể, và tôi cũng nghĩ như họ, nhưng chỉ khi ta tập trung vào các thành phố, nhất là những nơi dễ tổn thương nhất. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Từ 20 năm nay, tôi đã làm việc ở những quốc gia và thành phố chịu chia rẽ vì xung đột, bạo lực, khủng bố, hay tất cả những thứ đó gộp lại. Tôi từng theo dấu những tên buôn lậu súng từ Nga tới Somalia, tôi từng làm việc với những kẻ đầu sỏ ở Afganistan và cả Congo, tôi từng đếm xác người chết ở Columbia, Haiti, Sri Lanka và Papua New Guinea. Các bạn chẳng cần ra tiền tuyến mới nhận thấy hành tinh của chúng ta đang vượt ngoài tầm kiểm soát. Ta có thể cảm thấy rằng, sự bất ổn trên thế giới đã trở nên bình thường. Nhưng tôi muốn các bạn nhìn kỹ hơn, và các bạn sẽ nhận ra nạn bạo lực đang có sự dịch chuyển về địa lý, bởi vì không có quá nhiều nơi phải chịu nạn xung đột và tội phạm giống như: Aleppo, Bamako, Caracas, Erbil, Mosul, Tripoli, Salvador. Bạo lực đang dịch chuyển sang các thành phố trung tâm. Và điều này đúng với dự đoán, phải không? Hầu hết mọi người ngày nay tập trung sinh sống ở thành phố thay vì nông thôn. 600 thành phố, gồm cả 30 khu siêu đô thị, đóng góp đến hai phần ba GDP toàn cầu. Nhưng khi nói đến thành phố, những quốc gia ở phía Bắc là tâm điểm của câu chuyện, đó là Bắc Mĩ, Tây Âu, Úc và Nhật Bản, nơi mà tỷ lệ bạo lực ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Điều này khiến những người thích sống ở thành phố tung hô về vinh quang của tầng lớp sáng tạo, và các thị trưởng sẽ chỉ huy cả thế giới. Bây giờ, tôi hy vọng một ngày nào đó các thị trưởng sẽ nắm giữ thế giới, nhưng sự thực là, chúng ta không nghe thấy bất cứ câu chuyện nào về sự việc đang diễn ra ở phía Nam. Phía Nam ở đây, tôi muốn nói đến Nam Mỹ, Châu Phi và châu Á, những nơi mà bạo lực đang gia tăng, nơi hạ tầng đang bị quá tải, và nơi sự quản lý quy củ là điều người ta mong mỏi chứ không có thật. Các chuyên gia về ngoại giao và phát triển thường nói về 40 đến 50 những khu vực dễ tổn thương, nơi sẽ định hình tình hình an ninh trong thế kỷ 21. Tôi nghĩ thành phố của các khu vực này sẽ quyết định tương lai ổn định hay bất ổn. Bởi vì chiến tranh và các hoạt động nhân đạo sẽ sớm tập trung vào các thành phố, và đấu tranh để phát triển, bạn có thể định nghĩa sự đấu tranh là xóa đói giảm nghèo chăm lo sức khỏe cộng đồng, chống biến đổi khí hậu, sẽ thành công hay thất bại ngay chính các khu ổ chuột trong thành phố chúng ta. Tôi muốn kể với các bạn về bốn siêu nguy cơ tôi cho rằng sẽ quyết định mức tổn thương ở thế hệ chúng ta, và nếu chúng ta kiểm soát được những điều này, Tôi nghĩ ta có thể làm gì đó với vấn đề bạo lực chết người. Tôi sẽ bắt đầu với vài thông tin tốt. Thực tế, chúng ta đang sống trong khoảng thời gian yên bình nhất trong lịch sử. Steven Pinker cùng cộng sự đã chỉ ra rằng cường độ và tần suất xung đột thực sự đang ở mức thấp nhất. Hiện nay, ở Gaza, Syria, Sudan, Ukraine, tình hình bạo lực đang rất tồi tệ, và họ đang trong tình trạng kinh khủng, họ nói rằng có một sự gia tăng tương đối nhỏ trong xu thế đang giảm từ suốt 50 năm nay. Chúng ta còn thấy nạn giết người giảm đáng kể. Manuel Eisner cùng cộng sự đã chỉ rằng từ nhiều thế kỷ nay, ta thấy tôi phạm giết người giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt ở phương Tây. Hầu hết các thành phố phía Bắc ngày nay an toàn gấp 100 lần so với cách đây 100 năm. Có 2 việc -- đó là sự suy giảm của bạo lực vũ trang và tội phạm giết người -- là 2 trong những điều phi thường, nếu không nói, đó là thành tựu của lịch sử nhân loại, và chúng ta nên vui mừng, đúng không? Vâng, chúng ta nên như vậy. Chỉ có một vấn đề là: Hai tai họa này vẫn còn tồn tại. Như các bạn thấy, 525.000 người bao gồm nam giới, phụ nữ, trẻ em chết vì bạo lực mỗi năm. Nghiên cứu mà tôi thực hiện với Keith Krause và cộng sự đã cho thấy có 50.000 đến 60.000 người chết bởi bạo lực ở các vùng chiến tranh. Phần còn lại, gần 500.000 người, chết bên ngoài các vùng giao tranh. Nói cách khác, số người chết bên ngoài gấp 10 lần so với trong vùng chiến tranh. Thêm nữa, bạo lực đang dịch chuyển xuống phía Nam, về phía khu vực Mĩ La-tinh và vùng Caribe, đến một phần Trung và Nam Phi, và vài vùng nhỏ ở Trung Đông và Trung Á. 40 trong số 50 thành phố nguy hiểm nhất trên thế giới nằm ngay khu vực Mĩ La-tinh này, 13 thành phố ở Brazil, nơi nguy hiểm hơn cả là San Pedro Sula, và Honduras đứng thứ hai, với tỷ lệ tội phạm giết người đáng kinh ngạc là 187 trên 100.000 người. Tỷ lệ này gấp 23 lần trung bình toàn cầu. Bây giờ, nếu bạo lực tái tập trung về mặt địa lý, nó cũng được sắp xếp lại theo địa hình mới của thế giới, vì khi nói đến thành phố, thế giới không phẳng, như Thomas Friedman từng nói, nó có mũi nhọn. Sự thống trị của thành phố như một điển hình cho lối sống đô thị là một trong những biến chuyển dân số đáng kinh ngạc trong lịch sử, và điều này diễn ra quá nhanh. Bạn biết những số liệu này chứ? Hiện có 7,3 tỷ người trên thế giới; con số đó sẽ là 9,6 tỷ vào năm 2050. Nhưng hãy xem xét một điều rằng: Vào những năm 1800, cứ mỗi 30 người thì có 1 người sống ở thành phố, ngày nay con số đó là 1 trong mỗi 2 người, và cứ theo đó trong tương lai tất cả sẽ đổ về thành phổ. Và sự mở rộng đô thị hóa sẽ không đồng đều và cũng không công bằng. Phần lớn, khoảng 90%, sẽ xảy ra ở phía Nam, ở những thành phố phía Nam. Do đó, các nhà địa lý cũng như dân số học đô thị bảo rằng không phải kích thước hay thậm chí mật độ dân cư thành phố có thể phản ánh mức độ bạo lực. Thành phố Tokyo, với 35 triệu người, là một trong những thành phố lớn nhất, và thuộc hàng an toàn nhất thế giới. Thực sự tốc độ đô thị hóa mới là vấn đề. Tôi gọi đó là đô thị hóa siêu tốc, 1 trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương. Khi bạn nghĩ về sự bành trướng đến khó tin của các thành phố, và nghĩ về đô thị hóa siêu tốc, hãy nghĩ đến vùng Karachi. Karachi từng có 500.000 người vào năm 1947, một thành phố hối hả, nhộn nhịp. Ngày nay dân số thành phố là 21 triệu, cùng với việc đóng góp ba phần tư GDP cho Pakistan, nơi đây còn là một trong những thành phố bạo lực nhất Nam Á. Dhaka, Lagos, Kinshasa, những thành phố này hiện nay lớn gấp 40 lần so với những năm 1950. Bây giờ đến lượt New York. Thành phố này từng mất 150 năm để có 8 triệu người. São Paulo, Mexico City cần 15 năm để đạt được cùng lượng dân số này. Những thành phố cỡ vừa, lớn, siêu lớn và siêu đô thị trông như thế nào? Tiểu sử của các thành phố là gì? Vâng, đây là những thành phố trẻ. Những gì ta đang thấy ở những thành phố này là sự bùng nổ của thế hệ trẻ. Điều này thực sự là một chuyện tốt. Đó là 1 chức năng của việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Nhưng sự bùng nổ thế hệ trẻ là việc ta cần xem xét. Ý nghĩa căn bản của việc này là tỷ lệ người trẻ sống ở những thành phố bị đe dọa của ta nhiều hơn so với lượng sống tại những nơi có lợi cho sức khỏe và giàu hơn. Tại một số thành phố bị đe dọa, 75% dân số dưới 30 tuổi. Hãy thử nghĩ xem: Ba phần tư dân số dưới 30 tuổi. Điều này giống ở Palo Alto. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào Mogadishu, như một ví dụ, ở Mogadishu độ tuổi trung bình là 16. Tương tự đối với Dhaka, Dili và Kabul. Còn Tokyo? Độ tuổi trung bình là 46. Tương tự đối với hầu hết các thành phố ở Tây Âu. Không chỉ dân số trẻ là điều tác động đến việc dự đoán sự bạo lực. Đó chỉ là một trong số nhiều yếu tố, nhưng sự trẻ tuổi cùng với sự thất nghiệp, thất học, và - đây là điều không mong đợi - tỷ lệ nam giới là một tỷ lệ chết người. Người ta thống kê sự tương quan giữa tất cả những yếu tố này với tuổi tác, và cho thấy có mối liên hệ với sự gia tăng bạo lực. Với những bạn ngồi đây, những người là cha mẹ của những con trai, bạn biết tôi nói về điều gì, đúng không? Hãy tưởng tượng xem con trai bạn không có bất kỳ gắn kết nào với những người bạn ngỗ nghịch của chúng, đang hào hứng ngoài kia. Bây giờ, hãy để phụ huynh sang một bên, để giáo dục qua một bên, giới hạn khả năng giáo dục, thêm một ít thuốc, rượu, và súng, ngồi lại và xem pháo hoa. Những tác động đầy bối rối. Ngay tại Brazil này, tuổi thọ trung bình là 73.6 năm. Nếu bạn sống tại Rio, tôi xin lỗi, bạn chỉ sống được 71.6 năm. Nhưng nếu bạn còn trẻ, bạn không được giáo dục, bạn thất nghiệp, bạn da đen, và bạn là nam giới, tuổi thọ của bạn giảm xuống thấp hơn 60 năm. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ và bạo lực là là những kẻ giết người số 1 tại đất nước này. Tốt thôi, thành phố của chúng ta không chỉ có cái chết và bóng tối. Sau tất cả, thành phố là trung tâm của sự đổi mới, sự năng động, phồn thịnh, sự phấn khích, và sự kết nối. Đây là nơi mà những con người thông minh tụ hội. Và những người trẻ mà tôi nói đến, họ am hiểu một cách máy móc và nhận biết kỹ thuật hơn hẳn trước đây. Và sự bùng nổ Internet cũng như công nghệ di động, có nghĩa sự phân tách kỹ thuật số phía Bắc và phía Nam giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia, đang thu hẹp lại. Nhưng chúng ta đã nghe rất nhiều, những công nghệ mới này luôn là con dao hai lưỡi, đúng không? Lấy ví dụ từ việc tuân thủ pháp luật. Cảnh sát trên thế giới đang bắt đầu sử dụng cảm biến điều khiển và dữ liệu để đề phòng tội phạm. Một số cảnh sát có khả năng dự đoán hành vi tội ác trước khi nó diễn ra. Kịch bản tội phạm trong tương lai đang ở đây, và chúng ta phải cẩn thận. Chúng ta phải quản lý vấn đề về an ninh công cộng chống lại các quyền riêng tư cá nhân. Nhưng không chỉ có cảnh sát đang đổi mới. Chúng ta còn nghe thấy hoạt động của các nhóm vì cộng đồng những người tham gia hành động vì địa phương và toàn cầu, và điều này dẫn đến một cuộc cách mạng thực sự. Nhưng điều đáng lo nhất là những băng đảng tội phạm những kẻ lên mạng trực tuyến và bắt đầu thống trị không gian mạng. Tại Ciudad Juárez ở Mexico, nơi tôi đang làm việc, những nhóm như Zetas và băng đảng ma túy Sinaloa đang khống chế truyền thông xã hội Chúng sử dụng để tuyển dụng, buôn bán các sản phẩm, để ép buộc, dọa nạt và để giết người. Bạo lực đang diễn ra trên mạng ảo. Và đây chỉ là một phần phác thảo cho sự thay đổi nhanh chóng, biến động, và phức tạp. Ý tôi là, có nhiều rủi ro khác nhau đang gây ra những tổn thương cho thế hệ chúng ta, không chỉ là sự chênh lệch về thu nhập, nghèo đói, biến đổi khí hậu, sự miễn giảm Nhưng chúng ta đang tiến thoái lưỡng nan khi mà có những thành phố đang phồn thịnh và dẫn đầu sự tăng trưởng toàn cầu trong khi có những khu vực đang trượt ngã và tụt hậu. Nếu chúng ta muốn thay đổi cục diện, chúng ta cần bắt đầu đàm thoại. Chúng ta không thể chỉ tập trung vào các thành phố phát triển, như những thành phố ở Singapore, Kuala Lumpur, ở Dubai, Thượng Hải. Chúng ta cần chú ý đến những nơi đang bị tổn thương trong cuộc đàm thoại. Một cách để làm được điều này có lẽ là bắt đầu kết nối những thành phố này với những nơi tốt và giàu có hơn, phát động một quy trình học hỏi và hợp tác và chia sẻ thực thế, về những gì cần và không cần làm. Một ví dụ tuyệt vời cho việc này là sự hợp tác El Salvador và Los Angeles, nơi mà các thị trưởng của El Salvador và Los Angeles đang hợp tác để những thành viên của nhóm tội phạm cũ làm việc với những tên tội phạm hiện tại, cung cấp sự hướng dẫn, giáo dục, và giúp đỡ việc ngừng bắn cũng như các thỏa thuận ngừng bắn, và ta thấy tỷ lệ kẻ sát nhân đã giảm ở El Salvador, 1 thành phố bạo lực nhất thế giới, xuống đến 50%. Ta cũng có thể tập trung vào những điểm nóng. Địa điểm và vị trí có ảnh hưởng cơ bản đến việc hình thành bạo lực. Bạn có biết rằng khoảng 1 - 2% những địa chỉ đường ở 1 thành phố tổn thương có thể dự đoán được đến 99% tội phạm bạo lực? Lấy một ví dụ ở São Paulo, nơi tôi đã làm việc. Nơi này từ 1 thành phố nguy hiểm nhất trở thành nơi an toàn nhất Brazil, và họ làm điều đó bằng cách giảm một nửa trong việc thu thập thông tin, chỉ ra điểm nóng, cải cách cảnh sát, và qua quá trình đó, họ đã giảm đến 70% lượng tội phạm giết người trong 10 năm. Chúng ta cũng có thể chú ý vào những đối tường này. Sẽ là bi kịch khi những người trẻ thất nghiệp, thất học, và là nam giới, điều đó làm tăng nguy cơ của việc bị giết và giết người. Chúng ta cần phải phá vỡ vòng tròn của sự bạo lực này và sớm đem nhận thức này đến những đứa trẻ của chúng ta. nhưng theo một hướng tích cực, thay vì tiêu cực. Đó là một việc tuyệt vời, điều đang diễn ra ở Kingston, Jamaica và ở chính thành phố Rio này, nơi mà giáo dục, việc làm, việc tái tạo đang được triển khai trước tiên cho những nhóm có nguy cơ cao, và kết quả, chúng ta thấy nạn bạo lực đang giảm xuống trong cộng đồng. Chúng ta cũng có thể làm cho các thành phố an toàn hơn và có giá trị sống hơn. Thực tế là, sự gắn kết xã hội rất có ảnh hưởng. Di động tác động đến các thành phố của chúng ta Chúng ta cũng nên bỏ đi những sự phân biệt chủng tộc, độc đoán, và những tường chắn. Một ví dụ điển hình trong việc làm điều đó như thế nào là ở Medellín. Khi tôi ở Colombia cuối những năm 1990, Medlelín là thủ đô của tội phạm trên thế giới, nhưng nay đã thay đổi, đó là nhờ việc điều tra cẩn thận những khu vực có thu nhập thấp và bạo lực nhất, và tích hợp họ với tầng lớp trung lưu thông qua mạng cáp treo, giao thông công cộng, và cơ sở hạ tầng cao cấp, và quá trình này đã làm giảm đến 79% tội phạm giết người trong 2 thập kỷ. Và cuối cùng, đó là công nghệ. Công nghệ là một hứa hẹn lớn nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Chúng ta xem các ví dụ của sự đổi mới phi thường này, và hầu hết trong đó đến từ phòng này, Cảnh sát tham gia các phân tích dự đoán. Người dân tham gia các giải pháp hỗ trợ thông tin. Ngay nhóm của tôi cũng tham gia các ứng dụng phát triển. để hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát và tăng cường sự an toàn cho người dân. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận. Nếu tôi có 1 thông điệp cho bạn, đó là: Không có gì có thể tránh khỏi bạo lực chết người, và chúng ta có thể giúp thành phố của chúng ta an toàn hơn. Là con người, chúng ta có cơ hội để giảm nạn bạo lực giết người còn một nửa trong cuộc đời chúng ta. Vậy nên tôi chỉ có một câu hỏi: Các bạn còn đợi gì nữa? Xin cảm ơn. (vỗ tay) Đây là một ý tưởng đơn giản về tự nhiên Tôi muốn nói vài lời thay cho tự nhiên vì chúng ta chưa nói nhiều về điều này mấy ngày trước Tôi muốn thay lời cho đất, cho lũ ong, cho cây cối và cho động vật và nói với các bạn về một loại công cụ một công cụ đơn giản mà tôi đã tìm ra Mặc dù nó chẳng là gì khác ngoài lời lẽ văn chương, mà không phải công nghệ Nó thực sự hữu ích, theo tôi, thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên và với tất cả các loài mà chúng ta phụ thuộc Và công cụ đó thật đơn giản, như Đức Chúa đã nói Hãy nhìn vào chúng ta và thế giới từ góc nhìn của động, thực vật Đây không phải ý tưởng của tôi Những người khác đã tập trung vào nó Tuy nhiên, tôi thử đặt nó vào vị trí mới Tôi sẽ nói với bạn tôi có được nó thế nào Cũng như rất nhiều ý tưởng khác của tôi, hay nhiều công cụ khác mà tôi sử dụng Tôi đã tim ra nó trong khu vườn, tôi là người làm vườn tận tụy Một ngày, khoảng bảy năm trước, khi tôi đang trồng khoai tây tuần đầu tiên của tháng Năm Đây là ở New England, Khi những cây táo chỉ mới bắt đầu nở bung Như những đám mây trẳng phía trên cao Tôi đã ở đây, trồng những cái cây của mình cắt những nhánh khoai tây, và trồng và những con ong đang làm việc trên cây những con ong vò vẽ làm làm rung rinh cành cây Và một trong những thứ mà tôi thực sự thích ở khu vườn Đó là, nó không khiến bạn phải tập trung vào nó Bạn sẽ không bị thương, không như làm gỗ và tâm trí bạn sẽ được thoải mái cho việc tư duy và tôi đã hỏi chính mình vào buổi chiều đó trong khu vườn khi đang làm việc bên cạnh chú ong kia Giữa tôi và con ong có gì chung Vai trò của chúng tôi trong khu vườn có gì giống nhau và khác nhau Và tôi nhận ra chúng tôi có một điểm chung khá lớn Cả hai chúng tôi đều đang nhân giống gen của loài này mà không phải loài khác và cả hai chúng tôi - có thể, nếu tôi có thể hình dung cái nhìn của loài ong đều nghĩ, chúng tôi đang đóng vai trò chỉ huy. Tôi đã quyết định loại khoai tây tôi muốn trồng Tôi đã chọn Yukon Gold hoặc Yellow Finn hoặc bất kì loại nào đi nữa và tôi đã thu thập những gene đó từ danh mục hạt giống trên toàn quốc mua và trồng chúng và dĩ nhiên, loài ong kia coi như chúng đã quyết định "Tôi sẽ chọn cây táo kia tôi sẽ chọn bông hoa kia, tôi sẽ lấy mật hoa, và tôi sẽ bay đi" Chúng tôi có một văn phạm gợi ý rằng chúng tôi là ai Chúng tôi là những sinh vật tối cao trong tự nhiên - tôi và loài ong, Tôi trồng khoai tây, dọn cỏ trong vườn, thuần hóa các loài Nhưng hôm đó, một điều xảy đến với tôi chuyện gì nếu văn phạm kia không là gì cả ngoài những tự phụ cá nhân Dĩ nhiên, loài ong nghĩ chúng có trách nhiệm nhưng chúng ta hiểu điều đó rõ hơn Chúng ta hiểu điều gì đang xảy ra giữa con ong và bông hoa kia nghĩa là loài ong đang bị bông hoa lợi dụng khôn khéo và khi tôi nói bị lợi dụng, tôi đang nói đến học thuyết Darwin? Ý tôi là nó đã phát triển một tính trạng đặc biệt màu sắc, mùi, vị, hình dạng - là thứ đã dụ dỗ loài ong Và loài ong đã bị đánh lừa một cách khéo léo đến hút mật và mang theo cả phấn hoa trên chân nó và bay đến một bông hoa khác Loài ong không đưa ra quyết định Và tôi nhận ra sau đó rằng tôi cũng vậy Tôi đã bị loài khoai tây, mà không phải loài nào khác dụ dỗ trồng, và phân tán gen của nó, mở rộng không gian sống của nó và khi tôi nảy ra ý tưởng: "Chuyện gì có thể xảy ra Nếu chúng ta nhìn lại mình từ góc nhìn của những loài mà chúng ta đang lợi dụng Rồi bỗng dưng nông nghiệp với tôi không còn là một cuộc cách mạng, hay kỹ thuật của loài người mà là một quá trình đồng tiến hóa một nhóm sinh vật thông minh, hầu hết là những loài cỏ ăn được, đã khai thác chúng ta tìm cách khiến chúng ta phải phát quang các vùng đất Vậy đó là sự cạnh tranh giữa các loại cỏ, có phải vậy không? Và mọi thứ bỗng dưng trở nên khác biệt Và bỗng dưng, việc cắt cỏ ngày hôm đó là một trái nghiệm hoàn toàn khác. Tôi đã luôn nghĩ - và đã viết điều này trong cuốn sách đầu tiên của mình Cuốn sách về việc làm vườn rằng bãi cỏ là tự nhiên ở dạng trồng trọt nhân tạo rằng chúng là những lãnh địa chuyên chế rằng khi cắt cỏ, chúng ta đã đàn áp một cách tàn nhẫn các loài khác Và không bao giờ để chúng gieo hạt, hay chết hay được kết đôi và đó là bản chất của việc cắt cỏ Nhưng sau đó tôi nhận ra, "Không, thực sự đây là điều loài cỏ muốn chúng ta làm Tôi đã bị gạt. Tôi đã bị loài cỏ gạt với mục đích tránh cạnh tranh với cây gỗ những loài cạnh tranh ánh sáng với chúng Và bằng việc khiến chúng ta cắt cỏ, những cây lớn đã không mọc trở lại nữa hiện tượng này diễn ra rất nhanh ở vùng New England Vì vậy, tôi bắt đầu nhìn mọi thứ theo cách này, viết hẳn cuốn sách tên "Dục vọng của thực vật" Và tôi nhận ra, bạn có thể nhìn theo cách tương tự với loài hoa và suy diễn tất cả những điều thú vị về vị giác, dục vọng của loài ong rằng chúng thích vị ngọt, màu sắc của bông hoa và sự cân xứng chúng ta có thể nhận ra điều gì về chính mình khi làm điều tương tự? Rằng một loại khoai tây, một loại thuốc một loại cần sa sativa-indica cũng muốn nói một điều gì đó về chúng ta và rằng, đây chẳng phải là một cách nhìn rất thú vị về thế giới đấy sao? Bây giờ, cách kiểm ra cái ý tưởng - mà tôi gọi là lời lẽ văn hoa là nó khiến chúng ta trở nên thế nào? Và khi đang nói về tự nhiên, với vai trò một tác giả, đối tượng của tôi là gì? Làm sao nó đáp ứng được bài test của Aldo Leopold nghĩa là nó có làm chúng ta trở thành công dân tốt hơn của quần xã sinh vật? khiến chúng ta làm những việc giúp cho sự hỗ trợ và bền vững hệ sinh thái chứ không phải phá hủy nó Và tôi muốn nói rằng ý tưởng này nhằm mục đích đó. Vậy, để tôi sơ qua những gì bạn sẽ thấy khi nhìn thế giới theo cách này ngoài một chút kiến thức mang tính giải trí về lòng dục vọng của loài người Là một đối tượng có trí thức, nhìn thế giới từ góc nhìn của loài khác chúng ta có thể đối phó được với điều bất thường này và điều này nằm trong lãnh địa của lịch sử tri thức nó chính là Thuyết Tiến hóa của Darwin mà chúng ta đã có 150 năm trước Ugh. Mini-Me. (Laughter) Chúng ta có tri thức, có học thuyết Tiến hóa Darwin, nhờ có Darwin ta nhận ra ta chỉ là một trong số nhiều loài Tiến hóa xảy ra với chúng ta theo cùng cách mà nó xảy ra với tất cả các loài Chúng ta tác động vào loài khác, đồng thời cũng bị tác động lại Chúng ta thực sự đang nằm trong mạng lưới của sự sống Nhưng điều kì lạ nhất, là chúng ta đã không học bài học này 150 năm sau đó Không ai trong chúng ta tin điều này cả Chúng ta vẫn là những đứa con của Descartes Những người tin rằng tính chủ thể và sự nhận thức khiến chúng ta khác biệt rằng thế giới được chia thành chủ thể và đối tượng rằng thế giới, một mặt là tự nhiên, và mặt khác là văn hóa Ngay khi bạn bắt đầu nhìn mọi vật từ góc nhìn của động vật hay thực vật Bạn sẽ nhận ra rằng sự tự tôn tri thức chính là ý tưởng rằng tự nhiên là sự đối lập của văn hóa rằng sự nhận thức là tất cả mọi thứ và đó là khía cạnh quan trọng khác mà nó tạo ra Nhìn nhận thế giới dưới cái nhìn của những loài khác chính là cách chữa lành bệnh tự phụ của loài người Bạn sẽ bỗng dưng nhận ra rằng sự nhận thức thứ mà chúng ta coi trọng và xem xét thành tựu cuối cùng của tự nhiên sự nhận thức của loài người thực sự chỉ là một công cụ khác để hòa hợp với thế giới Và nó là một hình thức của tự nhiên mà chúng ta nghĩ là công cụ tốt nhất Nhưng, bạn biết không, như một diễn viên hài đã từng nói "Oh, ai đó cho tôi biết rằng nhận thức là điểu rất tốt và rất quan trọng? "Chính là sự nhận thức" Vậy, khi bạn nhìn vào những cái cây, bạn nhận ra những công cụ khác nữa Và chúng cũng đầy thú vị Tôi sẽ đưa ra hai ví dụ, cũng từ khu vườn Đậu lima. Các bạn có biết hạt đậu lima sẽ làm gì khi nó bị nhện tấn công? Nó sẽ giải phóng ra một loại hóa chất dễ bay hơi để kích thích một loài nhện khác đến tấn công loài nhện kia, bảo vệ loài đậu lima Vậy thì, các loài cây có gì, trong khi chúng ta có nhận thức, công cụ, ngôn ngữ, chúng có các chất hóa sinh học và chúng đã hoàn hảo đến độ vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng Mức độ phức tạp, tinh vi của chúng thực sự là điều kì diệu và tôi nghĩ rằng Dự án Hệ gen người thực sự bê bối Bạn biết đấy, chúng ta bắt đầu dự án với ý định giải trình tự 40000 hay 50000 gen và chúng ta mới chỉ thực hiện được 23000 gene Hãy làm một so sánh nhỏ thế này cây lúa có 35,000 gen Vậy thì, loài nào là tinh vi hơn ở đây? Sự thật là, chúng ta đều phức tạp Chúng ta đã tiến hóa cùng nhau chỉ là theo những con đường khác nhau Vì vậy, liệu pháp cho tính tự phụ, cách để cảm nhận ý tưởng của Darwin Và đó điều tôi đã làm với vai trò một người viết sách, một người kể chuyện là cố làm người khác cảm nhận được điều chúng ta biết, và kể những câu chuyện giúp ta nghĩ xanh hơn Giờ đây, hãy đưa ý tưởng này vào thực tiễn Tôi sẽ đưa bạn đến nông trại ngay bây giờ vì tôi sử dụng ý tưởng này để nâng cao hiểu biết của mình về hệ thức ăn và điều tôi đã học được, thực sự là thứ mà loài ngô đang vận dụng đối với chúng ta và bài nói bạn đã nghe về ethanol ngày hôm nay với tôi, là khúc khải hoàn của loài ngô theo lẽ thường nó chính là một phần trong kế hoạch thống trị thế giới của loài ngô (Cười) Bạn sẽ thấy, lượng ngô được trồng năm nay sẽ tăng vượt bậc so với năm trước Nơi sống của nó sẽ mở rộng đáng kể vì chúng ta đã chọn ethanol làm giải pháp Nó đã giúp tôi hiểu hơn về nền công nghiệp nông nghiệp một phần của hệ thống Cartesian dựa trên ý tưởng chúng ta uốn nắn các loài khác theo ý muốn và rằng chúng ta có trách nhiệm và chúng ta tạo ra những bộ máy này và chúng ta có các đầu vào công nghệ, và nhận được thức ăn từ chúng hay nguồn nhiên liệu hay bất cứ thứ gì chúng ta muốn Tôi sẽ đưa bạn đến một hình thức nông trại hoàn toàn khác Một nông trại ở thung lũng Shenandoah thuộc Virginia Tôi đã tìm kiếm một nông trại nơi đó, những ý tưởng về việc nhìn mọi thứ từ góc nhìn của các loài thực sự được thực thi và tôi đã tìm thấy điều đó ở một người. Một nông dân tên Loel Salatin Tôi đã ở học việc một tuần trong trang trại của ông và tôi đã thu được vài tin tức đầy hi vọng về mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên mà tôi đã từng có trong suốt 25 năm viết về tự nhiên và điều đó chính là nông trại đó có tên là Polyface điều này nghĩa là ý tưởng của ông là ông đã có được sáu loài động vật khác nhau và một số thực vật cùng sinh trưởng trong mối quan hệ cộng sinh đầy tinh vi này Nó chính là canh tác vĩnh viễn, chắc vài bạn biết về điều này chúng bao gồm: bò sữa, heo, cừu và gà tây, và... ông ấy còn có gì nữa nào? Tất cả sáu loài - cả thỏ nữa cùng nhau phục vụ cho nhu cầu sinh thái của một loài khác và chất thải từ một loài này lại là thức ăn cho loài khác và chúng bảo vệ loài khác khỏi côn trùng gây hại Đó thực sự là một vũ điệu tinh vi và xinh đẹp Nhưng tôi chỉ đưa cái nhìn cận cảnh về một phần trong đó thôi mối quan hệ giữa gia súc và những con gà mái đẻ trứng trong trang trại của ông và tôi sẽ cho bạn thấy, nếu dùng cách này bạn sẽ thu được gì, OK? Và điều này, hơn nhiều việc tạo nguồn thức ăn, bạn sẽ thấy đó là một cách nhìn khác về tự nhiên và là cách để loại bỏ khỏi đầu bạn khái niệm "tổng bằng không" ý tưởng của Cartesian về việc thiên nhiên thắng hay chúng ta thắng và rằng để đạt được thứ chúng ta muốn tự nhiên đang bị kiệt quệ dần Vậy, một ngày, gia súc trong một đồn điền Thứ công nghệ duy nhất có ở đây là những hàng rào điện rẻ tiền tương đối mới, và được nối với bình ắc quy xe ô tô Tôi thậm chí có thể lắp ráp nó cho 1/4 bãi đất chỉ trong 15 phút Những con bò sữa gặm cỏ và rồi chúng di chuyển, vậy thôi Chúng gặm cỏ một cách nhiệt tình bất kì thứ gì dưới đất Ông ấy đợi trong ba ngày Và sau đó chúng tôi kéo vào một thứ gọi là Eggmobile Chiếc Eggmobile này thực sự là một loại máy móc tạm bợ, ọp ẹp Nó trông giống như một cái toa xe che bạt được làm từ những tấm ván Nhưng nó có thể chứa được 350 con gà Ông kéo nó vào chuồng ngựa ba ngày sau đó và mở các tấm ván thả chúng ra, và cả 350 con gà mái bị trôi ra theo tấm ván cục tác inh ỏi theo đúng lối loài gà chúng đã tạo ra những đường thẳng trên ... đống phân bò Và chúng đã làm một việc thật thú vị Chúng mổ vào đống phân bò để lấy giòi và ấu trùng ruồi Và lý do ông đã đợi ba ngày vì ông biết đến ngày thứ tư hoặc thứ năm những con ấu trùng sẽ nở Rồi ông sẽ gặp rắc rối lớn với lũ ruồi Nhưng ông đã đợi cho đến khi chúng đủ lớn, đủ mọng và đủ ngon Vì chúng là nguồn protein yêu thích của lũ gà Vì thế mà chúng vừa ăn vừa nhảy múa Chúng bới tung đống phân để tìm ấu trùng Nhờ vậy, chúng đã rải đống phân ra xung quanh Một dịch vụ sinh thái thứ cấp hữu ích Và thứ ba, khi chúng đang làm việc với đống phân đó dĩ nhiên, chúng cũng phóng uế liên tục Và chất thải giàu nito của chúng thật sự là thứ phân bón phì nhiêu cho đồng ruộng Sau đó, chúng dời đi, đến một cánh đồng khác và chỉ trong vài tuần, cỏ bắt đầu mọc và lớn nhanh như thổi Và trong vòng bốn hay năm tuần, ông ấy có thể lặp lại. Ông lại có thể cắt cỏ, có thể đưa loài khác vào như những con cừu, hay ông có thể tạo cỏ khô cho mùa đông Bây giờ, tôi muốn các bạn nhìn kĩ hơn vào điều đã xảy ra Nó thực sự là một hệ thống năng suất Tôi phải nói với bạn là trên 100 hecta ông đã thu được 40,000 pao thịt bò; 30,000 pao thịt heo; 25,000 tá trứng 20,000 gà thịt; 1,000 gà tây; 1,000 thỏ một lượng thức ăn khổng lồ Bạn biết đấy, bạn đã từng nghe "Thực phẩm hữu cơ có thể nuôi sống thế giới?" Bây giờ, hãy xem bạn có thể sản xuất bao nhiêu thức ăn trên 100 hecta nếu làm tương tự Cung cấp cho mỗi loài thứ chúng muốn Để chúng nhận ra mong muốn và sự khác biệt sinh lý của mình Để mọi thứ xảy ra Nhưng bây giờ hãy nhìn nó từ góc nhìn của loài cỏ Điều gì sẽ xảy ra với loài cỏ nếu bạn làm như vậy Khi một loài súc vật gặm cỏ, cỏ sẽ bị cắt từ chiều cao này xuống chiều cao kia Và nó ngay lập tức sẽ làm điều gì đó thật thú vị Ai trong số các bạn đã từng làm vườn sẽ biết về thứ gọi là "Tỉ lệ rễ-thân cành" Và cây cần giữ sinh khối rễ ở một mức độ cân bằng với sinh khối lá Vì vậy, khi chúng mất nhiều lá chúng sẽ bị rụng rễ giống như chúng tự đốt cháy mình và rễ cây sẽ chết Khi đó, các loài trong đất bắt đầu hoạt động về cơ bản, việc nhai rễ, phân hủy chúng loài giun đất, nấm, vi khuẩn và cuối cùng là tạo ra lớp đất mới Đây là cách mà đất được tạo ra Nó được tạo từ dưới lên Đây là cách các đồng cỏ được tạo ra mối quan hệ giữa bò rừng và cỏ Và điều mà tôi đã nhận ra khi hiểu được điều này Và nếu bạn hỏi Loel Salatin ông ấy làm gì, thì ông ấy không phải nông dân chăn gà không phải nông dân chăn cừu, không phải chủ trại gia súc, ông là nông dân cắt cỏ bởi vì cỏ là loài chủ đạo của hệ thống đó Bạn nghĩ xem, nó hoàn toàn mâu thuẫn với ý tưởng về tự nhiên trong đầu chúng ta ở đó, để có được điều chúng ta muốn, tự nhiên sẽ bị mất dần Chúng ta càng nhận nhiều tự nhiên càng mất nhiều Ở đây, tất cả thực phẩm thu được từ nông trại, vào cuối mùa đã có nhiều đất hơn, nhiều phì nhiêu, và nhiều đa dạng sinh học hơn Đó thực sự là một điều đáng kì vọng Có rất nhiều nông dân đang làm điều tương tự Điều này đã vượt ra ngoài nông nghiệp hữu cơ một hệ thống mà, ít nhiều vẫn là hệ thống Cartesian Và điều mà nó chỉ ra là, nếu bạn bắt đầu chịu trách nhiệm cho loài khác chịu trách nhiệm cho đất, dù cho chẳng có khác ngoài ý tưởng này ---bởi vì chẳng có công nghệ nào ở đây cả ngoại trừ những hàng rào kia là những thứ quá rẻ dễ dàng tìm thấy ở Châu Phi bất kỳ lúc nào chúng ta có thể lấy bất kì thức ăn cần thiết của Trái Đất và thực sự có thể hàn gắn Trái đất nữa Đây là cách giúp tái sinh thế giới đây chính là điều thực sự thú vị về khía cạnh này Khi chúng ta thực sự cảm nhận được nguyên lý của Darwin trong tận xương tủy điều chúng ta có thể làm với những ý tưởng đơn thuần này là một cái gì đó để hi vọng rất nhiều Cảm ơn rất nhiều! Thị giác là giác quan quan trọng và được ưu tiên nhất mà chúng ta có. Chúng ta luôn luôn quan sát thế giới xung quanh, chúng ta nhanh chóng xác định và nhận ra chúng ta đang nhìn cái gì. Ta hãy bắt đầu bằng một ví dụ về chính thực tế đó. Tôi sẽ cho các bạn xem bức ảnh của 1 người chỉ trong 1, 2 giây, và tôi muốn các bạn xác định cảm xúc trên khuôn mặt anh ấy là gì. Sẵn sàng chứ ? Bức ảnh đây. Đưa ra cảm nhận thật của các bạn nhé. Được chứ. Các bạn đã nhìn thấy gì? Vâng, chúng tôi khảo sát trên thực tế trên 120 người, và kết quả thu được rất khác nhau. Mọi người không thống nhất về biểu cảm mà họ thấy trên khuôn mặt anh ấy. Có thể bạn thấy anh ấy đang khó chịu. Đây là câu trả lời phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được. Nhưng nếu bạn hỏi người ngồi bên trái, có thể họ sẽ thấy sự tiếc nuối hay hoài nghi, và nếu bạn hỏi người ngồi bên phải, họ có thể có cách cảm nhận hoàn toàn khác, sự hy vọng hoặc sự cảm thông chẳng hạn. Nào, chúng ta cùng nhìn lại vẫn khuôn mặt đó một lần nữa. Chúng ta có thể cảm thấy điều gì đó hoàn toàn khác biệt, đó là do tính chủ quan của nhận thức. Những gì chúng ta nghĩ là chúng ta thấy, thực ra đã được lọc qua con mắt trí tuệ của riêng ta. Tất nhiên, còn nhiều những ví dụ khác về cách chúng ta nhìn thế giới qua con mắt trí tuệ của mình. Tôi sẽ chỉ đưa ra vài ví dụ. Ví dụ như những người ăn kiêng, họ nhận thấy quả táo to hơn so với những người không để ý tới lượng calo chứa trong đó. Các cầu thủ bóng mềm thấy quả bóng nhỏ hơn nếu họ vừa trải qua thời kỳ sa sút phong độ, so với những người vừa có một trận đấu thành công. Và thật ra, quan điểm chính trị của chúng ta cũng có thể tác động tới cách chúng ta nhìn nhận người khác, kể cả là các chính trị gia. Vậy là tôi cùng nhóm nghiên cứu quyết định thử nghiệm vấn đề này. Năm 2008, Barack Obama đang chạy đua vào ghế tổng thống lần đầu tiên. Và chúng tôi đã khảo sát hàng trăm người Mỹ một tháng trước cuộc bầu cử. Điều chúng tôi thu được trong lần khảo sát này là có một số người, một số người Mỹ, cho rằng những bức ảnh kiểu này phản ánh đúng nhất vẻ ngoài của Obama. Trong số những người này, 75% đã bỏ phiếu cho Obama trong cuộc bầu cử. Những người khác, lại cho rằng những bức ảnh kiểu này mới phản ánh đúng nhất vẻ ngoài của Obama. 89% những người này đã bỏ phiếu cho McCain. Chúng tôi đưa ra nhiều bức ảnh của Obama từng bức một, vì thế họ không nhận ra rằng chúng tôi đã chỉnh sửa từng bức ảnh một bằng cách làm sáng lên hoặc tối hơn màu da của ông ấy. Vậy tại sao lại có điều này? Tại sao khi tôi nhìn vào một người một sự vật, hay một sự kiện, tôi thấy những điều rất khác biệt so với người khác? Vâng, có nhiều lí do, nhưng có một nguyên nhân mà chúng ta cần phải hiểu một chút là về cách mắt con người hoạt động. Những nhà khoa học về nhãn khoa nhận thấy rằng lượng thông tin mà chúng ta có thể nhìn thấy ở bất kì thời điểm nào đó, những thứ chúng ta có thể tập trung vào, thật ra là tương đối ít. Thứ chúng ta có thể nhìn một cách sắc nét rõ ràng và chính xác chỉ tương đương diện tích bề mặt ngón tay cái khi chúng ta duỗi thẳng tay ra. Mọi thứ khác xung quanh đều bị mờ làm cho phần lớn bức tranh trước mắt chúng ta trở nên mơ hồ. Nhưng chúng ta vẫn phải làm rõ và lĩnh hội được những thứ chúng ta nhìn, chính trí não của chúng ta sẽ giúp bổ sung những gì còn thiếu. Hệ quả là, sự nhận thức chỉ là một trải nghiệm chủ quan, và đó chính là cách chúng ta nhìn qua trí tưởng tượng của riêng mình. Vậy, ở vị trí là một nhà tâm lý học xã hội, những câu hỏi thế này thực sự hấp dẫn đối với tôi. Tôi thấy thích thú với việc mọi người không có cùng cách nhìn với nhau. Tại sao có người thực sự nhìn thấy cốc nước đầy một nửa, trong khi người khác nhìn nó vơi một nửa? Có phải suy nghĩ và cảm nhận của một người chi phối cách người đó nhìn thế giới theo cách của riêng của mình? Và điều đó có quan trọng không? Vậy để bắt đầu trả lời những câu hỏi này, tôi và nhóm nghiên cứu đã quyết định tìm tòi thật sâu về một vấn đề đã được cộng đồng quốc tế chú ý tới: sức khỏe và thể lực của con người. Trên toàn thế giới, mọi người đang chật vật kiểm soát vấn đề cân nặng, Có rất nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm cân. Lấy ví dụ, chúng ta đưa ra dự định là sẽ tập tập thể dục sau các kì nghỉ lễ, nhưng sự thật là, phần lớn người Mỹ không thực hiện được dự định trong năm mới này của mình vì ngày lễ Tình nhân. Chúng ta tự nói với bản thân nhằm động viên chính mình, đây chính là năm mà chúng ta lấy lại vóc dáng chuẩn, nhưng chừng đó là không đủ để giúp chúng ta trở lại cân nặng lý tưởng. Vậy tại sao? Đương nhiên không có câu trả lời đơn giản, nhưng có một lý do mà tôi tranh luận, đó là tuệ nhãn của chúng ta có thể đang chống lại chính chúng ta. Một số người cảm thấy việc tập luyện là thật sự khó khăn, và một số người khác xem việc đó thật dễ dàng. Do vậy, để bước đầu xem xét các vấn đề này, chúng tôi đã thu thập các thông số khách quan về chỉ số hình thể của nhiều cá nhân. Chúng tôi đo vòng eo của họ, và so với vòng hông. Tỷ lệ eo - hông cao thể hiện cơ thể kém cân đối hơn người có tỉ lệ eo - hông nhỏ hơn. Sau khi thu thập những số đo này, chúng tôi nói với các tình nguyện viên rằng họ sẽ phải đi bộ tới vạch đích và đeo thêm tạ trong một cuộc đua. Nhưng trước khi họ làm điều đó, chúng tôi yêu cầu họ ước tính khoảng cách tới vạch đích. Chúng tôi nghĩ trạng thái cơ thể của họ có thể thay đổi cách họ nhận thức về quãng đường Và kết quả là như thế nào? Vâng, từ tỉ lệ eo - hông ta đoán được cách đánh giá về khoảng cách. Những người cơ thể không cân đối, không khỏe mạnh nhận thấy quãng đường đến vạch đích dài hơn rất nhiều so với người có cơ thể cân đối hơn. Tình trạng cơ thể làm thay đổi cách ta nhận biết môi trường xung quanh. Nhưng trí óc của chúng ta cũng như vậy. Trên thực tế, thân thể và trí óc của chúng ta hoạt động song hành để thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh. Điều đó khiến chúng ta nghĩ rằng những người có động cơ mãnh liệt và mục tiêu lớn lao để tập luyện trên thực tế có thể cảm thấy vạch đích gần hơn so với những người có động lực yếu hơn. Do đó, để kiểm nghiệm xem các động cơ có ảnh hưởng tới cảm nhận của chúng ta như vậy không, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu thứ hai. Một lần nữa, chúng tôi thu thập các số đo khách quan về chỉ số hình thể của con người, đo vòng eo và vòng hông của họ, và chúng tôi đưa ra một số phép thử khác về sự cân đối. Dựa trên những phản hồi mà chúng tôi đưa cho họ, một số người tham gia đã nói rằng Họ không có động lực để tập luyện thêm nữa. Những người này không có động lực Những người khác, dù cũng dựa trên các phản hồi của chúng tôi, nói rằng họ đã có động lực mạnh mẽ để luyện tập. Nhưng một lần nữa, trước khi họ tới được vạch đích, Chúng tôi yêu cầu họ ước lượng khoảng cách. Quãng đường tới địch xa bao nhiêu? Và một lần nữa, tương tự như nghiên cứu trước, chúng tôi tìm ra rằng, tỉ lệ eo - hông giúp dự đoán về cách đánh giá khoảng cách. Những người hình thế thiếu cân đối thấy quãng đường xa hơn, thấy vạch đích ở xa hơn so với những người có hình thể ổn hơn. Quan trọng là, điều này chỉ xảy ra với những người không có động lực để tập luyện. Nói cách khác, những người có động lực mạnh mẽ để luyện tập cảm thấy quãng đường ngắn. Ngay cả phần lớn những người "quá khổ" cũng cảm thấy vạch đích gần bằng với, hoặc thậm chí gần hơn một chút so với những người có thể hình tốt. Như vậy, thân thể của chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta cảm nhận khoảng cách, nhưng những người luôn theo đuổi mục tiêu mà họ có thể đạt được trong tương lai gần và những người tin rằng họ có khả năng đạt tới mục tiêu trên thực tế sẽ cảm thấy bài tập dễ dàng hơn. Điều đó khiến chúng ta tiếp tục muốn biết, liệu có một chiến lược nào ta có thể sử dụng và dạy lại người khác mà có thể thay đổi cảm nhận của họ về quãng đường cần đi, khiến họ cảm thấy việc tập luyện sẽ dễ dàng hơn. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét tới các tài liệu khoa học về thị giác để tìm ra điều chúng ra nên làm, và dựa trên những tài liệu chúng tôi đã nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra một chiến lược mà chúng tôi gọi là, "Hãy luôn tập trung vào điều bạn muốn." Đây không phải là một câu khẩu hiệu từ một tấm bảng cổ động. Nó thực chất là một lời chỉ dẫn về cách chúng ta quan sát cuộc sống xung quanh Chúng tôi đã dạy mọi người về chiến lược này, chúng tôi bảo họ tập trung vào vạch đích, tránh để ý xung quanh, để hình dung ánh đèn chiếu sáng nơi đích đến, và rồi mọi thứ xung quanh đều trở nên lu mờ và không được để ý tới. Chúng tôi cho rằng chiến lược này sẽ giúp việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi đã so sánh nhóm này với 1 nhóm gốc. Chúng tôi nói với nhóm này, hãy chỉ nhìn xung quanh như bạn tự nhiên vẫn làm. Bạn sẽ để ý thấy vạch đích, nhưng bạn có lẽ không nhận ra thùng rác được đặt phía bên phải, hoặc có người và cột đèn ở phía tay trái. Chúng tôi cho rằng những người sử dụng chiến lược này sẽ nhìn thấy quãng đường xa hơn. Vậy chúng tôi đã phát hiện ra điều gì? Khi chúng tôi để họ ước tính quãng đường, chiến lược này có thành công trong việc thay đổi cách đánh giá của họ? Có. Những người chú ý tới mục tiêu của họ nhận thấy vạch đích gần hơn 30 phần trăm so với những người chỉ nhìn xung quanh như bình thường họ vẫn làm. Chúng tôi cho rằng điều này rất tuyệt vời. Chúng tôi đã rất phấn khích vì điều đó nghĩa là chiến lược này đã làm cho việc luyện tập trở nên dễ dàng hơn, Nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra là, điều này có thực sự làm cho việc tập luyện trở nên tốt hơn? Nó cũng có thể cải thiện chất lượng của việc tập luyện không? Và sau đó, chúng tôi lại nói với những tình nguyện viên, bạn sẽ đi tới vạch đích đồng thời phải đeo thêm tạ. Chúng tôi buộc thêm tạ vào mắt cá chân của họ khối lượng lên tới 15% trọng lượng cơ thể họ. Chúng tôi bảo họ nâng đầu gối của họ lên cao và chạy nhanh về đích. Chúng tối thiết kế bài tập đặc biệt này để nó tương đối thử thách nhưng không phải là không thể làm được, giống như phần lớn những bài tập mà thực sự giúp cải thiện hình thể. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bạn việc để mắt vào mục tiêu và chỉ tập trung vào vạch đích có thay đổi cách nhìn của họ về bài tập? Câu trả lời là có. Những người tập trung vào mục tiêu sau đó đã nói với chúng tôi rằng họ cần tới ít hơn 17% nỗ lực để hoàn thành bài tập so với những người mà chỉ nhìn xung quanh một cách tự nhiên. Điều này đã thay đổi cách nhìn chủ quan về bài tập. Nó cũng thay đổi bản chất khách quan của bài tập. Những người mà tập trung vào mục tiêu trên thực tế di chuyển nhanh hơn 23% so với những người nhìn xung quanh. Nói một cách dễ hiểu, tăng 23% cũng giống bạn đổi 1 chiếc xe 1980 Chevy Citation lấy 1 chiếc 1980 Chevrolet Corvette. Chúng tôi đã rất phấn khích với phát hiện này, bới đây là một chiến lược mà bạn chả phải mất gì, ai cũng có thể dễ dàng sử dụng nó, bất kể hình thể của họ như thế nào hay bài tập có khó khăn thế nào, nó đều mang lại tác động đáng kể. Luôn tập trung vào điều bạn muốn làm cho việc tập luyện dường như dễ dàng hơn ngay cả khi người ta phải gắng sức hơn bởi vì họ di chuyển nhanh hơn. Tôi biết rằng sẽ tốt hơn cho sức khỏe nếu bạn đi nhanh hơn một chút, nhưng tập trung vào mục tiêu là một chiến lược cộng thêm giúp bạn có được một lối sống khỏe mạnh. Nếu bạn vẫn chưa bị thuyết phục rằng chúng ta đang nhìn thế giới qua nhãn quan của mình, để tôi đưa ra một ví dụ cuối cùng. Đây là một bức ảnh của một con phố đẹp ở Stockholm, cùng 2 cái ô tô. Chiếc ô tô phía sau trông có vẻ lớn hơn chiếc ở đằng trước. Tuy nhiên, trên thực tế, các ô tô này đều có cùng kích cỡ, nhưng chúng lại không giống như ta nhìn thấy. Vậy, có phải là con mắt của chúng ta bị nhầm lẫn và bộ não của chúng ta bị rối loạn? Không, hoàn toàn không phải như vậy. Đó chỉ là cách đôi mắt của chúng ta hoạt động. Chúng ta có thể nhìn thế giới theo một cách khác, và đôi khi nó có thể không giống với thực tế, nhưng không có nghĩa là người này đúng còn người kia thì sai. Tất cả chúng ta nhìn thế giới qua nhãn quan của mình, nhưng chúng ta có thể tự dạy mình cách nhìn khác đi. Tôi có thể nghĩ về những ngày mà mọi thứ trở nên tồi tệ. Tôi chán nản, tôi gắt gỏng, tôi mệt mỏi, và tôi thật kém cỏi, và có một đám mây u ám luẩn quẩn trong tâm trí tôi, và trong những ngày như thế, dường như mọi người xung quanh tôi cũng đều chán ngắt. Đồng nghiệp của tôi tỏ ra khó chịu khi tôi muốn được kéo dài hạn chót, và người bạn của tôi có vẻ bực mình khi tôi tới ăn trưa muộn vì một cuộc họp kéo dài, và vào cuối ngày, chồng tôi thấy thất vọng vì tôi thích đi ngủ hơn là đi xem phim. Và trong những ngày như vậy, khi mọi người tỏ ra chán nản và bực bội với tôi, tôi cố gắng tự nhắc bản thân rằng tôi có thể nhìn mọi thứ theo một cách khác. Có lẽ người đồng nghiệp của tôi còn đang băn khoăn, có lẽ bạn của tôi đang lo lắng, và có lẽ chồng tôi đang cảm thấy sự cảm thông. Tất cả chúng ta nhìn thế giới qua nhãn quan của mình, và tới lúc nào đó, có vẻ như thế giới này đầy những nguy hiểm thử thách, và trở ngại không thể vượt qua, nhưng không ai bắt bạn lúc nào cũng phải cảm thấy như vậy, Chúng ta có thể tự dạy bản thân nhìn mọi thứ khác đi, và khi chúng ta tìm ra cách để làm cho thế giới trở nên đẹp đẽ hơn, dễ dàng hơn, thì biết đâu, thế giới sẽ thực sự trở nên như vậy. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là nhà thực vật dân tộc học. Chuyên làm việc trong những khu rừng nhiệt đới, ghi chép lại cách người dân dùng các loại thực vật địa phương. Tôi đã làm công việc này trong một thời gian dài, và điều tôi muốn nói với các bạn là, họ biết về những khu rừng và những dược liệu quý nhiều hơn chúng ta và sẽ mãi như thế. Thế nhưng, những nền văn hóa này, những nền văn hóa bản địa này, đang dần biến mất, nhanh hơn cả những cánh rừng. Và giống loài tuyệt nhất và trong tình trạng nguy hiểm nhất ở rừng nhiệt đới Amazon không phải là loài báo đốm Mỹ, không phải là đại bàng Harpy, mà là những bộ lạc bị cô lập và chưa được tiếp cận này. Cách đây 4 năm, chân tôi bị thương do leo trèo và tôi đi khám bác sĩ. Bà ấy cho tôi chườm nóng, chườm lạnh, cho tôi aspirin, thuốc giảm đau narcotin, thuốc chống viêm, vài mũi tiêm dị ứng. Chẳng hề có hiệu quả gì. Nhiều tháng sau, tôi đang ở phía bắc vùng Amazon, đi bộ vào một ngôi làng, và vị pháp sư bảo tôi rằng: "Anh đi khập khiễng" Tôi chẳng thể quên được chuyện đó khi mình còn sống. Ông ta nhìn vào mặt tôi và bảo, "Cởi giày ra và đưa cho tôi cái dao." (Cười) Ông ta đi đến chỗ cây cọ và cắt lấy một nhánh, ném nó vào lửa, đắp lên chân tôi, rồi ném nó vào tô nước, và bắt tôi uống. Cơn đau biến mất trong 7 tháng trời. Khi nó đau trở lại, tôi quay lại gặp vị pháp sư, Ông ta chữa cho tôi y hệt lần trước, và tôi khỏi hẳn suốt 3 năm đến giờ. Ai có thể chữa bạn được như thế? (Vỗ tay) Hiện nay, ko hề sai - Y học phương Tây là hệ thống y học phát triển nhất, thế nhưng chúng có rất nhiều lỗ hổng. Ung thư vú chữa như thế nào? Tâm thần phân liệt chữa như thế nào? Trào ngược axit chữa như thế nào? Chứng mất ngủ chữa như thế nào? Thực tế là những người này có thể thỉnh thoảng, thỉnh thoảng... chữa được những bệnh mà chúng ta không thể. Ở đây, các bạn thấy một y sĩ ở miền bắc Amazon đang chữa bệnh Leishmania, một bệnh ký sinh trùng kinh khủng với 12 triệu người lây nhiễm trên khắp thế giới. Các chữa trị của phương Tây là tiêm antimon Chúng gây đau đớn, đắt đỏ, và có thể ảnh hưởng không tốt cho tim; một kim loại nặng. Người đàn ông này chữa bằng 3 loại cây lấy từ rừng nhiệt đới Amazon. Đây là một loài ếch thần kỳ. Đồng nghiệp của tôi, Loren McIntyre nổi tiếng sau này, người phát hiện ra hồ đầu nguồn của Amazon, Laguna McIntyre ở Peruvian Andes, bị lạc ở biên giới Peru-Brazil 30 năm trước. Anh ấy được cứu bởi một nhóm người thổ dân bị cô lập, gọi là Matsé. Họ ra hiệu bảo anh ấy đi theo họ vào rừng, và anh ấy đi. Ở đó, họ lấy những cái giỏ đan bằng lá cọ ra. Rồi lấy từ đó ra những con ếch khỉ màu xanh -- Chúng to kinh khủng, cỡ như thế này đây -- và họ bắt đầu liếm chúng. Thì ra, chúng có chất gây ảo giác mạnh. McIntyre viết về chuyện đó và biên tập viên tờ High Times đọc được. Bạn thấy đấy, những nhà thực vật học có bạn bè thuộc nhiều nền văn hóa lạ lùng. Anh ta quyết định sẽ làm một chuyến đến Amazon và thử điều đó xem, anh ta đã làm, và viết rằng, "Huyết áp tôi tăng vọt, tôi mất khả năng điều khiển cơ thể, và ngất đi, Tôi tỉnh dậy trên một cái võng 6 tiếng đồng hồ sau, cảm thấy như mình là Thượng Đế trong 2 ngày." (Cười) Một nhà hóa học người Ý đọc được và nói, "Tôi không thật sự quan tâm đến khía cạnh thần học về loài ếch khỉ xanh, Mà quan tâm chất gì đã làm thay đổi huyết áp? Hiện nay, nhà hóa học người Ý này đang nghiên cứu cách chữa trị mới cho bệnh huyết áp cao dựa vào chuỗi axit amin trên da loài ếch khỉ xanh, và một nhà khoa học khác đang tìm kiếm cách chữa trị khuẩn tụ cầu vàng kháng thuốc. Thật mỉa mai nếu những bộ lạc da đỏ bị cô lập này và những con ếch của họ chứng minh được cách chữa trị. Đây là một vị pháp sư ayahuasca ở miền bắc Amazon, đang làm nghi lễ yage. Tôi đem ông ấy đến Los Angeles để gặp một số nhà tổ chức để kêu gọi hỗ trợ tài chính cho việc bảo tồn nền văn hóa của họ. Một hội viên nhìn người chế thuốc này, anh ta hỏi, "Anh không học trường dược ra, phải ko?" Vị pháp sư đáp, "Ko, tôi không." Anh ta hỏi tiếp, "Vậy, anh biết gì về việc chữa trị?" Vị pháp sư nhìn anh ta và đáp, "Anh biết gì ko? Nếu anh bị nhiễm bệnh, hãy đi đến bác sĩ. Nhưng có rất nhiều căn bệnh xuất phát từ trái tim, tâm trí, và linh hồn. Thuốc Tây không làm được gì. Tôi chữa chúng." (Vỗ tay) Nhưng việc nghiên cứu các loại thuốc mới từ thiên nhiên không phải luôn dễ dàng. Đây là một loại rắn độc từ Brazil, nọc độc của chúng được nghiên cứu tại trường đại học São Paulo. Sau này được chế thành chất kìm hãm ACE. Đây là biện pháp chữa trị tiên phong cho chứng tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân của 10% ca tử vong trên khắp thế giới mỗi ngày. Có một nền công nghiệp 4 tỉ đô dựa trên nọc của loài rắn Brazil, mà người Brazil thì chẳng được hưởng một xu nào. Đó là cách kinh doanh không thể chấp nhận được. Rừng nhiệt đới được xem là hiện thân tuyệt vời nhất của sự sống trên trái đất. Có một câu nói của Suriname mà tôi cực kỳ yêu thích: "Rừng lưu giữ câu trả lời cho những gì chúng ta chưa hỏi." Nhưng như chúng ta đều biết, chúng đang biết mất rất nhanh. Đây là ở Brazil, Amazon, khắp thế giới. Tôi chụp bức hình này từ một phi cơ, khi đang bay qua vùng biên giới phía nam dành riêng cho người Xingu trong bang của Mato Grosso cho đến tận phía bắc. Nửa trên của bức hình, là nơi người da đỏ ở. Đường ngang ở giữa là biên giới của khu vực bảo tồn. Nửa trên người da đỏ, nửa dưới người da trắng. Nửa trên dược phẩm kỳ diệu, nửa dưới chỉ là một đám bò gầy giơ xương. Nửa trên carbon được giữ trong rừng nơi chúng thuộc về, nửa dưới carbon trong khí quyển nơi chúng gây ra sự biến đổi khí hậu. Thực tế, nguyên nhân thứ hai của việc carbon bị xả vào khí quyển là nạn chặt phá rừng. Thế nhưng khi nói về nạn phá rừng, điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ đó là Amazon là khu rừng vĩ đại nhất trong số tất cả. Đó là một nơi xinh đẹp và kỳ diệu. Loài thú ăn kiến lớn nhất trên thế giới sống trong rừng nhiệt đới, nặng đến gần 41kg. Loài nhện ăn chim khổng lồ là loài nhện lớn nhất thế giới. Chúng cũng được tìm thấy ở Amazon. Chim đại bàng harpy với sải cánh đến hơn 2 mét. Và cá sấu đen -- những con quái vật này nặng đến hơn nửa tấn. Chúng được biết đến là những kẻ ăn thịt người. Trăn Nam Mỹ, loài trăn lớn nhất, Loài chuột capybara, loài gặm nhấm lớn nhất. Một con tìm thấy ở Brazil nặng không thể tưởng được, đến 91 kg. Hãy đến thăm nơi những sinh vật này sống, vùng phía bắc Amazon, ngôi nhà của bộ lạc Akuriyo. Những cư dân biệt lập nắm giữ một vị trí huyền bí và đặc trưng trong trí tưởng tượng của chúng ta. Họ là những người biết về thiên nhiên rõ nhất. Họ là những người thực sự sống hòa hợp hoàn toàn với tự nhiên. Dưới tiêu chuẩn của chúng ta, một số sẽ phản bác rằng họ như người nguyên thủy. "Họ không biết cách tạo ra lửa, hay họ không biết lúc được tiếp xúc lần đầu." Nhưng họ biết về rừng vượt xa chúng ta. Người Akuriyo có đến 35 từ nói về mật ong. và những người thổ dân tìm kiếm chúng như những bậc thầy thật sự giữa một vương quốc bảo ngọc. Đây là gương mặt của bạn tôi Pohnay. Khi tôi còn là đứa choai choai gào thét những bản nhạc Rolling Stones ở vùng quê nhà New Orleans, Pohnay đã là một dân du cư sục sạo những khu rừng già của vùng bắc Amazon cùng với một nhóm nhỏ, tìm kiếm trò chơi, tìm kiếm những loài thảo dược, tìm kiếm bạn đời, với các nhóm dân du cư nhỏ khác. Thế nhưng những người như thế này biết những thứ chúng ta không biết, và họ có hàng tá thứ để dạy cho chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn đến hầu hết những khu rừng ở Amazon, sẽ chẳng có người dân bộ lạc nào. Đây là cái bạn tìm được: những hòn đá mài mà những người bản xứ, những người biệt lập, đã sử dụng để mài lưỡi rìu đá. Những nền văn hóa đã từng nhảy múa, làm tình, ca hát ca ngợi thần linh, tôn sùng rừng rậm, tất cả chỉ còn là một vết in hằn trên đá, như bạn thấy đấy. Nào, giờ hãy đến với vùng phía tây Amazon, nơi thật sự là tâm chấn của những cư dân biệt lập. Mỗi một chấm này tượng trưng cho một bộ lạc nhỏ, sống tách biệt, và một khám phá lớn hiện giờ là chúng tôi tin rằng có 14 hoặc 15 nhóm sống biệt lập chỉ riêng ở vùng Columbian Amazon. Tại sao những người này lại bị cô lập? Họ biết chúng ta tồn tại, họ biết có thế giới ngoài kia. Đây là một dạng kháng cự. Họ đã chọn cách sống tách biệt, và tôi nghĩ rằng họ có quyền như thế. Tại sao những bộ lạc này lại giấu mình khỏi con người? Đây là lý do. Rõ ràng, một số trong họ đã rời đi vào năm 1492. Thế nhưng giai đoạn cuối thế kỷ trước là ngành buôn bán cao su. Nhu cầu về cao su tự nhiên, lấy từ Amazon, tạo nên làn sóng 'săn vàng'. Cao su cho bánh xe đạp, cao su cho bánh xe hơi, cao su cho khinh khí cầu. Đó là một cuộc chạy đua khai thác cao su điên rồ, và người đàn ông bên trái, Julio Arana, là một trong những tên sát nhân thực sự trong câu chuyện này. Người của ông ta, công ty ông ta, và những công ty khác giống như họ đã giết, tàn sát, tra tấn, xả thịt những người bộ lạc như người Witoto các bạn thấy bên phía tay phải trên màn hình. Thậm chí ngày nay, khi họ ra khỏi những khu rừng, hiếm có câu chuyện nào có một cái kết tốt đẹp. Đây là những người Nukak. Họ được tiếp xúc vào những năm 80. Trong vòng một năm, tất cả những người trên 40 tuổi đều chết. Và nhớ rằng, đây là những xã hội tiền văn tự. Những người già là thư viện. Mỗi khi một vị pháp sư chết đi, điều đó giống như một thư viện đã bị đốt cháy. Họ đã bị buộc phải rời bỏ vùng đất của mình. Những tay buôn thuốc phiện đã chiếm vùng đất của người Nukak, và người Nukak sống như những kẻ ăn mày ở những công viên công cộng phía nam Colombia. Từ vùng đất Nukak, tôi muốn đưa các bạn đến phía nam, nơi có phong cảnh ngoạn mục nhất thế giới: công viên quốc gia Chiribiquete, Nơi đó được bao bọc bởi 3 bộ lạc cô lập và cảm ơn chính quyền và những cộng sự người Colombia, hiện nay nó đang được mở rộng. Đó là nguồn cung cấp quý báu cho nền thực vật đa dạng. Thực vật nơi đó được khám phá vào năm 1943 bởi thầy tôi, Richard Schultes, được nhìn thấy ở đây trên đỉnh núi Bell, những ngọn núi linh thiêng của người Karijona. Để tôi cho các bạn xem hiện nay nó như thế nào. Bay qua vùng Chiribiquete, nhận ra rằng vùng rừng núi bị mất này vẫn còn thất lạc. Chưa có nhà khoa học nào từng tới đỉnh núi này. Thực tế, chưa từng ai đến đỉnh núi Bell sau Schultes từ năm '43. Và chúng ta sẽ dừng chân ở đây với ngọn núi Bell nằm ở hướng đông bức ảnh. Để tôi chỉ cho bạn nó như thế nào hiện nay. Nó không chỉ là nguồn cung quý giá cho sự đa dạng thực vật, nó không chỉ là nhà của 3 bộ lạc biệt lập, mà nó còn là kho báu quý nhất của nền nghệ thuật tiền-Colombia trên thế giới: hơn 200,000 bức họa. Nhà khoa học Hà Lan Thomas van der Hammen đã mô tả nó như nhà nguyện Sistine của rừng rậm Amazon. Thế nhưng đi từ Chiribiquete xuống phía nam, lần nữa lại đến vùng Colombia Amazon. Nhớ rằng, Colombia Amazon lớn hơn cả New England. Khu rừng lớn của Amazon, và Brazil chiếm một phần lớn trong đó, nhưng không phải tất cả. Di chuyển xuống 2 vườn quốc gia, Cahuinari và Puré ở Colombia Amazon -- biên giới Brazil nằm bên phải -- đây là nhà của nhiều nhóm dân cư biệt lập. Với hiểu biết, bạn có thể nhìn những mái nhà của những căn nhà rông, những căn nhà dài, và nhìn thấy sự đa văn hóa nơi đây. Trên thực tế, đó là những bộ lạc khác nhau. Cũng tách biệt như những khu vực này, để tôi cho các bạn thấy thế giới bên ngoài đông đúc như thế nào. Việc giao dịch và vận chuyển gia tăng ở Putumayo. Với sự kết thúc của cuộc nội chiến ở Colombia, thế giới bên ngoài đang dần lộ diện. Tiến đến phía bắc, chúng ta có hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp. cũng như từ phía đông, từ Brazil. Sự gia tăng săn bắn và đánh cá cho mục đích thương mại. Chúng ta thấy việc chặt gỗ trái phép đến từ phía nam, và những kẻ buôn thuốc phiện cố gắng xuyên qua vùng này để đến Brazil. Trong quá khứ, đó là lý do tại sao bạn đã không chọc giận người thổ dân biệt lập. Và nếu có vẻ như bức hình này bị nhòe bởi vì nó được chụp một cách vội vã, thì đây là lý do. (Cười) Nó trông giống như --- (Vỗ tay) Nó trông như kho chứa máy bay từ Brazil Amazon. Đây là một tác phẩm triễn lãm nghệ thuật ở Havana, Cuba. Một nhóm tên là Los Carpinteros. Đây là cách họ hiểu việc tại sao bạn không nên chọc giận người thổ dân. Thế nhưng thế giới đang thay đổi. Có những người Mashco-Piro ở biên giới Brazil-Peru phải chạy khỏi những cánh rừng già bởi vì họ bị đuổi bởi những kẻ buôn thuốc phiện và lâm tặc. Ở Peru, có những ngành kinh doanh bẩn thỉu. Chúng sẽ đưa bạn vào những bộ lạc biệt lập để chụp hình. Dĩ nhiên, khi bạn đem cho họ áo quần, đem cho họ dụng cụ, bạn cũng đem đến cho họ những căn bệnh. Chúng tôi gọi đó là "cuộc đi săn vô nhân đạo". Đây là những người thổ dân ở biên giới Peru, bị quá tải bởi những chuyến bay của những nhà truyền giáo. Họ muốn biến những người thổ dân thành người Cơ Đốc. Chúng ta biết mọi chuyện thành ra thế nào. Chúng tôi đã làm được gì? Giới thiệu công nghệ cho những bộ lạc đã tiếp xúc, không phải là những bộ lạc biệt lập, một cách văn hóa đầy tinh tế. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa tri thức pháp sư cổ đại và công nghệ thế kỷ 21. Chúng tôi đã thực hiện nó với hơn 30 bộ lạc cho đến nay, đánh dấu, quản lý và tăng cường sự bảo vệ cho hơn 70 triệu hecta rừng nguyên sinh. (Vỗ tay) Điều đó cho phép người thổ dân kiểm soát vận mệnh môi trường và văn hóa của họ. Họ cũng thiết lập những ngôi nhà canh gác để tránh người ngoài xâm nhập. Những thổ dân được đào tạo như nhân viên kiểm lâm bản xứ. tuần hành dọc các biên giới và ngăn ngừa thế giới bên ngoài. Đây là bức hình về sự tiếp xúc thật sự. Họ là những người thổ dân Chitonahua ở biên giới Brazil-Peru. Họ ra khỏi rừng xin sự giúp đỡ. Họ bị bắn, những ngôi nhà rông, nhà dài của họ, bị đốt trụi. Một số họ bị tàn sát. Sử dụng vũ khí tự động để tàn sát những cư dân biệt lập là một tội ác hèn hạ và ghê tởm chống lại quyền con người nhất trên trái đất hiện nay, và nó phải được dừng lại. (Vỗ tay) Nhưng hãy để tôi kết thúc bằng cách nói rằng, công việc này có thể đáng giá về mặt tinh thần, nhưng đó là một việc hết sức khó khăn và nguy hiểm. Hai đồng nghiệp của tôi mới mất gần đây trong một vụ rơi phi cơ. Họ phục vụ rừng để bảo vệ những bộ lạc biệt lập. Thế nên câu hỏi ở đây là, kết luận rằng, tương lai sẽ như thế nào. Họ là những người Uray ở Brazil. Tương lai nào cho họ, và tương lai nào cho chúng ta? Hãy suy nghĩ khác đi. Hãy làm thế giới này tốt đẹp hơn. Nếu khí hậu sẽ thay đổi, hãy làm cho nó thay đổi tốt hơn thay vì xấu đi. Hãy sống trên một hành tinh đầy cây cối sum xuê, nơi đó những cư dân biệt lập vẫn có thể sống tách biệt, vẫn có thể giữ sự huyền bí, tri thức của họ nếu họ lựa chọn như thế. Hãy sống trong một thế giới nơi mà những vị pháp sư sống trong những khu rừng chữa lành cho chính họ và cho chúng ta với những cây cỏ huyền bí và những con ếch thần thánh. Cảm ơn lần nữa. Tôi muốn mở đầu bằng câu chuyện của Mary, một phụ nữ sống ở một vùng quê Châu Phi. Những ký ức đầu tiên của cô ấy là về cảnh gia đình cô trốn chạy khỏi bạo động dẫn dắt bởi đảng chính trị cầm quyền. Anh trai cô bị giết bởi đội dân vệ được nhà nước bảo trợ và cô bị cưỡng hiếp hơn một lần chỉ vì cô theo một đảng khác. Vào một buổi sáng, 1 tháng trước cuộc bầu cử Người dân trong khu phố của Mary được gọi đến một cuộc họp đe dọa. Trong cuộc họp này, một người đàn ông đứng trước mặt họ. nói rằng "Chúng tôi biết tất cả các người, biết các người sẽ bầu cử cho ai, và nếu các người không bỏ đúng lá phiếu, chúng tôi sẽ trả thù." Nhưng đối với Mary, cuộc họp này lại khác. Cô ấy có một cảm giác khác. Lần này, cô mong đợi đến cuộc họp, bởi vì lần này, cô mang theo một chiếc camera nhỏ giấu trong người, chiếc camera không ai khác thấy được. Các cuộc họp này không cho phép quay phim. Bạn liều mạng nếu bạn làm vậy. Mary biết điều đó, nhưng cô cũng hiểu cách duy nhất để ngăn chặn bọn chúng và để bảo vệ bản thân cũng nhưng cộng đồng của mình đó là phơi bày bộ mặt của chúng làm chúng hiểu rằng có người đang theo dõi chúng, cho chúng hiểu tội ác phải bị trừng phạt. Mary và các bạn của cô đã liên tục quay trong nhiều tháng, một cách bí mật, hành động đe dọa của đảng chính trị cầm quyền. (Video) [quay bởi máy quay được giấu trong người] Người đàn ông: Chúng ta sẽ nói về các cuộc bầu cử sắp tới. Không gì có thể ngăn cản được những gì chúng tôi muốn làm Nếu chúng tôi biết các người theo [đảng đối lập] chúng tôi sẽ không dung thứ cho các người. ["Cuộc tuần hành đe dọa của dân quân"] [Đảng cầm quyền] có thể tra tấn các người bất kỳ lúc nào Đám thanh niên có thể đánh đập các người. [cuộc họp chính trị bị gián đoạn] Đối với những kẻ dối trá, nói rằng mình đang quay lại với [Đảng], thời gian dành cho các người đã hết. ["Lực lượng thanh niên dân quân của Đảng cầm quyền"] Một vài kẻ đã chết vì dám nổi loạn. Một vài kẻ đã mất nhà cửa. Nếu các người không hợp tác với [Đảng cầm quyền], các người sẽ đi đến kết cục tồi tệ. Oren Yakobovich: Những hình ảnh này được công bố ở toàn thế giới nhưng quan trọng hơn là, chúng được công bố về chính động đồng của Mary. Những kẻ phạm tội cũng nhìn thấy. Chúng đã nhận ra có người đang theo dõi chúng. Chúng bắt đầu lo sợ. Cảm giác miễn tội bị phá vỡ. Mary và các bạn cô đã buộc đảng cầm quyền ngưng việc dùng vũ lực trong cuộc bầu cử, và cứu được hàng trăm người. Mary chỉ là một trong hàng trăm người mà tổ chức của tôi đã giúp đỡ ghi lại vi phạm quyền con người bằng camera. Hoàn cảnh của tôi đáng lẽ đã đưa tôi vào con đường khác. Tôi được sinh ra ở Israel trong một gia đình thuộc phe cánh hữu, và như tôi nhớ được, tôi muốn gia nhập quân đội Israel để phục vụ đất nước và chứng minh rằng niềm tin của tôi là đúng đắn cho cả nước. Tôi gia nhập quân đội Israel ngay sau cuộc khởi nghĩa năm 1987, cuộc nổi dậy đầu tiên của Palestine, tôi phục vụ cho một trong những đơn vị khắt khe, cứng rắn, hiếu chiến nhất, và tôi có khẩu súng lớn nhất trong trung đội. Khá nhanh, tôi trở thành một sĩ quan và có binh sĩ dưới sự chỉ huy của tôi, và theo thời gian, tôi bắt đầu phục vụ ở Bờ Tây, và tôi nhìn thấy những hình ảnh này. Tôi không thích chúng. Phải cần một lúc, nhưng cuối cùng tôi cũng từ chối phục vụ ở Bờ Tây và phải ở tù một thời gian. Tôi đã hơi - (tán thưởng) - Tôi phải nói rằng nó không tệ đến vậy. Nó có cảm giác như ở khách sạn, nhưng với đồ ăn tệ hại. (cười) Trong tù, tôi cứ nghĩ rằng tôi cần mọi người biết. Tôi cần mọi người hiểu thực tế ở Bờ Tây như thế nào. Tôi cần họ nghe những gì tôi đã nghe, tôi cần họ thấy những gì tôi đã thấy, nhưng tôi hiểu rằng, chúng ta cần những người Palestine, những người chịu tổn thất, có thể kể được những câu chuyện của họ. không phải những nhà báo hay nhà làm phim ra khỏi tình cảnh đó. Tôi tham gia một tổ chức quyền con người, một tổ chức quyền con người của Israel tên là B'Tselem. Cùng nhau, chúng tôi phân tích Bờ Tây và chọn 100 gia đình đang sinh sống ở những nơi nguy hiểm nhất: gần trạm kiểm soát, gần căn cứ quân đội, ngay kề với quân đóng. Chúng tôi cung cấp cho họ camera và rèn luyện. Khá nhanh, chúng tôi bắt đầu thu được các hình ảnh đáng lo ngại về cách quân lính ngược đãi họ. Tôi muốn chia sẻ với các bạn hai đoạn phim trong dự án này. Cả hai đều được truyền hình khắp Israel, và gây ra một cuộc tranh luận khổng lồ. Tôi phải cảnh báo các bạn một số người có thể bị khó chịu. Bọn người bịt mặt các bạn thấy trong đoạn phim đầu là quân đóng Do Thái. Vài phút trước khi camera được bật lên, chúng tiến tới một gia đình Palestine đang làm trên đất của họ và bảo rằng họ phải rời mảnh đất, bởi vì mảnh đất này thuộc về chúng. Gia đình người Palestine từ chối. Hãy cùng xem điều gì đã xảy ra. Bọn bịt mặt đang tiến tới là quân đóng Do Thái. Chúng đang tiến tới một gia đình Palestine. Đây là một cuộc biểu hiện ở Bờ Tây. Người mặc đồ xanh là từ Palestine Ở đây các bạn thấy anh ta bị bịt mắt và còng tay. Trong vài giây, anh ta sẽ hối tiếc đã tham gia cuộc biểu hiện này. Anh đã bị bắn vào chân bằng một viên đạn cao su Anh ta vẫn ổn. Không phải tất cả quân lính đều hành sự như thế này. Chúng ta đang nói về một số lượng nhỏ, nhưng họ phải bị đưa ra công lý. Những đoạn phim này, và những cái tương tự, đã bắt buộc quân đội và cảnh sát bắt đầu điều tra. Chúng đã được cho xem ở Israel, tất nhiên, và quần chúng Israel cũng được thấy chúng. Dự án này đã xác định lại cuộc đấu tranh cho quyền con người trong các lãnh thổ có quân đóng, và chúng tôi đã giảm được số cuộc tấn công bạo lực ở Bờ Tây. Sự thành công của dự án này đã khiến tôi nghĩ về cách ứng dụng phương pháp tương tự vào những nơi khác trên thế giới. Bây giờ, chúng ra thường nghĩ rằng với các loại công nghê, điện thoại thông minh và Internet, chúng ta có thể thấy và hiểu đa số những gì đang xảy ra trên thế giới, và mọi người có thể kể câu chuyện của họ - nhưng điều này chỉ đúng một phần. Tới bây giờ, với tất cả công nghệ chúng ta có, chưa đến một nửa dân số thế giới có khả năng truy cập Internet, và hơn 3 tỉ người - để tôi lặp lại con số - 3 tỉ người chỉ được nhận thông tin đã qua kiểm duyệt từ chính quyền. Ngay khoảng thời gian này, một chàng trai tuyệt vời tên Uri Fruchtmann đã đến gặp tôi. Anh ta là một nhà làm phim và nhà hoạt động. Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi đang đi cùng hướng, và chúng tôi cùng nhau thành lập tổ chức Videre. Trong lúc xây dựng tổ chức ở London, chúng tôi đã bí mật đi đến những nơi mà một cộng đồng phải chịu đựng sự áp bức, nơi mà các cuộc hành hung tập thể đang diễn ra, và không có sự báo cáo. Chúng tôi có tìm cách để giúp đỡ. Tôi học được bốn điều. Thứ nhất là chúng tôi phải làm việc với những cộng đồng ở vùng nông thôn, nơi mà những xâm phạm tránh được sự phát hiện. Chúng tôi cần phải hợp tác với họ, và chúng tôi cần hiểu hình ảnh nào đang không được tung ra và giúp họ ghi nhận chúng. Điều thứ hai mà tôi học được là chúng tôi cần phải giúp họ quay phim một cách an toàn. An ninh là điều tối cao. Nơi tôi từng làm việc, ở Bờ Tây, một người có thể lấy camera ra, nhiều khả năng sẽ không bị bắn, nhưng ở nơi chúng tôi muốn làm việc, nếu bạn thử lấy điện thoại ra, bạn sẽ bị giết ngay. Đó là lí do chúng tôi quyết định thực hiện trong bí mật khi cần thiết, và phần lớn dùng camera giấu kín. Nhưng tôi không thể cho các bạn thấy các camera chúng tôi đang dùng vì những lí do hiển nhiên, nhưng đây là những camera chúng tôi từng dùng. Bạn có thể mua trong cửa hàng. Bây giờ, chúng tôi đang xây dựng một camera tùy chỉnh, như cái mà Mary đeo trong cái váy để quay cuộc họp đe dọa của đang cầm quyền. Nó là một cái camera không ai thấy, và trà trộn vào môi trường, vào những vật xung quanh. Nhưng việc bảo vệ khi quay phim có nhiều hơn là camera giấu kín. Nó bắt đầu từ lâu trước khi camera được bật lên. Để giữ đối tác của chúng tôi được an toàn, chúng tôi phải nghiên cứu rủi ro của từng địa điểm và từng thước phim trước khi nó xảy ra, xây dựng kế hoạch dự phòng nếu có gì đó không ổn, và bảo đảm tất cả mọi thứ phải sẵn sàng trước khi chiến dịch bắt đầu. Điều thứ ba tôi học được là tầm quan trọng của sự xác minh. Bạn có thể có một đoạn phim sự hành hung rất kinh ngạc, nhưng nếu không xác minh được, nó là vô dụng. Gần đây, như trong cuộc chiến trang ở Syria hay Gaza, chúng tôi đã thấy các hình ảnh được dàn dựng hoặc từ nơi khác Thông tin sai sẽ phá hủy uy tín của nguồn thông tin, và làm hại uy tín của các nguồn thông tin đáng tin cậy khác. Chúng tôi dùng nhiều cách để xác minh thông tin và tin tưởng những tài liệu. Bắt đầu bằng việc kiểm tra đối tác, hiểu họ là người thế nào, và làm việc cao độ với họ. Bạn quay một địa điểm bằng cách nào? Bạn quay bảng chỉ đường, quay đồng hồ, quay sách báo. Chúng tôi kiểm tra bản đồ, xem bản đồ, kiểm tra lại thông tin, và xem dữ liệu trong các tài liệu. Điều thứ tư và quan trọng nhất tôi học được là cách dùng các hình ảnh để mang lại thay đổi tích cực. Để tạo ảnh hưởng, điều quan trọng là cách bạn dùng các tài liệu. Bây giờ, chúng tôi làm việc với hàng trăm nhà hoạt động quay phim bí mật. Chúng tôi làm việc với họ để hiểu được tình hình và những hình ảnh còn thiếu để miêu tả nó, ai là những người có ảnh hưởng đến tình hình, và khi nào nên phát hành các tài liệu. Đôi khi, đó là đưa nó đến truyền thông, đa số là địa phương, để tạo nhận thức. Đôi khi đó là làm việc với chính quyền, để thay đổi luật. Đôi khi, đó là làm việc với các luật sư để làm bằng chứng trước tòa. Nhưng nhiều khi, cách hiệu quả nhất để mang lại thay đổi xã hội là làm việc trong cộng đồng. Tôi muốn cho các bạn một ví dụ. Fatuma là một phần của mạng lưới phụ nữ đang đấu tranh với ngược đãi ở Kenya. Phụ nữ trong cộng đồng của cô đã bị quấy rối liên tiếp trên đường đến trường và trên đường đi làm. Họ đang cố thay đổi hành vi của cộng đồng từ bên trong. Trong đoạn phim tới, Fatuma đang dẫn chúng ta theo con đường đi làm của cô. Giọng nói của cô ta được chồng lên các hình ảnh cô ấy tự mình quay bằng camera giấu kín. (Video) Fatima Chiusiku: Tôi tên là Fatima Chiusiku. Tôi 32 tuổi, là một người mẹ, và Ziwa La Ng'Ombe là quê hương tôi. Mỗi sáng, tôi đi xe buýt số 11. Nhưng thay vì một chuyến đi yên bình tới chỗ làm, mỗi ngày bắt đầu với sự sợ hãi. Hãy đi cùng tôi và dùng đôi mắt tôi để cảm nhận những cảm giác của tôi. Khi tôi bước đi, tôi nghĩ: Liệu mình sẽ bị sàm sỡ? Túm lấy? Xâm phạn bởi người bán vé nữa? Ngay cả những đàn ông bên trong cách họ nhìn tôi chạm vào tôi, cọ vào tôi, túm lấy tôi, và bây giờ, khi tôi ngồi trên ghế tôi chỉ mong tâm trí tôi đầy những ý nghĩ cho ngày của tôi, giấc mơ của tôi, con cái tôi ở trường, nhưng thay vào đó tôi lo lắng về lúc tôi tới và sẽ bị xâm hại lần nữa. OY: Ngày nay, có một mặt trận mới trong cuộc đấu tranh cho quyền con người. Tôi từng mang một khẩu súng lớn. Bây giờ, tôi mang theo thứ này. Đây là một vũ khí mạnh và hiệu quả hơn rất, rất nhiều. Nhưng chúng ta phải dùng sức mạnh đó một cách thông minh. Bằng cách đưa đúng hình ảnh cho đúng người vào thời điểm đúng, chúng ta có thể thực sự tạo ảnh hưởng. Xin cảm ơn. (tán thưởng) Cảm ơn. (tán thưởng) Ở ngay ốc đảo của giới trí thức, là TED, buối tối nay tôi đứng trước các bạn với tư cách là một chuyên gia kéo đồ vật nặng ở vùng lạnh lẽo. Tôi đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm địa cực gần như cả cuộc đời, và tháng trước, một người đồng đội Tarka L'Herpiniere và tôi đã hoàn thành cuộc thám hiểm tham vọng nhất mà tôi muốn đạt được. Thực ra, tôi cảm thấy như mình vừa được đưa thẳng tới đây từ bốn tháng ở giữa một nơi không có người, hầu như chỉ càu nhàu và nguyền rủa, thẳng tới sân khấu TED. Vậy các bạn có thể hình dung đó là sự chuyển đổi không hoàn toàn liền mạch. Một trong những tác dụng phụ lý thú có vẻ là trí nhớ ngắn hạn của tôi hoàn toàn vô dụng. Nên tôi phải viết một vài ghi chú để tránh việc càu nhàu và nói bậy quá nhiều trong 17 phút tới. Đây là lần đầu tiên tôi nói về cuộc thám hiểm này, khi chúng ta không sắp xếp chuỗi gen hay làm kính thiên văn vũ trụ, đây sẽ là câu chuyện về đánh cược tất cả những gì ta có để đạt được một điều mà chưa từng được làm trước đó. Nên tôi mong các bạn có thể rút ra được điều gì đó từ nó. Nó là một hành trình, một cuộc viễn chinh ở Nam Cực, lục địa lạnh nhất, nhiều gió nhất, khô nhất và cao nhất trên trái đất. Đó là nơi cực kì thú vị, Một nơi cực kì lớn. Nó lớn gấp đôi nước Úc, một lục địa bằng Trung Quốc và Ấn Độ hợp lại. Ngoài lề, tôi đã trải nghiệm một hiện tượng thú vị trong những ngày gần đây, một điều mà tôi mong Chris Hadfield có thể có được từ TED sau vài năm nữa, cuộc đối thoại diễn ra đại loại như thế này: "Ôi, Nam cực. Tuyệt vời. Chồng tôi và tôi đã tới Nam Cực với Lindblad nhân lễ kỉ niệm." Hoặc, "Ồ hay quá, bạn đã tới đó cho cuộc chạy marathon à?" (Tiếng cười) Cuộc hành trình của chúng tôi, thực sự là 69 cuộc chạy marathon nối tiếp trong 105 ngày, 1.800 dặm (~2.897km) đi bộ vòng quanh rìa Nam Cực đến Cực Nam và quay về. Trong quá trình đó, chúng tôi phá kỉ lục cho hành trình quanh cực dài nhất trong lịch sử con người với hơn 400 dặm. (Vỗ tay) Với những ai đến từ vùng Vịnh, nó giống như đi bộ từ đây đến San Francisco, sau đó quay lại và tiếp tục đi bộ trở lại. Chuyến đi bắt đầu, một chuyến đi dài, và tôi thấy nó được tóm tắt ngắn gọn nhất ở đây trên những trang giấy thiêng của tờ Business Insider Malaysia. ["Hai Nhà Thám Hiểm Vừa Hoàn Tất Cuộc viễn chinh quanh cực. Những Ai Thử Trước Chris Hadfield đã nói thật hùng hồn về nỗi sợ và về thành công kì lạ, thực ra là sự sống sót kì lạ. Trong 9 người trong lịch sử đã cố gắng thực hiện hành trình này trước chúng tôi, không ai đi được tới cực và trở lại, và năm người đã chết trong quá trình đó. Đây là Đại tá Robert Falcon Scott. Ông ấy đã dẫn đầu đội cuối cùng đi cuộc thám hiểm này. Scott và đối thủ của ông Ngài Ernest Shackleton, hơn khoảng thời gian của một thập kỉ, cùng dẫn đầu cuộc chiến để là người đầu tiên tới cực Nam, để lập và vẽ bản đồ lục địa Nam Cực, nơi mà chúng ta biết rất ít, trong thời điểm đó, (ít) hơn là bề mặt mặt trăng, vì mặt trăng có thể thấy qua kính thiên văn. Hầu hết Nam Cực, 1 thế kỉ trước, không có trên bản đồ. Một số các bạn có thể biết câu chuyện. Cuộc viễn chinh cuối của Scott, Terra Nova, năm 1910, bắt đầu theo cách tiếp cận người khổng lồ. Ông ấy có một nhóm lớn dùng ngựa, dùng chó, dùng máy kéo chạy bởi xăng, để tại hàng loạt kho được định sẵn thức ăn và năng lượng để mà đội cuối 5 người của Scott sẽ đi tới cực, nơi mà họ quay đầu lại và trượt tuyết về lại bờ rìa bằng chân. Scott và đội cuối 5 người của ông đã tới cực Nam vào tháng 1, 1912 để nhận ra là họ đã bị vượt mặt bởi đội Na-uy do Roald Amundsen dẫn đầu, những người đi bằng xe trượt do chó kéo. Đội của Scott cuối cùng phải đi bộ. Và hơn cả 1 thế kỉ, cuộc đi đó vẫn chưa hoàn thành. Đội 5 người cùng chết trên hành trình đi về. Và suốt thập kỉ trước, tôi luôn tự hỏi bản thân tại sao như vậy. Làm thế nào điều này vẫn là mức cao nhất đạt tới? Đội của Scott đã đi được 1600 dặm bằng chân. Không một ai đạt gần tới mức ấy từ hồi đó. Vậy đây là mức cao nhất con người chịu được, nỗ lực của con người, thành tựu thể thao của con người trong khí hậu được xem là khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Nó như là kỉ lục marathon vẫn chưa được phá từ năm 1912. Và dĩ nhiên sự kết hợp vừa lạ vừa dễ đoán của tò mò, sự cứng đầu, và có lẽ cả sự xấc xược khiến tôi nghĩ tôi có thể là người thử kết thúc được công việc. Không giống cuộc thám hiểm của Scott, chỉ có hai chúng tôi, và chúng tôi bắt đầu từ rìa của lục địa vào tháng 10 năm ngoái, tự kéo tất cả vật dụng, quá trình mà Scott gọi là "người-kéo." Khi tôi nói nó giống như đi bộ từ đây tới San Francisco và về, ý tôi thật sự là giống như kéo theo 1 thứ nặng hơn một cầu thủ nặng nhất của đội NFL trước giờ. Xe kéo của chúng tôi nặng 200 kí, hay 440 pounds từng cái vào lúc bắt đầu, cùng cân nặng với khối lượng con ngựa yếu nhất của Scott kéo. Lúc mới đầu, trung bình chúng tôi đi 0.5 dặm 1 giờ. Có lẽ lý do không 1 ai cố gắng thực hiện chuyến đi này đến giờ, trong hơn 1 thế kỉ, là không ai đủ ngốc để thử Và khi mà tôi không thể nói chúng tôi đang khám phá trong hướng chân thực kiểu Edward của thế giới - chúng tôi không đặt tên núi hay vẽ bản đồ thung lũng chưa có nào tôi nghĩ chúng tôi đã đặt chân tới nơi chưa có trong cảm nhận của con người. Chắc chắn, nếu trong tương lai ta học được là có một phần trong não sáng lên khi ta tự nguyền rủa bản thân, tôi sẽ không hề ngạc nhiên chút nào. Các bạn đã nghe nói trung bình người Mỹ ở trong nhà 90% thời gian Chúng tôi không ở trong nhà gần 4 tháng. Chúng tôi cũng không thấy mặt trời lặn. Trời sáng 24 giờ liền. Điều kiện sống khá giống người Spartan. Tôi thay đồ lót 3 lần trong 105 ngày Tarka và tôi chia sẻ cái lều 30ft2 (~3m2). Dù chúng tôi có một vài thiết bị kĩ thuật mà Scott không thể tưởng tượng được. Và chúng tôi viết blog trực tuyến mỗi tối từ lều, bằng laptop và một máy phát vệ tinh tùy chỉnh, tất cả dùng năng lượng mặt trời: chúng tôi có tấm quang điện phủ qua lều. Việc viết lách rất quan trọng với tôi. Từ bé, tôi đã được tạo cảm hứng từ văn học thám hiểm và khám phá, và tôi nghĩ chúng ta đều đã thấy ở đây suổt tuần này tầm quan trọng và sức mạnh của việc kể chuyện. Chúng tôi có một vài dụng cụ thế kỉ 21, nhưng thực tế là thử thách Scott gặp cũng là những điều chúng tôi đối mặt: loại thời tiết và điều Scott gọi là lướt, lượng ma sát giữa xe kéo và tuyết. Mức gió lạnh nhất chúng tôi trải nghiệm là -70s, và chúng tôi có tầm nhìn bằng không, điều gọi là mù trắng (white-out), gần như hết cả cuộc hành trình. Chúng tôi đi lên và xuống một trong những sông băng lớn nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, Beardmore. Nó dài 110 dặm; hầu hết bề mặt nó là cái được gọi là đá xanh. Bạn có thể thấy đó là 1 bề mặt xanh đẹp lung linh và cứng như thép bọc bởi hàng ngàn và hàng ngàn kẽ nứt, những vết nứt sâu đến 200ft (~ 67m). Máy bay không thể đậu ở đây, chúng tôi ở cực điểm nguy hiểm, theo đúng nghĩa, khi cơ hội chúng tôi được cứu rất nhỏ. Chúng tôi đến được cực Nam sau 61 ngày đi bộ, 1 ngày nghỉ vì thời tiết quá xấu, và tôi buồn khi nói, đó là điều không như mong đợi. Ở đó có một căn cứ Mỹ được dựng lâu dài, trạm Cực Nam Amundsen-Scott ở cực Nam. Họ có đường băng (máy bay), họ có nhà ăn (căn-tin), họ có nước tắm nóng, bưu điện, tiệm lưu niệm, sân chơi bóng rổ lớn gấp đôi 1 rạp phim. Mọi thứ khác hơn thời đại này, và ở đó còn có hàng héc - ta rác thải. Tôi nghĩ đó là điều lạ lùng. khi con người tồn tại được 365 ngày trong năm. với bánh mì kẹp, nước nóng và rạp chiếu phim, nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều các thùng cạc tông rỗng. Bạn có thể thấy bên trái bức ảnh, hàng héc-ta vuông rác thải chờ được mang đi khỏi cực Nam. Nhưng cũng có một cực ở Nam Cực, chúng tôi tự đi bộ đến đó, không có trợ giúp, không có hỗ trợ, bằng con đường khó khăn nhất, 900 dặm trong thời gian kỉ lục, kéo theo nặng hơn bất cứ ai trong lịch sử. Và nếu chúng tôi dừng ở đó rồi bay về nhà, điều mà được cho là cực kì hợp lý để làm, thì bài nói của tôi đến đây là hết và nó sẽ kết thúc theo kiểu như thế này: Nếu bạn có đúng nhóm bên bạn, đúng dụng cụ, công nghệ phù hợp và nếu bạn có đủ niềm tin vào bản thân và đủ quyết tâm, thì chuyện gì cũng có thể. Nhưng rồi chúng tôi đã quay đầu lại, và đây là lúc chuyện trở nên thú vị. Cao trên lục địa Nam Cực, hơn 10.000ft (~3.048m), gió rất mạnh, rất lạnh và rất khô, chúng tôi kiệt sức. Chúng tôi đã làm được 35 cuộc marathon, chúng tôi chỉ mới ở nửa đường, chúng tôi có mạng lưới an toàn, tất nhiên, máy bay trượt tuyết và điện thoại vệ tinh và đèn hiệu theo dõi trực tuyến 24 giờ, mà Scott không có, nhưng trong ý thức, thay vì khiến mọi thứ dễ dàng hơn, lưới an toàn thực ra cho phép chúng tôi cắt bỏ thực sự những điều rất tốt đẹp, để chạm đến gần giới hạn tuyệt đối của con người. Và nó là một dạng hành hạ rất thấm thía để bạn kiệt sức đến điểm của việc chết đói ngày qua ngày trong khi kéo theo xe trượt tuyết đầy thức ăn. Trong nhiều năm, tôi đã viết lưu loát những đề nghị xin tài trợ về việc đẩy đến giới hạn sức chịu đựng của con người, nhưng thực tế, đó là một nơi đáng sợ thực sự khi đâm vào. Chúng tôi có, trước khi đến được cực, 2 tuần toàn gió ngược, làm chậm chúng tôi. Kết quả là, chúng tôi có nhiều ngày chỉ ăn nửa khẩu phần. Chúng tôi có lượng đồ ăn hạn chế trong xe cho chuyến đi, cho nên chúng tôi cố gắng duy trì bằng cách giảm 1/2 lượng calori chúng tôi nên ăn. Kết quả là, cả hai hạ đường huyết nhanh chóng - chúng tôi có lượng đường máu thấp ngày qua ngày - và ngày càng nhạy cảm với thời tiết cực lạnh. Tarka chụp bức ảnh này của tôi một buổi chiều sau khi tôi gần như ngất đi vì giảm nhiệt. Cả hai có từng cơn giảm nhiệt, điều tôi chưa từng trải qua, nó thực sự rất xấu hổ. Cũng nhiều như bạn có thể muốn nghĩ, giống như tôi, rằng bạn là người không bỏ cuộc, rằng bạn sẽ trở về trong ăn mừng, sự giảm nhiệt không cho bạn chọn lựa. Bạn trở nên hoàn toàn bất lực. Giống như đứa trẻ tập đi bị say. Bạn trở nên thảm hại. Tôi nhớ rằng mình chỉ muốn nằm xuống và bỏ cuộc. Đó là một cảm giác kỳ dị, kì dị, và là bất ngờ có thực với tôi khi bị suy nhược đến mức ấy. Rồi chúng tôi hết lương thực hoàn toàn, Còn cách khoảng 46 dặm đến kho đầu tiên mà chúng tôi để đó cho chặng về. Chúng tôi để 10 kho đồ ăn, đúng nghĩa chôn đồ ăn và nhiên liệu, nhiên liệu để cho bếp, để nấu chảy tuyết ra nước-- và tôi bị buộc phải quyết định có nên gọi cho máy bay cung cấp, máy bay tuyết chở 8 ngày lương thực để chúng tôi vượt qua khoảng cách đó. Họ mất 12 giờ để đến chỗ chúng tôi từ phía bên kia Nam Cực. Gọi cho máy bay đó là một trong những quyết định khó nhất đời tôi. Nghe như tôi đang dựng chuyện khi đứng ở đây với cái bụng thế này Tôi đã lên 30 pounds (~ 13.6kg) trong 3 tuần qua. Trở nên đói như thế đã để lại một vết sẹo tinh thần thú vị, đó là tôi đã ăn như hút ở từng bữa tiệc đứng ở các khách sạn mà tôi dự. (Cười) Nhưng chúng tôi thật sự rất đói, và thực sự là trong tình trạng khá tệ hại. Tôi không hối hận gọi cho máy bay đó 1 giây phút nào, vì tôi vẫn đứng ở đây, còn sống, với tất cả nguyên vẹn, kể lại câu chuyện này. Nhưng được sự giúp đỡ từ bên ngoài như vậy không có trong kế hoạch, và đó là điều mà cái tôi của tôi vẫn đang chống đối. Đây là ước mơ lớn nhất tôi từng có, và nó đã gần như là hoàn hảo. Trên đường về lại bờ rìa, các móc sắt trên giày chúng tôi chúng tôi dùng đi qua lớp đá xanh trên băng-- bị hư ngay trên phía đầu của Beardmore. Chúng tôi vẫn còn 100 dặm đi xuống trên tảng đá xanh cực kì trơn cứng. Chúng cần được sửa chữa mỗi giờ. Để các bạn có thể so sánh, đây là nhìn xuống miệng sông băng Beardmore. Bạn có thể để vừa hết Manhattan vào cái khe hỡ đó. Đó là 20 dặm giữa núi Hope và núi Kiffin. Tôi chưa bao giờ thấy mình nhỏ bé như khi ở lục địa Nam Cực. Khi chúng tôi xuống miệng băng, chúng tôi thấy tuyết mới đã che khuất hàng tá những vết nứt sâu. Một người trong đoàn Shackleton đã tả việc băng qua địa hình kiểu này. như đi trên mái tàu hỏa bằng kính. Chúng tôi ngã nhiều lần hơn là tôi có thể nhớ, thường ngay khi đặt ván trượt hoặc giày trên tuyết. Đôi lần chúng tôi ngã đau tới tận nách, nhưng may mắn là chưa bao giờ bị sâu hơn. Và chưa tới 5 tuần trước, sau 105 ngày, chúng tôi đã qua ranh giới kết thúc kì cục, bất hạnh này, bờ Đảo Ross phía Tân Tây Lan của Nam Cực. Các bạn có thể thấy băng đá phía trước và loại đá lởm chởm đằng sau. Sau chúng tôi là những đường trượt không gãy gần 1.800 dặm (~2897 km) Chúng tôi đã thực hiện chuyến đi bộ dài nhất trên cực. là điều tôi đã mơ tưởng thực hiện cả thập kỉ. Và khi nhìn lại tôi vẫn bảo vệ mọi thứ mà tôi vẫn nói hàng năm qua về tầm quan trọng của mục tiêu, quyết tâm, và niềm tin của bản thân, nhưng tôi cũng thừa nhận tôi chưa suy nghĩ đủ nhiều về những việc xảy ra khi bạn đã đạt mục tiêu ám ảnh mà bạn đã dành hầu hết cuộc sống trưởng thành cho nó và sự thực là tôi vẫn đang tìm hiểu nó. Như tôi nói, có rất ít những dấu hiệu hời hợt rằng tôi đã đi. Tôi đã tăng 30 pounds. Tôi có vài vết sẹo do tê cóng, rất nhạt, có thể che bằng trang điểm. Tôi bị một cái trên mũi, một cái ở mỗi bên gò má, ở nơi để mắt kính nhưng bên trong tôi là một con người thực sự rất khác. Nếu nói thật, Nam Cực đã thách thức tôi và kinh thường tôi quá sâu sắc khiến tôi không chắc tôi có thể nói chúng thành lời. Tôi vẫn đang chật vật ghép lại các mảnh suy nghĩ của mình. Việc tôi đang ở đây để kể câu chuyện này là bằng chứng rằng chúng ta có thể đạt được những điều to lớn, bằng tham vọng, bằng đam mê, bằng sự cứng đầu tuyệt đối, qua việc từ chối không từ bỏ, rằng nếu bạn mong muốn điều gì đủ mạnh, như Sting nói, nó thực sự sẽ đạt được. Nhưng tôi cũng ở đây, nói rằng, bạn biết không, liệu sáo ngữ về chuyến hành trình sống quan trọng hơn điểm đến? Có điều gì đó trong luận điểm này. Tôi càng gần điểm đích của mình bao nhiêu, cái bờ lởm chởm đá của Đảo Ross đó, tôi càng bắt đầu nhận ra rằng bài học lớn nhất mà chuyến đi bộ rất dài và rất khó khăn này có thể dạy cho tôi hạnh phúc không phải là nơi kết thúc đường chạy, rằng với chúng ta, con người, sự hoàn hảo mà rất nhiều chúng ta mơ đến có lẽ không bao giờ thực sự đạt được. Và nếu ta không cảm thấy hài lòng ở đây, hôm nay, bây giờ, tại hành trình của ta ở giữa đống lộn xộn và nỗ lực mà chúng ta đều bị kìm hãm, sự lặp mở, danh sách hoàn chỉnh một nửa, việc có-thể-làm-tốt-hơn-lần-sau, rồi chúng ta có thể không bao giờ cảm nhận được. Rất nhiều người hỏi tôi, tiếp theo là gì? Bây giờ, tôi hạnh phúc được hồi phục, và đứng trước các bữa búp-phê ở khách sạn. Nhưng như Bob Hope nói, Tôi cảm thấy rất tầm thường, nhưng tôi nghĩ tôi có sức mạnh tính cách để đấu tranh với nó. Cảm ơn mọi người. (Tiếng vỗ tay) Năm 2014 là một năm rất đặc biệt với tôi: 20 năm trong nghề tư vấn, 20 năm trong hôn nhân, và tôi sắp bước sang tuổi 50 trong vòng một tháng. Tôi sinh năm 1964 tại môt thị trấn nhỏ nước Đức. Đó là một ngày tháng 11 xám xịt và tôi bị sinh muộn. Người hộ sinh của bệnh viện đã rất cực nhọc bởi ngày hôm đó rất nhiều trẻ em trào đời. Như một thực trạng, 1964 là năm có tỉ lệ sinh cao nhất ở Đức: hơn 1,3 triệu trẻ. Năm ngoái, chúng ta chỉ chạm mốc 600,000, bằng nửa con số vừa rồi. Bạn có thể thấy, đây là tháp tuổi ở Đức, và chỗ kia, chấm nho nhỏ phía trên đỉnh, là tôi. (Cười lớn) (Vỗ tay) Bạn có thể thấy số dân trong độ tuổi lao động ở vùng màu đỏ, tức là những người trên 15 và dưới 65 tuổi và đúng là tôi chỉ hứng thú với vùng màu đỏ này. Bây giờ, hãy thử làm 1 mô phỏng đơn giản về sự gia tăng cấu trúc tuổi này sau 2 năm nữa. Như bạn thấy, đỉnh tháp đang di chuyển về bên phải tôi và những đứa trẻ cùng thời, sẽ nghỉ hưu vào năm 2030. Nói chung, tôi không cần dự đoán gì về tỉ lệ sinh để biết trước về vùng màu đỏ này. Vùng màu đỏ, tức số dân trong độ tuổi lao động năm 2030 ngày nay đã được cố định, ngoại trừ tỉ lệ di cư cao hơn nhiều. Và nếu bạn so sánh vùng màu đỏ năm 2030 với năm 2014, nó còn nhỏ hơn nhiều, rất nhiều. Trước khi nói về các nước khác trên thế giới, thì điều này có ý nghĩa gì đối với nước Đức? Điều chúng ta biết từ bức ảnh này là nguồn cung lao động, những người cung cấp sức lao động, sẽ giảm ở Đức, giảm đáng kể. Thế còn nhu cầu lao động? Vấn đề này hơi khó tính. Bạn có biết, câu trả lời yêu thích từ các nhà tư vấn trước bất kì câu hỏi nào là, "Còn tùy." Thế nên tôi sẽ nói còn tùy. Chúng ta không muốn dự đoán trước tương lai. Có tính may rủi cao. Chúng ta đã làm cái khác. Chúng ta đã nhìn vào GDP và sự tăng trưởng năng suất ở Đức trong hơn 20 năm qua, và đã lường trước viễn cảnh sau: nếu Đức muốn phát huy tỉ lệ GDP và tốc độ tăng trưởng năng suất này, chúng ta có thể trực tiếp tính toán được bao nhi êu người Đức cần để phát huy sự tăng trưởng này. Và đây là đường màu xanh: nhu cầu lao động. Đức sẽ nhanh chóng lao tới tình trạng thiếu hụt nhân tài chủ lực. Tám triệu người sẽ dần mất đi, tương ứng với hơn 20% lực lượng lao động hiện giờ, những con số khổng lồ, thực sự khổng lồ. Chúng ta đã lường trước những viễn cảnh này, và sự việc luôn trông như thế này. Bây giờ, để thu hẹp khoảng cách đó, Đức phải nới lỏng di cư một cách đáng kể, đưa nhiều phụ nữ vào lực lượng lao động, nâng độ tuổi nghỉ hưu lên - nhân tiện, chúng tôi vừa mới giảm nó năm nay - và tất cả những biện pháp này cùng lúc. Nếu không thực hiện được, Đức sẽ bị trì trệ. Chúng ta sẽ không tăng trưởng nữa. Tại sao? Bới vì sẽ không còn nhân công để có thể tạo ra sự tăng trưởng này. Và những công ty sẽ tìm kiếm nhân tài ở các chỗ khác. Nhưng ở đâu? Giờ, chúng ta thử mô phỏng nguồn cung lao động và nhu cầu lao động của 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đại diện cho hơn 70% GDP toàn cầu, và bức tranh tổng thể sẽ như thế này vào năm 2020. Màu xanh biểu thị cho sự dư thừa lao động, đỏ biểu thị sự thiếu hụt lao động, và xám là những nước ở giữa lằn ranh giới. Tới năm 2020, chúng ta sẽ chứng kiến một sự dư thừa lao động ở vài nước, như Ý, Pháp, Mỹ, nhưng bức tranh này sẽ thay đổi đột ngột vào năm 2030. Năm 2030, chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân công toàn cầu ở hầu hết những nền kinh tế lớn nhất gồm cả 3 trong số 4 nước trong nhóm BRIC (viết tắt của Braxin, Nga, Ấn Độ & Trung Quốc). Trung Quốc, với chính sách sinh một con, sẽ bị ảnh hưởng, cũng như Braxin và Nga. Bây giờ, thành thực mà nói, thực tế thì tình hình sẽ còn khó khăn hơn. Điều mà bạn thấy ở đây chỉ là những con số trung bình. Chúng tôi đã tính ước giảm đi, và phân tích theo từng ngành nghề khác nhau, và điều chúng tôi phát hiện là số lượng thiếu hụt nhân công trình độ cao còn cao hơn nhiều và một phần dư thừa nguồn cung nhân công trình độ thấp. Ở đỉnh điểm của toàn bộ sự thiếu hụt lao động, chúng ta phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng trình độ trong nay mai nghĩa là những thách thức vô cùng lớn lao nếu xét về mặt giáo dục, bằng cấp, trình độ tiên tiến đối với chính phủ và công ty. Giờ đây, thứ kế tiếp chúng ta chú trọng là rô bốt, tự động hóa, công nghệ. Liệu công nghệ có thể thay đổi cục diện và nâng cao năng suất? Giờ, câu trả lời ngắn gọn sẽ là những con số trên đã bao gồm cả một sự tăng trưởng năng suất đáng kể được vận hành bởi công nghệ. Câu trả lời dài dòng sẽ như thế này. Lại lấy ví dụ về nước Đức. Người Đức có chỗ đứng nhất định trên thế giới khi nhắc đến năng suất. Vào những năm 90, tôi làm việc tại văn phòng Boston trong gần 2 năm, khi tôi rời đi, một đối tác lão thành đã nói với tôi, theo nghĩa đen, "Hãy giới cho tôi nhiều người Đức hơn, họ làm việc như những cỗ máy ấy." (Cười lớn) Đó là năm 1998. 16 năm sau, bạn có lẽ sẽ nói điều ngược lại. "Hãy gửi cho tôi nhiều cỗ máy hơn. Chúng làm như người Đức ấy." (Cười lớn) (Vỗ tay) Công nghệ sẽ thay thế hàng loạt ngành nghề, những nghề thông thường. Không chỉ trong nền công nghiệp sản xuất hàng hóa, mà cả nhân viên công sở cũng đang gặp khó khăn và có thể bị thay thế bởi những con rô bốt trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, hoặc tự động hóa. Vậy câu hỏi mấu chốt không phải là liệu công nghệ có thay thế một vài ngành nghề này không, mà là khi nào, nhanh như thế nào, và tới mức độ nào? Hoặc nói cách khác, liệu công nghệ có giúp chúng ta giải quyết sự khủng hoảng nhân lực toàn cầu này? Có và không. Câu trả lời còn khó hơn là "còn tùy." (Cười lớn) Hãy cùng lấy một ví dụ về nền công nghiệp tự động hóa bởi vì có hơn 40% rô bốt công nghiệp đang làm việc và tự động hóa đã và đang chiếm ưu thế. Năm 1980, chưa đến 10% giá thành sản xuất một chiếc ô tô được tạo ra bởi những linh kiện điện tử. Ngày nay, con số đó là hơn 30% và nó sẽ tăng cho tới hơn 50% vào năm 2030. Những linh kiện điện tử và các ứng dụng mới này đòi hỏi những kĩ thuật mới và cũng đang tạo ra nhiều ngành nghề mới như là kĩ sư hệ thống nhận diện, là người tối ưu hóa sự tương tác giữa tài xế và hệ thống điện tử. Năm 1980, không ai nghĩ rằng nghề đó sẽ tồn tại. Như một sự thật, toàn bộ số người tham gia vào quá trình sản xuất một chiếc xe hơi chỉ hơi thay đổi trong mấy thập kỉ vừa qua. thay vì sử dụng robot và chế độ tự động. Vậy nó có nghĩa lý gì? Có chứ, công nghệ sẽ thay thế nhiều nghề, nhưng chúng ta cũng sẽ thấy nhiều ngành nghề mới và kĩ thuật mới sắp xuất hiện, tức là công nghệ sẽ khiến toàn bộ việc chênh lệch kỹ năng tồi tệ hơn và cách tính ước giảm này tiết lộ những thách thức cho chính phủ và doanh nghiệp Cho nên những người có tay nghề cao, những nhân tài, sẽ là vấn đề quan trọng trong thập kỷ tới. Nếu nguồn nhân lực đó hiếm, chúng ta phải tìm hiểu họ kỹ hơn. Họ có muốn ra nước ngoài làm không? Họ thích gì trong công việc? Năm này, chúng tôi đã làm 1 khảo sát toàn cầu với hơn 200,000 người kiếm việc ở 189 nước Nhập cư chắc chắc là 1 yếu tố để thu hẹp khoảng cách, ít ra trong ngắn hạn, nên chúng tôi hỏi về khả năng di chuyển. Hơn 60% của 200,000 người đó sẵn dàng đi làm ở nước ngoài. Tôi hơi ngạc nhiên với con số cao như thế. Nếu nhìn vào nhân viên từ 21 đến 30 tuổi, tỉ lệ còn cao hơn nhiều. Nếu phân loại theo quốc gia, vâng, thế giới này dịch chuyển, nhưng chỉ 1 phần thôi. Người dân ở Nga, Đức và Mỹ là không thích di chuyển nhất. Vậy họ thích đến những nước nào? Đứng thứ 7 là Úc, có 28% muốn đi đó. Tiếp theo là Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Canada, Anh, và cả thế giới muốn đến Mỹ. Còn 200,000 người này thích gì trong công việc? Họ tìm kiếm gì? Trong số danh sách 26 vấn đề, thì lương chỉ đứng thứ 8. Trong top 4 đều liên quan đến văn hóa công ty đứng thứ 4, là có mối quan tốt với sếp; thứ 3, có cân bằng giữa cuộc sống và công việc, thứ 2, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp; và đứng nhất trên toàn thế giới là được ghi nhận trong công việc. Cho nên tôi cần được nghe lời cảm ơn không phải mỗi năm 1 lần, trong dịp tăng lương, mà phải là mỗi ngày. Giờ thì khủng hoảng nhân lực toàn cầu ngày càng mang tính cá nhân. Người ta cần được công nhận. Không phải ai cũng mong điều đó sao? Giờ tôi sẽ kết nối lại. Chúng ra sẽ gặp phải khủng hoảng nhân lực toàn cầu bao gồm sự thiếu hụt nhân sự tổng thể kèm với việc chênh lệch lớn trong kỹ năng, rồi thách thức lớn từ văn hóa. Và sự khủng hoảng này đang đến rất nhanh Giờ đây chúng ta đang ở 1 ngã rẽ. Vậy chúng ta, chính phủ, và các công ty cần làm gì? Mỗi công ty, và mỗi quốc gia, cần có chiến lược về nhân lực, và hành động ngay lập tức, và chiến lược đó cần có 4 phần. Thứ 1, lên kế hoạch dự đoán cung và cầu cho các công việc và kỹ năng khác nhau. Kế hoạch nhân sự sẽ quan trọng hơn kế hoạch tài chính. Thứ 2, kế hoạch thu hút người tài: Thế hệ Y, phụ nữ, kể cả người nghỉ hưu. Thứ 3, kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực. Có 1 thách thức lớn trong việc đó. Và cuối cùng, là giữ được những người giỏi nhất, nói cách khác, là nhận ra được sự biết ơn đối với nhân viên và văn hóa của các mỗi quan hệ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng là thay đổi thái độ của chúng ta. Rằng nhân viên là nguồn lực, tài sản, không phải là chi phí, không phải chỉ đếm số lượng không phải máy móc, và cũng không phải chỉ có người Đức. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) 10 năm trước, tôi đã nhận được một cuộc điện thoại làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc đó, tôi là bác sĩ tim mạch tại UCLA, chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh tim. Cuộc gọi đến từ một bác sĩ thú y ở Sở Thú Los Angeles. Một con đười ươi cái già đã thức dậy với gương mặt ủ rũ và các bác sĩ thú y lo rằng nó bị đột quỵ. Họ muốn tôi đến sở thú và chụp hình tim của nó để tìm ra nguyên nhân có thể đã gây ra điều đó. Để làm rõ, các sở thú ở Bắc Mĩ được cung cấp các bác sĩ thú y với bằng cấp cao và chăm sóc các bệnh nhân thú vật một các xuất sắc. Nhưng đôi khi, họ cũng liên lạc với cộng đồng bác sĩ con người, đặc biệt là để tham khảo kiến thức chuyên ngành, và tôi là một trong các y sĩ may mắn được mời đến để giúp. Tôi đã có cơ hội loại bỏ khả năng đột quỵ ở con đười ươi và bảo đảm rằng con tinh tinh không bị rách động mạch chủ, chẩn đoán tâm thu / tâm trương cho con vẹt, bảo đảm rằng màng ngoài tim của con sư tử biển không bị viêm, và trong bức ảnh này, tôi đang nghe nhịp tim của một con sư tử sau một quy trình cứu mạng được hợp tác cùng các bác sĩ thú y và y sĩ khi chúng tôi rút 700cc chất lỏng khỏi một bao chứa quả tim của con sư tử đó. Và quy trình này, mà tôi đã làm trên nhiều bệnh nhân, là đồng nhất, chỉ có điểm khác biệt là bộ vuốt và cái đuôi. Phần lớn thời gian, tôi làm việc ở Trung Tâm Y Học UCLA với các y sĩ, thảo luận các triệu chứng và chẩn đoán và chữa trị cho các bệnh nhân của tôi, nhưng đôi khi, tôi làm việc ở Sở Thú Los Angeles với các bác sĩ thú y, thảo luận các triệu chứng và chẩn đoán và chữa trị cho các thú vật bị bệnh của họ. Và thỉnh thoảng, trong cùng một ngày, tôi làm việc ở cả Trung Tâm Y Học UCLA và ở Sở Thú Los Angeles. Và đây là điều đã trở nên rất rõ ràng với tôi. Các y sĩ và bác sĩ thú y về cơ bản chăm sóc cùng các căn bệnh ở cả các bệnh nhân và thú vật: sung huyết, u não, bệnh bạch cầu, tiểu đường, viêm khớp, ALS, ung thư vú, và cả những hội chứng tâm thần như trầm cảm, lo lắng, cưỡng bách, rối loạn ăn uống, và tự gây thương tích. Bây giờ, tôi phải thú nhận một việc. Mặc dù tôi học sinh lý học đối chiếu và sinh học tiến hóa bậc cử nhân Tôi thậm chí đã viết bài luận văn tốt nghiệp về thuyết của Darwin tìm hiểu về sự trùng lặp rõ rệt giữa sự mất trật tự của động vật và con người, nó giống như một hồi chuông thức tỉnh cho tôi vậy. Vì thế tôi bắt đầu tự hỏi, với những sự tương đồng kia, tại sao chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc làm bác sĩ thú y hoặc tư vấn chuyên môn thú y, nhờ vào kiến thức về người? Tại sao tôi, cũng như tất cả đồng nghiệp và bạn bè trong ngành y tôi từng hỏi, chưa bao giờ tham dự một buổi hội thảo thú y nào? Tại sao những thứ này lại đáng ngạc nhiên thế? Ý tôi là, nhìn đi, mỗi một bác sĩ đều chấp nhận sự liên hệ về mặt sinh học giữa động vật và con người. Mỗi một thứ thuốc chúng tôi kê hoặc bản thân từng dùng hoặc tự kê cho gia đình mình đều đã từng được thử nghiệm trên động vật. Nhưng có thứ gì đó rất khác trong việc chữa bệnh cho động vật hoặc một chứng bệnh trên người và chứng tắc nghẽn tim của động vật hoặc là bệnh tiểu đường và ung thư vú. Có lẽ một vài sự bất ngờ đến từ việc thế giới ngày càng bị chia cắt giữa thành thị và nông thôn. Bạn biết đấy, chúng ta nghe về những đứa trẻ thành thị; chúng nghĩ rằng len mọc trên cây hoặc phô mai thì được trồng. Bệnh viện cho người bây giờ, ngày càng được biến tấu thành thánh đường hào nhoáng của kĩ thuật. Và việc này tạo ra một khoảng cách tâm lí giữa các bệnh nhân con người, những người được chữa trị ở đó và bệnh nhân động vật mắc bệnh đang sống ở các đại dương và nông trại hoặc rừng. Nhưng tôi nghĩ có một lý do tiềm ẩn hơn. Bác sĩ và các nhà khoa học, chúng ta chấp nhận rằng giống nòi chúng ta, Homo sapiens, chỉ là một loài, chẳng khác biệt gì hơn những loài khác. Nhưng từ tận đáy lòng, chúng ta lại không tin vào điều đó. Tôi cảm nhận được điều này khi nghe nhạc Mozart hoặc ngắm nhìn các bức ảnh của người máy thăm dò sao Hỏa trên MacBook. Tôi cảm nhận được một chút sự lỗi lạc của nhân loại, mặc dù tôi nhận thấy sự tách biệt mang tính khoa học như cái giá cho việc tự cho bản thân mình là giống loài kiệt xuất. À, dạo này tôi đang cố gắng. Dạo này, khi tôi thấy một bệnh nhân tôi luôn hỏi các bác sĩ thú y biết cái gì về vấn đề này mà tôi không biết? Và, có chăng tôi sẽ chăm sóc bệnh nhân của tôi tốt hơn nếu tôi coi họ như động vật bị ốm? Sau đây là một vài ví dụ cho thứ liên hệ hay ho mà kiểu tư duy này đã dẫn dắt tôi đến. Sự trụy tim do sợ hãi. Vào khoảng năm 2000, các bác sĩ tim mạch "phát hiện" ra sự trụy tim do kích động. Nó được mô tả trong trường hợp của một ông bố đánh bài thua sạch tiền túi chỉ với một lần đổ xúc xắc, trong trường hợp của một cô dâu bị bỏ rơi ở thánh đường. Nhưng thì ra là, sự chẩn đoán cho người kiểu "mới" này không mới cũng chẳng hoàn toàn "người". Các bác sĩ thú y đã chẩn đoán, chữa trị và thậm chí phòng ngừa triệu chứng do kích động trên động vật, từ khỉ đến hồng hạc, từ nai đến thỏ, từ những năm 1970 rồi. Có bao nhiêu mạng sống con người có thể được cứu sống nếu kiến thức thú y này được vận dụng bởi các bác sĩ cấp cứu và tim mạch? Chấn thương tự gây ra. Một vài bệnh nhân tự làm mình bị thương. Một vài người nhổ cả mảng tóc, số khác lại tự cứa vào người. Vài động vật cũng tự làm tổn thương mình. Có những con chim tự nhổ lông mình. Có cả những con ngựa liên tục cắn vào lườn của mình đến khi chảy máu mới thôi. Nhưng các bác sĩ thú y có những cách rất cụ thể và hữu hiệu để điều trị và thậm chí phòng ngừa chấn thương tự gây ra cho các động vật. Chẳng phải những kiến thức về thú y này nên được áp dụng bởi các nhà trị liệu tâm thần và phụ huynh hoặc bệnh nhân đang chiến đấu với chứng tự làm hại bản thân hay sao? Chứng trầm cảm và rối loạn tâm lý sau sinh Đôi khi, ngay sau khi sinh con, một số chị em phụ nữ bị trầm cảm, và đôi khi họ trở nên cực kì trầm cảm và thậm chí là rối loạn tâm thần. Họ có thể sao nhãng đứa bé mới sinh, và trong một vài trường hợp nghiêm trọng, thậm chí còn làm hại đứa trẻ. Các mã y còn biết rằng thỉnh thoảng, một con ngựa cái, sau khi sinh, sẽ lờ ngựa con, từ chối chăm sóc nó và trong một số trường hợp, đá con ngựa con tới chết. Nhưng các bác sĩ thú y đã thiết lập một sự phòng ngừa để xử lí hội chứng chối bỏ con này, bằng việc tăng oxytocin của ngựa cái. Oxytocin chính là thứ hormone kết nối, và điều này khơi gợi lại niềm hứng thú đối với con ngựa cái, đối với ngựa non. Chẳng phải thứ thông tin này nên được cung cấp cho các bác sĩ sản phụ bác sĩ gia đình và bệnh nhân, những người đang chống chọi với chứng trầm cảm và rối loạn tâm lí sau sinh? À, mặc cho tất cả những lời hứa hẹn này, không may là khoảng cách giữa các lĩnh vực này vẫn còn lớn. Nói rõ hơn, tôi e là tôi sẽ phải hong khô mấy bộ đồ dơ. Một vài bác sĩ có thể là những kẻ hợm mình đối với các bác sĩ không phải là thạc sĩ y Tôi đang nói về nhà sĩ, bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ tâm lý, nhưng có lẽ đặc biệt là bác sĩ thú y. Dĩ nhiên, hầu hết người hành nghề y không nhận thấy rằng sẽ khó đầu vào trường thú y hơn là trường y bây giờ, và khi chúng ta đi hoc trường y, ta học mọi thứ về 1 loài duy nhất, Homo sapiens, nhưng các bác sĩ thú y cần phải học về sức khỏe và bệnh lí của cả động vật có vú, lưỡng cư, bò sát, cá và chim. Vì vậy tôi không bắt lỗi các bác sĩ thú y khi họ bực bội về sự hợm hĩnh và hời hợt từ chuyên môn của tôi. Nhưng cái này là của các bác sĩ thú y: Bạn gọi một bác sĩ thú y chỉ biết chữa trị cho một loài thôi là gì? Một bác sĩ. (Tiếng cười) Xóa bỏ khoảng cách giờ trở thành niềm đam mê của tôi, và tôi đang thực hiện nó thông qua các chương trình như Darwin on Rounds ở UCLA, nơi chúng tôi mang những chuyên gia thú y và các nhà sinh học tiến hóa và cho họ theo đội y khoa của chúng tôi với những thực tập sinh và bác sĩ nội trú. và thông qua hội thảo Zoobiquity, nơi chúng tôi mang các trường y và trường thú y đến với nhau cho các thảo luận mang tính hợp tác của các căn bệnh và rối loạn chung của cả người và thú bị bệnh. Ở các hội thảo của Zoobiquity, người tham gia học làm thế nào chữa ung thư vú trên loài hổ có thể giúp chúng ta chữa ung thư vú hiệu quả hơn trên người giáo viên mầm non; làm thế nào hiểu rõ chứng buồng trứng đa nang ở giống bò Holstein có thể giúp chúng ta chăm sóc tốt hơn một giáo viên múa thường xuyên bị hành kinh trong đau đớn, và làm thế nào việc hiểu rõ hơn cách trị chứng sợ cách li của một con chó Sheltie căng thẳng có thể giúp một đứa trẻ hay lo sợ chống chọi trong ngày đầu đến trường. Ở Mỹ, và giờ là toàn cầu, ở các hội thảo của Zoobiquity bác sĩ và bác sĩ thú y kiểm tra thái độ và định kiến của họ ngay từ đầu và đến với nhau như đồng nghiệp, bạn cùng lứa, và như những bác sĩ. Dù sao thì con người chúng ta cũng là động vật thôi, và đã đến lúc những bác sĩ như chúng tôi chăm sóc các bệnh nhân của mình và bản năng động vật của chúng ta và cùng với các bác sĩ thú y trong một sự tiếp cận đa loài đến sức khỏe. Vì thật ra, một số phương thuốc tốt đẹp và nhân đạo nhất là được chữa trị bởi các bác sĩ mà bệnh nhân không phải là con người. Và một trong những cách tốt nhất chúng ta có thể chăm sóc cho bệnh nhân là bằng việc chú ý thật kĩ đến việc làm thế nào tất cả bệnh nhân khác trên hành tinh này sống, phát triển, ốm đau và khỏi bệnh. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Khi tôi đến Kiev vào ngày 1 tháng 2 năm nay quảng trường Độc Lập đang bị bao vây bởi lực lượng cảnh sát phục vụ cho chính phủ. Lực lượng chống đối chiếm đóng Maidan, quảng trường nêu trên, đã sẵn sàng chống trả với cả kho vũ khí tự chế và áo giáp cải tiến được sản xuất hàng loạt. Các cuộc biểu tình ủng hộ Liên minh Châu Âu có xu hướng dịu xuống vào khoảng cuối năm 2013, sau khi tổng thống Ukraine - Viktor Yanukovych cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận với Cộng đồng Chung Châu Âu về việc thắt chặt quan hệ đồng minh với Nga. Để đáp trả lại, hàng chục nghìn người đã đổ về trung tâm Kiev để tuần hành phản đối. Sau nhiều tháng, chạm trán giữa cảnh sát và người dân ngày càng bị đẩy lên cao. Tôi mở một lán chụp ảnh chân dung tạm ở khu vực rào chắn trên đường Hrushevsky. Tại đây, tôi chụp ảnh những chiến binh trước tấm màn đen, màu đen vùi đi những hiệu ứng quyến rũ thị giác của khói, lửa và băng. Bởi, để kể được những câu chuyện chân thực, tôi thấy cần bỏ bớt những hiệu ứng ngoài lề đang xuất hiện ngày một nhiều trong giới truyền thông chính thống. Những gì tôi đang chứng kiến không đơn giản là tin tức, nó là lịch sử. Nhận thức được điều này, tôi rũ mình khỏi những bó buộc luật lệ thông thường khi chụp ảnh cho báo hay tạp chí. Oley, Vasiliy và Maxim đều là những chàng trai bình thường, sống cuộc sống bình thường ở những thị trấn bình thường. Nhưng những bộ phục trang họ khoác lên mình lại rất khác thường. Tôi dùng từ "phục trang" bởi đây không phải loại quần áo thông thường mà bất cứ ai cũng có thể mặc. Đó là những bộ đồng phục được cắt sửa lại từ những đồ quân sự bỏ đi, những miếng sắt thép quân sự hỏng hay huy chương cướp được từ cảnh sát. Tôi thích thú với cách họ lựa chọn để thể hiện nam tính của mình ra bên ngoài, lý tưởng của người chiến binh. Tôi làm mọi việc chậm rãi, sử dụng máy ảnh phim với vòng lấy nét bằng tay và một máy đo sáng cầm tay. Chụp ảnh đúng theo cách truyền thống. Tôi có thêm thời gian nói chuyện với từng người và lặng lẽ nhìn họ khi họ nhìn tôi. Căng thẳng gia tăng đến đỉnh điểm của bạo động vào ngày 20 tháng 2, giờ đã trở thành "ngày thứ năm đẫm máu". Những tay bắn tỉa trung thành với chính phủ bắt đầu bắn vào người dân và lực lượng phản đối trên phố Instituskaya. Rất nhiều người bị giết chỉ trong một thời gian ngắn. Khu sảnh của khách sạn Ukraine trở thành một nhà xác tạm thời. Xác chết ngả rạp thành hàng trên đường. Máu vấy khắp vỉa hè. Ngày hôm sau, tổng thống Yanukovych trốn khỏi Ukraine. Trong suốt 3 tháng bạo động, hơn 120 người chết và rất nhiều người khác mất tích. Lịch sử diễn ra quá nhanh nhưng trong lòng Maidan, mọi thứ vẫn rất khó nắm bắt. Trong nhiều ngày ở quảng trường trung tâm Kiev, hàng chục nghìn dân thường đã cùng với những tay súng nối dài cảnh khóc than trên nhiều con phố. Bao người phụ nữ đã mua hoa đến như một lời đưa tiễn người đã khuất. Ngày qua ngày, họ đều đến phủ lên khắp quảng trường hàng triệu bông hoa . Nỗi đau bao trùm Maidan. Thinh lặng đến mức tôi nghe thấy cả tiếng chim hót mà trước đây, tôi chưa từng nghe thấy. Tôi tiếp cận những người phụ nữ đến gần rào chắn để đặt hoa và xin được chụp hình họ. Phần lớn họ đều bật khóc khi lên hình. Ngày đầu, trợ lý của tôi, Emine và tôi đã khóc cùng với bất cứ người phụ nữ nào đến khu chụp ảnh. Cho đến tận lúc đó, tôi nhận ra sự vắng mặt của phụ nữ. Màu sắc của những chiếc khăn choàng, những chiếc túi xách, những bó hoa đồng tiền đỏ, tulip trắng và hoa hồng vàng mà họ mang theo hòa một màu đau đớn với quảng trường tối sẫm và những người đàn ông từng đóng trại nơi đây. Thực sự, hai loạt ảnh này không có nhiều ý nghĩa nếu không đi đôi với nhau. Những bức ảnh đàn ông và đàn bà không phải về ngoại hình mà là về bản chất của họ. Chúng thể hiện vai trò của mỗi giới trong xung đột, không chỉ ở Maidan, không chỉ ở Ukraine. Đàn ông lao vào chiến đấu còn đàn bà khóc than cho họ. Nếu đàn ông thể hiện lý tưởng chiến chinh, đàn bà cho thấy hệ quả của bạo lực. Khi chụp những bức ảnh này, tôi cho rằng mình đang lưu lại kết thúc của bạo loạn tại Ukraine. Nhưng giờ tôi đã hiểu đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Đến hôm nay, số lượng người chết đã lên đến 3000, và vẫn còn hàng trăm nghìn người mất nhà cửa. Tôi mới quay lại Ukraine 6 tuần trước. Lớp rào chắn ở Maidan đã bị tháo, những viên đá lát đường được dùng làm vũ khí ngày trước đều đã được thay thế, để thông nút giao thông vào trung tâm quảng trường. Những chiến binh, phụ nữ và những đóa hoa đều đã biến mất. Một biển quảng cáo khổng lồ hình những con ngỗng bay qua đồng lúa mạch che khuất dấu cháy xém nơi toàn nhà thương mại với khẩu hiệu: "Vinh quang về tay Ukraine, Vinh quang cho những anh hùng." Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Điệu nhảy trong cơn lốc giấy, gió và ánh sáng (Nhạc) (Hoan hô) Cảm ơn. Tôi chỉ có 18 phút để giải thích điều diễn ra trong nhiều giờ, nhiều ngày, tốt nhất là nên bắt đầu thôi. Hãy bắt đầu bằng một đoạn phim từ Listening's Post của Al Jazeera. Richard Gizbert: Na Uy là đất nước có khá ít sự phủ sóng truyền thông. Thậm chí, cuộc bầu cử tuần rồi cũng trôi qua một cách lặng lẽ. Và quả là truyền thông của Nauy nên được tóm lại là: chẳng quá gay cấn. Cách đây vài năm, Kênh truyền hình quốc gia Na Uy - NRK quyết định sẽ tường thuật trực tiếp một chuyến tàu dài 7 tiếng - chỉ đơn giản là 7 tiếng ghi hình một đoàn tàu chạy trên đường ray. Theo ghi nhận, có hơn 1 triệu người Na Uy yêu thích chương trình đó. Thế là một loại chương trình thực tế mới ra đời, đi ngược lại tất cả những nguyên tắc về chương trình truyền hình. Không cốt truyện, không kịch bản, không kịch tích, không cao trào, và nó được gọi là Slow TV (Truyền hình Chậm). Hai tháng trước, người dân Na Uy đã theo dõi một chuyến hải trình dọc bờ biển, ở đó, sương mù dày đặc che phủ bờ biển. Các nhân viên ở Đài Truyền hình Quốc gia Na Uy đang cân nhắc về việc phát sóng chương trình đêm đan lát trên toàn quốc. Khi mới nhìn vào, nó có vẻ rất nhám chán, bởi vì đúng là như vậy nhưng thử nghiệm này có điều gì đó thu hút người dân. Chúng tôi gửi tới Oslo chương trình Listening's Post của Marcela Pizarro để xem nó thế nào nhưng trước hết, cảnh báo: Khán giả có thể sẽ thấy một số hình ảnh trong phóng sự là rất buồn chán. (Cười) Thomas Hellum: Rồi sau đó là câu chuyện dài tám phút trên Al Jazeera về một số chương trình truyền hình kì cục ở nước Na Uy nhỏ bé. Al Jazeera. CNN. Chúng tôi làm điều đó như thế nào? Quay lại năm 2009, khi một đồng nghiệp của tôi nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Ý tưởng của anh đến từ đâu? Phòng ăn trưa. Anh ấy nói, tại sao không làm một chương trình phát thanh đánh dấu ngày quân Đức chiếm đóng Na Uy vào năm 1940. Kể lại câu chuyện vào đúng thời điểm trong đêm. Chà. Ý tưởng tuyệt diệu, chỉ có điều đó là thời điểm vài tuần trước khi cuộc xâm chiếm diễn ra. Thế là, chúng tôi ngồi lại phòng ăn trưa và bàn luận. Loại chuyện nào khác có thể kể với diễn tiến câu chuyện? Điều gì khác có thể diễn ra trong một thời gian thật dài? Vậy là một người trong chúng tôi nghĩ tới tàu hỏa. Đường sắt Bergen kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm đó. Chuyến tàu chạy từ phía tây Na Uy đến phía đông Na Uy, và thời gian tàu chạy kéo dài chính xác như cách đây 40 năm, hơn bảy tiếng đồng hồ. (Cười) Chúng tôi tìm gặp biên tập thường trú tại Oslo, và nói rằng chúng tôi muốn làm phim tài liệu về chuyến tàu Bergen Railway và muốn ghi hình toàn bộ hành trình, câu trả lời là: "Vâng, thế chương trình sẽ kéo dài bao lâu?" "Ồ", chúng tôi nói "toàn bộ hành trình" "Ý chúng tôi là chương trình cơ" Rồi cứ thế, nói đi nói lại. May thay, họ gặp chúng tôi với những nụ cười rất rất sảng khoái, vào một ngày nắng ráo tháng Chín, chúng tôi bắt đầu chương trình như dự kiến sẽ kéo dài bảy tiếng bốn phút. Trong thực tế, hóa ra nó kéo dài bảy tiếng 14 phút do sự cố tín hiệu ở ga cuối cùng. Chúng tôi có bốn máy quay, ba máy chĩa ra ngoài quay cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Một số đoạn phỏng vấn hành khách, một số đoạn đưa thông tin. (Video) Thông báo: Đoàn tàu sắp vào Ga Haugastøl TH: Đó là toàn bộ nội dung, nhưng tất nhiên, 160 đoạn đường hầm cũng đem đến cơ hội chiếu lại vài thước phim tư liệu. Bình luận viên: Một chút lả lơi trong khi chờ tiêu hóa thức ăn. Phong cảnh đồi núi cuối cùng trước khi đến đích hành trình. Chúng ta đi qua Ga Mjølfjell. Và lại một đường hầm mới. (Cười) TH: Tới đó thì chúng tôi nghĩ, tuyệt ta có một chương trình thật tuyệt. Nó phù hợp với 2000 người sưu tập tàu hỏa ở Na Uy. Chúng tôi lên sóng vào tháng 11 năm 2009. Thế mà không, nó còn hấp dẫn hơn thế nữa. Đây là năm kênh ti vi lớn nhất ở Na Uy vào một ngày thứ Sáu thông thường, và nếu bạn nhìn vào kênh NRK2 ở đây, hãy xem điều gì xảy ra khi họ phát chương trình Bergen Railway: 1,2 triệu người Na Uy đã xem một phần của chương trình này. (Vỗ tay) Một điều thú vị nữa là: Người dẫn chương trình ở kênh chính, sau khi cung cấp tin tức cho chúng tôi, đã nói: "Và trên kênh thứ hai của chúng ta, đoàn tàu hiện đang tiến gần tới Ga Myrdal." Hàng nghìn người đã nhảy lên chuyến tàu đó chuyển qua kênh của thứ hai để xem chúng tôi. (Cười) Đây cũng là một thành công lớn xét về khía cạnh truyền thông xã hội. Thật tuyệt vời khi được thấy hàng nghìn người sử dụng Facebook và Twitter nói về cùng một điều, bàn tán với nhau như thể họ đã cùng nhau đi chung một chuyến tàu. Tôi đặc biệt thích vị khán giả này. Một ông cụ 76 tuổi. Ông đã xem toàn bộ chương trình, ở ga cuối, ông đứng dậy, cầm lấy cái mà ông tưởng là hành lý của mình, và cụng đầu vào thanh treo rèm, rồi nhận ra mình đang ở trong phòng khách nhà mình. (Vỗ tay) Đó quả là một chương trình truyền hình sống động. Bốn trăm ba mươi sáu phút, từng phút một trong một đêm thứ Sáu, trong đềm đầu tiên đó, tin đầu tiên từ Twitter viết rằng: Có gì phải sợ nữa? Tại sao phải dừng lại ở 436 khi có thể kéo dài nó hơn nữa, tới 8040 phút, phút từng phút, làm một chuyến hành trình biểu tượng ở Na Uy, chuyến hành trình ven biển Hurtigruten từ Bergen đến Kirkenes, gần 3000 ki-lô-mét, vượt qua gần hết chiều dài bờ biển. Nó có 120 năm lịch sử hết sức thú vị, thật sự đã là một phần trong cuộc sống ở dọc bờ biển này. Thế là chỉ một tuần sau chuyến tàu Bergen Railway, chúng tôi gọi điện cho công ty Hurtigruten để lên kế hoạch cho chương trình tiếp theo. Chúng tôi muốn làm điều gì đó khác biệt. Bergen Railway là một chương trình được ghi lại. Khi ngồi lại trong phòng biên tập, chúng tôi xem bức ảnh này -- đó là Ga Al -- chúng tôi thấy nhà báo này. Chúng tôi đã gọi nói chuyện với anh ấy, khi tàu chúng tôi rời nhà ga, anh ấy đã chụp hình chúng tôi và vẫy tay vào máy quay, chúng tôi nghĩ: Sẽ ra sao nếu nhiều người biết chúng tôi phát hình trực tiếp? Liệu sẽ có nhiều người đến? Mọi chuyện sẽ như thế nào nhỉ? Rồi chúng tôi quyết định chương trình tiếp theo sẽ được phát trực tiếp. Chúng tôi muốn hình của mình ở vịnh hẹp xuất hiện cùng lúc trên màn hình TV. Đây không phải là lần đầu tiên đài NRK phát sóng về một chuyến tàu thủy. Quay trở lại năm 1964, khi đó những người phụ trách đóng bộ và cà vạt, đài NRK đã cho hết toàn bộ thiết bị để phát sóng trực tiếp một chuyến tàu, 200 mét sau khi rời bến gửi tín hiệu trở lại, còn ở trong phòng kỹ thuật, họ nói chuyện với các nhân viên kỹ thuật ở trên boong tàu, họ đã có màn thư giãn tuyệt diệu. Hành trình trên tàu thủy không phải là điều chưa từng có. Nhưng năm ngày rưỡi liên tục, trực tiếp, chúng tôi cần được giúp đỡ. Và chúng tôi hỏi các khán giả, các bạn muốn xem gì? Các bạn muốn chúng tôi ghi lại điều gì? Các bạn muốn nó sẽ ra sao? Các bạn có muốn một trang web? Các bạn muốn cho gì lên đó? Chúng tôi nhận được một vài câu trả lời, họ đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc xây dựng chương trình. Tháng Sáu năm 2011, 23 người chúng tôi đã lên chuyến tàu dọc bờ biển Hurtigruten rồi khởi hành. (Nhạc) Tôi có rất nhiều ký ức sâu đậm trong thời gian đó, tất cả là về con người. Như người đàn ông này, anh ấy là trưởng nhóm nghiên cứu ở trường đại học Tromsø. (Cười) Tôi sẽ cho bạn xem một mẩu trang phục, cái này đây. Một kỷ niệm khó quên. Nó thuộc về một anh chàng tên là Erik Hansen. Những người như hai người này đã theo sát chương trình của chúng tôi cùng với hàng nghìn người khác dọc suốt hành trình chính họ đã làm nên diện mạo của chương trình. Họ đã tạo nên những câu chuyện. Đây là Karl. Cậu bé học lớp chín. Giấy viết: "Cháu sẽ bị muộn học một chút vào ngày mai" Cậu lẽ ra phải đến trường lúc 8 giờ sáng. Cậu đến lúc 9 giờ sáng nhưng không nhận được thông báo của giáo viên vì giáo viên của cậu cũng bận xem chương trình. (Cười) Chúng tôi đã làm điều này như thế nào? Vâng, chúng tôi dùng một phòng họp trên chuyến tàu Hurtigruten. Biến nó thành một phòng điều hành hoàn chỉnh. Làm cho mọi thứ hoạt động, dĩ nhiên rồi, sau đó, chúng tôi mang theo 11 máy quay. Đây là một trong số đó. Đây là bản nháp của tôi vẽ từ tháng Hai, khi đưa hình nháp này cho dân chuyên nghiệp ở đài truyền hình Na Uy NRK, bạn sẽ nhận lại được những thứ tuyệt đỉnh, những giải pháp thật sự sáng tạo. (Video) Bình luận viên: Cho nó chạy lên chạy xuống. Nó là cái máy khoan quan trọng nhất ở Na Uy. Nó điều chỉnh độ cao của bệ đỡ máy quay trong các sản phẩm trực tiếp của NRK, một trong các máy quay ghi lại những hình ảnh tuyệt diệu từ tàu MS Nord-Norge. 8 dây cáp giữ cho máy quay ổn định. Quay phim: Việc của tôi là tìm ra các giải pháp cho máy quay phim. Chúng chỉ là các công cụ được dùng trong các hoàn cảnh khác nhau. TH: Một chiếc máy quay nữa. Nó thường được dùng trong thể thao. Nó được chế tạo để quay cận diện người dân từ khoảng cách 100 ki-lô-mét, như hình này. (Cười) Mọi người đã gọi và hỏi thăm tình hình của anh chàng này. Anh ấy ổn. Mọi thứ đều tốt cả. Chúng tôi cũng có thể ghi hình những người vẫy tay, những con người dọc hành trình, hàng nghìn người, họ đều cầm điện thoại trong tay. Khi bạn quay hình họ, họ hiểu ngay: "Bố ơi, ta đang trên ti vi đây" rồi họ bắt đầu vẫy tay lại. Quả là chương trình vẫy tay trong năm ngày rưỡi, mọi người cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có thể gửi những tin nhắn nồng ấm đến những người thân yêu của mình. Đó là một thành công to lớn trên lĩnh vực truyền thông xã hội. Vào ngày cuối cùng, chúng tôi gặp Hoàng hậu Na Uy, và Twitter đã không kham nổi lượng truy cập. Trên trang web, chúng tôi cũng trong suốt tuần này, đưa lên hơn video của 100 năm lịch sử tới 148 quốc gia, trang web vẫn còn đó và sẽ còn đó mãi mãi bởi Hurtigruten đã được lựa chọn là một phần của hồ sơ danh sách di sản UNESCO của Na Uy. Nó cũng nằm trong Sách kỷ lục thế giới Guinness với danh hiệu bộ phim tài liệu dài nhất từng có. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Nó đúng là một chương trình dài, một vài người chỉ xem một phần, như ngài Thủ tướng. Một vài người xem nhiều hơn một chút. Dòng chữ viết "Tôi chưa hề lên giường trong năm ngày liền". Ông cụ đã 82 tuổi và hầu như ngủ rất ít. Ông xem liên tục bởi vì biết đâu có gì xảy ra, mặc dù có thể là không. (Cười) Đây là số người xem suốt hành trình. Bạn có thể thấy vịnh Trollford nổi tiếng, một ngày sau đó, lượng người xem cao nhất từng có của NRK2. Theo dõi bốn kênh truyền hình lớn nhất ở Na Uy trong tháng Sáu năm 2001, chúng trông như thế này, là nhà sản xuất truyền hình, thật vui khi đưa được Hurtigruten lên vị trí dẫn đầu. Và đây: 3,2 triệu người Na Uy xem một phần của chương trình này, chúng ta chỉ có 5 triệu người ở đây. Ngay cả hành khách trên chuyến tàu Hurtigruten - (Cười) cũng lựa chọn xem ti vi thay vì quay một góc 90 độ để nhìn ra ngoài cửa sổ. Chúng tôi đã trở thành một phần trong phòng khách của mọi nhà với chương trình ti vi kì cục này, với âm nhạc, thiên nhiên, con người. Và bây giờ, Slow TV đã trở thành một từ "hot", chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những ý tưởng khác, để có thể làm Slow TV tiếp theo. Chúng tôi có thể chọn một thứ dài rồi làm thành chủ đề, như chuyến tàu hỏa và tàu thủy Hurtigruten, hoặc chọn một chủ đề rồi kéo dài nó ra. Dự án gần đây nhất, một chương trình camera giấu kín theo dõi những chú chim 14 tiếng trên màn hình vô tuyến, thực ra là 87 ngày trên trang web. Chúng tôi đã làm chương trình trực tiếp 18 tiếng về câu cá hồi. Thực tế là phải mất ba tiếng mới bắt được con cá đầu tiên, chậm thật. Chúng tôi cũng làm hành trình chèo thuyền 12 tiếng qua Kênh Telemark xinh đẹp, và làm một chuyến tàu khác với đường sắt phía bắc, và vì không thể làm trực tiếp, chúng tôi đã ghi hình qua bốn mùa để khán giả có thể thấy những trải nghiệm khác nhau trên đường. Dự án tiếp theo của chúng tôi đã thu hút sự chú ý từ bên ngoài Na Uy. Đây là từ Colbert Report trên kênh Comedy Central. (Video) Stephen Colbert: Tôi đã chú ý tới một chương trình rất nổi tiếng ở Na Uy có tên gọi "Đêm đốt củi trên toàn quốc" trong đó, hầu hết người ta mặc áo rét nói chuyện và chặt củi ở trong rừng, sau đó là tám tiếng ngọn lửa được đốt trong lò (Cười) Nó đã hạ bệ các chương trình nổi tiếng khác của Na Uy như "Bạn nghĩ là mình có thể ngồi xem sơn khô" và "Cuộc đua kỳ thú trên núi băng" gần 20 phần trăm dân số Na Uy xem chương trình này, 20 phần trăm. TH: Đấy, khi mà đốt lửa và chặt củi có thể trở nên hay ho đến thế, tại sao đan lát lại không? Thế là chương trình tiếp theo, chúng tôi đã ghi hình trực tiếp hơn 8 tiếng từ con cừu tới cái áo len. Jimmy Kimmel trên chương trình ABC anh ấy rất thích nó (Nhạc) (Video) Jimmy Kimmel: Ngay cả những người trong chương trình cũng lăn ra ngủ, cuối cùng, những người đan len đều thất bại trong việc phá kỷ lục thế giới. nhưng hãy nhớ một câu ngạn ngữ Na Uy rằng thắng hay thua đều không quan trọng, thật tình không có gì quan trọng cả, ai rồi cũng phải chết. (Cười) TH: Đúng vậy. Thế tại sao chương trình này lại nổi bật? Nó khác biệt hoàn toàn với những chương trình truyền hình khác. Chúng tôi đưa khán giả lên một hành trình thực sự xảy ra trong thực tế, và họ có cảm giác mình thật sự ở đó, cùng ở trên tàu hỏa, trên thuyền, hay đan lát với nhau, tôi nghĩ, lý do họ cảm thấy như vậy là vì chúng tôi không chỉnh sửa dòng thời gian. Chúng tôi đi theo trình tự thời gian thật, điều quan trọng nữa, những gì chúng tôi muốn truyền tải trong Slow TV là điều gì đó liên kết tất cả chúng ta, liên kết khán giả. Và ở một mức độ nào đó, xuất phát từ văn hóa của chúng ta. Đây là hình ảnh từ mùa hè năm ngoái khi chúng tôi du lịch dọc bờ biển một lần nữa trong bảy tuần. Tất nhiên là phải chuẩn bị rất nhiều việc điều phối. Đây là kế hoạch làm việc của 150 người vào hè năm ngoái, nhưng quan trọng hơn là những gì bạn không lên kế hoạch. Bạn không thể lên kế hoạch cho những gì sẽ diễn ra. Bạn chỉ việc mang theo máy quay. Giống như một sự kiện thể thao sẵn sàng xem điều gì xảy ra kế tiếp. Đây chính là toàn bộ trình tự thực hiện cho Hurtigruten, trong 134 giờ vỏn vẹn trên một trang giấy. Chúng tôi không biết gì hơn khi rời Bergen. Bạn để cho khán giả tự viết nên những câu chuyện của riêng họ, Tôi sẽ cho bạn một ví dụ, đây là cảnh từ mùa hè năm ngoái, với tư cách là một nhà sản xuất, đây là một hình ảnh đẹp, và bạn có thể chuyển sang cảnh tiếp theo. Nhưng đây là Slow TV, nên bạn phải giữ hình đó tới khi bắt đầu cảm thấy nôn nao trong bụng, rồi lại cố nhín thêm chút nữa, và khi giữ nó lâu như vậy, tôi cam chắc rằng vài bạn giờ đã chú ý đến con bò. Vài người để ý đến lá cờ. Một vài người bắt đầu tự hỏi, người nông dân có nhà không? Anh ta đi đâu rồi? Có ai trông chừng bò không? Con bò đó đi đâu thế? Ý của tôi là càng nhìn lâu vào hình ảnh và giữ như thế trong 10 phút, bạn sẽ bắt đầu tự tạo ra câu chuyện riêng trong đầu. Đó là Slow TV. Với chúng tôi Slow TV là cách hay để kể một câu chuyện trên ti vi. Chúng tôi nghĩ mình có thể tiếp tục làm việc đó, không quá thường xuyên, một hay hai lần trong năm, để tiếp tục tạo cảm giác đó là một sự kiện, và chúng tôi cho rằng ý tưởng thú vị của một Slow TV là khi mọi người nói rằng: "Thôi nào! Anh không thể đưa thứ đó lên truyền hình được đâu" Khi mọi người cười, đó có thể là một ý tưởng chậm hay ho vì sau hết, cuộc sống chỉ thú vị khi có một chút kì cục. Xin cảm ơn. Vụ đàn áp gây sốc của cảnh sát nhắm vào những người phản kháng ở Ferguson, Misouri, nổi dậy sau vụ cảnh sát bắn chết Michael Brown, đã nhấn mạnh mức độ tối tân của thiết bị, vũ trang, tham gia vào cuộc chiến này, cũng như sẽ được áp dụng rộng rãi tại sở cảnh sát các thành phố nhỏ trên khắp nước Mỹ. Rất đau lòng khi chứng kiến sự việc, và điều tương tự cũng xảy ra với thiết bị giám sát. Kiểu giám sát diện rộng của NSA cho phép sở cảnh sát địa phương thu thập số lượng lớn thông tin nhạy cảm của mỗi người theo cách mà trước đây không thể. Thông tin về địa điểm có thể rất nhạy cảm. Lái xe trong phạm vi nước Mỹ, nó cho biết bạn có đi trị liệu, họp mặt người nghiện rượu, hay đi lễ nhà thờ không. Khi thông tin đó của bạn bị kết hợp với thông tin của người khác, chính phủ thu về một bức tranh cụ thể về quan hệ riêng tư. Điều mà, trước đây, chỉ có bạn mới biết. Nhờ có công nghệ hiện đại, chính phủ có thể nhìn vào sâu bên trong cánh cửa đóng kín. Sở cảnh sát địa phương sẽ quyết định xem bạn là ai dựa trên những thông tin này. Một trong những công nghệ then chốt giúp định vị nơi chốn diện rộng nghe lại có vẻ vô hại: máy tự động đọc biển số xe. Nếu chưa từng nhìn thấy, nghĩa là bạn chưa biết cách tìm kiếm mà thôi chúng ở khắp mọi nơi, trên đường hay trên xe cảnh sát. Máy tự động đọc biển số xe chụp ảnh mọi chiếc xe chạy ngang và chuyển thành những đoạn kí tự cho máy đọc để họ có thể kiểm tra danh sách nóng những xe có khả năng bị truy nã vì phạm luật. Không dừng lại ở đó, ngày một nhiều, sở cảnh sát địa phương lưu giữ thống kê không chỉ của đối tượng truy nã vì phạm luật, mà còn bất kỳ biển số xe nào chạy ngang, dẫn tới việc thu thập dữ liệu hàng loạt về những nơi mà dân Mỹ lui tới. Bạn có biết việc gì xảy ra không? Khi Mike KatzLacabe yêu cầu cảnh sát cho xem thông tin về anh mà họ có được từ máy đọc biển số, đây là những gì họ có: ngoài ngày, giờ và địa điểm, sở cảnh sát còn có những bức hình ghi lại nơi anh từng đến và những ai anh hay đi cùng. Bức ảnh thứ hai chụp từ trên cao cho thấy Mike và hai cô con gái bước xuống xe để vào nhà. Chính phủ có hàng trăm tấm ảnh như thế về những nơi Mike đến trong cuộc sống thường nhật. Và nếu bạn lái xe ở Mỹ, tôi cược rằng họ cũng có những tấm hình như thế về nơi bạn lui tới hằng ngày. Mike không làm gì sai. Vậy tại sao việc chính phủ lưu giữ thông tin lại được chấp nhận? Đó là vì, chi phí cho lưu trữ đang tụt giảm, sở cảnh sát giữ nó lại phòng khi có ích. Vấn đề là, hiện nay, không chỉ một mà rất nhiều sở cảnh sát tập hợp những thông tin này . Cùng lúc đó, chính phủ liên bang thu thập dữ liệu từ các nơi, gộp chúng lại thành một kho dữ liệu khổng lồ với hàng trăm ngàn kết quả, về những nơi mà dân Mỹ đã tới. Báo cáo này từ Cơ quan Chống Ma túy Liên bang, một trong những nơi rất quan tâm đến nó, là một trong số những báo cáo để lộ sự tồn tại dữ liệu này. Trong khi đó, ở New York, sở cảnh sát có xe được trang bị máy đọc biển số ngang qua những đền thời hồi giáo để xem ai đã ghé qua. Việc sử dụng và lạm dụng công nghệ này tại Mỹ chưa được định ra giới hạn . Ở Anh, sở cảnh sát đưa John Kat, 80 tuổi, vào danh sách theo dõi biển số xe sau khi ông ta có mặt tại hàng chục cuộc biểu tình chính trị đúng luật, ngồi ghế đá và kí họa những người tham dự. Máy đọc biển số xe không là công nghệ định vị nơi chốn diện rộng duy nhất dành cho các cơ quan hành pháp ngày nay. Thông qua kỹ thuật như cột tháp tín hiệu di động, người hành luật có thể phát hiện ai đang sử dụng một hay nhiều tháp phát sóng tại thời điểm nhất định, nhằm phát hiện địa điểm của hàng chục hay hàng trăm ngàn người. Tương tự, sử dụng thiết bị có tên là StingRay, người hành luật có thể gởi tín hiệu dò tìm vào bên trong nhà riêng để xác định thông tin điện thoại di động tại đó. Nếu không xác định được căn nhà mục tiêu, họ sẽ áp dụng công nghệ này để rà soát toàn bộ khu vực, Không chỉ sở cảnh sát Ferguson mà sở cảnh sát trên toàn Liên bang Hoa Kỳ đều sở hữu thiết bị giám sát công nghệ cao như thế. Chỉ vì bạn không nhìn thấy, không có nghĩa nó không có ở đó. Câu hỏi đặt ra là: ta làm gì trước sự thật này? Tôi nghĩ điều này đe dọa nghiêm trọng tự do công dân. Lịch sử đã chỉ ra khi cảnh sát có lượng dữ liệu khổng lồ, theo dõi hoạt động của những người vô tội, nó có thể bị lạm dụng cho việc tống tiền, lợi ích chính trị, hoặc xoi mói đời tư của người khác. May thay, có nhiều biện pháp ta có thể áp dụng. Hội đồng thành phố quản lý sở cảnh sát địa phương, có thể thông qua luật yêu cầu cảnh sát loại bỏ dữ liệu của những người vô tội đồng thời, cho phép sử dụng công nghệ trong phạm vi hợp pháp để tiến xa hơn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Nghĩ về vẽ bản đồ thành phố ta có xu hướng nghĩ về đường, phố, tòa nhà, và câu chuyện định cư dẫn tới việc hình thành thành phố, hay về tầm nhìn táo bạo của một nhà thiết kế đô thị nào đó, thế nhưng, vẫn còn những cách khác để phát họa và tìm hiểu nguồn gốc thành phố. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu một loại bản đồ mới, không phải bản đồ địa lý. Đây là bản đồ về mối quan hệ người dân tại thành phố quê hương tôi, Baltimore, Maryland, và ở đây, bạn thấy mỗi chấm tượng trưng cho một người, mỗi đường thẳng tượng trưng cho một mối quan hệ giữa người với người, và mỗi màu tượng trưng cho một cộng đồng trong hệ thống. Tôi ở phía xanh lá cây, dưới xa góc phải, nơi của lũ mọt sách, TEDx cũng ở phía dưới góc phải đằng kia. (Tiếng cười) Ở phía bên kia của hệ thống, bạn có chủ yếu dân Mỹ gốc Phi hay dân Mỹ gốc Mỹ La tinh những người có mối quan tâm rất khác so với lũ mọt sách, ở đây chỉ là đại khái thôi, phần xanh lá được gọi Smalltimore, dành cho những người như tôi, vì có vẻ chúng tôi sống trong một thị trấn rất nhỏ. Chúng tôi gặp đi gặp lại cùng một người, nhưng đó là vì ta không thật sự khai thác chiều sâu và chiều rộng toàn diện của thành phố. Ở đầu kia của mạng lưới, bạn có những người thích những thứ như nhạc hip-hop và tự nhận mình đang sống trong khu Washington DC/ Maryland/Virgina giữa lòng thành phố Baltimore. Ở giữa, các bạn thấy thứ gì đó nối kết hai cộng đồng lại với nhau, và đó là thể thao. Ta có bóng chày Baltimore Orioles, bóng bầu dục Baltimore Baven, Michael Phelps, dân Olympic. Under Armour, bạn đã từng nghe, một công ty ở Baltimore, cộng đồng thể thao đó làm chiếc cầu duy nhất nối hai đầu mạng lưới. Nào, bây giờ hãy nhìn San Francisco. Bạn sẽ thấy cái gì đó khác với San Francisco. Nói cách khác, bạn cũng có giới truyền thông, chính trị gia, tin tức như ở Baltimore và các thành phổ khác, nhưng lại có một nhóm nổi trội hơn hẳn nằm giữa đám mọt sách và dân kỹ thuật chiếm nửa đỉnh kia của mạng lưới, thậm chí, đó là nhóm quá tách biệt và rõ ràng mà ta có thể gọi tên nhóm là nhân viên Twitter, nằm kế nhóm mọt sách, ở giữa dân chơi điện tử và nhóm mọt sách, nằm đối diện đầu kia của vành đai nhạc hip hop. Vì vậy, bạn có thể thấy, dù rằng những căng thẳng được đồn đại ở San Francisco liên quan đến chỉnh trang đô thị và tất cả các công ty công nghệ mới mang lại sự giàu có và đã bén rể tại thành phố này là có thật, bạn thật sự có thể nhìn thấy chúng ở đây. Bạn có thể thấy cộng đồng Người Đồng Tính không thật sự sống chung với cộng đồng mọt sách mà lại hòa thuận với cộng đồng nghệ thuật và âm nhạc. Và điều đó dẫn tới chuyện này. (“Tống cổ Twitter”) Ai đó gởi tôi cách đây vài tuần, và tấm hình này diễn tả chuyện xảy ra ở San Francisco, và tôi nghĩ bạn có thể đang cố tìm hiểu nó bằng cách nhìn vào tấm bản đồ. Hãy nhìn vào Rio de Janeiro. Tôi đã bỏ nhiều tuần để thu thập dữ liệu về Rio, và một trong những ấn tượng của tôi về thành phố này là mọi thứ thật sự trộn lẫn với nhau. Một thành phố dị thể khác biệt với Baltimore hay San Francisco. Bạn vẫn có những nhóm người liên quan đến chính quyền, báo chí, chính trị, và bình luận. TEDxRio ở phía dưới bên phải, cạnh những bloggers và nhà văn. Nhưng bạn cũng có sự đa dạng kinh ngạc cho những người quan tâm đến các dòng nhạc khác nhau. Thậm chí, người hâm mộ Justin Bieber có ở đây. Những nhóm nhạc choi choi, những ca sỹ nhạc đồng quê, nhạc chúa, nhạc năm 60 của dân da đen, rap và hài độc thoại, có cả một khu hoàn toàn cho ma túy và giễu cợt. Quá hay đi chứ? Đội bóng bầu dục Flamego cũng có ở đây. Bạn có cùng một kiểu trải rộng từ thể thao, dân sự đến nghệ thuật, âm nhạc, thể hiện theo những cách rất khác, và tôi nghĩ có lẽ điều đó phù hợp với những gì chúng ta hiểu về Rio, một thành phố rất đa dạng về văn hóa và âm nhạc. Chúng ta có đầy đủ dữ liệu. Một bộ dữ liệu cực kỳ phong phú về thành phố ngày nay, có lẽ còn phong phú hơn hẳn bộ dữ liệu trước đây. Thế thì, ta có thể làm gì với nó? Tôi nghĩ điều đầu tiên ta có thể cố tìm hiểu là sự phân chia cấu trúc xã hội. Cái gì ta chọn làm, và không làm, nếu bạn suy nghĩ về chuyện này, cái ta làm với dữ liệu là ngắm kính viễn vọng không gian vào thành phố, xem nó như là quán cà phê trường trung học, xem cách mọi người chọn chỗ cho mình trên sơ đồ. Có lẽ, đã đến lúc cần xáo trộn sơ đồ này lên một chút. Một điều nữa, ta bắt đầu nhận ra rằng chủng tộc là đại diện kém cỏi cho sự đa dạng. Chúng ta có người từ tất cả các chủng tộc trên khắp bản đồ ở đây - nếu chỉ nhìn vào chủng tộc thì không thật sự đóng góp vào sự phát triển của đa dạng. Thế nên, nếu cố gắng dùng sự đa dạng để đối đầu với một số những vấn đề bất trị hơn, ta cần bắt đầu nghĩ về nó theo một hướng mới. Và điều cuối cùng, ta có khả năng can thiệp để uốn nắn lại thành phố theo hướng mới, và tôi tin tưởng rằng với năng lực đó, ta cần gánh vác trách nhiệm để làm việc này. Thế thì, thành phố là gì? Tôi nghĩ một số người sẽ nói đó là một vùng địa lý hay một tập hợp đường và nhà, nhưng tôi tin rằng thành phố là tập hợp mối quan hệ giữa những người sống ở đó, và tôi tin rằng nếu thật sự bắt đầu ghi chép về mối quan hệ này, có lẽ ta sẽ có một hình dung rõ nét về làm thế nào tạo nên thành phố mà ta mong muốn. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi đã có một chuyến phượt vào mùa hè và trải qua khoảng thời gian tuyệt vời đắm chìm trong những giai điệu kỳ diệu của bài "The warmth of other suns." (Isabel Wilerson) Nó nói về 6 triệu người da đen trốn khỏi miền Nam từ năm 1915 đến 1970 để đi tìm sự giải thoát khỏi mọi sự tàn bạo và cố gắng cho một cuộc sống mới tận phía Bắc, nó chan chứa những mẩu chuyện cho sự kiên trì và sáng suốt của những người Mỹ gốc Phi, và tôi cũng cảm thấy không mấy dễ chịu khi nghe những chuyện kinh dị ấy với đầy rẫy sự nhục mạ, với biết bao sự khiêm nhường. Và còn khó khăn hơn nữa khi tận tai nghe tiếng đòn roi và lửa cháy, cùng những tiếng reo hò tra tấn người da đen. Và tôi tự nhủ, "Thôi, thế này là hơi ám ảnh rồi. Mình cần phải giải lao. Bật đài lên cái nào." Tôi bật lên, và lại như thế này: Ferguson, Missouri, Michael Brown, cậu thanh niên da đen 18 tuổi, tay không, bị bắn bởi một cảnh sát da trắng, nằm lay lắt trên đường, tuôn máu suốt 4 tiếng khi cả bà và các em nhỏ cùng với hàng xóm trông thấy trong sợ hãi, tôi thiết nghĩ, lại bắt đầu rồi đây. Sự bạo hành này, sự tàn bạo này chống laị người da đen đã luôn được kéo dài trong hàng thế kỉ. Ý tôi là, vẫn là chuyện cũ thôi. Nhưng với cái tên người khác. Nó đã có thể là Amadou Diallo -- Sean Bell -- Oscar Grant -- Trayvon Martin. Sự bạo hành này, sự tàn bạo này, là một thứ đã ăn sâu vào chính tâm lý quốc gia, vào trong lịch sử tập thể muôn đời. Nhưng ta sẽ làm gì với nó chứ? Bạn biết phần trong ta nào là vẫn qua đường mỗi ngày, khóa chặt cửa, kèm kèm cái ví, khi ta thấy bóng dáng da đen đúng không? Phần đó đấy. Tôi biết chúng ta không cần phải bắn người lộ liễu, nhưng ý tôi là những định kiến và khuôn mẫu mà kích động nên những tai nạn thảm khốc này lại ẩn sâu trong chúng ta. Ta đi học cũng được dạy thế thôi. Tôi tin là chúng ta có thể ngăn chặn những tai nạn kiểu này, như vụ Ferguson đáng buồn đó, bằng việc suy xét từ bên trong và tích cực để thay đổi bản thân. Cho nên, tôi có lời kêu gọi hành động dành cho các bạn. Sau đây là 3 điều tôi muốn chúng ta cùng suy ngẫm như là cách để ngăn chặn những tai nạn ấy; 3 điều mà tôi nghĩ sẽ giúp chúng ta định hình lại ấn tượng đối với thanh niên da đen; 3 điều mà tôi mong rằng chúng sẽ không chỉ bảo vệ họ mà còn có thể mở rộng thế giới để họ phát triển. Bạn có thể tưởng tượng ra không? Bạn có thể tưởng tượng ra đất nước ta chào mừng họ, như là một thế hệ tươi sáng, để chia sẻ sự tôn trọng, và danh phẩm như ta làm đối với người ta thương? Cuộc sống ta sẽ tốt đẹp hơn chứ? Đất nước ta sẽ tươi vui hơn chứ? Và đây là điều đầu tiên. Chúng ta cần phải thoát khỏi sự phủ nhận. Đừng cố gắng làm người tốt nữa. Ta cần những người thành tâm. Tôi có nhiều công việc đa dạng, và người ta tìm đến tôi ngay đầu ngày hội thảo. Họ thường là: "Ôi, Quý Bà Đa Dạng, thật tốt khi cô xuất hiện" -- (Tiếng cười) -- "nhưng chúng tôi không có máu thiên vị đâu." Và tôi như là, "Thiệt sao? Bởi vì tôi làm công việc này mỗi ngày, tôi thấy đủ loại thành kiến. Ý tôi là, lâu lắm rồi, khi tôi đang ở trên máy bay và tôi nghe giọng nói của một phi công nữ từ loa thông báo, và tôi đã háo hức, vui thầm. "Phải thế chứ, phụ nữ mà, chúng ta đang thắng thế đây. Chúng ta lên đến tầng tỉnh khí rồi." Đang yên bình thì máy bay đi vào khu vực có lốc và sốc, và tôi chợt nghĩ, "Hi vọng cô ấy có thể chèo lái." (Tiếng cười) Biết làm gì hơn đây. Dù vậy, tôi còn không coi đó là định kiến cho đến khi tôi suy nghĩ lại và mỗi khi có đàn ông cầm lái rồi chuyến đi trở nên dằn xóc, thì tôi chưa bao giờ chất vấn sự tự tin của họ. Cô ấy rất là giỏi. Đây mới là vấn đề. Nếu được hỏi rõ ràng, tôi sẽ nói " Phi công nữ: tuyệt vời." Nhưng khi mọi chuyện trở nên rắc rối, hơi mạo hiểm, tôi lại dựa vào thành kiến mà tôi không tự nhận thức được. Bạn biết đó, máy bay đi nhanh trên trời. Tôi muốn một người đàn ông. Đó là mặc định của tôi rồi. Đàn ông là mặc định của tôi. Mặc định của bạn là gì? Bạn tin ai? Bạn sợ ai? Bạn ngầm thấy gần ai hơn? Bạn trốn chạy khỏi ai? Tôi sẽ chỉ ra những điều bạn vừa được học. Bài kiểm tra sự gắn kết tiềm tàng, mà đo định thành kiến vô thức có thể làm trực tuyến ở mạng. 5 triệu người đã làm nó. Hóa ra rằng, mặc định của chúng ta là da trắng. Ta thích họ hơn. Ta muốn họ hơn. Và tôi có ý gì chứ? Khi mọi người được chiếu hình ảnh của người da đen và da trắng, chúng ta lẹ làng mà liên kết hình ảnh đó với một từ tốt đẹp, người da trắng với một từ như vậy, so với lúc chúng ta cố gắng kết nối từ tốt đẹp với một gương mặt da đen, và ngược lại. Khi chúng ta thấy da đen, ta lại dễ dàng liên kết màu đen với tiêu cực hơn là màu trắng với tiêu cực. 70% người da trắng làm kiểm tra thích da trắng hơn. 50% người da đen làm kiểm tra cũng như vậy. Bạn thấy đó, chúng ta đều hời hợt khi sự viêm nhiễm ấy xâm nhập. Chúng ta sẽ làm gì với việc bộ não ta tự động liên kết? Một trong những điều bạn có thể đang suy nghĩ , và đang thích thú, thì bạn biết không, tôi sẽ cố giảm đi sự "mù màu" củá mình. Đúng vậy, tôi sẽ thú thật một lần nữa. Nhưng tôi sẽ không gợi ý đâu. Chúng ta đã đi được xa để làm nên điều khác biệt trong sự cố gắng bỏ qua màu da. Vấn đề không phải là việc nhìn thấy màu da, mà chính là hành động. Đó là một lí tưởng sai lệch. Và trong khi ta bận rộn giả vờ không nhìn thấy, ta không nhận thức được sự khác biệt dân tộc đang dần thay đổi cơ hội của mọi người, kìm kẹp họ khỏi sự phát triển, và đôi khi không may lại dẫn đến cái chết yểu. Thật ra, những thứ mà các nhà khoa học đang bảo chúng ta là không thể. Hãy đừng nghĩ đến việc "mù màu". Thực sự, cái mà họ đang gợi ý là, cái nhìn chằm chằm vào những người da đen tuyệt vời. (Tiếng cười) Nhìn trực diện với họ, và hãy nhớ lấy gương mặt, bởi vì khi ta thấy những người da đen tuyệt vời ấy, cách đó giúp ta tránh khỏi sự gắn kết mà xảy ra tự động trong bộ não chúng ta. Bạn nghĩ vì sao tôi lại chiếu những anh chàng da đen bóng bẩy này? Có nhiều lắm, tôi phải cắt bớt đi. Đây là điều cần nói: Tôi đang thử cài đặt lại hệ thống liên kết tự động về da đen của bạn. Tôi đang cố để nhắc nhở rằng những thanh niên da đen cũng trưởng thành nên những con người tuyệt vời mà có thể thay đổi cuộc sống ta và làm nó tốt hơn. Đó. Khả năng khác trong khoa học, và nó chỉ tạm thời thay đổi những giả định mặc nhiên của ta nhưng có một điều ta biết đó là nếu bạn lựa một người da trắng cực khó chịu bạn biết, và để bên cạnh với một người da màu, một người da đen lại khôi ngô, thì điều đó nhiều lúc cũng giúp ta tách biệt thực sự. Hãy thử nghĩ về Jeffrey Dahmer và Colin Powell. Chỉ cần nhìn chằm chằm thôi, đúng chứ? Nhưng đây chính là vấn đề. Hãy tìm kiếm định kiến của bạn. Làm ơn đấy, thoát khỏi sự phủ nhận và tìm kiếm những dữ liệu đúng đắn mà có thể chứng minh rằng khuôn mẫu bảo thủ quá sai lầm. Và đây là điều thứ hai, tôi có ý là hãy tiến lại gần với thanh niên da đen hơn là xa lánh họ. Đó không là điều gì khó khăn cả, nhưng cũng là một trong số điều mà bạn cần phải chú ý và rộng lòng về nó. Khi tôi ở Phố Wall khoảng vài năm về trước, tôi ở cùng với một đồng nghiệp, cô ấy rất là tốt và cô ấy cũng làm việc giống tôi và cô ấy là da màu, là người Hàn. Và chúng tôi ở ngoài trong đêm bơ vơ tự hỏi đâu là đâu, chúng tôi đã bị lạc. Rồi tôi thấy người bên đường, tôi thầm nghĩ ,"A, da đen kia rồi." Tôi tiến lại mà không hề suy nghĩ chút gì. Và cô ấy như thể: "À, hay rồi đây." Cái người qua đường ấy, là nguời da đen. Tôi nghĩ họ thông thường biết mình đi đâu. Không biết vì sao tôi lại như vậy nhưng tôi chỉ vậy thôi. Rồi cô ấy bảo:" Cô tiến tới một cách vui mừng "Yay" còn mình thì "Ây chà.."" Ngược chiều. Một nhu cầu, một người, một bộ đồ, cùng lúc ấy, trên con đường, phản ứng khác nhau. Cô ấy nói, "Tôi kì ghê. Tôi là một cố vấn đa dạng, Tôi lại tỏ vẻ đó, mà tôi cũng da màu nữa. Ôi chúa!" Và tôi nói,"Thôi xin bạn đó. Chúng ta không cần làm căng đâu." Ý tôi là, tôi cũng cùng phe với những người da đen chớ. (Tiếng cười) Cha tôi là da đen. Bạn hiểu ý tôi chứ? Tôi có cậu con trai cao 1m95. Tôi lấy một người da đen. Cái vụ da đen đối với tôi quá rộng và sâu sắc đến nôi tôi có thể nhận định và phán đoán đó là da đen kiểu nào, và anh ta là kiểu của tôi. Anh ấy nói,"Thưa các quý cô, tôi biết chỗ các cô tìm. Để tôi dẫn đi." Bạn biết đó, thành kiến chính là những câu chuyện ta dựng nên về mọi người trước khi biết rõ họ là ai. Nhưng làm thế nào chúng ta biết họ là ai khi ta được bảo phải nên tránh né và sợ họ? Và tôi đang thúc đẩy các bạn tiến thẳng đến sự khó chịu ấy. Tôi không bảo các bạn phải liều lĩnh. Hãy lập nên kế hoạch, mở rộng vòng bạn xã hội và cao cấp của bạn. Ai ở trong vòng kết nối của bạn? Còn ai không? Có bao nhiêu mối quan hệ chân chính bạn có được với thanh niên da đen, đàn ông, phụ nữ? Hay có bao nhiêu sự khác biệt lớn giữa bạn và cách bạn sống, nói năng? Bởi vì, bạn biết không? Hãy để ý vòng rìa của bạn. Có thể có một người ở công sở, hay ở lớp học, trong vòng tình cảm của bạn, đâu đó cũng có một người da đen. Và bạn tốt bụng. Bạn chỉ chào hỏi. Nhưng phải thật sâu hơn, gần hơn, và xây dựng kiểu quan hệ đó. kiểu bạn bè đó thật sự khiến bạn có thể thấy phần tốt lành của họ và cùng nhau xóa bỏ những rập khuôn bảo thủ. Tôi biết một vài bạn ngoài kia, Tôi biết bởi tôi có vài bạn da trắng đôi khi nói rằng, "Bạn không biết tôi kì cục cỡ nào đâu. Tôi nghĩ là chuyện này sẽ chả đi tới đâu. Tôi sẽ thất bại mà thôi." Được thôi, nhưng điều này không về sự hoàn hảo, mà là sự kết nối. Và bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu trước khi bạn tập quen với nó. Bạn chỉ cần làm thôi. Và những thanh niên da đen, ý tôi là nếu một người đi ngang qua bạn, đường hoàng chân chính, hãy làm bạn. Đâu phải ai cũng hại bạn đâu. Hãy tìm kiếm những người có thể thấy được lòng nhân đạo của bạn. Đó chính là sự đồng cảm và lòng trắc ẩn xuất phát từ chính mối quan hệ với những người khác biệt với bạn. Một điều tuyệt vời và đẹp đẽ sẽ xảy ra: bạn hiểu rằng họ cũng như mình, họ là một phần trong bạn, họ là bạn trong gia đình mình, và chúng ta không còn là xa lạ và chúng ta trở thành diễn viên, những người ủng hộ, và trở thành đồng minh. Vậy nên hay rời khỏi vùng an toàn mà đến với một nơi tươi sáng hơn bởi vì đó chính là cách ta sẽ ngăn chặn một vụ Ferguson khác sau này. Đó chính là cách ta tạo dựng một cộng đồng nơi mọi người, đặc biệt là thanh niên da đen, có thể phát triển. Và điều cuối cùng sẽ khó khăn hơn cả và tôi biết, nhưng tôi cũng sẽ nói ra. Khi ta nhìn thấy một thứ, ta cần phải có dũng khí để phát biểu, thậm chí đối với người ta yêu quý. Đây đang là kì nghỉ và sẽ trở thành khoảng thời gian cho ta tụ tập quanh bàn và tận hưởng nó. Đa số chúng ta, dù vậy, sẽ có kì nghì và bạn cần phải lắng nghe các cuộc hội thoại chung quanh. Bạn bắt đầu nói nhăng cuội như: "Bà ngoại đúng là nhảm nhí!" (Tiếng cười) "Chú Joe thì lại phân biệt đối xử." Và ta thì yêu bà ngoại, chú Joe. Ta yêu họ chứ. Ta biết họ là người tốt, nhưng những điều họ nói là sai. Và ta cần phải chủ động, bởi vì bạn có thấy ai khác ở bàn không? Lũ trẻ. Và ta tự hỏi tại sao thành kiến không mất đi, lại còn lưu truyền? Bởi vì ta đang lại quá im lặng. Ta cần phải dám nói rằng," Bà à, ta không nói họ như thế nữa." "Chú Joe, anh ta chịu như vậy là không phải lý đâu. Không ai cả." Và ta cần phải sẵn sàng để cho bọn trẻ đối diện với sự xấu xí của phân biệt chủng tộc khi bố mẹ da đen không thể làm được điều đó, đặc biệt đối với những người có con nhỏ. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho những đứa trẻ đáng yêu ấy, và kể chúng rằng ta có một đất nước chứa chan những lí tưởng đẹp, mà chúng ta đã làm việc cật lực, tạo nên tiến trình nhưng vẫn chưa hoàn thành. Chúng ta vẫn còn mang trong mình cái cổ lỗ sĩ này về sự hơn thua và nó đang khiến ta hun đúc vào trong những thế hệ thừa kế sau này và xã hội, và vai vế, và nó tạo ra sự đau lòng và sự thiên vị và sự hạ giá thanh niên da đen tệ hại. Chúng ta đang chật vật, ta phải cho chúng biết, về việc nhận thức được hai màu da và nhân phẩm của thanh niên da đen, nhưng chính bạn mong đợi họ, trở thành nguồn nhân lực để thay đổi xã hội thành nơi chống lại sự bất công và hơn hết, sẵn sàng tạo dựng cơ sở để thanh niên da đen có thể được chấp nhận bản thân họ. Có rất nhiều thanh niên da đen, những người là minh chứng sống tuyệt vời, những người lính dũng cảm, những công nhân chăm chỉ. Và những người thuyết giảng đầy thuyết phục. Họ là những người tiến sĩ tài năng, và nghệ sĩ lẫn nhà văn. Họ là những danh hài năng nổ, Họ đang làm chức ông, chăm sóc con cháu. Họ là những người cha mạnh mẽ, và họ là những người thanh niên với giấc mơ của riêng họ. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Khi đang chuẩn bị bài thuyết trình của mình, tôi suy nghĩ về cuộc sống và suy ngẫm xem chính xác là đâu và khi nào cuộc hành trình của mình bắt đầu. Suy nghĩ một lúc lâu, tôi vẫn không thể tìm ra khởi đầu, thân đoạn và kết thúc của câu chuyện. Tôi đã luôn nghĩ rằng khởi đầu của nó là một buổi chiều ở khu nhà khi mẹ tôi nói rằng tôi đã chạy trốn 3 cuộc tảo hôn khi lên 2. Hay là buổi tối nhà mất điện trong 8 giờ liền, cha tôi ngồi giữa và kể cho chúng tôi về những khó khăn ông gặp phải để được đến trường khi ông nội muốn cha trở thành một người nông dân như ông. Hay buổi tối hãi hùng đó khi lên 16, 3 đứa trẻ con đã thì thầm với tôi rằng bạn tôi đã bị giết để bảo toàn danh dự cho gia đình cô ấy. Sau đó, tôi nhận ra dù những sự kiện đó ảnh hưởng rất nhiều đến hành trình của tôi sau này, chúng đều không phải là khởi đầu của cuộc hành trình. Khởi đầu thực sự nằm trước một ngôi nhà bùn ở tỉnh Sindh, Pakistan, nơi cha tôi cầm tay người mẹ, lúc ấy 14 tuổi của tôi quyết định rời khỏi ngôi làng của họ để đến một thành phố nơi họ có thể cho con cái đi học. Một cách nào đó, tôi cảm thấy đời mình là kết quả của nhiều quyết định sáng suốt từ cha mẹ. Và như thế, họ có một quyết định khác là dạy cho tôi và anh em trong gia đình gìn giữ gốc gác. Tuy sống trong khu dân cư được gọi là Ribadad, nghĩa là khu của người nghèo, cha tôi vẫn đảm bảo rằng chúng tôi có một ngôi nhà khác ở quê nhà. Tôi là người của một bộ tộc thuộc núi Balochistan, gọi là Brahui. Brahui, hoặc Brohi, nghĩa là cư dân miền núi, cũng là tên gọi của ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Cảm ơn sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha về giữ gìn phong tục truyền thống, mà tôi đã có cuộc sống tươi đẹp tràn ngập những bài hát, tập tục, chuyện kể, kí ức về cảnh núi non và bầy cừu. Nhưng sau đó, không dễ dàng khi phải sống giữa 2 thái cực của phong tục truyền thống làng quê và giáo dục hiện đại. Tôi nhận thức được rằng mình là cô bé duy nhất có được tự do đó, và cảm thấy tội lỗi. Khi tôi đi học ở Karachi và Hyderabad, rất nhiều anh chị em họ và bạn hồi nhỏ của tôi đã kết hôn, một số với những người đàn ông già, một số được gả như vật đổi chác, một số trở thành vợ lẻ. Tôi thấy những phong tục đẹp và sự nhiệm màu của nó mờ dần khi chứng kiến sự ra đời của một bé gái đi cùng với đó là nỗi thất vọng, buồn bã, khi những người phụ nữ được dạy rằng nhẫn nại là đức hạnh cần có. Cho đến khi 16 tuổi, tôi chữa trị nỗi đau của mình bằng nước mắt, phần lớn vào buổi đêm, khi mọi người say ngủ, úp mặt vào gối mà nức nở, cho đến đêm tôi phát hiện ra bạn mình đã bị giết vì danh dự. "Giết vì danh dự" là một tục lệ khi đàn ông và đàn bà bị nghi ngờ có quan hệ tình cảm trước hoặc bên ngoài hôn nhân, sẽ bị chính gia đình mình giết để chết bảo toàn danh dự. Người thực hiện thường sẽ là anh trai, cha hay chú bác trong gia đình. Liên Hợp Quốc thống kê có khoảng 1000 vụ xảy ra hằng năm tại Pakistan, và đó chỉ là những trường hợp được biết đến. Một tục lệ phải giết người là một tục lệ vô nghĩa, và tôi biết mình phải hành động. Tôi sẽ thôi khóc thiếp đi. Tôi sẽ làm gì đó, gì cũng được, để chấm dứt tục lệ này. Ở tuổi 16, tôi bắt đầu làm thơ và đi đến trước cửa từng nhà, nói với họ về "Giết vì danh dự" tại sao nó tồn tại, và tại sao nó nên dừng lại, tuyên truyền về vấn đề này cho đến khi tìm được một giải pháp tốt hơn nhiều. Những ngày đó, chúng tôi sống trong một ngôi nhà rất nhỏ, chỉ có một phòng, ở Karachi. Mỗi ngày, vào kì gió mùa, nhà chúng tôi sẽ bị ngập nước, nước mưa và nước cống, và cha mẹ tôi sẽ tát nước. Những ngày đó, cha tôi mang về một cái máy to, một cái máy tính. Nó lớn đến nỗi chiếm hết một nửa căn phòng duy nhất trong nhà, và có các loại dây nhợ, bộ phận cần được lắp ráp. Nhưng đó là điều thú vị nhất từng xảy đến với tôi và các em gái. Em trai của tôi, Ali được phân công trông coi cái máy tính, và mỗi chúng tôi được dùng nó 10 đến 15 phút mỗi ngày. Là người con trưởng trong 8 người con, tôi lúc nào cũng là người dùng cuối cùng và đó là sau khi đã rửa bát, lau nhà, nấu cơm với mẹ xong, và trải chăn đệm lên sàn nhà để mọi người đi ngủ, tôi mới chạy đến bên cái máy tính, kết nối mạng Internet, và thưởng thức sự vui sướng và kinh ngạc trong vòng 10 đến 15 phút. Một ngày nọ, tôi tìm được một trang web tên là Joogle. [Google] (khán giả cười) Trong niềm ước điên rồ về làm gì đó cho tục lệ này, tôi tận dụng Google và phát hiện ra Facebook, một trang web kết nối mọi người trên thế giới, và như thế, từ căn phòng bé nhỏ của mình ở Karachi, tôi kết nối với những người ở Anh, Mỹ, Úc và Canada và khởi xướng chiến dịch gọi là "TỈNH DẬY" chống lại tục lệ "Giết vì danh dự". Nó lan rộng chỉ trong vài tháng. Tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ khắp thế giới. Rất nhiều người tiếp cận, truyên truyền cùng chúng tôi. Nó phát triển vượt quy mô online, để tới những con đường ở quê nhà, nơi chúng tôi tụ họp biểu tình, yêu cầu thay đổi trong chính sách bảo vệ phụ nữ. Và khi tôi nghĩ mọi thứ thật hoàn hảo. Đội của tôi, hầu hết là bạn tôi và hàng xóm, đã nghĩ rằng mọi việc đang đi theo chiều hướng rất tốt, mà không lường trước được một sự phản đối lớn đang tiến đến gần. Cộng đồng của tôi đứng lên phản đối, nói rằng chúng tôi đang cổ vũ cho cách hành xử phản đạo Hồi, thách thức những tục lệ có từ hàng thế kỉ tại đây. Tôi còn nhớ khi cha tôi nhận được những lá thư nặc danh, nói rằng: "Con gái ông đang truyền bá văn hoá châu Âu ở một xã hội danh giá." Xe ô tô của chúng tôi bị ném đá. Một ngày, tôi đi ra bưu điện và thấy biển xe bị làm hỏng giống như có ai đã đập nó với thứ gì đó nặng. Mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức tôi phải lẩn trốn bằng nhiều cách. Tôi kéo cửa sổ khi ngồi trong xe ô tô, che mặt bằng mạng, im lặng khi ở nơi công cộng, Dần dần, tình hình tệ hơn khi cuộc sống của tôi bị đe doạ, và tôi phải rời đi, trở về Karachi, và chiến dịch của chúng tôi kết thúc. Trở về Karachi, là một cô gái 18 tuổi, tôi nghĩ rằng đó là sai lầm lớn nhất của cuộc đời mình. Tôi đã bị đánh gục. Là một thiếu niên, tôi tự trách mình vì những gì đã xảy ra. Và hoá ra, khi nhìn lại, chúng tôi nhận ra đó thực là lỗi của tôi và đội mình. Có 2 lý do tại sao chiến dịch của chúng tôi thất bại thảm hại. Lý do thứ nhất là chúng tôi đã chống lại những giá trị cơ bản của người dân, chúng tôi nói không với những thứ quan trọng đối với họ, thách thức những gì họ cho là danh giá, và làm họ tổn thương sâu sắc suốt quá trình đó. Lý do thứ 2, cũng là một bài học đáng giá cho bản thân tôi, một bài học đáng kinh ngạc, đó là chúng tôi đã không tập hợp được những người đấu tranh vì bản thân. Phụ nữ trong làng không biết rằng chúng tôi đang đấu tranh trên đường vì họ. Mỗi khi nhớ lại, tôi thấy chị em họ, bạn bè mình trùm khăn che mặt, và tôi hỏi: "Chuyện gì xảy ra vậy?" "Chồng chúng tôi đánh chúng tôi. ", họ trả lời. Trong khi tôi và đội mình đấu tranh vì họ trên các đường phố, tại sao điều đó lại không tác động được đến cuộc sống của họ? Rồi chúng tôi phát hiện ra một sự thật bất ngờ. Các chính sách của nhà nước không phải lúc nào cũng tác động lên các cộng đồng ở thôn quê và bộ lạc. Điều đó làm chúng tôi suy sụp -- nghĩ rằng, phải chăng không thể làm gì để thay đổi điều đó? Chúng tôi nhận ra một khoảng cách to lớn giữa chính sách của chính quyền và việc thực thi luật pháp. Thế nên lúc này, chúng tôi quyết định làm điều gì đó khác biệt. Chúng tôi sẽ dùng chiến lược, chúng tôi sẽ quay lại và xin lỗi. Phải, xin lỗi Chúng tôi quay trở lại đó nói rằng mình rất xấu hổ vì những gì đã làm. Chúng tôi đến đây để xin lỗi, hơn nữa, là để đền bù cho họ. Thế nào ư? Chúng tôi sẽ quảng bá 3 niềm tự hào trong văn hóa của họ. Âm nhạc, Ngôn ngữ và Thêu dệt. Không ai tin chúng tôi. Tốn khá nhiều lần thuyết phục, trao đổi với những cư dân này cho đến khi họ đồng ý để chúng tôi quảng bá ngôn ngữ của họ, bằng cách viết nên những quyển sách cổ tích và truyền thuyết địa phương, và chúng tôi sẽ quảng bá âm nhạc của họ bằng cách làm các đĩa nhạc có bài hát của các bộ lạc và tiếng trống. Thứ 3, cũng là văn hóa mà tôi yêu thích, đó là chúng tôi sẽ quảng bá ngành thêu dệt của họ bằng cách thiết lập một trung tâm tại làng, nơi phụ nữ sẽ đến đây hàng ngày để thêu dệt. Và kế hoạch bắt đầu. Đó là một ngày đẹp trời. Phụ nữ tới để thêu dệt, và trải qua quá trình giáo dục làm thay đổi cuộc đời, họ học về quyền của mình, những quyền được quy định trong đạo Hồi, và cách phát triển kinh doanh để kiếm tiền, kiếm nhiều hơn từ số tiền đó, cách đấu tranh chống lại các tục lệ đã phá hoại cuộc sống của họ, từ rất nhiều thế kỷ, bởi vì trong đạo Hồi, trên thực tế, phụ nữ phải kề vai sát cánh với nam giới. Phụ nữ có những vai trò mà ta chưa từng nghe đến, họ chưa từng nghe đến. Chúng ta cần phải nói với họ rằng họ cần biết về quyền lợi và cách bảo vệ quyền lợi của mình. Bởi vì chỉ họ mới có thể làm cho chính mình, chứ không phải một ai khác. Đây là một sơ đồ rất tuyệt vời, Qua ngành thêu dệt, chúng tôi quảng bá văn hoá của họ. Chúng tôi đến làng, huy động cộng đồng trong làng, tạo một trung tâm thu nhận 30 phụ nữ trong vòng 6 tháng để học về giá trị của ngành thêu dệt truyền thống, phát triển buôn bán, kỹ năng sống và giáo dục cơ bản về các quyền lợi của họ, cách nói không với những hủ tục, làm thế nào để làm chủ bản thân trong xã hội. Sau 6 tháng, chúng tôi sẽ môi giới những người phụ nữ này với chủ vốn và các chợ, để họ trở thành những doanh nhân trong cộng đồng. Chúng tôi gọi dự án đó là Sughar, từ địa phương dùng trong rất nhiều ngôn ngữ ở Pakistan, có nghĩa là những phụ nữ thông thạo và tự tin. Tôi thực sự tin rằng: để tạo ra những nữ lãnh đạo, bạn chỉ phải làm đúng một việc: cho họ biết rằng họ có tố chất ấy. Những người phụ nữ bạn thấy ở đây có những kĩ năng vững chắc và tiềm năng trở thành lãnh đạo. Tất cả những gì cần làm là phá bỏ rào cản xung quanh họ. Đó là những gì chúng tôi quyết định làm. Nhưng khi nghĩ rằng mọi việc ổn thoả, một lần nữa, chúng tôi va phải trở ngại khác. Nhiều người đàn ông bắt đầu thấy được những thay đổi từ vợ mình. "Cô ấy nói mạnh dạn hơn, cô ấy ra quyết định. Trời ơi, cô ấy quản lý được mọi việc trong nhà." Họ không cho vợ đến trung tâm nữa. Và đây khoảng thời gian tiếp tục với chiến lược II. Chúng tôi tìm đến ngành thời trang ở Pakistan, và quyết định nghiên cứu nó. Hoá ra, ngành thời trang ở Pakistan đang phát triển vững mạnh ngày qua ngày. Nhưng có ít sự đóng góp từ và cho những người dân ở bộ lạc, và đặc biệt là phụ nữ. Thế nên, chúng tôi quyết định cho ra mắt hãng thời trang phụ nữ bộ lạc đầu tiên gọi là Nomads. Thế là phụ nữ kiếm thêm được nhiều tiền. Họ đóng góp nhiều hơn vào thu nhập chung của gia đình, làm những người đàn ông phải suy nghĩ lại trước khi nói không khi những người vợ đến trung tâm. (vỗ tay) Cảm ơn, cảm ơn. Năm 2013, chúng tôi khai trương trung tâm Sughar Hub, hợp tác với trang web du lịch Trip Advisor xây một hội trường bằng xi-măng ở giữa làng, và mời các tổ chức khác nữa đến làm việc ở đó. Chúng tôi xây công trình này cho các tổ chức phi lợi nhuận tiếp cận và giải quyết các vẫn đề khác mà Sughar chưa nhắm tới. Đây sẽ là địa điểm để họ dễ dàng huấn luyện, sử dụng nó như trường nông nghiệp, thậm chí họp chợ, bất cứ thứ gì họ muốn, và họ đã và đang làm điều đó rất tốt. Đến giờ, chúng tôi đã có thể giúp đỡ 900 phụ nữ ở 24 ngôi làng quanh Pakistan. (Vỗ tay) Nhưng đó thực ra không phải điều tôi muốn. Ước mơ của tôi là tiếp cận được 1,000,000 phụ nữ trong vòng 10 năm tới và để hoàn thành, năm nay, chúng tôi sẽ triển khai Quỹ Sughar ở Mỹ. Không chỉ gây quỹ cho Sughar mà còn cho những tổ chức khác ở Pakistan, để nhân rộng ý tưởng và tìm được nhiều sáng kiến hơn trong việc phát huy những tiềm năng ở phụ nữ nông thôn Pakistan. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Chris Anderson: "Khalida, bạn có sức mạnh của thiên nhiên siêu phàm. Ý tôi là, câu chuyện này, ở nhiều phương diện, thật khó tin. Thật phi thường là một người trẻ lại có thể làm được nhiều như vậy. Phải có rất nhiều động lực và sự khéo léo. Tôi đoán rằng câu hỏi ở đây là: Thật là ngoạn mục khi có ước mơ tiếp cận và tiếp sức cho hàng triệu phụ nữ, có bao nhiêu trong thành công hiện thời phụ thuộc vào bản thân bạn, chủ yếu từ tính cách rất có sức hút của bạn? Bạn đánh giá như thế nào?" Khalida Brohi: "Tôi nghĩ công việc của tôi là tạo cảm hứng, chia sẻ ước mơ. Tôi không thể dạy họ làm thế nào, bởi vì có quá nhiều cách khác nhau. Chúng ta mới chỉ trải nghiệm có 3 cách giữa hàng trăm cách để thúc đẩy tiềm năng từ phụ nữ. Tôi tạo cảm hứng, đó là việc của tôi. Tôi sẽ tiếp tục làm thế. Sughar sẽ tiếp tục phát triển. Chúng tôi đang dự tính tiếp cận 2 ngôi làng nữa. Sớm thôi, tôi tin rằng, chúng tôi sẽ vượt ra ngoài Pakistan, thâm nhập đến vùng Nam Á, và xa hơn nữa." CA: "Tôi thích thú khi nghe bạn nói về đội của mình. Ý tôi là, lúc đó, bạn mới chỉ 18 tuổi. Đội của bạn như thế nào? Họ là bạn cùng trường, phải không?" KB: "Mọi người ở đây có tin là ở tuổi của tôi bây giờ, ở làng tôi, tôi đáng ra phải lên chức bà rồi không? Mẹ tôi kết hôn năm 9 tuổi, và tôi là người phụ nữ lớn tuổi nhất chưa kết hôn và không làm những việc mà tôi đáng ra phải làm ở trong làng." CA: "Khoan, từ từ, không làm gì ư?" KB: "Không." CA: "Bạn nói đúng." KB: "Người ta thấy buồn cho tôi, nhiều khi." CA: "Nhưng bạn thực sự dành bao nhiêu thời gian ở Balochistan?" KB: "Tôi sống ở đó. Chúng tôi đi đi về về giữa Karachi và Balochistan. Các em tôi vẫn đang đi học. Tôi là con cả." CA: "Nhưng những gì bạn đang làm chắc chắn đe doạ nhiều người ở đó. Làm thế nào bạn giữ an toàn cho mình? Bạn có thấy an toàn không? Có vấn đề gì ở đó không?" KB: "Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều lần trước đó, và tôi thấy rằng từ "sợ" đến với tôi rồi ra đi. Tôi chỉ có duy một nỗi sợ, khác với những gì bạn nói, rằng nếu tôi bị giết, chuyện gì sẽ xảy ra với những người yêu thương tôi vô cùng? Mẹ tôi đợi tôi đến tận khuya để đảm bảo rằng tôi về được đến nhà. Các em gái tôi muốn học hỏi rất nhiều từ tôi, và có rất, rất nhiều cô gái trong cộng đồng muốn nói chuyện với tôi, hỏi tôi về nhiều thứ, và gần đây, tôi đã đính hôn." (Cười to) (Vỗ tay) CA: "Anh ấy có ở đây không ạ? Xin mời anh đứng dậy." (Vỗ tay) KB: "Thoát khỏi hôn nhân bị sắp đặt, tôi tự chọn chồng cho mình. Ở bán cầu khác, ở Los Angeles, một thế giới thực sự khác. Tôi đã phải đấu tranh cả năm. Đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là thứ duy nhất tôi sợ, và tôi không muốn mẹ tôi phải chờ đợi hàng đêm mà không thấy ai về." CA: "Vậy những người muốn giúp bạn, họ có thể thực hiện, họ có thể mua những bộ quần áo mà bạn mang đến, những bộ quần áo thực sự được sản xuất, thêu dệt tại Balochistan?" KB: "Vâng." CA: "Hoặc họ có thể tham gia Quỹ." KB: "Vâng, chắc chắn rồi. Chúng tôi cần nhiều người nhất có thể, bởi vì hiện tại, Quỹ chỉ đang ở tại giai đoạn bắt đầu. Tôi đang cố học hỏi nhiều về làm thế nào để điều hành, làm thế nào để xin đầu tư và vươn tới nhiều tổ chức hơn, đặc biệt là trong thương mại điện tử, một khái niệm khá mới với tôi. Tôi không phải một người thời trang, tin tôi đi." CA: "Thật phi thường khi có được bạn ở đây hôm nay . Hãy tiếp tục giữ lòng dũng cảm, trí thông minh, và xin hãy bảo trọng." KB: "Cảm ơn rất nhiều." CA: "Cảm ơn, Khalida." (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn về toán học tình yêu. Tôi nghĩ chúng ta đều đồng ý rằng các nhà toán học là những người nổi tiếng xuất sắc trong việc tìm kiếm tình yêu. Nhưng không phải chỉ vì tính cách rạng ngời, kỹ năng giao tiếp tốt và sở hữu các hộp bút tuyệt đẹp. Mà còn bởi vì chúng tôi đã bỏ rất nhiều công sức vào bài toán tìm kiếm một nửa hoàn hảo. Bài luận yêu thích của tôi trong chủ đề ấy, mang tên, "Tại sao tôi không có bạn gái?" -- (Tiếng cười) -- Peter Backus tìm cách tính cơ hội tìm được tình yêu. Peter không phải là một người đàn ông quá tham lam Trong số những phụ nữ Anh Quốc chưa có người yêu, tất cả những gì Peter tìm kiếm là sống gần anh ấy, có độ tuổi thích hợp, có bằng đại học, có thể hòa hợp với anh, hấp dẫn và thấy Peter hấp dẫn. (tiếng cười) Ước tính rằng có khoảng 26 người trên toàn nước Anh. Không khả quan cho lắm, đúng không Peter? Hãy đưa vấn đề này vào thực tiễn, xác suất thấp hơn khoảng 400 lần so với các ước tính tốt nhất về việc có bao nhiêu nền văn minh khác tồn tại ngoài Trái Đất. Kết quả cho Peter: cơ hội 1 trên 285.000 gặp được 1 trong 26 người phụ nữ này. tại một đêm tiệc tùng. Tôi nghĩ rằng đó là lý do các nhà toán học không thèm bận tâm đến tiệc đêm nữa. Vấn đề là cá nhân tôi không có cách nhìn bi quan như thế. Bởi vì, cũng như các bạn, tôi biết rằng, tình yêu không thật sự vận hành như thế. Cảm xúc con người không hề có thứ tự ngay ngắn, hợp lý và dễ đoán. Nhưng tôi cũng biết rằng nó không có nghĩa là toán học hoàn toàn không liên quan đến vấn đề này. Bởi, tình yêu, như phần lớn cuộc đời, là tập hợp các quy luật và toán học, suy cho cùng là nghiên cứu về quy luật. Quy luật từ dự báo thời tiết đến biến động của thị trường chứng khoán, đến chuyển động của các hành tinh hoặc sự phát triển của các thành phố. Thành thật mà nói, trong tất cả những điều trên, cũng không điều nào có thứ tự chặt chẽ hoặc có thể dễ dàng dự đoán. Tôi tin rằng toán học có ảnh hưởng rất lớn và có thể khả năng cho ta một cách nhìn mới gần như về bất kì điều gì ngay cả những điều bí ẩn như tình yêu. Và để thuyết phục các bạn rằng toán học tuyệt vời, xuất sắc và liên quan đến thế nào, tôi muốn gửi đến các bạn top 3 mẹo tình yêu đã được toán học kiểm chứng. Mẹo đầu tiên, Làm thế nào để nhận được một cuộc hẹn hò trực tuyến. Trang web hẹn hò trực tuyến yêu thích của tôi là OkCupid, trên hết là vì nó được sáng lập bởi một nhóm các nhà toán học. Vì là những nhà toán học, họ đã thu thập dữ liệu của những người sử dụng trang web của mình gần một thập kỷ. Và họ đã cố gắng tìm kiếm các quy luật về cách ta nói về bản thân, cách ta giao tiếp với nhau trên trang web hẹn hò trực tuyến và đưa ra một số nghiên cứu thật sự thú vị. Tôi đặc biệt yêu thich kết luận rằng trên một trang web hẹn hò trực tuyến, độ hấp dẫn của bạn không nói lên được bạn được ưa thích đến đâu, và thật ra, để mọi người nghĩ rằng bạn xấu xí lại có thể là một lợi thế. Để tôi chỉ cho bạn cách làm điều này. Nhờ vào một mục trên OkCupid, bạn được phép chấm độ hấp dẫn của người khác trên thang điểm từ 1 đến 5. So sánh số điểm này, số điểm trung bình về số lượng thư mà một số người chọn lọc nhận được, bạn có thể thấy liên kết giữa sự hấp dẫn và mến mộ trên một trang web hẹn hò trực tuyến. Đây là biểu đồ mà nhân viên của OkCupid đã vẽ ra. Nhận xét quan trọng rút ra là, không phải càng hấp dẫn, thì bạn càng nhận được nhiều thư. Câu hỏi đặt ra là điều gì làm cho những người ở trên được mến mộ hơn những người bên dưới dù họ nhận được số điểm bằng nhau về độ hấp dẫn? Đơn giản là không chỉ vẻ bề ngoài mới quan trọng. Để tôi minh họa số liệu của họ với một ví dụ. Lấy một người như Portia de Rossi làm ví dụ, mọi người đều đồng ý rằng Portia de Rossi là một người phụ nữ đẹp. Không ai nghĩ rằng cô ấy xấu, nhưng cô cũng không phải là 1 siêu mẫu. Nếu bạn so sánh Portia de Rossi với một người như Sarah Jessica Parker, thì rất nhiều người, bao gồm cả tôi, sẽ nghĩ rằng Sarah Jessica Parker thật sự tuyệt vời và có khả năng là một trong những sinh vật đẹp nhất xuất hiện trên Trái Đất. Nhưng một số người khác, ví dụ: đa số cộng đồng mạng, nghĩ rằng cô ấy nhìn hơi giống một con ngựa. (Tiếng cười) Bây giờ, tôi nghĩ rằng nếu bạn hỏi mọi người về độ hấp dẫn của Sarah Jessica Parker hoặc Portia de Rossi, và bạn bảo họ đưa một số điểm từ 1-5, tôi nghĩ tính trung bình, họ sẽ có số điểm tương đối ngang nhau. Nhưng cách mà mọi người bỏ phiếu sẽ rất khác nhau. Tất cả số điểm cho Portia sẽ ở khoảng 4, 5 điểm vì mọi người đều đồng ý rằng cô ấy rất đẹp, còn Sarah Jessica Parker sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Các số điểm cho cô ấy sẽ tản mạn khắp nơi. Chính sự tản mạn đó đóng vai trò quan trọng, giúp bạn nổi tiếng trên một trang web hẹn hò trực tuyến. Điều đó có nghĩa là nếu một số người nghĩ bạn hấp dẫn, bạn sẽ có cơ hội cao hơn nếu cũng có một số khác nghĩ rằng bạn xấu xí. Thật sự tốt hơn việc bạn là cô hàng xóm dễ thương trong mắt tất cả mọi người. Điều này bắt đầu nghe có vẻ hợp lý dựa trên khía cạnh của những người gửi thư này. Ví dụ bạn nghĩ một người nào đó rất thu hút, và ngờ rằng những người khác không nhất thiết cũng thích thú như vậy. Nghĩa là bạn sẽ ít gặp phải sự cạnh tranh và nó giúp bạn có thêm động lực để liên lạc với người đó. So sánh điều đó với việc một người bạn nghĩ là hấp dẫn nhưng ngờ rằng mọi người cũng nghĩ như vậy. Thành thật mà nói, tại sao chúng ta phải khổ sở tự làm bẽ mặt chính mình? Và đây là phần thú vị. Khi chọn hình ảnh để sử dụng trên trang web hẹn hò trực tuyến, mọi người thường sẽ giảm thiểu những thứ mà họ nghĩ người khác xem là kém hấp dẫn. Ví dụ điển hình là những người có thể là hơi bị thừa cân một chút cố tình chọn một tấm hình đã được cắt xén, hay những người đàn ông bị hói cố tình chọn những tấm hình đội nón. Nhưng thật ra, bạn nên làm điều ngược lại nếu muốn thành công. Bạn nên tận dụng những điều làm bạn khác biệt, dù bạn nghĩ một số người sẽ thấy điều đó kém hấp dẫn. Vì những người ưa thích bạn đằng nào cũng ưa thích bạn, và những người không ưa thích bạn, cũng chẳng giúp bạn có thêm lợi thế. Vậy mẹo thứ 2, làm thế nào chọn được đối tác hoàn hảo? Hãy tưởng tượng bạn thành công vang dội trong việc hẹn hò. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao chuyển đổi thành công đó thành hạnh phúc lâu dài và nhất là, làm sao quyết định được thời điểm thích hợp để lập gia đình? Nhìn chung, chúng ta không nên bỏ tiền cưới người đầu tiên mà không hề có một chút hứng thú nào với mình. Nhưng đồng thời, bạn cũng không muốn để nó quá lâu nếu muốn tối đa hóa khả năng tìm được hạnh phúc lâu dài. Như nhà văn yêu thích của tôi, Jane Austen nói: "Một người phụ nữ chưa có gia đình ở tuổi 27 không bao giờ có thể hy vọng cảm nhận hay truyền cảm hứng tình yêu lần nữa. (Tiếng cười) Cám ơn Jane rất nhiều. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là, làm sao để biết thời điểm thích hợp để lập gia đình dựa trên tất cả những người bạn có thể hẹn hò trong đời? May thay, có một phần thú vị trong toán mà ta có thể áp dụng, gọi là thuyết dừng tối ưu. Hãy tưởng tượng, bạn bắt đầu hẹn hò ở tuổi 15 và lý tưởng là kết hôn trước khi bước sang tổi 35. Có một số người bạn có khả năng hẹn hò xuyên suốt cuộc đời, và mức độ tốt lành của họ sẽ khác nhau. Quy tắc là một khi đã bỏ tiền ra kết hôn, bạn không thể nhìn về tương lai để thấy những gì bạn có thể đã có và tương tự, bạn không thể quay lại và đổi ý. Ít nhất là theo kinh nghiệm của tôi. Tôi thấy rằng thông thường mọi người không thích gợi nhớ về quá khứ sau khi đã đến với người khác, hoặc đó chỉ là tôi nghĩ thế. Thế nên, toán học nói là trong 37% cơ hội hẹn hò đầu tiên, bạn không nên coi bất cứ ai là tiềm năng cho hôn nhân nghiêm túc. (Tiếng cười) Và rồi, bạn nên chọn người tiếp theo là một người tốt hơn tất cả những người bạn đã gặp trước đó. Sau đây là một ví dụ: Nếu làm như thế, thực tế toán học có thể chứng minh rằng đây là cách tốt nhất có thể để tối đa hóa khả năng tìm được đối tượng hoàn hảo. Nhưng tôi phải nói với các bạn rằng, cách thức đi kèm với một số rủi ro. Ví dụ khi đối tượng hoàn hảo của bạn xuất hiện trong 37% cuộc hẹn hò đầu tiên. Thật không may là bạn sẽ phải từ chối họ. (Tiếng cười) Bây giờ, nếu bạn đi theo bước toán này, tôi sợ rằng không ai sau đó sẽ tốt hơn những người bạn đã gặp từ trước, vậy nên, bạn sẽ phải từ chối tất cả mọi người và sống chết một mình. (tiếng cười) Có thể là được mèo vây quanh và rỉa nốt những gì còn lại. Một rủi ro khác nữa là, những người đầu tiên bạn hẹn hò trong khoảng 37% đầu tiên, cực kì chậm chạp, nhàm chán và tệ bạc. Không sao cả, vì đang ở giai đoạn từ chối, vậy nên bạn có thể từ chối họ. Những hãy tưởng tượng rằng người tiếp theo chỉ bớt nhàm chán, chậm chạp và tệ bạc hơn một chút so với những người trước đó. Vậy thì, nếu đi theo bài toán này, tôi sợ rằng bạn sẽ phải cưới họ và có một mối quan hệ, thẳng thắn mà nói là không tối ưu. Xin lỗi nhé. Nhưng tôi nghĩ rằng có một cơ hội ở đây để Hallmark có thể bỏ tiền và đầu tư. Một tấm thiệp Valentine như thế này (Tiếng cười) "Chồng yêu quý của em, anh đỡ hơn so với 37% những người đầu tiên mà em từng hẹn hò." Nó thật ra lãng mạn hơn rất nhiều so với những gì tôi thường làm được. Thế nên, công thức này không cho bạn 100% khả năng thành công, nhưng không có chiến lược nào có thể làm tốt hơn. Và thật ra, trong thế giới hoang dã, một số loài cá đã làm theo chiến lược này. Chúng từ chối mọi lời cầu hôn đến trong khoảng 37% đầu tiên trong mùa giao phối, và chọn con cá đến sau khoảng 37% đó, tôi không biết nữa, lớn hơn, vạm vỡ hơn, những con chúng gặp trước đó. Tôi cũng nghĩ rằng trong tiềm thức, chúng ta đằng nào cũng làm điều này. Chúng ta cho bản thân một ít thời gian để chơi bời, để cảm nhận thị trường hoặc bất kì thứ gì khi còn trẻ. Và chỉ bắt đầu nghiêm túc tìm kiếm ứng viên có tiềm năng hôn nhân khi qua giữa hoặc cuối tuổi 20. Tôi nghĩ đây là một bằng chứng quả quyết, nếu cần, rằng bộ não mỗi người đã được kết nối để luôn có một chút tính toán. Đó là mẹo thứ 2. Giờ là mẹo thứ 3: làm thế nào để tránh việc li hôn. Hãy tưởng tượng bạn đã chọn được đối tượng hoàn hảo và quyết định lập gia đình, thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ. Tôi thích nghĩ rằng mọi người thường muốn tránh việc li hôn, ngoại trừ những người, tôi không biết nữa, có thể là vợ của Piers Morgan? Nhưng điều đáng buồn trong đời sống hiện đại là cứ 1 trong 2 cuộc hôn nhân ở Mỹ sẽ kết thúc bằng việc li hôn, không khác mấy với các nước khác. Bạn có thể được tha thứ khi nghĩ rằng các cuộc cãi nhau trước thềm li hôn không phải là một đối tượng lý tưởng trong nghiên cứu toán học. Một điều là, rất khó để biết rằng nên tính tóan điều gì hay nên định lượng điều gì. Nhưng nó không hề ngăn cản nhà tâm lý học John Gottman làm điều này. Gottman quan sát hàng trăm cặp đôi đối thoại với nhau và ghi chép tất cả những gì bạn có thể nghĩ ra. Ông ấy thu âm những đoạn hội thoại, ghi lại độ dẫn điện của da họ, ghi lại biểu cảm trên gương mặt họ, nhịp tim, huyết áp, đơn giản là, mọi thứ trừ việc người vợ có luôn đúng hay không, tình cờ rằng cô ấy thật sự đúng. Nhưng điều mà Gottman và đội ngũ tìm thấy là một trong những yếu tố dự báo quan trọng nhất về việc một cặp đôi có sẽ li hôn hay không, đó là việc mỗi người tiêu cực hoặc tích cực đến đâu trong đoạn hội thoại. Các cặp đôi có rủi ro thấp sẽ số điểm tích cực nhiều hơn tiêu cực, dựa trên thang điểm của Gottman. Trong khi các mối quan hệ xấu, ý tôi là có lẽ sẽ li hôn, thấy bản thân rơi vào vòng xoáy tiêu cực. Sử dụng những ý tưởng đơn giản, Gottman và đội ngũ của mình đã có thể dự báo liệu một cặp đôi có li hôn với độ chính xác là 90%. Nhưng phải đến khi kết hợp với nhà toán học James Murray, họ mới bắt đầu hiểu được điều gì tạo nên những vòng xoáy tiêu cực và chúng xuất hiện như thế nào. Kết quả mà họ tìm thấy đơn giản một cách ấn tượng và thú vị. Với phương trình này, họ dự đoán người vợ hoặc người chồng sẽ phản ứng ra sao khi đến lượt hội thoại của mình, họ sẽ tích cực hay tiêu cực đến đâu. Những phương trình này tùy thuộc vào tâm trạng của một người khi một mình, tâm trạng của một người khi ngồi với bạn đời của mình, quan trọng nhất là, ảnh hưởng lẫn nhau giữa người chồng và người vợ. Điều quan trọng cần được chỉ ra là những phương trình này cũng cho thấy khả năng mô tả chuyện gì sẽ xảy ra giữa 2 đất nước trong một cuộc chạy đua vũ trang. (Tiếng cười) Thế nên, một cặp vợ chồng bị xoáy vào tiêu cực và loạng choạng trên bờ vực li hôn -- trong toán học, nó ngang ngửa với bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. (Tiếng cười) Nhưng điều thật sự quan trọng trong phương trình này là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa mọi người, và đặc biệt, thứ gọi là ngưỡng tiêu cực, Bây giờ, bạn có thể xem ngưỡng tiêu cực giống như khả năng gây phiền toái của người chồng trước khi người vợ bắt đầu nổi giận, và ngược lại. Tôi luôn nghĩ rằng hôn nhân tốt đẹp là sự thỏa hiệp và sự thấu hiểu và cho phép đối phương có không gian riêng của mình. Thế nên, tôi nghĩ rằng các mối quan hệ tốt đẹp nhất là những mối quan hệ có ngưỡng tiêu cực rất cao. Khi mà các cặp đôi bỏ qua cho nhau và chỉ nói về chúng nếu thật sự nghiêm trọng. Trên thực tế, toán học và những kết quả sau đó đã chỉ ra điều hoàn toàn ngược lại. Các cặp đôi hoàn hảo nhất hoặc các cặp đôi tuyệt nhất là những cặp đôi có ngưỡng tiêu cực cực kì thấp. Đây là những cặp đôi chú ý tất cả mọi thứ và cho phép đối phương được phàn nàn ở một mức độ nào đó. Đây là những cặp đôi luôn tìm cách phát triển mối quan hệ của chính mình, giúp họ có cái nhìn tích cực hơn về hôn nhân. Các cặp đôi không bỏ qua mọi chuyện và không để những điều tầm thường trở nên nghiêm trọng. Dĩ nhiên, để có được một mối quan hệ tốt đẹp, đòi hỏi nhiều hơn một ngưỡng tiêu cực thấp và sự không thỏa hiệp. Tôi nghĩ rất thú vị khi biết là thật sự có bằng chứng toán học nói rằng đừng đi ngủ trong tức giận. Và đó là top 3 mẹo của tôi về cách toán học có thể giúp bạn trong tình yêu và các mối quan hệ. Hy vọng rằng ngoài việc được dùng như những lời khuyên, chúng cũng cho các bạn cái nhìn sơ bộ về sức mạnh của toán học. Vì với tôi, các phương trình và ký hiệu không chỉ là "điều gì đó". Chúng là tiếng nói kể về về sự phong phú lạ thường của thiên nhiên và sự đơn giản đáng ngạc nhiên của các quy luật quanh co khúc khuỷu quanh ta, từ việc xã hội vận hành thế nào cho đến ta hành xử ra sao. Tôi hy vọng rằng, với một vài bạn, một chút cái nhìn sơ bộ về toán học tình yêu có thể thuyết phục các bạn có thêm chút tình yêu vào toán học Xin cám ơn. (Vỗ tay) Có ai trong số các bạn đã từng bị xịt hơi cay chưa? Hơi cay ấy? Có ai không nào? Tôi rất tiếc khi nghe điều đó, hẳn bạn cũng biết hơi cay là chất cực độc, nhưng bạn có lẽ không biết rằng nó là một phân tử khá đơn giản với cái tên cực khó phát âm: được gọi là chlorobenzalmalononitrile. Tôi phát âm được rồi. Chất này có tuổi đời được vài thập niên nhưng rất được cảnh sát ưa dùng mới đây trên khắp thế giới, có vẻ là vậy, theo kinh nghiệm bản thân là người đã từng vô tình hít phải hơi cay, hơi cay có hai mặt ảnh hưởng chính trái ngược nhau. Một là nó có thể thực sự làm bỏng mắt bạn, và hai là nó cũng có thể giúp bạn mở mắt. Hơi cay chắc chắn đã giúp tôi mở mắt thấy vài thứ mà tôi muốn chia sẻ với các bạn buổi chiều nay: đó là sức mạnh truyền hình từ nguồn truyền thông riêng trực tiếp trên web có thể làm thay đổi diện mạo ngành báo chí, chủ nghĩa tích cực, và như tôi thấy, cả trong đàm phán chính trị nữa. Ý tưởng này đến với tôi từ đầu năm 2011 khi tôi đang tường thuật một cuộc biểu tình ở São Paulo. Đó là cuộc diễu hành ủng hộ cần sa, một nhóm người đòi hợp pháp hóa cần sa. Khi nhóm này bắt đầu lấn tới, cảnh sát bạo động tung đạn cao su, bom từ phía sau và sau đó là hơi cay. Kể cho ngắn gọn thì, tôi bước vào cuộc biểu tình đó với tư cách tổng biên tập của một tạp chí có tiếng từ khá lâu , nơi tôi đã làm việc suốt 11 năm, và nhờ có ảnh hưởng không mong đợi của khí cay, tôi bỏ nghề báo và bây giờ gắn bó với nghề chia sẻ trải nghiệm sống hoàn toàn chân thật. Cho nên trong tuần sau khi thôi việc, tôi quay trở lại con phố bạo loạn, nhưng lần đó, tôi không còn là nhân viên của công ty truyền thông nào nữa. Tôi ở đấy như một nhà tường thuật độc lập, trên người chỉ có chủ yếu là những thiết bị đi mượn. Tôi có một chiếc máy quay khá đơn giản và một chiếc balô đựng mô-đem phát mạng 3G. Và tôi có đường dẫn trang web để chia sẻ qua mạng xã hội, có thể nhúng vào bất kỳ trang web nào, và lần đó, cuộc biểu tình đi theo chiều hướng tốt. Không có bạo lực. Không có những pha hành động. Nhưng có một điều thực sự thú vị, bởi vì tôi đã có thể thấy từ xa các kênh TV đang tác nghiệp, họ có những chiếc xe tải to, các đội quay rầm rộ, mà tôi cơ bản cũng đang làm điều tương tự, nhưng công cụ hành nghề chỉ có một chiếc balô. Và điều đó thực sự thú vị với 1 nhà báo, nhưng phần thú vị nhất là khi tôi trở về, vì tôi phát hiện là đã có hơn 90,000 người xem clip tường thuật, và tôi nhận được hàng trăm email và tin nhắn hỏi tôi, kiểu như làm sao tôi làm được điều đó, việc đó khả thi đến mức nào. Và tôi đã học thêm được vài điều khác, đó thật sự là lần đầu tiên có người tường thuật trực tiếp trên con đường đang biểu tình tại quốc gia đó. Tôi cảm thấy sốc, vì tôi đâu phải dân kỳ cựu, cũng không phải tay giỏi công nghệ, thế mà tất cả những thiết bị cần thiết đều có sẵn, đều dễ dàng kiếm được. Tôi cũng nhận ra rằng chúng ta đang đi đến biên giới mới, một biên giới rất quan trọng, đó chính là vấn đề thay đổi cách nhìn, và trang web có thể được sử dụng, đã được sử dụng, như một kênh truyền hình phá cách, mạng lưới truyền hình rất hỗn loạn, không điều khiển được, mà bất kì ai với những kĩ năng cơ bản cùng những thiết bị cơ bản, kể cả người như tôi đây, bị nói lắp chút ít, cũng có thể tham gia, nếu tôi có nói lắp, hãy thứ lỗi cho tôi nhé. tầm thường như tôi cũng trở thành phóng viên được ư. Trong đầu tôi, điều này nghe như một cuộc cách mạng. Thế là trong vài năm tiếp theo, tôi đã bắt đầu thử nghiệm với truyền trực tiếp theo nhiều cách khác nhau, không chỉ ở trên đường phố mà hầu hết là ở studio và ở nhà, mãi đến đầu năm 2013, năm ngoái. khi tôi đồng sáng lập một nhóm mang tên Mídia NINJA. NINJA là từ viết tắt cho Narrativas Independentes Jornalismo e Ação, hoặc tiếng Việt nghĩa là tường thuật độc lập, báo chí và hành động. Đây là nhóm truyền thông thực hiện kế hoạch cỡ nhỏ. Chúng tôi không có cấu trúc tài chính nào. Chúng tôi cũng không định dựa vào đây để kiếm tiền, điều này thật sáng suốt, vì tình hình bây giờ bạn không nên kiếm tiền từ nghề báo. Nhưng chúng tôi đã có niềm tin rõ ràng và chắc chắn, rằng chúng tôi biết môi trường siêu kết nối của phương tiện truyền thông xã hội cho phép chúng tôi củng cố mạng lưới những nhà báo thử nghiệm trên khắp cả nước. Vậy là chúng tôi lập trang Facebook, rồi lập tuyên ngôn, và bắt đầu bằng cách đơn giản là lấy tin trên các con phố. Nhưng sau đó có vài việc xảy ra, mà chúng tôi không lường trước, chẳng ai có thể đoán trước được. Những cuộc biểu tình đường phố bắt đầu nổ ra ở São Paulo. Họ bắt đầu từ những nơi cụ thể trong nội thành. Người ta biểu tình phản đối vé xe buýt tăng cao vừa được ban hành. Đây là chiếc xe bus. Có người đã viết lên chữ, "Ăn cướp". Những kiểu phản đối bắt đầu nổi lên, và cứ tiếp nối nhau bùng nổ. Sự đàn áp bạo lực của cảnh sát cũng nổi lên theo. Nhưng còn có một xung đột nữa, tôi nghĩ là quan trọng hơn nói cho rõ hơn, đó là xung đột về cách tường thuật. Sự kiện có thể được tường thuật theo phiên bản báo chí chính thống mà bất cứ ai trên đường cũng có thể dễ dàng hỏi rằng liệu họ có phiên bản tường thuật riêng về những gì thực sự xảy ra hay không. Và chính xung đột về góc nhìn và quan điểm này, tôi nghĩ rằng đã gây ra biểu tình kéo dài trên đất nước đặt nặng về chính trị, nơi mà hàng trăm hàng nghìn người, có khi là hơn một triệu người rầm rộ đổ bộ xuống đường trên khắp cả nước. Vấn đề không phải là tiền vé xe buýt tăng cao nữa. Xung đột liên quan đến mọi thứ. Đòi hỏi của nhân dân, nguyện vọng của họ, nguyên nhân họ ra đường vừa đa dạng vừa mâu thuẫn trong nhiều trường hợp. Nếu bạn đọc được những dòng này, bạn sẽ hiểu ý tôi. Chính những khởi nguồn kích thích này đang xảy ra ở đất nước này buộc đất nước này phải đi vào con đường chính trị, và cũng do vấn đề mới trong việc tổ chức, thông qua những dạng truyền thông mới. Cũng từ môi trường đó mà nhóm NINJA nổi lên từ kênh vô danh thành hiện tượng quốc gia, bởi chúng tôi có trang thiết bị chuẩn. Chúng tôi không dùng máy quay hoành tráng. Mà dùng thứ này. Điện thoại thông minh. Nhờ nó mà chúng tôi lẫn vào giữa dòng người, nhờ nó chúng tôi làm được một điều: thể hiện góc nhìn của một người biểu tình, cho những người ngoài cuộc thấy cái nhìn khách quan. Nhưng theo tôi có thứ còn quan trọng hơn, hơn cả phương tiện hành nghề. Đó là tư duy, vì chúng tôi không ứng xử như một đơn vị truyền thông. Chúng tôi không phải giành giật tin tức. Chúng tôi khuyến khích người khác, mời họ tường thuật, thậm chí còn dạy họ cách để bản thân họ cũng có thể trở thành phóng viên. Và điều chính yếu là nhóm NINJA chúng tôi đã biến quy mô nhỏ bé của mình chỉ sau vài tuần, nhân rộng và phát triển nhanh chóng khắp cả nước. Vài tuần sau cuộc biểu tình vẫn diễn ra, chúng tôi cũng trở thành nhóm trăm người trẻ tuổi kết nối với nhau qua mạng lưới quốc gia. Chúng tôi tường thuật trên 50 thành phố cùng một lúc. Chưa có kênh truyền hình nào làm được vậy. Điều đó đã đưa chúng tôi, một cách đột ngột, thành kênh truyền thông xã hội chính thống. Chúng tôi có vài nghìn người theo dõi trên trang Facebook, tăng dần đến 250 nghìn người. Bài viết và các clip đạt mốc 11 triệu lượt xem hàng tuần. Nhiều hơn bất cứ báo chí hay tạp chí nào. Điều đó khiến Mídia NINJA trở thành kênh vượt mức quy mô của một đơn vị truyền thông, hơn cả một dự án truyền thông thông thường. Kênh đã trở thành một dịch vụ cộng đồng cho người dân, cho người biểu tình, cho nhà hoạt động xã hội, bởi giờ đây họ đã có công cụ hiệu quả giản dị để đối kháng thông tin với cảnh sát và nhà cầm quyền. HÌnh ảnh của chúng tôi bắt đầu được dùng trên các kênh truyền thông truyền thống. Băng tường thuật trực tiếp có khi phát trên cả TV lúc tình hình quá khó khăn. Một số hình ảnh dùng để đưa một số người ra khỏi tù, những người bị bắt bớ vô cớ, bị buộc tội sai, chúng tôi có thể chứng minh họ vô tội. Thật không may, kênh NINJA từ đó cũng sớm bị coi như kẻ thù của cảnh sát, chúng tôi bắt đầu bị đánh đập dữ dội, và còn bị bắt bỏ tù nữa. Việc đó cũng thường hay xảy ra. Những như thế cũng có ích, vì chúng tôi vẫn nắm giữ trang web, giúp khơi dậy buổi tranh luận quan trọng trong nước dưới tư cách truyền thông báo chí và tự do ngôn luận trên cả nước. Hiện giờ nhóm Mídia NINJA đã phát triển và mở rộng theo kỳ vọng nó sẽ trở thành: một mạng lưới quốc gia của hàng trăm phóng viên trẻ, tự tổ chức tại địa phương tường thuật chủ đề xã hội, những vấn đề về nhân quyền, bày tỏ quan điểm không chỉ theo quan điểm chính trị mà còn theo quan điểm báo chí. Đầu năm nay tôi có hoạt động bên ngoài, do kênh Mídia NINJA là mạng tự vận hành, tôi có thời gian cống hiến cho dự án khác. Dự án mang tên "Fluxo", tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "dòng chảy". Đó là một trường quay ở nội thành São Paulo nơi tôi từng truyền hình trực tiếp để thử nghiệm các định dạng hậu kỳ truyền thông. Tôi cũng đang tìm cách tạo tài chính cho kênh báo chí độc lập thông qua mối quan hệ trực tiếp với khán giả, khán giả xem trực tiếp, vì giờ tôi thực muốn kiếm sống từ quyết định mang đầy hơi cay lúc trước. Nhưng có một ý tưởng bao trùm ở đây, ý tưởng thiết yếu quan trọng hơn hình mẫu cá nhân tôi. Tôi có trình bày là truyền hình trực tiếp có thể biến trang web thành mạng truyền hình khổng lồ, nhưng tôi còn tin tưởng vào một điều, vì sau khi nhận thấy khán giả theo dõi kênh, không chỉ để cập nhật thông tin, mà còn tự bày tỏ, tự tổ chức về mặt chính trị, tôi tin truyền hình trực tiếp có thể biến hệ thống mạng thành vũ đài chính trị, nơi mọi người đều có tiếng nói, tiếng nói thích đáng, vì truyền hình trực tiếp trên mạng phá vỡ thế độc quyền phát sóng đàm phán chính trị, thay đổi diện mạo ngôn từ trong đối thoại chính trị của riêng các chính trị gia và các học giả, cũng như trao quyền cho nhân dân thông qua sức mạnh trực tiếp và gián tiếp của việc trao đổi đối thoại và kinh nghiệm, cho họ có quyền thắc mắc và gây ảnh hưởng đến chính quyền theo nhiều cách chúng tôi định trình bày. Điều quan trọng hơn nữa, tôi cho là sự giản đơn tiện lợi của công nghệ sẽ hoà lẫn góc nhìn chủ quan và khách quan một cách chính trị, như cách mà tôi thấy đây, vì điều đó thật sự giúp người xem, người dân, quan sát thế giới từ góc nhìn người khác, giúp họ dễ đặt mình vào vị trí, tâm thế của người khác. Tôi cho rằng ý tưởng này nên được hoạch định, là trọng tâm của báo chí và hoạt động tuyên truyền, và trên hết là, chính trị hữu ích. Cảm ơn các bạn. Tôi rất vinh dự. (Vỗ tay) Ngày xưa nếu bạn muốn máy tính thực hiện thao tác mới, thì bạn phải lập trình nó trước. Đối với những bạn ở đây chưa từng lập trình, việc này đòi hỏi phải lập sơ đồ chi tiết từng bước một cho điều bạn muốn máy tính thực hiện để đạt được mục tiêu của bạn. Nếu bạn muốn làm một việc mà chính bạn cũng không biết cách làm, thì đây sẽ là một thử thách khá lớn. Đây là thử thách mà người đàn ông này, Arthur Samuel, gặp phải. Vào năm 1956, ông muốn chiếc máy tính này có thể đánh bại ông trong môn cờ tướng. Làm sao mà bạn có thể viết ra chương trình tỉ mỉ, chi tiết về cách chơi cờ tướng giỏi hơn chính bạn ? Vậy là ông nảy ra một ý tưởng: ông để máy tính tự chơi lại hàng ngàn lần và tự học cách chơi cờ. Và quả nhiên cách này hiệu quả, và thật sự, đến năm 1962, chiếc máy này đã đánh bại quán quân bang Connecticut. Arthur Samuel là cha đẻ của lĩnh vực machine learning, và tôi rất biết ơn ông, bởi tôi là một người làm trong ngành "máy biết học". Tôi từng là Chủ tịch ở Kaggle một cộng đồng gồm hơn 200,000 chuyên gia về "máy biết học". Kaggle tổ chức các cuộc thi với thử thách là những vấn đề chưa có lời giải, và họ đã thành công hàng trăm lần. Với vị thế thuận lợi đó, tôi đã khám phá ra rất nhiều thứ mà "máy biết học" có thể làm được trước đây, làm được bây giờ, và những gì nó có thể làm trong tương lai. Có lẽ sự thành công vang dội đầu tiên của "máy biết học" là Google Google cho ta thấy nó có thể tìm kiếm thông tin bằng cách sử dụng thuật toán, và thuật toán này dựa trên "máy biết học", Kể từ đó, đã có rất nhiều thành công về mặt thương mại của "máy biết học". Công ty như Amazon và Netflix sử dụng "máy biết học"để gợi ý những sản phẩm bạn có thể muốn mua, các bộ phim bạn có thể muốn xem. Đôi khi nó làm ta rùng mình. Các công ty như LinkedIn và Facebook đôi khi sẽ nói cho bạn biết ai có thể là bạn bè của bạn và bạn không hiểu nổi làm sao họ tìm ra, và đó là vì họ dùng đến sức mạnh của "máy biết học". Đây là thuật toán tự học cách xử lý từ cơ sở dữ liệu, thay vì được lập trình sẵn trước đó. Đây cũng là cách IBM thành công trong việc khiến cho Watson đánh bại hai nhà vô địch chương trình "Jeopardy", bằng cách trả lời những câu hỏi hóc búa và phức tạp như : [Sư tử Nimrud bị mất tại bảo tàng quốc gia thành phố ... Đây cũng là cơ sở cho những xe hơi tự lái đầu tiên. Nếu chúng phân biệt được sự khác nhau giữa cây xanh và người đi bộ, thì đó là việc rất quan trọng. Chúng ta không biết cách viết những chương trình này, nhưng với "máy biết học", điều đó trở thành có thể. Và thực tế, loại xe này đã đi được cả triệu dặm trên những con đường bình thường mà không gây tai nạn nào. Bây giờ chúng ta biết máy tính có thể học được, và chúng có thể học cách làm những việc mà đôi khi chính chúng ta không biết cách làm, hoặc có thể chúng làm tốt hơn ta. Một trong những ví dụ ngoạn mục nhất về "máy biết học" tôi từng thấy là dự án tôi tham gia ở Kaggle nơi đó có một anh chàng điều khiển một nhóm, anh ta tên là Geofrey Hinton đến từ Đại học Toronto nhóm này thắng cuộc thi về chế tạo máy phát hiện ma túy. Bây giờ, điều phi thường ở đây không phải là họ đánh bại tất cả các giải thuật phát triển bới Merk hay các cộng đồng học thuật quốc tế khác mà chính là họ không có thành viên nào chuyên về hóa, sinh hay khoa học đời sống, và họ đã tạo ra chiếc máy chỉ trong 2 tuần. Làm thế nào mà họ làm được? Họ dùng 1 siêu giải thuật gọi là deep learning: "học sâu". Thành công này quan trọng đến mức đã được lên trang bìa tờ New York Times vài tuần sau đó. Đây là Geoffrey Hinton ở đây bên bìa trái. "Học sâu" là một giải thuật lấy cảm hứng từ cách làm việc của não người, và kết quả là giải thuật này về lý thuyết, không có giới hạn cho những gì nó có thể làm. Bạn đưa vào càng nhiều dữ liệu và cho càng nhiều thời gian, thì nó càng làm tốt. Trong bài báo này, Tờ New York Times cũng nói về một kết quả tuyệt vời khác của "học sâu" mà tôi sẽ cho các bạn xem bây giờ. Đó là máy tính có thể nghe và hiểu. (Video) Richard Rashid: Bây giờ là bước cuối cùng mà tôi muốn làm trong quá trình này là nói chuyện với các bạn bằng tiếng Trung. Điểm mấu chốt đó là, chúng tôi có thể lấy lượng lớn thông tin từ những người nói tiếng Trung và tạo ra hệ thống chuyển văn bản thành giọng nói nó giúp lấy văn bản tiếng Trung chuyển thành tiếng Trung, và sau đó chúng tôi đã thực hiện khoảng 1 giờ để lấy giọng của chính tôi từ đó chúng tôi đã điều chỉnh hệ thống chuyển 'văn bản-lời nói' để cho ra được giọng nói giống tôi. Lần nữa, kết quả không hoàn hảo. Thực tế vẫn còn một vài lỗi. ( tiếng Trung). (vỗ tay) Còn nhiều việc để làm trong lĩnh vực này. ( tiếng Trung) ( vỗ tay) Jeremy Howard: đó là trong một hội thảo về "máy biết học" ở Trung Quốc. Thực ra ở hội thảo học thuật, các bạn thường ít nghe tiếng vỗ tay tự phát, ngay cả ở các hội thảo của TEDx, hay vỗ tay thoải mái đi. Những điều bạn thấy đó đang diễn ra với "học sâu". ( vỗ tay) Cảm ơn. Viết lại lời tiếng tiếng Anh bằng "học sâu". Dịch sang tiếng Trung có văn bản ở trên bên phải, do "học sâu", và xây dựng giọng nói cũng nhờ "học sâu". "Học sâu" thật sự phi thường. Nó là một giải thuật đơn giản mà có vẻ làm được hầu hết mọi thứ, và tôi phát hiện trước đó một năm, nó còn học nhìn thấy. Trong cuộc thi ở Đức, cuộc thi 'Nhận biết Tín hiệu Giao thông Benchmark', "học sâu" nhận biết các tín hiệu giao thông,như cái này. Nó không chỉ nhận biết tín hiệu giao thông tốt hơn bất kỳ giải thuật nào khác, mà còn làm tốt hơn cả con người, tốt hơn gấp đôi. Năm 2011, chúng tôi có thử nghiệm đầu tiên cho thấy máy tính có thể nhìn tốt hơn con người. Từ đó, rất nhiều điều đã xảy ra. Năm 2012, Google thông báo họ đã có một giải thuật "học sâu" xem được video trên YouTube và lấy dữ liệu từ 16,000 máy tính trong một tháng, và máy tính đã học một cách độc lập các khái niệm "người" và "mèo" chỉ bằng việc xem các videos. Cách này rất giống cách học của con người. Không cần khái niệm có sẵn, ta học từ cái ta nhìn thấy, ta có thể hiểu trực tiếp bản chất của sự vật đó. Cũng trong năm 2012, Geoffrey Hinton, chiến thắng cuộc thi ImageNet rất nổi tiếng, vì đã tìm ra cách để xác định một trong số nửa triệu tấm ảnh được giao trước. Từ 2014, chúng tôi đã giảm còn 6% tỉ lệ lỗi trong việc nhận diện hình ảnh. Với dạng việc này, máy cũng hơn con người. Thật vậy, máy rất siêu trong lĩnh vực này, và đang được ứng dụng trong công nghiệp. Ví dụ, năm ngoái Google thông báo họ đã lập bản đồ mọi địa điểm ở Pháp trong 2 giờ, và cách họ làm là nạp những hình ảnh đường phố vào giải thuật "học sâu" để nhận diện và đọc số nhà. Hãy tưởng tượng trước đây mất bao lâu: vài chục người làm việc trong nhiều năm. Điều này cũng diễn ra ở Trung Quốc. Tôi thấy Baidu cũng là một dạng Google ở Trung Quốc, và những gì bạn thấy ở trên bên góc trái là một ví dụ về một bức ảnh tôi tải lên hệ thống "học sâu" của Baidu và ở dưới bạn có thể thấy kết quả hệ thống xử lý bức ảnh và nó đã tìm ra những bức hình tương tự. Những bức hình tương tự thực ra có nền tương tự, hướng của khuôn mặt tương tự, và cả một số hình có lưỡi thè ra. Đây không phải là đối chiếu văn bản của trang web. Tôi chỉ upload một tấm ảnh. Vậy chúng ta đang có những chiếc máy tính thực sự hiểu được những gì chúng nhìn thấy và có thể nhờ đó tìm dữ liệu của hàng trăm triệu tấm ảnh. Điều đó có nghĩa là gì khi máy tính có thể nhìn thấy? À, máy tính không chỉ có thể nhìn thấy. Thật ra, "học sâu" còn làm được nhiều hơn. Những câu phức tạp và đầy nét khác biệt tinh tế như câu này giờ đã được hiểu bởi giải thuật "học sâu". Như các bạn thấy ở đây, hệ thống nền Stanford này đang chiếu điểm đỏ ở trên đã tìm ra rằng câu này thể hiện tình cảm tiêu cực. "học sâu" thực sự đang gần giống như con người trong việc hiểu chủ đề các câu và nội dung diễn đạt. "học sâu" có thể đọc tiếng Trung, giống như người nói tiếng Trung bản xứ. Giải thuật này phát triển ở Thụy Sĩ bởi những người không biết tí gì tiếng Trung. Như tôi đã nói, "học sâu" là phương tiện tốt nhất trong lĩnh vực này, vì nó có thể hiểu thậm chí như người bản địa. Đây là hệ thống chúng tôi trang bị ở công ty tôi, công ty tôi muốn sử dụng và kết hợp tất cả. Đây là những tấm hình không kèm theo dòng chữ nào, vì tôi viết những câu vào chỗ này, nhờ đó nó hiểu những tấm hình này và tìm ra chúng nói về cái gì và tìm những tấm hình có ý tương tự với dòng chữ tôi đang viết. Vậy các bạn thấy đó, nó thực sự hiểu được câu tôi viết và thực sự hiểu những tấm hình này. Tôi biết các bạn từng thấy điều tương tự trên Google, khi bạn viết điều gì đó và chúng hiện lên các tấm ảnh, nhưng thực sự những gì nó đang làm là tìm những trang web theo dòng chữ. Điều này rất khác với việc thực việc hiểu những tấm ảnh. Đây là điều mà máy tính chỉ có thể làm lần đầu tiên cách đây vài tháng. Chúng ta thấy máy tính không chỉ nhìn thấy được mà chúng còn đọc được, và dĩ nhiên chúng tôi cho thấy chúng còn hiểu được những gì chúng nghe. Có lẽ không còn ngạc nhiên khi tôi nói với các bạn chúng có thể viết. Ở đây là những dòng văn bản tôi tạo ra bằng giải thuật "học sâu" hôm qua. Và đây là những văn bản giải thuật ở Stanford tạo ra. Mỗi câu được tạo ra bằng giải thuật "học sâu" nhằm mô tả những bức ảnh này. Trước đây giải thuật này chưa bao giờ thấy một người đàn ông áo đen chơi ghita Nhưng nó đã thấy đàn ông, và đã thấy màu đen, và nó cũng đã thấy đàn ghita, rồi nó đã tự tạo ra chú thích của tấm ảnh này. Máy vẫn chưa đạt đến mức như con người, nhưng cũng khá gần rồi. Trong các thí nghiệm máy viết phụ đề cho hình, số phụ đề được người ta chọn chỉ ở tỉ lệ 1/4. Nhưng hệ thống này giờ chỉ mới 2 tuần tuổi, nên có thể trong năm tới, giải thuật máy tính sẽ còn hơn cả con người và tỉ lệ được chọn sẽ cao hơn. Máy tính cũng có thể viết. Chúng tôi kết hợp tất cả lại và nó dẫn đến những cơ hội rất thú vị. Ví dụ, trong ngành y, một nhóm ở Boston thông báo họ đã tìm ra hàng chục tính năng lâm sàng mới của các khối u để giúp các bác sĩ tiên đoán bệnh ung thư. Tương tự, ở Stanford, một nhóm thông báo rằng, dựa vào các hình phóng đại của mô, họ phát triển hệ thống "máy biết học" còn tốt hơn cả các nhà nghiên cứu bệnh học nhờ thế làm tăng khả năng sống sót của các bệnh nhân ung thư. Trong cả hai trường hợp, không chỉ việc tiên đoán chính xác hơn, mà còn tạo ra ngành khoa học mới rất triển vọng. Trong lĩnh vực X-quang, chúng là những chỉ số lâm sàng mới mà con người có thể hiểu. Trong lĩnh vực bệnh học, hệ thống máy tính đã cho thấy rằng những tế bào xung quanh khối u cũng quan trọng như chính tế bào ung thư trong việc chẩn đoán bệnh. Điều này ngược với những gì các nhà bệnh học được dạy trong nhiều thập kỷ qua. Trong mỗi trường hợp trên, chúng là các hệ thống được phát triển bởi sự hợp tác của các chuyên gia y tế và các chuyên gia "máy biết học", nhưng từ năm trước, chúng tôi đã tiến khá xa. Đây là một ví dụ về xác định khu vực ung thư của mô người dưới kính hiển vi. Hệ thống có thể xác định những khu vực chính xác hơn hoặc tương đương các nhà bệnh học, nhưng vì nó được xây dựng với "học sâu" không có chuyên gia ngành y nên những người không chuyên cũng có thể dùng. Ví dụ như việc phân đoạn nơ ron này. Máy giúp chúng tôi phân đoạn nơ ron chính xác như các chuyên gia, nhưng hệ thống này lại được thiết kế với "học sâu" bởi những người không có chuyên môn y khoa. Còn tôi, cũng không có nền tảng về y khoa, thế mà tôi dường như có đầy đủ năng lực để mở một công ty về ngành y, và tôi đã làm. Tôi đã từng sợ trước khi bắt đầu, nhưng lý thuyết cho thấy mọi người có thể dùng những kỹ thuật phân tích dữ liệu để có được một nền y học hiệu quả. Và may mắn là tôi nhận được những phản hồi rất tốt, không chỉ từ truyền thông mà còn từ giới y khoa, họ luôn ủng hộ. Về lý thuyết, chúng tôi có thể lấy phần giữa của quy trình và làm phân tích dữ liệu càng nhiều càng tốt, phần còn lại dành cho bác sĩ. Tôi muốn đưa ra một ví dụ. Thông thường ta cần 15 phút để làm một xét nghiệm chẩn đoán và tôi sẽ làm cho bạn xem tôi nén nó thành 3 phút bằng cách cắt bớt bỏ một số phần. Thay vì cho bạn xem quá trình một xét nghiệm chẩn đoán y học, tôi sẽ cho các bạn xem một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh xe hơi, vì như thế sẽ dễ hiểu cho mọi người. Chúng tôi bắt đầu với khoảng 1,5 triệu hình ảnh xe hơi, tôi muốn tạo tiêu chuẩn để gom chúng lại vào góc của bức hình đang được chụp. Những bức hình này không gắn nhãn trước, nên tôi phải bắt đầu từ số không. Giải thuật "học sâu" có thể tự xác định vùng cấu trúc trong những bức ảnh này. Rất thuận lợi, bây giờ con người và máy tính có thể làm việc cùng nhau. Như các bạn đang thấy đây, con người đang nói cho máy tính biết lĩnh vực cần quan tâm mà họ muốn máy tính sử dụng để cải thiện giải thuật của nó. Những hệ thống "học sâu" này thực ra là không gian 16,000 chiều, bạn có thể thấy ở đây máy tính quay quanh không gian đó, cố gắng tìm vùng mới của cấu trúc. Và khi nó làm thành công, người sử dụng máy có thể tìm thấy khu vực đáng quan tâm. Ở đây, máy tính đã tìm ra những vùng đó, ví dụ, các góc. Khi chúng tôi thực hiện, chúng tôi lần lượt nói cho máy tính các loại mảng cấu trúc mà chúng tôi tìm kiếm. Hãy liên tưởng xét nghiệm chuẩn đoán, ví dụ, một chuyên gia bệnh học xác định những vùng của bệnh , hoặc một bác sĩ X-quang cho thấy nốt sần có thể gây phiền phức, và đôi khi nó gây khó cho giải thuật. Trong trường hợp này, giải thuật hơi rối. Phần trước và sau của xe rất giống nhau nên dễ nhầm. Chúng tôi phải cẩn thận hơn, chọn bằng tay phần trước để thấy sự khác biệt với phần sau, sau đó bảo với máy tính rằng đây là tiêu chuẩn nhận dạng nhóm mà chúng tôi quan tâm. Chúng tôi làm điều đó, thỉnh thoảng bỏ qua, sau đó luyện tập giải thuật cho "máy biết học" dựa trên hàng trăm lần như thế này, chúng tôi hy vọng nó hoàn thiện hơn. Các bạn thấy đó, nó đang bắt đầu làm mờ vài bức ảnh, cho thấy rằng nó đã nhận ra cách để hiểu những hình đó. Chúng tôi có thể dùng khái niệm này cho các bức ảnh tương tự, và dùng các bức ảnh tương tự, bạn thấy đó, máy tính có thể tìm thấy phần trước của chiếc xe. Lúc này, con người có thể nói cho máy tính ok, đúng rồi, bạn đã làm rất tốt. Nhưng đôi khi, đối với máy việc tách các nhóm hình vẫn còn khó. Ngay cả khi chúng tôi để nhiều thời gian cho máy tính xoay xở, nhưng chúng tôi vẫn thấy phía trái và phía phải bức ảnh bị chọn nhầm lẫn. Để cho máy tính thêm vài gợi ý, chúng tôi nói: ok, hãy thử và tìm một chi tiết khác biệt rõ ràng nhất giữa bên trái và bên phải bằng giải thuật "học sâu" này. Và với gợi ý đó, à, nó đã thành công. Nó được giao nhiệm vụ tìm ra cách nhận ra các đối tượng này rồi tách rời chúng ra. Các bạn đã nắm được cách làm này. Trong trường hợp này máy tính không thể thay con người, nhưng cả hai làm việc chung với nhau. Điều chúng tôi đang làm là thay thế những thứ mà trước đây cần một đội 5 hoặc 6 người làm trong 7 năm bằng một công việc trong 15 phút của một người. Quá trình nhận ra và tách hình được lặp lại 4 hoặc 5 lần. Các bạn thấy chúng tôi có 62% trong số 1.5 triệu bức ảnh được phân loại chính xác. Và ở mức độ này, chúng tôi có thể bắt đầu với những nhóm lớn, kiểm tra chúng để bảo đảm không còn lỗi. Nơi nào có lỗi, chúng tôi sẽ cho máy tính biết. Và dùng dạng quá trình này cho từng nhóm khác nhau, bây giờ, chúng tôi đạt đến 80% tỉ lệ thành công trong việc phân loại 1.5 triệu tấm ảnh. Lúc này, với trường hợp tìm thấy những tấm không được phân loại đúng, chúng tôi cố gắng tìm hiểu lý do. Và sử dụng cách tiếp cận trên, với 15 phút chúng tôi đạt tỉ lệ phân loại 97%. Vậy kỹ thuật này có thể cho chúng ta chỉnh sửa một vấn đề lớn, mà toàn bộ chuyên gia trên thế giới cũng không đủ số để làm. Diễn đàn Kinh tế Thế giới nói rằng vào giữa thập kỷ 2010 và 2020 số lượng bác sĩ bị thiếu so với nhu cầu của thế giới, và phải mất khoảng 300 năm để đào tạo đủ số nhân sự cho vấn đề này. Hãy tưởng tượng, liệu chúng ta có thể nâng hiệu năng của họ qua cách tiếp cận "học sâu"? Tôi rất thích việc tạo ra những cơ hội. Tôi cũng quan tâm đến các vấn đề khó cần giải quyết. Vấn đề ở đây là ở mỗi khu vực màu xanh da trời trên bản đồ, ngành dịch vụ chiếm 80% nhân lực. Ngành dịch vụ gì vậy? Các dịch vụ trong bảng này. Máy tính cũng vừa mới học được cách làm các dịch vụ này. Vậy công việc của 80% nhân lực trong các nước phát triển sẽ được máy tính học để làm thay. Điều đó có nghĩa là gì? À, sẽ ổn thôi. Họ sẽ làm các công việc khác. Ví dụ, sẽ có nhiều việc hơn cho các nhà khoa học dữ liệu. À cũng không hẳn. Vì các nhà khoa học dữ liệu không cần nhiều thời gian nữa. Ví dụ, bốn giải thuật này được xây dựng bởi cùng một người. Các bạn nghĩ chuyện này đã xảy ra trước đây rồi, trong quá khứ nhiều máy móc được làm ra và tiếp theo là và nhiều người đã phải chuyển sang việc mới, nhưng việc mới của thời nay này sẽ là gì? Thật khó để dự đoán được điều này, vì khả năng của con người thì chỉ tăng từng bước, nhưng với một hệ thống "học sâu", chúng ta có khả năng phát triển rất nhanh. Và chúng ta ở đây. Chúng ta thấy những thứ xung quanh và chúng ta nói: "Ôi, máy tính vẫn ngốc lắm", lo gì ? Nhưng trong 5 năm nữa, máy tính sẽ không còn như vậy. Chúng ta cần suy nghĩ tới khả năng này ngay từ bây giờ. Chúng ta thấy một lần như vậy trước đây rồi. Trong cách mạng công nghiệp, chúng ta đã thấy những thay đổi nhờ các động cơ. Mặc dù vậy, sau đó mọi thứ trở nên bình thường. Đã có vài đảo lộn trong xã hội, nhưng một khi động cơ được dùng để tạo ra những thuận lợi cho cuộc sống, thì mọi thứ đi vào ổn định. Cuộc cách mạng "máy biết học" sẽ rất khác với Cuộc cách mạng công nghiệp, vì Cách mạng "máy biết học sẽ không bao giờ dừng lại. Máy tính càng giỏi trong các hoạt động trí tuệ, thì chúng tạo nên những máy tính càng thông minh hơn, và đây chính là kiểu thay đổi mà thế giới chưa bao giờ trải qua, những phán đoán trước đây của bạn có thể sẽ không chính xác. Điều này tác động lên chính chúng ta. Trong 25 năm trước, khi năng suất thiết bị tăng, thì năng suất lao động không tăng, mà thậm chí còn hơi giảm. Tôi nghĩ chúng ta cần thảo luận về vấn đề này từ bây giờ. Khi tôi nói với mọi người về tình hình này, họ thường tỏ vẻ coi thường. Đúng, máy tính không thể suy nghĩ, chúng không có cảm xúc, không hiểu thơ ca, nhưng ta không lường trước được cách chúng làm việc. Vậy chuyện gì đây? Bây giờ, máy tính có thể làm những việc mà con người cần cả đời để thực hiện, đây là thời điểm để chúng ta nghĩ tới cách điều chỉnh cấu trúc xã hội và cấu trúc kinh tế để thận trọng với hiện thực mới này. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Sức mạnh của từ "Sắp." Tôi nghe nói tại một trường trung học ở Chicago, học sinh phải qua được một số môn nhất định để tốt nghiệp, và nếu không qua, chúng nhận được điểm "Sắp Qua." Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt vời, vì nếu nhận được điểm "Trượt", bạn sẽ nghĩ mình chẳng đi tới đâu. Nhưng nếu nhận được điểm "Sắp Qua", bạn hiểu rằng mình vẫn đang trên con đường học tập, đi tới tương lai. "Sắp" cũng giúp tôi thấu hiểu một sự kiện quan trọng đầu sự nghiệp của mình, một bước ngoặt thật sự. Tôi muốn tìm hiểu cách những đứa trẻ đối mặt với thử thách và khó khăn, thế nên, tôi cho những đứa bé 10 tuổi một số bài toán hơi khó. Một vài đứa phản ứng tích cực đến ngạc nhiên. Chúng nói những thứ như: "Con thích sự thử thách," hay: "Con hy vọng cái này chứa nhiều thông tin." Chúng hiểu rằng khả năng của chúng có thể được phát triển. Chúng có cái mà tôi gọi là một tư duy tăng tiến. Nhưng những học sinh khác cảm thấy đó là một thảm hoạ. Từ quan điểm ít linh hoạt hơn, trí thông minh của chúng được đánh giá nhưng đã thất bại. Thay vì thừa hưởng sức mạnh của từ "Sắp," chúng bị thắt chặt bởi sự chuyên chế của "Bây giờ." Vậy tiếp theo chúng sẽ làm gì? Trong một nghiên cứu, chúng nói có lẽ chúng sẽ gian lận lần sau thay vì học nhiều hơn nếu chúng trượt bài kiểm tra. Trong một nghiên cứu khác, sau thất bại, chúng tìm một người có kết quả tệ hơn để cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Từ nghiên cứu này đến nghiên cứu khác, chúng đều trốn chạy khỏi thử thách. Các nhà khoa học đã đo hoạt động của não bộ khi học sinh đối mặt với sai lầm. Bên trái là học sinh với tư duy cố định. Hầu như không có hoạt động nào. Chúng trốn chạy khỏi sai lầm. Chúng không vật lộn với nó. Nhưng ở bên phải, bạn thấy những học sinh với tư duy tăng tiến, với niềm tin rằng khả năng có thể được phát triển. Chúng đối diện với nó. Não của chúng sáng rực với "Sắp." Chúng suy nghĩ kĩ lưỡng. Chúng xử lý sai lầm, học từ nó và sửa chữa. Chúng ta đang nuôi dạy con trẻ như thế nào? Chúng ta có đang dạy chúng với "Bây giờ" hay với "Sắp"? Chúng ta có đang nuôi dạy những đứa trẻ bị ám ảnh với việc đạt điểm A? Chúng ta có đang nuôi dạy những đứa trẻ không biết mơ những giấc mơ lớn? Liệu mục tiêu lớn nhất của chúng có là điểm A trong bài kiểm tra tới? Liệu chúng có mang nhu cầu về sự công nhận tức thì vào cuộc sống tương lai của mình? Có lẽ vậy, vì những nhà tuyển dụng đang đến tìm tôi và nói, chúng ta đã nuôi lớn một thế hệ người trẻ không thể chịu nổi một ngày mà không có phần thưởng. Vậy ta có thể làm gì? Làm thế nào xây cây cầu tới "Sắp"? Đây là một số thứ mà ta có thể làm. Đầu tiên, có thể khéo léo khen ngợi, không tán dương trí thông minh hay tài năng. Điều đó đã thất bại rồi. Đừng làm vậy nữa. Nhưng cần khen ngợi quá trình mà con trẻ trải qua: sự cố gắng, chiến lược, sự tập trung, sự kiên trì, sự tiến bộ của chúng. Lời khen về quá trình tạo ra những đứa trẻ dày dạn và bền bỉ. Có nhiều cách khác để xây dựng tư duy "Sắp". Gần đây, chúng tôi làm việc với các nhà nghiên cứu game ở Đại học Washington để tạo ra một trò chơi toán học trực tuyến mới theo hướng "Sắp". Trong trò này, học sinh được thưởng vì sự cố gắng, chiến lược và sự tiến bộ. Những trò chơi toán thông thường thưởng cho câu trả lời đúng ngay lập tức, nhưng trò này thưởng vì quá trình. Và chúng tôi thấy nhiều sự cố gắng hơn, nhiều chiến lược hơn, nhiều thích thú hơn trong thời gian dài hơn, và sự kiên trì lớn hơn khi gặp phải những bài toán khó. Các từ "Sắp" hoặc "Chưa," theo chúng tôi, cho bọn trẻ nhiều sự tự tin hơn, cho chúng một con đường đến tương lai và tạo ra sự kiên trì lớn hơn. Và chúng ta có thể thay đổi tư duy của bọn trẻ. Trong một nghiên cứu, chúng tôi dạy rằng mỗi lần bước ra khỏi vòng an toàn của bản thân để học thứ gì đó mới và khó, nơ-ron trong não chúng có thể tạo ra các liên kết mới mạnh mẽ hơn, và theo thời gian, chúng có thể trở nên thông minh hơn. Hãy xem chuyện gì đã xảy ra: trong nghiên cứu này, những học sinh không được dạy tư duy tăng tiến tiếp tục có điểm số tụt dốc khi phải chuyển trường, nhưng những em được dạy bài học này cho thấy sự hồi phục nhanh về điểm số. Chúng tôi đã chứng minh được điều này, cách cải thiện này, với hàng ngàn đứa trẻ, đặc biệt là những học sinh đang gặp khó khăn. Hãy nói về sự bình đẳng. Trên đất nước này, có những nhóm học sinh liên tục học kém hơn khả năng thật sự, ví dụ như trẻ em ở khu phố nghèo, hay trong đất người da đỏ. Chúng học rất dở trong thời gian dài đến nỗi nhiều người cho rằng điều đó là không tránh khỏi. Nhưng khi các nhà giáo dục xây dựng lớp học tư duy tăng "Sắp," sự bình đẳng xảy ra. Và đây chỉ là một vài ví dụ. Trong một năm, một lớp mẫu giáo ở Harlem, New York đạt điểm cao hơn 95% trong bài Kiểm Tra Toàn Quốc. Nhiều trẻ trong số đó không biết cầm bút trong ngày đầu đến trường. Trong một năm, học sinh lớp 4 ở South Bronx, từ điểm bắt đầu rất thấp, trở thành khối lớp 4 đứng nhất bang New York trong bài thi kiểm tra toán toàn bang. Trong một năm tới một năm rưỡi, học sinh da đỏ ở một trường trong vùng dành riêng cho người da đỏ đi từ đứng chót quận đến đứng nhất, và quận đó gồm cả những thành phần giàu có của Seattle. Bọn trẻ da đỏ vượt qua bọn trẻ Microsoft. Điều này xảy ra được bởi vì ý nghĩa của sự cố gắng và thử thách đã được thay đổi. Trước đây, sự cố gắng và thử thách làm chúng cảm thấy ngu ngốc, làm chúng muốn bỏ cuộc, nhưng bây giờ, sự cố gắng và thử thách, đó là khi nơ-ron của chúng tạo ra các liên kết mới, các liên kết mạnh hơn. Đó là khi chúng trở nên thông minh hơn. Mới đây tôi nhận được một lá thư, từ một đứa trẻ 13 tuổi. Thằng bé nói: "Kính gửi Giáo sư Dweck, con biết rằng bài viết của giáo sư dựa trên nghiên cứu khoa học có cơ sở, và đó là lý do tại sao con quyết định đưa nó vào thực tiễn. Con cố gắng hơn trong việc làm bài tập, trong mối quan hệ với gia đình mình, trong mối quan hệ với các bạn ở trường, và con thấy sự cải thiện rõ rệt về tất cả các mặt. Giờ con nhận ra mình đã lãng phí phần lớn đời mình." Đừng để một cuộc đời nào bị lãng phí nữa, bởi vì một khi biết rằng khả năng có thể được cải thiện, nó trở thành một quyền cơ bản cho trẻ em, tất cả trẻ em, được sống ở nơi tạo ra sự cải thiện đó, được sống ở nơi với sức mạnh của từ "Sắp." Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Thế giới này có rất nhiều siêu anh hùng. Nhưng họ lại nắm giữ sức mạnh siêu nhiên bi thảm nhất: năng lực tàng hình. Ví dụ như những người, được gọi là "catadore", họ thu thập những loại rác có thể tái chế để kiểm sống. Catadore sinh ra từ thất nghiệp và bất bình đẳng trong xã hội cũng như hàng đống rác thải chất dồn do thiếu hệ thống thu gom. Những catadore gánh vác công việc nặng nề, cần thiết và trung thực đem lại lợi ích cho toàn cộng đồng. Nhưng lại chẳng có ai biết đến họ. Tại Brazil, họ thu thập về 90% số rác được tái chế. Các catadore làm việc độc lập, thu thập rác thải từ các con phố và bán cho thương lái với giá rẻ bèo. Họ có thể thu thập đến 300 kg rác thải đựng trong những cái túi, chở bằng xe đạp, xe đẩy hay carroça. Carroça là một loại xe kéo làm từ kim loại hoặc gỗ mà bạn có thể nhìn thấy trên đường phố Brazil cũng giống như graffiti loại hình nghệ thuật đường phố. Nhờ nó, tôi đã gặp được những anh hùng thầm lặng ngoài rìa xã hội này. Tôi là một nghệ sĩ đường phố và là nhà hoạt động nghệ thuật với tôi là hình thái tự nhiên phản ánh xã hội, môi trường và chính trị. Năm 2007, tôi đã đưa những tác phẩm của mình từ tường sang carroça tạo một xu hướng mới để truyền tải thông điệp. Và lần này, giúp các catadore cất lên tiếng nói. Khi đưa vào lý luận yếu tố hài hước và nghệ thuật, nó trở nên hấp dẫn hơn và thu hút nhiều sự chú ý đến những catadore nâng cao giá trị của họ. Giờ họ trở nên nối tiếng, trên đường phố, với giới truyền thông và xã hội. Vậy nên, tôi bước chân vào giới này và không ngừng làm việc. Tôi đã vẽ trang trí cho hơn 200 chiếc carroça từ nhiều thành phố, được mời dự nhiều triển lãm và đi khắp thế giới. Và rồi tôi nhận ra catadore không chỉ tồn tại ở Brazil. Tôi gặp họ ở cả Argentina, Chile, Bolivia, Nam Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, và cả ở các nước phát triển như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Tôi nhận ra cần thêm nhiều đồng đội nữa bởi đây là một thử thách rất lớn. Sau đó, tôi mở một phong trào tên là "Pimp My Carroça... là một sự kiện gây quỹ lớn từ những người tham dự. Xin cảm ơn. Pimp My Carroça là một sự kiện gây quỹ lớn để hỗ trợ catadore và những chiếc carroça của họ. Các catadore giờ được hỗ trợ bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhi khoa, nhà tạo mẫu tóc, mát-xa trị liệu vv..vv.. Họ cũng được nhận áo bảo hộ, găng tay, áo mưa và kính để nhìn thành phố một cách rõ nét hơn trong khi những chiếc carroça được những tình nguyện viên tài năng nâng cấp. Chúng tôi cũng lắp thêm đồ bảo hộ cho chúng như băng phát quang, còi hay gương. Rồi nghệ sĩ đường phố biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật trở thành một phần của triển lãm xe nghệ thuật cực kỳ lớn. Pimp My Carroça diễn ra trên đường phố São Paulo, Rio de Janeiro và Curitiba. Nhưng để đáp ứng nhu cầu từ những nơi khác, thậm chí bên ngoài Brazil, chúng tôi đã thành lập Pimpx, lấy cảm hứng từ TEDx. Một chương trình tự gây quỹ đơn giản hơn của Pimp My Carroça. Giờ thì ai cũng có thể tham gia. Trong 2 năm, hơn 170 catadore, 800 tình nguyện viên và 200 nghệ sĩ đường phố cùng với hơn 1000 người ủng hộ đã tham gia vào Pimp My Carroça. Những hành động này đã được đưa vào chương trình giảng dạy về tái chế ở một trường học địa phương. Giờ, những catadore đã không còn vô hình, họ được trân trọng nhiều hơn. Bởi những chiếc carroça đã dắt lối giúp họ đấu tranh với những định kiến, gia tăng thu nhập và mở rộng quan hệ xã hội. Giờ, tôi cho các bạn một thách thức: hãy quan sát và thấu hiểu những gì catadore và những siêu anh hùng thầm lặng khác đang làm cho thành phố. Hãy loại bỏ những rào chắn hay ranh giới để nhìn thế giới một cách toàn vẹn. Tin hay không thì, trên thế giới hiện có hơn 20 triệu catadore. Nên nếu tình cờ gặp một ai trong số họ, hãy ghi nhận công việc của họ là một phần không thể thiếu của xã hội. Xin cảm ơn. Tôi là một nhà từ vựng học. Công việc của tôi là gắn xếp hết các từ có thể vào từ điển. Việc của tôi không phải là quyết định từ nào; đó là việc của các bạn. Bất kể ai nói tiếng Anh cũng có quyền quyết định thế nào là một từ và thế nào là không. Ngôn ngữ là một nhóm những người đồng ý hiểu nhau. Ngày nay, khi cố quyết định một từ là tốt hay xấu, người ta không thật sự có lý do rõ ràng. Họ nói đại loại như "Vì đó là ngữ pháp!” (Tiếng cười) Tôi không quan tâm quá nhiều đến ngữ pháp – đừng nói với ai nha! Nhưng thật ra “ngữ pháp” có hai loại. Một loại ngữ pháp nằm trong đầu bạn, và nếu là người bản xứ hay thuần thục ngôn ngữ đó, đó là những nguyên tắc vô thức mà bạn áp dụng khi nói. Đó là những gì bạn biết khi học ngôn ngữ lúc còn nhỏ. Và đây là một ví dụ: Đây là một con wug, phải không? Nó là một con wug Bây giờ có một con nữa. Có hai con này Có hai … Erin McKean: Chính xác! Bạn biết cách tạo số nhiều của con wug. Quy tắc này nằm trong đầu bạn. bạn không bao giờ phải học, bạn chỉ hiểu nó thôi. Đây là một thử nghiệm do một giáo sư (ở Đại học Boston) tên là Jean Berko Gleason nghĩ ra năm 1958. Chúng ta đã nói về chuyện này lâu lắm rồi. Những loại quy tắc này tồn tại trong đầu bạn, chúng không giống luật giao thông, mà giống quy luật tự nhiên hơn. Chẳng ai phải nhắc bạn tuân thủ luật tự nhiên phải không? Khi bạn ra khỏi nhà buổi sáng, mẹ bạn không nói là: "Nè, mẹ nghĩ trời sắp lạnh, nhớ mang áo trùm đầu, đừng quên tuân thủ quy luật trọng lực.” Không ai nói vậy cả. Ngày nay, có nhiều luật khác nghiêng về cách cư xử hơn là tự nhiên. Bạn có thể nghĩ một từ như cái nón. Khi bạn biết cái nón sử dụng làm sao, không ai phải nói với bạn, "Đừng có đội nón dưới chân.” Người ta chỉ nói là: “Có thể đội nói trong nhà không? "Ai phải đội nón?" "Được đội loại nón nào?” Giống như loại ngữ pháp thứ nhì, mà các nhà ngữ nghĩa học thường gọi là cách sử dụng, trái với ngữ pháp. Đôi khi người ta dùng loại ngữ pháp dựa theo luật lệ này để ngăn cản mọi người tạo ra từ vựng. Tôi nghĩ điều đó thật ngu ngốc. Ví dụ, người ta luôn nói với bạn, "Sáng tạo, sáng tác, làm nghệ thuật, tạo nhiều thứ, khoa học và công nghệ.” Với từ ngữ, họ thế này: "Đừng! Sáng tạo dừng ở đây đi, kẻ quấy rối. Để nó yên.” (Tiếng cười) Điều này vô nghĩa với tôi. Từ ngữ thì tuyệt vời. Nên có nhiều từ ngữ hơn. Tôi muốn các bạn sáng tạo càng nhiều từ càng tốt. Và tôi sẽ chỉ bạn sáu cách để tạo từ mới trong tiếng Anh. Cách thứ nhất là cách đơn giản nhất. Chủ yếu là ăn cắp từ ngôn ngữ khác. ["Đi cướp người khác"] (Tiếng cười) Nhà ngôn ngữ học gọi đó là vay mượn, nhưng vì ta không bao giờ trả lại, nên tôi chỉ thành thật gọi đó là ăn cắp. Ta thường "chôm" từ về những thứ yêu thích chẳng hạn như đồ ăn ngon. Ta lấy “kumquat” từ tiếng Trung Quốc, "caramel" từ tiếng Pháp. Ta cũng lấy từ cho những thứ độc đáo như “ninja” từ tiếng Nhật, một mẹo hay bởi vì rất khó để ăn cắp từ ninja. (Tiếng cười) Cách khác để tạo từ trong tiếng Anh là nhét hai từ lại với nhau. Gọi là ghép từ. Từ tiếng Anh như đồ chơi Lego: Dùng đủ lực, bạn có thể gắn hai cái lại với nhau. (Tiếng cười) Chúng ta làm vậy hoài: Những từ như “heartbroken,” “bookworm,” “sandcastle” là những từ ghép. Cứ làm và tạo từ như “duckface" (chu miệng) chứ đừng làm mặt vịt. (Tiếng cười) Một cách khác để tạo từ trong tiếng Anh tương tự với ghép từ nhưng thay vì dùng thật nhiều lực để ghép từ vào với nhau khiến một vài bộ phận rơi ra. thì đây là pha trộn chúng, như “brunch” là sự pha trộn giữa ”breakfast” và “lunch.” “Motel” pha trộn giữa “motor” và “hotel.” Ai ở đây biết rằng “motel” là một từ pha? Vâng, từ đó có từ rất lâu đến nỗi nhiều người không biết còn có nhiều phần bị thiếu “Edutainment” là sự pha trộn giữa “education” và “enterteinment". Và, “electrocute” là pha trộn giữa “electric” và “execute." (Tiếng cười) Bạn cũng có thể tạo từ bằng việc đổi vai trò của chúng. Gọi là chuyển đổi chức năng. Bạn lấy một từ đóng vai trò ngữ pháp này, chuyển nó sang vai trò ngữ pháp khác. Có ai ở đây biết từ "friend” không nhất thiết phải luôn là động từ? “Friend” từng là một danh từ và rồi chúng ta động từ hóa nó. Hầu như bất cứ từ nào trong tiếng Anh cũng có thể được động từ hóa. Bạn cũng có thể chuyển tính từ thành danh từ. “Commercial” từng là một tính từ và giờ nó là danh từ. Dĩ nhiên, bạn có thể “green" (làm xanh) nhiều thứ. Một cách tạo từ ngữ nữa trong tiếng Anh là tạo ngược. Bạn có thể lấy một từ và ép nó lại một chút. Ví dụ, trong tiếng Anh, chúng ta có từ “editor” trước khi có từ “edit.” “Edit” được tạo từ chữ “editor.” đôi khi cách tạo ngược này nghe hơi tức cười: Bulldozers rồi bulldoze, butlers rồi có butle, và rồi burglers sinh ra burgle. (Tiếng cười) Cách nữa để tạo từ ngữ trong tiếng Anh là lấy các chữ cái đầu tiên rồi ghép chúng lại với nhau. National Aeronautics and Space Administration trở thành NASA. Và dĩ nhiên bạn có thể tạo với bất cứ thứ gì, OMG (Oh my God)! Không thành vấn đề gì khi chúng nghe thật tức cười. Chúng vẫn có thể là những từ tiếng Anh hay. “Absquatulate (biến đi với cái gì hay ai đó)" là một từ tiếng Anh hoàn hảo. “Mugwump (người trung lập chính trị)" là từ tiếng Anh hoàn hảo. Từ ngữ không cần phải bình thường, chúng có thể nghe thật tức cười. Tại sao nên tạo từ ngữ? Bởi vì mỗi một từ là một cơ hội diễn tả và gói trọn điều mà bạn muốn nói. Và từ ngữ mới thu hút sự chú ý của người khác. Chúng khiến người khác chú ý đến những gì bạn nói và cho bạn một cơ hội tốt hơn để diễn đạt ý trọn vẹn. Nhiều người trong khán phòng hôm nay nói: “Tương lai, bạn có thể làm điều đó, giúp nó, giúp chúng tôi khám phá, giúp chúng tôi sáng tạo.” Bạn có thể tạo từ mới ngay tại đây. Tiếng Anh không có giới hạn tuổi. Làm đi, hãy tạo từ ngữ ngay hôm nay, gửi chúng cho tôi, và tôi sẽ để lên từ điển trực tuyến, Wordnik của tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Trong vài thế kỉ qua, kính hiển vi đã cách mạng hoá thế giới. Cho chúng ta thấy thế giới nhỏ bé của vật thể, cuộc sống, cấu trúc những vật quá nhỏ để nhìn bằng mắt thường. Chúng đóng vai trò to lớn trong khoa học và công nghệ. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một loại kính hiển vi mới, kính hiển vi cho những biến đổi. Nó không dùng quang học như những kính hiển vi thông thường để làm những vật nhỏ lớn hơn, thay vào đó, nó dùng máy quay video và xử lý hình ảnh để cho ta thấy những chuyển động nhỏ nhất và sự thay đổi màu sắc của người và vật, những thay đổi mà ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Và cho ta nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn khác. Ý tôi là gì khi nói thay đổi màu sắc? ví dụ, da của chúng ta thay đổi màu sắc không đáng kể khi máu chảy dưới nó. Sự thay đổi này vô cùng khó thấy, vì vậy, khi bạn nhìn người khác, hay nhìn người ngồi cạnh bạn, bạn không thấy da hoặc mặt của họ thay đổi màu sắc. Khi chúng ta xem hình ảnh của Steve ở đây, nó như một ảnh tĩnh, nhưng khi chúng ta xem video bằng kính hiển vi đặc biệt của chúng tôi đột nhiên ta thấy một hình ảnh hoàn toàn khác. Chúng ta thấy những thay đổi nhỏ của màu sắc trên da Steve, được phóng đại 100 lần vì vậy chúng trở lên hữu hình. Chúng ta thậm chí có thể thấy mạch đập. Chúng ta có thể thấy tim của Steve đập nhanh mức nào, không những thế còn có thể thấy cách mà máu chảy trên mặt anh ấy. Chúng tôi làm vậy không chỉ để thấy mạch đập, mà còn để biết nhịp tim của chúng ta, và đo nhịp tim chúng ta. Chúng tôi có thể đo với camera thường và không cần chạm vào người bệnh. Đây là mạch đập và nhịp tim chúng tôi thu được từ em bé mới sinh từ video chúng tôi quay với máy quay DSLR thông thường, và nhịp tim chúng tôi đo được đúng với nhịp hiển thị trên màn hình chuẩn trong bệnh viện. Và thậm chí không cần là video mà chúng tôi quay được. Về cơ bản chúng tôi có thể làm với những video khác. Vì vậy tôi lấy một đoạn clip ngắn trong "Batman Begins" ở đây để xem mạch của Christina Bale (Tiếng cười) và có lẽ anh ta được trang điểm, ánh sáng ở đây là một trở ngại nhưng chúng tôi vẫn có thể tách được mạch của anh ấy và cho các bạn thấy tương đối rõ. Vậy tại sao chúng tôi làm vậy? Cơ bản, chúng tôi phân tích sự thay đổi trong ánh sáng mà chúng tôi quay được đến từng pixel trong video, và phóng đại chúng lên Làm chúng rõ hơn để ta có thể thấy chúng. Phần khó là những tín hiệu thay đổi rất tinh vi vậy chúng ta phải rất cẩn thận khi cố tách chúng khỏi phần nhiễu luôn có trong video Chúng tôi sử dụng một số kỹ thuật sử lý hình ảnh thông minh để có được đo đạc chính xác của màu sắc đến từng pixel trong video, và sau đó là cách màu sắc thay đổi theo thời gian, sau đó chúng tôi khuếch đại những thay đổi đó. Làm chúng lớn hơn để tạo ra những video được phóng đại cho chúng ta thấy những thay đổi. Nhưng hoá ra chúng tôi không chỉ có thể cho thấy sự thay đổi nhỏ trong màu sắc, mà còn cả sự thay đổi nhỏ trong chuyển động, và bởi vì ánh sáng được quay lại trong camera thay đổi không chỉ khi màu sắc của vật thể thay đổi, mà còn khi vật thể chuyển động. Đây là con gái của tôi khi cô bé khoảng hai tháng tuổi. Đây là video tôi quay được khoảng ba năm trước. Và như những người bố mẹ trẻ, chúng tôi muốn chắc là con chúng tôi khoẻ mạnh, rằng chúng đang thở, dĩ nhiên là đang sống. Vậy tôi cũng có thiết bị theo dõi em bé để tôi có thể thấy con gái khi bé đang ngủ. Đây là những gì bạn thấy với thiết bị theo dõi em bé chuẩn. Bạn có thể thấy bé đang ngủ, nhưng không có nhiều thông tin. Không thể thấy nhiều ở đây. Không phải sẽ tốt hơn, nhiều thông tin hơn hữu dụng hơn, nếu thay vào đó chúng ta có thể nhìn thấy cảnh như thế này. Ở đây, tôi ghi lại chuyển động và phóng đại chúng lên 30 lần, sau đó tôi có thể thấy rõ con gái tôi đúng là đang sống và đang thở. (Tiếng cười) Đây là so sánh Một lần nữa, trong video gốc, không có nhiều thứ ta có thể thấy, nhưng khi phóng đại chuyển động, nhịp thở trở lên dẽ thấy hơn. và thành ra, có nhiều hiện tượng chúng ta có thể phát hiện và phóng đại với kinh hiển vi chuyển động mới này. Chúng ta có thể thấy động mạch và tĩnh mạch hoạt động trong người chúng ta. Có thể thấy mắt của chúng ta không ngừng chuyển động hỗn độn Và đây là mắt tôi và video này cũng được quay ngay sau khi con gái tôi ra đời các bạn có thể thấy tôi không ngủ nhiều (tiếng cười) Thậm chí khi một người ngồi bất động, chúng ta cũng có thể thấy được nhiều thứ như nhịp thở, những biểu hiện nhỏ trên mặt. Có thể dùng những chuyển động này để cho ta biết về suy nghĩ và cảm xúc. Chúng ta có thể phóng đại chuyển động cơ học, như dao động của động cơ, điều đó có thể giúp kỹ sư xác định và chuẩn đoán vấn đề của thiết bị, hoặc xem các toà nhà và công trình lắc lư trong gió và phản ứng với lực tác động. Những thứ đó xã hội chúng ta biết nhiều cách khác để đo, nhưng đo những chuyển động cũng là một cách, thực tế, xem những chuyển động khi chúng diễn ra là một việc hoàn toàn khác. Và từ khi chúng tôi tìm ra công nghệ này, chúng tôi đưa chúng lên mạng để người khác có thể dùng và trải nghiệm. Nó rất dễ sử dụng. Nó có thể chạy trên video của các bạn. Cộng tác viên của chúng tôi ở Quanta Research còn tạo một trang web Nơi bạn có thể đăng video và thực hiện chúng trực tuyến, thậm chí bạn không có kinh nghiệm làm việc với công nghệ thông tin hay lập trình, bạn vẫn có thể trải nghiệm dễ dàng với kính hiển vi mới này. Và tôi muốn cho quý vị xem một số ví dụ những gì mà mọi người làm với nó. Video này làm bởi người dùng Youtube có tên Tamez85. Tôi không biết người này, nhưng anh ấy hoặc cô ấy sử dụng mã của chúng tôi để phóng đại những chuyển động nhỏ ở bụng trong quá trình mang thai. Hơi nổi da gà. (Tiếng cười) Mọi người dùng nó để phóng đại mạch ở tay. Và bạn biết đây không phải là khoa học thực sự nếu bạn không sử dụng con Bọ, và có vẻ như chú Bọ này tên là Tiffany chủ video cho rằng nó loài động vật gặm nhấm đầu tiên trái đất được phóng đại chuyển động . Bạn có thể làm nó nghệ thuật hơn. Video được gửi từ một sinh viên chuyên ngành thiết kế ở Yale. Cô ấy muốn xem xem có bất kì khác biệt gì trong cử động của bạn cùng lớp Cô yêu cầu họ đứng yên sau đó phóng đại chuyển động của họ. Giống như xem những bức ảnh tĩnh trở nên sống động. Và điều tuyệt vời với những ví dụ trên là chúng tôi không có gì để làm với chúng. Chúng tôi chỉ cung cấp công cụ mới, cách nhìn thế giới mới, sau đó mọi người thấy những cách sử dụng thú vị, mới và sáng tạo hơn. Nhưng chúng tôi không dừng lại ở đó. Công cụ này không chỉ cho phép chúng ta nhìn thế giới theo cách mới, nó còn xác định lại việc chúng ta có thể làm đẩy lùi giới hạn của những việc chúng ta có thể làm với máy quay. Như những nhà khoa học, chúng bắt đầu tự hỏi, hiện tượng vật lý nào nữa cũng tạo ra những chuyển động nhỏ mà chúng tôi có thể dùng máy quay để đo? Một trong những hiện tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu gần đây là âm thanh. Âm thanh, như chúng ta biết là thay đổi trong khí áp khi di chuyển trong không khí. Những sóng áp suất va vào vật và tạo ra cho chúng những rung động nhỏ, đấy là cách ta nghe và ghi lại âm thanh. Nhưng thực tế, âm thanh cũng có thể tạo ra những chuyển động thấy được. Chúng là những chuyển động ta không thể thấy nhưng máy quay có thể thấy với xử lý đúng. Đây là hai ví dụ. Đây là tôi biểu diễn ra năng ca hát tuyệt vời của mình. (tiếng hát) (tiếng cười) Và tôi quay video tốc độ cao cổ họng của mình khi hát nho nhỏ Một lần nữa nếu bạn chăm chú nhìn vào video, bạn sẽ không thể thấy gì nhiều nhưng khi chúng tôi phóng đại lên 100 lần, chúng ta có thể thấy chuyển động gợn nhỏ ở phần cổ tham gia vào việc tạo âm thanh. Tín hiệu ở đó trong video. Chúng ta biết rằng ca sĩ có thể làm vỡ cốc rượu nếu ngân đúng nốt. Vậy, chúng tôi chuẩn bị chơi một nốt trong tần số sóng cộng hưởng với chiếc cốc qua một loa đặt cạnh nó. Khi chúng tôi chơi nốt nhạc và phóng đại 250 lần, chúng ta có thể thấy chiếc cốc rung thế nào và cộng hưởng với âm thanh. Đây không phải là những gì bạn thường thấy nhưng nó làm chúng ta suy nghĩ. Nó cho chúng ta ý tưởng điên rồ này. Chúng ta có thể đảo ngược quá trình này tái tạo lại âm thanh từ video bằng việc phân tích những rung động nhỏ được tạo ra bởi sóng âm thanh và chuyển được trở lại thành âm thanh tạo ra chúng. Theo cách này, chúng ta có thể biến những vật thường ngày thành máy thu âm. Đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm. Đây là một cái túi bim bim rỗng nằm trên bàn, và chúng tôi sẽ biến nó thành máy ghi âm bằng cách quay lại nó bằng camera và phân tích những chuyển động nhỏ mà sóng âm thanh tạo nên. Đây là âm thanh chúng tôi đã bật trong phòng. (nhạc "Mary Had a Little Lamb") Và đây là video tốc độ cao mà chúng tôi quay chiếc túi. Và chơi lần nữa. Bạn không thể nhìn thấy gì trong video này chỉ bằng cách nhìn vào nó, nhưng đây là âm thanh chúng tôi có thể khôi phục bởi phân tích chuyển động nhỏ trong video. (nhạc "Mary Had a Little Lamb") Tôi gọi nó là -- Cảm ơn (vỗ tay) Tôi gọi nó là may ghi âm bằng hình ảnh. Chúng ta có thể tách tín hiệu âm từ tín hiệu hình. Để quý vị cảm nhận được mức độ chuyển động ở đây, âm thanh rất lớn sẽ khiến cho cái túi chuyển động ít hơn micro-met. Là một phần nghìn của mm. Chuyển động nhỏ đến như thế và bây giờ chúng ta có thể lôi chúng ra chỉ bằng cách quan sát cách ánh sáng bật ra khỏi vật thể và thu được bởi máy quay của chúng tôi. Chúng tôi có thể tái hiện tại âm thanh từ những vật khác như cây cối. (nhạc "Mary Had a Little Lamb") Chúng ta cũng có thể tạo lại đoạn diễn văn Đây là một người đang nói trong phòng. Giọng nói: Mary đã có một chú cừu nhỏ có lông trắng như tuyết, và bất kì đâu Mary tới, chú cừu chắc chắn sẽ theo sau. Michael Rubinstein: Đây là đoạn âm thanh được tạo lại chỉ từ video quay cùng một chiếc vỏ bim bim. Tiếng nói: Mary đã có một chú cừu nhỏ có lông trắng như tuyết, và bất kì đâu Mary tới, chú cừu chắc chắn sẽ theo sau. Michael Rubinstein: Chúng tôi sử dụng "Mary had a little lamb" bởi vì đây là những từ đầu tiên mà Thomas Edison nói vào chiếc máy hát năm 1877. Đấy là công cụ ghi âm đầu tiên trong lịch sử. Nó cơ bản đưa âm thanh lên một màng chắn màng này rung một cây kim khắc âm thanh lên giấy thiếc được bọc xung quanh một ống trụ. Đây là mô phỏng của thu âm và phát lại âm thanh với máy hát của Edison. (Video) Giọng nói: đang thử, đang thử, một hai ba. Mary đã có một chú cừu nhỏ có lông trắng như tuyết, và bất kì đâu Mary tới, chú cừu chắc chắn sẽ theo sau. Đang thử, đang thử, một hai ba. Mary đã có một chú cừu nhỏ có lông trắng như tuyết, và bất kì đâu Mary tới, chú cừu chắc chắn sẽ theo sau. MR: và bây giờ, sau 137 năm, chúng ta có thể thu được âm thanh một cách tương tự nhưng chỉ bằng việc xem vật chuyển động bởi âm thanh với máy quay, chúng ta vẫn làm được khi máy quay cách vật 15 feet, sau lớp kính cách âm. Và đây là âm thanh chúng tôi thu lại được trong trường hợp này. Mary đã có một chú cừu nhỏ có lông trắng như tuyết, và bất kì đâu Mary tới, chú cừu chắc chắn sẽ theo sau. Và tất nhiên, theo dõi là ứng dụng đầu tiên được nghĩ tới. (Tiếng cười) Nhưng nó cũng có thể hữu dụng cho những việc khác. Có thể trong tương lai, ta sử dụng nó, ví dụ như, để lấy được âm thanh qua vũ trụ, bởi vì âm thanh không thể truyền qua vũ trụ, nhưng ánh sáng có thể. Chúng tôi mới chỉ bắt đầu khám phá những ứng dụng khác cho công nghệ mới này. nó cho ta thấy những quá trình vật lý mà ta biết nó ở đó nhưng cho đến bây giờ chưa bao giờ có thể nhìn bằng mắt thường. Đây là nhóm chúng tôi. Những gì tôi chỉ ra hôm nay là kết quả của sợ hợp tác với nhóm người tuyệt vời mà quý vị thấy ở đây, tôi khuyến khích và hoan nghênh quý vị vào trang web của chúng tôi, tự mình trải nghiệm, và cùng chúng tôi khám phá thế giới của những chuyển động nhỏ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi ở đây để thuyết phục các bạn về việc định hình lại câu chuyện về cách con người và các cá thể xử lí mọi việc. Có một câu chuyện cũ -- chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua: sinh học là một trận chiến trong đó chỉ những người dũng mãnh nhất sống sót; doanh nghiệp và quốc gia chỉ thành công khi đánh thắng, phá hủy và thống trị được trận đấu; chính trị thuộc về phe của bạn dành chiến thắng bằng bất kì giá nào. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể thấy được sự khởi đầu của một câu chuyện mới nổi. Đó là một câu chuyện trải dài qua những quy luật khác nhau, trong đó sự hợp tác, ứng xử tương đồng và sự phụ thuộc lẫn nhau đóng một vai trò quan trọng hơn. Vai trò chính, không quan trọng nhất, của trận đấu và sự sống còn của kẻ mạnh nhất trở nên nhỏ bé hơn một ít để dành chỗ. Tôi bắt đầu nghĩ đến quan hệ giao tiếp, truyền thông và ứng xử tương đồng khi tôi viết cuốn "Smart Mobs," và tôi nhận ra khi tôi đã viết xong, tôi vẫn tiếp tục nghĩ về nó. Trên thực tế, nếu bạn nhìn lại, truyền thông đại chúng và tổ chức xã hội đã cùng tiến hóa trong một quãng thời gian dài. Con người đã sống lâu hơn, hơn rất nhiều xấp xỉ 10,000 năm của nền văn hóa nông nghiệp ổn định trong các nhóm nhỏ. Những thợ săn du cư săn bắn thỏ và thu thập thức ăn. Định nghĩa của sự giàu có thời đó chính là có đủ lương thực để sống sót. Nhưng đôi khi, họ tụ họp lại cùng nhau cho những trận đi săn tầm cỡ hơn. Và chúng ta không biết chính xác họ làm bằng cách nào, mặc dù họ đã xử lí những vấn đề về ứng xử tương đồng; hiển nhiên là bạn không thể vừa săn voi răng mấu vừa chiến đấu với những nhóm người khác. Và lần nữa, ta lại không có cách hiểu nào, nhưng rõ ràng là một dạng mới của sự giàu có đã xuất hiện. Nhiều chất dinh dưỡng hơn một nhà thợ săn có thể ăn trước khi nó kiệt quệ. Và việc đó làm dấy lên một câu hỏi mà tôi tin rằng đã tạo nên những dạng thức xã hội mới. Có phải những người ăn thịt voi răng mấu mang nợ những thợ săn và gia đình họ cái gì đó? Và nếu vậy, làm cách nào mà họ dàn xếp được với nhau? Lần nữa, ta không biết, nhưng có thể chắc chắn vài dạng thức của giao tiếp ứng xử đã được sử dụng. Tất nhiên, với nền văn hóa nông nghiệp được đặt lên hàng đầu, những thành phố đầu tiên được xây từ bùn và gạch, những đế chế đầu tiên. Và chính những người cai trị các đế chế đó đã thuê người để trông coi lúa, cừu và rượu, vốn bị nợ và thuế mà những người đó nợ bằng cách đánh dấu, đánh dấu trên đất thời đó. Không lâu sau đó, bảng chữ cái được phát minh. Và công cụ quyền lực này đã được gìn giữ qua hàng nghìn năm, bởi những người cai quản ưu tú (Cười) trông coi sổ sách cho những đế chế. Và sau đó công nghệ giao tiếp khác đã đẩy mạnh truyền thông: máy in ra đời, và chỉ trong vài thập kỉ, hàng triệu người đã hay chữ. Và bắt nguồn từ dân số biết chữ, nhiều dạng mới của giao tiếp ứng xử đã được hình thành trong phạm vi học thức, tôn giáo và chính trị. Chúng ta đã chứng kiến cuộc cách mạng khoa học, cuộc Cải cách Tin lành, nền dân chủ lập hiến có thể trở thành hiện thực. Không được tạo nên bởi chiếc máy in, nhưng lại được tiến hành bởi giao tiếp ứng xử hình thành từ học thức. Và một lần nữa, những dạng thức mới của sự giàu sang lại xuất hiện. Đến bây giờ, thương mại đã xưa rồi. Thị trường thì xưa như Trái đất vậy. Nhưng chủ nghĩa tư bản, như chúng ta biết, chỉ mới vài trăm năm tuổi, được hình thành bởi sự dàn xếp phối hợp và công nghệ, ví dụ như công ty cổ phần, chia tiền bảo hiểm trách nhiệm, kế toán kép. Giờ đây, tất nhiên, kĩ thuật khả dụng được dựa trên Internet, và trong nhiều kỉ nguyên tới, mỗi máy tính đều là một chiêc máy in, một đài phát sóng, một cộng đồng hoặc một thị trường. Sự phát triển đang trở nên nhanh hơn. Gần đây, sức mạnh đó đang tự thoát khỏi những chiếc máy tính, và rất, rất nhanh thôi, ta sẽ chứng kiến một phần lớn, nếu không phải đa số nhân loại, vừa đi lại vừa cầm hoặc mang trên mình siêu máy tính được kết nối với một tốc độ khủng khiếp hơn cái mà ta cho rằng là băng thông rộng tại thời điểm này. Khi mà tôi bắt đầu nghiên cứu ứng xử tương đồng, tính nhân văn dựa trên điều mà xã hội học gọi là tiến thoái lưỡng nan xã hội. Và có một vài câu chuyện hoang đường về nó. Tôi sẽ nói qua về 2 trong số đó: song đề tù nhân và bi kịch của mảnh đất công. Khi tôi nói về việc này với Kevin Kelly, ngài ấy đảm bảo tôi rằng tất cả mọi người trong khán đài này đều biết khá rõ về song đề tù nhân, vì vậy tôi sẽ chỉ ôn lại rất rất nhanh. Nếu các bạn có câu hỏi gì, hãy hỏi Kevin Kelly sau nhé. (Cười) Song đề tù nhân thực chất là một câu chuyện được dựa trên một ma trận toán từ thuyết trò chơi trong những năm đầu của nghiên cứu chiến tranh hạt nhân: hai người chơi không thể tin tưởng nhau. Tôi có thể nói rằng mỗi cuộc giao dịch không chắc chắn là một ví dụ điển hình cho song đề tù nhân. Một người với hàng hóa, một người với tiền bạc, vì họ không thể tin tưởng lẫn nhau, nên họ sẽ không trao đổi. Không ai muốn trở thành người đầu tiên hoặc họ định phạt người thiếu kinh nghiệm, nhưng cả 2 đều mất, tất nhiên, vì họ không có được thứ họ muốn. Chỉ khi họ có thể thỏa thuận, chỉ khi họ có thể biến song đề tù nhân thành một ma trận thưởng phạt khác tên là trò chơi cam đoan, họ có thể tiến hành. 20 năm trước, Robert Axelrod đã sử dụng song đề tù nhân để thăm dò một câu hỏi về sinh vật học: nếu tất cả chúng ta ở đây vì tổ tiên ta là những chiến binh dũng cảm, sự hợp tác có thể tồn tại bằng cách nào? Ngài ấy đã tổ chức một giải đấu máy tính cho ai đề ra kế sách hay nhất cho song đề tù nhân, và ngài ấy bất ngờ nhận ra rằng, một kế sách rất rất đơn giản đã thắng -- nó thắng giải đấu đầu tiên, và ngay cả khi mọi người đã biết là nó thắng, nó vẫn thắng trong giải đấu thứ hai -- đó chính là ăn miếng trả miếng. Một trò chơi kinh tế khác có thể không nổi tiếng như song đề tù nhân chính là trò chơi tối hậu thư, nó cũng là một công cụ thăm dò thú vị trong suy nghĩ của ta về cách người ta thực hiện giao dịch kinh tế. Đây là cách trò chơi này được tiến hành: có 2 người chơi; họ chưa từng chơi trò này, họ cũng sẽ không chơi trò này lần nữa, họ không biết gì về nhau và thực tế, họ đang ở trong 2 phòng riêng biệt. Người chơi thứ nhất được đề nghị 100 đô và được yêu cầu phải đề ra cách chia tiền: 50/50, 90/10, bất cứ cách nào mà người chơi muốn. Người chơi thứ 2 phải hoặc là chấp nhận -- cả 2 người chơi đều được trả tiền và trò chơi kết thúc -- hoặc là từ chối cách chia -- không ai được tiền và trò chơi kết thúc. Bây giờ, cốt lõi của kinh tế học tân cổ điển sẽ cho bạn biết liệu có đúng đắn không khi từ chối một đô la vì một ai đó mà bạn không biết trong căn phòng khác sẽ được nhận 99 đô. Tuy nhiên với hàng nghìn thử nghiệm với người Mỹ, châu Âu và học sinh Nhật Bản, một phần trăm lớn từ chối bất cứ đề nghị nào thấp hơn 50/50. Và mặc dù họ được giấu và không hề biết gì về trò chơi này và chưa hề chơi trước đây, nhưng những người đề nghị vốn đã biết điều này chính vì lời đề nghị trên trung bình, ngạc nhiên rằng, rất gần với 50/50. Bắt đầu đến phần thú vị khi gần đây các nhà nhân loại học bắt đầu mang trò chơi này đến những nền văn hóa khác và họ ngạc nhiên nhận ra rằng, những kĩ sư nông nghiệp hùng hổ ở vùng Amazon hoặc những người chăn nuôi nay đây mai đó ở Trung Á hoặc một tá nền văn hóa khác -- mỗi cái lại có những định nghĩa khác nhau về sự công bằng. Điều này cho thấy rằng thay vì sinh ra đã có một nhận thức về sự công bằng, rằng bằng cách nào đó nền móng của những giao dịch thương mại có thể bị ảnh hưởng bởi những thiết chế xã hội, cho dù ta có biết điều đó hay không. Chuyện về tình thế khó xử trong xã hội là bi kịch của mảnh đất công. Garrett Hardin đã sử dụng nó để nói về bùng nổ dân số vào cuối những năm 1960. Ngài ấy đã lấy ví dụ một mảnh đất chăn nuôi chung nhưng mỗi người lại muốn bành trướng đàn gia súc của mình đã dẫn tới chăn thả quá mức và nguồn đất bị kiệt quệ. Ông đi tới kết luận hơi tối tăm rằng con người sẽ không tránh khỏi khai thác quá mức những nguồn tài nguyên ít ỏi mà họ không bị ngăn chặn sử dụng. Đến Elinor Ostrom, một nhà khoa học chính trị, vào năm 1990 đã hỏi một câu rất thú vị mà bất cứ nhà khoa học nào cũng nên hỏi, đó là: Có thật là con người sẽ luôn hủy hoại của cải chung? Và bà đã ra ngoài và nghiên cứu những dữ liệu có thể tìm được. Bà nhìn vào hàng loạt trường hợp mà trong đó con người chia sẻ nguồn nước, tài nguyên rừng, nơi đánh cá, và nhận ra rằng đúng là trong rất nhiều trường hợp, con người đã hủy hoại của cải chung mà chính họ phụ thuộc vào. Nhưng bà cũng tìm thấy nhiều trường hợp mà con người thoát khỏi song đề tù nhân; trên thực tế, bi kịch của mảnh đất công là song đề tù nhân với nhiều người chơi. Và bà nói rằng con người chỉ là tù nhân khi chính họ coi bản thân là như vậy. Họ thoát ra bằng cách tạo nên một thể chế ứng xử. Và điều thú vị nhất mà bà ấy khám phá ra, theo quan điểm của tôi, đó là trong số những luật lệ có hiệu lực, có một số quy tắc chung đã được phác họa, và những quy tắc đó dường như đã biến mất khỏi những thể chế mà không hoạt động. Tôi sẽ chuyển nhanh sang một số số luật lệ Trong sinh học, khái niệm của sự cộng sinh, chọn lọc giống loài, tâm lí học tiến hóa được tranh cãi rất nhiều. Nhưng không còn tranh cãi nào nữa về sự thật rằng sự dàn xếp phối hợp đã từ nhân vật phụ chuyển thành nhân vật chính trong sinh học, từ cấp tế bào lên đến cấp sinh thái học. Và một lần nữa, khái niệm của chúng ta về những cá thể kinh tế từng bị lật đổ. Tư lợi có nhận thức không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định. Trên thực tế, con người sẽ có hành động trừng phạt kẻ xấu, bằng bất cứ giá nào. Mới đây, những nghiên cứu về thần kinh học đã chỉ ra rằng những người diệt trừ kẻ xấu trong những trò chơi kinh tế cho thấy có hoạt động trong trung khu tưởng thưởng của não bộ của họ. Điều này đã khiến một nhà khoa học tuyên bố rằng sự trừng phạt vị tha có thể là chất keo gắn kết xã hội lại với nhau. Tôi đã nói về cách những dạng thức mới của giao tiếp và truyền thông đã giúp tạo ra những dạng kinh tế mới trong quá khứ. Thương mại cũ. Thị trường cũ. Chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện gần đây; chủ nghĩa xã hội xuất hiện như một phản ứng lại. Nhưng ta mới được nhìn thấy rất ít cách mà những dạng thức tiếp theo có thể xuất hiện Jim Surowiecki đã nhắc đến qua nghiên cứu của Yochai Benkler về mã nguồn mở, chỉ ra một dạng sản xuất mới: sản xuất đồng đẳng. Tôi chỉ muốn nhắc các bạn rằng nếu như trong quá khứ, những dạng mới của hợp tác được biến thành có thể bởi công nghệ tạo nên những dạng giàu có mới, chúng ta có thể đang chuyển sang một dạng kinh tế khác khác xa những dạng cũ. Hãy nhìn qua những doanh nghiệp sau. IBM, như các bạn đã biết, HP, Sun -- một vài đối thủ mạnh nhất trong ngành IT đang tiến hành mã nguồn mở phần mềm của họ, cung cấp hồ sơ năng lực của bằng sáng chế cho cộng đồng. Eli Lilly -- một lần nữa, trong thế giới cạnh tranh khắc nghiệt của ngành dược -- đã tạo ra một thị trường cho những giải pháp về vấn đề dược. Toyota, thay vì coi nguồn cung của mình như một thị trường, thì họ tự coi mình như một mạng lưới và những con tàu để năng suất cao hơn, dù họ cũng đang tự rèn luyện để sản xuất sản phẩm chất lượng hơn cho đối thủ của họ Không ai trong số những công ty này đang làm vậy vì lòng vị tha; họ làm vậy vì họ đã học được rằng lợi nhuận cho chính họ một phần cũng là chia sẻ bằng một cách nhất định Sản xuất mã nguồn mở cho ta thấy rằng phần mềm đẳng cấp, Linux và Mozilla, được tạo ra không phải với bộ máy quan liêu của công ty cũng không phải với sự thúc đẩy của thị trường như chúng ta đã biết. Google tự làm giàu bằng cách làm giàu cho hàng ngàn blogger thông qua AdSense. Amazon đã mang giao diện lập trình ứng dụng đến với 60,000 nhà phát triển, vô số cửa hàng trên Amazon. Họ đang làm giàu cho nhau, không phải vì lòng vị tha mà vì làm giàu cho chính họ eBay đã giải quyết được song đề tù nhân và tạo nên một thị trường nơi mà không ai có thể tồn tại bằng cách tạo nên cơ chế phản hồi cái mà biến song đề tù nhân thành trò chơi cam đoan. Thay vì "Không ai có thể tin nhau, nên chúng ta phải chọn bước đi tối ưu," nó lại là "Hãy chứng minh cho tôi là bạn đáng tin tưởng và tôi sẽ hợp tác." Wikipedia nhờ hàng ngàn tình nguyện viên để tạo từ điển bách khoa toàn thư miễn phí với 1 triệu rưỡi bài báo bằng 200 ngôn ngữ chỉ trong một vài năm. Ta đã thấy ThinkCycle hữu hiệu hóa NGOs ở những nước đang phát triển để những vấn đề được giải quyết bởi những sinh viên trên khắp thế giới, bao gồm cả thứ mà đang được sử dụng cho cứu trợ sóng thần: đó là một bộ máy dùng để cấp nước cho những bệnh nhân dịch tả rất dễ sử dụng những người không biết chữ cũng có thể được hướng dẫn dùng nó. BitTorrent biến mỗi người tải xuống thành một người tải lên, làm cho hệ thống trở nên càng hữu hiệu khi có càng nhiều lượt sử dụng. Hàng triệu người đã đóng góp màn hình máy tính của họ khi không sử dụng để liên kết với nhau thông qua mạng Internet để tạo thành tập hợp siêu máy tính giải quyết vấn đề về sự cuốn gấp protein cho các nhà nghiên cứu y học -- đó chính là Folding@home của Đại học Stanford -- để phá mã khóa, để tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác. Tôi không nghĩ là chúng ta biết đủ rộng. Tôi không nghĩ là chúng ta đã bắt đầu khám phá những luật lệ cơ bản, nhưng tôi nghĩ là chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ về nó. Và tôi không có đủ thời gian để nói về tất cả số đó, nhưng hãy nghĩ về lợi nhuận bản thân. Tất cả đều là về tư lợi và nhiều hơn thế. Ở El Salvador, cả hai phía mà đều rút khỏi cuộc nội chiến đã đi những bước được chứng minh là phản chiếu của chiến thuật song đề tù nhân Tại Mỹ, tại Philippines, tại Kenya, trên khắp thế giới, người dân đã tự tổ chức những cuộc phản đối chính trị và thoát ra khỏi chiến dịch bỏ phiếu thông qua thiết bị di động và SMS. Có không một chương trình Apollo có sự hợp tác? Hay một nghiên cứu xuyên ngành về sự hợp tác? Tôi tin rằng lợi nhuận có thể rất lớn. Tôi nghĩ chúng ta cần bắt đầu bản đồ phát triển của lãnh thổ này để ta có thể bàn về nó qua những luật lệ. Và ý tôi không phải là hiểu biết về sự hợp tác sẽ làm chúng ta trở thành những con người tối đẹp hơn -- và đôi khi nhiều người hợp tác với nhau để làm những điều xấu nhưng tôi sẽ nhắc các bạn rằng vài trăm năm về trước, khi con người phải chứng kiến người yêu quý của mình ra đi vì bệnh tật, họ nghĩ rằng đó là do tội lỗi hoặc những người ngoại lai hoặc thế lực xấu. Descartes đã nói rằng chúng ta cần một cách nghĩ hoàn toàn mới. Khi phương pháp khoa học đem lại cho ta cách nghĩ mới đó và sinh học chỉ ra rằng vi sinh vật gây ra bệnh, những đau đớn đã được xoa dịu. Cơn đau nào có thể làm dịu đi, dạng thức của sự giàu có có thể được tạo ra nếu chúng ta biết nhiều hơn về sự hợp tác? Tôi không nghĩ diễn ngôn xuyên ngành sẽ tự nhiên mà có; nó sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Vì vậy tôi mong các bạn sẽ giúp tôi khởi đầu chiến dịch hợp tác. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Vào thế kỷ 16, có nhiều cá voi đầu bò ở Vịnh Cape Cod dọc bờ biển phía đông nước Mỹ đến nỗi cứ như bạn đi ngang qua lưng chúng từ đầu này sang đầu kia Vịnh. Ngày nay, chúng chỉ còn vài trăm con, và đang gặp nguy hiểm. Số lượng nhiều loài cá voi khác cũng giảm đi đáng kể bởi qua 200 năm đánh bắt, chúng bị săn bắt và giết để lấy thịt, dầu và xương. Chúng ta còn cá voi trong vùng biển này đến nay là nhờ cuộc vận động Cứu lấy Cá voi vào thập niên 70. Cuộc vận động là cách để dừng việc đánh bắt cá voi thương mại, được xây dựng trên ý tưởng rằng nếu không thể cứu được cá voi, ta có thể cứu được gì nữa? Nó là phép thử sau cùng cho khả năng chính trị của chúng ta để dừng việc phá hủy môi trường. Đầu thập niên 80, một lệnh cấm đánh bắt cá voi thương mại được ban hành nhờ sức ép của chiến dịch này. Tuy nhiên, số cá voi trong vùng biển vẫn còn rất ít bởi chúng còn phải đối mặt với những mối đe dọa khác từ con người. Không may, nhiều người vẫn nghĩ rằng người ủng hộ bảo vệ cá voi như tôi làm việc này chỉ bởi loài vật này thật lôi cuốn và đẹp đẽ. Điều thực sự tai hại, bởi cá voi chính là kỹ sư sinh thái. Chúng giúp giữ đại dương ổn định và khỏe mạnh, thậm chí còn mang lại lợi ích cho xã hội loài người. Vậy hãy nói về lý do tại sao việc bảo tồn cá voi rất quan trọng trong việc phục hồi các đại dương. Chung quy, gồm hai yếu tố chính: phân và xác cá voi. Khi lặn xuống sâu để kiếm ăn và ngoi lên mặt nước để thở, cá voi thải ra lượng phân rất lớn. Máy bơm cá voi, như tên gọi mang lại một nguồn dinh dưỡng cần thiết từ vùng nước sâu đến mặt nước kích thích các sinh vật phù du tăng trưởng, tạo cơ sở cho các chuỗi thức ăn trong môi trường biển. Càng có nhiều cá voi thải phân trong đại dương càng có ích cho hệ sinh thái biển. Cá voi còn là loài di cư xa nhất trong tất cả các loài động vật có vú. Cá voi xám Hoa Kỳ di cư 16,000 km giữa những vùng dồi dào thức ăn và những vùng sinh sản, và quay trở lại hàng năm. Khi di cư, chúng vận chuyển phân bón dưới dạng chất thải từ những nơi dồi dào đến những nơi cần nó. Rõ ràng, cá voi đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn dinh dưỡng cả chiều ngang lẫn chiều dọc, trong đại dương. Điều thú vị là chúng vẫn đóng quan trọng sau khi chết đi. Xác cá voi là dạng mảnh vụn lớn nhất rơi xuống từ mặt biển. Khi chìm xuống, những mảnh xác này tạo nên một bữa tiệc cho hơn 400 loài sinh vật, bao gồm cả loài cá mút đá myxin, tiết chất nhờn, hình dáng như con lươn. Vậy qua hơn 200 năm đánh bắt, khi đang bận giết và lấy xác của chúng ra khỏi biển cả, ta đã làm thay đổi tỉ lệ và phân bố địa lý của xác cá voi xuống tầng biển sâu, và kết quả, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của những loài sinh vật liên quan nhất và phụ thuộc nhất vào xác cá voi để sinh tồn. Xác cá voi cũng vận chuyển khoảng 190,000 tấn cacbon, bằng lượng cacbon thải ra bởi 80,000 chiếc xe hơi mỗi năm từ khí quyển vào tầng biển sâu, nơi chúng ta gọi là "bể chứa cacbon", bởi chúng hấp thụ và giữ cacbon dư thừa từ khí quyển, nhờ đó, làm chậm lại quá trình nóng lên của trái đất. Đôi khi xác cá voi còn giúp rửa sạch bờ biển và cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật ăn thịt trên cạn. 200 năm đánh bắt cá voi rõ ràng đã gây thiệt hại và làm giảm số lượng cá voi từ 60% đến 90%. Rõ ràng, cuộc vận động Cứu lấy Cá voi là cách ngăn chặn việc tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại, nhưng cần xem lại chiến dịch này. Cần giải quyết theo hướng hiện đại, vấn đề nan giải mà cá voi đang đối mặt trong vùng biển của chúng ta ngày nay. Cần giúp chúng thoát khỏi những con tàu con-ten-nơ cày xới vùng biển mà chúng sinh sống, và những chiếc lưới đánh cá khi chúng lượn trên mặt biển. Cũng cần học cách truyền đi thông điệp của chúng ta, để mọi người hiểu đúng giá trị về mặt sinh thái của loài cá voi. Hãy cứu lấy cá voi một lần nữa, nhưng lần này, chúng ta hành động không chỉ vì lợi ích của chúng mà còn vì lợi ích của chính chúng ta. Xin cảm ơn. Tôi làm về du lịch và là một sứ giả hòa bình, nhưng xuất phát điểm của tôi không phải như thế. Lên 7 tuổi, tôi nhớ một lần xem TV, thấy người ta ném đá và nghĩ đây là một trò thú vị. Thế rồi, tôi ra ngoài phố và ném đá, mà không biết lẽ ra phải ném vào những chiếc ô tô của người Israel. Thay vào đó, tôi ném vào ô tô nhà hàng xóm. Họ chẳng hứng thú gì với lòng yêu nước của tôi cả. Đây là tấm ảnh chụp tôi và anh trai. Đây là tôi, người bé hơn, và tôi biết bạn đang nghĩ: "Ngày xưa nhìn yêu thế kia, cái quái gì xảy ra với anh vậy?" Nhưng anh trai tôi bị bắt năm 18 tuổi và bị bỏ tù vì tội ném đá. Anh ấy bị đánh vì không chịu thú nhận, kết quả là, nội thương khiến anh qua đời ngay khi được thả. Tôi tức giận. Tôi thấy xót xa, và tất cả những gì tôi muốn làm là trả thù. Nhưng suy nghĩ đó thay đổi khi tôi 18. Tôi biết mình cần tiếng Do Thái để có được một công việc, và khi học tiếng ở lớp là lần đầu tiên tôi gặp những người Do Thái không phải lính. Chúng tôi gắn bó nhau từ những thứ đơn giản, như nhạc đồng quê, một thứ âm nhạc khá lạ với người Palestine. Sau đó, tôi hiểu ra chúng tôi bị chia cách bởi một bức tường của sự tức giận, ghét bỏ và lãnh đạm. Tôi nhận ra mọi thứ xảy đến với mình không quan trọng Quan trọng hơn là cách mà tôi giải quyết nó. Vì thế, tôi quyết định cống hiến đời mình để xóa bỏ bức tường chia cách mọi người. Tôi làm điều đó bằng nhiều cách. Du lịch là một trong số đó, cả truyền thông và giáo dục nữa, bạn có lẽ đang tự hỏi liệu du lịch có thể xóa bỏ bức tường đó? Có! Du lịch là cách bền vững nhất để xóa bỏ bức tường ngăn, gắn kết mọi người lại với nhau và tạo nên tình bạn bền vững. Năm 2009, tôi đồng sáng lập Mejdi Tours, doanh nghiệp xã hội với mục tiêu kết nối mọi người cùng hai người bạn Do Thái, và điều chúng tôi sẽ làm, đã làm ví dụ, ở Jerusalem, chúng tôi có 2 hướng dẫn viên một người Israel và một Palestine, cùng dẫn các chuyến tham quan, kể chuyện lịch sử, qua khảo cổ xen lẫn các xung đột từ nhiều góc nhìn khác nhau. Tôi nhớ đi cùng chuyến với người bạn có tên Kobi từ hội Do Thái Chicago, tới Jerusalem, chúng tôi đưa họ đến một trại tị nạn, ở Palestine nơi có đồ ăn tuyệt vời. Kia là mẹ tôi. Bà rất tuyệt. Kia là thức ăn của Palestine, maqluba, nghĩa là "lật lên lật xuống". Bạn nấu nó với gạo và gà, và lật nó lên xuống. Đó là món ngon nhất. Chúng tôi ăn cùng nhau, sau đó, hoà cùng ban nhạc người Israel và Palestine và múa bụng. Nếu bạn không biết gì, tôi sẽ dạy bạn sau. Khi rời đi, cả hai bên đều khóc vì không muốn về. Ba năm sau, mối quan hệ đó vẫn được duy trì. Hãy cùng tôi tưởng tượng nếu một tỉ người này những người du lịch toàn thế giới mỗi năm, không được lên xe buýt từ nơi này đến nơi khác, từ khách sạn này đến khách sạn khác, chụp ảnh từ cửa sổ xe buýt của những con người, những nền văn hóa nhưng thực ra là kết nối với mọi người. Bạn biết đấy, tôi nhớ có một nhóm người Muslim từ nước Anh đến nhà của một gia đình Do Thái chính thống, dùng bữa tối thứ 6 đầu tiên, bữa tối Sabbath, ăn hamin với nhau, một món Do Thái, một món hầm, hồi lâu, họ nhận ra rằng một trăm năm trước, gia đình họ bắt nguồn từ cùng một nơi ở Bắc Phi. Đây không phải ảnh bìa cho trang Facebook của bạn. Không phải thảm họa du lịch. Đây là tương lai của du lịch, và tôi mời bạn cùng tôi du lịch để làm thay đổi thế giới. Thực hiện nó ở phạm vi toàn cầu, từ Ailen đến Iran đến Thổ Nhĩ Kì và toả ra khắp nơi để thay đổi thế giới. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi cần phải thú nhận. Là một nhà khoa học kiêm kỹ sư, trong nhiều năm liền, tôi đã quá tập trung vào hiệu suất. Hiệu suất có thể trở thành lối mòn, và hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn về hành trình đưa tôi ra khỏi lối mòn trở về với thực tế phong phú. Vài năm trước, sau khi hoàn thành Chương trình Tiến Sỹ, ở Luân Đôn, tôi chuyển đến Boston. Tôi sống ở Boston và làm việc ở Cambridge. Tôi đã mua một chiếc xe đạp đua mùa hè ấy, và đạp đi làm mỗi ngày. Tôi dùng điện thoại để tìm đường đi. Nó đưa tôi đi qua đại lộ Mass, Massachusetts, con đường ngắn nhất từ Boston đến Cambridge. Tôi đã đạp xe mỗi ngày trên đại lộ nhiều xe hơi ấy, trong suốt một tháng. Một ngày nọ, tôi chọn đi con đường khác. Tôi không rõ vì sao mình đã chọn, ngày hôm đó, một con đường vòng. Tôi chỉ nhớ cảm giác của sự ngạc nhiên; ngạc nhiên vì tìm thấy một con đường không có xe hơi, trái ngược với đại lộ Mass gần đó, đầy xe; ngạc nhiên vì tìm thấy một con đường đầy lá và cây bao phủ. Đi hết sự ngạc nhiên, tôi lại cảm thấy xấu hổ. Làm sao mà tôi lại mù đường đến thế? Trong suốt một tháng, tôi bị mắc kẹt trong ứng dụng điện thoại tin rằng hành trình đi làm duy nhất chỉ là con đường ngắn nhất. Trên con đường cô đơn này, không có suy nghĩ, không có tận hưởng, không có niềm vui hòa mình vào thiên nhiên, không có khả năng nhìn vào mắt mọi người. Sao lại như vậy? Bởi vì tôi đã giữ chúng bên ngoài hành trình đi làm của mình. Bây giờ, để tôi hỏi các bạn: Liệu có phải chỉ có mình tôi không? Bao nhiêu bạn từng sử dụng ứng dụng bản đồ để tìm đường? Phần lớn, nếu không phải là tất cả. Đừng hiểu lầm -- ứng dụng bản đồ là những thay đổi tuyệt vời nhất khuyến khích mọi người khám phá thành phố. Lấy điện thoại ra và bạn biết ngay phải đi đâu. Tuy nhiên, với ứng dụng này, có vẻ chỉ có vài con đường là đến nơi, trong khi còn có rất nhiều con đường khác ngoài kia. Sau trải nghiệm đó, tôi đã thay đổi. Tôi chuyển hướng tìm kiếm từ khai phá dữ liệu truyền thống sang thấu hiểu cách con người trải nghiệm thành phố. Tôi sử dụng công cụ khoa học máy tính để tái tạo thử nghiệm khoa học xã hội ở quy mô phức tạp. Tôi bị say đắm bởi vẻ đẹp và nguồn cảm hứng từ những thử nghiệm khoa học xã hội thuần túy do Jane Jacobs, Stanley Milgram, Kevin Lynch tiến hành. Kết quả của nghiên cứu đó đã tạo nên những bản đồ mới, nơi các bạn không chỉ tìm được con đường ngắn nhất, màu xanh, mà còn cả con đường thú vị nhất, màu đỏ. Điều đó xảy ra như thế nào? Einstein từng nói: "Lôgic sẽ dẫn bạn từ A tới B. Nhưng trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tới cùng trời cuối đất." Vì thế, với một chút tưởng tượng, ta cần tìm hiểu nơi nào trong thành phố mà mọi người đều thấy đẹp. Tại trường đại học Cambridge, với đồng nghiệp, chúng tôi suy nghĩ về thử nghiệm đơn giản này. Nếu tôi cho các bạn thấy hai cảnh này, và hỏi rằng cảnh nào đẹp hơn, các bạn sẽ chọn cái nào? Mạnh dạn lên nào. Ai nói A? Ai nói B? Thật sáng suốt. Dựa trên ý tưởng đó, chúng tôi xây dựng mô hình dựa vào quần chúng, một trò chơi trên mạng, Người chơi được cho xem những cặp cảnh, và được yêu cầu chọn cái nào đẹp, yên tĩnh và vui hơn. Dựa trên hàng ngàn bình chọn, chúng tôi tìm kiếm điểm chung, tìm ra cảnh thành thị nào làm mọi người cảm thấy vui vẻ. Sau đó, tôi tham gia vào Yahoo Labs, chung đội với Luca và Rossano, cùng với nhau, chúng tôi tập hợp những nơi thắng cuộc ở London để tạo lập bản đồ thành phố mới, cần thiết cho cảm xúc con người. Trong bản đồ này, các bạn không chỉ tìm thấy đoạn đường ngắn nhất, từ điểm A đến điểm B mà còn tìm thấy đoạn đường hạnh phúc, một con đường tuyệt đẹp, yên tĩnh. Trong các cuộc kiểm tra, những người tham gia thích thú với con đường hạnh phúc, xinh đẹp và yên tĩnh hơn là con đường ngắn nhất, trong khi chỉ tốn thêm vài phút di chuyển. Những người tham gia cũng yêu những kí ức gắn liền với địa điểm. những kí ức chung -- tòa nhà BBC xưa; và những kí ức riêng -- nơi có nụ hôn đầu. Chúng cũng gợi lại cách những con đường tỏa mùi và phát ra âm thanh. Vì thế, giả như ta có một công cụ dẫn đường đưa ta trở lại với những con đường thú vị không chỉ dựa trên thẩm mỹ mà còn cả mùi vị, âm thanh, kí ức, thì sao? Đấy là nơi mà chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu. Nhìn chung, điều mà tôi muốn làm là tránh đi mối đe dọa từ con đường duy nhất, không cho nó lấy đi trải nghiệm thành phố một cách trọn vẹn. Đi trên con đường qua công viên, chứ không phải qua bãi đậu xe hơi, và các bạn có một con đường hoàn toàn khác. Đi trên con đường tràn ngập những người mà bạn yêu mến thay vì đầy ắp xe hơi, một con đường hoàn toàn khác. Thật đơn giản. Tôi muốn kết thúc bài nói với suy nghĩ này: các bạn có nhớ "The Truman Show" không? Một sự trào phúng trong truyền thông nơi con người không biết mình đang sống trong thế giới phức tạp. Có lẽ ta sống trong một thế giới bị tính hiệu quả làm cho phức tạp. Hãy nhìn vào những thói quen hằng ngày, giống như Truman trong bộ phim, trốn thoát khỏi thế giới phức tạp. Vì sao ư? Nếu bạn cho rằng phiêu lưu là nguy hiểm, hãy tiếp tục làm những công việc hằng ngày. Chết người đấy! Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Người ta nói rằng để trở thành thi sĩ ta phải có một lần đi địa ngục. Lần đầu tiên tôi thăm nhà tù, tôi không thấy kinh ngạc bởi tiếng ồn ào của khóa móc hay tiếng sập cửa, hay chấn song sắt, hoặc bất cứ điều gì tôi tưởng tượng ra. Có lẽ bởi nhà tù nằm trong một không gian mở. Ta có thể thấy bầu trời. Hải âu bay lượn trên cao, và bạn thấy như đang ở bên biển, Như bạn đang ở rất gần trên bãi cát. Nhưng thực ra, hải âu đang tìm thức ăn ở bãi rác gần nhà tù. Đi sâu vào trong, tôi bất ngờ thấy tù nhân đi lại trên hành lang. Khi ấy tôi dừng lại và nghĩ rằng tôi cũng rất có thề là một trong những người nầy. Nếu tôi có cuộc sống khác, hoàn cảnh khác, may mắn khác. Bởi không ai - không ai - có thể chọn nơi mình sinh ra. Vào năm 2009, tôi được mời tham gia một dự án của trường Đai Hoc Quốc Gia San Martin tổ chức ở trại giam số 48, để hợp tác một hội thực tập viết văn. Ban quản ngục đã nhượng lại một số đất ở cuối nhà tù, để xây tòa nhà trung tâm đại học. Lần đầu tiên tôi gặp các tù nhân, tôi hỏi họ tại sao lại đề nghị buổi thực tập này và họ đáp rằng họ muốn trải lòng trên giấy tất cả những gì họ không thể nói và làm. Ngay lúc đó tôi quyết định đưa thơ ca vào nhà tù. Vì thế tôi nói với họ tại sao không chọn thơ ca, khi chúng ta đã biết về nó. Nhưng không ai biết thơ ca thực sự là gì. Vá họ còn đề xuất với tôi rằng buổi tập viết văn này không nên chỉ cho tù nhân đang theo các lớp học, mà phải cho tất cả tù nhân. Và tôi nói rằng đề có thể bắt đầu buồi tập viết nầy tôi cần một công cụ, mà chúng ta đều sỡ hữu. Công cụ ấy chính là ngôn ngữ. Nếu chúng ta có tiếng nói, có buổi thực tập, thơ ca chỉ trong tầm tay. Nhưng điều mà tôi vẫn chưa cân nhắc là sự bất công cũng tồn tại ở đó. Có nhiều tù nhân thậm chí chưa học hết tiểu học. Họ không biết viết chữ kiểu, chữ in thì mặc may. Họ cũng chẳng giỏi chính tả. Nên chúng tôi bắt đầu tìm những đoạn thơ nho nhỏ. Rất ngắn nhưng mãnh liệt. Và chúng tôi cùng nhau đọc, hết thi sĩ nầy rồi đến thi sĩ́ khác, đọc những bài thơ nho nhỏ và bằng cách đó, họ dần nhận thức được rằng thi ngôn đã phá bỏ được lí lẽ thông thường, và tái tạo một hệ thống khác. Phá vỡ luận lý của ngôn ngữ cũng như luận lý của hệ thống mà họ đã quen trong cách xử sự. Thế là một hệ thống mới mở ra, những nguyên tắc mới mà họ hiểu rất nhanh chóng, và từ những bài thư ấy, họ nói lên được ý muốn của mình. Đúng như câu nói để trở thành thi sĩ ta phải có một lần đi địa ngục. Họ đã trải qua rất nhiều đày ải. Rất nhiều địa ngục. Một người tù từng nói: "Ở trong tù bạn không thể ngủ. Bạn không bao giờ ngủ trong tù. Bạn không thể nhắm mắt được." Và tôi cho họ một khoảng yên lặng, như thường lệ, rồi nói với họ Đó chính là thơ ca, các cậu ạ. Nó hữu hình cả trong cảnh ngục tù mà họ đang lâm vào. Moị thứ họ bộc bạch vì những đêm trằng trọc, Những nỗi sợ hãi. Tất cả những gì không viết thẳng lời. Tất cả là thơ ca. Và rồi chúng tôi bắt đầu đi xuống địa ngục. Và chúng tôi đi thẳng xuống tầng thứ bảy. Và trong tầng thứ bảy rât đáng yêu nầy của chúng tôi họ đã học được rằng những bức tường vô hình làm họ gào thét lên những cánh cừa sổ, dấu ta trong bóng tối. Khi năm học đầu tiên kết thúc chúng tôi tồ chức một buồi tiệc nhỏ cuối năm đế mừng sự hoàn thành của công việc yêu thương. Một người đứng ra tồ chức tiệc mừng. Chúng tôi triệu tập gia đình, bạn bè, những nhà chức trách trường đại học. Họ chỉ đọc một bài thơ, nhận bằng ra trường. và tiếng vồ tay trong buổi tiệc đơn giản nầy. Tôi chỉ muốn viết về thời gian mà những người đàn ông đôi khi rất to tướng đứng bên cạnh tôi. Những thanh niên rất trẻ, nhưng với vẻ cực kỳ kiêu ngạo, họ duy trì vai trò và tâm tính như những đứa bé trai, toát mồ hôi khi đọc bài thơ với giọng đọc như những dòng suối chảy. Giây phút đó làm cho tôi nghĩ rắng chắc chắn đây là lần đầu tiên mà nhiều người trong họ nhận được sự khen thưởng bỏi nhửng gì họ sáng tác. Ờ trong tù có những điều mà họ không thể làm được. Trong nhà tù họ không thể mơ ước. Trong nhà tù họ không thể khóc lóc. Có những từ ngữ hầu như bị cấm đoán chằng hạn như từ thời gian, từ tương lai, từ mong muốn. Nhưng chúng tôi đã dám mơ ước và ước mơ rất nhiều ví chúng tôi quyết định sẽ viết một cuốn sách. Chẳng những họ viết mà còn đóng lại thành sách. Việc nầy xãy ra cuối 2010 Chúng tôi lại đánh cuộc lần thứ hai và đã viết một cuốn sách khác. Và họ lại đóng thành sách. Việc nầy xãy ra gần cuối năm vừa rồi. Tôi thấy rằng tuần nầy sang tuần kia họ biến thành những con người khác, họ hoàn toàn thay đổi Chử nghĩa đã cho họ nhâm phẩm mà họ chưa từng biết, hoặc tưởng tượng ra. Họ biết được nhân phẩm có thể sỡ hữu được. Lúc bấy giờ trong buồi thực tập, trong địa ngục mà chúng tôi yêu thích, chúng tôi cho tất cả. Chúng tôi mở đôi tay và trái tim và chúng tôi cho những gì mình có. Tất cả. Tất cả mọi người như nhau. Do đó ta cảm thấy một điều nhỏ xíu lại sửa chửa được sự rạn nứt to lớn của xã hội là làm cho nhiều người như họ tin rằng nhà tù là điểm đến duy nhất. Tôi nhớ một bài thơ của một thi sỉ cao lớn, một thi sĩ tuyệt vời, của Nhóm 48 của lớp tập sự, Nicolas Dorado: "Tôi phải tìm một chủ đề vô tận để khâu lại vết thương tuyệt vời nầy". Thơ ca là thế đó. Nó khâu lại vết thương bởi sự ruồng bỏ. Mở toan những cánh cửa. Thơ ca làm tấm gương Phát minh một tấm gương, đó là một bài thơ. Họ nhận thấy, tìm trong bài thơ và họ viết từ những gì họ đang có và là từ những gì họ viết. Để viết, ta không cần chiếm đoạt một thời điểm để viết văn vì đó là một khoảng thời gian tự do phi thường. Họ phải đi vào đầu và tìm ra một mảnh tự do mà không bất cứ một ai có thể lấy mất khoảng khắc để viết và cũng cho phép họ kiểm lại sự tự do có được trong nhà tù và cánh cửa duy nhất chúng tôi có trong không gian tuyệt vời là cánh cửa từ ngữ và là tất cả, trong địa ngục, chúng tôi được đốt cháy với hạnh phúc khi học được sợi tim đốt của từ ngữ (Tiếng vồ tay) Tôi đã nói rất nhiều về nhà tù, rất nhiều về những gì tôi trải nghiệm mổi tuần và thưởng thức sự biến đổi giữa tôi vả họ. Nhưng họ không biết những gì mà tôi ước rằng bạn có thề cảm nhận được, trải qua mặc dù trong vài phút sự yêu thích tôi nhận được mổi tuần và làm cho tôi thành người hôm nay. (Tiếng vồ tay) "Trái tim nhai lại nước mắt thời gian mù không thấy ánh sáng che đậy tốc độ của tồn tại nơi hình ảnh chiến đấu chèo qua không cho đi. Trái tim bề nát dưới ánh nhìn buồn bả cởi trên cơn bảo của lửa tưới nâng lên ngực những làn xấu hổ, biết là phương pháp không chỉ đọc và theo mà còn mong muốn màu xanh bất tận. Trái tim ngồi suy nghĩ những chuyện, đấu tranh để không rơi vào bình thường, ráng học cách yêu mà không làm tổn thương, Mặt trời thở ra cho ta sự dũng càm cung cấp, cho ta đi về lẻ phải. Trái tim đấu tranh giữa đầm lầy, gần sát biên giới trần thế, rơi ẻo lả và không dể xuống những bước không đồng đều của kẻ say hãy đánh thức, đánh thức sự yên lặng". Tôi là Martin Bustamante, tôi hiện đang ở Đơn vị 48 của San Martin Hôm nay là ngày tôi được tạm thời tha bổng. Và với tôi thơ ca và văn chương đã thay đổi cuộc đời tôi. Cám ơn rất nhiều! ̣̣(Tiếng vồ tay) CD: Cám ơn! (Tiếng vổ tay) Guatemala đang hồi phục sau cuộc xung đột vũ trang suốt 36 năm có từ thời Chiến Tranh Lạnh khi lực lượng cánh tả nổi dậy và gặp phải sự đáp trả thảm khốc từ chính phủ. Kết quả cuối cùng là 200.000 người bị nạn, trong đó có 160.000 người chết có cả trẻ em, đàn ông, phụ nữ, và người già 40.000 người khác mất tích và vẫn đang được tìm kiếm đến tận ngày nay. Họ là những người mất tích do chiến tranh. Hiện nay, 83% số nạn nhân này là người Maya, con cháu của những cư dân đầu tiên của Trung Mỹ. Chỉ có 17% trong số này có gốc gác Châu Âu. Nhưng điều quan trọng ở đây là những con người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta, như cảnh sát, quân đội lại là những người gây ra hầu hết mọi tội ác. Những gia đình này, họ muốn có thông tin. Họ muốn biết điều gì đã xảy ra. Họ muốn tìm ra xác người thân của mình. Và trên hết, họ cần chính các bạn. Họ muốn thế giới biết rằng người thân họ là vô tội. Bố của tôi từng bị dọa sát hại vào năm 1980. Chúng tôi đã bỏ đi. Bỏ Guatemala và đến đây. Tôi lớn lên ở New York. Tôi lớn lên ở Brooklyn, và theo học Trung học New Utrecht và tốt nghiệp đại học Brooklyn. Chỉ có điều tôi không hề biết những gì đã xảy ra tại Guatemala. Tôi không quan tâm; sự thật quá đau thương. Nhưng vào năm 1995, tôi đã thay đổi. Tôi trở về. Trở về Guatemala để tìm những nạn nhân này để hiểu chuyện đã xảy ra và cũng là tìm lại một phần trong chính tôi Cách chúng tôi làm là cho các gia đình này thông tin trò chuyện với họ và cho họ chọn lựa. Chọn lựa xem liệu có nên kể cho chúng tôi về những gì họ đã thấy, về những người thân yêu, và quan trọng hơn, là cho chúng tôi một phần cơ thể. Phần cơ thể để biết họ là ai. Chúng tôi so sánh DNA của họ với DNA của những bộ xương được tìm thấy. Bằng cách này, chúng tôi tin sẽ tìm ra được thi thể. Và đây là những bộ xương, những tội ác này đã diễn ra 32 năm về trước. Khi tìm thấy hầm mộ, chúng tôi bỏ bớt đất đá và làm sạch thi hài, ghi chú và khai quật. Chúng tôi đưa những thi hài này ra khỏi lòng đất, đem đến phòng thí nghiệm trong thành phố và bắt đầu tìm hiểu 2 điều. Thứ nhất, họ đã chết như thế nào. Như ở đây là một vết thương do bị bắn vào sau đầu hay vết thương gây ra bởi dao. Một điều khác chúng tôi muốn tìm hiểu là họ là ai. Liệu đó là một đứa bé, hay người lớn. Là nam hay nữ. Khi hoàn thành việc phân tích, chúng tôi lấy một phần xương và phân tích DNA. Sau đó, lấy mẫu DNA này so với DNA của các gia đình nạn nhân. Xin phép được đưa ra cho các bạn hai ví dụ. Đầu tiên là một quyển nhật ký quân sự, đã bị buôn lậu vào năm 1999. Trong quyển sổ ghi lại những người bị chính phủ theo dõi, họ là những người muốn đổi mới đất nước, và họ được ghi chú lại trong sổ. Một trong những điều được ghi nhận là thời gian họ bị hành quyết. Bên trong hình chữ nhật màu vàng, các bạn sẽ thấy một mật mã. Mật mã bí mật: 300. Và các bạn cũng thấy đề ngày. 300 có nghĩa là "hành quyết" và ngày tháng là thời gian họ bị hành quyết. Các bạn sẽ được thấy ngay bây giờ. Trong một cuộc khai quật năm 2003, chúng tôi tìm được 220 thi thể nằm trong 53 khu mộ trong 1 căn cứ quân sự Trong khu mộ số 9, phù hợp với gia đình Sergio Saul Linares. Lúc bấy giờ, Sergio là giáo sư đại học. Cậu ấy tốt nghiệp đại học bang Iowa và trở về Guatemala để thay đổi đất nước. Cậu ấy bị bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 1984. Và như các bạn thấy, cậu ấy đã bị giết vào ngày 29 tháng 3 năm 1984. Thật khủng khiếp! Chúng tôi có thi thể, thông tin của gia đình và DNA. Và chúng tôi còn có tài liệu ghi lại chính xác những gì đã xảy ra. Nhưng quan trọng nhất là, hai tuần sau đó, chúng tôi lại có một cặp phù hợp cũng từ hầm mộ này với nhà Amancio Villatoro. DNA của thi thể cũng trùng khớp với DNA của gia đình này. Và chúng tôi cũng thấy tên cậu ấy trong tài liệu. Cậu ấy cũng bị hành quyết vào ngày 29 tháng 3 năm 1984. Vậy nên chúng tôi tự hỏi, liệu có bao nhiêu người trong hầm mộ này? Câu trả lời là 6. Có bao nhiêu người bị giết vào ngày 29/03/1984? Cũng là 6. Và chúng ta có thêm Juan de Dios, Hugo, Moises và Zoilo. Bị bắt giữ ở nhiều nơi khác nhau, tất cả họ đều bị giết vào cùng một ngày, cùng một thời điểm. và chôn cùng một hầm mộ. Thứ chúng tôi cần là DNA của 4 gia đình này. Chúng tôi đã tìm gặp họ và trao trả 6 thi hài này về với gia đình. Một trường hợp khác tôi muốn chia sẻ là trường hợp tại căn cứ quân sự mang tên CREOMPAZ. Từ này có nghĩa là "sống trong hòa bình" nhưng nó là viết tắt của "Trung tâm chỉ huy khu vực về hoạt động gìn giữ hòa bình". Đây là nơi quân sĩ Guatemala đào tạo những nhà hoạt động hòa bình từ nơi khác, những người làm việc cho Liên Hiệp Quốc đến những quốc gia như Haiti và Congo. Chúng tôi được biết trong căn cứ quân sự này có thi thể, có những hầm mộ. Chúng tôi vào đó với giấy khám xét và sau 2 giờ đồng hồ, tìm được 84 hầm mộ với 533 thi thể. Vâng, các bạn nghĩ rằng những nhà hoạt động hòa bình được đào tạo trên những xác người. Thật nực cười. Những thi thể này -- hầu hết đều mặt úp xuống, tay bị trói sau lưng, bịt mắt, mọi thể loại tra tấn. họ là những người yếu đuối bị hành quyết. Những người mà 533 gia đình đang tìm kiếm. Chúng tôi tập trung vào hầm mộ số 15. Một hầm mộ đầy thi thể của phụ nữ và trẻ em, có 63 người tất cả. Điều này làm chúng tôi tự hỏi, sao lại có chuyện thế này? Khi trở về Guatemala vào năm 1995, tôi từng nghe kế về một vụ thảm sát xảy ra ngày 14/5/1982, khi quân lính ập vào giết toàn bộ đàn ông, rồi đem phụ nữ và trẻ em lên trực thăng chở đi đâu đó. Các bạn biết không? Quần áo trong hầm mộ này trùng khớp với loại vải từ vùng đất nơi họ bị bắt, nơi phụ nữ và trẻ em bị bắt đi. Chúng tôi tiến hành phân tích DNA, và tìm ra Martina Rojas và Manuel Chen. Giả thuyết đã được khẳng định. Chúng tôi có căn cứ xác thực về những gì xảy ra và những người đó đã được đưa đến đây. Khi đó, Manuel Chen được 3 tuổi. Mẹ cậu bé ra sông giặt đồ, để cậu ấy bên nhà hàng xóm. Quân đội kéo đến, cậu bé bị bắt đi và không ai còn nhìn thấy cậu ấy cho đến khi được tìm thấy tại hầm mộ 15. Ngày nay, với khoa học, khảo cổ, nhân chủng học, di truyền học, chúng tôi mang tiếng nói đến cho những linh hồn. Và hơn thế nữa. Chúng tôi cung cấp bằng chứng về nạn diệt chủng ở Guatemala, khi đại tướng Ríos Montt bị kết tội diệt chủng và bị tù 80 năm. Tôi đến đây để kể cho các bạn rằng điều này đang xảy ra ở khắp nơi, ngay trước mắt chúng ta ở Mexico. Không thể nó tiếp diễn. Chúng ta phải đoàn kết và kiên quyết không để thêm một ai trở thành nạn nhân của nó. Không ai bị mất tích. Không một ai nữa. Được chứ? Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng bạn làm việc tại Tổ chức bảo trợ trẻ em. Và bạn phải lên tiếng chống lại sự ngược đãi trẻ em. Bạn bước vào một căn nhà, một cách đường đột, không báo trước. Điều đầu tiên bạn thấy chính là một cái nệm giữa phòng, trên sàn nhà. Ba đứa trẻ đang say ngủ trên đó. Cạnh đấy là một cái bàn nhỏ với vài cái gạt tàn, cùng với những vỏ bia rỗng. Những cái bẫy chuột to đùng được đặt ở góc phòng, khá gần nơi lũ trẻ đang say ngủ. Vậy nên bạn ghi chép. Một phần công việc của bạn là kiểm tra toàn bộ căn nhà. Nên bạn bắt đầu với căn bếp, nơi chỉ có một ít thực phẩm. Bạn chú ý đến một chiếc nệm khác đặt trên sàn nhà trong phòng ngủ, nơi mà người mẹ đang nằm cùng với đứa trẻ sơ sinh. Thông thường thì, tại thời điểm này, hai trường hợp có thể xảy ra. Những đứa trẻ được coi là không an toàn và được chuyển ra khỏi nhà, giao cho nhà nước giám hộ trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc được tiếp tục sống cùng gia đình và hệ thống phúc lợi trẻ em sẽ cung cấp sự giúp đỡ và hỗ trợ. Khi làm việc tại Tổ chức Bảo trợ Trẻ em, tôi liên tục chứng kiến những cảnh tượng như vậy. Số thì tốt hơn, một số còn tệ hơn. Hãy tưởng tượng bạn là người đến kiểm tra ngôi nhà đó, bởi tôi muốn biết các bạn sẽ suy nghĩ những gì. Điều gì ảnh hưởng quyết định của bạn? Điều gì sẽ tác động đến suy nghĩ của bạn về gia đình đó? Bạn nghĩ họ thuộc chủng tộc, sắc tộc nào? Tôi muốn các bạn biết rằng nếu là những đứa trẻ da trắng, thì gia đình thông thường vẫn sống cùng nhau sau cuộc kiểm tra này. Một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania chỉ ra rằng gia đình da trắng trung bình nhận được nhiều sự trợ giúp hơn từ hệ thống phúc lợi trẻ em. Và trường hợp của họ sẽ thường không phải qua điều tra kĩ càng. Nhưng nếu là trẻ da đen, thì khả năng chúng phải rời khỏi nhà cao hơn gấp bốn lần, và chúng sẽ ở lại trung tâm chăm sóc lâu hơn, và rất khó để tìm được một trung tâm chăm sóc ổn định. Vì hệ thống chăm sóc trẻ em chỉ là sự bảo trợ tức thời, cho trẻ có nguy cơ cao bị lạm dụng. Nhưng đó cũng là một giải pháp làm bối rối, tổn thương cho gia đình. Một nghiên cứu tại Đại học Minnesota chỉ ra rằng những đứa trẻ từng ở trung tâm bảo trợ, thường gặp nhiều vấn đề về hành vi và cảm xúc hơn, so với trẻ được sống cùng gia đình trong khi nhận giúp đỡ. Trường hợp mà tôi đã nói lúc đầu khá phổ biến. Người mẹ đơn thân sống trong ngôi nhà tồi tàn với bốn đứa con. Và chuột khiến việc bảo quản thức ăn là bất khả thi, chứ đừng nói đến thức ăn tươi ngon. Vậy người mẹ đó có đáng phải xa cách những đứa con của mình? Luật sư bảo trợ gia đình, Emma Ketteringham, cho biết nếu bạn sống trong một nơi tồi tàn, thì bạn càng phải là bậc cha mẹ tốt. Cô ấy cho rằng chúng ta đã đặt những tiêu chuẩn bất công lên những bậc cha mẹ đã nuôi dưỡng con họ trong nghèo khó. Nơi sống và sắc tộc của họ, liệu có ảnh hưởng đến việc con cái họ phải rời đi. Trong vòng 2 năm làm việc cho tổ chức bảo trợ trẻ em, tôi đã đưa ra những quyết định mạnh. Những giá trị tôi coi trọng, đã ảnh hưởng đến công việc của tôi. Hiện tại, ở khoa công tác xã hội tại Đại học bang Florida, tôi đứng đầu một tổ chức, phát triển nghiên cứu về bảo trợ trẻ em hiệu quả và sáng tạo nhất. Nghiên cứu chỉ ra số trẻ da đen trong hệ thống bảo trợ cao gấp hai lần, 28%, so với mặt bằng chung là 14%. Và dù có rất nhiều nguyên nhân, hôm nay tôi sẽ đề cập đến một nguyên nhân: đó là thành kiến ngầm. Hãy bắt đầu với từ "ngầm". Nó vô hình, là thứ mà bạn không nhận ra. "Thành kiến" - những khuôn mẫu, định kiến mà chúng ta áp đặt lên những nhóm người nhất định. Vậy thành kiến ngầm là những gì tiềm ẩn đằng sau những quyết định của chúng ta. Vậy làm thế nào để khắc phục nó? Tôi có một giải pháp hứa hẹn, mà tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hiện tại, hầu hết các bang, có rất nhiều trẻ em da đen tại các trung tâm bảo trợ. Nhưng số liệu đã chỉ ra ở quận Nassau, một cộng đồng ở New York, đã thành công trong việc giảm số trẻ da đen bị tách khỏi gia đình. Vào năm 2016, nhóm chúng tôi đã đến thăm cộng đồng đó, và bắt đầu cuộc nghiên cứu, khám phá ra hiệu quả của việc báo cáo ẩn danh. Đây là cách nó hoạt động. Một nhân viên đi điều tra một trường hợp lạm dụng trẻ em. Khi ra khỏi ngôi nhà, nhưng trước khi đứa trẻ đó được chuyển đi, người nhân viên đó phải quay về văn phòng và báo cáo những gì họ thấy. Nhưng đây là sự khác biệt: Khi trình báo lên ủy ban, họ sẽ xóa tên, dân tộc, khu phố, chủng tộc của trẻ, tất cả thông tin nhận dạng trẻ. Họ sẽ tập trung vào sự việc, nguồn lực gia đình, các câu chuyện liên quan. và khả năng bảo vệ trẻ của cha mẹ. Với thông tin đó, ủy ban sẽ đưa ra đề xuất, mà không biết gì về sắc tộc của gia đình trẻ. Việc ẩn danh đã có tác động lớn đến cộng đồng này. Năm 2011, 57% trẻ da đen phải vào các trung tâm bảo trợ. Nhưng sau năm năm áp dụng báo cáo ẩn danh, con số đã giảm còn 21%. (Vỗ tay) Đây là những gì tôi học được từ việc trao đổi với họ: "Khi một gia đình từng tiếp xúc với ủy ban bảo trợ trẻ em, đa số chúng ta thường dựa vào đó để phán xét họ, ngay cả khi họ đã cố làm điều gì đó khác." "Khi nhìn thấy những địa chỉ đã biết, khu nhà hay mã ZIP, tôi tự nhiên nghĩ đến những điều tồi tệ nhất." "Phúc lợi trẻ em thường rất chủ quan vì nó thuộc về cảm xúc. Ai cũng bị cảm xúc của bản thân chi phối. Rất khó để rũ bỏ hết khi làm công việc này. Nên đừng để cái nhìn chủ quan về sắc tộc, xuất thân xen vào công việc, như thế bạn có thể đi đến kết quả khác." Biện pháp ẩn danh này kéo chúng ta lại gần nhau hơn để giải quyết vấn đề thành kiến ngầm trong quyết định chăm sóc trẻ. Bước tiếp theo của tôi là tìm ra cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy, để mở rộng dự án, làm cho nó dễ tiếp cận tại nhiều nơi khác nữa. Chúng ta có thể thay đổi hệ thống phúc lợi trẻ em. Các tổ chức phải có trách nhiệm nâng cao nhận thức chung cho nhân viên của mình. Chúng ta phải có trách nhiệm. để đảm bảo các quyết định được đưa ra bởi đạo đức và bảo đảm. Hãy tưởng tượng một hệ thống bảo trợ, tập trung vào việc đồng hành cùng cha mẹ tiếp sức mạnh cho gia đình, không xem nghèo khó là thất bại. Hãy cùng nhau xây dựng hệ thống này, làm cho các gia đình bền chặt hơn, thay vì chia rẽ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Tán thưởng) Hãy đi tới phương Nam. Các bạn đã thực sự đi về phía Nam. Theo cách này, đó chỉ là về phương hướng. và nếu bạn đi tầm 8,000 km ra khỏi khán phòng này, bạn sẻ tới tận cùng phía nam một nơi trên trái đất, Cực Nam. Lúc này, tôi không phải là một nhà thám hiểm. không phải nhà môi trường học. Tôi thực sự chỉ là người sống sót, và những bức ảnh này, tôi đang chiếu thật là đáng sợ. Hiện tượng băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực. Thưa quý vị, chúng ta cần lắng nghe thông điệp từ những nơi này, nếu không, chúng ta sẻ phải kết thúc sự sinh tồn ở đây trên trái đất này. Tôi đã từng đối mặt với nơi đây, còn băng qua đại dương băng đang tan chảy không hề nghi ngờ điều đáng sợ nhất này đã xảy ra với mình. Nam Cực là một nơi đầy hứa hẹn. Nó được bảo vệ bởi Hiệp ước Nam Cực, được ký kết năm 1959. Năm 1991, một thỏa thuận 50 năm đã được lập ra quy đình dừng mọi sự khai thác trên Nam cực, thỏa thuận này có thể bị thay thế, thay đổi, sửa đổi, thậm chí bị bãi bõ cho đến năm 2041. Thưa quý vị, Loài người đã đi lên phía bắc từ đây trên Bắc Cực đã lợi dụng sự tan chảy của băng, khai thác nguồn lực vốn được bảo phủ trong băng suốt 10, 20, 30000, 100000 năm qua. Phải chăng họ không thể dừng lại và suy nghĩ, "Tại sao băng lại tan chảy?" Nam Cực, một nơi rất tuyệt vời, tôi đã làm việc chăm chỉ suốt 23 năm qua với nhiệm vụ đảm bảo rằng mọi chuyện chảy ra ở phía Bắc không bao giờ tái diễn ở Nam cực. Điều này bắt nguồn từ đâu? Hồi tôi 11 tuổi. Nhìn kiểu tóc xem. Đã lỗi mốt từ lâu. (Cười) Lúc 11, tôi được truyền cảm hứng từ các nhà thám hiểm thực thụ tôi muốn cố gắng là người đầu tiên đặt chân lên cả hai Cực. Niềm hứng thú với ý tưởng du hành các Cực xuôi theo các cuộc vui khi vào Đại học. Hứng thú hơn một chút. Sau một vài năm, bảy năm gây quỹ, bảy năm nói bị từ chối, suốt bảy năm bị gia đình tìm kiếm sự tư vấn và giúp đỡ về tâm lý. cuối cùng ba chúng tôi tìm thấy mình, hành quân đến Nam Cực hành trình dài nhất không bất kì trợ giúp chưa từng xảy ra trong lịch sử. Trong bức hình này, chúng tôi đang đứng trên một khu vực rộng bằng cả nước Mỹ. và chúng tôi tự vận động. Không hề có đàm thoại, không dự phòng. Dưới chân chúng tôi, 90% là băng của cả thế giới, 70% là nước ngọt của toàn thế giới. Chúng tôi đứng trên đây. Nguồn năng lượng của Nam cực. Chuyến hành trình này, chúng tôi đối mặt với bao nhiêu vết rạn nứt, lạnh dữ dội, đến nổi cả mồ hôi cũng đóng băng, răng có thể vở ra, nước có thể đóng băng ngay trong mắt, Tự nhủ chỉ một chút lạnh thôi. (Cười) Và sau 70 ngày trong tuyệt vọng, chúng tôi đến Nam Cực. Chúng tôi đã làm được. Nhưng mọi thứ xảy ra trong suốt hành trình 70 ngày năm 1986 đó mang tôi đến đây, và thực hãi hùng. Mắt tôi thay đổi sắc tố. Mặt thì phồng rộp ra. Da thì nứt toạc chúng tôi tự hỏi tại sao. Khi về đến nhà, chúng tôi mới được NASA thông báo rằng một lỗ hổng trên tầng ozone đã được phát hiện ở Nam Cực, phát hiện ra cùng năm chúng tôi đi dưới nó. Các tia cực tím chiếu xuống băng, phản xạ trở lại mắt chúng tôi, xâu xẻ làn da. Thật là sốc-- (Cười)-- và tôi bắt đầu suy nghĩ. Năm 1989, chúng tôi đi đến phía bắc. 60 ngày, từ vùng đất liền an toàn băng qua các đại dương băng. Lại chịu cái lạnh khủng khiếp một lần nữa. Đây là tôi, đang trần truồng khi -60 độ. Nếu ai đó chưa nói với bạn rằng, "Tôi bị lạnh"--(Cười)-- nếu họ trông như thế này, chắc chắn rằng họ đang rất lạnh. (Vổ tay) 1000 km từ vùng đất liền an toàn, thật thảm họa. Băng ở Bắc Cực tan dưới chân chúng tôi 4 tháng trước khi có lịch sử, và chúng ta chỉ cách 1000 km từ vùng bình yên ngoài kia. Khối băng rơi xung quanh, mài mòn, tôi nghĩ "Phải chăng chúng tôi sắp chết?" Nhưng có cái gì đó gí vào đầu tôi lúc đó, tôi nhận ra chúng tôi, cũng như thể giới đang trong tình trạng sống còn, cảm giác đó chưa bao giờ mất đi suốt 25 năm qua. Chúng ta phải hành động hoặc là chết. Chúng tôi không phải đang trong một chương trình ti vi về sống còn nào đó. Khi mọi thứ vượt quá quỹ đạo, là sự sống hoặc cái chết, lòng dũng cảm của Daryl người Mỹ gốc Phi, người trở thành người Mỹ đầu tiên đặt chân lên Bắc Cực, gót chân tê cứng suốt 200 klicks. Anh ta vẫn phải tiếp tục đi, và anh đã làm được, sau 60 ngày trên các khối băng, chúng tôi đã đứng trên Cực Bắc. Chúng tôi đã làm được. Vâng, Tôi trở thành người đầu tiên trong lịch sử đủ ngu ngốc để đến được cả 2 cực, nhưng đó là thành công của chúng tôi. Buồn thay, trên đường về, chẳng có gì vui nữa. Tôi trở nên chậm chạp. Để đạt thành công ở một cái gì đó thường khó hơn là làm cho nó xảy ra. Tôi thấy trống rỗng, cô đơn, hoang phí. Không có một hi vọng nào, nhưng hi vọng trở lại từ Jacques Cousteau và ông ấy truyền cảm hứng cho tôi gánh vác nhiệm vụ năm 2041. Là Jacques, ông đã chỉ dẫn rõ ràng cho tôi: Thu hút các nhà lãnh đạo thế giới, nói với nên công nghiệp và kinh doanh, và hơn hết, Rob, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ bởi vì họ sẻ chọn tương lai ' cho sự bảo tồn Nam cực. Với các bậc lãnh đạo trên thế giới, chúng tôi tham gia Hội nghị thượng đỉnh, cả ba chúng tôi, trên con thuyền, 2041, 2 lần tới Rio, một lần năm 92, một lần vào năm 2012 với Hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, hành trình đường bộ dài nhất, đi 13000 km xung quanh Nam Phi cố gắng tuyên truyền cho hơn 1 triệu người trẻ tuổi về năm 2041 và về môi trường. Trong 11 năm qua, chúng tôi cùng hơn 1000 người, từ các ngành công nghiệp, kinh doanh, cả đàn ông và phụ nữ từ các công ty, sinh viên trên toàn thế giới đến với Nam cực, và suốt những nhiệm vụ đó, chúng tôi kéo ra hơn 1500 tấn kim loại dạt về Nam cực Mất 8 năm và tôi thực sự tự hào bởi vì chúng tôi đã tái chế tất cả chúng tại Nam Mỹ. Tôi đã lấy cảm hứng tái chế từ mẹ tôi, Đây là bà ấy, mẹ của tôi-- (Vổ tay)-- mẹ tôi vẫn còn sống, và đây là bà ấy trong sinh nhất thứ 100, thật là thú vị phải không? (Vổ tay) Tôi yêu mẹ. (Cười) Nhưng thời đại mẹ tôi được sinh ra, chỉ có 1.8 tỷ người trên hành tinh này, chúng ta là những người trẻ từ mọi nền công nghiệp và kinh doanh từ Ấn độ, Trung Quốc. Đây là những quốc gia thay đổi luật chơi, sẻ rất quan trọng trong quyết định về sống còn của Nam cực. Không thể tin nổi, chúng tôi đã tiến hành và truyền cảm hứng cho phụ nữ Trung Đông thường là lần đầu tiên họ đại diện cho quốc gia của mình ở Nam Cực. Những con người đáng nể phục, Để bảo tồn Nam Cực, các bạn là những người đầu tiên hình thành nên các mối liên hệ, các giao kết, tình yêu. Đặc ân đi tới Nam cực, Tôi không thể nói cho bạn. Tôi đã cảm thấy thực sự may mắn. Tôi đã đến đó những 35 lần moi người đi với chúng tôi rồi trở về nhà như một những nhà vô địch vĩ đại, không chỉ Nam cực, cả những khu vực khác trên quốc gia của họ. Trở lại với chủ đề ban đầu: Băng tan chảy ở Bắc cực và Nam Cực. Không phải là tin tốt. NASA cảnh báo với chúng ta từ 6 tháng trước rằng những khối băng ở phía Tây Nam cực bây giờ đã tan rã. Một khu vực băng lớn-- nhìn xem có bao nhiêu băng ở Nam cực nếu so sánh với đây-- Một khối lớn đang vỡ ra ở cực Nam, có kích thước bằng các quốc gia nhỏ, NASA đã tính toán rằng mật độ của mực nước biển đang dân lên, với tốc độ 1m trong khoảng 100 năm tới, bằng thời gian mà mẹ tôi sống trên hành tinh này. Nó đang xảy ra. và tôi nhận ra rằng để bảo tồn Nam cực và sự sinh tồn của chúng ta trên trái đất có mối quan hệ mật thiết. và đó chỉ là một giải pháp đơn giản. Nếu chúng ta sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo được trên thế giới, Nếu chúng ta sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng ở đây. sử dụng hỗn hợp năng lượng sạch. Không có bất cứ lý do tài chính nào đi và khai phá Nam cực. Không động thái tài chính, và nếu chúng ta quản lý nguồn năng lượng này tốt hơn, hoặc thậm chí là dừng lại, những khối băng đang tan đe dọa chúng ta. Đó là một thử thách lớn, và phản ứng của chúng ta là gì? Trở lại với thời gian trước, cuối năm tới, chúng ta trở lại với Nam Cực, nơi chúng tôi đã đặt chân 30 năm trước, và hồi tưởng những bước đi trong 1600 km, nhưng thời gian đó chỉ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sinh tồn. Chúng ta băng qua những chỏm băng đang tan chảy ngay bên dưới Những giải pháp đầy hi vọng được ban hành, Đây là con trai tôi, Barney. Nó đã đi cùng với tôi. sát cánh cùng bố nó, và điều mà nó đã làm là ghi lại các thông điệp và truyền những thông điệp này cho các bậc lãnh đạo trẻ trong tương lai. Tôi thực sự tự hào. Tốt lắm con trai, Barney. Thưa quý vị, những người đang sinh tồn --Tôi rất vui-- một người còn sống thấy được những vấn đề và không bỏ đi, "Bất cứ điều gì". Một người còn sống thấy vấn đề này và hãy giải quyết chúng trước khi trở thành một mối đe dọa. Tôi đã có 27 năm bảo tồn Nam cực. Chúng ta đều sở hữu nó. nên chúng ta đều có trách nhiệm. Sự thật là không ai sở hữu nó nghĩa rằng chúng ta có thể thành công. Nam cực là một bài học ẩn trong tuyết, và một mặt nào đó chúng ta nên chiến đấu, chiến đấu cho một nơi tươi đẹp. nguyên khai còn lại trên Trái đất Tối biết đó là điều có thể. Chúng ta hãy cùng làm và tôi sẻ để lại cho các bạn lời từ Geothe Tôi đã cố gắng sống bởi họ "Nếu bạn có thể làm hay mong điều gì đó, hãy bắt đầu từ bây giờ, sự dũng cảm ẩn chứa sự thông thái, quyền lực và phép thuật" Chúc may mắn. Cảm ơn rất nhiều. (Vổ tay) Hercules, con trai thần Zeus và nhà vô địch của nhân loại, chết trân trong sợ hãi khi nhận ra mình vừa phạm phải một tội ác khó thể tưởng tượng. Nữ thần Hera, người rất căm ghét Hercules bởi anh được sinh ra từ cuộc ngoại tình của chồng bà, đã nguyền rủa khiến anh tạm thời phát điên và sát hại chính gia đình mình. Bị nỗi đau khổ gặm nhấm, Hercules tìm đến nhà tiên tri Delphi, người đã chỉ cho anh đường chuộc lỗi với tên anh họ, Vua Eurysrheus xứ Tiryns, kẻ thân cận của Hera. Eurystheus muốn hạ nhục Hercules bằng mười nhiệm vụ bất khả thi khi để anh chiến đấu với những con quái vật bất bại có những sức mạnh kì lạ. Đâu hay, hắn vô tình chuẩn bị cho một chuỗi những cuộc phiêu lưu kì thú sẽ được biết đến như là những chiến công của Hercules. Chiến công đầu tiên là giết chết sư tử Nemean, loài thú dữ đã bắt cóc phụ nữ và ăn thịt chiến binh. Bộ lông vàng của nó không thể bị tên xuyên qua nhưng Hercules đã dồn con sư tử vào trong hang, giáng cho nó một đòn, và bóp cổ nó bằng tay không. Anh nhận ra rằng không có vật gì đủ sắc để lột da con quái vật, cho đến khi thần Athena gợi ý sử dụng chính móng vuốt của nó. Hercules quay lại Tiryns trong bộ da sư tử và dọa Eurystheus chết khiếp đến mức hắn phải trốn trong hũ rượu. Từ ấy trở đi, Hercules được ra lệnh đặt chiến lợi phẩm của mình ở một khoảng cách an toàn. Mục tiêu thứ hai là Lernaean Hydra, một con quái vật khổng lồ với nhiều đầu. Hercules chiến đấu rất quyết liệt, nhưng mỗi khi chặt được một đầu, hai cái khác lại mọc ra thay thế. Trận chiến tưởng như vô vọng cho đến khi cháu trai Lolaus nghĩ ra có thể đốt những cái cổ ấy bằng lửa, ngăn không cho chúng mọc lại. Phần còn sót lại của con quái thú đã trở thành chòm sao Hydra. Thay vì giết quái vật, nhiệm vụ tiếp theo của Hercules là truy đuổi một con vật còn sống. Ceryneian Hind là một con hươu cái chạy nhanh đến mức có thể vượt cả tên bắn. Hercules theo dấu cả năm trời, cuối cùng, bẫy được nó trong vùng đất phía Bắc của Hyperborea. Con thú, hóa ra, lại quy phục trước Artemis, nữ thần săn bắn và Hercules đã thề sẽ trả lại nó . Khi nhìn thấy con hươu, Eurystheus yêu cầu giữ nó lại, nhưng Hercules vừa rời đi, con thú đã chạy tới bên chủ nó. Như vậy, Hercules đã hoàn thành nhiệm vụ mà không phá vỡ lời thề. Nhiệm vụ thứ tư là truy lùng con heo Erymanthian, đã tàn phá rất nhiều cánh đồng. Nhận được lời khuyên từ vị thần thông thái Chiron, Hercules bẫy con heo bằng cách đuổi nó vào chỗ tuyết dày. Nhiệm vụ thứ năm, không liên quan đến động vật mà là một cái chuồng ngựa. Cái chuồng nơi vua Augeas giữ hàng trăm con ngựa quý chưa được dọn dẹp hàng năm trời. Hercules hứa sẽ dọn chuồng trong một ngày đổi lại một phần mười chỗ gia súc. Augeas đã mong vị anh hùng ấy thất bại. Nhưng thay vào đó, Hercules đã đào những cái hào lớn, chuyển hướng hai con sông gần đó để chúng đi qua cái chuồng cho tới khi dọn sạch mọi thứ. Tiếp đến là ba nhiệm vụ khó khăn hơn, mỗi cái yêu cầu một chiến lược thông minh để chiến thắng. Loài chim ăn thịt Stymphalian làm tổ ở một đầm lầy không thể vượt qua, nhưng Hercules đã dùng chiếc trống lắc đặc biệt của Athena để dọa chúng bay lên không, tới điểm mà chàng có thể bắn hạ. Không người trần nào có thể đứng vững trước cơn thịnh nộ của con bò Cretan, nhưng có một mẹo là siết cổ nó từ phía sau. Và vị vua điên Diomedes, kẻ đã huấn luyện bầy ngựa để cắn xé những vị khách, phải chết vì chính sự độc ác của hắn khi bị Hercules quăng vào chính chuồng ngựa đó. Bữa tiệc trấn tĩnh những con thú đủ để Hercules có thể bịt miệng chúng lại. Nhưng nhiệm vụ thứ chín là một người còn nguy hiểm hơn cả những con quái vật, Hippolyta, nữ hoàng vùng Amazons, Hercules phải giành lấy chiếc đai lưng mà cha cô, Ares, thần chiến tranh, để lại. Anh chèo đến vùng Amazon của Themyscira để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhưng nữ hoàng rất ấn tượng bởi vị anh hùng và các chiến công của anh nên đã sẵn lòng trao cho anh chiếc đai lưng. Nhiệm vụ thứ mười, Hercules phải ăn cắp một đàn gia súc đỏ thần kì từ Geryon, người khổng lồ với ba đầu và ba cơ thể. Trên đường đi, Hercules khó chịu trước cái nóng của sa mạc Libya nên chàng đã bắn một mũi tên vào mặt trời. Thần mặt trời Helios rất ngưỡng mộ sức mạnh của người hùng và cho chàng mượn xe ngựa của mình để tới đảo Erytheia. Tại đó, Hercules đã chiến đấu với gã chăn quái của Geryon, và con chó hai đầu của hắn, trước khi giết được gã khổng lồ. Lẽ ra mọi chuyện đã kết thúc. Nhưng Eurystheus thông báo rằng hai nhiệm vụ không được tính: Nhiệm vụ Hydra, bởi Lolaus đã giúp Hercules giết nó, và cái chuồng ngựa, bởi chàng đã chấp nhận thù lao. Vì vậy, người anh hùng nhận nhiệm vụ thứ mười một, mang về những quả táo vàng từ vườn cây của nữ thần Hesperides. Hercules đã bắt đầu bằng cách bắt Vị thần của biển cả và cướp giọt nước thần thay hình đổi dạng đến khi ông chỉ cho anh vị trí khu vườn. Tại đó, người hùng đã tìm thấy gã khổng lồ Atlas đang nâng đỡ bầu trời. Hercules hứa thế chỗ cho Atlas nếu ông ta mang về những quả táo. Atlas nhanh chóng làm theo, nhưng sau đó Hercules đã lừa hắn để đổi lại chỗ, và tẩu thoát cùng những quả táo. Nhiệm vụ thứ mười hai và cũng là cuối cùng là đưa Cerberus trở về, con chó săn ba đầu canh gác ở địa ngục. Với sự trợ giúp của Hermes và Athena, Hercules đi xuống và gặp Hades. Vị chúa tể của cái chết cho phép Hercules đem con chó săn đi nếu anh không dùng vũ khí. Hercules đã làm được bằng cách khóa chặt cả ba đầu của nó cùng lúc. Khi anh ấy đem con chó săn tới để làm Eurystheus khiếp sợ, vị vua, cuối cùng, cũng tuyên bố nhiệm vụ đã hoàn thành. Sau 12 năm khó nhọc, Hercules đã chuộc lại lỗi lầm cho cái chết bi kịch của gia đình mình và nhận được một vị trí ở đền thờ các vị thần. Nhưng chiến thắng của anh còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Khi chiến thắng các thế lực đầy hỗn độn và kì quái trên thế giới, người hùng đã quét sạch những gì còn sót lại từ thời Titan, tái định hình nó thành một nơi mà con người có thể sinh sống thịnh vượng. Qua những chiến công, Hercules đã chế ngự sự điên rồ của thế giới bằng sự chuộc tội của chính mình. Khi người Bồ Đào Nha đến châu Mỹ Latin 500 năm về trước, họ đã tìm thấy một khu rừng nhiệt đới tuyệt vời Và trong số các loại đa dạng sinh học mà họ chưa bao giờ thấy trước đó, có một loại cây đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của họ. Loài cây này, khi bạn cắt vỏ cây, bạn sẽ thấy một thứ nhựa màu đỏ thẫm nó rất hợp để sơn và nhuộm vải may quần áo. Những người bản địa gọi loài này là pau brasil, và đó là lí do vùng đất này trở thành "vùng đất của Brasil", sau này là Brazil. Đây là đất nước duy nhất trên thế giới có tên của một loài cây. Bạn có thể tưởng tượng rằng rất tuyệt khi là một kiểm lâm ở Brazil, chưa kể đến nhiều lí do khác. Lâm sản ở quanh chúng tôi. Ngoài những sản phẩm đó, rừng rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. Ở Brazil, hầu hết 70% quá trình bốc hơi nước tạo ra mưa xuất phát từ rừng. Chỉ riêng rừng Amazon bơm vào khí quyển 20 tỉ tấn nước mỗi ngày. Nhiều hơn cả lượng nước mà sông Amazon, con sông lớn nhất thế giới, chảy ra biển một ngày, 17 tỉ tấn. Nếu chúng ta phải đun sôi nước để có được hiệu quả như việc nước bốc hơi, chúng ta cần 6 tháng toàn bộ công suất của các trạm phát năng lượng trên thế giới Đó quả là một đống công việc cho chúng ta. Trên thế giới chúng ta có khoảng 4 tỉ hecta rừng. Nó tương đương tổng diện tích của Trung Quốc, Canada và Brazil hợp lại, trên phương diện độ lớn, để các bạn dễ hình dung 3/4 diện tích đó là ở vùng ôn đới, và chỉ 1/4 là ở vùng nhiệt đới, nhưng 1/4 này, 1 tỉ hecta, lại nắm giữ hầu hết các loài đa dạng sinh học, và quan trọng là 50% sinh khối là carbon. Chúng ta đã từng có 6 tỉ hecta rừng- 50% nhiều hơn những gì chúng ta có là -- cách đây 2000 năm. Chúng ta thực sự đã mất 2 tỉ hecta trong 2000 năm qua. Nhưng trong 100 năm qua, chúng ta mất một nửa diện tích đó. Đó là khi chúng ta chuyển từ phá rừng ôn đới sang phá rừng nhiệt đới. Vì vậy hãy thử nghĩ: trong 100 năm, chúng ta đã mất một diện tích rừng ở vùng nhiệt đới bằng với diện tích mà ta mất trong 2000 năm ở vùng ôn đới. Đó là tốc độ phá rừng của chúng ta hiện nay. Brazil là một mảnh ghép quan trọng trong vấn đề này. Chúng ta có rừng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga. Nghĩa là 12% diện tích rừng trên thế giới là ở Brazil, hầu hết là ở Amazon. Đó là mảnh rừng lớn nhất chúng ta có. Một vùng rất rộng lớn. Bạn có thể thấy rằng bạn có thể xếp vừa nhiều nước châu Âu vào đó. Chúng ta vẫn còn 80% diện tích rừng bao phủ. Đó là điều đáng mừng. Nhưng chúng ta đã mất 15% chỉ trong 30 năm. Vì vậy nếu vẫn giữ tốc độ đó, rất sớm thôi, chúng ta sẽ đánh mất máy bơm công suất lớn mà chúng ta có ở rừng Amazon mà điều hoà khí hậu cho chúng ta. Nạn phá rừng đang phát triển nhanh và ngày càng tăng vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000. (Tiếng cưa máy) (Tiếng cây đổ) 27 ngàn ki-lô-mét vuông trong một năm. Đó là 2.7 triệu héc-ta. Gần bằng một nửa Costa Rica mỗi năm Vì thế vào thời điểm đó -- 2003, 2004 -- Tôi có dịp đến làm việc trong chính phủ. Và cùng với những đồng sự khác trong Bộ Lâm nghiệp Quốc gia, chúng tôi được bổ nhiệm tham gia một đội và tìm ra nguyên nhân của nạn phá rừng, rồi lập kế hoạch để ứng phó ở cấp quốc gia, với sự tham gia của chính quyền địa phương, tổ chức dân sự, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, nỗ lực khắc phục những nguyên nhân đó. Chúng tôi lên kế hoạch với 144 hành động ở nhiều khu vực khác nhau. Bây giờ tôi sẽ điểm qua tất cả, từng thứ một -- Không, chỉ nêu vài ví dụ về những điều chúng tôi đã làm trong vài năm sau đó. Điều đầu tiên, chúng tôi thiết lập một hệ thống với cơ quan vũ trụ quốc gia mà có thể thấy nơi nào việc phá rừng đang xảy ra gần sát với thời điểm thực. Hiện tại ở Brazil, chúng tôi có hệ thống này, DETER, mà mỗi tháng, hoặc mỗi hai tháng, chúng tôi nhận thông tin nơi diễn ra nạn phá rừng vì thế chúng tôi thật sự có thể hành động khi có phá rừng. Và tất cả thông tin rõ ràng hoàn toàn những người khác có thể sao chép vào các hệ thống độc lập. Điều này cho phép chúng tôi, thêm vào đó, thu giữ 1.4 tỉ mét khối gỗ đã bị lấy bất hợp pháp. Một phần gỗ được cưa và bán đi, và tiền bán được cho vào một quỹ cấp tiền cho các dự án bảo tồn của địa phương như là một quỹ quyên góp. Điều này cũng cho phép chúng tôi tiến hành một hoạt động lớn để chống tham nhũng và các hoạt động bất hợp pháp mà kết quả là có 700 người vào tù, bao gồm nhiều công chức nhà nước. Rồi chúng tôi tạo mối liên kết mà các vùng phá rừng bất hợp pháp sẽ không nhận được bất kỳ khoản lợi hay nguồn tài chính nào. Chúng tôi cắt khoản này qua hệ thống ngân hàng và kết nối đến tận người dùng. Vì vậy các siêu thị, lò mổ, và vân vân, mà mua các sản phẩm từ khu vực bị phá bất hợp pháp. họ cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý vì việc phá rừng. Vì vậy việc tạo nên tất cả các kết nối này giúp giảm thiểu vấn nạn. Và chúng tôi cũng làm việc nhiều về vấn đề quyền sử dụng đất. Nó rất quan trọng đối với các cuộc xung đột. 50 triệu héc-ta khu vực được bảo vệ được thiết lập, bằng diện tích của Tây Ban Nha. Trong đó, 8 triệu là đất của người bản địa. Bây giờ chúng tôi bắt đầu thấy kết quả. Trong 10 năm qua, nạn phá rừng đã giảm 75% ở Brazil. (Tiếng vỗ tay) Nếu so sánh với mức phá rừng trung bình trong một thập niên vừa qua, chúng tôi đã cứu 8.7 triệu héc-ta, nghĩa là bằng với diện tích của Áo. Nhưng quan trọng hơn, nó tránh được lượng khí thải của 3 tỉ tấn khí CO2 vào khí quyển. Đây là đóng góp lớn nhất giúp giảm lượng khí thải nhà kính, cho đến ngày nay, như là một hành động tích cực. Có thể nghĩ khi bạn làm các hành động này để làm giảm, xóa bỏ đi nạn phá rừng, bạn sẽ có một ảnh hưởng kinh tế vì bạn sẽ không có hoạt động kinh tế hay đại loại như thế. Điều thú vị nên biết là thực ra nó hoàn toàn trái ngược. thực tế, trong giai đoạn nạn phá rừng giảm ở mức thấp nhất, kinh tế phát triển, tính trung bình, gấp đôi so với thập niên trước đó, khi nạn phá rừng lúc đó đang tăng. Đó là một bài học quý giá cho chúng ta. Có lẽ điều này hoàn toàn không liên quan, vì chúng ta chỉ học hỏi được nhờ bởi nạn phá rừng suy giảm Đây toàn là những tin tốt, và đó hoàn toàn là một thành tựu, chúng ta hẳn nhiên hết sức tự hào về điều đó. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ. Trên thực tế, nếu xét đến nạn phá rừng ở Amazon năm 2013, trên nửa triệu hec-ta bị mất, nghĩa là, cứ mỗi một phút, một diện tích bằng hai sân bóng đang bị chặt phá ở Amazon năm ngoái, chỉ trong năm vừa rồi thôi. Nếu tổng kết nạn phá rừng trong các quần thể sinh thái khác ở Brazil, là chúng ta đang nói về tỷ lệ phá rừng lớn nhất trên thế giới. gần giống như chúng ta vừa là các anh hùng rừng xanh, vừa là các nhà vô địch phá rừng. Chúng ta không thể thoả mãn, thậm chí chưa đến mức thoả mãn. Vì vậy, bước tiếp theo, tôi cho là, đấu tranh để không mất đi cánh rừng bao phủ ở Brazil coi đó là mục tiêu tới năm 2020. Đó là bước tiếp theo. Tôi luôn quan tâm tới mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và các khu rừng. Đầu tiên, vì 15 % khí thải nhà kính xuất phát từ việc phá rừng, đó là phần chính yếu của vấn đề. Các khu rừng cũng là phần chính của giải pháp đó là cách tốt nhất để giảm, thu giữ và dự trữ các-bon. Có một mối quan hệ khác giữa khí hậu và rừng làm tôi trăn trở năm 2008 và khiến tôi thay đổi công việc từ rừng sang làm việc với biến đổi khí hậu. Tôi tới thăm Canada, ở British Columbia, cùng với các lãnh đạo của sở lâm nghiệp của các nước khác chúng tôi có một loại liên minh giữa họ, như Canada, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Khi ở đó, chúng tôi biết về loài bọ thông cánh cứng này. chúng ăn dần các cánh rừng ở Canada. Chúng ta thấy ở đây, các cây màu nâu, đây thực sự là các cây đã chết. Chúng là các cây chết khô do các ấu trùng của loại bọ này. Thực tế là loại bọ này bị khống chế bởi thời tiết lạnh trong mùa đông. Trong nhiều năm nay, thời tiết không đủ lạnh để kiểm soát được loại bọ này. Nó trở thành một loại bệnh đang thật sự giết hàng tỷ cây xanh. Nên tôi nhớ lại một quan điểm cho rằng rừng xanh thực sự là một trong các nạn nhân sớm nhất và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy tôi đã nghĩ, nếu tôi thành công trong việc cùng với các đồng nghiệp thực sự giúp ngăn chặn được nạn phá rừng, có lẽ chúng tôi sẽ thất bại cuộc chiến của biến đổi khí hậu tiếp sau này do lũ lụt, nhiệt lượng, hoả hoạn, vân vân. Vì vậy tôi quyết định rời bỏ sở lâm nghiệp bắt đầu làm việc trực tiếp về vấn đề biến đổi khí hậu, tìm cách nghĩ và hiểu thách thức này, và bắt đầu từ đó. Hiện tại, thách thức của biến đổi khí hậu khá rõ ràng. Mục tiêu cũng rất rõ ràng. Chúng tôi muốn hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ trung bình của hành tinh xuống 2 độ. Có vài lý do cho điều đó. Tôi sẽ không đề cập đến nó bây giờ. Để đạt được giới hạn 2 độ, mà chúng ta có thể sống sót được, IPCC, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu xác định rằng chúng ta cần một ngân sách để giải quyết sự khuếch tán 1000 tỷ tấn CO2 từ bây giờ tới cuối thế kỷ này. Nếu chia ngân sách theo số năm, chúng ta có ngân sách trung bình cho 11 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Thế một tấn CO2 là bao nhiêu? Nó tương đương với lượng khí một chiếc ô tô nhỏ chạy 20 ki-lô-mét mỗi ngày, thải ra trong một năm. Hoặc một chuyến bay, một chiều, từ São Paulo tới Johannesburg hoặc tới London, một chiều. Hai chiều thì hai tấn. Vậy 11 tỷ tấn là gấp hai chỗ đó. Lượng khí thải ra ngày nay là 50 tỷ tấn, và ngày càng tăng. Nó đang tăng lên, có lẽ sẽ là 61 tỷ tấn khoảng năm 2010. Chúng ta cần giảm xuống 10 tỷ tấn năm 2050. Trong khi điều này xảy ra, dân số sẽ tăng từ 7 đến 9 tỷ người, kinh tế sẽ tăng trưởng từ 60 nghìn tỷ vào năm 2010 đến 200 nghìn tỷ đô-la. Điều chúng ta cần làm là phải hiệu quả hơn nhiều đến mức chúng ta có thể đi từ 7 tấn các-bon tính trên đầu người trên mỗi người, trên năm xuống còn con số như thế này. Bạn phải lựa chọn. đi máy bay hoặc đi ô tô. Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có làm được không? Đó đích xác là câu hỏi tôi muốn hỏi khi tôi phát triển kế hoạch đối phó nạn phá rừng. Đó là một vấn đề lớn, quá phức tạp. Chúng ta có thật sự làm được không? Tôi nghĩ là có. Hãy nghĩ như thế này: Chặt phá rừng tương đương với 60% khí thải nhà kính ở Brazil trong thập niên vừa qua. Hiện tại, nó còn ít hơn 30% một tí. Trên thế giới, 60% là năng lượng. Nếu chúng ta có thể xử lý trực tiếp năng lượng này, giống như cách chúng ta đối phó với nạn phá rừng, có lẽ chúng ta có cơ hội. Có năm điều, tôi nghĩ chúng ta nên làm. Thứ nhất, chúng ta cần ngăn cản sự phát triển của khí thải các-bon. Ta không cần chặt hạ toàn bộ rừng để kiếm thêm việc làm và canh tác và tiết kiệm hơn. Đó là điều chúng ta chứng minh khi giảm được nạn phá rừng và kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Điều tương tự có thể xảy ra trong lĩnh vực năng lượng. Thứ hai, chúng ta phải chuyển lợi nhuận đến đúng chỗ. Hiện nay, 500 tỷ đô-la mỗi năm chi trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Tại sao ta không định giá cho các-bon và chuyển nó thành năng lượng tái tạo? Thứ ba, chúng ta cần tính toán và làm rõ ràng ở đâu, khi nào và ai đang làm cho khí nhà kính bị thải ra ta có thể có các hành động cụ thể đối phó với từng khả năng trên. Thứ tư, chúng ta cần nhảy cóc lộ trình của sự phát triển, nghĩa là, không cần thiết lập đường dây điện thoại dưới đất trước khi bạn có điện thoại di động. Tương tự, ta không cần đem nhiên liệu hóa thạch đến một tỷ người không thể tiếp cận với năng lượng trước khi chúng ta có năng lượng sạch. Thứ năm, và là điều cuối cùng, chúng ta cần chia sẻ trách nhiệm giữa các chính phủ, giới kinh doanh và tổ chức dân sự. Đó là việc mọi người phải làm và ta cần mọi người đồng lòng. Để kết luận, tôi nghĩ tương lai không giống số mệnh mà bạn chỉ phải theo như việc thường phải làm. Chúng ta cần có dũng khí để thực sự thay đổi lộ trình, đầu tư vào điều gì đó mới mẻ, tin rằng chúng ta có thể thay đổi được. Chúng tôi đang làm điều này đối với nạn phá rừng ở Brazil, hy vọng chúng ta có thể làm được điều đó với biến đổi khí hậu trên thế giới Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Lớn lên ở một nước đang phát triển như tôi, Ấn Độ, bạn sẽ học được cách thu về nhiều lợi ích hơn từ những nguồn lực hạn chế và tìm kiếm một phương thức sáng tạo để tái sử dụng những gì bạn có. Như Mansukh Prajapati, một thợ gốm ở Ấn Độ. Anh ta tạo ra một cái tủ lạnh hoàn toàn từ đất sét không sử dụng điện. Anh ấy có thể giữ rau củ tươi trong nhiều ngày. Một phát minh tuyệt vời, theo đúng nghĩa đen. Ở châu Phi, nếu điện thoại của bạn hết pin, đừng lo lắng. Bạn sẽ tìm được vài cửa hàng khá thú vị, giúp bạn sạc điện thoại bằng xe đạp. Và ở Nam Mỹ, hãy đến Lima ở Peru, vùng có độ ẩm cao nhận lượng mưa chỉ 2.54mm mỗi năm. Một kỹ sư ở Lima đã thiết kế bảng quảng cáo khổng lồ hấp thu chất ẩm trong không khí và chuyển nó thành nước sạch, tạo ra hơn 90 lít nước mỗi ngày. Người Peru thật đáng kinh ngạc. Họ có thể thuần túy thu được nước từ không khí loãng. Từ bảy năm trước, tôi đã gặp và nghiên cứu hàng trăm doanh nghiệp ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi và Nam Mỹ, và họ liên tục làm tôi kinh ngạc. Nhiều người trong số họ chưa bao giờ đến trường. Họ không phát minh trong những phòng nghiên cứu & phát triển lớn. Phòng thí nghiệm của họ ở lề đường. Vì sao họ làm thế? Bởi vì họ không có những nguồn lực cơ bản hỗ trợ như chúng ta, như vốn và năng lượng, những dịch vụ cơ bản, như chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở những nơi đó cũng rất khan hiếm. Khi nguồn lực bên ngoài khan hiếm, họ phải tìm từ bên trong một nguồn lực phong phú khác: sức sáng tạo của con người, và dùng sự sáng tạo đó, tìm tòi những phương thức khéo léo để giải quyết vấn đề với nguồn lực hạn chế. Ở Ấn Độ, chúng tôi gọi là Jugaad. Jugaad trong tiếng Hindi nghĩa là cách ứng biến, một giải pháp khéo léo trong điều kiện không thuận lợi. Những giải pháp Jugaad không tinh tế hay hoàn hảo, nhưng lại tạo thêm giá trị với chi phí thấp hơn. Với tôi, doanh nghiệp nào có thể tạo ra những giải pháp Jugaad thì cũng như những nhà giả kim vậy. Họ có thể biến bất lợi thành cơ hội một cách thần kỳ, và chuyển thứ có giá trị thấp thành thứ có giá trị cao. Nói cách khác, họ là bậc thầy trong nghệ thuật làm được nhiều hơn với ít nguồn lực hơn, cốt lõi của những phát kiến trong điều kiện thiếu thốn nguồn lực. Giải pháp giá rẻ là khả năng tạo ra nhiều giá trị kinh tế và xã hội hơn sử dụng ít nguồn lực / tài nguyên hơn. Phát kiến giá rẻ không dừng lại ở làm được, mà là làm tốt hơn. Bây giờ, tôi muốn cho các bạn thấy, ở các thị trường mới nổi, doanh nghiệp và công ty thực hiện phát kiến giá rẻ với quy mô lớn thế nào để cung cấp dịch vụ sức khỏe & năng lượng cho hàng tỷ người một cách hiệu quả, những người có thu nhập thấp nhưng khát vọng cao. Trước hết, hãy đến Trung Quốc, tại Neusoft, nhà cung cấp dịch vụ IT lớn nhất quốc gia phát triển giải pháp y khoa để giúp các bác sĩ ở thành phố điều trị từ xa cho những bệnh nhân già, nghèo khó ở những làng mạc. Giải pháp này dựa trên những thiết bị y khoa dễ sử dụng không cần nhân viên y tế trình độ cao, mà y tá ở vùng nông thôn có thể sử dụng. Trung Quốc thật sự rất cần những giải pháp y khoa chi phí thấp này bởi vì sẽ có hơn nửa tỷ người già tại đây vào năm 2050. Bây giờ, hãy đến Kenya, một nửa dân cư ở đây sử dụng M-Pesa, giải pháp thanh toán điện thoại di động. Một giải pháp tuyệt vời cho lục địa châu Phi bởi vì 80% người châu Phi không có tài khoản ngân hàng, nhưng điều thú vị là M-Pesa giờ là điểm khởi đầu cho những mô hình kinh doanh riêng rẻ trong lĩnh vực như năng lượng. Lấy M-KOPA, giải pháp năng lượng mặt trời tại nhà, được làm đơn giản từ tấm quang năng trên mái nhà, ba bóng đèn LED, đài phát thanh năng lượng mặt trời và sạc điện thoại. Cả bộ dụng cụ, giá 200 đô la, quá đắt đối với hầu hết người Kenya, nhường chỗ cho hệ thống điện thoại thực hiện nó một cách phù hợp hơn. Ngày nay, bạn có thể mua bộ dụng cụ này với tiền cọc chỉ 35 đô la, sau đó, trả góp phần còn lại ở mức 45 cents mỗi ngày thông qua điện thoại của mình. Sau 365 kỳ góp, hệ thống sẽ mở khóa, sản phẩm thuộc về bạn, và bạn bắt đầu nhận được nguồn điện sạch miễn phí. Một giải pháp hay cho Kenya, nơi 70% người dân không có điện để sử dụng. Điều này cho thấy với giải pháp tiết kiệm bạn khai thác nguồn lực dồi dào nhất, kết nối điện thoại chẳng hạn, để đổi lấy thứ khan hiếm, ví dụ như năng lượng. Với giải pháp tiết kiệm, phía Nam địa cầu đang bắt kịp và trong vài trường hợp thậm chí vượt mặt phía Bắc. Thay vì xây dựng những bệnh viện đắt tiền, Trung Quốc sử dụng y khoa từ xa để điều trị cho hàng triệu bệnh nhân hiệu quả về chi phí, và ở châu Phi, thay vì xây dựng ngân hàng và lưới điện, tiến thẳng đến thanh toán điện thoại và phân phối năng lượng sạch. Phát kiến giá rẻ hoàn toàn trái ngược với cách đổi mới ở phía Bắc. Tôi sống tại thung lũng Silicon, nơi ta không ngừng theo đuổi những thành tựu kỹ thuật to lớn. Hãy nghĩ đến iPhone 5, 6, rồi 7, 8. Các công ty phương Tây chi hàng tỷ đô la cho nghiên cứu và phát triển, sử dụng hàng tấn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm ngày một phức tạp, nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, và moi thêm tiền từ khách hàng cho những tính năng mới. Thế nên, mô hình kinh doanh của phương Tây là "làm thêm để được thêm". Đáng buồn là, nhiên liệu cho mô hình này đang cạn dần, vì 3 lý do: Đầu tiên, phần lớn khách hàng ở phương Tây, dưới sức mua giảm, không thể chấp nhận thêm những sản phẩm đắt đỏ này. Thứ hai, chúng ta đang cạn kiệt nguồn nước tự nhiên và dầu mỏ. Ở California, nơi tôi sống, khan hiếm nước dần trở thành vấn đề nghiêm trọng. Thứ ba, quan trọng nhất, vì thu nhập gia tăng không đồng đều giữa nhóm giàu và nhóm trung lưu ở phương Tây, có một khoảng cách lớn giữa những sản phẩm và dịch vụ hiện tại và nhu cầu căn bản của người tiêu dùng. Bạn có biết rằng, ngày nay, có hơn 70 triệu người Mỹ ít khi sử dụng đến ngân hàng, bởi những dịch vụ ngân hàng hiện có không được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của họ. Khủng hoảng kinh tế kéo dài ở phương Tây làm người ra nghĩ rằng họ đang mất dần cuộc sống tiêu chuẩn cao và dần rơi xuống đáy. Tôi tin rằng cách duy nhất giúp ta duy trì sự thịnh vượng và phát triển ở phương Tây là học cách làm được nhiều hơn với ít nguồn lực hơn. Tin tốt là, điều đó đang bắt đầu diễn ra. Vài công ty ở phương Tây đang tiếp cận giải pháp chi phí thấp để tạo những sản phẩm phù hợp hơn với người tiêu dùng phương Tây. Tôi sẽ cho bạn 2 ví dụ. Khi lần đầu nhìn thấy tòa nhà này, tôi tự nhủ, chắc đây là một trong những thiết kế hiện đại nhất. Thật ra, đó là một nhà máy sản xuất nhỏ xây dựng bởi Grameen Danone, liên doanh giữa ngân hàng Grameen của Muhammad Yunus và công ty thực phẩm Danone để sản xuất sữa chua chất lượng cao ở Bangladesh. Nhà máy này chỉ cỡ bằng 10% các nhà máy hiện tại của Danone và chi phí xây dựng giảm đi rất nhiều. Tôi đoán các bạn sẽ gọi nó là nhà máy "ít béo". Nhà máy này, không giống như ở phương Tây, được tự động hóa mức độ cao, mà dựa vào nhiều công đoạn thủ công để tạo việc làm cho dân địa phương. Mô hình này truyền cảm hứng cho Danone trong việc kết hợp hiệu quả kinh tế và bền vững xã hội. đến nỗi họ đang lên kế hoạch triển khai ở những nơi khác. Bây giờ, nhìn vào ví dụ này, bạn có thể nghĩ: "À, giải pháp giá rẻ là kỹ thuật thấp." Thật ra, không. Giải pháp giá rẻ cũng là làm cho kỹ thuật cao trở nên dễ chấp nhận và tiếp cận hơn với nhiều người. Để tôi cho bạn một ví dụ. Ở Trung Quốc, các kỹ sư R&D của Siemens Healthcare thiết kế máy quét C.T. dễ sử dụng dành cho những người có chuyện môn thấp, như y tá và kỹ thuật viên. Thiết bị này quét được nhiều bệnh nhân hơn mỗi ngày, và tốn ít năng lượng hơn, tốt cho bệnh viện , và cũng tốt cho bệnh nhân vì nó giảm thiểu chi phí điều trị lên đến 30% và liều lượng bức xạ đến 60%. Giải pháp này ban đầu được thiết kế cho Trung Quốc. nhưng bây giờ bán đắt, như tôm tươi, ở Mỹ và châu Âu, nơi bệnh viện đang chịu áp lực cung cấp chăm sóc chất lượng cao với chi phí thấp. Quá trình thực hiện các giải pháp giá rẻ ở phương Tây, thật sự đang được dẫn dắt bởi những doanh nghiệp sáng tạo cùng với những giải pháp đáng kinh ngạc để giải quyết những nhu cầu cơ bản ở Mỹ và châu Âu. Để tôi cho bạn 3 ví dụ khởi nghiệp truyền cảm hứng cho bản thân tôi. Cái thứ nhất được khởi đầu bởi người hàng xóm của tôi ở thung lũng Silicon. Gọi là gThrive. Họ tạo cảm biến không dây thiết kế giống như những cây thước nhựa, nông dân có thể dán ở nơi khác nhau trên cánh đồng và thu thập thông tin chi tiết như điều kiện đất. Dữ liệu chức năng này cho phép họ tối ưu lượng thủy năng sử dụng đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và năng suất, một giải pháp tốt cho California, nơi đang đối mặt với việc thiếu hụt nước. Nó hoàn vốn trong một năm. Ví dụ thứ hai là Be-Bound, cũng ở thung lũng Silicon, giúp bạn truy cập internet ngay cả ở nơi không có băng thông wifi hay 3G hay 4G. Họ làm điều đó như thế nào? Đơn giản là dùng SMS, công nghệ cơ bản, nhưng đáng tin cậy nhất và phủ sóng rộng nhất khắp thế giới. Ba tỷ người ngày này dùng điện thoại không thể kết nối internet. Giải pháp này kết nối họ với internet theo một phương thức giá rẻ. Và ở Pháp, một doanh nghiệp vừa khởi nghiệp, gọi là Compte Nickel, đang làm cuộc cách mạng cho ngành ngân hàng. Họ cho phép hàng ngàn người vào cửa hàng tạp hoá chỉ tốn 5 phút để kích hoạt dịch vụ, cung cấp cho họ 2 sản phẩm: một số tài khoản ngân hàng quốc tể và một thẻ debit quốc tế. Họ thu phí duy trì hàng năm chỉ ở mức 20 Euro. Bạn có thế thực hiện mọi giao dịch ngân hàng -- gửi, nhận tiền và chi trả với thẻ debit -- mà không tốn thêm một khoản phí nào. Tôi gọi đây là giao dịch ngân hàng chi phí thấp không cần ngân hàng. Thật ngạc nhiên, 75% khách hàng sử dụng dịch vụ này, là người Pháp trung lưu, không chi trả nổi mức phí cao của ngân hàng, Tôi đang nói về giải pháp giá rẻ, khởi đầu tiên phong ở phía Nam, dần được chấp nhận ở phía Bắc. Cuối cùng, chúng ta muốn thấy những quốc gia phát triển và đang phát triển cùng nhau tạo ra những giải pháp chi phí thấp để đem lại lợi ích cho chính loài người. Tin tốt là điều đó đang bắt đầu diễn ra. Hãy đến Nairobi. Nairobi kẹt xe kinh khủng. Lần đầu tiên chứng kiến, tôi đã nghĩ: "Holy Cow." Theo đúng nghĩa đen, bạn phải né tránh những con bò khi lái xe. Để tình hình trở nên dễ dàng hơn, các kỹ sư ở phòng thí nghiệm IBM, Kenya thử nghiệm một giải pháp, gọi là Megaffic, được thiết kế ban đầu bởi những kỹ sư Nhật Bản. Không giống như ở phương Tây, Megaffic không dựa vào cảm biến dọc lề đường, vốn rất đắt đỏ để lắp đặt ở Nairobi. Thay vào đó, họ xử lý hình ảnh, tín hiệu giao thông, thu thập từ số máy quay ít ỏi, chất lượng thấp từ đường phố Nairobi, dùng phần mềm phân tích để dự đoán các điểm tắt nghẽn, và nhắn tin cho các tài xế sử dụng đường khác. Cứ như vậy, Megaffic tuy không hấp dẫn như xe tự lái, nhưng cam kết giúp tài xế ở Nairobi, từ điểm A đến điểm B nhanh hơn ít nhất 20%. Đầu năm nay, UCLA Health mở phòng thí nghiệm toàn cầu cho đổi mới nơi tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm cho vấn đề chăm sóc sức khỏe khắp nơi trên thế giới có chi phí giảm ít nhất 20% so với giải pháp hiện thời tại Mỹ, và hiệu quả hơn nữa. Họ cũng cố gắng tập hợp những nhà phát kiến từ phía Nam và phía Bắc cùng tạo ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe giá rẻ cho nhân loại. Tôi đã đưa ra nhiều ví dụ về các nhà đổi mới khắp thế giới, nhưng câu hỏi là, làm sao có được những giải pháp giá rẻ? Tôi có 3 nguyên tắc muốn chia sẻ để các bạn có thể áp dụng cho chính tổ chức của mình để làm được nhiều hơn với ít nguồn lực hơn. Nguyên tắc đầu tiên: Giữ cho nó đơn giản. Đừng tạo ra những giải pháp nhằm gây ấn tượng với khách hàng. Giữ cho nó đủ đơn giản để sử dụng và tiếp cận rộng khắp, giống như máy quét C.T. ở Trung Quốc. Nguyên tác thứ hai: Đừng phí thời gian cho thứ đã chạy tốt. Cố gắng tận dụng những nguồn lực và của cải có sẵn, dễ dàng tiếp cận, giống như sử dụng hệ thống điện thoại để cung cấp năng lượng sạch hay các cửa hàng tạm hoá cung cấp dịch vụ ngân hàng. Nguyên tắc thứ ba: Suy nghĩ và hành động theo chiều ngang. Các công ty có xu hướng leo thang theo chiều thẳng đứng bằng cách vận hành tập trung trong các nhà máy, nhà kho lớn, nhưng nếu muốn trở nên linh động và thích ứng với sự đa dạng của khách hàng, bạn cần phát triển theo chiều ngang sử dụng chuỗi cung ứng được phân bổ với đơn vị sản xuất và phân phối nhỏ hơn, như trường hợp của ngân hàng Grameen. Phía Nam tiên phong cho giải pháp giá rẻ vì họ cần. Phía Bắc đang học cách làm nhiều hơn, với ít nguồn lực hơn vì họ đang đối mặt với nguồn tài nguyên bị kiềm hãm. Là một người Ấn Độ, sinh ra ở Pháp sống ở Mỹ, tôi hy vọng chúng ta có thể vượt qua sự phân chia Bắc - Nam để cùng nhau tiếp sức cho sự sáng tạo của những nhà phát kiến khắp thế giới, cùng tạo ra những giải pháp giá rẻ, cải tiến chất lượng cuộc sống cho mọi người, đồng thời, bảo vệ hành tinh quý giá của chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Loài người chúng ta có một tiềm năng to lớn về tính thiện, nhưng cũng có sức mạnh vô biên để làm điều ác. Bất kỳ công cụ nào cũng có thể được dùng để xây dựng hoặc hủy diệt. Điều đó đều phụ thuộc vào động cơ của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng hơn cả là khuyến khích một động cơ từ lòng vị tha hơn là một động cơ từ sự ích kỷ Giờ đây, ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đó có thể là những thách thức mang tính cá nhân. Trí óc của ta có thể là người bạn tốt nhất nhưng cũng có thể là kẻ thù ghê gớm nhất. Đó cũng là những thách thức mang tính xã hội : Tình trạng nghèo khổ tràn lan, bất bình đẳng, mâu thuẫn, bất công. Và còn những thách thức mới mà chúng ta không ngờ tới. Cách đây mười ngàn năm, có khoảng năm triệu người trên Trái đất. Bất kể họ làm gì, khả năng phục hồi của Trái đất sẽ sớm hàn gắn hoạt động của con người. Sau các cuộc Cách mạng khoa học và kỹ thuật, mọi chuyện bây giờ đã khác. Chúng ta hiện nay là tác nhân chính yếu gây ảnh hưởng lên Trái đất. Chúng ta bước vào Kỷ Nhân Sinh kỷ nguyên của nhân loại. Thế nên, nếu nói chúng ta cần tiếp tục sự tăng trưởng không ngừng này, việc sử dụng liên tục các nguồn nguyên liệu, Điều đó giống như lời một vị tôi đã nghe một vị lãnh đạo chính phủ, tôi sẽ không nói tên, đã nói là "Năm năm trước, chúng ta đã ở bờ vực thẳm. Giờ đây, chúng ta đã tiến một bước lớn'' Bờ vực thẳm này giống như đã được các nhà khoa học xác định là những giới hạn hành tinh. Trong khuôn khổ những giới hạn đó, chúng bao gồm rất nhiều nhân tố. Ta còn có thể tiếp tục sự thịnh vượng loài người còn tồn tại trong 150 ngàn năm nữa với điều kiện ta giữ nguyên sự ổn định của môi trường giống như trong Kỷ Toàn Tân trong 10 ngàn năm vừa qua. Nhưng điều đó phụ thuộc vào một sự giản đơn có tính tự nguyện sư phát triển chuyên vào chất lượng, không phải số lượng Vào năm 1900, con người vẫn ở trong các giới hạn an toàn. Còn đây, năm 1950 đã đạt đến một mức tăng tốc to lớn Chuẩn bị tinh thần nhé, một chút nữa thôi, tưởng tượng ra điều gì sẽ đến tiếp theo. Chúng ta đã vượt qua rất xa một vài giới hạn của hành tinh. Hãy lấy sự đa dạng sinh học, trong mức độ hiện tại, đến năm 2050, 30 phần trăm các loài sinh vật trên Trái đất sẽ biến mất. Ngay cả, nếu lưu giữ được DNA của chúng, ta cũng không thể đảo ngược tình thế. Đây là tôi, ngồi trước một đỉnh núi băng cao 7000 mét, 21 ngàn phút ở Bhutan, Ở Cực Thứ Ba, 2000 đỉnh núi băng tan ra nhanh chóng, nhanh hơn cả Bắc Cực Vậy chúng ta có thể làm gì trong tình hình này? Mặc dù với sự phức tạp từ chính trị, kinh tế, khoa học vấn đề của môi trường được thu gọn trong vấn đề của lòng tốt hay lòng ích kỷ. Tôi là một người Mác-xít theo phong cách của Groucho (Cười) Groucho Marx nói: "Sao phải quan tâm tới các thế hệ tương lai? Họ đã làm gì cho tôi nào?'' (Cười) Thật không may, tôi đã nghe nhà tỷ phú Steve Forbes, trên trang Fox News, đã nói chính xác như vậy, nhưng rất nghiêm túc. Ông ta được báo về sự dâng lên của nước đại dương, ông ta nói: "Tôi thấy nó thật vớ vẩn khi phải thay đổi hành vi của tôi bây giờ cho điều gì đó sẽ xảy ra trong một trăm năm nữa.'' Vậy, nếu bạn không quan tâm đến các thế hệ tương lai, Vậy thì cứ việc. Một trong các thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là hòa hợp ba hệ thời gian: Sự ngắn hạn của nền kinh tế, Sự thăng trầm của thị trường chứng khoán, các thanh khoản cuối năm; Sự hữu hạn của chất lượng cuộc sống là chất lượng mỗi khoảnh khắc cuộc sống, trong 10 hay 20 năm qua và tính dài hạn của môi trường. Khi các nhà nghiên cứu môi trường thảo luận với các nhà kinh tế, nó giống như cuộc trò chuyện của người tâm thần phân lập hoàn toàn không có tí liên quan. Họ không cùng nói một ngôn ngữ. Trong 10 năm qua, tôi đã đi vòng quanh thế giới gặp gỡ các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà thần kinh học, các nhà môi trường, triết gia, nhà tư tưởng ở khu vực Himalayas, khắp mọi nơi. Tôi nhận thấy là, chỉ có một khái niệm mà có thể hòa hợp ba hệ thời gian đó. Đơn giản là cần có hơn nữa sự quan tâm với người xung quanh. Có thêm sự quan tâm với người khác, bạn sẽ có một nền kinh tế chu toàn nơi mà tài chính phục vụ xã hội chứ không phải xã hội phục vụ tài chính. Bạn sẽ không chơi ở một sòng bạc bằng tiền bạc của những người đã đặt niềm tin vào bạn. Có hơn sự quan tâm với người khác, bạn sẽ chắc chắn rằng bạn khắc phục sự bất bình đẳng rằng bạn mang đến sự sung túc nào đó cho xã hội, cho nền giáo dục, cho nơi công sở. Nếu không, một quốc gia là cường quốc mạnh nhất, giàu nhất nhưng mọi người đều bất hạnh, thế thì có ý nghĩa gì nữa? Và nếu có hơn sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ không phá hoại cái hành tinh mà chúng ta có và ở tình hình hiện tại, chúng ta không có ba hành tinh để mà tiếp tục làm như thế. Vậy câu hỏi là, được rồi, lòng tốt là câu trả lời, đó chỉ là một sự lý tưởng phi thực tế, mà nó có thể là một giải pháp thực tế có thật không? Trước hết, nó có tồn tại không, lòng tốt thật sự, hay chúng ta ích kỷ đến thế? Một số triết gia cho rằng chúng ta đều ích kỷ không cứu vãn được Chẳng lẽ chúng ta đều là những kẻ bất lương sao? Tin tốt, phải không? Nhiều triết gia, như Hobber, đã nói vậy. Nhưng không phải tất cả mọi người đều trông đểu cáng. Hay người chỉ như chó sói với nhau? Người đàn ông này trông không tệ đến vậy chứ. Ông ấy là một người bạn của tôi ở Tây Tạng. Ông ấy rất tử tế. Chúng ta yêu thích sự hợp tác. Không có niềm vui nào hơn được làm việc với nhau, phải không? Không chỉ có mỗi con người. Rồi, tất nhiên, có cả sự đấu tranh vì sự sống, sự sinh tồn của kẻ mạnh, của thuyết Đác-uyn xã hội Trong tiến hóa, sự hợp tác -- cho dù sự canh tranh cũng tồn tại, tất nhiên,-- sự hợp tác phải sáng tạo hơn nhiều để có thể tăng cường phát triển. Chúng ta đều biết phối hợp tuyệt vời và chúng ta có thế còn đi xa hơn nữa. Hơn hết cả là chất lượng mối quan hệ giữa người với người. Tổ chức OEDC đã làm một khảo sát gồm 10 nhân tố, bao gồm thu nhập, và nhiều thứ khác. Điều đầu tiên mà người ta trả lời điều quan trọng đối với hạnh phúc của tôi là chất lượng của các mối quan hệ xã hội. Không chỉ loài người. Hãy nhìn những bà cụ đáng yêu này. Vậy nếu chúng ta phân tích sâu hơn, cái ý kiến cho rằng chúng ta đều ích kỷ không cứu chữa được, đó là khoa học kiểu chuyện phiếm. Không có bất cứ một nghiên cứu xã hội học nào, nghiên cứu tâm lý học nào, đã chỉ ra được điều đó. Thậm chí là trái lại. Bạn tôi, Daniel Batson, đã dành cả đời mình để mời người ta vào phòng thí nghiệm trong các tình huống phức tạp. Và đương nhiên chúng ta đôi khi ích kỷ, và một số người thì ích kỷ hơn những người khác. Nhưng ông ấy đã chỉ ra rằng, theo hệ thống, cho dù thế nào luôn luôn có một số lượng lớn người cư xử vị tha bất kể thế nào. Nếu bạn nhìn thấy một người bị thương, chịu đau đớn, bạn có thể chỉ là muốn thoát khỏi cảm giác cảm thông-- bạn không thể chịu nổi, thế nên tốt nhất là giúp đỡ hơn là đứng im nhìn người đó. Chúng tôi đã làm đủ loại thí nghiệm, cuối cùng, ông ấy nói, rõ ràng là con người có thể rất tốt đẹp. Vậy đó là một tin tốt. Hơn thế nữa, chúng ta nên nhìn vào tính vô vị của lòng tốt. Hãy nhìn vào đây. Khi chúng ta ra về, chúng ta sẽ không nói "Dễ thương quá'' Không có một cuộc đánh lộn nào khi mà đám đông nghĩ về lòng tốt'' Điều đó được biết trước rồi, đúng không? Nếu có một cuộc đánh lộn, chúng ta sẽ nói về nó hàng tháng trời. Vậy thì sự vô vị của lòng tốt là điều gì đó không thu hút sự chú ý của bạn, nhưng nó tồn tại. Hãy nhìn vào đây. Một số nhà tâm lý học nói, khi tôi kể với họ rằng tôi theo 140 dự án nhân đạo ở khu vực Himalaya, điều đó đem lại cho tôi nhiều niềm vui, thì họ nói: ''Ôi, tôi hiểu rồi, ông làm việc để có cảm giác ấm áp. Đó không phải là cái thiện., Ông chỉ làm vì cảm thấy tốt thôi.'' Bạn nghĩ anh chàng này khi nhảy xuống giữa đường ray anh ấy nghĩ "Mình chắc chắn sẽ cảm thấy rất tuyệt khi mọi chuyện kết thúc?'' (Cười) Chưa hết. Họ nói, nhưng khi được phỏng vấn, anh ấy nói ''Tôi không có lựa chọn khác, tôi phải nhảy xuống thôi'' Anh ấy không có sự lựa chọn khác. Phản xạ tự nhiên Đó chỉ có thể là sự ích kỷ hay lòng tốt mà thôi. Không lựa chọn ư? Nào, đương nhiên, anh chàng này cũng sẽ không nghĩ tới nửa giờ ''Minh có nên đưa tay ra giúp hay không?" Anh ấy làm thế. Có sự lựa chọn nhưng nó rành rành. Nó ngay lập tức. Và tất nhiên, anh bạn này cũng có sự lựa chọn. (Cười) Có những người có sự lựa chọn, như Pastor André Trocmé và vợ, và cả ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon ở Pháp Qua cả Thế chiến thứ hai, họ đã cứu sống 3500 người Do Thái, cung cấp cho họ chỗ ở, đưa họ sang Thụy Sĩ, bất chấp mọi gian nan, nguy hiểm tới tính mạng của họ và của gia đình họ. Lòng tốt có tồn tại. Lòng tốt là cái gì? Đó là niềm mong ước: người khác được hạnh phúc và tìm thấy căn nguyên của hạnh phúc. Sự cảm thông là điều cộng hưởng do xúc cảm hay tri nhận, giúp bạn thấy người này hạnh phúc người kia chịu đựng Nhưng sự cảm thông, một mình nó thì chưa đủ. Nếu tiếp tục chứng kiến nỗi đau đớn, bạn có thể bị đau đớn do cảm thông, bị bùng nổ, thế nên, cần ảnh hưởng lớn hơn của tình thương - lòng trắc ẩn Làm việc với Tania Singer ở Max Planck Viện Leipzig, chúng tôi chỉ ra hệ thần kinh hoạt động khác nhau với sự cảm thông và lòng tốt . Công việc đã kết thúc tốt đẹp chúng ta học được từ tiến hóa từ tình mẫu tử, tình phụ tử chúng ta cần phát huy nó. Lòng tốt có thể được phát huy tới cả các sinh vật khác. Nếu muốn một xã hội vị tha hơn, chúng ta cần hai điều: Thay đổi cá nhân và thay đổi xã hội. Việc thay đổi cá nhân có khả thi không? Hai ngàn năm nghiên cứu thiền định nói rằng có. 15 năm hợp tác nghiên cứu giữa thần kinh học và tế bào học nói rằng có, bộ não của chúng ta thay đổi khi bạn rèn luyện lòng tốt. Tôi đã dành 120 tiếng trong thiết bị MRI (máy cộng hưởng từ) Đây là lần đầu tiên tôi ở trong đó sau hai tiếng rưỡi, Sau đó, kết quả đã được công bố trên rất nhiều tạp chí khoa học. Nó chỉ ra không có gì mơ hồ có một sự thay đổi cấu trúc và thay đổi chức năng trong bộ não khi bạn rèn luyện tình yêu vị tha Để bạn hiểu rõ hơn: Đây là thiền sư không tham gia tập huấn bên trái, thiền sư trong thiền định như bạn thấy có tất cả các hoạt động. một nhóm có kiểm soát không tham gia tập huấn, không có gì xảy ra, thiền đinh, không có gì xảy ra. Họ đều không tham gia chương trình rèn luyện. Thế bạn có cần 50 ngàn giờ ngồi thiền không? Không cần. Bốn tuần, 20 phút mỗi ngày thiền định chăm sóc tâm trí là đã mang lại sự thay đổi cấu trúc trong bộ não so với nhóm có kiểm soát. Chỉ 20 phút mỗi ngày trong bốn tuần. Ngay cả với trẻ em mẫu giáo -- Richard Davidson đã tiến hành ở Madison. Một chương trình kéo dài tám tuần: lòng biết ơn, lòng tốt, sự hợp tác, thở giác niệm. Bạn có thể nói ''Chúng nó chỉ là con nít mà'' Hãy nhìn sau tám tuần, Hành vi tiền xã hội, đường đồ thị màu xanh. Sau đó là cuộc kiểm tra khoa học sau chót, kiểm tra dán nhãn Trước hết, xác định cho mỗi trẻ ai là bạn tốt nhất trong lớp, đứa không được quý nhất, đứa vô danh, đứa bị bệnh và bọn trẻ phải dán nhãn các đối tượng. Trước khi có tập huấn, chúng dán nhãn hết cho bạn thân của mình. Những đứa bé bốn, năm tuổi, 20 phút ba lần một tuần. Sau khi tập huấn, không còn sự phân biệt: cùng một số lượng nhãn cho các bạn thân nhất và không được quý nhất. Đó là điều chúng ta nên làm ở tất cả các trường học trên thế giới. Chúng ta sẽ đi đến đâu từ điểm này? (Vỗ tay) Khi biết về thí nghiệm này. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Richard Davidson: ''Anh sẽ đi tới 10, 100 cả liên hiệp quốc, cả thế giới" Chúng ta sẽ đi tới đâu? Thay đổi cá nhân là điều có thể. Liệu ta có phải đợi loại gien của lòng tốt cho nhân loại? Thế thì sẽ mất 50 ngàn năm sẽ là quá nhiều tổn hại cho môi trường. May mắn thay, chúng ta có sự tiến hóa của văn hóa. Văn hóa, như các chuyên gia đã nhận định biển đổi nhanh chóng hơn di truyền. Đó là một tin tức tốt đẹp. Thái độ với chiến tranh đã có nhiều thay đổi những năm qua. Sự thay đổi cá nhân và biến đổi văn hóa tạo ra nhau. đúng vậy, chúng ta có thể đạt đến một xã hội vị tha hơn. Vậy chúng ta sẽ đi tới đâu? Cá nhân tôi thì quay trở lại phương Đông. Chúng tôi chữa trị 100 ngàn bệnh nhân một năm trong các dự án. Chúng tôi có 25 ngàn trẻ em bốn phần trăm kinh phí Vài người nói: "Mấy thứ của ông có tác dụng trong thực tế, vậy còn trong lý thuyết?'' Luôn luôn có sự sai lầm. Thế nên, tôi sẽ trở lại với tu viện của mình để tìm nguồn cơn để phục vụ cộng đồng tốt hơn. Nhưng ở cấp độ toàn cầu, chúng ta có thể làm gì? Chúng ta cần ba điều. Nâng tầm hợp tác: Nền giáo dục hợp tác ở trường học thay thế cho nền giáo dục cạnh tranh Hợp tác vô điều kiện trong lòng các tổ chức -- có thể có một vài cạnh tranh giữa các tổ chức, nhưng không phải bên trong. Chúng ta cần một sự hòa hợp bền vững. Tôi rất thích thuật ngữ này. Không phải là phát triển bền vững nữa. Hòa hợp bền vững có nghĩa là hiện tại chúng ta phải giảm thiểu bất bình đẳng. Trong tương lai, chúng ta cần phải làm hiệu quả hơn, tiếp tục phát huy chất lượng không phải là số lượng. Chúng ta cần một nền kinh tế chu toàn. Cỗ máy kinh tế đội lốt con người sẽ không thể xử lý được tình trạng đói nghèo tràn lan, không thể xử lý được vấn đề của quyền lợi chung các vấn đề của không khí, của đại dương. Chúng ta cần một nền kinh tế chu toàn. Nếu bạn nói kinh tế nên quan tâm tới mọi người, họ sẽ nói: "Đó không phải là việc của chúng tôi" Nếu bạn nói, họ không quan tâm thì điều đó quả là tệ. Chúng ta cần những cam kết ở mức địa phương, trách nhiệm ở mức toàn cầu. Chúng ta cần mở rộng lòng tốt đến 1,6 triệu loài sinh vật khác. Những sinh vật có cảm giác cũng là công dân của thế giới này. và chúng ta cần khuyến khích cái thiện. Cách mạng Vị tha muôn năm! Cách mạng Vị tha muôn năm! (Vỗ tay) Xin cảm ơn (Vỗ tay) Tôi là một blogger, nhà làm phim và cũng là người bán thịt, và tôi sẽ giải thích những công việc đó được kết hợp như thế nào. 4 năm trước, khi tôi và bạn tôi bắt đầu tháng ăn chay Ramadan đầu tiên ở một trong những thánh đường đông đúc nhất New York. Những người tu hành với râu quai nón và mũ trùm đầu tràn ngập đường phố. Đó là cơn ác mộng của FBI. (Tiếng cười) Là một phần của cộng đồng đó, chúng tôi biết nơi đây được chào đón ra sao. Trong nhiều năm, tôi đã nhìn thấy những hình ảnh miêu tả nơi đó như một tảng đá vô hồn, lạnh lẽo, hay giống như khuôn ảnh được người Hồi giáo ở Mỹ vẽ từ trải nghiệm của họ. Tức giận bởi tầm nhìn hạn hẹp đó, tôi và người bạn đã nảy ra một ý tưởng điên rồ: Bắt đầu tháng ăn chay truyền thống ở một nhà thờ Hồi Giáo ở mỗi bang vào mỗi đêm của tháng Ramadan rồi chia sẻ câu chuyện đó lên blog. Chúng tôi gọi là: "30 Thánh đường trong 30 ngày", đi qua 50 bang và chia sẻ câu chuyện của hơn 100 cộng đồng Hồi giáo, những người tị nạn Cam-pu-chia trong dự án của L.A cho đến những người da đen Sufis sống trong rừng ở Nam Carolina. Chúng tôi nhận ra hình ảnh tươi đẹp và đa dạng của người Mỹ. Truyền thông đã khiến phóng viên địa phương quan tâm đến cộng đồng Hồi giáo nhưng thú vị nhất là chứng kiến mọi người trên khắp thế giới được truyền cảm hứng để thực hiện cuộc hành trình 30 ngày của mình. Thậm chí, hai vận động viên NFL đã thực hiện chuyến đi trong thời gian nghỉ phép. Và hành trình 30 ngày đã nở rộ khắp thế giới, tôi bị mắc kẹt khi đang làm phim ở Pakistan. Đồng sự Omar và tôi không có ý tưởng nào để bắt đầu bộ phim có tên "Những chú chim đi bộ" về những trẻ em sống trên đường phố phải vật lộn tìm một mái ấm. Chúng tôi tập trung vào sự phức tạp của tuổi trẻ và những mâu thuẫn gia đình, nhưng bạn bè vẫn thúc giục chúng tôi thêm vào những vụ không tặc và mục tiêu giết chóc để bộ phim "gần gũi hơn", chủ yếu để giảm uy tín của chúng tôi trong câu chuyện liên quan đến vấn đề chính trị xã hội. Tất nhiên, chúng tôi đã không làm thế, thay vào đó, là đã đấu tranh cho tình yêu thương và tuổi trẻ bồng bột. Nhân tố đằng sau bộ phim chính là sự cảm thông, thứ thường bị thiếu hụt trong những bộ phim từng được ghi hình ở lãnh thổ của chúng tôi. Khi bộ phim được công chiếu ở lễ hội và rạp chiếu phim quốc tế, tôi quay về New York, với tất cả thời gian rảnh rỗi và rỗng túi, vợ tôi giao cho tôi việc nấu ăn cho cả gia đình. Bất cứ khi nào mua thịt halal trong vùng, tôi thấy có gì đó không ổn. Với những ai chưa biết, halal là một loại thịt được làm ra theo quy trình nuôi dưỡng và sản xuất nghiêm ngặt của đạo Hồi. Thật không may, phần lớn halal ở Mỹ không còn đạt chuẩn như mong muốn. Càng biết nhiều về sự thiếu đạo đức đó, tôi càng cảm thấy bị xúc phạm , đăc biệt bởi vì những cơ sở ở chính nơi tôi sống lại muốn lợi dụng tín ngưỡng ấy. Vì thế, với cảm xúc mãnh mẽ, và chưa hề có kinh nghiệm bán thịt nào, tôi và vài người bạn đã mở một quầy bán thịt ở ngay trung tâm thời trang của thị trấn phía Đông. (Cười) Chúng tôi gọi nó là "Honest Chops", (Nhát chặt thật thà) thịt hữu cơ lấy từ động vật chăn thả, và vừa túi tiền với các gia đình công nhân. Ở Mỹ, không có loại thực phẩm nào giống thế. Điều không thể tin nổi là 90% khách hàng của chúng tôi không phải là người Hồi giáo Với nhiều người, đó là lần đầu tiên tiếp xúc với người Hồi giáo ở khoảng cách gần đến thế. Có vẻ tôi đang lạc đề nhỉ (Cười) do hồi hộp đấy. Một sự hưởng ứng mạnh mẽ dành cho việc kinh doanh và người quản lí chăm chỉ làm việc để đơn giản hóa niềm tin và cộng đồng và cách duy nhất để đánh bại động cơ ấy là chơi theo luật khác biệt. Cạnh tranh với lối chơi sáng tạo. Với niềm tin, chiến lược và tình yêu mang theo, chúng tôi cương quyết lấy lại đức tin trong mọi bức hình, trong từng lát thịt, bởi nếu chúng tôi minh oan vì mục đích kêu gọi quần chúng, thì không chỉ có thất bại, mà còn bị nhấn chìm bởi những người nhiều tiền và điều kiện khác khi kể câu chuyện của mình. Nhưng động lực đó không phải vì tạo sự khác thường hay sự xác đáng. Chỉ đơn giản bởi vì cộng đồng của chúng ta là duy nhất và vô cùng tươi đẹp. Họ buộc chúng tôi tìm ra con đường kiên quyết để được công nhận và tôn trọng. Xin cám ơn! (Vỗ tay) Tôi nghĩ đây sẽ là sự nhẹ nhõm và thất vọng cho một số người khi tôi không nói về âm đạo hôm nay. Tôi mở đầu với "những lời độc thoại về âm đạo" bởi vì tôi lo lắng về âm đạo. Tôi rất lo lắng hôm nay về kí hiệu này, thế giới này và sự phổ biến của an toàn cưỡng ép. Tôi nhìn, nghe cảm nhận thấy từ này ở mọi nơi. An toàn thật sự, kiểm tra an toàn, đồng hồ an toàn, giải tỏa an toàn. Tại sao những thứ này nhấn mạnh vào sự an toàn lại làm tôi thấy kém an toàn hơn? An toàn thật sự nghĩa là gì khi mọi người nói về điều này? Và tại sao chúng ta, đặc biệt là người Mỹ, trở thành một quốc gia đặt sự an toàn lên trên những thứ khác? Thật ra, tôi nghĩ sự an toàn rất khó đạt được, không thể! Chúng ta đều sẽ ốm, già và chết. Mọi người rời bỏ ta. Mọi người thay đổi chúng ta. Không có gì là an toàn. Và đó thật ra là một tin tốt. Thật đấy, trừ khi cả đời bạn chỉ tập trung vào việc được an toàn. Nếu cả đời bạn chỉ nghĩ về an toàn, đây là những điều sẽ xảy ra. Bạn không thể du lịch hay thám hiểm ở các nơi xa xôi ngoài một vòng tròn nhất định. Bạn không thể có quá nhiều suy nghĩ trái ngược cùng một lúc, bởi vì nó sẽ làm rối hoặc thử thách bạn Bạn không thể cởi mở với những trải nghiệm mới, con người mới, cách làm việc mới -- điều đó sẽ làm bạn lạc lối. Bạn không thể biết bạn là ai, cho nên bạn bám víu lấy những đặc tính cứng nhắc. Bạn theo đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, Do Thái. Bạn là người Ấn Độ, Ai Cập, Ý, Mỹ. Bạn là một người đồng tính hay dị tính hoặc chưa bao giờ quan hệ. Hoặc ít nhất, đó là những gì bạn nhận định bản thân. Bạn trở thành một phần của "chúng tôi" Để được an toàn, bạn chống lại "bọn họ" Bạn bám lấy vùng đất của bạn bởi vì đó là 1 nơi an toàn Bạn phải đánh lại những người xâm phạm nó. Bạn trở thành quốc gia, trở thành tôn giáo Bạn trở thành bất cứ thứ gì mà sẽ đông cứng, tê liệt bạn và bảo vệ bạn khỏi sự nghi ngờ và thay đổi. Nhưng tất cả những thứ này thật ra sẽ tắt đi lí trí của bạn. Thực tế, nó không làm bạn thấy an toàn hơn Ví dụ, tôi đã từng ở Sri Lanka, 3 ngày sau trận sóng thần, và tôi đứng trên bãi biển và hiểu rõ, trong vòng 5 phút một trận sóng 30 foot có thể ập tới và hủy diệt con người , dân chúng, cuộc sống Mọi nỗ lực cho sự an toàn, thật ra lại làm bạn thấy bất an hơn bởi vì bạn phải canh chừng mọi lúc Có những người không giống bạn - người mà bạn gọi là kẻ thù. Có những nơi bạn không thể tới, những điều không thể nghĩ tới thế giới mà bạn không thể hòa hợp Và bạn dành thời gian để chống lại, bảo vệ lãnh địa của bạn và trở nên bám chặt vào những suy nghĩ cơ bản. Cả ngày bạn trở bên sốt sắng lo bảo vệ bản thân mình. Điều này trở thành sứ mệnh. Đó là tất cả những gì bạn làm. Ý tưởng ít hơn. Chúng trở thành những đoạn ngắn. Có ác quỷ và thiên thần, tội phạm và nạn nhân. Những người đó, nếu họ không đi cùng chúng ta, thì sẽ chống lại chúng ta. Thật dễ dàng làm tổn thương người khác vì bạn không cảm nhận được những gì họ nghĩ. Thật dễ dàng trói họ lại, bắt họ khỏa thân, làm nhục họ, chiếm lĩnh họ, xâm phạm thậm chí là giết họ, bởi vì bọn họ là những trở ngại cho sự an toàn của bạn. Trong 6 năm, tôi có những đặc quyền nhờ V-day, cuộc vận động toàn cầu chống lại [nạn bạo hành] nữ giới, đi tới khoảng 60 quốc gia, và dành thời gian khác nhau. Tôi gặp phụ nữ và đàn ông trên khắp hành tinh này, sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau-- chiến tranh, nghèo đói, kì thị, nhiều dạng bạo lực khác -- chưa bao giờ được an toàn, hoặc mơ về viễn tưởng cuộc sống an toàn vĩnh viễn bị hủy hoại. Tôi dành thời gian cho phụ nữ ở Afghanistan dưới thời Taliban những người bị bạo hành và kiểm soát. Tôi đã từng ở trại tị nạn ở Bosnia. Tôi ở cùng những người phụ nữ Pakistan những người bị tạt a xít đầy mặt. Tôi ở cùng những cô gái khắp nước Mỹ, những người bị hãm hiếp bởi người quen, hoặc bởi những người bạn thân khi họ bị thuốc trong đêm. Một trong những điều tuyệt vời tôi khám phá trong những chuyến đi của mình là những loài vật mới nổi này. Tôi thích khi anh ấy nói về một thế giới khác bên cạnh thế giới này. Tôi khám phá ra những người mà trong thế giới V-day, chúng tôi gọi là Chiến Binh Âm Đạo. Những người đặc biệt này, không nắm lấy những khẩu AK-47s, hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc dao phay, với tinh thần của một chiến binh, thà đi vào trung tâm, trái tim của nỗi đau và mất mát. Họ đau buồn, và chết trong đó và cho phép và khuyến khích chất độc chuyển sang thuốc. Bọn họ dùng năng lượng từ nỗi đau để chuyển hóa thành năng lượng hướng đến một nhiệm vụ và quỹ đạo khác. Những chiến binh này cống hiến bản thân và tính mạng để đảm bảo những gì xảy ra với họ không xảy ra với những người khác Có hàng ngàn, hàng vạn người như thế trên thế giới này. Tôi dám khẳng định có rất nhiều người như thế đang ở đây. Họ có một quyền giận dữ và tự do mà tôi tin là nền tảng của một mô hình mới. Họ phá vỡ những cấu trúc từng tồn tại của nạn nhân và hung thủ. Sự an toàn của bản thân không phải là mục tiêu của họ, và vì lẽ đó, vì, còn hơn là lo lắng về sự an toàn. vì sự biến đổi của nỗi đau là mục tiêu của họ, tôi thật sự tin rằng họ đang tạo ra một sự an toàn thật sự và một định nghĩa mới về sự an toàn. Tôi muốn nói về một số người mà tôi gặp. Ngày mai, tôi sẽ tới Cairo, và tôi thật cảm động vì tôi sẽ ở cùng những người phụ nữ V-Day ở Cairo những người đang mở căn nhà an toàn cho những phụ nữ bị đánh đập ở Trung Đông Điều đó sẽ xảy ra vì những người phụ nữ ở Cairo đã quyết định đứng lên và tiên phong trong hành động, và nói về cấp độ bạo lực đang diễn ra ở Ai Cập, và sẽ chấp nhận bị tấn công và chỉ trích. Và những đóng góp của họ những năm vừa qua điều này không chỉ xảy ra khi ngôi nhà này được mở ra, mà còn được ủng hộ bởi rất nhiều tổ chức trong xã hội người mà không bao giờ ủng hộ nó. Năm nay, phụ nữ ở Uganda, những người ủng hộ "những lời độc thoại về âm đạo" trong suốt sự kiện V-Day này, đã làm chính quyền giận dữ. Và, tôi rất thích câu chuyện này. Có một cuộc họp nội các chính phủ và một cuộc họp các tổng thống bàn luận về việc liệu "Âm đạo" có thể đến với Uganda hay không. Và trong cuộc họp này -- kéo dài nhiều tuần trong buổi họp báo, 2 tuần thì có một cuộc thảo luận lớn. Chính quyền cuối cùng đã đưa ra quyết định "những lời độc thoại về âm đạo" không thể tiến hành tại Uganda. Nhưng điều kì diệu là bởi vì những người phụ nữ này đã đứng lên, và bởi vì họ tình nguyện mạo hiểm sự an toàn của mình, nó trở thành một cuộc thảo luận không chỉ diễn ra ở Uganda, mà là toàn châu Phi. Cuối cùng thì sản phẩm đã được bán ra hết, mỗi một cá nhân trong số 800 khán giả ngồi đây, ngoại trừ 10 người, đã quyết định giữ tiền. Họ gây quỹ $10,000 trong một sự sản xuất chưa từng xảy ra. Một phụ nữ trẻ tên là Carrie Rethlefsen sống ở Minnesota. Cô là một học sinh trung học. Cô ấy thấy "những lời độc thoại về âm đạo" và cô thật sự cảm động. Kết quả là, cô đeo chiếc nút có ghi chữ "Tôi yêu âm đạo của tôi" đến trường mình ở Minnesota. (Cười) Cô ấy bị dọa đuổi khỏi trường. Nhà trường bảo cô không được yêu âm đạo của cô ấy ở trường, điều đó không hợp pháp, điều đó là phi đạo đức, điều đó là không tốt. Vì vậy cô ấy thực sự bối rối không biết nên làm gì, bởi vì cô ấy là học sinh năm cuối và cô ấy học ở trường cũng giỏi và cô ấy bị dọa đuổi khỏi trường. Cho nên cô đã quyết định vận động bạn bè - Tôi tin là 100, 150 học sinh cùng mặc áo " Tôi yêu âm đạo của tôi", còn nam sinh mặc áo "Tôi yêu âm đạo của cô ấy" tới trường. (Cười) Điều này có vẻ hơi phù phiếm, nhưng kết quả là ở trường học đó hiện tại có một lớp học giáo dục giới tính. Bắt đầu nói về quan hệ tình dục, bắt đầu nhìn nhận tại sao lại sai trái khi một cô gái trung học công khai nói về âm đạo của mình hoặc công khai nói yêu âm đạo của mình. Tôi biết tôi đã nói về Agnes, nhưng tôi muốn cập nhật thêm về Agnes. Tôi gặp Agnes 3 năm trươc tại Rift Valley. Khi còn trẻ, cô bị tổn thương tinh thần. Sự hủy hoại âm vật ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc đời cô và làm cuộc đời cô bị tàn phá. Cô đã quyết định không dùng dao cạo hoặc một mảnh thủy tinh, tận tụy cả đời nhằm ngăn chặn những điều tương tự xảy ra với những bé gái khác. Trong 8 năm, cô đã đi qua Rift Valley. Cô mang theo chiếc hộp tuyệt vời này, trong đó có phần thân của cơ thể người phụ nữ, một nửa thân thể, và cô sẽ dạy mọi người ở những nơi cô ấy tới, một âm đạo khỏe mạnh trông như thế nào và một âm đạo bị cắt trông ra sao. Trong nhiều năm trời, cô ấy giáo dục phụ huynh, những người mẹ, những người ba. Cô đã cứu được 1500 bé gái. Khi V-Day gặp cô, chúng tôi hỏi làm sao để giúp đỡ cô và cô nói "À, nếu tôi có 1 chiếc Jeep, tôi có thể đi lại nhanh hơn". Thế là, chúng tôi mua cho cô một chiếc. Khi cô có chiếc xe, cô đã cứu được 4500 bé gái. Cho nên, chúng tôi hỏi xem mình còn giúp được gì nữa? Cô nói "Nếu các bạn cho tôi tiền, tôi có thể xây căn nhà." 3 năm trước, Agnes đã xây một ngôi nhà an toàn ở châu Phi để ngăn nạn cắt âm đạo. Khi cô bắt đầu sứ mệnh của mình vào 8 năm trước, cô đã bị chửi rủa, cô bị phản đối, cô hoàn toàn bị phỉ báng trong cộng đồng của mình. Tôi tự hào nói với các bạn là 6 tháng trước, cô ấy được chọn làm phó thị trưởng của Narok. (Vỗ tay) Tôi nghĩ điều tôi muốn nói ở đây là nếu mục tiêu của bạn là sự an toàn, và nếu đó là tất cả những gì bạn muốn, điều sẽ xảy ra là, bạn không những làm cho người khác bất an mà còn làm cho bản thân mình bất an. An toàn thực sự là cái chết đáng cân nhắc, không giả vờ như nó không tồn tại. Không chạy trốn khỏi mất mát, nhưng tiếp nhận đau buồn, đầu hàng sự đau khổ. An toàn thực sự là không biết về điều gì đó khi bạn không biết về nó. An toàn thực sự là thèm khát kết nối hơn là quyền lực. Nó không thể mua hoặc dàn xếp hoặc dùng bom giải quyết. Nó sâu hơn, nó là một quá trình, một ý thức sâu sắc mà tất cả chúng ta đang suy nghĩ lệch đi, và 1 hành động nhỏ trong 1 thị trấn nhỏ có tác động tới khắp mọi nơi. An toàn thực sự không chỉ là có thể khoan dung trước bí ẩn, phức tạp, không rõ ràng mà còn thèm khát những điều đó chỉ tin vào tình huống khi chúng hiện hữu. Tôi bị lạc khi tôi bắt đầu di chuyển ở V-day 8 năm trước. Tôi nhớ khi ở trên máy bay từ Kenya tới Nam Phi, và tôi không biết mình đang ở đâu. Tôi không biết mình tới đâu, đến từ đâu và tôi hoảng sợ. Tôi vô cùng lo lắng. Và chợt nhận ra chuyện hoàn toàn không quan trọng dù tôi đi đâu hay đến từ đâu bời vì chúng tôi đều là những người hay phải di chuyển. Tất cả chúng tôi là dân tị nạn. Chúng tôi đến từ đâu đó và chúng tôi hi vọng xê dịch suốt, di chuyển tới một nơi mới. Tự do có nghĩa là tôi có thể sẽ không được xếp vào một nhóm người nào, nhưng tôi có thể tới thăm và tìm thấy chính mình trong tất cả mọi nhóm. Điều đó không có nghĩa tôi không có nguyên tắc hay niềm tin. nhưng có nghĩa tôi không hề cứng nhắc những chuyện đó. Tôi không dùng chúng như những vũ khí. Trong tương lai chia sẻ, cũng chỉ có sự chia sẻ. Mục tiêu cuối cùng [là] trở nên dễ bị tổn thương, nhận ra nơi chúng ta kết nối với nhau, không an toàn mà còn bị quản lý và cô đơn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Bạn cảm thấy ra sao? Có thấy mệt mỏi không? Trong một ngày thường, bạn thức dậy với sự hi vọng hay sự ảm đạm? Eve Ensler: Tôi nghĩ Carl Jung từng nói để tồn tại trong thế kỉ 21, chúng ta phải sống cùng 2 suy nghĩ ngược nhau cùng tồn tại một lúc, Và tôi nghĩ một phần mà tôi học hỏi được từ quá trình này là phải để bản thân mình cảm nhận được sự đau buồn. Và tôi nghĩ miễn là tôi đau buồn, và khóc lóc, và sau đó vượt qua, tôi sẽ ổn. Khi tôi bắt đầu giả vờ như những gì tôi nhìn thấy không ảnh hưởng tới tôi, và không thay đổi trái tim tôi, tôi gặp rắc rối. Bởi vì khi bạn dành thời gian đi tới nhiều nơi khác nhau, nước này tới nước khác, thành phố này tới thành phố khác. vì dụ, mức độ độ bạo hành phụ nữ, mức độ bệnh dịch và mức độ bình thường của nó, tàn phá tâm hồn con người mà bạn phải bỏ thời gian hoặc tôi phải bỏ thời gian để tiêu hóa nó. CA: Có rất nhiều vấn nạn trên thế giới được nói tới như nghèo đói, bệnh tật...Bạn bỏ ra 8 năm vì vấn nạn này. Tại sao? EE: Tôi nghĩ nếu bạn nghĩ về người phụ nữ, họ là tài nguyên của hành tinh. Họ sinh con, chúng ta là con của họ, họ là những người mẹ, họ là những người có tầm nhìn, họ là tương lai. Nếu bạn nghĩ U.N nói cứ 1 trong 3 phụ nữ trên hành tinh này sẽ bị hãm hiếp hoặc bị đánh trong cuộc đời, chúng ta nói về sự xúc phạm nguồn tài nguyên chính của hành tinh, chúng ta nói về nơi chúng ta sinh ra, nói về về việc nuôi nấng con cái. Tưởng tượng bạn bị hãm hiếp và bạn sẽ nuôi một bé trai. Điều đó tác động thế nào tới khả năng làm việc hay định hướng tương lai, hưng thịnh, trái ngược với việc sinh tồn? Tôi tin rằng nếu ta có thể làm cho phụ nữ thấy an toàn và tôn vinh họ, điều đó tương đồng với tôn vinh cuộc sống. Sinh viên của tôi và tôi đang làm những con rô bốt nhỏ xíu. Bạn có thể hình dung chúng là thế hệ rô bốt mô phỏng thứ mà tất cả các bạn đều đã rất quen thuộc: kiến. Ta đều biết kiến hay côn trùng ở kích thước này có thể làm những chuyện ngoài sức tưởng tượng. Ta đều đã từng thấy một đàn kiến, kéo lê bịch snack khoai tây, hay đại loại như thế, khi đi cắm trại. Nhưng điều gì là khó khi tạo ra những mô phỏng thế này? Vâng, đầu tiên, làm thế nào giữ được những khả năng của kiến trong một con rô bốt có kích cỡ tương tự? Đầu tiên, cần tìm cách khiến chúng chuyển động khi quá nhỏ. Ta cần kết cấu như chân và những mô tơ hiệu quả giúp di chuyển, và cần những cảm biến, nguồn điện và bộ điều khiển rồi gắn mọi thứ lại với nhau trong một con rô bốt kiến bán thông minh. Cuối cùng, để giúp chúng thật sự hữu ích, chúng ta muốn nhiều con làm việc với nhau. Tôi sẽ bắt đầu từ việc di chuyển. Côn trùng di chuyển khắp nơi nhịp nhàng một cách kinh ngạc. Phim này từ Đại học UC Berkeley cho thấy con gián chạy trong địa hình cực kì gồ ghề mà không bị lật nhào, nó làm được điều này nhờ chân là sự kết hợp của vật liệu cứng, vật liệu truyền thống dùng làm rô bốt , và vật liệu mềm. Phóng lên là một cách di chuyển hấp dẫn khác khi bạn rất nhỏ. Những côn trùng này nén năng lượng trong một cái lò xo và xả ra rất nhanh để đạt chiều cao cần thiết khi nhảy khỏi mặt nước, chẳng hạn. Một trong những đóng góp lớn cho phòng thí nghiệm của tôi là việc kết hợp vật liệu cứng với vật liệu mềm trong một kết cấu rất, rất nhỏ. Kết cấu nhảy này độ bốn milimét, nhỏ xíu. Vật liệu cứng ở đây là silicon, vật liệu mềm là nhựa silicon và ý tưởng là nén nó lại, giữ năng lượng trong những lò xo rồi xả ra để nó phóng lên. Thế nên, không cần động cơ bên trong, không cần điện. Nó hoạt động bằng nguyên lý phòng thí nghiệm gọi là "anh sinh viên tốt nghiệp với cái nhíp". những gì bạn thấy trong phim kế là anh chàng này thực hiện những bước nhảy ngoạn mục. Đây là Aaron, chàng sinh viên băn khoăn cùng những cái nhíp, và những gì bạn thấy là kết cấu kích thước bốn milimét nhảy cao khoảng 40 centimét. Gấp 100 lần chiều cao của nó, nó vẫn còn sống, tưng tưng trên bàn. Nó cực kỳ mạnh, và dĩ nhiên sống khá dai cho đến khi ta làm mất nó bởi vì nó rất nhỏ. Ban đầu, chúng tôi cũng tính thêm môtơ vào chúng tôi để sinh viên phòng thí nghiệm thử môtơ cỡ milimét để gắng vào những rô bốt nhỏ tự động. Để làm nó chuyển động với kích cỡ thế này, chúng tôi ăn gian bằng cách dùng nam châm. Và nam châm trở thành một phần chân của rô bốt siêu nhỏ, bạn có thể thấy những khớp nhựa silicon nối bằng nam châm chìm bên trong di chuyển tới lui trong trường điện từ bên ngoài. Tất cả tạo thành con rô bốt mà tôi cho bạn xem lúc nãy. Điều thú vị là nó giúp ta mường tượng cách di chuyển của côn trùng có kích cỡ tương tự. Ta có một mô hình rất tuyệt vời về cách mọi thứ từ con gián đến con voi di chuyển. Tất cả chúng ta đều di chuyển theo cách đàn hồi này khi chạy. Nhưng khi quá bé nhỏ, lực giữa bàn chân và mặt đất sẽ ảnh hưởng đến vận động nhiều hơn là trọng lượng tạo ra chuyển động đàn hồi. Anh chàng này làm chưa tốt lắm, nhưng chúng tôi có phiên bản lớn hơn chút cũng chạy được vòng vòng. Nó hình khối vuông khoảng 1 centimét, 1 centimét mỗi cạnh, bé xíu, chúng tôi cho nó chạy gấp 10 lần phần thân trong một giây, 10 centimét trong một giây. Khá nhanh đối với một gã bé tí tẹo, giới hạn ở phạm vị thử nghiệm của chúng tôi. Nhưng bạn có thể hình dung cách nó hoạt động ngay tại đây. Chúng tôi cũng có thể làm phiên bản in 3D có thể vượt chướng ngại vật, rất giống với con gián mà bạn thấy lúc nãy. Để rồi cuối cùng, gom mọi thứ vào trong rô bốt. Chúng tôi muốn cảm ứng, điện, điều khiển, dẫn động.. tất cả không cần mọi thứ phải đều có nguồn gốc sinh học. Rô bốt cỡ bằng một viên kẹo Tic Tac. Trong trường hợp này, thay vì dùng nam châm hay cơ bắp để di chuyển, chúng tôi dùng hỏa tiễn. Nhờ chất liệu năng lượng dễ gia công, chúng tôi có thể tạo ra thứ rất nhỏ cỡ pixel và có thể gắn những pixel này dưới bụng rô bốt và nó sẽ nhảy lên khi cảm nhận được sự gia tăng ánh sáng. Phim kế là một trong những phim yêu thích của tôi. Bạn có con rô bốt 300 miligram này nhảy cao khoảng tám centimét trong không trung. Nó có kích cỡ chỉ (4x4x7) milimét. Bạn sẽ thấy một tia sáng chói lúc ban đầu khi động cơ được khởi động, và rô bốt nhào xuống. Lúc có tia sáng chói đó, bạn có thể thấy rô bốt vút lên trong không trung. Không có dây giữ. Không có dây nối. Tất cả mọi thứ đều nằm bên trong, và nó nhảy vì bạn sinh viên bật đèn bàn kế bên nó. Tôi nghĩ bạn có thể tưởng tượng tất cả những điều thú vị có thể làm với những rô bốt biết chạy, bò, nhảy và lăn với kích thước này. Hãy nghĩ đến đống đổ nát sau một thảm họa tự nhiên như động đất. Tưởng tượng những rô bốt nhỏ bò vào trong đó để tìm kiếm người sống sót. Hãy tưởng tượng nhiều rô bốt nhỏ chạy vòng vòng trên cầu để kiểm tra và đảm bảo rằng nó an toàn ngăn ngừa những vụ gãy cầu như vụ xảy ra vùng ngoại ô Minneapolis năm 2007. Tưởng tượng điều bạn có thể làm nếu cho rô bốt bơi theo dòng máu. Sao? “Chuyến du hành ngoạn mục” Issac Asimov. Ta có thể phẫu thuật mà không cần phải mở toang cơ thể. Hay thay đổi cách ta tạo mọi thứ nếu cho những rô bốt nhỏ xíu này làm việc như những con mối, dựng lên những gò mối 8 mét cực kỳ cao như thế này, rất thoáng mát và hiệu quả như ở Châu Phi và Châu Úc. Tất cả là tiềm năng có thể được khai thác Tới nay, dù đã có nhiều bước tiến, con đường phía trước vẫn còn dài, hy vọng các bạn ở đây có thể góp phần vào đích đến đó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn tìm ra căn hầm bí mật của Leornardo Da Vinci, bị khóa bởi một loạt các mã số. May thay, bản đồ kho báu của bạn có ba mã số 1210, 3211000, và... hmmm. Số cuối cùng dường như bị thiếu. Có vẻ như bạn sẽ tự mình tìm ra nó. Bạn nhận ra hai số đầu có điểm chung: chúng đều được gọi là các số tự truyện. Đây là một loại số đặc biệt có kết cấu tự mô tả Mỗi chữ số của số tự truyện cho biết số lần chữ số tương ứng với vị trí đó được lặp lại. Chữ số đầu tiên cho biết số lượng các chữ số 0, Chữ số thứ hai cho biết số lượng các chữ số 1, Chữ số thứ ba cho biết số lượng các chữ số 2, và như thế cho đến hết. Ổ khóa cuối cùng gồm mười chữ số, và chỉ mở khi số tự truyện có chính xác mười chữ số. Đó là gì? Dừng ở đây nếu bạn muốn tự tìm ra đáp án! Trả lời trong: 3 2 1 Nếu đoán đại một con số, bạn sẽ mãi không tìm ra đáp án. Vậy hãy cùng phân tích các số tự truyện mà ta có để tìm điểm chung, từ đó, suy ra đáp án. Bằng cách cộng tất cả các chữ số của 1210 với nhau, chúng ta sẽ được 4 là tổng các chữ số. Điều này là hợp lí vì mỗi chữ số riêng lẻ cho ta biết số lần cụ thể mà các chữ số xuất hiện. Vậy nên các chữ số có trong số tự truyện mười chữ số đó phải có tổng là 10 Điều này cũng cho ta biết một điểm quan trọng khác: một số thì không thể có quá nhiều chữ số lớn. Ví dụ, nếu bao gồm 6 và 7, thì một chữ số sẽ phải xuất hiện sáu lần, và một chữ số khác phải xuất hiện bảy lần tạo ra một số có hơn mười chữ số. Ta có thể kết luận rằng không thể có nhiều hơn một chữ số lớn hơn 5 trong toàn bộ dãy số. Vậy trong 6, 7, 8 và 9, chỉ có thể có một chữ số. Và sẽ có các chữ số 0 ở các vị trí tương ứng với các chữ số không sử dụng. Giờ, ta biết rằng số này phải chứa ít nhất ba chữ số 0 cũng có nghĩa là chữ số đầu phải từ 3 trở lên. Bây giờ, khi chữ số đầu đếm số chữ số 0 có trong dãy số, mỗi chữ số sau nó sẽ đếm số lần xuất hiện của một chữ số khác 0. Nếu cộng tất cả các chữ số sau chữ số đầu tiên và nhớ rằng, số 0 sẽ không được tính trong tổng, ta biết được có bao nhiêu chữ số khác 0 xuất hiện trong dãy số, bao gồm cả chữ số đầu. Ví dụ, nếu thử với mã số đầu tiên, ta được 2 cộng 1 bằng 3 chữ số. Nếu trừ đi một, ta sẽ có số lượng các chữ số khác 0 sau chữ số đầu tiên là 2, như trong ví dụ. Tại sao phải làm tất cả những điều đó? Vì giờ ta đã biết vài điều quan trọng: tổng các chữ số khác 0 xuất hiện sau chữ số đầu tiên bằng tổng của các chữ số này trừ đi 1. Và làm thế nào để phân bố khi biết tổng lớn hơn 1 đơn vị so với tổng các số nguyên dương khác 0? Cách duy nhất là một trong các số hạng phải là 2, và những số còn lại là 1. Vậy có bao nhiêu số 1? Hóa ra chỉ có thể có hai số 1 thêm nữa thì sẽ phải có thêm các chữ số bổ sung như 3 hoặc 4 để đếm chúng. Giờ, ta có chữ số đầu là 3 hoặc lớn hơn để đếm số lượng các chữ số 0 trong dãy số, chữ số 2 để đếm số lượng chữ số 1, và có hai chữ số 1: một chữ số 1 để đếm số chữ số 2 và chữ số 1 còn lại để đếm chữ số đầu tiên. Nói tới đây, cũng là lúc ta tìm ra chữ số đầu tiên. Biết rằng 2+1+1 có kết quả là 4, ta có thể lấy 10 trừ đi 4 để có được 6. Bây giờ, vấn đề là đặt chúng vào vị trí nào: sáu chữ số 0 hai chữ số 1 một chữ số 2 không chữ số 3 không chữ số 4 không chữ số 5 một chữ số 6 không chữ số 7 không chữ số 8 và không chữ số 9. Cửa hầm được mở và bạn tìm thấy... cuốn tự truyện bị thất lạc từ lâu của Da Vinci. Cách đây 2,300 năm, những nhà cầm quyền ở Alexandria đã tiến hành thực hiện một trong những mục tiêu táo bạo nhất của nhân loại: thu thập tất cả kiến thức trên thế giới gom dưới một "mái nhà" Ở giai đoạn đầu, thư viện Alexandria lưu trữ số lượng cực lớn những cuộn giấy chỉ thảo và thu hút những người Hy Lạp với khối óc vĩ đại nhất thế giới. Nhưng cuối thế kỷ thứ năm sau Công nguyên Thư viện vĩ đại đã biến mất. Nhiều người tin rằng nó đã bị phá huỷ bởi một trận hoả hoạn tàn khốc. Sự thật về việc xây dựng và suy tàn của Thư viện còn phức tạp hơn nhiều. Ý tưởng về việc xây dựng Thư viện này là từ Alexander Đại Đế. Sau củng cố sự nghiệp của một nhà chinh phạt, người học trò cũ của Aristotle chuyển hướng mục tiêu sang việc xây dựng một đế chế tri thức với trung tâm tại thành phố mang tên mình. Ông qua đời trước khi công trình được bắt đầu, nhưng người kế nhiệm ông, vua Ptolemy Đệ Nhất, thừa hành kế hoạch của Alexander cho việc xây dựng Viện Hàn Lâm. Toạ lạc ngay quận hoàng gia của thành phố, Thư viện Alexandria có lối kiến trúc với những cột Hellenistic khổng lồ, những ảnh hưởng của người Ai Cập bản địa, sự pha trộn độc đáo của cả 2, không còn tài liệu lưu trữ nào về kiến trúc của nó. Chúng ta đều biết rằng nó có giảng đường, phòng học, và, dĩ nhiên, những kệ sách. Khi vừa được hoàn thành, Ptolemy Đệ Nhất đã thu thập đầy những cuộn giấy chỉ thảo tiếng Hy Lạp và Ai Cập. Ông mời các học giả đến sinh sống, nghiên cứu ở Alexandria bằng tiền của mình Thư viện phát triển là nhờ sự đóng góp những bản thảo chép tay của họ, nhưng nhà cầm quyền Alexandria vẫn muốn có bản sao của toàn bộ sách trên thế giới. May mắn thay, Alexandria là trung tâm các chuyến tàu chu du xuyên Địa Trung Hải. Ptolemy Đệ Tam thi hành chính sách thủ đắc yêu cầu những tàu cập bến Alexandria phải cung cấp cho chính quyền sách của họ cho việc sao chép. Những Thư lại của Thư viện chép lại những văn bản này, họ giữ lại bản gốc, và gửi trả bản sao về những con tàu. Những kẻ săn sách thuê cũng lùng sục khắp Địa Trung Hải để tìm những ấn bản mới, những nhà cầm quyền ở Alexandria đã toan xoá sổ đối thủ cạnh tranh với việc ngưng xuất khẩu giấy papyrus của Ai Cập dùng chế tạo cuộn giấy chỉ thảo. Những nỗ lực này đã mang về hàng trăm ngàn cuốn sách cho Alexandria. Với sự phát triển của Thư viện, nó trở thành nơi có thể tìm kiếm thông tin trên nhiều danh mục nhất từ trước đến nay, những cũng khó khăn hơn cho việc tìm kiếm thông tin ở những mục cụ thể. May mắn thay, học giả Callimachus xứ Cyrene đã đưa ra giải pháp, tạo ra bộ thư mục pinakes, là bộ thư mục gồm 120 cuộn giấy chỉ thảo tổng kê tất cả sách vở ở Thư viện, là bộ thư mục đầu tiên của Thư viện. nhờ bộ thư mục pinakes này, mà càng có nhiều người có thể tiếp cận được nguồn kiến thức khổng lồ. Họ đã có những khám phá đáng ngạc nhiên. 1,600 năm trước khi Colombus giong buồm ra khơi, Nhà toán học Eratosthenes không chỉ biết rằng trái đất hình cầu, mà còn tính được chu vi và đường kính trái đất chỉ trong vài dặm sai lệch so với kích thước thực tế. Heron xứ Alexandria đã chế tạo động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới mà tận 1,000 năm sau nó cuối cùng được phát minh lại trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp. Khoảng 300 năm sau khi được xây dựng năm 283 TCN, thư viện đạt sự hưng thịnh. Nhưng sau đó, vào năm 48 TCN, Julius Caesar khi vây hãm Alexandria đã thiêu trụi những con tàu trên bến cảng. Nhiều năm qua, các học giả tin là Thư viện bị thiêu bởi ngọn lửa lan trong thành phố. Có thể ngọn lửa đã thiêu cháy phần lớn thư viện, nhưng chúng ta đều biết từ những ghi chép cổ đại: các học giả vẫn tiếp tục lui tới Thư viện trong nhiều thế kỷ sau cuộc vây hãm. Sau cùng, Thư viện cũng dần biến mất cùng sự thay đổi của thành phố từ người Hy Lạp, đến người La Mã, người Công giáo, và cuối cùng là Hồi giáo. Mỗi nhà cầm quyền mới lại xem nguồn tư liệu của Thư viện như mối đe doạ hơn là cội nguồn niềm tự hào. Vào năm 415 sau Công nguyên, những nhà cầm quyền Công giáo đã truy giết nhà toán học Hypatia bởi những nghiên cứu của ông về những bản thảo tiếng Hy Lạp cổ, điều mà họ cho là một sự báng bổ. Mặc dù Thư viện Alexandria và vô vàn các bản thảo của nó không còn nữa, nhưng chúng ta vẫn cố gắng tìm kiếm những cách tốt nhất để thu thập, kết nối, và bảo tồn nguồn tri thức của chúng ta. Thông tin nhiều và sẵn có hơn vào ngày nay cùng những công nghệ tiên tiến để lưu trữ chúng, mặc dù chúng ta cũng không thể biết chắc rằng những thành tựu kỹ thuật số này có khó bị phá huỷ hơn mực và những cuộn giấy chỉ thảo của Alexandria hay không. Và ngay cả khi nguồn tri thức của chúng ta được bảo vệ về mặt vật lý thì chúng vẫn phải chống chọi nhiều hơn những tác động âm ỉ bên trong điều đã xé tan Thư viện thành: nỗi sợ hãi tri thức, và niềm tin ngạo mạn rằng quá khứ sẽ bị xoá bỏ. Sự khác biệt chính là, ngay lúc này, chúng ta biết phải chuẩn bị cho điều gì. Khi còn trẻ, tôi tự hào là một người lập dị ở nơi tôi ở, Kansas, một bang bảo thủ ở Mỹ. Tôi không chạy theo đám đông. Tôi không ngần ngại thử những kiểu tóc hay xu hướng thời trang kỳ dị. Tôi hay lên tiếng và cực kỳ dễ gần. Thậm chí, những bức ảnh và bưu thiếp này của học kỳ ở London của tôi 16 năm trước cho thấy tôi hoàn toàn không quan tâm việc bị coi như lập dị hay khác người. (cười lớn) Nhưng cùng năm đó, ở London, 16 năm trước, tôi nhận ra vài điều khác thường về bản thân, và điều đó đã làm thay đổi tất cả. Tôi trở một người ngược lại với những gì tôi từng nghĩ. Tôi thu mình trong phòng thay vì quảng giao ra xã hội. Tôi ngừng đến các hội họp và các hoạt động lãnh đạo. Tôi không còn muốn nổi bật trong đám đông. Tôi tự bảo mình, đó là do tôi đang lớn lên và trường thành, không phải là tôi đang đột nhiên tìm kiếm sự chấp nhận. Tôi luôn giả định mình miễn nhiễm với việc cần được chấp nhận. Sau mọi thứ, tôi thấy có vẻ bất thường. Nhưng giờ thì, tôi nhận ra khi tôi nhận thấy vài điều khác lạ về chính mình cũng là thời điểm tôi bắt đầu thích nghi và ẩn mình. Ẩn mình là một thói quen tăng dần theo thời gian, và khi bắt đầu ẩn mình, sẽ khó khăn hơn để bước tới và cất tiếng. Thực tế, ngay cả bây giờ, khi đang nói chuyện với các bạn, tôi vẫn che giấu một phần câu chuyện thậm chí, giấu đi sự thật câu chuyện của mình ở TED. Cho nên, thật là phù hợp và đáng sợ khi quay lại thành phố này 16 năm sau và lựa chọn sân khấu này để kết thúc việc ẩn mình. Tôi đã giấu điều gì suốt 16 năm qua? Tôi là một người đồng tính nữ. (ND: lesbian: đồng tính nữ) (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Tôi phải đấu tranh để nói ra những từ đó, vì tôi không muốn mình bị đánh giá, phân biệt. Những lần nghĩ về việc bước ra ánh sáng trong quá khứ, tôi nghĩ về bản thân, tôi muốn được biết đến như Morgana, Một Morgana duy nhất, nhưng không phải là "bạn đồng tính nữ Morgana," hay là "người đồng nghiệp đồng tính Morgana." Chỉ là Morgana. Với những ai đến từ những khu đô thị lớn, nó có vẻ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Có vẻ lạ là tôi giữ kín sự thật trong một thời gian quá lâu. Nhưng tôi bị tê liệt với nỗi sợ không được chấp nhận. Và, đương nhiên, tôi không đơn độc. Một nghiên cứu của Deloitte vào 2013 cho thấy rằng một số lượng lớn đáng kinh ngạc những người đang giấu vấn đề về bản thân mình. Trên tổng số người tham gia khảo sát, 61 phần trăm cho biết họ đang thay đổi hành vi hoặc diện mạo của mình để phù hợp với công việc. Trên tổng số người đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính 83 phần trăm thừa nhận họ đang thay đổi một số mặt của chính bản thân để không có vẻ "quá lộ." Nghiên cứu cũng cho thấy ngay cả trong các công ty có chính sách về tính đa dạng và các chương trình bao quát, người lao động phải đấu tranh để được là chính mình bởi họ tin rằng sự hoà nhập rất quan trọng cho lợi thế của sự nghiệp lâu dài. Cùng với sự ngạc nhiên vì có nhiều người như tôi tốn quá nhiều năng lượng để che giấu bản thân, tôi cũng cảm thấy sợ hãi khi jhám phá ra sự im lặng của mình dẫn đến hậu quả sống-hay-là-chết và tác động xã hội lâu dài. Mười hai năm: là thời gian tuổi thọ trung bình bị giảm đi đối với người đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính trong những cộng đồng chống đồng tính so với những cộng đồng chấp nhận nó. 12 năm giảm tuổi thọ trung bình. Đọc nó trong tạp chí The Advocate năm nay, tôi nhận ra mình không thể giữ im lặng lâu hơn nữa. Những ảnh hưởng của căng thẳng cá nhân và những dấu hiệu bệnh xã hội là sự kết hợp chết chóc. Nghiên cứu cho thấy người đồng tính trong những cộng đồng chống đồng tính có tỉ lệ mắc bệnh tim, bạo lực và tự tử cao hơn. Điều trước kia nghĩ rằng đơn giản là một vấn đề cá nhân, tôi nhận ra nó có hiệu ứng lan tràn khi đi vào nơi làm việc và bước ra ngoài cộng đồng đối với những câu chuyện giống như của tôi. Lựa chọn ẩn mình và không chia sẻ con người thật lại tình cờ làm điều đó trở nên nghiêm trọng hơn như chính môi trường và không khí của sự phân biệt đối xử. Tôi luôn tự bảo mình chẳng có lý do gì để chia sẻ mình là người đồng tính cả, nhưng ý nghĩ rằng sự im lặng của mình tạo nên những hậu quả xã hội lên đến đỉnh điểm khi tôi bỏ lỡ một cơ hội để thay đổi bầu không khí phân biệt đối xử, năm nay, tại Kansas, quê nhà mình. Vào tháng 2, Hạ viện bang Kansas đưa ra dự thảo luật để bỏ phiếu cho phép về cơ bản các doanh nghiệp dùng tự do tôn giáo như là một lý do từ chối dịch vụ cho đồng tính. Một đồng nghiệp cũ và là bạn của tôi có cha làm việc trong Hạ viện bang Kansas. Ông ấy bỏ phiếu ủng hộ dự thảo luật, ủng hộ đạo luật cho phép các doanh nghiệp không chấp nhận tôi. Bạn của tôi cảm thấy thế nào về người đồng tính nữ, nam, lưỡng giới, chuyển giới, lập dị và đang nghi vấn? Cha cô ấy cảm thấy thế nào? Tôi không biết, bởi vì tôi chưa bao giờ chân thành cho biết tôi là ai. Và điều đó lay chuyển tôi đến tận gốc. Sẽ thế nào nếu kể cho cô ấy nghe câu chuyện của tôi nhiều năm trước? Cô ấy có thể kể cho cha cô ấy về vấn đề của tôi? Cuối cùng, tôi có thể giúp thay đổi phiếu bầu của ông? Tôi sẽ không bao giờ biết, và điều đó khiến tôi nhận ra mình chưa làm được gì để tạo sự khác biệt. Thật mỉa mai là tôi làm việc trong ngành nhân sự, một ngành nghề mà công việc là chào đón, kết nối và khuyến khích sự phát triển của nhân viên, một ngành nghề ủng hộ cho sự đa dạng của tập thể thể hiện ở nơi làm việc, và tôi chưa làm được gì để ủng hộ cho sự đa dạng. Khi đến công ty này một năm trước, tôi tự nghĩ, công ty này có các chính sách chống phân biệt đối xử bảo vệ người đồng tính nam, nữ, người lưỡng tính và người chuyển giới. Cam kết của họ cho sự đa dạng là hiển nhiên thông qua những chương trình bao quát toàn cầu. Đi qua các cánh cửa của công ty, tôi cuối cùng cũng bước ra ánh sáng. Nhưng không. Thay vì tận dụng những ưu thế của cơ hội này, Tôi chẳng làm được gì. (Vỗ tay) Nhìn vào nhật ký và sổ tay của mình London từ học kỳ London 16 năm trước, tôi lướt qua một câu trích được sửa đổi từ cuốn sách của Toni Morrison, "Thiên đường" "Có nhiều thứ đáng sợ từ bên trong hơn cả bên ngoài." Tôi viết một ghi chú cho mình bên dưới: "Nhớ lấy điều này." Tôi chắc rằng mình đang cố gắng khuyến khích bản thân bước ra ngoài và khám phá London. Nhưng thông điệp tôi thiếu sót là việc cần bắt đầu khám phá và gắn chặt với bản thân. Điều mà tôi không nhận ra cho đến tận những năm sau này là trở ngại lớn nhất mà tôi sẽ phải vượt qua, là nỗi sợ hãi và bất an của chính bản thân tôi. Tôi tin rằng bằng cách đối mặt với nỗi sợ hãi từ bên trong, tôi có thể thay đổi thực tế bên ngoài. Tôi thực hiện sự chọn lựa ngày hôm nay để bộc lộ một phần bản thân mà tôi đã che giấu quá lâu. Tôi hy vọng sẽ không bao giờ phải ẩn giấu nữa, và tôi hy vọng bằng cách bước ra ánh sáng, ngày hôm nay, tôi có thể làm gì đó để thay đổi những số liệu và cũng để giúp những người đang cảm thấy mình khác biệt được là chính mình và trọn vẹn hơn trong cả công việc và cuộc sống. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày 12 tháng 6, 2014, chính xác là lúc 3h33 một chiều đông hơi se lạnh dễ chịu, tại Sao Paulo, Brazil, một chiều đông đúng kiểu Nam Mỹ, cậu thanh niên mà quý vị thấy đang rạng rỡ ở đây hình như cậu ta đã ghi bàn, Juliano Pinto, 29 tuổi, đã hoàn thành một động tác tuyệt vời. Mặc dù bị bại liệt và bị mất cảm giác từ nửa người đến đầu các ngón chân là hậu quả của một tai nạn xe hơi 6 năm trước, khiến anh trai cậu ta chết và gây ra tổn thương nặng ở tủy cột sống làm cho Julian phải ngồi xe lăn, Juliano đã vượt qua mọi trở ngại và vào ngày đó đã làm được điều tuyệt vời, trong sáu năm trời, mọi người nghĩ cậu ta không thể làm được. Juliano Pinto đã phát bóng khai mạc cúp bóng đá thế giới 2014 tại Brasil chỉ bằng suy nghĩ của mình. Cậu ta không thể cử động cơ thể, nhưng có thể tưởng tượng ra các các động tác để đá một quả bóng. Trước tai nạn, cậu ta là vận động viên. Bây giờ, cậu ta là vận động viên para-game. Tôi hy vọng, trong vài năm tới. Cậu ấy sẽ tham dự giải Paralympic Games Nhưng chấn thương tủy sống đã không cướp được khả năng ước mơ của Juliano. Cậu ấy đã mơ, chiều hôm đó, trên sân bóng với 75.000 khán giả gần một tỷ khán giả truyền hình. Cú phát bóng đã tôn vinh 30 năm nghiên cứu tìm hiểu về não bộ vũ trụ tuyệt vời giữa hai tai của chúng ta chỉ là một so sánh với vũ trụ ở trên cao kia vì nó chứa khoảng 100 triệu phần tử kiết nối với nhau thông qua điện não, Điều mà Juliano đạt được mất 30 năm tưởng tượng trong các phòng thí nghiệm và khoảng 15 năm để lên kế hoạch. 15 năm trước, khi John Chapin và tôi, khởi xướng phát minh công nghệ mà chúng tôi gọi là giao thức giữa não - máy, nghĩa là kết nối não bộ với các thiết bị. qua đó động vật và con người có thể vận hành máy móc, mà vấn đề khoảng cách không còn là trở ngại nữa, chỉ cần tưởng tượng ra động tác mình muốn làm, các đồng nghiệp chế nhạo và khuyên chúng tôi cần tìm bác sĩ trị liệu tâm lý. Và dù vậy, đồng nghiệp người Scotland và chàng Brasil này vẫn kiên trì, bởi vì đó là cách mà chúng tôi được dạy dỗ ở đất nước của mình, và trong 12, 15 năm, chúng tôi tiến hành nhiều thí nghiệm chứng minh rằng điều này là khả thi. Và một giao thức máy-não không là thứ hão huyền, nó là việc nghiên cứu về bộ não. Nó không gì ngoài việc dùng cảm biến để đọc các xung điện do chính não tạo ra để tạo ra các lệnh vận động thông thường các lệnh được truyền đến tủy sống, thế là chúng tôi sử dùng các cảm biến có thể đọc cùng lúc hàng trăm và hàng ngàn tín hiệu của tế bào não, và lấy ra từ các tín hiệu đó các vận động mà não đang tổng hợp khiến chúng ta di chuyển được trong không gian. Và bằng cách làm này, chúng tôi biến đổi các tín hiệu thành các lệnh số hóa mà bất kỳ máy móc, thiết bị điện hoặc thậm chí một máy ảo nào cũng có thể hiểu được vậy chủ thể có thể tưởng tượng động tác cần làm để thực hiện chuyển động, và máy thi hành theo yêu cầu của não. Các máy này dùng nhiều loại cảm biến khác nhau như chốc nữa quý vị sẽ thấy, chúng tôi gửi tin trở lại não để xác nhận rằng động cơ theo ý muốn sẽ được kích hoạt, dù cho nó ở đâu -- ở gần chủ thể, bên nhà hàng xóm hay bên kia bán cầu. Và vì tin nhắn này đã gởi lại phản hồi cho não, não thực hiện mục tiêu: làm chúng ta cử động. Còn đây là một thí nghiệm chúng tôi đã công bố cách đây vài năm, một con khỉ, không cử động được cơ thể, học cách điều khiển các cử động cánh tay giả, một cánh tay ảo. Tiếng động mà quý vị đang nghe là tiếng tạo ra do não con khỉ này như là nó đang khám phá ra ba vòng tròn ảo giống nhau. trong không gian ảo. Và để được phần thưởng là một giọt nước cam mà nó thích, nó phải tìm ra và chọn một trong ba vòng tròn đó bằng cách chạm vào, không phải bằng cách nhìn, mà phải chạm vào, bởi vì mỗi khi cánh tay ảo này chạm vào một trong các vòng đó, một xung điện sẽ quay lại não con vật để mô tả tính chất của bề mặt đối tượng, thế là con vật có thể nhận ra đúng vòng tròn để chọn, và nếu làm đúng, nó sẽ nhận được phần thưởng mà không cần cử động một cơ bắp nào. Đúng là bữa ăn trưa hoàn hảo ở Brasil : không cần động ngón tay mà được nước cam ép yêu thích. Như chúng ta đã thấy mọi việc xảy ra, chúng tôi đã đến và đề nghị thực hiện ý tưởng mà chúng tôi công bố 15 năm trước Chúng tôi khởi động lại chương trình này. Chúng tôi lấy nó ra khỏi ngăn kéo, và chúng tôi gợi ý áp dụng nó với một người bị bại liệt để giúp lấy lại vận động thông qua giao thức não-máy. Ý tưởng này nhắm tới bệnh nhân mắc căn bệnh bại liệt-- và bệnh này có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Tôi phải nói rằng tai nạn thật bất ngờ. một phần nghìn giây mỗi tai nạn, một tai nạn xe hơi có thể thay đồi cuộc đời của chúng ta. Nếu bị một chấn thương nguy hiểm trong tủy sống, bạn không thể cử động được nữa vì tín hiệu não không đến được cơ bắp. Mặc dù vậy, tín hiệu não vẫn tiếp tục được sinh ra trong não. Bệnh nhân bại liệt nửa người hay toàn thân hàng đêm mơ thấy mình cử động. Họ vẫn còn tạo ra được những tín hiệu đó trong não. Vấn đề là làm thế nào để đưa được tín hiệu đó ra ngoài và làm tái tạo các cử động. Vậy điều mà chúng tôi gợi ý ở đây là hãy tạo ra một cơ thể mới. Hãy tạo ra một bộ áo rô bốt. Và chính vì thế mà Juliano đã phát được quả bóng chỉ bằng ý nghĩ, bởi vì anh ta đã mang một bộ đồ máy đầu tiên được điều khiển từ não cái đó có thể giúp cho bệnh nhân bại liệt bán/toàn thân cử động và lấy lại được phản xạ. Đó là ý tưởng cách đây 15 năm. Cái mà tôi đang trình bày là làm thế nào để 156 người ở 25 nước khác nhau trên năm châu của hành tinh xinh đẹp này đã thay đổi cuộc sống, đi xa bố mẹ, xa chó cưng, rượu, bạn bè, trường học,công việc, và tập trung ở Brasil trong 18 tháng để thực hiện ý tưởng đó. Vì một vài năm sau khi Brasil được chọn đăng cai cúp thế giới, chúng tôi được biết rằng chính phủ Brasil muốn làm điều gì đó có ý nghĩa trong nghi thức khai mạc trên đất nước đang làm mới và hoàn thiện bóng đá có thể nói như thế trước khi Đức vô địch. (Tiếng cười) Nhưng đó là một câu chuyện khác, và một chuyên gia nơ ron thần kinh muốn nói về điều đó. Nhưng điều mà Brasil muốn làm để giới thiệu một đất nước hoàn toàn khác, một đất nước biết đánh gia cao khoa học và công nghệ, và có thể gửi một món quà đến hàng triệu, 25 triệu người bại liệt trên toàn thế giới những người không thể cử động được vì cột sống bị tổn thương. Vậy chúng tôi đã đề nghị chỉ phủ Brazil và FIFA hãy cho chúng tôi cú phát bóng khai mạc World Cup 2014 được thực hiện bởi một người Brasil liệt bán thân bằng cách dùng bộ đồ rô bốt điều khiển bằng não để phát quả bóng và để cảm thấy sự tiếp xúc với quả bóng Họ nhìn chúng tôi, nghĩ rằng chúng tôi bị điên, và họ nói," OK, hãy thử đi." Chúng tôi có 18 tháng để chuẩn bị mọi thứ từ số không, Chúng tôi chưa có bộ đồ rô bốt nào, hay bệnh nhân tình nguyện nào, chúng tôi không có gì trước đó cả. Những người này đã đến cùng nhau và 18 tháng sau, chúng tôi có 8 bệnh nhân tình nguyện để luyện tập hằng ngày và cơ bản chúng tôi đã xây dựng nguyên mẫu này từ số không, chúng tôi gọi đó là Bra-Santos Dumont 1. Đó là bộ đồ rô bốt điều khiển bằng não đầu tiên đã được đặt tên theo nhà khoa học lỗi lạc nhất của Brazil. Alberto Santos Dumont, người đã tạo ra bộ đồ bay và tự bay ngày 19/10/1901 với thiết bị bay đầu tiên ở Paris được thực hiện trước 1 triệu người xem. Xin lỗi các bạn người Mỹ Tôi sống ở North Carolina, Sự kiện bay này đã xảy ra hai năm trước khi anh em nhà Wright bay bên bờ North Carolina. (Vỗ tay) Điều khiển chuyến bay là người Brazil (Tiếng cười) Vì thế chúng tôi đã cùng đi với những bạn này và chúng tôi đã cùng lắp ráp bộ đồ rô bốt với nhau 15 bậc tự do, máy thủy lực có thể được điều khiển bởi tín hiệu não được ghi lại bởi công nghệ không thâm nhập được gọi là điện não đồ cho phép bệnh nhân tưởng tượng các hoạt động để gửi các lệnh đến trung tâm điều kiển, đến các động cơ, và làm cho chúng hoạt động. Bộ đồ rô bốt này được bọc một lớp da nhân tạo phát minh bởi Gordon Cheng, một trong những người bạn tuyệt vời nhất của tôi tại Mynich, cho phép cảm nhận các tiếp xúc vận động và chân có thể cảm nhận mặt đất để thông báo trở lại cho bệnh nhân xuyên qua lớp áo, một chiếc sơ mi. Nó là chiếc áo thông minh với các thiết bị rung siêu nhỏ nó gửi lại phản hồi và tác động lên não bệnh nhân bằng cách tạo ra một cảm giác rằng không phải cái máy đang mang anh ta đi, mà là chính anh ta bước đi như trước. Vậy là tôi bắt lấy khởi đầu này, và đó là cái mà quý vị sẽ thấy ở đây là lần đầu tiên một trong các bệnh nhân của chúng tôi, Bruno, đã bước đi thật sự. Anh ta cần vài giây vì chúng tôi đang cài đặt mọi thứ, và quý vị sẽ thấy một ánh sáng xanh phía trước mũ khi Bruno tưởng tượng ra động tác cần thực hiện, máy tính sẽ phân tích tín hiệu đó, Bruno sẽ xác nhận nó, và khi nó được nhận, máy sẽ vận hành theo lệnh từ não của Bruno. Anh ta chỉ cần ra đúng các lệnh, và bây giờ anh ta bắt đầu bước đi. Sau 9 năm không thể cử động, anh ta đang tự bước đi. Và còn hơn thế nữa-- (Vỗ tay) hơn cả bước đi, anh ta đang cảm nhận được mặt đất, và nếu vận tốc của bộ đồ máy tăng lên, anh ta nói với chúng tôi như được bước đi trở lại trên cát của Santos, đó là khu resort trên bãi biển nơi mà anh ta từng đến trước khi bị tai nạn. Vì thế não đang tạo ra cảm giác mới trong đầu của Bruno. Vậy là anh ấy bước, và cuối cùng-- tôi không còn thời gian nữa -- anh ta nói," các bạn ơi, tôi cần mượn cái này khi tôi làm đám cưới nhé, bởi vì tôi muốn tự bước đến trước mặt vị linh mục và nhìn cô dâu một cách thật tự tin." Đương nhiên, anh ta sẽ có nó bất kỳ lúc nào anh ta muốn. Và đó là cái mà chúng tôi muốn biểu diễn trong World Cup, và điều đó đã không thể xảy ra, vì một lý do khó hiểu nào đó, FIFA đã cắt bỏ một nửa chương trình. Cái mà quý vị đang xem là một đoạn video ngắn Juliano Pinto phát bóng trong bộ đồ máy một ít phút trước khi chúng tôi ra sân và làm điều kỳ diệu trước toàn thể người xem và ánh sáng mà quý vị nhìn thấy mô tả quá trình. Về cơ bản, ánh sáng xanh chớp nháy chỉ ra rằng bộ đồ máy sẵn sàng hoạt động. Nó có thể nhận suy nghĩ của con người và phản hồi lại, và khi Juliano quyết định đá quả bóng, quý vị sẽ thấy hai dòng ánh sáng xanh và vàng chạy từ chiếc mũ đến chân, để chuyển các lệnh từ não được truyền qua bộ đồ máy để thực hiện động tác. và cở bản trong 13 giây, Juliano đã thật sự làm được điều đó. Quý vị có thể thấy các lệnh. Anh ta đã sẵn sàng, quả bóng được đặt vào, và anh ta đá. Và điều tuyệt vời nhất là, 10 giây sau khi sút bóng, anh ta nhìn chúng tôi trên sân, và nói với chúng tôi, như quý vị cũng đang nghe thấy đó "tôi cảm nhận được quả bóng" Điều đó thật là vô giá. (Vỗ tay) Điều tuyệt vời này sẽ đi đến đâu? Tôi có hai phút để nói với quý vị Điều đó sẽ đi đến tận cùng giới hạn của trí tưởng tượng của bạn. Công nghệ thực hiện ý nghĩ là đây. Đây là cái mới nhất: Chúng tôi vừa mới công bố năm ngoái, giao thức não-máy đầu tiên nó cho phép hai con vật trao đổi ý tưởng ví dụ một con vật thấy cái gì đó trong môi trường của nó có thể gửi tin nhắn SMS từ não, một thủy lôi, một thủy lôi thần kinh, đến con vật thứ hai, và con thứ hai này thực hiện cái mà nó cần làm không cần biết môi trường đang gửi đến thông điệp gì, bởi vì lệnh đến từ não con vật đầu tiên. Đó là thử nghiệm đầu tiên. Tôi sẽ làm nhanh một thử nghiệm khác để chỉ cho quý vị cái mới nhất Cái mà quý vị sắp thấy ở đây là con chuột đầu tiên được thông tin bởi ánh sáng bên trái của cái lồng nó cần chạm vào lồng bên trái để nhận được phần thưởng. Nó đến đó và làm. Và cùng lúc, nó gửi một thông điệp từ não đến con chuột thứ hai không thấy ánh sáng đó, và con thứ hai, trong 70 phần trăm thời gian cũng chạm vào phần bên trái lồng để lấy được phần thưởng không cần trải nghiệm ánh sáng trong võng mạc. Chúng tôi đẩy giới hạn xa hơn bằng cách cho mấy con khỉ cùng hợp tác trong hệ thống não, để cùng làm một hoạt động và kết hợp chúng để di chuyển cánh tay ảo mà tôi đã chỉ cho quý vị lúc nãy, điều mà quý vị đang thấy đây là lần đầu tiên hai con khỉ kết hợp não của chúng, đồng bộ hóa cánh tay để làm cho cánh tay ảo cử động. Một con thì đang điều khiển theo trục X con kia thì đang điều khiển theo trục y Nhưng thú vị hơn khi thấy ba con khỉ trong thí nghiệm đó và bạn muốn một con điều khiển theo trục x và y, con khác điều khiển theo y và z, và con còn lại điều khiển theo trục x và z, và bạn làm cho chúng cùng chơi trò này với nhau, cử động cánh tay trong không gian 3D để lấy giọt nước cam Chấm đen là mức trung bình của tất cả các bộ não đang làm việc cùng hoạt động trong thời gian thật. Đó là một máy tính sinh học, tương tác bằng hoạt động não và cần hoàn thành một mục tiêu cử động. Điều đó dẫn đến cái gì? Chúng tôi chưa biết. Chúng tôi chỉ là nhà khoa học thôi mà, (Tiếng cười) Chúng tôi được trả lương để làm trò như trẻ con, để đi đến tận cùng giới hạn và cố gắng phát hiện ra có gì ở bên kia. Nhưng chúng tôi biết một điều : Một ngày kia, trong vài thập niên nữa, khi mà cháu chắt của chúng ta có thể lướt web chỉ bằng ý nghĩ trong đầu, hay là một người mẹ có thể cho đứa bé khiếm thị mượn ánh mắt của mình, hay một ai đó có thể nói nhờ vào trung gian hệ thống não-đến-não, một ai đó trong quý vị sẽ nhớ lại là tất cả bắt đầu từ một chiều mùa đông trên sân bóng Brazil với một cú sút bóng không tưởng. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. Bruno Giussani : Miguel, cám ơn vì nán lại vài phút. Vâng, tôi có thể cho anh thêm vài phút nữa vì có vài điểm chúng ta muốn nói thêm và đương nhiên, hình như chúng ta cần các bộ não kết nối để thấy được câu chuyện này sẽ đi tới đâu. Vậy hãy kết nối tất cả lại với nhau. Nếu tôi không nhầm, một trong ba con khỉ đó nhận một tín hiệu và một con khác đang phản ứng lại tín hiệu đó chỉ bởi vì con thứ nhất đang nhận và truyền xung động thần kinh. Miguel trả lời : Không phải, cái đó hơi khác một tí, Không con khỉ nào biết là có hai con khỉ khác cũng ở đó. Chúng đang nhận một phản hồi dạng hình ảnh 2D, nhưng nhiệm vụ của chúng là thực hiện hoạt động trong không gian 3D. Chúng cần làm cử động một cánh tay trong không gian ba chiều. Nhưng mỗi con khỉ chỉ thấy hình ảnh trên màn hình hai chiều để thao tác. Và để làm được điều đó, bạn cần ít nhất hai con khỉ để đồng bộ hóa não của chúng, nhưng lý tưởng là ba con. Cái mà chúng tôi phát hiện ra khi một con khỉ bắt đầu lười biếng, thì hai con kia cố gắng cải thiện công việc để kéo con khỉ lười trở lại, vậy việc thích ứng này xảy ra một cách hiệu quả, và việc kết hợp của ba con hay hai con khỉ đều giống nhau. Bây giờ, nếu bạn đổi lại không cho con khỉ biết các chiều mà chúng điều kiển, như là con này điều khiển theo chiều X và Y, nhưng thực ra nó nên điều khiển theo Y và Z, tức thì, não con vật không nghĩ đến chiều trước đó và nó bắt đâu tập trung trên các chiều mới. Vậy cái mà tôi cần nói là không có máy quay nào, cũng không có máy vi tính nào có thể đoán được điều mà một hệ thống não sẽ làm. Vậy chúng ta sẽ dùng công nghệ theo nhu cầu của mình. máy móc sẽ không bao giờ thay não của chúng ta được. Điều đó đơn giản là không thể. BG ; Anh đã thử nghiệm bao nhiêu lần rồi? Và bao nhiêu lần anh thành công hay thất bại? MN: Ồ, mười lần. Với ba con khỉ? Ồ, nhiều lần rồi. Tôi đã không thể nói điều đó ở đây, trừ phi tôi đã làm thử vài lần. À, tôi quên nói tới, do thiếu thời gian, rằng cách đây chỉ ba tuần, một nhóm Châu Âu đã thử kết nối lần đầu tiên từ người qua người bằng máy não-đến-não. BG : Và làm sao để thử đây? MN: có một vài thông tin-- những ý tưởng lớn bắt đầu với cách thức khiêm tốn-- nhưng về cơ bản, hoạt động não của một chủ thể được truyền đến đối tượng thứ hai, bằng công nghệ không xâm nhập. Vậy chủ thể thứ nhất có một thông điệp, giống mấy con chuột, thông điệp hình ảnh, và truyền đến chủ thể thứ hai. chủ thể thứ hai nhận một xung từ trường trên võ não thị giác, và một xung khác, hai xung khác nhau. Trong một xung, chủ thể thứ hai này thấy thứ gì đó. Trên xung còn lại, anh ta thấy một thứ khác. Và anh ta có thể chỉ ra bằng lời nói cái nào là thông điệp mà chủ thể thứ nhất đang gửi thông qua internet xuyên qua các lục địa. Người điều khiển chương trình : Wow. OK, đó là nơi chúng ta sẽ tới. Đó là chương trình TED tiếp theo tại hội thảo sau. Miguel Micolelis, cám ơn nhiều. MN : Cám ơn Brumo. Cám ơn Thật là hợp thời và hợp lý khi nói về đồ ăn trong mọi hình thái, mọi màu sắc, mùi vị. Nhưng sau khi thức ăn đi qua hệ tiêu hóa, khi nó được thải ra như đồ bỏ đi, thì chẳng còn thích hợp để nói về nó nữa. Thực sự nó khá là kinh khủng. Tôi tốt nghiệp từ bullshit (phân bò/vớ vẩn) tới full-shit (toàn phân) (Cười) Tổ chức của tôi, Gram Vikas, có nghĩa là "tổ chức phát triển làng xã", làm trong lĩnh vực tái tạo năng lượng. Phần lớn, chúng tôi sản xuất biogas, biogas cho những căn bếp nông thôn. Chúng tôi sản xuất biogas ở Ấn Độ bằng cách sử dụng phân động vật, ở Ấn Độ thường là phân bò. Nhưng vì tôi là người nhạy cảm với vấn đề giới tính, tôi muốn gọi nó là phân bò đực. Nhưng sau đó, nhận ra tầm quan trọng của vệ sinh môi trường và phân hủy chất thải đúng cách, chúng tôi đi sâu vào vấn đề vệ sinh môi trường. 80% bệnh tật ở Ấn Độ và hầu hết các quốc gia đang phát triển khác là do nước kém chất lượng. Và chúng tôi nghiên cứu nguyên nhân của nó, đó chính là thái độ ngu ngốc của chúng ta đối với việc phân hủy chất thải con người. Chất thải của con người, ở trạng thái thô nhất, quay trở lại vào nguồn nước uống, nước tắm giặt, thủy lợi, bất cứ nguồn nước nào bạn thấy. Và đó là nguyên nhân gây ra 80% bệnh tật ở khu vực nông thôn. Ở Ấn Độ, không may là chỉ có phụ nữ mới xách nước. Phụ nữ phải xách nước cho tất cả nhu cầu trong nhà. Tình trạng này thật đáng thương. Đi tiêu ngoài trời khá phổ biến. 70% người Ấn Độ đi tiêu ngoài trời. Họ ngồi ở ngoài, gió lồng lộng, che mặt, để lộ phần dưới và ngồi đó trong vinh quang thưở hoang sơ 70% người Ấn Độ. Và nếu bạn nhìn trên toàn thế giới, 60% chất thải ở ngoài trời thuộc về người Ấn Độ. Một điểm khác biệt kì dị. Tôi không biết người Ấn Độ chúng tôi có thể tự hào về điểm này không. (Cười) Do đó, chúng tôi cùng rất nhiều ngôi làng, chúng tôi bắt đầu nói về cách nêu lên tình trạng vệ sinh môi trường. Chúng tôi cùng nhau thành lập dự án MANTRA. MANTRA nghĩa là mạng lưới hành động vì sự biến đổi khu vực nông thôn. Chúng ta đang nói về sự biến đổi, biến đổi khu vực nông thôn. Những ngôi làng đồng ý thực hiện dự án này họ tổ chức một cộng đồng hợp pháp nơi tất cả những thành viên bầu ra một nhóm đàn ông và phụ nữ thực hiện dự án. Sau đó là người theo dõi thi hành và bảo dưỡng. Họ quyết định xây một nhà vệ sinh và một phòng tắm. Và từ nguồn nước đảm bảo, nước sẽ chảy vào bể chứa và tới tất cả các hộ gia đình qua 3 vòi: một trong nhà vệ sinh, một trong nhà tắm, một trong bếp, 24 giờ mỗi ngày. Đáng tiếc là các thành phố như New Delhi và Bombay, không có nguồn cung cấp nước 24 giờ. Nhưng ở những ngôi làng này, chúng tôi muốn có điều đó. Có sự khác biệt lớn về chất lượng. Ở Ấn Độ, chúng ta có 1 giả thuyết, được chấp nhận bởi chính phủ và những người liên quan, rằng người nghèo xứng đáng với những giải pháp nghèo nàn và những người rất nghèo xứng đáng với những giải pháp đáng thương. Điều này kết hợp với một lý thuyết đáng được giải Nobel, đó là thứ rẻ nhất là thứ kinh tế nhất, ly cocktail mạnh là thứ người nghèo bị ép uống. Chúng tôi đang đấu tranh chống lại điều này. Chúng tôi cảm thấy rằng người nghèo bị làm nhục hàng thế kỉ. Và kể cả trong vệ sinh môi trường, họ không đáng bị làm nhục. Vệ sinh môi trường là nhân phẩm hơn là về cách phân hủy chất thải. Do đó, bạn xây những nhà vệ sinh này, và thỉnh thoảng, chúng tôi phải nghe rằng nhà vệ sinh còn tốt hơn nhà ở của họ. Và bạn có thể thấy ở trước là những ngôi nhà liền kề và những cái khác là nhà vệ sinh. Do đó những người này, không hề có một ngoại lệ nào trong làng, quyết định xây 1 nhà vệ sinh, 1 phòng tắm. Vì thế, họ cùng nhau thu lượm vật liệu những vật liệu địa phương như đá, cát, hợp chất, thường là trợ cấp chính phủ sẵn có để giải quyết một phần nhỏ trong chi phí vật liệu như xi măng, thép, tủ vệ sinh. Và họ xây một nhà vệ sinh, và một phòng tắm. Những người thợ không chuyên, là những người làm cửu vạn, phần lớn là vô gia cư, họ có được cơ hội học việc của thợ nề, thợ ống nước. Trong khi những người này học việc, những người khác thu gom vật liệu. Và khi cả hai đều sẵn sàng, họ xây 1 nhà vệ sinh, 1 nhà tắm, và tất nhiên của một tháp nước, một bể chứa nước cao. Chúng tôi sử dụng một hệ thống 2 hố lọc để xử lý chất thải. Từ nhà vệ sinh, chất bẩn tới hố lọc thứ nhất. Và khi nó đầy, nó sẽ bị chặn lại và tới hố tiếp theo. Nhưng chúng tôi phát hiện ra nếu bạn trồng cây chuối, cây đu đủ ở xung quanh những cái hố này, thì chúng sẽ rất phát triển vì chúng hấp thụ tất cả chất dinh dưỡng và bạn sẽ có những quả chuối, quả đu đủ ngon lành. Nếu bạn tới chỗ tôi, tôi sẽ rất sẵn lòng mời bạn những quả chuối, quả đu đủ này. Đây, bạn có thể thấy những nhà vệ sinh, tháp nước hoàn thiện. Đây là ngôi làng mà hầu hết dân không biết chữ. Ở đó có nguồn cung cấp nước suốt 24 giờ. Vì nước dễ bị ô nhiễm khi lưu trữ, khi một đứa trẻ nhúng tay vào đó, thứ gì đó sẽ rơi vào, nên không có nước lưu trữ. Chỉ có nước ở vòi. Đây là cách những bể chứa nước cao được xây dựng. Và đây là sản phẩm cuối cùng. Vì phải xây lên cao, và có vài không gian có thể tận dụng, nên hai hay ba phòng được xây dưới tháp nước, được sử dụng cho những buổi họp mặt của ngôi làng. Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng về tác động to lớn của chương trình này. Trước khi chúng tôi bắt đầu, có hơn 80% người chịu ảnh hưởng của bệnh liên quan đến nước. Nhưng sau đó, chúng tôi có bằng chứng xác thực rằng trong số 1200 ngôi làng đã hoàn thiện chương trình, bệnh liên quan đến nước đã giảm 82%. (Vỗ tay) Phụ nữ, đặc biệt trong những tháng hè, thường mất khoảng 6 tới 7 giờ một ngày để xách nước. Và khi họ xách nước, vì như tôi đã nói, chỉ có phụ nữ mới xách nước, họ thường mang con gái của họ theo cùng, hoặc về nhà trông các em. Do đó, có ít hơn 9% trẻ nữ được đi học, kể cả khi ở đó có trường học. Và trẻ nam là khoảng 30%. Nhưng giờ, tỉ lệ đi học ở nữ khoảng 90%, và nam gần 100%. (Vỗ tay) Thành phần đáng lo ngại nhất trong làng và những lao động không có đất, những người kiếm ăn hàng ngày. Vì họ đã được trải qua đợt huấn luyện để làm thợ nề, thợ ống nước và thợ cơ khí, giờ khả năng kiếm việc của họ tăng 300 đến 400%. Đây là một hành động dân chủ vì có ban điều hành và ủy ban. Mọi người đang đặt câu hỏi, mọi người đang quản lý chính họ, mọi người đang học cách xoay xở vấn đề của chính mình, họ đang nắm lấy tương lai trong tay mình. Và đó chính là sự dân chủ ở cấp độ cơ sở. Hơn 1200 ngôi làng đã thực hiện điều này. Nó mang lại lợi ích cho hơn 400 000 người và còn đang tăng lên. Và tôi hi vọng nó sẽ tiếp tục phát triển. Ở Ấn Độ và những quốc gia đang phát triển, quân đội và vũ trang, công ty phần mềm và tàu vũ trụ có lẽ không quan trọng bằng vòi nước và nhà vệ sinh. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn kể về một cuộc chiến đã rơi vào quên lãng Đó là một sự kiện hiếm khi được các tờ báo đưa lên trang nhất. Nó xảy ra ngay tại đây, ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô. Hiện giờ, đa số những ai không ở Châu Phi đều không biết tới chiến tranh Công-gô. Vậy hãy để tôi kể bạn nghe đôi điều về nó. Xung đột ở Công-gô là sự kiện đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Nó gây ra gần 4 triệu cái chết, và dẫn tới tình trạng mất ổn định ở phần lớn vùng Trung Phi trong 18 năm qua. Nó là cuộc khủng hoảng về vấn đề nhân đạo lớn nhất đang xảy ra trên thế giới. Đó là lý do tôi đến Công-gô lần đầu tiên vào năm 2001 như một nhân viên cứu trợ nhân đạo trẻ. Và ở đó tôi đã gặp một cô gái cùng tuổi. Cô ấy là Isabelle. Dân quân địa phương đã tấn công làng của Isabelle. Họ giết rất nhiều đàn ông, hãm hiếp nhiều phụ nữ. Họ cướp đi tất cả mọi thứ. Và sau đó, họ muốn bắt Isabelle, nhưng chồng cô ấy đã ngăn họ và anh ta nói, "Không, đừng bắt Isabelle. Thay vào đó hãy bắt tôi này." Vậy là anh ta biến mất vào rừng sâu với dân quân, và Isabelle chẳng bao giờ gặp lại anh ấy lần nữa . Bởi vì những người như Isabelle và chồng của cô ấy nên tôi đã dành hết sự nghiệp để nghiên cứu cuộc chiến tranh này - một cuộc chiến tranh mà chúng ta còn biết quá ít. Mặc dù có đôi điều về Công-gô mà có thể bạn đã nghe qua, như là những câu chuyên về khoáng sản và hiếp dâm. Những tuyên bố chính trị và các báo cáo truyền thông đều thường tập trung vào nguyên nhân cơ bản gây ra bạo lực ở Công-gô, đó là khai thác và buôn bán bất hợp pháp tài nguyên thiên nhiên - - những thứ đã dẫn tới hậu quả là lạm dụng tình dục phụ nữ và thiếu nữ như một vũ khí chiến tranh. Hai vấn đề này thật sự quan trọng và nhức nhối vô cùng. Nhưng hôm nay tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện khác với mục đích nhấn mạnh vào nguyên nhân chủ yếu của cuộc xung đột đang diễn ra. Bạo lực ở Công-gô bắt nguồn tư những mối bất hòa ở các địa phương, mà những nỗ lực vì hòa bình trên thế giới không thể nào hóa giải được. Có một sự thật là Công-gô không chỉ được biết đến bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo tệ nhất đang tiếp diễn, mà còn bởi vì nơi đây là cái nôi của những nỗ lực quốc tế nhằm xây dựng hòa bình trên thế giới. Công-gô là nơi đặt trụ sở lớn nhất và được đầu tư nhiều nhất trong số những trụ sở gìn giữ hòa bình thế giới của Liên Hợp Quốc. Đây cũng Châu Âu chọn đặt trụ sở hòa bình đầu tiên của mình, và cũng ở nơi đây, lần đầu tiên, Tòa án Hình sự Quốc tế quyết định khởi tố các lãnh chúa Công-gô. Năm 2006, khi Công-gô tổ chức cuộc bầu cử tụ do toàn quốc đầu tiên trong lịch sử, nhiều nhà quan sát cho rằng cái kết của bạo lực vùng miền cuối cùng cũng đã đến. Cộng đồng thế giới đã ca ngợi việc tổ chức thành công các cuộc bầu cử như một minh chứng cho kết quả từ những can thiệp quốc tế trong một đất nước đã từng thất bại. Tuy nhiên những tỉnh ở phía đông vẫn tiếp tục đối mặt với nạn di dân ồ ạt và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Không lâu trước khi tôi trở lại vào mùa hè vừa rồi, một cuộc tàn sát khủng khiếp xảy ra ở một tỉnh phía Nam Kivu. 33 người bị giết hại. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em, và rất nhiều người bị đánh đập đến chết. Trong suốt 8 năm qua, chiến tranh ở các tỉnh phía đông thường nhen nhóm sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh mang quy mô toàn dân và quốc tế. Cơ bản là, cứ khi nào chúng tôi cảm thấy như đang đứng trên bờ vực của hòa bình, thì một cuộc xung đột nữa lại nổ ra. Tại sao? Tại sao những nỗ lực quốc tế to lớn kia lại thất bại trong việc giúp Công-gô gìn giữ hòa bình và an ninh lâu dài? Vâng, câu trả lời của tôi chủ yếu xoay quanh 2 sự việc tôi quan sát được. Thứ nhất: lý do chính của việc tiếp diễn bạo lực ở đây về cơ bản chính là do địa phương -- và khi nói tới "địa phương" tức là tôi đang đề cập đến cấp độ một cá nhân, một gia đình, một bộ lạc, một thành phố, một cộng đồng, một quận, đôi khi là một nhóm dân tộc. Ví dụ, bạn còn nhớ câu chuyện về Isabelle? Vâng, lý do mà dân quân tấn công làng của Isabelle là vị họ muốn chiếm lấy đất mà dân làng dùng để trồng trọt và sinh sống. Điều thứ 2 tôi quan sát được đó là: việc những nỗ lực hòa bình quốc tế thất bại trong việc giúp giải quyết những xung đột tại địa phương, chính là do "văn hóa xây dựng hòa bình" tại đây. Ý tôi muốn nói rằng, những nhà ngoại giao phương Tây và châu Phi, những nhà quyên góp và bảo vệ hòa bình từ Liên Hợp Quốc, thành viên của hầu hết các tổ chức phi chính phủ, hay những người đang cố gắng giải quyết các xung đột nói chung, tất cả đều nhìn về thế giới này theo 1 cách giống nhau. Và tôi đã là một trong số họ - tôi cũng đã từng chia sẻ cái "văn hóa" này, nên tôi hiểu nó có sức mạnh như thế nào. Khắp thế giới, và mọi khu vực có xung đột, văn hóa này khiến những nhà cải cách thấy rằng những nguyên nhân gây ra bạo lực chủ yếu xuất phát từ các yếu tố quốc gia và quốc tế. Nó cũng khiến chúng ta nghĩ rằng con đường tiến tời hòa bình đòi hỏi phải có một sự can thiệp bao quát từ trên xuống dưới để giải quyết những căng thằng của quốc gia và quốc tế. Và nó cũng khiến chúng ta nghĩ rằng vai trò của những nhà hoạt động ngoại quốc là tham gia vào các tiến trình gìn giữ hòa bình của quốc gia và quốc tế. Quan trọng hơn là, cái văn hóa chung này khiến các nhà xây dựng hòa bình quốc tế xem nhẹ các căng thẳng ở tầm vi mô trong khi chính chúng có thể làm lung lay các hiệp ước vĩ mô. Ví dụ, ở Công-gô, dựa theo cách họ đã được rèn luyện và tập huấn, quan chức Liên Hợp Quốc, nhà quyên góp, ngoại giao, những nhân viên của hầu hết các tổ chức phi chính phủ, đều nghĩ chiến tranh và các cuộc tàn sát là một vấn đề mang tính hệ thống. Với họ, bạo lực mà họ nhìn thấy là hậu quả của những căng thẳng giữa Tổng thống Kabila và những phe đối lập trong nước, bên cạnh những bất hòa giữa Công-gô, Rwanda và Uganda. Thêm vào đó, các nhà xây dựng hòa bình quốc tế xem những xung đột địa phương đơn giản là kết quả của các căng thẳng của quốc gia và quốc tế, từ việc chính quyền nhà nước thiếu uy quyền, và từ cái mà họ vẫn gọi là "xu hướng bạo lực cố hữu của người Công-gô". Văn hóa này cũng khởi đầu cho những can thiệp đến từ các cấp độ quốc gia và quốc tế, như thể đó là nhiệm vụ trước nhất của thành viên và nhà ngoại giao LHQ. Và nó thúc đẩy việc tổ chức các cuộc tổng tuyển cử - - điều được xem như một phương pháp tối ưu và là cơ chế quan trọng nhất trong tái thiết nhà nước hơn là các giải pháp xây dựng đất nước. Và điều này đang xảy ra không chỉ ở Công-gô, mà còn ở nhiều vùng xung đột khác. Nhưng hãy xem xét một cách sâu sắc hơn, về những nguyên nhân khác của bạo lực. Ở Công-gô, bạo lực đang tiếp diễn bị thúc đẩy không chỉ do nguyên nhân quốc gia, quốc tế mà còn bởi những kế hoạch, ý đinh lâu dài xuất phát từ các tầng lớp nhân dân, mà những người chủ mưu lại chính là các dân làng, tù trưởng, hay người đứng đầu các bộ lạc, Nhiều xung đột liên quan đến lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế đặc trưng của từng địa phương. Ví dụ, có rất nhiều cuộc đấu tranh ở cấp độ làng hoặc quận huyện để tìm ra người sẽ lãnh đạo làng hoặc vùng dựa trên luật truyền thống, và tìm xem ai có thể điều khiển việc phân chia vùng đất và việc khai thác khoáng sản. Cuộc đấu tranh thường dẫn đến xung đột địa phương, ví dụ như trong ngôi làng hay lãnh thổ, và nó thường lan ra thành một cuộc đấu tranh diện rộng lan khắp cả tỉnh, và thậm chí sang cả các nước láng giềng. Như cuộc xung đột giữa dân Công-gô của dòng dỏi Rwanda và cộng đồng dân bản địa ở Kivus. Xung đột này bắt đầu vào những năm 1930 trong suốt chế độ thực dân Bỉ, khi hai cộng đồng dân cư địa phương tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền lực Tiếp đó, năm 1960, sau ngày Công-gô giành độc lập, xung đột lớn dần bởi các phe phái dù đã liên minh với chính trị gia trong nước, nhưng vẫn tiếp tục củng cố thế lực riêng trong địa phương. Và tiếp sau đó, vào thời điểm nạn diệt chủng năm 1994 ở Rwanda, các phe phái lại liên minh vởi quân đội Công-gô và Rwanda, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng thế lực tại tỉnh Kivus. Từ đó trở đi, những tranh chấp tại địa phương về đất đai và quyền lực đã châm ngòi cho bạo lực, và thường xuyên làm ảnh hưởng đến những hiệp ước quốc gia và quốc tế. Giờ đây chúng ta có thể đang tự hỏi tại sao trong hoàn cảnh đó, những nhà bảo vệ hòa bình lại thất bại trong việc thực hiện những chương trình củng cố hòa bình địa phương? Câu trả lời chính là: do những tổ chức quốc tế đã xem nhẹ việc giải quyết các xung đột ở cấp độ cơ sở, địa phương, coi chúng không đáng kể, không quan trọng, không cần thiết. Chỉ riêng ý tưởng "tham gia giải quyết các vấn đề cấp địa phương" đã cơ bản đi ngược lại các chuẩn mực của "văn hóa" tôi đã đề cập tới, và thậm chí đe dọa đến quyền lợi của các tổ chức hòa bình. Thí dụ, Liên Hợp Quốc được xem như là một tổ chức ngoại giao mang tầm vĩ mô, và điều đó không cho phép họ tập trung vào các vấn đề mang tính địa phương. Kết quả là, kể cả những bất đồng trong nội bộ về "văn hóa" chung, hay những tác động bên ngoài, đều không thể khiến những nhà hoạt động quốc tế hiểu rằng: họ nên thay đổi suy nghĩ về bạo lực và cách họ nên can thiệp. Hiện giờ, mới chỉ có rất ít trường hợp ngoại lệ. Dù đã xuất hiện những ngoại lệ, nhưng chúng vẫn còn quá ít so với mô hình chung hiện nay. Để tóm lại vấn đề, những gì mà tôi vừa kể là câu chuyện về cách "văn hóa xây dựng hòa bình" đang thịnh hành đã hình thành nên suy nghĩ của những người trong cuộc về bạo lực và hòa bình và mục tiêu của các can thiệp như thế nào. Những suy nghĩ đó khiến những nhà xây dựng hòa bình bỏ qua các nền tảng cấp vi mô đóng vai trò thiết yếu để xây dựng hòa bình bền vững. Sự thiếu quan tâm tới các vấn đề địa phương đã dẫn tới hậu quả tức thời là hòa bình không đủ vững mạnh, và xa hơn là nguy cơ tái bùng nổ chiến tranh. Điều quan trọng ở đây là: những phân tích này có thể giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân của rất nhiều xung đột cũng như tại sao nỗ lực quốc tế lại thất bại ở Châu Phi, hay ở bất cứ đâu. Xung đột địa phương thường là nguyên nhân của chiến tranh và bạo lực sau chiến tranh ở các nước từ Afghanistan tới Sudan, tới Đông Ti-mo. Nhưng cứ khi nào xuất hiện một giải pháp xây dựng hòa bình hiếm hoi vừa toàn diện, vừa bao quát, thì giải pháp đó sẽ rất thành công trong việc đảm bảo hòa bình bền vững. Ví dụ tiêu biểu nhất cho điều này là sự đối lập giữa bối cảnh hòa bình ở Somaliland có được từ việc gây dựng hòa bình từ dưới lên, từ cá thể tới tập thể, với tình trạng bạo loạn ở hầu khắp phần còn lại của Somalia, nơi mà các biện pháp hòa bình đang được triển khai từ trên xuống. Và còn rất nhiều trường hợp khác cho thấy việc giải quyết triệt để các xung đột làng xã địa phương có thể mang lại những thay đổi quan trọng. Vì thế, nếu chung ta muốn xây dựng hòa bình quốc tế, thì bên cạnh việc can thiệp từ trên xuống, chúng ta phải tìm cách giải quyết vấn đề từ dưới lên. Tôi không có ý nói rằng những căng thẳng quốc gia và quốc tế là điều nhỏ nhặt. Chúng không nhỏ chút nào! Và cũng không có ý muốn nói rằng xây dựng hòa bình quốc gia và quốc tế là điều không quan trọng. Chúng rất quan trọng là đằng khác! Tuy nhiên, chúng phải được triển khai ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô, để có thể tiến đến hòa bình bền vững. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ, cùng với chính quyền và đại diện các cộng đồng địa phương, nên là nhân tố chính trong công cuộc xây dựng hòa bình từ riêng tới chung. Dĩ nhiên là sẽ xuất hiện rất nhiều trở ngại. Như là thiếu ngân sách đia phương, hoặc đôi khi thiếu các phương tiện hậu cần và năng lực chuyên môn cần thiết để xây dựng hòa bình địa phương một cách hiệu quả. Do đó, các nhà hoạt động nước ngoài nên mở rộng quỹ ngân sách và hỗ trợ cho các nỗ lực hòa bình địa phương. Còn riêng với Công-gô, có thể làm gì đây? Sau 2 thập kỷ đầy bạo loạn và cái chết của hàng triệu người, rõ ràng là đã đến lúc chúng ta phải đưa ra các giải pháp mới. Dựa trên những nghiên cứu thực địa của bản thân, tôi tin rằng những nhà hoạt động ở Công- gô và quốc tế nên quan tâm nhiều hơn tới việc giải quyết các trang chấp đất đai địa phương và thúc đẩy việc hòa giải và gắn kết các cộng đồng với nhau. Thí dụ, giữa các tỉnh ở Kivus, Tổ chức Cuộc sống và Hòa bình và những đối tác Công-gô đã thành lập diễn đàn liên kết cộng đồng để thảo luận về giải pháp đối với các tranh chấp đất đai địa phương. Những diễn đàn này cũng đã tìm ra cách giúp giải quyết trình trạng bạo lực. Và những chương trình như thế này chính là điều cần thiết hơn bao giờ hết cho các địa phương phía đông Công-gô. Với những chương trình này, chúng ta có thể giúp những người như Isabelle và chồng cô ấy. Những chương trình này không tạo ra phép màu gì cả, nhưng nếu chúng giúp hóa giải những nguyên nhân gốc rễ của bạo lực, thì đây quả thực là một thay đổi vĩ đại. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Chào mọi người. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ trải nghiệm bản thân mình về sự cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ, FGM. Bạn cứ thoải mái khóc, cười, ngồi xếp bằng hay làm bất cứ gì mà bạn thấy thoải mái. Tôi sẽ không phán xét ngôn ngữ cơ thể của bạn đâu. Tôi sinh ra ở Sierra Leone. Có ai xem phim "Kim Cương Máu" chưa? Nhân tiện, nếu bạn nghĩ tới kim cương thì tôi không có chúng trên người đâu. Nếu bạn nghe đến dịch Ebola, nó cũng có ở Sierra Leone nữa. Tôi không nhiễm Ebola, yên tâm đi. Đừng manh động. Các bạn đều ổn cả. Tôi được kiểm tra trước khi đến đây rồi. Ông của tôi có ba người vợ Đừng hỏi tại sao đàn ông cần nhiều hơn một vợ nhé. Các quý ông, mấy ông cần nhiều hơn một vợ? Tôi không nghĩ vậy. Ông tôi muốn bị đau tim, tôi có thể nói vậy Phải, ông ấy muốn thế thật Lúc tôi được 3 tuổi, chiến tranh nổ ra ở Sierra Leone vào năm 1991. Tôi nhớ vào một đêm nọ khi đi ngủ, mọi thứ đều ổn Sáng hôm sau, thức dậy bom rơi khắp nơi và người ta đang cố giết tôi và gia đình. Chúng tôi chạy nạn đến Gambia, ở Tây Phi. Bệnh dịch Ebola cũng ở đó nữa Tránh xa nơi đó ra nhé. Khi tị nạn ở đó, chúng tôi không biết sẽ làm gì tiếp theo. Mẹ tôi đăng ký chúng tôi thuộc diện tị nạn. Bà là người phụ nữ tuyệt vời và thông minh và chúng tôi đã gặp may. Chính phủ Úc nói, chúng tôi nhận các bạn. Tốt lắm, người Úc! Trước khi đi, một ngày nọ, mẹ tôi về nhà và nói: "Chúng ta sẽ có một kỳ nghỉ nhỏ, một chuyến đi ngắn." Bà đặt chúng tôi vào xe xe chạy được vài giờ và ngừng lại tại một bụi cây ở vùng sâu, vùng xa Gambia. Tại bụi cây này, có hai túp lều. Một bà già đi về phía chúng tôi. Bà ta trông như người dân tộc, già ngắt. Bà nói chuyện vài câu với mẹ tôi rồi trở lại túp lều. Sau đó, bà trở ra và đi vào túp lều thứ hai. Tôi đứng đó và nghĩ: "Thật khó hiểu, chuyện gì đang xảy ra vậy?" Điều tiếp theo tôi biết là mẹ tôi kéo tôi vào túp lều đó, cởi đồ tôi ra, và đè tôi xuống sàn. Tôi vùng vẫy để thoát khỏi bà, nhưng không thể. Rồi bà già đó tiến về phía tôi, tay cầm một con dao cùn trong đống dao nhọn, có màu cam, dường như chưa bao giờ được rửa hay phơi nắng. Tôi nghĩ bà ta định làm thịt tôi nhưng không phải vậy. Bà ta chậm rãi lướt tay xuống cơ thể tôi và ngừng lại ở âm hộ. Bà ta nắm cái thứ mà bây giờ tôi biết là âm vật, dùng con dao cùn đó và cắt nó đi, từng cm một. Tôi thét lên, khóc lóc và kêu mẹ tôi buông tôi ra để cơn đau này ngừng lại nhưng tất cả những gì bà nói là: "Im lặng". Bà già đó xẻo thịt tôi và tôi thấy cơn đau như kéo dài mãi, và khi cắt xong bà ta ném mẩu thịt đó ra sàn như thể nó là thứ kinh tởm nhất bà ta từng đụng tới. Rồi họ thả tôi ra, để tôi ở đó chảy máu, khóc lóc và không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Chúng tôi không nói gì về chuyện đó nữa. Không lâu sau đó, chúng tôi đến Úc, đó là lúc diễn ra Thế Vận Hội tại Sydney, người ta nói không nơi nào bằng được Úc cả, điều này làm chúng tôi yên tâm hơn. Chúng tôi mất 3 ngày để đến đây. Chúng tôi đi qua Senegal, Pháp rồi Singapore. Chúng tôi đi vào phòng tắm để rửa tay, mất những 15 phút để mở vòi nước như thế này. Rồi ai đó vào đặt tay bên dưới và nước chảy ra và chúng tôi nghĩ: "Đây là nơi ta sẽ định cư à? Kiểu như, thật thế à? Chúng tôi tới Adelaide, tỉnh nhỏ thôi, nơi họ đá chúng tôi tới theo đúng nghĩa đen. Chúng tôi rất biết ơn. Chúng tôi định cư và thích điều đó Kiểu như: "Ta đã có nhà, ta ở đây". Sau đó, người ta dẫn chúng tôi đến Rundle Mall. Adelaide chỉ có một trung tâm mua sắm vì nơi đó nhỏ xíu ấy mà. Chúng tôi thấy rất nhiều người Châu Á. Mẹ tôi hoảng hốt nói: "Mấy người dẫn tôi đến sai chỗ rồi Mấy người phải dẫn tôi về Úc," Phải. Người ta phải giải thích với bà là có rất nhiều người Châu Á sống ở Úc và chúng tôi tới đúng chỗ rồi. Vậy nên, mọi chuyện đều ổn cả. Mẹ tôi lúc đó có một ý tưởng lỗi lạc rằng tôi nên theo học trường nữ vì ở đó người ta ít phân biệt chủng tộc hơn. Tôi không biết bà đọc cái này ở đâu. Đến giờ, tôi vẫn chưa thấy bằng chứng nào về chuyện này cả. Sáu trăm đứa da trắng và tôi đứa da đen duy nhất ở đó. Không, tôi là đứa duy nhất có tý màu sắc trên da. Để tôi nói nhá, màu sôcôla. Không có đứa nào Châu Á hay dân bản xứ. Chỉ có mấy đứa da rám nắng mà thôi và chúng phải phơi nắng mới có làn da như thế. Không giống như với màu da sôcôla của tôi. Việc định cư ở Úc khá khó khăn nhưng nó trở nên khó hơn khi tôi tham gia tình nguyện cho một tổ chức tên là Sức Khỏe Phụ Nữ Trên Khắp Nước và tôi tham gia chương trình Sự Cắt Bỏ Bộ Phận Sinh Dục Nữ mà không có chút khái niệm nào về chương trình này là gì hay nó có liên quan gì đến tôi. Tôi trải qua nhiều tháng học về y tá và bác sỹ về sự cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và nó được thực hiện ở Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và hiện nay, Úc, Luân Đôn và Châu Mỹ bởi vì chúng ta sống trong xã hội đa văn hóa, mọi người đến mang theo văn hóa của mình và đôi khi họ thực hiện những tập tục văn hóa mà ta khó chấp nhận nhưng họ vẫn cứ làm. Một ngày nọ, tôi nhìn vào bảng phân loại của các dạng cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ FGM, tôi sẽ nói gọn là FGM. Dạng 1 là cắt lớp môi bên ngoài âm đạo, Dạng 2 là cắt toàn bộ âm vật và môi lớn bên ngoài âm đạo và Dạng 3 là cắt toàn bộ âm vật và vá nó lại chừa lại một lỗ nhỏ để tè và ra kinh nguyệt mà thôi. Mắt tôi dán vào Dạng 2. Trước khi biết điều này, tôi gần như quên bẵng. Tôi bị sốc và tổn thương khi biết chuyện xảy ra với mình. Thế nên, tôi quên đi tất cả. Phải, tôi biết một điều xấu đã xảy ra nhưng không biết nó là gì. Tôi biết tôi có một vết sẹo ở đó nhưng tôi nghĩ ai cũng có vết sẹo ở đó. Ai cũng bị như thế. Nhưng khi nhìn vào Dạng 2, tôi nhớ lại tất cả. Tôi nhớ lại chuyện gì đã xảy ra. Tôi nhớ khi ở trong túp lều đó với bà già và mẹ đè tôi xuống. Từ ngữ không thể diễn tả được cơn đau của tôi, sự khó hiểu của tôi bởi vì giờ tôi nhận ra rằng một điều khủng khiếp đã xảy đến với tôi, rằng trong xã hội này, nó được gọi là dã man được gọi là sự cắt xẻo. Mẹ tôi gọi nó là là cắt bỏ "bông hồng" nhưng ở đây là sự cắt xẻo. Tôi nghĩ: "Mình bị cắt xẻo à? Mình là người tàn phế à?" Ôi Chúa ơi! Và tôi trở nên giận dữ. Tôi trở thành một con mụ da đen giận dữ. Ồ đúng vậy! Một con nhóc nhỏ nhưng rất dữ. Tôi về nhà và nói với mẹ: "Mẹ đã làm một thứ." Chỉ tay vào mẹ không phải cách người Châu Phi thường làm, nhưng tôi đã sẵn sàng nhận mọi hậu quả. "Mẹ đã làm một thứ với con." Mẹ đáp: " Mày đang nói cái gì vậy, Khadija?" Bà quen làm tôi câm họng rồi. Tôi nói: "Nhiều năm trước mẹ cắt bỏ âm vật của con Mẹ cắt bỏ thứ thuộc về con." Bà nói: "Phải, tao đã làm thế đấy Tao làm thế vì lợi ích của mày. Đó là điều tốt nhất dành cho mày Bà ngoại mày đã làm thế với tao và tao cũng làm thế với mày Nó giúp mày trở thành đàn bà." Tôi nói: "Như thế nào?" Bà nói: "Mày được trao quyền, Khadija. Mày có thấy ngứa ngáy dưới đó không?" "Không, tại sao phải thấy ngứa ngáy dưới đó?" Bà nói: "Ồ, nếu mày không được cắt âm hộ, mày sẽ thấy ngứa ngáy ở dưới đó Bọn đàn bà không được cắt bỏ âm vật sẽ thấy ngứa ngáy suốt và bọn nó sẽ ngủ với mọi đàn ông. Mày sẽ không ngủ với thằng đàn ông nào cả." Và tôi nghĩ, định nghĩa của mẹ về sự trao quyền thật là lạ. Cuộc nói chuyện đầu tiên của chúng tôi kết thúc ở đó. Tôi trở lại trường. Lúc đó, chúng tôi hay đọc tạp chí Dolly và Bạn Gái. Trong tạp chí đó luôn có mục thầm kín. Có ai nhớ mấy mục đó không? Mấy thứ tục tĩu đó mà. Phải, tôi thích chúng lắm. Dẫu vậy, luôn có bài báo viết về khoái cảm và những mối quan hệ và tất nhiên, sex. Nhưng nó luôn mặc định là bạn có âm vật và tôi nghĩ, nó không dành cho tôi. Nó không nói về những người giống tôi. Tôi không có âm vật. Tôi xem TV và thấy mấy người phụ nữ đó cứ rên rỉ: "Oh! Oh!" Mấy cái người này và cái âm vật chết tiệt của họ Một phụ nữ không có âm vật sẽ làm được gì với đời của mình? Đó là điều tôi muốn biết. Tôi cũng muốn làm vậy nữa "Oh! Oh!" và tất cả mấy thứ đó. Chúng không xảy ra với tôi. Rồi tôi về nhà và nói với mẹ một lần nữa: "Dolly và Bạn Gái nói con xứng đáng nhận khoái cảm, rằng con nên có được cực khoái và đàn ông da trắng nên biết cách tìm ra âm vật" Rõ ràng, đàn ông da trắng gặp vấn đề trong việc tìm âm vật. Không phải tôi nói Dolly nói vậy đấy! Và tôi nghĩ, có một câu nói đùa vang lên trong đầu tôi rằng tôi sẽ cưới một người đàn ông da trắng. Anh ta sẽ không gặp vấn đề đó với tôi đâu. Vì vậy, tôi nói với mẹ: "Dolly và Bạn Gái nói con xứng đáng nhận khoái cảm, và mẹ có biết thứ mà mẹ lấy đi, thứ mà khiến mẹ chối bỏ từ con không? Mẹ đã xâm phạm thứ thiêng liêng nhất của con. Con muốn có khoái cảm. Con cũng muốn nứng tình nữa, quỷ tha ma bắt!" Và mẹ nói: "Dolly và Bạn Gái là ai vậy? Bạn mới của mày hả, Khadija?" "Không, không phải. Nó là tạp chí, mẹ à, tạp chí." Bà không hiểu tôi nói gì. Chúng tôi đến từ hai thế giới khác nhau. Tại nơi của bà, lớn lên không có âm vật là chuẩn mực. Nó được ăn mừng. Tôi là cô gái Úc gốc Phi. Tôi sống trong một xã hội có trung tâm là cái âm vật Tất cả đều hướng đến mấy cái âm vật chết tiệt đó. Mà tôi lại không có cái nào. Điều đó làm tôi giận dữ. Vì vậy, một lần nữa tôi trải qua giai đoạn kỳ lạ giữa sự giận dữ, nỗi đau và sự khó hiểu. Tôi nhớ có đăng ký một cuộc hẹn với bác sỹ chuyên khoa của mình. Vâng tôi là người Châu Phi có hẳn bác sỹ chuyên khoa. Và tôi nói với bà ấy: "Lúc đó tôi 13 tuổi, chỉ là một đứa trẻ, ổn định cuộc sống tại một đất nước mới đối mặt với sự phân biệt đối xử. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 3 của tôi và thế đấy." Tôi nói với bà: "Tôi cảm giác mình không phải là một phụ nữ vì thứ đã xảy ra với tôi. Tôi cảm thấy mình không nguyên vẹn. Tôi sẽ trở thành người vô tính à?" Vì những điều mà tôi biết từ FGM, mục đích của hủ tục này là để kiểm soát bản năng sinh dục của phụ nữ để chúng tôi không có ham muốn tình dục. Tôi nói: "Có phải giờ tôi là người vô tính? Tôi sẽ sống hết đời không có chút cảm giác về tình dục, không hề thích quan hệ tình dục?" Bà ấy không thể trả lời câu hỏi của tôi và chúng bị bỏ ngỏ. Khi bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi 14, tôi nhận ra mình không hề có những kỳ kinh bình thường bởi vì FGM. Những kỳ kinh nguyệt của tôi trôi qua nặng nề, kéo dài và rất đau đớn. Rồi họ nói tôi bị u xơ tử cung. Nó giống như mấy trái banh nhỏ dính ở đó. Một trong số đó nằm trên buồng trứng. Rồi có một tin trọng đại đến với tôi "Chúng tôi không nghĩ cô có thể sinh con, Khadija" Một lần nữa, tôi trở thành một mụ da đen giận dữ. Tôi về nhà và nói với mẹ: "Việc làm của mẹ, hành động của mẹ, cho dù mẹ có biện hộ thế nào" vì bà nghĩ bà làm vậy vì yêu tôi "Điều mẹ đã làm vì tình yêu đang hại con, đang tổn thương con. Mẹ nói gì về chuyện đó?" Bà nói: "Mẹ làm điều một người mẹ phải làm" Nhân tiện, tôi vẫn còn đợi một lời xin lỗi đấy. Rồi tôi kết hôn. Và một lần nữa, FGM như một "món quà" cứ mãi trao cho tôi vậy. Bạn sẽ hiểu ra nó sớm thôi. Quan hệ tình dục rất đau đớn. Tôi đau suốt. Và tất nhiên, tôi nhận ra, họ nói: "Cô không thể có con." Tôi nghĩ: "Chà, đây là cuộc sống của tôi à? Đời là thế à?" Tôi tự hào nói với các bạn, 5 tháng trước, tôi được bảo là đã có thai. Tôi là một cô gái may mắn. Có rất nhiều phụ nữ ngoài kia trải qua FGM bị vô sinh. Tôi có biết một bé gái 9 tuổi không kiểm soát được sự tiểu tiện của mình, bị nhiễm trùng và chịu những cơn đau không dứt. Cái "món quà" đó không ngừng được trao đi. Nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống bạn và nó xảy đến với tôi vì tôi là con gái được sinh ra ở sai chỗ. Đó là lý do tại sao điều đó xảy đến với tôi. Tôi chuyển mọi cơn giận, mọi nỗi đau vào chính sách vận động vì tôi muốn nỗi đau của mình phải xứng đáng cho cái gì đó. Nên giờ tôi là giám đốc điều hành tại một tổ chức tên là "Không FGM ở Úc". Bạn nghe tôi nói rồi đấy! Vậy tại sao lại là Không FGM ở Úc? FGM hiện diện tại Úc. Hai ngày trước, tôi phải gọi lên Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em vì ở đâu đó trên đất nước này, có một bé gái 4 tuổi mẹ của cô đang định làm FGM lên cô bé. Con bé chỉ mới ở tuổi mẫu giáo, nhắc lại nhá: 4 tuổi. Vài tháng trước, tôi gặp một phụ nữ có chồng gốc Malaysia. Một ngày nọ, chồng cô về nhà nói hắn sẽ dẫn các cô con gái về Malaysia để cắt bỏ âm vật của chúng. Cô ấy hỏi: "Tại sao?" Hắn nói: "Chúng bẩn thỉu" Và cô ấy nói: "Anh cưới tôi mà". Hắn nói: "Ồ, đây là truyền thống văn hóa của xứ tôi". Sau một hồi nói chuyện, cô ấy nói với hắn: "Bước qua xác tôi trước khi anh làm vậy với các con gái của tôi". Nhưng tưởng tượng xem, nếu người phụ nữ này không biết FGM là gì, nếu họ không có cuộc nói chuyện đó, các con gái của cô ấy sẽ bay thẳng đến Malaysia và trở về bị biến đổi cho đến cuối đời. Bạn có biết hàng triệu đô la sẽ bị tiêu tốn để giải quyết vấn đề như vậy không? Ở Úc, cứ ba bé gái thì lại có một bé có nguy cơ bị thực hiện FGM. Đây là vấn nạn của Úc, mọi người ạ. Không phải vấn nạn của Châu Phi hay Trung Đông. Không phải của người da trắng hay da đen, nó không thuộc về màu da, nó là vấn nạn của tất cả mọi người. FGM là hành vi lạm dụng trẻ em. Nó là sự ngược đãi phụ nữ Nó muốn nói rằng phụ nữ. không có quyền được thỏa mãn tình dục Nó nói rằng chúng tôi không có quyền gì với cơ thể của mình. Tôi không chấp nhận chuyện đó. Và bạn biết gì không? Nhảm nhí! Đó là điều tôi muốn nói. Tôi tự hào nói rằng tôi đang nỗ lực chấm dứt FGM. Bạn sẽ làm gì? Có thể có một đứa trẻ trong lớp của bạn có nguy cơ bị FGM. Có thể là một bệnh nhân trong bệnh viện của bạn có nguy cơ bị FGM. Nhưng đây là thực tế, thậm chí tại đất nước thân thương của chúng ta, nơi tuyệt vời nhất trên thế giới, trẻ em bị lạm dụng bởi một truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa không nên là lời biện hộ cho việc lạm dụng trẻ em. Tôi muốn tất cả các bạn nhìn FGM như là một vấn nạn. Hãy xem nó như là một vấn nạn với bạn. Đó có thể xảy ra với con gái, em gái hay chị họ của bạn. Tôi không thể một mình chiến đấu với FGM. Tôi có thể cố hết sức, nhưng không thể làm một mình. Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn, hãy tham gia với tôi. Hãy ký vào đơn kiến nghị của tôi trên Change.org và gõ Khadija, tên tôi, đơn sẽ xuất hiện, hãy ký vào đó. Mục đích của lá đơn đó là để nhận sự ủng hộ trước tội FGM tại Úc và để bảo vệ các bé gái lớn lên tại đây khỏi vấn nạn xấu xa này, vì mọi bé gái có quyền được nhận khoái cảm. Mọi bé gái có quyền được giữ cơ thể mình nguyên vẹn và quỷ tha ma bắt, mọi bé gái có quyền có âm vật. Vì vậy, xin các bạn hãy tham gia với tôi chấm dứt hành động này. Câu nói yêu thích của tôi là: "Quỷ dữ sẽ chiếm ưu thế khi đàn ông và phụ nữ, dù chỉ một vài người, không làm gì cả". Bạn có muốn để cho con quỷ FGM thắng thế ở Úc không? Tôi không nghĩ vậy. Hãy tham gia với tôi để FGM chấm dứt ở thế hệ của tôi. Xin cám ơn. Đã bao giờ bạn làm trái luật gia đình ? Hôm nay, tôi phá luật của gia đình mình, về tiền bạc, bí mật và sự xấu hổ. Năm 2006, vào dịp sinh nhật thứ 40 của anh trai tôi Keith, anh ấy gọi tôi. "Tam, anh đang kẹt. Nếu không cần lắm, thì anh sẽ không hỏi em đâu. Anh có thể mượn 7.500 đô được không ? Đây không phải lần đầu tiên, anh ấy cần tiền gấp, nhưng lần này, giọng của anh ấy làm tôi sợ. Tôi chưa từng thấy anh ấy suy sụp và xấu hổ, và lại đúng vào dịp sinh nhật thứ 40, Sau một vài câu hỏi cơ bản, tôi đã đồng ý cho anh mượn tiền, nhưng với một điều kiện: với tư cách là một chuyên gia về tài chính trong gia đình, tôi muốn gặp anh ấy và vợ để xem chuyện gì đang xảy ra. Vài tuần sau, chúng tôi gặp ở quán Starbuck, và tôi bắt đầu ngay về điều khoản ràng buộc. "Anh chị nên bán ngôi nhà, mua một số thứ có thể chi trả được, bán các món đồ chơi. Còn Starbucks? Giảm năm đô mỗi ngày cho cà phê." Giảm những thứ chúng ta tiêu để cho bằng bạn bằng bè. Không lâu sau, họ đã rơi vào trò chơi đổ lỗi, và nó trở nên hỗn độn. Tôi đã do dự giữa nhà trị liệu và một đứa em gái phiền toái. Tôi đã muốn họ tốt hơn thế này. "Thôi nào, hai người. Hãy cố hòa thuận. Hai người đã là cha mẹ. Hãy trưởng thành nhanh lên. Sau khi chúng tôi đi, tôi đã gọi mẹ nhưng Keith đã rất bực, và anh ấy đã nói mẹ là tôi không giúp ích được gì cả. Thực tế, anh ấy thấy đau lòng, cảm giác như bị chơi xỏ. Dĩ nhiên vậy rồi. Tôi đã sỉ nhục anh ấy với cuộc nói chuyện về tiền bạc. Hai tháng sau tôi nhận được cuộc gọi. "Tam? Tôi có tin xấu đây. Keith đã tự tử tối qua rồi." Ngày sau đó, tại nhà anh, tôi ráng tìm câu trả lời, trong "văn phòng" anh ấy -- tại nhà xe. Tại đây, tôi thấy một mớ hóa đơn thẻ tín dụng quá hạn và thông báo tịch thu tài sản được gửi tới vào ngày anh mất. Anh tôi đã bỏ lại đứa con gái xinh đẹp 10 tuổi, đứa con trai thông minh 18 tuổi chỉ vài tuần trước lễ tốt nghiệp, và người vợ 20 năm sống cùng nhau. Nó đã xảy ra như thế nào ? Anh tôi đã mắc kẹt vào vòng lẩn quẩn tiền bạc, và anh ấy cô độc trong đó. Tỉ lệ tự tử ở người từ 40 tới 64 tuổi đã tăng lên gần 40% từ năm 1999. Mất việc, phá sản và tịch thu tài sản là nguyên nhân của gần 40% các vụ tự tử, và những đàn ông trung niên da trắng chiếm 70%. Điều tôi nhận ra là những hành vi tự hủy hoại bản thân cũng như thất bại về tài chính không gây ra bởi lý trí của chúng ta. Thay vào đó, chúng là sản phẩm hệ thống niềm tin trong nhận thức có nguồn gốc từ nhỏ và ăn sâu vào trong chúng ta, hình thành nên cách chúng ta ứng xử với tiền khi trưởng thành, và rất nhiều người nghĩ rằng họ lười, điên khùng hoặc ngu ngốc - hoặc tệ với tiền. Tôi gọi nó là nỗi xấu hổ về tiền. Tiến sĩ Brené Brown, chuyên viên nổi tiếng nghiên cứu về sự xấu hổ, định nghĩa xấu hổ là "trải nghiệm hay cảm xúc mãnh liệt của niềm tin rằng mình không đủ tốt, nên không xứng đáng với tình yêu và sở hữu." Dựa vào định nghĩa trên, tôi định nghĩa xấu hổ tiền bạc: "trải nghiệm hoặc cảm xúc đau đớn mãnh liệt của niềm tin rằng mình không đủ tốt nên không xứng đáng được yêu thương và sở hữu, dựa trên số dư tài khoản ngân hàng, nợ nần, nhà cửa, xe cộ và chức vị công việc." Tôi sẽ đưa ra vài ví dụ để giải thích thêm. Tôi tin mọi người đều xấu hổ về tiền bạc, cho dù bạn kiếm 10.000 đô một năm hay 10 triệu, và bởi vì chúng ta đặt vào tiền bạc mọi quyền lực. Đây là những gì diễn ra nếu như người mà bạn yêu thương, hoặc bạn, ngại chia sẻ chuyện tiền bạc. Họ chơi một cú lớn, lúc nào cũng nhặt tờ séc, giải thoát tài chính cho gia đình và bạn bè. Về mặt tài chính thì họ an toàn, nhưng họ sống trong tình trạng luôn túng thiếu. Họ lái chiếc Mercedes, nhưng ngân sách chỉ cho phép mua Honda. Và nhìn chung thì chúng đều đẹp. Tôi biết chúng ta có thể tự do khỏi sự xấu hổ về tiền bạc, vì tôi đã từng như vậy. Không lâu sau cái chết của anh trai tôi, khủng hoảng kinh tế diễn ra. Tôi đã mất việc và đối mặt với sự phá sản. Thật ra thì tôi khá sợ hãi. Tôi ở trong nhà suốt một năm, nghĩ rằng mình đã làm sai tự nói bản thân, "Mình đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra?" Tôi giữ im lặng, một lúc lâu, tôi đã ra ngoài và cười. Không ai biết chuyện. Việc ngại chia sẻ chuyện tiền nong. Tôi là kẻ biết tuốt của gia đình, và tôi phải từ bỏ ý tưởng rằng một kế hoạch tài chính mới chính là giải pháp. Như mọi thứ trong cuộc đời mình, với tôi, tôi có người tới giúp, và tôi đã nhận sự giúp đỡ, nhưng tôi phải tự vấn bản thân mình về lịch sử tiền nong của gia đình mình và tín ngưỡng tiền bạc. Chúng ta phải bắt đầu trao đổi. Tiền bạc không còn là chủ đề kiêng kỵ nữa. Chúng ta phải thành thật với nhau chúng ta đang chịu khổ vì tiền, và hãy đối mặt -- chúng ta phải dừng việc im lặng vì nỗi đau của chúng ta. Để khám phá những phần đau khổ trong câu chuyện về tiền nong và lịch sử của nó, bạn không thể im lặng được. Chúng ta phải buông bỏ quá khứ để được tự do. Việc quên đi quá khứ xảy ra khi ta đầu hàng, niềm tin và sự tha thứ. Nợ là biểu hiện hữu hình của việc không tha thứ. Nếu bạn mắc nợ, bạn không hoàn toàn tha thứ cho quá khứ, nên nhiệm vụ của chúng ta là tha thứ cho bản thân và người khác để chúng ta có thể sống thoải mái. Nếu không thì lịch sử sẽ tiếp tục lặp lại. Đây không phải là giải pháp nhanh, và tôi biết tất cả chúng ta đều muốn, nhưng đây là sự thức tỉnh chậm. Đây là một cấp độ làm việc khác. Chúng ta phải đi xa hơn để với tới, để với tới đó. Vậy hãy thử cái này: nghe theo số tiền của bạn. Tiền của bạn sẽ cho bạn thấy giá trị của bạn ngay lập tức. Nó đang đi đâu vậy? Và sau đó tự hỏi bản thân: Mình có trân trọng tất cả những thứ này? Và tò mò về cảm giác của bạn khi bạn chi tiêu. Bạn có cô đơn không? Bạn có chán không? Hay bạn chỉ đang hưng phấn? Nhưng cần có một hành động sâu hơn. Làm sao bạn có thể bắt đầu những tín ngưỡng tiền bạc? Tôi gọi đây là tự truyện về tiền. Khi là chuyên gia tiền bạc, đây là bước đầu tiên tôi làm với khách hàng. Hãy suy nghĩ về ký ức về tiền thời thơ ấu. Khi có tiền thì cảm giác của bạn ra sao? Bạn có phấn khích, tự hào hay bối rối? Và bạn đã làm gì với số tiền đó? Bạn có chạy tới cửa hàng bán kẹo hay bạn chạy tới ngân hàng? Và bạn đã nghe ba mẹ mình nói những gì, và bạn đã thấy ba mẹ làm gì với số tiền đó? Anh trai và tôi được nghe, "Càng nhiều tiền sẽ khiến chúng ta hạnh phúc." Mỗi ngày. "Càng nhiều tiền sẽ khiến chúng ta càng hạnh phúc." Và chúng tôi tiếp thu điều đó vào tín ngưỡng tiền bạc rằng giá trị bản thân tương đồng với đồng lương khi chúng tôi nhìn mẹ sống trong tình trạng thiếu thốn. Và khi bà xoa dịu nỗi đau bằng đường và mua sắm. Rồi chúng tôi đã làm gì? Keith đóng vai trò của mẹ tôi. Anh ấy từng là người có thu nhập thấp, phụ thuộc cứu cánh tài chính, và anh xoa dịu nỗi đau bằng rượu. Tôi đã làm ngược lại. Tôi trở thành người kiếm nhiều hơn, người cứu nguy, và tôi đã hạn chế nỗi đau với sách phát triển bản thân. Nhưng chúng tôi có chung một điểm là tín ngưỡng tiền bạc. Chúng tôi đều tin rằng số dư trong tài khoản ngân hàng tương đồng với giá trị của bản thân. Nhìn lại lúc ở Starbucks gặp gỡ anh trai... anh ấy không cần tiền và lời nhận xét từ tôi. Anh ấy cần bước đột phá từ nỗi đau của mình, và anh ấy cần lòng thương của tôi. Keith không thể trở thành người lên tiếng và phá vỡ quy tắc ngại chia sẻ chuyện tiến nong, nên anh ấy đã để tôi làm việc đó và tiếp nhận di sản đó. Thay đổi thì khó khăn, nhưng trong gia đình tôi, không thay đổi là chết. Cho nên tôi bắt đầu làm việc, và tôi đã trải qua sự tha thứ sâu sắc rồi, và miễn là tôi đứng tại đây hôm nay, tôi sống có mục đích, tôi phục vụ, và tiền phục vụ tôi. Chỉ cần một người trong gia đình bạn phá vỡ vòng tròn mặc cảm về tiền bạc. Tôi muốn bạn trở thành người đó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Gần đây, chúng ta đã nghe nhiều về việc mạng xã hội đã giúp đỡ biểu tình, và đúng như vậy, nhưng sau hơn một thập kỷ nghiên cứu và tham gia vào các chiến dịch xã hội, tôi đã nhận ra rằng cách mà công nghệ giúp đỡ các chiến dịch xã hội ngược lại còn có thể làm suy yếu chúng. Điều này là không thể tránh khỏi, nhưng để vượt qua nó cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng về việc tạo ra thành công về lâu về dài. Và bài học này áp dụng vào nhiều lĩnh vực. Ví dụ cuộc biểu tình ở Công viên Gezi của Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 7 năm 2013, nơi tôi đã quay lại để nghiên cứu. Twitter chính là chìa khóa của sự tổ chức. Nó có mặt ở khắp mọi nơi trong công viên - cùng với hơi cay. Không phải tất cả đều là công nghệ. Nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ đã quen với sức mạnh của Twitter vì một sự cố không may 1 năm trước khi mà một máy bay quân đội đã đánh bom và giết chết 34 tên buôn lậu Kurdish, gần khu vực biên giới, và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn che đậy thông tin đó. Biên tập viên ngồi trong phòng và đợi cho chính phủ chỉ bảo họ. Một phóng viên không thể chịu đựng được. Anh đã tự mua vé máy bay, và đi đến ngôi làng nơi điều đó xảy ra. Và anh đã đối mặt với cảnh tượng này: một hàng dài các quan tài đang đi xuống đồi, người thân khóc lóc. Anh ta sau đó cho tôi biết anh đã cảm thấy bàng hoàng và không biết phải làm gì, thế là anh rút điện thoại ra, như ai cũng sẽ làm, chụp 1 bức ảnh rồi đưa lên Twitter. Và sau đó, bức hình phát tán rộng rãi và phá vỡ sự kiểm duyệt và buộc truyền thông phải đưa tin về nó. 1 năm sau, khi mà cuộc biểu tình Gezi xảy ra, ban đầu chỉ là cuộc biểu tình chuống lại việc san bằng công viên, nhưng lại trở thành biểu tình chống chính quyền. Không ngạc nhiên khi truyền thông cũng làm lơ, nhưng vào lúc đó lại hơi lố bịch. Khi mà mọi việc khá căng thẳng, khi CNN International đưa tin trực tiếp từ Istanbul. CNN Thổ Nhĩ Kỳ, thay vào đó, lại phát một bộ phim tài liệu về chim cánh cụt. Tôi thích phim tài liệu về chim cánh cụt, nhưng đó không phải là tin chính của ngày. Một người xem tức giận đã chụp lại hình 2 màn hình, và bức ảnh đó cũng lan rộng, và từ đó, người ta gọi truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ là truyền thông cánh cụt. Nhưng lần này, họ đã biết phải làm gì. Họ lấy điện thoại ra và tìm tin thật. Họ biết ra công viên, chụp ảnh và tham gia và chia sẻ trên mạng xã hội. Kết nối kỹ thuật số sử dụng cho mọi thứ, từ thức ăn đến quyên góp. Mọi thứ được tổ chức một phần nhờ vào công nghệ mới. Và sử dụng Internet để huy động và công khai biểu tình thực sự đã có từ lâu. Bạn có biết người Zapatistas, những nông dân nổi dậy ở miền nam Chiapas của Mexico chỉ huy bởi Subcomandante Marcos hấp dẫn, đeo mặt nạ và hút thuốc? Đó có lẽ là chiến dịch đầu tiên mà được toàn cầu chú ý nhờ Internet. Hay Seattle 99, khi mà một nỗ lực cấp cở sở đa quốc gia đã thu hút sử chú ý toàn cầu về một tổ chức đen tối, tổ chức Thương mại Thế giới, cũng bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tổ chức. Và gần đây, nhiều chiến dịch đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia: sự nổi dậy của người Ả Rập từ Ba-ranh đến Tunisia đến Ai Cập và nhiều nước khác; biểu tình ở Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp; cuộc biểu tình Gezi Park; Đài Loan; phong trào Euromaidan ở U-crai-na; Hong Kong. Và hãy nghĩ về những chiến dịch gần đây, như hashtag #BringBackOurGirls. Ngày nay, một mạng lưới Twitter có thể gây ra một chiến dịch toàn cầu. 1 trang Facebook có thể trở thành trung tâm của sự tổng động viên. Tuyệt vời. Nhưng hãy nghĩ đến những khoảnh khắc tôi vừa đề cập đến. Những thành quả họ đạt được, kết quả, không cân xứng với kích cỡ và năng lượng họ đã bỏ ra. Những hy vọng của họ không được đáp ứng bởi những gì họ có sau khi kết thúc. Và điều này đặt ra câu hỏi: Khi công nghệ kỹ thuật số khiến việc tổ chứ các chiến dịch dễ dàng hơn, tại sao các kết quả tốt lại không xảy ra? Trong lúc ta áp dụng kĩ thuật số vào vận động và chính trị, chúng ta có bỏ qua những lợi ích của việc làm này? Bây giờ, tôi tin như vậy. Tôi tin rằng luật lệ cơ bản là: Dễ huy động không có nghĩa là dễ đạt được. Bây giờ, nói rõ hơn, công nghệ có ích theo nhiều cách. Nó rất mạnh mẽ. Ở Thổ Nhĩ Kì, tôi thấy 4 sinh viên cao đẳng tổ chứng một mạng lưới báo chí có tên 140Journos mà đã trở thành trung tâm của các tin tức không bị cắt bỏ của cả nước. Ở Ai Cập, tôi thấy một nhóm 4 người khác sử dụng kết nối kĩ thuật số để tổ chức cung cấp cho 10 bệnh viện, những chiến dịch rất lớn, trong cuộc xung đột gần quảng trường Tahrir năm 2011. Và tôi hỏi người khởi xướng, gọi là Tahrir Supplies, anh đã mất bao lâu để đi từ ý nghĩ đến hành động. "5 phút," anh ta nói. 5 phút. Và anh không có kinh nghiệm nào trong ngành hậu cần. Hay hãy nghĩ đến chiến dịch Ocupy đã làm chấn động thế giới năm 2011. Nó bắt đầu với 1 email từ 1 tờ báo, Adbusters, đến 90000 người truy cập. Khoảng 2 tháng sau email đầu tiên, đã có 600 cuộc biểu tình diễn ra ở Mỹ. Chưa đầy 1 tháng sau cuộc chiếm đóng ở công viên Zuccotti, một cuộc biểu tình toàn cầu được tổ chức ở 82 quốc gia, 950 thành phố. Đó là 1 trong những chiến dịch lớn nhất được tổ chức. Bây giờ, hãy so sánh với Chiến dịch Quyền Dân chủ năm 1955 ở Alabama đã phản đối hệ thống xe buýt phân biệt chủng tộc, thứ họ muốn tẩy chay. Họ đã chuẩn bị trong nhiều năm và quyết định đã đến lúc hành động sau khi Rosa Parks bị bắt giữ. Nhưng làm sao để mọi người biết - ngày mai chúng ta sẽ tẩy chay - nếu bạn không có Facebook, nhắn tin, Twitter? Vì vậy họ đã phải in 52000 tờ rơi bằng cách lẻn vào 1 trường đại học và làm việc bí mật suốt đêm. Sau đó họ nhờ 68 tổ chức Phi-Mỹ trải dài cả thành phố để phân phát tờ rơi. Và công tác hậu cần rất khó khăn, vì đây là những người nghèo. Họ vẫn phải đi làm, dù tẩy chay hay không, vậy là một hệ thống cho đi nhờ xe được tổ chức, 1 lần nữa bằng cách nhóm họp. Không nhắn tin, Twitter, Facebook. Họ phải gặp nhau suốt để chiến dịch hoạt động. Ngày nay, điều đó sẽ dễ hơn. Chúng ta có thể tạo ra 1 cơ sở dữ liệu, những xe có sẵn và xe bạn cần, kết hợp các dữ liệu và dùng tin nhắn. Chúng ta không cần phải gặp nhau nhiều như vậy. Nhưng 1 lần nữa, thử nghĩ xem: Chiến dịch Quyền dân chủ ở Mỹ đã đi qua một chiến trường chính trị, đối mặt và vượt qua sự đàn áp, giành lại được sự nhượng bộ, đi qua và phát triển thông qua rủi ro. Trái lại, 3 năm sau khi chiến dịch Occupy khởi đầu đối thoại quốc tế về bất bình đẳng, các chính sách ủng hộ nó vẫn tồn tại. Europe cũng rung chuyển bởi biểu tình chống lại thắt lưng buộc bụng, nhưng châu lục này vẫn giữ vững lập trường. Khi tiếp thu những công nghệ này, chúng ta có đang bỏ qua lợi ích của việc chậm mà chắc? Để hiểu được vấn đề này, tôi quay trở lại Thổ Nhĩ Kì 1 năm sau cuộc biểu tình Gezi và phỏng vấn nhiều người, từ các nhà hoạt động đến chính trị gia, từ đảng cầm quyền đến đảng đối lập. Tôi thấy rằng những người biểu tình Gezi đang tuyệt vọng. Họ chán nản, và họ không đạt được những gì hi vọng. Điều này nhắc tôi cái mà tôi biết trên toàn thế giới từ những người biểu tình khác mà tôi còn giữ liên lạc. Và tôi đã nhận ra 1 phần của vấn đề rằng biểu tình ngày nay giống như leo đỉnh Everest với sự giúp đỡ của 60 người Sherpa, và Internet chính là Sherpa của chúng ta. Điều ta đang làm là chọn con đường nhanh nhất và không thay thế những lợi ích của những công việc chậm hơn. Bởi vì, bạn thấy đấy, kiểu công việc mà tổ chức những nhiệm vụ chán nản, tẻ nhạt không chỉ quan tâm đến những nhiệm vụ đó, họ còn phải tạo ra những tổ chức có thể suy nghĩ theo hướng tập thể và đưa ra những quyết định khó khăn cùng nhau, tạo ra sự đồng lòng và cải tiến, và có thể quan trọng hơn nữa, điều hành mọi việc bất chấp khác biệt. Khi bạn nhìn thấy cuộc mít tinh March on Washington năm 1963, khi bạn nhìn vào bức ảnh đó, đây là cuộc mít tinh mà Martin Luther King đã đọc bài phát biểu "I have a dream", 1963, bạn không chỉ nhìn thấy một cuộc mít tinh và nghe thấy một bài phát biểu hùng hồn, bạn còn có thể thấy sự cần mẫn, chăm chỉ thể hiện trong cuộc mít tinh. Và nếu bạn có quyền lực, bạn nhận thấy bạn phải tận dụng được sức mạnh từ cuộc mít tinh đó, không chỉ là cuộc mít tinh, mà còn là sức mạnh, một cách nghiêm túc Trái lại, nếu bạn để ý cuộc mít tinh toàn cầu Occupy được tổ chức trong 2 tuần, bạn thấy sự bất mãn, bạn không thấy tác động lâu dài. Và quan trong, chiến dịch Quyền Dân Chủ đã cải tiến khôn khéo từ sự tẩy chay các quán ăn kì thị sắc tộc đến biểu tình, mít tinh rồi tự do. Các chiến dịch ngày nay bùng nổ rất nhanh mà không có nền tảng tổ chức mà có thể giúp họ vượt qua thử thách. Họ cảm thấy các cuộc khởi động ngày càng lớn dần nhưng không biết phải làm gì tiếp theo, và hiếm khi có thể chuyển đổi một cách chiến thuật bởi vì họ không đủ khả năng để vượt qua những sự chuyển đổi đó. Bây giờ, tôi muốn nói rõ rằng: Điều kì diệu không nằm trong chiếc máy in rô-nê-ô. Nó nằm ở khả năng làm việc nhóm, suy nghĩ tập thể, điều mà chỉ có thể được hình thành theo thời gian. Để hiểu rõ cụ thể, tôi đã phỏng vấn một quan chức từ đảng cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kì, và tôi hỏi ông ta: "Ông đã làm thế nào?" Họ cũng dùng công nghệ kĩ thuật số, nên vấn đề không nằm chỗ đó. Vậy bí mật là gì? Ông ta nói với tôi. Ông nói rằng mấu chốt là ông không bao giờ bỏ đường vào trà. Tôi hỏi: Việc này có liên quan gì? Ông nói rằng, đảng của ông đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo sau cuộc bầu cử gần đây, và ông giành cả ngày tiếp xúc cử tri ở nhà, ở tiệc cưới, lễ rửa tội, và rồi ông gặp đồng nghiệp để so sánh. Với nhiều cuộc gặp gỡ, với trà tại mỗi cuộc gặp, ông không thể từ chối vì rất thô lỗ, ông thậm chí không bỏ một cục đường vào một tách trà, bởi vì như thế sẽ có rất nhiều đường và ông không thể tính nổi, và lúc đó tôi nhận ra tại sao ông nói chuyện rất nhanh. Chúng tôi gặp nhau vào buổi chiều và ông đã uống quá nhiều caffein. Nhưng đảng của ông thắng lớn 2 cuộc bầu cử trong cùng năm với cuộc biểu tình Gezi với khoảng cách an toàn. Để chắc chắn, chính phủ có nhiều nguồn để khai thác lợi ích. Đó không phải là một trò chơi, nhưng sự khác biệt là 1 bài học. Và như nhiều câu chuyện khác, đây không chỉ về công nghệ. Đó là những gì công nghệ cho phép ta làm so với những gì ta muốn làm. Những chiến dịch xã hội ngày nay muốn được vận hành không theo quy tắc. Họ không muốn lãnh đạo từ phía cơ quan cấp cao. Họ muốn tránh xa chính trị vì sợ tham nhũng và bị kết nạp. Họ có 1 quan điểm. Nền dân chủ đại diện đang bị đàn áp ở nhiều quốc gia bởi các thế lực. Nhưng vận hành cách này sẽ gây khó khăn cho họ để bền vững lâu năm và dùng sức mạnh cho cả hệ thống, khiến nhiều người nản chí bỏ cuộc, và nhiều chính trị tham nhũng hơn. Và chính trị và nền dân chủ không có những khó khăn hiệu quả, vì nguyên nhân dẫn đến những chiến dịch gần đây rất quan trọng. Biến đổi khí hậu là rảo càn. Bất bình đẳng đang kìm hãm sự phát triển, tiềm năng và nền kinh tế của con người. Chủ nghĩ độc đoán đang kìm hãm nhiều nước. Chúng ta cần hành động để hiệu quả hơn. Bây giờ, nhiều người cho rằng vấn đề là chiến dịch không được hình thành bởi người chấp nhận rủi ro nhiều như trước, và điều đó không đúng. Từ Gezi đến Tahrir đến mọi nơi, tôi đã thấy những người mạng sống bị nguy hiểm. Và cũng không đúng, như Malcolm Gladwell đã nói, rằng người biểu tình ngày nay tạo nên sự gắn kết yếu hơn. Không, họ đến biểu tình, chỉ như trước, với bạn bè, cộng đồng, và thỉnh thoảng kết bạn mới. Tôi vẫn gặp các bạn của tôi trong những cuộc biểu tình Zapat toàn cầu 1 thập kỉ trước, và sự kết nối giữa những người xa lạ không phải không đáng. Khi tôi bị xịt hơi cay ở Gezi, những người tôi không biết giúp đỡ tôi thay vì chạy đi. Ở Tahrir, tôi thấy người biểu tình, làm việc vất vả để giúp người khác an toàn và được bảo vệ. Và phổ biến bằng công nghệ thật tuyệt, bởi vì thay đổi suy nghĩ là nền tảng của thay đổi chính trị. Nhưng chiến dịch ngày nay phải hơn là tham gia đông đúc và còn phải tìm cách suy nghĩ tập thể, phát triển các yêu cầu chính sách, tạo sự đồng lòng, tìm ra các bước chính trị và kết nối với đòn bẩy, bởi vì những ý định tốt, lòng dũng cảm và sự hi sinh sẽ không đủ. Và cũng có nhiều nỗ lực. Ở New Zealand, một nhóm thanh niên đang phát triển một nền tảng gọi là Loomio cho người quyết định tham gia biểu tình. Ở Thổ Nhĩ Kì, 140Journos đang tổ chức một buổi tọa đàm để ủng hộ cộng đồng cũng như báo chí nhân dân. Ở Argentina, một nền tảng mở tên DemocracyOS đang kêu gọi tham gia đến Quốc hội và đảng chính trị. Tất cả đều tuyệt vời, và chúng ta cần nhiều hơn, nhưng câu trả lời không chỉ nằm ở quyết định onlie, bởi vì đối với nền dân chủ ngày nay, ta cần phải đổi mới hàng ngày từ tổ chức đến chính trị đến xã hội. Bởi vì để thành công lâu dài, đôi khi bạn cần trà không đường cùng với Twitter. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi được mời đến thực hiện bài phát biểu này một vài tháng trước đây, chúng tôi đã bàn luận về một số chủ đề với ban tổ chức, rất nhiều vấn đề khác nhau được thảo luận và tranh luận. Vậy mà không một ai nhắc tới đề tài này, bởi 2 tháng trước, Ebola đã phát triển theo cấp số nhân và phát tán rộng rãi trên nhiều khu vực hơn chúng ta từng chứng kiến, cả thế giới đã bị chấn động, lo lắng và quan ngại bởi dịch bệnh này theo một cách mà chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử gần đây. Nhưng hôm nay, tôi có thể đứng đây và tôi có thể nói với bạn về cách đánh bại Ebola Bởi vì những người mà bạn chưa từng nghe nói tới, những người như Peter Clement, một bác sĩ người Liberia đang làm việc ở tỉnh Lofa Nơi mà rất nhiều người trong số các bạn có lẽ chưa từng nghe tới, nó ở Liberia. Lý do mà hạt Lofa trở nên quan trọng là vì vào khoảng 5 tháng trước, khi bệnh dịch mới bắt đầu phát triển, Hạt Lofa ở ngay trung tâm, tâm chấn của đại dịch này. Vào thời điểm đó, MSF và các trung tâm trị liệu ở đó, họ đang chăm sóc hàng tá bệnh nhân từng ngày, và những bệnh nhân, những cộng đồng này theo thời gian càng ngày càng trở nên sợ hãi hơn với dịch bệnh này và những gì nó đã gây ra với gia đình họ, với cộng đồng của họ, với con của họ, với người thân của họ. Và vậy là Peter Clement được giao sứ mệnh lái xe 12 tiếng trên con đường dài, gồ ghề từ thủ đô Monrovia đến tỉnh Lofa, để thử và giúp kiểm soát sự bùng phát của bệnh dịch nơi đây Và những gì Peter thấy khi ông đến nơi là sự kinh hoàng mà tôi đã đề cập với bạn. ông ấy ngồi cùng với những lãnh đạo địa phương và lắng nghe. Và những gì mà ông ấy nghe thấy thật rất đau lòng. Ông đã nghe về sự tàn phá và sự tuyệt vọng của những người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Ông nghe thấy những câu chuyện đau lòng không chỉ về những tổn hại mà Ebola gây ra cho con ngừơi mà còn những gì nó gây ra cho các gia đình và cho cộng đồng. Và ông ấy lắng nghe các lãnh đạo địa phương nơi đó và những gì họ bảo ông Họ nói,"Khi những đứa trẻ của chúng tôi bị ốm, khi chúng đang dần chết, chúng tôi không thể ôm chúng vào lúc mà chúng tôi muốn gần gũi chúng nhất. Khi người thân chúng tôi chết, chúng tôi không thể chăm sóc họ theo phong tục Chúng tôi không được phép tắm cho thi thể để chôn cất theo cái cách mà cộng đồng và nghi lễ của chúng tôi yêu cầu. Và vì lý do này, họ đã thực sự bất an và lo lắng và toàn bộ đại dịch đã được tháo gỡ trước mặt họ. Họ tìm đến những nhân viên y tế, những người đã đến giúp họ, những anh hùng đến để cố gắng và hỗ trợ giúp cộng đồng, để hợp tác với cộng đồng, nhưng những người này không thể tới gần họ. Và những gì xảy ra tiếp theo, là Peter giải thích cho các lãnh đạo. Lãnh đạo lắng nghe. Họ thay đổi tình hình. Và Peter giải thích Ebola là gì. Ông ấy giải thích bệnh dịch đó là gì. Ông ấy giải thích nó đã làm gì với cộng đồng họ Và ông ấy giải thích rằng Ebola đe dọa mọi thứ làm nên con người chúng ta. Ebola là bạn không thể ôm con bạn theo cách mà bạn sẽ làm trong tình cảnh này. Bạn không thể lo hậu sự theo bạn đáng lẽ sẽ làm. Bạn phải giao phó việc đó cho những người trong bộ đồ vũ trụ. Và thưa quý vị, những gì xảy ra thật sự rất phi thường: Các cộng đồng, nhân viên y tế và Peter ngồi xuống cùng nhau và cùng nhau lập ra một kế hoạch mới để kiểm soát Ebola ở tỉnh Lofa. Và lý do mà câu chuyện này là một câu chuyện quan trọng, thưa quý vị là vì đến hôm nay, tỉnh Lofa, cái nơi mà ngay giữa trung tâm bệnh dịch các vị đã theo dõi, các vị đã đọc báo, các vị đã thấy tin tức qua màn hình tivi, Đến hôm nay, tỉnh Lofa đã gần được 8 tuần không có một trường hợp Ebola nào. (khán giả vỗ tay) Điều này hiển nhiên không có nghĩa là công việc đã được hoàn thành, Vẫn còn một nguy cơ lớn với nhiều trường hợp khác ngoài kia Nhưng nó dạy cho chúng ta rằng Ebola có thể bị đánh bại Đó là điều mấu chốt Thậm chí với mức độ này thậm chí với sự phát triển nhanh mà chúng ta đã thấy trong môi trường ở đây giờ chúng ta biết Ebola có thể bị đánh bại Khi cộng đồng làm việc cùng nhau cùng với những nhân viên y tế đó là lúc bệnh dịch này có thể dừng lại Nhưng bằng cách nào Ebola đã kết thúc ở nơi đầu tiên là hạt Lofa? Chúng ta phải quay trở lại 12 tháng trước khi bắt đầu dịch này. Và như nhiều bạn biết, virus này đã không được phát hiện nó không bị phát hiện từ 3 đến 4 tháng kể từ khi nó bùng phát Bởi vì đây không phải là bệnh của Tây Phi, Nó là bệnh của Trung Phi, một nửa lục địa phía xa Người ta chưa hề thấy bệnh này bao giờ Những nhân viên y tế chưa hề thấy bệnh này bao giờ Họ đã không biết phải làm gì và để khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn Virus đó tự tạo cho nó một triệu trứng, một kiểu biểu hiện mà không giống như đặc thù của bệnh Vì thế con người thậm chí không nhận ra Ebola, dù họ biết Ebola Đó là lý do nó không bị phát hiện trong một thời gian Nhưng trái ngược với niềm tin công chúng những ngày đó một khi virus bị phát hiện, sự hỗ trợ tăng nhanh đột biến MSF nhanh chóng thiết lập một trung tâm chữa trị Ebola tại khu vực, như bạn biết Tổ chức sức khỏe thế giới và những đối tác mà nó làm việc cùng cuối cùng đã triển khai hàng trăm người trong hai tháng sau đó để có thể giúp theo dõi virus. Vấn đề là, thưa quý vị, sau đó, virus này, với tên gọi nổi tiếng, Ebola đã phát tán rất xa Nó đã vượt qua một trong những phản ứng lớn nhất mà cho đến nay được gắn với tên gọi sự bùng nổ Ebola Đến giữa năm, không chỉ Guinea mà cả Sierra Leone và Leberia cũng bị nhiễm Virus đã trải rộng theo địa lý số lượng đã tăng lên và tại thời điểm đó, không chỉ hàng trăm người bị nhiễm và chết bởi bệnh này, mà quan trọng, những người ứng phó đầu tiên những người đến để cố gắng giúp những nhân viên y tế, những người giúp đỡ khác cũng bị ốm và chết rất nhiều Tổng thống của những nước này nhận ra sự khẩn cấp Họ gặp nhau ngay thời gian đó, họ đồng ý về hành động chung và họ cùng nhau tạo một trung tâm hoạt động khẩn cấp liên kết tại Conakry để cố gắng và làm việc cùng nhau nhằm kết thúc căn bệnh này để triển khai những chiến thuật mà chúng ta đã đề cập Nhưng điều xảy ra sau đó là những gì chúng tôi chưa từng nhìn thấy về Ebola Điều xảy ra là virus hoặc ai đó có virus lên máy bay, di chuyển sang nước khác và lần đầu tiên, chúng tôi thấy ở một nước xa xôi virus lại xuất hiện. Lần này là ở Nigeria, tại đô thị đông đúc của Lagos, 21 triệu người. Bây giờ virus đã ở trong môi trường và như bạn có thể đoán được, một hồi chuông cảnh báo quốc tế một mức độ liên quan quốc tế mà chúng tôi chưa thấy trong vài năm trở lại gây ra bởi một bệnh dịch như thế này Tổ chức sức khỏe thế giới ngay lập tức kêu gọi cùng nhau một kênh chuyên gia xem xét tình hình, thông báo một tình huống khẩn cấp quốc tế để làm điều đó, mong muốn là có một sự lan tỏa rộng lớn về sự trợ giúp quốc tế để giúp những nước này những nước đang trong khó khăn thời điểm đó Nhưng điều chúng tôi thấy là một thứ rất khác Có một vài phản hồi lớn Số lượng quốc gia đến trợ giúp -- nhiều tổ chức phi chính phủ, như bạn biết nhưng cùng thời điểm, sự đối nghịch xảy ra ở nhiều nơi. cảnh báo tăng lên, và rất nhanh những quốc gia này nhận ra không những không nhận được hỗ trợ họ cần, mà ngày càng bị cô lập Điều chúng tôi thấy là những chuyến bay thương mại đến những quốc gia này và những người chưa từng bị phát hiện mắc virus không còn được phép đi du lịch Điều này hiển nhiên không chỉ gây khó khăn cho những nước liên quan mà còn ảnh hưởng đến sự ứng phó Những tổ chức đó cố gắng đưa người sang cố gắng giúp họ ứng phó với bệnh dịch thì không thể đưa người lên máy bay, họ không thể đưa họ đến những quốc gia để có thể ứng phó. Trong tình huống đó, thưa quý vị một virus như Ebola được hưởng lợi. Và điều chúng ta đã thấy cũng là một thứ chúng ta chưa từng thấy trước kia Không chỉ virus tiếp tục phát tán ở những nơi đó nơi chúng đã trở nên lây nhiễm, rồi sau đó bắt đầu bùng phát nhanh chóng và chúng ta đã thấy số ca nhiễm mà bạn biết, điều chúng ta chưa từng thấy trước kia trên một quy mô như thế sự bùng nổ ghê gớm những ca nhiễm Ebola không chỉ ở những nước hoặc khu vực đã bị lây nhiễm và còn trải rộng và sâu hơn ở những quốc gia này Thưa quý vị, một trong những vấn đề liên quan tình trạng khẩn cấp quốc tế ở sức khỏe cộng đồng chúng ta từng thấy Và điều đã xảy ra ở những nước này sau đó nhiều bạn nhìn thấy trên truyền hình, qua báo chí, chúng ta thấy hệ thống sức khỏe bắt đầu sụp đổ dưới sức nặng của dịch bệnh này Chúng ta thấy trường học bắt đầu đóng cửa, thị trường không còn hoạt động, không còn theo chức năng vốn dĩ ở những nước này Chúng ta thấy thông tin và nhận thức sai lệch bắt đầu lan tràn thậm chí nhanh hơn trong cộng đồng, trở nên báo động hơn về tình huống này. Họ bắt đầu tránh xa những người mà bạn nhìn thấy trong bộ quần áo không gian người mà họ từng gọi, là những kẻ đã đến để giúp Và khi tình huống trở nên thậm chí tồi tệ hơn Những quốc gia phải ban bố tình trạng khẩn cấp Lượng lớn người dân cần được cách ly tại vài khu vực, sau đó một vài thoát ra ngoài Đó là một tình huống rất, rất đáng sợ. Trên thế giới, nhiều người bắt đầu thắc mắc liệu chúng ta có thể dừng Ebola khi nó bắt đầu phát tán như thế ? Và họ bắt đầu hỏi, chúng ta thực sự biết về virus này như nào ? Sự thực là chúng ta không hiểu về Ebola thực sự nhiều Nó là một bệnh tương đối mới theo cách chúng ta biết về nó Chúng ta mới biết về bệnh dịch trong 40 năm, từ lần đầu nó xuất hiện ở Trung Phi năm 1976. Nhưng thay vào đó, chúng ta biết nhiều thứ Chúng ta biết rằng virus này có thể sống trong một loại dơi Chúng ta biết nó có thể xâm nhập vào một quần thể người khi chúng ta tiếp xúc với động vật hoang dại mà đã bị nhiễm virus và có thể ốm vì nó. Sau đó chúng ta biết rằng virus phát tán từ người sang người thông qua dịch cơ thể (máu) bị nhiễm. Và như bạn đã thấy, chúng ta biết căn bệnh khủng khiếp mà sau đó nó gây ra ở người khi chúng ta thấy bệnh này gây ra sốt nặng, tiêu chảy, nôn mửa, và sau đó không may là 70% hoặc hơn những ca nhiễm đã chết. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, suy nhược và chết người. Nhưng mặc dù thực tế chúng ta không biết bệnh này trong một thời gian dài, và chúng ta không biết mọi thứ về nó, chúng ta biết cách nào để dừng nó lại Có 4 thứ quan trọng để dừng Ebola lại. Đầu tiên và trên hết, cộng đồng phải hiểu về bệnh này, họ phải hiểu bằng cách nào nó phát tán và làm sao dừng nó lại. Và sau đó họ phải có khả năng phát hiện những trường hợp đơn lẻ, mọi thông tin về những trường hợp đó, và bắt đầu theo dõi chuỗi lây truyền để có thể dừng những chuỗi này lại. Chúng ta phải có những trung tâm chữa trị, trung tâm đặc trị Ebola, nơi những người làm việc được bảo vệ và họ cố gắng cung cấp trợ giúp cho những người nhiễm bệnh để những người này có thể sống sót qua bệnh. Và sau đó với những người bị chết, chúng ta phải đảm bảo an toàn, đồng thời có một quá trình chôn cất trang nghiêm để không còn lây lan trong thời gian đó. Chúng ta biết dừng Ebola bằng cách nào và với những công việc này, thưa quý vị. Virus đã được dập tắt ở Nigeria bởi 4 chiến lược đó và tất nhiên bởi những người thực hiện chúng Nó được dập tắt ở Senegal, nơi nó phát tán và nhiều quốc gia khác mà bị lây nhiễm bởi virus này, trong dịch bệnh này. Không có nghi ngờ về việc những chiến thuật này thực sự tác dụng Câu hỏi lớn, thưa quý vị, là liệu những chiến thuật này có thể tác dụng trên quy mô này, trong tình huống này, với nhiều quốc gia bị ảnh hưởng với sự lớn mạnh ghê gớm như bạn đã thấy Đó là câu hỏi lớn chúng ta phải đối mặt chỉ hai hay ba tháng trước. Hôm nay chúng ta biết câu trả lời cho câu hỏi đó. Và chúng ta biết câu trả lời đó bởi vì công sức phi thường của một nhóm phi thường NGO, của chính phủ, của lãnh đạo địa phương, của những cơ quan liên hợp quốc và nhiều tổ chức thiện nguyện và khác nữa đã đến và tham gia cuộc chiến để cố gắng dừng Ebola lại ở Tây Phi. Nhưng điều phải được thực hiện ở đó lại hơi khác một chút Những quốc gia này làm theo những cách tôi mới chỉ cho các bạn cam kết cộng đồng, tìm kiếm ca nhiễm, truy vết thông tin vân vân, và họ thay đổi quan niệm. Có quá nhiều ca bệnh, họ tiếp cận nó theo một cách khác Điều họ quyết định làm là họ sẽ cố gắng và làm chậm lại dịch bệnh này bằng cách tạo ra nhanh nhiều giường nhất có thể ở những trung tâm trị liệu đặc biệt để họ có thể ngăng bệnh phát tán từ những nơi bị nhiễm Họ nhanh chóng thành lập rất nhiều đội chôn cất để họ có thể đối phó an toàn với người chết và bằng cách đó, họ cố gắng và làm chậm dịch bệnh này để thấy liệu nó có thực sự được kiểm soát bằng cách tiếp cận thông thường như tìm ca nhiễm và truy thông tin. Khi tôi đến Tây Phi khoảng 3 tháng trước, khi tôi ở đó điều tôi nhìn thấy thật là phi thường. Tôi thấy tổng thống mở những trung tâm khẩn cấp để chống lại Ebola để họ có thế điều phối và giám sát một cách trực tiếp sự gia tăng trợ giúp quốc tế để cố gắng dừng bệnh dịch này. Chúng ta thấy quân đội ở trong và ngoài những quốc gia này đến để giúp xây dựng những trung tâm chữa trị Ebola có thể được dùng để cách ly những người ốm. Chúng ta thấy hội chữ thập đỏ làm việc với những đơn vị đối tác trên mặt đất ở đó giúp đào tạo cộng đồng để họ có thể thực sự chôn cất an toàn người chết theo một cách trang nghiêm. Ta thấy các cơ quan U.N, chương trình lương thực thế giới xây dựng chiếc cầu không vận khổng lồ để có thể đưa người phản ứng đến mọi ngóc ngách trên đất nước một cách nhanh chóng để có thể thực hiện những chiến thuật chúng tôi vừa nói đến Điều chúng ta thấy, thưa quý vị, có thể là ấn tượng nhất là việc làm đáng kinh ngạc của các chính phủ, các lãnh đạo trong những quốc gia này, với cộng đồng để cố gắng đảm bảo rằng người dân hiểu về bệnh dịch này hiểu những điều phi thường họ phải làm nhằm cố gắng dừng Ebola. Và kết quả, thưa quý vị, chúng ta thấy một vài điều chúng ta không biết chỉ 2 hay 3 tháng trước, liệu rằng nó có thể hay không. Điều chúng tôi thấy là cái bạn thấy bây giờ trong biểu đồ này, khi chúng tôi đánh giá chung lại vào 1.12 Điều chúng ta thấy là chúng ta có thể tác động vào vòng cung đó, để nói, thay đổi sự phát triển bùng phát này và mang lại một vài hi vọng về khả năng kiểm soát dịch bệnh này. Vì nguyên nhân đó, thưa quý vị, tuyệt đối không có câu hỏi nào hiện tại rằng liệu chúng ta có thể theo kịp dịch bệnh này ở Tây Phi và đánh bại Ebola. Câu hỏi lớn nhất mà nhiều người đang hỏi thậm chí khi đã nhìn thấy đường cong này, "Chà, chờ một phút, thật tuyệt là bạn có thể làm chậm nó lại, nhưng liệu bạn có thực sự đưa nó về 0 ?" Chúng ta thực sự đã trả lời câu hỏi đó lúc bắt đầu buổi nói chuyện này, khi tôi nhắc tới hạt Lofa ở Liberia. Chúng tôi kể cho bạn câu chuyện bằng cách nào hạt Lofa ở vào tình huống nơi họ không tìm ra Ebola trong 8 tuần. Nhưng cũng có những câu chuyện tương tự từ những quốc gia khác. Từ Gueckedou ở Guinea, khu vực đầu tiên mà ca nhiễm đầu tiên được thực sự chữa trị. Chúng tôi thấy rất, rất ít ca trong vài tháng cuối, và ở đây tại Kenema, Sierra Leone, một vùng khác trong tâm dịch, chúng ta đã không thấy virus trong hơn vài tuần -- một cách còn quá sớm để thông báo chiến thắng, dĩ nhiên, nhưng chứng tỏ, thưa quý vị, không những ta theo kịp với bệnh dịch, mà bệnh dịch này có thể được đưa về 0. Thử thách bây giờ, tất nhiên, là thực hiện điều này trên quy mô cần thiết ngay tại ba nước này, và đó là một thử thách lớn. Bởi vì khi bạn ở tại một thứ trong thời gian dài, trên quy mô này, có hai mối đe dọa lớn khác đến nhập vào virus. Thứ nhất là sự tự mãn, nguy cơ là đường bệnh này bắt đầu cong, truyền thông sẽ nhìn vào chỗ khác thế giới sẽ nhìn vào chỗ khác Sự tự mãn luôn là một nguy cơ. Và nguy cơ khác, tất nhiên, là khi bạn làm việc quá vất vả trong thời gian dài và chỉ ngủ vài giờ suốt những tháng qua, mọi người mệt mỏi, trở nên kiệt sức, và những nguy cơ mới này bắt đầu trườn vào quá trình phản ứng. Thưa quý vị, tôi có thể nói hôm nay tôi mới chỉ trở lại từ Tây Phi. Người dân những quốc gia này, lãnh đạo những quốc gia này, họ không tự mãn. Họ muốn đưa Ebola về 0 tại quốc gia họ. Và những người này, vâng, họ mệt, nhưng họ không kiệt sức. Họ có năng lượng, họ có lòng can đảm, họ có sức mạnh để hoàn thành điều này. Điều họ cần, thưa quý vị, tại thời điểm này, là sự hỗ trợ vững chắc của cộng đồng quốc tế, đứng cùng với họ, thúc đẩy và mang đến thậm chí nhiều trợ giúp lúc này để hoàn thành công việc. Bởi vì kết thúc Ebola ngay lúc này tức là đảo ngược tình thế so với virus này và bắt đầu săn tìm nó. Nhớ rằng virus này, toàn bộ thảm họa này được bắt đầu với một ca nhiễm và sẽ kết thúc với một ca nhiễm. Nhưng nó sẽ chỉ kết thúc nếu những quốc gia đó có đủ những nhà dịch tễ học, đủ nhân viên y tế, đủ nhân viên giao vận và đủ người làm việc với họ có khả năng tìm ra mọi ca nhiễm, truy ra thông tiên liên lạc và đảm bảo rằng bệnh dịch này dừng lại một lần và mãi mãi. Thư quý vị, Ebola có thể bị đánh bại. Bây giờ chúng tôi cần bạn đưa câu chuyện này đến những người nghe khác và giải thích cho họ về ý nghĩa của việc đánh bại Ebola, và quan trọng hơn, chúng tôi cần bạn ủng hộ những người có thể giúp chúng tôi mang những nguồn lực cần thiết đến những quốc gia này để đánh bại bệnh dịch này. Có rất nhiều người ngoài kia sẽ sống sót và khỏe mạnh, nhờ những gì bạn làm để giúp chúng tôi đánh bại Ebola. Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Hẳn bạn đã biết về I.Q, hay chỉ số thông minh vậy Psy-Q là gì? Bạn biết bao nhiêu về những gì khiến bạn hành xử như vậy, và bạn giỏi tiên đoán hành vi người khác hay thậm chí của chính bạn ra sao? Và bạn nghĩ bao nhiêu trong những gì mình biết về tâm lí học là sai? Hãy tìm ra bằng việc đếm ngược top 10 giai thoại về tâm lí học. Bạn có lẽ đã nghe nói rằng khi nói về tâm lí của mình, thì như thể là đàn ông đến từ sao hỏa, và phụ nữ đến từ sao Kim. Nhưng đàn ông và phụ nữ thực sự khác nhau ra sao? Để tìm hiểu, hãy bắt đầu bằng việc nhìn vào thứ gì đó mà cả đàn ông và phụ nữ đều thực sự làm khác và chỉ ra những khác biệt giới tính về mặt tâm lí trên cùng bình diện. Một điều đàn ông và phụ nữ làm thực sự khác nhau là khoảng cách họ có thể ném một quả bóng. Vậy nếu ta nhìn vào số liệu cho đàn ông ở đây, ta thấy điều được cho là một đường cong phân bổ bình thường. Một vài người có thể ném bóng đi rất xa, và một vài thì không hề, nhưng đa số là ở khoảng cách trung bình. Và phụ nữ cũng có cùng sự phân bổ như vậy, nhưng thực ra có một sự khác biệt khá lớn. Trên thực tế, đàn ông trung bình có thể ném bóng xa hơn khoảng 98% phụ nữ. Vậy giờ hãy nhìn vào một vài sự khác biệt tâm lí giới có vẻ như ở cùng cán cân tiêu chuẩn. Bất kì nhà tâm lí học nào cũng sẽ nói với bạn rằng đàn ông giỏi nhận thức không gian hơn phụ nữ - nên ví dụ như đọc bản đồ - và điều đó đúng, nhưng hãy nhìn vào tầm cỡ của sự khác biệt này, Rất nhỏ; đường phân cách quá gần đến nỗi gần như chồng lên nhau. Trên thực tế, phụ nữ trung bình giỏi hơn 33% đàn ông, và dĩ nhiên, nếu đó là 50%, thì hai giới sẽ chính xác là ngang bằng. Đáng lưu ý là sự khác biệt này và cái tiếp tôi sẽ chỉ cho các bạn có lẽ là những khác biệt tâm lí giới lớn nhất từng được phát hiện trong tâm lí học. Và đây là cái tiếp theo. Nhà tâm lí học nào cũng sẽ bảo bạn rằng phụ nữ giỏi hơn Và đây là kết quả trong bài kiểm tra ngữ pháp tiêu chuẩn. Phụ nữ ở đây. Đàn ông ở đây. Lại lần nữa, vâng, trung bình thì phụ nữ giỏi hơn, nhưng ranh giới rất mong manh đến nỗi 33% đàn ông giỏi hơn một phụ nữ trung bình, và lại nữa, nếu đó là 50%, nó sẽ đại diên cho sự cân bằng giới hoàn toàn. Vậy đó không thực sự là một trường hợp của sao hỏa và sao kim. Nó giống hơn với trường hợp của hãng Mars (Sao hỏa) và Snickers (Nhãn hàng socola của công ti này). về cơ bản là giống nhau, nhưng một cái có lẽ ít nhiều hấp dẫn hơn cái kia. Tôi sẽ không nói ra cái nào. Giờ các bạn đã hứng thú hơn rồi. Hãy phân tích tâm lí bạn bằng việc sử dụng bài kiểm tra tâm lí của Rorschach. Vậy bạn có thể thấy 2, tôi không biết, 2 con gấu hay hai người hay cái gì đó. Nhưng bạn nghĩ chúng (họ) đang làm gì? Giơ tay lên nếu bạn nghĩ họ đang nói xin chào. Không nhiều người. Được rồi. Giơ tay lên nếu bạn nghĩ chúng đang đập tay. Được rồi. Nếu bạn nghĩ chúng đang đánh nhau thì sao nhỉ? Chỉ rất ít người ở kia. Vâng, vậy nếu bạn nghĩ họ đang nói xin chào hay đang đập tay, thì tức là bạn là một người thân thiện. Nếu bạn nghĩ chúng đang đánh nhau, bạn có lẽ là người hơi khó tính và hung hăng. Cơ bản thì, bạn là một người yêu hay một chiến binh. Còn cái này thì sao? Đây không thực sự là một cuộc biểu quyết, nên khi tôi đếm đến 3, mọi người hãy hô to xem bạn nhìn thấy gì. Một, hai, ba. (Khán giả hô vang) Tôi nghe là chuột hamster. Ai nói rằng hamster? Điều đó rất đáng lo ngại. Một người ở kia nói rằng hamster. Vâng, bạn nên thấy một con vật hai chân gì đó ở đây, và rồi hình ảnh qua gương của chúng ở đó. Nếu bạn không thấy, thì tức là bạn gặp khó khăn trong việc xử lí những bình huống phức tạp khi có nhiều chuyện đang diễn ra. Dĩ nhiên, ngoại trừ việc nó không có ý nghĩa như vậy. Bài kiểm tra Rorschach cơ bản không có giá trị pháp lí trong việc chẩn đoán tính cách của một người và không được sử dụng bởi các nhà tâm lí học ngày nay. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây tìm ra rằng khi bạn cố gắng chẩn đoán tính cách người khác với bài kiểm tra này, chứng tâm thần phân liệt đã được phát hiện trong khoảng 1/6 những người hoàn toàn bình thường. Vậy nếu bạn không làm tốt bài kiểm tra này, có lẽ bạn không phải người giỏi nhìn hình cho lắm. Vậy hãy làm một câu hỏi nhanh khác để tìm ra. Khi làm bánh, bạn có thích - xin hãy giơ tay lên với mỗi cái như khi nãy - bạn thích dùng một cuốn công thức có hình ảnh? Vâng, một vài người. Có một người bạn chỉ dần từng bước? Hay thử tự mình nghĩ sao làm vậy? Khá ít người ở kia. Vâng, nếu bạn nói A, thì tức là bạn là một người học từ hình ảnh và bạn học hỏi tốt nhất khi thông tin được trình bày dưới dạng hình. Nếu bạn nói B, tức là bạn là một người học bằng tai, và bạn học tốt nhất khi thông tin được đưa đến dưới hình thức âm thanh. Và nếu bạn nói C, tức là bạn là một người học vân động, và học tốt nhất khi có hứng thú và tự làm mọi thứ với đôi bàn tay mình. Dĩ nhiên, ngoại trừ việc, chắc bạn đã đoán ra, rằng nó không phải vậy, vì toàn bộ hoàn toàn chỉ là một giai thoại. Các phong cách học được tạo ra và không được khoa học kiểm chứng. Vậy ta biết được điều này vì những nghiên cứu thực nghiệm được kiểm soát chặt chẽ, khi người học được trao cho tài liệu để học hoặc theo phong cách ưa thích của họ hay theo cách đối ngược, thì không có gì khác biệt trong lượng thông tin họ giữ lại được. Và nếu bạn nghĩ về điều đó chỉ một chốc lát, rất hiển nhiên rằng nó phải là sự thật. Rõ ràng là hình thức trình bày tốt nhất không phụ thuộc vào bạn, mà vào điều bạn đang cố học. Giả sử, liệu bạn có thể học lái ô tô chỉ bằng nghe ai đó bảo bạn phải làm gì với không một trải nghiệm vận động? Liệu bạn có thể giải các phương trình đồng thời bằng việc bàn về chúng trong đầu và không hề viết chúng ra? Liệu bạn có thể ôn tập cho bài kiểm tra kiến trúc bằng việc sử dụng điệu nhảy trình diễn nếu bạn là một người học vận động? Không. Điều bạn cần làm là thích ứng tài liệu cần học với hình thức trình bày, không phải với bạn. Tôi biết nhiều trong các bạn là những học sinh A-level và sẽ sớm nhận được kết quả GCSE của mình. Và nếu bạn dường như không đạt được những gì mình mong đợi, thì bạn không thể đỗ lỗi cho phong cách học của mình, mà một điều bạn có thể muốn nghĩ đến là gen của mình. Vậy điều này tất cả có liên quan đến một nghiên cứu gần đây ở Đại học Cao Đẳng Luân Đôn tìm ra rằng 58% sự thay đổi giữa những học sinh khác nhau và kết quả GCSE của họ được quy cho những nhân tố gen của họ. Nghe như là một con số chính xác, vậy bằng cách nào ta có thể nói vậy? Vâng, khi ta muốn gỡ bỏ những đóng góp liên quan của gen và môi trường, điều ta có thể làm là một nghiên cứu về các cặp song sinh. Những cặp sinh đôi cùng trứng có cùng 100% môi trường và cùng chung 100% gen, trong khi những cặp khác trứng có cùng 100% môi trường, nhưng cũng như anh/em trai và chị/em gái, chỉ có cùng 50% gen. Do đó bằng việc so sánh sự tương đồng giữa các kết quả GCSE ở các cặp cùng trứng với những cặp khác trứng, và làm một vài phéo toán khéo léo, ta có thể nắm được sự thay đổi và kết quả phụ thuộc bao nhiêu vào môi trường, và bao nhiêu vào gen. Và hóa ra có khoảng 58% là do gen. Vâng điều này không nhằm hạ thấp những nỗ lực mà bạn và giáo viên của mình đã đặt vào. Nếu bạn không dường như có được kết quả GCSE mình mong muốn, thì bạn luôn có thể đổ lỗi cha mẹ mình, hay ít nhất là gen của họ. Một điều bạn không nên đổ lỗi là việc làm một người não trái hay não phải, vì lại lần nữa, đó là một giai thoại. Vậy giai thoại ở đây là rằng não trái hợp với logic, nó giỏi với những phương trình kiểu này, và não phải sáng tạo hơn, nên giỏi về âm nhạc hơn. Nhưng lần nữa, đậy là một giai thoại vì gần như mọi việc bạn làm liên quan gần như tất cả các phần của não bộ phối hợp cùng nhau, thậm chí chỉ việc đơn thuần nhất là một cuộc nói chuyện bình thường. Tuy nhiên, có lẽ một lí do vì sao nó vẫn tồn tại là rằng có một mẩu sự thật trong đó. Vậy một phiên bản liên quan của giai thoại này là rằng người thuận tay trái sáng tạo hơn người thuận tay phải, điều khá dễ hiểu vì não bạn kiểm soát tay đối diện, nên hỡi những người thuận tay trái, phần não bên phải có phần chủ động hơn phần não bên trái, và ý tưởng là phần tay trái sáng tạo hơn. Bây giờ, điều này tự nó không còn đúng nữa rằng người thuận tay trái sáng tạo hơn người thuận tay phải. Điều đúng là rằng những người thuận cả hai tay, hay người dùng cả hai tay cho những việc khác nhau, là những người suy nghĩ sáng tạo hơn người chỉ thuận một tay, vì việc thuận hai tay liên quan đến việc để hai bên não bộ trao đổi lẫn nhau rất nhiều, điều dường như liên quan đến việc tạo nên suy nghĩ linh hoạt. Giai thoại về người thuật tay trái sáng tạo bắt nguồn từ sự thật rằng người thuận hai tay là thường thấy ở người thuận tay trái hơn là tay phải, vậy là có chút sự thật trong quan niệm về người thuận tay trái sáng tạo hơn, nhưng không nhiều. Một giai thoại có liên quan bạn có lẽ đã nghe nói là rằng ta chỉ dùng 10% não bộ. Lần nữa, đây hoàn toàn chỉ là một giai thoại. Gần như mọi thứ ta làm, dù là điều nhỏ nhặt nhất, đều dùng gần như tất cả não bộ. Tức là, dĩ nhiên là đúng rằng đa số chúng ta không dùng năng lượng não bộ hết mức có thể. Vậy ta có thể làm gì để tăng cường năng lượng não bộ? Có lẽ ta có thể nghe chút nhạc Mô-da. Bạn đã bao giờ nghe về ý tưởng về hiệu ứng Mô-da? Vậy ý tưởng là rằng việc nghe nhạc Mô-da khiến bạn thông minh hơn và cải thiện kết quả trong bài kiểm tra IQ. Lại lần nữa, điều thú vị về giai thoại này là rằng dù nó cơ bản là một giai thoại, có chút sự thật trong đó. Nghiên cứu ban đầu đã tìm ra rằng những người tham gia được nghe nhạc Mô-da một vài phút làm tốt hơn trong một bài kiểm tra IQ sau đó hơn những người chỉ đơn giản ngồi trong yên lặng. Nhưng một nghiên cứu kế thừa đã nhờ vài người thích nhạc Mô-da và một nhóm người khác là fan truyện kinh dị của Stephen King. Và họ đã cho những người này nghe nhạc hoặc truyện. Những người thích nhạc Mô-da hơn là truyện có một sự tăng IQ lớn hơn so với việc nghe truyện kể, nhưng những người thích truyện hơn nhạc Mô-da có một sự tăng trưởng IQ lớn hơn từ việc nghe truyện của Stephen King so với nhạc Mô-da. Vậy sự thật là rằng việc nghe thứ gì đó bạn thích phần nào tạo hứng thú cho bạn và giúp IQ của bạn tăng lên tạm thời trong một phạm vi hẹp các hoạt động. Không có đề xuất rằng việc nghe nhạc Mô-da, hay quả thực truyện Stephen King sẽ khiến bạn thông minh hơn về lâu về dài. Một phiên bản khác của giai thoại Mô-da là rằng việc nghe nhạc Mô-da có thể khiến bạn không chỉ thông minh mà còn khỏe mạnh hơn. Không may thay, điều này cũng không có vẻ đúng với những người nghe nhạc Mô-da gần như mỗi ngày, bản thân Mô-da, người mắc chứng bệnh lậu, đậu mùa, viêm khớp, và, điều đa số cho rằng cuối cùng đã giết chết ông, bệnh giang mai. Điều này cho thấy rằng Mô-da lẽ ra nên cẩn thận hơn, có lẽ, khi chọn bạn đời của mình. Nhưng ta chọn bạn đời bằng cách nào? Vậy một giai thoại tôi phải nói ra, đã được lan truyền bởi các nhà xã hội học là rằng sự ưa thích hơn vào một người bạn tình là một sản phẩm của nên văn hóa, rằng chúng là đặc trưng văn hóa. Nhưng trên thực tế, số liệu không cho thấy điều này. Một nghiên cứu nổi tiếng đã khảo sát mọi người từ 37 nền văn hóa khác nhau trên toàn cầu, từ người Mỹ đến người Zulu (Nam Phi), về điều họ tìm kiếm ở một người bạn đời. Và trong mỗi nền văn hóa riêng biệt trên toàn cầu, đàn ông đặt nặng hơn về sự hấp dẫn sinh lí ở một người bạn đời hơn là phụ nữ, và cũng trong mỗi nền văn hóa riêng, phụ nữ đặt nặng hơn đàn ông ở tham vọng và quyền lực. Cũng trong mỗi nền văn hóa, đàn ông thích những người phụ nữ trẻ hơn mình, trung bình, tôi cho là 2,66 năm, và cũng trong mỗi nền văn hóa, phụ nữ thích đàn ông lớn tuổi hơn mình, trung bình khoảng 3,42 tuổi, đó là lí do tại sao ta có ở đây "Mỗi người cần một người "cha nuôi"". Vậy đi từ việc cố gắng ghi điểm với bạn tình đến việc cố ghi điểm trong môn bóng rổ, bóng đá hay bất kì môn thể thao nào bạn tham gia. Giai thoại ở đây là rằng vận động viên đi từ chuỗi hot-hand (thành công trong bóng rổ), người Mỹ gọi như vậy, hay purple patch (giai đoạn thành công), ta thường nói ở Anh, nơi người ta không thể bỏ lỡ, như anh chàng ở đây. Nhưng trên thực tế, điều xảy ra là rằng nếu bạn phân tích kiểu mẫu của những quả trúng và quả trật theo số liệu, hóa ra là nó gần như luôn ngẫu nhiên. Não bạn tạo ra những kiểu mẫu từ sự ngẫu nhiên. Nếu bạn tung một đồng xu, một chuỗi ngửa và sấp sẽ xuất hiện đâu đó trong sự ngẫu nhiên, và vì não bộ thích nhìn thấy những kiểu mẫu ở nơi không hề có, ta nhìn vào những chuỗi này và gán ý nghĩa cho chúng và nói, "Yeah, anh ta sẽ chơi tốt hôm nay." trong khi thực sự bạn sẽ nhận cùng kiểu mẫu nếu bạn chỉ nhận được những cú trúng và trật ngẫu nhiên. Vậy một ngoại lệ cho điều này, tuy nhiên, là những cú sút penaty trong bóng đá. Một nghiên cứu gần đây khảo sát các cú sút penaty trong bóng đá chỉ ra rằng những người chơi đại diện những nước với lịch sử xấu về các quả sút phạt, ví dụ như nước Anh, có xu hướng thực hiện cú sút của mình nhanh hơn những nước có lịch sử tốt hơn, và kết quả là, như bạn có thể đoán, họ có khả năng bỏ lỡ cao hơn. Điều này đặt ra câu hỏi là liệu có khả năng nào ta có thể cải thiện sự thực hiện của người khác. Và một điều bạn có thể nghĩ đến là phạt những người bỏ lỡ và xem liệu điều đó có giúp họ tốt hơn không. Ý tưởng này, ảnh hưởng rằng sự trừng phạt có thể cải thiện sự thực hiện, là điều những người tham gia nghĩ họ đang thử nghiệm trong thí nghiệm học và phạt nổi tiếng của Milgram mà bạn có lẽ đã nghe nói đến nếu bạn là một học sinh khoa tâm lí. Chuyện kể rằng những người tham gia sẵn sàng để trao cái mà họ tin là những ổ điện chết người cho một người kia khi họ trả lời sai, chỉ vì ai đó trong chiếc áo choàng trắng bảo họ làm vậy. Nhưng câu chuyện này là một giai thoại vì ba lí do. Đầu tiên và quan trọng nhất, áo phòng thí nghiệm không có màu trắng, trên thực tế là xám. Thứ hai, những người tham gia được yêu cầu trước nghiên cứu và được nhắc nhở mỗi lần họ quan ngại, rằng dù cơn giật rất đau đớn, chúng hoàn toàn không gây chết người và thực tế là chẳng gây một tổn thương vĩnh viễn nào hết. Và thứ ba, những người tham gia đã không trao dây điện chỉ vì ai đó trong chiếc áo choàng bảo họ làm vậy. Khi họ được phỏng vấn sau nghiên cứu, tất cả nói rằng họ tin tưởng chắc chắn rằng nghiên cứu học hỏi và trừng phạt phục vụ một mục đích khoa học xứng đáng cái mà sẽ có những gặt hái lâu bền cho khoa học so với sự không thoải mái tạm thời được gây đến cho người tham gia. Được rồi, vậy là tôi vừa nói được khoảng 12 phút, và bạn có lẽ đã luôn ngồi kia lắng nghe tôi, phân tích những cách dùng từ và ngôn ngữ cơ thể của tôi và cố gắng hiểu ra liệu bạn có nên chú ý đến những gì tôi đang nói không, liệu tôi có đang nói thật hay nói dối, nhưng nếu là vậy, bạn có lẽ đã hoàn toàn thất bại, vì dù ta đều nghĩ rằng ta có thể nhận ra kẻ nói dối từ ngôn ngữ cơ thể và cấu trúc lời nói của họ, hàng trăm bài kiểm tra tâm lí qua nhiều năm đã chỉ ra rằng tất cả chúng ta, bao gồm cả sĩ quan cảnh sát và thám tử, cơ bản cũng ngẫu nhiên mới phát hiện ra lời nói dối từ ngôn ngữ cơ thể và đặc điểm khẩu hình. Thú vị thay, có một ngoại lệ: TV nhờ tìm người thân bị mất tích Khá dễ để dự đoán thời điểm người thân bị thất lạc và khi nào người kháng án thực tế đã tự mình giết chết người họ hàng. Vậy những kẻ kháng án gian trá có khả năng lắc đầu, hay nhìn đi nơi khác, và mắc lỗi trong lời nói của mình, trong khi kẻ nói thật có thiên hướng bày tỏ hi vọng rằng người kia sẽ trở về an toàn và tránh ngôn từ cay nghiệt. Do vậy, cho ví dụ, họ có thể nói "bị tước đi khỏi chúng tôi" thay vì "bị giết." Nhân tiện nói về điều này, đã đến lúc tôi kết thúc bài thuyết trình của mình, nhưng trước đó, tôi chỉ muốn mang đến cho các bạn trong 30 giây giai thoại bao quát của tâm lí học. Vậy giai thoại là rằng tâm lí học chỉ là một sự tập hợp những lí thuyết thú vị, tất cả chúng nói lên điều gì đó hữu ích và có gì đó để dâng hiến. Điều tôi hi vọng đã chỉ ra cho các bạn trong vài phút qua là rằng điều này không đúng. Điều ta cần làm là đánh giá những lí thuyết tâm lí bằng việc xem xét những tiên đoán chúng đưa ra, liệu đó là nghe nhạc Mô-da khiến bạn thông minh hơn, rằng bạn học tốt hơn khi thông tin được trình bày theo phong cách ưa thích hay dù gì chăng nữa, tất cả những cái này chỉ là những dự đoán dựa trên kinh nghiệm, và cách duy nhất ta có thể cải thiện là kiểm tra những dự đoán này với dữ liệu trong những nghiên cứu thực nghiệm được kiểm soát chặt chẽ. Và chỉ bằng cách đó ta mới có thể hi vọng phát hiện ra cái nào trong những lí thuyết này được chứng minh, và cái nào, như những gì tôi đã nói hôm nay, những giai thoại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đây vài năm, tôi tình cờ phát hiện ra một bài tập thiết kế đơn giản giúp hiểu và giải quyết những vấn đề phức tạp, cũng như những bài tập thiết kế khác, lúc đầu, trông có vẻ dễ, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng, lại hé lộ những sự thật bất ngờ về cách chúng ta hợp tác và tìm hiểu về mọi thứ. Bài tập này có 3 phần và bắt đầu bằng thứ mà tất cả chúng ta đều biết: Làm bánh mì nướng. Bài tập bắt đầu với một tờ giấy trắng và một cây bút vẽ không được dùng từ ngữ, vẽ cách làm bánh mì nướng. Hầu hết mọi người đều vẽ thế này. Họ vẽ ổ bánh mì được cắt thành từng lát, và được bỏ vào lò nướng. Chờ một lúc sau, lát bánh mì nhảy ra thật tuyệt vời! Sau 2 phút, ta có bánh mì nướng và gương mặt hạnh phúc. Sau nhiều năm, tôi đã sưu tầm được hàng trăm bức vẽ bánh mì. Vài bức vẽ rất tuyệt vì quá trình làm bánh được trình bày rất dễ hiểu. Có vài bức không được tốt lắm. Thực ra là khác tệ, vì bạn không biết họ đang cố nói điều gì. (Tiếng cười) Nếu xem xét kỹ lưỡng, có vài bức chỉ mô tả vài khía cạnh của quá trình làm bánh mì nướng, Vài bức chỉ nói về bánh mì, và quá trình biến đổi của bánh mì. Những bức khác chỉ nói về lò nướng, những kỹ sư thì thích vẽ cơ chế hoạt động. (Cười) Có những bức thì toàn vẽ người, mô tả trải nghiệm mà người ta có được. Có những bức mô tả chuỗi cung ứng của quá trình làm bánh. Bắt đầu ở cửa hàng bán bánh, đi qua mạng lưới cung ứng quay lại cánh đồng lúa mì, và thậm chí quay trở lại thời "vụ nổ Big Bang" Hơi điên rồ nhỉ. Rõ ràng là dù rất khác nhau, những bức vẽ này đều có một điểm chung, không biết ai có nhận ra? Bạn có thấy không? Điểm chung đó là gì? Hầu hết các bức vẽ đều có điểm nút và đường liên kết. Điểm nút đại diện cho những vật hữu hình, như là lò nướng và con người, và liên kết đại diện cho mối quan hệ giữa các điểm nút. Sự kết hợp của đường liên kết và các điểm nút đã tạo ra một mô hình hệ thống hoàn chỉnh và minh hoạ trực quang mô hình suy nghĩ của ta về cách mọi thứ hoạt động. Giá trị của những thứ này là đây. Điều thú vị là cách nó thể hiện những quan điểm khác nhau. Ví dụ, người Mỹ nướng bánh mì bằng lò nướng. Quá rõ ràng. Trong khi đó, nhiều người châu Âu dùng chảo chiên bánh mì. Dĩ nhiên rồi. Và nhiều sinh viên nướng bánh mì bằng lửa. Tôi không thực sự hiểu điều này. Rất nhiều sinh viên MBA làm thế. Chúng ta có thể đo mức độ phức tạp bằng cách đếm các điểm nút, Trung bình, có khoảng từ 4 đến 8 điểm nút. Ít hơn số đó, bản vẽ có vẻ tầm thường, nhưng rất dễ hiểu. Nếu nhiều hơn 13 điểm nút, bản vẽ tạo ra cảm giác lạc đường. Quá phức tạp. Vậy số điểm nút phù hợp là từ 5 đến 13. Nếu muốn truyền tải một thông điệp bằng hình ảnh, hãy sử dụng từ 5 đến 13 điểm nút trong sơ đồ khối. Mặc dù có thể vẽ không khéo, điều quan trọng là bằng trực giác, ta biết chia nhỏ những thứ phức tạp thành những thứ đơn giản hơn và kết nối chúng lại với nhau. Và điều đó mang chúng ta đến phần 2 của bài tập này: làm bánh mì nướng như thế nào. nhưng bây giờ, ta dùng giấy ghi chú hoặc dùng thẻ. Chuyện gì xảy ra khi đó? Với những cái thẻ, hầu hết mọi người vẽ những điểm nút... rõ ràng hơn, chi tiết hơn, và logic hơn. Bạn có thể thấy quá trình phân tích được diễn ra từng bước. Và khi xây dựng mô hình, họ di chuyển những điểm nút sắp xếp chúng lại giống như chơi xếp hình. Bây giờ, dù có vẻ bình thường, nó thực ra lại rất quan trọng. Việc lặp lại quá trình đưa ra ý tưởng, suy nghĩ và phân tích là cách duy nhất để ta hiểu vấn đề một cách rõ ràng. Đó là điều cốt lõi của quá trình thiết kế. Các nhà lý thuyết hệ thống nói rằng việc dễ dàng thay đổi cách trình bày liên quan đến mong muốn cải tiến mô hình của chúng ta. Vì vậy, hệ thống sử dụng giấy ghi chú không chỉ dễ thay đổi hơn mà còn tạo ra nhiều điểm nút hơn so với những bức vẽ trên giấy. Bức tranh trở nên phong phú hơn. Và điều đó dẫn tới phần 3 của bài tập này: Làm bánh mì nướng như thế nào. Nhưng lần này, là làm việc nhóm. Khi đó, chuyện gì sẽ xảy ra? Đây là những gì đã xảy ra. Bắt đầu bằng hỗn loạn, sau đó, rất hỗn loạn, rồi ngày càng hỗn loạn hơn, Nhưng khi tinh lọc lại mô hình, những điểm nút tốt sẽ nổi bật lên, sau mỗi lần lặp lại, mô hình trở nên rõ ràng hơn, bởi vì người ta xây dựng chúng dựa trên ý tưởng của những người khác. Kết quả thu được là một mô hình hệ thống thống nhất kết hợp từ nhiều ý tưởng cá nhân đa dạng. Vì vậy, đó là kết quả hoàn toàn khác so với cái thường diễn ra trong cuộc họp. Phải không? Những bức vẽ này có thể chứa từ 20 điểm nút trở lên, nhưng những người tham gia không thấy lạc lối bởi vì chính họ đã tham gia xây dựng mô hình này. Điều thực sự thú vị là các nhóm được trộn lẫn, thêm các tầng lớp để sắp xếp chúng. Ví dụ, để giải quyết mâu thuẫn, họ thêm vào mô hình nhánh và mô hình song song. À, nhân tiện, nếu làm việc hoàn toàn trong im lặng, họ sẽ làm tốt hơn, và nhanh hơn nhiều. Rất là thú vị -- Nói chuyện làm cản trở công việc. Vì vậy, có vài bài học rút ra từ vấn đề này. Đầu tiên, vẽ giúp ta hiểu tình huống như hệ thống với các điểm nút và mối liên hệ của chúng với nhau. Những thẻ di chuyển được giúp tạo ra mô hình hệ thống tốt hơn, bởi vì ta dễ dàng thay đổi hơn. Cuối cùng, làm việc nhóm tạo ra mô hình hoàn thiện nhất, vì chúng ta tổng hợp lại từ nhiều ý tưởng khác nhau. Điều đó thật thú vị. Làm việc cùng nhau trong một tình huống thuận lợi, mô hình của nhóm tốt hơn mô hình của các cá nhân đơn lẻ. Cách tiếp cận này rất hiệu quả cho việc vẽ cách làm bánh mì nướng. Nhưng nếu muốn vẽ những gì liên quan tới công việc hay cấp thiết hơn, như tầm nhìn chiến lược của công ty hoặc trải nghiệm khách hàng, hoặc chủ đề tồn tại lâu dài thì sao? Có một cuộc cách mạng về hình ảnh diễn ra khi nhiều tổ chức trình bày các vấn đề khó khăn bằng cách cùng nhau vẽ ra chúng. Tôi tin rằng, những người nhìn mọi thứ giống như điểm nút và liên kết có nhiều thuận lợi hơn. Và quá trình thực hành rất đơn giản. Bạn bắt đầu với câu hỏi, tập hợp các điểm nút, tinh lọc chúng, và lặp lại điều đó. Cứ tinh lọc, tinh lọc, rồi tinh lọc, và cuối cùng mô hình ra đời. Nhóm của bạn hiểu rõ vấn đề, và trả lời được câu hỏi. Công việc tượng hình đơn giản, lặp lại nhiều lần thu được những kết quả tuyệt vời. Điều quan trọng cần biết là trao đổi thông tin là phần quan trọng không chỉ đối với mô hình, những cấu trúc tượng hình này có thể phát triển lên tới hàng trăm, thậm chí, hàng ngàn điểm nút. Ví dụ như Rodale, một nhà xuất bản lớn. Năm nọ, họ thua lỗ rất nhiều tiền, và nhóm quản trị có 3 ngày để hình dung ra toàn bộ vấn đề. Điều thú vị là sau khi mô tả mọi thứ bằng hình ảnh, từ hệ thống này đến hệ thống khác, họ tìm ra nguồn thu 50 triệu đô, và được khách hàng đánh giá mức A thay vì mức D. Tại sao ư? Bởi vì sự đồng thuận của nhóm quản trị. Tôi có một nhiệm vụ là giúp các tổ chức giải quyết các vấn đề khó khăn bằng cách hợp tác hình ảnh. Và trên trang web drawtoast.com của mình, tôi đã sưu tập được rất nhiều kết quả tốt. Ở đó, bạn có thể học cách tổ chức hội thảo, học thêm về ngôn ngữ hình ảnh, cấu trúc liên kết, điểm nút mà bạn có thể dùng giải quyết các vấn đề phổ biến, và tải về các ví dụ mẫu để mở mang kiến thức về các vấn đề gai góc gặp phải trong cơ quan. Bài tập thiết kế vẽ bánh mì tưởng chừng như đơn giản nhưng giúp ta hiểu rõ vấn đề, tham gia tích cực, đạt được sự đồng thuận. Vì vậy, lần tới, khi đối mặt với một vấn đề thú vị, hãy nhớ đến quá trình thiết kế này. Làm cho ý tưởng của bạn hữu hình, rõ ràng và logic. Rất đơn giản, thú vị và hữu dụng. Và tôi tin rằng đó là một ý tưởng đáng được tôn vinh. Xin cám ơn. (tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi thấy như " Phù, bình tĩnh nào. Hãy trở lại thân xác nào." (Cười) Thông thường khi tôi chơi đàn, điều đầu tiên xảy ra là mọi người la hét, "Cô ấy đang làm gì vậy?" Tôi sẽ chơi trong những buổi nhạc rock ở trên sân khấu và đứng yên, rồi họ sẽ nói "Cô ta đang làm làm vậy?!" Rồi tôi sẽ như thế này và họ sẽ hét lên "Whoa" (Cười) Tôi chắc chắn bạn đang cố gắng hiểu, " Cái này dùng thế nào?" Những gì tôi đang làm là kiểm soát cao độ bằng tay trái. Tay tôi ở càng gần chiếc râu, nốt càng cao (luyến ngắt) và bạn cũng có thể để nốt nhạc rất thấp. Với tay này, tôi điều chỉnh âm lượng, tay phải của tôi để càng xa, âm lượng càng to. (Tiếng nhạc) Về cơ bản, với hai tay bạn có thể kiểm soát cả cao độ và âm lượng giống như cố gắng tạo ra ảo giác rằng bạn đang tạo ra những âm riêng biệt khi nó tiếp tục như vậy... (nhạc dạo) (Cười) Đôi khi tôi cũng giật mình Tôi quên là mình đang điều khiển cái này. khi tôi nhoài người để lấy cái gì đó thì sẽ có âm thanh (Blip) "Oh!" Nó là hiệu ứng âm thanh buồn cười có ảnh hưởng đến bạn nếu bạn không tắt cái này đi. (Cười) Có thể chúng ta sẽ nói về giai điệu tiếp theo vì tôi hoàn toàn lạc lối. Chúng ta sẽ thực hiện bài hát "Nghe này: lời nói ấy đã không còn" của David Mash và tôi sẽ giải thích thêm nếu tôi có thể thư giãn (Âm nhạc) (Vỗ tay) Tôi đang cố nghĩ về một số câu hỏi phổ biến, quả thực có rất nhiều. Tôi đoán là tôi có thể nói với bạn đôi điều về lịch sử của nhạc cụ này. Nó được phát minh những năm 1920 bởi Léon Theremin ngoài việc là nhà phát minh, ông cũng là nhạc sỹ ông có ý tưởng tạo ra nhạc cụ này khi ông đang làm việc với vô tuyến sóng ngắn. có âm thanh trong tín hiệu này ông đã nghĩ "Ôi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình có thể kiểm soát âm thanh và biến nó thành nhạc cụ bởi vì có cao độ trong đó" và qua quá trình phát triển, cuối cùng ông đã tạo ra nhạc cụ theremin này rất nhiều lần, trẻ con ngày nay nhắc đến theremin "Whoo-hoo-hoo-hoo," bởi vì trong những năm 50, nó được dùng trong phim kinh dị âm thanh của nó như thế này (Cười) một âm thanh khá buồn cười và đáng sợ nhỉ Đôi khi nếu tôi uống quá nhiều cafe, tôi mất kiểm soát độ rung của tay. Bạn nhạy cảm với cơ thể của mình và chức năng của nó khi bạn ở đằng sau nhạc cụ này Bạn phải vững tâm nếu bạn muốn kiểm soát tốt. Điều này khiến tôi nhớ đến việc giữ thăng bằng Michael đang làm gì bởi vì bạn đang rất vất vả để giữ thăng bằng khi bạn vừa phải chơi vừa phải giữ đúng nhịp điệu cùng một lúc bạn không muốn luôn luôn phải tập trung vào giai điệu bạn muốn cảm nhận âm nhạc. và bạn cũng đang cố gắng vững tâm bởi vì cơ thể bạn di chuyển một chút thôi cũng ảnh hưởng đến cao độ, hoặc đôi khi nếu bạn giữ nốt thấp (nhịp điệu bị chệch) và hơi thở sẽ khiến nó... (Cười) Nếu tôi chuyển sang bài hát tiếp theo... (Cười) Tôi nghĩ nó giống như một nhạc cụ yoga bởi vì nó khiến bạn nhận ra rằng cơ thể của bạn chỉ tạo ra một chút điên rồ thôi, hoặc nhận ra bạn không muốn điều gì xảy ra trong khi đang chơi; bạn không muốn có bất cứ chuyển động đột ngột nào. Nếu bạn đến câu lạc bộ và chơi nhạc, mọi người sẽ phản ứng "Hãy đến uống với chúng tôi nào!" Và " Ồ, tôi sẽ còn uống nữa mà; tôi không muốn như thế này -- (tiếng bập bênh)--? Nó thực sự có ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, Nếu bạn... giống như cảm giác trở thành ca sỹ, thay vì nó phát ra từ cổ họng, bạn đang kiểm soát trong không gian và không muốn mất đi một chút thích thú nào bạn luôn tin vào đôi tai của mình và thích ứng liên tục. Bạn chỉ phải thích ứng với những gì đang xảy ra và nhận ra bạn tạo ra tiếng vỡ lắng nghe, thích ứng và tiếp tục hoặc bạn sẽ mệt mỏi và trở nên điên cuồng. Giống tôi. Tôi nghĩ chúng ta hãy chơi nhịp điệu khác Tôi sẽ chơi bài "Cuộc đời nở hoa". Giai điệu yêu thích của tôi. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Tôi là một nghệ sĩ và tôi cắt sách. Một trong những tác phẩm đầu tiên của tôi "Hành trình mới đến với tri thức". Tôi muốn tạo ra một chồng sách mà người đến xem triển lãm sẽ nghĩ rằng chúng là những quyển sách bình thường cho đến khi lại gần, họ nhìn thấy một lỗ trống gồ ghề bên trong, tự hỏi điều gì đã xảy ra, tại sao, và suy nghĩ về vật liệu làm nên cuốn sách. Vâng, tôi yêu thích kết cấu nhưng càng yêu thích hơn nội dung và hình ảnh trong sách. Trong hầu hết tác phẩm của mình, tôi dán cạnh sách bằng lớp sơn dày để tạo nên một lớp da ngoài cho quyển sách, nó trở nên cứng trong khi trang giấy bên trong vẫn mềm, lúc đó, tôi khắc vào bề mặt quyển sách, và sẽ không di chuyển hay thêm thắt một thứ gì. Tôi chỉ đục xung quanh những gì mà tôi hứng thú. Vì thế, mọi thứ bạn thấy trong tác phẩm hoàn thiện là chính quyển sách ban đầu. Tôi nghĩ công việc của mình giống như hoà âm, bởi tôi làm trên nguyên liệu của người khác giống cách DJ làm việc trên các bản nhạc của người khác. Đây là sách về các bức họa của Raphael, nghệ sĩ thời Phục hưng, dùng tác phẩm của ông, trộn lẫn, khắc vào đó, tôi làm nên thứ mới mẻ và hiện đại hơn. Tôi cũng nghĩ về cách phá vỡ khuôn khổ cuốn sách và đẩy mạnh định dạng tuyến tính, tận dụng cấu trúc cuốn sách để nó trở thành bức điêu khắc thực thụ. Tôi sử dụng kẹp, dây thừng và các loại vật liệu, vật nặng, để giữ mọi thứ cố định trước khi sơn phết, để nó có thể giữ được hình dạng ban đầu để thứ như thế này có thể trở thành tác phẩm này đây, chỉ từ một quyển từ điển. Hoặc vật như thế này có thể thành tác phẩm như này. Hay vật này, ai biết được nó sẽ trở thành cái gì hay tại sao nó lại ở trong xưởng của tôi, sẽ trở thành tác phẩm như thế này. Một trong những lý do khiến người ta lo lắng khi phá hủy sách là họ không muốn xé nó, không ai thực sự muốn vứt sách đi, bởi ta cho rằng chúng giống như vật sống, như một cơ thể rõ ràng là chúng được tạo ra dựa trên tỉ lệ cơ thể người nhưng chúng cũng có khả năng tiếp tục lớn lên, trở thành vật mới. Thế nên, sách có sự sống. Với tôi, sách là một cơ thể, sách là công nghệ, sách là một công cụ. Và tôi cũng nghĩ sách như là một bộ máy, một bức tranh phong cảnh vậy. Đây là bộ bách khoa toàn thư đầy đủ được đánh bóng và kết nối với nhau, và khi khắc qua nó, tôi quyết định thứ tôi muốn. Với bách khoa toàn thư, tuy có thể chọn nhiều thứ, tôi lại đặc biệt chọn hình ảnh phong cảnh. Và với vật liệu sẵn có, tôi sử dụng giấy nhám, làm mượt các cạnh để các hình ảnh bổ trợ và vật liệu sách cũng tôn lên phong cảnh. Một trong những thứ tôi làm khi chạm trổ sách là nghĩ về hình ảnh cũng như nội dung, cả 2 đều rất quan trọng, vì sẽ thú vị biết bao khi đọc sách, đọc nội dung sách, hình ảnh hiện lên trong đầu ta, lấp đầy sự tưởng tượng. Khi xem nội dung, chúng ta tạo ra hình ảnh, và khi nhìn vào hình ảnh, chúng ta dùng ngôn ngữ để hiểu những gì đang thấy. Giống như 2 cực âm dương vậy. Vậy nên, tôi tạo nên một mảnh ghép để người xem tự mình hoàn thiện nó. Và tôi cho rằng công việc của mình gần giống với khảo cổ học. Đào bới, cố phát huy tối đa tiềm năng, khám phá càng nhiều càng tốt và phơi bày thành quả của mình. Cùng lúc đó, tôi cũng nghĩ về ý tưởng tẩy xóa, điều đang xảy ra hiện nay là thông tin trở nên vô hình, ý tưởng về lược bỏ không chỉ là định dạng thay đổi liên tục trong máy tính, mà cả chính bản thân thông tin, giờ, chúng ta không có bản sao lưu cứng mà phải liên tục cập nhật để tránh mất dữ liệu. Tôi có một vài quyển từ điển trong xưởng, và hàng ngày tôi dùng máy tính, nếu cần tra từ, tôi sẽ dùng máy tính, để có thể tìm trực tiếp và liên tục. Tôi cho rằng sách không bao giờ là định dạng chuẩn cho thông tin phi tuyến tính đó là lý do tại sao sách tham khảo trở thành đối tượng đầu tiên có nguy cơ biến mất. Dẫu vậy, tôi không nghĩ rằng sách sẽ biến mất. Người ta cho rằng giờ đã có công nghệ số, sách sẽ dần biến mất, ta đang chứng kiến nhiều điều thay đổi, tiến hoá. Theo tôi, sách cũng phát triển, giống như người ta nói tranh vẽ sẽ biến mất khi ảnh chụp và tranh in trở nên phổ biến, nhưng điều đó giúp giải phóng hội hoạ khỏi những vướng bận thường ngày. Hội họa không còn phải tìm kiếm chuyện thường ngày, mà thoải mái kể lại câu chuyện riêng của nó, đó là lúc Chủ nghĩa hiện địa xuất hiện, hội họa hình thành các nhánh khác nhau. Tôi nghĩ sách cũng sẽ đi theo con đường như vậy, hiện nay, hầu hết công nghệ, thông tin, hầu hết các bản ghi chép về văn hóa, con người được số hóa, theo tôi, số hóa khiến sách trở thành một thứ mới mẻ. Một bước chuyển tuyệt vời đối với một nghệ sĩ như tôi, theo dõi hình trình của sách trong tương lai thật thú vị biết bao. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hai năm rưỡi trước, tôi xem bộ phim tên "Her". Bộ phim kể về Samantha, một hình thức siêu thông minh của AI không có hình dạng vật lý. Và vì không thể xuất hiện trong những bức ảnh, Samantha quyết định soạn một đoạn nhạc ghi lại khoảnh khắc cuộc đời mình như một bức ảnh. Là một nhạc sĩ, kỹ sư, và lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ, tôi cho rằng ý tưởng hình ảnh âm nhạc thực sự gây ảnh hưởng. Và tôi quyết định tạo ra một nhạc sĩ AI. Tên cô ấy là AIVA và là một trí tuệ nhân tạo đã được học về soạn nhạc bằng cách đọc hơn 30.000 tác phẩm vĩ đạt nhất trong lịch sử. Đây là một bản nhạc dưới góc nhìn thuật toán được trình bày như một ma trận. Và đây là 30.000 bản nhạc được soạn bởi những người như Mozart and Beethoven được trình bày trong cùng một khuôn. Sử dụng mạng lưới nơ-ron sâu, AIVA tìm kiếm các dạng thức từ các bản nhạc này. Từ một cặp thanh nhạc hiện có, nó cố suy ra đoạn nhạc nào sẽ là kế tiếp. Một khi làm tốt những dự đoán đó, AIVA thực sự có thể xây dựng một bộ thuật toán cho kiểu nhạc đó để tạo ra những bản nhạc nguyên bản. Một cách nào đó, đây cũng là cách chúng ta, con người, sáng tác âm nhạc Một quá trình thử và lỗi mà xuyên suốt, không phải lúc nào ta cũng chọn được đúng nốt. Nhưng ta có thể tự sửa nhờ vào tai nghe nhạc hoặc kiến thức âm nhạc của chúng ta. Nhưng với AIVA, quá trình này vốn kéo dài từ năm này qua năm khác cả thập kỉ học hỏi như một nghệ sĩ, một nhạc sĩ và một nhà soạn nhạc giảm xuống còn khoảng hai giờ. Nhưng âm nhạc cũng là nghệ thuật siêu thực. Và chúng ta cần dạy AIVA làm thế nào để sáng tác đúng nhạc cho đúng đối tượng vì con người có sở thích khác nhau. Để làm điều đó, chúng tôi hiển thị hơn 30 nhãn danh mục khác nhau cho mỗi điểm trong dữ liệu của mình. Những nhãn mục giống như cảm xúc hoặc mật độ nốt hoặc kiểu soạn nhạc, hoặc thời điểm nó được viết. Bằng việc xem tất cả các dữ liệu này, AIVA thực sự có thể đáp ứng các yêu cầu rất chính xác. Ví dụ, như một dự án chúng tôi có gần đây, chúng tôi cam kết tạo ra một đoạn nhạc gợi nhớ về một bản nhạc phim khoa học viễn tưởng. Đoạn nhạc được tạo ra có tên là "Giữa các vì sao" và được thu âm với dàn nhạc CMG Orchestra ở Hollywood, do nhạc trưởng John Beal chỉ đạo và đây là bản nhạc được ghi âm bởi AIVA, (Âm nhạc) (Âm nhạc kết thúc) Các bạn thấy thế nào ạ? (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Vì thế, như quý vị thấy, AI có thể tạo ra những đoạn nhạc tuyệt vời, và quan trọng nhất là con người thực sự có thể mang nó vào cuộc sống. Đây không phải lần đầu tiên trong lịch sử công nghệ củng cố sáng tạo của con người Nhạc sống đã từng luôn được sử dụng trong phim câm để tăng thêm trải nghiệm Nhưng vấn đề với nhạc sống là nó không áp dụng rộng rãi được. Rất khó để đưa đầy đủ một dàn nhạc vào một rạp chiếu phim nhỏ và rất khó để thực hiện điều này cho mọi rạp phim trên thế giới. Vì thế, khi thu âm được phát minh, nó cho phép các nhà sáng tạo nội dung, như nhà làm phim, thu âm nhạc gốc nguyên bản phù hợp với từng bối cảnh câu chuyện. Và đó thực sự là một trợ thủ cho sáng tạo. Hai năm rưỡi trước, khi xem bộ phim "Her", tôi tự nhủ rằng cá nhân hóa âm nhạc sẽ là thay đổi vĩ đại nhất kế tiếp trong cách ta tiêu thụ và tạo ra âm nhạc. Bởi ngày nay, chúng ta có nội dung tương tác, như game điện tử có hàng trăm giờ chơi game tương tác, nhưng trung bình chỉ có hai giờ cho âm nhạc. Điều đó có nghĩa là âm nhạc là vòng lặp và lặp, lặp đi lặp lại, và không thật sự khiến ta đắm chìm. Vì vậy, cái chúng tôi đang làm là chắc rằng AI có thể sáng tác hàng trăm giờ âm nhạc được cá nhân hóa cho những trường hợp nơi sáng tạo của con người không thể rộng mở. Và chúng tôi không chỉ muốn làm điều này cho game, Beethoven đã viết một đoạn nhạc cho người yêu, "Für Elise," hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể đem Beethoven trở lại. Và ông đang ngồi cạnh bạn, sáng tác một bản nhạc cho riêng bạn và câu chuyện đời bạn. Hay, tưởng tượng nếu ai đó thích Martin Luther King, có một nhà soạn nhạc AI được cá nhân hóa. Có lẽ, ta sẽ nhớ về "I had a dream" không chỉ là một bài phát biểu tuyệt vời, mà còn như một bản nhạc tuyệt vời, một phần lịch sử, nắm bắt được lý tưởng của Ngài King. Và đây là tầm nhìn của chúng tôi với AIVA: để cá nhân hóa âm nhạc để mỗi và mọi người, mọi các nhân trên thế giới có thể tiếp cận bản nhạc sống của cá nhân, dựa trên câu chuyện và tính cách của họ. Vì thế, khoảnh khắc cùng nhau tại TED này là một phần câu chuyện đời của chúng tôi. Sẽ thật phù hợp nếu để AIVA sáng tác nhạc cho thời điểm này. Và đó chính xác là điều chúng tôi đã làm. Tôi và đội ngũ của mình đã nghiên cứu để AIVA biến đổi nhạc hiệu của TED, biến nó thành thứ âm nhạc khiến ta cảm thấy kinh ngạc và tuyệt vời. Và kết quả có tên là: "The Age of Amazement." Không cần đến một AI để nghĩ ra cái tên đó đâu. (Cười) Và tôi không thể tự hào hơn khi được trình diễn nó cho các bạn, nếu có thể, hãy nhắm mắt và cảm nhận âm nhạc. Xin cảm ơn rất nhiều. (Âm nhạc) [The Age of Amazement sáng tác bởi AIVA] (Âm nhạc kết thúc) Bản nhạc này là dành cho các bạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bệnh truyền nhiễm? Chúng vẫn luôn là nguyên nhân chính gây ra đau khổ và chết chóc trên thế giới. Mỗi năm, hàng triệu người chết vì những bệnh như lao, sốt rét, HIV,... trên toàn thế giới và ngay ở nước Mỹ. Mỗi năm, hàng nghìn người Mỹ chết bởi bệnh cúm mùa. Tất nhiên, con người, chúng ta sáng tạo. Chúng ta đã có nhiều giải pháp chống lại những bệnh này. Chúng ta có thuốc và vắc xin. Và chúng ta có ý thức - chúng ta học hỏi từ những kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo. Chúng ta từng nghĩ rằng ta đơn độc nhưng giờ ta biết không phải vậy. Không chỉ con người mới là bác sĩ Giờ chúng ta biết rất nhiều loài động vật có thể làm như thế. Nổi tiếng nhất có lẽ là loài tinh tinh. Chúng không quá khác với ta, chúng có thể dùng cây để trị kí sinh trùng đường ruột. Nhưng vài thập kỉ qua đã cho chúng ta thấy nhiều loài khác cũng có khả năng tương tự voi, nhím, cừu, dê,.. bạn có thể kể thêm vài tên nữa. Và thú vị hơn là những khám phá gần đây đã cho chúng ta biết những loài côn trùng và động vật với bộ não nhỏ hơn cũng biết cách sử dụng thuốc. Vấn đề với những bệnh truyền nhiễm, như chúng ta đã biết, là các tác nhân gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển không ngừng, và những loại thuốc mà chúng ta đã nghiên cứu ra bị mất tác dụng. Và vì thế, cần có những cách thức mới hơn để tìm ra những loại thuốc mới có thể giúp chúng ta chống lại những loại bệnh này. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhìn những loại động vật nhỏ này và học chúng cách chữa bệnh cho chúng ta. Là một nhà sinh vật học, tôi đã học về loài bướm vua khoảng 10 năm. Loài này cực kỳ nổi tiếng về cách di cư ngoạn mục của chúng từ Mỹ và Canada đến Mexico mỗi năm, nơi tụ hội của hàng triệu con, nhưng đó không phải là lý do tôi nghiên cứu về chúng. Tôi nghiên cứu về chúng vì khi chúng bệnh. Và tôi nghĩ cách chúng làm có thể nói với chúng ta nhiều về loại thuốc mà ta có thể phát triển cho con người. Loại ký sinh trùng mà loài bướm vua bị nhiễm là ophryocystis elektroscirrha --tên gọi đầy đủ. Và bướm vua sẽ sản xuất ra các bào tử, hàng triệu bào tử bên ngoài chúng được thể hiện như những đốm nhỏ ở giữa các mô của chúng. Và điều này thì thật sự rất có hại đối với chúng. Nó làm rút ngắn vòng đời của chúng, làm giảm khả năng bay, và có thể giết chết chúng trước khi chúng trưởng thành. Một loài ký sinh trùng rất nguy hiểm. Như một phần của công việc, tôi dành rất nhiều thời gian trồng cây trong nhà kính, và lý do là vì bướm vua là một loài rất kén ăn. Chúng chỉ ăn loại cây có mủ giống sữa (milkweed) như là ấu trùng. May mắn là, có một vài loại cây mà chúng có thể ăn, và tất cả những loại cây này đều có chứa các phân tử cardenolide. Đây là những loại chất hóa học rất độc hại. Chúng là chất độc đối với hầu hết các loài động vật, nhưng không phải với bướm vua. Sự thật là, bướm vua có thể hấp thụ các chất hóa học, đưa chúng vào cơ thể, và biến chúng thành chất độc chống lại những động vật săn mồi, như loài chim chẳng hạn. Và cái chúng làm, sau đó, là thông báo về loại độc tính này thông qua lời cảnh báo từ vẻ ngoài tuyệt đẹp của chúng với sắc cam, đen và trắng. Và việc tôi làm chỉ là trồng cây trong nhà kính, nhưng là loài cây khác, loài thực vật khác. Một số có độc, gồm cả những loài thực vật nhiệt đới, với nồng độ rất cao các phân tử cardenolide. Và tôi cho bướm vua ăn chúng. Một số con khỏe mạnh. Chúng sẽ không bị nhiễm bệnh. Nhưng một số khác đã bị bệnh, và tôi phát hiện ra rằng, một số loài thực vật cũng chính là thuốc chữa bệnh, nghĩa là chúng làm giảm các triệu chứng bệnh, cũng có nghĩa là bướm vua có thể sống lâu hơn khi bị nhiễm bệnh nếu được ăn những loài cây thuốc này. Và khi tôi phát hiện ra điều này, tôi đã có 1 ý tưởng, mà nhiều người nói rằng nó thật điên rồ, nhưng tôi lại nghĩ, sẽ thế nào nếu bướm vua có thể sử dụng chúng? Nếu chúng sử dụng những loài thực vật này như là một loại thuốc riêng của chúng? Sẽ thế nào nếu chúng có thể hành động như một bác sỹ y khoa? Vì thế tôi và nhóm của mình đã làm những thí nghiệm này. Ở thí nghiệm đầu tiên, chúng tôi có những con sâu bướm, và cho chúng lực chọn: giữa cây thuốc và cây không-thuốc. Và sau đó chúng tôi đo lường xem chúng đã ăn bao nhiêu trong thời gian sống của chúng. Và kết quả là, như thường thấy trong khoa học, thật đáng buồn là: 50% những thứ chúng ăn là thuốc, 50% còn lại thì không. Những con sâu bướm đã không làm gì cho sự an toàn của chúng. Và sau đó, chúng tôi chuyển sang nghiên cứu trên những con bướm trưởng thành, và chúng tôi đã đặt ra câu hỏi có thể những con bướm mẹ sẽ cho bướm con uống thuốc. Có thể những con bướm mẹ đã đẻ trứng trên các cây thuốc và điều đó làm cho con của chúng sẽ ít bệnh hơn? Chúng tôi đã làm những thí nghiệm này trong vài năm, và kết quả luôn luôn giống nhau. Chúng tôi đã cho một con bướm vua vào trong một cái lồng lớn, cây thuốc ở một phía, cây không-thuốc ở phía còn lại, và sau đó chúng tôi đo lường số lượng trứng mà bướm vua đẻ ở mỗi loại cây. Và kết quả lúc nào cũng như nhau. Chúng tôi thấy rằng, bướm vua rất thích những loài cây thuốc. Nói một cách khác, những con bướm cái đã đẻ 68% trứng trên các loài cây thuốc. Ngạc nhiên hơn nữa, cái chúng thật sự làm là chuyển giao các loại ký sinh trùng khi chúng đẻ trứng. Chúng không thể tránh được điều này. Nhưng những thí nghiệm này đã cho chúng tôi thấy rằng bướm mẹ sẽ đẻ trứng trên những cây thuốc để cho những đứa con tương lai của chúng ít bệnh hơn. Và bây giờ là một khám phá rất thú vị không chỉ vì nó là một điều thú vị của thiên nhiên, mà vì nó sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về cách mà chúng ta có thể tìm ra các loại thuốc. Có rất nhiều những loài động vật rất nhỏ và chúng ta nghĩ về chúng một cách rất đơn giản. Chúng có một bộ não nhỏ, nhưng chúng có thể làm ra một loại thuốc hết sức tinh vi. Ngay cả thời điểm này, hầu hết thuốc của chúng ta đều được lấy từ các sản phẩm tự nhiên, bao gồm cả các loại thực vật, và trong nền văn hóa bản địa, các thầy thuốc cổ truyền thường nhìn vào các loài động vật để tìm ra loại thuốc mới. Bằng cách này, loài voi đã chỉ cho chúng ta cách điều trị bệnh rối loạn dạ dày, và loài nhím cho chúng ta biết cách trị bệnh tiêu chảy ra máu. Tôi nghĩ, điều quan trọng là chúng ta phải đi xa hơn những gì ở trong bộ não của loài động vật có vú to lớn và tin tưởng nhiều hơn vào những loài này, những động vật đơn giản này, những con côn trùng mà chúng ta có xu hướng nghĩ về chúng rất, rất đơn giản với một bộ não bé xíu. Việc khám phá ra rằng những loài động vật này cũng có thể sử dụng thuốc chữa bệnh đã mở ra một con đường hoàn toàn mới, và tôi nghĩ rằng, có lẽ, một ngày nào đó, chúng ta sẽ có thể chữa bệnh cho mình bằng loại thuốc được phát hiện ra bởi loài bướm vua này, và tôi nghĩ rằng cơ hội tuyệt vời này rất đáng để theo đuổi. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Vào mỗi thứ Hai và thứ Năm, tôi học làm thế nào để chết. Tôi gọi đó là những ngày cuối cùng của mình. Vợ tôi - Fernanda, không hề thích cái từ ấy, nhưng nhiều người trong gia đình tôi đã mất vì khối u ác tính, bố mẹ và ông bà tôi cũng vậy. Và tôi đã luôn nghĩ rằng, 1 ngày nào đó tôi có thể ngồi trước một bác sĩ ông ta xem kết quả kiểm tra của tôi và nói rằng, "Ricardo, mọi thứ không khả quan cho lắm. Anh chỉ còn khoảng 6 tháng đến 1 năm để sống." Và bạn bắt đầu nghĩ đến bạn sẽ làm gì với khoảng thời gian đó. Rồi bạn nói, "Tôi sẽ dành nhiều thời gian với các con hơn. Tôi sẽ đi thăm những nơi này, Tôi sẽ đi leo núi và nhiều nơi nữa và tôi sẽ làm tất cả những việc tôi đã không làm khi có thời gian." Nhưng tất nhiên, chúng ta đều biết đó là những kỷ niệm buồn vui lẫn lộn chúng ta sẽ có. Rất khó để thực hiện được. Bạn sẽ dành 1 phần lớn thời gian để khóc cũng nên. Nên tôi đã nói, Tôi sẽ làm một cái gì khác . Mỗi thứ Hai và thứ Năm, tôi sẽ sử dụng các ngày cuối cùng này. Và tôi sẽ làm, trong những ngày đó, bất kể việc gì mình định sẽ làm, như thể tôi đã nhận tin xấu đó. (Cười lớn) Khi bạn nghĩ về .. (Vỗ tay) khi bạn nghĩ về mặt đối lập của công việc, chúng ta, rất nhiều lần, nghĩ đó là khi nhàn rỗi. Và bạn nói, ah, tôi cần chút thời gian nhàn rỗi, và v.v. Nhưng sự thật là, nhàn rỗi là một thứ rất bận rộn. Bạn chơi golf và tennis, và gặp gỡ mọi người, bạn đi ăn trưa, và đến trễ buổi chiếu phim. Chúng ta làm rất nhiều thứ. Mặt đối lập của công việc là sự biếng nhác. Nhưng rất ít người trong chúng ta biết phải làm gì với sự lười biếng. Khi bạn nhìn vào cách bạn xây dựng cuộc sống, bạn nhận ra, trong một khoảng thời gian nào đó chúng ta có rất nhiều tiền, và có rất ít thời gian. Và cuối cùng chúng ta cũng có thời gian, nhưng lại không có tiền bạc lẫn sức khỏe. Chúng tôi đã nghĩ về điều này như là một công ty trong 30 năm. Nó là một công ty phức tạp với hàng ngàn lao động, việc kinh doanh hàng trăm triệu đô để sản xuất ra những hệ thống tên lửa chạy bằng nhiên liệu, điều hành 4000 máy ATM tại Brazil, khai thuế thu nhập lên tới hàng chục ngàn. Nó không phải là một việc kinh doanh đơn giản. Chúng tôi nhìn vào nó và nói, hãy giao trách nhiệm cho những người này, hãy giao cho họ công ty nhưng loại bỏ các phương diện của trường nội trú như là thời gian đến, cách ăn mặc, họp hành như thế nào, được nói gì, không được nói gì, và xem chúng ta còn lại gì. Chúng tôi bắt đầu việc này cách đây 30 năm, và bắt đầu đối mặt với những vấn đề này. Và chúng ta nói, xem nào, nghỉ hưu là toàn bộ vấn đề của việc phân bố đồ thị cuộc sống. Thay vì đi leo núi khi ở tuổi 82, tại sao bạn không làm vào tuần tới? Và chúng tôi sẽ làm như thế này, chúng tôi sẽ bán lại cho bạn ngày Thứ Tư của bạn với 10% lương tháng của bạn. Bây giờ, nếu bạn là một nghệ sĩ vĩ cầm, thì bạn sẽ không thể làm gì, hãy làm điều đó vào ngày Thứ Tư này. Và cái chúng tôi tìm ra là -- chúng tôi nghĩ, chỉ có những người già mới cảm thấy thú vị với chương trình này. Và độ tuổi trung bình của những người tuân thủ việc này là 29. Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm, để làm việc này theo một cách khác. Bắt đầu với những việc như, tại sao chúng tôi muốn biết giờ đi làm, giờ tan sở của bạn, vv..? Chúng tôi có thể đổi nó lấy một hợp đồng để mua từ bạn thứ gì đó, một loại công việc chẳng hạn? Tại sao chúng tôi xây dựng những trụ sở này? Không phải vì cái tôi cá nhân mà chúng tôi muốn tỏ ta mình vững chắc to lớn và quan trọng? Nhưng chúng tôi có kéo bạn đi 2 giờ khắp thị trấn vì nó? Chúng tôi đã hỏi từng người một. Chúng tôi nói như thế này: Thứ nhất: Làm sao để chúng tôi tuyển người? Chúng tôi đi ra ngoài và cố gắng tuyển dụng người nào đó chúng tôi nói với bạn rằng, khi bạn đến với chúng tôi sẽ không có 2 hay 3 vòng phỏng vấn và bạn sẽ ở với chúng tôi cả đời này. Đó không phải là cách chúng ta làm với cuộc sống của chúng ta sau này. Vì thế, hãy đến các cuộc phỏng vấn. Những ai có hứng thú với việc phỏng vấn, bạn hãy thể hiện. Và sau đó chúng ta sẽ xem chuyện gì sẽ đến ngoài việc trực giác dần tăng lên, thay vì chỉ điền vào một số mục để xem bạn có phải là người phù hợp không. Sau đó, hãy trở lại. Hãy dành một buổi chiều, hay cả một ngày, nói chuyện với người mà bạn muốn. Hãy chắc chắn rằng chúng ta là những cô dâu như chúng ta muốn chứ không phải những thứ nhảm nhí mà chúng ta viết trên tờ quảng cáo. (Cười lớn) Từ từ, chúng ta sẽ đi đến một quá trình mà chúng ta sẽ nói những thứ như, chúng ta không muốn ai lãnh đạo công ty nếu họ chưa qua phỏng vấn và được thừa nhận bởi cấp dưới của họ. Mỗi 6 tháng, mỗi người đều được đánh giá, một cách ẩn danh, như một nhà lãnh đạo. Và điều này sẽ quyết định xem liệu họ có thể tiếp tục ở vị trí lãnh đạo, như bạn biết, sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra. Và nếu họ không có 70%, 80% phiếu tín nhiệm, họ sẽ rời khỏi vị trí của mình, đây cũng là lý do tại sao tôi không thể là CEO hơn 10 năm. Qua một thời gian, chúng ta bắt đầu đặt ra những câu hỏi khác. Ví dụ như, tại sao chúng ta không thể tự đề ra mức lương của mình? Họ cần biết điều gì? Chỉ có 3 thứ bạn cần phải biết: Đó là, Có bao nhiêu người làm trong công ty, bao nhiêu người làm ở nơi khác trong một ngành nghề tương tự, và chúng ta đã làm những gì để xem chúng ta có đủ khả năng đó hay không. Hãy đưa cho mọi người 3 mẫu thông tin trên. Chúng ta bắt đầu, ở căn-tin với chiếc máy vi tính, bạn có thể đi vào và hỏi mọi người đã chi tiêu cái gì, kiếm ra bao nhiêu, họ làm ra lợi ích gì, công ty làm ra những gì, lợi nhuận là bao nhiêu, vân vân... Và đó là cách đây 25 năm. Vì thông tin này bắt đầu được mọi người biết đến, chúng tôi đã nói rằng, chúng tôi không muốn xem báo cáo chi tiêu của bạn, cũng không muốn biết bạn đã có bao nhiêu ngày nghỉ, hay bạn làm việc ở đâu. Chúng tôi có, tại 1 thời điểm, 14 văn phòng khác nhau trong thị trấn, bạn hãy đến 1 văn phòng gần nơi bạn ở nhất, gặp khách hàng mà bạn sẽ gặp hôm nay. Đừng nói với chúng tôi bạn ở đâu. Và, ngay cả khi chúng tôi có hàng ngàn người, 5 ngàn người, chúng tôi có 2 nười trong bộ phận nhân sự, và rất cảm ơn 1 trong số họ đã nghỉ hưu. (Cười lớn) Và vì thế, câu hỏi mà chúng ta đang đặt ra là, làm sao để chúng ta chăm sóc mọi người? Con người là thứ duy nhất mà chúng ta có. Chúng ta không thể có một bộ phận chạy theo và quản lý con người. và nó là, tôi nghĩ, cái chính mà tôi tìm kiếm trong những ngày cuối cùng và trong công ty là làm sao để bạn thiết lập sự khôn ngoan? Chúng ta đến từ thời đại của cải cách, ngành công nghiệp cải cách, thời đại của thông tin, thời đại của sự hiểu biết, nhưng chúng ta chưa từng đến gần với thời đại của sự khôn ngoan. Làm sao chúng ta thiết kế, tổ chức để trở nên khôn ngoan hơn? Ví dụ, đâu là quyết định thông minh và khôn ngoan nhất mà không có sự giả dối? Chúng tôi nói những điều như, chấp nhận rằng bạn sẽ bán được 57 món hàng mỗi tuần. Nếu bạn bán được số đó vào Thứ Tư thì hãy đi ra biển. Đừng tạo ra rắc rối cho chúng tôi, cho sản xuất, ứng dụng, sau đó, chúng ta phải mua những công ty mới, chúng ta phải mua lại đối thủ của mình, chúng ta phải làm đủ thứ việc bởi vì bạn đã bán quá nhiều thứ. Vậy nên, hãy đi biển và bắt đầu lại vào Thứ hai. (Cười lớn) (Vỗ tay) Tiến trình này tìm kiếm sự khôn ngoan. Và trong quá trình này, dĩ nhiên, chúng ta muốn mọi người biết mọi thứ, và chúng ta thật sự muốn sự dân chủ về cách vận hành mọi việc. Vì thế trong Hội đồng quản trị (HĐQT) có 2 ghế có quyền biểu quyết tương tự, dành cho 2 người đầu tiên xuất hiện. (Cười lớn) Và vì thế ngay cả cô lao công cũng có phiếu bầu trong cuộc họp HĐQT, nơi có rất nhiều người quan trọng khác trong trang phục vest và cà-vạt. Và sự thật là điều đó giúp chúng ta trở nên thành thật. Trong quá trình này, chúng ta tìm kiếm mọi người và chúng ta phải đợi, người nào đó đến và hỏi tôi sẽ phải ngồi ở đâu? Tôi sẽ phải làm việc như thế nào? Tôi sẽ ở đâu trong 5 năm tới? Chúng tôi nhìn họ và nói, chúng ta phải bắt đầu mọi thứ sớm hơn. Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? À, nhà trẻ có vẻ là một nơi tốt. Vì thế chúng tôi lập một tổ chức, cho đến nay là 11 năm, với 3 trường, nơi chúng tôi đặt ra những câu hỏi như nhau, làm thế nào để thiết kế lại ngôi trường hợp lý hơn? Có điều là, chúng ta phải sử dụng lại giáo viên, chúng ta cần vị giám đốc làm nhiều hơn. Và sự thật là cái chúng ta đang làm với giáo dục là hoàn toàn lỗi thời. Vai trò của giáo viên là hoàn toàn lỗi thời. Từ lớp toán, cho đến lớp sinh học, cho đến Pháp thế kỷ 14 là rất ngớ ngẩn. (Vỗ tay) Chúng ta bắt đầu suy nghĩ, nó sẽ trông như thế nào? Chúng ta để mọi người lại với nhau, bao gồm cả những người thích giáo dục, những người thích Paulo Freire, và 2 bộ trưởng giáo dục của Brasil và chúng tôi nói với họ, nếu chúng tôi thiết kế một ngôi trường lại từ đầu, nó sẽ trông như thế nào? Và chúng tôi đã thiết kế ngôi trường này, nó gọi là Lumiar, và Lumiar, một trong số chúng là trường công lập, Và Lumiar nói rằng: Hãy chia vai trò của giáo viên làm 2 phần: Một người, chúng ta gọi là gia sư. Một gia sư, theo nghĩa cũ trong tiếng Hy Lạp "paideia" là chăn sóc những đứa trẻ. Những gì xảy ra ở nhà, những khoảnh khắc trong cuộc sống của họ, vv.. Nhưng xin đừng dạy chúng, bởi vì những thứ ít ỏi bạn biết so với Google, chúng tôi không muốn biết. Hãy giữ điều đó cho bản thân bạn. (Cười lớn) Và bây giờ, chúng ta cần những người có 2 thứ: đam mê và chuyên môn, và nó có thể là nghề nghiệp của họ hoặc không. Chúng ta dùng những công dân cao niên, những người chiếm 25% dân số với sự khôn ngoan nhưng không ai muốn cả. Chúng tôi đưa họ đến trường và nói rằng, hãy dạy những đứa trẻ này bất cứ điều gì mà bạn tin tưởng. Vì thế, chúng tôi có những nghệ sĩ vĩ cầm dạy toán. Chúng tôi có đủ mọi thứ, nơi chúng tôi gọi là đừng lo lắng gì về tài liệu cho khóa học nữa. Chúng tôi có gần 10 chủ đề lớn từ 2 đến 17 tuổi. Những thứ như, làm sao để đo lường chúng ta là con người? Đó là nơi của toán học và vật lý và tất cả mọi thứ. Làm sao để chúng ta thể hiện chính mình? Đó là nơi của âm nhạc và văn học, vv.. cũng như ngữ pháp. Và có những thứ mà mọi người quên mất, là những thứ mà có thể là quan trọng nhất trong cuộc sống. Những thứ quan trọng nhất, nhưng chúng ta không biết gì về chúng. Chúng ta không biết gì về tình yêu, Chúng ta không biết gì về cái chết, Chúng ta không biết gì về lý do chúng ta ở đây. Vì thế, chúng ta cần một chủ đề trong trường để nói về những thứ mà chúng ta không biết. Đó chính là một phần lớn trong những thứ chúng ta làm. (Vỗ tay) Trải qua nhiều năm, chúng ta bắt đầu đi sâu và những thứ khác. Tại sao chúng ta phải la rầy những đứa trẻ bảo chúng ngồi xuống, đến đây và làm điều đó, và vân vân... Hãy để những đứa trẻ làm những việc như chúng ta gọi là một vòng tròn, và sẽ lặp lại 1 lần 1 tuần. Hãy đặt ra những luật lệ và quyết định xem bạn sẽ làm gì với chúng. Và bạn có thể làm mọi thứ đúng theo ý mình? Chắc chắn, trong 1 tuần, hãy thử xem. Họ đã đưa ra những quy tắc rất giống chúng ta, ngoại trừ, họ là họ. Và sau đó, họ có quyền lực có nghĩa là, họ có thể đình chỉ và đuổi học những đứa trẻ, không phải là trò chơi, họ thật sự quyết định được. Và sau đó, trong cùng 1 tính chất chúng tôi giữ 1 bức tranh kỹ thuật số, bởi vì đây không phải là một sự kiến tạo hay phương pháp Montessori hay thứ gì đó. Nó là thứ gì đó, nơi mà chúng ta giữ chương trình đào tạo của brazil với hơn 600 tựa đề kỹ thuật số, mà chúng tôi muốn cho những đứa trẻ này biết khi chúng 17 tuổi. Theo dõi điều này mọi lúc và chúng tôi biết họ đang làm gì có thể nói rằng, nếu bạn không thấy hứng thú với nó lúc này, thì hãy chờ 1 năm. Và những đứa trẻ ở trong 1 nhóm mà không cùng độ tuổi, những đứa trẻ 16 tuổi đã sẵn sàng cho điều đó với những trẻ 11 tuổi, điều đó làm loại bỏ tất cả các băng nhóm và các nhóm khác và đó là những thứ chúng ta có ở trường học, nhìn chung là thế. Họ có những phân loại từ 0% đến 100%, nhờ những ứng dụng trong mỗi 2 giờ. Cho đến khi chúng ta biết chúng đã đáp ứng được 37% yêu cầu, và chúng đủ khả năng để có thể tồn tại. Các khóa học như World cup bóng đá, hay làm một chiếc xe đạp. Mọi người sẽ đăng kí khóa học 45 ngày để làm ra một chiếc xe đạp. Thử xem, làm sao để làm ra 1 chiếc xe đạp khi không biết số pi là 3.1416 Không thể làm được. Hay, ai đó trong các bạn sử dụng 3.1416 cho thứ gì đó. Bạn không biết thêm bất cứ gì nữa. Đây chính là sự thiếu sót và cũng là thứ chúng ta cố gắng để làm, để tìm ra sự khôn ngoan trong trường học. Và nó đem chúng ta quay về với biểu đồ này, và điều này phân bố trong cuộc sống của chúng ta. Tôi đã tích lũy được rất nhiều tiền khi tôi nghĩ về nó. Khi bạn suy nghĩ và nói rằng, bây giờ là lúc để trả lại, à, nếu bạn đang trả lại, thì bạn đã lấy quá nhiều thứ. (Cười lớn) (Vỗ tay) Tôi nghĩ về Warren Buffet tỉnh dậy vào 1 ngày nào đó và phát hiện ra ông ta có 30 tỉ đô, nhiều hơn những gì ông ta nghĩ. Ông ta nhìn nó và nói, tôi sẽ làm gì với nó đây? Và ông ta nói, tôi sẽ đưa số tiền này cho một người nào đó thật sự cần nó. (Cưới lớn) Các bạn của tôi, những người là tư vấn tài chính của tôi ở New York, anh ta nói, nhìn xem, cậu là một người vớ vẩn bởi vì cậu có thể có số tiền nhiều hơn 4.1 lần so với hôm nay nếu cậu kiếm ra tiền từ tiền thay vì cứ cho bớt đi như vậy. Nhưng tôi thích việc cậu cho bớt đi hơn. (Vỗ tay) Tôi dạy chương trình MGA ở MIT trong 1 khoảng thời gian và cuối cùng, vào 1 ngày, ở nghĩa trang Núi Auburn. Đó là 1 nghĩa trang tuyệt đẹp ở Cambrigde. Ở vòng thứ nhất, tôi đã nhìn thấy những tấm bia mộ và những người tuyệt vời đã làm những điều rất tuyệt vời và tôi nghĩ, tôi muốn làm gì để được nhớ đến? Và tôi đi thêm một vòng nữa, ở lần thứ 2, một câu hỏi khác đến với tôi, điều gì làm tôi trở nên tốt hơn, nó là gì, tại sao tôi lại muốn được nhớ đến như vậy? (Cười lớn) Và điều đó, tôi nghĩ, đã đưa tôi đến những nơi khác. Khi tôi 50, vợ tôi Fernanda và tôi ngồi cùng nhau vào một buổi trưa, chúng tôi đã nhóm 1 đống lửa lớn, và tôi ném tất cả mọi thứ tôi đã làm vào đống lứa đó. Là cuốn sách với 38 thứ tiếng, và hàng trăm hàng ngàn những bài báo và DVD, mọi thứ. Và điều đó đã làm được 2 việc. Thứ nhất, nó giải phóng 5 đứa con của chúng tôi đi theo bước cha mẹ, đi theo cái bóng của chúng tôi -- Chúng không biết tôi đã làm gì. (Cười lớn) Đó là điều tốt. Và tôi sẽ không dẫn chúng đến nơi nào đó và nói với chúng, một ngày nào đó tất cả những thứ này sẽ là của con. (Cười lớn) 5 đứa trẻ không biết gì hết, đó là điều tốt. Và điều thứ 2 là, Tôi giải phóng bản thân mình khỏi cái neo của những thành tích trong quá khứ hay bất cứ thứ gì. Tôi tự do để bắt đầu thứ gì đó mới mẻ và quyết định mọi thứ lại từ đầu trong một phần của những ngày cuối này. Một vài người sẽ nói, ồ, thế là bây giờ anh có khoảng thời gian này, những ngày cuối cùng, anh đi ra ngoài và làm mọi thứ. Không, chúng tôi đã đi đến bãi biển, chúng tôi đã đến Samoa và Maldives, và Mozambique, chỉ như vậy. Tôi đã leo lên những ngọn núi ở dãy Himalayas. Tôi đã lặn sâu 60 mét để xem loài cá mập đầu búa. Tôi đã trải qua 59 ngày trên lưng một con lạc đà để đi từ Chad đến Timbuktu. Tôi đã đến Cực Bắc từ bằng một chiếc xe trượt tuyết chó. Vì thế, chúng tôi rất bận. Nó là thứ mà tôi thích gọi là danh sách những điều tôi phải làm trước khi chết. (Cười lớn) Và với lý do này, tôi nhìn lại những ngày này và nghĩ, Tôi không nghỉ hưu. Tôi không thấy tôi đang nghỉ hưu tí nào cả. Và ví thế, tôi đang viết một cuốn sách mới. Chúng tôi đã thành lập 3 công ty mới trong 2 năm qua. Tôi đang làm việc để biến hệ thống trường học miễn phí này mở rộng trên thế giới, và tôi thấy rằng, khá thú vị, rằng không một ai muốn 1 trường học miễn phí. Tôi đã cố gắng trong 10 năm để một hệ thống công cộng tiếp nhận ngôi trường này một cách hợp lý, như những trường công mà chúng ta có, để thay vì là 43/100 trường như tỷ lệ của họ thì chúng ta có 91/100 trường. Nhưng vì là miễn phí, nên không ai muốn cả. Vì thế, có lẽ chúng tôi sẽ bắt đầu thu phí và số tiền này sẽ có thể dùng vào đâu đó. Nhưng để trường này được công nhận là một trong những điều mà chúng tôi muốn. Tôi nghĩ, điều này để lại cho chúng tôi một tin nhắn cho tất cả các bạn, nó sẽ gần giống như: Chúng ta đều học được cách để về nhà vào tối Chủ nhật để gửi email và làm việc. Nhưng rất ít người trong chúng ta học được cách để đi xem phim và trưa Thứ hai. Và nếu chúng ta đang tìm kiếm sự khôn ngoan, chúng ta phải học để làm được điều đó nữa. Những thứ chúng ta đã làm trong những năm này rất đơn giản, sử dụng 1 công cụ nhỏ, đó là hỏi 3 câu hỏi tại sao trong 1 hàng. Bởi vì câu hỏi tại sao đầu tiên, bạn sẽ luôn luôn có 1 câu trả lời tốt. Câu hỏi tại sao thứ 2, sẽ hơi khó. Nhưng đến câu thứ 3, bạn sẽ không biết bạn đang làm cái gì. Điều mà tôi muốn để lại cho các bạn là những hạt giống và suy nghĩ rằng nếu các bạn làm điều này, bạn se đi đến câu hỏi, để làm gì? Tôi làm điều này để làm gì? Và hy vọng rằng, kết quả của nó, theo thời gian, tôi hy vọng, và mong ước điều đó cho bạn, bạn sẽ có một tương lai khôn ngoan hơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Ricardo, Anh quả là điên rồ. (Cười lớn) Với nhiều người, nó quả thật điên rồ. Nhưng cũng rất sâu sắc khôn ngoan. Những mảnh ghép tôi muốn để chung với nhau là: Ý tưởng của bạn phải thật căn bản. Như thế nào, trong doanh nghiệp, ví dụ, những ý tưởng này sẽ bị loại sớm, vì phần trăm các doanh nghiệp chọn nó là khá thấp. Có khi nào bạn thấy một công ty lớn sử dụng ý tưởng của bạn khi bạn đã nghỉ việc, Có không? Ricardo Semler: Nó đã xảy ra. Cách đây 2 tuần, với Richard Branson, nhân viên của anh ta nói, oh, tôi không muốn kiểm soát những kỳ nghỉ lễ của anh nữa, hay Netflix làm một ít cái này và cái kia, Nhưng tôi không nghĩ nó quan trọng. Tôi muốn thấy nó xảy ra, có thể là 1 ít trong 1 ít của 1 nhà truyền giáo nhiệt huyết, nhưng điều này mang tính rất cá nhân. Nhưng sự thật, đó là một bước nhảy vọt của đức tin về việc mất kiểm soát. Hầu như không có ai có kiểm soát mà sẵn sàng để tiếp nhận một bước nhảy vọt củ đức tin. Nó phải đến từ lúc còn nhỏ và những người khởi nghiệp bằng một cách khác. CA: Vậy đó là vấn đề mấu chốt? Từ quan điểm của anh bằng chứng là ở đó, ở góc cạnh của doanh nghiêp thì nó đúng, nhưng mọi người không có động lực để làm (Whoosh) RS: Họ còn còn có sự khích lệ nào. Bạn đang điều hành 1 công ty với một nhiệm vụ trong 90 ngày. Đó là bản báo cáo hàng quý. Bạn nói: "Đây là một chương trình tuyệt vời, mà chỉ ít hơn một thế hệ --" Và họ nói, "Cút ra khỏi đây." Và đây là vấn đề. (Cười lớn) CA: Anh đã cố gắng làm những gì với nền giáo dục mà dường như với tôi là vô cùng sâu sắc. Mọi người đều bận tâm về hệ thống giáo dục của đất nước mình. Không một ai nghĩ rằng chúng ta chưa bắt kịp với thế giới nơi mà có Google và tất cả các lựa chọn công nghệ. Bạn có các bằng chứng cuối cùng rằng bọn trẻ sẽ trải qua hệ thống này và chúng sẽ phát triển đáng kể trong các hoạt động. Làm thế nào để chúng tôi giúp bạn phát triển những ý tưởng này? RS: Tôi nghĩ đó là vấn đề của những ý tưởng khi thời gian đến. Và tôi không bao giờ quá vui mừng về những điều này. Chúng tôi cứ để chúng đó. Đột nhiên, bạn tìm thấy vài người -- đó là 1 nhóm người Nhật, họ làm tôi rất sợ, họ được gọi là Semlerists, họ có đến 120 công ty. Họ mời tôi. Và tôi luôn luôn có cảm giác sợ hãi khi đi với họ. Và có 1 nhóm người Hà Lan, có khoảng 600 công ty nhỏ. Đó là một thứ gì đó mà tự nó sẽ phát triển mạnh mẽ. Một phần của nó sẽ sai, nhưng cũng không thành vấn đề. Nó sẽ tìm được vị trí của mình. Và tôi sợ rằng, với những thứ khác, những thứ mà có thể hiểu rằng rất tốt, và bạn nên thực hiện nó. Hãy thiết lập một hệ thống và ném vào đó thật nhiều tiền và mọi người sẽ vận hành nó, không vấn đề gì. CA: Vì vậy, anh đã hỏi những câu hỏi bất thường trong suốt cuộc đời mình. Dường như với tôi, năng lượng được dốc toàn lực vào việc này. Anh có câu hỏi nào cho chúng tôi, cho TED, cho mọi người ở đây không? RS: Tôi luôn luôn có đủ các loại câu hỏi mà con trai tôi đã hỏi tôi khi nó 3 tuổi. Chúng tôi ngồi trong bể sục, và nó hỏi, "Bố, tại sao chúng ta lại tồn tại?" Không có câu hỏi nào khác. Không ai có câu hỏi nào khác phải không. Chúng ta có rất nhiều biến thể của câu hỏi này từ lúc 3 tuổi trở lên. Vì thế, khi bạn ở công ty, ở một bộ máy quan liêu, ở trong 1 tổ chức và bạn nói, cậu bé -- có bao nhiêu người cậu biết mà khi đang nằm trên giường bệnh chờ chết nói rằng, tôi ước rằng tôi đã dành nhiều thời gian ở văn phòng làm việc hơn? Toàn bộ vấn đề ở đây là có sự khích lệ -- không chỉ 1 tuần, hay 2 tháng không phải khi bạn biết rằng bạn có gì đó -- không, phải là tôi đang làm vì điều gì? Hãy dừng mọi thứ. HAãy làm thứ gì khác. Và điều đó sẽ tốt thôi, nó sẽ tốt hơn việc mà bạn đang làm, nếu bạn bị mắc kẹt trong 1 tiến trình. CA: Và điều này làm tôi trở nên sâu sắc và là cách khá đẹp để kết thúc ngày áp chót này của TED. Ricardo Semler, cảm ơn anh. RS: Cảm ơn tất cả mọi người. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn về lịch sử kiến trúc trong vòng 30 năm qua Quá nhiều thứ gói gọn trong 18 phút Đây là một chủ đề phức tạp, do đó chúng ta sẽ đi thẳng đến ví dụ điển hình New Jersey. 30 năm trước, tôi đến từ Jersey khi đó tôi 6 tuổi, và sống cùng với cha mẹ ở một thị trấn tên là Livingston, và đây là phòng ngủ thời thơ ấu của tôi. Ở góc phòng ngủ là phòng tắm mà tôi dùng chung với chị gái. Và giữa phòng ngủ và phòng tắm là một cái ban công nhìn ra từ phòng khách. Và đó là nơi mà mọi người sẽ vui đùa và xem TV, vì vậy mà mỗi lần tôi đi từ phòng ngủ ra phòng tắm, mọi người sẽ nhìn thấy tôi, và mỗi lần tôi đi tắm là trở lại với một chiếc khăn tắm, mọi người sẽ nhìn thấy tôi. Và tôi thì trông như thế này Tôi cảm thấy ngượng, không an toàn, và tôi ghét điều đó. Tôi ghét cái lúc đó, tôi ghét cái ban công, tôi ghét căn phòng, và cả ngôi nhà đó nữa. Và đó chính là kiến trúc. (Cười lớn) Xong. Đó là những cảm xúc mà tôi cảm nhận được, đó là sức mạnh của kiến trúc vì kiến trúc không phải là toán học hay sự phân chia không gian, mà là về những mối liên kết cảm xúc chúng ta cảm nhận được từ nơi chúng ta ở Và thật không ngạc nhiên gì khi chúng ta cảm thấy như vậy, theo như EPA, người Mỹ dành 90% thời gian trong nhà 90% thời gian đó của chúng ta bao quanh bởi kiến trúc Đó là rất lớn. Có nghĩa là kiến trúc định hình chúng ta mà chúng ta không hề nhận ra. Điều đó khiến chúng ta trở nên cả tin và rất, rất dễ đoán. Khi tôi cho bạn xem một tòa nhà như thế này, Tôi biết bạn nghĩ gì: Bạn nghĩ đến "quyền lực" và "sự ổn định" và "sự dân chủ" Tôi biết bời vì nó dựa trên một tòa nhà được xây dựng 2,500 năm trước bởi người Hy Lạp Đây là một cái bẫy. đây là một cái mẹo mà các kiến trúc sư dùng để khiến bạn tạo ra mối liên hệ cảm xúc đối với kiến trúc mà chúng ta xây dựng. nó là một sự liên kết cảm xúc có thể dự đoán được, và chúng ta đã dùng mẹo này từ rất rất lâu rồi. Chúng ta áp dụng nó 200 năm trước để xây những ngân hàng. để xây những bảo tàng nghệ thuật ở thế kỉ thứ 19. Và trong thế kỷ 20 ở Mỹ, chúng ta dùng chúng để xây nhà. Và nhìn vào những chiến binh rắn chắc, vững chãi này. nhìn ra phía đại dương và tránh xa khỏi giông bão. đây thật sự, thật sự rất hữu ích, bởi vì xây dựng công trình rất cực nhọc. Nó tốn kém, và mất thời gian, và rất phức tạp. Và những người xây dựng lên những thứ này - những nhà phát triển và chính phủ -- họ lo sợ sự cách tân, và họ thà sử dụng những kiến trúc mà họ biết rằng bạn sẽ hưởng ứng. Đó là lí do chúng ta xây nên những tòa nhà thế này. Đây là một tòa nhà đẹp đây là Thư viện Cộng đồng Livingston và nó được hoàn thành năm 2004 ở quê nhà của tôi, và, bạn thấy đó, nó có một cái vòm và có những thứ tròn tròn và cột, gạch đỏ và bạn phần nào đoán được thông điệp Livingston truyền tải qua công trình này: trẻ em, những tài sản giá trị và lịch sử. Nhưng nó không liên quan gì tới vai trò mà thư viện thật sự làm ngày nay. Cũng trong năm đó, năm 2004, ở phía bên kia của đất nước, một thư viện khác đã được hoàn thành, và nó trông như thế này. Nó ở Seattle. Thư viện này nói lên việc chúng ta ứng dụng truyền thông trong kỷ nguyên số. Nó là về một dạng tiện nghi công cộng mới cho thành phố, một nơi để mọi người tụ tập, đọc và chia sẻ. Tại sao điều này xảy ra trong cùng một năm, tại cùng một đất nước, hai công trình, đều là thư viện, mà lại trông khác biệt như vậy? Và câu trả lời là kiến trúc làm việc theo nguyên tắc của một con lắc. Ở phía bên kia là sự cải tiến, và những kiến trúc sư đang liên tục thúc đẩy những công nghệ mới, những hình dạng mới, những giải pháp mới cho cách chúng ta sống ngày nay. Và họ liên tục thúc ép và thúc ép cho đến khi họ hoàn toàn xa lánh tất cả mọi người Họ toàn mặc đồ đen, họ trở nên suy sụp, bạn nghĩ rằng những kiến trúc sư đáng yêu, chúng tôi đang chết mòn bên trong vì chúng tôi chẳng còn cách nào khác. Chúng tôi phải đến phía bên kia và tái liên kết những biểu tượng mà chúng tôi biết bạn sẽ yêu mến, Vì thế mà chúng tôi làm, và bạn vui vẻ, và chúng tôi giống như những kẻ trục lợi, vì thế mà chúng tô thử nghiệm lại lần nữa và chúng tôi thúc ép con lắc qua lại qua lại và chúng tôi đã đi được 300 năm, và chắc chắn là đã 30 năm trước. Được rồi, 30 năm trước chúng ta đang bước ra khỏi những năm 70 Những kiến sư đã bận bịu thử nghiệm thứ gọi là chủ nghĩa thô mộc Đó là bê tông (cười lớn) Bạn có thể đoán được. Cửa sổ nhỏ, không phù hợp với tỉ lệ con người. Đây là thử thách rất khó khăn. Rồi khi chúng ta tiến dần đến thập niên 80, chúng ta lại liên kết những biểu tượng. Chúng ta lại thúc ép con lắc quay trở lại hướng kia. Chúng ta sử dụng những hình thức mà bạn sẽ yêu thích và chúng ta nâng cấp chúng. Chúng tôi thêm đèn neon và tô thêm màu và chúng tôi sử dụng những vật liệu mới. Và bạn thích điều này. Và chúng tôi không thể đáp ứng đủ. Chúng tôi sử dụng những chiếc tủ Chippendale và biến chúng thành những tòa nhà chọc trời, nhìn như tòa lâu đài trung cổ làm bằng kính Những hình dáng trở nên lớn hơn, hình dáng trở nên đậm hơn và nhiều màu sắc. Người lùn trở thành những cây cột. (cười lớn) Những con thiên nga tăng theo kích cỡ của công trình. Thật là điên khùng. Nhưng ở thập niên 80, nó thật tuyệt. (cười lớn) Chúng ta đều vui chơi trong những trung tâm mua sắm và chúng ta dọn ra vùng ngoại ô, và ở đó, ở vùng ngoại ô, chúng ta có thể tạo ra những kiến trúc thần kỳ. Và những điều thần kỳ đó, chúng có thể là Địa Trung Hải hay Pháp hay Ý (cười lớn) có thể đi kèm với vô vàn bánh mì. Đây là vấn đề của kiến trúc hậu hiện đại. Đây là vấn đề về biểu tượng. Chúng dễ làm, chúng rẻ, bởi thay vì tạo ra những không gian, chúng tôi làm ra những ký ức của không gian. Vì tôi biết rằng, và tất cả các bạn đều biết, đây không phải ở Tuscany. Đây là Ohio. (cười lớn) Nên những kiến trúc sư trở nên mệt mỏi, và chúng ta bắt đầu đẩy con lắc trở về hướng khác. Cuối những năm 80 đầu 90, chúng ta bắt đầu trải nghiệm với cái gọi là chủ nghĩa giải tỏa kết cấu. Chúng ta vứt bỏ những biểu tượng xưa cũ, chúng ta dựa vào những kỹ thuật trợ giúp thiết kế của máy tính (CAD) và chúng ta có được những sự kết hợp mới, những hình dáng va vào nhau Đây là những vấn đề học thuật và có chút bốc đồng, nó cực kỳ hiếm, chúng tôi hoàn toàn xa lánh bạn. Như thường lệ, con lắc sẽ quay lại hướng kia Và sau đó, điều gì đó tuyệt vời xảy ra. Năm 1997, công trình này khai trương. Đây là bảo tàng Guggenheim Bilbao của Frank Gehry Và công trình này về cơ bản đã thay đổi quan hệ của thế giới với kiến trúc. Paul Goldberger cho rằng Bilbao là một trong số ít khoảnh khắc khi nhà phê bình, giới học thuật và cả công chúng hoàn toàn được hợp nhất quanh một công trình Tờ New York Times gọi công trình này là một phép màu. Du khách đến Bilbao tăng 2,500% sau khi công trình được hoàn thành. Vì thế mà bỗng dưng, mọi người muốn một công trình như vậy: ở Los Angeles, ở Seattle, ở Chicago, ở New York, ở Cleveland, ở Springfield. (cười lớn) Ai cũng muốn có 1 cái, và Gehry ở mọi nơi. Ông ấy là một trong những ngôi sao kiến trúc sư. Ngày nay, làm sao để mà những hình dáng này - chúng hoang dại và cấp tiến làm sao để mà chúng lại bao phủ khắp nơi trên thế giới như vậy? Và nó xảy ra bởi vì truyền thông đã gây ấn tượng mạnh mẽ về chúng đến nỗi chúng ta nhận ra rằng nó mang ý nghĩa của văn hóa và du lịch. Chúng tôi tác động lên cảm xúc đối với những hình dạng này. Vì thế mà bất kỳ thị trưởng nào trên thế giới đều biết rằng nếu họ có những hình dạng này, họ có văn hóa và du lịch. Hiện tượng này ở bước ngoặt của thiên niên kỷ mới xảy đến với một vài siêu kiến trúc sư khác. Nó xảy đến với Zaha và nó xảy đến với Libeskind và điều xảy ra với một vài những kiến trúc sư kiệt xuất này ở bước ngoặt của thiên niên kỷ mới có thể thực sự xảy ra với toàn bộ giới kiến trúc, khi mà kỹ thuật số bắt đầu tăng tốc độ cùng với tốc độ mà chúng ta tiếp nhận thông tin Bởi vì nghĩ về cách mà bạn tiếp nhận kiến trúc. Một ngàn năm trước, bạn phải đi bộ sang làng khác để thấy một công trình. Giao thông vận tải đã tăng tốc: Bạn có thể đi thuyền, máy bay, bạn có thể là một du khách. Công nghệ tăng tốc: Bạn có thể thấy nó ở trên báo, trên TV, đến cuối cùng, chúng ta đều là những nhiếp ảnh gia kiến trúc, và công trình không còn gắn chặt với khu đất xây dựng kiến trúc ở khắp mọi nơi lúc này, và điều đó có nghĩa là tốc độ của viễn thông cuối cùng đã bắt kịp tốc độ của kiến trúc. Vì kiến trúc thật ra phát triển khá nhanh. Không mất nhiều thời gian để nghĩ về một công trình. Nhưng mất nhiều thời gian để xây dựng nó, ba hay bốn năm, và trong khoảng thời gian chuyển tiếp, một kiến trúc sư sẽ thiết kế 2 hay 8 hoặc cả trăm công trình trước khi họ biết rằng công trình mà họ xây dựng 4 năm trước có thành công hay không. Đó là bởi vì không bao giờ có một luồng phản hồi hiệu quả trong giới kiến trúc. Thế là chúng ta cuối cùng có những công trình như thế này. Chủ nghĩa cứng nhắc không phải là một bước tiến trong vòng 2 năm, mà là 20 năm. Trong 20 năm, chúng ta đã tạo ra những công trình thế này bởi vì chúng ta không hình dung được sẽ đáng ghét thế nào. Nó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, Tôi nghĩ vậy, bởi vì chúng ta đang sống ở ngưỡng của cuộc cách mạng lớn nhất trong kiến trúc từ thời phát minh ra bê tông, thép, hay thang máy và nó là một cuộc cách mạng truyền thông. Nên lý thuyết của tôi là khi chúng ta ứng dụng truyền thông vào con lắc này, nó bắt đầu lắc nhanh hơn và nhanh hơn, cho tới khi nó gần như là đồng thời. và cách hiệu quả xóa mờ sự khác biệt giữa sự cách tân và biểu tượng, giữa chúng tôi, những kiến trúc sư, và bạn, công chúng Bây giờ chúng ta có thể tạo ra những biểu tượng gây cảm xúc gần như tức thời từ một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ. Để tôi cho bạn thấy nó thể hiện như thế nào trong một dự án công ty của tôi mới hoàn thành Người ta thuê tôi thay đổi công trình này, cái mà đã bị phá hủy. Đây là trung tâm của thị trấn Pines ở đảo Fire bang New York. Nó là một cộng đồng nghỉ mát. Chúng tôi đề xuất một công trình táo bạo, cái mà khác biệt so với bất kỳ thứ gì mà cộng đồng này đã từng quen thuộc và chúng tôi đã lo sợ, như khách hàng cũng lo sợ và cả cộng đồng cũng lo sợ, vì thế mà chúng tôi tạo ra một loạt những bức ảnh giả lập công trình thật mà chúng tôi đưa lên Facebook và cả Instagram, và chúng tôi để cho mọi người bắt đầu làm những việc mà họ làm: chia sẻ nó, bình luận, thích nó, ghét nó. Có nghĩa là 2 năm trước khi công trình hoàn tất, nó thật sự là một phần của cộng đồng, vì thế mà khi bức ảnh giống chính xác như sản phẩm cuối cùng, đã không có sự bất ngờ nào. Công trình này đã hoàn toàn là một phần của cộng đồng này, Rồi khi mùa hè đầu tiên đến, khi mọi người bắt đầu đến thăm và chia sẻ công trình trên mạng xã hội Nó không còn là thành một dinh thự mà nó trở thành truyền thông, bởi vì những cái này không chỉ là bức ảnh của một công trình, chúng là bức ảnh của bạn về một công trình và khi sử dụng nó để kể câu chuyện của mình, chúng trở nên một phần câu chuyện kể của cá nhân bạn, và điều mà bạn đang làm là đi vòng quanh tập hợp lại những ký ức của mình, và bạn tạo nên những biểu tượng mà chúng tôi hiểu được. Có nghĩa là chúng ta không phải trông cậy vào Hy Lạp để dạy cho ta cách nghĩ về kiến trúc nữa. Chúng ta có thể nói với nhau cách chúng ta nghĩ về kiến trúc, vì truyền thông kỹ thuật số không những thay đổi mối quan hệ giữa chúng ta, nó thay đổi mối quan hệ giữa chúng ta và những công trình. Nghĩ 1 chút về những thủ thư ở Livingston. Nếu công trình đó chuẩn bị xây dựng ngay hôm nay, điều đầu tiên chúng ta cần làm là lên mạng và tìm kiếm "thư viện mới" Sẽ có tới tấp bởi những ví dụ của những thí nghiệm, của sự cách tân, của hình ảnh một thư viện nằm ngoài trí tưởng tượng. Đó là một thứ đạn dược. Đó là đạn dược mà chúng có thể mang đến cho những thị trưởng của Livingston, đến người dân của Livingston, và nói thế này, không ai có thể trả lời ngày nay thư viện là cái gì. Hãy trở thành một phần của nó. Sự phong phú của thử nghiệm cho chúng sự tự do để tạo ra trải nghiệm. Mọi thứ đều khác biệt ngày nay. Kiến trúc không còn là những vật thể bí hiểm sử dụng từ ngữ đao to búa lớn và những bản vẻ phức tạp, và bạn không còn là những người không may, người khách hàng mà sẽ không chấp nhận thứ mà họ chưa bao giờ thấy nữa. Kiến trúc sư có thể nghe bạn, và bạn không còn bị bắt nạt bởi kiến trúc nữa. Điều đó có nghĩa là cái quả lắc qua lại từ phong cách này đến phong cách khác, từ bước tiến này đến bước tiến khác, không còn phù hợp. Chúng ta có thể thật sự tiến về phía trước và tìm kiếm những giải pháp thích hợp mà xã hội của chúng ta đang phải đối mặt. Đây là kết thúc của lịch sử kiến trúc, có nghĩa là những công trình của ngày mai sẽ trở nên rất khác biệt so với những công trình ngày nay. Nó có nghĩa là không gian công cộng ở một thành phố cổ của Seville có thể trở nên độc đáo và phù hợp với cách mà một thành phố hiện đại vận hành. Có thể là một nhà thi đấu ở Brooklyn có thể là một sân vận động ở Brooklyn, chứ không phải là một tác phẩm mô phỏng lịch sử bằng gạch đỏ mà chúng ta hay nghĩ về 1sân vận động Nó có nghĩa là robot sẽ xây dựng công trình của chúng ta, vì chúng ta cuối cùng cũng sẵn sàng cho những hình dạng mà chúng sẽ tạo ra. Và nó có nghĩa là những công trình đó đi theo hướng của tự nhiên thay vì hướng ngược lại. Có nghĩa là một gara để xe ở bãi biển Miami, Florida, cũng có thể trờ thành một nơi cho thể thao và tập yoga và bạn thậm chí có thể tổ chức đám cưới ở đó vào ban đêm (cười lớn) Có nghĩa là 3 kiến trúc sư có thể mơ đến việc bơi lội ở biển phía Đông của NewYork, và sau đó gây quỹ được nửa tỉ đô la từ một cộng đồng vây quanh công trình của họ, không còn ai là khách hàng nữa. Có nghĩa là không công trình nào quá nhỏ cho sự cải tiến, giống như mô hình tuần lộc nhỏ này nó cũng cơ bắp và gân guốc như những con vật thực tế. Có nghĩa là một công trình không cần phải đẹp để được yêu mến, như công trình bé nhỏ xấu xí này ở Tây Ban Nha, nơi mà kiến trúc sư đào một cái lỗ, chất đầy rơm, và họ bơm bê tông vào xung quanh, và khi bê tông khô, họ nhờ ai đó tới và dọn sạch đám rơm đi vì thế mà tất cả còn lại khi xong việc là một căn phòng nhỏ ghê tởm chất đầu những dấu ấn và những vết tích của cái cách mà nơi này được tạo nên, và nó trở thành nơi tuyệt vời nhất để ngắm hoàng hôn ở Tây Ban Nha. Bởi vì không quan trọng là con bò xây nên công trình của chúng ta hay một con robot Cách chúng ta xây không quan trọng, quan trọng là chúng ta xây cái gì. Kiến trúc sư phải biết làm công trình có nhiều cây xanh hơn như thế nào và thông minh hơn và thân thiện hơn. Chúng tôi chỉ là đang chờ đợi tất cả các bạn đều mong muốn chúng, Và cuối cùng, chúng ta không còn ở hai phía đối địch nhau nữa. Tìm một kiến trúc sư, thuê một kiến trúc sư, làm việc với chúng tôi để thiết kế những công trình, thành phố, thế giới tốt hơn, bởi vì cái giả phải trả là cao Công trình không chỉ phản ánh xã hội, chúng định hình xã hội chúng ta đến những không gian nhỏ nhất: từ thư viện địa phương, nhà ở nơi chúng ta nuôi dạy con cái và cái đoạn đường mà chúng ta đi từ phòng ngủ ra phòng tắm Cám ơn (Vỗ tay) Mối đe dọa về sức khỏe gia tăng nhanh nhất với người Mỹ là gì? Ung thư? Đau tim? Béo phì? Đáp án không nằm trong số đó; đó là bệnh Alzheimer. Cứ mỗi 67 giây, có một người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Theo đà này, số bệnh nhân Alzheimer sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, người chăm sóc bệnh nhân và số người già còn lại sẽ trở thành một thách thức lớn cho xã hội. Gia đình tôi trực tiếp có kinh nghiệm vật lộn chăm lo cho bệnh nhân Alzheimer. Lớn lên trong một gia đình có 3 thế hệ, tôi sống gần gũi với ông nội. Khi tôi lên bốn, khi ông và tôi đang đi dạo công viên ở Nhật Bản đột nhiên ông đi lạc đường. Đó là một trong những giây phút sợ hãi nhất mà tôi từng trải qua, và là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo chúng tôi rằng ông nội đã mắc bệnh Alzheimer. Suốt 12 năm qua, tình trạng của ông ngày càng xấu đi, và tính lơ đễnh của ông gây ra cho gia đình rất nhiều căng thẳng. Cô tôi, người chăm sóc chính, phải vất vả thức đêm để canh chừng ông, và thường không thể biết được ông rời giường lúc nào. Tôi bắt đầu lo ngại về sức khỏe của cô cũng như vấn đề an toàn của ông. Tôi cố gắng tìm kiếm giải pháp để giúp đỡ gia đình mình, nhưng vô vọng. Sau đó, vào một đêm cách đây hai năm, tôi trông ông và thấy ông bước ra khỏi giường. Lúc bàn chân ông chạm vào sàn nhà, tôi nghĩ, sao mình không lắp cảm biến áp suất vào gót chân ông? Mỗi khi ông bước lên sàn nhà và ra khỏi giường, trọng lượng sẽ gia tăng áp lực lên cảm biến và gửi cảnh báo âm thanh tới điện thoại của người chăm bệnh. Nhờ nó, cô tôi có thể ngủ ngon mà không phải lo lắng về việc ông đi lang thang đâu đây. Bây giờ, tôi muốn giới thiệu về chiếc tất này. Cho phép tôi mang mẫu tất lên sân khấu được không? Thật tuyệt. Khi bệnh nhân bước đi trên sàn nhà -- (chuông reo) -- cảnh báo được phát đi tới điện thoại người chăm bệnh. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn, xin giới thiệu mẫu tất. Đây là bản vẽ thiết kế sơ bộ của tôi. Mong muốn của tôi là tạo ra công nghệ cảm ứng có lẽ bắt nguồn từ tình yêu với cảm ứng và công nghệ. Lúc tôi lên sáu, một người bạn lớn tuổi của gia đình ngã trong nhà tắm và bị thương nặng. Tôi bắt đầu lo lắng cho ông bà nội mình và tìm tòi phát minh hệ thống nhà tắm thông minh. Cảm biến chuyển động được lắp đặt bên trong gạch lát sàn để phát hiện cú ngã ngay khi bệnh nhân ngã xuống. Khi đó tôi mới sáu tuổi và vẫn chưa tốt nghiệp mẫu giáo, tôi không có công cụ và kiến thức cần thiết để chuyển tải ý tưởng vào thực tế nhưng dù sao, kinh nghiệm nghiên cứu đã gieo vào tôi ước muốn mạnh mẽ, sử dụng cảm biến để giúp người bệnh cao tuổi. Tôi rất tin tưởng cảm biến có thể giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống. Khi lập kế hoạch, tôi nhận ra mình đối mặt với 3 thách thức: thứ nhất, tạo ra một cảm biến; thứ hai, thiết kế bảng mạch; thứ ba, lập trình ứng dụng. Điều này khiến tôi nhận ra dự án này khó hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu. Thứ nhất, tôi phải tạo ra một cảm biến đeo được, mỏng, đủ linh hoạt để có thể đeo thoải mái dưới chân bệnh nhân. Sau nhiều nghiên cứu tốn kém và thử nghiệm nhiều vật liệu như cao su, tôi thấy chúng quá dày để vừa khít dưới bàn chân. Tôi quyết định in cảm biến phim có các hạt mực nhạy lực dẫn điện. Khi có lực tác động, kết nối giữa các hạt mực gia tăng. Do đó, tôi có thể thiết kế mạch đo áp lực bằng cách đo điện trở. Tiếp đến, tôi phải làm ra một mạch vô tuyến có thể đeo được, nhưng truyền tín hiệu vô tuyến tiêu tốn nhiều điện và gắn pin nặng, cồng kềnh. Thật may, tôi tìm thấy công nghệ năng lượng thấp Bluetooth, tiêu tốn rất ít điện và có thể dùng pin nhỏ như đồng xu. Điều này giúp cho hệ thống không bị chết giữa đêm. Cuối cùng, tôi viết mã cho ứng dụng, chủ yếu để chuyển đổi điện thoại người chăm bệnh thành điều khiển từ xa. Để thực hiện, tôi phải học thêm về lập trình Java và XCode. Tôi cũng học cách viết mã cho thiết bị Bluethooth tốn ít năng lượng từ các video hướng dẫn trên Youtube và xem nhiều sách khác. Kết hợp các thành phần này, tôi thành công tạo ra 2 nguyên mẫu, một cảm biến được gắn vào bên trong chiếc tất, và một cảm biến khác có thể tháo lắp và bám chặt vào bất kỳ nơi nào nó tiếp xúc dưới chân bệnh nhân. Một năm nay, tôi đã thử nghiệm thiết bị này trên ông nội, và tỉ lệ thành công là 100% trong việc phát hiện hơn 900 lần ông đi lang thang. Hè năm trước, tôi có thể mở rộng thí nghiệm thiết bị ở một vài cơ sở nghỉ dưỡng ở California, và hiện tại, tôi đang tập hợp các phản hồi để cải tiến thiết bị thành sản phẩm tung ra thị trường. Kiểm nghiệm thiết bị trên nhiều bệnh nhân giúp tôi nhận ra cần phải tìm giải pháp cho những người không đeo tất đi ngủ buổi tối. Dữ liệu cảm biến, lấy từ một số lượng lớn bệnh nhân còn có thể hỗ trợ cải thiện chăm sóc bệnh nhân và có lẽ đưa tới một phương pháp chữa bệnh. Ví dụ, hiện tôi đang kiểm tra sự tương quan giữa tần suất bệnh nhân đi lang thang đêm với chế độ ăn uống và hoạt động thường ngày. Tôi không bao giờ quên lần đầu tiên thiết bị phát hiện ra ông nội tôi lang thang bên ngoài lúc đêm. Khoảnh khắc đó, tôi thực sự ấn tượng bởi sức mạnh của công nghệ có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Mọi người sống hạnh phúc và khỏe mạnh là thế giới mà tôi hướng tới. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Một trong những bệnh nhân trẻ đầu tiên mà tôi chăm sóc là Sol một cô bé dễ thương mới tròn 1 tháng cô bé nhập viện vì có dấu hiệu nhiễm trùng phổi nặng. Cho đến giờ phút đó, tôi chưa gặṕ bệnh nhân nào trở nặng nhanh đến thế. Chỉ hai ngày, cô bé phải dùng máy thở và đến ngày thứ ba thì qua đời. Sol đã bị ho gà Sau khi đã thảo luận sự kiện trong viện và cảm nhiều sự đau buồn phấn chấn Tôi theo lời trưởng nhóm đã nói với tôi rằng: "Tốt nhất cô nên hít thờ thật sâu, đi rửa mặt, và bây giờ đối diện đến sự khó nhất: là chúng ta phải đi báo với bố mẹ cô bé" Lúc đó, nhiều câu hỏi đến trong đầu tôi. Tại sao một em bé mới sanh được một tháng lại bất hạnh đến thế, và chúng ta có thể làm gì để tránh chuyện đó. Trước khi có vaccine nhiều bệnh truyền nhiễm đã ̃ giết chết hàng triệu người mỗi năm. Trong đại dịch cúm năm 1918 50 triệu người chết. Lớn hơn dân số Argentina hiện nay Có lẽ, những người lớn tuổi còn nhớ dịch bại liệt xãy ra tại Argentina năm 1956. Tại thời điểm đó, chưa có vaccine phòng bại liệt Người ta chưa biết phải làm gì. Họ như những người điên. Họ đi ra ngoài kiếm vôi bôi lên cây. Họ đặt ít long não trong túi bỏ trong quần áo con em ho,̣ coi như đó là những gì cần làm. Trong suốt đại dịch cúm, hàng ngàn người chết Và hàng ngàn bị thần kinh nặng Tôi biết đến đại dịch vì tôi đã đọc về nó Vì may có thuốc ngừa nên thế hệ chúng ta may mắn hơn không sống trong đại dịch kinh khủng như thế Vaccine là một trong những phát hiện thành công lơń của thế kỷ 20. Sau nước uống nó là biện pháp để giảm thiểu tỷ lệ tử vong thậm chí nhiều hơn cả kháng sinh. Chủng ngừa diệt những bệnh khủng khiếp như đậu mùa và đã giảm tỷ lệ tử vong một số bệnh khác như bệnh sởi ho gà, cúm và nhiều hơn nữa. Tất cả những bệnh này đều ở trong nhóm gọi là: Những bệnh có thể phòng ngừa bởi vaccines. Điều đó sẽ có nghĩa gì? Rằng chúng có thể ngăn ngừa được, nhưng để đạt được điều đó thì cần làm một số việc. Bạn phải cần tiêm phòng Tôi chắc rằng hầu hết hay tất cả chúng ta ngày nay đều tiêm phòng vào một số thời điểm nhất định. Nhưng tôi không dám chắn rằng nhiều người trong chúng ta biết loai vaccine hoặc tăng cường nào chúng ta sẽ nhận khi thành niên. Có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta bảo vệ ai khi chúng ta tiêm phòng? Bạn trả lời như thế nào? Ngoài bảo vệ mình chúng còn chức năng nào khác? Tôi sẽ cho bạn thấy một vài thứ Hãy tưởng tượng một chốc ta ở trong một thành phố nơi không có một trường hợp bệnh cụ thề nào giống như bệnh sởi. Nghỉa là sao? Trong một thành phố đó không ai phải tiếp xúc với bệnh, không ai có miễn dịch tự nhiên cũng như tiêm phòng vaccine để chống bệnh sởi. Nếu một ngày, có người bệnh sởi xuất hiện trong thành phô ́bệnh sẽ không gặp sự kháng cự lớn ́và sẽ lây từ người nầy sang người khác và không lâu thì bệnh sẽ phát tán trong cộng đồng. Sau một thời gian một số lớn dân cư sẽ nhiễm bệnh Điều này xảy ra khi không có vaccine Bây giờ, hãy nghĩ trường hợp khác Chúng ta cũng ở trong một thành phố nơi mà hơn 90% dân số có phòng chống bệnh sởi. điều đó nghĩa la họ từng mắc bệnh ̀ và tạo miễn dịch tự nhiên để được tồn tại. hoặc họ được tiêm phòng bệnh sởi Nếu một ngày, có người mắc bệnh sởi xuất hiện trong thành phô.́ Bệnh sẽ gặp nhiều trở ngại hơn và không thể truyền từ người sang người Sự lây nhiễm có thể được giới hạn và không có sự bùng phát dịch bệnh sởi. Tôi muốn bạn chú ý một vài điểm Những người tiêm phòng không chỉ bảo vệ chính mình mà còn ngăn không cho bệnh phát tán đến cộng đồng Chúng ta bảo vệ gián tiếp những người trong công đồng không đươc tiêm phòng. Chúng ta tạo ra một lá chắn có thể giúp ngăn chặn tiếp xúc với bệnh vì vậy những người nầy được bảo vệ Sự bảo vệ gián tiếp này chỉ đơn giản là những người chưa tiêm phòng được bao quanh bởi người đã tiêm phòng gọi là sự miễn dịch cộng đồng. Nhiều người trong cộng động chỉ phụ thuộc vào sự miễn dịch này để bảo vệ khỏi bệnh tật Những người không được tiêm phòng mà bạn thấy không chỉ là lý thuyết. Họ có thể là cháu trai, cháu gái, con chúng ta chúng còn quá trẻ để tiêm lần đầu. Họ là cha mẹ, anh chị người quen biết họ đều có thể mắc bệnh hoặc do uống thuốc làm giảm khả năng miễn dịch của họ Cũng có những người bị dị ứng với một loại vaccine đặt biệt nào đó. Họ có thể ở giữa chúng ta những người đã tiêm phòng nhưng vaccine có thể không tạo ra hiệu quả mong muốn. bởi vì không có vaccine hiệu quả 100%. Tất cả người đó chỉ phụ thuộc miễn dịch cộng đồng để bảo vệ khỏi bệnh. Để miễn dịch cộng đồng có hiệu quả thì cần một tỷ lệ lớn dân số tiêm phòng Tỷ lệ này gọi là ngưỡng Ngưỡng này phụ thuộc nhiều yếu tố Nó phụ thuộc vào đặc điểm vi trùng và những người đáp ứng được điều kiện miễn dịch. Nhưng tất cả chúng đều có điểm chung Nếu tỷ lệ dân số trong cộng đồng được tiêm phòng dưới ngưỡng này thì bệnh sẽ lây nhiễm tự do hơn và có thể tạo thành ổ dịch của bệnh trong cộng đồng. Thậm chí một số bệnh đã kiểm soát được có thể trở lại. Đây không chỉ là lý thuyết. Nó đã xảy ra và đang xảy ra Năm 1998,nhà nghiên cứu người Anh, công bố một bài báo trong tạp chí có tầm quan trọng trong lĩnh vực y khoa nói về vaccine MMR loại vaccine có thể ngừa sởi, ho gà và cúm có liên quan đến bệnh tự kỉ Nó có tác động ngay lập tức Người ta dừng tiêm phòng . và dừng tiêm vaccine cho con họ. Và chuyện gì xảy ra? Số người tiêm vaccine ở nhiều cộng đồng trên thế giới đã xuống dưới ngưỡng. Và dịch sởi đã bùng phát nhiều nơi trên thế giới. Tại Mỹ, tại châu Âu. Nhiều người mắc bệnh và người ta chết vì bệnh sởi. Chuyện gì xảy ra ? Bài viết đã gây ra một sự khuấy động mạnh trong giới y tế. Nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nếu nó là đúng sự thật. Không thể tìm thấy mối tương quan giữa MMR và bệnh tự kỉ ở mức độ lớn nhưng nó đã chứng minh bài viết trên là không đúng sự thật. nếu không nói rằng nó là gian lận. Nó quả thật là gian lận. Thực tế, các tạp chí đã rút lại bài viết vào năm 2010. Một trong những lý do chính khiến không tiêm phòng là do tác dụng phụ của vaccine. Vaccine giống những loại thuốc khác, có thể có tác dụng phụ. Phần lớn là nhẹ và tạm thời Nhưng những lợi ích thì lớn hơn những triệu chứng phụ. Khi bệnh, chúng ta muốn khỏi nhanh chóng. Nhiều người trong số ở đây dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng. dùng thuốc huyết áp khi bị huyết áp cao. Chúng ta dùng thuốc trợ tim. Tại sao? Bởi vì chúng ta bệnh và muốn khoẻ nhanh. Và chúng ta không hỏi gì nhiều Tại sao lại khó khắn khi chúng ta nghĩ về viêc ngăn ngừa bệnh tật, tự chăm sóc khi còn khoẻ? Chúng ta chăm sóc rất nhiều khi bệnh hoặc trong tình huống nguy hiểm. Tôi tin rằng trong chúng ta ở đây còn nhớ đến đại dịch cúm A nổ ra vào năm 2009 tại Argentina và trên toàn thế giới Khi những trường hợp ban đầu được phát hiện chúng ta, lúc đó ở Argentina đang đón mùa đông Chúng ta hoàn toàn không biết gi cả̀. Mọi thứ xảy ra trong hỗn độn. Người ta ra đường đeo khẩu trang, chạy tìm các quầy thuốc để mua alcohol gel Người ta xếp hàng các quầy thuốc để tiêm vaccine mà không biết nếu nó là vaccine đúng để bảo vệ chúng ta chống vi trùng mới nầy. Người ta hoàn toàn không biết gì cả. Thời điểm đó, ngoài làm việc cho tổ chức Fundacion Infant (Quỹ sơ sinh) Tôi còn làm bác sĩ nhi tại việǹ cho một công ty dược Tôi nhớ tôi bắt đầu lảm việc lúc 8 giờ sáng và vừa đúng 8 giờ, tôi có một danh sách 50 người viếng thăm Trong hỗn loạn, người ta không biết làm gì Tôi nhớ các loại bệnh nhân mà tôi kiểm tra những yếu tố bệnh của những người đang đến cao hơn một chút so với những người chúng tôi gặp vào mùa đông. Họ sốt lâu hơn. Và tôi nhớ đề cập với thầy tôi từ tồ chức cũ và ông ta có nghe từ một đồng nghiệp, về một số lớn phụ nữ mang thai và những thanh niên đã nhập viện chăm sóc đặc biệt với triệu chứng lâm sàng khó khăn Lúc đó, chúng tôi muốn tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Điều đầu tiên sang thứ hai là chúng tôi lái xe và đến bệnh viện tại một tỉnh ở Buenos Aires nơi được cho là bệnh viện chuyên khoa về những vụ virus cúm mới. Khi chúng tôi đến, bệnh viện rất động Các nhân viên đều mặc đồ bảo hộ NASA Chúng tôi luôn có khẩu trang trong túi Tôi bị chứng nghi bệnh, không thể thở trong hai giờ Nhưng chúng tôi có thể thấy chuyện gì xảy ra Ngay lập tức, chúng tôi tìm các bác si nhi trong 6 bệnh viện ở thủ đô và ngọai ô Bueno Aires Mục đích của chúng tôi là, trong một thời gian ngắn nhất, làm thế nào hiểu ra virus mới tiếp xúc với trẻ em. Công việc như môt cuộc chạy đua đường dài gần 3 tháng, chúng tôi đã biết được cơ chế cửa virus H1N1 trong 251 trường hợp trẻ em mắc phải đã nằm trong những bè̀nh viện nầy. Chúng tối thấy trường hợp trẻ em dễ nhiễm bệnh hơn là những trẻ em dưới bốn tuổi đặc biệt là dưới một tuổi, bệnh nhân bệnh thần kinh và trẻ bị lao phổi nặng. Việc xác định nhóm nguy cơ rất quan trọng vì họ sẽ là nhóm ưu tiên trong trường hợp tiêm vaccine không chỉ tại Argentina mà nhiều nước khác khi đại dịch chưa đến. Một năm sau, khi mà vaccine H1N1 đã có thể phòng chống chúng tôi muốn thấy điều đã xảy ra Sau chiến dịch tiêm chủng lớn nhằm bảo vệ nhóm nguy cơ tại bệnh việc, với ̣93% nhóm nguy cơ được tiêm phòng, không có trường hợp nhập viện vì nhiễm virus H1N1. (tiếng vỗ tay) Năm 2009: 251 Năm 2010: 0 Tiêm chủng là một hành động cá nhân nhưng có tác động tập thể lớn Nếu tôi tiêm phòng, không chỉ bảo vệ chính tôi mà còn bảo vệ người khác Sol đã mắc bệnh ho gà Sol còn rất nhỏ và con bé chưa được tiêm phòng bệnh ho gà lần đầu. Tôi luôn tự hỏi chuyện gì xảy ra Nếu mọi người quanh Sol đều tiêm phòng (tiếng vỗ tay) Tưởng tượng bạn đang ở trong một quán bar, hay một câu lạc bộ và bạn bắt chuyện với một cô gái một lúc sau cô ấy hỏi bạn: "Thế công việc của anh là gì?" Và vì bạn nghĩ rằng công việc của bạn rất thú vị, bạn nói: "Anh là một là nhà toán học" (Cười) Thế là 33.51% phụ nữ, trong khoảnh khắc đó, giả vờ có một cuộc gọi khẩn cấp và bỏ đi (cười) Và 64.69% phụ nữ cố gắng thay đổi chủ đề trong tuyệt vọng và bỏ đi (cười) 0.8% còn lại, bao gồm em họ, bạn gái và mẹ bạn, biết rằng công việc của bạn là thứ hơi kì lạ nhưng không nhớ ra nó là cái gì. (cười) Và cuối cùng là 1% vẫn còn tham gia vào cuộc trò trò chuyện. và không thể tránh khỏi, trong suốt cuộc trò chuyện đó một trong hai câu sau sẽ xuất hiện: A)"Em học toán dở tệ, nhưng nó không phải lỗi của em thật ra bởi vì giáo viên dạy dở tệ" (cười) hoặc B)"Nhưng mà môn toán thực sự để làm gì?" (cười) Giờ tôi sẽ phân tích trường hợp B (cười) Khi ai đó hỏi bạn toán học dùng để làm gì, họ không hỏi bạn về các ứng dụng của khoa học toán học Họ đang hỏi bạn, Tại sao tôi phải học thứ vớ vẩn mà tôi sẽ không sử dụng lại lần nào nữa trong đời? (cười) Đó là những điều họ thực sự đang hỏi. Khi những nhà toán học được hỏi toán học dùng để làm gì, họ sẽ được chia thành 2 nhóm: 54.51% các nhà toán học sẽ chọn ví trí tấn công, và 44.77% nhà toán học sẽ chọn vị trí phòng thủ. 0.8% kỳ lạ còn lại, trong đó có bản thân tôi. Vậy ai là những người tấn công? Những người tấn công là các nhà toán học sẽ nói với bạn rằng câu hỏi này chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi vì toán học có ý nghĩa riêng của nó một cấu trúc tuyệt đẹp với tính logic của riêng nó và thật là vô lý khi cứ phải liên tục tìm kiếm tất cả các ứng dụng. Thế ứng dụng của thơ ca là gì? Thế ứng dụng của tình yêu là gì? Thế ứng dụng của bản thân cuộc sống là gì? Hỏi như vậy là thế nào? (cười) Hardy, ví dụ, là một mô hình của loại tấn công này Và những người chọn vị trí phòng thủ sẽ nói với bạn, "Thậm chí khi bạn không nhận ra, bạn thân mến, toán học đứng đằng sau tất cả" (cười) Những anh chàng đó, họ luôn luôn xây cầu, và máy vi tính "Nếu bạn không biết toán, cây cầu của bạn sẽ sụp đổ" (cười) Đúng vậy, máy tính toàn là về toán học. Và giờ những anh chàng này cũng có thể bắt đầu nói đằng sau mã số bí mật và thẻ tín dụng là những số nguyên tố. Đây là những câu trả lời mà thầy dạy toán sẽ trả lời bạn nếu bạn hỏi họ Thầy là một trong những người phòng thủ. OK, vậy ai là người đúng? Những người cho rằng toán học không cần phải có mục đích, hoặc những người cho rằng toán học đứng đằng sau tất cả những gì chúng ta làm? Thật ra, cả hai đều đúng. Nhưng hãy nhớ rằng tôi đã nói với bạn Tôi thuộc vào 0.8% kì lạ cho rằng có lý do khác? Vì vậy, để tiếp tục, hãy hỏi tôi toán học dùng để làm gì. Khán giả: Toán học dùng để làm gì? Eduardo Sáenz de Cabezón: OK, 76.34% khán giả hỏi câu này, 23.41% không nói gì cả, và 0.8% Tôi không chắc các bạn đó đang làm gì. Vâng, thưa 76.31% khán giả yêu quí sự thực là toán học không cần phục vụ cho một mục đích, đúng là toán học là một cấu trúc tuyệt đẹp, logic nhất, có thể là một trong những nỗ lực tập thể vĩ đại nhất đạt được trong lịch sử loài người. Nhưng nó cũng đúng rằng, khi nhà khoa học và kỹ thuật viên tìm kiếm giả thuyết toán học cho phép họ cải tiến, họ trong cấu trúc toán học, thấm nhuần tất cả mọi thứ. thực sự là chúng ta phải đi sâu hơn, để thấy những gì đằng sau khoa học. Khoa học hoạt động dựa trên trực giác, sáng tạo. Toán học kiểm soát trực giác và thuần hóa sáng tạo. Hầu hết mọi người chưa nghe điều này bao giờ thật là ngạc nhiên khi họ biết rằng nếu bạn lấy một tấm giấy mỏng 0.1milimet, kích thước mà chúng ta thường sử dụng, và nếu nó đủ lớn, cuộn nó lại 50 lần, độ dày của nó sẽ kéo dài gần như khoảng cách từ trái đất lên đến mặt trời. Trực giác của bạn cho rằng điều này là không thể. Làm phép tính và bạn sẽ thấy rằng nó đúng. Đó là toán học dùng cho. Nó đúng rằng khoa học, tất cả các khoa học, chỉ có ý nghĩa khi chúng cho phép chúng ta hiểu rõ thế giới tươi đẹp chúng ta đang sống. và để làm điều đó, chúng giúp chúng ta tránh những cạm bẫy của thế giới đau khổ chúng ta đang sống. Có những môn khoa học đang giúp đỡ chúng ta theo cách trực tiếp này. ví dụ như khoa học ung thư chẳng hạn. Và có những thứ khác chúng ta nhìn từ xa, đôi khi với sự ghen tị, nhưng biết rằng chúng ta đang hỗ trợ họ. Tất cả các khoa học cơ bản phục vụ chúng, bao gồm toán học. Tất cả những thứ đó làm nên khoa học, khoa học là sự chặt chẽ của toán học. Và những nhân tố chặt chẽ đó tồn tại bởi vì kết quả của nó là vĩnh cửu. Bạn có thể nói hoặc được cho biết vào một lúc nào đó rằng kim cương là mãi mãi, đúng không? Điều đó phục thuộc vào định nghĩa của bạn về mãi mãi! Một định lý- nó thực sự bất diệt. (cười) Định lý Pythagore vẫn đúng cho dù Phahogoras đã chết, Tôi bảo đảm với bạn rằng nó là sự thật. (cười) Cho dù thế giới sụp đổ định lý Pythagore vẫn sẽ đúng. Mỗi khi hai cạnh bên của tam giác và một cạnh huyền đứng cạnh nhau (cười) là định lý Pythagore xuất hiện. Nó đúng như điên. (vỗ tay) À, những nhà toán học như chúng tôi cống hiến để tìm ra những định lý. Những sự thật vĩnh cửu. Nhưng chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng để nhận ra sự khác biệt giữa một sự thật vĩnh cửu, hoặc một định lý, và một sự phỏng đoán Bạn cần chứng minh nó. Ví dụ, tôi có một cánh đồng lớn vĩ đại, bất tận. Tôi muốn phủ nó bằng những mảnh bằng nhau, mà không để loại khoảng trống nào. Tôi có thể sử dụng hình vuông, đúng không? Tôi có thể sử dụng hình tam giác. Không phải hình tròn, vì chúng sẽ để lại những khoảng nhỏ. Thế hình nào là tốt nhất? Hình nào che phủ cùng bề mặt. nhưng có đường viền nhỏ hơn. Trong vòng 300 năm, Pappus Alexandria nói rằng tốt nhất là sử dụng hình lục giác, giống như loài ong sử dụng. Nhưng anh ta không chứng minh nó. Anh ta nói, "Hình lục giác, thật tuyệt! Hãy sử dụng hình lục giác!" Anh ta không chứng minh nó, "Hình lục giác!" Và thế giới này, như các bạn đã biết, chia thành Pappists và phản Pappists, cho tới 1700 năm sau vào năm 1999, Thomas Hales đã chứng minh rằng Pappus và loài ong đã đúng-- hình tốt nhất để sử dụng là hình lục giác, Và nó trở thành một định lý, định lý tổ ong, nó sẽ đúng vĩnh viễn và mãi mãi lâu hơn bất kỳ viên kim cương nào mà bạn có. (cười) Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng không gian ba chiều? Nếu bạn muốn phủ không gian bằng những phần bằng nhau, mà không để lại khoảng trống nào, Tôi có thể sử dụng khối vuông, đúng không? Không phải khối cầu, chúng để lại khoảng nhỏ. (cười) Hình nào tốt nhất để sử dụng? Lord Kelvin, nổi tiếng với độ Kelvin và tất cả, cho rằng thứ tốt nhất để sử dụng là một khối tám mặt cắt ngắn là cái mà, như các bạn đều biết (cười) là thứ này đây! (vỗ tay) Thôi nào. Ai mà chẳng có một khối tám mặt cắt ngắn ở nhà? (cười) Thậm chí là cái bằng nhựa. "Em yêu, lấy cái khối tám mặt cắt ngắn ra đây, chúng ta đang có khách." Ai cũng có một! (cười) Nhưng Kelvin không chứng minh nó. Nó vẫn là một phỏng đoán-- phỏng đoán của Kelvin. Thế giới, như các bạn biết đấy, sẽ chia thành Kevin và phản Kevin (cười) cho tới một trăm năm nữa hoặc hơn, ai đó tìm thấy một cấu trúc tốt hơn Weaire và Phelan tìm thấy thứ nhỏ bé ở đây này (cười) cấu trúc này được họ đặt một cái tên rất thông thái "cấu trúc Weaire-Phelan" (cười) Nhìn nó có vẻ lạ lùng, nhưng nó không lạ đến mức đó Nó cũng tồn tại trong tự nhiên. Điều thú vị là cấu trúc này, bởi vì có tính hình học, nó được sử dụng để xây dựng trung tâm thể thao dưới nước cho thế vận hội Bắc Kinh Tại đây, Michael Phelps giành 8 huy chương vàng, và trở thành vận động viên bơi lội giỏi nhất mọi thời đại À, cho tới khi một ai đó tốt hơn xuất hiện, đúng không? Và điều này có thể xảy ra, với cấu trúc Weaire-Phelan Nó là tốt nhất cho tới khi thứ khác tốt hơn xuất hiện Nhưng hãy cẩn thận, bởi vì thứ này có thể có cơ hội trong vòng một trăm năm, thậm chí trong 1700 năm, ai đó chứng minh rằng nó là hình dạng tốt nhất cho việc này. Thì nó sẽ trở thành định lý, một sự thật, vĩnh viễn. Lâu hơn bất kỳ viên kim cương nào. Nên, nếu bạn muốn nói với một ai đó rằng bạn sẽ yêu họ mãi mãi bạn có thể đưa họ kim cương. Nhưng nếu bạn muốn nói với họ rằng bạn sẽ yêu họ vĩnh viễn, hãy đưa cho họ một định lý! (cười) Nhưng khoan đã! Bạn sẽ phải chứng minh nó, như vậy tình yêu của bạn không còn là một phỏng đoán. (vỗ tay) Trí tuệ nhân tạo thù địch (AI) tên NIM xâm chiếm toàn bộ máy tính trên thế giới. Bạn là người duy nhất có khả năng vô hiệu hóa nó, và chỉ có một cơ hội duy nhất. Sau khi đột nhập vào phòng nghiên cứu bí mật của NIM, bạn đang ngồi trên một chiếc bè và lơ lửng trên 25 tầng nước tích điện. Bạn đã lắp một điều khiển từ xa có thể hạ mực nước bằng cách đẩy dòng nước qua song sắt trên tường. Nếu mực nước hạ được xuống 0, bạn có thể nhấn nút nguồn, vô hiệu hóa NIM, và cứu thế giới. Tuy nhiên, NIM biết bạn đang ở đây, và nó cũng có thể hạ mực nước bằng cách hút nước qua cửa sập dưới đáy phòng thì nghiệm. Nếu NIM hạ mực nước tới 0 trước, bạn sẽ bị hút ra khỏi phòng, và dĩ nhiên là nhiệm vụ thất bại. Bạn và NIM sẽ thay phiên kiểm soát lượng nước thoát ra, và không được bỏ lượt. Mỗi bên có thể hạ nước xuống đúng một, ba hoặc bốn tầng mỗi lượt. Ai hạ mực nước xuống 0 trước, sẽ chiến thắng trong trận đấu này. Lưu ý rằng không bên nào được hạ mực nước xuống thấp hơn 0; nếu mực nước đang là hai, thì tiếp theo chỉ được phép hạ xuống một. Bạn biết rằng NIM đã tính toán tất cả tình huống có thể xảy ra, vả sẽ tận dụng mọi cơ hội để chiến thắng. Bạn bắt đầu trước. Làm thế nào để chiến thắng và vô hiệu hóa trí tuệ nhân tạo này? Dừng video nếu bạn muốn tự tìm đáp án. Đáp án trong: 3 2 1 Bạn không thể mắc bất kỳ sai sót nào - vì NIM sẽ tận dụng nó để chiến thắng. Và bạn cần có đối sách với mọi nước đi của NIM. Mẹo ở đây là hãy bắt đầu từ vị trí bạn muốn kết thúc và tính ngược lại. Bạn muốn là người hạ mực nước xuống 0, nghĩa là trước đó, mực nước phải ở tầng 1, 3 hoặc 4 trước khi đến lượt bạn. Nếu mực nước ở tầng 2, lựa chọn duy nhất cho bạn là hạ xuống một tầng, và chiến thắng sẽ nằm trong tay NIM. Nếu mã hóa màu sắc cho mực nước, ta sẽ thấy một nguyên tắc đơn giản: có những tầng thua như tầng 2, bất kỳ ai bắt đầu lượt tiếp theo ở những mực này đều sẽ thua. Và cũng có những tầng nước thắng nghĩa là ai ở tầng này, có thể thắng ngay hoặc đẩy đối thủ vào tầng thua. Vậy nên không chỉ 1, 3, và 4 là những tầng thắng, mà còn cả 5 và 6, vì bạn có thể đưa đối thủ xuống tầng 2 từ vị trí này. Thế còn 7 thì sao? Từ 7, tất cả các nước đi đều đưa đối thủ tới tầng thắng, nên 7 là tầng thua. Và ta có thể tiếp tục tính toán với các tầng bên trên. Nếu bắt đầu lượt đi ở phía trên tầng thua một, ba hoặc bốn tầng, thì bạn đang ở tầng thắng. Nếu không, bạn chắc chắn sẽ thua. Bạn có thể tiếp tục tính toán cho tới tầng 25. Nhưng đơn giản hơn, bạn có để ý rằng từ tầng 8 đến 11 có màu giống với tầng 1 đến 4. Vì màu sắc mỗi tầng sẽ dựa theo màu của một, ba hoặc bốn tầng trên nó, nghĩa là tầng 12 và 5 sẽ có màu giống nhau, 13 giống với 6, 14 giống với 7, ... Đặc biệt, tầng thua luôn là bội số của 7, và những tầng hơn bội của 7 hai đơn vị. Bạn bắt đầu từ tầng 25, và cần chắc rằng đối thủ phải ở tầng thua mỗi khi tới lượt, nếu NIM bắt đầu lượt ở tầng thắng, dù chỉ một lần, bạn sẽ thua. Vậy bạn chỉ có một lựa chọn ở lượt môt là hạ nước xuống bốn tầng. Dù AI có làm gì đi nữa, bạn đều có thể đẩy nó vào tầng thua cho tới khi xuống đến 0 và vô hiệu hóa nó. Và như vậy, bạn đã ngăn được thảm họa. Giờ thì, quay lại với việc lướt web nào. Con người có mặt ở mọi nơi. Định cư trên khắp các lục địa, con người xuất hiện ở cả những góc khuất nhất trên Trái Đất: từ rừng già, đại dương, đến lãnh nguyên. Ảnh hưởng của chúng ta mạnh mẽ đến nỗi các nhà khoa học tin rằng nhân loại đã để lại những dấu tích lâu dài về mặt địa lý của Trái Đất. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đột nhiên toàn bộ con người trên Trái đất biến mất? Không có sự vận hành của ta, những phát minh sẽ mau chóng trở chứng. Vài giờ sau khi ta biến mất, những nhà máy lọc dầu sẽ gặp trục trặc, phát nổ với đám cháy kéo dài cả tháng như những nhà máy ở Tây Ấn, miền Bắc nước Mỹ và Hàn Quốc. Ở hệ thống tàu điện ngầm như ở London, Moscow và thành phố New York, những máy bơm chống ngập bị bỏ không, sẽ làm ngập đường ngầm chỉ trong ba ngày. Vào cuối tuần đầu tiên, các máy phát điện khẩn cấp sẽ bị sập nguồn và khi đám cháy tắt, Trái Đất chìm vào bóng tối lần đầu tiên sau hàng thế kỷ. Sau tháng đầu tiên của thảm họa, những thay đổi khác sẽ đến từ từ. Trong vòng 20 năm, những con đường sẽ bị cỏ dại và rễ cây đâm toạc. Cũng vào lúc này, những đường hầm ngập nước sẽ ăn mòn các con đường và chảy vào sông thành phố. Với khí hậu ôn hoà, vòng tuần hoàn của các mùa làm đóng rồi tan băng đường sông, làm nứt vỡ vỉa hè và những công trình bê-tông. Những đường ống nước rò rỉ cũng gây ra điều tương tự trong các toà nhà, và chỉ qua khoảng 200 mùa đông, các toà nhà chọc trời biến dạng và sụp đổ. Ở các thành phố nằm trên vùng châu thổ sông như Houston, những toà nhà này dần sẽ bị cuốn sạch - các nhánh sông gần đó sẽ chất đầy những đống bê tông đổ nát. Vùng nông thôn và ngoại thành sẽ mục rữa chậm hơn, theo nhiều cách khá bình thường. Rò nước, mốc, sâu bọ, và các loài gậm nhấm - tất cả kẻ thù quen thuộc của người nội trợ - giờ đây, không bị thứ gì ngăn cản. Trong vòng 75 năm, hầu hết những ngôi nhà được chống bằng xà sẽ bị mục và sụp, và những đống đổ nát này là nơi trú ngụ của loài gậm nhấm và thằn lằn bản địa. Nhưng ở thế giới hậu nhân loại, “bản địa” mang một nghĩa mới. Những thành phố sẽ đầy những loài thực vật lạ, phát triển hoang dã vượt khỏi nơi được trồng ban đầu. Dạ lan hương nước phủ xanh sông ở Thượng Hải. Những bụi cây Hogweed độc khổng lồ mọc đầy bờ sông Thames, London, Anh Quốc. Những cây lá lĩnh Trung Hoa mọc xuyên những con đường ở New York. Những cánh rừng mới mọc lên từ đống đổ nát những toà nhà chọc trời, tính acid chua trong đất giảm xuống thấp, cho phép các loài thực vật mới phát triển mạnh mẽ. Đa dạng sinh học hậu nhân loại cũng mở rộng trong vương quốc động vật. Cùng với sự mở rộng không ngừng của thực vật bản địa và ngoại lai, động vật đến được môi trường sống mới nhờ sự giúp đỡ của những cây cầu bỏ hoang. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của ta sẽ cứu sống cũng như triệt tiêu một vài loài. Gián tiếp tục sinh sôi ở môi trường nhiệt đới bản địa, nhưng không có hệ thống sưởi của loài người, họ hàng nơi thành thị của chúng sẽ bị đóng băng và chết sạch trong vòng hai mùa đông. Hầu hết các loài vật nuôi cũng không thể sống sót khi thiếu chúng ta - ngoại trừ số ít lợn, chó giỏi thích nghi và mèo nhà có tính hoang dã. Ngược lại, sự giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng sẽ cứu sống hàng triệu con chim mỗi năm khi mà sự di cư không bị cản trở bởi ánh đèn nhấp nháy của nhà cao tầng, và cột điện cao thế. Loài muỗi thì sinh sôi không ngừng ở nơi yêu thích do con người chế tạo như lốp xe cao su, thứ có thể tồn tại đến ngàn năm sau. Cùng với sự phát triển của hệ động thực vật, khí hậu Trái Đất cũng dần phục hồi sau hàng nghìn năm tác động của nhân loại Trong vòng 3.500 năm, vòng tuần hoàn thực vật sẽ xoá sạch những tàn tích cuối cùng của cuộc Cách Mạng Công Nghiệp khỏi bề mặt Trái đất. và có thể mất tới hơn 65,000 năm để lượng khí CO2 quay lại mức trước khi có con người. Nhưng ngay cả sau đó hàng triệu năm, di sản của nhân loại vẫn hiện diện. Những dấu tích điêu khắc dưới đá hoa cương núi Rushmore ở Hoa Kỳ, "sống sót" qua 7.2 triệu năm. Những hợp chất hoá học trong các tác phẩm tượng đồng sẽ giữ chúng nguyên dạng trong hơn 10 triệu năm. Và những tuyến xe điện ngầm dưới lòng đất, tàn tích của những thành phố được xây dựng trên bãi bồi được lưu lại qua thời gian như một dạng hoá thạch công nghệ. Những tàn tích này, cuối cùng, cũng sẽ bị xoá sạch khỏi bề mặt Trái đất. Con người không phải lúc nào cũng hiện diện cũng như tồn tại mãi mãi. Nhưng với những nghiên cứu về thế giới không có con người, ta có thể học được nhiều hơn về thế giới nơi mình đang sinh sống. Vào năm 426 trước Công nguyên (TCN), tại liên hoan kịch thường niên Athen, một vở hài kịch tên The Babylonians (Những người Babylon) của nhà thơ trẻ Aristophanes đã được trao giải nhất. Nhưng vở kịch miêu tả chỉ huy Athen trong cuộc chiến Peloponnesian gây nhiều tranh cãi đến nỗi một chính trị gia tên Kleon đã buộc Aristophanes ra hầu tòa vì tội "phỉ báng dân Athens trước mặt người nước ngoài." Hai năm sau, Aristophanes đáp trả bằng một vở kịch tên The Knights (Những kỵ sĩ). Trong đó, chàng công khai chế giễu Kleon, với nhân vật cùng tên kết thúc bằng việc bán xúc xích ngoài cổng thành. Phong cách châm biếm này là hệ quả của nền dân chủ không giới hạn ở Athen thế kỷ thứ 5 và hiện nay, được gọi là "Hài kịch cổ." Kịch của Aristophanes là những vở hài kịch lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới, chứa đầy sự giễu nhại, bài hát, những trò đùa cợt nhã, và trí tưởng tượng siêu thực. Chúng thường sử dụng các tình huống kì lạ, như nhân vật chính cưỡi bọ hung bay lên thiên đường hay một cái lưới trùm lên ngôi nhà khiến cha khổ chủ mắc kẹt bên trong, nhằm lật nhào kỳ vọng của khán giả. Và nó đã định hình phong cách viết và diễn hài kể từ đó. Từ "hài kịch" có nguồn gốc từ "komos" trong tiếng Hy Lạp cổ đại - huyên náo, và "oide" - hát, và khác hẳn với loại hình nghệ thuật đồng hành - "bi kịch" . Trong khi bi kịch của người Hi Lạp cổ đại kết thúc với sự sụp đổ của những nhân vật quyền năng, hài kịch thường kết thúc có hậu. Trong khi bi kịch gần như luôn vay mượn từ truyền thuyết, hài kịch lại nêu bật các vấn đề thời sự. Hài kịch của Aristophanes tôn vinh người thường và công kích nhân vật quyền thế. Ông nhắm tới các chính trị gia kiêu ngạo, các tướng lãnh, và những nhà trí thức tự cao, những người ngồi hàng ghế đầu của nhà hát, nơi mọi người có thể thấy phản ứng của họ. Kết quả là, họ được xem như là komoidoumenoi: "những người bị đem ra giễu trong hài kịch." Những lời nhạo báng ác ý của Aristophanes buộc các nhà lãnh đạo làm tròn bổn phận, thử thách sự tận tâm của họ với thành phố. Một sự kiện đặc biệt truyền cảm hứng cho sáng tác của Aristophanes là cuộc chiến Peloponnesian giữa Athen và Sparta. Trong vở kịch Peace (Hoà Bình) được viết vào năm 421 TCN, một người trung niên Athen đã giải thoát cho một cô gái là hiện thân của hòa bình khỏi hang động, nơi cô ấy bị các chính trị gia trục lợi lưu đày. Rồi sau thất bại nặng nề của Athen vào năm 411 TCN, Aristophanes đã viết "Lysistrata." Trong vở kịch này, phụ nữ Athen chán ngán chiến tranh đã đình công "chuyện ấy" cho đến khi chồng họ chịu làm hòa. Các vở kịch khác cũng sử dụng hoạt cảnh thú vị tương tự để xỏ xiên các vấn đề thời sự, như trong vở "Clouds" (Những đám mây), Aristophanes chế giễu tư duy triết học theo thời. Nhân vật chính Strepsiades đăng kí vào trường triết học mới của Socrates, nơi anh ta được học cách chứng minh sai là đúng, nợ không phải nợ. Dù những vở kịch này có kỳ quặc đến đâu, cuối cùng, nhân vật chính luôn thắng. Aristophanes cũng trở thành bậc thầy của parabasis, một kỹ thuật hài nơi diễn viên tương tác trực tiếp với khán giả, thường là ca ngợi kịch gia hay đưa ra luận điểm và pha trò. Như trong vở "Birds" (Những con chim), dàn đồng ca sắm vai các loài chim và dọa các giám khảo Athen rằng nếu vở kịch không được giải nhất, họ sẽ đại tiện lên các giám khảo khi đi vòng quanh thành phố. Có lẽ các giám khảo không mấy thích thú với trò đùa này, nên vở kịch chỉ đứng thứ hai. Bằng cách khám phá những ý tưởng mới và khuyến khích sự tự phê bình trong xã hội Athen, Aristophanes không chỉ giễu cợt đồng bào mình, mà còn định hình bản chất của hài kịch. Được một số học giả tôn làm cha đẻ của hài kịch, ông đã để lại dấu ấn trong tất cả các kỹ thuật hài, từ hài hình thể, song tấu, đóng vai đến châm biếm chính trị. Tán dương tự do ngôn luận và những người hùng bình thường, những vở kịch của ông khiến khán giả suy ngẫm trong khi cười. Và màn trả đũa Kleon năm 425 TCN vẫn còn vang vọng đến ngày nay: "Tôi là một diễn viên hài nên tôi sẽ nói về công lý, dù nó có khó nghe thế nào đi nữa. Điều mà tôi muốn nói đến là một thứ rất gần gũi với trái tim của Kahn, đó là: Làm thế nào để chúng ta khám phá ra điểm đặc biệt của một dự án? Làm thế nào bạn tìm thấy ở một công trình mà độc đáo như ở một người? Vì với tôi, dường như việc tìm ra sự độc đáo có liên quan mật thiết đến việc đối phó toàn bộ tiến trình toàn cầu hóa; điểm đó cũng là cốt lõi của việc tìm ra sự độc đáo của một công trình và sự đặc biệt trong kiến tạo một công trình. Vì thế, tôi sẽ đưa các bạn đến Wichita, Kansas nơi mà vài năm trước, tôi được mời thiết kế bảo tàng khoa học ở một khu đất trung tâm thành phố, bên bờ sông. Tôi nghĩ chỗ huyền bí của khu đất là để tòa nhà thành như một phần của dòng sông. Không may là khu vực xây dựng lại bị ngăn cách khỏi con sông bởi đại lộ McLean nên tôi đã đề nghị, "Hãy đổi hướng đại lộ McLean." và điều đó ngay lập tức sinh ra Đại lộ Friends of McLean. (tiếng cười) Mất đến 6 tháng con đường ấy mới được đổi hướng. Bức ảnh đầu tiên tôi cho ủy ban xem là đài quan sát thiên văn Jantar Mantar ở Jaipur, vì tôi nói cái làm một tòa nhà trở thành một tòa nhà mang tính khoa học. Với tôi, dường như kết cấu này, tuy phức tạp, hào nhoáng nhưng rất hợp lý; nó là một công cụ, có liên quan đến khoa học, và chí ít, một công trình kỹ thuật thì nên thể hiện được sự khác biệt, độc đáo. Vì thế bản nháp đầu tiên sau khi tôi đi là: "Hãy đào một con kênh, tạo một hòn đảo và tạo hòn đảo công trình." Tôi đã vô cùng hồ hởi khi trở lại, và họ nhìn tôi chán chường rồi nói: "Một hòn đảo á? Đây từng là một hòn đảo - Đảo Ackerman - nhưng chúng tôi đã lấp kênh trong cuộc Đại khủng hoảng để tạo việc làm." (tiếng cười) Tiến trình bắt đầu và họ nói: "Anh không thể đưa mọi thứ trên đảo được, một phần công trình phải ở trên đất liền vì chúng ta không thể quay lưng lại với cộng đồng." Từ đó xuất hiện bản thiết kế này: các phòng trưng bày kiến tạo hòn đảo và bạn có thể đi xuyên qua chúng hay đi trên mái nhà. Có rất nhiều chi tiết thú vị: Bạn có thể đi vào từ các tòa nhà ven bờ, xuyên qua các phòng trưng bày vào khu vui chơi. Nếu bạn không có tiền, bạn có thể đi trên thành cầu lên mái nhà, nghía vào các phòng triển lãm và rồi bị mê hoặc, quay trở lại trả 5 đô la vé vào cổng. (tiếng cười) Các khách hàng đã hài lòng - đại loại thế vì chúng tôi đã vượt kinh phí 4 triệu đô, nhưng tóm lại là họ vui lòng. Nhưng tôi vẫn thấy không yên tâm, không yên tâm vì nó dễ thay đổi. Nó phức tạp, nhưng có gì đó hay thay đổi trong sự phức tạp đó. Tôi gọi nó là sự phức tạp trong cấu trúc, Và tôi cảm thấy rằng, để hoàn tất những gì mà tôi đã nói đến, một công trình dành cho khoa học, tôi phải có một ý tưởng một loại hình học nào đó. Điều này sinh ra ý tưởng những đường sinh hình xuyến với trung tâm nằm sâu trong lòng đất dành cho phần công trình trong đất liền, và phần hình xuyến với trung tâm nằm trên bầu trời cho phần công trình ngoài đảo. Dành cho những ai không biết, hình xuyến giống bề mặt của chiếc bánh donut, hay đối với một vài người, là chiếc nhẫn. Từ ý tưởng này phát sinh ra rất nhiều biến thể với các kế hoạch và triển vọng khác nhau, và rồi mặt bằng phát triển dần dựa trên mối quan hệ của nó với các phòng triển lãm và ở đây là điểm giao nhau của mặt bằng và hình học xuyến. Cuối cùng là công trình, đây là mô hình của nó. Khi có phàn nàn về kinh phí, tôi bảo "Hòn đảo này đáng đồng tiền vì nó sẽ giúp anh thu lợi nhuận gấp đôi số tiền bỏ ra." Và đây là công trình khi nó được khánh thành, với một kênh đào nhìn về hướng thành phố. Đây là hình nhìn từ phía thành phố. Lối đi xe đạp băng ngang qua tòa nhà, để người đi dọc bờ sông có thể nhìn thấy triển lãm và bị thu hút bởi công trình. Hình học xuyến đã tạo nên một công trình rất hiệu quả: toàn bộ rầm trong tòa nhà đều có cùng góc, tất cả đều là gỗ dát mỏng. Mọi bức tường bê tông đều chịu lực và chống đỡ cho tòa nhà Mọi phần tử đều có chức năng của nó. Đây là các phòng triển lãm với ánh sáng qua cửa sổ mái, vào ban đêm, và vào ngày khánh thành. Trở lại năm 1976, [Vỗ tay] Tôi được mời thiết kế một bảo tàng tưởng niệm trẻ em ở bảo tàng Holocaust (diệt chủng Do Thái) tại Yad Vashem, Jerulalem nơi bạn thấy khuôn viên ở đây. Tôi được yêu cầu thiết kế một công trình và được cung cấp toàn bộ đồ tạo tác từ vải và tranh vẽ. Tôi đã rất băn khoăn Tôi làm tháng trời nhưng không sao tìm được cách giải quyết bởi tôi cảm thấy du khách bước ra từ bảo tàng lịch sử, họ đã phải tiếp thu rất nhiều thông tin. và việc phải ghé thăm một bảo tàng nữa chỉ khiến họ khó tiêu thêm lượng kiến thức ấy mà thôi. Vì thế tôi đã trình một đề nghị ngược lại Tôi bảo: "Không có công trình nào hết." Có một cái hang trong khu vực xây dựng; chúng tôi xây một đường hầm xuyên quả đồi xuyên qua đá xuống một căn phòng ngầm dưới đất. Có một phòng chờ với hình ảnh của những đứa bé đã mất sau đó thì bạn sẽ đến một khu vực rộng. Có một ngọn nến cháy leo lét ở trung tâm; bằng cách xếp gương phản xạ, ánh sáng nến sẽ được phản xạ như vô tận khắp mọi hướng. Bạn đi xuyên qua không gian ấy, một giọng nói đọc tên tuổi và nơi sinh của những đứa bé. Giọng nói không lặp lại trong vòng 6 tháng. Và rồi bạn tiến dần về phía ánh sáng, phía Bắc, và sự sống. Nhưng họ lại nói: "Người ta sẽ không hiểu, họ sẽ nghĩ đó là vũ trường. Anh không thể xây vậy." Và họ cho dự án lên kệ, đặt nó ở yên đấy trong 10 năm. Cho đến một ngày nọ, ông Abe Spiegel từ Los Angeles, người vừa mới mất đứa con trai ba tuổi của mình tại Auschwitz, đến, ông ấy thấy mô hình, ghi ngân phiếu, và cho xây công trình ấy 10 năm sau đó. Nhiều năm sau đó, vào năm 1998 Tôi đến Jerusalem trong một trong những chuyến đi định kỳ hàng tháng và nhận được một cuộc gọi từ Bộ Ngoại giao nói rằng: "Chúng tôi đang có Thủ tướng nước Punjab ở đây. Ông ấy đang trong một chuyến công du. Chúng tôi đã đưa ông đến thăm Yad Vashem, cùng với khu tưởng niệm trẻ em; và ông ấy đã vô cùng xúc động. Ông yêu cầu được gặp kiến trúc sư. Anh đến gặp ông ở Tel Aviv được chứ?" Tôi đến và Thủ tướng Badal nói với tôi: "Người Sikhs chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều, cũng giống như người Do Thái các anh vậy. Tôi đã rất xúc động trước những gì tôi nhìn thấy ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ xây dựng bảo tàng quốc gia để kể chuyện dân tộc mình. Chúng tôi sắp làm điều đó, và, tôi muốn mời anh đến và thiết kế nó." Và rồi, các bạn biết đấy, đó không phải là một câu nói mà bạn cho là nghiêm túc. Thế nhưng hai tuần sau đó, tôi đang ở một thị trấn nhỏ, Anandpur Sahib, ngoại ô Chandigarh, thủ đô của Punjab, tại một ngôi đền gần pháo đài nơi mà vị Guru cuối cùng của người Sikhs, Guru Gobind, qua đời khi người viết Khalsa, một bộ Kinh của họ. Và tôi bắt đầu làm việc, họ đưa tôi đến đó, cách xa thị trấn và ngôi đền 9 km, và bảo: "Đây là nơi chúng tôi chọn làm địa điểm xây dựng." Và tôi nói: "Điều này thật chẳng hợp lý gì hết." Hàng trăm hàng nghìn người hành hương đến đây, họ sẽ không trèo lên xe tải hay xe buýt để đến đây. Hãy trở lại thị trấn và đi bộ đến khu vực đó." Và tôi khuyên họ xây nó ở ngay đấy, trên ngọn đồi này vì ngọn đồi này là cầu nối tất cả các con đường vào thị trấn. Vì ở Ấn Độ dễ dãi hơn, nên khu đất đã được mua trong vòng một tuần. Và rồi chúng tôi bắt đầu thi công. (tiếng cười) Và kế hoạch của tôi là chia bảo tàng thành hai khu. Khu trưng bày cố định ở một bên, thính phòng, thư viện và khu trưng bày di động ở bên còn lại - để lấp đầy thung lũng với các khu thủy viên và nối chúng lại với các trạm và trung tâm thành phố. Công trình sẽ xây trên những đồi cát từ bê tông và sa thạch; mái vòm làm bằng thép không gỉ Chúng sẽ quay về hướng nam, phản chiếu ánh sáng đến ngôi đền, khách bộ hành sẽ đi xuyên từ bên này sang bên kia và khi bạn tới phương Bắc, toàn bộ công trình sẽ nhô lên từ rặng cát như khi lên đỉnh Himalayas, gợi lên truyền thống xây thành lũy tại đây. Sau đó tôi rời đi 4 tháng và tại đây đã có một đột phá lớn. Khi tôi quay lại, kì lạ thay, cái mô hình nhỏ tôi để lại đã được làm to lên 10 lần để trưng bày cho công chúng. và... cây cầu đã được xây! (tiếng cười) Khi mà đang sửa bản vẽ! 500 nghìn người đã tụ họp để ăn mừng; các bạn có thể thấy họ cả trên công trường khi bắt đầu làm nền móng. Tôi được đổi tên thành Safdie Singh. Đây là hình ảnh khi đang thi công; 1800 nhân công đang làm việc và nó sẽ được hoàn tất trong 2 năm nữa. Trở lại với Yad Vashem cách đây 3 năm. Sau khi mọi chuyện bắt đầu, Yad Vashem quyết định xây dựng lại toàn bộ bảo tàng lịch sử bởi vì hiện nay khi Bảo tàng Holocaust được xây tại Washington, và thông tin ở đấy lại dễ tiếp thu hơn rất nhiều. Yad Vashem cần phải đối mặt với 3 triệu khách du lịch mỗi năm thời điểm đó. Họ bảo: "Hãy xây dựng lại bảo tàng." Nhưng tất nhiên, người Sikhs đưa ra thì dễ còn người Do Thái làm nó khó hơn: các cuộc thi quốc tế, giai đoạn một, giai đoạn hai, giai đoạn ba. (tiếng cười) Và lần nữa, tôi cảm thấy không thoải mái với ý tưởng cho rằng một công trình với diện tích bằng tòa nhà Washington 50 000 feet vuông sẽ được xây trên ngọn đồi mỏng manh ấy. và chúng ta đi qua các phòng trưng bày - phòng nối tiếp phòng, cửa nối cửa với các phòng gần giống nhau - có thể kể lại câu chuyện của cuộc thảm sát. Và tôi đề nghị đào xuyên qua ngọn núi. Đây là bản vẽ đầu tiên của tôi. Xây bảo tàng xuyên qua ngọn núi - với cửa vào ở một sườn núi, lối ra ở bên sườn còn lại, và đưa ánh sáng qua núi để tới toàn khu nhà. Đây là mô hình: Một phòng tiếp tân, vài bãi đậu xe ngầm Bạn đi qua cầu, bước vào căn phòng hình tam giác cao 18 mét này, nó đào sâu vào trong ngọn đồi, và mở rộng dần về hướng Bắc. Và tất cả những thứ này, đều ngầm dưới lòng đất bạn sẽ thấy các cửa mở ra lấy sáng. và buổi tối chỉ có đúng một lối sáng xuyên qua núi mà đó là ánh sáng trên đỉnh tam giác Toàn bộ các phòng trưng bày, bạn sẽ di chuyển qua chúng và đi xuống. Khu nhà lớn được đào vào núi -- tường bê tông, đá, đá tự nhiên được dùng khi có thể -- với những khoang lấy sáng. Đây thực chất là đá Tây Ban Nha, đã truyền cảm hứng cho không gian mà các khu trưng bày này có thể dùng. Khi đi tới phía Bắc, nó mở ra: thoát ra khỏi ngọn núi, lần nữa đưa bạn tới ánh sáng và quang cảnh toàn thành phố cùng với những ngọn đồi của Jerusalem. Tôi muốn kết thúc bài nói với một dự án mà tôi đã làm được 2 tháng rồi. Đó là trụ sở chính của viện Hòa Bình ở thủ đô Washington, Viện Hòa Bình Hoa Kỳ. Khu đất được chọn nằm đối diện đài tưởng niệm Lincoln; nó nhìn thẳng ra khu Mall và là công trình cuối cùng của khu. gần cầu Roosevelt nối với bang Virginia. Đây cũng là một cuộc thi, và là một dự án tôi chỉ vừa bắt đầu làm việc. Nhưng ta có thể nhận ra điểm đặc biệt của khu đất. Nếu có bất kì đâu ở Washington, có thể làm một tòa văn phòng hay khu hội thảo, một nơi để đàm phán về hòa bình và hơn thế tất cả đều chỉ là một tòa nhà -- nhưng nhờ lựa chọn đặt vị trí tại khu Mall và đài tưởng niệm Lincoln, công trình trở thành một biểu tượng hòa bình tại công viên Mall. Và đó là một áp lực lớn. Bản vẽ nháp đầu tiên phân công trình ra với rất nhiều không gian -- không gian cho nghiên cứu, trung tâm hội nghị, một công trình công cộng vì nó sẽ là một bảo tàng cống hiến cho hòa bình. Và đây là những bản vẽ chúng tôi nộp cho cuộc thi Bản vẽ cho thấy những căn phòng xòe ra từ cửa vào. Bạn thấy cấu trúc như sự nối tiếp với cấu trúc công viên, gần như trong suốt, thu hút nhìn vào trong. Và khi bạn bước vào trong, tất cả mọi hướng đều dẫn về thành phố. Đó là điều tôi cảm thấy ở công trình thực sự mang đến sự nhẹ nhàng, trích Kundera, liên tưởng tới sự ngây thơ, trong trắng, tạo một cảm giác đầy năng động và lạc quan. Đây là hình ảnh công trình với cấu trúc mở. Nghiên cứu cấu trúc mái, nó đặt ra yêu cầu một vật liệu mái mới: làm sao cho có màu trắng, có độ trong suốt, có thể phát sáng, sao cho nó không trở nên đồng bóng. Đây là nghiên cứu dưới định dạng 3D, nó tạo cảm giác có trật tự và cấu trúc; không phải thứ mà bạn có thể thay đổi bởi vì bạn ngưng thiết kế ở giai đoạn đó. Và cứ như thế. Tôi muốn kết lại vài điều. (vỗ tay) Tôi muốn kết thúc bằng cách liên hệ tất cả những gì tôi đã nói với từ "cái đẹp". Và tôi biết từ này hiện nay không còn thịnh hành nữa, và hiển nhiên là không còn phổ biến trong bài giảng ở các trường kiến trúc. Nhưng với tôi chúng, dù bằng cách nào nữa, đều là để tìm kiếm cái đẹp. Cái đẹp là sắc thái sâu thẳm nhất của sự hài hòa. Tôi có một trích dẫn mà tôi rất thích của một nhà hình thái học, năm 1917, Theodore Cook, ông ấy nói: "Cái đẹp bao hàm lòng nhân đạo. Chúng ta cho môt sự vật tự nhiên là đẹp bởi vì chúng ta thấy rằng hình dáng của nó thể hiện sự cân đối, đầy đủ chức năng một cách hoàn hảo." Tôi có thể nói đã hoàn thành trọn vẹn mục đích. Tuy nhiên, cái đẹp là một loại cân đối; một cái gì đó nói với chúng ta rằng tất cả các loại lực có liên quan đến môi trường tự nhiên đều hoàn chỉnh -- môi trường của chúng ta cũng vậy. Cách đây 20 năm, trong một hội thảo mà tôi và Richard cùng tham dự, Tôi đã viết một bài thơ mà đến giờ vẫn còn có ý nghĩa với tôi. "Người kiếm sự thật sẽ thấy cái đẹp. Kẻ tìm cái đẹp sẽ thấy phù hoa. Người kiếm trật tự sẽ nhận được sự thỏa mãn. Kẻ muốn thỏa mãn sẽ phải thất vọng mà thôi. Người cho mình là kẻ hầu hạ của bạn hữu sẽ thấy niềm vui khi bày tỏ lòng mình. Người chỉ tìm cách để bày tỏ bản thân sẽ rơi vào hố sâu của sự ngạo mạn. Sự ngạo mạn không phù hợp với tự nhiên. Thông qua tự nhiên, bản chất của vũ trụ và bản chất loài người, chúng ta sẽ tìm ra sự thật. Nếu tìm được sự thật, ta sẽ thấy cái đẹp." Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Tôi lớn lên với người anh sinh đôi của tôi, là một người đáng yêu đến kinh ngạc. Bây giờ, một điều về anh em sinh đôi là nó làm bạn trở thành một chuyên gia trong vị trí của sự thiên vị. Nếu bánh quy của anh ấy chỉ cần nhỏ hơn của tôi một chút xíu, tôi cũng thắc mắc. Và rõ ràng là tôi không thấy đói. (Cười) Khi tôi trở thành nhà tâm lý, tôi bắt đầu chú ý một thể loại khác của sự thiên vị. và đó là chúng ta quý trọng cơ thể nhiều hơn tâm trí bao nhiêu. Tôi đã dành 9 năm ở trường đại học để lấy bằng tiến sĩ trong ngành tâm lý học. và tôi không thể nói với bạn đã bao nhiêu người nhìn vào danh thiếp của tôi và nói, "Oh, nhà tâm lý gia. Vậy không phải là một bác sĩ thật sự," cho dù là nó đã được nói trên thẻ của tôi. (cười) Sự thiên vị này chúng ta thể hiện cơ thể vượt qua lí trí, tôi thấy nó khắp mọi nơi Gần đây tôi đã ở nhà một người bạn, và đứa con 5 tuổi của họ đang chuẩn bị đi ngủ. Cậu ấy đang đứng trên cái ghế đẩu gần cái bồn rửa mặt để đánh răng, khi cậu ấy trượt chân, và quẹt chân vào cái ghế khi cậu té. Cậu ấy khóc một lúc, nhưng sau đó cậu đứng dậy, leo lại lên ghế, và với tay lấy hộp băng cá nhân để dán một cái vào vết đứt. Bây giờ, cậu bé này ít khi cột dây giày của cậu, nhưng cậu biết mình phải dán vết thương, để vết thương không bị nhiễm trùng, và mình phải quan tâm đến răng của mình bằng việc đánh răng 2 lần một ngày Tất cả chúng ta đều biết cách gìn giữ sức khoẻ thể chất và cách giữ gìn vệ sinh răng miệng, phải không? Chúng ta đã được biết từ khi chúng ta lên 5 tuổi. Nhưng chúng ta biết cái gì về việc duy trì sức khoẻ tâm lý của chúng ta? Ồ, không có gì. Chúng ta dạy con chúng ta cái gì về vệ sinh cảm xúc? Không có gì. Làm thế nào mà chúng ta dành nhiều thời gian chăm sóc răng miệng hơn tinh thần của chúng ta. Tại sao mà sức khoẻ thể chất lại quan trọng đối với chúng ta nhiều hơn sức khoẻ tâm lý? Chúng ta chịu đựng vết thương tâm lý thậm chí thường xuyên hơn vết thương thể chất, những vết thương giống như thất bại hoặc từ chối hoặc sự cô đơn. Và nó có thể trở nên tệ hơn nếu chúng ta bỏ qua nó, và nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể. Vậy mà, mặc dù đã có nhiều kĩ thuật được khoa học chứng minh mà chúng ta có thể sử dụng để điều trị những loại tổn thương tâm lý này, nhưng chúng ta không dùng. Thậm chúng ta không bao giờ nghĩ rằng mình nên dùng. "Oh, bạn đang cảm thấy buồn chán? Chỉ cần bỏ nó đi; đó chỉ do tưởng tượng thôi." Bạn có thể hình dung nói điều đó với người bị gãy chân không? "Oh, cứ đi đi; Đó chỉ do chân bạn thôi." (Cười) Đã đến lúc chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa sức khoẻ thể chất và tâm lý. Đã đến lúc chúng ta làm chúng nó cân bằng hơn, giống cặp sinh đôi hơn. Nhân tiện, anh tôi cũng là một nhà tâm lý học. Vì thế anh ấy cũng không phải là một bác sĩ thật sự. (Cười) Mặc dù chúng tôi đã không học chung. Thật ra, điều khó khăn nhất mà tôi đã từng làm trong đời là vượt qua Đại Tây Dương đến thành phố New York để lấy bằng tiến sĩ về ngành tâm lý học. Chúng tôi đã xa nhau lần đầu tiên trong cuộc đời chúng tôi, và sự chia cách đã rất khủng khiếp cho hai chúng tôi. Nhưng trong khi anh ấy vẫn sống chung với gia đình và bạn bè, tôi thì cô đơn ở một đất nước mới. Chúng tôi đã nhớ nhau ghê gớm, nhưng những cuộc gọi quốc tế thì thật sự mắc tiền và chúng tôi chỉ đủ trả tiền để nói trong vòng 5 phút mỗi tuần. Khi sinh nhật của chúng tôi sắp tới, đó là lần đầu tiên chúng tôi đã không ở bên nhau. chúng tôi quyết định phúng phí, và chúng tôi sẽ nói chuyện 10 phút trong tuần đó. Tôi đã dành buổi sáng chạy vòng quanh phòng tôi, chờ cuộc gọi từ anh ấy và chờ và chờ, nhưng điện thoại đã không reo. Tôi đã cho rằng, chắc khác múi giờ "Ok, anh ấy đang đi chơi với bạn bè, anh ấy sẽ gọi sau." Không có những cuộc điện thoại nào sau đó. Nhưng anh ấy đã không gọi. Và tôi đã bắt đầu nhận ra rằng sau khi xa nhau hơn 10 tháng, anh ấy đã không còn nhớ tôi như tôi nhớ anh ấy. Tôi biết anh ấy sẽ gọi điện buổi sáng, nhưng tối hôm đó là một trong những buổi tối buồn nhất và dài nhất trong đời tôi. Tôi thức dậy vào sáng hôm sau. tôi nhìn xuống điện thoại, và tôi nhận thấy tôi đã đá ống nghe ra ngoài khi đang chạy vào hôm trước. Tôi đã tuột xuống giường, tôi đã để ống nghe vào vị trí, điện thoại reo lên vài giây sau đó, và đó là anh của tôi, và, cậu ấy, cũng rất buồn. (Cười) Đó cũng là buổi tối buồn nhất và dài nhất trong đời của anh ấy Tôi ráng giải thích chuyện đã xảy ra, nhưng anh nói, " Tôi không hiểu. Nếu cậu không thấy tôi gọi cậu, tại sao cậu không nhấc điện thoại lên và gọi cho tôi?" Anh ấy đã đúng. Tại sao tôi không gọi anh ấy? Lúc đó tôi đã không có câu trả lời, nhưng bây giờ thì tôi có, và điều đơn giản là: sự cô đơn. Sự cô đơn đã tạo ra một vết thương tâm lý rất sâu, nó đã bóp méo những nhận thức của chúng ta và lấn át suy nghĩ của chúng ta. Nó làm chúng ta tin rằng mọi người xung quanh ta quan tâm ít hơn họ thật sự làm. Nó làm chúng ta thật sự sợ giang tay, vì tại sao bản thân chúng ta sẵn sàng cho từ chối và nhức đầu trong khi đầu bạn đã nhức nhiều hơn bạn có thể chịu đựng? Lúc ấy tôi đã trong vòng kìm kẹp của sự cô đơn thật sự, nhưng mọi người xung quanh tôi mỗi ngày, vì thế cô đơn không bao giờ xảy ra với tôi Nhưng sự cô đơn được định nghĩa hoàn toàn chủ quan. Nó chỉ phụ thuộc vào bạn cảm nhận như thế nào về mặt cảm xúc hay mặt xã hội ngắt kết nối với mọi người xung quanh bạn. Và tôi đã làm vậy. Có rất nhiều bài nghiên cứu về sự cô đơn, và tất cả thì rất kinh khủng. Cô đơn sẽ không chỉ làm bạn trở nên đáng thương, mà nó sẽ giết bạn. Tôi không đùa đâu. Nỗi cô đơn lâu dài làm tăng xác xuất của chết sớm ở mức 14%. Nỗi cô đơn gây ra huyết áp cao, cholesterol cao. Nó thậm chí còn kìm nén chức năng của hệ miễn dịch, làm bạn dễ bị tổn thương với tất cả các loại bệnh và dịch bệnh. Thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng đó là một kết hợp, nỗi cô đơn lâu dài gây ra như một rủi ro đáng kể cho sức khoẻ lâu dài và tuổi thọ giống như là hút thuốc lá. Ngày nay, những gói thuốc lá đi kèm với lời cảnh báo, " Nó có thể giết bạn." Nhưng nỗi cô đơn thì không. Và đó cũng là lý do quan trọng rằng chúng ta nên ưu tiên sức khoẻ tâm lý, rằng chúng ta nên rèn luyện vệ sinh cảm xúc. Bởi vì bạn không thể chữa một tổn thương về mặt tâm lý nếu bạn thậm chí còn không biết mình đang bị tổn thương. Nỗi cô đơn không chỉ là tổn thương về mặt tâm lý mà nó bóp méo nhận thức của chúng ta và dẫn chúng ta đi sai đường. Thất bại cũng làm như vậy. Một lần tôi đi thăm trung tâm chăm sóc trẻ ở đó tôi thấy 3 đứa trẻ nhỏ chơi những món đồ chơi giống nhau. Bạn phải trượt nút màu đỏ và một chú chó dễ thương sẽ hiện ra. Một cô gái nhỏ cố gắng kéo nút màu tím, sau đó ấn nó, và sau đó cô bé chỉ ngồi yên và nhìn chiếc hộp, với môi dưới đang run. Cậu bé nhỏ ngồi kế bên cô quan sát sự việc xảy ra, sau đó quay sang cái hộp của cậu và bật khóc mà thậm chí không chạm vào nó. Trong khi đó, một đứa bé khác cố gắng mọi cách mà cô có thể nghĩ ra cho đến khi cô trượt nút màu đỏ, chú chó dễ thương hiện ra, và cô hét lên trong sự vui sướng. Vì thế ba đứa bé với món đồ chơi giống nhau, nhưng với những phản xạ khác nhau dẫn đến thất bại. Hai đứa bé hoàn toàn có khả năng trượt nút màu đỏ. Điều duy nhất mà ngăn cản chúng nó đến thành công là tư tưởng của chúng nó lừa chúng nó tin rằng chúng nó không làm được. Ngày nay, người lớn cũng bị lừa bằng cách như vậy, bất cứ lúc nào. Thực tế, tất cả chúng ta đều có một chế độ mặc định cảm xúc và niềm tin mà chuẩn bị nổ mỗi khi chúng ta gặp phải sự thất vọng và khó khăn. Bạn có nhận thấy tinh thần bạn phản xạ với thất bại thế nào không? Bạn cần phải biết. Vì nếu trí óc bạn cố gắng thuyết phục bạn rằng bạn không thể làm một cái gì đó và bạn tin điều đó, sau đó giống như hai đứa trẻ kia, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vô dụng và bạn sẽ dừng cố gắng rất sớm, hoặc thậm chí bạn sẽ không thử một chút nào Và sau đó bạn sẽ bị thuyết phục hơn bạn không thể thành công. Bạn thấy đó, lý do tại sao rất nhiều người làm việc dưới khả năng thật sự của họ. Vì ở đâu đó trên con đường, đôi khi một thất bại thuyết phục bạn rằng bạn không thể thành công, và sau đó bạn tin điều đó. Một khi chúng ta bị thuyết phục bởi điều gì đó, nó sẽ rất khó để thay đổi suy nghĩ. Tôi đã học bài học đó một cách khó khăn khi tôi là một thiếu niên với anh tôi. Chúng tôi đang lái xe với bạn xuống một con đường tối trong đêm, khi xe cảnh sát dừng chúng tôi. Đã có một vụ cướp trong khu vực đó và họ đang truy tìm kẻ tình nghi. Cảnh sát viên tiến gần đến xe, và ông ấy chiếu đèn pin vào người lái xe, sau đó chiếu vào anh tôi ở ghế trước, và tiếp theo là tôi. Và mắt ông ấy mở to và ông nói, " Tôi đã gặp bạn ở đâu trước đây?" (Cười) Và tôi nói, "Ở ghế trước." (Cười) Nhưng ông ấy nghe mà chẳng hiểu gì hết. Vì thế ông đã nghĩ tôi đang dùng thuốc. (Cười) Vì thế ông ấy kéo tôi ra khỏi xe, ông lục soát tôi, ổng dẫn tôi đi tới xe cảnh sát, và chỉ tới khi ông ấy xác nhận rằng tôi không có tiền án. tôi có nên cho ông ta thấy tôi có người anh sinh đôi ở ghế xe trước. Nhưng thậm chí khi chúng tôi lái xe đi, bạn có thể thấy nét mặt ông ấy Ông ta bị thuyết phục rằng tôi đang trốn thoát với cái gì đó. Suy nghĩ của chúng ta rất khó thay đổi khi chúng ta bị thuyết phục. Vì thế, sẽ rất tự nhiên khi cảm thấy nản lòng và bị đánh bại sau khi bạn thua. Nhưng bạn không thể để bản thân bị thuyết phục rằng bạn không thể thành công. Bạn phải đấu tranh với cảm giác vô ích. Bạn phải giành lại khả năng kiểm soát tình huống. Và bạn phải phá vỡ loại quy trình tiêu cực này trước khi nó bắt đầu. Trí óc và cảm xúc của chúng ta, chúng nó không phải là những người bạn đáng tin cậy như ta nghĩ. Chúng giống một người bạn thay đổi theo tâm trạng hơn, người mà có thể hoàn toàn ủng hộ trong một phút và thật sự khó chịu ngay sau đó. Tôi một lần làm việc với một phụ nữ người sau 20 năm lấy nhau và một cuộc li dị rất xấu, cuối cùng cũng sẵn sàng cho cuộc hẹn đầu tiên. Cô ấy gặp anh chàng này qua mạng, và anh ta trông tử tế và thành công, và quan trọng nhất, anh ta thật sự say mê cô. Vì thế cô rất phấn khởi, cô đã mua một cái đầm mới, và chúng tôi gặp nhau và uống với nhau tại quán bar thành phố New York sang trọng. 10 phút trong cuộc hẹn, người đàn ông đứng dậy và nói, "Tôi không có hứng thú gì cả," và bước đi. Từ chối thật sự là đau đớn. Cô ấy đau đến nỗi cô không thể di chuyển. Đây là những gì bạn cô đã nói: "Chà, Cô mong muốn gì? Cô có cái hông to, Cô không có chút gì thú vị để nói, tại sao một người đàn ông đẹp trai, thành công như thế có thể từng hẹn hò với một người thất bại như cô?" Sốc, phải không, rẳng một người có thể quá tàn nhẫn? Nhưng điều đó sẽ ít sốc hơn nếu tôi nói với bạn người nói ra không phải từ người bạn. Mà đó là những gì cô gái tự nói với bản thân. Và đó là điều tất cả chúng ta làm, đặc biệt là sau khi bị từ chối. Tất cả chúng ta bắt đầu nghĩ về những lỗi lầm và khuyết điểm của chúng ta, Cái ta ước mình là, cái ta ước mình không là, Có thể sẽ không thậm tệ như thế, nhưng tất cả chúng ta làm. Và điều thú vị chúng ta làm, bởi vì lòng tự trọng cá nhân đã bị tổn thương. Tại sao chúng ta muốn đi và làm tổn thương nó nhiều hơn nữa? Ta sẽ không cố tình làm vết thương thể chất tệ hơn. Chúng ta sẽ không cắt tay và quyết định, "Oh, tôi biết! Tôi sẽ lấy con dao và xem tôi có thể cắt sâu đến cỡ nào." Nhưng hầu hết chúng ta lại làm như vậy với vết thương tâm lý. Tại sao? Vì thói quen vệ sinh cảm xúc kém. Vì chúng ta không ưu tiên sức khoẻ tâm lý của chúng ta. Chúng ta biết từ nhiều nghiên cứu rằng khi lòng tự trọng bản thân bị giảm xuống, Bạn dễ bị sự căng thẳng và nỗi sợ hãi làm tổn thương, thất bại và từ chối làm tổn thương bạn hơn và sẽ lâu hơn để bạn bình phục trở lại. Vì thế khi bạn bị từ chối, điều đầu tiên bạn nên làm là là giữ lòng tự trọng bản thân, đừng tham gia nhóm Đánh nhau và đánh nó bầm dập. Khi bạn bị tổn thương cảm xúc, đối xử bản thân giống như sự thương hại mà bạn mong đợi từ một người bạn tốt thật sự. Chúng ta phải nắm bắt được những thói quen hại sức khoẻ tinh thần và thay đổi chúng. Một trong những thói quen hại sức khoẻ nhất và phổ biến nhất là trầm ngâm Trầm ngâm nghĩa là suy nghĩ lại Đó là khi xếp bạn mắng bạn, hoặc thầy giáo bạn làm bạn cảm thấy mình ngu trong lớp, hoặc bạn có một trận đấu dữ dội với bạn bè và bạn không thể dừng việc quay lại cảnh đó trong tâm trí bạn trong nhiều ngày, đôi khi trong mấy tuần liền. Suy ngẫm những sự kiện buồn theo cách này sẽ dễ dàng trở thành một thói quen, và nó sẽ tốn rất nhiều tiền. Vì khi dành quá nhiều thời gian cho những suy nghĩ buồn và tiêu cực, bạn đang thật sự đặt bản thân vào chỗ cực kì nguy hiểm trong việc phát triển triệu chứng của sự chán nản, nghiện rượu, rối loạn dinh dưỡng và thậm chí là chứng bệnh về tim mạch. Vấn đề là sự thúc giục để suy ngẫm lại có thể cảm nhận rất mạnh mẽ và quan trọng, vì thế đó là một thói quen rất khó để dừng. Tôi biết điều này một cách thực tế, vì hơn một năm về trước, tôi đã phát triển thói quen này trong tôi. Bạn thấy đó, anh sinh đôi của tôi bị chẩn đoán bệnh u lymphô Hodgkin giai đoạn III Bệnh ung thư của anh ấy rất trầm trọng. Và anh ấy phải bắt đầu hoá trị khắc nghiệt. Và tôi không thể dừng suy nghĩ về những gì anh ấy đang trải qua. Tôi không thể dừng suy nghĩ anh ấy đang trải qua bao nhiêu thứ, thậm chí anh ấy chưa bao giờ than vãn, dù chỉ một lần. Anh ấy có một thái độ lạc quan đáng kinh ngạc. Sức khoẻ về tâm lý của anh ấy rất đáng ngạc nhiên. Tôi có sức khoẻ về thể chất tốt, nhưng về mặt tinh thần thì tôi quá tệ. Nhưng tôi đã biết phải làm gì. Nghiên cứu nói với tôi chỉ cần 2 phút phân tâm là đủ để phá vỡ những hối thúc suy nghĩ lại trong khoảnh khắc đó. Và vì thế mỗi lần tôi có những suy nghĩ lo lắng, buồn, tiêu cực, tôi ép bản thân tập trung vào một thứ khác cho đến khi cơn thúc giục trôi qua. Và trong vòng một tuần, toàn bộ quan điểm của tôi thay đổi và trở nên lạc quan hơn và nhiều hi vọng hơn. 9 tuần sau khi anh ấy bắt đầu xạ trị, anh tôi phải chụp CAT, và tôi đã ở bên cạnh anh khi anh ấy có kết quả. Tất cả những khối u đã biến mất. Anh ấy vẫn còn làm thêm 3 lần xạ trị nữa, nhưng chún tôi biết anh ấy sẽ bình phục. Bức hình này được chụp 2 tuần trước. Bằng việc hành động khi bạn cô đơn, bằng việc thay đổi phản ứng của bạn với thất bại, bằng việc bảo vệ lòng tự trọng bản thân của bạn, bằng việc đấu tranh với suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ không chỉ làm lành những tổn thương tinh thần, mà bạn sẽ xây dựng cảm xúc kiên cường, bạn sẽ thành công. 100 năm trước, con người bắt đầu tập vệ sinh cá nhân, và tỷ lệ tuổi thọ trung bình tăng hơn 50% trong một vài thập kỷ. Tôi tin rằng chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ tăng đáng kể nếu tất cả chúng ta bắt đầu rèn luyện vệ sinh cảm xúc. Bạn có tưởng tưởng trái đất sẽ như thế nào nếu mọi người khoẻ mạnh về mặt tinh thần không? nếu ít sự cô đơn và ít sự buồn rầu không? nếu họ cảm thấy tốt về bản thân hơn và có động lực hơn không? nếu họ vui hơn và được đong đầy nhiều hơn không? Tôi có thể, vì đó là thế giới mà tôi muốn sống, và đó là thế giới mà anh tôi cũng muốn sống. Và nếu bạn chỉ cần tiếp thu thông tin và thay đổi vài thói quen đơn giản, Chà, đó là thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể sống. Cám ơn mọi người rất nhiều (Vỗ tay) Làm thế nào để giải thích những điều không thể lý giải? Câu hỏi này đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện thần thoại, tín ngưỡng tôn giáo, và nghiên cứu khoa học. Nhưng các thiền sư phái Thiền Tông (Zen) Trung Quốc từ thế kỷ thứ chín đến 13 đã đặt câu hỏi khác - Tại sao lại cần sự giải thích? Với các thiền sư này, mò mẫm câu trả lời là thói xấu cần từ bỏ và học cách chấp nhận sự tồn tại của những điều khó lý giải chính là chân đạo dẫn đến khai sáng. Nhưng rất khó để chống lại khao khát lý giải những điều không thể. Vì vậy, để tập sống chung với chúng, các thiền sư sử dụng tuyển tập gồm 1.700 câu chuyện chiêm nghiệm, tư duy triết học nhập nhằng được gọi là Công án (kōans). Gong-an trong tiếng Hoa có nguyên nghĩa là một án công khai. Không giống với những vụ án thực tế, Công án có bản chất nghịch lý. Nội dung câu chuyện bất ngờ, phi thực tế, thường mâu thuẫn với chính nó. Ngoài mặt, nội dung của nó hàm chứa những giáo lý về giới luật Thiền Tông như tồn tại không phụ thuộc vào vật chất và tinh thần, tránh lý luận nhị nguyên, và giác ngộ Phật tánh. Lồng ghép bài học vào những giai thoại phi lý, nó trở thành những bài kiểm tra giúp thiền sư học cách sống cùng nhập nhằng, trái khoáy. Bằng cách xử lý những "án" mơ hồ này, thiền sinh vừa có thể chứng ngộ vừa tu tập lời giảng Phật pháp. Với hy vọng có thể buông bỏ khao khát tìm kiếm câu trả lời thực sự và chạm tới giác ngộ. Vì chúng vốn dĩ là những điều nghịch lý, nên ta rất dễ tự lầm lạc khi cố gắng giải mã những giai thoại này. Cũng giống như thiền sư ngày xưa, ta có thể thử giải chúng và nhận ra việc tìm được lời giải thích đơn giản là khó đến thế nào. Hãy xem ví dụ về Công án sau, đề cập đến phép tu tập không vương vấn. Hai vị Thiền sư Tanzan và Ekido cùng đi với nhau xuống con đường lầy lội. Họ thấy từ xa một cô gái xinh đẹp không thể băng qua đoạn đường đầy bùn. Tanzan đề nghị giúp đỡ một cách lịch thiệp, cõng cô gái trên lưng băng qua đoạn đường, và đặt cô xuống mà không nói lời nào. Ekido thì kinh ngạc. Theo giới luật, thiền sư không được lại gần phụ nữ, nhất là chạm vào người trẻ đẹp. Đi được vài dặm, Ekido không thể kìm nén: "Sao huynh lại cõng cô gái ấy?" Tanzan mỉm cười: "Tôi đã bỏ cô ấy lại. Sao huynh vẫn mang cô ấy theo?" Giống như tất cả các Công án khác, câu chuyện này có rất nhiều cách hiểu. Một trong những cách lý giải phổ biến là dù không trực tiếp cõng cô gái, Ekido đã phạm giới luật khi níu kéo cô trong suy nghĩ. Kiểu mâu thuẫn này - phản ánh lỗ hổng giữa câu chữ và tinh thần của luật giới rất phổ biến trong Công án. Bên cạnh việc lý giải những điều nhập nhằng, Công án thường chế giễu nhân vật tự xưng có cái nhìn toàn diện về thế giới xung quanh. Một trong những ví dụ đó là câu chuyện về ba vị thiền sư tranh cãi về lá cờ của ngôi chùa đang bay trong gió. Vị thiền sư thứ nhất cho rằng lá cờ đang chuyển động, trong khi vị kia khăng khăng rằng cái họ thấy không phải cờ mà là gió động. Họ tranh qua cãi lại, đến khi vị thiền sư thứ ba can thiệp: "Chằng phải cờ cũng chẳng phải gió động mà là tâm hai vị động." Một cách hiểu của Công án này là dựa trên tầm nhìn của thiền sư. Thiền sư thứ nhất coi trọng thế giới biểu kiến, vị thứ hai dựa vào kiến thức uyên sâu được suy luận từ đó. Sự quả quyết về câu trả lời của mỗi thiền sư đã che mắt họ khỏi sự thấu hiểu vạn vật, và điều này, đi ngược ý niệm quan trọng của Phật học: loại bỏ lý luận nhị nguyên. Vị thiền sư thứ ba đã nhận ra sự mâu thuẫn trong nhận thức - cả hai vị thiền sư kia đều không thấy được toàn diện vấn đề. Tất nhiên, tất cả những lý giải này chỉ gợi ý làm thế nào để giải mã Công án. Cả sự thông thái của thiền sư ngày xưa hay những nhân vật khôn ngoan trong chuyện đều không thể giải đáp giúp chúng ta. Bởi mục đích của Công án không phải là tìm ra lời giải đơn giản. Chính quá trình vật lộn với những nghịch lý nan giải thúc đẩy khao khát tìm kiếm giải pháp, và sự hiểu biết của ta về chính sự hiểu biết. Giữa thập kỷ 90, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và Kaiser Permanente phát hiện ra một sự tiếp xúc làm gia tăng đáng kể nguy cơ dẫn đến bảy trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Với liều cao, nó ảnh hưởng tới sự phát triển của não, hệ thống miễn dịch, hệ thống hormone, và thậm chí là cách DNA được đọc và sao chép. Những người tiếp xúc với liều lượng rất lớn có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư phổi cao gấp 3 lần cho cả đời và tuổi thọ trung bình giảm đi 20 năm. Song, bác sĩ ngày nay chưa được đào tạo để sàng lọc định kỳ hay điều trị Sự tiếp xúc tôi đang nói tới không phải là thuốc trừ sâu hay gói hóa chất. Đó là tổn thương thời thơ ấu. Thế thì tổn thương tôi đang nhắc tới ở đây là gì? Tôi không nói tới việc trượt một bài thi hay thua một trận bóng rổ. Tôi đang nói đến những mối đe dọa nghiêm trọng và sâu sắc mà thật sự ngấm sâu vào cơ thể và làm thay đổi chức năng sinh lý: những tình trạng như là bị ngược đãi hay bị bỏ rơi, hay lớn lên với bố/mẹ phải chiến đấu với bệnh tâm thần hay với phụ thuộc vào chất kích thích. Trong thời gian dài, tôi nhìn nhận vấn đề theo cách tôi được dạy để nhận diện chúng, như là một vấn đề xã hội -để nhận dịch vụ xã hội hay như là một vấn đề sức khỏe tâm thần- để nhận dịch vụ về sức khỏe tâm thần Và rồi một điều xảy ra buộc tôi phải xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận của mình. Khi tôi hoàn tất thời gian thực tập, tôi muốn tới một nơi mà ở đó tôi cảm thấy là mình rất cần thiết, nơi tôi có thể tạo ra sự thay đổi. Nên tôi đến làm việc tại California Pacific Medical Center, một trong những bệnh viên tư tốt nhất ở miền Bắc California, và cùng nhau, chúng tôi mở một phòng khám ở Bayview-Hunters Point, một trong những khu phụ cận nghèo và ít được chăm sóc y tế nhất ở San Francisco. Trước thời điểm đó, chỉ có một bác sĩ nhi ở cả Bayview để chăm sóc hơn 10,000 trẻ em, nên chúng tôi treo bảng hiệu và chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc hàng đầu bất kể khả năng chi trả (của bệnh nhân). Rất tuyệt khi chúng tôi tập trung vào những cách biệt điển hình trong chăm sóc sức khỏe mức độ tiếp cận với dịch vụ, tỉ lệ chủng ngừa, tỉ lệ nhập viện vì hen suyễn. và chúng tôi đạt được tất cả những mục tiêu đề ra. Chúng tôi cảm thấy rất tự hào. Nhưng sau đó, tôi nhận thấy một xu hướng đáng lo ngại. Rất nhiều trẻ giới thiệu đến tôi vì ADHD hay còn gọi là chứng rối loạn tăng động, giảm tập trung, Nhưng sau khi tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về lịch sử nhiễm bệnh và khám sức khỏe, tôi phát hiện ra rằng phần lớn bệnh nhân của tôi, tôi không thể chẩn đoán đó là ADHD. Đa phần những trẻ mà tôi khám đã trải qua những tổn thương nghiêm trọng tới mức dường như có điều gì khác đang diễn ra. tôi dường như đã bỏ qua điều gì đó quan trọng. Trước khi tôi thực tập, tôi đã có bằng Thạc sĩ ngành Sức khỏe cộng đồng. Một trong những điều mà họ dạy ở trường sức khỏe cộng đồng là nếu là bác sĩ và thấy 100 đứa trẻ uống nước từ cùng một cái giếng, có tới 98 đứa mắc bệnh tiêu chảy, bạn có thể ngay lập tức kê toa thuốc với hết liều kháng sinh này đến liều kháng sinh khác, hay bạn có thể đi đến và nói "Có cái quái gì trong cái giếng này vậy?" Tôi bắt đầu đọc mọi tài liệu mà tôi có thể có được về những ảnh hưởng mà nghịch cảnh tác động lên sự phát triển não bộ và cơ thể của trẻ em. Ngày kia, đồng nghiệp của tôi bước vào văn phòng, anh ta nói: "Bác sĩ Burke, cô xem cái này chưa?" Trên tay anh ta là bản sao của một công trình nghiên cứu gọi là Nghiên cứu về Những trải nghiệm có hại thời Thơ ấu. Ngày đó đã thay đổi thực tiễn lâm sàng kéo theo thay đổi sự nghiệp của tôi. Nghiên cứu Những trải nghiệm có hại thời Thơ ấu là thứ mà mọi người cần phải biết. Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Vince Felitti ở Kaiser và Tiến sĩ Bob Anda ở CDC Cùng nhau, họ phỏng vấn 17.500 người lớn về lịch sử tiếp xúc với cái được gọi là "những trải nghiệm có hại thời thơ ấu" (ACE) Bao gồm những ngược đãi về thân thể, cảm xúc hoặc tình dục; bị bỏ rơi về mặt thể xác hay cảm xúc, cha mẹ mắc bệnh tâm thần, phụ thuộc vào chất kích thích, đi tù; cha mẹ ly thân hoặc ly hôn; hay bạo hành trong gia đình. Mỗi câu trả lời có, bạn sẽ có một điểm trong thang điểm ACE. Và sau đó điều họ làm là tìm ra mối tương quan giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe. Kết quả mà họ tìm thấy rất đáng quan tâm. Hai thứ: Thứ nhất, ACE phổ biến một cách khó tin. 67% dân số có ít nhất một điểm ACE, và 12.6%, một trong tám người, có ít nhất bốn điểm ACE. Điều thứ hai họ phát hiện ra là mối liên hệ giữa liều lượng và phản ứng giữa điểm số ACE và tình trạng sức khỏe: Điểm ACE càng cao, tình trạng sức khỏe càng tệ. Một người có điểm số ACE bốn hoặc hơn, có nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) cao gấp 2.5 lần một người có số điểm ACE bằng 0. Với bệnh viêm gan, tỉ lệ cũng là 2.5 lần. Với tự sát, tỉ lệ là 12 lần. Một người với số điểm ACE bảy hoặc hơn, có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 3 lần, và 3.5 lần nguy cơ thiếu máu cơ tim, là nguy cơ tử vong số một ở Mỹ. Tất nhiên, những điều này cũng dễ hiểu. Một vài người xem những số liệu này và nói: "Thôi nào, anh có một tuổi thơ dữ dội, có nhiều khả năng anh sẽ uống rượu và hút thuốc và làm tất cả những việc như thế này gây tổn hại đến sức khỏe. Đây không phải là khoa học. Đây chỉ là hành vi xấu thôi." Nhưng thực ra, đây mới chính là chỗ mà khoa học có giá trị. Chúng ta bây giờ hiểu rõ hơn bao giờ hết về việc gặp phải nghịch cảnh từ sớm ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ và cơ thể của trẻ như thế nào. Nó ảnh hưởng tới những khu vực như vùng nhân não, là trung tâm vui vẻ và khen thưởng của não, có liên quan tới việc nghiện hút chích. nó kìm hãm thùy trán, cần thiết cho việc kiểm soát sự bốc đồng và chức năng điều hành, vùng vô cùng quan trọng cho việc học. Hình chụp từ máy quét cộng hưởng từ MRI chúng tôi thấy những khác biệt có thể đo lượng được ở hạch hạnh nhân trung tâm phản ứng với sợ hãi của bộ não. Vậy nên có những lý do thực sự về thần kinh học cho việc tại sao những cá thể tiếp xúc với nghịch cảnh liều lượng cao có xác suất tham gia vào những hành vi mang tính nguy hiểm cao. Biết được điều đó là rất quan trọng. Nhưng hóa ra, ngay cả khi không tham gia vào những hành vi mang tính nguy hiểm cao bạn vẫn có khả năng bị bệnh tim hoặc ung thư cao. Lý do cho điều này là việc liên quan tới trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận, hệ thống phản ứng với căng thẳng của bộ não và cơ thể điều khiển phản ứng đánh - hay - chạy. Nó làm việc như thế nào? Hãy tưởng tượng bạn đang đi trong rừng và nhìn thấy một con gấu. Ngay lập tức, trục hạ đồi gửi một tín hiệu tới tuyến yên, tuyến này gửi tín hiệu tới tuyến thượng thận với nội dung "Giải phóng hormone căng thẳng! Aerenaline! Cortisol!" Và tim bạn bắt đầu đập mạnh, con ngươi giãn, đường thở mở rộng, và bạn đã sẵn sàng hoặc đánh nhau với con gấu hoặc chạy thoát thân. Và điều đó thật tuyệt diệu nếu như bạn đang ở trong rừng và có một con gấu. (Tiếng cười) Nhưng vấn đề là điều gì xảy ra khi con gấu về nhà hàng đêm, và hệ thống này được kích hoạt hết lần này đến lần khác. Và nó chuyển từ thích nghi, hay cứu mạng sống, sang không thích nghi tốt, hay phá hủy sức khỏe. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với việc kích hoạt căng thẳng lặp lại này. bởi não bộ và cơ thể chúng mới chỉ đang phát triển. Liều lượng nghịch cảnh cao không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc và vận hành não bộ, mà còn ảnh hưởng sự phát triển hệ thống miễn dịch, sự phát triển hệ thống hormone, thậm chí là cách DNA được đọc và sao chép. Với tôi, thông tin này vứt những gì tôi được học qua cửa sổ. Bởi khi hiểu được cơ chế của một căn bệnh, khi ta không chỉ biết được lộ trình nào bị gián đoạn, mà còn gián đoạn như thế nào thì là bác sĩ, công việc của chúng ta là dùng khoa học đó để phòng bệnh và chữa bệnh. Đó là việc chúng ta làm. ở San Francisco, chúng tôi tạo ra Trung tâm vì Sức khỏe Thanh thiếu niên để ngăn chặn, sàng lọc và chữa lành tác động của ACE và căng thẳng có hại. Chúng tôi bắt đầu bằng việc đơn giản là khám định kỳ cho tất cả trẻ em qua lần thăm khám thường xuyên, Bởi tôi biết nếu bệnh nhân của tôi có điểm ACE là 4, thì em có nguy cơ bị viêm gan hoặc COPD cao gấp 2.5 lần, thì em có khả năng bị trầm cảm cao gấp 4.5 lần, và em có nguy cơ tự tử cao hơn 12 lần so với bệnh nhân của tôi có điểm ACE là 0. Tôi biết điều đó ngay lúc em trong phòng khám của tôi. Với những bệnh nhân có kết quả sàng lọc dương tính, chúng tôi có một nhóm chuyên gia đa ngành làm việc để giảm hậu quả của nghịch cảnh và chữa những triệu chứng bằng cách tốt nhất như thăm hỏi tại nhà, phối hợp chăm sóc, chăm sóc sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng, can thiệp toàn diện, và vâng, cấp thuốc nếu cần. Đồng thời chúng tôi cũng giáo dục phụ huynh về ảnh hưởng của ACE và căng thẳng độc hại giống như cách bạn nói về bọc ổ điện hay nhiễm động chì, và chúng tôi liệu trình chăm sóc bệnh nhân hen suyễn và tiểu đường với tư tưởng là họ có thể cần trị liệu mạnh hơn, tạo những thay đổi cho hệ thống hormone và miễn dịch. Khía cạnh khác khi hiểu được khoa học này là bạn muốn cho tất cả mọi người biết về nó, bởi đây không chỉ là vấn đề của trẻ em ở Bayview. Tôi biết là ngay lúc mọi người nghe về điều này, họ sẽ nghĩ là cần sàng lọc định kỳ, các nhóm điều trị đa ngành, và sẽ là cuộc đua với những phác đồ điều trị lâm sàng hiệu quả nhất. Song điều đó đã không xảy ra. Và đó là một bài học lớn cho tôi. Điều tôi từng nghĩ tới đơn giản chỉ là thực tiễn lâm sàng tốt nhất giờ thì tôi hiểu đó là một cuộc vận động. Như lời Tiến sĩ Rober Block, cựu chủ tịch của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, "Những trải nghiệm có hại thời thơ ấu là mối đe dọa đơn lẻ lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng mà chưa được quan tâm đang đối mặt với đất nước chúng ta ngày nay." Và với rất nhiều người, đó là một viễn cảnh khủng khiếp. Phạm vi và quy mô của vấn đề này dường như rộng lớn đến mức cảm thấy mơ hồ khi tìm ra cách tiếp cận nó. Nhưng đối với tôi, đó lại là nơi hy vọng tồn tại. Bởi khi chúng ta có được kết cấu đúng đắn, khi chúng ta nhìn nhận đây là vấn đề khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, thì ta có thể bắt đầu sử dụng công cụ phù hợp để tìm ra hướng giải quyết. Từ thuốc lá tới ngộ độc chì, rồi tới HIV/AIDS, nước Mỹ đã có một hệ thống hồ sơ theo dõi khá chặt chẽ dành riêng cho những vấn đề về sức khỏe cộng đồng. nhưng tái tạo những thành công đó với ACE và căng thẳng có hại đòi hỏi sự quyết tâm và lời cam kết. và khi nhìn lại phản ứng của đất nước chúng ta cho tới nay, tôi tự hỏi, vì sao chúng ta vẫn chưa nghiêm túc hơn với nó? Ban đầu tôi nghĩ là chúng ta đã không đặt nặng vấn đề vì nó không liên quan đến chúng ta. Đó là vấn đề của những đứa trẻ ở những khu vực đó. Nhưng thật lạ, bởi dữ liệu không phản ánh như thế. Nghiên cứu ACE ban đầu được thực hiện với nhóm dân cư có 70% là người da trắng, 70% người có trình độ đại học. Nhưng rồi càng nói chuyện với nhiều người, tôi lại bắt đầu nghĩ rằng có lẽ tôi đã hoàn toàn tụt hậu. Nếu tôi hỏi bao nhiêu người trong phòng này lớn lên với một người thân mắc bệnh tâm thần, tôi cá là sẽ có vài cánh tay giơ lên. Và rồi nếu tôi hỏi có bao nhiêu người có cha/mẹ uống nhiều rượu, hay ai thực sự tin rằng "yêu cho roi cho vọt" tôi cá sẽ có thêm vài cánh tay giơ lên. Đó! ngay trong phòng này, đây là một vấn đề chạm tới rất nhiều người. Tôi bắt đầu tin rằng chúng ta cách ly nó bởi nó có liên hệ với ta. Có lẽ sẽ dễ thấy vấn đề hơn khi nó ở một vùng khác bởi ta không muốn nhìn thẳng vào nó. Chúng ta thà chấp nhận mình bị bệnh. May mắn là khoa học phát triển và thực tế kinh tế từng ngày làm cho lựa chọn đó trở nên ít khả thi hơn. Khoa học chỉ rõ: Nghịch cảnh thời thơ ấu ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe trong suốt cuộc đời. Ngày nay, chúng ta bắt đầu hiểu được cách làm gián đoạn tiến trình bắt đầu từ nghịch cảnh thời thơ ấu tới bệnh tật và chết sớm. và 30 năm nữa, đứa trẻ có điểm ACE cao và có những triệu chứng hành vi không được phát hiện, có bệnh hen suyễn không được kiểm soát, và tiếp tục phát triển bệnh cao huyết áp, và có bệnh tim hay ung thư sớm, cũng sẽ chết bất thường như một ca tử vong sau 6 tháng mắc HIV/AIDS. Người ta sẽ nhìn vào trường hợp đó và nói: "Chuyện quái gì đây?" Vấn đề này chữa trị được. Vấn đề này đánh bại được. Một điều quan trọng duy nhất chúng ta cần làm bây giờ là dũng cảm nhìn thẳng vào vấn đề và nói, đây là chuyện có thật và đây là chuyện của tất cả chúng ta. Tôi tin rằng lúc đó chúng ta đang tham gia phong trào. Cảm ơn. (Vỗ tay) Là một nữ nhiếp ảnh gia người Ả Rập, tôi luôn tìm được nguồn cảm hứng phong phú cho dự án dựa trên những trải nghiệm của bản thân Sự đam mê tôi phát triển cho kiến thức, cho phép tôi phá vỡ trở ngại để hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực cho dự án "Tôi đọc Tôi viết" của mình Thúc đẩy bởi kinh nghiệm bản thân, vì ban đầu tôi không được phép học cao hơn, tôi quyết định khám phá và thu thập những mẫu chuyện của những người phụ nữ khác những người đã thay đổi cuộc sống của họ nhờ vào giáo dục, trong khi đối mặt và truy vấn những rào cản mà họ phải đối mặt Tôi góp nhặt được hàng loạt những đề tài liên quan đến giáo dục cho phụ nữ, đồng thời cũng không quên những sự khác biệt giữa những quốc gia Ả Rập dựa trên yếu tố kinh tế xã hội. Những vấn đề này bao gồm sự thất học của nữ giới, có tỉ lệ cao trong khu vực này; tái giáo dục; chương trình dành cho những học sinh bỏ học: và các hoạt động chính trị của sinh viên đại học Khi tôi bắt đầu công việc này, không phải lúc nào cũng dễ dàng thuyết phục những người phụ nữ tham gia. Chỉ sau khi giải thích với họ rằng những câu chuyện của họ có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người phụ nữ khác như thế nào, và họ rất có thể sẽ trở thành những hình mẫu cho chính cộng đồng của họ như thế nào, họ mới đồng ý. Tìm kiếm một cách tiếp cận mang tính hợp tác và thoải mái, tôi yêu cầu họ viết những điều muốn nói hoặc ý tưởng in lên trên bức ảnh của chính họ Những bức ảnh này sau đó sẽ được mang đi chia sẻ ở một số lớp học, và đóng vai trò truyền cảm hứng và khích lệ những người phụ nữ khác cùng trải qua sự giáo dục và tình huống như vậy. Aisha, một giáo viên đến từ Yemen, viết, "Tôi tìm đến giáo dục để trở nên độc lập và không còn lệ thuộc vào đàn ông trong bất kỳ điều gì" Một trong những đối tượng đầu tiên của tôi là Umm El-Saad đến từ Ai Cập. Khi chúng tôi lần đầu gặp gỡ, cô ấy chỉ có thể viết được mỗi tên của mình Cô ấy tham gia vào một chương trình phổ cập 9 tháng điều hành bởi tổ chức địa phương NGO ở ngoại ô Cairo. Nhiều tháng sau, cô nói đùa rằng chồng của mình đã dọa sẽ buộc cô thôi học, khi anh ta phát hiện ra cô vợ đã biết đọc biết viết đang xem lén tin nhắn điện thoại của mình. (cười lớn) Umm El-Saad hư ! Dĩ nhiên, đó không hề là lí do khiến cô tham gia chương trình, Tôi đã thấy cô ấy mong muốn kiểm soát những hành động thường ngày của mình đến dường nào, những chi tiết nhỏ mà chúng ta thường không để ý tới từ việc đếm tiền ở siêu thị đến giúp những đứa con của cô ấy học. Mặc dù sự nghèo đói và tư tưởng của cộng đồng nơi cô ấy sống, nơi xem thường học vấn của người phụ nữ, Umm El-Saad, cùng với những người bạn học Ai Cập của mình, đã háo hức học đọc và viết. Ở Tunisia, tôi gặp Asma, một trong 4 người nhà hoạt động nữ mà tôi đã phỏng vấn. Sinh viên ngành công nghệ sinh học khá nổi tiếng trên mạng xã hội. Nói về đất nước của cô ấy, nơi trân trọng cái gọi là Mùa xuân Ả Rập, cô nói, "Tôi luôn mơ về việc phát hiện ra một vi khuẩn mới. Ngày nay, sau cuộc cách mạng, tôi có được một con mỗi ngày" Asma đang ám chỉ sự nổi dậy của chủ nghĩa tôn giáo tối thượng ở trong khu vực, điều này là một trở ngại khác với phụ nữ, nói riêng. Trong số những người phụ nữ mà tôi đã từng gặp, Fayza đến từ Yemen ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất. Fayza bị buộc phải nghỉ học khi mới 8 tuổi để kết hôn. Cuộc hôn nhân đó kéo dài được một năm. Ở tuổi 14, cô trở thành vợ thứ ba của một người đàn ông 60 tuổi, và khi 18 tuổi, cô đã là một bà mẹ đơn thân với 3 đứa con. Mặc dù sự đói nghèo của mình, mặc dù địa vị xã hội là một người đã li dị trong một xã hội bảo thủ cực đoan, và mặc cho sự phản đối của cha mẹ về việc cô quay lại trường học, Fayza biết rằng con đường duy nhất để làm chủ cuộc sống của mình là nhờ vào giáo dục. Cô ấy bây giờ 26 tuổi. Cô đã nhận được sự tài trợ từ tổ chức địa phương NGP để chi trả cho việc học kinh doanh ở đại học. Mục tiêu của cô là tìm được việc làm, thuê một chỗ ở, và mang những đứa trẻ về bên mình. Những nước Ả Rập đang trải qua những thay đổi cực kỳ lớn lao, và những sự đấu tranh mà phụ nữ đang phải đối mặt là hết sức gian khổ. Cũng giống như những người phụ nữ mà tôi đã chụp, Tôi đã phải trải qua rất nhiều những rào cản để trở thành một nhiếp ảnh gia như hôm nay, rất nhiều người trong suốt quá trình đã nói với tôi những điều có thể và không thể làm. Umm El-Saaf, Asma và Fayza, và còn nhiều người phụ nữ khác ở trong thế giới Ả Rập, cho thấy rằng hoàn toàn có thể vượt qua những rào cản để đến với giáo dục, cái mà họ biết rằng là phương thức hữu hiệu nhất cho một tương lai tốt đẹp hơn. Và cuối cùng tôi muốn kết thúc bằng những dòng của Yesmine một trong những nhà hoạt động nữ tôi đã phỏng vấn ở Tunisia. Cô viết, "Chất vấn niềm tin của bạn. Trở thành người bạn muốn, chứ không phải người mà họ muốn bạn trở thành. Đừng chấp nhận cảnh nô lệ, vì mẹ bạn đã sinh bạn ra trong tự do" Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là người đa ngành. Là nhà khoa học, tôi là trưởng đội tàu mô phỏng lên Sao hỏa của NASA năm ngoái và là họa sĩ, tôi tạo ra nghệ thuật đa văn hóa cho cộng đồng trên khắp hành tinh. Mới đây, tôi đã kết hợp cả hai. Nhưng trước hết, cho tôi nói một chút về nhiệm vụ tại NASA. Đây là chương trình HI-SEAS. HI-SEAS là mô hình bề mặt hành tinh do NASA tài trợ được đặt tại núi lửa Mauna Loa ở Hawaii, nó là chương trình nghiên cứu chuyên biệt để tìm hiểu ảnh hưởng của sự cách ly dài hạn lên các phi đội nhỏ. Tôi sống trong nhà vòm này bốn tháng với phi đội sáu người, một trải nghiệm vô cùng thú vị, Chúng tôi làm tất cả mọi loại nghiên cứu. Nghiên cứu chính của chúng tôi là về thức ăn nhưng bên cạnh nó - phát triển hệ thức ăn mới cho các phi hành gia sống ngoài không gian - chúng tôi cũng làm tất cả các nghiên cứu khác. Chúng tôi đi bộ ngoài không gian, như bạn thấy ở đây, mặc những bộ quần áo không gian rồi còn việc nhà và rất nhiều thứ khác, chẳng hạn như điền bảng câu hỏi cuối mỗi ngày. đó là một công việc rất bận rộn. Bây giờ, bạn có thể tưởng tượng, khi sống chung với một nhóm người trong một không gian hẹp suốt thời gian dài, là thử thách vô cùng khó. Các thử thách về mặt tâm lý: làm sao để giữ cả đội với nhau trong những trường hợp này; làm sao đối mặt với những thay đổi cảm nhận thời gian khi bạn sống trong những tình huống này vấn đề giấc ngủ xuất hiện; vân vân. Nhưng cùng lúc, chúng tôi học được nhiều. Tôi hiểu được cách mà từng thành viên phi đoàn đối mặt với tình huống cụ thể; làm sao để giữ cả đội làm việc hiệu quả và vui vẻ, ví dụ, cho họ một mức độ tự trị nhất định là một mẹo hay để làm việc đó; và thật lòng mà nói, tôi học được nhiều về tinh thần lãnh đạo, bởi tôi là trưởng phi đội. Khi làm nhiệm vụ này, tôi bắt đầu suy nghĩ về tương lai của chúng tôi lúc ngoài không gian. Chúng ta sẽ ra ngoài không gian, và bắt đầu sinh sống ở đó. Tôi không nghi ngờ gì về điều này. Có lẽ phải đợi 50 năm hoặc 500 năm nữa nhưng việc sinh sống ngoài vũ trụ chắc chắn sẽ xảy ra. Vì vậy, tôi nảy ra một dự án nghệ thuật mới gọi là Seeker. Dự án Seeker thật sự thách thức cộng đồng trên toàn thế giới trong việc nghĩ ra những mẫu phi thuyền vũ trụ tái hình dung sự sống và tồn tại của con người. Đó là cốt lõi của dự án. Bây giờ, một điều quan trọng: Đây không là một dự án "đi lạc". Đây không phải: "Ôi trời ơi, thế giới đi sai đường rồi, ta phải thoát ra vì ta cần tương lai khác ở chỗ nào đó!" Không, không. Về cơ bản, dự án mời gọi mọi người bước một bước ra khỏi những ràng buộc của trái đất và hình dung lại tương lai của mình. Điều này rất hữu ích, và đang làm tiến triển tích cực. đó là phần hết sức quan trọng của những gì chúng tôi đang làm. Trong dự án này, tôi dùng phương pháp đồng tạo, cách tiếp cận hơi khác so với những gì bạn mong đợi từ những người họa sĩ. Tôi đưa ý tưởng cơ bản vào nhóm, và cộng đồng, rồi mọi người bắt đầu bị cuốn hút vào đó, và cùng nhau, ta khắc họa và tạo dựng tác phẩm nghệ thuật. Giống những con mối vậy. Chúng tôi cùng làm việc mà ngay cả khi ghé thăm các công trình này, đôi khi, các kiến trúc sư cũng không hiểu lắm về cách làm mà không có kế hoạch tổng thể. Chúng tôi luôn tạo ra những công trình điêu khắc cực kỳ lớn thế này nơi ta thật sự có thể sống trong đó. Mẫu đầu tiên đã hoàn thành tại Bỉ và Hà Lan. Nó do một nhóm gần 50 người dựng lên. Đây là công trình thứ hai của cùng một đề án, nhưng tại Slovenia, một đất nước khác, và nhóm mới tới, chúng tôi đang định làm phần kiến trúc theo cách khác. Vì vậy, họ bỏ phần kiến trúc, giữ phần nền của công trình nghệ thuật, và xây dựng một cái hoàn toàn mới, rất giống kiến trúc hình thể trừu tượng. Và đó là phần cực kỳ quan trọng khác của dự án. Nó là một công trình nghệ thuật, một công trình kiến trúc. Đây là phiên bản cuối vừa được giới thiệu cách đây vài tuần ở Hà Lan, dùng xe quân đội làm mô dun để xây một tàu vũ trụ. Chúng tôi mua vài chiếc xe bộ binh cũ, cắt nó ra, và ráp lại thành một tàu vũ trụ. Bây giờ, khi nghĩ về tàu vũ trụ, chúng tôi không chỉ liên tưởng nó là một thử thách công nghệ. Chúng tôi thật sự nhìn nó như một sự kết hợp của ba hệ thống: sinh thái, con người và công nghệ. Do đó, luôn có một thành phần sinh thái mạnh mẽ trong đề án. Ở đây, bạn thấy hệ thống tự trồng rau nuôi cá hữu cơ xung quanh các phi hành gia, thế nên, họ liên lục tiếp xúc với nguồn thực phẩm mà mình tiêu thụ. Một thứ rất điển hình cho dự án này là chúng tôi làm nhiệm vụ độc lập bên trong công trình, và thiết kế dự án. Chúng tôi đã nhốt chính mình trong đó nhiều ngày đến khi xong và kiểm tra những gì chúng tôi làm. Ví dụ như, bên tay phải bạn có thể thấy một nhiệm vụ độc lập tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Ljublijana ở Slovenia, có sáu nghệ sĩ và nhà thiết kế tự nhốt mình trong đó - Tôi là một trong số đó - trải qua bốn ngày bên trong bảo tàng. Và dĩ nhiên, đây là một trải nghiệm ấn tượng và sâu sắc cho tất cả chúng tôi. Giờ đây, dự án mới đang được thực hiện cùng với Camillo Rodriuez-Beltran, cũng là một TED Fellow, tại Sa mạc Atacama ở Chile, Trước hết, nơi này được xem là một mô phỏng của Sao hỏa. Nó thật giống Sao hỏa ở nhiều điểm và đang được NASA dùng để thử nghiệm thiết bị. Và nó có một lịch sử dài nối kết với không gian thông qua việc quan sát những vì sao. Giờ, nó là nhà của ALMA, một kính viễn vọng lớn đang được xây ở đây. Đó cũng là nơi khô nhất trên hành tinh này, điều cuốn hút chúng tôi xây dựng dự án của mình tại đây, vì sức bền vững đã đột nhiên trở thành thứ cần được kiểm tra toàn diện. Chúng tôi không có chọn lựa khác, vì vậy, tôi rất tò mò muốn thấy những gì sẽ xảy ra. Một điều đặc biệt ở phiên bản mới này cái làm tôi rất phấn chấn để được chứng kiến là làm sao có thể kết nối với người dân ở đây, dân bản xứ. Những người này đã sống ở đây từ rất lâu và có thể được xem là bậc thầy về khả năng chịu đựng, nên tôi rất quan tâm đến việc học hỏi từ họ, và áp dụng nguồn kiến thức bản địa vào khám phá không gian. Chúng tôi cố định nghĩa lại cách ta nhìn về tương lai ngoài không gian bằng cách khám phá sự giao hòa giữa sinh học, kỹ thuật và con người; bằng cách dùng phương pháp đồng tạo; và bằng cách sử dụng và khám phá truyền thống địa phương để làm thế nào học từ quá khứ và kết hợp điều đó vào tương lai xa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào mọi người. Tôi muốn giới thiệu với mọi người về Laika. Đối với hầu hết chúng ta, Laika chỉ đơn giản là một chú lợn dễ thương. Tuy nhiên, đối với hàng trăm nghìn bệnh nhân cần hiến tạng Laika lại là biểu tượng của hy vọng. Mọi người thấy đó, kể từ những năm 1970, khi cấy ghép nội tạng trở thành một lựa chọn khả thi cho bệnh nhân suy thận hoặc có các bệnh về nội tạng khác, nguồn cung nội tạng trở thành một vấn đề. Vài chục năm trở lại đây, vấn đề này trở nên xấu đi khi nhu cầu nội tạng tăng theo cấp số nhân. Hiện tại ở Mỹ, có gần 115 000 bệnh nhân đang cần ghép tạng để duy trì sự sống. khi kết thúc buổi nói chuyện của tôi một bệnh nhân nữa sẽ được thêm vào danh sách này. Hôm nay, khoảng 100 người sẽ có nội tạng mới, một cơ hội để bắt đầu cuộc sống của họ lần nữa nhưng cũng vào cuối ngày hôm nay, 20 người khác sẽ chết trong sự chờ đợi. Một hiện trạng đau lòng đối với bệnh nhân và gia đình họ và đối với cả những bác sĩ muốn làm điều gì nhiều hơn thế. Ở một số nơi trên thế giới, hiện trạng này cũng đang trở thành một vấn đề xã hội đáng lo ngại. Ở châu Á các kênh truyền thông báo cáo những bệnh nhân tuyệt vọng đang sử dụng nội tạng từ thị trường chợ đen trái phép. Rõ ràng là khủng hoảng này cần một giải pháp. Tính mạng con người đang bị đe dọa. Là một nhà sinh học và di truyền học, nhiệm vụ của tôi là để giúp giải quyết vấn đề này. Hôm nay, tôi lạc quan nói rằng chúng ta sắp làm được nhờ có Laika. Sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen, hiện nay chúng ta có thể tạo ra cơ quan nội tạng có thể cấy ghép cho con người mà được tăng trưởng an toàn trong cơ thể những chú lợn. Trước khi đi sâu vào kĩ thuật đáng kinh ngạc này hãy cùng tìm hiểu xem cấy ghép dị chủng (xenotransplantation) là gì. Đây là một quá trình ghép tạng động vật vào con người. Bạn có thể muốn hỏi, tại sao lại là nội tạng của lợn? Bởi vì một số loài lợn có tạng với kích cỡ và sinh lý học giống với tạng người. Hơn nửa thế kỉ qua, những nhà tiên phong về cấy ghép đã cố gắng khiến điều này thành hiện thực, nhưng vẫn không thành công. Tại sao lại vậy? Quá trình này có hai chướng ngại cơ bản Đầu tiên là về sự đào thải. Khi hệ miễn dịch của chúng ta phát hiện một cơ quan ngoại lai, nó sẽ đào thải cơ quan đó. Thứ hai, điều này là nói riêng về cơ quan nội tạng của lợn, mỗi chú lợn đều mang một loại virus lành tính đối với nó, và có thể lây nhiễm sang con người. Loại vi-rút này được gọi là Porcine endogenous retrovirus (PERV) chúng có khả năng gây ra các dịch bệnh tương tự như HIV. Vì không có một giải pháp hiệu quả nhằm vào những vấn đề này, kĩ thuật cấy ghép dị chủng đã bị chững lại trong hơn một thập kỉ. Cho đến nay hầu như chỉ có những tiến bộ không đáng kể. Để tôi chia sẻ với bạn tôi cùng Laika đến đây như thế nào. Hành trình của tôi bắt đầu từ núi Emei ở Trung Quốc. Đó là một nơi tuyệt vời được mô tả trong nhiều câu chuyện huyền thoại như "Ngọa hổ tàng long" chẳng hạn. Và tôi gọi nơi đây là nhà. Lớn lên ở trên núi, tôi bắt đầu có sự gắn bó mạnh mẽ với thiên nhiên. Đây là khi tôi bảy tuổi, tôi đang đứng trước một ngôi chùa Phật giáo cổ xưa với một chú khỉ trên vai. Tôi vẫn nhớ rõ ràng cách mà mình và bạn bè đã tung đậu phộng xung quanh để làm phân tâm những chú khỉ để chúng tôi có thể đi bộ đường dài băng qua thung lũng. Tôi yêu thiên nhiên. Đến khi chọn chuyên ngành của mình tôi đã chọn môn Sinh vật học ở Đại học Bắc Kinh. Tuy nhiên, càng học nhiều. tôi càng có nhiều câu hỏi. Làm thế nào cấu tạo di truyền của ta giống với của động vật nhưng lại trông rất khác? Hệ miễn dịch của ta có khả năng chiến đấu chống lại nhiều mầm bệnh như thế nào nhưng lại đủ thông minh để không tấn công chính chúng ta. Những câu hỏi này cứ dằn vặt tôi. Tôi biết nghe có vẻ "mọt sách", nhưng tôi là một nhà khoa học Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, tôi đã quyết định sẽ không chỉ hỏi nữa, tôi muốn trả lời chúng, vì vậy tôi đã thực hiện. Năm 2008, tôi may mắn được chấp nhận tham gia vào chương trình Tiến sĩ ở Đại học Harvard được làm việc cùng Tiến sĩ George Church. Thời gian ở phòng thí nghiệm, tôi bắt đầu học và thử nghiệm với cấu tạo di truyền ở động vật có vú. Trong tất cả những thử nghiệm, một trường hợp đặc biệt đã đưa tôi đến gần Laika. Năm 2013, đồng nghiệp và tôi đã tạo nên sự thay đổi trong tế bào con người sử dụng một công cụ mà bạn có thể đã nghe qua được gọi là CRISPR. Chúng tôi là một trong hai nhóm đầu tiên báo cáo sử dụng thành công công cụ trong việc thay đổi DNA của chúng ta. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời trong khám phá khoa học. Công cụ chỉnh sửa gen CRISPR có hai thành phần. Là một "cái kéo" được gọi là enzyme CRISPR và RNA dẫn đường. Hãy nghĩ như là "cái kéo" di truyền với kính hiển vi. Kính hiển vi là RNA dẫn đường, nó mang những "cái kéo" đến nơi chúng ta muốn cắt và nói, "Nó đây", enzyme CRISPR chỉ cắt và sửa chữa DNA theo cách chúng ta muốn. Ngay sau khi chúng tôi báo cáo về nghiên cứu của chúng tôi, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Mass rất xem trọng những ứng dụng vào y tế của nghiên cứu này. Họ hợp tác với chúng tôi, và bắt đầu thấy được tiềm năng sử dụng CRISPR để giải quyết khủng hoảng do thiếu hụt nội tạng. Chúng ta làm điều đó như thế nào? Đơn giản, nhưng lại rất phức tạp. Chúng ta bắt đầu thay đổi một tế bào của lợn để loại bỏ vi-rút và để tương thích với miễn dịch của con người. Nhân của tế bào đó được cấy vào một quả trứng lợn và được tách ra thành một phôi thai. Sau đó phôi thai đã tạo thành được đặt trong tử cung của lợn mẹ và được phân tách thành một chú lợn. Về cơ bản, đó là một quá trình nhân bản. Cơ thể lợn con sau đó chứa các cơ quan nội tạng đã chỉnh sửa mà hi vọng rằng sẽ không bị đào thải bởi hệ miễn dịch của con người. Năm 2015, trước tiên chúng tôi quyết định đối phó với vấn đề lây nhiễm vi-rút. Chúng tôi muốn xoá sạch tất cả 62 nhân bản của vi-rút PERV từ hệ gen của lợn, nhưng lúc này, đó là nhiệm vụ gần như bất khả thi. Thậm chí là với CRISPR, chúng tôi chỉ có thể sửa đổi một hoặc hai lần trong một tế bào Kỉ lục về số lần sửa đổi chúng tôi có thể làm với một tế bào chỉ năm lần. Để đạt được điều trên, chúng tôi phải tăng thông lượng lên đến hơn mười lần. Với thiết kế cẩn thận và hàng trăm thử nghiệm, chúng tôi đã thành công xoá bỏ toàn bộ vi-rút, phá vỡ cả kỉ lục. Quan trọng hơn, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có thể loại bỏ khả năng lây nhiễm sang con người của loài vi-rút nguy hiểm này. Năm ngoái, với công nghệ vô tính và một tế bào đã chỉnh sửa công ty mới thành lập của chúng tôi, eGenesis, sản xuất Laika, chú lợn Laika đầu tiên được sinh ra không mang vi-rút PERV [Vỗ tay] Laika đại diện cho bước quan trọng đầu tiên trong việc chính thức hoá kĩ thuật cấy ghép dị giống an toàn. Nó còn là một bước đệm để chúng ta có thể tiến xa hơn trong việc sửa đổi di truyền để giải quyết vấn đề miễn dịch học. Kể từ đó, chúng ta có thể tạo ra hơn 30 chú lợn không nhiễm vi-rút PERV, và chúng có lẽ là động vật biến đổi gen tiên tiến nhất trên Trái Đất. Chúng được đặt tên là Laika theo tên chú chó của Liên Xô chú chó là động vật đầu tiên bay vào Vũ Trụ. Chúng tôi hi vọng Laika và anh chị em của nó có thể dẫn chúng ta đến bước đột phá mới trong khoa học và y học. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mà những bệnh nhân bị suy gan có thể được cứu sống bằng gan mới mà không phải chờ đợi sự hiến tặng hoặc chờ đợi một người khác chết. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi những người mắc bệnh tiểu đường không phải phụ thuộc vào insulin sau mỗi bữa ăn bởi vì chúng ta có thể tạo ra cho họ những tế bào tuỵ tốt có thể tự sản xuất insulin. Và hãy tưởng tượng một thế giới nơi mà những bệnh nhân suy thận không phải đối mặt với gánh nặng chạy thận. Chúng tôi đang phấn đấu để tạo ra thế giới đó, một thế giới không thiếu hụt nội tạng. Cuối cùng chúng tôi đã có công cụ để khắc phục vấn đề mà trước đó chưa bao giờ giải quyết được, và Laika chỉ là sự bắt đầu của hành trình. Chúng ta phải rất khiêm nhường trước tự nhiên, bởi vì có nhiều vấn đề hơn phải đối mặt gồm cả miễn dịch học và những điều chúng tôi thậm chí không thể dự đoán được ở thời điểm này. Tuy nhiên, đó là chức trách của chúng tôi, ứng dụng khoa học tiên tiến vào y học để cứu sống tất cả những bệnh nhân đang chờ đợi. Cảm ơn các bạn rất nhiều. [Vỗ Tay] Chris Anderson: Ý tôi là, cô Luhan, đó là một công việc phi thường. Mời cô trở lại. Các bước tiếp theo ở đây là gì? Cô đã loại bỏ được vi-rút. Các bước kế tiếp là cố gắng để cơ thể con người không đào thải việc cấy ghép. Giải quyết điều này cần làm những gì? Luhan Yang: Đó là một quá trình phức tạp. Chúng tôi cần loại bỏ kháng nguyên của lợn. Thêm vào đó chúng tôi phải học rất nhiều từ ung thư. Ung thư có thể xâm nhập và phá vỡ hệ miễn dịch của chúng ta như thế nào chúng ta có thể sử dụng mẹo của ung thư và thực hiện điều đó trên cơ quan của lợn để đánh lừa hệ miễn dịch của chúng ta không tấn công tạng mới. CA: Cô ước tính khi nào, và hi vọng khi nào ca cấy ghép thành công đầu tiên diễn ra? Tôi sẽ rất vô trách nhiệm nếu đưa ra một con số bất kì nào đó. Chúng ta đang ở TED, luôn vô trách nhiệm. Nhưng chúng tôi làm việc ngày đêm để cố gắng thực hiện điều này cho bệnh nhân. Vậy thậm chí cô sẽ không nói cô nghĩ nó có thể xảy ra trong một thập kỉ hoặc năm năm tới hay gì khác? Để chắc chắn, chúng tôi hi vọng trong một thập kỉ. [Cười] Có rất nhiều người ở đây thấy rất thú vị về điều đó, một tiềm năng phi thường. Sẽ có một số người khác ở đây đang nghĩ, "Con heo đó đáng yêu quá. Con người không nên khai thác thứ gì đáng yêu như vậy vì lợi ích của mình" Cô có phản ứng gì không? Vâng, chắc chắn rồi. Vậy hãy tưởng tượng một chú lợn có thể cứu sống tám mạng người. Thêm vào đó, giống như sự hiến tạng của con người, nếu chúng ta chỉ lấy một quả thận từ chú lợn, nó vẫn có thể sống tiếp, vậy nên chúng tôi quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng tôi nghĩ mục tiêu của chúng tôi chỉ là giải quyết nhu cầu của y học dành cho các bệnh nhân và gia đình của họ. Không ai có thể nói điều đó nếu họ ăn thịt xông khói, đúng không ? Điều đó thật hay. [Cười] CA: Luhan, cảm ơn cô rất nhiều. LY: Cảm ơn ngài. [Vỗ tay] Một ngày năm 1965, khi đưa gia đình đi nghỉ ở Acapulco, nhà báo người Colombia, Gabriel García Márquez, bất ngờ quay xe và yêu cầu vợ mình lo cho gia đình những tháng tới, rồi quay về nhà. Ý tưởng khởi đầu cho một quyển sách mới bất chợt đến với ông: "Rất nhiều năm sau này, trước khi bị hành hình, đại tá Aureliano Buendía nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, khi được cha dẫn đi xem băng." Hơn mười tám tháng sau, những dòng chữ ấy nở rộ trong tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn. Một quyển tiểu thuyết đã đưa văn học Mỹ La Tinh lên vị trí dẫn đầu nền văn học tưởng tượng toàn cầu, mang về cho García Márquez giải Nobel Văn học năm 1982. Điều gì khiến tiểu thuyết này trở nên đáng chú ý như vậy? Quyển tiểu thuyết ghi lại vận mệnh và sự bất hạnh của dòng họ Buendía qua bảy thế hệ. Với những câu văn chi tiết, mới mẻ, nhiều nhân vật, cùng lối kể truyện rắc rối, Trăm Năm Cô Đơn không phải là một quyển sách dễ đọc nhưng lại cực kỳ đáng xem kết hợp tình yêu mãnh liệt cuộc nội chiến, âm mưu chính trị, các cuộc thám hiểm khắp thế giới, và nhiều nhân vật mang tên Aureliano hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên, đó không chỉ là một vở kịch lịch sử. Trăm Năm Cô Đơn là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về thể loại văn học được biết đến như chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Tại đây, các năng lực và hiện tượng siêu nhiên được miêu tả một cách chân thực trong lúc các sự kiện có thật về lịch sử và cuộc sống phơi bày bản chất ngớ ngẩn và kỳ dị. Các hiện tượng siêu thực trong ngôi làng hư cấu Macondo đan xen chặt chẽ với những sự kiện diễn ra tại vùng đất Colombia. Cuộc định cư bắt đầu tại một quốc gia không có thật bị cô lập, dần được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhưng phải đối mặt với những tai ương suốt hành trình. Nhiều năm trôi qua, các nhân vật già đi rồi chết, chỉ trở về như những hồn ma, hoặc dường như tái sinh ở những thế hệ sau. Cùng với một công ty hoa quả Mỹ chàng thợ máy lãng mạn luôn bị bướm vàng theo cũng đến thị trấn Macondo. Một người phụ nữ trẻ bay lên rồi trôi đi. Dù tiểu thuyết đi xuyên suốt các thế hệ tiếp theo, thời gian vẫn chuyển động theo gần một chu kỳ. Nhiều nhân vật có tên và khả năng giống với tổ tiên, thậm chí, lặp lại sai lầm của tổ tiên. Những lời tiên tri kỳ lạ và những chuyến thăm của người gypsy bí ẩn nhường chỗ cho những cuộc chạm trán và đội hành hình của các cuộc nội chiến. Công ty hoa quả Mỹ mở một khu đất trồng cây gần ngôi làng và mở ra cuộc thảm sát hàng ngàn công nhân bãi công, phản ánh sự kiện "Thảm sát công nhân trồng chuối" có thật năm 1928. Kết hợp với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, điều này làm nên ý nghĩa lịch sử như một sự xuống dốc không phanh các nhân vật gần như không thoát ra được. Bên dưới sự kỳ diệu là một câu chuyện về hình mẫu lịch sử người Colombia và Mỹ Latinh thời thuộc địa trở đi. Một giai đoạn lịch sử mà chính tác giả đã trực tiếp trải qua. Gabriel lớn lên ở Colombia, một quốc gia bị phân chia bởi xung đột dân sự giữa phe bảo thủ và các đảng chính trị tự do. Ông cũng sống tại quốc gia tự trị Mexico và đưa tin về cuộc đảo chính Venezuela năm 1958 với vai trò nhà báo. Nhưng có lẽ ảnh hưởng lớn nhất với ông là ông bà ngoại. Nicolás Ricardo Márquez, cựu chiến binh với huân chương cuộc chiến Một ngàn ngày có công chống lại phe bảo thủ của Colombia đã dẫn dắt Gabriel García Márquez đến với quan điểm về chủ nghĩa xã hội. Trong lúc ấy, việc mê tín dị đoan khắp nơi của Doña Tranquilina Iguarán Cotes’ đã trở thành nền tảng cho phong cách của Trăm Năm Cô Đơn. Ngôi nhà nhỏ tại Aracataca nơi tác giả trải qua thời thơ ấu đã hình thành nguồn cảm hứng chủ yếu cho ngôi làng Macondo. Với Trăm Năm Cô Đơn, Gabriel García Márquez đã tìm ra con đường độc nhất để ghi lại lịch sử độc đáo của Mỹ La Tinh. Ông có thể mô tả thực tế lạ kỳ của cuộc sống trong xã hội hậu thực dân, buộc phải hồi tưởng những bi kịch trong quá khứ. Mặc tất cả thuyết định mệnh này, tiểu thuyết vẫn giữ niềm hy vọng. Phát biểu tại giải Nobel, García Marquez đã khơi lại câu chuyện dài của Mỹ La Tinh về xung đột dân sự và tội ác tày trời. Ông kết thúc bài phát biểu bằng khẳng định khả năng dựng xây một thế giới tốt hơn rằng: "nơi không ai có thể định đoạt cái chết của người khác, nơi tình yêu sẽ chứng giám sự thật và hạnh phúc là điều có thể, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi có được cơ hội thứ hai để tái sinh trên mặt đất này." Một thanh niên Mỹ gốc Phi đã gia nhập Không quân Hoa Kỳ năm 18 tuổi và được giao nhiệm vụ tại Căn cứ không quân Mountain Home và là một phần của phi đội cảnh sát. Ngay khi tới đó, mục tiêu đầu tiên của tôi là tìm một căn hộ cho vợ và con gái Melanie của tôi đến sống cùng tại Idaho. Ngay lập tức, tôi tới phòng nhân sự, và nói chuyện với mấy người ở đó, họ nói: "Ồ, việc tìm một căn hộ tại Mountain Home không khó khăn gì. Người dân ở đây yêu quý chúng ta bởi vì họ biết, nếu có một phi công đang muốn thuê một trong số những căn hộ của họ họ sẽ kiếm được món hời". Và đó thực sự là điều quan trọng. Anh ta nói,"Đây là danh sách những người anh có thể gọi và sau đó họ sẽ để anh chọn căn hộ mà anh muốn." Tôi cầm danh sách và bắt đầu gọi điện. Ở đầu dây bên kia là một phụ nữ và tôi nói cô ấy thứ tôi cần. Cô ấy nói, "Ồ, thật tuyệt vì anh đã gọi. Hiện tại, chúng tôi có 4-5 căn hộ trống." Cô ấy hỏi: "Anh muốn căn có 1 hay 2 phòng ngủ?" Sau đó bảo: "Thôi, khoan nói chuyện đó. Hãy tới xem và chọn căn hộ mà anh muốn. Chúng ta sẽ kí hợp đồng và anh sẽ có trong tay chìa khóa căn hộ để đón gia đình tới ở ngay lập tức." Nghe thế, tôi đã rất phấn khởi. Tôi nhảy lên xe. Đi vào thị trấn và gõ cửa. Khi nghe tiếng gõ cửa, một người phụ nữ ra mở, và nhìn tôi, hỏi rằng: "Tôi có thể giúp gì anh?" Tôi nói: "Vâng, tôi là người gọi điện về chuyện mấy căn hộ. Tôi vừa mới đưa ra lựa chọn của mình." Cô ấy nói, "Anh ạ, tôi thật sự xin lỗi, nhưng chồng tôi đã cho thuê những căn hộ mà không nói gì với tôi cả." Tôi hỏi lại: "Có nghĩa là anh ta có thể cho thuê cả 5 căn trong vòng 1 giờ ư?" Cô ấy không trả lời mà chỉ bảo rằng: "Tại sao anh không để lại số điện thoại, và nếu chúng tôi có những chỗ mới, tôi sẽ gọi cho anh?" Chả cần nói cũng biết, tôi đã không nhận được cuộc gọi nào nữa. Tôi cũng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ những người nằm trong danh sách mà tôi đã nhận được. Chính vì thế, cảm thấy bị chối bỏ, tôi quay trở lại căn cứ, và nói chuyện với Chỉ huy trưởng Tên ông ấy là McDow, Thiếu tá McDow. Tôi nói, "Thưa thiếu tá McDow, tôi cần ông giúp." Tôi kể lại những điều đã xảy ra, và ông ấy bảo rằng: "James ạ, tôi rất muốn giúp anh. Nhưng anh biết đấy, vấn đề là: Chúng ta không thể bắt người ta cho những người họ không thích thuê nhà. Và bên cạnh đó, chúng tôi đang có mối quan hệ tốt đẹp với những người ở đây và chúng tôi không muốn phá hủy nó." Ông ấy nói tiếp "Vì thế đây là điều anh nên làm. Hãy để gia đình anh ở lại, bời vì nếu thế, anh sẽ có 30 ngày nghỉ phép. Vì vậy mỗi năm một lần, anh có thể về với gia đình, dành 30 ngày với họ và quay lại đây." Điều đó chẳng an ủi tôi được chút nào. Vì thế sau khi từ chỗ ông ấy về, tôi quay lại phòng nhân sự, và nói chuyện với người thư kí, ông ấy nói, "Jim ạ, tôi có cách này cho anh. Có một phi công sẽ nghỉ việc, và ông ấy có một chiếc xe móc. Nếu anh để ý, ở Mountain Home, xe móc và chỗ đỗ xe loại ấy có ở khắp mọi nơi. Anh có thể mua xe của ông ta, và biết đâu lại có được một món hời bởi vì ông ấy muốn rời khỏi đây càng sớm càng tốt. Và như thế, vấn đề của anh sẽ ổn thỏa, và đó có thể là giải pháp dành cho anh." Nghe vậy, tôi ngay lập tức lên xe, vào thị trấn và thấy chiếc xe móc nó cũng nhỏ thôi, nhưng trong hoàn cảnh này, tôi biết rằng đó là điều tốt nhất tôi có thể làm. Vì thế tôi mua nó. Sau đó tôi hỏi người bán xe, "Tôi có thể để cái xe ở đây được không? Liệu việc này có giải quyết hết các khó khăn, và tôi không phải tìm chỗ đỗ xe khác không?" Ông ấy trả lời, "Trước khi tôi đồng ý, tôi cần hỏi lại ban quản lý." Vì thế, tôi quay lại căn cứ, ông ấy gọi lại và ban quản lý nói rằng, "Không được, anh không thể để xe ở đây bởi vì chúng tôi đã hứa để lại chỗ đó cho vài người khác." Điều đó thật kì quặc bởi vì cũng có vài chỗ trống khác, nhưng ông ta lại hứa để chỗ đó cho người khác. Vì vậy, điều tôi đã làm ... và vì ông ấy nói, "Anh không phải lo, Jim ạ, bởi vì có rất nhiều chỗ đỗ xe móc" nên tôi tiếp tục hành trình gian nan để tìm chỗ đỗ xe. Tôi cứ đi hết chỗ này đến chỗ khác. Và tôi nhận được cùng một lời từ chối mà tôi đã từng nhận được khi đi thuê căn hộ. Kết quả là, một trong những điều họ nói với tôi, ngoài việc bảo rằng hết chỗ đỗ xe, chính là, "Jim ạ, lý do chúng tôi không thể cho anh thuê chỗ là vì chúng tôi đã có một gia đình người da đen trong khu này rồi." Người ấy nói, "Là họ, chứ không phải tôi, vì tôi mến các anh lắm." (Cười) Và đó là điều tôi cũng đã làm. Tôi cũng cười. Anh ta nói, "Nhưng vấn đề là: Nếu tôi cho anh thuê, những người thuê khác sẽ chuyển đi và tôi sẽ không đủ tiền để trang trải." "Đơn giản là, tôi không thể cho anh thuê." Mặc dù nghe thật nản, nhưng tôi không bỏ cuộc. Tôi tiếp tục tìm kiếm, và tôi tìm tới tận cùng của thị trấn ở Mountain Home, và có một bãi đỗ xe móc nhỏ. Ý tôi là nó thực sự rất nhỏ. Đường đi không được lát gạch, cũng không được đổ bê-tông, Khu ấy cũng không có hàng rào để ngăn cách các ô đỗ xe. Nó cũng chẳng có dịch vụ rửa xe. Nhưng tôi biết, tại thời điểm ấy, tôi không có nhiều lựa chọn. Vì thế tôi gọi cho vợ và nói rằng "Chúng ta sẽ mua xe và thuê chỗ ở đây" Sau đó chúng tôi chuyển nhà và trở thành cư dân của Mountain Home, Idaho. Và tất nhiên, cuối cùng thì mọi thứ cũng ổn. Bốn năm sau, tôi nhận được quyết định chuyển từ Mountain Home, Idaho tới một nơi có tên là Goose Bay, Labrador. Chúng tôi sẽ không kể về nơi đó. Đó là một nơi thật tuyệt khác. (Cười) Và vì thế, thử thách tiếp theo của tôi là chuyển gia đình từ Mountain Home, Idaho tới Sharon,Pannsylvania. Đó không phải là một vấn đề vì chúng tôi vừa mua một chiếc ô tô mới. Mẹ của tôi gọi và nói rằng sẽ bay qua. Bà sẽ cùng đi và giúp trông nom bọn trẻ. Vì vậy bà tới nhà tôi, cùng với Alice chuẩn bị nhiều đồ ăn cho chuyến đi. Buổi sáng hôm đó, chúng tôi khởi hành lúc 5 giờ. Một chuyến đi tuyệt vời. Rất vui. Chúng tôi trò chuyện thật nhiều Khoảng 6 rưỡi, 7 giờ tối, chúng tôi thấm mệt, và nghĩ rằng, "Nên thuê một cái nhà nghỉ và ở lại qua đêm, sau đó tiếp tục vào sáng sớm hôm sau." Vì vậy chúng tôi tìm kiếm trong số những nhà nghỉ trên đường đi, và thấy một cái, với tấm biển lớn nhấp nháy "Còn phòng trống." Vì thế chúng tôi dừng lại. Chúng ở trong một bãi đỗ xe. Tôi đi vào trong. Khi tôi bước vào, người phụ nữ vừa mới kí xong hợp đồng với một vài vị khách, một vài người khác thì đứng chờ sau tôi. Tôi bước tới quầy lễ tân, và cô ấy hỏi, "Tôi có thể giúp gì cho ngài?" Tôi nói, "Tôi cần thuê nhà nghỉ cho cả nhà trong đêm nay". Cô ây trả lời: "Xin lỗi ngài, tôi vừa mới cho thuê căn phòng cuối cùng. Chúng tôi không còn phòng nào cho tới sáng mai." Cô ấy nói tiếp, "Nhưng nếu ông tiếp tục đi thêm chừng 45 phút đến 1 tiếng nữa, sẽ có một chỗ đỗ xe móc ở đó." Tôi nói, "Ồ vâng, nhưng chỗ cô vẫn để biển "Còn phòng trống" ở ngoài kia cơ mà" Cô ấy đáp, "Ôi, tôi quên mất." Sau đó, cô ấy với công tắc tắt đèn. Chúng tôi đứng nhìn nhau. Cũng có những người khác trong phòng. Cô ấy quay sang nhìn họ. Không ai nói gì. Tôi hiểu ra và bỏ đi, bước ra khu để xe. Và nói với mẹ tôi, vợ tôi và cả Melanie, rằng "Có vẻ như chúng ta sẽ phải đi thêm một chút nữa để có thể ngủ qua đêm nay." Và chúng tôi tiếp tục lên đường, nhưng ngay trước khi chúng tôi nổ máy, và lái xe khỏi bãi đỗ, hãy đoán xem điều gì xảy ra? Cái biển lại nhấp nháy. Và thông báo rằng "Còn phòng trống." Chúng tôi tìm được một chỗ khá tốt. Mặc dù chúng tôi không thích lắm, nhưng nó an toàn và sạch sẽ. Và đêm đó, chúng tôi ngủ thật ngon. Nhưng điều quan trọng đó là, chúng tôi đã có những trải nghiệm thật giống nhau trên đường từ Idaho tới Pennsylvania, dù ở đâu cũng bị từ chối, khách sạn, nhà nghỉ hay nhà hàng. Nhưng chúng tôi vẫn tới được Pennsylvania. Chúng tôi ổn định nhà cửa. Mọi người đều vui khi nhìn thấy bọn trẻ. Tôi lên máy bay và bay tới Goose Bay, Labrador, Chuyện tiếp theo như thế nào? (Tiếng cười) Là như thế này, 53 năm sau, giờ tôi có 9 đứa cháu, và 2 chắt. Năm trong số chín đứa là con trai. Tôi có một Thạc sĩ, một Tiến sĩ,một học viên cao học, một sinh viên trường y Hai đứa nữa cũng sắp sửa như thế. Cũng sắp, nhưng chưa được. (Tiếng cười) Một đứa cháu tôi đã học đại học tới 8 năm. (Tiếng cười) Nó vẫn chưa lấy bằng, nhưng nó muốn trở thành một diễn viên hài. Vì vậy, chúng tôi bắt nó phải tiếp tục đi học. Bởi vì bạn chẳng biết được, Dù bạn hài hước cũng chưa chắc có thể trở thành diễn viên hài. Đúng không? (Tiếng cười) Nhưng điều cốt lõi là, chúng nó đều ngoan ngoãn-- không ma túy, không mang bầu khi còn đi học, không phạm pháp Một ngày kia, mọi thứ vẫn đang diễn ra như thế, tôi đang ngồi xem ti vi trong phòng mình, và họ đang nói về Ferguson, cùng dăm ba chuyện ồn ào khác. Đột nhiên, một biên tập viên thời sự lên sóng và thông báo, "Trong ba tháng vừa qua, 8 đàn ông Mỹ gốc Phi vô danh tính đã bị giết bởi lực lượng cảnh sát, chủ nhà hoặc dân thường người da trắng Khi ấy, vì một lý do nào đó, tôi cảm thấy bị tổn thương. Tôi tự hỏi, "Điều gì đang xảy ra vậy? Thật là điên rồ. Sự thù ghét nào đã khiến con người ta có những hành động như vậy?" Vừa lúc ấy, một đứa cháu gọi cho tôi. Nó hỏi, "Ông có xem tin tức trên ti vi không ạ?" Tôi nói, "Ông có". Nó nói, "Cháu đang bối rối lắm. Chúng cháu chỉ đang làm việc của mình, nhưng hình như, vì là người da đen, dù chúng cháu có đang làm gì, lái xe, đi bộ hay nói chuyện, thì đều nguy hiểm. Chúng cháu phải làm gì? Chúng cháu đã làm mọi điều như ông dạy. Khi cảnh sát yêu cầu dừng xe, chúng cháu để hai tay lên vô-lăng, theo hướng 12 giờ. Nếu được yêu cầu thẻ căn cước, chúng cháu bảo với họ rằng, "Tôi đang từ tốn lấy nó trong ngăn." Khi buộc phải ra khỏi xe để khám xét, khi bị bắt nằm xuống đất để khám xét, khi xe chúng cháu bị khám, chúng cháu không kháng cự, không thách thức họ vì ông dạy rằng, "Không được thách thức cảnh sát. Khi mọi chuyện qua đi, hãy gọi cho chúng ta và thách thức chúng ta này." Nó nói, "Và đây là điều thực sự làm cháu giận dữ: Những bạn bè da trắng, những đứa bạn thân của chúng cháu, khi nghe tới những điều ông nói, chúng nó bảo rằng "Tại sao mày phải nghe lời? Mày phải chống lại. Mày phải thách thức chúng. Mày phải hỏi thẻ căn cước của chúng nó." Và đây là điều mà những cậu bé ấy được dạy: "Chúng tôi biết anh có thể làm điều đó, nhưng xin đừng làm vậy trong khi chúng tôi đang ở trong xe bởi vì hậu quả dành cho anh là hoàn toàn khác với thứ mà chúng tôi sắp phải nhận." Là một người ông, tôi nên nói gì với những đứa cháu của mình? Làm sao để chúng an toàn? Làm sao để chúng sống sót? Và vì thế, mọi người hay hỏi tôi rằng: "Jim à, cậu đang giận dữ đấy à?" Và câu trả lời của tôi đấy là: "Tôi làm gì có quyền được giận dữ, và tôi cũng biết hậu quả của sự tức giận là gì." Và vì thế, điều duy nhất tôi có thể làm, là vận dụng tất cả trí tuệ, năng lượng, ý tưởng và kinh nghiệm của mình, hi sinh bản thân để thách thức lại, tại bất cứ thời điểm nào bất cứ điều gì mà có dấu hiệu của sự phân biệt chủng tộc. Vì thế việc đầu tiên tôi phải làm là học, việc thứ hai tôi phải làm là, vạch trần sự phân biệt chủng tộc, và điều cuối cùng tôi cần làm là hành động, với sức mạnh của mình để xóa bỏ phân biệt chủng tộc bằng bất cứ giá nào. Điều thứ hai tôi làm chính là: Tôi muốn kêu gọi tất cả người dân Mĩ. Tôi cầu khẩn sự nhân đạo, phẩm giá lòng tự tôn dân tộc và quyền làm chủ của họ để không phản ứng một cách tiêu cực đối với những tội ác man rợ này. Thay vào đó, là để nâng cao hiểu biết xã hội, nhận thức và ý thức xã hội của mọi người, để có thể đồng lòng, để cùng chung tiếng nói chống lại và thách thức bất cứ điều điên rồ nào, bất cứ điều gì cho phép việc giết hại người không có vũ trang, bất kể dân tộc nào, bất kể chủng tộc nào, bất kể thành phần, giai cấp nào. Chúng ta phải chống lại điều đó. Đó là một việc làm phi lý. Tôi cho rằng, cách duy nhất để thực hiện điều đó là thông qua tập thể. Chúng ta cần đoàn kết người da đen, da trắng, người Châu Á, Mỹ La-tinh, cùng bước lên và tuyên bố rằng, "Chúng tôi không thể chấp nhận bất cứ hành động tương tự nào như thế nữa." Sáu nghìn dặm đường, 600 dặm đường ngầm, 400 dặm đường xe đạp và nửa dặm xe điện, nếu bạn đã từng đến đảo Roosevelt. Đây là những con số tạo nên cơ sở hạ tầng của New York. Đây là thống kê cơ sở hạ tầng. Những con số tìm thấy trong báo cáo của cơ quan thành phố. Ví dụ, Sở Giao thông vận tải sẽ cho biết có bao nhiêu dặm đường được bảo trì. Cơ quan giao thông đô thị khoe về số dặm đường ngầm. Hầu hết các cơ quan thành phố cho ta thống kê. Báo cáo năm nay từ Uỷ ban taxi và xe Limousine, cho ta biết có khoảng 13,500 taxi ở thành phố New York. Khá thú vị, đúng không? Nhưng bạn có từng nghĩ những con số này đến từ đâu? Bởi vì để có những con số này, ai đó ở cơ quan thành phố phải dừng và nói, hmm, đây là con số mà ai đó rất muốn biết. Đây là một con số mà công dân muốn biết. Vì thế, họ tìm lại những dữ liệu gốc, họ đếm, họ cộng, họ tính toán, và họ đưa ra những báo cáo, và những báo cáo đó sẽ chứa những con số thế này. Vấn đề là làm thế nào để họ biết tất cả các câu hỏi? Chúng ta có rất nhiều câu hỏi. Trên thực tế, theo cách nào đó chúng ta có vô số câu hỏi về thành phố của chính mình. Những cơ quan không bao giờ có thể theo kịp. Vì thế, mô thức này không hiệu quả, tôi nghĩ những nhà chính sách nhận ra, bởi vì vào năm 2012, Mayor Bloomberg đã thông qua điều luật mà ông ấy gọi là điều luật về dữ liệu mở tham vọng và toàn diện nhất cả nước. Ở nhiều phương diện, ông đã đúng. Trong hai năm qua, thành phố đưa ra 1,000 tập dữ liệu trên cổng dữ liệu mở, và điều đấy khá là tuyệt vời. Bạn đi và nhìn những dữ liệu thế này, thay vì chỉ đếm số lượng xe taxi, ta có thể bắt đầu hỏi nhiều thứ khác nhau. Vì vậy tôi muốn hỏi. Khi nào là giờ cao điểm ở New York? Vấn đề này khá phiền phức. Khi nào mới đúng là giờ cao điểm? Và tôi tự ngẫm, những chiếc taxi không chỉ là con số, mà còn là những máy ghi dữ liệu GPS di chuyển trong thành phố ghi lại mỗi và mọi chặng đường của chúng. Dữ liệu có ở đây, và tôi nhìn vào dữ liệu đó, và phác hoạ tốc độ trung bình của những chiếc taxi ở New York trong ngày. Bạn có thể thấy từ nửa đêm đến khoảng 5:18 sáng, tốc độ tăng, và tại thời điểm đấy, mọi thứ quay ngược lại, chúng càng ngày càng chậm lại đến khoảng 8:35 sáng, khi chúng dừng hẳn ở khoảng 11,5 dặm mỗi giờ. Một chiếc xe taxi trung bình đi 11,5 dặm mỗi giờ trên phố và hoá ra là nó không thay đổi trong suốt cả ngày. (Cười) Vì thế tôi tự nhủ, không có giờ cao điểm ở New York. Chỉ có một ngày chen lấn mà thôi. Có lý. Và điều này quan trọng vì một số lý do. Nếu bạn là một nhà hoạch định giao thông, điều này có thể rất thú vị. Nhưng nếu bạn muốn đến một nơi thật nhanh, giờ bạn biết phải đặt báo thức lúc 4:45 sáng và sẵn sàng. New York đúng không? Nhưng có câu chuyện sau những dữ liệu này. Hóa ra dữ liệu không có sẵn. Thật ra có một thứ gọi là yêu cầu quyền tự do thông tin pháp luật, hay là yêu cầu FOIL. Đây là một tờ đơn tìm thấy trên web của Uỷ ban taxi và xe Limousine. Để truy cập dữ liệu này, bạn cần lấy được tờ đơn này, điền vào và họ sẽ thông báo bạn, và một anh chàng tên Chris Whong đã làm chính xác như thế. Chris đi đến và họ bảo anh ta, "Chỉ cần mang một ổ cứng mới đến văn phòng của chúng tôi, để ở đây trong vòng 5 tiếng, chúng tôi sẽ chép dữ liệu và bạn đến lấy về." Và dữ liệu này đến từ đấy. Chris là kiểu người muốn công khai mọi dữ liệu, và vì thế, mọi người đều có thể sử dụng nó và đấy là lý do có biểu đồ này. Và sự tồn tại của nó thật tuyệt vời. Những người ghi GPS - vô cùng tuyệt. Nhưng thực tế có những công dân mang theo những ổ cứng thu thập dữ liệu từ cơ quan để công khai chúng - nó đã là của chung, bạn có thể tiếp cận chúng, nhưng nó là chung, không công khai. Và ta có thể làm tốt hơn thế. Dân chúng không cần phải đi khắp nơi với những chiếc ổ cứng Giờ thì, không phải mẫu dữ liệu nào phù hợp yêu cầu FOIL. Đây là bản đồ những nút giao nguy hiểm nhất ở thành phố New York mà tôi đã làm. dựa trên số vụ tai nạn xe đạp. Những vùng màu đỏ là vùng nguy hiểm. Và đầu tiên là phía đông của Manhattan, đặc biệt là vùng thấp hơn, số tai nạn xe đạp xảy ra cao hơn. Điều này hợp lý vì có nhiều xe đạp phóng xuống cầu ở đây. Còn một địa điểm nữa rất đáng nghiên cứu. Khu Williamsburg. Khu Roosevelt Avenue ở Queens. Và đây chính xác là dữ liệu cần cho Vision Zero. Đây chính xác là thứ chúng ta đang tìm kiếm. Nhưng lại có một câu chuyện ẩn sau nó. Dữ liệu này không chỉ thế mà biến mất. Bao nhiêu thính giả ngồi đây biết đến logo này ạ? Vâng, tôi thấy vài cái lắc đầu. Các bạn có bao giờ cố gắng sao và chép dữ liệu từ một bản PDF và cắt nghĩa nó? Nhiều người lắc đầu hơn rồi. Nhiều người thà sao chép hơn là biết về cái logo này. Tôi thích. Chuyện là, dữ liệu các bạn vừa thấy thực ra là từ một file PDF. Thực tế, hàng trăm trăm trang PDF ra đời từ chính Cục cảnh sát Hoa Kỳ, để tiếp cận với nó, bạn sẽ phải chép hoặc dán trong hàng trăm và hàng trăm giờ hoặc bạn có thể là John Krauss. John Krauss đại khái là, tôi sẽ không sao chép lại dữ liệu này. Tôi sẽ viết một chương trình. Nó tên là Ban hỗ trợ sự cố về dữ liệu của Cục cảnh sát Hoa Kỳ ban này sẽ đăng nhập trang web của NYPD, và tải về các tệp PDF. Công việc mỗi ngày là tìm kiếm và tải về bất cứ tệp PDF nào xuất hiện sau đó, ban này sẽ chạy chương trình xuất thông tin và trả dữ liệu về dạng văn bản, dữ liệu này sẽ được đăng lên mạng, và ta có thể vẽ bản đồ bằng cách này. Thực tế những dữ liệu mà chúng ta tiếp cận - Mỗi vụ tai nạn, nhân tiện đây, là một hàng trong bảng này. Bạn có thể tưởng tượng số lượng tệp PDF nhiều thế nào. Việc mà chúng ta được tiếp cận với nguồn dữ liệu đó là một điều tuyệt vời, nhưng đừng xuất nó ra dưới định dạng PDF, vì sau đó dân chúng sẽ viết chương trình xuất file PDF. Điều này lãng phí thời gian, chúng ta hay cả thành phố có thể làm tốt hơn thế. Và bây giờ, đáng mừng là thị trưởng thành phố, ông Blasio vừa mới phát hành những dữ liệu này khoảng vài tháng trước, và vì vậy chúng ta mới có thể tham khảo nó, nhưng vẫn còn rất nhiều thông tin bị chôn vùi dưới dạng PDF Ví dụ, dữ liệu về tội phạm mới chỉ có dưới dạng PDF. và không chỉ có thế, còn có ngân sách thành phố chúng ta. Ngân sách thành phố hiện tại chỉ đọc được ở dạng PDF. Và không chỉ có mỗi chúng ta không thể phân tích được - mà cả những nhà lập pháp người mà ủng hộ cho bản ngân sách cũng chỉ có được bản PDF của nó thôi. Vì thế những nhà lập pháp không thể phân tích bản ngân sách mà họ bầu cử. Và tôi nghĩ rằng thành phố chúng ta cũng chỉ làm tốt hơn một chút thôi. Giờ có rất nhiều dữ liệu không còn ở dạng PDF. Đây là mẫu bản đồ mà tôi đã vẽ, và đây là những đường thuỷ bẩn nhất tại thành phố New York. Vậy tôi đã đo độ bẩn này như thế nào? Thực ra thì cách này khá là kì lạ, nhưng mà tôi đã nhìn vào mức độ nhiễm trực khuẩn ruột, chính là đo lượng phân có trong mỗi đường thuỷ này Vòng tròn càng lớn, mức độ bẩn càng cao, các vòng tròn to là vùng nước bẩn vòng tròn bé là vùng nước sạch hơn. Thứ các bạn thấy là đường thuỷ nội địa Đây là toàn bộ dữ liệu mẫu của thành phố trong vòng 5 năm tới. Và thường thì các đường thuỷ nội địa sẽ bẩn hơn. Điều này dễ hiểu, đúng không? Vòng tròn to hơn là bẩn. Tôi cũng học được vài điều. Thứ nhất: Không bao giờ bơi ở bất cứ nơi nào có chữ "lạch" hay "kênh". Nhưng thứ hai: tôi cũng tìm ra đường thuỷ bẩn nhất thành phố New York, bằng chính phương pháp này, bằng cách này. Ở con lạch Coney Island, may mắn không phải Coney Island các bạn hay bơi. Mà là ở bờ bên kia. Nhưng con lạch này, 94% các mẫu thử được lấy trong vòng 5 năm nay có mức nhiễm khuẩn cao đến mức con người không được phép bơi tại đây theo điều luật của bang. Và đây không phải là thứ bạn sẽ được thấy trong báo cáo của thành phố, đúng chứ? Điều này sẽ không được đăng trên trang nhất của nyc.gov. Chúng ta sẽ không biết, nhưng thật ra có được dữ liệu này là điều vô cùng tuyệt diệu. Nhưng phải nhắc lại lần nữa, chuyện đó không dễ chút nào, vì đó không phải dữ liệu mở trong cổng thông tin. Nếu bạn định truy cập, bạn sẽ chỉ tìm thấy vài mẩu thông tin trong vòng một năm hay vài tháng. Những thông tin này là từ web của Cục bảo vệ Môi trường. Và mỗi link này là một bảng excel, mỗi trang excel cũng khác nhau. Mỗi đầu đề cũng khác: bạn sao, chép, sắp xếp lại. Khi đó, bạn có thể vẽ bản đồ và điều này thật tuyệt, nhưng lần nữa, ta có thể làm tốt hơn cho thành phố, ta có thể chuẩn hoá mọi thứ. Và chúng ta đạt được điều này, bởi đã có một trang do Socrata tạo có tên là Cổng thông tin mở NYC. Đây là nơi đăng tải 1100 bộ dữ liệu mà không gặp những vấn đề tôi đã đề cập, và thật đáng mừng là con số đang tăng lên. Bạn có thể tải về tài liệu ở bất cứ định dạng nào, CSV hay PDF hay Excel. Bạn có thể tải bất kì tệp nào bạn muốn theo cách đó. Vấn đề là, mỗi lần như thế, bạn sẽ thấy mỗi nguồn mã hoá những địa chỉ khác nhau. Một địa chỉ gồm tên phố, ngã giao nhau, đường phố, khu phố, địa chỉ, toà nhà, địa chỉ toà nhà. Một lần nữa, bạn mất thời gian, kể cả khi đã có cổng thông tin này, để chuẩn hoá những trường địa chỉ. Và việc này thật hao phí thời gian. Thành phố chúng ta có thể làm tốt hơn. Chúng ta có thể tiêu chuẩn hóa địa chỉ, và nếu có thể, ta sẽ có nhiều bản đồ hơn nữa. Đây là bản đồ vòi chữa cháy ở thành phố New York. nhưng không chỉ có vòi chữa cháy thôi đâu. Đây là top 250 tổng số vòi chữa cháy liên quan đến vé phạt đỗ xe. (Cười) Tôi học được vài điều từ bản đồ này, tôi thực sự rất thích. Thứ nhất, đừng đỗ xe ở mạn trên phía Đông. Tốt nhất là đừng. Dù bạn đỗ xe ở đâu thì cũng bị nhận vé phạt thôi. Thứ hai, tôi đã tìm ra 2 vùng có tổng vòi nước máy lớn nhất New York, chúng đều ở Lower East Side, và 2 điểm này đã và đang mang lại hơn 55,000 đô la mỗi năm từ những vé đỗ xe. Khi biết tới điều này, tôi cảm thấy khá lạ vì vậy tôi đã tìm hiểu thêm và hoá ra vấn đề ở vòi nước máy và một thứ nữa gọi là vỉa hè, đây là một khu đi bộ khoảng 8 bước chân và bên cạnh là chỗ để xe. Rồi xe đi tới, và vòi nước máy - "Nó ở tít đằng kia, đỗ ở đây là ổn", và thực sự có cả vạch kẻ khéo léo để đỗ xe. Họ sẽ đỗ xe ở đó, và NYPD không đồng ý với lựa chọn này và sẽ phạt họ. Không chỉ có tôi nhận được thẻ phạt này đâu. Đây là chiếc xe Google Street View cũng nhận một vé phạt như thế. Tôi đã chia sẻ trên blog của mình, trang I Quant NY, và Sở Giao Thông đã hồi âm, họ nói rằng, "Dù chúng tôi chưa nhận được bất cứ phàn nàn nào về địa điểm này, nhưng DOT sẽ điều chỉnh lại vạch kẻ đường, cũng như tiến hành những thay đổi hợp lí." Và tôi tự ngẫm rằng, câu trả lời điển hình của chính phủ, tốt thôi, cuộc sống của tôi vẫn tiếp diễn. Nhưng vài tuần sau, điều phi thường đã xảy ra. Họ đã sơn lại vạch đỗ xe, trong phút chốc, tôi nghĩ mình thấy được tương lai của thông tin mở, chỉ với việc nghĩ đến điều đã xảy ra ở đây. Trong 5 năm, điểm này đã bị thu phí và chuyện cũng rối thêm, sau đó người dân phát hiện điều gì đó, họ báo lại với thành phố, chỉ trong vài tuần vấn đề đã được giải quyết. Thật ngạc nhiên. Có nhiều người canh chừng như khuyển canh nhà vậy. Chuyện không phải vậy. Chuyện liên quan việc trở thành một cộng sự. Ta có thể khiến người dân trở thành những cộng sự có ích cho chính phủ. chuyện đó không hề khó. Tất cả những gì ta cần là một vài thay đổi. Nếu bạn đang yêu cầu lưu trữ, nếu bạn thấy dữ liệu của mình được yêu cầu nhiều lần, hãy công khai nó, đó là dấu hiệu dữ liệu cần được công khai. Nếu bạn làm trong cơ quan chính phủ định công khai một bản PDF, hãy thông qua đạo luật yêu cầu người đăng phải ghi rõ dữ liệu gốc, vì dữ liệu đó được dẫn nguồn từ đâu đó. Tôi không biết từ đâu, nhưng chắc sẽ có nguồn gốc, bạn có thể công khai nó dưới dạng PDF. Hãy công nhận và chia sẻ tiêu chuẩn cho dữ liệu mở. Hãy bắt đầu bằng địa chỉ tại thành phố New York. Bắt đầu bằng việc chuẩn hoá địa chỉ. Bởi New York tiên phong trong dữ liệu mở. Bất luận thế nào, ta là người đi đầu với thông tin mở, nếu ta bình thường hoá mọi thứ, và đặt tiêu chuẩn dữ liệu mở, những người khác sẽ hưởng ứng theo. Bang và thậm chí chính phủ sẽ tán đồng. Những quốc gia khác sẽ tuân theo, và ta không còn xa thời điểm bạn có thể viết một chương trình và thông tin bản đồ của 100 quốc gia. Đây không phải khoa học viễn tưởng. Chúng ta thực sự tiến gần hơn. Đồng thời, ta đang trao quyền cho ai? Có hàng trăm buổi gặp mặt đang diễn ra ở thành phố New York, những buổi meetup tích cực. Hàng ngàn người đang tham dự. Họ tới dự sau khi tan làm hay vào các ngày cuối tuần, và họ tham gia để thấy những thông tin mở và làm cho thành phố trở nên tốt đẹp hơn. Những tổ chức như BetaNYC, tuần trước công khai một thứ gọi là citygram.nyc cho phép bạn góp vào 311 lời phàn nàn xuất phát từ nơi ở, nơi làm việc của bạn. Bạn điền địa chỉ vào, nhận những lời phàn nàn từ địa phương. Không phải chỉ có cộng đồng công nghệ mới dùng cách này. Những người quy hoạch đô thị như học sinh tôi từng dạy ở Pratt cũng dùng. Đó là chủ trương chính sách, dành cho mọi người, dành cho công dân có hoàn cảnh khác nhau. Và với vài sự thay đổi nhỏ đang tăng dần, ta có thể mở khoá những đam mê và năng lực của người dân để trang bị cho nền thông tin mở, làm thành phố tươi đẹp hơn, cho dù đó chỉ là một tập dữ liệu, hay là một điểm đỗ xe đi chăng nữa. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngay cả khi viết mười một quyển sách và giành được vài giải thưởng uy tín, Maya Angelou vẫn chưa thể thoát khỏi sự hoài nghi dai dẳng rằng mình chưa thực sự đạt được thành tựu. Albert Einstein cũng trải qua cảm giác tương tự: ông miêu tả mình là "kẻ lừa đảo không cố ý" và khám phá của ông không đáng nhận được nhiều sự chú ý đến vậy. Rất hiếm người đạt được thành tựu như Angelou hay Einstein nhưng cảm giác bị lừa luôn thường trực trong họ. Vì sao nhiều người trong ta không thể từ bỏ cảm giác mình không xứng với thành tựu, hay ý tưởng và thành tựu của ta không đáng nhận được sự chú ý? Nhà tâm lý Pauline Rose Clance là người đầu tiên tìm hiểu sự thiếu tự tin vô căn cứ này. Với công việc là một nhà trị liệu, cô thấy những bệnh nhân chưa tốt nghiệp đại học có chung một lo lắng dù đạt điểm cao: họ vẫn không tin mình xứng với chỗ ngồi ở trường đại học. Một số còn tin rằng mình được nhận vì một sai sót tuyển sinh. Trong khi Clance biết những lo ngại này là vô căn cứ, cô vẫn nhớ đã từng cảm thấy giống họ khi còn ở đại học. Cô và bệnh nhân đã trải qua một thứ mang nhiều tên gọi khác nhau: hiện tượng kẻ mạo danh, trải nghiệm mạo danh, và hội chứng kẻ mạo danh. Cùng với đồng nghiệp Suzanne Imes, Clance bắt đầu tìm hiểu hội chứng này ở sinh viên và giáo viên nữ. Nghiên cứu của họ cho thấy cảm xúc bị lừa dối bao trùm lên nhóm này. Từ nghiên cứu ban đầu đó, vấn đề tương tự vẫn xảy ra ở mọi giới tính, chủng tộc, độ tuổi, và ngành nghề, Dù nó có thể phổ biến và ảnh hưởng nhiều hơn tới trải nghiệm của nhóm thiểu số hay bị thiệt thòi. Gọi nó là hội chứng là để giảm mức độ phổ biến của nó. Nó không phải là một căn bệnh hay sự bất thường, và không nhất thiết gắn với trầm cảm, lo âu, hay tự trọng. Cảm giác bị lừa này bắt nguồn từ đâu? Những người có tay nghề cao hoặc tài năng có xu hướng nghĩ người khác cũng có khả năng như vậy. Điều này có thể biến thành cảm giác họ không xứng với những giải thưởng và cơ hội hơn người khác. Và như Angelou và Einstein đã trải qua, không có ngưỡng thành tích nào có thể làm dịu những cảm xúc này. Cảm giác kẻ mạo danh không chỉ ở những người có tay nghề cao. Mọi người đều dễ mắc một hiện tượng gọi là sự ngu dốt đa nguyên, khi mỗi chúng ta đều hồ nghi bản thân trong thâm tâm, nhưng tin rằng chỉ có mình như vậy vì không ai nói lên những hồ nghi đó. Và vì khó để biết bạn mình làm việc cật lực như thế nào, khó khăn bao nhiêu khi làm một số việc, hay nghi ngờ bản thân nhiều thế nào, thật khó để lờ đi cảm giác rằng ta kém cỏi hơn những người xung quanh. Cảm xúc mạnh mẽ từ hội chứng kẻ mạo danh có thể cản trở ta chia sẻ những ý tưởng tuyệt vời hay xin vào những công việc hay dự án mà ta có thể tỏa sáng. Ít nhất cho đến nay, cách hiệu quả nhất để chống lại hội chứng mạo danh là nói về nó. Nhiều người chịu đựng hội chứng kẻ mạo danh sợ rằng nếu yêu cầu được đánh giá khả năng, những nỗi sợ của họ sẽ bị xác thực. Và ngay cả khi được nhận xét tích cực, nó thường không làm giảm cảm giác bị lừa của họ. Nhưng mặt khác, việc nghe rằng người chỉ dẫn hay cố vấn cũng trải qua cảm giác tương tự có thể giúp làm dịu đi cảm giác đó. Tương tự với những người xung quanh. Thậm chí, tìm ra thuật ngữ cho cảm giác này thôi cũng đã là khuây khoả. Nhận thức được hiện tượng này, bạn có thể đối mặt với hội chứng kẻ mạo danh bằng cách thu thập và xem xét phản hồi tích cực. Một nhà khoa học luôn trách bản thân vì mọi vấn đề trong phòng thí nghiệm bắt đầu ghi lại nguyên nhân mỗi khi xảy ra sự cố. Rốt cuộc, cô nhận ra hầu hết vấn đề bắt nguồn từ lỗi máy móc, và bắt đầu nhận ra năng lực của mình. Chúng ta, đôi khi, không thể hoàn toàn xua đuổi cảm giác này nhưng có thể cởi mở trao đổi về các thách thức trong học tập hay làm việc. Với nhận thức càng tăng về sự phổ biến của những trải nghiệm này, ta có thể cảm thấy tự do hơn khi thành thật với cảm xúc của mình và xây dựng sự tự tin từ những sự thật đơn giản: bạn có tài, bạn có khả năng, và bạn được chấp nhận. Tôi là Michael Shermer, giám đốc của Skeptics Society và chủ của tạp chí "Skeptic". Chúng tôi điều tra hiện tượng siêu linh, hội kín, giả khoa học và các cáo buộc về mang tính khoa học, giả danh khoa học, phản khoa học, khoa học vô giá trị tà thuật, khoa học bệnh hoạn, sai trái, và những niềm tin vô lý từ xa xưa. Trừ phi dạo gần đây bạn ở trên sao Hỏa bạn biết có nhiều thứ như thế ngoài đó. Vài người gọi chúng tôi với cái tên khá tiêu cực là kẻ vạch trần Nhưng hãy thẳng thắn, có nhiều thứ nhảm nhí. Chúng tôi giống mấy đội cảnh sát chống lừa đảo ngoài kia vậy, kiểu như Ralph Nader của những ý tưởng tệ hại ấy, (Tiếng cười) nhưng vẫn cố thay thế ý tưởng tồi bằng ý tưởng tốt. Tôi sẽ cho bạn ví dụ về một ý tưởng tồi. Tôi có mang thứ này, tạp chí Dateline của NBC đã đưa nó cho chúng tôi để kiểm tra. Nó được sản xuất bởi Công ty Quardo ở West Virginia. Nó được gọi là Que dò Quardo 2000. (Tiếng cười) Mỗi chiếc được bán với giá 900 đôla cho các Ban quản lý trường cấp 3. Nó là một miếng nhựa được gắn với râu anten Radio Shack. Bạn có thể dò tất cả mọi thứ, nhưng chiếc đặc biệt này được sản xuất để dò tìm cần sa trong tủ đồ của học sinh. (Tiếng cười) Vậy để sử dụng, bạn hãy đi dọc hành lang và xem thử nó nghiêng về phía chiếc tủ nào thì hãy mở của tủ đó ra. Trông nó giống như thế này. Để tôi chỉ cho bạn xem. (Tiếng cười) Hình như nó có xu hướng nghiêng sang phải. Vì đây là khoa học nên chúng ta sẽ làm thử nghiệm kiểm tra. Chắc chắn nó sẽ ngả về hướng này. (Tiếng cười) Anh có thể dốc túi của mình ra không? (Tiếng cười) Vậy câu hỏi là nó có thể thật sự tìm cần sa trong tủ đồ học sinh không? Câu trả lời là nếu mở đủ số tủ ra thì có đấy. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Nhưng trong khoa học, ta phải theo dõi thất bại chứ không chỉ thành công Và đó có lẽ là bài học chính của buổi nói chuyện ngắn của tôi hôm nay Đây là lối làm việc của nhà ngoại cảm, nhà chiêm tinh, người bói bài tarot... Ta chỉ nhớ đến thành công và quên mất thất bại. Trong khoa học, chúng tôi giữ toàn bộ dữ liệu và xem thử số lần thành công có thể nào nhiều hơn trong tổng số lần thực hiện hay không. Trong trường hợp này, chúng tôi kiểm tra nó Ta có hai hộp không trong suốt: một đựng cần sa THC được chính phủ cho phép và một hộp rỗng. Và nó đúng trong 50% tổng số lần, (Tiếng cười) tức là chính xác những gì bạn mong đợi về một mô hình lật xu. Đây chỉ là một ví dụ vui về những công việc chúng tôi làm. "Skeptic" là tạp chí ra theo quý. Mỗi quý đều có một chủ đề riêng. Con người đang trở nên thông minh hay ngu ngốc hơn? Tôi có quan điểm riêng nhờ công việc tôi đang làm, nhưng thật ra, con người đang trở nên thông minh hơn. Một sự thật thú vị. Đừng nghĩ chủ nghĩa hoài nghi hay khoa học như một vật. Khoa học và tôn giáo có hợp nhau? Như thể hỏi khoa học và ống nước có hợp không? Chúng chỉ là hai thứ khác nhau. Khoa học không là vật. Nó là động từ. Nó là cách suy nghĩ về sự vật. Là cách tìm lời giải thích tự nhiên cho mọi hiện tượng. Ý tôi là điều khả dĩ hơn là: trí tuệ ngoài trái đất hay thực thể đa chiều vượt qua khoảng không to lớn giữa các vì sao để bỏ lại mấy vòng tròn bí ẩn trên cánh đồng ở Puckerbrush, Kansas nhằm quảng cáo cho skeptic.com, trang web của chúng tôi? Trong mọi trường hợp, chúng ta phải hỏi rằng (Tiếng cười) Lời giải thích nào hợp lý hơn? Trước khi nói có thứ bên ngoài thế giới này, đầu tiên ta nên đảm bảo nó không đến từ thế giới này. Điều nào có khả dĩ hơn: Arnold nhờ sự trợ giúp ngoài hành tinh để tranh cử chức Thống đốc, hay tờ "World Weekly News" bịa chuyện? (Tiếng cười) Chủ đề tương tự được thể hiện rất hay trong bộ phim hoạt hình Sidney Harris. "Tôi nghĩ ông phải viết rõ hơn trong bước hai." Chỉ hình này thôi đã hoàn toàn xóa bỏ những tranh luận về thiết kế thông minh. Ngoài ra không còn gì khác. (Tiếng vỗ tay) Bạn có thể nói có phép màu, chỉ là điều đó không giải thích hay đem lại điều gì cả. Chẳng có gì để kiểm tra. Nó chấm dứt tranh luận cho những người theo thuyết sáng tạo thiết kế thông minh. Và đó là sự thật, các nhà khoa học đôi khi đưa ra thuật ngữ như từ đệm, năng lượng tối, vật chất tối, những từ như vậy, tới khi ta biết được nó là gì, ta sẽ gọi nó như vậy Đây là khởi đầu của chuỗi nhân quả trong khoa học. Với người thuộc thuyết sáng tạo thiết kế thông minh, đó là kết thúc chuỗi nhân quả. Lần nữa, ta lại hỏi: điều nào hợp lý hơn? UFO là đĩa bay ngoài hành tinh, nhầm lẫn giác quan, hay thậm chí là đồ giả? Đây là tấm ảnh chụp UFO từ nhà tôi ở Altadena bang California, nhìn xuống dưới Pasadena. Nếu bạn thấy thứ này giống nắp đậy trục bánh xe Buick thì chính là nó đấy. Bạn còn không cần Photoshop hay thiết bị công nghệ cao, cũng chẳng cần máy tính. Ảnh này được chụp bằng máy ảnh dùng 1 lần Kodak Instamatic. Bạn chỉ cần có người bên cạnh sẵn sàng quăng cái nắp lên. Camera sẵn sàng -- vậy đó. (Tiếng cười) Dù có thể hầu hết những thứ này là giả, hay do ảo giác, và cũng có thể một vài thứ là thật, nhưng có vẻ tất cả là giả, giống những vòng tròn trên cánh đồng. Theo ghi nhận chính thức hơn, trong khoa học ta tìm kiếm sự cân bằng giữa dữ liệu và lý thuyết. Trong trường hợp của Galileo, ông ấy gặp hai vấn đề khi ông quay kính viễn vọng về phía sao Thổ. Đầu tiên, chưa hề có lý thuyết nào về vòng đai hành tinh cả. Thứ hai, dữ liệu của ông ấy đều thô sơ và mơ hồ và ông cũng không thể nhận ra mình đang nhìn thấy gì. Nên ông viết lại những gì đã thấy "Tôi đã quan sát thấy hành tinh xa nhất có ba bộ phận." Và đây là điều ông kết luận về thứ mình đã thấy. Vậy nếu không có thuyết về vành đai hành tinh và chỉ vài dữ liệu thô sơ, bạn không thể có một giả thuyết đúng. Nó được giải quyết vào năm 1655. Đây là quyển sách của Christiaan Huygens đưa ra những sai lầm mà con người mắc phải khi cố tìm hiểu về sao Thổ. Huygens có hai thứ: một giả thuyết tốt về vành đai hành tinh và cách hệ Mặt trời vận hành, cùng kính viễn vọng tốt hơn và dữ liệu ít sạn hơn. Nhờ vậy ông biết được rằng nếu Trái Đất quay nhanh hơn sao Thổ, thì theo định luật Kepler, thì ta sẽ bắt kịp nó. Và ta thấy được các góc độ của vành đai từ những góc nhìn khác nhau. Và điều đó hóa ra lại đúng. Vấn đề của việc đưa ra một giả thuyết là nó có thể chứa những nhận thức thành kiến. Một trong những vấn đề giải thích con người tin vào những thứ kì lạ đơn giản là do ta có những thứ đó, và tôi sẽ nói ở cấp độ nghiêm túc hơn Đây là khuôn mặt trên sao Hỏa. Năm 1976 có cả một phong trào đòi NASA phải chụp hình khu vực này vì người ta tin rằng đây là công trình kiến trúc vĩ đại của người dân sao Hỏa. Đây là hình cận cảnh chụp vào năm 2001. Nếu bạn thử lác mắt thì vẫn có thể nhìn ra khuôn mặt Nhưng nếu làm thế bạn sẽ biến dữ liệu từ ít thành nhiều sạn, và làm giảm đi chất lượng dữ liệu của bạn. Nếu tôi không nói bạn phải tìm gì, bạn vẫn sẽ nhìn thấy khuôn mặt, vì ta được lập trình thấy khuôn mặt qua sự tiến hóa. Các khuôn mặt rất quan trọng về mặt xã hội. Và tất nhiên, mặt vui, hay các kiểu mặt đều dễ nhìn ra. Bạn thấy mặt cười trên sao Hỏa. (Tiếng cười) Nếu nhà thiên văn học là ếch, họ sẽ nhìn thấy chú ếch Kermit. Bạn có thấy không? Mấy chân ếch nhỏ xíu. Hay nếu nhà địa chất là voi? Biểu tượng tôn giáo. (Tiếng cười) Phát hiện bởi một thợ bánh Tennessee năm 1996. Ông ta thu mỗi người đến xem 5 đô-la tới khi ông ta nhận được đơn xử lý xâm phạm từ luật sư của Đức Mẹ Teresa. Đây là Đức Mẹ Guadalupe và Đức Mẹ Watsonville, ở ngay ngoài đường. Vỏ cây đặc biệt tốt vì nó sần sùi, nhiều nhánh, có vệt đen trắng và bạn có thể tìm ra các họa tiết vì con người là loài vật tìm họa tiết. Đây là Đức Mẹ Mary ở cạnh của sổ bằng kính ở Sao Paulo. Đây là Đức Mẹ Mary xuất hiện trên miếng bánh kẹp phô-mai mà tôi đã được cầm ở sòng bạc Las Vegas, tất nhiên, người Mỹ là vậy đó. (Tiếng cười) Sòng bạc này trả 28.500 đô-la trên eBay để mua miếng bánh kẹp. (Tiếng cười) Nhưng thực sự nhìn nó giống ai? Đức Mẹ Mary? (Tiếng cười) Nó có kiểu môi nhăn nheo, phong cách kỉ nguyên 1940. Đức Mẹ Mary ở Clearwater, Florida. Tôi đích thực đã tới xem cái này. Có rất nhiều người ở đó. Các tín đồ đến bằng xe lăn và nạng,... Chúng tôi đã tới và điều tra. Để cho bạn biết kích cỡ, đó là Dawkins, tôi và Randi vĩ đại, kế bên là bức hình lớn gấp hai lần rưỡi. Người ta đã thắp hàng ngàn ngọn nến để tưởng niệm điều này. Chúng tôi đi vòng ra phía sau để xem chuyện gì đang xảy ra. Hóa ra cứ khi nào có đầu vòi tưới nước và một cây cọ ta sẽ thấy hiệu ứng này. Đây là Đức Mẹ Mary từ phía sau, mà họ đã bắt đầu lau đi. Tôi đoán mỗi tòa nhà chỉ có được một phép màu thôi. (Tiếng cười) Vậy đây thật sự là phép màu của Mary, hay là phép màu của Marge? (Tiếng cười) Và bây giờ tôi sẽ kết thúc bằng một ví dụ nữa, ảo giác thính giác. Có một bộ phim tên "Tiếng ồn trắng" có Michael Keaton, nói về người chết nói chuyện với chúng ta. Nhân tiện, mấy chuyện nói chuyện với người chết không hay tới vậy đâu. Hóa ra ai cũng làm được cả. Bắt người chết nói lại với mình mới là phần khó. (Tiếng cười) Trong trường hợp này, có những thông điệp được ẩn sau hiện tượng điện tử. Trang ReverseSpeech.com là nơi tôi đã tải thứ này về. Đây là thứ nổi tiếng nhất trong tất cả. Đây là bản xuôi của một ca khúc nổi tiếng. (Nhạc dừng) Ta có thể nghe cả ngày nhỉ? Được rồi, đây là bản đảo ngược, thử xem bạn có nghe thấy được thông điệp lẽ ra được ẩn giấu trong đây không. (Tiếp tục lời khó hiểu) Bạn nghe được gì? Khán giả: Satan! Satan. OK, ít nhất ta cũng nghe thấy Giờ tôi nhồi vào vùng não xử lý âm thanh của bạn và nói bạn sẽ phải nghe thấy gì, rồi ta nghe lại lần nữa. (Tiếng nhạc và lời) (Nhạc dừng) (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Bạn không thể không nghe thấy khi tôi đã cho bạn biết. (Tiếng cười) Tôi sẽ kết thúc bằng một câu chuyện tích cực. Skeptics là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận. Chúng tôi luôn tìm kiếm những điều tốt mà người ta làm. Và ở Anh, có một ca sĩ nhạc pop. Một trong những ca sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Anh hiện nay, Katie Melua. Cô đã viết một bài hát rất hay. Bài hát nằm trong top 5 năm 2005 tên "Chín triệu chiếc xe đạp ở Bắc Kinh". Đó là một chuyện tình, cô ấy kiểu như Norah Jones của Anh vậy, về cô yêu chàng trai nhiều thế nào và so sánh với chín triệu chiếc xe đạp, v.v Và cô đã viết đoạn này. (Tiếng nhạc) (Lời) Ta cách tận cùng vũ trụ những 12 tỉ năm ánh sáng. Em chỉ đoán vậy thôi. Chẳng ai biết được có thật vậy không. Nhưng em biết rằng em sẽ luôn bên anh. (Dừng nhạc) Hay đấy. Ít ra cô ấy cũng tới gần rồi. Ở Mỹ sẽ là "Ta cách tận cùng vũ trụ 6.000 năm ánh sáng". (Tiếng cười) Nhưng bạn tôi, Simon Singh, nhà vật lý phần tử và giờ là giáo viên khoa học, người đã viết quyển sách "Vụ nổ Big Bang", đã dùng mọi cơ hội để thúc đẩy khoa học chân chính. Nên anh ấy viết một bài trên tờ "The Guardian" về bài hát của Katie. Trong đó anh nói ta biết chính xác ta cách bờ rìa bao xa. Bạn biết đấy, là 13,7 tỉ năm ánh sáng, không phải đoán bừa đâu. Ta biết trong biểu đồ sai số ta gần tận cùng vũ trụ thế nào. Nên có thể nói, dù không hoàn toàn đúng, nó cũng đã gần đúng rồi. Và để đáp lại, Katie gọi cho anh ấy sau khi bài báo được phát hành và nói: "Tôi rất xấu hổ vì từng trong câu lạc bộ thiên văn Đáng ra tôi phải biết" Nên tôi sẽ kết thúc bằng bản mới. (Tiếng nhạc và lời) Ta cách tận cùng của vũ trụ 13,7 tỉ năm ánh sáng. Đó là con số ước lượng đúng với thanh sai số rõ ràng. Và với những thông tin sẵn có, em dự đoán rằng em sẽ luôn bên anh. (Tiếng cười) Hay quá phải không? Tôi tên là Joseph, nghị sĩ của Kenya. Hãy hình dung làng Maasai, và vào một buổi chiều khi binh lính chính quyền tới bao vây quanh làng và yêu cầu mỗi gia đình cử ra một bé trai đi học. Đó là cách tôi được đi học. chính xác hơn là binh lính chỉa súng và nói với ba tôi, "Ông hãy quyết định đi" Và rồi tôi rất thoải mái tiến vào học trường truyền giáo được quản lý bởi hội truyền giáo Mỹ này, Thứ đầu tiên mà tổ chức truyền giáo Mỹ đưa cho tôi là một viên kẹo. Trong đời tôi chưa từng bao giờ được ăn kẹo. và tôi nói với bản thân mình cùng với hàng trăm cậu bé khác tôi thuộc về nơi này. (Cười) Ở lại khi mà mọi người từ từ bỏ đi. Gia đình tôi di chuyển chổ ở, chúng tôi la du mục. Mỗi lần trường học đóng cửa -- nó là trường nội trú và lúc đó tôi bảy tuổi -- bạn phải đi cho đến khi bạn kiếm thấy họ. Năm mươi dặm, bốn mươi dặm, không thành vấn đề. Bạn ngủ trong bụi cây, nhưng vẫn không dừng bước. và tôi vẫn ở lại. Tôi không biết tại sao nhưng tôi vẫn ở lại. Rồi thật ngạc nhiên tôi đậu kỳ thi tuyển quốc gia, được tiếp tục tại một trường trung học phổ thông xinh đẹp ở Kenya. Và khi học xong trung học phổ thông. Tôi tiếp tục tiến lên, và tôi gặp được một người đã cho tôi học bổng toàn phần tới Mỹ. Mẹ tôi vẫn sống trong một túp lều, không một anh em trai nào của tôi đi học, và người đàn ông đó nói với tôi, "Đây, hãy tiến lêni" Thế là tôi có học bổng của trường đại học St. Lawrence ở vùng xa của New York; học xong trường này. Sau đó tiếp tục học cao học tại đại học Harvard; Học xong trường đó. Rồi tôi làm việc ở DC một thời gian: Tôi viết một cuốn sách cho Địa Lý Quốc Gia và dạy lịch sử Mỹ. Và mỗi lần trở về nhà lắng nghe những khó khăn của những người ở đây -- người bệnh tật, những người không có nước uống, tất cả những thứ như vậy -- mỗi lần trở về Mỹ, tôi luôn suy nghĩ về họ. Rồi một ngày, một người lớn tuổi kể cho tôi nghe một câu chuyện, nó như thế này: Ngày xưa, có một cuộc chiến lớn xảy ra giữa các bộ lạc. Và có một bộ lạc rất sợ bộ lạc Luhya. Và mỗi lần họ cho trinh sát ra ngoài để đảm bảo không ai tấn công họ. Rồi một ngày, đội trinh tham chạy về và nói với dân làng, "Quân thù đang tới đó. Nửa tiếng nữa họ sẽ tới được đây" Mọi người tranh giành nhau, lấy đồ đạc, và sẵn sàng ra đi. Nhưng có hai người đàn ông: một bị mù, một không có chân -- ông ta sinh ra đã bị vậy. Tù trưởng nói, "Xin lỗi. Chúng tôi không thể mang các anh theo được. Các anh sẽ làm tất cả chậm lại. Chúng tôi phải giúp phụ nữ và trẻ em phải chạy trốn, chúng tôi phải chạy." Và rồi họ bị bỏ lại phía sau để chờ chết. Nhưng hai người đàn ông này kiếm ra một cách. Người đàn ông mù nói, "Nhìn này, tôi khỏe mạnh nhưng tôi không thấy đường." Người đàn ông không có chân nói, "Tôi có thể nhìn thấy xa tận cuối chân trời, nhưng lại không bảo vệ chính mình khỏi một con mèo, hay bất cứ con vật nào khác." Rồi người đàn ông mù quỳ xuống, như thế này, rồi nói người đàn ông không chân leo lên lưng ông ta, và sau đó đứng dậy Người ở trên lưng thì có thể thấy đường, người mù thì có thể đi được. Rồi cả hai bắt đầu khởi hành, đi theo dấu chân dân làng cho đến khi họ đuổi kịp và vượt qua dân làng. Và tôi được nghe kể câu chuyện này trong buổi họp của các bô lão. Đó là một vùng rất nghèo. Tôi đại diện cho Bắc Kenya: một nơi để du canh du cư, hẻo lánh nhất mà bạn có thể kiếm được. Người bô lão nói với tôi, "Anh bạn trẻ Anh được ăn học tốt ở Mỹ, anh có một cuộc sống tốt ở Mỹ; anh sẽ làm được gì cho chúng tôi nào? Chúng tôi muốn anh là đôi mắt của mình, chúng tôi sẽ là đôi chân. Chúng tôi sẽ đi, anh hãy dẫn đường." Vật khi cơ hội tới, và tôi luôn nghĩ về việc: "Mình có thể làm gì để giúp ích cho đồng bào mình? Mỗi lần bạn tới nơi mà sau 43 năm độc lập vẫn không có những cơ sở y tế thiết yếu. Người bệnh vẫn phải được vận chuyển trên xe cút kít 20, 30 km để tới bệnh viện. Không có nước sạch để uống. Rồi tôi nói, "Tôi sẽ cống hiến đời mình. Tôi sẽ rời nước Mỹ. Tôi sẽ đứng ra tranh cử. Và tháng 7 vừa qua ... Tôi chuyển từ Mỹ về vào tháng 6, tranh cử vào tháng 7 và đã thắng cử. Tôi đến vì họ, và đó là mục tiêu của tôi. Hiện tại, trong vòng 9 tháng qua, tôi sống ở một nơi, với một một kế hoạch là trong vòng 5 năm tới, những người du mục sẽ có nước sạch uống. Chúng tôi đang xây dựng trạm xá trên toàn khu vực bầu cử. Tôi xin nhờ các bạn bè ở Mỹ giúp đỡ trong việc đưa các bác sĩ và y tá tới để giúp chúng tôi. Tôi cố gắng cải thiện cơ sở hạ tầng. Tôi sử dụng kiến thức mình được học ở Mỹ và từ cộng đồng của tôi để phát triển các kế hoạch. Tôi cố gắng phát triển những giải pháp cây nhà lá vườn cho những vấn đề này vì tôi nhận ra rằng những người ngoài có thể tới và giúp đỡ chúng tôi, nhưng nếu chúng tôi không tự giúp chính mình thì sẽ không thể làm được gì cả. Kế hoạch hiện giờ của tôi là giới thiệu học sinh dến với nhiều lĩnh vực khác nhau -- Một số sẽ trở thành bác sĩ, một số sẽ là luật sư -- Chúng tôi muốn đào tạo ra một nhóm người, nhóm sinh viên toàn diện, những người có thể trở về và giúp cộng đồng xã hội phát triển ở giữa cuộc suy thoái kinh tế lớn này. Khi tôi vẫn tiếp tục là một nghị sĩ thì tôi sẽ vẫn lắng nghe tất cả các bạn nói về thực vật học, nói về y tế, chế độ dân chủ, những phát minh mới, tôi hy vọng một ngày nào đó, trong xã hội cộng đồng nhỏ của tôi -- rộng khoảng 26,000 km vuông, có lẽ gấp khoảng 5 lần diện tích Rhode Island -- không có đường lộ, chúng tôi có thể trở thành mô hình kiểu mẫu để giúp những nơi khác phát triển theo. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi dành quãng thời gian 2 năm để tìm hiểu làm sao ta thực hiện ước mơ Khi ta nghĩ về những giấc mơ ta có, và những điều chúng ta muốn để lại, thật kỳ diệu khi thấy có nhiều điều trùng lặp giữa những giấc mơ và dự án không bao giờ được thực hiện. (cười) Vì vậy ngày hôm nay tôi muốn nói đến 5 cách để KHÔNG đạt được ước mơ của mình. Một Tin vào thành công chớp nhoáng. Bạn biết câu chuyện mà, phải không? Anh kĩ sư phát triển ứng dụng cho điện thoại và thu lời rất khá Câu chuyện có vẻ thật, nhưng tôi cá là bạn chưa nghe hết. Nếu bạn điều tra sâu hơn, anh ấy đã phát triển 30 ứng dụng trước đó và anh ta có bằng thạc sĩ về ngành của mình. Với kinh nghiệm làm việc 20 năm. Câu chuyện này rất thú vị, tôi có một câu chuyện mà tất cả cho là thành công sau một đêm. Tôi lớn lên trong một gia đình bình thường hai tuần trước hạn chót nộp đơn vào Viện Công Nghệ Massachusetts tôi mới bắt đầu viết đơn xin nhập học. Và, hoan hô! Tôi được nhận học. Mọi người nghĩ đó là thành công chỉ sau một đêm nhưng thành công đó khả thi vì trong vòng 17 năm trước đó, tôi đã học hành nghiêm chỉnh. Câu chuyện thành công chỉ sau một đêm luôn là thành quả của mọi thứ bạn đã làm trong đời đến tận thời khắc đó. Hai: Tin rằng một người nào khác có câu trả lời cho bạn. Người ngoài luôn muốn giúp, phải không? Gia đình, bạn bè, đối tác, họ đều có quan điểm riêng về con đường bạn nên chọn: "Để tôi nói bạn nghe, bạn nên đi ống này." Nhưng khi bạn đi vào trong đó, luôn có đường khác bạn phải chọn. Và bạn cần chọn một cách độc lập. Không ai khác có câu trả lời hoàn hảo cho cuộc đời bạn. Bạn luôn cần đưa ra quyết định, phải không? Những ống dẫn nhiều và dài vô tận, bạn sẽ va đầu đâu đó, và đó là một phần của quá trình. Ba, cũng là điều khôn ngoan và vô cùng quan trọng: An cư khi bạn sự nghiệp tăng tiến ổn định. Khi cuộc sống trở nên tuyệt vời, bạn có đồng đội tốt và việc làm ăn luôn sinh lời, mọi thứ được thu xếp ổn thỏa đã đến lúc để an cư. Lúc tôi ra quyển sách đầu, tôi đã làm việc vất vả, phát hành nó mọi nơi ở Brazil Thành quả là hơn 3 triệu người download sách, hơn 50.000 người mua sách giấy. Khi tôi viết cuốn tiếp theo, tầm ảnh hưởng đã được đảm bảo. Kể cả khi tôi an cư, sức bán sẽ kha khá. Nhưng kha khá không có nghĩa là tốt. Khi bạn đi đến đỉnh cao, bạn cần cố gắng hơn hết, đưa bản thân mình đến đỉnh cao hơn. Có thể tôi chỉ cố một chút, đã có vài trăm nghìn độc giả rồi. và như thế là đã tuyệt rồi. Nhưng nếu tôi cố gắng hơn, tôi có thể kéo con số này lên hàng triệu Và tôi quyết định, với cuốn sách mới, tôi sẽ đi đến từng nơi ở Brazil Tôi đã nhìn thấy đỉnh cao hơn. Không có thời gian để ổn định. Cách thứ tư, vô cùng quan trọng: Tin rằng lỗi lầm là do người khác. Tôi thường xuyên thấy các bạn trẻ nói: "Tôi có ý tưởng tuyệt vời nhưng không ai đủ tầm nhìn để đầu tư." "Ồ, tôi tạo ra tuyệt phẩm này, nhưng thị trường thật chán quá, hàng bán ế ẩm." Hoặc là: "Tôi không tìm ra nhân tài, đội của tôi kém dưới cả trông đợi." Nếu bạn có một ước mơ, trách nhiệm thực hiện là ở bạn. Phải, tìm nhân tài có thể khó. Phải, thị trường có thể chậm. Nhưng nếu không ai đầu tư cho ý tưởng nếu không ai mua sản phẩm của bạn, thì chắc chắn lỗi là ở bạn. (khán giả cười) Nhất định thế. Bạn cần biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Và không ai có thể thực hiện ước mơ một mình. Nhưng nếu bạn không biến chúng thành hiện thực, đó là lỗi của bạn. Có trách nhiệm với giấc mơ của bạn. Và mẹo cuối cùng, cũng vô cùng quan trọng: Tin rằng thứ giá trị duy nhất là bản thân ước mơ đó. Có một quảng cáo với rất nhiều người bạn, họ đang leo núi, một ngọn núi rất cao, tốn rất nhiều công sức. Bạn có thể thấy họ đang toát mồ hôi, nhưng họ rắn rỏi. Họ cứ thế leo, cuối cùng họ cũng lên tới đỉnh. Tất nhiên, họ sẽ ăn mừng phải không? Tôi cũng sẽ ăn mừng. "Chúng ta đã làm được chúng ta tới đỉnh rồi!" Hai giây sau đó, mọi người nhìn nhau, nói: "Ok, đi xuống thôi nào." (khán giả cười) Cuộc sống không chỉ có các mục tiêu. Cuộc sống còn có các hành trình. Phải, bạn nên tận hưởng những thành quả, nhưng mọi người nghĩ rằng bạn có mơ ước, và bất cứ khi nào bạn đạt được mơ ước đó, Khoảnh khắc kỳ diệu ấy hạnh phúc tràn ngập. Nhưng thành công là cảm giác nhất thời, và cuộc đời của bạn thì không. Cách duy nhất để thực sự biến ước mơ thành thật là thưởng thức trọn vẹn chuyến hành trình của mình. Đó là cách tốt nhất. Hành trình được tạo nên bởi các bước nhỏ. Bạn sẽ bước một số bước vững chãi. Bạn sẽ ngã trong vài bước khác. Nếu thành công, hãy ăn mừng, nhiều người đã chờ rất lâu. Còn nếu bạn trượt, biến đó thành bài học. Nếu mỗi bước đều là một thứ gì đó đáng học hoặc ăn mừng, bạn sẽ thích cuộc hành trình. Vậy kết luận, 5 cách: Tin vào thành công chỉ sau một đêm, tin rằng ai đó có câu trả lời, tin rằng khi việc làm ăn ổn định, bạn có thể hưởng thụ, tin rằng lỗi là do người khác, và cuối cùng, chỉ chú trọng vào thành quả. Tin tôi đi, nếu làm được, bạn sẽ phá hủy giấc mơ của mình. (khán giả cười) (vỗ tay) Xin cảm ơn. Con người chúng ta luôn quan tâm đến sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng biết cái gì là quan trọng Lấy người Ai cập cổ đại làm ví dụ họ rất quan tâm đến phần cơ thể mà họ nghĩ sẽ cần ở thế giới bên kia, nhưng họ lại bỏ một vài cơ quan. Ví dụ như phần này. Mặc dù họ đặc biệt chú ý bảo quản bao tử, phổi, gan và vân vân, họ lại nghiền nát bộ não, rồi rút cạn nó qua đường mũi rồi vứt bỏ, thực ra cũng có lý vì bộ não làm gì được cho ta chứ? Nhưng hãy nghĩ xem liệu có 1 phần cơ thể nào bị lãng quên trọng lượng ngang với bộ não và quan trọng như não vì nó cũng quyết định ta là ai, nhưng chúng ta biết quá ít và coi thường nó. Và hãy nghĩ xem, nhờ có tiến bộ khoa học chúng ta mới bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của nó để từ đó ta hiểu rõ hơn về chính mình. Các bạn có muốn biết thêm về nó không? Hóa ra chúng ta có một thứ như thế này: ruột của chúng ta, hay đúng hơn, vi sinh vật của nó Nhưng không chỉ vi sinh vật trong ruột mới quan trọng. Vi sinh trên cơ thể chúng ta chúng đóng vai trò hệ trọng ở nhiều khía cạnh khác nhau tạo nên những con người khác nhau. Đơn cử như, bạn có bao giờ để ý rằng vài người hay bị muỗi cắn hơn những người khác Hóa ra cái kinh nghiệm cắm trại này là có thật. Ví dụ như tôi hiếm khi bị muỗi đốt, nhưng vợ tôi Amanda thu hút chúng từng đàn, đó là do chúng ta có những vi sinh vật khác nhau trên da tiết ra những chất hóa học khác nhau mà muỗi có thể nhận ra. Vi sinh vật cũng rất quan trọng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như loại vi sinh vật bạn có ở đường ruột sẽ quyết định loại thuốc giảm đau nào sẽ gây độc cho gan. Chúng cũng quyết định liệu loại thuốc khác sẽ tốt cho tim của bạn hay không. Và nếu bạn là ruồi giấm, lũ vi sinh vật còn quyết định bạn muốn làm tình với ai. Chúng tôi chưa kiểm tra được điều này ở người nhưng có thể chỉ là vấn đề thời gian thôi. (Cười) Vậy, vi sinh vật đang đóng rất nhiều vai trò. Chúng giúp ta tiêu hóa thức ăn. Chúng huấn luyện hệ thống miễn dịch. Chúng giúp ta chống lại bệnh tật, thậm chí chúng có thể ảnh hưởng lên cách ta cư xử. Vậy thì 1 bản đồ vi sinh có thể giống cái gì đây? Nó có lẽ không giống y hệt thế này, nhưng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về tính đa dạng vi sinh. Những vùng khác nhau trên thế giới có những sinh vật khác nhau chúng đặc trưng cho vùng này, vùng khác hoặc vùng khác nữa. Với vi sinh vật, nó cũng tương tự như thế, mặc dù thật ra dưới kính hiển vi, tất cả các vi sinh vật trông gần giống nhau. Vì vậy, thay vì định danh từng cá thể, chúng tôi nhìn vào chuỗi ADN của chúng, và trong 1 dự án có tên Chương Trình Vi Sinh Người, NIH tài trợ 173 triệu $ cho dự án này, ở đó hàng trăm nhà khoa học làm việc cùng nhau để sơ đồ hóa tất cả các nucleotid A,T, G và C và tất cả các vi sinh vật trong cơ thể người. Và khi đặt chúng cùng nhau, chúng sẽ trông như thế này. Bây giờ hơi khó để nhìn ra ai sống ở đâu đúng không? Lab của chúng tôi đã phát triển 1 kĩ thuật máy tính cho phép chuyển hàng tetrabyte dữ liệu này thành 1 thứ hữu ích hơn giống như 1 bản đồ Và khi chúng tôi làm thế với dữ liệu vi sinh ở người trên 250 người tình nguyện khỏe mạnh, nó trông như thế này. mỗi điểm đại diện cho 1 quần thể vi sinh trong toàn thể cộng đồng vi sinh. Này, tôi đã nói về cơ bản, chúng trông giống nhau. Vậy những gì ta đang nhìn thấy là mỗi điểm đại diện cho 1 cộng đồng vi sinh từ 1 vùng cơ thể của tình nguyện viên khỏe mạnh. Và do đó bạn có thể thấy có những vùng có màu khác nhau trên bản đồ gần giống như các lục địa. Và hóa ra là những vùng khác nhau trên cơ thể có những vi sinh vật rất khác biệt. Ta có cộng đồng vi sinh vùng miệng màu xanh lá ở phía trên. Phía bên kia, vi sinh ở da có màu xanh trời, vi sinh vùng âm đạo màu tím, ở dưới cùng, ta thấy vi sinh vùng phân có màu nâu. Chỉ vài năm nay, ta mới phát hiện ra rằng vi sinh ở các vùng trên cơ thể khác nhau một cách đáng kinh ngạc. Cho nên, nếu nhìn vào hệ vi sinh của 1 người ở ruột và ở miệng, ta sẽ thấy hai cộng đồng vi sinh ở 2 khu vực này khác nhau kinh khủng. Hơn cả sự khác nhau giữa hai hệ vi sinh ở bãi san hô và thảo nguyên. Thật là không thể tin được. Thật vậy, hai vùng vi sinh trên cơ thể người chỉ cách nhau vài chục cm mà có sự khác biệt còn lớn hơn cả hàng trăm dặm trên Trái Đất. Và điều đó không nói rằng 2 người cơ bản giống nhau cho dù sống cùng môi trường. Có thể bạn đã nghe nói phần lớn ADN của con người chúng ta giống nhau. Bạn có 99,99% ADN giống người đang ngồi bên cạnh. Nhưng hệ vi sinh trong ruột thì không như vậy: có thể nó chỉ giống 10% với người ngồi bên cạnh bạn thôi. Sự khác biệt này giống như giữa hệ vi khuẩn trên đồng cỏ và hệ vi khuẩn trong rừng. Và những vi sinh khác nhau này có những chức năng khác nhau như tôi đã nói với bạn rồi đấy, từ tiêu hóa thức ăn đến mối liên hệ với các loại bệnh, chuyển hóa thuốc, vân vân ... Vậy chúng thực hiện chức năng này thế nào? Hưmm, 1 phần là do mặc dù vi sinh trong ruột chỉ nặng gần 1,5 ký nhưng chúng vượt trội về quân số. Và chúng nhiều đến mức nào? Hưmm, nó tùy xem bạn nghĩ về cơ thể ta như thế nào. Nếu tính theo số tế bào, thì mỗi cơ thể có khoảng 10.000 tỷ tế bào nhưng có đến 100.000 tỷ tế bào vi khuẩn Vậy chúng nhiều hơn gấp 10 lần về số lượng. Bây giờ, bạn có thể nghĩ rằng, chúng ta được làm người là nhờ ADN, thế mà mỗi chúng ta chỉ có khoảng 20.000 gen người tùy thuộc xem bạn đếm như thế nào, nhưng lại có từ 2 triệu đến 20 triệu gen của các loại vi sinh vật. Vậy nhìn theo bất cứ cách nào, chúng ta thua về số lượng so với số vi sinh cộng sinh trong cơ thể ta. Vậy hóa ra là chúng ta không chỉ để lại dấu vết ADN người mà còn để lại dấu vết ADN vi sinh trên tất cả những thứ ta chạm vào. Chúng tôi đã có 1 nghiên cứu gần đây: bạn có thể biết chính xác tay của người nào đã dùng chuột máy tính nào thường xuyên với độ chính xác đến 95%. Gần đây, kết quả này đã được công bố trên 1 tạp chí Khoa học. nhưng còn hay hơn, nó được vào phim "CSI: Miami," nên bạn có thể tin rằng nó là thật. (cười) Vậy thì, ban đầu vi khuẩn đến từ đâu? Hưmm, nếu bạn nuôi chó hay có trẻ con như tôi, bạn có thể nghi đâu là nguồn gốc lây truyền này, thật vậy, tất cả đều đúng. Như cách phát hiện ra bạn hay dùng con chuột máy tính nào, dựa vào vi sinh bạn có, chúng tôi cũng có thể tìm ra con chó của bạn. Nhưng ở người lớn, hệ vi sinh khá là ổn định, thậm chí nếu bạn sống với ai đó, thì bạn vẫn duy trì hệ vi sinh riêng của bạn trong vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm. Thực tế, hệ vi sinh đầu tiên của ta phụ thuộc khá nhiều vào cách chúng ta sinh ra. Trẻ em được sinh tự nhiên, sẽ có hệ vi sinh về cơ bản là giống hệ vi sinh ở âm đạo mẹ, trong khi đó, ở trẻ được đẻ mổ sẽ có hệ vi sinh giống ở da của mẹ. Nó có thể liên quan tới sự khác biệt về sức khỏe ở trẻ được đẻ mổ. Ví dụ như tỉ lệ hen suyễn, dị ứng, thậm chí béo phì... cao hơn Tất cả những cái đó đều liên quan đến vi sinh, ta liên tưởng đến việc động vật có vú mạnh khỏe được sinh ra qua đường sinh môn, sự thiếu hụt các vi sinh bảo vệ mà chúng ta cần để phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều tình trạng mà bây giờ ta mới biết có liên quan đến vi sinh. Khi con gái tôi ra đời vài năm trước bởi mổ đẻ khẩn cấp, chúng tôi đã phải tự xoay xở và bảo đảm cho bé được che phủ bởi các vi sinh từ âm đạo mẹ mà đáng lẽ ra bé có 1 cách tự nhiên. Khá là khó để đánh giá xem nó có hiệu quả với sức khỏe của bé hay không, đúng không? Đối tượng được quan sát là con chúng tôi, dù kỹ lưỡng đến thế nào, thì số lượng vẫn là không đủ để kết luận điều gì cho số bình quân, nhưng đến khi được 2 tuổi, con bé vẫn chưa bị nhiễm trùng tai và chúng tôi vẫn tạ ơn Chúa về điều đó. Và chúng tôi đang bắt đầu làm thử nghiệm lâm sàng với nhiều trẻ em để xem thực sự nó có tác dụng bảo vệ hay không. Vậy thì cách ta ra đời ảnh hưởng cực lớn đến việc ta có vi khuẩn gì ban đầu, nhưng sau đó chúng ta sẽ đi đâu? Tôi sẽ chỉ lại cho các bạn trên bản đồ về Dữ Liệu Dự Án Vi Sinh Người, mỗi điểm đại diện cho 1 mẫu ở 1 vị trí trên cơ thể của một trong số 250 người khỏe mạnh Và các bạn thấy trẻ con phát triển thể chất. Bạn cũng thấy chúng phát triển tinh thần. Bây giờ, lần đầu tiên, các bạn sẽ thấy 1 trong những đứa con của đồng nghiệp tôi phát triển về mặt vi sinh Cái chúng ta sắp nhìn thấy là những gì trong phân của 1 đứa trẻ, đó là cộng đồng vi sinh ở phân, đại diện cho ruột được lấy mẫu mỗi tuần, trong gần 2 năm rưỡi. Bây giờ ta sẽ bắt đầu ở ngày 1. Bạn thấy đứa trẻ bắt đầu với chấm vàng, và ta có thể thấy rằng nó bắt đầu đi từ cộng đồng vi sinh ở âm đạo, giống như ta dự đoán từ cách nó sinh ra. Và cái sẽ xảy ra trong hơn 2 năm rưỡi là nó dần dần chuyển đổi giống với hệ vi khuẩn ở phân của người trưởng thành khỏe mạnh ở phía dưới cùng. Bây giờ tôi bắt đầu để ta xem nó xảy ra như thế nào. Hãy nhớ là mỗi bước di chuyển là cho 1 tuần thôi, Các bạn sẽ thấy theo từng tuần, sự thay đổi hệ vi sinh trong phân đứa trẻ này, sự thay đổi theo tuần này lớn hơn nhiều so với sự khác nhau giữa những người lớn khỏe mạnh trong nhóm Dự Án Vi Sinh Người, là những chấm nâu ở dưới cùng này. Và bạn có thể thấy đứa bé dần tiến tới hệ vi khuẩn phân người lớn. Đó là thời điểm 2 năm. Đứa bé phải dùng kháng sinh do bị nhiễm trùng tai. Ta có thể thấy sự thay đổi lớn của hệ vi sinh, theo sau đó là sự hồi phục tương đối nhanh. Tôi sẽ tua lại cho các bạn xem. Và cái chúng ta có thể thấy là chỉ trong vài tuần, đã có 1 sự thay đổi triệt để, quay lại giai đoạn nhiều tháng phát triển bình thường, tiếp theo là sự hồi phục khá nhanh, và ở ngày 838, ngày cuối cùng của video này, bạn có thể thấy đứa bé đã có hệ vi khuẩn của người khỏe mạnh bình thường, bất chấp sự can thiệp của kháng sinh. Thực sự thú vị vì nó sẽ dẫn đến nhiều câu hỏi cơ bản về điều sẽ xảy ra khi chúng ta can thiệp ở độ tuổi khác của đứa trẻ. Những gì ta làm ở giai đoạn đầu, khi hệ vi sinh đang thay đổi rất nhanh, thực sự quan trọng, hay là giống như ném đá vào vùng biển đang có bão và không để lại bất kì gợn sóng nào? Thật đáng chú ý, nếu bạn cho trẻ dùng kháng sinh trong 6 tháng tuổi đầu tiên, nhiều khả năng sau đó nó sẽ bị béo phì hơn là nếu không cho dùng kháng sinh hoặc dùng muộn hơn, vậy những gì ta làm ở giai đoạn đầu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ vi sinh ở ruột và sức khỏe sau này, chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu điều đó. Nó thực sự hấp dẫn, bởi vì 1 ngày nào đó, ngoài những ảnh hưởng mà kháng sinh gây ra trên vi khuẩn kháng thuốc, điều này thực sự nghiêm trọng, những kháng sinh này còn có thể làm suy yếu hệ vi khuẩn ruột, và 1 ngày nào đó chúng ta có thể sợ hãi kháng sinh giống như cách ta đang nhìn những công cụ kim loại người Ai Cập dùng để nghiền nát bộ não trước khi họ rút hết ra để ướp xác. Vì thế tôi nói vi sinh có rất nhiều vai trò quan trọng, và chỉ trong vài năm gần đây chúng mới được xem là có liên quan tới rất nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm viêm bàng quang, bệnh tim, ung thư trực tràng, và thậm chí béo phì. Béo phì có tác hại rất lớn, ngày nay chúng tôi có thể nói liệu bạn sẽ béo phì với độ chính xác đến 90% bằng cách kiểm tra vi khuẩn đường ruột. Thật sự điều đó nghe có vẻ rất ấn tượng vì hiện nay, làm 1 kiểm tra y tế không qua vi sinh còn gặp khó khăn, ví dụ, rất khó để nói ai sẽ bị béo phì mà không kiểm tra hệ vi sinh đường ruột, dù cho bạn có biết thậm chí việc giải mã tất cả bộ gen người, thì ta chỉ mới dự đoán bệnh béo phì tới 60% chính xác mà thôi. Vi sinh kì diệu đúng không? Nghĩa là 1,5 kilo vi sinh trong cơ thể bạn có thể quan trọng cho sức khỏe của bạn hơn cả bộ gen bạn có. Ở chuột, chúng tôi có thể làm nhiều hơn thế. Với chuột, vi sinh liên quan đến tất cả các loại tình trạng bổ sung, bao gồm đa xơ cứng, trầm cảm, tự kỉ, và 1 lần nữa, béo phì. Nhưng làm thế nào ta biết được sự khác biệt vi sinh là hệ quả hay nguyên nhân của những căn bệnh đó? Có 1 thứ ta có thể làm, đó là nuôi vài con chuột trong môi trường vô trùng. Sau đó thêm vào các vi khuẩn mà ta cho là quan trọng, và xem điều gì xảy ra. Khi lấy vi khuẩn từ 1 con chuột béo phì và cấy sang 1 con chuột có bộ gen bình thường đã được nuôi trong môi trường vô khuẩn, nó trở nên béo hơn so với 1 con chuột bình thường. Việc này thật kì diệu. Đôi khi, những vi khuẩn đó giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn với cùng 1 chế độ ăn, vậy chúng lấy nhiều năng lượng hơn từ thức ăn. Nhưng cũng có lúc vi khuẩn thực sự làm thay đổi hành vi của chúng. Làm cho chúng ăn nhiều hơn những con chuột bình thường, nên chúng chỉ trở nên béo hơn nếu ta để chúng ăn tùy ý. Thực sự đáng kinh ngạc đúng không? Vậy có thể hiểu rằng vi sinh có thể ảnh hưởng hành vi của động vật có vú. Có thể bạn nghĩ liệu ta có thể làm thí nghiệm này với các loài khác, nếu bạn lấy vi sinh vật từ 1 người béo phì và cấy vào chuột được nuôi vô khuẩn, lũ chuột đó cũng sẽ trở nên béo hơn so với khi nó nhận được vi sinh từ người gầy, nhưng chúng ta có thể thiết kế 1 hệ vi sinh để cấy vào chúng nhằm ngăn chúng tăng cân. Ta có thể thí nghiệm với suy dinh dưỡng. Trong 1 dự án tài trợ bởi Quỹ Gates, chúng tôi kiểm tra trẻ em ở Malawi chúng bị kwashiorkor, 1 loại suy dinh dưỡng trầm trọng, và những con chuột bị cấy vi sinh kwashiorkor giảm 30% trọng lượng cơ thể chỉ trong 3 tuần, nhưng chúng có thể hồi phục sức khỏe nhờ 1 loại chất dinh dưỡng bơ lạc loại được dùng cho trẻ em trong bệnh viện, và lũ chuột đều ổn khi nhận hệ vi sinh từ những trẻ sinh đôi khỏe mạnh từng bị kwashiorkor. Điều đó thực sự kì diệu vì nó gợi ý rằng chúng ta có thể thử nghiệm các liệu pháp bằng cách thử nhiều loại chuột khác nhau với vi sinh đường ruột của cá thể người và có lẽ điều chỉnh những liệu pháp này cho từng cá thể người. Và tôi nghĩ điều quan trọng là mỗi một người đều có cơ hội để tham gia vào khám khá này. Cho nên, 1 vài năm trước chúng tôi bắt đầu dự án "Đường ruột Mỹ", cho phép bạn đặt 1 chỗ cho chính bạn trong bản đồ vi sinh. Đây là dự án khoa học được tài trợ bởi cộng đồng lớn nhất tôi biết đến thời điểm này có hơn 8000 người đã tham gia. Nó diễn ra như thế này, họ gửi sinh phẩm của họ, chúng tôi giải mã ADN vi sinh của họ và gửi trả kết quả cho họ. Chúng tôi cũng cung cấp kết quả ẩn danh cho các nhà khoa học, nhà giáo dục, và những người quan tâm, vân vân, nhờ thế mọi người đều tiếp cận được với dữ liệu. Mặt khác, khi nhóm nghiên cứu của chúng tôi đến Viện Biên giới Sinh Học, và giải thích rằng chúng tôi dùng robot và laser để kiểm tra phân, thì mới phát hiện ra là không phải ai cũng muốn biết. (Cười) Nhưng tôi đoán nhiều bạn muốn thử, cho nên tôi mang 1 vài bộ thử đến đây, nếu bạn muốn thử cho chính bạn. Vậy tại sao chúng ta muốn làm điều này? Vì vi sinh vật không chỉ quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe chúng ta, mà chúng còn có thể chữa bệnh. Đây là một trong những phát hiện mới nhất của chúng tôi với các đồng nghiệp ở Đại Học Minnesota. Tôi sẽ chỉ lại cho các bạn trên bản đồ vi sinh người. Chúng ta đang nhìn thấy đây-- Tôi sẽ thêm vào một vài người có vi khuẩn C.diff Đây là loại vi khuẩn tiêu chảy nguy hiểm làm cho bạn phải đi ngoài đến 20 lần mỗi ngày, những người này đã điều trị thất bại với kháng sinh trong 2 năm trước khi họ được tham gia thử nghiệm này. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cấy 1 ít phân từ một người khỏe mạnh, được đánh dấu sao ở dưới cùng, vào những bệnh nhân này. Vi khuẩn tốt có đánh nhau với vi khuẩn xấu để giúp họ hồi phục sức khỏe không? Hãy cùng xem chính xác những gì xảy ra ở đây. 4 bệnh nhân được cấy từ 1 người khỏe mạnh ở dưới cùng bản đồ, bạn sẽ thấy là ngay lập tức, vi khuẩn chí đường ruột có sự thay đổi căn bản. Vậy 1 ngày sau khi cấy, tất cả các triệu chứng biến mất, tiêu chảy biến mất, và họ khỏe mạnh trở lại, có vi khuẩn chí giống như của người cho và chúng ở đó. (Vỗ tay) Chúng ta mới chỉ bắt đầu cuộc khám phá. Chúng ta mới chỉ phát hiện ra ảnh hưởng của vi sinh vật trên tất cả các loại bệnh này, từ viêm bàng quang đến béo phì, và thậm chí cả tự kỉ và trầm cảm. Tuy nhiên cái chúng ta cần làm là phát triển cái có thể được gọi là hệ thống định vị vi sinh, để không những xác định tình trạng của chúng ta mà còn giúp ta biết ta muốn gì và cần làm gì để đạt được điều đó, ta cần làm cho nó đủ đơn giản đến mức 1 đứa trẻ cũng có thể dùng được. (Cười) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Là nhà phát triển phần mềm và kỹ sư công nghệ, tôi làm cho rất nhiều dự án công nghệ dân sự trong nhiều năm qua. Công nghệ dân sự đôi khi được gọi là kỹ thuật hàng hóa sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề nhân đạo. Vào năm 2010 tại Uganda, tôi làm cho một dự án cho phép người dân địa phương ngăn chặn chính quyền theo dõi các cuộc điện thoại của họ nhằm bày tỏ bất đồng quan điểm. Công nghệ tương tự đã được khai thác sau đó ở Bắc Phi vì mục đích tương tự nhằm giúp các nhà hoạt động giữ liên lạc khi chính phủ cố tình chặn các kết nỗi như một biện pháp kiểm soát người dân. Nhưng nhiều năm qua, tôi nghĩ về những công nghệ này và những thứ tôi làm, một câu hỏi day dứt trong đầu tôi, nó là điều gì xảy ra nếu chúng ta nhầm về tác dụng của công nghệ và nếu nó gây tổn thương đến cộng đồng chúng ta định giúp đỡ? Ngành công nghệ trên thế giới có xu hướng hoạt động theo các giả định tương tự rằng nếu chúng ta làm nên những điều to lớn, nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến mọi người. Rốt cuộc, những cải tiến này sẽ ra đời và được người ta sử dụng. Nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Tôi thích gọi thứ công nghệ đấu tranh mù quáng này là "kinh tế học công nghệ nhỏ giọt" - từ mượn. Chúng ta thường nghĩ nếu thiết kế những thứ này cho thiểu số cuối cùng đa số đều dùng được, không phải lúc nào cũng thế. Công nghệ và đổi mới song hành như của cải và vốn. Chúng có xu hướng hợp nhất trong tay một vài người, và đôi khi chúng tìm lối vào trong tay nhiều người khác. Và như hầu hết các bạn không giữ chế độ kiêng khem vào cuối tuần, nên tôi muốn nghĩ về một số ví dụ có thể thiết thực hơn. Trong thế giới thiết bị đeo thông minh, điện thoại thông minh và ứng dụng, có sự thay đổi lớn trong việc theo dõi sức khỏe bằng các ứng dụng theo dõi số lượng calo bạn dùng hoặc liệu bạn có ngồi quá lâu hay đi bộ đủ chưa. Các công nghệ này giúp nhập hồ sơ bệnh án ở các cơ sở y tế hiệu quả hơn rất nhiều, đổi lại, các cơ sở y tế này bắt đầu đặt yêu cầ hiệu quả như thế. Khi các công cụ số lan tràn vào phòng y tế, và số hóa sẵn sàng, điều gì xảy đến với thế giới số vô hình? Hoạt động y tế sẽ ra sao nếu bệnh nhân không có đồng hồ hay điện thoại $400 để theo dõi mỗi thay đổi của họ? Giờ họ thành gánh nặng trong hệ thống y tế phải không? Phương thức chữa bệnh đã thay đổi? Trong thế giới tài chính, Bitcoin và các loại tiền tệ số đang làm thay đổi cách chuyển tiền trên toàn thế giới, nhưng thách thức cho những công nghệ này là rào cản gia nhập rất lớn, phải không? Bạn phải truy cập ở cùng loại điện thoại, thiết bị, kết nối, và thậm chí nếu nơi bạn ở không có, bạn phải tìm đại lý ủy quyền, thông thường còn mất một khoản nhất định khi tham gia. Và câu hỏi tôi thắc mắc là điều gì sẽ xảy đến với những người còn lại họ sử dụng tiền giấy trong khi phần còn lại của thế giới dùng tiền tệ số? Một ví dụ nữa từ quê tôi ở Philadelphia: gần đây tôi đến thư viện công cộng, họ đang phải đối mặt với sự sống còn. Nguồn quỹ công cộng đang giảm xuống, họ phải giảm số lượng in ấn để duy trì hoạt động, và một trong những cách họ đang áp dụng là số hóa một số lượng lớn sách và lưu trữ trên đám mây. Rất tuyệt cho trẻ em, đúng không? Bạn có thể tìm sách ở nhà, tra cứu trên đường tới trường hay tại ngay trường học, nhưng có 2 giả định ở đây, một, bạn truy cập ở nhà, và hai, bạn truy cập trên thiết bị di động, Và ở Philadelphia, nhiều trẻ em không có điều kiện đó Trải nghiệm giáo dục sẽ như thế nào trong sự trỗi dậy của thư viện hoàn toàn dựa trên đám mây, khi thư viện từng được coi là thành phần quan trọng của giáo dục? Làm thế nào chúng trụ được? Ví dụ cuối cùng từ Đông Phi: có bước chuyển lớn trong việc số hóa quyền sử dụng đất, vì rất nhiều lí do. Các cộng đồng nhập cư, thế hệ già hơn chết đi, và cuối cùng tình trạng nghèo đói dẫn tới tranh chấp về chủ sở hữu. Vì thế một động thái lớn xảy ra là công bố tất cả thông tin lên mạng, theo dõi tất cả quyền sở hữu của các lô đất, đưa thông tin lên đám mây và công bố cho mọi người. Nhưng thực tế, hậu quả không lường trước được của việc này là các nhà đầu tư, đầu tư mạo hiểm, nhà phát triển bất động sản, nhảy vào và họ bắt đầu thu mua nhiều lô đất từ chính những cộng đồng này, bởi họ có thể truy cập vào các công nghệ này và kết nối giúp họ làm được điều đó. Thế nên một điểm chung ở các ví dụ này là những công cụ, công nghệ chúng ta tạo nên gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Là kĩ sư kỹ thuật, kỹ sư công nghệ, chúng tôi thích hiệu quả hơn là kết quả. Chúng tôi quan tâm về làm việc hơn là kết quả. Điều này cần thay đổi. Chúng ta có trách nhiệm nghĩ về hậu quả của những công nghệ chúng ta tạo nên, đặc biệt khi chúng ngày càng kiểm soát thế giới chúng ta sống. Cuối những năm 90, có sự thúc đẩy mạnh mẽ thực hành đạo đức trong thế giới đầu tư và ngân hàng. Theo tôi đến năm 2014, chúng ta đã quá trễ cho một động thái tương tự trong ngành kỹ thuật, công nghệ. Vì thế tôi khuyến nghị các bạn vì điều lớn lao bạn đang nghĩ đến, như các doanh nhân, CEO, kĩ sư, nhà sáng chế, hãy nghĩ đến hậu quả không lường trước được của những thứ bạn đang tạo dựng, bởi đổi mới thực sự là tìm cách dùng được cho tất cả mọi người. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Âm thanh rừng nhiệt đới) Mùa hè năm 2011, với tư cách là khách du lịch, tôi đã tới thăm những khu rừng nhiệt đới tại Borneo lần đầu tiên, và như các bạn có thể tưởng tượng ra, những âm thanh hỗn độn thực sự làm tôi ấn tượng mạnh. Một mớ các loại tiếng ồn. Ví dụ, đây là tiếng chim mỏ sừng, một loài chim lớn. Tiếng râm ran này là của ve sầu. Đây là tiếng một đàn vượn. Thực ra là chúng đang hát to cho nhau nghe. Nơi thực hiện những ghi âm này là một khu bảo tồn loài vượn, vì vậy bạn nghe được nhiều tiếng vượn thế, nhưng thực ra âm thanh đáng chú ý nhất trong khu rừng lúc đó tôi lại không để ý, mọi người trong đoàn chúng tôi cũng không để ý Như tôi đã nói, đây là khu bảo tồn loài vượn. Mọi người dành hầu hết thời gian để hồi phục loài vượn, nhưng đồng thời họ cũng phải dành thời gian bảo vệ cả khu vực khỏi nạn chặt rừng trái phép. Nếu chúng tôi dùng âm thanh ghi trong rừng và lọc ra tiếng vượn, tiếng côn trùng. hay tiếng khác, trong bối cảnh đó, trong đoạn ghi âm bạn nghe có tiếng cưa máy ở xa xa. Có ba nhân viên kiểm lâm làm việc trong khu bảo tồn công việc của họ thực ra là ngăn chặn nạn chặt cây. Một hôm khác, chúng tôi lại đi vào rừng với tư cách khách du lịch, và sau khi đi bộ được 5 phút, chúng tôi thấy một người đang cưa cây. Vâng, chỉ 5 phút đi bộ, vài trăm mét từ trạm kiểm lâm. Tiếng cưa không bị nghe thấy, vì, như các bạn thấy, khu rừng rất ồn. Tôi thấy việc này khó mà chấp nhận được, giữa thời buổi này, chỉ vài trăm mét từ trạm kiểm soát trong một khu bảo tồn, lại không ai nghe thấy tiếng có tiếng cưa cây. Nghe có vẻ vô lí, nhưng sự thật là thế. Vậy làm sao chúng ta ngăn chặn được nạn chặt cây trái phép? Nghe thì hấp dẫn, với một kĩ sư, lúc nào cũng có giải pháp công nghệ, đầy tính kĩ thuật cao, nhưng sự thật là bạn đang ở trong rừng. Giải pháp cần phải đơn giản, phải thực tế. Và ở đó chúng tôi đã phát hiện ra ta đã có đủ những thứ cần thiết. Ta có thể tạo ra một hệ thống giúp ngăn chặn việc này sử dụng chính những thứ sẵn có. Những ai, những gì đã có sẵn trong rừng? Chúng ta có con người, có hẳn một nhóm kiểm lâm tận tuỵ, sẵn sàng ngăn chặn việc này, họ chỉ cần biết những gì đang xảy ra trong rừng mà thôi. Điều gây bất ngờ lớn nhất là sóng điện thoại trong rừng. Điện thoại hoạt động tốt ở giữa nơi hẻo lánh ấy, một nơi cách con đường gần nhất hàng trăm cây số. Điện thì không có, nhưng sóng điện thoại rất tốt. Người trong thị trấn truy cập Facebook suốt, hay lướt web trên điện thoại, và điều này làm tôi nảy ra ý tưởng về cách sử dụng âm thanh trong rừng tự động lọc ra tiếng máy cưa, bởi vì con người không nghe thấy, rồi gửi thông báo. Nhưng bạn lại phải treo thiết bị lên cây. Nếu chúng ta có thiết bị "nghe" âm thanh trong khu rừng, kết nối với điện thoại, rồi gửi thông báo cho chúng ta, có thể vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng hãy nói về việc bảo vệ rừng một chút nào, bởi vì có lẽ các bạn cũng nghe về vấn đề này mãi rồi. Thế hệ chúng tôi được nghe về việc bảo vệ rừng từ khi còn bé, và có vẻ như nhiệm vụ ấy vẫn còn đến ngày nay. Chúng ta cần bảo vệ rừng, điều này rất cấp thiết, Ngày hôm qua nhiều sân bóng đá bị phá huỷ, nhưng hôm nay, rừng chỉ còn có một nửa, và chúng ta còn gặp nhiều vấn đề cấp bách hơn, như biến đổi khí hậu. Thực ra, có một điều tôi đã không nhận ra: Nạn phá rừng gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều hơn tất cả máy bay, tàu hoả, xe cộ và tàu thuyền trên thế giới cộng lại. Nó là nguyên nhân lớn thứ hai dẫn đến biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, theo Interpol, 90% việc chặt rừng nhiệt đới là trái phép, giống như vụ việc chúng tôi đã chứng kiến. Vậy nếu chúng ta có thể hỗ trợ kiểm lâm thi hành nhiệm vụ, ta có thể giảm được 17% một con số đáng kể và đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Đây có thể là cách rẻ nhất, nhanh nhất để giải quyết biến đổi khí hậu. Và sau đây là thiết bị chúng ta nghĩ ra. Trông rất hiện đại. Khi có tiếng cưa trong rừng, thiết bị sẽ phát hiện và gửi thông báo qua mạng lưới GSM sẵn có tới một nhân viên trong khu vực, anh ta sẽ có mặt lập tức và ngăn việc chặt rừng. Sẽ không còn việc đi tìm cây bị chặt. Sẽ không còn việc nhận ra từ vệ tinh một cây giữa một khu vực đã bị chặt phá. Chúng ta sẽ can thiệp trực tiếp. Tôi đã nói đây là biện pháp kinh tế nhất và nhanh nhất, nhưng thực tế thì ý tưởng đã không thực hiện được, nên có thể việc này cũng không rẻ và nhanh cho lắm. Nhưng nếu thiết bị được gắn lên cây là điện thoại di động, giá thành có thể sẽ khá thấp. Dị động bị vứt đi phải đến hàng trăm triệu cái mỗi năm, hàng trăm triệu đó chỉ tính riêng ở Mĩ, mặc dù đúng là chúng ta nên tính cả các nước khác nữa, nhưng điện thoại rất tuyệt vời. Chúng có bộ cảm biến. Chúng có thể "nghe" được tiếng rừng. Tất nhiên chúng cần được bảo vệ. Ta phải cho di động vào một cái hộp thế này, và ta cũng phải nạp pin cho chúng nữa. Năng lượng là một thử thách kĩ thuật khó nhằn mà chúng ta phải đương đầu, bởi nạp năng lượng cho di động treo trên cành cây, ví dụ dùng như năng lượng mặt trời, đã từng là một câu hỏi khó, Đây là một thiết bị năng lượng mặt trời được tái chế từ chất thải công nghiệp. Đây là những mảnh rời rạc ban đầu. Tôi đã ghép chúng lại với nhau trong nhà xe của bố mẹ. Rất cảm ơn bố mẹ đã cho phép tôi làm việc trong đó. Như các bạn thấy, đây là thiết bị khi đã treo lên cây. Có thể các bạn sẽ thấy nó được che giấu khá kĩ tít cao trên cây. Điều này khá quan trọng, bởi dù chúng có thu được tiếng cưa trong bán kính 1km, giúp chúng hoạt động trong khoảng 3 km vuông, thì nếu có người muốn dỡ chúng xuống, cả khu vực sẽ không còn được bảo vệ. Vậy thiết bị này có hiệu quả không? Để kiểm tra, chúng tôi đưa nó đến Indonesia không phải ở chỗ cũ nữa mà là một chỗ mới, một khu bảo tồn vượn khác cũng là nạn nhân của chặt phá rừng trái phép. Ngay trong ngày thứ hai hoạt động, nó đã thu được tiếng ồn từ máy cưa. Chúng tôi nhận được thông báo ngay. Tôi nhận được e-mail trên điện thoại. Thực ra lúc đó chúng tôi vừa trèo từ tán cây xuống đất. Mọi người còn đang hút thuốc thì tôi nhận được e-mail, và rồi tất cả mọi người im lặng, thực ra bạn có thể nghe thấy tiếng máy cưa rất rất nhỏ, nhưng đã không ai để ý cho đến lúc đó. Chúng tôi khởi hành ngay để ngăn chặn việc chặt rừng. Lúc đấy tôi khá là hồi hộp. Rồi chúng tôi đến gần hơn với vị trí đám lâm tặc. Lúc đó tôi đang hơi nản nản với toàn bộ công việc ấy. Tôi không biết bên kia đồi có gì. Anh kiểm lâm dũng cảm hơn tôi. Anh ấy đi qua đồi, nên tôi cũng phải theo, Anh ấy đã thành công, và dừng việc chặt cây ngay. Những người chặt cây thực sự bị bất ngờ, vì trước đây chưa bao giờ họ bị gián đoạn cả. Sự kiện có lẽ đã tác động nhiều đến họ, sau đó họ đã không bao giờ quay lại chặt rừng nữa. Thực ra họ đều là những người tốt. Họ đã cho chúng tôi biết việc chặt rừng thực sự như thế nào, và làm chúng tôi hiểu rõ: nếu bạn xuất hiện đúng lúc và yêu cầu dừng việc chặt phá rừng, họ có thể sẽ không bao giờ dám quay lại nữa. Như vậy... Cảm ơn các bạn. Việc này được biết rộng rãi có thể do chúng tôi đã kể với nhiều người, và thực ra một vài điều kì diệu đã xảy ra. Nhiều người trên khắp thế giới gửi e-mail hay gọi điện cho chúng tôi. Chúng tôi nhận ra rằng ở châu Á, châu Phi hay Nam Mĩ, mọi người sử dụng giải pháp này rất hiệu quả và điều quan trọng nhát, chúng tôi nhận ra: điều mà chúng tôi tưởng là đặc biệt trong khu rừng, sóng di động khoẻ thực ra lại không có gì lạ, đặc biệt là ở bìa rừng, nơi bị đe doạ nhiều nhất. Sau đó lại có kì tích xảy ra: mọi người bắt đầu gửi điện thoại di động cũ cho chúng tôi. Vì vậy hiện tại chúng tôi có cả một hệ thống, trong đó con người là nhân tố có sẵn, vừa sử dụng vừa cải thiện việc kết nối đang có, chúng tôi cũng tận dụng những chiếc di động được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới Nhiều người muốn những chiếc điện thoại vẫn còn tác dụng sau khi bị thải ra Như vậy, nếu những phần còn lại của thiết bị đều tái chế được, nó sẽ trở thành một thiết bị hoàn toàn dùng lại được. Một lần nữa, điều này không bắt nguồn từ bất kì ý tưởng công nghệ phức tạp nào. Nó chỉ đơn thuần là tận dụng những gì sẵn có, và tôi tin rằng, nếu không phải điện thoại, nếu không có đủ tài nguyên sẵn. bạn vẫn có thể xây dựng biện pháp tương tự mà phù hợp với từng hoàn cảnh. Xin trân trọng cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Cách đây hai mươi lăm năm, các nhà khoa học ở CERN tạo ra World Wide Web. Đến nay, internet thay đổi cách chúng ta giao thiệp, cách chúng ta giao dịch và thậm chí cách chúng ta sống. Bằng nhiều cách, những ý tưởng đã sản sinh ra Google, Facebook, Twitter, và nhiều cái khác thật sự thay đổi cuộc sống chúng ta, điều đó mang cho chúng ta nhiều thuận lợi với một xã hội kết nối nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhược điểm trong vấn đề này. Ngày nay, một người bình thường có một lượng kinh ngạc thông tin cá nhân trên mạng, và ta lại bỏ thêm vào đó mỗi một lần chúng ta tải lên Facebook, mỗi lần chúng ta tìm kiếm trên Google và mỗi lần chúng ta gửi email. Nhiều người nghĩ rằng: ừm, một email, chẳng có gì to tát, phải không? Nhưng nếu là một năm email, hay có lẽ thậm chí cả đời email, gom lại, thì điều này nói lên nhiều thứ. Nó nói lên nơi bạn sống, người bạn gặp, và thậm chí nó cho biết điều bạn đang nghĩ đến. Điều lo lắng hơn là dữ liệu của chúng ta tồn tại mãi mãi, vì vậy dữ liệu về bạn có thể và sẽ sống lâu hơn bạn. Việc đang diễn ra là phần lớn chúng ta không kiểm soát được dữ liệu của ta cũng như điều riêng tư của chúng ta. Bởi vậy năm nay, khi mà mạng được 25 năm, chúng ta cần dừng lại một chút và nghĩ về những hệ quả của nó. Chúng ta phải thật sự suy nghĩ. Chúng ta mất sự riêng tư, vâng, nhưng ta cũng mất chính ý niệm về sự riêng tư. Nếu bạn nghĩ về nó, hầu hết chúng ta ở đây hôm nay đều nhớ cuộc sống ra sao trước khi có internet, nhưng ngày nay, có một thế hệ mới được dạy từ lúc còn rất nhỏ là nên chia sẻ mọi thứ trên mạng, và đây là thế hệ sẽ không nhớ khi nào dữ liệu là sự riêng tư. Chúng ta cứ tiếp tục đi con đường này, 20 năm nữa, chữ "riêng tư" sẽ có một nghĩa hoàn toàn khác so với những gì mà bạn và tôi biết. Vì vậy đến lúc chúng ta ngừng lại chút và suy nghĩ, là liệu chúng ta có thể làm gì không? Và tôi tin là có. Hãy cùng nhìn vào một trong những cách trao đổi được dùng nhiều nhất trong thế giới ngày nay: email. Trước khi sáng tạo ra email, chúng ta trao đổi chủ yếu bằng thư từ, và quá trình này khá đơn giản. Đầu tiên bạn bắt đầu viết phần nội dụng của bạn trên một tờ giấy, rồi bạn bỏ nó vào trong một bao thư dán kín, và rồi, bạn sẽ gửi nó đi sau khi bạn dán tem và ghi địa chỉ lên. Nhưng không may, ngày nay, khi ta gửi một email, không như gửi một lá thư. Cái chúng ta gửi, thật sự là một bưu thiếp, và khi là một bưu thiếp cũng có nghĩa là mọi người có thể thấy nó ngay lúc nó rời khỏi máy tính của bạn đến lúc nó đến tay người nhận nội dụng có thể bị đọc hết. Vì vậy, hướng giải quyết cho việc này đã được biết lúc trước và cũng có nhiều cố gắng để thực hiện. Hướng giải quyết cơ bản nhất là mã hóa và ý tưởng thì khá đơn giản. Đầu tiên, bạn mã hóa đường truyền giữa máy tính của bạn và máy email chủ. Rồi, bạn cũng mã hóa dữ liệu khi nó lưu trong chính máy chủ. Nhưng có một vấn đề, đó là những máy email chủ cũng giữ chìa khóa mã hoá, vì vậy bạn có một cái ổ khóa rất lớn với cái chìa khóa nằm kế bên Nhưng không chỉ thế, bất cứ chính phủ nào theo luật có quyền yêu cầu và lấy chìa khóa dữ liệu của bạn, và chuyện này bạn không được biết. Vì vậy cách chúng ta sửa vấn đề khá là dễ dàng, theo nguyên tắc: Bạn đưa mọi người chính chìa khóa của họ, và rồi bạn đảm bảo rằng máy chủ không có chìa khóa đó. Có vẻ đơn giản phải không? Vì vậy câu hỏi được đặt ra là, tại sao chuyện này chưa được làm? Vâng, nếu chúng ta thật sự nghĩ về nó, chúng ta thấy rằng các kiểu kinh doanh internet ngày nay thật sự không tương thích với sự riêng tư. chỉ nhìn vào những tên tuổi lớn trong ngành mạng, bạn thấy rằng quảng cáo đóng vai trò to lớn. Thật ra, chỉ trong năm nay thôi, quảng cáo là 137 tỉ đô, và để tối ưu hóa quảng cáo để chúng ta xem, những công ty phải biết mọi thứ về chúng ta. Họ cần biết chúng ta ở đâu, mấy tuổi, thích gì, và không thích gì, và bất cứ thứ gì khác họ có thế nhúng tay vào. Và nếu bạn nghĩ về nó, cách tốt nhất để lấy thông tin này là tấn công sự riêng tư của chúng ta. Vì vậy các công ty này sẽ không cho chúng ta sự riêng tư. Nếu muốn có sự riêng tư trên mạng, điều chúng ta phải làm là chúng ta thoát khỏi mạng và tự giữ lấy. Trong nhiều năm, khi nói đến email, giải pháp duy nhất được biết là PGP, khá phức tạp và chỉ có những người am tường kỹ thuật mới vào được Đây là một sơ đồ chỉ dẫn một cách cơ bản quá trình mã hóa và giải mã thông điệp. Không cần nói cũng biết đây không phải giải pháp cho tất cả mọi người và đây thật sự cũng là một phần vấn đề, bởi vì nếu bạn nghĩ về giao tiếp, theo định nghĩa, nó phải liên quan đến viêc có người nào đó nói chuyện với bạn. Vì vậy trong khi PGP làm tốt việc nó được thiết kế để làm, thì với người không thể hiểu cách sử dụng nó, sự trao đổi riêng tư không tồn tại. Và đây là một vấn đề mà chúng ta cần giải quyết. Nếu chúng ta muốn sự riêng tư trên mạng, cách duy nhất có thể thành công là có cả thế giới cùng tham gia, và điều này chỉ có thể nếu chúng ta gỡ bỏ rào cản để thâm nhập. Tôi nghĩ đây chính là thử thách then chốt nằm trong cộng đồng kỹ thuật. Điều chúng ta phải làm là cố gắng đạt được sự riêng tư. Vì vậy hè năm ngoái, khi câu chuyện của Edward Snowden xuất hiện đồng nghiệp và tôi quyết định xem chúng tôi có làm được điều này. Lúc đó chúng tôi đang làm việc tại Tổ Chức Châu Âu về nghiên cứu Hạt Nhân tại máy gia tốc lớn nhất thế giới, mà bắn các hạt proton vào nhau. Chúng tôi là những nhà khoa học, vì vậy chúng tôi dùng sự sáng tạo khoa học và ra lò một cái tên rất sáng tạo cho dự án của chúng tôi: ProtonMail. (Cười) Ngày nay nhiều người khởi tạo ở gara xe hoặc ở tầng hầm Chúng tôi khác một chút. Chúng tôi bắt đầu từ quán cà phê CERN, thật sự rất tuyệt, bởi vì, nhìn nè bạn có tất cả thức ăn và nước uống mà bạn muốn. Nhưng còn tốt hơn nữa là mỗi ngày từ 12:00 trưa đến 2 giờ trưa thì miễn phí, Quán CERN có hàng ngàn nhà khoa học và kỹ sư ghé qua, và những người này cơ bản biết hết câu trả lời cho mọi thứ. Vì vậy đó là môi trường chúng tôi bắt đầu làm việc. Điều chúng tôi thật sự muốn làm là mượn email của bạn và chuyển nó thành một thứ giống như cái này, nhưng quan trọng hơn, chúng tôi muốn làm nó theo cách mà bạn không thể biết là nó xảy ra Để làm điều đó, chúng tôi thật sự cần sự kết hợp của kỹ thuật cũng như thiết kế. Chúng tôi sẽ làm như thế nào? Vâng, có lẽ ý kiến hay là không để chìa khóa ở máy chủ. Bởi vậy chúng tôi tạo một chìa khóa mã hóa trên máy tính của bạn, chúng tôi không tạo ra một chìa khóa duy nhất mà là một cặp vì thế có một chìa khóa RSA riêng và một chìa RSA công cộng, và những chìa này kết nối với nhau theo cách toán học. Hãy xem nó làm việc như thế nào khi nhiều người cùng trao đổi với nhau. Đây là Bob và Alice, họ muốn nói chuyện riêng với nhau. Khó khăn then chốt là lấy mẫu tin của Bob và đưa nó cho Alice theo cách mà máy chủ không thể đọc được mẫu tin đó. Điều chúng ta phải làm là chúng ta phải mã hóa nó trước khi nó rời máy tính của Bob, một trong những mẹo ở đây là chúng ta mã hóa nó dùng chìa khóa công cộng từ Alice. bây giờ dữ liệu được mã hóa này được gửi tới Alice thông qua máy chủ, và bởi vì mẫu tin đã được mã hóa bằng chìa khóa công cộng của Alice, thì chỉ có chìa khóa mà có thể giải mã nó là chìa riêng của Alice, và điều đó biến Alice thành người duy nhất thật sự có chìa khóa này. Bây giờ chúng ta đạt được mục tiêu, là lấy mẫu tin từ Bob đưa cho Alice mà máy chủ không thể đọc được những gì đang xảy ra. Thật ra, điều tôi chỉ ra đây là một bức tranh cực kỳ đơn giản. Thực tế thì phức tạp hơn nhiều và nó đòi hỏi nhiều phần mềm giống như cái này Và đó thật sự là thử thách cho thiết kế mấu chốt: Làm cách nào đưa tất cả sự phức tạp này, tất cả phần mềm này, và ứng dụng nó theo cách mà người dùng không thể thấy được. Tôi nghĩ với ProtonMail, chúng ta đã gần chạm đến điều này. Vậy hãy xem nó hoạt động như thế nào trong thực tế. Đây, chúng ta có Bob và Alice lần nữa, họ cũng muốn nói chuyện một cách an toàn. Họ đơn giản chỉ tạo tài khoản trên ProtonMail, rất đơn giản chỉ tốn vài phút, và tất cả mã hóa và phân chia chủ yếu đang diễn ra tự động bên trong khi Bob đang tạo tài khoản của anh. Khi tài khoản của anh được tạo, anh chỉ bấm "soạn thư" và bây giờ anh có thể viết email như anh làm ngày nay. Anh soạn thông tin, và rồi sau đó, tất cả điều anh phải làm là bấm "gởi" và giống như thế, không cần hiểu mã hóa và không cần làm gì khác ngoại trừ việc viết email như hôm nay, Bob vừa gởi một mẫu tin được mã hóa. Những gì chúng ta có ở đây thật sự chỉ là bước đầu tiên, nhưng nó cho thấy rằng với kỹ thuật phát triển, riêng tư không phải là chuyện khó khăn, nó không đáng bị xâm phạm. Nếu ta chuyển mục tiêu từ việc tối đa hóa lợi nhuận quảng cáo sang bảo vệ dữ liệu, chúng ta có thể thật sự làm được điều đó. Bây giờ, tôi biết câu hỏi trong đầu mọi người là OK, bảo vệ sự riêng tư, đây là mục tiêu lớn nhưng có thể bạn thật sự làm điều đó không mà không cần hàng tấn tiền mà quảng cáo đưa cho bạn? Tôi nghĩ câu trả lời thật ra là có thể, bởi vì ngày nay, chúng ta chạm đến điểm nơi mà mọi người trên thế giới thật muốn hiểu sự riêng tư quan trọng thế nào, khi nào bạn có nó, mọi thứ đều có thể. Đầu năm nay, ProtoMail thật sự đã có quá nhiều người dùng đến nỗi mà không còn chổ trống, khi điều này xảy ra, cộng đồng người sử dụng hợp sức lại và ủng hộ nửa triệu đô la Đây chỉ mới là một ví dụ về việc có thể xảy ra khi bạn gom cộng đồng lại hướng tới một mục tiêu chung Chúng ta có thể cân bằng thế giới. Ngay bây giờ, chúng ta có một phần tư triệu người đăng ký ProtonMail, và những người này từ khắp nơi, điều này nói lên sự riêng tư không chỉ là một vấn đề của Mỹ hay Châu Âu, đó là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng tất cả chúng ta. Nó là điều mà chúng ta thật sự phải quan tâm để tiến lên. Vậy thì chúng ta phải làm gì đây để giải quyết vấn đề này? Vâng, đầu tiên, chúng ta cần ủng hộ một hình thức kinh doanh khác cho Internet, cái mà không chỉ dựa hoàn toàn vào quảng cáo cho lợi nhuận và sự phát triển. Chúng ta thật sự cần xây dựng một internet mới nơi riêng tư và khả năng quản lý dữ liệu của chúng ta là đầu tiên và trên hết. Nhưng điều thậm chí quan trọng hơn, chúng ta phải xây dựng internet nơi mà sự riêng tư không còn là một lựa chọn mà là một sự mặc định. Chúng ta đã làm được bước đầu tiên với ProtonMail, nhưng đây chỉ là bước đầu tiên trong hành trình rất, rất dài Tin tốt lành tôi có thể chia sẻ với bạn ngày hôm nay, một tin rất phấn chấn, là chúng ta không đi một mình. Phong trào bảo vệ riêng tư của mọi người và tự do trên mạng đang thật sự đi vào quỹ đạo, và ngày hôm nay, có hàng chục dự án trên toàn thế giới đang làm việc cùng nhau để nâng cao sự riêng tư của chúng ta. Những dự án này bảo vệ những thứ từ tán gẫu đến trao đổi bằng lời, cũng như lưu trữ, tìm kiếm trên mạng, dữ liệu duyệt web của chúng ta, và nhiều thứ khác. Và những dự án này không được nâng đỡ bởi hàng triệu đô từ quảng cáo, nhưng nó tìm thấy sự ủng hộ từ mọi người, từ những cá nhân như bạn và tôi trên toàn thế giới Điều này thật sự mang ý nghĩa, bởi vì xét cho cùng sự riêng tư dựa vào mỗi một chúng ta, chúng ta phải bảo vệ bây giờ vì dữ liệu trên mạng của chúng ta không chỉ là tập hợp của dãy số một và không. mà là nhiều hơn thế nữa. Nó là cuộc sống của ta, chuyện cá nhân của ta, của bạn bè ta, của gia đình ta, và qua nhiều mặt, cũng là hy vọng và kỳ vọng của ta, Chúng ta cần bỏ thời gian bây giờ để bảo vệ quyền của chúng ta để chia sẻ cho chỉ những người chúng ta muốn chia sẻ, vì không có nó, chúng ta không thể có một xã hội tự do. Vì vậy bây giờ là lúc cho chúng ta cùng đứng lên và nói, Vâng, chúng tôi muốn sống trong thế giới của sự riêng tư trên mạng, và vâng, chúng ta có thể làm việc cùng nhau để biến tầm nhìn nay thành sự thật. Cảm ơn Vỗ tay Tôi muốn mở đầu buổi biểu diễn hôm nay bằng câu nói 90% mọi sự ở đời đều tệ hại. (Tiếng cười) Theo định luật Sturgeon, điều đó có nghĩa là phần lớn mọi việc luôn đi theo chiều hướng xấu. Tôi có một con huơu cao cổ ở đây. Tôi sẽ quay lưng lại và ném nó và ai chụp được nó sẽ giúp tôi làm điều tiếp theo. Thưa ngài, ngài đã chụp được nó. Tôi có 1 lá bài trong tay tôi. Hãy đọc bất kì lá bài nào trong bộ bài. Khán giả: 10 cơ. Helder Guimarães: 10 cơ. Ngài có thể đọc bất kì lá nào trong bộ bài, nhưng ngài lại chọn quân 10 cơ. 90% mọi thứ đều nhảm nhí, và điều này chứng minh rằng Sturgeon đã đúng. (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Tiếng cười) Thưa ngài, đây đâu phải buổi trình diễn của ngài đâu. (Tiếng cười) Cứ giữ con hươu cao cổ này được chứ? Chúa ơi. (Tiếng cười) Mấy người này. Vậy sự thật là, tại sao phần lớn mọi thứ đều tệ? Tôi cho rằng: chúng ta ngừng suy nghĩ quá sớm. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ cụ thể, một điều mà mọi người từng làm xuyên suốt cả thế kỷ -- không phải thế kỷ này, thế kỷ trước ấy. Ý tưởng là lấy ra một mẩu giấy nhỏ rồi gập từ trong ra ngoài bằng cánh tay không thuận với tôi thì là tay trái. Trông như thế này đây. Dựa vào phản ứng của các bạn, tôi hiểu là không ai thấy hứng thú. (Tiếng cười) Không sao, tôi hiểu lý do mà. Chúng ta ngừng suy nghĩ quá sớm. Nhưng nếu ta dành thêm thời gian suy nghĩ, như chiếc kẹp này chẳng hạn. Một chiếc kẹp giấy có thể khiến việc tôi đang làm thú vị hơn chút đỉnh. Tôi cũng không dùng năm ngón tay nữa, mà sẽ nắm lại, đáng mong đợi hơn rồi đúng không. Chưa hết, tôi sẽ buộc mình làm tất cả chỉ trong một giây, như thế này. Giờ ---- không, không, không Sturgeon có thể đã đúng. Nhưng không gì có thể đúng mãi mãi. Mọi thứ luôn thay đổi. Thưa ngài, lá bài lúc nãy ngài nói là gì? Quân 10 cơ nhỉ? Và đây là minh chứng cho việc mọi thứ luôn có khả năng thay đổi -- Quân 10 cơ. (Tiếng vỗ tay) Các bí mật rất quan trọng. Chúng cũng rất giá trị. Đây là bí mật tài tình nhất tôi từng trải nghiệm. Bắt đầu với một bộ bài trên mặt bàn, một người đàn ông đứng tuổi nói, "Tôi sẽ không chạm vào bộ bài này." Người đàn ông đó là ai không quan trọng lời của người đó mới là thứ tôi ghi nhớ mãi: "Tôi sẽ không chạm vào bộ bài này." Trong suốt thời gian ấy, người nọ cầm một cuốn sổ nhỏ, mà thỉnh thoảng ông mở nó ra rồi lật giở vài trang và nhìn thứ gì đó. Nhưng tôi không hề để ý tới cuốn sổ vì còn đang mải để tâm tới bộ bài cùng lời khẳng định trước đó của ông. "Tôi sẽ không chạm vào bộ bài này." Giờ, người đang giữ chú hươu cao cổ. Tuyệt vời. Thưa ngài, giờ tới ngài đóng vai là tôi trong câu chuyện này. Người đàn ông nọ quay về phía tôi rồi bảo: "Cậu có thể chọn một quân bài đỏ hoặc một quân bài đen." Câu trả lời của tôi là ... Khán giả 2: Quân bài đen. HG: Chính thế. Đó là một quân màu đen. Ông ta hỏi tiếp "Nó có thể là chất bích hoặc nhép", tôi trả lời ... HG: Chính xác! Là một lá bích. Người đó lại hỏi: "Liệu là một quân bích cao hay thấp? ". Và câu trả lời của tôi là ... HG: Quá chuẩn xác! Một quân cao. Vậy nó là một quân bích cao, có thể là 9, 10, J, Q, K hoặc Át bích. Tôi sẽ trả lời là ... Khán giả 2: Quân K. HG: Quân K bích. Hẳn rồi. Giờ thì, ta sẽ thật công bằng nhé. Ngài chọn quân đen, chất bích, một quân cao, rồi ngài chọn --- gì ấy nhỉ? Khán giả 2: Quân K. HG: K bích. Ngài có nghĩ tôi gây ảnh hưởng lên quyết định của ngài không? Khán giả 2: Không, tôi chỉ cảm nhận được năng lượng từ anh. HG: Nhưng ngài vẫn được tự do lựa chọn? Vì nếu không, ta phải bắt đầu lại từ đầu. Rất công bằng đúng không? Khán giả 2: Chắc chắn rồi. HG: Lúc này, người đàn ông nói muốn hỏi tôi nốt một câu nữa, một con số trong khoảng từ 1 đến 52. Con số đầu tiên tôi nghĩ đến là ... Khán giả 2: 17. HG: Chính xác! Đúng là số 17. Người đàn ông đó còn nói: "Đến đây là hết." Tôi biết chính xác điều đó nghĩa là gì. Tôi biết ông ta sẽ chạm vào bộ bài đó. Những gì các bạn đang xem đều giống hệt như lúc đó. Ông ta rút bộ bài ra khỏi hộp. Trong hộp không còn gì hết. Ông bắt đầu đếm: "1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10." Không khí dần trở nên căng thẳng. (Tiếng cười) "11, 12, 13, 14, 15, 16, 17." Quân bài thứ 17, không phải một lá K bích, có thứ gì đó xuất hiện từ giữa bộ bài, mà sau này tôi mới nhận ra đó là một điều bí mật. Người đàn ông nọ đứng lên, rồi rời đi. Tôi không bao giờ gặp lại ông ta nữa. Nhưng ông ta để lại cuốn sổ vẫn luôn ở đó. Và khi tôi cầm nó lên, đó thực sự là bí mật tuyệt vời nhất. Bản chất của ta được định nghĩa bởi những bí mật ta gìn giữ và những bí mật ta chia sẻ. Và đây là cách ông chia sẻ bí mật với tôi. (Tiếng vỗ tay) Khỉ thật! Giờ thì -- (Tiếng cười) Tôi tin rằng những điều tuyệt vời diễn ra ở khắp mọi nơi. Thật thế. Và lý do tại sao chúng ta ít khi được tận mắt chứng kiến chúng, đó là vì ta không đặt mình vào vị trí đi tìm kiếm những điều kỳ diệu. Vậy nếu ta đi tìm những điều kỳ diệu đó, những sự trùng hợp hãn hữu thực sự đáng kinh ngạc thì sao? Ngài là người bắt được chú hươu cao cổ, xin hãy ném nó đi hướng nào cũng được, để ta cùng tìm ra vị khán giả cuối cùng. Thưa ngài, cho tôi hỏi, ngài có, ngay trong người, tờ một đô-la Mỹ không? Khán giả 3: Tôi nghĩ là có. HG: Thật sao? Mọi người thấy không, trùng hợp ghê chưa! (Tiếng cười) Hãy đảm bảo là ngài có nó đi. Ngài có tờ tiền đó không? Khán giả 3: Có. HG: Có hả! Tuyệt vời. Giờ tôi muốn ngài làm theo chính xác những gì tôi chuẩn bị làm. Tôi cũng có tờ một đô-la đây. Tôi muốn ngài cầm tờ tiền ấy, rồi gập phần Washington vào trong, như thế này. Thế là ta sẽ có một hình vuông lớn nhỉ? Tiếp theo, ngài hãy cầm nó và gập như thế này, theo chiều dọc, để tờ tiền thành hình chữ nhật, rồi lại tiếp tục -- gập nó lại, miết thật kĩ -- và sau khi xong thì lại gập tiếp thành hình vuông nhỏ như thế này và báo cho tôi sau khi xong việc. Ngài xong chưa? Tuyệt. Giờ tôi sẽ bước tới, và trước khi bắt đầu, tôi muốn chắc chắn rằng chúng ta vẫn đang rất nghiêm túc. Đầu tiên, ta phải có một chiếc bút dạ và một chiếc kẹp giấy. Ngài sẽ lấy chiếc bút ra và kí vào tờ tiền. Lý do là vì lát nữa, tôi sẽ làm vài thứ trên sân khấu và tôi không muốn ngài nghĩ trong khi tôi bị Helder làm phân tâm, ai đó sẽ lên sân khấu và đánh tráo tờ tiền. Nên hãy đảm bảo rằng nó vẫn là tờ tiền cũ. Không chỉ thế, tôi còn muốn ngài lấy chiếc kẹp giấy và kẹp xung quanh tờ tiền. Vậy thì dù không có ai tráo đổi nó, tôi cũng sẽ không đủ thời gian mở nó ra và cài lại để thấy cảnh mình không muốn thấy. Như vậy được rồi chứ? Giờ xin ngài hãy trả tôi chiếc bút. Cứ như vậy, rất rõ ràng rành mạch, tôi muốn mọi người đều nhìn rõ từ đầu chí cuối và để chắc chắn mọi người đều nhìn rõ thì chúng tôi cũng có người quay phim trên sân khấu đây. Phải rồi, để ai cũng có thể nhìn rõ. Chữ kí của ngài đây phải không? Hoàn hảo. Lần này ta sẽ dùng cả bộ bài lẫn cốc nước. Và đặt mình vào vị trí tìm kiếm những sự trùng hợp tuyệt diệu. Ngài có thể thể giúp tôi không? Hãy lấy mấy lá bài này và tráo chúng lên. Đây xin hãy lấy vài lá rồi tráo lên. Ngài có thể tráo mấy lá này. Mọi người thích tráo bài kiểu gì cũng được. Tráo như thế này. Hay tráo kiểu trộn tung chúng lên, như thế này. Mọi người có thể tráo kiểu Mỹ. Với tư cách một gã Bồ Đào Nha thì tôi thấy mình chắc không cần chỉ cho các vị. Nhưng xin nhớ rằng sau khi tráo, luôn nhớ tách đôi và hợp chúng lại. Ngài có phiền làm điều đó giúp tôi không? Xin hãy chia đôi rồi gộp lại. Sau khi xong xin hãy giơ các lá bài lên cao. Cả ngài nữa, tách, gộp rồi giơ lên cao. Giơ lên cao. Một bộ bài được tráo bởi một, hai ba, bốn, năm người cả thảy. Giờ, tôi sẽ lấy lại những lá bài một cách rất công khai. Như thế đấy. Tôi sẽ tìm kiếm sự trùng hợp trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Tôi đang cố thử. Tôi có vài lá bài rất có thể không mang ẩn nghĩa gì. Nhưng cũng có thể ta đã không chú tâm tới chúng. Vì có thể, rất có thể, chúng mang khá nhiều ý nghĩa. Trước khi bắt đầu, ngài đã đưa tôi tờ tiền một đô-la. Chữ kí của ngài đây đúng không? Khán giả 3: Đúng thế. HG: Tôi muốn ngài nhìn thật rõ rằng tôi đang mở tờ tiền của ngài ra và hé lộ bí mật nhỏ ta đã chế tạo. Bí mật của tờ tiền này chính là mã sê-ri. Thưa bà, bà có thể cầm tờ tiền này không? Trong sê-ri có cả chữ cái. Vậy chữ số đầu tiên sau phần chữ là gì? Khán giả 4: 7. HG: 7. 7. Có lẽ đây chỉ là một sự trùng hợp thôi. Vậy còn số thứ hai? Khán giả 4: 9. Vậy là sau số 7, ta có một số 9. Còn sau số 9? Khán giả 4: 2. HG: Số hai. Sau số 2? Khán giả 4: 3. HG: 3, tiếp đó? Khán giả 4: 3 HG: 3. Khán giả 4: 7. HG: 7. Khán giả 4: 4. HG: 4. Khán giả 4: 2. HG: 2, và? Khán giả 4: Q. HG: Q như trong Quân Hậu? (Tiếng vỗ tay) Quân Q nhép! Tất cả đều theo thứ tự, dành riêng cho các bạn. Xin kết thúc màn trình diễn của tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều, tối lành. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta cần thay đổi văn hóa trong tù và trại giam, đặc biệt với các tội phạm vị thành niên. New York là một trong hai bang duy nhất ở Mĩ bắt giữ người 16 -17 tuổi như tội phạm trưởng thành. Nền văn hóa bạo lực dẫn các thanh niên này và đặt họ vào một môi trường thù địch, quản giáo để mặc mọi việc diễn ra trong đó. Những thanh niên này không có nhiều cơ hội để phát triển hay cải tạo bản thân. Đến khi chúng ta có thể nâng độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lên 18. ta cần tập trung việc thay đổi cuộc sống những thanh niên này. Tôi biết rõ những điều này Trước khi tôi 18 tuổi, Tôi mất gần 400 ngày trên đảo Rikers, thêm vào đó tôi mất gần 300 ngày trong phòng biệt giam Để tôi nói bạn điều này Gào thét khan cổ sau song sắt cả ngày hay gào thét qua cửa sổ nó khiến con người rệu rã. Khi bạn chẳng thể làm gì khác trong đó, bạn bắt đầu đi đi lại lại trong phòng bạn tự nói chuyện với chính mình. suy nghĩ của bạn dần trở nên điên dại, và dần trở thành kẻ thù khủng khiếp nhất của chính bạn. Trại giam là để cải tạo con người, không phải để khiến họ càng thêm giận dữ, bối rối, và mất đi hi vọng. Do không có nhiều kế hoạch định hướng cho các phạm nhân trẻ họ không có nhiều vốn sống khi tái hòa nhập với xã hội. Không có nhiều cơ hội cho họ để tránh khỏi tái phạm pháp Tất cả đều bắt đầu từ các quản giáo Nhiều người dễ dàng cho rằng những người quản giáo này là người tốt và các tù nhân là kẻ xấu hoặc ngược lại. Nhưng còn nhiều hơn thế, Quản giáo cũng là những người thường Họ là dân địa phương sống xung quanh nơi làm việc. Họ chỉ là những người bình thường. Họ không phải robot, hay có khả năng gì đặc biệt. Họ cũng sinh hoạt như người bình thường. Quản giáo nam cũng để ý đến những đồng nghiệp nữ của mình. Họ cũng diễn trò với nhau như học sinh trung học. Họ bàn tán về chính trị. Tôi đã dành khá nhiều thời gian với khá nhiều các quản giáo, để tôi kể bạn nghe về một người tên Monroe Một ngày nọ, anh ta kéo tôi ra giữa cửa A và cửa B nơi chia khu trại thành hai phần Bắc-Nam Anh ta kéo tôi tới đó vì tôi đã ẩu đả với một thanh niên khác trong khu trại, do có một quản gia nữ ở đó nên anh ta cảm thấy rằng tôi đã vi phạm đến ca tuần của anh ta. Hắn đấm thụi vào ngực tôi. Gần như hắn đã hạ gục tôi. Tôi không phản ứng lại ngay tức khắc, vì tôi biết đây là nơi của họ tôi không có cơ hội chiến thắng ở đây. Tất cả những gì hắn cần làm là kéo còi và đội yểm trợ sẽ đến ngay lập tức. Tôi nhìn vào mắt anh ta và tôi đoán hắn thấy cơn giận dữ vừa bộc trào trong tôi hắn nói với tôi rắng, "Đôi mắt mày sẽ khiến mày gặp nhiều rắc rối đấy, trông mày như muốn gây gổ." Hắn đã bắt đầu trận đánh bằng việc cởi đai lưng xuống cởi phù hiệu và áo sơ mi ra, và hắn nói,"Chúng ta có thể đánh nhau." Tôi hỏi hắn, "Mày có định giữ chuyện này không"? Đó là câu thường dùng ở Đảo Rikers nghĩa là bạn sẽ không kể việc này cho người ngoài, và không báo cáo vi phạm. Hắn nói, "Yeah, tao sẽ giữ việc này. Mày có định giữ nó không?" Tôi không buồn trả lời. Tôi chỉ đấm thẳng vào mặt hắn, chúng tôi bắt đầu trận đánh ngay tại đó. Khi trận đấu đến hồi kết, hắn đầy thẳng tôi vào tường, trong lúc vật lộn, hắn hỏi, "Mày ổn chứ?" như thể tôi không chịu được thêm, nhưng trong tâm trí, tôi biết hắn không chịu thêm được. nên tôi trả lời cách chảnh chọe "Oh, tao ổn, mày ổn không?" Anh ta đáp, "Yeah, tôi ổn, tôi ổn." Chúng tôi rời nhau ra, anh ấy bắt tay tôi, nói tôi có sự tôn trọng của anh ta, đưa tôi một điếu thuốc và thả tôi ra. Tin được hay không, bạn đi ngang qua một quản giáo trên đảo Rikers người sẽ lao vào đánh một chọi một với bạn. Họ cảm thấy họ có thể biết được và họ biết "Tao sẽ xử mày theo cách của mày." Vì đây là cách thường dùng để giải quyết khúc mắc. chúng tôi chọn giải quyết theo cách đó. Tôi bỏ đi như một người đàn ông, anh bỏ đi như một người đàn ông. vậy đó. Vài quản tù thấy như họ cũng bị giam cầm với bạn. Đó là lí do vì sao họ có thái độ và tính cách đó. họ hành xử theo chiều hướng đó. Trong vài ví dụ, chúng tôi cùng trong đó với các quản trại Tuy nhiên, chính phủ cần hỗ trợ các quản trại này bằng tập huấn chính quy về các ứng xử với tội phạm vị thành niên, cũng như tập huấn về các tù nhân với vấn đề sức khỏe. Quản giáo có vai trò quan trọng với đời sống của các thanh niên ở đây theo hệ số thời gian cho đến lúc hoàn chỉnh nhân cách của họ. Vậy sao không thử dẫn dắt cuộc đời những thanh niên này Sao không cho họ những tầm nhìn để thay đổi để khi họ trở về với xã hội họ sẽ làm những việc có ích? Điều quan trọng thứ hai với các phậm nhân tuổi teen là chương trình cải tạo tốt hơn. Khi tôi ở Đảo Rikers, điều khủng khiếp nhất ở đó là biệt giam. Biệt giam được thiết kế chuyên để khuất phục con người về mặt thể chất lẫn tinh thần Đó là mục đích duy nhất của nó. Ban Pháp lý Mỹ gần đây vừa công bố một báo cáo nó họ sẽ cho cấm lệnh biệt giam với các phạm nhân tuổi teens ở bang New York. Một điều khiến tôi bình thường trong thời gian biệt giam đó là đọc. Tôi cố gắng tự giáo dục mình hết sức có thể. Tôi đọc mọi thứ tôi có trong tay. Bên cạnh đó, tôi viết nhạc và truyện ngắn. Chương trình cải tạo tôi nghĩ có ích với phạm nhân trẻ là các trị liệu về nghệ thuật cho những trẻ có niềm yêu thích và khả năng hội họa, Còn những người theo chiều hướng yêu thích âm nhạc? Sao không phải một chương trình âm nhạc dạy cách viết và chơi nhạc? Đó là một gợi ý. Khi trẻ vị thanh niên đến Đảo Rikers, họ được phân vào tòa nhà C74, RNDC khu có biệt danh là "Trường dạy Võ sĩ Giáp đấu." vì với những đứa trẻ ở ngoài đường phố luôn nghĩ chúng khó nhằn, đặt trong môi trường có các cá thể từ các khu khác cũng nghĩ chúng rắn rỏi. Giờ bạn có một nhóm các thanh niên trai trẻ ưỡn ngực nghĩ tao phải chứng tỏ được tao ngang cơ chúng mày hay tao mạnh hơn chúng mày nhiều. Thành thật mà nói Thứ văn hóa này rất nguy hại đến thanh niên trẻ Chúng ta cần giúp xã hội và các trẻ teens này nhận ra điều đó họ không phải đi tiếp lên các vết xe đổ trước đó khi họ trở lại xã hội, họ có thể thay đổi. Thật đáng buồn khi nói trong tù Tôi nghe khá nhiều người nói về dự định khi ra tù của họ những hành vi phạm pháp có sẽ làm khi họ trở về nhà. Những cuộc hội thoại đó đại loại thế này "Khi tao quay lại, anh ta đã có sẵn kèo bên đây, bên đó, bên thứ ba." hay "Ông già tao đang có mối giá bèo này. Có trao đổi thông tin không? "Khi chúng ta ra, tao sẽ làm vụ này thật lớn." Tô đã nghe những thứ này và tự nghĩ trong đầu "Wow, những tay đàn anh này thực sự nói về quay trờ lại đường phố phạm tội tiếp trong tương lai." Tôi đặt tên cho những việc đó là Kế hoạch quay trở lại trại giam nhanh nhất vì những thứ này sẽ kéo dài được bao lâu? Bạn có kế hoạch nghỉ hưu với nó chứ? Lương hưu sẽ là bao nhiêu? 401 ngàn? 403 tỉ? Bạn có bảo hiểm y tế không? Bảo hiểm nha khoa không? (Tiếng cười) Tôi sẽ nói bạn điều này Ở trong tù tôi đã thấy những người thông minh, giỏi giang, và tài năng nhất mà tôi từng gặp. Tôi đã thấy những người dùng túi snack rỗng biến nó thành những khung tranh tuyệt đẹp. Những người biến những thanh xà phòng tắm phát miễn phí thành những tác phẩm điêu khắc tuyệt vời có thể khiến tác phẩm của Michelangelo như của trẻ mẫu giáo. Ở tuổi 21, tôi bị đặt trong nhà tù có mức an ninh tối đa nhất gọi là Khu cải tạo Elmira. Một hôm khi vừa đi ra từ nơi tập thể hình, tôi thấy một ông già tôi biết đang đứng giữa sân nhìn lên bầu trời. Người đàn ông này đang chịu án 33 năm 4 tháng trong tù ông ta đã trải qua 20 năm của án tù đó Tôi bước lại gần ông ta và nói, "Trời, ông đang làm gì vậy? Ông ổn chứ?" Ông ta nhìn tôi và nói, "Yeah, tôi ổn, anh bạn trẻ." Tôi hỏi, "Ông đang nhìn gì trên trời thế? Có gì hay ho ở trên đó?" "Anh hãy nhìn lên trời và nói tôi những gì anh thấy?" "Mây". (tiếng cười) Ông ta nói, "Còn gì khác nữa không?" Lúc đó, có một chiếc máy bay đi ngang qua. "Tôi thấy một cái máy bay." "Chính xác, có gì trên máy bay đó?' "Người." "Chính xác. Giờ máy bay với những người đó đang đi đâu?" "Tôi không biết. Còn ông? Hãy cho tôi biết nếu ông biết. Tôi sẽ cho ông vài con đề." Ông ta nói, "Anh không nhìn ra toàn cảnh rồi, anh bạn trẻ à. Chiếc máy bay với người trên đang đi lại trong khi ta bị kẹt ở đây. Bức tranh toàn cảnh ở đây là: Chiếc máy bay với những người trên nó đang đi cuộc sống bên ngoài đang diễn ra khi ta bị kẹt sau những bức tường này." Từ ngày đó, Có gì đó trong tâm trí tôi khiến tôi muốn thay đổi Lớn lên, tôi luôn là đứa trẻ khôn ngoan. Vài người đánh giá tôi thông minh hơn bình thường Tôi đã từng mơ trở thành kiến trúc sư hay nhà khảo cổ học. Tôi hiện đang làm việc tại Fortune Society một chương trình tái hòa nhập cho tù nhân tôi làm về tiếp nhận những người có khả năng cao phạm pháp trở lại. Tôi hỗ trợ họ các dịch vụ họ cần để một khi họ được thả tự do họ có thể có những chuyển biết tốt trong xã hội Nếu giờ đây tôi có thể gặp tôi lúc 15 tuổi, tôi sẽ ngồi xuống nói chuyện với anh ta, giáo dục anh ta. tôi sẽ nói, "Nghe này, đây là tôi. Tôi chính là cậu. Chúng ta là một. Tôi biết tất cả những việc cậu sẽ làm ngay cả trước khi cậu kịp làm, vì tôi đã làm điều đó rồi. tôi sẽ khuyên cậu ta dừng giao du với loại người xyz. Tôi sẽ bảo cậu tránh xa những nơi này. Hãy ở trong trường, anh bạn, đó là nơi cậu cần đến, đó là nơi cậu có thể làm được gì cho đời mình. Đó sẽ là thông điệp chúng ta nên chia sẻ với những người trẻ tuổi của ta. Chúng ta không nên coi họ như người lớn, đặt họ vào môi trường bạo lực mà gần như không có lối thoát cho họ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi là người sản xuất đồ chơi với giấc mơ tạo nên loại đồ chơi chưa từng có Tôi bắt đầu làm cho một công ty đồ chơi từ 9 năm trước Khi tôi bắt đầu làm Tôi nói về các ý tưởng mới với sếp hàng ngày Tuy nhiên, sếp tôi luôn hỏi liệu tôi có thể chứng minh nó sẽ tạo doanh thu và yêu cầu tôi nghĩ về sản phẩm sau khi thăm dò thị trường Dữ liệu, dữ liệu, dữ liệu Tôi đã thăm dò thị trường trước khi nghĩ về sản phẩm Có điều, khi đó tôi lại không nghĩ được sản phẩm mới nữa (cười) Ý tưởng của tôi bị gò bó Tôi không nghĩ được gì mới và cảm thấy mệt mỏi vì việc đó Nó khiến tôi bị sút cân (cười) Hoàn toàn thật đấy (vỗ tay) Các bạn cũng có thể đã từng trải qua việc này như tôi Sếp khó tính. Dữ liệu khó nhằn. Bạn thấy mệt vì suy nghĩ Giờ tôi mặc kệ các dữ liệu. Giấc mơ của tôi là sáng tạo loại đồ chơi mới Giờ đây, thay vì dữ liệu, Tôi chơi trò tên là Shiritori để lúc nghĩ các ý tưởng mới Tôi muốn giới thiệu cách làm này. Shiritori là gì? Ví dụ, lấy một quả táo, con voi và cái kèn trumpet Bạn phải nói lần lượt các từ sau bắt đầu với chữ cái cuối cùng của từ trước Tiếng Nhật như Tiếng Anh vậy. Bạn có thể chơi Shiritori theo cách mình muốn "neko, kora, raibu, burashi" (mèo, coca, âm nhạc, bàn chải) Những từ ngẫu nhiên sẽ xuất hiện Bạn ép các từ này kết nối với suy nghĩ để tạo nên ý tưởng mới Lấy ví dụ trong trường hợp của tôi Vì tôi muốn phát minh đồ chơi mới Tôi nghĩ đồ chơi về mèo Một con mèo tiếp đất được sau khi rơi từ trên cao? Hay một con mèo với cocacola? Một khấu súng đồ chơi bắn ra cocacola? (tiếng cười) Ý tưởng kì quái vẫn được. Chỉ cần duy trì mạch suy nghĩ Ý tưởng càng nhiều, thì sáng tạo tốt cũng nhiều hơn Ví dụ, bàn chải. Liệu bàn chải có thể thành đồ chơi? Ta có thể kết hợp bàn chải với đàn guitar và... (tiếng nhạc) (tiếng cười) (vỗ tay) Bọn trẻ không thích đánh răng có thể sẽ bắt đầu thích chúng Liệu có thể biến mũ thành đồ chơi? như trò roulette, bạn đội từng cái mũ lên khi người khác đội, quái vật sẽ bật ra từ chóp mũ gào lên "Ahh!" Có thể mọi người sẽ dùng nó trong tiệc Đó là những sáng kiến không xuất hiện khi bạn nhìn vào các dữ liệu. Như lớp bảo vệ không khí cho đồ dễ vỡ kết hợp với đồ chơi, làm nên Mugen Pop Pop đồ chơi mà bạn có thể bóp các bóng khí tùy thích Nó đã tạo cơn sốt khi bán ra thị trường Sự thành công này không phải vì dữ liệu Dù nó chỉ để bóp bóng khí, nó là cách hay để giết thời gian nên hãy thử chơi với nó hôm nay (Vỗ tay) Bạn hãy liên tục nghĩ các ý tưởng vô nghĩa Nghĩ những thứ vô dụng nào, mọi người. Nếu bạn chỉ nghĩ dựa vào phân tích dữ liệu và mục đích Bạn sẽ làm khó mình và không thể sáng tạo. Dù bạn biết mục tiêu của mình hãy nghĩ sáng tạo như nhắm mắt phóng phi tiêu Nếu làm vậy, chắc chắn bạn sẽ trúng nơi nào gần tâm Ít nhất là một cái Đó là việc bạn nên chọn. Để các ý tưởng luôn cần thiết. hơn thế nữa, nó sẽ mới mẻ. Đó là cách tôi sáng tạo. Không cần là Shiritori; còn có rất nhiều cách khác Bạn chỉ phải chọn các từ ngẫu nhiên Bạn có thể lướt qua từ điển và chọn từ Ví dụ, bạn tìm hai từ ngãu nhiên sau ghi các kết quả lại hoặc đến kho hàng và liên kết tên sản phẩm với thứ bạn muốn nghĩ Chìa khóa ở đây là thu thập từ ngẫu nhiên chứ không phải thông tin bạn đang nghĩ đến Đây là nguyên liệu cho việc thu thập ý tưởng và tạo mối liên kết cho các sáng tạo. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự liên tục Vì bạn suy nghĩ liền mạch nối tiếp, cách hình ảnh suy nghĩ trước không mất đi mà sẽ tự động liên kết với các từ sau Một cách tự nhiên, "âm nhạc" liên kết với "bàn chải" và "trò roulette" liên kết với "cái mũ". Bạn sẽ không nhận ra bạn có thể nghĩ ý tưởng không thể hình thành cách khác. Phương pháp này tất nhiên không chỉ với mỗi đồ chơi. Bạn có thể thu thập ý tưởng cho sách, phần mềm, sự kiện... Tôi mong tất cả các bạn sẽ thử cách này. Có những tương lai được sinh ra từ các dữ liệu Tuy nhiên, dùng trò chơi trẻ con như Shiritori này Tôi mong chờ một tương lai tuyệt vời do chính bạn tạo ra tương lai mà bạn còn không thể tưởng tượng đến. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tên tôi là Harry Baker. Harry Baker là tên tôi. Nếu bạn cũng tên là Harry Baker thì chúng ta cùng tên rồi đấy. (Cười lớn) Vừa rồi là một màn giới thiệu ngắn. Vâng, tôi là Harry. Tôi nghiên cứu toán học. Tôi sáng tác thơ. Vì thế tôi nghĩ mình nên bắt đầu bằng một bài thơ tình về các số nguyên tố. (Cười lớn) Bài thơ mang tên "59". Tôi định đặt tên nó là "Phút yêu đương của số nguyên tố". Phản ứng đó là lý do tôi quyết định thôi. (Cười lớn) Nên sau đây là bài "59". 59 thức dậy và cáu gắt. Nhận ra tóc mình bị lệch qua một bên. Và trong phút chốc anh hiểu ra đó là do cách anh ta ngủ đêm qua. Anh đi tìm quần áo và ăn vận chỉnh chu. Anh không cưỡng lại được mà nhìn vào gương và tự thấy ấn tượng Bởi dáng người thô cứng nhưng quần áo lại phóng khoáng. Liếc nhìn ra cửa sổ, anh thấy một cảnh tượng tuyệt vời là nàng 60 ở bên kia đường. Và 60 trông thật xinh đẹp. Với đường nét tròn trịa, khoác lên mình bộ cánh trang nhã. Không bao giờ thô lỗ hay cộc cằn. Hoàn hảo, vẫn đúng giờ như mọi khi, chính xác hơn cả trái banh bi-da. nhưng lại thích tỏ ra lạnh lùng và điềm tĩnh. 59 muốn nói với cô rằng anh biết loài hoa cô thích. Anh nghĩ về cô mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ. Nhưng anh biết mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu. Vì dù nàng ở ngày bên kia đường nhưng họ ở hai thế giới khác Dù cho 59 ngưỡng mộ vẻ ngoài đầy đặn tuyệt vời của 60, 60 lại nghĩ 59 thật kì cục. (Cười lớn) Một trong những bộ phim ưa thích của anh là "101 chú chó đốm". Còn cô lại thích phần 2 hơn. Anh lãng mạn tưởng tượng rằng họ là Ngưu Lang Chức Nữ Họ có thể vượt mọi rào cản vì họ có nhau. Cô thì giữ quan niệm khắt khe do ảnh hưởng từ người mẹ, rằng Khác biệt thì không thể ngang hàng. Và lúc anh cảm thấy ngu ngốc và khờ dại Vì đã cố yêu một cô gái bị chi phối bởi bà mẹ cổ hủ, Anh nên cảm thấy nhẹ lòng bởi bài toán đơn giản. Lấy 59 khỏi 60, thì bạn sẽ kiếm được ý trung nhân. Chỉ sau hai tháng u sầu, 61 ngày sau, anh gặp được 61. Anh mất chìa khóa còn bố mẹ thì vắng nhà. Nên một ngày, sau giờ học anh vào một căn nhà Với những con số bị lệch trên cửa. Anh thắc mắc sao anh chưa từng tự giới thiệu trước đó, Lúc cô mời anh vào, anh vô cùng ngạc nhiên. 61 rất giống 60, thậm chí còn đẹp hơn. (Cười lớn) Cô ấy có đôi mắt đẹp hơn và nụ cười dễ gần, Và giống anh, thô ráp, phong cách giản dị Và giống anh, mọi thứ đều trong một đống lộn xộn, Và giống anh, mẹ cô không phiền nếu bạn bè có ở lại chơi. Và bởi vì cô giống anh, nên anh thích cô. Anh nghĩ cô sẽ thích anh nếu cô biết anh rất giống cô. Và lần này chuyện sẽ khác. Ý tôi là cô gái này rất khác biệt. Nên anh lấy hết dũng cảm và hỏi tên của cô Cô nói, "Em là 61." Anh cười toe toét, "Anh là 59." Hôm nay anh đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Vậy ngày mai em có muốn ghé qua chỗ anh không? Cô đáp, "Vâng" Cô thích nói chuyện với người cũng kỳ quặc như cô. Cô đồng ý buổi hẹn hò không chính thức này Cuối cùng anh chỉ sẵn sàng xong trước một phút Nhưng điều đó không quan trọng bởi cô tới trễ một phút. Và sau thời khắc đó là cuộc chuyện trò không ngừng. Rằng họ yêu "Nhân tố bí ẩn", rằng họ có hai nhân tố, Rằng điều đó không quan trọng, sự khác biệt khiến họ tốt hơn. Khi đêm tan, họ biết rằng họ sinh ra là dành cho nhau. Và một ngày cô nói về cô nàng 60 vênh váo. Cô nhận ra 59 thoáng chút buồn. Anh đỏ mặt kể rằng anh từng thích cổ "Điều tuyệt vời nhất là chuyện đó đã đưa chúng ta đến với nhau. 61 thông minh chứ không hề ghen tuông. Cô nhìn vào mắt anh và khẽ nói. "Anh là 59, em là 61, cùng nhau chúng ta hơn gấp hai lần 60" (Cười lớn) Vào thời khắc đó, 59 đã khóc, Anh rất vui khi đã có được người phụ nữ của đời anh. Anh kể cho cô ý nghĩa của việc trở thành số nguyên tố Rằng tim anh chỉ cho mình và một người nữa thôi, Và cô là người anh muốn trao cả trái tim, Cô nói cô cũng thấy vậy và giờ cô biết rằng phim chỉ nửa thật. Vì đó không phải tình yêu thật sự, đó chỉ là tình yêu kiểu mẫu, Để nói đến tình yêu thật sự, họ mới chính là ví dụ hoàn hảo. Hoan hô. (Vỗ tay) Đó là bài thơ đầu tiên tôi viết để dành cho đêm thơ về số nguyên tố. và sau đó trở thành cuộc thi thơ về số nguyên tố. Cuối cùng tôi trở thành người thắng cuộc thi thơ về số nguyên tố. hay tôi còn thích gọi mình là bộ trưởng số nguyên tố. (Cười lớn) Và đó là cách tôi phát hiện ra những cuộc đấu thơ, và nếu bạn không biết đấu thơ là gì, thì đấu thơ ra đời ở Mỹ 30 năm trước, một cách để khiến mọi người tới các sự kiện thơ văn là thêm từ "đấu". (Cười lớn) Mỗi thí sinh có ba phút để trình diễn sau đó khán giả ngẫu nhiên sẽ giơ bảng điểm lên, và thí sinh đó sẽ có một điểm số, và điều này có ý là để xóa bỏ rào cản giữa nhà thơ và khán giả và kết nối với người nghe. Và nó cũng có nghĩa bạn cũng có thể thắng. Và nếu bạn thắng, bạn có thể tự xưng là nhà vô địch đấu thơ và vờ như mình là một đấu sỹ, còn nếu thua, bạn có thể nói, "Gì cơ? Thơ là nghệ thuật, bạn không thể đo đếm nó bằng số được." (Cười lớn) Nhưng tôi rất thích đấu thơ, và rồi trở thành nhà vô địch của Anh và được mời tham dự giải Vô địch Thơ Thế Giới ở Pháp, thật vô cùng khó tin nhỉ. Các thí sinh đến từ nhiều nơi với nhiều thứ tiếng và được chấm điểm bởi năm người Pháp lạ mặt. (Cười lớn) Vậy mà bằng cách nào đó mà tôi lại thắng, và nhờ thi đấu thơ mà tôi được đi vòng quanh thế giới, điều đó cũng có nghĩa là bài thơ tiếp theo sẽ là bài thơ hay nhất thế giới. (Cười lớn) Thế nên... (Vỗ tay) Theo lời năm người Pháp lạ mặt đó. Đây là bài thơ "Người giấy." Tôi thích mọi người. Tôi muốn có một vài người giấy. Có thể là người giấy tím. Hoặc người giấy nổi tím. Người giấy nổi tím thực thụ. "Bạn làm thế nào để dựng lên những người giấy nổi tím?" Tôi nghe thấy bạn khóc. Thế thì... Có thể tôi sẽ dựng lên những người giấy nổi tím thực thụ bằng một cái ghim giấy nổi màu tím thực thụ, nhưng tôi cũng chuẩn bị trước cả chất dán phù hợp khác nữa, một gói keo dán Blu Tack phòng khi cái ghim bị tuột. Vì có thể tôi sẽ dựng lên một đô thị lớn. nhưng tôi chẳng muốn đối phó với các chính trị gia giấy các chính trị gia giấy với các chính sách mỏng như giấy, không giữ được lời hứa cũng chẳng thèm xin lỗi. Sẽ có một người giấy nhỏ là tôi. và cả một người giấy nhỏ là bạn. Và ta sẽ cùng xem TV giấy và ta sẽ phải trả tiền mỗi lần xem. (Cười lớn) Ta sẽ xem những rapper giấy rap về bao bì giấy của họ hay xem giao thông của người giấy bị tắc nghẽn trên tờ A4. (Cười lớn) Giấy. Sẽ có công chúa giấy Kate nhưng ta sẽ chỉ ngắm cô nàng giấy Pippa, ta sẽ sống trong nỗi sợ tên giết người Jack kẻ Rạch-Giấy, vì cuộc tuyên truyền giấy truyền bá định kiến của con người, và cả nhiều bức hình của những kẻ khủng bố ăn ảnh. Một người giấy nhỏ là tôi. Cùng người giấy nhỏ là bạn. Trong thời đại dân số bùng nổ ta gặp nhiều khó khăn hơn. Sẽ có quốc hội giấy phô trương mà chẳng bao giờ ta liên lạc được, và những kẻ lơ là những cuộc biểu tình về những cắt giảm vô lý, rồi những cuộc biểu tình hoà bình bị đánh nổ thành mớ hỗn độn, bởi những khẩu pháo hoa giấy của cảnh sát phòng vệ. Và dĩ nhiên sẽ vẫn có tiền giấy, nên những người giấy tham lam sẽ vẫn còn, và cả những chủ ngân hàng giấy béo ú đút túi nhiều hơn họ cần, và mua hoa khô thơm tho để tài sản giấy của họ toả hương, trong khi nhiều người nghèo chẳng được quan tâm tới. Một nền kinh tế nghèo nàn với nhiều người thực sự nghèo khó, thế mà tiền chỉ để đổ vào chiến tranh mặc kệ nhu cầu của họ. Quân đội giấy đề ra kế hoạch cho máy bay giấy còn ta vẫn bị giam hãm bởi chính xiềng xích giấy của mình nhưng điều xấu hổ hơn cả là dường như chẳng có gì thay đổi bao giờ, điều thay đổi là người nắm quyền lựa chọn cách nào để đổ lỗi, họ đưa ra nhiều cái tên mà quên mất đây là tên của người khác, vì cuối cùng thì tất cả đều do con người. Tôi thích con người. Vì kể cả khi hoàn cảnh có tàn khốc, chỉ có con người mới có thể truyền cảm hứng, và khó có thể thấy được ta đương đầu như thế nào trên giấy tờ Nhưng dưới đáy hộp Pandora vẫn còn hi vọng, và tôi vẫn hi vọng vì tôi tin vào con người. Những người như ông bà tôi. Ngày ngày kể từ khi tôi sinh ra lúc nào cũng dành thời gian mỗi sớm để cầu nguyện cho tôi. Đó là 7892 ngày liên tiếp của một người luôn xem chừng tôi có ổn, và điều đó thật tuyệt vời. Những người như dì tôi thì diễn kịch với tù nhân. Những người có lòng vị tha thật sự. Những người dân Palestin bị ngược đãi. Những người làm mọi cách để cuộc sống của bạn tốt hơn, mà chẳng mong được đáp trả gì. Các bạn thấy đấy, con người có tiềm năng trở nên mạnh mẽ Đừng chỉ vì những người nắm quyền thường giả làm nạn nhân mà ta phải chịu thua hệ thống đó. Và dân số người giấy chẳng khác biệt mấy. Có một người giấy nhỏ là tôi. Và một người giấy nhỏ là bạn. Trong thời đại dân số bùng nổ ta gặp nhiều khó khăn hơn. thế nhưng nếu cả thế giới sụp đổ ta vẫn sẽ cùng nhau vượt qua. Bởi vì chúng ta là con người. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. Tôi vẫn còn đủ thời gian cho một bài nữa. Đối với tôi, thơ ca thật tuyệt cho ý tường được bộc lộ không rào cản. Khi tôi bắt đầu, những người truyền cảm hứng cho tôi có những câu chuyện tuyệt vời, và tôi nghĩ, là một thanh niên 18 tuổi với cuộc sống vui vẻ thì tầm thường quá nhưng tôi lại có thể tạo ra các thế giới để kể về những trải nghiệm của mình, giấc mơ và niềm tin của mình. Thế nên hôm nay đứng tại đây trước các bạn là một điều tuyệt vời. Cám ơn các bạn đã tới. Nếu các bạn không tới dự, thì hôm nay chẳng khác gì buổi thử âm thanh hôm qua. (Cười lớn) Và thế này vui hơn. Bài thơ cuối cùng có tên là "Cậu bé Ánh Nắng" Cám ơn rất nhiều vì đã lắng nghe. Ông già nắng rất tự hào về mặt trời của ông, Cả ngày của ông toả sáng khi nhìn cậu bé chạy, Không phải vì cậu đã làm gì, hay vấn đề gì đã giải quyết Mà vì dù chuyện gì xảy ra cậu lúc nào cũng vui vẻ. Trước đây cậu không hề như thế. Đã có lúc cậu đã từng cố giấu đi ánh sáng của mình, Mỗi ngôi sao đều vấp phải những lúc khó khăn Và phải có ánh sáng sáng hơn để đưa họ ra khỏi bóng tối. Nếu ta nhớ lại khi cậu sinh ra ở tinh vân, Ta biết rằng cậu chẳng được xem là bình thường, Vì cậu rất tinh ranh, Nói cái chạm của vua Midas là sai Vì mỗi khi cậu tới gần mọi thứ như có màu đồng, Vâng, một số người thích mặt trời này hơn một số khác, Cũng như Joseph và các anh trai cùng chiếc áo ước mơ Bởi vì nổi bật trong đám đông có mặt lợi và lẫn mặt hại, Và sự ghen tị tạo ra nhiều kẻ thù kém hơn cậu Ví như những người Bóng. Giờ người Bóng không thích cậu bé Ánh Nắng, Vì cậu chiếu rõ những đen tối mà người Bóng làm Và khi cậu toả sáng cậu chiếu rõ những nơi người Bóng lẩn trốn Vì thế người Bóng lập kế hoạch đen tối để loại bỏ cậu bé Đầu tiên, họ chế nhạo vệt đen của mặt trời Bắn rụng ước mơ từ trên trời của cậu, bằng lời nói của mình, Để nhắc nhở cậu rằng cậu chẳng có gì hay Và cậu chả hoà nhập được với bất kì ai ở trường. Họ nói đầu óc cậu ở trên mây nên họ kéo cậu xuống đất Về bản chất cậu chẳng là gì và đó là giá trị của cậu, Cậu chẳng có cơ hội được đi học đại học, Bằng cấp duy nhất cậu có là độ bỏng cấp 1 thôi Những người đến quá gần cậu bảo rằng cậu ấy chói sáng quá, Thế nên chẳng có ai dám nhìn thẳng vào mắt cậu, Lương tri của cậu dần bị lu mờ Như mây bao phủ bầu trời Bằng nước mưa khi mặt trời bắt đầu khóc. Bởi vì cậu bé mặt trời rất rực rỡ, với trái tim ấm áp, Và bên trong cậu bùng cháy dữ dội Đau đớn bởi lời nói và chửi rủa của người Bóng Xỉa xói vào tâm hồn cậu và làm nó tổn thương, Và khi trái tim cậu trở nên cứng rắn, hào quang của cậu tắt dần Mỗi lần bị xúc phạm ngọn lửa của cậu lại nguội đi Cậu nghĩ chúng có khi sẽ yêu quý cậu nếu cậu bớt rực rỡ Nhưng chúng bận trêu chọc Sấm Sét rằng cô ấy có tầm ngắm thật tệ, Cậu chẳng thể bắt kịp những điều chúng nói Nên cậu để ánh sáng của mình bị át đi bởi những lời nói ấy, Cậu bắt đầu giống Bang ngôi sao cô độc Texas, Và cảm thấy mình như bị đấm vào đám rối dương. Nhưng rồi đó là khi cô bé Ánh Dương xuất hiện Hát bài ca yêu thích của mình rằng chúng ta mạnh mẽ như nào, Và bạn không phải cố thay đổi để hoà nhập, Hãy cứ là chính mình, vì chúng ta thực chất đều là những ngôi sao. Cô bé Ánh Dương rất được yêu thích, Mẫu người mà khi bạn nhìn cô ấy Bạn quên đi mọi thứ, Nhưng với cậu, quên cô là điều không thể, Ngay khi thấy cô hình ảnh cô chói loà đôi mắt Cô quá tầm với của cậu, song lại chấp nhận cậu, Có điều gì đó về cô mà cậu biết rắng bất cứ khi nào cô bên cậu Mọi thứ không tối tăm như trước nữa, và cậu dám ước mơ, Bóng tối không còn thấy quanh đây; khi cô ở đó cậu toả sáng, Ánh mắt cậu sẽ sáng lên theo cách không thể giả vờ, Khi cô cười ánh sáng của cô xóa tan những lời độc địa ghét bỏ, Họ đặt biệt danh cho nhau, "ngôi sao thú vị" và "mặt trời vui vẻ", Và dần dần những tổn thương tăm tối lành lại, Cô tỏa sáng trong vô vàn người, là người duy nhất Có thể biến con loài bò sát máu lạnh tàn nhẫn nhất, Được yêu thương, từ người Chile đến người Brazil, Và dạy cho cậu bé Ánh Nắng ý nghĩa của sự phục hồi. Cô bảo: "Mọi bóng đêm trên thế giới không thể làm tắt đi ánh sáng từ thậm chí một ngọn nến duy nhất Vậy thì sao chúng tắt được ánh sáng của cậu? Chỉ có cậu có thể chọn làm mờ nhạt nó, chẳng có gì là giới hạn nên hãy tắt lời chỉ trích và tỏa sáng" Và nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì cô sẽ khép màn lại Để mặt trời soi rọi những tổn thương. Trong một vũ trụ đầy trắc trở, hai vì sao này kết với nhau, Và dù ngày trở thành đêm những ký ức sẽ tồn tại mãi mãi, Dù dự báo thời tiết có nói hay không, tất cả rồi sẽ ổn, Bởi vì cả khi ẩn sau mây cậu bé vẫn có thể tỏa sáng. Vâng, cậu bé Ánh Nắng rất rực rỡ, với một trái tim ấm áp, Và bên trong cậu bùng cháy dữ dội, Được hun đúc từ ngọn lửa được truyền cảm vượt thiên hà Bởi cô gái đã cho cậu thấy niềm tin là gì. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một nhà sử học. Steve đã kể cho chúng tôi về tương lai của tiểu công nghệ. Tôi sẽ cho bạn xem vài thành tựu về đại công nghệ ở quá khứ. Đây là dự án xây dựng một tàu vũ trụ vận hành bằng bom hạt nhân nặng 4.000 tấn để lên Sao Thổ và Sao Mộc. Chuyện này diễn ra lúc tôi còn nhỏ, năm 1957-65. Nó vô cùng được bảo mật. Tôi sẽ cho các bạn biết vài điều không những chưa từng được tiết lộ, mà giờ đây còn được tái phân loại. (Cười) Nếu mọi chuyện ổn, năm sau tôi sẽ quay lại, và có nhiều thứ cho các bạn xem hơn, còn nếu có biến, tôi sẽ vào tù, như Wen Ho Lee vậy. (Cười) Và, tàu vũ trụ này về cơ bản bằng kích thước Khách sạn Marriott, cao và to hơn một chút. Và một trong những người đã chế tạo nó từ giai đoạn đầu là bố tôi, Freeman, người ngồi giữa. Đó là tôi và chị tôi, Esther, người ủng hộ TED thường xuyên. Tôi thì không thích tàu vũ trụ vận hành bằng bom hạt nhân. Ý tôi là, tôi từng nghĩ ý đó hay, nhưng tôi bắt đầu làm thuyền kayak. Nên chúng tôi có vài chiếc. Chỉ để bạn biết tôi không phải Tiến sỹ Strangelove. Nhưng mỗi khi ra ngoài rong ruổi những chuyến đi kỳ lạ trên kayak ở những nơi kỳ thú, đẹp đẽ trên hành tinh, tôi luôn trăn trở về Dự án Orion, và cách mà bố tôi và các bạn ông chế tạo những con tàu to lớn này. Thật sự họ sẽ đi -- Ted Taylor, người dẫn đầu dự án, định đưa các con mình theo. Bố tôi thì không đưa các con ông theo. Đó là một trong những lý do chúng tôi có mâu thuẫn trong vài năm. (Cười) Dự án bắt đầu năm 57 tại General Atomics, ngay bên bờ Vịnh La Jolla. Hãy nhìn toà nhà trung tâm ngay giữa ảnh. Đó là thư viện có đường kính 130 foot. Nó bằng đúng kích thước phần bệ tàu. Hãy đặt thư viện đó dưới con tàu -- thứ đó sẽ to lớn thế đấy. Sẽ cần đến hai hay ba nghìn quả bom. Trong số những người chế tạo có nhiều người đến từ Los Alamos. Họ từng chế tạo bom hy-đrô. Đó là dự án đầu tiên do ARPA tài trợ. Đó là hợp đồng ARPA rót hàng triệu đô la đầu tiên để khởi động dự án. “Dự án Tàu vũ trụ đã chính thức bắt đầu. Công việc đang chờ các anh. Dyson.” Đó là tháng Bảy năm 58. Hai ngày sau, tuyên ngôn du hành không gian giải thích vì sao -- cứ như được nghe vào hôm qua -- vì sao ta cần vào không gian: “... hành trình đến vệ tinh hành tinh khác. Đây là số liệu thống kê những nơi phù hợp để đi và dừng chân. Vài kích thước tàu, đủ loại kích thước đến tận con tàu khủng nặng 8 triệu tấn. Và đó là mức to nhất ở ngoài. Đây là phiên bản hai: 2.000 quả bom. Đây là bom có sức công phá năm kiloton, tầm kích thước chiếc Volkswagens cỡ nhỏ. Sẽ cần 800 quả để bay vào quỹ đạo. Ở đây ta thấy một tàu 10.000 tấn sẽ mang 1.300 tấn lên Sao Thổ và quay về -- về cơ bản, một chuyến đi năm năm. Những ngày có thể khởi hành: 10/1960 đến 02/1967. Đây là quỹ đạo đến Sao Hỏa. Tất cả được vẽ bằng tay, với thước lôga. Tàu Orion bé nhỏ, và số nguồn lực sẽ cần để vận hành Orion cùng hóa chất: bạn có con tàu ngang kích thước Tòa nhà Empire State. NASA không hề quan tâm. Họ muốn kết thúc dự án. Những ai ủng hộ dự án đều đến từ Không lực. Thế nghĩa là toàn bộ đều bí mật. Và đó là lý do khi bạn có thứ gì không còn bí mật, nó trông thế này đây. Các phiên bản vũ khí quân sự mang lượng bom hy-đrô đủ sức hủy diệt một nửa hành tinh. Đây là điều vô cùng bí mật: cách tạo ra vụ nổ năng lượng có điều khiển. Nghĩa là bạn truyền năng lượng một vụ nổ hạt nhân -- không chỉ như thỏi thuốc nổ, nhưng bạn nhắm nó vào tàu. Và đây là chủ thể đang hoạt động. Nó khá nguy hiểm, nhưng tôi tin sẽ tốt hơn nếu công khai những thứ nguy hiểm hơn là nghĩ rằng bạn sẽ giữ bí mật. Đây là điều xảy ra ở 600 micrô giây. Một thành viên ở La Jolla nói: “Ta phải bắt đầu ngay.” Họ xây dựng mô hình vận hành dựa vào sức nổ lớn. Đây là những bức ảnh từ thước phim còn được giữ bởi người mà lẽ ra phải hủy nó, nhưng không làm thế, và được lưu giữ trong tầng hầm của họ suốt 40 năm. Cho nên, đây là lượng C4 nặng ba pound, bằng khoảng 10 lần lượng anh ấy để trong giày mình. (Cười) Đây là Ed Day, đang đặt -- Mỗi hộp cà phê này chứa ba pound C4. Họ đang chế tạo hệ thống để phóng chúng trong khoảng thời gian một phần tư giây. Người mặc áo khoác thể thao đang cầm cặp tài liệu là bố tôi. Họ rất vui khi làm điều này. Nhưng con nít không được biết. Bố có thể cho tôi biết ông đang chế tạo một tàu vũ trụ và sẽ lên Sao Thổ, nhưng ông không thể tiết lộ gì thêm. Nên cả đời tôi luôn muốn tìm hiểu điều đó, và dành bốn năm qua theo dấu những nhà lão luyện này. Đây là những ảnh trong video. Hôm qua, Jeff Bezos nói sẽ đưa video này lên trang của Amazon -- vài trích đoạn trong đó. (Vỗ tay) Vì vậy, hãy cảm ơn ông ấy. Họ khá nghiêm túc về việc thiết kế thứ này. Kích thước con tàu đó, đối với chúng ta, là một đại công nghệ theo cách mà ta sẽ không bao giờ quay lại. Nếu bạn thấy vào năm 1959 -- đây là cảm giác khi ngồi trong khoang hành khách. Đó là hồ sơ gia tốc. (Cười) Và năng lượng hệ thống xung: Ta đang nhìn vào mức năng lượng 20 kiloton đủ để tạo sức ép 10 triệu newton. Chà, ở đây ta có vấn đề nhỏ. Liều bức xạ ở khoang phi hành đoàn: 700 rad mỗi đợt phóng. (Cười) Năng lượng phân hạch trong khi phóng: họ hy vọng tạo được bom sạch, nhưng không được. Bỏng mắt: đây là sự cố với người dân Miami nào nhìn lên. (Cười) Tiếng ồn khoang nhân viên: không tồi. Tần số rất thấp, cơ bản giống mấy cái loa siêu trầm. Và bây giờ ta có đánh giá rủi ro mặt đất khi bệ phóng phát nổ. Cuối cùng, vào cuối năm 1964, NASA vào cuộc và nói: “Được rồi, chúng tôi sẽ hỗ trợ nghiên cứu khả thi đối với phiên bản nhỏ có thể phóng với tên lửa Saturn V theo từng bộ phận rồi ráp lại với nhau." Vậy nên đây là điều NASA làm: tạo ra phiên bản tám người sẽ lên Sao Hỏa. Họ thích thế vì phi hành đoàn có thể sống ở đó kiểu: “Cứ như sống trong tàu ngầm ấy.” Khoang phi hành đoàn. Nó đổi chiều, nên phần lộn ngược sẽ hướng lên trên khi ở chế độ trọng lực nhân tạo. Các nhà khoa học vẫn còn có những bước tiến. Họ sẽ cần bảy phi hành gia và bảy nhà khoa học. Đây là phiên bản 20 người để lên Sao Mộc: giường tầng, hầm tránh bão, phòng tập. Bạn biết đấy, đó sẽ là chuyến đi dài ngày, dễ chịu. Phiên bản của Không lực: ở đây ta có phiên bản quân đội. Đây là thứ chưa được tiết lộ, chỉ là những người cố lẻn về nhà và sau đó, bạn biết đấy, trước phút lâm chung, về cơ bản là thế, đã đưa cho tôi. Kiểu dụng ý nghệ sỹ. Cơ bản đó là mấy bài thuyết trình PowerPoint trình bày với Không lực cách đây 40 năm. Hãy nhìn những người bạn nhỏ bé bên ngoài con tàu. Và một bộ phận phía NASA đã quan tâm đến nó, nhưng các chỉ huy NASA, họ đã kết thúc dự án. Vậy nên cuối cùng, ta có thể thấy thông tin tiếp theo về hướng thiết kế cho đến năm 1965, và rồi các hướng đó kết thúc. Kết quả: công cốc. Do đó dự án này bị chấm dứt. Và đó là cái kết. Cuối cùng toàn bộ điều tôi nói là hôm qua ta nghe rằng một trong 10 điều tồi tệ có thể xảy đến với ta là một tiểu hành tinh mang tên ta. Một trong những điều tồi tệ có thể xảy đến với NASA là nếu tiểu hành tinh đó xuất hiện mang tên ta chín tháng sau, và mọi người nói: “Chà, chúng ta sẽ làm gì đây?” Và Orion đúng là một trong số các công nghệ có sẵn duy nhất, nếu không muốn nói là duy nhất có thể làm điều gì đó. (Cười) Vậy nên tôi sẽ cho các bạn biết tin tốt và tin xấu. Tin tốt là NASA có một bộ phận kế hoạch dự phòng nhỏ, bí mật quan tâm đến vấn đề này, cố gắng lưu giữ các tin tức về Orion phòng khi rủi ro xảy đến. Có lẽ để dành vài quả bom plutonium. Đó là tin tốt. Con tin xấu là, khi tôi liên hệ được với những người này để cố lấy vài tài liệu từ phía họ, họ nổi điên vì tôi có những thứ mà họ không có, và NASA mua 1.759 trang tài liệu này từ tôi. Và đó là tình hình hiện tại của ta. Không sáng sủa mấy. (Cười) (Vỗ tay) Tôi phải thú nhận rằng Tôi là một giáo sư kinh tế có mong muốn giúp đỡ người khác học cách lãnh đạo Nhưng gần đây tôi nhận ra rằng cách mà chúng ta vẫn thường định nghĩa khả năng lãnh đạo tốt không còn phù hợp với cuộc cách mạng hiện đại ngày nay nữa Là một nhà nhân chủng học, Tôi sử dụng phương pháp luận riêng để hiểu được những vấn đề mà bản thân quan tâm Do đó tôi cùng 3 đồng nghiệp cùng chí hướng đã dành gần một thập kỷ quan sát một cách kỹ lưỡng những nhà lãnh đạo lỗi lạc của cuộc cách mạng này Chúng tôi nghiên cứu 16 người cả nam lẫn nữ ở bảy quốc gia trên toàn thế giới hiện đang làm việc trong 12 lĩnh vực khác nhau. Tổng cộng, chúng tôi đã mất hàng trăm giờ để nghiên cứu thực tế trực tiếp quan sát hoạt động của những vị lãnh đạo này. Chúng tôi đã tổng hợp nhiều ghi chú giúp phân tích và tìm ra cách làm của họ. Và kết luận là? Nếu chúng ta muốn xây dựng những tổ chức có thể đổi mới từng ngày nhất định chúng ta phải bỏ đi những quan niệm cũ về lãnh đạo Lãnh đạo sự sáng tạo không phải là việc đưa ra tầm nhìn và truyền cảm hứng cho người khác thực hiện nó. Thế nhưng đổi mới có nghĩa là gì? Đổi mới có nghĩa là bất cứ điều gì mới mẻ và hữu ích. Nó có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ. Cũng có thể là một quy trình hoặc phương pháp tổ chức. Nó có thể có tác động dần dần cũng có thể là bước tiến lớn. Ta có một định nghĩa tổng quát. Các bạn có nhận ra người này? Hãy giơ tay lên. Hãy giơ tay lên nếu bạn biết đây là ai. Vậy những gương mặt thân quen này thì sao? (Tiếng cười) Từ những cánh tay này, có vẻ như đa số các bạn đã từng xem phim của Pixar nhưng rất ít người nhận ra Ed Catmull nhà sáng lập và là CEO của Pixar một trong những công ty tôi có vinh dự được nghiên cứu. Tôi đến trụ sở Pixar lần đầu vào năm 2005 khi họ đang thực hiện "Rattatouille" một bộ phim thú vị về một chú chuột trở thành đầu bếp thượng hạng Ngày nay các bộ phim dựng từ máy tính đã trở thành xu hướng phổ biến. nhưng Ed và các đồng nghiệp đã mất gần 20 năm trời để tạo ra một bộ phim đầu tiên như thế. Trong vòng 20 năm qua, họ đã sản xuất 14 bộ phim Tôi đã nói ở Pixar và tôi cũng muốn nói với các bạn rằng bộ phim thứ 15 chắc chắn sẽ thành công. Khi nghĩ về sự đổi mới, chúng ta thường chỉ nghĩ đến Anh-xtanh và khoảnh khắc "Aha!" của ông. Nhưng chỉ là thần thoại thôi. Đổi mới không phải là cuộc chơi của một thiên tài mà là của một tập hợp các thiên tài. Chúng ta hãy thử suy nghĩ một chút về những gì làm nên một bộ phim Pixar. Không một thiên tài hay tia sáng bất ngờ nào tạo nên chúng. Ngược lại, 250 con người đã phải làm việc trong suốt 4 đến 5 năm, để hoàn thành một trong số đó. Để giúp chúng ta hiểu về quá trình sản xuất phim, một nhân viên trong đoàn làm phim đã vẽ một sơ đồ như các bạn thấy Anh ấy miễn cưỡng vẽ bởi vì đó là một quy trình nghiêm ngặt bao gồm nhiều chuỗi các bước được thực hiện bởi các nhóm kín. Dù đã vẽ rất nhiều mũi tên, anh vẫn nghĩ sơ đồ này chưa thực sự làm bạn hiểu. nó tương tác, bổ sung cho nhau và rối rắm như thế nào. Qua việc làm phim ở Pixar, câu chuyện dần hé mở. Vậy hãy suy nghĩ về nó. Một số cảnh thường trôi qua rất nhanh. Và không phải tất cả chúng đều theo thứ tự. Điều đó phụ thuộc vào độ hóc búa của thử thách mà họ phải đối mặt trong từng cảnh quay cụ thể. Vậy nếu bạn nghĩ đến cảnh đó trong "Up" khi cậu bé đưa miếng sô-cô-la cho chú chim 10 giây đó khiến một nhà làm phim mất gần 6 tháng để hoàn thành Một điều nữa về phim của Pixar đó là không một phần nào được xem là hoàn chỉnh cho đến khi sản phẩm cuối cùng ra mắt. Trong lúc sản xuất bộ phim, một họa sĩ đã vẽ một nhân vật có lông mày cong để thể hiện tính cách tinh nghịch. Khi đạo diễn thấy bức vẽ này, ông nghĩ rằng nó thật tuyệt. Nó thật đẹp, nhưng ông lại nói "Anh phải bỏ nó đi, nó không phù hợp với nhân vật." Hai tuần sau, đạo diễn trở lại và nói, "Anh có thể cho chúng vào vài giây." Bởi vì người họa sĩ đã được phép chia sẻ sự thiên tài của anh ta, anh đã có thể giúp cho người đạo diễn cảm nhận lại nhân vật theo một cách tinh tế và quan trọng, điều này đã giúp phát triển câu chuyện. Chúng ta biết rằng, cốt lõi của sự đổi mới là một nghịch lý. Bạn sẽ phải khám phá khả năng và niềm đam mê của nhiều người và bạn cần phải tận dụng chúng vào một công việc thực sự có ích. Đổi mới là một hành trình. Đó là một loại hình giải quyết vấn đề theo cách tập thể thường xuất hiện giữa những người có chuyên môn và quan điểm khác nhau Những sự đổi mới thường hiếm khi bộc phát Như chúng ta thường biết chúng thường là kết quả của thử nghiệm và thất bại. Vô vàn những khởi đầu gian nan, những lần bước hụt và cả những lỗi lầm. Công việc mới mẻ có thể rất hấp dẫn nhưng cũng có thể trở nên vô cùng đáng sợ. Cho nên khi chúng ta phân tích tại sao Pixar lại có thể làm được như vậy. chúng ta cũng phải tự hỏi mình rằng: "Điều gì đang xảy ra ở đây?" Hẳn là trong lịch sử thế giới nói chung và Hollywood nói riêng có đầy rẫy những đoàn làm phim toàn ngôi sao nhưng vẫn thất bại. Phần lớn những thất bại đó là do có quá nhiều ngôi sao như một căn bếp có thừa đầu bếp vậy. Vậy tại sao Pixar, với tất cả những đầu bếp của họ, có thể gặt hái thành công liên tiếp như vậy? Khi chúng tôi nghiên cứu về một Ngân hàng Hồi giáo ở Dubai hay một nhãn hàng cao cấp ở Hàn Quốc, một doanh nghiệp xã hội ở châu Phi chúng tôi nhận thấy những tổ chức sáng tạo là những tập thể hội tụ ba yếu tố sau cọ xát để sáng tạo, sáng tạo nhanh nhẹn và kiên quyết sáng tạo Cọ xát để sáng tạo là có thể tạo ra một thị trường dồi dào các ý tưởng thông qua tranh luận và đối thoại. Trong các tổ chức sáng tạo, họ nhấn mạnh những sự khác biệt chứ không phớt lờ chúng. Cọ xát để sáng tạo không có nghĩa là tập động não, khi mà người ta trì hoãn việc đánh giá. Không, họ biết tạo ra các cuộc tranh luận nhưng mang tính xây dựng cao để đề xuất một loạt các phương án khác nhau. Các cá nhân trong những tổ chức sáng tạo học được cách đặt câu hỏi, chủ động lắng nghe, và còn gì nữa không? Họ còn học cách bênh vực quan điểm của mình. Họ hiểu rằng đổi mới sẽ gần như không thể thực hiện nếu bạn có nhiều ý kiến và mâu thuẫn. Sáng tạo nhanh nhẹn là khả năng kiểm tra và chọn lọc từ ngân hàng ý tưởng đó bằng việc xem xét và đánh giá nhanh chóng. Đó là động lực khám phá sẽ giúp bạn hành động theo cách của mình chứ không phải chỉ lên kế hoạch. Đó là cách nghĩ mô phỏng sẽ giúp bạn có một sự kết hợp tuyệt vời giữa một phương pháp nghiên cứu khoa học và một quá trình làm nghệ thuật. Đó là việc thực hiện một chuỗi thí nghiệm chứ không phải thử nghiệm. Thí nghiệm liên quan đến học tập. Khi bạn đạt kết quả không tốt, bạn sẽ vẫn học được điều cần học. Thử nghiệm thì liên quan đến tính đúng sai. Khi thử nghiệm không có kết quả, người ta sẽ đổ lỗi cho ai hoặc cái gì đó. Yếu tố cuối cùng là kiên quyết sáng tạo. Đây là vấn đề đưa ra quyết định bằng cách kết hợp được những ý kiến, kể cả chúng có trái ngược nhau tái tạo chúng trong những tổ hợp mới để đưa ra một giải pháp mới và thực sự giúp ích. Khi nhìn vào các tổ chức sáng tạo, chúng ta thấy rằng họ luôn có mâu thuẫn. Họ không thỏa hiệp. Họ không để một nhóm hay một cá nhân nào lấn át, kể cả khi người đó là ông chủ hay một chuyên gia Thay vào đó, họ đã và đang phát huy một quy trình đưa ra quyết định kiên nhẫn và tổng quát hơn điều này tạo ra những giải pháp tổng hợp chứ không chỉ đơn thuần là một trong số các giải pháp. Ba yếu tố này giúp ta hiểu được tại sao Pixar lại có thể đạt được những thành công như vậy. Để tôi cho các bạn một ví dụ khác, đó là đội kỹ thuật của Google Nhóm kỹ thuật của Google là nhóm chịu trách nhiệm trong việc giữ trang web hoạt động liên tục 24/7. Vậy nên khi Google sắp sửa giới thiệu Gmail và YouTube họ biết rằng cơ sở dữ liệu của mình không đủ lớn. Người đứng đầu nhóm kỹ sư lúc bấy giờ tên là Bill Coughran. Bill cùng với ban điều hành, những người được anh xem là trợ thủ đắc lực đã phải tìm ra cách giải quyết tình hình. Họ đã suy nghĩ về điều này. Thay vì thành lập một nhóm mới để thực hiện nhiệm vụ này họ đã quyết định để các nhóm tự đưa ra các phương án khác nhau. Hai nhóm một gộp vào với nhau. Một nhóm tên là Bàn Lớn và nhóm còn lại tên là Tái Thiết Từ Đống Đổ Nát Bàn Lớn đề nghị tiếp tục phát triển hệ thống hiện tại. Tái Thiết đề nghị đã đến lúc nên có một hệ thống mới. Hai nhóm được cho phép làm việc độc lập theo phương pháp của mình. Trong bản bản cáo kỹ thuật, Bill mô tả vai trò của mình là "đem sự thẳng thắn vào quá trình làm việc bằng tranh luận" Ngay sau đó, cả hai đội được khuyến khích xây dựng các mô hình mẫu đưa chúng vào thực tế sử dụng và tự mình khám phá những điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp của mình. Khi nhóm Tái Thiết trình bày về mô hình của mình chuông báo thức có thể đổ vào lúc nửa đêm nếu có bất cứ vấn đề gì với trang web họ đã biết tường tận những hạn chế của mô hình mình tạo ra. Và yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần một giải pháp cũng như bởi vì lúc này dữ liệu, hay bằng chứng, đã bắt đầu xuất hiện mọi người dần nhận ra rằng giải pháp của nhóm Bàn Lớn mới là phương án tối ưu lúc này. Vậy nên họ đã chọn giải pháp đó. Nhưng để đảm bảo rằng họ không bỏ qua cống hiến của đội Tái Thiết Bill đã mời hai thành viên của nhóm này gia nhập một đội khác chuẩn bị làm việc với một hệ thống mới. Toàn bộ quá trình này kéo dài gần hai năm, nhưng tôi được biết rằng họ đều đã làm việc không ngừng nghỉ Khi bắt đầu dự án này, một trong các kĩ sư đến gặp Bill và nói, "Chúng tôi đều quá bận rộn để mà thực hiện song song các thử nghiệm" Nhưng khi quá trình kết thúc, anh ta dần hiểu ra rằng cần phải để những con người tài năng bộc lộ niềm đam mê của họ. Anh ta thừa nhận: "Nếu anh bắt chúng tôi làm việc trong cùng một đội, có lẽ chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào việc chứng minh ai đúng, ai sai chứ không phải là việc tìm hiểu và tìm ra điều gì là tốt nhất cho Google" Vậy tại sao Pixar và Google lại có thể đổi mới liên tục như vậy? Đó là bởi vì họ kiểm soát được những yếu tố cần thiết cho điều đó. Họ biết cách hợp tác giải quyết vấn đề Họ biết cách học hỏi từ đam mê khám phá và họ biết cách tổng hợp trong việc đưa ra quyết định. Một vài người trong số các bạn ngồi đây có thể sẽ nghĩ thầm rằng, "Chúng tôi không biết cách làm như thế với tổ chức của mình. Vậy thì tại sao họ lại làm được ở Pixar, hay Google? Rất nhiều người từng làm việc cho Bill nói rằng trong suy nghĩ của họ, Bill là một trong những đầu tàu giỏi nhất ở Silicon, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với điều này, Bill quả thực là một thiên tài. Phong cách lãnh đạo là một món nước sốt bí mật Nhưng đó là một cách lãnh đạo khác, không phải là điều mà ta thường nghĩ đến khi nhắc về tài lãnh đạo. Một trong những nhà lãnh đạo mà tôi từng được gặp "Linda, tôi không đọc sách về lãnh đạo. Chúng chỉ làm tôi cảm thấy mình thật tệ. (Tiếng cười) "Chương đầu tiên viết rằng tôi cần phải vạch ra một tầm nhìn Nhưng nếu cố gắng làm điều gì đó mới mẻ, tôi sẽ không nhận được câu trả lời. Tôi không biết về hướng đi của chúng tôi và tôi thậm chí còn không biết làm thế nào để đến được đó." Hẳn trong một số trường hợp các lãnh đạo có tầm nhìn là điều vô cùng cần thiết. Nhưng nếu chúng ta muốn xây dựng những tổ chức có thể thay đổi liên tục chúng ta cần phải thay đổi quan niệm thông thường về cách lãnh đạo. Đổi mới trong phong cách lãnh đạo là tạo ra không gian nơi mọi người sẵn lòng và có thể làm việc vất vả để giải quyết vấn đề theo hướng mới. Về điểm này, có thể một vài người sẽ phân vân tự hỏi, "Vậy thật ra lãnh đạo là như thế nào? Ở Pixar, mọi người đều hiểu rằng đỏi mới giống như một ngôi làng. Các nhà lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng cộng đồng và xây dựng 3 yếu tố cần thiết. Họ định nghĩa lãnh đạo như thế nào? Họ cho rằng lãnh đạo là tạo ra một thế giới mà ở đó mọi người muốn mình thuộc về nó. Vậy kiểu thế giới nào mà mọi người sẽ muốn ở Pixar? Đó là nơi bạn sống trong những giới hạn. Vậy họ tập trung thời gian vào những thứ gì? Không phải để vẽ ra tầm nhìn. Thay vào đó họ dành thời gian nghĩ về việc "Làm thế nào để thiết kế một trường quay mang cảm giác như một quảng trường để mọi người có thể tương tác với nhau?" Hãy tạo ra một chính sách cho phép bất cả mọi người, bất kể họ là ai đều được gửi thư cho giám đốc nói về cảm nhận của họ về một bộ phim nào đó. Vậy chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng tất cả những tiếng nói dù là nhỏ bé nhất trong tổ chức của mình vang lên và được lắng nghe? Và, cuối cùng là hãy ghi nhận công trạng của người khác thật thoải mái. Không biết bạn có bao giờ chú ý đến dòng credit cuối phim Pixar chưa nhưng những đứa bé chào đời trong lúc sản xuất cũng có tên ở đó. (Tiếng cười) Vậy Bill nghĩ thế nào về vai trò của ông? Bill nói rằng "Tôi lãnh đạo một tổ chức tình nguyện" Những con người tài năng không muốn đi theo tôi dù là bất cứ đâu. Họ muốn cùng tôi tạo nên tương lai. Công việc của tôi là nuôi dưỡng rễ cây và không để nó thoái hóa trong hỗn loạn. Ông thấy như thế nào về nó? "Tôi là một hình mẫu, Tôi là chất keo kết dính. Tôi là người kết nối, là người tập hợp các quan điểm. Nhưng tôi không bao giờ điều khiển chúng." Vậy lời khuyên nào cho bạn? Hãy tuyển dụng những người tranh luận với bạn. Và, đoán xem điều gì nữa? Đôi khi điều tốt nhất là bạn nên cố tình mờ nhạt hơn người khác. Một vài người ở đây có thể sẽ tự hỏi những người này đang nghĩ gì vậy? Họ đang nghĩ rằng, "Tôi không phải người có tầm nhìn, hay kẻ kiến thiết xã hội. Tôi chỉ đang tạo ra một không gian cho mọi người có thể và sẵn sàng chia sẻ cũng như kết hợp tài năng và đam mê. Nếu bất cứ ai ở đây lo lắng rằng bạn không làm ở Pixar, hay Google, tôi muốn nói rằng bạn vẫn có thể làm điều tương tự. Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều tổ chức những công ty không giống những gì bạn hay nghĩ nơi có rất nhiều đổi mới diễn ra. Chúng tôi đã nghiên cứu một vị cố vấn ở một công ty dược phẩm người phải quyết định xem cách khiến các luật sư và 19 đối thủ của họ cùng hợp tác và đổi mới. Chúng tôi đã nghiên cứu một giám đốc marketing một công ty sản xuất ô tô ở Đức nơi mà mọi người thường nghĩ rằng những kỹ sư thiết kế mạch chứ không phải là nhà marketing là những người được phép sáng tạo. Chúng tôi cũng nghiên cứu Vineet Nayar thuộc Tập đoàn Công nghệ HCL một công ty Ấn Độ thuê lao động nước ngoài. Khi chúng tôi gặp Vineet, công ty của ông đang trở nên không phù hợp nữa, theo như lời ông nói. Chúng tôi quan sát cách ông đưa nó trở thành một ông lớn trong ngành. Cũng như nhiều công ty khác, ở HCL, các lãnh đạo đã coi vai trò của mình là việc vạch ra phương hướng và đảm bảo rằng không ai đi chệch khỏi hướng đi đó. Điều ông làm được đã nói cho họ biết rằng đã đến thời điểm họ cần nghĩ về việc xem xét lại những gì mình cần làm Bởi vì mọi người đều đang nhìn vào bạn và bạn lại không tìm thấy sự đổi mới từ gốc rễ như ở Pixar hay Google. Và họ đã bắt đầu từ điều đó. Họ ngừng việc đưa ra những câu trả lời, hay cố gắng đưa ra giải pháp. Thay vào đó, họ bắt đầu nhìn nhận mọi người từ đáy kim tự tháp, những người trẻ những người gần gũi nhất với khách hàng là nguồn gốc của sự đổi mới. Họ bắt đầu chuyển giao sự lớn mạnh của tổ chức đến mức đó. Trong ngôn ngữ của Vineet, đây là việc đảo lộn kim tự tháp để bạn có thể giải phóng nguồn năng lượng của mọi người bằng cách nới lỏng sự quản lý đối với một số ít và nâng cao chất lượng và tốc độ đổi mới. đang diễn ra ngày từng ngày. Chắc chắn, Vineet và tất cả những người mà chúng tôi nghiên cứu thực chất đều là những người có tầm nhìn. Họ chắc chắn hiểu rằng đó không phải là vai trò của họ. Vậy nên tôi nghĩ rằng việc các bạn không nhận ra Ed cũng dễ hiểu Bởi vì Ed, cũng giống như Vineet, đều hiểu rằng vai trò của nhà lãnh đạo là đặt ra hướng đi, chứ không phải là hoàn thành chúng. Nếu chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp hơn, và tôi ngờ rằng đó là lý do nhiều người trong số các bạn ngồi đây thì chúng ta hãy nhìn nhận lại nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra một không gian Nơi mà mảnh ghép thiên tài của mọi người có thể được giải phóng và tận dụng để biến thành các tác phẩm của thiên tài tập thể. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe! (Tiếng vỗ tay) Tôi không thể nào quên họ Đó là Aslan, Alik, Andrei, Fernanda, Fred, Galina, Gunnhild, Hans, Ingeborg, Matti, Natalya, Nancy, Sheryl, Usman, Zarema, và còn nhiều nữa Phần lớn, sự tồn tại và lòng nhân đạo của họ đã bị cắt giảm khi thống kê ghi nhận một cách lạnh lùng như "một sự cố an ninh" Với tôi, họ là những đồng nghiệp thuộc về cộng đồng những nhân viên cứu trợ nhân đạo họ đã cố gắng mang đến từng chút thoải mái đến nạn nhân của chiến tranh ở Chechnya vào những năm 90 Họ là những y tá, những nhà tiếp vận, những chuyên gia về trú ẩn những trợ lý, thông dịch viên Và trong chiến dịch này, họ đã bị sát hại gia đình họ chia cách và câu chuyện về họ phần lớn đã bị lãng quên Chẳng ai bị xử phạt vì những tội ác đó Tôi không thể quên họ Họ sống trong lòng tôi theo một cách nào đó mỗi ngày, những ký ức về họ mang đến cho tôi nhiều ý nghĩa Nhưng họ cũng ám ảnh tôi về những góc tối Vì những nhân viên cứu trợ nhân đạo họ quyết định sát cánh cùng nạn nhân để giúp đỡ, tạo sự thoải mái, bảo vệ nhưng khi họ cần sự bảo vệ cho chính bản thân họ thì không có Khi mà bạn nhìn những tiêu đề trên báo những ngày qua về chiến tranh ở I-rắc hay Syria những nhân viên cứu trợ bị bắt cóc, con tin bị giết hại nhưng họ đã là ai? Tại sao họ đã ở đó? Cái gì đã thúc đẩy họ? Chúng ta đã trở nên vô tâm với những tội ác đó như thế nào? Đó là lý do tại sao tôi có mặt hôm nay Chúng ta cần tìm ra cách tốt hơn để tưởng nhớ họ Cần giải thích những giá trị cốt lõi mà họ đã cống hiến cả mạng sống Chúng ta cần công lý Năm 1996, tôi được gửi đi bởi Ủy viên cấp cao Liên Hợp Quốc cho người tị nạn đến Bắc Caucasus Tôi đã biết một vài rủi ro Năm người cộng sự đã bị giết hại ba người bị thương nghiêm trọng bảy người bị bắt làm con tin Vì vậy chúng tôi đã rất thận trọng Chúng tôi đã sử dụng những xe bọc thép, xe làm mồi nhử thay đổi lịch trình, nơi ở tất cả các biện pháp an toàn Nhưng vào đêm đông lạnh của tháng Một năm 1998, tới lượt của tôi Khi tôi đi vào căn hộ ở Vladikavkaz với người bảo vệ chúng tôi bị người đàn ông có vũ khí bao vây Họ bắt người bảo vệ, đặt anh ta trên sàn họ đánh anh ta trước mặt tôi trói anh ta, rồi kéo lê anh ta đi Tôi đã bị còng tay, bịt mắt, và buộc phải quỳ khi bộ phận giảm thanh của súng ép sát vào cổ tôi Khi chuyện đó xảy ra với bạn thì sẽ không còn thời gian để suy nghĩ, để cầu nguyện Não tôi tiếp tục vô ý thức tua nhanh lại cuộc sống mà tôi vừa trải qua Tôi tốn nhiều phút đồng hồ để nhận ra rằng những người đàn ông mang mặt nạ kia ở đây không phải để giết tôi nhưng người nào, ở đâu, đã sắp xếp vụ bắt cóc tôi Sau đó một quá trình mất nhân tính đã bắt đầu ngày hôm đó Tôi không khác gì một hàng hóa Tôi không thường nhắc về điều này nhưng tôi muốn chia sẻ một chút với bạn về 317 ngày bị bắt giữ Tôi bị giữ ở căn hầm dưới lòng đất đầy bóng tối khoảng 23 tiếng và 45 phút mỗi ngày và sau đó những người bảo vệ đến, thường là hai người Họ mang đến một mẩu bánh mì lớn một chén súp, và một cây nến Cây nến đó sẽ cháy khoảng 15 phút 15 phút ánh sáng quý giá và sau đó họ sẽ mang nó đi, và tôi lại trở về với bóng tối Tôi bị xích vô cái giường ngủ bằng một sợi cáp bằng kim loại Tôi chỉ đi được bốn bước nhỏ Tôi luôn mơ ước tới bước thứ 5 Và không có TV, không radio, không báo, không ai để nói chuyện Tôi không có khăn tắm, không xà phòng, không giấy vệ sinh chỉ có hai cái xô bằng kim loại mở, một là nước, một là chất thải Bạn có thể hình dung thực thi án mô phỏng là thú tiêu khiển của những người bảo vệ khi họ bạo dâm hoặc là khi họ chỉ chán và say xỉn Chúng tôi đang phá vỡ những chiếc đinh một cách từ từ Sự cô lập và bóng tối thì rất khó để miêu tả Không có thứ gì thì làm sao bạn miêu tả? Không từ nào có thể tả được sự cô đơn của tôi trong ranh giới rất mỏng giữa tỉnh táo và điên loạn Trong bóng tối, thỉnh thoảng tôi đã tưởng tượng mình đang chơi cờ đam Tôi sẽ bắt đầu với quân đen rồi chơi với quân trắng trở lại quân đen cố để lừa bên kia Tôi không chơi cờ đam nữa Tôi bị dày vò bởi những suy nghĩ về gia đình và cộng sự, người bảo vệ, Edik. Tôi không biết điều gì đã xảy ra với anh ta Khi cố gắng để không nghĩ ngợi nữa tôi cố gắng lấp đầy thời gian bằng cách tập thể dục Tôi đã cố cầu nguyện, thử tất cả các loại trò chơi ghi nhớ Nhưng bóng tối cũng tạo ra những viễn cảnh và suy nghĩ bất thường Một phần trong ý thức của bạn muốn bạn kháng cự, la hét, khóc và phần khác thì ra lệnh cho bạn câm miệng và chỉ trải qua Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nội tâm; và không có phân xử Có một lần người bảo vệ đến, một cách rất tích cực, nói với tôi "Hôm nay mày sẽ phải quỳ và cầu xin thức ăn." Tâm trạng của tôi không tốt nên tôi đã sỉ nhục anh ta. Tôi sỉ nhục mẹ, tổ tiên của anh ta Kết quả khả quan hơn là: anh ta ném thức ăn vào chất thải của tôi Ngày hôm sau, anh ta trở lại với yêu cầu tương tự Anh ta nhận được câu trả lời giống hệt và kết quả cũng không thay đổi Bốn ngày sau đó, cơ thể đầy vết thương Tôi không biết cái đói gây tổn thương quá nhiều khi bạn có quá ít Vì vậy khi những người bảo vệ đi xuống Tôi đã quỳ xuống Tôi đã cầu xin thức ăn Phục tùng là cách duy nhất tôi phải làm để có một cây nến khác Sau khi bị bắt cóc, tôi bị đưa từ Bắc Ossetia đến Chechnya ba ngày trong thùng sau của những chiếc xe hơi khác nhau, và khi đến nơi, tôi bị tra hỏi trong 11 ngày bởi người tên là Ruslan Công việc hằng ngày luôn giống nhau: nhiều ánh sáng hơn một chút, 45 phút Anh ta đi xuống căn hầm, yêu cầu những người bảo vệ trói tôi vào cái ghế và anh ta mở nhạc thật lớn Và sau đó anh ta la hét những câu hỏi Anh ta sẽ la hét. Đánh đập tôi. Tôi sẽ kể cho bạn về chi tiết. Có rất nhiều câu hỏi mà tôi không hiểu, và cũng có những câu hỏi mà tôi không muốn hiểu. Cuộc thẩm vấn kéo dài suốt một cuốn băng nhạc: 15 bài hát, 45 phút. Tôi luôn mong đến bài hát cuối cùng. Một ngày đêm nọ dưới hầm, tôi không biết gì, Tôi nghe tiếng trẻ con khóc trên đầu, cậu bé, khoảng chừng 2 hay 3 tuổi. Những tiếng bước chân, hỗn loạn, tiếng người ta chạy. Vì vậy khi Ruslan quay trở lại vào ngày hôm sau, trước khi anh ta hỏi câu đầu tiên, tôi hỏi, "Con trai anh thế nào? Nó tốt hơn chưa?" Ruslan ngạc nhiên. Anh ta bực bội vì cho là những người bảo vệ đã nói gì đó về đời sống cá nhân của anh ta. Tôi nói về NGOs là nơi cung cấp thuốc đến trạm y tế nơi có thể giúp con trai anh ta khỏe hơn. Và chúng tôi đã nói về việc giáo dục, về gia đình. Anh ta kể về những đứa con của mình. Tôi kể về đứa con gái của tôi. Sau đó anh ta nói về súng, xe hơi, phụ nữ, và tôi cũng nói về những đề tài đó. Chúng tôi trò chuyện đến tận bài hát cuối cùng của cuốn băng nhạc Ruslan đã là người hung dữ nhất mà tôi từng gặp. Anh ta không đánh tôi lần nào nữa. Cũng không hỏi tôi bất cứ câu nào. Tôi không còn bị coi là hàng hóa nữa. 2 ngày sau đó, tôi được chuyển đến nơi khác. Ở đó, người bảo vệ đến gần tôi -- một cách khá kỳ lạ -- và anh ta nói với giọng êm nhẹ, "Tôi muốn cám ơn anh vì sự hỗ trợ mà tổ chức bạn đã mang đến gia đình tôi khi chúng tôi bị dời ra kế bên Dagestan." Tôi có thể nói được gì nữa? Thật là khó chịu. Như đang nuốt thanh gươm trong bụng. Tôi dành nhiều tuần liền suy ngẫm để cố gắng dàn xếp những lý do tốt mà chúng tôi có để hỗ trợ gia đình anh ta và anh ta đã trở thành người lính may mắn Anh ta còn trẻ, anh ta mắc cỡ. Tôi đã không bao giờ thấy mặt anh ta Có lẽ anh ta muốn nói điều gì đó tốt đẹp. Nhưng trong 15 giây đó, Anh ta làm tôi nghi ngờ những gì chúng tôi đã làm tất cả những sự hy sinh. Khiến tôi nghĩ họ nhìn thấy chúng tôi như thế nào. Cho đến sau đó, tôi giả định họ biết tại sao tôi ở đây và chúng tôi đang làm gì. Một người không thể giả định được điều đó Giải thích tại sao chúng tôi làm như vậy thật không dễ, thậm chí với cả những người thân thiết Chúng tôi không hoàn hảo, hay cấp cao không phải đội cứu hỏa của thế giới, không phải siêu nhân không ngăn cản chiến tranh, chúng tôi biết nhân đạo không thay thế giải pháp Nhưng chúng tôi làm vì một trong những vấn đề của cuộc sống. Đôi lúc đó chỉ là sự khác biệt mà bạn làm -- một cá nhân, gia đình, nhóm nhỏ những cá thể -- và đó là vấn đề. Khi bạn có sóng thần, động đất hay bão, bạn thấy đội cứu hộ đến từ tất cả mọi nơi trên thế giới, tìm kiếm những người sống sót hàng tuần liền. Tại sao? Không ai chất vấn điều này. Mọi vấn đề cuộc sống, hay mỗi cuộc sống có vấn đề. Điều này giống với chúng tôi khi chúng tôi giúp người tị nạn họ di dời trong nước bởi xung đột, hay người phi quốc tịch, tôi biết rất nhiều người, khi họ đối đầu với đau khổ tột độ, họ cảm thấy cạn kiệt sức lực và dừng lại ở đó. Thật đáng tiếc, bởi vì có rất nhiều cách để người ta giúp đỡ. Chúng tôi không dừng lại với cảm giác đó. Chúng tôi làm mọi thứ có thể để hỗ trợ, bảo vệ, tạo sự thoải mái. Chúng tôi phải như vậy. Chúng tôi không thế làm gì khác. Chúng tôi nghĩ vậy, chỉ là con người Đó là tôi trong cái ngày được phóng thích. Vài tháng sau đó, tôi gặp tân thủ tướng Pháp. Điều thứ hai mà ông ấy đã nói với tôi: "Ông rất vô trách nhiệm vì đã đi Bắc Caucasus Ông không biết đã gây ra cho chúng tôi bao nhiêu rắc rối." Đó là một cuộc gặp gỡ nhỏ. (tiếng cười) Tôi nghĩ rằng giúp người gặp nạn là trách nhiệm. Trong chiến tranh, thật sự không ai muốn dừng lại, và chúng tôi có rất nhiều những ngày như vậy, hỗ trợ người cần giúp đỡ và phần nào bảo vệ họ không chỉ là hành động của lòng nhân đạo, đó là sự khác biệt của con người. Tại sao ông ta không hiểu điều này? Chúng tôi có trách nhiệm phải cố gắng. Bạn đã nghe khái niệm: Trách nhiệm bảo vệ Kết quả có thể phụ thuộc vào nhiều thông số. Chúng tôi có thể thất bại, nhưng còn tệ hơn cả -- là thậm chí không cố gắng khi chúng ta có thể. Vì vậy, nếu bạn chọn đi con đường này, nếu bạn đăng ký loại công việc này, cuộc sống của bạn sẽ đầy niềm vui và nỗi buồn, bởi vì có rất nhiều người chúng tôi không thể giúp đỡ, rất nhiều người chúng tôi không thể bảo vệ, hay giải cứu. Tôi gọi đó là con ma của mình, bởi đã chứng kiến nỗi khổ của họ từ lúc kết thúc, bạn chia sẻ một chút nỗi đau ấy. Rất nhiều người trẻ theo chủ nghĩa nhân đạo trải qua những trải nghiệm đầu tiên đầy cay đắng. Họ bị đẩy vào những tình huống đau khổ, nhưng họ bất lực để thay đổi bất cứ điều gì. Họ phải học cách chấp nhận điều đó và dần dần lấy lại năng lượng. Điều đó thật khó. Nhiều người không làm được, nhưng với những ai làm được, thì không có việc nào khác giống như thế này. Bạn có thể nhận ra khác biệt mà bạn tạo ra mỗi ngày. Những nhân viên cứu trợ nhân đạo hiểu rủi ro mà họ gặp phải trong vùng đang xung đột hay những khu vực sau xung đột, cuộc sống, nghề nghiệp của chúng tôi dần bị đe dọa, và tinh thần của cuộc sống đang dần mai một. Bạn có biết từ thiên niên kỷ, số lượng vụ tấn công nhân viên cứu trợ đã tăng gấp ba? 2013 đã phá kỷ lục: 155 đồng nghiệp bị giết, 171 vụ bị thương nghiêm trọng, 134 bị bắt cóc. Rất nhiều cuộc đời tan nát. Mãi cho đến khi bắt đầu cuộc nội chiến ở Somalia cuối những năm 80 nhân viên cứu trợ nhân đạo đôi khi cũng là nạn nhân của những cái mà được gọi là thiệt hại phụ, nhưng nhìn chung chúng tôi không là mục tiêu của các cuộc tấn công Điều này đã thay đổi. Nhìn vào bức tranh. Baghdad, tháng tám năm 2003: 24 đồng nghiệp bị giết. Đã qua những ngày mà cờ xanh của Liên Hợp Quốc hay Hội chữ thập đỏ sẽ tự động bảo vệ chúng tôi. Các nhóm tội phạm và vài nhóm chính trị đã thụ tinh chéo với nhau hơn 20 năm nay, và họ đã tạo ra những dạng tạp chủng là những người mà chúng tôi không thể giao tiếp được. Các nguyên tắc nhân đạo được kiểm tra, chất vấn, và thường bị bỏ qua, nhưng có lẽ quan trọng hơn, chúng tôi đã bỏ tìm kiếm công lý Hình như không có hậu quả gì đối với cuộc tấn công chống lại nhân viên cứu trợ nhân đạo. Sau khi được phóng thích, tôi được khuyên là đừng tìm kiếm công bằng. Nó sẽ không mang đến cho bạn điều gì tốt, tôi đã được nói như vậy. Thêm vào đó, bạn sắp đặt cuộc sống của những đồng nghiệp khác vào nguy hiểm. Tôi mất nhiều năm để nhìn bản án của 3 người có liên quan đển vụ bắt cóc tôi, nhưng đây đã là ngoại lệ. Không có sự công bằng cho bất cứ nhân viên cứu trợ nào bị giết hay bị bắt cóc ở Chechnya từ năm 95 đến 99, và điều này cũng tương tự trên toàn thế giới. Điều này là không thể chấp nhận. Không thể tha thứ. Tấn công nhân viên cứu trợ nhân đạo là tội ác chiến tranh theo luật quốc tế. Những tội ác này phải bị trừng phạt. Chúng ta phải kết thúc cái vòng miễn tội này. Phải thừa nhận là những vụ tấn công chống lại nhân viên cứu trợ là tấn công chống lại chính loài người. Điều đó khiến tôi tức giận. Tôi biết là tôi rất may mắn so với những người tị nạn mà tôi giúp đỡ. Tôi không biết sẽ ra sao khi nhìn thấy toàn thị trấn của mình bị phá hủy Sẽ ra sao khi nhìn những người thân quen bị bắn ngay trước mắt mình. Sẽ ra sao khi đất nước tôi bị xâm chiếm. Tôi cũng biết là mình rất may mắn so với những con tin khác. 4 ngày trước khi tôi được phóng thích, 4 con tin đã bị chặt đầu cách chỗ tôi bị nhốt vài dặm. Tại sao là họ? Tại sao tôi ở đây ngày hôm nay? Không dễ để trả lời. Tôi đã được nhận nhiều sự giúp đỡ từ những người thân, từ đồng nghiệp, bạn bè, từ những người mà tôi không quen biết. Họ đã giúp tôi qua nhiều năm để tôi thoát khỏi bóng tối. Không ai được đối xử với sự chú ý tương tự. Có bao nhiêu đồng nghiệp của tôi sau đau thương, trở về được cuộc sống của riêng họ? Tôi có thể đếm được 9 người mà tôi biết Có bao nhiều đồng nghiệp của tôi trải qua cuộc ly hôn khó khăn sau trải nghiệm đau thương bởi vì họ không thể giải thích thêm được bất cứ điều gì với bạn đời của họ? Tôi không thể đếm được. Có cái giá cho loại cuộc sống này. Ở Nga, các đài tưởng niệm đều có dòng chữ trên đỉnh. Đó là, (trong tiếng Nga) "Không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên." Tôi không quên những đồng nghiệp đã mất. Tôi không thể quên bất cứ điều gì. Tôi kêu gọi mọi người ghi nhớ sự cống hiến của họ và yêu cầu các nhân viên cứu trợ trên thế giới được bảo vệ tốt hơn. Chúng ta không nên để ánh sáng hy vọng mà họ mang đến bị dập tắt. Sau đó, nhiều người hỏi, "Nhưng sao anh vẫn tiếp tục? Tại sao anh làm công việc này? Tại sao anh phải trở lại với nó?" Tôi trả lời rất đơn giản: Nếu tôi từ bỏ, điều đó có nghĩa là bọn bắt cóc tôi đã thắng. Họ đã có thể lấy đi tâm hồn và lòng nhân đạo của tôi Cám ơn. (vỗ tay) Tôi xin kể một câu chuyện về cái chết chết và kiến trúc Cách đây 100 năm, chúng ta có thể chết vì mắc các bệnh như là viêm phổi, Nếu bị nhiễm bệnh, chúng sẽ cướp đi mạng sống ta rất nhanh Chúng ta có thể chết tại nhà, trên giường, trong sự chăm sóc của gia đình, mặc dù đó là một chọn lựa bắt buộc vì nhiều người không có điều kiện được chăm sóc y tế Rồi trong thế kỷ 20 nhiều thứ đã thay đổi. Chúng ta phát triển nhiều loại thuốc như penicillin để có thể điều trị các bệnh truyền nhiễm này. Công nghệ y khoa mới được sáng chế ra, như máy X-quang. Vì máy móc còn quá lớn và đắt tiền, chúng ta cần những tòa nhà lớn để bảo quản thiết bị, và biến chúng trở thành những bệnh viện hiện đại. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều nước thiết lập hệ thống y tế toàn diện để mỗi người dân cần đến thì đều được đáp ứng. Kết quả là tuổi thọ được kéo dài từ khoảng 45 tuổi vào đầu thế kỷ đến nay đã tăng gần gấp đôi. Thế kỷ 20 là thời kỳ lạc quan nhất mà khoa học đã ban tặng cho con người, nhưng quá tập trung vào cuộc sống, cái chết bị dần quên, thậm chí cách tiếp cận cái chết đã thay đổi đáng kể. Hiện tôi là kiến trúc sư, và trong một năm rưỡi qua tôi đã quan sát những thay đổi này chúng có ý nghĩa gì trong tương quan kiến trúc - sự chết. Chúng ta vẫn có thể chết vì ung thư và bệnh tim, có nghĩa là nhiều người trong chúng ta sẽ có thời gian dài bệnh tật ở gần cuối cuộc đời. Trong giai đoạn đó, chúng ta trải qua nhiều thời gian ở bệnh viện, trại tế bần, nhà dưỡng lão. Chúng ta đều đã từng ở trong 1 bệnh viện hiện đại. Các bạn thấy dãy đèn huỳnh quang và những hành lang dài thăm thẳm với những dãy ghế dài, không thoải mái. Chính kiến trúc bệnh viện đã tạo ra cảm giác phản cảm này. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là trước đây không phải là như vậy. Đây là L'Ospendale degli Innocenti, do Brunelleschi xây năm 1419 một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất và có tầm ảnh hưởng lúc đương thời. Khi tôi nhìn tòa nhà này và nghĩ về những bệnh viện ngày nay, điều làm tôi kinh ngạc chính là tham vọng của tòa nhà. Nó đúng là một tòa nhà tuyệt vời. Nó có những sân lớn ở giữa để các phòng đều có ánh sáng trời và thoáng khí, có phòng rộng, và trần nhà cao, do đó chúng cho cảm giác rất thoải mái khi ở trong. Và rất đẹp. Chúng ta phần nào quên đi rằng mình đang ở bệnh viện. Nếu ta muốn có tòa nhà tốt hơn để hấp hối, thì ta phải nói tới tòa nhà này, nhưng vì ta thấy chủ đề chết chóc không thoải mái, nên không nói tới, chúng ta không thắc mắc cách 1 xã hội tiếp cận cái chết. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất trong nghiên cứu của tôi là sự thay đổi của thái độ. Đây là nhà hỏa táng đầu tiên tại Anh, được xây dựng ở Woking trong thập niên 1870. Khi tòa nhà này được xây dựng, nhiều người dân trong làng phản đối. Việc hỏa táng không được xã hội chấp nhận, và 99,8% người dân được chôn cất khi chết. Mãi đến 100 năm sau, 3/4 chúng ta mới chịu hỏa táng. Thật sự là người ta cũng chấp nhận những thay đổi nếu họ có cơ hội để nói về chúng. Vậy buổi nói chuyện này về cái chết và kiến trúc là điều tôi muốn bắt đầu khi tôi làm triển lãm đầu tiên ở thành phố Venice vào tháng 6 có tên gọi là "Cái Chết ở Venice." nó được thiết kế khá vui vẻ để mọi người có thể thực sự tham gia vào. Đây là một triển lãm của chúng tôi là bản đồ tương tác của London nó cho biết bao nhiêu bất động sản trong thành phố được bố trí cho cái chết và hấp hối, khi các bạn quét tay trên bản đồ, tên của phần bất động sản, tòa nhà hay nghĩa trang được tìm thấy. Một triễn lãm khác là hàng loạt bưu thiếp mà người ta có thể lấy miễn phí. và chúng ta có thể thấy nhà dân và bệnh viện và nghĩa trang và nhà xác, chúng kể chuyện của những không gian khác nhau mà chúng ta đã đi qua bên phía kia của sự chết. Chúng tôi muốn chỉ ra nơi chúng ta chết là phần quan trọng về cách chúng ta chết. Điều kỳ lạ nhất là cách mà khách tham quan có được khi đến triển lãm, nhất là khi xem các tác phẩm nghe nhìn. Có người múa, chạy và nhảy như là họ cố làm cho triễn lãm sống động nhiều cách khác nhau và đến một lúc nào đó họ dừng lại và chợt nhớ rằng họ đang ở triển lãm về cái chết, và đó có thể không phải là cách cư xử được mong. Nhưng thật sự, tôi sẽ hỏi liệu có một cách mà bạn sẽ làm để tiếp cận cái chết, nếu không có, tôi muốn bạn nghĩ về điều tốt đẹp của cái chết là gì, điều mà bạn nghĩ kiến trúc là sự hỗ trợ để có cái chết tốt lành, có thể ít nhất là thế này còn khá hơn thì thế này ? Cám ơn. (Vỗ tay) Các chính sách phát triển châu Phi đang không mang lại hiệu quả. Sau một nghìn tỷ đô viện trợ được rót cho châu Phi trong vòng 60 năm qua, thu nhập bình quân theo đầu người lại đang thấp hơn những năm 70. Viện trợ không mang lại kết quả. Để cải thiện tình trạng đó, các tổ chức Bretton Woods -- IMF và Ngân Hàng thế giới -- đã cố gắng thúc đẩy thương mại tự do thay vì viện trợ, tuy nhiên, những ghi chép lịch sử lại cho thấy có ít bằng chứng rằng tự do thương mại thúc đẩy kinh tế. Một giải pháp mới được cho là hiệu quả chính là tiểu tín dụng. Chúng ta dường như đang mơ một giấc mơ thật nên thơ, rằng mỗi người nông dân nghèo của châu Phi chính là một doanh nhân. (Tiếng cười) Nhưng, công việc và những chuyến đi tới hơn 40 nước châu Phi đã dạy tôi rằng hầu hết mọi người, thay vì mơ mộng, đều muốn có việc làm. Giải pháp của tôi là: Hãy quên đi các tiểu doanh nghiệp. Hãy đầu tư xây dựng những "gã khổng lồ" của Châu Phi như doanh nhân người Su-dan Mo Ibrahim đã làm. Ông ấy mạo hiểm đánh cược vào châu Phi khi thành lập Celtel International năm 98 và biến nó trở thành nhà cung cấp mạng điện thoại di động với hơn 24 triệu thuê bao trên khắp 14 quốc gia châu Phi cho đến năm 2004. Mô hình được Mo sử dụng ưu việt hơn mô hình của các doanh nghiệp khác ở chỗ, nó thúc đẩy sự phát tán và chia sẻ thông tin. Có thể ta đang không ở trên sân khấu Châu Phi, nơi mà diễn viên và doanh nghiệp phát triển nhờ cạnh tranh. Cùng xem xét hai viễn cảnh sau. Một: Bạn cho mỗi người trong số 500 nông dân trồng chuối vay 200 đô để sấy khô lượng chuối dư thừa và thu về thêm 15% lợi nhuận từ thị trường địa phương. Hoặc là: Bạn cho một doanh nhân có tầm nhìn vay 100,000 đô la và giúp cô ấy xây dựng nhà máy mà có thể đem về thêm 40% thu nhập cho toàn bộ 500 nông dân và tạo việc thêm cho 50 người. Chúng tôi đã đầu tư vào viễn cảnh thứ 2, và hỗ trợ doanh nhân 26 tuổi người Kenya, Eric Muthomi thành lập một nhà máy chế biến nông sản có tên là Stawi để sản xuất bột chuối không chứa gluten và thức ăn cho trẻ em. Stawi đang tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sử dụng quy trình sản xuất hiện đại để tạo ra giá trị không chỉ cho chủ sở hữu mà còn cho cả công nhân, những người đồng sở hữu doanh nghiệp. Mong muốn của chúng tôi là đưa một Eric Muthomi trở thành Mo Ibrahim, điều đòi hỏi kĩ năng, tài chính, cộng tác ở địa phương, trên toàn cầu, và tính bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao lại là Châu Phi? Cuộc tranh giành châu Phi trong suốt Hội nghị Berlin năm 1884, nơi mà, nói thẳng ra, người dân châu Phi đã không hề được quan tâm thích đáng - (Tiếng cười) (Vỗ tay) -- đã dẫn tới sự chia rẽ lục địa này thành nhiều quốc gia với dân số nhỏ; Liberia, 4 triệu; Cape Verde, 500,000. Châu Phi đóng góp 1 tỷ người, khắp 55 nước, với rào cản thương mại và các trở ngại khác, nhưng tổ tiên chúng tôi đã từng thông thương khắp lục địa trước khi người châu Âu đến và vẽ nên đường biên giới. Cơ hội dành cho châu Phi nhiều hơn là thách thức, và đó là lý do chúng tôi bắt đầu mở rộng thị trường của Stawi từ Kenya tới Algeria, Nigeria, Ghana, và mọi nơi tiêu thụ sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi mong sẽ giải quyết vấn đề an ninh lương thực, hỗ trợ nông dân, tạo việc, phát triển kinh tế địa phương, và hi vọng sẽ trở nên giàu mạnh. Tuy đây có vẻ là một hướng tiếp cận không có gì là hấp dẫn và có thể không được lòng người giống như khi cho một người phụ nữ 100 đô để mua dê trên kiva.org, nhưng có thể, việc hỗ trợ các doanh nhân ít nhưng hiệu quả hơn để xây dựng những doanh nghiệp khổng lồ giúp nâng tầm vóc của châu Phi có thể sẽ làm thay đổi cục diện. Tự do chính trị mà tổ tiên chúng tôi phải đấu tranh để có sẽ là vô nghĩa nếu không có tự do kinh tế. Chúng tôi ủng hộ cho cuộc đấu tranh giành tự do kinh tế này bằng việc tạo ra các doanh nghiệp mang đẳng cấp quốc tế, tạo ra sự giàu có bản địa, cung cấp việc làm, điều vô cùng cần thiết, và hy vọng sẽ đạt được thành tựu này vào một ngày không xa. Châu Phi rồi sẽ đi lên. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tom Rielly: Sangu, bài nói chuyện của anh thật hùng hồn. Anh đã chỉ ra sự đối lập giữa tiểu tín dụng, lối đầu tư và tăng cường đầu tư thông thường. Anh có cho rằng tiểu tín dụng sẽ đóng vai trò nào đó không? Sangu Delle: Tôi nghĩ là có. Tiểu tín dụng là hình thức tiến bộ, tuyệt vời để mở rộng tiếp cận tài chính ở đáy kim tự tháp. Nhưng đối với những vấn đề của châu Phi, như khi nhìn vào kế hoạch Marshall, việc quyên góp cừu là không đủ để hồi sinh châu Âu bị hủy hoại bởi chiến tranh. Chúng ta cần nhiều hơn là tiểu tín dụng. Cái ta cần, không chỉ là được vay 200 đô, mà còn những công ty lớn và việc làm. TR: Rất tốt. Cảm ơn anh rất nhiều. (Vỗ tay) Bao nhiêu người đã từng nghe tới PMS ạ? Tất cả, đúng chứ? Ai cũng biết rằng phụ nữ nổi điên ngay trước khi tới tháng, Trong chu kì kinh nguyệt, hoóc môn khiến họ vô lý và cáu kỉnh. Người ta thường cho rằng các hoócmôn sinh sản tăng gây ra các cảm xúc cực độ và rằng phần lớn phụ nữ bị ảnh hưởng bởi điều này. Nhưng tôi ở đây để nói rằng khoa học đã chứng minh những giả định đấy là không hề đúng. Tôi ở đây để cho bạn biết những tin tốt về PMS. Nhưng đầu tiên, hãy xem những quan niệm về PMS đã ăn sâu vào văn hóa Mỹ như thế nào. Nếu bạn đọc báo hoặc tạp chí, bạn sẽ thấy PMS bị áp đặt cho tất cả mọi người. Một bài báo trên tạp chí Redbook tựa "Bạn: Không Còn PMS" cho thông tin rằng từ 80% đến 90% phụ nữ có PMS. Tạp chí L.A. Muscle nói rằng 40% đến 50% phụ nữa có PMS, và rằng PMS có vai trò quan trọng với tinh thần và thể chất phụ nữ, và vài năm trước, ngay cả tờ Wall Street Journal cũng có một bài báo viết về cách dùng Canxi để trị PMS, và hỏi người đọc nữ rằng, "Bạn có biến thành một mụ phù thủy mỗi tháng không?" Từ những bài báo này, bạn sẽ nghĩ rằng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự phổ biến của PMS. Nhưng sau 5 thập kỉ nghiên cứu, không có kết luận thuyết phục nào về định nghĩa, nguyên nhân, cách điều trị, cũng như là sự tồn tại của PMS. Các nhà tâm lí học thường định nghĩa PMS bao gồm các triệu chứng tiêu cực về hành vi, nhận thức, và thể chất trong quãng thời gian từ lúc rụng trứng đến kì kinh nguyệt. Nhưng đây là điều rắc rối. Có hơn 150 triệu chứng khác nhau đã được dùng để chẩn đoán PMS, và đây chỉ là một vài trong số đó. Nhưng tôi muốn làm rõ rằng tôi không nói phụ nữ không trải qua một số các triệu chứng này. Tôi đang nói rằng các triệu chứng đó không đồng nghĩa với một căn bệnh thần kinh, và rằng khi các nhà tâm lí học định nghĩa một căn bệnh một cách mơ hồ như vậy, định nghĩa ấy trở thành vô nghĩa. Với một danh sách triệu chứng lớn như thế, tôi có thể có PMS, bạn có thể có PMS, chàng trai ở dãy thứ 3 này có thể có PMS, cả con chó của tôi cũng có thể có PMS. (cười) Một số nhà nghiên cứu cho rằng bạn phải có năm triệu chứng. Số khác lại cần ba triệu chứng. Một số nói rằng các triệu chứng ấy chỉ đáng quan tâm khi chúng làm bạn vô cùng khó chịu, số khác lại bảo các triệu chứng nhỏ cũng quan trọng không kém. Trong nhiều năm qua, vì không có một tiêu chuẩn chung nào để định nghĩa PMS, khi các nhà tâm lí học báo cáo tỉ lệ phổ biến của PMS, những ước tính của họ bao gồm từ 5% phụ nữ đến 97% phụ nữ, nghĩa là hầu như không có ai và hầu như ai cũng có PMS. Nói chung, phương pháp nghiên cứu PMS vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, các nghiên cứu yêu cầu phụ nữ báo cáo triệu chứng của họ bằng cách nhìn lại quá khứ và phụ thuộc vào trí nhớ. Điều này thổi phồng bản báo cáo về PMS khi so sánh với báo cáo dựa vào tương lai có nghĩa là giữ nhật kí mỗi ngày về các triệu chứng trong ít nhất 2 tháng liên tục. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào phụ nữ da trắng, trung lưu làm cho việc áp dụng kết quả vào toàn bộ phụ nữ là không chính xác. Chúng ta biết văn hóa là một thành phần trong niềm tin vào PMS bởi vì nó hầu như không được biết đến ở ngoài các quốc gia phương Tây. Thứ ba, nhiều nghiên cứu không dùng các nhóm kiểm soát. Nếu chúng ta muốn hiểu những tính chất đặc trưng của phụ nữ có PMS, chúng ta phải so sánh được họ với những phụ nữ không có PMS. Cuối cùng, nhiều chuỗi câu hỏi khác nhau đã được sử dụng để chẩn đoán PMS, tập trung vào nhiều triệu chứng, thời hạn và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Để nghiên cứu bất cứ tình trạng nào một cách xác thực, các nhà khoa học phải đồng ý với nhau về những tính chất nhất định góp phần tạo nên tình trạng đó để chắc chắc rằng họ cùng nói về một thứ. Và PMS không phải là một trong những trường hợp này. Mặc dù vậy, vào năm 1994, cuốn sách Chẩn Đoán và Số Liệu về Rối Loạn Thần Kinh, được biết đến như DSM, và cũng là cuốn sách dành cho chuyên ngành về sức khỏe tinh thần. Họ đã định nghĩa lại PMS thành PMDD, Premenstrual Dysphoric Disorder, có nghĩa là cảm giác khó chịu trước kì kinh nguyệt. Theo những hướng dẫn mới này của DSM, trong đa số chu kì kinh nguyệt năm ngoái, ít nhất 5 trong số 11 triệu chứng phải xuất hiện trong tuần trước khi kinh nguyệt bắt đầu; các triệu chứng phải cải thiện khi kinh nguyệt bắt đầu; và các triệu chứng phải dừng trong tuần sau khi kinh nguyệt chấm dứt. Một trong những triệu chứng ấy phải có trong danh sách này: tâm trạng bất ổn, dễ khó chịu, lo lắng, hoặc trầm cảm. Các triệu chứng còn lại có thể có trong trang đầu tiên hoặc trong trang thứ hai, bao gồm các triệu chứng như khó kiểm soát và thay đổi thói quen ngủ hay sự ngon miệng. DSM còn yêu cầu rằng các triệu chứng phải liên quan đến kiệt sức lâm sàng, phải có một sự rối loạn trong công việc, học tập hoặc các mối quan hệ xã hội. Các triệu chứng và mức độ nghiệm trọng cần được ghi nhận bằng văn bản bằng cách giữ nhật kí cho ít nhất hai chu kì liên tiếp. Và cuối cùng, DSM yêu cầu rằng rối loạn về cảm xúc cần phải hơn là sự trầm trọng của một căn bệnh đã tồn tại khác. Về khoa học, đây là một tiến bộ. Chúng ta đã có một số triệu chứng nhất định và có tiêu chuẩn về tầm ảnh hưởng và việc ghi nhận và tính thời gian cho các triệu chứng phải rõ ràng. Khi dùng những tiêu chuẩn này và xem xét những nghiên cứu mới nhất, chúng ta thấy rằng trên trung bình, 3% đến 8% phụ nữ mắc phải PMDD Không phải tất cả phụ nữ, không phải hầu hết phụ nữ, không phải phần lớn phụ nữ, không phải nhiều phụ nữ: chỉ có 3% đến 8%. Cho tất cả mọi người khác, những điều như biến cố gây stress hay dịp vui hoặc là ngày trong tuần còn mang tính quyết định đối với tâm trạng nhiều hơn là thời điểm trong tháng, và đây chính là thông tin mà giới khoa học đã có từ những năm 1990. Vào năm 2002, tôi và đồng nghiệp đã xuất bản một bài báo về nghiên cứu về PMS và PMDD, và nhiều bài báo tương tự đã xuất hiện trên các tạp chí tâm lí học. Câu hỏi là, tại sao thông tin này chưa được phổ biến trong quần chúng? Tại sao những thông tin sai lệch vẫn còn tồn tại? Nhất định là sự công kích mà phụ nữ phải nhận từ sách, tivi, phim ảnh, internet, rằng ai cũng có PMS đã thuyết phục họ rằng điều này là đúng. Các nghiên cứu nói rằng khi một phụ nữ càng tin rằng tất cả mọi người đều có PMS, thì cô ta càng có nhiều khả năng lầm tưởng là mình cũng có. Để tôi giải thích cho các bạn "lầm tưởng" ở đây nghĩa là gì. Nếu bạn hỏi cô ấy rằng "Bạn có PMS không?" và cô ta trả lời là có, nhưng khi bạn bảo cô ấy viết nhật kí hằng ngày về những triệu chứng tâm lí trong 2 tháng, thì không có mối liên quan nào giữa những triệu chứng của cô ta với thời điểm trong tháng cả. Một lí do khác cho sự tồn tại của kiến thức sai lệch về PMS liên quan đến những giới hạn hẹp hòi của vai trò người phụ nữ. Những nhà tâm lí học phụ nữ như Joan Chrisler đã đưa ra giả thuyết rằng việc thừa nhận có PMS cho phép phụ nữ biểu lộ những cảm xúc bình thường bị xem là không quý phái. Một định nghĩa gần như toàn cầu cho một người phụ nữ hoàn hảo là một phụ nữ vui vẻ, thương yêu, quan tâm đến người khác, và thỏa mãn với vai trò đó. PMS đã trở thành giấy phép để được giận dữ, phàn nàn, khó chịu, mà không mất đi hình tượng một phụ nữ tốt. Chúng ta biết rằng các biến cố trong môi trường của một người phụ nữ dễ làm cho cô ta giận dữ hơn là các hoócmôn, nhưng khi cô ta đổ lỗi cơn giận của mình lên các hoócmôn, cô ấy sẽ tránh được trách nhiệm hoặc sự chỉ trích. "Bình thường cô ta không như vậy đâu. Cô ta không điều khiển được nó." Và dù đây là một công cụ hữu ích, nó làm cảm xúc của phụ nữ trở nên vô giá trị. Khi mọi người phản ứng với cơn giận của một phụ nữ với ý nghĩ rằng "À, cô ta chỉ tới tháng thôi", khả năng được coi trọng và tạo thay đổi của cô ta sẽ bị hạn chế rất nhiều. Vậy còn ai khác có lợi từ những lầm tưởng về PMS? Để tôi nói với bạn rằng việc điều trị PMS đã trở nên một ngành làm ăn có lợi nhuận và đang phát triển. Amazon.com hiện đang rao bán hơn 1.9 00 tựa sách về cách điều trị PMS. Một tìm kiếm nhanh trên Google sẽ cho bạn vô số những phòng khám, lớp học, và hội nghị chuyên đề. Những nguồn thông tin có tiếng tốt trên Internet về y học như WebMD hay là Mayo Clinic liệt PMS vào dạng rối loạn quen thuộc. Nhưng nó không phải như vậy. Và họ cũng đưa ra danh sách các dược phẩm được các bác sĩ kê đơn để điều trị PMS ví dụ như thuốc chống trầm cảm hoặc hoócmôn. Thú vị là cả hai trang web đều nói rằng sự thành công của các dược phẩm điều trị PMS là khác nhau đối với mỗi phụ nữ. Điều này là không hợp lí. Nếu bạn có một chứng bệnh với một nguyên nhân nhất định mà PMS đáng lẽ là một trong số đó, thì việc điều trị phải mang tới sự cải thiện cho nhiều phụ nữ. Đây không phải là một trường hợp như vậy, và những điều lệ FDA nói rằng để một loại thuốc được xem là hiệu nghiệm, phần lớn người dùng nó phải có những cải thiện rõ rệt. Chúng ta chưa đạt được điều này với những cách "điều trị" đó. Thế nhưng, thu nhập từ việc làm mọi người tin rằng PMS là một chứng bệnh phổ biến và có thể chữa trị là khá lớn. Khi phụ nữ được kê đơn với các loại thuốc như chống trầm cảm hay hoócmôn, luật y học yêu cầu ràng họ cần phải kiểm tra y tế mỗi 3 tháng. Đó là khá nhiều lần đi bác sĩ. Các công ty dược phẩm thu về lợi nhuận vô kể khi phụ nữ bị thuyết phục rằng họ phải uống thuốc như trong đơn trong cả đời. Các loại thuốc không cần đơn như Midol được khai là sẽ trị những triệu chứng của PMS như căng thẳng và khó chịu, mặc dù chỉ bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, và caffeine. Dù tôi không dám tranh cãi với những năng lực thần kì của caffeine, tôi không nghĩ làm giảm căng thẳng là một trong số đó. Từ 2002, Midol bắt đầu bán Teen Midol dành cho thiếu niên. Họ nhắm vào những thiếu nữ từ khá sớm để làm họ tin rằng ai cũng có PMS và nó biến họ thàng một con quỷ, nhưng có một điều họ có thể làm, đó là: Dùng Midol và bạn sẽ trở lại thành người. Trong năm 2013, Midol thu được lợi nhuận 48 triệu đôla. Nên mặc dù lầm tưởng về PMS mang lại lợi nhuận cho một số người, nó gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho phụ nữ. Thứ nhất, nó góp phần làm y tế hóa sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Lĩnh vực y học từ lâu đã khái niệm quá trình sinh sản của phụ nữ là môn căn bệnh cần chữa trị. Cái giá phải trả cho điều này bao gồm sinh phẫu thuật, cắt bỏ tử cung và trị liệu bằng hoócmôn quá mức, đã làm hại hơn là cải thiện sức khỏe của phụ nữ. Thứ hai, lầm tưởng về PMS còn góp phần tạo nên cái nhìn chung về phụ nữ là vô căn cứ và đa cảm thái quá. Khi chu kì kinh nguyệt được mô tả như một chuyến tàu lượn hoócmôn biến phụ nữ thành những con quái thú, năng lực của toàn bộ phụ nữ trở nên dễ bị nghi ngờ. Phụ nữ đã có những bước tiến đáng kể vào lực lượng lao động, nhưng chỉ có rất ít phụ nữ ở trên những cấp bậc cao nhất trong những lĩnh vực như chính quyền và kinh doanh. Và khi chúng ta nghĩ về một ứng viên tốt cho các vị trí như CEO hay thượng nghị sĩ, một người với những phẩm chất như hợp lí, kiên định, giỏi giang sẽ được nghĩ đến đầu tiên, và trong văn hóa của chúng ta, người đó có vẻ là đàn ông hơn phụ nữ. Lầm tưởng về PMS đã gây ra điều này. Các nhà tâm lí học biết rằng tâm trạng của đàn ông và phụ nữ có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau. Một nghiên cứu về cả hai giới tính trong từ 4 đến 6 tháng đã tìm ra rằng số lần thay đổi tâm trạng của họ và mức độ nghiêm trọng của những lần đó là không hề khác nhau. Và cuối cùng, lầm tưởng về PMS ngăn phụ nữ khỏi việc đối phó với những vấn đề thực sự làm cho họ khó chịu. Những vấn đề cá nhân ví dụ như các mối quan hệ hay môi trường làm việc hay các vấn đề như phân biệt chủng tộc hay phân biệt giới tính hay nạn đói đều liên quan mật thiết đến tâm trạng hằng ngày. Việc chôn giấu cảm xúc bên dưới PMS ngăn phụ nữ khỏi việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra các tâm trạng tiêu cực, và còn lấy đi cơ hội của họ để hành động và thay đổi chúng. Nên tin tốt về PMS là mặc dù một số phụ nữ có các triệu chứng gây ra bởi chu kì kinh nguyệt, đa số họ không có bệnh gì cả. Họ đi làm hoặc đi học, chăm sóc gia đình và hoạt động một cách bình thường. Chúng ta biết rằng cảm xúc và tâm trạng của nam và nữ có nhiều điểm giống nhau hơn khác nhau, vậy hãy tránh xa những lầm tưởng về PMS nói rằng phụ nữ là những mụ phù thủy và hãy chấp nhận hoạt động giàu cảm xúc nhưng chuyên nghiệp của đa số phụ nữ mỗi ngày. Xin cảm ơn. (tán thưởng) Chúng ta được tạo ra không để cảm nhận những thứ rất nhỏ, và chúng ta lạc lõng giữa vũ trụ bao la. Thực tế là chúng ta không thật giỏi hiểu về tính xác thực ở cả hai mức độ kể trên, và đó là vì não chúng ta chưa đạt đến mức để hiểu thế giới ở mức độ đó. Thay vào đó, chúng ta bị giới hạn trong sự nhận biết mỏng manh này ngay ở giữa. Nhưng lạ thay, ngay cả khi ở mảng tính xác thực đó mà ta gọi là nhà, ta cũng không thấy hết được những gì đang diễn ra. Vì thế hãy đón nhận nhiều màu sắc của thế giới. Đây là sóng ánh sáng, bức xạ điện từ phát ra từ các vật thể và nó tác động lên những thụ quan chuyên biệt sau mắt chúng ta. Chúng ta không thấy hết mọi làn sóng ở quanh đây. Thật ra, những gì chúng ta thấy được chưa bằng một phần 10 tỉ tỉ những gì ngoài kia. Chúng ta có sóng vô tuyến và sóng vi ba, có tia X quang và tia Gamma xuyên qua người chúng ta ngay lúc này nhưng ta hoàn toàn không nhận biết được điều đó, bởi vì chúng ta không trang bị những thụ quan sinh học thích hợp để đón nhận nó. Có hàng ngàn cuộc nói chuyện điện thoại xuyên qua người bạn ngay lúc này, mà bạn hoàn toàn không hề hay biết. Đây không là những thứ vốn không thể thấy được. Rắn gom nhiều tia hồng ngoại vào khả năng nhận biết tính xác thực của nó, còn ong mật gom được tia tử ngoại trong mắt của nó khi nhìn thế giới, dĩ nhiên chúng ta làm những cái máy gắn trong xe của chúng ta để thu tín hiệu từ dãi sóng vô tuyến, và chúng ta làm những cái máy ở bệnh viện để nhận dãi tia X quang. Nhưng ta không thể tự nhận biết bất cứ tia sóng nào, hay ít nhất là chưa làm được, bởi vì ta không được trang bị những cảm biến thích hợp. Điều đó có nghĩa là trải nghiệm của chúng ta về tính xác thực bị ràng buộc bởi cơ chế sinh học của chúng ta, và nó đi ngược lại quan niệm phổ biến rằng mắt, tai và đầu ngón tay của chúng ta cảm nhận được tính xác thực của vật thể ngoài kia. Thay vào đó, não chúng ta chỉ hiện thị một phần nhỏ thế giới. Ở thế giới động vật, mỗi động vật khác nhau nhận biết phần khác nhau trong tính xác thực. Trong thế giới không nghe, không thấy của loài ve dấu hiệu quan trọng nhận biết là nhiệt độ và axit butyric; Trong thế giới của cá dao ma đen, thế giới cảm giác của chúng được tô đầy màu sắc bằng điện trường; và đối với loài dơi phản âm định vị, tính xác thực được tạo bằng được những làn sóng không khí bị ép lại với nhau. Đó là phần nhỏ trong hệ sinh học mà chúng có thể nhận biết được, mà ta có một từ trong trong khoa học. Nó được gọi là "umwelt," tiếng Đức có nghĩa là thế giới xung quanh. Tất nhiên, giả thiết là mỗi loài động vật đều khẳng định rằng môi trường quanh chúng là toàn bộ vật thể nhận biết được ngoài kia, vậy tại sao có khi ta lại ngừng tưởng tượng rằng có thứ ngoài những gì ta có thể cảm nhận được. Thay vào đó, những gì ta làm là chấp nhận tính xác thực đã tạo sẵn cho chúng ta. Hãy làm thử nghiệm nâng cao sự nhận biết về vấn đề này. Tưởng tượng bạn là một con chó đánh hơi. Cả thế giới của bạn toàn mùi vị. Bạn có chiếc mũi hếch dài với 200 triệu cơ quan thụ cảm bên trong, và bạn có lỗ mũi ướt để thu hút và giữ lại nhiều mùi hương, và lỗi mũi có nhiều khe hở để bạn có thể hít đầy không khí vào mũi. Mọi thứ với bạn đều là mùi vị. Một ngày kia, bạn dừng công việc đánh hơi của bạn với một phát hiện. Bạn nhìn người chủ và nghĩ, "Sẽ như thế nào nếu có cái mũi nhỏ xíu, kém cỏi như loài người? (Cười) Mọi chuyện ra sao khi bạn hít luồng không khí bằng cái mũi nhỏ yếu ớt? Làm sao bạn không thể biết được có con mèo cách 100 yards, hay hàng xóm của bạn đã ở mỗi chổ này 6 tiếng trước? (Cười) Bởi vì chúng ta là con người, chúng ta chưa bao giờ trải qua thế giới mùi vị ấy, chúng ta không bỏ lỡ nó, bởi chúng ta hoàn toàn an bài trong thế giới xung quanh của chúng ta. Nhưng câu hỏi là, chúng ta có bị dính chặt vào đó không? Với vai trò là nhà thần kinh học, tôi quan tâm tới cách mà công nghệ mở rộng thế giới xung quanh của chúng ta, và cách nó sẽ thay đổi trải nghiệm của loài con người. Ta đều biết rằng ta có thể kết hợp công nghệ vào sinh học, bởi vì có hằng trăm nghìn người đi bộ ngoài kia với thính giác và thị giác nhân tạo. Cách nó hoạt động là bạn dùng micro và bạn mã số hóa tín hiệu, và bạn cấy dãi điện cực trực tiếp vào tai trong. Với võng mạc được ghép, bạn dùng một máy thu hình bạn mã số hóa tín hiệu, và rồi bạn cắm lưới điện trực tiếp vào thần kinh thị giác. Và vừa mới cách đây 15 năm, có nhiều nhà khoa học đã từng nghĩ rằng những công nghệ này sẽ không hoạt động. Tại sao? Bởi những công nghệ này nói ngôn ngữ của Thung lũng Silicon, mà không phải là tiếng của những giác quan sinh học tự nhiên của chúng ta. Nhưng thật sự nó hoạt động; não tìm ra được cách sử dụng tín hiệu. Cách nào chúng ta hiểu điều đó? Vâng, đây là bí mật lớn: Não của ta không nghe không thấy gì về điều này, Não của ta bị nhốt trong vòm im lặng và bóng tối của hộp sọ. Tất cả những gì nó thấy được là những tín hiệu điện hóa từ những đường truyền dữ liệu khác nhau, và đây là tất cả những gì nó phải làm việc, không có gì hơn. Ngạc nhiên thay, não lại rất giỏi đón nhận những tín hiệu này rồi rút ra cách thức và đặt ý nghĩa, để mà nó gom điều này bên trong vũ trụ và kết nối thành một câu chuyện về điều này, tạo thế giới chủ quan trong bạn. Nhưng đây là chìa khóa của vấn đề: não của bạn không biết và cũng không quan tâm, nó lấy thông tin từ đâu. Khi nào thông tin đến, nó chỉ tìm cách xử lý. Đây là một loại máy móc rất hiệu quả. Nó chủ yếu là một công cụ điện toán với mục đích chung chung, và nó chỉ là nhận hết mọi thứ và tính toán xem nó sẽ làm gì với dữ liệu đó. điều đó làm tôi nghĩ, thoát khỏi Quy luật Tự nhiên để chắp vá những đường tiếp nhận khác. Tôi gọi nó P.H mô hình của sự phát triển, tôi không muốn đi sâu quá về kỹ thuật ở đây, nhưng P.H viết tắt của Potato Head, tôi dùng tên này để nhấn mạnh rằng tất cả các giác quan mà chúng ta biết và yêu thích, như mắt, tai, và đầu ngón tay chúng ta, những thứ này gần như là những thiết bị ngoại vi cắm-và-chạy: Bạn gắn những thứ này vào, và bạn đi đâu cũng được. Não tìm cách xử lý những dữ liệu nhận được. Và khi bạn nhìn qua thế giới động vật, bạn tìm thấy nhiều thiết bị ngoại vi. Rắn có thụ thể nhạy nhiệt để dò tìm tia hồng ngoại, cá mao da đen có cơ quan thụ điện, ở chuột chũi mũi sao, trên chiếc mũi có 22 tua trên đó giúp nó cảm nhận xung quanh và xây dựng mô hình thế giới 3 chiều, nhiều loại chim có từ tính để chúng có thể định hướng theo từ trường của trái đất. Điều này có nghĩa là tự nhiên không cần phải liên tục thiết kế lại bộ não. Thay vào đó, khi những nguyên tắc hoạt động của não được thiết lập, tất cả sự tự nhiên phải lo là thiết kế những vành ngoài mới. Được rồi. Điều đó có nghĩa là: Bài học rõ ràng là không có thứ gì đặc biệt hay nền tảng về sinh học mà chúng ta đã đề cập. Đó chỉ là những gì chúng ta thừa hưởng từ quá trình tiến hóa phức tạp. Nhưng đó không là những gì chúng ta phải mang theo mãi, chứng cứ tốt nhất của chúng ta về quy tắc này rút ra từ thứ gọi là thay thế giác quan. Điều đó đề cập tới việc cung cấp thông tin cho não thông qua kênh cảm giác không theo cách thông thường, và não sẽ chỉ tìm cách xử lý nó. Điều đó nghe thật ngoạn mục, nhưng bài báo đầu tiên mô tả điều này được đăng tải trong tạp chí Nature năm 1969. Nhà khoa học tên là Paul Bach-y-Rita cho người khiếm thị ngồi vào ghế nha sĩ đã được sửa đổi, và ông lắp đặt một máy quay phim, và ông để thứ gì đó trước ống kính, và rồi bạn sẽ có cảm giác bị chọc sau lưng bằng một nam châm điện solenoid. Nên nếu bạn nhúc nhích tách cà phê phía trước camera, thì bạn cảm giác được nó ở sau lưng, ngạc nhiên thay, người khiếm thị khá tốt trong việc xác định thứ gì ở phía trước camera chỉ bằng cách cảm nhận nó ở phía sau lưng. Hiện nay có nhiều mô phỏng hiện đại của thử nghiệm này. Loại mắt kính âm thanh thu một cảnh phim ngay trước mặt bạn rồi chuyển nó thành một phong cảnh có âm thanh, khi mọi thứ di chuyển qua lại, thì thành gần hơn hay xa hơn, nó nghe như "Bzz, bzz, bzz." giống tạp âm vậy, nhưng sau vài tuần, người khiếm thị bắt đầu cảm nhận tốt hơn trong việc hiểu những gì trước mặt họ chỉ dựa những gì họ đang nghe. Nhưng nó không nhất thiết phải qua tai: Hệ thống này sử dụng mạng lưới điện tiếp xúc trước trán, nên bất cứ thứ gì trước ống kính máy quay bạn sẽ cảm giác nó ở trán. Tại sao lại trán? Vì bạn không dùng nó nhiều cho việc khác. Mô phỏng loại này hiện đại nhất được gọi là cổng não, đây là lưới điện nhỏ đặt trên lưỡi, và máy quay được chuyển thành tín hiệu điện tiếp xúc yếu như vậy, và người mù dùng nó thành thạo để họ có thể ném banh vào rổ, hoặc họ có thể định hướng những đường đi có chướng ngại vật phức tạp. Họ có thể thấy thông qua lưỡi của họ. Điều đó nghe thật điền rồ, đúng không? Nhưng nhớ rằng, tất cả thị lực là tín hiệu điện hóa chuyển động xung quanh não bạn. Não không biết tín hiệu đến từ đâu. nó chỉ hiểu là làm gì với chúng. Quan tâm của tôi trong phòng thí nghiệm là thay thế giác quan cho người khiếm thính và đây là đề án tôi thực hiện với Scott Novich, sinh viên sau đại học, trong phòng thí nghiệm, là người đi đầu về điều này trong luận án của anh. Đây là những gì chúng ta muốn làm: ta muốn làm điều này để âm thanh trên thế giới được chuyển hóa theo cách mà người khiếm thính có thể hiểu nó đang nói gì. Ta muốn làm điều này, truyền năng lượng và sự hiện diện mọi nơi của máy tính nhỏ gọn, ta muốn chắc rằng nó sẽ chạy trên điện thoại di động và máy tính bản, cũng như ta muốn làm nó có thể mặc vào được là thứ bạn có thể mặc dưới quần áo của bạn. Đây là ý tưởng. Lúc tôi đang nói, âm thanh của tôi được máy tính bản thu lại, và nó vẽ lên áo khoát được phủ bằng những động cơ rung động, như là động cơ trong điện thoại di động. Lúc tôi đang nói, âm thanh được dịch thành những mẫu rung động trên áo. Giờ thì tiều này không chỉ là lý thuyết: máy tính bản này đang truyền qua Bluetooth và tôi giờ đây đang mặc chiếc áo đó. Đúng như tôi nói (Vỗ tay) âm thanh đang được dịch sang những mẫu rung động thực. Tôi đang cảm nhận thế giới âm thanh quanh tôi. Chúng tôi thử nghiệm nó với người khiếm thính ngay bây giờ, điều này sẽ xuất hiện chỉ sau chút thời gian, mọi người có thể bắt đầu cảm thấy họ có thể bắt đầu hiểu ngôn ngữ của chiếc áo này. Đây là Jonathan, 37 tuổi. Anh ấy có bằng thạc sĩ. Anh bị điếc ngay từ lúc chào đời, có nghĩa là có một phần của thế giới xunh quanh anh không dành cho anh. Chúng tôi đã tập Jonathan mặc áo này trong bốn ngày, mỗi ngày hai tiếng, và đây là anh ấy trong ngày thứ năm. Scott Novich: Bạn. David Eagleman: khi Scott nói một từ Jonathan cảm nhận nó bằng cái áo, anh sẽ viết từ đó trên bảng. SN: Ở đâu. Ở đâu. DE: Jonathan có khả năng dịch những rung động của mẫu phức tạp này thành thứ có thể hiểu được của điều được nói. SN: Chạm. Chạm. DE: Bây giờ, anh ấy không làm điều đó -- (Vỗ tay) Jonathan không chủ ý làm điều này, bởi những mẫu câu quá phức tạp, nhưng não anh ấy bắt đầu mở khoá những mẫu câu cho phép nó tìm ra ý nghĩa của dữ liệu, và theo dự kiến của chúng tôi thì, sau khi mặc áo khoảng 3 tháng, anh ấy sẽ có một kinh nghiệm vĩnh viễn trực tiếp về thính giác giống cách một người khiếm thị chạm ngón tay vào chữ nổi, ý nghĩa đến ngay mà không có bất kỳ sự can thiệp có chủ ý nào. Công nghệ này tiềm năng trở thành người đổi trò, bởi vì chỉ có giải pháp duy nhất khác cho khiếm thính là máy trợ thính, và đòi hỏi có một ca phẫu thuật bên trong. Cái áo này có thể chế tạo rẻ hơn 40 lần so với máy trợ thính, mở công nghệ này ra toàn cầu, cho cả những nước nghèo nhất. Chúng tôi rất phấn chấn với những kết quả thay thế cảm giác này của chúng tôi, nhưng điều chúng tôi suy nghĩ nhiều đến là cảm xúc hỗ trợ. Làm sao ta có thể sử dụng một công nghệ thế này để thêm vào cảm giác mới hoàn toàn, để mở rộng vùng nhận biết xung quanh con người? Ví dụ, chúng ta có thể cung cấp dữ liệu thực tế từ Internet trực tiếp vào não người, và có thể họ phát triển một kinh nghiệm nhận thức trực tiếp? Đây là một thí nghiệm chúng tôi đang làm. Người thử nghiệm đang cảm giác thời gian thực được cung cấp từ mạng lưới thông tin trong năm giây, Sau đó hai nút xuất hiện, anh ấy phải đưa ra lựa chọn. Anh không biết điều gì đang xảy ra. Anh chọn và anh có câu trả lời sau một giây. Đây là điều cần biết: Người thử nghiệm không biết về tất cả những mẫu đưa ra, nhưng ta thấy rằng anh ngày càng giỏi hơn trong việc tìm ra nút nào để bấm. Anh không biết những gì chúng ta đưa vào là dữ liệu thực tế từ thị trường chứng khoán, và anh đang quyết định việc mua và bán. (Tiếng cười) Và câu trả lời nói cho anh biết liệu anh đã chọn đúng hay sai. Những gì ta thấy là ta có thể mở rộng vùng nhận thức con người để mà anh ấy có, sau vài tuần, một kinh nghiệm tri giác trực tiếp về sự chuyển động kinh tế trên toàn cầu. Chúng tôi sẽ báo cáo sau để thấy nó hoạt động tốt thế nào. (Tiếng cười) Đây là một việc khác chúng tôi đang làm: Suốt buổi nói chuyện sáng nay, chúng tôi tự động loại bỏ trên Twitter dấu phân cách đề tài #TED2015 chúng tôi đang làm một phân tích quan điểm tự động, nghĩa là, người ta đang dùng từ tích cực hay tiêu cực hay chung chung? Trong khi điều này đang diễn ra, tôi có thể cảm nhận nó, tôi được kết nối tập hợp cảm xúc của hàng ngàn người trong thực tế, và đây là một loại trải nghiệm mới của con người, vì bây giờ tôi có thể biết cách mọi người làm việc và bạn yêu thích điều đó bao nhiêu. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đây là trãi nghiệm lớn hơn những gì người bình thường có. Chúng tôi cũng mở rộng vùng nhận biết của phi công. Trong trường hợp này, áo khoát trải qua chín cách đo lường khác từ máy bay điều khiển này, độ cao, lệch hướng, xoay vòng và định hướng và quay đầu, điều này cải thiện khả năng của phi công để lái máy bay đó. Điều này rất cần như anh đang mở rộng da mình ra đó, xa đằng kia. Và đây chỉ mới là bắt đầu. Những gì chúng tôi hình dung là làm một buồng lái hiện đại với đầy đủ đo lường thay vì phải cố gắng đọc toàn bộ, bạn cảm nhận nó. Chúng ta đang sống trong thế giới của thông tin, và có sự khác biệt giữa truy cập dữ liệu khổng lồ và trải nghiệm nó. Tôi nghĩa không có điểm kết thúc cho khả năng mở rộng tầm nhìn của con người. Thử tưởng tượng một phi hành gia có thể cảm nhận toàn bộ sức khỏe của Trạm Vũ trụ Quốc tế, hoặc, bạn có thể cảm nhận trạng thái vô hình của sức khỏe của chính bạn, như đường trong máu và trạng thái của vi khuẩn hay có tầm nhìn 360 độ hoặc nhìn thấy được tia tử ngoại và tia hồng ngoại Vì vậy đây là mấu chốt: khi chúng ta bước vào tương lai, chúng ta sẽ tăng khả năng lựa chọn thiết bị ngoại vi cho riêng mình. Chúng ta không còn chờ món quà giác quan của Đấng Tự Nhiên theo trình tự thời gian của Người, thay vào đó, như bất kỳ cha mẹ tốt nào, Người cho công cụ mà chúng ta cần đề tìm hiểu và khám phá đúng quỹ đạo của mình. Vậy nên thắc mắc bây giờ là làm sao bước ra và trải nghiệm được thế giới của bạn? Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Bạn cảm nhận nó không? DE: Yeah Thật ra, đây là lần đầu tiên tôi nhận được tiếng vỗ tay trên chiếc áo. Nó thật tuyệt. Nó như một lời nhắn. (Cười) CA: Twitter đang phấn khích. Twitter đang điên dại lên. Đây là thử nghiệm thị trường chứng khoán. DE: Đúng vậy, tôi không cần phải viết thư cho NIH nữa. CA: Nhìn này, để xem trong ít phút Ý tôi là thật tuyệt vời, nhưng không phải đến nay mọi chứng cứ thấy rằng thiết bị thay thế cảm giác này hoạt động, mà không cần thiết bị cảm giác phụ hoạt động? Nghĩa là, có phải người khiếm thị có thể thấy nhờ vào lưỡi của họ khi vỏ não thị giác vẫn ở đó, sẵn sàng tiếp nhận, và nó cần thiết là một phần của điều đó? DE: Một câu hỏi hay! Chúng tôi thật sự chưa có ý tưởng giới hạn lý thuyết nào về những loại dữ liệu nào não có thể tiếp nhận. Câu chuyện thông thường, dù vậy, là não có sự uyển chuyển lạ lùng. Vì vậy khi một người bị mù,những gì chúng ta gọi chức năng vỏ não thị giác bị lấn át bởi những thứ khác, như bằng xúc giác, thính giác, hay từ vựng. Những điều đó nói với chúng ta là vỏ não là một dạng tài năng chuyên biệt. Nó chỉ chạy bằng những tính toán rõ ràng về mọi thứ. Khi chúng ta nhìn xung quanh những thứ như chữ nổi chẳng hạn, ta lấy thông tin bằng những gờ nổi ở ngón tay. Tôi nghĩ chúng ta không có lí do gì cho là có sự tồn tại giới hạn lí thuyết mà ta đến được bờ vực của nó. CA: Nếu điều này thành hiện thực, chúng ta sẽ bị ngập lụt. Có rất nhiều ứng dụng cho điều này. Anh có sẵn sàng cho điều này chưa? Điều gì anh hứng thú nhất, hướng nào có thể đi? DE: Tôi nghĩ có nhiều ứng dụng ở đây. Ngoài việc thay thế cảm giác, điều mà tôi bắt đầu để ý về nhà du hành vũ trụ ở Trạm không gian, là họ dành rất nhiều thời gian điều khiển mọi thứ, thay vào đó họ chỉ cần biết điều gì đang xảy ra, vì đây thật sự tốt cho những thứ là dữ liệu đa chiều. Mấu chốt là:hệ thống thị giác của chúng ta giỏi việc tìm ra điểm chấm và cạnh, nhưng nó tệ về nhận biết ý nghĩa tạo thành, đó là tấm màn với rất nhiều dữ liệu. Ta phải mò mẫn ra nó với hệ thống chú ý của chúng ta. Đây chỉ là cách cảm nhận trạng thái của mọi vật, giống như cách bạn biết trạng thái cơ thể khi bạn đang đứng. Tôi nghĩ máy móc nặng nhọc, an toàn, cảm giác trạng thái của nhà máy, của thiết bị, ở cùng một chổ nó sẽ tiến thắng tới. CA: David Eagleman, Đây là buổi nói chuyện đầy ấn tượng. Cảm ơn ông rất nhiều. DE: Cảm ơn, Chris. (Vỗ tay) Tôi rất vui mừng được ở đây tối nay để chia sẻ với quí vị vài điều chúng tôi đã đang nghiên cứu hơn 2 năm qua, và nó nằm trong lĩnh vực sản xuất đầy mê hoặc, cũng được gọi là In 3D. Quí vị có thể nhìn thấy vật thể đây. Nó nhìn có vẻ khá đơn giản, nhưng nó cũng đồng thời khá phức tạp. Nó là một khối các cấu trúc trắc địa đồng tâm với các liên kết giữa chính chúng. Trong bối cảnh đó, nó không thể sản xuất được bằng các công nghệ sản xuất truyền thống. Nó có một sự đối xứng mà quí vị không thể nào tạo khuôn được. Quí vị thậm chí không thể tạo ra nó bằng cách khắc cạnh được. Đây là một công việc của máy in 3D, nhưng hầu hết máy in 3D đều mất từ 3 đến 10 tiếng để chế tạo nó, và chúng tôi sẽ liều thử trong tối nay cố để tạo ra nó trên sân khấu này trong suốt 10 phút nói chuyện này. Cầu mong chúng tôi được may mắn. Ngày nay, In 3D thật ra là một sự nhầm tên. Nó thật ra là In 2D lặp đi lặp lại, và trong thực tế nó sử dụng các công nghệ in của kỹ thuật in 2D. Hãy nghĩ về công nghệ in phun mà quí vị dùng mực in trên trang giấy để tạo ra các mẫu tự, và sau đó làm đi làm lại để tạo ra một đối tượng 3 chiều. Trong vi điện tử, họ dùng cái được gọi là thuật in thạch bản để làm các công việc tương tự, để tạo ra các transitor và các bản mạch tích hợp và xây dựng một cấu trúc trong nhiều lần. Đó tất cả đều là những công nghệ in 2D. Tôi là một nhà hóa học, cũng là một nhà khoa học vật liệu, và những người đồng phát minh cũng là những nhà khoa học vật liệu, một người bên hóa học, một người bên vật lý, và chúng tôi đã bắt đầu bị mê hoặc trong lĩnh vực in 3D. Và rất thường xuyên, như các bạn biết đấy, những ý tưởng mới thường là những mối liên kết giản đơn giữa những người với những kinh nghiệm khác nhau trong những cộng đồng khác nhau, và đó là câu chuyện của chúng tôi. Chúng tôi đã được truyền cảm hứng từ cảnh phim của bộ phim "Terminator 2" về robot T-1000, và chúng tôi nghĩ, tại sao máy in 3D lại không thể vận hành theo kiểu này, bạn có một vật thể trồi lên từ vũng nước trong thời gian thực cần thiết không chất thải cần thiết để tạo ra một vật thể tuyệt vời? Okay, giống như trong các bộ phim. Và liệu chúng ta có thể lấy cảm hứng từ Hollywood và đưa ra những cách để làm cho nó hiện thực thật sự? Và đó là thử thách của chúng tôi. Và giải pháp có thể được, nếu chúng tôi làm được điều này, thì chúng tôi có thể giải quyết căn bản 3 vấn đề kiềm hãm công nghệ in 3D trở thành một qui trình sản xuất. Một, In 3D mất mãi mãi. Nấm còn mọc nhanh hơn là các thành phần phần được in 3D. (Cười) Việc xử lý hết lớp này đến lớp khác dẫn đến những khuyết điểm trong các đặc tính kỹ thuật, và nếu chúng tôi phát triển liên tục, chúng tôi có thể loại bỏ những khiếm khuyết này. Và thật sự, nếu chúng tôi có thể phát triển nhanh, chúng tôi cũng có thể bắt đầu sử dụng vật liệu tự khắc phục, và chúng tôi có thể sẽ có những thứ rất tuyệt vời. Vì thế nếu chúng tôi làm được điều này, bắt chước Hollywood, chúng tôi thật sự có thể xử lý việc sx 3D. Giải pháp của chúng tôi là sử dụng các kiến thức cơ bản trong hóa học polymer để sử dụng ánh sáng và khí oxy để gia tăng các thành phần một cách liên tục. Ánh sáng và khí oxy hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Tia sáng có thể dùng nhựa thông và chuyển đổi chúng sang thể rắn, có thể chuyển đổi một chất lòng sang rắn. Khí oxy thì kiềm chế quá trình đó. Vì thế tia sáng và khí oxy là các địa cực đối đầu nhau từ cái nhìn của hóa học, và nếu chúng tôi có thể kiểm soát tia sáng và khí oxy có trong không gian, thì chúng ta có thể kiểm soát quá trình này. Và chúng tôi gọi nó là CLIP. (Continuous Liquid Interface Production.) Nó có 3 thành phần chức năng. Một là, nó có một hồ chứa chứa vũng nước nhỏ, giống như robot T-1000. Dưới đấy hồ là một cửa sổ đặc biệt. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau. Ngoài ra, nó có 1 cái bệ dùng để hạ thấp xuống vùng nước và kéo vật thể ra khỏi chất lỏng. Thành phần thứ 3 là một hệ thống máy chiếu tia sáng kĩ thuật số năm phía dưới cái hồ, chiếu sáng bằng tia sáng nằm trong vùng cực tím. Mấu chốt là cái tấm kính nằm dưới đáy cái hồ này, nó là một hỗn hợp, nó là một tấm kính rất đặc biệt. Nó không những trong suốt với ánh sáng mà còn khí oxy còn có thể thấm qua được. Nó có những thuộc tính giống như một kính áp tròng. Vì vậy chúng ta có thể nhìn thấy quá trình xử lý như thế nào. Quí vị có thể bắt đầu thấy rằng khi bạn hạ cái bệ xuống, theo qui trình truyền thống, với một tấm kính thẩm thấu oxy, bạn tạo ra một mô hình 2 chiều và cuối cùng bạn gắn lại vào tấm kính với một tấm kính truyền thống, và để tạo ra lớp kế tiếp, bạn phải tách rời nó, đưa vào lớp nhựa mới, sắp xếp nó lại, và thực hiện quá trình này hết lần này lần khác. Nhưng với tấm kính đặc biệt của chúng tôi, cái mà chúng ta có thể làm là, với khí oxy đi xuyên qua đáy khi tia sáng chiếu trúng vào nó, oxy sẽ kiềm hãm phản ứng, và chúng ta tạo ra một vùng nước đọng. Vùng nước đọng này là một sự sắp xếp của hàng chục micron mỏng, có đường kính gấp 2 hoặc 3 đường kính của một tế bào máu đỏ, ở ngay trên bề mặt tấm kính chứa chất lỏng, và chúng tôi kéo vật thể lên, và như chúng tôi đã nói trên báo Khoa Học, khi chúng tôi thay đổi lượng oxy, chúng tôi có thể thay đổi độ dày của vùng nước. Và như vậy chúng tôi có một số các biến cần điều khiển: lượng oxy, ánh sáng, cường độ ánh sáng, liều lượng xử lý, tính sệt, hình học, và chúng tôi sử dụng một phần mềm khá phức tạp để điều khiển quá trình này. Kết quả khá là kinh ngạc. Nó nhanh gấp 25 đến 100 lần so với in 3D thông thường, và sẽ thay đổi luật chơi. Thêm vào đó, với khả năng cung cấp chất lỏng cho bề mặt, chúng tôi tin rằng có thể làm nhanh hơn 1000 lần, và sẽ thật sự mở ra cơ hội để sinh ra rất nhiều nhiệt, và là một kỹ sư hóa học, tôi rất thích thú với việc truyền tải nhiệt và ý tưởng rằng chúng ta một ngày nào đó có thể có máy in nước đá 3D, bởi vì chúng hoạt động rất nhanh. Thêm nữa, bởi vì chúng ta đang tạo ra vật thể, chúng ta sẽ loại bỏ đi các layer, và các thành phần sẽ chắc như đá. Bạn sẽ có bề mặt phân tử mượt mà. Và các đặc tính kỹ thuật của hầu hết các thành phần được làm từ máy in 3D đều khét tiếng là có những thuộc tính phụ thuộc và sự định hướng khi bạn in nó, bởi vì có cấu trúc giống các lớp. Nhưng khi bạn tạo những vật như thế này, các thuộc tính sẽ cố định so với hướng in. Chúng giống như những bộ phận được đúc khuôn bằng nhiệt, rất khác biệt so với việc sx 3D truyền thống. Thêm vào đó, chúng ta có thể quăng vào đó toàn bộ cuốn sách hóa học bằng polymer, và chúng ta có thể thiết kế những chất hóa học mà có thể giúp tạo ra những thuộc tính mà bạn thực sự muốn cho vật thể in 3D. (Vỗ tay) Đây nó đây. Tuyệt vời. Quí vị luôn chịu rủi ro rằng những thứ như vậy thường ko hoạt động, đúng ko? Nhưng chúng tôi có thể có những vật liệu với những thuộc tính kỹ thuật tuyệt vời. Lần đầu tiên, chúng ta có thể có những chất đàn hồi có tính co giãn cao hoặc giữ ẩm cao. Ví dụ, hãy nghĩ đến việc kiểm soát độ rung hoặc các giày đế mềm hữu ích. Chúng ta có thể tão ra những vật liệu có sức bền lạ thường, có tỉ lệ sức mạnh trên trọng lượng cao, những vật liệu thật sự chắc chắn, đàn hồi tuyệt vời, có thể ném xuống cho khán giả dưới kia. Những thuộc tính vật liệu tuyệt vời. Và cơ hội là đây, nếu bạn thật sự làm ra một bộ phận mà có những thuộc tính để là một bộ phận hoàn hảo, và bạn làm nó với tốc độ tốc độ thay đổi, bạn thật sự có thể làm chuyển biến việc sx. Tại thời điểm này, trong sản xuất, những gì đang diễn ra, chỉ là cái gọi là 1 tên gọi kts trong sx kts. Chúng tôi đi từ một bản vẽ CAD, một mẫu tk, đến một nguyên mẫu để sx. Thông thường, tên gọi KTS bị bẻ gãy ngay tại bước tạo nguyên mẫu, bởi vì bạn ko thể làm cách nào để sản xuất bởi vì hầu hết các bộ phận đều không có những đặc tính để là một bộ phận hoàn chỉnh. Chúng tôi giờ có thể kết nối tên gọi kts hoàn toàn từ thiết kế đến sx nguyên mẫu đến sx hàng loạt, và cơ hội đó thật sự mở ra nhiều thứ, từ những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn những hàng rào lưới sắt to lớn với độ chịu trọng lượng cao, những cánh tuabin mới, hầu như tất cả những vật tuyệt vời. Hãy thử nghĩ bạn đang cần một thiết bị đặt bên trong cơ thể trong trường hợp khẩn cấp, thay vì vị bác sĩ lấy 1 thiết bị có kích cỡ chuẩn ra khỏi kệ, việc có được 1 thiết bị được thiết kế riêng cho bạn, cho riêng cơ thể bạn với những đặc thù riêng của bạn, được in ra trong trường hợp khẩn cấp trong thời gian thực với những thuộc tính mà một thiết bị có thể chịu được độ bền sau 18 tháng: thật sự là một thay đổi. Hoặc là nha khoa KTS, làm ra những dạng cấu trúc này thậm chí khi bạn còn đang ngồi trên ghế nha sĩ nữa. Và hãy nhìn vào những kiến trúc mà các sinh viên của tôi đang làm tại Đại học Bắc Carolina. Chúng thật là những cấu trúc thu nhỏ tuyệt vời. Như bạn biết đó, thế giới này thật tốt đẹp với những vi vật thể. Định luật Moore nói có những vật nhỏ từ 10 micron và hơn nữa. Chúng tôi có thể tạo ra được vậy, nhưng thật sự rất khó để tạo ra những vật từ 10 đến 1000 micron, 1 tỉ lệ trung gian. Và kỹ thuật chiết suất từ ngành công nghiệp silicon không thể làm tốt điều đó. Chúng ko thể khắc những miếng mỏng tốt được. Nhưng qui trình này lại rất nhẹ nhàng êm ái, chúng ta có thể lôi những vật thể lên từ dưới sử dụng chất phụ gia sản xuất và tạo ra những vật tuyệt hảo trong vòng mươi giay, mở ra công nghệ cảm biến mới, kỹ thuật cung ấp thuốc mới, những ứng dụng thư viện trên 1 chip, thứ thật sự làm thay đổi thế giới. Cơ hội để tạo ra 1 bộ phận trong thời gian thực có những thuộc tính để làm 1 bộ phận hoàn hảo thật sự mở ra công nghệ sx 3D, và đối với chúng tôi, diều này thật sự rất thú vị, bởi vì nó thật sự là sở hữu sự giao thoa giữa phần cứng, phần mềm và khoa học phân tử, và tôi háo hức để xem các designer và các kỹ sư trên toàn thế giới dự định sẽ làm gì với công cụ tuyệt vời này. Cám ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Bạn đang nhìn một phụ nữ sống trong "yên lặng trước công chúng" trong 10 năm. Rõ ràng, điều đó đã thay đổi nhưng chỉ mới gần đây. Vài tháng trước đó khi tôi có bài phát biểu quan trọng trước công chúng lần đầu tiên tại Forbes 30 Under 30 Summit: 1,500 người xuất chúng, tât́ cả dưới 30 tuổi Điều đó có nghĩa là vào năm 1998, người lớn tuổi nhất trong đám ấy chỉ 14 tuổi, và nhỏ nhất là 4 tuổi. Tôi đùa với họ là vài người có lẽ chỉ biết về tôi qua nhạc rap. Đúng, qua những bài nhạc rap. Khoảng 40 bài nhạc. (Tiếng cười) Nhưng, buổi tối ngày đó, một điều bật ngờ xảy ra. tôi 41 tuổi, và có 1 chàng trai 27 tuổi để ý Lạ, phải không? Chàng ta rất quyến rũ và tôi cũng thấy vui vì được để ý Nhưng tôi đã từ chối Bạn có biết câu tán tỉnh không thành công của cậu ấy là gì không? Cậu ấy có thể làm tôi cảm thấy như 22 tuổi trở lại (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi nhận ra sau đêm đó , tôi có lẽ là người duy nhất trên 40 mà không muốn là 22 tuổi lại (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Lúc 22 tuổi, tôi phải lòng ông chủ tôi, và lúc 24 tuổi, tôi mới biết hậu quả. Có ai trong số các bạn chưa mắc lỗi hay làm gì đó đáng phải hối tiếng vào tuổi 22 Đúng rồi. Y như tôi dự đoán. Giống như tôi, khi 22 tuổi, một số các bạn có thể cũng đi sai đường và yêu không đúng người, thậm chí ông chủ của bạn luôn Nhưng khác tôi ở chỗ, ông chủ của bạn chắc là không phải là tổng thống của Hoa Kỳ. Cuộc sống có rất nhiều điều bất ngờ. Không một ngày trôi qua mà tôi không nhớ lại lỗi lầm của tôi và tôi ân hận lỗi ấy rất nhiều. 1998, sau khi bị cuốn vào một cuộc tình lãng mạn không thể xảy ra tôi sau đó bị cuốn vào vòng xoáy của chính trị luật pháp và truyền thông mà chưa từng thấy trước đó Hãy nhớ rằng, chỉ trước đó vài năm tin tức chỉ thấy tại ba nơi: đọc báo hoặc tạp chí, nghe radio hoặc coi tivi. Chỉ có thế Nhưng không phải trong trường hợp của tôi Thay vì đó, xì-căng-đang này được truyền đi bằng cuộc cách mạng kỹ thuật số. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể truy cập tất cả thông tin cần thiết khi chúng ta muốn, bất kể khi nào, ở đâu, và khi chuyện đó vỡ lở ra vào tháng một 1998, nó lan truyền trên mạng. Đây là lần đầu tiên tin tức truyền thống Bị một cú click mà lan truyền ra toàn thế giới. Với riêng bản thân tôi điều đó có nghĩa là qua một đêm từ một người hết sức bình thường thành một người mang tiếng xấu rộng khắp Tôi không còn kiên nhẫn trước việc mất đi danh tiếng bản thân trước toàn thế giới một cách nhanh như vậy Sự nhanh chóng này có được do phát triển công nghệ dẫn tới sự ồn ào, phát triển mạnh của những người ném đá thú thật, trước khi có các mạng xã hội mọi người vẫn có thể bình luận trên mạng, email chuyện, và đương nhiên email những trò đùa ác ý Các nguồn tin tức tung hình ảnh tôi khắp nơi để bán báo, bán quảng cáo trên mạng và để giữ người theo dõi tivi. Bạn có nhớ đến bức ảnh nào của tôi cái mà tôi có đội một chiếc mũ nồi? (tiếng cười) Tôi thừa nhận tôi đã phạm sai lầm đặc biệt là mặc mủ nồi đó. (tiếng cười) Nhưng sự chú ý và đánh giá mà tôi nhận được, không phải về câu chuyện cái mà tôi cá nhân nhận được chưa từng có trước đó Tôi bị cho là một kĩ nữ đĩ, gái hư, gái điếm, một người lẳng lơ và, tất nhiên, người đàn bà ấy Tôi bị xem bởi rất nhiều người nhưng chỉ vài người biết tôi. Và tôi hiểu: nó dễ để quên rằng phụ nữ đó là người thật, có một linh hồn, một linh hoàn từng nguyên vẹn Khi điều này xảy ra với tôi cách đây 17 năm, nó không có tên. Giờ chúng ta gọi nó là "bắt nạt qua mạng" hay xúc phạm online Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi với bạn, những kinh nghiệm đã giúp tôi thay đổi cách nhìn của tôi trong văn hóa và tôi hy vọng kinh nghiệm này có thể dẫn tới sự thay đổi làm cho người khác bớt khổ, bớt phải chịu đựng Năm 1998, tôi bị mất uy tín và nhân phẩm. Tôi đã gần như mất tất cả, và tôi suýt tự vẫn. Để tôi kể cho các bạn hiểu. Đó là tháng Chín năm 1998. Tôi đang ngồi trong một văn phòng không có cửa sổ trong văn phòng của Independent Counsel dưới tiếng đèn huỳnh quang Tôi lắng nghe giọng nói của tôi, giọng nói trên cuộc điện thoại bị thu âm lén lút mà một người bạn bị cáo buộc đã tạo năm ngoái Tôi ở đây bởi vì tôi bị bắt buộc bởi luật pháp để xác nhận tất cả 20 tiếng cuộc thu âm Trong 8 tháng trở lại đó, nội dung bí ẩn của những cuốn băng đó cứ ám ảnh tôi Ý tôi là ai có thể nhớ được những gì họ nói một năm trước Sợ hãi và xấu hổ, tôi lắng nghe, nghe trong khi tôi luyên thuyên về những mảnh vỡ của thuyền hay máy bay nghe khi tôi thú nhận tình yêu của tôi cho tổng thống, và, tất nhiên, sự đau khổ của tôi; lắng nghe sự xấu bụng, thiếu lịch sự và nhiều khi ngu ngốc của mình cùng với sự tàn nhẫn, không khoan nhượng, bất lịch sự lắng nghe, xấu hổ thực sự về bản thân tôi cái mà tôi không thể chính mình nhận ra Vài ngày sau đó, Starr Report được được công bố trước quốc hội tất cả đoạn băng ghi âm và lời thoại được ghi ra đó được đưa ra Việc mọi người có thể đọc được những cuộc nói chuyện đó đã rất kinh khủng nhưng một vài tuần sau đó, băng ghi âm được phát sóng trên truyền hình, và một phần đáng kể đưa lên mạng. Sự xấu hổ trước công chúng vỗn đã rất dữ dội Cuộc sống không thể chịu đựng nổi Đây không phải là một cái gì đó xảy ra thường xuyên vào năm 1998, Và tôi muốn nói rằng sự lấy cắp riêng tư cá nhân từ ngôn từ, hành động Cuộc nói chuyện hay những bức ảnh và sau đó công khai chúng công khai mà không được sự đồng ý Công khai mà không bao gồm bối cảnh Công khai mà không có lòng trắc ẩn 12 năm trôi nhanh tới năm 2010 khi mà các mạng xã hội hình thành Mọi việc trở lên tồi tệ hơn với nhiều ví dụ như việc xảy ra với tôi dù cố tình hay vô ý tạo ra Và nó dành cho cả công chúng và bản thân mỗi cá nhân Hậu quả cho một vài người đang trở nên ngày một nghiêm trọng hơn Tôi đang nói trên điện thoại với mẹ vào tháng Chín năm 2010, và chúng tôi đang nói về một sinh viên năm nhất từ Đại học Rutgers tên là Tyler Clementi. Ngọt ngào, cảm thông, sáng tạo đã bị bạn cùng phòng quay lén bằng webcam khi đang tình tứ với người đàn ông khác. Khi thế giới cộng đồng mạng biết về sự kiện này, sự nhạo báng và "bắt nạt online" bắt đầu bùng nổ Vài ngày sau đó Tyler nhảy từ cầu George Washington để tìm đến cái chết. Anh ấy chỉ 18 tuổi. Mẹ tôi choáng ngợp về việc xảy ra với Tyler và gia đình anh ấy, và mẹ tôi đã rất đau khổ một cách mà tôi không thể hiểu hoàn toàn, và rồi cuối cùng tôi nhận ra, mẹ tôi đang hồi tưởng lại năm 1998, sống lại một thời gian khi mẹ tôi ngồi bên cạnh giường tôi mỗi đêm sống lại một thời gian khi mẹ tôi bắt tôi tắm với cánh cửa phòng tắm mở ra, và sống lại một thời gian khi cả hai ba mẹ sợ rằng tôi sẽ bị làm nhục đến chết, nghĩa đen mà nói Hôm nay , có quá nhiều cha mẹ không có cơ hội chen vào và cứu những người thân yêu của họ. Đã quá nhiều cha mẹ biết được sự đau khổ và sỉ nhục của con họ sau khi đã quá muộn. Bi kịch và cái chết vô nghĩa của Tyler đã khiến tôi nhận ra nhận ra từ nhưng gì đã trải qua với tôi và từ đó tôi bắt đầu nhìn thế giới của sự nhạo báng và bắt nạt quanh tôi và nhìn thấy một cái gì đó khác biệt. Vào năm 1998, chúng ta không thể biết Internet sẽ mang ta đến đâu Từ đó, nó đã kết nối mọi người cách không thể tưởng tượng kết nối lại anh em thất lạc, Cứu giúp nhiều mạng sống, triển khai những cuộc cách mạng Nhưng sự đen tối của nó, "bắt nạt online" làm nhục trên mạng mà tôi trải qua cũng phát triển rất mạnh Mỗi ngày người trên mạng, nhất là giới trẻ nhưng người còn chưa có khả năng chống những việc này bị lạm dụng và làm nhục đến mức họ không thể tưởng tượng cuộc sống đến ngày hôm sau, và một số, rất đáng tiếc sẽ không sống đến ngày hôm sau, Và nó không hề thật một chút nào ChildLine, một tổ chức của Anh giúp đỡ giới trẻ với các vấn đề khác nhau đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào cuối năm ngoái: Từ năm 2012 đến 2013, có sự gia tăng 87 phần trăm về cuộc điện thoại hay email liên quan đến "bắt nạt online" Một phân tích được thực hiện từ Hà Lan cho thấy rằng đây là lần đầu tiên, sự "bắt nạt online" dẫn đến suy nghĩ những suy nghĩ tự tử nhiều hơn đáng kể so với sự bắt nạt, ức hiếp ngoài đời. Và điều khiến tôi ngạc nhiên nhất mặc dù nó cũng không hẳn đến mức đó Đó là một nghiên cứu khác năm ngoái cho rằng sự xấu hộ là sự cảm nhận một trạng thái mãnh liệt của cảm xúc hơn cả sự hạnh phúc hay ngay cả sự giận dữ Sự tàn ác với người khác không có gì mới lạ Nhưng trên mạng, công nghệ đã làm tăng nó lên nhiều lần không được bảo mật, và có thể truy cập vào bất cứ lúc nào Sự lan truyền trước chỉ trong phạm vi gia đình, làng xóm Trường học hay cộng đồng nơi bạn sống nhưng giờ đây là cả cộng đồng mạng Hàng triệu người, thường ẩn danh, có thể đâm bạn với lời nói của họ, và điều đó là rất đau đớn, và không có giới hạn bao nhiêu người mà có thể quan sát bạn và có thể đưa bạn lên "đoạn đầu đài" Có một cái giá Cho sự nhạo báng công cộng Và sự phát triển của Internet đã làm tăng cái giá đó Trong 2 thập kỷ trở lại đây Chúng đang từ từ gieo hạt cho sự xấu hổ và nhạo báng công cộng Trong nền văn hóa, cả online và offline Trang web nói chuyện phiếm, thợ săn ảnh chương trình thực tế, chính trị tin tức và thỉnh thoảng các hackers tất cả đều đổ dồn vào sự xấu hổ Nó dẫn tới môi trường online đầy mẫn cảm và thiếu quản lý mà dẫn tới trêu đùa, xâm phạm sự riêng tư và "bắt nạt online" Sự thay đổi đã tạo ra cái mà Giáo sư Nicolaus Mills gọi là Văn hóa của sự nhạo báng Xem xét vài ví dụ đáng chú ý trong 6 tháng gần đây Snapchat, dịch vụ được sử dụng đa số bởi thế hệ trẻ và cho rằng tin nhắn chỉ có thể xem trong một vài giây. Bạn có thể tưởng tượng được lượng nội dung mà nó có thể có được Một ứng dụng của bên thứ ba mà người dùng Snapchat dùng để lưu trữ các tin nhắn đã bị hack, và 100.000 hội thoại cá nhân , hình ảnh, và phim đã bị tung trên mạng và giờ nó tồn tại mãi mãi Jennifer Lawrence và một số diễn viên khác đã tất công tài khoản iCloud, và hình ảnh nhạy cảm cá nhân được đăng khắp nơi trên mạng mà không có sự cho phép của họ Một trang web tán chuyện linh tinh đã có hơn năm triệu lượt truy cập cho một vụ việc này. Và còn về vụ tấn công hãng Sony Pictures Các tài liệu nhận được sự chú ý nhiều nhất Là các email cá nhân có nội dung nhạy cảm Nhưng trong văn hóa của sự nhạo báng này Có một cái giá gắn với sự xấu hổ Cái giá này không đo sự mất mát nạn nhân Mà Tyler và nhiều người khác biết đến nhiều là phụ nữ, dân tộc thiểu số và thành viên của cộng đồng LGBTQ phải trả Mà cái giá này đo lượng lợi nhuận của những kẻ lợi dụng nó Sự xâm phạm này từ những thông tin ban đầu được khai thác hiệu quả, đóng gói và bán đi lấy lợi nhuận Thị trường hình thành, một nơi mà sự nhạo báng công cộng là các sản phẩm Và sự xấu hổ là một ngành Tiền được tạo ra như thế nào? Bằng những cú click Càng nhiều điều xấu hổ, càng nhiều click Càng nhiều click càng nhiều tiền quảng cáo Ta đang trong một vòng tròn nguy hiểm Chúng ta click càng nhiều vào những tin tức kiểu này Chúng ta càng vô cảm với cuộc sống những người liên quan đến nó và càng vô cảm ta lại càng click nhiều hơn Tất cả điều đó, một vài người kiếm được tiền trên sự đau khổ của người khác Với mỗi nút bấm, chúng tôi thực hiện sự lựa chọn. Càng để văn hóa của chúng ta tiếp xúc với văn hóa này Nó càng ngày càng được chấp nhận Chúng ta càng thấy nhiều hiện tượng như "bắt nạt online" xảy ra trêu đùa, một vài sự xâm nhập và đe dọa trên mạng Tại sao? Vì chúng đều có cái lõi vấn đề là sự xấu hổ Cách cư xử này là triệu chứng của một loại văn hóa mà chung ta đã tạo Hãy suy nghĩ về điều đó đi. Thay đổi cách cử xử này bắt đầu với sự chuyển đổi trong niềm tin Ta đã nhìn thấy sự thật đó qua sự kỳ thị và chứng sợ đồng tính, và nhiều thành kiến từ ngày hôm nay và trong quá khứ. Như chúng ta đã thay đổi cách suy nghĩ về hôn nhân đồng tính, Nhiều người có được tự do bình đẳng hơn Khi chúng ta bắt đầu đánh giá sự phát triển bền vững Nhiều người bắt đầu tái chế hơn Như vậy, cùng với sự gia tăng của văn hóa của sự nhạo báng Những gì chúng ta cần là một cuộc cách mạng văn hóa Sự xấu hổ công cộng phải được dừng lại và đã đến lúc cho sự can thiệp trên mạng Internet và trong văn hóa của ta Sự chuyển dịch này bắt đầu bằng những gì đơn giản, nhưng nó không hề dễ Chúng ta cần phải trả lại giá trị cho lòng trắc ẩn và sự cảm thông Trên mạng, chúng ta thiếu hụt lòng trắc ẩn và có khủng hoảng sự cảm thông Nhà nghiên cứu Brené Brown đã nói và tôi xin trích dẫn: "Sự xấu hổ không thể sống sót với sự đồng cảm" Sự xấu hổ không thể sống sót với sự đồng cảm Tôi đã trải qua nhưng tháng ngày đen tối Và nhờ lòng trắc ẩn và sự đồng cảm của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Và đôi lúc là một vài người lạ đã cứu sống tôi Chỉ cần sự đồng cảm từ một người cũng đủ tạo ra sự thay đổi Cái lý thuyết về ảnh hưởng của thiểu số đề xuất từ nhà tâm lý học xã hội Serge Moscovici, nói rằng ngay cả với số lượng nhỏ, nhưng được lặp đi lặp lại thay đổi có thể xảy ra. Trong thế giới mạng, chúng ta có thể thúc đẩy ảnh hưởng thiểu số bằng cách trở thành người phản kháng lại. có nghĩa là thay vì là người đứng xem vô cảm chúng ta có thể bình luận tích cực cho người khác hoặc báo cáo vụ hiếp đáp. Hãy tin tôi, những bình luận cảm thông sẽ làm giảm độ tiêu cực Chúng ta cũng có thể chống lại nó bằng cách giúp đỡ các tổ chức đối phó với các loại vấn đề này, như Tyler Clementi Foundation ở Mỹ, Tại Anh, có Anti- Bullying Pro, và tại Úc, có Project Rockit. Chúng ta nói nhiều về quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng ta cần phải nói thêm về trách nhiệm chúng ta khi có sự tự do ngôn luận. Chúng ta đều muốn được người khác nghe, nhưng chúng ta hãy nhìn nhận sự khác biệt giữa nói lên với chủ đích và nói lên cho được chú ý. Mạng Internet là một đại lộ cho sự mong muốn Nhưng trên mạng, biểu lộ sự cảm thông với người khác mang lại lợi ích và giúp đỡ chúng ta tạo ra một thế giới an toàn và tốt hơn Chúng ta cần giao tiếp với lòng trắc ẩn theo dõi tin tức với lòng trắc ẩn và click với lòng trắc ẩn Chỉ cần tưởng tượng bản thân mình vào tình cảnh của người khác Tôi muốn kết thúc bài nói bằng lời nhắn nhủ cá nhân Trong chín tháng qua, Câu hỏi mà tôi luôn được hỏi là "Tại sao" Tại sao bây giờ, tại sao tôi lại ngoảnh đầu trên lan can? Bạn có thể nhận ra giữa những câu hỏi trên câu trả lời không liên quan gì đến chính trị Câu trả lời hay nhất là bởi vì đã đến lúc đến lúc dừng việc đứng nhìn trong im lặng đến lúc dừng sống trong cuộc sống của sự sỉ nhục và đến lúc để lấy lại điều tôi đã nói Nó không hoàn toàn về cứu giúp bản thân tôi Tất cả những người từng trải qua sự xấu hổ và làm nhục trước công chúng cần biết một điều: Bạn có thể sống qua nó. Tôi biết nó khó. Nó có thể đau đớn, nhanh hay đơn giản nhưng bạn có thế cố nài một cái kết khác cho câu chuyện của bạn Có sự trắc ẩn cho bản thân Chúng ta đều xứng đáng nhận sự trắc ẩn và để sống cả online và offline thế giới với nhiều lòng trắc ẩn, cảm thông hơn Cảm ơn đã lắng nghe Để tôi cho bạn xem cái này. (Video) Bé gái: Okay, đó là một con mèo ngồi trên giường Đứa trẻ đang vuốt ve con voi Những người này đang chuẩn bị lên máy bay. Đó là một cái máy bay lớn. Fei Fei Li: Đây là một bé gái ba tuổi đang miêu tả những gì mà em nhìn thấy trong loạt hình. Em vẫn còn nhiều điều để khám phá về thế giới này, nhưng em hoàn toàn đã trở thành chuyên gia trong một nhiệm vụ rất quan trọng: hiểu được những thứ mà em thấy. Xã hội của chúng ta đã trở nên tiến bộ về mặt công nghệ hơn bao giờ hết. Chúng ta gửi con người lên mặt trăng, chúng ta chế tạo ra điện thoại hoăc điều chỉnh những đài phát thanh chỉ chơi loại nhạc chúng ta yêu thích. Nhưng mà, những thiết bị và máy vi tính tối tân nhất vẫn còn đang xoay xở trong nhiệm vụ này Vì thế mà tôi ở đây để báo cáo với bạn về quá trình của cải tiến mới nhất trong thí nghiệm đối với thị giác máy tính một trong những công nghệ dẫn đầu và có tiềm năng cách mạng trong khoa học máy tính. Vâng, chúng ta đã có nguyên mẫu những chiếc xe lái tự động, nhưng lại thiếu đi thị giác thông minh, chúng không phân biệt được sự khác nhau giữa một cái túi giấy rách trên đường, cái có thể cán qua, và một tảng đá với cùng kích thước, mà nên tránh sang một bên. Chúng ta đã tạo nên những máy ảnh đắt đỏ hàng triệu điểm ảnh nhưng chúng ta chưa đưa ánh sáng đến cho người mù. máy bay không người lái có thể bay qua vùng đất rộng lớn, nhưng không có đủ thị giác công nghệ để giúp chúng ta theo dõi sự thay đổi của những rừng mưa nhiệt đới. Máy quay an ninh ở khắp mọi nơi, nhưng không thể báo động cho chúng ta khi một đứa trẻ đang bị chìm trong hồ bơi. Hình ảnh và những thước phim trở thành một phần thiết yếu của đời sống toàn cầu. Chúng đang được điều khiển với tốc độ vượt lên trên bất kỳ con người nào, hay nhóm người, có thể hy vọng thấy được, và bạn và tôi đang cống hiến cho điều đó ở TED này. Nhưng phần mềm tân tiến vẫn đang phải khó khăn xoay trở trong việc hiểu và quản lý nội dung khổng lồ này. Vì vậy nói cách khác, tụ chung lại như là một xã hội, chúng ta giống như bị mù, bởi vì chiếc máy thông minh nhất của chúng ta vẫn bị mù "Tại sao lại khó đến vậy" bạn sẽ hỏi. Máy ảnh có thể chụp được những bức thế này bằng cách chuyển đổi ánh sáng thành dãy 2 chiều những con số, được biết đến như điểm ảnh, nhưng chúng giống như những con số chết. Chúng không mang bất kỳ ý nghĩa nào cả. Giống như nghe thì không phải là thưởng thức, chụp ảnh không giống như nhìn thấy và với việc nhìn thấy, chúng tôi thực sự muốn nói là hiểu được. Trong thực tế, mẹ thiên nhiên phải mất 540 triệu năm cật lực mới làm được điều này, và hầu hết nỗ lực đó để đi đến việc phát triển quá trình của não bộ chúng ta, không chỉ mỗi đôi mắt. Vì thế mà cái nhìn bắt đầu với đôi mắt, nhưng thật sự diễn ra trong não bộ. Vì thế mà 15 năm qua, bắt đầu với luận án tiến sĩ của tôi tại Caltech và sau đó là hướng dẫn phòng thí nghiệm Thị giác ở Stanford, tôi đã làm việc với cố vấn, đối tác và sinh viên để dạy cho máy tính cách nhìn. Lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi gọi là thị giác máy tính và máy móc học hỏi. Nó là một phần của lĩnh vực chung - trí thông minh nhân tạo. Nên một cách tối ưu nhất, chúng tôi muốn dạy cho máy móc thấy được như chúng ta: kể tên đồ vật, nhận diện con người, những đồ vật 3D tương tự, hiểu được những mối quan hệ, tình cảm, hành động và cả dự định. Bạn và tôi cùng nhau dệt nên toàn bộ câu chuyện về con người -nơi chốn -đồ vật. giây phút mà chúng ta nhìn thấy chúng. Bước đầu tiên đạt được mục tiêu này là dạy cho máy tính nhìn những đồ vật, những block nhà của thế giới thị giác. Nói một cách đơn giản nhất, tưởng tượng quá trình dạy học này bằng cách chỉ cho máy tính một vài bức ảnh rèn luyện của những vậy cụ thể, ở đây là con mèo. và thiết kế một hình mẫu học được từ những bức ảnh rèn luyện này. Khó như thế nào nhỉ? Nói cho cùng, một con mèo là tổ hợp của hình dạng và màu sắc, và đây là cái mà chúng tôi đã làm ở thời kỳ đầu của việc tạo lập vật thể. Chúng tôi nói cho máy vi tính thuật toán dưới dạng ngôn ngữ toán học rằng con mèo có mặt tròn, một thân hình mũm mĩm, 2 tai nhọn, và một cái đuôi dài, và cái đó nhìn có vẻ ổn. Nhưng với con mèo này thì sao? (Tiếng cười) toàn là những đường cong lên. Bây giờ bạn lại có một hình dạng và góc nhìn khác đến vật thể khác. Nhưng nếu như con mèo bị ẩn đi thì sao? Thế còn những con mèo ngố này ? Bây giờ bạn đã hiểu ý của tôi rồi đó. Thậm chí thứ đơn giản như một vật nuôi trong nhà cũng có thể mang một con số vô tận những thay đổi đối với một vật thể mẫu, và nó mới chỉ là một vật thể mà thôi. Vì vậy mà khoảng 8 năm trước, một sự quan sát đơn giản và sâu sắc đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Không ai nói cho một đứa trẻ biết chúng phải nhìn như thế nào, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Chúng học hỏi qua những trãi nghiệm thế giới thực và qua những ví dụ. Nếu như bạn xem xét đôi mắt của một đứa trẻ như một cặp máy quay phim sinh học chúng chụp một ảnh trong mỗi 200 mili giây khoảng thời gian trung bình một cử động mắt được thực hiện. Vì vậy mà đến ba tuổi, một đứa trẻ có thể đã nhìn hàng triệu những bức ảnh của thế giới thực. Đó là rất nhiều những ví dụ rèn luyện. Nên thay vì chú trọng vào mỗi việc làm cho thuật toán ngày một tốt hơn ý định của tôi là cho những thuật toán một dạng rèn luyện dữ liệu mà một đứa trẻ có được nhờ kinh nghiệm về cả lượng cả chất. Một khi chúng tôi nhận ra điều này, chúng tôi biết mình cần phải thu thập một cơ sở dữ liệu có nhiều hình ảnh hơn những gì mà chúng tôi đã từng có trước đây, thậm chí là gấp hàng ngàn lần nữa, và cùng với giáo sư Kai Li ở đại học Princeton, chúng tôi triển khai dự án ImageNet vào năm 2007. May mắn thay, chúng tôi không cần phải gắn camera trên đâu và đợi chờ nhiều năm nữa. Chúng tôi lên mạng, nguồn tài nguyên ảnh lớn nhất mà con người đã từng tạo ra. Chúng tôi tải xuống gần một triệu bức và sử dụng công nghệ nguồn đám đông như nền tảng Amazon Mechanical Tuck để giúp chúng tôi phân loại những hình ảnh này. Vào đỉnh điểm, ImageNet là một trong số những ông chủ lớn nhất của những nhân viên Amazon Mechanical Turk cùng nhau, gần 50000 nhân viên từ 167 quốc gia trên thế giới giúp chúng tôi dọn dẹp, sắp xếp và phân loại gần một triệu tấm ảnh ứng viên. Đó mới thấy phải mất rất nhiều nổ lực để nắm bắt được thậm chí chỉ là một mảnh hình ảnh của trí óc trẻ con trong những năm tháng phát triển đầu đời Trong nhận thức muộn màng, ý tưởng sử dụng dữ liệu lớn để hướng dẫn một thuật toán vi tính có thể hiển nhiên vào lúc này, nhưng trở lại năm 2007, nó không hiển nhiên như vậy. Chúng tôi gần như là đơn độc trên hành trình này trong một thời gian dài. Một vài đồng nghiệp thân thiện khuyên tôi làm cái gì khác có lợi hơn cho chức vụ, và chúng tôi liên tục phải xoay xở tìm nguồn tài trợ cho dự án. Một lần, tôi đùa với những học viên cao học của mình tôi sẽ mở lại shop giặt là để tài trợ cho ImageNet Dù gì, thì đó là cách mà tôi trang trải cho những năm tháng đại học của mình. Vì thế mà chúng tôi tiếp tục. Năm 2009, dự án ImageNet chuyển tải một cơ sở dữ liệu của 15 triệu tấm ảnh trong 22000 lớp đối tượng và đồ vật được tổ chức theo từng từ tiếng Anh thông dụng. Về cả số lượng và chất lượng, đây là một quy mô chưa từng có Lấy ví dụ, trong trường hợp của mèo, chúng tôi có hơn 62000 con mèo đủ mọi loại hình dạng và kiểu dáng và trong tất cả những loài mèo nhà hay mèo hoang. Chúng tôi hứng khởi để cùng nhau xây dựng nên ImageNet, và chúng tôi muốn cả thế giới nghiên cứu được hưởng lợi từ nó, vì vậy mà ở TED, chúng tôi mở toàn bộ hệ thống dữ liệu cho cộng đồng nghiên cứu quốc tế miễn phí (vỗ tay) Bây giờ chúng ta đã có dữ liệu để nuôi sống não bộ máy tính của chúng ta, chúng ta đã sẵn sàng quay trở lại với những thuật toán . Vì hóa ra là, sự dồi dào của những nguồn thông tin bởi ImageNet là một sự kết hợp hoàn hảo cho việc học những thuật toán của máy tính gọi là mạng lưới nơ ron đan chéo, tiên phong bởi Kunihiko Fukushima, Geoff Hinton, và Yann LeCun từ những năm 1970 và 1980 Giống như não bộ, nó bao gồm hàng triệu những nơ ron kết nối chặt chẽ với nhau, một đơn vị cơ bản trong mạng lưới neron là những nút giống như neron Cần phải có dữ liệu đầu vào từ nút này và gửi dữ liệu đầu ra cho nút khác. Hơn nữa, hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu nút được sắp xếp trong những lớp trật tự, cũng gần giống như não bộ. Trong mạng lưới điển hình chúng tôi dùng để huấn luyện những mẫu nhận diện vật thể có 24 triệu nút, 140 triệu thông số, và 15 tỉ liên kết. Đó là một mẫu cực kỳ lớn. Hỗ trợ bởi dữ liệu khổng lồ từ ImageNet và những CPUs và GPUs hiện đại để huấn luyện cho một mẫu cực lớn. mạng lưới những nơ ron đan chéo phát triển đến mức không ai có thể dự đoán được. Nó trở thành kiến trúc được dùng để điều hành những kết quả mới xuất hiện trong nhận diện vật thể. Đây là một chiếc máy tính nói với chúng ta rằng bức hình này bao gồm một con mèo và nơi mà con mèo đang ở. Dĩ nhiên là còn nhiều thứ hơn là con mèo, nên đây là một thuật toán nói với chúng ta rằng bức hình này bao gồm một đứa trẻ và một con gấu teddy; một con chó, một người, và một con diều nhỏ ở phía sau; hay một bức tranh của những thứ lộn xộn như một người, một tấm ván trượt, tay vịn, một cái đèn đường, vân vân. Đôi lúc, khi chiếc máy vi tính không chắc về những gì mà nó thấy, chúng tôi đã dạy nó trở nên thông minh đủ để cho chúng ta một câu trả lời an toàn thay vì phụ thuộc quá nhiều, giống như cách mà chúng ta sẽ làm, nhưng những lần khác những thuật toán thật sự ấn tượng với chúng tôi khi nói ra chính xác những đặc tính của đối tượng, như là xuất xứ, hiệu, năm sản xuất của những chiếc xe. Chúng tôi ứng dụng thuật toán này cho hàng triệu ảnh chụp đường phố trên Google qua hàng trăm thành phố của Mỹ, và chúng tôi đã nhận ra nhiều thứ rất thú vị: đầu tiên, nó xác nhận sự hiểu biết chung của chúng ta giá cả của những chiếc xe rất liên quan với thu nhập của hộ gia đình. Nhưng bất ngờ là, giá của xe cũng tương ứng với mức độ tội phạm trong những thành phố , hoặc tỉ lệ bầu phiếu theo mã vùng. Đợi một chút, có phải là vậy không? Phải chăng máy vi tính thực sự đã đạt được hay thậm chí vượt qua khả năng con người? Không nhanh vậy đâu. Cho tới nay, chúng ta mới chỉ dạy cho máy vi tính nhìn thấy những vật thể. Cái này giống như một đứa trẻ học cách bật ra một vài danh từ. Đó là một thành tựu đáng kinh ngạc, nhưng nó mới chỉ là bước đầu tiên. Nhanh thôi, những cột mốc phát triển khác sẽ đạt được, và trẻ em bắt đầu giao tiếp bằng những câu. Vì vậy thay vì nói đây là một con mèo trong bức tranh, bạn thật sự đã nghe đứa trẻ nhỏ nói rằng đây là một con mèo nằm trên một cái giường Vì thế mà dạy một chiếc máy tính nhìn một ảnh và cấu thành những câu nói, sự liên kết giữa những dữ liệu lớn và thuật toán phải tiếp tục những bước tiếp theo. Bây giờ, chiếc máy tính phải học cả những hình ảnh lẫn ngôn ngữ câu tự nhiên được tạo lập bởi con người. Giống như não bộ kết hợp giữa cái nhìn và ngôn ngữ, chúng tôi phát triển một hình mẫu liên kết những phần của những vật thể giống như những mẩu thông tin có thể trông thấy được với những từ ngữ và cụm từ trong câu. Khoảng 4 tháng trước, chúng tôi cuối cùng cũng liên kết chúng lại với nhau và tạo ra một trong những hình mẫu máy tính có thị giác đầu tiên có khả năng tạo ra một câu giống như con người khi nó thấy một bức ảnh lần đầu tiên. Bây giờ, tôi sẵn sàng cho bạn thấy điều mà máy vi tính nói khi nó trông thấy bức ảnh mà cô gái nhỏ đã thấy ở phần mở đầu của bài nói này. (Video) Máy vi tính: Một người đàn ông đang đứng cạnh một con voi. Một máy bay lớn đậu phía trên một đường băng sân bay. FFL: Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn đang làm việc chăm chỉ để phát triển những thuật toán, và vẫn còn rất nhiều thứ để học (vỗ tay) Và máy tính vẫn còn mắc nhiều lỗi. (Video) Máy tinh: một con mèo đang nằm trong chăn trên một cái giường FFL: Nên đương nhiên, khi nó nhìn thấy quá nhiều mèo nó sẽ nghĩ mọi thứ có thể nhìn giống như một con mèo. Máy tính: Một chàng trai trẻ đang cầm một cái vợt bóng chày (cười lớn) FFL: Nếu nó chưa bao giờ thấy bàn chải, nó sẽ nhầm lẫn với một cái vợt bóng chày Máy tính: Người đàn ông đang cưỡi ngựa xuống một con đường gần một tòa nhà. (cười lớn) FFL: Chúng tôi chưa dạy môn nghệ thuật cơ bản cho máy tính Máy tính: Một con ngựa vằn đang đứng trên một bãi cỏ. FFL: Và nó chưa được học để trân trọng vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên như tôi và bạn. Vì thế nó là một hành trình dài. Để đi từ 0 tuổi đến 3 tuổi là đã khó. Thử thách thực sự là đi từ 3 đến 13 tuổi và còn xa hơn nữa. Để tôi nhắc cho bạn bức ảnh này về một bé trai và chiếc bánh một lần nữa. Trước đó, chúng ta đã dạy máy tính nhìn thấy những vật thể hoặc kể một câu chuyện đơn giản khi nhìn thấy một bức ảnh. Máy tính: Một người ngồi trên một cái bàn với một cái bánh. FFL: Nhưng còn rất nhiều thứ về bức ảnh này hơn là chỉ một người và một cái bánh. Điều mà máy tính không thấy được đây là một chiếc bánh kiếu Ý rất đặc biệt chỉ ăn vào dịp Phục Sinh. Thằng bé đang mặc chiếc áo thun yêu thích của nó trao cho cậu như một món quà của bố cậu sau một chuyến đi đến Sydney. và bạn và tôi có thể thấy được cậu bé trông vui đến thế nào và điều thực sự trong tâm trí của nó vào lúc đó. Đây là con trai tôi Leo. Trong khi nghiên cứu về trí thông minh hình ảnh, tôi không ngừng nghĩ về Leo và tương lai mà nó sẽ sống. Khi những chiếc máy có thể nhìn, bác sĩ và y tá sẽ có thêm những đôi mắt không mệt mỏi để giúp họ chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân. Những chiếc xe sẽ chạy nhanh hơn và an toàn hơn trên đường. Robots, không chỉ con người, giúp chúng ta đến với khu vực bị thiên tai để cứu những người mắc kẹt và thương vong. Và chúng ta sẽ khám phá ra những loài mới, vật liệu tốt hơn, và khám phá những biên giới chưa tưng thấy với sự giúp đỡ của máy móc. Từng chút từng chút một, chúng ta cho máy móc thị giác. Đầu tiên, chúng ta dạy chúng cách nhìn. Sau đó, chúng sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn. Lần đầu tiên, đôi mắt của con người không còn là thứ duy nhất nghĩ ngợi và khám phá thế giới này. Chúng ta sẽ không chỉ sử dụng máy móc nhờ sự thông minh của chúng, chúng ta còn có thể hợp tác với chúng theo những cách không thể tưởng tượng nỗi. Đây là mong muốn của tôi: cho máy tính sự thông minh thị giác và tạo ra một tương lai tốt hơn cho Leo và cho thế giới. Cám ơn. (vỗ tay) "Bạn đến từ đâu? " Một anh chàng xanh xao với những hình xăm trân mình hỏi "Bạn đến từ đâu ?" Đó là ngày 21 tháng 9 năm 2001, 10 ngày sau cuộc tấn công dữ dội nhất trên nước Mỹ kể từ sau Thế Chiến II Tất cả mọi người đều thắc mắc về chiếc máy bay tiếp theo Người dân đang tìm kiếm những kẻ chịu tội thay cho mình. Ngài tổng thống,vào đêm trước đó, tuyên bố: "Mang kẻ thù chúng ta ra công lý hay mang công lý đến cho chúng" Và trong chợ nhỏ ở Dallas, một phần nhỏ của Dallas được bao quanh bởi những hàng trang sức và câu lạc bộ thoát y một người nhập cư Bangladesh làm việc sổ sách Trở về nhà, Raisuddin Bhuiyan một người đàn ông to lớn, một sĩ quan không quân. Nhưng ông ấy đã mơ về một khởi đầu mới ở nước Mỹ Nếu ông phải làm việc ngắn hạn ở một chợ nhỏ để dành dụm cho lớp học tin và đám cưới của ông trong 2 tháng, vậy cũng được. Sau đó, vào ngày 21 tháng 9, anh chàng xăm mình đó vào chợ. Anh ta cầm một khẩu súng săn Raisuddin biết thủ tục: đặt tiền lên quầy. Lúc này, người đàn ông không hề chạm vào tiền " Anh đến từ đâu?" anh ta hỏi. " Thứ lỗi cho tôi?" Raisuddin trả lời. Ngữ điệu của ông ấy phản bội chính ông. Người đàn ông xăm mình, một đội viên dân phòng Mỹ tự cho mình là đúng bắn Raisuddin để trả thù về cuộc tấn công 9/11 Raisuddin cảm thấy hàng triệu con ong đốt vào mặt ông. Thực ra, hàng tá đạn hoa cải nóng bỏng rát đâm thủng đầu ông ấy Đằng sau quầy thanh toán, ông nằm trong vũng máu Ông khum một bàn tay quá trán để giữ trong đầu những gì ông đã mạo hiểm đánh cược mọi thứ Ông đọc bài thơ từ Kinh Koran, cầu xin Chúa của ông để sống sót Ông cảm thấy rằng mình đang chết đi. Ông đã không chết Con mắt phải đã rời bỏ ông ấy. Người vợ chưa cưới rời bỏ ông ấy. Chủ nhà trọ, chủ của chợ nhỏ sa thải ông Ông sớm trở thành người vô gia cư và 60,000 Đô trong khoản nợ y tế bao gồm cả phí gọi xe cứu thương. Nhưng Raisuddin vẫn sống sót Và nhiều năm sau đó, ông ấy hỏi những điều gì ông có thể làm để trả ơn Chúa và trở thành người xứng đáng cho cơ hội thứ 2 Ông đã đi đến niềm tin rằng, thực ra, lựa chọn này được trao cho ông để đưa cơ hội thứ 2 cho một người đàn ông mà chúng ta có thể nghĩ rằng không hề xứng đáng 12 năm trước, tôi là một sinh viên vừa ra trường đang tìm con đường riêng cho mình . Sinh ra ở bang Ohio rồi nhập cư Ấn Độ, tôi đã bố trí cuộc nổi dậy cuối cùng chống lại cha mẹ tôi , những người chuyển đến đất nước mà họ đã làm việc cực kì chăm chỉ để được ra khỏi Điều mà tôi đã nghĩ là có lẽ 6 tháng giam cầm ở Mumbai tương đương với 6 năm Tôi đã trở thành một nhà văn và tìm ra bản thân mình trong một câu chuyện kỳ diệu sự thức dậy của niềm tin xuyên suốt rất nhiều cái gọi là Thế Giới thứ 3. 6 năm trước, tôi quay trở lại nước Mỹ và nhận ra một số điều: Giấc Mơ Mỹ từng thịnh vượng nhưng chỉ ở Ấn Độ. Ở Mỹ, không nhiều lắm. Thực ra, tôi quan sát được nước Mỹ từng đang rạn nứt ra thành 2 xã hội khác biệt: một nền cộng hòa của các giấc mơ và một nền cộng hòa của các nỗi sợ. Và sau đó, tôi vấp vào câu chuyện về 2 cách sống lạ thường này và về 2 người Mỹ trong cuộc xung đột hung bạo ở chợ nhỏ Dallas. Tôi đã biết ngay lập tức là mình muốn học nhiều hơn và thậm chí tôi sẽ viết một cuốn sách về chúng, cho câu chuyện cuả họ là câu chuyện về rạn nứt của nước Mỹ và về cái cách mà câu chuyện đó được sắp đặt cạnh nhau Sau khi ông ấy bị bắn, cuộc sống của Raisuddin từ đó không hề đơn giản Ngay ngày sau khi nhập viện, bệnh viện cho ông ra viện. Đôi mắt phải của ông không thể nhìn. Ông ấy không thể nói. kim loại đầy trên mặt ông. nhưng ông không có bảo hiểm, vì vậy họ đuổi ông. Gia đình ông ở Bangladesh đã khẩn cầu ông ấy, "Về nhà đi." Nhưng ông đã bảo họ ông còn có một giấc mơ để chăm sóc Ông tìm thấy công việc buôn bán qua điện thoại, sau đó ông trở thành một hầu bàn ở Olive Garden bởi vì có nơi nào giúp ông vượt qua nỗi sợ hãi người da trắng tốt hơn ở Olive Garden? (cười) Hiện nay, như một tín đồ Hồi giáo, ông ấy từ chối rượu, không hề chạm vào những thứ đó. Sau đó ông ấy học được rằng không bán thứ đó sẽ hạ tiền lương của ông. Vì vậy ông ấy lập luận, như một người Mỹ thực dụng tài năng bắt đầu nở rộ, "Vậy đấy, Chúa không muốn tôi chết đói hay Chúa muốn?" Và trước đó thời gian dài, trong vài tháng, Raisuddin đã là nhân viên bán rượu xuất sắc nhất của Olive Garden. Ông ấy tìm thấy người dạy các quản lý cơ sở dữ liệu. Ông làm về công nghệ thông tin bán thời gian Thậm chí, ông còn nhận được công việc với lương sáu con số ở công ty uy tín ở Dallas Nhưng khi nước Mỹ bắt đầu để làm việc cho Raisuddin, ông tránh sai sót của sự may mắn trong quá khứ: Nhận định rằng bạn cũng là luật, không phải là ngoại lệ. Thực ra, ông ấy đã quan sát thấy nhiều người với may mắn sinh ra trên nước Mỹ tuy nhiên lại bị mắc kẹt trong cuộc sống có cơ hội thứ hai không thể cũng như ông Ông nhận thấy điều này ở Olive Garden, ở nơi mà rất nhiều đồng nghiệp của ông có câu chuyện tuổi thơ kinh hoàng về sự khác thường, lộn xộn, nghiện ngập, phạm tội của gia đình. Ông đã nghe thấy một câu chuyện tương tự về người đàn ông đã bắn ông quay trở về khi ông tham dự phiên tòa của mình, Raisuddin càng đến gần nước Mỹ mà ông luôn mong muốn từ xa, ông càng nhận ra có những người khác, thực tế cũng như vậy, nước Mỹ keo kiệt hơn với những cơ hội thứ hai. Người đàn ông đã bắn Raisuddin đã lớn lên ở đất nước Mỹ keo kiệt đó. Từ một khoảng cách, Mark Stroman đã luôn là tia sáng của các bữa tiệc, luôn khiến các cô gái cảm thấy xinh đẹp. luôn làm việc chăm chỉ mặc cho những viên thuốc hay trận đánh anh có vào đêm trước Nhưng anh ta luôn phải đấu tranh với nỗi lo âu. Anh ta đi vào thế giới thông qua ba cánh cửa mà đày đọa rắt nhiều nam thanh niên nước Mỹ: bố mẹ tồi, trường học tồi, tù ngục tồi tệ. Mẹ anh nói với anh, đầy hối hận, khi anh còn là cậu bé rằng bà ấy đã được chỉ có 50 dollar để bỏ anh. Đôi khi, cậu bé nhỏ đó, sẽ ở trường cậu bé sẽ bất ngờ giật một con dao từ các bạn cùng lớp. Đôi khi vẫn cậu bé đó sẽ ở chỗ ông bà của cậu, dịu dàng cho ngựa ăn. Cậu ấy đã bị bắt trước khi cậu cạo râu, vị thành niên đầu tiên, rồi tù tội. Cậu trở thành một kẻ nông cạn cho rằng người da trắng là ưu việt và, như những người xung quanh cậu, một kẻ bị thuốc ảnh hưởng,người cha luôn vắng mặt Và sau đó, trước đó dài, cậu đã tìm thấy bản thân trong một án tử hình, cho cuộc chiến phản đối năm 2001 của cậu, cậu đã không chỉ bắn một người bán ở mini-mart mà là ba. Chỉ có một mình Raisuddin sống sót. Lạ thay, án tử hình là sự mở mang đầu tiên khiến cho Stroman tở nên tốt hơn. Những gì chi phối của cậu trước kia rời xa cậu, Những người bước vào cuộc đời cậu có nhân phẩm tốt và đầy quan tâm: các linh mục, nhà báo, bạn bè qua thư từ ở Châu Âu, Họ lắng nghe cậu, cầu nguyện cho cậu, giúp cậu tự vấn bản thân. và gửi cậu vào một chuyến đi nội quan và cải thiện. Cậu cuối cùng đối mặt với sự thù ghét đã chi phối đời cậu. Cậu đọc Viktor Frankl, người sống sót Holocaust và hối hận về hình xăm chữ thập ngoặc của mình. Cậu đã tìm thấy Chúa. Rồi một ngày vào năm 2011, 10 năm sau tù tội, Stroman nhận được một tin tức. Một trong số những người ông đã bắn,người sống sót đã chiến đấu vì cuộc sống của ông Bạn thấy đấy, vào cuối năm 2009, tám năm sau trận bắn, Raisuddin đã đi trên chuyến hành trình của ông, một người hành hương đến Mecca Ở giữa đám đông, ông cảm thấy lòng biết ơn bao la, và cả trách nhiệm. Ông nhớ lại lời hứa với Chúa,khi ông nằm giữa ranh giới cái chết năm 2001, rằng nếu ông sống, ông sẽ phục vụ nhân loại bằng cả cuộc sống. Sau đó, ông trở nên bận rộn vận chuyển những viên gạch của cuộc đời. Bây giờ là thời điểm để trả lại những thứ ông nợ. Và ông đã quyết định, sau khi suy nghĩ kĩ, rằng phương thức trả nợ của ông sẽ là một can thiệp vào vòng tròn trả thù giữa Đạo Hồi và thế giới phương Tây. Và làm sao để ông can thiệp? Bằng cách tha thứ cho Stroman công khai trong danh nghĩa đạo Hồi và chủ nghĩa nhân đạo của đạo. Và sao đó yêu cầu trước bang Texas và thống đốc bang Rck Perry để ngăn chặn họ hành pháp với Strongman, giống chính xác với hầu hết những người bắn trên mặt làm (cười) Lúc này lòng nhân từ của Raisuddin đã truyền cảm hứng không chỉ niềm tin. Một công dân Mỹ mới, anh đã đi đến niềm tin rằng Strongman chỉ là nạn nhân của một nước Mỹ tổn thương không thể bị đem đi tiêm chất độc. Cái nhìn sâu sắc đó đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách của tôi "Người Mỹ thực thụ" Người nhập cư này đã cầu xin nước Mỹ nhân từ với một người con ruột của quốc gia này cũng như đã làm với một người con nuôi. Ở mini-mart, tất cả những năm trước đó, không chỉ là hai người đàn ông, mà còn là hai người Mỹ đã đụng độ. Một người Mỹ vẫn có giấc mơ, vẫn luôn phấn đấu, vẫn luôn mường tượng rằng ngày mai vẫn có thể được xây dựng vào hôm nay, và một người Mỹ từ bỏ nghiệp chướng, oằn mình dưới căng thẳng và hỗn loạn, hạ thấp những kỳ vọng, một né tránh ở nơi ẩn náu cũ nhất; thành viên bộ tộc của riêng một nhóm hẹp Và đó là Raisuddin, mặc dù là người mới đến, mặc cho bị tấn công, mặc cho việc trở thành vô gia cư và bị chấn thương, người thuộc về giấc mộng của xã hội. và Stroman người thuộc về đất nước bị tổn thương khác mặc dù được sinh ra với đặc quyền là người da trắng bản địa. Tôi đã nhận ra rằng câu chuyện của những người đàn ông này đã làm nên truyện ngụ ngôn đáng chú ý về nước Mỹ Đất nước mà tôi rất đỗi tự hào gọi là của tôi đã không sống sót qua một cuộc suy tàn chung được thấy ở Tây Ban Nha hay Hy Lạp, nơi mà toàn cảnh trở nên mù mịt đối với mọi người trênNước Mỹ là đất nước có đồng thời nhiều và ít thành công nhất trong thế giới công nghiệp. Ra mắt những công ty tốt nhất thế giới, thậm chí ghi lại những thống kê về trẻ em chết đói. Chứng kiến tuổi thọ giảm của các nhóm lớn, thậm chí cả khi đánh bóng bệnh viện tốt nhất Thế giới , Nước Mỹ hôm nay là một cơ thể trẻ tràn đầy sức sống, bị đánh bởi cú đánh mà lôi kéo cuộc sống về một phía trong khi rời bỏ phía khác hoàn hảo đáng lo ngại Vào ngày 20 tháng bảy, năm 2011, ngay sau khi một Raissuddin thổn thức làm chức trong biện hộ cho cuộc sống của Stroman Stroman bị giết bằng cách tiêm chất độc bởi chính nhà nước anh luôn yêu thương. Nhiều giờ trước, khi Raisuddin vẫn nghĩ ông ấy có thể cứu được Stroman, hai người đàn ông phải nói chuyện lần thứ hai và là lần cuối Và đây là trích đoạn từ cuộc nói chuyện qua điện thoại của họ. Raisuddin: "Mark, anh nên biết rằng tôi đang cầu nguyện cho Chúa, người giàu lòng trắc ẩn và nhân từ nhất. Tôi tha thứ cho anh và tôi không ghét bỏ anh. Tôi không bao giờ ghét bỏ anh." Stroman: "Ông là con người xuất sắc, Chân thành cảm ơn ông . Tôi yêu mến ông, người anh em." Thậm chí ngạc nhiên hơn, sau khi hành pháp, Raisuddin tìm đến người con gái lớn của Stroman, cô Amber, một người vừa ra tù và là một con nghiện. và đề nghị để ông giúp đỡ. "Con có thể mất đi một người cha" ông nói với cô, "nhưng con sẽ có thêm một người bác." Ông ấy muốn cô cũng sẽ có cơ hội thứ hai. Nếu lịch sử nhân loại là một cuộc diễu binh, thì xe diễu hành nước Mỹ sẽ là một điện thờ neon của cơ hội thứ hai, Nhưng nước Mỹ, hào phóng cơ hội thứ hai với những đứa trẻ đến từ đất nước khác, hôm nay trở nên keo kiệt cơ hội đầu tiên với đứa trẻ của chính mình. Nước Mỹ vẫn làm lóa mắt với việc cho phép bất cứ ai trở thành công dân Mỹ. Nhưng nó lại mất đi sự vinh quang trong việc cho phép mọi người Mỹ trở thành ai đó Qua những năm cuối thập kỷ, bảy triệu người ngoại quốc trở thành công dân Mỹ. Con số ấn tượng. Trong khi đó, bao nhiêu người Mỹ dành được vị trí ở tầng lớp giữa? Thực ra, mạng lưới chảy vào cũng không tốt. Trở lại xa hơn, và nó thậm chí còn ấn tượng hơn: Từ những năm 60, tầng lớp giữa đã rút vào 20 phần trăm, chủ yếu bởi vì những người dân chạy ra khỏi đó. Và báo cáo trên khắp đất nước của tôi cho thấy vấn đề trở nên đáng lo ngại hơn cả sự bất công đơn thuần. Những gì tôi quan sát thấy là một đôi rút khỏi trung tâm thống nhất đời sống Mỹ Một nhánh ly khai của giàu lên, lên và đi trong những nhóm ưu tú tách biệt của giáo dục và cho đến ma trận toàn cầu của công việc, tiền bạc và giao thiệp, và một nhánh ly khai bần cùng của xuống và ra ngoài trong những số phận bị tách rời, cận kề cái chết mà sự may mắn chắc chắn không thấy. Và đừng an ủi bản thân rằng bạn nằm trong khoảng 99 phần trăm. Nếu như bạn sống gần một Whole Foods, nếu không ai trong gia đình bạn phục vụ quân đội, nếu như bạn được trả lương theo năm, thay vì theo giờ, nếu như hầu hết một người biết bạn đã hoàn thành Đại học, nếu không ai trong số bạn biết sử dụng metan, nếu như bạn cưới một lần và vẫn kết hôn, nếu bạn không nằm trong 65 triệu người Mỹ với tiền án tiền sự-- nếu bất cứ một hay tất cả những điều trên mô tả bạn, sau đó chấp nhận rằng khả năng mà thực ra, bạn sẽ không biết những gì sẽ xảy đến và bạn là một phần của vấn đề. Những thế hệ khác đã phải xây dựng một xã hội mới sau cảnh nô lệ, thoát khỏi tình trạng suy sụp, đánh bại chủ nghĩa phát xít, giải phóng cho Mississippi. Thách thức về đạo đức của thế hệ tôi, tôi tin rằng, đó là việc hai người Mỹ hiểu biết lại về nhau, để lựa chọn sự đoàn kết lại sau cuộc ly khai. Đây không phải là vấn đề chúng ta có thể đánh thuế hay cắt giảm thuế. Sẽ không bao giờ giải quyết được bằng cách làm to chuyện, tạo ra ứng dụng mánh khóe, hay bắt đầu một lần nữa dịch vụ rang cà phê một cách thủ công. Đó là một thử thách đạo đức mà khẩn nài mỗi chúng ta trong nước Mỹ hưng thịnh để gánh vác nước Mỹ héo úa như là chính chúng ta, như Raisuddin đã cố gắng làm. Như ông ấy, chúng ta có thể làm nên chuyến hành hương. Và ở đó, ở Baltimore và Oregon và Appalachia, tìm ra những mục đích mới, như ông ấy đã làm. Chúng ta có thể chôn vùi bản thân ở đất nước khác, chứng giám cho hy vọng và nỗi buồn, và, như Raisuddin, mong muốn chúng ta có thể làm. Bạn có thể làm gì? Bạn có thể làm gì? Bạn có thể làm gì? Làm sao để chúng ta xây dựng một đất nước bao dung hơn? Chúng ta, những người phát minh vĩ đại nhất trên thế giới, có thể nghĩ ra giải pháp cho các vấn đề của nước Mỹ, không chỉ của mỗi chúng ta. Chúng ta,những nhà văn và nhà báo, có thể khám phá câu chuyện nước Mỹ, thay vì tắt vụ ở giữa của nó. Chúng ta có thể đầu tư cho ý tưởng của nước Mỹ, Thay vì ý tưởng đến từ New York và San Fransico. Chúng ta có thể đặt ống nghe trên lưng của nó, dạy dỗ ở đó, tham dự phiên tòa đó, làm ở đó, sống ở đó, cầu nguyện ở đó. Điều này, tôi tin rằng, là tiếng gọi của một thế hệ. Một nước Mỹ có hai nửa học lại để sải bước, để lặn lội, để rèn, để thách thức cùng nhau. Một nền cộng hòa của cơ hội, kết lại, làm mới, bắt đầu với cúng ta. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) ♫ Tại một hội thảo ở Monterey gần bể sứa khổng lồ ♫ ♫ Tôi nhìn thấy cô lần đầu tiên và tôi rất nhút nhát ♫ ♫ Cô thấy đấy, tôi hơi luống cuống vì có thể tôi đã say ♫ ♫ Và lâu lắm rồi tôi chưa làm việc đó và tôi sẽ không làm thế bao giờ nữa ♫ ♫ Nhưng đó là chuyện khác. ♫ ♫ Mãi mãi yêu cô và tôi đã luôn ngưỡng mộ cô, ♫ ♫ những show diễn chỉ có một người phụ nữ, tôi thậm chí thuê bộ "Pat." ♫ ♫ Cuối cùng tôi cũng có đủ dũng khí để làm quen với cô, ♫ ♫ nhưng lúc đó tôi không ngờ một năm sau chúng ta sẽ cùng trình diễn như thế này. ♫ ♫ Tôi hát. Julia Sweeney: Tôi kể chuyện. Cùng nhau: Buổi diễn của Jill và Julia. ♫ ♫ Sobule: Đôi lần khá thành công. Sweeney: Đôi lần không. ♫ ♫ Cùng nhau: Buổi diễn của Jill và Julia. ♫ ♫ Sweeney: Tai một hội thảo ở Monterey gần bể sứa khổng lồ ♫ ♫ Tôi nhìn thấy cô lần đầu tiên và tôi không nhút nhát cho lắm. ♫ Tôi đi thẳng đến chỗ cô và nói rằng tôi là một người rất hâm mộ cô. Từ đó tôi đã viết kịch bản cho Fox, và Wendy và tôi muốn cô viết nhạc nền. Nhưng kịch bản không được duyệt và tôi rất buồn, nhưng tôi vẫn là người hâm mộ cô. Và rồi khi tôi rất đau khổ chia tay với Carl và tôi không thể dời khỏi ghế sofa, tôi lắng nghe bài hát của cô, ♫ "Giờ em không có anh" ♫ nghe đi nghe lại và nghe lại và nghe lại lần nữa. Và tôi không thể tin được cô đang ở đây và tôi đang gặp cô tại TED. Và cũng như thế, tôi không thể tin được chúng ta đang ăn sushi ngay trước bể cá, điều và cá nhân tôi thấy khá là vô duyên. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và tôi không ngờ một năm sau ...♫ chúng ta sẽ cùng diễn show này ♫ ♫ Sobule: Tôi hát. Julia Sweeney: Tôi kể chuyện. Cùng nhau: Buổi diễn của Jill và Julia. ♫ Sobule: Kìa, họ gọi chúng ta trở lại! Sweeney: Cô có kham nổi không? ♫ Cùng nhau: Buổi biểu diễn của Jill và Julia , Jill và Julia, Jill và Julia ♫ ♫ Sobule: Tại sao các anh hùng đều không hoàn hảo? ♫ ♫ Tại họ họ luôn làm tôi thất vọng? ♫ ♫ Tại sao các anh hùng đều không hoàn hảo? ♫ ♫ Bức tượng trong công viên đang mất ngôi miện. ♫ ♫ William Faulkner, say rượu và trầm cảm ♫ ♫ Dorothy Parker xấu tính, say rượu và trầm cảm ♫ ♫ Và hắn ta, Bảy Năm ở Tây Tạng, hóa ra là tên phát xít. ♫ ♫ Những người sáng lập nước Mỹ đều sở hữu nô lệ. ♫ ♫ Những nhà thám hiểm chém giết những con người can đảm. ♫ Sweeney: Thật kinh khủng. ♫ Sobule: Cha Cựu ước có lúc rất hèn mọn. ♫ Sweeney: Đừng để tôi phải nói thêm về chuyện đó. ♫ Sobule: Paul McCartney ghen tị với John, ghen tị hơn nữa khi anh ta đã mất. ♫ ♫ Dylan thật bạc bẽo với Donovan trong bộ phim đó. ♫ ♫ Pablo Picasso, tàn nhẫn với những người vợ. ♫ Sweeney: Thật kinh khủng. ♫ Sobule: Những nhà thơ yêu thích của tôi đã tự sát. ♫ ♫ Orson Welles đạt đỉnh cao sự nghiệp ở tuổi 25, phất lên như diều gặp gió ♫ ♫ Và ông ấy quảng cáo cho loại rượu tồi. ♫ ♫ Cùng nhau: Tại sao các anh hùng đều không hoàn hảo? ♫ ♫ Tại sao họ luôn làm tôi thất vọng ♫ ♫ Sobule: Có tin đồn rằng Nàng Ruth làm rất nhiều việc xấu. ♫ ♫ Lewis Carroll tôi chắc chắn đã viết Alice. ♫ ♫ Plato trong hang đá với những cậu bé còn rất nhỏ. ♫ Sweeney: Ôi trời... ♫ Sobule: Hillary ủng hộ chiến tranh. ♫ ♫ Sweeney: Ngay cả Thomas Friedman cũng ủng hộ chiến tranh. ♫ ♫ Sobule: Colin Powell hóa ra là -- Cùng nhau: -- một con đĩ. ♫ ♫ Sobule: William Faulkner, say rượu và trầm cảm ♫ ♫ Tennessee Williams, say rượu và trầm cảm ♫ Sobule: Tiếp đi, Julia. Sweeny: Ok. Oprah chưa bao giờ là một anh hùng vĩ đại đối với tôi. Ý tôi là, tôi hầu như chỉ xem Oprah khi tôi về nhà ở Spokane thăm mẹ. Và đối với mẹ tôi, về mặt đạo đức Oprah là người có quyền lực còn hơn cả Giáo hoàng, điều này nói lên một số thứ vì mẹ tôi là người rất tin Chúa. Dù sau thì, tôi cũng thích Oprah. Tôi thích sự ấm áp rất phụ nữ của bà ấy. Tôi thích vấn đề về cân nặng của bà ấy. Tôi thích cái cách mà bà ấy thay đổi những chương trình tọa đàm trên TV. Tôi thích cái cách mà bà ấy mang đọc sách trở lại nước Mỹ. Nhưng có một số điều diễn ra trong hai tuần vừa rồi đó là -- tôi gọi đó là khoảnh khắc Soon-Yi. Đó là khi tôi không thể tiếp tục ủng hộ ai đó. Và đó là việc bà ấy dành toàn bộ hai chương trình quảng cáo bộ phim "Điều bí mât." Các bạn có biết về phim "Điều bí mật" đó không? Cái đó khiến cho "Chúng ta biết thứ quái gì?" giống như một luận án tiến sĩ từ Harvard về cơ khí học lượng tử -- nó tệ thế đấy. Nó làm cho "Mật mã DaVince" giống như Chiến tranh và Hòa bình. Bộ phim đó thật kinh khủng. Nó cổ vũ cho những điều giả như khoa học tồi tệ. Nội dung cơ bản như sau có một thứ gọi là "Luận Hấp dẫn," và những ý nghĩ của bạn có loại năng lượng đấy, nó đi vào vũ trụ và bạn hấp dẫn những điều tốt lành đến với bạn. Về mặt khoa học mà nói, nó cũng chỉ như "Khả năng của suy nghĩ tích cực" -- mang một mặt trái rất kinh khủng. Chẳng hạn khi bạn bị ốm, đó là vì bạn chỉ có suy nghĩ tiêu cực. Đấy, có những thứ như thế trong phim. Và Oprah quảng cáo cho nó. Và tôi chỉ muốn nói là tôi thực sự mong Murry Gell-Mann sẽ xuất hiện trong chương trình và đơn giản là giải thích cho bà ấy "Luật Hấp dẫn", trong thực tế, không phải là một điều luật. Đó là những gì tôi cần nói. (Tiếng cười) (Vỗ tay) ♫ Sobule: Tôi hát. Julia Sweeney: Tôi kể chuyện. Cùng nhau: Buổi diễn của Jill và Julia. ♫ ♫ Sobule: Đôi lần khá thành công. Sweeney: Đôi lần không. ♫ ♫ Cùng nhau: Buổi biểu diễn của Jill và Julia , Jill và Julia, Jill và Julia ♫ (Vỗ tay) Tôi là một người thợ làm gốm, một công việc có vẻ khá là khiêm tốn Tôi biết rất nhiều về gốm. Tôi đã làm gốm khoảng 15 năm rồi. Một trong những điều tạo sự hứng khởi cho tôi trong công việc nghệ thuật của mình và trong việc rèn luyện làm gốm đó là ta học rất nhanh cách làm ra những điều tuyệt vời từ số không; đó là khi tôi dành hàng giờ bên bàn xoay với một đống đất sét thử làm nhiều thứ; đó là khi giới hạn của năng lực và khả năng của tôi phụ thuộc vào đôi tay và trí tưởng tượng của chính tôi và khi tôi muốn làm một cái bát thật đẹp nhưng tôi vẫn chưa biết cách làm đế, tôi sẽ phải học làm đế như thế nào; và chính quá trình học tập ấy đã giúp tôi rất, rất nhiều trong cuộc sống. Tôi cảm thấy rằng, là một thợ làm gốm, bạn cũng bắt đầu học cách tạo hình cho thế giới Đã có những lúc trong khả năng nghệ thuật của mình tôi đã muốn phản ánh lại những khoảnh khắc thật sự quan trọng trong lịch sử nước Mỹ, lịch sử thế giới khi mà những điều khắc nghiệt xảy ra, nhưng làm thế nào ta nói về những ý kiến táo bạo mà không khiến người khác chán ngán nội dung đó? Liệu tôi có thể dùng nghệ thuật như những ống cứu hỏa cũ kĩ, đứt đoạn từ Alabama này để nói về sự phức tạp của vấn đề nhân quyền trong những năm 60? Liệu có thể nói về việc cha tôi và tôi đang thực hiện những dự án lao động? Bố tôi từng là thợ lợp mái, thợ xây dựng, ông ấy sở hữu công việc kinh doanh nhỏ, và ở tuổi 80, ông đã sẵn sàng nghỉ hưu và tôi thừa kế 1 chiếc nồi nấu nhựa đường Một chiếc nồi không hẳn là một vật thừa kế gì. Lúc đó thì nó đúng là như vậy. Nó bốc mùi hôi và chiềm nhiều không gian trong chỗ làm việc của tôi, nhưng tôi đã hỏi cha liệu ông có sẵn sàng sáng tạo cùng tôi, liệu chúng tôi có thể nhìn loại vật liệu giản dị này bằng cách khác, như một cái gì đó rất đặc biệt. Và bằng cách nâng tầm vật liệu đó cùng với kỹ năng của cha tôi, liệu chúng tôi có thể bắt đầu suy nghĩ về nhựa đường như đất sét, theo một cách mới, tạo hình nhựa theo những cách khác, giúp chúng tôi phác họa điều gì là có thể? Sau đất sét, tôi đã chuyển sang thử rất nhiều loại vật liệu khác nhau, và xưởng của tôi phát triển rất nhanh, vì tôi nghĩ vật liệu không phải là chính, mà là khả năng tạo hình đồ vật của chúng ta. Tôi ngày càng trở nên hứng thú với nhiều ý tưởng và ngày càng nhiều việc xảy ra ngay bên ngoài xưởng của tôi. Để tôi nói một chút về bối cảnh, tôi sống ở Chicago. Bây giờ tôi sống ở khu South Side. Tôi là người từ khu West Side. Đối với những ai không là người Chicago, nó không nói lên điều gì cả. nhưng nếu tôi không đề cập việc tôi là người West Side, sẽ có rất nhiều người trong thành phố này cảm thấy không vui Khu phố mà tôi sống tên là Grand Crossing. Đó là một khu phố đã qua thời hoàng kim. Cho đến bây giờ thì nó không phải một cộng đồng khép kín. Có rất nhiều nơi bị bỏ hoang trong khu phố của tôi, và trong khi tôi bận rộn với việc làm gốm và làm tác phẩm nghệ thuật và có một sự nghiệp nghệ thuật tốt đẹp, có rất nhiều điều đã diễn ra ngay bên ngoài nơi làm việc của tôi. Tất cả chúng ta đều biết thị trường nhà đất đang trượt dài và những thách thức của hạ tầng xuống cấp, tôi có cảm giác chúng ta nói về điều này ở các thành phố không đồng đều nhau, nhưng tôi nghĩ rằng nhiều thành phố ở trong và ngoài nước Mỹ đều phải đối mặt với vấn đề hạ tầng xuống cấp, những tòa nhà bị bỏ hoang mà người ta không còn biết làm gì với chúng nữa. Vì thế, tôi nghĩ, có cách nào tôi có thể bắt đầu coi những tòa nhà này như một sự mở rộng hay một sự phát triển việc ứng dụng nghệ thuật của tôi? Và rằng nếu tôi suy nghĩ cùng với những người sáng tạo khác -- kiến trúc, kỹ sư, người môi giới bất động sản -- thì chúng tôi có thể cùng nhau suy nghĩ theo những cách phức tạp hơn về việc tái định hình các thành phố. Và vì vậy tôi đã mua một căn nhà. Căn nhà có giá rất phải chăng. Chúng tôi đã trang trí lại. Chúng tôi biến căn nhà trở nên xinh đẹp hết mức có thể để cố gắng thúc đẩy hoạt động nào đó diễn ra trong khu nhà của tôi. Khi tôi mua căn nhà với giá khoảng 18 000 đôla, tôi không còn lại đồng nào cả. Vì vậy, tôi bắt đầu quét tòa nhà đó như một kiểu trình diễn. Đây là nghệ thuật biểu diễn và mọi người sẽ ghé lại, và khi đó tôi sẽ bắt đầu quét dọn. Bởi vì cây chổi vốn miễn phí và việc quét dọn cũng miễn phí. Nên mọi chuyện được giải quyết. (Khán giả cười) Nhưng, do đó, tôi sẽ sử dụng tòa nhà cho triển lãm sân khấu, tiệc tối nho nhỏ, và chúng tôi nhận ra rằng tòa nhà đó trong dãy nhà của tôi, Dorchester, bây giờ chúng tôi gọi dãy nhà là những dự án Dorchester theo một cách rằng tòa nhà có thể trở thành một nơi họp mặt để tổ chức đa dạng các hoạt động khác nhau Chúng tôi biến tòa nhà trở thành một nơi chúng tôi gọi là Archive House. Archive House (Căn nhà Lưu trữ) làm được hết tất cả những điều tuyệt vời. Những người rất có uy tín trong thành phố và cả trên họ nữa sẽ bắt đầu đến khu nhà của tôi. Và đó là lúc tôi cảm thấy rằng có thể có một mối liên hệ giữa kinh nghiệm của tôi với đất sét và điều mới mẻ đang dần phát triển này, rằng chúng tôi đang bắt đầu từ từ thay đổi cách suy nghĩ của mọi người về khu South Side của thành phố. Một ngôi nhà rồi đến nhiều ngôi nhà, và chúng tôi lúc nào cũng muốn nhắn nhủ rằng không chỉ việc tạo ra vỏ ngoài đẹp là quan trọng, mà những hoạt động diễn ra bên trong những tòa nhà đó cũng rất quan trọng. Vì thế chúng tôi không chỉ nghĩ về việc phát triển, mà chúng tôi còn nghĩ đến chương trình, đến những liên kết có thể hình thành giữa một ngôi nhà với những ngôi nhà khác, giữa một người hàng xóm với những người khác. Căn nhà này chúng tôi gọi là Listening House (Căn nhà Lắng nghe), và nó chứa một bộ sưu tập những quyển sách bị bỏ đi từ nhà xuất bản Johnson Publishing Corporation, và sách từ một cửa hàng sách cũ đã đóng cửa. Thật ra tôi chỉ muốn biến các tòa nhà này trở nên hữu dụng nhất có thể với bất cứ thứ gì và bất kì ai muốn tham gia cùng tôi. Chicago có một số lượng tòa nhà sẵn sàng để sử dụng rất lớn. Căn nhà này từng là một nơi giao dịch ma túy trong dãy nhà, và khi nó bị bỏ hoang thì mở ra một cơ hội tuyệt vời để phác thảo những hoạt động khác có thể diễn ra tại đó. Vì vậy chúng tôi biến không gian này trở thành Black Cinema House. Black Cinema House (nhà chiếu bóng) là cơ hội để chiếu trong khu vực tôi sống những bộ phim hữu ích và có liên quan đến người dân sống xung quanh tôi, để chúng tôi có thể xem một bộ phim cũ của Melvin Van Peebles nếu muốn. Nếu chúng tôi muốn xem "Car Wash" thì chúng tôi có thể xem. Thế thì còn gì tuyệt hơn. Căn nhà đó nhanh chóng không đủ chỗ chứa, và chúng tôi phải chuyển đến một nơi rộng hơn. Black Cinema House được làm từ chỉ một mẩu đất sét, đã phải mở rộng ra lớn hơn rất nhiều, mà bây giờ chính là xưởng làm của tôi. Điều tôi đã nhận ra là đối với những ai có định kiến những khu vực thấp kém, một số những việc mà tôi đang thực hiện trong những tòa nhà đã bị bỏ hoang, không phải là những chức năng mà chúng được xây dựng nên, và có cả các chính sách của thành phố cho rằng "Này, một ngôi nhà để ở thì phải dùng để ở." Nhưng mà phải làm gì khi không có ai muốn sống ở khu vực đó? Khi những người có điều kiện để chuyển đi đều đã chuyển đi rồi? Chúng ta làm gì với những căn nhà bị bỏ hoang này? Và vì vậy tôi đã cố gắng thức tỉnh họ bằng văn hóa. Chúng tôi nhận ra rằng người dân rất hào hứng, và mọi người hưởng ứng những dự án đó nhiều đến mức chúng tôi phải mở rộng. Đến lúc chúng tôi tìm được nơi lớn hơn, một phần, cần có một nguồn vốn nhất định để nghĩ đến những chuyện đó. Trong một ngân hàng đang xuống cấp mà tôi gọi là Arts Bank (Ngân hàng Nghệ thuật), có khoảng hơn 3m nước tù đọng. Đó là một dự án khó thu hút vốn, vì các ngân hàng không hứng thú với khu vực đó vì người ta không hứng thú với khu vực đó vì không có sự kiện gì diễn ra ở đó cả. Nó là cặn bã. Nó không là thứ gì, không là bất cứ đâu cả. Vì thế chúng tôi bắt đầu tưởng tượng những điều khác có thể diễn ra ở tòa nhà đó? (Khán giả vỗ tay) Và giờ đây thì tin đồn về dãy nhà của tôi đã được lan truyền và rất nhiều người đang bắt đầu ghé thăm chúng tôi nhận ra ngân hàng đó có thể trở thành một trung tâm, dành cho triễn lãm, lưu trữ, biểu diễn âm nhạc, và có nhiều người bây giờ trở nên thích thú sống cạnh những tòa nhà đó, vì chúng tôi đã mang đến sức nóng, chúng tôi gần như đã thắp lên một ngọn lửa. Một trong các kho lưu trữ của chúng tôi ở đó sẽ là Johnson Publishing Corporation Chúng tôi cũng thu thập những kỉ vật của lịch sử nước Mỹ, từ những người sống hoặc từng sống trong khu vực đó. Một số hình ảnh đó là những hình ảnh làm giảm giá trị của người da đen, phần lịch sử với nội dung rất nhạy cảm, và còn nơi nào tốt hơn một khu vực với nhiều người trẻ đang luôn tự hỏi về danh tính của họ để nói về một số những điều phức tạp về chủng tộc và giai cấp? Ở một số khía cạnh, ngân hàng đó đại diện cho một trung tâm mà chúng tôi đang cố gắng tạo nơi tập trung của các hoạt động văn hóa, và nếu chúng tôi có thể xây dựng nhiều trung tâm và kết nối những mảng xanh xung quanh đó, những tòa nhà chúng tôi đã mua và sửa lại, mà bây giờ đã có khoảng 60 đến 70 căn, nếu chúng tôi có thể xây dựng Versailles thu nhỏ trên đó, và kết nối những tòa nhà này bằng một vành đai xanh xinh đẹp -- (Khán giả vỗ tay) thì nơi mà người ta chưa bao giờ muốn đến này sẽ trở thành một điểm đến quan trọng cho người dân khắp đất nước và thế giới. Đôi lúc có cảm giác như tôi đang làm công việc của một thợ làm gốm, chúng tôi xử lí các thứ tại bàn xoay của mình, chúng tôi thử nghiệm với kĩ năng mình có để suy nghĩ đến chiếc bát tiếp theo mà tôi muốn làm. Và từ một chiếc bát đến một căn nhà, đến một dãy nhà, đến một khu nhà đến một quận đậm đà văn hóa và đến suy nghĩ về cả một thành phố, và tại mỗi bậc, có những thứ tôi không biết là mình cần phải học. Tôi chưa bao giờ học luật quy hoạch nhiều như thế trong đời. Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình phải học nó. Nhưng nhờ đó, tôi nhận ra rằng không chỉ có cơ hội cho việc ứng dụng nghệ thuật của tôi, mà còn có cơ hội cho nhiều ứng dụng nghệ thuật khác. Và người ta bắt đầu đặt vấn đề với chúng tôi, "Theaster, anh dự kiến quy mô như thế nào?" và, "Kế hoạch phát triển bền vững của anh là gì?" (Khán giả cười và vỗ tay) Và điều tôi nhận ra là tôi không thể rời đi, điều cần thiết cho những thành phố như Akron, Ohio, và Detroit, Michigan, và Gary, Indiana, có vẻ chính là việc có những con người tại những nơi đó tin tưởng vào chúng, sẵn sàng hết mình làm đẹp cho chúng, và thông thường, những người thật sự thiết tha về một nơi lại không có những nguồn lực cần thiết để tạo nên những điều tuyệt vời, hoặc có ít khả năng họ có thể tìm được những người khác có thể giúp đỡ họ làm điều đó. Vì thế mà giờ đây, chúng tôi bắt đầu cho lời khuyên trên khắp cả nước về việc làm sao bắt đầu với những thứ mình đang có, làm sao bắt đầu với những thứ ngay trước mắt mình, làm sao tạo ra một điều gì đó từ số không, làm sao định hình lại thế giới của mình tại một bàn xoay hay tại dãy nhà của mình hay trên quy mô của một thành phố. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Khán giả vỗ tay) June Cohen: Cảm ơn anh. Tôi nghĩ rằng nhiều người đang xem chương trình sẽ đang tự hỏi bản thân câu hỏi mà anh vừa đặt ra lúc cuối: Làm sao họ có thể làm điều tương tự cho thành phố của mình? Anh không thể nào phân thân được. Hãy cho những ai được truyền cảm hứng từ thành phố của họ một số mẹo trong bí kíp của anh để có thể thực hiện những dự án tương tự. Theaster Gates: Một trong những điều tôi nhận ra rất quan trọng là việc không chỉ suy nghĩ về những dự án đơn lẻ, ví dụ như một ngôi nhà cũ, mà về mối liên kết giữa một ngôi nhà cũ, một trường học, một cửa hàng tiện lợi nhỏ, và xem có lợi ích chung nào khi kết nối chúng với nhau không. Tôi nhận thấy rằng trong những trường hợp các khu phố đã lụi tàn, chúng thường vẫn còn một mạch đập ngầm. Làm thế nào bạn tìm đúng được mạch đập của nơi đó, những người có tâm huyết, và sau đó làm sao bạn khiến những người đã sống vật vã, ì ạch trong 20 năm trở nên hứng thú trở lại với nơi họ sống? Phải có người làm việc đó. Nếu tôi đơn thuần là một người quy hoạch đô thị, tôi sẽ chỉ nói về những tòa nhà, và sau đó đặt một cái biển "Cho thuê" trên cửa sổ. Tôi nghĩ bạn thật sự phải làm nhiều hơn thế, và bạn phải suy nghĩ kĩ về những dự án nào mình muốn xây dựng ở đây? Và sau đó, liệu có người nào sống ở nơi này muốn cùng thực hiện những dự án đó với mình không? Vì tôi nghĩ nó không chỉ là một không gian văn hóa hay nhà ở; phải tái dựng một nòng cốt kinh tế. Việc suy nghĩ về những điều đó cùng nhau tạo một cảm giác đúng đắn. JC: Khó mà khơi lại trong người ta sự hào hứng khi mà họ đã sống ì ạch trong 20 năm. Anh có tìm ra phương pháp nào để giúp giải quyết việc đó không? TG: Tôi nghĩ rằng có rất nhiều ví dụ về nhiều người đang thực hiện những công việc tuyệt vời, nhưng khi trên các phương tiện truyền thông chỉ toàn các câu chuyện bạo lực xảy ra ở nơi này nơi kia, thì tùy theo những kĩ năng sẵn có của bạn và hoàn cảnh cụ thể, những điều gì bạn có thể làm cho khu vực của bạn để ngăn chặn những điều đó? Vì thế tôi nhận ra rằng nếu bạn là con người của sân khấu, thì bạn nên tổ chức các lễ hội kịch ngoài trời. Trong một số trường hợp, chúng ta không có đủ nguồn lực cho các khu vực để làm những việc hoành tráng, nhưng nếu chúng ta có thể tìm cách bảo đảm rằng những người dân địa phương, và những người có thể quan tâm đến những việc diễn ra trong khu vực, khi họ tụ họp lại cùng nhau, tôi nghĩ những điều tuyệt vời rất có thể sẽ xảy ra. JC: Thật là thú vị. Và làm sao để đảm bảo rằng những dự án anh đang thực hiện thật sự phục vụ những người kém may mắn mà không phải những đám đông tự phát có thể sẽ chuyển đến ở để lợi dụng những dự án này? TG: Đúng rồi. Tôi nghĩ rằng đây chính là chỗ mà cỏ mọc rậm rạp. JC: Cùng đi vào đám cỏ đó đi. TG: Ngay bây giờ, Grand Crossing có 99 phần trăm người da đen, hoặc ít nhất là những người sống ở đó. và chúng tôi biết rằng một người có nhà ở nơi đó, khác với một người đi trên các con đường ở đó mỗi ngày. Vì vậy cũng có lí khi nói Grand Crossing đã phần nào trong quá trình đổi khác với hôm nay. Nhưng có nhiều cách nghĩ về tín dụng nhà ở và đất đai hoặc một sự mở rộng dựa trên nhiệm vụ là bảo vệ một số không gian được thực hiện vì khi có 7500 lô đất trong thành phố, bạn muốn có điều gì diễn ra ở đó, nhưng bạn cần những cá nhân hoặc tổ chức độc lập không những quan tâm đến mảng phát triển mà còn quan tâm đến mảng ổn định, và tôi cảm thấy rằng mảng phát triển thường rất sôi động, nhưng phần công việc khác của một dạng ý thức cộng đồng, phần đó không còn tồn tại nữa. Vậy làm sao bắt đầu phát triển những giám sát quan trọng để đảm bảo tài nguyên có sẵn cho những người mới chuyển đến cũng được chia sẻ cho những người đã sống ở nơi đó từ lâu. LC: Điều đó rất hợp lí. Một câu hỏi nữa: Anh đưa ra lập luận rất thuyết phục về cái đẹp và tầm quan trọng của cái đẹp và nghệ thuật Sẽ có những người khác nói rằng nguồn vốn sẽ được chi hợp lí hơn vào những nhu cầu cơ bản cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh phản bác quan điểm đó như thế nào? TG: Tôi tin tưởng rằng cái đẹp chính là một nhu cầu cơ bản. (Khán giả vỗ tay) Tôi thường nhận thấy là khi nguồn vốn không được đầu tư cho những thành phố, khu vực hay cộng đồng có nguồn lực hạn chế, thì chính văn hóa giúp khơi dậy điều đó, và tôi đơn giản không thể làm tất cả mọi thứ. Nhưng tôi nghĩ rằng vẫn có cách để bạn bắt đầu từ văn hóa và thuyết phục được những người đó đầu tư lại cho nơi ở của họ, những loại cơ sở vật chất liên quan cũng sẽ bắt đầu phát triển, và người ta vẫn có thể có nhu cầu về nghệ thuật, và những yêu cầu chính trị cần thiết để vực dậy các thành phố, cũng sẽ trở nên rất nghệ thuật. JC: Tôi hoàn toàn đồng ý. Theaster, cảm ơn anh rất nhiều vì đã dành thời gian cho chúng tôi hôm nay Cảm ơn anh. Theaster Gates. (Khán giả vỗ tay) Mọi người ở nhà gọi tôi là người hay hỏi vặn, kẻ gây rối khó ưa, kẻ nổi loạn và nhà hoạt động, tiếng nói của người dân. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng như vậy. Từ nhỏ, tôi đã có biệt danh. Người ta từng gọi tôi là Softy, nghĩa là thằng bé mềm yếu, vô hại. Như tất cả mọi người khác, tôi từng muốn tránh xa rắc rối. Hồi còn nhỏ, người ta dạy tôi giữ im lặng. Đừng cãi, được bảo gì thì làm nấy. Ở trường dòng, họ dạy tôi không được đối chất, không được tranh luận, cho dù tôi đúng, cứ lờ đi. Điều này được củng cố bởi chế độ chính trị thời đó. (Cười) Ở Kenya, bạn bị xem là có tội cho tới khi chứng minh được mình giàu. (Cười) Người nghèo ở Kenya có khả năng bị cảnh sát, người lẽ ra phải bảo vệ họ, bắn chết cao gấp 5 lần tội phạm. Điều này được củng cố bởi bản chất chính trị thời đó. Chúng tôi có một tổng thống, Moi, một kẻ độc tài. Ông ta thống trị đất nước bằng sự tàn bạo, bất cứ ai đặt nghi vấn về quyền hành của ông ta sẽ bị bắt, tra tấn, bỏ tù, thậm chí là giết chết. Thế nên, mọi người được dạy rằng hèn nhưng khôn còn hơn là gây rắc rối. Hèn nhát không phải là một lời xúc phạm. Hèn nhát là một lời khen. Chúng tôi từng được bảo là kẻ hèn sẽ được về với mẹ. Nghĩa là nếu tránh xa rắc rối bạn sẽ được sống. Tôi từng nghi ngờ lời khuyên này, và 8 năm trước, một cuộc bầu cử ở Kenya, có kết quả gây tranh cãi kịch liệt. Theo sau kì bầu cử đó là bạo lực, cưỡng bức, và hơn 1000 người bị giết hại. Công việc của tôi là ghi nhận lại sự bạo lực đó. Là một nhà nhiếp ảnh, tôi chụp hàng nghìn tấm ảnh, và sau hai tháng, hai chính trị gia gặp nhau, uống trà, kí một hiệp định hòa bình, và đất nước lờ nó đi. Tôi bị ám ảnh khi trực tiếp chứng kiến sự bạo lực đó. Tôi gặp những phụ nữ từng bị cưỡng bức, và nó ám ảnh tôi, nhưng cả đất nước không hề nói gì về nó. Chúng tôi đều giả vờ, đều là những kẻ hèn khôn ngoan. Chúng tôi quyết định tránh xa rắc rối và không nói về nó. 10 tháng sau, tôi bỏ việc. Tôi bảo tôi không chịu được nữa. Sau khi bỏ việc, tôi tập hợp bạn bè để nói về bạo lực trong nước, và về tình trạng quốc gia, ngày 1 tháng 6, năm 2009 chúng tôi dự định đến một sân vận động và cố gắng gây sự chú ý của tổng thống. Đó là một ngày quốc lễ được truyền hình trên cả nước, và tôi đã đến sân vận động. Các bạn tôi thì không. Tôi chỉ có một mình, và không biết phải làm gì. Tôi sợ, nhưng tôi biết rất rõ rằng chính ngày hôm đó, tôi phải quyết định. Liệu tôi sẽ sống hèn nhát, như tất cả mọi người khác, hay là sẽ đứng lên? Và khi ngài tổng thống đứng dậy phát biểu, tôi đứng lên và hét vào ông ta, nhắc nhớ ông ta về những nạn nhân của cuộc bạo lực sau kì bầu cử, ngăn chặn tham nhũng. Và tự dưng, không biết từ đâu, cảnh sát lao vào tôi như những con sư tử đói. Họ bịt miệng tôi, lôi tôi ra khỏi sân vận động, đánh đập và giam tôi vào tù. Tôi trải qua đêm hôm đó trên nền xi măng lạnh ngắt trong tù, và tôi nghĩ: "Điều gì khiến tôi cảm thấy thế này?" Bạn bè và gia đình nghĩ tôi bị điên vì những gì đã làm, và những tấm ảnh mà tôi chụp đang phá hỏng cuộc đời tôi. Những tấm ảnh đó, với nhiều người Kenya, chỉ là một con số. Đa số họ không cho đó là bạo lực mà chỉ là một câu chuyện mà thôi. Thế là tôi quyết định trưng bày trên đường phố giới thiệu những hình ảnh về cuộc bạo lực khắp đất nước và khiến mọi người bắt đầu nói về nó. Chúng tôi đi khắp cả nước và giới thiệu những hình ảnh đó, cuộc hành trình ấy đã khiến tôi bắt đầu con đường hoạt động. Tôi quyết định thôi im lặng, và lên tiếng về những vấn đề này. Chúng tôi đi khắp nơi, và khu vực mà chúng tôi triển lãm đường phố trở thành địa điểm graffiti về chính trị, về nạn tham nhũng, sự lãnh đạo tệ hại. Chúng tôi còn thực hiện những nghi thức chôn cất. Chúng tôi gửi những con heo sống tới nghị viện Kenya như biểu tượng cho sự tham lam của các chính trị gia. Điều này đã được làm ở Uganda và các nước khác, và mạnh mẽ nhất là những tấm ảnh được truyền thông chọn và lan rộng ra khắp cả nước, xuyên qua châu lục. Nơi mà tôi đứng lên đơn độc bảy năm trước, giờ thuộc về một cộng đồng gồm nhiều người đứng lên cùng tôi. Tôi không còn đơn độc khi đứng lên nói về những vấn đề này. Tôi thuộc về một nhóm người trẻ tuổi quan tâm đến đất nước, mong muốn mang đến sự thay đổi, và không còn sợ hãi, không còn hèn nhát Đó là câu chuyện của tôi. Ngày hôm đó, ở sân vận động, tôi đứng lên như một kẻ hèn. Nhưng bằng hành động đó, tôi chấm dứt 24 năm sống hèn nhát. Có hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời bạn: ngày bạn được sinh ra, và ngày bạn tìm được lí do cho sự tồn tại của mình. Ngày tôi đứng lên ở sân vận động hét vào ngài tổng thống, tôi tìm được lí do mình được sinh ra, và biết rằng mình sẽ thôi im lặng trước bất công. Bạn có biết lí do mình được sinh ra chưa? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tom Rielly: Một câu chuyện tuyệt vời. Tôi chỉ muốn hỏi bạn một số câu hỏi. PAWA254: bạn đã sáng lập một phòng thu, nơi người trẻ tuổi có thể tới và dùng sức mạnh của truyền thông để thực hiện các hoạt động này. Vậy PAWA đang hoạt động như thế nào? Boniface Mwangi: Chúng tôi có cộng đồng các nhà làm phim, nghệ sĩ graffiti, nhạc sĩ, và khi có một vấn đề trong nước, chúng tôi họp, suy nghĩ, và tìm cách giải quyết. Công cụ mạnh nhất của chúng tôi là nghệ thuật, vì ta sống trong một thế giới bận rộn, mọi người tất bật với cuộc sống, và họ không có thời gian để đọc. Nên chúng tôi gói gọn các hoạt động vào nghệ thuật. Từ âm nhạc, graffiti, nghệ thuật, đó là những gì chúng tôi đang làm. Tôi có thể nói một điều nữa không? TR: Vâng, tất nhiên chứ. (Vỗ tay) BM: Mặc dù bị bắt, đánh đập, đe dọa, khi tìm ra tiếng nói của mình, rằng tôi có thể đứng lên vì niềm tin, tôi không còn sợ hãi. Tôi từng bị gọi là Softy, nhưng tôi không còn mềm yếu, vì tôi đã tìm ra con người thật của tôi, những gì tôi muốn làm, và điều ấy thật tuyệt. Không gì mạnh mẽ bằng việc tìm thấy lí do mình được sinh ra, vì bạn không còn sợ hãi, bạn tiếp tục sống cuộc đời của mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tối nay, tôi sẽ cố gắng làm rõ rằng việc mời một người thân, người bạn hoặc thậm chí là người lạ để ghi lại cuộc đối thoại đầy ý nghĩa với bạn có thể là khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, và bản thân bạn nữa. Khi tôi 22 tuổi, tôi thật may mắn khi tìm ra điều thôi thúc tôi khi bắt đầu thực hiện những câu chuyện bạn nghe đài. Cùng lúc ấy, tôi phát hiện ra rằng bố tôi,người tôi rất rất gần gũi, là người đồng tính. Tôi thực sự ngạc nhiên. Gia đình tôi vô cùng khăng khít, và tôi cảm thấy rụng rời. Có lúc, trong một cuộc nói chuyện đầy căng thẳng, bố nhắc đến cuộc bạo loạn Stonewall. Ông kể rằng đó là một đêm năm 1969, các thanh niên da đen các nghệ sĩ Mỹ Latin chống lại cảnh sát tại một quán bar đồng tính ở Manhattan tên là Stonewall Inn, làm dấy lên cuộc vận động đòi quyền cho người đồng tính. Đó là câu chuyện tuyệt vời, và khơi gợi sự quan tâm của tôi. Vì vậy tôi quyết định lấy máy ghi âm và tìm hiểu thêm. Với sự giúp đỡ của Michael Shirker, chuyên viên lưu trữ trẻ và lần theo nhũng người mà chúng tôi có thể tìm thấy người cũng có mặt ở Stonewall đêm đó. Ghi lại những cuộc phỏng vấn, Tôi nhận ra cách mà chiếc micro cho phép tôi đến những nơi mà bình thường tôi không thể vào được và nói chuyện với những người tôi không bao giờ có thể nói chuyện được Tôi có vinh dự được biết những người tuyệt vời, phi thường và dũng cảm nhất mà tôi từng được gặp. Đó là lần đầu tiên, câu chuyện về Stonewall được kể cho thính giả toàn quốc. Tôi dành tặng chương trình này cho cha mình Nó thay đổi mối quan hệ với ông, và thay đổi cuộc đời tôi. 15 năm qua, tôi thực hiện thêm nhiều chương trình phát thanh nỗ lực soi sáng những người mà bạn ít khi được nghe từ các phương tiện truyền thông. lần này đến lần khác, Tôi muốn xem một hành động đơn giản như được phỏng vấn có ý nghĩa như thế nào với mọi người, đặc biệt là những người bị cho rằng câu chuyện của họ chẳng quan trọng. tôi có thể thấy mọi người trở nên dõng dạc khi họ bắt đầu nói vào micro. Vào năm 1998, tôi thực hiện một phóng sự về những nhà trọ tồi tàn cuối cùng tại phố Bowery ở Manhattan. Họ vẫn ở trong những khách sạn rẻ tiền trong nhiều thập kỳ. Họ sống trong các căn phòng có kích thước như buồng giam bao quanh bởi lưới thép mỏng vì vậy bạn không thể chuyển từ phòng này qua phòng kế bên. Sau đó, tôi viết một cuốn sách cùng nhiếp ảnh gia Harvey Wang Tôi bước vào một nhà trọ tồi tàn với bản thảo của cuốn sách và cho một anh chàng xem trang về anh ấy. Anh đứng đó, nhìn chằm chằm nó trong im lặng, sau đó cậu chộp lấy cuốn sách khỏi tay tôi và bắt đầu chạy xuống hành lang dài và hẹp giơ tay cao hét lên,"tôi tồn tại! tôi tồn tại!" (Vỗ tay) Bằng nhiều cách, câu nói "tôi tồn tại" là lời kêu gọi vang dội cho StoryCorps, tôi đã có ý tưởng điên rồ này cách đây 12 năm. Với ý nghĩ là sử dụng việc làm phim tài liệu và thay đổi nó hoàn toàn. Theo truyền thống, việc phát sóng phim tài liệu cần ghi âm cuộc phỏng vấn để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay giải trí hay giáo dục được xem hoặc nghe bởi nhiều người, nhưng tôi muốn thử cái gì đó mà các cuộc phỏng vấn chính là mục tiêu, và liệu chúng tôi có thể cho nhiều, nhiều người hơn nữa cơ hội để được lắng nghe theo cách này. Vì vậy, tại Grand Central Terminal 11 năm trước, Chúng tôi xây một gian phòng nhỏ nơi bất cứ ai cũng có thể vinh danh người khác bằng việc phỏng vấn về cuộc sống của họ. Khi bạn đến phòng thu này, điều phối viên sẽ gặp và đưa bạn vào bên trong. Bạn sẽ ngồi đối diện, ví dụ như, ông nội của bạn khoảng gần một tiếng bạn lắng nghe và chia sẻ, Nhiều người nghĩ về nó như đó là cuộc nói chuyện cuối cùng Điều gì mà bản thân muốn hỏi và nói với người này người có ý nghĩa rất nhiều với bản thân Cuối mỗi buổi, bạn sẽ ra về với bản sao của cuộc phỏng vấn và một bản sao khác được gửi đến American Folklife Center tại thư viện Quốc Hội để một ngày nào đó, cháu chắt của bạn có thễ biết về ông nội của bạn qua giọng nói và câu chuyện của ông ấy. Vì vậy, chúng tôi đặt phòng thu ở một trong những nơi nhộn nhịp nhất thế giới và mời mọi người đến buổi trò chuyện vô cùng thân thiết với một người khác. Tôi đã từng mơ hồ về hiệu quả của ý tưởng này nhưng từ lúc bắt đầu, nó đã làm được. mọi người tham gia trải nghiệm này với sự tôn trọng đáng kinh ngạc, và những cuộc trò chuyện tuyệt vời đã diễn ra Tôi muốn bật một trích đoạn hoạt hình từ một cuộc phỏng vấn được thu âm tại trụ sở chính Đây là Joshua Littman,12 tuổi, đang gặp riêng mẹ cậu bé Josh mắc chứng rối loạn tự kỷ. như đã biết, trẻ em bị mắc chứng tự kỷ thì cực kỳ thông minh. nhưng gặp khó khăn trong giao tiếp Họ thường bị ám ảnh. Trong trường hợp của Josh, đó là động vật, vì vậy Josh nói với mẹ của cậu, Sarah tại Grand Central 9 năm trước (đoạn phim)Josh Littman: theo thang điểm từ 1-10 Mẹ có nghĩ cuộc sống mẹ sẽ khác nếu không có các con vật, Sarah Littman: Mẹ nghĩ là 8 điểm khi không có các con vật, bởi vì sẽ có thêm nhiều niềm vui cho cuộc sống. JL: Mẹ nghĩ cuộc sống mẹ sẽ như thế nào nếu không có chúng? SL: mẹ sẽ không nuôi những con vật như gián hay rắn. JL: Vâng, con thấy ổn với những con rắn nếu chúng không độc hay siết chặt mẹ hay những thứ khác. SL: Ừ, vì mẹ không phải người nuôi rắn JL: nhưng gián chỉ là côn trùng mà chúng ta thường ghét chúng. SL: ừ, nó là vậy. JL: Đã bao giờ mẹ nghĩ không thể chịu đựng việc có một đứa con chưa ? SL: Mẹ nhớ khi còn bé, con bị đau bụng quằn quại, con chỉ biết khóc và khóc. JL: Đau bụng là gì ạ? SL: là khi con bị đau dạ dày? và tất cả những gì con làm là la hét trong tầm 4 tiếng. JL: thậm chí át cả Amy ạ? SL: con hét khá to, nhưng Amy có âm vực cao hơn. JL: Con thấy mọi người có vẽ thích Amy hơn, như thể em ấy là một thiên thần nhỏ hoàn hảo SL: Ừ, mẹ có thể hiểu tại sao con nghĩ vậy, mẹ không nói vậy bởi vì con bị rối loạn tự kỷ đâu nhưng dễ dàng dành sự thân thiện cho Amy, trong khi mẹ nghĩ dành cho con thì khó hơn, nhưng nếu mọi người dành thời gian để biết thêm về con thì họ sẽ yêu con rất nhiều. JL: như là Ben hay Eric hay Carlos ạ? SL: ừ JL: giống như là con có bạn tốt hơn nhưng lại ít hơn? (cười) SL: Mẹ không đánh giá về phẩm chất, nhưng mẹ nghĩ JL: ý con là, ban đầu nó như thế này, Amy thích Claudia, rồi lại ghét Claudia. thích Claudia, rồi lại ghét Claudia SL: đó là chuyện con gái, con yêu à. Điều quan trọng với con là con có một vài người bạn rất tốt và đó thực sự là điều con cần trong cuộc sống JL: con có phải là đứa con mà mẹ muốn khi mới sinh con ra? Có đúng như mong đợi của mẹ SL: Con vượt quá mong đợi của mẹ, con yêu à bởi vì, chắc chắn, mẹ đã tưởng tưởng về đứa con của mình sẽ như thế nào nhưng con khiến mẹ trưởng thành hơn như là một người làm cha làm mẹ, vì con hãy nghĩ xem JL: vâng, con khiến mẹ thành một bậc cha mẹ. SL: con khiến mẹ trở thành người mẹ. đó là một điều tốt Nhưng cũng vì mẹ nghĩ khác con biết đấy, với những gì họ chỉ mẹ trong sách nuôi dạy con cái, Mẹ thực sự phải học cách suy nghĩ theo chiều hướng mới và nó khiến mẹ sáng tạo hơn như là một người mẹ và một con người và mẹ luôn cảm ơn con vì điều đó JL: và điều đó giúp mẹ khi Amy chào đời? SL: và điều đó giúp mẹ khi Amy trào đời, nhưng con vô cùng đặc biệt với mẹ và mẹ may mắn vì có đứa con trai như con (Vỗ tay) David Isay: sau khi câu chuyện, được phát trong chương trình phát thanh Josh nhận được hàng trăm bức thư nói với cậu rằng cậu là đứa bé tuyệt vời Mẹ cậu bé, Sarah, xếp chúng lại thành một quyển sách khi Josh bị trọc ghẹo tại trường, họ lấy những lá thư ra đọc Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn đến hai người hùng của tôi có mặt tại đây trong tối hôm nay. Sarah Littman và Josh, hiện là một sinh viện danh dự tại một đại học. (Vỗ tay) Bạn biết đó, nhiều người nói họ đã khóc khi họ nghe StoryCorps và đó không phải vì họ buồn. Phần lớn không phải vậy. tôi nghĩ vì họ nghe về điều gì đó chân thực và trong sáng và khoảnh khắc ấy, đôi khi thật khó nói điều gì là sự thật và điều gì là quảng cáo. đại lọai như phản đối chương trình truyền hình thực thế Không một ai đến StoryCorps để làm giàu. Không một ai đến vì sự nổi tiếng. Đó là hành động của sự rộng lượng và lòng yêu thương, nhiều người chỉ là những người bình thường nói về việc sống tốt, can đảm, đứng đắn và lòng tự trọng, và khi nghe những câu chuyện như vậy đôi khi nó giống như bạn bước đi trên vùng đất thánh vì vậy những trải nghiệm tại Grand Central có hiệu quả và chúng tôi mở rộng khắp cả nước Hôm nay, có hơn 100,000 người tại 50 bang ở 100 thành phố và thị trấn khắp nước mỹ đã ghi âm buổi hội thoại tại StoryCorps bây giờ nó trở thành thu thập lớn nhất về tiếng nói của mọi người (Vỗ tay) Chúng tôi thuê và đào tạo hàng trăm điều phối viên giúp hướng dẫn mọi người về trải nghiệm này Hầu hết làm việc từ 1 đến 2 năm tại StoryCorp đi khắp nước, tập hợp trí tuệ của nhân loại họ gọi đó là nhân chứng nếu bạn hỏi họ, tất cả điều phối viên đều nói rằng điều quan trọng nhất mà họ học từ việc có mặt trong suốt cuộc hội thoại là mọi người đều tuyệt vời tôi từng nghĩ trong năm đầu ở StoryCorp, bạn cho rằng có vài thiên vị trong việc lựa chọn nhưng sau hàng chục ngàn buổi phỏng vấn với mọi kiểu người ở mọi nơi trên đất nước giàu, nghèo, 5 tuổi cho đến 105, 80 ngôn ngữ khác nhau, trên mọi quang phổ chính trị và nghĩ rằng có thể họ tìm ra những thông tin quan trọng tôi đã học hỏi rất nhiều từ những buổi phỏng vấn tôi học về thơ ca, sự hiểu biết và khoan dung có thể được tìm thấy trong mỗi lời của mọi người quanh ta khi ta đơn giản chỉ cần dành thời gian để lắng nghe như cuộc hội thoại sau giữa nhân viên trò cá độ tại Brooklyn tên là Danny Perasa người đã đưa vợ là Anny đến StoryCorps chia sẻ về tình yêu anh dành cho cô. Danny Perasa: em thấy đấy, nó là như thế này, Anh cảm thấy tội lỗi khi nói "anh yêu em". anh hay nói điều đó để nhắc em rằng anh thật là khờ, nó là tại anh. giống như nghe một bài hát hay từ chiếc đài cũ bị vỡ, em thật tốt khi giữ nó quanh nhà. Annie Perasa: nếu em không để tờ ghi chú ở bếp em nghĩ là có gì không ổn anh viết thư tình cho em mỗi sáng DP: Ừ, thứ duy nhất có vẻ không đúng. là anh không tìm được một cây bút ngộ nghĩnh. AP: Gửi đến công chúa của tôi: hôm nay mưa khá nhiều. Anh sẽ gọi em lúc 11:20 sáng. DP: đó là một dự báo thời tiết lãng mạn AP: Và anh yêu em. Anh yêu em. Anh yêu em. DP: khi một chàng trai kết hôn hạnh phúc, dù tại nơi làm việc có thế nào, dù sau một ngày có ra sao, luôn có một tổ ấm khi anh về nhà biết rằng anh sẽ được ôm ai đó nếu họ không ném bạn xuống cầu thang và nói: bỏ tay anh ra khỏi người tôi." kết hôn giống như có chiếc tivi màn hình màu bạn không bao giờ muốn trở về với màn hình đen trằng (Cười) DI: Danny chỉ cao tầm 5 feet với đôi mắt lé và một chiếc răng khểnh nhưng Danny Perasa luôn dành sự lãng mạn trên ngón tay út bé nhỏ của mình hơn tất cả người đàn ông nổi tiếng Hollywood gộp lại. Tôi đã học được điều gì ư? tôi học được về khả năng gần như không tưởng để tâm hồn biết tha thứ Tôi học được về sự kiên cường và nghị lực. Giống như buổi đối thoại giữa Oshea Israel và Mary Johnson. Khi Oshea còn niên thiếu, cậu ấy đã giết cậu con trai duy nhất của Mary, Laramiun Byrd, trong cuộc chiến băng đảng. 10 năm sau, Mary đến trại giam gặp Oshea và để tìm ra ai là người đã lấy đi mạng sống của con trai bà. thật chậm rãi và phi thường, họ trở thành bạn, khi cậu ấy được thả khỏi trại cải tạo, Oshea chuyển đến ở cạnh nhà Mary. Đây chỉ là một đoạn trích của một cuộc trò chuyện giữa họ ít lâu sau khi Oshea được tự do ( Đoạn phim) Mary Johnson: con trai tôi không còn ở đây nữa. tôi không được thấy nó tốt nghiệp, và giờ cậu đang học đại học. tôi sẽ có cơ hội thấy cậu tốt nghiệp. tôi không được thấy nó kết hôn. hy vọng một ngày nào đó, tôi có thể trải nghiệm điều này. Oshea Israel: Chỉ cần nghe cô nói những điều này và hiện hữu trong cuộc sống theo cách mà cô đang là động lực của cháu Cô khiến cháu chắc chắn rằng cháu đi đúng hướng. Cô luôn tin tưởng cháu, và sự thật là cô có thể làm điều đó dù nỗi đau cháu gây ra, nó thật kỳ diệu. MJ: cô biết nó không dễ dàng sẻ chia câu chuyện của chúng ta, thậm chí khi ngôi đây nhìn nhau ngay lúc này. Cô biết nó không dễ dàng gì, vì vậy cô cảm phục khi cháu làm được. OI: Cháu yêu cô, cô à. MJ: Cô yêu cháu, con trai à. (Vỗ tay) DI: Và tôi được gợi nhớ vô số lần về sự dũng cảm và lòng tốt, và cách mà vòng cung của lịch sử sẽ tự uốn cong về phía công lý Như quá khứ của Alexis Martinez, người đã sinh Arthur Martinez trong dự án Harold Ickes tại Chicago. Trong cuộc hội thoại, cô ấy nói với cô con gái Lesley về việc một chàng trai trẻ tham gia một băng đảng rồi sau đó chuyển giới thành nữ, điều mà cô luôn muốn. Đây là Alexis và con gái Lesley. (Đoạn băng) Alexis Martinez: một trong những điều khó nhất với mẹ là Mẹ luôn sợ rằng Mẹ không được phép hiện diện trong cuộc sống của cháu gái mẹ, và con sẽ chối bỏ hoàn toàn, con và chồng của con Một trong những điều may mắn là, mối quan hệ với những đứa cháu gái , là đôi khi chúng cãi nhau, dù mẹ là đàn ông hay phụ nữ. con biết đấy Lesley Martinez: Nhưng chúng tự do nói về điều đó. AM: Chúng tự do nói về điều đó, nhưng, với mẹ, đó là điều kì diệu. Chúng con sẽ không cắt đứt với mẹ đâu, và con luôn muốn mẹ biết rằng, mẹ luôn được yêu thương. AM: con biết đấy, mẹ sống như vậy mỗi ngày. Mẹ xuống phố như một phụ nữ, và mẹ thanh thản với con người mẹ. Ý mẹ là, mẹ ước giọng mẹ nhẹ nhàng hơn, nhưng bây giờ mẹ thấy hạnh phúc và mẹ cố gắng sống như vậy mỗi ngày. DI: giờ đây tôi hạnh phúc Tôi sẽ tiết lộ một bí mật của StoryCorps. Những cuộc trò chuyện thế này cần sự dũng cảm. StoryCorps nói với loài người Những người tham gia biết rằng đoạn thu âm sẽ được nghe rất lâu sau khi họ ra đi. Đây là một bác sĩ ở trung tâm bảo trợ xã hội là Ira Byock, người đã hợp tác với chúng tôi trong buổi phỏng vấn với những người đang hấp hối. Anh ấy đã viết cuốn sách " 4 điều quan trọng nhất" về 4 điều bạn muốn nói với những người quan trọng nhất đời bạn trước khi họ hay bạn chết cám ơn, tôi yêu bạn, thứ lỗi cho tôi, tôi tha thứ cho bạn. Đó là những câu nói mạnh mẽ nhất chúng ta nói với nhau, và nó hay xảy ra ờ StoryCorps. Nó là cơ hội để có cảm giác kết thúc với ai đó mà bạn quan tâm -- không hối tiếc, không còn gì chưa nói. nó rất khó và nó cần sự dũng cảm, nhưng đó là lý do ta sống, phải không? vì vậy, giải thưởng TED. Khi lần đầu tiên nghe về TED và Chris vài tháng trước về khả năng đoạt giải, tôi thực sự rối trí. Họ yêu cầu tôi đưa ra thật vắn tắt mong muốn cho nhân loại , không nhiều hơn 50 chữ. Vậy là tôi nghĩ về điều ấy, tôi viết ra 50 từ, vài tuần sau, Chris gọi và nói, "hãy thử xem." Và đây là ước muốn của tôi: là các bạn hãy giúp chúng tôi dùng mọi thứ chúng ta học ờ StoryCorps và mang đến thế giới vậy mọi người, ở mọi nơi có thể dễ dàng thu âm một cuộc phỏng vấn ý nghĩa với người khác mà sau đó sẽ đi vào lịch sử. bằng cách nào ta làm được? với thứ này đây. chúng ta đang tiến nhanh tới tương lai nơi mà mọi người trên thế giới sẽ kết nối với một trong số đó và nó có sức mạnh mà tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng 11 năm trước khi tôi bắt đầu StoryCorps. Có một chiếc micro, có thể chỉ bạn làm nhiều thứ, và có thể gửi các tập tin âm thanh Đó là phần chính. Vậy là phần đầu của mong muốn đã được thực hiện. Trong vài tháng qua, nhóm nghiên cứu tại StoryCorps đã làm việc miệt mài tạo ra một ứng dụng mang StoryCorps ra khỏi các căn phòng để nó được trải nghiệm bới mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Hãy nhớ rằng, StoryCorps luôn gồm 2 người và 1 điều phối viên giúp họ ghi âm cuộc nói chuyện, cái được lưu giữ mãi mãi, nhưng lúc ấy, chúng tôi đang phát hành phiên bản thử nghiệm của ứng dụng StoryCorps. Đó là một hỗ trợ viên kỹ thuật số sẽ hướng dẫn bạn về cách thức phỏng vấn của StoryCorps, giúp bạn chọn câu hỏi, đưa ra các lời khuyên bạn cần để ghi âm cuộc hội thoại tại StoryCorps, rồi bấm tải lên nơi lưu trữ tại thư viện Quốc Hội Đó là phần dễ nhất, công nghệ. Thứ thách thực sự tùy thuộc vào bạn: để dùng công cụ này và tìm ra cách sử dụng nó trên khắp nước Mỹ và toàn thế giới, thay vì ghi âm hàng trăm cuộc phỏng vấn của StoryCorps mỗi năm, chúng tôi có thể ghi âm 10 nghìn hay 100 nghìn hay thậm chí hơn thế nữa. hãy hình dung, ví dụ, bài tập về nhà trên toàn quốc mà mỗi học sinh trung học học lịch sử nước Mỹ trên toàn quốc thu âm cuộc phỏng vấn với người lớn tuổi trong lễ Phục Sinh và trong 1 tuần duy nhất mọi thế hệ người Mỹ sống và trải qua thời kỳ ấy đều bị bắt giữ (Vỗ tay) hay hình dung các bà mẹ ở hai phía đối diện của cuộc xung đột nào đó ngồi xuống không phải để nói chuyện về cuộc xung đột mà lại tìm ra con người họ, và bằng cách, xây dựng mối liên kết của niềm tin hoặc một ngày nào đó nó sẽ trở thành truyền thống trên khắp thế giới rằng những người được vinh danh tại StoryCorps vào sinh nhật lần thứ 75; hay thành viên trong cộng đồng của bạn trong viện dưỡng lão hay bệnh viên hay vô gia cư hay thậm chí là nhà tù dùng ứng dụng này để vinh danh những người ít được biết đến trong xã hội và hỏi họ rằng họ là ai, họ đã học được cuộc sống những gì và họ muốn được nhớ đến như thế nào. (Vỗ tay) 10 năm trước, tôi thu âm cuộc phỏng vấn StoreCorps với bố tôi vốn là một bác sĩ tâm thần, và trở thành một nhà hoạt động đồng tính nổi tiếng. Đây là bức ảnh chúng tôi tại cuộc phỏng vấn đó. Tôi không bao giờ nghĩ về việc ghi âm một vài năm trước đây, Khi bố tôi còn khỏe và vẫn gặp bệnh nhân 40 giờ mỗi tuần, bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư. Ông qua đời đột ngột vài ngày sau đó. Đó là ngày 28 Tháng Sáu, 2012, ngày kỷ niệm cuộc bạo loạn Stonewall. Tôi nghe cuộc hội thoại cho lần đầu tiên vào lúc ba giờ sáng vào ngày ông mất. vài đứa trẻ nhỏ ở nhà tôi, tôi biết đó là cách duy nhất để chúng biết về ông người đóng vai trò mạnh mẽ trong tôi có thể vượt qua giai đoạn ấy Tôi nghĩ mình không thể tin vào StoryCorps nữa như tôi đã từng làm nhưng vào khoảng khắc ấy tôi hoàn toàn nhận ra tầm quan trọng của những bản ghi âm Mỗi ngày, mọi người đến gặp tôi và nói rằng," tôi ước tôi đã nói chuyện với cha tôi, mẹ tôi hay anh trai tôi" nhưng tôi chần chừ quá lâu." giờ đây, không ai phải chờ đợi thêm nữa. Khoảnh khắc này, khi mà cách chúng ta giao tiếp chỉ là thoáng qua và không mấy quan trọng, hãy cùng với chúng tôi để tại ra kho số hóa của những cuộc đối thoại tồn tại bền bỉ và quan trọng này. Hãy giúp chúng tôi tạo ra món quà cho con cái chúng ta bằng chứng về sự tồn tại của chúng ta tôi hy vọng bạn sẽ giúp chúng tôi biến ước mơ thành hiện thực. phỏng vấn một thành viên gia đình, một người bạnhay thậm chí một người lạ, cùng nhau, chúng ta tạo ra kho lưu trữ trí thông minh của loài người, và có thể bằng cách này, chúng ta sẽ học cách lắng nghe nhiều hơn và la hét ít hơn. có thể những cuộc hội thoại ấy sẽ nhắc nhở chúng ta về điều thực sự quan trọng và có thể, chỉ có thể, sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng sự thật đơn giản là với mỗi cuộc đời mỗi cuộc sống đơn độc điều quan trọng là sự bình đẳng và không giới hạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cám ơn các bạn. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn (Vỗ tay) Khi tôi viết hồi ký, Các nhà xuất bản thật sự bối rối. Sẽ giới thiệu tôi là một đứa trẻ tị nạn, hay là nữ chủ sáng lập công ty phần mềm công nghệ cao thập niên 1960, một công ty nổi tiếng và đã thâu nhận hơn 8.500 người? Hay đó là người mẹ của một đứa trẻ tự kỷ? Hay là một người hảo tâm đã rộng mở túi tiền? Vâng, hóa ra tôi là tất cả những phụ nữ đó. Vậy, xin phép cho tôi kể với quý vị câu chuyện của tôi. Với tôi, tất cả bắt đầu từ lần tôi lên chuyến tàu hỏa ở thành phố Vienna, là chuyến tàu Kindertransport đã cứu khoảng 10.000 trẻ em Do Thái từ các nước Châu Âu bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Lúc đó tôi mới năm tuổi, được ôm chặt trong tay của chị gái 9 tuổi và lúc đó tôi đã có một ý niệm rất mơ hồ về những điều đang xảy ra. " Nước Anh là gì và tại sao tôi đi đến đó?" Tôi còn sống đến hôm nay là nhờ vào sự giúp đỡ hào phóng của những người xa lạ. Tôi thật may mắn, và may mắn bội phần khi được gặp lại bố mẹ đẻ của tôi. Nhưng thật buồn, tôi không bao giờ được trở lại sống với họ nữa. Nhưng tôi đã làm, trong bảy thập niên qua từ ngày định mệnh đau buồn khi mẹ tôi đưa tôi lên chuyến tàu đó tôi đã làm nhiều điều hơn cả những gì tôi có thể mơ ước. Và tôi yêu nước Anh, đất nước đã nhận nuôi tôi, mãnh liệt đến mức mà chỉ ai đã bị cướp mất quyền làm người mới có thể cảm nhận được. Tôi quyết phải làm cho cuộc đời này xứng đáng với ơn cứu mạng. Và rồi, tôi luôn theo đuổi quyết định đó. (Tiếng cười) Cho phép tôi đưa quý vị trở lại thập niên 1960. Để vượt qua vấn đề giới tính của thời đại lúc bấy giờ, tôi lập cơ sở phần mềm, là một trong những công ty phần mềm đầu tiên tại Anh. Nhưng nó cũng là một công ty của phụ nữ và cho phụ nữ, một hình dạng ban đầu của "kinh doanh vì mục đích xã hội." Và người ta đã cười cợt chính ý tưởng này vì phần mềm vào thời điểm đó, không được như phần phần cứng. Không ai mua phần mềm cả, càng không thể mua phần mềm do phụ nữ viết. Mặc dù phụ nữ cũng ra trường với tấm bằng đại học đúng nghĩa, nhưng vẫn còn những giới hạn vô hình đối với sự tiến bộ của chúng tôi. Và tôi đã thường xuyên đập vỡ bức tường giới hạn đó, và tôi muốn mang lại cơ hội cho phụ nữ. Tôi đã tuyển dụng phụ nữ có chuyên môn cao, trước đó đã bỏ việc vì hôn nhân, hay vì họ mang đứa con đầu lòng và tôi đã thâu nhận họ nhờ vào cách tổ chức làm việc tại nhà. Chúng tôi đi tiên phong trong phong trào "phụ nữ trở lại công việc" sau thời gian tạm nghỉ. Chúng tôi cũng tiên phong trong phương thức làm việc mới và linh động: chia sẻ công việc, chia sẻ CV và cuối cùng là đồng sở hữu khi tôi trao quyền sở hữu một phần tư công ty cho nhân viên không ai tốn kém gì cả, ngoài tôi. Trong nhiều năm, tôi là người phụ nữ đầu tiên làm việc này, hay có lẽ là duy nhất. Thời gian trước đó, vì là phụ nữ, tôi không thể vào thị trường chứng khoán, tôi không thể lái xe buýt hay máy bay. Lúc đó tôi không thể mở tài khoản ngân hàng nếu chông tôi không cho phép. Thế hệ phụ nữ như tôi đã đấu tranh cho quyền được làm việc và quyền bình đẳng lương. Không ai thật sự hy vọng nhiều về việc làm hay vị trí xã hội bởi vì tất cả mọi hy vọng của chúng tôi đều hướng về trách nhiệm nhà cửa và gia đình. Và tôi không thể một mình đối mặt với vấn đề này, Vì thế tôi bắt đầu chiến đấu chống lại quan niện của thời đại, thậm chí tôi còn phải thử đổi tên từ "Stephanie" sang "Steve" trong thư từ công việc của tôi, để gõ các cánh cửa trước khi ai đó nhận ra rằng "ông ấy" là một phụ nữ. (Tiếng cười) Công ty tôi "Lập trình viên tự do", thể hiện đúng nghĩa tên gọi của nó, không thể có cái bắt đầu nghèo hơn được nữa : trên bàn trong phòng ăn, và vốn ban đầu là số tiền tương đương 100 đô-la ngày nay, và nó được cấp thêm tiền từ đồng lương quèn của tôi và tiền thế chấp nhà. Mối quan tâm của tôi là khoa học, đầu ra sản phẩm là phục vụ thương mại lúc đó, tiền lương của nhân viên làm tôi khá lo lắng. Vì thế tôi phải cân đối công việc nghiên cứu vận hành, đòi hỏi trí tuệ, và đó chính là điều làm tôi quan tâm và giá trị thương mại được đánh giá bởi khách hàng: như phần mềm đường sắt vận tải, phần mềm vận tải đường bộ, phần mềm kiểm hàng, đĩa phần mềm kiểm hàng. Và cuối cùng thì công việc bắt đầu ổn. Chúng tôi đã trả thêm cho công việc tại nhà và bán thời gian của nhân viên bằng giá thưởng cố định, đó là một trong những ưu tiên hàng đầu. Có ai ngờ, lập trình của hộp đen trên chiếc máy bay Siêu thanh Concord lại được thực hiện bởi một nhóm phụ nữ làm việc tại nhà. (Vỗ tay) Tất cả những gì chúng tôi dùng chỉ là phương pháp "tin tưởng nhân viên" và một chiếc điện thoại đơn giản. Thậm chí chúng tôi thường hỏi người xin việc : "Bạn có dùng điện thoại không?" Một dự án phát thảo là để phát triển tiêu chuẩn phần mềm trên các giao thức kiểm soát quản lý. Và phần mềm đã và luôn là một phần vô cùng khó kiểm soát, cho nên nó rất có giá trị. Chúng tôi đã dùng tiêu chuẩn riêng, chúng tôi còn phải chi phí để cập nhật chúng nhiều năm, và cuối cùng, chúng được NATO chọn dùng. Nhân viên lập trình của chúng tôi - xin quý vị nhớ là chỉ toàn phụ nữ, có cả người đồng giới và chuyển giới - đã làm việc với bút chì và giấy để phát thảo những sơ đồ định rõ mỗi nhiệm vụ cần thực hiện. Và họ đã viết mã, thông thường là mã trên máy, đôi khi là mã nhị phân, sau đó chúng được gửi qua email đến trung tâm dữ liệu để được nhập vào băng từ hay thẻ nhớ và rồi được đưa trở lại dưới dạng lệnh để kiểm tra. Tất cả, trước đó đã được chạy trên máy tính. Đó là cách lập trình đầu thập niên 1960. Vào năm 1975, 13 năm sau ngày khởi đầu, Luật tạo cơ hội bình đẳng ra đời ở Anh và điều đó làm cho chính sách ủng hộ nữ giới của chúng tôi trở nên sai luật. Và như là một ví dụ cho hậu quả ngoài ý muốn, công ty nữ của tôi đành phải cho đàn ông len vào. (Tiếng cười) Khi tôi khởi đầu công ty cho phụ nữ, Quý ông nói, "cũng hay, nhưng nó chỉ hoạt động được với mô hình cò con thôi." Rồi sau đó, khi nó trở nên tầm cỡ, họ nhận xét, "Đúng, bây giờ nó hoành tráng, nhưng nó không có lợi ích chiến lược." Và rồi, khi nó là công ty đáng giá hơn 3 tỷ đô-la, và tôi làm cho 70 nhân viên trở thành triệu phú, thì họ miễn cưỡng nói một cách chiếu cố, "Làm tốt đấy, Steve!" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bạn có thể nói với những phụ nữ tham vọng, trong đó có lãnh đạo công ty tôi: Đầu của họ đã bị đập dẹp để được thừa nhận một cách tội nghiệp. (Vỗ tay, tiếng cười) Và chúng tôi có đôi chân vững để thoát ra khỏi những bồn rửa chén. (Tiếng cười) Xin phép quý vị cho tôi chia sẻ hai bí mật thành công: Xung quanh quý vị là những người thượng lưu và được quý vị yêu thích; và quý vị chọn người bạn đời rất ư là kỹ càng. Bởi vì một ngày kia khi bạn nói, "chồng tôi là một thiên thần," thì một phụ nữ khác than phiền : "Bà may mắn đấy", "chồng tôi, mong nó chết quách! " (Tiếng cười) Thành công mà dễ như vậy thì tất cả chúng ta đều là triệu phú rồi. Ở trường hợp tôi, thành công đến từ vết thương gia đình và trong khủng hoảng. Con trai một của chúng tôi là Giles, nó rất xinh và hạnh phúc. Rồi sau đó, lúc hai tuổi rưỡi, giống như là một đứa trẻ bị đánh tráo trong câu chuyện thần thoại, nó mất dần tính linh hoạt trước đó và trở nên hoang dã và biến thành một đứa bé nỗi loạn. Không phải là nổi loạn ở đứa bé lên hai; nó bị mắc chứng tự kỷ rất nặng và không còn nói được nữa. Giles là đứa trẻ đầu tiên trong cơ sở từ thiện đầu tiên do chính tôi thành lập để đi tiên phong trong việc trợ giúp bệnh nhân tự kỷ. Và sau đó, là trường Prior's Court nổi tiếng dành cho người tự kỷ và một trung tâm từ thiện nghiên cứu y khoa, cũng dành cho người tự kỷ. Vì bất kỳ nơi đâu tôi thấy lổ hổng trong phục vụ, thì tôi cố gắng trợ giúp. Tôi thích làm những điều mới mẽ và làm cho điều mới mẽ trở nên hiện thực. Tôi vừa bắt đầu dự án 3 năm cho một nhóm nghiên cứu đầu ngành về chứng tự kỷ. Như vậy một phần tài sản của tôi trở lại với lĩnh vực mà từ đó nó đã được tạo ra, tôi cũng vừa thành lập viện Internet Oxford và một số công ty mạo hiểm trong ngành IT. Viện Internet Oxford không nhắm đến công nghệ, nhưng là các vấn đề xã hội, kinh tế, pháp luật và đạo đức của Internet. Giles đã mất một cách bất ngờ cách đây 17 năm. Và tôi phải học quen với cách sống trong thiếu vắng Giles, và tôi phải học cách sống với cảm giác Giles không còn cần tôi nữa. Nay tôi làm tất cả vì thương người. Tôi không được lo lắng về mất mát Bởi vì nhiều việc từ thiện đến và tìm thấy tôi rất dễ dàng. (Tiếng cười) Nó là cái mà tôi có sẵn trong ý tưởng cho một công ty, Nhưng như nhiều người ở đây biết thực hiện ý tưởng đó rất khó và cần phải có năng lực dồi dào, sự tự tin và quyết đoán, dám liều cả với gia đình và nhà cửa, và suốt 24 giờ trên 7 ngày, tôi trực chiến với đam mê gần như bị thôi miên. Chính vì lý do đó, tôi bị xem là con nghiện công việc. Tôi tin vào điều thiện mỹ trong công việc khi chúng tôi làm đúng mực và khiêm tốn. Công việc không chỉ là cái tôi đang làm, mà còn là cái mà tôi có thể làm tốt hơn. Chúng ta lo lắng quá cho tương lai. Điều đó dạy tôi cái gì? Tôi rút ra được bài học là ngày mai sẽ không bao giờ giống hôm nay, và chắc chắn không có gì giống hôm qua. Và điều đó làm cho tôi trở nên mạnh hơn cả sự thay đổi, Thật vậy, cuối cùng cũng phải vui vẻ đón nhận thay đổi, nhưng cũng phải nói là thay đổi vẫn rất khó khăn với tôi. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Chặc lưỡi) Tôi sinh ra với hai khối u ác tính ở mắt, ung thư võng mạc. Mắt phải của tôi bị lấy ra lúc bảy tháng tuổi. Khi tôi 13 tháng tuổi thì họ lấy ra luôn mắt trái. Điều đầu tiên tôi làm khi tỉnh dậy sau ca phẫu thuật đó là trèo ra khỏi cái nôi và bắt đầu đi lang thang trong phòng săn sóc trẻ đặc biệt, dĩ nhiên là để tìm ai đã làm điều đó với tôi. (Tiếng cười) Rõ ràng là, đi lang thang trong phòng chăm sóc trẻ không khó khăn với tôi khi không có mắt. Rắc rối là khi bị bắt gặp. Cảm giác về sự mù lòa đối với người mù còn đáng sợ nhiều hơn so với việc bị mù. Hãy tưởng tượng khoảng khắc cảm giác riêng của bạn về sự mù lòa. Hãy nhớ lại phản ứng của bạn khi tôi vừa bước sân khấu, hoặc là viễn cảnh mù lòa của chính bạn, hoặc là một người bạn yêu quí bị mù. Sự hoảng sợ là điều dễ hiểu đối với tất cả chúng ta, bởi vì mù lòa được cho là điển hình hóa sự ngây ngô và vô ý, rủi ro đối mặt với sự tàn phá của bóng tối vô danh. Nghe giống thi ca quá! May cho tôi, ba mẹ tôi không mơ mộng. Họ rất thực tế. Họ hiểu rằng sự ngây thơ và sợ hãi chỉ là chuyện của tinh thần, và tinh thần mang tính thích nghi. Họ tin rằng tôi nên lớn lên để hưởng thụ sự tự do và trách nhiệm giống như bao nhiêu người khác. Theo lời của họ, tôi nên dọn ra ở riêng-- mà tôi đã làm lúc 18 tuổi-- Tôi sẽ trả thuế-- Cảm ơn -- (Tiếng cười)-- và họ biết sự khác nhau của tình yêu thương và nỗi sợ hãi. Sự sợ hãi làm ta bất động khi đối mặt với thử thách. Họ biết rằng sự mù lòa sẽ dẫn tới một thử thách đáng kể. Tôi không được nuôi nấng bằng sự sợ hãi. Họ cho tôi tự do đầu tiên trước tất cả mọi thứ khác, bởi vì đó là những gì tình yêu thương làm. Bây giờ tiếp tục, làm sao tôi xoay sở như ngày nay? Thế giới này rộng lớn hơn nhiều so với phòng chăm sóc trẻ. May mắn thay, tôi có cây gậy dài đáng tin cậy dài hơn những cây gậy của hầu hết những người khiến thi. Tôi gọi nó là đồng nghiệp tự do của tôi. Ví dụ như nó sẽ giúp tôi khỏi bị té trên sân khấu. (Tiếng cười) Tôi thấy được bờ vực đó. Họ khuyến cáo chúng tôi trước rằng mỗi sự rủi ro biết trước đã xảy ra với những diễn giả ở đây trên sân khấu. Tôi không quan tâm xếp đặt một tiền lệ. Nhưng ngoài cái đó, các bạn nghe tôi chặc lưỡi khi tôi lên sân khấu-- (Chặc lưỡi)-- với cái lưỡi của tôi. Đây là những âm thanh thoảng qua phát ra và dội lại từ những bề mặt xung quanh tôi, giống sự định vị của dơi và quay lại tôi với những kiểu, những mẫu thông tin giống như ánh sáng mang đến cho bạn. Não của tôi, cảm ơn ba mẹ tôi, được khởi động để tạo hình trong vỏ não thị giác, mà chúng ta giờ đây gọi là hệ thống hình ảnh, từ những mẫu thông tin, giống như não của bạn làm việc. Tôi gọi quá trình này là định vị thoảng qua. Đó là cách tôi đã học để nhìn thấy qua sự mù lòa, để định vị đường đi của tôi xuyên qua bóng tối vô danh của những thử thách của chính tôi, cũng như đem đến cho tôi một biệt danh "Người Dơi đáng nể." Bây giờ tôi sẽ chấp nhận tên Người Dơi Người Dơi tuyệt thật! Người Dơi tuyệt thật! Nhưng tôi không được dạy dỗ để nghĩ đến mình theo bất kỳ cách đáng được chú ý nào. Tôi luôn coi mình giống như bất kỳ ai mà định vị bóng tối vô danh của chính những thử thách của họ. Điều đó có đáng được chú ý không? Tôi không dùng mắt tôi, tôi dùng khối óc của tôi. Bây giờ, với ai, ở đâu phải nghĩ đó là điều đáng chú ý, nhưng hãy xem xét điều này một chút. Mọi người ở đây đối mặt hay đã từng đối mặt với thử thách, giơ tay lên. Whoosh. Được rồi. Nhiều tay giơ lên lúc này, để tôi đếm xem. (Chặc lưỡi) Phải mất một lúc lâu. Được. Có rất nhiều cánh tay. Hãy giữ đó. Tôi có một ý kiến. Ai trong số các bạn dùng khối óc của mình để định vị những thử thách, để tay xuống. bất cứ ai còn giơ tay vẫn còn thử thách với chính bạn. (Tiếng cười) Tất cả chúng ta đều đối mặt với thử thách, và tất cả chúng ta đều đối mặt với bóng tôi vô danh, mà đặc hữu cho hầu hết mọi thử thách, mà là cái hầu hết chúng ta sợ, phải không? Nhưng tất cả chúng ta có khối óc cho phép chúng ta, khởi động để cho chúng ta định vị đường đi bất chấp những thử thách này? Trong trường hợp này: Tôi đến đây và (chặc lưỡi) -- họ đã không nói tôi cái giá đỡ bài nói chuyện ở đâu. Nên bạn không thể tin tưởng vào những người TED này. "Tự tìm lấy" họ nói vậy. Nên -- ( Tiếng cười) Và phản hồi từ hệ thống P.A chẳng giúp ích gì Nên bây giời tôi đưa ra một thử thách Nếu giờ tất cả các bạn nhắm mắt lại một lúc nạn sẽ học chút xíu về định vị thoảng qua. Tôi sẽ tạo một âm thanh. Tôi sẽ giữ tấm bảng này trước mặt, nhưng tôi sẽ không di chuyển nó. chỉ lắng nghe âm thanh một chút. Shhhhhhh. Được rồi, không có gì đặc biệt. Giờ lắng nghe cái gì xảy ra với chính xác âm thanh đó khi tôi di chuyển tấm bảng. Shhhhhhhhh. (Độ thanh cao hơn và thấp hơn) Bạn biết sức mạnh của bóng tối. (Tiếng cười) Tôi không thể tiếp tục. Nào, giờ bạn vẫn nhắm mắt bởi vì bạn nghe sự khác biệt? Để chắc ăn. Đối với thử thách của bạn, bạn nói với tôi, chỉ nói "bây giờ" khi bạn nghe tấm bảng di chuyển Được không? Chúng ta xả hơi. Shhhhh. Khán giả: Bây giờ. Daniel Kish: Tuyệt vời. Mở mắt ra. Chỉ với vài cen -ti -met Bạn thấy được sự khác biệt. Bạn đã trãi nghiệm sóng âm Tất cả các bạn là những người mù tuyệt vời (Tiếng cười) Hãy nhìn vào những gĩ có thể xảy ra khi quá trình khởi động này được dành thời gian và sự chú ý. (Phim) Juan Ruiz: Nó giống bạn đang nhìn bằng mắt và chúng ta có thể nghe bằng tai. Brian Bushway: Nó không phải là vấn đề nhìn nhiều hay ít, Nó về việc thoải mái theo cách khác. Shawn Marsolais: Nó ngang qua. DK: Vâng. SM: và rồi nó từ từ trở lại lần nữa. DK: Vâng! SM: Đó thật ngoạn mục. Tôi có thể, như, thấy chiếc xe. Quá đã! J.Louchart: Tôi yêu việc bị mù. Nếu tôi có cơ hội, thành thật mà nói, Tôi sẽ trở lại sáng mắt. JR: Mục tiêu càng lớn, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại, và mặt khác của mục tiêu là sự chiến thắng. (bằng tiếng Ý) (Tiếng vỗ tay) DK: Những người này trông vẻ hoảng sợ? Không nhiều lắm. Chúng tôi đã dạy huấn luyện khởi động cho hàng chục ngày người mù và người sáng mắt từ nhiều mảnh đời khác nhau trong gần 40 quốc gia. Khi người mù học cách thấy, người sáng mắt dường như hứng thú muốn học để thấy đường đi của họ tốt hơn, rõ hơn, ít sợ hơn, bởi vì điều này khyếch đại năng lực vô bờ bến trong tất cả chúng ta để định vị bất kỳ loại thử thách nào, qua bất kỳ hình thức bóng tối nào đến với những khám phá chưa tưởng tượng được Khi chúng ta khởi động. Tôi cầu mong tất cả các bạn có một hành trình đang mở ra. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Daniel, bạn tôi. Tôi biết bạn có thể thấy, đó là một sự cổ vũ đứng lên ngoạn mục ở TED. Cảm ơn bài nói chuyện xuất sắc. Cho hỏi vài câu hỏi về thế giới của bạn, thế giới bên trong mà bạn xây dựng nên. Chúng tôi nghĩ là ta có nhiều thứ trong thế giới của ta mà người mù không có nhưng thế giới của bạn thì thế nào? Cái gì bạn có mà chúng tôi không có? DK: Thấy được ba trăm sáu mươi độ vì vậy hệ thống sóng âm của tôi tác động đằng trước hay đằng sau tôi đều tốt cả. Nó phản âm tận các ngóc ngách. Nó phản âm xuyên qua mọi bề mặt. Nhìn chung, nó là một loại hình học uốn lượn ba chiều. Một trong những sinh viên của tôi, người bây giờ là một giảng viên khi anh ấy mất ánh sáng sau một vài tháng anh ấy đang ngồi trong tòa nhà ba tầng của mình và anh ấy nhận ra mình có thể nghe mọi thứ diễn ra xung quanh nhà: những câu chuyện, người trong bếp, người trong phòng tắm, cách nhiều tầng, cách nhiều tường. Anh ấy nói nó như thứ gì đó giống tia x quang ảo. CA: Bây giờ anh có thể vẽ những gì quanh anh? Sao anh vẽ ra nhà hát này? DK: Rất nhiều loa, khá trực diện. Thật hay. Khi người ta tạo một âm thanh, khi người ta cười, khi người ta phe phẩy, khi người ta uống hay thổi lên mũi hay bất kỳ cái gì, tôi nghe mọi thứ. Tôi nghe mọi cử động nhỏ mà từng người một làm. Không có một cái gì thật sự thoát khỏi sự chú ý của tôi và rồi từ khía cạnh sóng âm, kích thước của gian phòng, các đường cong hàng ghế khán giả quanh khán đài Chiều cao của gian phòng. Như tôi đã nói, đó là tất cả những loại của hình học bề mặt ba chiều quanh tôi. CA: Daniel, bạn đã làm một công việc ngoạn mục là giúp chúng tôi thấy được thế giới bằng cách khác. Cảm ơn rất nhiều về điều đó, DK: Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi còn bé, hiểm họa chúng tôi sợ nhất là chiến tranh hạt nhân. Đó là lý do chúng tôi có thùng như thế này trong tầng hầm, chứa đầy các thùng nước và thức ăn. Khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, chúng tôi định đi xuống tầng hầm, ngồi xổm xuống và ăn thức ăn trong thùng. Ngày nay nguy cơ lớn nhất trong thảm họa toàn cầu không giống như vậy. Thay vào đó, nó như thế này. Nếu cái gì tước đi sinh mạng hơn 10 triệu người trong vài thập kỉ tới, nhiều khả năng đó là virus lây nhiễm mức độ cao hơn là chiến tranh. Không phải tên lửa, mà là vi khuẩn. Phần đa lý do là chúng ta đã đầu tư số tiền lớn để ngăn ngừa hạt nhân. Nhưng thực sự đầu tư rất ít vào hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh. Chúng ta chưa sẵn sàng cho dịch bệnh sắp tới. Hãy nhìn vào dịch bệnh Ebola. Chắc hẳn các bạn đã đọc về nó trên báo, rất nhiều thách thức khó khăn. Tôi đã theo sát nó qua các công cụ phân tích tình huống chúng tôi sử dụng để theo dõi tình hình loại trừ bệnh bại liệt. Khi bạn nhìn xem điều đang diễn ra, vấn đề không phải là có hệ thống làm việc chưa đủ hiệu quả, mà là không có một hệ thống nào cả. Thực tế, có nhiều mảnh ghép quan trọng bị thiếu. Chúng ta không có sẵn nhóm nhà nghiên cứu dịch bệnh gửi đi xem xét trực tiếp loại bệnh, nghiên cứu mức độ lây lan. Các ca bệnh chỉ được biết trên báo chí. Thông tin đến quá trễ trước khi được công bố và cực kỳ thiếu chính xác. Chúng ta không có sẵn đội y khoa. Chúng ta không có phương thức tập dượt cho mọi người. Hiện nay, tổ chức Bác sĩ không biên giới điều phối thành công các tình nguyện viên. Nhưng dù thế, ta còn chậm hơn nhiều so với việc chúng ta nên đưa hàng ngàn người làm việc vào những quốc gia này Và một đại dịch lớn sẽ yêu cầu chúng ta phải có hàng trăm ngàn người làm việc. Đã không có ai ở đó để xem xét phương án điều trị. Không có ai chẩn đoán triệu chứng. Không có ai tìm hiểu nên sử dụng công cụ nào. Ví dụ, chúng ta có thể lấy máu người sống sót, xử lý và cấy plasma vào cơ thể người để phòng bệnh. Nhưng chúng ta chưa bao giờ thử. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều điều. Và những điều này thực sự là thất bại toàn cầu. WHO được tài trợ kiểm soát dịch bệnh, nhưng họ không làm những việc này. Trên màn ảnh, việc làm này hoàn toàn khác biệt. Có một nhóm nhà dịch tễ học đẹp trai sẵn sàng lên đường, họ đi vào và ngăn chặn thành công ổ dịch nhưng nó chỉ thuần chất Hollywood. Dự phòng thất bại có thể khiến cho dịch bệnh sắp tới tàn phá mãnh liệt hơn cả Ebola. Hãy nhìn tình hình phát triển của dịch Ebola trong năm qua. Khoảng 10,000 người đã chết, và hầu hết ở ba nước Đông Phi. Có 3 lý do tại sao nó không lan rộng nữa. Đầu tiên là có nhiều nhân viên y tế làm những công việc dũng cảm. Họ tìm người dân và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Thứ hai là bản chất của virus. Virus Ebola không lây nhiễm qua đường không khí. Và khi mắc bệnh, hầu như những người bị bệnh đều nằm liệt giường. Thứ ba, dịch bệnh không lan tràn vào khu đô thị. Đó chỉ là may mắn. Nếu nó lan tràn vào các khu đô thị, số lượng các ca nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều. Nên lần tới, chúng ta có thể sẽ không gặp may như vậy. Có thể có virus lây nhiễm vào con người vẫn khiến họ đủ khỏe để đi máy bay, hay ra chợ. Nguồn virus có thể là đại dịch tự nhiên như khuẩn Ebola, hay có thể là khủng bố sinh học. Có những điều sẽ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ ngàn lần. Hãy nhìn vào ví dụ thực tế virus lây lan trong không khí, Dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918. Đây là điều sẽ xảy ra: Virus lan truyền trên thế giới cực kỳ nhanh, rất nhanh. Bạn có thể thấy hơn 300 triệu người chết do đại dịch đó. Vậy nên đây là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta cần phải quan tâm. Nhưng trên thực tế, chúng ta có thể xây dựng hệ thống phản hồi tốt. Chúng ta có nhiều lợi ích từ khoa học và công nghệ ở đây. Chúng ta có di động để thu thập thông tin từ cộng đồng và đưa thông tin tới họ. Chúng ta có bản đồ vệ tinh có thể xem mọi người đang ở đâu, đi đến chỗ nào. Chúng ta có nhiều tiến bộ về sinh học có thể thay đổi đáng kể thời gian quay vòng để tìm hiểu về mầm bệnh và có thể chế tạo thuốc và vắc-xin phù hợp với mầm bệnh đó. Vậy là chúng ta có các công cụ, nhưng những công cụ này cần được đặt vào trong hệ thống y tế toàn cầu. Và chúng ta cần trang bị sẵn sàng. Bài học tốt nhất, theo tôi, về cách chuẩn bị một lần nữa là những gì chúng ta làm vì chiến tranh. Với người lính, chúng ta có toàn thời gian, đợi xuất phát. Đội quan dự phòng có thể tăng lên số lượng lớn. NATO có đơn vị lưu đoọng có thể điều động nhanh chóng. NATO tiến hành nhiều trò chơi chiến tranh, họ được huấn luyện tốt chứ? Liệu họ có hiểu về nhiên liệu và hậu cần và tần sóng radio giống nhau? Vâng, họ luôn sẵn sàng ra đi. Đó là những việc chúng ta cần đối phó với dịch bệnh. Những mảnh ghép quan trọng là gì? Thứ nhất, chúng ta cần có hệ thống y tế mạnh ở các nước nghèo. Đó là nơi các bà mẹ có thể sinh nở an toàn, trẻ em được tiêm đủ vắc-xin. Nhưng, cũng nơi đó chúng ta sẽ chứng kiến sự bùng nổ rất sớm. Chúng ta cần có đội y tế dự phòng: rất nhiều người đã được đào tạo và có nền tảng họ sẵn sàng lên đường với các chuyên gia. Và tiếp đến chúng ta cần sắp xếp đội y tế đi với quân đội, tận dụng năng lực của quân nhân như di chuyển nhanh, làm hậu cần và đảo bảo an ninh khu vực. Chúng ta cần làm mô phỏng, trò chơi vi trùng, không phải trò chơi chiến đấu, để xem lỗ hổng ở đâu. Lần trước một trò chơi vi trùng được đưa ra ở Mỹ năm 2001, trò chơi đó không nhận được phản hồi tốt lắm. Tỉ số của trận đấu là: vi trùng: 1, con người: 0. Cuối cùng, ta cần nhiều Nghiên cứu&Phát triển tiên tiến về vắc-xin & chẩn đoán. Đã có nhiều đột phá lớn, giống như virus Adeno liên hợp có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng. Hiện tại tôi chưa có con số chính xác chi phí hết bao nhiêu, nhưng tôi chắc chắn nó sẽ khiêm tốn hơn nhiều so với thiệt hại tiền tàng. Ngân hàng thế giới ước tính nếu chúng ta gặp phải dịch cúm toàn cầu, tài sản thế giới sẽ giảm xuống hơn 3 nghìn tỉ đô và hàng triệu triệu người chết. Món đầu tư này đem lại lợi ích to lớn vượt xa việc sẵn sàng chiến đấu với dịch bệnh. Chăm sóc sức khỏe thiết yếu, nghiên cứu phát triển, những điều này sẽ làm giảm đi bất bình đẳng y tế toàn cầu và làm cho thế giới an toàn rất nhiều. Vì thế tôi cho rằng điều này hoàn toàn cần phải được ưu tiên. Không cần phải hoảng sợ. Chúng ta không phải tích trữ mỳ ăn hoặc trốn dưới tầng hầm. Nhưng chúng ta cần bắt tay làm ngay vì thời gian không chờ đợi chúng ta. Trên thực tế, nếu có một điều lạc quan nó có thể đến từ vụ dịch bệnh Ebola, có thể xem đó là một cảnh báo sớm, tiếng gọi cảnh tỉnh, hãy sẵn sàng. Nếu bắt đầu ngay bây giờ, chúng ta có thể sẵn sàng cho dịch bệnh sắp tới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chào các bạn, tôi là Kevin. Tôi đến từ Úc. Tôi đến đây để giúp đỡ các bạn. (Tiếng cười) Tối nay tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về hai thành phố. Một là Washington, thành phố còn lại là Bắc Kinh. Bởi vì cách hai thủ đô nói trên định hình tương lai, tương lai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung hoa không chỉ ảnh hưởng tới hai quốc gia này, mà còn ảnh hưởng tới tất cả chúng ta theo cách mà có lẽ ta không ngờ tới: không khí ta đang thở, nước ta uống, hải sản ta ăn, chất lượng nguồn nước biển, ngôn ngữ ta sử dụng trong tương lai, công việc ta làm, hệ thống chính trị ta lựa chọn, và, hiển nhiên, những câu hỏi lớn về chiến tranh và hòa bình. Các bạn thấy gã này không? Ông ta người Pháp. Tên ông là Napoleon. Vài trăm năm trước, ông đã đưa ra một lời dự đoán thần kỳ: "Trung Quốc là một con sư tử ngủ say, khi nó tỉnh giấc, cả thế giới sẽ rung chuyển." Dù Napoleon từng mắc nhiều sai lầm nhưng lần này ông phán đoán cực kỳ chính xác. Vì Trung Quốc của ngày nay không chỉ thức tỉnh, mà còn đứng lên và bắt đầu chuyến hành quân của mình, để lại câu hỏi cho tất cả chúng ta rằng Trung Quốc sẽ đi được tới đâu và ta phải đối mặt với gã khổng lồ của thế kỉ 21 này như thế nào? Hãy nhìn vào các dữ liệu, chúng sẽ khiến bạn choáng váng. Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành, bằng bất kỳ thước đo nào -- PPP, tỷ giá hối đoái --- nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng một thập kỷ tới. Hiện tại họ đã là quốc gia giao thương, xuất khẩu, và sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là quốc gia thải ra nhiều khí các-bon nhất thế giới. Mỹ đứng thứ hai. Vậy nếu Trung Quốc thực sự trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, hãy nghĩ thử xem: Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi người này nắm quyền trên ngai vàng Vương quốc Anh -- George III, không thân thiết với Napoleon cho lắm -- đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới không sử dụng Anh ngữ, không phải một quốc gia châu Âu, không theo chế độ dân chủ tự do. Nếu bạn nghĩ điều này không ảnh hưởng gì tới cách thế giới vận hành trong tương lai, thì cá nhân tôi nghĩ, chắc bạn đang phê thuốc hay gì đó rồi, hoặc là bạn mới từ Colorado xuống. Tóm lại, câu hỏi của chúng ta tối nay, là ta hiểu sự thay đổi này như thế nào, sự thay đổi mà tôi tin là quan trọng nhất nửa đầu thế kỉ 21? Việc này ảnh hưởng tới quá nhiều thứ. Tới tận những vấn đề cốt lõi. Nó diễn ra trong thầm lặng. Nó diễn ra liên tục. Dù ta có thể hơi chút cảm nhận được nó, nhưng chúng ta bận tâm đến những tin tức về Ukraina, các sự kiện ở Trung đông, các diễn biến về ISIS, ISIL, tương lai của nền kinh tế nước nhà. Đây là một cuộc cách mạng âm thầm và chậm rãi. Có đại-thay đổi thì phải có đại-thách thức và thách thức lớn nhất chính là: Liệu hai cường quốc này, Trung Quốc và Hoa Kỳ -- Trung Quốc, vương quốc ở trung tâm và Mỹ, Mỹ Quốc -- trong tiếng Trung từ này nghĩa là "đất nước tươi đẹp". Mọi người nghĩ thử xem - đó là cái tên mà Trung Quốc đặt cho đất nước này từ hơn một trăm năm. Liệu hai nền văn minh này, hai cường quốc này, trên thực tế có thể tạo dựng một tương lai chung cho chính họ và cho thế giới hay không? Nói chung, liệu ta có thể tạo ra một tương lai hòa bình, thịnh vượng chung, hay ta phải đối mặt với nguy cơ giữa chiến tranh và hòa bình? Tôi chỉ còn 15 phút để mà nói đến chiến tranh hay hòa bình hơi bị ít thời lượng so với người viết cuốn sách "Chiến tranh và Hòa bình." Mọi người hay hỏi tôi, tại sao một đứa trẻ sống ở vùng nông thôn tại Úc lại quan tâm tới việc học tiếng Trung thế? Có hai lý do như sau. Đầu tiên. Đây là chú bò Betsy. Betsy là một chú bò rất bình thường trong đám gia súc mà chúng tôi nuôi ở trang trại ngoại ô nước Úc. Mọi người nhìn đôi bàn tay này xem? Chúng không thích hợp để làm ruộng. Vậy nên tôi đã sớm phát hiện ra rằng mình không phù hợp việc đồng áng, và Trung Quốc là một bước chuyển an toàn so với những nghề nông nghiệp khác ở Úc. Còn đây là lý do thứ hai. Đây là mẹ tôi. Có ai ở đây luôn nghe lời của mẹ mình không? Rồi sau đó làm đúng theo những gì mẹ nói? Tôi thì không hay như vậy đâu, nhưng điều mà mẹ dạy tôi là, một ngày nọ, bà đưa tôi một tờ báo, với tiêu đề nói chúng ta đang có một thay đổi lớn. Đó là Trung Quốc chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc. Năm 1971, khi tôi vừa tròn 14 tuổi, bà đưa cho tôi tờ báo này. Và nói rằng "Hãy hiểu điều này, học hỏi về nó, vì điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của con." Là một học sinh giỏi về lịch sử, tôi nghĩ rằng thực ra điều tôi cần làm, là đi học tiếng Trung Quốc. Học tiếng Trung hayi ở chỗ là giáo viên tiếng Trung sẽ đặt cho bạn một cái tên mới. Đây là cái tên họ đặt cho tôi: Khắc, nghĩa là vượt qua hoặc chinh phục, và Văn trong Văn học nghệ thuật. Khắc Văn, Kẻ Chinh phục Văn chương. Các bạn có ai tên "Kevin" không? Từ Kevin tới Kẻ Chinh phục Văn học là cả một bước tiến lớn đấy. (Tiếng cười) Trước đấy mọi người đều gọi tôi là Kevin. Có ai cũng như tôi không? Cái tên "Kẻ Chinh phục Văn chương" nghe oách hơn hẳn nhỉ? Và sau đó tôi tiếp bước và làm cho Uỷ ban đối ngoại Úc, nhưng đây mới mà niềm tự hào- trước mỗi tự hào đều có lúc xấu hổ. Tôi làm việc tại đại sứ quán ở Bắc Kinh, khi chúng tôi tới Đại lễ đường Nhân dân một vị đại sứ nhờ tôi phiên dịch trong cuộc họp đầu tiên của ông tại Đại lễ đường Nhân dân. Thế là tôi ở đó. Một cuộc họp ở Trung Quốc giống một vành móng ngựa khổng lồ. Ở chính giữa vành đai là những quan chức rất trang trọng, còn về gần phía cuối thì toàn mấy người râu ria, mấy người trẻ tuổi như tôi. Vị đại sứ bắt đầu bài phát biểu không được lịch lãm lắm. Ông ấy nói, "Trung quốc và Úc đang có một mối quan hệ gắn bó chưa từng có." Tôi thầm nhủ, "Nghe vụng quá. Kì cục nữa. Phải cải thiện nó mới được." Lưu ý: Đừng bao giờ thử trò này. Nó cần thanh thoát, hoa mỹ hơn một chút, nên tôi đã dịch lại như sau. [Tiếng Trung Quốc] Gần như cả một bên khán đài lặng người. Mấy vị lãnh đạo cao cấp ở phía trước vành móng ngựa, mặt họ tái xạm đi, còn những người trẻ tuổi ở phía cuối thì không thể nhịn cười. Vì tôi đã dịch câu đó, "Trung Quốc và Úc đang có một mối quan hệ gắn bó chưa từng có." thành câu "Trung Quốc và Úc đang đạt một một cuộc giao hoan tuyệt đỉnh. (Tiếng cười) Đó là lần cuối cùng tôi được giao trọng trách phiên dịch. Trong câu chuyện nhỏ ấy, có rất nhiều điều thâm thúy, đó là ngay khi bạn nghĩ bạn biết chút ít về nền văn minh cổ xưa hơn 5000 năm lịch sử này, thì lại có thêm những điều mới cần học. Lịch sử không ủng hộ chúng ta khi ta nhìn vào mong ước một tương lai chung Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác cùng phát triển. Người này đây? Không phải người Trung hay người Mỹ. Ông là người Hy Lạp, tên Thucydides. Ông viết cuốn "Lịch sử chiến tranh Peloponnesian". Những quan sát tuyệt vời của ông về người Athen và Sparta vô cùng đáng giá. "Chính sự trỗi dậy của Athen đã làm dấy lên nỗi sợ hãi của Sparta và không thể tránh khỏi chiến tranh. Vì vậy toàn bộ tác phẩm văn học này được gọi là Bẫy Thucydides. Người này thì sao? Ông không phải người Mỹ hay Hy Lạp. Ông đến từ Trung Hoa. Tôn tử, tác giả cuốn "Binh pháp Tôn tử", và các bạn có thể thấy dòng trích dẫn bên dưới đây: "Tấn công khi kẻ địch không hề phòng bị, xuất hiện vào những chỗ bất ngờ nhất". Xem chừng sự hợp tác của hai quốc gia có vẻ không ổn cho lắm. Người đàn ông người Mỹ này là Graham Allison. Ông là một thầy giáo tại Trường Kennedy tại Boston. Hiện tại ông đang thực hiện một dự án cá nhân có tên "Liệu Bẫy Thucydides về cuộc chiến không thể tránh khỏi giữa những thế lực đang lên và những thế lực lớn sẵn có có áp dụng được với mối quan hệ Trung-Mỹ tương lai không?" Đó là câu hỏi mấu chốt nhất. Và điều Graham đã làm là nghiên cứu 15 trường hợp trong lịch sử từ những năm 1500 để xác lập các tiền lệ trong lịch sử. Và 11 trên 15 trường hợp, thì đã, kết thúc bằng những cuộc chiến thảm khốc. Các bạn sẽ nói "Này Kevin -- hay Kẻ Chinh phục Văn chương -- đó là quá khứ rồi. Ta đang sống trong một thế giới liên kết và toàn cầu hóa. Chuyện đó sẽ không tái diễn." Nhưng bạn biết không? Các nhà sử học kinh tế cho ta biết sự thật rằng, thời điểm chúng ta đạt đỉnh điểm của tương thích kinh tế và toàn cầu hóa là vào năm 1914, ngay trước khi Thế chiến I diễn ra, một minh chứng vô cùng vững chắc từ lịch sử. Vậy nên nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cách Trung Quốc suy nghĩ, cảm nhận và tiếp cận Hoa Kỳ, và ngược lại, ta sẽ làm cách nào để tìm ra căn cơ giúp hai đất nước, hai nền văn minh có thể hợp tác cùng nhau? Đầu tiên, tôi sẽ nhắc đến cái nhìn của Trung Quốc về Mỹ và phương Tây. Thứ nhất: Trung Quốc cảm thấy mình đã bị đem ra sỉ nhục bởi bàn tay của phương Tây trong suốt vài trăm năm lịch sử, khởi điểm từ Chiến tranh Nha phiến. Sau đó không lâu, các thế lực Tây phương xâu xé Trung Quốc để đến những năm 20, 30 của thế kỷ 19, những tấm biển này xuất hiện trên đường phố Thượng hải. ["Cấm chó và người Trung Quốc"] Nếu các bạn là người Trung Quốc, các bạn sẽ thấy ra sao khi nhìn thấy tấm biển này trên chính đất nước mình? Trung Quốc cũng cho rằng tại Hội nghị Hòa bình Paris diễn ra năm 1919, khi thuộc địa của Đức được trả lại cho nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới, thì thuộc địa Đức tại Trung Quốc đi đâu? Chúng lại được trao cho Nhật bản. Khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc vào những năm 1930, cả thế giới quay lưng và bàng quan trước số phận của Trung Quốc. Hơn thế nữa, người Trung Quốc ngày nay cũng tin rằng Mỹ và các nước phương Tây không thừa nhận tính hợp pháp trong thể chế chính trị vì nó quá khác biệt với thể chế tự do dân chủ, và cho rằng Mỹ cho đến giờ vẫn tìm cách khước từ chế độ của họ. Người Trung quốc cho rằng mưu đồ này được tiến hành bởi các nước đồng minh và những nước có mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ ngay xung quanh lãnh thổ của họ. Ngoài những điều đó, người Trung Quốc cảm thấy sâu thẳm trong tâm trí họ trong ruột gan họ những người phương Tây nói chung thật sự là quá kiêu căng ngạo mạn. Chúng ta không nhận ra những lỗ hổng trong bộ máy của chính mình, cả về chính trị và kinh tế, mà còn chỉ trỏ vào những nơi khác họ còn tin rằng thật ra tất cả chúng ta đều là một đám đạo đức giả và dối trá. Tất nhiên, trong quan hệ quốc tế, một cánh én không làm nên mùa xuân. Có một quốc gia khác, đó là Mỹ. Vậy thì Mỹ phản ứng với những động thái trên ra sao? Mỹ đã đáp trả lại lần lượt. Với câu hỏi Mỹ có đang ngăn chặn Trung Quốc không họ nói: "Không, hãy nhìn vào Liên Xô cũ. Đó mới là sự kìm hãm" Thật ra những gì chúng tôi làm ở Mỹ và phương Tây là chào đón Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu, và hơn hết, mừng đón họ gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới. Mỹ và phương Tây tố cáo Trung Quốc gian lận trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các cuộc tấn công trên mạng vào Mỹ và các tập đoàn quốc tế. Hơn nữa, Hoa Kỳ tuyên bố hệ thống chính trị tại Trung Quốc hoàn toàn sai trái bởi đó là những điều đi ngược lại với nhân quyền, dân chủ, và pháp chế mà chúng ta tận hưởng ở Mỹ và phương Tây. Và đặc biệt là Mỹ đã tuyên bố gì ? Họ sợ rằng Trung Quốc sẽ áp đặt tầm ảnh hưởng của họ khi họ đã có đủ sức mạnh, ở khu vực Đông Nam Á và vùng Đông Á, hất cẳng Mỹ ra khỏi đó, khi thời điểm chín muồi, họ sẽ đơn phương thay đổi trật tự thế giới. Ngoài những điều vừa nói ra, mọi thứ đền ổn và sáng sủa cả. Quan hệ Mỹ - Trung. Không có bất kỳ vấn đề nào cả. Tuy nhiên, thách thức lại nằm ở những cảm nhận sâu xa, ở những cảm xúc sâu thẳm và những yếu tố lý trí, mà người Trung Quốc gọi là ''Si wei" nghĩa là Tư duy làm thế nào để xây dựng một tương lai chung cho hai quốc gia này? Tôi cho rằng: Chúng ta có thể làm điều đó trên cơ sở của chủ nghĩa hiện thực vì một mục đích chung. Ý tôi là gì? Hãy thực tế về điều mà chúng ta bất đồng, về cách thức có thể tiếp cận mà không cho phép bất kỳ sự khác biệt trên gây nên một cuộc chiến hay xung đột cho tới khi chúng ta có năng lực ngoại giao để giải quyết. Hãy có tính xây dựng ở khía cạnh ngôn ngữ, vùng miền và cam kết toàn cầu giữa hai bên, điều sẽ tạo nên sự khác biệt cho toàn thể nhân loại. Hãy thành lập một tổ chức khu vực có thể hợp tác tại Châu Á, tại cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương. Ở cấp độ toàn cầu, hành động mạnh mẽ hơn, như những việc đã làm vào cuối năm ngoái chống lại sự thay đổi khí hậu với những bàn tay nắm những bàn tay chứ không phải nắm đấm giơ cao. Tất nhiên, những điều đó chỉ xảy ra nếu ta có một cơ chế chung và lý tưởng chính trị để đạt được điều đó. Những thứ đó có thể nhìn thấy. Nhưng vấn đề là có phải mọi thứ đều có thể nhìn thấy được? Có những gì mà đầu óc chúng ta nói rằng ta cần làm, nhưng còn trong tim chúng ta? Tôi có một kinh nghiệm về việc này ở quê nhà trong việc cố gắng hàn gắn hai phía những người trong quá khứ không có điểm gì chung cả. Đó là khi tôi nói lời xin lỗi với những thổ dân bản địa Úc. Đó là một ngày đầy thức tỉnh trong chính phủ Úc, trong nghị viện Úc và với cả người dân Úc. Sau 200 năm ngược đãi không kiểm soát đối với những người bản địa Úc, đã đến lúc, chúng tôi, những người da trắng, nói lời tạ lỗi. Điều quan trọng là --- (Tiếng vỗ tay) Điều quan trọng mà tôi nhớ là nhìn thẳng vào mặt của những thổ dân Úc đó khi họ đến để nghe lời tạ lỗi. Thật phi thường khi được chứng kiến, ví dụ như những người đàn bà lớn tuổi kể tôi nghe chuyện khi họ mới 5 tuổi họ đã bị giật khỏi vòng tay cha mẹ, giống như bà cụ này. Với tôi, điều ấy thật đặt biệt bởi sau đó có thể dang vòng tay ôm hôn những bà cụ thổ dân Aborigina khi họ bước vào tòa nhà nghị viện, một bà cụ nói với tôi, đây là lần đầu tiên một người da trắng ôm hôn bà ấy trong cả đời, khi mà bà đã ngoài 70. Một câu chuyện thật tồi tệ. Tôi nhớ sau đó gia đình này nói với tôi rằng "Ông biết không, chúng tôi đã lái xe suốt từ vùng viễn Bắc xuống đến Canberra để chứng kiến điều này, đi qua miền đất có những người lỗ mãng. Trên đường về, dừng lại ở một tiệm cà phê để uống sinh tố." Và họ bước vào tiệm im lặng, ngập ngừng, thận trọng, đôi chút lo lắng. Tôi chắc rằng bạn hiểu ý tôi muốn nói gì. Sau sự kiện xin lỗi, điều gì đã xảy ra? Mọi người trong tiệm cà phê, tất cả những người da trắng, đứng dậy và vỗ tay. Điều gì đó đã diễn ra trong trái tim của người Úc. Người da trắng, người thổ dân đều là anh em, chúng ta vẫn chưa giải quyết tất cả các vấn đề cùng nhau, nhưng tôi xin nói rằng đó là sự khởi đầu bởi chúng ta không chỉ hành động do lý trí, mà còn do con tim dẫn đường. Vậy thì có thể rút ra kết luận gì cho câu hỏi chính mà chúng ta đặt ra cho buổi tối hôm nay, đó là tương lai nào cho quan hệ Mỹ - Trung? Lý trí nói có một con đường phía trước. Lý trí nói có một khung chính sách, có một lối hiểu chung, có một cơ chế thông qua hội nghị định kỳ để cải thiện tình hình. Nhưng con tim cũng cần cởi mở về tương lai của quan hệ Mỹ - Trung, và khả năng của Trung Quốc trong tương lai hòa nhập vào thế giới. Đôi khi, các bạn ạ, chúng ta cần chuyển hoá niềm tin mặc dù không chắc được kết quả sẽ ra sao. Ở Trung Quốc, họ có thể nói về Trung Quốc Mộng. Ở Mỹ, chúng ta đều quen thuộc với cụm từ "Giấc mơ Mỹ" Tôi nghĩ, đã đến lúc, trên toàn thế giới, chúng ta có thể nghĩ tới điều mà có thể gọi là giấc mộng cho toàn nhân loại. Bởi nếu chúng ta làm được vậy, chúng ta có thể thay đổi cách mà chúng ta luôn nghĩ về nhau. (Tiếng Trung Quốc) Đó là thách thức tôi đặt cho Mỹ Đó là thách thức tôi đặt cho Trung Quốc Đó là thách thức tôi đặt ra cho tất cả chúng ta, mà tôi nghĩ là ở đâu có ý nguyện, ở đâu có những mơ ước ta có thể biến mơ ước thành tương lai dựa trên hòa bình và thịnh vượng mà không cần một lần nữa phải lặp lại những thảm họa chiến tranh. Xin cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn ông rất nhiều. Có vẻ như ông đóng một vai trò kết nối. Ở một phương diện nào đó, ông trở thành nhịp cầu nối cho cả hai phía, Kevin Rudd: Người Úc chúng tôi giỏi nhất là sắp xếp bàn tiệc, mời họ cùng vào một phòng, gợi ý cái này, cái kia, sau đó đi ra và lấy rượu uống. Hãy nghĩ xem, với tất cả chúng ta ai là bạn của hai nước lớn này, Mỹ và Trung Quốc, thì chúng ta có thể làm điều gì đó. Ta có thể tích cực đóng góp, cho tất cả các bạn ở đây, lần tới bạn gặp ai từ Trung Quốc, hãy ngồi lại và đối thoại. Hãy tìm hiểu họ đến từ đâu, họ suy nghĩ thế nào, và tôi cũng khuyên các bạn Trung Quốc những ai sẽ xem bài nói TED này cũng hãy làm như vậy. Khi cả hai bên tìm cách thay đổi thế giới thì có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Những người ở giữa như chúng tôi có thể đóng góp nhỏ bé. CA: Keven, chúc thành công, bạn thân mến. Cảm ơn. KR: Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta đang ở thời khắc trong lịch sử nhân loại đứng giữa việc chiếm những ngôi sao hay để mất cái hành tinh ta gọi là 'nhà'. Chỉ trong vài năm gần đây, chúng ta biết thêm rất nhiều về việc Trái Đất hoà hợp với vũ trụ như thế nào. Dự án Kepler của NASA đã khám phá được hàng ngàn hành tinh tiềm năng quanh các ngôi sao khác, chứng tỏ rằng Trái Đất chỉ là một trong hàng tỷ hành tinh của dải ngân hà. Kepler là kính viễn vọng không gian đo sự mờ ánh sáng đột ngột của các ngôi sao khi có hành tinh ngang qua, làm cản một chút ánh sáng chiếu đến đó. Dữ liệu của Kepler cho thấy kích cỡ và khoảng cách giữa các ngôi sao và ngôi sao chủ. Nhờ đó, chúng ta biết được những hành tinh liệu có nhỏ và gồ ghề đá như các hành tinh trong Hệ Mặt trời của ta, và cũng như chúng nhận được bao nhiêu ánh sáng từ mặt trời. Từ đó, ta có manh mối xem những hành tinh ta khám phá có thích hợp với sự sống hay không. Không may là trong lúc ta đang khám phá kho báu về những hành tinh có tiềm năng nuôi sự sống này, hành tinh của chúng ta đang oằn xuống dưới sức nặng của nhân loại. 2014 là năm nóng kỷ lục. Sông băng và đá biển ở với chúng ta hằng thiên niên kỷ đang mất dần chỉ trong vài thập niên. Những thay đổi môi trường quy mô toàn hành tinh do ta gây ra, đang tiến triển nhanh hơn khả năng ta thay đổi được tình hình. Nhưng tôi không phải nhà khoa học khí hậu, tôi là nhà thiên văn. Tôi nghiên cứu khả năng sống ở địa cầu dưới sự ảnh hưởng của các ngôi sao với hi vọng sẽ tìm được những nơi trong vũ trụ mà ta có thể phát hiện được sự sống ngoài Trái Đất. Có thể nói tôi tìm bất động sản ngoài hành tinh. Là một người gắn kết sâu sắc với cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, tôi nói với bạn rằng càng tìm những hành tinh giống Trái Đất, bạn càng nâng niu Trái Đất của chúng ta. Mỗi một thế giới mới mời gọi một sự so sánh giữa hành tinh vừa tìm được và các hành tinh ta biết rõ nhất: những hành tinh trong Hệ Mặt trời. Hãy xem hàng xóm sao Hỏa của chúng ta. Sao Hỏa nhỏ, toàn đá, và dù hơi xa Mặt trời, có thể được coi là một thế giới có tiềm năng sinh sống nếu một dự án như Kepler tìm thấy nó. Đúng là sao Hỏa có thể đã từng được sinh sống trong quá khứ, và cũng là một phần lý do ta nghiên cứu nhiều về sao Hoả. Các tàu thăm dò tự hành, như Curiosity, bò khắp bề mặt nó, tìm kiếm manh mối về nguồn gốc sự sống mà ta biết. Các tàu trong quỹ đạo như MAVEN lấy mẫu khí quyển sao Hỏa, cố gắng hiểu tại sao nó mất đi sự sống đã từng có. Các công ty tư nhân giờ cung cấp không chỉ một chuyến đi ngắn tới vũ trụ gần mà còn khả năng sinh sống trên sao Hỏa, như trêu ngươi vậy. Nhưng dù những viễn cảnh này về sao Hỏa giống như những sa mạc ở thế giới của chúng ta, những nơi gợi sự tưởng tượng về sự tiên phong, mở rộng bờ cõi, so với Trái Đất sao Hỏa là một nơi kinh khủng để sống. Xét việc ta vẫn chưa định cư tại những sa mạc của hành tinh chúng ta, những nơi vẫn còn tươi tốt hơn sao Hỏa. Ngay cả những nơi khô cằn nhất, cao nhất trên Trái Đất, không khí vẫn ngọt và dày khí oxy thải ra từ những cánh rừng nhiệt đới cách đó hàng ngàn dặm Tôi lo lắm, lo rằng sự phấn khởi về việc chiếm đóng sao Hỏa và những hành tinh khác đi kèm với một cái bóng dài và tối: sự ám chỉ và niềm tin của nhiều người rằng sao Hỏa sẽ sẵn sàng cứu chúng ta khỏi sự hủy diệt ta tự tạo ra cho hành tinh duy nhất ta biết có khả năng sinh sống, Trái Đất. Tôi có yêu việc thám hiểm các hành tinh thế nào thì cũng không đồng ý với cách nghĩ đó. Có nhiều lý do chính đáng để tới sao Hỏa, nhưng có ai đó nói rằng sao Hỏa sẽ là nơi dự phòng cho nhân loại thì như chuyện thuyền trưởng tàu Titanic bảo rằng bữa tiệc thật sự sẽ diễn ra tí nữa trên các tàu cứu sinh. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Cám ơn. Nhưng những mục tiêu của việc thám hiểm hành tinh và bảo tồn hành tinh hoàn toàn không đối chọi nhau. Không, chúng thật ra là hai mặt của cùng một mục tiêu: hiểu, bảo tồn và cải thiện sự sống trong tương lai. Những môi trường khắc nghiệt của Trái Đất là những khung cảnh ngoài hành tinh. Chúng chỉ ở gần ta hơn. Nếu ta có thể hiểu cách tạo ra và duy trì không gian có thể sinh sống được từ những nơi khắc nghiệt, khó ưa ngay trên Trái Đất, có lẽ ta sẽ đáp ứng được nhu cầu cả về bảo tồn môi trường của ta và đi xa hơn thế. Tôi cho bạn một thí nghiệm tư tưởng: nghịch lý Fermi. Nhiều năm trước, nhà vật lý Enrico Fermi hỏi rằng, nếu cho giả thuyết là vũ trụ này đã tồn tại rất lâu và rằng ta nghĩ có nhiều hành tinh trong đó, thì lẽ ra giờ ta đã tìm được bằng chứng của người ngoài hành tinh rồi. Vậy họ ở đâu? Một giải pháp khả thi cho nghịch lý Fermi là khi các nền văn minh tiến bộ đủ xa về kỹ thuật để xét đến việc sống giữa những vì sao, họ quên quan trọng thế nào việc bảo vệ ngôi nhà thể giới, nơi nuôi nấng sự tiến bộ đó lúc đầu. Thật ngạo mạn khi tin rằng chỉ việc chiếm đóng những hành tinh khác sẽ cứu chúng ta khỏi chúng ta, nhưng bảo tồn hành tinh và thám hiểm hành tinh khác có thể đi đôi với nhau. Nếu ta thật sự tin vào khả năng của mình để biến các môi trường sao Hỏa khắc nghiệt thành nơi con người trú ngụ, thì ta chắc phải chinh phục được nhiệm vụ dễ dàng hơn, đó là bảo tồn khả năng sinh sống của Trái Đất. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Thực tế ảo đến với tôi một cách lạ thường Đó là những năm 1970 Tôi theo đuổi lĩnh vực này từ rất nhỏ: khi tôi mới 7 tuổi Và công cụ giúp tôi đến với thực tế ảo là mô tô bay Evel Knievel. Đây là chương trình quảng cáo của nó. (Video) Tiếng: Một cú nhảy tuyệt vời! Evel đang lái chiếc mô tô kì diệu. với tốc độ tối đa con quay đưa anh ấy lên độ cao 100 ft vậy kể từ đó đây là thú vui của tôi. Tôi lái chiếc mô tô này đi khắp nơi. Tôi luôn ở đó với Evel Knievel: chúng tôi cùng nhau nhảy qua hẻm núi Snake River Tôi cũng muốn có cả cái tên lửa. Tôi chưa bao giờ có tên lửa, tôi chỉ có chiếc mô tô. Tôi cảm thấy mình có mối liên hệ với thế giới này. tôi không muốn mãi là người kể chuyện, khi trưởng thành, tôi muốn thành diễn viên đóng thế. Tôi đã ở đó. Evel Knievel là bạn đồng hành của tôi. Tôi dành rất nhiều tình cảm cho anh ấy. Nhưng giấc mơ đó không thành hiện thực. (Cười) Tôi đã tới một trường nghệ thuật. Tôi bắt đầu làm video nhạc. Và đây là một trong những video đầu tiên mà tôi làm. (Nhạc: "Touch the Sky" của Kanye West) Các bạn có thể nhận ra vài điểm chung nhỏ ở đây. (Cười) Và rồi tôi có cái tên lửa đó. (Cười) Vậy, bây giờ tôi là một nhà làm phim hay, bắt đầu trở thành nhà làm phim. Và tôi bắt đầu sử dụng những công cụ mà tôi có, là một nhà làm phim, tôi kể chuyện cho khán giả theo cách hấp dẫn nhất có thể. Và phim là vật trung gian tuyệt vời giúp chúng ta cảm thấy đồng cảm với những người rất khác so với chúng ta và những thế giới bên ngoài chúng ta. Đáng tiếc là, Evel Knievel không cảm thấy sự cảm thông như chúng tôi dành cho anh ấy, và anh ấy đã kiện chúng tôi vì cái video này (Cười) không lâu sau đó. Đáng mừng là, người đàn ông mà tôi vẫn tôn thờ từ khi còn nhỏ, người mà tôi vẫn luôn muốn noi theo khi lớn lên, cuối cùng thì tôi cũng có được chữ kí của anh ấy. (Vỗ tay) Bây giờ chúng ta hãy nói về phim. Phim, một vật trung gian tuyệt vời, nhưng quan trọng là, trước sau thì cũng như nhau. nó là dãy hình chữ nhật được chiếu nối tiếp. Và chúng ta đã làm được những điều kì diệu với những hình chữ nhật đó. Nhưng tôi đã nghĩ, liệu có cách nào ứng dụng công nghệ hiện đại để kể chuyện theo cách mới và kể những câu chuyện mới mà không sử dụng công cụ làm phim truyền thống chúng ta vẫn sử dụng trong 100 năm qua? từ đó, tôi bắt đầu thử nghiệm, và kết quả cuối cùng mà tôi muốn tạo ra là máy thấu cảm. Và đây là một trong những thí nghiệm đầu tiên: (Nhạc) Phần mềm này được gọi là "Thành Phố Hoang Dã" Đây là một phần mềm hợp tác với Arcade Fire. Khi mới bắt đầu, nó sẽ yêu cầu bạn nhập địa chỉ nhà nơi bạn sinh ra. Đây là một wesite. Và rồi vài cái cửa sổ trình duyệt sẽ xuất hiện. Bạn sẽ nhìn thấy một thiếu niên chạy trên phố, rồi bạn sẽ thấy hình ảnh của Google Street View & Google Maps và bạn nhận ra con phố mà cậu ấy đang chạy là đường nhà mình Rồi cậu ta sẽ dừng tại ngay trước nhà bạn Và điều này thật tuyệt vời, tôi thấy mọi người phản ứng cảm xúc mạnh hơn đối với thể loại này hơn là phim tôi làm với các hình chữ nhật. Và tôi cũng đang lấy một phần của câu chuyện của bạn để đặt vào khung hình của câu chuyện này. Nhưng rồi tôi bắt đầu nghĩ, OK, đó là một phần của bạn, nhưng làm sao để tôi có thể đặt bạn vào khung hình? Để làm được điều đó, tôi bắt đầu làm nghệ thuật sắp đặt. Cái này được gọi là "Sự Lừa Dối của Chốn Linh Thiêng" Nó là phim với 3 màn ảnh. Tôi sẽ chiếu màn ảnh thứ 3. (Nhạc) Và bây giờ tôi đã đặt các bạn vào trong khung hình, tôi thấy mọi người có cảm xúc với phim này mãnh liệt hơn so với tác phẩm trước. Rồi tôi nghĩ về khung hình, chúng tượng trưng cho cái gì? Một khung hình chỉ là một cái cửa sổ. Ý tôi là, tất cả những phương tiện truyền thông như TV, rạp phim -- Chúng đều chỉ là cửa sổ để đến với các thế giới khác. Và tôi nghĩ, ừ, tuyệt, tôi đã có bạn trong khung hình rồi. Nhưng tôi không muốn bạn ở trong khung hình hay cửa sổ, tôi muốn bạn xuyên qua cửa sổ để đến với thế giới ở bên kia, ở trong thế giới đó, tồn tại ở thế giới đó. Điều đó khiến tôi quay lại với thực tế ảo. Hãy nói về thực tế ảo. Không may là, nói chuyện về thực tế ảo cũng như là nhảy múa về kiến trúc vậy. Đây là một người thực sự nhảy về kiến trúc ở bên trong thực tế ảo. (Cười) Cho nên, nó rất khó để có thể giải thích. Tại sao lại khó vậy? nó khó là bởi vì nó chỉ là vật trung gian bạn cảm nhận bạn trong nó nó chỉ là máy, nhưng bên trong nó cứ như là thế giới thực, cứ như là sự thực và bạn cảm thấy hiện thực trong thế giới đó bạn cảm thấy mình hiện diện với con người trong đó giờ tôi sẽ cho bạn xem bản mẫu của một phim thực tế ảo bản toàn màn hình, tất cả thông tin chúng tôi tóm được khi quay thực tế ảo chúng tôi đang quay ở mọi hướng chúng ta thiết lập hệ thống máy quay có các máy quay 3 chiều nhìn vào mọi hướng và những chiếc thu âm 2 tai chĩa vào mọi hướng chúng tôi đã thực hiện, một quả cầu thế giới bạn sống những gì mà tôi cho bạn xem không phải là để nhìn vào thế giới cơ bản là toàn thế giới trong một hộp chữ nhật bộ phim này là " những đám mây ở Sidra" nó được hợp tác thực hiện với công ty thực tế ảo của chúng tôi VRSE và Liên Hợp Quốc và một công tác viên Gabo Arora chúng tôi đến khu tị nạn Syrian ở Jordan vào tháng 12 và quay một câu chuyện về cô bé Sidra 12 tuổi cô bé và gia đình đã trốn khỏi Syria qua sa mạc đến Jordan cố bé sống ở trại 1 năm rưỡi tên tôi là Sidra tôi 12 tuổi tôi học lớp 5 tôi đến từ Syria, tỉnh Daraa, thành phố Inkhil tôi sống ở trại Zaatari, Jordan được 1 năm rưỡi rồi tôi có gia đình lớn 3 em trai, một đứa thì còn nhỏ nó khóc nhiều lắm tôi hỏi bố rằng ngày còn bé tôi có khóc không, ông ấy nói không tôi nghĩ tôi là đứa rắn rỏi hơn e trai mình khi bạn đeo tai phone bạn sẽ không nhìn nó như vậy mà bạn nhìn quanh thế giới này bạn sẽ thấy mình có thể nhìn đc tất cả các hướng, 360độ và khi bạn đang ngồi đó, trong phòng cô ấy, quan sát bạn không nhìn nó qua màn hình TV, bạn không nhìn qua cửa sổ nào hết, mà đang ngồi đó với cô ấy khi nhìn xuống, bạn đang ngồi trên chính nền đất cô bé đang ngồi do đó, bạn cảm nhận được nhân tính của cô bé sâu sắc hơn bạn sẽ đồng cảm theo cách sâu sắc hơn và tôi nghĩ đó chính là cách giúp chúng ta thay đổi cách suy nghĩ về chiếc máy này và chúng tôi đã bắt đầu thay đổi một số thứ chúng tôi đưa bộ phim này đến Diễn Đàn Kinh Tế TG ở Davos tháng 1 và cho nhóm người ở đó xem những người đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng đến hàng triệu sinh mạng những người này không phải ai khác đang ngồi trong túp lều ở khu tị nạn Jordan. nhưng vào tháng 1, một buổi chiều ở Thụy Sĩ họ đột nhiên thấy mình ở đó (vỗ tay) và họ bị tác động chúng tôi đang tác động đến họ nhiều hơn thế nữa ngay lúc đó chúng tôi làm việc với LHQ để quay một loạt thước phim này chúng tôi vừa hoàn thành quay một câu chuyện ở Liberia và giờ là ở Ấn Độ rồi đưa những thước phim này đến Liên Hiệp Quốc cho những người làm việc ở đây và những người đến thăm chúng tôi cho những người thực tế có thể thay đổi được cuộc sống của những người trong phim xem và tôi nghĩ đây mới chỉ là bước khởi đầu của sức mạnh thực sự của thực tế ảo nó không đơn thuần là trò chơi video nó giúp kết nối người với người sâu sắc nhất đó là thứ ta chưa bao giờ thấy ở những phương tiện truyền thông khác và nó có thể thay đổi nhận thức của mọi người với những người khác và có là nghĩ gì tôi nghĩ thực tế ảo thực tế là có tiềm năng gì để thay đổi thế giới vậy, đó là một chiếc máy nhưng thông qua chiếc máy này, chúng ta sẽ giàu lòng cảm thông hơn chúng ta thông cảm hơn và trở nên liên hệ hơn Và cuối cùng, chúng ta cũng trở nên đúng là con người hơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Có một cái nhìn khách quan trong cuộc sống là điều tốt, ở nhiều phương diện. Và vấn đề là chúng ta nhìn nhận qua những lăng kính đa màu sắc khi nhìn vào mọi tình huống. Ví dụ như, hãy nghĩ đến một thứ đơn giản như bia chẳng hạn. Nếu tôi cho bạn nếm thử vài cốc bia và tôi muốn bạn đánh giá về độ mạnh và vị đắng của chúng, các loại bia khác nhau sẽ đứng ở những vị trí khác nhau. Nhưng nếu chúng ta thử đánh giá khách quan về nó? Trường hợp của bia thì khá đơn giản. Sẽ như thế nào nếu chúng ta thực hiện một thử nghiệm "bịt mắt" về mùi vị ? Nếu ta làm điều tương tự, thử cùng 1 loại bia, thì trong thử nghiệm "bịt mắt", nhiều thứ sẽ hơi khác một chút. Hầu hết các loại bia sẽ được xếp về cùng một vị trí . Căn bản là bạn sẽ không thể phân biệt được chúng, và trường hợp ngoại lệ, dĩ nhiên sẽ là Kỷ lục Guinness (cười) Tương tự khi ta nghĩ về sinh lý học. Điều gì xảy ra khi người ta đặt kỳ vọng dựa vào tâm lý của họ? Ví dụ như khi bán thuốc giảm đau. Chúng tôi nói với một vài người rằng thuốc này rất đắt. Và lại nói với vài người thuốc này rẻ. Và thuốc giảm đau đắt tiền thì có tác dụng tốt hơn. Nó giúp giảm đau tốt hơn, bởi sự kỳ vọng có tác động thay đổi tâm lý của chúng ta Và dĩ nhiên, ta đều biết trong thể thao, nếu bạn là người hâm mộ của 1 đội nào đó, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc nhìn nhận trận đấu theo góc độ của đội mình. Vậy nên những trường hợp đó, định kiến và mong đợi ảnh hưởng đến việc nhìn nhận thế giới của mỗi chúng ta. Nhưng điều gì xảy ra đối với những câu hỏi quan trọng hơn? Điều gì xảy ra với những câu hỏi liên quan đến công bằng xã hội? Vì vậy chúng tôi muốn xem thử nghiệm "bịt mắt" ở đây là gì để suy luận về sự bất bình đẳng? vì vậy chúng tôi bắt đầu xem xét về sự bất bình đẳng? chúng tôi đã làm một số cuộc khảo sát quy mô lớn khắp nước Mỹ và những quốc gia khác. Và chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi: Liệu con người có biết mức độ bất bình đẳng ta có không? Và sau đó, mức độ bất bình đẳng nào mà chúng ta muốn có? Hãy nghĩ về câu hỏi thứ nhất. Hãy tưởng tượng nếu tôi lấy tổng thể là tất cả người ở Mỹ và phân loại từ nghèo nhất nằm bên phải đến giàu nhất nằm bên trái, rồi chia họ thành 5 nhóm: 20% nghèo nhất 20% tiếp theo, tiếp theo, tiếp theo và 20% giàu nhất. Tôi muốn hỏi bạn rằng bạn nghĩ mức độ giàu có tập trung trong mỗi nhóm này là bao nhiêu. Hãy đơn giản hóa bằng cách tưởng tượng tôi hỏi bạn rằng, bạn nghĩ mức độ tài sản tập trung ở hai nhóm cuối là bao nhiêu? 40% người nghèo nhất ? Suy nghĩ trong 1giây. Nghĩ về nó và đưa ra 1 con số. Thường thi ta không nghĩ. Hãy nghĩ trong 1 giây, có 1 con số thực sự trong đầu. Bạn đã có chưa? Được rồi, đây là điều mà nhiều người Mỹ đã trả lời. Họ nghĩ rằng 20% nhóm cuối cùng nắm giữ khoảng 2.9% tổng tài sản nhóm tiếp theo là 6.4% vậy cộng lại cao hơn 9% một chút Nhóm tiếp theo, họ cho rằng nắm 12%, 20%, và 20% giàu nhất, họ nghĩ rằng sở hữu 58% tổng tài sản. Bạn có thể thấy mức độ liên quan đến điều bạn đã nghĩ. Và sự thật thì như thế nào? Thực tế thì có khác đôi chút. 20% nhóm nghèo nhất chiếm 0.1% tổng tài sản nhóm tiếp theo sở hữu 0.2% tổng tài sản. tổng cộng lại là 0.3 và nhóm kế tiếp sở hữu 3.9 11.3 và nhóm giàu nhất sở hữu 84-85% tổng tài sản. vậy là điều chúng ta thực sự có và điều chúng ta nghĩ quá khác nhau. Thế còn những gì chúng ta mong muốn? làm thế nào để tìm ra con số này? Để xem xét điều này, xem xét điều mà chúng ta thực sự muốn, chúng tôi nghĩ đến nhà triết học John Rawls Nếu bạn nhớ John Rawls, ông đã đưa khái niệm về một xã hội công bằng. Ông chỉ ra rằng một xã hội công bằng là một xã hội mà nếu bạn biết tất cả về nó, bạn sẽ luôn sẵn sàng hòa nhập vào xã hội đó dù ở bất kỳ đâu Và đó là một khái niệm tuyệt vời phải không bởi vì nếu bạn giàu có, bạn càng muốn sở hữu nhiều tài sản để càng sinh lời và người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn Nếu bạn nghèo khó, bạn sẽ càng muốn công bằng hơn. Nhưng nếu bạn hòa nhập vào xã hội đó trong mọi hoàn cảnh có thể, và bạn không biết chắc chắn, bạn phải xem xét tất cả các khía cạnh. điều đó hơi giống với thử nghiệm "bịt mắt", tại đó bạn không biết được kết quả sẽ như thế nào khi bạn đưa ra một quyết định và Rawls gọi đó là "bức màn vô minh" vì vậy, chúng tôi lấy một nhóm khác lớn hơn, đến từ Mỹ và hỏi họ những câu hỏi được dùng trong thử nghiệm "bức màn vô minh" Những đặc điểm nào của một đất nước khiến bạn muốn sống ở đó? biết chắc rằng bạn có thể chọn bất kỳ đâu Và đây là kết quả thu được. họ muốn nhóm đầu tiên sở hữu bao nhiêu? nhóm 20% nghèo nhất Họ muốn đưa cho nhóm ấy 10% tổng tài sản Nhóm tiếp theo, 14% tổng tài sản 21,22 và 32. bây giờ, không một ai muốn sự công bằng hoàn toàn. Không ai nghĩ rằng xã hội chủ nghĩa là một ý tưởng tuyệt vời trong phép thử của chúng tôi Nhưng điều đó nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chúng ta có khoảng trống kiến thức giữa cái chúng ta có và cái chúng ta nghĩ là ta có, nhưng khoảng cách đó khá lớn giữa cái chúng ta nghĩ là đúng và cái chúng ta nghĩ là ta có Chúng tôi hỏi thêm những câu như , không hẳn chỉ về sự giàu có mà có thể về những vấn đề khác. Ví dụ như, chúng tôi hỏi những người từ các quốc gia khác nhau trên thế giới những câu hỏi này, cả những người theo chủ nghĩa tự do và bảo thủ về cơ bản, họ có cùng một câu trả lời cả người giàu và nghèo, họ đều có cùng câu trả lời đàn ông và phụ nữ, Thính giả của NPR và cả độc giả của Forbes chúng tôi khảo sát người ở Anh, Úc, Mỹ. những câu trả lời khá giống nhau. thậm chí chúng tôi khảo sát ở các khoa khác nhau tại các trường đại học chúng tôi đến bởi Harvard và khảo sát hầu hết từng khoa tại đây và thực tế, tại Havard Business School , nơi mà một vài người muốn nắm giữ nhiều tài sản hơn và ít người giàu hơn, sự tương đồng đáng kinh ngạc Tôi biết rằng một vài người ở đây học ở Harvard Business School. Chúng tôi cũng hỏi những câu tương tự về các vấn đề khác Như tỳ số chênh lệch lương giữa CEO và lao động phổ thông là bao nhiêu bạn có thể thấy, đây là tỷ số mà mọi người nghĩ rồi chúng tôi đặt ra câu hỏi, tỷ số đó nên là bao nhiêu? rồi đặt ra câu hỏi, sự thật là bao nhiêu? Điều gì trên thực tế? và bạn có thể nói rằng, nó không tệ như vậy, phải không? Phần màu đỏ và vàng không khác nhau như vậy chứ. Nhưng trên thực tế, tôi không vẽ chúng theo cùng một thước đo khá khó để nhìn ra, đây là phần màu vàng và phần màu xanh tại đây. Vậy những kết luận khác của sự giàu có thì sao? Sự giàu có không chỉ là về của cải. chúng tôi đặt ra câu hỏi còn những thứ khác như sức khỏe thì sao ? Về lợi ích của các dược phẩm chữa bệnh ? Về tuổi thọ trung bình con người thì sao? Tuổi thọ trung bình của trẻ sơ sinh? Chúng ta muốn phân chia như thế nào? Về nền giáo dục cho lớp trẻ thì sao? còn cho người lớn tuổi thì sao? Trong tất cả những điều đó, Những gì ta học được là Con người không thích sự bất công về tài sản, nhưng có nhưng thứ bất công khác là hệ quả của bất bình đảng tài sản, và thậm chí ngày càng bị phản đối như bất công trong vấn đề sức khỏe và giáo dục Chúng ta học được rằng mọi người sẵn sàng thay đổi tính công bằng khi người đó có ít quyền hơn như trẻ em và trẻ sơ sinh chẳng hạn, bởi vì chúng ta không nghĩ chúng phải chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh của chính mình. Vậy bài học ở đây là gì? Chúng ta có hai khoảng trống: Là khoảng cách kiến thức và sự khoảng cách mong muốn Khoảng cách kiến thức là những gì mà chúng ta nghĩ Làm thế nào để giáo dục cho mọi người? Làm thế nào để mọi người nghĩ khác về sự bất bình đẳng và hậu quả cũa bất bình đẳng, như sức khỏe, giáo dục sự đố kỵ, tỷ lệ tội phạm...? Và chúng ta cũng có khoảng cách về sự mong muốn Làm thế nào để mọi người nghĩ khác về điều mà chúng ta thực sự muốn bạn thấy đấy, định nghĩa của Rawls, cách Rawls đánh giá thế giới, Thử nghiệm"bịt mắt" loại bỏ động lực ích kỷ khỏi bức tranh tổng thể Làm sao để chúng ta áp dụng nó ở mức độ cao hơn và quy mô rộng hơn và cuối cùng là khoảng cách về hành động Làm thế nào để dùng những kiến thức này và làm điều gì đó? Tôi nghĩ của câu trả lời là nghĩ về những người như trẻ em và trẻ sơ sinh, chúng không có nhiều quyền, bởi vì mọi người sẵn sàng làm điều đó. Để đưa ra kết luận, tôi muốn nói rằng, lần tới nếu bạn uống bia hoặc rượu, đầu tiên, điều gì là trải nghiệm thật sự điều gì là hiệu ứng giả dược do sự kỳ vọng Hãy nghĩ về điều gì là cốt lõi của những quyết định khác trong cuộc sống của bạn và cho những câu hỏi mang tính chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta Xin cảm ơn rất nhiều Tôi xin mời quý vị đến với câu chuyện của tàu vũ trụ Rosetta. Bay theo và thả tàu thăm dò xuống bề mặt sao chổi, là đam mê của tôi trong hai năm qua. Để thực hiện điều đó, tôi xin cung cấp cho quý vị vài thông tin về nguồn gốc của hệ mặt trời. 4.5 tỷ năm trước, có một đám mây khí và bụi. Ở trung tâm đám mây này, mặt trời của chúng ta hình thành và phát sáng. Cùng với đó là sự hình thành của các hành tinh, sao chổi và thiên thạch. Theo lý thuyết, điều đã xảy ra là khi trái đất nguội đi sau thời điểm hình thành, rất nhiều sao chổi va đập với Trái đất và cung cấp nước cho nó Có lẽ, chúng cũng mang tới Trái đất những chất hữu cơ phức tạp, và điều đó khởi đầu cho sự sống xuất hiện. Quý vị có thể so sánh điều đó với việc chơi bộ ghép hình có 250 mảnh và không phải bộ 2.000 mảnh ghép. Sau đó, những hành tinh lớn như sao Mộc và sao Thổ, chúng ở vị trí khác so với hiện nay, và hút lẫn nhau bởi lực hấp dẫn, chúng quét sạch tất cả những gì bên trong hệ mặt trời, và các sao chổi tập hợp lại trong Vành đai Kuiper, đó là vành đai các vật thể ở ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương. Và đôi khi các vật thể này rơi vào nhau, chúng chuyển hướng đi vì lực hấp dẫn, rồi trọng lượng của sao Mộc hút chúng lại trong hệ mặt trời. Và chúng trở thành sao chổi như chúng ta thấy trên bầu trời. Điều cần chú ý ở đây là trong thời gian đó, khoảng 4.5 tỷ năm, những sao chổi di chuyển bên ngoài hệ mặt trời, và không hề thay đổi-- giống như hệ mặt trời nhưng ở xa và lạnh. Trên bầu trời, chúng giống như thế này. Ta nhận biết chúng nhờ vào cái đuôi. Thực ra có hai cái đuôi. Một đuôi chứa bụi, bị thổi ra xa do gió mặt trời. Đuôi kia chứa các hạt ion mang điện tích, và chúng theo từ trường của hệ mặt trời. Có lớp mây phủ sao chổi, rồi đến phần lõi cứng, nó nhỏ quá chúng ta không thấy được, quý vị cần lưu ý trong trường hợp của tàu Rosetta, nó chỉ là một chấm trong bức ảnh. Chúng ta chỉ ở cách xa sao chổi khoảng 20, 30, 40 kilomet Vậy cái gì là cần nhớ? Sao chổi chứa vật chất nguyên thủy để hệ mặt trời được hình thành, vậy chúng có thành phần lý tưởng để nghiên cứu nó là món quà được tặng tại thời điểm trái đất và sự sống hình thành. Ta cũng chưa rõ trong sao chổi có thành phần gì liên quan nguồn gốc sự sống. Năm 1983, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA có chương trình dài hạn Horizon 2000, gồm chương trình chính là chuyến hành trình đến sao chổi. Và một nhiệm vụ phụ là phóng Giotto đến sao chổi, mà quý vị thấy đây, năm 1986, Giotto bay về hướng sao chổi Halley trong đoàn của một tàu vũ trụ khác. Từ kết quả của chương trình, ta thấy sáng tỏ : các sao chổi là đối tượng lý tưởng để nghiên cứu hệ mặt trời. Vì thế, chương trình tàu Rosetta đã được phê duyệt vào năm 1993 và nó được chuẩn bị phóng vào năm 2003, nhưng một vấn đề xuất hiện với tên lửa Ariane. Tuy nhiên, bộ phận P.R. của chúng tôi rất hào hứng, sản xuất 1.000 cái đĩa sành Delft Blue có ghi tên của những sao chổi nhỏ. Vậy tôi không phải mua đĩa của Tàu nữa. Cái đó cũng hay. (Tiếng cười) Khi vấn để đã được giải quyết, chúng tôi rời trái đất vào năm 2004 để đến sao chổi mới được chọn, Churyumov-Gerasimenko. Sao chổi này được chọn rất đặt biệt vì 2 lý do : A. bạn phải có thể bay đến nó, B. nó không ở trong hệ mặt trời quá lâu. Sao chổi phần tử này ở trong hệ mặt trời từ 1959. Đó là lần đầu tiên nó bị đổi hướng do sao Mộc, và nó đủ gần mặt trời để bắt đầu thay đổi. Vậy sao chổi này còn rất trẻ. Rosetta làm những chuyến lịch sử đầu tiên. Là vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo sao chổi, và hộ tống sao chổi suốt hành trình xuyên qua hệ mặt trời -- đó là tiếp cận gần mặt trời nhất, như chúng ta thấy vào tháng tám, và sau đó sao chổi bay ra ngoài. Đó là lần đáp đầu tiên trên một sao chổi. Chúng ta thật sự đã bay quanh sao chổi một cách không bình thường với tàu vũ trụ. Thông thường, bạn nhìn lên trời, biết mình đang nhìn nơi nào và đang ở đâu. Trong trường hợp này, như thế là chưa đủ. Chúng tôi đã bay ngang để thấy những điểm mốc trên sao chổi đó. Chúng tôi nhận ra những điểm -- tảng đá, hố trũng -- và như thế chúng tôi biết chúng tôi ở đâu so với sao chổi. Và, đương nhiên, đó là vệ tinh đầu tiên đi bên ngoài quỹ đạo của sao Mộc với tấm pin mặt trời. Bây giờ, nghe có vẻ oai hơn lúc đang thực hiện, vì công nghệ dùng máy phát nhiệt chất phóng xạ đồng vị chưa thịnh hành ở châu Âu vào lúc đó, nên không có chọn lựa nào khác. Nhưng pin mặt trời thì quá rộng. Đó là một chiếc cánh, và không ai nhỏ con được chọn. Họ phải như quý vị và tôi đây. (Tiếng cười) Chúng tôi có hai cánh này, 65 mét vuông. Rồi sau đó, đương nhiên, khi chúng tôi đến sao chổi, quý vị tưởng tượng xem, 65 mét vuông cánh khép lại trên một thân máy nóng rực không phải là một chọn lựa dễ dàng. Bây giờ, làm sao hạ cánh trên sao chổi? Chúng tôi phải đến đó để thực hiện những mục tiêu khoa học của Rosetta ở rất xa -- bằng bốn lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trời -- và cũng bay với vận tốc cao hơn rất nhiều so với vận tốc động cơ xăng, chúng tôi phải chở gấp sáu lần lượng nhiên liệu của toàn bộ tàu. Chúng tôi phải làm gì đây? Bạn dùng chuyến bay thám thính nhờ lực hấp dẫn và máy phóng, ở đó bạn bay ngang qua rất gần một hành tinh , khoảng một nghìn mét, rồi bạn đạt vận tốc của hành tinh này trên quỹ đạo xung quanh mặt trời. Chúng tôi bay như thế một lúc. Bay qua trái đất, sao hỏa, rồi trái đất 2 lần nữa, rồi chúng tôi cũng bay đến hai tiểu hành tinh Lutetia và Steins. Từ 2011 đến nay, quan sát vùng mặt trời, để kiểm tra các vấn đề của tàu vũ trụ, chúng tôi không chữa tàu lần nào nữa, vậy chúng tôi đi vào mùa ngủ đông. Mọi thứ chuyển sang dạng ngủ trừ đồng hồ. Ở đây, bạn thấy đường bay màu trắng, và đoạn đường nó đã đi qua. Bạn thấy từ vòng chúng tôi bắt đầu, đường trắng, bạn thấy nó ngày càng dài ra theo hình ê líp, sau cùng, chúng tôi tiếp cận sao chổi vào tháng 5, 2014, và chúng tôi bắt đầu thao tác hạ cánh. Trên quỹ đạo đó, chúng tôi bay qua trái đất và chụp hình để kiểm tra camera. Đây là hình trăng nhô lên khỏi trái đất, và cái này, giờ được gọi "hình tự sướng," vào thời điểm đó, từ này chưa ai dám dùng. (Tiếng cười) Đó là sao hỏa. Nó được chụp bởi camera CIVA, một trong những camera trên tàu đổ bộ, và nó chỉ hoạt động nhờ tấm pin mặt trời, bạn thấy sao hỏa còn xa tấm pin mặt trời. Bây giờ, khi chúng tôi ra khỏi giấc ngủ đông vào tháng một, 2014, chúng tôi vượt qua quảng đường 2 triệu km từ sao chổi vào tháng 5. Tuy nhiên, vận tốc của phi thuyền quá nhanh. Chúng tôi đi nhanh hơn sao chổi 2.800 km/h, vậy chúng tôi phải giảm tốc. Chúng tôi phải điều chỉnh tám lần, và bạn thấy đây, một vài điều chỉnh đó rất lớn. Chúng tôi phải giảm tốc lần đầu khoảng 100 km/h, và kéo dài trong 7 giờ, nó tiêu thụ 218 kilo nhiên liệu, đó là 7 giờ rất căng thẳng, vì vào năm 2007, có một sự rò rỉ trong hệ thống phản lực của Rosetta, và chúng tôi đã phải tắt một động cơ, thế là hệ thống hoạt động với một động cơ điều đó không được dự kiến và thử nghiệm trước. Rồi chúng tôi đến gần sao chổi, và đã thấy những bức hình đầu tiên. Chu kỳ quay đúng của sao chổi là 12 giờ 30 phút, nó đã tăng tốc, nhưng bạn sẽ hiểu những gì mà kỹ sư thiết kế của chúng tôi đã nghĩ, thật không dễ dàng đáp xuống. Chúng tôi đã hy vọng gặp tình huống đơn giản để đáp xuống dễ dàng. Nhưng chúng tôi ước: mọi việc trơn tru. Ôi không. Không được rồi . (Tiếng cười) Vào thời điểm đó, không thể tránh khỏi : chúng tôi phải vẽ bản đồ chi tiết như bạn thấy đây, vì chúng tôi phải tìm ra khu vực bằng phẳng có đường kính 500 m. Tại sao 500 m? Đó là sai lầm của chúng tôi khi thăm dò để đáp. Chúng tôi hoàn thiện quá trình và vẻ bản đồ bề mặt sao chổi. Chúng tôi đã dùng kĩ thuật photoclinometry. Đó là vẽ bóng của vật dưới mặt trời. Cái bạn thấy đây là một hòn đá trên bề mặt sao chổi, dưới ánh sáng mặt trời. Với cái bóng đó, chúng tôi có thể xác định một cách khá chính xác hình dạng của tảng đá. Bạn có thể lập trình trên máy tính, bạn có thể mô tả toàn bộ sao chổi và vẽ bản đồ cho nó. Để làm điều đó chúng tôi bắt đầu bay theo những quỹ đạo đặt biệt từ tháng 8. Trước hết, theo hình tam giác với độ dài cạnh 100 km tại khoảng cách 100 km, chúng tôi xác định tất cả mọi vật trong 50 km. Lúc đó, chúng tôi thấy sao chổi có nhiều góc cạnh, và chúng tôi dùng kỹ thuật này để vẽ bản đồ đầy đủ. Bây giờ, kết quả đó giúp chọn nơi để đáp xuống. Chúng tôi phải làm toàn bộ quá trình, từ việc vẽ bản đồ sao chổi đến việc tìm ra nơi đáp, mất hết 60 ngày. Chúng tôi có 60 ngày thôi. Để bạn hiểu, xin nói rõ chương trình sao hỏa cần hàng trăm nhà khoa học làm việc với nhau trong nhiều năm chỉ để kết luận họ sẽ đi đâu. Chúng tôi đã làm việc đó trong 60 ngày. Chúng tôi đã chọn được nơi đáp và các lệnh được chuẩn bị cho Rosetta phóng Philae. Theo cách này, Rosetta cần đến điểm bên phải trong không gian, và nhắm đến sao chổi, vì tàu đổ bộ không tự di chuyển. Tàu đổ bộ được phóng ra và di chuyển đến sao chổi. Rosetta phải bay vòng quanh để camera có thể quay được Philae hoạt động và có thể liên lạc với nó. Bây giờ, toàn bộ thời gian đáp đã là 7 giờ. Hãy là một phép tính đơn giản : nếu vận tốc tĩnh của Rosetta là 1cm/giây, 7 giờ là 25.000 giây. Có nghĩa là 252 m lệch so với sao chổi. Vậy chúng tôi cần biết vận tốc của Rosetta lệch bao nhiêu cm trong một giây, và vị trí của nó trong không gian lệch bao nhiêu mét tại khoảng cách 500 triệu km từ trái đất. Đó là thành công tuyệt vời. Xin giới thiệu với các bạn về ngành khoa học này và những thiết bị. Tôi sẽ làm bạn chán với những chi tiết máy quá nhỏ, nhưng đây là tất cả. Chúng tôi có thể kiểm khí ga, có thể đo được phân tử bụi, những hình dáng, thành phần, có cả máy đo từ trường, mọi thứ. Đây là một trong những kết quả của máy về độ đậm đặc khí ga tại vị trí của Rosetta, đó là khí ga sao chổi thải ra. Hình đồ thị phóng lớn là vào tháng 9 năm ngoái. Có thay đổi dài hạn bên trong hình, và không có gì ngạc nhiên, nhưng bạn thấy những đỉnh nhọn. Đó là một ngày sao chổi. Bạn có thể thấy ảnh hưởng của mặt trời trên việc bay hơi khí ga và ảnh hưởng do sự quay của sao chổi. Vậy có dấu vết rõ ràng về nguồn gốc của nhiều thứ, chúng nóng lên ở phía mặt trời, và nguội đi ở phía kia. Và chúng ta có thể thấy sự thay đổi độ đậm đặc khí ga. Đây là các loại khí ga và những hỗn hợp hữu cơ mà chúng tôi đã đo được. Bạn thấy một danh sách rất ấn tượng, và còn nhiều nhiều nữa, vì còn nhiều phép đo khác nữa. Thật vậy, có một hội thảo ở Houston đang diễn ra vào lúc này để trình bày về các kết quả đó. Chúng tôi đã kiểm tra phân tử bụi. Bây giờ, các bạn thấy nó không ấn tượng lắm, nhưng các nhà khoa học lúc đó rất phấn khích khi thấy nó. Hai phân tử bụi : bên phải là Boris, và họ đã bắn nó với chất tantalum để có thể phân tích nó. Bây giờ, chúng tôi tìm thấy natri và ma-nhê. Điều đó cho thấy có sự tập trung của hai chất này vào thời điểm hệ mặt trời hình thành, vậy chúng ta biết được những vật chất ở thời điểm hành tinh hình thành. Một trong những phần quan trọng này là kỹ thuật hình ảnh. Đây là một trong những camera của Rosetta, camera OSIRIS, đây là trang bìa của tạp chí Science vào ngày 23 tháng 1 năm nay. Không ai ngờ lại có được hình ảnh thế này. Đá tảng, đá sỏi -- liệu có gì còn giống Đỉnh Núi Chẻ tại Yosemite hơn thế này không. Chúng tôi cũng thấy những thứ giống đụn cát, bên phải giống như bóng gợn sóng cát. Ta đã biết các hình thể này trên sao hỏa, nhưng sao chổi không có khí quyển, vậy thật khó để tạo ra được sóng cát. Có thể do khí thải ra từ các vùng cục bộ, chúng bốc lên và thổi trở lại. Chúng tôi không chắc, vậy phải tìm hiểu thêm về hiện tượng này. Ở đây, bạn thấy hình này hai lần. Bên phía trái, bạn thấy một cái hố ở giữa. Hình bên phải, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy 3 tia nhỏ từ đáy hố. Đó là hoạt động của sao chổi. Chúng ta thấy ở đáy các hố là các vùng hoạt động, ở đó các vật chất bốc hơi lên. Có một khe nứt nhỏ ở cổ sao chổi. Bạn thấy nó ở hình phải, dài một kilomet, và rộng hai mét rưỡi. Vài người đoán là, khi chúng tôi đến gần mặt trời, sao chổi sẽ bị gãy ra làm hai, và chúng tôi tự hỏi : chúng tôi sẽ chọn phần nào để nghiên cứu? Trở lại tàu đổ bộ -- với nhiều thiết bị, phần lớn giống như những dụng cụ để đục và khoan đất. Nhưng cũng như Rosetta, và vì bạn muốn so sánh cái bạn thấy trong không gian với cái bạn thấy trên sao chổi. Đây được gọi là thăm dò địa chất. Có những hình ảnh về đổ bộ được chụp bởi camera OSIRIS. Bạn thấy tàu đổ bộ đi xa dần Rosetta. Ở phía trên, bên phải , bạn thấy một hình chụp cách tàu đổ bộ 60 m, 60 mét bên trên mặt của sao chổi. Tảng đá khoảng 10m. Đây là hình cuối cùng mà chúng tôi chụp trước khi chúng tôi đáp xuống sao chổi. Hãy xem lại toàn bộ các hình lần nữa, nhưng với góc nhìn khác, và bạn thấy ba hình phóng lớn từ dưới bên trái đến giữa của hành trình tàu đổ bộ trên bề mặt sao chổi. Ở trên cao, có một hình trước và một hình sau đổ bộ. Vấn đề với hình sau là không thấy tàu đổ bộ. Nhưng nếu nhìn kỹ bên trái của hình, chúng ta thấy tàu đổ bộ vẫn còn đó, nhưng nó bị tung lên cao. Rồi nó rơi trở lại. Bây giờ, trên một ghi chép về sao chổi đây là Rosetta được thiết kế có tàu đổ bộ chịu xốc. Tàu này bị loại bỏ vì quá đắt. Chúng tôi quên rồi, nó còn nhớ đã bị loại đấy. (Tiếng cười) Khi bị tung lên lần đầu, trong máy đo từ trường, bạn thấy dữ liệu từ chúng, từ ba trục x,y và z. Ở giữa, bạn thấy một đường đỏ. Tại đường đỏ này, có một thay đổi. Điều xảy ra là trong khi bị tung lên lần đầu, ở đâu đó, một chân của tàu đổ bộ va đập vào bờ của một miệng hố, và vận tốc quay của tàu đổ bộ thay đổi. Chúng tôi khá may mắn vì đang ở ngay đó. Đây là một trong những ảnh đại diện của Rosetta. Đối tượng là sản phẩm nhân tạo, một chân của tàu đổ bộ, đang đứng trên một sao chổi. Theo tôi, đây là một trong những hình vũ trụ đẹp nhất mà tôi từng thấy. (Vỗ tay) Một trong những thứ mà tôi vẫn phải làm là tìm ra tàu đổ bộ. Vùng xanh ở đây là nơi chúng tôi nghĩ nó phải ở đó. Chúng tôi chưa thể tìm ra nó, nhưng cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục, như là những cố gắng để khởi động lại tàu đổ bộ. Chúng tôi lắng nghe mỗi ngày, và chúng tôi hy vọng từ bây giờ đến tháng 4, tàu đổ bộ sẽ tỉnh lại. Kết quả chúng tôi tìm thấy trên sao chổi là thứ có thể trôi nổi trong nước. Độ đậm đặc của nó bằng một nửa của nước. Nó giống một hòn đá rất lớn, nhưng không phải. Sự tăng hoạt động của sao chổi được quan sát trong tháng 6, 7 và 8 năm ngoái đã tăng gấp bốn. Lúc đó, chúng tôi gần mặt trời, sẽ có 100 kilo mỗi giây bốc hơi khỏi sao chổi: khí ga, bụi, và những thứ khác. Tức là 100 triệu kg mỗi ngày. Cuối cùng là ngày trở về trái đất. Tôi không bao giờ quên -- sự lên cơn cực độ với 250 nhóm truyền hình Đức. BBC đang phỏng vấn tôi, và một nhóm truyền hình khác liên tục theo tôi đang quay phim cuộc phỏng vấn, và nhóm này cứ tiếp tục theo đến cuối ngày. Nhóm Discovery Channel gọi cho tôi khi tôi đang rời phòng điều khiển, và họ đã hỏi thăm tôi, và tôi đã rơi nước mắt, tôi còn nhớ cảm giác này. Trong bốn tháng rưỡi, tôi không thể nghĩ đến ngày về mà không có nước mắt, và tôi vẫn giữ mãi cảm xúc này. Với hình ảnh của sao chổi, tôi xin chào tạm biệt. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là một người Haraza, và quê hương của chúng tôi là Afghanistan. Như hàng trăm nghìn đứa trả Hazara khác, tôi được sinh ra xa quê. Những cuộc khủng bố và hành quân chống lại người Hazara đã buộc bố mẹ tôi phải rời Afghanistan. Sự ngược đãi này có một lịch sử lâu dài từ cuối những năm 1800, trong triều đại Vua Abdur Rahman. Ông ta giết 63% dân số Haraza. Ông ta xây tháp bằng đầu của họ. Nhiều người Haraza bị bán làm nô lệ, và nhiều người khác trốn khỏi đất nước đến Iran hoặc Pakistan. Bố mẹ tôi đã đến Pakistan, và định cư ở Quetta, nơi tôi được sinh ra. Sau cuộc tấn công tòa Tháp Đôi ngày 9 tháng 11, tôi có cơ hội đến Afghanistan lần đầu tiên, cùng các nhà báo ngoại quốc. Tôi mới 18 tuổi, và làm thông dịch viên. Sau 4 năm, tôi cảm thấy đủ an toàn để chuyển đến Afghanistan luôn, lúc đó tôi đang làm nhiếp ảnh tư liệu, và đang làm về nhiều câu chuyện. Một trong các câu chuyện quan trọng nhất mà tôi đã làm là về những cậu bé nhảy múa ở Afghanistan. Nó là một câu chuyện thương tâm về một truyền thống kinh khủng. Nó bao gồm trẻ con nhảy múa cho các vị tướng và những người quyền lực. Những cậu bé này thường bị bắt hoặc mua từ những gia đình nghèo, và bị ép làm nô lệ tình dục. Đây là Shukur. Cậu ta bị bắt cóc khỏi Kabul bởi một tên tướng. Cậu ta bị đem tới một tỉnh khác, nơi mà cậu ta phải làm nô lệ tình dục cho tên tướng ấy và bạn bè của hắn. Khi câu chuyện này được đăng trong tờ Washington Post, tôi bắt đầu bị hăm dọa, và bị buộc rời Afghanistan, như bố mẹ tôi đã từng bị. Cùng với gia đình, tôi trở về Quetta. Tình hình ở Quetta đã thay đổi rõ rệt từ khi tôi rời đi vào năm 2005. Từng là một thiên đường hòa bình cho người Hazara, nay đã trờ thành một trong những thành phố nguy hiểm nhất ở Pakistan. Những người Haraza bị chia vào hai khu vực và bị ngăn cản khỏi xã hội và giáo dục và bị trừng phạt. Đây là Nadir. Tôi biết cậu ta từ khi tôi còn bé. Cậu ta bị thương khi xe của cậu ấy bị phục kích bởi bọn khủng bố. Sau đó cậu ấy đã chết vì những vết thương. Khoảng 1600 người Haraza đã bị giết trong nhiều cuộc tấn công, và khoảng 3000 người đã bị thương, còn nhiều người đã bị tàn tật. Những cuộc tấn công vào người Haraza chỉ trở nên tệ thêm, nên không có gì bất ngờ khi nhiều người muốn bỏ trốn. Sau Afghanistan, Iran, Pakistan, Úc là nơi có dân số Haraza đứng thứ 4 trên toàn thế giới. Khi thời điểm rời Pakistan tới, Úc dường như là lựa chọn rõ ràng nhất. Về kinh tế, chỉ một người có thể trốn, và tôi đã được chọn, với hi vọng rằng tôi sẽ tới điểm đến an toàn, và tìm cách đưa gia đình tôi đến sau. Chúng tôi đều hiểu rủi ro, và chuyến đi đáng sợ như thế nào, và tôi gặp nhiều người mất người thân trên biển. Đó là một quyết định liều mạng, rằng bỏ tất cả lại sau lưng, không ai ra quyết định này một cách dễ dàng. Nếu như tôi có thể bay tới Úc, thì tôi sẽ chỉ cần chưa tới 24 tiếng. Nhưng kiếm visa là điều không thể.\ Chuyến đi của tôi dài hơn rất nhiều, phức tạp hơn rất nhiều, và chắc chắn nguy hiểm hơn rất nhiều. Tôi bay tới Thái Lan, và đi xe và thuyền tới Malaysia và Indonesia, trả tiền cho nhiều người và bọn buôn lậu trên đường và dành nhiều thời gian để trốn và nhiều thời gian lo sợ sẽ bị bắt. Ơ Indonesia, tôi gia nhập một nhóm bảy người tìm kiếm nơi ẩn náu. Chúng tôi dùng chung một phòng ngủ ở một thị trấn ngoài Jakarta tên là Bogor. Sau một tuần ở Bogor, ba trong số họ lên đường cho cuộc hành trình đầy nguy hiểm, và sau đó hai ngày chúng tôi nhận được tin rằng một con thuyền đã chìm trên đường tới Đảo Giáng Sinh. Chúng tôi biết được rằng 3 người đó - Nawroz, Jaffar, và Shabbir - đã có mặt trên chiếc thuyền. Chỉ có Jaffar được giải cứu. Shabbir và Nawroz không được tìm thấy. Chuyện này khiến tôi nghĩ, liệu tôi có đang làm việc đúng? Tôi kết luận rằng tôi không còn lựa chọn ngoài việc tiếp tục. Vài tuần sau, chúng tôi nhận cuộc gọi từ một tên buôn lậu nói rằng con thuyền đã sẵn sàng cho chuyến đi của chúng tôi. Đi trong đêm đến con tàu chính trên một chiếc thuyền máy, chúng tôi lên một con tàu đánh cá quá tải. Tổng cộng có tới 93 người, và đều ở dước boong. Không ai được lên trên. Mỗi người phải trả 6000 đô la cho chuyến đi này. Ngày đầu tiên khá thuận lợi, nhưng đến đêm thứ hai, thời tiết thay đổi. Sóng đánh con tàu làm cho các miếng ván lung lay. Mọi người ở dướng khoang đều khóc, cầu nguyện, gọi tên người thân. Họ la hét. Đó là một khoảnh khắc tồi tệ. Nó như một cảnh phim ngày tận thế, hoặc như các cảnh phim Hollywood khi mọi thứ đổ bể và thế giới sắp kết thúc. Nó đã xảy ra với chúng tôi trong thực tế. Chúng tôi không có hi vọng nào. Con tàu nổi như một hộp diêm trên nước, không có một sự điều khiển nào. Những cơn sóng còn cao hơn cả con tàu, và nước tràn vào nhanh hơn máy bơm có thể thải ra. Chúng tôi đều mất hi vọng. Chúng tôi nghĩ đây là kết thúc. Chúng tôi chứng kiến cái chết của mình, và tôi đã ghi nhận lại. Thuyền trưởng bảo rằng chúng tôi không thể tiếp tục, và phải quay đầu lại. Chúng tôi lên boong và bật tắt đèn pin để gây sự chú ý của các thuyền khác. Chúng tôi cố gắng gây chú ý bằng cách vẫy áo phao và huýt sáo. Cuối cùng, chúng tôi đến một hòn đảo nhỏ. Con thuyền đâm vào đá, tôi bị rơi xuống nước và làm hư chiếc camera, những gì tôi đã quay được. May mắn là cái thẻ nhớ vẫn dùng được. Đó là một khu rừng rậm. Chúng tôi chia thành nhiều nhóm do tranh cãi về việc nên làm gì tiếp. Chúng tôi đều sợ hãi và bối rối. Sau một đêm trên bãi biển, chúng tôi tìm được một cầu tàu và mấy trái dừa. Chúng tôi gọi được một con tàu từ một resort gần đó, và bị giao cho cảnh sát biển Indonesia. Tại Trại Giam Serang, một sĩ quan nhập cư đến lục soát và trộm đồ của chúng tôi. Ông ta lấy của tôi điện thoại, 300 đô la tiền mặt, và giày, để chúng tôi không trốn thoát được. Nhưng chúng tôi quan sát lính canh, xem xét cử động của chúng, và khoảng 4 giờ sáng, khi chúng ngồi quanh một ngọn lửa, chúng tôi tháo bỏ 2 lớp kính từ một cửa sổ hướng ra ngoài và chuồn đi. Chúng tôi leo lên một cái cây cạnh một bức tường có gắn miểng ở trên. Chúng tôi đặt một cái gối lên đó và dùng khăn trải giường quấn xung quanh tay và leo qua bức tường đó, rồi chạy đi bằng chân không. Tôi được tự do, với một tương lai không chắc chắn, và không có tiền. Thứ duy nhất tôi có là chiếc thẻ nhớ với những bức ảnh và đoạn phim. Khi tư liệu của tôi được phát sóng trên SBS Datline, nhiều người bạn biết về tình hình của tôi, và cố gắng giúp đỡ tôi. Họ không cho phép tôi lấy một con tàu và liều mạng. Tôi cũng quyết định ở lại Indonesia và tiếp tục công việc qua UNHCR, nhưng tôi đã rất sợ rằng mình sẽ kẹt lại ở Indonesia trong nhiều năm mà không làm được gì, giống như những người tìm nơi ẩn náu khác. Nhưng mọi chuyện hơi khác đối với tôi. Tôi đã may mắn. Những liên lạc của tôi đẩy nhanh công việc qua UNHCR, và tôi được tái định cư ở Úc vào tháng 5 năm 2013. Không phải người nào tìm nơi ẩn náu cũng may mắn như tôi. Rất khó khăn để sống một cuộc sống với một tương lai không chắc chắn. Vấn đề về những người tìm nơi ẩn náu ở Úc đã bị chính trị hóa quá nhiều và nó đã mất đi tính con người. Những người tìm nơi ở đã bị gán tiếng xấu. Tôi mong rằng câu chuyện của tôi và của các người Hazara khác có thể cho mọi người biết rằng những người này đang phải chịu đau khổ ở đất nước quê hương, và đau khổ thế nào. Tại sao họ lại liều mạng để tìm nơi ở? Xin cảm ơn. (tán thưởng) Đây là trường mẫu giáo chúng tôi xây vào năm 2007. Trường được xây theo vòng tròn. Mái nhà được thiết kế theo kiểu vòng tròn mở. Nếu bạn có con, hẳn bạn biết là chúng thích tạo ra các vòng tròn lắm. Đây là thiết kế của phần mái. Và tại sao chúng tôi thiết kế như vậy? Thầy hiệu trưởng có nói là, "Tôi không muốn xây lan can đâu." Tôi mới nói, "Như thế thì không được." Nhưng thầy nhấn mạnh: "Vậy theo anh việc căng tấm lưới từ rìa mái nhà để đỡ bọn trẻ khi chúng bị ngã có ổn không?" (Tiếng cười) Tôi lại nói, "Không được đâu". Và dĩ nhiên, chính quyền cũng yêu cầu, "Dĩ nhiên là các anh phải xây lan can chứ." Nhưng chúng tôi đã thể hiện ý tưởng đó xung quanh những cái cây. Có ba cái cây chìa cành ra. Và thế là chúng tôi biến sợi dây này thành lan can. Nhưng dĩ nhiên là dây dợ chẳng để làm gì. Bọn trẻ đều ngã vào lưới. Và ngày càng nhiều, nhiều hơn, và nhiều hơn thế. (Tiếng cười) Thường thì có 40 em chơi xung quanh cái cây. Bé trai đang đu cành, thích cái cây tới mức ăn luôn nó. (Tiếng cười) Mỗi khi có việc gì đấy, các em lại ngồi ở rìa. Nhìn từ dưới lên rất đẹp. Y hệt bầy khỉ trong sở thú. (Tiếng cười) Đến giờ ăn rồi. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Chúng tôi xây phần mái thấp nhất có thể, vì chúng tôi muốn thấy bọn trẻ khi chúng ở trên mái, chứ không chỉ khi ở dưới mái. Và nếu mái quá cao, ta chỉ thấy mỗi trần nhà. Còn chỗ rửa chân - thì có nhiều kiểu vòi nước. Với ống nước mềm dẻo kiểu này, bọn trẻ tha hồ xịt nước vào các bạn của chúng, tắm táp, và kiểu như cậu bé đứng trước là rất bình thường. Nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy chú nhóc không rửa đôi ủng đâu, mà là đổ nước vào đấy luôn. (Tiếng cười) Nhà trường duy trì không gian mở gần như cả năm. Không có ranh giới giữa bên trong và bên ngoài. Nó có nghĩa ngôi trường cơ bản là một chiếc mái. Và cũng không có vách ngăn giữa các lớp với nhau. Vì vậy cũng chẳng có vách cản âm. Khi bọn trẻ phải ở trong một căn phòng yên lặng, sẽ có vài em cảm thấy lo lắng. Nhưng ở trường chúng tôi, chẳng có lý do gì để lo lắng cả. Bởi vì không hề có ranh giới. Và như lời thầy hiệu trưởng, nếu cậu bé ngồi cuối lớp không thích ở trong lớp nữa, thế thì cứ để cậu ta đi. Trước sau gì cu cậu cũng về, bởi lớp học là một vòng tròn mà. (Tiếng cười) Vấn đề ở đây là, trẻ con hay tìm cách trốn ở một nơi nào đó. Nhưng ở trường tôi, các em đi, rồi lại quay về. Đó là một điều rất tự nhiên. Thứ hai, chúng tôi rất cân nhắc đến tiếng ồn. Bạn biết đấy, ồn ào một chút giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bọn trẻ đâu có ngủ ở nơi yên tĩnh tuyệt đối. Và ở trường chúng tôi, các em rất tập trung trong giờ học. Loài người đã từng sinh trưởng trong rừng, nơi có nhiều tiếng ồn. Vì thế trẻ em cần tiếng ồn. Chúng ta vẫn có thể nói chuyện ở một quán rượu ồn ào. Bạn không nên im lặng. Bạn biết đấy, ngày nay, chúng ta luôn cố kiểm soát mọi thứ. Thế giới quanh ta luôn rộng mở. Và bạn biết rằng ta vẫn có thể trượt tuyết dù nhiệt độ mùa đông là -20 độ C. Mùa hè, ta vẫn đi bơi. Mặc cho cát nóng hầm hập 50 độ. Và cơ thể chúng ta có khả năng chống nước. Thế nên, bạn chẳng thể tan ra khi trời mưa. Trẻ con cũng thế, chúng cần được ở ngoài trời. Và chúng ta nên làm thế đối với chúng. Đây là cách các em phân chia lớp học. Đáng lẽ phải giúp đỡ giáo viên chứ. Nhưng mà chúng không làm. (Tiếng cười) Tôi không bắt cậu nhóc vào đấy đâu. Đây là lớp học. Và đây là bồn rửa tay. Bọn trẻ đang nói chuyện ở cạnh cái giếng. Trong lớp lúc nào cũng có cây. Chú khỉ đứng dưới đang cho đồng bọn ở phía trên ăn. (Tiếng cười) Lại là khỉ nữa. (Tiếng cười) Mỗi lớp có ít nhất một giếng trời. Đây là nơi Ông già Nô en đi xuống mỗi mùa Giáng sinh. Đây là tòa nhà phụ, ở ngay bên phải ngôi trường hình ô van. Tòa nhà chỉ cao 5 mét, với 7 tầng. Dĩ nhiên, chiều cao trần nhà là rất thấp. Vì thế, ta phải cẩn thận. Chúng tôi cho các con đến đây, một gái và một trai. Bọn trẻ đang cố chui vào. Cậu nhóc bị va đầu rồi. Nhưng không sao. Đầu chú nhóc chắc lắm. Đỡ đau ngay ấy mà. Vì đó là con trai tôi. (Tiếng cười) Và thằng bé đang xem liệu nhảy ra có được không. Tiếp theo là các cháu khác. Bạn biết đó, ở Tokyo kẹt xe kinh khủng. (Tiếng cười) Cô tài xế đằng trước cần được học lái. Ngày nay, trẻ con cần một chút nguy hiểm. Trong trường hợp này, bọn trẻ học cách giúp đỡ nhau. Đây là xã hội. Ngày nay chúng ta đang dần thiếu đi cơ hội làm việc này. Còn đây là tranh miêu tả chuyển động của một cậu bé từ 9:10 đến 9:30. Chu vi tòa nhà là 183 mét. Đúng là chẳng nhỏ tí nào. Một buổi sáng cậu bé này di chuyển được 6000 mét. Nhưng đó chưa phải là bất ngờ đâu. Các cháu ở trường này di chuyển trung bình 4000 mét. Và các cháu đạt được khả năng vận động cao nhất so với các cháu ở các trường khác. Thầy hiệu trưởng nói, "Tôi không dạy dỗ các em nhiều, cứ cho các em ở trên mái. Cứ để chúng như bầy cừu". (Tiếng cười) Chúng cứ tha hồ chạy. (Tiếng cười) Theo tôi, không cần phải kiểm soát chúng, cũng đừng bao bọc quá nhiều, đôi lúc chúng cần phải vấp ngã. Chúng cần chút ít trầy xước. Như thế chúng mới biết được cách tồn tại trong thế giới này. Theo tôi, kiến trúc có khả năng thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống chúng ta. Và, đây là một trong các nỗ lực để thay đổi cuộc sống con trẻ. Xin chân thành cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ bàn về sự tức giận. Khi tôi lên 11, nhìn thấy đám bạn phải bỏ học vì bố mẹ họ không đủ tiền mua nổi sách giáo khoa khiến tôi tức giận. Khi tôi 27, nghe về hoàn cảnh của một người cha nô lệ con gái ông sắp bị bán cho một nhà thổ khiến tôi tức giận. Ở tuổi 50, nằm sõng soài trên phố, giữa vũng máu, cùng với con trai mình, khiến tôi tức giận. Các bạn thân mến, trong hàng thế kỉ chúng ta được dạy "tức giận là xấu". Bố mẹ ta, thầy cô giáo, các vị mục sư - họ đã dạy ta cách kiềm chế và kìm nén cơn giận dữ. Nhưng tôi đang hỏi tại sao? Tại sao chúng ta không thể biến cơn giận thành một thứ tốt đẹp cho xã hộ?i Sao ta không dùng sự tức giận để đương đầu và thay đổi sự xấu xa độc ác? Đó là cách tôi đã cố thực hiện. Các bạn, hầu hết những ý tưởng sáng tuyệt vời nhất của tôi xuất phát từ cơn giận dữ. Như năm tôi 35 tuổi, ngồi trong một phòng giam nhỏ khóa kín. Tôi đã tức giận cả đêm. Nhưng chính nó là nơi sản sinh ra một ý tưởng mới. Tuy nhiên, tôi sẽ trở lại điều này sau. Hãy bắt đầu với câu chuyện tôi đã có cái tên của riêng mình như thế nào. Tôi ngưỡng mộ Mahatma Gandhi từ khi còn nhỏ. Gandhi đã chiến đầu và lãnh đạo cuộc chiến giành tự do cho Ấn Độ. Nhưng quan trọng hơn cả, ông ấy đã dạy chúng ta cách đối xử với những tầng lớp đáng thương nhất, những con người cùng khổ, với cả nhân phẩm và sự trân trọng. Vì thế, khi Ấn Độ đang kỉ niệm trăm năm ngày sinh Mahatma Gandhi năm 1969 lúc đó tôi 15 tuổi một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi, Sao chúng ta không kỉ niệm nó theo cách khác nhỉ? Tôi biết, có lẽ nhiều người biết rằng ở Ấn Độ, rất đông người dân sinh ra trong tầng lớp dưới đáy xã hội. Và họ bị cư xử như những người đáng kinh tởm. Họ là những người bị tước quyền đi vào các ngôi đền, họ thậm chí không thể vào các ngôi nhà, cửa hàng của người thượng lưu Và tôi đã bị thuyết phục bởi những nhà lãnh đạo thị trấn tôi những người lên tiếng chống lại sự phân hóa tầng lớp và sự khinh bỉ nối tiếp lý tưởng của Gandhi. Như được truyền cảm hứng, tôi đã nghĩ, hãy cùng nhau làm phép thử bằng cách mời những người này đến ăn đồ ăn sẵn và được phục vụ bởi cộng đồng những người bị khinh miệt. Tôi đã tìm đến những người nổi tiếng thuộc tầng lớp hạ đẳng cố thuyết phục họ, nhưng thật khó nghĩ đối với họ. Họ nói với tôi "Không, không. Không thể được. Điều đó chưa từng xảy ra" Tôi đã nói "Hãy nhìn những vị lãnh tụ này, Họ thật vĩ đại, họ chống lại sự khinh bỉ. Họ sẽ đến. Nếu không ai đến, chúng ta cứ thử xem" Những người này nghĩ tôi còn quá ngây thơ. Cuối cùng, họ bị thuyết phục. Những người bạn của tôi và tôi cùng đạp xe đi mời những nhà lãnh đạo chính trị. Và tôi rất vui mừng, hơn thế nữa, rất phấn khích khi thấy từng người họ đồng ý đến. Tôi nghĩ, " Một ý tưởng tuyệt vời! Chúng ta có thể đưa ra một phép thử. Chúng ta có thể mang đến sự thay đổi cho xã hội" Và ngày này đã đến. Tất cả những người nổi tiếng, ba người phụ nữ và hai người đàn ông họ đều đồng ý đến. Tôi tưởng tượng rằng họ mặc những bộ trang phục thật đẹp, mua những loại mới nhất, tắm gọi kĩ càng. Vì tất cả chỉ là phi lý nếu họ làm như vậy. Đó là thời khắc của sự thay đổi. Họ đã tập hợp với nhau. Thức ăn đã nấu chín. Lúc đó, đồng hồ chỉ 7 giờ. Đến 8 giờ, chúng tôi vẫn tiếp tục chời đợi vì việc những nhà lãnh đạo đến trễ không phải là không có, trong khoảng một tiếng hoặc hơn thế. Và rồi sau 8 giờ, chúng tôi đạp xe đến nhà những nhà lãnh đạo này, để gợi nhắc họ. Người vợ của một nhà lãnh đạo nói với tôi, "Xin lỗi, anh ấy đang đau đầu, có thể anh ấy sẽ không đến." Nên tôi đi đến nhà người khác và người vợ của ông ta nói với tôi: "Được rồi, các cháu cứ đi đi, anh ta chắc chắc sẽ đến." Nên tôi nghĩ bữa tiệc đó cũng sẽ diễn ra, mặc dù quy mô bữa tiệc không được to lắm. Tôi trở về khu công viên mới được xây Mahatma Gandhi, địa điểm diễn ra bữa tiệc. Và lúc đó đã 10 giờ. Nhưng không ai trong số họ xuất hiện. Điều đó khiến tôi rất tức giận. Tôi đứng tựa bên cạnh bức tượng của Mahatma Gandhi. Tôi trở nên trầm cảm, và hơn thế, tôi kiệt sức. Và rồi nằm cạnh bên đống thức ăn. Tôi cố kiềm chế cảm xúc của mình. Nhưng sau khi cắn miếng thức ăn đầu tiên, tôi đã khóc một cách nức nở. Và đột nhiên, tôi cảm thấy có một bàn tay đặt trên vai. Một bày tay ấm áp của một người phụ nữ nổi tiếng Và bà ấy nói với tôi, "Kailash, tại sao cháu khóc?" Cháu đã làm được một điều. Cháu đã ăn được thức ăn của những người nổi tiếng, điều này dường như chưa từng xảy ra trong ký ức chúng ta. Bà ấy nói: "Cháu đã chiến thắng hôm nay." Và thưa các bạn, bà ấy đã đúng. Tôi quay trở về nhà, một lúc sau nửa đêm, giật mình khi thấy vài người lớn tuổi thuộc tầng lớp quý tộc cùng ngồi ở sân nhà tôi. Tôi thấy mẹ và những cụ già đang khóc và họ đang nài nỉ những người này vì những người này đe đọa sẽ trục xuất tất cả gia đình tôi. Và các bạn biết đó, trục xuất gia đình là một sự trừng phạt nặng nề nhất trong xã hội mà một người có thể nghĩ ra. Nhưng một cách nào đó, những người này đồng ý chỉ trừng phạt tôi, và sự trừng phạt đó chính là sự thanh lọc. Điều đó có nghĩa tôi phải đi xa 600 dặm khỏi thị trấn của mình đến sông Ganges để rửa sạch tâm hồn trong dòng nước thánh. Và rồi sau đó tôi nên tổ chức một buổi lễ cho các vị mục sư, chính xác là 101 vị, rửa chân cho họ và uống thứ nước đó. Điều này hoàn toàn vô lý, và tôi đã từ chối sự trừng phạt đó. Vậy họ trừng phạt tôi như thế nào? Tôi bị cấm vào nhà bếp và phòng ăn. Đồ dùng của tôi bị chia. Nhưng vào ban đêm khi tôi giận dữ, họ sẽ lại muốn trục xuất tôi. Thế là tôi quyết định từ bỏ cả hệ thống dòng tộc. (Vỗ tay) Và điều đó dường như là điều khả thi khi thay đổi họ và tên bởi vì ở Ấn Độ, đa số tên họ của chúng ta có chung tên họ với dòng tộc. Nên tôi, đã quyết định từ bỏ tên họ của mình. Và từ đó đến nay, tôi tự đặt tên cho mình: Satyarthi có nghĩa là: "Người tìm sự thật." (Vỗ tay) Và đó là sự khởi đầu cho sự thay đổi cơn giận dữ của tôi. Các bạn, có thể một trong các bạn kể cho tôi rằng, tôi đã làm gì trước khi là một nhà hoạt động về quyền trẻ em? Có ai biết không? Không. Tôi đã là một kỹ sư, một kỹ sư điện tử. Tôi đã học cách mà năng lượng từ những ngọn lửa đang bùng cháy, dầu mỏ, các vụ nổ hạt nhân bên trong lò, những dòng chảy thịnh nộ của những con sông, những cơn gió giận dữ, có thể chuyển hóa thành ánh sáng và sự sống của hàng triệu sinh linh. Tôi cũng đã học cách mà những loại hình năng lượng khó có thể kiểm soát có thể được ổn định phục vụ cho nhu cầu xã hội tốt hơn. Nên tôi quay trở lại với câu chuyện về tôi lúc tôi bị giam trong ngục: Tôi đã rất vui mừng khi giải phóng hàng tá trẻ em khỏi kiếp nô lệ, và giao các em cho phụ huynh chúng. Tôi khó có lời nào diễn tả sự vui mừng khi mang đến sự tự do cho một đứa bé. Tôi đã rất hạnh phúc. Nhưng khi tôi đang đợi cho chuyến tàu trở về thị trấn quê hương tôi, Delhi Tôi thấy có hàng tá trẻ em đang tiến đến; chúng đang bị mua bán. Vì thế tôi dừng chân những đứa bé này rồi kể cho cảnh sát Vị cảnh sát, thay vì giúp đỡ tôi thì lại đưa tôi vào trong chuồng bé tí này, như một con vật. Và đó là đêm của sự giận dữ khi mà một trong những ý tưởng vĩ đại và sáng suốt nhất hình thành. Tôi nghĩ rằng nếu như tiếp tục giải phóng 10 đứa trẻ, thì vẫn sẽ có thêm 50 sẽ bị mua bán, điều đó chưa hoàn tất. Và tôi tin vào sức mạnh của những người tiêu dùng, và để tôi kể cho các bạn nghe đây là lần đầu tiên khi mà một chiến dịch được tôi tiến hành hoặc ở bất cứ đâu trên thế giới, để giáo dục và cảm hóa những người tiêu dùng đê hình thành việc giải thoát lao động Ở Châu Âu và Châu Mỹ, chúng tôi đã rất thành công, Và chiến dịch cũng đã mang lại kết quả trong việc giảm thiểu số lượng lao động trẻ em ở các quốc gia Nam Á khoảng 80%. (Vỗ tay) Không chỉ thế, sức mạnh của sự tiên dùng, hoặc chiến dịch tiêu dùng càng lúc gia tăng ở các quốc gia và nền công nghiệp khác, có thể là sô cô là, có thể là quần áo, có thể là giày dép - tất cả đều vượt xa Sự giận dữ của tôi ở tuổi 11, khi phát hiện việc giáo dục cho mọi trẻ em quan trọng như thế nào, Tôi có một ý tưởng về việc thu gom sách và giúp đỡ cho những trẻ em nghèo. Tôi đã tạo ra một ngân hàng sách ở tuổi 11 Nhưng tôi không ngừng ở đó. Đến nay, tôi đã cùng hợp tác với một chiến dịch xã hội lớn nhất thế giới cho việc giáo dục đó là the Global Campaign for Education. Chiến dịch đã giúp thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ đối với việc giáo dục từ việc từ thiện cho đến các quyền của con người, và nó đã giảm thiểu lượng trẻ em thất học một nửa trong suốt 15 năm. (Vỗ tay) Sự giận dữ của tôi ở tuổi 27, việc giải thoát cho cô gái đang chuẩn bị bán vào một nhà thổ đã cho tôi một ý tưởng lập nên một chiến lược giải cứu, giải thoát trẻ em khỏi nô lệ. Và tôi đã rất may mắn và tự hào khi nói đó không phải 1 hoặc 10 hoặc 20 mà đồng nghiệp của tôi và tôi đã có thể vận động giải thoát cho 83,000 trẻ em khỏi sự nô lệ và giao chúng về cho gia đình. (Vỗ tay) Tôi biết rằng chúng ta cần có những chính sách toàn cầu. Chúng ta đã tổ chức những chiến dịch để chống lại nạn lao động trẻ em trên toàn thế giới và điều đó đã mang đến một hiệp ước quốc tế mới trong việc bảo vệ trẻ em ở những hoàn cảnh khó khăn nhất. Và kết quả cụ thể chính là số lượng lao động trẻ em toàn cầu đã giảm xuống 1/3 trong suốt 15 năm. (Vỗ tay) Nên, trong mỗi hoàn cảnh, tất cả đều bắt đầu với sự giận dữ chính nó hóa thành ý tưởng, và hành động. Vậy giận dữ, tiếp theo là gì? Ý tưởng, và -- Khán giả: Hành động Kailash Satyarthi: Sự giận dữ, ý tưởng, hành động. Điều mà tôi đang cố gắng làm. Sự giận dữ là sức mạnh, là năng lượng và theo quy luật tự nhiên, năng lượng đó nó không bao giờ được tạo ra và không bao giờ bị biến mất hay phá hủy. Vậy tại sao nguồn năng lượng của sự giận dữ không thể được chuyển hóa và ổn định để tạo nên một thế giới tốt đẹp, một thế giới công bằng hơn? Sự giận dự có sẵn bên trong mỗi các bạn và tôi sẽ chia sẻ một bí mật trong vài giây: đó là nếu chúng ta bị ràng buộc trong cái không gian hẹp của cái tôi, và vòng tròn của sự ích kỷ, thì sự giận dữ hóa ra chỉ là sự thù ghét, bạo lực, trả thù và sự phá hủy. Nhưng nếu chúng ta có thể làm vỡ cái vòng tròn đó, thì cùng với sự giận dữ đó nó sẽ chuyển hóa thành một sức mạnh vĩ đại/ Chúng ta có thể làm vỡ cái vòn tròn đó bằng lòng trắc ẩn vốn có của chúng ta và kết nối với thế giới thông qua lòng trắc ẩn để giúp thế giới này trở nên tươi đẹp hơn. Chính cùng sự giận dự đó đã chuyển hóa vào điều đó. Vậy thưa các bạn, các anh chị em, một lần nữa, với cương vị là một người từng nhận giải Nobel, Tôi đang khuyến khích các bạn trở nên giận dữ. Tôi đang khuyến khích các bạn trở nên giận dữ. Và những người giận dữ nhất đang ở trong chúng ta là những người có thể chuyển hóa cơn giận dữ thành ý tưởng và hành động. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Trong nhiều năm, ông đã trở thành một nguồn cảm hứng đối với những người khác. Vậy ai hoặc điều gì đã truyền cảm hứng cho ông và tại sao? Kailash Satyarthi: Một câu hỏi hay. Chris, để tôi kể cho bạn nghe, và đây là sự thật mỗi lần tôi mang đến sự tự do cho một em bé đứa bé đã mất hoàn toàn niềm tin rằng một ngày nào đó nó sẽ quay về với mẹ của nó. Nụ cười đầu tiên của sự tự do và người mẹ, người mà mất hoàn toàn hi vọng rằng đứa con trai hoặc con gái có thể quay về và ngồi trong sự bao bọc của cô ta. họ trở nên đầy cảm xúc và giọt lệ đầu tiên lăn trên má cô ta Tôi chợt thấy thoáng qua hình ảnh của Chúa trời trong đó -- đây là cảm hứng lớn nhấtt của tôi. Và tôi rất may mắn khi một lần. như đã đề cập, nhưng không phải hàng ngàn lần, Tôi có thể chứng khiến hình ảnh Chúa trời của tôi trên gương mặt của những đứa bé ấy và đó là cảm hứng lớn nhất của tôi. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Đây là một câu chuyện về chủ nghĩa tư bản. Đó là một hệ thống tôi rất yêu thích vì sự thành công và cơ hội nó mang đến cho tôi và hàng triệu người. Tôi khởi nghiệp với việc buôn bán ở tuổi hai mươi, đặt biệt hàng cotton, nếu có thị trường tự do cạnh tranh, thì chính là thị trường đó, nơi các ông mang cà vạt nhưng làm việc như nô lệ chiến đấu theo nghĩa đen với cơ bắp để có lợi nhuận. Thậy may, tôi khá vững vàng ở tuổi 30, tôi có cơ hội leo lên những nấc thang của thế giới quản lý tiền bạc, rồi tôi trải qua 3 thập niên như là một thương gia cấp toàn cầu. Hơn nữa, tôi còn thấy nhiều thứ kỳ lạ ở các thị trường, và tôi buôn bán nhiều thứ rất điên khùng. Và không may, tôi rất buồn phải nói rằng bây giờ tôi mới hiểu được một trong những vấn đề tồi tệ nhất trong sự nghiệp của tôi, và việc mua bán chụp giựt là điên khùng và không bao giờ kết có hậu. Hơn 50 năm qua, như một xã hội bình thường, chúng tôi gặp công ty và tập đoàn thuộc quyền trong nhóm đỉnh cao và dường như là đỉnh xã hội với cách chúng tôi đánh giá họ, chúng tôi đã quá chú trọng đến lợi nhuận, đến thu nhập ngắn hạn theo quí và giá cổ phiếu, đến mức bỏ qua những giá trị khác. Như là chúng tôi hủy toàn bộ giá trị nhân văn khỏi những nơi đó. Bây giờ, chúng tôi không làm vậy nữa -- chúng tôi giảm những thứ đó đến các con số mà các bạn có thể hiểu được như trò xếp Lego -- chúng tôi không làm thế trong đời sống cá nhân. Chúng tôi không đối xử ai đó hay đánh giá họ dựa trên thu nhập tháng hay số tiền trong tài khoản, nhưng chúng tôi có tiêu chuẩn kép này - khi nào đạt đến cách chúng tôi đánh giá kinh doanh? - và bạn biết gì? Điều đó đe dọa chính cái nền tảng của công ty chúng tôi. Và đây là cách để bạn nhìn thấy. Đồ thị này là giá trị lợi nhuận của công ty ở 40 năm trước là một tỷ lệ phần trăm của doanh số và bạn có thể thấy chúng tôi ở tầm cao của 40 năm là 12.5%. Nếu bạn là một cổ đông, thì chúc mừng bạn nhưng nếu bạn ở bên kia, và bạn là người Mỹ làm công trung bình, thì bạn có thể thấy mình chẳng được gì. [Chứng khoán Mỹ cho người lao động, tỷ lệ thưởng từ CEO đến công nhân] Vậy giá trị lợi nhuận cao hơn không làm xã hội giàu lên được. Lợi nhuận đó chỉ làm phức tạp thêm vấn đề thu nhập mất cân đối, và đó không phải là hay. Nhưng theo trực giác, nó gây ra những vấn đề ? Vì nếu 10 % gia đình Mỹ sở hữu 90% thị trường chứng khoán, khi họ nhận phần lợi tức lớn hơn từ lợi nhuận của công ty, thì phần còn lại cho xã hội lại quá nhỏ. Một lần nữa, thu nhập mất cân đối thì không hay ho gì. Đồ thị kế tiếp, được vẽ bởi The Equality Trust, cho thấy 21 nước từ Úc đến Nhật qua New Zealand. Trên trục hoành là thu nhập không cân đối. Càng lệch về bên phía phải các bạn, thu nhập mất cân đối càng lớn. Trên trục tung là chín chỉ số xã hội và y tế. Bạn càng đi lên, vấn đề càng trầm trọng, chỉ số này nói về tuổi thọ mong đợi, có thai ở trẻ vị thành niên, xóa mù chữ, dịch chuyển xã hội, trên đây chỉ là vài ví dụ. Bây giờ, những ai trong số quý vị là người Mỹ có thể tự hỏi, Hoa Kỳ được xếp ở đâu? Mỹ ở đâu trên đồ thị đó? Và đoán thử xem? Chúng ta ở đỉnh trong đồ thị này. Vâng đó là chúng ta, với sự mất cân đối thu nhập lớn nhất và vấn đề xã hội lớn nhất theo những chỉ số này. Ở đây là dự báo vĩ mô đơn giản, đó là khoảng cách ở giữa những người giàu nhất và nghèo nhất, nó sắp bị xóa rồi. Lịch sử luôn như vậy. Nó xảy ra theo một trong 3 cách đặt trưng: thông qua cách mạng, thuế cao hơn hoặc chiến tranh. Không có cái nào hay ho để tôi trăn trối cả. (Tiếng cười) Thật ra có cách khác để làm, và đó là công lý được nâng lên ngay trong thái độ của công ty, nhưng cách mà chúng đang làm lúc này, nó đòi hỏi một thay đổi lớn trong thái độ, giống như một con nghiện cố bỏ đi một thói quen, bước đầu là nhận biết bạn có vấn đề. Cho phép tôi nói thế này, cơn khát lợi nhuận của chúng ta đã trở thành mãn tính rồi chúng ta không ngờ đang làm hại xã hội đến mức này. Đây là một ví dụ gây kinh ngạc về cách mà chúng ta đang làm : đồ thị này mô tả việc từ thiện của công ty như là một phần trong lợi nhuận, không phải doanh thu, hơn 30 năm qua. Hãy đặt đồi thị này cạnh đồ thì giá trị lợi nhuận của công ty lúc nảy, và tôi hỏi bạn, bạn cảm thấy thế có ổn không? Thành thật, khi tôi bắt đầu viết điều này, tôi nghĩ, "ôi, công ty Tudor của tôi làm gì vậy?" Và tôi nhận thấy chúng ta cho môt phần trăm lợi nhuận của công ty để làm từ thiện mỗi năm. Và tôi tự hỏi mình có biết yêu người là gì không. Khi nhận ra điều đó, tôi muốn ói theo nghĩa đen. Nhưng vấn đề này, sự nghiện này đã quá nặng rồi Thậm chí chính tôi, với thiện ý của mình, cũng không nhận ra mình tệ như vậy. Chúng ta không thay đổi hành vi của công ty bằng cách tăng việc thiện nguyện của công ty hay đóng góp từ thiện. Ôi, với cách đó, chúng tôi đã tăng gấp bốn. (Vỗ tay) Nhưng chúng tôi có thể làm điều đó bằng thái độ đúng mực hơn nữa. Một cách để làm điều đó là tin tưởng vào hệ thống đã đặt chúng tôi vào vị trí ban đầu, đó là hệ thống thị trường tự do. Khoảng một năm trước, vài người bạn tôi và tôi đã khởi đầu một công ty phi lợi nhận có tên là Just Capital. Sứ mệnh rất đơn giản: giúp các công ty và tập đoàn học cách điều hành trong môi trường chuẩn hơn với đóng góp cộng đồng để xác định chính xác cái gì là tiêu chuẩn cho hành vi chuẩn mực của công ty. Hiện tại chưa có chuẩn mực chung được chấp nhận rộng để một công ty hay tập đoàn có thể theo và đạt được điều Just Capital đề nghị, vì từ đầu năm nay và mỗi năm chúng tôi thực hiện một khảo sát toàn quốc trên 20.000 người Mỹ để hiểu họ nghĩ gì về chuẩn mực của hành vi công ty. Đây là mô hình sẽ bắt đầu ở Mỹ nhưng có thể lan tỏa bất cứ nơi nào trên hành tinh, và có thể chúng ta sẽ tìm ra điều quan trọng nhất cho cộng đồng là chúng ta tạo ra công việc đủ sống, hoặc làm những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, hoăc bảo vệ môi trường. Ở Just Capital, chúng tôi không biết, và không phải chúng tôi quyết định. Chúng tôi chỉ là người đưa tin, nhưng chúng tôi có 100% sự tin tưởng và lòng tin vào cộng đồng Mỹ để làm được điều đó. Vì thế chúng tôi sẽ thông báo những kêt quả lần đầu vào tháng 9, và năm tới, chúng tôi sẽ thăm dò lại, và chúng tôi sẽ làm những bước tiếp để xếp hạng 1.000 công ty Mỹ lớn nhất từ số 1 đến số 1.000 và những công ty ở giữa. Chúng tôi sẽ gọi đó là chỉ số Just Index, và xin hãy nhớ, chúng tôi là một công ty phi lợi nhuận, độc lập và không chia phần, và chúng tôi sẽ cho công chúng Mỹ một tiếng nói. và sau đó, chúng tôi sẽ chỉ ra cho mọi người biết công ty nào là đúng mực nhất, con người và nguồn lực kinh tế sẽ hướng theo các công ty đó, họ sẽ trở nên thành đạt nhất và giúp đất nước chúng ta trở nên thịnh vượng. Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm đối với mỗi đổi mới quan trọng để làm cho thế giới này trở nên đáng mơ ước và tuyệt vời cho cuộc sống. Chủ nghĩa tư bản phải xây trên công lý. Hơn bao giờ hết, nó cần phát triển mạnh hơn mỗi ngày với việc chia sẻ kinh tế. Theo ước tính, 47% người lao động Mỹ có thể bị mất chỗ ở trong 20 năm tới. Tôi không chống lại sự phát triển, Như mọi người, tôi muốn có xe không người lái và túi bay. Nhưng tôi kêu gọi để mọi người nhận ra rằng với lợi nhuận và sự giàu có đăng tăng chúng ta phải có trách nhiệm lớn hơn nữa với xã hội. "Nếu công lý bị chà đạp" Adam Smith, cha đẻ của chủ nghĩa tư bản, nói "thì nền sản xuất to lớn và tuyệt vời của xã hội loài người trong chốc lát sẽ tan thành mây khói." Khi tôi còn trẻ, và nếu tôi có một vấn đề gì, thì mẹ tôi thường thở dài, lắc đầu và nói để xoa dịu, "Hãy xót thương, hãy xót thương" Bây giờ không phải lúc để chúng ta, một nhóm trong chúng ta thể hiện xót thương. Bây giờ là thời gian để chúng ta thể hiện sự công lý, và chúng ta có thể làm điều đó, bạn và tôi, với ngay công việc của chính mình. trong công việc kinh doanh của mình. Và khi chúng ta đặt công lý ngang hàng với lợi nhuận, thì chúng ta mang lại điều tuyệt vời nhất cho thế giới. Chúng ta sẽ lấy lại được phần nhân tính. Cám ơn. (Vỗ tay) Như bạn biết, đôi khi những thứ quan trọng nhất lại đến từ những việc nhỏ bé nhất. Trong 15 phút này, tôi cố gắng thuyết phục bạn, rằng liên quan đến vi sinh vật chúng ta có nhiều thứ để hỏi như "Chúng ta có đơn độc không?" và chúng có thể nói cho ta về sự sống không chỉ trong Hệ Mặt Trời mà còn trong phần vũ trụ bao la, đó là lí do tôi theo dõi chúng trong những nơi khó đến nhất trên Trái Đất, trong môi trường vô cùng khắc nghiệt ở đó điều kiện sống đẩy chúng đến bờ vực của sống còn. Đôi lúc tôi cũng gây khó cho chúng, khi tiếp cận chúng quá gần. Nhưng đây là điều chúng ta biết: Chỉ có con người chúng ta đạt đến văn minh trong Hệ Mặt Trời, điều đó không có nghĩa là không có sự sống vi sinh trong vũ trụ quanh ta. Thật vậy, các hành tinh và vệ tinh chúng ta thấy đây có thể chứa sự sống -- tất cả chúng -- và chúng ta biết rằng khả năng đó rất cao. Nếu chúng ta tìm thấy sự sống trên những vệ tinh và hành tinh này, có lẽ khi đó ta sẽ trả lời câu hỏi như, có phải ta đơn độc trong Hệ Mặt Trời? Chúng ta đến từ đâu? Nhân loại có người hàng xóm không? Có sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời không? Và ta có thể đặt tất cả các câu hỏi trên bởi vì đã có một đột phát trong nhận thức của chúng ta về một hành tinh có thể sống được, và ngày nay, hành tinh có thể sống được là hành tinh có khu vực có thể giữ nước ổn định, theo tôi đó là định nghĩa theo chiều ngang về khả năng có sự sống. bởi nó bao gồm khoảng cách đến một ngôi sao, nhưng có một chiều kích khác cho khả năng có sự sống, có thể xem là chiều dọc. Đó là điều kiện bên dưới bề mặt của một hành tinh nơi không có tia sáng mặt trời, nhưng vẫn có nước, có năng lượng, chất dinh dưỡng, một số trong chúng có thể là thức ăn, và cũng là nơi ẩn nấp. Khi nhìn vào Trái Đất, nơi không có ánh sáng Mặt Trời, sâu trong lòng đại dương, vẫn có sự sống phát triển quá trình sống chỉ là quá trình hóa học. Khi nghĩ về sự sống ở điểm đó, tất cả mọi bức tường kiến thức đều sụp đổ. Cơ bản, bạn thấy không còn giới hạn. Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề nổi trội gần đây, bạn sẽ thấy rằng chúng ta đã tìm ra đại dương ngầm ở các vệ tinh Europa, Ganymede, Enceladus, Titan và ta tìm ra suối phun và suối nóng ở vệ tinh Enceladus. Hệ Mặt Trời của chúng ta đang trở thành hệ thống spa khổng lồ. Ai đã đi spa thì biết có nhiều vi trùng như thế nào, đúng không? (Tiếng cười) Vậy hãy nghĩ về sao Hỏa. Ngày nay, không thể có sự sống trên bề mặt sau Hỏa, nhưng nó có thể che dấu một thế giới ngầm. Vậy, chúng ta đang dần phát hiện ra khả năng có sự sống, nhưng chúng ta cũng đang dần hiểu về tính chất của sự sống trên Trái Đất. Và bạn có thể có cái được gọi là phân tử hữu cơ, là những viên gạch đầu tiên của sự sống, và bạn có thể tìm thấy hóa thạch, và khoáng vật, khoáng-sinh vật, do phản ứng giữa vi trùng và đá, và đương nhiên, bạn có thể có nhiều loại khí trong khí quyển. Và khi bạn nhìn những rong xanh bé xíu bên phải của màn hình, chúng là những con cháu trực tiếp của những cá thể cung cấp oxy cách đây một tỷ năm cho khí quyển của Trái Đất. Lúc đó chúng cung cấp ôxy nhưng lại đầu độc 90% sự sống trên bề mặt Trái Đất, nhưng chúng lý giải tại sao bạn đang hít thở không khí ngày nay. Dù chúng ta hiểu biết ngày càng nhiều về chúng, nhưng có một câu hỏi mà chúng ta không thể trả lời đó là : chúng ta đến từ đâu? Và như bạn biết, còn tệ hơn nữa, vì chúng ta sẽ mãi không thể tìm ra chứng cứ vật chất về nguồn gốc của mình trên hành tinh này, vì theo logic thì không có thứ gì có tuổi hơn 4 triệu năm mà còn tồn tại. Mọi dấu vết đã biến mất, bị xóa sạch bởi sự trôi các mảng kiến tạo và xói mòn. Đây là cái được gọi là đường chân trời về sinh học của Trái Đất. Bên kia chân trời, chúng ta không biết chúng ta đến từ đâu. Vậy có phải mọi thứ đã mất? Có lẽ là không. Và chúng ta có thể tìm ra dấu vết về nguồn gốc của mình ở một nơi mà chính chúng ta không ngờ đó chính là ở trên sao Hỏa. Làm sao mà như thế được? Rõ ràng là ở điểm khởi đầu của Hệ Mặt Trời, sao Hỏa và Trái Đất bị va đập bởi những tiểu hành tinh và sao chổi khổng lồ, và có những mảnh vỡ, vụn ra từ những va chạm còn rơi lại. Trái Đất và sao Hỏa giữ những mảnh đá đó trên bề mặt một thời gian rất dài. Những mảnh đá rơi trên mặt Trái Đất. Vậy rõ ràng hai hành tinh này có thể được ném lên mình những vật chất như nhau. Có thể đá "Tổ" Granddady được giữ trên bề mặt sao Hỏa và chờ chúng ta. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có thể đến sao Hỏa và tìm ra gốc của mình. Sao Hỏa có thể giữ bí mật của chúng ta. Đó là lý do sao Hỏa lại trở nên đặc biệt với chúng ta. Nhưng để điều đó có thể thực hiện, sao Hỏa cần trở thành nơi sống được tại thời điểm hội tụ điều kiện thích hợp. Có phải sao Hỏa đã là nơi sống được? Chúng ta có nhiều chuyến du hành để hôm nay nói chính xác cùng một điều. Tại lúc sự sống xuất hiện trên trái đất. Sao Hỏa đã có một đại dương, có các núi lửa và hồ, nó có các đồng bằng như bức tranh đẹp này. Bức hình này được gửi từ tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity chỉ mới vài tuần. Nó cho thấy vết tích của đồng bằng, và cho chúng ta biết điều này: Nước đã có rất nhiều ở đây và trở thành nguồn mạch cho bề mặt trong thời gian dài. Điều này rất thích hợp cho sự sống. Sự sống hóa học cần nhiều thời gian để có thể hình thành. Đây là thông tin cực kỳ tốt, nhưng có phải là nếu ta đến sao Hỏa, thì sẽ dễ dàng tìm ra sự sống không? Không dễ đâu! Đây là điều đã xảy ra : Tại thời điểm sự sống bùng phát trên bề mặt Trái Đất, thì mọi thứ trở nên tồi tệ cho sao Hỏa, đúng theo nghĩa đen. Lớp khí bao quanh sao Hỏa bị gió Mặt Trời thổi đi, sao Hỏa bị mất từ quyển, nên các tia vũ trụ và tia cực tím tấn công vào bề mặt nước thoát vào không gian và ngấm xuống đất. Vậy nếu chúng ta muốn hiểu và muốn tìm thấy các dấu vết của sự sống trên mặt sao Hỏa, nếu chúng ở đó, thì chúng ta cần phải hiểu các biến cố va chạm được lưu giữ tại chính nơi xảy ra va chạm. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể biết các vết tích được cất giấu ở đâu, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể gửi tàu thám hiểm đến đúng nơi để chúng ta lấy các mẫu đá có thể kể cho chúng ta câu chuyện rất quan trọng về nguồn gốc, nếu không, thì chúng có thể nói cho chúng ta một câu chuyện hoàn toàn khác: sự sống xuất hiện ở một hành tinh khác. Vậy để làm điều đó, thật là dễ. Bạn chỉ cần đi 3,5 tỷ năm lùi vào trong quá khứ của hành tinh. Chúng ta cần một máy thời gian. Dễ phải không? Đúng là như vậy. Hãy nhìn xung quanh -- đó là Trái đất. Đây là máy thời gian của ta. Các nhà địa chất đang dùng nó để quay lại quá khứ của hành tinh chúng ta. Tôi cũng đang dùng nó nhưng hơi khác . Tôi dùng Trái Đất để đi vào môi trường cực kỳ khắc nghiệt nơi đó điều kiện môi trường giống với môi trường sao Hỏa vào thời điểm khí hậu thay đổi, và tôi đang cố gắng hiểu điều gì đã xảy ra. Cái gì là vết tích của sự sống? Cái gì còn sót lại? Làm sao chúng ta tìm ra được chúng? Vậy, tôi sẽ cùng các bạn làm một cuộc hanh trình vào chiếc máy thời gian đó. Bây giờ, các bạn thấy gì đây, chúng ta ở 4.500 mét trong dãy Andes, thực ra, chúng ta ở thời điểm gần 1 tỷ năm sau Trái Đất và sao Hỏa hình thành. Trái Đất và sao Hỏa có vẽ giống thế này -- núi lửa và các hồ đang bốc hơi khắp nơi, suối khoáng và suối nóng, bạn thấy những gò đất này trên bờ những hồ nước này, đúng không? Những thứ này được xây dựng bởi những hậu duệ của những sinh vật đầu tiên cái đó cho chúng ta những hóa thạch đầu tiên trên Trái Đất. Nhưng nếu chúng ta muốn hiểu cái gì diễn ra, thì phải cần đi xa hơn nữa. Một thứ khác liên quan đến những nơi này rất giống trên sao Hỏa cách đây 3.5 tỷ năm, đó là khí hậu thay đổi rất nhanh, nước và băng đang biến mất. Nhưng chúng ta cần quay lại lúc mọi thứ đang thay đổi trên sao Hỏa, và để làm điều đó, chúng ta cần lên cao hơn. Tại sao vậy? Vì khi bạn lên cao hơn, khí quyển sẽ mỏng hơn, và ít ổn định hơn, nhiệt độ lạnh hơn, và bạn có nhiều bức xạ tia cực tím hơn. Về cơ bản, bạn đang đạt đến điều kiện trên sao Hỏa vào lúc mọi thứ đang thay đổi. Vậy tôi không hứa điều gì về chuyến đi yên bình trên máy thời gian này. Bạn không ngồi trên chiếc máy đó. Bạn phải mang 1.000 pounds dụng cụ đến đỉnh của núi lửa cao 20.000 foot trong dãy Andes này. Khoảng 6.000 mét. Và bạn cũng phải ngủ trên những sườn dốc 42 độ và hy vọng sẽ không có động đất vào ban đêm. Nhưng khi chúng ta đến đỉnh, chúng ta sẽ thấy cái hồ cần tìm. Ở độ cao này, chiếc hồ có thể cho chúng trải nghiệm đúng các điều kiện trên sao Hỏa cách đây 3,5 tỷ năm. Và bây giờ chúng ta cần thay đổi chuyến đi để vào bên trong lòng hồ, để làm điều đó, chúng ta cần bỏ bộ đồ leo núi và mặc bộ đồ bơi để đi xuống hồ. Nhưng vào thời điểm chúng ta xuống hồ, đúng vào thời điểm xuống hồ, chúng ta bước lùi 3,5 tỷ năm về quá khứ của hành tinh khác, và chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cần tìm. Sự sống ở mọi nơi, đúng là ở mọi nơi. Mọi thứ bạn thấy trong bức hình này đều là một sinh vật sống. Có thể không giỏi như thợ lặn nhưng đúng là sinh vật sống Nhưng bức hình này làm ta tưởng là không phải. Sự sống trong những hồ này phong phú, nhưng giống nhiều nơi trên Trái Đất ngày nay và phụ thuộc vào thay đổi thời tiết, sự đa dạng sinh học đã bị mất khá nhiều. Trong những mẫu vật mà chúng ta thu thập, 63% vi trùng trong những hồ này được cấu thành từ 3 loài, và 3 loài này là một trong những loài còn sót lại cho đến nay. Đây là một hồ khác, bên phải cạnh hồ thứ nhất. Màu đỏ mà bạn thấy đây không phải do khoáng chất. Đó là do sự hiện diện của một loại rong nhỏ. Trong vùng này, bức xạ tia cực tím có tác hại lớn. Bất cứ nơi nào trên Trái Đất, chỉ số cực tím 11 được xem là quá lớn. Trong các cơn bão cực tím, chỉ số cực tím đạt đến 43. Kem chống nắng SPF 30 không thể bảo vệ bạn ở cường độ đó, và nước trong các hồ này thì trong suốt rong không có nơi nào để ẩn nấp, vậy chúng tự phát triển khả năng chống nắng, đó là màu đỏ mà bạn thấy. Nhưng chúng có thể thích nghi cho đến nay, rồi khi nước bay hơi trên bề mặt, vi sinh vật chỉ còn một giải pháp: Chúng chui xuống đất. Bạn thấy những vi sinh vật và đá trong hình này, chúng sống bên trong các tảng đá chúng được bảo vệ dưới lớp phủ mờ của đá mà vẫn nhận được tia cực tím có ích và tránh được tia có hại cho ADN của chúng. Đó là lý do chúng ta dùng tàu do thám để tìm sự sống trên sao Hỏa ở những khu vực thế này, vì nếu có sự sống trên sao Hỏa 3,5 tỷ năm trước đây, sinh vật đó cũng phải dùng chiến thuật giống như vậy để tự bảo vệ. Bây giờ, mọi sự khá rõ ràng việc tìm hiểu môi trường khắc nghiệt đã giúp chúng ta rất nhiều từ việc thăm dò sao Hỏa và chuẩn bị các chuyến du hành. Cho đến nay, chúng ta có thể hiểu địa chất của sao Hỏa. Chúng ta có thể hiểu khí hậu của sao Hỏa trong quá khứ và các thay đổi, nhưng chúng ta cũng hiểu về các khả năng có sự sống. Tàu thăm dò mới nhất của chúng ta trên sao Hỏa đã tìm thấy dấu vết chất hữu cơ. Vâng, có chất hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa. Tàu cũng phát hiện ra dấu vết của mêtan. Chúng ta chưa biết khí mêtan này xuất phát từ địa chất hay từ sinh vật. Dù gì đi nữa, điều mà chúng ta biết là nhờ vào việc phát hiện này, giả thiết về sự sống hiện hữu trên sao Hỏa ngày nay vẫn còn giá trị. Vậy, tôi nghĩ đã thuyết phục được các bạn rằng sao Hỏa rất đặc biệt với chúng ta, nhưng sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng sao Hỏa là nơi duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thể tìm thấy khả năng có sự sống vi sinh. Với lý lẽ là sao Hỏa và Trái Đất có thể có cùng gốc về cây sự sống, nhưng khi bạn đi xa hơn sao Hỏa, thì gốc chung đó không dễ tìm ra. Kỹ thuật khoa học vũ trụ chưa cho phép một cách dễ dàng các gửi thiết bị giữa các hành tinh, và nếu chúng ta phải tìm ra sự sống trên các hành tinh này, thì sẽ rất khác với chúng ta. Nhưng cũng có thể rất giống chúng ta, có thể giống chúng ta và sao Hỏa, hoặc có thể là nhiều cây sự sống khác biệt trong Hệ Mặt Trời. Tôi chưa có câu trả lời, nhưng tôi có thể nói với bạn một điều: Câu trả lời và con số thần kỳ có là gì đi nữa thì cũng không quan trọng, nó sẽ cho chúng ta một tiêu chuẩn để chúng ta có thể đo lường được sự sống tiềm năng, phong phú và đa dạng ở bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Và việc này có thể được hoàn thiện bởi chính thế hệ chúng ta. Đây có thể là gia tài của chúng ta, nhưng chỉ khi nào chúng ta dám khám phá. Cuối cùng, nếu ai nói với bạn việc tìm kiếm vi sinh vật trong vũ trụ là không khả thi vì bạn không thể có một buổi nói chuyện triết lý với họ, hãy cho tôi chỉ cho bạn cách nào để nói với họ rằng họ nhầm rồi. vật chất hữu cơ sẽ nói cho bạn về môi trường, về sự phức tạp và về sự đa dạng. ADN, hoặc bất cứ vật chất mang thông tin nào cũng đang nói về sự thích nghi. về tiến hóa, về sinh tồn, về thay đổi hành tinh và về trao đổi tín hiệu. Tất cả đang nói cho chúng ta con đường vi sinh đã bắt đầu và tại sao nó bắt đầu có lẽ nó trở thành một nền văn minh hoặc là một kết thúc diệt vong. Hãy nhìn Hệ Mặt Trời, và nhìn Trái Đất. Trên Địa Cầu, có nhiều loài thông minh, nhưng chỉ có một loài tạo ra công nghệ. Lúc này đây, trên cuộc hành trình của Hệ Mặt Trời, chúng ta nhận được một thông điệp rất mạnh mẽ: đây là cách chúng ta nên tìm kiếm sự sống vũ trụ, tầm vi mô và tầm vĩ mô. Vậy, vi sinh vật đang nói và chúng ta đang lắng nghe, chúng đang nói với chúng ta đó, một hành tinh và một vệ tinh vào một thời điểm, hướng đến những người anh em to lớn ở ngoài kia. Và chúng đang nói với chúng ta về sự đa dạng, về sự phong phú của sự sống, và chúng nói với chúng ta làm thế nào để sự sống này có thể kéo dài để đạt đến nền văn minh, Cám ơn. (Vỗ tay) Xin chào. Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn về tiếng cười, tôi muốn bắt đầu bằng việc nghĩ về lần đầu tiên tôi từng nhớ đã để ý đến tiếng cười Lúc tôi còn là 1 bé gái khoảng 6 tuổi. Tôi tình cờ nhìn thấy ba mẹ đang làm điều gì đó kỳ lạ, và họ đang cười. Họ đang cười rất, rất nhiều. Họ cười lăn ra đất. Họ cười vang lên. Tôi không rõ họ cười điều gì, nhưng tôi cũng muốn tham gia. Tôi muốn là 1 phần của việc đó, và tôi đã đến ngồi cạnh cùng cười vang "Haha!" (Tiếng cười) Thật ngạc nhiên, điều mà họ đang cười là về 1 bài hát quen thuộc mà mọi người thường hát, phỏng theo những ký hiệu trong các nhà vệ sinh trên xe lửa bảo bạn nên và không nên làm gì trong các nhà vệ sinh này. 1 điều hẳn bạn phải nhớ về người Anh, tất nhiên, là chúng tôi có 1 kiểu hài hước vô cùng giả tạo. (Tiếng cười) Lúc đó dù tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi chỉ quan tâm đến tiếng cười, giờ đây khi đã là nhà thần kinh học, tiếng cười thu hút tôi lần nữa. Đó thật sự là 1 hoạt động phi thường. Những điều tôi sắp làm là trình diễn vài ví dụ về tiếng cười thực thụ của con người, tôi muốn bạn nghĩ đến âm thanh phát ra và nó có thể kỳ lạ đến mưc nào, và thực tế bản chất của tiếng cười là về âm thanh Nó khá giống với tiếng động vật hơn là tiếng nói chuyện. Đây là một số giọng cười. Giọng đầu tiên cực kỳ vui vẻ. (Âm thanh: cười vui) Người kế tiếp, anh ta thực sự cần lấy hơi. Ở đây có một điểm như tôi vừa trình bày là có một chút không khí ở đây vì âm thanh nghe như anh ta đang thở (Âm thanh: tiếng cười) Đây không phải chỉnh sửa; mà thực sự là chính anh ấy. (Âm thanh: cười) (Tiếng cười) Và cuối cùng chúng ta có -- Tiếng cười của một phụ nữ. Giọng cười có thể kèm theo những tiếng ồn thật kỳ lạ (Âm thanh: cười vui) Cô ấy thốt lên, "Chúa ơi, cái gì vậy? bằng tiếng Pháp. Chúng ta cũng giống như cô ấy. Tôi không có ý kiến Bây giờ để hiểu về tiếng cười, bạn phải nhìn vào một phần cơ thể mà các nhà tâm lý và thần kinh học thường ít quan tâm đến, đó là phần lồng ngực, dù trông nó có vẻ không phấn khích, nhưng thật ra lồng ngực của ta hoạt động mọi lúc. Những gì bạn đang làm với lồng ngực của mình là hoạt động không ngừng, là việc thở. Vì bạn sử dụng các cơ liên sườn, các cơ ở giữa xương sườn, để đưa không khí vào và ra khỏi phổi chỉ bằng cách mở rộng và thu hẹp lồng ngực giả sử tôi đặt một dây đai vòng quanh ngoài ngực bạn gọi là dây đai thở, rồi nhìn vào chuyển động ấy, bạn sẽ thấy một chuyển động hình sin thoai thoải, đó là việc thở. Nó diễn ra liên tục không ngừng Tôi sẽ chỉ bạn thấy 1 điều còn hơn thế nữa Khi nói, bạn co bóp lồng ngực nhiều lần để đẩy khí ra ngoài -- Chúng ta là động vật duy nhất làm được điều này. Đó là lý do chúng ta có thể nói Cả nói và thở đều có chung kẻ tử thù, và kẻ đó là cười, vì những gì xảy ra khi bạn cười đó là những cơ giống nhau bắt đầu co lại thường xuyên hơn, và chúng được ghi nhận như hình zig-zag, nghĩa là khí đang được đẩy ra bên ngoài. Đó thật sự là cách cơ bản để tạo ra âm thanh. Bạn có thể đặt tay lên người khác, để thấy hiện tượng tương tự. Bạn đang đẩy khí ra ngoài, và mỗi lần co bóp này -- Ha! -- tạo ra một âm thanh. Khi các cơn co thắt liên tục, bạn có thể bị co giật và đó là khi bạn bắt đầu (thở khò khè) -- như vầy Tôi rất giỏi việc này. (Tiếng cười) Không có nhiều nghiên cứu về tiếng cười, nhưng nó chỉ ra khá nhiều điều mà chúng ta nghĩ là chúng ta biết về tiếng cười là sai. Điều đó không bất thường tí nào, như việc ta thường nghe rằng con người là động vật duy nhất biết cười. Nietzsche cho rằng con người là động vật duy nhất cười. Nhưng bạn thấy đó động vật có vú cũng biết cười. Điều này đã được mô tả và quan sát ở bộ linh trưởng, và kể cả ở loài chuột, và bất kỳ đâu bạn quan sát như ở con người, linh trưởng, chuột -- bạn sẽ thấy mối liên quan với những thứ như cù lét Là tương tự ở loài người. Bạn thấy nó liên hệ với việc vui đùa, và cách thể hiện ở động vật có vú. Và bất cứ nơi đâu, nó đều liên hệ với sự tương tác. Robert Provine đã nghiên cứu nhiều về lĩnh vực này, và chỉ ra rằng bạn sẽ cười nhiều hơn 30 lần nếu bạn ở cùng ai khác hơn ở một mình, và nơi tìm thấy nhiều tiếng cười nhất là trong các tương tác xã hội như cuộc đối thoại Nếu bạn hỏi ai đó, "Khi nào bạn cười?" họ sẽ nói về hài kịch, sự hài hước, và các câu chuyện đùa. Nếu bạn thấy họ cười, đó là khi họ cười với bè bạn. Và khi cười với người khác, ta ít khi thực sự cười vì câu chuyện đùa. Bạn cười để thể hiện rằng bạn hiểu họ rằng bạn đồng tình với họ, rằng bạn là 1 phần của nhóm. Tiếng cười chỉ ra rằng bạn thích họ. Đó là tất cả những gì bạn làm khi giao tiếp với họ tiếng cười thay bạn thể hiện nhiều cảm xúc Điều mà Robert Provine chỉ ra mà bạn có thể thấy ở đây, lý do tại sao chúng ta cười khi vừa nghe những giọng cười vui vẻ và tại sao tôi lại cười khi thấy ba mẹ mình cười vang, đó là hiệu ứng hành vi lan truyền đáng kinh ngạc. Bạn có thể bắt lấy tiếng cười từ người khác, và bạn có xu hướng bắt tiếng cười từ những người mình quen. Điều đó vẫn được vận hành trong bối cảnh xã hội. Tạm gác sự hài hước sang một bên và nghĩ về ý nghĩa xã hội của tiếng cười đó cũng chính là nguồn gốc của giả dối. Bây giờ, điều làm tôi thấy thú vị là những tiếng cười khác nhau, Có vài bằng chứng sinh học thần kinh về cách phát âm của loài người cho rằng có 2 loại tiếng cười. Có các bằng chứng sinh học khả dĩ cho tiếng cười miễn cưỡng, như việc ba mẹ tôi cười lăn chỉ vì 1 bài hát ngớ ngẩn, mang nền tảng khác biệt cơ bản so với điệu cười xã giao lịch sự hơn mà bạn bắt gặp, đó tuy không phải kinh khủng gì, nhưng nó là 1 phần cách ứng xử trong giao tiếp của người khác với bạn, 1 phần trong tương tác với bạn; mà họ lựa chọn để thể hiện. Trong quá trình tiến hóa, ta đã phát triển 2 cách phát âm khác nhau Những cách phát âm miễn cưỡng thuộc một phần hệ thống cũ hơn là cách phát âm chủ động như bài diễn thuyết mà tôi đang trình bày. Nên chúng ta có thể hình dung tiếng cười thật sự có 2 nguồn gốc khác biệt. Và tôi đang nghiên cứu chi tiết điều này. Để làm việc đó, chúng tôi đã ghi âm lại tiếng cười của mọi người, chúng tôi làm bất kỳ điều gì để khiến họ cười và yêu cầu chính những người này cười một cách xã giao Hình dung bạn mình kể 1 chuyện cười và bạn cười vì bạn thích bạn mình chứ không thật sự cười vì câu chuyện. Tôi sẽ cho bạn xem cả 2 trường hợp này Tôi muốn bạn cho tôi biết bạn nghĩ điệu cười này là thật, hay là theo yêu cầu. Là tiếng cười miễn cưỡng hay tự nguyện? (Âm thanh: tiếng cười) Âm thanh này bạn thấy thế nào? Khán giả: yêu cầu. SS: yêu cầu? đúng rồi Còn cái này thì sao? (Âm thanh: vui cười) (Tiếng cười) Tôi là số một. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Không hẳn. Đó là tiếng cười vô ích, sự thật là, để thu lại điều đó, tất cả điều họ phải làm là ghi âm tôi xem người bạn của tôi nghe điều gì đó làm cô ấy buồn cười và tôi chỉ bắt đầu làm điều này Điều bạn thấy là con người rất giỏi trong phân biệt sự khác nhau giữa tiếng cười thật và giả Chúng có vẻ khác nhau với mỗi chúng ta. Thú vị là, bạn thấy điều gì đó khá giống với loài tinh tinh. Tinh tinh cười rất khác biệt khi bị cù lét so với khi chúng vui đùa với nhau, chúng ta thấy vài nét tương đồng ở đây, tiếng cười miễn cưỡng, cười do cù lét, khác với điệu cười xã giao. Chúng rất khác nhau về âm điệu. Tiếng cười thật sự thì lâu hơn. Nó cao hơn về cao độ. Khi bạn bắt đầu cười nhiều, bạn bắt đầu đẩy khí ra từ phổi dưới áp lực cao hơn so với khi tự nguyện Ví dụ, tôi chẳng bao giờ có thể đẩy giọng mình lên cao để hát. Bạn bắt đầu có các cơn co thắt và âm thanh huýt sáo kỳ dị, tất cả điều đó có nghĩa là tiếng cười thật sự cực kỳ dễ, hoặc cực kỳ dễ nhận biết. Ngược lại, tiếng cười theo yêu cầu, chúng ta nghĩ nó nghe có vẻ giả tạo. Nhưng không, nó thật sự là một gợi ý xã giao quan trọng. Chúng ta dùng nó rất nhiều, chúng ta cười ở nhiều tình huống, Đó có vẻ như là vai trò của nó. Ví dụ, bạn nhận ra âm mũi trong tiếng cười theo yêu cầu, như kiểu âm thanh "ha ha ha ha ha" mà bạn không bao giờ có thể làm được khi cười miễn cưỡng. Họ thực hiện 2 kiểu cười khác nhau này một cách rất thật. Chúng tôi dùng máy scan quan sát phản hồi của não khi bạn nghe tiếng cười. Và việc đó quả là 1 thử nghiệm buồn chán. Chúng tôi phát tiếng cười thật và giả Mà không nói đó là nghiên cứu tiếng cười. Và cài các âm thanh khác để gây nhiễu, tất cả những gì họ cần làm là nằm lắng nghe. Chúng tôi không bảo họ làm gì cả. Tuy nhiên, khi nghe tiếng cười thật sự và tiếng cười theo yêu cầu, não bộ sẽ phản ứng hoàn toàn khác nhau, cực kỳ khác biệt. Điều bạn thấy là ở khu vực màu xanh, nằm trên vùng vỏ não thính giác, là khu vực não phản hồi nhiều hơn với tiếng cười thật, còn trong trường hợp, Khi bạn nghe ai đó cười một cách miễn cưỡng, bạn sẽ nghe âm thanh mà không thể nghe ở bối cảnh khác. Một cách rất rõ ràng, Nó có vẻ liên quan đến quá trình xử lý cao hơn của các âm thanh mới lạ Trái lại, khi nghe ai đó cười theo yêu cầu Bạn thấy khu vực màu hồng Nằm ở vùng vỏ não liên quan đến hoạt động tinh thần Dùng để nghĩ về điều người khác nghĩ Với tôi điều đó nghĩa là Thậm chí nếu scan não của bạn, 1 việc vốn rất nhàm chán và chẳng thú vị gì, Khi bạn nghe ai đó cười "A ha ha ha ha ha," Bạn sẽ cố tìm cho ra vì sao họ cười. Điệu cười luôn có ý nghĩa. Bạn luôn cố tìm ra ý nghĩa trong nó Thậm chí, chỉ cần bạn quan tâm thì tại thời điểm đó Dù chẳng cần thiết gì với bạn Bạn vẫn muốn biết tại sao mọi người cười Giờ hãy nhìn vào cách mọi người nghe tiếng cười thật và theo yêu cầu Ở mọi độ tuổi. Sau đây là 1 thử nghiệm online ở hiệp hội Hoàng Gia Chúng tôi hỏi mọi người 2 câu hỏi Đầu tiên họ nghe những tiếng cười, Rồi chỉ ra, tiếng cười thật và giả nghe thế nào? Tiếng cười thật là màu đỏ, còn tiếng cười giả màu xanh Bạn sẽ thấy 1 khởi đầu rất nhanh Ở độ 6 tuổi, ta chưa thực sự nghe ra điểm khác biệt Càng lớn, bạn càng giỏi hơn, Nhưng thú vị là, bạn chưa đạt hiệu suất cao nhất trong tập dữ liệu Cho tới khi bạn gần cuối 30 hay đầu 40 tuổi Bạn không hiểu trọn vẹn tiếng cười trước tuổi dậy thì Và sẽ không hiểu thấu chúng cho đến khi não bộ trưởng thành Vào cuối độ tuổi teen. Bạn học về tiếng cười trong suốt giai đoạn trưởng thành Giờ quay trở lại, và thay vì hỏi về âm điệu ra sao Ở tiếng cười thật và giả, ta nên hỏi Tiếng cười đó làm bạn cười theo đến mức nào Nó đã lây sang bạn ra sao, ta thấy những nền tảng khác nhau Như ở đây, khi bạn càng trẻ, Bạn càng muốn tham gia khi bạn nghe tiếng cười Nhớ việc tôi cùng cười với ba mẹ, mà không biết điều gì diễn ra Bạn thấy đó. Mọi người cả già lẫn trẻ Đều thấy tiếng cười thực dễ lan truyền hơn Nhưng càng lớn, nó càng ít lây lan sang bạn Giờ đây, càng lớn chúng ta càng trở nên gắt gỏng Hay nghĩa là bạn hiểu hơn về tiếng cười và bạn làm điều đó tốt hơn, Bạn cần nhiều hơn là việc chỉ nghe mọi người cười để cười theo Bạn cần các công cụ xã hội ở đây Nên chúng ta có những hành vi rất thú vị về rất nhiều những giả định là không chính xác Nhưng tôi đã đi đến nhận ra sự thực là tiếng cười thậm chí còn hơn cả việc là 1 cảm xúc xã hội quan trọng như ta thấy Vì hoá ra con người mang đầy sắc thái phi thường Trong việc ta dùng tiếng cười Có 1 tập hợp các nghiên cứu Từ phòng thí nghiệm của Robert Levenson ở California nơi ông làm các nghiên cứu dọc với các cặp đôi Ông đem các cặp vợ chồng vào phòng thí nghiệm, và ông cho họ có 1 cuộc nói chuyện đầy căng thẳng khi ông nối họ vào 1 máy phát hiện nói dối và xem họ trở nên căng thẳng. Và khi có 2 người họ trong đó, và ông sẽ nói với người chồng, "Kể tôi nghe việc gì vợ ông làm khó chịu ông." Và điều bạn nhận ra ngay lập tức cứ nghĩ về nó trong đầu bạn, bạn và bạn tình của mình bạn có thể tưởng tượng mọi người cảm thấy căng thẳng khi nó bắt đầu. Bạn có thể thấy tận mắt là, họ trở nên căng thẳng. Điều ông nhận thấy là những cặp đôi giữ được bình tĩnh với tiếng cười, cảm xúc tích cực như tiếng cười, không chỉ giảm căng thẳng tức thời, mà họ còn nhìn thấy nhau thấy tốt hơn về thể xác, họ trải qua tình huống khó chịu này tốt hơn với nhau, Còn có những cặp đôi còn báo rằng có sự thỏa mãn cao trong mối quan hệ của họ Và họ ở cạnh nhau lâu dài hơn. Thực tế khi nhìn vào những mối quan hệ thân thiết Tiếng cười là 1 chỉ số nền tảng hữu ích trong cách mọi người kiểm soát cảm xúc của họ cùng nhau. Chúng ta không chỉ làm thế với nhau để thể hiện là chúng ta thích nhau, chúng ta còn làm bản thân thấy tốt hơn. Tôi không nghĩ điều này sẽ bị hạn chế với những quan hệ tình cảm. Tôi nghĩ nó chắc chắn là 1 dạng tính cách của các mối quan hệ thân thiết như bạn có với bạn bè, mà sẽ giải thích cho clip sau của tôi, là 1 video trên Youtube của những người đàn ông trẻ ở phía đông Đức xưa về việc làm video để quảng bá ban nhạc heavy metal của họ, và nó cực kì nam tính, và tâm trạng rất kiên quyết, và tôi muốn bạn chú ý điều gì xảy ra với tiếng cười khi mọi việc đi sai hướng nó thay đổi nhanh đến đâu, và thay đổi cảm xúc thế nào. Anh ấy lạnh và anh ấy sắp bị ướt. anh ấy mặc đồ bơi vào, lấy 1 cái khăn. Đá. Điều gì có thể xảy ra? Video bắt đầu. Tâm trạng kiên quyết. Và bạn anh ấy đã chuẩn bị cười. Họ đã cười rồi. Anh ấy chưa cười. (Tiếng cười) Anh ấy chuẩn bị đi bây giờ. Và họ đều đã nghỉ cả. (Tiếng cười) Họ đang ở trên sàn. (Tiếng cười) Điều tôi thích về nó là vì nó rất kiên quyết tới khi anh ấy nhảy lên tảng băng, và khi anh ấy không qua được lớp băng, nhưng cũng không có máu và hài cốt ở đâu cả, bạn anh ấy bắt đâu cười. Và tưởng tượng nếu điều đó chơi anh ta với việc anh ta đứng đó, "Không thiệt tình, Heinrich, tôi nghĩ nó hỏng rồi." chúng ta không thích xem điều đó. Nó sẽ rất căng thẳng. Hoặc nếu anh ta chạy vòng vòng với 1 cái chân gãy và cười, và bạn của anh ta, "Heinrich, tôi nghĩ là chúng ta cần đi bệnh viện ngay," điều đó cũng không vui gì. Điều là tiếng cười thật sự có lợi, nó giúp anh ta khỏi tình trạng đau đớn, mắc cỡ và khó khăn, và 1 tình huống hài hước, vào điều chúng ta tận hưởng tại đây, và tôi nghĩ đó là 1 cách dùng thú vị, và nó thực sự xảy ra hoài. Ví dụ, tôi có thể nhớ việc xảy ra thế này với đám tang của cha tôi. Chúng tôi mặc đồ lót mà chạy nhảy trên băng. Chúng tôi không phải người Canada. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Những điều này luôn khó khăn, tôi có 1 người họ hàng cũng một chút khó khăn, mẹ tôi thì rất tệ hại, và tôi có thể nhớ tìm thấy bản thân mình chỉ trước khi mọi thứ bắt đầu kể chuyện này về điều gì đó đã xảy ra trong 1 chương trình hài thập kỉ 70, và tôi nghĩ lúc đó, tôi không biết sao tôi làm thế, và điều tôi nhận ra khi tôi làm đó là tôi đang nghĩ tới điều gì đó ở đâu đó Tôi từng có thể làm bà ấy cười với tôi. Nó là phản ứng rất cơ bản để tim vài lý do chúng ta có thể làm thế. Chúng tôi cười với nhau. Cùng vượt qua điều này. Và chúng tôi sẽ ổn. Thực tế chúng ta đều làm điều này mọi lúc. Bạn hay làm điều đó mà thậm chí không nghĩ về nó Ta thường đánh giá thấp bao lâu mình cười, Và mình làm gì khi cười với người khác, điều đó thực sự cho ta tiếp cận 1 hệ thống tiến hoá cổ xưa mà loài động vật có vú đã tiến hóa để tạo ra và duy trì các mối liên hệ văn hóa, và để kiểm soát cảm xúc, để làm bản thân chúng ta thấy tốt hơn. Nó không phải 1 điều gì đó chỉ cho người nó là 1 hành động cổ xưa thực sự giúp chúng ta kiểm soát cách chúng ta cảm nhận và làm chúng ta thấy tốt hơn. Nói cách khác, khi cười Bạn và tôi, chúng ta chẳng là gì ngoài là động vật có vú Cám ơn Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tình đầu của tôi dành cho bầu trời đêm. Tình yêu thật phức tạp. Bạn đang nhìn xuyên qua kính viễn vọng không gian Hubble Ultra-Deep Field , một trong những hình ành xa nhất của vũ trụ ta từng được quan sát. Mọi thứ bạn đang xem ở đây là một dải ngân hà, gồm hàng triệu ngôi sao trên mỗi dải. Và dải xa nhất cách 1 nghìn tỉ 1 nghìn tỉ kilomet. Là nhà thiên văn học, tôi có đặc ân tuyệt vời là được nghiên cứu một vài vật thể kỳ lạ trong vũ trụ của chúng ta. Các vật thể từng hấp dẫn tôi từ lần va chạm đầu tiên trong sự nghiệp là những lỗ đen siêu lớn, không ngừng chuyển động. Có khối lượng lớn hơn mặt trời của chúng ta từ 1-10 triệu lần, những lỗ đen thiên hà này là loại vật chất hấp thụ, với tỉ lệ lớn hơn 1.000 lần so với lỗ đen siêu lớn "trung bình" của bạn. (Cười) Hai đặc điểm này, với một vài đặc điểm khác nữa, biến lỗ đen thành chuẩn tinh. Cùng lúc đó, những vật thể tôi nghiên cứu đang tạo ra một vài dòng hạt mạnh nhất từng được quan sát. Những dòng hẹp này được gọi là tia, đang chuyển động 99.99% gần bằng tốc độ ánh sáng. và hướng trực tiếp đến Trái đất. những dòng chảy này, hướng tới Trái Đất, hoạt động mạnh mẽ và những siêu lỗ đen được gọi là thiên thể hoặc chuẩn tinh cực sáng. Điều làm cho những thiên thể trở nên đặc biệt là chúng là một trong những gia tốc hạt hiệu quả nhất của vũ trụ, chuyển lượng năng lượng đáng kinh ngạc qua 1 dải ngân hà. Đây, tôi đang chỉ ra quan niệm của nghệ sĩ về 1 thiên thể. Đĩa vật chất mà các vật thể rơi vào trong hố đen được gọi là đĩa bồi tụ, biểu hiện bằng màu xanh da trời. Một số vật thể bị văng ra xung quanh hố đen và tăng tốc đến tốc độ cao điên cuồng trong tia, mô tả bằng màu trắng. Mặc dù hệ thống thiên thể rất hiếm, nhưng quá trình mà lực tự nhiên kéo vào vật chất thông qua đĩa, và sau đó ném một trong số thiên thể ra ngoài tia, thì phổ biến hơn. Cuối cùng ta sẽ phóng nhỏ hệ thiên thể để chỉ ra quan hệ tương đối của nó ở bối cảnh thiên hà lớn hơn. Bên ngoài vũ trụ gồm những gì hút vào và đẩy ra, một trong những chủ đề nóng trong thiên văn thiên thể hiện nay là phát thải năng lượng tia cao nhất đến từ đâu. Trong hình này, tôi quan tâm đến nơi đốm trắng này hình thành và nếu, kết quả là, có quan hệ giữa các tia và vật chất của đĩa bồi tụ. Câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này là đến 2008 hầu như vẫn chưa hoàn toàn tiếp cận được, khi NASA công bố 1 loại kính thiên văn mới có thể phát hiện tia gama tốt hơn- nghĩa là, ánh sáng có nguồn năng lượng cao hơn 1 triệu lần so với máy quét x-quang chuẩn. Đồng thời, tôi so sánh sự biến đổi giữa dữ liệu tia gama và dữ liệu ánh sáng nhìn thấy được từ ngày qua ngày, năm qua năm, để khoanh vùng tốt hơn những đốm tia gama này. Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng trong một số trường hợp, những đốm trắng hình thành gần với hố đen hơn chúng ta nghĩ trước đây. Khi chúng tôi tự tin hơn để khoanh vùng nơi những đốm tia gama đang hình thành, chúng ta có thể hiểu nhiều hơn cách các tia đang được tăng tốc, và cuối cùng lộ ra các quy trình động lực mà một vài trong số vật thể đầy mê hoặc nhất trong vũ trụ được hình thành Điều này bắt đầu như câu chuyện tình yêu. Và nó vẫn vậy. Tình yêu này chuyển biến tôi từ 1 cô gái trẻ tò mò, ngắm sao thành 1 chuyên gia thiên văn học , nóng lòng trên bước đường khám phá vũ trụ. Ai đã biết rằng theo đuổi vũ trụ đã đặt tôi đi sâu vào sứ mệnh của mình trên Trái đất. Và 1 lần nữa, khi chúng ta thực sự biết rung động tình đầu sẽ thực sự đưa ta đi đâu Cảm ơn. (Vỗ tay) Những con rồng từ cổ xưa là những sinh vật lạ thường Chúng rất khác biệt, chúng rất đẹp, và chúng ta biết rất ít về chúng. Những suy nghĩ đó xuyên qua đầu tôi, khi tôi nhìn vào cuốn sách về khủng long đầu tiên của mình. Lúc đó tôi khoảng 5 tuổi, và tôi quyết định mình sẽ trở thành nhà cổ sinh vật học. Cổ sinh vật học cho phép tôi kết hợp tình yêu với động vật với ước mơ đặt chân đến mọi ngóc ngách rộng lớn trên thế giới. Cho đến nay, sau vài năm, tôi đã lãnh đạo nhiều cuộc thám hiểm đến tận cùng những ngóc ngách trên hành tinh, sa mạc Sahara. Tôi đã làm việc ở Sahara bởi vì tôi đang trong cuộc tìm kiếm để mở rộng những ghi nhận mới về loài khủng long kỳ quái, gọi là Thằn lằn gai Một ít mẩu xương của loài này đã được tìm thấy trong sa mạc của Ai Cập và đã được nhà cổ sinh vật học người Đức mô tả vào 100 năm trước . Không may, tất cả số xương ông ấy có được bị hủy trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Vì vậy tất cả những gì chúng tôi có được chỉ là một ít bản vẽ và ghi chú. Từ những bản vẽ, chúng tôi biết loài này, sống cách đây khoảng 100 triệu năm trước, rất to lớn, nó có những cái gai lớn trên lưng, tạo nên một cánh buồm lộng lẫy, và nó cũng có bộ hàm thon, dài, hơi giống với cá sấu, với những chiếc răng hình nón, có lẽ được dùng để bắt lấy những con mồi trơn, giống như cá. Nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi biết về loài động vật này sau 100 năm. Tôi đến biên giới giữa Morocco và Algeria để tiến hành nghiên cứu thực địa của mình, vùng đất có tên là Kem Kem. Đó là một nơi khó khăn để làm việc. Bạn phải đối mặt với bão cát, rắn và bò cạp, Rất khó để tìm được hóa thạch tốt ở đó. Nhưng công việc cực khổ của chúng tôi đã có kết quả tốt. Chúng tôi khám phá được nhiều mẫu vật khác lạ. Đó là xương khủng long lớn nhất đã từng được tìm thấy ở khu vực này của Sahara. Chúng tôi tìm được hài cốt của loài khủng long ăn thịt khổng lồ, của loài có kích thước trung bình, và 7 hay 8 loại săn mồi khác nhau trông giống như cá sấu. Những hóa thạch này được vùi dưới một hệ thống sông. Hệ thống này cũng là nơi sống của một con cá vây tay khổng lồ, to cỡ ô tô, và một quái vật cá kiếm, và bầu trời bên trên thì đầy ắp thằn lằn bay, các loài bò sát bay. Đó là một nơi khá nguy hiểm, không phải là nơi bạn muốn đi du hành nếu bạn có cỗ máy thời gian Chúng tôi đang tìm tất cả hóa thạch khác lạ của các loài mà sống gần gũi với Thằn lằn gai, nhưng Thằn lằn gai tự chứng tỏ rằng chúng rất khó nắm bắt. Chúng tôi chỉ tìm được một vài mẫu và tôi mong rằng một lúc nào đó chúng tôi có thể tìm thấy một phần của bộ xương. Cuối cùng, gần đây thôi, chúng tôi đã có thể tìm thấy một vùng nơi những thợ săn hóa thạch địa phương tìm thấy nhiều mẫu xương của Thằn lằn gai Chúng tôi trở lại vùng đó, thu thập nhiều mẫu xương hơn. Và sau 100 năm, cuối cùng chúng tôi đã có một phần nữa của bộ xương của loài sinh vật khác thường này. Và chúng tôi đã có thể tái dựng nó. Giờ chúng tôi biết Thằn lằn gai có đầu hơi giống với cá sấu, rất khác so với loài khủng long ăn thịt, rất khác so với khủng long bạo chúa. Nhưng thông tin thật sự thú vị đến từ phần còn lại của bộ xương. Những cái gai dài, những cái gai tạo nên một cánh buồm lớn. Chúng tôi có xương chân, xương sọ, chúng tôi có bàn chân hình cái chèo, bàn chân rộng -- một điểm rất khác biệt, không có loài khủng long nào giống vậy - chúng tôi nghĩ chúng được dùng để di chuyển trên lớp trầm tích mềm hoặc có thể để chèo trong nước. Chúng tôi đã nhìn vào bản cấu trúc vi mô của bộ xương, cấu trúc bên trong của xương Thằn lằn gai, và kết quả là chúng rất dày đặc và rắn chắc. Lần nữa, đây là thứ chúng tôi có thể thấy ở những động vật chủ yếu sống dưới nước, rất có ích cho việc điều khiển độ chìm nổi trong nước. Chúng tôi chụp CT tất cả các mẫu xương và xây dựng bộ xương Thằn lằn gai kỹ thuật số. và khi chúng tôi nhìn vào bộ xương đó, chúng tôi nhận ra loài khủng long này không giống bấy kỳ loài nào. Nó to hơn khủng long bạo chúa, và cái đầu rõ ràng là để ăn cá, nhưng toàn bộ bộ xương thì phù hợp để sống dưới nước -- xương dày đặc, chân hình cái chèo, và chân sau bị tiêu giảm, và lần nữa, chúng tôi nhận thấy loài này ở dưới nước rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã làm phong phú hơn về Thằn lằn gai -- Tôi đang nhìn vào các cơ bắp kèm theo và bọc da nó -- và nhận ra mình đang làm việc với một con thủy quái, con khủng long ăn thịt, to hơn khủng long bạo chúa người cai trị dòng sông cổ đại của những người khổng lồ, nơi nuôi dưỡng nhiều động vật sống ở nước mà tôi đã cho các bạn xem. Đây thật sự là cuộc khám phá bí ẩn. Loài khủng long thật khác biệt. Và vài người đã nói với tôi, "Wow, đây là khám phá để đời. Không có nhiều thứ còn lại để khám phá trên thế giới." Tôi cho rằng không gì có thể thay thế sự thật. Tôi tin Sahara vẫn còn nhiều điều quý giá, và khi người ta nói với tôi không còn nơi nào để khám phá, tôi sẽ trích dẫn câu nói của thợ săn khủng long nổi tiếng, Roy Chapman Andrews, "Luôn luôn có những điều bí ẩn ở các ngõ ngách -- và thế giới thì vẫn còn nhiều những ngõ ngách". Đó là sự thật cách đây nhiều thập kỷ khi Roy Chapman Andrews viết các dòng này. Và vẫn đúng cho đến ngày nay. Cám ơn (Vỗ tay) Nói thật lòng, tính cách của tôi, không phải là người hay than vãn. Tôi nghĩ tôi đang làm 1 công việc có ích. Đó là luật sư về quyền công dân, và tôi đã thấy nhiều điều kinh khủng trên đời. Tôi bắt đầu xử lý các trường hợp bị cảnh sát lạm dụng ở Mỹ. Cho đến năm 1994, thì tôi sang Rwanda với vị trí giám đốc điều tra tội diệt chủng của Liên Hiệp Quốc. Và tôi nhận ra rằng những giọt nước mắt cũng không giúp được nhiều khi điều tra tội diệt chủng. Những điều tôi thấy, cảm nhận và chạm tới thật là khó diễn tả. Tôi có thể kết luận rằng: Tội diệt chủng ở Rwanda là 1 trong những sai lầm lớn nhất của lòng trắc ẩn. Từ lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ 2 từ Latinh là "cum passio" có nghĩa là chịu đau khổ. Và những gì tôi chứng kiến ở Rwanda đã cho tôi được hiểu cặn kẽ về nó, mà có những lúc phải bật khóc. Tôi chỉ ước rằng, mọi người trên đời này, và cả tôi nữa, có thể hành động sớm hơn. Không chỉ ngồi khóc, mà có thể thực sự ngăn chặn được nạn diệt chủng. Giờ thì ngược lại, tôi cũng đã được tham gia vào 1 trong những thành công của lòng trắc ẩn. Đó là việc chống đói nghèo trên toàn cầu. Một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta Bạn sẽ nghĩ gì khi nghĩ về đói nghèo? Có lẽ là điệp khúc bài "We are the World", tấm hình của 1 đứa bé trên cửa tủ lạnh, hoặc là dịp bạn quyên góp nước sạch. Tôi không nhớ rõ lần đầu tiên tôi biết nghèo đói là gì nhưng có 1 dịp làm tôi choáng váng nhất. Đó là lúc tôi gặp Venus Cô ấy là 1 người mẹ ở Zambia. Có 3 đứa con và là 1 góa phụ. Lúc đó, cô ấy đã đi bộ 12 dặm đến gặp tôi trong 1 bộ quần áo duy nhất mà cô ấy có, tìm tôi ở thủ đô để kể câu chuyện của cô ấy. Cô ngồi bên tôi hàng giờ đồng hồ, và mở mắt cho tôi về thế giới của đói nghèo. Nghèo đói, là khi những viên than trong lò cuối cùng trở nên lạnh ngắt. Khi những giọt dầu ăn cuối cùng cạn kiệt Và dù cô ấy có cố gắng đến mấy, lương thực cũng không còn. Cô phải chứng kiến đứa con bé nhất, Peter bị chứng suy dinh dưỡng, rồi đôi chân của bé từ từ bị liệt. Đôi mắt thì từ từ mờ dần. Và sau cùng thì cơ thể Peter lạnh ngắt. 50 năm qua, những câu chuyện tương tự thức dậy nơi chúng ta lòng trắc ẩn Con cái của chúng ta thì luôn được ăn uống quá no đủ. Và chúng ta được kêu gọi không chỉ đơn thuần quan tâm đến nạn đói mà còn cần hành động để góp phần chấm dứt sự đau khổ. Có rất nhiều thực tế cho thấy rằng chúng ta hành động chưa đủ rằng những việc ta đã làm cũng chưa mang lại tác động nhiều nhưng sự thật là: Cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu có lẽ sẽ là lâu nhất, lớn nhất trong việc thực thi lòng trắc ẩn giữa người với người trong lịch sử nhân loại. Vì thế tôi muốn chia sẻ 1 điều khá đau lòng mà có thể thay đổi mãi mãi cách các bạn nghĩ về vấn đề này Trước hết, tôi sẽ bắt đầu với một điều chắc là bạn biết. Cách đây 35 năm, khi tôi tốt nghiệp trung học, người ta nói rằng có 40,000 trẻ em chết mỗi ngày do nghèo đói. Con số đó bây giờ chỉ còn là 17,000. Tất nhiên, vậy vẫn là quá nhiều, nhưng nó đồng nghĩa rằng, có 8 triệu trẻ em không phải chết vì nghèo đói. Hơn nữa, số người trên thế giới đang sống cực kỳ nghèo khổ, được cho là kiếm ít hơn 1,25 đô la mỗi ngày. đã giảm từ 50% , xuống còn 15%. Đó là bước tiến vĩ đại, và vượt ngoài mong đợi của mọi người. Và tôi nghĩ rằng, cả tôi và bạn đều có thể tự hào và phấn khởi khi thấy lòng trắc ẩn thực sự có sức mạnh lớn lao giúp hàng triệu người thoát khỏi khổ sở. Nhưng đây sẽ là một điều bạn ít khi nghe Nếu tôi nâng mức định nghĩa đói nghèo lên 2 US$/ngày. thì gần như 2 tỉ con người đã sống trong đói nghèo lúc tôi đang học trung học, vẫn đang khổ sở loay hoay ở nhóm đó, sau 35 năm. Vậy thì tại sao lại có hàng tỉ người vẫn sống trong đói nghèo như vậy? Uhm, hãy quay lại câu chuyện của Venus. Hàng chục năm qua, vợ chồng tôi cùng chia sẻ mối quan tâm này chúng tôi tài trợ cho trẻ em, cho các quỹ từ thiện, cho các tổ chức cứu trợ. Nhưng cho đến khi tôi được nói chuyện với Venus, tôi mới biết rằng tất cả các cách làm đó không thể ngăn chặn cái chết của con trai cô. "Chúng tôi vẫn ổn" Venus nói, "cho đến khi Brutus bắt đầu bắt đầu gây sự". Brutus là hàng xóm của Venus, và mọi chuyện bắt đầu sau khi chồng của Venus qua đời, Brutus ngang nhiên đến đuổi mẹ con Venus ra khỏi nhà, cướp hết đất, và lấy luôn sạp bán hàng của cô. Và Venus phải chịu cảnh cơ cực do bạo lực gây ra. Chuyện này làm tôi hiểu rằng, tất nhiên không có quỹ tài trợ nào, hay các chương trình chống đói nghèo có thể ngăn chặn Brutus, bởi vì đó không phải là mục đích của họ. Mọi chuyện sáng tỏ hơn khi tôi gặp Griselda. Đó là 1 cô gái trẻ sống ở 1 khu rất nghèo ở Guatemala. Và điều tôi thấy qua nhiều năm, là có lẽ là điều mạnh mẽ nhất mà Griselda và gia đình có thể làm để đưa họ thoát khỏi đói nghèo chính là đảm bảo cho cô bé ấy được đi học. Các chuyện gia gọi là Hiệu Ứng Các Cô Gái. Nhưng khi tôi gặp Griselda thì cô ấy không được đi học. Thậm chí hiếm khi ra khỏi nhà. Vài ngày trước khi tôi gặp cô ấy, trên đường về từ nhà thờ cùng với gia đình, giữa ban ngày ban mặt, những người đàn ông ở khu đó đã hãm hiếp cô ngay bên đường. Bạn thấy đấy, Griselda hoàn toàn có thể đến trường, nhưng bản thân việc đó là quá nguy hiểm. Và Griselda không phải là cá biệt. Trên khắp thế giới này, phụ nữ và các cô gái nghèo, trong độ tuổi từ 15 đến 44, là nạn nhân của các hành động bạo lực gồm các hủ tục truyền thống và bạo lực tình dục. 2 dạng này gây ra tử vong và thương tổn hơn cả sốt rét, tai nạn giao thông và chiến tranh cộng lại. Sự thật là, đói nghèo trên trái đất này bị kìm hãm trong bạo lực. Tôi từng đi qua 1 cánh đồng lúa ở Nam Á và thấy 1 người đàn ông vác bao gạo 100 pound trên lưng (khoảng 45 kg). Nhưng cho đến mãi sau này tôi mới biết rằng ông ấy đã là 1 nô lệ, phải chịu áp bức từ khi tôi còn học trung học. Những chương trình chống đòi nghèo trong suốt nhiều thập kỷ cũng không thể cứu ông ấy, và hàng trăm người nô lệ khác khỏi sự đánh đập, hãm hiếp và hành hạ trên cánh đồng lúa đó. Thực tế, chương trình chống nghèo đói trong nửa thế kỷ qua đã để lại số người nghèo trong chế độ nô lệ hơn trong bất kỳ thời điểm nào của lịch sử nhân loại. Các chuyên gia thì nói rằng có khoảng 35 triệu người đang sống như nô lệ. Con số đó tương đương dân số Canada. Đó là lý do tại sao tôi luôn gọi tình trạng bạo lực này là Đại dịch Châu chấu. Vì nó tàn phá cuộc sống của người nghèo như một căn bệnh dịch hạch. Khi đi khảo sát các khu dân cư cực nghèo, họ đều nói bạo lực là nỗi sợ lớn nhất. Nhưng cái họ nhắc tới không phải là bạo lực của diệt chủng hay chiến tranh, mà là bạo lực xảy ra hàng ngày. Là một luật sư, tôi đã nghĩ ngay rắng chúng ta phải thay đổi luật. Bạo lực đối với người nghèo phải được công nhận là phạm pháp. Nhưng sau đó tôi thấy rằng vấn đề không phải người nghèo không hiểu luật, mà là luật pháp không được thực thi với họ. Ở các nước đang phát triển, hệ thống thực thi pháp luật cơ bản không được vận hành mà trong 1 báo cáo của Liên Hiệp Quốc gần đây chỉ ra, rằng "hầu hết người nghèo không được pháp luật bảo vệ. Phải thú nhận, rằng tôi và bạn cũng không hiểu hết điều đó có nghĩa là gì nếu không được trực tiếp chứng kiến. Chúng ta mặc định rằng pháp luật phải được thực thi. Niềm tin này biểu hiện rõ ràng qua ba con số đơn giản 9-1-1 vâng, là số cứu trợ khẩn cấp của cảnh sát ở Canada và Mỹ, nơi mà thời gian phản hồi trung bình cho một cuộc gọi khẩn cấp là khoảng 10 phút. Nên chúng ta nghĩ đó là điều hiển nhiên. Nhưng thử nghĩ xem nếu không có luật pháp bảo vệ thì chuyện gì sẽ xảy ra? 1 phụ nữ ở Oregon vừa mới trải qua 1 chuyện như vậy Một buỗi tối thứ bảy, cô ấy đang ở nhà 1 mình thì có 1 người đang ông xông vào nhà. Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất vì chính người đó đã hành hung cô đến mức phải nhập viện chỉ vừa cách đó 2 tuần. Quá hoảng sợ, cô nhấc điện thoại lên và như một phản xạ, gọi 911, nhưng trớ trêu là ngân sách ở đó bị cắt giảm, nên luật pháp không được thực thi vào cuối tuần. Mời mọi người nghe. Nhân viên: Chúng tôi không có ai để cử đến đó. Người phụ nữ: Ok. NV: nhưng nếu anh ta vẫn tiến tới và hành hung cô, cô có thể bảo anh ta đi đi không? Hay liệu anh ta có bị xỉn hay phê thuốc gì không? PN: Tôi đã đuổi rồi, tôi có nói là tôi đang gọi 911. Anh ta cũng vẫn đập cửa vào nhà và hành hung tôi. NV: À vâng. PN: Um, cho nên.. NV: Có cách nào để chị thoát khỏi chỗ đó 1 cách an toàn không? PN: Không, vì anh ta đã chặn con đường duy nhất rồi. NV: Ồ, vậy tôi chỉ có thể đưa ra vài lời khuyên và gọi cho cảnh sát trưởng sáng mai. Nếu xui xẻo mà chị thấy anh ta có vũ khí hoặc cố tình đánh chị thì là câu chuyện khác. Cảnh sát trưởng thì không có ở đây, chị biết đấy Gary Haugen: Thật đau lòng, người phụ nữ đó đã bị hành hung, bóp cổ và hãm hiếp bởi vì luật pháp không bảo vệ được cô ấy. Và đó là tình trạng của hàng tỉ người nghèo hiện nay. Cụ thể là thế nào? Ở Bolivia, khi 1 người đàn ông hãm hiếp 1 đứa trẻ nghèo, thì khả năng anh ta trượt chân té chết trong nhà tắm, còn cao hơn khả năng phải vào tù vì tội hãm hiếp. Ở Nam Á, nếu bạn bắt người khác làm nô lệ, thì nguy cơ bị sét đánh cao hơn là nguy cơ bị bắt bỏ tù. Và cứ thế, nạn bạo lực hoành hành mỗi ngày. Và nó phá hủy mọi nỗ lực của chúng ta nhằm giúp đỡ hàng tỷ người thoái khỏi địa ngục 2-đô-la-1-ngày Vì số liệu thì không gian dối, và chúng cho thấy rắng Chúng ta có thể tập trung của cài sức lực để giúp người nghèo, nhưng nếu không ngăn chặn bàn tay của bạo lực phá hủy chúng, thì cũng không thể tạo ra được tác động lâu dài nào cả. Vậy, bạn sẽ nghĩ việc thực thi các luật cơ bản ở các nước đang phát triển sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc chống đói nghèo. Nhưng không phải. Các số liệu của các tổ chức quốc tể không chỉ ra được 1% nào của quỹ cứu trợ được dành để bảo vệ người nghèo khỏi hỗn loạn của xã hội vô luật. Nhưng đôi khi chúng ta nói về bạo lực chống lại người nghèo bằng những cách kỳ khôi nhất có thể. 1 tổ chức nước sạch kể về 1 trường hợp đau lòng của những cô gái bị hãm hiếp trên đường đi lấy nước và đưa ra cách giải quyết là xây 1 cái giếng mới giúp quãng đường đi của họ ngắn lại. Câu chuyện là như thế. Không ai nhắc 1 từ nào đến kẻ hãm hiếp vẫn tồn tại trong xã hội đó. Giả sử có 1 sinh viên trong trường bị hãm hiếp trên đường đến thư viện, chúng ta không giải quyết bằng cách dời thư viện gần ký túc xá. Nhưng không hiểu sao người ta lại cư xử như vậy với người nghèo. Sự thật là những chuyên gia nổi tiếng trong việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cũng không biết cách giải quyết. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Họ không nhắc đến chuyện đó. Nguyên nhân cơ bản hơn khiến cho việc thực thi pháp luật ở thế giới thứ ba bị bỏ mặc, là vì những người có tiền ở đó, thì lại không cần đến pháp luật. Tôi vừa tham dự diễn đàn kinh tế thế giới và nói chuyện với các doanh nhân thành công ở các nước đang phát triển và hỏi họ rằng, "Các bạn làm gì để bảo vệ nhân lực và tài sản của mình được an toàn?" Họ nhìn nhau và nói, gần như cùng lúc, "Chúng tôi bỏ tiền ra mua". Thật vậy, lực lượng bảo vệ tư nhân ở đó đông gấp 4, 5, có khi 7 lần lực lượng cảnh sát. Ở châu Phi bây giờ, tỉ lệ người làm bảo vệ tư nhân là lớn nhất. Vậy, người giàu thì trả tiền để được an toàn và càng giàu hơn, nhưng người nghèo thì không có tiền và phải chịu nguy hiểm và họ ngày càng lún sâu xuống bùn. Đây là 1 thực tế khủng khiếp Mà đáng lẽ không nên có. Việc coi thường pháp luật có thể thay đổi. Bạo lực có thể chấm dứt. Hầu hết hệ thống tư pháp hình sự, đều từng bị vi phạm, nhưng đều có thể được biến đổi bằng những tâm huyết và nỗ lực vượt bậc. Cách giải quyết đã rất rõ ràng. Thứ nhất: chúng ta cần bắt đầu chấm dứt bạo lực để chấm dứt đói nghèo. Những cuộc đối thoại để giải quyết đói nghèo mà không bao gồm giải quyết bạo lực là chưa đủ. Thứ 2, phải đầu tư nguồn lực và chia sẻ các chuyên môn để hỗ trợ thế giới thứ ba Chính hệ thống công lý chung, chứ không phải là sự bảo vệ tư nhân, mới bảo đảm quyền được an toàn của mọi người. Những sự đổi thay này là khả thi và nó đang được thực hiện. Gần đây, quỹ Gates tài trợ cho 1 kế hoạch ở thành phố lớn thứ 2 Philippines, được người dân ủng hộ, và pháp luật được thực thi đã thay đổi tình trạng tham nhũng trong ngành tòa án và cảnh sát rồi chỉ trong vòng 4 năm, họ đã có thể giảm được số vụ tấn công tình dục trẻ em đến 79% Từ kinh nghiệm quá khứ, có một điều gì không thể giải thích, không rõ nguyên nhân là sự thất bại của lòng trắc ẩn. Bởi tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ do con cháu chúng ta phán quyết khi nó hỏi rằng, "Ông bà đã ở đâu?" Khi mà người Do Thái chạy trốn Đức Quốc Xã và bị từ chối nhập cảnh? Mọi người đã ở đâu? Khi người Mỹ gốc Nhật bị giải đến các trại giam, bà đã ở đâu? Còn ông đã ở đâu, khi họ hành hạ những người Mỹ gốc Phi chỉ vì họ cũng muốn được bầu cử? Tương tự, nếu con cháu chúng ta hỏi, "Ông bà đã ở đâu khi 2 tỉ người nghèo nhất thế giới đắm chìm trong hỗn loạn của sự vô pháp?" Tôi mong chúng ta có thể trả lời rằng, chúng ta đã lên tiếng, đã hành động để góp phần chấm dứt bạo lực. Cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: 1 câu chuyện rất lay động. Xin vui lòng kể cho mọi người nghe những hoạt động đã được làm, ví dụ như tăng cường đào tạo cảnh sát. Quá trình đó khó như thế nào? GH: 1 trong những kết quả rõ ràng nhất là những hệ thống mục ruỗng này sẽ bị xóa sổ. Và chính quyền cũng đang bắt tay hành động. Cái còn thiếu bây giờ là sự đầu tư về vật chất và trí tuệ. Tất nhiên là có những khó khăn đặt ra cho chính phủ, nhưng đó là chuyện có thể giải quyết, vì đã có những tiền lệ trên thế giới đã được thực thi rất khả quan. CA: Vậy sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền để tạo ra sự thay đổi tại một nước, trong ngành cảnh sát chẳng hạn Tôi biết đó cũng chỉ là một phần nhỏ GH: Ví dụ, ở Gatemala, khi tôi bắt đầu làm việc với cảnh sát, thẩm phán hay công tố viên, để hướng dẫn họ cách xử lý các trường hợp đó. Thì tôi đã thấy tỉ lệ công tố viên phản đối xâm hại tình dục tăng lên 1000%. Chương trình được hỗ trợ chỉ khoảng 1 triệu đô/năm, 1 hành động nhỏ có thể tạo ra tiếng vang lớn Việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống luật hình sự sẽ có hiệu quả nếu như chúng ta được huấn luyện và hướng dẫn đúng đắn Và đặc biệt là, giới trung lưu ở những nước đó đã từng nghĩ rằng không có tương lai gì với 1 xã hội bất ổn và không an toàn thì đây là cơ hội để thay đổi. CA: Nhưng để làm được thì phải có tác động đến từng bộ phận của hệ thống như cảnh sát, ngoài ra còn gì nữa? GH: Về việc thực thi luật pháp thì sẽ bắt đầu từ công an, họ là điểm bắt đầu của sợi dây công lý, nhưng họ giao cho công tố viên, rồi công tố viên chuyển cho quan tòa, và các nạn nhân phải được ủng hộ bởi tất cả các lực lượng đó. Nên ta phải tìm cách tụ họp họ lại. Đôi khi người ở tòa án được học 1 chút, nhưng cảnh sát lại đưa ra bằng chứng sai lạc hoặc cảnh sát đã dính líu tới ma túy hoặc khủng bố và không mảy may cho rằng những người nghèo cũng cần một hệ thống luật nghiêm túc, Vậy nên, vấn đề là tập trung mọi nguồn lực và ta có thể giúp người nghèo khó ấy được hưởng hệ thống luật như chúng ta, mặc dù đôi khi không phải hoàn hảo, nhưng riêng chuyện có thể gọi 911 và tin rằng mình sẽ được bảo vệ, là đã quý lắm rồi. CA: Gary, tôi nghĩ anh đã làm 1 việc tuyệt vời là làm cho vấn đề này được chú ý trên toàn thế giới qua cuốn sách của anh, và ngay tại đây hôm nay. Cám ơn anh rất nhiều. Gary Haugen. (Tiếng vỗ tay) Roy Gould: Gần 1 năm nữa, thế giới sẽ kỷ niệm Năm Thiên Văn Quốc Tế, đánh dấu lần kỷ niệm thứ 400 ngày Galileo lần đầu tiên nhìn lên bầu trời đêm qua một chiếc kính viễn vọng. Trong một vài tháng tới, thế giới cũng sẽ kỷ niệm buổi ra mắt một phát minh mới của Trung tâm nghiên cứu Microsoft, nó sẽ gây ra một tác động sâu sắc đến cách chúng ta nhìn vũ trụ không kém việc Galieo đã làm cách đây 4 thế kỷ. Nó có tên là WorldWide Telescope (Kính Thiên Văn Toàn Cầu), và tôi muốn cảm ơn TED và Microsoft đã cho tôi cơ hội giới thiệu nó với quý vị. Và tôi muốn giục các bạn, nếu có cơ hội, hãy chiêm ngưỡng nó tại phòng thí nghiệm TED ở tầng dưới. WorldWide Telescope lấy các hình ảnh đẹp nhất từ các kính viễn vọng nổi tiếng của thế giới đặt trên trái đất và trong không gian, đan dệt chúng 1 cách tài tình để tạo ra 1 tầm nhìn khái quát toàn bộ vũ trụ. Nó sẽ thay đổi cách chúng ta nghiên cứu thiên văn học và cách dạy môn thiên văn học và theo tôi, quan trọng nhất nó sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn thấy bản thân trong vũ trụ. Nếu buổi diễn thuyết TED này diễn ra vào thời của ông bà chúng ta, thì tuyên bố đó cũng không lấy gì làm to tát lắm. Năm 1920, bạn không được phép uống rượu, nếu là phụ nữ thì khômg được bầu cử. Và nếu nhìn lên các vì sao và dải Ngân Hà vào một đêm hè bạn sẽ tưởng những gì mình thấy chính là toàn bộ vũ trụ. Thực ra, giám đốc Đài thiên văn Havard lúc đó trong một cuộc tranh luận quan trọng đã khăng khăng cho rằng dải Ngân Hà là toàn bộ vũ trụ. Havard đã sai. Dĩ nhiên, ngày nay chúng ta biết các thiên hà rất rộng lớn, vượt xa dải Ngân hà của chúng ta. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng tới mọi ngóc ngách của vũ trụ có thể quan sát được, trở lại thời điểm vụ nổ Big Bang.. Chúng ta có thể nhìn với mọi phổ ánh sáng. hé lộ ra các thiên thể mà trước đây chưa từng nhìn thấy. Chúng ta thấy các chòm sao nguy nga nơi tự nhiên đã sắp xếp theo đúng số lượng và đúng kích cỡ của các ngôi sao được sinh ra là để mọc trên bầu trời. Chúng ta thấy các hành tinh lạ, các hệ mặt trời mới -- mới phát hiện được 300 hệ và vẫn còn tiếp tục. Và chúng không giống chúng ta. Chúng ta thấy các hố đen ở tâm Ngân hà của chúng ta, và các nơi khác trong vũ trụ nơi thời gian dường như chững lại. Nhưng cho tới bây giờ, cái nhìn của chúng ta về vũ trụ đã ngưng kết nối và gãy vụn. Và theo tôi, nhiều câu chuyện tuyệt vời mà tự nhiên kể cho chúng ta đã rơi qua các vết rạn nứt. Và điều đó đang thay đổi. Tôi muốn đề cập ngắn gọn 3 lý do tại sao tôi cùng các đồng nghiệp trong ngành thiên văn và giáo dục lại hào hứng với WorldWide Telescope (WT) đến thế, và tại sao chúng tôi nghĩ nó thực sự tạo nên đột phá. Đầu tiên, nó cho phép bạn trải nghiệm vũ trụ. WT, đối với tôi, là một chiếc thảm ma thuật giúp bạn định vị nơi bạn muốn đến thông qua vũ trụ. Thứ hai, bạn có thể đi tham quan vũ trụ với các nhà thiên văn học làm hướng dẫn viên. Và tôi không nói về các chuyên gia, những người sẽ nói cho bạn biết mình đang thấy cái gì, mà là những người đam mê mọi ngóc ngách trong vũ trụ, có thể chia sẻ lòng nhiệt huyết và biến vũ trụ thành một nơi chào đón khách viếng thăm. Và lý do thứ ba, bạn có thể tự tạo chuyến đi riêng cho mình: bạn có thể chia sẻ và tạo ra cùng bạn bè. Và có lẽ đó là điều tôi thích nhất vì tôi nghĩ trong thâm tâm, chúng ta đều là những người thích kể chuyện. Và khi kể chuyện mỗi chúng ta sẽ hiểu vũ trụ theo cách riêng của mình. Chúng ta sẽ có một vũ trụ cho riêng mình. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nổi lên một cộng đồng kể chuyện. Trước khi giới thiệu một người đầy trách nhiệm với WT, tôi muốn để các bạn ngẫm nghĩ một ý tưởng ngắn này. Khi tôi hỏi mọi người, " Bầu trời đêm khiến bạn cảm thấy điều gì?" họ thường nói, " Ôi, nhỏ bé. Tôi thấy mình thật nhỏ nhoi." Cái nhìn của chúng ta làm đầy vũ trụ. Và nhờ đội ngũ đã tạo ra WT, chúng ta có thể bắt đầu nói chuyện được với vũ trụ. Tôi nghĩ WT sẽ thuyết phục được các bạn rằng chúng ta có thể nhỏ bé nhưng chúng ta thực sự rất tuyệt vời và có ý nghĩa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thật là một vinh dự cho tôi được giới thiệu Curtis Wong từ Microsoft. Curtis Wong: Cảm ơn anh, Roy. Những gì bạn đang thấy đây là một bài diễn thuyết tuyệt vời nhưng nó cũng là 1 trong các chuyến thăm quan. Và chuyến đi này đã được làm trước đó. Và các chuyến thăm thì hoàn toàn mang tính tương tác nếu tôi đi đâu đó-- các bạn có thể đang xem một chuyến thăm và có thể dừng lại bất cứ đâu dọc đường, kéo ra các thông tin khác. Có Web và các nguồn thông tin khác về nơi bạn muốn đi. Bạn có thể zoom vào, kéo ra -- toàn bộ các nguồn có sẵn cho bạn. Microsof -- đây là 1 dự án -- WT là thành quả của Jim Gray, là đồng nghiệp của chúng tôi và anh đã làm rất nhiều việc đóng góp rất nhiều vào việc hiện thực hóa dự án này. Đó là một công việc vì tình yêu của chúng tôi và nhóm nghiên cứu nhỏ chúng tôi. Và chúng tôi hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho những em nhỏ muốn khám phá, học hỏi về vũ trụ. Về cơ bản, trẻ em ở mọi lứa tuổi, giống chúng ta. Và WT sẽ có mặt vào mùa xuân năm nay. Nó là bản tải về miễn phí. Cảm ơn anh, Crag Mundie. Và các bạn có thể tải về trên trang web Worldwidetelescope.org, đây là một trang mới. Những gì các bạn thấy hôm nay chỉ là 1% của chương trình đầy đủ và trong phòng thí nghiệm của TED, chúng tôi có 1 chuyến đi do một cậu bé 6 tuổi tên Benjamin tạo ra sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên. Hẹn gặp các bạn ở đó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thời niên thiếu, tôi từng không hiểu nổi tại sao cha mẹ lại bắt tôi làm theo những quy tắc của họ. Chẳng hạn như, tại sao tôi lại phải cắt cỏ? Tại sao bài tập về nhà lại quan trọng đến vậy? Tại sao tôi không được bỏ kẹo dẻo vào bát cháo yến mạch? Tôi lớn lên cùng với những câu hỏi như vậy. Những điều bình thường khi là một đứa trẻ và nhận ra rằng đôi khi, tốt nhất là nghe lời cha mẹ kể cả khi không hiểu chính xác tại sao. Không phải cha mẹ không muốn tôi suy nghĩ chín chắn. Họ luôn tìm cách xoa dịu những căng thẳng giữa việc giúp anh chị em tôi thấu hiểu sự thật về cuộc sống, và đảm bảo rằng chúng tôi không bao giờ chịu đầu hàng nghịch cảnh. Tôi dần nhận ra đây là sự giáo dục có chủ đích. Một trong những người thầy yêu thích của tôi Paulo Freire, học nhà và tác giả người Brazil nói về sự cần thiết trong việc sử dụng giáo dục như một công cụ để đánh thức và sẻ chia cho nhân loại. Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình "Nền giáo dục của những kẻ bị áp bức", ông viết, " Không ai có thể trở thành một con người thực sự khi cản trở những người khác làm vậy." Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này, về quyền làm người cụ thể hơn, ai trong thế giới này xứng đáng có được cơ hội trở thành một con người đúng nghĩa. Vài tháng gần đây, thế giới đã chứng kiến những người đàn ông, phụ nữ da đen không có vũ khí bị cảnh sát và cảnh vệ cướp đi mạng sống. Những sự kiện này và hàng loạt bí mật được phơi bày sau đấy đã đưa tôi trở lại tuổi thơ của mình và cách cha mẹ nuôi dạy một cậu bé da đen trên đất Mỹ. Tôi đã không hiểu gì về cách nuôi dạy đó cho đến tận bây giờ. Tôi hiểu rằng cha mẹ đã vất vả và cảm thấy bất công tới nhường nào khi phải xoá bỏ phần nào tuổi thơ của tôi chỉ để tôi có thể về nhà vào mỗi tối. Ví dụ, vào một buổi tối khi lên 12, trong một lần đi tham quan qua đêm ở thành phố khác, tôi và bạn bè mua những khẩu súng nước ngoại cỡ. và biến bãi đỗ xe của khách sạn thành nơi diễn ra trận chiến nước. Chúng tôi trốn sau những chiếc xe, chạy qua những chỗ tối giữa các cột đèn, cả một góc đường ngập tràn tiếng cười. Nhưng mới được 10 phút, cha tôi từ đâu đi tới, túm lấy cánh tay tôi và kéo tôi trở về phòng khách sạn. Trước khi tôi kịp nói gì, rằng ông đã làm tôi bẽ mặt như thế nào trước bạn bè, ông chế giễu tôi vì đã quá ngây thơ. Ông nhìn vào mắt tôi với nỗi sợ hãi trên khuôn mặt, và nói, " Con trai, ta xin lỗi, nhưng con không thể chơi đùa giống như lũ bạn da trắng của con. Con không thể giả vờ bắn súng, Con không thể chạy vào những chỗ tối. Con không thể trốn sau bất cứ cái gì. Tôi hiểu ông đã sợ hãi đến nhường nào. Tôi có thể dễ dàng rơi vào màn đêm sâu thẳm và ai đó sẽ lầm tưởng rằng số nước này không phải được dùng với mục đích gột rửa tốt đẹp. Đó là những thông điệp mà tôi đã thấm nhuần suốt cuộc đời. Luôn để tay nơi người ta có thể thấy, không di chuyển quá nhanh, bỏ mũ trùm đầu khi màn đêm buông xuống. Cha mẹ đã nuôi dạy anh em tôi trong vỏ bọc lời khuyên, hàng loạt hồi chuông cảnh báo để không để ai tước đi mạng sống của chúng tôi. để họ không có kí ức gì về màu da này. Để chúng tôi vẫn không phải nằm dưới lớp đất kia. Họ làm vậy không phải để chúng tôi tốt hơn những người khác mà chỉ đơn giản là muốn chúng tôi được sống bình yên. Tất cả những người bạn da đen của tôi đều được nuôi dạy như vậy. Người ta nói với chúng tôi khi đủ lớn rằng hãy cố sống an phận, khi mà màu da của chúng tôi được xem như thứ gì đó đáng sợ. Nhưng những điều này có nghĩa gì với một đứa trẻ lớn lên và nhận ra mình không thể là một đứa trẻ bình thường? Những ý tưởng của tuổi dậy thì trở nên quá nguy hiểm, nghĩa là bạn không thể tò mò, mắc sai lầm là một điều xa xỉ, thành kiến ngầm của ai đó có thể là lý do bạn không thể thức dậy vào buổi sáng. Nhưng điều này không phải thứ làm nên chúng tôi. Bởi vì, chúng tôi được cha mẹ nuôi dưỡng để hiểu rằng mình sinh ra không phải để bắn giết, mà là để chơi diều, nhảy dây, và cười cho đến khi vỡ bụng. Chúng tôi có thầy giáo, người dạy chúng tôi giơ tay, không phải chỉ để xin hàng, và điều duy nhất chúng tôi nên từ bỏ là thành kiến rằng chúng tôi không đáng sống trên đời. Do đó, khi đòi quyền lợi cho người da đen, không có nghĩa là chúng tôi phớt lờ những thứ khác mà đơn giản để khẳng định chúng tôi đáng được sống, không sợ hãi, trước nhiều sự chối bỏ. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi con trai tôi sẽ không bị buộc tội kể từ lúc được sinh ra, nơi mà một món đồ chơi không bị nhầm lẫn với thứ khác. Và tôi không chấp nhận việc ta không thể xây dựng thế giới này thành thứ gì đó mới, nơi mà tên những đứa trẻ không bị viêt lên áo hay mộ bia nơi mà giá trị của một ai đó không bị đánh giá bởi thứ gì khác ngoài trái tim của họ, nơi mà tất cả chúng ta có thể sống bình yên. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà di truyền học thực vật. Tôi nghiên cứu những loại gen giúp thực vật kháng bệnh và chống chịu áp lực. Trong những năm gần đây, hàng triệu người khắp nơi trên thế giới bắt đầu tin rằng biến đổi gen là thứ gì đó độc ác. Hôm nay, tôi sẽ trình bày một cách nhìn khác. Trước hết, tôi xin giới thiệu chồng tôi, Raoul. Ông ấy là một nông dân sản xuất hữu cơ. Trên trang trại của mình, ông trồng nhiều loại cây khác nhau. Đây là một trong nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp sinh thái ông áp dụng để giữ trang trại của mình phát triển tốt. Hãy nghĩ đến một vài phản ứng của chúng ta: "Thật à? Một người nông dân sản xuất hữu cơ và một nhà di truyền học? Hai người có thống nhất được điều gì không?" Ồ, chúng tôi có thể, và không có gì khó, bởi chúng tôi có cùng một mục đích. Chúng tôi muốn cung cấp dinh dưỡng cho dân số ngày càng tăng mà không phá hoại môi trường thêm nữa. Tôi tin rằng đây là thách thức lớn nhất đối với thời đại của chúng ta. Biến đổi gen không còn mới mẻ nữa; hầu hết những gì chúng ta ăn đều được biến đổi gen bằng cách nào đó. Tôi xin đưa ra một số ví dụ. Ở bên trái là hình ảnh tổ tiên của giống ngô hiện nay. Quý vị có thể thấy duy nhất một dải hạt được bọc bởi một lớp vỏ cứng. Trừ khi quý vị có một cây búa, còn cỏ dại thôi thì không đủ để tạo thành ngô. Bây giờ, xin mời xem tổ tiên của loài chuối. Quý vị có thể thấy những hạt lớn. Và những cây cải Bruxen kém hấp dẫn, và cây cà tím, tuyệt đẹp. Để tạo ra những biến thể này, những người nhân giống đã dùng nhiều kỹ thuật gen khác nhau mỗi năm. Một vài người thực sự sáng tạo, thí dụ ghép hai loài riêng biệt với nhau sử dụng phương pháp ghép cành để tạo ra loài nửa cà chua nửa khoai tây này. Những người nhân giống cũng sử dụng các kỹ thuật gen khác, chẳng hạn như đột biến ngẫu nhiên, gây ra những đột biến không điển hình ở cây. Lúa làm ra loại ngũ cốc mà nhiều người trong chúng ta cho em bé ăn đã được sản xuất nhờ phương pháp này. Ngày nay, những người nhân giống thậm chí có nhiều lựa chọn hơn. Một vài trong số đó đặc biệt chính xác. Tôi muốn cho quý vị thấy một vài ví dụ từ chính công việc của tôi. Tôi nghiên cứu lúa gạo, lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới. Mỗi năm, 40% vụ mùa có tiềm năng thu hoạch lại bị mất do sâu và bệnh hại. Vì lý do này, người nông dân trồng những giống lúa mang gen kháng sâu bệnh. Phương pháp này đã được áp dụng gần 100 năm nay. Thế nhưng, khi tôi bắt đầu học cao học, không ai biết về những loại gen này. Chỉ đến những năm 1990 các nhà khoa học cuối cùng mới khám phá ra cơ sở di truyền học của tính kháng. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi phân lập 1 gen kháng 1 bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn ở châu Á và Châu Phi. Chúng tôi thấy rằng có thể cấy gen vào một một giống lúa thông thường dễ nhiễm bệnh, và quý vị có thể thấy hai chiếc lá ở phía dưới đây có khả năng kháng bệnh cao. Vào cùng tháng phòng thí nghiệm của tôi công bố phát hiện về gen miễn dịch ở lúa, một người bạn và cũng là đồng nghiệp, Dave Mackill ghé qua văn phòng của tôi. Ông tiết lộ, "70 triệu người nông dân đang gặp khó khăn với việc trồng lúa." Đó là bởi đồng của họ bị ngập và những người nông dân trồng lúa này đang sống với ít hơn 2$ một ngày. Mặc dù lúa phát triển tốt ở điều kiện nước đứng, hầu hết các giống lúa sẽ chết nếu chúng bị ngập trong hơn ba ngày. Lũ lụt được dự tính ngày càng khó giải quyết khi khí hậu thay đổi. Ông ấy nói với tôi rằng cậu nghiên cứu sinh Kenong Xu và mình đang nghiên cứu một giống lúa cổ có một đặc tính tuyệt vời. Nó có thể chịu được hai tuần ngập úng hoàn toàn. Ông ấy hỏi liệu tôi có sẵn lòng giúp họ phân lập loại gen này không. Tôi đồng ý -- Tôi đã rất vui, bởi tôi biết nếu thành công, chúng tôi có thể giúp được hàng triệu người nông dân trồng lúa thậm chí khi cánh đồng của họ đã bị ngập nước. Kenong mất 10 năm để tìm ra loại gen này. Rồi một ngày, cậu ấy bảo, "Hãy đến xem thí nghiệm đi. Chị phải xem nó." Tôi đã đến nhà kính và thấy giống lúa thường bị ngập trong 18 ngày đã chết, nhưng giống lúa mà chúng tôi đã cấy vào một loại gen mới chúng tôi đã khám phá ra, gọi là Sub1, thì còn sống. Kenong và tôi đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi chỉ một gen duy nhất mà có ảnh hưởng lớn đến vậy. Nhưng đây mới chỉ là một thí nghiệm trong nhà kính. Nó có xảy ra ở ngoài đồng không? Bây giờ, tôi sẽ cho quý vị xem đoạn phim quay trong bốn tháng tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Những người nhân giống ở đó đã phát triển một giống lúa mang gen Sub1 sử dụng một kỹ thuật gen khác gọi là nhân giống chuẩn xác. Bên trái, quý vị có thể thấy giống Sub1, và bên phải là giống thường. Cả hai giống ban đầu đều phát triển rất tốt, nhưng sau đó cánh đồng bị ngập trong suốt 17 ngày. Quý vị có thể thấy giống Sub1 vẫn tươi tốt. Trên thực tế, nó cho lượng thóc gấp 3,5 lần so với giống thường. Tôi rất thích đoạn phim này bởi nó cho thấy vai trò của di truyền học thực vật đối với người nông dân. Năm ngoái, với sự giúp đỡ của Quỹ Bill & Melinda Gates, 3,5 triệu nông dân đã trồng giống lúa Sub1. (Vỗ tay) Cảm ơn. Bây giờ, nhiều người không còn phản đối biến đổi gen khi nói đến việc chuyển gen lúa, gen ở các cây lúa, hoặc thậm chí khi nói đến ghép các loài với nhau bằng ghép cành hoặc biến đổi ngẫu nhiên. Nhưng khi nói đến việc lấy gen từ virus và vi khuẩn và cấy chúng vào trong cây, thì nhiều người lại thốt lên rằng, "Ghê quá!" Tại sao họ lại làm vậy? Lý do là đôi khi đó là công nghệ rẻ nhất, an toàn nhất, và hiệu quả nhất để tăng cường an ninh lương thực và thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững. Tôi sẽ đưa ra ba ví dụ. Đầu tiên, hãy nhìn vào quả đu đủ sau. Nó ngon, phải không? Nhưng bây giờ, hãy nhìn quả đu đủ này. Quả đu đủ này bị nhiễm bệnh đốm vòng. Vào những năm 1950, loại virus này gần như đã xóa sổ toàn bộ sản lượng đu đủ trên đảo Oahu ở Hawaii. Nhiều người nghĩ rằng đu đủ Hawaii đã bị diệt vong, nhưng sau đó, một người dân địa phương ở Hawaii, một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật tên là Dennis Gonsalves, quyết định cố gắng chống lại loại bệnh này sử dụng công nghệ gen. Ông lấy một đoạn ADN ở virus và cấy nó vào bộ gen đu đủ. Việc này giống như một người được tiêm chủng vậy. Giờ hãy nhìn vào cánh đồng thử nghiệm của ông ấy. Quý vị có thể thấy giống đu đủ đã được biến đổi gen ở trung tâm. Nó miễn dịch với bệnh lây nhiễm. Giống đu đủ thường ở xung quanh thì bị nhiễm virus nặng nề. Thí nghiệm tiên phong của Dennis đã giải cứu ngành công nghiệp đu đủ. Ngày nay, tức 20 năm sau đó, vẫn không có phương pháp nào khác khống chế bệnh này. Không có phương pháp hữu cơ. Không có phương pháp thông thường. 80% đu đủ Hawaii được biến đổi gen. Một vài người trong quý vị có thể cảm thấy hơi buồn nôn khi có gen virus trong đồ ăn, nhưng hãy cân nhắc điều này: Đu đủ biến đổi gen chỉ mang một lượng nhỏ vết tích virus. Nếu quý vị cắn một miếng đu đủ hữu cơ hay đu đủ thường bị nhiễm virus, tức là quý vị đang nhai hơn gấp 10 lần lượng protein virus. Bây giờ, xin mời nhìn vào loại sâu ăn quả cà tím này. Màu nâu mà quý vị thấy là phân, thứ được thải ra từ phần sau của côn trùng. Để khống chế loại sâu hại nghiêm trọng này, loại có thể tàn phá toàn bộ vụ mùa cà tím ở Băng-la-đét, Người nông dân ở Băng-la-đét phun thuốc trừ sâu hai đến ba lần một tuần, thi thoảng hai lần một ngày, khi mật độ sâu hại cao. Nhưng ta biết một số loại thuốc trừ sâu rất có hại cho sức khỏe con người, nhất là khi những người nông dân và gia đình của họ không có đủ biện pháp bảo vệ thích hợp, như những đứa trẻ này chẳng hạn. Ở các nước kém phát triển, ước tính có 300 000 người chết mỗi năm do lạm dụng và tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ở Cornell và Băng-la-đét đã quyết định chống lại loại bệnh này sử dụng một kỹ thuật gen được phát triển bằng một phương pháp canh tác hữu cơ. Nông dân sản xuất hữu cơ như chồng tôi, phun một loại thuốc trừ sâu gọi là Bt, thuốc dựa trên một loại vi khuẩn. Loại thuốc trừ sâu này rất đặc trưng đối với sâu bướm, và thực tế là, nó không gây độc hại cho người, cá và chim. Nó ít độc hơn cả muối tinh. Nhưng phương pháp này không mang lại hiệu quả ở Băng-la-đét. Đó là bởi những bình phun thuốc trừ sâu này rất khó tìm, chúng đắt, và không ngăn được côn trùng xâm nhập vào cây. Ở phương pháp di truyền này, các nhà khoa học cắt gen từ vi khuẩn và cấy trực tiếp vào bộ gen cà tím. Liệu phương pháp này có giúp giảm bớt việc phun thuốc trừ sâu ở Băng-la-đét? Chắc chắn rồi. Mùa trước, những người nông dân kể rằng họ có thể hạn chế 1 lượng lớn thuốc trừ sâu, gần như xuống đến 0. Họ có thể thu hoạch và trồng lại cho mùa sau. Tôi đã đưa ra một vài ví dụ về cách công nghệ gen có thể được dùng để chống lại sâu và bệnh hại và giảm lượng thuốc trừ sâu. Ví dụ cuối cùng của tôi là trường hợp công nghệ gen có thể được áp dụng để giảm suy dinh dưỡng Ở các nước kém phát triển, 500 000 đứa trẻ bị mù mỗi năm do thiếu vitamin A. Hơn một nửa sẽ chết. Vì lí do này, các nhà khoa học được hỗ trợ bởi Quỹ Rockefeller đã biến đổi gen một loại gạo vàng để sản xuất beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Chất này tương tự với sắc tố chúng ta tìm thấy ở cà rốt. Những nhà nghiên cứu ước tính rằng chỉ cần một bát gạo vàng mỗi ngày sẽ cứu được sự sống của hàng nghìn đứa trẻ. Nhưng gạo vàng bị cho là độc hại bởi những người vận động phản đối biến đổi gen. Chỉ năm ngoái thôi, những người vận động đã đột nhập và phá một cánh đồng thử nghiệm ở Phi-líp-pin. Khi tôi nghe về vụ tàn phá này, tôi tự hỏi liệu họ có biết rằng họ đang tàn phá nhiều hơn một dự án nghiên cứu khoa học, rằng họ đang phá hủy loại thuốc mà những đứa trẻ rất cần để cứu lấy thị lực và cuộc sống của chúng. Một vài người bạn và gia đình tôi vẫn lo lắng rằng: Làm sao tôi biết được gen trong thực phẩm an toàn để ăn? Tôi giải thích về công nghệ gen, quá trình chuyển gen giữa các loài, đã được áp dụng trong hơn 40 năm qua ở rượu, thuốc, cây trồng, pho-mát. Trong quãng thời gian đó, không có trường hợp nào gây nguy hại tới sức khỏe con người hay môi trường. Nhưng xin lưu ý là, tôi không yêu cầu quý vị tin tôi. Khoa học không phải là vấn đề niềm tin. Ý kiến của tôi không quan trọng. Hãy nhìn vào những bằng chứng. Sau 20 năm nghiên cứu tỉ mỉ và được góp ý thẳng thắn bởi hàng nghìn nhà khoa học độc lập, mọi tổ chức khoa học lớn trên thế giới đã kết luận rằng các loại cây trồng hiện có trên thị trường an toàn để ăn và quy trình công nghệ gen thì không nguy hiểm hơn những phương pháp biến đổi gen cũ. Đây chính xác cũng là những tổ chức chúng ta tin tưởng khi nói đến những vấn đề khoa học quan trọng khác như biến đổi khí hậu toàn cầu hay sự an toàn của vắc-xin. Raoul và tôi tin rằng, thay vì lo lắng về những loại gen trong thức ăn của chúng ta, chúng ta nên tập trung vào cách giúp trẻ em lớn lên khỏe mạnh. Chúng ta phải tự hỏi liệu người nông dân ở vùng nông thôn có được mùa không, và liệu mọi người có đủ khả năng mua thực phẩm không. Chúng ta phải cố gắng giảm thiểu suy thoái môi trường. Điều khiến tôi sợ nhất về những tranh cãi nảy lửa và thông tin sai lệch về di truyền học thực vật đó là những người nghèo nhất nhưng cần công nghệ nhất có thể bị xa lánh vì những nỗi sợ và định kiến mơ hồ của những người được ăn đầy đủ. Chúng ta có một thách thức rất lớn phía trước. Hãy đón nhận sự cách tân trong khoa học và áp dụng nó. Trách nhiệm của chúng ta là làm mọi thứ có thể để giúp giảm bớt những đau khổ của con người và bảo vệ môi trường. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Chris Anderson: Lập luận rất mạnh mẽ. Những người phản đối sinh vật biến đổi gen, theo tôi hiểu, thì mấu chối đến từ hai thứ. Một là, sự phức tạp và hậu quả ngoài ý muốn. Thiên nhiên là bộ máy vô cùng phức tạp. Nếu chúng ta sử dụng những gen mới chúng ta đã tạo ra này, mà chưa được thử thách bởi nhiều năm tiến hóa, và chúng bắt đầu bị lẫn lộn với những gì đang được sử dụng, điều đó không gây ra những tai biến hay vấn đề gì chứ, nhất là khi có sự can thiệp của mục đích thương mại mà một số công ty phải đáp ứng? Điều đáng lo sợ là những mục đích đó đồng nghĩa với việc quyết định không được đưa ra trên cơ sở khoa học thuần túy, và thậm chí nếu như vậy, thì sẽ có những hậu quả ngoài ý muốn. Làm thế nào chúng ta biết được không có nguy cơ lớn nào sau vài hậu quả như thế? Thường những tác động của chúng ta với thiên nhiên đều để lại những hậu quả lớn, ngoài ý muốn và những phản ứng dây chuyền. Pamela Ronald: Vâng, vậy thì về khía cạnh thương mại, một điều rất quan trọng cần phải hiểu đó là, ở các nước phát triển, như nông dân ở Hoa Kì, hầu hết tất cả, dù sản xuất hữu cơ hay sản xuất thường, đều mua hạt giống từ các công ty hạt giống. Vì vậy chắc chắn có lợi ích thương mại khi bán nhiều hạt giống, nhưng hy vọng là họ bán hạt giống mà nông dân muốn mua. Điều này thì khác ở những nước kém phát triển. Nông dân ở đó không có đủ tiền mua hạt giống. Những hạt giống này không được bán. Chúng đang được phân phối miễn phí qua các nhóm chứng nhận truyền thống, vậy nên điều rất quan trọng ở các nước kém phát triển là hạt giống nên sẵn có miễn phí. CA: Vài người sẽ không cho rằng đây thực chất là một phần âm mưu chứ? Đây là chiến lược heroin. Bạn gieo hạt giống, mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài việc gắn liền với những hạt giống này mãi sao? PR: Chắc chắn là có nhiều thuyết âm mưu, nhưng việc này không giống như vậy. Ví dụ, hạt giống được phân phối, lúa chịu ngập, loại này được phân phối miễn phí thông qua các cơ quan chứng nhận hạt giống ở Ấn Độ và Băng-la-đét, vì vậy không có lợi ích thương mại nào cả. Gạo vàng được phát triển với sự trợ giúp của Quỹ Rockefeller. Một lần nữa, nó được phân phối miễn phí. Không có lợi nhuận thương mại trong trường hợp này. Và bây giờ để giải quyết các câu hỏi khác của quý vị về pha trộn gen, không có những hậu quả ngoài ý muốn chứ? Chắc chắn – mỗi lần chúng ta làm gì đó khác biệt, sẽ có hậu quả không mong đợi, nhưng 1 trong những điều tôi muốn nói đó là chúng ta đang làm những việc điên rồ với thực vật, gây đột biến bằng phóng xạ hay đột biến hóa học. Việc này gây ra hàng nghìn đột biến không điển hình, và đây thậm chí lại là nguy cơ để lại hậu quả ngoài ý muốn cao hơn nhiều phương pháp hiện đại. Và do đó việc không sử dụng thuật ngữ “sinh vật biến đổi gen” thực sự quan trọng bởi nó không mang ý nghĩa khoa học. Tôi cảm thấy rât quan trọng khi nói về một loài cây cụ thể và một sản phẩm cụ thể, và nghĩ đến nhu cầu của người tiêu dùng. CA: Vậy một phần những gì đang diễn ra đó là việc có một suy nghĩ kiểu mẫu ở nhiều người rằng thiên nhiên là thiên nhiên, tinh khiết và hoang sơ, và gắn liền với nó là Frankenstein. Nó đang khiến một vài thứ tinh khiết trở nên nguy hiểm bằng cách nào đó, và tôi nghĩ bà đang ám chỉ rằng toàn bộ suy nghĩ đó chỉ là hiểu lầm về thiên nhiên. Thiên nhiên nên là sự ảnh hưởng lộn xộn lẫn nhau của những thay đổi về gen đang luôn luôn diễn ra. PR: Điều đó hoàn toàn đúng, và không có gì là thực phẩm thuần. Ý tôi là, quý vị không thể phun thuốc trừ sâu lên cà tím hay không biến đổi gen nó, mà sau đó lại phải ăn chất thải của côn trùng. Vậy là không còn chút sạch sẽ nào cả. CA: Pam Ronald, cảm ơn bà. Lí luận rất chặt chẽ. (Vỗ tay) Isadora Duncan -- (Tiếng nhạc) -- - người phụ nữ chân dài, ngây ngô đến từ San Francisco, Cô thấy mệt mỏi và muốn đi khỏi đây Isadora đã từng nổi tiếng khoảng năm 1980 vì đã treo lên tấm rèm xanh, và cô ấy đã đứng tay thì đặt lên bụng rồi chờ đợi, lại chờ đợi, rồi sau đó bước đi. (Tiếng nhạc) Josh và tôi và Somi gọi tác phẩm này là "Cái vòng đỏ và tấm rèm xanh." Cái vòng đỏ. Tấm rèm xanh. Nhưng, Đây không phải là hồi bắt đầu thế kỷ 20. đây là 1 buổi sáng ở Vancouver năm 2015. (Tiếng nhạc) (Tiếng hát) Thôi mà Josh! (Tiếng nhạc) (Tiếng hát) Đi thôi! Chúng ta tới nơi chưa? Tôi không nghĩ vậy. Ừ! (Tiếng nhạc) Mấy giờ rồi? (Tiếng nhạc) Tụi mình đang ở đâu? Josh ơi. Somi ơi. Bill T ơi. Josh ơi. Somi ơi. Bill T ơi. (Tiếng vỗ tay) Ừ, ừ! Tôi làm việc với một nhóm các nhà toán học, triết học, khoa học máy tính; chúng tôi ngồi lại với nhau, nghĩ về tương lai của trí thông minh nhân tạo, cùng vài điều khác nữa. Vài người cho rằng những điều này chỉ có trong khoa học viễn tưởng, không thực tế, điên khùng. Nhưng tôi muốn nói rằng Được rồi, hãy nhìn vào tình trạng con người hiện nay. (Cười) Đây là cách mọi thứ vẫn diễn ra Nhưng nếu chúng ta nghĩ về nó, chúng ta thực chất chỉ là những vị khách mới đặt chân đến hành tinh này loài người. Thử nghĩ xem, nếu Trái đất hình thành 1 năm trước thì loài người mới xuất hiện được 10 phút. Và kỷ nguyên công nghiệp bắt đầu 2 giây trước. Một cách nhìn nhận khác về điều này là GDP của thế giới trong 10.000 năm qua, Thực ra, tôi đã gặp khó khăn khi tìm cách mô tả nó cho bạn dưới dạng biểu đồ Trông giống như thế này. (Cười) Với điều kiện bình thường, trông nó kỳ lạ thật. Tôi chắc chắn rằng không ai muốn ngồi trên đó. (Cười) Hãy tự hỏi, điều gì là nguyên nhân của sự dị thường này? Có người sẽ nói rằng đó là do công nghệ. Đúng vậy, công nghệ được tích luỹ trong suốt lịch sử loài người, và hiện tại, công nghệ đã phát triển với tốc độ cực nhanh. đó là nguyên nhân gần nhất, là lý do tại sao hiện nay chúng ta lại sản xuất hiệu quả như thế Nhưng tôi muốn nhìn kỹ hơn vào quá khứ để tìm nguyên nhân sâu xa. Hãy nhìn vào 2 "quý ông" rất rất khác biệt này Đây là Kanzi, chú tinh tinh hiểu được 200 thẻ từ vựng, quả là một thành tích đáng kinh ngạc. Và Ed Witten, người phát động cách mạng siêu dây lần 2. Nếu kiểm tra kỹ càng, đây là điều chúng ta tìm thấy; Cơ bản là như nhau. Của người thì lớn hơn một chút. Có thể cũng có vài thủ thuật, trong cách nó được tạo ra. Những khác biệt vô hình này có thể không quá phức tạp, tuy nhiên, bởi vì chúng ta mới qua 250.000 thế hệ kể từ vị tổ tiên chung cuối cùng Chúng ta biết rằng những cơ chế phức tạp đều mất 1 thời gian dài để tiến hóa Vì vây, nhiều thay đổi tương đối nhỏ tạo ra sự khác biệt giữa Kanzi và Witten, giữa những nhánh cây dễ gãy và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Vì thế, điều này sau đó trở nên khá rõ ràng rằng những điều chúng ta từng đạt được và tất cả những gì ta quan tâm phụ thuộc chủ yếu vào vài thay đổi tương đối nhỏ làm nên trí óc con người Và tất nhiên, kết quả tất yếu là bất kỳ những thay đổi xa hơn mà có thể thay đổi đáng kể nền tảng suy nghĩ có thể mang tới những kết quả tiềm năng rất lớn Vài đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiếp cận rất gần với điều có thể tạo ra thay đổi sâu sắc trong nền tảng ấy Và đó là siêu trí tuệ nhân tạo Trí thông minh nhân tạo từng được dùng để đưa những chỉ thị vào máy tính (hộp) Bạn sẽ có những nhà lập trình có thể cần cù tạo ra những vật dụng có hiểu biết Ta xây dựng những hệ thống chuyên gia này và chúng khá là hữu dụng cho vài mục đích; chúng cũng rất dễ vỡ, bạn không thể cạo gỉ cho chúng Về cơ bản, đầu vào thế nào thì đầu ra như thế Nhưng kể từ đó, một sự thay đổi mô hình đã diễn ra , trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Giờ đây, hoạt động này chỉ xoay quanh việc học của máy tính Vì vậy thay vì tạo ra những tính năng và mô tả có hiểu biết một cách thủ công, chúng ta tạo ra các thuật toán có thể học hỏi, thường là từ các dữ liệu tri giác thô Cơ bản là những gì mà trẻ sơ sinh thực hiện. Kết quả, ta tạo ra trí thông minh nhân tạo không bị bó buộc trong 1 phạm vi -- hệ thống đó cũng có thể học cách dịch bất kỳ cặp ngôn ngữ nào, có thể học cách chơi bất kỳ trò chơi máy tính nào trên bảng điều khiển Atari Giờ đây, tất nhiên, trí thông minh nhân tạo vẫn chưa gần với khả năng học tập và lên kế hoạch mạnh mẽ và đa lĩnh vực mà con người có Vỏ não vẫn có vài mẹo toán học mà chúng ta vẫn chưa biết làm sao để tạo ra bằng máy móc Vì thế, câu hỏi đặt ra là chúng ta còn bao lâu nữa thì mới có thể bắt kịp những mẹo này? Vài năm trước, chúng tôi đã có 1cuộc khảo sát vài chuyên gia thế giới về AI để xem họ nghĩ gì, và 1 trong những điều chúng tôi hỏi là "Bạn nghĩ xem, vào năm nào thì sẽ có khả năng 50% chúng ta đạt được trí thông minh nhân tạo ở cấp độ con người?" Cấp độ con người mà chúng tôi nói đến ở đây là khả năng thực hiện gần như mọi việc, ít nhất là như 1 người lớn, tức là, cấp độ con người thực thụ, chứ không chỉ giới hạn trong vài lĩnh vực. Và câu trả lời trung bình là năm 2040 hoặc 2050 tùy thuộc chính xác vào nhóm chuyên gia mà chúng tôi hỏi. Việc đó có thể xảy ra, sớm hơn, hoặc muộn hơn rất nhiều, sự thật là, chẳng ai chắc chắn cả. Điều mà chúng tôi biết chắc là giới hạn cao nhất cho việc xử lý thông tin trong 1 nền tảng máy móc nằm rất xa ngoài những giới hạn trong mô sinh học. Điều này liên quan tới vật lý. Một nơ-ron sinh học dẫn truyền, chẳng hạn, ở 200 Hz, 200 lần/ giây Nhưng thậm chí 1 bóng bán dẫn ngày nay vận hành với đơn vị Gigahertz Nơ-ron truyền chậm rãi trong sợi trục thần kinh, với vận tốc cao nhất là 100 m/s Nhưng trong máy tính, các tín hiệu có thể đi với vận tốc ánh sáng Cũng có giới hạn về kích cỡ, não người thì phải vừa hộp sọ, nhưng máy tính thì có thể to cỡ nhà kho hoặc hơn Vì thế, tiềm năng của siêu trí tuệ nằm im lìm trong vật chất, giống như quyền năng của nguyên tử nằm im lìm xuyên suốt lịch sử loài người, kiên nhẫn đợi chờ cho tới tận năm 1945. Ở thế kỷ này, các nhà khoa học có thể học cách thức tỉnh năng lực của trí tuệ nhân tạo. Và tôi nghĩ từ đó chúng ta có thể thấy một cuộc bùng nổ trí tuệ. Giờ đây, hầu hết mọi người, khi nghĩ về trí khôn và sự ngu ngốc, Với tôi, điều đó giống như thế này. Ở một đầu là làng người ngốc, và xa tít phía đối diện, ở đầu bên kia chúng ta có Ed Witten, Albert Einstein, hay bất kỳ guru ưa thích nào của bạn. Nhưng tôi nghĩ rằng từ quan điểm của trí thông minh nhân tạo, viễn cảnh thực sự thực ra trông lại giống như thế này: AI bắt đầu tại đây, từ chỗ không có gì, và rồi, sau rất, rất nhiều năm nỗ lực vất vả, có thể chúng ta rồi sẽ đến với điểm mà trí tuệ nhân tạo ở mức độ loài chuột, một thứ có thể vượt qua những môi trường hỗn loạn giống như một chú chuột vậy. Và rồi, sau rất rất rất nhiều năm lao động vất vả, đầu tư rất nhiều tiền của, có thể cuối cùng chúng ta sẽ có được AI ở mức độ tinh tinh. Và rồi, lại sau nhiều năm nữa với rất nhiều, rất nhiều nỗ lực, chúng ta sẽ tạo ra được trí tuệ nhân tạo như của kẻ ngốc. Và một vài tháng sau đó, chúng ta sẽ vượt qua Ed Witten. Con tàu này không dừng lại tại trạm Con người. Thay vào đó, từ đây nó vẫn tiến về phía trước. Điều này có ẩn ý sâu sắc, đặc biệt là khi nhắc tới những câu hỏi về quyền lực. Ví dụ, loài tinh tinh rất khỏe -- về cân nặng, 1 chú tinh tinh khỏe gấp đôi 1 người cân đối. Thế nhưng, số phận của Kanzi và những người bạn của nó phụ thuộc nhiều vào điều loài người chúng ta làm hơn là điều mà tinh tinh làm. Một khi đã có siêu trí tuệ, số phận loài người có thể phụ thuộc vào điều mà siêu trí tuệ sẽ làm. Hãy nghĩ về điều đó: Trí thông minh nhân tạo là phát kiến cuối cùng mà con người cần tạo ra. Khi đó, máy móc sẽ sáng tạo giỏi hơn chúng ta, và chúng làm điều đó ở thang thời gian số. Điều này về cơ bản là một lăng kính về tương lai. Nghĩ về tất cả những công nghệ điên rồ mà bạn có thể tưởng tượng ra có thể con người sẽ phát triển trong toàn bộ thời gian: làm chậm lão hóa, sinh sống trên vũ trụ, những nanobot tự sao chép hay upload trí óc chúng ta vào máy tính, tất cả những điều có trong tiểu thuyết viễn tưởng tuy nhiên lại không nhất quán với các luật vật lý. Tất cả những siêu máy tính này có thể phát triển, có lẽ là khá nhanh chóng. Giờ, 1 siêu trí tuệ với độ trưởng thành công nghệ như thế có thể cực kỳ mạnh mẽ, và ít nhất ở vài trường hợp, nó có thể đạt được điều nó muốn. Chúng ta rồi sẽ có 1 tương lai có thể được định hình theo ưu tiên của A.I này. Giờ, câu hỏi hay đặt ra ở đây là, những ưu tiên đó là gì? Ở đây, mọi thứ trở nên rắc rối hơn. Để tìm hiểu điều này, trước hết, chúng ta phải tránh việc nhân cách hóa. Điều đó thật nực cười bởi vì mọi bài viết trên mặt báo về tương lai của trí thông minh nhân tạo đều đưa ra tình huống thế này: Vì thế, tôi nghĩ điều chúng ta cần làm là tiếp nhận vấn đề 1 cách trừu tượng hơn, không rõ ràng và hoành tráng như những cảnh tượng trên Hollywood. Chúng ta cần nghĩ về trí thông minh như 1 quá trình tối ưu hóa, một quá trình giúp định hướng tương lai vào 1 bộ những cấu hình nhất định. Siêu trí tuệ là quá trình tối ưu hóa thực sự mạnh mẽ. Nó có tài đặc biệt trong việc dùng những phương tiện sẵn có để đạt được trạng thái mà ở đó mục tiêu của nó được thực hiện. Có nghĩa là, không cần thiết phải có sự liên hệ giữa trở nên cực kỳ thông minh và có 1 mục tiêu mà con người có thể thấy là đáng giá hoặc ý nghĩa. Giả sử, chúng ta cho trí tuệ nhân tạo mục tiêu là làm cho con người cười. Khi AI còn yếu, nó sẽ thực hiện các hành động có ích, hài hước khiến chủ nhân của nó mỉm cười. Khi AI trở thành siêu trí tuệ, nó nhận ra rằng có cách hiệu quả hơn nữa để đạt được mục tiêu này: thống trị thế giới và cắm điện cực vào các cơ mặt của con người để tạo ra những nụ cười rạng rỡ, bất biến. Một ví dụ khác, giả sử chúng ta cho AI mục đích giải quyết 1 vấn đề toán học khó khăn. Khi AI trở thành siêu trí tuệ, nó nhận ra rằng cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này là biến đổi hành tinh này thành 1 máy tính khổng lồ để gia tăng khả năng suy nghĩ của nó. Và để ý rằng điều này cho AI 1 lý do thuộc về phương tiện để làm những việc mà chúng ta có thể không đồng ý. Trường hợp này, con người là mối đe dọa, chúng ta có thể ngăn vấn đề toán học đó được giải quyết. Tất nhiên, mọi việc có thể cũng không lầm lạc theo đúng những hướng này; chúng là những ví dụ hư cấu. Nhưng đại ý ở đây thì quan trọng: nếu bạn tạo ra một quá trình tối ưu hóa thực sự quyền lực để cực đại hóa cho mục tiêu x, bạn nên chắc chắn rằng định nghĩa của bạn về x kết hợp chặt chẽ với mọi điều bạn quan tâm tới. Đây cũng là bài học rút ra từ thần thoại sau đây. Vua Midas ước rằng mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Ông chạm vào con gái mình, cô biến thành vàng. Ông chạm vào đồ ăn của mình, chúng biến thành vàng. Điều này có thể trở nên đặc biệt liên quan, không chỉ là 1 ẩn dụ cho lòng tham, mà còn minh họa cho điều sẽ xảy ra nếu bạn tạo ra 1 quá trình tối ưu hóa mạnh mẽ và đưa cho nó những mục tiêu sai nhận thức hoặc không được định rõ. Giờ bạn có thể nói, nếu 1 máy tính bắt đầu cắm điện cực vào mặt con người, chúng ta đơn giản là tắt chúng đi. A, điều này không dễ dàng đến thế nếu chúng ta trở nên phụ thuộc vào máy móc- cũng giống như, làm thế nào để tắt nguồn Internet? B, tại sao tinh tinh không tắt công tắc chuyển sang loài người, hay là người Neanderthals? Ắt hẳn phải có lý do nào đó. Chúng ta có nút tắt, ví dụ, ở ngay đây. (Ho) Bởi lẽ chúng ta là một đối thủ thông minh; chúng ta có thể đoán trước các nguy cơ và lên kế hoạch. Nhưng 1siêu máy tính cũng có thể làm điều tương tự, và nó có thể làm việc đó giỏi hơn chúng ta rất nhiều. Vấn đề là, ở đây chúng ta không nên tự tin rằng mình đã kiểm soát được nó. Và chúng ta có thể cố gắng để công việc của mình dễ dàng hơn bằng cách ví dụ, đặt AI vào 1 chiếc hộp, giống như 1 môi trường phần mềm an toàn, 1 kích thích thực tế ảo mà từ đó nó không thể trốn thoát. Nhưng liệu chúng ta tự tin được bao nhiêu rằng AI không thể tìm ra lỗi kỹ thuật. Cần nhớ rằng, các hacker là con người luôn luôn tìm ra lỗi, Tôi cho là vậy, dù có thể không được tự tin lắm. Vì vậy, chúng ta ngắt cáp cục bộ để tạo ra 1 lỗ hổng không khí, nhưng 1 lần nữa, giống như những hacker thường xuyên vi phạm những lỗ hổng không khí sử dụng mánh khóe xã hội. Bây giờ, như tôi nói, Tôi chắc chắn đâu đó ngoài kia có vài nhân viên được bảo là phải giao nộp chi tiết tài khoản của mình bởi 1 người tự nhận là ở ban công nghệ thông tin. Những tình huống sáng tạo hơn cũng có thể xảy ra, chẳng hạn, nếu bạn là AI, bạn có thể tưởng tượng điện cực xoáy trôn ốc xung quanh mạch nội bộ để tạo ra sóng radio mà bạn có thể dùng để giao tiếp. Hoặc, bạn có thể giả vờ gặp sự cố, và rồi khi lập trình viên mở bạn ra để xem bạn bị làm sao, họ nhìn vào mã nguồn, và Bam! quá trình thao túng sẽ diễn ra. Hoặc nó có thể cung cấp bản thiết kế tới 1 công nghệ thực sự tiện lợi, và khi bạn sử dụng nó, xảy ra vài phản ứng phụ bí mật mà AI đã tính toán từ trước. Tức là, chúng ta không nên tự tin vào khẳ năng của mình để nhốt vị thần gian lận trong chai mãi mãi. Chẳng sớm thì muốn, nó cũng thoát ra. Tôi tin rằng câu trả lời ở đây là tìm ra cách thức tạo 1 AI siêu trí tuệ mà ngay cả khi nó trốn thoát, nó vẫn an toàn bởi vì về cơ bản nó vẫn thuộc phe ta bởi vì hai bên cùng sẻ những giá trị chung. Tôi thấy không còn cách nào khác cho vấn đề khó khăn này. Thật ra tôi khá lạc quan rằng vấn đề này có thể được giải quyết. Chúng ta sẽ không phải viết ra 1 danh sách dài tất cả những gì ta quan tâm, hay tệ hơn, nói ra bằng ngôn ngữ máy tính nào đó như C++ hoặc Python, thế thì còn hơn cả vô vọng. Thay vào đó, chúng ta có thể tạo ra 1 AI sử dụng trí thông minh của mình để học hỏi những gì ta coi trọng, và hệ thống thúc đẩy của nó được xây dựng tức là động lực của nó là theo đuổi các giá trị của ta hay làm các điều mà nó dự đoán ta sẽ chấp thuận. Từ đó chúng ta có thể tận dụng trí thông minh của nó nhiều nhất có thể để giải quyết vấn đề tải giá trị. Điều này có thể xảy ra, và kết quả có thể sẽ rất tốt cho loài người. Nhưng điều đó không tự động xảy ra. Các điều kiện ban đầu cho bùng nổ trí tuệ có thể cần được thiết lập đúng cách nếu chúng ta muốn có 1 cuộc bùng nổ được kiểm soát. Các giá trị mà AI cần hòa hợp với chúng ta, không chỉ trong bối cảnh quen thuộc, nơi ta có thể dễ dàng kiểm tra AI cư xử ra sao, mà còn trong tất cả những hoàn cảnh mới lạ mà AI có thể gặp phải trong tương lai bất định. Và cũng có vài vấn đề đặc biệt cần được giải quyết, sắp xếp: chi tiết cụ thể về lý thuyết ra quyết định làm sao để giải quyết bất định hợp lý, vân vân. Vì thế, những vấn đề kỹ thuật cần giải quyết để mọi thứ diễn ra suôn sẻ trông có vẻ khó khăn -- tuy không khó khăn bằng việc tạo ra 1 AI siêu trí tuệ, nhưng cũng tương đối khó khăn. Đây là nỗi lo: Tạo ra một AI siêu trí tuệ là 1 thử thách thực sự khó khăn. Tạo ra 1 AI siêu trí tuệ an toàn còn liên quan tới vài thử thách nữa. Nguy cơ có người tìm ra cách vượt qua thử thách đầu tiên mà không giải quyết một thử thách khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì vậy tôi nghĩ chúng ta nên tìm ra giải pháp cho vấn đề kiểm soát trước đã, để khi cần thiết ta đã có sẵn giải pháp rồi. Có thể là chúng ta không thể giải quyết trước toàn bộ vấn đề kiểm soát bởi vì có lẽ vài yếu tố chỉ có thể được đặt vào khi bạn biết chi tiết của cấu trúc trong đó nó được thực hiện. Nhưng chúng ta giải quyết vấn đề kiểm soát càng sớm bao nhiêu, thì khả năng quá trình chuyển đổi tới kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo diễn ra càng tốt bấy nhiêu. Vói tôi, điều này giống như 1 điều rất đáng làm và tôi có thể tưởng tượng rằng nếu mọi thứ diễn ra ổn thỏa, rằng con người 1000 năm nữa sẽ nhìn lại thế kỷ này và rất có thể họ sẽ nói rằng điều quan trọng duy nhất chúng ta làm là thực hiện đúng điều này. Cám ơn. (Vỗ tay) Bộ não là một cơ quan tuyệt vời và phức tạp. Và khi rất nhiều người say mê chủ đề này, họ không thể nói với bạn chi tiết về cấu tạo và cách bộ não làm việc vì chúng ta không dạy khoa học thần kinh ở trường. Và một trong những lý do là thiết bị đó rất phức tạp và rất đắt nó chỉ thật sự được thực hành ở các đại học, và viện nghiên cứu lớn. Vì vậy để có thể tìm thông tin về bộ não, bạn thật sự cần phải nỗ lực trong suốt 6 năm rưỡi với vai trò nghiên cứu sinh chỉ để trở thành nhà thần kinh học có quyền sử dụng những công cụ này. Thật đáng buồn là cứ 5 người thì có 1 người, tức là 20% dân số thế giới, bị rối loạn thần kinh. Và không có liệu pháp chữa trị cho những bệnh này. Vì vậy chúng tôi nên làm gì đó để sớm đạt thành tựu hơn trong quá trình giáo dục và dạy sinh viên về thần kinh học để trong tương lai, họ có thể suy nghĩ về việc trở thành nhà nghiên cứu về não bộ. Khi tôi vừa tốt nghiệp, tôi và người bạn cùng phòng thí nghiệm Tim Marzullo, quyết định nếu chúng tôi sử dụng những thiết bị phức tạp này để nghiên cứu về bộ não và làm chúng đơn giản, phù hợp hơn cho tất cả mọi người, dân không chuyên và học sinh trung học, sẽ có thể học và thật sự khám phá thần kinh học. Vì vậy chúng tôi đã làm điều đó. Vài năm trước, chúng tôi thành lập công ty Backyard Brains chúng tôi tự làm thiết bị thần kinh mà tôi cũng có mang đến đây tối nay, và tôi muốn cho mọi người xem một vài thí nghiệm. Các bạn muốn xem chứ? Tôi cần một tình nguyện viên. Bạn bên phải trước -- bạn tên gì? (vỗ tay) Sam Kelly: Sam Greg Gage: Sam, tôi sẽ ghi lại hoạt động não bộ của bạn. Trước đây bạn đã từng làm chưa? SK: chưa. GG: Bạn đưa tay ra, xăn tay áo lên một chút, Tôi sẽ đặt các điện cực trên tay bạn, và có lẽ bạn đang tự hỏi, tôi vừa nói ghi nhận lại hoạt động não bộ, vậy tôi đang làm gì với tay bạn? Bạn đang có khoảng 80 tỷ tế bào thần kinh trong não Chúng đang gửi tín hiệu điện qua lại, và những tín hiệu hóa học. Nhưng vài tế bào thần kinh ở đây vùng vỏ não vận động sẽ chuyển tín hiệu xuống khi bạn cử động cánh tay như thế này. Chúng sẽ đi xuống ngang qua thể chai, xuống tủy sống đến tế bào thần kinh vận động thấp hơn thoát ra cơ bắp ở đây, và việc phóng điện sẽ được thực hiện bởi những điện cực ở đây và chúng ta có thể nghe thấy chính xác những gì não bộ sắp thực hiện. Vì vậy tôi sẽ bật lên trong một giây Có bao giờ bạn nghe tiếng của não bộ như thế nào? SK: Chưa. GG: Hãy thử đi. Co lên và siết chặt bàn tay. (tiếng ồn ào) Cái mà chúng ta đang nghe, là những đơn vị vận động xảy ra tại đây. Hãy xem chúng Tôi sẽ đứng ở đây, Tôi sẽ mở ứng dụng của chúng tôi ở đây. Giờ tôi muốn bạn siết tay lại. (Tiếng ồn ào) Ngay tại đây, những đơn vị vận động đang chuyển động từ tủy sống của cô ấy đến cơ bắp ở đây, và khi cô ấy siết tay, bạn thấy những dòng điện đang chuyển động ở đây Bạn thậm chí có thể chạm vào đây và cố gắng để xem. Cố gắng tiếp tục làm mạnh hơn. Có ai nào muốn thấy nhiều hơn? (Vỗ tay) Thật thú vị nhưng để hấp dẫn hơn. Tôi cần thêm một tình nguyện viên. Bạn tên gì? Miguel Goncalves: Miguel. GG: Miguel, đúng rồi. Bạn sẽ đứng ngay đây. Khi bạn đưa cánh tay như thế này, não bạn sẽ gửi tín hiệu xuống cơ bắp của bạn ở đây. Tôi muốn bạn cũng cử động cánh tay Não bạn sẽ truyền tín hiệu xuống các cơ bắp. Nó chỉ ra rằng có dây thần kinh ở đây chạy lên đây và kích thích các dây thần kinh cho 3 ngón tay, nó nằm khá sát với da nên chúng ta có thể mô phỏng rằng chúng ta có thể để sao chép tín hiệu từ não bộ để điều khiển tay của bạn và tiêm nó vào tay bạn, và tay bạn sẽ chuyển động khi não bạn điều khiển. Cô ấy sẽ lấy mất sự kiểm soát của bạn và bạn không thể điều khiển cánh tay này. Bạn sẽ thử với tôi chứ? (Tiếng cười) Tôi sẽ tìm dây thần kinh trụ của bạn, nó chỉ ở đâu đó quanh đây. Bạn không biết bạn đang thử cái gì khi mà bạn lên đây. Bây giờ tôi sẽ đi ra và chúng ta sẽ cắm nó vào Được rồi, Sam, tôi cần bạn siết tay lại lần nữa. Lặp lại lần nữa. Đúng rồi. Bây giờ tôi sẽ treo bạn lên đây để bạn có thể cảm nhận được - Trước tiên, bạn sẽ cảm thấy một chút kỳ lạ sẽ giống như là một -- (Tiếng cười) Bạn biết không, khi bạn mất tự chủ và ai đó điều khiển bạn sẽ có chút lạ lẫm. Bây giờ tôi muốn bạn thả lỏng cánh tay. Sam, bạn làm cùng tôi chứ? Bạn sẽ siết tay lại. Tôi sẽ bật nó lên, hãy siết tay lại. Bây giờ, bạn đã sẵn sàng chưa, Miguel? MG: tôi đã sẵn sàng. GG: tôi đã bật nó lên, tiếp tục co tay bạn lại. Bạn có cảm thấy gì lạ không? MG: Không. GG: Ừ, làm lại nha? MG: một chút thôi. GG: một chút hả? (Tiếng cười) Hãy thả lỏng. và thử lại lần nữa. (Tiếng cười) Tốt lắm, tốt lắm. Thả lỏng đi, thử lại lần nữa. Đúng rồi, đúng vậy rồi. não bạn điều khiển tay bạn và cả tay của anh kia nữa. tiếp tục và làm lại thêm một lần nữa. Đúng rồi, làm tốt lắm. (Tiếng cười) Vậy bây giờ, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi điều khiển bàn tay bạn? Hãy thả lỏng bàn tay bạn đi. Điều gì xảy ra? Không có gì cả. Tại sao không? Vì não bộ phải làm điều đó Bạn thử lại đi. Đúng rồi, tốt lắm. Cám ơn các bạn vì đã làm rất tốt. Đây là những gì xảy ra trên thế giới -- điện sinh lý! Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc cách mạng thần kinh học này. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bạn có thể không nhận ra điều này, trong cơ thể bạn số vi khuẩn còn nhiều hơn số ngôi sao trên dãy ngân hà. Thế giới vi khuẩn tuyệt vời này ở bên trong chúng ta là một phần không thể thiếu của sức khỏe, và công nghệ đang phát triển nhanh chóng ngày nay chúng ta có thể lập trình vi khuẩn như lập trình máy tính. Bây giờ, biểu đồ mà bạn thấy ở đây, tôi biết nó trông giống cách chơi vài môn thể thao, nhưng nó thực sự là bản chương trình vi khuẩn đầu tiên tôi phát triển. Như việc viết phần mềm, chúng tôi có thể in và viết DNA trong những thuật toán và chương trình khác nhau bên trong vi khuẩn Những gì chương trình làm là tạo ra protein huỳnh quang trong một nhịp điệu đẹp đẽ và phát ra những phân tử nhỏ cho phép vi khuẩn giao tiếp và đồng bộ hóa, khi bạn đang xem phim này. Bầy vi khuẩn đang lớn lên mà bạn thấy ở đây rộng khoảng sợi tóc của loài người. Bạn không thể thấy chương trình di truyền học chỉ thị các vi khuẩn đến từng quá trình sản xuất các phân tử nhỏ, và các phân tử di chuyển giữa hàng ngàn cá thể vi khuẩn chỉ chúng biết khi nào nên bắt đầu và kết thúc. Vi khuẩn đồng bộ hóa khá tốt ở tỷ lệ này, nhưng vì các phân tử đồng bộ hóa với nhau nên di chuyển rất nhanh trong bầy vi khuẩn lớn hơn, dẫn đến làn sóng di chuyển giữa các vi khuẩn cách xa nhau, bạn có thể thấy làn sóng này đang di chuyển từ phải sang trái màn hình. Chương trình di truyền học này dựa trên hiện tượng tự nhiên gọi là "giao tiếp của vi khuẩn" (quorum sensing) tức là kích thích vi khuẩn phối hợp đôi khi là các phản ứng gây hại khi chúng đạt đến mật độ tới hạn. Bạn có thể xem cách giao tiếp của vi khuẩn hoạt động, nơi bầy vi khuẩn đang lớn lên chỉ bắt đầu phát sáng khi nó đạt đến mật độ cao hoặc tới hạn. Chương trình di truyền học của tôi tiếp tục sản xuất mẫu nhịp điệu này của protein huỳnh quang khi bầy vi khuẩn phát triển ra bên ngoài. Chúng tôi gọi đoạn phim và thí nghiệm này là Siêu sao mới, bởi vì trông nó giống như một ngôi sao nổ tung. Bên cạnh việc lập trình những mẫu xinh đẹp này, tôi tự hỏi, chúng tôi có thể dùng vi khuẩn để làm gì? Tôi quyết định khám phá việc lập trình vi khuẩn để tìm kiếm và điều trị các bệnh như ung thư. Một trong những điều ngạc nhiên khác về vi khuẩn là nó có thể phát triển tự nhiên trong khối u. Điều này xảy ra bởi vì những khối u là nơi hệ thống miễn dịch không thể chạm tới, vì vậy vi khuẩn tìm những khối u này và dùng chúng như thiên đường an toàn để lớn lên và sinh sôi. Chúng tôi dùng vi khuẩn chứa probiotic là loại vi khuẩn an toàn có lợi cho sức khỏe, và nhận thấy khi cho chuột ăn, những probiotic sẽ chọn lọc để lớn lên trong những khối u ở gan. Chúng tôi nhận ra cách thuận tiện nhất để đánh dấu sự hiện diện của probiotic, hay sự hiện diện của khối u, là dùng những vi khuẩn này để tạo ra tín hiệu mà có thể tìm thấy trong nước tiểu, và chúng tôi đặc biệt lập trình những probiotic để tạo ra phân tử có thể đổi màu trong nước tiểu để chỉ rõ sự hiện diện của ung thư. Chúng tôi tiếp tục chứng minh kỹ thuật này có thể tìm thấy ung thư gan rất nhạy và chính xác, điều đang thách thức chúng tôi là tìm ra những cái khác. Từ khi vi khuẩn định vị được khối u chính xác, chúng tôi đã lập trình chúng không chỉ để tìm ung thư mà còn điều trị ung thư bằng việc sản xuất những phân tử chữa bệnh trong môi trường khối u làm khối u nhỏ lại, chúng tôi vẫn sử dụng chương trình giao tiếp của vi khuẩn như trong đoạn phim bạn đã xem . Tổng hợp lại, trong tương lai probiotic được lập trình có thể tìm và điều trị ung thư, thậm chí là những bệnh khác. Khả năng lập trình vi khuẩn và lập trình cuộc sống mở ra chân trời mới trong việc nghiên cứu ung thư, để chia sẻ tầm nhìn này, tôi làm việc với họa sĩ Vik Muniz để tạo ra biểu tượng của thế giới, hiểu được toàn bộ vi khuẩn và tế bào ung thư. Cuối cùng, hy vọng của tôi là vẻ đẹp và mục đích của thế giới qua kính hiển vi này có thể tạo cảm hứng cho cách tiếp cận mới và sáng tạo cho nghiên cứu ung thư về sau. Cám ơn (Vỗ tay) Nhiều người nghĩ chuyển động là những thứ nhìn thấy được. Khi tôi bước trên sân khấu hay làm động tác tay khi nói, bạn có thể thấy những chuyển động đó. Thế nhưng, có một thế giới những chuyển động quá tinh tế với mắt người. Vài năm trở lại đây, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm các loại máy quay có thể nhìn ra những chuyển động ngay cả khi con người không thấy. Hãy để tôi cho bạn thấy. Bên trái là đoạn phim quay cổ tay người và bên phải là em bé đang ngủ, nhưng nếu tôi không cho bạn biết đó là những đoạn phim, chắc bạn sẽ nghĩ bạn đang nhìn vào hai bức ảnh thông thường, vì ở cả hai bên, các đoạn phim dường như không có chuyển động. Thực ra, có nhiều chuyển động tinh vi đang xảy ra ở đây, Nếu bạn chạm vào cổ tay phía bên trái, bạn sẽ cảm thấy mạch đang đập, còn nếu bạn đang ôm đứa bé ở bên phải, bạn có thể cảm thấy ngực nó chuyển động khi cô bé hít thở. Những chuyển động này mang rất nhiều ý nghĩa, nhưng thường thì chúng quá nhỏ bé để chúng ta nhìn thấy được, thay vào đó, chúng ta phải quan sát chúng qua tiếp xúc trực tiếp, qua đụng chạm. Nhưng vài năm trước đây, vài đồng nghiệp tôi ở MIT đã tạo ra một thứ mà họ gọi là "kính hiển vi chuyển động", là một phầm mềm có thể phát hiện những chuyển động tinh vi trong đoạn phim rồi phóng đại chúng to đến mức mà chúng ta có thể thấy được. Và vì thế, khi ta dùng phần mềm của họ cho đoạn phim bên trái, nó cho ta thấy mạch đập ở cổ tay, và nếu chúng ta đếm mạch, chúng ta còn biết được nhịp tim người này. Và nếu làm tương tự với đoạn phim bên phải, phần mềm cho ta thấy mỗi nhịp thở của em bé, và ta không cần chạm vào người để theo dõi nhịp thở của bé. Công nghệ này thật sự rất mạnh bởi vì nó ghi nhận được các hiện tượng này mà chúng ta thường chỉ được cảm nhận qua tiếp xúc và công nghệ này cho phép chúng ta có được hình ảnh mà không phải chạm tới vật đó. Vài năm trước, tôi bắt đầu làm việc với nhóm tạo ra phần mềm này, và rồi chúng tôi đã quyết định đeo đuổi một ý tưởng điên rồ. Chúng tôi nghĩ, thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể dùng phần mềm để tái hiện những chuyển động nhỏ như vậy, và bạn có thể coi nó như một cách để mở rộng cảm quan của chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có thể làm điều tương tự đối với thính giác của chúng ta? Sẽ thế nào nếu ta dùng phim để ghi lại những rung động của âm thanh, thật ra âm thanh là một dạng chuyển động, và truyền tải những gì ta thấy vào một cái micrô? Có vẻ như đó là một ý tưởng kỳ lạ, nên hãy để tôi giúp bạn hiểu rõ nó. Micro thông thường hoạt động bằng cách chuyển các rung động từ màng rung bên trong thành tín hiệu điện, màng rung được thiết kế để chuyển động dễ dàng theo tiếng động, rung động sau đó được ghi lại và chuyển thành âm thanh. Nhưng âm thanh làm mọi thứ rung động. Những rung động đó thường quá nhỏ và quá nhanh để có thể nhìn thấy. Vậy, sẽ thế nào nếu ta ghi hình bằng một máy quay tốc độ cao và dùng phần mềm để tách ra các chuyển động nhỏ từ đoạn phim tốc độ cao, sau đó phân tích chúng để biết âm thanh nào tạo ra chúng? Điều này cho phép chúng ta biến những vật thể nhìn thấy thành một chiếc micro trực quan từ xa. Và rồi chúng tôi đã thử làm, và đây là một trong số những thí nghiệm của chúng tôi, trong đó chúng tôi đã sử dụng chậu cây mà các bạn có thể thấy ở bên phải quay lại bằng camera tốc độ cao trong khi cái loa bên cạnh đang được mở bài hát này. (Âm nhạc: "Mary có một con cừu nhỏ") Và đây là đoạn băng chúng tôi thu được, ở tốc độ hàng ngàn khung hình một giây, nhưng ngay cả lúc bạn nhìn kỹ, bạn sẽ chỉ thấy những tán lá không động đậy gì cả, vì âm phát ra chỉ dịch chuyển chúng khoảng 1 micro-mét. Đó là khoảng 1 phần 10 nghìn cm, vào khoảng 1 phần trăm hoặc phần nghìn của 1 pixel (điểm ảnh) trong hình này. Bạn có căng mắt nhìn tới đâu, cũng không thể thấy được chuyển động bé như vậy. Nhưng hóa ra, những thứ dường như là vô hình lại có thể có ý nghĩa với số hoá, bởi vì bằng những thuật toán, chúng ta có thể làm cho điều tĩnh lặng này, trong đoạn phim khôi phục lại thành những âm thanh này. (Âm nhạc: "Mary có một con cừu nhỏ") (Khán giả vỗ tay) Làm thế nào để điều này có được? Làm sao ta lấy được thông tin từ những chuyển động nhỏ đó? Cứ cho rằng đám lá kia chỉ xê dịch 1 micro-mét, và trong bức ảnh là 1 phần nghìn pixel. Nghe thì có vẻ ít, nhưng một khung hình có thể chứa hàng trăm ngàn điểm ảnh, và nếu ta kết hợp những xê dịch nhỏ lại từ toàn bộ bức ảnh, thì đột nhiên một phần nghìn pixel sẽ tạo nên những thứ rất có ý nghĩa. Thực tế, chúng tôi thấy vô cùng phấn khích khi khám phá ra được điều này. (Khán giả cười) Nhưng cho dù với thuật toán đúng, chúng tôi vẫn thiếu một mảnh ghép trong toàn bộ bức tranh. Bạn sẽ thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của kỹ thuật này. Đó là là loại vật thể, và khoảng cách bao xa, là máy quay và ống kính bạn dùng; vật được chiếu sáng thế nào và âm thanh phát ra lớn ra sao. Cho dù thuật toán đúng, chúng tôi vẫn phải thận trọng với những thí nghiệm ban đầu, vì lỡ chúng ta có bất kỳ yếu tố nào sai thì sẽ không thể biết đó là vấn đề gì. Chúng ta chỉ nhận lại được các tạp âm. Và rất nhiều thí nghiệm ban đầu của chúng tôi được thực hiện như sau. Đây là tôi, phía dưới bên trái là camera tốc độ cao nó được hướng vào bịch khoai tây chiên, và toàn bộ được chiếu sáng bởi những cái đèn. Như tôi nói, chúng tôi đã phải vô cùng cẩn thận với những thí nghiệm đầu, và nó diễn ra như thế này. (Phim) Abe Davis: 3, 2, 1, bắt đầu. Mary có một con cừu nhỏ! Con cừu nhỏ! Con cừu nhỏ! (Khán giả cười) AD: Thí nghiệm này rất là kỳ cục. (Khán giả cười) Ý tôi là, tôi đang hét vào một cái bịch khoai tây. (Khán giả cười) và chúng tôi rọi quá nhiều đèn vào nó, chúng tôi đã làm tan chảy cái bịch trong thí nghiệm đầu tiên. (Khán giả cười) Nhưng nhìn nực cười vậy thôi, nó thật sự quan trọng, vì chúng tôi đã phục hồi được đoạn ghi âm. (Âm thanh) Mary có một con cừu nhỏ! Con cừu nhỏ! Con cừu nhỏ! (Khán giả vỗ tay) AD: Nó rất có ý nghĩa, vì đây là lần đầu tiên chúng tôi phục hồi giọng nói con người từ đoạn phim im lặng của một vật thể. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi dần điều chỉnh các thí nghiệm, sử dụng các vật dụng khác hoặc dời các vật dụng ra xa, sử dụng ít ánh sáng hơn hoặc âm phát ra nhỏ hơn. Và rồi chúng tôi phân tích các thí nghiệm ngày đến khi biết được các giới hạn của kỹ thuật này vì một khi hiểu được các hạn chế đó, chúng tôi có thể tìm ra cách để cải thiện chúng, Và điều đó dẫn đến một thí nghiệm như sau, khi tôi lại nói chuyện với bịch khoai tây, những lần này chúng tôi chuyển camera ra xa gần 15 feet (khoảng 5 mét), chắn giữa bởi một tấm kính cách âm, toàn bộ chỉ được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên. Đây là video chúng tôi đã quay được. Còn đây là cái ta nghe được từ phía trong, gần bịch khoai tây. (Âm thanh) Mary có một con cừu nhỏ, lông nó trắng như tuyết, và bất cứ chỗ nào Mary tới, con cừu đó cũng sẽ theo. AD: Và đây là cái chúng tôi phục hồi được từ đoạn phim im lặng của chúng tôi quay được từ ngoài cửa sổ. (Âm thanh) Mary có một con cừu nhỏ, lông nó trắng như tuyết, và bất cứ chỗ nào Mary tới, con cừu đó cũng sẽ theo. (Khán giả vỗ tay) AD: Còn đây là những cách khác để chúng tôi mở rộng giới hạn. Một thí nghiệm yên tĩnh hơn, chúng tôi quay những chiếc tai nghe được cắm vào máy tính để bàn, trong trường hợp này, mục tiêu là khôi phục được bài hát đang được bật từ máy tính đó từ một đoạn phim không có tiếng từ hai chiếc tai nghe nhựa nhỏ bé, và chúng tôi đã hồi phục được chúng rất tốt để tôi có thể dùng Shazam để kiểm tra kết quả. (Khán giả cười) (Âm nhạc: "Under Pressure" của Queen) (Khán giả vỗ tay) Và chúng tôi còn làm nhiều hơn bằng cách thay đổi các vật dụng. Bởi những thí nghiệm các bạn đã thấy được quay bởi các camera tốc độ cao có thể quay nhanh hơn 100 lần so với hầu hết điện thoại, nhưng chúng tôi đã tìm cách ứng dụng công nghệ này với những máy quay thông dụng hơn, và chúng tôi đã tận dụng con lăn màn trập. Bạn thấy, hầu hết camera ghi hình theo từng cột ngang tại một thời điểm, nếu vật di chuyển khi đang ghi hình, sẽ có chênh lệch thời gian giữa các hàng, gây ra lỗi giật hình (artifact) bị mã hóa vào mỗi khung hình của video. Và rồi chúng tôi tìm ra rằng bằng cách phân tích lỗi này, có thể phục hồi âm thanh qua thuật toán đã được thay đổi của chúng tôi. Đây là thí nghiệm chúng tôi tiến hành ghi hình lại một bịch kẹo lúc cái loa bên cạnh phát cùng bài "Mary có một con cừu nhỏ" như trước, nhưng lần này, chúng tôi dùng máy quay thông thường, và sau đây, tôi sẽ bật âm thanh chúng tôi phục hồi lại được, lần này nó sẽ nhiễu hơn, nhưng hãy nghe để xem bạn còn nhận ra nó không. (Âm nhạc: "Mary có một con cừu nhỏ") Và vì vây, một lần nữa chúng ta thấy am thanh đó bị nhiễu, nhưng điều kỳ diệu ở đây là ta có thể làm điều này bằng thứ bạn có thể dễ dàng tới và mua tại Best Buy. Tại thời điểm này, nhiều người thấy công nghệ này và ngay lập tức nghĩ đến sự theo dõi. Và công bằng mà nói, không khó tưởng tượng rằng bạn sử dụng công nghệ này để do thám người khác. Nhưng nhớ rằng, đã có rất nhiều kỹ thuật hiện đại cho việc giám sát, theo dõi. Thật ra, người ta đã biết dùng tia laser để nghe lén đối tượng từ xa từ vài thập kỷ trước. Nhưng cái mới ở đây, cái thực sự khác biệt là chúng ta bây giờ đã có cách thu lại rung động của vật thể, chúng cho ta một lăng kính mới để nhìn ra thế giới, và chúng ta có thể dùng nó để hiểu không chỉ về những lực như âm thanh làm vật rung động mà còn về chính rung động của vật đó. Hãy để tôi quay lại một chút và bằng cách nào nó thay đổi cách chúng ta sử dụng một đoạn phim, bởi thường ta dùng đoạn phim để nhìn các vật thể, và tôi vừa cho bạn thấy cách ta dùng nó để nghe tiếng động của vật. Nhưng vẫn còn cách khác để ta hiểu thêm về thế giới: đó là tương tác với nó. Chúng ta kéo, đẩy, gạt, đâm, lắc mọi thứ để xem cái gì xảy ra. Và đó là cái mà đoạn phim vẫn chưa cho chúng ta thực hiện, ít nhất là theo cách truyền thống. Tôi sẽ cho bạn thấy vài dự án mới, dựa trên ý tưởng của tôi vài tháng trước, đây chính xác là lần đầu tôi cho ra mắt công chúng. Cơ bản ý tưởng là chúng tôi dùng chuyển động trong đoạn phim để chép lại vật thể theo cách giúp chúng ta tương tác với nó và xem nó phản ứng thế nào. Đây là một đối tượng, trong này là hình người cuốn bởi dây thép, và chúng tôi sẽ quay phim nó chỉ bằng camera thông dụng. Không có gì đặc biệt ở cái máy quay cả. Thực tế, tôi còn thực hiện bằng cả điện thoại trước đó. Tôi muốn vật thể đó rung, để làm điều đó, tôi tác động vào bề mặt phía dưới khi nó đứng yên lúc chúng tôi quay phim. Vậy đấy: chỉ 5 giây của một đoạn phim bình thường, quay lúc chúng tôi gõ vào mặt bàn, và chúng tôi sẽ sử dụng những chuyển động trong đó để biết được đặc tính cấu trúc và chất liệu của nó, và chúng tôi dùng dữ liệu đó tạo ra một thứ có thể tương tác. Chúng tôi đã làm ra thứ này. Trông như một bức ảnh thường, nhưng nó không phải ảnh, cũng không phải là một đoạn phim, bởi giờ tôi có thể dùng chuột tương tác với chính vật thể. Và cái bạn thấy đây mô phỏng cách vật thể thay đổi bởi những lực mới mà ta chưa từng chứng kiến, và nó được tạo ra chỉ bằng 5 giây ghi hình thông thường. (Khán giả vỗ tay) Đây quả là một cách hiệu quả để khảo sát thế giới, bởi nó giúp ta đoán được vật sẽ phản ứng ra sao với những tình huống, và bạn tưởng tượng, ví dụ như, nhìn vào một cây cầu cổ và băn khoăn xem điều gì sẽ xảy ra, xem liệu nó có đứng vững nếu tôi lái xe qua đó. Đó là câu hỏi bạn cần hỏi trước khi lái qua cầu. Tất nhiên, sẽ có những giới hạn của công nghệ này như trường hợp chiếc micro, nhưng chúng tôi thấy nó hoạt động tốt trong nhiều tình huống bạn ít tưởng tượng được, đặc biệt khi bạn quay phim lâu hơn. Ví dụ, đây là đoạn phim tôi quay một bụi cây ngoài nhà tôi, và mặc dù không đụng gì tới nó, nhưng bằng cách quay đoạn phim dài 1 phút, một cơn gió nhẹ thổi qua tạo đủ những rung động mà ta có thể đủ hiểu về bụi cây để tạo ra một mô phỏng như thế này. (Khán giả vỗ tay) Và bạn có thể tưởng tượng đưa cái này cho đạo diễn phim, và để họ điều khiển sức và hướng gió trong đoạn phim đã quay. Hoặc, ở đây, chĩa camera vào tấm rèm treo, thậm chí không thấy nó chuyển động, nhưng chỉ bằng một video 2 phút, luồng không khí tự nhiên trong phòng tạo ra đủ các chuyển động tinh tế để ta tạo ra mô hình này. Và, trớ trêu thay, chúng ta vẫn đang dùng loại tương tác này với vật thể ảo, video game và các thể loại 3D, nhưng việc có thể lưu thông tin từ các vật trong thế giới thực chỉ dùng đoạn phim đơn giản là điều mới mẻ và có rất nhiêu tiềm năng. Và đây là những con người tuyệt vời đã làm việc với tôi trong dự án này. (Khán giả vỗ tay) Và thứ tôi cho các bạn xem hôm nay mới chỉ là điểm khởi đầu. Ta chỉ mới biết một phần rất nhỏ về những gì có thể làm với công nghệ này. bởi nó cho ta cách mới để ghi lại những thứ xung quanh bằng những công nghệ phổ biến. Trong tương lai, chúng ta sẽ rất mong chờ được khám phá thế giới qua công nghệ mới này. Cám ơn các bạn. (Khán giả vỗ tay) Trên con đường trưởng thành của trẻ em Mỹ , hai con đường được nhìn thấy trên hành trình. Con đường đầu tiên chúng ta thường gặp: đại học. Một vài bạn có thể nhớ lại cảm giác phấn khích đã có khi bạn bắt đầu nhập học đại học. Một vài bạn có thể đang học đại học và bạn đang cảm nhận sự phấn khởi ngay tại giây phút này. Đại học cũng có vài thiếu sót. Nó cực đắt; nó làm cho người trẻ mang nợ. Nhưng dù sao đi nữa, nó là một con đường khá tốt. Người trẻ rời khỏi trường đại học với niềm kiêu hãnh và những bạn bè tốt với rất nhiều kiến thức về thế giới. Và có lẽ điều quan trọng nhất, có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn so với trước khi học đại học. Hôm nay tôi muốn bàn về con đường thứ hai trong hành trình từ thời thơ ấu đến trưởng thành ở Mỹ. Và con đường đó là nhà tù. Những người trẻ trên hành trình này phải gặp nhân viên quản chế thay vì gặp giáo viên. Chúng phải tới hầu tòa thay vì tới lớp học. đi tới trại cải huấn của bang thay vì một năm cuối cấp phổ thông ở nước ngoài. Chúng khởi đầu những năm tuổi 20 không phải với tấm bằng kinh doanh hoặc Anh ngữ, mà là hồ sơ phạm tội. Con đường này làm chúng ta tiêu tốn rất nhiều, khoảng 40,000 đô la một năm để gửi một người trẻ đến nhà tù ở New Jersy. Nhưng tại đây, người đóng thuế đang lãng phí tiền của và những gì bọn trẻ nhận được là những ô nhà tù lạnh lẽo và một vết nhơ vĩnh viễn khi chúng quay về nhà tìm việc làm. Ngày càng nhiều trẻ em đi trên con đường trong quá trình trưởng thành hơn những năm trước đó tại Mỹ và đó là bởi vì trong 40 năm qua, tỉ lệ giam giữ đã tăng 700 phần trăm. Tôi có một slide cho bài nói này. Đây là tỉ lệ giam giữ, khoảng 716 người trên 100,000 người trong dân số. Đây là những nước OECD. Hơn thế nữa, chúng ta gửi các đứa trẻ nghèo vào trong tù, quá nhiều trẻ từ cộng đồng Mỹ-Phi và Châu Mỹ La tinh vì vậy nhà tù đang chắn ngang những người trẻ đang cố gắng hoàn thành giấc mơ Mỹ. Vấn đề thậm chí còn tệ hơn thế này nữa bởi vì chúng ta không chỉ gửi trẻ nghèo vào trong tù, chúng ta đang trói buộc trẻ em nghèo bằng lệ phí tòa, bằng quản chế và lệnh tha hạn chế, với bảo đảm ở mức thấp, chúng ta đang đòi hỏi chúng sống giữa những ngôi nhà và nhà tạm giam, và chúng ta đang đòi hỏi chúng thỏa thuận với lực lượng cảnh sát xâm nhập vào cộng đồng da màu nghèo, không nhằm mục đích cải thiện an toàn công cộng, mà bằng số lượng bắt giam, để lót kho bạc thành phố. Đây là thứ ẩn giấu trong thử nghiệm trừng phạt lâu đờit: người trẻ luôn lo lắng rằng họ sẽ bị chặn lại lục xét và bắt giữ bất cứ lúc nào Không chỉ trên đường phố, mà là nhà của họ, ở trường và nơi làm việc. Tôi quan tâm đến con đường khác trên con đường trưởng thành khi bản thân tôi trở thành sinh viên đại học nhập học tại Đại học Pennsylvania vào đầu những năm 2000. Penn nằm cạnh khu dân cư Mỹ-Phi lâu đời. Vì vậy bạn sẽ thấy hai con đường song song tiếp diễn nhau: những đứa trẻ nhập học ngôi trường tư danh giá này, và những đứa trẻ từ các khu phố lân cận, một số vào được đại học, và số còn lại thì được gửi vào tù. Vào năm thứ 2 đại học, tôi bắt đầu làm gia sư cho một cô gái trẻ học phổ thông sống cách trường đại học 10 phút. Chẳng lâu sau, em họ cô ấy trở về nhà từ trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên. Cậu ấy 15 tuổi, năm nhất phổ thông. Tôi bắt đầu làm quen với cậu ấy, với bạn cậu và gia đình cậu, tôi hỏi cậu ấy liệu tôi có thể viết về cuộc đời cậu trong luận văn tốt nghiệp đại học. Quyển luận văn tốt nghiệp này trở thành luận án tiến sĩ ở Princeton và giờ thành quyển sách. Vào cuối năm thứ 2 đại học, tôi chuyển đến khu dân cư này và dành 6 năm tiếp theo để tìm hiểu những gì người trẻ phải đối mặt khi họ trưởng thành. Tuần đầu tiên ở khu vực này, tôi nhìn thấy hai bé trai, 5 và 7 tuổi, chơi trò rượt đuổi, đứa lớn hơn đuổi theo đứa kia. Cậu bé trong vai cảnh sát Khi cảnh sát bắt đứa nhỏ hơn, cậu đẩy nó nằm xuống, còng tay nó bằng những cái còng tưởng tượng, lộn một góc tư túi đứa kia ra, hét lên,"Tao tóm được rồi nhé." Cậu ta hỏi thằng bé liệu nó có mang thuốc phiện trong người hoặc nếu nó đã nhận trát hầu tòa. Nhiều lần, tôi thấy trò chơi này lặp lại một số đứa thậm chí ngừng bỏ chạy, và nằm rạp xuống đất hai tay đưa qua khỏi đầu hoặc đứng dựa sát vào tường. Bọn trẻ thậm chí hét vào mặt nhau, "Tao sẽ nhốt mày vào tù, Tao sẽ nhốt mày vào tù và mày sẽ không bao giờ được về nhà!" Một lần tôi nhìn thấy một đứa bé 6 tuổi kéo quần một đứa khác xuống và cố gắng lục soát. Trong vòng 18 tháng sống ở khu này, Tôi ghi nhận lại mỗi lần tôi nhìn thấy cảnh sát viếng thăm những người hàng xóm. Trong vòng 18 tháng đầu tiên này, tôi nhìn thấy cảnh sát chặn người đi xe đạp hay người ngồi trong ô tô, lục soát, gọi tên, và rượt đuổi họ trên phố, lôi người dân lại để thẩm vấn, hoặc bắt giam mỗi ngày, với năm ngoại lệ. 52 lần, tôi nhìn thấy cảnh sát đập vỡ những cánh cửa, rượt đuổi qua những căn nhà hoặc bắt giam người nào đó tại nhà của họ. 14 lần trong một năm rưỡi đầu tiên này, tôi nhìn thấy cảnh sát đấm, bóp cổ, đá hoặc đánh đập những thanh niên trẻ sau khi họ bắt được chúng. Dần dần, tôi quen được hai anh em, Chuck và Tim Chuck 18 tuổi khi chúng tôi gặp nhau, cậu đang ở năm cuối phổ thông Cậu chơi trong đội tuyển bóng rổ và nhận toàn điểm C và B. Em trai cậu, Tim, mới lên 10. Tim rất yêu quí Chuck; cậu lẽo đẽo theo Chuck suốt, xem Chuck là người cố vấn. Họ sống cùng mẹ và ông ngoại trong một ngôi nhà hai tầng với bãi cỏ phía trước và một cổng sau. Mẹ họ đang phải vật lộn với nghiện ngập khi họ đang tuổi lớn. Bà ấy thực sự không thể nào có được một công việc lâu dài. Cả gia đình sống nhờ tiền cấp dưỡng của ông ngoại, thực ra không đủ cho thức ăn và quần áo và học phí cho lũ trẻ. Cả gia đình thật sự đã phải rất nỗ lực. Nên khi chúng tôi gặp nhau, Chuck học năm cuối phổ thông. Mùa đông năm đó một đứa trẻ trong sân trường gọi mẹ Chuck là một con điếm có hạng. Chuck dộng khuôn mặt đứa trẻ vào tuyết và cảnh sát trường học cáo buộc cậu với tội hành hung trầm trọng. Đứa trẻ kia không sao ngày tiếp theo Nhưng tôi nghĩ lòng tự trọng của Chuck bị tổn thương nhiều hơn hết thảy. bởi vì dù sao đi nữa Chuck đã 18 tuổi tôi hành hung người khác đã đẩy cậu vào nhà tù người lớn của quận trên đường State ở đông bắc Philadelphia, nơi cậu tạm giam, không đủ tiền bảo lãnh-- cậu không có khả năng trả-- trong khi những ngày xét xử cứ kéo dài, kéo dài suốt năm cuối phổ thông của cậu. Cuối cùng, vào cuối học kỳ thẩm phán của vụ án này bác bỏ mọi cáo buộc và Chuck được về nhà với chỉ vài trăm đô la lệ phí tòa án treo trên đầu cậu. Ngày hôm đó Tim rất vui. Mùa thu năm sau, Chuck cố gắng học lại năm cuối phổ thông, nhưng thư ký của trường bảo cậu rằng cậu đã 19 tuổi và quá tuổi để được học lại. Rồi sau đó thẩm phán ra lệnh bắt giam cậu bởi vì cậu không thể trả 225 đô la phí hầu tòa đã đến hạn trả vài tuần sau khi vụ xử án kết thúc. Vì vậy cậu trở thành đứa bỏ học trốn chạy. Lệnh bắt giam Tim cũng đến trong năm đó sau khi cậu lên 11 tuổi. Chuck có dự định để lệnh bắt giam cậu bị dỡ bỏ. và cậu đang có kế hoạch trả tiền cho phí xét xử khi cậu đang chở Tim đến trường bằng xe hơi của bạn gái. Cảnh sát chặn xe lại, lục xét xe, và hóa ra chiếc xe này bị trộm ở California. Chuck không hề hay biết rằng đây là một chiếc xe bị đánh cắp. Chú của bạn gái cậu mua nó từ một cuộc đấu giá xe cũ ở phía bắc Philly. Chuck và Tim chưa bao giờ ra khỏi khu vực của 3 bang, hay một mình đến California. Dù vậy, cảnh sát khu vực vẫn cáo buộc Chuck tội sử dụng tài sản ăn cắp. Và một thẩm phán cho trẻ vị thành niên, một vài ngày sau đó buộc tội Tim, tuổi 11, đồng lõa trong việc tiêu thụ tài sản ăn cắp khi cậu ta nằm trong 3 năm thử thách. Với hình phạt thử thách treo lơ lửng trên đầu, Chuck kéo em trai mình ngồi xuống và bắt đầu dạy cậu cách chạy trốn khỏi cảnh sát. Chúng sẽ ngồi cạnh nhau ở cổng sau nhìn ra ngoài con hẻm chung và Chuck dạy Tim cách nhận ra xe cảnh sát chìm, làm thế nào để thương lượng trong một cuộc đột kích ban đêm, làm sao và trốn ở đâu Tôi muốn bạn tưởng tượng trong vòng một giây cuộc đời của Chuck và Tim sẽ như thế nào khi chúng phải sống ở khu vực nơi bọn trẻ đi học đại học, chứ không phải nhà tù. Một khu giống nơi tôi đã lớn lên. OK, bạn có thể nói rằng. Nhưng Chuck và Tim, và những đứa trẻ giống chúng, chúng đã gây ra trọng tội! Chẳng phải chúng đáng bị ngồi tù sao? Chẳng phải chúng đáng sống trong nỗi sợ hãi bị bắt giam? Vâng, câu trả lời của tôi là không. Chúng không đáng. Và chắc chắn không phải các điều tương tự mà các người trẻ khác có nhiều đặc quyền hơn đang làm mà không bị trừng phạt. Nếu Chuck học tại trường phổ thông của tôi cuộc ẩu đả sân trường sẽ kết thúc tại đây, như là một vụ ẩu đả trường học. Nó sẽ không bao giờ trở thành vụ tấn công nghiêm trọng. Không có đứa trẻ nào học đại học cùng với tôi có hồ sơ phạm tội. Không một ai cả. Nhưng bạn có thể tưởng tượng sẽ có nhiều vụ nếu cảnh sát chặn lũ đó lại và lục túi để tìm chất kích thích khi chúng đi đến lớp học? hoặc đột kích các bữa tiệc thân mật vào lúc nửa đêm? OK, bạn có thể nói rằng. Nhưng chẳng phải tỉ lệ giam giữ cao góp phần làm giảm tỉ lệ phạm tội? Tỉ lệ phạm tội đang giảm. Đó là điều tốt. Đó hoàn toàn là điều tốt. Tỉ lệ phạm tội đang giảm. Nó giảm chóng mặt vào những năm 90 và trong những năm 2000. Nhưng theo hội đồng các học giả triệu tập bởi Học viện khoa học quốc gia năm ngoái, mối quan hệ giữa tỉ lệ giam giữ cao và tỉ lệ phạm tội thấp khá yếu. Hóa ra tỉ lệ phạm tội tăng hoặc giảm bất kể số lượng người trẻ chúng ta tống giam. Chúng ta thường nghĩ về công lý theo một nghĩa khá hẹp: tốt và xấu, vô tội và có tội. Sự bất công là tình trạng bị kết tội nhầm. Vì vậy nếu bạn bị kết tội bởi bạn đã làm điều gì đó, bạn phải bị trừng phạt vì nó. Có những người vô tội và có tội, có nạn nhân và và kẻ phạm tội. Đôi khi chúng ta nên nghĩ rộng hơn một chút. Nay, chúng ta đang yêu cầu các đứa trẻ sống tại những khu bất lợi nhất, những người có ít sự hỗ trợ từ gia đình nhất, những người đang nhập học những trường tệ nhất quốc gia, những người phải đối mặt với khó khăn trên thị trường lao động, những người sống ở khu vực mà bạo lực là vấn đề hàng ngày, Chúng ta đang yêu cầu những đứa trẻ này phải đi trên những đường kẻ nhỏ nhất mà không bao giờ được làm gì sai. Tại sao chúng ta không hỗ trợ những trẻ phải đối mặt với những thử thách này? Tại sao chúng ta chỉ cung cấp còng tay, thời gian ngồi tù và cuộc đời trốn chạy? Liệu chúng ta có thể làm gì đó tốt hơn? Liệu chúng ta có thể tạo nên hệ thống tư pháp hình sự ưu tiên việc phục hồi, ngăn ngừa, tái hòa nhập công dân, hơn là trừng phạt? (Vỗ tay) Một hệ thống tư pháp hình sự ghi nhận di sản loại trừ mà người nghèo da màu ở Mỹ phải đối mặt và điều đó không thúc đấy và duy trì những ngoại lệ. (Vỗ tay) Và cuối cùng, một hệ thống tư pháp hình sự tin vào người trẻ da đen hơn là đối xử với họ như những kẻ thù cần phải bị bao vây. (Vỗ tay) Tin tốt là chúng ta đã bắt đầu. Vài năm trước, Michelle Alexander viết quyển "The New Jim Crow" cho phép người Mỹ nhìn nhận việc tạm giam như là vấn đề quyền công dân theo cách họ chưa từng thấy bao giờ. Tổng thống Obama và chánh án Eric Holder đã tuyên bố mạnh mẽ về cải cách tuyên án, trong việc xem xét sự chênh lệch chủng tộc trong tỉ lệ bắt giam. Chúng ta đang nhìn thấy các tiểu bang xóa bỏ luật chặn lại và lục soát bởi nó vi phạm quyền công dân. Chúng ta đang nhìn thấy các thành phố và tiểu bang hợp pháp hoá việc sở hữu cần sa. New York, New Jersey và California đã giảm số lượng tù nhân, đóng cửa nhà tù, trong khi tỉ lệ phạm tội giảm mạnh. Texas cũng đang tham gia cuộc chơi, trong việc đóng cửa nhà tù, và đầu tư cho giáo dục. Liên minh kỳ lạ này đang xây dựng từ bên phải và bên trái, bao gồm các cựu tù và chính khách bảo thủ tài chính, gồm các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, gồm những người trẻ tuần hành trên đường để phản đối bạo lực cảnh sát chống lại những thiếu niên da đen không vũ khí, và người già, người giàu có-- một trong số đó là khán giả bên dưới-- bơm tiền vào sáng kiến giải phóng Trong một quốc hội bị chia rẽ sâu sắc việc tái lập hệ thống tư pháp hình sự không chỉ là vấn đề cánh hữu và cánh tả có đồng quan điểm. Tôi không nghĩ tôi sẽ nhìn thấy khoảnh khắc chính trị này trong cuộc đời. Tôi nghĩ rằng nhiều người đã làm việc không mệt mỏi để viết về nguyên nhân và hậu quả của tỷ lệ bắt giam lâu đời cũng không nghĩ họ sẽ thấy được khoảnh khắc này trong đời. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay, chúng ta có thể làm được gì? Chúng ta có thể thay đổi những gì? Tôi muốn kết thúc bài nói bằng lời kêu gọi những người trẻ, những người trẻ theo học đại học và những người trẻ đang nỗ lực để không bị vào tù hoặc đã ngồi tù và trở về nhà. Những con đường dẫn tới trưởng thành này trông có vẻ chia cắt, nhưng những người trẻ tham gia con đường này đưa chúng ta tới tuổi trưởng thành, họ có một điểm chung: Cả hau đều có thể trở thành lãnh đạo trong cuộc cải cách hệ thống tư pháp hình sự Người trẻ luôn luôn dẫn đầu trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng, cuộc chiến để nhiều người được thừa nhận phẩm giá và cuộc chiến cho cơ hội tự do. Nhiệm vụ dành cho thế hệ trẻ trong thời điểm này, khoảnh khắc thay đổi đột biến, khả năng chấm dứt việc bắt giữ số lượng lớn và xây dựng một hệ thống tư pháp hình sự mới, nhấn mạnh vào từ công lý. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tháng 6 năm 1998 Tori Murden rời thị trấn Nags Head, Bắc Carolina để tới Pháp. Đây là chiếc American Pearl của cô, Chiếc thuyền có bề dài 7m, bề ngang 2m tính tại phần rộng nhất. Boong tàu có kích thước của một tầng chở hàng hóa của chiếc xe tải Ford F-150 Thuyền được Tori và bạn cô làm thủ công, và nặng khoảng 0,8 tấn. Kế hoach của cô ấy là chèo thuyền một mình Qua Đại Tây Dương không động cơ, không cánh buồm thứ mà không người phụ nữ nào và không một người Mỹ nào đã từng làm trước đó Đây là hành trình của cô ấy Vượt hơn 3600 dặm qua Bắc Đại Tây Dương Là một chuyên gia, Tori thực hiện như một quản lý dự án cho thành phố Louisville, Kentucky thành phố quê nhà cô ấy Nhưng niềm đam mê thực sự của cô ấy là khám phá Đây không phải là cuộc thám hiểm thử thách đầu tiên của cô ấy Cách đây vài năm . Cô ấy đã trở thành một người phụ nữ đầu tiên trượt tuyết ở Nam Cực Cô ấy đã là một tay chèo thuyền tài năng thậm chí cô ấy còn tham gia thi đấu tại Olympic 1992 tại Hoa Kỳ Nhưng chuyện này lại khác (video)( music) Tori Murden McClue : Chào, Đó Hôm nay là ngày chủ nhật , ngày 5 tháng 7 9 giờ sáng giờ khu vực Cũng là giờ tại Kentucky Dawn Landes: Tori đã làm những đoạn video này khi đang chèo thuyền 21 ngày của cô ấy trên biển Tại đây, cô ấy đã đi qua 1000 dặm không có vô tuyến liên lạc trong 2 tuần Sau một trận bão đã vô hiệu hóa hệ thống thông tin liên lạc tầm xa Chỉ trong 5 ngày Hầu như tất cả các ngày đều như này Tính đến lúc này, cô ấy đã chèo hơn 200.000 nhịp đối đầu với sóng to, gió lớn. Có những ngày cô ấy chỉ đi được trên 4m Yeah Quãng thời gian này thật tệ những ngày còn lại cũng giống vậy (video) TMM: Và tôi muốn cho các bạn gặp một người bạn nhỏ DL: Cô ấy đã gặp những con cá, cá heo những con cá voi, cá mập và vài chú rùa biển sau 2 tuần không liên lạc với bất kỳ người nào Tori đã có thể liên lạc với một tàu trở hàng địa phương qua đài VHF (video) TMM: Các ông có bản tin thời tiết hay đại loại như vậy không? Người đàn ông: đang tiến lại gần cơn sóng nhẹ phía trước bạn, nó đang di chuyển và bạn đang tiến về phía đông bắc và có một con sóng cao đằng sau chúng tôi Nó đang di chuyển hướng đông - đông bắc TMM: Được DL: Cô ấy thực sự vui mừng nói với một người lúc này (video) TMM: Vì dự báo thời tiết nói không có gì nghiêm trọng sẽ xảy ra sau đó DL: dự báo thời tiết không nói với cô ấy là cô ấy đang tiến thẳng vào đường đi của bão Danielle trong mùa mưa bão tồi tệ nhất kỷ lục ở Bắc Đại Tây Dương (Video) TMM: Vừa mới bị bong gân mắt cá chân Có gió mạnh từ phía đông đang có gió Nó đang thổi Sau 12 ngày trong cơn bão tôi đã chèo thuyền trong 4 tiếng đồng hồ mà cơn bão không giảm bây giờ tôi đang rất vui Tôi rất vui sướng vào buổi sáng nay Bây giờ tôi không hài lòng, vì vậy... DL: Sau gần 3 tháng trên biển Cô ấy đã vượt qua 3000 dặm Cô ấy đã đi được 2/3 con đường đó Nhưng trong cơn bão, những con sóng có kích thước của một tòa nhà bảy tầng Thuyền của cô ấy bị lật ngửa Vài lần trong số đó là lộn cả vòng và không thể chèo thuyền (Video) TMM: Lúc 6h30 Tôi đang ở một nơi rộng lớn, vừa xấu vừa bẩn Hai cú lật úp lần lật cuối, tôi tách miếng gỗ này ra khỏi trần thuyền bằng lưng của mình Tôi đã bị lật 6 lần lần cuối cùng thuyền lật một vòng Tôi có thần cảnh giác Argus dẫn đường Tôi nên đặt các tín hiệu cấp cứu Nhưng thành thật mà nói, tôi không nghĩ họ có thể tìm ra một chiếc thuyền nhỏ Nó cách quá xa so với mặt nước chỉ có phần duy nhất có thể nhìn thấy là cabin Lúc đó khoảng 10h Tôi đã bị mất dấu sau những lần lật úp Tôi dường như bị lật khoảng 15 phút một lần tôi nghĩ tay trái của tôi đã gẫy Những con sóng đang xé chiếc thuyền làm từng mảnh tôi luôn cầu nguyện vì tôi không chắc chắn tôi có vượt qua chuyện này hay không DL: Tori đã đặt đèn tín hiệu kêu cứu và được cứu thoát Họ tìm thấy chiếc thuyền bị bỏ rơi hai tháng sau khi trôi dạt lênh đênh gần nước Pháp Tôi đọc chúng qua báo Năm 1998 , tôi là sinh viên Trung học phổ thông, sống ở Louisville, Kentucky Hiện nay, tôi sống ở New York. Tôi là một nhạc sỹ và sự dũng cảm của cô ấy đã ám ảnh tôi và tôi đang phóng tác dựa trên câu chuyện của cô ấy thành một bài hát mang tên" chèo thuyền " Khi Tori quay trở về Cô ấy cảm thấy thất vọng Không xu dính túi Cô ấy đang trải qua thời gian khó khăn trở lại cuộc sống bình thường Trong tình trạng này, cô ấy đang ở nhà chiếc điện thoại reo, bạn cô ấy đang gọi Nhưng cô ấy không biết nói như thế nào Cô ấy hát bài hát này, được gọi là" Trái tim tôi ơi" (Guitar) Khi tôi đang nằm mơ tôi thấy tôi đang đến một nơi thật tuyệt vời mà tôi chưa từng đến Tôi thấy Gibraltar( lãnh thổ hải ngoại của Anh) và ngôi sao Kentucky rực lên ánh sáng làm tôi cười và khi tôi thức dậy tại đây mây đen phủ bầu trời Tôi đi bộ đến một bữa tiệc nơi những người tôi biết cố gắng để biết tôi và hỏi nơi mà tôi đang ở nhưng tôi không thể nói ra những gì tôi đã thấy ah, hãy lắng nghe này tôi ơi Chỉ cần chú ý đi từ nơi bắt đầu Ah, hãy lắng nghe này tôi ơi Bạn có thể chìm vào dĩ vãng nhưng không được sụp đổ ohh ohh ohh ah ah ah Ah ah Ah ah ah Khi tôi ở ngoài khơi đó đại dương ôm lấy tôi vùi dập tôi và ném tôi nhẹ nhàng như một đứa trẻ Nhưng giờ đây tôi đang rất buồn Không gì an ủi tối Tâm trí tôi đang trôi lênh đênh vô định và lộn xộn Ah, hãy lắng nghe này bạn tôi ơi chỉ cần chú ý Đi từ nơi bắt đầu À, hãy nghe này bạn tôi ơi, Bạn có thể chìm vào dĩ vãng, nhưng đừng gục ngã Ooh. Cuồi cùng, Tori bắt đầu bằng đôi chân của mình Cô ấy bắt đầu đi với bạn bè Cô ấy gặp gỡ và yêu đương Cô ấy nhận được một công việc mới cho quê hương Louisville Muhammad Ali Một ngày, vào bữa trưa với ông chủ mới của cô ấy Tori đã chia sẻ tin về 2 người phụ nữ khác đang cố gắng vượt qua Trung Đại Tây Dương để làm thứ gì đó mà cô ấy muốn làm nhất Câu trả lời đầy triết lý của Ali "Bạn không muốn trải qua cuộc đời" như là người đàn bà SUÝT vượt qua Đại Tây Dương Ông ấy đã đúng Tori sửa lại American Pearl, vào 12/1999 Cô ấy đã làm nó (Aupplause) ( video) Cảm ơn (Applause) Tiếng nhạc Những con ong này đang ở vùng ngoại ô Berkeley, California Cho đến năm ngoái, tôi chưa từng nuôi ong Nhưng cơ quan Địa lý Quốc gia yêu cầu tôi chụp những bức ảnh nói về chúng và tôi quyết định, để có những bức ảnh thuyết phục Tôi nên bắt đầu tự mình nuôi ong và như bạn có thể biết Những con ong thụ phấn trong một phần ba của vụ thu hoạch và gần đây chúng đã có thời gian cực kỳ khó khăn là một nhiếp ảnh gia, tôi muốn khám phá những vấn đề này một cách chân thực Vì vậy, tôi sẽ cho bạn thấy những gì tôi tìm ra trong năm qua. Sinh vật có lông nhỏ bé này là một con ong non, ngoi lên nửa vời từ tổ của nó và những con ong bây giờ đang xử lý một vài vấn đề khác nhau Bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh tật, và bị phá hủy môi trường sống Nhưng sự đe dọa lớn nhất những sinh vật sống ký sinh từ châu á. Varroa destructor Và loại bọ đầu kim nhỏ này sẽ bò vào cơ thể những con ong non và hút máu chúng Cuối cùng phá hủy tổ ong Vì hệ miễn dịch của loài ong yếu hơn và làm cho bầy ong dễ bị tổn thương hơn là căng thảng và bệnh tật Bây giờ, Những con ong là nhạy cảm nhất Khi chúng đang phát triển bên trong tế bào gốc và tôi muốn biết những gì thực sự diễn ra Vì vậy, tôi đã làm việc với một phòng thí nghiệm ở Đại Học Califorlia, Davis và đã tìm ra làm thế nào để tăng số lượng ong trước ống kính máy quay. Tôi sẽ cho bạn thấy 21 ngày đầu tiên trong cuộc đời của loài ong Nó được cô đọng trong 60s Đây là trứng ong. Khi mà nó nở thành ấu trùng và những ấu trùng mới nở này bơi quanh mỗi khoang tổ của chúng Thức ăn trên các chất nhầy trắng này được tiết ra bởi các con ong y tá Sau đó, đầu và chân của chúng sẽ phân chia để chuyển thành con nhộng Nó gọi là quá trình hóa nhộng và bạn có thể thấy các con bọ chạy xung quanh các lỗ tổ ong Sau đó, các mô trong cơ thể nó được tổ chức lại và các sắc tố mắt từ từ phát triển Bước cuối cùng của quá trình là lột da Và chúng mọc lông (Nhạc) Vì vậy... Như bạn có thể thấy một nửa nhô lên trong đoạn video Những con bọ đang chạy xung quanh cơ thể con ong và cách mà những nhà nuôi ong quản lý các con bọ này là họ xử lý tổ ong bằng hóa chất Về lâu dài, Điều đó là không tốt Vì vậy, theo những nhà nghiên cứu đang tìm kiếm giải pháp thay thế để kiểm soát các con bọ đó Đây là một giải pháp Đây là một chương trình nhân giống thử nghiệm tại USDA Bee Lab tại Baton Rouge, và những con ong chúa và những con ong phục vụ là một phần của chương trình Bây giờ, các nhà khoa học đã tìm ra rằng một số con ong có một khả năng có thể chống lại những lũ bọ vì vậy họ đặt ra vấn đề nuôi những dòng ong kháng được bọ Đây là những gì nó cần để nuôi ong trong một phòng thí nghiệm. Ong chúa sẽ được dùng thuốc gây mê và sau đó được thụ tinh nhân tạo sử dụng công cụ chính xác này. Bây giờ, quá trình này cho phép các nhà nghiên cứu để kiểm soát được chính xác những gì con ong vượt qua nhưng có một sự cân bằng trong nhiều quyền kiểm soát này Họ đã thành công trong việc gây giống những con ong có thể kháng lại bọ Nhưng quá trình đó, những con ong này bắt đầu bị mất những đặc điểm như tính hiền lành, và khả năng lưu trữ mật ong của nó Vì vậy, để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu đã hợp tác với những nhà kinh doanh ong Đây là Bret Adee, mở ra 1 trong 72000 tổ ong của ông ấy Ông ấy và em trai ông ấy đã điều hành hoạt động nuôi ong lớn nhất thế giới. và USDA đang tập hợp những con ong có sức kháng bọ vào trong một cuộc thí nghiệm của ông ấy với hi vọng rằng theo thời gian Họ sẽ có khả năng chọn những con ong không chỉ biết kháng bọ mà còn giữ lại được tất cả những phẩn chất tốt Và để nói rằng có vẻ như chúng tôi đang vận dụng và khai thác ong Và sự thật là,chúng tôi đang làm cho 1000 năm Chúng tôi đã tạo ra sinh vật hoang dã này và đặt chúng vào một cái hộp Trên thực tế khai hóa nó Và trước tiên đó là chúng ta có thể thu hoạch mật của chúng Nhưng qua thời gian chúng ta mất đi các loài thụ phấn tự thiên sự thụ phấn tự do và có nhiều nơi bây giờ của các loài thụ phấn tự thiên có thể không còn gặp sự thụ phấn cho nhu cầu nông nghiệp của chúng ta Vì vậy, sự quản lý những con ong này trở thành một phần không thể tách rời hệ thống thực phẩm của chúng ta Vậy, khi con người nói về sự bảo tồn loài ong Cách giải thích của tôi là nếu chúng ta cần bảo vệ mối liên hệ của chúng ta với loài ong và nhằm thiết kế các giải pháp mới chúng ta phải hiểu sinh học cơ bản của con ong và hiểu rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố gây căng thẳng mà đôi khi chúng ta không thể thấy Nói cách khác chúng ta phải hiểu loài ong sâu sắc Cảm ơn quý vị đã lắng nghe Từ thứ 2 đến thứ 6, tôi là nhà tư bản kinh doanh. Cuối tuần, tôi yêu thích tên lửa. Tôi yêu nhiếp ảnh và tên lửa, và tôi sẽ nói với các bạn về thú vui của mình và cùng các bạn xem một số bức ảnh tôi đã chụp trong nhiều năm cùng những đứa trẻ, có thể khi lớn lên chúng sẽ yêu thích tên lửa học, và biết đâu sẽ trở thành Richard Branson hay Diamandis thứ hai thì sao. Con trai tôi đã thiết kế một chiếc tên lửa, hoạt động ổn định -- một chiếc tên lửa bóng golf. Theo tôi đó là một thử nghiệm khá thú vị về các nguyên lý cơ bản của ngành khoa học tên lửa, và nó bay thẳng vút như mũi tên. Kết tủa soda và giấm ăn. Các bức ảnh chụp về đêm là rất đẹp, chụp hình chòm sao Đại Hùng và dải Ngân Hà. Các tên lửa 2 kỳ, tên lửa có kèm camera, các máy tính trên tàu ghi chép các chuyến bay của chúng. Các tàu lượn tên lửa bay trở lại trái đất. Tôi dùng RockSim để mô phỏng các chuyến bay trước khi phóng để xem liệu chúng có phá vỡ siêu âm hay không, rồi dùng các máy tính trên tàu để xác nhận tình trạng hoạt động của chúng. Nhưng để phóng tên lửa cỡ to, cần phải tới một nơi xa xôi hẻo lánh -- Sa Mạc Đá Đen, nơi những sự kiện nguy hiểm diễn ra. Khi các cậu bé càng lớn lên thì những chiếc tên lửa cũng to ra. Họ dùng các động cơ trên các động cơ đẩy phụ tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp. Chúng gầm rú rồi để lại các nhà nhiếp ảnh sững sỡ ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ. Các tên lửa đó sử dụng các động cơ thử nghiệm như NO (nitơ oxit). Chúng sử dụng nhiên liệu phản lực rắn thường xuyên nhất. Đó là một tình yêu kỳ lạ. Các bức ảnh của tôi được đăng trên trang web Rocketmavericks.com, nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm -- hãy tham gia và cổ vũ chúng tôi. Chúng tôi gọi nó là những người phóng túng yêu tên lửa (Rocket Mavericks). Chiếc này thật tuyệt, nó phóng xa tới 100,000 feet, nhưng trong đất sét rắn, nó chỉ phóng xa được 11 feet, và nó trở thành bom xuyên phá, khoét sâu lòng đất sét -- loại bom này phải đào lên. Tên lửa thường bay mất kiểm soát theo đường xoắn ốc nếu dùng quá nhiều nhiên liệu phản lực. Đây là một cuộc đua xe. Vào ban đêm các bạn có thể thấy diễn biến trong tích tắc, ban ngày chúng tôi gọi chúng là quân đoàn cá mập cạn. Chúng nổ tung trước mắt bạn, hoặc thành siêu âm. (Tiếng cười) Để chụp bức này, dựa trên kinh nghiệm tôi đã vượt lên đoạn đường không có khán giả. Hãy xem video sau đây và các bạn sẽ biết cần gì để có được bức ảnh của hãng DreamWorks này. Video: Giọng nói: Uh. Được đấy. Steve Jurvetson: Chuyện này rất hiếm khi xảy ra. Họ đã phát hiện ra máy tính bị hỏng. Họ đang kêu ầm lên. Giọng nói: Ôi, chết tiệt. SJ: Đây là khi họ nhận ra mọi thứ trên tàu đang bị mất kiểm soát. Giọng nói: Nó đang đi vào đường đạn. Ôi, chết tiệt. SJ: Và giờ tôi sẽ không bình luận gì thêm. Giọng nói: Không. Lên, lên, lên đi. SJ: Kia là tôi đang chụp ảnh. Sự việc thường trở nên hỗn loạn sau đó. Một số khán giả xem sự kiện này vì nó gần giống NASCAR, họ đổ xô đến chỗ chiếc dù rơi xuống, xé rồi đốt nó -- vụ việc mới xảy ra tuần trước. Anh này chạy đến chiếc máy bay siêu âm, tháo tung bộ phận thăng bằng ra, đem bán với giá trên trời, và một mảng kim loại cháy xém đang quay trở lại. Những thứ như thế sẽ rơi từ trên cao xuống suốt dịp cuối tuần trong và sau cuộc phóng tên lửa. Đó là một nhịp điệu khó mà tưởng tượng nổi. Và bằng nhiều cách tôi đã cố gắng chụp được khoảng khắc rủi ro -- đó là thử thách khó khăn trong nhiếp ảnh khi sự việc chỉ diễn ra trong tích tắc. Tại sao họ lại làm thế? Đó là vì các điều sau: Gene từ bang Alabama lái xe đến đó cùng chiếc tên lửa anh đã chế tạo, bao gồm các bộ cảm ứng tia X, camera và trang trí bằng các bộ phận điện tử, nó đã bay cao được tới 100,000 feet, rời khí quyển và nhìn thấy một đường xanh mỏng của không gian. Đây là một bức ảnh khiến ta phải nín thở -- rõ ràng sự thành công là động lực cho chúng ta. Cũng là động lực thúc đẩy trẻ em đi theo và tìm hiểu về ngành tên lửa học, hiểu được tầm quan trọng của môn vật lý và toán học, và kinh ngạc trong quá trình khám phá các ranh giới bí ẩn, chưa từng biết tới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Nhạc đệm) Dannielle Hadley: Cuộc sống tù đầy ở Pennsylvania chỉ có nghĩa là: Ngồi tù nhưng không được ân xá Đối với những tù trung thân chúng tôi, như cách chúng tôi gọi bản thân mình, cơ hội duy nhất được thả tự do là nhờ giảm án Từ năm 1989, chỉ mới có hai người phụ nữ được đặc ân gần 30 năm trước Bài hát của chúng tôi, "Đây không phải là nhà của chúng tôi" Nói về trải nghiệm của chúng tôi trong khi ở tù mà không có khả năng được ân xá (Nhạc đệm) Brenda Watkins: Tôi là một người phụ nữ Tôi là bà của các cháu tôi Tôi là con gái của mẹ tôi Tôi có một cậu con trai Tôi không phải là một thiên thần Tôi đi tù khi tôi còn quá trẻ Tôi tiêu tốn thời gian của tôi ở đây trong những bức tường nhà tù này Mất nhiều người bạn vì cái chết Chứng kiến một số khác trở về nhà Nhìn năm tháng trôi qua mọi người đến và đi, trong khi tôi sống mà không được đặc xá Tôi là một tù nhân vì điều sai trái tôi đã làm Tôi chịu phạt ở đây Đây không phải là nhà tôi Mơ về tự do, hi vọng sự khoan dung Liệu tôi có được gặp gia đình tôi hay sẽ chết một mình? Năm tháng trôi qua Tôi nuốt những giọt nước mắt của mình bời vì nếu tôi khóc tôi sẽ nhượng bộ cho sự sợ hãi Tôi phải mạnh mẽ, phải trụ vững Phải vượt qua một năm nữa. Tôi là một tù nhân vì điều sai trái tôi đã làm Tôi chịu phạt ở đây Đây không phải là nhà tôi Mơ về tự do, hi vọng sự khoan hồng Liệu tôi có gặp được gia đình tôi hay sẽ chết một mình? Tôi không nói là mình vô tội Tôi không nói là tôi không phải trả chịu hậu quả Tất cả những gì tôi xin là sự tha thứ Phải có hi vọng rằng tôi sẽ được tự do một ngày nào đó, Có nơi nào cho tôi không ở thế giới ngoài kia? Liệu họ có bao giờ biết hoặc quan tâm rằng tôi bị xiềng xích? Có sự cứu rỗi nào cho tội lỗi của những ngày tôi còn trẻ không? Bởi vì tôi đã thay đổi. Chúa biết tôi đã thay đổi rồi Tôi là một tù nhân vì điều sai trái tôi đã làm Tôi chịu phạt ở đây Đây không phải là nhà tôi Mơ về tự do, hi vọng sự khoan hồng Tôi liệu có gặp gia đình tôi hay sẽ chết một mình? Tôi liệu có gặp gia đình tôi hay sẽ chết một mình? Với bạn tôi chỉ được biết đến là tù nhân số 008106. Bị phạt tù 29 năm. Tên tôi là Brenda Watkins. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hoffman, Bắc Carolina. Đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Thelma Nichols: Tù nhân số 0B2472. Tôi ở tù tới nay là 27 năm. Tên tôi là Thelma Nichols. Tôi sinh ra và lớn lên ở Philadelphia,P.A. Đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) DH: 008494. Tôi đã ở tù được 27 năm. Tên tôi là Dannielle Hadley. Tôi sinh ra và lớn lên ở Philadelphia, P.A, và đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Theresa Battles: tù nhân số 008309. Tôi đã ở tù được 27 năm. Tên tôi là Theresa Battles. Tôi đến từ Norton, New Jersey, và đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Debra Brown: Tôi được biết đến là tù nhân số 007080. Tôi đã ở tù được 30 năm. Tên tôi là Debra Brown. Tôi đến từ Pittsburgh, Pennsylvania. Đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Joann Butler: 005961. Tôi đã ở tù được 37 năm. Tên tôi là Joann Butler, và tôi sinh ra và lớn lên ở Philadelphia. Đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Diane Hamill Metzger: số 005634. Tôi đã ngồi tù được 39 năm rưỡi. Tên tôi là Diane Hamill Metzger. Tôi đến từ Philadelphia, Pennsylvania, và đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Lena Brown: tôi là 004867. ở tù 40 năm. Tên tôi là Lena Brown, và tôi sinh ra và lớn lên ở Pittsburgh, Pennsylvania, và đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) Trina Garnett: Số của tôi là 005545. Tên tôi là Trina Garnett, Tôi đã ở tù được 37 năm, từ khi tôi 14 tuổi. Sinh ra và lớn lên ở Chester, Pennsylvania và đây không phải là nhà tôi. (Vỗ tay) liệu tôi có được gặp gia đình tôi hay sẽ chết một mình? Hay sẽ chết một mình? (Vỗ tay) Khi tôi chín tuổi, mẹ hỏi tôi muốn nhà mình giống cái gì, tôi vẽ cây nấm thần kỳ này. Và mẹ đã làm. (Cười) Lúc đó, tôi không nghĩ là điều đó không bình thường, và có thể bây giờ cũng vậy, vì tôi vẫn vẽ những ngôi nhà. Đây là một ngôi nhà kỳ dị, được làm 'thủ công' ở đảo Bali. Nhà được làm gần như toàn bộ bằng tre. Phòng khách ở tầng 4, nhìn xuống thung lũng. Bạn vào nhà bằng một chiếc cầu. Nhà có thể giữ nhiệt ở vùng nhiệt đới, vì thế chúng tôi làm mái nhà cong để đón gió mát. Nhưng vài phòng có cửa sổ cao để giữ điều hòa không khí và tránh côn trùng. Phòng này luôn để mở. Chúng tôi làm một cái giường có mùng và điều hòa không khí. Một khách hàng muốn có TV trong góc của phòng khách. Được phân cách với bên ngoài bằng tường cao vừa phải, thay vào đó, chúng tôi làm cái kén khổng lồ này. Bây giờ, chúng tôi có đầy đủ tiện nghi, như là các phòng tắm. Phòng tắm này là một cái giỏ trong góc của phòng khách, và tôi đã nói với bạn, vài người ngần ngại dùng nó, khi chúng tôi chưa nói rõ nó được che rất kín. (Cười) Có nhiều thứ chúng tôi vẫn đang làm, nhưng một thứ mà tôi học được là tre thật tuyệt nếu bạn biết dùng. Chúng đúng là một loại thảo mộc hoang, mọc trên vùng đất khô cằn -- đâm rễ sâu, mọc trên sườn núi. chúng sống nhờ nước mưa, nước suối, ánh nắng, và có 1.450 loài tre trên thế giới. Chúng tôi dùng chỉ 7 loại. Bố tôi đấy. Chính ông đã bảo tôi làm nhà với tre. và lúc này ông đang đứng giữa bụi tre Dendrocalamus asper niger mà ông đã trồng chỉ 7 năm. Mỗi năm, chúng cho một lứa măng tre. Tuần rồi, chúng tôi thấy bụi măng này lớn lên cả mét chỉ trong ba ngày, vì thế chúng tôi nói chuyện về loài cây thân thiện này 3 năm nay rồi. Bây giờ chúng tôi thu hoạch từ hàng trăm bụi của chúng tôi. Chúng tôi gọi chúng là 'Betung', chúng rất dài, đoạn thân dùng được dài đến 18m. Chiếc xe tải đó vừa xuống núi. Tre rất cứng: chúng có độ đàn hồi như thép, độ chịu nén như bê tông. Hãy đặt 4 tấn trên một đầu cây dựng đứng, nó có thể chịu được. Vì nó rỗng, và nhẹ, đủ nhẹ để một vài người có thể nâng lên được, hoặc, một người phụ nữ cũng nâng được. (Cười, vỗ tay) Khi cha tôi xây trương học 'Green School' ở đảo Bali, ông đã chọn tre để xây dựng cả khu, vì ông thấy chúng có nhiều hứa hẹn. Chúng là một lời hứa hẹn cho trẻ con. Tre là một vật liệu bền và không sợ thiếu. Khi tôi thấy những cấu trúc này lần đầu bên dưới tòa nhà cách đây 6 năm, tôi nghĩ, điều này thật ý nghĩa. Tre đang lớn lên quanh ta. Chúng mạnh mẽ. Chúng lịch lãm. Tại sao điều này không xảy ra sớm hơn? Ta có thể làm gì với chúng tiếp theo đây? Cùng với một số người thợ trong số đã tham gia xây dựng Green School, tôi thành lập Ibuku. Ibu nghĩa là 'mẹ', và ku là 'của tôi' chữ đó nghĩa là 'mẹ Đất của tôi', tại Ibuku, chúng tôi là một đội thợ thủ công, kiến trúc sư và nhà thiết kế, và cái mà chúng tôi đang làm cùng nhau là tạo ra một cách xây dựng mới. Cùng với nhau hơn 5 năm qua, chúng tôi đã xây hơn 50 cấu trúc độc đáo, phần lớn ở đảo Bali. 9 tòa nhà trong số đó tại Green Village -- bạn vừa thấy ở đó một vài nhà trong số này -- và chúng tôi đặt vào trong những đồ dùng thủ công, những vườn rau bao quanh, một ngày nào đó, chúng tôi mời tất cả các bạn đến tham quan. Và khi các bạn ở đó, bạn cũng có thể thấy Green School -- chúng tôi tiếp tục xây phòng học ở đó mỗi năm -- cũng như đến thăm một ngôi nhà nấm thần tiên mới tinh. Chúng tôi cũng làm một nhà nhỏ để xuất khẩu. Còn đây là một dạng nhà rông mà chúng tôi đã bắt chước. ngay bên dưới là các chi tiết và vải vóc. Một nhà hàng với nhà bếp mở. Trông rất giống một nhà bếp, đúng không? Và một chiếc cầu dài 22 m bắt qua sông. Bây giờ, điều chúng tôi đang làm không có gì mới lạ cả. Từ những nhà chòi đến những chiếc cầu rất cầu kỳ như chiếc này ở Java, tre được dùng trong các xứ nhiệt đới trên thế giới từ 10 ngàn năm nay. Nhiều đảo và thậm chí lục địa được tìm thấy nhờ những bè tre. Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa thể bảo vệ tre chống lại côn trùng, vậy, gần như mọi thứ được làm từ tre đều bị hư hỏng. Tre không được bảo vệ sẽ bị mục. Tre không qua xử lý sẽ bị mọt ăn. Cho nên hầu hết mọi người, đặc biệt là ở châu Á, nghĩ rằng chỉ có ai nghèo quá hoặc quê mùa quá mới chấp nhận sống trong một nhà làm bằng tre. Cho nên chúng tôi đã tự hỏi: sẽ làm gì để thay đổi suy nghĩ của họ, để thuyết phục họ rằng nhà bằng tre rất tuyệt, chứ không như chúng ta tưởng đâu? Trước hết, chúng ta cần những giải pháp xử lý an toàn. Hàn the là một loại muối tự nhiên. Nó biến tre trở thành một vật liêu xây dựng rất bền. Hãy xử lý chúng cẩn thận, thiết kết thật cẩn thận, và một khung tre có thể bền vững suốt một đời người. Tiếp đến, hãy dựng một cái gì đó thật đẹp từ tre. Hãy gợi tưởng tượng cho mọi người. May mắn thay, văn hóa nhà rông khuyến khích nghề này. Nó làm cho nghề thủ công nên quan trọng. Vậy hãy kết hợp những thứ này với những điều phiêu lưu từ những thế hệ kiến trúc sư mới và những nhà tạo mẫu và kỹ sư, và hãy luôn nhớ rằng bạn đang thiết kế để làm những mái cong, vút lên và rỗng. Không có chuyện giống nhau, cũng không có đường thẳng, cũng không dùng gỗ xẻ ở đây. Cách làm đã được kiểm chứng và từ vựng kiến trúc không được dùng ở đây. Chúng tôi phải tạo ra luật riêng của mình. Chúng tôi hỏi câu tre cái gì là tốt ở đây, cái gì nó muốn trở thành, và điều nó nói là: hãy tôn trọng, hãy thể hiện những điều tuyệt vời của tre, Hãy giữ tre xa nước, và hãy làm cho tre thật cong. Vậy chúng tôi thiết kế trên mẫu 3D, làm những mẫu cấu trúc khung với chính vật liệu thật mà chúng tôi dùng để làm nhà. Thiết kế mẫu bằng tre là một nghệ thuật, và cũng như là ngành kỹ thuật nặng. Vì vậy, đó là thiết kế của ngôi nhà. (Cười) Và chúng tôi mang nó đến nơi xây dựng, và với những cây thước nhỏ xíu chúng tôi đo mỗi trụ, và xem xét từng đường cong, rồi chúng tôi chọn tre trong đống để tái tạo lại mô hình thành ngôi nhà. Khi làm đến phần chi tiết, chúng tôi xem xét kỹ lưỡng mọi thứ. Tại sao cửa lớn thường có hình chữ nhật? Tại sao nó không tròn? Làm sao để có một cửa lớn tốt hơn? Bản lề của chúng phải chịu quá nặng, và trọng lượng luôn là vấn đề, vậy tại sao không có một trụ xoay ở giữa để cánh cửa có thể giữ thăng bằng? Khi đang làm cửa, tại sao bạn không nghĩ nó sẽ có hình dạng giọt nước mắt? Để có được những thuận lợi và để làm việc được với tính đỏng đảnh của loại vật liệu này, chúng ta phải cố gắng và ép chính mình và trong những lúc khắc nghiệt đó, cái khó ló cái khôn. Đó là một thách thức: làm trần nhà thế nào đây nếu bạn không có những tấm ván phẳng? Thú thật với bạn, đôi khi tôi chỉ mơ một tấm ngăn hay ván ép. (Cười) Nhưng nếu cái bạn có là những thợ thủ công giỏi và những sợ chẻ rất nhỏ, thì hãy dệt nên trần nhà này, hãy căng một tấm bạt lên trên và hãy sơn. Làm thế nào thiết kế được những bàn bếp chắc bền để mang lại sự cân đối cho cấu trúc cong mà bạn vừa làm? Hãy cắt một tảng đá như cắt bánh mì hãy gọt bằng tay để ráp chúng lại, đục bỏ đi những lớp sần, và cái mà chúng tôi đang làm, gần như tất cả đều bằng tay. Những mối nối của tòa nhà được tăng cường thêm những chốt kim loại, nhưng chủ yếu vẫn là đinh tre vót tay. Có hàng nghìn đinh tre cho mỗi tầng nhà. Sàn này được làm từ mặt vỏ thân tre rất nhẵn và bền. Bạn có thể cảm được mặt của sàn nhà dưới đôi chân trần. Và sàn nhà mà bạn bước lên, có thể ảnh hưởng dáng đi của bạn? Và sau đó nó có thể thay đổi dấu chân mà bạn sẽ để lại trên nơi bạn sẽ đi qua? Tôi nhớ khi chín tuổi khi tôi cảm được điều kỳ diệu, và điều có thể xảy ra, và một ít lý tưởng. Và chúng tôi có con đường dài để đi, có nhiều điều để học, nhưng có một thứ mà tôi biết đó là với với sự sáng tạo và dấn thân, bạn có thể tạo ra nét đẹp và tiện nghi và an toàn và ngay cả sự xa hoa chỉ với vật liệu luôn có thể mọc lại. Cám ơn. (Vỗ tay) Tại sao chúng ta ngoại tình? Và tại sao những người hạnh phúc cũng ngoại tình? Và khi nói "bội tình", thực sự chúng ta có ý gì? Đó là tình qua đêm, chuyện yêu đương, mua bán dâm, chuyện chat chit, hay là mát-xa trá hình? Tại sao chúng ta nghĩ nam giới ngoại tình vì buồn chán hay do ám ảnh tình dục, còn nữ giới ngoại tình vì cô đơn hay do đói khát sự chia sẻ? Và có phải sự gian dối luôn luôn là cái kết của một mối quan hệ? Suốt 10 năm qua, tôi đã đi khắp nơi và làm việc chi tiết với hàng trăm cặp đôi tan vỡ do sự bội tình. Chỉ một hành động vuợt rào có thể cướp đi mối quan hệ của cặp vợ chồng, phá vỡ hạnh phúc và chính nền tản của cặp đó: sự ngoại tình. Thế mà hành động quá đỗi thông thường này lại ít được tìm hiểu. Nên bài nói này là dành cho bất kỳ ai đã từng biết yêu. Ngoại tình đã tồn tại kể từ khi hôn nhân ra đời, và những điều cấm kỵ cũng xuất hiện. Thực tế, sự bội tình rất dai dẳng mà hôn nhân chỉ biết ganh tị, đến mức mà, nó là giới luật duy nhất được nhắc đến hai lần trong Mười Điều Răn Chúa Trời: không được làm cái ấy, và thậm chí cũng không được nghĩ đến cái ấy. (Tiếng Cười) Vậy bằng cách nào để ta dàn xếp một chuyện bị cấm đoán tuyệt đối nhưng lại xảy ra khắp nơi ? Xuyên suốt lịch sử, nam giới hầu như có quyền ngoại tình với ít trách nhiệm về sau, và được ủng hộ bởi vô vàn tài liệu sinh học và thuyết tiến hóa, để lý giải cho nhu cầu ong bướm, cho nên tiêu chuẩn kép này có lẽ cũng tồn tại lâu như bản thân việc ngoại tình. Nhưng ai mà biết nổi điều gì thực sự xảy ra phía dưới tấm chăn chứ? Bởi vì khi liên quan đến tình dục, áp lực dành cho nam giới là khoe mẽ và phóng đại, nhưng áp lực cho nữ giới là phải che giấu, thu nhỏ và chối bỏ, điều mà vốn không có gì ngạc nhiên nếu các bạn thấy vẫn còn đến 9 quốc gia nơi đó phụ nữ có thể bị giết vì thông dâm. Chế độ một vợ một chồng từng là cưới một người suốt đời. Ngày nay, một người chỉ có một phối ngẫu, tại một lúc. (Tiếng Cười) (Tiếng Vỗ Tay) Ý tôi là, các bạn có thể đã nói "Tôi thật sự chung thủy trong từng mối tình" (Tiếng Cười) Chúng ta đã từng kết hôn, và đã quan hệ ân ái lần đầu. Nhưng bây giờ, vì có gia đình, nên ta phải dừng quan hệ với người khác. Thực ra thì chế độ một vợ không liên quan gì đến tình yêu. Ngày xưa, đàn ông dựa trên lòng chung thủy của vợ để biết những đứa trẻ là con ai, và để xác định người thừa kế sau này. Ngày nay, mọi người muốn biết tỉ lệ ngoại tình là bao nhiêu. Tôi đã bị chất vấn về điều này từ khi tôi đặt chân đến hội thảo. (Tiếng Cười) Nó cũng đúng với bạn. Nhưng khái niệm của sự bội tình không ngừng mở rộng: Nhắn tin khiêu dâm, xem phim sex, bí mật hò hẹn trên mạng. Do không có một định nghĩa thống nhất về những yếu tố của bội tình, nên tỉ lệ ngoại tình dao động rộng, từ 26% đến 75%. Nhưng trên hết, trong mỗi chúng ta lại có những mâu thuẫn. 95% chúng ta cho rằng thật là sai trái đối với bạn đời khi nói dối về một vụ ngoại tình, nhưng cũng chừng ấy người sẽ nói rằng họ cũng sẽ làm tương tự nếu ở cùng cảnh ngộ. (Tiếng Cười) Tôi thích khái niệm này -- nó kết hợp 3 yếu tố chính: một mối quan hệ bí mật, vốn là cơ sở của ngoại tình; một sự kết nối về mặt cảm xúc đến mức độ nào đó; và một yêu thuật tình dục. Và yêu thuật chính là từ khóa ở đây, bởi vì chỉ cần cảm hứng khiêu dâm của nụ hôn tưởng tượng có thể mạnh mẽ và sự mê hoặc như là cơn mây mưa hàng giờ. Marcel Proust từng nói, chính sự tưởng tượng tạo cảm giác yêu cho ta, chứ không phải là người kia. Cho nên ngoại tình không bao giờ dễ dàng cả, và giữ bí mật cũng không trở nên khó khăn hơn. Và sự bội tình cũng không gây ra tổn hại tâm lý cho đương sự. Khi hôn nhân là một đầu tư lợi nhuận, thì bội tình sẽ đe dọa sự ổn định kinh tế của ta. Nhưng ngày này, hôn nhân là kết quả của tình cảm, thì bội tình sẽ đe dọa sự an toàn của cảm xúc. Trớ trêu thay, ngày xưa người ta tìm đến tình vụng trộm và xem đó như là không gian cho tình yêu thuần khiết. Nhưng nay, ta tìm tình yêu trong hôn nhân, cho nên ngoại tình sẽ phá hết. Ngày nay, tôi nghĩ có 3 cách sự bội tình gây đau khổ khác nhau. Chúng ta đều có một người lý tưởng rất lãng mạn để lấp đầy những mong mỏi vô tận: trở thành người yêu tuyệt nhất, bạn thân nhất, phụ huynh giỏi nhất, người thân tín nhất, có sự đồng hành về cảm xúc, tương đương về tri thức. Và đó là tôi: tôi được chọn, tôi là duy nhất, tôi là người không thể thiếu, tôi là người không thể thay thế, tôi chính là người ấy. Và sự bội tình bảo tôi không phải. Đó là sự phản bội tột cùng. Sự bội bạc phá nát cái hoài bão hoa lệ của tình yêu. Nhưng nếu xuyên suốt lịch sử, sự bội tình luôn gây đau đớn, thì nay, nó đôi khi làm rối loạn tinh thần, bời vì nó đe doạn đến ý thức bản thân. Bệnh nhân Fernando của tôi, anh bị phiền muộn. Lời anh ấy với vợ : " Tôi từng nghĩ tôi hiểu cuộc sống. Tôi biết em là ai, biết chúng mình là gì khi có nhau, và biết tôi là ai. Còn bây giờ, tôi nghi ngờ tất cả." Sự bội bạc -- sự vi phạm niềm tin, sự khủng hoảng của danh tính. "Liệu tôi có thể tin em một lần nữa?" Anh hỏi. "Liệu tôi có thể tin bất kì ai lần nữa?" Và đây cũng là điều bệnh nhân Heather nói với tôi, khi cô ấy kể với tôi về chuyện của cô ấy với Nick. Đã kết hôn, có 2 con. Nick chỉ vừa đi công tác, và Heather đang nghịch chiếc iPad của anh cùng các con, đến khi cô ấy thấy 1 tin nhắn hiện trên màn hình: "Không thể chờ tới khi gặp em." Lạ thật, cô ấy nghĩ, chúng ta vừa mới tạm biệt mà. Và rồi đến 1 tin nhắn khác: "Không thể chờ đến khi được ôm chặt lấy em." Và Heather nhận ra chúng không dành cho cô. Cô ấy cũng kể với tôi bố cô ấy từng ngoại tình, mẹ cô ấy thì tìm thấy 1 tờ hóa đơn nhỏ trong túi, và một chút vết son môi trên cổ áo. Heather bắt đầu tìm hiểu, và cô ấy tìm được hàng trăm tin nhắn, và ảnh chụp trao nhau, và ham muốn thổ lộ. Những chi tiết quá thực về 2 năm ngoại tình của Nick lộ ra ngay trước mắt cô ấy, Và điều đó khiến tôi nghĩ: Ngoại tình trong thời đại số là cái chết bởi nghìn vết cắt. Và ta lại có những nghịch lý khác phải đối mặt ngày này. Bởi vì cái lí tưởng lãng mạn này, chúng ta đang dựa vào sự chung thủy của bạn đời với một cảm nhận độc nhất. Nhưng ta cũng chưa bao giờ bị cuốn mạnh đến thế bởi ngoại tình, không phải vì ta có những thèm muốn mới xuất hiện, mà vì chúng ta sống ở một thời đại nơi mà ta thấy ta có toàn quyền theo đuổi ham muốn bản thân, vì đây là nền văn hóa mà ở đó tôi xứng đáng được hạnh phúc. Và nếu trong quá khứ chúng ta từng ly dị vì không cảm thấy hạnh phúc, thì nay, ta ly dị vì ta có thể được hạnh phúc hơn. Và trong quá khứ, nếu ly dị đã từng gắn liền với sự tủi hổ, thì nay, lựa chọn ở lại khi bạn có thể bỏ đi mới là điều hổ thẹn. Heather, cô ấy không thể giải bày với bạn bè cô vì cô ấy e ngại rằng họ sẽ đánh giá cô vẫn còn yêu Nick, và bất cứ đâu cô tìm đến, cô đều nhận cùng một lời khuyên: Bỏ hắn đi. Hãy tống khứ hắn khỏi nhà. Và nếu câu chuyện ngược lại, Nick cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh như vậy. Ở lại là điều hổ thẹn khác. Vậy, nếu chúng ta có thể ly dị, thì tại sao chúng ta vẫn ngoại tình? Trong giả thiết thường gặp là nếu ai đó ngoại tình, hoặc do chuyện vợ chồng không ổn, hoặc là đầu bạn có vấn đề. Nhưng hàng triệu người không thể cùng lúc phi lý trí đuợc. Suy luận logic sẽ là: Nếu bạn có mọi thứ bạn cần tại nhà, thì chẳng còn điều gì bạn cần tìm kiếm ở nơi khác nữa, giả sử rằng một cuộc hôn nhân hoàn hảo tồn tại để giúp ta miễn nhiễm với chuyện ong bướm. Nhưng điều gì sẽ đến nếu niềm đam mê cũng chỉ có hữu hạn? Điều gì sẽ đến nếu có những thứ mà ngay cả 1 mối quan hệ tốt đẹp cũng không chu toàn được? Nếu con người ngoại tình ngay cả khi đang hạnh phúc, vậy điều gì đang diễn ra? Phần lớn những người tôi có cơ hội làm việc chung không phải đều là dạng ham muốn tình dục kinh niên. Họ thường là những người có quan niệm rất sâu về sự chung thủy, ít nhất là với vợ/chồng của họ. Nhưng họ mắc kẹt trong mâu thuẫn giữa giá trị và hành động của họ. Họ thường là những người chung tình lâu dài, nhưng một ngày họ vượt giới hạn mà họ chưa hề nghĩ là sẽ vượt, với cái giá là sẽ mất tất cả. Đổi lại với chút gì chứ? Ngoại tình là một hành động của sự phản bội, và chúng cũng là biểu hiện của khao khát và mất mát. Tận gốc rễ của một cuộc ngoại tình bạn sẽ thường thấy sự khao khát và thèm muốn cho sự kết nối cảm xúc, cho mới lạ, tự do, tự do ý chí, cường độ tình dục, một mong muốn tìm lại những phần ẩn sâu trong bản thân hoặc một cố gắng kéo lại sức sống trước mất mát và đau thương. Tôi đang nghĩ đến 1 bệnh nhân khác, Priya, người có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, cô ta yêu chồng, và không bao giờ muốn làm tổn thương anh ta. Nhưng cô ấy cũng nói với tôi rằng cô ấy luôn luôn làm tốt điều được trông đợi từ cô: cô gái ngoan, người vợ tốt, người mẹ tốt, chăm sóc bố mẹ. Priya, cô ấy bị cuốn hút bởi một thợ chăm cây đến dọn ở vườn nhà cô ấy sau cơn bão Sandy. Với chiếc xe tải và hình xăm, anh ta khá tương phản với cô ấy. Nhưng ở tuổi 47, việc ngoại tình là do cái mà thời niên thiếu cô chưa từng có. Và câu chuyện này cho thấy khi ta tìm ánh nhìn của người khác, đó không phải do bạn đời mà mình quay lưng lại, mà do chính con người mà bản thân ta vừa trở thành. Và nó cũng không gì to tát khi chúng ta tìm kiếm một người mới, như khi ta đang tìm một bản thân khác của chính mình. Trên khắp thế giới, Có đúng 1 từ mà giới ngoại tình luôn bảo tôi. Họ cảm thấy sức sống. Và họ thường kể cho tôi những chuyện mất mát gần đây -- cha mẹ mất, 1 người bạn ra đi qua sớm, tin tức tồi tệ từ bác sĩ. Cái chết thường ẩn trong cái bóng của việc ngoại tình, bởi vì chúng mở ra những câu hỏi này. Liệu cuộc sống chỉ vậy thôi? Còn gì nữa? Chả nhẽ mình sẽ sống tiếp 25 năm như vậy? Liệu tôi có còn được cảm nhận điều đó thêm lần nữa? Và điều này đã làm tôi nghĩ rằng có thể chính những câu hỏi này thôi thúc người ta vượt rào, và rằng một số cuộc ngoại tình là một cố gắng để đẩy lùi cái chết, trong một liều thuốc giảm tử vong. Và trái lại với điều bạn nghĩ, ngoại tình thường rất ít về tình dục, mà phần nhiều về ham muốn: ham muốn được chú ý, ham muốn được cảm nhận đặc biệt, ham muốn được cảm thấy quan trọng. Và chính cấu trúc của ngoại tình, đó là bạn không bao giờ có được người tình, khiến bạn thèm muốn. Bản thân nó đã là 1 cỗ máy ham muốn, bởi vì sự dở dang, sự mơ hồ, khiến bạn muốn điều bạn không thể có. Một số bạn có thể nghĩ ngoại tình không xảy ra trong các mối quan hệ mở, nhưng thực tế thì có đấy. Trước hết, bàn luận về chế độ độc thê không giống bàn luận về sự bội tình. Nhưng sự thật là ngay cả khi chúng ta sở hữu sự tự do để có những bạn tình khác, chúng ta như vẫn bị thu hút bởi sức mạnh của sự cấm đoán, tức là nếu ta làm điều ta vốn dĩ không được làm, thì ta sẽ có cảm giác đang làm điều ta rất rất muốn làm. Và tôi đã nhắn nhủ với một số bệnh nhân của tôi rằng nếu họ có thể mang vào các mối quan hệ 1/10 sự bạo dạn, sự tưởng tượng, và sự mãnh liệt mà họ có khi ngoại tình, thì họ có lẽ sẽ chẳng cần đến gặp tôi. (Tiếng Cười) Vậy làm cách nào chúng ta hàn gắn lại sau khi ngoại tình? Ham muốn đã đi quá xa. Sự phản bội đã đi quá xa. Nhưng nó có thể được hàn gắn. Và một số vụ ngoại tình là hồi chuông chấm hết cho những mối quan hệ vốn đã đang chết dần chết mòn. Nhưng những trường hợp khác sẽ dẫn ta đến những khả năng mới. Thực tế thì, phần lớn các cặp đôi từng trải qua ngoại tình vẫn sống cùng nhau. Nhưng một số thì khó vượt qua được, và một số thì thực sự có thể biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội. Họ sẽ có thể biến nó thành kinh nghiệm hữu ích. Và tôi thực sự nghĩ nhiều hơn cho người bị dối lừa, họ thường nói, "Anh nghĩ tôi không muốn gì nữa cả? Nhưng tôi không là người lừa dối." Nhưng giờ ngoại tình đã được phanh phui, họ được quyền đòi hỏi nhiều hơn, và họ không cần duy trì hiện trạng này hiện trạng tồi tệ đối với họ thời gian qua. Tôi chú ý rằng nhiều cặp đôi, ở giai đoạn ngay sau khi vụ ngoại tình, bởi vì sự hỗn loạn này có thể dẫn đến trật tự mới, sẽ có những cuộc trò truyện thành thật và cởi mở mà đã lâu lắm rồi họ không có. Những bạn đời từng lãnh cảm tình dục đột nhiên thấy bản thân rạo rực dục vọng, thì họ không biết nó đến từ đâu. Có thứ gì đó về việc sợ mất mát sẽ nhen nhóm lại ham muốn, và tạo ra một dạng tin tưởng hoàn toàn mới. Khi chuyện ngoại tình bị phanh phui, những chuyện đặc biệt mà cặp đôi có thể làm là gì? Chúng ta biết từ trong đau khổ rằng việc làm lành bắt đầu khi người có lỗi thừa nhận hành động sai của mình. Vậy với người đã ngoại tình, trường hợp của Nick, một là chấm dứt chuyện ngoại tình. nhưng tiếp đến là hành động biểu lộ một cách rõ ràng cảm giác tội lỗi và hối hận vì đã làm tổn thương vợ. Nhưng sự thật là tôi đã nhận ra từ khá nhiều người từng có quan hệ ngoài luồng rằng họ có thể cảm thấy rất tội lỗi vì đã làm tổn thương bạn đời, nhưng họ không cảm thấy tội lỗi vì đã ngoại tình chút nào. Và sự khác biệt này là quan trọng. Và Nick, anh ấy cần phải tình táo trong mối quan hệ gia đình. Anh ấy cần phải trở thành người bảo vệ ranh giới. Đó là trách nhiệm của Nick trong việc đưa ra vấn đề, bởi vì nếu anh ấy nghĩ về việc đó, anh ấy có thể giúp Heather khỏi tình trạng bị ám ảnh, và đảm bảo rằng chuyện này không bị đưa vào lãng quên, và điều đó sẽ phục hồi lòng tin tưởng. Nhưng đối với Heather, phía bị lừa dối, cần thiết làm những việc mang lại giá trị cho bản thân, hãy sống với tình yêu và bạn bè, hoạt động để tạo nên sự vui vẻ, ý nghĩa, và giá trị bản thân. Nhưng thậm chí quan trọng hơn, đó là kiểm soát sự tò mò về những chi tiết nhạy cảm -- Đã ở đâu? Đã làm chuyện đó ở đâu? Mật độ chuyện ấy? Cô ta tuyệt hơn tôi trên giường sao? -- những câu hỏi loại này chỉ khiến bạn đau đớn, và làm bạn mất ngủ cả đêm. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những câu hỏi mà tôi xem là mang tính điều tra, những câu giúp bạn ngẫm nghĩ về ý nghĩa, về động cơ -- Cuộc ngoại tình này có ý nghĩa gì? Điều gì anh có thể bày tỏ hoặc trải nghiệm mà không thể làm với tôi? Cảm giác của anh thế nào khi quay lại? Điều gì anh trân trọng trong quan hệ chúng ta? Anh thấy thoải mái khi quan hệ này kết thúc? Mỗi cuộc ngoại tình sẽ định hình lại một mối quan hệ, và mỗi cặp đôi sẽ xác định hậu quả của mối quan hệ ngoài luồng sẽ ra sao. Nhưng chuyện ngoại tình mãi tồn tại, chúng không biến mất. Và ngã ba đường giữa tình yêu và ham muốn, sẽ không có câu trả lời đơn giản như trắng/đen, tốt/xấu, và cũng không hẳn nạn nhân/tội phạm. Sự phản bội trong một mối quan hệ đến với nhiều dạng. Có rất nhiều cách ta phản bội người: với sự khinh thường, với sự bỏ mặc, với sự lạnh lùng, với bạo lực. Phản bội tình dục chỉ là một cách khiến bạn đời bị tổn thương. Nói một cách khác, nạn nhân của vụ ngoại tình không phải luôn luôn là nạn nhân trong một cuộc hôn nhân. Giờ, các bạn vừa nghe tôi nói, và tôi biết các bạn đang nghĩ gì: Cô ta có giọng Pháp, cô ta chắc hẳn là chuyên gia ngoại tình. (TIếng Cười) Vậy là các bạn đã nhầm rồi. Tôi không phải 1 người Pháp. (Tiếng Cười) (Tiếng Vỗ Tay) Và tôi cũng không chuyên. Nhưng bởi vì tôi nghĩ điều tích cực có thể xuất hiện từ việc ngoại tình, tôi đã được hỏi rất nhiều lần câu hỏi kỳ cục này: Cô có ủng hộ chuyện ngoại tình? Tôi sẽ chẳng khuyên các bạn có quan hệ ngoài luồng như thế khác nào gợi ý các bạn nên bị ung thư, và như ta cũng biết những người trải qua cơn đau thường nói đến việc họ đã có quan điểm mới như thế nào từ bệnh tật. Câu hỏi chính tôi hay bị hỏi từ khi tôi đặt chân đến hội thảo này và nói rằng tôi sẽ nói về sự bội tình, là ủng hộ hay phản đối? Tôi trả lời, "Vâng." (Tiếng Cười) Tôi nhìn nhận chuyện ngoại tình từ cả hai góc nhìn: Gây tổn thương, phản bội theo 1 phía, trưởng thành, và khám phá bản thân theo phía còn lại -- Nó có ý nghĩa gì với bạn, và cả với tôi Và khi một cặp đôi tìm đến tôi sau những ngày ngoại tình đã bị vạch trần, Tôi thường nói với họ là: Ngày nay, trong các nước giàu hầu hết người ta có hai hoặc ba mối quan hệ hay hôn nhân, và một số làm việc đó với chỉ một người. Hôn nhân đầu tiên của bạn đã đổ vỡ. Các bạn muốn làm lại lần hai cùng với nhau không? Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi biết mọi người đang nghĩ gì: "Tại sao anh chàng này lại ngồi đó?" Bởi vì đây là chương trình radio. (Âm nhạc) Tôi kể những câu chuyện trên sóng radio về Thiết kế, và tôi kể về tất cả các loại câu chuyện: Thiết kế tòa nhà, bàn chải đánh răng bùa hộ mệnh và biển hướng dẫn và phông. Nhiệm vụ của tôi là làm mọi người hứng thú với những thiết kế mà họ quan tâm để rồi sau đó họ bắt đầu quan tâm đến tất cả các loại thiết kế. Khi bạn trang hoàng thế giới với một trí óc đầy hứng thú với thiết kế, thế giới sẽ trở lên kỳ diệu. Thay vì chỉ nhìn thấy những thứ vụn vỡ, bạn sẽ nhận ra các mảnh ghép đậm chất trí tuệ mà những nhà thiết kế không tên đã làm hết sức mình để khiến cuộc sống của chúng ta tuyệt vời hơn Và đó đơn giản chính là Định nghĩa của Thiết Kế khiến cuộc sống tốt đẹp hơn và mang đến sự vui sướng. Và chỉ vài thứ có thể làm tôi vui sướng hơn nhìn thấy một lá cờ thiết kế tuyệt vời (Cười) (Vỗ Tay) Vâng! Xin chúc mừng lễ kỷ niệm 50 năm lá cờ Canada. Một là cờ tuyệt đẹp, chất lượng vàng. Tôi là người rất mê những lá cờ. Thình thoảng tôi lại gợi chuyện về Lá cờ và mọi người hay phản ứng kiểu, "Tôi không quan tâm về các lá cờ," và rồi chúng tôi tán chuyện về các lá cờ, và, hãy tin tôi đi, 100% mọi người quan tâm đến lá cờ. Luôn có gì đó về các lá cờ làm rung động cảm xúc của chúng ta. Gia đình tôi bọc quà Giáng sinh năm nay cho tôi là các lá cờ, bao gồm cả túi đựng quà màu xanh giống như lá cờ của Scotland. Tôi post bức hình này lên mạng, và chắc chắn rồi, chỉ sau vài phút, ai đó đã post ý kiến thế này, "Anh bạn có thể lấy lá cờ đó mà nhét vào mông đấy" (Cười) Điều đó -- vậy đó, mọi người đều hứng thú với chuyện các lá cờ Đó đơn giản là điều xảy ra, Điều tôi thích về các lá cờ là, một khi bạn hiểu thiết kế của lá cờ, điều gì tạo ra lá cờ đẹp, hay tạo ra lá cờ xấu, bạn có thể hiểu được thiết kế của hầu hết mọi thứ. Điều tôi muốn làm bây giờ là, tôi sẽ mở một tập trong chương trình radio của mình, "99% Vô hình", và tôi sẽ cấu trúc lại nó ngay tại đây, khi tôi bấm nút này -- Giọng: A.T. cho Âm Thanh -- Roman Mars: Âm thanh sẽ được tạo ra, cứ khi nào bạn nghe thấy tiếng một giọng nói hoặc một phần nhạc, thì đó là vì tôi bấm nút. Giọng: Âm thaaaanh. RM: Các bạn đã hiểu ý tôi chứ? Giờ chúng ta bắt đầu. Ba, hai. Đây là 99% Vô Hình. Tôi là Roman Mars. Dẫn truyện: Năm nguyên tắc cơ bản trong thiết kế lá cờ. Roman Mars: Theo Hiệp Hội Cờ Học Bắc Mỹ. Cờ học. Ted Kaye: Cờ học là khoa học nghiên cứu cờ RM: Cái âm "lol" trong tên tiếng Anh làm nó kỳ cục. Dẫn truyện: Nguyên tắc 1, Đơn Giản Hóa. Lá cờ nên đơn giản sao cho 1 đứa bé cũng có thể vẽ được theo trí nhớ. RM: Trước khi tôi chuyển đến Chicago năm 2005, Tôi còn không biết các thành phố có lá cờ riêng. TK: Hầu hết các thành phố lớn đều có cờ riêng. RM: Oh, tôi không biết điều đó. Đó là giọng Ted Kaye. TK: Xin chào RM: Ông ấy là chuyên gia cờ học Ông ấy là người rất thú vị. TK: Tôi là Ted Kaye. Tôi biên tập cho 1 tạp chí khoa học về cờ, hiện tôi đang là thành viên Hiệp Hội Cờ Ba Lan và Hiệp Hội Cờ Học Bắc Mỹ. RM: Ted có viết cuốn sách về Thiết Kế Cờ Dẫn truyện: "Cờ Đẹp, Cờ Xấu." RM: Nó giống 1 cuốn sách nhỏ hơn. Chỉ 16 trang. TK: Đúng, cuốn sách có tên "Cờ Đẹp, Cờ Xấu: Cách thiết kế 1 lá cờ tuyệt vời." RM: và lá cờ thành phố đầu tiên tôi thấy ở Chicago là 1 tuyệt tác: nền trắng, hai sọc ngang xanh nước biển, với 4 ngôi sao đỏ sáu cánh nằm ở trung tâm. Dẫn truyện: Nguyên tắc 2, dùng biểu tượng có ý nghĩa. TK: Các sọc xanh biểu tượng cho nước dòng sông, và hồ. Dẫn truyện: Hình ảnh, màu sắc, đặc điểm lá cờ nên phản ánh nghĩa chúng biểu tượng TK: Các ngôi sao đỏ biểu tượng các sự kiện quan trọng trong lịch sử Chicago RM: Thành lập Fort Dearborn, Nạn Cháy Lớn Chicago (1871) Kỷ niệm World Columbian Exposition mọi người đều nhớ vì liên quan đến White City, Kỷ niệm Century of Progess Exposition, vốn chả ai nhớ đến. Dẫn truyện: Nguyên Tắc 3, dùng 2 tới 3 màu sắc cơ bản. TK: Nguyên tắc cơ bản cho màu sắc là dùng 2 đến 3 màu trong nhóm màu chuẩn: đỏ, trắng, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, và đen. RM: Thiết kế lá cờ Chicago được chấp nhận hoàn toàn bởi mọi người khắp thành phố nó xuất hiện ở mọi nơi; mọi toàn nhà trong thành phố đều treo cờ. Whet Moser: có lẽ luôn có tối thiểu 1 của hàng mỗi dãy phố gần nơi tôi làm, bán cờ Chicago. RM: Đó là Whet Moser từ Tạp chí Chicago. WM: Hôm nay, tôi đi cắt tóc, khi tôi ngồi xuống ghế trong quán cắt tóc, tôi thấy có lá cờ Chicago trong hộp người cắt tóc đựng dụng cụ, rồi nhìn vào gương, tôi lại thấy 1 lá cờ Chicago treo trên tường phía sau. Khi tôi rời đó, 1 chàng trai đi ngang qua tôi với chiếc huy hiệu cờ Chicago ở balo. RM: Đây là sự tận dụng và biến tấu. Các ngôi sao sáu cánh xuất hiện ở gần như tất cả mọi nơi. WM: Cốc cà phê tôi mua hôm trước có hình ngôi sao Chicago trên nó. RM: Đó là 1 biểu tượng riêng biệt của niềm tự hào Chicago. TK: Khi 1 cảnh sát hay lính cứu hỏa qua đời ở Chicago, thường chúng ta sẽ không thấy lá cờ Mỹ trên quan tài. mà là lá cờ của thành phố Chicago. Điều đó phản ánh mức độ sâu đậm mà lá cờ gắn với hình ảnh Chicago. RM: Đó không chỉ đơn giản là vì mọi yêu mến Chicago nên yêu cả lá cờ của thành phố Tôi nghĩ rằng mọi người yêu Chicago hơn bời vì lá cờ ở đây quá tuyệt vời. TK: 1 sự điều hòa ngược tích cực giữa biểu tượng tuyệt vời với tự hào công dân RM: Khi tôi quay lại San Francisco năm 2008, Tôi tìm hiểu về lá cờ thành phố, bời vì tôi chưa từng nhìn thấy nó trong suốt 8 năm tôi từng sống ở đây. Và tôi đã thấy nó, tôi rất tiếc phải nói rằng, nó thiếu mọi tieu chuẩn, (Cười) Tôi biết mà. (Cười) TK: Để tôi bắt đầu từ trên cùng. Dẫn truyện: Nguyên tắc 1, Đơn Giản Hóa. TK: Thiết kế đơn giản. Dẫn truyện: Lá cờ nên đơn giản sao cho 1 đứa bé cũng có thể vẽ được theo trí nhớ. TK: Đây là 1 lá cờ tương đối phức tạp. RM: Oki, cùng xem nào. Điểm chính trên lá cờ San Francisco là chim phượng hoàng biểu tượng cho thành phố phát triển lên từ đống tro tàn sau các vụ hỏa hoạn kinh khủng thời kỳ 1850s. TK: 1 biểu tượng mạnh mẽ của San Francisco. RM: Tôi vẫn không thích chim phượng hoàng. Về thiết kế, nó vừa quá hung tợn lại vừa quá nhiều chi tiết, nếu bạn cố gắng nhớ chúng, bạn sẽ chẳng thể nào làm nổi, và nó nhìn cũng tệ từ khoảng cách xa, nhưng vì có ý nghĩa sâu sắc nên biểu tượng vẫn được điểm cộng Phía sau chim phượng hoàng, nền hầu như chỉ 1 màu trắng, rồi nó có viền vàng đậm bao quanh. TK: Đó là một đặc điểm rất hấp dẫn. RM: Tôi nghĩ điều đó vẫn ok. Nhưng -- (Cười) -- Giờ đến điều không chấp nhận trong thiết kế của lá cờ. Dẫn truyện: Nguyên Tắc 4, không chữ không dấu. Không dùng chữ viết dưới bất kỳ dạng nào. RM: Ngay phía dưới biểu tượng chim là câu châm ngôn dịch là "Vàng trong hòa bình sắt trong chiến tranh," Thêm nữa -- và đây là vấn đề lớn -- cụm từ San Francisco ở dưới cùng. TK: Nếu bạn cần phải viết tên điều bạn đang muốn truyền đạt trên lá cờ thì biểu tượng bạn dùng đã thất bại. (Cười) (Vỗ Tay) RM: Cờ nước Mỹ chẳng hề viết "USA" trên đó. Thực tế, lá cờ các quốc gia thường thiết kế theo như đã nói. Như, cờ Nam Phi, cờ Thổ Nhĩ Kỳ, cờ Isarel Cờ Somalia, cờ Nhật Bản, và cờ Gambia. Có rất nhiều lá cờ quốc kỳ thiết kế tuyệt vời, nhưng chúng đều tuân theo những nguyên tắc thiết kế tốt. Quốc kỳ thể hiện hình ảnh ở cấp độ quốc tế những những lá cờ của thành phố, bang, các vùng lại là một câu chuyện khác. (Cười) Đó là thảm họa của những lá cờ xấu, và điều này cần phải được chấm dứt. (Cười) (Vỗ Tay) Đó là sự thật và đó cũng là thách thức. Bước đầu tiên là nhận ra rằng chúng ta có 1 vấn đề. Rất nhiều người có xu hướng nghĩ rằng thiết kế đẹp chỉ là vấn đề về thưởng thức, và thành thật mà nói thì, thỉnh thoảng điều đó đúng, nhưng nó cũng sai, phải không nào? Đây là danh sách đầy đủ các nguyên tắc thiết kế cờ của NAVA. Dẫn truyện: Năm nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cờ. Nguyên tắc 1, Đơn Giản Hóa. Dẫn truyện: nguyên tắc 2, dùng biểu tượng có ý nghĩa. Dẫn truyện: nguyên tắc 3, dùng 2 tới 3 màu cơ bản. Dân truyện: nguyên tắc 4, không ký tự không dấu. Dẫn truyện: không bao giờ dùng ký tự. TK: Bởi vì bạn không thể đọc chữ từ xa. Dẫn truyện: nguyên tắc 5, TK: riêng biệt. RM: Tất cá những lá cờ đẹp nhất có xu hướng tuân theo các nguyên tắc này. Và như tôi đã nói trước đó, quốc kỳ của hầu hết các nước đều ok. Nhưng đây là điều quan trọng: Nếu bạn đưa danh sách nguyên tắc thiết kế này đến bất ký nhà thiết kế nào Họ sẽ trả lời rằng những nguyên tắc này == đơn giản, ý nghĩa sâu sắc, dùng ít màu hay dùng màu cẩn thận, riêng biệt, không có chữ bạn không thể đọc tất cả các nguyên tắc này cũng áp dụng đối với họ. Nhưng buồn thay, những nguyên tắc thiết kế tốt hiếm khi được áp dụng vào thiết kế lá cờ các thành phố ở Mỹ. Vấn đề lớn nhất của chúng ta dường như chính là Chúng ta không thể ngăn bản thân từ việc đặt tên trên lá cờ, hay còn dấu thành phố với chữ trên đó. Đây là vấn đề về các con dấu: Chúng được thiết kế để triện trên giấy nơi bạn có thể đọc được chúng, chứ không phải trên những lá cờ bay lất phất xa cả trăm bước. Đây là một nhóm các lá cờ. Các nhà nghiên cứu cờ học gọi chúng là SOBs: Các con dấu trên tấm ga trải giường (Cười) và nếu bạn không thể nhận ra lá cờ nào của thành phố nào, Vâng, đó chính xác là vấn đề ở đây, ngoại trừ Anaheim. Nghe nói họ chữa lại lá cờ (Cười) Những lá cờ kiểu này xuất hiện mọi nơi trên đất Mỹ. Tương tự như con dấu thành phố ở đây ở Châu Âu có Huy Hiệu thành phố, và đây là nơi chúng ta có thể rút ra bài học về cách thiết kế đúng. Đây là hình Huy Hiệu của thánh phố Amsterdam. Nếu đây là 1 thành phố ở Mỹ, Lá cờ có lẽ sẽ trông như này. Bạn hiểu ý tôi chứ, nhỉ. (Cười) Tuy nhiên, lá cờ của Amsterdam trong thực tế trông như này cơ. Thay vì dùng toàn bộ hình Huy hiệu trên nền đặc màu với dòng chữ "Amsterdam", họ chỉ giữ lại những đặc điểm chính của tấm khiên, và họ tạo ra lá cờ thành phố phá cách nhất trên thế giới (Cười) (Vỗ Tay) Và bời vì nó rất phá cách, những lá cờ này được treo tràn ngập khắp Amsterdam, tương tư như ở Chicago vậy. Mặc dù những lá cờ SOBs rất tệ và rất tức mắt với tôi, chẳng gì có thể khiến bạn không sốc khi nhìn 1 trong những thiết kế thảm hại nhất trong lịch sừ cờ học. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Đây là lá cờ ở Milwaukee, Wiscosin. (Cười) Ý tôi là, nó thật sự khác biêt, Tôi đồng ý với điểm này. Steve Kodis: Lá cờ này được dùng từ 1955. RM: Thành phố tổ chức 1 cuộc thi và nhận được rất nhiều bài dự thi với đủ các kiểu thiết kế. SK: Và 1 người đàn ông cao niên tên Fred Steffan đã tập hợp thiết kế từ nhiều bài khác nhau để tạo ra lá cờ Milwaukee ngày nay. RM: Đây là một lá cờ hổ lốn. Có 1 bánh răng khổng lồ biểu tượng Công nghiệp, 1 con tàu biểu tượng Cảng, 1 nhành lúa mỳ rất lớn thể hiện sự tôn vinh Công Nghiệp Sản xuất bia Đây quả thực là một mớ hỗn độn, và Steve Kodis, 1 nhà thiết kế đồ họa từ Milwaukee, muốn thay đổi nó. SK: Lá cờ thật sự rất tệ. Đây là 1 sai lầm từ người đại diện thành phố chắc chắn vậy. RM: Nhưng điều làm cho lá cờ này tệ hơn hẳn chính là việc trên lá cờ này lại có lá cờ Nội Chiến Mỹ của trung đoàn Milwaukee. SK: Chính đặc điểm cuối cùng này đặc điểm khiến cho lá cờ trở nên nực cười hơn, đó là có 1 hình lá cờ khác trên lá cờ Milwaukee. RM: Ngay trên lá cờ. Vâng. Vâng. (Cười) Vâng. (Âm Nhạc) Milwaukee hiện nay là 1 thành phố tuyệt vời. Tôi đã đến đó. Tôi yêu thành phố ấy. Phần gây chán nản nhất của lá cờ này, là ở việc đã có hai cuộc thi lớn thiết kế lại lá cờ. Lần cuối diễn ra vào năm 2011. 105 mẫu thiết kế được tiếp nhận. TK: Nhưng cuối cùng, các thành viên Ban Nghệ Thuật Milwaukee quyết định không mẫu thiết nào xứng đáng làm lá cờ mới của thành phố. RM: Họ không thể thống nhất việc thay đổi lá cờ ấy! (Cười) Chuyện này gây thất vọng đến mức có thể khiến các bạn nghĩ rằng Thiết kế tốt và chế độ dân chủ đơn giản là không thể cùng song hành. Nhưng Steve Kotas đang muốn thử thêm 1 lần nữa thiết kế lại lá cờ Milwaukee. SK: Tôi tin rằng Milwaukee là 1 thành phố tuyệt vời. Mỗi thành phố tuyệt vời xứng đáng có 1 lá cờ tuyệt vời. RM: Steve chưa sẵn sàng tiết lộ thiết kế của anh ấy 1 trong những điều cần làm khi đề xuất thiết kế là bạn phải thuyết phục thành lập ban đánh giá, sau đó bạn đưa ra bản thiết kế của mình Nhưng đây là mẹo nhỏ: Nếu bạn muốn thiết kế 1 lá cờ tuyệt đẹp, 1 là cờ phá cách như của Chicago hay D.C. nơi cũng có 1 lá cờ rất tuyệt, hãy bắt đầu bằng cách vẽ 1 hình chữ nhật 1x1.5 inh trên 1 mảnh giấy. Thiết kế của bạn phải vừa khít trong hình này Đây là lý do. TK: 1 lá cờ 3x5 feet trên 1 cột cờ cách xa 100 feet nhìn sẽ có kích thước tương tự 1 hình chữ nhật 1x1.5 inh được quan sát từ khoảng cách 15 inh từ mắt Bạn chắc sẽ rất ngạc nhiên về mức độ đơn giản của thiết kế khi bạn phải giới hạn trong hình ấy. RM: Trong khi đó, quay lại San Francisco. Chúng ta liệu có thể làm điều gì đó? TK: Tôi muốn nói rằng ẩn trong mỗi lá cờ tồi tệ luôn thấp thoáng bóng dáng 1 lá cờ tuyệt vời muốn hiện ra. (Cười) Cách để biến lá cờ của San Francisco thành lá cờ đẹp là phải bỏ đi dòng chữ châm ngôn bời vì bạn không thể đọc được nó từ xa. Bỏ cả dòng tên nữa, và đường viền có lẽ nên được làm đậm hơn, để nó trở thành 1 phần của lá cờ. Và tôi sẽ muốn lấy đi hình chim và biến nó thành 1 biểu tượng lớn tuyệt ở giữa lá cờ. RM: Nhưng hình chim hiện tại cần phải bỏ đi. TK: Tôi muốn dơn giản hóa biểu tượng phương hoàng. Miêu tả 1 chú chim lớn, rang cánh rộng vươn lên từ ngọn lửa. Nhấn mạnh chi tiết các ngọn lửa. RM: Và đây, lá cờ mới này được thiết kế bởi Frank Chimero dựa trên các gợi ý của Ted Kaye. Tôi không biết anh ấy sẽ thiết kế như nào nếu chúng ta hoàn toàn không trói buộc và không tuân theo các nguyên tắc. Người hâm mộ chương trình radio của tôi, họ đã nghe tôi phàn nàn về những lá cờ xấu Họ đã gửi cho tôi những thiết kế gợi ý. Thiết kế này từ Neil Mussett. Cả hai đều đẹp hơn nhiều. và tôi nghĩ rằng nếu chúng được dùng, tôi sẽ thấy chúng được treo khắp thành phố Trong cuộc vận động thiết kế những lá cờ đẹp của tôi, rất nhiều thính giả đã tự thiết kế lại cờ của họ và nghĩ đến khả năng đề nghị chúng được dùng chính thức hóa Nếu bạn nhìn thấy cờ thành phố mình và thích nó, hãy treo nó lên, cho dù nếu thiết kế của nó chưa tuân theo 1 hay 2 nguyên tắc thiết kế. Tôi không bận tâm điều ấy. Nhưng nếu bạn không nhìn thấy cờ thành phố mình, có lẽ nó không tồn tại, hoặc nó có, nhưng nó đơn giản là quá xấu, và tôi thách thức các bạn cố gắng tham gia vào thay đổi chúng. Khi mà chúng ta có ngày càng nhiều thành phố thì các lá cờ sẽ trở thành không chỉ là biểu tượng của thành phố như 1 địa điểm, mà còn trở thành biểu tượng về cách mà thành phố quan niệm về Thiết kế, đặc biệt là ngày nay quần chúng đang ngày càng nhận thức hơn về thiết kế. Và tôi nghĩ rằng nhận thức này luôn luôn cao. 1 lá cờ thiết kế tốt có thể đóng vai trò chỉ thị về cách mà thành phố quan niệm về cả hệ thống thiết kế của nó: hệ thống giao thông, công viên, tín hiệu quảng cáo-chỉ dẫn. Nghe có vẻ tầm phào, nhưng không hề. TK: Thường khi các lãnh đạo thành phố nói "Chúng tôi còn nhiều thứ quan trọng phải làm hơn là lo đến lá cờ thành phố," Câu trả lời của tôi là, "Nếu các anh có 1 lá cờ tuyệt vời các anh sẽ có 1 lá cờ để mọi người tập hợp lại để cùng nhau giải quyết những điều quan trong kia." RM: Tôi đã tự mình chứng kiến sức mạnh mà 1 lá cờ tuyệt mang lại trong trường hợp của Chicago. Sự gắn kết giữa thiết kế đẹp và niềm tự hào công dân là điều mà chúng ta cần ở mọi nơi. Điều tuyệt nhất về các lá cờ đô thị là chúng ta sở hữu chúng. Chúng là 1 nguồn mở, ngôn ngữ thiết kế sở hữu bởi cộng đồng Khi chúng được thiết kế tốt, chúng được sử dụng, được biến tấu, và chúng chứa sức mạnh. Chúng ta có thể kiểm soát hình ảnh thương hiệu và đồ họa của các thành phố với 1 lá cờ đẹp, thay vào đó, khi chúng ta có những lá cờ xấu không dùng, chúng ta nhượng lại cho các đội thể thao và các phòng thương mại, ban du lịch. Các đội thể thao có thể rời đi và làm tan vỡ trái tim chúng ta. Bên cạnh đó, một số trong chúng ta thật sự không quan tâm đến thể thao. và các chiến dịch du lịch có thể cũng không tốt. Nhưng 1 là cờ tuyệt vời sẽ đại biểu cho thành phố ấy đến mọi người ở đó và đại biểu cho con người nơi ấy với toàn thế giới. Và khi lá cờ ấy là lá cờ tuyệt vời, sự kết nối ấy cũng là 1 thứ tuyệt vời. Có lẽ tất cả các lá cờ đô thị đều mang cảm hứng lớn như Hồng Kông hay Ba Lan, hay Trondheim, và chúng ta có thể bỏ đi tất cả các lá cờ xấu như San Francisco, Milwaukee, Cedar Rapids, và cuối cùng, khi chúng ta đã hoàn thành, chúng ta có thể làm gì đó đối với Pocatello, Idaho, vốn dược Hiệp Hội Cờ Học Bắc Mỹ coi là lá cờ đô thị xấu nhất Bắc Mỹ. (Cười) (Vỗ Tay) Vâng. Lá cờ ấy có 1 biểu tượng Thương Mại mọi người ạ. (Cười) Chỉ nhìn nó thôi cũng làm tôi thấy nhức mắt. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã lắng nghe. (Vỗ Tay) ["Âm nhạc bởi: Melodium (@melodiumbox) và Keegan Dewitt (@keegandewitt)"] Tôi muốn bạn nhìn vào chiếc bút chì này Nó là một vật. Một vật hợp pháp. Những quyển sách bạn có, hay chiếc xe hơi bạn sở hữu cũng vậy Chúng đều là vật hợp pháp. Những chú khỉ bạn sẽ thấy ngay sau tôi, cũng là một vật hợp pháp. Bây giờ, tôi có thể làm thế này đối với một vật hợp pháp. Tôi có thể làm điều tôi muốn với quyển sách hay chiếc xe. Những chú khỉ này, bạn sẽ thấy. Bức ảnh này được một người đàn ông tên James Mollison chụp lại cũng chính ông đã viết cuốn sách "James và Others Apes". Và ông đã kể trong cuốn sách ấy, rằng mọi chú khỉ trong đó, đều mồ côi chúng nhìn bố mẹ chúng chết ngay trước mắt. Chúng chỉ là vật hợp pháp. Vì vậy qua nhiều thế kỉ, vẫn tồn tại 1 bức tường pháp lý chia tách vật thể hợp pháp với pháp nhân. Một mặt, những vật hợp pháp là vô hình trước các thẩm phán. Chúng không được tính đến trong pháp luật. Chúng không có bất cứ quyền hợp pháp nào. Chúng không có tư cách để nhận được quyền hạn hợp pháp Chúng là những kẻ nô lệ. Phía bên kia bức tường pháp lý là những con người hợp pháp. Pháp nhân thì lại hữu hình trước luật pháp. Luật pháp tính đến họ. Họ có nhiều quyền lợi. Có tư cách để nhận được vô số quyền hạn. Và họ là những ông chủ. Bây giờ, tất cả động vật đều là vật hợp pháp. Tất cả con người đều là những pháp nhân. Nhưng là một con người và một pháp nhân ngày nay, lại chưa bao giờ đồng nghĩa với pháp nhân Con người và cá thể tự nhiên không hề đồng nghĩa với nhau. Mặt khác, Có rất nhiều người qua hàng thế kỉ chỉ là những vật tồn tại hợp pháp. Nô lệ là vật hợp pháp. Phụ nữ, trẻ em đã từng là những vật thể hợp pháp. Quả thực, qua nhiều thế kỉ qua, việc đấu tranh vì quyền con người đã tạo lỗ hổng trên bức tường pháp lý và bắt đầu tiếp thêm hi vọng cho những thứ người ấy và biến họ thành những cá thể hợp pháp. Nhưng chao ôi, lỗ hổng đó đã đóng lại. Bây giờ, bên kia là các pháp nhân, nhưng sẽ không chỉ giới hạn ở con người. Ví dụ như có nhiều pháp nhân thậm chí không phải là loài vật sống. Ở Mỹ, chúng tôi nhận thấy thực tế rằng các tập đoàn cũng là pháp nhân. Ở Ấn Độ tiền độc lập, một tòa án nêu rằng người theo đạo Hindu là pháp nhân, và nhà thờ hồi giáo là một pháp nhân. Năm 2000, tòa án tối cao Ấn Độ nêu rằng những cuốn sách kinh thánh của người Sikh là pháp nhân, và năm 2012, chỉ mới vừa đây thôi, có một hiệp ước giữa người dân bản địa New Zealand và nhà vua, đồng ý rằng một con sông là một pháp nhân sở hữu chính lòng sông của nó. Vào năm 1980, tôi đọc cuốn sách của Peter Singer, khi đó tôi còn tóc nâu bờm xờm và tôi đã bị lay động bởi nó, bởi vì tôi là luật sư và tôi muốn lên tiếng cho sinh mạng thấp cổ bé họng, bảo vệ cho những gì không thể tự bảo vệ mình và tôi đã không nhận ra hàng tỷ tỷ sinh mạng không được bảo vệ như thế nào thì hàng triệu động vật như thế ấy. Và tôi trở thành một luật sư đấu tranh cho động vật. Và vào năm 1985, tôi nhận ra tôi đang cố gắng đạt được thứ rõ ràng là bất khả, và lý do là những khách hàng của tôi, tất cả động vật tôi đang cố gắng bảo vệ, chỉ là những vật hợp pháp vô hình. Vì vậy tôi quyết định rằng chỉ có một cách là ít nhất một số chúng, phải bước qua lỗ hổng mà chúng tôi cố gắng mở ra lại và bắt đầu đem hi vọng cho loài vật thích đáng bước qua lỗ hổng sang bên kia ranh giới của để trở thành pháp nhân. Ngay thời điểm ấy, có rất ít người biết hay nói về quyền chính đáng của động vật, về ý tưởng cấp quyền pháp lý hoặc tính người pháp lý cho động vật. Và tôi biết rằng phải mất thời gian dài để hoàn thành nó. Và vì vậy năm 1985, tôi cho rằng tôi có thể mất là 30 năm trước khi có khả năng bắt đầu cuộc đấu tranh này. một chiến dịch dài hơi, để có thể mở ra một lổ hỗng khác trên bức tường đó. Nhưng hóa ra tôi đã bi quan, tôi chỉ mất 28 năm thôi. Vì vậy điều mà tôi phải làm để bắt đầu kế hoạch không chỉ là viết những bài phê bình luật lệ và dạy học, viết sách, mà tôi phải bắt đầu đi sâu vào chi tiết về cách để khởi tụng cho vụ kiện này nữa. Vì vậy việc tôi cần làm đầu tiên là xác định nguyên nhân khởi kiện là gì một nguyên nhân khởi kiện hợp pháp Và nguyên nhân khởi kiện chính là phương tiện để luật sư đưa ra lý luận của mình trước tòa. Hóa ra là đã có một vụ thú vị xảy ra gần 250 năm trước ở Anh là vụ Somerset và Stewart, khi ấy một nô lệ da đen đã sử dụng hệ thống pháp luật và từ một thứ tồn tại hợp pháp trở thành pháp nhân. Tôi đã hứng thú đến mức viết luôn một cuốn sách về điều đó. James Somerset bị bắt cóc từ Tây Phi năm cậu lên 8 tuổi. Cậu đã sống sót ở Middle Passage, và được bán cho một thương nhân Xcốt-len tên là Charles Stewart ở Virginia. 20 năm sau đó, Stewart mang James Somerset đến Luân Đôn, và sau khi đến đây, James quyết định anh sẽ bỏ trốn Việc đầu tiên là làm lễ rửa tội, vì anh muốn nhận bố mẹ đỡ đầu, bởi vì đối với nô lệ ở thế kỉ 18, họ biết rằng trách nhiệm lớn lao của cha mẹ đỡ đầu là có thể giúp họ trốn thoát. Vào mùa thu năm 1771, James Somerset chạm trán với Charles Sterwart. Chúng tôi không hề biết những gì diễn ra, nhưng sau đó James đã biến mất. Charles Stewart giận dữ thuê những người bắt nô lệ lùng sục khắp Luân Đôn, tìm và mang anh ta quay lại tàu "Ann và Mary" đang neo đậu tại cảng Luân Đôn. anh ta bị xích lại tại bong tàu, con tàu nhổ neo đến Jamaica ở đây James bị rao bán trong chợ nô lệ và bị xử 3 đến 5 năm thu hoạch mía ở Jamaica. Bấy giờ, bố mẹ đỡ đầu của James bắt đầu hành động. Họ gặp gỡ một thẩm phán quyền lực nhất, Lord Mansfield, thẩm phán tối cao tòa án King's Bench, và họ yêu cầu ông phát hành một trát đình quyền giam giữ theo thông luật thay mặt cho James Somerset. Lúc bấy giờ, các thẩm phán nói tiếng Anh có ban hành thông luật khi họ không ở trong nội các bằng quy chế hoặc hiến pháp, và trát đình quyền giam giữ gọi là Trát Tối cao Chữ T in hoa, T in hoa, và nó có nghĩa là bảo vệ bất cứ ai khỏi bị tước đoạt đi nguyện vọng. Khi trát được ban hành. Người tống giam phải đưa người bị tống giam ra tòa và cung cấp lý do pháp lý để có thể tước đoạt tự do thân thể của người khác. Lord Mansfield phải quyết định ngay lập tức, bởi vì nếu James Somerset chỉ là một vật hợp pháp, anh ta sẽ không đủ tư cách để có trát đình quyền giam giữ, muốn đủ tư cách anh phải là pháp nhân. Vì vậy Lord Mansfield quyết định ông sẽ giả định, rằng James Somerset quả thực là một pháp nhân, và ông ban hành trát và James được mang đến bởi thuyền trưởng của con tàu. Đã có hàng loạt những tin đồn trong 6 tháng sau đó. Vào ngày 22 tháng 6, 1772, Lord mansfield nói rằng chế độ nô lệ đáng ghê tởm. và ông đã dùng từ "đáng ghê tởm", rằng thông luật không ủng hộ điều này, và ông yêu cầu trả tự do cho James. Tại thời điểm ấy, James Somerset trải qua một sự chuyển biến về pháp lý. Con người tự do bước ra khỏi tòa án hoàn toàn giống hệt người nô lệ đã bước vào. nhưng dưới đôi mắt luật pháp, họ chẳng hề có điểm chung. Việc tiếp theo chúng tôi làm là Dự án Nonhuman Rights, do tôi sáng lập, sau đó xem xét những giá trị và nguyên lý mà chúng tôi muốn trình cho thẩm phán? Những giá trị và nguyên lý nào mà chúng hấp thụ từ dòng sữa mẹ, chúng được dạy ở trường luật, hay được chúng sử dụng mỗi ngày, chúng tin tưởng bằng tất cả tâm hồn và chúng tôi chọn tự do và bình đẳng. Bạn có quyền tự do bởi vì các bạn sống cùng với nhau, và một quyền tự do căn bản bảo hộ cho một quyền lợi căn bản Quyền lợi tối cao trong thông luật là quyền tự chủ và tự quyết định. Cho nên chúng mạnh mẽ đến nỗi ở một nước áp dụng thông luật, nếu bạn vào bệnh viện và bạn từ chối các liệu pháp cứu chữa y tế, thẩm phán sẽ không thể bắt ép bạn, bởi vì họ tôn trọng sự tự chủ và tự quyết định của bạn. Bạn có quyền bình đẳng bởi vì bạn giống như những người khác, có lề thói tương tự nhau. Như thế, họ có quyền, và bạn giống học thì bạn cũng có quyền tương tực. Tòa án và các cơ quan lập pháp luôn vạch những ranh giới Người được hưởng quyền, người không. Nhưng phải đảm bảo được quyền lợi tối thiểu ranh giới này là phương tiện hợp lý để tiến đến mục đích hợp pháp hóa. Dự án Nonhuman Rights tranh luận rằng việc tạo ra ranh giới để biến những sự sống tự do và có quyền quyết định thành nô lệ như sinh vật bạn thấy đằng sau tôi đây là xâm phạm quyền bình đẳng. Chúng tôi đã nghiên cứu qua 80 khu vực pháp lý phải mất 7 năm để có thể tìm ra một nơi mà chúng tôi muốn đệ đơn kiện đầu tiên. Chúng tôi chọn bang New York. Sau đó chúng tôi quyết định ai sẽ là nguyên đơn. Và đó là loài tinh tinh, không chỉ vì Jane Goodall ở trong ban giám đốc dự án mà bởi vì Jane và nhiều người khác, đã nghiên cứu sâu sắc về tinh tinh qua hàng thập kỉ qua. Chúng tôi biết về khả năng nhận thức đặc biệt của chúng, những năng lực đó cũng tương tự như ở loài người. Vì vậy chúng tôi chọn tinh tinh, và sau đó bắt đầu tuyển chọn những chuyên gia hiểu biết khả năng nhận thức của tinh tinh. Chúng tôi đã tìm thấy người cần tìm ở Nhật, Thụy điển, Đức, Xcot len, và Mỹ, và, họ đã viết bản tuyên thệ dài 100 trang đưa ra 40 đặc trưng về khả năng nhận thức phức tạp của tinh tinh hoặc cá nhân hoặc tập thể, tất cả phù hợp với quyền tự chủ và tự quyết định. Một trong số những nhận thức ấy là chúng có ý thức. Và chúng ý thức được rằng chúng có ý thức. Chúng biết mình có tư duy. Và loài khác cũng vậy. Chúng biết mình là những cá thể, và có thể sống. Chúng hiểu rằng chúng đã sống ngày hôm qua và sẽ tồn tại đến ngày mai. Chúng có thể trải qua thời gian tâm lý. Chúng nhớ những gì xảy đã xảy ra. Chúng dự đoán được tương lai, vì vậy thật là khủng khiếp khi cầm tù chú tinh tinh một mình. Một việc mà ta chỉ làm với những tội phạm nghiêm trọng nhất, và chúng ta làm điều tương tự với tinh tinh mà không hề mảy may suy nghĩ Chúng có những giá trị đạo đức. Khi chúng chơi trò chơi kinh tế với con người, Chúng tự động đưa ra đề nghị công bằng, thậm chí dù không cần phải làm như vậy. Chúng giỏi toán. Chúng hiểu những con số. Chúng có thể làm toán cơ bản. Chúng hiểu ngôn ngữ, hay để đứng ngoài bất đồng ngôn ngữ, chúng chủ động tham gia giao tiếp chú ý đến thái độ của những người đang nói. Chúng có văn hóa. Văn hóa vật thể, văn hóa xã hội. Văn hóa tượng trưng. Các nhà khoa học ở rừng Taï ở bờ biển Ivory đã thấy rằng tinh tinh dùng đá để đập vỡ lớp vỏ vô cùng cứng của hạt. Họ đã nghiên cứu rất lâu, đã khai quật và tìm thấy nền văn hóa vật thể, cách mà chúng làm điều đó những viên đá này, đã qua ít nhất 4300 năm, qua 225 thế hệ tinh tinh. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu về tinh tinh. Tinh tinh, 2 con đầu tiên được tìm thấy ở New York. Cả hai có thể sẽ chết trước khi chúng ta khởi kiện. Sau đó chúng tôi tìm thấy Tommy. Đó là chú tinh tinh bạn nhìn thấy sau lưng tôi. Chúng tôi đã tìm thấy chú trong cũi, trong một căn phòng với đầy cũi trong nhà kho lớn trên lô đất đã được sử dụng ở trung tâm New York. Chúng tôi thấy Kiki, bị điếc một tai. Ở sau cửa hàng bằng xi măng ở phí tây Massachusetts. Và chúng tôi tìm thấy Hercules and Leo. 2 chú tinh tinh nhỏ đang được sử dụng để nghiên cứu giải phẫu và y khoa ở Stony Brook. Chúng tôi tìm thấy chúng. Và vì vậy tuần cuối cùng của tháng 12 năm 2013, dự án quyền động vật đệ 3 đơn kiện trong toàn bang New York sử dụng bộ luật phổ thông tranh luận về tự do thân thể đã được sử dụng với James Somerset, và chúng tôi đã yêu cầu các thẩm phán này ban hành luật phổ thông về tự do thân thể Chúng tôi muốn tinh tinh tự do, muốn mang chúng đến Khu bảo tồn tinh tinh, ở Nam Florida một hồ nhân tạo với 12 hoặc 13 hòn đảo-- khoảng 0,8 đến 1,2 hecta đủ cho 2 tá tinh tinh sinh sống tự do. Và những chú tinh tinh này sẽ sống cuộc đời của chúng, với bạn bè của chúng trong môi trường gần Africa nhất có thể. Bây giờ, tất cả những vụ này vẫn còn tiếp diễn. Chúng tôi vẫn chưa nhờ Lord Mansfield của mình. Nhưng chúng tôi sẽ. Và sẽ. Đây là một cuộc kiện tụng quy mô và kéo dài. Chúng tôi sẽ. Trích lời của Winston Churchill, cách mà chúng ta nhìn những sự vụ là chúng chưa kết thúc, thậm chí chưa bắt đầu kết thúc, nhưng có thể là kết thúc của một sự bắt đầu. Cảm ơn. (Vỗ tay) Nếu tôi nói rằng đây là khuôn mặt chứa nét vui thuần khiết, thì bạn sẽ nói: điên hả? Tôi sẽ không trách bạn, vì mỗi khi nhìn vào ảnh tự chụp ở Bắc Cực này, tôi hơi rùng mình. Tôi muốn kể cho bạn nghe về tấm ảnh này. Lúc ấy tôi đang bơi quanh trong quần đảo Lofoten ở Na Uy, ngay bên trong Vòng Bắc Cực, nước gần như đóng băng. Còn không khí? Âm 10 độ và gió, và tôi có thể cảm nhận máu đang đóng băng ở tay, ở chân và ở mặt, hối thúc tôi phải bảo vệ các phần cơ thể. Đó là độ lạnh mà nhất tôi từng trải. Nhưng với cơn lạnh đến tím môi, mắt lõm vào, và má đỏ bừng, tôi đã nhận ra đây đúng là nơi tôi có thể tìm thấy niềm vui lớn lao. Khi nói về đau đớn, nhà tâm lý học Brock Bastian viết câu hay nhất có lẽ là: “Cơn đau làm ta tĩnh táo. Nó khiến chúng ta đột nhiên nhận thức rõ mọi thứ trong môi trường. Nó đẩy chúng ta vào nhận thức cảm giác ảo về thế giới giống như thiền.” Nếu run rẩy là một hình thái của thiền, tôi có thể xem mình là một nhà sư. (Cười) Bây giờ, trước khi chúng ta tìm hiểu tại sao mọi người đều muốn lướt sóng ở vùng nước lạnh, tôi muốn giới thiệu với bạn đôi nét về một ngày trong cuộc sống của tôi. (Nhạc) (Video) Tôi biết chúng tôi luôn mong muốn có những con sóng hùng vĩ , nhưng ai biết được điều gì sẽ xảy ra. Người tôi cứ run lên bần bật. Tôi lạnh quá. (Nhạc) (Vỗ tay) Chris Burkard: Đó là thợ ảnh lướt sóng, đúng không? Tôi thậm chí không biết liệu đó có phải là tên một nghề không. Bố mẹ tôi hoàn toàn không đồng ý khi tôi báo sẽ nghỉ việc ở tuổi 19 để theo đuổi nghề nghiệp mơ ước: bầu trời xanh, những bãi biển nhiệt đới ấm áp và làn da rám nắng nhiều năm. Với tôi đây mới là cuộc sống. Đời chẳng còn gì tuyệt hơn. Toát mồ hôi, chụp ảnh lướt sóng tại các địa điểm du lịch kỳ thú. Nhưng lại có một vấn đề. Bạn thấy đấy, tôi càng đến được nhiều nơi kỳ diệu thế này, thì tôi lại càng ít hài lòng. Tôi khao khát phiêu lưu, mà nơi tôi đến không còn là mới lạ đối với tôi nữa. Nó bình thường như là wi-fi, TV, bữa tối sang trọng, mạng di động với tôi đó là cái bẫy nhử khách của các điểm du lịch, rồi xuống nước, lên bờ, chẳng bao lâu nó khiến tôi ngộp thở vì chán. Tôi bắt đầu thèm muốn không gian hoang dã, rộng lớn, và tôi bắt đầu tìm những nơi được mô tả như là quá lạnh, quá xa, quá nguy hiểm để lướt sóng, thách thức đó kích thích tôi. Tôi bắt đầu làm chiến dịch cá nhân đi ngược với thói thường, bởi nếu có một điều tôi phát hiện được thì đó chính là bất kỳ nghề nghiệp nào, ngay cả nghề được xem hấp dẫn như chụp ảnh lướt sóng, cũng có nguy cơ trở nên tẻ nhạt. Vậy nên khi tìm cách phá bỏ sự tẻ nhạt này, tôi nhận ra vài điều: Chỉ có khoảng 1/3 các biển trên Trái Đất ấm áp, như dây băng mỏng bao quanh xích đạo. Vậy nếu muốn tìm được con sóng hoàn hảo, thì khả năng tìm thấy sẽ ở những nơi lạnh giá, nơi biển dữ dội khủng khiếp, và đó chính xác là nơi tôi tìm kiếm. Trong chuyến đi đầu tiên tới Iceland tôi đã tìm ra được đúng cái tôi đang kiếm tìm. Vẻ đẹp của thiên nhiên làm tôi choáng ngợp, nhưng quan trọng nhất là, tôi không tin vào mắt mình nữa, con sóng quá hoàn hảo tại một nơi hiểm trở tận cùng thế giới. Lúc đó, chúng tôi tới bãi biển chỉ để tìm những tảng băng lớn mắc cạn ở bờ. Vì chúng tạo tấm chắn giữa chúng tôi và con sóng, và chúng tôi phải len lỏi qua mê cung này để bố trí đội hình rồi khi tới nơi, chúng tôi đẩy băng ra một phía cố gắng cưỡi sóng. Đó là một trải nghiệm quá tuyệt vời, một trải nghiệm khó quên, vì trong tình thế khắc nghiệt, tưởng chừng như mình lạc vào nơi vắng vẻ nhất, đâu đó tôi tìm thấy sự tinh khôi và một mối kết với thế giới mà tôi biết sẽ không tìm được trên một bãi biển đầy người. Tôi đã bị cắn câu rồi. Tôi bị mồi chài rồi. (Cười) Làn nước lạnh luôn trong tâm tưởng của tôi, và từ giây phút đó, công việc của tôi tập trung vào các môi trường nghiệt ngã, nó đưa tôi đến nhiều nơi như Nga, Na Uy, Alask, Ai-xơ-len, Chile, đảo Faroe, và nhiều nơi khác. Một trong những thứ tôi thích ở đó đơn giản là thử thách và sáng tạo, mà tôi phải có để đến được những nơi đó. Tôi phải vào Google Earth nhiều giờ, ngày, tuần để tìm chính xác vùng biển hay rạng san hô xa xôi mà chúng tôi có thể tới. Khi đến nới đó rồi, thì phương tiện đi lại của chúng tôi rất linh hoạt: xe trượt tuyết, xe việt dã Xô-viết sáu bánh, và đôi khi trực thăng thời tiền sử. (Cười) mà thực ra tôi cũng rất sợ đi trực thăng. Tôi nhớ một chuyến đi thuyền đặc biệt kinh dị đến nơi lướt ván hẻo lánh tại bờ biển của Vancouver Island, chúng tôi phải đứng dưới nước trơ mắt bất lực nhìn lũ gấu phá hoại lều trại. Chúng cướp đồ ăn và vải lều, chúng tôi đúng là mồi của chúng, ở đáy chuỗi thức ăn tự nhiên trong lãnh địa của gấu, không của chúng tôi. Nhưng với tôi, chuyến đi đó là một minh chứng tình yêu hoang dã mà tôi đánh đổi thay vì đến bãi biển du lịch. Nhưng nhằm nhò gì so với chuyến tôi đi Na Uy -- (Cười) -- tôi thực sự đã học cách trân trọng cái lạnh. Vậy, chính nơi đây các cơn bão mạnh nhất, hung dữ nhất trên thế giới tạo ra các cơn sóng lớn tàn phá bờ biển. Chúng tôi ở trên vịnh nhỏ, hẻo lánh ngay trong Vòng Bắc Cực. Cừu ở đây còn nhiều hơn cả người, vậy nếu cần tìm cứu trợ cũng không biết đâu mà tìm. Tôi đứng dưới nước để chụp ảnh lướt sóng, rồi tuyết bắt đầu rơi. Sau đó nhiệt độ bắt đầu giảm. Tôi tự nhủ, đây không phải là lúc ra khỏi nước. Mình đã đi cả đoạn đường dài, đây chính là cái mình mong đợi: thời tiết băng giá với con sóng hoàn hảo. Mặc dù tôi không thể cảm nhận được ngón tay bấm máy ảnh, tôi biết mình sẽ không từ bỏ. Nên tôi làm bất cứ thứ gì có thể. Tôi lắc tay, bất cứ gì, Nhưng đến lúc tôi cảm nhận được cơn gió tràn qua thung lũng và quật ngã tôi, cơn mưa tuyết chuyển thành trận bảo tuyết tăng cường, Và tôi bắt đầu mất nhận thức về không gian. Tôi không biết mình đang trôi ra biển hay dạt vào bờ rồi tôi chỉ còn nghe văng vẳng tiếng kêu nhạn biển mờ dần và tiếng sóng vỗ ầm. Bây giờ, tôi mới biết chính nơi đó nổi tiếng về các vụ đắm tàu và rơi máy bay, khi đang trôi, tôi bắt đầu căng thẳng. Thực ra, tôi chết khiếp -- (Cười)-- và tôi có dấu hiệu giảm thân nhiệt đồng đội phải kéo tôi ra khỏi mặt nước. Tôi không rõ mình có bị mê sảng gì không, nhưng sau đó mọi người bảo tôi đã cười suốt thời gian đó. Vâng, từ chính chuyến đi này có lẽ từ trải nghiệm sâu sắc đó tôi bắt đầu cảm thấy mỗi bức ảnh đều quý giá, bởi vì, mỗi bức hình là một là một may mắn bất chợt mà tôi quyết đạt được Và tôi nhận ra, cái run lẩy bẩy dạy tôi bài học : Ở đời, không có lối tắt nào đưa đến niềm vui. Bất cứ điều gì đáng theo đuổi luôn đòi buộc chúng ta nếm trải đau đớn dù chỉ một ít, và tôi đã chịu tí đau đớn đó vì các bức ảnh của mình. nó làm tăng giá trị và mang lại nhiều ý nghĩa cho công việc của tôi hơn là việc xuất hiện trên các trang báo. Bạn xem, tôi đã để lại một phần cơ thể của tôi ở những nơi này, và điều tôi mang về là ước mơ được thực hiện sau bao năm tìm kiếm. Khi nhìn lại bức ảnh này, rất dễ nhận ra các ngón tay đông cứng, bộ đồ lặn lạnh cóng và cả những khó khăn đã vượt qua để đến được nơi đó, nhưng trên tất cả, điều mà tôi nhìn thấy lúc này chỉ còn là niềm vui. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Năm 2011, trong sáu tháng cuối của cuộc đời Kim Jong - Il, Tôi sống là gián điệp ở Bắc Hàn. Tôi sinh ra và lớn lên tại Nam Hàn, kẻ thù của họ. Tôi sống ở Mỹ, kẻ thù khác của họ. Từ năm 2002, tôi đã thăm viếng Bắc Hàn vài lần. Và tôi đã nhận ra, để viết về nơi ấy với bất kỳ ý nghĩa, hoặc để hiểu nơi này ngoài tuyên truyền của chế độ, cách duy nhất là sống hoàn toàn ở Bắc Hàn. Vì vậy, tôi trở thành một giáo viên và một nhà truyền giáo tại một trường đại học nam ở Bình Nhưỡng. Trường Đại học Bình Nhưỡng Khoa học và Công nghệ được thành lập bởi Tin Lành Phúc Âm phối hợp với chính quyền để dạy con cái của các quý tộc Bắc Hàn, mà không cải đạo, một án tử hình ở đó. Các sinh viên là 270 thanh niên, được xem là lãnh đạo tương lai của chế độ độc tài cô lập và tàn bạo nhất trong sự tồn tại. Khi tôi đến, họ trở thành học trò tôi. Năm 2011 là năm đặc biệt, đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lãnh tụ vĩ đại đầu tiên của Bắc Hàn, Kim II-Sung. Để ăn mừng sự kiện này, chính quyền đóng cửa tất cả các trường đại học, và gửi sinh viên đi đến cánh đồng để xây dựng CHDCND Triều Tiên trong tư tưởng là quốc gia này mạnh mẽ và thịnh vượng nhất thế giới. Học sinh tôi là những người duy nhất tránh khỏi số phận đó. Bắc Hàn như là trại cải tạo lao động giả mạo như là một quốc gia. Tất cả mọi thứ ở đó là về Lãnh tụ vĩ đại. Mỗi cuốn sách, mỗi bài báo, mỗi bài hát, mỗi chương trình truyền hình -- chỉ duy nhất một chủ đề. Những bông hoa được đặt theo tên ông, những ngọn núi được khắc những khẩu hiệu của ông. Mọi người dân đều đeo huy hiệu của Lãnh tụ vĩ đại ở tất cả mọi lúc. Ngay cả lịch của họ bắt đầu với ngày sinh Kim Il - Sung. Trường đó như là tù được canh gác nặng nề, giả làm một khuôn viên trường. Giáo viên chỉ có thể rời đi chơi theo nhóm khi có người của chính phủ kèm cặp. Thậm chí, các chuyến đi của chúng tôi bị hạn chế đến di tích quốc gia quy định tán dương Lãnh tụ vĩ đại. Các học sinh không được phép rời khỏi khuôn viên trường, hoặc liên lạc với cha mẹ. Ngày của các em được tính ra tỉ mỉ, và bất kỳ thời gian rảnh được dành để tôn vinh Lãnh tụ vĩ đại của các em. Giáo án phải được chấp thuận bởi các nhân viên Bắc Hàn, mỗi lớp bị ghi âm và báo cáo lại, mỗi phòng bị nghe trộm, và mỗi cuộc nói chuyện bị nghe lén. Mỗi nơi trống được bao phủ với chân dung Kim Il-Sung và Kim Jong-Il, như mọi nơi ở Bắc Hàn. Chúng tôi không được phép thảo luận về thế giới bên ngoài. Là sinh viên khoa học và công nghệ, nhiều em chuyên ngành máy tính nhưng các em không biết sự tồn tại của Internet. Các em chưa bao giờ nghe nói về Mark Zuckerberg hay Steve Jobs. Facebook , Twitter - những điều này không có ý nghĩa. Và tôi không thể nói cho các em biết. Tôi đến đó để tìm kiếm sự thật. Nhưng tôi bắt đầu từ đâu khi tư tưởng của cả một quốc gia, các thực tế của học sinh từng ngày, và cả vị trí của tôi tại các trường đại học, đều được xây dựng trên sự dối trá? Tôi bắt đầu với một trò chơi. Chúng tôi chơi "Thật và Giả" Một người tình nguyện sẽ viết một câu trên bảng đen, và các sinh viên khác đã phải đoán câu đó là sự thật hay nói dối. Một lần, một học sinh đã viết,"Tôi tới thăm Trung Quốc kỳ nghỉ năm ngoái," và tất cả mọi người đều hét lên, "Nói dối!" Các em đều biết điều này là không thể. Hầu như không có bất kỳ người Bắc Hàn được phép rời khỏi đất nước. Ngay cả du lịch trong nước đòi hỏi phải có một hộ chiếu. Tôi đã hy vọng rằng trò chơi này sẽ tiết lộ vài sự thật về sinh viên của tôi, bởi vì các em nói dối quá thường xuyên và quá dễ dàng, từ các huyền thoại thành tựu của Lãnh tụ vĩ đại của các em, đến sự quả quyết rằng các em nhân bản thỏ khi còn học lớp năm. Sự khác biệt giữa sự thật và dối trá dường như những lúc mơ hồ với các em. Khá nhiều thời gian sau khi tôi hiểu các loại dối trá khác nhau; Các em nói dối để bảo vệ chế độ đất nước từ thế giới, hoặc các em đã được dạy những lời dối trá, và chỉ lặp lại những câu ấy. Hay, nhiều khi, các em nói dối theo thói quen. Nhưng nếu tất cả hiểu biết của các em là sự giả dối, làm thế nào chúng ta có thể mong các em khác được? Tiếp theo, tôi cố gắng dạy cho các em cách làm văn. Nhưng hóa ra đó gần như không thể. Làm văn cần một luận điểm, và dùng chứng cớ để hỗ trợ chứng minh luận điểm. Tuy nhiên, những sinh viên này được chỉ cách nghĩ và các em vâng lời. Trong thế giới các em, tư duy phản biện không được phép. Tôi cũng cho các em nhiệm vụ hàng tuần là viết một bức thư cá nhân, cho bất cứ ai. Điều đó cần thời gian dài, nhưng cuối cùng một trong số các em bắt đầu viết cho mẹ, bạn bè, bạn gái. Mặc dù đây chỉ bài tập về nhà, và sẽ không bao giờ gửi cho người các em đã viết cho, học sinh tôi bắt đầu từ từ tiết lộ cảm xúc thật trong đó. Các em viết rằng các em chán sự giống nhau của tất cả mọi thứ. Các em lo lắng về tương lai. Trong những bức thư, các em hiếm khi đề cập về Lãnh tụ vĩ đại. Tôi dành tất cả thời gian với những thanh niên này. Chúng tôi đều ăn cùng nhau, chơi bóng rổ với nhau. Tôi thường gọi chúng là các quý ông, làm cho các em cười khúc khích. Các em đỏ mặt khi đề cập đến cô gái. Và tôi yêu quí các em. Và để xem các em mở lòng ra ngay cả cách bé nhỏ nhất, làm cho tôi xúc động sâu sắc. Nhưng có gì đó cảm thấy sai. Trong những tháng sống trong thế giới của các em, Tôi thường tự hỏi nếu sự thật có thể cải thiện cuộc sống của các em. Tôi rất muốn nói cho các em biết sự thật, về đất nước các em và thế giới bên ngoài, mà giới trẻ Ả Rập đã lật đổ chính quyền, dùng đến sức mạnh truyền thông xã hội, nơi tất cả trừ các em kết nối qua mạng toàn cầu mà giờ không là "toàn cầu" nữa Nhưng đối với các em, sự thật thật nguy hiểm. Bằng cách khuyến khích các em chống lại quốc gia, tôi đã đặt các em vào nguy cơ- bị hành hạ, sự đau khổ Khi bạn không được phép bày tỏ bất cứ điều gì ra ngoài, bạn trở nên giỏi đọc những gì không được nói ra. Trong một bức thư cá nhân cho tôi, một học sinh viết rằng em hiểu lý do tại sao tôi luôn luôn gọi em là quý ông. Em nói đó bởi vì tôi đang cầu chúng được nhẹ nhàng trong cuộc sống. Vào ngày cuối cùng của tôi vào tháng Chạp năm 2011, ngày cái chết của Kim Jong-Il được công bố, thế giới của các em tan vỡ. Tôi đã phải bỏ đi với không một lời tạm biệt nào. Nhưng tôi nghĩ rằng các em biết tôi buồn như thế nào. Một lần, vào cuối kỳ nghỉ của tôi, một sinh viên nói với tôi, "Giáo sư, chúng em không bao giờ nghĩ rằng cô khác chúng em Hoàn cảnh chúng ta khác nhau, nhưng cô cũng giống như chúng em. Chúng em muốn cô biết rằng chúng em thật sự nghĩ cô như chúng em." Hôm nay, nếu tôi có thể trả lời cho các học sinh tôi với một lá thư riêng, chuyện tất nhiên không thể, Tôi sẽ nói với các em điều này: "Quý ông thân mến của cô Đã hơn ba năm kể từ lần cuối cùng cô nhìn thấy các em. Và bây giờ, các em phải là 22 - thậm chí có thể là 23 tuổi. Tại lớp học cuối cùng, cô hỏi các em có bất cứ điều gì các em muốn không. Mong muốn duy nhất các em bày tỏ, điều duy nhất các em hỏi cô làm trong tất cả những tháng chúng ta bên nhau, là để cho cô nói chuyện bằng tiếng Hàn. Chỉ một lần. Cô ở đó để dạy cho các em tiếng Anh; Các em biết đó không được phép. Nhưng cô hiểu, các em muốn chia sẻ sợi nối tiếng mẹ đẻ của chúng ta. cô gọi các em là quý ông của cô, nhưng cô không biết "nhẹ nhàng" trong sự không dung thứ của Bắc Hàn Kim Jong-Un là một điều tốt. Cô không muốn các em dẫn dắt một cuộc cách mạng hãy cho thanh niên khác làm điều đó. Cả thế giới còn lại có thể dễ dàng khuyến khích hoặc thậm chí mong đợi một làn sóng cách mạng Bắc Hàn, nhưng cô không muốn các em làm điều gì nguy hiểm, bởi vì cô biết trong thế giới các em, có một người luôn luôn theo dõi. Cô không muốn tưởng tượng chuyện gì xảy ra với các em. Nếu nỗ lực của cô để tiếp cận các em truyền vào cái gì đó mới trong các em, Cô thà các em quên cô luôn. Hãy làm người lính của Lãnh tụ vĩ đại, và sống một cuộc sống an toàn lâu dài. Các em từng hỏi cô nếu cô có nghĩ thành phố Bình Nhưỡng là đẹp, và cô không thể thành thực trả lời lúc ấy Nhưng cô biết lý do em hỏi. Cô biết rằng điều quan trọng là các em nghe cô, giáo viên của các em, một trong những người đã thấy thế giới mà các em đang bị cấm thấy, cho rằng thành phố này là đẹp nhất. Cô biết nghe này có thể làm cuộc sống các em dễ chịu hơn, nhưng không, cô không thấy thủ đô của các em đẹp. Không phải vì nó đơn điệu và chắc chắn nhưng vì những gì nó tượng trưng cho: một con quái vật ăn tươi nuốt sống đất nước, nơi các người dân là người lính và nô lệ. Cô chỉ nhìn thấy bóng tối đó Nhưng đó là nhà các em nên cô không thể ghét nó. Và thay vào đó, cô hy vọng thay vì đó, các em, quý ông trẻ đáng yêu của cô, một ngày sẽ giúp làm cho nó đẹp. Cảm ơn (Vỗ tay) Khi còn bé, tôi rất thích chơi Trốn Tìm. Có lần, tôi nghĩ việc trèo lên cây sẽ là một nơi ẩn náu lý tưởng nhưng tôi đã ngã và bị gãy tay. Thực tế là tôi đã vào học lớp 1 trong tình trạng băng bó khắp thân mình. Sau 6 tuần băng được tháo ra, nhưng lúc ấy tôi cũng chưa thể giang rộng khuỷu tay, và tôi đã phải thực hiện vật lý trị liệu để có thể co gập tay, 100 lần mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Tôi tập rất ít, bởi vì tôi cảm thấy chán và thấy đau, và hậu quả là, tôi cần thêm 6 tuần nữa để cảm thấy ổn hơn. Nhiều năm sau đó, mẹ tôi có triệu chứng tê cứng vai, mẹ cảm thấy đau và tê cứng ở vai. Người phụ nữ tôi tin suốt nửa cuộc đời mình rất giàu sức mạnh đột nhiên cần giúp đỡ khi mặc đồ hay khi cắt thức ăn. Mẹ cũng phải tập vật lý trị liệu hàng tuần, và cũng như tôi, mẹ hiếm khi tập luyện tại nhà, hệ quả là mẹ tôi cần trên 5 tháng mới cảm thấy khỏe hơn. Mẹ và tôi đều cần thực hiện vật lý trị liệu, một quá trình tập đi tập lại các động tác thể chất để phục hồi các cử động bị ảnh hưởng do tai nạn hay chấn thương. Lúc đầu, bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân, nhưng sau đó, việc tập ở nhà hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân thấy vật lý trị liệu rất chán, bực mình, khó hiểu và tốn nhiều thời gian trước khi thấy hiệu quả. Đáng buốn là có đến 70% bệnh nhân không tuân theo hướng dẫn tập luyện. Điều này có nghĩa là phần lớn bệnh nhân không tập luyện và do đó cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Tất cả các bác sỹ trị liệu đồng ý rằng các bài tập giúp giảm thời gian cần để phục hồi, nhưng bệnh nhân thiếu động lực để tập luyện. Do đó, cùng với 3 người bạn, chúng tôi đam mê thiết kế phần mềm, chúng tôi tự hỏi, Liệu có thú vị không nếu bệnh nhân có thể tập phục hồi theo cách cua mình? Chúng tôi bắt đầu xây dựng MIRA, 1 nền tảng phần mềm máy tính sử dụng thiết bị Kinect--camera chụp chuyển động, để biến các bài tập truyền thống thành dạng trò trơi Video. Bác sĩ trị liệu của tôi đã thiết lập xong kế hoạch trị liệu cho tôi. Hãy cùng xem nó trông ra sao. Trò chơi đầu tiên tôi phải điều khiển con ong bay lên xuống để thu thập hạt phấn về cho tổ ong, đồng thời tránh những con bọ khác. Tôi điều khiển con ong bằng các động tác co, duỗi khuỷu tay, tương tự lúc tôi 7 tuổi sau khi tháo băng. Khi thiết kế trò chơi, chúng tôi trao đổi với bác sĩ trước để hiểu những động tác nào bệnh nhân cần thực hiện. Sau đó chúng tôi thiết kế trò chơi đưa ra những mục tiêu đơn giản để bệnh nhân làm theo. Nhưng phần mềm này rất tùy biến, và các bác sĩ có thể thiết kế các bài tập theo ý họ. Dùng phần mềm này, bác sĩ của tôi ghi lại các động tác tập vai, đó là 1 trong những động tác mẹ tôi phải tập khi bà ấy bị tê cứng vai. Tôi có thể làm theo động tác của bác sĩ ở phía trái màn hình, trong khi phía bên phải, tôi thấy mình tập động tác được hướng dẫn. Tôi cảm thấy hứng thú và tự tin hơn, trong khi tôi tập luyện cùng với bác sĩ những bài tập mà bác sĩ nghĩ lằ tốt nhất cho tôi. Điều này cơ bản là đã mở rộng phạm vi ứng dụng cho các bác sĩ thiết lập bất cứ bài tập nào họ cho là tốt Đây là trò chơi bán đấu giá trong nhà giúp tránh ngã, được thiết kế để làm khỏe cơ và cải thiện thăng bằng. Như bệnh nhân, tôi cần thực hiện động tác ngồi và đứng, và khi tôi đứng lên, tôi đang trả giá cho đồ vặt tôi muốn mua. (Cười) Trong 2 ngày nữa, bà tôi sẽ sang tuổi 82, và có xác suất 50% rằng người trên 80 tuổi ngã ít nhất 1 lần mỗi năm, có thể dẫn đến gãy xương hông hoặc tệ hơn. Lực cơ yếu và suy giảm thăng bằng là nguyên nhân chính gây ngã, cho nên khắc phục các vấn đề này dựa trên các bài tập có chủ đích sẽ giúp những người cao tuổi như bà tôi an toàn hơn và tự mình đi được lâu hơn. Khi bài tập kết thúc, MIRA cho tôi thấy tôi đã luyện tập được như nào xuyên suốt bài tập. Tôi vừa mới đưa ra 3 trò chơi khác nhau cho trẻ em, người lớn, và người cao tuổi. Phương thức này có thể giúp bệnh nhân chỉnh hình, thần kinh, nhưng chúng tôi sẽ mau có lựa chọn cho trẻ em mắc chứng tự kỷ, sức khỏe tinh thần và ngôn ngữ trị liệu. Bác sĩ của tôi có thể mở hồ sơ cá nhân của tôi và xem các dữ liệu thu được trong suốt bài tập. Cô ấy có thể biết cường độ tôi vận động, được nhiêu điểm, mức độ nhanh chậm mà tôi vận động khớp, và các thông số khác nữa. Bác sĩ có thể dựa vào các dữ liệu này để điều chỉnh cách điều trị. Tôi rất vui khi phiên bản này được sử dụng trên 10 phòng khám ở châu Âu và Mỹ, và chúng tôi đang làm phiên bản gia đình. Chúng tôi muốn giúp các bác sĩ chỉ định cách trị liệu số và giúp các bệnh nhân phục hồi tại nhà theo cách của họ. Nếu mẹ hay tôi có công cụ này khi thực hiện vật lý trị liệu, thì có lẽ chúng tôi đã tập luyện tốt hơn, vàc có lẽ đã phục hồi nhanh hơn nhiều. Xin Cảm Ơn. (Vỗ Tay) Tom Rielly: Cosmin này, hãy cho tôi biết phần cứng kia là gì vậy cái mà họ đang chuyển đi kia kìa? Nó làm từ gì, và giá của nó là bao nhiêu nhỉ? Cosmin Milhau: Đó là Microsoft Surface Pro 3 cho bản demo, nhưng bạn chỉ cần 1 chiếc máy tính và Kinect, nó có giá 120 đô la. TR: Uh, và Kinect là thiết bị mà mọi người dùng trong Xboxes chơi game 3D nhỉ? CM: Đúng vậy, nhưng anh không cần Xbox, chỉ camera là được. TR: Hợp lý, vậy giải pháp này tốn dưới 1000 đô la. CM: Chắc chắn rồi, với 400 đô la anh đã có thể dùng nó. TR: Hiện nhóm anh làm thử nghiệm lâm sàng ở phòng khám. CM: Đúng thế. TR: Và hy vọng là tạo phiên bản tại nhà để mọi người có thể tập từ xa, còn bác sĩ có thể biết được tôi tập luyện ra sao. CM: Đúng vậy. TR: Tuyệt. Cảm ơn rất nhiều. CM: Cám ơn. (Vỗ Tay) Chris: Tôi đoán điều chúng ta sắp làm là chúng ta sẽ nói về cuộc đời bạn sử dụng vài bức ảnh bạn đã chia sẻ với tôi tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu với cái này Ok, đây là ai thế ? Martine: Đây là tôi với đứa con lớn Eli Lúc đó nó khoảng 5 tuổi Chiếc này được chụp ở Nigeria ngay sau kì thi ở Washington, D.C CA: Nhưng không hoàn toàn nhìn giống bạn MR: Đúng. Đó là tôi lúc còn là đàn ông Trước khi tôi chuyển sang đàn bà (Martine) CA: Bạn được sinh ra là Martin Rothblatt ? MR: Đúng rồi CA: khoảng một năm sau bạn cưới một phụ nữ Tình yêu sét đánh? Điều gì đã xảy ra? MR: Đó là tình yêu sét đánh Tôi gặp Bina trong sàn nhảy ở Los Angeles và sau đó chúng tôi bắt đầu sống cùng nhau lúc nhìn cô ấy, tôi thấy luồng năng lượng Tôi đã đề nghị cô ấy nhảy Cô ấy nói thấy năng lượng xung quanh tôi Tôi, người cha và cô ấy, người mẹ đơn thân Chúng tôi giới thiệu nhau hình con riêng đến giờ chúng tôi đã hạnh phúc hơn 30 năm (Khán giả vỗ tay) CA: lúc đó, bạn là doanh nhân thành đạt làm việc với vệ tinh Tôi nghĩ bạn có hai công ty thành công và sau đó bạn bắt đầu nhận ra vấn đề làm sao dùng vệ tinh để cánh mạng vô tuyến Kể cho chúng tôi nghe về điều đó MR: Đúng. Tôi luôn yêu công nghệ vũ trụ vệ tinh, với tôi, như những chiếu ca nô mà tổ tiên của chúng ta đẩy xuống nước Ví vậy, rất thú vị khi là một phần của đại dương trên bầu trời tôi đã phát triển nhiều giao tiếp vệ tinh khởi động những vệ tinh lớn và mạnh hơn kết qủa là những ăng ten nhận có thể ngày càng nhỏ hơn sau đó đi thẳng vào sóng truyền hình Tôi có ý tưởng nếu tạo vệ tinh mạnh hơn thì những đĩa nhận có thể rất nhỏ nó có thể chỉ bằng một phần đĩa parabôn một vạt tấm nhúng trên nóc của ô tô có thể phát thanh vệ tinh trên toàn quốc và đó là Sirius XM ngày nay CA: Chà, ai ở đây đã sử dụng Sirius? (Khán giả vỗ tay) MR: Cảm ơn qúy vị đã đăng ký hàng tháng (Khán giả cười) CA: Đó là thành công vượt trên thời đại Nó là ngành thương mại khổng lồ nhưng trước đó, vào đầu những năm 1990, có biến đổi lớn trong đời, bạn thành Martine MR: Đúng. CA: Kể tôi, Điều gì đã xảy ra? MR: Với sự tư vấn của Bina và 4 người con Tôi đã thảo luận với từng người Tôi cảm thấy tâm hồn luôn là phụ nữ nhưng tôi sợ bị cười nếu tôi thể hiện nó vì thể tôi luôn giữ kín và chỉ thể hiện phần nam tính Mỗi người thân có một quan điểm khác nhau Bina nói, " Em yêu tâm hồn anh, cho dù bề ngoài là Martin hay Martine, điều đó không quan trọng với em. Con trai tôi, "Nếu thành phụ nữ, ba vẫn là ba của con chứ?" Tôi nói, "Ba vẫn luôn là ba của con", và đến giờ tôi vẫn là ba của nó Con gái nhỏ nhất đã làm một điều tuyệt vời Nó nói với mọi người, Tôi yêu ba và bà ấy yêu tôi Với nó, giới tính pha trộn không là vấn đề CA: vài năm sau, bạn xuất bản quyển sách "Chủng tộc của giới tính" Luận điểm trong quyển sách này là gì? MR: Luận điểm của tôi là có 7 tỷ người, và thực sự có 7 tỷ cách để biểu đạt giới tính trong khi đó chỉ có bộ phận sinh dục nam hoặc nữ bộ phận sinh dục không quyết định giới tính hoặc thậm chí bản sắc tính dục Đó chỉ là vấn đề cơ thể học và những hệ sinh sản con người có thể chọn bất kỳ giới tính nào nếu không bị xã hội ép buộc là nam hay nữ cách Nam Phi dùng để ép buộc da trắng/đen Như chúng ta biết rằng chủng tộc là hư cấu mặc dù phân biệt chủng tộc là rất thực tế chúng ta biết từ những nghiên cứ văn hóa rằng phân biệt nam/nữ là hư cấu dàn dựng Thực tế giới tính là liên tục trải dài liên tục từ nam sang nữ CA: Bản thân bạn không cảm thấy 100% là nữ MR: Đúng. Tôi có thể nói theo nhiều cách Tôi thay đổi giới thường xuyên như kiểu tóc CA: (Cười) Được rồi, bây giờ, đây là con gái bạn, Genesis Tôi đoán cô ấy ở tuổi khi một điều tồi tệ xảy ra MR: Đúng, nó đang thể leo lên cầu thang trong nhà để đến phòng ngủ của nó và sau nhiều tháng chữa trị nó được chuẩn đoán mắc một căn bệnh hiếm gặp, nguy cơ tử vong cao gọi là tăng huyết áp động mạch phổi CA: Bạn phản ứng với điều đó như thế nào? MR: đầu tiên chúng tôi cố gắng đưa nó đến những bác sĩ tốt nhất có thể Cuối cùng là tới Trung Tâm Y Khoa Quốc Gia cho Trẻ Em ở Washington, D.C Người đứng đầu về tim mạch nhi khoa nói với chúng tôi rằng ông ấy sẽ cho nó ghép phổi nhưng không kỳ vọng nhiều lắm bởi vì có một vài lá phổi có sẵn đặc biệt cho trẻ em Ông ấy nói mọi người mắc bệnh này đều chết và nếu ai đã xem phim "Dầu của Lorenzo" có một cảnh khi nhân vật chính lăn xuống cầu thang, khóc và than thở cho số phận của con trai và đó chính xác là những gì chúng tôi cảm nhận về Genesis CA: Nhưng bạn đã không chấp nhận rằng đó là tất cả những gì bạn có thể làm Bạn bắt đầu cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu liệu có thể tìm ra một cách chữa trị nào đó MR: Đúng. Nó ở trong khu chăm sóc đặc biệt vài tuần Bina và tôi chia ra ở trong bệnh viện người còn lại chăm sóc những đứa trẻ khác Khi tôi ở bệnh viện, trong lúc con ngủ Tôi đến thư viện của bệnh viện Tôi đọc mọi bài báo tìm được về tăng huyết áp mạnh phổi Tôi không biết nhiều về sinh học, thậm chí ở đại học vì thế tôi phải đi từ giáo trình sinh học đến bậc đại học sau đó là giáo trình y khoa, những bài báo, lặp lại nhiều lần sau cùng tôi biết đủ để nghĩ rằng có thể ai đó sẽ tìm được cách chữa chúng tôi tạo một tổ chức phi lợi nhuận Tôi viết miêu tả đề nghị mọi người gửi yêu cầu tài trợ chúng tôi sẽ chi trả cho việc nghiên cứu Tôi trở thành chuyên gia. Những bác sỹ nói với tôi chúng tôi thực sự ghi nhận khoản tài trợ mà bà cung cấp nhưng chúng tôi sẽ không thể tìm ra cách chữa để cứu con gái bà Tuy nhiên, có một loại thuốc được phát triển bởi công ty Burroughs Wellcome có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nhưng Burroughs Wellcome đã bị Glaxo Wellcome mua Họ quyết định không phát triển bất kỳ thuốc cho những bệnh hiếm gặp bà có thể dùng chuyên môn giao tiếp vệ tinh để phát triển cách chữa cho bệnh tăng áp mạch phổi CA: Bằng cách nào bạn tiếp cận được loại thuốc này? MR: Tôi đến Glaxo Wellcome sau 3 lần bị từ chối và đóng cửa với tôi bởi họ không muốn tiết lộ loại thuốc này cho một chuyên gia giao tiếp vệ tinh Họ cũng sẽ không gửi thuốc cho bất kỳ ai Họ nghĩ tôi không có chuyên môn Cuối cùng tôi có thể thuyết phục một nhóm nhỏ làm việc vớitôi và tạo được sự tin tưởng Tôi loại bỏ được sự ngờ vực Dù vậy, họ không hy vọng thuốc sẽ có tác dụng Họ cố nói với tôi:"Bà chỉ phí thời gian, Chúng tôi xin lỗi vì con gái bà" Nhưng sau cùng, với 25000 đô la và thỏa thuận trả 10% cho bất kỳ khoản thu có thể có Họ đồng ý đưa cho tôi quyền sử dụng thuốc CA: Bạn đưa thuốc ra thị trường theo một cách thực sự phi thường bằng cách chỉ tính phí những gì cần thiết MR: ồ, đúng, nhưng đó không thực sự là loại thuốc cuối cùng sau khi tôi đã chi trả 25000 đô la tôi hỏi:"Đâu là thuốc cho Generis?" họ trả lời:"ồ, không có thuốc cho Generis đây chỉ là vài thứ thử nghiệm trên chuột họ đưa tôi thứ giống một túi nhựa Ziploc với một lượng nhỏ dạng bột Họ nói:"Đừng thử nó với bất kỳ ai, họ đưa tôi một tờ giấy, gọi là bằng sáng chế từ đó, chúng tôi phải tìm ra cách tạo ra thuốc Hàng trăm nhà hóa học của Mỹ ở những trường đại học tốt nhất tất cả đều thề rằng một ít sáng chế không thể nào chuyển thành thuốc nếu nó chuyển thành thuốc, nó không bao giờ được phân phối bởi vì nó có chu kỳ bán rã chỉ 45 phút CA:và một hay hai năm sau, bạn ở đó với loại thuốc hiệu quả cho Generis MR: ngạc nhiên là nó hoàn toàn vô giá trị mẩu dạng bột với lời hứa lấp lánh về hi vọng cho Genesis ngày nay không chỉ cứu sống Genesis và nhiều người khác mà còn tạo ra doanh thu 1.5 tỷ đô một năm (Khán giả vỗ tay) CA: và đó là cách bà làm bà đã công khai hóa công ty, phải không? và tạo ra một gia tài thực sự bà phải trả thêm cho Glaxo bao nhiêu, ngoài 25000? MR:mỗi năm chúng tôi trả họ 10% của 1.5 tỷ 150 triệu đô, năm ngoái là 100 triệu đô Đó là khoản lợi tức đầu tư tốt nhất họ từng nhận được (Cười) CA: và tin tốt nhất theo tôi đoán là đây. CA:Đúng. Genesis hoàn toàn là một quý cô tuyệt vời Nó đã sống, khỏe mạnh đến hôm nay, 30 tuổi Bạn thấy tôi, Bina và Genesis trong đó Điều ngạc nhiên nhất về Genesis là nó có thể làm mọi điều với cuộc đời nó tin tôi đi, nếu bạn lớn lên bên cạnh những người nói bạn bị mắc một căn bệnh nghiêm trọng Tôi có lẽ đã chạy tới Tahiti và chỉ không muốn gặp lại bất kỳ ai Nhưng thay vào đó, nó chọn làm việc trong United Therapeutics Nó nói muốn làm tất cả để giúp người khác mắc bệnh hiểm nghèo tiếp cận thuốc bây giờ nó là trưởng dự án về các hoạt động chữa bệnh từ xa của chúng tôi trong khi giúp kết hợp làm việc toàn công ty để tìm cách chữa trị bệnh tăng huyết áp mạch phổi CA:nhưng không phải ai mắc bệnh này đều có may mắn như thế vẫn còn có nhiều người đang chết dần, và bà đang chiến đấu với điều đó. Bằng cách nào thưa bà MR.Đúng. Có khoảng 3000 người một năm ở Mỹ có lẽ gấp 10 lần số đó trên toàn thế giới đang tiếp tục chết vì bệnh này bởi thuốc chỉ làm chậm quá trình phát triển mà không dừng được nó Cách chữa duy nhất cho tăng huyết áp xơ mạch phổi, xơ nang, khí phế thủng, COPD, điều vừa khiến Leonard Nimoy qua đời là ghép phổi buồn thay, chỉ có sẵn phổi cho 2000 người một năm ở Mỹ để ghép phổi trong khi hàng năm có gần một nửa triệu người chết vì suy phổi giai đoạn cuối CA:bà xử lý điều này bằng cách nào? MR:tôi nhận thấy khả năng giống như cách chúng ta duy trì xe, máy bay và những toà nhà với nguồn cung không giới hạn những bộ phận cấu thành tại sao chúng ta không tạo ra một nguồn cung không giới hạn những cơ quan có thể cấy được để giúp con người tồn tại vĩnh cửu đặc biệt những người mắc bệnh về phổi chúng tôi hợp tác với tác giả bộ giải mã gien người, Craig Venter và công ty của ông ấy với Peter Diamandis, nhà sáng lập X Prize để biến đổi di truyền hệ gen lợn, theo đó những cơ quan lợn sẽ không bị cơ thể con người từ chối bằng cách đó tạo ra nguồn cung vô hạn những cơ quan có thể cấy ghép Chúng tôi thực hiện điều đó thông qua công ty của chúng tôi, United Therapeutics CA:bà thực sự tin tưởng vào điều này, một thập kỷ thiếu hụt này của cấy ghép phổi có thể được chữa trị, thông qua những người này? MR: Hoàn toàn, Chris Như những thành công mà chúng tôi đã có với truyền hình trực tiếp, Sirius XM Nó thực sự không phải khoa học tên lửa Nó đơn giản là kỹ thuật từng bước một Chúng ta may mắn được sinh ra trong thời đại mà giải mã gen là một hoạt động thường xuyên những người phi thường ở Synthetic Genomics có thể từ xuất phát từ hệ gen lợn tìm ra chính xác những gen có vấn đề và sửa chúng CA:Nhưng đó không chỉ là những cơ thể, mặc dù đó là điều tuyệt vời (Khán giả vỗ tay) Nó không chỉ là những cơ thể vĩnh hằng, mối quan tâm của bà hiện tại Mà đó là trí tuệ vĩnh hằng Tôi nghĩ biểu đồ này thể hiện một điều gì đó rất sâu sắc Nó có nghĩ gì, thưa bà? MR:Biểu đồ này đến từ Ray Kurzweil nói về tốc độ phát triển của xử lý máy tính phần cứng, phần sụn và phần mềm phát triển theo một đường cong, theo đó đến 2020, như chúng ta thấy ở những trình bày trước hôm nay sẽ là kỹ thuật thông tin xử lý thông tin và thế giới xung quanh ta với một tốc độ giống như con người CA:như vậy, bà đã thực sự sẵn sàng cho thế giới đó bằng cách tin rằng chúng ta sẽ sớm có thể thực sự lấy dữ liệu từ não và bằng cách nào đó bảo quản nó vĩnh viễn? Bà miêu tả điều đó như thế nào? MR:Chúng tôi đang làm việc để tạo ra một tình huống trong đó con người có thể tạo một tệp tâm trí tệp này là tập hợp phong cách, cá tính hồi ức, cảm giác niềm tin, thái độ và giá trị tất cả những thứ chúng ta lưu ở Google, Amazon, Facebook tất cả thông tin được lưu ở đó, trong vài thập kỷ tới khi phần mềm có khả năng tóm lược ý thức có khả năng tạo phục ý thức, sắp xảy ra trong đầu chúng ta CA:hiện tại bà không chỉ đang hình dung về điều này Bà thực sự nghiêm túc. Ý tôi là ai đây? MR:Đây là phiên bản người máy của người bạn đời của tôi, Bina Chúng tôi gọi cô ấy là Bina 48 Nó được lập trình bởi Hanson Robotics ở Texas có một minh họa trong tạp chí National Geographic với một trong những người chăm sóc của nó và nó lang thang trên mạng và có hàng trăm giờ về phong cách, cá tính của Bina Nó giống một đứa trẻ 2 tuổi nhưng nó nói những điều thổi bay người khác miêu tả tốt nhất có lẽ bởi một nhà báo đạt giải Pulitzer của New York Times, Amy Harmon ông ấy nói những câu trả lời của nó thường thất bại nhưng có những lúc cũng thuyết phục như bất kỳ người thực nào mà cô ấy phỏng vấn CA:đó là điều bà đang nghĩ, một phần của hy vọng là phiên bản Bina này hoặc phiên bản cải tiến trong tương lai có thể tồn tại vĩnh hằng? MR:Đúng. Không chỉ Bina, mà cho tất cả Bạn biết rằng, gần như không mất gì để lưu những tệp tâm trí của chúng ta trên Facebook, Instagram hoặc bất kỳ đâu Mạng xã hội một trong những phát minh vĩ đại trong thời đại chúng ta và như ứng dụng trở nên sẵn có, cho phép Siri, tốt hơn và tốt hơn nữa phát triển những hệ điều hành ý thức mọi người trên thế giới, hàng tỷ người có thể tự nhân bản tâm trí họ điều dẫn đến cuộc sống của họ trên mạng CA: đó là điều, Martine, mà bất kỳ cuộc thảo luận không chính thức nào, nghe có vẻ điên rồ nhưng đặt trong hoàn cảnh cuộc sống của bà, những gì bà làm vài điều chúng tôi được nghe tuần này thực tế tạo thành do tâm trí đưa lại Ý tôi,bà sẽ không đánh cược lần nữa MR:Tôi nghĩ nó thực sự không thành vấn đề Nếu bất kỳ điều gì, tôi có lẽ là người giao tiếp các hoạt động đang được thực hiện bởi những công ty tốt nhất ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Mỹ, Châu Âu Có 10 triệu người đang làm việc lập trình nhằm biểu đạt nhiều hơn những mặt ý thức con người bạn không cần là một thiên tài để thấy rằng mọi hướng sẽ tiến lại gần nhau và cuối cùng tạo ra ý thức con người đó là điều chúng tôi ghi nhận Quá nhiều điều để làm trong cuộc đời này nếu có một nhân bản điện tử của chính chúng ta giúp chúng ta xử lý sách, đi mua sắm trở thành người bạn tốt nhất I tin bản sao tâm trí, phiên bản kỹ thuật của chúng ta sẽ luôn là người bạn tốt nhất cho cá nhân tôi và cho cá nhân Bina Chúng tôi yêu nhau mãnh liệt Mỗi ngày, chúng tôi đều nói, kiểu như "Chà, anh yêu em thậm chí hơn 30 năm trước đối với chúng tôi, tương lai của sao chép tâm trí và cơ thể tái tạo lại là điều chúng tôi yêu thích mãi mãi chúng tôi không bao giờ buồn chán về nhau. Tôi chắn rằng sẽ không bao giờ CA:Tôi nghĩ Bina ở đây, phải không? MR: Vâng CA:Liệu chúng ta có một thêm một micrô? Bina, chúng tôi có thể mời bạn lên đây? Tôi chỉ muốn hỏi bạn một câu ngoài ra, chúng tôi cần thấy bạn (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn, cảm ơn Hãy tới và ngồi cạnh Martine, ở đây Ý tôi, khi bạn lập gia đình nếu ai đó nói với bạn rằng, trong vài năm người đàn ông mà bạn cưới sẽ trở thành phụ nữ và sau vài năm nữa bạn trở thành người máy (Cười) Bằng cách nào điều này xảy ra? Bina Rothblatt: Đó thực sự là một chuyến đi thú vị tôi không bao giờ nghĩ về điều này khi đó nhưng chúng tôi bắt đầu đặt ra những mục tiêu và hoàn thiện nhiều điều, trước khi bạn biết, chúng tôi chỉ tiến lên chúng tôi vẫn không ngừng, thật tuyệt vời CA:Martine nói với tôi rằng điều gì đó thực sự đẹp mới thực sự xảy ra trên Skype trước đó rằng ông ấy muốn sống hàng trăm năm như một tệp tâm trí nhưng nếu không cùng với bạn BR:Đúng, chúng tôi muốn làm điều đó cùng nhau Chúng tôi đóng băng và muốn thức giấc cùng nhau CA:đó là điều bạn biết, theo tôi biết đây không chỉ là một trong những điều kinh ngạc nhất tôi từng nghe nó là một trong những câu chuyện tình yêu kinh ngạc tôi được nghe thật hạnh phúc khi cả hai bạn đều ở đâu với TED Cảm ơn rất nhiều MR: Cảm ơn Tôi lớn lên ở Orlando, Florida. Tôi là con của một kỹ sư vũ trụ. Tôi say mê chương trình Apollo. Chúng tôi hoặc là xem phóng thử từ sân sau hoặc là lái xe tới bãi phóng Cape để xem. Tôi bị choáng ngợp bởi vũ trụ và mọi thứ liên quan nhưng hơn hết là phần thiết kế của dự án. Trên màn hình là một cảnh tượng đáng kinh ngạc, một bức ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ quốc tế, chụp lại một phần hành tinh của chúng ta. Phần này ít được nhìn thấy và nghiên cứu và gần như chưa bao giờ được khám phá. Đó là tầng bình lưu. Nếu từ mặt đất lên cao và cao nữa, bạn sẽ thấy ngày càng lạnh hơn, cho đến khi bạn tới tầng bình lưu, bạn sẽ thấy ngạc nhiên. Nhiệt độ giảm chậm hơn rất nhiều, và rồi bạn thấy ấm dần lên, và dần ấm lên nữa, cho tới khi bạn gần như có thể sống sót mà không cần bất kì sự bảo hộ nào, Nhiệt độ là 0 độ C. Cuối cùng bạn sẽ thấy ngày càng lạnh hơn, đó là khi bạn tới vùng đỉnh tầng bình lưu. Đó là nơi ít được tiếp cận nhất trên hành tinh của chúng ta. Tầng bình lưu chủ yếu được "ghé thăm" bởi các nhà du hành khi họ phóng lên tầng bình lưu thường là vài lần vận tốc âm thanh, và họ chỉ có vài giây ở đó và rồi động cơ đốt cháy như quả cầu lửa lại đưa họ quay lại. Nhưng câu hỏi của tôi là liệu có thể dừng tại tầng bình lưu lâu hơn được không? Liệu có thể trải nghiệm tầng bình lưu được không? Liệu có thể khám phá tầng bình lưu được không? Tôi tìm hiểu những điều này qua công cụ tìm kiếm yêu thích trong suốt khoảng một năm. và rồi tôi gọi 1 cuộc điện thoại đầy liều lĩnh. Qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi gọi cho Taber MacCallum của tập đoàn phát triển vũ trụ Paragon và hỏi ông ấy rằng: Liệu chúng ta có thể xây dựng một hệ thống đi tới tầng bình lưu không? Và ông ấy nói có thể. Trong khoảng 3 năm sau đó, chúng tôi chỉ làm việc đó. Và vào ngày 24 tháng 10 năm trước, trong bộ đồ này, tôi xuất phát từ mặt đất, đi lên độ cao 41 419 mét, với một quả khí cầu -- nhưng ai đang đếm vậy? (Cười) Quay về mặt đất với tốc độ 1323 km/giờ. Tôi rơi tự do trong khoảng 4 phút 27 giây. Và khi đến độ cao 3 048 m, tôi bung dù và hạ cánh. (Vỗ tay) Nhưng đây là buổi nói chuyện khoa học, một buổi nói chuyện về công nghệ, và điều tôi thấy tuyệt vời nhất trong trải nghiệm này là khi Taber nói, Tôi nghĩ chúng ta có thể làm một bộ đồ để đến tầng bình lưu, và hơn thế nữa, hãy xuống đây vào ngày mai nói chuyện với đội nòng cốt của nhóm sẽ trực tiếp làm bộ đồ. Và họ đã làm một số điều mà tôi nghĩ là quan trọng: Họ dùng những điểm tương đồng với môn lặn có bình dưỡng khí. Khi lặn có bình dưỡng khí, bạn có hệ thống thiết bị thở độc lập. Bạn có bình dưỡng khí. Bạn có quần áo lặn. Bạn có mặt nạ lặn. Và bình khí nén chính là hệ thống này, và chúng tôi sẽ đưa nó vào tầng bình lưu. Ba năm sau, đây là những gì chúng tôi có. Chúng tôi có bộ đồ tuyệt vời này, do ILC Dover chế tạo. ILC Dover là công ty làm ra những bộ đồ du hành Apollo và tất cả những bộ đồ du hành vũ trụ khác Họ chưa từng bán bộ đồ nào vì mục đích thương mại mà chỉ bán cho chính phủ, nhưng họ đã bán cho tôi một bộ. Tôi rất biết ơn vì điều này. Phía trên là 1 chiếc dù nhằm đảm bảo an toàn. Mọi người trong đội đều biết rằng tôi có vợ và 2 đứa con 10 và 15 tuổi và tôi muốn trở về an toàn. Thế nên chúng tôi có 1 dù chính và 1 chiếc dự bị. Nếu tôi không làm gì, chiếc dù dự bị sẽ tự động mở ra. Bộ quần áo có thể bảo vệ tôi khỏi cái lạnh Bộ phận ở phía trước này có hệ thống bảo vệ nhiệt. Nó làm nóng nước quanh cơ thể tôi. Bộ đồ có 2 bình oxy dự trữ. Ngay cả khi có 1 lỗ thủng 0.635 cm trên bộ đồ, rất hiếm khi xảy ra, hệ thống sẽ bảo vệ tôi khỏi áp suất thấp trên không gian. Ưu điểm chính của hệ thống này là trọng lượng và độ phức tạp. Bộ đồ này nặng khoảng 227 kg và nếu bạn so sánh nó với những nỗ lực lên tầng bình lưu gần đây, nó sử dụng một buồng kín. Và làm ra một buồng kín là việc rất phức tạp, nó nặng tới khoảng 1 361 kg, và để nâng một vật nặng chừng đó lên độ cao 41 148 m, (độ cao mà tôi cần đạt tới) sẽ cần đến một khí cầu 1,3 - 1,4 mét khối. Bởi vì tôi chỉ nặng khoảng 227 kg trong cả hệ thống, chúng tôi có thể dùng khí cầu nhẹ hơn 5 lần so với ở trên. Do vậy chúng tôi có thể vận hành dễ dàng hơn rất nhiều so với vận hành một khí cầu quá lớn. Tiếp theo, tôi sẽ đưa các bạn tới Roswell, New Mexico, ngày 24/10. Chúng tôi có một đội tuyệt vời, sẵn sàng vào lúc nửa đêm. Và đây là bộ đồ. Một lần nữa, đây là cảnh sử dụng máy nâng bạn sẽ thấy ngay sau đây trong đoạn video quay lại quá trình. Roswell là nơi phù hợp để vận hành khí cầu và là một nơi tuyệt vời để tiếp đất với dù đặc biệt là khi bạn sẽ hạ cánh cách nơi bắt đầu 113 km. Phía xa là một xe tải chứa khí helium. Trời tối. Tôi đã dành 1 tiếng rưỡi cho giai đoạn pre-breathing. Và đây là cảnh tôi mặc bộ đồ vào. Phải mất đến 1 giờ để làm việc này. Phi hành gia được dùng xe tải có điều hoà xịn để đi đến bệ phóng, còn tôi thì bằng chiếc máy dỡ hàng. (Cười) Bạn thấy ở phía trên, cái khinh khí cầu đó. Đó là chỗ chứa khí heli. Đây là Dave đang dọn dẹp vùng trời trong khu vực 15 dặm với FAA. Và chúng ta bắt đầu. (Cười) Kia là tôi đang vẫy tay trái. Lí do tôi vẫy tay trái là vì nếu vẫy tay phải tức là hạ cánh khẩn cấp. (Cười) Đội của tôi cấm tôi dùng tay phải. Đoạn đường bay lên rất đẹp. Trông như đang zoom out trên Google Earth. (Cười) Cần đến 2 tiếng 7 phút để đi lên, và đó là 2 tiếng 7 phút yên bình nhất. Tôi đã cố để thư giãn hoàn toàn. Nhịp tim ở mức rất thấp và tôi cố không tiêu phí quá nhiều oxy. Bạn có thể thấy những cánh đồng ở phía sau rất lớn tại thời điểm này, và bạn có thể thấy tôi bay lên cao thật cao. Có một điểm thú vị là, nếu bạn nhìn kĩ, tôi đang ở ngay trên sân bay, và có lẽ đang ở độ cao 15000 mét, nhưng ngay lập tức tôi sắp bay vào một luồng gió bình lưu di chuyển với tốc độ 242km/h. Đây là quản lý của tôi đang nói với tôi là tôi vừa bay cao hơn bất cứ ai từng bay bằng khinh khí cầu, và tôi còn khoảng 1200m đến điểm thả rơi. Cảnh vật lúc đó như thế này. Bạn có thể thấy sự tăm tối của vũ trụ, đường cong của Trái Đất, cái hành tinh mỏng manh phía dưới. Lúc này tôi đang nhớ lại những phương thức khẩn cấp trong đầu. Nếu có sự cố xảy ra, tôi muốn chuẩn bị sẵn sàng. Chuyện chính mà tôi muốn làm ở đây là thả và rơi một cách hoàn toàn ổn định. (Video) Trạm kiểm soát: mọi người sẵn sàng chưa? Năm. Bốn. Ba. Hai. Một. Alan Eustace: Kia là quả cầu đang bay qua, lúc này đã căng ra hoàn toàn. Bạn có thể thấy cái dù hình nón kia, lát nữa tôi sẽ cho các bạn xem, bởi vì cái đó rất quan trọng. Quả cầu lại bay qua một lần nữa. Lúc này, tôi đang rơi với tốc độ âm thanh. Không có gì cho tôi thấy rằng đây là tốc độ âm thanh, và ngay sau đó tôi đạt được tốc độ nhanh nhất từ trước đến giờ, 1323 km/h. (Video) Trạm kiểm soát: Chúng ta bị mất dữ liệu rồi. AE: Tôi đang rơi ngày càng thấp, và bạn có thể thấy cái dù đang bung ra ở kia. Vào lúc đó, tôi rất hạnh phúc vì có dù bung ra. Tôi tưởng chỉ mình tôi thấy vậy, nhưng hoá ra mọi người ở trạm cũng hạnh phúc như tôi. Có một điều rất tuyệt vào thời khắc tôi mở dù -- Tôi có một người bạn thân, Blikkies, người làm dù cho tôi. Anh ấy, trên một chiếc máy bay khác, đã nhảy ra khỏi máy bay và đáp xuống ngay bên cạnh tôi. Anh ấy đã sát cánh cùng tôi trên đường đáp xuống. Đây là cảnh hạ cánh của tôi, nhưng có vẻ nên gọi là rớt thì đúng hơn. (Cười) Tôi phải thừa nhận là vậy, nhưng nó chẳng là gì so với lần hạ cánh tệ nhất của tôi. (Cười) (Vỗ tay) (Video) Anh sao rồi? AE: Chào mọi người! Yayyy~~~ (Cười) Tôi muốn cho các bạn biết rằng có lẽ bạn không thể thấy trong video, nhưng một trong những phần chủ chốt là lúc thả rơi và chuyện xảy ra ngay sau khi bạn thả rơi. Và chúng tôi đã cố làm là dùng một thứ gọi là chiếc dù hình nón, và chiếc dù hình nón này giúp tôi rơi ổn định. Và tôi sẽ cho bạn xem một cái ngay bây giờ. Nếu bạn từng nhảy dù đôi, chắc bạn đã từng dùng rồi. Nhưng vấn đề với thứ này là ngay khi bạn thả ra, bạn đang ở trong môi trường không trọng lực. Nên thứ này rất dễ cuốn quanh người bạn. Và trước khi bạn kịp nhận ra, bạn đã bị rối hoặc xoắn vào nó, hoặc bạn có thể thả cái dù này ra trễ hơn, trong trường hợp này thì bạn sẽ rớt với tốc độ 1287km/h, và cái dù sẽ rách teng beng và sẽ không còn hữu dụng. Những người thuộc United Parachute Technologies đã có một sáng kiến, và đó là một cái cuộn trông như thế kia, nhưng khi tôi kéo nó ra thì nó tạo thành hình ống. Cái ống này rất chắc chắn nên bạn có thể cầm lấy chiếc dù và cuốn nó vòng quanh, và chiếc dù không thể nào cuốn vào người bạn. Điều đó đã ngăn được một mối nguy hại tiềm tàng. Vậy nên không gì là không thể với một đội tuyệt vời. Thành phần nòng cốt khoảng 20 người Họ đã làm việc trong 3 năm cho dự án này và họ thật phi thường. Mọi người hỏi tôi điều tuyệt nhất trong câu chuyện này là gì, và đó là cơ hội làm việc với những chuyên gia giỏi nhất về khí tượng học, khí cầu và dù, hệ thống môi trường và thuốc dùng khi bay lên không trung. Rất tuyệt vời. Được làm việc với những người đó là ước mơ của một kĩ sư. Và tôi cũng đồng thời muốn cám ơn những người bạn ở Google, vì vừa ủng hộ tôi trong suốt quá trình này và vừa giúp tôi hoàn thành công việc trong khi tôi vắng mặt. Nhưng cũng có một nhóm mà tôi muốn cảm ơn, đó là gia đình của tôi. Yayyyy~~~. (Vỗ tay) Tôi đã không ngừng giảng cho họ về sự an toàn của công nghệ, và họ không thèm lắng nghe chút nào. Đã rất khó khăn cho họ, và lí do duy nhất mà vợ tôi đồng ý việc tôi mạo hiểm là bởi vì tôi vô cùng hạnh phúc khi trở về nhà sau mỗi 250 bài kiểm tra, và cô ấy không muốn tước đi niềm vui đó của tôi. Và tôi muốn tóm lại bằng một câu chuyện. Con gái tôi, Katelyn, 15 tuổi, khi tôi đang lái xe cùng con bé, chúng tôi đang lái xe xuống đường, và con bé thì đang ngồi đó, và nó nảy ra một ý tưởng, và nói, "Bố, con có một ý này." Và tôi lắng nghe ý tưởng của con bé rồi nói, "Katelyn, điều đó là không thể." Và con bé nhìn tôi và nói, "Bố, sau việc mà bố vừa làm, sao bố có thể nói bất cứ điều gì là không thể?" Và tôi cười to, rồi nói, "OK, điều đó không phải là bất khả thi, chỉ là rất rất khó." Sau đó tôi dừng lại một giây, rồi nói, "Katelyn, có lẽ điều đó không phải là không thể, có lẽ điều đó không hề khó chút nào, chỉ là bố không biết cách để thực hiện nó." Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi tới đây kể cho bạn về sự tìm kiếm thực đối với sự sống ngoài trái đất Không phải sinh vật hình dáng người nhỏ bé màu xanh đến từ các vật thể bay không xác định sáng chói (UFO) cho dù điều đó thật tuyệt. Nhưng ở đây là tìm kiếm các hành tinh quay quanh những vì sao ở rất xa Mỗi vì sao trên bầu trời là một mặt trời Nếu mặt trời của chúng ta có nhiều hành tinh Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, ... chắc chắc những vì sao khác cũng sẽ có những hành tinh và đúng là như vậy. Và trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà thiên văn học đã tìm ra hành nghìn hành tinh ngoài hệ mặt trời Bầu trời đêm phủ đầy những ngoại hành tinh Chúng ta biết, nói theo thống kê rằng mỗi vì sao có ít nhất một hành tinh. Trong quá trình tìm kiếm những hành tinh, trong tương lai, có thể có những hành tinh giống trái đất, chúng ta có thể giúp giải quyết vài trong số những câu hỏi thú vị và bí ẩn nhất mà loài người đối mặt nhiều thiên niên kỷ qua. Tại sao chúng ta ở đây? Tại sao vũ trụ tồn tại? Trái đất hình thành và tiến hóa ra sao? Bằng cách nào và tại sao sự sống đâm chồi và nảy nở trên hành tinh của chúng ta? Câu hỏi thứ hai mà chúng ta thường nghĩ tới là: Liệu chúng ta có đơn độc? Liệu có sự sống ngoài kia không? Ai ở ngoài đó? Các bạn biết đấy, câu hỏi này được bàn cãi từ hàng nghìn năm nay, ít nhất từ thời các triết gia Hy Lạp Nhưng tôi ở đây hôm nay để nói với các bạn rằng chúng ta đã tới rất gần để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này Lần đầu tiên trong lịch sử loài người chúng ta đã chạm tới điều đó Giờ đây khi tôi nghĩ về khả năng tồn tại sự sống ngoài kia, Tôi nghĩ rằng thực tế mặt trời của chúng ta chỉ là một trong nhiều ngôi sao. Đây là hình ảnh thực của một dải ngân hà, Chúng ta nghĩ Ngân Hà của chúng ta cũng giống với Ngân Hà này Nó là tập hợp của những vì sao nằm trong giới hạn. Nhưng mặt trời của chúng ta là một trong hàng trăm tỷ ngôi sao. và ngân hà của chúng ta là một trong hàng trăm tỷ ngân hà. Biết rằng những hành tinh nhỏ rất phổ biến, Bạn có thể làm phép tính Và có thể thấy, có rất nhiều vì sao và hành tinh ngoài đó, chắc chắn, phải có sự sống đâu đó ngoài kia. Tất nhiên, những nhà sinh học sẽ nổi giận với tôi khi nói như vậy, bởi chúng ta hoàn toàn chưa có bằng chứng về sự sống ngoài trái đất. Thật vậy, nếu chúng ta có thể nhìn ngân hà của chúng ta từ bên ngoài và phóng to tới vị trí mặt trời của chúng ta, chúng ta thấy bản đồ thực của những vì sao. Và những ngôi sao được đánh dấu là những ngôi sao có hành tinh đã được tìm thấy. Đây thực ra chỉ là phần nổi của tảng băng. Tiếp theo, mô phỏng này cho phép tiến lại gần hệ mặt trời của chúng ta. Và bạn sẽ thấy những hành tinh. cũng như vài tàu vũ trụ cũng đang quay quanh mặt trời. Bây giờ nếu chúng ta tưởng tượng đi tới bờ tây bắc Mỹ và nhìn lên bầu trời đêm, hình ảnh mà chúng ta thấy ở đây là một buổi tối mùa thu. Và bạn có thể thấy hình ảnh của những chòm sao và một lần nữa, rất nhiều ngôi sao có các hành tinh. Có một vùng đặc biệt trên bầu trời nơi đó chúng ta có hàng nghìn hành tinh. Đây là nơi kính thiên văn Kepler hướng tới trong nhiều năm qua. Hãy phóng gần và nhìn vào một trong những hành tinh được chú ý. Ngôi sao này được đặt tên là Kepler-186f. Đây là một hệ thống khoảng 5 hành tinh. Và thực tế là, đối với hầu hết các hành tinh này, chúng ta không biết nhiều về chúng. Chúng ta biết kích thước, quỹ đạo và những thứ tương tự. Nhưng có một hành tinh rất đặc biệt ở đây với tên gọi là Kepler-186f Hành tinh này ở trong khu vực không quá xa ngôi sao, vì thế nhiệt độ có thể đảm bảo cho sự sống. Ở đây, một khái niệm bay bổng đó là chỉ phóng to lên và cho bạn thấy hành tinh như thế nào. Vì thế, nhiều người có những khái niệm lãng mạn đối với các nhà thiên văn học. như là đi đến một kính viễn vọng trên đỉnh đồi đơn lẻ. và nhìn vào bầu trời đêm tuyệt vời qua một chiếc kính viễn vọng lớn. Nhưng thực tế, chúng tôi chỉ làm việc với máy tính của chúng tôi giống như mọi người, và chúng tôi nhận dữ liệu qua thư điện tử hoặc tải xuống các thông tin từ cơ sở dữ liệu Vì vậy, thay vì đến đây để nói với các bạn về những điều tẻ nhạt của dữ liệu và phân tích số liệu và những mô hình máy tính phức tạp chúng tôi đã tạo ra, Tôi sẽ cố gắng dùng một cách khác để giải thích với các bạn một vài điều mà chúng ta đang suy nghĩ về hành tinh bên ngoài hệ mặt trời Đây là áp phích du lịch: "Kepler-186f: Nơi cỏ thường xuyên đỏ hơn so với phía còn lại." Điều đó là vì Kepler-186f quay quanh một ngôi sao đỏ, và chúng ta cho rằng có thể có cây cối ở đó, Nếu có cây cối quang hợp, thì nó sẽ có sắc tố khác và nhìn như màu đỏ. "Có trọng lực vào khoảng HD 40307g, là một siêu trái đất." Hành tinh này to nặng hơn trái đất, và có trọng lực lớn hơn. "Thư giãn trên Kepler-16b, nơi bóng của bạn luôn có bạn đồng hành." (Khán giả cười) Chúng ta biết hàng tá hành tinh quay quanh hai ngôi sao, và có thể có rất nhiều ngoài kia. Nếu ta có thể tới thăm một trong số chúng, thì bạn hẳn sẽ nhìn thấy hai hoàng hôn và bạn có hai bóng. Vì thế sự thực, khoa học viễn tưởng có một số điều là đúng. Tatooine từ Chiến Tranh giữa những Vì Sao Và tôi một số những hành tinh ngoài hệ mặt trời khác để chia sẻ cùng các bạn. Đây là Kepler-10b, Một hành tinh rất nóng. Nó quay quanh ngôi sao của nó gần hơn 50 lần so với trái đất của chúng ta quay quanh mặt trời Và thực sự, nó rất nóng, Ta không thể tới những hành tinh này, nhưng nếu có thể, thì chúng ta sẽ bị tan chảy trước khi đến được. Chúng tôi nghĩ bề mặt của chúng đủ nóng để nung chảy đá và có những hồ nham thạch lỏng. Gliese 1214b. Hành tinh này, chúng tôi biết khối lượng và kích thước và nó có một mật độ khá thấp. Nó tương đối ấm áp. Chúng tôi thực sự không biết gì về hành tinh này, nhưng một khả năng nó là một thế giới nước, giống như một phiên bản lớn hơn của trong những mặt trăng lạnh của sao Mộc mà nó có thể có tới 50% khối lượng là nước. Và trong trường hợp này, nó có thể có tầng khí quyển hơi nước dày che phủ một đại dương, không phải là nước dạng lỏng, mà là dạng nước ngoại lai, một siêu chất lỏng không phải khí ga, không phải chất lỏng. Và cũng không phải dạng rắn, mà là dạng băng áp lực cao, giống băng IX. Do vậy trong số những hành tinh ngoài đó, và sự đa dạng thật là là đáng kinh ngạc, chúng ta hầu như muốn tìm thấy những hành tinh mà được gọi là Goldilock Không quá lớn, không quả nhỏ Không quá nóng, không quá lạnh- nhưng đơn giản là phù hợp cho sự sống. Nhưng để làm điều đó, ta phải có khả năng nhìn thấy khí quyển chúng, bởi vì khí quyển giống như một tấm chăn giữ nhiệt-- như kiểu hiệu ứng nhà kính. Ta phải có khả năng đánh giá khí nhà kính của các hành tinh khác. Tất nhiên, khoa học viễn tưởng có một vài điều sai. Tập đoàn Star Trek đã phải di chuyển khoảng cách vô cùng lớn với một tốc độ khó tin để quay quanh các hành tinh khác để Spock có thể phân tích khí quyển để biết liệu nó có thể sống được không hoặc có tồn tại những dạng sống ở đó. Thực tế, ta không cần di chuyển với tốc độ cực lớn để nhìn khí quyển những hành tinh khác, mặc dù vậy tôi không muốn can bất kỳ kỹ sư tài năng nào mong muốn tìm ra cách thực hiện điều đó. Chúng ta thực ra có thể nghiên cứu khí quyển của các hành tinh tại đây, từ quỹ đạo của trái đất. Đây là hình ảnh của kính viễn vọng không gian Hubble chụp bởi trạm Atlantis khi nó khởi hành sau chuyến du hành cuối cùng tới Hubble. Thực tế, họ đã lắp đặt một máy quay mới qua đó chúng tôi nghiên cứu khí quyển của những hành tinh ngoài hệ mặt trời. Và cho tới nay, chúng tôi đã có thể nghiên cứu hàng tá khí quyển của các hành tinh, khoảng 6 trong số chúng với thông tin rất chi tiết. Nhưng chúng không phải là những hành tinh nhỏ như trái đất. Chúng là những hành tinh lớn, nóng do đó chúng dễ được quan sát. Chúng ta chưa sẵn sàng, Chúng ta chưa có công nghệ phù hợp để nghiên cứu những hành tinh nhỏ. Nhưng tuy vậy, Tôi muốn giải thích với các bạn cách mà chúng tôi nghiên cứu về khí quyển của các hành tinh Vào lúc này, tôi muốn bạn tưởng tượng về một cái cầu vồng Và nếu chúng ta có thể nhìn cái cầu vồng này gần hơn Chúng ta sẽ thấy một vài đường màu đen mất đi, Và đây là mặt trời của ta, ánh sáng trắng của mặt trời được tách ra, không bởi các giọt nước mưa, mà bởi máy quang phổ. Và bạn có thể thấy toàn bộ đường màu đen, các đường kẻ dọc. Một vài đường rất hẹp, nhưng một vài đường rộng hơn, Một vài đường bị mờ ở phía lề cạnh. Và đó thực sự là cách các nhà thiên văn nghiên cứu về các vật thể trên bầu trời, thực vậy, trong hơn một thế kỷ qua. VÌ thế ở đây, mỗi nguyên tử và phân tử có một tập hợp các đường đặc biệt, một dấu vân tay, nếu bạn gọi thế. Và đó là cách chúng tôi nghiên cứu khí quyển của các hànhh tinh ngoài hệ mặt trời. Và tôi sẽ không bao giờ quên ngày tôi bắt đầu nghiên cứu về khí quyển của hành tinh ngoài hệ mặt trời vào khoảng 20 năm về trước, rất nhiều người đã nói với tôi, "Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng ta không thể nghiên cứu chúng, Tai sao bạn lại mất thời gian vào đó?" Đó là lý do tôi thấy vui mừng khi nói với các bạn về tất cả các khí quyển đã được nghiên cứu hiện nay, và đây thực sự là một chuyên ngành của chúng. Ví thế khi áp dụng cho những hành tinh khác, những trái đất khác, mà trong tương lai khi chúng ta có thể quan sát được chúng loại khí nào chúng ta đang tìm kiếm? Thực vậy, như bạn biết, trái đất có ôxy trong khí quyển chiếm 20% tổng dung tích. Có rất nhiều ôxy. Nhưng nếu không có cây cối và sự quang hợp, sẽ không bao giờ có ôxy, thực tế là sẽ hầu như không có ôxy trong khí quyển. Ôxy ở đây để duy trì sự sống. Và mục đích của chúng tôi là tìm kiếm các loại khí trong khí quyển của những hành tinh khác, những khí mà không phụ thuộc, và điều đó chúng ta có thể góp cho sự sống. Nhưng chúng ta nên tìm kiếm những phân tử nào? Tôi đã nói với các bạn về sự đa dạng của các hành tinh ngoài hệ mặt trời Chúng tôi mong muốn tiếp tục tìm thấy thêm sự đa dạng trong tương lai khi chúng tôi tìm những trái đất khác. Và đó là một trong những điều chính mà tôi đang nghiên cứu hiện nay, Tôi có một lý thuyết về điều này Nó nhắc tôi rằng gần như mọi ngày, Tôi nhận một hoặc nhiều thư điện tử từ ai đó với một lý thuyết điên rồ về vật lý trọng lực hoặc vũ trụ học hoặc tương tự thế. Vì thế, xin đừng gửi thư cho tôi về một trong những lý thuyết điên rồ của bạn. (Khán giả cười) Tất nhiên, tôi có riêng một lý thuyết điên rồ của mình. Nhưng, ai là giáo sư tại MIT mà tôi tìm đến? Quả thật, tôi đã gửi email cho một người đạt giải Nobel về Sinh Lý học hoặc Y học và ông ấy nói:"Đồng ý, hãy tới và thảo luận với tôi" Vì thế, tôi dẫn theo hai người bạn có chuyên môn về hoá sinh và chúng tôi đã đến để thảo luận với ông ấy về lý thuyết điên rồ của chúng tôi. Và cái lý thuyết đó là về sự sống tạo ra tất cả phân tử nhỏ, rất nhiều phân tử. Giống như, tất cả mọi thứ tôi có thể nghĩ, nhưng không phải như cách nghĩ của một nhà hóa học. Nghĩ về điều đó: khí CO2, khí CO, phân tử Hydrô, phân tử Nitơ khí mêtan, khí mêtan clo -- rất nhiều loại khí. Chúng tồn tại vì những lý do khác, nhưng sự sống cũng thậm chí tạo ra ôzôn. Vì thế, chúng tôi tới để nói với ông ấy về điều này, và ngay lập tức, ông ấy phản bác cái lý thuyết này. Ông cho rằng đây là một giả thuyết không tồn tại. Vì thế, chúng tôi đã quay về văn phòng và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tìm ra một thứ rất thú vị trong một lĩnh vực khác. Quay lại với các hành tinh ngoài hệ mặt trời, lý thuyết đó có nghĩa là sự sống tạo ra quá nhiều loại khí khác nhau, chính xác hàng nghìn khí. Và vì thế điều chúng ta đang làm hiện nay là cố gắng vạch ra chỉ ra điều đó đối với hành tinh nào, những khí nào có thể góp cho sự sống. Và vì thế, cho tới khi chúng ta tìm ra các khí trong khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời chúng ta sẽ không thể biết được chúng được tạo ra bởi sinh vật thông minh ngoài trái đất hay bởi cây cối hay bởi đất ẩm, hay thậm chí bởi vi sinh vật đơn bào đơn giản. Do đó làm việc với những mô hình và suy nghĩ về vấn đề hóa sinh, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng một thử thách thực sự lớn ở phía trước là: bằng cách nào? Bằng cách nào chúng ta tìm ra những hành tinh này? Thực sự có nhiều cách để tìm các hành tinh, nhiều cách khác nhau. Nhưng cách mà tôi tập trung nhất là làm cách nào chúng ta có thể mở ra được cánh cổng nhờ vậy trong tương lai, ta có thể tìm ra hàng trăm trái đất. Một điểm nhấn thức sự của việc tìm kiếm dấu hiệu sự sống. Và thực ra, tôi mới kết thúc điều hành một dự án 2 năm trong một giai đoạn rất đặc biệt về một khái niệm mà chúng tôi gọi là "Bóng Sao" Và Bóng Sao là một màn hình bóng đặc biệt với mục tiêu là làm Bóng Sao bay lên để nó chặn ánh sáng của một ngôi sao từ đó kinh viễn vọng có thể nhìn trực tiếp vào các hành tinh. Ở đây, bạn có thể thấy tôi và hai thành viên trong nhóm cầm một mảnh nhỏ của Bóng Sao. Nó giống một bông hoa khổng lồ, đây là một trong những nguyên mẫu các cánh hoa. Ý tưởng là Bóng Sao và kính viễn vọng có thể khởi động cùng nhau, với những cánh hoa bung ra từ vị trí sắp xếp. Khung trung tâm sẽ mở rộng, với những cánh hoa chụp vào vị trí. Bây giờ, nó phải được làm rất chính xác, thực tế, các cánh hoa được chuẩn hoá tới từng micrômét. và chúng phải được triển khai chính xác tới từng milimét Toàn bộ kiến trúc này phải được bay lên cách xa kính viễn vọng hàng chục nghìn kilomet Đường kính của nó vào khoảng khoảng hàng chục mét. Và mục tiêu là chặn ánh sáng của ngôi sao với độ chuẩn xác cao nhất vì thế chúng ta có thể nhìn trực tiếp các hành tinh. Và nó phải có một hình dáng rất đặc biệt, để tránh sự nhiễu xạ vật lý Hiện tại, đây là dự án thực tế chúng tôi đã triển khai, quả thật, bạn sẽ khó có thể tin về độ khó của nó. do đó để các bạn không tin rằng nó chỉ là một dạng phim ảnh tôi đưa ra đây một hình ảnh thật của Bóng Sao thế hệ thứ hai đã được thử trong phòng thí nghiệm Và trong trường hợp này, tôi chỉ muốn bạn biết rằng giàn khung trung tâm được dựa trên kinh nghiệm từ hệ thông vô tuyến lớn có thể triển khai ngoài không gian. Vì thế, sau toàn bộ những công việc khó khăn đó là lúc chúng tôi cố gắng nghĩ tới toàn bộ những khí điên rồ có thể tồn tại ngoài kia và chúng tôi xây dựng những kính viễn vọng không gian phức tạp mà chúng có thể ở ngoài kia, cái mà chúng ta đang tìm kiếm? Thật vậy, trong trường hợp tốt nhất, chúng tôi sẽ tìm được hình ảnh của một trái đất khác. Đây là Trái Đất như một chấm nhạt màu xanh da trời. Và đây là một hình thật của Trái Đất chụp bởi tàu vũ trũ Voyager 1, khoảng cách 4 tỷ dặm. Và ánh sáng đỏ kia chỉ là ánh sáng tán xạ trong ống kính camera. Nhưng rất tuyệt để xem xét rằng liệu có những người ngoài hành tinh thông minh ở một hành tinh quanh một ngôi sao gần chúng ta hay không và họ tạo ra những kính viễn vọng phức tạp giống như chúng tôi đang cố gắng tạo ra, mọi thứ họ sẽ thấy là điểm xanh nhạt này, một chấm ánh sáng. Và vì thế thỉnh thoảng, khi tôi dừng lại để suy nghĩ về những cố gắng trong sự nghiệp và tham vọng to lớn của tôi thật khó để nghĩ về điều đó đối lập với sự bao la của vũ trụ. Mặc dù vậy, tôi sẽ cống hiến cả cuộc đời để tìm một Trái Đất khác Và tôi có thể đảm bảo rằng với thế hệ tiếp theo của kính viễn vọng, thế hệ thứ hai, chúng ta sẽ có khả năng tìm và xác định những Trái Đất khác Và khả năng tách ánh sáng của ngôi sao nhờ đó chúng tôi có thể tìm kiếm các chất khí và đánh giá khí nhà kính trong khí quyển, ước lượng nhiệt độ bề mặt, và tìm ra dấu hiệu sự sống. Nhưng hơn thế, Trong trường hợp tìm kiếm những hành tinh giống Trái Đất, chúng tôi đang tạo một loại bản đồ mới của những vì sao cạnh nhau và những hành tinh quay quanh chúng, bao gồm cả những hành tinh mà con người không thể sống. Và vì thế, tôi hình dung rằng con cháu chúng ta hàng trăm năm sau, sẽ tham gia chuyến du hành giữa các vì sao đến thế giới khác. Và chúng sẽ nhìn lại chúng ta như thế hệ đầu tiên tìm ra những thế giới giống Trái Đất. Cảm ơn các bạn. (Khán giả vỗ tay) June Cohen: Tôi có một câu hỏi cho bạn Quản lý của Rosetta, Fred Jansen Fred Jansen: Bạn đã đề cập tới một nữa quảng đường thông qua công nghệ để thực sự nhìn vào quang phổ của một hành tinh giống Trái Đất hiện vẫn chưa thể làm được Khi nào bạn cho rằng điều này xảy ra, và cần cái gì để cho điều đó? Sara Seager: Thực sự, cái chúng tôi kỳ vọng đó là thế hệ tiếp theo của kính viễn vọng Hubble Và nó được được gọi tên là kính viễn vọng James Webb, sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2018, và đó là cái chúng tôi đang thực hiện, chúng tôi đang tìm hiểu một loại hành tinh đặc biệt được gọi là hành tinh chuyển đổi và đó sẽ là điểm đầu tiên để nghiên cứu những hành tinh nhỏ đối với những khí nhằm xác định hành tinh có thể sống được JC: Tôi cũng sẽ hỏi bạn một câu tiếp, Sara như một người bình thường. Tôi thực sự ấn tượng bởi khái niệm trong nghề của bạn thách thức bạn đối mặt, khi bạn bắt đầu nghĩ về các hành tinh ngoài hệ mặt trời, có sự hoài nghi lớn trong cộng đồng khoa học về việc chúng tồn tại, bạn đã chứng minh họ sai, Điều gì đã xảy để bạn làm việc đó? SS: Thực tế, một điều đối với nhà khoa học, đó là chúng tôi cần phải hoài nghi, bởi vì nghề của chúng tôi để đảm bảo điều người khác đang nói thực sự có ý nghĩa hay không. Nhưng là một nhà khoa học, Tôi nghĩ bạn đã thấy nó từ buổi giao lưu này, nó giống như một nhà thám hiểm. Bạn có sự tò mò lớn lao, sự cương quyết này, sự kiên định sẽ giúp bạn đi tiếp cho dù người khác có nói gì đi nữa. JC: Tôi thích điều đó. Cảm ơn bà, Sara (Khán giả vỗ tay) Tôi học được những bài học cuộc sống quan trọng nhất từ những tay buôn bán ma túy thành phần xã hội đen và gái điếm, một vài đối thoại giáo lý sâu sắc nhất của tôi không phải ở trong thánh đường tôn nghiêm mà là ở góc phố vào một tối thứ 6, lúc 1h sáng. Điều ấy có chút bất thường đối với một mục sư, có đào tạo, và đã có 20 năm đứng đầu một nhà thờ, nhưng đó lại là sự thật. Một phần là do tôi tham gia vào một chương trình phòng chống tội phạm và an toàn công cộng nhờ vào đó giảm 79% số vụ bạo lực trong một thành phố lớn sau 8 năm hoạt động. Nhưng ban đầu tôi không có ý muốn tham gia chương trình phòng chống tội phạm gì cả. Tôi bắt đầu đảm nhận nhà thờ khi 25 tuổi. Nếu bạn hỏi tôi khi ấy ước muốn của tôi là gì, Tôi có lẽ sẽ nói Tôi muốn xây dựng một siêu nhà thờ. Tôi muốn nhà thờ 15 - 20.000 thành viên. Tôi muốn một kênh truyền hình riêng. Tôi muốn sở hữu thương hiệu quần áo riêng. (Tiếng cười vang) Tôi muốn là nhà thầu vận tải đường dài. Bạn biết đấy, toàn xe tải cỡ lớn. (cười) Sau khoảng một năm, nhà thờ có khoảng khoảng 20 thành viên. Bạn thấy đấy, còn xa mới thành một nhà thờ tầm cỡ. Nghiêm túc mà nói, nếu bạn hỏi, "Ước vọng của tôi là gì?" Tôi sẽ nói tôi chỉ muốn là một mục sư tốt, làm bạn đồng hành với mọi người qua suốt các chặng đường đời, để truyền đạt những giáo lý có ý nghĩa thực tế cho mọi người, và theo truyền thống của người Mỹ-gốc Phi, làm đại diện cho cộng đồng mà tôi đang phục vụ. Nhưng có những thứ không hay đang xảy ra trong thành phố của tôi và trong cả khu vực, trong hầu hết tất cả các khu vực ở Mỹ, điều không hay đó là tỉ lệ các vụ giết người tăng chóng mặt. Thanh niên giết lẫn nhau vì những lý do vụn vặt, ví dụ như do đụng phải nhau trong hành lang nhà trường, và sau giờ tan học, là bắn chết người đó. Hay một ai đó mặc sai màu áo thun, ai đó đi vào những góc phố không nên tới vào những lúc không thích hợp Cần phải làm gì đó để ngăn chặn tình hình. Đã đến lúc phải thay đổi các vấn đề cốt yếu của thành phố. Các khu nhà ở trợ cấp là ví dụ điển hình, như khu nhà ở trợ cấp ngay dốc nhà thờ của tôi, khi bạn đến đó sẽ thấy nó giống như một thị trấn ma, bởi vì không ai dám cho trẻ con ra ngoài chơi, kể cả đang mùa hè, vì lo sợ bạo lực. Đêm nào bạn cũng có thể nghe thấy tiếng nổ xung quanh, mà bạn có thể nhầm tưởng là tiếng pháo hoa, nhưng thực ra là tiếng súng. Hầu như tối nào bạn cũng nghe thấy tiếng súng, khi nấu ăn, hoặc khi ru con ngủ, hoặc khi đang xem TV. Đến bất cứ phòng cấp cứu ở bất cứ bệnh viện nào, bạn cũng thấy la liệt trên xe cáng những người đàn ông da đen và Latinh bị bắn và đang chờ chết. có những đám tang tôi cử hành, người chết chẳng phải là những quý bà hay quý ông đáng kính hưởng thọ cao hay có nhiều điều để nói ở đây. Ngược lại là những đám tang cho những người chừng 18 tuổi, 17 tuổi, và 16 tuổi đời, khi cử hàng tang lễ cho những người ấy ở nhà thờ hay ở nhà tang lễ tôi thật sự không biết phải nói gì cho có ý nghĩa. Khi mà các bạn đồng đạo của tôi xây cất những nhà thờ cao lớn mua đất đai bên ngoài thành phố và di chuyển hội đoàn tín ngưỡng ra đó với mong muốn xây dựng hay tái thiết vùng đất của Chúa, thì ngược lại cấu trúc xã hội trong lòng các thành phố vẫn đang ngột ngạt dưới sức nặng của các loại bạo lực này. Tôi quyết đinh ở lại, vì cần phải có ai đó làm 1 điều gì đó, tôi nhìn lại những gì mình đã có và tiếp tục từ những thứ ấy. Tôi bắt đầu thuyết giảng phản đối bạo lực trong cộng đồng. Tôi xem xét lại chương trình tại nhà thờ, xây dựng những chương trình hướng tới giới trẻ đang có nguy cơ bạo lực, những người đang bên ngưỡng của các hành vi bạo lực. Tôi còn cố cải tiến các bài thuyết giáo. Các bạn đều biết nhạc rap đúng không? Nhạc Rap đó? Tôi có lần còn thử rap luôn bản thuyết giáo. Không ổn các bạn ạ, nhưng ít nhất tôi cũng đã thử. Đáng nhớ có một lần có một cậu thanh niên đi đến với tôi sau buổi thuyết giáo đó. Anh ta đợi mọi người về hết, và nói: "Cha Rev, rap thuyết giáo, ạ?" Và tôi nói: "Ừ, con nghĩ sao?" Anh ta nói: "Thôi Cha đừng làm vậy nữa." (tiếng cưới vang) Tôi thuyết giảng và lên các chương trình, tôi nghĩ có lẽ nếu các cha đạo khác cũng làm như vậy sẽ tạo ra những tác động lớn. Nhưng tình trang bạo lực rất khó kiểm soát, người đứng ngoài các vụ bạo lực cũng bị bắn và giết: ngay cả khi chỉ đi mua 1 gói thuốc lá ở tiệm tạp hóa, hoặc đang ngồi chờ xe bus ở trạm dừng, hoặc các em bé đang chơi ở công viên, không để ý đến vụ bạo lực đầu kia của công viên, nhưng bạo lực cũng xảy đến các cháu. Mọi việc mất kiểm soát, và tôi không biết làm gì, nhưng rồi có một chuyện xảy ra đã thay đổi mọi suy nghĩ trong tôi. Có một cậu bé tên là Jesse Mckie, đang đi về cùng một người bạn tên là Rigoberto Carrion đến khu nhà ở trợ cấp phía cuối đường với nhà thờ. Chúng gặp một nhóm thanh niên trong một băng đảng từ Dorchester, và chúng đã bị giết chết. Khi Jesse tháo chạy trong tình trạng nguy kịch, cậu đã chạy về hướng nhà thờ của tôi, cậu ấy chết cách đó khoảng 100, 150 yards. Cho dù cậu ta có chạy được vào nhà thờ, kết cục có lẽ vẫn vậy, bởi vì không có điện; không có ai ở trong đó. Điều này làm tôi rất suy nghĩ. Đáng ngạc nhiên là thủ phạm đã gây ra cái chết đó, đều chạc tuổi tôi, nhưng khoảng cách giữa chúng tôi quá lớn. Chúng tôi như ở hai thế giới khác nhau. Tôi suy niệm lại tất cả những điều này đánh giá lại những gì đang diễn ra, tôi đột nhiên nhận ra rằng có những mâu thuẫn trong chính tôi, mâu thuẫn ở chỗ: mặc dù trong tất cả các bài giảng lên án bạo lực, tôi cũng đã nói về việc xây dựng một cộng đồng, nhưng tôi chợt nhận ra rằng có một nhóm người mà tôi đã không xếp vào khái niệm cộng đồng của mình. Mâu thuẫn ở chỗ: Nếu tôi thật sự mong muốn thuyết giảng cho cộng đồng, thì tôi phải tiếp cận và bao bọc lấy nhóm người mà tôi đã quên lãng này. Có nghĩa là không chỉ xây dựng chương trình để đến với những người nằm ngoài vòng bạo lực, nhưng còn phải tiếp cận và gắn bó với những người đã đang hành động bạo lực, những tay giang hồ và buôn bán ma túy. Ngay khi nhận ra điều đó, môt câu hỏi vụt lóe lên trong đầu tôi. Tại sao phải là tôi? Ỷ tôi là, đó chẳng phải là vấn đề thực thi pháp luật sao? Đó là lý do vì sao chúng ta có cảnh sát, đúng không? Ngay khi câu hỏi "Tại sao phải là mình?" xuất hiện, câu trả lời cũng nhanh chóng đến nhanh: Tại sao là tôi? Bởi vì tôi chính là người mất ngủ hằng đêm để nghĩ về nó. Bởi vì tôi là người đang tìm quanh để kêu gọi ai đó cần phải làm gì đó về vấn đề này, và tôi bắt đầu nhận ra rằng ai đó chính là tôi đây. Ý tôi là, đó chẳng phải là cách mà sự vận động diễn ra sao? Người ta không bắt đầu với 1 giao ước lớn mà người ta đến với nhau và rồi sau đó bước đi khắng khít với nhau với sự xác nhận về nó. Nhưng nó bắt đầu với chỉ 1 vài và có lẽ chỉ 1 người. Nó bắt đầu với tôi theo cách đó, và tôi đã quyết định tìm ra văn hóa của bạo lực mà ở đó những người trẻ này thừa nhận chúng tồn tại, và tôi đã bắt đầu làm tình nguyện viên tại trường trung học. Sau khoảng 2 tuần tình nguyện tại trường học, tôi nhận ra rằng nhóm thanh niên mà tôi đang cố để tiếp cận, họ không đi đến trường. Tôi bắt đầu đi vào trong cộng đồng, và không cần phải là 1 nhà bác học để nhận ra rằng chúng không ở ngoài đường suốt cả ngày. Do đó tôi bắt đầu đi ra đường vào buổi tối, tối khuya, đi vào những công viên nơi mà họ có đó, xây dựng mối quan hệ cần thiết. Một thảm kịch xảy ra tại Boston đã đem 1 nhóm các giáo sĩ lại với nhau, và có một nhóm nhỏ trong chúng tôi đã nhận ra rằng chúng ta phải ra ngoài khỏi 4 bức tường nhà thờ và gặp gỡ những người trẻ ở nơi họ hiện diện, mà không tìm cách bỏ tù chúng. Và chúng tôi đã quyết định bước đi cùng nhau, và chúng tôi đã cùng nhau đến 1 trong những khu nguy hiểm nhất trong thành phố vào 1 buổi tối thứ 6 và buổi tối thứ 7 lúc 10 PM đêm, và chúng tôi đã đi đến tận 2 hay 3 giờ sáng. Tôi nhớ là chúng tôi đã khá khác thường khi lần đầu đi xuống đường. Ý tôi là, chúng tôi không phải kẻ buôn ma túy. Chúng tôi không phải người mua. Chúng tôi không phải cảnh sát. Vài người còn có học vị cao. Đó thật sự là 1 điều lạ lùng. Nhưng họ đã bắt đầu nói chuyện với chúng tôi sau một hồi, và những gì chúng tôi tìm ra được là trong khi chúng tôi đang đi, thì họ theo dõi chúng tôi, và họ muốn chắc chắn vài điều sau: điều số 1, chúng tôi sẽ thống nhất trong hành vi của chúng tôi, rằng chúng tôi đều sẽ tiếp tục đi ra ra đó; và điều thứ 2, họ muốn chắc chắn rằng chúng tôi không phải đến đó để khai thác họ. Bởi vì luôn có người có thể sẽ nói, "Chúng tôi sẽ lấy lại con đường," nhưng dường như họ luôn có 1 cái camera quan sát với họ, hoặc 1 người báo cáo, và họ sẽ làm tăng danh tiếng của họ bằng cách làm hại những người lang thang. Do vậy khi thấy chúng tôi không có những thứ đó, họ quyết định nói chuyện với chúng tôi. Sau đó chúng tôi đã làm một điều tuyệt vời với tư cách một người thuyết giáo. Chúng tôi đã quyết định lắng nghe và không rao giảng gì. Khen ngợi tôi đi nào! (tiếng cưới vang)(vỗ tay) Được rồi, xem nào, các bạn đang cắt đi thời gian của tôi đó, ok? (Tiếng cười vang) Nhưng điều đó thật tuyệt. Chúng tôi nói với họ, "Chúng tôi không biết cộng đồng của chúng tôi ra sao sau 9h tối, từ 9h tối đến 5h sáng, nhưng các anh thì biết. Các anh là những chuyên gia về chuyện này, nếu anh muốn, vào khoảng thời gian đó. Do đó hãy nói chúng tôi biết. Hãy dạy chúng tôi. Hãy giúp chúng tôi thấy những thứ mà chúng tôi không thấy. Hãy giúp chúng tôi hiểu những gì chúng tôi không hiểu được." Và tất cả bọn họ đã rất hạnh phúc để làm điều đó, và chúng tôi đã hiểu được cuộc sống trên đường phố ra sao, rất khác biệt với những gì các bạn thấy trên bản tin 11h tối, rất khác so với những gì được mô tả trên truyền thông đại hoặc thậm chí trên mạng xh. Và khi chúng tôi nói chuyện với họ, 1 số điều tưởng tượng về họ đã bị xóa tan. 1 trong những tưởng tượng lớn nhất là những đứa trẻ này máu lạnh và vô tâm và đặc biệt liều lĩnh trong bạo lực. Những gì chúng tôi tìm ra thật trái ngược hoàn toàn. Hầu hết các thanh niên ở ngoài kia trên đường phố chỉ đang cố tồn tại trên đường phố. Và chúng tôi cũng phát hiện ra một số em rất thông minh sáng tạo tuyệt vời và khôn ngoan nhất mà chúng tôi gặp được cũng ở trên đường phố, tham gia và cuộc đấu. Tôi biết vài người gọi đó là sự sống xót, nhưng tôi gọi họ là những người vượt qua, bởi vì khi bạn ở trong những điều kiện giống họ, có thể sống được mỗi ngày thì là 1 thành tựu của sự vượt qua. Và như là kết quả, chúng tôi nói với họ, "Các anh thấy nhà thờ này, học viện này có thể giúp đỡ tình trạng này ra sao?" Và chúng tôi đã xây dựng 1 kế hoạch trong sự đối thoại với bọn trẻ. Chúng tôi không nhìn họ như là những vấn đề cần được giải quyết, và chúng tôi bắt đầu nhìn họ như những cộng sự, như những người có ích, như người đồng môn trong đấu tranh giảm thiểu bạo lực trong cộng đồng. Các bạn hãy hình dung việc phát triển kế hoạch, mà trong đó một mục sư ngồi một bàn, và một con buôn ma túy ngồi bàn kế, thảo luận ra cách mà nhà thờ có thể giúp cho toàn thể cộng đồng. Dự án Phép Lạ Boston sẽ đem mọi người lại với nhau. Chúng tôi có thêm những cộng sự khác nữa. Chúng tôi có cộng sự thực thi pháp luật. Chúng tôi có nhân viên cảnh sát. Không phải toàn bộ nhân lực, bởi vì vẫn còn vài người vẫn có quan điểm bắt-hết-chúng lại, nhưng còn có những cảnh sát khác thấy được vinh hạnh khi cộng tác với cộng đồng, những người thấy được trách nhiệm từ chính mình để có thể làm việc như 1 cộng sự với các lãnh đạo cộng đồng và lãnh đạo niềm tin để giảm thiểu bạo lực trong cộng đồng. Giống như những nhân viên quản chế, giống với các thẩm phán, giống với những người có liên quan với hệ thống thực thi pháp luật, bởi vì họ nhận ra, giống như chúng tôi, rằng chúng ta không thể bắt bớ người ta ra khỏi tình trạng này, rằng sẽ không làm đủ sự truy tố, và bạn sẽ không thể làm đầy các nhà tù để làm nhẹ bớt vấn đề. Tôi đã trợ giúp để bắt đầu thành lập 1 tổ chức cách đây 20 năm, 1 tổ chức tôn giáo, để đương đấu với vấn đề này. Tôi rời đó cách đây khoảng 4 năm và bắt đầu làm việc trong các thành phố xuyên khắp nước Mỹ, tổng cộng 19 bang, và cái mà tôi tìm thấy trong các thành phố này là, luôn có những thành phần của các lãnh đạo cộng đồng những người hạ mình xuống và làm việc không nghỉ ngơi, những người dẹp bỏ cái tôi của minh và nhìn thấy toàn cảnh lớn lao hơn là chỉ các bộ phận gộp lại, và đến với nhau và tìm cách để làm việc với những người trẻ đường phố, rằng giải pháp không cần thêm cảnh sát, nhưng giải pháp là khai thác những người có ích đang sẵn có trong cộng đồng, để có 1 thành phần cộng đồng mạnh mẽ trong sự cộng tác quanh việc giảm thiểu bạo lực. Hiện nay, có 1 sự chuyển biến tại Mỹ về các thanh niên mà tôi rất tự hào đang đối phó với các vấn đề tương tự rằng cần phải thay đổi nếu chúng ta muốn có 1 xã hội tốt đẹp hơn. Có một mưu đồ chính trị là xoáy sâu vào sự tàn bảo của cảnh sát và hành vi sai trái của cảnh sát trong vấn đề lấy bạo lực trị bạo lực. Nhưng đó là điều viễn tưởng. Tất cả mọi thứ đều liên quan. Khi bạn nghĩ về những thập niên chính sách nhà ở thất bại và cấu trúc giáo dục nghèo nàn, khi bạn nghĩ đến nạn thất nghiệp dai dẳng và việc thiếu việc làm trong cộng đồng, khi bạn nghĩ về chương trình chăm sóc sức khỏe kém cỏi, và trong đám hỗn độn đó bạn còn cho ma túy vào, và thêm những túi vải thô đầy súng ống, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy một nền văn hóa bạo lực tăng cao. Và rồi phản ứng của nhà nước lại là bổ sung thêm nhiều cảnh sát và đàn áp mạnh hơn ở những điểm nóng. Tất cả đều liên quan với nhau, một trong những điều tuyệt vời mà chúng tôi đã làm là có thể cho mọi người thấy giá trị của việc cộng tác với nhau-- cộng đồng, cơ quan luật pháp, lĩnh vực tư hữu, thành phố -- để làm giảm thiểu bạo lực. Các bạn phải đánh giá cao giá trị của các thành phần cộng đồng đó. Tôi tin rằng chúng ta có thể kết thúc kỉ nguyên bạo lực ở các thành phố. Tôi tin là điều đó có thể và rằng mọi người bây giờ đang thực hiện nó. Nhưng tôi cần sự trợ giúp của các bạn. Nó không thể đến từ những người đang dấn thân ngoài kia trong cộng đồng. Họ cần hỗ trợ. Họ cần trợ giúp. Hãy quay trở lại thành phố của các bạn. Hãy tìm những người này. "Anh cần giúp đỡ ah? Tôi sẽ giúp anh." Hãy tìm những người này. Họ ở ngoài đó. Hãy tập hợp họ lại cùng với cơ quan thi hành luật, lĩnh vực tư hữu, và thành phố, với những người đang cố giảm thiểu bạo lực, nhưng hãy chắc rằng những thành phần ấy phải mạnh mẽ quyết tâm. Bởi vì câu ngạn ngữ cổ đến từ Burundi thật đúng: Khi bạn làm việc đó cho tôi, khi không có tôi ở đó, là bạn làm đó cùng tôi. Chúa phù hộ các bạn. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Khi ai đó lướt qua bạn trong bộ trang phục giống tôi trên phố. Bạn nghĩ họ là ai, một người mẹ, Một người tị nạn Hay nạn nhân của áp bức. Hay một bác sĩ chuyên khoa tim, một luật sư, hay một chính trị gia địa phương Bạn có nhìn tôi từ trên xuống dưới, và tự hỏi liệu tôi có thấy nóng bức không hoặc tôi bị chồng bắt mặc bộ trang phục này phải không? Nếu tôi choàng khăn như thế này thì sao? Tôi có thể dạo phố cùng bộ trang phục thế này và những gì thế giới nghĩ về tôi và cách đối xử dựa vào cách tôi khoác mảnh vải này. Nhưng đây sẽ không phải lại là bài độc thoại về khăn trùm đầu hijab bởi Thượng đế biết phụ nữ Hồi giáo không đơn thuần là miếng vải họ tự chọn, hoặc không, để che kín đầu. Hôm nay, tôi muốn nói về cách vượt qua thành kiến cá nhân. Nếu tôi lướt qua các bạn và sau đó bạn biết được tôi là kĩ sư về xe đua, tôi tự thiết kế chiếc xe của mình và điều hành đội xe đua của trường, vì đó là sự thật. Nếu tôi nói rằng tôi có 5 năm luyện tập như một vận động viên đấm bốc, và đó cũng là sự thật. Những điều đó có làm bạn bất ngờ? Tại sao? Các bạn thân mến, thật ra, Sự bất ngờ đó và hành vi kèm theo nó là sản phẩm của thành kiến vô thức, hay là một định kiến ngầm. Và chính nó gây ra một cách vô lý, thiếu hụt tai hại về sự đa đạng trong lực lượng lao động đặc biệt trong các lĩnh vực gây ảnh hưởng. Xin chào, Nội các Liên bang Úc. (vỗ tay) Trước tiên, tôi muốn làm rõ một điều rằng Thành kiến vô thức không phải sự kỳ thị có ý thức. Tôi không nói trong tất cả chúng ta, sự kỳ thị giới tính, chủng tộc, hay tuổi tác, đang chờ đợi để bộc phát ra ngoài. Tôi không nói như vậy. Chúng ta đều có thành kiến riêng. Đó là màng lọc mà thông qua đó chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh Tôi không buộc tội bất kỳ ai. Định kiến không phải tội ác. Nhưng nó cần được xác định rõ được mọi người biết đến và giảm dần. Định kiến có thể là về chủng tộc. hoặc về giới tính. Về tầng lớp xã hội, trình độ học vấn hay khuyết tật cá nhân. Thật ra, chúng ta thường có thành kiến với những thứ khác lạ những cái khác với chuẩn mực xã hội trước giờ của chúng ta Nhưng vấn đề là nếu muốn sống trong một thế giới mà hoàn cảnh ra đời của bạn không quyết định tương lai của bạn nơi mà cơ hội bình đẳng dành cho tất cả, mỗi người chúng ta có một vai trò phải làm tròn nhằm đảm bảo định kiến không quyết định cuộc sống của chính mình. Có một thí nghiệm nổi tiếng về thành kiến vô thức trong lĩnh vực giới vào giữa năm 1970-1980 Vào thời điểm đó, hầu hết các thành viên trong giàn nhạc giao hưởng là nam chỉ có 5% trong số đó là phụ nữ. Và dĩ nhiên là bởi nam giới chơi nhạc khác biệt có vẻ như tốt hơn, chỉ là có vẻ thôi. Vào năm 1952, giàn nhạc giao hưởng Boston bắt đầu một thí nghiệm Họ thực hiện tuyển chọn giấu mặt. Thay vì chơi nhạc trước ban giám khảo, nhạc công sẽ trình diễn sau một bức màn. Có vẻ kì quặc, nhưng kết quả không khác biệt. cho đến khi các nhạc công được yêu cầu cởi giày trước khi họ bước vào phòng. bởi vì tiếng gót giày "Cồm cộp!" chạm vào sàn nhà đã chỉ ra đó là một người phụ nữ. Và bạn có biết rằng, khi kết quả được công bố khả năng phụ nữ vượt qua vòng sơ loại tăng 50% Và cơ hội được nhận vào giàn nhạc tăng gấp 3 lần. Chúng ta thấy được gì từ đó? Đáng tiếc cho nam giới, họ thật sự không chơi khác biệt người ta chỉ có cảm giác là họ chơi nhạc hay hơn. Và chính cảm giác cá nhân quyết định kết quả của họ. Vì thế, điều chúng ta làm ở đây xác định rõ và công nhận rằng trong mỗi chúng ta đều tồn tại thành kiến. Nhìn xem, tất cả đều như vậy. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ. Cha và con trai bị thương trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Người cha chết ngay tại hiện trường và người con bị thương nghiêm trọng được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật nhìn người con và nói "Tôi không thể phẫu thuật được" Tại sao? "Đứa trẻ này là con tôi." Làm sao có thể như vậy được? Các bạn thân mến, Bác sĩ phẫu thuật là mẹ đứa bé. Nào, hãy giơ tay - không sao cả - nhưng xin hãy giơ tay nếu ban đầu bạn nghĩ bác sĩ phẫu thuật là đàn ông. Điều đó cho thấy ở bạn có thành kiến vô thức, và chúng ta phải thừa thận rằng nó thật sự tồn tại Và khi nhìn nhận vấn đề theo hướng đó chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp. Một điều thú vị là Khi nói về thành kiến vô thức thì sẽ nhắc đến khái niệm hạn ngạch. Khái niệm về thành quả cũng nhận được nhiều bình luận. Giống như, tôi không muốn được chọn bởi vì tôi là phụ nữ, Tôi muốn được chọn vì tôi đạt nhiều thành tích vì tôi là người phù hợp nhất cho công việc đó. Đó là suy nghĩ thường thấy ở các nữ kỹ sư mà tôi từng biết và làm việc với . Đúng vậy, tôi biết, tôi từng ở đó. Nhưng nếu khái niệm thành quả đó đúng, tại sao nghiên cứu của Yale năm 2012 cho thấy trong những bộ hồ sơ giống nhau cho vị trí kỹ thuật viên phòng lab tại sao hồ sơ của Jennifers lại có vẻ thiếu tính cạnh tranh lại ít có khả năng được chọn, và được trả lương ít hơn Johns? Đó là do thành kiến vô thức Và chúng ta phải tìm cách vượt qua nó. Và bạn biết đấy, một điều thú vị là có những nghiên cứu về trường hợp này và nó được gọi là nghịch lý thành quả. Thật mỉa mai là trong những công ty luôn nói rằng thành quả là giá trị cốt lõi chủ yếu đối với người nhân viên thì lại thường tuyển nhân viên nam và trả lương cho họ nhiều hơn bởi vì thành quả có vẻ như là đặc trưng của phái mạnh. Nhưng Bạn đã hiểu hết về tôi bạn biết những gì tiếp theo. Bạn có nghĩ tôi đang điều hành một trong những thứ này? Bạn có tưởng tượng được tôi bước vào và làm như thế này, "Này các cậu, là thế này này. Phải làm như thế này." Vâng, tôi rất vui khi bạn nghĩ vậy. (vỗ tay) Bởi vì, các bạn à, đây là công việc thường ngày của tôi. Và một điều tuyệt vời là tôi rất thoải mái khi làm nó. Thật ra, ở những nước như Malaysia, Phụ nữ Hồi giáo trên giàn khoan không là một điều đáng chú ý. Có rất nhiều người phụ nữ như vậy. Nhưng, điều đó rất thú vị. Tôi vẫn nhớ khi tôi nói với một người bạn nam, "Hey, tôi rất muốn học lướt sóng" Và anh ta nói "Yassmin, tôi không biết làm sao cô có thể lướt sóng được với tất cả các thiết bị trên người cô, Và tôi cũng không biết bãi biển nào chỉ dành cho phụ nữ." Sau đó, người bạn đó đề nghị một ý tưởng tuyệt vời Anh ta nói "Tôi biết rồi, cô điều hành tổ chức Tuổi Trẻ Không Biên Giới phải không? Sao cô không làm một chuỗi sản phẩm đi biển dành cho phụ nữ Hồi giáo. Cô có thể gọi nó là Tuổi Trẻ Không Quần Đùi." (Cười lớn) Tôi nói "Cảm ơn, bạn của tôi." Cũng có một người nam khác nói với tôi Tôi nên ăn càng nhiều sữa chua càng tốt bởi vì đó là nền văn hóa mà tôi sẽ truyền bá ở đây. Nhưng vấn đề là, điều đó có vẻ đúng bởi chúng ta thiếu hụt nghiêm trọng sự đa dạng ở nơi làm việc đặc biệt ở những lĩnh vực cần sự ảnh hưởng. Ngày nay, vào năm 2010, đại học Quốc gia Úc làm một thí nghiệm. Họ gửi hơn 4000 đơn tuyển dụng giống nhau chủ yếu là công việc không yêu cầu kinh nghiệm. Để có được số lượt phỏng vấn bằng với người có tên gốc Anglo-Saxon, nếu bạn là người Trung Quốc, bạn phải gửi thêm 68% số đơn xin việc. Nếu bạn là người Trung Đông, như Abdel-Magied, bạn phải gửi thêm 64% số đơn xin việc và nếu bạn là người Ý, thì bạn khá may mắn bạn chỉ phải gửi thêm 12%. Ở những nơi như Thung lũng Silicon, thực trạng cũng không khá hơn. Ở Google, họ đưa ra một số kết quả về sự đa dạng 61% là người da trắng, 30% người gốc Á, 9% là người da đen, gốc Tây Ban Nha kiểu như thế. Những công ty công nghệ khác cũng không khá hơn. và họ đều biết như vậy. nhưng tôi không chắc họ đang làm gì với vấn đề này. Vấn đề ở đây là chúng ta không thể thay đổi được nó. Một nghiên cứu của Green Park Một nhà cung ứng quản lý cấp cao người Anh nói rằng hơn một nửa trên tổng số 100 công ty của FTSE không có lãnh đạo người da màu ở mức hội đồng quản trị, giữ vai trò điều hành hoặc không điều hành Và trong 3 người không có quyền điều hành thì có 2 người thuộc nhóm thiểu số. Và hầu hết những người thuộc nhóm thiểu số đều là giám đốc không điều hành. Vì thế, những ảnh hưởng của họ không lớn. Tôi đã từng nghe hàng đống những điều tệ hại. Bạn có thể "Lạy Chúa, nó tệ đến vậy sao? Tôi có thể làm gì để giúp bạn?" Vâng, may mắn là, chúng ta đã xác định được đó là một vấn đề nghiêm trọng. Và thành kiếm vô thức đã lấy đi cơ hội cho mọi người. Nhưng bạn có thể ngồi đây và nghĩ rằng "Tôi không phải người da màu. Việc đó có ảnh hưởng gì đến tôi?" Để tôi đưa cho bạn một giải giáp. Như tôi đã nói lúc trước, chúng ta đang sống trong một thế giới nơi chúng ta tìm kiếm một lý tưởng Và nếu chúng ta muốn tạo ra một thế giới mà bất kể bạn sinh ra ở đâu cũng không quan trọng chúng ta phải chung sức vào thực hiện giải pháp này. Và một điều thú vị là, người khởi xướng thí nghiệm về đơn xin việc phòng lab đã đưa ra một giải pháp. Cô ấy nói rằng có một thứ đã mang những người phụ nữ thành công đến với nhau, điểm chung giữa bọn họ, đó chính là một người cố vấn tốt. Cố vấn, chúng ta đã nghe nhắc đến từ lâu nó ở trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Đây là một thách thức khác dành cho bạn. Tôi khuyến khích mỗi người trong các bạn hãy hướng dẫn cho một người khác. Hãy nghĩ về nó. Ai cũng muốn hướng dẫn một người thân thiết với mình, một người giống mình cùng chia sẻ kinh nghiệm. Nếu tôi nhìn thấy một phụ nữ Hồi giáo có dáng dấp của mình Tôi sẽ "Chào! Cùng đi ra ngoài nhé!" Bạn bước vào 1 căn phòng, trong đó, có người học cùng trường với bạn, chơi cùng 1 môn thể thao, nhiều khả năng bạn sẽ muốn giúp đỡ người đó. Nhưng đối với những người không có điểm chung nào với bạn sẽ rất khó khăn để tìm một mối kiên kết. Hướng dẫn cho ai đó khác mình người không có hoàn cảnh tương tự, bất kể xuất thân của người đó như thế nào, chính là mở cửa cho những người ngay cả hành lang cũng không thể chạm tới. Bởi vì các bạn à, thế giới này không công bằng. Con người không được sinh ra với những cơ hội bình đẳng như nhau. Tôi sinh ra tại một trong những thành phố nghèo nhất thế giới, Khartoum. Tôi sinh ra là người da màu. tôi sinh ra là phụ nữ, và tôi sinh ra là người Hồi giáo sống trong một thế giới mà mọi người nghi ngờ tôi vì những lý do mà tôi không tự làm chủ được. Tuy nhiên, tôi biết rằng tôi được sinh ra trong đặc ân. Tôi có những người cha người mẹ tuyệt vời. Tôi được đi học và được ban cho cơ hội di cư đến Úc. Không chỉ như vậy, Thượng đế ban tặng tôi những người cố vấn tuyệt vời người đã mở giúp tôi những cảnh cửa mà chính tôi cũng không biết nó nằm ở đâu. Một người hướng dẫn đã nói với tôi "Câu chuyện của em rất hay. Hãy viết về nó để tôi có thể chia sẻ với mọi người." Một người hướng dẫn đã nói "Tôi biết em là những thứ không thuộc về giàn khoan Úc những hãy tiếp tục cố gắng." Và tôi ở đây, nói chuyện với các bạn. Và tôi không phải là người duy nhất. Có đủ loại người trong cộng đồng của tôi mà chính mắt tôi thấy đã được giúp đỡ bởi những người cố vấn. Một thanh niên Hồi giáo trẻ ở Sydney người từ chối sự giúp đỡ từ người hướng dẫn để tự mình khởi xướng một cuộc thi đọc thơ ở Bankstown và nó giờ đây đã trở thành một cuộc thi lớn. Và anh ta có thể thay đổi cuộc sống của rất nhiều thanh niên khác. Hay một phụ nữ ở Brisbane, một người Afganistan tỵ nạn cô không thể nói một từ tiếng Anh khi đến Úc và người cố vấn đã giúp cô trở thành một bác sĩ và cô ấy đạt được giải thưởng của năm của cộng đồng Queensland năm 2008 Cô ấy là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người. Có vẻ không thuận lợi lắm nhỉ. Cô gái ấy là tôi. Nhưng tôi cũng là người phụ nữ trong bộ trang phục của giàn khoan, và cũng chính tôi là người mặc bộ abaya lúc đầu. Liệu bạn sẽ chọn hướng dẫn tôi nếu bạn nhìn thấy tôi trong một trong những hóa thân khác nhau của chính tôi? Bởi vì tôi luôn luôn chỉ là một người. Chúng ta phải quên đi cái thành kiến vô thức trong mỗi chúng ta tìm một người hướng dẫn hoàn toàn khác với chính mình bởi vì những thay đổi cơ cấu tốn nhiều thời gian và tôi không có nhiều kiên nhẫn. Vì thế, nếu chúng ta muốn tạo nên sự thay đổi, nếu chúng ta muốn tạo ra một thế giới nơi mà tất cả chúng ta đều có những cơ hội thì hãy chọn đi mở cửa cho người khác. Bởi vì bạn có thể nghĩ rằng sự đa dạng không liên quan gì đến bạn nhưng tất cả chúng ta là một phần trong hệ thống và chúng ta làm một phần trong giải pháp. Và nếu bạn không biết đi đâu để tìm một người khác biệt hãy đi đến những nơi mà bạn không thường đến Nếu bạn đăng kí trở thành gia sư ở trường tư, hãy đến trường công ở khu vực của bạn hoặc chỉ cần ghé qua trung tâm gia sư dành cho người tị nạn ở khu vực của bạn. Hoặc nếu bạn làm việc trong văn phòng. chọn một người vừa mới tốt nghiệp trông lạc lõng với những người còn lại. bởi vì đó chính là tôi và mở cánh cửa cho họ, không phải làm một cách tượng trưng, bởi chúng ta không phải nạn nhân, nhưng hãy chỉ cho họ cơ hội bởi vì khi mở cửa thế giới của chính mình bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể đi đến những cánh cửa mà họ không biết nó có tồn tại hay không tồn tại. Các bạn thân mến, Vấn đề trong xã hội của chúng ta là thiếu cơ hội đặc biệt là do thành kiến vô thức. Nhưng mỗi người trong chúng ta có khả năng thay đổi nó. Tôi biến bạn đã có nhiều thách thức trong ngày hôm nay nhưng nếu bạn hiểu và nghĩ khác đi về nó bởi vì sự đa dạng chính là phép màu. Và nếu tôi kêu gọi các bạn quên đi những cảm nhận ban đầu bởi vì tôi chắc chắn với bạn rằng, chúng có lẽ đã sai. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) FBI phải chịu trách nhiệm về việc gia tăng các vụ khủng bố tại Mỹ hơn các tổ chức khác. Hơn cả al Qaeda, hơn cả al Shabaad, hơn cả Tổ chức nhà nước Hồi giáo hơn cả các tổ chức cộng lại. Đây không giống như cách bạn nghĩ về FBI. Có lẽ bạn hình dung đặc vụ FBI nã súng vào kẻ xấu xa như John Dillinger, hay bắt giữ chính trị gia tham nhũng. Sau vụ khủng bố ngày 9/11, FBI bớt chú ý đến xã hội đen, trộm cắp và quan chức gian lận. Mục tiêu mới là khủng bố, và theo đuổi khủng bố chiếm hết tâm trí FBI. Mỗi năm, Cục điều tra tiêu tốn 3.3 tỉ đô la cho các hoạt động chống khủng bố trong nước. Nhiều hơn so với tổng 2.6 tỉ đô chi cho chống tội phạm có tổ chức, gian lận tài chính và tham nhũng công và tất cả các hoạt động chống tội phạm khác. Tôi dành nhiều năm nghiên cứu hồ sơ vụ án khởi tố khủng bố trên nước Mỹ, và tôi đi đến một kết luận rằng FBI gián tiếp gây ra nhiều vụ khủng bố hơn là bắt được những kẻ khủng bố. Trong 14 năm kể từ vụ 11/9, bạn có thể đếm được 6 vụ khủng bố tại Mỹ. Trong đó bao gồm vụ nổ bom ở Boston Marathon năm 2013, cũng như các vụ bất thành khác, như vụ án Faisal Shahzad cố đưa xe bom vào quảng trường Thời Đại. Cũng trong 14 năm đó, Cục điều tra khoe khoang làm thế nào họ đẩy lui được hàng tá vụ khủng bố. Trong đó, FBI bắt giữ hơn 175 người công kích, do thám, khủng bố. Những hoạt động này thường nhờ người chỉ điểm, cung cấp phương tiện và cơ hội, và đôi khi cả ý tưởng, cho những người tâm thần nghèo khó trở thành đối tượng chúng ta gọi là khủng bố. Sau vụ 11/9, FBI đưa vào từ điển từ: không bao giờ nữa. Đặc vụ FBI được lệnh tìm ra khủng bố trước khi chúng hành động. Để làm việc, họ tuyển dụng mạng lưới hơn 15,000 người chỉ điểm trên toàn quốc, để tìm kiếm kẻ khả nghi. Người chỉ điểm có thể kiếm được 100,000 đô trở lên cho mỗi vụ khủng bố họ báo cho FBI. Đúng vậy, FBI đang trả tiền cho hầu hết các tội phạm và kẻ lợi dụng số tiền sáu con số để theo dõi cộng đồng ở Mỹ, nhưng chủ yếu là người Hồi giáo ở Mỹ. Những tên chỉ điểm này tóm lấy người như Abu Khalid Abdul-Latif và Walli Mujahidh. Cả hai đều mắc bệnh tâm thần. Abdul-Latif có tiền án tạt xăng để tự tử. Mujahidh mắc chứng rối loạn tâm thần, Anh ta gặp rắc rối phân biệt hiện thực và ảo tưởng. Năm 2012, FBI bắt giữ 2 người này vì âm mưu tấn công căn cứ quân sự bên ngoài Seattle bằng vũ phí, dĩ nhiên do FBI cung cấp. Kẻ chỉ điểm cho FBI là Robert Childs, một tên tội phạm cưỡng dâm và dụ dỗ trẻ em được trả công 90,000 đô trong vụ này. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Năm 2009, một tên chỉ điểm cho FBI trốn khỏi Pakistan vì cáo buộc giết người làm bốn người chết trong vụ đánh bom giáo đường ở Bronx. Bị cáo cầm đầu là James Cromtitie, nhân viên bần cùng ở Wakmart có vấn đề về thần kinh. Và tên chỉ điểm cho anh ta 250,000 đô nếu anh ta tham gia vụ khủng bố đó. Còn có rất nhiều ví dụ khác nữa. Hôm nay, tờ The Intercept đăng bài viết mới của tôi về vụ khủng bố gây nhức nhối ở Tampa, liên qua đến Sami Osmakac, một thanh niên trẻ sống gần Tampa, Florida. Osmakac, cũng bị chứng rối loạn thần kinh. Anh ta cũng nghèo túng, và không liên quan gì đến tổ chức khủng bố quốc tế. Dù sao, kẻ chỉ điểm cho FBI cho anh ta vụ làm ăn, cho tiền, giới thiệu anh ta là tên khủng bố với tổ chức do thám, và lừa anh vào phi vụ nổ bom trong quán bar Ai-len. Nhưng điều hay ho là đây: đặc vụ ngầm bạn có thể thấy người bị che mờ trong bức hình này anh ta mang thiết bị ghi âm khi đến văn phòng Tampa. Đằng sau cánh cửa đóng kín, Đăc vụ FBI thừa nhận những gì họ đang làm là lô bịch. Thẩm phán liên bang không muốn bạn nghe được cuộc đối thoại này. Anh niêm phong văn bản và đặt vào nơi bảo mật phòng ngừa ai đó như tôi làm những việc này. Phía sau cánh cửa, đặc vụ người giám sát đội miêu tả kẻ khủng bố "như là tên ngớ ngẩn không có bô đi tiểu." Họ xem âm mưu khủng bố như một kịch bản mơ mộng. Nhưng điều đó không ngăn được FBI. Họ cung cấp cho Sami Osmakac mọi thứ hắn cần. Họ cung cấp xe bom, súng AK-47, dạy hắn làm video tử vì đạo và thậm chí đưa cho hắn tiền đi xe taxi để đi đến nơi họ sai bảo. Khi họ làm việc dối trá đó, giám sát viên nói với cấp dưới anh muốn một hồi kết như Holywood. Và anh ta có được cái kết như Holywood. Lúc Sami Osmakac cố gắng làm điều gì hắn nghĩ là một xe bom, hắn bị bắt, cáo buộc và bị tuyên án 40 năm tù. Không chỉ có mỗi Sami Osmakac. Hắn là một trong hơn 170 người được cho là phần tử khủng bố, mà FBI dùng tạo nên câu chuyện đậm chất Holywood. Quan chức Mỹ gọi hành động đó là Cuộc chiến chống Khủng bố. Đây hoàn toàn là một rạp hát, rạp phim an ninh quốc gia, với bệnh nhân tâm thần như Sami Osmakac diễn viên bất đắc dĩ trong xưởng phim kiểm soát nghiêm ngặt FBI mang đến cho công chúng. Cảm ơn (Vỗ tay) Tom Rielly: Vâng, những lời cáo buộc thật đanh thép, mạnh mẽ. Làm sao anh có được kết luận này? TA: Tôi bắt đầu nghiên cứu vào năm 2010. lúc đó tôi nhận được tài trợ của Chương Trình Báo cáo Điều tra ở U.C Berkeley, và tôi và trợ lý sắp xếp dữ liệu tất cả các vụ khởi tố khủng bố trong thập kỷ đầu tiên sau vụ 11/9. Và chúng tôi dùng tư liệu tòa án để tìm hiểu liệu rằng các bị cáo có mối liên hệ nào với các tổ chức khủng bố quốc tế hay không, có chăng người chỉ điểm đã bị lợi dụng, và có chăng người chỉ điểm đóng vai người kích động bằng cách cung cấp phương tiện và thời cơ. Chúng tôi đã gửi câu hỏi đó lên FBI và yêu cầu họ phản hồi dữ liệu của chúng tôi. Nếu họ cho rằng dữ liệu sai, tôi yêu cầu họ chỉ ra sai ở đâu và chúng tôi sẽ kiểm tra lại nhưng họ không hề phản bác lại bất cứ kết luận nào. Sau đó tôi dùng dữ liệu vào một bài báo và cuốn sách của tôi, và trong chương trình của CBS và NPR họ tận dụng cơ hội nói "những kết luận của Trevor Aaronson là sai." Họ chưa bao giờ đứng ra và nói, "Những kết luận đó có vấn đề." Vâng những dữ liệu đó từng được một số tổ chức như HRW sử dụng trong báo cáo gần đây về các loại hoạt động chống khủng bố. Đến nay, FBI chưa từng phản hồi về những cáo buộc cho rằng họ không bắt được kẻ khủng bố mà chỉ bắt được bệnh nhân tâm thần thôi việc này có thể ngụy trang thành khủng bố cho các loại hoạt động này. TR: The Intercept là tờ báo điện tử chuyên về điều tra, đồng sáng lập bởi Glenn Greenwald. Hãy cho chúng tôi biết về tờ báo của anh và lý do anh làm thế đi. TA: Có vẻ như The Intercept là nơi hợp lý cho việc này bởi bài báo của tôi thực sự đả kích sự thật rằng một nguồn tin tức hé lộ cho tôi văn bản cuộc hội thoại mật của FBI thẩm phán liên bang đã niêm phong chính quyền cho rằng việc công bố sẽ hủy hoại không cứu vãn được đối với kế hoạch thi hành pháp luật của chính phủ. Vì thế The Intercept được thành lập để bảo vệ nhà báo công bố công trình của họ khi họ vướng vào các vấn đề nhạy cảm như thế này. vậy nên bài viết của tôi đăng trên The Intercept hôm nay, kể về cách Sami Osmakac bị mắc vào tròng của FBI và đi sâu vào phân tích chi tiết. Trong bài chia sẻ này, tôi chỉ kể ra ý chính FBI nói, như gọi hắn ta là "đồ đần chậm lớn." Nhưng còn tinh vi hơn, họ tiến bước dài khi đặt tiền vào tay Sami Osmakac để hắn mua vũ khí từ đặc vụ ngầm. Rồi hắn đi tù, bằng chứng là giấy tờ hắn mua vũ khí, sự thật là, những văn bản này cho biết FBI đã tính kế bệnh nhân tâm thần và nghèo túng cho tiền mua vũ khí để họ có thể buộc tội anh ta âm mưu phản động. TR: Câu hỏi cuối cùng. Cách đây gần chục ngày, FBI bắt giữ vài nghi phạm ISIS ở Brooklyn, cho rằng họ đang định đầu quân cho Syria, thông tin đó có thực hay không hay giống như những vụ kia? TA: À dẫu sao chúng ta chỉ biết được thông tin như trên hồ sơ, nhưng có lẽ chúng gợi lên một trường hợp tương tự. Những hoạt động kiểu này di dời mục tiêu này sang mục tiêu khác Ban đầu mục tiêu là al Qaeda, mục tiêu hiện nay là Tổ chức nhà nước Hồi giáo. Điều đáng chú ý trong vụ này là 3 người bị kết án khi chỉ bắt đầu tính đi đến Syria sau khi quen biết người chỉ điểm của FBI, thực tế, tên chỉ điểm FBI giúp làm giả giấy tờ thông hành mà họ cần. Một khía cạnh hài hước trong vụ này, bà mẹ của một nghi phạm biết được con mình muốn đến Syria nên bà giấu hộ chiếu đi. Điều này thật vô lý giả sử anh ta đến sân bay anh ta có thể đi đâu cũng được. Vâng, có nhiều người muốn tham gia Tổ chức nhà nước Hồi Giáo tại nước Mỹ, và chính phủ Mỹ đang theo dõi những người này xem họ có ý định gây ra bạo loạn ở đây không. Trong trường hợp này, cần phải có bằng chứng để tố cáo, có thể FBI tạo điều kiện cho những người này di chuyển đến Syria thực ra họ không bao giờ đến được đó. Tôi đã chụp ảnh được một thời gian, Đối với tôi, một bức hình phải phản ánh chân thực nhất. Tôi đã đến phía nam Ethiopia, sống cùng với bộ lạc người Daasanacch Ở đó có một đại gia đình, và một cái cây tuyệt đẹp Tôi đã chụp những bức hình cỡ lớn rất to và nặng, với kĩ thuật chụp phim rất kì cục. Có ai biết những tấm phim 4x5 và 10x8 không? Bạn lắp đặt nó lên chân máy Tôi đã tới một gia đình, dành cả ngày để nói chuyện với họ Có vẻ như họ hiểu việc tôi đang làm Họ nghĩ tôi điên rồ. Nhưng đó lại là chuyện khác Với tôi, điều quan trọng nhất là tính thẩm mỹ và nghệ thuật, dựa trên ánh sáng Ánh sáng được sắp phía bên trái tạo nên sự cân bằng về mặt giao tiếp với người Daasanach, một gia đình 30 người, đủ các thế hệ Có trẻ nhỏ và người già, Tôi dẫn họ đến cái cây và chờ đợi ánh sáng chiếu rọi vào và thứ ánh sáng đó đang hé mở mà tôi chỉ còn duy nhất 1 tấm phim và tôi nghĩ, ừ, mình sẽ giải quyết được, sẽ ổn cả thôi. Tôi đang sắp xếp và ánh sáng sẽ rọi đến ngay thôi Tôi muốn nó màu vàng tôi muốn nó hoàn mỹ. Tôi muốn nó ngay chân trời để nó sáng soi họ, với tất cả sự rực rỡ đầy tiềm năng đó. Và nó đang đến... đang đến Tôi đặt tấm phim vào trong máy ảnh nó đã lấy nét xong và bất ngờ một tiếng động mạnh "Whack" Tôi nhìn xung quanh trên ngọn cây Một cô gái tát cô kế bên Và cô kế bên nắm tóc cô kia lại Và tôi đứng trơ nhìn những gì xảy ra "Nhưng còn ánh sáng, ánh sáng Đợt đã, tôi cần ánh sáng Hãy ở yên như thế, ở yên như thế" Và họ la toáng lên và một người đàn ông trong số đó quay lại bắt đầu kêu gào, la hét và cả cái cây đổ xuống, mà thật ra là mấy người ở trên cây trèo xuống. Họ chạy quanh và gào thét và họ quay về làng và trong làn khói bụi đó tôi đứng chôn chân đằng sau máy ảnh của mình Họ đi đâu hết rồi? Tôi không biết Tôi mất một tuần để thực hiện tấm ảnh mà bạn thấy ngày hôm nay và tôi sẽ nói cho bạn biết tại sao (Vỗ tay) Rất rất đơn giản Tôi dành một tuần đi vòng quanh làng gặp từng người hỏi: "Chào, có thể gặp chúng ta đã gặp nhau ở cái cây đó nhỉ? Chúng ta nói chuyện được chứ? Bạn là ai?" Và tất cả đã sáng tỏ đó là chuyện bạn trai, hỡi ôi Con tôi cũng đang độ tuổi trưởng thành. nên tôi hiểu. Đó là chuyện bạn trai. Cô gái đứng phía trên hôn nhầm người và thế là cuộc chiến bắt đầu. Và đó là một bài học quý giá cho tôi là: Tôi muốn chụp ảnh những người này một cách trang nghiêm và tôn trọng như cách tôi đã định và khắc hình trên cột nhà, thì tôi phải hiểu họ. Không phải chỉ đơn thuần xuất hiện hay bắt tay. Không phải chỉ là nói: "Tôi là Jimmy, tôi là nhiếp ảnh gia" Tôi phải tìm hiểu họ mỗi người trong bọn họ Ai là bạn trai của ai và ai có quyền hôn ai Vì vậy cuối cùng, một tuần sau đó và tôi vô cùng mệt mỏi Tôi quỳ xuống nói: "Xin hãy trở lại cái cây đó Đó là bức hình tôi cần chụp" Tất cả họ trở lại Tôi nói họ đứng đúng vị trí lúc trước Tôi chắc chắn rằng 2 cô gái ở đúng vị trí và cô gái bạt tay, ở kia kìa. Họ đã nhìn nhau, Nếu bạn nhìn bức hình sau này Họ đang nhìn chằm chằm vào nhau một cách giận dữ Tất cả mọi thứ dường như đã xong Nhưng đến phút cuối cùng, tôi nhận ra: "Con dê, con dê Tôi cần một thứ gì đó để mọi người nhìn vô Tôi cần một con dê trắng ở giữa" Nên tôi đã tráo đổi để các con dê vào trong. Nhưng lúc đó thậm chí tôi còn sai sót, vì nếu bạn có thể thấy từ bên trái, một cậu bé khác lại nhào ra vì tôi không chọn dê của cậu. Nhưng dù sao, sự nỗ lực đi vào bức ảnh đó và câu chuyện tôi vừa gợi ý cho bạn, như bạn hiểu, có hàng trăm câu chuyện kì dị quái đản của hàng trăm con người trên khắp thế giới. Và điều này xảy ra 4 năm trước, và tôi bắt đầu một chuyến đi, nói thật nhé, một chuyến đi cực sướng. Tôi là một kẻ lãng mạn thực sự. một người lý tưởng và đôi khi ngây thơ. Nhưng tôi vẫn tin rằng có những người trên hành tinh này thật sự đẹp. Chuyện này rất, rất đơn giản. Chẳng phải khoa học nhức óc gì. Tôi muốn đặt những người này lên cột nhà. Tôi đã muốn chạm khắc họ lên cột nhà như thể họ chưa được nhìn thấy. Cho nên, tôi đã chọn 35 nhóm khác nhau, các bộ lạc, dân tộc bản địa. Họ được chọn hoàn toàn vì tính truyền thống và tôi sẽ nói về điểm này thêm. Tôi không phải nhà nhân chủng học, tôi không được học chuyên về nó, nhưng tôi có một đam mê rất, rất, rất mãnh liệt, và tôi tin rằng tôi phải chọn ra dân tộc đẹp đẽ nhất hành tinh trong cái môi trường đẹp nhất mà họ đang sống, và đặt 2 thứ lại với nhau rồi cho các bạn xem. Khoảng 1 năm trước, tôi có xuất bản những bức ảnh đầu tiên, và có gì đó đậc biệt thú vị đã xảy ra. Cả thế giới như chuyển động, và đó là một trải nghiệm kì quặc, vì mọi người ở khắp nơi hỏi: "Họ là ai thế? Họ là thứ gì? Họ có bao nhiêu người? Ông tìm thấy họ ở đâu? Họ có thật không? Ông lừa tôi. Kể tôi nghe đi. Kể đi. Kể đi. Kể đi." Hàng triệu những câu hỏi, mà nói thật, tôi chẳng có câu trả lời đâu. Thôi thật sự chẳng có câu trả lời, và tôi có thể hơi hiểu là, ờ, họ đẹp, ý định của tôi đấy, nhưng câu hỏi mà tôi bị hỏi dồn dập, tôi không thể trả lời được. Cho tới khi, buồn cười là, khoảng 1 năm sau, một người nào đó bảo tôi: "Cậu được mời để nói ở TED" Và tôi nói: "Ted? Ted? Ted là ai? Tôi chưa từng nghe về Ted." Anh ta nói: "Không, là TED talk." "Nhưng Ted là ai cơ? Tôi có phải nói với anh ta hay chúng tôi chỉ ngồi trên sân khấu?" Và, "Không, không, nhóm TED mà. Anh phải biết về nó chứ" Và tôi nói: "Tôi đã ở trong cái teepee và cái yurt trong vòng 5 năm. Sao mà tôi biết Ted là ai được? Giới thiệu tôi với ông ấy đi." Để cho ngắn gọn, anh ta bảo: "Chúng ta phải làm một bài TED Talk" Tìm hiểu rồi. À, thú vị đây. Tuyệt! Và rồi cuối cùng bạn sẽ đến TEDGlobal thôi. Thậm chí thú vị hơn. Nhưng thứ bạn cần làm là dạy người ta học, những bài học mà bạn đã học từ chuyến đi vòng quanh thế giới về các bộ lạc này. Tôi nghĩ, bài học, ờ, thì, tôi đã học gì nhỉ? Câu hỏi hay đấy. Ba bài. Bạn cần 3 bài học, và chúng cần phải cực kì sâu sắc. (Tiếng cười) Và tôi nghĩ, ba bài học hả, ừ, tôi sẽ nghĩ về điều đó. (Vỗ tay) Nên tôi nghĩ kĩ lắm, và tôi đã đứng đây 2 ngày trước, và tôi chạy chương trình, và tôi cầm mấy tấm thẻ và cái điều khiển trong tay và hình của tôi hiện lên màn hình, và tôi đã dạy 3 bài, và tôi bắt đầu giảng, và tôi đã có một trải nghiệm xuất hồn kì cục. Tôi kiểu như tự nhìn mình, đứng ở đó, rồi nói: "Ồ Jimmy, đây là một mớ linh tinh. Tất cả những người ngồi đây, họ đã biết nhiều hơn những bài nói này, họ đã học nhiều bài học hơn trong cuộc đời rồi. Anh là ai mà lại kể họ những gì anh đã học? Anh là ai mà hướng dẫn họ và anh là ai mà lại chỉ họ cái gì đúng, cái gì sai, cái gì cần phải nói?" Và tôi có một, cái này riêng tư thôi, một sự thảm bại. Tôi trở về, và một tí xíu giống như cậu bé đi xa khỏi cái cây với đàn dê, cực kì bực bội, tự nhủ, chẳng ăn thua gì cả. Không phải là thứ tôi muốn truyền tải. Và tôi nghĩ lâu và kĩ hơn về nó, và tôi nghĩ, à, điều duy nhất tôi có thể giao tiếp là rất, rất cơ bản. Bạn phải làm nó hoàn toàn khác đi. Chỉ có một người tôi biết ở đây, và đó chính là tôi. Tôi vẫn đang tìm hiểu bản thân, và đó là một hành trình của cả cuộc đời, và tôi chắc không có được hết câu trả lời, nhưng tôi đã học những thứ phi thường trong suốt chuyến đi. Vì vậy điều tôi sẽ làm là chia sẻ với bạn những bài học của tôi. Việc này, như tôi đã giải thích ban đầu, là đầy đam mê và cực kì cá nhân, làm thế nào và tại sao tôi chụp các bức ảnh này, và tôi để đó cho các bạn khán giả để tự lý giải những bài học này đã có ý nghĩa gì với tôi, và có thể mang ý nghĩa gì với bạn. Lúc còn nhỏ tôi du lịch nhiều lắm. Tôi giống du mục lắm. Điều này thực sự thú vị. Khắp thế giới, và tôi có một cảm giác là tôi bị hối thúc với một vận tốc chóng mặt để trở thành một người nào đó, tên Jimmy. Đi đến hành tinh này, và tôi chạy, tôi chạy và vợ tôi đôi lúc đùa rằng: "Jimmy, anh trông hơi giống Forrest Gump á" Nhưng tôi cãi, "Không, nó có nghĩa mà, tin anh đi" Nên tôi tiếp tục chạy và chạy, và đến được 1 nơi và kiểu như đứng đó và nhìn quanh và nghĩ, ồ, tôi thuộc về nơi nào? Tôi phù hợp ở đâu? Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi chẳng biết nữa Nên tôi mong là không có quá nhiều nhà tâm lý ngồi nghe. Có lẽ một phần của cuộc hành trình này chính là tôi đang cố gắng tìm ra nơi tôi thuộc về. Nên lúc , yên tâm đi, đến chỗ các bộ lạc này, tôi đã không tô vẽ người tôi màu vàng, chạy lòng vòng cầm giáo và quấn khố. Những gì tôi tìm thấy đều thuộc về họ cả, và họ gợi cảm hứng cho tôi, những người phi thường ấy, và tôi muốn giới thiệu bạn một vài vị anh hùng của tôi. Họ là người Huli Bây giờ, người Huli là một trong số những dân tộc đẹp đẽ tuyệt vời nhất trên hành tinh này. Họ đầy kiêu hãnh. Họ sống trên cao nguyên Papua New Guinea. Không còn nhiều người sót lại, và họ được gọi là người Huli đội tóc. Và những hình ảnh như thế, ý tôi là, đó là tất cả tôi muốn. Và bạn dành cả tuần, hay tháng, ở đó nói chuyện với họ, đến đó, và tôi muốn khắc hình họ trên cột nhà, và tôi nói: "Ông có cái gì đó mà nhiều người vẫn chưa thể thấy. Ông ngồi một cách hùng dũng vậy." Và họ thật sự trông như vậy. Thật đấy Và bạn biết tại sao họ tự hào rồi chứ> Bạn biết tại sao họ trông như thế rồi, và tại sao tôi thật sự bị gãy lưng vì lo chụp ảnh họ và mang cho bạn xem rồi chứ? Đó là vì họ có những nghi thức ngoạn mục. Và người Huli có nghi thức này: Trẻ thành niên, để trở thành đàn ông, họ phải cạo đầu, và họ dành suốt phần đời còn lại cạo đầu mỗi ngày, và những gì họ làm với mớ tóc đó, là sáng tạo với nó, một vật phẩm mang đậm tính cá nhân. Đó chính là sự sáng tạo của người Huli. Vì vậy họ được gọi là người Huli đội tóc. Trên đầu anh ta là một bộ tóc giả. Nó được làm từ tóc thật của anh ta. Và rồi họ trang trí bộ tóc bằng lông chim thiên đường. và đừng lo, ở đó có nhiều chim đó lắm. Có ít người sống lắm, nên chẳng cần phải lo lắng về điều này. Và họ dành cả quãng đời còn lại để tạo ra những chiếc mũ này và từ đời này sang đời khác, điều đó thật phi thường, và có một nhóm người khác, được gọi là Kalang,và họ sống ở thung lũng bên cạnh, nhưng họ nói thứ tiếng hoàn toàn khác, họ trông cũng hoàn toàn khác, và họ đội mũ, được làm từ bọ hung, những con bọ hung tuyệt đẹp màu xanh ngọc bích, và đôi khi có 5000-6000 con bọ hung trên một cái nón, và họ dành cả cuộc đời để sưu tập các con bọ hung cho những chiếc nón. Vì vậy người Huli đã truyền cảm hứng cho tôi vì nơi họ thuộc về. Có lẽ tôi phải chăm chỉ hơn để tìm điểm tựa tâm linh cho mình và trở về quá khứ để thấy được nơi tôi thực sự phù hợp. Một phần cực kì quan trọng của dự án này và cách mà tôi chụp ảnh những con người phi thường ấy. Cơ bản là đẹp. Tôi nghĩ điều quan trọng là cái đẹp Chúng ta dành cả quỹ thời gian của mình xoay vần quanh cái đẹp: nơi chốn đẹp, những thứ đẹp, và cuối cùng là con người đẹp. Việc này cực kì, cực kì quan trọng. Tôi đã dành cả cuộc đời của mình để phân tích mình trông thế nào. Mình có được coi là đẹp không? Có quan trọng không nếu mình đẹp hay không, hay nó chỉ thuần túy là mắt thẩm mỹ của tôi? Và khi tôi khởi hành, tôi đã kết luận chắc chắn. Tôi có cần phải đi vòng quanh thế giới chụp ảnh, thứ lỗi nhé, chị em phụ nữ từ 25-30 tuổi? Đó có phải là cái đẹp hay không? Tất cả những thứ trước và sau đó đều hoàn toàn chẳng liên quan? Và chỉ khi tôi có một chuyến đi, một chuyến đi quá khắc nghiệt đến nỗi tôi còn nổi da gà mỗi lần nghĩ tới. Tôi đi đến một vùng và tôi chẳng biết được liệu có ai trong các bạn đã nghe về Chukotka. Có ai từng nghe về Chukotka không ạ? Chukotka có lẽ, về mặt thuật ngữ, và có lẽ vẫn còn được dùng. Nó dùng để chỉ chuyến bay dài 13h từ Moscow Đầu tiên, bạn phải đến Moscow, rồi bay liên tục 13 tiếng từ Moscow. Khi bạn đến được đó thôi nhé. Như bạn thấy đấy, một số người kiểu như trật đường băng. Bây giờ người Chukchis là những người Inuit cuối cùng ở Siberia, và họ là chủng tộc tôi được nghe, mà tôi chưa thấy hình ảnh nào, nhưng tôi cũng biết họ ở đó, và tôi đã từng liên lạc với hướng dẫn viên và anh này nói: "Đây là một bộ lạc tuyệt vời. Chỉ còn 40 người thôi. Anh sẽ ổn mà. Chúng ta sẽ tìm ra họ" Vậy là chúng tôi lên đường. Khi chúng tôi đến đó, sau 1 tháng đi xuyên băng tuyết, vì phải đi mà, nhưng sau đó tôi lại không được chụp họ. Họ nói: "Cậu không thể chụp chúng tôi. Cậu phải đợi Cậu phải đợi đến khi cậu biết chúng tôi, đến khi cậu hiểu chúng tôi." Cậu phải đợi đến khi cậu thấy chúng tôi tiếp xúc nhau như thế nào" Và phải sau rất rất nhiều tuần, tôi mới có được sự tôn trọng. Họ không còn phán xét nữa. Họ quan sát lẫn nhau, từ trẻ đến trung niên đến già. Họ cần có nhau. Trẻ con cần phải nhai thịt cả ngày vì người lớn không còn răng nữa, và đồng thời, bọn trẻ dẫn người già đi vệ sinh vì họ già yếu rồi, nên đây cộng đồng tuyệt vời của sự tôn trọng. Họ yêu thương và ngưỡng mộ nhau, và họ thực sự dạy tôi thế nào là cái đẹp. (Vỗ tay) Bây giờ tôi sẽ cần một tí tương tác với khán giả. Đây là phần cực kì quan trọng cho đoạn kết của bài nói. Mời bạn nhìn bên trái của người ngồi bên phải bạn, và tôi muốn bạn quan sát họ, và tôi muốn bạn khen họ một câu. Việc này cực kì quan trọng. Có thể là chiếc mũi, tóc hay cả khí chất nữa, tôi không phiền đâu, nhưng xin bạn hãy nhìn nhau, rồi khen họ. Bạn phải nhanh lên' vì tôi sắp hết thời gian rồi. Và bạn phải nhớ điều đó. Rồi, cám ơn, cám ơn quý vị đã cho nhau những lời khen. Giữ chặt, thật chặt lời khen đó trong lòng. Giữ để dành nhé. Và điều cuối cùng, vô cùng sâu sắc, và nó xảy ra chỉ 2 tuần trước thôi. 2 tuần trước tôi về thăm người Himba. Bây giờ, người Himba sống ở bắc Namibia trên biên giới của Angola, và tôi đã đến đó vài lần rồi. Tôi đã trở lại để giới thiệu về quyển sách của tôi để cho họ thấy các bức ảnh, để hòa vào cuộc trò chuyện với họ, để nói: "Đây là cái tôi thấy ở bạn, là cách tôi yêu bạn. Đây là cách mà tôi tôn trọng bạn. Bạn thấy thế nào? Tôi đúng hay sai?" Tôi muốn cuộc tranh luận này lắm. Nó rất rất rất là cảm động, và một đêm nọ, chúng tôi đang ngồi quanh đống lửa, và nói thật là, tôi nghĩ tôi đã uống hơi nhiều, và tôi kiểu như ngồi dưới ánh sao trời và nói: "Tuyệt thật, các ông đã thấy ảnh của tôi, chúng ta yêu quý nhau." (Tiếng cười) Và tôi hơi chậm chạp tí, và tôi nhìn quanh tôi, rồi nói, tôi nghĩ chắc là cái hàng rào bị mất rồi. Có cái hàng rào ở đây khi tôi đến mà? Thì cái hàng rào to che chắn cho cả ngôi làng đó. Và họ nhìn tôi rồi bảo: "Vâng. Tù trưởng chết rồi." Và tôi nghĩ, ờ, tù trưởng chết, ờ, bạn biết đó, nhìn lên các vì sao lần nữa, rồi nhìn vào đống lửa. Tù trưởng chết. Tù trưởng chết thì liên quan quái gì đến hàng rào? "Tù trưởng chết. Sau đó chúng tôi xây lại, rồi ngưỡng vọng." Và tôi bật khóc, vì cha tôi vừa mới mất trước chuyến đi đó, và tôi còn chưa biết đến ông ta Tôi chẳng biết ơn ông vì đã sinh ra tôi để đứng đây. Những con người ấy dạy tôi chúng ta được như hôm nay là nhờ cha mẹ và ông bà, tổ tiên chúng ta từ thời xa xa lắm, và tôi, dù có lãng mạn và lí tưởng đến đâu trên chuyến đi này, tôi chẳng biết điều đó cho đến 2 tuần trước tôi chẳng biết điều đó cho đến 2 tuần trước. Vậy tất cả những điều này nghĩa là gì? À, có một hình ảnh tôi muốn cho bạn xem, hơi đặc biệt, và nó chẳng phải là bức tôi muốn chọn đâu. Vào ngày kia tôi đang ngồi, và tôi phải hoàn thành 1 bức ảnh. Và người nào đó nói: "Anh phải cho họ coi bức ảnh của người Nanev ấy." Tôi phản ứng kiểu, ờ, nhưng đó không phải bức tôi ưng. Cô ta nói: "Không không không. Đó là bức ảnh tuyệt vời. Anh ở trong đôi mắt ấy." Tôi nói: "Cô nói tôi ở trong mắt ông ta là sao? Đó là bức ảnh người Nanev." Cô ta nói: "Không, nhìn kĩ đi, anh ở trong đôi mắt ấy." Và khi tôi nhìn kĩ vào bức ảnh đó, tôi thấy mình phản chiếu lên đôi mắt ấy, nên tôi nghĩ có lẽ ông ta có linh hồn tôi, và tôi ở trong linh hồn ông ấy những bức ảnh này nhìn vào bạn nhưng tôi muốn bạn nhìn lại chúng Bạn có thể không được phản chiếu lên đôi mắt ông ta, nhưng có gì đó rất quan trọng và phi thường ở những người này. Tôi không có câu trả lời cuối cùng, như tôi đã nói, nhưng bạn phải có. Chắc chắn phải có. Nên nếu bạn suy nghĩ về những gì tôi đã nói về cái đẹp, về vị trí của mình và về tổ tiên ta, về nguồn gốc của mình, tất cả các bạn vui lòng đứng lên giùm tôi, (Tiếng cười) Bây giờ bạn không có cớ nữa. Gần đến giờ ăn trưa rồi, các bạn sẽ không phải đứng lại để tung hô reo mừng, nên hãy yên tâm. Tôi không cần những lời khen. Nhưng các bạn vừa nhận được lời khen từ vài phút trước rồi đấy. Bây giờ tôi muốn các bạn đứng thẳng lên. Tôi muốn bạn hít vào. Tôi nói như thế này. Tôi sẽ không quỳ gối cầu xin suốt 2 tuần đâu. Tôi sẽ không yêu cầu bạn mang theo một con dê, và tôi cũng biết bạn chẳng có con lạc đà nào cả. Nó là thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu. Chúng ta cũng hiểu, và chúng ta cùng chung sống trên hành tinh này, phải không, nhưng tôi muốn thế giới biết đến các bạn, vì các bạn cũng là một bộ lạc. Các bạn là bộ lạc TED, nhỉ? Nhưng bạn nên ghi nhớ niềm vinh hạnh đó. Các bạn phải đứng thẳng, thở bằng mũi, và tôi sẽ chụp hình các bạn. Được không? Tôi cần chụp một bức toàn cảnh, nên sẽ mất 1 phút. nên bạn phải tập trung, ok? Hít vào, đứng thẳng, đừng có cười. Shh, thở bằng mũi nào. Tôi sẽ chụp một bức ảnh. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Theo tôi, Mark Twain đã nêu ra được một trong những vấn đề cơ bản của của khoa học nhận thức chỉ với một nhận xét dí dỏm. Ông nói: "Khoa học thật hấp dẫn. Nó sinh ra những lợi ích rất to lớn mà chỉ dùng những phỏng đoán từ như người bán hàng rong mà thu được tiền lời của nhà buôn lớn." (Tiếng cười) Đương nhiên Twain chỉ nói đùa, nhưng ông ấy lại có lý: Khoa học có điều gì đó rất thú vị. Từ vài mẩu xương, ta suy ra sự tồn tại của khủng long. Từ vạch quang phổ. là kết cấu của tinh vân. Từ những con ruồi giấm, là cơ chế của di truyền, từ những hình ảnh tái tạo dòng máu chảy qua não, hay trong trường hợp của tôi, từ cách ứng xử của những em bé còn rất nhỏ, chúng ta có thể nói về cơ chế cơ bản của sự nhận thức ở con người. Tại phòng thí nghiệm của tôi thuộc khoa "Não và Khoa học Nhận thức," viện MIT, tôi đã dành 10 năm qua để tìm hiểu về sự bí ẩn về cách trẻ em học rất nhiều thứ, từ khi còn rất nhỏ mà lại rất nhanh. Ở đây, điều thú vị trong khoa học cũng chính là điều kỳ diệu ở trẻ em, điều đó, đã gợi hứng cho Mark Twain, là khả năng đưa ra đúng lúc những suy luận trừu tượng phong phú nhanh chóng và chính xác từ những dữ liệu ít ỏi và lộn xộn. Hôm nay, tôi sẽ đưa ra chỉ hai ví dụ. Một ví dụ về vấn đề khái quát hóa, và một về vấn đề liên kết nguyên nhân - hậu quả. Dù tôi sẽ nói về công việc ở phòng nghiên cứu nhưng công trình này được truyền cảm hứng và sinh lực từ cuộc sống thật. Tôi rất cảm ơn những cố vấn, đồng nghiệp, và cộng tác viên khắp thế giới. Tôi xin bắt đầu với vấn đề khái quát hóa. Khái quát hóa từ những mẫu dữ liệu ít ỏi là "bánh mì và bơ" trong khoa học. Chúng tôi lấy một phần rất nhỏ cử tri rồi dự đoán kết quả của cuộc bầu cử quốc gia. Chúng tôi thấy cách một ít bệnh nhân phản ứng với điều trị thử nghiệm, và chúng ta bán thuốc ra cả nước. Nhưng điều này chỉ hiệu quả nếu mẫu thử được lấy ngẫu nhiên trong dân cư. Nếu mẫu thử của chúng ta được chọn kỹ càng theo cách nào đó-- như chúng ta chỉ chọn cử tri thành thị, hay như, chọn thử nghiệm điều trị bệnh tim, hay chỉ chọn nam giới -- thì kết quả sẽ không khái quát cho lượng người lớn hơn được. Nên các nhà khoa học quan tâm liệu chứng cứ được thử mẫu có ngẫu nhiên không, nhưng thế thì liên quan gì đến trẻ con? Vâng, trẻ em phải liên tục khái quát từ những đơn vị dữ liệu ít ỏi. Chúng thấy vài con vịt cao su và học được rằng vịt cao su nổi, hoặc thấy vài trái bóng và học được rằng bóng nảy lên được. Và các bé phát triển dự đoán trên vịt và bóng, từ đó mở rộng áp dụng trên vịt cao su và bóng trong suốt đời. Những loại khái quát hoá mà trẻ em phải tạo ra về vịt và bóng cũng được các em làm cho hầu hết mọi thứ: giày dép, tàu thuyền, con dấu niêm phong, bắp cải hay vua chúa. Vậy trẻ em có quan tâm liệu chứng cứ cỏn con mà chúng thấy có đáng tin để đại diện cho số đông không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Tôi sẽ cho các bạn xem hai bộ phim, mỗi phim có hai cảnh của thử nghiệm, và vì chúng ta chỉ xem hai phim, nên chúng ta chỉ gặp hai em bé thôi, và bất kỳ hai bé nào cũng đều khác nhau theo muôn vàn cách. Nhưng tất nhiên, những em bé này đại diện cho các nhóm em bé khác, và những khác biệt mà các bạn sắp thấy đại diện cho những khác biệt thường gặp trong hành vi trẻ con qua mọi điều kiện. Trong mỗi bộ phim, bạn sẽ thấy bé làm chính xác những gì bạn nghĩ em bé làm, và chúng ta khó có thể làm cho các bé thần kì hơn khả năng của chúng. Nhưng với tôi điều thần kì, và điều mà tôi muốn bạn chú ý là sự đối lập giữa hai trường hợp, vì điều duy nhất khác biệt giữa hai bộ phim này là thống kê chứng cứ mà các bé sẽ quan sát. Chúng tôi sẽ cho các bé xem một hộp bóng xanh và vàng rồi Hyowon Gweon, cựu học sinh sau đại học giờ là đồng nghiệp của tôi tại Stanford, sẽ lấy liên tiếp ba bóng xanh ra khỏi hộp này, khi lấy bóng ra, cô ta sẽ bóp chúng, và bóng sẽ phát ra tiếng chít chít. Nếu bạn là một đứa trẻ, thì đó như buổi nói chuyện của TED. Mà thực ra là vậy. (Tiếng cười) Nhưng điểm quan trọng là dễ lấy liên tiếp ba quả bóng xanh ra khỏi hộp đựng hầu hết bóng xanh. Nhắm mắt bạn cũng làm được. Đó hiển nhiên là một mẫu thử ngẫu nhiên từ nhóm này. Nếu bạn thò tay vào hộp một cách ngẫu nhiên và lấy ra thứ phát ra tiếng, thì có thể mọi thứ trong hộp đều kêu. Vậy có thể các bé cũng mong đợi những quả bóng vàng phát ra tiếng. Giờ những quả bóng vàng có gắn que ngộ nghĩnh để cầm, nên các bé có thể làm điều mình muốn. Các bé có thể đập hay gõ vào chúng. Nhưng hãy xem bé làm gì. (Phim) Hyowon Gweon: Thấy không? (Bóng chít chít) Con thấy rồi chứ? (Bóng chít chít) Tuyệt nhỉ. Thấy cái này không? (Bóng chít chít) Ồ. Laura Schulz: Nói rồi mà. (Tiếng cười) (Phim)HG: Thấy quả này không? (Bóng chít chít) Clara, bóng này cho con. Cầm lấy mà chơi. (Tiếng cười) LS: Tôi thậm chí không cần nói, Rất hay khi các bé sẽ khái quát những tính chất của bóng xanh so với bóng vàng, và rất ấn tượng khi các bé có thể học từ việc bắt chước chúng ta, nhưng chúng ta biết những điều này về các bé từ lâu rồi. Câu hỏi thú vị ở đây là điều gì xảy ra khi ta đưa cho các bé cùng một thứ, và chúng tôi chắc chắn nó hoàn toàn giống vì chúng tôi có một ngăn bí mật và chúng tôi thật ra chỉ lấy bóng từ đấy, nhưng lần này, tất cả những gì chúng ta thay đổi là nhóm đối tượng hiện có mà từ đó sẽ rút ra suy luận. Lần này, chúng ta cho các bé thấy ba quả bóng xanh được lấy ra khỏi hộp có nhiều bóng vàng, và hãy đoán xem? Bạn [có thể sẽ không] ngẫu nhiên rút liên tiếp 3 bóng xanh ra khỏi hộp nhiều bóng vàng được. Đó không phải chứng cứ từ mẫu thử ngẫu nhiên rõ ràng. Chứng cứ đó cho thấy rằng có thể Hyowon đang cố ý lấy mẫu bóng xanh. Có thể bóng xanh có gì đó đặc biệt. Có thể chỉ có bóng xanh kêu được. Chúng ta hãy xem bé làm gì. (Phim) HG: Xem cái này? (Bóng chít chít) Nhìn đồ chơi này? (Bóng chít chít) Ồ, hay quá hen! thấy không? (Bóng chít chít) Bây giờ, cái này cho con chơi nè!. Cầm lấy chơi đi. (Bé kình) (Tiếng cười) Bạn vừa xem hai bé 15 tháng tuổi làm những việc hoàn toàn khác nhau chỉ dựa trên việc xảy ra của mẫu mà chúng quan sát được. Để tôi cho các bạn xem kết quả thí nghiệm. trên trục tung là phần trăm các bé bóp bóng kêu trong mỗi trường hợp, như bạn thấy, trẻ gần như khái quát chứng cứ tốt hơn khi chứng cứ là đại diện hợp lý từ số đông so với khi chứng cứ rõ ràng được chọn một cách cố ý. Điều này đưa đến một dự đoán thú vị: Giả sử bạn lấy chỉ một bóng xanh ra từ một hộp đa số là bóng vàng, bạn [có thể không] lấy ra được ngẫu nhiên liên tiếp ba bóng xanh trong hộp bóng vàng nhưng bạn có thể lấy ngẫu nhiên chỉ một bóng xanh. Đó không là một mẫu thử không chắc. Nếu bạn ngẫu nhiên đưa tay vào trong hộp và lấy ra quả nào đó kêu được thì có thể mọi bóng trong đó đều kêu. Mặc dù các bé sẽ thấy ít chứng cứ cho thứ kêu được, và có ít động tác để bắt chước như trường hợp thấy một quả bóng này hơn so với trường hợp bạn vừa xem, chúng ta dự đoán chính các bé sẽ bóp bóng kêu nhiều hơn, và đó chính là điều chúng tôi đã tìm ra. Vậy em bé 15 tháng tuổi trong trường hợp này, giống như các nhà khoa học, quan tâm liệu chứng cứ được lấy mẫu ngẫu nhiên hay không, và chúng dùng cách này để phát triển phán đoán về thế giới: cái gì kêu và cái gì không kêu, cái gì nên khám phá và cái gì nên bỏ qua. Tôi sẽ cho các bạn xem một ví dụ khác, lần này là về vấn đề về lý luận nguyên nhân - hậu quả. Nó bắt đầu với vấn đề của chứng cứ quái quỷ mà tất cả chúng ta đều có, mà là chúng ta là một phần thế giới. Đây có thể không phải là rắc rối với bạn, nhưng như hầu hết các rắc rối, nó chỉ sinh chuyện khi có cái gì đó sai. Hãy lấy bé này làm ví dụ. Có gì đó trục trặc cho bé. Bé muốn đồ chơi này chạy, nhưng không thể. Tôi sẽ cho bạn xem một clip ngắn vài giây. Nói chung, có hai khả năng sau: Có thể bé làm gì đó sai, hoặc có thể món đồ chơi có gì đó trục trặc. Vậy trong thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi chỉ đưa cho các bé chỉ một chút xíu dữ liệu thống kê hổ trợ giả thuyết đối với giả thuyết con lại, chúng tôi sẽ quan sát liệu các bé có thể dùng dữ liệu đó để quyết định khác điều mình làm. Đây là sự dàn dựng. Hyowon sẽ cố gắng làm đồ chơi chạy và nó kêu thật. rồi đến lượt tôi, hai lần đều thất bại, và rồi Hyowon thử lại lần nữa và thành công, điều đó kết luận mối liên hệ giữa tôi và những sinh viên cao học về mặt công nghệ . Nhưng điều quan trọng ở đây là nó cho thấy một ít chứng cứ rằng rắc rối không từ đồ chơi, nó từ con người. Một số người có thể làm đồ chơi này chạy được, số khác thì không. Bây giờ, khi bé lấy được đồ chơi, bé sẽ có một lựa chọn. Mẹ bé ở ngay đây, nên bé có thể đưa mẹ đồ chơi và thay đổi người chơi, hoặc cũng sẽ có đồ chơi khác ở cuối tấm vải, bé có thể kéo tấm vải về phía mình và đổi đồ chơi Vậy hãy xem bé sẽ làm gì nhé. HG: Hai, ba, nhấn! (tiếng nhạc) LS: Một, hai, ba, nhấn! Athur, cô sẽ làm lại nhé. Một, hai, ba, nhấn! YG: Athur, cô thử lại lần nữa nhé? Một, hai, ba, nhấn! (Tiếng nhạc) Nhìn này, con nhớ các đồ chơi này chứ? Hãy nhìn các đồ chơi này? Cô sẽ để nó ở đây, và cô đưa cho con món này. Con có thể cầm lấy và chơi. LS: Được rồi, Laura, nhưng tất nhiên các bé yêu mẹ mình. Cho nên tất nhiên là các em đưa đồ chơi cho mẹ khi các bé không mở được đồ chơi. Một lần nữa, câu hỏi quan trọng là điều gì xảy ra khi chúng ta thay đổi một chút dữ liệu thống kê. Lần này, các bé sẽ thấy đồ chơi kêu và không kêu theo đúng trật tự, nhưng chúng tôi thay đổi sự thứ tự của kết quả. Lần này, Hyowon là thành công một lần và thất bại một lần, tôi cũng vậy. Điều này muốn nói rằng dù là ai thử đi nữa thì đồ chơi này cũng đã hỏng. Nó không hoạt động nữa. Một Lần nữa, các bé sẽ phải chọn lựa. Mẹ bé ở ngay bên cạnh, nên bé có thể đổi người, và có đồ chơi khác ở phía cuối tấm vải. Hãy xem bé làm gì nhé. (Video) HG : Hai, ba, nhấn! (Tiếng nhạc) Cho cô làm lần nữa nhé. Một, hai, ba, nhấn! (Hừm) LS: Cho cô thử nhé, Clara Một, hai, ba nhấn! Hmm, cô thử lại nhé. Một, hai, ba, nhấn! (Tiếng nhạc) HG: tôi sẽ đặt cái này ở đây, và cô cho con cái này. Con có thể cầm lấy và chơi nhé. (Vỗ tay) LS: Để tôi cho các bạn xem kết quả thí nghiệm. Trên trục tung, bạn sẽ thấy số lần lựa chọn của các bé trong mỗi trường hợp, và bạn cũng thấy số lần lựa chọn các bé làm dựa vào chứng cứ các bé quan sát. Vậy, ở năm hai tuổi, các bé có thể biết sử dụng một ít dữ liệu thống kê để quyết định giữa hai chiến lược cơ bản khác nhau tác động vào thế giới xung quanh: tìm sự giúp đỡ hay khám phá. Tôi vừa cho các bạn xem hai thí nghiệm trong hàng trăm thí nghiệm trên thực địa cho cùng mục tiêu, vì điểm then chốt là khả năng làm phong phú lập luận từ những dữ liệu ít ỏi của các bé ẩn chứa tất cả cách học của từng giống loài chuyên biệt mà chúng ta làm. Trẻ học cách dùng những công cụ mới chỉ từ vài ví dụ. Chúng học quan hệ nhân quả chỉ từ vài ví dụ. Chúng thậm chí học từ mới, trong trường hợp này, là Ngôn ngữ bằng tay của Mỹ. Tôi muốn kết thúc với hai điểm. Nếu bạn theo dõi chuyên môn của tôi, trong lĩnh vực não và khoa học nhận thức, trong những năm qua, ba ý tưởng lớn sẽ thu hút sự chú ý của bạn. Thứ nhất, đó là thời đại của não. Thực ra, có những phát hiện chiến lược trong khoa học nơ-ron thần kinh: việc định vị các vùng chuyên biệt của vỏ não theo chức năng, việc làm trong suốt não chuột, việc kích hoạt các nơ-ron bằng ánh sáng. Ý tưởng thứ nhì thì đây là kỷ nguyên của dữ liệu lớn và học máy, và học máy hứa hẹn sẽ cách mạng hoá sự hiểu biết của ta về mọi thứ từ hệ thống xã hội cho đến dịch tễ học. Và có thể, qua việc giải quyết vấn đề về phân tích hình ảnh và quá trình hiểu ngôn ngữ tự nhiên, để nói với chúng ta điều gì đó về nhận thức của con người. Ý tưởng lớn cuối cùng bạn sẽ nghe là một ý tưởng tuyệt vời giúp chúng ta biết nhiều về não và tiếp cận được dữ liệu lớn, nhờ vào những thiết bị của chúng ta, con người lầm lẫn, ta hay đi tắt, ta đi lạc, ta phạm lỗi, ta bị chệch hướng, và trong vô vàn cách, ta nhận thức sai về thế giới. Tôi nghĩ đây là những câu chuyện quan trọng, và những thiết bị đó nhiều điều để nói với ta về ý nghĩa của việc làm người, nhưng tôi muốn bạn nhớ rằng hôm nay tôi nói với bạn về câu chuyện rất khác. Đó là một câu chuyện về tư duy chứ không phải về não bộ, và đặc biệt, đó là một câu chuyện về các loại tính toán mà chỉ có não người mới có thể làm, lại có liên quan đến kiến thức dồi dào trật tự và khả năng học từ những lượng dữ liệu ít ỏi, đó là chứng cứ qua vài ví dụ. Và cơ bản, đó là câu chuyện về cách khởi đầu của các em bé rất nhỏ và cứ tiếp tục như thế đến những hoàn thiện tuyệt vời nhất của văn hoá của chúng ta, để chúng ta dẫn dắt thế giới đúng hướng. Tư duy người không chỉ học được từ lượng dữ liệu ít ỏi. Tư duy người còn cùng lúc tạo ra ý tưởng mới. Tư duy người làm nghiên cứu và phát minh, và tư duy người sản sinh ra nghệ thuật và văn học và thơ và kịch, và tư duy người chăm lo cho người khác: người già, người trẻ, người bệnh. Chúng ta thậm chí chữa lành cho họ. Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy nhiều đổi mới công nghệ vượt xa mọi thứ mà ta có thể tưởng tượng, nhưng chúng ta không có nhiều cơ may thấy được bất kỳ cái gì thậm chí gần giống với sức mạnh tính toán của một đứa trẻ trong đời tôi hay trong đời bạn. Nếu ta đầu tư cho lực học mạnh mẽ nhất này và cho sự phát triển nơi em bé và trẻ em và những bà mẹ và ông bố và người chăm sóc, và thầy cô và cách mà chúng ta đầu tư vào những hình thức mạnh mẽ và lịch lãm nhất của công nghệ, kỹ thuật và thiết kế, ta sẽ không chỉ mơ ước về một tương lai tốt hơn, mà ta còn lên kế hoạch cho tương lai. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Laura, cảm ơn. Tôi xin có một câu hỏi cho bạn. Trước hết, nghiên cứu này vô nghĩa. Tôi muốn nói, ai thiết kế một thử nghiệm kiểu này? (Tiếng cười) Tôi đã từng thấy vài lần, và tôi thật tình vẫn không tin rằng điều đó có thể thật sự xảy ra, nhưng vài người khác đã làm thí nghiệm giống vậy; thất bại. Các em bé thật sự là thần đồng. LS: Bạn biết đấy, các em có vẻ rất ấn tượng trong các thí nghiêm, nhưng hãy nghĩ các em như thế nào trong cuộc đời thật! Bắt đầu từ một em bé. 18 tháng sau, bé nói với bạn, những từ đầu tiên của bé không chỉ là những thứ như banh và vịt, mà là những thứ như "hết rồi" để chỉ sự biến mất, hay "ái, ui," để chỉ những hành động không cố ý. Điều đó cũng có sức mạnh tương tự. Nó phải mạnh hơn nhiều những gì tôi vừa trình bày với bạn. Chúng là toàn bộ thế giới. Một trẻ bốn tuổi có thể nói với bạn về hầu hết mọi thứ. (Vỗ tay) CA: Nếu tôi không lầm, điểm mấu chốt khác bạn đang làm chúng ta đã nói trong những năm qua qua buổi nói chuyện này về mức độ lầm lẫn trong suy nghĩ của ta, rằng kinh tế học hành vi và những lý thuyết đằng sau nó rằng chúng ta không là những nhân tố lý trí. Bạn nói rằng câu chuyện lớn hơn là kỳ diệu thế nào, khi có một thần đồng thật sự ở đây mà chưa được đánh giá đúng mức. LS: Trích dẫn tôi thích trong tâm lý học từ Nhà tâm lý xã hội Solomon Asch, ông ta nói nhiệm vụ cơ bản của tâm lý là lấy đi bức màn chứng cứ tự có về sự vật. Có những thứ tự về độ quan trọng khác nhau của những quyết định hàng ngày để đưa thế giới đúng hướng. Bạn biết về sự vật và các thuộc tính của nó. Bạn biết khi sự vật bị che lấp, Bạn biết sự vật trong bóng tối. Bạn có thể đi qua các phòng. Bạn có thể suy ra điều người khác đang nghĩ. Bạn có thể nói với họ. Bạn định vị trong không gian. Bạn biết các chữ số. Bạn biết quan hệ nhân quả. Bạn biết lý luận hợp lý. Bạn làm điều đó dễ dàng, đến mức bạn không để ý Đó là cách ta dẫn thế giới đúng hướng, và đó là một thành quả đáng nể nhưng rất khó hiểu. CA: Tôi nghĩ nhiều người trong khán phòng có cách nhìn về việc tăng tốc sức mạnh kỹ thuật họ chống lại ý kiến của bạn rằng không bao giờ trong đời một máy tính làm được điều đứa trẻ 3 tuổi có thể làm, nhưng điều rõ ràng là trong bất kỳ tình huống nào, máy cần phải học nhiều thứ từ những đứa trẻ. LS: Tôi nghĩ vậy. Bạn sẽ thấy nhiều người - máy học ở đây. Tôi muốn nói bạn không nên cá cược mà không chọn bên trẻ con hoặc tinh tinh hoặc công nghệ trong thực hành, nhưng nó không chỉ là một khác biệt về số lượng, nó còn là một khác biệt về thể loại. Chúng ta có những máy tính cực kỳ mạnh, và chúng làm được nhiều thứ vô cùng tinh vi, thông thường với một lượng dữ liệu rất lớn. Theo tôi, tư duy con người làm được thứ khá khác biệt, và tôi nghĩ nó là tự nhiên của kiến thức con người được kết cấu, xếp đặt mà vẫn còn là một thách thức thật sự. CA: Laura Schulz, một món ăn tuyệt vời cho suy nghĩ. Cảm ơn nhiều. LS: Cảm ơn. (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Hát) Đó là đám cưới của đôi thiếu niên và những bậc tiền bối đang chúc phúc họ. Bạn có thể thấy Pierre yêu cô nàng say đắm. Oh, và bây giờ quý ông và quý cô trẻ tuổi đang rung lên tiếng chuông nhà thờ. C'est la vie, những bậc tiền bối-họ hát, cuộc sống không thể biết trước điều gì No, no. Họ sắp xếp đồ đạc mua được ở Roebuck sale trong căn hộ hai phòng ngủ Chiếc tủ lạnh nhét đầy đồ ăn tối đông lạnh đóng hộp và ginger ale Oh, nhưng khi Pierre tìm được công việc, số tiền nhỏ trở nên có ích. C'est la vie, những bậc tiền bối-họ hát, cuộc sống không thể nói trước điều gì. Không thể nói trước điều gì. Họ mua được 1 chiếc xe cũ tân trang, đó là chiếc cherry red đời '53. Rồi lái nó đến New Orleans để tổ chức lễ kỷ niệm. Oh, Đó là nơi mà Pierre đã tổ chức lễ cưới với quý cô xinh đẹp. C'est la vie, những bậc tiền bối-họ hát, cuộc sống không thể biết trước điều gì. No, no, không thể biết trước điều gì. No, no, không thể biết trước điều gì. Không thể biết trước điều gì. Không thể biết trước điều gì. No, no, Không thể biết trước điều gì. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Tôi đã có cơ hội kỳ lạ như đào được vàng trong khu mỏ rộng lớn những bài hát được phát hành bới Chess Records một Hãng thu âm Chicago, rất thịnh hành vào thập niên 50, 60 ở Mỹ và sau đó dòng nhạc này lan rộng trên toàn thế giới. Những bài hát mà tôi sẽ trình diễn tối nay được trích từ Album "Playing Chess," với tất cả lòng tôn kính của mình Họ thật sự là những nghệ sĩ tiên phong trong dòng nhạc rock'n'roll, soul và R&B. như chúng ta đều đã biết. (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Hát) Bên kia ngọn núi, bên kia đại dương, Nơi đó có cô gái đang chờ đợi, cô ấy đang đợi chờ... tôi. (Âm nhạc) Bên kia dòng sông, dưới những đám mây, cô ấy băng trong cơn gió lớn. Bên kia ngọn núi, cô gái đang đợi chờ tôi. (Âm nhạc) Nói với đồi cát, với từng ngọn cỏ, làm ơn hãy nhờ gió đưa tình yêu của tôi đi Bên kia ngọn núi, có cô gái đang đợi chờ tôi. Nói với trăng kia -- tít tận trời cao. Nói với những chú chim bay trên trời cao kia rằng bên kia, bên xa kia ngọn núi tình yêu của tôi đang đợi chờ tôi. Oh, Tận trong đêm tối hay đêm đầy sao, oh, có điều bí mật được giấu kín. Bên kia ngọn núi cô gái đang đợi chờ tôi. Nói với trăng kia tít tận trời cao Nói với những chú chim bay trên trời cao kia rằng bên kia, bên xa kia ngọn núi tình yêu của tôi đang đợi chờ tôi. Tận trong đêm tối hay đêm đầy sao, oh, có điều bí mật được giấu kín. Bên kia ngọn núi, có cô gái đang đợi chờ tôi. Cô ấy đang đợi tôi. Oh, cô ấy đang đợi tôi. Tôi biết, tôi biết, tôi biết, tôi biết, Oh, Tôi biết, tôi biết, tôi biết, tôi biết, Oh, Tôi biết, tôi biết, tôi biết, tôi biết, oh oh, oh oh. (Vỗ tay và hò reo) Tôi thực sự hào hứng muốn chia sẻ với bạn một vài phát hiện khiến tôi bất ngờ về điều làm nên những công ty thành công nhất, những yếu tố quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công. Tôi tin rằng khởi nghiệp là một trong những điều tuyệt vời nhất khiến thế giới này tốt đẹp hơn. Nếu bạn có một nhóm nhân lực và một bản phân chia cổ phần hợp lý, khi để họ cùng nhau khởi nghiệp, bạn có thể mở ra tiềm năng con người theo 1 cách chưa từng có, khiến họ đạt được những điều vĩ đại. Nhưng nếu tổ chức khởi nghiệp tuyệt vời như vậy? tại sao nhiều người lại thất bại? Điều đó là điều tôi muốn biết. Tôi muốn tìm ra điều gì quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công. Và tôi cố gắng tìm hiểu một cách hệ thống nhất, để tránh khỏi những bản năng và nhận thức sai lệch của cá nhân tôi sau nhiều năm quan sát các công ty. Tôi muốn hiểu rõ điều này bởi vì tôi đã khởi nghiệp từ năm 12 tuổi. Tôi bán kẹo ở trạm xe buýt của trường cấp 2, làm các thiết bị năng lượng mặt trời ở trường cấp 3, rồi sản xuất loa khi tôi học cao đẳng. Và khi tốt nghiệp đại học, tôi mở các công ty phần mềm. 20 năm trước, tôi khởi nghiệp Idealab, và trong vòng 20 năm qua, chúng tôi đã bắt đầu hơn 100 công ty, nhiều thành công và cũng nhiều thất bại thảm hại, nhưng thất bại dạy chúng tôi nhiều điều. Vậy nên tôi cố gắng tổng kết lại các yếu tố then chốt quyết định việc các công ty thành hay bại. Và tôi đã xem xét 5 yếu tố sau: Đầu tiên là ý tưởng. Tôi đã từng nghĩ rằng ý tưởng là tất cả. Tôi đặt tên công ty là Idealab vì tôi tôn thờ khoảnh khắc thốt lên 'aha!' khi ý tưởng đầu tiên lóe lên. Nhưng qua thời gian, tôi lại nghĩ rằng sự chấp hành và thích ứng của nhóm, có lẽ còn quan trọng hơn cả ý tưởng. Tôi chưa từng nghĩ sẽ trích dẫn Mike Tyson trên sân khấu TED, nhưng anh ấy đã từng nói rằng, "Mỗi người đều có 1 kế hoạch, cho đến khi họ bị đấm vào mặt." Và tôi nghĩ điều đó đúng ngay cả trong kinh doanh. Đóng vai trò đáng kể trong khâu vận hành của nhóm chúng tôi, là khả năng thích ứng với việc bị khách hàng "đấm vào mặt". Mà khách hàng là một điều thực tế. Và đó là lý do khiến tôi nghĩ rằng cả nhóm mới là điều quan trọng nhất. Sau đó, tôi xem xét tới mô hình kinh doanh. Xem công ty có đang hoạt động và mang về doanh thu một cách hiệu quả? Ý nghĩ này khiến tôi phải lưu tâm rằng đây có phải thứ quan trọng nhất để thành công? Rồi tôi lại nghĩ tới vốn và kinh phí. Đôi khi công ty nhận được nguồn hỗ trợ dồi dào, có thể đó mới là lý do chính? Và tất nhiên phải nhắc đến thời điểm. Ý tưởng của bạn quá mới nên thế giới chưa sẵn sàng? Hay chính vì thế nên bạn phải mang nó đế với cho thế giới? Bây giờ có phải lúc? Hay đã quá trễ và quá nhiều đối thủ mất rồi? ở rất nhiều công ty khác nhau. Tôi nhìn vào 100 công ty Idealab, và 100 công ty không thuộc Idealab để cố tìm ra một kết luận khoa học. Đầu tiên, đối với công ty của Idealab, 5 công ty đứng đầu -- Citysearch, CarsDirect, GoTo, NetZero, Tickets.com -- đều là doanh nghiệp hàng tỷ đô la rất thành công. Và 5 công ty xếp cuối cùng -- Z.com, Insider Pages, MyLife, Desktop Factory, Peoplelink -- dù được chúng tôi kỳ vọng, nhưng lại hoàn toàn thất bại. Tiếp theo, tôi chấm điểm các công ty xem chúng đáp ứng được bao nhiêu trong 5 yếu tố trên. Còn với công ty ngoài Idealab, tôi để ý tới những thành công bất ngờ, như Airbnb, Instagram, Uber, Youtube, và LinkedIn, và những thất bại, như Webvan, Kozmo, Pets.com Flooz và Friendster. Những công ty thất bại đều có vốn dồi dào, hầu như đều có mô hình kinh doanh, nhưng lại không thành công. Tôi cố tìm ra yếu tố đóng vai trò lớn nhất quyết định số phận công ty. Và kết quả thật bất ngờ. Yếu tố số một chính là thời điểm. Thời điểm chiếm 42% sự chênh lệch giữa thật bại và thành công. Đứng thứ 2 là đội ngũ và cách điều hành, Còn ý tưởng kinh doanh, cụ thể là sự khác biệt và độc đáo trong ý tưởng, thật ra chỉ xếp thứ 3. Nhưng kết luận này không hoàn toàn đúng Ý tưởng có quan trọng, nhưng tôi ngạc nhiên ở chỗ ý tưởng không phải thứ quan trọng nhất. Đôi khi nó đóng vai trò lớn khi đúng thời điểm. Và tôi hiểu tại sao 2 yếu tố mô hình kinh doanh và vốn bị xếp cuối cùng. Theo tôi, mô hình kinh doanh đáng bị xếp thấp bởi khởi nghiệp không cần tới chúng, và có thể thêm vào sau, nếu được khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn cũng vậy. Nếu ta thiếu vốn khởi nghiệp, nhưng lại gây được sự chú ý, nhất là vào ngày nay, thì cơ hội được cấp vốn sẽ rất rất lớn. Có thể kể ra vài ví dụ cho những điều trên. Như Airbnb - một khởi nghiệp thành công nổi tiếng. Công ty này đã bị nhiều nhà đầu tư thông minh bỏ qua bởi họ nghĩ rằng, "Chẳng ai chịu để người lạ thuê một chỗ trong nhà mình." Thực tế rõ ràng đã phủ nhận điều này. Nhưng một lý do nó thành công, bên cạnh mô hình kinh doanh, ý tưởng tốt, cách hoạt động tuyệt vời, chính là thời điểm. Công ty này xuất hiện ngay ở đỉnh cao của thời kỳ suy thoái khi người ta rất cần thêm thu nhập, và điều này đã khiến họ vượt qua suy nghĩ "không cho người lạ thê nhà" trước kia. Uber cũng vậy. Uber xuất hiện, như một công ty tuyệt vời có mô hình tuyệt vời và cách hoạt động tuyệt hảo. Và thời điểm thì thật hoàn hảo để khiến các lái xe đăng ký vào hệ thống của công ty. Các lái xe cần thêm thu nhập; và điều này quan trọng vô cùng. Một số thành công trước đó, Citysearch xuất hiện khi người ta cần trang web. GoTo.com, đã được chúng tôi quảng bá tại TED năm 1998, xuất hiện khi các công ty đang tìm cách tăng lượng truy cập web. Chúng tôi coi trọng ý tưởng, nhưng thời điểm còn quan trọng hơn. Lấy một vài thất bại làm ví dụ. Chúng tôi đã mở Z.com, một công ty giải trí trực tuyến, và thật sự hào hứng với nó. Chúng tôi gọi đủ vốn, thiết kế mô hình kinh doanh xuất sắc, và thậm chí còn ký hợp đồng với 1 ngôi sao Hollywood. Nhưng vào năm 1999-2000, lượng truy cập vào internet bằng băng thông quá ít ỏi, khiến việc xem video trên mạng rất khó khăn. Ta phải làm vài thủ thuật như mã hóa trình duyệt. và công ty đã ra đời năm 2003. Chỉ 2 năm sau, vấn đề mã hóa đã được Adobe Flash giải quyết và khi truy cập internet bằng băng thông vượt mức 50% ở Mỹ, Youtube đã ra đời hoàn toàn đúng lúc. Ý tưởng tốt, và thời điểm hoàn hảo. Sự thật là Youtube không hề có mô hình khi mới kinh doanh và còn không chắc là sẽ hoạt động được. Nhưng thời điểm đó quá thích hợp. Do đó, tôi có thể kết luận ngắn gọn là sự triển khai hoạt động có cần thiết, ý tưởng có quan trọng, nhưng thời điểm còn hơn thế. Và cách tốt nhất để đánh giá thời điểm là kiểm tra xem khách hàng đã sẵn sàng đón nhận cái ý tưởng đó chưa. Và bạn phải thật lòng, không phủ nhận bất kỳ phản hồi nào bạn có được bởi nếu bạn trân trọng ý tưởng mà bạn có, thì hãy luôn thật lòng cân nhắc xem thời điểm nào là đúng. Và như tôi đã nói, tôi tin khởi nghiệp có thể thay đổi thế giới theo 1 cách tốt đẹp hơn. Tôi hi vọng một vài phân tích trên có thể giúp bạn phần nào khởi nghiệp thành công hơn, và từ đó mang đến cho thế giới những điều tuyệt vời mà trước kia chưa từng có. Cám ơn rất nhiều, các bạn là những khán giả tuyệt vời. (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Trong bộ phim nổi tiếng thập kỉ 80 "The Blues Brothers", có một cảnh John Belushi đến thăm Dan Aykroyd ở căn hộ của anh ấy ở Chicago, lần đầu tiên Đó là một không gian chật chội và nó chỉ cách đường ray tàu hỏa gần 1 mét Khi John ngồi trên giường của Dan, một chiều tàu chạy vọt qua, làm lắc lư mọi thứ trong phòng John hỏi, "Tàu có chạy qua thường xuyên không? Dan trả lời, "Thường xuyên tới mức bạn thậm chí sẽ không để ý đến nó." và sau đó, vài thứ trên tường rơi xuống. Chúng ta đều biết anh ấy đang nói gì. Là con người, chúng ta quen với những hoạt động đời thường rất nhanh chóng. Là một nhà thiết kế, nghề của tôi là nhìn vào những thứ đơi thường đó cảm nhận chúng và thử cải tiến chúng. Ví dụ, hãy nhìn vào mẩu trái cây này? Hãy nhìn miếng dán nhỏ này? Miếng dán chưa xuất hiện khi tôi là một đứa trẻ Nhưng thời gian qua đi, và ai đó có một ý tưởng sáng láng là đặt miếng dán lên trái cây Tại sao vậy? Để chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng hơn khi tính tiền ở quầy tạp hóa. Điều này thật tuyệt, Ta có thể ra vào cửa hàng nhanh hơn. Nhưng bây giờ, lại một vấn đề mới. Khi chúng ta về nhà và thấy đói chúng ta nhìn mẩu trái cây ngon lành này chúng ta chỉ muốn cầm nó lên và cắn Nhưng khoan, ta phải tìm cái miếng dán nhỏ cào nó với móng tay, làm hỏng cả một mảng trái cây sau đó vo viên miếng dán đó -- bạn hiểu ý tôi mà sau đó cố gắng búng nó khỏi tay bạn (Khán giả vỗ tay) Đó không phải chuyện đùa, không đùa chút nào. Nhưng vài thứ thú vị đã xảy ra. Lần đầu gặp vấn đề này, bạn rất có thể có những cảm giác như vậy Bạn chỉ muốn ngấu nghiến miếng trái cây đó Bạn cảm thấy khó chịu Bạn chỉ muốn điên tiết. Nhưng tới lần thứ 10, bạn bắt đầu trở nên ít khó chịu hơn và bạn chỉ đơn giản là bóc cái nhãn ra Lần thứ 100, ít nhất với tôi, Tôi trở nên vô cảm với nó Tôi đơn giản nhấc trái cây lên, cào nó với những ngón tay, cố gắng làm nhanh và sau đó ngạc nhiên, "Còn cái nhãn nào nữa không nhỉ ?" Tại sao lại thể? Tại sao chúng ta quen với mọi thứ hàng ngày? Là con người, chúng ta có một bộ não với sức mạnh giới hạn Bộ não mã hóa mọi thứ hàng ngày chúng ta làm thành thói quen để chúng ta có thể giải phóng không gian và học những điều mới Đó là một tiến trình gọi là "thói quen hóa" đó là một trong những điều cơ bản nhất chúng ta học được Thói quen không phải luôn luôn xấu Bạn có nhớ về cách học lái xe? Tôi chắc là bạn nhớ Tay bạn nắm vị trí 10 và 2 của bánh lái quan sát mọi thứ ngoài kia -- xe cộ, đèn hiệu, người đi bộ. Đó là một kinh nghiệm tra tấn thần kinh tôi thậm chí còn không thể nói chuyện với ai đó trong xe và tôi thậm chí cũng không thể nghe nhạc Nhưng sau đó một vài điều thú vị xảy ra. Nhiều tuần trôi đi, việc lái xe trở nên ngày càng dễ dàng Bạn quen với nó Nó bắt đầu trở nên thú vị và tự nhiên Bạn có thể nói chuyện lại với bạn bè và nghe nhạc Có một nguyên nhân tốt tại sao não chúng ta quen với mọi thứ Nếu không quen với mọi thứ, chúng ta phải chú ý từng chi tiết nhỏ, mọi lúc mọi nơi. Nó thực sự mệt mỏi, chúng ta không có thời gian học những điều mới. Nhưng thi thoảng, thói quen sẽ không tốt. Nếu nó khiến ta ngừng chú ý đến những vấn đề xung quanh thì điều đó thật tệ. Và nếu nó khiến ta ngừng để ý và sửa chữa những vấn đề đó khi đó nó thực sự rất tồi tệ. Những diễn viên biết về tất cả điều này Nghề nghiệp của Jerry Seinfeld xuất phát từ việc chú ý đến những chi tiết nhỏ, những thứ vớ vẩn chúng ta làm hàng ngày mà thậm chí không nhớ. Ông ấy kể cho chúng tôi về thời gian đến thăm bạn ông ấy chỉ muốn tắm vòi hoa sen thật thoải mái. Ông ấy vươn tới, nắm lấy cái vòi và vặn nhẹ nó theo một chiều, và nước nóng như nước sôi 100 độ chảy ra. sau đó ông vặn nó theo chiều kia và nước lạnh như đá chảy ra. Ông ấy chỉ muốn một vòi hoa sen thoải mái. Coi nào, chúng ta đều từng gặp điều đó, chúng ta chỉ không nhớ về nó. Nhưng Jerry nhớ, và đó là nghề của một diễn viên hài. Nhưng với nhà thiết kế, người sáng tạo và doanh nhân, Nghề của chúng ta không chỉ chú ý đến những thứ đó, mà còn phải tiến xa hơn và cố gắng sửa chữa chúng. Hãy nhìn người này, đây là Mary Anderson. Năm 1902 ở thành phố New York, bà ấy đang thăm quan. Đó là một ngày có tuyết, lạnh, ẩm ướt và bà ngồi ấm áp trong một chiếc xe. Trong lúc đang đi, bà chợt để ý thấy người lái xe mở cửa sổ chùi tuyết bám trên xe để ông ấy có thể lái xe an toàn. Khi mở cửa sổ, ông ấy để khí lạnh lọt vào trong, khiến tất cả hành khách thấy thật khổ sở. Có thể hầu hết hành khách chỉ nghĩ, "Đó là thực tế cuộc sống, ông ấy phải mở cửa sổ để lau chùi. Đành chấp nhận thôi." Nhưng Mary đã không nghĩ thế. Mary nghĩ, "Nếu người lái xe có thể lau cửa kính từ phía trong thì ông ấy có thể ngồi yên và lái một cách an toàn và hành khách thì vẫn được giữ ấm?" Bà ngay lập tức đặt quyển ghi chú lên và bắt đầu phác thảo về cái gọi là thanh gạt kính đầu tiên trên thế giới. Là một nhà thiết kế sản phẩm, tôi cố gắng học theo những người như Mary cố gắng nhìn thế giới theo cách nó thực sự xảy ra không phải cách chúng ta nghĩ nó xảy ra. Tại sao? Bởi vì rất dễ để giải quyết vấn đề hiển nhiên ai cũng thấy, nhưng rất khó giải quyết vấn đề ít người thấy. Một số người nghĩ bạn được trời phú khả năng này hoặc sẽ chẳng bao giờ có được nó, như thể Mary Anderson được ban cho khả năng nhìn thế giới cụ thể hơn, Nhưng đó không phải những gì xảy ra với tôi. Tôi phải tập để có khả năng này. Trong suốt những năm làm ở Apple, Steve Jobs thử thách chúng tôi hàng ngày, để có thể nhìn sản phẩm dưới con mắt của khách hàng, khách hàng mới, những người có cảm giác lo lắng bên cạnh niềm phấn khích rằng sản phẩm công nghệ mới mà họ có sẽ hoạt động tốt ngay lập tức. Ông ấy gọi đó là "đặt mình vào vị trí của người mới bắt đầu", và muốn đảm bảo rằng chúng tôi luôn chú ý đến những chi tiết rất nhỏ khiến cho sản phẩm nhanh, dễ dùng hơn đối với khách hàng mới. Tôi nhớ rõ những ngày đầu tiên của iPod. Trở lại những năm 90, khi tôi còn là một con mọt công nghệ. Tôi có thể lao ra cửa hàng nơi có những thiết bị mới nhất. Tôi có thể bỏ ra cả đống thời gian chỉ để đi đến cửa hàng, đi ra tính tiền, chạy về lại nhà và bắt đầu mở hộp. Và ở đó có một miếng dán nhỏ, nói rằng: "Nạp điện trước khi dùng." Cái gì thế hả trời! Không thể tin được! Tôi bỏ ra tất cả thời gian chỉ để có được sản phẩm này và giờ còn phải nạp điện trước khi sử dụng. Tôi phải đợi mòn mỏi để sử dụng cái đồ chơi mới đó. Thật điên rồ. Và bạn biết gì không? Hầu hết mọi sản phẩm khi đó đều như vậy. Với các sản phẩm chạy bằng pin, bạn phải nạp điện trước khi dùng nó. Steve chú ý đến điều đó và ông nói, "Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra với sản phẩm của mình" Chúng tôi đã làm gì? Thông thường, khi bạn có một sản phẩm với ổ cứng bên trong, bạn chạy nó khoảng 30 phút ở nhà máy để đảm bảo rằng ổ cứng sẽ hoạt động tốt kể từ khi khi khách hàng lấy nó ra từ hộp. Thay vào đó chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi cho chạy sản phẩm đó hơn 2 giờ. Tại sao? Bởi trước tiên, chúng tôi sẽ tạo ra một sản phẩm chất lượng cao hơn, dễ dàng để kiểm tra, và đảm bảo rằng khách hàng sẽ thấy nó tuyệt vời. Nhưng quan trọng nhất, bộ pin được nạp đầy ngay khi ra khỏi hộp, sẵn sàng để được sử dụng. Vì thế, khách hàng, với tất cả sự thích thú, có thể bắt đầu dùng sản phẩm ngay lập tực. Điều này thật tuyệt và nó đúng như vậy. Mọi người đều thích nó. Ngày nay, hầu hết mọi sản phẩm bạn dùng đều được nạp đầy pin trước khi ra khỏi hộp kể cả những sản phẩm không có ổ cứng. Nhưng trước kia, chúng tôi là người đã chú ý đến chi tiết này và sửa nó, và ngày nay tất cả nhà sản xuất khác cũng bắt đầu làm việc đó. Cái mác "nạp trước khi dùng" không tồn tại nữa. Vậy tại sao tôi kể cho các bạn điều này? Đó là vì những một vấn đề vô hình, cũng quan trọng không kém những thứ hữu hình, không chỉ đối với thiết kế sản phẩm mà còn với mọi thứ khác. Bạn biết đấy, có nhiều vấn đề vô hình xung quanh ta mà chúng ta đều có thể giải quyết. Nhưng trước tiên chúng ta cần nhìn, cần cảm nhận chúng. Tôi xin phép không đưa ra gợi ý nào về mặt thần kinh học hay tâm lý học. Bởi có rất nhiều người trong cộng đồng TED có nhiều kinh nghiệm về điều đó hơn tôi. Nhưng tôi có một vài gợi ý cá nhân, để chống lại việc "thói quen hóa". Lời khuyên đầu là: Hãy nhìn rộng hơn. Khi bạn xử lý một vấn đề, sẽ có nhiều bước dẫn bạn tới vấn đề đó, và nhiều bước tiếp sau đó. Nếu bạn lùi lại một bước và nhìn rộng hơn, bạn có thể thay đổi một vài thứ trước khi giải quyết vấn đề chính. Bạn có thể kết hợp vài thứ, hoặc có thể bỏ đi vài thứ để trở nên tốt hơn. Hãy lấy máy điều nhiệt làm ví dụ. Những năm 1900, khi lần đầu xuất hiện, chúng rất dễ dùng. Bạn có thể chỉnh chúng lên hay xuống. Và mọi người điều hiểu cách dùng. Nhưng vào những năm 1970, khi cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra, và khách hàng bắt đầu suy nghĩ đến việc tiết kiệm năng lượng, chuyện gì đã xảy ra? Những nhà thiết kế máy điều nhiệt quyết định thêm vào một bước. Giờ thay vì chỉ vặn lên hay xuống, bạn còn phải lập trình nó. Bạn có thể đặt nhiệt độ riêng cho mỗi thời điểm nhất định. Điều đó nghe có vể như tuyệt vời. Tất cả các máy nhiệt đều bắt đầu có thêm tính năng đó. Nhưng thực tế là, chúng không hề giúp tiết kiệm năng lượng một chút nào. Tại sao vậy? Đó là vì con người không thể dự đoán tương lai. Họ không thể biết trước cách nhiệt độ thay đổi từ mùa này sang mùa khác, hay năm này sang năm khác. Vì thế không thể tiết kiệm năng lượng, và điều gì xảy ra sau đó? Những nhà thiết kế máy điều nhiệt trở lại với bảng vẽ và họ tập trung vào bước lập trình. Họ tạo ra U.I.s tốt hơn, họ tao ra tài liệu tốt hơn. Nhưng những năm sau đó, con người vẫn không tiết kiệm được chút năng lượng nào đơn giản vì họ không thể dự đoán tương lai. Vậy chúng tôi đã làm gì ? Chúng tôi dùng một thuật toán thay cho bước lập trình. Nó theo dõi khi nào bạn thay đổi nhiệt độ, bạn muốn nhiệt độ nào lúc bạn thức giấc, hay lúc bạn đi ra ngoài, Và bạn biết gì không? Nó đã hoạt động. Mọi người đang tiết kiệm năng lượng mà không phải tự lập trình. Vậy nên, không quan trọng bạn đang làm gì, nếu bạn lùi lại một bước và nhìn tổng quát mọi thứ, có thể bạn sẽ tìm ra cách bỏ đi hoặc kết hợp một vài thứ, để khiến công việc trở nên đơn giản hơn. Đó là gợi ý đầu tiên của tôi: Hãy nhìn rộng ra. Gợi ý thứ hai là: Hãy nhìn gần hơn. Một trong những người thầy vĩ đại nhất của tôi là ông tôi. Ông dạy tôi mọi thứ về thế giới. Ông dạy tôi về cách sự vật được tạo nên và sửa chữa, về những công cụ và kỹ thuật cần thiết để tạo nên một dự án thành công. Tôi nhớ một câu chuyện ông kể về ốc vít, và về việc tại sao lại cần ốc vít thích hợp cho mỗi công việc. Có rất nhiều ốc vít khác nhau: ốc vít gỗ, ốc vít kim loại, ốc vít neo, ốc vít bê tông, và một danh sách dài các ốc vít khác . Việc của chúng tôi là tạo ra những sản phẩm dễ cài đặt cho tất cả khách hàng, kể cả không có chuyên môn. Và chúng tôi đã làm gì? Tôi đã nhớ lại câu chuyện ông kể, và chúng tôi nghĩ, "Chúng ta có thể đặt bao nhiêu ốc vít khác nhau trong cùng một hộp? 2, 3, 4, hay 5 loại ốc vít, khi mà có nhiều loại tường khác nhau?" Vì thế chúng tôi tìm cách tối ưu hóa nó, và đã quyết định đặt 3 ốc vít khác nhau vào một hộp. Chúng tôi nghĩ đây là một giải phát tốt, nhưng thực tế thì ngược lại. Chúng tôi giao sản phẩm, và mọi người không có trải nghiệm tốt. Sau đó chúng tôi làm gì? Chúng tôi đã trở lại bản vẽ ngay khi chúng tôi nhận ra sai lầm. Và chúng tôi thiết kế một loại ốc vít đặc biệt, một ốc vít có thể tùy chỉnh, nhưng điều này lại gây ra thất vọng cho các nhà đầu tư. Họ bảo, "Tại sao anh mất quá nhiều thời gian cho một con ốc vít bé nhỏ? Đi ra ngoài và bán hàng cho tôi!" Chúng tôi trả lời, "Chúng ta sẽ bán được nhiều hơn nếu tìm ra ốc vít đúng." Và thực tế, chúng tôi đã làm được. Với ốc vít nhỏ tùy chỉnh đó, chỉ với một loại ốc trong hộp, ta có thể dễ dàng đục lỗ và đóng lên tường. Vì thế, nếu chúng ta tập trung vào những chi tiết nhỏ ít khi được thấy, quan sát chúng và tự hỏi, "Việc này có thật sự quan trọng không, hay chẳng qua là vì ta luôn làm nó? Có thể loại bỏ điều này khỏi cuộc sống của ta không?" Lời khuyên cuối cùng của tôi là: Hãy suy nghĩ trẻ hơn. Hàng ngày, tôi đối mặt với những câu hỏi thú vị từ 3 đứa con. Chúng chạy tới và hỏi những câu như, "Tại sao ô tô không thể bay?" Hoặc, "Tại sao không dùng giày lười thay vì giày buộc dây?" Đôi lúc chúng hỏi những câu rất thông minh. Có một hôm con trai tôi chạy đến và tôi bảo nó, "Con chạy ra ngoài kiểm tra hộp thư đi." Nó nhìn tôi, bối rối và nói, "Tại sao hộp thư không kiểm tra chính nó và nói với chúng ta khi nào có thư?" Tôi tự nhủ "Câu hỏi hay đấy chứ." Chúng có thể hỏi hàng tấn câu hỏi mà đôi khi chúng ta nhận ra rằng ta còn không biết câu trả lời. Chúng ta bèn nói, "Con trai, đó là cách mọi thứ hoạt động." Càng tiếp xúc nhiều với một thứ, chúng ta càng trở nên quen thuộc với nó. Nhưng trẻ nhỏ tiếp xúc ít hơn, nên chưa quen với những thứ đó. Vì thế khi chúng gặp vấn đề, chúng ngay lập tức cố gắng giải quyết, và đôi khi chúng sẽ tìm ra cách tốt hơn, và cách đó thực sự tốt hơn nhiều. Vì vậy lời khuyên tôi muốn bạn nhớ kỹ là: Hãy có những người trẻ trong nhóm của bạn, hoặc những người có tâm hồn trẻ trung, Bởi nếu bạn có những bộ não trẻ trung đó, họ khiến mọi người xung quanh suy nghĩ trẻ hơn. Picasso đã từng nói, "Mỗi đứa trẻ là một nghệ sĩ. Vấn đề là khi chúng lớn lên, làm sao để giữ được chất nghệ sĩ này." Chúng ta đều nhìn mọi thứ kỹ hơn trong lần đầu tiên, trước khi thời gian qua đi và chúng trở thành thói quen của ta. Thử thách của chúng ta là trở lại lần đầu tiên đó, để cảm nhận sự bỡ ngỡ đó, để nhìn những chi tiết đó, để nhìn rộng hơn, nhìn gần hơn, và để nghĩ trẻ hơn khiến chúng ta cảm thấy như những người mới bắt đầu. Điều đó không dễ. Nó yêu cầu ta đi ngược lại với những điều cơ bản nhất chúng ta vẫn nghĩ về thế giời này. Nhưng nếu ta làm được ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu. Đối với tôi, sẽ là một thiết kế tốt hơn. Với bạn, có thể là một thứ gì đó khác, một thứ đầy ý nghĩa. Thử thách của chúng ta là hàng ngày thức giấc và nói, "Làm thế nào để trải nghiệm thế giới tốt hơn?" Nếu chúng ta làm được điều đó, rất có thể, chúng ta có thể thoát khỏi những cái mác trái cây khó chịu này. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Khoảng 10 năm trước, tôi đã trải qua khoảng thời gian hơi khó khăn. Vì thế tôi quyết định đi gặp một nhà trị liệu. Tôi gặp cô ấy được vài tháng thì một ngày cô nhìn thẳng vào tôi và nói, "Thực sự ai đã nuôi chị đến khi chị lên 3 vậy?" Có vẻ là một câu hỏi rất kỳ lạ. Tôi trả lời, "Bố mẹ tôi." Cô ấy nói,"Tôi không nghĩ đó thực sự là thế; Bởi vì nếu nó là đúng, Chúng ta sẽ đối mặt với một thứ còn phức tạp hơn cả như thế này Nó nghe như là một câu nói đùa, nhưng tôi biết cô ấy thành thật. Bởi vì khi lần đầu tôi nhìn cô ấy, tôi đang cố gắng thành người hài nhất trong căn phòng. Tôi thử nói đùa, nhưng cô ấy bắt thóp rất nhanh, Rồi bất cứ lúc nào tôi cố đùa, cô ấy sẽ nhìn vào tôi và nói, "Thật ra là không có vui." (Tiếng cười) Nó thật kinh khủng. Vì thế tôi biết tôi phải nghiêm trọng hơn, thế là tôi hỏi bố mẹ Ai thực sự đã nuôi con cho đến khi con lên 3? Với sự ngạc nhiên của tôi, họ bảo người chăm sóc tôi đầu tiên là một người họ hàng xa. Tôi đã gọi cô ấy bằng dì. Tôi nhớ dì ấy rất rõ, Cảm giác cứ như dì đã là một phần cuộc sống của tôi khi tôi lớn hơn. Tôi nhớ mái tóc dài và suông mượt cả cái cách nó tung bay,cứ như là một bức màn ấy và khi dì cúi xuống để bế tôi; với giọng miền Nam Thái nhẹ nhàng; cái cách mà tôi sẽ bám lấy dì ấy, thậm chí khi dì chỉ muốn đi vào phòng tắm hay kiếm gì đó để ăn. Tôi yêu dì, nhưng với cái tính bướng bỉnh của trẻ con có thỉnh thoảng trước khi dì hiểu rằng tình yêu cũng cần sự buông thả. Nhưng kỉ niệm rõ ràng và sâu sắc nhất của tôi về dì, đồng thời cũng là một trong những kỉ niệm của cuộc đời tôi. Tôi nhớ dì bị đánh và tát bởi một thành viên trong gia đình. Tôi nhớ đã hét loạn lên và tôi muốn mọi thứ dừng lại, giống như tôi mỗi lần làm khi sự việc xảy ra, cho điều rất nhỏ bé như đòi đi chơi với bạn bè của dì, hay chỉ là về muộn một xíu. Tôi trở nên bướng với cách đối xử của dì, rồi rốt cuộc, dì lại bị đánh phía sau cánh cửa kín. Mọi thứ trở nên quá tồi tệ đối với dì đến nỗi dì đã bỏ chạy. Khi đã lớn, tôi mới biết được rằng dì chỉ mới 19 tuổi khi được gởi qua từ Thái Lan đến Mĩ để chăm sóc cho tôi, bằng một cái visa khách du lịch. Dì làm việc ở Illinois một thời gian, trước khi cuối cùng quay về lại Thái Lan, nơi mà tôi tìm lại được dì, ở một đại hội chính trị tại Bangkok. Tôi níu lấy dì lại, giống như tôi đã làm khi tôi còn là một đứa con nit rồi tôi thả ra, và sau đó tôi hứa rằng tôi sẽ gọi dì. Tuy, tôi chưa bao giờ gọi. Bởi vì tôi sợ rằng nếu tôi nói tất cả rằng dì có ý nghĩa rất lớn với tôi rằng có lẽ tôi giữ phần quan trọng nhất của người mà tôi trở thành bởi sự chăm sóc và chỉ từ " Con xin lỗi" lại nặng trĩu để toát ra mọi tội lỗi, xấu hổ và cả giận dữ với bản thân với tất cả mọi thứ dì đã phải chịu đựng để chăm sóc cho tôi miễn là dì có thể Tôi nghĩ nếu tôi nói những lời đó,tôi sẽ không bao giờ dừng khóc lại lần nữa. Bởi vì dì đã cứu tôi. Và tôi thì không làm gì được gì cho dì cả. Tôi là một nhà báo, tôi đã viết và nghiên cứu về buôn bán người trong tám năm qua và thậm chí như vậy, tôi không bao giờ đặt câu chuyện cá nhân ấy cùng công việc của tôi cho đến khi khá gần đây. Tôi nghĩ ngăn điều sâu thẳm này thật sự biểu tượng cho sự hiểu lầm của đa số chúng ta về buôn bán người. Vì buôn bán người dần thịnh hành, phức tạp và gần với chỗ sinh sống nhiều hơn đa số chúng ta nhận ra. Tôi dành thời gian trong tù và nhà chứa, gặp mặt hàng trăm người sống sót và thực thi pháp luật, nhân viên NGO. Lúc tôi nghĩ về điều mà chúng ta đã làm về việc buôn bán người, thì tôi rất thất vọng. Phần nào bởi chúng ta thậm chí không nói thẳng vào vấn đề cả. Khi tôi bảo "buôn bán người," đa số các bạn chắc không nghĩ về những người giống như dì tôi. Bạn có thể nghĩ về một cô bé hay một phụ nữ, bị mụ tú bà bắt phải làm gái bằng bạo lực. Đó là một trải nghiệm thật, và đó là một câu chuyện có thật. Nó khiến tôi giận dữ mặc dù rằng thực tế còn kinh khủng hơn cả tình huống như thế nữa. Là một nhà báo, tôi rất quan tâm đến sự đối xử của con người với nhau qua ngôn ngữ và cái cánh mà chúng ta kể câu truyện, với máu me, chi tiết bạo lực, diện mạo tục tĩu -- Tôi gọi đó là "nhìn vào nỗi đau của cô ấy đi" các nhà báo. Ta dùng câu truyện đó để thoả mãn bản thân rằng buôn bán người là việc một người xấu làm việc xấu với một cô bé ngây thơ. Câu truyện đó dẫn ta vào một cái bẫy. Nó lấy đi mọi ngữ cảnh xã hội rằng ta có thể buộc tội cho, cho cấu trúc bất công bằng, hay sự nghèo nàn, hay rào cản cho sự di cư. Ta để bản thân nghĩ việc buôn bán người chỉ là việc ép họ phải đi làm gái, trong khi sự thật, buôn bán người được đặt vào trong cuộc sống hằng ngày. Hãy để tôi cho bạn hiểu. Ép mại dâm chiếm khoảng 22% tỉ lệ của việc buôn bán người. 10% là lạm dụng lao động tại Mĩ. nhưng tới 68% là mục đích để tạo nên tài sản và phục vụ giao hàng mà đa số chúng ta tin cận mỗi ngày, trong lĩnh vực nông nghiêp, công việc gia đình hay xây dựng. Đó là thức ăn, chăm sóc và chỗ trú. Bằng cách nào đó, các công nhân cần thiết nhất cũng là trong số người bị bóc lột và không được trả đầy đủ nhất ngày nay. Buôn bán người là việc sử dụng vũ lực, gian lận hay cưỡng ép để buộc người khác lao động. Và nó được tìm thấy ở những cánh đồng bông, mỏ coltan hay thậm chí là rửa xe ở Norway và Anh. Nó được thấy tại quân đội Mĩ ở Iraq và Afghanistan. Thấy tại công nghiệp bắt cá Thái Lan Nơi mà đã trở thành nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Nhưng đâu là sự thật đằng sau tất cả những con tôm rẻ và dồi dào đó? Quân đội Thái bị bắt vì bán những người di cư Miến Điện và Campuchia trên các con tàu đánh cá. Các tàu đánh cá được đưa ra ngoài, đàn ông bị bắt phải làm việc, và họ sẽ bị vứt bỏ ra biển nếu như bị bệnh, hay là cố gắng chống cự lại. Cá sau đó được dùng để nuôi tôm, sau đó tôm được bán cho 4 nhà bán lẻ trên toàn cầu: Costco, Tesco, Walmart and Carrefour. Buôn bán người được tìm thấy ở quy mô nhỏ hơn thế nữa, ở những nơi bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng. Tên buôn bắt những đứa trẻ đi lái xe tải chở kem, hay hát tại dàn hợp xướng trẻ em. Việc bán thậm chí được tìm thấy tại một tiệm tóc bện tại New Jersey. Âm mưu trong đó thật không thể tin được. Tên buôn tìm thấy những gia đình trẻ từ Ghana và Togo, sau đó họ bảo " Con gái bạn sẽ có cơ hội để giáo dục tốt tại Mĩ." Kế tiếp họ được định để thắng xổ số thẻ xanh Visa, rồi chúng nói,"Chúng tôi sẽ giúp bạn. Chúng tôi sẽ đưa bạn vé máy bay Chúng tôi sẽ trả phí cho bạn. Tất cả bạn phải làm là mang theo bé gái đi cùng, nói đó là chị hay là vợ của bạn. Khi nào mọi người đến New Jersey, bé gái sẽ bị bắt đi, và phải làm việc 14 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần, trong 5 năm. Họ đem lại cho những tên buôn gần 4 triệu đô. Đây là một vấn đề rất lớn. Vậy chúng ta đã làm gì về nó? Chúng ta chủ yếu là hệ thống tư pháp hình sự. Nhưng nên nhớ, phần lớn nạn nhân của việc này là những người nghèo thiệt thòi Họ là những người di cư, người da màu. Thỉnh thoảng họ là người bán dâm. Và đối với dân số như thế này, hệ thống tư pháp đã là một phần của vấn đề, hơn là một giải pháp. Khi đưa ra sau khi đã nghiên cứu, trong các nước phạm vi từ Bangladesh đến Mĩ, giữa tỉ lệ 20 % và 60 % số người mại dâm đã được điều tra nói rằng họ bị hãm hiếp hay hành hung bởi cảnh sát trong năm vừa qua. Những người làm gái, bao gồm những người bị bán vào đó, thông thường nhận nhiều tội án vì mại dâm. Sở hữu hồ sơ tội phạm đó làm cho nó trở nên khó khăn hơn để thoát khỏi đói nghèo, lạm dụng, hay rời khỏi nhà gái, nếu người đó thật sự khát khao. Nhân viên bên ngoài của lĩnh vực mại dâm nếu họ cố gắng chống cự lại, họ có nguy cơ sẽ bị trục xuất. Trong trường hợp sau điều tôi đã nghiên cứu, chủ thuê không vấn đề kêu gọi thực thi pháp luật để thử và đe dọa trục xuất những công nhân nổi bật. Nếu những người làm bỏ chạy, họ có nguy cơ trở thành một phần của số lượng lớn công nhân không giấy tờ người cũng bị đưa ra như những món đồ chơi của pháp luật nếu họ bị bắt. Thực thi pháp luật có nghĩa vụ phải xác định nạn nhân và truy tố kẻ buôn người Nhưng ngoài con số ước lượng là 20 triệu nạn nhân trên toàn thế giới, họ chỉ mới giúp đỡ và phát hiện ít hơn 50,000 người. Nó giống như so sánh dân số của thế giới với dân số của Los Angeles, nói theo tỉ lệ. Đối với người bị kết án, ngoài khoảng mức dự tính 5.700 người trong năm 2013, ít hơn 500 cho buôn bán lao động. Nên nhớ buôn bán lao động chiếm tới 68 % của việc buôn bán, nhưng ít hơn 10 % những người bị kết tội. Tôi từng nghe một chuyên gia nói rằng buôn bán diễn ra ở những nơi chứa lòng tham. Tôi muốn thêm một yếu tố nữa. Buôn bán người diễn ra trong lĩnh vực mà công nhân được loại bỏ khỏi sự bảo vệ, và từ chối quyền được tổ chức. Buôn bán người không diễn ra vô nghĩa. Nó xảy ra trong một hệ thống làm việc suy thoái. Bạn có thế nghĩ, ồ, cô ta đang nói thất bại của quốc gia,hay nước sau chiến tranh. Tôi thật sự đang nói về nước Mĩ. Để tôi làm rõ cho bạn hiểu. Tôi bỏ nhiều tháng tìm hiểu cách buôn người gọi là Global Horizons, Bao gồm hàng trăm công nhân Thái. Tất cả được gửi qua Mỹ, để làm việc tại một cơ sở trồng dứa, và vườn táo Washington, và bất cứ đâu công việc được cần. Họ được hứa 3 năm công việc nông nghiệp ổn định. Vì vậy họ liều. Họ bán đất, họ bán đồ trang sức của vợ. để cung cấp hàng trăm mức phí tuyển mộ cho công ty này, Global Horizons. Nhưng một khi họ được gởi qua, hộ chiếu của họ sẽ bị tịch thu. Môt vài người đàn ông bị đánh và giữ bằng cách chĩa súng. Họ làm rất cật lực đến nỗi họ ngã trên cánh đồng. Điều này làm tôi rất xót xa. Sau khi tôi trở về nhà, tôi lang thang qua các cửa hàng tạp hoá và tôi bị giữ lại tại một bộ phận sản xuất. Tôi nhớ bữa ăn trên cả tuyệt vời của những người tồn tại ở Global Horizons sẽ làm cho tôi mỗi lần tôi tới phỏng vấn họ. Họ hoàn tất một bữa ăn với cái đĩa toàn dâu có cuống, và khi họ đưa cho tôi, họ bảo, "Đây có phải loại dâu cô ăn với những người đặc biệt tại Mĩ? và liệu nó có vị tốt hơn khi cô biết người lấy chúng cho cô?" Khi tôi đứng ở cửa hàng vài tuần sau, tôi nhận ra tôi không biết sẽ phải cảm ơn ai cho thức ăn này, và không biết họ được đối xử như thế nào. VÌ vậy, là một nhà báo, tôi bắt đầu đào sâu vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Và tôi tìm thấy có quá nhiều cánh đồng, nhưng quá ít các thanh tra lao động. Tôi thấy cái đa dạng của sự tin cậy không thể chối bỏ giữa người trồng, người phân phối và người xử lý, và chỉ có chúa mới biết còn ai nữa Những người tồn tại ở Global Horizons được gởi qua Mĩ trên một chương trình lao động tạm thời. Chương trình đó ràng buộc tình trạng pháp lý của một người với người chủ, và ngăn người đó có quyền được tổ chức. Lưu ý, không một điều gì tôi đang miêu tả về lĩnh vực nông nghiệp này hay là chương trình lao động tạm thời là thật sự buôn bán người. Nó chỉ đơn thuần những điều chấp thuận được về mặt pháp lý. Và tôi cho rằng đây là điều kiện hấp dẫn cho việc bóc lôt. Và tất cả chúng đã được giấu khỏi tôi, trước khi tôi cố gắng để hiểu chúng. Tôi không phải người duy nhất vật lộn với những vấn đề này. Pierre Omidyar, người tạo nên eBay, là một trong những nhà hảo tâm chống buôn bán người lớn nhất thế giới. Và thậm chí anh ta tình cờ chạm đến khoảng đầu tư 10 triệu đô la cho các nơi trồng dứa như đã trích dẫn là có điều kiện làm việc tồi tệ nhất đối với trường hợp công ty Global Horizons đó. Khi ông tìm ra, ông và vợ mình đã bị choáng và khiếp sợ, và họ tiếp xúc công việc biên tập viên cho một tờ báo, nói rằng nó tuỳ theo cách mỗi chúng ta học mọi thứ ta có thể về lao động và chuỗi cung ứng của các sản phẩm mà ta hỗ trợ. Tôi hoàn toàn đồng ý. Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi chúng ta quyết định sẽ không còn tiếp tục ủng hộ cho các công ty nếu họ không loại bỏ cách khai thác từ lao động và chuỗi cung ứng của mình? Nếu ta yêu cầu luật pháp kêu gọi cho điều tương tự? Nếu tất cả các CEO ngoài đó quyết định rằng họ sẽ hoàn thành công việc của họ đến cùng và nói,"không còn nữa"? Nếu chúng ta kết thúc phí tuyển mộ cho các công nhân di cư? Nếu ta quyết định người khách lao động đó nên có quyền được tổ chức mà không sợ hãi hay thù hận? Đây sẽ là các ý kiến được nghe trên toàn thế giới. Đây không là vấn đề về việc mua một tuyệt phẩm công bằng và gọi nó như ngày nay, mua một vùng tội lỗi tự do bằng tiền của bạn. Đó không phải cách nó hoạt động. Đây là một quan điểm để thay đổi một hệ thống đã hư hỏng, và chúng ta không cố ý nhưng lại sẵn sàng chấp nhận bản thân lợi dụng và làm lợi từ nó quá lâu. Chúng ta thường dừng lại ở nạn nhân sống sót của việc buôn bán người. Nhưng đó không phải kinh nghiệm của tôi về họ. Suốt những năm tôi nói chuyện với họ, họ đã dạy tôi rằng chúng ta nhiều hơn số ngày tệ nhất. Mỗi con người nhiều hơn những điều ta đã trải qua. Đặc biệt là những người bị buôn sống sót. Những người này là những người tháo vát, kiên cường và có trách nhiệm nhất trong xã hội của họ. Họ là những người mà bạn sẽ đánh cược vào. Bạn có thể nói, tôi sẽ bán nhẫn, bời vì tôi có cơ hội để đưa bạn đến một tương lai tươi đẹp hơn. Đó là hy vọng của sứ thần. Những người tồn tại không cần được cứu. Họ cần sự đoàn kết bởi họ ở phía sau một số trong những sự lý thú nhất ở hoạt động công bằng xã hội ngày nay. Các bà vú và quản gia người đã bước đi với cùng với gia đình mình và gia đình người chủ Sự tích cực của họ đem lại cho chúng tôi về một hiệp ước quốc tế về quyền lao động trong nước. Phụ nữ Nepali bị bán vào lĩnh vực mại dâm Họ tụ họp lại, và rồi họ quyết định rằng họ sẽ tạo nên một tổ chức chống buôn bán người đầu tiên trên thế giới thật sự đứng đầu và điều hành bởi những người tồn tại. Những công nhân ở xưởng đóng tàu tại Ấn độ bị bán để tái thiết lại sau cơn bão Katrina. Họ bị đe dọa trục xuất, nhưng ho trốn thoát khỏi công việc phức hợp và đi từ New Orleans đến Washington, để bảo vệ sự khai thác lao động. Họ cùng sáng lập một tổ chức gọi là liên minh công nhân khách quốc gia, và bằng tổ chức này, họ đã giúp đỡ hàn gắn vết thương với các công nhân khác đưa họ đến ánh sáng và thoát khỏi lạm dụng trong chuỗi cung ứng ở nhà máy Walmart và Hershey. Và mặc dù Sở Tư Pháp từ chối nhận lấy các trường hợp của họ, một đội luật sư về quyền công dân đã lần đầu thắng qua hàng chục vụ kiện dân sự tháng 3 này, và lấy lại cho khách hàng 14 triệu đô. Những người tồn tại đang chiến đấu cho người mà họ thậm chí chưa biết tới, các công nhân khác, và cho khả năng của chỉ một thế giới với tất cả chúng ta Đây là cơ hội để làm điều tương tự Đây là cơ hội để tạo nên quyết định nói lên chúng ta là ai, với một người dân và một xã hội; sự thịnh vượng của chúng ta sẽ không kéo dài được nữa, miễn là nó gắn chặt với nỗi đau của người khác; rằng cuộc sống của chúng ta gắn chặt với nhau; và chúng ta có sức mạnh để tạo nên một lựa chọn khác Tôi rất miễn cưỡng khi chia sẻ về câu chuyện của dì đối với bạn. Trước khi tôi bắt đầu tiến trình TED này và leo lên ở thứ hạng này, Tôi đã nói sự thật với một số người về nó, bời vì, giống như nhiều nhà báo, tôi rất thích thú học hỏi về câu chuyện của các bạn hơn là chia sẻ nó, nếu tất cả thứ đó, là của bản thân tôi. Tôi cũng chưa hoàn tất sự tích cực của một nhà báo về nó. Tôi chưa đưa yêu cầu cho núi tài liệu của mình, và phỏng vấn mọi người và mẹ họ, và tôi vẫn chưa tìm thấy dì tôi. Tôi không biết câu chuyện gì diễn ra với dì, và của cuộc đời dì nữa. Câu chuyện mà tôi đã nói cho bạn là lộn xộn và chưa hoàn thành. Nhưng tôi nghĩ nó phản ánh sự lộn xộn và trạng thái chưa hoàn thiện của chúng ta, khi đó là việc buôn bán người. Tất cả chúng ta dính líu đều vướng vào vấn đề này. Nhưng nó nghĩa là chúng ta cũng là một phần của lời giải. Nghĩ ra làm thế nào để xây dựng một thế giới công bằng là điều mà ta phải làm, và câu chuyện mà ta phải kể. Vậy hãy để chúng ta nói nó con đường ta phải làm, từ ban đầu. Hãy để chúng ta kể với nhau về câu chuyện này. Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Ngày 1 tháng 11 năm 2002, ngày đầu tiên tôi làm hiệu trưởng. Nhưng tôi chẳng xa lạ gì khu học xá của quận Philadelphia này. Tôi vốn tốt nghiệp từ các trường công của học khu này. Và sau đó tôi dạy học cho trẻ khuyết tật trong suốt 20 năm. ở một ngôi trường thu nhập thấp và yếu kém phía Bắc Philadelphia, nơi tội phạm tràn lan và tỉ lệ người cực nghèo vào hàng cao nhất nước Mỹ. Ngay khi tôi bước chân vào ngôi trường mới, thì một trận đánh nhau to nổ ra giữa các em gái. Sau khi đã nhanh chóng kiểm soát tình hình, Tôi lập tức triệu tập một cuộc họp ở thính phòng của trường để tự giới thiệu mình là hiệu trưởng mới ở đây. (Khán giả vỗ tay) Tôi bước vào thính phòng, tức giận, có chút lo lắng. (Khán giả cười) Nhưng tôi quyết tâm sẽ lập lại kỷ cương ở ngôi trường mới này. Tôi giữ giọng đanh thép nhất có thể, đề ra các quy định mới về thái độ ở trường, và các yêu cầu về việc học. Bỗng nhiên, một em gái ngồi tít phía cuối thính phòng đứng dậy và nói to: "Em thưa cô, em thưa cô!" Mọi ánh mắt đổ về phía em đó, và em nói: "Cô đừng gọi đây là trường học nữa. Đây không phải là một trường học." Bằng một câu nói ấy thôi Ashley bỗng nói trúng phóc những gì tôi luôn cảm thấy nhưng chưa thể diễn tả cho rõ ràng được về những gì đã xảy ra ở một ngôi trường hư hỏng mà tôi từng học cũng trong khu vực này nhiều năm trước. Ngôi trường đó quả thật không phải một trường học. Mười năm sau, vào năm 2012, Đây là ngôi trường yếu kém thứ ba tôi làm hiệu trưởng Tôi sẽ là vị hiệu trưởng thứ tư trường trong nhiệm kỳ 4 năm. Trường mang tiếng là một trường hư hỏng và nguy hiểm bất trị do thành tích học tập kém cỏi nhiều học sinh sử dùng vũ khí, ma tuý, hành hung, và bị bắt giữ. Tôi vừa bước đến trước cổng trường và cố mở cổng, thì phát hiện cổng trường đã bị khoá bằng xích Tôi có thể nghe thấy giọng Ashley vang lên bên tai tôi "Em thưa cô! Em thưa cô! Đây không phải là một trường học." Hội trường tối mò vì thiếu đèn. Hàng đống đồ đạc và bàn ghế cũ hỏng chất đầy các lớp học, Hàng biển tài liệu và nhu liệu không dùng đến. Đây đúng không phải là một trường học. Thời gian trôi qua, tôi nhận ra các lớp học gần như vắng tanh. Các em sợ không dám đến lớp sợ hãi những chuyện có thể xảy ra ở trường học; sợ bị chế giễu khi phải ăn phần đồ ăn phát miễn phí ở căng tin. Các em sợ đánh nhau và sợ bị bắt nạt. Đây không phải một trường học. Rồi đến giáo viên, họ cũng cực kỳ lo sợ cho sự an toàn của bản thân họ Vậy nên họ không kỳ vọng gì ở học sinh và chính họ. Họ hoàn toàn không ý thức được rằng chính họ cũng góp phần vào việc huỷ hoại văn hoá của ngôi trường. Đây chính là điều đáng ngại nhất. Các bạn thấy đấy Ashley nói rất đúng, không chỉ đối với trường của em ấy mà còn đúng với rất nhiều ngôi trường khác dành cho học sinh diện nghèo. Những ngôi trường ây hoàn toàn không phải trường học Nhưng ta có thể thay đổi thực tế này. Tôi sẽ kể cho các bạn tôi đã thay đổi trường Strawberry Mansion bằng cách nào. Bất cứ ai từng làm việc với tôi đều biết tôi khét tiếng với các khẩu hiệu. (Khán giả cười) Hôm nay tôi xin giới thiệu ba khẩu hiệu quan trọng nhất trong các nỗ lực thay đổi của chúng tôi. Khẩu hiệu đầu tiên Làm lãnh đạo phải quyết đoán. Tôi luôn tin rằng tất cả những gì xảy ra ở trường, tốt hay xấu đều do vị hiệu trưởng. Tôi là hiệu trưởng, và đã là hiệu trưởng thì phải lãnh đạo. Tôi sẽ không ở lì trong văn phòng, tôi sẽ không phó thác trách nhiệm của tôi cho cấp dưới, và sẽ không ngại xử lý bất cứ vấn đề gì có hại cho các em, dù cho tôi có bị ghét đi chăng nữa. Tôi là một người lãnh đạo, nên tôi biết tôi không thể tự mình làm được hết mọi việc. Vì vậy, tôi đã triệu tập một ban lãnh đạo tốt nhất gồm những người vẫn tin vào khả năng của các em. Cùng nhau, chúng tôi giải quyết từ những việc nhỏ trước, như tự tay lắp đặt lại từng chiếc tủ cá nhân để mỗi em đều có một chiếc tủ đồ an toàn. Chúng tôi trang trí lại tất các bảng tin trong trường bằng những mẩu thông điệp tích cực rực rỡ và nhiều màu sắc. Chúng tôi tháo xích khỏi cổng trước. Chúng tôi thay bóng đèn, Chúng tôi lau chùi các phòng học đến từng ngóc ngách, tái chế những sách vở không cần thiết và thải đi hàng đống tài liệu và đồ đạc cũ. Mỗi ngày chúng tôi dọn ra hai xe tải phế liệu. Và đương nhiên, đương nhiên chúng tôi giải quyết đến những việc lớn như gây lại quỹ trường học để có kinh phí trang trải cho giáo viên và nhân viên. Chúng tôi xây dựng lại từ đầu thời khoá biểu ở trường. lập một loạt các giờ bắt đầu và kết thúc, cho các lớp học phụ đạo, lớp học bồi dưỡng, các hoạt động ngoại khoá, giờ tư vấn, trong suốt thời gian ở trường. Suốt thời gian ở trường. Chúng tôi tạo ra một kế hoạch bố trí chỉ định vị trí của từng nhân viên hỗ trợ, từng sĩ quan cảnh sát, mọi lúc trong ngày. Chúng tôi giám sát từng giây một. Sáng tạo lớn nhất của chúng tôi là một chương trình kỷ luật trong toàn trường có tên gọi "Không nhân nhượng." Đó là một hệ thống quy định cách hành xử được thiết kế để thúc đẩy những hành xử tích cực . Kết quả là gì? Trường Strawberry Mansion đã được gạch khỏi danh sách nguy hiểm bất trị ngay trong năm đầu tiên -- (Khán giả vỗ tay) sau suốt 5 năm liên tiếp bị liệt vào danh sách này. Người lãnh đạo biến cái không thể thành có thể Suy nghĩ đó đã đưa tôi đến khẩu hiệu thứ hai: "Đã như vậy rồi. Chúng ta phải làm gì?" (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) Khi nhìn vào các con số thống kê, và tiếp xúc với giáo viên, thì có cả ngàn lý do khiến họ để trường Strawberry Mansion bị liệt vào loại hư hỏng và nguy hiểm. Họ nói chỉ có 68% học sinh đi học đều, 100% học sinh là con nhà nghèo, Chỉ có 1% phụ huynh đi họp. Nhiều em học sinh sinh ra trong gia đình bố mẹ ở tù và gia đình thiếu bố hoặc mẹ. 39% các em có nhu cầu đặc biệt. Dữ liệu thống kê của chính phủ cho biết chỉ 6% các em thành thạo môn đại số và chỉ 10% các em khá môn văn học. Sau khi nghe họ kể xong về hoàn cảnh khó khăn của các em, và rằng các em hỏng như thế nào, tôi nhìn thẳng vào họ và hỏi: "Thế thì đã sao? Thì sao? Chúng ta phải làm gì để cải thiện nó?" (Khán giả vỗ tay) Loại bỏ tất cả mọi lý do lý trấu trở thành công việc chính của tôi. Chúng tôi buộc tất cả những người lý do lý trấu tham gia một chương trình nâng cao nghiệp vụ bắt buộc, làm nền tảng để tập trung chuyên sâu vào dạy và học. Sau những quan sát kỹ lưỡng, Chúng tôi phát hiện ra rằng không phải các giáo viên không biết phải dạy điều gì mà họ không biết phải dạy như thế nào khi khả năng của các em quá khác nhau. Vì vậy chúng tôi đã phát triển một hình mẫu giảng dạy tập trung vào việc hướng dẫn giáo viên dạy những nhóm học sinh nhỏ, để đáp ứng nhu cầu riêng của từng em trong lớp học. Kết quả ư? Sau một năm, dữ liệu của chính phủ thống kê điểm môn đại số của học sinh trường chúng tôi đã tăng 171% điểm môn văn học tăng 107% (Khán giả vỗ tay) Chúng tôi vẫn còn nhiều điều phải làm lắm, vẫn còn nhiều điều phải làm lắm. nhưng chúng tôi tiếp cận mọi khó khăn với một tinh thần "Thế thì đã sao? ". Và điều đó dẫn tôi đến khẩu hiệu thứ ba, khẩu hiệu cuối cùng. (Khán giả cười) Nếu hôm nay chưa có ai nói rằng họ yêu các em, thì hãy nhớ rằng cô yêu các em, và sẽ luôn như thế Học sinh của tôi gặp đủ mọi vấn đề: vấn đề xã hội, vấn đề tình cảm, vấn đề kinh tế mà có lẽ bạn không bao giờ tưởng tượng được. Có em còn đã làm cha mẹ, có em thì hoàn toàn đơn độc. Nếu có ai hỏi tôi bí quyết thật sự làm thế nào mà tôi giữ cho trường Strawberry Mansion tiếp tục tiến bộ Tôi sẽ trả lời rằng, đó là vì tôi yêu học sinh của tôi, và tôi tin vào khả năng của các em một cách vô điều kiện. Khi tôi nhìn các em, tôi chỉ thấy những tiềm năng, và đó là vì tôi cũng đã từng như các em vậy. Tôi cũng lớn lên ở Bắc Philadelphia. Tôi biết cảm giác đi học ở một ngôi trường không đáng là trường học là như thế nào. Tôi biết cái cảm giác băn khoăn, không biết liệu có thể có một cách nào để thoát khỏi đói nghèo. Nhưng nhờ có mẹ tôi, tôi đã biết ước mơ dù đói nghèo bủa vây tôi. Vì vậy (Khán giả vỗ tay) Nếu tôi muốn hướng học sinh của tôi tới những ước mơ và mục đich trong cuộc sống, thì tôi phải biết được hoàn cảnh của các em. Thế nên tôi phải dành nhiều thời gian với các em. Ngày nào tôi cố gắng đến nhà ăn tập thể. (Khán giả cười) Và trong bữa trưa, tôi nói chuyện với các em về những điều riêng tư nhất. Ngày sinh nhật các em, tôi hát chúc mừng sinh nhật mặc dù giọng tôi thì không thể chấp nhận được. (Khán giả cười) Tôi hay hỏi các em, "Sao biết cô hát dở mà các em cứ bắt cô hát thế?" (Khán giả cười) Các em trả lời rằng, "Vì bọn em muốn cảm thấy mình là người đặc biệt" Chúng tôi tổ chức những buổi gặp mặt hàng tháng để lắng nghe những băn khoăn, những điều các em đang thắc mắc. Các em hay hỏi những câu hỏi như "Tại sao bọn em phải tuân theo quy định?" "Sao mà có lắm hình phạt thế?" "Sao không để cho bọn em thích làm gì thì làm?" (Khán giả cười) Tôi trả lời từng câu hỏi một một cách chân thật, đổi lại tôi nhận được sự lắng nghe và xoá được những hiểu lầm. Từng giây phút tôi đều dạy cho các em được điều gì đó. Đổi lại, đổi lại những gì tôi thu được từ sự quyết đoán trong các quy định và hình phạt là sự tôn trọng của các em Tôi giữ vững nguyên tắc của tôi và vì thế mà cô trò tôi có thể cùng nhau đạt được những thành quả. Các em đều hiểu rõ những kỳ vọng của tôi đối với các em và hàng ngày tôi vẫn lặp đi lặp lại những yêu cầu ấy trên loa trường. Tôi nhắc nhở các em, (Khán giả cười) tôi nhắc nhở các em về những giá trị cốt lõi của sự tập trung, của truyền thống, của sự xuất sắc, của sự trung thực và kiên trì. Tôi nhắc nhở các em ngày ngày rằng giáo dục có thể thay đổi cuộc đời các em. Và tôi luôn kết thúc thông báo bằng câu: "Nếu hôm nay chưa có ai nói rằng họ yêu các em, hãy nhớ rằng cô yêu các em, và sẽ luôn như thế." Những lời của Ashley "Thưa cô, thưa cô, đây không phải là một trường học." sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí tôi. Nếu chúng ta muốn đạt được tiến bộ thực sự trong việc xoá nghèo đói, thì phải đảm bảo rằng mỗi ngôi trường cho trẻ em nghèo là một trường học thật sự, một trường học, một trường học, (Khán giả vỗ tay) một ngôi trường cho các em kiến thức và đào tạo tư duy để dẫn lối cho các em trong thế giới này. Tôi không biết tất cả mọi điều, nhưng tôi biết chắc rằng những ai có vinh dự, và có trách nhiệm lãnh đạo một ngôi trường cho trẻ em nghèo phải lãnh đạo một cách thật sự. Khi chúng ta đối mặt với những thử thách to lớn đến khó tin, chúng ta phải dừng lại và tự nói với bản thân rằng: "Thế thì đã sao? Chúng ta phải làm gì để giải quyết nó?" Khi lãnh đạo, không bao giờ được quên rằng mỗi một học sinh dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ, thường bị xã hội đen tối xung quanh vùi dập. Nhưng bất kể xã hội quanh các em có đen tối đến đâu đi chăng nữa, chúng ta phải luôn cho các em một hy vọng, một sự quan tâm hoàn toàn, một niềm tin không lung lay kiên định kỳ vọng ở các em, Và chúng ta phải thường xuyên nhắc lại rằng Nếu hôm nay chưa có ai nói rằng họ yêu các em, hãy nhớ rằng chúng ta yêu các em, và sẽ luôn như thế. Xin cám ơn các bạn. (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Tôi yêu thích một điều kỳ bí vĩ đại, và tôi bị cuốn hút bởi những bí ẩn khoa học chưa thể lý giải, có lẽ đó là sở thích cá nhân. Điều đó nói lên tính cách mỗi người, và tôi không thể dừng sự tò mò. Điều bí ẩn đó là : Cái gì tạo nên mối quan hệ giữa não và sự trải nghiệm nhận thức, ví dụ trải nghiệm của bạn về vị socola hay về cảm xúc khi chạm vào nhung? Ngày nay, bí ẩn này không mới. Năm 1868, Thomas Huxley viết "Việc một thứ kỳ diệu như ý thức của con người nảy sinh chỉ nhờ kích thích tế bào não cũng khó hiểu hệt như sự xuất hiện của thần đèn khi Aladdin cọ vào cây đèn." Huxley biết rằng hoạt động của não và những trải nghiệm ý thức có mối tương quan với nhau, nhưng ông không thể giải thích tại sao. Với khoa học lúc bấy giờ, đó là một bí ẩn. Rất nhiều năm kể từ thời của Huxley, khoa học đã phát hiện thêm nhiều điều về hoạt động của não, nhưng mối tương quan giữa hoạt động não và sự trải nghiệm nhận thức vẫn còn là một bí ẩn. Tại sao? Tại sao lại có quá ít tiến độ về mặt này? Một số chuyên gia nghĩ rằng chúng ta không thể giải quyết vấn đề này bởi ta không đủ thông minh và thiếu những khái niệm cần thiết Chúng ta không mong những con khỉ giải quyết được những vấn đề cơ học lượng tử, và cũng giống như vậy, chúng ta không mong loài người giải quyết được vấn đề này. Nhưng tôi không đồng ý. Tôi lạc quan hơn. Tôi nghĩ chúng ta đơn thuần đang đặt ra một giả định hoàn toàn sai. Một khi chúng ta điều chỉnh lại thì có thể giải quyết được vấn đề. Nay tôi xin chia sẻ với bạn phép giả định đó là gì, tại sao nó sai, và sửa như thế nào. Hãy bắt đầu với câu hỏi: Chúng ta có nhận thực tại một cách đúng đắn không? Tôi đang mở mắt và tôi có một trải nghiệm rằng có quả cà chua đỏ ở cách xa 1m. kết quả là, tôi tin rằng trong thực tại, có một quả cà chua đỏ ở cách 1m. Sau đó tôi nhắm mắt, và cái mà tôi cảm nhận chỉ còn là một vùng xám, nhưng liệu trên thực tế, vẫn còn một quả cà chua ở cách xa 1m không? Tôi nghĩ thế, nhưng liệu tôi có thể sai không? Liệu tôi đang có diễn giải sai về bản chất nhận thức của tôi không? Trước đây chúng ta cũng đã từng diễn giải sai về nhận thức của mình. Chúng ta từng nghĩ Trái Đất phẳng, bởi trông nó giống như thế. Pythagorus đã phát hiện ra rằng chúng ta sai. Sau đó chúng ta nghĩ Trái Đất là trung tâm tĩnh của Vũ trụ, một lần nữa, vì nó trông giống như thế. Copernicus và Galileo lại khám phá ra rằng chúng ta sai. Rồi Galileo tự hỏi liệu chúng ta có đang hiểu lầm những trải nghiệm của mình theo những cách khác nữa. Ông viết : "tôi nghĩ mùi, vị, màu sắc, v..v.. thuộc về nhận thức. Do đó nếu mọi sinh vật biết nhận thức biến mất, thì tất cả những tính chất đó cũng sẽ biến mất." Hiện nay, đó là một phát biểu gây sốc. Nhưng Galileo có đúng không? Liệu ta có đang hiểu lầm một cách kinh khủng những trải nghiệm của mình? Khoa học hiện đại phải nói gì về điều đó? Các nhà khoa học thần kinh cho ta biết khoảng một phần ba vỏ não tham gia vào chức năng thị lực. Khi bạn mở mắt và nhìn quanh căn phòng này, hàng tỷ nơ-ron và hàng nghìn tỷ khớp thần kinh tham gia. Điều đó gây ngạc nhiên, vì trong cách hiểu của chúng ta về thị giác, chúng ta coi nó như một chiếc camera. Thị giác chỉ chụp lại hình ảnh của thực tại khách quan một cách nguyên bản. Đúng là có một phần của thị giác hoạt động giống như một chiếc camera: mắt có thấu kính hội tụ ảnh lên võng mạc sau mắt ở đó có 130 triệu tế bào cảm quang, cho nên mắt giống như chiếc máy ảnh có độ phân giải 130 megapixel. Nhưng điều đó chưa giải thích được việc hàng tỷ nơ-ron và hàng nghìn tỷ khớp thần kinh tham gia vào quá trình này. Những neuron đó đã làm gì? Các nhà thần kinh học cho ta biết rằng chúng đang tạo ra, trong thời gian thực, tất cả hình dáng, vật thể, màu sắc và chuyển động mà chúng ta thấy. Chúng ta cảm thấy rằng bản thân đang chụp ảnh căn phòng như nó vốn có, nhưng thực ra, chúng ta chính là người dựng nên mọi thứ mà chúng ta thấy. Chúng ta không dựng nên cả thế giới trong một lúc. Hiện nay có rất nhiều minh chứng thú vị. về việc tự ta dựng nên những gì ta thấy. Tôi xin đưa ra 2 ví dụ. Ở ví dụ này, bạn nhìn thấy một số đĩa tròn đỏ bị cắt, nhưng nếu tôi hơi xoay các đĩa, đột nhiên, bạn nhìn thấy một khối 3 chiều nổi lên trên màn hình. lúc này, màn hình đương nhiên là phẳng, vậy khối 3 chiều mà bạn nhìn ra được là do bạn xây dựng nên. Ở ví dụ tiếp theo, bạn nhìn thấy các thanh màu xanh phát sáng với những đường viền khá sắc nét đang chuyển động qua vùng các dấu chấm. Thực tế, chẳng có chấm nào di chuyển cả. Tất cả những gì tôi làm ở đây là thay đổi màu sắc của các dấu chấm từ xanh sang đen rồi từ đen sang xanh. Nhưng khi tôi làm nhanh Hệ thống quan sát của bạn sẽ tạo ra những thanh màu xanh phát sáng với đường nét rõ ràng và có chuyển động. Có rất nhiều ví dụ khác, nhưng đó là 2 ví dụ để nói rằng bạn xây dựng cái mà bạn nhìn thấy. Nhưng các nhà nơ-ron học đi xa hơn. Họ nói rằng chúng ta xây dựng lại thực tế. Vậy, khi tôi có kinh nghiệm về việc mô tả một quả cà chua đỏ, kinh nghiệm đó là một sự xây dựng lại chính xác các thuộc tính của quả cà chua đỏ thật tồn tại thật, không hề phụ thuộc việc nhìn của tôi. Tại sao các nhà nơ-ron học nói rằng chúng ta không xây dựng, mà là chúng ta xây dựng lại? Lý lẽ chung được đưa ra thường liên quan đến tiến hóa. Những tổ tiên chúng ta, người mà nhìn chính xác hơn, đã có một lợi thế cạnh tranh so với những người nhìn kém chính xác, do đó họ thuận lợi hơn trong việc truyền gen. Chúng ta là con cháu của những người biết nhìn chính xác hơn, do đó ta có thể tự tin rằng, trong trường hợp bình thường, nhận thức của chúng ta chính xác. Bạn thấy điều này trong sách giáo khoa. Ví dụ, một sách giáo khoa viết rằng: "Nói theo thuyết tiến hóa, thị giác rất hữu ích bởi nó rất chính xác." Vậy ý kiến này là: những nhận thức chính xác là nhận thức phù hợp hơn. Chúng cho bạn những lợi thế sinh tồn. Ngày nay, điều này còn đúng không? Trước hết, hãy nhìn vài ví dụ trong tự nhiên. Loài bọ rùa ở Úc cánh có gợn, bóng loáng và nâu. Con cái không bay được. Khi tìm được bạn tình, con đực đậu xuống và giao phối. Có một loài khác ở vùng hẻo lánh, người Homo sapiens. Quý ông loài này có não khối được dùng để tìm bia lạnh. (Tiếng cười) Và khi tìm được thì nóc cho hết, và đôi khi ném chai ở vùng hẻo lánh này. Khi điều đó xảy ra, những chai cũng có gợn, bóng loáng, và chính cái bóng màu nâu lại kích thích các con bọ này. Các con đực này bu lại trên các chai và cố làm tình. Chúng không quan tâm đến những con bọ cái nữa. Đây là trường hợp kinh điển của con đực bỏ con cái để tìm cái chai. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Lúc đó, loài bọ này gần như tuyệt chủng. Nước Úc đã phải thay mẫu mã chai để cứu loài bọ. (Tiếng cười) Các con đực đã tìm được chính xác các con cái, trong hàng ngàn, có thể tới hàng triệu năm. Giống như là chúng đã nhìn thấy đúng thực tế, nhưng thật ra đó chỉ là bề ngoài. Sự tiến hóa cho chúng một sự giải mã. Con cái là cái gì đó có gợn, bóng loáng và có màu nâu, càng lớn càng tốt. (Tiếng cười) Thậm chí khi đang bò trường trên chai, con đực cũng không thể nhận ra sai lầm. Bây giờ bạn có thể nói, loài bọ, chắc chắn là chúng rất ngây ngô, nhưng loài có vú thì không. Loài có vú không bị lừa kiểu này đâu. Tôi sẽ không nói về nỗi đau này nữa, nhưng các bạn cũng rõ nó lắm rồi. (Cười) Điều này nêu ra một câu hỏi kỹ thuật quan trọng: Chọn lựa tự nhiên ưu tiên cho sự nhận thức đúng về thực tế phải không? May mắn thay, chúng ta không phải mò mẫm và suy đoán; vì tiến hóa là một lý thuyết chính xác theo toán học. Chúng ta có thể dùng phương trình tiến hóa để kiểm tra điều đó. Chúng ta có thể có các sinh vật khác nhau cạnh tranh trong môi trường nhân tạo, sinh vật nào tồn tại và phát triển, chính là những sinh vật có hệ thống cảm giác thích hợp hơn. Một khái niệm chính trong phương thức này là sự hợp lý. Hãy xem miếng thịt này: Miếng thịt có tác dụng gì để con vật có quyết định hợp lý? Đối với con sư tử đói đang tìm mồi, thịt thúc đẩy quyết định hợp lý. Đối với con sư tử no nê đang tìm bạn tình, thịt không thúc đẩy gì cả. Đối với con thỏ, trong mọi trường hợp, thịt không có tác động nào, vậy quyết định hợp lý phụ thuộc vào thực tế bên ngoài, đúng vậy, nhưng cũng còn phụ thuộc vào cơ thể, trạng thái và khả năng của con vật. Sự hợp lý không hoàn toàn là thực tế bên ngoài, nó là sự phù hợp giữa con vật và môi trường, không chỉ riêng môi trường, điều này được nói rõ ràng trong phương thức tiến hóa. Vậy, trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi cho chạy thử hàng trăm ngàn mô phỏng tiến hóa với nhiều môi trường khác nhau được chọn ngẫu nhiên và ở đó, các sinh vật cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn. Vài sinh vật thấy đầy đủ môi trường đó, vài loài khác chỉ thấy một phần, và một vài loài không được thấy gì , chỉ có được sự thích hợp. Nhóm nào thắng? Tôi ghét phải nói điều đó với bạn, nhưng sự nhận thức thực tế bị bế tắt. Trong hầu hết mọi thí nghiệm, sinh vật không thấy thực tế nhưng chỉ nhận ra được sự phù hợp gây ra sự hủy diệt cho sinh vật biết nhận thức thực tế. Vậy, kết luận là, tiến hóa không ưu tiên nhận thức trực tiếp hoặc nhận thức chính xác. Những nhận thức thực tế này sẽ bế tắt. Bây giờ, tuyệt chiêu là điều này. Làm sao mà việc không thấy chính xác thực tế lại cho ta thuận lợi để tồn tại? Điều này không phù hợp với trực giác. Con bọ Úc tồn tại hàng ngàn, có thể hàng triệu năm, chỉ dùng trò đơn giản và giải mã. Điều mà phương thức tiến hóa nói cho chúng ta là tất cả sinh vật, kể cả chúng ta, đều ở trên cùng con thuyền như con bọ Úc. Ta không thấy thực tế như là chính nó. Vẫn biết rằng, chúng ta cần trợ giúp của trực giác. Làm thế nào mà không nhận thức thực tế lại là hữu ích? May thay, chúng ta có một phép ẩn dụ rất hữu ích: đó là màn hình desktop của bạn. Hãy xem biểu tượng xanh này để chỉ TED Talk mà bạn đang viết. Có phải điều đó có nghĩa là tập tin văn bản trong máy tính là màu xanh, hình chữ nhật, và ở bên dưới góc phải của máy tính không? Không ai nghĩ rằng đó là một sự trình bày lệch lạc trên màn hình cả. Nó chỉ muốn trình bày với bạn thực tế của máy tính. Thật vậy, nó che giấu thực tế. Bạn không muốn biết về các đi-ôt và điện trở và tất cả megabytes phần mềm. Nếu bạn phải làm việc với nó, bạn không thể viết ra hết tập tin hoặc tạo hình ảnh của mình. Vậy ý tưởng là quá trình tiến hóa chỉ cho ta giao diện và cất giấu thực tế và hướng dẫn những hành vi phù hợp. Không gian và thời gian, như bạn nhận thức về chúng lúc này, chỉ là desktop của bạn. Đối tượng vật lý là biểu tượng trên desktop đó. Tôi biết có người phản đối: Hoffman, nếu bạn nghĩ tàu lửa chạy trên đường với vận tốc 200 dặm/giờ là một biểu tượng trên desktop của bạn, tại sao bạn không bước ra trước nó thử? Sau đó bạn đi đời, lý thuyết đó cũng theo bạn, ta biết tàu lửa này không chỉ là một biểu tượng. Tôi sẽ không bước ra trước tàu lửa vì cùng lý do mà bạn sẽ không kéo biểu tượng vào thùng rác vì có thể là: không phải tại tôi hiểu biểu tượng theo nghĩa đen -- tập tin không có nghĩa đen là màu xanh và hình chữ nhật-- nhưng vì tôi xem tập tin đó là quan trọng. Cũng như vậy, sự tiến hóa đã ảnh hưởng chúng ta với biểu tượng thuộc cảm giác, được thiết kế để giữ cho sự sổng của ta an toàn. Chúng ta cần coi trọng điều đó. Nếu bạn thấy một con rắn, đừng đụng nó. Nếu bạn thấy một vực đá, đừng nhảy xuống. Chúng được thiết kế để chúng ta an toàn, và chúng ta nên coi trọng điều đó. Nó không có nghĩa là ta nên hiểu chúng theo nghĩa đen. Đó là một lỗi thuộc về logic. Một phản đối khác : Không có gì mới cả. Các nhà vật lý nói với ta trong một thời gian dài rằng kim loại của xe lửa rất cứng nhưng thực tế, nó gần như là không gian rỗng với những hạt nhỏ bay quanh. Không có gì mới cả. Không hoàn toàn như vậy. Giống như nói, tôi biết biểu tượng xanh trên desktop không phải là một thực tế của máy tính, nhưng nếu tôi lấy kính cận ra và nhìn thật gần, tôi sẽ thấy những chấm nhỏ, và đó lại là thực tế đối với máy tính. Vậy, không thực--bạn vẫn nhìn desktop, và đó là cái điểm. Những phần tử bé xíu vẫn ở trong không gian và thời gian: chúng vẫn ở trên giao diện. Vậy tôi sẽ nói cái gì đó căn bản hơn các nhà vật lý này. Cuối cùng, bạn có thể phản đối, này, tất cả chúng ta thấy xe lửa từ ngoài, vậy không phải não ta vẽ ra xe lửa. Nhưng hãy nhớ ví dụ sau đây. Trong ví dụ này, ta thấy một hình khối, nhưng màn hình thì phẳng, vậy hình khối mà ta thấy là hình khối mà bạn tự vẽ ra. Tất cả chúng ta đều thấy một hình khối vì mỗi chúng ta đều vẽ lại hình khối mà chúng ta thấy. Cũng như vậy trong trường hợp xe lửa. Chúng ta thấy 1 xe lửa vì mỗi người thấy xe lửa mà chúng ta vẽ lại, điều tương tự là quy luật cho tất cả các đối tượng vật lý. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nhận thức như một cửa sổ mở ra để nhận thực tế. Lý thuyết tiến hóa nói cho ta rằng đó là một diễn đạt không đúng về nhận thức của chúng ta. Đáng lẽ, thực tế đúng ra là màn hình 3D được thiết kế để che giấu sự phức tạp của thế giới thật và hướng dẫn hành vi thích nghi. Không gian, như bạn nhận thức, là desktop của bạn. Vật chất là các biểu tượng trên màn hình đó. Chúng ta từng nghĩ rằng Trái Đất phẳng vì nó trông giống như vậy. Rồi chúng ta nghĩ rằng Trái Đất là trung tâm tĩnh của vạn vật vì nó có vẻ như vậy. Chúng ta đã nhầm. Chúng ta trình bày sai lệch về nhận thức của mình. Bây giờ, chúng ta tin rằng không-thời gian và vật thể là tự nhiên của vạn vật. Lý thuyết về tiến hóa một lần nữa đang nói cho ta biết rằng ta sai Chúng ta trình bày sai về nội dung của kết quả nhận thức. Có cái gì đó tồn tại mà chúng ta không thấy, nhưng đó không phải là không-thời gian và các vật thể. Thật rất khó cho chúng ta chịu bỏ không-thời gian và vật chất cũng như các con bọ Úc không chịu bỏ cái chai của nó. Tại sao? Vì chúng ta mù tịt về chính sự mù mờ của mình. Nhưng chúng ta có thuận lợi hơn các con bọ Úc: đó là khoa học và công nghệ. Bằng cách nhìn qua kính thiên văn chúng ta phát hiện ra Trái Đất không phải là trung tâm tĩnh của vạn vật, và qua cách nhìn của thuyết tiến hóa chúng ta phát hiện ra không-thời gian và vật chất không phải là tính chất của vạn vật. Khi tôi có kết quả nhận thức mà tôi mô tả như là một quả cà chua đỏ, tôi đang tương tác với thực tế, nhưng thực tế này không phải là một quả cà chua đỏ và không giống một quả cà chua đỏ. Cũng vậy, khi tôi có kết quả nhận thức mà tôi mô tả như một con sư tử hay miếng thịt Tôi đang tương tác với thực tế, nhưng thực tế đó không phải là một con sư tử hay miếng thịt. Và đây là câu chuyện phức tạp: Khi tôi có kết quả nhận thức mà tôi mô tả như não, hoặc các nơ-ron, tôi đang tương tác với thực tế, nhưng thực tế không phải là não hay nơ ron và cũng không giống bộ não hoặc nơ ron. Và thực tế là gì đi nữa, thì nguồn thực của nguyên nhân và hậu quả trong thế giới-- không phải não, cũng không nơ ron. Não và nơ ron không có lực kết nhân quả. Chúng không gây ra kết quả nhận thức, và không gây ra hành vi của chúng ta. Não và nơ ron là một sự thiết lập đặc biệt các biểu tượng, là sự giải mã. Điều đó có nghĩa gì cho sự bí ẩn của ý thức? Nó mở ra những khả năng mới. Ví dụ, có thể vạn vật là một cổ máy vĩ đại tạo ra kết quả nhận thức của ta. Tôi nghi ngờ điều đó, nhưng nó đáng để tìm hiểu. Có thể vạn vật là mạng lưới rộng lớn, có tương tác của các tác nhân có ý thức, đơn giản và phức tạp, đã tạo nên kết quả nhận thức của mỗi tác nhân khác. Thật ra, điều này không có vẻ là một ý tưởng kỳ dị, và tôi đang khám phá về nó. Nhưng ở đây lưu ý điểm này: Một khi ta thoát khỏi trực giác chứa đựng đầy lầm lẫn về đặc tính của vạn vật, điều đó mở ra cách thức tiếp cận mới với điều bí ẩn tuyệt vời nhất của cuộc sống. Tôi cược rằng vạn vật sẽ không ngừng thay đổi và trở nên lôi cuốn hơn và luôn gây bất ngờ nhiều hơn ta tưởng. Thuyết tiến hóa tặng chúng ta thách thức tối hậu: Hãy dám nhìn nhận rằng nhận thức không phải là việc nhìn thấy sự thật cố định, nó giống như là việc sinh ra những đứa con luôn lớn lên. Theo cách này, thậm chí buổi thuyết trình TED này chỉ ở trong đầu của bạn thôi. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Không biết bạn có thật sự ở đây không? Cảm ơn. Vậy, có nhiều thứ để nói về điều đó. Tôi nghĩ, trước hết, vài người có thể rất thất vọng về ý nghĩ rằng, nếu tiến hóa không ưu đãi cho thực tại, thì tôi nghĩ, trong chừng mực, nó không nguy hại đến hiểu biết của ta, đến ý nghĩ rằng chúng ta có thể tìm ra sự thật, đến lý thuyết của riêng bạn, nếu bạn xây dựng nó. Có phải vậy không? Donald Hoffman: Điều này không ngăn cản chúng ta thành công trong khoa học. Cái chúng ta có là một lý thuyết trở nên sai lệch, nhận thức đó như là thực tế và thực tế như là nhận thức của ta. Điều đó không cản trở chúng ta đưa ra những định đề lý thuyết khác về tính chất của vạn vật, vậy tiến bộ chính là việc nhận ra một trong những lý thuyết của ta sai lầm. Vậy khoa học cứ tiếp tục. Không có vấn đề gì ở đây cả. CA: May quá, bạn nghĩ khoa học có thể đi tiếp. - Cười- Điều này thật hay, nhưng điều bạn đang nói tôi nghĩ, nó có thế là sự tiến hóa mang lại cho bạn những lý giải. DH: Vâng. Đó chính là điểm rất rất thú vị. Trò mô phỏng tiến hóa mà tôi chỉ cho bạn là về nhận thức, và chúng chỉ ra rằng nhận thức của ta theo khuôn mẫu không chỉ cho ta đúng như thực tế, nhưng điều đó không có nghĩa là logic hay toán học cũng giống vậy. Chúng tôi không làm những mô phỏng này, nhưng tôi dám cược chúng ta sẽ tìm ra những yếu tố chọn lọc để logic và toán của chúng ta ít nhất được đi đúng hướng. Nếu bạn nghĩ như tôi, thì có lẽ toán và logic không dễ. Ta không đạt sự chính xác trọn vẹn, nhưng ít nhất yếu tố chọn lọc thì không đồng dạng với toán và logic. Vậy tôi nghĩ ta sẽ nhận ra ta cần dựa vào mỗi khả năng nhận thức tại một thời điểm và cần thấy điều mà tiến hóa chỉ ra. Sự thật về nhận thức có thể không là sự thật trong toán và logic. CA: Tôi nghĩ, cái bạn đang đề nghị là một loại diễn giải hiện đại của Giám Mục Berkeley về thế giới: chính ý thức tạo ra câu chuyện, chứ không phải đường nào khác. DH: Ở đây hơi khác với ý tưởng của Berkeley. Là nhà thần học, Berkeley nghĩ rằng căn bản của vạn vật là Chúa Trời, vân vân, tôi không nói đến vấn đề của Berkeley, tôi nói đến vấn đề khác. Đó là thuyết duy thực ý thức. Nó là một cách tiếp cận khác. CA: Thưa thầy, tôi có thể nói với thầy hàng giờ, và tôi hy vọng sẽ có dịp. Cảm ơn rất nhiều. DH: Cảm ơn.(Vỗ tay) Đây là vở kịch mang tên "Bán/Mua/Hẹn hò" Vở đầu tay kể từ ''Bridge and Tunel,'' ở nhà hát Broadway, và vở này - tôi -- cảm ơn -- Tôi trích một đoạn dành cho các bạn, nào chúng ta bắt đầu Được rồi. Cả lớp, hãy thật chắc chắn rằng tắt hết các thiết bị điện tử trước khi chúng ta bắt đầu. Nào cả lớp, hi vọng mọi người nhận ra điều tôi nhắc đến --? Rất tốt, thông báo từ điện thoại cầm tay. Phải không? Hay còn gọi là điện thoại di động. Các bạn nhớ chứ, mọi người trong thời đại đó đều có thiết bị điện tử bên ngoài, đúng rồi, giống như cái này, và họ thường mang nó theo mình và một trong những nỗi sợ lớn nhất là nỗi xấu hổ tột cùng khi chuông điện thoại reo không đúng lúc. Đúng không? Điều vặt vãnh về thời kỳ đó dành cho các bạn. (Cười) Vậy nội dung bài học hôm nay là hôm nay tôi sẽ trình bày nhiều bài của BERT từ thời điểm lịch sử đó, đúng vậy, hãy bắt đầu vào khoảng năm 2016. Và hãy nhớ, đây là năm đầu tiên của chương trình BERT. Vậy là chúng ta vừa sơ lượt vài phần của nó. Hãy nhớ, tôi sẽ đóng nhiều vai khác nhau, tuổi tác khác nhau, và cả các chủng tộc, dân tộc thiểu số, như các bạn sẽ nhớ từ Bài 1. Và -- (Cười) -- và cả chuỗi giới tính, tôi cũng sẽ đóng vai nam nữa. Lúc đó là hệ nhị phân. (Cười) Hơn nữa, đừng quên, chúng ta đang đọc cuốn sách chủ đề tuần sau tập trung vào giới tính. Bây giờ, tôi biết một trong số các bạn đã yêu cầu cuốn sách dưới dạng viên thuốc. Tôi biết mọi người vẫn tin tưởng việc đọc giúp nhớ lâu hơn, nhưng vì chúng ta đang cố gắng trải nghiệm việc cha ông đã làm, hãy thử cân nhắc việc đọc sách bằng mắt thật sự, được chứ? Và đồng thời, có bao nhiêu người thay đổi cảm xúc? Được rồi. Xin hãy tắt nó. Được chứ? Tôi biết là khó khăn, nhưng tôi muốn các bạn có thể cảm nhận toàn bộ những cung bậc cảm xúc tự nhiên. Phần này là cần thiết cho chương trình học. Đúng không, Macy? Được rồi. Tôi hiểu. Nếu em không muốn -- Được, ồ, chúng ta có thể bàn bạc sau giờ học. Được rồi, chúng ta sẽ bàn mối quan tâm của em. Thư giãn đi nào. Không có ai chết và bị phân hủy cả. Được rồi. Sau giờ học. Được chứ? Sau giờ học. Hãy bắt đầu thôi nào.. Môn học đầu tiên là đóng vai một giúp việc trong gia đình trung lưu. Hãy nhớ, những điều đầu tiên trong nhận dạng đầy đủ của những người này được bảo vệ, để họ có thể tự do nói về đề tài, mà có nhiều người cho là cấm kỵ. Được rồi, các cháu ta đã sẵn sàng rồi. Không đâu, cháu yêu, ta nói ta đã sẵn sàng rồi. Ta chết cóng mất. Phòng thu này giống như kho thịt lạnh vậy. Đáng lẽ ta nên mặc một cái áo shmata. Họ đầu tư thiết bị đắt tiền mà lại không thể chi trả cho máy sưởi. Cháu kia đang nói gì vậy? Ta không thể nghe thấy đâu! Ta không thể nghe thấy cháu qua cửa kính! Đây, ta nghe được rồi. Ồ, cháu có nghe thấy ta không? Từ đầu đến giờ. Oh, vâng, ta thấy hơi lạnh. Vâng, những cái máy này tỏa hơi lạnh, công nghệ mới. Được rồi. Giờ hãy nhắc ta lần nữa, các cháu đang thu âm không chỉ giọng nói mà còn cảm xúc và trí nhớ của ta, phải không? Được rồi. Vâng, BERT, vâng, ta đã đọc về nó. Công nghệ Công hưởng Đồng cảm Sinh học. Được, được, mọi người có thể cảm nhận được trải nghiệm và trí nhớ của ta chứ? Okay. Được rồi, ta sẵn sàng. Ta chỉ nghĩ là các cháu đang định kiểm tra trí nhớ của ta. Ta đã định nói rằng mấy người đã muộn, nó đã trở thành tin xấu rồi. Không, không, tiếp đi nào. Oh, đó là câu hỏi đầu tiên sao? Ta nghĩ sao về mại dâm ư? Cháu không dụ tôi đấy chứ, chàng trai? Ta vừa nghe về những cuộc tình lệch tuổi, nhưng cậu thì sao, tầm 20 hả? 18? 18 tuổi. Ta nghĩ những viên kẹo trong túi của ta còn hơn 18 năm nữa. (Cười) Ta chỉ đùa cháu thôi. Không, không có vấn đề gì với câu hỏi cả. Chắc rồi. Về vấn đề mại dâm -- oh, người làm tình, người làm tình. Không, chỉ là trong thời của ta, họ gọi nó là mại dâm, không phải làm tình. Oh, vì nó chứa nội dung khiêu dâm ư? Okay. Không, ồ, ta đoán khi ta còn bé, bọn ta thậm chí còn không đặt tên cho nó luôn cơ. Bọn ta gọi đó là tạp chí đen, ta cho là vậy, hay phim đen. Ồ, nó không giống thứ cháu thấy trên Internet. Không, ồ, ta không ngại chia sẻ đâu. Chồng cũ và ta đã từng là một cặp rất lãng mạn. Đầy dịu dàng, các cháu hiểu mà. Ồ, khi già đi, ta nghĩ chồng mình sẽ một lúc nào đó có thể trợ lực bằng vài loại thuốc dành cho đàn ông, nhưng ông ấy đã không có hứng thú với chúng, nên ta đã nghĩ rằng sao không thử xem phim người lớn trên mạng? Chỉ vì cảm hứng thôi, các cháu hiểu mà. Ồ, lúc đó, cả hai chúng tôi đều mù máy tính, nên thường lệ, khi cần trợ giúp về Internet; bọn ta chỉ cần gọi cho con cái, cháu chắt, nhưng rõ ràng, trong tình huống này, đó không phải một lựa chọn, nên ta đã nghĩ, mình sẽ phải tự tìm hiểu thôi. Nó khó khăn thế nào ư? Chỉ tìm những từ khóa và nhìn thôi -- Ồ đúng rồi, chàng trai. Cháu không thể tưởng tượng điều ta thấy đâu. Ồ, trước tiên, ta đã cố tìm, cháu biết đấy, những đôi tình nhân, những đôi bình thường làm tình, nhưng, có quá nhiều người cùng một lúc. Cháu không thể phân biệt cơ thể của người nào với người nào đâu. Thậm chí cách họ đặt máy quay vừa khung hình, ta không thể kể cho cháu được. Nhưng một điều họ không ghi hình là cảnh làm tình. Có nhiều cảnh về vài thứ linh tinh, nhưng họ cắt phần làm tình đi, cháu biết đấy, những phần thú vị. Cháu có nghĩ đó là cảnh cực khoái không? Giống như, những môn thể thao mạo hiểm. Đầy nhẫn nại, nhưng không hề nhẹ nhàng. Nên dù sao thì không cần nói, đó là 19.95 đô mà ta không thể lấy lại, nhưng nó chỉ thể hiện trên thẻ tín dụng là ''dịch vụ giải trí,'' nên chồng ta chả sành sỏi hơn tí nào, và sau mọi việc, ồ, cháu có thể nói rằng ông ấy không cần thêm cảm hứng gì cả. Rồi, nhân vật tiếp theo là một phụ nữ trẻ -- (Vỗ tay) -- Nhân vật kế tiếp là người phụ nữ trẻ tên Bella, một sinh viên được phỏng vấn vào năm 2016 trong phần giới thiệu vào lớp học Khiêu dâm Nữ quyền như một phần trong chuyên ngành của cô về tình dục tại trường đại học ở Bay Area. (Cười) Vâng, tôi chỉ muốn ghi lại, như các bạn ghi âm tôi, như một bản ghi âm vội, hay bất kỳ thứ gì. Chỉ là toàn bộ trải nghiệm đều thật sự đáng ngạc nhiên, và tôi muốn ghi lại cho, đại loại như Instagram và Tumblr. Xin chào mọi người, tôi đây, Bella, và tôi như thể đang được phỏng vấn lúc này vì điều này, đại khái là, Công nghệ Cộng hưởng Đồng cảm Sinh học đầy lý thú, mà cơ bản ở chỗ họ ghi âm, như các bạn có thể thấy đấy từ đây, như điện cực, sự cấu thành chuỗi protein thần kinh trong hồi hải mã của tôi, hay tương tự. Rồi họ có thể tái cấu tạo chúng như trí nhớ của chính tôi, như những trải nghiệm thực, cho nên người khác có thể thật sự cảm nhận được cảm giác của tôi lúc này. Okay. Okay. Xin chào, người BERT tương lai đang cùng tôi. Đây như thể cảm giác của một tân sinh viên, và cơn đau đầu các bạn đang cảm nhận thông qua tôi là dư âm của loại thạch rau câu tôi ăn đêm qua ở tiệc múa cột dành cho người bênh vực nữ quyền 2 tuần 1 lần mà tôi đồng tổ chức vào thứ tư hàng tuần. Nó gọi là ''Don't Get All Pole-emical'' -- (Cười) -- và ở sảnh Beekman, và, gì nữa, giống như, cũng có loại thạch dành cho người ăn chay, và, ồ, okay, vâng, tôi cũng nên tập trung vào câu hỏi của các bạn. Về bản ghi âm của bạn, tôi, chuyên ngành về tình dục học nhưng ngành phụ lại là truyền thông đại chúng tập trung vào kênh Youtube danh tiếng. (Cười) Vâng, dĩ nhiên, tôi tự cho mình là, rõ ràng, giống một người bảo vệ nữ quyền. Tên tôi được đặt theo Bella Abzug, một người bảo vệ nữ quyền nổi tiếng trong lịch sử. và, tôi cũng thấy thật quan trọng khi đại diện cho phụ nữ những người bảo vệ nữ quyền về mặt tích cực trong tình dục. Tiêu cực tình dục là gì? Ồ, tôi đoán tôi sẽ hỏi lại, các bạn nghĩ sao về tiêu cực tình dục? (Cười) Bởi vì những thuật ngữ chúng ta dùng cực kỳ quan trọng, vì chúng ta gọi đó là làm tình vì nó giúp người ta hiểu rằng, đó là công việc, và các bạn biết đấy, cũng giống như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhà cung cấp bảo hiểm, chúng ta nghĩ về họ như những người cung cấp dịch vụ chăm sóc tình dục. Vâng, nhưng bản thân tôi không nghĩ là việc cung cấp trực tiếp dịch vụ chăm sóc tình dục, là một nhu cầu mà đối với tôi, đó là sự ủng hộ. Tôi ủng hộ quyền lợi của những phụ nữ khác trong việc xung phong lựa chọn nó, nếu họ thấy thích. Nhưng tôi thấy mình có xu hướng bảo vệ quyền lợi của những người trong nghề, sự tự do và các quyền lợi hợp pháp. Về cơ bản, tôi đang lên kế hoạch trở thành một luật sư. Đúng rồi, cả lớp. (Cười) (Vỗ tay) Cho nên hai phần tiếp theo cũng vào khoảng 2016. Một nhân vật là một người phụ nữ Ai-len trong một quan hệ đặc biệt đáng quan tâm về vấn đề này, nhưng trước hết sẽ là một phụ nữ Tây Ấn, người cho mình là một hướng dẫn viên được thu âm tại một buổi diễu hành về quyền của những người làm tình dục. Cô được phỏng vấn trong lúc diễu hành với chiếc mũ vũ hội rộng vành và ăn mặc thiếu vải. Được rồi, các bạn muốn tôi bắt đầu bài nói. Vâng, tôi đã bảo, các bạn có thể để dây dợ ở nơi nào bạn muốn miễn là không có trở ngại. Vâng, không, nhưng, nói lại cái tên nào -- BERT hả? BERT. Vâng, tôi đang nói, bạn biết đấy, tôi nghĩ lúc nào tôi cũng có tôi luôn có ít nhất một khách hàng có tên đó, nên sẽ không phải lần đầu BERT "đến" với tôi. Ồ, xin lỗi nhé, nhưng các bạn phải quen với thói quen này nếu bạn định phỏng vấn tôi. Được chứ? Các bạn có thể nói rằng. No justice, no piece! (Không công lý, không hưởng thụ) No justice, no piece! Nhưng bạn thấy tấm biển? Bạn hiểu nó? P.I.E.C.E. Không công lý thì đừng có mơ. Các bạn hiểu chứ? Được rồi, vậy đây là phần tôi đang kể các bạn rằng khi tôi mới đến đất nước này, tôi đã làm mọi việc tôi tìm được. Tôi làm bảo mẫu; người coi sóc nhà cửa cho tất cả những cụ già khác nhau, rồi tôi nói, trẻ em, nếu tôi phải chạm vào lưng một người da trắng khác, tôi có thể được trả nhiều tiền hơn so với việc đó, các bạn hiểu chứ? Pshh, các bạn biết khó khăn ra sao khi làm người giúp việc nhà? Vài người, họ khá nặng cân. Các bạn phải đỡ họ dậy và lật họ lại. Còn giờ, tôi để họ đỡ tôi dậy và lật tôi lại, các bạn hiểu chứ? Ồ, các bạn phải có khiếu hài hước, đó là điều tôi nghĩ. Không, nhìn xem nào, lắng nghe, bạn hãy thử chỉ ra một người không hề ghét phần việc của mình. Ý tôi là có nhiều điều tôi ghét việc này, nhưng tiền không phải một vấn đề, và tôi sẽ kể các bạn nghe, miễn là cơ hội lớn cho tôi kiếm tiền, tôi tính trở thành cô người Jamaica chính hiệu nếu họ muốn. Không, tôi thậm chí không sống ở Jamaica. Đó là cách họ tiếp thị tôi. Gia đình tôi đến từ Trinidad và quần đảo Virgin. Họ không biết tôi làm gì, nhưng các bạn biết không? Con tôi, chúng biết học phí của chúng được trả, chúng có sách vở và máy tính, và nhờ đó, tôi biết chúng có tương lai. Tôi không định nói công việc của tôi, dễ hiểu là, tôi không định kể các bạn nghe cảm giác của mình -- gì cơ, tự do? Nhưng tôi sẽ nói với các bạn rằng tôi thấy mình được đền đáp. Đúng vậy. (Vỗ tay) Cảm ơn, dễ thương quá, và cho tôi một tách trà nào, và ít rượu whiskey thôi. Hoàn hảo, thật tuyệt vời. Chỉ một giọt nữa thôi. Một xíu. Hoàn hảo. Tên cậu là gì? Peter? Đúng chứ, là Peter hả? Được rồi. Đây là phần đặc biệt của tôi, rồi, nó kết thúc cả hai, đầu tiên ở tu viện, và tiếp theo là mại dâm. Được rồi. (Cười) Một phụ nữ tại một đại học ở Dublin này, cô ấy viết thư cho tôi. Cô ấy bảo, Maureen Fitzroy là hiện thân của tách biệt giữa trinh tiết và mại dâm. Đúng chứ? (Cười) Nghe không giống bạn cần vào bệnh viện chứ? Tôi đã gặp phải sự tách biệt khủng khiếp đó. Phải không. Rồi. Ồ, dù sao thì với tôi, khi còn bé, chuyện bắt đầu với bố tôi. Ý tôi là, nửa thời gian, khi ông nói với chúng tôi, chỉ là kể rằng chúng tôi là những đứa ngốc vô dụng và không có đạo đức. Và dĩ nhiên tôi cũng chẳng làm gì tổn hại đến bản thân. Vào năm 16 tuổi, tôi đã bắt đầu gây rắc rối với gã lớn tuổi này, và ông ấy muốn giữ bí mật cho cả hai, và tôi đã làm theo, và khi bị phát hiện, bố đã gửi tôi vào tu viện. Ồ không, gã lớn tuổi đó, ông ta vẫn đến tu viện tìm tôi. Vâng, ông để lại những lời nhắn. chui qua cái lỗ gạch cuối cửa hàng từ thiện để gặp nhau. Và gã nói gã đã bỏ vợ, và tôi đã tin gã cho đến khi tôi mang thai. Tôi tin, Peter, và để lại cho hắn tờ giấy nói rõ chuyện đó tại nơi dành cho cả hai, và tôi đã không nghe tin gì về hắn nữa. Không, tôi chấp nhận nuôi con để sống một cách chính đáng, và rồi họ không cho tôi quay lại tu viện. Không, chị tôi, Virginia đưa tôi 5 bảng để bắt xe về Dublin. và đó là lí do vì sao tôi ở đây. Ngạc nhiên thật đấy, tôi lại say đắm một gã già hơn tôi rất nhiều, và luôn miệng nói rằng tôi vui vì gã không uống rượu, tôi đã cưới gã tồi đó. Ông ta không uống rượu, nhưng ông ta có vấn đề heroin, và -- Phải rồi, và trước khi tôi biết, lão là người tống tôi vào con đường mại dâm, người chồng tôi đó. Gã bắt tôi nuôi cả hai. Tôi mới 18 tuổi. Vâng, chuyện không như phim Pretty Woman, tôi biết rõ mà. Các bạn biết Julia Roberts, nếu cô ấy phải ngủ với người đàn ông dúi vào túi mình vài bảng, tôi không nghĩ cô ấy sẽ thực hiện bộ phim này. Vâng, trong đoạn ghi âm của các bạn, tôi phản đối ý kiến hợp pháp hóa. Tôi không quan tâm điều các cô gái trẻ này nói. Bạn biết không, sống như vậy, bạn sẽ chỉ mất phương hướng, và bạn biết không, tôi đã 63 tuổi rồi. Tôi vẫn đang tìm hiểu về bản thân mình. Các bạn biết đấy, tôi chưa hề là vợ ai hoặc một nữ tu, hoặc thậm chí một gái bán hoa, không hề. Chưa có ai hỏi tôi muốn làm nghề gì. Họ chỉ bảo tôi làm, và nếu bạn hợp pháp hóa nó, bạn sẽ nói với các cô gái ấy rằng, "Cứ tiếp tục lạc lối trong cuộc đời." và rất nhiều trong số họ đã làm thứ họ được bảo. Được rồi, bốn ý kiến từ bốn -- (Vỗ tay) -- bốn nhân vật khác nhau, phải không? Một phụ nữ nói về tình dục là tự nhiên nhưng ngành công nghiệp tình dục có vẻ vận hành như một cỗ máy. Và người phụ nữ thứ hai nghĩ tình dục làm tăng sức mạnh, giải phóng và đề cao nữ quyền, mặc dù, bản thân cô cũng không hứng thú lắm trong chuyện này. Người phụ nữ thứ ba, thực ra được gọi là nhân viên tình dục, lại không đồng tình rằng điều này là tự do nhưng cô ấy muốn có quyền để thúc đẩy kinh tế, và rồi chúng ta nghe người thứ tư không chỉ nói về mại dâm mà còn lên án vai trò của phụ nữ nói chung cái đã ngăn cản họ' tìm ra bản thân mình. Một điều đa phần mọi người không biết là tuổi trung bình của cô gái có nguy cơ bị lôi kéo vào ngành công nghiệp mại dâm là 12 hoặc 13. Và cũng nghĩ đến độ tuổi khi mọi cô gái trong xã hội lần đầu xem hình ảnh bán dâm của phụ nữ còn khá sớm, đúng không? Đây là con búp bê Barbie đúng không? Lúc đầu, tôi nghĩ nó là công cụ giáo dục để ngăn chặn chứng biếng ăn -- (Cười) -- nhưng thực ra cô búp bê này được coi là tượng trưng toàn diện cho phái nữ, và những cô gái trẻ thường bắt đầu ăn kiêng. Nhớ cái này không? Nó là chứng giảm lượng thức ăn có mục đích ở tuổi lên 6, và định nghĩa bản thân qua độ hấp dẫn vào thời điểm đó. Đúng không nhỉ? Đúng phải không? Đúng vậy, Bradley, ý kiến hay lắm. Có một thị trường lợi nhuận trong xã hội giúp thuyết phục mọi người họ phải nhìn theo một hướng định sẵn mới có thể quan hệ tình dục, phải không? Nhưng đặc biệt những cô gái được mong đợi trở nên quyến rũ trong khi phải tránh việc bị xét là "gái điếm" vì vẻ gợi tình. Phải không? Có một số lời mà chúng ta đã nghe qua. Đúng vậy. Valerie, phải không? Được rồi, tốt lắm. Tất nhiên, đàn ông cũng quan hệ tình dục, nhưng bạn nhớ từ bài đọc, những kẻ gợi dục nam gọi là gì? Tốt lắm, họ sẽ được gọi là đàn ông. (Cười) (Vỗ tay) Thật là khó sống trong thế giới như thế này đúng không? Mặc dù đây cũng không hẳn là tin xấu. Hầu hết phụ nữ những năm đầu 2000 cho rằng họ được truyền sức mạnh, và đàn ông thường cảm thấy họ cũng cải thiện hơn trong lĩnh vực này, và thực tế, hầu hết mọi người sẽ nhận thức được những vấn đề như nạn buôn bán người, ví dụ vậy, nhưng họ sẽ thấy nó khá tách biệt khỏi ngành giải trí người lớn. Chúng ta sẽ nói ngắn gọn thôi, cả lớp -- chúng ta không có thời gian -- chúng ta sẽ dành ít thời gian nghe người này về chủ đề ngay trên sân khấu. Nhân vật tiếp theo này được phỏng vấn ngay trong đêm tiệc độc thân. Này anh bạn, anh có thể nói nhỏ được không? Tôi đang nói chuyện với BERT. Ồ, tên của anh không phải là BERT à. BERT là tên của, ồ, đúng rồi. Không, không, không hẳn, không hề ổn. Tôi hoàn toàn tỉnh táo, nên tôi muốn được giúp. À, và tôi hoàn toàn tin vào những lí tưởng, như những thứ thế này. (Cười) Và thực tế, tôi đang đi Toms. Vâng, Toms ... đôi giày, như, bạn mua một đôi rồi một đứa trẻ ở châu Phi nhận được nước sạch. Vâng. Hoàn toàn đúng. Nhưng câu hỏi là gì nhỉ? Xin lỗi anh. Tất nhiên tôi tin vào nữ quyền. Tôi đang cưới một phụ nữ. (Cười) Không, nhưng ý tôi, đại loại, là vì tôi ở bãi đỗ xe của câu lạc bộ thoát y không có nghĩa tôi, là kẻ phân biệt giới tính hay đại loại vậy. Vợ chưa cưới của tôi hoàn toàn tuyệt vời, cô ấy là người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, về mọi thứ. Cô ấy biết tôi ở đây. Cô ấy cũng có thể đang ở câu lạc bộ thoát y, như, đùa thôi, như tôi hiện giờ này. Tôi nói với phù rể của tôi rằng anh ấy khiến tôi ngạc nhiên, và anh ấy nghĩ điều đó thật nực cười, nhưng lại không có nghĩa gì cả. À, chúng tôi học chung trường kinh doanh. Trường Wharton. (Cười) Này anh bạn, anh có thể -- Nhưng đây cũng là tiệc độc thân của tôi, và tôi có thể tổ chức ở bãi đỗ xe với Anderson Cooper nếu tôi muốn. Đúng rồi, tôi sẽ gặp lại anh ở đây. Okay, về Anderson, thì, đầu tiên, đang thoát y, nhưng rồi tất cả những thứ khác tôi đang nói đến, mại dâm và những thứ kiểu như, không còn là vấn đề giống nhau. Các bạn cứ gọi nó là công nghiệp tình dục hay đại loại vậy, nhưng như thể, nếu cô gái muốn trở thành một vũ công hấp dẫn và cô ấy 18, thì cô ấy có quyền. Wow, tôi nghe điều các bạn đang nói gì, nhưng tôi cảm thấy như thể mọi người chỉ muốn biến tất cả đàn ông thành kẻ săn mồi, chúng tôi chỉ tự động tìm đến ổ mại dâm hoặc gì đó. Khi tôi tuyên thệ, các bạn biết đấy, lúc gia nhập hội nam sinh. Những người anh em mà tôi thân thiết, họ rất giống tôi. Chúng tôi chỉ là những người bình thường, giống như có một lời đồn là bạn phải là một gã trai đểu cáng và đặt anh em trước gái gú, kiểu vậy. Và thực chất, anh em đặt trước gái gú không giống như các bạn nghe thấy. Điều này thật giống câu nói đùa rằng các bạn quan tâm những anh em của mình và các bạn phải ưu tiên cho họ. Các bạn cũng không thể trách truyền thông. Ý tôi là nếu bạn đi xem "Ba chàng ngự lâm phần 2", và các bạn nghĩ nó đưa những chỉ dẫn về cuộc đời thì tôi không biết phải nói gì nữa. Các bạn chắc chưa xem "Hồ sơ điệp viên Bourne" rồi bay xe qua cái thuyền đế bằng ở Venice. (Cười) Okay, các bạn là trẻ con hay đại loại, tất nhiên đó sẽ là chuyện khác, nhưng -- Được rồi, tôi nhớ một thứ tương tự. Khi ấy tôi đang ở vườn trẻ chơi GTA, ừ, Grand Theft Auto? Này, cậu đến từ Canada à? (Cười) Sao cũng được, với Grand Theft Auto, các bạn sẽ đóng vai một thanh niên đi bộ xung quanh gì đó, và cơ bản càng giết được nhiều cảnh sát, các bạn sẽ càng có nhiều điểm, và những thứ như thế. Nhưng các bạn cũng có thể tìm gái mại dâm và làm "vài thứ" với họ, nhưng các bạn có thể giết họ và lấy lại tiền. Tôi nhớ có một đứa trẻ đã chạy ô tô qua một vài gái đứng đường vài lần và giành được điểm. Lúc đó tôi nghĩ chắc mình mới 10 tuổi. Thực tế khá là tồi tệ. Tôi không nghĩ tôi đã nói những gì. Tôi sẽ kết thúc tại đây và về nhà. Được rồi cả lớp, vậy đàn ông là những người đã trải qua một mối quan hệ liên quan vấn đề này. (Cười) Nhân vật tiếp theo tự miêu tả mình là một ma cô đã hối hận và cải tạo trở thành một diễn giả, người định hướng cuộc sống và nhà vật lí trị liệu, nếu các bạn muốn biết thêm về anh ấy, các bạn sẽ phải đến buổi biểu diễn. Cảm ơn rất nhiều, các bạn khán giả đáng yêu của TED. Hẹn gặp các bạn trong "Bán/Mua/ Hẹn hò" (Vỗ tay) Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống, từ sức khoẻ và học tập, cho đến làm thế nào để kinh doanh và ra các quyết định, những điều lớn lao và nhỏ bé. Cảm xúc của chúng ta cũng ảnh hưởng tới cách mà chúng ta giao tiếp với người khác. Chúng ta đã tiến hoá để sống trong một thế giới như thế này, nhưng thay vào đó, chúng ta đang ngày càng sống giống như thế này -- đây là tin nhắn từ con gái tôi tối qua-- trong một thế giới mà ở đó không có cảm xúc Vì thế tôi có nhiệm vụ thay đổi điều đó. Tôi muốn mang cảm xúc trở lại trong các trải nghiệm trên thiết bị điện tử. Tôi đã bắt đầu công việc này từ 15 năm về trước. Tôi mà một nhà khoa học về máy tính ở Ai Cập, và tôi đã được chấp nhận vào chương trình tiến sĩ tại Đại học tổng hợp Cambridge. Vì thế tôi đã làm một số điều không bình thường đối với một người vợ trẻ mới cưới theo đạo hồi ở Ai Cập: Với sự ủng hộ từ chồng tôi, anh đã phải ở lại Ai Cập Tôi đã sắp xếp hành lý và đi tới Anh tại Đại học Cambridge, cách xa nhà hàng nghìn cây số, Tôi đã nhận ra rằng tôi đã dành nhiều thời gian cho cái máy tính xách tay của tôi hơn là giao tiếp với mọi người xung quanh. Cho dù gần gũi như vậy, nhưng cái máy tính của tôi hoàn toàn không biết cảm giác của tôi thế nào Nó không hiểu là tôi hạnh phúc, có một ngày tồi tệ, hoặc căng thẳng, bối rối, và thật là vô dụng. Thậm chí tồi tệ hơn, khi tôi nói chuyện trực tiếp với gia đình của tôi ở nhà, Tôi cảm giác rằng toàn bộ cảm xúc của tôi đã tiêu biến đi trong không gian ảo. Tôi dã nhớ nhà, tôi cảm thấy cô đơn, và vào một số ngày thực sự tôi đã khóc, nhưng cái thứ mà tôi phải dùng để giao tiếp chỉ là những thứ như thế này. (Khán giả cười) Công nghệ hiện này có quá nhiều thứ về IQ, nhưng chưa đề cập tới EQ; có rất nhiều trí tuệ nhân tạo về nhận thức, nhưng không có trí tuệ nhân tạo về cảm xúc. Vì thế điều đó đã khiến tôi suy nghĩ, Điều gì sẽ sảy ra nếu công nghệ có thể cảm nhận được cảm xúc của chúng ta? Điều gì sẽ sảy ra nếu các thiết bị có thể cảm nhận được chúng ta đang cảm thấy thế nào và đáp ứng lại một cách hợp lý, liệu có thể đáp lại theo cách mà một người bạn có cảm xúc? Những câu hỏi này đã dẫn dắt tôi và nhóm của tôi sáng tạo ra các công nghệ mà chúng có thể đọc và đáp ứng lại cảm xúc của chúng ta, và khởi đầu của chúng tôi là từ khuôn mặt của con người. Vì khuôn mặt của chúng ta là một trong những kênh mạnh mẽ nhất để tất cả chúng ta tạo ra các trạng thái giao tiếp xã hội và cảm xúc, tất cả mọi thứ từ hứng thú, ngạc nhiên, đồng cảm và tò mò. Trong khoa học về cảm xúc, chúng tôi gọi mỗi một chuyển động cơ mặt mà một đơn vị hành động. Vì thế, ví dụ như đơn vị hành động số 12, nó không phải là một bộ phim bom tất của Hollywood, mà thực sự nó là một cái nhếch môi, đây là một thành tố chính của một nụ cười. Mọi người hày làm thử xem nào. Hãy để những nụ cười tiếp tục. Một ví dụ khác là đơn vị hành động số 4, nó có nghĩa là cái nhíu lông mày. Đó là khi bạn kéo lông mày của bạn cùng lúc và bạn đã tạo ra các kết cấu và nếp nhăn này. Chúng ta không thích chúng, nhưng đây là những chỉ điểm mạnh mẽ cho một cảm xúc tiêu cực. Như vậy chúng ta có khoảng 45 đơn vị hành động loại này, và chúng kết hợp với nhau để bộc lộ hàng trăm cảm xúc khác nhau. Dạy cho máy tinhd đọc được những cảm xúc của khuôn mặt này thật khó, bởi vì những đơn vị hành động này, chúng có thể diễn ra rất nhanh, tinh tế, và chúng được kết hợp bằng rất nhiều cách khác nhau, Vì thế thử lấy một ví dụ về nụ cười thoải mái và nụ cười bực bội. Trông chúng có vẻ giống nhau, nhưng thực tế chúng có ý nghĩa rất khác nhau. (Khán giả cười) Trong khi cười thoải mái có ý nghĩa tích cực, thì cười bực bội thường là tiêu cực. Đôi khi cười bực bội có thể khiến bạn trở nên nổi tiếng. Nhưng, rất quan trọng đối với máy tính để chúng có thể đưa ra sự khác biệt giữa 2 cách biểu lộ cảm xúc đo. Vậy thì làm thế nào để chúng tôi làm được điều đó? Chúng tôi đưa ra các thuật toán cảu chúng tôi với hàng ngàn ví dụ mà chúng ta biết về nụ cười của mọi người, với sự khác nhau về dân tộc, tuổi tác, giới tính, và chúng tôi cũng làm giống như vậy đối với nụ cười bực bội. Và sau đó, phân tích thật kỹ càng, thuật toán đã tìm kiếm toàn bộ các kết cấu và nếp nhăn và các hình dạng thay đổi trên khuôn mặt của chúng ta, và nhận thấy về cơ bản tất cả các nụ cười đều có những đặc tính chung, toàn bộ nhụ cười bực bội có các đặc tính khác biệt. Và với lần sau khi máy tính nhìn vào một khuôn mặt mới, nó có thể nhận ra thực tế là khuôn mặt này có các đặc tính giống với một nụ cười, và nó sẽ nói răng, "Ồ, tôi đã nhận ra điều này. Đây là cách biểu lộ một nụ cười." Vậy thì cách tốt nhất để mô tả công nghệ này hoạt động như thế nào là chúng ta thử nghiệm trực tiếp tại đây, nào bây giờ tôi cần một tình nguyện viên, ưu tiên ai đó có một cái mặt. (Khán giả cười) Chị Cloe sẽ là tình nguyện viên của chúng ta hôm nay. Vì lẽ đó mà trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã chuyển một dự án nghiên cứu tại MIT thành một công ty, mà ở đó nhóm của tôi đã làm việc rất vất vả để khiến cho công nghệ này hoạt động, như là cách mà chúng tôi muốn nói, bằng một cách hoang dại. Và chugns tôi cũng đã rút gọn chúng lại để làm sao các thành phần cảm xúc cốt lõi có thể hoạt động với bất kỳ thiết bị di động nào có camera, giống như chiếc iPad này. Giờ chúng ta cùng thử nghiệm. Như các bạn thấy, thuật toán về cơ bản đã tìm ra khuôn mặt của chi Chloe, đó là khung bao màu trắng, và nó theo dõi các điểm đặc tính chính trên khuôn mặt của cô ấy, đó là lông mày, mắt, miệng và mũi của cô ấy. Câu hỏi ở đây là, liệu nó có thể nhận biết được các biểu lộ của cô ấy? Nào giờ chúng ta cùng thử nghiệm cái máy này. Trước tiên, hãy cho chúng tôi thấy một bộ mặt phớt đời. Vâng, tuyệt vời. (Khán giả cười) Và sau đây là cô ấy cười, một nụ cười thực sự, thật tuyệt. Như vậy các bạn đã nhìn thấy các cột màu xanh tăng lên khi mà cô ấy cười. Nào bây giờ là một nụ cười lớn. Bạn có thể thể hiện một nụ cười thật tinh tế để xem máy tính có nhận ra không? Nó cũng đã nhận ra một nụ cười tinh tế. Chúng tôi đã làm việc rất vất vả để tạo ra điều này. Cái nhíu mày là chỉ điểm của sự bối rối. Cái cau mày. Đúng, tuyệt vời. Có thể thấy đây là toàn bộ những đơn vị hành động khác nhau. Thực tế chúng còn có nhiều hơn nữa. Đây chỉ là một trình diễn đơn giản. Nhưng chúng ta có thể coi mỗi một lần đọc cảm xúc là một điểm dữ liệu, và sau đó chúng có thể tổng hợp lại và đưa ra một chân dung với các cảm xúc khác nhau. Vì thế ở phía bên phải của bản trình diễn-- giống như là bạn đang hạnh phúc. Vì thế sự vui mừng đó. Vui mừng được bùng phát lên. Và sau đó làm cho tôi mọt bộ mặt ghê tởm. Cố gắng nhớ tới điều đó đã như thế nào khi Zayn rời khỏi One Direction. (Khán giả cười) Vâng, nào hãy nhăn mũi. Tuyệt vời. Và trị số tương đối là âm tính, vì thế bạn chắc phải là một người hâm mộ lớn. Vì thế trị số chỉ ra những trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực như thế nào, và sự tham gia cũng là cách biểu lộ của cô ấy. Vì thế tưởng tượng rằng chị Chloe tham gia vào chuỗi cảm xúc thực này, và chị ấy có thể chia sẻ not với bất kỳ ai mà chị ấy muốn. Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Cho tới nay, chúng tôi đã tích lỹ được khoảng 12 tỷ dữ liệu cảm xúc như vậy. Đây là một cơ sở dữ liệu cảm xúc lớn nhất thế giới. Chúng tôi đã thu thập nó từ khoảng hơn 2,9 triệu video về khuôn mặt, của những người đã đồng ý chia sẻ những cảm xúc của họ với chúng tôi, và họ đến từ 75 quốc gia trên thế giới. Nó gia tăng từng ngày. Nó đã thổi bay tâm trí của tôi theo đó chúng tôi giờ đây có thể lượng hoá một số cảm xúc cá nhân của chúng ta, và chúng tôi có thể thực hiện nó ở mức độ như thế này. Vậy thì chúng tôi đã học được gì cho tới nay? Giới tính. Dữ liệu của chúng tôi đã xác định được một số điều mà các bạn có thể hoài nghi. Phụ nữ thường biểu cảm nhiều hơn nam giới. Không chỉ là họ cười nhiều hơn, mà nụ cười của họ còn kéo dài hơn, và chúng tôi giờ đây có thể thực sự lượng hoá được điều gì khiến nam giới và phụ nữ đáp ứng khác nhau. Nào cùng xem xét khía cạnh văn hoá: Ở Mỹ phụ nữ có biểu cảm nhiều hơn nam giới tới 40%, nhưng đáng ngạc nhiên, chúng tôi không thấy sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ ở Anh. (Khán giả cười) Độ tuổi: Người trên 50 tuổi biểu lộ cảm xúc nhiều hơn người trẻ 25%. Phụ nữ ở độ tuổi 20 cười nhiều hơn rất nhiều so với nam giới ở cùng độ tuổi, có thể đó là điều cần thiết cho việc hẹn hò. Nhưng có thế điều mà gây cho chúng tôi nhiều ngạc nhiên nhất về số liệu này đó là chúng ta luôn luôn biểu lộ cảm xúc, thậm chí ngay cả khi chúng ta ngồi một mình trước các thiết bị điện tử, và không chỉ là khi chúng ta đang xem một video về mèo trên Facebook. Chúng ta bộc lộ cảm xúc khi chúng ta gửi thư điện tử, chúng ta nhắn tin, chúng ta mua bán trực tuyến, và thậm chí khi chúng ta khai báo thuế. Vậy thì số liệu này được dùng ở đâu hiện nay? để hiểu biết việc chúng ta liên hệ thế nào với truyền thông, hiểu về mức độ là truyền và thái độ bỏ phiếu, và cũng là làm mạnh mẽ và khả thi hơn công nghệ về cảm xúc, và tôi muốn chia sẻ một vài ví dụ mà chúng đặc biệt nằm trong trái tim tôi. Một chiếc kính cảm xúc có thể giúp người mù đọc được cảm xúc trên mặt người khác, và nó có thể giúp những người tự kỷ thể hiện cảm xúc của họ, những điều mà họ thực sự phải đối mặt. Đối với giáo dục, tưởng tượng rằng ứng dụng học tập của bạn có thể cảm nhận được là bạn đang bối rối và đang đuối sức, hoặc khi bạn cảm thấy nhàm chán, thì nó sẽ tăng tốc lên, giống như là một giáo viên tuyệt với ở lớp vậy. Đó là khi đồng hồ đeo tay của bạn sẽ theo dõi cảm xúc của bạn, hoặc ô tô của bản cảm nhận được bạn đang mệt mỏi, hoặc có thể tủ lạnh của bạn biết rằng bạn đang căng thẳng vì thế nó sẽ tự động khoá lại giúp bạn tránh được ăn uống vô độ. (Khán giả cười) Tất nhiên tôi thích điều đó. Đó là, khi tôi ở Cambridge, Tôi đã tạo ra một dòng cảm xúc theo thời gian thực, và có thể chia sẻ nó với gia đình tại quê nhà theo một cách tự nhiên nhất, nó giống như tất cả chúng tôi đang ở trong một căn phòng với nhau vậy phải không? Tôi nghĩ rằng trong vòng 5 năm nữa, toàn bộ các thiết bị điện tử sẽ có các con chíp cảm xúc, và chúng ta không nhớ điều đó đã thế nào khi chúng ta không nhíu mày trước thiết bị điện tử và cái thiết bị điện tử của chúng ta sẽ nói: "Hừm, bạn đã không thích điều đó, phải không?" Trở ngại lớn nhất của chúng tôi hiện nay là có quá nhiều các ứng dụng của công nghệ này, tôi và nhóm của tôi nhận ra rằng chúng tôi không thể tự phát triển toàn bộ chúng, do đó chúng tôi đã làm cho công nghệ này sẵn sàng để các nhà phát triển khác có thể tiếp tục xây dựng và sáng tạo. Chúng tôi nhìn nhận rằng có những rủi ro tiềm ẩn và những sự lạm dụng tiềm ẩn, nhưng về cá nhân tôi, khi đã dành rất nhiều năm cho nó, tôi tin tưởng rằng các lợi ích mang lại cho con người từ công nghệ cảm xúc thông minh vượt xa ngoài những rủi ro tiềm ẩn. Và tôi xin mời toàn bộ các bạn tham gia vào cuộc thảo luận này. Càng nhiều người biết về công nghệ này, chúng ta sẽ càng có tiếng nói đối với việc làm sao để sử dụng đúng công nghệ này. Vì thế khi mà càng ngày cuộc sống của chúng ta càng trở nên số hoá, chúng ta đang thua cuộc trong trận chiến chống lại việc sử dụng các thiết bị điện tử của chúng ta nhằm dành lại cảm xúc của chúng ta. Vì thế thay vào đó, điều mà tôi đang cố gắng làm đó là đưa cảm xúc vào trong công nghệ của chúng ta và làm cho công nghệ của chúng ta trở nên tương tác nhiều hơn. Vì thế tôi muốn rằng những thiết bị điện tử đang làm chia rẽ chúng ta sẽ mang chúng ta trở lại với nhau. Và bởi những công nghệ phục vụ con người, chúng ta có một cơ hội vàng để hình dung lại cách mà chúng ta kết nối với máy móc, và do đó, là những con người, làm thế nào chúng ta kết nối với những người khác. Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) 1 cách đơn giản để bắt đầu la cùng nhìn vào TED. Và bạn đang ở website này, biết được vì sao chúng ta ở đây, những gì đang diễn ra mà không có bất cứ sự khó khăn nào cả. Trí tuệ nhân tạo tốt nhất trên thế giới có lẽ cũng thấy nó thật phức tạp và rối rắm, nhưng chú chỏ nhỏ Watson của tôi sẽ thấy nó thật đơn giản và dễ hiểu, nhưng nó thực ra không hiểu gì cả. (khán giả cười) Nó sẽ có một thời gian vui vẻ Và tất nhiên, nếu bạn là diễn giả, giống như Hans Rosling ở đây người diễn giả sẽ thấy việc này thật sự khó. Nhưng trong trường hợp của Hans Rosling, Ngày hôm qua, anh ta có một vũ khí bí mật trong màn biểu diễn nuốt kiếm của anh ấy theo nghĩa đen. Và tôi phải nói rằng tôi đã nghĩ đến một vài vật mà tôi có thể cố gắng nuốt ngày hôm nay và cuối cùng đã phải chịu thua nhưng anh ấy đã làm được và điều đó thật tuyệt vời Puck không chỉ cõ nghĩa là chúng ta bị lừa về mặt từ ngữ mà nói chung chúng ta cũng dễ dàng bị lừa. Shakespeare đã chỉ ra rằng chúng ta chúng ta đi xem kịch chỉ để bị lừa cho nên chúng ta thật sự mong chờ nó chúng ta đi xem ảo thuật chỉ để bị lừa Và điều này làm cho nhiều thứ trở nên thú vị, nhưng cũng gây khó khăn khi chúng ta muốn hiểu về thế giới của chúng ta, hay chính bản thân chúng ta. và bà bạn của chúng ta, Betty Edwards, người ở trên bức hình bên phải của ..., cho lớp học vẽ xem hai cái bàn này và nói vấn đề của các em với việc học vẽ không phải là các em không thể điều khiển tay mà là cách bộ não của các em cảm nhận hình ảnh là sai Các em cố gắng cảm nhận hình ảnh thành các vật thể hơn là xem có gì thật sự ở đó Và để chứng minh điều đó, bà ấy nói, kích thước và hình dáng chính xác của những cái bàn này là như nhau, và tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy Bà ấy chứng minh bằng giấy bìa cứng, nhưng bởi vì tôi có ở đây một cái máy vi tính rất đắt tiền Tôi sẽ xoay cái bàn này và.. Và tôi đã thấy điều này, như hàng trăm lần trước, Bởi vì tôi dùng cái này cho tất cả mọi bài nói chuyện của tôi-- Tôi vẫn không thể thấy rằng hai cái bàn này có cùng kích thước và hình dáng, và tôi nghi ngờ là bạn cũng giống như tôi thôi. Vậy nghệ sĩ làm gì? Nghệ sĩ đo đạc Họ đo đạc rất, rất cẩn thận Và nếu các bạn đo rất cẩn thận với một bàn tay cứng ngắc và một cái thước thẳng bạn sẽ thấy rằng hai hình này có kích thước y hệt nhau và người Talmud đã nhận thấy điều này từ rất lâu rồi, họ nói rằng chúng ta nhìn mọi vật không phải như chúng vốn có, mà chính là chúng ta như thế nào Chắc chắn là tôi muốn biết chuyện gì đã xảy ra với người có ý tưởng này nếu họ thật sự theo nó đến kết luận cuối cùng Cho nên nếu thế giới không như nó vẫn như thế, và chúng ta nhìn mọi vật như chính chúng ta thì cái mà chúng ta gọi là thực tế, chi là một dạng ảo giác diễn ra bên trong bộ não. Nó chỉ như một giấc mơ lúc chúng ta đang thức Và việc hiểu rằng đó là nơi chúng ta tồn tại là một trong những trở ngại lớn nhật trong lịch sử loài người Và những gì đơn giản và dễ hiểu thật ra lại không đơn giản và dễ hiểu và những thứ gì chúng ta nghĩ là phức tạp lại đơn giản và dễ hiểu Bằng cách nào đó chúng ta phải hiểu bản thân để vượt qua những sai lầm của chúng ta Chúng ta nghĩ bản thân như một loại kênh ồn ào Cách tôi nghĩ là, chúng ta không thể học nhìn cho đến khi chúng ta thú nhận là chúng ta mù Một khi bạn bắt đầu một cách khiêm tốn bạn có thể bắt đầu tìm ra cách xem xét mọi vật Và những gì đã xảy ra trong bốn trong năm vừa qua là con người đã sáng tạo ra những "tư tưởng" như những phần nhỏ của bộ não, tạo nên từ nhữn ý tưởng lớn lao, giúp chúng ta nhìn nhận thế giới theo nhiều cách khác nhau Và những thứ này trong dạng thiết bị cảm ứng kính thiên văn, kính hiển vi- bộ máy lí luận những cách suy nghĩ khác nhau, và quan trọng nhất, trong khả năng thay đổi ý kiến về mọi vật Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này Chính sự thay đổi trong ý kiến này và những gì chúng ta nghĩ là chúng ta cảm nhận được là những thứ giúp chúng ta phát triển trong bốn trăm năm qua hơn tất cả những phát triển trong phần lịch sử còn lại của loài người Nhưng tôi biết những thứ đó lại không được dạy trong chương trình từ mẫu giáo đến lớp 12 ở Mỹ Vì vậy một trong những thứ đi từ đơn giản đế phức tạp đó là khi chúng ta làm gì nhiều hơn, chúng ta thích thứ đó nhiều hơn. Nếu chúng ta làm được nhiều thứ hơn một cách ngu ngốc điều đơn giản trở nên phức tạp Và sự thật là chúng ta có thể tiếp tục làm như vậy rất lâu Nhưng Murray Gell-Mann đã bàn về "các vật ứng biến" ngày hôm qua hay còn có tên gọi khác là "kiến trúc" như là một phép ẩn dụ cho việc lấy những vật liệu bình thường và nghĩ ra những cách không hiển nhiên, không đơn giản để kết hợp những vật liệu đó. Và những gì Murray nói hôm qua về vấn đề vẻ đẹp tự nhiên, lại có những đặc điểm giống nhau ở các cấp khác nhau, tất cả chỉ có nghĩa là các phần tử nhỏ rất xa nhau và chúng di chuyển hỗn loạn 3 điều này dẫn đến những cấp độ khác nhau trong thế giới phức tạp của chúng ta. Nhưng đơn giản như thế nào? Khi tôi thấy những thứ "Gapminder" của Rosling vài năm trước Tôi nghĩ rằng đó là thứ tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy trong việc thể hiện những ý tưởng phức tạp một cách đơn giản Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng có thể nó quá đơn giản Và tôi đã cố gắng thử và kiểm tra xem những xu hướng đơn giản này có thật sự đúng với những ý tưởng và nghiên cứu khác không, Và tôi thấy rằng chúng rất hợp với nhau Vì vậy Roslings đã có thể đạt được sự đơn giản mà không phải lấy đi những dữ liệu quan trọng Trong khi bộ phim chúng ta xem hôm qua về sự mô phỏng phần bên trong một tế bào Là một nhà cựu sinh vật học phân tử, tôi không thích bộ phim đấy một chút nào Không phải bởi vì nó không đẹp hay gì đấy Mà nó thiếu đi kiến thức mà hầu hết sinh viên không hiểu vè sinh vật học phân tử, và đó là, tại sao hai vật thể phức tạp lại có khả năng tìm đến nhau một cách chính xác và kết hợp với nhau và tạo nên phản ứng? Và những gì chúng ta thấy hôm qua đó là mọi phản ứng đều là ngẫu nhiên Chúng chỉ bay trong không khí, va đập vào nhau và mọi thứ xảy ra Nhưng sự thật là những phân tử này xoay với tốc độ khoảng một triệu vòng một giây Kích thước của chúng thay đổi mỗi 2 phần tỉ giây Chúng tập trung lại với nhau, ép chặt vào nhau va chạm với nhau Và nếu các bạn không hình dung được trong đầu về mô hình này, thì những gì xảy ra bên trong một tế bào hoàn toàn bí hiểm và ngẫu nhiên Và tôi nghĩ rằng đó là một điều sai lầm khi bạn cố gắng dạy môn khoa học. Vì vậy một điều khác chúng ta làm là nhầm lẫn giữa sự phức tạp của người lớn với việc hiểu rõ bản chất của một số nguyên tắc. Vì vậy một cậu bé 14 tuổi hiểu được phiên bản này của định lý Pythago, phiên bản này thật sự là một cách chứng minh tinh vi và thú vị nhưng thật sự đó không phải là cách tốt để bắt đầu học toán. Vì vậy cách trực tiếp hơn, cho nhiều cảm xúc về toán học hơn là cách gần giống với cách chứng minh của Pythago như thế này. Chúng ta có tam giác này, nếu chúng ta vẽ thêm xung quanh hình vuông C ba tam giác nữa, chúng ta vẽ lại toàn bộ hình này chúng ta nhận thấy rằng có thể di chuyển những tam giác này xuống dưới như thế này và còn lại 2 vùng có vẻ khả nghi Và thế là chúng ta đã chứng minh xong Và cách chứng minh này là cách mà các bạn cần học khi bạn học toán để hiểu được ý nghĩa của nó trước khi bạn học 12 hay 1500 cách chứng minh của định lý Pythago đã được phát hiện. Nào bây giờ chúng ta sẽ bàn về những đứa trẻ. Đây là một giáo viên rất khác thường cô ấy là giáo viên mẫu giáo và lớp một nhưng thật sự là một nhà toán học bẩm sinh Cô ấy giống như bạn nhạc sĩ jazz của bạn, tuy cô ấy chưa từng học về âm nhạc nhưng lại là một nhạc sĩ tuyệt vời. Cô ấy có cảm nhận về toán học Và đây là những cô cậu bé sáu tuổi, cô giáo bảo những cô cậu bé này làm ra những hình khác nhau từ một hình ban đầu Các học sinh chọn hình chúng thích, hình kim cương, hay hình vuông, hình tam giác, hay hình thang-- và chúng cố gắng làm những hình ban đầu thành những hình to hơn và giống hình ban đầu. Bạn có thể thấy rằng những hình thang rất khó làm. Và cô giáo viên này cho các học sinh làm một thứ ban đầu như là những tác phẩm nghệ thuật và sau đấy là khoa học. Bọn trẻ sẽ tạo nên những tác phẩm này. Bây giờ cô ấy cho học sinh nhìn và làm nhũng công việc tưởng như là nhàm chán này, Tôi đã suy nghĩ không hiểu vì sao, cho đến khi cô ấy giải thích là để làm chậm học sinh lại để chúng suy nghĩ Học sinh cắt những miếng bìa cứng thành từng miếng nhỏ và dán chúng lại với nhau Nhưng ý nghĩa của những việc này là để cho học sinh điền vào bảng "Các em có nhận thấy các em vừa làm gì không?" Lauren 6 tuổi nhận thấy rằng cái đầu tiên cần một miếng và cái thứ hai cần 3 tổng cộng cần đến 4 miếng cho cái đó Cái thứ 3 cần 5, và tổng cộng là 9 miếng cho cái đó Và đến cái tiếp theo. Và em ấy thấy ngay rằng những miêng gạch cần thêm vào xung quanh cạnh này sẽ gấp đôi lên Em ấy rất tự tin để làm những số này Và em ấy biết rằng phải bình phương những con số này lên, cho đến con số 6. Em ấy không biết 6 nhân 6 là bao nhiêu và 7 nhân 7 là bao nhiêu Nhưng sau đó em ấy tự tin trở laị Đó là những gì Lauren làm. Và sau đấy cô giáo Gilian Ishijima cho các em học sinh mang tất cả những tác phẩm đến trước phòng, và để chúng lên sàn Và mọi người ồ lên. Ôi trời ơi! Tất cả mọi thứ đều giống nhau! Quy luật nhân lên là không thay đổi với tất cả mọi hình. Và những nhà toán học và khoa học trong các bạn sẽ nhận ra rằng hai quá trình này là phương trình đạo hàm bậc nhất và phương trình đạo hàm bậc hai được tìm ra bởi một em học sinh 6 tuổi. Điều đấy thật tuyệt vời. Đây không phải là điều chúng ta hay dạy những em học sinh 6 tuổi Hãy xem bằng cách nào chúng ta có thể dùng máy vi tính để giải những bài toán này. Ý tưởng đầu tiên chỉ để chỉ cho các bạn thấy cách trẻ con hay làm Tôi sẽ dùng phần mềm trên chiếc máy tính 100 đô Mỹ này Tôi vẽ một cái xe ô tô nhỏ ở đây Tôi sẽ vẽ rất nhanh, vẽ thêm một cái bánh xe to Tôi đã có vật thể xe ô tô, tôi có thể tùy biến vật thể này Tôi sẽ gọi đây là xe ô tô. Mỗi lần tôi ấn nút, cái xe xoay. Nếu tôi muốn làm một đoạn mã để làm đi làm lại hành vi này Tôi chỉ việc kéo thả những dòng lệnh này . Tôi có thể lái chiếc xe này bạn có thể thấy chiếc xe xoay bởi con số 5 trong dòng lệnh này không? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi chuyển xuống 0? Cái xe đi thẳng. Đó là cả một khám phá lớn cho một đứa trẻ 9 tuổi Cho cái xe đi theo hường khác nhưng tất nhiên đấy giống như hôn em gái bạn cũng như là lái xe. Bọn trẻ muốn có một cái vô lăng chúng ta sẽ vẽ một cái vô lăng Chúng ta sẽ gọi đây là cái bánh lái Xem cái bánh lái này đang hướng về đâu Nếu tôi xoay cái bánh xe, bạn có thể thấy rằng các con số chuyển từ âm sang dương Đó giống như một lời mời để lấy những con số này và thả vào dòng lệnh ở đây. Và bây giờ tôi có thể điều khiển cái xe này với cái bánh lái. Thật thú vị. Bạn đã biết trẻ em gặp khó khăn thế nào với các ẩn số Nhưng nếu học bằng cách này, trong một tình huống giả định chúng sẽ không bao giờ quên ẩn số là gì và làm cách nào để dùng nó. Chúng ta có thể làm lại theo cách Gilian Ishijima đã làm Nếu bạn nhìn đoạn mã này tốc độ sẽ luôn là 30. Chúng ta sẽ di chuyển cái xe với tốc độ như thế Tôi sẽ vẽ những cái chấm nhỏ cho từng cái Chúng cách đều nhau vì chúng đều cách xa 30 Và nều tôi làm cách này như một đứa trẻ 6 tuổi làm bằng cách tăng tốc độ gấp đôi mỗi lần, và sau đó tôi tăng khoảng cách theo tốc độ mỗi lần Tôi sẽ được gì? Chúng ta sẽ có hình ảnh mà một đứa trẻ 9 tuổi sẽ gọi là sự tăng tốc. Như vậy thì trẻ con học khoa học như thế nào? Giáo viên: Những vật thể các em nghĩ sẽ rơi xuống đất cùng lúc-- Học sinh: Thật tuyệt Giáo viên: Đừng để ý đến những gì người khác đang làm. Ai có quả táo? Alan Kay: Họ có những cái đồng hồ bấm giờ nhỏ Giáo viên: Bây giờ các em có những gì? Lúc trước các em có những gì? Alan Kay: Đồng hồ bấm giờ không đủ chính xác. Một cô học sinh: 0.99 giây Giáo viên: Lấy quả bóng cao su-- Cô học sinh: Ta có một quả tạ và một quả bóng cao su, Bởi vì chúng có khối lượng hoàn toàn khác nhau. Và nếu các em thả các quả bóng cùng lúc, Chúng có lẽ sẽ rơi cùng tốc độ Giáo viên: Thả đi nào. Alan Kay: Chắc chắn là Aristotle không bao giờ hỏi một đứa trẻ về thí nghiệm thả quả bóng này cả, Bởi vì chắc chắn là Aristotle không bao giờ làm thí nghiệm này cả Và St. Thomas Aquinas cũng vậy. Cho đến khi Galileo thật sự làm thí nghiệm này thì một người lớn mới suy nghĩ như một đứa trẻ Chỉ mới 400 năm trước. Trong mỗi lớp học 30 học sinh ta lại có một học sinh hiểu các vấn đề ngay lập tức. Nếu chúng ta muốn xem một cách gần hơn Chúng ta hãy xem một đoạn phim về những gì xảy ra, cho dù chúng ta xem chậm lại những đoạn phim này, cũng thật khó để thấy điều gì đang xảy ra. Chúng ta có thể đặt các khung hình cạnh nhau. hoặc đặt chúng chồng lên nhau. Khi những đứa trẻ nhìn thấy điều này, chúng sẽ nhận ra: "À, sự tăng tốc" nhớ lại bốn tháng trước khi chúng di chuyển những chiếc xe. và khi chúng bắt đầu đo đạc để tìm ra sự tăng tốc làm gì Và tôi đang đo từ đáy của một hình đến đáy của hình tiếp theo, và khoảng 1/5 giây sau chúng càng lúc càng nhanh Và nếu tôi dồn những thứ này lại với nhau, chúng ta sẽ thấy sự khác nhau giữa chúng, sự tăng tốc là không đổi Và bọn trẻ nói, ồ phải, sự tăng tốc ổn định Chúng ta đã làm thứ này rồi Bằng cách nào chúng ta có thể kiểm chứng đó là sự tăng tốc ổn định? Chúng ta không thể biết gì nhiều nếu chỉ thả trái bóng xuống Nhưng nếu chúng ta thả trái bóng xuống và cho đoạn phim chạy cùng lúc Ta có thể thấy ta đã tìm ra một mô hình vật lý chính xác. Galileo đã làm điều này rất thông minh bằng các cho một trái bóng chạy xuống dưới những dây đàn. Tôi lấy những quả táo này ra chỉ để nhắc tôi nói với các bạn rằng đay thật sự là một loại câu chuyện kiểu như Newton và trái táo Nhưng đấy là một câu chuyện hay. Và tôi nghĩ là tôi sẽ làm một thứ trên chiếc máy vi tính 100 đô này chỉ để chứng minh là những vấn đề này là thật. Một khi bạn có trọng lực tăng tốc độ chừng này tăng tốc độ con tàu. Nếu tôi bắt đầu trò chơi này Chiếc phi thuyền sẽ bị rơi. Nhưng nếu tôi chống lại trọng lực, và đây-- Ối (Khán giả cười) Một lần nữa Được không? Tôi nghĩ cách tốt nhất để kết thúc là hai câu nói này Marshall McLuhan nói "Trẻ con là thông điệp chúng ta gửi vào tương lai" Nhưng nếu bạn nghĩ lại trẻ con thật sự là tương lai mà chúng ta gửi vào tương lai Hãy quên những thông điệp đi. Trẻ con là tương lai Và trẻ con ở các nước thế giới thứ nhất và thứ 2 và đặc biệt là trẻ em ở các nước thế giới thứ ba cần những người thầy Và mùa hè này chúng ta sẽ hoàn thành 5 triệu chiếc máy vi tính giá 100 đô mỗi chiếc và có thể là 50 triệu chiếc năm sau Nhưng chúng ta không thể tạo nên một nghìn giáo viên mới trong mùa hè này Có nghĩa là một lần nữa chúng ta có thứ mà chúng ta có thể nhưng vấn đề truyền đạt kiến thức từ một hệ thống truyền tải thông điệp iChat đơn giản đến những thứ sâu xa hơn đang thực sự thiếu. Tôi tin rằng điều này phải được thưc hiện trong một loại giao diện mới và loại giao diện mới này có thể được thực hiện với chi phí khoảng 100 triệu đô Nghe có vẻ nhiều nhưng khoảng chi phí đó chỉ bằng những gì chúng ta tiêu ở Iraq trong vòng 18 phút Chúng ta tiêu tốn 8 tỉ đô một tháng. 18 phút là 100 triệu đô Vì vậy số tiền này thật sự rất rẻ Và như Einstein đã nói "Mọi thứ nên đơn giản hết mức có thể, nhưng không thể đơn giản hơn được nữa" Cảm ơn các bạn Dọc theo những con đường cổ kính của sông Monongahela, Braddock, Pennsylvania tọa lạc tại vùng phía đông của hạt Allegheny, cách Pittsburg khoảng 9 dặm. Là 1 vùng công nghiệp ngoại ô, Braddock là nơi nhà máy thép đầu tiên của Andrew Carneige được xây dựng, Công trường Edgar Thomson. Hoạt động từ năm 1875, nó là nhà máy thép cuối cùng còn hoạt động trong vùng. Suốt 12 năm, tôi đã cùng sáng tác các bức chân dung, tĩnh vật, phong cảnh và quang cảnh trên không với mục đích tạo ra những một bằng chứng sống động nhằm làm nổi bật sự tương tác của công nghiệp thép, môi trường, và tác động của hệ thống y tế lên các thành viên gia đình và cộng đồng. Truyền thống và những câu chuyện kể về Braddock hầu hết bao gồm những câu chuyện về các hiệp hội các nhà công nghiệp và thương gia. Hiện nay, câu chuyện mới về Braddock, là một áp phích của trẻ em về sự hồi sinh của Rust Belt, là chuyện những người dân thành thị tiên phong trong việc khám phá chân trời mới. Truyền thông đã quên rằng Braddock đa phần là người da đen. Sự tồn tại của chúng tôi đã bị phớt lờ, lãng quên và xóa bỏ. Là thế hệ thứ tư trong gia đình mẫu hệ, tôi được nuôi dạy dưới sự đỡ đần của bà tôi là Ruby, tại đường số 8, 805 đường Washington. Bà làm việc với chức danh là một quản lí cho Goodwill. Mẹ tôi là một điều dưỡng. Mẹ tôi đã thấy các nhà máy thép đóng cửa và người da trắng rời tới các vùng phát triển khác. Đến khi thế hệ của chúng tôi lớn lên, việc ngừng đầu tư tại địa phương, tiểu bang và khu vực. đã phá huỷ các cơ sở hạ tầng, và Chiến tranh Thuốc phiện đã phá hủy gia đình tôi và cộng đồng. Cha dượng Gramps của bà Ruby là một trong số ít người da đen nghỉ hưu từ công ty của Carneige có lương hưu. Ông đã làm việc trong điều kiện có nhiệt độ cao, phá dỡ và xây dựng lại các lò luyện kim, dọn dẹp kim loại thừa và xỉ sắt. Lịch sử của nơi này được khắc ghi trên cơ thể con người và cảnh vật xung quanh. Những khu vực qua lại của các xe tải hạng nặng, phơi nhiễm với benzen và bụi kim loại, nguy cơ gây ra ung thư và bệnh luput. 123 giường bệnh đạt chuẩn, với 652 nhân viên, các chương trình phục hồi chức năng đã bị huỷ bỏ. Một vụ kiện về tranh chấp nhà ở chống lại hạt Allegheny về việc di dời khu nhà Talbot Towers. Sự phân khu lại cho ngành công nhiệp nhẹ nhiều hơn đã được thực hiện từ đó. Hình ảnh từ Google Maps và Google Earth đã che dấu đi các chất thải dễ cháy đang được sử dụng để đuổi gia đình Bunn khỏi đất đai của họ. Năm 2013, tôi thuê 1 chiếc trực thăng với máy quay để ghi lại sự trục xuất này. Trên máy bay, tôi đã thấy hàng ngàn bó nhựa trắng của một của 1 nền công nghiệp bảo quản mà được cho rằng nó thân thiện với môi trường và tái chế hàng triệu lốp xe để bảo tồn cuộc sống con người và để cải thiện cuộc sống con người. Đề tài của tôi đi từ mức độ vi mô đến vĩ mô, lục lại những bí ẩn lịch sử. Mới đây, tại bảo tàng nghệ thuật Seattle, Isaac Bunn và tôi đã tổ chức buổi triển lãm này, và buổi triển lãm là một diễn đàn để ông ấy lên tiếng. Thông qua sự tường thuật cụ thể của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với sự xoá bỏ lịch sử và bất công về kinh tế xã hội. Xin cảm ơn. Lần đầu tiên tôi thốt ra lời cầu nguyện là trong một thánh đường có kính sơn màu. Tôi quỳ gối thật lâu sau khi giáo đoàn đã rời đi, nhúng cả đôi tay trong nước thánh, làm dấu thánh trên ngực của tôi, cơ thể nhỏ bé của tôi gục xuống như một dấu hỏi trên hàng ghế gỗ của nhà thờ. Tôi đã cầu nguyện Chúa cứu chữa cho tôi, và khi Chúa không đáp lời Tôi kết bạn với tĩnh lặng và hi vọng rằng tội lỗi của mình sẽ tiêu tan và dịu đi, miệng tôi có thể tan ra như viên đường trên đầu lưỡi nhưng sự sấu hổ vẫn ở lại như một dư vị. Và trong nỗ lực để đưa tôi trở lại với sự thánh thiện, mẹ tôi nói rằng tôi là một phép màu, rằng tôi có thể lớn lên thành bất kỳ ai mà tôi muốn, Tôi đã quyết định trở thành một cậu bé Điều đó thật tuyệt, Tôi đội mũ lưỡi trai, cười ngoác miệng coi vết thương đầu gối như huy chương đường phố, chơi trò trốn tìm với các mục đích sống còn lại. Tôi đã vậy đấy. Nhà vô địch trong trò chơi mà những nhóc khác không theo được. Cơ thể của tôi là một điều bí ẩn, một câu hỏi không lời giải đáp, là mối gắn kết giữa một cậu bé vụng về và một cô bé ngoan, và khi tôi 12 tuổi, giai đoạn làm cậu bé dường như chẳng còn vui. Những bà cô cổ hủ đã nhận ra khi không còn thấy tôi mặc váy ngắn họ bảo tôi rằng tính tình như thế thì chẳng ai lấy đâu. và rằng tôi sinh ra để kết hôn khác giới và mang bầu. Tôi đã nén chịu những lời lăng mạ và cả gièm pha của họ Bản thân tôi không thú nhận điều này. Những đứa trẻ ở trường đã nói ra mà chẳng chờ tôi cho phép. họ goi tôi bằng cái tên mà chính tôi chẳng nhận ra, "đồng tính" nhưng tôi giống con trai hơn là gái, nhiều Ken hơn Barbie Chẳng có gì phải ghét bỏ cơ thể tôi cả, Tôi yêu nó đủ để vượt qua mọi chuyện, Với tôi, nó là một ngôi nhà, và khi ngôi nhà của ta sụp đổ, ta không từ bỏ nó, ta làm cho nó tiện nghi để chứa đủ tất cả nội tâm ta, và còn đủ đẹp để mời khách tới thăm nhà, và sàn nhà phải vững để đứng được trên đó. Mẹ tôi sợ rằng tôi tự coi mình như những thứ đang mất dần. Bởi vì bà thấy dư âm để lại từ Mya Hal, Leelah Alcorn, Blake Brockington. Bà sợ tôi sẽ chết mà không một lời trăn trối, rằng tôi sẽ thành đề tài "hổ thẹn" ở nhà chờ xe bus Bà nói rằng tôi đã tự biến mình thành một lăng mộ, rằng tôi là một cái quan tài biết đi, các mục tin tức khiến danh tính của tôi trở thành chuyện hay ho, Ai cũng nhắc đến Bruce Jenner và sự tàn nhẫn khi sống trong cơ thể này trở thành một dấu sao tại cuối các mục về bình đẳng. Chẳng ai nghĩ chúng tôi là con người vì chúng tôi giống hồn ma hơn là thể xác vì người ta sợ rằng thể hiện giới tính của tôi là gian trá một thứ như thế thật tai hại, rằng nó lừa phỉnh ngay trước mắt họ, rằng cơ thể tôi là đồ chơi cho mắt và tay họ và một khi họ đã chán sự quái dị của tôi, họ sẽ phun ra những thứ mà họ không ưa. Họ sẽ đưa tôi trở lại bí mật, treo tôi lên cùng tất cả những bộ xương khác. Tôi sẽ là điểm thu hút nhất. Bạn có thấy rằng rất dễ khi bảo người khác chết đi, hay khi viết sai tên của họ trên bia mộ. Và người ta vẫn băn khoăn tại sao những cậu bé bị chọc ghẹo họ biến mất khỏi hành lang của trường học sợ bị trở thành một tâm điểm khác trong giây lát sự những thảo luận trong lớp học trở thành ngày phán xét và những trao đổi gần đây bao dung hơn với trẻ chuyển giới hơn là các bậc cha mẹ. Tôi không biết sẽ còn bao lâu cho đến khi những bức thư tuyệt mệnh tự thấy mình thừa thãi, cho đến khi chúng ta thấy cơ thể mình trở thành bài học về tội lỗi từ rất lâu trước khi ta yêu nó. Như Chúa đã không cứu rỗi tất cả những sinh linh đáng thương này, như dòng máu trong tôi chẳng là nước lành để rửa sạch đôi chân Chúa. Những lời cầu nguyện của tôi giờ tắc nghẹn trong cổ. Có lẽ cuối cùng tôi sẽ được cứu rỗi, có lẽ tôi chẳng quan tâm, có lẽ cuối cùng Chúa cũng nghe thấy những lời cầu nguyện của tôi. Xin cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Câu chuyện của tôi bắt đầu ở miền bắc Quần đảo Galapagos, dưới mặt nước 50 feet (15,24 mét) và cả một đàn cá mập. Tôi đi lặn với nhóm bạn trong khoảng một tuần, và mọi thứ thật tuyệt: cá đuối Manta, cá mập voi, chim cánh cụt và tất nhiên, cả cá mập đầu búa nữa. Chuyến lặn ngày hôm đó đặc biệt khó khăn. Sóng lớn vô cùng. Bạn phải giữ chặt camera và vươn tay ra, vì liên tục bị sóng đánh dạt vào những tảng đá trong khi bạn cố tìm kiếm những khung hình tuyệt đẹp. Mọi chuyện vẫn rất ổn, cho đến khi... không ổn nữa. Có một điều gì đó rất tệ đã xảy ra. Tôi rụt tay lại, và tay tôi có cả đống gai nhím biển vừa dài vừa đen xuyên khắp găng tay của tôi, nghĩa là xuyên qua cả bàn tay tôi. Điều này mới thật sự tệ. Ý tôi là, tất nhiên khi bạn bị cái gì đó đâm xuyên qua tay, kiểu gì thì nó cũng tệ, nhưng trong trường hợp này, nhím biển còn có nọc độc, nếu bạn từng vướng phải chúng, thì chỗ bị gai nhím biến đâm vào sẽ sưng lên và đau đớn khủng khiếp. Nhưng lúc ấy đó không phải là điều đầu tiên tôi nghĩ đến. Trông không giống thật chút nào. Tôi không tin đấy là tay mình. Trong cơn hoảng loạn, tôi có xu hướng phân tích như một nhà khoa học, và tôi bắt đầu phân tích. Khi mọi phân tích đi qua, hóc môn adrenaline được giải phóng, và tôi kéo mạnh đống gai nhím ra. Tôi không nhớ là đã làm thế. Tôi chỉ nhớ đã nghĩ: "Mình sẽ không tháo găng tay ra được khi vướng đống này." Tôi nhớ là đã tháo găng tay ra và một thứ màu đen lan ra trước mặt tôi. Bộ não nhà sinh học xuất hiện và bắt đầu hoảng loạn. "Làm thế nào mà tất cả nọc độc đã đi vào vết thương được chứ?" Bộ não nhà vật lý học xuất hiện và từ tốn giải thích, "Không, không, không, độ sâu 50ft, bước sóng đỏ bị suy giảm. Máu đấy -- không phải màu đen đâu. Và lũ cá mập ở phía trên. Vậy bạn tính làm gì?" Tôi quấn tay thật chặt bằng khăn thắt lưng, và bơi ra khỏi đó. "Hãy để cho vũng máu lớn tan ra một chút trước khi chúng ta nổi lên mặt nước vượt qua hết bầy cá mập này." Vì vậy khi tôi nổi lên, bộ não thú có vú máu nóng của tôi lắp bắp trong sợ hãi: "Chúng không ăn khi đang đi cùng bầy. Chúng không ăn khi đang đi cùng bầy. Trong quãng đường đi lên" Có vẻ tôi và chúng cùng đọc chung một quyển sách rồi. (Cười) Hóa ra, khi bạn bị gai nhím biển đâm, và không được chăm sóc y tế trong hai ngày không may điều bạn phải làm là nấu tay bạn lên. Bạn nhúng tay vào nước nóng nhất có thể chịu được và cứ thế thêm nước sôi vào cho đến khi bạn nghĩ bạn sắp phát điên. Giờ, chúng đã có tác dụng -- tay tôi không ổn lắm nhiều tuần sau đó, nhưng cuối cùng, tôi đã có thể cử động các ngón tay Tất cả trừ một điểm vẫn cứng và đau đớn nhiều tuần liền sau khi những chỗ khác đều đã tốt lên. Hóa ra, phần đầu của gai nhím biển vẫn nằm trong phần khớp ngón tay, vì thế chỗ đó không hồi phục được. Bác sĩ chỉnh hình nói: "Chúng ta nên lấy cái này ra. Nhưng không cần vội, không phải trường hợp khẩn cấp. ". Chúng tôi sắp xếp một cuộc tiểu phẫu vào thứ Hai vài tuần sau đó. Và ngày thứ Sáu ngay trước đó, Tôi bị vỡ xương chậu trong một tai nạn khi cưỡi ngựa (Cười) Phải. Thế là chúng tôi hoãn buổi phẫu thuật lại. Xương chậu gãy và tôi phải ở lì sáu tuần trên ghế nệm, và có lẽ tôi sẽ phát điên nếu không có bạn bè tôi ở đó Tối nào nhà tôi cũng có tiệc trong nhiều tuần sau đó Tôi đã được ăn, được chơi. Thật tuyệt. Nhưng cuộc vui cũng chẳng kéo dài lâu, và cuối cùng chỉ còn một người bạn, người đó kể chuyện cười cho tôi cả ngày và đến bầu bạn cùng tôi mỗi tối -- tôi đã có dịp hiểu rõ người ấy trong suốt quá trình dưỡng bệnh. Khi tôi đã có thể nói rõ hơn để thực hiện các hoạt động mạnh, chúng tôi mang theo kính thiên văn và lái xe lên núi để ngắm sao chổi Hale-Bopp. Phải, chúng tôi khác người mà. Và rồi núi lở. (Cười) Phải, như kiểu -- thật á? Không. Tôi đùa thôi. (Cười) Không có tai nạn nào nữa. Không hề, mà là ngược lại. Lúc đó là 21 năm về trước, và cho 19 năm sau, tôi đã cưới người đàn ông hướng nội tuyệt vời đó người mà cả triệu năm nữa cũng chẳng tiếp cận tôi nếu trong hoàn cảnh khác. Chúng tôi có một cô con gái 14 tuổi đáng yêu, người đã vẽ các bức minh họa này. (Cổ vũ và vỗ tay) Phải. Lời khuyên của chuyên gia: không có gì khiến bạn thu hút hơn khi cần đến khung đi bộ vào buổi hẹn đầu tiên. Đây không phải câu chuyện về gai đâm, cá mập, nước sôi hay những chấn thương. Đây là câu chuyện tình yêu. Một chuyện tình với phần kết thú vị. Tôi đã bình phục và có thể thực hiện tiểu phẫu để lấy cái gai ra. Nhưng tôi không cần làm thế nữa. Hóa ra, khi một xương bị gãy, cơ thể bạn huy động canxi từ các xương khác -- và từ mảnh gai nhím biển mà bạn vô tình để lại ở phần khớp ngón tay. Đúng, Xương chậu của tôi giờ là một phần của nhím biển. (Cười) Thế là ngoài phần não sinh học, não vật lý học, não adrenaline, não sinh vật máu nóng có vú, tôi phải thêm "não nhím biển", với toàn bộ siêu năng lực của nó. Các bạn không cần lo lắng việc tôi không hoàn toàn là người là một trong những điều mà gia đình tôi thích nhất ở tôi. (Cười) Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Mùa hè vừa rồi tôi có về Ohio ăn cưới người nhà. và khi ở đó, có một buổi gặp gỡ khán giả của công chúa Anna và Elsa trong phim "Frozen", Không phải diễn viên lồng tiếng Anna và Elsa trong phim "Frozen", bởi vì đó không phải là một sự kiện được hãng Disney đồng ý, mà là do hai công ty chuyên làm các buổi tiệc công chúa tổ chức. Con bạn sắp 5 tuổi phải không? Họ sẽ đến và hát vài bài, rắc bụi tiên, bọn trẻ con thích lắm. Đương nhiên họ không thể bỏ lỡ cơ hội khi có một hiện tượng như Frozen. Thế là một cửa hàng đồ chơi của địa phương đã thuê họ, sáng thứ bảy bọn trẻ con tới, mua vài cái áo in hình nhân vật Disney, chụp ảnh cùng với các cô công chúa, chúng nó hạnh phúc lắm. Như có ông già Nô en vào mùa hè vậy. (Khán giả cười) Đứa cháu 3 tuổi rưỡi của tôi, Samantha, đang ở trong đám náo nhiệt nhất. Nó chẳng buồn bận tâm hai cô gái ký vào những tấm ảnh và sách màu là Nữ hoàng Tuyết và công chúa Ana một chữ N để tránh bị kiện vi phạm bản quyền. (Khán giả cười) Theo như cháu tôi và hơn 200 đứa trẻ ở bãi đỗ xe hôm đó, hai cô gái đó chính là Anna và Elsa trong phim "Frozen". Hôm đó là một buổi sáng thứ Bảy tháng Tám nóng như thiêu ở Ohio. Chúng tôi tới đó lúc 10 giờ, đúng giờ họ thông báo, nhưng số của chúng tôi thì đã tận những 59. Đến 11 giờ họ mới gọi tới số 21 đến 25, nên chúng tôi còn lâu mới đến lượt, nên chúng tôi còn lâu mới đến lượt, mà không có vẽ mặt miễn phí hay xăm giả nào chống lại được cái nóng chảy mỡ bên ngoài cửa hàng. (Khán giả cười) Đến 12 giờ, họ gọi đến chúng tôi "Xin mời số 56 đến 63" Khi chúng tôi bước vào, bên trong là một khung cảnh mà tôi chỉ biết diễn tả là như từ nước Nauy phun ra. (Khán giả cười) Hình bông tuyết bằng bìa phủ đầy sàn, nhũ lấp lánh ở khắp các mặt phẳng và cột băng thì khắp tường. Khi chúng tôi đứng xếp hàng, vì muốn cho cháu tôi được ngắm cảnh đẹp hơn cái lưng của bà mẹ số 58, tôi nhấc nó ngồi lên vai. Nó ngay lập tức bị dán mắt vào hai cô công chúa. Chúng tôi càng tiến lên phía trước, nó càng phấn khích hơn, cuối cùng khi chúng tôi đã ở trước vạch, cháu số 58 thì mở tấm poster cho hai cô công chúa ký tặng, tôi có thể cảm thấy sự phấn khích đang chạy trong người nó. Và nói thật là, lúc đó tôi cũng phấn khích phết đấy. (Khán giả cười) Hai cô gái Scan-đi-na-vi giả trông mê hoặc lắm. (Khán giả cười) Chúng tôi đã bước tới trước vạch, cô nhân viên đã phờ phạc quay sang cháu tôi và nói, "Chào con. Đến lượt con rồi đấy. Con có muốn xuống không, hay con ngồi trên vai bố để chụp ảnh nào?" (Khán giả cười) Tôi không biết nghĩ ra từ gì hay hơn, lúc đó, tôi đóng băng. (Khán giả cười) Thật ngạc nhiên, trong một khoảnh khắc bất ngờ, chúng tôi phải đối mặt với câu hỏi "Tôi nên là ai?" Tôi nên là một người bác, hay tôi nên là một nhà đấu tranh? Hàng triệu người đã xem video của tôi làm sao để thực hiện một cuộc trò chuyện khó khăn, và ngay lúc đó, tôi đang đối mặt với một cuộc trò chuyện như thế. Đồng thời, trong đời tôi không có gì quan trọng hơn bọn trẻ, vậy nên tôi ở trong một tình huống rất hay gặp, đó là bị giằng xé giữa hai bên, giữa hai lựa chọn bất khả thi. Tôi có nên là một nhà đấu tranh không? Tôi có nên nhấc cháu tôi khỏi vai và giải thích với cô nhân viên rằng tôi là cô cháu, chứ không phải bố cháu, và rằng cô nên cẩn thận hơn, đừng vội vã kết luận giới tính của một người thông qua kiểu tóc và việc người đó cho đứa trẻ ngồi lên vai. (Khán giả cười) Và nếu tôi làm thế, tôi sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc hạnh phúc nhất tới giờ của cháu tôi. (Khán giả cười) Hay tôi nên là một người bác? Tôi có nên gạt câu nói đó sang một bên, chụp thật nhiều ảnh, và không phân tâm một giây phút nào khỏi niềm vui hoàn toàn của khoảnh khắc ấy. Và nếu tôi làm thế, tôi sẽ bước khỏi đó với nỗi xấu hổ dâng lên vì đã không đấu tranh cho bản thân mình, đặc biệt là trước mặt cháu tôi. Tôi nên làm thế nào đây? Điều gì là quan trọng hơn? Vai trò nào xứng đáng hơn? Tôi nên làm một người bác, hay nên làm một nhà đấu tranh? Mà tôi chỉ có một giây chẻ tư để quyết định thôi. Chúng ta vẫn được dạy rằng thế giới nơi chúng ta đang sống là một thế giới của sự phân cực liên tục và ngày càng gia tăng. Mọi thứ đều là trắng và đen, chúng tôi và bọn họ, đúng và sai. Không có cái gì ở giữa, không có màu xám, chỉ có sự phân cực. Sự phân cực là trạng thái mà trong đó hai ý kiến hay quan điểm trái ngược nhau hoàn toàn, một sự đối lập hoàn toàn. Bạn sẽ về phe nào? Bạn có chắc chắn và hoàn toàn không nghi ngờ phản đối chiến tranh, ủng hộ quyền phá thai, phản đối án tử hình, ủng hộ kiểm soát súng đạn, ủng hộ biên giới mở và ủng hộ công đoàn không? Hay là, bạn có tuyệt đối và kiên quyết ủng hộ chiến tranh, ủng hộ bảo vệ sự sống, ủng hộ án tử hình tin tưởng Luật sửa đổi thứ hai là chân lý, chống nhập cư và ủng hộ doanh nghiệp không? Hoặc là tất cả hoặc là không gì cả, bạn về phe chúng tôi hay chống lại chúng tôi. Đó là sự phân cực. Vấn đề của sự phân cực và chân lý tuyệt đối là nó loại trừ tính cá nhân của những trải nghiệm con người và điều đó làm cho nó mâu thuẫn với bản chất của con người. Nếu trong chúng ta cùng lúc có cả hai điều đối lập, nếu nơi chúng ta đang tồn tại không hẳn là thế giới của sự phân cực- thì chúng ta sẽ đi về hướng nào? Điều gì nằm ở đầu kia của phổ phân cực ấy? Tôi không cho rằng một trạng thái lý tưởng hài hoà là điều không thể đạt được. Tôi nghĩ đối lập với sự phân cực là sự lưỡng phân. Sự lưỡng phân là một trạng thái có hai phần, nhưng không phải ở vị trí đối lập hoàn toàn, mà ở trong sự tồn tại song song. Bạn nghĩ điều đó là không thể ư? Để tôi kể cho bạn nghe mấy người tôi quen: Tôi biết mấy người theo đạo Thiên Chúa ủng hộ quyền phá thai, mấy nhà nữ quyền đeo khăn trùm đầu, những cựu binh chống chiến tranh, và những người ủng hộ quyền sử dụng súng cho rằng tôi nên được kết hôn. Họ đều là những người tôi biết, họ là bạn bè và người thân của tôi, đó là phần lớn của xã hội, đó là bạn, đó là tôi. (Khán giả vỗ tay) Sự lưỡng phân là khả năng giữ cả hai điều đối lập. Nhưng câu hỏi đặt ra là: chúng ta có thể sở hữu sự lưỡng phân của riêng mình không? Chúng ta có thể tìm được dũng khí để giữ cả hai điều đối lập không? Tôi từng làm việc ở một nhà hàng trong thành phố, và trở thành bạn thân của cô dọn bàn. Lúc đó tôi làm bồi bàn và chúng tôi có quan hệ rất tốt, chúng tôi có một thời gian chơi rất thân, Tiếng Tây Ban Nha của cô ấy rất tốt bởi vì cô ấy là người Mexico. (Khán giả cười) Tôi định nói ngược lại cơ. Tiếng Anh của cô ấy còn hạn chế, nhưng tốt hơn tiếng Tây Ban Nha của tôi nhiều. (Khán giả cười) Nhưng chúng tôi hoà hợp vì những điểm chung, chứ không ngăn cách bởi những điểm khác biệt. Và chúng tôi rất thân thiết, mặc dù xuất thân từ những hoàn cảnh rất khác nhau. Cô ấy là người Mexico, cô ấy bỏ lại gia đình để đến đây để mang lại cho họ một cuộc sống tốt hơn ở quê nhà. Cô ấy là một tín đồ mộ đạo của Công giáo bảo thủ, một người tin vào các giá trị truyền thống của gia đình, tin vào vai trò truyền thống của đàn ông và phụ nữ. Còn tôi thì là, tôi. (Khán giả cười) Nhưng điều gắn kết chúng tôi đó là khi cô ấy hỏi về bạn gái tôi, khi cô ấy chia sẻ những tấm ảnh gia đình cô ấy ở quê nhà. Những điều đó đã mang chúng tôi lại với nhau. Một hôm, chúng tôi đang ở phía sau, đang cố tọng thức ăn càng nhanh càng tốt, quanh một chiếc bàn nhỏ trong một chốc vắng khách hiếm hoi, thì một anh chàng mới đến từ trong bếp đi tới- hoá ra đó là em họ của cô ấy - cậu ta ngồi xuống với vẻ yêng hùng và nam nhi nhất mà cơ thể tuổi hai mươi của cậu ta có thể ra vẻ. (Khán giả cười) Và cậu ta hỏi cô ấy, (tiếng Tây Ban Nha) "chị Ash có bạn trai chưa?" Cô ấy đáp, (tiếng Tây Ban Nha) "Không, chị ấy có bạn gái mà." Cậu ta hỏi lại, (tiếng Tây Ban Nha) "Bạn gái á?!?" Cô ấy đặt dĩa xuống, nhìn chằm chằm vào mắt cậu ta và nói (tiếng Tây Ban Nha) "Ừ, chị ấy có bạn gái. Thế thôi." Nụ cười tự mãn của cậu ta nhanh chóng chuyển thành nụ cười lịch sự cậu ta vớ lấy đĩa của mình, bỏ đi và quay trở lại làm việc. Cô ấy không nhìn thẳng vào mắt tôi. Cô ấy cũng rời khỏi bàn, quay lại làm việc. đó là một cuộc trò chuyện chỉ kéo dài 10 giây, một sự tương tác thật ngắn. Trên giấy tờ, cô ấy có rất nhiều điểm chung với cậu ta: ngôn ngữ, văn hoá, quá khứ, gia đình, cộng đồng là sợi dây cứu sinh của cô ấy ở đây, nhưng chỉ lối nhân cách của cô ấy đã đè bẹp tất cả những thứ đó. Và một lát sau, họ đùa nhau bằng tiếng Tây Ban Nha trong bếp, chẳng có liên quan gì với tôi. Đó là sự lưỡng phân. Cô ấy không phải đặt một người đồng tính lên trên văn hoá của cô ấy. Cô ấy không phải đặt gia đình lên trên tình bạn của mình. Đó không phải là tình huống lựa chọn Chúa hay Ash. (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) Nhân cách cá nhân của cô ấy bám rễ rất chắc đến nỗi cô ấy có đủ can đảm để giữ cả hai điều. Sư nguyên vẹn nhân cách của mình là trách nhiệm của mỗi người và chúng ta phải sẵn sàng để bảo vệ nó kể cả trong những tình huống không thoải mái. Là một người ủng hộ thì phải như vậy. và nếu bạn muốn trở thành một người ủng hộ, bạn phải ủng hộ một cách tích cực. Hãy luôn hỏi, và khi bạn thấy điều gì khó hiểu, hãy quan tâm một cách thật sự. Một người bạn của gia đình hàng mấy năm đã gọi bạn gái tôi là người yêu tôi. Thật à? Người yêu á? Nghe quá tình dục, quá giống phim cấp 3 đồng tính những năm 70. (Khán giả cười) Nhưng cô ấy đã cố gắng và cô ấy đã hỏi tôi. Cô ấy đã có thể gọi bạn gái tôi là bạn tôi, hoặc "bạn" tôi, hoặc "bạn đặc biệt" của tôi. (Khán giả cười) hoặc thậm chí tệ hơn, là chẳng hỏi gì cả. Tin tôi đi, chúng tôi muốn các bạn hỏi. Tôi thà để cô ấy gọi bạn gái tôi là người yêu tôi, còn hơn là không nói gì cả. Mọi người thường nói với tôi, "Ash ạ, mình không để ý đâu. Mình không để ý chuyện chủng tộc, hay tôn giáo, hay giới tính đâu. Những cái đó không thành vấn đề với mình. Mình không để ý đâu." Nhưng tôi cho rằng đối lập với sự ghê sợ đồng tính, sự phân biệt chủng tộc, và sự bài ngoại không phải là sự yêu thương, mà là sự thiếu quan tâm. Nếu bạn không để ý đến sự đồng tính của tôi, thì bạn không để ý đến tôi. Nếu bạn thấy việc tôi ngủ với ai không quan trọng, thì bạn sẽ không thể hình dung được cái cảm giác khi tôi nắm tay cô ấy bước dọc con đường vào đêm muộn, tiếp cận với người khác và phải quyết định liệu tôi nên tiếp tục nắm tay cô ấy, hay nên buông ra khi tất cả những gì tôi muốn chỉ là siết chặt tay cô ấy hơn. Và cảm giác chiến thắng nhỏ nhoi khi tôi vượt qua được nỗi sợ và không buông tay cô ấy. Và cảm giác đê hèn và thất vọng khủng khiếp khi tôi buông tay cô ấy. Nếu bạn không nhìn thấy sự đấu tranh ấy sự đấu tranh kỳ lạ đối với trải nghiệm con người của tôi bởi vì tôi đồng tính, thì bạn không nhìn thấy tôi. Nếu bạn muốn trở thành một người ủng hộ, tôi cần bạn phải nhìn thấy tôi. Là những cá nhân, là những người ủng hộ, là những con người. chúng ta cần phải có khả năng giữ cả hai điều: cả cái tốt và cái xấu, cái dễ và cái khó. Bạn không học cách giữ cả hai thứ chỉ từ những thứ dễ dãi mà cả từ những thứ khó khăn. Sẽ ra sao nếu sự lưỡng phân chỉ là bước đầu tiên? Sẽ ra sao nếu thông qua sự thương cảm, thấu hiểu và sự tương tác con người, chúng ta có thể học được cách giữ cả hai điều? Nếu có thể giữ được hai điều, chúng ta sẽ giữ được bốn điều, nếu giữ được bốn điều, chúng ta sẽ giữ được tám điều, nếu giữ được tám điều, chúng ta sẽ giữ được hàng trăm điều. Chúng ta là những cá thể phức tạp, những dòng xoáy của sự mâu thuẫn. Bây giờ bạn đã giữ rất nhiều điều một lúc rồi. Bạn phải làm gì để giữ thêm chỉ một vài điều nữa? Quay trở lại với Toledo, Ohio Tôi đang ở trước vạch dừng, với đứa cháu ở trên vai và cô nhân viên phờ phạc vừa gọi tôi là bố cháu. Bạn đã bao giờ bị nhận sai giới tính chưa? Thậm chí chưa phải thế. Bạn đã bao giờ bị gọi bằng một cái gì đó không đúng với bạn chưa? Tôi cảm thấy thế này: Tôi đang ở trong một cơn bão của những cảm xúc trái ngược. Tôi nổ tung trong nỗi tức giận trộn lẫn với nỗi xấu hổ. Tôi cảm thấy như cả cửa hàng đang nhìn tôi chằm chằm, và đồng thời tôi cảm thấy vô hình. Tôi muốn nổ tung một tràng thịnh nộ và tôi muốn chui xuống đất. Và trên tất cả, tôi muốn bỏ đi ngay với nỗi tức giận vì tôi đã mặc một chiếc áo phông ôm sát màu tím mà bình thường tôi chẳng bao giờ mặc để người ta nhìn thấy ngực tôi, để không ai nhận nhầm được. (Khán giả cười) Nhưng, cho dù tôi đã cố gắng hết sức để mọi người nhìn thấy giới tính của tôi, việc này vẫn xảy ra. Và tôi hy vọng với từng thớ thịt rằng không ai nghe thấy cô nhân viên đó - em gái tôi, bạn gái tôi, và tất nhiên cả cháu tôi. Tôi đã quen với việc người thân của tôi bị tổn thương nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ những người thân yêu khỏi tổn thương ấy. Nhưng rồi tôi nhấc cháu tôi khỏi vai, nó chạy đến bên Elsa và Anna - điều mà nó đã chờ quá lâu - thì tất cả những điều đó dường như tan biến mất. Tất cả chỉ còn lại nụ cười trên khuôn mặt nó. Và 30 giây mà chúng tôi đã phải chờ 2 tiếng rưỡi để tham dự đã sắp hết, (Khán giả cười) chúng tôi thu dọn đồ, tôi nhìn cô nhân viên một lần nữa, cô ấy cười hối lỗi và mấp máy miệng, "Tôi xin lỗi!" (Khán giả cười) Lòng nhân đạo, và sự sẵn sàng nhận lỗi của cô ấy khiến tôi nguôi giận ngay lập tức, và tôi nói với cô ấy: "Không sao đâu, thỉnh thoảng tôi vẫn bị thế. Cám ơn cô." Và tôi nhận ra, khoảnh khắc ấy, tôi không phải lựa chọn làm một người bác hay một nhà đấu tranh, tôi có thể làm cả hai Tôi có thể sống trong sự lưỡng phân và tôi có thể giữ cả hai điều đối lập. Khi tôi có thể giữ cả hai điều trong hoàn cảnh ấy, tôi có thể giữ thêm rất nhiều điều khác. Khi bạn gái tôi dắt cháu tôi ra cửa trước, tôi quay sang em gái tôi và hỏi: "Em thấy có đáng không?" Em gái tôi trả lời: "Chị còn hỏi sao? Chị có thấy mặt nó không? Chưa bao giờ nó vui như thế." (Khán giả cười) "Hai tiếng rưỡi bêu nắng cũng đáng, quyển sách màu đắt cắt cổ mà ở nhà có rồi cũng đáng." (Khán giả cười) "Chị bị gọi là bố cũng đáng." (Khán giả cười) Và lần đầu tiên trong đời tôi, tôi cảm thấy đáng khi chịu bị như thế. Cám ơn Boulder, chúc các bạn buổi tối vui vẻ. (Khán giả vỗ tay) Một nhà sinh học về thuyết tiến hóa tại đại học Purdue tên là William Muir nghiên cứu về loài gà. Ông đã quan tâm đến sự sinh sản... Tôi nghĩ đó là những gì mà tất cả chúng ta đều quan tâm... nhưng rất dễ đo lường trong đàn gà bởi vì chúng ta chỉ cần đếm lấy số trứng. (Tiếng cười) Ông ta muốn biết cái gì có thể làm cho gà của ông đẻ trứng nhiều hơn, vì thế ông đã thử nghiệm một cách rất hay. Do gà sống theo đàn, nên trước hết, ông chỉ chọn 1 đàn trung bình, và ông để chúng một mình trong 6 thế hệ. Nhưng sau khi ông tạo ra nhóm thứ hai gồm những con gà có mức sinh sản tốt nhất... bạn có thể gọi chúng là "siêu gà", và ông ấy tập hợp chúng lại thành 1 siêu nhóm, và mỗi thế hế, ông chọn ra cá thể có năng suất cao nhất để lấy giống. Sau 6 thế hệ, ông đã phát hiện điều gì? Nhóm mắn đẻ nhất, tức nhóm thường, hoạt động tốt. Chúng tròn trịa và đầy đủ lông lá và năng suất trứng đã tăng 1 cách đáng kể. Còn nhóm còn lại thì sao? Các con gà đều chết hết chỉ còn ba con. Chúng mổ những con còn lại cho đến chết. (Tiếng cười) Những chú gà sinh sản tốt được chọn ra chỉ đạt được thành công của chúng bằng cách đàn áp sự sinh sản của các cá thể còn lại. Bây giờ, khi tôi đã đi khắp thế giới diễn thuyết và kể câu chuyện này cho nhiều tổ chức và công ty khác nhau, mọi người đêu nhìn thấy sự liên hệ ngay lập tức, và họ đến với tôi và họ nói những điều đại loại như, "Nhóm siêu gà đó, đó là công ty của tôi." (Tiếng cười) Hoặc là, "Đó là quê tôi." Hoặc, "Đó là cuộc sống của tôi." Suốt đời tôi luôn được dạy rằng muốn thăng tiến ta phải cạnh tranh: phải vào học đúng trường, phải chọn đúng việc, giành lấy chức cao, và tôi thật sự chưa bao giờ thấy lời khuyên này truyền cảm cả. Tôi bắt đầu kinh doanh bởi vì phát kiến điều mới là 1 niềm vui, và bởi vì được làm việc chung với những con người tài năng, sáng tạo tự nó là 1một phần thưởng rồi. Và tôi chưa bao giờ cảm thấy có động lực bởi quyền lực hoặc bởi những siêu gà, hoặc bởi những ngôi sao. Nhưng trong suốt 50 năm qua, chúng ta đã vận hành hầu hết các tổ chức và một số xã hội theo mô hình siêu gà. Chúng ta đã nghĩ rằng thành công đạt được bằng cách chọn những ngôi sao, những người đàn ông thông minh nhất, hoặc đôi khi là phụ nữ, và giao cho họ tất cả nguồi tài chính, tất cả quyền hạn. Và kết quả thì y như nghiên cứu của Ngài William Muir: tính hung dữ, loạn chức năng và sự tàn phá Nếu như cách duy nhất để đạt được năng suất cao là bằng cách đàn áp năng suất của các con còn lại, thì chúng ta rất rất cần phải tìm ra 1 cách làm việc tốt hơn và 1 cách sống đẹp đẽ hơn. (Vỗ tay) Vậy cái gì làm cho 1 số nhóm hiển nhiên thành công hơn và đạt năng suất cao hơn những nhóm khác? Đó chính là đề tài một nhóm sinh viên ở đại học MIT nghiên cứu. Họ tập hợp hàng trăm tình nguyện viên, chia họ vào các nhóm và cho họ giải các phép toán rất hóc búa. Và điều xảy ra rất chính xác với những gì các bạn mong chờ, một số nhóm đã thành công hơn rất nhiều những nhóm khác, nhưng điều thật sự thú vị là những nhóm đạt thành tựu cao không phải là những nhóm mà họ có 1 hoặc 2 người với chỉ số IQ cao đặc biệt. Cũng không phải những nhóm thành công là những nhóm có chỉ số IQ cộng lại cao nhất. Thay vào đó, những đội thật sự thành công có ba đặc điểm. Đầu tiên, họ cho thấy mức độ nhạy cảm xã hội cao đối với người khác. Điều này được đo bởi bài kiểm tra "Khả năng đọc ý nghĩ từ mắt". Đó là bài kiểm tra sự đồng cảm được công nhận rộng rãi. và những nhóm đạt điểm cao trong bài kiểm tra đã làm việc tốt hơn. Thứ hai, các nhóm thành công dành thời gian gần đồng đều cho thành viên vì thế không có chức cao nhất, và cũng không có người nàohoàn toàn lếp vế. Và thứ 3, những nhóm thành công hơn đều có nhiều phụ nữ hơn. (Vỗ tay) Điều này bởi vì phụ nữ thường đạt điểm cao trong bài "Khả năng đọc ý nghĩ từ mắt", vậy là, ta có thể nhân đôi năng suất nhờ điểm số đồng cảm cao ư? Hay ta phải nhận thêm các thành viên đa dạng hơn? Chúng ta thật sự ko biết được, nhưng điều nổi bật của kinh nghiệm này là nó đã cho thấy những điều đã biết, có những nhóm làm tốt hơn những nhóm khác, bài học chính yếu là sự kết nối xã hội của họ với những người khác. Vậy điều này diễn ra như thế nào trong thế giới thực? Những gì xảy ra giữa con người với nhau khá quan trọng bởi vì trong những nhóm có sẵn sự hòa hợp và nhạy cảm với nhau, những ý tưởng mới có thể tuôn trào và phát triển. Mọi người không bị bế tắc. Họ không phải lãng phí năng lượng. Một ví dụ: Arup là 1 trong số những công ty kỹ thuật thành công bậc nhất, và nó được giao nhiệm vụ để xây dựng trung tâm đua ngựa cho Olympics Bắc Kinh. Giờ đây, tòa nhà này đã phải tiếp nhận 2500 chú ngựa thuần chủng dễ bị kích động sau các chuyến bay đường dài, choáng váng vì lệch múi giờ, trong tình trạng sức khỏe không tốt. Và vấn đề các kỹ sư phải đối mặt là, Lượng phân sẽ phục vụ cho cái gì đây? Bạn không được dạy về điều này trong trường kỹ thuật đâu... (Tiếng cười) và nó thật sự không phải là thứ mà bạn muốn tính sai, vì thế ông dành nhiều tháng nghiên cứu, nói chuyện với các bác sĩ thú y, tinh chỉnh các bảng tính. Thay vào đó, ông nhờ sự giúp đỡ và ông đã tìm thấy người đã thiết kế câu loặc bộ Jockey ở New York. Vấn đề được giải quyết chưa đến một ngày. Arup tin rằng năn hóa giúp đỡ là cội rễ của thành công. Sự tương trợ nghe có vẻ yếu đuối, nhưng nó chính xác là mấu chốt cho những nhóm thành công, và nó thường làm tốt hơn sự thông minh cá nhân. Sự tương trợ có nghĩa là tôi không cần phải biết hết mọi thứ, tôi chỉ cần phải làm việc giữa những người tử tế sẵn lòng nhận và cho đi sự giúp đỡ. Tại SAP, họ tính ra rằng bạn có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào trong 17 phút. Nhưng không có 1 công ty công nghệ cao nào mà tôi từng làm việc xem đó là 1 vấn đề công nghệ cả, bởi vì điều gây ra sự tương trợ là việc mọi người hiểu nhau hơn. Nghe có vẻ quá rõ ràng, và chúng ta nghĩ tự nó diễn ra, nhưng ko phải vậy. Khi tôi điều hành công ty phần mêm đầu tiên của mình, tôi nhận thấy chúng tôi đang gặp bế tắc. SUốt ngày chỉ toàn xích mích, và tôi dần nhận ra rằng những người tài năng, sáng tạo mà tôi đã thuê không hiểu được nhau. Họ đã quá tập trung vào công việc cá nhân của mình, họ thậm chí không biết đến người ngồi cạnh nữa, và chỉ khi tôi khẩn khoản nài xin rằng chúng tôi ngừng việc lại và dành thời gian để tìm hiểu nhau chúng tôi đã đạt được thành tựu thực sự. Đó là cách đây 20 năm, và giờ tôi đi thăm những công ty đã cấm uống cafe tại bàn làm việc bởi vì họ muốn mọi người quây quần xung quanh những máy pha cafe và nói chuyện với nhau. Người Thụy Điển thậm chí còn có cả 1 cụm từ đặc biệt mô tả cho điều này, Họ gọi nó là fika, có nghĩa là hơn cả giờ nghỉ uống cafe. Nó có ý nghĩa là sự khôi phục chung. Tại công ty Idexx, 1 công ty phía trên bang Maine, họ đã tạo ra những vườn rau trong khuôn viên để mọi người từ những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp có thế làm việc cùng nhau và bằng cách đó hiểu được toàn bộ công ty. Bọn họ đã bị điên hết rồi ah? Khá là trái ngược-- họ nhận ra rằng khi công việc trở nên khó khăn, và sẽ luôn có lúc khó khăn nếu bạn đang làm những công việc đột phá rằng thật sự quan trọng, cái mọi người cần là sự hỗ trợ xã hội, và họ cần phải biết ai để yêu cầu sự giúp đỡ. Công ty ko có ý tưởng; chỉ có con người. Và cái động viên mọi người là mối liên lạc, lòng thành tín, sự tin tưởng giữa họ với nhau. Cái quan trọng là hồ tô, chứ không phải là những viên gạch. Khi bạn đặt tất cả những điều này lại với nhau, bạn có được vốn xã hội. Đó là sự tín nhiệm và phụ thuộc lẫn nhau xây dựng nên sự tin tưởng. Thuật ngữ này đến từ nhà xã hội học nghiên cứu về các cộng đồng đã chứng minh khả năng hồi phục những lúc căng thẳng Vốn xã hội là cái đưa cho công ty lực đẩy, và vốn xã hội là cái làm cho công ty cường tráng. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Nó có nghĩa là thời gian là tất cả, bởi vì vốn xã hội nhân lên với thời gian. Vì vậy những nhóm làm việc với nhau lâu hơn sẽ tốt hơn, bởi vì rất tốn thời gian để phát triển lòng tin cần thiết cho sự công bình và cởi mở thật sự. Và thời gian là cái tạo ra giá trị. Khi Alex Pentland đề nghị với 1 công ty rằng họ nên đồng bộ thời gian uống cafe để mọi người có thời gian nói chuyện với nhau, lợi nhuận tăng lên 15 triệu đô, và sự hài lòng của nhân viên tăng lên 10%. Không phải phần hời tồi của vốn xã hội khi mà bạn càng dùng càng nhiều hơn. Đây không phải là về tình đồng đội, không phải là điều lệ cho kẻ lười biếng, bởi vì những người kiểu này có xu hướng là loại người dữ, thiếu kiên nhẫn, hoàn toàn tính toán để nghĩ cho chính mình và đó là những điều họ cho đi. Xung đột là thường xuyên bởi vì sự thẳng thắn thì an toàn. Và đó là cách mà các ý tưởng tốt trở thành các ý tưởng tuyệt vời, bởi vì không có ý tưởng nào sinh ra đã hoàn chỉnh. Nó như khi 1 đứa trẻ mới sinh, khá bầy hầy và khó hiểu, nhưng đầy tiềm năng. Và chỉ có qua sự đóng góp , niền tin và thử thách to lớn ý tưởng mới bộc lộ được hết tiềm năng. Và đó là cái mà vốn xã hội hỗ trợ. Chúng ta thường không hay nói về về tài năng, về sự sáng tạo theo cách này. Chúng ta thường nói về những ngôi sao. Vì vậy tôi đã tự hỏi, nếu như chúng ta bắt đầu làm theo cách này, liệu có còn những ngôi sao nữa ko? Khi tôi đến ngồi tại khán đài ở Học viện Hoàng gia của Trường Kịch Nghệ ở London. Và điều tôi đã nhìn thấy làm bất ngờ tôi, bởi vì các giáo viên đã không tìm kiếm những cá nhân sắc sảo. Họ tìm hiểu điều gì đã xảy ra giữa các sinh viên, bởi vì đó là nơi màn kịch ra đời. Và khi tôi nói chuyện với các nhà sản xuất của những album hit, họ bảo, " ồ, chúng tôi có rất nhiều siêu sao âm nhạc. Có điều, họ ko tồn tại được lâu. Đó là những sự cộng sự tuyệt vời tận hưởng sự nghiệp dài lâu, bởi vì họ phát huy những gì tốt nhất từ người khác và đồng thời tìm ra được thứ tốt nhất trong chính bản thân họ." Khi tôi đến thăm những công ty nổi tiếng vì tài khéo léo và sáng tạo của họ, tôi đã không thấy bất cứ siêu sao nào, vì mỗi người ở đó đều thật sự quan trọng. Rồi khi tôi nhìn lại sự nghiệp của mình, những người xuất chúng tôi đã có đặc ân được làm việc cùng, tôi đã nhận ra chúng tôi đã có thể cho nhau rất nhiều nếu như chúng tôi ngừng cố để trở thành những siêu gà. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Một khi bạn nhìn nhận đúng đắn về công việc xã hội, sẽ có rất nhiều thứ thay đổi. Kiểu quản lý bằng cách cạnh tranh tài năng thường gây ra cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau. Sự cạnh tranh bây giờ phải được thay thế bởi vốn xã hội. Trong nhiều thập kỉ, chúng ta đã cố để động viên mọi người bằng tiền bạc, ngay cả khi chúng ta đã nhận được hàng đống nghiên cứu cho thấy tiền bạc làm ăn mòn mối liên kết xã hội. Giờ nay, chúng ta cần phải để cho mọi người thúc đẩy lẫn nhau. Lâu nay chúng ta cho rằng người lãnh đạo là những người hùng duy nhất đáng chú ý, để giải quyết những vấn đề phức tạp. Giờ đây, chúng ta cần định nghĩa lại sự lãnh đạo như là 1 hoạt động mà trong đó những điều kiện được tạo ra qua đó mọi người có thể thể hiện những suy nghĩ can đảm nhất cùng với nhau. Chúng ta đều biết điều này sẽ có tác dụng. Khi Nghị định thư Montreal kêu gọi giảm thiểu khí ga CFC, tổ hợp chloroflouracarbon làm ảnh hưởng lỗ thủng tầng ozone, nguy cơ là rất lớn. Khí CFC có ở khắp mọi nơi, và không ai biết rằng liệu có tìm thấy thứ thay thế hay không. Nhưng có một nhóm đã ứng phó với thách thức theo ba nguyên tắc chính. Đầu tiên là phần đầu của kỹ thuật, Ngài Frank Maslen, đã nói, sẽ không có ngôi sao trong đội này. Chúng tôi cần tất cả mọi người. Mỗi người đều có 1 cái nhìn đúng đắn. Thứ 2, chúng tôi làm việc theo đúng 1 qui tắc: làm việc hết sức mình. Và thứ 3, ông đã nói với sếp của mình, ông Geoff Tudhope, rằng ông không được xem vào, bởi vì ông biết quyền hạn lớn có thể gây rối như thế nào. Điều này không có nghĩa Tudhope không làm gì cả. Ông đem lại không khí làm việc, và ông lắng nghe để đảm bảo rằng họ tôn trọng ý kiến của nhau. Ý tưởng đó hiệu quả: Vượt qua tất cả những công ty khác, nhóm này đã giải quyết được vấn đề. Cho đến giờ, Nghị định thư Montreal là thỏa ước môi trường quốc tế thành công nhất từng được thực thi. Đã có rất nhiều mối đe dọa sau đó, và cũng có nhiều mối đe dọa ngày nay, và ta sẽ không giải quyết được gì nếu như chỉ chăm chăm vào bới một vài cá nhân ngôi sao. Chúng ta cần tất cả mọi người, bởi vì chỉ khi chúng ta chấp nhận rằng mỗi người đều hữu ích chúng ta sẽ phóng thích được hết năng lượng và sự sáng tạo và động lực cần thiết để tạo ra những điều tốt đẹp nhất. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi đang thất bại với tư cách 1 phụ nữ Tôi đang thất bại với tư cách một nhà nữ quyền Tôi có những suy nghĩ rất lôi cuốn về bình đẳng giới, nhưng tôi lo việc chấp nhận danh hiệu "nhà nữ quyền" một cách quá tự do , sẽ không công bằng với các nhà nữ quyền giỏi. Tôi là một nhà nữ quyền, nhưng là 1 nữ quyền tồi. Ôi, tôi tự cho mình là 1 nữ quyền xấu. Hoặc ít nhất, tôi đã viết một tiểu luận, và tôi viết 1 quyển sách " Nhà Nữ Quyền Tồi," và ở các buổi phỏng vấn, người ta bắt đầu gọi tôi là Nhà Nữ Quyền Tồi. (Cười) Vậy, cái gì bắt đầu để trở thành trò cười đối với tôi vậy một sự xúi dục ám ảnh trở thành thực. Cho tôi quay lại quá khứ. Khi tôi còn trẻ, trong phần lớn tuổi teen và đôi mươi, tôi có những ý nghĩ kỳ lạ về nữ quyền như là tóc rậm, giận dữ, ghét nam giới, phụ nữ ghét tình dục -- có lẽ đây là thứ xấu lắm. (Cười) Ngày nay, tôi nhìn cách phụ nữ bị đối xử trên thế giới, và sự tức giận là một câu trả lời có trách nhiệm hoàn toàn hợp lý. Nhưng trước đó, Tôi đã lo về giọng điệu người khác khi đoán tôi là một nhà nữ quyền. Danh hiệu nữ quyền là một sự kết tội, nó là một chữ "F", và không là một từ đẹp. Tôi bị dán nhãn là một phụ nữ không biết chơi theo luật, là một phụ nữ đòi hỏi nhiều quá, một phụ nữ nghĩ cao quá về mình, dám tin mình bình đẳng -- à, cao hơn quý hơn đàn ông. Bạn không muốn là người nữ nổi dậy đó, cho đến khi bạn cho rằng bạn giống người đó, và không thể tưởng tượng mình là ai khác. Khi tôi lớn tuổi hơn, tôi bắt đầu chấp nhận tôi thực là một nhà nữ quyền, và là một nữ quyền kiêu hãnh. Tôi nắm giữ sự thật rất hiển nhiên: Phụ nữ bình đẳng với nam giới. Ta xứng đáng được bình đẳng về lương cho cùng công việc. Chúng ta có quyền đi đến nơi ta muốn, không bị quấy rầy tình dục hoặc bạo hành. Chúng ta có quyền tiếp cận dễ dàng với hạn chế sinh sản, và dịch vụ sinh sản. Chúng ta có quyền chọn lựa về cơ thể của mình, không bị pháp luật hay tôn giáo giám sát. Ta có quyền được tôn trọng. Còn nữa. Khi nói về những nhu cầu của phụ nữ, chúng ta cần xem xét những nét riêng của chúng ta. Chúng ta không chỉ là phụ nữ. Chúng ta là những người có cơ thể khác, giới tính khác, niềm tin khác, bản năng sinh dục khác, nền tảng khác, năng lực khác, và nhiều thứ nữa. Ta cần tính đến khác biệt này và cách thức chúng ảnh hưởng trên ta, nhiều như ta giải thích về những điểm chung. Không có sự tổng hợp này, phong trào phụ nữ sẽ không là gì cả. Tôi giữ sự thật rất hiển nhiên, nhưng hãy cho tôi nói rõ : Tôi là một đống rác. Trong tôi đầy mâu thuẫn. Có nhiều cách sai trái khi tôi thể hiện nữ quyền. Tôi xin tiếp tục thú nhận. Khi tôi lái xe đi làm, tôi nghe nhạc ráp nặng với volume hết cỡ (Cười) Thậm chí lời bài hát còn hạ giá phụ nữ-- ca từ xúc phạm điều thầm kín của tôi -- bài "Salt Shaker"nhóm Yin Yang Twins -- bài này thật hay. (Cười) "Hãy cho cái đó nhảy trong áo phông ướt đẫm của em. Cưng, em phải lắc cho đến khi đôi bướu của em rụng rời." (Cười) Nghĩ về bài đó nhé. (Cười) Có chất thơ đúng không? Tôi xấu hổ quá với việc chọn nhạc của tôi. (Cười) Tôi tin đàn ông làm việc nhiều, nhưng tôi không muốn làm, ôm trọn-- (Cười) hầu hết công việc nội trợ, nhưng còn: giết rận, tỉa cây, cắt cỏ và sửa xe. Tôi càng không muốn làm mấy thứ đó. (Cười) Màu hồng là màu tôi thích. Tôi xem báo thời trang và những thứ thật vui mắt. Tôi xem "The Bachelor" và các vở kịch lãng mạn, và tôi có trò lố về những câu chuyện thần tiên trở thành sự thật. Một vài hành vi của tôi trở nên trắng trợn hơn. Nếu một phụ nữ muốn lấy tên họ của chồng, đó là sự chọn lựa cá nhân, và tôi không được xét đoán. Nếu một phụ nữ chọn ở nhà để chăm sóc con cái, thì tôi lại gây áp lực cho cô ta. Vấn đề không phải là cô ta làm mình yếu về kinh tế trong sự chọn lựa này; Vấn đề là xã hội của chúng ta đã gài bẫy phụ nữ và làm cho họ yếu về kinh tế khi họ chọn lựa. Chúng ta hãy bàn về vấn đề này. (Vỗ tay) Tôi loại bỏ trào lưu nữ quyền cái không biết đến hoặc làm lệch hướng các nhu cầu của phụ nữ da màu, phụ nữ nhân công, phụ nữ đồng tính và chuyển giới, để thuận lợi cho người gia trắng, trung lưu và phụ nữ thượng lưu. Xin nghe, nếu đó là phong trào nữ quyền tốt-- thì tôi là nhà nữ quyền xấu. (Cười) Còn điều này nữa: Là nhà nữ quyền, tôi thấy có nhiều áp lực. Chúng ta có xu hướng đặt các nhà nữ quyền lên bệ cao. Chúng ta muốn thật hoàn hảo. Khi họ làm ta thất vọng, ta lại vui mừng đánh rớt họ khỏi chính bệ cao mà ta đã đặt họ lên. Như tôi nói, tôi là đồ rác rưởi -- hãy xem tôi bị hất khỏi bệ cao đó trước khi bạn cố gắng đặt tôi lên đó. (Cưởi) Quá nhiều phụ nữ, đặc biệt phụ nữ cấp tiến và những nhà lãnh đạo công nghiệp, sợ bị dán nhãn nhà nữ quyền. Họ sợ đứng lên và nói, "Vâng, tôi là một nhà nữ quyền," vì lo ngại về ý nghĩa của cái mác đó, vì sợ không thể đạt tới tầm của kỳ vọng quá lớn. Hãy lấy ví dụ của Beyoncé, người mà tôi gọi là Nữ Thần. (Cười) Cô ta nổi lên trong những năm gần đây, như là một nhà nữ quyền xông xáo. Trong video Music Awards, 2014 kênh MTV cô ta đã trình diễn trước chữ "nhà nữ quyền" cao 10 feet. Đó là một buổi diễn đáng xem ngôi sao nhạc pop cao giọng ca ngợi nữ quyền làm cho phụ nữ trẻ và đàn ông biết rằng nhà nữ quyền rất đáng được ca ngợi. Khi giây phút ấy kết thúc, các nhà phê bình tranh luận không dứt về việc liệu Beyoncé có thực là một nhà nữ quyền hay không. Họ xếp hạng mức nữ quyền của cô ấy, thay vì đón nhận một phụ nữ tài năng và chấp nhận chữ cô ấy chọn. (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta đòi sự hoàn hảo ở nhà nữ quyền, vì chúng ta còn phải đấu tranh nhiều quá, chúng ta muốn nhiều quá, chúng ta đòi hỏi nhiều quá. Chúng ta vượt xa sự phê bình hợp lý và có tính xây dựng, để mổ xẻ tính nữ quyền của một phụ nữ nào đó, rồi làm tan nát cho đến mức không còn gì. Ta không cần làm như thế. Phong trào nữ quyền tồi -- đúng hơn, nữ quyền hồ đồ -- là một khởi điểm. Nhưng cái gì sẽ xảy đến? Chúng ta đi từ việc nhận thức sự không hoàn hảo của mình đến trách nhiệm. hay thể hiện qua hành động, và lòng can đảm. Nếu tôi nghe nhạc rẻ tiền, tôi sẽ tạo một nhu cầu mà theo đó những nhạc sĩ sẽ có động lực làm ra loại nhạc đó nhiều hơn. Những nhạc sĩ này sẽ không thay đổi cách họ nói về phụ nữ trong các ca khúc cho tới khi chúng ta đòi họ thay đổi bằng cách đe dọa sự tồn tại của họ. Chắc chăn điều đó rất khó. Tại sao nó níu kéo vậy? (Cười) Thật khó để có một chọn lựa tốt hơn, và thật dễ để bào chữa cho một chọn lựa kém hơn. Nhưng -- khi bào chữa cho những chọn lựa tồi, tôi làm khó hơn cho phụ nữ khi muốn đạt được bình đẳng, sự bình đẳng mà chúng ta xứng đáng có, và tôi cần có được. Tôi thường nghĩ về những cháu gái 3 và 4 tuổi của tôi. Các cô bé này thật xinh đẹp, thông minh và bướng, Tất cả chúng rất can đảm. Tôi muốn chúng lớn lên ở một thế giới nơi chúng được yêu quý vì chúng là những sinh vật mạnh mẽ. Tôi nghĩ về chúng, và đột nhiên, sự lựa chọn tốt hơn trở nên dễ dàng. Chúng ta luôn có thể chọn lựa tốt hơn. Chúng ta có thể thay đổi kênh TV khi một chương trình có nhiều bạo lực giới tính chống lại phụ nữ như thể thao, hay phim "Game of Thrones." Chúng ta có thể thay đổi kênh radio khi chúng ta nghe thấy bài hát coi thường phụ nữ. Chúng ta có thể đổi rạp xem phim khi bộ phim không xem phụ nữ hơn những đồ trang trí. Chúng ta có thể dừng ủng hộ các vận động viên khi họ xem đồng đội nữ không hơn cái bàn đạp. (Vỗ tay) Mặt khác, đàn ông -- và đặc biệt là đàn ông da trắng-- có thể nói," Không, tôi sẽ không công bố với tạp chí của bạn, hoặc tham gia dự án của bạn, cho tới khi bạn ở trong nhóm rất đông phụ nữ, như là người tham gia, đồng thời là người quyết định. Tôi chỉ làm với bạn khi công bố của bạn, hoặc tổ chức của bạn, quan trọng hơn mọi thứ khác." Số phụ nữ này không được đánh giá đúng, nếu được mời tham gia vào các dự án như thế, họ cũng nên từ chối để tránh bị xem thường cho tới khi có nhiều phụ nữ hơn vượt mọi giới hạn thăng tiến, và chúng ta không còn bị động nữa. Không có những cố gắng này, không có những lập trường này, thành quả của chúng ta sẽ không còn ý nghĩa. Ta cần có những hành động nhỏ bé và can đảm này với hy vọng sự lựa chọn của chúng ta sẽ kích mọi người thành sức mạnh-- biên tập viên, nhà sản xuất âm nhạc, phim, giám đốc điều hành, nhà lập pháp-- chúng ta có thể chọn lựa mạnh mẽ, can đảm hơn. để tạo ra những thay đổi có ý nghĩa và lâu dài. Chúng ta có thể táo bạo nói rõ phong trào nữ quyền-- là tốt, xấu, hay vừa tốt vừa xấu. Dòng cuối trong sách "Nhà Nữ Quền Tồi" của tôi: "Tôi là một nhà nữ quyền tồi còn hơn là không làm gì cả" Có nhiều lý do cho sự thật này, nhưng trước hết, tôi nói điều đó vì ngày xửa ngày xưa, tiếng nói của tôi biến mất và phong trào nữ quyền giúp tôi lấy lại tiếng nói của mình. Có một việc rắc rối, tôi gọi đó là rắc rối vì thế tôi mang hậu quả của việc đã xảy ra. Vài cậu trai tán tỉnh tôi, khi tôi còn quá nhỏ, tôi không biết bọn con trai làm gì để chiếm một cô gái. Chúng coi tôi chẳng ra gì. Tôi bắt đầu tin là tôi không là gì cả. Chúng làm tôi mất khả năng phát biểu và, tôi không dám tin rằng tôi có thể nói về mọi thứ. Nhưng -- Tôi đã viết. Và, tôi đã gặp lại chính mình khi viết. Tôi viết về tôi để có tự tin hơn. Tôi đọc phát biểu của nhiều phụ nữ họ có thể hiểu câu chuyện của tôi, và là phụ nữ giống tôi, và hiểu về thế giới của phụ nữ da màu. Tôi đọc phát biểu của phụ nữ họ nói rằng tôi không phải vô nghĩa. Tôi học viết như họ, và tôi học viết về tôi. Tôi đã tìm lại tiếng nói và đã bắt đầu tin rằng lời nói của mình có sức mạnh bất ngờ. Qua viết và phong trào nữ quyền tôi cũng nhận thấy nếu tôi chỉ hơi can đảm thôi, thì một phụ nữ khác đã có thể nghe tôi, nhìn thấy tôi và nhận ra rằng không một ai trong chúng ta là đồ bỏ đi, mà đó là điều người ta cố nói. Trên một tay, tôi giữ sức mạnh để làm mọi thứ. Bên tay kia, tôi giữ cho mình sự khiêm tốn của một người phụ nữ. Tôi là một nhà nữ quyền tồi, nhưng tôi là một phụ nữ tốt, tôi đang cố trở nên tốt hơn trong cách suy nghĩ, trong lời tôi nói, và trong việc tôi làm, không cần loại bỏ điều gì trong bản tính con người của ta. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể làm cùng nhau. Tôi hy vọng chúng ta có thể trở thành can đảm, nhất là khi chúng ta cần lòng can đảm. (Vỗ tay) Vài năm về trước, mẹ tôi mắc chứng viêm khớp dạng thấp. Cổ tay, đầu gối và ngón chân bà sưng lên khiến bà đi khó khăn và phải chịu đựng. những cơn đau mãn tính. Bà không đến nhà thờ nữa Có khi, mẹ tôi đau đến mức không đánh răng được vào buổi sáng Tôi muốn giúp bà Nhưng không biết phải làm sao Tôi không phải bác sĩ Tôi là một người nghiên cứu lịch sử y dược. Vì thế, tôi bắt đầu tìm hiểu về cội nguồn của những cơn đau mãn tính. Hoá ra là, UCLA có tất cả thông tin về cội nguồn các cơn đau trong hồ sơ lưu trữ. Và tôi biết đến một câu chuyện - một câu chuyện thần kỳ về một người đã cứu sống - giải thoát - hàng triệu người khỏi những cơn đau Những người như mẹ tôi Nhưng tôi chưa từng nghe về anh ấy. Không có tiểu sử hoặc bộ phim nào về người này. Anh ấy là John J.Bonica. Nhưng khi tôi biết câu chuyện về anh ấy. anh ấy được biết đến với cái tên Johnny "Bull" Walker Đó là một ngày hè năm 1941. Đoàn xiếc dừng chân ở một thị trấn nhỏ thuộc Brookfield, New York. Khán giả tới để xem người đi trên dây, những chú hề và nếu may mắn họ còn có thể xem trò "đại bác bắn người". Họ còn đến để xem một người tên là Johnny "Bull" Walker, một người to lớn - trông như thể sẽ bắt bạn phải đưa tiền cho anh ấy. Một ngày nọ, một giọng nói vang lên trong hệ thống P.A. của đoàn xiếc Họ cần gấp một bác sĩ đến lều động vật. Có chuyện xảy ra với người nuôi hổ. Phần cao trào của màn biểu diễn không như dự kiến. và đầu của ông ấy bị kẹt trong mồm con sư tử. Ông ấy đang bị ngạt; Mọi người chứng kiến cảnh tượng trong sợ hãi ông ấy vùng vẫy rồi ngất đi. Khi con sư tử thả lỏng hàm của mình, Người nuôi sư tử ngã xuống đất, bất động. Sau khi tỉnh lại ông nhận ra một người đang vắt qua người ông. Đó là Bull Walker. Anh ấy đã hô hấp nhân tạo để cứu mạng ông. Anh ấy chưa bao giờ nói với ai, rằng mình là một sinh viên y khoa năm 3. Anh ấy đi diễn với đoàn xiếc vào mùa hè để kiếm tiền trả học phí, nhưng giữ kín vì lòng tự trọng. Người ta nghĩ về anh ấy như là một kẻ "phản diện", một người thô bạo chứ không phải một người tốt mọt sách. Ngay cả bạn học của anh ấy cũng không biết bí mật này. Anh ấy cho rằng, "Nếu bạn là người hùng, thì hãy là một người hùng bị câm". Vì vậy, anh ấy không kể với bạn bè về đoàn xiếc, hay về chuyện anh ấy tham gia đấu vật chuyên vào các buổi tối và cuối tuần. Anh ấy dùng tên giả là Bull Walker, và sau đó là Masked Marvel (Mặt Nạ Anh Hùng). Anh ấy thậm chí giữ bí mật cả chuyện anh ấy vô địch hạng dưới nặng toàn thế giới. Trong nhiều năm, John J. Bonica sống cùng lúc nhiều cuộc sống. Anh ấy vừa là đô vật; vừa là bác sĩ. Anh ấy vừa là kẻ vô dụng; vừa là người hùng. Anh ấy gây ra những vết thương, và chữa lành chúng. Lúc đó, và thậm chí cả 50 năm sau, anh ấy cũng không biết rằng, anh ấy sẽ bỏ lại những cuộc sống đó để tìm ra hướng mới, để chữa lành những nỗi đau. Sau này, nó đã tạo ra cho y học hiện đại rất nhiều sự thay đổi Tờ báo Time đã gọi anh là cha đẻ của việc chữa lành nỗi đau. Nhưng đó là chuyện sau này. Năm 1942, Bonica tốt nghiệp trường y khoa và cưới Emma, một trong số những người mà anh đã hẹn hò vài năm trước đó Anh ấy vẫn bí mật tham gia đấu vật anh ấy phải làm thế Anh ấy không có lương khi thực tập ở Bệnh viện St. Vincent, New York. Nhờ có đai vô địch, anh ấy tham gia đấu ở các đấu trường lớn, như Madison Square Garden, gặp những đối thủ lớn, như Everett "The Blonde Bear" Marshall, và Angelo Savoldi - người 3 lần giành chức vô địch thế giới. Các trận đấu đã để lại di chứng trên cơ thể anh ấy anh ấy bị trật khớp, gãy xương. Một đêm nọ, The Terrible Turk đã để lại một vết sẹo như của Capone trên gương mặt anh ấy. Anh ấy đã phải đeo mặt nạ phẫu thuật để che nó khi đi làm sáng hôm sau. Bonica đã 2 lần xuất hiện trước O.R. với 1 mắt tím bầm, khiến cho anh ấy khó nhìn mọi vật xung quanh. Nhưng tệ hơn cả là trấn thương ở tai. Anh ấy kể rằng cảm giác như có hai quả bóng chày ở hai bên đầu. Nỗi đau cứ chồng chất lên cuộc đời anh ấy. Sau đó, anh ấy chứng kiến vợ mình sinh con ở bệnh viện. Vợ anh thở và rặn một cách khổ sở. Bác sĩ đỡ đẻ của cô ấy gọi một thực tập sinh đến để cho cô ấy vài giọt ê-the để giảm đau. Nhưng cậu thực tập sinh mới đi làm được 3 tuần, Cậu ấy lo sợ, và trong khi đang nhỏ ê-the, cậu ta làm họng của Emma khó chịu. Cô ấy nôn, ngạt thở, mặt tái mét. Chứng kiến toàn bộ sự việc, Bonica liền đẩy cậu thực tập sinh ra, làm sạch cổ họng cho Emma, cứu vợ và con gái còn chưa ra đời của chính mình. Vào giây phút đó, anh ấy quyết định sẽ gắn bó với công việc gây mê. Sau đó, anh ấy còn giúp phát triển phương pháp sinh nở gây tê ngoài màng cứng. Nhưng trước khi tập trung vào công việc sản khoa, Bonica phải tham gia khoá đào tạo cơ bản Ngay ngày 6/6/1944 (D-Day), Bonica có mặt ở Trung tâm y khoa quân đội Madigan, gần Tacoma. Đó là một trong những bệnh viện quân đội lớn nhất nước Mỹ với 7700 giường bệnh. Bonica chịu trách nhiệm kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân. Lúc đó anh ấy mới 27 tuổi. Khi điều trị cho rất nhiều bệnh nhân, Bonica bắt đầu để ý rằng các trường hợp thực tế ngược với những gì anh đã học. Nhìn một cách tích cực, nỗi đau là một loại "báo thức" cho thấy cơ thể phải chịu đựng một vết thương, ví dụ như gãy tay. Nhưng trong một vài trường hợp, ví dụ như sau khi được cưa đi một bên chân, bênh nhân vẫn thấy đau ở chỗ cái chân không tồn tại đó. Như vậy nếu vết thương đã được điều trị, thì tại sao cái "báo thức" vẫn kêu? Có một vài trường hợp khác, chẳng có dấu hiệu nào của vết thương, nhưng người bệnh vẫn thấy đau. Bonica đã tìm gặp tất cả các chuyên gia ở bệnh viện - các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ thần kinh, tâm thần... Anh ấy muốn biết quan điểm của họ về bệnh nhân của anh ấy. Các buổi gặp quá dài tới mức anh ấy phải tổ chức các buổi họp nhóm xuyên trưa. Nó giống như 1 đội chuyên gia đang chống lại nỗi đau của bệnh nhân Trước đây chưa từng có ai quan tâm đến cảm giác đau đớn như thế này. Sau đó, anh ấy đọc rất nhiều sách. Anh đọc tất cả những quyển sách y có được và cẩn thận ghi chép lại mọi thứ liên quan đến "đau" Trong số 14.000 trang anh ấy đọc, từ "đau" chiếm 17 và một nửa chỗ đó. 17 và một nửa. Đối với những phần cơ bản nhất, phổ biến nhất, gây khó chịu nhất của bệnh nhân Bonica đã bị sốc - Tôi sẽ trích lại câu anh ấy nói, "Sao có thể kết luận như thế được?" Điều quan trọng nhất, trên phương diện của bệnh nhân thì họ không nói đến. Tám năm sau đó, Bonica vẫn đề cập đến vấn đề này. Anh ấy viết tiếp những trang còn thiếu. Những điều anh ấy viết sau này trở thành Kinh Thánh của nỗi đau. Trong đó anh ấy đưa ra những phương hướng chữa trị mới, bằng cách sử dụng tiêm thuốc mê vào hệ thần kinh. Anh ấy cũng lập ra một học viện mới, Pain Clinic, dựa trên những cuộc họp vào buổi trưa đó. Nhưng điều quan trọng nhất ở cuốn sách của anh là đó là một hồi chuông tinh thần cho ngành y học. Một lời thỉnh cầu đối với các bác sĩ, hãy chú trọng đến cảm giác đau đớn của bệnh nhân. Anh ấy đã nhấn mạnh mục tiêu của y học. Không phải là để bệnh nhân tốt hơn: mà là để cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Anh ấy đã theo đuổi học thuyết của mình trong nhiều năm cho đến khi nó được công nhận vào giữa những năm 70. Hàng trăm phòng khám được mở ra khắp nới trên thế giới. Nhưng những gì nó làm được - một bi kịch trớ trêu. Những năm tháng đấu vật đã ảnh hưởng đến cuộc sống của Bonica. Anh ấy đã rời khỏi sàn đấu 20 năm, nhưng dấu vết của hơn 1500 trận đấu vẫn còn lại trên cơ thể anh ấy, Khi đang ở độ tuổi 50, anh phải chịu đựng bệnh viêm xương khớp trầm trọng. Trong suốt hơn 20 năm, anh đã trải qua 22 cuộc phẫu thuật, bao gồm 4 cuộc phẫu thuật xương sống, và thay thế hông mới liên tục. Anh gần như chỉ có thể nâng cánh tay hoặc xoay cổ. Anh phải sử dụng nạng để đi lại. Bạn bè và học sinh cũ đã trở thành bác sĩ của anh. Có người cho rằng, anh là người đã tiêm nhiều thuốc nhất trên trái đất này. Vốn là một người đam mê công việc, anh ấy giờ còn làm nhiều hơn 15 đến 18 tiếng mỗi ngày. Chưa trị cho mọi người không chỉ là công việc, mà còn là cách chữa trị tốt nhất cho anh ấy. Anh ấy nói với phóng viên rằng:" Nếu tôi không bận rộn như bây giờ" "Tôi sẽ là một người hooàn toàn tàn phế." Trong một chuyến công tác đến Florida đầu năm 1980, Bonica được học sinh cũ đưa đến khu Hyde ở Tampa Họ lái xe qua những hàng cây cọ và dừng lại ở một ngôi biệt thự cổ, với một tầng hầm chất đấy những khẩu súng bạc to lớn. Ngôi nhà thuộc về dòng họ Zacchini, một rạp xiếc hoàng gia. Nhiều năm về trước, Bonica đã quan sát họ, trong những bộ trang phục ánh bạc và kính, thực hiện màn biểu diễn mà anh đã từng làm - The Human Cannonball Nhưng giờ họ cũng đã nghỉ hưu giống như anh. Thế hệ đó giờ đã ra đi, bao gồm cả Bonica, vậy nên không thể nào biết chính xác hôm đó họ đã nói gì. Nhưng tôi thích tự tưởng tượng. Khi những người cùng gánh xiếc đoàn tụ, cùng cho nhau xem những vệt sẹo cũ và mới. Có lẽ Bonica sẽ cho họ lời khuyên. Có lẽ anh sẽ nói với họ điều mà anh đã từng nói, rằng quãng thời gian trong rạp xiếc và đấu vật đã làm nên cuộc đời anh ấy. Bonica được tiếp xúc với nỗi đau một cách gần nhất. Anh cảm nhận và sống cùng với nó. Và điều đó khiến cho anh không thể làm ngơ trước những người khác. Bên cạch sự đồng cảm, anh đã xoay chuyển thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho y học thừa nhận nỗi đau, trong chính bản thân nó. Cũng trong thời gian đó, Bonica thừa nhận nỗi đau chính là trải nghiệm phức tạp nhất của con người. Nó liên quan đến quá khứ, hiện tại, phản xạ và cả gia đình bạn. Điều đó hoàn toàn đúng với Bonica. Và điều đó cũng đúng với mẹ tôi. Bác sĩ rất đơn giản chỉ xem mẹ tôi như là một bệnh nhân một người phụ nữ dành thời gian của mình trong phòng chờ. Đôi khi tôi cảm thấy bế tắc khi nhìn bà theo cách đó. Nhưng khi tôi thấy sự đau đớn của Bonica một sự kiên định với cả cuộc đời của ông. Tôi chợt nhớ lại tất cả mọi đau đớn của mẹ tôi. Trước khi chúng bị viêm và sưng lên, .ngón tay của mẹ đã trở nên vô dụng ở bệnh viện H.R, nơi bà làm việc. Đôi tay ấy đã gấp cho toàn bộ nhà thờ Khi tôi còn nhỏ, đôi tay ấy đã cắt tóc cho tôi, lau mũi cho tôi buộc dây giày cho tôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngay sau Giáng sinh năm ngoái, 132 trẻ em ở California đã nhiễm sởi vì hoặc là đến Disneyland hoặc là tiếp xúc với người đã từng ở đó. Vi rút sau đó đã lan đến biên giới với Canada, lây nhiễm tới hơn 100 trẻ em ở Quebec. Một trong những bi kịch đối với sự bùng phát này là bệnh sởi, với khả năng gây tử vong cho trẻ em có hệ miễn dịch yếu, lại là một trong những bệnh dễ dàng phòng tránh nhất trên thế giới. Liều vắc xin hiệu quả phòng chống bệnh đã có từ hơn một nửa thế kỷ nay, nhưng rất nhiều trẻ em trong vụ dịch ở Disneyland đã không được chủng ngừa bởi vì cha mẹ các em e ngại một chuyện được cho là tồi tệ hơn: tự kỷ. Nhưng đợi chút -- không phải là báo chí đã khơi mào tranh luận về tự kỷ và vắc xin đã bị vạch trần, đính chính, và bị gọi là một sự gian lận có chủ ý của Tạp chí Y khoa Anh Quốc? Không phải hầu hết người hiểu biết khoa học biết rằng giả thuyết về vắc xin gây tự kỷ là điều nhảm nhí chứ? Tôi nghĩ rằng hầu hết bạn biết điều đó, nhưng hàng triệu bậc cha mẹ trên thế giới vẫn tiếp tục lo sợ rằng vắc xin khiến cho con cái họ có nguy cơ bị tự kỷ. Tại sao vậy? Đây là tại sao. Đây là biểu đồ về tỉ lệ bệnh tự kỷ được ước tính tăng dần hàng năm. Hầu như trong thế kỷ 20, tự kỷ được xem là một tình trạng cực kỳ hiếm thấy. Một số nhà tâm lý học và bác sĩ nhi khoa đã từng nghe về nó cho rằng trong cả sự nghiệp của họ có thể không gặp một ca nào. Qua nhiều thập kỷ, tỷ lệ tự kỷ được xem là vẫn ổn định chỉ khoảng 3 hay 4 trẻ trên 10.000 trẻ. Nhưng sau đó, vào những năm 1990, số lượng bắt đầu tăng như tên lửa. Những tổ chức gây quỹ như là Autism Speaks thường xuyên đề cập tới tự kỷ như là một dịch bệnh, giống như là bạn có thể bị nhiễm nó từ một đứa trẻ khác trong Disneyland. Thế thì điều gì sẽ sảy ra? Nếu không phải là vắc xin, thì là cái gì? Nếu bạn hỏi một nhân viên của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tại Atlanta Điều gì đang diễn ra, họ có thể dựa vào những câu đại loại như "mở rộng tiêu chuẩn chẩn đoán" và "định bệnh tốt hơn" để giải thích những con số tăng vọt này. Nhưng lời nói đó không làm gì nhiều để giảm đi nỗi sợ hãi của một người mẹ trẻ người đang tìm kiếm sự giao tiếp bằng mắt trên khuôn mặt của đứa con 2 tuổi. Nếu các tiêu chuẩn chẩn đoán được mở rộng hơn, thì tại sao lúc đầu chúng lại quá thu hẹp? Tại sao những trường hợp tự kỷ lại quá khó tìm trước những năm 1990? Năm năm trước đây, tôi quyết định cố gắng trả lời những câu hỏi này. Tôi thấy là những gì diễn ra ít liên quan hơn đến sự phát triển chậm và thận trọng của khoa học bằng nó liên quan đến sức mạnh ảo tưởng của tài kể chuyện. Gần như hết thế kỷ 20, các bác sĩ đã kể một câu chuyện về tự kỷ là gì và nó được phát hiện sao, nhưng câu chuyện đó thực tế là không đúng, và hậu quả của nó là tạo ra một tác động to lớn với y tế công cộng toàn cầu. Có một câu chuyện thứ hai đúng đắn hơn về tự kỷ đã bị mất đi và bị lãng quên trong góc khuất của y văn lâm sàng. Chuyện thứ hai này kể cho chúng ta mọi điều về cách chúng ta đã tới đây và nơi chúng ta cần đi tiếp. Chuyện thứ nhất bắt đầu bằng một nhà tâm lý học trẻ em tại bệnh viện Johns Hopkins tên là Leo Kanner. Vào năm 1943, Kanner đã đăng một bài báo mô tả 11 bệnh nhân trẻ mà họ dường như sống trong những thế giới riêng, không để ý những người xung quanh họ, thậm chí cả cha mẹ của chính họ. Họ có thể tự làm vui hàng giờ liền bằng cách phe phẩy tay trước mặt họ, nhưng họ lại hoảng hốt vì chuyện nhỏ nhặt như món đồ chơi yêu thích của họ bị di chuyển khỏi nơi thường thấy mà họ không biết trước. Dựa trên những bệnh nhân được đưa đến phòng khám của mình, Kanner tự biện, tự xướng tự kỷ cực kỳ hiếm thấy. Đến những năm 1950, là người đứng đầu thế giới về chủ đề này, ông tuyên bố rằng ông đã thấy gần 150 ca thực sự là triệu chứng ông mô tả trong khi đi thực tế những trường hợp nhờ tham vấn ở tận Nam Phi. Điều đó thực sự không có gì đáng ngạc nhiên. bởi vì tiêu chuẩn của Kanner chuẩn đoán bệnh Tự kỷ cực kỳ giới hạn. Ví dụ ông không khuyến khích đưa chẩn đoán đối với trẻ đã có những cơn co giật nhưng giờ đây chúng ta biết rằng động kinh rất phổ biến với bệnh tự kỷ. Ông từng nói rằng ông đã trả về 9 trong 10 đứa trẻ được giới thiệu đến phòng mạch của ông vì bệnh tự kỷ từ những bác sĩ khác mà không đưa ra chẩn đoán tự kỷ. Kanner là một người thông minh, nhưng một số điều trong các lý thuyết của ông đã không đúng. Ông phân loại tự kỷ là một dạng của rối loạn tâm lý trẻ nhỏ nguyên nhân từ sự lạnh nhạt và thiếu tình cảm của cha mẹ. Những em này, theo ông, đã được giữ kín trong tủ lạnh và không được rã đông. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó Kanner cũng đã chỉ ra rằng một số bệnh nhân nhỏ tuổi của ông có những khả năng đặc biệt tập trung trong những lĩnh vực nhất định như là âm nhạc, toán học hoặc trí nhớ. Một cậu bé tại phòng khám của ông có thể phân biệt 18 bản giao hưởng trước khi được 2 tuổi. Khi mẹ cậu bé bật một bản nhạc ưa thích, cậu bé tuyên bố chính xác: "Beethoven!" Nhưng Kanner có một cái nhìn mơ hồ về những khả năng này, nói rằng những đứa trẻ chỉ nhai lại những điều chúng nghe cha mẹ khoa trương của chúng nói, cầu mong để được sự đồng tình. Kết quả là, tự kỷ trở thành nguồn gốc của xấu hổ và vết nhơ đối với các gia đình và hai thế hệ trẻ em tự kỷ được chuyển tới những cơ sở để tự họ sống, rồi biến mất khỏi thế giới trên diện rộng. Thú vị thay, cho tới những năm 1970 các nhà nghiên cứu bắt đầu kiểm nghiệm lý thuyết Kanner cho rằng tự kỷ là bệnh hiếm. Lorna Wing là một nhà tâm lý học về nhận thức ở London người cho rằng lý thuyết Kanner về cha mẹ lạnh lùng là "ngớ ngẩn từ trong máu," khi bà nói chuyện với tôi Bà và John chồng bà là những người nồng hậu và tình cảm, và họ có một cô con gái bị tự kỷ nặng tên là Suise. Lorna và John biết được vất vả thế nào để nuôi dạy được một đứa trẻ như Susie khi không có các dịch vụ trợ giúp, giáo dục đặc biệt, và những nguồn khác ngoài tầm với nếu không được chẩn đoán. Để tác động tới Dịch vụ Y tế Quốc gia mà có nhiều nguồn hơn cần cho những trẻ bị tự kỷ và gia đình chúng, Lorna và Judith Gould đồng nghiệp của bà đã quyết định làm một cái gì đó đáng lẽ đã phải được làm 30 năm trước. Họ tiến hành một nghiên cứu về tỷ lệ tự kỷ trong cộng đồng. Họ tìm kiếm một cách kỹ càng ở một khu ngoại ô London là Camberwell để cố gắng tìm thấy các trẻ tự kỷ trong cộng đồng. Điều mà họ tìm được đã làm sáng tỏ rằng mô hình của Kanner quá hẹp, trong khi đó sự thực tự kỷ đa dạng và phong phú hơn nhiều. Một số trẻ không nói được gì cả, trong khi những đứa khác lại huyên thuyên niềm đam mê với vật lý thiên văn, khủng long hoặc tìm hiểu về các gia tộc hoàng gia. Nói cách khác, những đứa trẻ này không vừa trong những cái hộp xinh đẹp, gọn gàng, mà Judith đã đặt vào, và họ thấy nhiều đứa trẻ, khác nhiều so với khuôn mẫu cứng nhắc của Kanner đã suy đoán. Đầu tiên, họ không biết làm gì để số liệu của họ có ý nghĩa. Làm sao mà không ai đề cập tới những đứa trẻ này trước đây? Sau đó Lorna tìm thấy nguồn tham khảo trong một bài báo được xuất bản ở Đức vào năm 1944, một năm sau bài báo của Kanner, và rồi bị quên lãng, bị chôn vùi trong đống tro của một thời khủng kiếp mà không ai muốn nhớ lại hoặc nghĩ về nó. Kanner biết về bài báo có tính cạnh tranh này, như đã thận trọng tránh nhắc tới nó trong công trình của ông. Nó thậm chí đã chưa từng được dịch sang tiếng Anh, nhưng may thay, chồng của Lorna biết tiếng Đức, và ông dịch ra cho bà. Bài báo này đã đưa ra một câu chuyện khác về tự kỷ. Tác giả của nó là một người đàn ông tên Hans Asperger, là người điều hành một ngôi trường kết hợp giữa phòng khám và nội trú ở Vienna vào những năm 1930. Ý tưởng của Asperger về việc giáo dục trẻ em có khả năng học tập khác nhau là sự tiến bộ, thậm chí bằng các tiêu chuẩn thời đó. Buổi sáng ở phòng khám của ông bắt đầu bằng tập thể dục cả lớp với âm nhạc, và những đứa trẻ được cho chơi vào các buổi chiều Chủ Nhật Thay vì đổ lỗi cho cha mẹ gây ra tự kỷ, Asperger đóng khung nó là một tật nguyền suốt đời, do nhiều gen gây ra mà cần nhiều hình thức thương cảm trong sự hỗ trợ và giúp thích nghi trên con đường của cả cuộc đời một người. Thay vì điều trị những đứa trẻ trong phòng khám như bệnh nhân, Asperger gọi chúng là những giáo sư nhỏ bé, và chiêu mộ sự giúp đỡ của họ trong việc phát triển các phương pháp giáo dục chỉ duy phù hợp với họ. Điều quan trọng là Asperger nhìn nhận tự kỷ là một sự đa dạng liên tục bắt nhịp cho một khoảng rộng đáng kinh ngạc của thiên tài và khuyết tật. Ông tin rằng tự kỷ và các đặc điểm tự kỷ rất phổ biến và luôn như vậy, xem các khía cạnh của sự liên tục này trong nguyên mẫu quen thuộc của văn hoá nhạc pop như một nhà khoa học lúng túng về giao tiếp xã hội và một vị giáo sư hay quên. Ông ấy đã tiến một bước xa hơn để nói rằng, dường như sự thành công trong khoa học và nghệ thuật, một gạch nối cho (chữ) tự kỷ là cần thiết. Lorna và Judith nhận ra rằng Kanner đã sai lầm khi cho rằng tự kỷ là bệnh hiếm cũng như khi cho rằng cha mẹ đã gây ra nó. Nhiều năm sau đó, họ đã âm thầm làm việc với Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ để mở rộng tiêu chuẩn chẩn đoán để phản ánh sự đa dạng của cái họ gọi là "phổ tự kỷ". Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, những thay đổi của họ có hiệu lực, đã thay thế mô hình hẹp của Kanner bằng mô hình rộng và bao trùm của Asperger. Những thay đổi này đều có trước có sau. Tình cờ, khi Lorna và Judith làm việc sau hậu trường để cải cách các tiêu chuẩn, mọi người trên thế giới thấy được một người trưởng thành bị tự kỷ lần đầu tiên. Trước khi bộ phim "Rain Man" trình chiếu vào năm 1988, chỉ có một nhóm rất nhỏ vừa xuất hiện các chuyên gia biết thế nào là tự kỷ, nhưng sau sự diễn xuất khó quên của Dustin Hoffman trong vai Raymond Babbitt mang đến cho "Rain Man" bốn Giải thưởng Hàn Lâm, các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm lý, giáo viên và cha mẹ trên khắp thế giới đã biết được tự kỷ là như thế nào. Ngẫu nhiên cùng thời điểm đó, bộ trắc nhiệm lâm sàng đơn giản đầu tiên để chẩn đoán tự kỷ được đưa vào sử dụng. Bạn không cần phải có sự liên hệ với nhóm nhỏ chuyên gia kia để cho con bạn được chẩn đoán. Sự kết hợp giữa bộ phim "Rain Man," sự thay đổi của tiêu chuẩn chẩn đoán, và sự triển khai của bộ trắc nghiệm này đã tạo ra một hiệu quả có tính mạng lưới, một cơn bão hoàn hảo về nhận thức về tự kỷ. Số lượng được chẩn đoán bắt đầu tăng vọt, giống như là Lorna và Judith đã dự đoán, thực tế là hy vọng nó sẽ như vậy, để giúp những người tự kỷ và gia đình họ cuối cùng có được sự hỗ trợ và những dịch vụ mà họ đáng được hưởng. Sau đó Andrew Wakefield xuất hiện quy cho sự tăng vọt của chẩn đoán từ vắc xin, một câu chuyện đơn giản, mạnh mẽ và mang niềm tin mê hoặc nhưng cũng sai lầm giống lý thuyết của Kanner rằng tự kỷ rất hiếm vậy. Nếu ước tính hiện tại của CDC, rằng một trong 68 trẻ em ở Mỹ có trong phổ tự kỷ, là đúng, thì người tự kỷ là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, những người tự kỷ tụ họp với nhau trên internet. để phản đối khái niệm rằng họ là những mối rắc rối cần được giải quyết bằng các tiến bộ y khoa kế tiếp, đưa ra thuật ngữ "sự đa dạng thần kinh" để tôn vinh đối với sự đa dạng về sự nhận thức con người. Một cách để hiểu về sự đa dạng thần kinh là nghĩ về các thuật ngữ của các hệ thống vận hành của con người. Giống như việc một cái máy tính không chạy Windows không có nhĩa là nó hỏng. Theo chuẩn của tự kỷ, bộ não bình thường của con người rất dễ dàng bị chi phối, ám ảnh xã hội, và chịu đựng thiếu hụt sự chú ý vào chi tiết. Chắc rằng những người tự kỷ sẽ rất khó khăn sống trong một thế giới không xây cho họ. 70 năm sau, chúng ta vẫn làm theo Asperger, người cho rằng việc "chữa khỏi" cho hầu hết những khía cạch khiếm khuyết của tự kỷ có thể thực hiện được từ các giáo viên hiểu biết, sự điều tiết phù hợp của người quản lý, cộng đồng hỗ trợ, và cha mẹ tin tưởng vào tiềm năng của con cái họ. Một người phụ nữ tự kỷ tên Zosia Zaks đã từng nói, "Chúng tôi cần tất cả mọi người trên khoang để chỉnh hướng con tàu loài người" Vì chúng ta hướng tới một tương lai bất định, chúng ta cần tất cả mọi loại hình trí tuệ con người trên hành tinh này làm việc cùng nhau để vượt qua những trở ngại mà chúng ta phải đối mặt trong xã hội. Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ bộ não nào. Xin cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Blah blah blah blah blah. Blah blah blah blah, blah blah, blah blah blah blah blah blah. Blah blah blah, blah. Tôi vừa nói cái quái gì vậy? Dĩ nhiên các bạn không biết. vì các bạn không thể hiểu được. Nó không rõ ràng. Nhưng hy vọng cách nói kiên quyết vừa rồi chí ít cũng khiến lời nói thêm phần quyến rũ bí ẩn. Vậy nên rõ ràng hay bí ẩn? Đó là 2 yếu tố cần cân bằng trong công việc thiết kế đồ họa của tôi. cũng như trong cuộc sống, khi là dân New York hàng ngày, có hai yếu tố khiến tôi mê mẩn. Hãy xem 1 ví dụ. Có bao nhiêu người biết đây là gì? Vậy, bây giờ thì có ai biết không? Thôi được. Nhờ có thêm 2 đường nét khéo léo của thiên tài Charles M. Schulz, ta có được 7 nét khỏe khoắn mà tổng thể truyền đạt tạo được một thực thể đầy cảm xúc, làm say mê cả trăm triệu người hâm mộ. trong hơn 50 năm qua. Đây là bìa của một quyển sách tôi đã thiết kế, quyển sách về Schulz, và nghệ thuật của ông, sẽ được xuất bản mùa thu năm nay, và đây là toàn bộ bìa sách. Không hề có thêm một yếu tố chữ hay thông tin đồ họa nào, và tên của quyển sách là "Chỉ Những Gì Cần Thiết." Ví dụ này tượng trưng cho những quyết định tôi phải đưa ra mỗi ngày về những thiết kế mà tôi cảm thụ, và những thiết kể mà tôi tạo ra. Vậy sự rõ ràng là? Sự rõ ràng là luận điểm trực tiếp. Thô, thật thà, thẳng thắn. Ta tự hỏi mình điều này. ["Khi nào ta cần rõ ràng?"] Những sơ đồ như thế này, dù ta có đọc được hay không, cũng cần phải rất, rất rõ ràng. Phải không? Đây là 1 ví dụ tôi thích gần đầy về sự rõ ràng trong thành phố, chủ yếu vì tôi rất hay trễ giờ, nên tôi luôn phải vội vàng. Khi những bảng đếm lùi này xuất hiện vài năm trước tại các ngã tư, tôi thấy rất hài lòng, vì giờ đây tôi đã biết mình có bao nhiêu giây để qua đường trước khi bị xe tông. 6 giây? Tôi có thể làm được. Còn bây giờ hãy xét đến mặt đối lập của sự rõ ràng, và đó chính là sự bí ẩn. Sự bí ẩn thì phức tạp hơn nhiều trong định nghĩa của nó. Sự bí ẩn cần được giải mã, và khi bí ẩn quá quyến rũ, ta sẽ rất hứng thú giải mã. ["Khi nào ta trở nên bí ẩn?"] Vào Thế chiến II, người Đức rất muốn giải mã ghi chép này. và họ không làm được. Đây là một mẫu thiết kế tôi đã thực hiện gần đây cho quyển tiểu thuyết của Haruki Murakami, tác giả mà tôi đã thiết kế bìa qua hơn 20 năm nay, và đây là tiểu thuyết về một thanh niên cùng 4 người bạn thân, nhưng bất chợt, sau năm đầu đại học, họ bất ngờ ngắt liên lạc với anh mà không một lời giải đáp, khiến anh rất tổn thương. Tên của những người bạn này hàm ý liên quan đến màu sắc trong tiếng Nhật. Anh Đỏ, anh Xanh Lam, chị Trắng, và chị Đen. Tên của chàng thanh niên, Tsukuru Tazaki, chẳng liên quan đến màu nào, vì vậy biệt hiệu của anh là Không Màu, và khi nhìn lại tình bạn của 5 người, Anh chàng cảm thấy mỗi người họ như 5 ngón tay trên một bàn tay. Vì vậy tôi đã diễn tả ý niệm khá trừu tượng này. Nhưng còn nhiều điều ẩn sau bề mặt của câu chuyện, Cũng như còn nhiều điều bí ẩn đằng sau bìa sách này. 4 ngón tay giờ đây thể hiện 4 tuyến tàu cao tốc trong hệ thống ngầm ở Tokyo, đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện. Và ở đây là tuyến tàu Không Màu lần lượt cắt các tuyến tàu khác, chủ yếu là hành động của chàng thanh niên trong câu chuyện. Anh lần lượt tìm đến từng người bạn cũ của mình để tìm hiểu vì sao họ đã đối xử với anh như vậy. Và đây là sản phẩm 3D thực tế trên bàn làm việc của tôi, và điều tôi mong đợi là các bạn sẽ cảm thấy tò mò với hình thù bí ẩn của nó, và muốn đọc quyển sách này để giải mã và tìm hiểu kĩ hơn vì sao nó có hình dáng như vậy. ["Thổ ngữ thị giác"] Đây là cách sử dụng một loại bí ẩn quen thuộc hơn. Điều này nghĩa là sao? Là thế này. ["Khiến thứ này trông như thứ khác"] Thổ ngữ thị giác là cách ta quen nhìn nhận một vật thể nhất định được áp dụng cho một vật thể khác, cho ta một cách nhìn nhận khác. Đây là phương thức tôi muốn sử dụng cho một tuyển tập của David Sedaris với nhan đề này. ["Mọi Vẻ Đẹp Bạn Cần Trên Đời"] Thử thách đặt ra là: Nhan đề này chẳng có ý nghĩa gì cả. Một mệnh đề không liên quan đến bất kì bài viết nào trong sách. Chỉ là một câu nói mà bạn trai tác giả bắt gặp trong mơ. Bạn cũng hiểu rồi đó... Cho nên, thường ngày khi thiết kế tôi có thể lấy cảm hứng từ chữ, nhưng chữ thì chỉ có thế này thôi. Một tiêu đề bí ẩn và vô nghĩa là tất cả những gì tôi có. Nên tôi đã thử suy nghĩ: Ta thường thấy những từ ngữ có vẻ thần bí nhưng thực chất vô nghĩa ở đâu? Và dĩ nhiên, không lâu sau đó, sau một buổi ăn tối với món Trung Quốc, vật này đã xuất hiện, và tôi nghĩ, "Ồ, đây rồi, ý tưởng tuôn trào!" Tôi luôn thích thú với lời ngụ ý bí hiểm trong mấy cái bánh quy tiên đoán, thường có vẻ rất sâu sắc, nhưng nghĩ kĩ thì... chẳng có nghĩa gì. "Chẳng ai biết sẽ lợi được gì khi ta phớt lờ tương lai" Thấy chưa? Nhưng ta có thể dùng 'thổ ngữ thị giác' này để áp dụng cho ông Sedaris, vì ta quá quen thuộc với hình ảnh bánh quy tiên tri rồi, ta chẳng cần thấy hình ảnh chiếc bánh để nhận biết. Ta chỉ cần thấy hình ảnh ngộ nghĩnh và biết ta yêu thích David Sedaris, và ta hy vọng đây sẽ là một quyển sách cực thú vị. ["'Kẻ Lừa Đảo' của David Rakoff"] David Rakoff là một nhà văn tuyệt vời Và anh gọi quyển sách đầu tiên của mình là "Kẻ Lừa Đảo" Vì anh được giao cho những bài viết tạp chí buộc anh phải làm những điều không phù hợp khả năng. Tưởng tượng anh là một gã thành thị gầy còm nhưng tạp chí GQ lại gửi anh đến sông Colorado Để chèo thuyền vượt thác, xem anh sống sót ra sao. Và anh đã viết về những sự kiện này, việc anh cảm thấy mình lừa dối và không phải bản thân mình. Do đó, tôi muốn bìa quyển sách này cũng lừa dối về bản thân nó đồng thời tôi muốn thể hiện phản xạ của người đọc. Ý tưởng này dẫn tôi đến graffiti. Tôi rất thích tranh đường phố (graffiti). Tôi nghĩ ai sống trong môi trường đô thị đều bắt gặp graffiti ở mọi nơi, đủ loại khác nhau. Tôi chụp tấm ảnh này ở Lower East Side (tên một địa danh) chỉ là một máy biến áp bên vệ đường với đủ loại graffiti trên đó. Dù bạn nhìn vào đây và nghĩ "Ôi nghệ thuật đô thị thật đáng yêu" hay bạn sẽ phản ứng "Đây là sự xâm phạm tài sản chung" thì chúng ta vẫn phải đồng ý rằng ta chẳng thể đọc được gì. Đúng chứ? Không có thông điệp rõ ràng nào. Còn có một loại graffiti khác mà tôi thấy còn thú vị hơn, tôi tạm gọi là 'graffiti biên tập'. Tấm ảnh này được chụp gần đây ở ga điện ngầm, thường ta sẽ thấy những câu ngớ ngẩn, thô tục, nhưng câu này lại khá thú vị, đây là một tấm áp phích nói về rah-rah Airbnb, Và ai đó đã dùng bút lông, 'biên tập' lại với ý nghĩ cá nhân họ. Điều này thu hút sự chú ý của tôi. Làm thế nào tôi có thể áp dụng hình ảnh này vào bìa sách? Tôi nhận quyển sách của tác giả này, tôi đọc thử, và tôi suy nghĩ, gã này đang nói dối, hắn là một kẻ lừa đảo. Thế là tôi vớ cây bút lông, trong lòng ấm ức, nguệch ngoạc trên bìa sách cho thỏa. Thiết kế xong. Và họ đã duyệt thiết kế này! Tác giả cũng thích, nhà xuất bản cũng thích, và đó chính là cách mà quyển sách được xuất bản khắp thế giới, thật thú vị khi thấy mọi người đọc quyển sách này trên tàu điện đi dạo cũng đọc quyển này và cầm nó trên tay, và trông mọi người như bị điên vậy. (Cười) ["'Perfidia', tiểu thuyết của James Ellroy"] James Ellroy là một tiểu tác gia trinh thám, bạn tốt của tôi, đã làm việc cùng tôi khá nhiều năm. Anh được biết đến với tác phẩm như "Hoa Thược Dược Đen" hoặc "Bí mật L.A." Còn đây là tiểu thuyết mới nhất, với một cái tên khá bí ẩn dù có nhiều người có thể hiểu được, nhưng cũng khá nhiều người không biết. Đây là câu chuyện về một thám tử Mỹ gốc Nhật ở Los Angeles năm 1941 đang điều tra một vụ án. Và rồi trận Trân Châu Cảng diễn ra cứ như cuộc đời anh chưa đủ phức tạp, mâu thuẫn chủng tộc gay gắt, và những trại tập trung người Mỹ gốc Nhật mọc lên nhanh chóng quá nhiều sức ép và mọi chuyện rất tồi tệ trong cuộc điều tra của anh. Ban đầu tôi hiểu câu chuyện này theo nghĩa đen sử dụng hình ảnh Trân Châu Cảng và kết hợp với Los Angeles rồi tạo ánh bình minh u ám ở đường chân trời thành phố. Và đó là hình ảnh Trân Châu Cảng ghép trên Los Angeles. Tổng biên tập đã nói rằng, "Trông cũng khá thú vị đấy nhưng tôi nghĩ anh có thể làm tốt hơn và làm mọi thứ đơn giản lại." Thế là tôi trở lại bàn vẽ như mọi khi. ngoài ra, khi để ý đến hoàn cảnh xung quanh, tôi làm việc ở một tòa cao ốc ở Midtown và mỗi đêm trước khi rời văn phòng, tôi phải nhấn cái nút này để ra ngoài, và cánh cửa kính to mở ra, dẫn tôi đến thang máy. Một đêm nọ, bất ngờ tôi lại nhìn cái nút này, với một góc nhìn hoàn toàn mới. Vòng tròn đỏ, nguy hiểm. Và tôi nghĩ hình ảnh này thật dễ hiểu và quen thuộc chắc hẳn nó được dùng cả tỉ lần rồi, nên tôi đã tìm trên Google, nhưng không tìm thấy bìa sách nào trông giống thế này cả, vậy hóa ra đây chính là giải pháp cho vấn đề, mang tính đồ họa cao, thú vị hơn và tạo được ấn tượng với ý tưởng về một cảnh rạng đông khá đặc biệt trên bầu trời L.A. và nước Mỹ. ["'Gulp' Chuyến du hành qua hệ thống tiêu hoá của con người"] Mary Roach là một nhà văn tuyệt vời, cô có thể viết về những chủ đề khoa học khô khan một cách không khô khan chút nào; mà còn khiến chúng trở nên rất thú vị. Và đối với trường hợp này, đó là về hệ thống tiêu hoá của con người. Vậy nên tôi cố tưởng tượng xem cái bìa của cuốn sách này sẽ như thế nào. Đây là một bức chân dung. (Cười) Mỗi sáng tôi đều ngắm mình trong gương trên tủ đựng thuốc xem lưỡi của mình có bị đen không. Nếu không, tức là tôi còn khoẻ chán. (Cười) Tôi đề nghị mọi người cũng nên làm vậy. Nhưng tôi cũng bắt đầu suy nghĩ, đây là phần mở bài của chúng ta. Đúng không? Đi vào trong cơ quan tiêu hoá Nhưng tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hình ảnh thật của miệng con người, ít nhất là dựa trên bức chân dung này, thì thật không phù hợp cho một bìa sách. Vậy nên, một bức hình minh hoạ đã được làm ra mà rõ ràng là "ngon miệng" hơn (có thể chấp nhận được) và gợi nhắc chúng ta rằng tốt nhất là nên tiếp cận hệ tiêu hoá từ đầu này của quá trình... (Cười) Tôi còn không cần phải nói hết câu nữa. Được rồi. ["Sự bí ẩn vô ích"] Điều gì sẽ xảy ra khi rõ ràng và bí ẩn bị lẫn lộn với nhau? Chúng ta có thể nhận thấy điều này mọi lúc. Đây là cái mà tôi gọi là sự bí ẩn vô ích. Tôi đi xuống trạm xe điện ngầm -- Tôi đi xe điện ngầm nhiều lắm -- và mảnh giấy này được dán vào một thanh dầm. Và lúc bấy giờ tôi nghĩ, uh-oh, tàu thì sắp đến và tôi thì đang cố đoán xem tờ giấy này nói gì, và cám ơn vì thông tin "hữu ích". Một phần của vấn đề ở đây là người ta đã phân mảnh thông tin theo cách mà họ nghĩ là sẽ hữu ích, mà thẳng thắn thì, không hữu ích gì hết. Vậy nên đây là sự bí ẩn không cần thiết. Cái chúng ta cần là sự rõ ràng hữu ích, nên, để cho vui, tôi đã thiết kế lại. Mẫu này sử dụng những yếu tố giống hết phiên bản trước. (Vỗ tay) Cám ơn. Tôi vẫn đang chờ một cuộc gọi từ MTA. Bạn biết không, tôi thật ra còn không dùng nhiều màu như họ. Họ còn không để tâm đến chuyện tô màu xanh cho số 4 và 5 lũ đần độn đó. Điều đầu tiên chúng ta thấy là có sự thay đổi trong dịch vụ, tiếp đến, trong 2 câu hoàn chỉnh với mở đầu, giữa và kết câu, nó cho chúng ta biết cái gì thay đổi và cái gì sắp xảy ra. Bảo tôi điên đi! ["Bí ẩn hữu ích"] Được rồi. Đây là một sự bí ẩn mà tôi mê tít: bao bì đóng gói. Bản thiết kế lại cho lon Diet Coke bởi Turner Duckworth đối với tôi là một tác phẩm nghệ thuật. Nó thật sự là một công trình nghệ thuật. Tuyệt đẹp! Nhưng cái làm cho tôi thấy phấn khởi ở vai trò là một nhà thiết kế là việc anh ta mang thổ ngữ thị giác của lon Diet Coke -- kiểu chữ, màu sắc, nền bạc -- và anh ấy đã tối giản chúng chỉ để những phần quan trọng nhất, nên giống như việc ngược lại với khuôn mặt Charlie Brown. Giống như là, làm sao để cho họ vừa đủ thông tin để họ biết nó là gì nhưng vẫn nhờ vào những kiến thức họ có sẵn về cái thứ này? Trông nó thật tuyệt, và khi bạn đi vào một cửa hàng và bất ngờ nhìn thấy nó trên kệ, thật là tuyệt vời! Nó khiến cho chủ đề kế tiếp -- ["Sự rõ ràng vô ích"] -- càng thêm chán chường, ít nhất là với tôi. Ok, một lần nữa, chúng ta cùng đi xuống đường xe điện ngầm, sau khi lon Coke này được sản xuất, đây là những tấm ảnh tôi đã chụp được. Trạm xe điện ngầm Quảng trường Thời Đại: Coca-Cola đã mua toàn bộ mọi thứ cho mục đích quảng cáo. OK? Có thể vài người trong số các bạn biết chuyện này đang dẫn đến đâu. E hèm. "Bạn đến New York với quần áo ở trên lưng, tiền mặt trong túi, mắt hướng về mục tiêu You're on Coke." "Bạn đến New York với tấm bằng thạc sĩ, một bộ vest sạch sẽ, và một cái bắt tay rất chặt. You're on Coke." Những slogan này đều là thật! Ngay cả những cây cột đỡ cũng không được tha ngoại trừ việc họ đổi sang Yoda Mode. "Coke you're on." ["Xin lỗi, tôi CÁI GÌ??"] Chiến dịch này là một bước đi vô cùng sai lầm. Chúng được dẹp bỏ gần như ngay lập tức do phản ứng dữ dội của người tiêu dùng và những dị bản được "chế biến" lại trên mạng -- (Cười) -- và cái chấm bên cạnh "You're on," không phải là một dấu chấm, mà là dấu TM. Vậy nên, cám ơn rất nhiều. Đối với tôi, thật là kì quái bởi họ đã có thể làm bao bì đẹp và hoàn hảo một cách huyền bí đến vậy mà cái thông điệp thì lại sai một cách quá rõ ràng và không thể chấp nhận. Tôi thấy chuyện này thật là "phi thường". Tóm lại, tôi hi vọng là tôi đã có thể chia sẻ với mọi người một phần hiểu biết về cách sử dụng sự rõ ràng và bí ẩn trong công việc của tôi, cách bạn có thể cân nhắc về việc trở nên rõ ràng hơn trong cuộc sống, hoặc là thêm một chút bí ẩn và tránh trở nên quá cởi mở. (Cười) Và nếu tôi chỉ có thể trao cho các bạn một điều duy nhất từ cuộc nói chuyện này, tôi hi vọng nó là: Blih blih blih blah. Blah blah blih blih. ["'Judge This,' Chip Kidd"] Blih blih blah blah blah. Blah blah blah. Blah blah. (Khán giả vỗ tay) Mọi nhóm bạn gái đều có một cô nàng vui tính, một người để tìm đến khi buồn, một người bảo bạn phải chấp nhận khi bạn có một ngày mệt mỏi. Và nhóm này cũng không khác biệt gì. Ngoại trừ việc đây là những người phụ nữ sáng tạo cùng nhau tụ họp trước hết là để kết bạn, sau đó trở thành gia đình ở những nơi ít ngờ tới: chiến trường Special Operations. Ở đó tình bạn và lòng dũng cảm của những người phụ nữa này được gắn kết không chỉ vì những gì họ chứng kiến và chiến đấu, mà còn bởi họ đã ở đó trong hoàn cảnh phụ nữ lúc bấy giờ bị cấm tham gia chiến đấu, và người Mỹ không hề biết sự xuất iện của họ. Câu chuyện bắt đầu từ những người chỉ huy của trận chiến, một số quân sĩ trong quân đội Mĩ đã nói rằng: "Chúng ta cần phụ nữ giúp đỡ để vượt qua cuộc chiến này." Có người tranh cãi rằng "Người Mỹ đáng lẽ không nên giết chóc đến tàn cuộc như vậy," "Cần thêm kiến thức và sự thấu hiểu." Như mọi người đã biêt, muốn hiểu điều gì đã xảy ra trong một cộng đồng hay ở nhà, hãy hỏi những người phụ nữ, cho dù bạn nói về Bắc Afghanistan, hay Bắc California. Nhưng trong trường hợp này, đàn ông không thể nói chyện với phụ nữ, vì trong xã hội dè dặt và truyền thống như của người Afghanistan, có thể gây sự xúc phạm nghiêm trọng. Do vậy bạn cần những nữ binh sĩ ở đó. Có nghĩa là, phụ nữ sẽ được tuyển mộ tham chiến để phục vụ quân đội bên cạnh Rangers và Navy SEALs, sẽ thấy những người thực chiến ít hơn 5% toàn bộ quân số. Ít hơn 5%. Lời kêu gọi truyền đi. "Những nữ binh sĩ: trở thành một phần lịch sử. Hãy tham gia vào trận Special Operations ở Afghanistan" Đó là năm 2011. Từ Alabama đến Alaska, một nhóm phụ nữ luôn muốn làm điều gì đó bên cạnh những điều tốt nhất của những điều tốt nhất, và tạo sự khác biệt cho đất nước họ, đã đáp lại lời kêu gọi đó. Họ không làm vì chính trị, mà phục vụ có mục đích. Do đó họ tới Bắc Carolina để tranh một vị trí trong những đội này để được vào hàng ngũ tiên phong của Special Operations, nhanh chóng định hình và tìm ra một cộng đồng, mà họ chưa từng thấy những điều tương tự. Những người phụ nữ dũng mãnh được quân trang đầy đủ, và được định hướng để tạo ra sự khác biệt. Họ không phải hối tiếc vì họ là ai, và thực ra, họ có thể ăn mừng. Và những gì họ tìm thấy hoàn toàn ngạc nhiên, ở đó có những người phụ nữ giống họ. Một trong số họ nói, "Cứ như là bạn đang nhìn xung quanh và nhận ra không chỉ có một con hươu cao cổ trong sở thú vậy" Casie là một trong những người ưu tú của đội, người phụ nữ trẻ cố gắng trở thành ROTC , một người chị cả, và một người chuyên về học thuật, tất cả tập trung vào một người. Tristan, một ngôi sao theo dấu West Point, luôn chạy và diễu binh khắp phố mà không mang tất, và mang đôi giày mà mùi của nó chứng tỏ điều đó. (TIẾNG CƯỜI) Amber, một người trông giống Heidi, luôn muốn được vào hàng ngũ bộ binh, và khi cô phát hiện ra rằng phụ nữ không được phép, cô quyết định làm việc trong phòng điện tín. Cô làm việc ở Bosnia, và sau đó giúp FBI phá những băng nhóm buôn thuốc phiện ở Pennsylvania. Tiếp đến là Kate, người đã chơi bóng đá ở trường phổ thông suốt 4 năm, và cuối cùng cũng bỏ học để đến với đội hát kịch, nhưng sau đó những cậu bé nói rằng con gái thì không thể chơi đá bóng, cô quyết định ở lại vì những người em bé bỏng sẽ có thể noi theo chị của mình. Đối với họ, sinh học góp phần quyết định số phận, như Cassie một lần đã nói, "mọi thứ cao quý thì nằm ngoài tầm với đối với những cô bé" Và đây là cơ hội tốt nhất của tốt nhất để thực hiện nghĩa vụ phục vụ tổ quốc mình, không phải vì họ là phụ nữ, mà là chính vì như thế. Họ dù sao đi nữa cũng giống những người phụ nữ khác. Họ trang điểm, và sự thật là, họ có thể chất đầy phòng với bút kẻ mắt. Họ cũng mặc quân phục. Họ có thể mang được 50 cân trên lưng, và lên trực thăng thực thi nhiệm vụ, và họ có thể về nhà và xem "Bridesmaids" (Phim hài - Phù dâu) (Tiếng cười) Thậm chí họ còn mặc thứ được gọi là Spanx, bởi vì họ nhanh chóng nhận ra, quân phục cho nam thì quá rộng ở những nơi cần nhỏ lại, và nó lại chật ở những nơi cần nới rộng. Do đó Lane ,một cựu chiến binh trong cuộc chiến ở Iraq, các bạn có thể thấy cô ấy ở bên trái của tôi đây đã quyết định lên Amazon và đặt một đôi Spanx cho căn cứ của cô, để quần của cô có thể vừa vặn hơn khi làm nhiệm vụ vào ban đêm. Những người phụ nữ này sẽ cùng nhau dự hội thảo qua video từ khắp vùng Afghanistan, từ những căn cứ quân sự khác nhau, và họ sẽ nói về những điều mà chỉ có người phụ nữ làm những gì họ đang làm. Họ sẽ trêu đùa nhau, họ sẽ nói về điều họ đang làm, điều họ không làm, điều họ đã học để làm tốt, điều họ cần để làm tốt hơn nữa. Và họ sẽ nói về những điều tốt đẹp khi là phụ nữ trên chiến tuyến Special Operations, bao gồm các Shewee, một công cụ giúp bạn đi tiểu như nam, mặc dù được cho là chỉ có 40% tỷ lệ chính xác ở đó. (Tiếng cười) Những người phụ nữ sống trong thế giới "VÀ" Họ đã chứng minh bạn có thể mạnh mẽ và bạn cũng có thể dịu dàng. Bạn có thể sử dụng mascara và bạn cũng có thể mặc áo giáp. Bạn có thể yêu CrossFit, và thực sự thích thêu chữ thập. Bạn có thể yêu việc nhảy khỏi máy bay trực thăng và có thể hứng thú với việc nướng bánh. Những người phụ nữ sống trong thế giới "Và" trong chuỗi ngày đơn độc, và họ cũng mang nhiệm vụ như thế. Trên chiến trường ác liệc này, họ không bao giờ quên rằng việc là một người phụ nữ có thể đưa họ ra tiền tuyến, nhưng là một người lính thì họ phải tự mình chứng minh điều đó. Có đêm Amber ra ngoài thực hiện nhiệm vụ, và với những chị em phụ nữ khác trong căn cứ, nhận ra rằng có một tay súng phòng thủ đang nằm chờ các lực lượng Afghan và Mỹ, những người đang đợi để tiến vào căn cứ. Đêm khác, Tristan đã tìm ra những nòng pháo thứ có thể gây nổ xung quanh ngôi nhà, nơi họ đang đứng, và thực tế, thuốc nổ đặt ở tất cả các lối đi ở giữa đó và nơi mà họ có thể sẽ đi thẳng qua trong đêm đó. Lại một đêm khác khi mà tình đồng đội lại được chứng minh vượt qua sự hoài nghi của đội SEALs, khi cô ấy tìm thấy linh kiện intel, thứ mọi người đang tìm bọc trong tã ướt của em bé. Và một đêm khác khi Isabel, một đồng đội khác, đã tìm thấy nhiều thứ mà cả đội đang tìm, và nhận được giải thưởng đáng chú ý từ Rangers người đã nói rằng nếu không có cô ấy những thứ mọi người đang tìm trong đêm đó sẽ không bao giờ được tìm thấy. Đêm đó và nhiều đêm khác, họ đã tự mình chứng minh, không chỉ cho những người còn lại, mà cho tất cả mọi người, những thế hệ sau họ. Cũng như với cả đấng mày râu mà đã được họ phục vụ. Chúng ta đã nói nhiều rằng đằng sau mỗi người đàn ông tuyệt vời là một người phụ nữ tốt. Và trong trường hợp này, Bên cạnh những người phụ nữ luôn có những người đàn ông muốn thấy họ thành công. Quân đội Ranger đã huấn luyện họ phục vụ 12 dàn quân. Và khi họ bảo ông ấy phải đi xe lửa với các cô gái. ông ta không còn gì để mong đợi hơn nữa. Nhưng đến cuối ngày thứ 8 với những phụ nữ này vào hè năm 2011, ông ta bảo với đồng nghiệp của mình ở Ranger "Chúng ta vừa chứng kiến lịch sử. Điều có thể sẽ là Tuskegee Airmen " (Vỗ tay) Ở trung tâm của đội là một người người có thể được xem là "giỏi nhất ." Cô ấy là một cô gái tóc vàng nhỏ nhắn năng động, ít khi di chuyển quá 5 feet và 3 inch. Và cô ấy pha trộn nét hoang dã của Martha Stewart và điều mà chúng ta được biết đến như là G.I.Jane Cô ấy cũng là người yêu thích việc nấu ăn cho chồng, tình yêu ngọt ngào của cô- Kent State ROTC đã giúp cô tìm thấy thứ là tốt nhất với cô, và tin tưởng vào bản thân mình, và thử thách những giới hạn mà cô có thể Cô ấy cũng yêu thích việc mang nặng trên lưng 50 pound và chạy nhiều dặm, và cô ấy cũng yêu thích việc trở thành một người lính. Cô ấy là người có thể để máy làm bánh mỳ trong văn phòng ở Kandahar, và sẽ nướng 1 vỉ bánh mỳ nho và sau đó đến phòng tập gym và đốt cháy 25 hay 30 lực kéo từ máy treo. Cô ấy cũng là người, có thể nếu cần thì có thể thêm một đôi ủng hay nấu một bữa ăn cũng có thể được liệt kê trong nhật ký hàng ngày. Bởi vì cô ấy sẽ không bao giờ nói với bạn rằng cô ta giỏi như thế nào, nhưng tính cách đó được thể hiện qua giọng nói. Cô ấy nổi tiếng với việc giành lấy việc khó để làm cho đúng còn hơn là nhận việc dễ mắc phải sai lầm. Và cô cũng nổi tiếng với việc đi trên dây thừng dài 15 feet, leo trên nó chỉ bằng việc sử dụng cánh tay, và sau đó lê đi xa và tạ lỗi, bởi vì cô biết cô được phép sử dụng cả tay và chân, như các Ranger đã huấn luyện họ. (Tiếng cười) Một vài anh hùng trở về nhà và kể những câu chuyện của họ. Và một số thì không. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2011, Trung úy Ashley White bị giết cùng 2 đồng đội, Christopher Horns và Kristoffer Domeij. Cái chết của cô ấy đã góp phần mang chương trình xây dựng âm thầm được công khai ra ánh sáng. Bởi vì sau tất cả, lệnh cấm phụ nữ chiến đấu vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Và tại tang lễ của cô ấy, người đứng đầu quân đội Special Operations đến, và gửi lời tri ân không chỉ sự can đảm của Ashley White, mà của cả chị em trong đội của cô ấy. "Không có sai lầm nào cả" ông ta nói. "những người phụ nữ này là những chiến binh, và họ đã viết nên một chương mới, điều khẳng đinh sự tồn tại của nữ giới trong quân đội Hoa Kỳ." Mẹ của Ashley là phụ tá giáo viên và là tài xế xe buýt của truờng, cũng là người nướng bánh cookie. Bà ta không nhớ nhiều về ngày tràn ngập trong nỗi đau tột cùng pha lẫn niềm tự hào. Nhưng bà ta chỉ nhớ duy nhất 1 khoảnh khắc. Một người lạ với 1 đứa trẻ tiến đến gặp bà và cô ấy nói,"Bà White, tôi mang con gái tôi đến đây ngày hôm nay, bởi vì tôi muốn con bé biết anh hùng là như thế nào. Và tôi cũng muốn con bé biết rằng anh hùng cũng có thể là phụ nữ." Đã đến lúc để vinh danh những nữ anh hùng thầm lặng người đã dành cả cuộc đời và tìm tình yêu thương và lòng quả cảm để tiếp tục và thử thách những giới hạn của bản thân. Điều này không có vẻ như là nhóm chị em sẽ mãi sống và sau đó làm những điều cần thiếu để trở thành 1 phần của lịch sử và họ đã vẽ ra lối đi cho những thế hệ sau họ, càng nhiều thế hệ sau đứng trên vai những người đi trước. Những người phụ nữ này cho thấy quân nhân xuất thân ở bất kỳ hình thức và chuẩn mực. Và phụ nữ cũng có thể là những anh hùng. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là ông cậu tôi, em trai của ông nội tôi. Ông tên là Joe McKenna. Lúc đó, ông là một người chồng trẻ, là cầu thủ bóng rổ bán chuyên nghiệp và là lính cứu hỏa thành phố New York. Gia đình hay kể rằng ông thích làm lính cứu hỏa, sau đó, vào năm 1983, vào một ngày nghỉ, ông nộp đơn vào đội cứu hỏa. Để chuẩn bị cho ngày đó, ông đánh bóng dàn đồng, các tay vịn trên xe cứu hỏa, dụng cụ trên tường, và những vòi phun chữa lửa, rồi một thiết bị kim loại, to và nặng, rơi khỏi giá và rơi trúng ông. Vài ngày sau, vai của ông bắt đầu đau. Sau đó 2 này, ông phát sốt. Cơn sốt tăng dần, tăng dần. Vợ ông chăm sóc cho ông, nhưng không có gì thay đổi, khi họ gọi bác sĩ địa phương, bác sĩ này cũng không làm gì được. Họ gọi một chiếc taxi và chở bệnh nhân đến bệnh viện. Y tá ở đó nhận thấy ngay là ông bị nhiễm trùng, lúc đó người ta gọi là "nhiễm trùng máu," và dù họ không nói ra, họ vẫn biết ngay họ không làm gì được. Họ không can thiệp được vì nhiều thứ mà chúng ta đang dùng để chữa nhiễm trùng vào lúc đó chưa có. Thử nghiệm đầu tiên của penicillin, khánh sinh đầu tiên, là 3 năm sau. Những người bị nhiễm trùng được cứu sống trước đó, đều là do họ gặp may, phần lớn không thể qua khỏi. Ông cậu tôi không may. Ông ở bệnh viện một tuần, co giật với cơn nóng lạnh, bị mất nước và mê sảng, rồi lịm dần như là các bộ phận yếu dần. Sức khỏe của ông ngày càng tuyệt vọng mọi người từ trạm cứu hỏa xếp hàng để cho máu với hy vọng làm giảm nhiễm trùng bằng cách thay bớt máu. Không được. Ông đã ra đi. Lúc đó ông 30 tuổi. Nếu bạn quay lại ngày xưa, hầu hết mọi người chết giống ông cậu của tôi. Hầu hết mọi người không chết vì ung thư hay bệnh tim, những bệnh do lối sống, gây đau đớn trong xã hội phương Tây ngày nay. Họ không chết vì những loại bệnh này vì họ không sống đủ lâu để các loại bệnh phát triển. Họ chết vì các vết thương-- do con bò húc, do trúng đạn ở chiến trường, do bị tai nạn trong nhà máy của cuộc cách mạng công nghiệp -- và phần lớn là do là nhiễm trùng, chính nó chấm hết khi vết thương bắt đầu. Tất cả đã thay đổi khi có kháng sinh. Trước đây nhiễm trùng bị coi là án tử, đột nhiên nay trở thành cái có thể chữa được. Dường như đó là phép lạ, và từ đó, chúng ta sống trong kỷ nguyên vàng của thuốc tây thần dược. Giờ đây, chúng ta đang đi đến đoạn cuối của thời hoàng kim. Ông tôi chết trong thời kỳ cuối của tiền-kháng-sinh. Nay chúng ta sắp bước qua ngưỡng của thời hậu-kháng-sinh, trong những ngày đầu của thời kỳ này, nhiễm trùng đơn giản như trường hợp ông Joe của tôi sẽ có thể giết người trở lại. Thật vậy, chúng đã sẵn sàng rồi. Người ta lại phải chết do nhiễm trùng vì một hiện tượng được gọi là kháng thuốc. Vắn tắt, điều đó xảy ra thế này. Vi khuẩn chiến đấu chống lại nhau để có nơi sống và thức ăn, bằng cách tạo ra những hợp chất nguy hiểm để triệt tiêu lẫn nhau. Vi khuẩn khác, để tự bảo vệ, phát triển hệ tự vệ chống lại những tấn công hóa học này. Khi chúng ta tạo ra kháng sinh lần đầu, ta đưa những hợp chất này vào phòng thí nghiệm và tạo những phiên bản riêng, và vi khuẩn đáp trả lại những tấn công của ta theo cách của chúng. Đây là điều đã xảy ra: Penicillin được tung ra vào năm 1943, và kháng penicillin rộng rãi vào năm 1945. Vancomycin ra đời năm 1972, kháng vancomycin xuất hiện 1988. Imipenem ra đời năm 1985, và kháng imipenem xuất hiện năm 1998. Daptomycin, một trong những thuốc mới, ra đời năm 2003, và kháng daptomycin xuất hiện liền vào năm sau 2004. Trong 70 năm, chúng ta đã chơi trò nhảy cừu -- đó là thuốc và kháng thuốc, và rồi thuốc khác, rồi lại kháng thuốc khác -- và bây giờ cuộc vui sắp tàn. Vi khuẩn phát triển kháng thuốc nhanh đến mức mà các công ty dược nhận thấy việc sản xuất kháng sinh không còn là quan tâm hàng đầu của họ nữa, vậy, có những nhiễm trùng lan rộng khắp thế giới trong trường hợp đó, hơn 100 loại kháng sinh có bán trên thị trường, chỉ 2 loại thuốc thích hợp, hay chỉ một, hay là không có. Đây chính là trường hợp tương tự. Năm 2000, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa, gọi là CDC, xác định một trường hợp trong một bệnh viện ở North Carolina bị nhiễm trùng kháng tất cả các loại thuốc trừ hai loại. Hôm nay, nhiễm trùng đó, được biết với tên gọi KPC, đã lan truyền khắp nước Mỹ ngoại trừ 3 tiểu ban, và đến Nam Mỹ, Châu Âu và Trung Đông. Năm 2008, các bác sĩ ở Thụy Điển chuẩn đoán một người đàn ông từ Ấn Độ bị một nhiễm trùng lạ kháng lại tất cả các loại thuốc chỉ trừ một loại. Gen mà nhiễm trùng này tạo ra kháng thuốc, được biết với tên gọi MDM, và lan truyền từ Ấn đến Trung Quốc, Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Canada, và Mỹ. Người ta hy vọng những loại nhiễm trùng này chỉ là những ca đơn lẻ, nhưng trên thực tế, ở Mỹ và Châu Âu, trong 1 năm, 50.000 người chết vì nhiễm trùng mà không có thuốc chữa. Một dự án được tài trợ bởi chính phủ Anh gọi là chương trình Đánh giá Kháng Kháng sinh ước tính tổng số tử vong trên toàn thế giới là 700.000 trong 1 năm. Đó là con số tử vong quá lớn, chưa hết, còn trường hợp có nguy cơ mà bạn không tính hết, đó là những trường hợp bệnh nhân ở bệnh viện những ca chăm sóc đặc biệt hoặc bệnh nhân ngoại trú ở giai đoạn cuối, những trường hợp nhiễm trùng bị cách li với chúng ta, trong các hoàn cảnh mà chúng ta không thể xác định được. Điều bạn không nghĩ về, không ai trong chúng ta nghĩ về cả, đó là kháng sinh nâng đỡ hầu hết mọi sự sống hiện đại. Nếu chúng ta mất kháng sinh, đây là cái chúng ta sẽ mất: Thứ nhất, chúng ta mất sự bảo vệ cho con người có hệ miễn dịch yếu-- bệnh nhân ung thư, SIDA, bệnh nhân cấy ghép, trẻ đẻ non. Tiếp đến, chúng ta mất cơ hội xử lý cấy ghép vào cơ thể: ống stent chống đột quỵ, máy bơm cho bệnh tiểu đường, máy lọc máu, thay khớp nhân tạo. Bao nhiêu người độ tuổi "baby boom" cần thay hông và đầu gối do chơi thể thao? Một nghiên cứu mới đây thấy rằng nếu không có kháng sinh, thì trong sáu người đang sống, một người sẽ bị chết. Tiếp đến, chúng ta có lẽ sẽ không làm phẫu thuật được nữa. Nhiều ca phẫu thuật được dự kiến phải dùng kháng sinh phòng ngừa. Không được sự bảo vệ này, chúng ta mất đi khả năng mở những nơi trú ẩn an toàn cho cơ thể. Vậy sẽ không thể mổ tim, không thể sinh thiết tiền liệt tuyến, không thể đẻ mổ. Chúng ta phải biết sợ nhiễm trùng mà hiện tại nó có vẻ rất tầm thường. Viêm họng liên cầu đã từng gây ra suy tim. Nhiễm trùng da đã từng phải phẫu thuật cắt bỏ. Dù ở trong những bệnh viện sạch nhất, việc sinh con cũng giết khoản 1 sản phụ trong số 100. Viêm phổi lấy đi 3 trẻ em trong số 10 trẻ mắc bệnh. Còn nhiều thứ khác nữa, chúng ta mất đi sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn biết rằng bất cứ tổn thương nào cũng có thể giết chết bạn, bạn có dám cưỡi xe mô tô, lao xuống dốc trượt tuyết, leo thang để trang trí đèn Noel, thả con bạn trên sàn nhà láng bóng? Rồi, người đầu tiên dùng penicillin, một viên cảnh sát Anh tên là Albert Alexander, người bị nhiễm trùng đến mức da đầu rỉ mủ và các bác sĩ đã phải bỏ đi một con mắt, anh ta bị nhiễm bởi một việc rất đơn giản. Anh ta đi vào vườn và bị bụi gai làm trầy sướt mặt. Dự án Anh mà tôi nói đến ước tính trên thế giới có 700.000 ca tử vong mỗi năm và dự đoán nếu chúng ta không thể giữ được sự kiểm soát đến 2050, không lâu hơn, toàn thế giới sẽ có 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Làm sao chúng ta ra đến mức này với điều mà chúng ta phải dự đoán là những con số khủng khiếp? Câu trả lời khó khăn là, do chính chúng ta. Kháng thuốc là một quá trình sinh học không thể khác được, nhưng chúng ta chịu trách nhiệm về việc làm nó xuất hiện nhanh. Chúng ta làm điều đó khi dùng kháng sinh vô tội vạ với sự cẩu thả khủng khiếp. Penicillin được bán khắp nơi cho đến thập kỷ 1950. Trong nhiều nước đang phát triển. phần lớn kháng sinh này vẫn còn bán. Ở Hoa Kỳ, 50% kháng sinh này được dùng một cách không cần thiết trong các bệnh viện. 45% đơn thuốc được viết trong các phòng khám cho kháng sinh không hiệu quả. Đó đúng là điều xảy ra trong ngành y tế. Nhiều nơi trên thế giới, người ta ăn phần lớn thịt động vật có kháng sinh, không phải để chữa bệnh, nhưng vì người ta vỗ béo chúng và để phòng ngừa dịch bệnh trong các trang tại. Ở Hoa kỳ, có thể 80% kháng sinh được dùng mỗi năm cho động vật chăn nuôi, tạo ra vi khuẩn kháng và lan truyền trong trang trại trong nguồn nước, trong rác thải, trong thịt động vật. Nuôi trồng thủy sản cũng phụ thuộc kháng sinh, đặc biệt là ở châu Á, và trồng cây ăn trái cũng cần kháng sinh để bảo vệ táo, lê, cam quít chống sâu bệnh. Vì vi khuẩn có thể truyền ADN của chúng cho nhau như là một người đi du lịch gửi hành lý tại sân bay, một khi chúng ta để kháng thuốc xuất hiện, thì sẽ không biết chúng lan truyền đến đâu. Điều đó đã có thể đoán trước. Thực tế, điều đó đã được dự đoán bởi Alexander Fleming, người đã tìm ra penicillin. Ông ta được nhận giải Nobel năm 1945, trong buổi phỏng vấn ngay sau đó ông ta đã nhấn mạnh: "Người vội vàng dùng penicillin phải chịu trách nhiệm về cái chết của người bị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng penicillin." Ông ta nói thêm : "Tôi hy vọng thứ nguy hiểm này cần được hạn chế." Chúng ta có thể ngăn chặn được không? Có những công ty sản xuất kháng sinh mới, loại siêu vi này chưa bao giờ xuất hiện. Tệ thật, chúng ta cần những thuốc mới này, chúng ta lại khuyến khích: tài trợ phát hiện, bằng sáng chế, giải thưởng, để nhử các công ty khác tiếp tục tìm kháng sinh. Nhưng điều đó có lẽ không đủ. Đây là lý do: sự phát triển luôn đi trước. Cứ trong 20 phút, vi khuẩn tạo một thế hệ mới. Thế mà các công ty dược phải cần 10 năm để tìm ra được một thuốc mới. Mỗi thời chúng ta dùng một loại kháng sinh, chúng ta cho hàng triệu vi khuẩn cơ hội giải mã hệ thống miễn dịch của mình. Không có một loại thuốc nào mà chúng không thể đánh bại. Đây là cuộc chiến không cân sức, nhưng chúng ta có thể thay đổi. Ta có thể xây dựng hệ thống nhận dữ liệu để báo một cách tự động và chuyên biệt về cách dùng kháng sinh. Ta có thể thiết lập cổng kiểm soát cho việc kê đơn thuốc để mọi đơn thuốc phải được kiểm tra lại. Chúng ta có thể đòi hỏi ngành nông nghiệp từ bỏ dùng kháng sinh. Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống giám sát để cho chúng ta biết kháng thuốc sắp đến sẽ ở đâu. Đó là những giải pháp kỹ thuật. Có thể chúng chưa đủ, trừ phi chính chúng ta phải tự giúp mình. Kháng thuốc là một thói quen. Tất cả chúng ta biết sẽ rất khó để thay đổi thói quen này. Nhưng trong xã hội, chúng ta đã làm được trong quá khứ. Người ta đã từng xả rác ra đường, không mang dây an toàn trên xe, hút thuốc lá nơi công cộng trong nhà. Chúng ta không làm những việc đó nữa. Chúng ta không coi thường môi trường nữa không đùa với những tai nạn nữa không để người khác có nguy cơ bị ung thư, vì chúng ta biết những thứ này quá đắc đỏ và gây thiệt hại, nên ta không làm nữa. Chúng ta đã thay đổi quy định xã hội. Chúng ta cũng có thể thay đổi tiêu chuẩn về cách dùng kháng sinh. Theo tôi quy mô của kháng thuốc là quá lớn, nhưng nếu bạn đã từng mua một bóng đèn huỳnh quang vì bạn lo ngại cho môi trường, hoặc đọc nhãn hiệu trên một hộp bánh vì bạn nghĩ về việc phá rừng để trồng cọ lấy dầu, bạn biết điều đó như là làm một bước nhỏ để giải quyết vấn đề vô cùng to lớn. Chúng ta cũng có thể làm những việc tương tự cho vấn đề kháng sinh. Chúng ta có thể không kê đơn kháng sinh khi không chắc điều đó là đúng đắn. Chúng ta có thể dừng việc ra đơn thuốc cho trẻ nhiễm trùng tai trước khi không chắc hậu quả của nó. Chúng ta có thể hỏi các nhà hàng, các siêu thị, về nguồn gốc các thực phẩm. Chúng ta có thể hứa với mọi người không bao giờ mua thức ăn, tôm hoặc trái cây có dùng kháng sinh, và nếu chúng ta đã làm những điều đó, chúng ta có thể làm chậm lại thời hậu kháng sinh. Nhưng chúng ta phải làm sớm đi. Penicillin đã bắt đầu thời kháng sinh vào năm 1943. Đúng 70 năm sau, chính chúng ta bước lên làn ranh của thảm họa. Chúng ta sẽ không có 70 năm để tìm ra đường để quay lại đâu. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi lớn lên để nghiên cứu bộ não bởi vì tôi có một người anh trai bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn não: tâm thần phân liệt. Là người em gái và sau này là nhà khoa học, tôi muốn tìm hiểu tại sao rằng là tôi có thể đem những giấc mơ, và kết nối chúng với đời thực của tôi, và làm cho chúng trở thành hiện thực. Vấn đề não bộ của anh trai tôi là gì và sao mà bệnh tâm thần phân liệt đã làm anh ấy không thể nối kết những giấc mơ của anh với đời thường, và rồi thay vào đó trở thành ảo tưởng? Vì vậy, tôi đã đặt hết tâm huyết vào nghiên cứu những bệnh tâm thần ở mức trầm trọng. Tôi đã chuyển nhà từ tiểu bang Indiana đến thành phố Boston, nơi mà tôi đã làm việc tại phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Francine Benes, ở Harvard Khoa thần kinh. Và trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã đặt câu hỏi, "Sự khác biệt sinh học giữa những bộ não khác nhau là gì người như thế nào thì được chẩn đoán là có bộ não bình thường, so với bộ não của người bị tâm thần phân liệt, trầm cảm phân liệt hay rối loạn lưỡng cực?" Vì vậy, chúng tôi đã phác thảo cốt lõi về những vi mạch trong não bộ: Những tế bào nào liên lạc với những tế bào nào, với điều kiện hóa học nào, và kế tiếp định lượng những chất hóa học đó là bao nhiêu? Và cuộc sống của tôi đã rất có ý nghĩa vì tôi đã tập trung vào những nghiên cứu hằng ngày. Nhưng vào những buổi tối và cuối tuần, tôi đi đây đó vận động cho NAMI, Hiệp Hội Bệnh Thần Kinh Toàn Quốc. Nhưng vào buổi sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996, tôi thức dậy khám phá ra rằng Tôi có một chứng rối loạn não của chính mình Một mạch máu ở bên bán cầu trái bộ não của tôi bị vỡ. Và trong vòng 4 tiếng đồng hồ, Tôi đã quan sát toàn bộ tiến trình thoái hóa về khả năng xử lý thông tin. Vào sáng cái ngày bị xuất huyết não, Tôi không thể đi, nói, đọc, viết hoặc nhớ lại bất kỳ cái gì của cuộc sống tôi. Về cơ bản, tôi trở thành đứa trẻ sơ sinh trong cơ thể của một người phụ nữ. Nếu bạn đã từng nhìn thấy một bộ não con người, sẽ thấy nó hiển nhiên có hai bán cầu hoàn toàn tách biệt nhau. Và tôi đã mang cho bạn một bộ não người thật. Vậy, đây là một bộ não người thật. Đây là mặt trước của não, mặt sau của não bộ với tủy sống treo xuống, và đây là cách nó sẽ được đặt bên trong đầu của tôi. Và khi bạn nhìn vào bộ não, nó rõ ràng rằng hai bán cầu não là hoàn toàn tách rời nhau. Đối với những bạn am hiểu về máy tính, thì bán cầu phải của chúng ta hoạt động như một bộ xử lý song song, trong khi bán cầu trái hoạt động như một bộ xử lý nối tiếp. Hai bán cầu truyền thông với nhau xuyên qua thể chai, là phần được tạo bởi 300 triệu thớ/sợi trục thần kinh. Nhưng ngoài ra, hai bán cầu là hoàn toàn riêng biệt. Bởi vì chúng xử lý thông tin khác nhau, mỗi bán cầu suy nghĩ về những điều khác nhau, chúng quan tâm về những điều khác nhau, và, tôi dám nói rằng, mỗi bán cầu có cá tính rất khác nhau. Xin phép. Cảm ơn. (Trợ lý: Vâng) Bán cầu phải của chúng ta là về thời điểm hiện tại. Đó là về "ngay ở đây, ngay bây giờ." Bán cầu phải của chúng ta, nó nghĩ bằng hình ảnh và nó học khả năng phán đoán thông qua sự chuyển động của cơ thể chúng ta. Thông tin, dưới hình thức năng lượng, chảy vào cùng một lúc qua tất cả các hệ thống giác quan của chúng ta và rồi nó phát triển tạo thành những bức ảnh (cắt dán) nghệ thuật rất lớn về những gì mà hiện tại trông giống như thế, những gì mà thời điểm hiện tại ngửi thấy và nếm thấy, những gì giống như cảm giác, và những gì giống như âm thanh. Tôi là một đơn vị năng lượng kết nối với tất cả năng lượng quanh tôi thông qua ý thức của não phải. Chúng ta là những đơn vị năng lượng được kết nối với những đơn vị khác thông qua ý thức nhờ não phải của chúng ta như trong một gia đình lớn của loài người.. Và ngay đây, ngay bây giờ, chúng ta là những anh chị em trên địa cầu, ở đây để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Và trong giây phút này chúng ta thật hoàn hảo, chúng ta nguyên vẹn và xinh đẹp. Não trái của tôi, hay của chúng ta, là một nơi rất khác biệt. Não trái của chúng ta tư duy tuyến tính và có phương pháp rõ ràng. Não trái của chúng ta là tất cả về quá khứ và là tất cả về tương lai. Não trái của chúng ta được thiết kế để vẽ ra bức tranh cắt dán khổng lồ của hiện tại và bắt đầu tạo ra càng lúc càng nhiều chi tiết từ những chi tiết này. Sau đó nó phân loại và tổ chức tất cả những thông tin đó, kết hợp nó với mọi thứ trong quá khứ mà chúng ta đã học, và lên kế hoạch cho tương lai tất cả những gì chúng ta có thể. Và não trái của chúng ta tư duy bằng ngôn ngữ. Nó là phần não đối thoại liên tục, kết nối tôi và thế giới nội tại với thế giới bên ngoài. Đó là một giọng nói nhỏ nói với tôi: "Này, nhớ mua chuối trên đường về nhà nhé. Tôi cần nó vào buổi sáng." Sự thông minh tính toán đó đã nhắc nhở tôi khi tôi phải giặt giũ. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, là khi giọng nói nhỏ đó nói với tôi rằng, "Tôi là. Tôi là. "Và ngay lúc não trái của tôi nói với tôi rằng "Tôi là" Tôi trở nên riêng biệt. Tôi trở thành một cá thể biệt lập, tách rời khỏi dòng năng lượng xung quanh, và rồi tách khỏi các bạn. Và đây là phần não mà tôi đã mất vào buổi sáng mà tôi đột quỵ. Vào buổi sáng đó, tôi thức dậy với cơn đau búa bổ đằng sau mắt trái. Và nó đau tê buốt giống như khi bạn cắn cây kem đá vậy. Và nó tóm lấy tôi rồi nó thả tôi ra. Và nó lại tóm lấy tôi sau đó thả tôi ra. Và nó rất khác thường khác với mọi kinh nghiệm về bất kỳ loại đau đớn nào của tôi, nên tôi đã nghĩ, OK, tôi chỉ việc bắt đầu thói quen bình thường. Vậy nên tôi thức dậy và nhảy vào máy tập của tôi, đó là loại máy tập toàn bộ thân thể. Và tôi bị rối loạn trên cái thứ này, và tôi nhận ra rằng tay tôi trông như bộ vuốt nguyên thủy đang bám chặt vào tay vịn. Và tôi nhìn xuống toàn thân và nghĩ "Whoa, Tôi giống cái quái gì đây." Và nó dường như là ý thức của tôi bị đẩy ra khỏi nhận thức về thực tế của tôi, nơi mà tôi là một con người đang ở trên một cỗ máy và trải nghiệm tới một không gian bí hiểm nơi mà tôi chứng kiến tôi trải nghiệm những điều này. Và tất cả thật kỳ dị, và cơn nhức đầu của tôi trở nên tồi tệ hơn. Nên tôi rời khỏi cái máy tập, và tôi đi ngang phòng khách, và tôi nhận ra rằng mọi thứ bên trong cơ thể tôi bị chậm lại. Và mỗi bước chân đều rất cứng nhắc và rất chậm rãi. Những bước chân không còn linh động, và nhận thức của tôi bị co lại, nên tôi chỉ tập trung vào hệ thống nội tại bên trong. Và tôi đứng trong phòng tắm sẵn sàng bước tới chỗ vòi sen, và tôi có thể thật sự nghe thấy cuộc đối thoại bên trong cơ thể. Tôi nghe một giọng nhỏ nói rằng. "OK, ê cơ bắp, mày phải co lại. Ê cơ bắp, mày thả lỏng đi." Và sau đó tôi mất thăng bằng, và tôi dựa vào tường. Tôi nhìn xuống cánh tay và nhận ra rằng tôi không thể xác định được phạm vi cơ thể mình nữa. Tôi không thể xác định được chỗ nào tôi bắt đầu và kết thúc ở đâu, bởi vì những nguyên tử và phân tử của tay tôi trộn lẫn với những nguyên tử và phân tử của bức tường. Và tất cả những gì tôi có thể phát hiện là năng lượng - năng lượng. Và tôi tự hỏi "Mình bị cái gì vậy? Cái gì đang xảy ra?" Và trong khoảnh khắc, cuộc đối thoại não của tôi-- cuộc đối thoại của não trái của tôi -- trở nên hoàn toàn im lặng. Giống như ai đó cầm điều khiển từ xa và bấm vào nút Mute. Và thoạt tiên tôi bị sốc khi tìm chính mình bên trong một đầu óc im lặng. Nhưng sau đó tôi ngay lập tức đắm chìm trong vẻ tráng lệ của những dòng năng lượng xung quanh. Và bởi vì tôi không còn nhận ra phạm vi cơ thể của mình được nữa, tôi cảm thấy to lớn và mở rộng ra. Tôi cảm thấy mình và tất cả năng lượng là một, và nó thật đẹp. Và đột nhiên não trái của tôi trở lại, và nó nói với tôi "Này! Chúng ta có một rắc rối! Chúng ta có vấn đề! Chúng ta cần giúp đỡ." Và tôi tiếp tục "Ahh! Tôi có rắc rối! Tôi có vấn đề." Nó giống như là "Ok Ok, tôi có vấn đề." Nhưng sau đó tôi lập tức trở lại trạng thái nhận thức -- và tôi âu yếm nhắc tới nơi đó như Xứ sở Diệu kỳ. Ở đó thật đẹp. Tưởng tượng sẽ thế nào khi được hoàn toàn ngắt khỏi bộ não mà liên kết bạn với thế giới bên ngoài. Tôi ở đây trong không gian này, và công việc -- và mọi áp lực liên quan đến công việc -- biến mất. Và tôi thấy lâng lâng trong người. Và hãy tưởng tượng: mọi quan hệ trong thế giới bên ngoài hay mọi áp lực liên quan đến chúng -- tất cả đã biến mất. Tôi cảm nhận sự thư thái. Và hãy tưởng tượng sẽ thế nào khi được trút bỏ 37 năm gánh nặng tình cảm! (Tiếng cười) Ôi! Tôi cảm nhận niềm hân hoan. Hân hoan. Khi đó, não trái của tôi kết nối trở lại và nói, "Kìa! Bà phải tập trung. Chúng ta cần giúp đỡ." Và tôi nghĩ, "Tôi phải đi kêu cứu. Tôi cần tập trung." Vậy là tôi ra khỏi phòng tắm và mặc quần áo theo phản xạ và đi quanh căn nhà của mình, tôi nghĩ rằng "Tôi phải đi làm. Tôi phải đi làm. Tôi lái xe được không? Tôi lái xe được không?" Ngay lúc đó tay phải tôi bị tê cứng hoàn toàn. Khi đó tôi nhận ra, "Lạy Chúa! Tôi đang bị tai biến! Tôi đang bị tai biến! Và điều tiếp theo bộ não nói với tôi là "Chà! Thật quá phê." Bao nhiêu nhà khoa học nghiên cứu não bộ có cơ hội được nghiên cứu não của chính họ từ bên trong?" (Tiếng cười) Và tôi chợt nghĩ rằng "Nhưng tôi là một phụ nữ vô cùng bận rộn!" (Tiếng cười) "Tôi không có thời gian để tai biến!" Thế nên tôi nghĩ "OK, không thể ngăn trận tai biến, vậy tôi sẽ để thế trong một hay hai tuần, và rồi sẽ trở lại bình thường. OK. Tôi phải gọi cứu giúp. Tôi phải gọi tới nơi làm việc." Tôi không thể nhớ số ở nơi làm, nên tôi nhớ rằng, trong phòng làm việc tôi có một cái danh thiếp ghi số của mình trên đó. Tôi đi vào phòng làm việc, rút ra một tập danh thiếp dày 3 inch. Tôi nhìn vào cái danh thiếp trên cùng và mặc dù tôi có thể thấy rõ trông nó như thế nào, tôi vẫn không thể nói liệu đó có phải danh thiếp của mình hay không bởi tôi chỉ có thể thấy những điểm ảnh. Và những điểm ảnh của các từ lẫn với các điểm ảnh hình nền và các điểm ảnh của những biểu tượng, và tôi không thể nhận ra. Lúc đó tôi đợi một khoảnh khắc minh mẫn. Trong khoảnh khắc đó, tôi sẽ có thể kết nối lại với thực tế và sẽ có thể nói đó không phải là cái card mình tìm...đó không phải là cái card...đó không phải là cái card. Tôi mất 45 phút để xem hết 1 inch trong tập danh thiếp đó. Trong lúc đó, với 45 phút, khối xuất huyết đã lớn dần lên trong não trái của tôi. Tôi không thể hiểu các chữ số. Tôi không hiểu cái điện thoại, nhưng đó là kế hoạch duy nhất tôi có. Do đó tôi lấy điện thoại và đặt nó ở đây. Tôi lấy danh thiếp đặt nó ở đây, và so những hình ngoằn nghèo trên danh thiếp với hình ngoằn nghèo trên bàn phím điện thoại. Nhưng khi đó tôi lại rơi vào Xứ sở Thần tiên, và khi tỉnh lại không nhớ rằng mình đã bấm số hay chưa. Thế nên tôi phải điều khiển cánh tay tê liệt như một cánh tay cụt và che những con số đã bấm rồi để khi trở lại bình thường tôi sẽ biết rằng "Rồi, mình đã bấm số đó rồi." Cuối cùng, tất cả các số đã được bấm và tôi chờ điện thoại, và đồng nghiệp của tôi nhấc máy và anh ta nói với tôi, "Woo woo woo woo." (Tiếng cười) Và tôi nghĩ thầm, "Lạy Chúa, hắn ta nghe như một con chó Golden Retriever!" Thế nên tôi nói với anh ta -- rõ ràng trong đầu, tôi nói với anh ta: "Đây là Jill! Tôi cần giúp đỡ!" Và tiếng tôi phát ra là "Woo woo woo woo woo." Tôi nghĩ "Lạy Chúa, tôi nói nghe như một con chó." Tôi không thể biết -- Tôi không hề biết mình không thể nói hay hiểu ngôn ngữ cho đến khi thử nói ra. Vậy là anh ta nhận ra tôi cần giúp đỡ và đã đến cứu tôi. Một lúc sau, tôi đang ở trong xe cấp cứu từ một bệnh viện ở Boston đến Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Tôi co người như một bào thai. Và giống như một quả bóng bay với chút không khí cuối cùng, ngay phía ngoài quả bóng, tôi cảm thấy năng lượng của mình thoát đi và -- tôi thấy linh hồn mình đầu hàng. Trong khoảnh khắc đó, tôi biết rằng mình đã không còn là chỉ huy cuộc sống của bản thân. Và hoặc là các bác sĩ cứu được cơ thể và cho tôi cơ hội sống thứ hai, hoặc đây có lẽ là khoảnh khắc thay đổi của tôi. Khi tôi tỉnh dậy vào buổi chiều, tôi bị sốc khi thấy rằng mình vẫn còn sống. Khi tôi cảm thấy linh hồn mình đầu hàng, tôi đã nói lời chia tay với cuộc sống. Và trí óc tôi lúc đó bị treo giữa hai hiện thực hoàn toàn tương phải. Tôi cảm thấy tín hiệu đi qua hệ thống giác quan như những cơn đau. Ánh sáng thiêu đốt não bộ tôi như lửa cháy rừng, các âm thanh quá lớn và hỗn loạn đến mức tôi không thể nhận ra một giọng nói nào từ mớ hỗn độn, và tôi chỉ muốn được trốn thoát. Bởi tôi không thể xác định vị trí cơ thể trong không gian, tôi thấy mình khổng lồ và bao trùm, như một vị thần mới được thả ra khỏi chai. Và linh hồn tôi bay cao lên tự do, như một con cá voi khổng lồ lướt qua đại dương phiêu diêu yên lặng. Niết bàn. Tôi đã tìm thấy cõi Niết bàn. không có cách nào mình có thể nhét lại sự khổng lồ của bản thân vào cơ thể tí hon này được. Nhưng khi đó tôi nhận ra "Nhưng tôi vẫn đang sống! Tôi vẫn đang sống, và tôi đã thấy cõi Niết bàn. Và nếu tôi đã tìm thấy cõi Niết bàn và vẫn còn sống, khi đó mọi người đang sống cũng có thể thấy cõi Niết bàn." Tôi hình dung thế giới đầy những con người đẹp đẽ, ôn hòa, nhân ái, yêu thương, những người biết rằng họ sẽ đạt tới nơi này vào một lúc nào đó. Và rằng họ có thể chủ động bước sang bên phải của não trái và tìm thấy sự bình yên này. Khi đó tôi nhận ra trải nghiệm, sự thức tỉnh này là một món quà quý giá đến thế nào đối với cuộc sống của ta. Hai tuần rưỡi sau tai biến, những nhà phẫu thuật đến và lấy ra cục máu đông bằng cỡ quả bóng golf ở trung tâm ngôn ngữ của tôi. Đây là tôi với mẹ, một thiên thần thực sự trong cuộc sống của tôi. Tôi mất tám năm để hoàn toàn bình phục. Vậy thì chúng ta là ai? Chúng là là năng lượng sự sống của vũ trụ, với sự linh hoạt của đôi tay và hai trí óc tư duy. Và chúng ta có khả năng để chọn lựa, trong mỗi phút giây, chúng ta muốn là ai và thế nào trong thế giới. Ngay tại đây, ngay lúc này. Tôi có thể bước vào ý thức của não phải, nơi mà chúng ta đang ở. Tôi là năng lượng sự sống của vũ trụ. Tôi là năng lượng sự sống của 50 nghìn tỉ phân tử siêu việt tạo nên hình dạng của tôi, là một với tất cả chúng. Hay, tôi có thể chọn để bước vào ý thức của não trái, nơi mà tôi trở thành một cá nhân riêng biệt, một khối riêng. Tách biệt với dòng chảy, tách biệt với các bạn. Tôi là Tiến sĩ Jill Bolte Taylor: trí thức, nhà giải phẫu thần kinh. Đây là "ta" trong bản thân tôi. Bạn sẽ chọn bên nào? Và khi nào? Tôi tin rằng càng nhiều khoảng thời gian ta chọn sự tĩnh tâm sâu thẳm trong não phải, chúng ta càng đem đến nhiều hoà bình hơn cho thế giới, và hành tinh này sẽ yên lành hơn. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng đáng lan tỏa. Năm 1885, Karl Benz chế tạo ra xe ô tô Cùng năm đó, ông trình diễn thử nghiệm lái ra mắt, và - chuyện thật nhé - đâm luôn vào tường. Trong suốt 130 năm qua, chúng ta tìm cách giải quyết phần bất cẩn nhất của chiếc xe, người tài xế. Ta chế tạo ra xe mạnh hơn. Chúng ta thêm dây an toàn, thêm túi hơi, và trong thập kỉ trước, chúng ta mới thật sự làm ra chiếc xe thông minh để sửa cái lỗi đó, người tài xế. Hôm nay, tôi sẽ nói với các bạn một chút về sự khác biệt giữa việc sửa vá víu lỗi người lái bằng các chương trình hỗ trợ và việc tạo ra những chiếc xe hoàn hoàn tự lái và những gì chúng mang lại cho thế giới. Tôi cũng sẽ nói cho bạn chút xíu về chiếc xe của chúng tôi và cho bạn thấy cách nó nhìn nhận thế giới xung quanh, chức năng, cách nó phản ứng, Nhưng đầu tiên tôi sẽ nói sơ qua về vấn đề hiện tại Đó là một vấn đề lớn: trên thế giới có 1.2 triệu người tử nạn trên đường mỗi năm. Riêng nước Mỹ đã có 33,000 người chết mỗi năm. Nói cho dễ hiểu thì số người chết tương đương với tai nạn máy bay 737 mỗi ngày làm việc 8 tiếng. Thật không thể tin nổi! Quảng cáo xe trông như thế này, nhưng thật ra, tài xế lái thế này. Phải không? Trời thì âm u, bạn chẳng muốn cầm lái tí nào. Và lý do là như thế này: Giao thông trở nên tệ hơn. Ở Mỹ, từ năm 1990 đến 2010, số dặm xe lưu thông tăng 38 phần trăm. Chúng ta tăng sáu phần trăm đường xá, Không phải bạn tưởng tượng đâu. Đúng là giao thông thật sự trở nên tồi tệ hơn trước. Và tất cả những điều này có giá trả bằng mạng người. Nếu bạn lấy thời gian đi lại trung bình ở Mỹ, độ khoảng 50 phút, bạn nhân lên cho số 120 triệu công nhân chúng ta có, thành ra là khoảng 6 tỉ phút hao phí cho việc di chuyển mỗi ngày. Giờ đây đó là con số lớn, hãy đặt nó trong bối cảnh khác. Bạn lấy số sáu tỉ phút đó và bạn chia cho tuổi thọ trung bình của một người, thì ước tính là 162 đời người bị hao phí mỗi ngày, chỉ để di chuyển từ A đến B. Thật không tưởng tượng nổi. Và rồi, có những người trong chúng ta không có đặc quyền ngồi lái xe. Đây là Steve. ông là người hoàn toàn minh mẫn, nhưng anh không may bị mù, và điều đó có nghĩa là 30 phút lái xe đi làm vào buổi sáng, trở thành thử thách 2 tiếng xô đẩy trên những phương tiện công cộng hay nhờ bạn bè và gia đình chở giúp. Anh không có sự tự do lái xe đi lại như bạn và tôi. Chúng ta nên làm gì đó. Suy nghĩ thông thường sẽ là ta chỉ cần lấy hệ thống trợ giúp người lái thế này thế kia rồi chúng ta sẽ thúc đẩy và từng bước cải tiến nó, dần dần, chúng sẽ biến chúng thành những chiếc xe tự lái. Vâng, tôi ở đây để nói với bạn rằng điều đó cũng giống như nếu tôi tập nhảy chăm chỉ, ngày kia tôi sẽ có thể bay được. Chúng ta thật sự cần làm gì đó khác hơn thế, Nên tôi sẽ nói với bạn về ba điểm hệ thống tự lái khác với hệ thống trợ giúp người lái. Tôi sẽ bắt đầu với vài kinh nghiệm của chính chúng tôi. Hồi năm 2013, lúc chúng tôi thử nghiệm xe tự lái đầu tiên thay cho người bình thường lái. À, cũng không bình thường lắm, họ là nhân viên Google, nhưng họ không làm việc cho dự án này. Chúng tôi đưa cho họ chiếc xe và cho phép họ lái nó trong cuộc sống hằng ngày. nhưng khác với một chiếc xe tự lái thật, xe này có một dấu hoa thị lớn trên xe: Họ phải chú ý, bởi vì đây là xe thử nghiệm. Chúng tôi thử nghiệm rất nhiều lần, nhưng vẫn không thành công. Và chúng tôi huấn luyện tài xế hai giờ, chúng tôi cho họ vô xe, chúng tôi để họ lái. điều chúng tôi nghe phản hồi rất tuyệt vời, giống như khi người ta đưa một sản phẩm vào thực tế. Từng người nói với chúng tôi họ thích nó. Thật ra, ngay ngày đầu có một người vốn lái xe Porsche đến và nói "Cái xe này hoàn toàn ngu ngốc. Chúng ta đang nghĩ gì vậy chứ?" Nhưng đến cuối buổi thử nghiệm, anh ta nói, "Không chỉ tôi nên có nó, mà mọi người cũng nên có bởi vì mọi người toàn là những tay lái mạo hiểm" Lời đó như âm nhạc rót vào tai chúng tôi. nhưng rồi chúng tôi bắt đầu nhìn những gì mà người trong xe đang làm, và đó là khám phá đáng ngạc nhiên, Câu chuyện thú vị là người đàn ông này nhìn xuống chiếc điện thoại và nhận ra rằng pin sắp hết. anh xoay người như thế này trong xe và lục tung ba lô lên, kéo máy tính xách tay của anh ra, để lên ghế. lục giỏ tiếp, lục lần nữa, kéo ra dây xạc điện thoại loay hoay tìm, cắm dây vào máy, cắm nó vào điện thoại. Được rồi, điện thoại đang xạc trong lúc anh đang lái 65 dặm/giờ trên đường cao tốc. Hay không? Không tin được. Chúng tôi nghĩ điều này và chúng tôi nói nó hiển nhiên, phải không? Công nghệ càng tân tiến, người lái xe càng ít được tin tưởng. Việc tạo ra những chiếc xe thông minh hơn trước một chút sẽ làm ta không nhận ra những thành tựu chúng ta thật sự cần. Xin cho tôi nói về kỹ thuật chút ở đây hãy nhìn biểu đồnày, trục ngang phía dưới là bao nhiêu lần chiếc xe đạp thắng khi không cần thiết Bạn có thể phớt lờ hầu hết trục đó bởi vì nếu bạn lái xe khắp thành phố, mà chiếc xe cứ ngừng ngẫu nhiên, bạn sẽ không thèm mua chiếc xe đó. Và trục đứng chỉ ra bao nhiêu lần xe phải thắng để giúp bạn tránh tai nạn. Bây giờ, nếu chúng ta nhìn góc trái dưới ở đây, đây là xe cổ điển của bạn. Nó không thắng cho bạn, nó không làm bất kỳ cái gì ngốc nghếch, nhưng nó cũng không giúp bạn tránh được tai nạn. Nếu chúng ta muốn mang hệ thống trợ giúp người lái vào trong xe, như là thắng giảm va chạm, chúng ta sẽ đặt vài gói công nghệ vào đó, và đường cong này, nó sẽ có nhiều đặc điểm điều hành, nhưng nó cũng sẽ không tránh được mọi tai nạn, bởi vì nó không có được khả năng đó. Nhưng nếu chúng ta đạt được vài điểm dọc đường cong này, và tránh được nửa số tai nạn mà tài xế né được, thì thật ngoạn mục phải không? Chúng ta giảm hẳn nửa số tai nạn trên đường. Hiện nay ta giảm được 17,000 người chết mỗi năm ở Mỹ. Nhưng nếu chúng ta muốn một chiếc xe tự lái, ta cần một đường cong kỹ thuật như thế này. Chúng ta sẽ phải gắn nhiều cảm biến trên xe, ta sẽ chọn nhiều điểm điều hành ở đây khi mà về cơ bản không bao giờ bị đụng xe. Nó sẽ xảy ra, nhưng với tầng số rất thấp. Bạn và tôi có thể nhìn biểu đồ mà tranh cãi về chuyện liệu tần số có gia tăng hay không, theo "luật 80-20" con số tăng lên trên đường cong màu cam không. Nhưng hãy nhìn vào từ một hướng khác. Hãy nhìn vào số lần kỹ thuật này phải ra quyết định đúng. Chấm xanh ở đây là một hệ thống trợ giúp người lái. Hoá ra là những tài xế con người sơ xuất dẫn đến tai nạn theo tỷ lệ khoảng một lần trên mỗi 100,000 dặm ở nước Mỹ. Ngược lại, hệ thống tự động lái ra quyết định điểu khiển xe khoảng 10 lần một giây, vậy thì tính theo độ lớn tương quan, là chừng 1000 quyết định một dặm. Nếu bạn so sánh khoảng cách giữa hai điểm, chênh nhau trăm triệu lần, phải không? Số mười cùng 7 số không. Việc này giống như so sánh tốc độ chạy bộ với tốc độ ánh sáng. Tôi có cố luyện chạy cỡ nào cũng không bao giờ bắt kịp. Một khoảng cách khá lớn. Điểm cuối cùng là, hệ thống này có thể xử lý sự không chắc chắn. Người bộ hành ở đây có thể bước xuống đường, có thể không. Tôi không biết, cũng không thuật toán nào biết. Trong trường hợp hệ thống trợ giúp người lái xe, nếu không biết rõ nó không thể ra hành động, vì nếu nó đạp thắng bất ngờ, điều đó hoàn toàn không chấp nhận được. Trong khi hệ thống tự động lái có thể nhìn người bộ hành đó và nghĩ, Tôi không biết họ sắp làm gì, nên tôi sẽ chạy chậm lại, nhìn kỹ hơn, rồi sau đó mới phản ứng cho chính xác. Vì vậy nó có thể an toàn hơn hệ thống trợ giúp người lái nhiều Bàn về sự khác biệt giữa hai hệ thống thế là đủ rồi. Chúng ta hãy nói về cách chiếc xe nhìn thế giới như thế nào. Đây là chiếc xe của chúng ta Nó bắt đầu bằng việc hiểu vị trí nó ở đâu trên thế giới, bằng cách kết hợp chụp bản đồ và cảm ứng dữ liệu và rồi chồng thêm lên đó những gì nó đang nhìn thấy. Ở đây, tất cả những hộp màu tím là những chiếc xe khác trên đường, và thứ màu đỏ ở bên hông đây là một người chạy xe đạp, và đằng xa kia, nếu bạn nhìn thật gần, bạn có thể thấy hình nón giao thông. Thế là chúng ta biết chiếc xe đang ở đâu lúc này rồi, nhưng chúng ta phải làm tốt hơn thế: chúng ta phải phán đoán điều gì sắp xảy ra. Chiếc xe tải phía trên bên phải sắp đổi sang làn đường trái bởi vì đường phía trước bị cấm, nên nó cần thoát ra. Nhận biết được là chiếc xe tải khá to, ta còn phải biết điều mọi phương tiện tham gia giao thông đang nghĩ nữa, nên nó thành ra vấn đề khá phức tạp. Và nhờ vậy, chúng ta tính toán được chiếc xe nên xử lý lúc đó thế nào, quỹ đạo nào nó nên theo, nó nên chậm lại hay tăng tốc. và rồi tất cả thông tin đó quay lại theo một đường: quay tay lái trái hay phải, đạp ga hay thắng. Quyết định cuối cùng chỉ gồm 2 yếu đó đó. Vây việc tính toán đó thật sự khó cỡ nào? Trở lại lúc chúng tôi bắt đầu năm 2009 đây là những gì hệ thống chúng tôi có. Bạn có thể thấy xe chúng tôi ở giữa và những cái hộp ở trên đường, đang lái trên xa lộ. Xe cần phải hiểu nơi nó đang ở và gần như những xe khác đang ở đâu. Nó như là thế giới dưới con mắt hình học. Một khi chúng tôi bắt đầu lái xe xung quanh và trên đường phố, vấn đề nâng lên mức độ khó khăn mới. Bạn thấy người bộ hành băng qua trước mặt, xe băng qua trước mặt chúng tôi di chuyển nhiều chiều, đèn giao thông, băng qua đường. Đó là một vấn đề cực kỳ phức tạp nếu so đem ra suy ngẫm. Nhưng một khi bạn giải quyết được vấn đề đó, chiếc xe phải có thể chạy trên những khu đang xây dựng. Có nhiều hình nón giao thông ở trái buộc xe phải chạy bên phải, nhưng không chỉ nơi xây dựng riêng lẻ, dĩ nhiên. Xe phải đối diện với người qua lại trong khu vực xây dựng nữa. Dĩ nhiên, nếu ai đó vi phạm luật, cảnh sát ở đó ngay. và xe phải hiểu cái đèn nhấp nháy trên nóc chiếc xe có nghĩa là nó không chỉ là một cái xe, nó thật sự là một cảnh sát viên. Tương tự vậy, hộp màu cam bên mặt kia ở đây, là xe rước học sinh, và chúng ta phải xử lý một cách khác. Khi chúng ta ra ngoài đường, những người khác mong mỏi: Khi một người lái xe giơ cánh tay lên, có nghĩa là họ xin chiếc xe nhường cho họ và giữ khoảng cách với họ để họ đổi làn đường chạy. Khi một cảnh sát viên đứng giữa đường, chiếc xe của chúng ta nên hiểu điều đó có nghĩa là dừng lại, khi cảnh sát ra hiệu cho đi, chúng ta có thể đi được. Bây giờ cách chúng ta đạt được điều này là chia sẻ thông tin giữa các xe với nhau. Mẫu đầu tiên thô sơ nhất của xe này là khi một chiếc xe thấy khu vực xây dựng. thông báo cho xe khác biết để nó có thể đi đúng làn chạy tránh nhiều khó khăn. Chúng tôi thật sự có sự hiểu biết thật sâu về vấn đề này. Ta có thể thu thập dữ liệu những xe đều thấy qua thời gian dài, dữ liệu về hàng trăm ngàn người đi bộ, chạy xe, và xe cộ đã từng đi ngang để hiểu kiểu hành vi của chúng và dùng nó để nhận biết những xe cộ khác trông như thế nào và những người đi bộ trông như thế nào. và rồi thậm chí quang trọng hơn nữa chúng ta thu thập một mẫu về cách ta dự đoán mọi thứ di chuyển trên thế giới này. Hộp màu vàng là người bộ hành băng qua trước mặt. Hộp xanh này là người chạy xe đạp, ta dự đoán họ sẽ lách qua xe ô tô và vòng sang bên phải. Đây là một người chạy xe đạp sắp xuống đường và chúng ta biết họ sẽ tiếp tục chạy men theo hình đường Ở đây có người quẹo phải, Và lúc này, có người sắp quay đầu xe trước mặt chúng ta, chúng ta có thể đoán hành vi và phản ứng đúng đắn. Mọi chuyện đều tốt đẹp cả, nhưng dĩ nhiên, bạn đối mặt với nhiều thứ trước giờ bạn chưa từng thấy. Chỉ cách đây hai tháng, xe của chúng tôi chạy qua khu Mountain View, và đây là những gì chúng tôi gặp. Đây là một phụ nữ trên chiếc xe lăn điện đang rượt một con vịt chạy vòng tròn trên đường (TIếng cười) Thành ra không có chỗ nào trong cẩm nang của DMV chỉ cách xử lý tình huống đó, nhưng xe của chúng tôi có thể làm được điều đó, chậm lại, và lái một cách an toàn. Chúng ta ngày nay không phải đối mặt với vịt. Nhìn con chim này bay ngang qua chúng ta. Chiếc xe phản ứng lại điều đó. Đây là đối mặt với người chạy xe đạp mà bạn sẽ không bao giờ nghĩ là thấy ở nơi khác ngoài Mountain View. Dĩ nhiên, phải đối mặt với người tài xế, thậm chí với những người rất là nhỏ. Người nào đó bên phải nhảy ra khỏi chiếc xe tải này hướng về chúng tôi. Bây giờ xem bên trái khi chiếc xe với cái hộp xanh lá quyết định anh ta cần quẹo phải cực gấp. Đây, khi chúng tôi đổi làn xe, chiếc xe bên trái quyết định cũng làm giống vậy. Đây, chúng tôi thấy một chiếc xe vượt đèn đỏ và phải nhường cho nó. Tương tự, ở đây, một người lái xe đạp cũng chạy vượt đèn đó. Dĩ nhiên, chiếc xe phản ứng một cách an toàn. Và dĩ nhiên, chúng tôi có những người mà tôi không biết đôi khi trên đường, như anh chàng này dừng lại làm gì đó giữa hai chiếc xe tự lái. Bạn phải hỏi, "Bạn đang nghĩ gì vậy?" (Tiếng cười) Tôi đang gắng cho bạn xem càng nhiều càng tốt, Tôi sẽ trình bày một cách khá nhanh. Cái chúng ta đang thấy lại là cảnh người lái xe đạp, và bạn có thể để ý phía dưới, người xe đạp chưa đi vào tầm nhìn nhưng chiếc xe có nhìn thấy: đó là hộp xanh dương ở trên kia, do thông tin tia laser mang tới nhưng thông tin không thật sự dễ hiểu, nên chúng tôi vặn dữ liệu tia laser đó lên xem kỹ. Nếu bạn thật sự giỏi nhìn dữ liệu tia laser, bạn có thể thấy có vài chấm ở dường cong đây, ngay đây, và cái hộp xanh là người lái xe đạp Khi đèn bật đỏ, thì đèn của người lái xe đạp đã bật vàng rồi, và nếu bạn nheo mắt lại, bạn thấy đèn vàng trong hình chiếu. Nhưng người chạy xe, chúng ta thấy đó, sắp chạy ngang qua giao lộ. Đèn của ta giờ bật xanh, còn đèn của anh đã bật đỏ, và chúng ta dự đoán rằng xe đạp này sắp băng ngang qua. Không may là những người lái xe bên cạnh không chú ý lắm. Họ đã vọt lên, và may cho mọi người, người đi xe đạp này phản ứng, tránh được, và băng qua được giao lộ. Chúng ta trống đường để đi. Như bạn thấy đó, chúng tôi đã tạo ra vài tiến bộ đáng khích lệ, và cho tới thời điểm này, chúng tôi chắc chắn công nghệ này sẵn sàng tung ra thị trường. Chúng tôi thử nghiệm ba triệu dặm trên mô hình mỗi ngày, nên bạn có thể hình dung kinh nghiệm dày dặn mà các xe đã tích luỹ Chúng tôi mong mỏi đưa kỹ thuật này lên đường, và chúng tôi nghĩ con đường đúng đắn là để cho xe tự lái hơn là sử dụng trợ giúp người lái bởi vì quá nhiều tình huống khẩn cấp. Lúc tôi đang nói chuyện ở đây, 34 người bị chết trên đường. Bao lâu nữa chúng ta có thể công bố xe tự lái? Vâng, khó mà nói được bởi vì đó là một vấn đề phức tạp, nhưng đây là hai đứa con của tôi. Đứa lớn 11 tuổi, có nghĩa là bốn năm rưỡi nữa, nó sẽ có thể thi bằng lái xe. Nhóm của chúng tôi và tôi hứa rằng chắc chắn điều đó không xảy ra. Cảm ơn. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Chris Anderson: Chris, Tôi có một câu hỏi cho anh. Chris Urmson: Được thôi. CA: Dĩ nhiên, ý tưởng chiếc xe của anh khá dị thường. Trong buổi tranh luận giữa trợ giúp người lái và hoàn toàn tự lái này-- Ý tôi, là thật sự có sự tranh luận gay gắt đang diễn ra. Nhiều công ty, ví dụ như Tesla, đang dùng sự trợ giúp người lái. Điều anh đang nói nghe như đang đi đến ngõ cụt bởi vì anh không thể chỉ cứ cải thiện theo hướng đó và tạo ra hoàn hoàn tự lái đến thời điểm nào đó, người tài xế sẽ thấy, " Xe có vẻ an toàn," và trèo ra phía sau, rồi điều tồi tệ sẽ xảy ra. CU: Đúng. Không, Điều đó cực kỳ đúng, ý tôi không phải hệ thống trợ lái không cực kỳ đáng giá. Nó có thể cứu nhiều mạng sống trong khoảng thời gian này, nhưng để thấy được cơ hội đổi đời cho người như Steve đi lại thật sự đến nơi đến nơi chốn an toàn, có dịp thay đổi bộ mặt thành phố của chúng ta, thoát khỏi những ổ gà chúng ta gọi là chỗ đậu xe, thì tự lái hoàn toàn là điều cực kỳ cần thiết. CA: Chúng tôi sẽ quan tâm theo dõi bước tiến của anh. Cảm ơn rất nhiều, Chris. CU: Cảm ơn anh. (Vỗ tay) Cách chúng ta kể chuyện đã thay đổi một cách tự nhiên kể từ khi Aristotle định nghĩa quy luật bi kịch khoảng 2.500 năm trước. Theo nhà triết học này, kể chuyện có vai trò mô phỏng cuộc sống và mang lại cảm xúc cho chúng ta. Và đó chính xác là những gì việc kể chuyện đã làm rất tốt kể từ đó. Nhưng có một khía cạnh cuộc sống mà kể chuyện không bao giờ có thể mô phỏng được. Đó chính là lựa chọn. Lựa chọn là một phần quan trọng trong cuộc sống của ta. Chúng ta là những lựa chọn của chính mình. Một số quyết định có thể mang hệ quả rất lớn và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Nhưng trong một vở kịch, tiểu thuyết hay bộ phim, tác giả quyết định thay cho nhân vật, và với vai trò khán giả, chúng ta chỉ có thể xem một cách thụ động kết quả của quyết định đó. Là một người kể chuyện, tôi luôn bị hớp hồn bởi việc tái tạo khái niệm lựa chọn trong tiểu thuyết. Mơ ước của tôi là đặt khán giả vào vai nhân vật chính, để họ tự quyết định cho mình, và để họ tự kể câu chuyện của mình. Tôi đã tìm cách thực hiện điều này trong 20 năm rồi. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn cách kể chuyện mới, một cách mà tương tác chính là mấu chốt. Thay vì nói về lý thuyết đằng sau, mà có lẽ sẽ khá trừu tượng và nhàm chán, tôi nghĩ là thực hiện một thí nghiệm nhỏ sẽ thú vị hơn nhiều. Tôi muốn mời các bạn đang nghe TED ở đây, kể câu chuyện của chính mình. Vì vậy tôi nghĩ ra một cảnh tương tác mà chúng ta sẽ cùng thực hiện với nhau, Tôi đã nhờ Vicky -- xin chào, Vicky -- điều khiển nhân vật chính cho chúng ta. Và việc của các bạn -- khán giả -- đó là lựa chọn. Vicky và tôi không biết điều gì sẽ xảy ra, bởi diễn biến sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của các bạn. Cảnh này được lấy từ trò chơi sắp tới của chúng tôi, "Detroit: Trở thành con người" và chúng ta đang ở tương lai gần, khi công nghệ khả thi hóa việc tạo người máy giống y hệt con người. Chúng ta đang trong vai nhân vật Connor, một người máy, và như bạn thấy, anh ta có thể làm nhiều thứ hay ho với đồng xu. Anh ta có một hình tam giác xanh ở ngực, cũng như tất cả những người máy khác, và bây giờ Vicky đang điều khiển nhân vật này. Cô ấy có thể đi xung quanh, đi mọi nơi, nhìn xung quanh, cô ấy có thể tương tác với môi trường, và giờ cô có thể lựa chọn để kể câu chuyện của chính mình. Ở đây chúng ta có lựa chọn đầu tiên. Có một con cá trên sàn. Chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên cứu nó hay mặc kệ nó? Nhớ là, ta đang chịu áp lực thời gian, nên ta cần phải chọn nhanh. Chúng ta nên làm gì? Khán giả: Cứu nó! David Cage: Cứu nó? Cứu con cá? (Video) (cá rơi) DC: Được rồi. OK, chúng ta có một người máy yêu động vật. Được rồi, đi tiếp nào. Hãy nhớ, đây là tình huống bắt cóc con tin. (Video) Người phụ nữ: Làm ơn, hãy cứu con gái nhỏ của tôi! Chờ đã -- ông phái một người máy đến đây? Cảnh sát: Thưa bà, bà cần phải đi. Người phụ nữ: Ông không thể làm thế được! Tại sao ông không cử một người thật? DC: Bà ấy không vui vẻ chút nào. Con gái bà ấy bị bắt cóc bởi một người máy, và dĩ nhiên, bà ấy đang sốc. Bây giờ chúng ta tiếp tục khám phá căn hộ này. Chúng ta thấy tất cả các lực lượng SWAT vào vị trí. Nhưng ta cần tìm Chỉ huy Allen trước. Đó là điều đầu tiên ta cần làm. Nhắc lại, ta có thể đi bất kỳ nơi nào. Vicky vẫn đang điều khiển nhân vật. Hãy xem -- tôi nghĩ đây là Chỉ huy Allen. Ông ấy đang nghe điện thoại. (Video) Connor: Thưa Chỉ huy Allen, tôi là Connor. Tôi là người máy được CyberLife cử đến. Chỉ huy Allen: Hãy bắn tất cả những thứ di chuyển. Nó đã hạ gục hai người của ta rồi. Chúng ta có thể dễ dàng hạ nó, nhưng họ đang ở rìa ban công -- nếu nó rơi, cô bé cũng sẽ rơi. DC: Được rồi, bây giờ ta cần quyết định hỏi chỉ huy điều gì. Chúng ta nên làm gì? Tên của người máy đó? Hành vi của nó? Cú sốc cảm xúc? (Video) C: Nó có trải qua cú sốc cảm xúc nào gần đây không? Allen: Tôi không rõ. Điều này quan trọng không? C: Tôi cần thông tin để đưa ra cách tiếp cận tốt nhất. DC: OK, lựa chọn thứ hai. Có lẽ ta có thể tìm được gì đó. Chúng ta nên chọn gì? Khán giả: Hành vi. DC: Vicky, hành vi của Deviant. (Video) C: Liệu trước đó nó có hành vi khác thường không? Allen: Nghe này... cứu đứa trẻ mới là điều quan trọng. DC: Ta sẽ không biết thêm điều gì từ gã này cả. Ta cần làm gì đó. Hãy quay trở lại hành lang. Chờ đã -- tôi nghĩ có một căn phòng bên phải cô đó Vicky. Có lẽ ta sẽ tìm ra điều gì đó ở đây. Chà, có một cái máy tính bảng. Hãy xem nào. (Video) Cô bé: Đây là Daniel, người máy tuyệt vời nhất thế giới. Nói "xin chào" đi Daniel. Daniel: Xin chào! Cô bé: Bạn là bạn thân của tớ, ta sẽ luôn bên nhau! DC: Đó chỉ là một cách chơi, còn rất nhiều cách chơi khác nữa. Phụ thuộc vào lựa chọn của bạn, ta có thể thấy được nhiều diễn biến khác, nhiều hệ quả khác, nhiều kết quả khác nhau. Điều đó giúp các bạn hiểu về công việc của tôi, một nhà văn tương tác. Trong khi một nhà văn tuyến tính cần đối phó với thời gian và không gian, là một nhà văn tương tác, tôi cần đối phó với thời gian, không gian và các khả năng. Tôi phải giải quyết các sơ đồ cây khổng lồ, nơi mỗi nhánh lại là một biến thể mới của câu chuyện. Tôi cần nghĩ về tất cả các khả năng ở một cảnh nhất định, và cố tưởng tượng mọi thứ có thể xảy ra. Tôi cần đối phó với hàng nghìn biến thể, điều kiện và khả năng. Vì vậy, khi một kịch bản phim chỉ khoảng 100 trang, kịch bản tương tác như thế này nằm trong khoảng 4000 đến 5000 trang. Điều này giúp bạn hiểu công việc này là như thế nào. Nhưng tôi nghĩ là, sau cùng thì trải nghiệm là duy nhất, bởi nó là kết quả của sự hợp tác giữa nhà văn tạo ra cảnh tường thuật và người chơi tự đưa ra quyết định, kể câu chuyện của chính mình và trở thành đồng tác giả cũng như đồng diễn viên và đồng đạo diễn của câu chuyện. Kể chuyện tương tác là một cuộc cách mạng trong cách ta kể chuyện. Với sự xuất hiện của các nền tảng mới như truyền hình tương tác, thực tế ảo và trò chơi điện tử, nó có thể trở thành một dạng giải trí mới và thậm chí là dạng nghệ thuật mới. Tôi tin rằng trong những năm tới, ta sẽ thấy ngày càng nhiều trải nghiệm tương tác sống động và ý nghĩa, được tạo ra bởi một thế hệ tài năng mới. Kể chuyện tương tác đang chờ đợi những người như Orson Welles, hay Stanley Kubrick, và tôi chắc rằng những tài năng đó sẽ sớm xuất hiện và sẽ nổi tiếng được như họ. Tôi tin rằng kể chuyện tương tác có thể giống như điện ảnh thế kỷ 20: một nghệ thuật mang thay đổi sâu sắc đến thời đại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi bạn còn là một đứa trẻ, tất cả mọi thứ đều là có thể. Thử thách dường như luôn còn đó khi ta lớn lên. Khi tôi lên 4 tuổi, Tôi có cơ hội đi du thuyền lần đầu tiên. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác thích thú khi chúng tôi sắp tới bờ biển. Tôi sẽ không bao giờ quên cái cảm giác thám hiểm khi tôi trèo lên boong thuyền và lần đầu tiên được thấy cái cabin nhỏ xíu. Nhưng cảm giác thú vị nhất là cảm giác của sự tự do, cái cảm giác mà tôi có được khi chúng tôi kéo những mái chèo. Với một đứa bé bốn tuổi, nó là cảm giác tự do nhất mà tôi có thể tưởng tượng nổi. Tôi quyết định định rằng một ngày, bằng cách nào đó, tôi sẽ chèo thuyền đi khắp thế giới, Vì vậy, tôi làm tất cả những gì có thể trong cuộc đời để đạt được ước mơ ấy. Lúc 10 tuổi, tôi tiết kiệm tiền lẻ trong bữa ăn tối ở trường. Trong tám năm, ngày nào tôi cũng nghiền khoai tây và nướng đậu, mỗi thứ chỉ tốn 4 xu, và nước xốt miễn phí Mỗi ngày tôi xếp những đồng tiền lẻ lên mặt của ống tiết kiệm, và khi chúng đủ một bảng, tôi sẽ đút chúng vào trong và gạch một trong 100 ô vuông mà tôi đã vẽ trên một tờ giấy. Cuối cùng, tôi mua được một chiếc thuyền nhỏ. Tôi dành hàng giờ ngồi trên nó ở trong vườn, mơ về mục tiêu của mình. Tôi đọc mọi cuốn sách có thể về chèo thuyền, và rồi cuối cùng, bị nhà trường nói rằng tôi không đủ thông minh để trở thành bác sĩ thú y, rời trường lúc 17 tuổi để bắt đầu học về trèo thuyền. Hãy tưởng tượng, cảm giác mà 4 năm sau đó, khi ngồi ở trong phòng họp trước mặt một người mà tôi biết có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi cảm tưởng như cuộc đời mình phụ thuộc vào giây phút ấy, và không thể tin được, ông ấy đồng ý. Tôi đã gần như không thể kím nén sự thích thú khi ngồi trong phòng họp thiết kế một chiếc thuyền mà tôi sẽ lái nó một mình, không ngừng nghỉ đi khắp thế giới. Từ buổi họp đầu tiên đến lúc kết thục cuộc đua, nó là tất cả những gì tôi từng tưởng tượng ra. Giống như trong giấc mơ của tôi, có cả phần tuyệt vời lẫn khó khăn. Chúng tôi né được 1 tảng băng chỉ cách đó 20 feet Chín lần, tôi đã trèo lên đỉnh của cột buồm cao 90 feet . Gió thổi theo hướng chúng tôi ở biển phía Nam. Nhưng mặt trời lặn, cuộc sống hoang giã, và sự hẻo lánh mới thật sự choáng ngợp. Sau 3 tháng trên biển, chỉ mới ở tuổi 24, tôi kết thúc ở vị trí thứ hai. Tôi yêu những điều đó, nhiều đến nỗi mà trong vòng 6 tháng tôi quyết định đi khắp thế giới lần nữa, nhưng lần này không phải là một cuộc đua: cố gắng để trở thành người đi thuyền đơn đi khắp thế giới liên tục nhanh nhất. Lần này, tôi cần một chiếc thuyền khác: lớn hơn, rộng hơn, nhanh hơn, và mạnh hơn. Chỉ cần đưa cho nói một số đo, tôi có thể trèo bên trong cột buồm đến tận đỉnh của nó. Dài 75 feet, rộng 60 feet. Tôi trìu mến gọi nó là Moby, Nó là một chiếc thuyền nhiều thân. Khi chúng tôi làm nó, chưa ai từng thực hiện được chuyến đi đơn, liên tục xung quanh thế giới, dù nhiều người đã thử, nhưng khi chúng tôi làm nó, một người Pháp đã dùng chiếc thuyền lớn hơn 25% và ông ấy không những làm được, mà còn vượt qua kỷ lục từ 93 ngày xuống còn 72. Và kỷ lục ấy giờ đã cao hơn rất, rất nhiều. Và những chiếc thuyền thật thú vị để lái. Nó là một buổi chèo thuyền luyện tập ở bờ biển Pháp. Tôi biết rõ bởi vì tôi đã từng là một trong năm thành viên trên tàu. 5 giấy là tất cả những gì nó cần để biến mọi thứ tốt đẹp thành 1 thế giới mù mịt khi những cánh cửa bị đẩy mạnh dưới nước, và 5 giây đó trôi đi thật nhanh. Cứ tưởng tượng rằng dưới chân họ biển sâu như thế nào. Hãy tưởng tượng bạn đơn độc ở vùng biển phía Nam chìm xuống dưới dòng nước lạnh, cách bờ hàng ngàn dặm Hôm đó là Giáng sinh. Tôi đang tiến về biển phía Nam phía dưới Australia. Nó thật khủng khiếp. Tôi đang tiếp cận một vùng biển khác cách đó 2000 dặm từ thị trấn gần nhất. Nơi gần đó nhất là Nam cực, và những người ở gần nhất là những người đang điều hành trạm vũ trụ châu Âu phía trên. (Cười) Bạn thực sự đang ở một nơi rất xa xôi. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, và vẫn còn sống, sẽ mất bốn ngày để một chiếc tàu đến chỗ bạn và sau đó là bốn ngày nữa để nó đưa bạn về cảng. Không một chiếc trực thăng nào có thể bay tới đó, và máy bay cũng không thể hạ cánh. Chúng tôi đang tiến phía một cơn bão lớn. Ở đó, gió đang thổi 80 dặm trên giờ, quá mức cho chiếc thuyền và tôi để có thể đối phó. Sống đã cao tới 40 - 50 feet, và bụi nước tư các đỉnh sóng đang thổi ngang giống như tuyết trong một trận bão tuyết. Nếu chúng tôi không chèo đủ nhanh, chúng tôi sẽ bị nhấn chìm bởi cơn bão, bị lật úp và nghiền nát thành từng mảnh. Chúng tôi thực sự đang cố giữ lấy cuộc sống của mình và làm điều đó trong sự mong manh. Tốc độ mà chúng tôi cần trong tuyệt vọng cũng mang đến mối nguy hiểm. Chúng ta đều biết rằng nó giống như lái một chiếc xe 20 dặm/giờ, 30, 40. Nó không quá áp lực. Chúng ta có thể tập trung. Ta có thể bật đài lên. Nếu lái 50, 60, 70, tăng tốc lên 80, 90, 100 dặm/giờ. Và giờ bạn đang rất áp lực và nắm chặt vào tay lái. Giờ lái chiếc xe đó ra ngoài vào buổi tối và loại bỏ thanh gạt nước, kính chắn gió, đèn pha và phanh. Mọi thứ ở biển Nam là như vậy. (Cười) (Vỗ tay) Bạn có thể nghĩ sẽ khá khó khăn để ngủ trong điều kiện đó, kể cả đối với hành khác. Nhưng bạn không là hành khách. Bạn đang một mình trên con tàu cố đứng cho vững, và bạn phải đưa ra mọi quyết định trên boong tàu. Tôi đã hoàn toàn kiệt sức, cả về thể lực lẫn tinh thần. Tám cánh buồm thay trong 12 giờ. Cánh buồm chính nặng gấp 3 lần trọng lượng của tôi, và sau mỗi lần thay, tôi gục xuống sàn ướt đẫm mồ hôi và không khí lạnh gia của biển Nam như đốt cháy phía sau cổ họng tôi. Nhưng ngoài đó, cái thấp nhất của cái thấp thường trái ngược với cái cao nhất của cái cao. Vài ngày sau, chúng tôi ra khỏi được vùng áp thấp. Đối đầu với những thứ khó khăn, chúng tôi lại có thể lái về phía cuộc đua dưới áp lực đó. Trời trong xanh, mưa ngừng, và nhịp tim của chúng tôi, đại dương hung tợn quanh tôi đã chuyển thành những ngọn núi dưới trăng đẹp nhất. Thật khó để giải thích, nhưng bạn như rơi vào trạng thái khác khi bạn ra ngoài đó. Chiếc thuyền là toàn bộ thế giới của bạn, và thứ bạn mang theo khi ra đi là tất cả những gì bạn có. Nếu bây giờ tôi nói với tất cả các bạn "Đi vào Vancouver và tìm tất cả những gì bạn cần cho sự sống còn của mình trong ba tháng tới," đó có thể là một nhiệm vụ. Đó là thức ăn, nhiên liệu, quần áo, kể cả giấy vệ sinh và kem đánh răng. Đó là những gì chúng ta làm, và khi chúng ta đi ta dùng đến những giọt dầu diesel cuối cùng và gói thức ăn cuối cùng. Không có kinh nghiệm nào trong đời có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về định nghĩa của từ "có hạn." Những gì ngoài đó là tất cả những gì ta có. Không có nhiều hơn. và tôi chưa bao giờ liên hệ được khái niệm về sự hữu hạn mà tôi cảm nhận được trên thuyền với bất kì thứ gì khác. cho tới khi tôi bước xuống thuyền ở vạch về đích, phá vỡ kỉ lục. (Vỗ tay) Đột nhiên, tôi xâu chuỗi lại các sự kiện. Nền kinh tế toàn cầu cũng không khác biệt. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có hạn thứ mà chúng ta chỉ có một lần trong lịch sử nhân loại. Và nó gần giống như nhìn một thứ gì đó mà bạn không kì vọng dưới một hòn đá và có hai sự lựa chọn: Tôi có thể để hòn đá qua một bên và xem xét về thứ đó, hoặc tôi đặt hòn đá lại và thực hiện ước mơ chèo thuyền đi khắp thế giới của mình. Tôi đã chọn cách thứ nhất. Tôi đặt nó qua một bên và bắt đầu một hành trình mới của sự học hỏi, nói chuyện với các giám đốc, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế để cố gắng hiểu cách mà nền kinh tế toàn cầu hoạt động. Và sự tò mò của tôi đưa tôi đến những nơi khác thường. Đây là bức ảnh được được chụp trong lò đốt ở một nhà máy nhiệt điện. Tôi bị thu hút bởi than, thứ căn bản cho nhu cầu năng lượng toàn cầu, những cũng rất gần gũi với gia đình tôi. Ông cố tôi là một thợ mỏ, và ông dành 50 năm cuộc đời mình dưới lòng đất. Đây là bức ảnh của ông, và khi bạn nhìn vào bức ảnh, bạn thấy ai đó từ một thời đại trước. Chẳng ai lại mặc quần với thắt lưng cao như vậy ở thời đại này. (Cười) Nhưng không, đó là tôi với ông cố, và nhân tiện, đó không phải là tai thật của ông ấy. (Cười) Chúng tôi đã rất thân thiết. Tôi thường nhớ trong lòng ông nghe chuyện đào mỏ. Ông nói về tình bạn ở dưới mỏ, và việc những người thợ mở thường để dành những mẩu bánh sandwich cho những con ngựa làm việc cùng họ ở dưới lòng đất. Đó giống như chỉ mới ngày hôm qua. Và trong cuộc hành trình học hỏi, Tôi vào trang web của Hiệp hội than thế giới, và ở giữa trang chủ, nó nói, "Chúng ta còn than cho khoảng 118 năm." Và tôi nói với mình, rằng nó nằm ngoài cuộc đời mình, và nó còn lớn hơn nhiều so với những dự đoán về dầu. Nhưng tôi đã làm một phép tính, và tôi nhận ra rằng ông cố của tôi đã sinh ra trước đó đúng 118 năm, và tôi ngồi trong lòng ông cho đến khi tôi 11 tuổi, và tôi nhận ra số đó chẳng là gì so với thời gian, hay lịch sử Nó làm tôi đưa ra quyết định mà tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm: là từ bỏ môn trèo thuyền đơn và tập trung vào thử thách lớn nhất mà tôi từng gặp phải: tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Và tôi nhanh chóng nhận ra nó không chỉ là năng lượng. Nó còn là vật liệu. Năm 2008, tôi tìm được một nghiên cứu khoa học xem xét về việc chúng ta có bao nhiêu năm chúng ta có để tiếp tục khai thác vật liệu từ lòng đất: Đồng, 61; thiếc, kém, 40; bạc, 29. Những con số này không thể chính xác, nhưng ta được rằng vật liệu kia là có hạn. Ta chỉ có chúng một lần. Thế nhưng, tốc độ mà ta đang tiêu thụ chúng thì đang tăng lên nhanh chóng, theo hàm luỹ thừa. Với càng nhiều người trên thế giới với nhiều vật dụng hơn, chúng ta đã chứng kiến việc giá cả giảm trong 100 năm ở các hàng hoá cơ bản bị xoá bỏ chỉ trong 10 năm. Và nó ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Nó tạo ra sự biến động vô cùng lớn về giá. lớn đến nỗi mà vào năm 2011, các hãng sản xuất ô tô trung bình đã chứng kiến giá vật liệu tăng 500 triệu Euros, tiêu hao một nửa giá trị sản xuất của họ bởi vì những thứ mà họ hoàn toàn không thể kiểm soát được. Và khi tôi càng hiểu, tôi càng thay đổi cuộc sống của mình nhiều hơn. Tôi bắt đầu đi ít hơn, làm việc, sử dụng ít hơn. Nó như thể thực sự thì làm ít là những gì chúng ta phải làm. Nhưng nó không hề dễ dàng với tôi. Nó không đúng cho lắm. Như thể chúng ta đang đánh đổi lấy thời gian. Chúng ta đang níu kéo mọi việc lâu hơn. Kể vả khi mọi người thay đổi, nó cũng không giải quyết được vấn đề. Nó không thể sửa được một hệ thống. Nó rất quan trọng trong sự chuyển đổi, nhưng thứ thu hút tôi là, trong sự chuyển đổi tới cái gì? liệu nó có thực sự hiệu quả. Nó làm tôi cảm thấy bản thân hệ thống, mà ta đang sống trong các khuôn khổ của nó, là sai một cách căn bản, và cuối cùng tôi nhận ra rằng hệ thống của chúng ta, cách mà nền kinh tế hoạt động, cách nền kinh tế được xây dựng, là một hệ thống trong chính nó. Lúc ở biển, tôi phải hiểu những hệ thống phức tạp. Tôi phải lấy rất nhiều nguồn thông tin, tôi phải xử lý chúng, và tôi phải hiểu hệ thống đó để chiến thắng. Tôi phải cố hiểu được nó. Và khi tôi nhìn vào nền kinh tế thế giới, tôi nhận ra nó cũng là một hệ thống, nhưng nó là một hệ thống mà thực sự không lâu bền. Và tôi nhận ra ta đã và đang hoàn thiện hoá nền kinh tế theo đường thẳng trong 150 năm, nơi ta lấy các vật liệu ra khỏi lòng đất, chúng ta làm ra cái gì đó từ nó, và cuối cùng sản phẩm đó bị vứt đi, và đúng, chúng ta có tái chế một số, nhưng cuối cùng lại có nỗ lực hơn để từ bỏ những gì ta có thể, chứ không phải là thiết kế. Nó là một nền kinh tế mà về bản chất không thể hoạt động lâu dài, và ta biết rằng ta chỉ có nguồn vật liệu có hạn, tại sao chúng ta lại tạo ra một nền kinh tế mà sẽ sử dụng hết mọi thứ, sẽ tạo ra rác thải? Bản thân cuộc sống đã tồn tại hàng tỉ năm và sẽ liên tục thích nghi để sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả. Nó là một hệ thống phức tạp, nhưng bên trong nó, không hề có rác. Mọi thứ được chuyển hoá. Nó là không phải là nên kinh tế theo đường thẳng, mà là theo vòng tròn. Và tôi thấy giống như một đứa trẻ trong một khu vườn. Lần đầu tiên trong hành trình mới này, tôi có thể thực sự thấy được mục đích. Nếu chúng ta có thể tạo nên nền kinh tế mà sử dụng mọi thứ thay vì tiêu thụ hết, chúng ta có thể tạo nên một tương lai mà có thể tồn tại lâu dài. Tôi đã rất thích thú. Đây là thứ ta cần để hướng đến. Chúng ta biết mình đang hướng đến cái gì. Ta chỉ cần tìm ra cách để đến được đó, và đó chính là suy nghĩ trong tôi khi chúng tôi lập lên tổ chức Ellen MacArthur vào tháng chín năm 2010. Rất nhiều luồng ý tưởng nuôi dưỡng suy nghĩ của chúng tôi và chỉ về một hình mẫu: cộng sinh trong công nghiệp, kinh tế hiệu quả, kinh tế chia sẻ, phỏng sinh, và tất nhiên, 'thiết kế tái sinh'. Vật liệu sẽ được định nghĩa cả về kĩ thuật và sinh học, thiết kế sẽ loại bỏ hoàn toàn nguồn thải. và chúng ta sẽ có một hệ thống có thể vận hành về lâu dài. Vậy nền kinh tế đó sẽ như thế nào? Có lẽ chúng ta sẽ không mua các vật dụng chiếu sáng, mà sẽ trả tiền cho dịch vụ này và các nhà sản xuất sẽ thu lại được các vật liệu và thay thế các loại đèn khi họ có những sản phẩm hiệu quả hơn. Nếu như bao bì không còn độc hại nó có thể phân huỷ trong nước và cuối cùng ta lại có thể uống? Nó sẽ không bao giờ trở thành rác. Nếu như các động cơ có thể sản xuất lại, và chúng ta có thể thu lại được các nguyên liệu và giảm thiểu được đáng kể nhu cầu năng lượng. Nếu như ta có thể lấy lại được nguyên liệu từ các bảng mạch, tái sử dụng, sau đó phục hồi một cách căn bản các vật liệu trong nó. trong bước thứ hai? Nếu như ta có thể thu gom thức ăn thừa, rác thải? Nếu như ta có thể biến chúng thành phân bón, nhiệt, năng lượng, cuối cùng liên kết lại hệ thống các chất dinh dưỡng và xây dựng lại nguồn lực tài nguyên thiên nhiên? Và ô tô -- thứ ta muốn khi phải đi ra ngoài. Chúng ta không cần sử hữu vật liệu bên trong chúng. Liệu ô tô có thể trở thành một dịch vụ và cung cấp cho ta sự di động trong tương lai? Tất cả chúng nghe thật tuyệt vời, nhưng nó không chỉ là ý tưởng, chúng là có thực, và nằm ở vi trí quan trọng nhất của nền kinh tế xoay vòng. Thứ chờ đợi phía trước ta là việc phải mở rộng và nâng tầm quy mô của chúng. Vậy làm cách nào để chuyển từ dạng đường thẳng thành dạng vòng? Đội của tôi ở tổ chức nghĩ rằng bạn có thể làm việc với những trường đại học hàng đầu thế giới, với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, với những buổi triệu tập lớn nhất trên thế giới, và với các chính phủ. Làm việc với những nhà phân tích giỏi nhất và đặt câu hỏi, "Liệu nền kinh tế vòng tròn có thể tránh lệ thuộc vào nhu cầu nguyên liệu? Nhiệu kinh tế dạng vòng có thể xây dựng lại tài nguyên? Liệu nó có thể thay thế việc dùng phân bón hoá học hiện tại?" Có là câu trả lời cho việc tách rời, và có, chúng ta có thể thay thế việc dùng phân bón hiện tại tới 2.7 lần. Nhưng điều tôi hứng thú nhất về nền kinh tế vòng tròn là khả năng truyền cảm hứng cho những người trẻ. Khi thế hệ trẻ thấy nên kinh tế qua thấu kính vòng tròn đó, họ sẽ thấy những cơ hội hoàn toàn mới ở cùng một tầm nhìn. Họ có thể sử dụng sự sáng tạo và kiến thứ của họ để xây dựng lại hoàn toàn hệ thống, và nó đang ở đó để chúng ta nắm bắt, và chúng ta làm điều này càng nhanh, nó sẽ càng tốt. Vậy liệu ta có thể đạt được điều này trong thế hệ nối tiếp? Liệu nó thực sự có thể thực hiện được? Tôi tin là có thể. Khi tôi nhìn vào cuộc đời của ông cố mình, mọi thứ là có thể. Khi ông sinh ra, chỉ có 25 chiếc ô tô trên thế giới; người ta mới chỉ vừa phát minh ra nó. Khi ông 14 tuổi, lần đầu tiên trong lịch sử người ta có thể bay. Giờ đây có 100,00 chuyến bay mỗi ngày. Khi ông 45 tuổi, người ta tạo ra chiếc máy tính đầu tiên. Nhiều người nói nó sẽ không thể phổ biến, nhưng có, chỉ 20 năm sau, chúng ta biến nó thành một vi mạch mà ngày hôm nay có tới hàng ngàn cái trong căn phòng này. 10 năm trước khi ông mất, chúng ta có chiếc điện thoại di động đầu tiên. Nó không phải là điện thoại đi động, nói đúng ra, nhưng bây giờ thì đúng, và khi ông cố tôi qua đời, Internet đã xuất hiện. Giờ đây ta có thể làm mọi việc, nhưng quan trọng hơn, bây giờ chúng ta có một kế hoạch. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Thật ra thì Tôi đã cố gắng suy nghĩ sự nghiệp của tôi khi tôi rời nhà trắng Và ví dụ tốt nhất khi tôi xem bức tranh trên tờ The New Yorker 2 năm về trước. Một cậu bé đang nhìn vào bố cậu ta Và cậu ta nói, " Bố, khi con lớn, trước tiên con muốn là tổng thống" (cười) Tôi cũng đã có may mắn rất lớn khi làm tổng thống vì tôi cũng đã có một quyền hạn nhất định mà rất ít người trên thế giới có được được biết rất nhiều người trên thế giới Không chỉ thân thuộc 50 bang của nước Mỹ mà vợ tôi và tôi còn được viếng thăm hơn 145 nước trên thế giới trung tâm Carter có dự án toàn thời gian ở 80 quốc gia. Và nhiều lần, khi tới thăm một đất nước Chúng tôi không chỉ gặp vua hay tổng thống, Chúng tôi còn gặp những người dân sống ở vùng xa xôi nhất ở Châu Phi Vì thế toàn bộ cam kết tại trung tâm Carter nhằm thúc đẩy quyền con người, và tìm hiểu thế giới giống như tôi, tôi có thể kể cho bạn không hề đa nghĩa rằng sự vi phạm quyền con người số một trên trái đất lạ thay, không được nhắc đến thường xuyên đó là sự ngược đãi phụ nữ và thiếu nữ (vỗ tay) Có một vài lý do cho điều này, tôi sẽ đề cập ngay đây Trước tiên chính là sự hiểu sai kinh thánh của tôn giáo, của những người sùng đạo trong kinh thánh cựu ước và tân ước, ... Koran.Chúng bị hiểu sai bởi đàn ông , những người bây giờ có vị trí ưu thế hơn trong giáo đường do thái, nhà thờ, giáo đường hồi giáo. Và họ đưa ra những điều luật, để đảm bảo rằng phụ nữ bị hạ thấp theo lẽ tự nhiên xuống vị trí thứ hai. nếu so sánh đàn ông trong con mắt của Chúa Đây là một vấn đề nghiêm trọng, Nó thông thường không được đề cập đến. Một vài năm về trước, trong năm 2000 Tôi ở Baptist, phía nam Baptist trong 70 năm Tôi vẫn dạy trường Sunday vào mỗi chủ nhật Và tôi sẽ tiếp tục dạy trường Sunday Nhưng hội nghị Nam Baptist trong năm 2000 đã quyết định rằng phụ nữ nên chỉ là ở vị trí thứ yếu một vị trí giúp ích cho đàn ông họ đưa ra một sắc lệnh, và có hiệu lực để ngăn cản phụ nữ trở thành các thầy tế, mục sư hay người trợ tế trong nhà thờ, hoặc các giáo sĩ trong quân đội và nếu một phụ nữ dạy trong 1 lớp ở một trường dòng nam Baptist, họ không thể dạy nếu có một học sinh nam trong lớp, bạn có thể thấy câu thơ trong kinh thánh có trên 30,000 câu thơ trong kinh thánh, nói rằng, phụ nữ không nên dạy người đàn ông và ... Nhưng điều cơ bản trong kinh thánh đã bị hiểu sai đã làm cho đàn ông ở vị trí ưu thế hơn, Đó là một vấn đề phổ biến khắp nơi bởi vì đàn ông có thể dùng sức mạnh của họ và nếu người chồng hay chủ ngược đãi ví dụ như, muốn lừa đảo phụ nữ, họ có thể nói, nếu phụ nữ không công bằng dưới con mắt của Chúa thì tại sao tôi đối xử họ công bằng như tôi? Tại sao tôi phải trả công cho họ công bằng ở cùng một loại công việc? Một tác động xấu rất nghiêm trọng khác nó gây ra vấn đề, đó là nạn bạo hành quá mức đang tăng lên khủng khiếp trên toàn thế giới Như ngay ở nước Mỹ, chúng ta có sự gia tăng đáng kể ngược đãi người nghèo hầu hết người da đen và người thiểu số, bằng cách tống họ vào tù Khi tôi còn là thống đốc bang Georgia 1 trên 1000 người Mỹ phải ở tù. Ngày nay, 7.3 trên 1000 người phải ở tù Tỷ lệ này tăng trên 7 lần. Và từ khi tôi rời nhà trắng đã có sự gia tăng 800% số phụ nữ phải ở tù là da đen Chúng ta cũng có (chỉ một vài nước) vẫn còn hình phạt tử hình, đó là một nước phát triển Và chúng ta sắp xếp kế tiếp nhau, những đất nước có nạn bạo hành nhất trong tất cả yếu tố quyền con người trong việc khuyến khích hình phạt tử hình. Chúng ta đang ở California , và tôi thấy rằng một ngày California phải chi 4 triệu đô la để thi hành tử hình 13 tù nhân Nếu bạn tính tổng ra, thì 307 triệu đô la được tiêu tốn để một người bị kết án Tuần này Nebraska vừa thông qua luật huỷ bỏ án tử hình bởi vì nó tốn quá nhiều tiền vì vậy sử dụng bạo lực và lạm dụng người nghèo và người vô gia cư là một nguyên nhân khác làm tăng nạn bạo hành phụ nữ để tôi kể một vài vụ bạo hành phụ nữ mà có liên quan tới tôi nhất và tôi sẽ nói ngắn gọn thôi, bạn biết tôi chỉ có thời gian nhất định Một vụ xâm hại tình dục Xâm hại tình thật khủng khiếp, và hầu hết phụ nữ Mỹ không biết điều này nhưng tại một số nước, hay ở nhiều nước khi một đứa trẻ sinh ra là con gái, một điều xảy ra rất sớm trong đời cô bé bộ phận sinh dục của cô bị cắt hoàn toàn, bởi một người gọi là cutter họ dùng dao lam và không vô trùng họ lấy bỏ bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ Và trong vài trường hợp cực đoan hơn nữa, nhưng cũng không phải là hiếm họ khâu miệng sinh dục vì thế bé gái chỉ có thể đi tiểu hoặc hành kinh Sau đó, khi bé gái lấy chồng, người làm việc này lại tới và mở miệng đã khâu ra, vì thế cô ấy có thể quan hệ. Điều này không hiếm gặp, mặc dù nó chống lại với luật của hầu hết các nước Ví dụ như ở Ai Cập 91 % phụ nữ sống ở Ai Cập ngày nay đều bị xâm hại tình dục theo cách đó ở một số nước, có trên 98 % phụ nữ bị cắt trước khi họ trưởng thành Thật sự rất đáng buồn cho tất cả phụ nữ sống ở các đất nước trên Điều rất nghiêm trọng khác nữa, hành quyết vì danh dự nơi mà những gia đình lại có sự hiểu lầm về kinh thánh trong kinh Coran không chỉ thị rằng sẽ hành quyết một cô gái trong gia đình nếu cô ấy bị hiếp dâm hoặc nếu cô gái cưới một người đàn ông mà cha cô ấy không cho phép hoặc thậm chí đôi khi nếu một cô gái mặc áo quần không thích hợp Việc hành quyết sẽ được thực hiện bởi thành viên trong gia đình vì thế gia đình đó trở thành những kẻ giết người khi cô gái bị coi làm ô nhục đến gia đình Một thống kê được thực hiện ở Ai Cập cách đây không lâu bởi liên hợp quốc đã chỉ ra 75% vụ giết các cô gái gây ra bởi người cha, cậu hoặc anh trai nhưng 25% vụ giết người được chỉ đạo bởi phụ nữ Một vấn đề nữa đang diễn ra trên thế giới liên quan đến phụ nữ, đặc biệt là nạn nô lệ hoặc ngày nay gọi là nạn buôn người Đã có khoảng 12.5 triệu người bị bán ở châu Phi làm nô lệ ở thế giới mới trở về thế kỷ 18 và 19 có 30 triệu người phải sống cảnh nô lệ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa quyết định từ hội nghị về việc báo cáo hàng năm và bộ ngoại giao chỉ ra rằng khoảng 800,000 người đã bị bán xuyên biên giới quốc gia mỗi năm để làm nô lệ trong đó 80% là phụ nữ bị làm nô lệ tình dục ngay ở nước Mỹ hiện tại 60,000 người đang sống trong cảnh tù tội hay nô lệ Atlanta, Georgia, nơi đặt trung tâm Carter và là nơi tôi dạy tại đại học Emory số phụ nữ bị bán làm nô lệ khoảng giữa 200 và 300 mỗi tháng. Là nơi chiếm tỷ lệ nhiều nhất của quốc gia bởi vì Atlanta có sân bay lưu lượng lớn nhất thế giới nên sẽ có rất nhiều hành khách đến từ nam bán cầu. Nếu một chủ nhà thổ muốn mua một cô gái da nâu hoặc đen sẽ tốn khoảng 1000 $ Một cô gái da trắng có giá gấp vài lần hơn thế và trung bình một chủ nhà thổ ở Atlanta và ở Mỹ có thể kiếm khoảng 35,000$ trên mỗi nô lệ Việc buôn bán tình dục ở Atlanta, Georgia vượt hơn hẳn so với buôn thuốc và một vấn đề rất nghiêm trọng khác, một vấn đề cơ bản đó là nạn mại dâm bởi vì không có bất kỳ nhà thổ nào ở Mỹ nên khó kiểm soát bởi chính quyền địa phương cảnh sát địa phương, trưởng phòng cảnh sát hay thị trưởng ,... Và dẫn đến vấn đề nghiêm trọng là phụ nữ sẽ bị mang đi làm nô lệ tình dục ngày càng tăng trên tất cả các nước trên thế giới. Thụy Điển đã có bước tiến cho vấn đề trên. Khoảng 15 tới 20 năm trước, Thụy Điển quyết định thay đổi luật, và phụ nữ không còn bị kiện nếu họ là nô lệ tình dục nhưng các chủ nhà thổ, tay môi giới và những khách hàng nam giới sẽ bị kiện, và nạn mại dâm đã giảm xuống còn ở Mỹ , chúng ta làm ngược lại cứ mỗi người đàn ông bị bắt vì buôn bán mại dâm thì có 25 phụ nữ bị bắt ở Mỹ Canada, Ireland, tôi vừa nói Thụy Điển Pháp, và các nước khác đang tiến lên phía trước gọi là mô hình Thụy Điển. Đó là một điều mà có thể được thực hiện. Chúng ta có 2 ngành lớn trên đất nước mà tất cả chúng ta đều ngưỡng mộ đó là quân đội và hệ thống đại học Trong quân đội, họ đang thống kê bao nhiêu vụ tấn công tình dục diễn ra báo cáo cuối cùng tôi có, khoảng 26,000 vụ hiếp dâm đã diễn ra trong quân đội 26,000 nhưng chỉ có 3000 tức là không quá 1% bị kiện và lý do mà sỹ quan chỉ huy của bất kỳ tổ chức nào, một con tàu như tàu ngầm của tôi, hay một tiểu đoàn trong quân đội hoặc một đại đội trong hải quân thì người chỉ huy có quyền quyết đinh khởi tố người phạm tội hiếp dâm hay không, và dĩ nhiên, điều cuối cùng họ muốn cho ai cũng biết là dưới sự chỉ huy của họ, tấn công tình dục vẫn đang diễn ra vì thế họ không làm điều gì cả. Luật pháp cần phải thay đổi. Có khoảng 1 trên 4 cô gái khi vào học đaị học ở nước Mỹ sẽ bị tấn công tình dục trước khi tốt nghiệp và điều này ngày càng công khai một phần là vì sách của tôi, nhưng mặt khác vì thế 89 trường đại học ở Mỹ đang bị lên án bởi bộ giáo dục trong mục IX vì các trường đại học không có sự quan tâm tới các nữ sinh để bảo vệ họ khỏi tấn công tình dục. Bộ tư pháp báo cáo hơn một nửa vụ hiếp dâm diễn ra trong trường đại học bởi vì khi ngoài hệ thống trường đại học nếu chúng hiếp dâm một ai đó, chúng sẽ bị khởi tố nhưng nếu chúng gây ra ở trường đại học, chúng có thể hiếp mà không bị trừng phạt. Tức là chúng không bị kiện. Những điều như thế, diễn ra trong xã hội chúng ta Và những điều nghiêm trọng khác về bạo hành phụ nữ và những cô gái chính là sự thiếu công bằng trong việc trả công cho cùng một công việc như bạn biết. (Vỗ tay) Đôi khi có sự hiểu lầm, ví dụ như một công việc toàn thời gian một phụ nữ ở Mỹ nhận ít hơn đàn ông 23%. Khi tôi trở thành tổng thống, sự khác biệt là 39%. Vì vậy chúng tôi đã làm một số cải cách, một phần vì tôi là tổng thống và hơn thế nữa nhưng 15 năm trước, đã không có cải cách nào nữa vì thế có khoảng 23% hoặc 24% chênh lệch trong vòng 15 năm trở lại đây và những điều như thế cứ tiếp diễn Nếu bạn kể ra 500 công ty giàu có thì 23 CEO là phụ nữ trên 500 và những CEO này, tôi không cần phải nói với bạn là họ làm ít hơn so với trung bình đối với các CEO khác đó là những gì diễn ra trên đất nước chúng ta Một vấn đề khác của nước Mỹ chúng ta là nước hiếu chiến nhất trên trái đất. chúng ta đã gây chiến khoảng 25 nước khác nhau kể từ thế chiến thứ 2. Đôi lúc chúng ta có những người lính chiến đấu trên mặt đất lúc khác, chúng ta lại đang bay trên đầu thả bom xuống mọi người Lúc khác, dĩ nhiên, bây giờ chúng ta tấn công người khác và hơn thế nữa chúng ta đã gây chiến tranh với 25 quốc gia khác nhau hoặc nhiều hơn từ thế chiến thứ 2 Đã có 4 năm, tôi sẽ không nói năm nào nơi chúng ta không gây chiến Chúng ta không thả quả bom nào, không phóng một cái tên lữa nào cũng không bắn ra viên đạn nào Nhưng dù sao, những việc như thế, gây ra bạo lực và sự hiểu lầm về kinh thánh là những nguyên nhân, nguyên nhân căn bản gây ra nạn bạo hành phụ nữ và thiếu nữ. còn có một nguyên nhân cơ bản nữa mà tôi không cần đề cập đến nhìn chung thì, đàn ông đừng nên chửi rủa. (Vỗ tay) Đúng không? Thông thường đàn ông nên nói, tôi chống lại sự ngược đại phụ nữ và thừa nhận vị trí đặc quyền mà họ chiếm giữ điều này rất tương tự về những gì tôi biết khi tôi là một cậu bé khi phân chia thì công bằng đã tồn tại rồi Sự phân biệt chủng tộc, về mặt pháp lý, đã tồn tại trong 100 năm từ 1865 kết thúc cuộc chiến giữa các nước và nội chiến cho đến những năm 1960 khi Lyndon Johnson thông qua cuộc bỏ phiếu cho sự công bằng Nhưng suốt thời gian sau, có rất nhiều người da trắng đã không nghĩ vậy, rằng phân biệt chủng tộc là hợp lý nhưng họ vẫn yên lặng bởi vì họ được đặc quyền có công việc tốt hơn được ưu tiên vào vị trí bồi thẩm đoàn trường tốt hơn, và những thứ khác nữa và đó là điều tương tự, tồn tại đến ngày này bởi vì phần lớn đàn ông thật sự không quan tâm, mặc dù họ nói, " tôi chống lại chủ nghĩa phân biệt đối với phụ nữ" thì họ vẫn tham gia vị trí đặc quyền và điều khó khăn để phần lớn đàn ông những người điều hành hệ thống giáo dục kiểm soát quân đội đa số lãnh đạo các chính phủ trên thế giới và hầu hết điều hành các tôn giáo chính Vậy. Điều cơ bản gì mà chúng ta cần hôm nay? tôi muốn nói điều tốt nhất có thể làm ngày hôm nay cho phụ nữ trong các quốc gia hùng mạnh như đất nước này, và nơi bạn tới châu Âu hay nơi khác, ai có quyền lực và ai có quyền tự do để nói và hành động cần có trách nhiệm với chính bạn cần phải nổ lực trong sự đòi hỏi khắt khe hơn nữa để kết thúc sự phân biệt chống lại phụ nữ trên toàn thế giới Trung bình phụ nữ ở Ai Cập không nói nhiều với con gái họ về sự xâm hại tình dục và hơn thế nữa tôi không kể chi tiết về điều đó Nhưng tôi hy vọng qua buổi nói chuyện này mỗi quý cô ở đây sẽ giúp chồng mình nhận ra hiếp dâm ở đại học hay quân đội và nơi khác và thị trường việc làm trong tương lai phải bảo vệ con gái bạn, cháu gái bạn Tôi có 12 người cháu, 4 đứa con, và 10 người chắt và tôi thường lo lắng về chúng về những nguy hiểm chúng có thể đối mặt ở Mỹ không chỉ nếu chúng sống ở Ai Cập, hay một nước nào đó có sự công bằng và tôi hy vọng tất cả các bạn sẽ tham gia với tôi trở thành chiến binh cho phụ nữ trên toàn thế giới để bảo vệ quyền con người Cảm ơn Khoa học chuyển động điểm là ngành tôi và các đồng nghiệp rất say mê. Vậy những chuyển động điểm đó là gì? Đó đơn giản là con người. Con người di chuyển trong nhà, ở văn phòng, khi đi shopping, đi du lịch khắp nơi mình sống và khắp thế giới. Nếu có thể hiểu được những chuyển động ấy chẳng phải sẽ vô cùng thú vị sao? Hiểu được những hình thái, ý nghĩa và bản chất của nó là gì. May thay, công nghệ ngày nay đã cho phép ghi lại những số liệu về con người một cách rất tuyệt vời. Nào là các thiết bị cảm ứng, camera, rồi các ứng dụng, đã cho phép ghi lại những chuyển động của con người một cách cực kỳ chi tiết. Và một nơi lý tưởng nhất để ghi lại chuyển động của con người đó là ở các trận đấu thể thao. Thế là từ bóng rổ, bóng chày, bóng bầu dục đến bóng đá, chúng tôi lắp thiết bị khắp sân vận động và trên cơ thể vận động viên để ghi lại từng tích tắc chuyển động một. Đến đây chắc các bạn cũng đoán được công việc của chúng tôi rồi đó là nghiên cứu những vận động viên như những chuyển động điểm. Chúng tôi thu được cả núi chuyển động điểm nhưng những dữ liệu thô ấy rẩt khó nghiên cứu và không đáng quan tâm lắm. Cái có giá trị trong đó, là những điều huấn luyện viên luôn muốn biết, mà không thể biết được vì họ không thể theo dõi các trận đấu từng giây một, không thể nhớ được hết và xử lý hết. Bởi vì con người không thể làm được điều đó. Nhưng máy móc thì có thể. Vấn đề ở chỗ máy móc không thể hiểu được trận đấu như một huấn luyện viên, ít nhất cho đến nay là chưa. Vậy chúng tôi đã dạy máy móc hiểu được những gì? Đầu tiên là những thứ đơn giản trước. Ví dụ như chuyền bóng, ném bóng, rồi bắt bóng bật bảng, những kiến thức cơ bản nhất đã. Sau đó chúng tôi tiếp tục đến những thứ phức tạp hơn, ví dụ như đè chiếm vị trí, phối hợp yểm trợ, rồi cô lập. Nếu bạn không biết thì cũng không sao, người chơi nghiệp dư là đã biết rồi. Đến nay thiết bị của chúng tôi đã hiểu được những hành động phức tạp như di chuyển tạo khoảng trống, wide pin, những kỹ thuật của dân nhà nghề. Vậy là thiết bị của chúng tôi đã hiểu được trận đấu như một huấn luyện viên rồi. Vậy chúng tôi đã làm thế nào? Nếu hỏi một huấn luyện viên phối hợp yểm trợ là gì, rồi lấy những gì họ mô tả đem mã hoá như một thuật toán, kết quả chắc kinh khủng luôn. Bởi vì họ sẽ bảo, phối hợp yểm trợ là một điệu khiêu vũ giữa 4 cầu thủ hai người tấn công, và hai người phòng thủ. Cơ bản nó là như thế này. Một trong hai cầu thủ tấn công sẽ không giữ bóng. Cầu thủ đó sẽ ở bên cạnh để yểm trợ cho cầu thủ có bóng. Và cầu thủ đó sẽ ở vị trí này. Cả hai cầu thủ sẽ cùng di chuyển đến rổ. Đấy, chỉ có thế thôi. (Khán giả cười) Đó là một ví dụ về một thuật toán tồi. Nếu cầu thủ yểm trợ, từ chuyên môn là cầu thủ cản di chuyển gần cầu thủ có bóng, nhưng không dừng lại, thì có thể không phải là phối hợp yểm trợ. Hoặc cầu thủ đó có dừng lại, nhưng quá xa cầu thủ có bóng, thì có thể cũng không phải là phối hợp yểm trợ. Hoặc cầu thủ đó ở gần, và có dừng lại, nhưng hai cầu thủ đó ở vị trí dưới rổ, thì cũng không phải là phối hợp yểm trợ. Nhưng tất cả những cái đó rất dễ đánh giá sai. Bởi vì khoảng thời gian, khoảng cách, và vị trí của cầu thủ phải xác định cực kỳ chính xác. May thay, nhờ có máy móc, chúng ta có thể mô tả những gì đã biết một cách phi thường. Thiết bị này làm việc như thế nào, bằng việc ghi lại các mẫu có sẵn. Chúng tôi đến chỗ bạn thiết bị, bảo bạn ấy rằng, "Nhé, thế này là phối hợp yểm trợ, còn thế này là không phải. Nó khác nhau ở chỗ nào nào?" Mấu chốt là ở chỗ tìm được đặc điểm để phân biệt được một cách rõ ràng. Nếu tôi phải dạy cho thiết bị cách để phân biệt quả táo và quả cam chẳng hạn. Có lẽ tôi sẽ bảo nó hãy dựa vào màu sắc và hình dạng. Còn đối với trường hợp này thì nên dựa vào cái gì? Đặc điểm mấu chốt nào giúp thiết bị có thể định vị được một biển các chuyển động điểm? Vì thế, việc tìm ra mối liên hệ giữa vị trí tương đối và tuyệt đối, khoảng cách, thời gian và vận tốc là chìa khoá của ngành chuyển động điểm, hay gọi cho đúng ra theo tên chuyên ngành, là nhận thức hình thái không gian-thời gian. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra là nó phức tạp thật. Vấn đề là ở chỗ, các huấn luyện viên không cần biết đó có phải là phối hợp yểm trợ hay không. mà họ muốn biết cầu thủ của họ đã chơi như thế nào. Vì sao họ muốn biết điều đó? Tôi xin tiết lộ một bí quyết nhà nghề của họ. Trong ngành bóng rổ hiện đại, hầu như trận đấu nào cũng sử dụng kỹ thuật này. Việc thuần thục kỹ thuật phối hợp yểm trợ là mấu chốt quyết định thắng bại. Nhưng kỹ thuật này có rất nhiều biến thể và việc xác định các biến thể của nó là vô cùng quan trọng. Đó là lý do họ cần một thiết bị thật tốt. Tôi xin đưa ra một ví dụ. Hai cầu thủ tấn công và hai cầu thủ phòng vệ. đang chuẩn bị thực hiện kỹ thuật phối hợp yểm trợ. Người đồng đội có thể lật hoặc giật. Cầu thủ bảo vệ bóng có thể di chuyển phía trên hoặc phía dưới. Người đồng đội có thể show hoặc play up to touch, hoặc play soft. Và cùng nhau họ có thể đổi chỗ hoặc tấn công chớp nhoáng. Mới đầu tôi thậm chí còn không hiểu gì về những điều đó. Và nếu các cầu thủ di chuyển đúng như thế, chúng tôi sẽ dễ thở hơn nhiều, nhưng thực tế lại còn khó khăn hơn thế. Các cầu thủ dao động rất nhiều, khiến cho việc xác định những biến thể với độ chính xác cao, cả về tính chính xác, và khả năng truy vấn, trở nên rất khó khăn nhưng có thế các huấn luyện viên mới có thể tin tưởng chúng tôi được. Nhưng cho dù những đặc điểm không gian-thời gian có khó khăn đến đâu chúng tôi đã vượt qua hết. Các huấn luyện viên đã tin tưởng chúng tôi trong việc xác định những biến thể ấy. Chúng tôi đã tiến đến mức hầu như tất cả các ứng cử viên tham gia vào giải NBA năm nay đều sử dụng phần mềm của chúng tôi, được cài đặt trên một thiết bị hiểu được những chuyển động của bóng rổ. Không chỉ có vậy, chúng tôi đã có thể đưa ra những lời khuyên về chiến thuật giúp đội bóng chiến thắng các trận đấu quan trọng. Cảm giác được một huấn luyện viên đã 30 năm trong nghề hỏi ý kiến thiết bị của chúng tôi thật sự rất tự hào. Không chỉ có phối hợp yểm trợ, nó còn biết nhiều hơn thế. Lúc đầu nó chỉ hiểu được những thứ đơn giản, nhưng dần dần đã hiểu được những thứ phức tạp hơn. Giờ đây nó đã biết rất nhiều thứ rồi. Nói thẳng tôi thậm chí còn không hiểu mấy những cái nó làm Tất nhiên đôi khi máy móc có thể thông minh hơn con người, chúng tôi vẫn băn khoăn, liệu nó có thể biết nhiều hơn cả huấn luyện viên không? Liệu nó có biết nhiều hơn cả con người không? Hoá ra là có. Huấn luyện viên luôn muốn cầu thủ có được những cú ném tốt. Nếu cầu thủ đang ở gần rổ mà không có đối thủ nào xung quanh thì quá đơn giản. Nhưng nếu cầu thủ ở quá xa rổ, lại bị nhiều đối thủ kèm thì khó mà ném tốt được. Nhưng về định tính, chưa ai xác định được tình huống tốt/không tốt đến mức nào. Cho đến khi thiết bị này ra đời. Điều mà chúng tôi làm được, là sử dụng các đặc điểm không gian-thời gian Chúng tôi quan sát từng cú ném một. Chúng tôi có thể quan sát được từ vị trí của cú ném, góc hướng rổ, đến vị trí của các đối thủ phòng vệ, khoảng cách của họ, góc đứng của họ. Nếu có nhiều đối thủ, chúng tôi quan sát được họ di chuyển như thế nào và dự đoán được loại ném. Chúng tôi dựa vào vận tốc của họ để xây dựng một mô hình dự đoán khả năng ghi điểm của cú ném đó. Vì sao điều này lại quan trọng? Nếu trước đây cú ném chỉ là cú ném thôi thì bây giờ chúng tôi phân tích nó thành hai yếu tố chất lượng của cú ném và chất lượng của cầu thủ Đây là một biểu đồ bong bóng. Đã là TED thì phải có biểu đồ bong bóng chứ. (Khán giả cười) Đây là các cầu thủ NBA. Kích cỡ của bong bóng là kích cỡ của cầu thủ, và màu sắc là vị trí. Trục X thể hiện khả năng ghi điểm của cú ném. Các cầu thủ bên trái thực hiện các cú ném khó, Các cầu thủ bên phải thực hiện các cú ném dễ. Trục Y thể hiện năng lực của cầu thủ. Các cầu thủ giỏi ở phía trên, cầu thủ kém ở phía dưới. Ví dụ, trước đây bạn chỉ biết một cầu thủ nào đó đã thực hiện cú ném có 47% khả năng ghi điểm bạn chỉ biết được có thế. Nhưng hôm nay, tôi có thể cho bạn biết cầu thủ đó đã thực hiện một cú ném mà một cầu thủ NBA bình thường có thể đạt được 49% và anh ta ném kém hơn 2%. Điều này rất quan trọng bởi vì có rất nhiều những cú ném kém như vậy. nên cần phải biết được cú ném của cầu thủ mà bạn đang định ký hợp đồng 100tr đôla đó là cú ném tồi của một cầu thủ giỏi hay cú ném tốt của một cầu thủ kém. Thiết bị này không thay đổi cách chúng ta nhìn nhận cầu thủ nhưng thay đổi cách chúng ta nhìn nhận trận đấu. Xin kể một câu chuyện, cách đây vài năm trong một trận chung kết giải NBA Đội Miami đang thua 3 điểm mà chỉ còn 20 giây Họ sắp vuột mất chức vô địch đến nơi. Một anh bạn trẻ tên là LeBron James xông lên thực hiện cú ném 3 điểm Ném không trúng. Đồng đội của anh ta, Chris Bosh đã bắt bóng bật bảng chuyền cho một cầu thủ khác là Ray Allen. Anh ta ghi 3 điểm. Rồi họ chơi bù giờ. Đội Miami thắng trận đó và giành chức vô địch. Đó là một trong những trận đấu hay nhất trong lịch sử bóng rổ. Việc tính toán được khả năng ghi điểm của mỗi cầu thủ trong từng giây một và khả năng họ bắt được bóng bật bảng từng giây một sẽ lý giải khoảnh khắc ấy bằng một phương pháp trước kia chưa từng có. Rất tiếc tôi không được phép sử dụng đoạn băng đó ở đây. Nhưng để các bạn hình dung được, chúng tôi đã đóng lại tình huống ấy trong trận bóng của công ty khoảng 3 tuần trước. (Khán giả cười) Chúng tôi đã dựng lại các phân tích dẫn đến các chỉ đạo trong tình huống đó. Đây, đây là đội bóng công ty chúng tôi. Đây là Chinatown ở Los Angeles, ở công viên mà chúng tôi hay chơi vào cuối tuần. Chúng tôi đang dựng lại khoảnh khắc của Ray Allen hồi ấy và các phân tích mà thiết bị đã làm. Và đây là cú ném huyền thoại ấy. Tôi sẽ cho các bạn xem khoảnh khắc ấy và tất cả những chỉ đạo của huấn luyện viên. Chỉ khác đây là chúng tôi, thay vì là cầu thủ chuyên nghiệp, và tôi sẽ là bình luận viên. Các bạn chịu khó nhé. Đây là đội Miami. Đang bị dẫn 3 điểm. Còn 20 giây. Jeff chuyền bóng. Josh đã bắt được, chuẩn bị ném cú 3 điểm! (Thiết bị tính toán khả năng ghi điểm) (Chất lượng ném) (Khả năng bắt bóng bật bảng) Không trúng! (Khả năng bắt bóng bật bảng) Noel bắt đi. Chuyền cho Daria. (Chất lượng ném) Cú 3 điểm - xong! Trận hoà với 5 giây còn lại. Đám đông cuồng lên. (Khán giả cười) Đại loại khoảnh khắc đó là như vậy. (Khán giả vỗ tay) Đại loại thôi. (Khán giả vỗ tay) Trong các giải NBA có khoảng 9% khả năng xảy ra những khoảnh khắc như vậy. Chúng tôi tính toán được và còn tính toán được nhiều thứ nữa. Nhưng tôi không nói cho các bạn chúng tôi đã phải đóng lại mấy lần mới đạt đâu. (Khán giả cười) Thôi được tôi nói. 4 lần . (Khán giả cười) Daria cậu làm tốt lắm. Nhưng điều quan trọng trong đoạn băng đó không phải là những chỉ đạo từ cánh gà của huấn luyện viên. Bạn không cần là huấn luyện viên mới theo dõi được các chuyển động. Bạn không cần là cầu thủ chuyên nghiệp mới có phân tích các chuyển động của mình. Thậm chí, bạn không cần phải chơi thể thao bởi bạn tạo ra chuyển động ở khắp nơi. Bạn chuyển động trong nhà mình, trong công sở, khi đi shopping, khi đi du lịch khắp nơi bạn sống và khắp thế giới. Thiết bị này có thể giúp được gì? Không phải nhận dạng kỹ thuật phối hợp yểm trợ nữa, mà xác định khoảnh khắc và báo cho tôi biết khi nào con tôi bước bước đi đầu tiên. Cháu sắp biết đi rồi đấy các bạn ạ. Hay giúp chúng ta sử dụng các toà nhà tốt hơn, quy hoạch thành phố tốt hơn. Tôi tin rằng với sự phát triển của khoa học chuyển động điểm, Chúng ta sẽ chuyển động tốt hơn, thông minh hơn và sẽ tiến về phía trước. Xin cám ơn các bạn rất nhiều. (Khán giả vỗ tay) Tôi bắt đầu buổi nói chuyện hôm nay bằng cách chia sẻ một bài thơ được viết bởi một người bạn của tôi ở Malawi, Eileen Piri. Eileen mới chỉ có 13 tuổi, nhưng khi chúng tôi đọc qua tuyển tập thơ của chúng tôi Tôi nhận ra rằng bài thơ của cô ấy rất thú vị, rất tích cực. Vì thế tôi sẽ đọc nó cho các bạn. Cô ấy đặt tiêu đề cho bài thơ là: "Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn." (Khán giả cười) "Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn. Mẹ tôi không thể ép tôi lập gia đình. Bố tôi không thể ép tôi lập gia đình. Chú, cô, bác tôi anh, chị tôi, không thể ép tôi lập gia đình. Không ai trên thế giới này có thể ép tôi lập gia đình. Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn. Cho dù bạn có đánh tôi, cho dù bạn có xua đuổi tôi, cho dù bạn có làm bất cứ điều gì tồi tệ cho tôi, Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn. Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn, nhưng phải sau khi tôi học hành đầy đủ, và sau khi tôi thực sự đã trưởng thành, Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn." Bài thơ này có vẻ hơi lạ, bởi nó được viết bới một cô bé 13 tuổi, nhưng tại nơi mà Eileen và tôi sống, bài thơ mà tôi vừa đọc cho các bạn, là tiếng khóc của một chiến binh. Tôi đến từ Malawi. Malawi là một trong số nước nghèo nhất trên thế giới, rất nghèo, nơi mà bình đẳng giới là một vấn đề. Lớn lên ở đấy nước đó, Tôi không thể tự lựa chọn cuộc sống của mình. Tôi thậm chí không thể khám phá những cơ hội cho riêng tôi trong cuộc sống. Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện về hai cô gái khác nhau, hai cô gái xinh đẹp. họ đã lớn lên dưới chung một mái nhà Họ ăn cùng loại thức ăn. Thỉnh thoảng, họ còn mặc chung quần áo, và thậm chí cả giầy, dép. Nhưng cuộc đời của họ đã có các kết khác nhau, theo hai con đường khác nhau. Một cô gái là em gái của tôi. Cô em gái của tôi khi mới chỉ 11 tuổi đã bắt đầu có thai. Đây là một điều đau đớn. Không chỉ đau đớn cho em tôi mà còn cả cho tôi. Tôi cũng phải trải qua một thời kỳ rất khó khăn. Với văn hoá của chúng tôi, một khi bạn đến tuổi dậy thì, bạn được đưa tới các trại huấn luyện về tình dục, Ở những trại này, Bạn được dạy cách làm thế nào để thoả mãn tình dục cho người đàn ông. Có một ngày đặc biệt, người ta gọi là "Ngày Rất Đặc Biệt" một người đàn ông được cộng đồng thuê tới cái trại đó và quan hệ tình dục với các bé gái ở đấy. Tưởng tượng những tổn thương mà những bé gái này phải trải qua hàng ngày. Hầu hết các bé gái đều có thai. Chúng thậm trí còn mắc HIV và AIDS và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác Đối với em gái của tôi, nó cũng đã có thai. Tới nay, nó mới có 16 tuổi thôi vậy mà nó đã có 3 đứa con. Cuộc hôn nhân thứ nhất của nó đã không tồn tại và cuộc hôn nhân thứ 2 của nó cũng không còn Ở một phía khác, có một cô cái. Cô ấy thật tuyệt vời. (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) Tôi nói cô ấy tuyệt vời bởi vì chính cô ấy. Cô ấy rất tuyệt vời. Người con gái đó là tôi. (Khán giả cười) Khi tôi 13 tuổi, Người ta nói với tôi rằng tôi đã lớn, Lúc này tôi đã tới tuổi, mà tôi phải tới trại huấn luyện tình dục. Tôi đã thốt lên, " Cái gì cơ? Tôi sẽ không tới trại huấn luyện tình dục. " Các bạn biết người phụ nữ nói gì với tôi không? "Cháu thật ngốc. Thật bướng bỉnh. Cháu không tôn trọng truyền thống của xã hội và cộng đồng của chúng ta." Tôi đã nói không bởi vì tôi đã biết nơi mà tôi sẽ đến Tôi đã biết điều mà tôi muốn trong cuộc đời. Tôi đã có rất nhiều ước mơ như một cô gái trẻ. Tôi đã muốn được học hành đầy đủ, để tìm một công việc phù hợp trong tương lai. Tôi đã tự mơ mình là một luật sư, được ngồi trên một chiếc ghế to. Những tưởng tượng đó đi qua tâm trí tôi hàng ngày. Và tôi biết rằng một ngày, Tôi có thể đóng góp một vài thứ gì đó, nhỏ bé thôi cho cộng đồng của tôi. Nhưng hàng ngày sau khi tôi nói lời từ chối người phụ nữ lại nói với tôi, "Cháu tự nhìn vào mình đi, cháu đã lớn rồi. Em cháu thì đã có con. Còn cháu thì sao?" Cái điệp khúc đó cứ vẳng bên tai tôi ngày qua ngày, và đó cũng là cái điệp khúc mà các cô gái phải nghe hàng ngày khi mà họ không làm cái điều mà cộng đồng muốn họ làm Khi tôi so sánh 2 câu chuyện giữa tôi và em gái tôi, Tôi đã nói, "Tại sao tôi không thể làm một vài thứ? Tại sao tôi không thể thay đổi thay đổi một vài thứ mà đã tồn tại rất lâu rồi trong cộng đồng của chúng tôi?" Đó là khi tôi gọi những cô gái khác giống như em gái tôi những người đã có con, những người đang ở trong lớp học, nhưng đã quyên cách đọc và viết Tôi nói, "Nào, chúng ta có thể nhắc nhở nhau" cách đọc và viết, làm thế nào để cầm bút, làm thế nào để đọc, để cầm quyển sách" Đó là thời gian tuyệt với nhất của tôi với họ. Không chỉ là tôi đã hiểu được một chút về họ, mà ở đó họ có thể kể cho tôi nghe những câu chuyện về riêng họ, những điều họ đang đối mặt hàng ngày khi là những người mẹ trẻ. Cũng đã giống như tôi lúc này, "Sao chúng ta không thể thực hiện tất cả những điều này đang xảy ra với chúng tôi và bộc bạch chúng cho những người mẹ, những người lãnh đạo cổ hủ, rằng đây là những điều không đúng?" Nó là điều đáng sợ để làm, bởi vì những người lãnh đạo cổ hủ này, họ đã quen với những điều này, những điều mà nó đã như vậy nhiều đời nay. Một điều khó khăn để thay đổi, nhưng là điều tốt để thử làm. Vì thế chúng tôi đã thử. Nó đã rất khó khăn, nhưng chúng tôi đã cố gắng. Và tôi ở đây hôm nay để nói rằng ở cộng đồng của tôi, là một cộng đồng đầu tiên sau khi các cô gái đã thúc đẩy lãnh đạo cổ hủ của chúng tôi. và các nhà lãnh đạo đã đứng lên tuyên bố không cô gái nào phải kết hôn trước tuổi 18. (Khán giả vỗ tay) Ở cộng đồng của tôi, đó là lần đầu tiên ở một cộng đồng, họ phải đưa ra nội quy, nội quy đầu tiên để bảo vệ các cô gái trong cộng đồng chúng tôi. Chúng tôi đã không dừng lại đó. Chúng tôi đã quyết định đấu tranh cho các cô gái, không chỉ trong cộng đồng của tôi, mà thậm chí cả các cộng đồng khác nữa. Khi dự luật về kết hôn ở trẻ em được bàn thảo vào tháng 2, chúng tôi đã ở đó tại Quốc Hội Hàng này, khi các nghị sĩ vào họp, chúng tôi đã nói với họ, "Các ông/bà làm ơn ủng hộ dự luật ?" Và chúng tôi không có nhiều công nghệ như ở đây, nhưng chúng tôi có những chiếc điện thoại nhỏ bé. Và chúng tôi đã tự hỏi, "Tại sao chúng ta không thể lấy số và nhắn tin cho họ?" Và chúng tôi đã làm vây. Điều đó quả là rất tốt. (Khán giả vỗ tay) Và khi dự luật được thông qua, chúng tôi đã nhắn tin lại "Cảm ơn ông/bà đã ủng hộ cho dự luật" (Khán giả cười) Và khi dự luật được ký bởi tổng thống, được đưa chính thức vào luật, nó đã là một điểm cộng. Giờ đây ở Malawi, 18 tuổi mới được phép lập gia đình, trước đây là 15 tuổi (Khán giả vỗ tay) Một điều tuyệt vời khi được biết là dự luật đã được thông qua, nhưng để tôi kể cho bạn nghe điều này: Có nhiều quốc gia mà ở đó 18 là tuổi được phép lập gia đình, nhưng ta có không nghe thấy tiếng khóc của phụ nữ và các cô gái hàng ngày không? Ngày qua ngày, cuộc sống của các cô gái bị lãng phí. Đây là thời điểm tốt nhất cho các nhà lãnh đạo, để thực hiện cam kết của họ. khi thực hiện cam kết này, có nghĩa là đặt các vấn đề của các cô gái vào tâm điểm tại mọi thời điểm. Chúng ta không bị đặt xuống là thứ yếu, nhưng chúng ta phải hiểu rằng phụ nữ, như chúng ta đây trong phòng này, chúng ta không chỉ là phụ nữ, chúng ta không chỉ là cáccô gái, chúng ta thật tuyệt diệu. Chúng ta có thể làm nhiều hơn. Và những điều khác nữa cho Malawi, và không chỉ Malawi mà cho các quốc gia khác nữa: Các luật vẫn nằm đó, như đã biết, luật không phải là luật cho đến khi nó được thực thi phải không? điều luật vừa mới được thông qua và các điều luật ở các nước khác thì vấn ở đó, chúng cần được công khai ở địa phương, tại các cộng đồng, nơi mà các vấn đề của các cô gái đang được đề cập. Các cô gái đối mặt với các vấn đề khó khăn, trong cộng đồng hàng ngày. Vì vậy nếu các cô gái trẻ biết rằng có những điều luật để bảo vệ họ, họ sẽ có thể đứng lên và bảo vệ lại chính họ bởi vì họ sẽ hiểu rằng có điều luật bảo vệ họ. Và một điều khác nữa tôi muốn nói là tiếng nói của các cô gái và tiếng nói của phụ nữ là tuyệt với, chúng đang ở đó, nhưng chúng ta không thể làm điều đó một mình. Vận động nam giới, họ phải cùng tham gia vao, để cùng bước tới và làm việc cùng nhau. Đó là một công việc chung. Điều mà chúng tôi cần là điều mà các cô gái khắp nơi cần: đó là giáo dục tốt, và trên hết là không kết hôn khi 11 tuổi Và hơn thế nữa, Tôi cho rằng cùng lúc, chúng ta có thể chuyển đổi luật pháp, văn hoá và chính trị mà chối bỏ các quyền lợi của phụ nữ. Tôi ở đây ngày hôm nay và tuyên bố rằng chúng ta có thể chấm dứt việc tảo hôn trong một thế hệ. Đây là thời điểm khi mà một cô gái và một cô gái, và hàng triệu cô gái trên toàn cầu, sẽ có thể nói rằng, "Tôi sẽ lập gia đình khi tôi muốn" (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Hơn 10 năm qua, tôi nghiên cứu về cách chúng ta sắp xếp và trình bày thông tin. Và tôi đã nhận thấy một sự thay đổi thú vị. Trong một thời gian dài, ta tin tưởng vào trật tự sắp xếp tự nhiên nơi thế giới chúng ta đang sống, trật tự "Chuỗi xích vĩ đại của sự sống", còn gọi là "Scala naturae" tiếng La-tinh, một cấu trúc từ trên xuống bắt đầu là Chúa ở trên đỉnh, tiếp đó là các thiên thần, quý tộc, người thường, động vật, vân vân ... Quan niệm này dựa trên bản thể luận của Aristotle, giúp phân loại những gì con người từng biết đến theo những tiêu chí cụ thể, ví dụ như một hình ở sau tôi đây. Nhưng trải qua thời gian khá lâu, khái niệm này được xây dựng trên sơ đồ cây phân nhánh và được biết đến với tên "Cây Porphyrian'', được xem là Cây Kiến thức lâu đời nhất. Sơ đồ phân nhánh của cây thật sự là một phương tiện hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin và theo thời gian, nó trở thành công cụ thông tin quan trọng để mô tả sự đa dạng của các hệ thống kiến thức. Có thể thấy các cây được dùng để liệt kê những chuẩn mực đạo đức, như cây đức hạnh hay cây dục vọng được nhiều người biết đến, Như ở đây, những minh họa tuyệt đẹp về Châu Âu thời Trung Cổ. Dạng cây này cũng được dùng để mô tả quan hệ gia đình và những sự ràng buộc về huyết thống. Chúng ta cũng thấy những cây phả hệ, có lẽ đó là nguyên mẫu nổi tiếng nhất của sơ đồ hình cây. Tôi nghĩ nhiều bạn ở đây có lẽ đã thấy cây gia đình. Nhiều bạn thậm chí còn có cây gia phả theo cách riêng của mình. Thậm chí chúng ta có thể thấy cây vẽ những hệ thống pháp luật, rất nhiều chiếu chỉ và sắc lệnh của vua chúa và giai cấp thống trị. Và cuối cùng, tất nhiên, rất thông dụng trong khoa học, chúng ta có thể thấy cây sơ đồ mô tả tất cả các loài mà con người biết đến. Những cây sơ đồ ấy trở thành một biểu tượng trực quan mạnh mẽ bởi vì theo một cách nào đó, chúng biểu hiện nỗi khao khát hướng tới trật tự, cân bằng, thống nhất và cân đối. Tuy nhiên, nay chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức phức tạp và lộn xộn mới mà ta không thể hiểu được nếu chỉ sử dụng một biểu đồ cây đơn giản. Một phương tiện diễn đạt mới đang hình thành, và nó đang dần thay thế sơ đồ cây để biểu diễn các hệ thống đa dạng của kiến thức. Nó cho chúng ta cách nhìn mới để hiểu thế giới quanh ta. Phương tiện biểu hiện mới này là mạng lưới. Chúng ta có thể thấy sự thay đổi từ sơ đồ cây sang mạng lưới ở nhiều lĩnh vực kiến thức. Chúng ta có thể thấy sự thay đổi trong cách chúng ta hiểu bộ não. Trước đây, chúng ta từng nghĩ não như một cơ quan tập trung có tính mô đun, ở đó một vùng sẽ điều khiển một tập hợp các hành động và hành vi, càng biết về não, chúng ta càng thấy não giống một bản giao hưởng, được thể hiện bởi hàng trăm, hàng ngàn nhạc cụ. Đây là một hình tuyệt đẹp được thực hiện bởi Dự án Não Xanh, ở đó bạn có thể thấy mô phỏng 10.000 nơron và 30 triệu kết nối. Đây mới chỉ thể hiện được 10% của vùng tân vỏ não ở động vật có vú. Chúng ta cũng có thể thấy thay đổi này khi mô tả kiến thức của con người. Đây là vài mô hình cây kiến thức đặc biệt, hay cây khoa học, vẽ bởi nhà bác học Tây Ban Nha Ramon Llull. Llull thật sự là sư tổ, người đầu tiên vẽ ra hình ảnh của khoa học dưới mô hình cây, đó là hình ảnh mà chúng ta dùng mỗi ngày, khi nói, "Sinh học là nhánh của khoa học," hay khi chúng ta nói, "Di truyền là một nhánh của khoa học." Nhưng có thể hình đẹp nhất của các cây kiến thức, ít nhất là đối với tôi, là hình được vẽ trong bách khoa tự điển Pháp bởi Diderot và d'Alembert năm 1751. Đây thật sự là thành tựu của Nền Khai Sáng Pháp, và minh họa tuyệt đẹp này được vẽ như một thư mục cho bách khoa tự điển này. Nó mô tả bao quát tất cả các lĩnh vực khoa học như là những nhánh của một cây. Nhưng kiến thức thì phức tạp hơn nhiều. Đây là 2 bản đồ của Wikipedia mô tả những liên kết qua lại của những bài viết- liên quan đến lịch sử ở hình bên trái, và liên quan đến toán ở hình phải. Tôi nghĩ khi nhìn các bản đồ này và những bản đồ khác được vẽ trong Wikipedia- đây là một trong những cấu trúc hình rễ lớn nhất của con người- ta có thể hiểu kiến thức nhân loại phức tạp hơn đến mức nào và phụ thuộc lẫn nhau, như là một mạng lưới. Chúng ta cũng có thể thấy thay đổi thú vị này trong cách ta mô tả các quan hệ con người trong xã hội. Đây là một sơ đồ tổ chức tiêu biểu. Tôi nghĩ nhiều người trong các bạn đã thấy dạng sơ đồ này, ở công ty của bạn, hay nơi nào đó. Nó là cấu trúc từ trên xuống nó thường bắt đầu từ Giám đốc điều hành ở đỉnh, và ở đó bạn có thể nhìn xuống theo các nhánh đến từng công nhân ở đáy. Nhưng đôi khi con người, tất cả con người đều độc nhất theo cách của họ, và đôi khi bạn không tuân theo cấu trúc cứng nhắc này. Tôi nghĩ Internet làm thay đổi hình mẫu này rất nhiều. Đây là một sơ đồ hợp tác xã hội trên mạng Internet giữa những nhà phát triển Perl. Perl là một ngôn ngữ lập trình nổi tiếng, và đây, bạn có thể thấy cách những lập trình viên đang trao đổi các tập tin, và làm việc chung trên một công việc cụ thể. Và bạn có thể thấy rằng đây là một quá trình chia sẻ toàn diện - không có ai là lãnh đạo trong tổ chức này cả, đó là một mạng lưới. Ta có thể thấy hình dạng này trong tổ chức khủng bố. Một trong những thách thức chính của việc hiểu khủng bố ngày nay là ta phải đối phó với các phần tử được phân bố quyền và độc lập, ta không thấy người lãnh đạo của cả tổ chức. Và đây, bạn có thể thấy cách thức hình ảnh thể hiện. Biểu đồ mà bạn thấy sau lưng tôi cho thấy tất cả các kẻ khủng bố ở vụ tấn công Madrid năm 2004. Điều chúng đã làm ở đây là phân chia mạng lưới trong 3 năm khác nhau, được trình bày bằng các lớp thẳng đứng mà bạn thấy sau tôi. Và các đường xanh nối kết các phần tử, chúng hiện diện trong mạng lưới từ năm này sang năm khác. Thậm chí bạn nghĩ rằng không có lãnh đạo, những kẻ này có thể là những phần tử có ảnh hưởng nhất trong tổ chức, chúng biết rõ về kế hoạch quá khứ, tương lai và mục đích của nhóm này. Ta cũng có thể thấy sự thay đổi từ cây sang mạng lưới ở cách mà chúng ta sắp xếp và tổ chức các chủng loài. Hình ảnh bên phải là minh họa tốt nhất cho điều Darwin kết luận trong "Nguồn gốc các loài," Darwin gọi là " Cây Sự sống." Darwin đã gửi một lá thư cho nhà xuất bản để bổ sung thêm về sơ đồ đặt biệt này. Nó là cốt lõi của thuyết tiến hóa Darwin. Nhưng gần đây, các nhà khoa học phát hiện 1 bức màn che phủ cây sự sống này là hệ thống vi khuẩn dày đặc, những vi khuẩn này kết lại với nhau trước đây, chúng được xem là cá thể độc lập, thì nay, các nhà khoa học cho là chúng không thuộc cây sự sống, mà là những hệ thống sự sống, mạng lưới sự sống. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy thay đổi này lần nữa, khi chúng ta nhìn hệ sinh thái trên hành tinh. Chúng ta chỉ thấy những sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản hóa mà chúng ta đã học ở trường. Còn đây là một miêu tả chính xác hơn về hệ sinh thái. Đây là sơ đồ do Giáo Sư David Lavigne vẽ, mô tả 100 loài có tương tác với cá tuyết của vùng biển Newfoundland in Canada. Tôi nghĩ ở đó, chúng ta có thể hiểu được thiên nhiên đầy liên kết hữu cơ phức tạp của vô vàn hệ sinh thái trên hành tinh. Nhưng gần đây, hình ảnh của mạng lưới, đang có thêm hình thức và vẻ bên ngoài thay đổi, và nó đang phát triển phép phân loại hình ảnh. một bộ cú pháp đang hình thành trong một ngôn ngữ mới. Đây là một trong những phương diện đã cuốn hút tôi. Đây là 15 phân loại khác nhau mà tôi đang sưu tầm, chúng ta có thể thấy sự đa dạng của loại sơ đồ mới này. Và đây là một ví dụ. Hình đầu phía trên, bạn thấy tia hồi tụ, một cách nhìn trở thành phổ biến từ 5 năm qua. hình trên bên trái, là hình dự án đầu tiên về mạng lưới gen, kế bên là mạng lưới các địa chỉ IP - máy con và trung tâm dữ liệu - tiếp theo là mạng lưới các bạn bè trên Facebook. Có lẽ bạn không thể thấy hết các dạng khác nhau, dù chúng có cùng cách mô tả, cùng mô hình, để vẽ nên những kết nối phức tạp vô tận của riêng chúng. Đây là một vài ví dụ trong rất nhiều tôi đã thu thập được, của sự phân loại đang phát triển dạng mạng lưới. Nhưng những mạng lưới này không chỉ là một hình ảnh khoa học. Vì nhà thiết kế, nhà nghiên cứu và khoa học còn vẽ nên nhiều hệ thống phức tạp, theo nhiều cách ảnh hưởng lên ngành nghệ thuật truyền thống như hội họa và điêu khắc, và ảnh hưởng lên rất nhiều nghệ sĩ. Có lẽ vì các mạng lưới có sức mạnh mỹ thuật to lớn trên họ - chúng vô cùng ấn tượng- chúng trở nên 1 chất văn hóa được lan rộng, và lôi cuốn một phong trào nghệ thuật mới, tôi gọi là "chủ nghĩa mạng lưới." Ta có thể thấy ảnh hưởng theo nhiều cách trong chính phong trào này. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy ảnh hưởng của khoa học lên nghệ thuật. Ví dụ bên trái của bạn là một bản đồ IP, một bản đồ do máy vi tính vẽ các địa chỉ IP; ta lại gặp server và máy con. Và bên phải của bạn, là các "cấu trúc và mạng lưới tạm thời" được Sharon Molloy thể hiện, bằng sơn dầu và men trên vải. Đây là một vài bức khác của Sharon Molloy, những bức họa tuyệt đẹp và phức tạp. Và đây là ví dụ khác về thụ phấn chéo thú vị giữa khoa học nghệ thuật. bên trái, bạn thấy bức " Nụ cười Du hành." Nó là một tác phẩm của máy vi tính về một mạng xã hội. Bên phải, bạn thấy bức "Cánh đồng 4" của Emma McNally, chỉ dùng than chì trên giấy. Emma McNally là một trong những người lãnh đạo của phong trào này, cô ta tạo ra những bức phong cảnh ảo rất ấn tượng này, ở đó bạn có thể nhận ra ảnh hưởng của tưởng tượng theo trường phái mạng lưới. Nhưng trường phái mạng lưới không chỉ có ở không gian 2 chiều. Đây có lẽ là một trong những dự án tôi thích về phong trào mới này. Tôi nghĩ tiêu đề của 1 dự án cũng đã nói lên tất cả : "Thiên hà Hình thành Dọc theo Sợ tơ, Như những Giọt nước Treo trên Đường tơ Nhện." Chỉ nhìn công trình đặc biệt này thôi tôi cũng cảm thấy mạnh mẽ. Nó được tạo ra bởi Tomás Saraceno, ông ta dùng những không gian rộng lớn này, cài đặt những hệ thống khổng lồ mà chỉ dùng những dây đàn hồi. Bạn có thể di chuyển trong không gian này và nhảy trên các dây đàn hồi này, toàn bộ hệ thống như được chia thành từng lớp thật giống thế giới mạng lưới hữu cơ. Đây là một ví dụ khác của trường phái mạng lưới lấy từ một cấp độ khác. Nó được tạo ra bởi nghệ sĩ Chiharu Shiota người Nhật trong tác phẩm "Nơi Thinh Lặng." Chiharu, như Tomas Saraceno, chăn lưới dày đặc đầy những phòng này, Mạng lưới này dày đặc những dây đàn hồi, gỗ đen và chỉ sợi, và đôi khi có những thứ khác như bạn thấy ở đây, thậm chí có cả con người trong nhiều tác phẩm của cô ta. Nhưng những mạng lưới không chỉ là một khuynh hướng mới, nó còn quá dễ để bạn phá hủy. Mạng lưới còn biểu hiện khái niệm phân quyền, khái niệm liên kết-nối, khái niệm phụ thuộc đa chiều. Cách suy nghĩ mới này là một thách thức đối với chúng ta để giải quyết nhiều vấn đề mà ta đối mặt ngày nay, từ việc giải mã não người, đến việc hiểu vũ trụ bao la ở ngoài kia. Bên trái, bạn thấy một hình ảnh của mạng lưới thần kinh của một con ruồi - rất giống với não của ta ở mức độ đặc biệt này. Và bên phải, bạn thấy hình ảnh vẻ bởi dự án Mô Phỏng Thiên Hà. Nó là sự mô phỏng lớn nhất và thực nhất về sự phát triển cấu trúc vũ trụ. Nó có thể viết ra lịch sử của 20 triệu thiên hà với dung lượng khoảng 25 terabytes tín hiệu. Liệu có gì trùng hợp không, khi tôi đưa ra so sánh đặc biệt này một bên là kết nối nhỏ nhất - hệ thần kinh - và một bên là liên kết lớn nhất - là chính vũ trụ - để có thể gây ấn tượng và lôi cuốn các bạn. Như Bruce Mau đã từng nói, "Khi mỗi thứ liên kết với mọi thứ khác, dù tốt hay xấu, thì mỗi thứ đều quan trọng." Cảm ơn các bạn! [tiếng vỗ tay] Lúc đó khoảng giữa hè và đã quá giờ đóng cửa quán rượu ở thành phố Berkeley nơi bạn tôi Polly và tôi cùng làm người pha chế rượu. Thường thì cuối ca làm, chúng tôi uống một ly - nhưng tối đó thì không. "Tôi có thai. Không biết sắp tới phải làm gì," Tôi nói với Polly Không chần chừ, bạn ấy trả lời, "Tôi đã từng phá thai." Trước Polly, chưa ai từng nói với tôi rằng bạn ấy đã từng phá thai. Tôi tốt nghiệp đại học chỉ vài tháng trước đó và tôi đang quen người khác khi tôi phát hiện ra mình có thai. Nghĩ về sự chọn lựa, thành thật mà nói tôi không biết phải quyết định thế nào, tiêu chuẩn nào tôi dựa vào. Làm sao tôi biết được đâu là lựa chọn đúng đắn? Tôi lo sợ là tôi sau đó sẽ hối hận vì phá thai Ở vùng biển miền Nam California, Tôi lớn lên giữa lúc đất nước đang có tranh luận về việc phá thai. Tôi sinh ra lúc cuộc chiến giữa Roe và Wade (vụ xử phá thai) được năm thứ ba. Cộng đồng của tôi theo đạo Cơ Đốc. Chúng tôi tin vào Thượng Đế, hơn là số phận và đại dương. Mọi người đều ủng hộ không phá thai. Lúc nhỏ, ý nghĩ về phá thai làm tôi buồn nên tôi biết là nếu khi nào tôi có thai tôi sẽ không bao giờ phá. Và rồi tôi lại đi phá. Đây là bậc thang đi vào điều vô vọng. Nhưng Polly tặng tôi một món quà rất đặc biệt: Ý nghĩ rằng tôi không phải một mình và sự thật là phá thai là cái gì đó chúng ta có thể nói đến. Phá thai phổ biến. Theo viện Guttmacher, một trong ba phụ nữ Mỹ sẽ có một lần phá thai trong đời của họ. Nhưng những thập niên cuối, cuộc đối thoại xoay quanh phá thai ở Mỹ ít liên quan đến những cái khác ngoài việc ủng hộ phá hay không. Đó là chính trị và phân cực. Nhưng ngoài việc tranh cãi dữ dội, nó vẫn còn lạ lẫm với chúng ta, liệu một người bạn hay thậm chí chỉ là một người nào đó, có nói với nhau về việc phá thai mà chúng ta làm, Có một khoảng cách. Giữa những gì diễn ra trong chính trị và những gì diễn ra trong đời sống thật, và trong khoảng cách đó là chiến trường đấu trí. Ủng hộ tôi hay chống lại tôi? chổ đứng nào cũng có căn cơ. Đây không chỉ là phá thai. Có những vấn đề quan trọng khác mà chúng ta không thể nói được. Và tìm cách chuyển từ đối đầu sang đối thoại là công việc của cuộc đời tôi. Có hai cách chính để bắt đầu. Một cách là lắng nghe kỹ. Và một cách khác là chia sẻ những câu chuyện. Cách đây 15 năm, tôi cùng sáng lập ra một tổ chức gọi là Exhale bắt đầu lắng nghe những người đã từng phá thai. Việc đầu tiên chúng tôi làm là lập một đường dây tâm sự, nơi mà nam nữ đều có thể gọi vào để được chia sẻ cảm xúc. Không bị dị nghị hay dính dáng chính trị, có tin không? không dịch vụ nào như vậy tồn tại trước đó. Chúng tôi cần có một khuôn mẫu mới có thể gom tất cả những kinh nghiệm khi chúng tôi lắng nghe trên đường dây của chúng tôi. Một phụ nữ hối tiếc về việc phá thai của cô. Một tín đồ Công giáo biết ơn cho quyết định của cô. Kinh nghiệm bản thân không thật vừa vặn trong cái hộp này hay hộp kia. Chúng tôi không nghĩ mình làm đúng khi hỏi những phụ nữ đó đứng về phía nào. Chúng tôi muốn chứng minh cho họ thấy rằng cả thế giới này đồng tình với họ. khi họ vượt qua trãi nghiệm riêng tư sâu thẳm này. Chúng tôi tạo ra "pro-voice" (ủng hộ nói ra) Ngoài phá thai,"pro-voice" thực hiện những vấn đề khó khăn mà thế giới đang vật lộn trong nhiều năm, những vấn đề như nhập cư, chấp nhận tôn giáo, bạo lực phụ nữ. Chúng tôi cũng tiếp cận những đề tài cá nhân chuyên sâu mà chỉ liên quan đến bạn và dòng họ gần và bạn bè của bạn. Họ có bệnh sắp mất, mẹ họ vừa chết, họ có con bị khuyết tật mà họ không thể chia sẻ được. Lắng nghe và kể chuyện là điểm nhấn của phương cách pro-voice. Lắng nghe và kể chuyện. Nghe có vẻ hay. Nghe có lẽ dễ quá? Tất cả chúng ta có thể làm được. Nó không dễ vậy đâu. Nó rất khó. Pro-voice khó vì chúng ta đang nói về những thứ mà mọi người đang đấu tranh hay những thứ mà không ai muốn nói tới. Tôi ước tôi có thể nói bạn rằng khi bạn quyết định là pro-voice, bạn sẽ tìm thấy những khoảng khắc tuyệt đẹp khi bạn vượt qua được và những khu vườn đầy hoa, khi lắng nghe và kể chuyện mà tạo ra những khoảng khắc "a-ha" tuyệt vời. Tôi ước có thể nói rằng sẽ có một bữa tiệc chào mừng đầy nữ tính dành cho bạn, hay là có một tình chị em bị mất đã lâu với những người chỉ vừa sẵn sàng đón nhận bạn quay lại khi bạn bị đóng sầm cửa lại. Lúc kể câu chuyện của chính mình, mình có thể bị tổn thương và mệt mỏi khi có cảm giác như không ai quan tâm đến. Và nếu chúng ta thành thật lắng nghe lẫn nhau, chúng ta sẽ nghe những điều mà đòi hỏi chúng ta thay đổi cách nhìn của chính mình. Không có thời gian hoàn hảo, và không có nơi hoàn hảo để bắt đầu một câu chuyện khó nói. Không bao giờ có lúc mà mọi người sẽ đọc cùng một trang, nhìn cùng một kiếng, hay biết cùng một lịch sử. Nên hãy cùng nói về việc lắng nghe và làm sao thành một người lắng nghe giỏi. Có nhìều cách thành một người lắng nghe giỏi và tôi sẽ cho bạn chỉ hai cách. Một là hỏi những câu hỏi mở - đóng. Bạn có thể hỏi bạn hay người nào đó mà bạn biết, "Bạn thấy (hôm nay) sao?" "Nó như thế nào?" "Bây giờ bạn mong gì?" Cách khác để thành người lắng nghe giỏi là dùng lại ngôn ngữ. Nếu người đó đang nói về trãi nghiệm của chính họ, dùng những từ mà họ dùng. Nếu người đó đang nói về phá thai |và họ nói từ "em bé" bạn có thể nói từ "em bé" Nếu họ nói "bào thai," Bạn cũng nói "bào thai." Nếu người đó diễn tả với bạn họ là một người đồng tính, bạn cũng dùng "người đồng tính." Nếu người đó giống một anh, nhưng họ nói họ là chi -- tốt thôi. Gọi người đó là chị. Khi chúng ta dùng lại ngôn ngữ của người đang kể câu chuyện của họ, chúng ta đang ám chỉ rằng chúng ta quan tâm hiểu họ là ai và những gì họ đang phải vượt qua. Cũng giống như chúng ta hy vọng người ta hứng thú biết chúng ta. Tôi sẽ không bao giờ quên trong một trong những buổi gặp tư vấn Exhale, lắng nghe một tình nguyện viên nói về việc cô làm sao nhận được nhiều cú điện thoại từ những phụ nữ Cơ Đốc nói về Đấng Chúa Trời. Nhiều tình nguyện viên theo đạo nhưng đây là một người đặt biệt không theo. Đầu tiên, cô thấy kỳ lạ khi nói với người gọi vào về Đấng Chúa trời. Nên cô quyết định tạo sự thoải mái. Và cô đứng trước kiếng ở nhà, và cô nói từ "Chúa Trời." "Chúa Trời." "Chúa Trời." "Chúa Trời." "Chúa Trời." "Chúa Trời." "Chúa Trời." Lập đi lập lại cho đến khi từ đó không còn cảm thấy lạ lẫm thốt ra từ miệng cô. Nói từ Chúa trời không làm tình nguyện viên này thành người Cơ Đốc, nhưng làm cho cô thành người biết lắng nghe những phụ nữ Cơ Đốc. Vì vậy, cách khác để thành pro-voice là chia sẻ những câu chuyện, và một nguy cơ mà bạn gặp phải khi bạn kể câu chuyện với ai đó, là nghĩ họ cùng một hoàn cảnh như bạn nhưng họ có thể thật sự có một quyết định khác. Ví dụ như, nếu bạn kể câu chuyện về phá thai của bạn, nhận ra rằng cô ấy có lẽ đã giữ đứa bé đó. Cô ấy có lẽ đã định phá thai. Cô ấy có lẽ đã nói với ba mẹ cô, với người đàn ông kia- hoặc là không. Cô ấy có lẽ đã cảm thấy an ủi và tự tin cho dù bạn lại cảm thấy buồn và mất mát. Điều này bình thường thôi. Cảm thông tạo ra lúc chúng ta tưởng tượng chính mình trong hoàn cảnh người khác. Không có nghĩa là tất cả chúng ta kết thúc cùng một nơi. Đó không là giao ước, đó không là sự lặp lại mà pro-voice tạo ra. Nó tạo ra một văn hoá và một xã hội đề cao những gì làm ta đặt biệt và riêng biệt. Nó đề cao những gì làm chúng ta là con người, những sai lầm và không hoàn hảo. Và cách nghĩ này cho phép chúng ta thấy được sự khác biệt bằng sự tôn trọng, thay vì sợ hãi. Nó tạo ra sự cảm thông mà chúng ta cần để vượt qua những cách mà chúng ta cố làm tổn thương nhau. Kỳ thị, tủi hổ, thành kiến, phân biệt, lạm quyền. Pro voice có tính lây lan và càng thật tế nó càng phổ biến. Vì vậy, năm ngoái tôi có thai lại. Lần này tôi mong ngóng hạ sinh con trai tôi. Lúc có thai, tôi không bao giờ tự hỏi tôi cảm thấy thế nào trong suốt đời. (Tiếng cười) Tuy nhiên tôi trả lời, bất kì khi tôi cảm thấy tuyệt vời và phấn khích hay sợ hãi và hoà toàn điếng hồn, luôn có người nào đó ở đó cho tôi câu trả lời "tôi đã từng vậy" Thật tuyệt vời. Đó là bãi đáp mời gọi đầy kịch tính từ những gì tôi đã trãi qua khi tôi nói về cảm giác lẫn lộn của tôi về phá thai. Pro-voice về những câu chuyện thật của người thật tạo ảnh hưởng trên con đường phá thai và những vấn đề chính trị hoá và kỳ thị hoá khác được hiểu và bàn thảo. từ giới tính và sức khoẻ tâm thần đến nghèo khó và tù tội. Ngoài định nghĩa của quyết định đúng hay sai những trãi nghiệm của chúng ta có thể tồn tại trong dãy quang phổ. Pro-voice chú trọng những đối thoại về kinh nghiệm con người mà có thể tạo sự ủng hộ và kính trọng cho mọi người Cảm ơn (Vỗ tay) Sẽ thế nào nếu bạn có thể uống thuốc hay tiêm vắc-xin và, giống như việc khỏi ốm, bạn có thể làm lành vết thương nhanh hơn? Ngày nay, nếu phải phẫu thuật hay gặp tai nạn, chúng ta phải nằm viện đến hàng tuần, với vết sẹo để lại và những tác dụng phụ đau đớn khi cơ thể không thể tái tạo và phát triển các cơ quan khỏe mạnh. Công việc của tôi là tạo ra những nguyên liệu hướng dẫn hệ miễn dịch đưa ra những tín hiệu để sản sinh mô mới giống như vắc-xin giúp cơ thể chúng ta chiến đấu lại bệnh tật, chúng ta có thể giúp hệ miễn dịch sản sinh mô mới và khiến những vết thương mau lành nhanh hơn. Ngày nay, việc tái tạo bộ phận cơ thể từ con số 0 nghe như một phép màu, nhưng có rất nhiều sinh vật sống có thể đạt được điều này. Một số loài thằn lằn có thể tái tạo lại đuôi, loài kỳ nhông khiêm tốn có thể hoàn toàn tái tạo lại chân trước và thậm chí con người chúng ta có thể tái tạo lá gan sau khi mất hơn một nửa lá gan ban đầu. Để phép màu như vậy đến gần hơn với cuộc sống, tôi đang nghiên cứu cách cơ thể có thể lành lại và tái tạo mô thông qua những hướng dẫn từ hệ thống miễn dịch. Từ vết xước trên đầu gối làm ảnh hưởng tới viêm xoang, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi nguy hiểm. Tôi là nhà nghiên cứu miễn dịch, và bằng việc áp dụng kiến thức về hệ thống bảo vệ cơ thể, tôi có thể tìm ra những thành phần then chốt trong cuộc chiến tái tạo lại những vết cắt và bầm tím. Khi nhìn vào những nguyên liệu đang được thử nghiệm cho khả năng giúp tái tạo lại cơ bắp, nhóm tôi nhận thấy, khi điều trị cơ bắp tổn thương với những thành phần này đã có một số lượng lớn tế bào (TB) miễn dịch trong nguyên liệu này và bao quanh cơ bắp, Trong trường hợp này, thay vì các TB miễn dịch chạy tới chỗ nhiễm trùng để chống lại vi khuẩn chúng chạy hướng tới vết thương. Tôi khám phá ra một loại TB cụ thể tế bào hỗ trợ T, xuất hiện bên trong vật chất tôi cấy vào và thực sự cần thiết cho việc vết thương lành lại. Giờ đây, giống như khi còn nhỏ, bạn bẻ một chiếc bút chì và cố gắng dán nó lại, chúng ta có thể lành lại nhưng có thể không phải ở trạng thái tốt nhất, chúng ta sẽ có sẹo. và nếu chúng ta không có những TB hỗ trợ T, thay vì một cơ bắp khoẻ mạnh, cơ bắp của chúng ta phát triển những TB mỡ bên trong, và nếu có mỡ bên trong cơ bắp, nó sẽ không còn chắc khoẻ. Nhờ vào hệ miễn dịch của chúng ta, cơ thể có thể lành lại mà không có những vết sẹo đó, giống như trước khi chúng ta bị chấn thương. Tôi hiện đang làm việc để tạo ra vật chất đó, giúp đưa tín hiệu để tạo dựng mô mới bằng việc thay đổi phản ứng miễn dịch. Chúng ta biết rằng bất cứ lúc nào có vật chất được cấy vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại. Từ máy trợ tim đến ống bơm insulin đến những thiết bị các kỹ sư tạo dựng để tạo ra những mô mới. Khi tôi đặt vật chất đó, hay tạo dựng nó trong cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một môi trường nhỏ gồm các TB và protein tạo sự thay đổi trong cách các TB gốc phản ứng. Giờ đây, giống như việc thời tiết ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, như việc đi chạy hoặc ở trong nhà xem hết một chương trình TV trên Netflix, môi trường miễn dịch của khung vật chất ảnh hưởng tới cách các TB gốc hình thành và phát triển. Nếu tín hiệu đưa ra sai lệch, ví dụ như tín hiệu Netflix, chúng ta tạo ra TB mỡ mới thay vì cơ, Khung vật chất đó được tạo ra từ rất nhiều thứ, từ nhựa cho đến những nguyên liệu tự nhiên, những sợi nano dày mỏng khác nhau, những miếng mút với ít hoặc nhiều lỗ rỗng, gel với những độ trơn khác nhau, và những nhà nghiên cứu còn có thể tạo ra những vật chất tạo ra những tín hiệu khác nhau theo từng thời gian. Nói cách khác, chúng ta có thể điều khiển một dàn nhạc mô TB bằng cách đưa chúng sân khấu, tín hiệu và dụng cụ phù hợp cái có thể được thay đổi cho những mô TB khác nhau. giống như một nhà sản xuất có thể thay đổi hệ thống cho vở "Những người khốn khổ" với "Little Shop of Horrors". Tôi đang hoà trộn những loại tín hiệu cụ thể bắt chước phản ứng cơ thể đối với vết thương để giúp chúng ta tái tạo. Trong tương lai, chúng ta có thể thấy những miếng dán không để lại sẹo. chất làm đầy cơ, hay thậm chí vắc-xin làm lành vết thương. Hiện tại, ta chưa thể tỉnh dậy và cơ thể tự lành ngay như Người Sói. Cũng không phải thứ Ba tới. Nhưng với những công nghệ hiện đại này, và bằng việc giúp hệ thống miễn dịch tái tạo TB và làm lành vết thương, chúng ta có thể bắt đầu thấy những sản phẩm trên thị trường giúp hệ thống bảo vệ của cơ thể tái tạo và có thể một ngày nào đó, ta có thể bắt kịp với loài kỳ nhông. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trên đường đến đây, Tôi có một cuộc trò chuyện ngắn khá thú vị với hành khách ngồi kế bên, trong suốt chuyến bay. Anh ta bảo rằng: "Nước Mỹ gần như hết việc rồi..." vì đa phần công việc bây giờ cứ như đùa. nhà tâm lý cho mèo, người trò chuyện với chó, kẻ đuổi theo vòi rồng." Vài giây sau, anh ta hỏi tôi, "Cô làm nghề gì?" Và tôi nhún vai: "Người xây đắp hòa bình." (tiếng cười) Hằng ngày, tôi tường thuật tiếng nói của các bà các chị, và nhấn mạnh những kinh nghiệm họ trải qua, cũng như sự tham gia của họ trong tiến trình hòa bình và giải quyết mâu thuẫn, qua công việc này, tôi nhận ra cách duy nhất để đảm bảo phụ nữ trên toàn thế giới tham gia vào phong trào này là dựa vào tôn giáo. Hiện giờ, vấn đề này rất quan trọng với tôi. Là một phụ nữ trẻ theo đạo Hồi, tôi tự hào về đức tin của mình. Đó là nguồn năng lượng và niềm tin để tôi hoàn thành công việc hằng ngày của mình. Đó cũng là lý do để tôi đứng đây, Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua những đau thương giấu dưới lớp vỏ tôn giáo, không chỉ của riêng tôi, mà tất cả những tôn giáo chính yếu trên thế giới. Sự diễn tả nhập nhằng, và lý giải sai lệch cùng với những kinh kệ ngụy tạo đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội, chuẩn mực văn hóa, luật pháp, và đời sống hằng ngày của tất cả chúng ta. đến mức chúng ta khó mà ý thức được điều đó. Ba mẹ tôi rời Libya, Bắc Phi đến Canada vào những năm đầu thập niên 1980. Và tôi là đứa giữa, trong số 11 người con. Đúng vậy, 11 người. Nhưng khi lớn lên, tôi thấy bố mẹ đều là những con chiên ngoan đạo, và có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo, cầu nguyện và ngợi ca Alah vì những lời chúc phúc, đương nhiên cũng nhắc đến tên tôi, lẫn giữa tên hàng tá người khác nữa. Họ rất tốt bụng, vui vẻ và kiên nhẫn, kiên nhẫn vô tận, cái kiểu nhẫn nhịn mà 11 đứa con bắt buộc bạn phải có. Và họ rất công bằng. Tôi chưa hề xem xét tôn giáo dưới góc nhìn văn hóa. Tôi hoàn toàn được đối xử công bằng, như những gì tôi đáng được hưởng. Tôi không hề được dạy dỗ Allah đánh giá con người qua giới tính của họ. Và ba mẹ tôi hiểu lời răn của Đấng tối cao, như một người bạn nhân từ và thiện ý, một người sẵn sàng cho đi, đã hình thành nên thế giới quan của tôi. Bây giờ thì dĩ nhiên, nhờ giáo dục gia đình mà tôi có những lợi thế nhất định. Là một trong 11 anh chị em, đào tạo tôi kỹ năng ngoại giao có hạng. Đến tận bây giờ, tôi vẫn thường bị hỏi hồi xưa học trường nào như: "Cô có học Chính trị ở trường Kennedy không?" tôi nhìn họ và nói: "Không hề, Tôi học Quan hệ Quốc tế ở trường Murabit." Trường cực kỳ khó vào. Bạn phải nói chuyện với mẹ tôi trước mới được nhận. May cho bạn là bà ở đây. Nhưng là một trong 11 đứa con, và có 10 anh chị em, dạy bạn khá nhiều điều về cấu trúc quyền lực và liên minh Dạy bạn phải tập trung, nói thật nhanh hoặc ngậm họng, vì lúc nào cũng bị chen ngang. Dạy bạn tầm quan trọng của việc truyền đạt, bạn phải biết cách đặt câu hỏi để nhận được câu trả lời mình muốn, và bạn phải nói "không "đúng cách để giữ gìn hòa khí. Nhưng bài học quan trọng nhất trong suốt tuổi thơ của tôi, là phải luôn luôn có mặt trên bàn. Khi cái đèn của mẹ tôi bị bể, tôi phải chạy vù ra đó, trong khi mẹ đang cố tìm ra xem đứa nào làm bể cái đèn. Vì tôi phải bảo vệ chính mình. Nếu không, thì tất cả các ngón tay đều chỉ về phía bạn. và bạn sẽ bị phạt, ngay trước khi kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chuyện trên chỉ là ví dụ thôi nhé, không phải chuyện của tôi. Năm 2005, khi tôi 15 tuổi, tôi học xong trung học và chuyển trường. từ Saskatoon, Canada đến Zawiya, quê hương ba mẹ tôi ở Libya. một thành phố truyền thống. Tiện đây cũng nói luôn, trước đây tôi chỉ đến Libya trong kỳ nghỉ. Với một con bé 7 tuổi, đó là một phép màu. Kem lạnh, những chuyến đi dạo bờ biển và những bà con vui vẻ. Mọi chuyện hóa ra lại khác, khi bạn đã là con bé 15 tuổi. Ngay sau đó, tôi được giới thiệu những khía cạnh văn hóa của tôn giáo. Từ "haram" có nghĩa là tôn giáo cấm đoán... và từ "aib" có nghĩa là không phù hợp với văn hóa một cách chơi chữ, vì chúng có một nghĩa như nhau, cũng như một kết quả y hệt. Tôi liên tục có những cuộc đối thoại với bạn cùng lớp, đồng nghiệp, giáo sư, bạn bè, cả bà con, và tôi bắt đầu đặt câu hỏi về quy tắc của mình chính, cũng như chí hướng của bản thân. Thậm chí với nền tảng ba mẹ gầy dựng cho tôi, tôi vẫn không ngừng nghiền ngẫm vai trò của phụ nữ trong đức tin của tôi. Ở trường Quan hệ Quốc tế Murabit, chúng tôi có buổi tranh luận nghiêm túc về chuyện này. và quy tắc đầu tiên là tìm hiểu thật kỹ vấn đề, tôi đã làm vậy, và thật bất ngờ là khá dễ dàng, tìm ra một vị lãnh đạo nữ trong tôn giáo của tôi, một người sáng tạo, mạnh mẽ... trong chính trị, kinh tế, thậm chí trong quân đội. Khadija lãnh đạo phong trào Hồi giáo, trong những ngày đầu tiên. Không có bà thì đã không có chúng tôi. Vậy tại sao chúng tôi không được học về bà? Sao chúng tôi không được học về những người phụ nữ này? Tại sao vị trí người phụ nữ lại bị hạ bệ trong chính lời dạy của tôn giáo? Và tại sao, nếu trong mắt Allah mọi người đều bình đẳng thì đàn ông lại xem khinh chúng tôi ? Với tôi, quay lại với bài học thuở nhỏ Người giữ quyền quyết đinh, người truyền tải thông tin đang ngồi ngay trên bàn kia, và run rủi thay, trong tất cả các tôn giáo, đều không phải phụ nữ. Các viện tôn giáo đều bị đàn ông chiếm lĩnh, và được lãnh đạo bởi đàn ông. Họ là người giữ quyền đặt ra chính sách, và cho tới khi chúng ta hoàn toàn thay đổi hệ thống này, thì đừng mơ mộng viễn vông rằng phụ nữ sẽ hoàn toàn tham dự vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Nền tảng của chúng ta đã lung lay. Mẹ tôi bảo rằng con không thể xây một tòa nhà hiên ngang trên cái móng nhà yếu ớt. Năm 2011, cách mạng Libya nổ ra, và gia đình tôi đứng ngay tiền tuyến. Và có một chuyện này rất thú vị, xảy ra trong cuộc chiến, gần như là chuyển đổi văn hóa, dù là tạm thời. Và đây là lần đầu tiên tôi thấy mình được chấp nhận và cổ vũ tham dự vào phong trào này. Đó là yêu cầu tất yếu. Tôi và những phụ nữ khác được ngồi vào bàn. Chúng tôi không chỉ chắp tay đứng nhìn. Mà có một phần quyền quyết định. Chúng tôi được chia sẻ thông tin, và có vị thế quan trọng. Và tôi muốn, tôi cần thay đổi này diễn ra lâu dài. Nhưng hóa ra chẳng phải dễ. Chỉ vài tuần sau, những phụ nữ mà tôi từng cộng tác bị trả về với vai trò trước kia của họ. Đa số họ bị những lời động viên, từ lãnh đạo tôn giáo và chính trị, Họ trích dẫn những đoạn kinh Koran như là lý do bào chữa. Và đó là cách họ giành sự ủng hộ từ đám động. Thế nên tôi buộc phải chú trọng tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của phụ nữ. Tôi tưởng rằng việc này sẽ khiến văn hóa và xã hội thay đổi. Hóa ra, có chút ít đổi thay, nhưng không nhiều. Tôi quyết định biến lời lẽ bảo thủ của họ, thành vũ khí tấn công chính họ. Tôi bắt đầu trích dẫn và tô đậm các đoạn kinh Koran. Năm 2012 - 2013, tổ chức của tôi lãnh đạo phong trào lớn nhất và truyền bá rộng rãi nhất ở Libya. Chúng tôi bước vào những căn nhà, trường học, thậm chí giáo đường. Chúng tôi trực tiếp đối thoại với 50.000 người. và hàng trăm ngàn người khác thông qua bảng báo, quả cáo trên tivi. quảng cáo trên sóng phát thanh và áp phích. Ắt hẳn bạn sẽ tự hỏi làm sao một tổ chức quyền phụ nữ có thể làm điều này ở cộng đồng đã từng bác bỏ sự tồn tại của họ. Tôi dùng kinh Koran. Tôi trích dẫn các đoạn trong kinh Koran, và lời của những nhà tiên tri. lời của Hadiths, ví dụ như' "Phần tốt nhất của bạn là phần tốt nhất của gia đình họ." "Đừng để anh trai bạn ăn hiếp kẻ khác. " Lần đầu tiên, các buổi giảng kinh thứ sáu cho cộng đồng của các thầy địa phương bắt đầu nêu cao quyền nữ giới. Họ bàn luận các vấn đề cấm kị, như là bạo lực gia đình. Các chính sách dần thay đổi. Ở một số cộng đồng nhất định, chúng tôi phải nói rằng Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, mà mọi người phản đối vì không phải học giả tôn giáo soạn ra, thực ra các quy tắc tương tự, đã được nhắc đến từ lâu trong sách của chúng ta. Cho nên trên thực tế, Liên Hợp Quốc sao chép của chúng ta mà thôi. Bằng cách thay đổi thông điệp, chúng tôi có thể cung cấp một cách mô tả khác, để thúc đẩy sự phát triển của nữ quyền ở Libya. Điều này hiện nay được thực hiện trên toàn cầu. Và tôi phải nói rằng không dễ chút nào, hãy tin tôi, rất khó. Bên cấp tiến thì bảo bạn đang lợi dụng tôn giáo, và bảo bạn là đồ cổ hủ. Còn bên bảo thủ thì có cả nghìn tên gọi cho bạn. Tôi từng nghe "Ba mẹ mày chắc là xấu hổ về mày lắm." tầm bậy, ba mẹ tôi hâm mộ tôi lắm. thậm chí "Mày chẳng thể tiếp tục đến sinh nhật kế đâu. " Sai nốt, vì tôi đã làm được. Và tôi tiếp tục tin tưởng rằng, quyền nữ giới và tôn giáo không đi đôi với nhau, nhưng chúng tôi phải được ngồi vào bàn. Chúng ta phải ngưng ngay việc từ bỏ vị trí của mình, vì nếu tiếp tục im lặng thì chúng ta sẽ thông đồng với việc bức hại và bắt nạt phụ nữ trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết sẽ đấu tranh cho quyền nữ giới, và chiến đấu với bom đạn và chiến tranh, Và chúng tôi phải chỉ rõ các vấn đề của xã hội cho các cộng đồng bản xứ, để họ phát triển bền vững. Chuyện không dễ dàng, thách thức truyền tải thông tin tôn giáo Bạn phải chia sẻ niềm tin và chấp nhận tổn thương, bị cười nhạo, bị uy hiếp. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc sắp xếp lại thông điệp nhân quyền, các nguyên tắc của đức tin, không chỉ cho chúng tôi, cho những người phụ nữ trong gia đình bạn, không chỉ cho quý bà quý cô trong khán phòng này, thậm chí không chỉ cho những phụ nữ khác ngoài kia. Mà để cho xã hội, sẽ thay đổi với sự tham dự của nữ giới. Và cách duy nhất để chúng tôi làm điều này. chỉ có một cách duy nhất, đó là tiếp tục ngồi lại trên bàn. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Trong kí ức xưa cũ nhất của mình tôi cố gắng đánh thức một người họ hàng nhưng không thể. Và vì tôi chỉ là một đứa nhóc, nên tôi không hiểu được lí do, nhưng khi tôi lớn hơn tôi nhận ra có người nghiện ma túy trong nhà, bao gồm cả nghiện cocain. Gần đây tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó, đa phần bởi chính xác là đã 100 năm kể từ khi ma túy bị cấm ở Mĩ và Anh, và chúng ta đã thực thi điều đó trên toàn thế giới Đã một thế kỉ trôi qua từ khi chúng ta đưa ra quyết định trọng đại này để bắt những người nghiện và trừng phạt họ và khiến họ khổ sở, vì chúng ta cho rằng điều đó sẽ thay đổi họ, giúp họ dừng lại. Và vài năm trước, tôi đang quan sát những người thân và cũng là con nghiện, và cố tìm cách giúp họ. Và rồi tôi nhận ra có cả đống câu hỏi vô cùng cơ bản tôi không thể trả lời được, ví dụ như, cái gì đã gây ra cơn nghiện? Tại sao chúng ta cứ níu lấy những phương pháp không có hiệu quả và có cách nào khác tốt hơn mà chúng ta chưa thử hay không? Tôi đọc rất nhiều sách về việc này nhưng vẫn không thể tìm ra câu trả lời tôi muốn, nên tôi đã nghĩ, ok, tôi sẽ đi khắp thế giới gặp những người đang sống và nghiên cứu vấn đề này và nói chuyện với họ xem có thể tìm ra gì đó không. Và tôi đã không nhận ra tôi sẽ đi tổng cộng 30,000 dặm từ lúc khởi hành , nhưng tôi đã gặp được rất nhiều người, từ một kẻ bán ma túy chuyển giới ở Brownsville, Brooklyn, tới một nhà khoa học dành nhiều thời giờ cho chồn dùng thuốc gây ảo giác xem chúng có thích không -- kết quả là có, nhưng chỉ trong một số trường hợp với quốc gia duy nhất đã coi mọi loại ma túy là phạm pháp, từ cần sa cho tới cocain, Bồ Đào Nha. Và điều khiến tôi kinh ngạc đó là, hầu hết những gì chúng ta nghĩ về sự nghiện đều sai cả, và nếu chúng ta tiếp thu thông tin mới về chứng nghiện, thì chúng ta sẽ phải thay đổi nhiều thứ chứ không chỉ có luật về ma túy. Nhưng hãy cùng bắt đầu với những gì chúng ta cho là mình biết, Hãy cùng suy nghĩ về hàng ở giữa này. Giả sử tất cả các bạn, 20 năm sau, chán nản và dùng heroin 3 lần mỗi ngày. Vài người trông có vẻ hào hứng hơn với viễn cảnh này thì phải. (Cười lớn) Đừng lo, chỉ là một ý tưởng thử nghiệm thôi. Thử hình dung bạn làm thế, được chưa? Điều gì sẽ xảy ra? Giờ chúng ta có một câu chuyện về điều sẽ xảy ra mà ta đã nghe nhiều thế kỉ. Chúng ta nghĩ, vì có liên kệ hóa học trong heroin, như bạn ngầm hiểu bấy lâu, cơ thể bạn sẽ phụ thuộc vào mối liên hệ này, cơ thể bạn bắt đầu cần đến nó, và sau 20 ngày đó, tất cả sẽ trở thành con nghiện heroin. Đúng chứ? Tôi cũng từng nghĩ thế. Điều đầu tiên khiến tôi băn khoăn rằng có gì đó không ổn trong câu chuyện là khi tôi được nghe giải thích. Nếu hôm nay sau buổi TED Talk này tôi bị xe đâm và vỡ hông, tôi sẽ được đưa đến bệnh viện và tiêm khá nhiều thuốc gây tê. Thuốc gây tê đó là heroin. Thực ra nó tốt hơn nhiều so với loại bạn sẽ mua trên phố, vì mấy thứ bạn mua từ mấy gã buôn ma túy đều độc hại. Thực chất, heroin chỉ chiếm phần nhỏ, trong khi thứ bạn lấy từ bác sĩ tinh khiết về mặt y học. và bạn sẽ được cho dùng nó trong thời gian dài. Có nhiều người trong căn phòng này, có thể không nhận ra nhưng bạn đã dùng khá nhiều heroin rồi. bất kì ai đang xem, ở bất kì đâu, chuyện này đang xảy ra. Và nếu những gì chúng ta tin về nghiện là đúng -- họ đang bị nhiễm tất cả các liên kết hóa học đó -- Điều gì sẽ xảy ra? Họ sẽ trở thành con nghiện. Điều này đã được nghiên cứu cẩn thận. Nó không xảy ra; bạn sẽ chú ý nếu bà của bạn phải ghép xương chậu, bà ấy sẽ chẳng thành người nghiện. (Cười lớn) Và khi tôi học được điều này, nó rất kì quặc, đối lập hẳn với những gì tôi biết, những gì tôi được dạy, Tôi chỉ nghĩ không thể nào, cho đến khi tôi gặp một người tên Bruce Alexander. Ông ấy là giáo sư tâm lí học ở Vancouver đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt rất hữu ích trong việc giúp ta hiểu vấn đề này. Giáo sư Alexander giải thích cho tôi, ý tưởng về chứng nghiện chúng ta có, câu chuyện đó phần nào đến từ những thí nghiệm được thực hiện đầu thế kỉ 20. Chúng đều rất đơn giản. Bạn có thể thực hành tại gia tối nay nếu bạn muốn tiêu khiển. Bạn bắt một con chuột và thả vào lồng, cho nó 2 chai nước: Một chai nước lọc, chai kia là nước hòa heroin hoặc cocain. Nếu làm vậy, con chuột sẽ gần như chỉ chọn nước ma túy và hầu như tự tử khá nhanh Vây đó, phải không? Đó là cách ta nghĩ. Vào năm 70, giáo sư Alexander đến quan sát thí nghiệm này và ông chú ý một điểm. Ông nói à, chúng ta để con chuột trong lồng trống. Nó chẳng có gì để làm ngoại trừ uống ma túy. Hãy thử thay đổi một chút. Thế là giáo sư làm một cái lồng gọi là "Xứ sở chuột", về cơ bản thì là thiên đường cho lũ chuột. Nó có nhiều pho mát, những quả bóng nhiều màu, nó có nhiều đường hầm nữa. Dĩ nhiên, chúng có nhiều bạn bè, có thể giao phối liên tục. Và chúng có 2 chai nước, nước thường và nước ma túy. Nhưng đây mới là điều thú vị: Trong Xứ sở Chuột, chúng không thích nước ma túy. Hầu như không đụng đến. Không có con nào uống nó nhiều lần. Không con nào dùng quá liều. Kết quả từ 100% quá liều khi chúng bị cô lập đến 0% khi chúng hạnh phúc và có bầy đàn. Bấy giờ, khi giáo sư Alexander mới thấy, ông nghĩ có lẽ chỉ có chuột mới thế, nó rất khác với chúng ta. Có thể không khác như ta muốn nhưng, bạn biết đó -- Nhưng không may, có một thử nghiệm trên người trong cùng một hoàn cảnh ở cùng thời điểm Nó được gọi là Chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam, 20% lính Mỹ dùng nhiều heroin, và nếu bạn xem thời sự từ thời điểm đó, học rất lo lắng vì họ cho rằng, lạy Chúa tôi, chúng ta sẽ có hàng trăm hàng ngàn con nghiện trên các đường phố Mĩ khi cuộc chiến kết thúc; nó rất hợp lí. Giờ đây, những binh lính dùng heroin đó được theo về nhà. Kho Lưu trữ Tâm thần học đại cương đã làm nghiên cứu chi tiết và chuyện gì đã xảy ra với các binh lính? Hóa ra họ không đi cai nghiện. Họ không bị chối bỏ. 95% số đó tự dừng lại. Giờ nếu bạn tin vào các liên kết hóa học, nó không hợp lí chút nào, nhưng giáo sư Alexander bắt đầu nghĩ có thể có một cách nghĩ khác về chứng nghiện. Ông nói, nếu nghiện không phải do liên kết hóa học thì sao? Nếu như nó bắt nguồn từ cái lồng của bạn thì sao? Nếu như chứng nghiện là sự thích nghi với môi trường thì sao? Hãy xem cái này, một giáo sư khác là Peter Cohen ở Hà Lan nói có lẽ chúng ta không nên gọi nó là nghiện. Có lẽ nên gọi nó là sự gắn kết. Con người có nhu cầu bản năng là gắn bó, khi ta khỏe mạnh và hạnh phúc, ta sẽ gắn bó và kết nối với nhau. nhưng nếu bạn không làm thế, vì bạn bị tổn thương hay cô độc hay thất bại trước cuộc đời, bạn sẽ gắn kết với thứ gì đó cho bạn sự bình an. Nó có thể là cờ bạc, phim khiêu dâm, có thể là cocain, hay cần sa, nhưng bạn sẽ gắn kết với một thứ gì đó vì đó là bản chất của bạn. Đó là điều chúng ta khao khát khi là người. Ban đầu tôi thấy rất khó hiểu, nhưng một cách giúp tôi nghĩ về nó, tôi thấy, tôi có một chai nước trên ghế ngồi phải không? Tôi đang nhìn các bạn và rất nhiều người cũng có nước. Hãy quên cuộc chiến chống ma túy đi. Những chai nước kia có thể là vodka hợp pháp, phải không? Chúng ta đều sẽ say -- tôi thì ngay sau đây thôi --(Cười) -- nhưng ta không say. Giờ đây, vì bạn có thể chi ra vô số bảng Anh để dự một buổi nói chuyện của TED, tôi đoán các bạn có thể trả tiền để uống vodka trong 6 tháng tới. Bạn sẽ không mất nhà, Bạn sẽ không làm thế và lí do không phải vì không ai cản bạn. mà là vì bạn đã có sự gắn bó và liên kết mà bạn muốn có được. Bạn có công việc yêu thích. Bạn có người thân yêu. Bạn có những mối quan hệ lành mạnh. Va cốt lõi của sự nghiện, tôi cho rằng, và tin là bằng chứng cho thấy, là không thể chịu đựng nổi việc sống trên đời. Giờ thì nó có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa hiển nhiên nhất là về cuộc chiến chống ma túy. Ở Arizona, tôi quen với một nhóm phụ nữ bị bắt mặc áo phông in chữ " tôi là kẻ nghiện ma túy", bị xích thành nhóm và đào mộ trong khi người dân nhạo báng họ, khi những người này ra tù, họ sẽ có tiền án nghĩa là họ không thể làm việc một cách hợp pháp nữa. Đó là một ví dụ cực đoan, rõ ràng là thế trong trường hợp nhóm người bị xích, nhưng thực ra ở bất kì đâu trên thế giới ta đều đối xử với người nghiện tương tự. Ta trừng phạt họ. Ta chà đạp họ. Cho họ tiền án tiền sự. Ta dựng hàng rào ngăn họ tái hòa nhập. Một bác sĩ ở Canada, bác sĩ Gabor Mate, một người tuyệt vời. bảo tôi nếu anh muốn tạo ra một thể chế khiến cho sự nghiện tồi tệ hơn anh sẽ tạo ra nó. Giờ đây, có một nơi đã quyết định làm điều ngược lại và tôi đã tới đó để xem nó như thế nào. Năm 2000, Bồ Đào Nha có một trong những vấn nạn ma túy tệ nhất Châu Âu 1% dân số nghiện heroin, một con số đáng kinh ngạc, và mỗi năm họ thử cách của Mĩ nhiều hơn. Họ trừng phạt và hạ nhục và chà đạp những người đó nhiều hơn, và vấn nạn càng tồi tệ hơn mỗi năm. Một ngày, Thủ tướng và lãnh đạo các phe đối lập họp lại, và chỉ nói, chúng ta không thể tiếp tục để đất nước mình ngày càng nhiều người nghiện heroin. Hãy lập một hội các nhà khoa học và bác sĩ để tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề đi. Một hội đồng đứng đầu bởi một người tài năng, Tiến sĩ Joaxo Goulaxo xem xét những chứng cứ mới này, và khi trở lại, họ nói "Hãy cấm tất cả các loại ma túy từ cần sa đến hợp chất cocain, nhưng"-- và đây là bước quan trọng-- "phải lấy tất cả tiền dùng để cắt giảm người nghiện, để cô lập họ, và dùng vào việc giúp họ tái hòa nhập vào xã hội." Đó không phải là điều chúng ta sẽ nghĩ tới như một cách cai nghiện. ở Mĩ hay Anh. Họ có tới trại cai nghiện, họ thực hiện trị liệu tâm lí, cái đó cũng có giá trị gì đó. Nhưng điều lớn nhất họ làm hoàn toàn ngược với những gì chúng ta làm: một chương trình lớn giúp người nghiện có việc làm, và các khoản vay nhỏ cho người nghiện làm ăn nhỏ. Vậy nếu bạn từng là thợ cơ khí. Khi bạn đã sẵn sàng, họ sẽ tới một gara và nói nếu nhận anh này 1 năm, chúng tôi sẽ trả nửa lương của anh ta. Mục đích là để đảm bảo mọi người nghiện ở Bồ Đào Nha có lí do để ra khỏi giường mỗi sáng. Và khi tôi gặp những người nghiện ở Bồ Đào Nha họ nói là khi họ tìm lại được lí tưởng, họ cũng nối lại được những kiên kết với xã hội rộng lớn hơn. Năm nay là tròn 15 năm kể từ khi thí nghiệm đó bắt đầu và kết quả đã có: số người dùng ma túy giảm ở Bồ Đào Nha, theo Thời báo về Tội phạm học của Anh, là 50%. Dùng thuốc quá liều giảm mạnh, HIV giảm đáng kể trong số người nghiện. Số ca nghiện trong mọi nghiên cứu ít đi đáng kể. Một cách để thấy nó có tác dụng là hầu như không người Bồ Đào Nha nào muốn quay lại chế độ cũ. Đó là một hàm ẩn về chính trị Tôi nghĩ rằng có một tầng ẩn ý dưới nghiên cứu đó. Chúng ta ở trong một nền văn hóa mà con người ngày càng nhạy cảm với đủ loại chất gây nghiện, dù là điện thoại thông minh hay là mua sắm và ăn uống. Trước khi những lời nói đó bắt đầu -- bạn biết đó chúng ta được bảo rằng không được bật điện thoại, phải nói là, nhiều người ở đây trông giống hệt như những con nghiện khi biết là tay buôn thuốc sẽ không có mặt trong vài giờ tới. (Cười lớn) Nhiều người trong chúng ta thấy thế, và có vẻ kì khi nói, tôi vừa nói chuyện về việc sự lạc lõng là nguyên do chính của sự nghiện và lạ là nó đang lớn dần, vì chúng ta cho rằng xã hội này được kết nối hơn bao giờ hết. Nhưng tôi bắt đầu cho rằng sự kết nối ta có hoặc là ta nghĩ thế, là kiểu liên hệ khôi hài của con người. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn sẽ để ý. Không có người theo gõi Twitter nào đến bên bạn Không có bạn Facebook nào giúp bạn xoay chuyển vấn đề. Đó sẽ là những người bạn bằng xương bằng thịt với tình bạn sâu sắc và chân thật và có một nghiên cứu của Bill McKibben, nhà văn về môi trường mà tôi nghĩ đã nói nhiều về việc này. Ông xem xét số bạn thân mà một người Mĩ tin rằng có thể nhờ cậy trong khó khăn. Con số đó đã giảm đều từ những năm 1950 Không gian riêng mỗi người có trong nhà đang tăng đều, tôi nghĩ đây là phép ẩn dụ cho lưa chọn của chúng ta như là 1 nền văn hóa Chúng ta đổi không gian lấy bạn bè, vật chất lấy tinh thần, và kết quả là chúng ta là một trong các xã hội cô độc nhất từ trước đến nay Và Bruce Alexander, người làm thí nghiệm Xứ sở Chuột nói chúng ta toàn nói về việc hồi phục cá nhân khi nói về nghiện, và như thế là đúng, nhưng ta cần bàn thêm về việc khôi phục cộng đồng. Không chỉ cá nhân mà xã hội này cũng có vấn đề và nó được tạo ra cho phần đông chúng ta cuộc sống giống hệt một cái lồng biệt lập hơn là giống như Xứ sở Chuột. Thú thật thì đây không phải là lí do tôi đi sâu vào việc này. Tôi không định khai thác khía cạnh chính trị hay xã hội. Tôi chỉ muốn biết làm sao để giúp những người tôi yêu. Khi tôi trở về sau chuyến đi dài và bổ ích này, tôi nhìn những người nghiện trong cuộc sống của mình, Nếu bạn thành thật, rất khó để yêu thương một kẻ nghiện, và có nhiều người hiểu điều đó ở đây. Bạn nhiều khi tức giận, và tôi nghĩ một lí do làm bài nói này xúc động là bởi nó chạm đến cảm xúc của mỗi người phải không? Mỗi người đều có một phần nào đó nhìn người nghiện và nghĩ, Tôi ước ai đó sẽ ngăn cản anh. và cách mà ta được dạy để đối xử với người nghiện như một kịch bản, tôi nghĩ vậy, show truyền hình thực tế "Sự khắc phục" nếu bạn đã xem. Tôi nghĩ đời chúng ta bị truyền hình thực tế nhào nặn, nhưng đó là chủ đề của một bài nói TED khác. Nếu bạn từng xem "Sự khắc phục", tiền đề của nó khá đơn giản. Tìm một người nghiện, người quen của anh ta, tập hợp họ lại, chất vấn về cách làm của họ, và họ nói, nếu không chấn chỉnh chúng tôi sẽ loại anh ra. Họ làm thân với người nghiện và đe dọa cắt đứt sự gắn bó, khiến nó trở nên lệ thuộc vào việc người nghiện cư xử theo ý mọi người Và tôi bắt đầu hiểu sao cách đó không có tác dụng, tôi nghĩ nó giống như áp đặt lí thuyết cuộc chiến Ma túy vào đời tư của ta. Vậy nên tôi nghĩ, làm thế nào được như người Bồ Đào Nha? Điều tôi đã làm, và làm rất kiên quyết và tôi không thể nói là nó dễ dàng, là nói với những người nghiện tôi quen rằng tôi muốn thân thiết với họ hơn nữa, nói với họ tôi yêu họ dù họ dùng hay không. Tôi yêu bạn bất kể bạn ở trong tình trạng nào, và nếu bạn cần tôi tôi sẽ đến bên bạn Vì tôi yêu bạn và không muốn bạn phải một mình hay cảm thấy đơn độc. Và tôi tin rằng cốt lõi của thông điệp bạn không cô độc, chúng tôi yêu bạn phải có trong mọi mức độ đối xử với người nghiện, về mặt xã hội, chính trị và cá nhân. Suốt 100 năm nay, ta đã hát chiến ca về người nghiện. Tôi nghĩ đáng lẽ lâu nay ta nên hát tình ca cho họ, vì đối trọng của sự nghiện ngập không phải là sự tỉnh táo. Đối trọng đó chính là liên kết tinh thần. Cảm ơn. (Vỗ tay) Jeanie, Will và Adina là ba ông bà cụ gắn kết với nhau bởi một mối quan hệ đặc biệt. Họ coi mối quan hệ này là lá chắn trước sự cô đơn của tuổi già. Tôi gặp họ lần đầu tại một viện dưỡng lão ở Los Angeles nơi mà tôi đã làm nhiếp ảnh gia được ba năm. Khi nhìn họ đến cổng một buổi tối nọ, tôi ngay lập tức cảm thấy giữa họ một mối gắn kết. Dù không biết chi tiết về mối tình tay ba của họ, tôi có cảm tính rằng mình cần phải tìm hiểu xem họ là ai. Ngày hôm sau, tôi hỏi cô trợ lý ở đó và cô ấy bảo tôi: "À, em đang nói về mối tình tay ba đúng không?" (tiếng cười) Tôi đã thấy tò mò. (tiếng cười) Bộ ba bắt đầu cuộc phiêu lưu hàng ngày ở cửa hàng cà phê và bánh donut rồi đến trạm xe buýt và các góc đường. Tôi sớm nhận ra mục đích của những chuyến đi này là sự an ủi và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Bộ ba muốn đối mặt với sự cô lập bằng cách ra đường phố. Nhưng kể cả khi tay trong tay, không ai để ý đến họ. Chúng ta thường nghĩ rằng khi già, ta mất đi những ham muốn thời trẻ. Nhưng, là một nhiếp ảnh gia trẻ khi gặp bộ ba, tôi coi hành xử của họ là tấm gương phản chiếu nỗi sợ bị cô lập và khao khát sự thân mật mà tôi cũng có. Tôi cảm thông với sự "vô hình" của họ, cũng là nỗi đau thời thơ ấu của tôi, nhưng giờ, nó lại là công cụ hữu hiệu nhất cho vai trò nhiếp ảnh gia phóng sự, bởi nó giúp tôi cảm thông với người khác. Khi đi trên con đường ở Hollywood, nơi các nhà viết kịch bản, diễn viên và nhà làm phim sinh sống, bộ ba trở nên "vô hình" như bao người già khác. Tôi tự hỏi: "Sao không ai để ý đến ba con người này? Tại sao tôi là người duy nhất nhìn thấy họ?" Nhiều năm sau, khi bắt đầu chia sẻ dự án này ra cộng đồng, tôi để ý có nhiều người cảm thấy không thoải mái với câu chuyện này. Có lẽ do bộ ba này không có những đặc điểm mà ta thường nghĩ đến về tình yêu, sự lãng mạn hay mối quan hệ. Họ bị xã hội lờ đi và người thân xa lánh. Họ muốn thuộc về một nơi nào đó. Nhưng có vẻ như họ chỉ thuộc về nhau. Tôi cũng muốn thuộc về một nơi nào đó. Và máy ảnh của tôi là chất xúc tác giúp tôi thuộc về bất cứ nơi nào. Nhưng ngoài việc thách thức những định kiến về người già, bộ ba cho ta thấy rõ nỗi sợ bị bỏ rơi. Đến cuối ngày, họ trở về viện dưỡng lão. Dưới bề mặt của sự cô đơn đó là ham muốn có một cộng đòng cho những người như họ. Ta có thể thấy mỗi người đều mong ngóng cộng đồng của mình, nhưng sự an ủi đó phải đi cùng với thỏa hiệp, vì ông Will không thể chọn một trong hai bà. Một ngày, khi ngồi cạnh Jeanie ở căn hộ của bà, bà nói với tôi: "Phải chia sẻ Will là một sự đau đớn. Mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà là riêng tư. Là một đôi chứ không phải tay ba." Quá trình làm việc yêu cầu tôi hòa mình cùng đối tượng chụp ảnh, bằng cách dành nhiều năm sống cùng họ với tư cách là người quan sát, tạo ra một không gian an toàn, rồi ẩn mình. Khi gặp bộ ba, tôi chỉ mới 17 tuổi, và theo đuôi họ suốt bốn năm. Khi phân tích các nghiên cứu về phát triển xã hội, ta có thể thấy ngườ trẻ và người già có rất nhiều điểm tương đồng, vì họ đều trong giai đoạn rối loạn danh tính. Tôi cảm thông với người đàn bà đó. Nhưng cũng cảm thông với Will, vì ông giúp tôi nhận ra sự chia rẽ trong tim mình. Sự chia rẽ mà ta thường gặp phải giữa cái ta muốn và tình trạng thực tế của mình. Trước khi làm bộ tài liệu này, tôi cũng đã từng yêu hai người có quen biết nhau, và là người họ muốn tranh giành tình cảm. Nhưng tôi cũng hiểu cảm giác của hai người tranh giành trong bộ ba, như Jeanie và Adina. Tôi tự hỏi: "Mình không đủ tốt sao?" Khi nhìn qua con mắt của ba ông bà ấy, tôi không thể không nhận ra dù ở độ tuổi nào, chúng ta đều muốn có người lấp đầy chỗ trống trong tim mình. Có lẽ cảm giác không thoải mái khi nhìn vào câu chuyện của Jeanie, Will và Adina sẽ giúp ta nhớ rằng kể cả khi gần đất xa trời, ta có lẽ sẽ không bao giờ đạt được ảo tưởng mà ta hình dung cho chính mình. Xin cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi yêu cây cối và hết mực may mắn vì chúng tôi sống gần một vườn thực vật tuyệt vời. Vào các ngày Chủ nhật tôi thường đến đó với vợ tôi và bây giờ là với đứa con bốn tuổi nữa Chúng tôi leo lên cây, rồi chơi trốn tìm. Trường thứ hai tôi theo học cũng có cây to, và một cây tulip tuyệt đẹp. Tôi nghĩ nó to nhất nước đấy và cũng có nhiều bụi rậm và cỏ cây xung quanh và quanh cả sân chơi. Rồi một ngày, tôi bị một số người học cùng lớp tóm lấy lôi vào bụi rậm, lột sạch quần áo và bị tấn công. Tôi bi lạm dụng một cách bất ngờ như vậy. Lý do tôi kể chuyện này là vì sau đó, tôi nghĩ tôi trở lại truờng, cảm thấy mình dơ bẩn, cảm thấy bị phản bội Tôi cảm thấy nhục nhã, nhưng chủ yếu là - đa phần là bất lực. 30 năm sau, tôi ngồi trong máy bay cạnh một phụ nữ tên là Veronica người Chile Chúng tôi đang công du để bảo vệ nhân quyền và chị ấy bắt đầu kể tôi nghe về cảm giác khi bị tra tấn và từ vị thế là một kẻ rất may mắn đó là câu chuyện liên quan duy nhất mà tôi có. Đó là một kinh nghiệm học hỏi tuyệt vời vì với tôi nhân quyền luôn là một điều mà bạn biết đấy, tôi thỉnh thoảng có quan tâm, nhưng quan trọng đó là thứ gì đó xảy ra với những người ở khắp nơi. Rồi năm 1985, tôi nhận được cú điện thoại từ Bono và bạn biết đấy anh ta là một ca sĩ xuất sắc nhưng cũng là kẻ la liếm kinh khủng (Cười) một người rất khó chối từ. Anh ấy nói cậu biết đấy, sau khi tôi hát bài Biko chúng tớ sẽ lưu diễn cho tổ chức Amnesty (Ân xá), cậu phải tham gia nhé. Và đó thực là lần đầu tiên tôi đến gặp những người đã tận mắt chứng kiến người thân bị bắn ngay trước mặt mình và có người yêu bị ném ra khỏi máy bay xuống biển Thế là bỗng dưng, thế giới hoạt động nhân quyền bước vào cuộc sống của tôi; và tôi thực sự chẳng thể quay lưng như trước kia được nữa. Và tôi bắt đầu tham gia vào cuộc lưu diễn cho Amnesty và rồi vào năm 88, tôi thế chỗ Bono để la liếm khắp nơi. Tôi chẳng làm giỏi bằng anh ấy nhưng chúng tôi cũng lôi được Youssou N'Dour, Sting, Tracy Chapman và Bruce Springsteen đi khắp thế giới đễ hỗ trợ Amnesty. Đó là một trải nghiệm rất tuyêtj vời. Một lần nữa, tôi học được những điều lớn lao Đó là lần đầu tiên tôi gặp được nhiều người từ nhiều quốc gia khác nhau những câu chuyện nhân quyền trở nên rất thực. Một lần nữa, tôi chẳng thể dễ dàng quay lưng lại. Nhưng điều thực sự làm tôi sửng sốt mà chính tôi cũng không hiểu, đó là bạn có thể đau khổ đến vậy và rồi, tất cả trải nghiệm, câu chuyện của bạn bị phủ nhận, chôn vùi, và quên lãng. Và dường như mỗi khi có máy chụp ảnh một chiếc máy quay nằm quanh đâu đó thì những kẻ có thế lực sẽ khó chôn vùi những câu chuyện này hơn. Sau các chuyến lưu diễn đòi nhân quyền này, Reebok đã thành lập một tổ chức và sau đó là một quyết định -- chúng tôi đã lập một đề xuất trong vài ba năm đề nghị lập nên một phòng ban có chức năng cung cấp camera cho những người hoạt động vì nhân quyền. Chuyện đấy chẳng dẫn đến đâu thế rồi vụ Rodney King xảy đến và người ta nghĩ Ok, nếu bạn có một chiếc máy ảnh vào đúng nơi, đúng thời điểm hay có lẽ, khi sai thời điểm, còn tuỳ bạn là ai thì bạn có thể thực sự bắt tay làm một điều gì đó và gây dựng phong trào, và được nghe thấy và kể cho mọi người về những chuyện đang xảy ra. Vì thế, năm 92, tổ chức Nhân chứng được khai sinh Từ đó trở đi, nó đã cung cấp máy ảnh ở hơn 60 nước. Chúng tôi tổ chức phong trào cùng các nhóm hoạt động, giúp họ kể câu chuyện của mình. Và thực ra, một lát nữa thôi, tôi sẽ cho các bạn thấy một trong những phong trào gần đây nhất, tôi e rằng đó là một câu chuyện từ Uganda. Mặc dầu hôm qua, chúng ta nhận được một câu chuyện tuyệt vời từ Uganda câu chuyện tôi sắp kể sẽ có vẻ không tốt lắm. Chuyện thế này: ở miền bắc Uganda có xấp xỉ 1,5 triệu di dân trong nước. Chẳng phải đi tị nạn ở một nước khác. Nhưng vì cuộc nội chiến đã kéo dài khoảng 20 năm nay nên họ chẳng có nơi đâu để sinh sống. 20.000 trẻ em đã bị bắt đi lính. Toà Án Hình sự Quốc tế đang theo dấu năm trong số những kẻ lãnh đạo... nó tên gì nhỉ? Tôi quên mất tên của đội quân này rồi tôi tin là nó gọi là Quân Kháng Chiến của Chúa. nhưng chính phủ nước này cũng chẳng sạch sẽ gì. Nên, nếu chúng ta có thể chiếu đoạn phim đầu tiên (Nhạc) Cuộc sống trong trại chẳng bao giờ đơn giản. Ngay cả cuộc sống hôm nay cũng khó khăn. Chúng tôi vẫn ở lại vì sợ những thứ đã đẩy chúng tôi đến trại... vẫn đang tiếp tục ở quê nhà mình. Chữ: "Giữa Hai Ngọn Lửa: Tra tấn và Di tản ở Bắc Uganda" Lúc chúng tôi còn ở nhà, quân phiến loạn của Kony phá rối chúng tôi. Thoạt tiên, trại tị nạn là một nơi an toàn. Nhưng rồi sau đó, quân của chính phủ bắt đầu đối xử tệ bạc. (Tiếng cầu kinh) Jennìfer: Một người lính bước ra đường, hỏi chúng tôi đã ở những đâu Evelin và tôi nấp sau lưng mẹ. Evelyn: Hắn ra lệnh cho chúng tôi ngồi xuống, nên chúng tôi làm theo Người lính khác bước đến. Jennifer: Gã kia đến và bắt đầu lột quần áo của tôi. Gã còn lại kéo Evelyn ra một bên. Sau khi làm nhục tôi, hắn bỏ đến hãm hiếp Evelyn. Và người hãm hiếp Evelyn cũng đến và làm nhục cả tôi. Bọn lính cầm những chiếc dùi cui dài chừng này đánh đập buộc chúng tôi nhận tội. Họ vừa đánh vừa hét "Mày nói thật đi!" Họ cứ khăng khăng là tôi nói dối. Lúc đấy, họ nổ súng và bắn nát các ngón tay tôi. Tôi ngã xuống. Họ chạy đi để nhập bọn cùng những tên lính khác... để mặc tôi chết. (Nhạc) Chữ: Uganda phê chuẩn Hiệp ước Chống Tra tấn vào năm 1986. Tra tấn được định nghĩa là bất kỳ hành động gây đau đớn nghiêm trọng về thể xác và tinh thần do một người có thẩm quyền cố tình gây ra để thu thập thông tin hay ép thú tội, để trừng phạt, cưỡng ép hay đe dọa. Peter Gabriel: Tra tấn không phải là vấn nạn chỉ xảy ra ở các nước khác. Nó cũng diễn ra trên đất nước của tôi. Ta đã xem ảnh lính Anh đánh đập những người Iraq trẻ Ta có vụ Abu Ghraib, vụ Guantanamo Bay. Có lần, một cậu tài xế chở tôi đến Sân bay Newark. Cậu ta kể với tôi rằng có một đêm, vào 4 giờ sáng, cậu ấy bị lôi ra khỏi nhà ở Queens và mang đến một nơi tại Midwest bị hỏi cung và tra tấn và bốn tuần sau bị ném trả ra đường vì cậu ấy - vốn là người Trung Đông và cùng tên với một trong những phi công trong vụ 11 tháng 9 Chuyện đó có thể thật, hoặc không Nhưng tôi nghĩ cậu ta chẳng phải là một người dối trá. Và tôi cho rằng nếu ta nhìn khắp thế giới cùng với các đỉnh băng tan ở cực trái đất, nhân quyền, điều mà người ta tranh đấu để có đôi khi đến hàng trăm năm, cũng đang xói lở rất nhanh. Và đó là điều mà ta cần xem xét và có lẽ, đấu tranh. Tôi cũng muốn nói về một trong những đối tác của chúng tôi -- tại Van Jone và phong trào Sách Thay vì Xà Lim, họ đã tìm cách sử dụng các thước phim quay ở California để thay đổi hệ thống hồi phục nhân phẩm thanh thiếu niên Và người ta đang xem xét các phương thức nhân bản hơn rất nhiều để kiểm soát thanh thiếu niên Khởi đầu một việc như vậy đi kèm nhiều nghi ngại. Như chuyện của ông Morales sống ở gần đây Ông Gabriel, xin thứ lỗi cho tôi nếu chúng tôi hoãn cuộc hành hình của ông lại một chút, ông có phiền không? Không, không vấn đề gì, cứ thoải mái đi. Một điều chắc chắn là cho dù người này là ai, đã làm gì đi nữa, hình phạt đấy thật quá tàn nhẫn và kỳ quặc. Chuyện là Witness đã cố gắng trang bị máy quay cho những người gan dạ, đi khắp thế giới và đặt mạng sống của mình vào tình thế nguy hiểm. Tôi muốn cho các bạn xem thêm một vài đoạn phim nữa. Xin cảm ơn. Bạn có thể cho rằng một câu chuyện nào đấy là bịa đặt. (Nhạc) Chữ: Bạn có thể nói rằng một ban bồi thẩm bị hối lộ. Bạn có thể cho rằng một ai đó đang nói dối. Bạn có thể nói rằng bạn không tin báo chí. Nhưng bạn không thể nói rằng những điều bạn vừa thấy chưa bao giờ xảy ra. Hãy giúp NHÂN CHỨNG mang máy quay đến cho thế giới. Hãy quay một đoạn phim, phơi bày bất công, công khai sự thật, hãy cho chúng tôi thấy những sai trái trên thế giới và có thể chúng tôi có thể giúp sửa đổi nó. NHÂN CHỨNG. Toàn bộ các đoạn phim mà các bạn vừa xem là tác phẩm của các nhóm nhân quyền hợp tác cùng NHÂN CHỨNG. (Vỗ tay) PG: NHÂN CHỨNG được ra đời từ thành tựu công nghệ vì chính các máy quay DV nhỏ gọn là điều đã giúp tổ chức tồn tại. Chúng tôi đồng thời cố gắng phân phát máy tính khắp thế giới để các nhóm nhân quyền có thể liên lạc và tổ chức vận động hiệu quả hơn Nhưng, giờ đây, ta có một khả năng tuyệt vời đó là máy điện thoại di động có camera. Nó rẻ, đâu cũng có và có thể dịch chuyển nhanh khắp thế giới. Điều đó khiến chúng tôi rất phấn khởi. Alec Soth: Vào khoảng 10 năm trước đây, tôi nhận được một cuộc gọi từ Texas, của Stacey Baker, nói rằng cô ấy đã xem một vài bức ảnh của tôi trong 1 triển lãm hội họa và thắc mắc rằng liệu có thể mời tôi chụp cho bố mẹ cô ấy 1 bức chân dung. Khi đó, tôi chưa từng gặp Stacey. Tôi nghĩ rằng đó có thể là 1 ông vua dầu mỏ và tôi sẽ trúng lớn Nhưng rồi sau đó, tôi phát hiện ra rằng, cô ấy phải đi vay nợ để thực hiện điều này. Tôi chụp ảnh cho bố mẹ Stacey, nhưng trong lòng chỉ háo hức muốn chụp ảnh cô ấy. Bức ảnh tôi chụp ngày hôm đó cuối cùng lại trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của tôi. Vào thời điểm đó, Stacey đang làm việc với tư cách luật sư đại diện cho bang Texas. Không lâu sau đó, cô ấy bỏ việc để học nhiếp ảnh ở Maine, rồi có cơ hội được gặp gỡ giám đốc hình ảnh của tạp chí New York Times và được để nghị 1 công việc. Stacey Baker: Trong những năm sau đó, Alec và tôi đã cùng làm với nhau rất nhiều dự án, ròi chúng tôi trở thành bạn. Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu nói với Alec về điều cuốn hút tôi. Đó là cách mà các cặp đôi gặp gỡ. Tôi hỏi Alec anh và vợ anh đã gặp nhau như nào. Anh ấy kể tôi nghe câu huyện 1 đội bóng trung học, khi mà anh ấy 15 và cô 16, Anh ấy mời cô ấy đi chơi. Anh thích mái tóc tím của cô. Cô ấy đồng ý. Và câu chuyện xảy ra như vậy. Rồi tôi hỏi anh ấy có muốn làm 1 dự án nhiếp ảnh về chủ đề này hay không. AS: Tôi hứng thú với dự án, nhưng càng hứng thú hơn về động lực của Stacey, đặc biệt là vì tôi chưa từng nghe nói Stacey có bạn trai. Vì vậy như một phần của dự án, tôi nghĩ thật thú vị nếu cô ấy cố gắng gặp gỡ ai đó. Vì vậy tôi có ý tưởng giúp Stacey có 1 cuộc hẹn nhanh ở Las Vegas vào ngày Valentine. (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Âm nhạc) SB: Và cuối cùng đó là 1 sự kiện hẹn hò nhanh lớn nhất thế giới mà tôi từng biết. Tôi có 19 cuộc hẹn. Mỗi người 3 phút. Những người tham dự được đưa cho 1 danh sách những câu hỏi "phá băng" để mạnh dạn hơn như "Nếu được làm 1 loài động vật, bạn sẽ là loài nào? ". Kiểu như vậy. Bạn hẹn đầu tiên của tôi là Colin, từ Anh, từng kết hôn với 1 người mà anh ấy gặp sau khi đăng quảng cáo tìm kiếm cung Ma Kết. Alec và tôi thấy anh ấy vào cuối buổi, và anh ấy nói anh ấy từng hôn 1 người phụ nữ trong lúc xếp hàng đợi ở quầy bán đồ ăn nhanh. Zack và Chris sau đó đã cùng nhau hẹn hò. Đây là Carl. Tôi từng hỏi Carl: "Anh chú ý đến điều gì đầu tiên khi gặp 1 người phụ nữ? ". Anh ta nói: "Vòng 1" (Khán giả cười) Matthew bị thu hút bởi những người phụ nữ có bắp chân rắn chắc. Chúng tôi nói chuyện về việc chạy. Anh ấy chơi thể thao ba môn phối hợp còn tôi chạy half-marathon Alec thật sự thích đôi mắt của Matthew nhưng tôi thì không. tôi nghĩ anh ấy cũng không thích tôi Austin và Mike đến cùng lúc với nhau. Mike hỏi tôi 1 câu hỏi: "Nếu em đang trong thang máy và sắp trễ cuộc họp nhưng lại có người đang chạy tới thang máy, em có giữ thang máy cho họ không?" Và tôi nói không. (Tiềng cười) Cliff nói điều đầu tiên anh chú ý ở phụ nữ là hàm răng. và chúng tôi khen răng của nhau. Vì anh ấy mở miệng khi ngủ, anh ấy phải dùng chỉ nha khoa thường xuyên để ngăn ngừa bệnh nha chu. Tôi hỏi anh ấy bao lâu thì dùng chỉ nha khoa, anh ý nói "cách ngày 1 lần". (Tiếng cười) Vì tôi dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày. Tôi không chắc rằng đó là dùng chỉ nha khoa thường xuyên nhưng tôi nghĩ là tôi đã không nói ra Bill là một kiểm toán viên, và chúng tôi nói về kiểm toán cả 3 phút (Tiếng cười) Điều đầu tiên Spencer để ý ở người phụ nữ là nước da. Anh ta thấy nhiều phụ nữ trang điểm quá nhiều, và họ chỉ nên trang điểm vừa phải để làm nổi bật những nét đẹp họ có. Tôi nói với anh tôi không trang điểm tí nào cả và anh ấy nghĩ đó là điều tốt. Craig nói với tôi anh nghĩ tôi không sẵn sàng trở nên dễ vỡ. Anh ấy cũng nản lòng khi tôi không nhớ được giây phút xấu hổ của mình. Anh nghĩ tôi nói dối, nhưng tôi không. Tôi nghĩ anh hoàn toàn không thích tôi, nhưng đến cuối đêm, anh quay lại và đưa tôi một hộp Sô cô la. William là người rất khó để bắt chuyện. Tôi nghĩ anh ấy say. (Tiếng cười) Nam diễn viên Chris McKenna là MC của sự kiện. Anh ấy từng đóng "The Young and the Restless" Tôi không thực sự hẹn hè với anh ta. Alec nói rằng có một vài người phụ nữ cho anh ta số điện thoại. Không cần nói, tôi không có cảm giác yêu Tôi không thấy một sự kết nối nào với bất kì người đàn ông nào tôi đã từng hẹn hò và tôi thấy họ cũng không cảm thấy có sự kết nối với tôi. AS: Bây giờ, điều tuyệt đẹp nhất với tôi (Tiếng cười) với tư cách là một nhiếp ảnh gia, là chất lượng của sự dễ vỡ. Mặt ngoài vật lý để lộ ra vết nứt mà bạn có thể nhìn thoáng qua vào mặt trong dễ vỡ. Tại sự kiện hẹn hò này, tôi đã thấy rất nhiều điển hình nhưng khi nhìn những cuộc hẹn của Stacy và nói chuyện với cô ấy về họ, Tôi nhận ra tình yêu nhiếp ảnh khác với tình yêu thật như thế nào Tình yêu thật là gì? Nó diễn ra thế nào? Để giải đáp câu hỏi này và tìm ra người đi từ 1 cuộc hẹn đến 1 cuộc sống bên nhau, Stacey và tôi đến Sun City Summerlin, cộng đồng về hưu lớn nhất Las Vegas. Chúng tôi gặp George, người điều hành CLB nhiếp ảnh cộng đồng Ông sắp xếp cho chúng tôi gặp những cặp đôi khác trong studio ảnh tạm thời SB: Sau 45 năm hôn nhân, chồng của Anastasia đã chết 2 năm trước chúng tôi hỏi bà ấy có ảnh cũ nào không. Bà gặp ông khi bà là 1 nhân viên phục vụ 15 tuổi ở một buổi tiệc nướng ở Michigan Ông ấy 30 tuổi Bà đã nói dối về tuổi của mình. Ông ấy là người đầu tiên mà bà hẹn hò. Dean đã được xướng danh nhiếp anh gia của năm tại Las Vegas 2 năm liền, và điều này khiến Alec chú ý, rằng ông gặp vợ của mình, Judy, bằng tuổi lúc Alec gặp Rachel. ở độ tuổi lúc Alec gặp Rachel. Dean thú nhận rằng ông thích nhìn phụ nữ đẹp, nhưng chưa bao giờ ngờ vực quyết định cưới Judy. AS: George gặp Josephine tại 1 bữa tiệc giáo xứ. Ông 19 tuổi, bà thì 15. Như các cặp đôi khác, họ không đặc biệt triết lý về những quyết định sớm của mình. George nói một điều làm tôi vương vấn. Ông nói "Khi bạn có cảm giác đó, bạn bị cuốn theo nó" Bob và Trudy gặp gỡ ở 1 cuộc hẹn giấu mặt khi bà ấy còn học trung học. Họ nói rằng họ không đặc biệt hứng thú với nhau khi gặp lần đầu. Tuy nhiên, họ cưới nhau không lâu sau đó. SB: Câu chuyện mà tôi nhớ nhất là của George, chủ tịch CLB nhiếp ảnh, và vợ ông ấy, Mary. Đây là hôn nhân thứ hai của George và Mary Họ gặp ở một CLB nhạc đồng quê miền tây ở Louisville, Kentucky - Sahara. Ông ấy ở đó uống rượu 1 mình và bà ấy đang cùng với bạn mình. Khi họ bắt đầu hẹn hò, ông nợ IRS 9,000 đô and bà đã đề nghị giúp ông trả nợ. trong năm sau đó, ông chuyển số nợ sang Mary và bà giúp ông thoát nợ. George thật ra là 1 người nghiện rượu khi họ lấy nhau, Mary biết điều đó. Trong 1 vài giai đoạn hôn nhân, ông thừa nhận đã uống 54 cốc bia 1 ngày. 1 lần khác, khi ông say, ông đã đe dọa giết Mary và 2 đứa con của bà, nhưng họ đã thoát và đội SWAT được gọi đến nhà Thật bất ngờ, Mary đã giữ ông lại và mọi chuyện trở nên tốt đẹp George đã tham gia Alcolholics Anonymous và đã không còn uống trong 36 năm. (Nhạc) Vào cuối ngày, sau khi chúng tôi rời Sun City, tôi bảo Alec rằng tôi nghĩ câu chuyện những cặp đôi này gặp gỡ như thế nào thật thú vị Điều thú vị hơn là cách họ xoay xở để ở lại bên nhau. AS: Họ đều có sự bền bỉ tuyệt đẹp nhưng điều đó cũng đúng với người độc thân. Thế giới đầy khó khăn, và người độc thân ngoài kia cố gắng để kết nối với những người khác, và những cặp đôi nương tựa vào nhau sau hàng chục năm. Bức ảnh yêu thích nhất của tôi trong chuyến đi này là của Joe và Roseanne Trước khi gặp Joe và Roseanne, chúng tôi có thói quen hỏi các cặp đôi có ảnh cưới cũ hay không. Với họ, họ đồng thời rút từ trong ví ra chính xác cùng một bức ảnh. Điều tuyệt vời hơn, tôi thầm nghĩ về hình ảnh này của một cặp đôi vừa mới yêu hay ý tưởng 2 người níu giữ lấy hình ảnh này hàng thập kỉ? Cảm ơn. (Vỗ tay) Vậy là con người sợ côn trùng hơn là cái chết. Ít nhất, theo như khảo sát năm 1973 "Cuốn sách các danh sách" giới thiệu danh sách trực tuyến điều tốt nhất, tệ nhất và hài hước nhất mà bạn gặp. Chỉ có nỗi sợ về độ cao và nói trước đám đông xếp trên nỗi sợ về côn trùng sáu chân. Và tôi đoán nếu bạn đặt loài nhện vào danh sách này thì tập hợp côn trùng và nhện sẽ nằm đầu danh sách. Tôi không phải là một trong những người này. Tôi thực sự rất yêu thích côn trùng. Tôi nghĩ chúng là nhưng sinh vật thú vị và xinh đẹp. và đôi khi còn đáng yêu nữa. (Tiếng cười). Và tôi không một mình. Nhiều thế kỉ qua, nhiều bộ óc vĩ đại của các nhà khoa học, từ Charles Darwin đến E.O. Wilson, đã lấy nguồn cảm hứng từ việc nghiên cứu những bộ não nhỏ nhất trên Trái Đất. Vậy, tại sao lại như vậy? Điều gì làm chúng ta cứ tiếp tục tìm hiểu về loài côn trùng? Những điều đó, đương nhiên, chỉ là tầm quan trọng chênh vênh của hầu hết về chúng. Chúng nhiều hơn bất cứ loài động vật nào. Chúng ta cũng không biết có bao nhiêu loài côn trùng bời vì những loài mới liên tục được phát hiện Có ít nhất một triệu loài, và có khi lên tới 10 triệu loài. Điều này có nghĩa là bạn có thể có một cuốn lịch về loài côn trùng trong tháng và không bị lặp lại loài nào trong vòng hơn 80,000 năm. (Tiếng cười) Nghe chưa, gấu trúc và mèo! (Tiếng cười) Quan trọng hơn, côn trùng là điều thiết yếu. Chúng ta cần chúng. Có một ước tính rằng cứ 1 trong 3 miếng thức ăn có thể được tạo từ sự thụ phấn. Nhà khoa học dùng côn trùng để tìm những khám phá nền tảng về mọi thứ từ cấu trúc của hệ thần kinh của chúng ta đến cách gen và DNA làm việc. Nhưng điều tôi thích nhất về côn trùng là chúng có thể nói cho chúng ta về hành vi của chúng ta. Côn trùng dường như làm mọi thứ con người làm Chúng hẹn hò, làm tình, đánh nhau, rồi chia tay. Chúng làm như vậy với thứ giống như là tình yêu hay sự thù hận. Nhưng điều khiến hành vi của chúng khác với thứ điều khiển hành vi của chúng ta, và sự khác biệt đó có thể được làm sáng tỏ. Không ở đâu mà thật hơn là điểm xuất phát một trong những sở thích chi phối chúng ta nhất - tình dục. Bây giờ, tôi sẽ tiếp tục và tôi nghĩ tôi có thể biện hộ, điều mà dường như là một phát biểu gây ngạc nhiên. Tôi nghĩ tình dục ở côn trùng thú vị hơn ở con người. (Tiếng cười) Và sự đa dạng tự nhiên mà chúng ta thấy làm chúng ta vật lộn với những giả thuyết của chúng ta về đàn ông và phụ nữ có nghĩa gì. Để bắt đầu, nhiều loài côn trùng không cần giao phối tí nào để sinh sản. Bọ chét cái sao chép thành những con bọ nhỏ chút xíu mà không bao giờ cần giao phối. Sinh khi còn trinh, ngay đây. Ngay trong bụi hồng nhà bạn. (Tiếng cười) Khi chúng giao phối, thậm chí tinh trùng của chúng thú vị hơn tinh trùng con người Có nhiều loại ruồi trái cây mà tinh trùng dài hơn chiều dài của con đực. Điều đó quan trọng bởi vì những con đực dùng tinh trùng để cạnh tranh. Côn trùng đực đánh nhau bằng vũ khí, như là sừng ở những con bọ cứng. Nhưng chúng lại cạnh tranh sau khi giao phối, bằng tinh trùng. Chuồn chuồn và chuồn chuồn kim có dương vật giống như dao quân đội Thuỵ Sĩ với tất cả những gì dính vào đều bị kéo ra. (Tiếng cười) Chúng dùng những công cụ ghê gớm như những cái xúc để lấy tinh trùng của những con đực trước vừa giao phối với con cái. (Tiếng cười) Thế thì chúng ta học được gì từ đó? (Tiếng cười) Đây không là một bài học theo cách chúng ta bắt chước chúng. hay chúng là ví dụ để chúng ta noi theo. Cho dù vây, dĩ nhiên là vậy. Tôi có nói ăn thịt bạn tình là phổ biến ở côn trùng chưa? Không, đó không phải là điều mấu chốt. Nhưng điều tôi nghĩ côn trùng làm, là phá bỏ rất nhiều luật lệ mà ccon người chúng ta có về vai trò của tình dục. Có người cho là tự nhiên áp đặt phiên bản hài kịch những năm 1950 lên vai trò của đàn ông và phụ nữ. Như là đàn ông luôn luôn được cho là chủ động và cuồng nhiệt, còn phụ nữ thì thụ động và nhát. Nhưng đó không phải vậy. Ví dụ như loài châu chấu ở Mỹ có họ hàng với dế và cào cào. Những con đực rất kén chọn đối tượng nó giao phối, bởi vì nó không chỉ truyền tinh trùng lúc giao phối, nó còn cho con cái thứ gọi là quà tặng hôn nhân. Bạn có thể thấy hai con châu chấu ở Mỹ giao phối trong những hình này. Trong cả hai bản những bản, con đực ở bên phải, và phần nhô ra giống lưỡi kiếm là bộ phận đẻ trứng của con cái. giọt trắng là tinh trùng, giọt xanh lá là quà tặng hôn nhân, và con đực tạo ra nó từ chính cơ thể của nó và nó cực kỳ đắt giá để làm được. Nó có thể nặng đến một phần ba trọng lượng cơ thể con đực. Tôi ngừng lại chút xíu để bạn suy nghĩ sẽ như thế nào nếu mỗi lần những người đàn ông làm tình, phải sản xuất cái gì đó nặng cỡ 50, 60, 70 pounds. (Tiếng cười) Họ sẽ không bao giờ làm điều đó thường xuyên được. (Tiếng cười) Cũng vậy, châu chấu Mỹ không làm thường xuyên được. Vậy điều đó có nghĩa là con châu chấu Mỹ đực rất là kén chọn về ai mà nó tặng món quà hôn nhân này. Món quà này rất bổ dưỡng, và con cái ăn trong lúc và sau khi giao phối. Nên quà càng lớn, con đực càng được việc, vì có nghĩa là có nhiều thời gian cho tinh trùng chảy vào cơ thể con cái và thụ tinh với trứng. Nó cũng có nghĩa là con đực rất thụ động trong giao phối, trong khi đó con cái cực kỳ hung hăng và tranh giành, trong nỗ lực chiếm lấy càng nhiều quà tặng hôn nhân này càng tốt. Không có một mẫu luật lệ điển hình. Thậm chí chung chung, con đực thật sự không quá quan trọng trong đời sống của nhiều loài côn trùng. Trong đời sống xã hội của côn trùng - ong và ong vò vẽ và kiến những con vật bạn thấy mỗi ngày những con kiến chạy tới lui trong tô đường của bạn. những con ong mật chập chờn từ hoa này sang hoa khác tất cả chúng thường là con cái. Người ta dành hàng thiên niên kỉ điên đầu vì điều đó. Người Hy Lạp cổ biết là có một lớp ong, những con ăn bám, nhiều hơn ong thợ, dù chúng không thích sự lười biếng của những con ăn bám, vì chúng thấy là những con ong lười biếng chỉ lảng vảng quanh tổ đến khi cuộc chiến giao phối. chúng là những con đực. Chúng quanh quẩn chờ cuộc đấu giao phối nhưng chúng không tham gia việc hút mật và tìm phấn hoa. Người Hy Lạp không tìm ra giới tính con lười biếng, một phần của sự mơ hồ này là họ biết khả năng chích của loài ong nhưng họ thấy khó tin là loài động vât sinh ra với một vũ khí như vậy lại là con cái Aristotle cũng gắng tham gia. Ông cho là, "Nếu những con có vòi là con đực.." Nhưng ông lại mơ hồ, bởi vì điều đó có nghĩa những con đực cũng chăm sóc những con còn nhỏ trong đàn. và ông dường như nghĩ là điều đó hoàn toàn không thể xảy ra. Nên ông kết luận rằng có lẽ loài ong là lưỡng tính trong cùng cá thể, không có gì gượng ép, nhiều loài cũng là vậy, nhưng ông chưa thật sự đào sâu để biết điều đó. Thậm chí ngày nay, như bạn thấy đó, ví dụ như sinh viên của tôi, gọi mọi con vật thấy được kể cả con trùng, là con đực. Khi tôi nói là những con kiến lửa hung tợn với hàm răng khổng lồ, dùng để bảo vệ cho cả đàn, luôn là những con cái, họ dường như không tin tôi lắm. (Tiếng cười) Và dĩ nhiên tất cả phim ảnh, phim về Kiến, Ong khắc hoạ nhân vật chính trong xã hội côn trùng thường là con đực. Vậy điểm khác biệt điều này tạo ra? Đó là phim ảnh. Nó hư cấu. Phim ảnh nói về thú vật. Điểm khác biệt nếu phim ảnh nói chuyện như Jerry Seinfeld? Tôi nghĩ nó thành vấn đề, và một vấn đề mà thật sự là một phần sâu hơn là ứng dụng của nó trong y khoa và sức khoẻ và nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Ta đều biết là các nhà khoa học dùng cái chúng ta gọi là hệ thống kiểu mẫu mà mọi sinh vật -- chuột bạch hay ruồi dấm-- là những vai đóng thế cho tất cả những động vật khác, kể cả con người. Và ý tưởng là điều đó cũng đúng với con người cũng đúng cho chuột bạch. Theo diện rộng, điều đó thành điều ta quan tâm Nhưng bạn có thể lấy ý tưởng của hệ thống mẫu Điều tôi nghĩ chúng ta đã làm, là dùng con đực, trong tất cả các loài như là một hệ thống mẫu. Qui tắc. Cách mọi thứ được định hình Và con cái là sự thay đổi -- thứ gì đó đặc biệt mà bạn chỉ nghiên cứu sau khi bạn có quy tắt cơ bản. Trở lại với loài côn trùng. Tôi nghĩ điều đó có nghĩa là loài người không thể thấy những gì trước mặt họ. Vì họ đoán sân chơi thế giới bị chiếm lĩnh phần lớn là người chơi nam và người chơi nữ chỉ là thiểu số, vai trò thoáng qua. Nhưng khi chúng ta làm vậy, chúng ta bỏ sót nhiều điều tự nhiên ban cho. Và chúng ta có thể cũng bỏ sót cách tự nhiên, vật tự nhiên, kể cả con người. có thể thay đổi. Tôi nghĩ đó là lý do chúng ta dùng con đực làm mẫu trong nhiều nghiên cứu y khoa, điều mà bây giờ chúng ta biết là có vấn đề nếu chúng ta muốn kết quả ứng dụng cho cả nam lẫn nữ. Điều cuối cùng tôi thật sự thích côn trùng là thứ gì đó mà nhiều người thấy đáng sợ. Chúng có bộ não cực kỳ nhỏ với khả năng tư duy rất hạn hẹp là cách chúng ta thường nghĩ về chúng. Chúng có hành động phức tạp, nhưng không có bộ não phức tạp. Vì vậy, chúng ta không thể nghĩ đến chúng như thể những người bé nhỏ bởi vì chúng không làm theo cách mà chúng ta làm. Tôi thật sự thích việc rất khó để nhân chủng côn trùng, để nhìn chúng và nghĩ chúng như những con người bé nhỏ trong bộ xương đa dạng, với sáu chân. (Tiếng cười) Thay vào đó, bạn thật sự chấp nhận chúng theo cách của chúng, bởi vì côn trùng làm ta suy nghĩ điều gì là bình thường và điều gì là tự nhiên. Bạn thấy đấy, người ta viết truyện và nói về hành tinh song song Họ ngưỡng mộ siêu tự nhiên, những linh hồn của người đã khuất đi ngang qua chúng ta Sự thu hút của một thế giới khác là cái gì đó mà người ta nói tại sao họ muốn khuấy lên trong siêu nhiên. Nhưng cũng như điều tôi quan tâm, ai cần khả năng thấy người chết, khi có thể thấy con côn trùng sống? Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Những ngày đầu, Twitter như một nơi giải bày tâm sự thầm kín. Người dùng thổ lộ những bí mật xấu hổ của mình, rồi những người khác sẽ thốt lên: "Trời ơi, tôi cũng y hệt thế." Người thấp cổ bé họng nhận ra họ cũng có tiếng nói, tiếng nói mạnh mẽ và hùng hồn. Nếu có tờ báo nào đăng bài phân biệt chủng tộc, miệt thị đồng tính, chúng ta nhận ra mình có thể làm điều gì đó. Ta có thể bắt bọn nhà báo chịu tội. Chúng ta có thể nện chúng bằng thứ vũ khí mà chúng không thể hiểu được-- phản kích bằng mạng xã hội. Nhà quảng cáo sẽ thôi quảng cáo trên báo nọ. Khi những người có chức quyền lạm dụng quyền lực, ta sẽ bắt chúng trả giá. Giống như nền công lý dân chủ vậy Địa vị, thứ bậc sẽ về thế cân bằng. Chúng ta sẽ sống theo hướng tốt đẹp hơn. Không lâu sau đó, một nhà báo khoa học tên Jonah Lehrer... bị bắt vì tội đạo văn và bịa đặt các lời trích dẫn, anh ta nói với tôi rằng anh vô cùng xấu hổ và hối hận. Và anh ta có cơ hội xin lỗi công khai tại một bữa trưa tại tổ chức chủ quản. Đó sẽ là bài diễn văn quan trọng nhất đời anh ta. Nó có thể đem đến ít nhiều sự cứu rỗi. Trước khi đến anh đã biết rằng sự kiện này sẽ được phát sóng trực tiếp nhưng mãi đến khi lên sân khấu anh mới rõ, họ dựng một màn hình rộng cập nhật Twitter ngay trên đầu anh. (Cười) Và một màn hình khác ngay trước tầm mắt anh ta. Tôi không nghĩ tổ chức nọ lại làm điều đó vì có ác ý. Tôi nghĩ họ thật sự không biết. Tôi nghĩ đó là khoảnh khắc chuyển mình khi vẻ đẹp ngây thơ của Twitter trở thành một thực tế càng lúc càng khủng khiếp hơn. Và đây là một trong những Tweets chạy ra trước mắt anh ta, khi anh cố gắng để xin lỗi công chúng: "Jonah Lehrer, kẻ càm ràm làm ta chán chết phải tha cho hắn." (Cười) Và rồi, "Jonah Lehrer, kẻ chưa có khả năng biết xấu hổ." Câu này hẳn được viết bởi một bác sĩ tâm thần bậc nhất, mới chẩn được bệnh từ hình dáng nhỏ xíu sau bục diễn thuyết thế kia. Và, "Jonah Lehrer chỉ là thằng thần kinh." Câu cuối rất là đúng bản chất con người khi hạ nhục nhân phẩm người khác. Bởi vì chúng ta muốn tiêu diệt ai đó nhưng lại không muốn cảm thấy tội lỗi. Thử tưởng tượng nếu đây là một phiên tòa thật sự, và bị cáo ở trong bóng tối, cầu xin thêm một cơ hội, thế mà bồi thẩm đoàn hét lên, "Đồ càm ràm! Đồ thần kinh!" (cười) Khi chúng ta xem những bộ phim xử án, chúng ta thường đồng cảm với những luật sư biện hộ có tâm, nhưng nếu ở vào vị trí đó, chúng ta lại trở thành những quan tòa độc địa. Vị thế quyền lực thay đổi rất nhanh. Chúng ta lên án Jonah vì anh ta đã lạm dụng quyền báo chí, nhưng khi Jonah đã quỳ sụp nhận lỗi, chúng ta vẫn tiếp tục công kích, rồi tự hả hê vì đã ra tay đánh gục anh ta. Và điều đó bắt đầu trở nên kỳ quặc và vô nghĩa khi chuyện không dừng ở việc bắt người lạm dụng chức quyền trả giá. Một ngày không có đả kích giống như một ngày chỉ ngồi không cậy móng tay vậy. Để tôi kể các bạn nghe một câu chuyện. Về người phụ nữ tên là Justine Sacco. Cô ấy là một nhân viên PR ở New York có 170 người theo dõi trên Twitter, cô hay Tweet mấy bài bông đùa mỉa mai với họ, kiểu như bài Tweet cô ấy đăng trên máy bay từ New York đến London: "Cái gã người Đức kỳ cục! Ngồi khoang hạng nhất lại không xài chất khử mùi?!" - Điều tôi nghĩ khi hít nước hoa. Tạ ơn Chúa vì đã sinh ra chúng.] Justine tự cười, nhấn nút gửi, và không hề có một reply nào, và dâng trào nỗi buồn chúng ta đều hiểu khi Internet không tán thưởng sự hài hước của chúng ta. (Cười) Một sự im lặng đáng sợ khi Internet không đáp lời. Và sau khi cô ấy đến Heathrow, cô ấy có một ít thời gian rảnh trước chặng bay cuối, cô ấy nghĩ ra một câu chuyện châm biếm khác: [Trên đường đến Africa. Hy vọng tôi sẽ không mắc AIDS. Giỡn thôi. Tôi là người da trắng mà!] Cô ấy tự cười, nhấn gửi, lên máy bay, không hề có hồi âm nào, tắt điện thoại, và ngủ, 11 tiếng sau, cô thức dậy, bật điện thoại trong khi máy bay đang chạy trên đường băng, và ngay lập tức nhận được tin nhắn từ một người mà cô ấy đã không nói chuyện từ hồi cấp 3, tin nhắn rằng: "Rất tiếc vì những gì xảy ra với bạn." Và sau đó là một tin nhắn từ một người bạn thân, "Cậu phải gọi tớ ngay. Cậu đang là chủ đề bàn tán hot nhất trên Twitter trên khắp thế giới" (Cười) Điều đã xảy ra là một trong 170 người theo dõi của cô ấy đã gửi Tweet đến một nhà báo Gawker, và anh ta đã retweet đến 15,000 người theo dõi của anh ta: [XIn giới thiệu một câu đùa mừng lễ từ sếp PR của IAC] Từ đó, chuyện xảy ra như chớp. Vài tuần sau, tôi có dịp nói chuyện với nhà báo của Gawker ấy. Tôi gửi email hỏi anh ta cảm thấy sao, anh ta trả lời: "Tuyệt cú mèo!" Anh ta nói tiếp, "Nhưng tôi chắc rằng cô ấy sẽ ổn thôi" Nhưng cô ấy không ổn chút nào cả, bởi vì trong khi cô ấy ngủ, Twitter đã nắm quyền điều khiển cuộc sống cô ấy và xé tan nó thành từng mảnh. Đầu tiên là những nhà nhân đạo: ["Nếu những lời không hay của @JustineSacco... làm bạn phiền lòng, hãy cùng tôi hỗ trợ tổ chức @CARE tại Châu Phi.] [Vì câu tweet phân biệt chủng tộc kinh khủng này, hôm nay tôi sẽ quyên tiền cho @care] Sau đó, chuyện càng tồi tệ hơn: "Á khẩu với cái tweet kinh tởm phân biệt chủng tộc của Justine Sacco. Tôi kinh tởm mụ ta." Có ai ở đây dùng Twitter đêm hôm đó ko? À, vài người. Câu đùa của Justine có làm Twitter feed của bạn quá tải như của tôi không? Và tôi nghĩ đến điều mọi người nghĩ tối hôm đó, đó là: "Chà, có kẻ tiêu đời rồi! Cuộc sống của một ai đó sắp trở nên tồi tệ!" Và tôi ngồi trên giường, kê gối sau đầu, rồi tôi nghĩ, tôi không chắc rằng câu nói đùa đó có ý phân biệt chủng tộc. Có thể thay vì tỏ ra vui mừng vì đặc quyền của mình, cô ấy mỉa mai sự phô trương đặc quyền ấy. Một kiểu hài hước truyền thống, như phim South Park, hài Colbert hay Randy Newman Có thể tội của Justine Sacco là đã đùa giỏi như Randy Newman. Thực ra là, khi tôi gặp Justine vài tuần sau đó lại quán bar, cô ấy thực sự suy sụp, tôi nói cô ấy giải thích về câu nói đùa, cô ấy nói, "Người dân Mỹ do quá sung sướng đâm ra có chút ảo tưởng về những gì diễn ra ở Châu Phi. Ý tôi là mỉa mai về cái ảo tưởng đó." Một phụ nữ khác trên Twitter tối hôm đó, Helen Lewis từ báo New Statesman. Cô ấy đã duyệt cuốn sách của tôi về sự hổ thẹn công khai và viết rằng: tối hôm đó, cô ấy đã tweet: "Tôi không chắc câu nói đùa ấy có ý phân biệt chủng tộc," và cô ấy lập tức nhận được những dòng Tweet đầy phẫn nộ, "Ờ thì cô cũng chỉ là một con khốn giống thế thôi." Cảm thấy xấu hổ từ đó, cô ấy không dám nói gì nữa, lặng nhìn cuộc sống của Justine bị xâu xé. Mọi chuyện bắt đầu tồi tệ hơn: [Mọi người hãy đi kiện ả @JustineSacco đi.] Sau đó là những cuộc vận động đòi sa thải cô ấy. [Chúc mụ năm mới tìm việc may mắn nhé. #SaThải] Hàng ngàn người trên thế giới cho rằng làm cho cô ấy mất việc là nghĩa vụ của họ. [@JustineSacco tweet cuối cùng trong sự nghiệp của cô ta. #XinLỗiKhôngQuanTâm] Các công ty nhảy vào, hy vọng có thể kiếm chác nhờ vào cuộc thanh toán Justine: [Lần tới nếu bạn định tweet điều gì ngu ngốc trước khi bay, hãy chắc rằng bạn đang trên chuyến @Gogo] (Cười) Nhiều công ty kiếm được bộn tiền vào tối hôm đó. Tên của Justine thông thường được tìm trên Google 40 lần một tháng. Nhưng vào tháng đó, giữa ngày 20 đến cuối tháng 12, tên cô ấy đã được tìm đến 1,220,000 lần. Một nhà kinh tế học mạng nói với tôi điều này có nghĩa Google kiếm được khoảng 120,000 đôla đến 468,000 đôla từ cuộc thanh toán Justine, trong khi những ai thực sự ra hành xử Justine... chả kiếm được đồng nào. (Cười) Chúng ta giống như là những thực tập viên chỉ trích không công Google (Cười) Sau đó là một số câu đùa ăn theo: "Tôi đang mong Justine Sacco mắc AIDS đây? Hê hê" Một số khác viết, "Ai đó mắc AIDS nên hiếp con khốn này và sau đó ta sẽ biết ngay liệu màu da có bảo vệ nó khỏi AIDS không." Kẻ này lại không bị chỉ trích tí gì. Chẳng ai lên án người này cả. Chúng ta đều quá phấn khích với việc tiêu diệt Justine, và bộ não đả kích của chúng ta ấy quá đơn giản, đến nỗi chúng ta không thể tiêu diệt gã đang đả kích Justine một cách bất nhân như thế. Justine thật sự đã tụ họp được rất nhiều nhóm hỗn hợp vào tối hôm đó, từ những người nhân đạo cho đến kẻ ''hiếp con khốn đó''. "@JustineSacco Tao cầu cho mày bị sa thải! Mày đúng là một con mụ xấu xa. Lo mà tính chuyện cưỡi bò thay vì máy bay về nhà đi là vừa." Phụ nữ luôn luôn bị đối xử tệ hơn đàn ông. Khi đàn ông làm điều xấu hổ, thì, "Tôi sẽ khiến anh bị đuổi việc" Khi đó là phụ nữ, thì, "Tao sẽ làm cho mày bị sa thải, bị hiếp, và bị cắt tử cung." Sau đó đến lượt cấp trên của Justine vào cuộc : [IAC về tweet của @JustineSacco: Đây là một bình luận có tính xúc phạm nặng. Nhân viên này hiện đang trên chuyến bay quốc tế ngoài phạm vi liên lạc.] Đó là lúc sự giận dữ chuyển sang phấn khích: "3Điều tôi muốn trong Giáng Sinh này là nhìn thấy mặt @JustineSacco khi máy bay đáp và kiểm tra hộp thư/thư thoại của cô ta. #bịsathải" "Ôi trời, @justinesacco sẽ có giây phút bật-điện-thoại đau nhất trong đời khi máy bay đáp." "Chúng ta sắp sửa được xem mụ @JustineSacco bị sa thải. TRỰC TIẾP. Trước cả khi mụ ta BIẾT mình bị sa thải." Cái chúng ta có là một mạch truyện thú vị. Chúng ta biết điều Justine không biết. Các bạn nghĩ điều gì ít công bằng hơn thế? Justine đang ngủ trên máy bay và không thể tự bào chữa được, và sự bất lực của cô ấy là một phần quan trọng của trò cười. Trên Twitter tối hôm đó, chúng ta như những đứa trẻ con bò về phía cây súng. Một người nào đó tìm ra được chuyến bay của cô ấy, và họ kết nối đến trang web theo dõi chuyến bay. [Chuyến bay hãng British Airways 43. Đến trong vòng 1h 34 phút] Một hashtag đã trở thành xu thế toàn cầu: #JustineĐãĐápChưa? "Chứng kiến một người tự hủy hoại mình mà họ thậm chí không hề hay biết #JustineĐãĐápChưa?] "Thiệt tình. Tôi chỉ muốn về nhà và đi ngủ, nhưng mọi người ở bar cứ say sưa #JustineĐã ĐápChưa. Chẳng thể quay đi. Chẳng thể về." "#JustineĐãĐápChưa có lẽ là thứ tuyệt nhất trong tối thứ sáu của tôi" "Có ai ở Cape Town đến sân bay để tweet khi cô ta tới ko? Nào, các bạn hữu twitter! Tớ muốn có hình." Bạn đoán xem? Có hình đấy. "@JustineSacco đã đáp xuống sân bay quốc tế Cape Town. Và nếu bạn muốn biết nó như thế nào khi phát hiện cuộc sống của bạn tan nát chỉ vì một câu nói đùa bị hiểu sai, không phải bởi những kẻ xấu tính, mà bởi những người tốt như chúng ta, thì nó đây: "... Cô ta đeo kính mát ngụy trang" Tại sao chúng ta lại làm vậy? Tôi nghĩ một số người thật sự buồn, nhưng tôi nghĩ về những người khác, đó là bởi vì Twitter cơ bản là một cỗ máy tán thành lẫn nhau. Chúng ta bị bao quanh bởi những người có cùng cảm nhận, chúng ta ủng hộ nhau, và cảm giác đó thật tuyệt. Nếu có ai đó không cùng ý kiến, chúng ta gạt bỏ họ Và bạn biết điều đó đi ngược lại với điều gì ko? Đó là điều đi ngược với dân chủ. Chúng ta muốn tỏ ra quan tâm đến những người chết vì AIDS ở Châu Phi Lòng trắc ẩn của chúng ta lại là điều dẫn chúng ta đến hành động tàn nhẫn này. Như Meghan O'Gieblyn đã viết trên tờ Boston Review, "Đây không phải là công bằng xã hội. Đây là giận cá chém thớt." Trong 3 năm qua, Tôi đã đi khắp thế giới gặp gỡ những người như Justine Sacco -- và tin tôi đi, có rất nhiều người như cô ấy. Và ngày càng nhiều. Chúng ta muốn nghĩ rằng họ ổn, nhưng sự thật là họ không ổn. Những người tôi gặp bị tổn thương nặng nề. Họ kể tôi nghe về căn bệnh trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và ý nghĩ tự vẫn. Một người phụ nữ tôi trò chuyện, người cũng từng nói đùa tệ như thế, cô ấy đã nhốt mình trong nhà suốt 1 năm rưỡi. Trước đó, cô ấy giúp cho những người trưởng thành gặp khó khăn trong việc học, và rõ ràng là cô ấy làm việc rất tốt. Justine bị sa thải, tất nhiên, bởi mạng xã hội yêu cầu thế. Nhưng còn có điều tồi tệ hơn thế. Cô ấy đánh mất chính mình. Cô ấy thức dậy nửa đêm, quên mất mình là ai. Cô ấy bị tóm là vì người ta nghĩ cô ấy đã lạm dụng đặc quyền của mình Và tất nhiên, việc chỉ trích ai đó thì tốt hơn thứ chúng ta dùng để chỉ trích họ, giống như việc có con hoang vậy. Thế nhưng, cụm từ "lạm dụng đặc quyền" lại đang trở thành một tấm vé miễn phí để xé toạc hầu như bất kỳ ai mà chúng ta nhắm đến. Nó đang trở thành một từ mất giá trị, nó làm chúng ta mất khả năng đồng cảm, cũng như mất khả năng phân biệt đâu là điều nghiêm trọng và không nghiêm trọng Justine có 170 người theo dõi Twitter, và để sự việc hấp dẫn hơn, cô ấy đã được hư cấu lên. Có người đồn cô ấy là con của nhà tỉ phú mỏ Desmond Sacco. [Đừng để @JustineSacco lừa cha cô ta là một tỉ phú mỏ Nam Châu Phi Cô ta không xin lỗi. Và cha cô ta cũng vậy.] Tôi cứ nghĩ đó là sự thật cho đến khi tôi gặp cô ấy tại quán bar, hỏi về người cha tỉ phú, cô ấy trả lời: "Cha tôi bán thảm mà." Và tôi nhớ về thời gian đầu của Twitter, khi mọi người thừa nhận những bí mật xấu hổ về bản thân, những người khác sẽ bảo, "Ôi trời, y chang tôi." Bây giờ, những bí mật xấu hổ ấy lại bị săn đuổi. Bạn có thể sống tốt và đạo đức, nhưng một số Tweet diễn đạt không tốt có thể chôn vùi điều đó, trở thành một đầu mối đến tội lỗi sâu kín bên trong của bạn. Có lẽ có 2 loại người trên thế giới: những người xem trọng con người hơn tư tưởng. và những người xem trọng tư tưởng hơn con người. Tôi xem trọng con người hơn tư tưởng. nhưng lúc này, các nhà tư tưởng đang thắng thế. và họ tạo ra một sân khấu liên tục diễn những vở kịch kịch tính giả tạo nơi tất cả mọi người đều hoặc là anh hùng vĩ đại hoặc là kẻ hung ác xấu xa, cho dù chúng ta biết điều đó ko hề đúng về những người xung quanh ta Điều đúng ở đây là chúng ta đều thông minh và ngốc nghếch; Điều đúng ở đây là chúng ta đều là những vùng 'xám'. Điều tuyệt vời của truyền thông đại chúng là mang tiếng nói đến cho những người yếu ớt, nhưng hiện nay chúng ta đang tạo ra một xã hội bị kiểm soát nơi mà cách thông minh nhất để tồn tại là nên quay về giữ im lặng. Xin đừng làm thế. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn Jon. Jon Ronson: Cảm ơn Bruno. BG: Xin đừng đi vội, Điều khiến tôi sốc trong câu chuyện của Justine là nếu bạn gõ tên cô ấy trên Google, 100 trang kết quả đầu tiên đều chỉ nói về chuyện này -- ngoài ra chẳng có gì khác về cô ấy. Trong cuốn sách của anh, anh kể một câu chuyện khác về một nạn nhân đối đầu với một công ty quản lý danh tiếng, bằng cách tạo ra các blogs, đăng các câu chuyện tốt, vô hại về tình yêu với mèo kỳ nghỉ, và vài thứ khác, nhằm cố đẩy câu chuyện kia khỏi vài trang đầu tiên của Google, nhưng chẳng được bao lâu. Một vài tuần sau, chúng lại mò trở lại lên hạng đầu. Đó phải chăng là một trận chiến vô vọng? Jon Ronson: Tôi nghĩ điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là nếu bạn cảm thấy điều gì đó ko công bằng, hay một sự xấu hổ nhập nhằng, hãy lên tiếng, bởi vì tôi nghĩ điều tồi tệ nhất xảy ra với Justine đó là không ai ủng hộ cô ấy - như thể, tất cả mọi người đều chống lại cô ấy và đó là một sự tổn thương sâu sắc, khi bị hàng ngàn người nói rằng bạn nên biến đi. Nhưng nếu có một điều đáng xấu hổ nào xảy ra và những lời bàn tán, giống như một chế độ dân chủ nơi mà mọi người tranh luận, tôi nghĩ nó sẽ ít gây tổn thương hơn Tôi nghĩ đó là giải pháp, nhưng điều đó ko dễ, vì nếu bạn đứng lên vì một ai đó, điều đó không dễ chịu chút nào. BG: Vậy nói đến kinh nghiệm của anh, vì anh lên tiếng bằng cách viết cuốn sách này. Nhân tiện, mọi người đều phải đọc đấy, nhé? Anh bênh vực họ bằng cách hướng sự chú ý của dư luận lên họ. Tôi cho rằng anh không dừng lại ở những phản ứng ôn hòa trên Twitter. JR: Nó không hiệu quả lắm với một số người. (Cười) Ý tôi là, bạn không muốn chỉ tập trung -- bởi vì nhiều người hiểu và ủng hộ cuốn sách này. Tôi đã viết những câu chuyện về sự lạm dụng quyền lực trong 30 năm, và khi tôi nói đến những người quyền lực trong quân đội, hay trong ngành công nghiệp dược, mọi người hoan hô tôi Nhưng ngay khi tôi nói: "Chúng ta là những người đang lạm dụng quyền hiện nay," Tôi nghe họ nói, "Anh cũng là một kẻ phân biệt chủng tộc" BG: Vào một buổi tối -- hôm qua - khi chúng ta dùng bữa, có hai cuộc đối thoại diễn ra. Một bên, anh nói chuyện với những người ngồi trong bàn ăn -- đó là một cuộc trò chuyện vui vẻ và tích cực, Nhưng bên kia, mỗi lần anh quay sang điện thoại, là một tràng những lời xúc phạm. JR: Vâng, là tối hôm qua. Chúng ta đã có một bữa tối TED, kiểu thế. Tôi trò chuyện rất vui với mọi người, và sau đó tôi kiểm tra Twitter. Một ai đó nói "Mày là một tên theo chủ nghĩa da trắng ưu việt" (white supremacist) Sau đó tôi quay lại và nói chuyện vui vẻ với một ai đó, rồi tôi lại quay lại Twitter, và có người nói rằng sự tồn tại của tôi làm thế giới thêm tồi tệ. Bạn tôi, Adam Curtis nói rằng: có lẽ Internet giờ giống như một bộ phim của John Carpenter những năm 1980s, cuối phim mọi người bắt đầu la hét cãi vã bắn nhau, và rồi chạy trốn vào nơi nào đó an toàn, Và tôi bắt đầu nghĩ đó cũng là một ý không tồi. BG: Cảm ơn. JR: Cảm ơn, Bruno. (Vỗ tay) Phía sau đây là hình ung thư não của tôi. Nó có đẹp không? (Khán giả cười) Nói đúng ra là "đã là" kinh quá. (Khán giả vỗ tay) Bị ung thư não đã thực sự là, như các bạn có thể tưởng tượng là một tin khủng khiếp với tôi. Tôi không biết gì về ung thư. Đối với văn hoá phương Tây, khi bạn bị ung thư, nó cứ như là bạn bị biến mất theo một cách nào đó. Cuộc sống của bạn là một con người phức tạp bị thay thế bằng số liệu y học: Các hình ảnh, khám nghiệm và kết quả xét nghiệm của bạn, một danh sách các thuốc. Và mọi người cũng thay đổi. Bạn đột nhiên trở nên một con bệnh. Bác sĩ bắt đầu nói nhưng ngôn ngữ mà bạn không hiểu. Họ bắt đầu chỉ những ngón tay họ lên cơ thể và các hình ảnh của bạn. Mọi người cũng bắt đầu thay đổi bởi vì họ bắt đầu đối mặt với căn bệnh, thay vì với con người. Họ nói, "Bác sĩ nói gì?" trước khi họ nói "Xin chào". Và cùng lúc đó, bạn được để lại những câu hỏi mà không ai đưa ra một câu trả lời. Những câu hỏi đó là "Tôi có thể?" Tôi có thể làm việc khi tôi bị ung thư? Tôi có thể đi học? Tôi có thể quan hệ tình dục? Tôi có thể sáng tạo? Và bạn băn khoăn, "Tôi đã làm gì để phải nhận lãnh điều này?" Bạn băn khoăn, "Tôi có thể thay đổi một vài thứ trong cuộc sống?" Bạn băn khơn, "Tôi có thể làm gì đó? Có bất kỳ lựa chọn nào khác không?" Và, hiển nhiên, bác sĩ là những người tốt trong tất cả các tình huống này, bởi vì họ là những người chuyên nghiệp và có trách nhiệm cứu chữa cho bạn. Nhưng họ cũng được quá quen thuộc với việc phải tương tác với bệnh nhân, Vì thế tôi có thể nói rằng đôi khi họ quên rằng nó đã làm bạn đau đớn và khi bạn trở thành, một người bệnh đúng nghĩa -- "người bệnh" có nghĩa là "một người chờ đợi" (Khán giả cười) Nhiều thứ đang thay đổi, nhưng theo cách cũ, họ có xu hướng không cho bạn hiểu về tình trạng của bạn, mà cho bạn bè và gia đình bạn biết, hoặc chỉ cho bạn những cách mà bạn có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn để giảm thiểu rủi ro của những thứ mà bạn sẽ vượt qua. Nhưng thay vào đó, các bạn bị ép buộc để chờ đợi trong tay của một loạt những người chuyên nghiệp lạ mặt. Khi tôi ở bệnh viện, Tôi đã xin phép được in hình ảnh ung thư của tôi và tôi đã nói với nó. Đã thực sự khó khăn để chấp nhận, bởi vì không phải là một cách làm thường thấy để hỏi về hình ảnh ung thư của bạn. Tôi đã nói với nó và tôi đã nói, "Được thôi, ung thư, bạn không là gì với tôi cả. Có nhiều thứ đối với tôi. Sự chữa trị, là bất cứ điều gì, sẽ giải quyết toàn bộ vấn đề của tôi" Và vì thế, ngày tiếp theo, tôi đã rời bệnh viện chống lại toàn bộ các lời khuyên y tế. Tôi đã xác định việc thay đổi mối quan hệ của tôi với ung thư và tôi đã quyết định học thêm về ung thư của tôi trước khi làm bất cứ điều gì lớn lao như là phẫu thuật. Tôi là một nghệ sĩ, tôi sử dung một vài hình thức của các công nghệ mã nguồn mở và thông tin mở trong công việc của mình. Vì thế tôi đặt cược vào việc thu nhận tất cả thông tin ngoài kia, và sử dụng nó để nó có thể được tiếp cận bởi bất kỳ ai. Vì thế tôi đã tạo ra một website, tên là La Cura, ở đó tôi đã đưa lên các số liệu y tế của tôi Tôi thực ra đã phải "hack" nó và chúng ta có thể bàn về chủ đề này trong một bài nói chuyện khác. (Khán giả cười) Tôi đã sử dụng từ này, La Cura -- La Cura là tiếng Ý, có nghĩa là "chữa trị" -- bởi vì ở rất nhiều nền văn hoá khác nhau, từ "chữa trị" có thể có rất nhiều ý nghĩa. Đối với văn hoá của Tây Âu, Nó có nghĩa là loại bỏ hoặc đẩy lùi một bệnh, nhưng trong các nền văn hoá khác nhau, ví dụ như, bề văn hoá từ Châu Á, từ Địa Trung Hải, từ Châu Mỹ La tinh, từ châu Phi Nó có thể có nhiều ý nghĩa. Tất nhiên, tôi đã cảm thấy thú vị về lựa chọn của các bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ y tế, nhưng tôi cũng đã cảm thấy thú vị đối với sự chữa trị của một nghệ sĩ, một nhà thơ, hoặc nhà thiết kế, của các nhạc sĩ, ai mà biết được. Tôi cảm thấy thú vị với việc chữa trị xã hội, Tôi cảm thấy thú vị với việc chữa trị tâm lý, Tôi cảm thấy thú vị với việc chữa trị tâm linh, Tôi cảm thấy thú vị với việc chữa trị cảm xúc, Tôi cảm thấy thú vị với bất kỳ dạng chữa trị nào. Và, nó đã có hiệu quả. Trang web La Cura được phổ biến rộng rãi. Tôi đã nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông từ Ý và truyền thông quốc tế và tôi ngay lập tức nhận được hơn 500.000 liên hệ -- email, mạng xã hội -- hầu hết họ đưa ra lời khuyên cho việc điều trị ung thư của tôi nhưng nhiều hơn cả là về việc làm thế nào để chữa trị cho chính bản thân tôi như là một con người cụ thể. Ví dụ, hàng nghìn video, hình ảnh, các biểu diễn nghệ thuật được sản xuất cho La Cura. Ví dụ, ở đây chúng ta nhìn thấy Francesca Fini trong buổi trình diễn của cô ấy. Hoặc, như nghệ sĩ Patrick Lichty đã làm: Ông ấy đã tạo ra hình ảnh điêu khắc 3D của khối u của tôi và đã mang ra bán ở trên Thingiverse Bây giờ các bạn cũng có thể có cái ung thư của tôi! (Khán giả cười) Đây là điều tốt, nếu bạn nghĩ về nó, chúng ta có thể chia sẻ về bệnh ung thư của mình. Và nó đã được tiếp diễn -- các nhà khoa học, các chuyên gia y học cổ truyền, một số nhà nghiên cứu, bác sĩ -- tất cả đã liên hệ với tôi để đưa cho tôi lời khuyên. Với toàn bộ những thông tin và sự hỗ trợ, Tôi đã có thể thành lập một nhóm với một số nhà phẫu thuật thần kinh, các bác sĩ y học cổ truyền, chuyên gia ung thư, và hàng trăm tình nguyện viên với họ tôi có thể thảo luận những thông tin mà tôi nhận được, điều này rất quan trọng. Và cùng nhau, chúng tôi có thể tạo ra một chiến lược cho việc chữa trị của riêng tôi bằng nhiều ngôn ngữ, theo nhiều văn hoá khác nhau. Và chiến lược hiện tại là truyền bá ra khắp thế giới và lưu truyền hàng nghìn năm theo lịch sử loài người, điều này khá là quan trọng đối với tôi. [Phẫu thuật] Theo như kết quả MRI, thật may mắn khối ung thư hầu như không lớn lên. Vì thế tôi có thể có thời gian và lựa chọn. Tôi đã chọn bác sĩ mà tôi muốn, Tôi lựa chọn bệnh viện mà tôi muốn được chữa trị, và cùng lúc đó, tôi được ủng hộ bởi hàng nghìn người, không ai trong số họ cảm thấy thương hại cho tôi. Mọi người đều cảm thấy họ có thể đóng một vai trò chủ động để giúp tôi khoẻ lại, và điều này là một phần quan trọng của La Cura. Kết quả là gì? Tôi đã khoẻ, như các bạn thấy, rất khoẻ. (Khán giả vỗ tay) Tôi có một tin tuyệt vời: Sau khi phẫu thuật -- Tôi có mức ung thư não ác tính rất thấp, đó là một loai ung thư "tốt" mà nó đã không không phát triển nhiều. Tôi đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời và cách sống của tôi. Mọi thứ tôi làm được thiết kế chu đáo để tôi có thể tham gia. Cho đến những giây phú cuối cùng trước khi phẫu thuật, nó đã rất căng thẳng, một ma trận các điện cực được cấy vào trong não tôi từ phía trong này, để có thể xây dựng được một bản đồ chức năng của những thứ mà não kiểm soát. Ngay trước khi phẫu thuật, chúng tôi có thể thảo luận bản đồ chức năng của não của tôi với bác sĩ, để hiểu những rủi ro mà tôi phải đối mặt và có những thứ mà tôi có thể tránh. Hiển nhiên là có những thứ. [Mở] Và tính mở thực sự là một phần quan trọng của La Cura. Hàng nghìn người chia sẻ các câu chuyện và kinh nghiệm của họ. Bác sĩ nói chuyện với những người mà họ không thường xuyên khám bệnh khi họ nghĩ về ung thư. Tôi là người tự tạo ra, trạng thái chuyển đổi liên tục giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau, mà ở đó khoa học kết hợp với cảm xúc và nghiên cứu hiện đại kết hợp với nghiên cứu truyền thống. [Xã hội] Điều quan trọng nhất ở La Cura là có cảm giác như một phần một xã hội kết nối và tham gia thực sự sức khoẻ của nó thực sự phụ thuộc vào toàn bộ các thành viên của nó. Hoạt động toàn cầu này là việc chữa trị nguồn mở của tôi đối với ung thư. Và tứ đó tôi cảm thấy, nó không chỉ cứu chữa cho tôi, mà còn cho toàn bộ mọi người chúng ta. Xin cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Năm 2012, khi tôi thực hiện nghệ thuật tranh tường lên toà tháp giáo đường Hồi giáo Jara ở quê hương tôi tại Gabes, nam Tunisia, Tôi không nghĩ tranh tường có thể cuốn hút người dân thành phố như vậy. Ban đầu, tôi tìm kiếm một bức tường trong thành phố và có vẻ như tòa tháp được xây dựng vào năm 1994 Và trong suốt 18 năm, bức tường bê tông 57 mét đó vẫn nguyên một màu xám. Khi tôi gặp vị tu sĩ lần đầu tiên, và nói với ông ấy điều tôi muốn thực hiện, ông ấy đã phản ứng kiểu như, "Ơn chúa cuối cùng anh cũng đã đến," và ông ấy nói với tôi rằng trong suốt chừng ấy năm ông ấy luôn chờ đợi một ai đó làm một cái gì đó lên bức tường. Điều tuyệt vời nhất người tu sĩ này là ông ấy không đòi hỏi tôi bất kỳ điều gì - không cần bản thiết kế, hoặc hỏi về những thứ tôi định viết lên. Trong mọi tác phẩm của tôi, tôi viết ra các thông điệp theo phong cách tranh tường của tôi - một sự kết hợp giữa thư pháp và tranh tường. Tôi dùng các trích ngôn hoặc bài thơ. Cho tòa tháp, tôi nghĩ rằng thông điệp phù hợp nhất đặt vào thánh điện phải lấy từ kinh Quran cho nên tôi chọn đoạn kinh này: "Ôi loài người, chúng ta đã tạo ra loài người từ đàn ông và đàn bà," làm thành dân chúng và bộ tộc, cho nên người hãy hiểu biết lẫn nhau." Đây là một lời kêu gọi đại đồng vì hoà bình, sự kiềm chế và chấp nhận đến từ phía mà chúng ta thường mô phỏng theo chiều hướng không tốt trên các phương tiện đại chúng. Tôi cảm thấy bất ngờ về phản ứng của cộng đồng đối với bức vẽ, và cách mà bức vẽ đã khiến học tự hào khi thấy toà tháp ngày càng được chú ý từ các hãng thông tấn quốc tế khắp nơi trên thế giới Đối với vị tu sĩ, nó không đơn thuần là một bức tranh tường nó còn sâu sắc hơn thế. Ông ấy hi vọng rằng toà tháp sẽ trở thành một biểu tượng của thành phố và thu hút mọi người đến với Tunisa vốn đã bị quên lãng. Tính toàn diện của thông điệp, bối cảnh chính trị ở Tunisa tại thời điểm ấy, và rằng tôi đã viết kinh Qur'an theo phong cách tranh tường không hề nhỏ nhặt Nó đã kết nối cộng đồng Đưa mọi người, các thế hệ tương lai, gần nhau thông qua nghệ thuật thư pháp Ả-rập là những gì tôi thực hiện. Viết lên các thông điệp là phần cốt lõi trong tác phẩm nghệ thuật của tôi. Điều thực sự thú vị là ngay cả những người nói tiếng Ả-rập vẫn cần phải rất tập trung mới giải nghĩa được những gì tôi viết. Bạn không cần phải hiểu nghĩ mới cảm nhận được tác phẩm. Tôi nghĩ rằng văn tự Ả-rập chạm vào tâm hồn bạn trước khi nó đến với đôi mắt của bạn. Có một vẻ đẹp tiềm ẩn trong nó mà bạn không cần đến phiên dịch. Văn tự Ả-rập có thể giao tiếp với bất kỳ ai, tôi tin như thế; với bạn, với bạn, với bạn, với tất cả mọi người, và rồi khi bạn hiểu ngữ nghĩa, bản cảm thấy có sự kết nối với nó. Tôi luôn cố gắng viết những thông điệp có sự gắn kết với nơi mà tôi đang vẽ, nhưng thông điệp đó phải có một khía cạnh toàn cầu để mọi người khắp nơi trên thế giới có thể liên kết với nó. Tôi sinh ra và lớn lên ỏ Pháp, ở Pa-ri, và tôi bắt đầu học viết và đọc tiếng Ả-rập khi tôi 18 tuổi. Tới nay tôi chỉ viết các thông điệp bằng tiếng Ả-rập Một trong các lý do khiến công việc này quan trọng đối với tôi, là bởi vì tất cả những phản ứng mà tôi được trải nghiệm trên toàn thế giới. Ở Rio de Janeiro, tôi dịch bài thơ tiếng Bồ Đào Nha từ Gabriela Tôrres Barbosa, người đã dành sự trân trọng cho những người nghèo ở khu ổ chuột, và rồi tôi vẽ phần mái nhà. Cộng đồng địa phương đã rất tò mò với những gì tôi làm, nhưng ngay khi tôi nói cho họ biết ý nghĩa của bức thư pháp đó, họ đã cảm ơn tôi, bởi vì họ cảm thấy gắn kết với nó. Ở Nam Phi, ở Cape Town, dân địa phương Philippi đã cho phép tôi vẽ bức tường bê tông duy nhất của khu vực đó là một trường học, và tôi đã vẽ lên nó một câu trích ngôn của Nelson Mandela, nói rằng, "[bằng tiếng Ả-rập]," có nghĩa là, "Mọi thứ đều tưởng chừng không thể cho đến khi nó được hoàn tất." Và rồi một người đã đến nói với tôi, "Chàng trai, sao bạn không viết bằng tiếng Anh?" và tôi trả lời, "Tôi thấy thắc mắc của anh sẽ hợp lý hơn nếu anh hỏi tại sao tôi không viết bằng tiếng Zulu." Ở Paris, một lần, trong một sự kiện, và khi một người yêu cầu tôi vẽ lên tường của anh ấy, Và khi anh ta nhìn thấy tôi vẽ bằng tiếng Ả-rập, anh ta đã rất tức giận - thực ra là đã phát điên lên - và yêu cầu phải xoá bức vẽ đi. Tôi tức giận và thất vọng. Nhưng một tuần sau, người tổ chức sự kiện đã mời tôi trở lại, và ông ấy cho tôi biết có một bức tường ngay đối diện ngôi nhà của anh này. Cho nên, anh này - (Cười) kiểu như, buộc phải nhìn bức vẽ mỗi ngày. Ban đầu, tôi định viết, "Bằng tiếng Ả-rập," có nghĩa là, "Ngay vào mặt bạn," nhưng -- (Cười) Tôi quyết định mình phải thông minh hơn và tôi viết, "[bằng tiếng Ả-rập]," có nghĩa là, "Hãy mở cửa trái tim bạn." Tôi thực sự rất tự hào về nền văn hóa của mình, và tôi đang cố gắng trở thành một sứ giả thông quá các tác phẩm nghệ thuật của tôi. Tôi hy vọng rằng tôi có thể phá vỡ những khuôn mẫu mà chúng ta đều biết, bằng chính vẻ đẹp của ký tự Ả-rập. Ngày hôm nay, tôi không viết các bản dịch của các thông điệp lên tường nữa. Tôi không muốn vẻ đẹp của thư pháp bị phá vỡ, vì đó là nghệ thật và bạn có thể cảm thụ mà không cần phải hiểu nghĩa của nó, cũng giống như việc thưởng thức âm nhạc của một quốc gia khác. Vài người cho rằng đấy là sự khước từ hay đóng cửa, nhưng đối với tôi, nó thiên về một lời mời gọi - đến với ngôn ngữ của tôi, văn hoá của tôi, và nghệ thuật của tôi. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Đây là bản đồ của bang New York nó được làm ra vào năm 1937 bởi công ty General Drafting. Nó là một tấm bản đồ rất nổi tiếng đối với những người đam mê bản đồ, bởi vì ở phía dưới này, phía dưới dãy núi Catskill, có một thị trấn nhỏ tên là Roscoo -- thực ra, nó sẽ dễ hơn nếu tôi đưa nó lên đây -- Đó là Roscoe, và ngay phía trên của Roscoe là Rockland, New York, và trên nó nữa là thị trấn nhỏ bé Agloe, New York. Agloe, New York, rất nổi tiếng với những người vẽ bản đồ, bởi vì nó là một thị trấn giấy. Nó còn được biến đến như một cái bẫy bản quyền. Những người vẽ bản đồ -- bởi vì tấm bản đồ New York của tôi và của bạn đều sẽ rất giống nhau, do hình dáng New York -- thông thường, những người vẽ sẽ thêm vào các địa điểm giả vào bản đồ của họ, để bảo vệ quyền tác giả của họ. Nếu địa điểm ảo đó của tôi xuất hiện trên bản đồ của bạn, tôi có thể chắc chắn rằng bạn đã ăn trộm của tôi. Agloe là sự kết hợp từ tên họ viết tắt của hai người tạo nên tấm bản đồ này. Ernest Alpers và Otto [G.] Lindberg, và họ phát hành nó vào năm 1937. Nhiều thập kỉ sau, Rand McNally phát hành một tấm bản đồ có Agloe, New York, ở trên nó, ở chính vị trí giao nhau của hai con đường đất ở một nơi hẻo lánh. Bạn có thể tưởng tượng ra sự vui mừng của General Drafting. Họ lập tức gọi cho Rand McNally, và nói, "Chúng tôi bắt tóm được ông rồi nhé! chúng tôi đã bịa ra Agloe, New York. Nó là giả. Nó là một thị trấn trên giấy. Chúng tôi sẽ kiện ông!." Và Rand McNally nói, "Không, không, không, không Agloe là có thật" Bời vì người ta cứ đến điểm giao của hai con đường đất đó -- (Cười) ở một nơi hẻo lánh, hy vọng rằng có một nơi tên là Agloe -- ai đó tạo nên địa điểm tên là Agloe, New York. (Cười) Nó có trặm xăng, của hàng tạp hoá, hai ngôi nhà ở trên đỉnh. (Cười) Và điều này là một sự ẩn dụ vô cùng thú vị đối với các nhà văn, bởi vì chúng ta đều thích tin vào những gì ta ghi trên giấy có thể thay đổi được thế giới thực mà ta đang sống, đó là lý do cuốn sách thứ ba của tôi có tên là "Thị trấn giấy". nhưng cuối cùng điều thu hút tôi nhiều hơn cách điều này xảy ra, là ở bản thân hiện tượng. Nó thật dễ dàng để nó rằng thế giới định hình những tấm bản đồ, đúng không? Giống như hình dáng tổng thể của thế giới hiển nhiên sẽ quy định những tấm bản đồ. Nhưng điều mà tôi thấy thú vị hơn là cách thức mà cách những tấm bản đồ của chúng ta thay đổi thế giới. Bời vì thế giới sẽ chắc chắn là một nơi khác nếu cực Bắc ở phía dưới. Và nó sẽ là một nơi hoàn toàn khác biệt nếu Alaska và Nga không ở hai phía đối diện của bản đồ. Và thế giới sẽ là một nơi khác nếu chúng ta chiếu châu Âu để cho thấy kích thước thật của nó. Thế giới bị thay đổi bởi những tấm bản đồ của chúng ta. Cách mà chúng ta lựa chọn -- kiểu như, doanh nghiệp bản đồ của chúng ta, cũng ảnh hưởng tới bản đồ của cuộc sống chúng ta, và nó lần lượt thay đổi cuộc sống của ta. Tôi tin rằng cái chúng ta vẽ trên bản đồ thay đổi cuộc sống mà ta lãnh đạo. Và tôi không có ý là trong một trường hợp, như mạng lưới bí mật Oparah Angels, như, cảm giác bạn-có-thể-nghĩ -cách-thoát-khỏi-ung-thư. Nhưng tôi tin rằng khi bản đồ không chỉ cho bạn nơi bạn sẽ đi đến trong cuộc đời, chúng sẽ chỉ cho bạn nơi bạn có thể đến. Bạn gần như không đi đến một nơi nào đó mà không có trên bản đồ của mình. Vì vậy tôi là một học sinh kém khi tôi còn nhỏ. Điểm GPA của tôi luôn luôn ở 2. Và tôi nghĩ lý do tôi là một học sinh kém là vì tôi cảm thấy như giáo dục chỉ giống như 1 chuỗi các rào cản đã được dựng lên ở phía trước, và tôi vượt qua chúng để đạt được sự trưởng thành. Và tôi thực sự không muốn nhảy qua chúng, bởi vì chúng dường như hoàn toàn tuỳ tiện, vậy nên tôi sẽ không, và rồi mọi người đe doạ tôi, bạn biết đấy, họ đe doạ tôi thế này "tiếp tục với cái hồ sơ vĩnh viên của tôi," hoặc "Con sẽ không bao giờ có được một công việc tốt." Tôi không muốn một công việc tốt! Tất cả những gì tôi ở thế nói ở tuổi mười một, mười hai, giống như, những người có công việc tốt dậy rất sớm vào buổi sáng, (Cười) và người có công việc tốt, một trong những điều đầu tiên họ làm là thắt một thứ nghẹt thở lên cổ mình. Họ thực sự buộc thòng lọng vào cổ mình, rồi họ đi đến nơi làm việc, dù công việc đó là gì. Đó không phải là công thức cho sự hạnh phúc Những người đó -- trong những sự ám ảnh, suy nghĩa của đứa bé 12 tuổi trong tôi -- họ khiến việc tự thắt cổ mình thành một trong những việc thường nhật buổi sáng, họ không thể nào vui vẻ được. Vậy thì tại sao ta lại muốn nhảy qua những rào cản kia cơ chứ để rồi có kết cục như vậy? Đó là cái kết tồi tệ! Và rồi, khi tôi ở lớp mười, tôi đến ngôi trường này, trường Indian Springs, ngôi trường nội trú nhỏ, ở ngoại ô Birmingham, Alabama. Và đột nhiên tôi muốn học. Tôi muốn học, vì tôi nhận ra tôi đang ở trong một cộng đồng những người ham học. Tôi thấy xung quanh mình là những con người tôn trọng tri thức và tham vọng, và ai lại nghĩ ý kiến cổ hủ đầy mỉa mai của tôi thật sự không thông minh, hay hài hước, mà chỉ là một câu trả lời nông cạn cho một vấn đề thật sự phức tạp nhưng hấp dẫn. Và tôi bắt đầu học, vì học tập thật tuyệt vời. Tôi học được vài tập vô hạn lại lớn hơn các tập vô hạn khác, và tôi học được thơ năm nhịp đôi là gì và tại sao nó lại thích hợp với tai người. Tôi học được rằng cuộc nội chiến là một xung đột được quốc gia hoá, tôi học một chút vật lý, tôi biết được sự tương quan không nên bị nhầm lẫn với nhân quả -- tất cả những điều này, nhân tiện, làm giàu thêm cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Và đúng là tôi không sử dụng chúng nhiều trong "công việc" của tôi, nhưng thật sự thì những thứ đó không giành cho tôi. Mà là cho việc vẽ bản đồ. Quá trình vẽ bản đồ là gì? Bạn biết đấy, ta giong buồm đến vùng đất nào đó rồi suy nghĩ, "Tôi nghĩ tôi sẽ vẽ thêm đất ở đây," và lại tự hỏi, "Có lẽ ngoài kia còn nhiều đất để vẽ." Và đó là khi việc học thật sự bắt đầu với tôi. Đúng là tôi có những giáo viên không quay lưng lại với tôi, và tôi đã thật sự may mắn khi có những giáo viên như vậy, vì tôi thường cho rằng mình vô vọng. Nhưng những gì tôi đã học ở cấp ba không hề nói về những việc xảy ra trong lớp học, mà chúng nói về những việc xảy ra ở ngoài kia. Ví dụ, tôi có thể nói với bạn rằng (thơ) "There's a certain Slant of light, Winter Afternoons -- That oppresses, like the Heft Of Cathedral Tunes --" không phải vì tôi học thuộc Emily Dickinson trên trường khi tôi học cấp ba, mà vì có một cô gái hồi cấp ba, tên cô ấy là Amanda, và tôi thích cô ấy, và cô ấy thích thơ văn của Emily Dickinson. Nguyên nhân tôi có thể cho bạn biết "chi phí cơ hội" là gì là vì một ngày, khi tôi đang chơi Super Mario Kart, bạn tôi Emmet bước vào và nói "Cậu chơi Super Mario Kart được bao lâu rồi?" Tôi trả lời, "Không biết, chắc cỡ 6 tiếng." rồi cậu ta nói, "Cậu nhận là nếu dùng 6 tiếng đó làm việc tại Baskin-Robbins, cậu có thể kiếm 30 đô-la, hay nói cách khác cậu vừa trả 30 đô-la để chơi Super Mario Kart đấy." Và tôi nói, "Chơi luôn." (Cười) Nhưng tôi đã học được chi phí cơ hội là gì. Và với mỗi bước chân của tôi, tấm bản đồ của cuộc sống trở nên tốt hơn. Nó càng lớn ra; nó chứa nhiều địa điểm hơn. Càng nhiều khả năng hơn, tương lai của tôi lại càng tươi sáng hơn. Nó không phải là môt quá trình học tập nhàm chán đầy rằng buộc, và tôi tự hào khi thừa nhận việc đó. Nó có nhiều lổ hổng hay không liền mạch, nhiều thứ tôi chưa biết. Tôi có thể biết, như là, ý tưởng của Cantor: vài tập vô hạn lại lớn hơn các tập vô hạn khác, nhưng tôi không thật sự hiểu ý nghĩa đằng sau khái niệm đó. Tôi có thể biết khái niệm chi phí cơ hội, nhưng tôi không biết quy luật hiệu suất giảm dần. Nhưng điều tuyệt vời khi ví việc học như việc vẽ bản đồ, thay vì tưởng tượng nó như những rào cản bạn phải nhảy qua, mà giống như bạn thấy vết tích một vùng đất mới, và nó thôi thúc bạn tiếp tục. Và giờ tôi đã biết một chút về ý nghĩa ẩn bên trong tất cả những thứ đó. Vậy là tôi đã trở nên ham học ở cấp ba, rồi tôi lên đại học rồi một trường nữa, rồi tôi bắt đầu làm việc cho tạp chí "Booklist", tôi làm trợ lý, nhưng xung quanh tôi là những con người tài giỏi. Và rồi tôi viết một cuốn sách. Và cũng như mơ ước của những người viết sách, Tôi nhanh chóng nghỉ việc. (Cười) Và lần đầu tiên kể từ ngày ở trường cấp ba, tôi thấy mình không còn ở trong một cộng đồng học tập, nó thật tồi tệ. Tôi ghét nó. Tôi đọc rất nhiều, rất nhiều sách trong suốt hai năm này. Tôi đọc sách về Stalin, và sách về cách người Uzbek tự xưng là người Hồi giáo, và tôi đọc sách về cách chế tạo bom nguyên tử, nhưng nó cứ như thể tôi đang tạo ra những rào cản cho mình, và rồi tự mình nhảy qua chúng, thay vì cảm thấy thích thú vì là một phần của cộng đồng học hỏi, một nhóm những người cộng tác với nhau trong sự nghiệp vẽ bản đồ đang cố gắng hiểu rõ hơn và vẽ lại thế giới xung quanh chúng ta. Và rồi, năm 2006, tôi gặp anh chàng này. Tên anh ấy là Ze Frank. Tôi không thực sự gặp mặt anh ấy, chỉ qua Internet. Lúc đó, Ze Frank đang thực hiện chương trình "The Show with Ze Frank," và tôi phát hiện ra nó, và đó là con đường đưa tôi trở về với cộng đồng học hỏi. Ở đây, Ze đang nói về Las Vegas: (Video) Ze Frank: Las Vegas được xây dựng giữa sa mạc khổng lồ và nóng. Hầu hết mọi thức ở đây được đưa đến từ một nơi khác -- các loại đá, cây cối, thác nước. Những chú cá này ở đây có khi còn khó tin hơn nói lợn biết bay. Những thứ đó thật trái ngược với cái sa mạc bao quanh nơi này, những người ở đây cũng vậy. Những kì quan thế giới đã được dựng lại ở đây, tách biệt với lịch sử của chúng, tách biệt với những người hiểu chúng theo một cách khác. Vài tinh chỉnh đã được thêm vào -- kể cả con Nhân sư cũng được sửa mũi. Ở đây, bạn không có lý do nào để cảm thấy thiếu thốn thứ gì cả. Thành phố New York này đối với tôi cũng như đối với mọi người. Mọi thứ không đi theo khuôn mẫu nào cả, Bãi đổ xe, Trung tâm hội nghị, Hang cá mập . Sự sắp đặt các địa điểm thế này có thể là thành tựu lớn nhất của thế giới, bởi vì mọi người đều cảm thấy thuộc về nơi này. Khi tôi đi dạo sáng hôm nay, tôi để ý thấy các tòa nhà cao tầng như những tấm gương lớn phản chiếu ánh mặt trời vào sa mạc. Nhưng không giống loại gương thường, Những tấm gương này không có bóng gì cả. John Green: Khiến tôi nhớ về những ngày mà bạn có thể thấy từng điểm ảnh trong các video trên mạng. (Cười) Ze không chỉ là học giả giỏi, anh ấy còn là người xây dựng cộng đồng đại tài. những cộng đồng được dựng lên từ những video này cũng tương tự như cộng đồng học tập. Vậy là ta đã thắng Ze Frank ở ván cờ hợp tác. Chúng tôi đã sắp xếp để đưa một chàng trai trẻ đi khắp nước Mĩ. Chúng tôi biến Trái Đất thành bánh sandwich bằng cách cho hai người hai người, mỗi người giữ một miếng bánh, đứng cách nhau đúng một vòng Trái Đất. Tôi có nhận ra rằng những ý tưởng này khá ngớ ngẩn nhưng chúng rất bổ ích, và điều đó khiến tôi cảm thấy hào hứng, và nếu bạn lên mạng, bạn có thể tìm thấy những cộng đồng thế này ở khắp mọi nơi. Lần theo tag "calculus" trên Tumblr, và bạn sẽ thấy người ta phàn nàn về toán học (calculus), nhưng bạn cũng sẽ thấy nhiều người không đồng tình, tạo ra những cuộc tranh luận về sự đẹp đẽ và thú vị của phép tính. và đây là cách bạn tìm câu trả lời cho những câu hỏi bạn không giải được. Bạn có thể vào những trang như Reddit, và tìm các sub-Reddits, như "Hỏi một sử gia" hay "Hỏi về khoa học", bạn có thể hỏi những người chuyên ngành trong những lĩnh vực khác nhau với mọi kiểu câu hỏi, từ những câu nghiêm túc đến những câu ngớ ngẩn. Nhưng đối với tôi, cộng đồng học tập thú vị nhất và đang lớn dần lên trên Internet hiện nay là Youtube, và thú thật, tôi có hơi thiên vị. Những xét cho kỹ, trang YouTube hiện nay tương tự một lớp học. Lấy ví dụ như "Minute Physics", kênh của anh chàng thích giảng cho mọi người về vật lý: (Video) Cùng đi vào vấn đề nào. Tính đến ngày 4 tháng 7 2012, hạt Higgs là mảnh ghép nền tảng cuối cùng của mô hình tiêu chuẩn của vật lý hạt được phát hiện qua các thí nghiệm. Bạn có thể đang thắc mắc, tại sao hạt Higgs lại xuất hiện trong mô hình tiêu chuẩn, cùng với các hạt phổ biến như electron, photon và quark khi mà nó còn chưa được tìm thấy vào những năm 1970? Hỏi hay đấy. Có hai lý do chính. Đầu tên, cũng như hạt electron là sự kích thích trong trường electron. hạt Higgs cũng vậy nó là sự kích thích trong trường Higgs, loại trường tồn tại ở mọi nơi trong vũ trụ. Trường Higgs lại đóng vai trò quan trọng trong mô hình lực hạt nhân yếu. Cụ thể, trường Higgs giúp giải thích tại sao nó lại yếu như vậy. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này ở một video sau. Dù thuyết hạt nhân yếu đã được xác minh từ những năm 1980 bằng các phương trình, trường Higgs tồn tại lẫn trong sự hỗn độn của lực yếu nên ta không thể khẳng định sự tồn tại độc lập của nó, cho đến nay. JG: Hoặc một video tôi làm trong chương trình "Crash Course", nó nói về chiến tranh thế giới thứ nhất. (Video) Nguyên nhân trực tiếp dĩ nhiên là do vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo ở Sarajevo vào ngày 28 tháng 6, 1914. Thủ phạm là nhà cách mạng Cộng hòa Srpska có tên Gavrilo Princip. Ngoài ra, ta nên lưu ý rằng chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra bởi một hành động khủng bố. Mặc dù Franz Ferdinand không được sự tín nhiệm từ người chú - hoàng đế Franz Joseph -- như vậy mới gọi là râu chứ! Nhưng cuộc ám sát đã tạo điều kiện cho Áo gửi tối hậu thư cho Serbia, và Serbia đã chấp nhận một phần, không phải tất cả, yêu cầu của Áo khiến Áo tuyên bố chiến tranh với Serbia. rồi đến Nga, đồng minh của Serbia, tiến hành huy động quân đội. Đức, đồng minh của Áo, yêu cầu Nga dừng việc huy động nhưng Nga không chấp thuận, nên Đức liền huy động quân đội của họ, và tuyên chiến với Nga, củng cố tình đồng minh với Đế quốc Ottoman rồi tuyên chiến với Pháp, vì, bạn biết đấy, Pháp. (Cười) Không chỉ có vật lý và lịch sử thế giới là thứ người ta học qua Youtube. Đây là một video về toán học trừu tượng. (Video) Bạn là tôi, và bạn đang ở trong một tiết toán, vì họ bắt bạn học thứ đó hàng ngày. Và bạn đang học... tổng của dãy vô hạn. Nó nằm trong chương trình học cấp ba phải không? Mặc dù nó là chủ đề thú vị, nhưng họ lại khiến nó thật nhàm chán. Vậy nên tôi đoán đó là lí do họ cho dãy vô hạn vào chương trình học. Vì vậy, để tránh bị giáo viên chú ý, bạn vẽ vào vở thay vì chép bài và nghĩ xem viết từ "dãy" (series) ở dạng số nhiều thế nào thay vì nghĩ về bài học: "serieses," "seriese," "seriesen," hay "serii"? hay ở dạng số ít thế nào: một "serie", hay "serum", như dạng số ít của "sheep" là "shoop". Nhưng cái khái niệm ở đây, ví dụ 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + ... thật ra cũng có ích nếu như chẳng hạn bạn muốn vẽ một hàng voi, mỗi con đều nối đuôi nhau: voi cỡ thường, voi nhỏ, voi sơ sinh, voi có kích cỡ con chó, rồi đến cỡ chó con, xuống tận kích cỡ của Mr. Tusk và tiếp tục. Và điều hay ho ở đây là bạn có thể vẽ số lượng voi vô hạn trên một hàng, mà chỉ cần vỏn vẹn một trang vở. JG: Và cuối cùng là Destin từ "Smarter Every Day", nói về tính bảo toàn của momen động lượng, vì đây là Youtube, nên, mèo: (Video) Chào, tôi Destin đây. Chào mừng trở lại với "Smarter Every Day". Có lẽ bạn đã biết rằng mèo luôn tiếp đất bằng chân của nó. Câu hỏi hôm là: tại sao? Câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản thường rất phức tạp. Ví dụ, tôi sẽ thay đổi câu hỏi một chút: Làm thế nào mà con mèo có thể xoay mình trong khung tham chiếu theo chiều rơi mà không vi phạm tính bảo toàn của momen động lượng? (Cười) JG: Ta có thể thấy cả bốn video đều có điểm chung: chúng đều có hơn nửa triệu lượt xem trên Youtube. Và những người xem nó không phải đang trong một lớp học, mà vì họ là một phần của cộng đồng học tập được dựng lên bởi những kênh này. Và như tôi đã nói, Youtube giống như một lớp học với tôi, và điều đó đúng ở nhiều mặt, vì đây là người hướng dẫn -- như một lớp học bình thường: đây là người hướng dẫn, và bên dưới người hướng dẫn là các học sinh, và các học sinh đang thảo luận với nhau. Tôi biết rằng những bình luận trên Youtube được đánh giá thấp trong thế giới Internet, nhưng thật ra, nếu bạn vào bình luận trên các kênh này, bạn sẽ thấy mọi người đang tập trung vào chủ đề, hỏi những câu hỏi khó về chủ đề, và rồi có người trả lời những câu hỏi đó. Và tất cả những video Youtube tôi nói với bạn sẽ luôn ở đó, đúng vị trí mà tôi đã thấy luôn nằm trên trang cố định khi bạn gõ bình luận, bạn đang tham gia vào một cuộc thảo luận có thực và nó luôn sôi động. Và vì tôi cũng hay bình luận, tôi cũng có thể gia nhập với bạn. Và bạn có thể thấy điều này dù là lịch sử thế giới, hay toán học hay khoa học hay cái gì đi nữa. Bạn cũng có thể thấy giới trẻ hiện nay sử dụng các công cụ trên mạng Internet để tạo ra nơi trao đổi tri thức thay vì nơi để chạy trốn khỏi nó tiêu biểu là ảnh chế hay nhiều sáng chế khác trên Internet -- ví dụ như, "Ông trời rảnh quá nên đã tạo ra toán học". Hay Honey Boo Boo chỉ trích chủ nghĩa công nghiệp tư bản: ["Chủ nghĩa công nghiệp tư bản không phải là tất cả cái tốt của nhân loại. Ngược lại; nó là công cụ càn quét, chủ nghĩa hư vô phá hoại."] Tôi thực sự tin rằng những không gian này, những cộng đồng này đã được dựng lên cho thế hệ trẻ ham học, loại cộng đồng thế này, cộng đồng vẽ bản đồ như thế này mà tôi đã từng tham gia hồi cấp ba, rôi đại học. Và khi tôi cố gắng tìm lại nó khi đã trưởng thành đã cho tôi biết sự tồn tại của một cộng đồng học tập luôn thôi thúc tôi học hỏi thêm ngay cả khi đã là người lớn, nhờ vậy tôi không còn cảm thấy học tập là thứ gì đó giành cho giới trẻ. Vi Hart và "Minute Physics" đã dạy cho tôi những kiến thức tôi chưa từng được biết. Và tôi biết rằng chúng ta đều hoài niệm về những phòng khách Paris trong thời kì Khai Sáng, hay nhớ đến Algonquin Round Table, và ước, "Ôi, giá mà mình có mặt ở đó Mình ước mình có thể nghe những câu đùa của Dorothy Parker." Nhưng tôi nói cho bạn hay là những nơi này có tồn tại và chúng vẫn luôn như vậy. Chúng tồn tại ở một góc nào đó trên Internet. nơi mà người già không giám bước đến. (Cười) Và tôi thật sự, thật sự tin rằng khi chúng ta vẽ nên Agloe, New York, vào những năm 60, khi ta biến Agloe thành sự thật, chúng ta chỉ mới bắt đầu. Cảm ơn. (Vỗ tay) Có một câu nói của nhà hoạt động và nghệ sĩ Punk Rock - Jello Biafra mà tôi rất thích. Ông ấy nói: "Đừng căm ghét truyền thông, hãy trở thành truyền thông" Tôi là một nghệ sĩ. Tôi thích làm việc với truyền thông và công nghệ vì A, tôi quen thuộc với chúng và tôi thích sức mạnh mà nó nắm giữ. và B, tôi ghét chúng và kinh sợ sức mạnh ấy. (Tiếng cười) Tôi còn nhớ cuộc phỏng vấn giữa Tony Snow - Tin tức đài FOX và cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld - năm 2003. Họ nói về cuộc xâm chiếm gần đây ở Iraq và Rumsfeld được hỏi rằng, "Chúng tôi có nghe về số thương vong phe ta, nhưng không biết gì về phía họ, vì sao?" Và câu trả lời của Rumsfeld là, "Ừ thì, chúng tôi không đếm những người khác" Được chứ? Người ta ước tính có khoảng 150,000 tới một triệu công dân Iraq đã chết trong cuộc xâm chiếm của Mỹ năm 2003 Con số này tương phản gay gắt với 4,486 quân nhân Mỹ đã tử vong trong giai đoạn đó. Tôi muốn đánh động nhiều hơn là nhận thức về con số kinh khủng này Tôi muốn tạo nên một tượng đài kỷ niệm cho từng con người đã chết như kết quả của cuộc xâm lược này. Những tượng đài, như Đài kỉ niệm chiến tranh Việt Nam của Maya Lin thường rất vĩ mô. Có sức ảnh hưởng như chỉ cho một phía. Tôi muốn tượng đài của tôi được lưu hành trên khắp thế giới Tôi còn nhớ khi tôi là một cậu bé học sinh, giáo viên đã cho chúng tôi một bài tập giáo dục công dân kinh điển, mỗi người lấy ra một tờ giấy và ghi tên một thành viên chính phủ. Và chúng tôi được bảo, nếu chúng tôi viết một lá thư hay, nếu thật sự suy nghĩ về nó, chúng tôi sẽ được hồi âm và còn hơn thế nữa. Đây là "Tập giấy" của tôi. Trong như một tập giấy bình thường màu vàng nhưng thực chất lại là một tượng đài dành cho từng công dân Iraq mà đã chết trong cuộc xâm chiếm của Mỹ. "Tập giấy" là một hành động mang tính phản kháng và tưởng nhớ ẩn mình dưới dạng một tờ giấy bình thường. Những dòng kẻ của tờ giấy này, khi được phóng to, sẽ cho thấy những dòng chữ được in siêu vi ghi lại thông tin, tên, ngày và địa điểm của một người Iraq đã chết. Vậy là, trong suốt 5 năm qua, tôi đã thu gom nhiều tờ thế này, hàng tấn, và tuồn chúng vào nguồn cung của Mỹ và chính phủ Mỹ (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Các bạn cũng biết rằng đây không là nơi tiết lộ cách làm chứ nhỉ? (Tiếng cười) Thêm đó, tôi còn gặp gỡ với những thành viên và cựu thành viên của Liên Hiệp Willing, những người đã hỗ trợ cuộc xâm chiếm. Và, mỗi khi có thể, tôi đến gặp một người một lần, và chia sẻ dự án này. Vào mùa hè năm ngoái, tôi có dịp được gặp cựu Chưởng Lý Mỹ, và tác giả của cuốn Torture Memo - Alberto Gonzales (Video) Matt Kenyon: Tôi đưa cái này cho ông nhé? Một tờ giấy đặc biệt Nó thật ra là một phần của một dự án. A.Gonzales: Đây có phải là một tờ giấy đặc biệt? MK: Đúng vậy, ông sẽ không tin đâu, nhưng nó nằm trong tập hợp Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại - tôi là một nghệ sĩ Và tất cả những dòng kẻ của tờ giấy này thật ra AG: Chúng sẽ biến mất? MK: Không, chúng là những dòng chữ siêu nhỏ chứa tên của những người dân Iraq đã chết trong cuộc chiến tại Iraq AG. À, được thôi. AG: Cảm ơn. MK: Cảm ơn. (Tiếng cười) Cách ông ta nói "cảm ơn" thật sự làm tôi rùng mình. (Tiếng cười) Được rồi, bây giờ tôi muốn mỗi người trong số các bạn nhìn xuống dưới ghế. Có một phong bì. Hãy mở nó ra. Tờ giấy mà bạn đang giữ trong tay chứa thông tin của tất cả những người dân Iraq đã chết trong cuộc chiến. Tôi muốn các bạn dùng tờ giấy này và viết tên của một thành viên Chính Phủ Các bạn có thể giúp tôi tuồn số lượng người chết vào trong văn khố chính phủ. Vì mỗi lá thư gửi đến chính phủ, và chúng xuyên suốt cả thế giới, dĩ nhiên -- mỗi lá thư sẽ được lưu trữ và ghi chép lại. Chúng ta có thể đặt chúng vào các hòm thư và gửi đến những người có thầm quyền. Mọi thứ được gửi đi cuối cùng sẽ trở thành một phần trong văn khố chính phủ, hồ sơ lịch sử của chung chúng ta. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tom Rielly: Hãy nói cho tôi biết Matt, làm thế nào mà ý tưởng "Tập giấy" này đã đến với bạn? Matt Kenyon: Tôi vừa hoàn thành một dự án đối mặt với vấn đề chiến tranh của chính phủ Mỹ và nó là một cái băng tang đen với tên gọi "Công cụ Đồng Cảm Ứng tác" nó đã tích lũy, trong thời gian thực, tên, quân hàm, nguyên nhân chết và địa điểm của những quân nhân Mỹ đã chết ở nước ngoài, và mỗi lần Bộ Quốc Phòng hoặc CENTCOM phát hành dữ liệu của họ, chúng như đâm vào tay của tôi. Vậy nên, tôi trở nên ý thức rằng có một cảnh tượng tương tự đã xảy ra với những người đang chết ở ngoài kia, nhưng hoàn toàn không tương quan về mặt số lượng - con số tử vong của những người bình thường. TR: Cảm ơn rất nhiều. MK: Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) 70,000 năm trước, tổ tiên chúng ta là những động vật không nổi bật. Điều quan trọng nhất về những người tiền sử là họ không quan trọng. Tầm ảnh hưởng của họ đối với thế giới không lớn hơn của con sứa hay của đom đóm hay chim gõ kiến là bao. Trái lại với thời nay, chúng ta kiểm soát hành tinh này. Và câu hỏi ở đây là: Làm thế nào chúng ta đã đi từ đó cho đến đây? Làm thế nào chúng ta từ những con khỉ không có gì nổi bật, quanh quẩn một góc ở Châu Phi, trở thành những kẻ thống trị Trái Đất? Thông thường, ta tìm sự khác biệt giữa ta và các loài động vật khác trên một mức độ cá nhân. Chúng ta muốn tin rằng -- Tôi muốn tin rằng -- có một điều gì đó đặc biệt về tôi, về cơ thể tôi, về trí não tôi, làm tôi siêu việt hơn rất nhiều so với con chó hay con lợn, hay con tinh tinh. Nhưng sự thật là, trên mức độ cá nhân, đáng xấu hổ thay tôi giống một con tinh tinh. Và nếu bạn bắt tôi và con tinh tinh rồi đặt chúng tôi trên hòn đảo vắng, và chúng tôi phải đấu tranh cho sự sống còn để xem ai sống sót tốt hơn, tôi sẽ đặt cược vào con tinh tinh, chứ không phải bản thân tôi. Và đây không phải là điều gì sai đối với cá nhân tôi. Tôi đoán nếu họ có lấy ai trong các bạn đi nữa, và đặt bạn một mình với con tinh tinh ở hòn đảo nào đó, con tinh tinh sẽ làm tốt hơn nhiều. Điểm khác biệt thực sự giữa con người và loài động vật khác không phải ở mức độ cá nhân; nó ở mức độ tập thể. Con người điều khiển hành tinh bởi vì ta là loài động vật duy nhất có thể hợp tác một cách linh hoạt và với một số lượng lớn. Có một số loài động vật khác như các loại côn trùng sống theo đàn, ong, kiến -- có thể cộng tác với số lượng lớn, nhưng chúng không cộng tác linh hoạt. Sự hợp tác của chúng rất cứng nhắc. Về cơ bản một tổ ong chỉ có thể hoạt động theo một cách. Và nếu có một cơ hội mới hoặc một mối nguy hiểm mới, những con ong không thể tái tạo lại tổ chức xã hội qua một đêm. Ví dụ, chúng không thể hành hình nữ hoàng và thiết lập một nền cộng hòa của ong, hoặc một chế độ độc tài cộng sản của ong thợ. Động vật khác như các loài có vú theo đàn chó sói, voi, cá heo, tinh tinh -- chúng có thể hợp tác một cách linh hoạt hơn, nhưng chúng chỉ có thể làm như vậy với một số lượng nhỏ, vì sự cộng tác giữa những con tinh tinh dựa trên mức độ thân thiết giữa con này đối với những con khác Tôi là tinh tinh và bạn là tinh tinh, và tôi muốn hợp tác với bạn. Tôi cần phải thật biết về bạn. Bạn là loài tinh tinh nào? Bạn là tinh tinh tốt? Bạn là tinh tinh xấu? Bạn có đáng tin cậy không? Nếu tôi không biết bạn, sao tôi có thể hợp tác với bạn? Loài động vật duy nhất có khả năng kết hợp cả hai khả năng với nhau và có thể hợp tác vừa linh hoạt vừa với một số lượng lớn Là chúng ta, Homo sapiens. Một chọi một, hay thậm chí 10 chọi 10 loài tinh tinh có thể mạnh hơn chúng ta. Nhưng, nếu bạn thử để 1000 người đấu với 1000 con tinh tinh, con người sẽ chiến thắng dễ dàng, với một lý do đơn giản rằng 1000 con tinh tinh không thể hợp tác tí nào cả. Và nếu bây giờ bạn thử nhồi 100,000 con tinh tinh vào đường Oxford hay vào sân vận động Wembley, hay quảng trường Tienanmen hay thành Vatican, bạn chỉ được sự hỗn loạn, hoàn toàn hỗn loạn. Chỉ cần tưởng tượng Sân vận động Wembley với 100.000 loài tinh tinh. Thật là điên rồ. Trái lại, hàng chục ngàn thường người tập trung tại chỗ đó và cái ta nhận được thường không phải là sự hỗn loạn. Cái ta nhận được là một mạng lưới hợp tác rất phức tạp và hiệu quả. Tất cả những thành tựu to lớn của nhân loại trong suốt lịch sử, cho dù đó là việc xây dựng các kim tự tháp hoặc bay tới mặt trăng, đều không dựa trên năng lực cá nhân, mà dựa trên khả năng hợp tác linh hoạt với số lượng lớn. Thậm chí hãy nghĩ về bài diễn thuyết của tôi ngay bây giờ: Tôi đang đứng ở đây, trước khoảng 300 hay 400 khán giả, phần lớn các bạn là những người hoàn toàn lạ với tôi. Tương tự, tôi không thật sự biết hết tất cả những người đã tổ chức và thu xếp sự kiện này. Tôi không biết phi công và các thành viên phi hành đoàn của máy bay đã đưa tôi qua đây hôm qua, đến London. Tôi không biết người đã sáng chế và sản xuất cái micrô và những cái máy quay này thứ đang ghi lại điều tôi đang nói Tôi không biết người đã viết tất cả những cuốn sách và bài báo mà tôi đọc để chuẩn bị cho bài nói này. Và tôi chắc chắn không biết tất cả những người có thể đang xem bài diễn thuyết này qua mạng, một nơi nào đó ở Buenos Aires hay ở New Delhi. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta không biết nhau, ta vẫn có thể làm việc với nhau để tạo sự trao đổi ý tưởng toàn cầu. Đây là một điều mà tinh tinh không thể làm. Chúng tất nhiên có giao tiếp, nhưng bạn không thể bắt con tinh tinh đi đến một đàn tinh tinh lạ nào đó để nói cho chúng về những trái chuối hay những con voi, hay bất kì thứ nào mà làm những con kia hứng thú. Sự hợp tác thì tất nhiên không phải lúc nào cũng tốt; tất cả những điều khủng khiếp con người đã và đang làm trong suốt lịch sử -- và chúng ta đã làm một số chuyện rất tồi tệ -- tất cả những điều đó đều dựa trên sự hợp tác với quy mô lớn. Nhà tù là một hệ thống có hợp tác; lò mổ là một hệ thống có hợp tác; trại tập trung là một hệ thống có hợp tác. Tinh tinh không có lò mổ và các nhà tù và trại tập trung. Bây giờ giả sử tôi thuyết phục được bạn rằng, ta điều khiển thế giới vì ta hợp tác linh hoạt được với số lượng lớn Câu hỏi tiếp theo ngay lập tức nảy sinh trong tâm trí của một người nghe tò mò là: Chính xác thì làm sao ta làm điều đó? Điều gì chỉ cho phép chúng ta, trong tất cả động vật, hợp tác như vậy? Câu trả lời là trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta có thể hợp tác linh hoạt với vô số người lạ, bởi vì chỉ chúng ta, trong số tất cả động vật trên hành tinh, có thể tạo ra và tin vào các điều hư cấu, các câu chuyện hư cấu. Và miễn là mọi người cùng tin một điều hư cấu, thì mọi người đều tuân thủ và cùng tuân theo những luật lệ, những quy tắc, những tiêu chuẩn. Những loài động vật khác sử dụng hệ thống giao tiếp của chúng chỉ để miêu tả hiện thực. Một con tinh tinh có thể nói, "Kìa! Có một con sư tử, hãy chạy đi!" Hay "Nhìn kìa! Có một cây chuối đằng kia! Hãy tới đó và lấy chuối!" Con người trái lại sử dụng ngôn ngữ không đơn thuần để miêu tả thực tại, mà còn để tạo ra những thực tế mới, những thực tế hư cấu. Một người có thể nói, "Nhìn kìa, có một vị thần trên những đám mây! Và nếu bạn không làm thứ tôi yêu cầu, khi bạn chết, Chúa sẽ trừng phạt bạn và đày bạn xuống địa ngục. " Và nếu tất cả các bạn đều tin vào câu chuyện tôi mới nghĩ ra này, thì bạn sẽ làm theo những quy tắc và luật lệ và tiêu chuẩn, và bạn có thể hợp tác Có một thứ chỉ có con người mới làm được Bạn không bao giờ có thể thuyết phục con tinh tinh đưa bạn trái chuối bằng cách hứa là, " sau khi chết, mày sẽ lên thiên đàng tinh tinh ..." (Tiếng cười) "và mày sẽ được rất nhiều chuối cho những việc tốt. Giờ đưa tao trái chuối đi" Sẽ không có con tinh tinh nào tin vào chuyện như vậy Chỉ có con người tin vào những chuyện như vậy, đó là lý do ta điều khiển thế giới, trong khi tinh tinh bị nhốt trong vườn thú và phòng thí nghiệm nghiên cứu. Bây giờ có lẽ bạn thấy chấp nhận được rằng đúng, trong lĩnh vực tôn giáo con người hợp tác khi cùng tin vào những điều hư cấu. Hàng triệu người đến với nhau để xây dựng một nhà thờ hoặc một thánh đường Hồi giáo hay đấu trong cuộc thập tự chinh hay thánh chiến vì họ tin vào những chuyện tương tự về Chúa và thiên đàng và địa ngục. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh là chính cơ chế đó làm nền tảng cho các hình thức hợp tác quy mô lớn khác của con người, không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo; Lấy lĩnh vực pháp lý làm ví dụ. Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay dựa trên nhân quyền Nhưng nhân quyền là gì? Nhân quyền giống như Chúa và thiên đàng chỉ là một câu chuyện mà ta nghĩ ra. Chúng không phải là một thực tế khách quan; chúng không phải là một số tác dụng sinh học về homo sapiens. Lấy một con người, phẫu thuật anh ta, nhìn vào trong bạn sẽ tìm thấy tim, thận, các tế bào thần kinh, nội tiết tố, DNA, nhưng bạn sẽ không thấy quyền nào. Nơi duy nhất bạn tìm thấy quyền lợi là trong những câu chuyện chúng ta đã nghĩ ra và truyền khắp thế giới trong vài thế kỉ gần đây. Chúng có thể là những câu chuyện tích cực, những câu chuyện rất tốt, nhưng chúng vẫn chỉ là những câu chuyện hư cấu mà chúng ta đã nghĩ ra. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực chính trị. Yếu tố quan trọng nhất trong nền chính trị hiện đại là các quốc gia và dân tộc. Các quốc gia và dân tộc là gì? Chúng không phải là một sự vật khách quan. Một ngọn núi là một sự vật khách quan. Bạn có thể nhìn thấy, bạn có thể chạm, bạn có thể từng ngửi thấy nó. Nhưng một quốc gia hay một dân tộc, như Israel hay Iran hay Pháp hay Đức, đây chỉ là một câu chuyện mà chúng ta đã sáng tạo ra và trở nên gắn bó rất mật thiết. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực kinh tế. Các nhân tố quan trọng nhất hiện nay trong nền kinh tế toàn cầu là các công ty và tập toàn. Nhiều người trong số các bạn hôm nay, có lẽ, làm việc cho một tập đoàn, như Google hay Toyota hay McDonald. Những thứ này chính xác là gì? Chúng là thứ mà các luật sư gọi là những điều hư cấu pháp lý. Chúng là những câu chuyện đã được sáng tạo và duy trì bởi những pháp sư hùng mạnh mà chúng ta gọi là luật sư. (Tiếng cười) Và các tập đoàn làm gì cả ngày? Phần lớn thời gian họ cố gắng kiếm tiền. Tuy nhiên, tiền là gì? Một lần nữa, tiền không phải là một sự vật khách quan; nó không có giá trị khách quan. Lấy tờ giấy màu xanh lá cây này, tờ tiền dollar làm ví dụ. Hãy nhìn nó -- nó không có giá trị. Bạn không thể ăn nó, bạn không thể uống nó, bạn không thể mặc nó. Nhưng những người kể chuyện bậc thầy này đã đến -- những chủ ngân hàng lớn, những bộ trưởng tài chính, những thủ tướng, và họ kể cho ta một câu chuyện rất thuyết phục: "Thấy mảnh giấy màu xanh chứ? Nó thực sự đáng giá 10 trái chuối." Nếu tôi tin điều đó và bạn tin điều đó và mọi người tin điều đó, nó thực sự có tác dụng. Tôi có thể cầm tờ giấy vô dụng này, đi tới siêu thị, đưa nó cho một người hoàn toàn lạ mà tôi chưa từng gặp bao giờ, và đổi lại nhận được chuối thật mà tôi thực sự có thể ăn. Đây thật sự là điều tuyệt vời. Tinh tinh tất nhiên trao đổi: "Vâng, mày cho tao quả dừa, tao sẽ cho mày quả chuối." Chuyện đó có thể được. Nhưng, mày đưa cho tao một mảnh giấy vô dụng và mày muốn tao đưa mày trái chuối? Đừng có mơ! (Tiếng cười) Thật ra tiền bạc là câu chuyện thành công nhất đã được sáng tạo và được con người truyền kể, vì đó là câu chuyện duy nhất mà tất cả mọi người đều tin. Không phải ai cũng tin vào Thiên Chúa, không phải ai cũng tin vào nhân quyền, không phải ai cũng tin vào chủ nghĩa dân tộc, nhưng ai cũng tin vào tiền, và tin vào tờ dollar. Thậm chí lấy ví dụ Osama Bin Laden. Ông ta căm ghét chính trị Mỹ và tôn giáo Mỹ và văn hóa Mỹ, nhưng ông ta không có phản đối nào với dollar Mỹ. Ông ta chậm chí rất thích chúng. (Tiếng cười) Tổng kết lại: Con người chúng ta kiểm soát thế giới vì chúng ta đang sống trong một thực tế kép. Tất cả các động vật khác sống trong một thực tại khách quan. Thực tế của chúng bao gồm của các thực thể khách quan, như những dòng sông và cây cối và những con sư tử và những con voi. Con người chúng ta, chúng ta cũng sống trong một thực tại khách quan. Trong thế giới của chúng ta cũng vậy, có sông và cây cối và sư tử và voi. Nhưng qua nhiều thế kỷ, chúng tôi đã xây dựng trên thực tế khách quan này một lớp thực tế hư cấu nữa. một thực tế cấu tạo bởi những thực thể hư cấu, như các quốc gia, như những vị thần, như tiền bạc, như các tập đoàn. Và điều tuyệt vời là khi lịch sử diễn ra, sự thực hư cấu này đã càng trở nên mạnh mẽ hơn để ngày hôm nay, lực lượng mạnh mẽ nhất trên thế giới chính là những thực thể hư cấu. Ngày nay, sự tồn tại của sông và cây cối và sư tử và voi phụ thuộc vào các quyết định và mong muốn của các thực thể hư cấu, như Hoa Kỳ, như Google, như Ngân hàng Thế giới - những thực thể mà chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) B.Giussani: Yuval, bạn có một cuốn sách mới ra. Sau Sapiens, bạn đã viết cuốn khác, và nó đã ra bản Do Thái, nhưng chưa được dịch sang Yuval N.Harari: Tôi đang làm bản dịch mà chúng ta đang nói. BG: Trong cuốn sách, nếu tôi hiểu nó chính xác bạn cho rằng những đột phá đáng kinh ngạc rằng chúng ta đang trải qua ngay bây giờ không chỉ có khả năng làm cuộc sống ta tốt hơn, mà chúng còn tạo ra, tôi trích dẫn nhé, "các giai cấp và mâu thuẫn giai cấp mới giống điều cách mạng công nghiệp đã làm" Bạn nói thêm đi! YNH: Vâng. Trong cách mạng công nghiệp, chúng ta đã thấy sự tạo thành tầng lớp giai cấp vô sản thành thị mới. Và phần lớn lịch sử chính trị và xã hội của 200 năm qua có liên quan tới điều phải làm với tầng lớp này, và những vấn đề và cơ hội mới. Bây giờ, chúng ta thấy việc tạo ra một giai cấp lớn những con người vô dụng. (Tiếng cười) Khi máy tính càng trở nên tốt hơn trong càng nhiều lĩnh vực, có một khả năng lớn là máy tính sẽ làm tốt hơn chúng ta trong hầu hết công việc và sẽ khiến con người ta trở nên dư thừa. Và sau đó câu hỏi chính trị và kinh tế lớn của thế kỉ 21 sẽ là, "Chúng ta cần con người làm gì?" hoặc ít nhất, "Chúng ta cần thật nhiều con người làm gì?" BG: Bạn có câu trả lời trong cuốn sách chứ? YNH: Hiện nay, dự đoán tốt nhất của chúng tôi là để giữ chúng hạnh phúc bằng thuốc phiện và đồ chơi điện tử (Tiếng cười) nhưng điều này nghe không giống một tương lai rất hấp dẫn. BG: Ok, vậy cơ bản bạn đang nói trong cuốn sách và bây giờ, cho tất cả các thảo luận về bằng chứng ngày càng nhiều về sự bất bình đẳng kinh tế lớn, chúng ta chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình này? Đây không phải là tiên tri. nó là nhìn thấy tất cả các khả năng trước chúng ta. Một khả năng là sự sáng tạo này của một giai cấp người vô dụng lớn. Một khả năng khác là sự phân chia của loài người thành các cấp sinh vật khác nhau, với những người giàu có được nâng cấp thành thần thánh ảo, và những người nghèo bị giáng xuống mức độ của những người vô dụng. Tôi thấy sẽ có một TED talk nữa trong một hay hai năm tới Cảm ơn, Yuval, vì đã đến đây. YNH: Xin cảm ơn! Hãy tưởng tượng một nơi hàng xóm chào con của bạn bằng tên; một nơi có cảnh sắc tráng lệ; một nơi mà bạn chỉ cần lái xe trong vòng 20 phút là có thể thả chiếc thuyền buồm của mình xuống nước rồi. Đó là một nơi thật hấp dẫn phải không? Tôi không sống ở đó. (Khán giả cười) Nhưng tôi đã làm một chuyến hành trình dài 27,000 dặm trong 2 năm, tới các hạt phát triển nhanh nhất và có nhiều người da trắng nhất ở Mỹ. Whitopia là gì? Tôi định nghĩa Whitopia theo 3 cách: Thứ nhất, Whitopia có tỉ lệ tăng dân số ít nhất 6% từ năm 2000 Thứ hai, phát triển kinh tế phần lớn đến từ dân nhập cư da trắng. Và thứ ba, Whitopia có một sự quyến rũ không thể miêu tả bằng lời, cảnh quan đẹp đẽ và không khí dễ chịu, một nét đặc biệt khó lí giải. (Khán giả cười) Để hiểu được tại sao và bằng cách nào những Whitopia tồn tại, tôi đã sống hòa mình vào ba Whitopia, mỗi nơi trong vòng vài tháng: đầu tiên, thành phố St. George, bang Utah; thứ hai, thành phố Coeur d'Alene, bang Idaho; và thứ ba, hạt Forsyth, bang Georgia. Điểm dừng đầu tiên, St. Geogre -- một thành phố xinh đẹp với phong cảnh vùng đất đỏ. Vào những năm 1850, Brigham Young đưa nhiều gia đình tới St.Geogre để trồng cây bông vải do khí hậu nóng và khô . Do đó nó được gọi là "Miền Nam" của Utah, và cái tên gắn bó tới tận hôm nay. Tôi tiếp cận mỗi Whitopia như một nhà nhân chủng học. Tôi đã tìm hiểu chi tiết về tất cả nhà môi giới quyền lực trong từng cộng đồng, những người tôi cần gặp, những nơi tôi cần tới, và tôi đã hăng hái hòa nhập vào những cộng đồng này. Tôi tới các cuộc họp của hội đồng quy hoạch đô thị. Tôi tới các câu lạc bộ của đảng Cộng Hòa và của đảng Dân Chủ. Tôi tới những buổi đánh bài poker đêm. Tại St. George, tôi thuê một ngôi nhà ở Entrada, một trong những cộng đồng khép kín có sức ảnh hưởng nhất của thành phố. Không hề có khách sạn Motel 6 hay Howard Johnsons cho tôi. Tôi sống ở Whitopia như 1 cư dân, không phải như một khách vãng lai. Tôi đã tự thuê nhà này qua điện thoại (Khán giả cười) Golf là một biểu tượng hoàn hảo, đầy hấp dẫn của Whitopia Khi tôi bắt đầu chuyến đi, tôi hầu như chưa bao giờ cầm cây gậy đánh golf. Đến khi tôi rời đi, tôi chơi golf ít nhất ba lần một tuần. (Khán giả cười) Golf giúp người ta gắn kết. Một số bài phỏng vấn hữu ích nhất tôi thực hiện trong chuyến đi là ở trên các sân golf. Ví dụ, một nhà đầu tư mạo hiểm đã mời tôi đến chơi golf tại câu lạc bộ tư nhân của ông ấy, nơi không hề có thành viên thiểu số. Tôi còn đi câu nữa. (Khán giả cười) Bởi vì tôi chưa bao giờ câu cá, anh bạn này đã phải dạy cho tôi làm thế nào để quăng dây và nên dùng mồi nào. Tôi cũng chơi bài poker mỗi cuối tuần. Đây là trò Texas Hold 'em với 10 đô la tiền đặt. Các tay chơi bài cùng tôi có thể bốc phét về con bài họ rút, nhưng họ không nói dối về quan niệm xã hội của mình. Nhiều cuộc chuyện trò chân thật, hóm hỉnh nhất tôi có được trong suốt chuyến đi là ở trên bàn poker. Tôi là một người rất hăng hái giải trí cho mọi người Tôi thích nấu ăn, tôi đã tổ chức nhiều bữa tiệc tối, và đổi lại mọi người mời tôi đến những bữa tiệc tối của họ, và những bữa tiệc nướng, và những bữa tiệc hồ bơi, và những bữa tiệc sinh nhật. Nhưng không phải mọi việc lúc nào cũng vui vẻ. Vấn đề nhập cư hóa ra lại rất được nhạy cảm ở Whitopia này. Hội đồng Công dân St. George về Nhập cư Bất hợp pháp thường xuyên tổ chức nhiều cuộc biểu tình mạnh mẽ chống lại việc nhập cư. và do đó tôi rút ra được rằng việc này sẽ trở thành một chủ đề nóng bỏng đến mức nào. Nó là sự dự báo , và đã trở thành sự thật. Điểm đến kế tiếp: Almost Heaven, một căn nhà nhỏ tôi thuê cho mình ở Coeur d'Alene, tại vùng cán xoong North Idaho xinh đẹp. Tôi thuê nơi này cho bản thân, cũng qua điện thoại. (Khán giả cười) Quyển sách "Một nghìn nơi để đến trước khi chết" có liệt kê Coeur d'Alene Nơi đây là thiên đường tuyệt đẹp dành cho những người đi săn bắn, chèo thuyền và câu cá. Kĩ năng chơi golf đang tiến bộ của tôi trở nên có ích ở Coeur d'Alene. Tôi đã chơi golf với những cảnh sát Los Angeles về hưu. Năm 1993, khoảng 11,000 gia đình và cảnh sát đã lẩn tránh khỏi Los Angeles sau cuộc bạo động sắc tộc tại đây, để đến North Idaho, và họ đã xây dựng một cộng đồng không bản địa tại đây. Nếu xét sự bảo thủ của những cảnh sát này, thì không có gì ngạc nhiên khi North Idaho có văn hóa sử dụng súng phát triển. Trên thực tế,người ta cho rằng North Idaho có nhiều người buôn bán súng hơn trạm xăng dầu. Vậy thì một người dân phải làm gì để hòa nhập? Tôi đã đến câu lạc bộ bắn súng. Khi tôi thuê một khẩu súng, anh chàng đứng ở quầy vẫn rất vui vẻ và ân cần, đến khi tôi cho anh ta xem bằng lái xe từ thành phố New York của tôi. Đó là lúc thì anh ta trở nên lo lắng. Tôi không bắn tệ như mình đã nghĩ. Điều tôi nhận ra ở North Idaho là sự cảnh giác cao độ đến mức kì lạ bao trùm cả cộng đồng, khi mà có quá nhiều cảnh sát và súng khắp nơi. Ở North Idaho, trên chiếc xe bán tải màu đỏ của mình, tôi có giữ một quyển sổ ghi chép. Và trong quyển sổ đó, tôi đã đếm được nhiều lá cờ của Liên minh miền Nam hơn số người da đen. Ở North Idaho, tôi bắt gặp cờ của Liên minh miền Nam trên móc chìa khóa, trên bộ phụ tùng điện thoại và trên xe ô tô. Cách căn nhà nhỏ khuất bên hồ của tôi khoảng 7 phút lái xe là khu phức hợp của Aryan Nations, tổ chức của những người ủng hộ thuyết người da trắng thượng đẳng America's Promise Ministries, bộ phận tôn giáo của Aryan Nations, tình cờ có tổ chức 3 ngày chiêu đãi trong thời gian tôi ở đó. Và tôi quyết định sẽ không mời mà đến. (Khán giả cười) Tôi là phóng viên duy nhất không thuộc tổ chức Aryan mà tôi biết từng làm một việc như thế. Trong số những chi tiết đáng nhớ của ngày chiêu đãi đó ... (Khán giả cười) là khi Abe, một thành viên Aryan, len lén đi đến gần tôi. Anh ta vỗ đầu gối tôi, và nói:"Này Rich, tôi chỉ muốn anh biết một điều. Chúng tôi không phải những người da trắng thượng đẳng. Chúng tôi là những người da trắng li khai. Chúng tôi không nghĩ mình tốt hơn các anh, chúng tôi chỉ không muốn ở gần các anh." (Khán giả cười) Thực chất, đa phần người da trắng ở các Whitopia không phải là người da trắng thượng đẳng hay người da trắng li khai gì cả, trên thực tế, họ không sống ở đó vì bất kì lí do sắc tộc cụ thể nào cả. Đúng hơn, họ di cư đến những nơi đó vì sự thân thiện, thoải mái, an ninh, an toàn những yếu tố họ ngầm định gắn với bản thân màu da trắng. Điểm dừng tiếp theo là Georgia. Tại Georgia, tôi ở tại một vùng rìa ngoài cùng phía bắc Atlanta Tại Utah, tôi tìm thấy bài poker. Tại Idaho, tôi tìm thấy súng. Tại Georgia, tôi tìm thấy Chúa. (Khán giả cười) Tôi hòa mình vào cuộc sống ở Whitopia này bằng cách hoạt động tích cực tại First Redeemer Church, một đại giáo đoàn lớn đến mức nó có xe golf để chuyên chở các con chiên đến nhiều bãi đỗ xe trong khuôn viên. Tôi năng nổ trong hội thanh niên. Và đối với cá nhân tôi, tôi cảm thấy thoải mái ở Whitopia này hơn ở Colorado, hoặc ở Idaho, hoặc thậm chí ở ngoại ô Boston. Bởi vì, ở đây, tại Georgia, người da trắng và da đen từ xưa đã quen thuộc với nhau Tôi ít "ngoại nhập" hơn ở Whitopia này. (Khán giả cười) Nhưng tất cả điều này nói lên điều gì? Giấc mơ Whitopia, sự di cư về Whitopia là một hiện tượng "đẩy-kéo", với đầy những yếu tố "đẩy" đáng báo động, và những yếu tố "kéo" rất cám dỗ và Whitopia vận hành ở cấp độ định kiến có ý thức và vô ý thức. Người ta không nhất thiết sống ở Whitopia vì những lí do phân biệt chủng tộc, mặc dù việc đó tạo ra những hậu quả mang tính chất phân biệt chủng tộc. Nhiều người dân Whitopia cảm thấy bị "đẩy" ra xa bởi người nhập cư bất hợp pháp, việc lạm dụng phúc lợi xã hội, những nhóm người thiểu số, mật độ dân số dày đặc, những trường học đông đúc. Nhiều người dân Whitopia cảm thấy bị "kéo" bởi lợi ích, tự do, và sức cuốn hút của sự riêng tư, nơi chốn riêng tư, con người riêng tư, đồ vật riêng tư. Và tôi học được từ Whitopia một đất nước có thể tồn tại sự phân biệt chủng tộc dù không có người phân biệt chủng tộc. Nhiều người bạn thành thị hào phóng, tự mãn của tôi đã không thể tin được tôi sẽ thực hiện một chuyến đi như thế. Thực ra, nhiều người Mỹ da trắng rất hòa nhã và tốt bụng. Những mối quan hệ giữa các sắc tộc với nhau, cách chúng ta đối xử nhau giữa con người với con người, đã được cải thiện rất nhiều so với thế hệ của cha mẹ tôi. Bạn có thể tưởng tượng nổi việc tôi đến các Whitopia 40 năm trước không? Đó thật sự sẽ là một chuyến đi ! (Khán giả cười) Tuy nhiên, một số điều vẫn không hề thay đổi. Nước Mỹ ngày nay vẫn bị chia rẽ về mặt phân bố dân cư và trình độ dân trí hệt như chính nó năm 1970. Là những người Mỹ, chúng ta thường tìm cách để nấu ăn cho nhau, nhảy múa với nhau, tổ chức tiệc tùng với nhau, nhưng tại sao những điều đó không thể trở thành cách chúng ta đối xử nhau giữa các cộng đồng? Có một sự trớ trêu đến đau lòng, cách chúng ta đã tiến bộ với tư cách những cá nhân, nhưng đã thụt lùi với tư cách những cộng đồng. Một trong những quan điểm của những cư dân Whitopia thật sự khiến tôi suy nghĩ là một câu thành ngữ: "Một người da đen làm một vị khách dùng bữa tối vui tính, 50 người da đen làm một khu ổ chuột." Chuyến đi đến các Whitopia của tôi được minh họa bởi bối cảnh của năm 2042. Đến năm 2042, người da trắng sẽ không còn chiếm đa số tại Mỹ. Nếu như vậy, liệu sẽ có thêm nhiều Whitopia? Qua việc xem xét điều này, mối nguy của Whitopia nằm ở chỗ chúng ta càng bị chia rẽ nhiều, chúng ta càng ít nhìn nhận và đối mặt với thành kiến có ý thức và vô ý thức. Tôi đã mạo hiểm thực hiện chuyến đi dài 27,000 dặm đường trong 2 năm, để tìm hiểu tại sao người da trắng đang di dân, đến đâu và như thế nào, nhưng tôi đã không mong đợi sẽ có được nhiều niềm vui như thế. (Khán giả cười) Tôi không mong đợi sẽ học được nhiều điều về bản thân như vậy. Tôi không trông mong mình sẽ sống trong một Whitopia hay một Blacktopia. Nhưng tôi vẫn dự định sẽ chơi golf mọi lúc có thể. (Khán giả cười) Và tôi chỉ cần để những khẩu súng và những đại giáo đoàn ở lại các Whitopia. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hai người phụ nữ Kenya này là bạn thân ở hai làng láng giềng nhưng họ không nhìn thấy nhau trong 10 năm bởi cả hai đã bị mù từ căn bệnh đục nhãn cầu mà có thể chữa khỏi. Họ đã không nhận thấy họ đã ngồi cùng nhau hàng giờ khi chúng tôi yêu cầu họ phẫu thuật ở bệnh viện gần nhất. Mama Jane, ngồi bên phải, nói với tôi lo sợ lớn nhất của bà là bà có thể gây hại cho đứa cháu nội dù bà chưa bao giờ nhìn được nó bởi vì bà không thể nhìn thấy những thứ bà nấu cho cháu mình. Tay bà đầy vết bỏng trong khi nấu ăn và bà đã đau khổ rằng bà đang cướp mất tuổi thơ của đứa cháu sáu tuổi bởi vì nó là đôi mắt của bà. Sự mù lòa của bà sẽ di truyền cho con cháu. Cháu bà không thể đi học hoặc thoát khỏi nghèo đói. Tất cả điều này, mặc dù có những giải pháp tiết kiệm chi phí, phẫu thuật nhãn cầu có thể hoàn thành chưa đến mười phút chỉ với 100 đô la, bốn trong số năm người mù có thể được chữa thuốc và các biện pháp điều trị đã sẵn có. May mắn cho Mama Jane và bạn bà ấy, có một người hiến tặng vì vậy chúng tôi có thể đến bệnh viện gần nhất trong vòng ba giờ. Nhưng trong phòng đó, tôi gặp Theresa, một phụ nữ rụt rè không nhìn thẳng vào mắt tôi không bởi vì cô ấy không nhìn thấy tôi mà kích thước mộng mắt của cô ấy làm cho cô mất tự tin và mất cả vị trí trong cộng đồng. Cô không kết hôn hoặc có con và hoàn toàn bị tẩy chay. Tôi biết cách điều trị cho trường hợp của cô ấy nó khá đơn giản. Nhưng chúng tôi có sự hạn chế về quỹ chỉ dành cho người bị đục nhãn cầu. Tôi nên làm gì đây? Bỏ lơ cô ấy? Vợ tôi và tôi kêu gọi những quỹ hỗ trợ cho cô ấy, nhưng những trường hợp giống như Therasa là phổ biến khi mà ai đó "mắc nhầm bệnh". "Mắc nhầm bệnh" có nghĩa là những bệnh không có quỹ hỗ trợ. Quỹ dự phòng có thể coi như công việc hoặc từ thiện mau lẹ trên giấy nhưng nó chẳng có ý nghĩa gì khi bạn đối diện với người bệnh. Tuy nhiên, đây là cách chúng ta chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người trên thế giới. Tôi đã nghĩ về vấn đề này trong một thời gian dài. Những điều này xảy ra với tôi khi 12 tuổi đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Giáo viên của tôi nói rằng tôi nên đi kiểm tra mắt. Tôi đã trì hoãn việc đó trong nhiều năm bởi vì là một cậu con trai da nâu duy nhất ở trường, tôi đủ cảm thấy lạc lõng khi khác biệt với mọi người rồi. Tôi hiểu rằng đi kiểm tra mắt đồng nghĩa với việc đeo kính và trông sẽ khác biệt chứ không nghĩ đến việc nhìn mọi thứ rõ ràng hơn. Thậm chí khi bị thuyết phục đi, người đo thị lực thử một cái mắt kính hợp mắt tôi và ngạc nhiên vì sao mắt tôi lại kém như vậy. Ông đưa tôi ra ngoài để xem những gì tôi có thể thấy. Tôi nhớ đã nhìn lên và thấy cây có những cái lá. Tôi chưa từng biết điều đó. Sau tuần đó, lần đầu tiên tôi nhìn thấy những ngôi sao trên trời. Thật vi diệu. Thực sự, cuộc đời tôi đã thay đổi. Tôi từ một đứa trẻ ở trường thường bị coi là lười biếng và không chú ý tập trung bỗng nhiên trở thành một đứa trẻ may mắn và tiềm năng. Nhưng tôi sớm nhận ra rằng may mắn không đến với tất cả mọi người. Một mùa hè, ở Ai Cập nơi bố mẹ tôi sinh sống, tôi ở cùng những đứa trẻ trông giống mình nhưng lại vô cùng khác biệt. Sự may mắn chính là điều khác biệt. Sao tôi có được sống của tôi và họ lại có sống cuộc sống như vậy? Tôi không thể hiểu được. Sao có thể-- kính mắt, thứ đã thay đổi cuộc đời tôi đã tồn tại khoảng 700 năm, vậy mà 2,5 tỉ người vẫn không thể tiếp cận chúng. Suy nghĩ sâu xa này khiến tôi trở thành một bác sĩ, thậm chí bác sĩ phẫu thuật mắt, và năm 2012, tôi và vợ đã rời tới Kenya cố gắng làm một điều gì đó. Chúng tôi bắt đầu thành lập phòng khám mắt ở thung lũng Great Rift , nơi chúng tôi đã gặp những người như Mama Jane và Theresa. Chúng tôi thành lập một tổ chức mới mang tên Peek Vision một công ty xã hội hoạt động công nghệ thông minh kết nối mọi người tìm ra những người trong gia đình họ nhóm người dễ tổn thương nhưng lại bị bỏ qua và tạo ra thiết bị mới dễ dàng chẩn đoán cho họ kết nối họ tới những dịch vụ đó. Lấy cảm hứng từ những khó khăn khi tôi còn nhỏ, chúng tôi trang bị điện thoại thông minh cho 25 giáo viên để kiểm tra học sinh trong trường họ. Chương trình đầu tiên chúng tôi thực hiện trên 21 000 học sinh kiểm tra trong vòng chín ngày. Một chương trình tương tự lên tới 200 000 học sinh, ở toàn bộ các nơi trong vùng. Liền đó, chúng tôi làm tiếp sáu dự án mới ở các đất nước khác. Nhưng bây giờ, tôi đối mặt với vấn đề tương tự tôi gặp với Theresa các quỹ từ thiện, như một tổ chức. Mọi người muốn ủng hộ các dự án cụ thể hoặc những căn bệnh cụ thể hoặc số đông. Nhưng nó không hoàn toàn hợp lí bởi vì cái chúng ta cần làm là xây dựng một đội ngũ tuyệt vời những người có thể tạo ra một hệ thống thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, cho dù nhu cầu của họ là gì. Nhưng nó đã không hoạt động theo cách đó. Sau đó chúng tôi gặp được những người thấu hiểu bởi vì chúng tôi hiểu thách thức đó. Cuối cùng bạn cần biết tiền của bạn sẽ đi đâu và niềm tin đó thường thể hiện thông qua các thiết bị tạo ra các kế hoạch chi tiết rất nhiều công việc bàn giấy. Nhưng điều gì xảy ra nếu nhu cầu của người đó không phù hợp với kế hoạch được lập, và quỹ của bạn phụ thuộc vào phân bổ theo kế hoạch? Bạn đi tới một chọn lựa: Bạn đáp ứng kế hoạch của người góp quỹ, hay bạn đáp ứng nhu cầu người bệnh? Đây không phải lựa chọn chúng ta nên làm bởi vì cuối cùng, chúng ta chỉ có thể đáp ứng một vấn đề. Thước đo nhân văn là cách chúng ta đối xử với những người khốn khổ quanh mình. Hiện nay, hệ thống không hoạt động và quá nhiều người bị bỏ rơi. Chúng tôi may mắn tìm được những người đồng hành tuyệt vời, dẫn dắt một chương trình mới ở Botswana, nơi từng đứa trẻ đang được khám và điều trị vào cuối năm 2021, toàn bộ trẻ em sẽ có cơ hội được nhìn thấy. Nhưng mất rất nhiều thời gian. học tập linh hoạt, tham gia với các đối tác khác nhau các doanh nghiệp, phân tích kinh tế để thuyết phục chính phủ thậm chí là đi ra nước ngoài. Nhưng giờ đây họ đang dẫn dắt và lập quỹ này bởi chính quốc gia họ. Nhưng chúng ta không có nguồn lực để làm điều này. Những người thành lập quỹ mạnh thường quân cùng chúng ta và quan trọng là chúng ta được giao nhiệm vụ là tại sao chúng ta làm điều đó. Chúng ta đồng ý với mục tiêu. Nhưng họ đã linh động và đưa cho chúng ta quyền tự chủ làm theo cách của chúng ta để đạt được mục tiêu cho chúng ta không gian sáng tạo, tham vọng và chịu rủi ro. Sẽ thế nào nếu toàn bộ ngành chăm sóc sức khỏe đều như vậy? Nó có ý nghĩa thế nào với những tác nhân xã hội mà chúng ta đang muốn giải quyết? Doanh nghiệp biết điều này. Nhưng mất một thời gian dài, tầm nhìn tham vọng và đưa cho con người tự do sáng tạo để giải quyết thử thách lớn nhất của thế giới chúng tôi đã phá vỡ hoàn toàn ngành công nghiệp. Hãy nhìn Amazon, Google. Chắc chắn, chúng ta cần tham vọng giống họ nếu muốn phục vụ những người dễ tổn thương nhất trong xã hội. Trong một vũ trụ, chúng ta thiết lập một mục tiêu, mục tiêu phát triển bền vững tuy nhiên, chúng ta chỉ mới dành nửa thời gian để đạt mục tiêu toàn cầu so với việc giải quyết xung đột, cái chủ yếu phát sinh từ sự bất bình đẳng mà chúng ta không phục vụ. Đã đến lúc cần thay đổi không chỉ là điều nên làm, mà còn có ý nghĩa kinh doanh. Công việc của chúng tôi ở Botswana chỉ ra với sự đầu tư khiêm tốn nhất, nền kinh tế có thể tăng 1,3 tỉ đô trong thời gian sống của những đứa trẻ. Đó là 150 lần lãi đầu tư. Nhưng vấn đề là giá trị thu được trong tương lai, nhưng chúng ta cần tiền ngay lúc này để đạt được điều đó. Hóa ra đây không phải vấn đề mới. Các ngân hàng đã và đang làm điều đó trong hàng thế kỉ. Gọi đơn giản là tài chính. Nếu bạn muốn mua nhà nhưng bạn không đủ tiền để trả bây giờ những nhân viên ngân hàng nhận ra giá trị tương lai. Mặt khác, chúng ta có thể sống trong nhà. Nhưng nếu bạn không thể thì sao? Nếu bạn có phải đợi đến tận khi có đủ tiền để chuyển nhà và bạn tiếp tục vô gia cư trong khi cố gắng kiếm tiền để có thể đạt được điều đó? Bạn đi một vòng luẩn quẩn, không bao giờ đến được đó đó là tình huống tương tự như chúng tôi. Được truyền cảm hứng từ thay đổi ở Botswana và bởi sự ủng hộ của đối tác và những người gây quỹ, chúng tôi đã cùng đến hai ngân hàng hàng đầu thế giới, các tổ chức riêng, lợi nhuận và phi lợi nhuận, các nhà sáng lập và nhà từ thiện để lập quỹ Vision Catalyst, một quỹ được tạo ra bởi sự tin tưởng. Bây giờ nó đã sẵn sàng dành cho các tổ chức có thể phục vụ những người bị tổn thương nhất những tổ chức đó có thể làm việc cùng nhau, hơn là tranh giành vì quỹ có giới hạn phục vụ những nhu cầu ưu tiên trong cộng đồng bất kể chúng là gì để những cá nhân bị ảnh hưởng có thể nhận sự quan tâm họ đáng được hưởng. Và như chúng tôi đã nói nó không chỉ tạo ra sự khác biệt trong y tế và xã hội nó tạo ra lợi ích kinh tế lớn. Lợi ích này tự bản thân nó sẽ tạo ra sự ổn định để duy trì giá trị, tạo đà cho sự phát triển và thay đổi. Bởi vì khi chúng ta làm điều đó nhu cầu cá nhân của con người giống như tôi có thể được đáp ứng. Và sự liên kết này có thể diễn ra trong năm nay lập một cam kết với 53 người đứng đầu chính phủ những người chịu trách nhiệm hành động hướng tới việc đạt được tiếp cận chất lượng y tế toàn diện. Chúng tôi đã có những cam kết tuyệt vời dành 200 triệu cặp kính cho quỹ và hàng triệu đô la, vì vậy nhu cầu và động lực cá nhân của con người giống như vấn đề tôi từng có khi còn là đứa trẻ và giống như Therasa, người chỉ cần phẫu thuật đơn giản có thể được đáp ứng. Đối với Theresa, điều đó nghĩa là cô được trở lại với xã hội, với gia đình và con cái. Và đối với Mama Jane, không chỉ là nhìn thấy ánh sáng mà còn lấy lại hi vọng, lấy lại niềm vui và khôi phục lòng tự trọng của mình. (nhạc) Cảm ơn. ( vỗ tay) Trong suốt thập kỷ qua, tôi đã nghiên cứu về các nhóm vũ trang phi chính phủ: các tổ chức vũ trang như khủng bố, phiến quân hoặc dân vệ. Tôi thu thập thông tin về công việc các nhóm này làm khi ngừng bắn Mục đích của tôi là để hiểu rõ hơn những nhân tố bạo lực này và để nghiên cứu cách thức thúc đẩy sự chuyển tiếp từ tham gia bạo bực sang đối đầu phi bạo lực. Tôi làm việc thực địa, trong giới chính sách và ở thư viện Hiểu về các nhóm vũ trang phi chính phủ là chìa khóa giải quyết hầu hết các mâu thuẫn hiện tại, bởi vì chiến tranh đã thay đổi bản chất. Nó từng là cuộc chiến giữa các nhà nước. Không còn như thế nữa Bây giờ nó là mâu thuẫn giữa các nhân tố nhà nước và phi nhà nước Ví dụ, trong số 216 thỏa ước hòa bình ký kết từ 1975 đến 2011, 196 thỏa ước là giữa nhân tố nhà nước và phi nhà nước Do đó ta cần hiểu về chúng; cần phải giao ước với chúng hoặc đánh bại chúng trong bất kỳ quá trình giải quyết mâu thuẫn nào Vậy chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần biết điều gì làm nên hoạt động của các tổ chức này. Ta biết chúng chiến đấu thế nào, và tại sao, nhưng không ai lưu ý những gì chúng làm khi không chiến đấu. Tuy nhiên, tranh đấu vũ trang và chính trị phi vũ trang có tương quan. Đó là toàn bộ của cùng một tổ chức. Chúng ta không thể hiểu các nhóm này, nói gì đến đánh bại chúng, nếu chúng ta không có một bức tranh toàn diện. Và các nhóm vũ trang ngày nay là những tổ chức phức tạp. lấy Hezbollah Li-băng làm minh họa, được biết đến qua cuộc đối đầu bạo lực với Ix-ra-en. Nhưng từ khi được thành lập vào nhưng năm đầu thập niên 80, Hezbolla đã thiết lập một đảng phái chính trị, một mạng lưới dịch vụ xã hội, và một bộ máy quân sự. Tương tự, Pa-les-tin Hamas, được biết đến qua các vụ liều chết chống Ix-ra-en, cũng điều hành dãy Gaza từ năm 2007. Thế nên các nhóm này làm nhiều việc hơn là chỉ bắn phá. Chúng thực hành đa tác vụ. Chúng thiết lập các cơ chế thông tin phức tạp - các trạm ra-đi-ô, các kênh truyền hình, trang mạng Internet và các chiến lược phương tiện xã hội. Và trên đây, các bạn có tạp chí ISIS, in bằng tiếng Anh, được xuất bản để tuyển mộ người. Các nhóm vũ trang cũng đầu tư vào việc gây quỹ rất quy mô - không trộm cắp, mà thiết lập nên các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận; ví dụ như, các công ty xây dựng. Các hoạt động này là cốt lõi, cho phép các nhóm này gia tăng sức mạnh gia tăng quỹ cũa mình, tuyển mộ hiểu quả hơn và xây dựng được tên tuổi. Các nhóm vũ trang còn làm nhiều việc khác: chúng tạo lập mốt ràng buộc chặt chẽ hơn với người dân bằng việc đầu tư và các dịch vụ xã hội. Chúng xây dựng trường học, điều hành bệnh viện, thiết lập các chương trình đào tạo nghề hoặc chương trình cho vay quy mô nhỏ. Hezbollah cung cấp tất cả các dịch vụ này và còn hơn như thế. Các lực lương vũ trang cũng thu phục người dân thông qua việc cung cấp những dịch vụ mà nhà nước cung cấp được: an toàn và an ninh. Sự nổi dậy ban đầu của Ta-li-băng trong đất nước bị chiến tranh giằng xé Af-ga-nis-tan, hay ngay cả sự trỗi dậy của ISIS, cũng có thể hiểu được thông qua quan sát các nỗ lực mà chúng bảo đảm an ninh cho người dân Không may là trong các trường hợp này an ninh được cung cấp với một cái giá phải trả vô cùng đắt cho người dân. Nhưng nhìn chung, cung cấp dịch vụ xã hội lấp đi những lỗ hổng mà chính quyền còn bỏ ngỏ, và tạo cơ hội cho các nhóm này gia tăng sức mạnh và quyền lực của mình. Ví dụ, chiến thắng trong cuộc bầu cử 2006 của lực lượng Palestine Hamas sẽ không thể hiểu được nếu không lưu ý đến công tác xã hội của nhóm này Đây là một bức tranh phức tạp, nhưng ở phía phương Tây, khi đánh giá các lực lượng vũ trang, chúng ta chỉ nghĩ đến phương diện bạo lực. Nhưng bấy nhiêu không đủ để hiểu được sức mạnh thật sự của chúng, các chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Các nhóm này rất năng động. Chúng trỗi dậy là vì chúng lấp được các lỗ hổng chính quyền bỏ quên, và chúng nổi lên trên cả phương diện vũ trang và chính trị, tham gia vào đấu tranh bạo lực và cai trị. Và khi các nhóm này càng phức tạp và tinh vi, chúng ta càng ít nghĩ về chúng trên phương diện đổi lập với nhà nước. Vậy bây giờ chúng ta gọi một nhóm như Hezbollah là gì? Chúng điều hành một lãnh thổ, thực hiện hết tất cả các chức năng, chúng dọn dẹp rác thải, duy trì hệ thống xử lý nước thải. Đây là một nhà nước? Hay là một nhóm bạo động? Hoặc là một cái gì khác hơn và mới mẻ hơn? Còn ISIS thì sao? Đường ranh giới đã trở nên lu mờ. Chúng ta sống trong một thế giới có nhà nước, phi nhà nước, và lưng chừng ở giữa, và nhà nước càng suy yếu, như ở khi vực Trung Đông hiện tại, các nhân tố phi nhà nước sẽ càng lấn sân và lấp đầy các lỗ hổng. Điều này có ảnh hưởng đến chính quyền, vì để chống lại các nhóm này, chính quyền cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ phi quân sự. Việc lấp đầy lổ hổng quản lý phải là trọng tâm của bất kỳ chiến lược tiếp cận bền vững nào. Điều này cũng cần thiết cho việc tạo lập và xây dựng hòa bình. Nếu chúng ta hiểu rõ hơn về các nhóm vũ trang, chúng ta sẽ biết rõ hơn các yếu tố thúc đẩy sự chuyển tiếp từ bạo lực sang phi bạo lực. Vì vậy trong cuộc chiến mới này giữa nhà nước và phi nhà nước, quân sự có thể đóng góp phần nào, nhưng sẽ không mang lại hòa bình lẫn ổn định. Để đạt được các mục tiêu đó, chúng ta cần đầu tư dài hạn vào việc lấp đầy lỗ hổng an ninh, lấp đầu lổ hổng quản lý mà các nhóm này luôn muốn tận dụng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trước hết tôi sẽ trình chiếu slide. Và tôi sẽ cố gắng chứng minh với bạn qua những những slide này rằng tôi làm việc rất thắng thắn. Và ý tưởng của tôi -- luôn trong đầu --chúng rất logic và liên quan tới những gì đang diễn ra, giải pháp cho khách hàng. Tôi cũng thuyết phục được khách hàng rằng tôi giải quyết vấn đề của họ, hoặc giải quyết vấn đề luôn, vì họ thường có vẻ thích thế. Vậy xin đi thẳng vào các slide. Anh có thể tắt đèn được không ạ? Tôi thích ở trong bóng tối. tôi không muốn bạn thấy tôi đang làm gì ở trên này. (Tiếng cười) Ah, tôi đã thiết kế ngôi nhà này ở Santa Monica và nó được rất nhiều người biết đến. Thực ra, nó xuất hiện trong 1 cuốn sách cười khiêu dâm, cái slide bên phải đấy (Tiếng cười) Đây là Venice. Tôi chiếu slide này là vì tôi muốn các bạn biết tôi quan tâm tới bối cảnh. Bên tay trái, Tôi có bối cảnh các ngôi nhà nhỏ này, và tôi đã cố gắng xây dựng 1 tòa nhà hài hòa với khung cảnh chung. Khi mọi người chụp những tòa nhà này mà không lấy cảnh xung quanh chúng trông rất kỳ quái. và tôi cho rằng những bức ảnh đó sẽ có ý nghĩa hơn khi được chụp hoặc nhìn thấy trong không gian đó. Và sau đó, tôi xử lý bối cảnh Tôi cố gắng tạo ra 1 nơi thoải mái, riêng tư và thanh khiết, như tôi hy vọng bạn sẽ thấy slide đó ở bên phải. Và sau đó tôi thiết kế 1 trường luật cho Loyola ở thành phố L.A. Tôi chú tâm tới việc xây dựng 1 nơi để nghiên cứu luật. Và chúng tôi tiếp tục làm việc với khách hàng này. Tòa nhà trên góc phải hiện đang được thi công. Gara ở bên phải -- cái kết cấu màu xám đó-- sẽ bị dỡ bỏ, và cuối cùng 1 vài phòng học nhỏ sẽ được xây dọc con đường chúng tôi xây đã xây dựng này,khuôn viên trường. Và tất cả chúng liên quan tới các khách hàng và sinh viên từ buổi họp đầu tiên, nói rằng họ cảm thấy không thích nơi này. Họ muốn có cái cảm nhận về nơi đó. Và thế là toàn bộ ý tưởng là thiết kế 1 không gian trong thành phố, trong vùng lân cận nơi rất khó hòa nhập. Và đó là lý thuyết hay là quan điểm của tôi, 1 cái thì không làm lu mờ vùng lân cận -- 1 cái tạo nơi ở. Tôi cố gắng tính đến cả những tòa nhà lân cận, liệu tôi có thích chúng hay không. Vào những năm 60 tôi bắt đầu làm việc với đồ nội thất giấy, và tạo ra nhiều loại rất thành công ở Bloomingdale. Chúng tôi thậm chí làm sàn nhà, tường, tất tật mọi thứ từ bìa các-tông. Rồi sự thành công đó ném tôi vào vòng luẩn quẩn. Tôi không thể đối phó với sự thành công từ đồ nội thất . Tôi thấy không an toàn lắm khi là 1 nhà thiết kế -- thế là tôi chấm dứt tất cả lại và làm đồ nội thất chẳng ai thích cả. (Tiếng cười) Không ai thích cái này cả. Nó nằm trong đây, dẫn dắt tới các đồ nội thất này, Ricky và tôi đã làm đồ nội thất bằng dao. Và sau khi chúng tôi thất bại, tôi liên tục thất bại. (Tiếng cười) Cái bên trái -- hoàn toàn dẫn tới cái bên trái-- diễn ra khi đứa bé đang làm việc trên đó lấy 1 trong các sợi dài này và gập nó lại để đặt vào trong giỏ đựng rác. Tôi cuốn 1 đoạn dây quanh nó, như bạn thấy, bạn có thể ngồi lên nó và nó rất đàn hồi và dẻo dai. Đó là 1 khám phá rất tình cờ. Tôi đã tìm hiểu sâu về bản ghép. (Tiếng cười) Ý tôi là, câu chuyện tôi kể là tôi rất cú với chủ nghĩa hậu hiện đại đã nói rằng loài cá xuất hiện sớm hơn con người 500 triệu năm, và nếu bạn định quay lại, chúng ta sẽ quay lại lúc ban đầu. Thế là tôi đã bắt tay vào làm những thứ vui vui này. Chúng bắt đầu cuộc sống riêng và ngày 1 to hơn-- như tấm kính ở Walker. sau đó tôi cắt phần đầu và đuôi, tất cả chỗ còn lại, cố gắng diễn giải những gì tôi học được về các dạng cá và sự chuyển động. Rất nhiều ý tưởng kiến trúc của tôi đều đến từ nó -- và lại là tình cờ -- đó là 1 thứ đầy trực quan, tôi tiếp tục làm việc với nó, và lập ra bản kế hoạch đề xuất cho 1 tòa nhà, chỉ là 1 bản đề xuất. Tôi thiết kế tòa nhà này ở Nhật. Tôi bị kéo đi ăn tối sau khi hợp đồng cho nhà hàng nhỏ này được ký kết. Tôi rất thích rượu sake và bò kobe, thích tất cả. Và sau khi say mọi người bảo tôi vẽ vài đường trên khăn giấy. (Tiếng cười) Và tôi vẽ vài đường phác thảo lên đó-- các hộp nhỏ và những thứ trông giống Morandi tôi thường vẽ. Người khách nói," Tại sao không có cá thế hả?" Thế là tôi vẽ 1 bản thiết kế có 1 con cá và rời Nhật. 3 tuần sau tôi nhận được 1 tập bản vẽ hoàn chỉnh cho biết chúng tôi đã thắng trong cuộc cạnh tranh. (Tiếng cười) Thật khó để diễn giải 1 hình dạng cá vì chúng thật đẹp, hoàn hảo bên trong 1 tòa nhà hay 1 đối tượng như thế này. Và Oldenburg, người tôi từng làm việc cùng nói rằng tôi không thể làm được, chính điều đó khiến tôi hào hứng hơn. Nhưng anh ấy đã đúng -- tôi không thể làm làm phần đuôi. Tôi bắt đầu hoàn thành phần đầu nhưng phần đuôi tôi chẳng thể làm gì. Nó khá là khó khăn. Cái bên phải uốn lượn hình con rắn, 1 đền thờ kim tự tháp cổ. Tôi đặt chúng cùng nhau, và bạn đi giữa chúng. Nó lại là 1 sự hòa hợp tương tác với khung cảnh. Nào, nếu bạn thấy 1 bức tranh của cái này vì được xuất bản ở Architectural Record, họ không cho thấy khung cảnh, nên bạn sẽ nghĩ " Giời ạ, cha này tinh vi quá đấy." Nhưng 1 người bạn của tôi đã bỏ ra 4 tiếng đi lang thang quanh đây tìm cái nhà hàng này. Nhưng không tìm thấy. Nên -- (Tiếng cười) đối với các kỹ xảo và công nghệ... bạn đã nói đến, tôi bị ném vào 1 cái vòng luẩn quẩn. Cái này được xây dựng trong 6 tháng. Chúng tôi gửi bản vẽ tới khách hàng bằng máy tính ma thuật ở Michigan làm các mô hình chạm khắc, và chúng tôi trước đây hay dùng các mô hình tạo bọt được cái đó quét. Chúng tôi vẽ các bản vẽ của bản ghép và tỉ lệ. Và khi tôi làm đến đó, mọi thứ đều hoàn hảo ngoại trừ phần đuôi. Thế nên tôi quyết định cắt bỏ phần đầu và đuôi. Và tôi thiết kế vật thể bên tay trái để trưng bày tại Walker. Theo tôi đó là 1 trong các sản phẩm đẹp nhất tôi từng thiết kế. Sau đó, Jay Chiat, 1 người bạn cũng là khách hàng yêu cầu tôi thiết kế trụ sở của anh ấy ở L.A. Vì 1 số lý do chúng tôi không muốn nói, nó bị trì hoãn. Chất thải độc hại là vấn đề chính cho nó, tôi đoán vậy. Thế là chúng tôi xây 1 tòa nhà tạm thời -- tôi ngày càng thành thạo với những thiết kế tạm thời -- và dùng 1 con cá cho 1 phòng hội nghị. Cuối cùng, Jay đưa tôi về quê tôi, Toronto, Canada. Và đây là 1 câu chuyện có thật về bà tôi mua 1 con cá chép vào hôm thứ 5, mang về nhà, thả vào bồn tắm khi tôi còn nhỏ. Tôi chơi với nó vào buổi tối. Sau khi đi ngủ, ngày hôm sau nó không còn ở đó. Và tối hôm sau, chúng tôi ăn món chả cá. (Tiếng cười) Nên tôi dựng đồ nội thất này cho văn phòng của Jay tôi làm cái bệ đỡ cho 1 cái tượng điêu khắc. Và cậu ấy không mua 1 cái tượng nên tôi thiết kế luôn 1 cái. Tôi đi khắp Toronto và tìm thấy 1 cái bồn tắm giống hệt cái ở nhà bà tôi. Tôi thả cá vào trong đó. Đùa thôi. (Tiếng cười) Tôi chơi với những người vui tính như Oldenburg. Chúng tôi là bạn đã nhiều năm. Chúng tôi bắt đầu thiết kế các thứ. Cách đây vài năm, chúng tôi thiết kế 1 tác phẩm trưng bày ở Venice, Ý, có tên " Il Corso del Coltello" -- cái dao quân đội Thụy Sĩ. Và cái chính của hình ảnh này là -- (Tiếng cười) của Claes's, nhưng 2 cậu bé đó là con trai tôi, 2 đứa là phụ tá của Claes trong vở kịch. Anh ta là con dao quân đội Thụy Sĩ. Anh là 1 người bán đồ lưu niệm luôn muốn thành 1 họa sĩ, và tôi là Frankie P. Toronto. P viết tắt cho Palladio. Claes ăn mặc giống tòa nhà AT&T (Tiếng cười) với 1 cái mũ con cá. Điểm nổi bật của buổi biểu diễn xuất hiện cuối cùng. Vật xinh đẹp này, con dao quân đội Thụy Sĩ, nhờ đó tôi được ghi nhận đã tham gia vào. Và tôi có thể nói với bạn -- nó hoàn toàn là 1 Oldenburg. Tôi không biết làm gì với nó. Điều duy nhất tôi làm là, tôi làm họ có thể quay những lưỡi đó ra để bạn có thể lái nó trên kênh rạch, vì tôi thích chèo thuyền lắm. (Tiếng cười) Chúng tôi thiết kế nó thành 1 cái thuyền nhỏ. Tôi được biết đến với khả năng can thiệp vào những thứ như hàng rào dây xích. Tôi làm vì thấy tò mò với nền văn hóa nơi các thứ được làm theo số lượng lớn, miệt mài trong những số lượng lớn như thế, và có nhiều người từ chối chúng, Người ta ghét nó. Và tôi thích thú với đồ đạc bằng giấy -- đó là 1 trong các vật liệu này. Và tôi luôn say mê nó. Thế nên tôi làm nhiều thứ bẩn bẩn với dây xích mà chẳng ai tha thứ cho tôi vì điều đó. nhưng Claes cho phép điều đó trong trường luật Loyola. Và cái dây xích đó thực sự đắt đỏ. Nó theo luật phối cảnh gần xa. Sau đó chúng tôi thiết kế 1 cái trại cho trẻ em với ung thư. Chúng tôi bắt tay thiết kế 1 tòa nhà cùng nhau. Tất nhiên, lon sữa là của anh ta. Nhưng chúng tôi cố gắng khiến ý tưởng xung đột, để đặt các vật thể cạnh nhau. Giống những chai nhỏ giống Morandi, sắp đặt chúng như 1 cuộc đời phẳng lặng. Và nó hiệu quả như cách đặt anh ấy và tôi với nhau. Sau đó Jay Chiat yêu cầu tôi thiết kế tòa nhà này trên mành đất ngộ ngộ này ở Venice, tôi bắt đầu với thứ 3 mảnh này, và bạn đi vào giữa. Jay hỏi tôi sẽ làm gì với cái miếng ở giữa. Và anh ấy đẩy nó. Và 1 ngày , tôi có 1 -- chà, cách khác. Tôi có ống nhòm từ Claes, và đặt chúng ở đó, tôi không bao giờ có thể từ bỏ chúng sau này. Oldenburg làm cho những chiếc ống nhòm này thật tuyệt vời khi anh ta gửi cho tôi mô hình của bản đề xuất đầu tiên. Nó làm tòa nhà của tôi trông gớm chết được. Và đó là sự tương tác giữa đại loại là thứ dẫn dắt, trở nên vô cùng thú vị. Nó dẫn tới tòa nhà bên trái. Và tôi vẫn nghĩ bức hình tạp chí Time sẽ là những ống nhòm, rời khỏi -- cái quái gì. Tôi sử dụng nhiều kim loại cho công trình Tôi phải rất khó khăn khi kết hợp với đồ mỹ nghệ. Toàn bộ ngôi nhà của tôi, sử dụng đồ mộc thô, và các chi tiết thủ công mỹ nghệ vốn có thật nản. Tôi nói, "Nếu tôi không thể có kiểu mỹ nghệ mong muốn, Tôi sẽ sử dụng kiểu mỹ nghệ tôi có thể có," Và mẫu mã rất đa dạng, Rauschenberg , Jasper Johns và nhiều nghệ sĩ khác đang tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc đẹp bằng phế liệu. Tôi đi sâu vào kim loại vì đó là 1 phương thức xây dựng công trình thành 1 tác phẩm điêu khắc. Và nó là vua của các loại vật liệu kim loại có thể dùng làm mái cũng như tường. Các công nhân luyện kim, chủ yếu làm ống dẫn đằng sau trần nhà và các đồ điện. Tôi đã có cơ hội thiết kế 1 cuộc triển lãm cho hiệp hội công nhân luyện kim Mỹ và Canada ở Washington, với điều kiện họ sẽ hợp tác với tôi trong tương lai, giúp tôi xây dựng các tòa nhà kim loại trong tương lai,.. Và mọi chuyện đều suôn sẻ khi thu hút những nghệ nhân này vào công việc. Tôi kể chuyện để kết nối, ít nhất là với 1 số người trong số họ những câu chuyện rất quan trọng để nhận ra kiến trúc. Kim loại tiếp tục được sử dụng trong 1 tòa nhà --Herman Miller ở Sacramento. Đó là 1 tổ hợp các khu xưởng cao tầng. Và Herman Miller có triết lý về việc có 1 nơi -- 1 nơi cho mọi người. Ý tôi là, điều này nghe có vẻ sáo mòn, nhưng đúng là họ muốn 1 địa điểm trung tâm có quán cà phê cho mọi người đến và là nơi các công nhân trò chuyện với nhau. Nó nằm ở đâu cũng được và bạn có thể tìm đến. Làm bằng đồng và mạ kẽm. Tôi sử dụng đồng và kẽm mạ ở hàm lượng ít thôi để nó cong xuống. Tôi dành nhiều thời gian phá bỏ tính thẩm mỹ của Richard Meier. Mọi người cố gắng làm các ván ô hoàn hảo, và tôi luôn cố làm cho chúng trông cẩu thả và mờ nhạt. Cuối cùng trông chúng giống hòn đá. Đây là khu vực trung tâm. Có 1 bờ dốc thoai thoải. 1 cái mái vòm nhỏ trong tòa nhà do Stanley Tigerman thiết kế. Stanley là phương tiện giúp tôi có được công việc này. Khi giành được hợp đồng, ngay từ đầu tôi đã hỏi khách hàng liệu họ có để stanley làm 1 phòng có mái vòm với tôi không. Vì đó là những ý tưởng chúng tôi đang nói đến, xây dựng các tòa nhà cạnh nhau, đó có lẽ là hình ảnh ẩn dụ về 1 thành phố. Thế là Stanley đã thiết kế cái mái vòm nhỏ này. Chúng tôi bàn nhau qua điện thoại và fax. Anh ấy gửi fax , cho tôi xem cái đó. Anh ấy sẽ làm 1 tòa nhà mái vòm với 1 cái tháp nhỏ. Tôi bảo anh, " Hở? Thế thì hoành tráng quá. Tôi không muốn 1 cái tháp đâu." Thế là anh quay lại với 1 tòa nhà đơn giản hơn, kèm theo các chi tiết hài hước và di chuyển nó gần hơn tới tòa nhà của tôi. Và tôi quyết định đặt anh ấy vào chỗ lõm. Tôi đặt anh vào 1 cái hố cho anh ngồi vào trong đó. Do vậy anh ấy đặt 2 cái cầu -- anh đã gửi qua fax, 2 bên gửi đi gửi lại hơn 2 tuần. Và anh đặt 2 cái cầu với thành lan can màu hồng. Sau đó tôi đặt cái bảng thông báo lớn này đằng sau nó. Tôi gọi nó là, "David và Goliath." Đó là quán cà phê của tôi. Ở Boston chúng tôi có tòa nhà cũ đó bên trái. Đó là 1 tòa nhà nổi bật trên xa lộ, chúng tôi thêm 1 sàn, dọn dẹp và sửa sang lại sử dụng-- tôi nghĩ --ngôn ngữ của vùng lân cận, có các mái đua nhô ra. Tôi biết khá nhiều kim loại nhưng tôi sử dụng đồng pha chì, 1 vật liệu rất đẹp, sau 100 năm nó chuyển sang màu xanh. Thay vào đó, đồng sẽ chuyển màu sau 10 đến 15 năm. Chúng tôi làm lại các phía của tòa nhà và điều chỉnh kích cỡ các cửa sổ để nó phù hợp với không gian. Cả tôi và Boston đều ngạc nhiên khi thiết kế được chấp thuận, vì họ rất nghiêm khắc về quy cách thiết kế, thường thì họ chả bao giờ nghĩ tôi phù hợp với họ. Vật liệu đồng pha chì phải rất cẩn thận đến từng chi tiết kể cả làm các ván ô, kết hợp chặt chẽ với kết cấu của tòa nhà. Ở Barcelona, Las Ramblas Tôi làm biển hiệu Hollywood đến và đi, thiết kế 1 tòa nhà của nó và họ xây dựng nó. Tôi bay đến đó trong đêm và chụp bức ảnh này. Nhưng họ đã xây nó nhỏ hơn 1/3 lần so với mô hình của tôi mà chẳng nói gì với tôi hết. Và sau đó thêm nhiều kim loại và dây xích ở Santa Monica -- 1 trung tâm mua sắm nhỏ. Và đây là phòng thí nghiệm tia laze tại trường Đại học Iowa, nơi cá trở lại với ý nghĩa trừu tượng. Đó là phòng thí nghiệm hỗ trợ, thật trùng hợp, yêu cầu không có cửa sổ. Và hình dạng hoàn toàn phù hợp. Và tôi nối các điểm với nhau. Ở phần cong có tất cả các thiết bị cơ khí. Và đằng sau cái tường chắc chắn là 1 đường rãnh đặt ống nước -- như 1 khe hẻm và đây chính là cơ hội cần nắm bắt, vì tôi không phải có các đường ống thò ra dưới dạng này. Nó tạo cơ hội làm 1 công trình điêu khắc từ đó. Đây là 1 ngôi nhà nhỏ. Họ xây dựng nó lâu đến nỗi tôi không nhớ nổi nó ở đâu nữa. Nó ở Thung lũng phía Tây. Chúng tôi bắt đầu với dòng suối này xây dựng ngôi nhà ven suối -- làm đập để tạo 1 cái hồ. Đây là các mô hình. Thực tế, với cái hồ -- tay nghề công nhân khá thấp. Và nó làm tôi nhớ lại tại sao tôi chơi phòng thủ với những thứ như nhà mình. Khi bạn phải làm thứ gì đó rẻ tiền, thật khó mà làm 1 căn nhà hoàn hảo được. Cái thứ kim loại lớn này là 1 hành lang, bạn đi xuống tầng vào phòng khách sau đó xuống phòng ngủ, bên phải. Nó giống cả 1 thị trấn được xây dựng. Tôi được yêu cầu thiết kế 1 bệnh viện cho thiếu niên tâm thần phân liệt tại Yale. Và tôi nghĩ công trình này rất phù hợp với tôi. Đay là ngôi nhà bên cạnh nhà Philip Jonhson ở Minnesota. Chủ nhà gặp vướng mắc và yêu cầu Philip giải quyết. Nhưng anh ấy quá bận. Tuy vậy anh ấy không giới thiệu tôi. (Tiếng cười) Cuối cùng chúng tôi phải làm 1 tác phẩm điêu khắc, vì vấn đề là, làm thế nào để xây 1 tòa nhà trông không giống ngôn ngữ? Liệu nó có giống dinh thự đẹp đẽ bị chia nhỏ này không? etc... Thế là bạn biết rồi đấy. Chúng tôi cuối cùng cũng hoàn thành. Những người này là nhà sưu tập tác phẩm hội họa. Cuối cùng chúng tôi cũng khiến nó có vẻ rất điêu khắc từ nhà chính và tất cả cửa sổ phía bên kia. Khi bạn đi xung quanh sẽ thấy tòa nhà rất điêu khắc. Nó làm bằng kim loại và thứ màu nâu là Fin-Ply tạo ra gỗ xẻ từ Phần Lan. Chúng tôi dùng nó ở Loyola, ở 1 câu lạc bộ nhưng không ổn lắm. Tôi kiên trì khắc phục vấn đề đó. Qua trường hợp này, chúng tôi học được cách chi tiết hóa nó. Ở Cleveland, có con phố buôn bán Burnham, bên trái. Nó chưa bao giờ được hoàn thành. Đi ra đến hồ, bạn có thể thấy những tòa nhà chúng tôi đã xây dựng. Và chúng tôi có cơ hội xây dựng 1 tòa nhà ở khu vực này. có 1 đường tàu hỏa. Đây là tòa thị chính thành phố, và tòa án. Và đường trung tâm của khu buôn bán ra ngoài. Burnham đã thiết kế 1 ga tàu nhưng chưa xây dựng, và thế là chúng tôi đi theo đó. Sohio nằm trên trục này, chúng tôi đi theo trục, chúng là 2 loại cột gôn. Và đây là tòa nhà của chúng tôi, là trụ sở chính của 1 công ty bảo hiểm. Chúng tôi kết hợp với Oldenburg, đặt 1 tờ báo lên đỉnh, gập lại. Câu lạc bộ sức khỏe gắn chặt với gara bằng cái kẹp chữ C, tượng trưng cho Cleveland. (Tiếng cười) Bạn lái xe xuống dưới. Nó là 1 cái kẹp chữ C 10 tầng. Và ở dưới đáy là 1 bảo tàng, và 1 ý tưởng cho lối vào cho ô tô rất thích mắt. Người chủ này không thích những lối vào cho xe tồi. Và cái này sẽ là 1 khách sạn. Đường trung tâm của nó -- chúng tôi giữ lại, và nó sẽ bắt đầu làm việc với tỉ lệ của các tòa nhà mới bởi Pelli và Kohn Pederson Fox, etc.., đang được thi công. Thật khó khi thiết kế nhà cao chọc trời. Tôi thấy thoải mái hơn nhiều khi ở dưới này. Đây là 1 phần gia sản ở Brentwood. Cách đây khá lâu, vào những năm 82 hay gì đó, sau khi nhà tôi -- Tôi đã thiết kế 1 ngôi nhà cho mình Đó là 1 ngôi làng với 1 vài gian nhà xung quanh cái sân trong -- và chủ mảnh đất này làm việc cho tôi và xây dựng mô hình thực bên trái. Và bà ấy trở lại, Tôi đoán bà ấy giàu có hơn hay gì đó -- chuyện gì đó đã xảy ra-- và yêu cầu tôi thiết kế 1 ngôi nhà cho bà ấy ở khu vực này. Và tiếp sau ý tưởng cơ bản về ngôi làng, chúng tôi thay đổi nó khi đi xâu thêm vào nó. Tôi ghìm chặt ngôi nhà vào khu vực bằng cách cắt phần sau -- đây, bạn thấy trên các bức ảnh chụp khu vực -- cắt nhỏ ra và sắp xếp phòng tắm, buồng rửa mặt giống 1 bức tường chắn, tạo ra 1 khu vực thấp hơn cho phòng ngủ, mà tôi thiết kế như 1 cái thuyền rồng, trong giống 1 cái thuyền. Và thế là xong. Mái vòm là yêu cầu từ khách hàng Cô ấy muốn có 1 mái vòm ở đâu đó trong nhà. Cô ấy chẳng quan tâm nó ở đâu. Khi bạn ngủ trong phòng ngủ này, tôi hy vọng -- Ý tôi là tôi vẫn chưa ngủ ở đó. Tôi phải cầu hôn cô ấy để có thể ngủ ở đó, nhưng cô ấy nói tôi không phải làm thế. Nhưng khi bạn ở trong căn phòng đó bạn cảm thấy bạn đang bồng bềnh trên thuyền rồng, trên cái hồ nào đó. Và nó rất riêng tư. cảnh vật được xây dựng xung quanh để tạo 1 khu vườn riêng tư. Và bên trên có 1 khu vườn bên phía này phòng khách, và 1 cái ở phía bên kia. Những cái này không được tập trung tốt lắm. Tôi không biết làm sao để tập trung từ đây. Tập trung vào cái vườn bên phải. Nó ở trên này. Bên trái- là bên phải của tôi. Dù sao, bạn đi vào 1 khu vườn với tán cây xinh đẹp. Đó là phòng khách. Nhà ở của người giúp việc. Một phòng ngủ cho khách, có mái vòm với đá cẩm thạch. Và tiếp theo bạn vào phòng khách và sau đó tiếp tục. Đây là phòng ngủ. Bạn đi xuống từ đây dọc theo cầu thang vào phòng ngủ ở đây, đi vào cái hồ. Giường ngủ đặt phía sau trong không gian này, với cửa sổ nhìn ra hồ. Những thứ trông giống Stonehenge được thiết kể để tạo mặt tiền và hình thành bề sâu rộng hơn trong khu đất nông này. Vật liệu là hợp kim Cu-Pb, giống tòa nhà ở Boston. Tôi dự định xây dựng miếng đất nhỏ này -- có S 100x250 -- thành đất xây dựng bằng cách chia các khu vực này và làm phòng khách và phòng ăn trong nhà này với 1 không gian cao trong đó. Tình cờ là tôi có nó đúng trên trục với bàn ăn. Trông như tôi có bức tranh Baldessari miễn phí. Nhưng ý tưởng là, các cửa sổ đều được lắp sao cho nhìn thấy các phần khác của phía ngoài ngôi nhà. Cái này sẽ được che đi -- các cây này sẽ lớn lên -- và tạo không gian riêng tư. Và bạn thấy như đang ở trong ngôi làng riêng của mình. Cái này cho Micheal Eisner -- Disney. Chúng tôi làm việc cho anh ta. Và đây là ở Anaheim, California, và đó là 1 tòa nhà xa lộ. Bạn đi dưới cây cầu này với vận tốc khoảng 65 dặm/giờ, và có 1 cây cầu khác nữa ở đây. Và bạn đi qua căn phòng này trong phút chốc, và tòa nhà sẽ phản ánh điều đó. Ở phần sau, mang tính nhân văn nhiều hơn -- lối vào, sảnh phòng tiệc, etc.. Và tiếp đó là cái này -- Tôi hy vọng khi bạn lái xe đến bạn sẽ nghe thấy hiệu ứng hành rào cọc của âm thanh đập vào nó. Khá là vui. Tôi đang thiết kế 1 tòa nhà ở Thụy Điển, Basel, là 1 tòa cao ốc văn phòng cho 1 công ty đồ gỗ. Và chúng tôi đấu tranh với hình ảnh. Họ bán đồ gỗ nội thất cho người bình thường nên nếu tôi thiết kế tòa nhà quá hoành tráng, thì mọi người sẽ nói," Ừ thì đồ đạc trông hợp với nhà của anh ta, nhưng nó sẽ chẳng ra gì trong ngôi nhà bình thường của tôi." Cho nên chúng tôi làm 1 tấm thực dụng ở pha thứ 2 ở đây, và chúng tôi lấy các cơ sở hội thảo và làm 1 villa từ đó để không gian chung mang tính điêu khắc và riêng biệt. Và bạn nhìn villa đó từ các văn phòng, hình thành sự tương tác giữa các văn phòng. Đây là ở Paris, dọc sông Seine. Palais des Sports, ga Lyon đằng kia. Bộ trưởng tài chính rời Louvre đến đây. Có 1 thư viện mới dọc sông Seine. Và trở lại đây, ở đây đã có 1 công viên cây xang rồi, chúng tôi đang làm 1 tòa nhà khép kín có tên American Center, có nhà hát, các căn hộ, trường múa, 1 bảo tàng nghệ thuật, nhà hàng và các thứ khác -- đó là 1 chương trình khép kín -- hàng sách, etc... Trong 1 không gian nhỏ -- đây là mặt nền. Và người Pháp có phương pháp này để vặn xoắn các thứ, thật phi thường bằng cách lấy 1 khu vực đẹp và cắt phần cạnh đi. Họ gọi đó là kế hoạch cắt bớt. Và điều đó gây khó khăn cho tôi -- làm sao để tránh được góc đó. Đây là các mô hình cho nó. Tôi đã cho các bạn xem mô hình còn lại, mô hình -- đây là cách tôi tự tổ chức để có thể thiết kế các bản vẽ -- cho nên tôi đã hiểu được vấn đề. Tôi đang cố gắng tránh kế hoạch cắt bớt này-- bạn làm thế nào đây? Các căn hộ, etc... Và đây là loại mô hình nghiên cứu chúng tôi đã làm. Mô hình bên tay trái khá kinh khủng. Bạn có thể hiểu tại sao tôi sẵn sàng tự tử nếu mô hình này được xây dựng. Nhưng cuối cùng giải pháp này ra đời, nơi thang máy đặt ở trước cái này, song song với con phố, và song song với chỗ này. Tiếp đến là khúc quanh này, cùng với ban công và vòng bao này, giống 1 diễn viên ba lê nhấc váy lên, và tôi đi vào phòng giải lao. Các nhà hàng ở đây -- căn hộ và rạp hát, etc... Vậy, nó sẽ được xây toàn bằng đá, bằng đá vôi Pháp, ngoại trừ 1 phần nhỏ bằng kim loại này. Và nó đối diện 1 công viên. Và ý tưởng là khiến cái này thể hiện được năng lượng của nó. Ở phía đối diện với con phố, nó bình thường hơn nhiều, ngoại trừ tôi làm 1 vài mái hai mảng nghiêng xuống, và thế là các đơn vị nhà ở này tạo dáng điệu cho cái góc. Và đây sẽ là bảng xếp hạng công nghệ cao. Nếu bất cứ bạn nào có ý tưởng gì cho nó, xin hãy liên lạc với tôi. Tôi không biết phải làm gì. Jay Chiat là 1 tay thích trừng phạt, và anh ta thuê tôi xây 1 ngôi nhà cho anh ta ở Hamptons. Và nó có 1 con cá. Và tôi cứ nghĩ, " Đây sẽ là con cá cuối cùng." Nó như là nghiện thuốc phiện. Tôi nói là tôi sẽ không làm nó nữa -- Tôi không muốn làm nữa -- Tôi sẽ không làm. Và sau đó tôi đã làm. (Tiếng cười) Nó đây này. Nhưng đó là phòng khách. Và cái này -- Tôi còn chẳng biết nó là cái gì. Tôi chỉ thêm nó vào để chúng tôi có đủ tiền trong ngân quỹ dành cho chi phí 1 số thứ. (Vỗ tay) Đây là EuroDisney, và tôi đã làm việc cùng các anh chàng đã giới thiệu với các bạn trước đó. Chúng tôi làm việc cùng nhau rất vui vẻ. Tôi nghĩ đối với họ, tôi là người sao Hỏa, và đối với tôi, họ cũng kỳ quái như người ngoài hành tinh vậy. Nhưng không hiểu sao chúng tôi đều làm việc rất ăn ý, và có thể nói là hiệu quả. Cho tới nay. Đây là nơi mua bán. Bạn vào Magic Kingdom và khách sạn mà nhóm của Tony Baxter đang làm việc ở đó -- tiếp theo, đây là 1 loại khu phố thương mại, với 1 nơi tập trung vật nuôi đê đóng dấu và các nhà hàng. Và 1 nhà hàng khác nữa. Những gì tôi đã làm -- vì bầu trời Paris khá ảm đạm, Tôi đã làm 1 tấm lưới đèn vuông góc với ga tàu, với tuyến đường sắt. Trông như là nó đã ở đó, và phá vỡ tất cả các dạng đơn giản hơn này. Tấm lưới sẽ có đèn chiếu sáng suốt đêm và tạo ra trần ánh sáng. Ở Thụy Sĩ --Đức, thật ra là ngang sông Rhine từ Basel, chúng tôi xây dựng 1 nhà máy và 1 bảo tàng đồ nội thất. Và tôi đã cố gắng --có 1 tòa nhà của Nick Grimshaw ở đằng này, có 1 tác phẩm điêu khắc của Oldenburg đằng này -- Tôi cố gắng tạo 1 mối quan hệ đô thị. Và tôi không có slide đẹp -- nó mới được hoàn thành -- đây là tòa nhà này, và các mảnh ở đây, ở đây nữa. Và khi bạn đi qua nó luôn là 1 phần -- bạn thấy nó là các mảnh ghép lại và trở thành 1 phần của toàn bộ khu vực lân cận. Đó là thạch cao và kẽm. Và bạn phân vân nếu đây là 1 thư viện, thì bên trong sẽ có gì? Nếu nó sẽ bận rộn và điên rồ đến nỗi bạn sẽ chẳng trưng bày cái gì, và chỉ cần đợi nào. Tôi thật khéo léo và thông minh -- Tôi đã thiết kế nó yên tĩnh và tuyệt vời. Nhưng ở bên ngoài bạn sẽ thấy nó ồn ào 1 chút. Về cơ bản nó có 3 phòng vuông với 2 cửa sổ trên mái nhà và các thứ khác. Và từ tòa nhà đằng sau, bạn thấy nó giống 1 tảng băng trôi trên đồi. Tôi biết tôi đã vượt quá thời gian. Thấy chưa, cái cửa sổ ở mái đó hạ xuống và trở thành cái đó. Nên bên trong bảo tàng khá yên tĩnh. Đây là Disney Hall -- phòng hòa nhạc. Đó là 1 dự án phức tạp. Nó có 1 phòng đại sảnh. Liên quan tới tòa nhà Chandler Pavilion vốn có được xây dựng bằng tình yêu, nước mắt và sự quan tâm. Và nó thì không phải 1 tòa nhà vĩ đại nhưng tôi đã lạc quan tiếp cận nó, rằng chúng tôi sẽ hình thành 1 mối quan hệ đa chiều giữa chúng tôi và sẽ tạo điều kiện cho 2 bên. Và kế hoạch này-- nó là 1 phòng hòa nhạc. Đây là phòng giải lao, theo cấu trúc 1 khu vườn. Tầng 1 dành cho quảng cáo. Đây là các văn phòng, nhưng do cạnh tranh, nên chúng tôi không phải thiết kế. Nhưng cuối cùng, có 1 khách sạn ở đó. Đây là các mối quan hệ được hình thành với Chandler, sắp xếp các mặt thẳng đứng này với nhau và liên hệ chúng với các tòa nhà vốn có -- với MOCA, etc... Nhà âm học trong cuộc cạnh tranh đưa các tiêu chí cho chúng tôi dẫn đến kế hoạch chia ngăn này, nhưng sau cuộc cạnh tranh, chúng tôi phát hiện ra nó chẳng tác dụng gì. Nhưng ai cũng thích các dạng và không gian đó, và đó là 1 trong các vấn đề của 1 cuộc cạnh tranh. Bạn phải cố thử và mang nó lại . Và chúng tôi nghiên cứu rất nhiều mô hình. Đây là mô hình ban đầu của chúng tôi. Đây là 3 tòa nhà lý tưởng -- tòa Concertgebouw, Boston và Berlin. Mọi người thích khu vực xung quanh. Thực ra đây là phòng có kích cỡ nhỏ nhất về kích thướt, nhưng có nhiều chỗ ngồi nhất vì có các ban công kép. Khách hàng của chúng tôi không muốn có ban công , nên -- và khi chúng tôi gặp người hòa âm mới, ông bảo chúng tôi đây là hình dạng đúng hay đây là hình dạng đúng. Và chúng tôi đã thử nhiều hình dạng, cố gắng lấy năng lượng của thiết kế ban đầu trong format âm học có thể chấp nhận. Chúng tôi cuối cùng cũng cố định 1 hình dạng theo tỉ lệ của tòa Concertgebouw với tường ngoài thoai thoải, điều mà nhà âm học nói là mấu chốt cho cái này và sau đó lại quyết định là không quan trọng, nhưng bây giờ chúng tôi đã có chúng. (Tiếng cười) Và chúng tôi có ý tưởng điêu khắc toa khách có ghế ngồi bằng gỗ và giống 1 con thuyền lớn ngồi trong phòng thạch cao này. Ý tưởng là thế. Và các góc sẽ có cửa sổ mái và các cột này để chống đỡ kết cấu. Cái hay của cột là, chúng tạo cho bạn cảm giác mặt tiền của sân khấu từ bất cứ chỗ nào bạn ngồi. và tạo cảm giác gần gũi. Nào, đây không phải thiết kế cuối cùng -- chúng sẽ được xây dựng - và vì vậy tôi sẽ không nói đến nó, ngoại trừ cảm giác không gian. Chúng tôi nghiên cứu âm học với tia lase, và chúng bật khỏi cái này và xem nó sẽ có tác dụng tối ưu ở đâu. Nhưng bạn có cảm giác về căn phòng theo từng khu vực. Hầu hết các sảnh đều đi thẳng xuống thành 1 sân khấu. Lần này, chúng tôi sẽ mở nó ngược chiều và mở các cửa sổ mái ở 4 góc. Do đó tạo ra 1 hình dạng khá khác biệt. (Tiếng cười) Tòa nhà ban đầu, vì nó trông giống con ếch, rất hài hòa với khu vực và Thật khó để mà chui vào 1 cái hộp -- và chúng tôi thì đang trong hoàn cảnh đó, mướt mồ hôi để đặt cái khách sạn vào. Và đây là ấm trà tôi đã thiết kế cho Alessi. Tôi chỉ nhét nó lên trên này. Đây là cách làm. Tôi lấy các mảnh, xem xét và cố gắng cắt nó đi. Và tất nhiên nó sẽ trông không giống thế, nhưng đó là cách hơi khùng 1 chút mà tôi muốn làm. Và cuối cùng, ở L.A tôi được yêu cầu làm 1 tác phẩm điêu khắc tại chân Tháp Ngân Hàng Liên Bang, tòa nhà cao nhất ở L.A. Larry Halprin đang làm phần cầu thang. Và tôi được yêu cầu làm 1 con cá, vì chán làm cá nên tôi làm 1 con rắn. (Tiếng cười) Đó là không gian công cộng, và tôi tạo cho nó cấu trúc 1 khu vườn, và bạn có thể vào thư giãn. Đó là 1 căn phòng có 1 phần chìm dưới đất và Larry cho 1 ít nước vào đó, như thế hay hơn 1 con cá. Ở Barcelona tôi được yêu cầu làm 1 con cá, chúng tôi đang làm dự án đó, tại chân Tháp Ritz-Carlton được làm bởi Skidmore, Owings và Merrill. Và Tháp Ritz-Carlton được thiết kế với thép không phủ, chống cháy, giống những chiếc thùng gas cũ này. Thế là chúng tôi lấy cách diễn đạt của loại thép không phủ này, sử dụng nó uốn nó thành hình dạng con cá, và tạo ra 1 chiếc máy kỳ cục của thế kỷ 19 trông giống , và sẽ ngồi trên -- đây là bãi biển và cảng ở phía trước, và đây là trung tâm mua sắm với các cửa hàng. Và chúng tôi tách những cây cầu này ra. Ban đầu, cái này rất rắn chắc với 1 cái lỗ . Chúng tôi cắt ra và làm 1 vài cây cầu, hình thành mặt tiền cho khách sạn này. Chúng tôi mới đây cho mọi người làm việc trong khách sạn xem và họ lo sợ rằng sẽ chẳng ai đến Ritz-Carlton nữa, vì con cá này. (Tiếng cười) Và cuối cùng, tôi mới quẳng những cái này cho --Lou Danziger. Tôi không nghĩ Lou Danziger sẽ ở đây, nhưng đây là tòa nhà tôi làm cho anh ta vào năm 1964. Một studio nhỏ -- tiếc là nó bị bán mất rồi. Thời gian qua đi. Và đây là con trai tôi đang cùng tôi chế tạo 1 thứ máy nhỏ cho đồ ăn nhanh. Nó thiết kế con rô bốt làm việc thu ngân, cái đầu di chuyển, và tôi làm phần còn lại của nó. Món ăn không ngon lắm nên nó thất bại. Lẽ ra phải làm cách khác -- thức ăn lẽ ra phải đặt ưu tiên hàng đầu. Nó không hiệu quả. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Hôm nay, tôi muốn kể với các bạn về các giấc mơ. Tôi là một kẻ mơ mộng tỉnh táo suốt cả cuộc đời tôi, và nó tuyệt vời hơn cả những bộ phim. (Khán giả cười) Vượt xa cả việc bay lượn, thở ra lửa, và làm những người đàn ông nóng bỏng đột nhiên xuất hiện... (Khán giả cười) Tôi có thể làm mọi thứ như đọc và viết nhạc. Một sự kiện thú vị đó là tôi đã viết bài diễn văn cá nhân ở trường trong một giấc mơ. Và tôi đã được chấp nhận. Vậy đấy. Tôi là một người suy nghĩ trực quan. Tôi suy nghĩ về các hình ảnh, không phải từ ngữ. Đối với tôi, từ ngữ giống như bản năng và ngôn ngữ. Có rất nhiều người giống tôi; Ví dụ như Nikola Tesla, người mà có thể tưởng tượng, thiết kế, thử nghiệm, và khắc phục các sự cố -- toàn bộ các sáng tạo của ông ấy -- trong đầu mình một cách chính xác. Dù sao ngôn ngữ là một sự độc quền ở loài người chúng ta. Đối với tôi có một chút nguyên thuỷ hơn, giống như bản thử nghiệm của Google Dịch. (Khán giả cười) Bộ não của tôi có khả năng siêu tập trung đối với những điều mà tôi quan tâm. Ví dụ, khi tôi hứng thú với tính toán, nó kéo dài hơn cả thời gian kết hôn của một số ngôi sao (Khán giả cười) Có nhiều thứ bất bình thường khác về tôi. Các bạn có thể nhận ra rằng tôi không có nhiều uốn lượn trong giọng nói của tôi. Chính vì thế mà mọi người thường nhầm tôi với một cái máy GPS. (Khán giả cười) Điều đó gây khó khăn đối với giao tiếp thông thường, trừ phi bạn cần sự chỉ dẫn. (Khán giả cười) Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Vài năm trước đây, khi tôi bắt đầu thực hiện các bài thuyết trình, Tôi đã đi chụp ảnh lần đầu tiên. Người chụp ảnh đã bảo tôi làm ra vẻ thích được tán tỉnh. (Khán giả cười) Và tôi không biết là cô ấy nói về cái gì. (Khán giả cười) Cô ấy nói, "Làm điều đó đi, làm với mắt của chị, khi chị đang ve vãn các chàng trai." "Điều gì cơ?" Tôi hỏi. "Đó là liếc mắt." Và do đó tôi đã thực sự thử. Nó trông như thế này này. (Khán giả cười) Tôi trông như đang tim kiếm Waldo. (Khán giả cười) Có một lý do cho điều này, giống như là lý do khiến Waldo đi trốn. (Khán giả cười) Tôi bị rối loạn tự kỷ Asperger, một dạng tự kỷ chức năng cao nó làm suy giảm các kỹ năng xã hội cơ bản mà người bình thường có thể làm. nó làm cho cuộc sống khó khăn rất nhiều, và khi lớn lên, tôi đã cố gắng để hoà nhập vào xã hội. Những người người bạn tôi nói đùa, nhưng tôi đã không hiểu họ. Những người hùng của riêng tôi là George Carlin và Stephen Colbert -- và họ đã dậy tôi sự hài hước. Tính cách của tôi đã chuyển đổi từ ngại ngùng và rụt rè trở nên bướng bỉnh và ngang ngạnh như một cơn bão. Chắc chẳng phải nói cũng biết, tôi không có nhiều bạn bè. Tôi cũng đã quá nhạy cảm đối với vải vóc. Cảm giác nước ở trên da của tôi giống như những cái đinh ghim và kim tiêm, vì thế đến hàng năm trời, tôi đã không tắm rửa. Tuy vậy tôi đảm bảo việc vệ sinh hàng ngày của tôi đã trở lại bình thường. (Khán giả cười) Tôi đã phải làm rất nhiều để tới được đây, và cha mẹ tôi -- mọi việc đã ra ngoài tầm kiểm soát khi tôi bị tấn công tình dục, và trên hết, điều này khiến hoàn cảnh thêm tồi tệ hơn. Và tôi đã phải đi tới 2.000 dặm dọc theo đất nước để chữa bệnh, nhưng trong những ngày được họ kê một loại thuốc mới, cuộc đời tôi biến thành một tập phim trong Walking Dead. Tôi trở nên hoang tưởng, và bắt đầu ảo giác rằng các xác chết thối rữa đang tiến về phía tôi. Gia đình tôi cuối cùng đã cứu được tôi, nhưng vào thời gian đó, tôi đã bị sụt mất 19 pound trong vòng 3 tuần đó, đồng thời cũng bị thiếu máu nặng, và tiến tới trạng thái muốn tự tử. Tôi được chuyển tới trung tâm điều trị mới ở đó họ hiểu về những ác cảm, tổn thương và những lo lắng của tôi, họ biết cách để chữa trị nó, và tôi đã có được sự giúp đỡ mà tôi cần. Và sau 18 tháng làm việc cật lực, Tôi đã tiếp tục làm những điều đáng kinh ngạc. Một trong số đó đối với người mắc Asperger đó là một cách thường xuyên, họ có cuộc sống nội tâm rất phức tạp, và tôi tự biết rằng, tôi có một cá tính rất đa dạng, giàu ý tưởng, và có nhiều điều đang diễn ra trong tâm trí tôi. Những có một khoảng trống giữa việc xuất hiện những điều đó, và cách mà tôi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Và điều này gây ra trở ngại cho việc giao tiếp cơ bản. Không có nhiều nơi muốn thuê tôi bởi lẽ tôi thiếu các kỹ năng xã hội, đó là lý do tôi nộp đơn xin việc ở Waffle House. (Khán giả cười) Waffle House là một quán ăn đặc biệt phục vụ 24/24 giờ -- (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) Cám ơn -- Nơi bạn yêu cầu món khoai tây chiên bằng nhiều cách mà ai đó có thể làm với một cái xác người... (Khán giả cười) Thái lát, cắt vuông, rắc, cắt khúc cắt phía trên, bọc, và cuốn lại. (Khán giả cười) Như là những chuẩn mực xã hội, bạn chỉ có thể tới Waffle House vào một thời điểm bất kỳ nào đó ban đêm. (Khán giả cười) Một lần vào 2 giờ sáng, tôi nói chuyện với một cô phục vụ, và tôi đã hỏi cô ấy, "Điều vớ vẩn nhất đã xảy ra với chị khi làm việc là gì?" Và cô ấy nói có lần, một người đàn ông trần truồng đã vào quán. (Khán giả cười) Tôi đã nói, "Tuyệt! Hãy đăng ký cho tôi làm ca đêm!" (Khán giả cười) Không cần phải nói, Waffle House đã không nhận tôi. Bởi vì mắc Asperger, điều đó là một sự thiệt thòi, đôi khi điều đó thực sự là một điều khó chịu, nhưng ngược lại. Nó là một món quà, và nó cho phép tôi suy nghĩ một cách sáng tạo. Khi 19 tuổi, tôi chiến thắng một cuộc thi nhờ nghiên cứu về dải san hô ngầm của tôi và tôi đã được phát biểu tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh học, trình bày nghiên cứu này. (Khán giả vỗ tay) Cám ơn. (Khán giả vỗ tay) Khi 22 tuổi, tôi đã tốt nghiệp đại học, và tôi là đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học AutismSees. (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Nhưng hãy xem tôi đã phải làm gì để tới được đây: 25 bác sĩ trị liệu, 11 lần chẩn đoán sai, nhiều năm đau đớn và chấn thương. Tôi đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ xem có cách nào tốt hơn, và tôi nghĩ là có: đó là công nghệ hỗ trợ người tự kỷ. Nó có thể đóng một vai trò không thể thiếu trong việc giúp người mắc phải các rối loạn trong phổ tự kỷ, hay còn gọi là ASD. Ứng dụng Podium, được phát triển bởi công ty AutismSees của tôi, có khả năng đánh giá độc lập và giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp. Thêm vào đó, nó giúp kiểm soát giao tiếp bằng mắt thông qua camera và mô phỏng một cuộc phát biểu hoặc một cuộc phỏng vấn xin việc. Và có thể vào một ngày, Waffle House sẽ tuyển tôi, sau khi tôi luyện tập thêm với ứng dụng này. (Khán giả cười) Và một trong số những điều tuyệt vời đó là tôi đã sử dụng Podium để chuẩn bị cho buổi nói chuyện hôm nay, và nó đã giúp tôi rất nhiều. Nhưng còn hơn thế nữa. Có nhiều điều có thể làm được. Đối với những người bị ASD -- chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ và kỹ sư có những ý tưởng; ví dụ như là Emily Dickinson, Jane Austen, Isaac Newton, và Bill Gates một vài ví dụ. Nhưng vấn đề gặp phải là những ý tưởng tuyệt vời đó thường không được chia sẻ Nếu có những trở ngại về giao tiếp. Và vì thế, rất nhiều người bị từ kỷ đang bị coi thường hàng này, và họ còn hay bị lợi dụng bởi điều đó. Vì vậy ước mơ của tôi đối với người tự kỷ là thay đổi điều này, để xoá bỏ những trở ngại khiến cho họ không thể thành công. Một trong những lý do tôi yêu giấc mơ lấp lánh bởi vì nó cho phép tôi được tự do, không bị phán xét của xã hội và không bị hậu quả về thể chất. Khi tôi bay qua những khung cảnh tôi tạo ra trong tâm trí, Tôi thấy yên bình. Tôi không bị phát xét, và vì thế, tôi được làm mọi điều tôi muốn, Tôi đang ân ái với Brad Pitt, và Angelina hoàn toàn thoải mái vì điều đó (Khán giả cười) Nhưng mục tiêu của công nghệ hỗ trợ tự kỷ lớn hơn điều đó, và quan trọng hơn. Mục đích của tôi là thay đổi quan điểm của những người tự kỷ và những người mắc Asperger chức năng cao. bởi vì có nhiều điều họ có thể làm. Ví dụ như là Temple Grandin Và nhờ vậy, chúng ta cho phép mọi người chia sẻ những tài năng của họ với thế giới và giúp thế giới này tiến bộ hơn. Thêm vào đó, chúng ta động viên họ theo đuổi những giấc mơ của mình trong thế giới thực, trong thời gian thực. Xin cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Xin cảm ơn. Tôi sẽ luôn nhớ mãi lần đầu tiên tôi gặp cô gái trong đồng phục màu xanh. Lúc đó tôi tám tuổi, sống ở làng quê cùng với bà ngoại, bà nuôi nấng tôi và những đứa trẻ khác. Nạn đói càn quét quê hương Zimbabwe của tôi, và chúng tôi không có đủ thức ăn. Chúng tôi rất đói. Rồi có một cô gái mặc đồng phục màu xanh cùng phái đoàn Liên Hợp Quốc đến làng tôi để cho bọn trẻ ăn. Lúc chị đưa cháo yến mạch cho tôi, tôi hỏi tại sao chị ở đây, không chút lưỡng lự, chị đáp, "Là người châu Phi, chúng ta phải nâng đỡ đồng bào châu Phi." Tôi chẳng hiểu chị đang nói gì. (Cười) Nhưng lời chị ám ảnh tôi. Hai năm sau, nạn đói trở lại đất nước tôi lần thứ hai, Bà ngoại buộc phải gửi tôi lên thành phố ở với người dì mà tôi chưa từng gặp. Và nhờ thế lúc 10 tuổi, tôi được đến trường lần đầu tiên. Ở đó, tại ngôi trường thành phố, tôi được trải nghiệm bất bình đẳng là như thế nào. Bạn xem, ở làng quê chúng tôi đều bình đẳng. Nhưng trong mắt và trong tâm trí những đứa trẻ khác, tôi không bằng họ. Tôi không thể nói tiếng Anh, tôi hay đọc chậm, viết chậm hơn. Nhưng cảm giác bất bình đẳng càng trở nên phức tạp hơn. Mỗi ngày nghỉ, trở về làng với ngoại, làm tôi dần thấm thía về bất bình đẳng mà cơ hội quý giá này gây nên trong gia đình tôi. Bỗng nhiên, tôi có nhiều thứ hơn mọi người trong làng. Và trong mắt họ, tôi không còn giống họ nữa. Tôi cảm thấy tội lỗi. Nhưng tôi nghĩ đến cô gái trong đồng phục xanh, và tôi nhớ ý nghĩ, "Đó là người mình muốn trở thành -- một người giống chị, nâng đỡ những người khác." Kỷ niệm thơ ấu đã đưa tôi tới Liên Hợp Quốc, công việc của tôi ở Cơ quan Phụ nữ LHQ (UN Women), chúng tôi đang nói lên một trong những bất bình đẳng lớn nhất ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số thế giới -- phụ nữ và trẻ em gái. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một ý tưởng đơn giản giúp chúng ta nâng đỡ lẫn nhau. Cách đây tám tháng, dưới sự lãnh đạo tài tình của Phumzile Mlambo-Ngcuka, giám đốc điều hành UN Women, chúng tôi phát động một sáng kiến đột phá với tên gọi HeForShe (Vì những người phụ nữ quanh ta) mời gọi nam giới khắp thế giới cùng đứng lên sát cánh cùng với phụ nữ, để tạo nên quan điểm chung về bình đẳng giới. Đây là lời hiệu triệu với những ai tin tưởng bình đẳng dành cho cả nữ giới và nam giới, và những ai chưa biết rằng họ tin tưởng điều đó. Phong trào dựa trên một ý nghĩ đơn giản: những điều chúng ta chia sẻ, mạnh mẽ hơn thứ ngăn cách chúng ta. Chúng ta đều có chung cảm nhận. Chúng ta đều có chung mong muốn, thậm chí cả những điều không thể nói nên bằng lời. HeForShe nhằm mục đích nâng đỡ tất cả chúng ta, cả nam và nữ giới. Nó hướng chúng ta tới điểm cong bình đẳng giới tính. Hãy tưởng tượng một tờ giấy trắng có đường kẻ ngang ngăn đôi. Giờ hãy tưởng tượng đây là nữ giới và đây là nam giới. Với dân số hiện nay, HeForShe hướng đến 3.2 triệu nam giới, từng người vượt qua đường ngăn cách, đến cuối cùng, nam giới có thể đứng sát cánh cùng nữ giới và ngay bên cạnh lịch sử, bình đẳng giới trở thành hiện thực trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, việc vận động nam giới vào phong trào gây ra nhiều tranh cãi. Sao lại mời nam giới? Chính họ là vấn đề. (Cười) Thực tế, bọn họ không quan tâm đâu, người ta bảo thế. Nhưng điều kỳ diệu xảy ra khi phát động phong trào HeForShe. Chỉ trong 3 ngày, hơn 100,000 đàn ông đã ký và cam kết trở thành đại sứ thay đổi vì bình đẳng. Trong tuần đầu tiên, mỗi quốc gia trên thế giới đều có ít nhất một người nam đứng lên ghi danh, và cũng trong tuần đó, HeForShe tạo nên hơn 1,2 triệu cuộc tranh luận trên các phương tiện xã hội. Và đó là lúc các email bắt đầu đổ dồn về, đôi khi đến hàng ngàn mỗi ngày. Chúng tôi nghe nói về một người đàn ông ở Zimbabwe, sau khi nghe biết về HeForShe, đã thành lập "trường các ông chồng." (Cười) Thật vậy, anh đi khắp thôn làng, bắt tay tất cả những người đàn ông đã xúc phạm người bạn đời họ, và cam kết giúp họ trở thành người chồng, người cha tốt hơn. Ở Pune, Ấn độ, thanh niên tình nguyện tổ chức đạp xe, huy động 700 người đạp xe, tuyên truyền thông điệp của HeForShe đến với cộng đồng. Một câu chuyện cảm động khác, một người đàn ông gửi thư cá nhân về việc xảy ra quanh anh. Anh viết, 'Chào chị em, Tôi sống nhiều năm cạnh nhà một ông hàng xóm thường xuyên đánh vợ. Hai tuần trước, tôi đang nghe đài, và thông điệp của các bạn vang lên, bạn nói về điều gì đó gọi là HeForShe, và kêu gọi nam giới thực thi vai trò của mình. Vài tiếng sau, tôi nghe thấy chị hàng xóm lại khóc, nhưng đó lần đầu tiên, tôi không ngồi yên nữa. Tôi cảm thấy thôi thúc mình cần phải làm gì đó, nên tôi đi sang bên đó, và ngăn cản ông chồng. Các chị em, đã hai tuần qua, chị vợ không còn khóc nữa. Cảm ơn đã cảnh tỉnh tôi." (Vỗ tay) Những câu chuyện riêng tư cảm động như thế này cho thấy rằng chúng ta đã phần nào thức tỉnh nam giới. Nhưng để đạt tới một thế giới nơi phụ nữ và nam giới đều bình đẳng, thì vấn đề không chỉ là chi ra nguyên nhân cho nam giới. Chúng tôi muốn sự thay đổi cương quyết, có hệ thống, có tổ chức có khả năng bình đẳng hóa thực trạng kinh tế, xã hội, chính trị cho nữ giới và nam giới. Chúng tôi đòi hỏi nam giới thực hiện hành động cương quyết, kêu gọi họ tham gia ở mức độ cá nhân, bằng cách thay đổihành vi của mình. Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ, doanh nghiệp, trường học, thay đổi chính sách của họ. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo nam đóng vai trò gương mẫu và thay đổi trong nội bộ tổ chức. Đã có rất nhiều lãnh đạo nam uy tín đứng lên và thực thi cam kết HeForShe. Trong một vài câu chyện thành công đầu tiên, có Accor, khách sạn hàng đầu nước Pháp, cam kết loại bỏ chênh lệch lương cho 180,000 nhân viên đến năm 2020. (Vỗ tay) Nội các Thụy Điển, dưới chính sách nam nữ bình quyền, đã cam kết xóa chênh lệch lương và việc làm cho tất cả công dân trong nhiệm kỳ bầu cử. Tại Nhật Bản, trường ĐH Nagoya một phần trong cam kết HeForShe của họ, là đang xây dựng, trung tâm nghiên cứu về giới tính hàng đầu Nhật Bản. Tám tháng sau đó, hành động là xây dựng. Chúng ta đang thấy nhiều nam giới khắp nơi tham gia, từ mọi ngõ nẻo trên thế giới, từ Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, đến Tổng thư ký NATO và Hội đồng Châu Âu, từ Thủ tướng Bhutan, đến tổng thống Sierra Leone. Riêng ở Châu Âu, tất cả Ủy viên châu Âu, và thành viên Nghị viện Thụy Điển, và quan chức Ai-len, đều đăng ký trở thành đại sứ HeForShe. Thực tế, cứ 20 nam ở Ai-len sẽ có 1 người tham gia chiến dịch. Lời hiệu triệu từ đại sứ thiện chí Emma Waston của chúng tôi giành được ấn tượng tốt đẹp trên hơn 5 triệu bài báo, huy động hàng trăm hàng ngàn sinh viên trên thế giới, thành lập hơn 100 Hội sinh viên HeForShe. Vâng, đây là khởi đầu của tương lai mà HeForShe mang đến một thế giới chúng ta mong đợi. Anhxtanh từng nói, "Con người là một phần của một tổng thể... nhưng mỗi người tự trải nghiệm có suy nghĩ và cảm xúc tách biệt với người khác... Ảo tưởng này là một loại nhà giam chúng ta... Nhiệm vụ của chúng ta là giải thoát bản thân ra khỏi nhà tù này bằng cách mở rộng vòng tròn thương yêu." Nếu nữ giới và nam giới là một phần của tổng thể, như Anhxtanh nói, thì hy vọng của tôi là HeForShe có thể giúp giải thoát chúng ta nhận ra rằng không phải giới tính làm nên con người, mà là bản chất con người chúng ta chia sẻ. HeForShe đang dùng ước mơ của nam và nữ, ước mơ cho bản thân, ước mơ cho gia đình, con cái, cho bạn bè, xã hội. Đó chính là mục đích của phong trào. Mục đích của HeForShe là nâng đỡ tất cả mọi người chúng ta. Xin cảm ơn. Bạn dành hàng tuần liền để chuẩn bị cho một bài kiểm tra quan trọng. Vào thời khắc quyết định, bạn chờ giáo viên phát đề trong lo lắng. Trong khi cố hoàn thành bài, bạn nhìn thấy câu hỏi định nghĩa "tĩnh tâm". Bạn từng thấy nó, nhưng đầu óc bạn bây giờ trống rỗng. Điều gì đã xảy ra? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ phức tạp giữa căng thẳng và ký ức. Có nhiều loại và mức độ căng thẳng cũng như ký ức, nhưng ta sẽ tập trung vào tác động của căng thẳng ngắn hạn đến ký ức. Để bắt đầu, cần hiểu cách thức hoạt động của loại ký ức này. Những điều bạn đọc, nghe hoặc học được ghi vào ký ức qua một quá trình gồm ba bước chính. Đầu tiên là tiếp nhận: thời điểm bạn tiếp xúc với thông tin mới. Mỗi giác quan kích hoạt một khu vực đặc biệt trên não bộ. Để trở thành ký ức lâu dài, những trải nghiệm này phải được củng cố bởi hồi hải mã, dưới tác động của hạch hạnh nhân, làm bật lên những trải nghiệm gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ. Hồi hải mã sau đó mã hóa ký ức, bằng cách tăng cường kết nối giữa các nơron thần kinh được kích thích trong trải nghiệm cảm giác ban đầu. Khi đã được mã hóa, ký ức có thể được nhớ lại, hay hồi tưởng sau đó. Ký ức được lưu trữ trên khắp não, thường vỏ não trước trán gửi tín hiệu để truy hồi thông tin. Vậy làm thế nào căng thẳng ảnh hưởng lên những giai đoạn này? Trong hai giai đoạn đầu, căng thẳng sơ bộ có thể giúp các trải nghiệm đi vào ký ức. Não bạn phản ứng với kích thích căng thẳng bằng cách giải phóng kích thích tố được gọi là corticosteroid, kích hoạt quá trình nhận diện các mối đe dọa và đáp lại nó tại hạch hạnh nhân. Hạch hạnh nhân lập tức truyền tín hiệu cho hồi hãi mã ghi nhận nguyên nhân gây căng thẳng vào ký ức. Trong khi đó, corticosteroid tăng do căng thẳng kích thích hồi hải mã, giúp củng cố ký ức. Dù một số có thể có ích, căng thẳng với cường độ cao và kéo dài có thể gây ra hiệu ứng ngược. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm điều này bằng cách tiêm hormone gây căng thẳng trực tiếp lên chuột. Khi tăng dần liều corticosteroid, ban đầu, trí nhớ của chúng tăng lên nhưng giảm xuống khi vượt một ngưỡng nhất định. Ta cũng thấy các tác dụng tích cực tương tự trên người với căng thẳng vừa phải và liên quan đến nhiệm vụ ghi nhớ. Thế nên, áp lực thời gian có thể giúp bạn ghi nhớ một danh sách, nhưng việc bị bạn bè hù dọa lại không có tác dụng. Nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên, lượng corticosteroid luôn ở mức cao do căng thẳng mãn tính có thể gây hại cho hồi hải mã và giảm khả năng tạo nên ký ức mới. Căng thẳng là tốt khi nó giúp chúng ta ghi nhớ nhưng không may, điều ngược lại cũng đúng. Hành động ghi nhớ dựa vào vỏ não trước trán, chi phối các ý nghĩ, sự chú ý và lý luận. Khi corticosteroid kích thích hạch hạnh nhân, hạch hạnh nhân ức chế, hoặc giảm bớt hoạt động của vỏ não trước trán. Lý do cho sự ức chế này là phản ứng chiến đấu/ thoát thân/ đông cứng tạm thời có thể ức chế các suy nghĩ khác khi bạn gặp nguy hiểm. Nhưng nó cũng có thể tạo ra hiệu ứng không mong muốn khiến đầu óc bạn trống rỗng trong giờ kiểm tra. Và hành động cố nhớ cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng, tạo thành một vòng luẩn quẩn sinh ra nhiều corticosteroid hơn và làm giảm khả năng ghi nhớ. Vậy làm thế nào để biến căng thẳng thành hữu ích, giữ bình tĩnh và thu nhận thông tin khi cần thiết? Đầu tiên, nếu bạn biết sắp có một tình huống căng thẳng, ví dụ như một bài kiểm tra, sắp diễn ra hãy tập làm quen với môi trường tương tự. Không quen với nó cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng. Tập trả lời câu hỏi dưới áp lực thời gian hay ngồi vào bàn thay vì ghế sô-pha, cũng có thể giúp bạn quen với áp lực và ít bồn chồn hơn trong giờ kiểm tra. Một cách khác hữu ích không kém là tập thể dục. Tăng nhịp tim và nhịp thở giúp thay đổi các thành phần hóa học trong não, giảm lo âu và tăng cảm giác hạnh phúc. Tập thể dục thường xuyên cũng là cách để cải thiện giấc ngủ, rất có ích vào đêm trước ngày kiểm tra. Và vào ngày quyết định ấy, cố gắng hít thở sâu để chống lại phản ứng chiến đấu/ thoát thân/ đông cứng tạm thời. Các bài tập thở sâu cho thấy hiệu quả giảm lo lắng đáng kể, ở các nhóm khác nhau, từ học sinh lớp ba đến sinh viên điều dưỡng. Vì vậy, lần sau, khi tâm trí bạn trống rỗng vào thời điểm quan trọng, hãy hít thở sâu một vài hơi cho đến khi bạn nhớ ra từ 'tĩnh tâm': trạng thái bình tĩnh, không lo lắng. Bạn làm gì khi bị đau đầu? Bạn nuốt một viên aspirin Nhưng để viên thuốc này đến đầu của bạn, cái nơi bị đau ấy, nó phải đi qua bao tử, ruột và nhiều cơ quan khác trong người bạn trước. Uống thuốc là cách hiệu quả nhất mà không đau đớn, để đưa bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể. Dù vậy, nhược điểm là, uống thuốc luôn đi đôi với việc pha loãng nó. Và đây quả là một vấn đề lớn, đặc biệt với bệnh nhân HIV. Khi họ uống thuốc chữa trị HIV, những thuốc này giúp diệt bớt vi-rút trong máu, và tăng lượng tế bào CD4. Nhưng thuốc rõ ràng cũng có những phản ứng phụ bất lợi, hầu như là xấu, bởi vì thuốc đã loãng đi lúc nó đến được máu, và tệ hơn nữa, lúc nó đến được những chổ nơi đó cần nhất: trong những ổ chứa vi-rút HIV Những vùng trong cơ thể- như là bạch cầu, hệ thần kinh, cũng như phổi - nơi vi-rút đang yên ngủ. chuẩn bị để tràn vào máu của những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị HIV bằng thuốc. Tuy nhiên, khi ngừng điều trị, vi-rút có thể thức dậy và lây nhiễm sang những tế bào mới trong máu. Hiện nay, đây là vấn đề lớn trong việc điều trị HIV bằng thuốc, khi bệnh nhân phải uống thuốc cả đời. Một ngày nọ, tôi ngồi và chợt nghĩ, "Liệu chúng ta có thể đưa thuốc chống HIV trực tiếp vào những ổ bệnh, mà không cần phải pha loãng thuốc không?" Là một nhà khoa học về laser, câu trả lời đã nằm ngay trước mắt: Lasers, dĩ nhiên rồi. Nếu laser có thể dùng cho nha khoa, cho liền vết thương và phẩu thuật bệnh tiểu đường laser có thể dùng cho bất cứ lĩnh vực gì cả việc là đưa thuốc vào trong tế bào. Thật ra thì, chúng tôi đang dùng tia laser để chọc hay khoan những lỗ cực kỳ nhỏ, có thể mở và đóng gần như ngay tức khắc trong những tế nào bị nhiễm HIV, để đưa thuốc vào đó. "Làm cách nào có thể?" bạn có thể hỏi. Vâng, chúng tôi chiếu một tia laser cực mỏng lên màng của tế bào nhiễm HIV khi những tế bào này đang ngập trong chất lỏng chứa thuốc. Tia laser sẽ đâm thủng tế bào, khi tế bào đang ngấm thuốc chỉ trong vài phần triệu giây. Trước khi bạn nhận ra nó, lỗ bị khoan đã được sửa ngay lập tức. Chúng tôi đang thử nghiệm công nghệ này trong ống nghiệm hay trong dĩa Petri, nhưng mục tiêu là đưa công nghệ này vào trong cơ thể người ứng dụng nó lên cơ thể người. Bạn sẽ thắc mắc, "Sao có thể làm được?" Câu trả lời là: qua một thiết bị ba đầu. Dùng đầu đầu tiên, đó là tia laser, chúng ta sẽ mổ chổ bị nhiễm bệnh. Dùng đầu thứ hai, đó là máy quay phim, chúng ta luồn lách quanh chổ bị nhiễm bệnh. Cuối cùng, dùng đầu thứ ba, đó là một vòi phun thuốc, chúng ta đưa thuốc trực tiếp vào chổ bị nhiễm bệnh, trong khi tia laser một lần nữa được dùng để mở những tế bào này. Vâng, điều này dường như chưa thể có ngay bây giờ. Nhưng một ngày, nếu thành công, thiết bị này có thể giúp tiêu huỷ hoàn toàn HIV trong cơ thể người. Vâng, chữa khỏi HIV. Đây là một giấc mơ của những nhà nghiên cứu HIV và trong trường hợp này, một sự chữa trị bằng tia laser Cảm ơn. (Vỗ tay) Hơn 100 năm qua, các công ty điện thoại đã cung cấp thiết bị hỗ trợ nghe lén cho chính phủ. Thời đó, sự trợ giúp này bằng thủ công. Việc giám sát diễn ra một cách thủ công, và dây nhợ được nối bằng tay. Các cuộc gọi thì được ghi vào băng. Nhưng cũng như trong những ngành công nghiệp khác, máy tính đã làm thay đổi mọi thứ. Các công ty điện thoại gắn những chức năng giám sát vào cái cốt lõi nhất trong mạng lưới của họ. Tôi xin vài phút muốn đi sâu vào nó Điện thoại và những mạng kết nối những cuộc gọi của chúng ta bị kết nối để giám sát đầu tiên. Đầu tiên và tiên quyết. Vậy điều đó có nghĩa là khi bạn đang nói chuyện với vợ hoặc chồng bạn, với con bạn, một đồng nghiệp, hay bác sĩ bằng điện thoại, thì... có thể bị người khác nghe được. Hiện tại, người đó có thể là chính phủ; có thể là người của chính phủ khác, một cơ quan mật vụ nước ngoài, kẻ "bắt cóc" dữ liệu, hay tội phạm, một kẻ bám đuôi... hay bất kỳ một ai "bẻ khoá" được hệ thống giám sát, và xâm nhập vào hệ thống giám sát của các công ty điện thoại. Trong khi những công ty ấy đã ưu tiên thiết lập hệ thống giám sát, thì các công ty ở Thung lũng Silicon không làm thế Và nhiều năm qua, ngày càng tăng... số công ty ở Silicon Valley tạo công nghệ mã hoá mạnh gắn vào các sản phẩm thông tin liên lạc làm cho việc giám sát cực kỳ khó khăn. Ví dụ, nhiều người trong các bạn có thể có iPhone, và nếu bạn dùng iPhone để gửi tin nhắn tới người khác cũng có iPhone, những mẩu tin này không thể dễ dàng bị đọc trộm. Thật ra, theo công ty Apple, chính họ cũng không thấy được những tin nhắn này. Giống như vậy, nếu bạn dùng FaceTime để thực hiện cuộc gọi bình thường hay gọi video với một người bạn hay người thân, cũng vậy, không thể dễ dàng bị nghe lén. Không chỉ với Apple. WhatsApp, hiện giờ do Facebook sở hữu và được hàng ngàn người trên thế giới sử dụng, cũng gắn công nghệ mã hoá mạnh trong sản phẩm của họ, có nghĩa là những người ở phía Nam của địa cầu dễ dàng liên lạc--mà không bị chính quyền của họ, thường là những tay độc tài, đọc lén tin nhắn của họ Vậy nên sau 100 năm có thể nghe lén bất kỳ cuộc gọi nào, mọi lúc, mọi nơi bạn hình dung rằng nhân viên chính phủ không thấy vui chút nào. Đúng vậy, điều đó đang xảy ra. Viên chức chính phủ cực kỳ tức giận. Họ không nổi khùng bởi vì những công cụ mã hoá này giờ có sẵn. Điều làm họ điên đầu nhất là những công ty công nghệ đã gắn chức năng mã hoá trong sản phẩm của họ và làm cho chúng mặc định. Đó là mảng mặc định có vấn đề. Tóm lại, những công ty công nghệ đã dân chủ hoá việc mã hoá. Vì vậy những quan chức chính phủ như Thủ Tướng Anh David Cameron, họ cho là tất cả phương tiện thông tin liên lạc-- email, nhắn tin, điện thoại-- tất cả những cái đó nên cung cấp sẵn cho chính quyền, và rồi mã hoá khiến điều đó trở nên khó khăn Tôi thành thật cảm thông với quan điểm của họ. Ta đang ở thời điểm nguy hiểm trong thế giới hiểm nguy và thật sự có rất người xấu quanh ta. Có khủng bố và những mối đe doạ an ninh quốc gia nghiêm trọng mà tôi cho là chúng ta đều muốn FBI hay NSA theo dõi. Nhưng những tính năng giám sát đều có cái giá của nó. Lý do là vì không có mấy thứ như máy tính xách tay của khủng bố, hay di động của bọn buôn thuốc phiện. Chúng ta cùng xài những thiết bị thông tin liên lạc giống nhau Điều đó có nghĩa là nếu những cuộc điện thoại của tên buôn thuốc phiện hay của những tên khủng bố có thể bị chặn lại, thì với tất cả chúng ta cũng thế thôi. Tôi nghĩ ta thật sự nên đặt câu hỏi Có nên để triệu người trên thế giới cứ sử dụng các thiết bị đó mà bị nghe lén một cách thân thiện? Cảnh tượng xâm nhập hệ thống giám sát mà tôi vừa mô tả-- đây không phải hư cấu đâu Vào năm 2009, hệ thống giám sát mà Google và Microsoft gắn vào mạng lưới của họ-- hệ thống mà họ dùng để đáp ứng những yêu cầu giám sát hợp pháp từ cảnh sát-- những hệ thống bị chính quyền Trung Quốc gây tổn hại bởi vì chính quyền Trung Quốc muốn biết những người mật vụ nào của họ Chính phủ Mỹ đang theo dõi. Cũng cùng cách làm, năm 2004, hệ thống giám sát gắn vào mạng của Vodafone Greece - công ty điện thoại lớn nhất Hy Lạp-- bị xâm phạm do một kẻ giấu mặt, và tính năng đó, tính năng giám sát, bị lợi dụng để nghe lén Thủ Tướng Hy Lạp và những thành viên trong Nội Các Hy Lạp. Chính phủ nước ngoài hay hacker gây ra vụ việc không bao giờ bị bắt Thật sự, điều này dẫn tới chính cái vấn đề với những tính năng giám sát này, hay gọi là "cửa sau". Khi bạn xây một cái "cửa sau" trong hệ thống mạng viễn thông, hay một phần của công nghệ, bạn không có cách nào kiểm soát ai ra vào cửa đó. Bạn không tài nào kiểm soát được liệu bạn sẽ dùng nó hay ai khác dùng nó, người tốt hay người xấu dùng. Chính vì lý do đó, tôi nghĩ tốt hơn nên xây những hệ thống mạng càng an toàn càng tốt. Vâng, điều đó có nghĩa là trong tương lai, mã hoá sẽ làm cho việc nghe lén trở nên khó khăn hơn. Có nghĩa là cảnh sát sẽ có khoảng thời gian vất vả hơn để bắt được những kẻ xấu. Hay một lựa chọn khác, là sống trong một thế giới mà cuộc gọi hay tin nhắn của bất kỳ ai có thể bị nghe lén bởi tội phạm, những kẻ bám đuôi hay cơ quan mật vụ nước ngoài. Tôi không muốn sống trong thế giới như thế. Nên từ bây giờ, bạn có lẽ có những công cụ để ngăn chặn chính phủ nghe lén bằng nhiều cách đã được gắn trong điện thoại và có sẵn trong túi của bạn. bạn có lẽ không nhận ra những công cụ này mạnh và an toàn thế nào, hay những phương tiện khác bạn từng dùng để liên lạc yếu kém thế nào. Vì vậy, thông điệp của tôi gởi bạn là: Chúng ta cần dùng những công cụ này. Ta cần giữ an toàn cho các cuộc gọi của ta Ta cần giữ an toàn cho các tin nhắn của ta Tôi muốn bạn dùng những công cụ này. Tôi muốn bạn nói với người thân, Tôi muốn bạn nói với đồng nghiệp: Hãy dùng những công cụ liên lạc được mã hoá này. Không chỉ dùng vì nó rẻ và dễ dùng, mà dùng vì độ an toàn của chúng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là một tác phẩm hội họa từ thế kỷ 16 của Lucas Cranach the Elder, bức họa nổi tiếng "Suối nguồn Tuổi trẻ". Nếu bạn uống nước từ giếng phun này hoặc tắm ở đó, thì bạn sẽ khỏe và trẻ ra. Mỗi nền văn hóa, văn minh đều mơ tìm thấy sự trẻ trung vĩnh cửu. Có những người như Alexander the Great hoặc nhà thám hiểm Ponce De León, người đã bỏ nhiều thời gian trong đời để theo đuổi Suối nguồn Tuổi trẻ. Họ đã không tìm thấy. Nhưng nếu có thì sao? Nếu có cái gì đó như Suối Nguồn Tuổi trẻ thì sao? Tôi xin chia sẻ một tiến bộ vô cùng tuyệt vời trong nghiến cứu về tuổi tác có thể làm cuộc cách mạng về cách chúng ta nghĩ về sự lão hóa và về cách chúng ta xử lý các bệnh liên quan đến tuổi già trong tương lai. Nó bắt đầu bằng các thí nghiệm cho thấy, trong một số nghiên cứu gần đây về sự phát triển, rằng, động vật - những con chuột già - được nhận máu từ con chuột trẻ có thể sẽ được "hồi xuân". Tương tự những gì bạn có thể thấy ở con người, các cặp sinh đôi dính nhau, tôi biết điều này nghe có vẻ đáng sợ. Nhưng Tom Rando, một nhà nghiên cứu tế bào gốc, đã báo cáo năm 2007, rằng cơ bắp già của 1 con chuột có thể trẻ lại nếu nó được truyền dòng máu trẻ vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể Kết quả này được tái nghiệm bởi Amy Wagers, Đại Học Harvard, vài năm sau và những thí nghiệm khác sau đó cho thấy sự trẻ hóa có thể được quan sát thấy trong tuyến tụy, gan và tim. Nhưng điều mà tôi và đồng nghiệp ở vài phòng thí nghiệm khác tâm đắc nhất, chính là cách nó ảnh hưởng thậm chí trên não. Vậy, điều mà chúng tôi tìm thấy chính là 1 con chuột già ghép với 1 môi trường trẻ trong mô hình này được gọi là 'ký sinh học', cho thấy não chuột trở nên trẻ hơn -- tức là não hoạt động tốt hơn. Và tôi nhắc lại: 1 con chuột già nhận máu trẻ thông qua việc chia sẻ hệ tuần hoàn có vẻ trẻ hơn và các chức năng trong não hoạt động tốt hơn. Vậy khi chúng ta già đi -- ta có thể xét những phương diện nhận thức trong con người và bạn có thể thấy trên trình chiếu này, ta có thể xem xét khả năng suy luận, ngôn ngữ, và vân vân Vào độ tuổi 50 - 60, những chức năng này vẫn còn hoàn hảo, và vì quan sát các khán giả trẻ trong phòng này, chúng ta vẫn tinh tường. (Cười) Nhưng thật khiếp khi thấy độ dốc của các đồ thị đi xuống. Và khi chúng ta già đi, các bệnh như Alzheimer và những bệnh khác có thể phát triển. Chúng ta biết với tuổi tác, các kết nối giữa các nơ-ron -- nơi nơ-ron thông tin cho nhau, gọi là khớp nơ-ron -- bắt đầu thoái hóa; nơ-ron chết, não bắt đầu co lại, và độ dễ tổn thương tăng lên đối với các bệnh do giảm khả năng nơ-ron. Một vấn đề lớn của chúng ta -- cố gắng hiểu điều này thực sự xảy ra tại mức độ phân tử và cơ học -- là chúng ta không thể nghiên cứu não một cách chi tiết khi người còn sống. Chúng ta có thể thực hiện các kiểm tra khả năng nhận thức, có thể lấy hình ảnh-- tất cả các hình thức xét nghiệm tinh vi. Nhưng khi chúng ta phải chờ cho đến khi một người chết để lấy não và quan sát cách nó thay đổi do thời gian hoặc do bệnh tật. Đó chính là điều mà các nhà bệnh lý nơ-ron làm. Còn về việc chúng ta nghĩ về não như là phần sống của cơ thể lớn hơn thì sao? Có phải chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về điều xảy ra trong não ở mức độ phân tử nếu chúng ta xem não như là phần của toàn bộ cơ thể? Vậy nếu cơ thể già đi hoặc bệnh, thì có phải điều đó ảnh hưởng não? Và ngược lại : khi não già đi, có phải nó ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể? Và cái kết nối tất cả những mô khác nhau trong cơ thể chính là máu. Máu là mô mà không chỉ mang các tế bào vận chuyển oxy, ví dụ, tế bào hồng cầu, hay là chống lại các bệnh nhiễm trùng, mà còn mang thông tin phân tử, những nhân tố tương tự hooc-môn vận chuyển thông tin từ một tế bào đến tế bào khác, từ một mô đến mô khác, bao gồm cả não. Vậy nếu ta quan sát cách thức máu thay đổi theo bệnh tật hay tuổi, thì ta có thể biết điều gì đó về não không? Ta biết rằng khi ta già đi, máu cũng thay đổi, vậy những nhân tố tương tự hooc-môn này thay đổi khi ta già đi. Và một cách tổng quát, những tác nhân mà chúng ta biết thì rất cần để phát triển mô, để nuôi dưỡng mô-- chúng bắt đầu giảm khi chúng ta già đi, trong các nhân tố góp phần tổn thương hay viêm nhiễm -- nguy cơ càng nhiều khi chúng ta già đi. Nói cách khác, có sự mất cân đối trong các tác nhân tốt và xấu. Và để minh họa cho việc ta có thể làm với vấn đề này, tôi muốn nói với bạn qua thí nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi có khoảng 300 mẫu máu của những người khỏe mạnh từ 20 đến 89 tuổi, và chúng tôi kiểm tra trên 100 mẫu của những tác nhân liên lạc này, những protein tương tự hooc-môn này chuyển thông tin giữa các mô. Và điều mà chúng ta chú ý đầu tiên là giữa nhóm trẻ nhất và nhóm già nhất, khoảng nửa số tác nhân đã thay đổi đáng kể. Vậy cơ thể ta sống trong một môi trường rất khác khi ta già đi, những tác nhân này tạo khác biệt. Khi dùng chương trình thống kê hoặc tin sinh học, chúng ta có thể tìm ra những tác nhân báo trước tuổi già-- theo cách này, ta tính ngược lại được tuổi tương ứng của một người. Và kết quả được thể hiện trên đồ thị này. Vậy, trên một trục, bạn thấy tuổi thật của một người, tuổi theo thời gian sống. Tức là biết được số năm họ đã sống. Khi xét những tác nhân đặc biệt mà tôi chỉ ra lúc nãy, ta có thể tính tuổi qua trung gian, tuổi sinh học. Và điều bạn thấy là có một mối tương quan rõ ràng, vậy ta có thể dự đoán đúng tuổi tương quan của một người. Nhưng điều thật sự thú vị đó là những ngoại lệ, như chúng thường có trong cuộc sống. Bạn có thể thấy ở đây, người mà tôi làm nổi bật với chấm xanh khoảng 70 tuổi, nếu điều chúng tôi làm ở đây là đúng, thì người này có vẻ có một tuổi sinh học, chỉ khoảng 45 tuổi. Vậy đây là một người trông có vẻ trẻ hơn tuổi phải không? Nhưng quan trọng hơn: có phải đây là một người có ít nguy cơ bị mắc một bệnh liên quan đến tuổi già và sẽ có tuổi thọ cao -- sẽ sống đên 100 hay hơn? Trường hợp khác, người này ở đây, được đánh dấu đỏ, chỉ mới 40 tuổi, nhưng có tuổi sinh học là 65. Có phải người ngày có nhiều nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác hay không? Vậy trong phòng thí nghiệm, chúng tôi cố tìm hiểu kỹ hơn những tác nhân này, và nhiều nhóm khác cũng đang nghiên cứu, cái gì thật sự là tác nhân gây lão hóa, và chúng tôi học được điều gì về chúng để có thể đoán được các bệnh về tuổi già? Vậy điều tôi chỉ cho bạn lúc này đơn giản là sự tương quan, đúng không? Bạn có thể nói, "Vâng, những tác nhân này sẽ thay đổi theo tuổi," nhưng bạn thật sự không biết liệu chúng có liên quan gì đến sự lão hóa. Vậy điều tôi sắp trình bày với bạn thật sự đáng chú ý và nó gợi ra rằng những tác nhân này có thể thay đổi tuổi của mô. Và đó là nơi ta có thể trở lại mô hình parabiosis gọi là 'ký sinh học' Vậy, 'ký sinh học' được thực hiện trên chuột bằng kết nối hai con chuột qua phẫu thuật và tạo một hệ thống chia sẻ máu, chúng ta có thể hỏi, "làm sao mà một bộ não già được ảnh hưởng bởi sự kết nối với dòng máu trẻ?" Vì mục đích này, ta dùng các con chuột trẻ tương đương người ở tuổi 20, và chuột già tương đương người khoảng 65 tuổi. Điều chúng tôi tìm thấy thật sự đặc biệt. Chúng tôi nhận thấy có thêm các tế bào gốc thần kinh tạo ra nơ-ron mới trong những bộ não già kia. Có sự tăng hoạt động của các kỳ phân chia tế bào, của những kết nối giữa các nơ ron. Có thêm các gen được biết là có tham gia vào việc hình thành trí nhớ mới. Và sự viêm nhiễm có ít hơn. Theo quan sát, chúng tôi thấy không có tế bào nào vào não của những con vật này. Khi chúng tôi kết nối chúng không có tế bào nào vào trong bộ não già theo cách này được. Thay vào đó, chúng tôi lý luận rằng phải là một tác nhân có thể hòa tan, vậy chúng tôi tập trung tác nhân hòa tan có trong máu, được gọi là huyết tương rồi tiêm huyết tương trẻ hoặc huyết tương già vào những con chuột này, chúng tôi có thể tạo lại các yếu tố làm trẻ hóa, nhưng điều chúng tôi cũng muốn làm là kiểm tra trí nhớ của mấy con chuột. Khi chuột già hơn, như con người, chúng có vấn đề về trí nhớ. Đúng là khó để kiểm tra chúng, nhưng chốc nữa tôi sẽ chỉ cho bạn cách để làm. Nhưng chúng tôi muốn làm thêm một bước nữa một bước gần hơn có liên quan tới con người. Điều mà tôi đang chỉ cho bạn là những nghiên cứu chưa hoàn thành ở đó chúng tôi dùng huyết tương người, huyết tương người trẻ, để kiểm tra, dùng muối đẳng tương, tiêm vào những con chuột già, rồi chờ đợi: chúng ta có thể làm trẻ lại những con chuột già không? Chúng ta làm chúng thông minh hơn được không? Và để kiểm tra, chúng tôi dùng một thử nghiệm mê cung Barnes. Đó là một cái bàn lớn có nhiều lỗ, có ký hiệu chỉ dẫn xung quanh, và có một đèn sáng ở trên đây. Chuột ghét ánh sáng này và chúng cố gắng tránh, và tìm ra cái lỗ duy nhất mà bạn thấy được chỉ ra đây với mũi tên, có một ống được đặt bên dưới để chúng có thể thoát và cảm thấy thoải mái trong lỗ tối. Vậy chúng tôi dạy chúng nhiều ngày cách tìm ra không gian trên những tín hiệu trong không gian, bạn có thể kiểm tra điều này ở người, khi tìm xe của bạn trên bãi xe sau một ngày mua sắm bận rộn. (Cười) Nhiều người trong chúng ta có thể đã có vấn đề như vậy. Vậy, hãy nhìn con chuột già này. Đây là một con chuột có vấn đề trí nhớ, bạn sẽ thấy chốc nữa. Nó phải nhìn vào mỗi lổ, vì nó không hình dung được bản đồ để định vị nó ở đâu trong lần thử trước hay trong ngày sau cùng. Ngược lại, con chuột này là anh em cùng lứa, nhưng nó được xử lý với huyết tương người trẻ trong 3 tuần, với những lần tiêm liều lượng ít, 3 ngày 1 lần. Và như bạn thấy, nó nhìn quanh, "tôi ở đây phải không?" -- và rồi nó đi thẳng đến cái lỗ và thoát. Vậy, nó có thể nhớ vị trí của lỗ. Vậy chắc chắn, con chuột già này cảm thấy được trẻ lại -- nó hoạt động tốt hơn, như là còn trẻ vậy. Và điều đó cũng gợi ra rằng có cái gì đó không chỉ là trong huyết tương chuột trẻ, mà còn trong huyết tương người trẻ có khả năng giúp bộ não già này. Vậy tóm lại, chúng ta thấy con chuột già, và não của nó linh hoạt một cách đặt biệt. Chúng không bị xơ cứng; chúng ta có thể thật sự thay đổi chúng. Nó có thể trẻ lại. Tác nhân máu trẻ có thể đảo ngược quá trình lão hóa, và điều tôi đã chỉ cho các bạn -- trong mô hình này, con chuột trẻ bị kết nối với con chuột già. Vậy tác nhân trong máu già có thể làm nhanh quá trình lão hóa. Và quan trọng nhất, con người có thể cũng có các tác nhân tương tự, vì chúng ta có thể lấy máu người trẻ và có được hiệu quả tương tự. Máu người già, tôi không nói với bạn, không có hiệu quả này; nó không làm cho chuột trẻ ra. Vậy, có phải trò ma thuật này có thể thực hiện được trên người? Chúng tôi đang làm một nghiên cứu lâm sàng nhỏ tại Stanford, ở đó chúng tôi chữa trị các bệnh nhân Alzheimer mức độ nhẹ với 0,57 lít huyết tương từ những tình nguyện viên trẻ, 20 tuổi, và làm mỗi tuần một lần trong vòng 4 tuần sau đó, chúng tôi quan sát não bằng hình ảnh. Để kiểm tra nhận thức của bệnh nhân, chúng tôi hỏi những nhân viên về những hoạt động ngày thường của họ. Điều mà chúng tôi hy vọng là có những tín hiệu tiến bộ từ việc can thiệp này. Nếu đúng như vậy, thì điều đó cho chúng ta hy vọng rằng điều tôi chỉ cho bạn xem tác động trên chuột có thể cũng có tác động trên người. Tôi không nghĩ chúng sẽ sống mãi Nhưng có thể chúng ta nhận ra "Suối nguồn Tuổi trẻ" là có thực dù ta chưa đến được, và nó đã bị khô cạn. Nếu chúng ta trở lại với nó dù ít thôi, có thể chúng ta sẽ tìm thấy những tác nhân trung gian của hiệu quả này, chúng ta có thể tổng hợp được những tác nhân có lợi và chúng ta có thể chữa trị các bệnh tuổi già như là Alzheimer hay bệnh mất trí khác. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi xin giới thiệu một lĩnh vực khoa học nổi bật, chỉ mới hình thành ở mức độ lý thuyết nhưng vô cùng gây phấn khích, và chắc chắn là một lĩnh vực đang lớn mạnh rất nhanh. Đó là sinh học lượng tử với câu hỏi rất đơn giản : Có phải cơ học lượng tử -- một lý thuyết kỳ dị, tuyệt vời và mạnh mẽ về thế giới bên trong của nguyên tử và phân tử trở thành nền móng cho vật lý và hóa học hiện đại -- cũng giữ vai trò bên trong tế bào sống? Nói cách khác: có phải có những quy trình, cơ chế, hiện tượng trong các tổ chức sống có thể được giải thích với sự giúp đỡ của cơ học lượng tử? Nay, sinh lượng tử không còn mới; nó đã có từ đầu thập niên 1930. Nhưng chỉ khoảng thập niên trước hay gần đó mới có thử nghiệm nghiêm túc-- trong các phòng thí nghiệm hóa sinh, dùng quang phổ-- các thí nghiệm này cho bằng chứng rõ ràng rằng có những cơ chế đặc biệt cần sự giải thích nhờ vào cơ học lượng tử. Ngành sinh lượng tử quy tụ các nhà vật lý lượng tử, sinh học, sinh học phân tử -- đó là một lĩnh vực đa chuyên môn. Chuyên môn của tôi là vật lý lượng tử, và tôi là nhà vật lý hạt nhân. Tôi đã trải qua hơn 3 thập kỷ để nghiên cứu về cơ học lượng tử. Một trong những ông tổ cơ học lượng tử, Neils Bohr, nói : nếu bạn không ngạc nhiên về lượng tử, đó là do bạn chưa hiểu. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì vẫn còn ngạc nhiên về lượng tử. Đó là dấu hiệu tốt. Tôi vẫn ngạc nhiên khi được nghiên cứu về chính cấu trúc nhỏ nhất trong vũ trụ-- đơn vị nhỏ nhất của vạn vật. Nếu ta nghĩ về tỉ lệ độ lớn, thì hãy bắt đầu với vật thường ngày như quả bóng tennis, và nhỏ dần xuống theo thang kích cỡ -- từ lỗ kim đến tế bào, xuống đến vi khuẩn, rồi đến enzyme-- cuối cùng bạn đến thế giới nano. 'Công nghệ nano' có thể là một thuật ngữ bạn đã nghe. Một nanomet là một phần tỷ mét. Lĩnh vực của tôi là hạt nhân nguyên tử, đó là một chấm bé xíu trong một nguyên tử. Nó nhỏ quá nên không có ở bảng xếp hạng. Đó là một lĩnh vực của cơ học lượng tử, và các nhà vật lý và hóa học đã có một thời gian dài để thử và làm quen với nó. Thế mà, theo cách nhìn của tôi, các nhà sinh vật học lại không quan tâm. Hay là do họ quá hãnh diện về các mô hình phân tử của họ. (Cười) Các viên bi là nguyên tử, các que nối là liên kết các nguyên tử. Khi không thể thiết kế chúng ở phòng thí nghiệm, thì ngày nay, họ có các máy vi tính rất mạnh để làm mô phỏng phân tử phức tạp. Đây là một phân tử protein được hình thành từ 100.000 nguyên tử. Để giải thích về nó, người ta không cần nhiều lý thuyết cơ lượng tử. Cơ học lượng tử đã phát triển vào thập niên 1920. Nó là một bộ quy tắc toán rất đẹp và mạnh mẽ và là những khái niệm để giải thích thế giới vô cùng bé nhỏ. Đó là một thế giới rất khác với thế giới hàng ngày của chúng ta, được làm từ tỷ tỷ nguyên tử. Còn thế giới lượng tử thì được xây dựng trên xác suất và sự may rủi. Đó là một thế giới mơ hồ. Đó là một thế giới ma quái, nơi đó các hạt có thể vận hành như sóng lan truyền. Nếu chúng ta tưởng tượng cơ học lượng tử hay vật lý lượng tử như nền tảng căn bản của chính vạn vật, thì sẽ không ngạc nhiên khi ta nói vật lý lượng tử là trụ đỡ cho hóa học hữu cơ. Sau cùng, nó cho ta quy luật để giải thích cách các nguyên tử kết với nhau để tạo phân tử hữu cơ. Hóa học hữu cơ, phát triển rất phức tạp, cho chúng ta ngành sinh học phân tử, chuyên nghiên cứu về sự sống. Thật ra, nó không gây ngạc nhiên. Nó bình thường đến mức bạn nói, "Đương nhiên, sự sống phải phụ thuộc vào cơ học lượng tử." Nhưng mọi thứ khác cũng vậy. Các chất vô cơ cũng vậy, được làm từ tỷ tỷ nguyên tử. Vậy có một môi trường lượng tử ở đó ta phải tìm hiểu đặc tính kỳ lạ này. Nhưng thường ngày, ta hay quên thế giới lượng tử. Vì một khi bạn kết nối tỷ tỷ nguyên tử lại, thì tính kỳ lạ của lượng tử liền biến mất. Sinh học lượng tử không liên quan đến điều đó. Sinh học lượng tử không rõ ràng như vậy. Đương nhiên cơ học lượng tử là trụ cột của sự sống ở mức độ phân tử. Sinh học lượng tử tìm kiếm cái không bình thường -- ý tưởng chống trực giác trong cơ học lượng tử-- để xem liệu chúng có thực sự giữ một vai trò quan trọng trong việc mô tả các quy trình sự sống. Đây là ví dụ hoàn hảo của tôi về việc chống lại trực giác của thế giới lượng tử. Gã lượng tử trượt tuyết. Anh ta có vẻ còn nguyên, hoàn toàn bình an, dù ta thấy hai vết đường trượt của hai chân anh ta đi hai bên cây. Nếu bạn thấy vết trượt như thế dĩ nhiên, bạn sẽ nói đó là trò kỹ xảo. Nhưng trong thế giới lượng tử, điều đó luôn xảy ra. Các hạt có thể có đa chức năng, chúng có thể ở hai nơi cùng lúc. Chúng có thể làm nhiều việc tại cùng thời điểm. Các hạt có thể vận hành như là sóng lan truyền. Thật là ma thuật. Các nhà vật lý và nhà hóa học đã có gần một thế kỷ để tập quen với tính kỳ lạ này. Tôi không trách nhà sinh học khi họ không muốn học cơ học lượng tử. Bạn thấy đó, tính kỳ lạ này rất khó giữ; với chúng tôi, nhà vật lý, không dễ để giữ được nó trong các phòng thí nghiệm. Chúng tôi làm lạnh hệ thống đến nhiệt độ zero tuyệt đối, chúng tôi để trong chân không, chúng tôi thử và tách biệt nó khỏi mọi nhiễu loạn bên ngoài. Nó không chấp nhận môi trường ấm, lộn xộn, ồn ào của tế bào sống. Chính ngành sinh học, nếu bạn nghĩ về sinh học phân tử, dường như đã làm rất tốt trong việc mô tả tất cả quy trình cuộc sống theo cách nói của hóa học-- đó là phản ứng hóa học. Đây là những phản ứng hóa học không thể khác được và đơn giản hóa, chúng chỉ ra rằng, về cơ bản, sự sống được làm từ cùng chất liệu như mọi thứ khác, và nếu ta có thể quên cơ học lượng tử ở thế giới vật lý vĩ mô thì ta cũng nên quên nó trong ngành sinh học. Một người phản đối ý tưởng này. Erwin Schrödinger, tác giả ý tưởng "con mèo của Schrödinger" nổi tiếng, là một nhà vật lý người Úc. Ông là một trong những vị sáng lập cơ học lượng tử thập niên 1920. Năm 1944, ông viết quyển sách tựa đề "Sự sống là gì?" Sách có ảnh hưởng rất lớn. Nó ảnh hưởng Francis Crick và James Watson, những người tìm ra cấu trúc chuỗi xoắn kép của ADN. Để diễn giải một mô tả trong quyển sách, ông viết: Ở mức độ phân tử, các cơ thể sống có một trật tự nhất định, một cấu trúc rất khác biệt so với sự hỗn loạn ngẫu nhiên do nhiệt của nguyên tử và phân tử trong vật không sự sống có cùng mức độ phức tạp. Thật vậy, cơ thể sống dường như vận hành theo trật tự này, trong cấu trúc, chỉ giống vật thể không sự sống ở việc lạnh dần đến độ 0 tuyệt đối, nơi các ảnh hưởng lượng tử giữ vai trò rất lớn. Có vài thứ đặc biệt về cấu trúc--trật tự-- bên trong tế bào sống. Schrödinger cho rằng có thể cơ học lượng tử giữ một vai trò trong sự sống. Đó là một ý tưởng táo bạo và có ảnh hưởng rộng lớn, và nó không đi được xa. Nhưng như tôi trình bày lúc đầu, trong 10 năm vừa qua, đã có những thử nghiệm nổi bật, chỉ ra nơi mà ở đó một số hiện tượng trong sinh học dường như cần đến cơ học lượng tử. Tôi muốn chia sẻ với bạn một vài trường hợp thú vị. Đây là một trong những hiện tượng nổi tiếng nhất trong thế giới lượng tử : đường hầm lượng tử. Hộp bên trái cho thấy sự truyền dạng sóng và lan rộng của một thực thể lượng tử -- một hạt, như là hạt electron, hạt này không như quả bóng dội lên tường. Nó là một dạng sóng với một xác suất nào đó có khả năng thẩm thấu xuyên qua bức tường rắn, như một bóng ma xuyên qua phía bên kia tường. Bạn có thể thấy một vệt ánh sáng mờ bên hộp phải. Đường hầm lượng tử gợi ý rằng một hạt có thể đập một rào chắn không thể xuyên, và theo cách nào đó, như là ảo thuật, nó biến mất khỏi bên này và xuất hiện ở bên kia. Cách giải thích thú vị nhất là nếu bạn muốn ném quả bóng qua tường, bạn phải cho nó đủ năng lượng để vượt qua mép trên của tường. Trong thế giới lượng tử,bạn không cần phải ném nó cao hơn tường bạn có thể ném nó vào tường, khi đó có một xác suất khác không để nó biến mất ở phía của bạn, và xuất hiện ở phía bên kia. Đây không phải là suy đoán. Đây là niềm hạnh phúc -- À không, từ "hạnh phúc" không dùng đúng-- (Cười) Chúng ta quen miệng nói từ này. (Cười) Hầm lượng tử luôn hiện hữu; thực ra, nó tạo nguồn sáng trong mặt trời. Các hạt hợp nhất lại, và mặt trời chuyển hydro thành hêli thông qua hầm lượng tử. Quay lại thập niên 70 và 80, người ta phát hiện hầm lượng tử cũng xảy ra trong tế bào sống. Các enzyme, nhân tố giữ sự sống, chất xúc tác của phản ứng hóa học -- chúng là phân tử sinh học thúc đẩy các phản ứng hóa học trong tế bào sống, bằng rất nhiều lệnh quan trọng. Và đó luôn là một bí ẩn để hiểu chúng làm điều đó thế nào. Điều đó đã được tìm thấy: một trong những chiêu mà enzyme phát triển để dùng, là chuyển các hạt hạ nguyên tử, như hạt electron và nhất là hạt proton, từ một phần của phân tử đến một phần khác thông qua hầm lượng tử. Nó rất hiệu quả và nhanh, nó có thể biến mất -- hạt proton có thể biến mất khỏi nơi này, và xuất hiện ở nơi khác. Enzyme giúp cho điều đó xảy ra. Đây là nghiên cứu được thực hiện lại vào thập niên 80, bởi một nhóm ở Berkeley, nhóm của Judith Klinman. Các nhóm khác ở Anh cũng đã xác nhận hiện tượng này ở các enzyme. Nghiên cứu thực hiện bởi nhóm của tôi -- như tôi đã trình bày, tôi là nhà vật lý nguyên tử, nhưng tôi nghĩ tôi có những công cụ để sử dụng cơ học lượng tử trong nhân nguyên tử, và như vậy tôi cũng có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác. Một câu hỏi chúng tôi đặt ra là liệu hầm lượng tử có vai trò trong sự biến đổi của ADN. một lần nữa, đây không phải là ý tưởng mới; mà quay lại đầu thập niên 60. Hai bờ mép của ADN, cấu trúc xoắn kép, được giữ với nhau bởi các thanh ngang; như một thang xoắn. Và các thanh ngang của thang xoắn này là các liên kết hydro -- proton, có chức năng kết nối hai đường dài hai bên. Vậy nếu bạn phóng lớn, bạn sẽ thấy chúng giữ các phân tử lớn -- nucleotide -- lại với nhau. Hãy phóng lớn tí nữa. Vậy, đây là mô phỏng trên máy tính. Hai viên bi trắng ở giữa là hạt proton, và bạn có thể thấy đó là liên kết hydro kép. Gốc của liên kết này đặt ở một bên; liên kết kia có gốc ở phía kia của hai mép dài của đường thẳng đứng hướng xuống mà bạn không thấy. Đôi khi hai proton này nhảy lên. Hãy nhìn hai viên bi trắng. Chúng có thể nhảy đến phía kia. Nếu hai đường bên của ADN tách ra, dẫn đến quá trình tái tạo, và hai proton rơi sai vị trí, điều đó có thể dẫn đến đột biến. Điều này được biết đến nửa thế kỷ nay. Câu hỏi là : làm sao mà điều đó xảy ra được, nếu xảy ra, chúng xảy ra như thế nào? Chúng nhảy ngang qua, như là bóng nhảy qua tường? Hay chúng đi ngang qua hầm lượng tử, ngay cả khi không có đủ năng lượng? Dấu hiệu ban đầu cho thấy hầm lượng tử có thể giữ vai trò ở đây. Chúng tôi chưa biết nó quan trọng mức nào; đó vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Đó là là suy đoán, nhưng đó là một trong những câu hỏi rất quan trọng mà nếu cơ học lượng tử giữ vai trò trong đột biến, thì chắc chắn sẽ có những hệ quả lớn lao, để hiểu những dạng của đột biến, thậm chí có thể tác động đến tế bào ung thư. Một ví dụ khác của cơ học lượng tử trong sinh học là cố kết lượng tử, một trong các quy trình sinh học quan trọng nhất, là quan hợp: cây và vi khuẩn hấp thu ánh sáng, và dùng năng lượng đó để tạo sinh khối. Cố kết lượng tử là ý tưởng về các thực thể lượng tử đa nhiệm. Người lượng tử trượt tuyết. Đó là một khách thể có tính chất như sóng, nó không chỉ di chuyển trong hướng này hay hướng khác, nó còn có thể theo nhiều hướng khác nhau tại một thời điểm. Cách đây vài năm, giới khoa học bị sốc khi một bài báo được đăng về một bằng chứng thực nghiệm rằng cố kết lượng tử xảy ra trong vi khuẩn, lúc thực hiện quan hợp. Ý tưởng này : photon, hạt ánh sáng, ánh sáng mặt trời, lượng tử của ánh sáng được hấp thu bởi phân tử diệp lục, rồi được giải phóng đến nơi gọi là trung tâm phản ứng, ở đó nó được biến đổi ra năng lượng hóa học. Và khi đến đó, nó không chỉ đi theo một đường; nó đi theo nhiều đường cùng một lúc, để tối ưu hóa cách đến được trung tâm phản ứng mà không lãng phí năng lượng nhiệt. Cố kết lượng tử xảy ra trong tế bào sống. Một ý tưởng đáng chú ý, và bằng chứng đang tăng theo tuần, với những bài báo mới được xuất bản, khẳng định cố kết lượng tử thật sự tồn tại. Ví dụ thứ 3 và là cuối cùng của tôi: ý tưởng đẹp nhất và tuyệt vời nhất. Đó cũng là phỏng đoán, nhưng tôi phải chia sẻ với bạn. Loài chim robin châu Âu từ Scandinavia xuống tới Địa Trung Hải, vào mùa thu, và rất thích ăn sinh vật biển và cả côn trùng, chúng định hướng bay nhờ cảm được từ trường của Trái Đất. Nhưng từ trường của Trái Đất thì rất yếu; nó kém 100 lần so với nam châm gắn tủ lạnh nhưng bằng cách nào đó lại ảnh hưởng trên các chất bên trong một tổ chức sống. Đó không còn là nghi ngờ -- hai nhà khoa học Đức về loài chim, Wolfgang and Roswitha Wiltschko, vào thập niên 1970, đã khẳng định, chim robin tìm thấy đường của chúng bằng cách cảm nhận từ trường của Trái Đất, để có thông tin về hướng bay -- như có một la bàn bên trong. Bài toán hóc búa : Làm sao chúng làm được? Lý thuyết chủ đạo -- chúng ta không biết liệu đó có phải là lý thuyết đúng, nhưng nó chủ đạo-- là chúng làm việc đó qua cái được gọi là tương đồng lượng tử. Bên trong võng mạc của chim robin -- tôi không lừa bạn - trong võng mạc của robin, là một protein gọi là cryptochrome, nhạy với ánh sáng. Trong cryptochrome, có một cặp electron có sự tương đồng lượng tử. Tương đồng lượng tử là khi hai hạt xa nhau, nhưng cách nào đó chúng vẫn giữ liên lạc được với nhau. Einstein ghét khái niệm này; ông gọi là "hành động ma quỷ ở cách xa." (Cười) Einstein không thích nó, ta có thể cũng không thấy thoải mái với nó. Hai electron có tương đồng lượng tử trong một phân tử đơn nhảy một điệu tinh tế và tạo được cảm giác để định hướng bay của chim trong từ trường Trái Đất. Ta không biết liệu đó là một giải thích chính xác, nhưng, có lẽ sẽ rất thú vị nếu cơ học lượng tử giúp chim di chuyển? Sinh học lượng tử vẫn còn non trẻ. Đó vẫn còn là ước đoán. Nhưng tôi tin nó được xây dựng trên khoa học vững chắc. Tôi cũng nghĩ trong thập niên tới hay gần đó, ta sẽ thấy nó thực sự lan khắp mọi nơi trong cuộc sống -- sự sống có những tuyệt chiêu ở đó lượng tử được dùng đến. Hãy nhìn không gian. Cảm ơn. (Vỗ tay) Những triệu chứng của trẻ bắt đầu với sốt nhẹ, đau đầu, đau nhức cơ bắp tiếp theo đó là nôn mửa và tiêu chảy, sau nữa thì đến chảy máu miệng, mũi và lợi Cuối cùng là cái chết, dưới hình thức suy nội tạng do huyết áp giảm. Quen thuộc không ạ? Nếu các bạn nghĩ đây là Ebola, thì thật ra không phải rồi. Đó là trường hợp nặng nhất của sốt xuất huyết, một mầm bệnh từ muỗi mà cũng không có liệu pháp chữa trị hay vắc-xin, và nó cướp đi mạng sống của 22 nghìn người mỗi năm Con số này chính xác là gấp 2 lần số người đã thiệt mạng do Ebola trong gần 4 thập kỉ mà chúng ta biết về nó Còn đối với bệnh sởi, thì theo những thông tin gần đây, số người tử vong còn cao hơn gấp 10 lần. Tuy nhiên trong năm vừa qua, Ebola lại được nhắc đến tràn lan trên mặt báo, gây ra nỗi khiếp sợ cho mọi người Chắc chắn phải có một lí do sâu xa nào đó về căn bệnh này, vừa đe dọa, lại vừa thu hút chúng ta hơn là những loại bệnh khác. Nhưng chính xác thì đó là gì? Thật ra thì, rất khó để bị nhiễm Ebola, nhưng một khi đã nhiễm bệnh, thì nguy cơ tử vong là rất cao. Tại sao lại như vậy? Bởi vì, ngay bây giờ, chúng ta không có cách chữa trị hay vắc-xin đặc hiệu nào cả. Vấn đề chính là ở đó. Ngày nào đó chúng ta sẽ có. Vậy thì đúng ra, chúng ta sợ Ebola bởi vì nó không giết nhiều người như những căn bệnh khác. thật ra thì nó còn khó lây lan hơn bệnh cúm và sởi. Chúng ta sợ Ebola vì nó làm chết người, và chúng ta thì không có cách trị. Chúng ta sợ cái chết không thể tránh khỏi đi cùng với Ebola. Ebola vẫn là một căn bệnh mà y học hiện đại cũng phải bó tay. Nhưng gượm đã, tại sao thế? Con người đã biết đến Ebola từ năm 1976 cơ Chúng ta hiểu rõ nó tai hại như thế nào. Chúng ta có dư cơ hội để nghiên cứu về nó trong 24 lần bùng phát dịch trước đây. Trên thực tế, chúng ta cũng đã có vắc xin thử nghiệm được hơn một thế kỉ nay rồi. Nhưng tại sao đến nay, những loại vắc xin này vẫn chỉ nằm trong phòng thí nghiệm Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc điều chế vắc xin cho các bệnh truyền nhiễm Là thế này: Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao lại là những người ít có khả năng chi trả cho vắc xin nhất. Sẽ không có nhiều chiến lược tiếp thị từ phía nhà sản xuất vắc xin nếu không có nhiều người ở các nước thịn vượng mắc bệnh như thế. Đơn giản là vì nó quá mạo hiểm về mặt tài chính. Chưa kể đến việc đối với dịch Ebola, hoàn toàn không có thị trường, vì thế, lí do duy nhất mà chúng ta đang có 2 loại vắc xin đang thử nghiệm hiện nay là vì một mối lo khá là sai lầm khác. Dịch Ebola hoàn toàn không được chú ý đến cho mãi đến 11/9 và đợt khủng bố bằng bệnh than thì bỗng dưng, Ebola được xem là có tiềm năng trở thành một loại vũ khí sinh học đáng sợ Tại sao đến lúc này vắc-xin Ebola vẫn chưa được hoàn thiện? Một phần là vì, thật sự rất khó hoặc do người ta nghĩ là sẽ rất khó để vũ khí hóa con virus này Nhưng nguyên nhân chính vẫn là rủi ro cao về mặt thương mại để sản xuất nó. Đây mới thực sự là vấn đề. Đáng buồn là, chúng ta sản xuất vắc-xin không dựa vào mối nguy hiểm do loại bệnh này gây ra, mà dựa vào mức độ rủi ro về mặt kinh tế khi sản xuất vắc-xin loại này. Điều chế vắc-xin rất tốn kém và phức tạp Chỉ để lấy được loại kháng nguyên tốt và biến chúng thành vắc-xin hiệu nghiệm, đã ngốn hàng triệu đô rồi. May mắn là với loại dịch bệnh như Ebola, chúng ta vẫn có cách để giải quyết một số trở ngại đã kể trên. Cách thứ nhất là phải xác định kịp thời khi gặp phải thất bại thị trường. Lúc đó, nếu cần vắc-xin, chúng ta phải cung cấp thêm tiền thưởng hay một hình thức trợ cấp nào đấy. Thứ hai là chúng ta cũng phải phán đoán đúng đắn loại bệnh dịch nào đáng gờm nhất với con người. Nếu làm được điều này ở các nước, chúng ta sẽ có cơ hội giúp cho các nước này xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm về bệnh dịch học mà sẽ có thể thu thập và phân loại những mầm dịch này. Sau đó những thông tin đấy sẽ được sử dụng để hiểu rõ hơn sự đa dạng về mặt địa lý và di truyền của mầm bệnh từ đó đoán biết được chúng thay đổi như thế nào để đối phó với hệ miễn dịch và tạo ra những phản ứng gì. Đây là những việc ta có thể làm, nhưng cộng thêm việc giải quyết thất bại thị trường, chúng ta cần phải thay đổi cách hiểu cũng như phòng tránh bệnh truyền nhiễm. Chúng ta không thể tiếp tục chờ đến khi thấy được bằng chứng trước mắt, đến lúc đó thì nó đã lan ra thành dịch bệnh toàn cầu rồi. Với Ebola sự bấn loạn nó gây ra cùng với việc có 1 số ca lây lan đến các nước phát triển đã khiến cho cộng đồng thế giới gắn kết với nhau cùng với sự nỗ lực của những nhà cung cấp vắc-xin hàng đầu, giờ thì chúng ta có những thứ này: Hai mẫu thử vắc-xin hữu nghiệm ở các quốc gia nhiễm Ebola (vỗ tay) và sau đó sẽ là cả một hệ thống vắc-xin dự trữ nữa. Hằng năm, chúng ta chi trả hàng tỉ đô để luôn có một đoàn tàu ngầm năng lượng hạt nhân tuần tra thường trực trên biển nhằm bảo vệ chúng ta khỏi một mối nguy mà hầu như chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra Trong khi đó, chúng ta lại chẳng để ý mấy đến việc ngăn chặn những hiểm họa có nguy cơ xảy ra rất cao như các trận đại dịch. Và các bạn hãy hiểu rằng -- vấn đề không phải là "nếu như", mà là "khi nào" thôi Những "con bọ" này sẽ tiếp tục biến thể và chúng sẽ đe dọa cả thế giới. Vắc-xin chính là cách phòng bị tốt nhất. Vậy nên, nếu chúng ta muốn ngăn chặn được những đại dịch như Ebola, chúng ta phải mạo hiểm đầu tư vào việc phát triển vắc-xin và bào chế trên diện rộng. Chúng ta phải xem nó là biện pháp phòng tránh tối ưu -- thứ mà chúng ta phải luôn có, và đồng thời cũng phải luôn cầu nguyện là chúng ta không phải dùng đến nó. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Hơn một triệu người thiệt mạng mỗi năm trong các thảm hoạ. 2.5 triệu người sẽ bị tàn tật vĩnh viễn hoặc phải di tản, và cộng đồng sẽ phải mất từ 20 đến 30 năm để hồi phục và thiệt hại kinh tế hàng tỉ. Nếu bạn giảm công tác ứng phó ban đầu xuống một ngày, bạn có thể giảm cả quá trình phục hồi đến cả ngàn ngày, hoặc ba năm. Vó diễn ra như thế nào? Nếu lực lượng cứu hộ ban đầu đến kịp thời, cứu các nạn nhân, giảm thiểu những nguy hiểm đang diễn ra, nghĩa là những nhóm cứu hộ khác có thể đến để phục hồi nguồn nước, đường xá, nguồn điện, nghĩa là sau đó những người xây dựng, các công ty bảo hiểm, tất cả có thể đến để dựng lại những ngôi nhà, cũng có nghĩa là bạn có thể phục hồi nền kinh tế, và thậm chí có thể làm tốt hơn, ứng phó tốt hơn trong các vụ thảm họa sau. Một công ty bảo hiểm lớn nói với tôi nếu họ nhận được yêu cầu bồi thường của chủ nhà sớm hơn một ngày, nó có thể tạo ra sự khác biệt đến 6 tháng cho việc sửa chữa nhà của người đó. Đó là lý do tôi làm robot giải cứu thảm họa vì robot có thể làm thảm họa đi qua nhanh hơn. Bây giờ, bạn hẳn đã từng thấy những cái này Đây là các UAV. Có hai loại UAV: loại cánh quay, hay còn gọi là "chim ruồi"; loại cánh cố định, hay còn gọi là "diều hâu". Chúng được sử dụng rộng rãi từ năm 2005 trong trận bão Katrina. Tôi sẽ cho các bạn xem cách "chim ruổi", hay loại cánh quay này hoạt động. Tuyệt vời cho các kĩ sư kết cấu. Có thể thấy được thiệt hại từ góc độ mà bạn không thể thấy bằng ống nhòm ở mặt đất hay từ ảnh chụp từ vệ tinh, hay bất cứ thứ gì đang bay ở góc độ cao hơn. Không chỉ có kỹ sư kết cấu và những người làm bảo hiểm mới cần đến con robot này. Bạn có thể đã biết loại cánh cố định, loại "diều hâu". Hiện nay, loại "diều hâu" có thể được dùng cho cuộc điều tra không gian địa lí. Với robot này, bạn có thể ghép các hình ảnh lại với nhau và dựng hình 3D. Chúng tôi đã sử dụng hai robot này trong vụ lở đất Oso tại bang Washington, vì vấn đề lớn ở dây là hiểu biết về không gian địa lý và thuỷ văn của thiên tai chứ không là tìm và cứu. Đội tìm kiếm cứu nạn đã kiểm soát được tình hình và biết họ đang làm gì. Vấn đề lớn hơn là con sông và lở đất có thể quét sạch những người bị nạn và nhấn chìm những người cứu hộ. Điều này không chỉ đang thách thức đến đội cứu hộ và thiệt hại tài sản, mà là gây ra rủi ro cho tương lai của đánh bắt cá hồi dọc phần bang Washington. Vì vậy họ cần hiểu chuyện gì đang diễn ra. Trong 7 tiếng, xuất phát từ Arlington, lái xe từ Trạm Chỉ huy ứng phó sự cố đến địa điểm, điều khiển các UAV xử lý thông tin, lái xe trở về Trạm chỉ huy Arlington 7 tiếng. Chúng tôi đưa họ tất cả dữ liệu trong 7 giờ mà họ có thể nhận mà họ phải mất 2-3 ngày bằng bất cứ cách nào mới có được và với độ phân giải cao hơn. Lúc này, mọi thứ thay đổi. Và đừng chỉ nghĩ đến các UAV. Tôi biết, chúng hấp dẫn - nhưng nên nhớ, là 80 phần trăm dân số thế giới sống dựa vào sông nước, nghĩa là cơ sở hạ tầng trọng điểm của chúng ta nằm dưới nước nơi chúng ta không thể đến được, với những cây cầu hay thứ tương tự. Đó là lí do ta cần phương tiện lặn không người lái, có một loại mà bạn đã biết đến, SARbot, một con cá heo vuông. Nó đi dưới nước và dùng sóng siêu âm. Tại sao các phương tiện lặn lại quan trọng? Và tại sao chúng rất rất quan trọng? Chúng bị lãng quên. Hãy nhớ lại trận sóng thần ở Nhật Bản 400 dặm bờ biển bị tàn phá hoàn toàn, lớn gấp đôi khu vực bờ biển bị phá hoại bởi bão Katrina ở Mỹ. Ta đang nói về những cây cầu, đường ống, bến cảng -- bị quét sạch Và nếu bạn không có cảng, bạn không có cách nào để nhận đủ nguồn cứu trợ để cung cấp cho người dân. Đó là vấn đề lớn xảy ra trong vụ động đất tại Haiti. Vì vậy chúng ta cần phương tiện lặn. Bây giờ, hãy xem xét thử góc nhìn từ SARbot về những gì chúng nhìn thấy. Chúng tôi đang làm việc ở một cảng cá. Chúng tôi có thể mở lại cảng cá đó bằng sóng siêu âm của nó, trong 4 giờ đồng hồ. Cảng cá đó được cho rằng sẽ phải mất sáu tháng trước khi họ có thể tìm một nhóm lặn thủ công đến, và các thợ lặn sẽ phải mất 2 tuần làm việc. Họ sẽ bỏ lỡ vụ đánh cá mùa thu, đó là nguồn kinh tế chính của khu vực, cũng giống như vùng Cape Cod của họ. Các UMV, rất quan trọng. Nhưng bạn biết đó, tất cả người máy tôi cho bạn thấy đều nhỏ, vì người máy không làm những việc như con người làm. Chúng đi đến nơi con người không thể. Và một ví dụ tuyệt vời là Bujold. Phương tiện mặt đất không người lái rất nhỏ, nên Bujold... (Tiếng cười) Xin chào Bujold. (Tiếng cười) Bujold được sử dụng rộng rãi trong vụ Trung tâm Thương mại Thế giới đi lên tháp 1, 2 và 3 Bạn đang trèo lên đống đổ nát, cào xuống và đi sâu vào bên trong. Và hãy xem góc nhìn của Bujold tại Trung tâm Thương mại Thế giới, nhìn đây Ta đang nói về một thảm họa nơi mà không thể đưa người hay chó vào và nó đang cháy. Hy vọng duy nhất tiếp cận người sống sót trong tầng hầm, bạn phải vượt qua những thứ đang cháy. Nó quá nóng, trên một trong các người máy, các bánh xích bắt đầu tan chảy và rơi ra. Người máy không thể thay thế con người hay những chú chó, hay "chim ruồi" hay "diều hâu" hay "cá heo". Chúng làm những điều mới. Chúng hỗ trợ cứu hộ viên, các chuyên gia bằng những cách mới và tân tiến. Mặc du vậy, vấn đề lớn nhất không phải là làm người máy nhỏ hơn, Không phải là tăng khả năng cách nhiệt. Không phải là có thêm cảm biến. Vấn đề lớn nhất là dữ liệu, là thông tin, bởi vì những người này cần đúng thông tin vào đúng thời điểm. Vì vậy thật tuyệt nếu ta có chuyên gia có thể truy cập người máy ngay lập tức mà không cần lãng phí phí thời gian di chuyển đến địa điểm đó, vì vậy bất kỳ ai ở đó, sử dụng người máy thông qua Internet. Vâng, hãy nghĩ về nó. Nghĩ về chuyến xe lửa chở hóa chất bị trật bánh ở vùng nông thôn. Có bao nhiêu phần trăm các chuyên gia, các kỹ sư hóa học của bạn, các kỹ sư vận tải đường sắt của bạn, đã được huấn luyện về bất cứ UAV nào mà nơi xảy ra thảm hoạ có Có thể gần như bằng không. Vì vậy chúng ta đang sử dụng các kiểu giao diện này cho phép con người sử dụng người máy mà không cần biết loại họ đang dùng, hay thậm chí họ có sử dụng người máy hay không. Người máy cho bạn điều gì, cho những chuyên gia điều gì? Là dữ liệu. Vấn đề trở thành: ai nhận dữ liệu gì khi nào? Chỉ cần làm một thứ là gửi mọi thông tin đến tất cả mọi người và để cho họ phân loại chúng. Vâng, vấn đề là nó làm quá tải mạng lưới, và tệ hơn, nó làm quá tải khả năng nhận thức của từng người đang cố gắng "khai quật" cả "mỏ" thông tin đó. Họ cần phải đưa ra quyết định rằng cái gì sẽ tạo sự khác biệt. Vì thế chúng ta cần nghĩ về các kiểu thách thức đó. Đó là dữ liệu. Quay lại vụ Trung tâm Thương mại Thế giới, chúng tôi đã cố giải quyết vấn đề bằng cách chỉ ghi nhận thông tin từ Bujold chỉ khi nó đã vào sâu trong đống đổ nát, vì đó là thứ mà đội USAR nói họ cần. Cái chúng tôi không biết lúc này là những kỹ sư dân sự sẽ có thể thích, có thể cần dữ liệu mà chúng tôi nên ghi nhận các thành dầm, các dãy mã số, các vị trí khi chúng tôi đi vào đống đổ nát. Chúng tôi đã mất dữ liệu quý giá. Vậy nên, thử thách là lấy toàn bộ dữ liệu và đưa chúng đến đúng người. Bây giờ, đây là một lý do khác. Chúng tôi biết rằng một số tòa nhà, như trường học, bệnh viện, các quảng trường, được kiểm tra bốn lần bởi những cơ quan khác nhau trong suốt giai đoạn phản hồi. Bây giờ, chúng ta đang xem xét, nếu ta có thể lấy thông tin từ người máy để chia sẻ, không những chúng ta có thể nén những chuỗi giai đoạn để giảm thời gian ứng phó, nhưng giờ đây chúng ta có thể bắt đầu ứng phó cùng lúc. Ai cũng có thể thấy dữ liệu. Ta có thể rút ngắn bằng cách đó. Vậy thật ra, "người máy giải cứu thảm họa" là một cái tên thiếu chính xác. Nó không phải về người máy. Nó là về dữ liệu. (Vỗ tay) Thử thách của tôi dành cho bạn: lần tới khi bạn nghe về thảm họa, hãy tìm những người máy. Chúng có thể ở dưới đất có thể dưới nước, chúng có thể ở trên trời, nhưng chúng nên ở đó. Tìm những người máy, vì người máy đến để giải cứu. (Vỗ tay) Tôi lớn lên với người mẹ đồng tính ở 1 vùng núi, và tôi như là thằng dở khi đến New York 1 một thời gian trước. (cười) Thật là bực mình nhưng tôi sẽ đề cập về nó sau. Bắt đầu với lúc tôi 8 tuổi. Tôi lấy 1 hộp gỗ, và chôn nó ở Colorado với 1 tờ đôla, 1 cây bút, 1 cái nĩa nằm bên trong. và tôi nghĩ 1 chủng loại người khác hoặc sinh vật ngoài hành tinh sẽ tìm được cái hộp 500 năm sau. nhờ đó sẽ học được cách chúng ta "trao đổi ý tưởng", có thể là cách chúng ta thưởng thức mỳ Ý. Tôi cũng ko chắc nữa. Nhưng mà, nó cũng khá là vui, Bởi vì tôi đây,30 năm sau, vẫn làm những cái hộp Giờ, thỉnh thoãng khi tôi ở Hawai Tôi thích lướt ván, đi bộ thể dục và làm tất cả các thứ kỳ lạ, và tôi cũng đang làm 1 bức tranh ghép cho mẹ. Tôi lấy ra 1 quyển từ điển và xé toạc nó ra. sau đó biến chúng trở thành như là các ô kẻ của Agnes Martin Tôi đỗ nhựa thông khắp trên nó và 1 con ông bị dính vào Lúc đó, bà ấy sợ ong và dị ứng với chúng, cho nên tôi đổ thêm nhựa thông trên bức vẽ, để che nó đi. Thay vào đó, điều ngược lãi đã xảy ra. Nó dường như đã tạo ra 1 sự phóng đại, như một cái kính phóng to trên chữ của quyển từ điển. Vậy tôi đã làm gì ? Tôi tạo ra nhiều cái hộp nữa. Lần này, Tôi bắt đầu cho đồ điện tử, ếch, Những cái chai tôi tìm thấy trên đường mọi thứ mà tôi tìm được bởi vì tôi luôn tìm kiếm đồ vật suốt cuôc đời, và cố gắng tạo nên các mối quan hệ và kể những câu chuyện về những đồ vật này. Thế là tôi bắt đầu vẽ xung quanh cái món đồ, và nhận ra: Lạy chúa, tôi có thể vẽ trong khoảng trống! Tôi có thể tạo nên những dòng kẻ lơ lững, giống như cách bạn vẽ đường kẻ trắng xung quanh thi thể tại hiên trường. Nên tôi lấy những món đồ ra, và tạo ra cách phân loại của riêng tôi cho những mẫu vật được tạo ra. Đầu tiên, thưc vật cái các bạn có thể hiểu được Sau đó đến các loài côn trùng và sinh vật kỳ lạ Nó rất là vui, tôi chỉ là vẽ trên các lớp của nhựa thông. và nó thật tuyệt, bởi vì tôi thật sự đã có được các chương trình đại loại vậy, Tôi làm ra tiền và có thể dẫn bạn gái đi ăn tối, như là, đi tới Sizzler. (chuỗi nhà hàng ở Mỹ) Ngon lành các bạn à. (cười) Có lúc, Tôi đã thử dựng nên hình người, tượng nhựa thông có kích cỡ to như thật với bản vẽ của loài người trong các lớp nhựa. Điều này thật tuyệt, duy chỉ có 1 thứ, Tôi sắp chết. Tôi đã ko biết phải làm gì Bởi vì thứ nhựa này sẽ giết chết tôi Tôi trằn trọc mỗi đêm Vậy là tôi thử sử dụng kính Tôi bắt đầu vẽ trên chúng Cứ như thể là bạn vẽ trên 1 cái cửa sổ và bạn đặt 1 cái khác lên và 1 cái khác nữa, và bạn có những tấm kính này hợp lại thành 1 cấu tạo 3 chiều và nó đã thành công Tôi đã có thể ngừng sử dụng nhựa Nên tôi dùng nó trong nhiều năm cuối cùng dẫn đến 1 tác phẩm cực lớn Tôi gọi nó là "The Triptych" (tranh bộ ba) "The Triptych" lấy cảm hứng từ bức tranh The Garden of Earthly Delights (khu vườn hưởng lạc trần tục) của Hieronymus Boch Bức tranh đang ở Viên bảo tàng Prado Tây Ban Nha Các bạn có biết bức tranh này không ? Tốt, nó là 1 bức tranh thú vị Mọi người nói bức tranh này đi trước thời đại Nó nặng gần 11 tấn và cao gần 5,5 mét Nó có 2 mặt nên nó là 1 cấu tạo cao gần 11m Nó khá là kỳ quặc (cười) Phía bên trái, bạn có Chúa và đàn châu chấu Có 1 cái hang Nơi tất cả các sinh vật đầu thú đi lại giữa 2 thế giới Chúng đi từ thế giới tượng trưng tới âm phủ với đầy những mô hình mạng lưới nơi chúng chốn Đây là ngọn hải đăng xung quanh là những sinh vật đó Chúng chuẩn bị tự sát tập thể vào đại dương Đại dượng này được hình thành bởi hàng ngàn nguyên tố Cái này là 1 con chim thần bị trói trên 1 chiếc tàu chiến (cười) Billy Graham ở trong đại dương đường chân trời từ dầu loang; Waldo; nơi trú ẩn của Osama Bin Laden Có mọi thứ kỳ quặc mà bạn có thể tìm được nếu bạn nhìn thật kỹ vào đại dương Để tiếp tục, đây là một quý cô Cô ấy trồi lên từ đại dương và khạc dầu lên một tay và cô ấy có những đám mây bay ra khỏi bàn tay còn lại Bàn tay ấy như là 1 cái cân và cô ây như là 1 sự ám chỉ huyền bí của sự cân bằng giữa trái đất và vũ trụ Vậy, đó là 1 mặt của "The Triptych" Mặt này có 1 chút tường thuật Đó là bàn tay cô ấy khạc vào tiếp theo, khi bạn nhìn vào mặt còn lại Cô ấy có 1 cái thùng chứa, như cái mỏ chim và mây được phát tán ra khỏi cái thùng đó Tiếp theo, cô ấy có 1 cái đuôi mãng xà dài 5,5 kết nối "The Triptych Nhân tiện, đuôi của cô ây bắt lửa từ phía sau ngọn núi lửa (cười) Tôi cũng bó tay ko biết vì sao (cười) Nó vậy đấy Đuôi cô ấy dừng lại tại con mắt của người khổng lồ được làm ra từ thẻ bài khủng bố năm 86 Các bạn có thấy cái này chưa ? Chúng được làm ra trong thập niên 80, chúng như la thẻ bài cầu thủ của khủng bố Tân tiến đấy (Cười) Điều đó sẽ đem các bạn đến với dự án mới nhất Tôi đang làm giữa chừng 2 dự án Một cái được gọi là "Địa nhân" Dự án 6 năm này làm ra 100 hình nhân Mỗi cái là 1 kho lưu trữ của nền văn minh thông qua các vấn đề và truyền thông hỗn độn cho dù là nó bách khoa toàn thu hay từ điển hay tạp chí. Tuy nhiên mỗi cái đóng vai trò như là 1 kho lưu trữ hình người. và chúng đi cùng nhau trong 1 nhóm 20,4,12 mỗi lượt Chúng giống như tế bào Tụ lại rồi phân chia ra. Và bạn có thê đi xuyên qua chúng Nó khiến tôi mất hàng năm trời. Mỗi cái về cơ bản là 1 tiêu bản kính hiển vi nặng 1360kg với 1 con người ở trong Anh này có 1 cái hang trên ngực Đó là cái đầu, cái ngực Bạn có thể thấy sự bắt đầu của cái hang Có 1 cái thác nước chảy ra từ ngực anh ấy phủ đi cái "ấy"- mà có khi không cái gì đó 1 loại lưỡng tính Tôi sẽ nói sơ về các tác phẩm này vì tôi không thể giải thích chúng quá lâu Đây là các lớp kính Bạn có thể thấy nó Đó là 1 cơ thể đang tách làm 2 Cái này thì có 2 đầu và nó là sự trao đổi giữa 2 cái đầu đó Bạn có thể thấy những viên thuốc đi ra để tới 1 cái đầu từ bưc tượng này Có 1 cánh rừng nho nhỏ trong lồng ngực Các bạn có nhìn thấy không Nhân tiện, cuộc nói chuyện này chỉ về những cái hộp Như là cái hộp chúng ta đang ở trong Chiếc hôp ta đang ở trong Hệ mặt trời là 1 cái hộp Điều này đưa các bạn tới chiếc hộp mới nhất của tôi Nó là 1 cái hộp bằng gạch gọi là Công Việc Của Người Tiên Phong (reo hò) Trong cái hộp này là 1 nhà vật lý nhà khoa học thần kinh, 1 họa sĩ, 1 nhạc sĩ 1 nhà văn, 1 trạm radio, 1 viện bảo tàng, 1 trường học 1 nhà xuất bản để phát hành tất cả các nội dung chúng tôi làm ra thế giới 1 khu vườn Chúng tôi cái cách chiếc hộp và tất cả mọi người như là bắt đầu va chạm như là các hạt Và tôi nghĩ đó là cách bạn thay đổi thế giới Bạn định nghĩa lại bản thân và cái hộp bạn đang sống và các bạn nhận ra chúng ta cùng ở trong 1 cái hộp đó là sự ảo tưởng về sự khác biệt Ý tưởng về đất nước, biên giới, tôn giáo -- không hoạt động Chúng ta thực sự được tạo thành từ 1 cái chung, trong 1 hộp chung và nếu chúng ta không bắt đầu trao đổi cái chung ấy 1 cách ngot ngào Chúng ta sẽ ra đi rất sớm Cảm ơn các bạn rất nhiều (vỗ tay) Khi tôi 14 tuổi, tôi rất thích khoa học -- bị nó mê hoặc, và rất hứng thú học hỏi về nó. Khi tôi học trung học, giáo viên khoa học của tôi đã nói với cả lớp rằng, "Các bạn nữ không cần phải nghe cái này." Thật là khích lệ, vâng. (Cười) Tôi chọn cách không lắng nghe -- mà làm lơ câu nói đó. Giờ hãy để tôi đưa các bạn đến những ngọn núi Andes ở Chile, 500 km, 300 dặm về phía bắc Santiago. Nơi đó rất xa, rất khô cằn và cũng rất đẹp. Và cũng ko có gì nhiều ở đó. Ở đó có những con kền kền, nhện đen, và vào buổi tối, khi ánh sáng tắt dần, để lộ ra một trong những khoảng trời tối nhất trên trái đất. Một nơi khá kỳ diệu, ngọn núi. Đó là một sự kết hợp tuyệt vời giữa những đỉnh núi xa xôi và khoa học tinh vi phức tạp. Và tổ tiên chúng ta, xa ở mức có thể được ghi nhận trong lịch sử đã từng nhìn lên bầu trời đêm này và nghĩ về bản chất tồn tại của con người. Và chúng ta cũng ko ngoại lệ, thế hệ chúng ta. Điều khó khăn duy nhất là hiện nay bầu trời đêm thường bị cản trở bởi ánh đèn thành phố. Thế nên những nhà thiên văn học đã đến những đỉnh núi xa xôi này để quan sát và nghiên cứu về vũ trụ. Kính thiên văn là cửa sổ của chúng ta mở ra với vũ trụ. Không hề cường điệu khi nói rằng bán cầu nam sẽ trở thành tương lại của ngành thiên văn trong thế kỷ 21. Chúng ta đã có một loạt kính thiên văn tồn tại sẵn trên các ngọn núi Andes ở Chile, và sớm thôi sẽ được bổ sung bởi một loạt khả năng mới đáng kinh ngạc. Ở đó sẽ có hai nhóm quốc tế tiến hành xây dựng những kính thiên văn khổng lồ, nhạy với bức xạ quang học, giống như mắt chúng ta. Ở đó sẽ có kính thiên văn giám sát dùng để quét bầu trời vài đêm một lần. Sẽ có những kính thiên văn radio nhạy với bức xạ radio bước sóng dài. Và sau đó là những kính thiên văn không gian. Ở đó sẽ có kế vị của Kính thiên văn Hubble Space; được gọi là Kính thiên văn James Webb, và nó sẽ được khởi động vào năm 2018. Ở đó sẽ có một vệ tinh tên là TESS sẽ được sử dụng để khám phá những hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời. Trong thập kỷ qua, tôi đã và đang lãnh đạo một nhóm -- một hiệp hội - một nhóm quốc tế, xây dựng cái sẽ là, khi kết thúc, một kính thiên văn quang học lớn nhất từng tồn tại. Nó được gọi là Kính thiên văn Giant Magellan, hay GMT. Kính thiên văn này sẽ được trang bị những tấm gương có đường kính 8,4m -- mỗi cái. Gần 27 feet. Nó choáng hết phần sân khấu này -- có lẽ đến tận hàng ghế thứ tư của khán thính giả. Mỗi cái trong 7 tấm gương của kính thiên văn sẽ có đường kính khoảng 27 feet. Cùng với nhau, 7 tấm gương trong kính thiên văn này sẽ có đường kính tổng cộng là 80 feet (24.3m) Khoảng bằng kích thước của toàn bộ khán thính phòng này. Toàn bộ kính thiên văn sẽ cao khoảng 43m, và một lần nữa, ở Rio, một số các bạn đã từng nhìn thấy tượng Chúa Giêsu to lớn này. Chúng cũng cao gần ngang bằng nhau; thực tế thì nó còn thấp hơn một chút so với độ cao của kính sẽ có. Nó cao ngang với tượng Nữ Thần Tự Do. Và nó sẽ được lắp đặt trong một tòa nhà 22 tầng cao 60 mét. Tuy nhiên, nó là một tòa nhà đặc biệt dùng để bảo vệ kính thiên văn Nó sẽ có những cửa sổ mở ra bầu trời, có thể hướng và nhìn ra bầu trời, và nó thật sự có thể xoay quanh một cái đế -- một tòa nhà xoay 2000 tấn. Kính Giant Magellan sẽ có độ phân giải gấp 10 lần so với kính Hubble Space. Nó sẽ nhạy gấp 20 triệu lần so với mắt người. Và nó có thể, là lần đầu tiên, có khả năng tìm thấy sự sống trên những hành tinh ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nó sẽ cho phép chúng ta nhìn ngược vào tia sáng đầu tiên của vũ trụ -- theo nghĩa đen, là bình minh của vũ trụ. Bình minh vũ trụ. Nó là kính thiên văn cho phép chúng ta quan sát ngược lại, chứng kiến những hệ thiên hà khi chúng đang hình thành, hố đen đầu tiên trong vũ trụ, những hệ thiên hà đầu tiên. Đã hàng ngàn năm, chúng ta nghiên cứu vũ trụ, tự hỏi về vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Những người Hy Lạp cổ đã nói rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. 500 năm trước, Copernicus đã dời trái đất đi, và đặt mặt trời vào vị trí trái tim của vũ trụ. Và khi chúng ta học hiểu về vũ trụ qua nhiều thế kỷ, từ khi Galileo Galilei, nhà khoa học người Ý, lần đầu tiên quay, vào thời gian đó, một kính thiên văn bé xíu 5 cm, vào bầu trời, mỗi khi chúng ta xây dựng được những kính thiên văn lớn hơn. chúng ta lại học được điều gì đó về vũ trụ; chúng ta có những khám phá mới, không có ngoại lệ nào. Chúng ta đã học được trong thế kỷ 20 rằng vũ trụ đang giãn nở và hệ mặt trời của chúng ta không phải là trung tâm của sự giãn nở đó. Hiện nay chúng ta biết rằng vũ trụ có khoảng 100 tỉ hệ ngân hà chúng ta có thể quan sát được, và mỗi một trong số những hệ ngân hà đó có 100 tỉ ngôi sao bên trong. Chúng ta đang nhìn thấy hình ảnh sâu nhất của vũ trụ đã từng được chụp. Hình ảnh này được chụp bởi kính thiên văn Hubble Space bằng cách hướng nó vào nơi trước kia chỉ là một khoảng trời trống rỗng, trước khi khởi động Hubble. Và nếu bạn có thể tưởng tượng được khu vực bé nhỏ này, nó chỉ bằng 1/50 kích thước của mặt trăng. À, nếu bạn có thể tưởng tượng được mặt trăng tròn. Hiện tại có 10,000 ngân hà có thể quan sát trong bức ảnh này. Sự mờ nhạt của những hình ảnh này và kích thước nhỏ bé ấy chỉ là kết quả của thực tế rằng những ngân hà ấy rất xa, một khoảng rộng bao la. Và mỗi một ngân hà có thể chứa đựng bên trong nó vài tỉ hay thậm chí vài trăm tỉ ngôi sao riêng lẻ. Kính thiên văn như những cỗ máy thời gian. Khoảng cách nhìn ra không gian càng xa, thời gian chúng ta nhìn ngược lại càng lâu Chúng giống như những cái thùng ánh sáng -- theo nghĩa đen, chúng thu thập ánh sáng. Thế nên thùng càng lớn, tấm gương chúng ta có càng lớn, càng thấy nhiều ánh sáng, chúng ta càng có thể nhìn ngược lại xa hơn. Chúng ta biết được trong thế kỷ vừa qua rằng có những vật thể kỳ lạ trong vũ trụ -- những hố đen. Và chúng ta thậm chí biết rằng có vật chất tối và năng lượng tối mà chúng ta không thể nhìn thấy. Thế nên cái các bạn đang tìm kiếm là hình ảnh thật sự của vật chất tối. (Cười) Bạn hiểu rồi đấy. Không phải tất cả khán thính giả đều có thể hiểu được. (Cười) Cách chúng ta phỏng đoán sự tồn tại của vật chất tối chúng ta không thể nhìn thấy -- nhưng có một lực kéo rõ ràng, nhờ vào lực hấp dẫn. Ngày nay chúng ta có thể nhìn lên trời, nhìn thấy một đại dương ngân hà trong vũ trụ đang giãn nở. Điều tôi làm là để đo lường sự giãn nở của vũ trụ, và một trong những dự án mà tôi đã thực hiện vào những năm 1990s là sử dụng kính thiên văn Hubble Space để đo đạc tốc độ giãn nở của vũ trụ. Chúng ta ngày nay có thể theo dấu ngược về 14 tỉ năm trước. Chúng tôi dần biết được rằng những ngôi sao ấy có những lịch sử riêng biệt; chúng sinh ra, chúng ở tuổi trung niên và một số trong chúng thậm chí có những kết cục bi thảm. Những lớp bụi tro từ những ngôi sao ấy đã hình thành nên những ngôi sao mới mà chúng ta thấy, hầu hết chúng lại có những hành tinh xoay quanh. Và một trong những khám phá gây ngạc nhiên nhất trong 20 năm vừa qua là sự phát hiện ra những hành tinh xoay quanh những ngôi sao. Chúng được gọi là ngoại hành tinh (exoplanets). Cho đến năm 1995, chúng ta thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của bất kỳ một hành tinh nào khác, ngoài những hành tinh quay xung quanh mặt trời của chúng ta. Thế nhưng ngày nay, có khoảng 2,000 hành tinh có quỹ đạo quanh những ngôi sao khác. mà chúng ta có thể phát hiện, đo đạc khối lượng. 500 trong số chúng là những hệ thống đa hành tinh. Và có khoảng 4000 -- hiện vẫn đang đếm -- những ứng cử viên khác của hành tinh có quỹ đạo quanh những ngôi sao khác. Chúng xuất hiện dưới một loạt kiểu khác nhau. Có những hành tinh nóng giống sao Mộc có những hành tinh đóng băng, có những thế giới nước và có những hành tinh sỏi đá như Trái đất, gọi là "Siêu-quả-đất", và thậm chí có những hành tinh được suy đoán là những thế giới kim cương. Chúng ta biết có ít nhất một hành tinh, Trái Đất của chúng ta, là có sự sống. Chúng ta còn tìm ra những hành tinh xoay quanh một lúc 2 ngôi sao. Điều đó không còn là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nữa. Chúng ta biết có sự sống quanh hành tinh này, chúng ta đã tạo ra một đời sống phức tạp, và giờ đây chúng ta có thể đặt câu hỏi về nguồn gốc của bản thân. Dựa trên những gì chúng ta đã khám phá, một số lượng lớn hiện nay cho rằng có thể có hàng triệu, có lẽ -- thậm chí hàng trăm triệu -- ngôi sao đủ gần -- ở một khoảng cách thích hợp với ngôi sao mà chúng xoay quanh -- để tồn tại nước và có thể có tiềm năng hỗ trợ sự sống. Chúng ta hiện lấy làm sửng sốt về những điều kỳ lạ đó, rất nhiều điều kỳ lạ, và điều tuyệt vời là trong thập kỷ tới, GMT có thể có khả năng để chụp quang phổ khí quyển của những hành tinh ấy, và xác định xem liệu chúng có tiềm năng về sự sống hay không. Vậy, dự án GMT là gì? Đây là một dự án quốc tế. Nó bao gồm Úc, Hàn Quốc, và tôi rất vui được nói rằng, ở nơi đây, Rio, cộng tác mới nhất về kính thiên văn là Brazil. (Vỗ tay) Nó cũng bao gồm một số học viện khắp nước Mỹ, bao gồm Đại học Harvard, Smithsonian, Học viện Carnegie, và các trường đại học Arizona, Chicago, Texas-Austin và Đại học Texas A&M. Nó cũng bao gồm Chile. Việc chế tạo gương cho kính thiên văn này, bản thân nó đã là một điều rất thú vị. Những mảnh thủy tinh được thu thập, đun chảy trong một lò nung tự xoay. Công việc đó diễn ra bên dưới sân đá banh tại trường Đại học Arizona. Nó được nhét bên dưới 52,000 ghế ngồi. Không ai biết điều đang diễn ra. Và ở đó còn có một nồi xoay. Những tấm gương được đúc và làm lạnh với tốc độc rất chậm, sau đó chúng được đánh bóng với độ chính xác hoàn hảo. Nếu các bạn nghĩ về độ chính xác của những tấm gương này, những vết lồi trên gương, trên toàn bộ bề mặt 27 feet (8,2m), có độ lớn nhỏ hơn 1/1,000,000 lần 1 inch (1 inch = 25,4mm) Sao, các bạn có hình dung ra ko? Au! (Cười) Nó bằng 5/1000 độ dày sợi tóc của tôi, trên toàn bộ bề mặt 27 feet. Đó là một thành tích ngoạn mục. Điều đó cho phép chúng ta có được độ chính xác mà chúng ta sẽ có. Vậy, độ chính xác đó đem lại cho chúng ta điều gì? GMT, nếu các bạn có thể tưởng tượng -- nếu chúng ta giơ một đồng xu lên, giống tôi có bây giờ, và nhìn vào mặt của đồng xu, từ đây tôi có thể thấy những gì được ghi trên đồng xu, tôi có thể thấy khuôn mặt trên đồng xu. Thậm chí những vị khách ngồi ở hàng đầu cũng không thể thấy được. Thế nhưng nếu chúng ta xoay kính thiên văn Giant Magellan đường kính 80 feet (24,3m) mà chúng ta nhìn thấy trong hội trường này, và hướng nó ra xa 200 dặm (321,8km), nếu tôi đang đứng ở São Paulo,chúng ta có thể nhìn thấy khuôn mặt trên đồng xu này. Đó là độ phân giải và là sức mạnh phi thường của kính thiên văn này. Và nếu chúng ta -- (Vỗ tay) Nếu một phi hành gia đáp lên mặt trăng, cách đây 1/4 triệu dặm, và thắp một ngọn nến -- một ngọn nến duy nhất -- chúng ta có thể phát hiện ra nó, bằng cách dùng GMT. Khá phi thường. Đây là một hình ảnh giả lập của một quần tụ trong một thiên hà gần đây. "Gần" trong thiên văn học chỉ mang tính tương đối. Nó cách khoảng 10 triệu năm ánh sáng. Và quần tụ này trông như thế này. Giờ các bạn nhìn vào 4 vật thể sáng đó, và so sánh chúng với hình ảnh trên kính thiên văn Hubbe Space. Bạn có thể nhìn thấy nét mờ nhạt mà những ngôi sao xuyên qua. Và giờ cuối cùng -- nhìn xem tuyệt như thế nào -- đây là những gì mà GMT sẽ nhìn thấy. Giờ, nhìn vào những hình ảnh sáng đó thêm lần nữa. Đây là những gì chúng ta thấy từ một trong những kính thiên văn mạnh nhất tồn tại trên Trái Đất. và giờ, một lần nữa, nhìn xem những gì GMT sẽ thấy. Cực kỳ chuẩn xác. Vậy, chúng tôi đang ở đâu? Chúng tôi đang san bằng đỉnh một ngọn núi ở Chile. Chúng tôi thổi tung chúng. Chúng tôi đã kiểm tra và đánh bóng tấm gương đầu tiên. Chúng tôi đã đúc xong tấm gương thứ hai và ba. Và hiện đang chuẩn bị đúc tấm thứ tư. Chúng tôi đã có một loạt hoạt động kiểm duyệt trong năm nay, Ban hội thẩm quốc tế đã đến và kiểm duyệt chúng tôi, kết luận, "Các bạn có thể bắt đầu xây dựng." Và chúng tôi lên kế hoạch xây dựng kính thiên văn này với 4 tấm gương đầu tiên. Chúng tôi muốn tiến hành nhanh chóng, và thu thập dữ liệu khoa học -- cái mà những nhà thiên văn học chúng tôi gọi là "tia sáng đầu tiên" , vào năm 2121. Và toàn bộ kính thiên văn sẽ được hoàn tất vào giữa thập kỷ tới, với tất cả 7 tấm gương. Hiện nay, chúng ta ở tư thế nhìn ngược lại vũ trụ ở khoảng cách rất xa, bình minh của vũ trụ. Chúng ta sẽ có thể nghiên cứu các hành tinh với những dữ liệu chuẩn xác. Nhưng đối với tôi, một trong những điều thú vị nhất trong việc xây dựng GMT là cơ hội được thật sự khám phá ra điều gì đó mà chúng ta không biết là gì -- thậm chí cũng ko thể tưởng tượng ra lúc này, một điều hoàn toàn mới. Và hy vọng của tôi là với công trình này và những phương tiện khác, nhiều các bạn nam nữ trẻ sẽ được truyền cảm hứng để vươn tới các vì sao. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn (tiếng Bồ Đào Nha) (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn, Wendy. Ở lại với tôi, vì tôi có một câu hỏi cho cô. Cô đã đề cập đến các phương tiện khác nhau. Kính thiên văn Magellan đang được tiến hành, nhưng còn có ALMA và một số khác ở Chile. và những nơi khác, trong đó có Hawaii. Đây là một sự hợp tác và bổ sung, hay là một cuộc cạnh tranh? Tôi biết có những cuộc đua về nguồn tài trợ, nhưng còn về mặt khoa học thì thế nào? Wendy Freedman: Về lĩnh vực khoa học, chúng cực kỳ bổ sung cho nhau. Có những kính thiên văn trong không gian, kính thiên văn trên mặt đất, kính thiên văn với phạm vi bước sóng khác nhau, có những kính thiên văn giống nhau, nhưng khác công cụ -- tất cả chúng sẽ quan sát những phần câu hỏi khác nhau mà chúng ta đưa ra. Vì thế khi chúng tôi phát hiện ra những hành tinh khác, chúng tôi có thể kiếm tra những quan sát ấy, chúng tôi có thể đo đạc bầu khí quyển, có thể quan sát không gian với độ phân giải rất cao. Vì thế, chúng thật sự bổ sung cho nhau. Anh nói đúng về vấn đề tài trợ, chúng tôi cạnh tranh với nhau; nhưng về mặt khoa học, đó là sự bổ sung. BG: Wendy, cảm ơn cô đã đến với TEDGlobal. WF: Cảm ơn. (Vỗ tay) Paul Krugman, nhà Nobel kinh tế học, đã từng viết rằng: "Tuy năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài, nó hầu như là tất cả." Nói vậy tức nó rất quan trọng. Không có nhiều thứ trên đời này được coi là "hầu như là tất cả" đâu. Năng suất là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vậy chúng ta có một vấn đề. Ở những nền kinh tế lớn nhất châu Âu, năng suất lao động đã từng tăng 5% mỗi năm trong những thập niên 50, 60 và đầu thập niên 70. Từ 1973 đến 1983 tăng 3% mỗi năm. Từ 1983 đến 1995 tăng 2% mỗi năm. Từ 1995 trở đi thì chỉ tăng dưới 1% mỗi năm. Ở Nhật Bản cũng tương tự. Ở Mỹ cũng vậy, dù có sự phục hồi tạm thời 15 năm trước, và bất chấp những đổi mới công nghệ xung quanh chúng ta: Internet, thông tin, các công nghệ về truyền thông và thông tin. Bạn có biết khi năng suất tăng 3% một năm, chất lượng cuộc sống sẽ tăng gấp đôi sau mỗi thế hệ. Thế hệ con cái sẽ có một cuộc sống tốt hơn gấp đôi so với bố mẹ mình. Còn khi năng suất tăng 1% mỗi năm, phải sau 3 thế hệ, chất lượng sống mới tăng lên gấp đôi. Và trong thời gian đó, nhiều người sẽ không được sung túc bằng bố mẹ mình. Mỗi thứ họ có sẽ ít đi một chút: nhà cửa nhỏ hơn này, hoặc chẳng có nhà mà ở, khó tiếp cận hơn với giáo dục, vitamin, kháng sinh, vắc xin, tất cả mọi thứ. Tất cả những vấn để phải đối mặt hiện nay. Tất cả. Có thể chúng đều xuất phát từ cuộc khủng hoảng năng suất. Tại sao là khủng hoảng năng suất? Bởi những nguyên tắc cơ bản về sự hiệu quả trong các tổ chức, cách quản lí đã trở nên phản tác dụng. Tất cả mọi nơi từ những dịch vụ công cộng, ở công ty, ở cách chúng ta làm việc, cách chúng ta sáng tạo, đầu tư, học hỏi để làm việc tốt hơn. đều dựa trên bộ ba không thể thiếu về sự hiệu quả gồm: sự minh bạch, thước đo và trách nhiệm Chúng khiến công sức của nhân loại bị đổ xuống sông xuống bể. Có 2 cách nhìn nhận cũng như chứng minh điều trên. Cách thứ nhất, cách tôi thích hơn, là những phép toán chặt chẽ mà tao nhã. Nhưng sự chứng minh bằng toán học này sẽ hơi lâu một chút. Nên chúng ta có cách thứ hai. Đó là xem một cuộc chạy đua tiếp sức. Chính là điều chúng ta sẽ làm ngày hôm nay. Cách này thì sinh động và cũng nhanh hơn. Nó là một cuộc chạy đua. Hy vọng nó sẽ nhanh hơn. (Cười) Chung kết vô địch thế giới dành cho nữ. Có tám đội tuyển trong trận chung kết. Đội tuyển nhanh nhất là Mỹ. Họ có những nữ vận động viên chạy nhanh nhất thế giới. Không có gì lạ nếu họ thắng. đặc biệt khi so sánh họ với một đội tầm trung ví như đội tuyển Pháp. (Cười) Dựa vào thành tích chạy 100 mét tốt nhất của họ, nếu cộng tổng thời gian chạy của các vận động viên Mỹ, thì họ sẽ về đích trước tuyển Pháp tới 3.2 mét. Và năm nay, tuyển Mỹ đang có phong độ tốt. Nếu dựa theo thành tích tốt nhất của họ trong năm nay, thì họ sẽ về đích trước người Pháp 6.4 mét, được căn cứ theo số liệu. Chúng ta sẽ xem cuộc đua. Một số thời điểm về phía cuối, bạn sẽ thấy rằng Torri Edwards, VĐV Mỹ thứ 4 vượt trước. Hẳn không ngạc nhiên khi cô ấy đã giành HCV trong nội dung chạy 100 mét năm nay. Ngoài ra, Chryste Gaines, VĐV thứ hai của tuyển Mỹ hiện là người phụ nữ chạy nhanh nhất thế giới. Vậy trong số 3.5 triệu phụ nữ trên thế giới, hai người chạy nhanh nhất nằm ở đâu? Nằm ở tuyển Mỹ. Và hai VĐV còn lại của họ cũng không đến nỗi nào. (Cười) Không nghi ngờ gì nếu tuyển Mỹ vô địch. Nhưng đằng sau là đội tuyển tầm trung đang cố bắt kịp. Chúng ta hãy cùng xem cuộc đua. (Tường thuật) (Hết) Điều gì đã xảy ra vậy? Đội chạy nhanh nhất đã không chiến thắng mà là đội chậm hơn. Nhân tiện, tôi hy vọng các bạn sẽ đánh giá cao việc tôi nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng để làm đẹp mặt người Pháp. (Cười) Đó cũng không phải là khảo cổ học. (Cười) Nhưng tại sao lại như vậy? Bởi vì đó là sự phối hợp. Khi các bạn nghe câu này: "Nhờ phối hợp mà tập thể có giá trị hơn tổng cộng từng cá nhân. ", đừng cho đó là thơ hay triết học. Nó đơn thuần là toán học mà thôi. Những người cầm gậy đó chạy chậm hơn nhưng họ lại về đích sớm hơn. Đó là điều kì diệu của sự phối hợp. Nó cộng hưởng năng lượng, trí tuệ của con người. Nó là bản chất những nỗ lực của con người, cách chúng ta làm việc cùng nhau, cách mỗi người đóng góp vào nỗ lực chung. Hợp tác giúp ta gặt hái được nhiều mà không phải làm nhiều. Điều gì xảy ra với sự phối hợp khi bộ ba "thần thánh", bộ ba nguyên tắc bất di bất dịch: sự minh bạch, thước đo và trách nhiệm xuất hiện? Sự minh bạch. Các báo cáo quản trị đều than vãn rằng thiếu sự minh bạch, các kiểm toán tuân thủ, các phân tích cố vấn. Chúng ta cần thêm sự minh bạch. Chúng ta cần làm rõ vai trò, quá trình. Điều đó giống như việc các VĐV nói rằng, "Hãy làm rõ nào. Vai trò của tôi thực sự bắt đầu và kết thúc ở đâu? Tôi sẽ phải chạy 95 mét ư, hay 96 hay 97 mét...?" Điều này rất quan trọng. Hãy nói cho rõ ràng." Nếu bạn nói 97 mét, sau khi họ chạy xong quãng đường trên, họ sẽ cứ thế thả chiếc gậy mà chẳng cần biết liệu có người nhận nó hay không. Trách nhiệm. Chúng ta liên tục cố gắng đẩy trách nhiệm vào tay người khác. "Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho quá trình này? Chúng ta cần có ai đó chuyên trách việc này." Và trong cuộc đua tiếp sức, do việc chuyền gậy là vô cùng quan trọng, nên chúng ta cần có một ai đó có trách nhiệm truyền gậy. Và giờ giữa những VĐV, chúng ta lại có thêm một VĐV nữa, chỉ chuyên truyền gậy từ tay người này sang tay người khác. Và sẽ phải có ít nhất 2 vị trí như vậy. Vâng, chúng ta có thể thắng cuộc đua với cách thức như vậy không ạ? Điều đó thì tôi chẳng biết, nhưng chắc chắn chúng ta có sự minh bạch, và trách nhiệm được phân chia rõ ràng. Chúng ta sẽ biết phải quy lỗi cho ai. Nhưng rồi chúng ta sẽ chẳng bao giờ về đích đầu tiên. Nếu bạn để ý sẽ thấy chúng ta tập trung vào việc đổ trách nhiệm lên đầu ai trong trường hợp chúng ta thất bại hơn là tìm cách để giành chiến thắng. Chúng ta đã dồn hết trí óc để nghĩ ra các sơ đồ tổ chức, các cơ cấu hạ tầng đô thị, các hệ thống xử lý. Mục đích thực sự là gì? Là có ai đó để đổ lỗi trong trường hợp thất bại. Chúng ta đang tạo ra những tổ chức có khả năng thất bại theo cách đã định trước, với người phải chịu trách nhiệm khi chúng ta thất bại. Và sự thực là chúng ta khá hiệu quả trong việc thất bại. Thước đo. Phải được đánh giá thì việc mới xong. Hãy xem! Khi chuyền gậy, bạn phải chuyền sao cho đúng thời điểm, vào đúng tay, và ở một tốc độ hợp lý. Nhưng để làm điều đó, bạn phải truyền năng lượng vào cánh tay mình. Năng lượng này sẽ ở tay bạn chứ không ở chân. Nó sẽ khiến tốc độ của bạn bị ảnh hưởng Bạn cũng phải hét lên ra hiệu cho đồng đội của mình, khi bạn sắp chuyền gậy, như thế thì người chạy tiếp theo mới chuẩn bị và đón nhận được. Và bạn sẽ phải hét thật lớn. Đồng nghĩa năng lượng sẽ ở cổ họng bạn chứ không phải ở chân. Bạn biết rằng có tám người hét lên cùng một lúc, do đó bạn phải nhận ra giọng đồng đội của mình. Không có chuyện bạn hỏi lại "Có phải anh không?" Quá trễ. (Cười) Hãy cùng xem thước phim quay chậm và tập trung vào người chạy thứ ba. Xem cô ấy phân bổ sự nỗ lực, sức lực, sự tập trung của cô ấy vào đâu. Không phải tất cả nằm ở đôi chân, dù điều đó có khiến cô ấy chạy nhanh hơn, mà còn ở cả cổ họng, cánh tay, đôi mắt và trí óc nữa. Điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt cho ai? Cho người chạy tiếp theo. Nhưng khi người này chạy siêu nhanh, đó là do nỗ lực bản thân cô ấy, hay bởi vì cách thức chuyền gậy của người chạy trước đó? Sẽ không có một phép đo nào có thể cho ta câu trả lời. Và nếu chúng ta cứ thưởng người dựa trên thứ có thể đo lường của họ, họ sẽ tập trung hết tất cả mồ hôi, nước mắt vào những thứ có thể đo đếm được, chính là ở đôi chân của họ. Kết quả là gậy sẽ bị rơi và họ sẽ bị chậm lại. Hợp tác không đòi hỏi một nỗ lực phi thường. Nó là cách bạn phân bổ sự nỗ lực. Nó sẽ có rủi ro, bởi vì bạn hy sinh kết quả cá nhân, thứ có thể đo lường một cách khách quan, để tạo ra sự khác biệt trong kết quả của người khác, cũng chính là đối thủ cạnh tranh của bạn. Chắc phải bị tâm thần thì người ta mới hợp tác. Và con người ta đâu bị tâm thần, họ sẽ không hợp tác. Bạn biết đấy, sự minh bạch, trách nhiệm, và thước đo chỉ ổn khi thực tế ngoài đời đơn giản hơn. Nhưng việc kinh doanh đang trở nên ngày càng phức tạp. Nhóm của chúng tôi đã đo lường những tiến triển của sự phức tạp trong kinh doanh này. Ngày nay việc kiếm thêm khách mới và giữ chân khách cũ đang rất bức thiết để có thể xây dựng được một lợi thế quy mô toàn cầu, để tạo dựng giá trị. Và khi kinh doanh càng phức tạp thì nhân danh sự minh bạch, trách nhiệm và thước đo chúng ta càng nghĩ ra nhiều cơ cấu, chu trình, hệ thống. Bạn biết không, chính sự đòi hỏi về minh bạch và trách nhiệm đã sinh ra, một cách phản ác dụng, các giao diện, các văn phòng trung gian, các điều phối viên, những thứ không chỉ khiến con người và tài nguyên linh động mà còn tạo ra các cản trở nữa. Và khi tổ chức càng phức tạp, càng khó nhìn sâu vào bản chất bên trong. Rồi chúng ta cần những bản tổng hợp, giấy ủy quyền, các báo cáo, những thước đo năng lực, chỉ số. Do đó người ta sẽ dành sức lực vào những thứ đo đếm được thay vì hợp tác. Và khi kết quả đi xuống, chúng ta lại nghĩ ra thêm những cơ cấu, chu trình, hệ thống. Người ta dành nhiều thời gian để họp hành, viết báo cáo, rồi họ phải làm đi làm lại. Theo phân tích của chúng tôi, các đội nhóm trong những tổ chức này dành từ 40-80% thời gian của họ cho những việc không đâu. Tuy làm việc ngày càng chăm chỉ hơn, lâu hơn nhưng những giá trị lao động họ tạo ra ngày càng ít. Chính nó là giết chết năng suất lao động, và khiến con người ta phải khổ sở với nơi làm việc. Những tổ chức của chúng ta đang lãng phí nguồn lực trí tuệ. Chúng đã đi ngược lại những nỗ lực của nhân loại nói chung. Khi người ta bất hợp tác, đừng đổ lỗi cho những cách nghĩ, tâm lý, hay tính cách của họ. Hãy nhìn vào thực tế công việc. Bản thân họ có thực sự muốn hợp tác hay không? Nếu họ hợp tác, thì bản thân họ có bị thiệt gì hơn không? Tại sao họ phải hợp tác? Khi chúng ta đổ lỗi cho tính cách, thay vì sự minh bạch, trách nhiệm và thước đo, chúng ta chỉ thêm sự bất công vào sự thiếu hiệu quả vốn có mà thôi. Chúng ta cần tạo ra những tổ chức mà mỗi cá nhân trong đó được khuyến khích hợp tác. Hãy dỡ bỏ các giao diện, các văn phòng trung gian, tất cả những cơ cấu phối hợp phức tạp đó, Đừng tìm kiếm sự minh bạch, hãy dành chỗ cho sự lộn xộn. Sự lộn xộn, sự chồng chéo. Hãy xóa bỏ hầu hết những phép đo định lượng để đánh giá kết quả. Tăng cường thêm "Cái gì". Tập trung vào sự phối hợp, phương thức. Bạn chuyền gậy bằng cách nào? Bạn sẽ ném hay bạn sẽ chuyền một cách hiệu quả? Tôi sẽ tập trung sức lực vào những thứ có thể đo lường, tức đôi chân tôi, tốc độ chạy của tôi, hay vào cách tôi chuyền cây gậy? Các bạn, là những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý, Các bạn có tạo điều kiện để người ta hợp tác với nhau không? Tương lai của tổ chức của chúng ta, công ty chúng ta, xã hội chúng ta đều phụ thuộc vào cách bạn trả lời những câu hỏi này. Cám ơn. (Vỗ tay) Nếu bạn muốn mua cô-ca-in giá rẻ và có chất lượng cao thì chỉ có một nơi duy nhất bạn có thể đến. Đó là mạng Internet ngầm hay thị trường nơi mọi người đều ẩn danh Giờ thì, bạn không thể truy cập vào những trang đó với một trình duyệt thông thường-- như Chrome hoặc Firefox bởi vì chúng nằm ở những phần ẩn trên mạng Internet được biết đến như dịch vụ ẩn danh Tor nơi mà địa chỉ URL là một dãy chữ số vô nghĩa và kết thúc bằng .onion và bạn có thể truy cập vào nó bằng một trình duyệt đặc biệt gọi là trình duyệt Tor Trình duyệt này ban đầu là một dự án của Cơ quan tình báo hải quân Mỹ Và sau đó nó trở thành một phần mềm mã nguồn mở và nó cho phép bất cứ ai truy cập vào mạng mà không làm lộ vị trí của họ Bằng cách mã hóa địa chỉ IP của bạn và truyền nó đi qua những máy tính khác có dùng phần mềm này có dùng trên khắp thế giới Bạn có thể dùng nó để truy cập mạng Internet bình thường, nhưng nó cũng đồng thời là chìa khóa để vào mạng Internet ngầm Và nhờ vì hệ thống mã hóa thông minh một cách tinh quái này mà 20 hay 30 -- chúng ta không nắm rõ-- nghìn trang mạng hoạt động ở đó cực kì khó bị đóng cửa Nó như một thế giới không bị kiểm duyệt được những người nặc danh truy cập Không cần nghi ngờ gì, nó là một nơi hiển nhiên cho bất kì ai muốn cất giấu một thứ gì đó, và thứ gì đó, tất nhiên, không cần phải là thứ bất hợp pháp Trên mạng internet ngầm, bạn có thể sẽ thấy những trang mạng tố giác, The New Yorker. Bạn sẽ thấy những trang blog hoạt động chính trị Bạn sẽ thấy những thư viện chứa sách lậu. Nhưng bạn cũng sẽ thấy những thị trường bán ma túy, ảnh khiêu dâm bất hợp pháp, hay dịch vụ hack thuê, và nhiều thứ khác nữa. Mạng internet ngầm là một trong những nơi hấp dẫn và thú vị nhất ở bất kì đâu trên mạng. Và lí do là bởi vì sự đổi mới, tất nhiên, diễn ra ở những doanh nghiệp lớn, ở những trường đại học nổi tiếng tầm thế giới, nhưng nó cũng diễn ra ở những nơi còn lại, bởi vì những người ở nơi đó -- những kẻ bị ruồng bỏ -- họ thường là những người sáng tạo nhất, bởi vì họ cần phải như vậy. ở phần này của mạng internet, bạn sẽ không tìm thấy bức ảnh chế nào, hay một cửa sổ quảng cáo nào. Và đó là một trong những lí do mà tôi nghĩ nhiều người trong số các bạn ở đây sẽ sớm truy cập vào mạng ngầm. (Tiếng cười) Không phải là tôi đang đề nghị các bạn dùng nó để lên và cung cấp ma túy chất lượng cao đâu. Nhưng cứ ví dụ như thế đi. (Tiếng cười) Hãy bình tĩnh nào. Điều đầu tiên bạn sẽ thấy khi đăng kí trên những trang mạng này là chúng trông rất quen thuộc, Mỗi món hàng-- hàng nghìn món-- có hình ảnh rất bóng bẩy với độ phân giải cao, và phần mô tả rất chi tiết, một giá tiền. Có một biểu tượng "Kiểm tra giỏ hàng". Thậm chí còn có, thứ tuyệt vời nhất, cái nút "Báo cáo món hàng". (Tiếng cười) Không thể tin được. Bạn xem lướt qua trang này, bạn lựa chọn, bạn trả tiền bằng đồng ảo bitcoin, bạn điền một địa chỉ-- không nên là địa chỉ nhà của bạn-- và bạn đợi món hàng được gửi đến, hầu như nó luôn đến. Và lí do cho việc này không phải nhờ việc mã hóa đâu. Đó là điều quan trọng. Đơn giản hơn cả. Đó là nhờ những đánh giá của người dùng. (Tiếng cười) Bạn thấy đấy, mỗi gian hàng trên trang mạng này dùng một cái tên giả, thường là vậy, nhưng họ giữ nguyên cái tên đó để tạo danh tiếng. Và bởi vì người mua có thể dễ dàng chọn nơi khác bất cứ khi nào họ muốn, cách duy nhất để tin tưởng một gian hàng là họ có một lịch sử đánh giá tốt từ những người dùng khác hay không. Và sự khởi đầu của việc cạnh tranh và lựa chọn này tiến triển đúng như các nhà kinh tế sẽ dự đoán. Giá cả sẽ giảm, chất lượng hàng hóa sẽ tăng, và những người bán hàng sẽ niềm nở hơn, họ lịch sự, xem khách hàng là tâm điểm. đưa ra những ưu đãi, hàng hiếm, mua một tặng một, giao hàng miễn phí, để làm bạn vui. Tôi đã nói chuyện với Drugsheaven. Drugsheaven rao bán cần sa loại tốt và nguyên chất với một mức giá hợp lí. Anh ấy có một chính sách trả hàng rất hào phóng, các điều khoản và điều kiện rất chi tiết, và giờ giao hàng hợp lí. "Gửi Drugsheaven," tôi viết, qua hệ thống email nội bộ cũng được mã hóa, tất nhiên. "Tôi là người mới. Liệu tôi có thể mua chỉ một gram cần sa được không?" Một vài tiếng sau, tôi nhận được hồi đáp. Họ luôn trả lời bạn. "Xin chào, cám ơn vì đã gửi mail. Bắt đầu từ việc nhỏ là rất khôn ngoan. Tôi cũng sẽ làm thế nếu tôi là bạn." (Tiếng cười) "Vì vậy không có vấn đề gì nếu bạn muốn bắt đầu chỉ với 1 gram. Tôi hy vọng chúng ta có thể làm ăn với nhau. Thân ái, Drugsheaven." (Tiếng cười) Tôi không biết tại sao anh ta có chất giọng thanh lịch thế, nhưng tôi cho là anh ấy có. Vậy thì, thái độ xem khách hàng là tâm điểm này chính là lí do, khi tôi xem qua 120 000 phản hồi được để lại trên những trang mạng này trong 3 tháng qua 95 phần trăm người chấm điểm 5/5 Khách hàng, bạn thấy đấy, là vua Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Một mặt là, Nó có nghĩa rằng có nhiều ma túy hơn, có sẵn hơn, dễ dàng hơn, cho nhiều ngừoi hơn. Và theo ước tính của tôi thì, đây không phải điều tốt. Nhưng, mặt khác, nếu bạn dùng ma túy, bạn có một cách tốt để đảm bảo sự tinh khiết và chất lượng của nó ở một mức độ nào đó điều này thực sự quan trọng nếu bạn dùng ma túy. Và nếu bạn có thể làm được như vậy trong sự thoải mái tại ngôi nhà của bạn, mà không cần phải mạo hiểm khi mua nó trên đường phố. Giờ thì, như tôi đã nói, Bạn cần phải sáng tạo và đổi mới để tồn tại được ở đây. Và hơn 20 trang mạng đang hiện hữu này-- nhân tiện, chúng không luôn luôn hoạt động, chúng không luôn luôn hoàn hảo; trang mạng mà tôi cho các bạn xem đã bị đóng cửa từ 18 tháng trước, trước đó nó đã kiếm được một tỉ USD Nhưng những thị trường này, bởi vì chúng vận hành dưới những điều kiện khó khăn. những điều kiện không thuận lợi, nên chúng luôn luôn đổi mới, luôn luôn tìm cách để khôn ngoan hơn, phân cấp nhiều hơn, khó kiểm duyệt hơn, và thân thiện với khách hàng hơn. Hãy nói về hệ thống thanh toán. Bạn không phải trả bằng thẻ tín dụng, tất nhiên-- nó sẽ dẫn trực tiếp đến bạn. Vì vậy bạn dùng tiền ảo bitcoin, thứ rất dễ quy đổi ra tiền thật và tạo mức độ ẩn danh cao cho ngừoi dùng. Nhưng ở giai đoạn đầu của những trang mạng này, người ta nhận thấy một lỗi. Một số người bán không có đạo đức đã bỏ trốn với tiền ảo của những người khác mà không gửi hàng. Cả cộng đồng đã có một giải pháp, gọi là thanh toán kí quỹ có xác nhận của nhiều người. Vậy thì khi tôi mua hàng tôi sẽ gửi bitcoin đến một ví điện tử trung lập và an toàn. Người bán sẽ thấy là tôi đã gửi tiền, sẽ cảm thấy tin tưởng để gửi hàng cho tôi, và thi tôi nhận được hàng, ít nhất 2 hay 3 người sẽ tham gia vào giao dịch-- người bán, người mua, quản trị viên trang mạng-- sẽ phải đồng ý giao dịch với một chữ kí ảo đặc biệt, và sau đó tiền sẽ được chuyển. Thật là tuyệt vời! Thông minh. Nó có hiệu quả. Nhưng rồi họ nhận ra rằng có vấn đề với bitcoin, bởi vì mỗi giao dịch với bitcoin đều được ghi lại công khai trong một sổ kế toán công cộng. Nên nếu bạn khôn ngoan, bạn có thể thử và tìm được ai là người giao dịch. Vậy nên họ đã nghĩ ra một dịch vụ xáo trộn. Hàng trăm người gửi tiền ảo của họ vào một địa chỉ, Chúng sẽ bị xáo trộn hết, sau đó số tiền đúng sẽ được gửi đến địa chỉ đúng, nhưng chúng là tiền khác: hệ thống giặt ủi siêu nhỏ (Tiếng cười) Không thể tin được. Bạn muốn biết xu hướng dùng ma túy trên thị trường mạng Internet ngầm? Hãy xem Grams, công cụ tìm kiếm. Bạn còn có thể mua chỗ đặt quảng cáo. (Tiếng cười) Bạn là một người tiêu dùng có đạo đức và đang lo lắng về việc ngành công nghiệp thuốc phiện đang làm gì? Vâng. Một người bán sẽ giới thiệu cho bạn cocaine hữu cơ với giá hời. (Tiếng cười) Không phải lấy từ đầu nậu buôn thuốc ở Columbia, mà từ nông dân ở Guatemalan Họ còn hứa sẽ đầu tư lại 20% của tất cả lợi nhuận cho chương trình giáo dục địa phương. (Tiếng cười) Còn có cả những khách hàng bí ẩn. Cho dù bạn nghĩ gì về tính đạo đức của những trang mạng này-- và tôi cho rằng đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời-- Việc tạo ra thị trường có thể hoạt động, có tính cạnh tranh và ẩn danh, nơi mà không ai có thể biết những người khác là ai, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ bị chính quyền đóng cửa, là một thành tích đáng kinh ngạc, một thành tựu phi thường. Và đó chính là dạng đổi mới mà chính là lí do những người bên lề thường là người dự báo những điều sắp đến. Rất dễ dàng để quên rằng bởi vì mạng Internet chỉ vừa mới ra đời gần đây, nó đã thực sự thay đổi nhiều lần trong 30 năm vừa qua hoặc hơn. Nó bắt đầu từ những năm 70 như một dự án cho quân đội, đổi thành mạng lưới giáo dục vào những năm 1980 được những công ty thương mại lựa chọn để tham gia vào những năm 90 và sau đó bị chúng ta xâm chiếm qua phương tiện truyền thông vào những năm 2000, nhưng tôi nghĩ nó sẽ thay đổi lần nữa. Và tôi nghĩ những thứ giống như thị trường trên mạng Internet ngầm-- tính sáng tạo, an toàn, khó để kiểm duyệt-- tôi nghĩ tương lai sẽ như vậy. Và lí do là bởi vì chúng ta đều lo ngại về sự riêng tư của chính mình. Những khảo sát đều cho thấy những lo ngại về bảo mật. Chúng ta càng dành nhiều thời gian trên mạng, thì chúng ta càng lo lắng về điều đó. và những khảo sát cho thấy sự lo ngại của chúng ta ngày càng tăng. Chúng ta lo ngại về thứ sẽ xảy ra với dữ liệu của chúng ta. Chúng ta lo ngại về ai đang theo dõi chúng ta. Kể từ những tiết lộ của Edward Snowden, đã có một sự gia tăng rất lớn của số người sử dụng công cụ các tăng cường tính bảo mật khác nhau. Hiện nay có khoảng 2 đến 3 triệu người dùng trình duyệt Tor mỗi ngày, phần lớn trong số đó dùng hoàn toàn cho mục đích hợp pháp, đôi khi còn hơi nhàm chán. Và có hàng trăm nhà hoạt động xã hội trên khắp thế giới làm việc về kĩ thuật và công cụ để giúp bạn trực tuyến một cách riêng tư-- đó là dịch vụ tin nhắn được mã hóa mặc định. Ethereum, một dự án để cố gắng liên kết ổ cứng có kết nối nhưng không được dùng đến của hàng triệu máy vi tính trên toàn thế giới, nhằm tạo ra một mạng Internet phân bổ mà không ai có thể thực sự kiểm soát được. Vậy thì, chúng ta đã từng phân bổ máy tính từ trước, tất nhiên, Chúng ta dùng việc đó cho tất cả mọi thứ từ Skype đến việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Nhưng khi bạn gộp việc phân bổ máy tính và việc mã hóa một cách mạnh mẽ lại. Thì rất, rất khó để kiểm duyệt và kiểm soát. Một thứ khác gọi là MaidSafe cũng hoạt động trên nguyên tắc tương tự. Thứ khác nữa là Twister, vân vân và vân vân. Vấn đề là-- càng nhiều người trong chúng ta tham gia vào, thì những trang mạng đó càng trở nên thú vị hơn, và ngày càng có nhiều người tham gia, và cứ thế. Và tôi nghĩ đó là điều sẽ xảy ra. Thực tế thì, nó đang diễn ra. Mạng Internet ngầm không còn là căn phòng nhỏ cho những người buôn bán và nơi ẩn náu cho những người tố giác. Nó đã trở thành một xu thế. Chỉ mới gần đây, nhạc sĩ Aphex Twin đã cho ra mắt album trên một trang mạng ngầm. Facebook đã khởi đầu cho một trang mạng ngầm. Một nhóm kiến trúc sư London đã mở một trang mạng ngầm dành cho những người quan tâm đến dự án tái sinh. Vâng, mạng Internet ngầm đang trở thành xu thế. và tôi dự đoán rằng khá sớm thôi, mỗi công ty truyền thông xã hội, mỗi nhà cung cấp tin tức lớn, và kéo theo là phần lớn các bạn, cũng sẽ dùng mạng Internet ngầm. Vì vậy mạng Internet sẽ trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn, đổi mới hơn, kinh khủng hơn, gây hại hơn. Đó là tin tốt nếu bạn coi trọng quyền tự do. Đó là tin tốt nếu bạn coi trọng tự do. Đó là tin tốt nếu bạn quan tâm đến dân chủ. Đó cũng là tin tốt nếu bạn muốn xem ảnh khiêu dâm bất hợp pháp và nếu bạn muốn mua bán ma túy mà không bị trừng phạt. Không hoàn toàn tối, cũng không hoàn toàn sáng. Không có bên nào sẽ thắng, mà là cả hai. Thật sự cảm ơn các bạn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Ông có một điều gì đó của một thần đồng toán học . Ngài đã dạy ở Harvard và MIT khi còn rất trẻ. Và sau đó NSA liên hệ với ông Chuyện đó là như thế nào? Jim Simons: à NSA - đó là Hội đồng an ninh quốc gia họ không thực sự liên hệ với tôi. Họ có một hoạt động ở Princeton, nơi họ thuê các nhà toán học để giải các mật mã và những thứ như vậy Và tôi biết về hoạt động này. Và họ có một chính sách rất tốt, vì bạn có thể có một nửa thời gian làm toán học của riêng bạn, và ít nhất nửa thời gian còn lại làm công việc của họ. Và họ trả thù lao khá lắm. Vì vậy thật là khó cưỡng lại điều này. Vì vậy, tôi đã tới đó. CA: Ông từng là một người giải mật mã. JS: Đúng vậy, tôi đã từng. CA: Cho đến khi ông bị sa thải. JS: Ồ vâng, tôi bị sa thải. Đúng vậy. CA: Sao lại như vậy? JS: Sao lại như vậy ấy hả? Tôi bị sa thải, bởi vì, à,lúc đó đang có chiến tranh ở Việt Nam, ông chủ của các ông chủ trong tổ chức cũng là một người hâm mộ chiến tranh đã viết một bài báo trên tờ New York Times, một câu chuyện trên trang bìa, về việc làm thể nào để chiến thắng ở Việt Nam. Và tôi thì không thích chiến tranh, tôi nghĩ nó thật ngu xuẩn. Và tôi đã viết một lá thư cho tờ Times, tờ báo mà họ đã xuất bản, nói rằng không phải tất cả mọi người làm việc cho Maxwell Taylor, nếu ai đó nhớ cái tên này, đồng ý với quan điểm của ông ta. Và tôi đã đưa ra quan điểm cá nhân... CA: À, vâng. Tôi có thể thấy điều này có thể JS:...khác với những gì General Taylor nói. Nhưng đến cuối cùng,không ai nói gì cả. Nhưng sau đó, lúc đó tôi đang 29 tuổi, có một người đến gần, và nói rằng cậu ấy là phóng viên của tạp chí Newsweek và cậu ấy muốn phỏng vấn tôi và hỏi tôi đang làm gì với quan điểm đó. Và tôi đã nói với cậu ấy,"tôi hầu như đang giải quyết các bài toán của mình, và khi chiến tranh kết thúc, tôi gần như sẽ làm việc cho họ." tôi đã làm một việc thông minh nhất từ trước đến giờ vào ngày hôm đó Tôi nói với ông chủ của tôi rằng tôi đã có một cuộc phỏng vấn. Và ông ấy nói, " Cậu đã nói gì?" Và tôi kể lại cho ông ấy nghe. Và sau đó ông ấy nói, "Tôi phải gọi điện cho Taylor." Ông ấy đã gọi cho Taylor, mất 10 phút. Tôi bị sa thải 5 phút sau đó. CA: Vâng. JS: Nhưng điều này không tệ đâu. CA: Nó không tệ, bởi vì ông đã tới Stony Brook, và tiếp tục công việc toán học của mình. Ông bắt đầu làm việc với người đàn ông này. Đó là ai vậy? JS: À, đó là [ Shiing- Shen] Chern. Chern là một trong những nhà toán học giỏi nhất trong thế kỉ. Tôi biết ông ấy khi còn là thạc sĩ ở Berkeley. Và tôi có một vài ý tưởng, tôi mang chúng đến cho ông ấy và ông ấy thích chúng. chúng tôi đã làm công việc này cùng nhau mà bạn có thể xem ở trên đây. Chính là nó. CA: Các ông đã công bố công trình vĩ đại nhất cùng với nhau. Ông có thể giải thích công việc như thế nào được không ạ? JS: Không được. (Cười lớn) JS: Ý tôi là, tôi có thể giải thích cho một ai đó. (Cười lớn) CA: Vậy giải thích cái này thì sao ạ? JS: Không nhiều đâu. Không nhiều người đâu. CA: Tôi nghĩ rằng ông có thể cho tôi biết ta có thể làm gì với mặt cầu này, hãy bắt đầu từ đây. JS: Ồ, đúng như vậy nhưng tôi sẽ không nói về công việc đó đâu Nó có một vài điều để làm cùng, nhưng trước khi chúng tôi làm được Đó thực sự là toán học. Tôi đã rất hạnh phúc khi thực hiện nó, Chern cũng vậy. Nó thậm chí bắt đầu với một vài tập con mà bây giờ đã mở rộng hơn. Nhưng, thú vị hơn, điều này xảy ra khi áp dụng vào Vật lí, về những điều chúng ta không biết-- ít nhất là tôi không biết gì về vật lí, và tôi không nghĩ rằng Chern biết nhiều hơn tôi là mấy. Và trong khoảng 10 năm sau khi công trình được công bố, một người tên là Ed Witten ở Princeton bắt đầu áp dụng nó vào lí thuyết dây và những người ở Nga bắt đầu áp dụng nó vào một thứ tên là" chất rắn." Ngày nay, những thứ đó được gọi là định luật Chern-Simons bất biến đã được áp dụng rất nhiều trong vật lí. Và điều đó thật kì diệu. Chúng tôi không biết gì về Vật lí. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng công trình này có thể áp dụng vào vật lí. Nhưng đó là toán học- bạn không thể đoán được nó đang đi đến đâu. CA: Thật không thể tin được. Chúng ta đang nói về sự tiến hóa làm thay đổi suy nghĩ của con người như thế nào rằng họ có thể hoặc không thể nhận thức được sự thật. bằng một cách nào đó, bạn đi lên với một lí thuyết toán học, mà không biết gì về vật lí, khám phá ra hai thập kỉ sau nó đang được áp dụng để miêu tả một cách sâu sắc thế giới vật lí thực tế. Sao chuyện này có thể xảy ra? JS: Có Chúa mới biết được. (Cười lớn) Nhưng có một nhà Vật lí học nổi tiếng tên là [Eugene] Wigner, ông ấy đã viết một bài luận về những hiệu quả bất hợp lí của toán học. Bằng cách nào đó, toán học, bắt nguồn từ thế giới thực theo cách nào đó--chúng ta học đếm, đo đạc, mọi người đều có thể làm được- và sau đó thì nó tự phát triển. Nhưng thường thì nó quay trở lại ban đầu để tiết kiệm thời gian. Thuyết tương đối là một ví dụ. [Hermann] Minkowski có khối hình học này, và Einstein đã nhận ra, "Xem này! Đây là một thứ mà tôi có thể kiểm nghiệm thuyết tương đối" Do vậy, bạn không bao giờ biết được. Đó là một bí mật. Đó là một bí mật. CA: Chúng ta có ở đây một bài toán sáng tạo Hãy nói về bài toán này. JS: Quả bóng đó-là một hình cầu, và có một lưới sắt bao quanh nó-- nhìn xem, những hình vuông đó. Điều tôi đang chỉ ra ở đây được quan sát bởi [Leonhard] Euler, một nhà toán học vĩ đại vào những năm 1770. Và nó dần dần trở thành một lĩnh vực quan trọng trong toán học: tô pô đại số, hình học. Bài viết trên đó có nguồn gốc từ những vấn đề này. Và vấn đề đó đây: nó có 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt. Và nếu bạn nhìn nó ở một mặt khác- lấy các đỉnh trừ các cạnh cộng các mặt bạn được 2. Ok, ồ, 2. Đó là một con số đẹp. Đây là một cách khác để làm -- có 3 hình tam giác bao trùm nó có 12 đỉnh và 30 cạnh và 20 mặt, 20 ngói và các đỉnh trừ các cạnh công các mặt vẫn bằng 2. Và thực ra, bạn có thể giải bài toán theo nhiều cách khác nữa che cái này đi với những thứ như là các đa giác và các hình tam giác và trộn chúng lại với nhau. Và bạn lấy các đỉnh trừ các cạnh cộng các mặt-- vẫn sẽ bằng 2. Đây là một hình khối khác. Đây là một hình xuyến, hoặc bề mặt của chiếc bánh donut: 16 đỉnh được phủ lên bởi những hình chữ nhật, 32 cạnh, 16 mặt. Các đỉnh trừ các cạnh có kết quả là 0. Nó sẽ luôn cho kết quả bằng 0. Mỗi lần bạn phủ lên vòng xuyến những hình vuông hoặc hình tam giác hoặc bất cứ thứ gì như vậy kết quả vẫn bằng 0. Vì vậy, nó được gọi là tính chất Euler. Và đó là thứ được gọi là tô pô bất biến. Nó khá là thú vị. Dù bạn làm cách nào đi nữa, bạn sẽ luôn nhận đươc kết quả như nhau. Đó là bước tiến mạnh mẽ đầu tiên từ giữa những năm 1700, đến cái đích mà bây giờ được gọi là tô pô đại số. CA: và công việc của ông là tiếp nhận ý tưởng này và phát triển nó đến lý thuyết không gian cao hơn, vật thể không gian cao hơn, và tìm thấy những vật bất biến mới? JS: Những thứ đó đã là những vật thể bất biến trong không gian cao hơn: các lớp học Pontryagin- thực ra là các lớp học của Chern. Có một loạt các loại vật thể bất biến. Tôi đã gặp khó khăn khi làm việc với một trong số chúng và sắp xếp chúng thành một tổ hợp, thay vì làm theo cách thông thường, và dẫn đến công việc này chúng tôi đã phát hiện ra một số thứ mới Nhưng nếu nó không phải vì Mr.Euler- người đã viết gần 70 cuốn sách về toán học và có 13 người con, người mà ông sẽ bế trên đùi khi đang viết sách-- nếu không phải vì Mr.Euler, có thể sẽ không có những vật thể bất biến này CA: OK, ít nhất điều đó mang lại cơ hội được thưởng thức tài năng này. Hãy nói về Renaissance. Vì ông đã nhận được trí tuệ tuyệt vời và trở thành nhà giải mã tại NSA, ông bắt đầu trở thành một nhà giải mã trong ngành công nghiệp tài chính, tôi nghĩ rằng ông có thể không mua lý thuyết thị trường hiệu quả. Bằng cách nào đó ông đã tìm ra cách tạo ra lợi nhuận đáng kinh ngạc trong hơn 2 thập kỉ qua. Điều này đã giải thích cho tôi, điều đáng chú ý về những gì ông đã làm đó không chỉ là về số lượng lợi nhuận, mà ông đã lấy chúng với sự biến động thấp một cách đáng kinh ngạc và rủi ro, so với những quỹ đầu tư khác. Ông đã làm như thế nào vậy, Jim? JS: tôi đã làm điều này với những con người tuyệt vời. Khi tôi bắt đầu giao dịch, tôi đã thấy hơi mệt mỏi với toán học. Tôi đã khoảng 30 tuổi, tôi có một ít tiền. Tôi bắt đầu kinh doanh và mọi thứ đều ổn. Tôi đã kiếm được khá nhiều tiền nhờ may mắn. Ý tôi là, tôi nghĩ thực sự là nhờ may mắn Đó chắc chắn không phải là toán học. Nhưng nhìn vào những dữ liệu sau một thời gian tôi đã nhận ra: nó giống nhau ở một vài cấu trúc. Và tôi đã tuyển một vài nhà toán học, chúng tôi bắt đầu dựng một số mô hình chỉ là một số thứ như chúng tôi đã làm khi còn ở IDA [Viện Phân tích Quốc phòng] Bạn viết một thuật toán, bạn thử nghiệm nó trên máy tính. Liệu nó có chạy được không? Nó không làm việc được à? Cứ như vậy. CA: Chúng ta có thể xem cái này một chút không ạ? Bởi vì ở đây có một đồ thị điển hình cho một số mặt hàng. Tôi nhìn vào nó, và tôi nói, "Đó chỉ là sự ngẫu nhiên,đi lên và đi xuống có thể có xu hướng tăng nhẹ trong toàn bộ khoảng thời gian." Ông giao dịch thế nào khi nhìn vào đó. và nhìn thấy thứ gì đó không chỉ là một sự ngẫu nhiên? JS: Ngày xưa-- đây là một đồ thị được sử dụng từ lâu rồi, hàng hóa và tiền tệ có một xu hướng nhất định. Không nhất thiết là xu hướng như ở đây,mà còn là xu hướng theo giai đoạn. Và nếu bạn đã quyết định, OK, tôi sẽ dự đoán ngày hôm nay, bởi sự dịch chuyển trung bình trong vòng 20 ngày qua. có thể đó là một dự đoán đúng, và tôi sẽ kiếm được tiền, Và thực sự, nhiều năm trước hệ thống như thế này có thể hoạt động không chuẩn xác lắm, nhưng nó có thể hoạt động được. Bạn có thể kiếm được tiền, bạn có thể thua lỗ, bạn kiếm được tiền. Nhưng đây là giá trị của một năm, và bạn có thể kiếm được tiền trong giai đoạn này. Đó là một hệ thống có từ rất lâu rồi. CA: Vậy ông có thể kiểm nghiệm một loạt độ dài của các xu hướng trong khoảng thời gian và nhìn thấy có hay không, ví dụ, xu hướng kéo dài 10 ngày hoặc 15 ngày được dự đoán những gì xảy ra tiếp theo. JS: Chắc chắn rồi, anh có thể thử tất cả những thứ đó và xem cái nào hoạt động tốt nhất. Xu hướng kéo theo đã trở nên tuyệt vời vào những năm 60, và khá ổn vào những năm 70. Đến những năm 80 thì không còn được như vậy. CA: Vì mọi người đều có thể làm được như vậy. Làm thế nào để ông luôn dẫn đầu trong tình huống này? JS: Chúng tôi dẫn đầu bằng cách tìm cách thức tiếp cận khác-- phương pháp tiếp cận ngắn hạn đến một mức nào đó. Thực ra là thu thập một lượng dữ liệu lớn-- và chúng tôi phải thu thập chúng bằng tay vào những ngày đầu tiên. Chúng tôi đến Cục Dự trữ liên bang và sao chép lịch sử lãi suất và những thứ như vậy, bởi vì nó không có trên máy tính. Chúng tôi đã lấy được rất nhiều dữ liệu. Và những người cực kì thông minh- đó chính là chìa khóa. Tôi thực sự không biết cách làm thế nào để thuê nhân viên làm những giao dịch cơ bản. Tôi đã thuê một vài người- một số thì kiếm tiền,một số thì không. Làm kinh doanh không thể tránh được điều này. Nhưng tôi không biết làm thế nào để thuê những nhà khoa học vì tôi có một vài thị hiếu riêng trong ngành này. Đó chính là điều chúng tôi đã làm. Và dẫn dần những mô hình này trở nên tốt hơn, tốt hơn, tốt hơn và tốt hơn. CA: Ông được tín nhiệm bởi những việc gây chú ý khi ở Renaissance. đó là xây dựng nên văn hóa này, những con người này, những người không phải thuê bằng súng, những người có thể bị lừa bởi tiền bạc. Mục tiêu của họ là làm việc với toán học và khoa học. JS: Tôi hy vọng điều đó có thể trở thành sự thật. Nhưng vẫn có một số là vì tiền. CA: Họ đã kiếm được rất nhiều tiền. JS: Tôi không thể nói rằng không có ai đến làm là vì tiền. Tôi nghĩ rất nhiều người đến làm là vì tiền. Nhưng họ cũng nghĩ nó thú vị. CA: Vậy "máy học" có vai trò gì trong tất cả việc này? JS: Theo một cách nào đó, điều chúng tôi làm chính là "máy học". Bạn xem xét rất nhiều dữ liệu, và bạn thử mô phỏng theo các chương trình khác nhau, đến khi dữ liệu đó trở nên chuẩn xác hơn. Không cần thiết phải xem xét chúng lại như cách chúng ta thường làm. Nhưng nó có hiệu quả. CA: Vậy những chương trình dự đoán khác nhau này có thể khá thoải mái và bất ngờ. Ý tôi là, chúng ta đang xem xét mọi thứ phải không? Chúng ta xem thời tiết, độ dài của những bộ váy, quan điểm chính trị. JS: Đúng vậy, độ dài của những bộ váy là điều chúng tôi chưa thử làm. CA: Những thứ như thế nào? JS: Ồ, tất cả mọi thứ, Những thứ như lúa mạch cho cối xay ngoại trừ chiều dài của đường viền. Thời tiết, báo cáo hàng năm, báo cáo quý, dữ liệu lịch sử của chúng, các cuốn sách, bạn đặt tên cho nó. Chúng tôi lấy hàng Terabytes dữ liệu một ngày. Và dự trữ nó và masage nó và khiến cho nó sẵn sàng để phân tích. Anh đang tìm kiếm điều khác thường. Anh tìm kiếm - như anh vừa nói, Giả thuyết thị trường hiệu quả là không chính xác, CA: Nhưng một điều khác thường bất kì có thể chỉ là một sự ngẫu nhiên. Vậy, điều bí mật ở đây là chỉ nhìn vào những điều khác thường, và nhìn xem khi nào thì chúng kết hợp với nhau? JS: Bất kì một sự khác thường nào đều có thể chỉ là ngẫu nhiên; tuy nhiên, nếu bạn nhìn đủ lượng dữ liệu anh có thể nói rằng không phải như vậy. Anh có thể nhìn ra điều khác thường kéo dài trong một thời gian vừa đủ-- khả năng là một sự ngẫu nhiên không cao. Nhưng một lúc sau chúng có thể mờ dần; những điều khác thường có thể biến mất. Vì vậy anh phải luôn đặt việc kinh doanh lên hàng đầu. CA: Rất nhiều người trông chờ vào những quỹ đầu tư công nghiệp hiện nay và khá là sốc về chúng, bởi lợi nhuận có thể kiếm ra từ đó, và bởi bao nhiêu tài năng đang tiếp cận chúng. Anh đã bao giờ từng nghi ngại về nền công nghiệp đó, và có thể là ngành tài chính công nghiệp nói chung chưa? Đại loại như đang trên một con tàu đang chạy-- Tôi không biết nữa-- đang giúp gia tăng sự bất bình đẳng? Anh đấu tranh thế nào cho những gì đang xảy ra với nền công nghiệp quỹ đầu tư? JS: tôi nghĩ rằng trong 3 hay 4 năm trước, quỹ đầu tư chưa thực sự làm tốt lắm. Chúng ta đã làm nên điều kì diệu, nhưng tổng thể nền công nghiệp quỹ đầu tư chưa thực sự tuyệt vời lắm. Thị trường chứng khoán đang phát triển lớn mạnh như mọi người đã biết, và tỷ lệ giá thu về cũng tăng. Vì vậy lợi nhuận khổng lồ cuối cùng cũng được tạo ra-- xem nào, 5 hay 6 năm nữa-- sẽ không còn được tạo ra bởi quỹ đầu tư. Mọi người sẽ hỏi tôi rằng, " Quỹ đầu tư là gì?" Và tôi sẽ nói rằng, " 1 và 20." Nghĩa là-- bây giờ là 2 và 20-- 2% phí cố định và 20% lợi nhuận. Quỹ đầu tư là tất cả nhiều loại khác nhau. CA: Có tin đồn là bạn phải trả phí cao hơn như vậy một chút. JS: Chúng tôi tính phí cao nhất thế giới trong một thời điểm. 5 và 44, là mức phí của chúng tôi. CA: 5 và 44. Vậy là 5% cố định, 44% lợi nhuận. Ông vẫn khiến nhà đầu tư đầu tư một lượng tiền lớn. JS: Chúng tôi mang lại lợi nhuận cao, vâng đúng vậy. Mọi người đều giận điên lên: "Sao ông có thể tính phí cao như vậy?" Tôi nói, " Ok, vậy anh có thể rút lui." Nhưng "Làm thế nào để tôi nhận được nhiều hơn?" mọi người đều vậy. (Cười lớn) Nhưng tại một thời điểm nhất định, tôi nghĩ là tôi đã nói rồi, chúng tôi mua lại tất cả khoản đầu tư vì đó là năng lực của quỹ. CA: Nhưng chúng ta có nên lo lăng về ngành công nghiệp quỹ đầu tư thu hút quá nhiều những nhà toán học đại tài trên thế giới và nhiều tài năng khác để làm việc này, và ngược lại với những vấn đề khác trên thế giới? JS: Ồ, không phải mỗi toán học thôi đâu. Chúng tôi thuê cả nhà thiên văn học, vật lí học và những thứ kiểu như vậy. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi nên lo lắng quá về điều này. Đây vẫn chỉ là một nền công nghiệp có quy mô khá nhỏ. Và thật ra, mang khoa học vào lĩnh vực đầu tư là đang cải thiện lĩnh vực đó. Nó làm giảm thiểu sự biến động, gia tăng tính thanh khoản. Sự lan rộng còn hạn hẹp bởi vì mọi người đang giao dịch những thứ như vậy. Tôi không quá lo lắng về việc Einstein sẽ đi tới và bắt đầu đầu tư. CA: Ông đang thực sự đầu tư, mặc dù, ở phía bên kia của chuỗi cung ứng-- thật ra là ông đang thúc đẩy toán học trên toàn nước Mỹ. Đây là vợ của ông, bà Marilyn. Hai ông bà đang làm công tác từ thiện. Hãy nói cho tôi về công việc này đi ạ. JS: Ồ, Marilyn bắt đầu-- bà ấy đang kia kìa, bà vợ xinh đẹp của tôi-- bà ấy bắt đầu xây dựng quỹ từ thiện từ khoảng 20 năm trước. Tôi nghĩ là vào năm 1994. Tôi cho là vào năm 1993 nhưng bà ấy nói là năm 1994, một trong hai năm đó thôi. (Cười lớn) Chúng tôi bắt đầu xây dựng quỹ, đơn giản là để đưa cho tổ chức từ thiện. Bà ấy giữ lại những cuốn sách, và cứ như vậy. Lúc đó chúng tôi không nghĩ gì nhiều nhưng dần dần có một khả năng xuất hiện nghĩa là tập trung vào toán học và khoa học, tập trung vào nghiên cứu cơ bản nhất. Và đó chính là việc chúng tôi đã làm. Khoảng 6 năm trước, tôi rời Renaissance và làm việc cho quỹ. Đó là điều chúng tôi làm. CA: Và Toán học đối với nước Mỹ chỉ đơn thuần là đào tạo những giáo viên dạy toán trên khắp cả nước, cho họ có thêm thu nhập, cho họ sự ủng hộ và dạy dỗ. Và người ta đang thực sự cố gắng để làm cho nó có hiệu quả hơn và biến chúng thành lời kêu gọi để giáo viên có thể mong chờ JS: Vâng--thay vì loại bỏ những giáo viên tồi, trong đó có vấn đề về đạo đức thông qua tổ chức giáo dục, đặc biệt là trong toán học và khoa học, chúng ta tập trung vào việc tán dương những giáo viên tốt, trao cho họ chức vị. Vâng, chúng ta trả thêm thu nhập cho họ 15,000 đô một năm. Chúng ta có 800 giáo viên dạy toán và khoa học ở New York tại các trường công như là một phần thiết yếu. Họ có một tinh thần tuyệt với. Họ làm việc trong lĩnh vực này. Năm sau, sẽ có 1,000 và sẽ là 10% giáo viên toán và khoa học ở New York tại các trường công. (Vỗ tay). CA: Jim, đây là một dự án tự thiện khác mà ông đang ủng hộ: Tìm kiếm những giá trị cốt lõi trong cuộc sống, tôi nghĩ vậy. Chúng ta đang tìm kiếm điều gì ở đây? JS:Ồ, tôi sẽ giữ điều đó đến giây phút cuối cùng. Và tôi sẽ nói với anh anh đang nhìn vào thứ gì. Nguồn gốc của cuộc sống là một câu hỏi hay. Làm thế nào chúng ta có thể đạt đến mức này? Ồ, có hai câu hỏi như thế này: Một, từ địa chất học đến sinh học là theo con đường nào-- làm thế nào chúng ta đến đây? Và một câu hỏi nữa, Chúng ta bắt đầu với cái gì? Nếu có, chúng ta làm việc với thứ gì trên con đường này? Đây là hai câu hỏi thực sự thực sự rất thú vị. Câu hỏi đầu tiên là một con đường quanh co để đi từ địa chất tới RNA ( một phân tử polyme tương tự như DNA) hoặc cái gì đó tương tự như vậy-- làm sao chúng hoạt động được? Và câu hỏi còn lại, Chúng ta phải làm gì với chúng? Nhiều hơn chúng ta nghĩ đấy. Vậy những gì chúng ta thấy ở đây là một ngôi sao đang hình thành. Bây giờ, hàng năm trong dải ngân hà Milky Way, có 100 tỷ ngôi sao, có 2 ngôi sao mới được tạo ra. Đừng hỏi tôi làm thế nào, nhưng chúng được tạo ra. Phải mất hàng triệu năm để hình thành trọn vẹn. Vì vậy, trong một trạng thái ổn định, có khoảng 2 triệu ngôi sao đang hình thành bất kì lúc nào. Có một cái ở đâu đó cũng đang trong giai đoạn nguội dần này Và xung quanh nó là một vòng tròn, có bụi và một số thứ khác nữa. Và nó có thể sẽ hình thành hệ Mặt trời, hoặc bất kì thứ gì khác. Nhưng vấn đề là-- trong đám bụi xung quanh ngôi sao mới hình thành này đã tìm ra, hiện nay, lượng phân tử hữu cơ đáng kể. Các phân tử này không những là mêtan,foócmanđêhít, xianít chúng là những khối xây dựng-- những hạt giống, sau này sẽ là sự sống. Vì vậy, chúng có thể là ví dụ điển hình. Điển hình như các hành tình xung quanh vũ trụ bắt đầu từ một vài những khối xây dựng cơ bản này. Vậy nghĩa là sự sống sẽ tồn tại ở khắp nơi? Có thể lắm chứ. Nhưng đó là câu hỏi của con đường này quanh co ra làm sao từ những sự bắt đầu lỏng lẻo, những hạt giống này, bằng tất cả mọi cách để tồn tại. Và hầu hết các hạt giống này sẽ rơi vào những hành tinh bị bỏ hoang. CA: Vậy đối với ông, cá nhân mà nói, tìm ra câu trả lời cho câu hỏi chúng ta đến từ đâu, mọi chuyện xảy ra như thế nào, là những thứ mà ông rất muốn xem. JS: Tôi rất muốn xem chúng. Và muốn được biết-- nếu con đường này đủ quanh co, và không chắc sẽ xảy ra, rằng bất kể bạn bắt đầu từ đâu, chúng ta đều đặc biệt. Nhưng mặt khác, đưa tất cả đám bụi hữu cơ này vào không gian, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những người bạn ở ngoài kia. Thật tốt khi biết điều đó. CA: Jim, mấy năm trước, tôi có cơ hội được nói chuyện với Elon Musk, và tôi đã hỏi về bí mật thành công của ông ấy, ông nói rằng do đã học một khóa vật lí một cách nghiêm túc. Như ông nói thì ông đã học toán học một cách nghiêm túc, với cả cuộc đời mình. Điều đó đã cho ông một khối tài sản lớn, cho phép ông đầu tư vào tương lai của hàng nghìn, hàng nghìn trẻ em trên khắp nước Mỹ và những nơi khác Khoa học có thực sự làm được điều đó? Toán học có thực sự làm được? JS: Ồ, toán học thực sự làm được. Toán học thực sự có thể. Nhưng cũng thú vị đấy chứ. Làm việc với Marilyn và mang nó đi khắp nơi rất thú vị. CA: Thật sự điều này- một suy nghĩ mang lại cảm hứng cho tôi, bằng việc học tập một cách nghiêm túc, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc. Cám ơn cuộc sống kì diệu của ông, và cám ơn ông đã đến với TED hôm nay. Cám ơn. Jim Simons ! (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về công việc. Và câu hỏi tôi muốn đặt ra là "Tại sao chúng ta phải làm việc?" Tại sao chúng ta phải thức dậy mỗi buổi sáng thay vì tận hưởng cuộc sống đầy ắp những cuộc phiêu lưu kiểu như TED đây? (Cười) Bạn hẳn cũng đang tự hỏi bản thân câu hỏi này. Giờ tôi hiểu rằng, ta còn phải kiếm sống, nhưng không ai trong thính phòng này nghĩ rằng kiếm sống là câu trả lời đúng cho "Tại sao chúng ta phải làm việc?" Đối với những ai trong phòng này, công việc chúng ta làm đầy thử thách, Nó thú vị, đầy tính khích lệ, có ý nghĩa. Nếu chúng ta may mắn, nó còn có tầm quan trọng nữa. Thế thì, chúng ta sẽ không làm việc nếu không được trả lương, nhưng đó không phải lý do chúng ta cố công làm việc. Vì nhìn chung, tôi nghĩ rằng chúng ta thấy phần thưởng vật chất là lý do tồi để thúc đẩy ta làm việc. Khi chúng ta nói ai đó "làm chỉ vì đồng tiền," ẩn ý trong câu không chỉ mang nghĩa đen. (Cười) Tôi nghĩ điều này hoàn toàn hiển nhiên, nhưng điều rất hiển nhiên đó khiến tôi thắc mắc một câu hỏi vô cùng sâu sắc. Tại sao, nếu nó quá hiển nhiên, mà vẫn đúng với đa số mọi người trên hành tinh này. Công việc họ làm không đủ tính chất khiến ta thức dậy rời khỏi giường và đến văn phòng mỗi buổi sáng? Tại sao chúng ta nỡ để cho đa số mọi người trên hành tinh này làm công việc đơn điệu, vô nghĩa và mài mòn tâm hồn? Tại sao sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra cách thức sản xuất sản phẩm và dịch vụ, trong đó sự thoả mãn phi vật chất xuất phát từ công việc bị loại bỏ? Những người làm những việc như thế, dù họ có ở nhà máy, tổng đài, hay chất dỡ kho hàng hóa, họ làm việc để được trả lương mà thôi. Hẳn là không có lý do trần tục nào khác để làm việc mà không được trả lương. Vậy câu hỏi là, "Tại sao?" Và đây là câu trả lời: Đó chính là công nghệ. Phải, phải, tôi biết, tôi biết rồi... ừ thì công nghệ, tự động hóa hủy hoại con người, này kia... đó không phải ý tôi. Tôi không nói dạng công nghệ đã bao vây cuộc sống của chúng ta, hay là loại mà mọi người đến TED để nghe về chúng Tôi không nói về công nghệ vật chất, dù nó khá là vĩ đại. Tôi nói đến một công nghệ khác, công nghệ của những ý tưởng. Tôi gọi đó là, "công nghệ ý tưởng" thật thông minh sáng láng. (Cười) Bên cạnh việc tạo ra vật chất, khoa học còn tạo ra ý tưởng. Khoa học còn tạo ra cách hiểu biết. Như trong ngành khoa học xã hội, Những phương cách hiểu biết ở đây là phương cách hiểu rõ bản thân. Chúng có ảnh hưởng lớn đến cách ta suy nghĩ, điều ta mong mỏi, và cách ta hành động. Nếu bạn cho rằng nghèo đói là ý Chúa, bạn cầu nguyện. Nếu bạn nghĩ nghèo đói là kết quả của sự ngu đốt của bản thân, bạn sẽ lún sâu vào tuyệt vọng. Và nếu bạn nghĩ nghèo đói là do áp bức bóc lột, thì bạn sẽ vùng lên chống đối. Phản ứng của ta về cái nghèo dù là buông xuôi hay nổi dậy phụ thuộc vào cách ta hiểu về nguồn gốc sự nghèo của ta. Đấy là vai trò của ý tưởng trong việc hình thành bản chất con người và là lý do tại sao công nghệ ý tưởng có lẽ là công nghệ ý nghĩa nhất mà khoa học đem lại cho ta. Và có một điều rất đặc biệt về công nghệ ý tưởng, nó khác biệt với công nghệ tạo ra vật chất cụ thể. Đối với vật chất, nếu công nghệ tệ hại nó sẽ biến mất, đúng không? Công nghệ tồi sẽ tàn đi. Còn ý tưởng tồi thì... Ý tưởng sai lạc về con người sẽ không mất đi nếu người ta tin rằng nó đúng. Bởi nếu người ta tin rằng điều gì đó là chân lý, họ sẽ tạo ra cách sống và những thể chế thống nhất với ý tưởng sai lạc đó. Đó là cách nền cách mạng công nghiệp thiết lập hệ thống nhà máy khiến bạn không thể bòn rút được lợi ích nào từ ngày công của mình ngoại trừ chút lương cuối ngày. Bởi vì một trong những người sáng lập của cuộc cách mạng công nghiệp, Adam Smith tin rằng về bản chất con người rất lười biếng, và sẽ không tự giác làm gì cả trừ khi việc đó có lợi cho họ, và cách làm cho người ta thấy có lợi là đưa ra phần thưởng động viên. Đấy là lý do duy nhất con người ta chịu động tay làm việc. Thế là ta thiết lập nên hệ thống nhà máy hợp với quan điểm sai lầm đó về con người. Nhưng một khi hệ thống sản xuất đó đã hoàn thành, thật sự chẳng còn cách nào khác đề con người ta làm việc, ngoài cách mà Adam Smith đã trình bày. Ví dụ vừa rồi chỉ để chứng tỏ ý tưởng sai lầm có thể tạo nên hoàn cảnh mà cuối cùng lại làm "ý tưởng sai" đó đúng như thế nào Câu nói "thời đại bây giờ chẳng ai giúp ai" không đúng. Quả đúng là "chẳng ai thèm giúp ai" khi ta cho người ta công việc mất thể diện, không hồn. Cũng khá thú vị là chính Adam Smith người đã cho ta phát minh kỳ diệu về sản xuất hàng loạt, chia khâu lao động ông hiểu điều này. Ông nói rằng, những người làm việc tại dây chuyền lắp ráp những con người đó, ông ta nói rằng: "Một người nhìn chung sẽ trở nên ngu ngốc ở mức con người có thể đạt được." Giờ hãy lưu ý từ "trở nên" "Một người nhìn chung sẽ trở nên ngu ngốc ở mức con người có thể đạt được." Dù có chủ ý hay không thì Adam Smith có ý bảo ta thể chế con người ta làm việc tạo ra con người phù hợp với yêu cần của thể chế đó và tước đoạt từ họ cơ hội nhận được niềm thoả mãn từ công việc ta cho là tầm thường. Khoa học..., khoa học tự nhiên có cái hay ở chỗ ta có thể thêu dệt nên muôn vàn giả thuyết kỳ thú về vũ trụ mà vẫn hoàn toàn tự tin rằng vũ trụ chẳng hề quan tâm đến những giả thuyết ấy. Vụ trũ vẫn cứ tiếp diễn theo cách riêng mặc kệ mớ lý thuyết ta đặt ra về nó. Nhưng ta phải cẩn thận với các thuyết về bản chất con người, bởi bản chất con người sẽ bị thay đổi bởi những giả thuyết mà ta đặt ra nhằm giải thích, giúp ta hiểu về bản chất đó. Nhà nhân học có tiếng Clifford Geertz nhiều năm trước có phát biểu rằng nhân loại là "động vật chưa tiến hoá hết" Ý ông muốn nói bản năng con người là sở hữu bản chất người nó là sản phẩm của xã hội con người đang sống. Điều đó có nghĩa là bản chất con người chúng ta được tạo ra chứ không sẵn có. Chúng ta tạo nên bản chất con người cách thiết kế những thể chế để mọi người sinh sống và làm việc. Các bạn ở đây... gần như là những người chủ tạo nên vũ trụ. Khi quay trở về điều hành tổ chức của mình, các bạn nên tự hỏi mình một câu: Ta thực sự muốn thiết kế nên bản chất con người như thế nào? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Bạn đang giám sát việc vận chuyển những mặt hàng thiết yếu tới căn cứ nằm sâu trong lòng địch. Để vượt qua hải quan Hoàng gia, các gói hàng phải tuân thủ một giao thức nghiêm ngặt: Chiếc hộp được đánh số chẵn dưới đáy, phải được tô màu đỏ trên nắp hộp. Các hộp đang được cho lên xe để chuyển đi thì bạn nhận được tin khẩn. Một trong bốn chiếc hộp đã bị tô sai màu, nhưng họ đã để mất dấu nó. Tất cả các hộp đều đang trên băng tải. Hai hộp úp xuống: một được đánh số bốn, một được đánh số bảy. Hai hộp còn lại ngửa lên: một với nắp màu đen, một với nắp màu đỏ. Bạn biết rằng bất cứ vi phạm giao thức nào đều khiến cả lô hàng bị tịch thu và đẩy đồng minh của bạn vào nguy hiểm Nhưng bất cứ hộp nào bạn lấy ra để kiểm tra sẽ không được giao đi, nghĩa là tước mất của phiến quân những món đồ cực cần thiết. Xe sẽ rời đi trong vài phút, kể cả có hàng hay không Nên chọn lấy hộp nào khỏi băng chuyền? Tạm dừng video nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời! Đáp án trong: 3 2 1 Có vẻ như là bạn cần kiểm tra tất cả bốn hộp để xem có cái gì ở mặt bên kia. Nhưng thực tế, chỉ có hai hộp có vấn đề. Hãy nhìn lại giao thức một lần nữa. Nó nói rằng các hộp có số chẵn phải có nắp đỏ. Nó không nói gì về những hộp số lẻ, nên ta không cần quan tâm đến hộp được đánh số bảy. Thế hộp có màu đỏ bên trên thì sao? Liệu có cần kiểm tra xem số ở mặt đối diện có phải là số chẵn? Sự thật là, không cần. Giao thức nói rằng những hộp có số chẵn, thì được tô màu đỏ trên nắp. Nó không nói rằng chỉ có hộp số chẵn mới được tô màu đỏ trên nắp, hay hộp có màu đỏ ở trên nắp phải là hộp có số chẵn. Yêu cầu chỉ là một chiều. Nên không cần phải kiểm tra chiếc hộp với nắp màu đỏ. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra chiếc hộp với nắp màu đen, để chắc rằng nó không phải là chiếc hộp có số chẵn ở đáy. Nếu cho rằng quy định này ngụ ý một sự kết hợp đối xứng giữa số trên hộp và màu của nắp thì bạn không phải là người duy nhất. Lỗi sai này rất phổ biến đến nỗi còn có tên gọi cho nó: Kết luận vội vàng, hay sai lầm đến từ việc suy ngược lại Lỗi này giả định sai rằng nếu một điều kiện nhất định cần cho một kết quả nhất định , thì cũng là điều kiện đủ cho kết quả đó. Ví dụ, có bầu khí quyển là điều kiện cần để một hành tinh có sự sống. Nhưng không có nghĩa rằng đó là điều kiện đủ - sao Kim có bầu khí quyển nhưng lại thiếu những tiêu chí sinh tồn khác. Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy nhìn vào một trường hợp hơi khác. Tưởng tượng một chiếc hộp chứa đồ tạp hóa. Bạn thấy một hộp được đánh dấu để chuyển cho nhà hàng bít tết và một cho nhà hàng chay. Bạn thấy hai chiếc hộp được lộn ngược lại một được dán nhãn chứa thịt, một được dán nhãn chứa hành. Bạn cần kiểm tra cái nào? Quá dễ. Đảm bảo rằng thịt không được chuyển đến nhà hàng chay, Và chiếc hộp được chuyển đến nhà hàng này không chứa thịt. Hộp chứa hành có thể đến cả hai nơi, Và chiếc hộp chuyển đến nhà hàng bít tết có thể chứa cả hai thứ. Vì sao kịch bản này trông dễ hơn? Hai vấn đề này cơ bản là giống nhau. Có hai khả năng cho mặt trên của chiếc hộp, và hai khả năng cho mặt đáy. Nhưng trường hợp này dựa trên nhu cầu thực tế quen thuộc, và ta dễ hiểu rằng người ăn chay chỉ ăn rau, họ không phải là những người duy nhất ăn rau. Trong trường hợp gốc, quy định dường như khá tùy tiện, và khi chúng được tóm tắt theo cách đó, khó để nhận thấy sự kết nối logic hơn. Trong trường hơp của bạn, bạn đã xoay sở để có đủ nguồn cung cho phép duy trì cuộc kháng chiến. Và bạn đã làm được nhờ tư duy vượt ngoài chiếc hộp cả hai mặt của nó. Tất cả chúng ta đều cần một lý do gì đó để thức dậy. Với tôi, chỉ cần một cú 11,000 vôn Tôi biết các bạn quá lịch sự để hỏi, nên tôi sẽ kể cho các bạn nghe. Một buổi tối, vào năm hai đại học, vừa trở về từ kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, tôi và một vài người bạn đang đùa giỡn với nhau, thì chúng tôi quyết định trèo lên nóc một chiếc tàu điện đang đỗ, Nó chỉ đang đứng đó, với đống dây nhợ lòng vòng phía trên. Không hiểu sao, vào lúc đó, nó là một ý tuyệt cú mèo. Chúng tôi chắc hẳn đã làm những chuyện dại dột hơn. Tôi chạy lại cái cầu thang đằng sau lưng tàu, và khi tôi leo lên, một dòng điện chạy xuyên qua cánh tay tôi, đẩy ngã và thoát ra khỏi chân tôi, và nó là thế đấy. Bạn có tin là cái đồng hồ vẫn còn chạy được không? Vẫn chạy tốt! (Cười) Bố tôi giờ đang mang nó để lấy may. Đêm đó bắt đầu mối quan hệ chính thức của tôi với cái chết -- cái chết của tôi -- và nó cũng bắt đầu một hành trình dài của tôi như là một bệnh nhân. Đó là một từ hay. Nó có nghĩa là người chịu đựng. Thế nên tôi nghĩ tất cả chúng ta đều là bệnh nhân. Hiện nay, hệ thống y tế của Mỹ có quá nhiều lỗ hỏng để tương xứng với sự rực rỡ của nó, chắc chắn. Tôi hiện nay là một bác sĩ về chăm sóc đặc biệt và thuốc giảm đau, thế nên tôi đã nhận được sự chăm sóc từ cả 2 phía. Và tin tôi đi; hầu hết mọi người bước vào ngành y tế đều có ý tốt -- ý tôi, thật sự tốt. Thế nhưng chúng tôi - những người làm việc ở đó cũng là những nhân viên bất đắc dĩ cho một hệ thống mà thường chẳng đáp ứng gì cả. Tại sao? Chà, thật ra thì có một câu trả lời khá dễ dàng cho câu hỏi đó, và nó giải thích rất nhiều: bởi vì hệ thống y tế được thiết kế với trọng tâm là căn bệnh, chứ không phải con người. Và có thể nói, tất nhiên, đó là một thiết kế tồi. Và không có nơi nào mà ảnh hưởng của một thiết kế tồi lại đau lòng hơn hay cơ hội cho một thiết kế tốt lại cấp bách hơn là cuối đời người, nơi mọi thứ được cô đọng và tập trung. Không có cơ hội để làm lại lần nữa. Mục đích của tôi hôm nay là vươn ra ngoài những nguyên tắc và mời gọi những tư duy thiết kế về vấn đề quan trọng này. Đó là, để mang lại ý định và sự sáng tạo về trải nghiệm qua đời. Chúng ta có một cơ hội to lớn trước mắt, trước một trong một số ít những vấn đề toàn cầu vừa cá nhân mà cũng vừa mang tính dân sự xã hội: đó là suy nghĩ lại và thiết kế lại cách chúng ta từ giã cõi đời. Vậy hãy bắt đầu tại điểm kết thúc. Đối với hầu hết mọi người, điều sợ hãi nhất về cái chết không phải là bị chết, mà là đang chết dần, đầy đau đớn. Đó là điều khác nhau cơ bản. Để đào sâu điều này, sẽ rất có ích khi gỡ bỏ được những đau đớn và những đau đớn mà chúng ta có thể thay đổi. Cái đầu tiên thuộc về tự nhiên, một phần quan trọng của cuộc sống, một phần của cam kết, và nhờ có nó chúng ta được kêu gọi để tạo không gian, điều chỉnh, trưởng thành. Thật tốt để nhận ra có những sức mạnh lớn hơn bản thân chúng ta. Chúng mang đến sự cân đối, giống như một vũ trụ đúng cỡ. Sau khi chân tay tôi không còn nữa, sự mất mát đó, ví dụ, trở thành một thực thế, không thể thay đổi -- một phần cần thiết trong cuộc sống của tôi, và tôi học được rằng tôi không thể chối bỏ thực tế cũng như chối bỏ chính mình. Mất một thời gian, nhưng cuối cùng tôi đã học được nó. Một điều tuyệt vời về nỗi đau cần thiết đó là nó là thứ cốt lõi nối kết người chăm sóc và người nhận sự chăm sóc -- giữa con người với nhau. Chúng ta cuối cùng cũng phát hiện ra đây là nơi mà sự chữa lành xuất hiện. Vâng, lòng trắc ẩn --- thật sự, như chúng ta đã học biết ngày hôm qua -- chịu đau đớn cùng nhau. Bây giờ, về mặt hệ thống, ngược lại, có quá nhiều đau đớn không cần thiết, được tạo ra. Nó chẳng phục vụ cho một mục đích tốt nào cả. Nhưng tin tốt là, vì loại đau đớn này được tạo ra, thì chúng ta có thể thay đổi nó. Cách chúng ta chết thật sự là thứ chúng ta có thể tác động. Tạo nên một hệ thống nhạy cảm với điều khác biệt cơ bản này, giữa những nỗi đau cần thiết và không cần thiết mang đến cho chúng ta một trong ba thiết kế đầu gợi ý cho chúng ta trong lúc ấy. Sau hết, vai trò của chúng ta như là người chăm sóc, là người có trách nhiệm, đó là làm giảm nỗi đau -- chứ không phải làm nó chồng chất lên. Đúng với giáo lý của chăm sóc giảm nhẹ, tôi làm việc như là một người tận tâm suy nghĩ cũng như là một bác sĩ kê đơn. Ngoài lề một chút: biện pháp giảm nhẹ -- một lĩnh vực quan trọng nhưng ít được biết đến -- mặc dù có bao gồm, nhưng nó không giới hạn trong sự chăm sóc vào cuối đời Nó không phải là giới hạn của chăm sóc đặc biệt. Nó đơn giản là xoa dịu và sống tốt đẹp ở bất kỳ giai đoạn nào. Thế nên xin biết cho rằng bạn không phải chết sớm mới nhận được lợi ích từ biện pháp giảm nhẹ. Bây giờ, để tôi giới thiệu các bạn với Frank Kiểu như để làm rõ ý này. Tôi đã gặp Frank trong nhiều năm. Anh ấy đang chống chọi với căn bệnh ung thư tuyết tiền liệt giai đoạn đầu cùng với bệnh HIV lâu năm Chúng tôi đang xử lý cơn đau xương và mệt mỏi của anh ấy, nhưng hầu hết thời gian chúng tôi cùng nhau đối thoại về cuộc sống của anh ấy -- thật sự là về cuộc sống của chúng ta. Theo cách đó, Frank thấy đau lòng. Theo cách đó, anh ấy chấp nhận những mất mát khi chúng kéo đến và như thế anh ấy sẵn sàng để đón nhận thời khắc tiếp theo. Mất mát là một chuyện, nhưng hối tiếc lại là chuyện khác. Frank luôn là một người ưa mạo hiểm -- anh ấy giống như một thứ bước ra từ bức tranh của Norman Rockwell -- và không hề thích sự hối tiếc. Nên không ngạc nhiên khi một ngày anh ấy đến bệnh viện và nói rằng anh ấy muốn chèo xuồng dọc sông Colorado. Đó liệu có phải là một ý hay? Vì những rủi ro về an toàn và sức khỏe của anh ấy, một số sẽ nói không. Nhiều người đã nói thế, nhưng anh ấy vẫn làm, khi anh ấy vẫn có thể. Đó là một hành trình đầy vẻ vang và phi thường: nước buốt lạnh, hơi nóng phỏng dộp, bọ cạp, rắn rết, thế giới hoang dã gào thét qua những bức tường rực lửa của đại vực Grand Canyon -- tất cả những mặt vinh quang của thế giới nằm ngoài kiểm soát của chúng ta Quyết định của Frank, mặc dù có lẽ ngông cuồng, chính xác là thứ mà nhiều người trong chúng ta sẽ làm, chỉ khi chúng ta toàn được ủng hộ để tìm ra điều tốt nhất cho bản thân nhiều lần. Cái mà chúng ta nói đến rất nhiều ngày hôm nay là sự thay đổi quan điểm. Sau tai nạn, khi tôi quay lại trường đại học, tôi chuyển sang học về lịch sử nghệ thuật. Nghiên cứu nghệ thuật thị giác, tôi nhận ra tôi đã học cách để nhìn -- một bài học rất hiệu nghiệm với một đứa trẻ không thể thay đổi nhiều thứ mà cậu ta đang nhìn. Quan điểm, một kiểu như thuật giả kim mà con người chúng ta đang nghịch ngợm, biến nỗi đau đớn thành một bông hoa. Lướt nhanh: hiện tôi đang làm việc ở một nơi rất tuyệt tại San Francisco. được gọi là chương trình Zen Hospice, nơi chúng ta có một vài cách thức giúp thay đổi góc nhìn. Khi một trong những bệnh nhân qua đời, một nhân viên an táng đến, và khi chúng tôi đưa thi thể dọc theo khu vườn ra ngoài, tiến về phía cổng, chúng tôi dừng lại. Bất kỳ ai muốn -- bạn bè ở chung, gia đình, y tá, tình nguyện viên, cả người lái xe tang, -- chia sẻ một câu chuyện hay một bài hát hay sự yên lặng, và chúng tôi rắc những cánh hoa lên trên thi thể người mất. Việc đó kéo dài trong vài phút; đó là một hình ảnh chia ly dịu ngọt, giản đơn để dẫn đưa trong nỗi buồn cùng với sự ấm áp, hơn là nỗi ghê sợ. Trái ngược với trải nghiệm thông thường ở các bệnh viện, như thế này -- căn phòng cực sáng với hàng dãy chai lọ cùng những chiếc máy kêu bíp bíp và những ánh đèn nhấp nháy và không dừng lại ngay cả khi bệnh nhân đã qua đời. Đội lau dọn lao vào, thi thể bị vội đẩy đi, và cảm giác như thể con người ấy chưa hề tồn tại. Một ý tốt, nếu nói về vấn đề thanh trùng, nhưng bệnh viện có xu hướng giết chết giác quan của chúng ta, và điều tốt nhất chúng ta có thể mong bên trong những bức tường đó là sự tê liệt -- sự gây mê, thực sự, là sự trái ngược với thẩm mĩ quan. Tôi trân trọng bệnh viện về những gì họ làm, tôi còn sống là nhờ họ. Nhưng chúng ta đòi hỏi quá nhiều ở các bệnh viện. Đó là nơi dành cho việc cấp cứu và các bệnh có thể chữa trị. Đó không là phải là nơi để sống và chết; đó là không phải là chức năng của chúng Tôi không bỏ qua khái niệm rằng các viện của chúng ta có thể trở nên nhân văn hơn. Cái đẹp có thể được tìm thấy ở khắp nơi. Tôi đã trải qua vài tháng ở một khoa bỏng tại bệnh viện St. Barnabas ở Livingston, New Jersey. nơi tôi nhân được sự quan tâm tuyệt vời ở mọi mặt, bao gồm biện pháp giảm nhẹ hiệu quả cho cơn đau của tôi. Vào một đêm, khi ngoài trời tuyết bắt đầu rơi. Tôi nhớ y tá của tôi than phiền về việc phải lái xe trong trời tuyết. Trong phòng của tôi không có cái cửa sổ nào, nhưng thật tuyệt khi tưởng tượng ra cảnh tuyết rơi như thế nào. Ngày hôm sau, một trong những y tá lén đem vào một trái banh tuyết. Cô ấy mang nó vào phòng. Không thể tả tôi đã cảm thấy sung sướng như thế nào khi cầm nó trong tay, và hơi lạnh nhỏ ướt lên vùng da bị bỏng của tôi. sự kỳ diệu của nó, sự mê hoặc khi tôi nhìn nó tan ra thành nước. Trong khoảnh khắc đó, là một phần của hành tinh này trong vũ trụ trở nên quan trọng với tôi hơn là việc tôi sống hay chết. Trái banh tuyết gói trong đó tất cả niềm cảm hứng mà tôi cần để vừa cố gắng sống và vừa cảm thấy ổn nếu tôi không thể vượt qua. Trong bệnh viện, đó là khoảnh khắc đánh cắp được. Suốt nhiều năm làm việc, tôi biết nhiều người sẵn sàng để ra đi, sẵn sàng để chết. Không phải vì họ đã tìm thấy bình an hay sự siêu thoát nào đó, nhưng bởi vì họ thấy ghê tởm khi cuộc sống của họ trở thành -- chỉ trong một từ, bị vứt đi, hoặc tồi tệ đi. Ta có một con số kỷ lục số người mắc các bệnh kinh niên, nan y trước khi bước vào tuổi già. Và chúng ta chẳng đi đến đâu trong việc chuẩn bị cho "cơn sóng bạc" này. Chúng ta cần một hệ thống cơ sở vật chất năng động để quản lý những sự thay đổi địa chấn về dân số này. Đây chính là lúc để tạo ra một điều gì đó mới mẻ, quan trọng. Tôi biết chúng ta có thể bởi vì chúng ta cần phải làm điều đó. Nếu không thì không thể chấp nhận được. Và những tác nhân chủ chốt là: chính sách, giáo dục và đào tạo, hệ thống, gạch và vữa. Ta có hàng tấn dữ liệu đầu vào dành cho các nhà thiết kế ở mọi lĩnh vực sáng tạo Chúng ta biết từ việc nghiên cứu rằng điều quan trọng nhất đối với người gần ra đi là: sự khuây khỏa; cảm giác nhẹ nhõm với mình và với những người thân; sự hiện diện của bình yên; một ý niệm về sự mầu nhiệm và tâm linh. Trong suốt gần 30 năm của dự án Zen Hospice, chúng tôi học được nhiều điều nhỏ bé từ những bệnh nhân. Những thứ nhỏ nhặt mà không hề nhỏ nhặt. Hãy nói đến Janette. Bà ấy liên tục cảm thấy khó thở bởi chứng ALS. Nào, đoán xem? Bà ấy muốn hút thuốc trở lại -- và là loại của Pháp, nếu được. Không phải là xu hướng tự hủy hoại, nhưng để cảm thấy phổi bà ấy được thỏa mãn khi bà ấy có chúng. Thứ tự ưu tiên thay đổi. Hay Kate -- bà ấy chỉ muốn được biết con chó Austin của bà ấy đang nằm dưới chân giường của bà, cảm thấy cái mõm lạnh toát của nó trên làn da mình, hơn là cảm thấy hóa trị đang chảy qua tĩnh mạch mình, bà ấy đã làm thế. Sự thỏa mãn giác quan, mỹ quan, trong khoảnh khắc, trong tích tắc, chúng ta được thưởng bằng sự tồn tại. Phần lớn điều này xuất phát từ việc yêu quý khoảng thời gian chúng ta sống bằng các giác quan, bằng cơ thể -- cái cốt yếu nhất của việc sống và chết. Có lẽ căn phòng thương tâm nhất ở nhà cho khách của Zen Hospice là phòng bếp nơi khá lạ lẫm khi bạn phát hiện ra rằng có rất nhiều bệnh nhân ăn được rất ít, nếu không nói là tất cả. Nhưng chúng tôi nhận ra chúng tôi được cung cấp chất dinh dưỡng ở nhiều mức khác nhau: mùi vị, một mức độ tượng trưng. Nghiêm túc, với tất cả những trọng trách dưới mái nhà của chúng tôi, một trong những biện pháp đúng và gắng sức nhất mà chúng tôi biết, đó là nướng bánh quy. Khi nào chúng ta còn các giác quan -- thậm chí chỉ một -- chúng ta vẫn còn cơ hội để tiếp cận thứ khiến chúng ta cảm thấy mình là con người, được kết nối. Hãy tưởng tượng âm hưởng của quan điểm này lan rộng ra cho hàng triệu người đang sống và ra đi với chứng mất trí. Những niềm vui cơ bản thuộc về giác quan được nói bằng thứ ngôn ngữ không lời, thúc đẩy sự hiện hữu trong thực tại -- không cần đến quá khứ hay tương lai. Vậy, nếu việc xóa bỏ những đau đớn không cần thiết ra khỏi hệ thống là gợi ý thiết kế đầu tiên của chúng ta, thì việc hướng đến chân giá trị bằng các giác quan, bằng cơ thể -- lĩnh vực thẩm mỹ học là gợi ý thiết kế thứ hai. Bây giờ, điều này sẽ dẫn chúng ta đến điều thứ 3 và thứ 4: đó là, chúng ta cần nâng cao tầm nhìn, hướng tầm nhìn của chúng ta vào hạnh phúc, nhờ đó cuộc sống, sức khỏe, và y tế có thể trở thành thứ làm cuộc sống tuyệt vời hơn thay vì chỉ làm cho nó bớt kinh khủng hơn. Sự nhân đạo. Ở đây, điều này trở nên đúng đắn trong việc phân biệt giữa mô hình lấy bệnh-và-bệnh-nhân-làm-trung-tâm hay lấy con-người-làm-trung-tâm, và đây là nơi việc chăm sóc trở thành công việc sáng tạo, sản sinh, và thậm chí là hành động chơi đùa. 'Chơi đùa' có thể nghe khá hài hước. Nhưng đây lại là trạng thái thích nghi cao nhất của chúng ta. Hãy nghĩ đến tất cả nỗ lực quan trọng chính để là người. Nhu cầu thức ăn sinh ra nền ẩm thực. Nhu cầu nhà ở thúc đẩy ngành kiến trúc. Nhu cầu ăn mặc, thời trang. Và để quên đi thời gian, chúng ta phát minh ra âm nhạc. Vậy nên, vì cái chết là một phần quan trọng của cuộc sống, chúng ta sẽ tạo nên điều gì với thực tế này? "Chơi đùa" tôi không có ý khuyên chúng ta cách tiếp cận cái chết nhẹ nhàng hoặc chúng ta tạo ra một cách chết cụ thể nào. Có những ngọn núi thương tiếc không thể dịch chuyển, và bằng cách này hay cách khác, chúng ta tất cả sẽ phải quỳ trước nó. Đúng hơn, tôi đang đòi hỏi chúng ta tạo ra khoảng không gian -- về vật chất và tinh thần để cho phép cuộc sống tự vận hành theo bất kỳ cách nào -- thay vì chỉ là cố để hoàn thành nó, Tuổi già và cái chết có thể trở thành quá trình cao độ đến đoạn kết. Chúng ta không thể giải quyết việc chết. Tôi biết một vài trong các bạn đang làm điều đó. (Cười) Trong khi đó, chúng ta có thể -- (Cười) Chúng ta có thể thiết kế hướng tới nó. Nhiều phần trong tôi đã chết từ trước rồi, đó là cách chúng ta có thể nói về nó bằng cách này hay cách khác. Tôi phải tái thiết cuộc sống của mình xung quanh thực tế này, và tôi nói cho các bạn biết rằng đó là một sự giải phóng để nhận ra rằng các bạn luôn tìm được điều tuyệt đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống mà các bạn bỏ lại phía sau, giống như trái banh tuyết tồn tại trong một khoảnh khắc hoàn hảo, trong suốt thời gian nó tan chảy. Nếu chúng ta yêu những khoảnh khắc đó cực nhiều, thì có lẽ chúng ta có thể học cách để sống tốt -- không phải bất chấp cái chết, mà là bởi cái chết. Hãy để cái chết là thứ đưa chúng ta đi, chứ không phải sự thiếu trí tưởng tượng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Điều tôi muốn làm là nói với các bạn một ít về nỗi sợ hãi và cái giá của nỗi sợ hãi và thời kì sợ hãi mà chúng ta đang tiến tới. Tôi muốn các bạn cảm thấy thoải mái với tôi bằng cách cho các bạn biết rằng tôi biết một chút về sự sợ hãi và sự lo lắng. Tôi là 1 người Do Thái đến từ New Jersey. (Cười) Tôi đã biết lo lắng trước khi tôi biết đi (Cười) Vâng, xin hãy vỗ tay cho điều đó. (Vỗ tay) Cảm ơn. Nhưng tôi cũng lớn lên trong thời điểm mà có những điều để sợ hãi. Chúng tôi được đưa ra hội trường khi tôi còn là một đứa trẻ nhỏ và được dạy cho cách tự trùm áo khoác phủ kín đầu để bảo vệ mình khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Thậm chí cái đầu 7 tuổi của tôi cũng biết rằng điều đó không ích gì. Nhưng tôi cũng biết rằng cuộc chiến hạt nhân toàn cầu là một điều đáng lo ngại. Vậy mà, dù thực tế là chúng ta đã sống suốt 50 năm với sự đe dọa của cuộc chiến như vậy, phản ứng của chính phủ chúng ta và của xã hội chúng ta là làm những điều tuyệt vời. Chúng ta đã tạo chương trình không gian để đáp trả điều đó. Chúng ta xây hệ thống đường cao tốc để đáp trả điều đó. Chúng ta đã tạo ra Internet để đáp trả điều đó. Vì vậy đôi khi nỗi sợ hãi có thể tạo ra một phản ứng mang tính xây dựng. Nhưng đôi khi nó có thể tạo ra một phản ứng không có tính chất này. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, 19 tên đã kiểm soát 4 chiếc máy bay và lái chúng đâm vào vài tòa nhà. Chúng đã tạo ra tổn thất khủng khiếp. Đó không phải việc của chúng ta để giảm thiểu những tổn thất đó Nhưng phản ứng mà chúng ta đã làm rõ ràng là không cân xứng - không cân xứng đến mức chúng ta đang ở bờ vực rối ren. Chúng ta đã bố trí lại bộ máy an ninh quốc gia Hoa Kì và của nhiều chính phủ khác để đề cập về mối đe dọa mà ở thời điểm các cuộc tấn công đó diễn ra, mối đe dọa đó khá giới hạn Thực tế, theo các cơ quan tình báo của chúng ta, vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, đã có 100 thành viên chủ chốt của tổ chức Al-Qaeda. Chỉ có vài ngàn tên khủng bố. Chúng đã đặt ra một mối đe dọa hiện hữu không nhằm vào ai. Nhưng chúng ta đã bố trí lại toàn bộ hệ thống an ninh quốc gia của chúng ta một cách bao quát nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến. Chúng ta đã chi hàng tỉ tỉ đô la. Chúng ta đã đánh mất giá trị của chính mình. Chúng ta đã vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng ta nhân nhượng tra tấn. Chúng ta đã chấp nhận ý tưởng là nếu 19 gã này có thể làm được, thì mọi người đều làm được. Và do đó, lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đã nhìn tất cả mọi người như một mối đe dọa. Và kết quả của điều đó là gì ? Các lập trình giám sát theo dõi email và các cuộc điện thoại của toàn bộ các quốc gia - hàng trăm triệu người - bỏ qua việc các nước này có là đồng minh của ta hay không, bỏ qua cả những gì là lợi ích chúng ta. Tôi sẽ tranh luận rằng 15 năm sau, kể từ hôm nay sẽ có thêm nhiều kẻ khủng bố hơn, nhiều cuộc tấn công khủng bố hơn, nhiều thương vong do khủng bố hơn-- tính toán này là của của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ - kể từ hôm nay, khu vực mà các cuộc tấn công đó bắt nguồn lại càng bất ổn hơn bao giờ hết trong lịch sử, có lẽ kể từ khi xảy ra nạn Hồng Thủy, chúng ta đã không thành công trong phản ứng của chúng ta. Giờ đây bạn phải tự hỏi, ta đã sai từ đâu? Chúng ta đã làm gì? Chúng ta mắc phải sai lầm gì? Và bạn có thể nói, nhìn đi, Washington là một nơi bất thường. Có những cuộc đấu đá chính trị để kiếm cơm. Chúng ta đã biến những cuộc đàm luận thành một cuộc chiến trong lồng. Và đó là sự thật. Nhưng, tin hay không, có vấn đề còn lớn hơn sự rối loạn đó, mặc dù tôi tranh luận rằng sự rối loạn đó làm ta không thể làm được bất cứ điều gì ở những nước giàu và mạnh nhất thế giới là một điều còn nguy hiểm hơn so với một nhóm như ISIS có thể làm, bởi vì nó cản bước chúng ta và khiến ta tránh xa sự tiến bộ. Nhưng còn nhiều vấn đề khác. Và các vấn đề đó đến từ thực tế là ở Washington và nhiều thủ phủ khác hiện nay, chúng ta đang gặp khủng hoảng sáng tạo. Tại Washington, tại bộ phận cố vấn, nơi mà mọi người được cho là phải đưa ra những ý tưởng mới, bạn sẽ không thấy ý tưởng mới táo bạo nào, vì nếu bạn đề nghị 1 ý tưởng táo bạo mới, bạn không chỉ bị công kích trên Twitter, mà còn không được nhận trong công tác chính phủ. Vì chúng ta nhạy cảm với sự độc hại gia tăng trong cuộc tranh luận chính trị, bạn có những chính phủ có tâm lý ta- đối đầu với -họ, những nhóm nhỏ sẽ ra quyết định. Khi bạn ngồi cùng với một nhóm nhỏ những người ra quyết định, bạn sẽ nhận được gì? Bạn nhận được ý tưởng nhóm. Mọi người đều có chung quan điểm, bất cứ cái nhìn nào từ bên ngoài nhóm đều được xem là một sự đe dọa. Đó là sự nguy hiểm. Bạn sẽ có những quy trình phản ứng lại vòng tuần hoàn thông tin Và do đó, các bộ phận của chính phủ Mỹ có tầm nhìn xa, nhìn về phía trước, hoạch định chiến lược- các chính phủ khác cũng làm điều này - nhưng không được, vì họ đang phản ứng lại vòng tuần hoàn thông tin. Vì vậy ta không nhìn về phía trước. Vào ngày 11/09, chúng ta đã có khủng hoảng vì chúng ta đã nhìn sai hướng đi. Ngày nay chúng ta có một khủng hoảng bởi vì sự cố ngày 11/09, chúng ta vẫn đang nhìn sai hướng, và chúng ta biết vì chúng ta thấy những xu hướng chuyển đổi ở phía chân trời quan trọng hơn rất nhiều so với những gì ta thấy vào ngày 11/09; quan trọng hơn rất nhiều so với mối đe dọa đặt ra bởi những kẻ khủng bố này; thâm chí còn quan trọng hơn cả sự bất ổn mà chúng ta đã có ở vài nơi trên thế giới mà họ đang nhức nhối bởi sự bất ổn hiện nay. Thực chất, những điều chúng ta đang thấy ở các nơi đó trên thế giới có thể là những triệu chứng. Chúng có thể là sự phản ứng với những xu thế lớn lao hơn. Và nếu chúng ta cứ chữa trị triệu chứng này và phớt lờ xu thế lớn hơn, thì chúng ta sẽ phải đương đầu với những vấn đề lớn hơn. Và những xu hướng đó là gì? Đối với một nhóm như các bạn, những xu hướng khá rõ ràng. Chúng ta đang sống tại thời điểm mà từng mảnh vải của xã hội loài người đang được đan lại. Nếu bạn từng nhìn thấy bìa của tờ The Economist cách đây vài ngày - tờ đó cho rằng 80% dân số trên hành tinh, đến năm 2020, sẽ có một chiếc smartphone. Họ sẽ có một chiếc máy tính nhỏ được kết nối Internet ở trong túi. Ở hầu hết các nước Châu Phi, tỉ lệ sử dụng điện thoại là 80%. Tháng 10 vừa rồi, chúng ta có nhiều thiết bị di động, thẻ SIM, trên thế giới hơn là dân số. Chúng ta đang ở thời khắc quan trọng trong lịch sử, khi mà mỗi một người trên thế giới, sẽ là một phần của hệ thống nhân tạo lần đầu tiên, có thể chạm vào người khác - chạm vào họ dù tốt hay xấu, khỏe mạnh hay ốm đau. Và những thay đổi gắn liền với nó đang dần thay đổi tính tự nhiên trên từng khía cạnh của việc quản lí và cuộc sống trên thế giới theo những cách mà các nhà lãnh đạo của chúng ta phải nghĩ về nó, khi họ nghĩ về những mối đe dọa trực tiếp này. Về phía cạnh an ninh, ta thoát khỏi Chiến Tranh Lạnh và vì nó quá tốn kém cho 1 cuộc chiến hạt nhân, nên chúng ta đã không làm, đến thời kỳ mà tôi gọi là Chiến Tranh Mát Mẻ, chiến tranh mạng, mà chi phí cho các cuộc xung đột thực sự rất thấp, ta có thể không bao giờ dừng. Ta có thể bước vào một thời kỳ chiến tranh triền miên, và ta biết bởi vì ta đã trải qua trong nhiều năm rồi. Thế mà, ta chưa có những học thuyết cơ bản để hướng dẫn ta trong vấn đề này. Chúng ta chưa có những sáng kiến cơ bản. Nếu ai đó tấn công chúng ta qua mạng, thì liệu ta có khả năng phản ứng lại bằng cuộc tấn công thật sự? Chúng ta không biết. Nếu ai đó thực hiện cuộc tấn công mạng, làm sao chúng ta ngăn được họ? Khi Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công mạng, Chính phủ Hoa Kỳ đã làm gì? Có người nói chúng ta sẽ truy tố một vài người Trung Quốc, những người chưa bao giờ đến Mỹ. Họ sẽ không bao giờ đi đến bất cứ chỗ nào gần một sĩ quan hành pháp những người sẽ tống giam họ. Đó là một cử chỉ - không phải một trở ngại. Các lực lượng điều hành đặc biệt hiện có trong có lĩnh vực ngày nay phát hiện ra rằng những nhóm phiến loạn nhỏ dùng điện thoại di động truy cập vào hình ảnh vệ tinh mà trước đó chỉ những người quyền lực mới có. Thực vậy, nếu như bạn có một cái điện thoại, bạn có thể truy cập vào quyền hạn mà một người quyền lực đã không có, và sẽ là điều tuyệt mật cách đây 10 năm. Trong điện thoại của tôi có một ứng dụng cho tôi biết vị trí của các máy bay trên thế giới, tọa độ và tốc độ của nó, và loại máy bay gì, và nó sẽ đi đâu, hạ cánh ở đâu. Họ có những ứng dụng cho phép họ biết kẻ thù của họ đang định làm gì. Họ đang sử dụng những công cụ này theo cách mới. Khi một quán cafe ở Sydney bị một gã khủng bố kiểm soát, gã đi vào với một khẩu súng trường... và một cái iPad. Và vũ khí chính là cái iPad. Bởi vì gã bắt người, gã khủng bố họ, gã đưa iPad vào mặt họ, và sau đó gã quay video rồi tung lên internet, và gã đã chiếm lĩnh truyền thông thế giới. Nhưng nó không chỉ ảnh hưởng về an ninh. Mối quan hệ giữa các quyền lực tối cao - chúng ta tưởng đã trải qua kỉ nguyên lưỡng cực. Ta nghĩ đây là kỉ nguyên đơn cực, nơi mà các vấn đề lớn được giải quyết. Bạn nhớ không? Đó là cái kết của lịch sử. Nhưng không phải thế. Giờ chúng ta nhận ra rằng những giả thuyết cơ bản về Internet - rằng nó sẽ kết nối chúng ta, gắn kết xã hội - không hẳn là thật. Ở các nước như Trung Quốc, ta có Bức Tường Lửa Trung Quốc Có những quốc gia nói không, nếu Internet xuất hiện ở nước chúng tôi chúng tôi kiểm soát nó trong lãnh thổ. Chúng tôi kiểm soát nội dung. kiểm soát an ninh. Chúng tôi sẽ quản lý Internet. sẽ quyết định cái gì được tung lên mạng. Chúng tôi sẽ thiết lập một bộ luật khác. Giờ bạn có lẽ nghĩ, đó chỉ là Trung Quốc. Nhưng đó không chỉ là Trung Quốc. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga. Đó là Ả Rập Xê-út, Singapore, Brazil. Sau vụ lùm xùm của NSA, Nga, Trung, Ấn Độ, Brazil, đều nói rằng hãy tạo ra một sức mạnh Internet mới, vì chúng ta không thể chỉ phụ thuộc vào một cái. Và rồi thì, bạn có được gì? Bạn có một thế giới lưỡng cực mới mà trong đó có quốc tế hóa công nghệ, niềm tin của chúng ta, bị thách thức bởi chủ nghĩa dân tộc về công nghệ, niềm tin khác. Chúng ta sẽ thấy nhiều sự thay đổi ở khắp mọi nơi. Ta thấy dịch vụ thanh toán qua di động. Nó đang diễn ra ở những nơi bạn không thể ngờ. Điều đó đang diễn ra ở Kenya và Tanzania, nơi có hàng triệu người không được tiếp cận những dịch vụ tài chính giờ dùng những dịch vụ đó trên điện thoại của mình. Có 2.5 triệu người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính sẽ nhanh chóng có được thôi. Một tỉ trong số đó sẽ sớm truy cập được các dịch vụ đó qua điện thoại của họ. Điều này không chỉ giúp họ giao dịch với ngân hàng. Điều này sẽ thay đổi định nghĩa về chính sách tiền tệ. Điều này sẽ thay đổi định nghĩa về tiền Giáo dục cũng sẽ thay đổi tương tự vậy. Dịch vụ y tế cũng sẽ thay đổi tương tự. Những dịch vụ chính phủ cũng sẽ được phân bổ theo cách tương tự. Thế mà, ở Washington, chúng ta đang tranh luận liệu có nên gọi nhóm khủng bố kiểm soát toàn bộ Syria và I-rắc là ISIS hay ISIL hay hệ thống Hồi giáo. Chúng ta đang cố gắng xác định số tiền mà chúng ta muốn thương lượng cùng những người Iran trong cuộc chiến hạt nhân công nghệ cách đây 50 năm, trong khi ta biết Iran hiện nay đang trong cuộc chiến mạng với chúng ta và chúng ta đang phớt lờ điều đó, một phần là vì những doanh nghiệp không hài lòng về các cuộc tấn công mà họ đang chịu tổn thất. Và điều đó khiến chúng ta kiệt sức điều đó mới đáng nói, và một sự thất bại không thể quan trọng hơn một nhóm như vậy, vì sự phát triển của nước Mỹ và an ninh quốc gia thật sự và tất cả mọi việc được xúc tiến thậm chí suốt thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, là quan hệ đối tác công - tư giữa khoa học, công nghệ và chính phủ bắt đầu khi Thomas Jefferson ở trong phòng thí nghiệm một mình nghĩ ra nhiều điều mới. Nhưng đó là những kênh đào, và đường ray và điện báo; đó là ra-đa và Internet. Đó là Tang, thức uống cho bữa sáng - có thể không quan trọng nhất trong số những phát triển. Nhưng điều bạn có là quan hệ đối tác và một cuộc đối thoại, và cuộc đối thoại đã thất bại. Đó là sự thất bại vì ở Washington, ít có chính phủ được xem xét hơn. Đó là sự thất bại,tin hay không, vì Washington đang có cuộc chiến khoa học mặc dù trong lịch sử của loài người, mỗi lần có ai đó tiến hành cuộc chiến tranh khoa học, khoa học luôn giành chiến thắng. (Vỗ tay) Nhưng chúng ta có một chính phủ không muốn lắng nghe, không có đủ nhân lực trình độ cao nhất để hiểu điều này. Trong thời đại hạt nhân, khi có nhiều người làm việc trong hệ thống an ninh cao cấp, họ phải phát biểu chính kiến của mình. Họ phải biết tiếng lóng, từ vựng. Nếu bạn đi đến cấp cao nhất trong chính phủ Mỹ hiện nay và nói "Nói tôi nghe về máy tính, về khoa học thần kinh, về những điều sẽ thay đổi thế giới vào ngày mai", họ sẽ đứng ngây người ra. Tôi biết, vì khi tôi viết cuốn sách này, tôi đã gặp 150 người, đa số từ lĩnh vực khoa học và công nghệ, cảm thấy họ như bị đẩy qua bàn dành cho trẻ em Trong lúc đó, về mặt công nghệ, chúng ta có nhân lực tuyệt vời để tạo ra những điều tuyệt vời, nhưng họ bắt đầu tại ga-ra và họ không cần chính phủ họ không muốn chính phủ can thiệp. Nhiều người có quan điểm chính trị mập mờ giữa chủ nghĩa tự do và vô chính phủ: hãy để tôi yên. Nhưng thế giới đang tan rã. Đột nhiên, sẽ có nhiều sự thay đổi lớn trong luật lệ và quy định và những vấn đề lớn liên quan đến tranh chấp và những vấn đề lớn liên quan đến an ninh và sự riêng tư. Và chúng ta còn chưa bắt đầu những vấn đề kế tiếp, những vấn đề triết học. Nếu bạn không thể bầu cử, nếu bạn không có việc làm, nếu bạn không thể gửi ngân hàng, không được dịch vụ y tế, nếu bạn được giáo dục nếu không có Internet, việc truy cập Internet có phải quyền lợi cơ bản nên được viết trong hiến pháp? Nếu việc truy cập Internet là quyền lợi cơ bản, có phải việc sử dụng điện cho 1.2 tỉ người không thể sử dụng điện là quyền lợi cơ bản? Đây là những vấn đề cơ bản. Những triết gia ở đâu? Cuộc đối thoại ở đâu? Và điều đó khiến tôi có mặt tại đây. Tôi sống ở Washington. Thật tội nghiệp. (Cười) Cuộc đối thoại không có diễn ra tại đây. Những vấn đề lớn này sẽ thay đổi thế giới, thay đổi an ninh quốc gia, thay đổi nền kinh tế, tạo ra niềm hi vọng, tạo ra sự đe dọa, chỉ có thể được giải quyết khi bạn tập hợp những nhóm am hiểu khoa học và công nghệ đến gần nhau chung tay cùng với chính phủ. Cả hai bên đều cần lẫn nhau. Và cho tới khi chúng ta khôi phục lại sự liên kết đó, cho tới khi chúng ta giúp nước Mỹ và những nước khác cùng phát triển, chúng ta sẽ càng ngày càng dễ bị công kích. Những rủi ro liên quan ngày 9/11 sẽ không đếm được số lượng người mất trong cuộc tấn công khủng bố hay số lượng tòa nhà bị hủy hay hàng tỉ tỉ đô la tổn thất. Chúng sẽ được tính bằng cái giá ngó lơ của ta khỏi những vấn đề quan trọng và sự bất lực của chúng ta trong việc tập hợp các nhà khoa học, kĩ sư công nghệ, những lãnh đạo nhà nước ngay lúc chuyển giao tương tự buổi đầu thời đại Phục Hưng, tương tự buổi đầu của những kỉ nguyên chuyển giao quan trọng từng xảy ra trên Trái Đất, và bắt đầu nghĩ ra, nếu không phải là câu trả lời chính xác, ít nhất cũng là những câu hỏi chính xác. Tuy chúng ta chưa đến được đó, nhưng những cuộc thảo luận thế này và những nhóm như bạn là những nơi mà những câu hỏi có thể được hình thành. Và đó là lí do tôi tin tưởng những nhóm như TED, những buổi thảo luận tương tự trên khắp hành tinh, là nơi mà tương lai của chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, triết học, cuối cùng sẽ diễn ra. Do đó, tôi thật vinh hạnh khi trò chuyện cùng bạn. Cảm ơn rất, rất nhiều. (Vỗ tay) Billie Jean King: Chào mọi người! (Vỗ tay) Cảm ơn, Pat. Cảm ơn! Wow, làm tôi thấy hứng khởi quá! (Tràng cười) Pat Mitchell: Tốt! Chị biết đấy, khi tôi xem lại lần nữa video của trận đấu, chị chắc hẳn đã cảm thấy như thể số phận của phụ nữ trên thế giới đang nằm trong mỗi cú đánh của chị vậy. Chị có cảm thấy như vậy không? BJK: Trước nhất, Bobby Riggs - ông ấy từng là vậy động viên số một, ông ấy không chỉ là một vận động viên Ông là một trong những người hùng mà tôi luôn ngưỡng mộ. và thực ra, đó chính là lý do mà tôi thắng được ông, vì tôi tôn trọng ông (Tràng cười) Thật đấy - mẹ tôi và đặc biệt là bố tôi luôn nói: "Tôn trọng đối thủ của mình, không bao giờ được xem thường họ" Và ông đã đúng. Hoàn toàn đúng. Nhưng tôi biết nó là về thay đổi xã hội Và tôi thật sự căng thẳng mỗi khi phải nói về nó, và tôi thấy như cả thế giới đang đặt trên đôi vai mình vậy. Và nghĩ, "Nếu thua, tôi sẽ đẩy nữ giới đi lùi lại ít nhất 50 năm." Điều luật IX được thông qua chỉ một năm trước đó - 23/6/1972 Và quần vợt nữ chuyên nghiệp - có 9 người trong chúng tôi ký kết hợp đồng 1-đô la vào năm 1970 - và nhớ là, trận đấu diễn ra vào năm 1973. Đó chỉ mới là năm thứ 3 trong tour thi đấu của chúng tôi nơi mà chúng tôi thật sự có thể chơi, thi thố và kiếm sống. Vậy nên, có 9 người trong số chúng tôi ký hợp đồng 1-đô la đó. và chúng tôi mơ ước bất kỳ cô gái nào, sinh ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới - nếu cô ấy có đủ năng lực - sẽ có đất để cô ấy cạnh tranh và còn kiếm sống nữa chứ. Bởi vì trước năm 1968, chúng tôi kiếm 14 đô-la một ngày và chịu sự quản lý của các tổ chức. Vì vậy mà chúng tôi rất muốn thoát khỏi sự kiềm cặp đó Nhưng chúng tôi biết không phải vì thế hệ của mình; mà là vì các thế hệ tương lai sau này. Bản thân chúng tôi cũng được người đi trước nâng đỡ, đó là lẽ thường. Nhưng mỗi thế hệ đều có cơ hội để phát triển tốt hơn. Đó là những gì tôi thật sự nghĩ đến. Tôi thật sự muốn kết nối tâm hồn và lý trí vào Điều luật IX. Điều luật IX, nếu có ai đó chưa biết, mà thường là nhiều người sẽ không biết, chỉ ra rằng bất kỳ quỹ liên bang nào được chuyển đến trường học, đại học, cả nhà nước lẫn tư nhân, phải phân phối đều cho nam và nữ. Điều đó đã làm thay đổi tất cả. (vỗ tay) Bạn có thể có đạo luật nhưng còn cần phải thay đổi tâm hồn và lý trí để gắn kết với nó Khi đó thì mọi thứ mới hoàn hảo. Điều đó luôn trong tâm trí tôi Tôi muốn bắt đầu sự thay đổi trong tâm hồn lẫn lý trí. Nhưng có 2 điều nảy sinh từ trận đấu đó Cho phụ nữ: sự tự tin, trao quyền. Họ thật ra đã có đủ can đảm để đòi hỏi tăng lương. Một vài người chờ đợi sau 10-15 năm mới dám hỏi. Tôi nói, "Quan trọng nhất, Cô được tăng không?" (Tràng cười) Và họ đã được! Còn đối với đàn ông? Rất nhiều người bây giờ không nhận ra điều đó, nhưng nếu bạn ở độ tuổi 50, 60, hoặc chừng 40, thì bạn ở thế hệ nam giới đầu tiên rơi vào giai đoạn phong trào nữ quyền - dù muốn dù không! (Tràng cười) (vỗ tay) Và đối với nam giới, chuyện gì xảy ra với họ, họ đến gặp tôi - và hầu như, chính nam giới là người luôn rơi lệ, điều này vô cùng thú vị Họ tới, "Billie, khi xem trận đấu tôi còn rất trẻ, và giờ tôi có 1 đứa con gái Và tôi vô cùng hạnh phúc khi đã xem lúc còn là thanh niên." Và một trong những cậu con trai đó, ở độ tuổi 12, có Tổng thống Obama. Và ông đã vói với tôi khi tôi gặp ông: "Cô không nhận ra đấy, tôi đã xem trận đấu khi 12 tuổi. Và giờ tôi có 2 cháu gái, điều đó khiến tôi nuôi dạy con theo một cách khác." Cả nam giới và nữ giới đều đúc kết được nhiều điều từ đó. PM: Và giờ có nhiều thế hệ - ít nhất một hoặc hai - được hưởng thụ sự bình đẳng mà Điều luật IX và các cuộc đấu tranh khác đã mang lại Và cho nữ giới, nhiều thế hệ đã trải nghiệm được tinh thần đồng đội. Họ được chơi theo đội điều chưa từng có trước đây. Vậy là đã có một tiền lệ tạo ra cho vận động viên, những hoạt động nhằm thúc đẩy bình đẳng thu nhập cho vận động viên nữ và Quỹ Thể thao Nữ giới. Vậy giờ chị hướng đến mục tiêu gì đối với Phát kiến Lãnh đạo Bille Jean King? BJK: Tôi nghĩ nó liên quan đến một sự giác ngộ năm 12 tuổi. 11 tuổi, tôi muốn trở thành vận động viên quần vợt số một thế giới một người bạn rủ tôi chơi và tôi nói, "Môn gì vậy?" Gia đình tôi không có truyền thống quần vợt - bóng rổ thì có, và các môn khác Tua nhanh đến năm 12 tuổi, (Tràng cười) tôi cuối cùng cũng bắt đầu tham gia các giải đấu mà ở đó, bạn sẽ được xếp hạng vào cuối năm. Cho nên tôi đã có mộng vào Câu lạc bộ Quần vợt Los Angeles, và bắt đầu nghĩ về môn này, độ ảnh hưởng ít ỏi của nó, cũng như những người chơi ai ai cũng mang giày trắng, mặc đồ trắng, đánh bóng cũng màu trắng. Rồi tự hỏi, ở độ tuổi 12, "Còn những người khác đâu?" Câu hỏi đó cứ quấn lấy tôi. Và thời điểm đó, tôi tự hứa tôi sẽ đấu tranh giành quyền bình đẳng và cơ hội cho nam giới và nữ giới, suốt phần đời còn lại của mình. Và đối với quần vợt, nếu tôi đủ may mắn để trở thành số một - và tôi biết, là một đứa con gái, sẽ khó khăn hơn để gây ảnh hưởng, ở độ tuổi đó - tôi đã có nền tảng này. Và quần vợt là toàn cầu. Và tôi nghĩ, "Bạn biết sao không? Tôi đã có một cơ hội mà ít người có được." Tôi không chắc mình có thể làm được - mới chỉ 12 tuổi thôi mà. Muốn thì chắc chắn rồi, nhưng làm lại là chuyện khác. Tôi chỉ nhớ tôi tự hứa với lòng và cố gắng hết sức để giữ lời hứa đó. Đó là con người thật sự của tôi, chỉ đấu tranh cho mọi người. Và không may, nữ giới được ít hơn. và chúng ta bị xem nhẹ hơn. Nên mối bận tâm của tôi là, Họ phải đi đến đâu? chỉ là... bạn phải như thế. Bạn phải biết đứng lên, phải cất lên tiếng nói của mình. Đó là những điều mà bạn được nghe đi nghe lại liên tục. và tôi đã rất may mắn vì được học hành. Và tôi nghĩ nếu bạn nhìn nhận được thì sẽ làm được. Nếu nhìn nhận được thì sẽ làm được. Bạn nhìn vào Pat, bạn nhìn vào lãnh đạo khác bạn nhìn diễn giả khác nhìn vào bản thân mình bởi vì mọi người - tất cả mọi người - đều có thể làm nên điều phi thường. Mỗi một con người. PM: Và câu chuyện của chị, Billie, đã gợi cảm hứng cho nữ giới khắp nơi. Và giờ với Phát kiến Lãnh đạo Billie Jean King chị còn nhận lấy một trách nhiệm to tát hơn. Bởi một điều ma chúng ta luôn nghe thấy là nữ giới đang cất lên tiếng nói, nỗ lực để đạt đến các vị trí lãnh đạo Nhưng câu chuyện chị đang kể còn to tát hơn thế. Đó là lãnh đạo toàn diện. Và thế hệ này lớn lên, suy nghĩ mang tính toàn diện hơn - BJK: Điều đó không tuyệt vời sao? Nhìn công nghệ xem! Cách mà nó kết nối tất cả chúng ta quả là kinh ngạc! Những gì nó mang lại thật đáng kể. Nhưng Phát kiến Lãnh đạo Billie jean King chủ yếu hướng về lực lượng lạo động, và cố gắng thay đổi nó, để làm sao, mọi người đến chỗ làm có thể là chính mình. Bởi vì hầu hết chúng có hai công việc: Một, phải phù hợp - tôi sẽ lấy một ví dụ điển hình nhất. Một người phụ nữ Mỹ gốc Phi dậy sớm trước một tiếng để đi làm, duỗi thẳng tóc tai trong nhà vệ sinh, vào nhà vệ sinh chừng 4, 5, 6 lần một ngày để duỗi thẳng tóc, để làm bản thân mình phù hợp. Vậy cô ấy đang làm hai việc Một công việc bất kỳ nào khác đang có cô ấy còn phải làm bản thân phù hợp. Hoặc như một người đàn ông nghèo khó có tấm bằng dip-lô-ma - học ở đại học Michigan, nhưng anh không bao giờ đả động đến khó khăn của mình khi còn trẻ chỉ là không nói đến nó. Cho nên, anh ta phải chắc người ta nhìn mình như người có học thức và rồi một anh chàng đồng tính có một đội trong NFL liên quan đến bóng bầu dục của Mỹ, nếu ai đó chưa biết, đó là chuyện lớn, nghe vô cùng nam tính và anh ta nói suốt về nóng bầu dục. bởi vì anh là người đồng tính và không muốn ai biết điều đó. Và cứ như thế. Mong mỏi của tôi là mọi người đều có thể là chính mình 24/7, đấy là kết quả sau cùng. Và chúng ta nắm bắt bản thân, tôi nắm bắt mình đến ngay nàu Ngay cả là người đồng tính tôi vẫn nắm bắt bản thân, kiểu như, (giật nẩy người) một chút khó chịu, hơi nhộn trong ruột một tí, cảm thấy không thoải mái trong chính lớp da của mình. nên, tôi nghĩ bạn cần tự hỏi - Tôi muốn mọi người là chính mình, bất kể thế nào, cứ là chính mình. PM: Và nghiên cứu đầu tiên của Phát kiến Lãnh đạo chỉ ra là, những ví dụ mà chị vừa đưa ra - hầu hết chúng ta gặp vấn đề với việc sống thật với mình. Nhưng chúng ta lại vừa nhìn vào thế hệ Millennials (generation Y) thế hệ được thừa hưởng tất cả những cơ hội công bằng - có thể không hoàn toàn nhưng có ở mọi nơi - HJK: Đầu tiên, tôi rất may mắn. Hợp tác với Teneo, một công ty chiến lược tuyệt vời. Nhờ đó mà tôi có thể làm được việc này. Hai lần trong cuộc đời mình tôi thực sự có được sự trợ giúp tốt từ những người đàn ông Lần đầu là với Philip Morris trong giải Virginia Slims và lần này là lần thứ 2 trong suốt cuộc đời mình. Và rồi Deloitte. Điều duy nhất tôi muốn là dữ liệu - thực tế. Cho nên Deloitte tiến hành một cuộc khảo sát và có hơn 4,000 người trả lời khảo sát và hiện tại chúng tôi tiến hành trong công sở. Và thế hệ Millennials cảm thấy gì? Chà, họ cảm thấy nhận nhiều lắm, nhưng điều tuyệt vời ở họ - bạn biết đấy, thế hệ của chúng ta kiểu như "Ờ, chúng ta sẽ đi trình diện." Rồi nếu bạn bước vào phòng, bạn sẽ thấy tất cả mọi người Nhưng thời đó, bây nhiêu không đủ; đấy lại là một điều tốt! thế nên, thế hệ Millennials tuyệt ở chỗ họ muốn kết nối, muốn được gắn kết. Họ chỉ muốn bạn nói cho họ biết bạn đang nghĩ gì, cảm thấy gì, và rồi tìm ra giải pháp. Họ là người giải quyết vấn đề và tất nhiên, thông tin chỉ nằm ở đầu ngón nay của bạn so với thời đại mà tôi lớn lên. PM: Nghiên cứu đã cho chị biết gì về thế hệ millennials? Họ sẽ tạo nên sự khác biệt chứ? Họ có tạo ra một thế giới với lực lượng lao động được tham gia toàn diện BJK: Vào năm 2015, 75% lực lượng lao động toàn cầu sẽ là thế hệ millennials. Tôi nghĩ họ sẽ giúp giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ có có đủ điều kiện để làm được điều đó. Tôi biết họ quan tâm nhiều lắm. Họ có ý tưởng lớn và có thể làm nên việc lớn. Tôi muốn theo kịp với giới trẻ Tôi không muốn bị bỏ lại phía sau. (Tràng cười) PM: Tôi không nghĩ sẽ xảy ra điều đó đâu! Nhưng những gì chị thấy từ nghiên cứu về thế hệ millennials không phải là những trải nghiệm mà hầu hết mọi người đều có với thế hệ này BJK: không, nếu chúng ta muốn nói - Ok, tôi đã làm một khảo sát nhỏ của mình. Tôi đã nói chuyện với thế hệ Boomers, sếp của millennials, và tôi hỏi, "Bạn nghĩ gì về thế hệ millennials?" Tôi rất hào hứng, như thể đó là câu hỏi hay vậy và họ làm bộ mặt thế này - (Tràng cười) "Oh, ý chị là thế hệ 'Me (cái tôi)' à?" (Tràng cười) Tôi nói, "Thật là bạn nghĩ thế sao?" Vì tôi nghĩ họ thực sự có bận tâm về môi trường và hầu hết mọi thứ. Và họ tiếp, "Oh Billie, bọn chúng không thể tập trung được." (Tràng cười) Người ta đã chứng minh rằng khoảng thời gian trung bình mà một người 18 tuổi tập trung được là 37s (Tràng cười) Họ không thể tập trung. Và họ bất cần. Tôi vừa nghe một câu chuyện vào một tối : một phụ nữ làm chủ một ga-la-ri và có thuê vài người làm. Cô nhận được một tin nhắn từ một trong số nhưng người làm đó, kiểu như một thực tập sinh, mới bắt đầu thôi - viết là, "À nhân tiện, em tới trễ tí vì em đang ở chỗ làm tóc." (Tràng cười) Khi cô bé tới, cô chủ nói, "Chuyện gì thế này?" Cô bé đáp lại, "oh, em tới trễ, xin lỗi, sao rồi chị? Cô bảo, "à, đoán xem? Chị muốn em nghỉ việc, em xong rồi." Co bé trả lời, "Ok" (Tràng cười) Không thành vấn đề! PM: Này Billie, câu chuyện đó tôi biết, nhưng đó là điều khiến Boomers sợ - Tôi chỉ kể mọi người nghe - tôi nghĩ chia sẻ được thì tốt. (Tràng cười) Không, chúng tốt cho chia sẻ, bởi vì chúng ta là chính mình là những gì chúng ta đang cảm nhận. nên chúng ta phải nhìn theo cả hai hướng, bạn biết đấy. Nhưng tôi có một niềm tin to lớn bởi vì - nếu các bạn làm trong thể thao như tôi - mỗi thế hệ đều trở nên tốt hơn. Đó là thực tế. Với Quỹ Thể thao Nữ giới bênh vực cho Điều lệ IX, bởi vì chúng ta đang cố bảo vệ luật pháp vì nó luôn ở vào một vị thế mỏng manh lắm, nên chúng tôi rất bận lòng, và phải nghiên cứu rất nhiều. Điều đấy rất hệ trọng với chúng tôi. và tôi muốn nghe từ mọi người. Nhưng chúng ta thực sự phải bảo vệ những gì điều luật IX đề cập trên toàn cầu Và bạn có nghe Tổng thống Carter nói về việc Điều luật IX được bảo vệ ra sao. Và bạn có biết bất kỳ một vụ kiện nào mà nữ giới khởi xướng, ít nhất là trong thể thao, ở bất kỳ chế độ nào - đều thắng không? Điều luật IX là để bảo vệ chúng ta. Và nó thật tuyệt vời. Nhưng chúng ta vẫn phải thắng được tâm hồn và lý trí - tâm hồn và lý trí để kết nối...... PM: Vậy điều gì đánh thức chị mỗi sáng? Điều gì đã giúp chị duy trì công việc của mình, duy trì tranh đấu cho bình đẳng, và mở rộng nó, luôn khám phá các lĩnh vực mới, các giải pháp mới...? BJK: Tôi luôn khiến bố mẹ tôi nổi điên bởi tôi lúc nào cũng là đứa trẻ hiếu kỳ. Tôi có động lực rất cao. Em trai tôi là cầu thủ bóng chày Major League Bố mẹ tôi khó khăn nên không quan tâm chúng tôi giỏi thế nào. (Tràng cười) và chúng tôi khiến họ phát điên bởi vì chúng tôi luôn tiến tới bởi vì chúng muốn là người giỏi nhất. Và tôi nghĩ đó là vì những gì tôi nghe từ các bài nói chuyện trên TED hôm nay. Tôi lắng nghe những người phụ nữ này, tôi lắng nghe từ nhiều người, lắng nghe tổng thống Carter - đã 90 tuổi rồi - và ông tung ra những số liệu mà bản thân tôi không bao giờ - tôi phải đi và nói, "Xin lỗi, chờ một phút, tôi cần lấy danh sách mấy số liệu này." Ông có thể bung ra - ý tôi là, tuyệt vời, tôi xin lỗi. PM: Ông là một người tuyệt vời (Vỗ tay) BJK: và rồi bạn có Tổng thống Mary Robinson, cựu tổng thống - Cảm ơn, người Ai-len! 62 phần trăm! LGBTQ! Vâng! (Tràng cười) Quốc hội sẽ biểu quyết vào tháng 6 vấn đề hôn nhân đồng giới, đây là những điều có thể rất khó lọt tai với một số người. Nhưng cần phải nhớ là, mỗi một người là một cá thể, một con người, với trái tim đang đập quan tâm và muốn sống cuộc sống thật của chính mình. OK? Bạn không cần phải đồng tình với ai đó, nhưng mỗi người đều có cơ hội. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có một bổn phận phải tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi. Và những người này đã khơi gợi nhiều cảm hứng. Ai cũng quan trọng. Mỗi người là một tác nhân ảnh hưởng. Các bạn đang nghe ngoài kia, những người ở đây - Mỗi người là một tác nhân ảnh hưởng. Đừng bao giờ quên điều đó, OK? Đừng bao giờ từ bỏ. PM: Billie, chị luôn là niềm cảm hứng cho chúng tôi. BJK: Cảm ơn, Pat! (Vỗ tay) 50 năm qua, chắc chắn có nhiều người giỏi, năng lực tốt, như các bạn ở đây... vẫn đang cố gắng tìm cách giảm thiểu đi sự nghèo khó ở nước Mỹ. Mọi người đã tạo ra và đầu tư hàng triệu đô la vào các tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ giúp đỡ những người còn nghèo khó. Họ đã tạo ra các Viện chính sách để giải quyết các vấn đề như giáo dục, tạo ra của cải và công ăn việc làm, và từ đó đóng góp cho các chính sách ủng hộ cộng đồng thiệt thòi. Họ đã viết sách, các bài báo và những bài diễn thuyết truyền cảm nhằm khép lại khoảng cách giàu nghèo đang đẩy càng lúc càng nhiều người lùi sâu về đáy của mức thu nhập. Những nỗ lực đó đã có hiệu quả. Nhưng như thế vẫn không đủ. Tỷ lệ nghèo đói không thay đổi nhiều trong 50 năm qua, kể từ khi cuộc chiến chống đói nghèo bắt đầu. Xin nói với bạn rằng chúng ta đã lơ là nguồn lực mạnh và hiệu quả nhất. Và nó đây: Những người nghèo. Ở góc bên trái phía trên là chị Jobana, Sintia và Bertha. Họ gặp nhau khi tất cả họ đều có con nhỏ, qua lớp học làm cha mẹ ở trung tâm nguồn lực gia đình tại San Francisco. Và họ đă lớn lên cùng nhau như gia đình và những người bạn, họ nói về việc kiếm tiền khi con còn nhỏ thì khó đến thế nào. Dịch vụ chăm sóc trẻ thì mắc hơn số tiền mà họ kiếm được . Chồng các cô có đi làm, nhưng các cô cũng muốn đóng góp tài chính. Vì thế họ đã lên kế hoạch, bắt đầu với ngành dọn dẹp. Họ dán các tờ rơi trên khu phố. và in danh thiếp gửi cho bạn bè và người thân, Và rất nhanh, họ đã có khách hàng gọi tới. Hai người trong số họ dọn dẹp văn phòng, nhà cửa còn một người trông chừng con cái. Họ thay phiên nhau dọn dẹp và trông chừng con cái. (Cười) Làm việc rất hay, phải không ? (Cười lớn) Và ba người bọn họ chia tiền lời. Đây chỉ là công việc ngắn, không ai phải trông trẻ cả ngày. Nhưng nó đã tạo ra sự khác biệt cho gia đình họ, bù thêm tiền trả hóa đơn khi chồng họ bị cắt giờ làm, tiền để mua quần áo khi các con lớn dần, một chút dư dả trong túi tiền để làm họ cảm thấy chút tự do. Ở góc phải phía trên là Theresa và con gái cô, Brianna. Brianna là một trong số những đứa trẻ với tính cách nổi bật, thân thiện, hòa đồng. Ví dụ, khi Rosie, một bé gái chỉ biết nói tiếng Tây Ban Nha chuyển tới nhà bên, Brianna, dù chỉ biết nói tiếng anh, đã mượn máy tính bảng của mẹ và tìm phần mềm dịch thuật để hai người họ có thể giao tiếp với nhau. ( Cười khẽ) Dễ thương nhỉ? Gia đình Rosie tin rằng Brianna có thể giúp Rosie học tiếng anh. Một vài năm trước, Brianna bắt đầu gặp khó khăn trong việc học. Cô bé càng lúc càng bực tức và có vẻ như muốn bỏ học lại còn tỏ ra vô lễ trong lớp. Và mẹ cô ấy đã rất buồn về những gì đã đang xảy ra. Rồi họ được báo rằng cô bé phải học lại lớp hai, Brianna đã tuyệt vọng. Mẹ em cảm thấy vô vọng, choáng ngợp và cô đơn bởi vì cô biết rằng con gái cô không có sự trợ giúp cần thiết, mà cũng không biết cách nào để giúp con. Vào một buổi chiều, Theresa đang nói chuyện với một nhóm bạn, và một bạn trong nhóm hỏi, "Theresa, bạn khoẻ không?" Thế là cô oà khóc. Sau khi cô chia sẻ câu chuyện của mình, một người nói, "Tớ cũng bị y như thế với con tớ khoảng một năm trước." Và trong khoảnh khắc đó, Theresa nhận ra rằng những khó khăn của cô ấy chưa từng được ai nhìn nhận Vì thế cô lập một nhóm hỗ trợ cho những gia đình có con khó học. Cuộc họp đầu tiên chỉ có cô ấy và hai người nữa. Nhưng tiếng tăm lan truyền, và rồi có lúc 20 người, 30 người đến những cuộc họp hàng tháng mà cô tổ chức. Theresa vậy là đã đi từ cảm giác bất lực tới nhận ra rằng cô ấy có khả năng nâng đỡ con gái mình, với sự giúp đỡ của những người cũng trải qua những biến cố như vậy. Và Brianna đang làm rất tuyệt, em đang học hành tiến bộ, giao tiếp xã hội tốt. Hình ở chính giữa là anh bạn thân của tôi, anh Baakir, đang đứng trước quán cà phê sách BlackStar mà anh trang trí bằng vật liệu xây nhà. Khi bạn bước vào, Baakir sẽ chào bạn: "Chào mừng tới nhà của người da đen." (Cười lớn) Vào trong rồi, bạn có thể gọi món gà giật của người Algeria, hay là bánh burger hồ đào kiểu chay, hoặc bánh kẹp thịt gà tây. Đó là bánh kẹp đúng kiểu châu Phi nhé. Bạn phải hoàn tất bữa ăn với một giọt sữa bơ, đặt ở phía trên khay bánh vòng, và được làm từ công thức gia truyền bí mật. Thật đấy, công thức rất bí mật, anh ấy không nói đâu. Nhưng Blackstar còn hơn cả một tiệm cà phê. Với những đứa trẻ trong khu phố, đó là một nơi để tới sau tan học để hỏi bài tập về nhà. Với người lớn, đó là nơi họ bàn về những gì diễn ra trong khu phố và tán gẫu với bạn bè. Đó là một sân khấu trình diễn. Đó là ngôi nhà cho nhà thơ, nhạc sĩ và họa sĩ. Baakir và vợ anh, chị Nicole, với đứa con gái nhỏ địu trên lưng cô ấy, đứng trong khung cảnh đó, phục vụ một cốc cà phê, dạy một đứa cách để chơi trò Mancala, hoăc vẽ một bảng hiệu cho một sự kiện khu phố sắp tới. Tôi đã làm việc cùng và học được từ những người như họ trong hơn 20 năm. Tôi đã tổ chức chống lại hệ thống nhà tù, có ảnh hưởng tới dân nghèo, đặc biệt là những người da đen, Ấn và Latino, ở mức đáng báo động. Tôi đã làm việc với những người trẻ tuổi đầy hoài bão, bất chấp sự phân biệt chủng tộc trong nhà trường, và sự hành hung của cảnh sát trong cộng đồng. Tôi đã học được từ những gia đình mà đang cởi trói cho sự khéo léo và kiên trì của họ để sưu tầm một cách có chọn lọc ra giải pháp riêng. Và họ không chỉ tập trung vào tiền bạc. Họ đang giải quyết vấn đề giáo dục, nhà ở, sức khỏe, cộng đồng, ... những thứ mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Bất cứ nơi nào tôi tới, tôi thấy những người nhèo đói nhưng không tuyệt vọng, Tôi thấy những người đang cố gắng biến ý tưởng thành sự thật, nhằm tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho chính bản thân, cho gia đình, cộng đồng họ . Jobana, Sintia, Bertha, Theresa và Baakir là hình mẫu chung, không phải là ngoại lệ hiếm hoi. Tôi mới là một ngoại lệ, Tôi được bà mẹ đơn thân thầm lặng nhưng mạnh mẽ nuôi lớn ở Rochester, NY. Tôi đi xe buýt tới trường từ vùng ngoại ô, một khu phố mà nhiều bạn học của tôi và gia đình họ xem là nguy hiểm. Năm tám tuối, tôi là một đứa trẻ rộng mở. Tôi tự mình đi về nhà sau giờ tan học mỗi ngày và làm bài tập và việc lặt vặt, và chờ mẹ tôi trở về nhà. Sau giờ học, tôi tới cửa hàng ở góc phố và mua một hộp bánh bao Ý hiệu Chef Boyardee, mà tôi hấp trong lò như bữa ăn nhẹ buổi chiều. Nếu có thêm ít tiền, có lẽ tôi sẽ mua bánh trái cây Hostess. (Cười khẽ) Vị sơ ri. không ngon như giọt sữa bơ. (Cười khẽ) Chúng tôi là những người nghèo khi tôi còn nhỏ. Nhưng giờ đây, tôi sở hữu nhà tại một khu phố phát triển nhanh ở Oakland, California. Tôi đã tạo đựng cơ ngơi. Chồng tôi là chủ một doanh nghiệp. Tôi có một tài khoản hưu trí. Con gái tôi không được phép mở bếp lò nếu không có người lớn ở nhà. Mở lò làm gì khi chúng không phải tự lập bươn chải mà tôi có được khi ở tuổi chúng. Bánh bao Ý của con tôi có chất hữu cơ và đầy những thứ như rau bina và Ricotta, bởi vì tôi có vô số lựa chọn khi đưa ra những gì con tôi ăn. Tôi là một ngoại lệ, không phải bởi vì tôi tài năng hơn Baakir hoặc mẹ của tôi làm việc chăm chỉ hơn Jobana, Sintia or Bertha, hoặc tận tâm nhiều hơn Theresa. Cộng đồng chịu thiệt thòi đầy những người thông minh, tài năng, hối hả và làm việc và đổi mới, hệt như những giám đốc được tôn kính và kính trọng nhất. Có đầy những người tận dụng khả năng vượt khó của họ để thức đậy mỗi sáng, đưa trẻ tới trường và đi làm việc với lương không đủ sống, hoặc đi học những trường đặt họ vào nợ nần. Có đầy những người áp dụng trí thông minh sáng tạo để tận dụng tấm ngân phiếu tiền lương ít ỏi hoăc cân bằng công việc chính với việc làm thêm để kiếm tiền. Có đầy những người làm việc cho bản thân và cho cả người khác, cho dù đó là đi lấy thuốc cho một người hàng xóm neo đơn, hoặc cho một người anh em mượn một số tiền để thanh toán hóa đơn điện thoại, hoặc chỉ là trông chừng con dùm hàng xóm dù không được phép. Tôi là một ngoại lệ do may mắn và đặc ân, không phải do làm việc chăm chỉ. Và tôi là không được khiêm tốn hoặc tự ti... Tôi tuyệt vời lắm chứ. (Cười lớn) Hầu hết ai cũng chăm làm. Làm việc chăm chỉ là mẫu số chung trong phương trình này, và tôi chán câu chuyện chúng ta kể rằng làm việc chăm chỉ dẫn tới thành công, bởi vì những câu chuyện đó... Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) ....bởi vì câu chuyện đó làm ta tin ai chăm chỉ mới đáng làm giàu, và từ đó ngụ ý rằng, ai lười biếng thì không xứng được giàu có. Chúng ta tự nhủ trong đầu rằng, và thỉnh thoảng cũng có thốt ra, "Những người nghèo chỉ toàn chây lười." Chúng ta có rất nhiều đức tin về những gì là sai trái. Một số người tin rằng người nghèo là kẻ ăn bám lười biếng những người lừa lọc, dối trá để trốn một ngày việc. Một số khác lại tin rằng những người nghèo là do cha mẹ họ lơ là, không đọc sách văn hoá cho con, và họ cần được chỉ bảo, và dẫn dắt vào con đường đúng, để thoát cảnh nghèo. Mỗi câu chuyện tôi nghe về các bà mẹ đơn thân thu nhập thấp hoặc người cha vắng nhà, cũng là điều mọi người nghĩ về cha mẹ tôi. Tôi có 50 câu chuyện kể theo hướng khác nhau về cùng một người, xuất hiện mỗi ngày và làm tốt nhất có thể. Tôi không có ý nói vài câu chuyện tiêu cực vừa rồi là không đúng, nhưng chúng không cho chúng ta thấy được những người đó thật sự là ai, bởi vì chúng không phải bức tranh hoàn chỉnh. Sự thật bóp méo và cốt truyện hạn hẹp đã thuyết phục chúng ta rằng những người nghèo là một vấn đề cần được sửa sai. Sẽ ra sao nếu chúng ta nhận ra rằng những người nghèo đang làm tốt và cách tiếp cận của chúng ta mới là sai lầm? Sẽ ra sao nếu chúng ta nhận ra rằng những chuyên gia mà chúng ta tìm kiếm, chuyên gia mà chúng ta cần học hỏi liệu chính họ là những người nghèo? Sẽ ra sao, thay vì đưa ra giải pháp, chúng ta thực ra chỉ thêm dầu vào lửa khó khăn? Không trực diện giải quyết... cũng không làm họ mạnh mẽ hơn... mà chỉ nhũng nhiễu ý tưởng của họ. Ý tưởng của tôi là, chúng ta có một ví dụ về giải pháp, đó là: Thung lũng Silicon, Một ngành công nghiệp vốn liên doanh đã phát triển xung quanh niềm tin rằng nếu những người có ý tưởng hay và chịu theo đuổi nó, chúng ta nên cho họ rất rất nhiều tiền. (Cười lớn) Đúng chứ? Nhưng chiến thuật cho Theresa và Baakir là gì đây? Không sân chơi cho họ, không có đà tạo vốn, không có cổ đông, Liệu Jobana, Sintia và Bertha có khác với Mark Zuckerbergs nổi tiếng ở chỗ nào không? Baakir có kinh nghiệm và lý lịch kinh doanh tốt. Tôi dám đầu tư vào anh ấy. Vì vậy, xin hãy xem đây là một lời mời các bạn suy nghĩ lại chiến lược sai lầm. Hãy nắm lấy cơ hội này để bỏ qua sự mệt mỏi, câu chuyện sai và lắng nghe và tìm kiếm câu chuyện thực, đẹp hơn những câu chuyện phức tạp, về chính người, gia đình, cộng đồng bị thiệt thòi. Tôi sẽ nói thêm vài phút về những người của tôi. Chúng ta không thể chờ cho người chỉnh sửa chính sách. Chúng ta hãy nghĩ về khả năng thật sự của mình; tất cả những gì chúng tôi đã xây dựng với máu, mồ hôi và ước mơ; tất cả các bánh răng tiếp tục di chuyển; những người cố kiếm sống qua ngày bằng những việc nặng nhọc. Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta là điều kỳ diệu. Nếu bạn cần một số nguồn cảm hứng để chạy bộ nhớ của bạn, Hãy đọc "Câu chuyện người nông dân" của Octavia Butler. Lắng nghe "Bức thư từ căn ngục Birmingham" của Reverend King. Lắng nghe Suheir Hammad đọc thơ "Tác phẩm đầu đời" hoặc xem Esperanza Spalding trình diễn "Người da đen quý giá." Hãy ngắm nhìn tranh của Kehinde Wiley hoặc Favianna Rodriguez. Nhìn vào bàn tay của bà nội của bạn hoặc sâu thẩm trong mắt người yêu bạn. Chúng ta là điều kỳ diệu. Từng người chúng ta không giàu có và sức mạnh, nhưng kết hợp lại, chúng ta vô địch. Và chúng ta dành rất nhiều thời gian và năng lượng yêu cầu thay đổi hệ thống không hoạt động vì lợi ích của chúng ta. Thay vì cố gắng thay đổi cải cách hiện tại, hãy dệt nên một số chiếc áo mới. Hãy sử dụng sức mạnh tập thể của chính ta hướng tới việc phát minh và đem lại cuộc sống theo cách mới phục vụ cho lợi ích chúng ta. Desmond Tutu nói về khái niệm "ubuntu", trong bối cảnh tiến trình chống tham nhũng của Nam Phi mà chúng ta tham gia vào sau chế độ diệt chủng. Ông nói rằng "ubuntu" có nghĩa là, "Nhân loại của tôi gắn bó chặt ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau; chúng ta đều thuộc về một nhánh của cuộc sống. " Một nhánh của cuộc sống. Tiến trình chống tham nhũng bắt đầu bằng cách lắng nghe tiếng nói của người thấp cổ bé họng. Nếu đất nước này thật sự xứng danh tự do và công bằng cho mọi người, thì chúng ta cần cất cao tiếng nói, của những nhười như Jobana, Sintia và Bertha, Theresa và Baakir. Chúng ta phải tận dụng các giải pháp và ý tưởng của họ. Chúng ta phải lắng nghe những câu chuyện thật của họ, những câu chuyện vất vả tuyệt đẹp đó. Cảm ơn nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi có mặt tại đây để chiêu mộ đàn ông ủng hộ bình đẳng giới ( vỗ tay ) Khoan, đợi đã. Đàn ông liên quan gì đến bình đẳng giới? Bình đẳng giới là của phụ nữ, đúng chứ ? Ý tôi là, từ "gender" nói về phụ nữ. Tôi nói như thế với tư cách là người đàn ông da trắng trung lưu. Giờ tôi không phải là người da trắng trung lưu nữa. Chuyện này xảy ra vào 30 năm trước khi tôi học trung học, nhóm sinh viên chúng tôi tụ tập vào một ngày, và chúng tôi nói chuyện, bạn biết đó, mâu thuẫn xảy ra trong cách viết và suy nghĩ về thuyết bình quyền, nhưng lại chưa có khóa học nào hết. Vì vậy chúng tôi làm điều mà sinh viên thường làm trong tình huống này. Chúng tôi nói, OK, hãy lập nhóm nghiên cứu đi. Rồi chúng ta đọc tài liệu, thảo luận, chúng ta sẽ có bữa tiệc potluck. (Cười) Hàng tuần, tôi và 11 cô gái tụ tập lại. (Cười) Chúng tôi đọc tài liệu và thảo luận về thuyết bình quyền. Và trong một cuộc hội thoại của chúng tôi, Tôi đã chứng kiến cuộc hội thoại làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Đó là cuộc hội thoại giữa 2 cô gái. Một cô da trắng, và một cô da đen, Và cô da trắng nói hiện tại thì điều này có vẻ lỗi thời rồi cô da trắng nói,"Tất cả phụ nữ đều gặp phải áp bức như nhau. Tất cả phụ nữ đều bị đặt vào chế độ phụ hệ, và do đó, tất cả phụ nữ đều có mối liên kết hay tình chị em." Cô gái da đen nói, "Tôi không chắc. Tôi hỏi bạn câu này nhé." Rồi cô da đen nói với cô da trắng, "Khi thức dậy vào buổi sáng bạn nhìn vào gương, bạn thấy cái gì?" Và cô da trắng đáp, "Tôi thấy một phụ nữ." Và cô da đen nói, "Cậu thấy đó, đây là vấn đề đối với tôi. Bởi vì khi tôi thức dậy vào buổi sáng và nhìn vào gương", cô ấy nói, "Tôi thấy một phụ nữ da đen. Với tôi, chủng tộc hữu hình. Nhưng với cậu thì không. Cậu không thấy nó." Và sau đó cô ấy nói điều thật đáng ngạc nhiên. Cô nói, "Đó là cách làm của sự đặc ân. Sự đặc ân vô hình với những người thụ hưởng." Nó là thứ xa xỉ, tôi sẻ nói với những người da trắng trong phòng này, không phải suy nghĩ về chủng tộc trong mỗi giây phút cuộc đời. Sự đặc ân là vô hình đối với những người có nó. Giờ nhớ lại, tôi là con trai duy nhất trong nhóm đó, bởi vậy khi thấy cảnh đó, tôi thôt lên, "Ôi không." (tiếng cười) Và có người nói, "Hành động vừa nãy là sao?" Tôi nói,"À thì, khi tôi thức dậy vào buổi sáng và nhìn vào gương, Tôi thấy một người. Tôi thuộc kiểu người chung chung. Cậu thấy đó, tôi là người đàn ông da trắng trung lưu. Tôi không có chủng tộc, không đẳng cấp, không giới tính. Tôi là kiểu người sao cũng được." (tiếng cười) Tôi cho rằng đó chính là thời điểm tôi trở thành đàn ông da trắng trung lưu, nghĩa là giai cấp và chủng tộc và giới tính không phải là về người khác mà nói về chính tôi. Tôi đã phải bắt đầu nghĩ về những điều này, và nó trở nên đặc biệt vì nó bị giữ như vô hình với tôi quá lâu. Bây giờ, tôi ước là có thể nói câu chuyện kết thúc 30 năm trước trong buổi thảo luận nhóm đó. nhưng tôi lại bị nhắc về nó gần đây tại trường đại học tôi dạy Tôi có 1 đồng nghiệp, tôi và cô ấy đều dạy môn "Xã hội học của giới tính" vào các học kì luân phiên nhau. Tôi đã có một bài giảng dành cho cô ấy khi cô ấy giảng dạy. Tôi bước vào lớp của cô ấy để giảng bài, khoảng 200 sinh viên trong phòng, và ngay khi tôi bước vào, mộ trong số những sinh viên ngước lên và nói rằng, "Ồ, cuối cùng, một ý kiến khách quan." Nguyên học kỳ đó, bất cứ khi nào đồng nghiệp của tôi mở miệng, điều mà những sinh viên của tôi nhìn thấy là một người phụ nữ. Ý tôi là, nếu bạn định nói với sinh viên của tôi rằng, "Có một cấu trúc bất bình đẳng dựa trên giới tính ở Mỹ," chúng sẽ nói rằng, " Vâng, tất nhiên cô sẽ nói thế rồi. Cô là phụ nữ mà. Cô được thiên vị." Khi tôi nói vậy, chúng sẽ phản ứng, "Wow, thú vị thật. Câu đó sẽ có trong bài thi không? Từ "cấu trúc" đánh vần như thế nào vậy ạ?" ( Cười ) Vì thế, tôi hy vọng rằng tất cả mọi người có thể thấy rằng, sự khách quan là như thế nào. ( Cười ) ( Vỗ tay ) Sự hợp lý quái gở của phương Tây. ( Cười ) Và đây, nhân tiện, là điều tôi nghĩ tại sao đàn ông hay đeo cà vạt. ( Cười ) Bời vì nếu bạn đang thể hiện tính hợp lý của phương Tây kỳ lạ, bạn cần một dấu hiệu và điều gì có thể là một dấu hiệu tốt hơn về tính duy lý phương Tây quái gở hơn một bộ y phục mà ở một đầu là một cái thòng lọng và các điểm đầu còn lại chỉ về các bộ phận sinh dục ? ( Cười ) ( Vỗ tay) Đó chính là sự song hành của ý chí - cơ thể. Vì vậy, khiến đàn ông nhìn ra giới tính là bước đầu tiên để khiến họ ủng hộ sự bình đẳng giới. Ngày nay, khi đàn ông nghe về bình đẳng giới, khi họ bắt đầu suy nghĩ về nó, họ thường nghĩ, rất nhiều người đàn ông nghĩ rằng, điều đó đúng, điều đó công bằng, điều đó bình đẳng, đó là mệnh lệnh đạo đức. Nhưng không phải tất cả đàn ông. Vài người đàn ông nghĩ -- các tia sét tắt đi, và họ nói: "Ôi chúa tôi, vâng, bình đẳng giới," và họ sẽ bắt đầu lên đời với bạn về sự lạm quyền của bạn. Họ nhìn việc ủng hộ bình đẳng giới đồng nghĩa với thứ gì đó giống như kỵ binh, như thể "Cám ơn đã làm chúng tôi chú ý đến điều đó, các quý cô, từ giờ chúng tôi sẽ tự lo liệu." Điều này dẫn tới kết quả của một hội chứng gọi là "tự chúc mừng sớm." ( Cười ) ( Vỗ tay ) Có một nhóm khác mà tích cực chống lại sự bình đẳng giới, họ nhìn sự bình đẳng giới như một thứ gì đó có hại đối với đàn ông. Tôi đã xuất hiện trên 1 chương trình truyền hình chống lại 4 người đàn ông da trắng. Đây là sự khởi đầu của cuốn sách tôi đã viết, "Người đàn ông da trắng giận dữ." Đó là 4 người đàn ông da trắng tức giận những người tin rằng, đàn ông da trắng ở Mỹ, là những nạn nhân của sự phân biệt đối xử ngược tại nơi làm việc. Và họ kể những câu chuyện về họ đủ tiêu chuẩn cho công việc như thế nào, đủ tiêu chuẩn để được thăng tiến, họ không dành được những điều đó, họ đã thực sự tức giận. Và lý do tôi nói cho bạn điều này là vì tôi muốn bạn nghe tiêu đề của chương trinh cụ thể này. Nó được trích dẫn từ một trong những người đàn ông, và câu trích dẫn là, "Một người phụ nữ da đen đã cướp công việc của tôi." Và tất cả bọn họ kể những câu chuyện của mình, đủ điều kiện cho công việc, đủ điều kiện để thăng chức, không được những điều đó, thật sự giận dữ. Và sau đó là đến lượt tôi nói, và tôi đã nói rằng, "Tôi chỉ có một câu hỏi dành cho các anh, và đó là về tiêu đề của chương trình này, "Một người phụ nữ da đen đã cướp công việc của tôi." Thật ra, đó là về một từ trong tiêu đề, tôi muốn biết về từ "của tôi". Các anh lấy ý tưởng rằng đó là công việc của mình từ đâu thế? Tại sao tên chương trình không phải là "Một người phụ nữ da đen có được công việc?" hoặc là "Một người phụ nữ da đen có được một công việc? ". Bời vì không cần chất vấn quan điểm của đàn ông vế quyền lợi, tôi không nghĩ rắng chúng sẽ hiểu tại sao đàn ông lại khước từ bình đẳng giới. ( Vỗ tay ) Nhìn đây, chúng ta nghĩ rằng đây là một sân chơi bình đẳng, nên bất kỳ một chính sách nào làm nghiêng nó dù chỉ một chút, chúng ta nghĩ rằng, "Ôi lạy Chúa, nước đang chảy ngược. Đó là phân biệt đối xử ngược đối với chúng tôi." ( Cười ) Vậy, hãy để tôi rõ ràng nhé: đàn ông da trắng ở Châu Âu và Mỹ là những người hưởng lợi từ các chương trình hành động khẳng định lớn nhất duy nhất trong lịch sử thế giới. Nó được gọi là "lịch sử của thế giới." ( Cười ) ( Vỗ tay ) Bây giờ, tôi đã thu thập một số chướng ngại vật nhưng tại sao chúng ta nên ủng hộ bình đẳng giới? Tất nhiên, điều đó đúng, điều đó công bằng, điều đó bình đẳng. Nhưng hơn thế nữa, bình đẳng giới cũng là mối quan tâm như những người đàn ông. Nếu bạn lắng nghe những gì đàn ông nói về điều họ muốn trong cuộc đời học, binh đẳng giới chính là cách để chúng ta có được cuộc sống mình muốn. Bình đẳng giới là điều tốt cho các quốc gia. Hóa ra là, dựa vào phần lớn các nghiên cứu, những đất nước mà giới tính công bằng nhất cũng là những nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Và đó không chỉ vì họ đều ở châu Âu đâu. ( Cười ) Thậm chí trong châu Âu, những đất nước mà giới tính được bình đẳng hơn cũng có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Điều này còn tốt cho cac công ty nữa. Bài nghiên cứu bởi Catalyst và những nơi khác cho thấy một cách tổng quát rằng các công ty càng có sự công bắng giới tính, thì càng tốt cho những người lao động, và sức lao động càng hạnh phúc. Họ có doanh thu công việc thấp hơn. Họ có mức độ cọ sát thấ[ hơn. Họ có thời gian tuyển dụng dễ dàng hơn. Họ có tỉ lệ duy trì, hài lòng công việc cao hơn, mức độ sáng tạo cao hơn. Vì vậy những câu hỏi tôi thường được hỏi trong các công ty là, "Chàng trai, thứ bình đẳng giới này, sẽ rất đắt đỏ phải không?" Và tôi nói, "Không đâu, thực ra, nhưng gì mà anh bắt đầu tính toán chính là thứ mà sự bất bình đẳng giới tính chiếm của anh đấy. Nó thật sự rất đắt." Bởi thế, điều đó tốt cho kinh doanh lắm. Và điều khác là, điều đó tốt cho đàn ông. Tốt cho kiểu cuộc sống mà chúng ta mong muốn, bởi vì những người đàn ông trẻ đặc biệt rất hay thay đổi, và họ muốn có cuộc sống luôn chuyển động bởi những mối quan hệ tuyệt vời cùng với những đứa con. Họ mong chờ những người bạn đời, người vợ, làm việc bên ngoài và cam kết với sự nghiệp của mình như chính họ vậy. Tôi đang nói, để cho bạn một sự hình dung của sự thay đổi này -- Một số người trong các bạn có thể nhớ điều này. Khi tôi còn trẻ, Một số bạn có thể nhăn mặt nhớ câu đố này . Câu đố như thế này. Môt người đàn ông và con trai đang lái xe trên đường cao tốc, và họ gặp một tai nạn tồi tệ. và người cha qua đời, và đứa con trai được đưa vào phòng cấp cứu, và khi họ chuyển đứa trẻ vào phòng cấp cứu, các bác sĩ tại phòng cấp cứu thấy cậu bé và nói: "Ôi, tôi không thể chữa trị cho đứa bé này được, đây là con trai tôi." Điều này có thể sao? Chúng tôi đã vô cùng bối rối. Chúng tôi không thể hình dung được. ( Cười ) Tôi đã quyết định thử nghiệm một chút với đứa con trai 16 tuổi của mình. Thằng bé đang chơi bời với một đám bạn tại nhà xem một trận đấu trên TV gần đây. Vì thế tôi quyết định sẽ thử câu đố này với chúng, chỉ để xem thử, để đánh giá mức độ của sự thay đổi. Những chàng trai 16 tuổi, ngay lập tức quay lại tôi và nói, "Đó là mẹ của nó." Đúng không? Không vấn đề gì. Chỉ có vậy. Ngoại trừ đứa con tôi, người đã nói "Trừ phi thằng nhóc đó có 2 người cha." ( Cười ) ( Vỗ tay ) Đó là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đã thay đổi. Những người đàn ông trẻ hơn mong chờ có thể dung hòa công việc và gia đình. Họ muốn là cặp đôi có cả sự nghiệp và sự quan tâm. Họ muốn cân bằng được công việc và gia đình cùng với người bạn đời của họ. Họ muốn là những người cha có quan tâm. Bây giờ đây, hóa ra là Mối quan hệ càng bình đẳng, thì cả hai người bạn đời càng hạnh phúc. Dữ liệu từ các nhà tâm lý và xã hội học khá là thuyết phục. Tôi nghĩ chúng ta có những con số thuyết phục, dữ liệu, để chứng minh với đàn ông rằng bình đẳng giới không phải là trò chơi mà là cả hai cùng thắng. Đây là những gì mà dữ liệu cho thấy. Ngày nay, khi đàn ông bắt đầu quá trình cân bằng công việc và gia đình, chúng ta thường có 2 cụm từ dùng để diễn ta việc chúng ta làm. Chúng tôi hổ trợ và giúp đỡ. ( Cười ) Và tôi sẽ đề xuất một thứ gì đó triệt để hơn một chút, một từ: "chia sẻ". ( Cười ) Bởi vỉ đây là những gì mà dữ liệu cho thấy: khi đàn ông chia sẻ việc nhà và chăm sóc con trẻ, những đứa trẻ của học học tập tốt hơn ở trường. Con cái họ sẽ ít văng mặt hơn, thành tích cao hơn. Chúng sẽ ít có khả năng bị chẩn đoán bị ADHD. Chúng sẽ đỡ phải đi gặp bác sĩ tâm lý cho trẻ em. Chúng sẽ ít có khả năng phải tham gia các lớp thiền. Vì thế, khi đàn ông chia sẽ việc nhà và chăm sóc con trẻ, những đứa con hạnh phúc và khỏe mạnh hơn, và đàn ông muốn điều này. Khi đàn ông chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái, những người vợ của họ hạnh phúc hơn. Không chỉ thế, vợ của họ còn khỏe hơn. Vợ của họ sẽ ít có khả năng phải đi gặp bác sĩ điều trị, sẽ ít có khả năng bị chẩn đoán là trầm cảm, ít khả năng phải thiền, và nhiều khả năng họ sẽ đi gym, báo cáo cho thấy sự hài lòng hôn nhân cao hơn. Vì thế khi đàn ông chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái, vợ của họ hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn, và đàn ông chắc chắn cũng muốn điều này. Khi đàn ông chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái, người đàn ông khỏe mạnh hơn. Họ hút thuốc ít đi, uống ít đi, Khả năng họ phải vào phòng cấp cứu ít đi và họ sẽ thường đến bác sĩ hơn để khám tổng quát. Khả năng họ phải gặp bác sĩ điều trị ít đi, và họ sẽ ít có khả năng bị trầm cảm, cũng như phải uống thuốc theo toa. Vì vậy, khi đàn ông chia sẻ việc nhà và chăm sóc con, đàn ông hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Và ai mà không muốn điều đó chứ? Và cuối cùng, khi đàn ông chia sẻ việc nhà và chăm sóc trẻ con, họ quan hệ tình dục nhiều hơn. ( Cười ) Trong 4 phát hiện tuyệt vời này, bạn nghĩ cái nào mà tạp chí Men's Health sẽ đặt lên trang bìa? ( Cười ) "Việc nhà khiến cô ấy có hứng. ( Không phải khi có ấy làm )." ( Cười ) Bây giờ, tôi sẽ nói, chỉ để nhắc các anh đàn ông trong số các khán giả, những số liệu này được thu thập qua một khoảng thời gian dài, vì thế tôi không muốn những người nghe nói rằng, "Tối nay mình nghĩ mình sẽ nấu ăn vậy". Những số liệu này được thu thập qua một khoảng thời gian dài, Nhưng tôi nghĩ nó cho thấy thứ gì đó quan trọng, đó là khi tạp chí Men's Health đặt nó lên trang bìa, chúng còn được gọi là, bạn sẽ thích nó thôi, "Choreplay". Điều chúng ta tìm thấy là thứ gì đó rất quan trọng, rằng bình đẳng giới nằm trong lãi của nhiều quốc gia, của các công ty, và những người đàn ông, con của họ và người bạn đời của họ, sự bình đẳng giới đó không phải là trò chơi được - mất. Nó không phải là trò thắng - thua. Nó là trò mà cả 2 cùng thắng. Và điều chúng ta cũng biết rằng chúng ta không thể trao quyền cho phụ nữ và con gái trừ khi chúng ta liên hệ với cả đàn ông và con trai. Chúng ta biết điều này. Và thái độ của tôi là đàn ông cần tất cả những thứ mà phụ nữ đã xác định rằng họ cần phải sống cuộc sống mà họ nói rằng họ muốn để sống cuộc sống mà chúng ta nói rằng chúng ta muốn. Vào năm 1915, vào đêm trước của một trong các cuộc biểu tình phổ thông đầu phiếu lớn trên Fifth Avenue tại thành phố New York, một nhà văn ở New York đã viết một bài báo trên tạp chí và tiêu đề của bài viết là, "Chủ nghĩa nữ quyền cho đàn ông." Và đây là dòng đầu tiên của bài viết đó: "Chủ nghĩa nữ quyền sẽ khiến lần đầu tiên việc đàn ông được tự do trở nên khả thi." Cảm ơn. ( Vỗ tay) Cám ơn tất cả mọi người ở TED, đặc biệt là Chris và Amy. Tôi chẳng thể tin rằng tôi được đứng ở đây. Mấy tuần nay tôi không ngủ được. Neil và tôi đã ngồi so sánh xem ai ngủ ít hơn để chuẩn bị cho hôm nay. Tôi chưa từng căng thẳng vậy và tôi mới vừa phát hiện, khi tôi căng thẳng tôi thường chà tay thế này. Tôi sẽ nói về những gì chúng tôi đã làm ở một tổ chức gọi là 826 Valencia, và rồi tôi sẽ nói về cách ta có thể cùng tham gia và làm những việc tương tự. Vào khoảng năm 2000, tôi đang sống ở Brooklyn, và đang cố gắng hoàn thành cuốn sách đầu tiên của mình. Mỗi ngày tôi thường thơ thẩn mê mụ do tôi thường viết từ 12h đêm đến 5h sáng. Vậy nên tôi cứ thơ thẩn suốt ngày. Mỗi ngày, tôi chẳng thể tập trung tinh thần, nhưng khá thoải mái về thời gian. Khu phố tôi sống ở Brooklyn có tên là Park Slope. Nơi đó có rất nhiều nhà văn Có một tỉ lệ rất cao giữa số nhà văn và người thường. Khi ấy, tôi đã được lớn lên giữa rất nhiều nhà giáo. Mẹ tôi là giáo viên, chị tôi làm giáo viên và sau khi tốt nghiệp, rất nhiều bạn bè tôi đi dạy học. Tôi luôn lắng nghe họ kể về cuộc đời giáo viên của họ và cách họ truyền cảm hứng cho người khác. Họ là những người chăm chỉ và kiên trì truyền cảm hứng nhất mà tôi biết. Nhưng tôi cũng biết họ gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều nan đề phải giải quyết. Một trong số đó mà rất nhiều bạn của tôi đang dạy ở những trường thành thị gặp phải là học sinh của họ gặp khó khăn đặc biệt trong hai phần Đọc-hiểu và Viết. Hiện nay, có rất nhiều học sinh đến từ những hộ gia đình không nói tiếng anh, có những nhu cầu khác nhau, và rất nhiều em không có khả năng học tập. Và tất nhiên họ dạy ở những trường thường xuyên không được cấp đủ vốn. Thế là, họ kể tôi nghe chuyện này và nói: "Những gì bọn tớ cần chỉ là thêm người thêm nhiều cá nhân, thêm sự quan tâm tới từng cá nhân, thêm giờ học, thêm chuyên môn của những người chuyên về tiếng Anh và có thể dạy riêng cho những học trò này." Rồi tôi chỉ nói lại: "Vậy sao bạn không dạy riêng bọn chúng?" Và họ sẽ nói: "Bọn tớ có đên 5 lớp và mỗi lớp có đến 30-40 học sinh. Có nghĩa là một ngày có đến hơn 150,180, 200 học sinh. Thế thì ngay cả 1 giờ mỗi tuần cho mỗi học sinh học một kèm một còn không được ấy chứ!" Bạn phải nhân số tuần lên và nhân bản mấy giáo viên mới làm được điều ấy. Vây nên chúng tôi đã nói về điều này. Cùng lúc ấy, tôi đã nghĩ về những người mà tôi biết: những nhà văn, chủ bút, nhà báo, những sinh viên đã tốt nghiệp những trợ lý giáo sư v.v. Tất cả những người có thể linh hoạt về thời gian mỗi ngày và có đam mê về từ vựng tiếng Anh -- Tôi mong rằng tôi có thể giúp giảng dạy nhưng thậm chí lúc này tôi nói tiếng Anh còn chẳng tốt lắm. Tôi đang cố gắng nói tốt. Cái đồng hồ đó làm tôi cuống. Những ai tôi biết đều yêu thích viết lách hơn nói chuyện Viết về nuôi dưỡng nền dân chủ, về việc nuôi dưỡng một cuộc đời giác ngộ. Và bọn họ có thời gian và sở thích. Nhưng đồng thời, quanh tôi, chẳng có gì có thể kết nối hai cộng đồng này với nhau. Khi tôi quay về San Francisco, chúng tôi đã thuê căn nhà này. Mục đích là để làm văn phòng cho tạp chí McSweeney's, tạp chí theo quý McSweeney's ra 2, 3 kỳ/năm và một vài tạp chí khác. Lần đầu tiên chúng tôi chuyển vào văn phòng. Lúc ở Brooklyn, nhà bếp của tôi chính là văn phòng. Chúng tôi sẽ chuyển vào một văn phòng, và sẽ dùng chung không gian với một trung tâm gia sư. Và chúng tôi đã nghĩ: " Mình sẽ đón chào những nhà văn, biên tập và mọi người trong ngành viết lách đến đây mỗi ngày. Thế sao ta không mở cửa trước cho học sinh đến đây sau khi tan học và giúp các em làm những bài tập làm văn, để có thể đồng thời hoà hợp hai cộng đồng vào cùng một lúc?" Nghĩa là chúng tôi tiếp tục làm công việc của mình và đến 2 rưỡi chiều học sinh ồ ạt tới, chúng tôi ngừng mọi việc, hay giao dịch, hay làm muộn hơn chút. Rồi dành khoảng thời gian buổi chiều này cho những học sinh trong khu phố. Vậy là, chúng tôi thuê nhà này, chủ nhà cũng ủng hộ. Chúng tôi làm bức tranh tường này, bức họa kiểu Chris Ware, kể lại lịch sử ngành in ấn qua bao năm tháng, bạn cũng cần kha khá thời gian và đứng khá xa mới hiểu được bức họa. Vậy là chúng tôi thuê nơi này. Mọi thứ đều thuận lợi, trừ việc chủ nhà nói với bọn tôi: "Nơi này chuyên dùng để buôn bán đó. Cậu phải bán thứ gì đó, chứ chẳng thể chỉ dùng làm Trung tâm gia sư đâu." Bọn tôi đã nghĩ: "Thật vậy ư?" Bọn tôi chẳng biết nên bán thứ gì, nhưng cũng nghiên cứu đủ thứ. Nơi này từng là phòng gym, cho nên vẫn được lót thảm cao su, trần nhà cách âm và bóng đèn huỳnh quang. Chúng tôi gỡ hết chúng xuống và phát hiện sàn bằng gỗ rất đẹp, xà nhà quét vôi trắng trang nhã và, khi tân trang lại nơi này, có người đã nói, “Nhìn nơi này giống như phần thân tàu ấy.” Chúng tôi lại nhìn quanh và có người khác nói, “Hay các anh bán đồ cướp biển đi!” (Khán phòng cười) Và chúng tôi làm vậy. Ý tưởng đó khiến mọi người cười, và chúng tôi nói: ’’Ý kiến hay đó. Vậy bán đồ cho cướp biển đi.” Và đây là cửa hàng cung cấp đồ cho cướp biển. Đây là một bản thảo tôi đã vẽ trên khăn. Một người thợ mộc đầy tài năng đã làm hết mấy thứ này, Và chúng tôi đã biến nó trông giống cửa hàng bán đồ cướp biển. Đây là nẹp gỗ bán bởi những bàn chân Và còn có những món cung cấp vitamin C. Chúng tôi còn có những cái chân giả thủ công vừa với mọi người. Ở trên cùng chúng tôi trưng những miếng che mắt cướp biển, loại màu đen có thể dùng hằng ngày, còn loại có màu pastel, hay vài màu khác có thể dùng khi ra ngoài ban đêm vào những dịp đặc biệt, lễ trưởng thành, hay đại loại thế. Chúng tôi đã mở tiệm. Và đây là cái thùng lớn chúng tôi đặt những báu vật mà mấy em học sinh có thể đến lục lọi. Đây là mắt giả phòng trường hợp bạn mất một mắt. Chúng tôi đặt một vài biển báo khắp mọi nơi: “Chuyện cười có thật với cướp biển” Khi bạn đang đọc biển báo, bọn tôi vòng dây ra sau và thả xuống đầu bạn 8 đống bùi nhùi. Đó chỉ là một trong các trò của chúng tôi -- tôi nói là phải có gì đó thả xuống đầu mọi người. Bọn tôi chọn mấy đống giẻ bùi nhùi. Và đây là rạp cá cảnh, nơi chỉ có mỗi bể nước muối và 3 chỗ ngồi. Và đằng sau chỗ này, bọn tôi dựng không gian này làm trung tâm gia sư. Vậy là trung tâm gia sư đặt ở đây. Và sau tấm màn là văn phòng của McSweeney's nơi chúng tôi cùng nhau làm tạp chí và biên tập sách và đại loại vậy. Mấy đứa nhóc sẽ đến hoặc có thể sẽ đến và tôi sẽ ngừng mọi việc. Chúng tôi đã dựng nên nơi này, đã mở cửa và tân trang lại nó trong bao tháng trời. Bọn tôi có bàn, ghế, máy vi tính, mọi thứ. Tôi tham gia vào một cuộc bán đấu giá trên mạng ở khách sạn Holiday Inn ở Palo Alto và dễ dàng mua được 11 cái máy tính. Nói chung là chúng tôi đều chuẩn bị tốt và bắt đầu chờ đợi. Hôm đầu tiên có 12 người bạn của tôi ở đó, những nhà văn láng giềng mà tôi đã quen biết mấy năm. Chúng tôi ngồi đợi. Vào lúc 2:30, bọn tôi treo tấm bảng ngay bên đường: “Dạy miễn phí những gì liên quan đến tiếng Anh và viết lách cho ai có nhu cầu, tất cả đều miễn phí. Chào mừng các bạn nhỏ.” Và chúng tôi đã nghĩ: “Ôi, bọn nhỏ sẽ tông sập cửa mất. Chúng sẽ rất thích mấy điều này.” Nhưng không. Chúng tôi tiếp tục đợi tại bàn, nhưng chẳng thấy ai. Mọi người dần thấy thất vọng vì chúng tôi ngồi đợi mấy tuần liền nhưng chẳng ai vào cả. Rồi có người nói lí do cho bọn tôi. Có lẽ là do họ không tin tưởng vì nào có trung tâm gia sư nào lại nằm sau chỗ bán đồ cướp biển (Cười) Mà hai thứ đó căn bản chẳng liên quan gì đến nhau. Lúc đó, tôi thuyết phục được một nhà giáo dục lão làng tên là Nineveh Caligari đang giảng dạy ở Mexico City. Cô ấy có đủ kinh nghiệm, kiến thức cần thiết trong việc giảng dạy, quen biết mọi giáo viên, mọi người quanh đây. Tôi thuyết phục cô ấy chuyển về đây và đảm nhận chức giám đốc điều hành. Ngay lập tức, cô ấy đã hòa mình vào với các giáo viên, phụ huynh, học sinh và mọi người. Rồi tự nhiên mỗi ngày có đầy người tới. Điều chúng tôi cố gắng đem đến mỗi ngày là việc tập trung một kèm một. Mục tiêu là kèm riêng tất cả các học sinh. Người ta đã chứng minh được nếu mỗi năm mỗi học sinh được kèm riêng 35-40 giờ mỗi năm, kết quả của học sinh sẽ được nâng cao. Đa phần các em học sinh này đều không dùng tiếng Anh ở nhà. Khi các em đến đây, đôi khi phụ huynh sẽ ngồi ở băng ghế tôi mua được ở một buổi đấu giá ở Berkeley theo dõi con em học. Điều cơ bản là tập trung học kèm một thầy một trò. Mỗi ngày bọn trẻ đều vây quanh bọn tôi. Nếu bạn đi trên đường Valencia quanh khúc này tầm 2 giờ tới 2:30 chiều Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp mấy đứa nhóc vác cặp chạy đến đây. Điều này hơi kì quái do chỗ này tựa như trường học, nhưng đối với bọn trẻ việc đến đây còn mang chút ý nghĩa tình cảm. Đó là nét độc đáo khác biệt của nơi này. Không có gì là nhục nhã hay đáng xấu hổ cả. Bởi bọn trẻ chẳng đến ”Trung tâm cho trẻ em yếu kém cần giúp đỡ” hay những gì tương tự thế. Mà chỉ là đến số 826 đường Valencia. Đầu tiên nó là chỗ bán đồ cướp biển hơi điên rồ. Và thứ hai, đằng sau nó là một nhà xuất bản. Các thực tập sinh làm việc ở đó trên cùng những cái bàn, vai kề vai, máy tính kề máy tính với mấy em học sinh. Và như thế nó trở thành trung tâm gia sư, nhà xuất bản, rồi trung tâm viết lách. Mọi người đến, cùng các em viết nên những quyển tiểu thuyết, bởi chúng ta có rất nhiều tài năng nhí. Do đó chẳng có gì đáng xấu hổ cả Họ ngồi làm cạnh nhau. Tất cả đều nỗ lực sáng tạo. Bọn nhỏ thấy người lớn làm việc cũng bắt chước học tập theo. Mấy người lớn thì ngồi làm việc của họ. Mấy em nhỏ có thể quay sang hỏi người lớn vài vấn đề. Và việc này giúp ích cho cả đôi bên. Mọi người truyền cảm hứng cho nhau Vấn đề duy nhất, đặc biệt đối với những người làm ở McSweeney’s, những người không biết trước mọi thứ sẽ thế này khi ký hợp đồng là ở đây chỉ có một nhà vệ sinh. (Khán phòng cười) Đó thật sự là một vấn đề khi có hơn 60 học sinh mỗi ngày. Nhưng khi nhìn các em hoàn thành bài tập mỗi ngày, học một thầy một trò, được quan tâm đầy đủ, rồi, khi về nhà, các em không cần bận tâm về bài tập của mình. Các em không vừa coi TV vừa làm bài tập. Các em về nhà lúc 5:30 và ở bên gia đình, làm những gì các em thích, đi ra ngoài chơi. Điều đó làm nên một gia đình hạnh phúc. Nhiều gia đinh hạnh phúc hợp lại, ta có một cộng đồng hạnh phúc. Nhiều cộng đồng hạnh phúc hợp lại, ta có một thế giới hạnh phúc. Vậy để hạnh phúc, ta cần làm xong bài tập. Ở đó các em được phụ đạo một thây một trò. Ban đầu bọn tôi chỉ có 12 tình nguyện viên, rồi lên đến 50 người, rồi đến vài trăm người. Bây giờ có đến 1400 người tình nguyện gia nhập. Bọn tôi làm cho việc tìm tình nguyện viên thật dễ dàng. Mấu chốt là, dù bạn chỉ có hai giờ đồng hồ rảnh mỗi tháng, thì dùng hai tiếng này ngồi cạnh tập trung chỉ dẫn một học sinh là đủ, chiếu rọi tư tưởng, truyền cảm hứng rồi khai rộng tư tưởng và để em ấy tự biểu hiện bản thân. Như thế đối với một đứa trẻ là đủ để thay đổi rồi, vì có rất nhiều em chưa từng được chỉ dẫn như thế bao giờ. Nên chúng tôi nói: “Dù cả nửa năm bạn chỉ rảnh 2 tiếng đồng hồ vào Chủ nhật thì chẳng sao cả, bởi thế là đủ.” Một phần nhờ đó đội ngũ chúng tôi mở rộng rất nhanh. Sau đó chúng tôi lại nghĩ: “Liệu có nên dùng luôn nơi này làm gi đó trước khi bọn nhỏ đến lúc 2:30 không?” Vậy là bọn tôi mở thêm lớp ban ngày. Mỗi ngày có mấy bạn nhỏ đến và được hướng dẫn viết sách. Trên màn hình là thành phẩm của các em. Lớp này luôn có hứng thú điên cuồng trong việc viết lách. Bạn chỉ cần cầm máy đến quay lớp này thì nó sẽ luôn trông thế này. Đây là một trong những quyển sách do mấy em viết. Hãy để ý tựa sách: "Quyển Sách Chưa Từng Được Đọc: Titanic” Và câu mở đầu của quyển sách là: “Ngày xưa, có một quyển sách tên là Cindy kể về tàu Titanic.” Trong lúc đó, có người lớn ngồi gõ lại câu chuyện này, nghiêm túc bàn luận về nó làm cho em nhỏ ấy vui sướng. Bọn tôi còn rất nhiều gia sư tình nguyện. Đây là bức ảnh chụp một vài gia sư tình nguyện trong một sự kiện. Các giáo viên hợp tác với bọn tôi, dù chưa quen với mấy việc này, chỉ cho bọn tôi cần phải làm những gì. Chúng tôi nghĩ: "Chúng tôi rất linh hoạt. Bạn, láng giềng, phụ huynh sẽ nói cho bọn tôi biết phải làm gì. Các giáo viên sẽ chỉ cho bọn tôi cách làm hữu ích nhất.” Rồi họ hỏi :”Vậy sao không vào trường học? Bởi nếu có học sinh không thể đến thì phải làm sao, hay là phụ huynh không đưa con em đến, hay quá xa thì sao?” Bọn tôi sẽ nói rằng “Chúng tôi có 1400 tình nguyện viên. Ví dụ, giáo viên liên hệ với chúng tôi: "Tôi cần 12 tình nguyện viên vào 5 chủ nhật tới. Cần để hoàn thành luận văn, nên mấy cậu kêu người đến đây đi.” Chúng tôi sẽ thông báo: Cần 1400 tình nguyện viên Ai có thể đến thì đăng ký. Họ đến trước nửa tiếng. Giáo viên sẽ chỉ cho họ cần làm những gì, làm thế nào, nội dung gì, dự án gì. Họ sẽ làm dưới hướng dẫn của giáo viên. Tất cả được thực hiện ở một phòng học lớn. Sức mạnh của việc chúng tôi làm là: Mọi người đi thẳng từ nơi làm, từ nhà đến lớp học và có thể làm việc trực tiếp với các em học sinh. Và như vậy chúng tôi có thể giúp càng nhiều học sinh hơn nữa. Một trường khác hỏi bọn tôi: Nếu chúng tôi cho các bạn một phòng học để các bạn dùng cả ngày thì sao?” Đây là phòng viết lách ở trường trung học Everett được bọn tôi thiết kế theo phong cách cướp biển. Nó nằm kế bên thư viện. Ở đó chúng tôi dạy viết cho tất cả 529 học sinh. Đây là tờ báo do mấy em học sinh làm, tờ “Straight-Up News”. Có cả chuyên mục do thị trưởng Gavin Newsom viết bằng song ngữ tiếng Anh và Tây Ban Nha. Rồi một ngày, Isabel Allende gửi thư cho chúng tôi, hỏi “Sao ta không giao cho bọn trẻ viết một quyển sách nhỉ? Tôi rất muốn mấy em viết về cách đem lại hòa bình trong xã hội hỗn độn.” Nên chúng tôi đến trường Thurgood Marshall, nơi bọn tôi cũng đã từng hợp tác vài lần. Chúng tôi giao cho mấy em làm việc đó và nói: “Mỗi bài văn các em viết, cô Isabel Allende đều đọc, và đóng chúng thành sách. Cô ấy còn giúp đỡ mấy em in và xuất bản nữa. Rồi sẽ được bán ở những nhà sách quanh vịnh và bán qua Amazon tới mọi nơi trên thế giới v.v.” Thế là mấy đứa nhỏ làm việc chăm chỉ hơn trước đây, bởi các em biết còn độc giả ngoài kia, và còn cô Isabel Allende đọc sách của các em. Có khoảng 170 tình nguyện viên cùng các em làm nên quyển sách này và vì thế mọi thứ đều rất thuận lợi. Cuối cùng chúng tôi tổ chức bữa tiệc lớn. Bạn có thể thấy quyển này khắp nơi. Từ đó có cả một bộ sách. Amy Tan tài trợ xuất bản cuốn sau có tựa là “Tôi có thể đến nơi nào đó”. Và điêu này cứ tiếp diễn. Ngày càng có nhiều sách hơn. Giờ bọn tôi cũng “nghiện” xuất bản sách. Bọn trẻ vì xuất bản sách cũng cố gắng hơn trước nhiều bởi chúng biết rằng sách sẽ trường tồn, rằng sách của chúng sẽ được trưng trên kệ, và chẳng ai có thể làm phai mờ ý và lời của chúng, rằng ta trân trọng từng câu chữ từng suy nghĩ của chúng với cả trăm tiếng đông hồ sửa bản thảo, bọn trẻ thấy bọn tôi quan tâm tới suy nghĩ của chúng. Một khi bọn nhỏ đạt được đến trình độ nhất định, Thì thường sẽ không giảm đi phong độ. Đó là sự thay đổi triệt để. Mấy quyển sách của bọn nhỏ được bày bán ở của hàng, cạnh nẹp gỗ. Toàn bộ sách của học sinh đều bán. Còn nơi nào tốt hơn để bán đâu? Chúng tôi bán chúng và có chuyện ki quái xảy ra ở cửa hàng. Thật ra mà nói, lúc đầu việc mở cửa hiệu cũng chỉ cho vui, nhưng giờ nó thật sự đem lại lợi nhuận. Chúng tôi dùng tiền này để trả tiền thuê. Có lẽ chỉ ở San Francisco mới xảy ra việc này thôi. Tôi cũng không rõ. Nhưng mọi người đã vào đây -- khi đó hải tặc vẫn chưa phải là mốt gì -- mang đến nơi đây lợi nhuận tuy không nhiều nhưng đủ để trả tiền thuê nhà, trả lương cho nhân viên. Phía bên trái là bản đồ đại dương. Nó trở thành cổng trao đổi của cộng đồng. Mọi người thường đi vào và hỏi: “ Cái qu-? Cái gì đây?” Tôi không muốn nói bậy trên này đâu. (Khán phòng cười) Có được nói hay không tôi cũng không rõ nữa. Họ sẽ hỏi: “Đây là cái gì?” Mọi người sẽ đến tìm hiểu nó. Rồi mọi người nhìn sang bên cạnh và sẽ thấy bọn nhỏ đang học ở đó. Bọn họ đang đi thực tế nên sẽ tiếp tục mua sắm. Họ thường thích mua đồ ăn cho chú vẹt ở nhà, hay mua móc câu, hay hộp bảo vệ móc câu ban đêm, mấy thứ bọn tôi bán. Cửa hàng buôn bán rất thuận lợi. Nhưng lại có quá nhiều người, giáo viên, mạnh thường quân, tình nguyện viên v.v. vì ở mặt tiền đường và mở cửa công cộng. Không phải như 1 tổ chức từ thiện ở tầng 30 của tòa nhà nào đó ở trung tâm. Nó nằm ngay khu dân cư mà nó phục vụ, mở cửa mọi lúc cho mọi người. Nên mới dẫn đến những việc kì lạ, vui vẻ như thế này. Mấy người quen ở Brooklyn hỏi tôi: “Sao ta không mở chỗ như vậy ở đây nhỉ?” Trong đó có nhiều người từng là nhà giáo hay sắp thành nhà giáo, họ hợp tác với vài nhà thiết kế, nhà văn xung quanh. Họ tự nảy ra ý tưởng đó và tự làm mọi việc của mình. Họ không muốn bán đồ cướp biển. Họ cũng chẳng nghĩ việc bán đồ cướp biển có tác dụng gì ở đó. Họ nghĩ đến tình hình tội phạm ở New York nên họ quyết định mở công ty bán đồ siêu anh hùng ở Brooklyn. Đây là thiết kế tuyệt vời của Sam Pott. Họ cố tình thiết kế để giống với mấy tiệm bán chìa khóa nhưng lại có đủ mọi dịch vụ họ cung cấp, hết thảy luôn. Nên họ đã khai trương chỗ này, bên trong nhìn như siêu thị bán đồ cho những siêu anh hùng, mọi vật dụng đều ở dạng đơn giản. Tất cả đều là đồ thủ công. Phần lớn đều làm từ những thứ bỏ đi. Sam Potts đóng gói mọi thứ. Đây là buồng giam kẻ xấu, nơi mấy đứa nhỏ có thể giam ba mẹ lại. Còn có văn phòng. Đây là tầng hầm, nơi bạn đem đặt sản phẩm, và chuyển chúng lên bằng thang máy và có người sau quầy hàng sẽ nhắc bạn rằng bạn phải đọc lời tuyên thệ anh hùng nếu bạn muốn mua bất cứ thứ gì. Và điều đó làm hạn chế doanh thu của họ Cá nhân tôi nghĩ đó là một vấn đề. Vì họ dồn tâm tư để làm nên mấy món này. Mấy món đồ này chúng đều là thủ công. Đây là bộ đồ nghề điều tra thân phận mật. Nếu bạn muốn điều tra Sharon Boone, một nữ Giám đốc Tiếp thị người Mỹ đến từ Hoboken, New Jersey. Đây là hồ sơ đầy đủ mọi thứ về Sharon Boone. Còn đây là nơi thử áo choàng khoác ngoài, khoác lên rồi bạn bước lên 3 bậc thép này rồi bọn tôi sẽ mở 3 cái quạt thổi từ mọi phía, rồi áo choàng sẽ bay phấp phới cho bạn xem. Chẳng có gì tệ hơn việc lên đó và áo choàng bay rối thành một cục hay đại loại vậy. Rồi có một cánh cửa bí mật, lúc mới vào bạn không thấy được nó đâu, nhưng rồi từ từ nó sẽ hé ra. Cánh cửa này nằm giữa tiệm, cạnh đống móc. Mở ra và ngay sau đó là trung tâm gia sư. Bạn có thể thấy toàn cảnh. (Khán phòng vỗ tay) Có vài thứ tôi muốn nhấn mạnh một chút, mọi thứ do dân bản địa gom góp, dựng nên. Mấy tay thiết kế, mấy kiến trúc sư đều là dân địa phương. Họ không bao giờ toan tính. Tôi tới thăm và nói: ”Mấy anh làm tốt lắm!” Vậy là đủ. Bạn có thể thấy trên tường treo múi giờ 5 quận của thành phố New York. Đây là thời gian trống giữa lúc phụ đạo. Mọi ngày đều rất bận rộn. Vẫn mấy nguyên tắc ấy: một kèm một, tận tâm hoàn toàn với bài tập của bọn nhỏ và tràn đầy lạc quan và đầy khả năng sáng tạo và ý tưởng. Ý tưởng bật lên trong đầu họ như công tắc khi đi vòng vòng cái cửa hàng kỳ cục rộng 5 mét rưỡi này. Vậy, đó là trường nhưng không phải trường. Đó rõ ràng không phải là trường học nhưng có giáo viên và học sinh kề vai học tập. Đây là em Khaled Hamdan. Bạn hãy đọc dòng tâm sự này: Từng nghiện game và TV, không thể tập trung ở nhà. Rồi đến đây, được thầy cô chiếu cố. Và rồi chẳng muốn rời xa nơi đây. Không lâu sau, anh bạn nhỏ ấy bắt đầu viết. Em ấy hoàn thành bài tập sớm và nghiện việc xong bài sớm. Làm bài tập sớm cũng có thể gây nghiện, rồi còn để giáo viên sửa lại bài và làm bài kế tiếp và chuẩn bị bài học cho hôm sau. Ngoài ra em ấy còn làm vài việc khác Em đã đóng góp trong 5 quyển sách xuất bản. Từng hợp tác viết truyện cười về những anh hùng thất bại gọi là “Siêu anh hùng ngày hôm qua”. Em ấy còn viết bộ sách về “chim cánh cụt Balboa”, kể về một chú chim cánh cụt biết đấm bốc. Vài tuần trước em đã đọc truyện đó trước 500 người ở Symphony Space, trong một buổi gây quỹ cho 826 New York. Em đến đó mỗi ngày. Em rất nhiệt tình với dự án này, còn dẫn cả anh chị em họ đến. Mỗi ngày, gia đình họ đều có 4 người đến. Tôi sẽ nói ngắn gọn. Đây là Echo Park Time Travel Mart, ở Los Angeles. “Bất cứ khi nào bạn tới, bọn tôi cũng ở đó” Giống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven cho các nhà du hành thời gian. Mọi thứ đều được bày bán, giống như 7-Eleven. Có Leeches, Mammoth Chunks, có cả máy bán nước ghi: “Hết hàng. Hôm qua hãy quay lại nhé.” (Khán giả cười và vỗ tay) Mà tôi sẽ lướt qua. Mấy nơi này đều liên kết với chúng tôi, làm cùng một việc như: Word St. ở Pittsfield, Massachusetts, Ink Spot ở Cincinnati, Youth Speaks ở San Francisco, California truyền cảm hứng cho bọn tôi; Studio St. Louis ở St. Louis, Austin Bat Cave ở Austin, Fighting Words ở Dublin, Ireland, do Roddy Doyle khởi xướng sẽ mở cửa vào tháng 4 tới. Giờ tôi nói tới phần Điều Ước, được không? Được rồi, còn một phút nữa. Ước mong của tôi là: Tôi mong bạn, cá nhân bạn và mọi người giàu ý tưởng hay tổ chức nào bạn biết, tìm cách trực tiếp kết nối với trường học ở địa phương bạn rồi bạn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của bạn, tôi mong trong 1 năm, có thể nghe được cả ngàn câu chuyện, ngàn câu chuyện về việc thay đổi các em. Giúp các em ấy tiến bộ sâu sắc. Đó có thể là những việc bạn đã và đang làm Tôi biết ở đây có rất nhiều người đã hoặc đang làm được bao điều ý nghĩa. Và tôi biết chắc điều đó, do đó hãy kể và truyền cảm hứng cho người khác trên trang web của chúng tôi. Giờ tôi sẽ nói về ước mong của "chúng tôi" thay vì của "tôi": Chúng tôi mong rằng những người tham dự hôm nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của việc liên kết với trường học. Chúng tôi mong bạn sẽ là người dẫn đầu việc liên kết tinh thần sáng tạo và kiến thức chuyên môn của bạn với những nhà giáo dục trong vùng. Hãy luôn để những nhà giáo dẫn lối. Họ sẽ cho bạn biết làm thế nào mới là tốt nhất. Tôi mong bạn cùng chung tay. Có thể làm bằng cả ngàn cách khác nhau. Bạn có thể đến trường và trao đổi với giáo viên. Họ sẽ nói cho bạn bạn cần làm gì. Đây là thứ do Hot Studio ở San Francisco làm. Họ làm việc phi thường này. Website này đã hoạt động và đã có rất nhiều câu chuyện, rất nhiều ý tưởng. Tên website là: ”Từ nay có một mái trường”, một tựa đề rất hay. Trang này thu thập mỗi câu chuyện mỗi dự án đã được kể ra nơi đây hay mọi nơi trên thế giới. Khi bạn mở trang web này lên, bạn sẽ thấy 1 loạt ý tưởng truyền cảm hứng và khi bạn quyết định làm, hãy thêm dự án của bạn. Hot Studio đã làm được một việc rất tuyệt trong thời gian hạn chế. Mời bạn vào xem. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào, bạn có thể hỏi anh bạn này. Anh là giám đốc chương trình quốc gia. Anh sẽ trực điện thoại. Anh ấy sẽ trả lời tất cả câu hỏi của bạn. Và anh ấy sẽ truyền cảm hứng cho bạn và hướng dẫn bạn nên làm thế nào và để bạn có thể tạo nên sự thay đổi. Trọng tâm tôi muốn nhấn mạnh là: nó có thể rất vui, không cần quá khô khan, chẳng cần là một ý tưởng quan liêu khó duy trì. Bạn có thể làm với những kĩ năng bạn biết. Trường học cần bạn, các giáo viên cần bạn. Học sinh và phụ huynh cần bạn. Họ cần con người thật của bạn, cần bạn mở rộng lòng mình, mở rộng đôi tai và lòng từ bi bao la, ngồi cạnh các em ấy, lắng nghe và tán thành rồi mỗi lần lại đặt câu hỏi hàng giờ liền cho các em. Có vài em không biết được thế mạnh của mình, cũng không biết mình thông minh hay có nhiều ý tưởng ra sao. Bạn có thể dẫn dắt các em ấy. Bạn có thể soi rọi ánh sáng đó lên các em mỗi khi tiếp xúc. Chúng tôi mong bạn sẽ chung tay. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Tôi đã viết một chuyên đề cho tờ New York Times mục Tình Yêu Hiện Đại hồi tháng giêng này. "Để rơi vào lưới tình, hãy làm như sau." Và chuyên đề là về một nghiên cứu tâm lý được thiết kế để tạo nên tình yêu lãng mạn trong phòng thí nghiệm, và trải nghiệm của bản thân tôi khi áp dụng nó vào một đêm hè năm trước. Bước thủ tục thì khá là dễ: hai người xa lạ thay phiên nhau trả lời 36 câu hỏi tăng dần tính cá nhân rồi sau đó nhìn chăm chú vào mắt nhau mà không lên tiếng trong vòng bốn phút. Đây là một số câu hỏi mẫu. Số 12: Nếu ngày mai thức dậy bạn sở hữu một năng lực hay phẩm chất, bạn sẽ chọn điều gì? Số 28: Lần cuối bạn khóc trước mặt người khác là khi nào? Khi ở một mình? Bạn thấy đó, các số thứ tự càng cao thì vấn đề cá nhân càng tăng dần. Số 30, tôi rất thích câu này: Hãy nói cho đối phương điều bạn thích ở họ; hãy thật thà lần này, nói những điều bạn hiếm khi nói đối với người mới gặp. Khi tôi lần đầu bắt gặp cuộc nghiên cứu này vài năm trước, một chi tiết đã thực sự ấn tượng tôi và đó là lời đồn rằng có hai người tham gia lúc ấy đã lấy nhau sau sáu tháng, họ đã mời toàn bộ nhân viên phòng thí nghiệm đến dự lễ. Đương nhiên, tôi đã rất ngờ vực về quá trình hình thành nên tình yêu lãng mạn này, nhưng cũng phải nói là tôi đã bị kích thích rồi. Và khi tôi có cơ hội thử nghiệm nó với bản thân, với một người tôi biết nhưng không quen, tôi chả hề mong sẽ động lòng gì. Nhưng chúng tôi đã kết nhau, và -- (Tiếng cười) Và tôi nghĩ nó là một câu chuyện hay nên tôi đã gửi về mục Tình Yêu Hiện Đại một vài tháng sau. Nó được xuất bản vào tháng giêng, và bây giờ là tháng tám, nên tôi đoán ắt hẳn các bạn chắc đang tò mò muốn biết, liệu chúng tôi có còn bên nhau? Và lí do tôi biết các bạn đang thắc mắc là vì tôi đã được hỏi hết lần này rồi lượt khác trong suốt 7 tháng qua. Và chính câu hỏi này là điều tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay. Hãy quay lại với nó nào. (Tiếng cười) Một tuần trước khi phát hành, tôi đã rất lo lắng. Tôi đang viết một cuốn sách về chuyện tình yêu trong vài năm qua, nên tôi đã quen với lối viết về trải nghiệm bản thân với tình yêu lãng mạn trên blog. Nhưng một bài đăng như vậy chỉ đạt chừng hơn trăm lượt xem là cùng, và thường chỉ là bạn Facebook à, rồi tôi thiết nghĩ một chuyên đề trên tờ New York TImes sẽ có thể đạt hơn ngàn lượt xem. Và đó là quá nhiều sự chú ý cho một mối quan hệ chỉ vừa mới bắt đầu. Nhưng hóa ra, tôi chả biết gì cả. Thế nên khi chuyên đề được đăng trên mạng vào một buổi chiều thứ sáu, và đến ngày thứ bảy, đây chính là lưu lượng lượt xem của blog tôi. Rồi đến Chủ nhật, chương trình Today và Good Morning, America đã liên lạc. Trong vòng một tháng, bài báo đã nhận hơn 8 triệu lượt xem, và tôi, thú thật là, đã không chuẩn bị cho sự chú ý này. Nó là một chuyện phải thu thập hết can đảm để bộc lộ về sự trải nghiệm của bạn với tình yêu, nhưng để tự khám phá ra rằng chuyện tình yêu của bạn đã lên chuyên đàn quốc tế là một chuyện khác -- (Tiếng cười) và để nhận thức rằng mọi người trên thế giới đang thật tình bị lôi kéo bởi mối quan hệ chớm nở của bạn. (Tiếng cười) Và khi có người liên lạc điện thoại hay email, có khi mỗi ngày mỗi tuần, họ đều hỏi cùng một câu đầu tiên: Hai người còn quen nhau không? Thật sự thì, khi tôi đang chuẩn bị cho hôm nay, tôi đã kiểm tra nhanh hòm thư đến trong email cho câu hỏi đó và vài tin nhắn lập tức hiện ra. Chúng đều từ học sinh và nhà báo cùng với những người xa lạ tò mò. Tôi lên phỏng vấn trên radio và họ cũng hỏi. Khi tôi đang có bài nói chuyện, một người phụ nữ thậm chí hét lên, "Mandy, bạn trai cô đâu rồi?' Và tức thì, tôi thấy đỏ mặt. Tôi hiểu đây là một điều bắt buộc. Nếu bạn viết về mối quan hệ của mình cho một tờ báo quốc tế, bạn nên đoán trước rằng mọi người sẽ tự nhiên hỏi thăm về nó. Nhưng tôi đã chưa chuẩn bị cho phạm vi của câu hỏi này. Bộ 36 câu hỏi ấy như đã có một cuộc sống của chúng vậy. Thực tế, tờ New York Times đã cho phát hành một bài bổ sung cho ngày Lễ Tình Yêu, nói về trải nghiệm của độc giả khi thử bài thí nghiệm, với nhiều mức độ thành công. Nên phản xạ đầu tiên của tôi khi đối với mọi sự chú ý này chính là trở nên bênh vực cho mối quan hệ của mình. Tôi từ chối tất cả lời mời dành cho cả hai để làm một cuộc xuất hiện công chúng cùng nhau. Tôi từ chối phỏng vấn TV, kể cả những lần mời chụp hình cả hai chúng tôi. Tôi sợ chúng tôi sẽ trở thành những thần tượng cho quá trình rơi vào lưới tình, một vị trí tôi cảm thấy mình chẳng xứng đáng Rồi tôi hiểu rằng: họ không muốn biết kết quả của cuộc thí nghiệm, họ muốn biết rằng nó có tác dụng hay không: đó là, nếu nó có khả năng tạo ra một tình yêu lâu bền, không chỉ thoáng qua, mà là một tình yêu bền chặt. Nhưng đây lại là câu hỏi tôi thấy quá sức để trả lời. Mối quan hệ của tôi chỉ mới được tính vài tháng, và mọi người lại đang hỏi không đúng câu ngay từ đầu. Liệu biết được chúng tôi có bên nhau nữa không thì giúp gì cho họ? Nếu câu trả lời là không, liệu nó có biến trải nghiệm khi thử 36 câu hỏi này bớt giá trị đi không? Bác sĩ Arthur Aron lần đầu viết về những câu hỏi này trong cuộc nghiên cứu năm 1997, và đây, mục tiêu của họ không phải là tạo ra tình yêu lãng mạn. Thay vào đó, họ muốn tăng cường sự gần gũi cá nhân giữa những sinh viên với nhau, bằng cách áp dụng điều mà Aron gọi là "sự bày tỏ bản thân, đối ứng, lâu dài và tăng dần tính cá nhân." Nghe có vẻ lãng mạn, đúng không? Nhưng cuộc nghiên cứu đã có tác dụng. Người tham gia quả thực đã gần gũi nhau hơn, và vài cuộc nghiên cứu theo sau cũng áp dụng công thức giao hữu của Aaron như một cách xây dựng cấp tốc mức độ thân mật và tin cậy khi mới quen. Họ đã áp dụng cho những cộng sự cảnh sát và thành viên cộng đồng, cũng như cho những người có quan điểm chính trị đối lập nhau. Bản nghiên cứu gốc của mọi sự, thứ mà tôi đã thử hè năm rồi, bộ câu hỏi cá nhân với 4 phút trao đổi ánh nhìn cho nhau, đã được đề cập trong mục này, nhưng thật tiếc là nó đã không được công bố. Một vài tháng trước đây, tôi đã có một bài nói tại vài trường giáo dục khai phóng, và một sinh viên đến chào hỏi tôi, khá là ngại ngùng, "Em đã thử nghiên cứu của cô và đã không thành công." Cậu ấy dường như rối bời bởi nó. "Ý em là em không thấy thích người em đã thử cùng?" Tôi hỏi. "Thực ra thì..." Cậu ngập ngùng. "Em nghĩ cô ấy chỉ muốn làm bạn." "Nhưng hai người làm bạn tốt hơn chứ nhỉ?" Tôi hỏi. "Em có cảm thấy rằng hai người hiểu nhau hơn sau đó không?" Cậu gật đầu. "Thế thì, nó có tác dụng rồi," Tôi nói. Tôi không nghĩ đó là câu trả lời cậu ấy đang tìm kiếm. Thực chất, tôi không nghĩ đó là câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm khi bàn về tình yêu. Tôi bắt gặp cuộc nghiên cứu này lần đầu khi mới 29 tuổi và tôi đang trải qua một cuộc chia tay rất khó khăn lúc đó. Tôi đã ở trong mối quan hệ đó từ năm lên 20, có thể nói là những năm trăng tròn, và anh ấy là mối tình đầu của tôi, tôi không thể hình dung ra cuộc sống thiếu bóng dáng anh ấy được. Nên tôi tập trung vào khoa học. Tôi tìm tòi mọi thứ tôi có thể về khoa học của tình yêu, và tôi nghĩ tôi sẽ nguôi ngoai phần nào khỏi nỗi đau đó. Tôi không biết liệu có ngộ ra điều này lúc ấy chưa -- Tôi nghĩ tôi chỉ đang sưu tầm cho cuốn sách đang dở dang -- nhưng nó lại rất rõ ràng trong trí nhớ. Tôi hi vọng rằng nếu tôi chuẩn bị bản thân với kiến thức về tình yêu, tôi chắc đã không cảm thấy cô quạnh và khủng khiếp như hồi trước rồi. Và tất cả kiến thức này đều hữu dụng trong vài khía cạnh. Tôi trở nên kiên trì hơn với tình yêu, tôi thư giãn nhiều hơn. Tôi tự tin về việc đòi hỏi cho thứ mà mình muốn. Nhưng tôi cũng có thể xem xét bản thân rõ hơn, và nhận dạng được thứ tôi muốn đôi lúc vượt quá mức yêu cầu hợp lý. Những gì tôi muốn từ tình yêu là sự bảo đảm, không chỉ được yêu ngày hôm nay và cả ngày hôm sau, mà là tôi sẽ được yêu bởi người tôi yêu mãi mãi. Có thể chính là khả năng của sự cam đoan mà mọi người không ngừng hỏi khi họ muốn biết liệu chúng tôi còn bên nhau hay không. Câu chuyện mà giới truyền thông kể về bộ 36 câu hỏi nói về sự thực hư của con đường tắt dẫn đến tình yêu. Có thể có một lối đi tránh được những mối nguy tham gia, và đây là một câu chuyện lôi cuốn, bởi vì được yêu say mê thật tuyệt, nhưng đồng thời cũng thật đáng sợ. Cái khoảnh khắc mà bạn thú nhận tương tư một ai đó, bạn đang đảm đương một sự mất mát khá to lớn, và nó đúng là các câu hỏi này chỉ bổ sung một cơ chế cho sự tìm hiểu lẫn nhau cấp tốc, cũng như cho sự được biết đến, và tôi nghĩ đây chính là điều mà đa số chúng ta trông chờ từ tình yêu: để được biết đến, được cảm thấy, được thấu hiểu. Nhưng khi đến vấn đề tình yêu, chúng ta quá sẵn sàng chấp nhận phiên bản ngắn của câu chuyện. Phiên bản mà chỉ gồm 1 câu hỏi, "Các bạn còn ở bên nhau không?" và nội dung là một câu trả lời có hoặc không. Thế nên thay vì câu hỏi đó, tôi muốn đề nghị chúng ta hãy hỏi nhưng câu có chiều sâu hơn, như thế này: Làm sao bạn quyết định được ai xứng đáng với tình yêu của bạn và ai thì không? Làm sao bạn giữ vững được tình yêu khi mọi thứ trở nên khó khăn, và làm sao bạn biết khi nào là nên từ bỏ tất cả? Làm sao bạn sống cùng với sự nghi ngờ mà cứ luồng lách vào bất cứ quan hệ nào, hay thậm chí khó hơn nữa, làm sao bạn sống được trong sự hoài nghi? Tôi không biết được câu trả lời cho những câu hỏi dạng này, nhưng tôi biết chúng là một khởi đầu quan trọng cho một cuộc tâm sự chân thực về ý nghĩa của tình yêu. Do đó, nếu bạn muốn nó, phiên bản ngắn của câu chuyện mối quan hệ của tôi là đây: một năm trước, một người quen và tôi đã nghiên cứu với mục đích tạo nên tình yêu lãng mạn, rồi chúng tôi đã thích nhau, và chúng tôi vẫn còn bên nhau, và tôi rất mừng vì điều đó. Tuy nhiên, rơi vào lưới tình không giống như việc ở lại lưới tình. Rơi vào lưới tình là phần dễ nhất thôi. Tôi đã viết cuối chuyên mục, "Tình yêu không tự nhiên xảy ra với ta. Chúng ta yêu nhau bởi chúng ta đều lựa chọn như vậy. " Và tôi khá run người khi đọc lại nó bây giờ, không vì nó không đúng, mà vì lúc đó, tôi đã không cân nhắc kĩ mọi thứ được chứa đựng trong quyết định ấy. Tôi đã không cân nhắc số lần chúng ta đã buộc phải đưa ra quyết định đó và số lần tôi sẽ tiếp tục tìm đến sự lựa chọn như vậy dù có biết hay không anh ấy sẽ luôn luôn chọn tôi. Tôi muốn nó đủ để có thể hỏi và trả lời 36 câu ấy, và đủ để chọn mà yêu một con người tốt bụng, rộng lượng và vui vẻ và đủ để công bố sự lựa chọn đó trên tờ báo hàng đầu nước Mỹ. Bù lại, việc tôi đạt được chính là làm cho mối quan hệ của mình trở thành một chuyện cổ tích mà tôi không tin vào mấy. Và thứ tôi muốn, thứ mà có lẽ tôi sẽ dành trọn đời ấp ủ, chính là cho câu chuyện cổ tích ấy thành hiện thực. Tôi muốn kết thúc có hậu được lồng vào trong tựa đề chuyên mục, điều đó, nói đúng hơn, là phần duy nhất của bài viết mà tôi chẳng hề đụng bút đến. (Tiếng cười) Nhưng thứ tôi có thay vào đó lại là cơ hội được lựa chọn để yêu một người, và hi vọng rằng anh ấy sẽ đáp trả lại tình yêu của tôi, và nó rất đáng sợ, nhưng đó lại chính là điều khoản của tình yêu. Xin cám ơn. Tôi thường được hỏi, từ đâu tôi có niềm đam mê với nhân quyền và sự công bằng? Nó bắt đầu từ rất sớm. Tôi lớn lên ở miền Tây Ireland, bị chèn ép bởi bốn anh em trai, hai anh trai và hai em trai . Nên tất nhiên tôi phải quan tâm đến nhân quyền, và bình đẳng, và công bằng và sử dụng những cái cùi chỏ! (Tiếng cười) Những vấn đề này luôn ảnh hưởng đến tôi, đặc biệt, khi tôi được bầu làm nữ Tổng thống đầu tiên của Ireland, từ năm 1990 đến năm 1997, tôi đã dùng cương vị của mình để tạo cơ hội cho những người bị thiệt thòi ở đảo Ireland, và mang cộng đồng ở Bắc Ireland đến với những người Đảng Cộng hòa, cùng với nỗ lực xây dựng hòa bình. Khi tôi đến Vương quốc Anh với cương vị Tổng thống Ireland đầu tiên để gặp Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị và mời Ngài đến nơi ở chính thức của tôi nơi mà chúng ta gọi là "Áras an Uachtaráin"- dinh thự Tổng thống, cùng với những thành viên của hoàng tộc, trong đó, đáng chú ý, là Hoàng tử xứ Wales. Tôi nhận thức được rằng vào thời điểm tôi đương nhiệm, Ireland đang bắt đầu quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chúng tôi là một đất nước được hưởng lợi từ sự hợp nhất của Liên minh Châu Âu. Thật ra, khi Ireland lần đầu gia nhập liên minh Châu Âu vào năm 1973, có nhiều khu vực trong nước bị xem là đang phát triển, bao gồm cả quê hương yêu dấu của tôi- Quận Mayo. Tôi đã dẫn phái đoàn thương mại ở đây đến nước Mỹ, đến Nhật Bản, Ấn Độ, để kêu gọi đầu tư, sự giúp đỡ tạo ra cơ hội nghề nghiệp, xây dựng dần nền kinh tế, xây dựng hệ thống y tế, giáo dục của chúng tôi... sự phát triển của chúng tôi. Với cương vị Tổng thống, điều mà tôi không phải làm là mua thêm đất liền ở châu Âu, để những người dân Ireland có thể đến đó vì hòn đảo của chúng tôi đang chìm dần. Điều mà tôi không phải nghĩ đến, dù là Tổng thống hay một luật sư soạn thảo hiến pháp, là những ngụ ý về chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đó là những gì mà Tổng thống Tong, nước Cộng hòa Kiribati, phải trăn trở mỗi sáng thức dậy. Ông ấy đã mua đất ở Fiji và xem đó như là một hợp đồng bảo hiểm, cho cái mà ông gọi là "di cư trong danh dự", bởi vì ông biết người dân của ông có thể sẽ phải rời bỏ hòn đảo của mình. Khi tôi nghe ông ấy nói về tình huống này Tôi thực sự cảm thấy đây là một vấn đề mà không nhà lãnh đạo nào muốn gặp phải. Và khi tôi nghe ông ấy nói về sự khó khăn mà ông gặp phải, tôi đã nghĩ về Eleanor Roosevelt. Tôi đã nghĩ về bà ấy và những người cộng sự của bà tại Ủy ban Nhân quyền, nơi bà làm chủ tịch vào năm 1948, và soạn thảo bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền. Với họ, sẽ thật khó có thể tưởng tượng được rằng toàn bộ đất nước có thể biến mất bởi biến đổi khí hậu mà con người gây ra. Tôi đến với biến đổi khí hậu không giống nhà khoa học hay luật sư về môi trường, và tôi cũng không thật sự ấn tượng bởi hình ảnh của những con gấu Bắc Cực hay những tảng băng đang tan chảy. Lý do khiến tôi quan tâm là sự ảnh hưởng đến con người, và sự ảnh hưởng đến quyền của họ -- quyền được tiếp cận thức ăn, nước uống, sức khỏe, giáo dục và nơi ở. Tôi đề cập đến vấn đề này một cách khiêm tốn, vì tôi không phải người tiên phong trong vấn đề này. Khi tôi phục vụ ở cương vị là Cao ủy của LHQ về Nhân Quyền từ 1997 đến 2002, biến đổi khí hậu không phải vấn đề hàng đầu tôi quan tâm. Tôi không nghĩ mình đã từng có bài phát biểu đơn giản về vấn đề này. tôi biết rằng có bộ phận khác của Liên Hợp Quốc Công ước Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đang giải quyết vấn đề về sự biến đổi khí hậu. Sau đó, tôi bắt đầu làm việc tại những nước Châu Phi về vấn đề phát triển và quyền của con người. Và tôi rất hay nghe 1 câu nói phổ biến: "Ồ, nhưng mọi thứ đã tệ hơn trước, rất tệ hơn trước đây rồi." Sau đó, tôi đã tìm ra được ý nghĩa sau câu nói ấy; câu nói ấy là về sự biến đổi khí hậu -- sự thay đổi thất thường của khí hậu, thời tiết. Tôi đã gặp Constance Okallet, người đã tạo nên hội phụ nữ tại miền Đông Uganda, và cô ấy kể rằng khi cô lớn lên, cô đã có cuộc sống bình thường ở ngôi làng và họ không bị đói, họ biết rằng mùa nông nghiệp sẽ tới như họ dự đoán. họ biết khi nào cần gieo giống và khi nào có thể thu hoạch, thế nên họ có đủ thức ăn. Thế nhưng, trong những năm gần đây, vào lúc này, họ không có gì ngoài một đợt hạn hán dài, và sau đó là lũ lụt, và sau đó tiếp tục là hạn hán. Trường học đã bị phá hủy, cuộc sống bị đảo lộn, và mùa màng cũng bị tàn phá. Cô ấy thành lập hội phụ nữ này với mục tiêu giúp đoàn kết cộng đồng. Sự thật này đã làm tôi bất ngờ, vì lẽ đương nhiên, Constance Okollet không có trách nhiệm với khí thải nhà kính là tác nhân chính gây ra vấn đề này. Thực tế, tôi đã rất ấn tượng với tình hình ở Malawi tháng Một năm nay. Một trận lũ nghiêm trọng chưa từng có đã xảy ra, nó bao phủ đến một phần ba đất nước, hơn 300 người chết, và hàng trăm ngàn người mất nhà cửa. Trung bình mỗi người ở Malawi thải ra gần 80 kg khí CO2 mỗi năm. Trung bình mỗi người Mỹ thải ra 17.5 tấn. Vậy những người phải gánh chịu hậu quả một cách bất công họ không lái xe, không có điện, không tiêu dùng quá nhiều, và họ đang dần cảm nhận nhiều hơn nữa sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thay đổi khiến họ không thể trồng trọt theo kinh nghiệm không biết làm thế nào để chăm lo cho tương lai của mình. tôi nghĩ nó thực sự là tầm quan trọng của sự bất công này đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Và tôi biết rằng chúng ta không thể chỉ ra một số bất công đó nữa vì chúng ta không tham gia khóa học về thế giới an toàn. Chính phủ trên toàn thế giới đã nhất trí tại hội nghị ở Copenhagen, và điều đó được đề cập đến ở mọi hội nghị về môi trường, rằng chúng ta phải giữ nhiệt độ trung bình thấp hơn 2 độ C so với ngưỡng ấm trong công nghiệp nhẹ. Thế nhưng chúng ta đang trên mức đó gần 4 độ C. Điều đó khiến chúng ta đối mặt với sự đe dọa tới tương lai của hành tinh này. Và khiến tôi nhận ra biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đến nhân quyền trong thế kỉ 21. Và điều đó mang tôi đến với việc bảo vệ công lý cho môi trường. Công việc trả lời cho cuộc tranh cãi về đạo đức cho cả hai phía đề cập đến việc biến đổi khí hậu. Trước hết, về phía những người đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Và sau đó, để chắc rằng họ không bị bỏ lại khi chúng ta tiếp tục vận động và bắt đầu hành động vì môi trường, như chúng ta đang làm. Trong thế giới không bình đẳng ngày nay, Số lượng người bị bỏ lại thật đáng kinh ngạc. Trong 7.2 triệu người trên toàn thế giới, đến 3 triệu người bị bỏ lại. 1.3 tỷ người không được sử dụng điện. họ phải thắp sáng ngôi nhà của họ bằng nến và dầu hỏa, cả hai cách đều vô cùng nguy hiểm. và thật sự họ phải trả rất nhiều tiền trong thu nhập ít ỏi để thắp sáng. 2.6 tỷ người vẫn nấu ăn bằng lửa đốt -- bằng than, gỗ, khí ga từ phân động vật. Và chính việc này gây ra 4 triệu người chết mỗi năm vì ngạt khí trong nhà, và đương nhiên, đa số những người chết là phụ nữ. Thế giới này rất không công bằng, và chúng ta cần phải thay đổi từ trạng thái "bình thường". Chúng ta không nên đánh giá thấp quy mô và tính chất biến đổi của những sự thay đổi cần thiết, vì chúng ta phải đạt mục tiêu không còn khí thải các-bon trước năm 2050, nếu chúng ta muốn giữ nhiệt độ trung bình dưới ngưỡng ấm 2 độ C. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần bỏ qua hai phần ba lượng tài nguyên đã biết của nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất. Đó là một sự thay đổi rất lớn, và nó thể hiện rõ rằng, những nước công nghiệp phải cắt giảm lượng khí thải, cần sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, và nhanh chóng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Với những nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi, vấn đề và thách thức là phát triển mà không làm ô nhiễm môi trường, bởi vì họ cần phát triển; họ có dân số thấp. Nên họ phải phát triển mà không ô nhiễm và đó lại là một vấn đề khác. Quả thật, chưa có đất nước nào phát triển mà không làm ô nhiễm môi trường. Mọi đất nước phát triển với nhiên liệu hóa thạch, và rồi có thể chuyển dần sang nhiên liệu tái tạo. Thế nên đó là một thách thức rất lớn, và đòi hỏi sự hợp tác toàn bộ của cộng đồng quốc tế, với nguồn tài chính và công nghệ, hệ thống quản lí và sự hỗ trợ cần thiết, bởi không một đất nước nào có thể tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây là một vấn đề cần đến sự đoàn kết của toàn nhân loại. Sự đoàn kết này dựa trên sự tự giác -- bởi chúng ta đang cùng nhau gánh chịu hậu quả và cùng nhau hành động để đạt được mục tiêu không còn khí thải cacbon trước năm 2050. Tin tốt là sự thay đổi đang diễn ra, và diễn ra rất nhanh. Tại California, đang có một mục tiêu cắt giảm khí thải đầy hoài bão. Tại Hawaii, chính quyền đang thông qua một đạo luật với mục tiêu sử dụng 100 phần trăm năng lượng tái tạo trước năm 2045. Và chính phủ khắp thế giới đang rất tham vọng. Tại Costa Rica, chính quyền đã cam kết không còn khí thải cacbon trước năm 2021. Tại Ethiopia, chính quyền cam kết không còn khí thải cacbon trước năm 2027. Apple đã khẳng định rằng nhà máy của họ tại Trung Quốc sẽ dùng năng lượng tái tạo. Đang có một cuộc đua tại thời điểm hiện tại để tạo ra điện từ năng lượng thủy triều và sóng, nhằm giúp chúng ta ngừng sử dụng nguồn than dưới lòng đất. Sự thay đổi đó đang được đón chào và cũng diễn ra rất nhanh. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, và ý chí chính trị vẫn chưa đủ. Hãy cùng quay trở lại với tổng thống Tong và những người dân ở Kiribati. Họ vẫn có thể sống tại đảo của họ và có giải pháp , nhưng điều đó cần đến ý chí chính trị mạnh mẽ. Tổng thống Tong đã nói với tôi về ý tưởng đầy hoài bão của ông ấy để xây dựng hoặc làm nổi một hòn đảo nhỏ nơi người dân của ông có thể sống được. Điều này, đương nhiên, phụ thuộc vào nguồn tài chính của Kiribati. Nó cũng sẽ cần một sự đoàn kết và sự trợ giúp lớn từ các nước khác, và sẽ cần rất nhiều ý tưởng giàu trí tưởng tượng mà chúng ta mang đến với nhau khi ta cần một trạm không gian trong không khí. Nhưng liệu có thật sự tuyệt vời khi có thắc mắc kỹ thuật đó, và để con người ở lại trong lãnh thổ có chủ quyền của họ, trở thành một phần của cộng đồng các quốc gia? Đó là một loại ý tưởng mà chúng ta cần nghĩ đến. Đúng vậy, thách thức của sự thay đổi mà ta cần là rất lớn, nhưng chúng có thể giải quyết được. Chúng ta đang, như một con người, có khả năng cùng nhau giải quyết những vấn đề đó. Tôi đã rất ý thức về vấn đề này khi tôi tham gia vào năm nay trong lễ kỷ niệm lần thứ 70 của sự kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai năm 1945. 1945 là một năm khác thường. Đó là năm mà thế giới phải đối mặt với những vấn đề gần như không thể giải quyết được -- sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới, đặc biệt là Chiến tranh Thế giới thứ hai; sự hòa bình mong manh được mang lại; sự cần thiết của phục hưng kinh tế toàn cầu. Nhưng các nhà lãnh đạo thời đó không hề nao núng. Họ có khả năng và một năng lực được điều khiển bởi mong muốn thế giới không bao giờ có thể gặp phải vấn đề như thế này nữa. Và họ phải xây dựng cấu trúc cho hòa bình và sự bảo vệ. Và chúng ta nhận được gì? Họ đã làm được những gì? Hiến chương của Liên Hợp Quốc, các tổ chức Brentton Woods, như chúng được gọi, Ngân hàng Thế giới, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Một kế hoạch Marshall cho Châu Âu, một châu Âu bị tàn phá, để tái cấu trúc lại. Và một vài năm sau đó, bản Tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân quyền. 2015 cũng là một năm quan trọng như 1945, với những thử thách tương tự và những tiềm lực tương tự. Sẽ có hai Hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào năm nay: đầu tiên, vào tháng 9 ở New York, Hội nghị về những mục tiêu phát triển bền vững. Và sau đó là Hội nghị ở Paris tháng 12, về thỏa thuận khí hậu. Những mục tiêu phát triển bền vững với ý định giúp đỡ các nước tồn tại bền vững, hòa hợp với Mẹ Trái Đất, không bị đưa ra khỏi Mẹ Trái đất và phá hủy hệ sinh thái, đồng thời, để tồn tại đồng điệu với Mẹ Trái đất, bằng cách sống dưới sự phát triển bền vững. Và những mục tiêu phát triển bền vững sẽ được kích hoạt cho toàn bộ các nước, vào tháng 1 năm 2016. Hiệp nghị khí hậu -- một hiệp nghị bắt buộc -- là cần thiết bới những bằng chứng khoa học cho thấy chúng ta đang trên quỹ đạo với thế giới khoảng 4 độ và chúng ta cần đổi hướng để giữ dưới 2 độ. Do đó chúng ta cần thực hiện các bước mà sẽ được theo dõi và xem xét lại, để có thể tiếp tục tăng tham vọng về việc cắt giảm khí thải như thế nào, và nhanh chóng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo ra sao, để chúng ta có một thế giới an toàn. Thực tế thì vấn đề này vô cùng quan trọng đến mức không thể chỉ để lại cho các chính trị gia và Liên Hợp quốc. (Cười) Đó là vấn đề của tất cả chúng ta, và nó là một vấn đề mà chúng ta cần nhiều lực đẩy hơn nữa. Thật vậy, vai trò của các nhà môi trường đã thay đổi, bởi vì chiều hướng công lý. Bây giờ đây là một vấn đề cho các tổ chức tôn giáo, dưới sự lãnh đạo tuyệt vời từ Đức Giáo hoàng Francis và thực tế là, Giáo hội Anh, đang giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch. Đây cũng là một vấn đề cho cộng đồng doanh nghiệp, và tin tốt là cộng đồng này đang thay đổi vô cùng nhanh chóng -- trừ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch -- (Tiếng cười) Mặc dù họ đã bắt đầu thay đổi từ từ tiếng nói của mình -- nhưng vẫn rất ít. Doanh nghiệp không chỉ phát triển thần tốc tới lợi ích của năng lượng tái tạo, mà còn thôi thúc các chính trị gia cho họ các dấu hiệu, để họ có thể phát triển nhanh hơn nữa. Đây là một vấn đề cho phong trào công đoàn. Một vấn đề cho phong trào của phụ nữ. Một vấn đề cho giới trẻ. Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết rằng Jibreel Khazan, một trong Bộ Tứ Greensboro đã tham gia cuộc biểu tình ngồi ở Woolworth, đã phát biểu gần đây rằng, biến đổi khí hậu chính là thời điểm "quầy ăn trưa" cho giới trẻ. Vì vậy, "quầy ăn trưa" cho giới trẻ của thế kỷ 21 -- loại vấn đề nhân quyền thực sự của thế kỷ 21, bởi vì ông ấy đã nói rằng đó là thách thức lớn nhất của nhân loại và công lý trên toàn thế giới. Tôi rất nhớ cuộc Diễu hành Khí hậu tháng 9 năm ngoái, đó là một lực đẩy khổng lồ, không chỉ ở New York, mà là trên toàn thế giới. Và chúng ta đã dựa vào điều đó. Tôi đã diễu hành cùng với một vài người của Hội người cao tuổi, tôi nhìn thấy một áp phích cách tôi hơi xa, nhưng chúng tôi đứng rất gần nhau -- bởi vì cuối cùng, có đến 400,000 người trên các đường phố New York -- nên tôi không thể đến gần áp phích đó, Tôi chỉ muốn có thể đứng lại phía sau nó, bởi vì nó ghi "Những cụ già tức giận!" (Tiếng cười) Đó là những gì tôi cảm thấy. Giờ tôi có 5 đứa cháu, tôi thấy rất hạnh phúc khi là một người bà Ireland có 5 đứa cháu, và tôi nghĩ về thế giới của chúng, nó sẽ như thế nào nếu chúng chia sẻ thế giới đó với khoảng 9 tỉ người khác năm 2050. Chúng ta biết rằng chắc chắn nó sẽ là một thế giới với khí hậu hạn chế, bởi vì lượng khí thải mà chúng ta đã thải ra, nhưng nó có thể là một thế giới bình đẳng và công bằng hơn nhiều, tốt hơn cho sức khỏe, cho công việc và tốt hơn cho bảo vệ năng lượng, so với thế giới mà chúng ta đang sống, nếu chúng ta chuyển đủ sớm và thích đáng sang năng lượng tái tạo, và không ai bị bỏ lại phía sau. Không một ai bị bỏ lại. Và giống như chúng ta nhìn lại năm nay -- từ 2015 về 1945, nhìn lại 70 năm -- tôi muốn nghĩ rằng họ sẽ nhìn lại, rằng thế giới sẽ nhìn lại 35 năm khi ở năm 2050, 35 năm bắt đầu từ 2015, và họ sẽ nói rằng, "Họ đã thực hiện tốt những gì họ đã làm năm 2015 không? Chúng ta rất cảm kích rằng họ đã đưa ra quyết định làm khác đi, và đưa thế giới vào đúng đường của nó, và chúng ta hưởng lợi từ con đường đó," rằng họ sẽ thấy bằng cách nào đó chúng ta đã gánh lấy trách nhiệm của mình, chúng ta làm những gì tương tự với những gì đã làm năm 1945, chúng ta không bỏ lỡ cơ hội, chúng ta hoàn thành trách nhiệm của mình. Đó là những điều về năm nay. Với tôi, theo cách nào đó nó gói gọn trong lời nói của một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Cô ấy là người dẫn đường của tôi, một người bạn, cô ấy mất khi còn rất trẻ, cô ấy là một người phi thường, một nhà vô địch vĩ đại của môi trường: Wangari Maathai. Wangari đã từng nói, "Trong quá trình lịch sử, có những thời điểm khi con người được kêu gọi thay đổi đến một tầm mới của ý thức, để đạt được một nền tảng đạo đức cao hơn." Và đó là những gì chúng ta cần làm. Chúng ta cần đạt đến một tầm mới của ý thức, một nền tảng đạo đức cao hơn. Và chúng ta cần làm điều đó vào năm nay trong hai Hội nghị Thượng đỉnh lớn. Điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi chúng ta có sự thúc đẩy từ những người trên toàn thế giới phát biểu rằng "Chúng ta muốn hành động, chúng ta muốn đổi hướng, muốn một thế giới an toàn, thế giới an toàn cho thế hệ tương lai, thế giới an toàn cho con và cháu chúng ta, và chúng ta làm điều đó cùng nhau." Cảm ơn. (Vỗ tay) Wow, thật là vinh dự. Tôi luôn muốn thử được phát biểu ở đây. Chẳng là tám năm trước, tôi nhận được lời khuyên về sự nghiệp rởm nhất. Một người bạn bảo tôi "Đừng quan tâm cậu thích công việc hiện tại bao nhiêu. Tất cả chỉ là để tạo dựng lí lịch thôi." Và rồi tôi vừa trở về sau khi sống ở Tây Ban Nha một thời gian công ty của tôi ở trong danh sách Fortune 500, tôi nghĩ: "Thật tuyệt. Mình rồi sẽ thay đổi thế giới." Ý tưởng thì tôi có đầy. Và chỉ trong hai tháng Tôi để ý cứ 10 giờ mỗi sáng tôi lại có cảm thấy một sự thôi thúc kì lạ là muốn lấy đầu mình đập thủng màn hình máy tính. Không rõ có ai cảm thấy như tôi không. Và rồi không lâu sau tôi nhận ra những đối thủ cạnh tranh trong ngành đã lên sẵn kịch bản cho công việc của tôi. Và đó là lúc tôi nhận được lời khuyên "thông thái" rằng mình chỉ cần làm đẹp CV. Well, khi tôi cố tìm hiểu rằng mình phải đánh liều những gì để có thể thay đổi điều đó, tôi có đọc qua vài lời khuyên khác nhau của Warren Buffett, và ông ấy bảo rằng, "Đi làm chỉ để tích cóp cho CV vô nghĩa như để dành đến già mới quan hệ tình dục." (khán giả cười) Tôi chỉ cần nghe vậy là hiểu. Sau hai tuần, tôi đã bỏ việc, và tôi ra đi với một mục đích duy nhất để tìm một cái gì đó mình có thể phá. Căng thẳng vậy đó. Tôi chỉ muốn tạo ra ảnh hưởng. Chẳng cần biết ảnh hưởng kiểu gì. Và tôi nhanh chóng nhận ra tôi không hề đơn độc: hóa ra đến 80% những người xung quanh tôi không thích công việc của họ. Chắc mọi người có thể khác nhưng đó là con số trung bình mà hãng Deloitte khảo sát được. Vì thế tôi muốn tìm hiểu, có gì khác biệt, giữa những người có khát vọng thay đổi thế giới thức dậy mỗi ngày đầy cảm hứng, và những người thuộc 80% còn lại, lặng lẽ sống trong tuyệt vọng. Thế là tôi bắt đầu phỏng vấn những người truyền cảm hứng và tôi đọc sách rồi nghiên cứu thực địa. tổng cộng 300 cuốn sách về mục tiêu, sự nghiệp các kiểu một cách hoàn toàn tự nguyện, tất cả là vì cái lí do ích kỉ rằng tôi muốn tìm một thứ mà tôi không thể làm, để xem xem nó ra sao. Nhưng khi tôi làm điều này, đã có nhiều người hỏi tôi "Anh am hiểu về nghề nghiệp. Tôi ghét công việc hiện tại. Ăn trưa không?" Tôi trả lời, "Chắc chắn rồi." Nhưng tôi luôn nhắc họ rằng lúc đó, khả năng tôi bỏ việc cũng là 80%. Trong số những người hẹn tôi ăn trưa, 80% sau đó bỏ việc trong vòng hai tháng. Tôi tự hào về chuyện này, và chẳng phải tôi có bùa phép hay đại loại vậy. Tôi đơn giản chỉ hỏi họ một câu ngắn gọn. Đó là, "Tại sao bạn làm công việc bạn đang làm?" Thường thường câu trả lời sẽ là, "Ừm, vì người ta bảo tôi phải làm vậy." Và tôi nhận ra trong chúng ta có những người đang leo lên một chiếc thang mà người khác bắt họ phải leo, và rồi chiếc thang đó dựa vào sai bức tường, hoặc chẳng dựa vào đâu cả. Càng dành nhiều thời gian bên bọn họ và quan sát vấn đề tôi nghĩ, ra sao nếu như ta tạo ra một cộng đồng, một nơi mà mọi người cảm thấy họ thuộc về và cảm thấy ổn khi làm những điều khác biệt đến nơi chưa ai đến, một nơi khuyến khích, và truyền cảm hứng để người ta thay đổi? Điều đó sau này trở thành cái tôi gọi là Live Your Legend lát nữa tôi sẽ giải thích sau. Khi tôi phát hiện ra những điều này tôi thấy có một bộ khung gồm ba điều đơn giản mà những người sôi nổi muốn thay đổi thế giới có chung, dẫu đó là một Steve Jobs hay là một, nói sao ta, một tên mở được tiệm bánh dưới phố. Miễn việc đó thể hiện con người họ. Tôi muốn chia sẻ ba điều đó với các bạn, để chúng ta có thể đến hết hôm nay hoặc cả đời, nhìn đời qua lăng kính khác. Điều đầu tiên của bộ khung làm việc đầy tâm huyết đó là hiểu và trở thành chuyên gia về chính bản thân mình. Bởi nếu bạn không biết mình đang tìm gì, bạn sẽ không bao giờ tìm ra nó. Cái này không ai làm giúp bạn được. Trong đại học không hề có chuyên ngành về đam mê & lí tưởng và sự nghiệp. Tôi chẳng hiểu sao hai ngành đó không bắt buộc thôi đừng bắt tôi nói về điều đó. Nghĩ coi, bạn bỏ nhiều thời gian cho việc lựa TV cho phòng trọ hơn cả cho việc lựa chuyên ngành và lĩnh vực học. Nhưng quan trọng là, việc lựa chọn là phải do chúng ta, và chúng ta cần một bộ khung, một cách nào đó để vượt qua việc này. Và bước đi đầu tiên đó là tìm những thế mạnh đặc biệt của bản thân. Điều gì bạn thức dậy đã muốn làm dù cho có chuyện gì, dù có được trả lương hay không, điều khiến người ta cảm kích bạn? Strength Finder 2.0, đó là một cuốn sách và cũng là một công cụ trực tuyến. Tôi khuyên bạn nên dùng nó để hiểu rõ bản thân bạn giỏi làm gì. Tiếp theo, bộ khung hay cấp bậc nào khi ta đưa ra quyết định? Ta có quan tâm tới mọi người, tới gia đình, sức khỏe, hay là tới thành tích, thành công các kiểu? Chúng ta cần hiểu những quyết định đưa ra dựa vào đâu đặng biết thâm tâm ta muốn gì, để ta không phải cống hiến tâm huyết cho thứ ta đách quan tâm. Và tiếp theo là những trải nghiệm của chúng ta. Ai cũng có những trải nghiệm. Ta học hỏi mỗi ngày, mỗi phút học những thứ ta thích, ta ghét, cái ta được làm tốt, cái ta thấy mình tệ. Và nếu ta không bỏ thời gian lưu tâm đến điều đó không lồng ghép những bài học đó và áp dụng vào cuộc sống sau này, thì đúng là vô nghĩa. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng của mỗi năm tôi dành chút thời gian chiêm nghiệm những điều tốt những điều chưa tốt và những điều tôi muốn lặp lại muốn áp dụng thêm cho cuộc sống. Và hơn thế nữa, như mọi người thấy, đặc biệt trong hôm nay, ai truyền cảm hứng cho bạn, ai làm cho bạn phải nói "Ôi Chúa ơi, nhìn Jeff làm gì kìa. Tôi muốn được như anh ấy." Bạn nói vậy làm gì? Mở nhật kí ra. Ghi lại điều gì ở họ đã cho bạn cảm hứng. Không cần viết về cả cuộc đời họ đâu nhưng dù điều đó là gì, cứ ghi lại đi, để sau này ta sẽ có một kho những điều mà ta có thể sử dụng cho cuộc sống và sống có khát khao hơn và tạo ra tác động mạnh mẽ hơn. Vì khi ta bắt đầu liên hệ những điều ta đã ghi lại ta có thể định nghĩa đối với ta thành công là như thế nào, và nếu chiếc la bàn thiếu những bộ phận này thì rất khó. Chúng ta kẹt trong một cuộc sống đã được lên kịch bản nơi mà mọi người dường như cố gắng chẳng vì một mục đích cụ thể. Giống như trong phim Wall Street 2, nếu ai đã xem rồi, đoạn gã nhân viên tiểu tốt hỏi ông CEO của một ngân hàng ở phố Wall, "Anh muốn kiếm nhiêu? Ai cũng có con số đó, kiểu kiếm được nhiêu đó là xong bỏ hết mọi thứ." Ông CEO đáp, "Oh, dễ mà. Kiếm thêm nữa." Và ông ấy chỉ cười. Đó là thực trạng buồn của đa số những ai chưa dành thời gian để hiểu điều gì quan trọng với họ, những ai cứ cố gắng vươn tới những thứ rất vô nghĩa với chúng ta, nhưng ta vẫn cố làm vì mọi người bảo ta phải làm vậy. Nhưng một khi nắm được bộ khung này, ta có thể xác định những điều truyền cảm hứng cho ta. Bạn biết đấy, trước đó, niềm đam mê có thể xuất hiện ngay trước mặt bạn hoặc trong việc bạn đang làm, bạn có thể không nhận ra vì bạn không có cách để nhận dang nó. Nhưng khi làm được, bạn có thể thấy nó khớp với những ưu điểm của bạn những giá trị, khẳng định bạn là ai, nên bạn phải nắm bắt điều đó, bạn phải làm gì đó với nó, và bạn phải theo đuổi điều đó, và cố tạo ra ảnh hưởng với nó. "Live Your Legend" và cuộc vận động chúng tôi tạo ra đã biến mất nếu tôi không xác định được bản sắc của mình, "Wow, đây là thứ tôi muốn theo đuổi và làm nên sự khác biệt." Không biết bản thân muốn gì thì sẽ không bao giờ tìm ra nó, nhưng khi ta nắm được bộ khung, la bàn bản sắc thì ta có thể tiến tới những thứ tiếp theo à đó không phải tôi đâu nha làm điều bất khả và thách thức bản thân. Có hai lí do khiến người ta không dấn thân. Một là họ tự nhủ họ không làm được, hoặc mọi người bảo họ không làm được. Rồi ta bắt đầu tin điều đó. Hoặc là ta từ bỏ, hoặc là ta không bắt đầu luôn. Vấn đề là, mọi thứ đều bất khả thi tới khi một ai đó dám làm. Mọi phát minh, mọi điều mới trên đời, lúc đầu đều bị xem là điên khùng. Roger Bannister chạy 1.6 km dưới bốn phút, điều đó là bất khả thi không ai có đủ thể lực làm điều đó cho tới khi Bannister đứng lên thực hiện. Sau đó chuyện gì xảy ra? Hai tháng sau, 16 người hoàn thành 1.6 km dưới bốn phút. Những thứ ta nghĩ rằng ta không thể làm được thường chỉ là những cột mốc chờ ta chinh phục nếu ta dám thách thức bản thân. Và tôi nghĩ điều này nên bắt đầu từ hơn hết từ thể trạng và sức khỏe mỗi người, vì ta có thể kiểm soát chúng. Không nghĩ có đủ sức chạy một dặm, thì cho hãy bản thân thấy hai dặm cũng được, hoặc chạy marathon, hoặc giảm năm pounds gì cũng được, bạn sẽ nhận ra sự tự tin sẽ được bồi đắp và sẽ lan tỏa sang mọi khía cạnh của cuộc sống. Tôi với mấy người bạn cũng đã dần quen với việc này. Chúng tôi hay đi thám hiểm mà đi theo nhóm nhỏ ấy, lần gần nhất, tụi tôi tới một chỗ khá hẻo lánh. Tôi hãi nhất là những mặt nước sâu thăm thẳm. Không biết có ai sợ giống tôi không kể từ khi tôi xem bốn phần "Hàm Cá Mập" những sáu lần từ hồi còn bé xíu. Kiểu nước mà cao hơn mức này, chỉ cần hơi âm u là tôi thấy rợn rợn rồi. Tôi sợ rằng có gì đó ở dưới. Ngay cả hồ Tahoe, đó là một hồ nước ngọt, sợ thì vẫn sợ, kì cục lắm, nhưng là sự thật. DÙ sao thì, ba năm trước tôi nhớ có lần đi tàu kéo ra ngay ngoài vịnh San Francisco. Hôm đó trời mưa, gió bão ghê lắm, và mọi người thì đang say sóng dữ dội, và tôi thì ngồi đó trong bộ đồ lặn, ngồi nhìn ra cửa sổ hoàn toàn hoảng loạn, nghĩ rằng mình sắp đi bơi với Hà Bá. Chả là tôi định bơi qua cầu Cổng Vàng Và tôi đoán là vài người trong phòng này có thể đã thử làm vậy rồi. Lúc ấy, tôi ngồi với anh bạn Jonathan, người đã dụ tôi làm việc đó, anh ấy lại gần tôi và thấy sự hoảng loạn của tôi. Anh bảo, "Scott, nói nghe, chuyện tệ nhất có thể là gì?" Cậu đang mặc đồ lặn, muốn chết chìm cũng khó. Còn mà không bơi nổi, nhảy đại vào một chiếc kayak gần đó. Thêm nữa, cá mập mà có tới, tại sao nó chọn tấn công cậu thay vì một trong 80 người đi cùng?" Cảm ơn, có ích ghê. Cậu ấy kiểu, "Mà nói thiệt, cứ thoải mái đi. Chúc may mắn." Rồi cậu ấy nhảy xuống nước, bơi đi cái vèo. OK. Hóa ra, lời động viên ấy siêu hiệu nghiệm, và tôi cảm thấy hoàn toàn bình tĩnh, chắc có lẽ tại vì Jonathan nó mới có 13 tuổi. (khán giả cười) Và trong 80 người bạn cùng bơi với tôi hôm ấy, đến 65 người ở vào độ tuổi từ 9 đến 13 . Thử nghĩ coi bạn sẽ nhìn đời khác đi như thế nào nếu vào năm bạn 9 tuổi, bạn nhận ra mình có thể bơi cả dặm rưỡi trong dòng nước lạnh 10°C từ Alcatraz đến San Francisco. Còn gì có thể khiến bạn sợ? Còn gì có thể khiến bạn đầu hàng? Còn gì mà bạn chưa dám thử? Sau khi bơi xong, tôi bơi tới chỗ Thủy Cung, và leo lên bờ tất nhiên một nửa đám nhóc đã tới nơi từ lâu, nên chúng cổ vũ tôi một cách cực kì hào hứng. Đầu tôi thì lạnh như kem cây, ai đã bơi qua Vịnh sẽ biết, trong khi để mặt mình tan băng, tôi có xem mấy đứa chưa bơi xong bơi tiếp. Và tôi thấy có một đứa, nó bơi có gì đó sai sai. Nó cứ quơ tới quào lui thế này này. Chưa hít được miếng hơi nào thì cái đầu nó lại ụp xuống mặt nước. Tôi để ý có mấy phụ huynh cũng đang theo dõi, tôi thề tôi với họ cùng nghĩ một điều: đây là lí do tại sao không nên để mấy đứa 9 tuổi bơi từ Alcatraz về San Francisco. Không phải vì chúng sẽ mệt. Đột nhiên, hai phụ huynh chạy tới chụp lấy nó, họ khoác tay nó lên vai họ, rồi kéo nó đi như này này, đó hoàn toàn là lết đi. Và đột nhiên sau khi đi thêm vài feet họ đặt nó vào một chiếc xe lăn. Và nó giương nắm đấm chiến thắng lên trời theo cách máu nhất tôi từng biết. Tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp và năng lượng từ thằng bé khi nó đạt được thành tích ấy. Trước đó tôi đã thấy nó đi trên chiếc xe lăn. Nên chẳng hề nghĩ nó sẽ bơi cùng. Ý tôi là, trong 20 năm nữa cậu bé đó sẽ còn tiến xa tới đâu? Bao nhiêu người đã bảo rằng nó không thể làm được, có làm thì chết chắc? Bạn chứng tỏ họ sai, chứng tỏ bản thân sai, rằng bạn có thể từ từ thúc đẩy bản thân làm điều mình tin là có thể. Bạn không cần là VĐV marathon nhanh nhất thế giới, chỉ cần thứ bạn chưa làm được, hãy có làm cho được, nó bắt đầu từ những bước đơn giản nhất. Và cách tốt nhất để làm điều này là bao quanh bản thân với những ai có đam mê. Cách tốt nhất để là việc mà bạn nghĩ là bạn không thể là bao quanh bản thân với những ai đã vượt qua điều đó. Có một câu nói của Jim Rohn thế này, "Bạn là trung bình cộng của năm người mà bạn ở bên cạnh nhiều nhất." Lịch sử chỉ ra chẳng có mánh khóe nào ghê gớm hơn để từ con người bạn hôm nay trở thành con người bạn muốn chỉ cần ta chọn đúng người để dành thời gian của ta cùng. Họ thay đổi mọi thứ, điều này đã được kiểm chứng. Năm 1898, Norman Triplett làm một nghiên cứu với một nhóm VĐV đua xe đạp, ông sẽ đo thời gian họ đua khi đi thành nhóm, và khi chạy cá nhân. Và ông phát hiện ra những VĐV đi theo nhóm lúc nào cũng chạy nhanh hơn. Và điều này được lặp đi lặp lại ở rất nhiều trường hợp khác những kết quả đều chứng minh một điều, những người xung quanh, hay môi trường quyết định tất cả. Cơ mà bạn phải chủ động, vì tác động là từ hai phía. Với 80% những ai không thích công việc của mình, đa số những người quanh bạn, không chỉ ở đây, mà ở bất kì đâu, đều cổ xúy sự tự mãn và khiến bạn không thể theo đuổi những điều bạn muốn nên chúng ta phải kiểm soát môi trường đó. Tôi từng ở trong trường hợp như vậy, ví dụ cá nhân, vài năm trước. Có ai từng có một sở thích hay đam mê mà bạn dồn hết tâm huyết, tất cả thời gian cho nó, và bạn cực kì muốn một sự nghiệp cùng nó, nhưng chẳng ai quan tâm và nó chẳng kiếm cho bạn xu nào? OK, tôi bỏ ra bốn năm cố gắng gây dựng cuộc vận động "Live Your Legend" giúp mọi người làm những việc truyền cảm hứng mà họ thực sự quan tâm, và tôi đã cố hết khả năng, mà cũng chỉ có vẻn vẹn ba người quan tâm, và họ đang ngồi dưới đây: mẹ, cha và vợ tôi, Chelsea. Cảm ơn mọi người vì tất cả. (vỗ tay) Và tôi đã tuyệt vọng thế đấy, bốn năm phát triển thêm 0%, và khi tôi vừa định vứt hết, ngay lúc đó, tôi chuyển đến San Francisco và bắt đầu làm quen với vài người khá thú vị với cái lối sống điên điên đầy phiêu lưu, với doanh nghiệp, websites rồi blogs bảo bọc cho đam mê của họ và giúp đỡ mọi người một cách đầy ý nghĩa. Và một anh bạn của tôi, hiện có một gia đình tám người, anh ấy nuôi cả gia đình đấy bằng một trang blog mà anh ấy viết hai tuần một lần. Gia đình anh vừa đi du lịch châu Âu về, cả tám người luôn nhé. Không thể tin được. Điều này là thật sao? Và tôi được truyền một nguồn cảm hứng dồi dào khó tin từ điều này, rồi thay vì ngưng hoạt động, tôi quyết định sẽ tiếp tục Và tôi làm tất cả để dành hết thời gian, mọi giờ có thể, cố gắng làm phiền mấy gã này, đi chơi rồi đi nhậu rồi đi tập thể dục, đủ thứ hết. Và sau bốn năm chẳng đi tới đâu, chỉ trong sáu tháng tiếp xúc với họ, cộng đồng Live Your Legend rộng hơn gấp 10 lần. Sau 12 tháng tiếp theo, nó rộng hơn gấp 160 lần nữa. Và hôm nay trên 30,000 người từ 158 quốc gia khác nhau sử dụng công cụ kết nối sự nghiệp của chúng tôi hằng tháng. Chính họ đã tạo nên một cộng đồng đầy đam mê hứng khởi những người đã giúp tôi hiện thực hóa giấc mơ "Live Your Legend" mà tôi đã ấp ủ nhiều năm trời. Họ đã thay đổi tất cả, đó là lí do tại sao bạn biết không, có ai hỏi tôi đều nói vậy. Well, bốn năm ròng, tôi chẳng biết một ai như vậy, thậm chí chẳng biết là họ có thật, là họ tài năng đến vậy, đến tạo nên những cuộc vận động như vậy. Và khi tôi đến San Francisco, mọi người xung quanh đều rất tài giỏi, chuyện đó bình thường đến mức tôi chuyển từ "Sao mình có thể làm được?" thành "Sao mình lại không làm nhỉ?" Ngay khi bạn nghĩ được thế, công tắc mở lên trong đầu bạn, lan tỏa đến cả thế giới của bạn, và không cần phải cố, tiêu chuẩn của bạn đi từ đây lên đây. Bạn không cần thay đổi mục tiêu, chỉ cần thay đổi môi trường xung quanh. Có vậy thôi, vậy nên tôi mới thích được là một phần của cộng đồng đam mê ấy, dự mọi sự kiện TED tôi có thể hay xem chúng trên iPad trên đường đi làm, đại loại thế. Bởi vì đó là cộng đồng khiến bạn tin rằng mọi thứ đều có thể. Vậy nên chúng tôi luôn dành rất nhiều thời gian cùng nhau. Nói tóm lại, ba chuẩn mực mà tôi đưa ra, đều có một điểm chung quan trọng hơn cả. Chúng đều do bạn kiểm soát, 100% luôn. Chẳng ai có thể nói rằng bạn không được tìm hiểu bản thân. không được thách thức chính mình hay hiểu những hạn chế của bạn và thay đổi chúng. Hay bảo rằng bạn không được ở cùng những người đầy đam mê hay không được tránh những kẻ chỉ biết bàn ra Một cuộc khủng hoảng kinh tế bị công ty sa thải, hay bị tai nạn giao thông. Ta không thể kiểm soát những thứ kiểu vậỵ. Nhưng ba điều trên thì hoàn toàn của ta và chúng có thể thay đổi thế giới của ta nếu ta quyết định tận dụng chúng. Quan trọng là, điều tôi nói đã bắt đầu diễn ra ở nhiều nơi. Tôi mới đọc trong tờ Forbes, chính phủ Mỹ lần đầu tiên báo cáo trong một tháng, có nhiều người tự nghỉ việc hơn là bị sa thải. Họ tưởng đó chỉ là ngẫu nhiên, nhưng ba tháng liên tiếp đều vậy. Cái thời buổi khắc nghiệt làm nhiều người mệt mỏi, nên họ bảo thôi kệ mợ cái cuộc sống máy móc này đi kệ những thứ người ta bắt họ phải làm, để được làm những điều quan trọng với họ, hay truyền cảm hứng cho họ. Quan trọng là, giờ mọi người ngủ dậy họ tin vào một điều, là không có gì là không thể, chủ yếu là ở trí tưởng tượng của bạn. Câu nói đó bây giờ không hề sáo rỗng nữa. Không cần biết bạn ghiền thứ gì, đam mê cái gì, sở thích là gì. Nếu bạn thích đan lát, bạn có thể tìm ai đó đan lát siêu bá đạo, và học hỏi từ người đó, chẳng sao hết. Đó là mục đích của buổi thảo luận này, để học hỏi từ những người như vậy, và chúng tôi đưa thông tin của họ lên "Live Your Legend" mỗi ngày, vì khi những người tầm thường làm những điều phi thường, và họ ở xung quanh ta, điều đó trở nên bình thường. Không cần cứ phải như Gandhi hay Steve Jobs, làm những thứ ghê gớm. Chỉ cần làm những điều quan trọng đối với bạn, và tạo nên ảnh hưởng của riêng bạn. Nhắc tới Gandhi, ông từng là một luật sư "chán nghề", nghe đâu là vậy, rồi ông đi theo tiếng gọi của lí tưởng, điều rất có ý nghĩa với ông, điều ông không làm được. Tôi lấy một câu nói của ông làm phương châm sống "Lúc đầu họ lơ bạn, rồi họ cười vào mặt bạn, rồi họ phải đấu với bạn, và bạn sẽ thắng." Mọi thứ đều bất khả thi cho đến khi có người làm được. Bạn có thể hoặc chơi với những người luôn luôn bàn ra và bảo bạn thật ngu vì cứ cố gắng, hoặc chơi với những con người luôn truyền cảm hứng cho bạn, như những ai trong căn phòng này. Bởi vì trách nhiệm của chúng ta là cho thế giới thấy những thứ tưởng như không tưởng có thể trở nên bình thường. Điều đó đã bắt đầu diễn ra từ lâu rồi. Ta truyền cảm hứng cho bản thân trước, để có thể truyền cảm hứng cho người khác thúc đẩy họ làm điều họ muốn. Nhưng ta không thể làm vậy cho tới khi ta biết mình thực sự muốn gì. Chúng ta phải tự thân làm việc đó phải thật chủ động, để khám phá bản thân. Thử tưởng tượng một thế giới mà 80% dân số thích thú với công việc của họ. Thế giới đó sẽ ra làm sao? Tiến bộ sẽ diễn ra như thế nào? Mọi người sẽ đối xử với nhau ra sao? Mọi thứ hẳn sẽ thay đổi. Để kết buổi nói chuyện này, tôi muốn hỏi mọi người một câu, và tôi nghĩ chỉ cần hỏi câu này là đủ rồi, Đó là, công việc gì bạn nghĩ mình không làm được, Tìm hiểu về nó đi, sống với nó đi, không phải chỉ cho bạn, mà cho mọi người xung quanh nữa, vì đó là thứ khơi mào cho thế giới thay đổi, Điều gì bạn nghĩ mình không làm được? Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Năm ngoái, tôi tiếp tục chuyến quảng bá quyển sách đầu tiên của mình. Trong 13 tháng, tôi đã bay tới 14 quốc gia và có hàng trăm bài nói. Mỗi cuộc nói chuyện ở mỗi quốc gia bắt đầu với lời giới thiệu, và mỗi giới thiệu bắt đầu, than ôi, với một lời nói dối: "Taiye Selasi đến từ Ghana và Nigeria, " hoặc "Taiye Selasi đến từ Anh và Mỹ." Bất cứ khi nào tôi nghe câu mở đầu này, dù cho đất nước nào được đề cập đến - Anh, Hoa Kỳ, Ghana, Nigeria -- Tôi nghĩ, "Nhưng đó không đúng sự thật." Vâng, tôi đã được sinh ra ở Anh và lớn lên tại Hoa Kỳ. Mẹ tôi, sinh ra ở Anh, và lớn lên ở Nigeria, hiện đang sống tại Ghana. Cha tôi được sinh ra ở Gold Coast, một thuộc địa của Anh, lớn lên ở Ghana, và đã sống hơn 30 năm tại Vương quốc Ả Rập Xê-út. Vì lý do này, người giới thiệu tôi cũng gọi tôi là "đa quốc gia". "Nhưng Nike là đa quốc gia," Tôi nghĩ vậy, "Tôi là một con người." Sau đó, một ngày đẹp trời, giữa chuyến du lịch, Tôi đã đi đến Louisiana, một bảo tàng ở Đan Mạch nơi tôi chia sẻ sân khấu với các nhà văn Colum McCann. Chúng tôi đã thảo luận về vai trò của tính địa phương trong văn học, khi đột nhiên chỉ trích tôi. Tôi không phải đa quốc gia. Tôi không thuộc về một quốc gia nào cả. Làm thế nào tôi có thể đến từ một quốc gia? Làm thế nào có thể một con người đến từ một khái niệm? Điều đó khiến tôi trăn trở cả hai thập kỉ. Từ báo chí, sách giáo khoa, các cuộc trò chuyện, tôi đã học được cách nói chuyện của các nước như thể chúng là vĩnh cửu, số ít, những thứ đến từ tự nhiên, nhưng tôi tự hỏi: để nói rằng tôi đến từ một đất nước cho rằng đất nước là một sự tuyệt đối, một số điểm cố định tại chỗ trong một thời gian, một thứ bất biến, nhưng có phải vậy không? Trong cuộc đời tôi, những quốc gia đã biến mất - Tiệp Khắc; xuất hiện - Timor-Leste; thất bại - Somalia. Cha mẹ tôi đến từ các nước không tồn tại khi họ được sinh ra. Với tôi, một đất nước - có thể được sinh ra, chết đi, mở rộng, kết giao - khó mà trở thành thứ cơ bản để hiểu một con người. Và do đó, nó đến như là một trợ giúp lớn để khám phá các nước có chủ quyền. Những gì chúng ta gọi là các quốc gia thực sự là sự biểu đạt khác nhau của một nhà nước có chủ quyền, một ý tưởng trở thành mốt chỉ từ 400 năm trước đây. Khi tôi học được điều này, tôi bắt đầu học bằng thạc sĩ về Quan hệ quốc tế, tôi cảm giác có một tràng nhẹ nhõm dâng trào. Đó là vì tôi đã nghi ngờ. Lịch sử là có thật, các nền văn hóa đều có thật, nhưng các quốc gia đã được sinh ra. Trong 10 năm tiếp theo , tôi đã tìm kiếm hoặc lặp lại hoặc bỏ xác định bản thân mình, thế giới, công việc của tôi, kinh nghiệm của tôi, ngoài logic của nhà nước. Năm 2005, tôi đã viết một bài luận, "Người Phi ở Châu Âu là gì," phác thảo một bản sắc văn hóa đặc quyền trên toàn quốc. Thật xúc động khi có nhiều người có thể gắn kết kinh nghiệm của tôi, và cách giảng dạy nhiều người khác không cùng cảm giác về bản thân. "Làm thế nào Selasi có thể tuyên bố đến từ Ghana," một nhà phê bình hỏi, "khi cô chưa bao giờ biết đến sự sỉ nhục" của du lịch nước ngoài bằng hộ chiếu Ghana? " Bây giờ, nếu tôi trung thực, Tôi biết những gì cô ấy nói. Tôi đã có một người bạn tên là Layla người sinh và lớn lên ở Ghana. Cha mẹ cô là thế hệ thứ ba Ghana gốc Lebanon. Layla, người nói thông thạo tiếng Twi, biết Accra như lòng bàn tay cô, nhưng khi lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau năm trước, Tôi nghĩ, "Cô ấy không phải đến từ Ghana." Trong tâm trí tôi, cô đến từ Lebanon, mặc dù về mặt giấy tờ thì cô ấy lớn lên ở ngoại ô Accra. Tôi, cũng như các nhà phê bình, đã tưởng tượng ra một số Ghana nơi mà tất cả người Ghana có làn da nâu hoặc không có hộ chiếu của Anh. Tôi đã rơi vào cái bẫy hạn chế ngôn ngữ tới từ các nước hình thành - ưu tiên điều giả tưởng, một quốc gia đơn lẻ, trên thực tế: kinh nghiệm của con người. Nói chuyện với Colum McCann ngày hôm đó, mọi việc cuối cùng đã rõ. "Tất cả kinh nghiệm là địa phương", ông nói. "Tất cả các đặc tính là kinh nghiệm", tôi nghĩ. "Tôi không thuộc một quốc gia," Tôi tuyên bố trên sân khấu. "Tôi là một người bản địa. Tôi là người đa bản địa." Xem "Taiye Selasi đến từ Hoa Kỳ," không phải là sự thật. Tôi không có dính dáng với Hoa Kỳ, tất cả 50 người trong số họ, không hẳn là vậy. Mối quan hệ của tôi với Brookline, thị trấn nơi tôi lớn lên; với thành phố New York, nơi tôi bắt đầu công việc; với Lawrenceville, nơi tôi ở suốt ngày lễ Tạ Ơn. Điều gì làm cho Mỹ thành nhà của tôi không phải là hộ chiếu hoặc giọng của tôi, nhưng những trải nghiệm đặc biệt và những nơi chúng xảy ra. Mặc dù niềm tự hào của tôi về văn hóa Ewe, Black Stars, và tình yêu của tôi với thực phẩm Ghana, tôi chưa từng có một mối liên hệ với Cộng hòa Ghana, hiển nhiên là vậy. Mối liên hệ của tôi là với Accra, nơi mẹ tôi đang sống, nơi tôi đi mỗi năm, với khu vườn nhỏ trong Dzorwulu nơi cha tôi và tôi nói chuyện hàng giờ. Đây là những địa điểm mà hình thành nên trải nghiệm của tôi. Trải nghiệm là nơi tôi đến. Nếu chúng ta hỏi, thay vì "Bạn đến từ đâu?" hãy hỏi "Bạn là thổ địa ở đâu?" Điều này sẽ nói với chúng ta rất nhiều về chúng ta là ai và chúng ta giống nhau như thế nào. Nói cho tôi biết bạn đến từ Pháp, và tôi thấy những gì, một sự sáo rỗng? Chỉ một câu chuyện mang tính nguy hiểm của Adichie, lời đồn về đất nước Pháp? Nói cho tôi biết bạn là dân bản địa ở Fez và Paris, tốt hơn rồi đấy, Goutte d'Or, và tôi thấy một tập hợp các kinh nghiệm. Kinh nghiệm của chúng ta là nơi chúng ta đến. Vì vậy, bạn là thổ địa nơi nào? Tôi đề nghị một bài kiểm tra gồm ba bước. Tôi gọi là ba "R":nghi lễ (rituals) , các mối quan hệ (relationships), hạn chế (restrictions). Đầu tiên, hãy nghĩ về các nghi lễ hàng ngày của bạn, chúng có thể là bất cứ điều gì: pha cà phê, lái xe đi làm, thu hoạch vụ mùa, cầu nguyện. Những nghi lễ này thuộc loại gì? Chúng diễn ra ở đâu? Trong một thành phố hoặc nhiều thành phố nào đó trên thế giới mà người bán hàng biết mặt bạn? Khi là một đứa trẻ, tôi thực hiện khá chuẩn nghi lễ ngoại ô ở Boston, với những điều chỉnh từ các nghi lễ mẹ tôi mang về từ London và Lagos. Chúng tôi cởi giày rồi đi vào nhà, chúng tôi đã luôn luôn lịch sự với những người lớn tuổi hơn mình. chúng tôi ăn đồ nấu chín chậm, thực phẩm nhiều gia vị. Ở vùng tuyết phủ khắp Bắc Mỹ, chúng ta có những nghi lễ khắp miền Nam. Lần đầu tiên tôi đến Delhi hoặc phía nam của Ý, Tôi đã bị sốc bởi tôi cảm thấy như ở nhà, Các nghi lễ khá quen thuộc. "R" số một, những nghi lễ. Bây giờ, nghĩ về mối quan hệ của bạn, của những người định hình ngày của bạn. Người mà bạn nói chuyện ít nhất một lần một tuần, mặt đối mặt hay trên FaceTime? Hãy lí trí trong đánh giá của bạn; Tôi không nói về bạn bè trên Facebook của bạn. Tôi đang nói về những người định hình kinh nghiệm cảm xúc của bạn hàng tuần. Mẹ tôi ở Accra, chị em sinh đôi của tôi ở Boston, người bạn tốt nhất của tôi ở New York: các mối quan hệ là nhà đối với tôi. "R" thứ hai, các mối quan hệ. Chúng tôi là dân bản địa nơi chúng tôi mang theo những nghi lễ và các mối quan hệ, nhưng làm thế nào chúng ta trải nghiệm địa phương chúng ta phụ thuộc một phần vào những hạn chế của chúng ta. Bởi những hạn chế, ý tôi là, bạn có thể sống ở đâu? Bạn có hộ chiếu nào? Bạn có bị giới hạn bởi phân biệt chủng tộc, từ cảm giác hoàn toàn ở nhà, nơi bạn sống? Bởi cuộc nội chiến, sự rối loại trong việc cai trị, lạm phát kinh tế, từ địa phương bạn sống tại , nơi bạn có những nghi thức riêng bạn từ khi là một đứa trẻ? Đây là phần kém hấp dẫn nhất của "R" ít trữ tình hơn những nghi thức và các mối quan hệ, nhưng câu hỏi đưa chúng ta qua "Bạn đang ở đâu?" đến "Tại sao anh không ở đó, và tại sao?" Nghi lễ, các mối quan hệ, hạn chế. Lấy một tờ giấy và viết ba từ đó trên ba cột, sau đó cố gắng điền vào các cột càng trung thực càng tốt. Một hình ảnh rất khác về cuộc sống của bạn trong bối cảnh địa phương, bản sắc của bạn như là một tập hợp các kinh nghiệm, có thể xuất hiện. Vì vậy, hãy thử đi. Tôi có một người bạn tên là Olu. Cha mẹ anh, sinh ra ở Nigeria, đến Đức nhờ học bổng. Olu được sinh ra tại Nuremberg và sống ở đó cho đến khi 10 tuổi. Khi gia đình chuyển đến Lagos, anh học tại London, sau đó đến Berlin. Ông thích đi Nigeria - thời tiết, thức ăn, bạn bè - nhưng ghét sự tham nhũng chính trị ở đó. Olu đến từ đâu? Tôi có một người bạn khác tên là Udo. Anh ấy cũng 35 tuổi. Udo sinh tại Córdoba, ở phía tây bắc Argentina, nơi ông bà của anh di cư từ Đức, mà bây giờ là Ba Lan, sau chiến tranh. Udo học ở Buenos Aires, và chín năm trước đây đã đến Berlin. Anh thích đi Argentina - thời tiết, thức ăn, bạn bè - nhưng ghét sự tham nhũng kinh tế ở đó. Udo đến từ đâu? Với mái tóc vàng và đôi mắt xanh của mình, Udo có thể đi sang Đức, nhưng giữ một hộ chiếu Argentina, vì vậy cần có thị thực để sống ở Berlin. Việc Udo đến từ Argentina có nhiều thứ liên quan đến lịch sử. Việc anh là một thổ địa cả Buenos Aires và Berlin, có liên quan đến cuộc sống. Olu, người trông như là người Nigeria, cần một visa đến thăm Nigeria. Ông nói tiếng Yoruba với một giọng Anh, và tiếng Anh với giọng Đức. Tuyên bố rằng anh ấy "không thực sự là người Nigeria," mặc dù phủ nhận kinh nghiệm của mình ở Lagos, các nghi lễ ông thực hành ngày càng tăng lên, mối quan hệ của mình với gia đình và bạn bè. Trong khi đó, mặc dù Lagos chắc chắn là một trong những ngôi nhà của mình, Olu luôn cảm thấy bị giới hạn ở đó, không phải vì sự thật ông ấy là gay. Cả ông và Udo bị hạn chế bởi các điều kiện chính trị đối với các quốc gia của cha mẹ họ, từ việc sinh sống ở nơi có nhiều nghi thức đầy ý nghĩa và những mối quan hệ của họ đã diễn ra. Để nói Olu đến từ Nigeria và Udo đến từ Argentina tách rời với những trải nghiệm thông thường của họ. Nghi thức, mối quan hệ của họ, và những hạn chế của họ đều giống nhau. Tất nhiên, khi chúng tôi hỏi, "Bạn từ đâu tới?" chúng tôi đang sử dụng một loại tốc ký. Nói "Nigeria" thì nhanh hơn là "Lagos và Berlin," và cùng với Google Maps, chúng tôi luôn luôn có thể soi vào gần hơn, từ nước này sang thành phố đến khu phố. Nhưng đó không phải là điểm chính. Sự khác biệt giữa "Bạn từ đâu tới?" và "Bạn là thổ địa ở đâu?" không phải là đặc trưng của câu trả lời; mà là mục đích của câu hỏi. Thay thế ngôn ngữ mang tính quốc gia với ngôn ngữ mang tính địa phương yêu cầu chúng ta thay đổi tập trung của chúng tôi đến nơi mà cuộc sống thực sự diễn ra. Thậm chí biểu hiện vinh quang nhất của quốc gia, World Cup, cho chúng ta đội tuyển quốc gia bao gồm chủ yếu là các cầu thủ đa bản địa. Là một đơn vị đo lường đối với kinh nghiệm của con người, đất nước không làm được việc. Đó là lý do tại sao Olu nói, "Tôi là người Đức, nhưng cha mẹ tôi đến từ Nigeria. " Các "nhưng" trong câu đó phản ánh sự thiếu linh hoạt của các đơn vị, một thực thể cố định và hư cấu phải va chạm vào nhau Tôi là một thổ địa của Lagos và Berlin," cho thấy kinh nghiệm chồng chéo, những lớp kết hợp với nhau, mà không thể bị từ chối hoặc xóa bỏ. Bạn có thể lấy đi hộ chiếu của tôi, nhưng bạn không thể lấy đi kinh nghiệm của tôi. Mà tôi mang theo trong mình. Tôi từ đâu đến, bất cứ nơi nào tôi đi. Cần phải rõ ràng, tôi không gợi ý rằng chúng ta làm đi với các nước. Có nhiều điều để nói về lịch sử dân tộc, nhiều hơn cho các nước có chủ quyền. Văn hóa tồn tại trong cộng đồng, và cộng đồng tồn tại trong bối cảnh. Địa lý, truyền thống, bộ nhớ tập thể: những điều này là quan trọng. Điều tôi đang thắc mắc chính là tính ưu việt. Tất cả những lời giới thiệu bắt đầu bằng là về đất nước, như thể biết đất nước tôi đến từ từ sẽ nói với khán giả của tôi, tôi là ai. Những gì chúng tôi đang thực sự tìm kiếm, mặc dù, khi chúng tôi hỏi họ đến từ đâu? Và những gì chúng ta thực sự nhìn thấy khi chúng ta nghe một câu trả lời? Dưới đây là một khả năng: về cơ bản, các quốc gia đại diện cho quyền lực. "Bạn từ đâu tới?" Mexico. Ba Lan. Bangladesh. Ít quyền lực hơn. Mỹ. Nước Đức. Nhật Bản. Nhiều quyền lực hơn. Trung Quốc. Nga. Mơ hồ. (Cười) Có thể là không nhận ra rằng, chúng ta đang chơi một trò chơi quyền lực, đặc biệt là trong bối cảnh của các quốc gia đa dân tộc. Như bất kỳ người nhập cư gần đây biết được, câu hỏi "Bạn từ đâu?" hay "Bạn thực sự đến từ đâu?" thường là ẩn dụ cho "Tại sao cậu lại ở đây?" Sau đó, chúng tôi có các học giả Bằng văn bản của William Deresiewicz các trường đại học ưu tú của Mỹ. "Các sinh viên nghĩ rằng môi trường của họ rất đa dạng nếu ai đến từ Missouri và một từ Pakistan - không bao giờ nhớ rằng tất cả các bậc phụ huynh là bác sĩ hoặc ngân hàng. " Tôi với anh ta. Để gọi một học sinh người Mỹ, bạn khác người Pakistan, sau đó hân hoan tuyên bố sự sự đa dạng sinh viên bỏ qua thực tế rằng những sinh viên là người địa phương trong những môi trường giống nhau. Điều này cũng đúng ở đầu bên kia của nền kinh tế. Một người làm vườn Mexico ở Los Angeles và một người quản gia Nepal ở Delhi có nhiều điểm chung nằm ở nghi thức và hạn chế hơn là quốc tịch. Có lẽ vấn đề lớn nhất của tôi với đến từ các nước là huyền thoại của việc trở lại với họ. Tôi thường được hỏi nếu tôi có kế hoạch để "trở về" Ghana. Tôi đi đến Accra mỗi năm, nhưng tôi không thể "về" Ghana. Không phải vì tôi đã không được sinh ra ở đó. Cha tôi không thể quay lại, quốc gia mà ông đã được sinh ra, quốc gia đó không còn tồn tại. Chúng tôi không bao giờ có thể quay trở lại một nơi và tìm thấy nó chính xác nơi chúng tôi rời đi. Một cái gì đó, một nơi nào đó sẽ luôn luôn thay đổi, hơn tất cả, bản thân chúng ta. Con người Cuối cùng, những gì chúng ta đang nói về là kinh nghiệm của con người, chuyện hiển nhiên và vinh dự pha thêm chút hỗn loạn. Theo cách viết sáng tạo, địa phương chứng tỏ bản chất con người. Chúng ta càng biết nhiều về nơi một câu chuyện xảy ra, càng đầy màu sắc địa phương hơn và kết cấu nhân bản hơn, các nhân vật bắt đầu cảm thấy, liên quan hơn, không kém. Nguồn gốc huyền thoại về bản sắc dân tộc và từ vựng làm chúng ta bối rối vào việc đặt mình vào loại trừ lẫn nhau. Trong thực tế, tất cả chúng ta là đa - đa địa phương, nhiều lớp. Để bắt đầu cuộc trò chuyện của chúng tôi với một sự thừa nhận về sự phức tạp đưa chúng ta gần nhau hơn, tôi nghĩ rằng, không đẩy nhau. Vì vậy, lần tiếp theo mà tôi được giới thiệu, Tôi muốn nghe sự thật: "Taiye Selasi là một con người, như tất cả mọi người ở đây. Cô không phải là một công dân của thế giới, nhưng một công dân của nhiều thế giới. Cô là một thổ địa của New York, Rome và Accra. " Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi có một đặc quyền to lớn đó là đi đến những vùng đất tuyệt vời ghi lại hình ảnh các cảnh quan xa xôi và các nền văn hoá ít được biết đến trên khắp thế giới. Tôi yêu công việc này. Nhiều người nghĩ đây là giác ngộ, là những bình minh và cầu vồng, song thực tế thì nó giống với cảnh này hơn. (tiếng cười) Đây là văn phòng của tôi. chúng tôi không thể chi trả cho nơi sang trọng để nghỉ qua đêm nên chúng tôi thường ngủ ngoài trời. Chỉ cần không bị ướt, đó là một điểm cộng. Không đủ chi phí cho nhà hàng sang trọng Nên chúng tôi ăn bất cứ thứ gì có sẵn ở địa phương đó. và nếu bạn ở Ecuadorian Paramo, bạn sẽ ăn một loài gặm nhấm có tên là cuy. (tiếng cười) Nhưng có lẽ thứ làm cho trải nghiệm của chúng tôi hơi khác biệt và độc đáo hơn 1 người bình thường là chúng tôi luôn có một mối quan tâm trong đầu Ngay cả trong những lúc tăm tối nhất và tuyệt vọng nhất, chúng tôi nghĩ rằng " Này, có lẽ một bức ảnh có thể chụp ở đây, có lẽ có một câu chuyện để kể." Tại sao việc kể chuyện lại quan trọng như vậy? Vì nó giúp chúng ta liên kết với các di sản văn hóa và di sản tự nhiên của chúng ta. Và ở vùng đông nam, việc chia cắt giữa cộng đồng và khu vực thiên nhiên nơi mà đã cho phép chúng ta sinh sống, thật đáng lo ngại. Chúng ta là những sinh vật thị giác, nên chúng tôi dùng những gì nhìn thấy để dạy mọi người về thứ đã biết Ngày nay, hầu hết mọi người không muốn đi xuống đầm lầy. Vậy làm sao chúng ta trông chờ họ sẽ đi tiên phong trong việc bảo vệ? Chúng ta không thể. Vì vậy công việc của tôi là dùng ảnh chụp như một công cụ giao tiếp, để giúp thu hẹp khoảng cách giữa khoa học và nghệ thuật để giúp mọi nguời bàn luận, giúp họ suy nghĩ, và hi vọng rằng cuối cùng sẽ làm cho họ quan tâm. Tôi bắt đầu làm công việc này 15 năm truớc ngay tại đây Gainesville, ngay tại sân sau của tôi. Và tôi đã yêu thám hiểm và sự khám phá, đi khám phá tất cả những nơi đặc biệt những nơi chỉ cách cửa nhà tôi vài phút Có rất nhiều nơi đẹp đẽ để khám phá. Tuy rằng sau những năm đã trôi qua, tôi vẫn nhìn thế giới thông qua đôi mắt trẻ thơ và tôi cố gắng lồng ghép sự kinh ngạc và sự tò mò vào bức ảnh của mình càng nhiều càng tốt. Và chúng tôi khá may mắn vì ở phía nam, chúng tôi vẫn được ban cho những túi vải trống để có thể lắp đầy vào đó những cuộc thám hiểm và những trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất. Vấn đề ở đây chỉ là trí tuởng tượng của chúng ta có thể bay bao xa Rất nhiều người nhìn vào bức ảnh này và nói rằng, "ồ, cái cây này thật đẹp." Nhưng tôi không chỉ thấy 1 cái cây Tôi nhìn ảnh này và tôi thấy một cơ hội Tôi thấy cả một cuối tuần. đó là vì khi tôi còn nhỏ, đây là những cảnh mà làm tôi muốn rời khỏi ghế sofa, thách thức tôi khám phá, tìm đến những khu rừng và hụp đầu xuống nước để xem có gì phía dưới. Các bạn, tôi đã chụp ảnh trên khắp thế giới và tôi hứa rằng, những gì phía Nam có, thứ ta có ở bang Sunshine, đẹp hơn tất cả cảnh mà tôi từng thấy. Nhưng ngành du lịch đang bận rộn quảng cáo những gì không đáng để nói. trước khi trẻ con lên 12 tuổi, chúng đã tới công viên Disney nhiều hơn số lần chúng đi canoe hoặc đi cắm trại dưới bầu trời đầy sao. Tôi không hề ghét Disney hoặc Mickey; tôi cũng từng tới đó. Nhưng thứ họ mất đi là những mối liên hệ quan trọng thứ đã tạo ra niềm kiêu hãnh và sự sở hữu cho nơi mà họ gọi là nhà. Và đây là những cảnh quan tạo nên di sản tự nhiên của chúng ta và tạo nên mạch nước ngầm mà chúng ta uống, nhưng lại bị coi như đáng sợ, nguy hiểm và bị ma ám. Khi tổ tiên của chúng ta tới đây lần đầu tiên, họ cảnh báo: "tránh xa những khu vực này,chúng bị ma ám ở đấy đầy những linh hồn xấu xa và hồn ma." Tôi không biết từ đâu mà họ có ý tuởng này. Nhưng nó thật sự làm mất đi mối liên kết một ý nghĩ rất tiêu cực đã làm cho cộng đồng mất đi hứng thú, chọn cách im lặng, và cuối cùng,môi truờng của chúng ta bị đe dọa Chúng ta là một tiểu bang được bao bọc, giới hạn bởi nứoc nhưng hàng thế kỷ, đầm lầy và khu vực ngập nuớc bị xem như những trở ngại cần vựot qua. Và do đó chúng ta coi chúng như hệ sinh thái ít quan trọng hơn, vì chúng có ít giá trị kinh tế và tất nhiên, chúng được biết đến là nơi ở của kì đà và rắn, những loài mà tôi thừa nhận rằng không phải là thứ để có thể âu yếm (tiếng cười) Nên một ý nghĩ đựoc hình thành, rằng đầm lầy chỉ tốt khi là một đầm lầy khô. Và thật ra, làm khô 1 đầm lầy cho sự phát triển của nông nghiệp đuợc xem như là chủ đề bàn luận chính gần đây. Nhưng giờ ta đang lùi về sau vì càng tìm hiểu nhiều về vùng đất ẩm ướt này, ta càng khám phá ra nhiều bí mật về mối liên hệ giữa các loài và quan hệ giữa môi truờng sống, nuớc đầu nguồn và bầu trời. ví dụ như con chim này đây là loài prothonotary warbler. tôi yêu nó vì đây là loài chim đầm lầy hoàn toàn là con chim đầm lầy chúng làm tổ, giao phối và sinh sản ở những đầm lầy cổ xưa trong những khu rừng ngập nước. và sau mùa xuân, sau khi nuôi lớn đàn con, chúng bay hàng ngàn dặm qua vịnh Mêhicô, vào miền trung và miền nam châu mỹ. Sau mùa đông, mùa xuân trở lại và chúng quay về chúng bay hàng ngàn dặm qua vịnh Mêhicô Và chúng bay về đâu? Chúng sẽ hạ cánh ở đâu? Ngay ở chính cây này. Thật điên rồ. Đây chỉ là một con chim vào cỡ một quả bóng tennis... ý tôi là thật điên rồ! Tôi đã dùng GPS để đến đây hôm nay, và đây là quê huơng của tôi. (tràng cười) Thật điên rồ! Do đó sau đó những gì xảy ra sau khi con chim này bay qua vịnh Mêhicô tới trung tâm châu mỹ vào mùa đông và sau đó mùa xuân đến và nó quay về , và nó quay về đây: một sân golf đầy cỏ? Đây là một lời kể mà đã hé mở quá nhiều vào giai đoạn này. Và đây là một giai đoạn tự nhiên đã xảy ra hàng ngàn năm và ta chỉ mới biết về nó. Từ đó, bạn có thể tưởng tượng được biết bao thứ ta sẽ học được từ những vùng đất này nếu chúng ta bảo tồn chúng truớc. Hiện giờ tuy có bao nhiêu đời sống sinh vật phong phú bao trùm bởi đầm lầy chúng vẫn còn có danh tiếng xấu nhiều người cảm thấy không thoải mái với ý nghĩ bước đi trong dòng nước đen của Florida. Tôi có thể hiểu điều này. nhưng những gì tôi yêu về quá trình lớn lên ở bang Sunshine là nhiều nguời trong số chúng ta chúng ta sống với nỗi sợ tiềm tàng nhưng rất cụ thể này, rằng khi chúng ta đưa ngón chân xuống nước, sẽ xuất hiện thứ gì đó cổ xưa và thích nghi hơn chúng ta nhiều. Việc biết bạn không phải giống loài mạnh nhất là một nỗi khó chịu phổ biến, Trong thời đại thông tin, đô thị và số hóa này, có bao nhiêu cơ hội để bạn thật sự cảm thấy dễ bị tổn thương? hoặc suy nghĩ rằng thế giới có lẽ không phải chỉ dành cho chúng ta? Vậy nên vào thập niên trước, tôi bắt đầu tìm kiếm những nơi mà bê tông nhuờng cho rừng cây và cây thông chuyển thành cây trắc bá, và tôi cho rằng tất cả những loài muỗi và bò sát, tất cả những sự khó chịu này là sự khẳng định rằng tôi sẽ kiếm được sự hoang dã thật sự và tôi hoàn toàn thu nhận chúng. Là một nhiếp ảnh gia bảo tồn ám ảnh về luồng nước đen, sau cùng, tôi chỉ thích hợp với đầm lầy nổi tiếng nhất: Đầm lầy Everglades. Hình thành lên ở đây phía bắc Florida, nó luôn có những cái tên quyến rũ, những nơi như Loxahatchee và Fakahatchee, Corkscrew, Big Cypress, tôi bắt đầu thực hiện một dự án năm năm để có thể giới thiệu lại Everglades trong một cảm giác mới mẻ và truyền cảm hứng. Nhưng tôi biết đây là một thách thức, vì ta có 1 khu vực có kích cỡ một phần ba bang Florida, rất lớn. và khi nói đến Everglades, mọi nguời đều nghĩ,"ồ, là công viên quốc gia." Nhưng Everglades không chỉ là một công viên, nó là một đầu nguồn, bắt đầu ở dãy các hồ Kissimmee ở phía bắc, và sau đó những cơn mưa mùa hè rơi xuống hồ Okeechobee, và hồ Okeechobee sẽ đầy nước và nó sẽ tràn lên bờ và tràn về phía nam, chảy chậm theo địa hình, và chảy vào dòng sông đầy cỏ, đồng cỏ Sawgrass, trước khi gặp phải rừng cây trắc bá đến khi đi xa hơn nữa về phía nam vào đầm lầy rừng ngập mặn, và sau đó cuối cùng - cuối cùng - đến vịnh Florida, viên ngọc lục bảo Everglades, cửa sông lớn, cửa sông diện tích rộng 850 dặm vì dĩ nhiên, công viên quốc gia là điểm dừng phía nam của hệ thống này nhưng thứ làm cho nó độc đáo là các nguồn đầu vào này, nguồn nước ngọt bắt đầu ở 100 dặm phía bắc. Nên không có những giới hạn chính trị hay vô hình nào bảo vệ công viên khỏi nguồn nước ô nhiễm hoặc sự thiếu hụt nước. và không may, đây chính là những gì ta đã làm. từ hơn 60 năm qua, chúng ta đã rút, xây đập, vét bùn Everglades dẫn đến hiện giờ chỉ có một phần ba của nguồn nước chảy đến vịnh. Nên không may câu chuyện này không phải chỉ về ánh mặt trời và cầu vồng. Cho dù thế nào, bản thân câu chuyện về Everglades gắn liền với mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới tự nhiên. Nhưng tôi sẽ cho bạn thấy bức ảnh đẹp đẽ này vì nó sẽ dẫn dắt bạn và khi thu hút được sự chú ý của bạn tôi có thể kể câu chuyện thực sự Đó chính là chúng ta đang lấy đi, đang buôn bán nó, với một tốc độ đáng báo động. Và những gì chúng ta mất đi chỉ là một phần của tất cả những gì đang thảo luận. Vì Everglades không chỉ là nguồn nuớc uống cho 7 triệu người Florida; ngày nay nó còn cung cấp nước quanh năm cho những cánh đồng trồng cà chua và cam cho hơn 300 triệu ngừoi châu Mĩ. Và chính là nguồn nước mùa hè này đã tạo nên dòng sông đầy cỏ 6000 năm trước. mỉa mai thay, ngày nay, nó còn là nguồn nước bất tận cho hơn nửa triệu hécta cách đồng mía. đây cũng là những cách đồng mà chịu trách nhiệm cho việc xả quá nhiều phân bón hóa học vào nguồn nước, vĩnh viễn thay đổi cả hệ thống. Nhưng để bạn không chỉ hiểu sự vận hành của hệ thống, mà còn để tạo mối liên hệ cá nhân với nó, tôi quyết định chia câu chuyện thành nhiều đoạn kể khác nhau. và tôi muốn câu chuyện khởi đầu ở hồ Okeechobee, trái tim đang đập của cả hệ thống Everglade. Và để làm được điều này, tôi đã chọn một đại sứ, một loài tiêu biểu. đây là loài diều ốc Everglade, đây là loài chim lớn và chúng từng làm hàng ngàn hàng ngàn tổ ở phía bắc Everglades. Và sau đó số lượng đã giảm xuống khoảng 400 cặp chim làm tổ hôm nay Tại sao lại thế? vì chúng chỉ ăn 1 nguồn thức ăn, loài ốc bươu vàng kích cỡ khoảng một quả bóng bàn, một loài ốc sên dưới nước. Vì khi chúng tôi bắt đầu xây đập ở Everglades, khi ta bắt đầu xây đập ở hồ Okeechobee và rút cạn vùng đất ướt, môi trường sống của ốc sên bị mất đi và vì vậy, số lượng các loài chim đó giảm xuống., nên tôi muốn một bức ảnh không chỉ nói lên mối quan hệ giữa vùng đất ngập nước, ốc sên và chim, mà tôi còn muốn một bức ảnh nói lên mối quan hệ này khó tin thế nào, và sự dựa dẫm vào nhau của chúng quan trọng thế nào vùng đất ngập nước và loài chim này Và để làm điều này, tôi đã nghĩ về ý tưởng này tôi bắt đầu phác họa ra những kế hoạch này để chụp ảnh, tôi gửi nó đến nhà sinh vật học hoang dã ở Okeechobee đây là loài chim đang trên bờ vực tuyệt chủng đòi hỏi có sự cho phép đặc biệt Nên tôi đã xây nền đất dưới nước để giữ cho ốc sên ngay dưới nước. Và tôi đã dành hàng tháng để lên kế hoạch cho ý tưởng điên rồ này. Và tôi đã đặt nền đất này ở hồ Okeechobee và tôi đã dành hơn một tuần trong nước, vẫy vùng trong nước ngập thắt lưng, trong 9 tiếng từ sáng đến tối, để được bức ảnh mà tôi nghĩ có thể truyền tải điêu này và đây là ngày mà nó cuối cùng cũng thành công: [video: (Mac Stone nói) sau khi dựng nền đất này, tôi quan sát và thấy con ó bay qua cây hương bồ Và thấy nó nhìn quét qua và tìm kiếm nó đi ngay qua cái bẫy và tôi thấy rằng nó thấy được cái bẫy. Và nó đi thẳng đến cái bẫy. và trong giây phút đó, tất cả những tháng lên kế hoạch, đợi chờ tất cả những vết bỏng, những vết muỗi đốt - đột nhiên, tất cả đều xứng đáng. (Mac Stone trong phim) ồ trời ạ, không thể tin được bạn có thể tin rằng tôi đã hứng khởi thế nào khi nó xảy ra, Nhưng ý tưởng là, ai đó chưa từng thấy loài chim này và không có lí do nào để quan tâm về nó, những bức ảnh này, những quan điểm này, sẽ giúp soi rọi ánh sáng vào chỉ một loài mà đã làm cho vùng thượng nguồn kì diệu, có giá trị và quan trọng như thế nào Hiện giờ, tôi biết rằng tôi không thể đến đây Gainesville và nói với bạn về những loài động vật ở Everglades mà không đề cập đến cá sấu tôi yêu cá sấu, tôi lớn lên với tình yêu này ba mẹ tôi luôn nói tôi có mối quan hệ không lành mạnh với loài cá sâu Nhưng điều mà tôi thích về chúng là chúng giống như loài cá mập nước ngọt. người ta sợ chúng, ghét chúng, và chúng hoàn toàn bị hiểu lầm vì chúng là loài đặc biệt, chúng không chỉ là động vật ăn thịt mũi dài. Ở Everglades, chúng thật sự là những kiến trúc sư của Everglades, vì khi giọt nước rơi xuống vào mùa đông trong suốt mùa khô, chúng bắt đầu di dời những lỗ cá sấu. và chúng làm thế vì khi dòng nước rơi xuống, chúng sẽ có thể giữ ướt và chúng sẽ có thể đi kiếm ăn. Và giờ đây việc đó không chỉ ảnh hưởng đến chúng, mà các động vật khác cũng phụ thuộc vào mối quan hệ này nên chúng trở thành loài động vật quan trọng nhất Nên làm thế nào bạn khiến cho loài động vật ăn thịt mũi dài, loài bò sát cổ xưa thoạt nhìn tưởng như thống trị cả hệ thống nhưng cùng lúc đó, có cảm giác dễ tổn thương? Bạn vẫy vùng dưới một cái hố có khoảng 120 con, sau đó bạn hi vọng rằng bạn đã có một quyết định đúng. (tiếng cười) tôi vẫn có đầy đủ những ngón tay, vẫn tốt cả. Nhưng tôi hiểu, tôi biết rằng tôi sẽ không tập hợp các bạn, tôi sẽ không tập hợp một quân đội "bảo vệ Everglades vì loài cá sấu" nó sẽ không xảy ra vì chúng quá đặc biệt, giờ ta quan sát chúng chúng là một trong những câu chuyện về sự bảo tồn thành công của nước Mỹ. Nhưng có một loài ở Everglades mà bất kể bạn là ai, bạn không thể làm gì ngoài yêu chúng, đólà chim thìa hồng chúng rất thú vị, nhưng đã trải qua 1 thời gian khó khăn ở Everglades, chúng bắt đầu với hàng ngàn cặp chim làm tổ ở vịnh Florida, vào thời điểm chuyển sang thế kỉ 20 chúng giảm xuống còn 2 - chỉ 2 cặp chim làm tổ. và tại sao? đó là vì phụ nữ nghĩ rằng họ đẹp hơn khi đội mũ sau đó họ thật sự bay trên trời sau đó chúng ta cấm buôn bán lông chim, và số lượng của chúng bắt đầu tăng vọt Và khi số lượng của chúng bắt đầu tăng lại các nhà khoa học bắt đầu chú ý bắt đầu nghiên cứu về loài chim này Và họ phát hiện ra rằng hành vi của loài chim này vốn dĩ gắn liền với chu kỳ rút nước hằng năm ở Everglades, thứ đã trở thành đặc trưng của vùng đầu nguồn Everglades. thứ mà họ tìm ra là các loài chim này bắt đầu làm tổ vào mùa đông khi dòng nước chảy xuốg vì là động vật xúc giác,chúng chạm vào bất kể những gì chúng ăn. và do đó chúng đợi chờ những hồ nước tràn đầy cá để có thể cho những con non ăn uống đầy đủ. Nên loài chim này trở thành biểu tượng của Everglades 1 loài chim biểu thị sức sống của cả một hệ thống Và chỉ khi số lượng của chúng tăng vào giữa thế kỉ 20 - tăng vọt đến 900, 1000, 1100, 1200 và chỉ khi điều đó xảy ra,ta mới bắt đầu rút nước phần phía nam Everglades chúng ta dừng hết 2 phần 3 nguồn nước chảy về phía nam, Và đã có một hệ quả nghiêm trọng. Và không may là giờ đây, chỉ khi con số lên đến đỉnh điểm, câu chuyện thật sự về cò thìa hồng, bức ảnh thật sự về ngoại hình của chúng giống như vậy hơn Và hiện giờ số lượng lại giảm xuống 70 cặp chim làm tổ ở vịnh Florida vì chúng ta đã làm cả hệ thống gián đoạn rất nhiều Nên tất cả những tổ chức khác nhau này đang kêu la, họ hét lên, "Everglades thật mỏng manh! thật mỏng manh!" Không phải. nó khôi phục rất nhanh. Vì tuy rằng tất cả những gì ta đã lấy, những gì đã làm và rút cạn ta đã xây đập và vét bùn các mảnh vỡ của nó vẫn đag ở đây chờ đợi đc hàn gắn lại như cũ và đây là những gì tôi yêu về nam Florida 1 nơi mà bạn thấy được sức mạnh không ngăn cản được của nhân loại gặp phải sự bất di bất dời của thiên nhiên nhiệt đới. Và đây là giới hạn mới mà chúng ta gặp phải với một sự nhận định mới Giá trị của sự hoang dã là gì? Giá trị của sự đa dạng sinh vật, hay nguồn nước của chúng ta là gì? và may mắn thay, sau hàng thập kỉ thảo luận, ta cuối cùg đã bắt đầu hành động về các vấn đề này ta đã thực hiện 1 cách chậm rãi các dự án để đưa nguồn nước ngọt về vịnh Nhưng nó phụ thuộc vào chúng ta những công dân, những người quản lí, để khiến các nhân viên chính phủ thực hiện lời hứa. chúng ta có thể làm gì đây? rất dễ dàng chỉ cần đi ra ngoài, ra ngoài đây. đưa bạn bè của bạn những đứa con của bạn gia đình của bạn. thuê một người dạy câu cá. cho chính phủ bang biết bảo vệ thế giới hoang dã không chỉ đem đến ý nghĩa sinh học, mà còn có ý nghĩa kinh tế. nó mang đến niềm vui, chỉ cần thực hiện - đặt chân bạn xuống nước tôi hứa rằng đầm lầy này sẽ thay đổi bạn. những năm qua, chúng ta đã quá rộng lượng với những cảnh quan khác của đất nước này. bao trùm chúng với niềm tự hào của nước Mỹ. những nơi mà ta nghĩ rằng sẽ nói lên chúng ta: Grand Canyon, Yosemite, Yellowstone. chúng ta dùng những công viên này và khu vực thiên nhiên này như những ngọn hải đăng và la bàn mang tính văn hóa, và buồn thay, Everglades thường xuyên bị bỏ rơi trong cuộc đối thoại. Nhưng tôi tin mỗi phần của nó đều mang tính tiêu biểu và tượng trưng về quốc gia của chúng ta như bất kì nơi hoang dã nào khác. Chỉ là nó là một dạng hoang dã khác. Nhưng tôi được khích lệ. vì ta có lẽ cuối cùng đã nhận ra vì những gì từng được coi là vùng đất hoang đầm lầy, hiện nay là một di sản thế giới. nó là 1 vùng đất mang tầm quan trọng quốc tế và chúng ta đã đi một quãng đuờng dài 60 năm và là dự án khôi phục vùng đất ướt lớn nhất và tham vọng nhất thế giới tâm điểm quốc tế là ở chúng ta bang Sunshine vì nếu chúng ta có thể chữa lành hệ thống này nó sẽ trở thành một biểu tượng cho sự khôi phục vùng ngập nước trên toàn thế giới nhưng nó tùy thuộc vào việc ta quyết định di sản nào họ nói rằng Everglades là bài kiểm tra lớn nhất của chúng ta nếu chúng ta vượt qua nó, chúng ta sẽ giữ được hành tinh này tôi yêu câu trích dẫn này vì nó là một thử thách, là 1 động lực ta có thể làm đc không? ta sẽ làm không? ta phải làm được, nhất định làm đc Tuy nhiên Everglades ko chỉ là một bài kiểm tra. nó còn là một món quà và cuối cùng, trách nhiệm của chúng ta. cám ơn. (tiếng vỗ tay) . Năm ngoái, người người đều theo dõi một chương trình, ở đây tôi không nói đến "Trò chơi vương quyền" mà là một đoạn phim đời thực đáng sợ nhưng nó lại quá hấp dẫn khiến ta khó lòng dừng lại. Đó là một chương trình do những tên sát nhân quay lại và lan truyển khắp nơi nhờ internet. Tên tuổi chúng trở nên quen thuộc: James Foley, Steven Sotloff, David Haines, Alan Henning, Peter Kassig, Haruna Yukawa, Kenji Goto Jogo. Hành động chặt đầu của những kẻ hồi giáo thật man rợ, nhưng nếu ta cho rằng chuyện này xảy ra ở thế giới cổ đại, cái thời xa xưa tăm tối nào đó thì chúng ta đã lầm. Những cảnh này mang tính hiện đại độc nhất, vì những tên sát nhân này biết rõ hàng triệu người sẽ bật video theo dõi. Các tựa báo nói chúng thật thú tính và man rợ, bởi hình ảnh một kẻ áp bức một người khác, giết anh ta bằng một con dao kề trên cổ, khiến ta liên tưởng đến hành động của các bộ tộc nguyên thủy cổ đại ngày xưa, một cực đối lập với lối sống văn minh của chúng ta. Con người hiện đại chúng ta không làm những việc như vậy. Nhưng thật đáng mỉa mai. Chúng ta nghĩ việc ai đó bị chặt đầu chẳng liên quan gì đến ta, kể cả khi tự ta nhấp chuột vào xem. Nhưng chúng ta có liên quan đấy. Hành động chặt đầu của những kẻ Hồi Giáo không diễn ra ở thời cổ đại hay nơi nào đó xa xôi mà là trên toàn cầu, là sự kiện của thế kỉ 21, sự kiện đó diễn ra ngay tại phòng khách, tại bàn làm việc của ta, ngay trên màn hình máy tính của ta. Chúng hoàn toàn dựa vào sức mạnh của công nghệ để kết nối với ta. Và dù chúng ta thích hay không, mỗi người xem chính là một phần của màn trình diễn. Và có rất nhiều người xem. Chúng tôi không biết con số chính xác. Rõ ràng là rất khó để tính được. Nhưng một cuộc thăm dò ý kiến tại Anh vào tháng 8/2014 ước đoán có khoảng 1.2 triệu người đã xem cảnh chém đầu của James Foley trong vài ngày sau khi nó được công bố. Và đó chỉ là vài ngày đầu tiên, và chỉ tính ở Anh. Một cuộc thăm dò tương tự được tiến hành ở Mỹ vào tháng 11/2014 cho thấy 9% những người được hỏi đã xem những đoạn phim chặt đầu, và hơn 23% đã xem nhưng dừng lại ngay khi nạn nhân sắp chết. 9% có thể là số ít những người có thể xem hết những cảnh này, Nhưng vẫn còn quá đông. Và tất nhiên là đám đông này đang tăng lên bất cứ lúc nào, bởi hàng tuần, hàng tháng, ngày càng có nhiều người hơn cứ tải về và tiếp tục xem. Nếu chúng ta nhìn lại 11 năm trước, trước khi những trang như Youtube và Facebook ra đời, có một câu chuyện tương tự. Khi những công dân vô tội Daniel Pearl, Nick Berg, Paul Johnson, bị chặt đầu, những đoạn phim đó được chiếu trong suốt chiến tranh I-rắc. Vụ chặt đầu của Nick Berg nhanh chóng trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất qua mạng. Trong nội một ngày, nó trở thành từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trên khắp những công cụ tìm kiếm như Google, Lycos, Yahoo. Một tuần sau vụ chặt đầu của Nick Berg, đây là 10 từ khóa được tìm kiếm hàng đầu tại Mỹ Đoạn phim bêu đầu Nick vẫn tiếp tục được tìm kiếm nhiều nhất trong suốt một tuần, và vẫn tiếp tục là đoạn phim được kiếm nhiều thứ hai trong suốt tháng 5 năm đó, chỉ xếp sau "American Idol." Al-Qaeda-linked, trang web đầu tiên đăng cảnh bêu đầu Nick Berg phải ngưng hoạt động vài ngày vì lượng truy cập quá lớn. Chủ trang web người Hà Lan cho biết lượt xem hằng ngày tăng từ 300,000 đến 750,000 mỗi khi một cuộc chặt đầu ở Iraq được đăng lên. Ông ấy kể với phóng viên 18 tháng sau đó rằng đoạn phim được tải về hàng triệu lần, và đó chỉ là một trang web. Sự việc tương tự như vậy cứ tiếp diễn bất cứ khi nào những đoạn phim được công bố trong suốt thời chiến Iraq. Các trang mạng xã hội khiến những hình ảnh này dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, nhưng nếu chúng ta quay ngược lại về lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng chính máy quay đã tạo ra loại khán giả mới trong lịch sử cảnh chặt đầu được xem như màn trình diễn công khai. Ngay sau khi máy quay tham gia vào việc trình diễn, cách đây cả một đời người, vào ngày 17 tháng 6, 1939, nó đã có một ảnh hưởng rõ ràng và ngay tức khắc. Vào ngày đó, thước phim công khai cảnh chặt đầu đầu tiên được tạo ra ở Pháp. Đó là cảnh hành quyết Eugen Weidmann, kẻ sát nhân hàng loạt người Đức bên ngoài nhà tù Saint-Pierre ở Versailles. Weidman đã được định hành quyết ngay lúc bình minh, như phong lệ thời bấy giờ, nhưng người đao phủ mới nhận việc, và anh ta đánh giá thấp thời gian cần để chuẩn bị. Vậy nên Weidman bị hành quyết lúc 4:30 sáng vào một ngày tháng Sáu lúc đủ ánh sáng còn đủ để chụp ảnh một người xem trong đám đông đã quay phim lại sự kiện này mà chính quyền không biết. Một vài bức ảnh cũng được chụp ngày nay bạn vẫn có thể xem nó online và xem những bức ảnh đó. Đám đông vào ngày hành quyết Weidmann bị báo giới phê bình là "ngỗ ngược" và "kinh tởm" nhưng đó chẳng là gì với hàng ngàn người xem gián tiếp, những người mà giờ có thể xem kỹ màn diễn đó, xem đi xem lại, đến từng chi tiết, khung hình. Máy ảnh khiến những cảnh này dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Nhưng chuyện không chỉ là về máy ảnh. Nếu ta quay ngược thời gian ta sẽ thấy từ rất lâu những vụ việc hành pháp và chém đầu thị chúng đã được bày ra trước đám đông. Ở London, khoảng đầu thế kỷ 19 một vụ treo cổ thông thường có bốn đến năm nghìn người xem. Có đến 40.000-50.000 người đến xem một kẻ tội phạm khét tiếng bị xử tử Còn chém đầu, việc hiếm xảy ra ở Anh lúc bấy giờ còn thu hút nhiều người hơn. Tháng 5 năm 1820 5 người đàn ông được biết đến với biệt hiệu kẻ mưu phản Cato Street đã bị hành quyết ở London vì tội âm mưu ám sát thành viên chính phủ Anh Họ bị treo lên và chặt đầu Thật là 1 cảnh tượng khủng khiếp. Mỗi cái đầu lần lượt bị chặt và giơ ra cho đám đông thấy. 100.000 người ở đó, chỉ cần thêm 10.000 người nữa là lấp kín sân vận động Wembley đã ra đường để xem Đường xá bị tắc nghẽn. Mọi người thuê chỗ xem bên cửa sổ và mái nhà, leo lên xe đẩy hàng và xe ngựa trên đường và cả những cột đèn. Nhiều người đã bị giẫm đạp, chèn ép đến chết vào ngày hành quyết. Bằng chứng cho thấy rằng, xuyên suốt lịch sử của các vụ chặt đầu và hành quyết công khai, phần lớn người dân đến xem đều rất hào hứng, thậm chí không hề mủi lòng. Sự phẫn nộ tương đối hiếm, và ngay cả khi người ta thấy kinh tởm và khiếp sợ điều đó không ngăn họ nô nức đi xem. Có thể ví dụ ấn tượng nhất về khả năng xem một vụ chặt đầu một cách vô cảm thậm chí còn thất vọng là lần ra mắt máy chém tại Pháp năm 1792, chính cỗ máy chém đầu nổi tiếng đó. Đối với chúng ta, ở thế kỷ 21 máy chém là 1 thứ gì đó tàn ác kinh tởm nhưng với đám đông lần đầu nhìn thấy, nó thật sự là 1 sự thất vọng Họ từng chứng kiến những vụ hành quyết kéo dài, dày vò, đau đớn trên đoạn đầu đài khi mà con người ta bị chém, hỏa thiêu và phanh thây từ từ. Đối với đám đông, xem cái máy chém này làm việc, nó nhanh quá, chả có gì để xem. Dao rơi xuống, đầu rơi ra vào 1 cái rổ, hết chuyện, thế là họ hét lên: "Trả cho chúng tao cái giá treo cổ, trả lại đây cái giá treo cổ bằng gỗ!" Sự chấm dứt hành quyết giày vò công khai ở Châu Âu và Mỹ có phần là nhờ sự nhận đạo với phạm nhân nhưng phần khác là vì đám đông ngoan cố không hành xử theo cách mà họ phải nên làm. Thường là, ngày hành quyết giống như lễ hội hơn là sự kiện tang thương. Ngày nay, xử tử công khai ở Châu Âu và Mỹ không được chấp nhận, nhưng có vài tình huống khiến chúng ta phải rất cẩn trọng khi nghĩ rằng mọi thứ đã khác đi, hay ta không còn dã man như trước nữa. Ví dụ như mấy vụ xúm lại xem khi có người định tự tử. Đó là khi đám đông tụ lại xem một người leo lên tòa nhà cao để tự tử, Đám đông sẽ la hét, cười nhạo rằng: "Nhảy đi! Nhảy luôn đi!" Đây là một hiện tượng thường thấy. Một nghiên cứu năm 1981 chỉ ra rằng cứ 21 vụ đe dọa tự tử sẽ có 10 vụ thành tự tử thật do sự chế giễu và khích bác của đám đông. Đã có nhiều vụ như thế được lên bản tin trên báo Đây là 1 vụ nổi tiếng xảy ra tại Telford và Shroropshire vào tháng Ba năm nay Và khi nó xảy ra ngày hôm nay họ chụp ảnh, quay phim bằng điện thoại rồi post chúng lên mạng. Khi nói đến nhưng kẻ giết người đã post clip chặt đầu đó, mạng Internet lại tạo ra một loại khán giả mới. Ngày nay, hành động được diễn ra ở thời gian và không gian rất xa đem lại cho người xem cảm giác xa cách và không liên can. "Chẳng liên quan gì tới tôi cả!" "Chuyện đã xảy ra rồi." Chúng ta đều được trao cho sự mật thiết chưa từng có. Mọi người đều được ngồi hàng ghế đầu Chúng ta có thể xem ở nơi riêng tư, lúc ta muốn, chẳng ai biết được chúng ta đã click vào cái gì trên màn hình. Sự xa cách này đối với người khác, hay đối với chính sự kiện có vẻ là chìa khóa hiểu được khả năng xem của một người đến đâu. Có vài cách mà trong đó Internet tạo ra sự vô cảm đã làm xói mòn đi trách nhiệm đạo đức cá nhân Hoạt động trên mạng của ta thường trái ngược với đời thực bởi mọi thứ ta làm trên mạng nhìn có vẻ ít thật hơn sao đó. Chúng ta thấy ít trách nhiệm với hành động của mình hơn khi... giao tiếp trên mạng Vì có thể nặc danh, cảm giác như tàng hình nên ta vô trách nhiệm hơn về lối hành xử của mình. Internet còn khiến chúng ta vô tình để ý thấy những thứ không hay, những thứ chúng ta muốn tránh trong đời thực. GIờ thì video có thể bắt đầu trong khi bạn chưa kịp nhận ra mình đang xem cái gì. Hoặc bạn bị cám dỗ xem thứ mà bạn chẳng đoái hoài ngoài đời, hoặc sẽ chẳng xem nếu lúc đó đang có người khác. Trước khi hành động được quay lại nó diễn ra ở nơi và thời điểm xa lơ xa lắc nào đó, thành ra việc "xem" nó có vẻ là 1 hành động bị động. "Tôi chẳng làm được gì cả." "Chuyện đã xảy ra rồi." Những điều này khiến người dùng Internet như chúng ra dễ dàng tò mò về cái chết đẩy quá xa giới hạn cá nhân để thử nghiệm cảm giác "sốc". Nhưng chúng ta không bị động khi xem trên mạng. Ngược lại, chúng ta đáp ứng ham muốn được chú ý của kẻ sát nhân. Khi nạn nhân bị trói và không thể chống cự anh ấy hoặc cô ấy trở thành con tốt trong buổi biểu diễn của kẻ giết người. Không giống như việc cướp cúp trong chiến trận. Cướp cúp thể hiện sự may mắn, kỹ năng chiến đấu. Khi một cuộc chém đầu được dựng lên, phần chủ yếu của show diễn sức mạnh đến từ sự đón nhận của đám đông khi kẻ giết người "biểu diễn". Nói cách khác, "xem" cũng là can dự vào công cuộc giết người. Nó không còn diễn ra tại 1 nơi nào cụ thể vào thời điểm cụ thể như trong quá khứ, các cuộc hành hình bây giờ cũng vậy. Bây giờ những sự kiện đó đã bành trướng đến mọi nơi, mọi thời điểm. và những người xem nó đều có liên quan. Chúng ta phải ngừng xem chúng nhưng ta biết ta sẽ không làm thế Lịch sử nói rằng chúng ta sẽ không dừng lại và những kẻ sát nhân biết điều đó. Cảm ơn (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn cô. Để tôi cầm cho. Cảm ơn. Ta hãy ra đây để họ chuẩn bị cho bài nói chuyện tiếp theo. Tôi muốn hỏi cô một câu có lẽ nhiều người ở đây cũng thắc mắc: Tại sao cô lại có hứng thú trong chủ đề này vậy? Frances Larson: Tôi từng làm việc trong bảo tàng Pitt Rivers ở Oxfoxd nổi tiếng về việc trưng bày những cái đầu người khô từ Nam Phi. Mọi người hay trầm trồ: "Ồ, bảo tàng cái đầu quắt quéo kìa." Và lúc đó, tôi đang nghiên cứu về lịch sử những bộ sưu tập khoa học về sọ người. Tôi đang nghiên cứu bộ sưu tập sọ và nhận ra thật mỉa mai làm sao... mọi người đến đây để xem nền văn hóa đẫm máu, xa xưa, hoang dại nhưng lại ngưỡng mộ mong muốn tái tạo mà không hiểu rõ về những tập tục đó. Và phần đông..., ý tôi là hàng trăm ngàn hộp sọ trong bảo tàng của chúng tôi, từ Châu Âu và Mỹ đã phục vụ rất nhiều cho lý luận khoa học về tập tục khai minh này. Vì vậy tôi muốn lật lại vấn đề: "Hãy nhìn lại bản thân ta!" Chúng ta đang nhìn những cái sọ khô qua tủ kính. Hãy nghiệm lại lịch sử và sự mê hoặc của chính ta với những điều dã man này. BG: Cảm ơn đã đến với chúng tôi. FL: Xin cảm ơn. Khi mới chỉ 3 hay 4 tuổi, tôi đã yêu thích thơ ca, với nhịp điệu và âm nhạc của ngôn ngữ với sức mạnh của ẩn dụ và hình ảnh, thơ chính là cốt lõi của giao tiếp -- của kỷ luật, sự chắt lọc Và những năm gần đây, những bài thơ mà tôi đọc là từ tập thơ thứ bảy mà tôi mới hoàn thành 5 năm trước, tôi được chuẩn đoán mắc bệnh Parkinson Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị, những tiến bộ trong việc điều trị thật sự rất ấn tượng Nhưng bạn có thể tưởng tượng tôi đã hoảng sợ khi biết rằng phần lớn phụ nữ bị loại ra khỏi những nghiên cứu thử nghiệm, dù những nghiên cứu khoa học đã phân biệt giới tính đã giải thích rằng chúng tôi thật ra không phải những người đàn ông nhỏ bé (Tiếng cười) người tình cờ có những hệ thống sinh sản khác nhau. Những loại thuốc phân định giới tính cũng tốt cho đàn ông Nhưng bạn mang đến một cuộc khủng hoảng người mà bạn đã sẵn là, bao gồm động lượng mà bạn đã được học để cầu khẩn thông qua sự chăm sóc nhiệt tình và qua hành động, hai thứ đều cần đến nhưng cũng tạo ra năng lượng. Vì vậy, là nhà hoạt động xã hội, tôi bắt đầu làm việc với Quỹ bệnh Parkinson đó là pdf.org -- để tạo ra một sáng kiến quan trọng để đưa phụ nữ vào bản đồ bệnh Parkinson. Và là một nhà thơ, tôi bắt đầu làm việc với vấn đề này, và thấy nó thật bi thảm, hài hước, đôi khi thậm chí còn hân hoan. Tôi không cảm thấy nhụt chí vì bệnh Parkinson Tôi cảm thấy được cô đọng bởi nó và tôi thực sự rất thích người phụ nữ mà tôi đang cô đọng lại. "Không Có Dấu Hiệu Của Đấu Tranh" Ngày càng nhỏ bé đòi hỏi ý chí tầm cỡ: chỉ ngồi yên trong phòng đợi của bác sĩ ngắm nhìn tương lai bấp bênh lên xuống, xem nó cúi xuống; nhìn thẳng vào bạn trong khi bạn cố không nhìn. Nó hiếm khi là một cuộc trao đổi: một nụ cười ngắn ngủi, sự công nhận châm biếm. Bạn là đứa trẻ mới trong tòa nhà. Mọi người ở đây cũng từng như bạn. Bạn vẫn đang học rằng ngày càng nhỏ đòi hỏi một nghị lực lớn lao bạn chưa thể hoà nhập: sự chấp nhận sự giúp đỡ khó chịu từ những người yêu thương bạn; cho đi, trao tay nhưng không từ bỏ Bạn đã nuốt xuống những thứ trong cái lọ "uống tôi đi" và cảm thấy mình bị thu nhỏ. Bây giờ, những thứ nội thất quen thuộc trở nên to lớn, mặt sàn nghiêng, tay nắm cửa chỉ nhúc nhích chỉ khi phải vật lộn với cả hai tay Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn khổng lồ Tất cả những thứ này ngày càng nhỏ: bạn thao thức vì mất ngủ về đêm, chữ viết tay của bạn, giọng nói của bạn, chiều cao của bạn, Bạn là người phụ nữ nhỏ bé phi thường hơn là con người thần bí trong Phật giáo, thanh thản, không phải cố gắng nhiều. Ít không phải lúc nào cũng là nhiều. Nhưng rồi, trong không gian rỗng này, những vầng sáng trong không gian, trở nên hữu hình. Đây là một nơi phía sau đôi mắt của những người đã quen với những gì một số người gọi là sự thu nhỏ. Đó là một nơi của dòng thơ tàn nhẫn, một món quà của sự hiện diện trước đây bị ngó lơ, chết chìm trong sự hỗn loạn hàng ngày. Ở đây mỗi cử chỉ cần sự chú ý, tràn đầy sự sống với ý thức. Không có gì là tự động. Bạn có thể phát hiện ra nó trong sự khiêu khích của một nút bấm một cánh tay thò vào một ống tay áo, đi thăng bằng trên vỉa hè vào ban đêm trong khi đàm phán với bóng tối Những kì công của sự dũng cảm khiêm tốn như vậy ai ngờ rằng chúng là các nghi lễ trong sự kỷ luật thân mật, khốc liệt, lý thuyết suông của việc không ngừng nhận thức? Chẳng hạn quyền lực tự chủ ở đây ở những vũ công lảo đảo người tạo ra sự nỗ lực kỳ diệu trong những công việc phần lớn bị xem thường Vẻ đẹp yên tĩnh như vậy ở đây, ở đó giọng nói nhẹ nhàng của tôi, những người tứ chi cứng nhắc; quyết tâm như bị lu mờ bởi từng nét mặt thờ ơ. Ngày càng nhỏ đi cần đến sự phi thường, bị uốn nắn bởi sự uyển chuyển cứng nhắc. (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Bài thơ này có tên "Hiến Não Tôi Cho Khoa Học." (tiếng cười) Không thành vấn đề. Bỏ qua tất cả những giáo lí răn dạy người mộ đạo. Đã là một nhà hiến tặng phổ thông: thận, giác mạc, gan, phổi mô, tim, mạch máu, bất cứ thứ gì. Lạ rằng bộ não khiêm tốn chả bao giờ ngờ giá trị độc đáo của nó trong nghiên cứu có thể cứu được người nào đó khỏi cái mà họ không chắc chắn rằng tôi có. Tâng bốc, đúng là vậy. Vì vậy, điền vào các mẫu đơn, đục lỗ bảng câu trả lời cất lên một tinh thần phấn khởi. Và xẻ tôi ra, thái nhỏ tôi ra, trải tôi lên những lam kính của bạn Kiếm tìm điều tôi đang cố nói với bạn. Chiếm tôi, tìm hiểu tôi, quét tôi, nheo mắt qua ống kính của bạn. Giải mã những gì tôi muốn gợi ý nếu tôi có thể. Hãy đừng khách sáo, cố gắng hết sức, thu hoạch từ tôi, dò theo từng manh mối. Đây là một bộ não tốt khi còn sống. Đây là bộ não đã trả hết nợ của mình. Vì thế xẻ tôi ra, thái nhỏ tôi ra, vấy tôi lên lam kính của bạn nhuốm màu tôi, giải thích cho tôi, để ráo tôi như một cái cốc. Chia sẻ tôi, nghe tôi Tôi muốn được sử dụng Tôi muốn được sử dụng Tôi muốn được sử dụng hết. (tiếng vỗ tay) (tiếng vỗ tay kết thúc) Và bài thơ này được gọi là "Ánh Sáng Ma Mị" Thắp sáng từ bên trong là cách an toàn duy nhất để vượt qua thứ vật chất tối tăm. Vài sinh vật sống - vài loài nấm, ốc, sứa, sâu -- phát sáng phát quang sinh học, và con người cũng thế; chúng ta phát ra ánh sáng hồng ngoại từ bản chất sáng ngời nhất của mình. Bi kịch của chúng ta là ta không thể thấy nó. Chúng ta nhìn thấy qua những cử chỉ. Chúng ta cần huỳnh quang để hiển thị phẩm chất thực sự của ta. Mặc dù chiếu sáng ngoài trời có thể bóp méo. Khi lực hấp dẫn bẻ cong ánh sáng, những cụm thiên hà tựa như thấu kính thiên văn, kéo dài ảnh nền của các chòm sao thành hình cung mờ nhạt một hiệu ứng thấu kính như xem đèn đường từ nơi xa qua một ly rượu vang. Một hoặc hai ly rượu vang khiến tôi chao đảo như đang hành động như một kẻ say; như thể, mê đắm với mối tình đơn phương với bức tranh vải Turner sinh động do Hubble khám phá ra, Tôi có thể đi lảo đảo xuống đường phố mà không khiêu khích những ánh mắt dò xét của người đi đường. Cứ nhìn lâu đến chừng nào bạn muốn. Nếu bạn nghĩ về nó, đi bộ, thậm chí đứng, là vô lý -- những điều nhỏ như vậy, như bàn chân! -- (Tiếng cười) đặc biệt là khi cơ thể của một người không phải là rắn chắc nữa. (tiếng cười) Bên cạnh đó, sinh vật cực đoan và dư thừa, Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng Apollo đẹp nhưng nhàm chán, hơi giống một ả tóc vàng ngu ngốc. Sự mất kiềm chế không bao gồm cân bằng. Sự cân bằng, nói cách khác, chưa bao giờ là điểm mạnh của tôi. Nhưng tôi lạc đề. Ngày càng nhiều hơn, lạc đề có vẻ là con đường trực tiếp nhất từ nơi tôi đánh mất hay tìm thấy bản thân lạc lõng, mất hết lí trí, cạn kiệt thời gian. Đặt chân xuống đất, chú ý đến cách bạn xoay: xoay quá nhanh và mạnh có thể bạn sẽ ngã. Cứ tận dụng thời gian đưa những thính giả ra ngoài, nói lời tạm biệt với những diễn viên. Ánh sáng ma mị là cách họ gọi một bóng đèn treo trên sân khấu trống không trong nơi nhà hát vắng người. Nhà hát vắng người vào một buổi đêm, chợt tỉnh giấc và chỉ thấy khoảng không tăm tối, đây là lần chống cự cuối cùng để chiến thắng, là ngọn đèn hiệu duy nhất vẫy gọi bóng tối đến gần, và để những thứ còn lại bắt đầu, đây là lăng kính mà qua đó có thể thấy được Bản Thân và Người Khác dàn trận với vết nhơ của tội lỗi nguyên thuỷ: thắp sáng bên trong. (Tiếng vỗ tay) Và đây là bài thơ cuối cùng. "Thời Khắc Tăm Tối" Ngày hè muộn, 4 giờ sáng. Mưa rơi từ từ đến hồi dứt, nhỏ từng giọt mưa xuống phiến lá to của cây ngọc trâm xanh lam ẩn mình trong khu vườn tối. Bàn chân trần, thật cẩn trọng với ván sàn gỗ trơn trợt, Không cần ánh sáng, tôi biết đường đi, quì xuống cạnh chiếc giường mùi bạc hà, xúc một nắm đất ẩm thật đầy, rồi quơ lấy một chiếc ghế, trải một chiếc khăn lên, rồi ngồi xuống, hít vào một luồng gió tháng Tám ẩm ướt mùi cỏ. Đây là một cung giờ trầm lặng, ngắn ngủi trước khi tờ báo được ném vào sân như một quả lựu đạn, những cú điện thoại bận rộn, màn hình máy tính chớp nháy và đôi mắt tỉnh ngủ. Có những thời khắc này: bài thơ trong đầu, nắm đất trong tay: sự đong đầy không thể gọi tên. Thời khắc này, khi máu của dòng máu tôi khúc xương của khúc xương, đứa trẻ lớn đến tuổi trưởng thành -- người lạ, thân mật, không lạnh nhạt nhưng xa cách -- nằm yên, mơ về những giai điệu trong khi say ngủ, bình yên, trong vòng tay của anh ấy. Để đến được nơi đây, sống đến thời điểm này: sự nhẹ nhàng không thể đong đếm. Sự đặc quánh của bóng tối ngày càng tăng lên. Ngập ngừng, nữ danh ca sáng giá, rồi khúc bi ca gật gù của chú bồ câu. Màu đen óng ánh thành màu xám; sự vật dần hiện hình, bóng trải dài trên mặt đất; màn đêm nhường chỗ cho ngày sáng. Thành phố thức giấc. Sẽ có những bình minh, những màn đêm, những buổi trưa chói nắng khác. Có vẻ như, tôi sẽ mất phương hướng. Sẽ có những sự chật vật, sa ngã, chửi rủa bóng đêm. Những gì đang tới, có một khoảnh khắc mà chẳng có gì đáng bận tâm nữa, tất cả đã quá đỗi thân yêu. Và khi tôi chán chường với ánh sáng ban ngày, nhỡ khi có những ai yêu mến tôi đau xót cho tôi quá lâu, hãy để họ nhớ rằng tôi đã có khoảnh khắc này -- thời khắc tăm tối, hoàn hảo này -- và mỉm cười. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Cầu nguyện tiếng Ả Rập) Tôi được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu Ông tôi mất khi bố tôi được 5 tuổi Nhưng khi tôi được sinh ra Ông đã trở thành một doanh nhân Việc sinh con là gái hay trai không quá quan trọng đối với ông Dù là nam hay nữ, con của ông vẫn được đến trường Vì thế, tôi là một người may mắn Mẹ tôi đã mang thai 16 lần Và chỉ 5 anh em chúng tôi sống sót. Bạn có thể tưởng tượng những gì tôi phải trải qua khi còn là một đứa trẻ Ngày qua ngày, tôi thấy xác của những người phụ nữ Được đem đến nghĩa trang Và cả trẻ em Lúc đó, khi tôi tốt nghiệp trung học Tôi muốn trở thành một bác sỹ Để có thể giúp những phụ nữ và trẻ em đó Vì thế tôi hoàn thành bậc trung học Và muốn được bước vào đại học. Không may, nước tôi không có ký túc xá cho nữ sinh Vì thế mặc dù đã được nhận vào trường y, tôi vẫn không thể đi học Cuối cùng bố quyết định cho tôi sang Mỹ Đến Mỹ Trong thời gian học Đất nước tôi bị Nga xâm chiếm Và bạn biết không, trong thời gian ấy Tôi không nhận được tin gì về gia đình hay đất nước mình Đó là những tháng năm tôi không biết gì cả Gia đình tôi theo trại tị nạn Vì thế, ngay khi vừa hoàn tất khoá học Tôi đón gia đình mình đến Mỹ Tôi muốn họ được an toàn Nhưng trái tim tôi Vẫn luôn ở Afghanistan Ngày qua ngày, tôi nghe tin tức Theo dõi diễn biến tại đất nước mình Trái tim tôi như tan vỡ Tôi rất muốn được quay về Nhưng tôi biết rằng tôi không thể Ở đó không có nơi nào cho tôi Tôi có một việc làm tốt Tôi là giáo sư tại một trường đại học Tôi làm ra tiền Có một cuộc sống tốt Gia đình tôi đều ở đây Tôi có thể sống cùng họ Nhưng tôi không hạnh phúc Tôi muốn được trở về Vì thế tôi đến trại tị nạn Khi tôi đến một trại ở Afghanistan Ở đó có đến 7.5 triệu người 7.5 triệu người tị nạn Và 90% trong số đó là phụ nữ và trẻ em Phần lớn đàn ông đã bị giết hoặc đi chiến đấu Và bạn biết không, trong trại tị nạn Khi hằng ngày tôi đi làm khảo sát Tôi phát hiện những thứ mà bạn không bao giờ tưởng tượng nổi Tôi thấy người goá phụ với 5 tới 8 đứa con Ngồi đó và khóc Và không biết phải làm gì Tôi thấy những cô gái trẻ không biết phải đi đâu Không học vấn, không vui chơi, không nhà cửa Tôi thấy những cậu bé mất cha mất nhà Và ở độ tuổi 10 đến 12 Những cậu bé ấy đã phải trở thành trụ cột gia đình Bảo vệ em gái, mẹ, và những đứa trẻ Đó là một hoàn cảnh vô cùng khó khăn Trái tim tôi luôn hướng về đồng bào tôi Nhưng tôi không biết phải làm gì cho họ Khi ấy, chúng tôi nói về động lực Khi ấy, tôi tự hỏi, tôi có thể làm gì cho những người này Tôi có thể giúp gì cho họ? Tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé. Tôi có thể làm gì? Khi đó, tôi biết rằng Giáo dục đã thay đổi cuộc đời tôi Thay đổi chính tôi. Nó cho tôi vị trí trong xã hội Sự tự tin, một sự nghiệp Và giúp tôi nuôi gia đình mình Mang họ đến một đất nước khác An toàn hơn. Và tôi biết Những gì tôi có thể cho đồng bào mình là giáo dục và y tế Và đó là những gì tôi đeo đuổi Bạn có nghĩ rằng nó đơn giản không? Hoàn toàn không, vì tại thời điểm đó, những bé gái bị cấm tiếp cận với giáo dục Và vì Nga đang chiếm lấy nước chúng tôi Nên không một ai tin ai Rất khó để đến gần và nói "tôi muốn làm việc này" Tôi là ai chứ? Một người đến từ Mỹ Được hưởng nền giáo dục tại đây Họ có tin tôi không? Đương nhiên là không Bởi thế tôi phải xây dựng lòng tin nơi cộng đồng này Tôi sẽ làm điều đó như thế nào? Tôi đi và khảo sát,tìm kiếm và tìm kiếm Tôi hỏi Và cuối cùng, tôi tìm được một người đàn ông Ông ấy 80 tuổi Là một giáo sĩ Hồi giáo Tôi đến lều của ông ấy Và hỏi, "Tôi muốn dạy ông trở thành một giáo viên" Ông ấy nhìn tôi Và nói, "người đàn bà điên Cô nghĩ sao tôi có thể trở thành một giáo viên chứ" Và tôi bảo ông ấy "tôi sẽ đào tạo ông" Cuối cùng, ông ấy chấp nhận Và khi tôi mở lớp với sự giúp đỡ của ông Những bài giảng được truyền đi khắp nơi Chỉ trong vòng 1 năm 25 trường học được lập nên 15,000 trẻ em được đến lớp Và đó là một điều vô cùng tuyệt vời (Vỗ tay) Cảm ơn Cảm ơn Đương nhiên, chúng tôi làm tất cả công việc của mình, đào tạo giáo viên Giảng về quyền phụ nữ , quyền con người, nền dân chủ , pháp luật. Chúng tôi đã làm tất cả các công tác đào tạo Một ngày Khi tôi đang ở văn phòng tại Peshawar, Pakistan Nhân viên của tôi đột ngột chạy vào phòng và khoá cửa lại Bảo tôi "chạy đi, trốn đi" Và bạn biết, là người đội trưởng, bạn sẽ làm gì? Bạn sợ. Bạn biết nó rất nguy hiểm Cuộc sống của bạn như ngàn cân treo sợi tóc Nhưng là một đội trưởng, bạn phải bình tĩnh Phải thật bình tĩnh và mạnh mẽ. Vì thế, tôi hỏi " chuyện gì đang xảy ra?" Và những người đó tràn vào văn phòng của tôi Tôi mời bọn họ vào Bọn chúng có 9 tên, 9 tên Taliban Và đó là những người đàn ông xấu xí nhất bạn có thể gặp (Cười) Những người rất độc ác Mặc đồ đen, khăn đen Tràn vào văn phòng tôi Tôi mời họ ngồi và mời họ trà Bọn họ bảo không , họ không uống trà Và dĩ nhiên , với giọng điệu chúng sử dụng, Rất đáng sợ Tôi rất run Nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh Và trong lúc đó, cách tôi ăn mặc Một bộ đồ hijab đen từ đầu đến chân Thứ duy nhất bạn có thể thấy là mắt tôi Bọ chúng hỏi tôi " bà đang làm gì vậy? Bà có biết là trường học bị cấm đối với nữ không? Bà đang làm gì ở đây?" Tôi nhìn chúng Và hỏi "trường nào? Trường ở đâu" (Cười) (Vỗ tay) Chúng nhìn vào mặt tôi, nói " bà đang dạy học cho trẻ em nữ ở đây" Tôi nói "đây chỉ là nhà của một ai đó Có vài học sinh tới đây Chúng học kinh Koran Và các bạn biết không, Koran nói ràng, nếu bạn học kinh Thì bạn sẽ trở thành ngườii vợ tốt Nghe lời chồng" (Cười) Để tôi nói với bạn một điều Đó là cách bạn làm việc với những người này (Cười) Lúc đó,chúng bắt đầu nói bằng tiếng Pashto Nói với nhau. Chúng nói "đi thôi, kệ bà ta, người này ổn" Lúc đó, tôi lại mời chúng trà Chúng uống một ngụm rồi cười lớn Khi đó, nhân viên của tôi tràn vào phòng Họ vô cùng khiếp sợ Họ không biết tại sao chúng không giết tôi Tại sao chúng không bắt tôi đi Nhưng mọi ngừoi đều mừng khi nhìn thấy tôi Rất mừng, tôi cũng mừng vì mình còn sống (Cười) Tôi mừng vì mình còn sống chúng tôi tiếp tục việc huấn luyện trong thời gian thất bại của người Taliban đương nhiên vào thời gian đó, còn có một câu chuyện khác Chúng tôi đi xuống lòng đất, giáo dục cho 80 học sinh nữ 3,000 học sinh trốn dưới lòng đất, chúng tôi vẫn tiếp tục dạy Với sự thất bại của người Taliban, chúng tôi về nước Xây dưng trường học liên tiếp trường học Mở những trung tâm dạy học cho phụ nữ Những phòng khám Chúng tôi làm việc với phụ nữ và trẻ em Những đợt tập huấn y tế nối tiếp nhau Chúng tôi huấn luyện mọi thứ các bạn có thể nghĩ đến Tôi rất vui. Rất vui vì những kết qua mình đạt được Một ngày, với 4 huấn luyện viên và 1 vệ sĩ Chúng tôi đến Bắc Kabul Và bất ngờ Chúng tôi lại bị dừng xe giữa đường Bởi 19 người đàn ông trẻ Với súng trường trên vai, chúng chặn đường lại Tôi hỏi lái xe :"chuyện gì vậy?" Anh ấy nói:"tôi không biết" Anh tài xế hỏi chúng. Chúng bảo : "chúng tôi không cần các người" Chúng gọi tên tôi, nói "chúng tôi muốn bà ta" Vệ sĩ của tôi ra và nói:"tôi có thể trả lời các người Các người muốn gì?" "Không có gì" chúng gọi tên tôi Vào lúc đó, những người phụ nữ bắt đầu la hét bên trong xe Tôi run sợ, tự nói chính mình, thế là hết Tại thời điểm đó, chúng tôi đều sẽ bị giết Không còn chút nghi ngờ gì nữa Lúc đó, khi thời khắc đến, tôi lấy hết can đảm Từ những gì tôi tin tưởng và những gì tôi làm Nó nằm trong tim tôi Khi bạn tin vào giá trị của bản thân, bạn có thể vượt qua tất cả Vì thế tôi bình tĩnh lại Chân tôi run run bước ra bên ngoài Tôi hỏi chúng "tôi có thể làm gì cho các anh?" Bạn biết chúng nói với tôi gì không "Chúng tôi biết bà là ai Và bà định làm gì Hằng ngày bà đi khắp nơi ở phía Bắc Huấn luyện phụ nữ, dạy họ Và còn cho họ có cơ hội việc làm. Bà đào tạo kĩ năng cho họ. Còn chúng tôi thì sao?" (Cười) (Vỗ tay) "Còn chúng tôi thì sao? Chúng tôi phải làm gì?" Tôi nhìn họ và nói "tôi không biết" (Cười) Họ nói "không sao Điều duy nhất chúng tôi có thể làm, Từ khi chúng tôi sinh ra, chúng tôi chỉ biết cầm súng và giết chóc. Đó là những gì chúng tôi biết" Và bạn biết đó nghĩa là gì không. Đó là cái bẫy, đương nhiên Tôi bước ra khỏi đó. Họ nói " chúng tôi sẽ để bà đi" Tôi bước vào xe Nói tài xế "quay lại đi, trở về văn phòng" Vào thời điểm đó, chúng tôi chỉ giúp những bé gái. Chúng tôi chỉ có tiền cho phụ nữ và việc huấn luyện họ Cho họ đến trường, không hơn. Khi tôi đến văn phòng Những huấn luyện viên đã về hết Họ đã về nhà. Không ai ở lại Ngoại trừ vệ sĩ của tôi, Và giọng tôi như hoàn toàn bị tắt. Tôi ngồi lên bàn mình Và nói "tôi phải làm gì đây?" Tôi sẽ giải quyết việc này thế nào? Bởi chúng tôi đang có đợt huấn luyện ở phía bắc Hàng trăm người phụ nữ sẽ đến Tôi đang ngồi đấy, và bỗng dưng Chúng tôi nói về lực đẩy Trong lúc đó Một trong những người quyên góp đã gọi tôi về báo cáo Cô ấy gọi tôi "Sakena?". Tôi trả lời Cô ấy nói "có chuyện gì vậy?" "Không có gì" tôi cố che giấu Tôi có cố đến mấy, cô ấy vẫn không tin tôi Cô hỏi tôi một lần nữa "Được rồi, nói tôi biết chuyện gì đang xảy ra" Tôi kể hết mọi chuyện Rồi cô ấy nói "OK, lần sau cô sẽ đi, và sẽ giúp đỡ họ" "Cô sẽ giúp họ" 2 ngày sau, tôi đi trên chính con đường đó Bạn biết không, họ không có ở đó Họ đang ở xa hơn chút Cũng người đàn ông trẻ ấy, đứng đấy và cầm súng Chỉ vào chúng tôi bảo dừng xe Chúng tôi dừng xe Xuống xe và nói "hãy đi cùng tôi" Họ đồng ý Tôi nói "với điều kiện, các anh phải làm theo lời tôi" Họ đồng ý Tôi mang họ đến đền thờ Hồi giáo Và để rút ngắn câu chuyện Tôi nói sẽ cho người đến dạy họ Giờ đây, họ là những người giỏi nhất của chúng tôi Họ học tiếng Anh, Học để thành giáo viên, Học vi tính, Và họ là những hướng dẫn viên của tôi Tất cả những khu vực vùng núi chúng tôi không biết Họ đều đi với chúng tôi. Họ dẫn đường, Bảo vệ chúng tôi Và... (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) Giáo dục thay đổi con người Khi bạn dạy họ, Họ sẽ thay đổi Và hôm nay Chúng ta phải đấu tranh cho bình đẳng giới tính Chúng ta không thể chỉ dạy phụ nữ va bỏ quên đàn ông Bởi vì đàn ông là những người mang lại khó khăn cho phụ nữ (Cười) Chúng tôi bắt đầu dạy cho đàn ông bởi họ nên biết Tiềm năng của phụ nữ Biết tiềm năng của chính họ Và biết những người phụ nữ cũng có thể làm những điều tương tự Chúng tôi tiếp tục dạy cho đàn ông Và tin tưởng họ. Tôi sống trong một đất nước rất xinh đẹp Tôi muốn chia sẻ với các bạn. Đó là một đất nước rất đẹp Đẹp, và yên bình Chúng tôi đã đi khắp nơi. Phụ nữ đã được hưởng giáo dục Học để trở thành luật sư, kỹ sư, giáo viên Đến từng căn nhà Chưa bao giờ từ chối giúp đỡ ai Những ở nước tôi ngày nay Người ta không thể bước ra khỏi cửa mà không nghĩ đến vấn đề an ninh Chúng tôi muốn Afghanistan của trước kia tôi muốn nói với các bạn điều đó Ngày nay, phụ nữ Afghanistan phải làm viêc rất cực nhọc Họ học để có tấm bằng, để trở thành luật sư Bác sĩ Giáo viên Doanh nhân thật tuyệt vời Khi thấy họ thực hiện Và hoàn thành ước mơ Tôi muốn chia sẻ với các bạn Vì tình yêu, Sự cảm thông Sự tin tưởng và chân thành Nếu bạn có những xúc cảm này Bạn sẽ đạt được mục tiêu Nhà thơ Mawlana Rumi từng nói Với sự cảm thông Và tình yêu, bạn có thể chinh phục cả thế giới Và chúng ta có thể Nếu chúng tôi đã làm được ở Afghanistan thì chúng ta có thể làm được ở bất kì đâu trên thể giới Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn (Vỗ tay) Thử tưởng tượng bạn không có khả năng để nói những câu như "Tôi đói", "Tôi bị đau", "Cảm ơn", hay "Tôi yêu bạn". Bị mắc kẹt trong chính cơ thể bạn, Một cơ thể không phản ứng khi bạn ra lệnh. Xung quanh bạn có nhiều người, nhưng lại hoàn toàn cô độc. Bạn ước rằng bạn có thể vươn ra, để kết nối, để an ủi, đ ể cùng tham gia với người khác. Đó là thực tại của tôi trong suốt 13 năm. Đa số chúng ta đều không thấy khó khăn trong việc trò chuyện, giao tiếp. Còn tôi thì nghĩ về nó rất nhiều. Tôi đã có rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Suốt 12 năm đầu của cuộc đời, Tôi từng là cậu bé bình thường, hạnh phúc và khoẻ mạnh. Nhưng rồi tất cả mọi thứ thay đổi. Tôi mắc bệnh nhiễm trùng não. Các bác sĩ không rõ bệnh đó là gì, Nhưng họ đã điều trị cho tôi tốt nhất có thể. Tuy nhiên, bệnh tình của tôi dần tệ hơn. Cuối cùng thì tôi mất khả năng điều khiển hành động của cơ thể, giao tiếp bằng mắt, và cuối cùng là khả năng nói của tôi. Khi ở trong viện Tôi rất mong được về nhà. Tôi hỏi mẹ: "Nhà, bao giò?' Đó là những từ cuối cùng tôi có thể phát ra được thành tiếng. Sau đó tôi đã không thể qua được tất cả các bài kiểm tra nhận thức não bộ. Người ta bảo bố mẹ tôi rằng tôi trở nên vô dụng. Rằng tôi sống thực vật và có trí tuệ chỉ bằng đứa trẻ ba tháng tuổi. Họ bảo bố mẹ cho tôi về mà chăm sóc cho chu đáo chờ đến khi tôi chết. Trên thực tế, trong suốt cuộc đời mình, bố mẹ đã dành toàn bộ thời gian chăm sóc tôi theo cách tốt nhất có thể. Bạn bè họ dần rời xa. Một năm thành hai năm rồi hai năm thành ba năm. Dường như con người cũ của tôi bắt đầu biến mất. Những bộ trò chơi Lego và bộ trò chơi điện tử tôi từng thích chơi bị cất đi Tôi được chuyển ra khỏi phòng ngủ đến một nơi tiện hơn. Tôi trở thành một bóng ma, thành những gì còn sót lại của một cậu bé từng được mọi người yêu mến. Trong suốt thời gian đó, trí tuệ tôi dần hồi phục lại. Dần dần, khả năng nhận thức của tôi bắt đầu khá hơn Nhưng không ai để ý rằng tôi đã dần sống lại. Tôi để ý mọi thứ. Như một người bình thường. Tôi có thể nhìn thấy và thấu hiểu mọi thứ. Nhưng tôi không có cách nào để nói cho mọi người biết. Con người tôi bị kẹt lại trong một cơ thể gần như là bất động, một bộ não hoạt động giới hạn bởi tầm nhìn hạn hẹp. Tôi chợt nghĩ đến một thực tế đáng sợ rằng tôi sẽ bị nhốt trong thân thể này suốt cuộc đời còn lại, hoàn toàn cô độc. Tôi bị giam giữ và chỉ có thể làm bạn với những suy nghĩ của riêng tôi. Tôi sẽ không bao giờ được giải thoát. Sẽ không có ai cư xử trìu mến với tôi. Tôi sẽ không có bạn để nói chuyện cùng. Sẽ không có ai chịu yêu tôi. Tôi không còn mơ ước, hi vọng hay mục tiêu phấn đấu. Vâng, điều đó chẳng dễ chịu gì. Tôi sống trong sợ hãi, và, nói thẳng ra, chờ cái chết đến giải thoát tôi, chờ chết một mình trong một khu chăm sóc. Tôi không chắc liệu mình có thể diễn đạt bằng lời cái cảm giác nhận ra mình không thể giao tiếp được nữa. Con người bạn tan biến trong lớp sương mù dày đặc và tất cả những xúc cảm và ham muốn bị giới hạn, kìm hãm và câm nín. Với tôi, cảm xúc đáng sợ nhất là cảm thấy bất lực hoàn toàn. Tôi chỉ vật vờ tồn tại. Đó là một nơi tăm tối để tìm lại bản thân mình bởi vì theo một nghĩa nào đó, bạn đã biến mất. Mọi người đã quán xuyến mọi việc thay tôi. Họ quyết định xem tôi ăn gì và khi nào thì ăn, cho tôi nằm nghiêng bên nào hay trói tôi vào chiếc xe lăn. Tôi thường bị cho ngồi trước màn hình tivi xem đi xem lại Barney cả ngày. Tôi nghĩ vì Barney rất vui vẻ và hạnh phúc, còn tôi chắc chắn là không, điều này càng làm mọi việc tệ hơn. Tôi đã hoàn toàn không có khả năng thay đổi điều gì trong đời, hoặc cái cách mọi người nghĩ về tôi. Tôi quan sát mọi người hành xử một cách lặng lẽ và vô hình khi người ta nghĩ là không có ai đang quan sát họ cả. Nhưng thật không may, tôi không chỉ là một người quan sát Vì không có cách nào để giao tiếp, tôi đã trở thành nạn nhân hoàn hảo: một vật không thể phản kháng, dường như không có cảm xúc để mọi người tùy ý sử dụng cho những tham vọng đen tối của họ. Hơn 10 năm qua, những người có nhiệm vụ trông nom tôi lạm dụng tôi về mặt thể xác, về lời nói và tình dục. Mặc dù họ nghĩ tôi không biết, nhưng tôi có cảm nhận được. Lần đầu tiên chuyện lạm dụng xảy ra, tôi đã rất sốc và không thể tin nổi. Tại sao họ có thể làm như thế với tôi? Tôi hết sức bối rối. Tôi đã làm gì để bị đối xử như vậy? Một phần trong tôi muốn òa khóc nhưng một phần lại muốn đấu tranh. Nỗi đau, sự ảo não và sự tức giận tràn ngập trong suy nghĩ của tôi. Tôi cảm thấy mình vô giá trị. Không ai đến an ủi tôi. Nhưng bố mẹ tôi không biết điều gì đang diễn ra cả. Tôi đã sống trong sợ hãi, và tôi biết nó sẽ còn tiếp diễn. Tôi chỉ không biết là bao giờ. Tất cả những gì tôi biết là tôi sẽ không còn như trước nữa. Tôi nhớ một câu Whitney Houston đã từng hát, "Dù họ có lấy đi thứ gì của tôi, thì họ không thể lấy đi nhân cách của tôi" Và tôi đã tự nhủ,, "Cô có chắc không?" Mặc dù bố mẹ tôi có thể phát hiện ra và giúp đỡ tôi. Nhưng những năm tháng chăm sóc phải thức giấc hai tiếng một lần để trở người cho tôi, cộng thêm nỗi đau mất đi đứa con trai, đã là quá đủ với bố mẹ tôi. Nhưng sau một lần tranh cãi giữa bố mẹ vào giây phút mất hết hy vọng và tuyệt vọng, mẹ tôi quay về phía tôi và nói tôi nên chết đi. Tôi đã rất sốc, nhưng khi nghĩ về những lời của bà, trong tôi ngập tràn lòng từ bi và tình yêu dành cho bà, nhưng tôi không thể làm được gì. Có rất nhiều lần tôi đã đầu hàng, đắm chìm trong vực sâu tối tăm. Tôi nhớ có một lần đặc biệt nhất. Bố tôi bỏ tôi một mình trong xe trong khi ông ấy đi mua một thứ gì đó ở trong cửa hàng. Một người lạ bước tới, nhìn tôi và anh ta mỉm cười. Tôi không biết tại sao, nhưng hành động đơn giản đó, khoảnh khắc thoáng qua kết nối con người với nhau đó, đã thay đổi cảm giác của tôi, nó làm tôi muốn cố gắng tiến lên. Sự tồn tại của tôi bị tra tấn bởi sự đơn điệu, sự thật thường quá sức chịu đựng. Khi một mình với suy nghĩ của bản thân, tôi tự tưởng tượng ra những cuộc phiêu lưu của những con kiến đang bò trên sàn nhà. Tôi tự dạy mình cách xem thời gian bằng cách chú ý đến những cái bóng ở đâu Bằng cách học sự di chuyển của cái bóng tương ứng với thời gian trong ngày, tôi đã biết được còn bao lâu nữa thì đến lúc tôi được đón về. Nhìn thấy bố tôi bước qua cách cửa để đón tôi là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày. Lí trí của tôi trở thành công cụ mà tôi có thể sử dụng vừa để đóng cánh cửa để rút lui khỏi thực tế của tôi vừa để mở rộng cách cửa vào không gian nơi mà tôi có thể thoải mái tưởng tượng Tôi đã hy vọng thực tế sẽ thay đổi và sẽ có ai đó mong chờ việc tôi quay trở lại với cuộc sống. Nhưng tôi đã bị xóa sổ như một lâu đài cát được dựng lên quá gần với những con sóng, và thân phận của tôi mà mọi người nhận định. Đối với một số người tôi là Martin, một cái vỏ rỗng, sống thực vật, xứng đáng nhận những lời chửi rủa, xua đuổi và cả lạm dụng nữa. Với một số người khác, tôi là một chàng trai bị bệnh não đáng ra sẽ trưởng thành như một người mà họ đối xử nhẹ nhàng tử tế. Dù tốt hay xấu, tôi là một cái khung tranh trống được lắp vào các phiên bản đã được định sẵn khác nhau. Mỗi người sẽ nhìn tôi theo một cách khác. Một chuyên viên trị liệu bằng cây cỏ bắt đầu đến chăm sóc cho tôi 1 tuần 1 lần Dù thông qua trực giác hay vì sự chú ý đến tiểu tiết của cô ấy điều người khác không để ý đến mà cô ấy dần tin chắc rằng tôi có thể hiểu được những thứ xung quanh Cô ấy giục bố mẹ tôi đưa tôi đến kiểm tra với các chuyên gia về phương pháp trò chuyện thay thế. Thế là trong vòng 1 năm, tôi bắt đầu sử dụng một chương trình máy tính để giao tiếp. Nó vừa thú vị mà vừa khó chịu. Tôi nghĩ ra rất nhiều từ ngữ trong đầu mà tôi nóng lòng dchia sẻ chúng. Thỉnh thoảng, tôi cứ nói với bản thân chỉ vì vì tôi nói được. Tôi luôn có sẵn khán giả trong đầu mình, và tôi tin rằng việc bày tỏ suy nghĩ và ước muốn của mình cũng là những gì mọi người muốn nghe. Nhưng khi tôi càng muốn giao tiếp nhiều hơn, tôi nhận ra rằng mọi thứ mới chỉ là sự bắt đầu để tạo ra tiếng nói mới của riêng tôi. Tôi bị đẩy vào một thế giới mà tôi không biết làm thế nào để tồn tại. Tôi thôi không phải đến trại chăm sóc và bắt đầu công việc đầu tiên là chạy máy phôtô. Mặc dù nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng với tôi nó thật kì diệu. Thế giới mới của tôi thật sự rất thú vị nhưng thường xuyên bị quá tải và đáng sợ. Tôi như một người đàn ông trẻ con, và dù nhiều lúc cảm thấy như được giải phóng, tôi vẫn khó hoà nhập. Tôi cũng nhận ra rằng rất nhiều người biết tôi từ lâu thấy khó có thể từ bỏ suy nghĩ về Martin đã tồn tại trong đầu họ. Trong khi những người mà tôi mới chỉ gặp mặt đấu tranh để nhìn một người đàn ông ngồi im lặng trên chiếc xe lăn. Tôi đã nhận ra rằng có những người sẽ chỉ lắng nghe tôi khi tôi nói những gì mà họ trông đơi. Mặt khác, có những người không quan tâm và làm những gì mà họ nghĩ là điều tốt nhất. Tôi phát hiện ra cuộc đối thoại thực sự không chỉ là truyền đi một thông điệp nào đó, mà là việc thông điệp đó được lắng nghe và được tôn trọng. Cho đến nay, mọi thứ vẫn tốt đẹp. Cơ thể của tôi dần trở nên khỏe hơn. Tôi có công việc trong ngành máy tính mà tôi thích, và thậm chí còn nuôi cả Kojak một chú chó mà tôi muốn có bao năm nay Nhưng tôi cũng muốn được chia sẻ cuộc đời mình với ai đó. Tôi nhớ khi ngồi ngắm nhìn cảnh vật trên đường bố đưa tôi về nhà, nghĩ về tình yêu tràn đầy trong người mình nhưng lại không có ai để trao gửi. Ngay khi tôi chấp nhận số phận cô độc trong suốt phần đời còn lại, tôi lại gặp Joan. Cô ấy không chỉ là điều tuyệt vời nhất đã đến với cuộc đời tôi, mà Joan còn giúp tôi thách thức quan niệm sai lầm về bản thân tôi. Joan nói qua những câu nói của tôi rằng cô ấy đã yêu tôi. Tuy nhiên, sau tất cả những gì mà tôi đã trải qua, tôi vẫn không rũ bỏ được niềm tin rằng không có ai thực sự có thể nhìn thấu bệnh tật khiếm khuyết và chấp nhận con người thật của tôi. Tôi cũng khó khăn để hiểu ra tôi là một người trưởng thành. Đây là lần đầu tiên có ai đó coi tôi là một người đàn ông, điều này đã làm tôi sững cả người. Tôi nhìn xung quanh và hỏi : "Ai cơ, tôi á?" Tất cả băn khoăn khổ sở đều thay đổi nhờ Joan. Chúng tôi rất hợp nhau, và tôi học được tầm quan trọng của việc giao tiếp một cách cởi mở và thật lòng. Tôi thấy an toàn và điều này đã cho tôi thêm tự tin nói ra những điều tôi nghĩ. Tôi bắt đầu cảm thấy sống lại, như một người xứng đáng được yêu thương. Tôi bắt đầu định hình lại định mệnh của tôi. Tôi nói nhiều hơn một chút ở nơi làm việc. Tôi khẳng định sự độc lập của tôi với mọi người xung quanh. Được trao cho phương tiện giao tiếp đã thay đổi tất cả. Tôi sử dụng sức mạnh của con chữ và sẽ thách thức những định kiến của những người xung quanh tôi và của cả chính tôi nữa. Giao tiếp là điều khiến chúng ta thành con người, cho phép chúng ta kết nối tới mức độ sâu xa nhất đến những người xung quanh chúng ta... kể câu chuyện của riêng ta, bảy tỏ mong muốn, nhu cầu và ước nguyện, hoặc nghe thấy điều đó từ những người khác bằng việc lắng nghe họ. Và đây là cách ta cho thế giới biết chúng ta là ai. Vậy chúng ta là ai nếu thiếu đi điều đó? Đối thoại thực sự sẽ gia tăng sự thấu hiểu và tạo ra một thế giới tràn đầy sự quan tâm và lòng trắc ẩn. Ngày xưa, tôi bị coi như là một vật vô tri giác, một con ma vô hồn của một cậu bé trên chiếc xe lăn. Bây giờ, tôi còn hơn cả thế nữa. Một người chồng, một người con, một người bạn, một người anh, một doanh nhân, cử nhân tốt nghiệp hạng danh giá, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư nhiệt tình. Khả năng giao tiếp đã mang đến cho tôi những điều này. Chúng ta được nói rằng hành động có sức mạnh hơn cả lời nói. Nhưng tôi băn khoăn rằng, có thật như thế không? Ngôn ngữ của chúng ta, dù chúng ta giao tiếp thế nào, cũng đều thật sự mạnh mẽ. Dù chúng ta có nói từ ngữ với giọng điệu riêng, gõ chữ bằng con mắt mình, hoặc giao tiếp ngôn ngữ không lời với những người nói chuyện với ta, từ ngữ là một trong những công cụ mạnh nhất. Tôi đến với bạn từ vực thẳm tối tăm nhất, được kéo ra khỏi đó bằng sự quan tâm và từ chính ngôn ngữ của riêng mình. Cách các bạn lắng nghe tôi hôm nay đã mang tôi đến gần hơn với ánh sáng. Chúng ta ở đây để tỏa sáng cùng nhau. Nếu có một chướng ngại vật khó khăn chắn ngang con đường giao tiếp của tôi, đó là đôi khi tôi muốn hét lên và đôi lúc chỉ đơn giản là thì thầm những từ ngữ yêu thương, biết ơn. Tất cả đều nghe có vẻ giống nhau. Nhưng nếu bạn có thể, hãy tưởng tượng hai từ ngữ ấm áp nhất: Cám ơn. (Vỗ tay) Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta đều góp phần vào sự biến đổi khí hậu. Mọi hành động, chọn lựa hay hành vi đều dẫn đến sự gia tăng hiệu ứng nhà kính. Và tôi cho rằng đó là một ý nghĩ khá to tát. Nhưng nó cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi khi nghĩ đến việc thực hiện quyết định về việc đi đến đâu thường xuyên thế nào về năng lượng chúng ta sử dụng ở nhà hay nơi làm việc, hoặc đơn giản là lối sống mà chúng ta chọn hưởng thụ. Nhưng ta cũng có thể đi từ cội nguồn vấn đề và giả sử rằng nếu ta đã có sự hiểu biết sâu rộng nhưng tiêu cực tới khí hậu Trái đất rồi thì ta cũng có thể tác động tới sự thay đổi khí hậu trong tương lai mà chúng ta cần thích nghi với. Vậy là ta có thể lựa chọn. Hoặc là bắt đầu coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu và nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải ra, để giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Hoặc là ta cứ tiếp tục thờ ơ với nó. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc ta chọn đối mặt với những tác động to lớn từ biến đổi khí hậu trong tương lai. Và không chỉ có vậy. Là những người sống ở các nước có lượng khí thải trên đầu người cao, ta cũng đang ra quyết định cả cho những người khác. Nhưng sự chọn lựa mà chúng ta không có là không có sự biến đổi khí hậu trong tương lai. Qua hai thập kỷ vừa qua, các nhà đàm phán và hoạch định chính sách đã ngồi lại với nhau để bàn về vấn đề này, và họ tập trung vào việc ngăn sự nóng lên 2 độ C so với mức tiền công nghiệp. Đó là mức nhiệt độ đi cùng với những ảnh hưởng nghiêm trọng với nhiều mức độ khác nhau tới con người và môi trường. Vậy là 2 độ C tương ứng với sự biến đổi nguy hiểm của khí hậu. Nhưng sự nguy hiểm này có thể là chủ quan Nếu ta nghĩ tới một hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xảy ra ở đâu đó trên Trái đất, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, và người dân có bảo hiểm đầy đủ và v.v, thì ảnh hưởng của nó có thể gián đoạn. Nó có thể gây ra phẫn nộ, tạo ra các chi phí. Nó có thể lấy đi tính mạng người dân Nhưng nếu hiện tượng tương tự xảy ra ở những nơi nghèo nàn về cơ sở vật chất, người dân không có bảo hiểm đẩy đủ hoặc họ không có mạng lưới hỗ trợ tốt thì ảnh hưởng của nó có thể vô cùng khủng khiếp. Nó sẽ làm mất đi rất nhiều nhà cửa, và lấy đi rất nhiều mạng người. Đây là biểu đồ lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu và công nghiệp, dựa theo cột thời gian từ mốc Cải cách Công nghiệp đến thời điểm hiện tại. Và rõ ràng là lượng khí thải đã tăng một cách đột biến. Nếu ta nhìn vào giai đoạn ngắn từ năm 1950, vào năm 1988 ta thành lập Ủy Ban Liên Minh Chính Phủ về Biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992, bẵng qua vài năm, năm 2009 ta ký kết Hiệp ước Copenhagen, nơi mà hạn mức tăng 2 độ C ra đời đi cùng với khoa học và nền tảng bình đẳng. Và rồi năm 2012, ta tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Rio+20. Trong suốt quá trình đó, trải qua các cuộc họp đó, và nhiều cuộc họp khác nữa, lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng. Và nếu ta nhìn vào lượng khí thải ra trong mấy năm gần đây, và dựa vào hiểu biết của mình về hướng đi của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai, thì ta đang dần tiến đến mức nóng lên 4 độ C toàn cầu hơn là giảm xuống hai độ C. Giờ thì hãy dừng lại một chút và nghĩ về mức nhiệt bình quân toàn cầu 4 độ này. Phần lớn Trái đất của chúng ta bao phủ bởi đại dương. Và bởi vì nước biển thì có mức quán tính nhiệt lớn hơn mặt đất, nên nhiệt độ trung bình trên mặt đất thực ra sẽ cao hơn so với trên mặt biển. Điều thứ hai là con người chúng ta sẽ không sống trong nhiệt độ bình quân toàn cầu. Chúng ta có những ngày nóng, ngày lạnh, những ngày mưa đặc biệt là nếu bạn sống ở Manchester như tôi. Thử nghĩ tới việc bạn sống ở một trung tâm thành phố. Một nơi nào đó trên thế giới: Mumbai, Beijing, New York, London. Đó sẽ là ngày nóng nhất mà bạn từng trải qua. Mặt trời rọi thẳng xuống, bê tông và tường kính bao quanh bạn. Nếu như cùng ngày đấy nhưng nhiệt độ sẽ nóng hơn 6, 8 thậm chí 10 đến 12 độ vào ngày cao điểm nắng nóng như thế. Thì đó chính xác là điều mà chúng ta sẽ trải qua dưới viễn cảnh nhiệt độ bình quân toàn cầu tăng lên 4 độ. Và vấn đề đối với những hiện tượng cực đoan này không chỉ là về nhiệt độ, mà còn về các cơn bão hay các ảnh hưởng thời tiết khác, là cơ sở hạ tầng của chúng ta không được xây dựng để đối phó với chúng. Mạng lưới giao thông được xây dựng để tồn tại cho thời gian dài và trụ vững với những ảnh hưởng thời tiết nhất định ở khắp nơi trên thế giới. Và đây thực sự là một thử thách lớn. Những trạm năng lượng được làm mát bởi nước tới một nhiệt độ nhất định để duy trì hiệu quả và tính phục hồi. Những tòa nhà được thiết kế để tương thích với nền nhiệt nhất định. Và chúng thực sự sẽ là thách thức lớn dưới viễn cảnh tăng lên 4 độ C. Cơ sở hạ tầng của chúng ta không được xây dựng để đối phó với điều đó. Vậy nếu ta quay trở lại một chút, cũng nghĩ về 4 độ C đó, không chỉ các tác động trực tiếp mà là gián tiếp thì sao. Chẳng hạn như về an ninh lương thực. Những cánh đồng ngũ cốc và lúa mỳ ở một số vùng trên thế giới được dự đoán là sẽ giảm đi 40% dưới viễn cảnh tăng lên 4 độ C, gạo giảm đi 30%. Đây chắc chắn là điều khủng khiếp đối với an ninh lương thực thế giới. Và tổng kết lại, các tác động có thể có khi Trái đất tăng lên 4 độ C sẽ không tương thích với cuộc sống toàn cầu hiện nay. Trở lại với quỹ đạo và biểu đồ của 4 độ C và 2 độ C. Việc tập trung vào đường 2 độ C này có hợp lý không? Có khá nhiều đồng nghiệp của tôi và các nhà nghiên cứu khác nói rằng đã quá muộn để tránh đi sự nóng lên 2 độ đó. Nhưng tôi sẽ chỉ vẽ ra nghiên cứu của mình trong hệ thống năng lượng, lương thực hàng không và cả vận chuyển nữa, và tôi nghĩ có một cơ hội chiến đấu nhỏ để tránh sự thay đổi 2 độ C khí hậu nguy hiểm này. Nhưng chúng ta cần phải cố kiểm soát các con số để vạch ra việc thực thi Vì thế nếu bạn tập trung vào những biểu đồ này, vòng tròn màu vàng được tô đậm ở đây là điểm xuất phát từ đường nhỏ 4 độ màu đỏ tới đường 2 độ màu xanh là gần nhất. Và đó là do khí thải tích lũy, hay là cán cân carbon. Nói cách khác,bởi vì đèn và máy chiếu trong khán phòng này, khí CO2 đang thải vào không khí như là kết quả của việc tiêu thụ điện trải qua trong thời gian dài 1 số sẽ thải vào không khí trong hàng thế kỷ, có thể là lâu hơn Chúng sẽ tích tụ và hiệu ứng nhà kính sẽ tích lũy lại. Và điều đó đã nói lên một thứ gì đó về về những quỹ đạo này. Đầu tiên, nó chỉ rằng khu vực dưới những đường cong này là vấn đề không phải chúng ta ở đâu tại một thời điểm trong tương lai. Và quan trọng là nó không có ý nghĩa gì nếu chúng ta đạt được một kỹ thuật thành công tuyệt vời để giải quyết vấn đề năng lượng vào ngày cuối cùng của năm 2049 để kịp thời giải quyết các rắc rối. Bởi vì trong lúc đó, lượng khí thải sẽ tích tụ. Nếu chúng ta tiếp tục theo đường màu đỏ, theo viễn cảnh 4 độ C. càng tiếp tục lâu sẽ cần nhiều năm sau nữa để giữ cùng cán cân carbon, để giữ cùng khu vực dưới đường cong này. có nghĩa là đường cong màu đỏ sẽ trở nên dốc hơn Nói cách khác, nếu chúng ta không giảm lượng khí thải trong ngắn hạn, ta sẽ phải giảm lượng khí thải lớn hàng năm Chúng ta cũng biết rằng có một hệ thống năng lượng khử carbon. Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu cắt giảm khí thải trong ngắn hạn, thì chúng ta phải làm thậm chí sớm hơn. Điều này thật sự là thử thách lớn cho chúng ta Có một điều khác nói lên điều gì đó về chính sách năng lượng. Nếu bạn sống trong một phần thế giới nơi mà khí thải đầu người đang ở mức cao, nó chỉ ra rằng chúng ta cần giảm nhu cầu năng lượng. Và bởi vì với tất cả đòi hỏi trên thế giới cơ sở hạ tầng kỹ thuật qui mô lớn cần triển khai nhanh chóng để khử carbon trong hệ thống cung cấp năng lượng đơn giản là sẽ không xảy ra kịp lúc. Vì thế không là vấn đề nếu chọn năng lượng hạt nhân hay kho trữ carbon tăng qui mô sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc xây dựng tuabin gió to hơn. Bởi vì khu vực dưới đường cong là vấn đề, chúng ta cần tập trung tính hiệu quả nhưng cũng bảo tồn năng lượng nói cách khác, sử dụng ít năng lượng hơn. Và nếu chúng ta là được, cũng có nghĩa là chúng ta tiếp tục triển khai kỹ thuật theo hướng cung cấp, sẽ có ít thứ để làm hơn nếu chúng ta thực sự kiểm soát để giảm việc tiêu thụ năng lượng, bởi vì lúc đó chúng ta sẽ cần ít cơ sở hạ tầng phía cung cấp hơn. Một vấn đề khác chúng ta thật sự cần nắm lấy là vấn đề về phúc lợi và công bằng Có nhiều nơi trên thế giới cần tăng mức sống Nhưng với hệ thống năng lượng hiện tại tùy thuộc vào nhiên liệu tự nhiên khi kinh tế phát triển sẽ kèm theo khí thải Và hiện giờ, nếu tất cả chúng ta hạn chế cùng lượng cán cân carbon, có nghĩa là nếu vài nơi khí thải tăng thì những nơi khác cần giảm khí thải. Vì thế sẽ là thử thách lớn với các nước giàu Bởi vì theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu bạn ở quốc gia nơi khí thải bình quân thật sự cao thì Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc giảm khí thải 10%/năm và cần bắt đầu ngay lập tức, sẽ có một cơ hội tốt trong việc tránh mục tiêu 2 độ C. Hãy để tôi đặt vào viễn cảnh Nhà kinh tế học Nicholas Stern nói rằng giảm khí thải hơn 1%/năm đồng nghĩa với suy thoái kinh tế hay biến động. Vì thế nó chỉ ra rằng có thử thách cực kỳ lớn cho vấn đề phát triển kinh tế bởi vì nếu chúng ta có cơ sở hạ tầng carbon cao tại chỗ có nghĩa là nếu nền kinh tế phát triển, thì sẽ có khí thải. Vì thế tôi chỉ xin trích dẫn từ 1 bài báo viết bởi tôi và Kevin Anderson năm 2011 khi chúng ta nói rằng để tránh mức 2 độ C về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu, việc phát triển kinh tế cần được đánh đổi ít nhất là tạm thời cho thời kỳ thắt lưng buộc bụng theo kế hoạch ở các quốc gia giàu có. Đây thực sự là một thông điệp khó chấp nhận, bởi vì nó đề nghị rằng chúng ta thật cần làm những điều khác biệt. Đây không phải là sự thay đổi dồn dập. Đây là về việc làm những điều khác biệt, về sự thay đổi toàn hệ thống, và đôi khi là về hoạt động ít đi. Và điều này áp dụng cho tất cả chúng ta, bất kể khía cạnh ảnh hưởng nào chúng ta có Nó có thể từ bài viết cho nhà cầm quyền địa phương để thảo luận với chủ doanh nghiệp của chúng ta hoặc nói với bạn bè gia đình, hay đơn giản thay đổi lối sống của chính chúng ta Bởi chúng ta rất cần những thay đổi lớn lao. Hiện tại, chúng ta đang chọn viễn cảnh 4 độ C. Nếu chúng ta thực sự muốn ngăn chặn viễn cảnh 2 độ C, thì thực sự chẳng còn thời gian để mà hành động nữa. Cảm ơn. (Vỗ tay) Alice, vậy thì điều mà cô đang nói là trừ khi các nước phát triển bắt đầu giảm thiểu lượng khí thải đi 10% mỗi năm, ngay từ bây giờ mà không phải năm 2020 hay 2025, nếu không chúng ta sẽ nhắm thẳng tới viễn cảnh tăng thêm 4 độ C. Tôi tự hỏi là bạn sẽ làm gì để cắt giảm 70% vào năm 2070 Vâng, chỉ là không còn nơi nào đủ gần để tránh 2 độ C 1 trong những điều thường thấy khi những nghiên cứu kiểu mẫu này chỉ nhìn vào những gì ta muốn nhìn, là chúng thường đánh giá quá mức về việc các nước khác có thể bắt đầu giảm khí thải Vì thế họ làm những giả thuyết hào hùng về điều đó. Chúng ta càng làm như thế, bởi vì khí thải tích tụ, những thứ ngắn hạn thật sự là vấn đề. Vì thế nó tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu một quốc gia lớn như Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng thêm vài năm nữa thôi, thì đó sẽ là một sự thay đổi lớn về khi mà chúng ta cần khử các-bon Vì thế tôi không nghĩ chúng ta biết được thời điểm bởi nó phụ thuộc vào hành động mà ta sẽ làm trong ngắn hạn. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có mục tiêu lớn mà không kéo đòn bẩy làm giảm thiểu nhu cầu năng lượng, thì điều đó thật xấu hổ. Alice, cảm ơn cô đến và chia sẻ với TED những dữ liệu này Cảm ơn. Vâng, thật sự vinh dự, tuyệt vời khi mà đứng đây, tạo sự khác biệt. và tôi vui khi có cơ hội được nói với bạn. Tôi ngạc nhiên vì khi tôi nhìn lại mình Tôi luôn muốn viết hoặc làm về tôn giáo. Thực sự, tôi ngưng làm về tôn giáo trước khi rời tu viện. Tôi nghĩ nó sẽ vậy. Và 13 năm để nhận ra cái mình muốn. Tôi muốn trở thành giáo sư văn học Anh. và tôi chắc chắn không muốn làm nhà văn. rồi một lọat thảm họa nghề nghiệp ập tới, sau tất cả, tôi lại thấy mình trên ti vi. Tôi đã kể với Bill Moyer, và anh đáp lại, " oh, ....." Tôi làm vài chương trình bàn về tôn giáo. Ở Anh việc này được hoan nghênh nhiệt liệt nơi tôn giáo không phổ biến lắm. Cuối cùng, tôi đã tìm thấy thế mạnh mình. Nhưng tôi lại bị gửi tới Jerusalem để làm phim về Ki-tô giáo. Và ở đó, tôi bắt gặp các truyền thống tôn giáo khác: Do Thái giáo và Hồi giáo, chị em tôn giáo với Ki-tô giáo. Tôi thấy mình chả biết gì về tín ngưỡng cả mặc dù bản thân tôi là tôn giáo gốc, tôi chỉ biết đạo Do Thái có trước đạo Kito còn Hồi giáo tôi không biết gì cả. Nhưng trong thành phố bị tra tấn đó, nơi mà 3 tín ngưỡng đang xô đẩy lẫn nhau, bạn sẽ thấy giữa chúng có kết nối sâu sắc. Việc nghiên cứu các truyền thống tôn giáo đã mang lại cho tôi nhận thức về tôn giáo, và thực sự giúp tôi có cái nhìn riêng của mình về tín ngưỡng. Tôi đã tìm thấy một số điều bất ngờ trong trong quá trình nghiên cứu cái mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Thật sự, khi tôi dồn hết mình vào đó, tôi mới thấy mọi thứ hoàn toàn phi thường. Những học thuyết này vẫn chưa được chứng mình, còn trừu tượng. Trước sự ngạc nhiên ấy, tôi bắt đầu thật sự nghiên cứu các truyền thống, tôi nhận ra rằng niềm tin-cái mà chúng ta làm quan trọng hóa hiện nay chỉ là sự sùng bài bái tôn giáo nhất thời nổi lên duy nhất ở phía tây, ở thế kỉ 17. Từ "niềm tin" ban đầu có nghĩa là để yêu thương, để ước vọng, để yêu mến. Vào thế kỉ 17, hãy thu hẹp trọng tâm lại, các lý luận tôi đang khai thác trong sách đang viết hiện tại mang ý nghĩa là một sự đồng ý để thiết lập hệ các tuyên bố, cương lĩnh. "Tôi tin rằng:" nó không có nghĩa, "Tôi chắc chắn chấp nhận các tín điều." Nó nghĩa là: "Tôi cam kết tham gia" Thật ra, một số truyền thống trên thế giới nghĩ tôn giáo rất ít chính thống Trong Kinh Quran, quan điểm tôn giáo- chính thống giáo - bị gạt bỏ như "Zanna:" là sự phỏng đoàn bê tha những vấn đề mà không ai có thể chắc chắn nhưng lại khiến người ta dễ gây gổ và bè phái ngớ ngẫn. Vậy, nếu tôn giáo không phải là niềm tin vào điều gì đó, vậy nó là gì? Những gì tôi tìm thấy, một cách toàn diện, tôn giáo là cách hành xử khác nhau. Thay vì quyết định liệu có tin vào Thiên Chúa không, đầu tiên bạn hãy làm gì đó. Bạn hãy làm hết sức và bạn sẽ hiểu được chân lý của tôn giáo. Học thuyết tôn giáo được hiểu là tập hợp hành động bạn chỉ có thể hiểu hết khi bạn đặt chúng vào thực tiễn Vị trí cao quý trong thực tiễn này chính là lòng từ bi. Sự thật là tất cả mọi người, mỗi tôn giáo lớn trên thế giới, từ bi- khả năng để cảm nhận về cái gì theo cách chúng ta thường nghĩ về buổi tối nay- không những kiểm tra lòng tin thật sự, mà nó còn cho chúng ta thấy sự tồn tại của cái mà người Do Thái, Kitô, Hồi giáo gọi là "thần" hay "Thiên Chúa". Chính sự từ bi, Đức Phật dạy, sẽ mang bạn đến cõi niết bài Tại sao? Chính vì lòng từ bi, cho ta cảm thông với người khác, sẳn lòng từ bỏ vị trí trung tâm của mình nhường cho người khác Một khi ta thoát khỏi cái tôi, cũng là lúc ta sẵn sàng để nhìn thấy Thiên Chúa Cụ thể, mỗi tôn giáo lớn trên thế giới đã làm nổi bật lên và đặt tại cốt lõi tôn giáo của họ - cái mà được gọi là nguyên tắc vàng. Đầu tiên được đề xuất bởi Khổng tử cách đây 5 thế kỉ trước Kito giáo: "Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn họ làm cho bạn". Ông nói, trọng tâm chủ đề là cái giải thích tất cả bài giảng của ông và các môn đệ của ông nên tập luyện thường xuyên. Và nguyên tắc vàng sẽ mang lại cho họ giá trị siêu việt mà ông gọi là "ren", tình cảm bác ái, bên trong nó ẩn chứa kinh nghiệm xâu xa về lòng thương xót. Điều này cũng thực sự rất qua trọng với Độc Thần giáo. Có một câu chuyện nổi tiếng về giáo sĩ Do Thái, Hillel Một kẻ ngoại đạo đến gặp ông, đề nghị đổi sang đạo Do Thái nếu Hillel có thể đọc lại toàn bộ bài giảng trong khi ông đứng trên một chân. Hillel đứng trên một chân và nói, "Cái có hại cho ngươi, không có hại cho người láng giềng. Đây là toàn bộ học thuyết. Phần còn lại chỉ là lời dẫn giải. Bây giờ hãy tiến lên và học hỏi". "Hãy tiến lên và học hỏi" là ngụ ý của ông Ông nói, " Trong lời bình luận, bạn cần phải làm rõ ra rằng mỗi câu trong học thuyết là một lời dẫn giải, lời chú giải cho nguyên tắc vàng ". Rabbi Meir vĩ đại nói rằng bất kỳ giải thích trong Kinh Thánh mà dẫn đến sự thù ghét và khinh bỉ, hoặc khinh miệt của người khác - bất kỳ người nào - là bất hợp pháp. Saint Augustine cũng có cùng quan điểm. Ông nói, "dạy học là từ thiện, chúng ta không cần phải giải thích của Kinh Thánh cho đến khi chúng ta tìm thấy lời giải thích trắc ẩn." Nỗ lực để tìm thấy lòng trắc ẩn trong các bản ghê tởm này là một cuộc diễn tập ý nghĩa, diễn ra đều đặn trong cuộc sống. Hãy nhìn lại thế giới của chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tôn giáo bị cướp đoạt. Bọn khủng bố lấy câu Kinh Thánh biện minh hành vi tàn bạo. Thay vì dùng lời Chúa nói, " Yêu thương kẻ thù. Đừng phán xét kẻ khác", ta lại thấy cảnh tưởng họ không ngừng phán xét kẻ khác không ngừng sử dụng Kinh Thánh như một cách tranh cãi với người khác, dìm họ xuống. Nhiều thời đại, tôn giáo được sử dụng để đàn áp người khác, điều này là vì cái tôi, lòng tham của con người. Chúng ta là rất giỏi trong việc làm rối tung mọi thứ tuyệt với. Vì vậy, các truyền thống cũng nhấn mạnh, đây là một điểm quan trọng, tôi nghĩ bạn không thể và không được hạn chế lòng trắc ẩn cho riêng bạn như: quốc gia bạn, tín ngưỡng bạn, đồng hương bạn. Bạn cần có một trong cái mà nhà hiền triết Tàu gọi "jian ai": quan tâm mọi người. Yêu thương kẻ thù. Tôn vinh kẻ lạ. Chúng tôi thiết lập cho bạn, tín đồ của các bộ lạc, quốc gia có thể hiểu nhau. Cách tiếp cận chung này đang dần làm giảm bớt việc lạm dụng tôn giáo cho lợi nhuận bất chính. Tôi nghe không biết bao nhiêu người lái taxi, người mà khi tôi nói với họ những gì tôi làm cho cuộc sống, nói với tôi rằng tôn giáo là nguyên cho tất cả cuộc chiến tranh thế giới lớn trong lịch sử. Sai rồi. Nguyên nhân cho những thống khổ hiện nay của ta chính là nền chính trị Nhưng, đừng có nhầm lẫn, tôn giáo là một loại đường đứt gãy, khi một cuộc xung đột ăn sâu vào một vùng, tôn bị hút vào và trở thành một phần cuả vấn đề. Hiện tại của chúng qúa khắc nghiệt. Giữa năm 1914 và 1945, ở Châu Âu có 70 triệu người chết vì bạo động vũ trang. Nhiều tổ chức của chúng ta, thậm sân banh, từng được dùng làm nơi giải trí bây giờ lại là những tụ tập nổi lạo, người chết. Không có gì ngạc nhiên rằng tôn giáo cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn có một việc quan trongk khác, theo tôi, nạn mù tôn giáo/ Con người dường như đánh đồng tôn giáo với những niềm tin khác. Chúng ta gọi những người thuộc tôn giáo là tín đồ như thể đó là điều chính mà họ làm. Và rất thường xuyên, mục tiêu thứ hai được đẩy lên vị trí đầu, vị trí của lòng từ bi trong nguyên tắc vàng. Vì cái khó khăn nguyên tắc vàng. Đôi khi, khi tôi đang nói chuyện với hội về lòng từ bi, tôi nhìn thấy biểu cảm không đồng tình trên mặt của họ vì nhiều người tôn giáo cần cái đúng hơn là cái lòng từ bi. Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Kể từ ngày 11/11, khi công việc ở Islam chợt đẩy tôi vào hoạt động xã hội, tôi không tưởng tượng nổi, mình là kiểu người đi khắp nơi trên thế giới, phát hiện mọi nơi tôi tới, có một sự ao ước đổi mới. Tôi vừa mới quay trở về từ Pakistan, nơi hàng ngàn người đến để nghe tôi giảng vì họ đang khát khao, trên tất cả, để nghe giọng nói thân thiện của người Phương Tây Đặc biệt, những người trẻ tuổi đến và hỏi tôi rằng "Chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi có thể thay đổi những gì?" những người chủ của tôi ở Paskistan nói, "Này, đừng quá lịch thiệp với chúng tôi. Hãy nói chúng tôi làm sai ở đâu. Hãy cùng nhau bàn về chỗ mà tôn giáo thất bại." Bỏi vì theo như tôi thấy - tình hình hiện tại của chúng tôi là rất nghiêm trọng bất kì hệ tư tưởng mà không thúc đẩy sự hiểu biết toàn cầu và sự đánh giá toàn cầu lẫn nhau thì đều thất bại theo thời gian. Theo tôn giáo...Tại Hoa Kỳ, người ta có thể tín ngưỡng với nhiều cách nhau, như một bài báo vừa mới đưa ra nhưng chúng vẫn thuộc về tôn giáo. Chỉ có ở phía Tây Âu vẫn giữ chủ nghĩa thế tục, cái chủ nghĩa mà bây giờ bắt đầu lỗi thời. Những người muốn trở thành nhà tu hành, và tôn giáo cần phải tạo ra sự hài hòa trên thế giới, vì nguyên tắc vàng. "Đừng làm cho người khác những điều mà bạn không muốn họ làm lại với bạn." một đặc tính mà nên được áp dụng ngay bây giờ. Ta không nên đối xử với các quốc gia khác như ta không muốn bị đối xử như vậy. Bất kì niềm tin tồi tệ của chúng ta đều là vấn đề của tôn giáo, nó thuộc về tâm linh. Đó là một vấn đề đạo đức sâu sắc thu hút tất cả chúng ta. Như tôi nói, có một khao khát thay đổi ngoài kia. Tại đây ở Hoa Kỳ, bạn có thể thấy nó qua chiến dịch bầu cử: một khao khát thay đổi. Sau 11/11, người ở tất cả các nhà thờ cùng nhau tập trung ở địa phương để tạo ra mạng lưới thấu hiểu nhau. Các nhà thờ Hồi giáo, các giáo đường Do Thái nói,"Ta hãy cùn nói chuyện cùng nhau" Đến lúc ta hướng tới lòng khoan dung và hướng tới sự biết ơn người khác . Tôi muốn có một câu chuyện do chính tôi viết ra. Nó xuất phát từ "Bản trường ca Hy Lạp". Nó cho bạn biết tâm linh này là cái gì. Bạn biết câu chuyện của "The Iliad", cuộc chiến 10 năm giữa Hy Lạp và Troy. Achilles, chiến binh nổi tiếng Hi Lạp, dẫn lính mình ra khỏi trận chiến, và toàn bộ công sức trận chiến bị ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh rối ren tiếp theo, người bạn yêu quý của anh, Patroclus, bị giết - bị thiệt mạng trong lần độc chiến bởi một trong các hoàng tử Trojan, Hector. Achilles điên lên, tức giận và báo thù, và làm tổn thương cơ thể. Ông giết Hector, cắt cơ thể hắn ra và ông không hoàn lại thi thể cho gia đình mai táng điều đó có nghĩa là, linh hồn của Hector sẽ lang thang vĩnh viễn, lạc lối. Một đêm, Priam, vua của Troy, một ông già, lẻn vào trại Hi Lạp, tìm đến lều của Achilles để hỏi về thi thể của con ông. Mọi người đều ngạc nhiên khi ông lão cởi bỏ miếng trùm đầu và lộ diện. Achilles nhìn ông lão và nghĩ về cha mình. Và ông bắt đầu khóc. Priam nhìn vào người đàn ông đã giết các con của ông, và ông cũng bắt đầu khóc. Tiếng khóc ngập tràn căn lều. Người Hi Lạp tin rằng tiếng khóc hòa lẫn ấy tạo nên sự liên kết giữa hai bên. Achilles mang thi thể của Hector, nhẹ nhàng đưa cho người cha, hai người đàn ông nhìn nhau, xem nhau như thánh thần. Nét đặc biệt ấy đã được tìm thấy, cũng như ở tất cả các vùng khác. Nó có nghĩa là ta sẽ vượt qua được nổi khiếp sợ khi bị đẩy đến bước đường cùng, và bắt đầu thấu hiểu được nhau. Chữ "holy" có rất có ý nghĩa ở Hebrew, với Thiên Chúa, là "Kadosh": tách biệt. Có lẽ, sự rất khác biệt của kẻ thù cung cấp cho ta những gợi ý cho bí ẩn hoàn toàn siêu việt đó là Thiên Chúa. Lúc này đây, điều tôi mong ước là: Tôi mong các bạn sẽ hỗ trợ sáng tạo, khởi động, tuyên truyền Hiến Chương Nhân ái, được chế tác bởi nhóm các nhà tư tưởng từ ba truyền thống Abraham của Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, và dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Quy tắc vàng. Chúng ta cần tạo ra một biến đổi giữa những người mà tôi gặp chuyến đi của tôi Có thể bạn cũng đã gặp, người mà muốn gia nhập quân ngũ, theo cách nào đó, lấy lại niềm tin cho họ, cái mà họ cảm thấy đã bị cướp đi. Chúng ta cần trao mọi người quyền để gợi lại lòng vị tha, và đưa ra lời hướng dẫn. Điều lệ này không phải là một tài liệu lớn. Tôi muốn xem qua để đưa ra những hướng dẫn cách để làm sáng tỏ Kinh Thánh, những văn bản này đang bị lạm dụng. Hãy nhớ những gì giáo sĩ Do Thái và Augustinô nói - Kinh Thánh bị chi phối bởi nguyên tắc của tổ chức cứu tế. Hãy cùng nhìn lại. Cũng như, ý tưởng của người Do Thái, Kito, và Hồi giáo những tôn giáo đang bất hòa này - đang làm việc cùng nhau để tạo ra một tài liệu mà chúng ta hi vọng sẽ được kí bởi hàng ngàn người, ít nhất, của các nhà lãnh đạo tôn giáo từ các tín ngưỡng trên thế giới. Và tất cả các bạn tạo thành quần chúng. Tôi chỉ là một học giả đơn độc. Mặc dù đó là ý tưởng tôi ấp ủ, khiến tôi khá ngạc nhiên khi thấy nó bắt kịp tôi Tôi dành rất nhiều thời gian ở một mình, nghiên cứu, và tôi không.. bạn là có phương tiện truyền thông hãy cho tôi biết cách truyền đạt nó đến mọi người, mọi người trên thế giới. Tôi đã có một vài buổi bàn luận sơ bộ, và Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu, một ví dụ, sẵn lòng cung cấp tên ông, như là Imam Feisal Rauf, lãnh tụ Hồi giáo ở New York. Ngoài ra, tôi sẽ làm việc với Liên minh các nền văn minh tại Liên Hiệp quốc. Tôi là một phần của sáng kiến Liên Hợp Quốc được gọi Liên minh các nền văn minh, được yêu cầu bởi Kofi Annan để suy đoán các nguyên nhân của chủ nghĩa cực đoan, đưa ra các cách thực tiễn để các quốc gia tránh sự leo thang của chủ nghĩa cực đoan. Liên minh đã nói với tôi rằng họ rất vui khi làm việc với đó. Điều quan trọng việc này là - tôi có thể thấy một số trong bạn bắt đầu lo lắng, Vì bạn nghĩ rằng đó là một cơ thể chậm chạp và cồng kềnh nhưng những gì Liên Hợp Quốc làm là tạo cho ta tính trung lập, vì vậy không được coi như sáng kiến phương Tây hay Kitô giáo, nhưng nó đang đến, từ các nước Liên Hiệp Quốc, từ thế giới - người sẽ giúp đỡ bộ máy quan liêu. Vì vậy tôi kêu gọi các bạn tham gia cùng tôi tạo ra các Điều lệ để xây dựng điều lệ này, khởi chạy nó và tuyên truyền nó để nó trở thành - Tôi muốn thấy nó khắp trường đại học, nhà thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái để mọi người nhìn vào truyền thống mình và tạo ra tôn giáo một nền hòa bình thế giới, cái mà đáng ra nói phải như thế. Cảm ơn. (vỗ tay) Vào năm 1901, một phụ nữ tên Auguste được chuyển vào bệnh viện tâm thần ở Frankfurt. Auguste bị ảo giác và không nhớ được những chi tiết cơ bản nhất về cuộc đời mình. Bác sĩ của bà lúc ấy là Alois. Alois không biết làm sao giúp Auguste, ngoài việc ông chăm sóc bà đến khi bà qua đời năm 1906. Sau khi bà mất, ông đã tiến hành khám nghiệm tử thi và phát hiện những mảng lộn xộn kì lạ trong não Auguste - những thứ ông chưa từng thấy bao giờ. Giờ đây có một sự thật còn nặng nề hơn. Nếu Auguste vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn không thể giúp bà được gì nhiều hơn Alois đã làm 114 năm trước. Bác sĩ Alois tên thật là Alois Alzheimer. Và Auguste Deter là bệnh nhân đầu tiên được chuẩn đoán mắc bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là Alzheimer. Từ năm 1901 cho đến nay, y học đã tiến bộ nhiều. Ta khám phá ra thuốc kháng sinh và vắc-xin chống lại các bệnh lây nhiễm, nhiều phương pháp chữa ung thư, thuốc chống HIV, thuốc chữa bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác nữa. Nhưng ta vẫn chưa tìm ra được liệu pháp cần thiết để chữa trị Alzheimer. Tôi thuộc một nhóm nhà khoa học những người đang cố gắng tìm cách chữa Alzheimer trong hơn một thập kỉ qua. Nên tôi luôn phải suy nghĩ về điều này. Alzheimer hiện ảnh hưởng đến 40 triệu người trên thế giới. Đến 2050, dự đoán con số sẽ là 150 triệu người - con số này có thể bao gồm cả chúng ta. Nếu bạn mong sống đến 85 tuổi hoặc hơn, thì khả năng bạn mắc Alzheimer sẽ gần như một trong hai người. Nói cách khác, bạn sẽ trải qua những năm vàng son hoặc chịu đựng căn bệnh Alzheimer hoặc chăm sóc người quen hoặc người thân mắc bệnh này. Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí chăm sóc các bệnh nhân Alzheimer là 200 tỉ đô la mỗi năm 1 trong mỗi 5 đô la từ phúc lợi y tế chi trả cho căn bệnh Alzheimer. Tính đến hôm nay, đây là căn bệnh tiêu hao nhất, và dự đoán sẽ còn tăng gấp 5 lần đến năm 2050. lúc thế hệ bùng nổ trẻ em (baby boom) già đi. Có thể nó làm bạn ngạc nhiên, chỉ nghĩ đơn giản thôi, Alzheimer là một trong những bệnh lớn nhất, thách thức xã hội nhất của thế hệ ta. Nhưng ta chỉ làm phần rất nhỏ liên quan đến nó. Ngày nay, là một trong top 10 lí do gây tử vong trên thế giới, Alzheimer là bệnh duy nhất ta không thể phòng ngừa, cứu chữa hoặc làm chậm lại. Chúng ta ít có hiểu biết khoa học về Alzheimer hơn các bệnh khác vì ta đầu tư ít thời gian và tiền bạc hơn vào việc nghiên cứu. Mỗi năm, chính phủ Mỹ chi gấp 10 lần cho nghiên cứu ung thư so với Alzheimer dù cho Alzheimer gây tổn thất nhiều hơn và gây ra số người tử vong tương đương với ung thư. Sự thiếu hụt tài nguyên bắt nguồn từ một nguyên do cơ bản hơn: sự thiếu ý thức. Điều hiện ít người biết nhưng nhiều người nên biết: Alzheimer là một căn bệnh, và chúng ta vẫn có thể chữa trị được. Hầu hết thời gian trong 114 năm qua, mọi người, kể cả các nhà khoa học, nhầm lẫn giữa Alzheimer và bệnh người già. Chúng ta nghĩ sự lão suy là bình thường và không tránh được của tuổi già. Nhưng chúng ta nên nhìn vào bức tranh của một bộ não tuổi già khoẻ mạnh so với bộ não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer để thấy sự tổn hại từ căn bệnh này. Cùng với sự mất trí nhớ nghiêm trọng và các khả năng khác của thần kinh, sự tổn hại lên bộ não do Alzheimer gây ra làm giảm đáng kể tuổi thọ và luôn luôn gây tai hại. Hãy nhớ bác sĩ Alzheimer đã phát hiện những mảng lộn xộn kì lạ trong não của Auguste một thế kỉ trước. Gần một thế kỉ, chúng ta vẫn chưa biết gì nhiều về căn bệnh này. Hiện chúng ta biết rằng chúng từ các phân tử protein. Bạn hình dung một phân tử protein như một miếng giấy thường được gập lại thành hình origami phức tạp. Có nhiều điểm trên miếng giấy dính sát nhau. Khi nó được gập lại hoàn chỉnh, những điểm dính nhau đó cuối cùng lồng vào nhau. Nhưng đôi khi vẫn có nhầm lẫn xảy ra, và những điểm dính nhau đó lại nằm ngoài. Điều này khiến cho các phân tử protein dính chặt nhau, hình thành từng khối rồi dần dần phát triển thành những mảng lộn xộn kì lạ. Đó là cái ta thấy trong não bộ của bệnh nhân bệnh Alzheimer. Chúng tôi nghiên cứu tại đại học Cambridge trong 10 năm qua cố gắng tìm hiểu "sự cố" này vận hành ra sao. Có nhiều bước, và việc tìm xem bước nào để ngăn chặn "sự cố" lại phức tạp - giống như việc tháo bom vậy. Cắt một dây có lẽ cũng không ích gì. Cắt những dây khác có lẽ sẽ khiến quả bom phát nổ. Chúng ta phải tìm đúng bước để ngăn chặn, và sau đó tạo ra một loại thuốc để đặc trị. Cho tới hiện nay, hầu hết chúng ta đang cắt nhiều sợi dây và hi vọng tìm được dây tốt nhất. Hiện nay ta cùng tụ chung lại thành nhóm đa ngành nghề -- bác sĩ, sinh học, di truyền học, hóa học, vật lí học, kĩ sư và toán học. Và cùng nhau, chúng ta vẫn đang cố gắng tìm bước then chốt trong suốt quá trình và hiện đang thử nghiệm một loại thuốc mới sẽ chuyên cản lại bước này và ngăn chặn được căn bệnh. Tôi xin trình bày vài kết quả mới đây của chúng tôi. Chưa ai ngoài phòng thí nghiệm nhìn thấy kết quả này. Hãy xem những video về chuyện gì xảy ra khi thuốc mới này được thử trên những con sâu. Đây là những con sâu khỏe mạnh, và bạn có thể thấy chúng bò quanh bình thường. Những con sâu này, mặt khác, có những phân tử protein liên kết với nhau bên trong cơ thể - giống những người bệnh Alzheimer. Và bạn có thể thấy rõ ràng là chúng đang mắc bệnh. Nhưng nếu ngay giai đoạn đầu chúng tôi đưa loại thuốc mới cho những con sâu này, ta sẽ thấy chúng hoàn toàn khỏe mạnh và hưởng tuổi thọ bình thường. Đây chỉ là một kết quả tích cực ban đầu, nhưng cuộc nghiên cứu tương tự cho thấy Alzheimer là căn bệnh chúng ta có thể hiểu rõ và chữa trị được. Sau 114 năm chờ đợi, rồi cũng có hi vọng thật cho điều có thể đạt được trong vòng 10 tới 20 năm nữa. Để phát triển hi vọng đó, đánh bại căn bệnh tới cùng, chúng tôi cần giúp đỡ. Vấn đề không ở các nhà khoa học như tôi mà là ở chính bạn. Chúng tôi cần bạn nâng cao ý thức về việc Alzheimer là một căn bệnh và nếu chúng ta cố gắng, chúng ta có thể đánh bại nó. Trong trường hợp các căn bệnh khác, bệnh nhân và gia đình của họ đã chi tiêu cho nhiều nghiên cứu hơn và gây áp lực cho chính phủ, nền công nghiệp dược phẩm, nhiều nhà khoa học và các nhà lãnh đạo. Đó là điều cần thiết để nâng cao điều trị cho bệnh HIV vào cuối những năm 1980. Ngày nay, ta thấy rằng việc chống lại căn bệnh ung thư cũng tương tự như vậy. Nhưng những bệnh nhân Alzheimer thường không thể lên tiếng cho họ. Và gia đình họ, những nạn nhân ẩn danh, chăm sóc người thân của mình ngày đêm, thường sẽ không còn sức để đi và ủng hộ sự thay đổi. Cho nên, điều này thật sự phụ thuộc vào bạn. Bệnh Alzheimer hầu như không phải là căn bệnh di truyền. Mọi người khi có bộ não đều gặp nguy cơ. Ngày nay, có 40 triệu bệnh nhân giống bà Auguste, những người không thể tạo ra sự thay đổi họ cần cho bản thân họ. Hãy giúp lên tiếng dùm họ, và giúp yêu cầu sự điều trị. Cảm ơn. (Vỗ tay) Giơ tay nếu bạn đã từng được hỏi câu này "Lớn lên cháu muôn làm gì?" Bây giờ nếu bạn phải đoán bạn nghĩ là bạn mấy tuổi khi được hỏi câu đó lần đầu tiên? Các bạn chỉ cần giơ ngón tay Ba. Năm. Ba. Năm. Năm. Được rồi Bây giờ, giơ tay nếu câu hỏi này "Lớn lên cháu muôn làm gì?" (cười lớn) Bất cứ lo lắng nào. Tôi là người chưa bao giờ có thể trả lời câu hỏi "Lớn lên cháu muốn làm gì?" Bạn xem, vấn đề không phải là tôi chẳng có sở thích nào vấn đề là tôi có nhiều sở thích quá. Lúc học cấp ba, tôi thích tiếng Anh và toán và nghệ thuật và tôi làm websites và tôi chơi guitar trong một nhóm rock tên là Tổng đài viên cáu kỉnh Có khi các bạn đã từng nghe tới nhóm này (cười lớn) Điều này tiếp tục sau khi hết phổ thông và tại một thời điểm nào đó, tôi bắt đầu nhận ra công thức này trong mình nơi tôi sẽ trở nên hứng thú trong một lĩnh vực và tôi sẽ chìm vào đấy, dành toàn bộ tâm huyết và tôi sẽ trở nên khá giỏi trong lĩnh vực này bất kể nó là cái gì và rồi tôi sẽ chạm thời điểm này nơi tôi bắt đầu cảm thấy chán. Và thường thì tôi sẽ cố gắng và vẫn duỳ trì dù sao đi nữa, bở vì tôi đã dành rất nhiều thời gian và năng lượng và đôi khi cả tiền bạc vào lĩnh vực này. Nhưng cuối cùng cảm giác chán chường này cảm giác của, như kiểu, ừ, tôi thấy cái này không còn gì thách thức nữa nó sẽ trở nên quá nhiều. Và tôi sẽ phải để nó đi. Nhưng sau đấy tôi sẽ trở hứng thú với cái gì đấy khác một cái hoàn toàn không liên quan, và tôi sẽ chìm vào đấy, trở nên toàn tâm toàn ý, như thể "Ha! Mình đã tìm thấy niềm đam mê," và khi tôi lại tới cái điểm ấy ngưỡng mà tôi thấy chán. Và cuối cùng, tôi sẽ lại để nó ra đi. Nhưng rồi tôi sẽ lại phát hiện ra cái gì đó mới và khác hoàn toàn và tôi sẽ chìm vào đấy. Công thức này khiến tôi băn khoăn rất nhiều, vì hai lý do. Thứ nhất là tôi không chắc làm sao để biến một trong những sở thích đó thành một nghề Tôi đã nghĩ là tôi sẽ phải chọn một thứ, từ bỏ tất cả những đam mê khác, và đành làm quen với sự chán chường Lý do thứ hai khiến tôi lo lắng rất nhiều nó hơi cá nhân một chút. Tôi lo rằng có gì đó không phải ở đây, và tôi chắc có vấn đề khi không thể gắn bó với bất cứ thứ gì. Tôi lo là mình sợ cống hiến, hoặc là tôi quá tản mát, hoặc tôi là người tự phá huỷ, vì sợ sự thành công của chính mình. Nếu bạn có thể liên hệ bản thân với câu chuyện của tôi và những cảm xúc này Tôi muốn bản tự hỏi mình một câu hỏi câu mà tôi ước tôi đã tự hỏi mình ngày xưa. Hỏi bản thân bạn học từ đâu mà bạn cho là sai trái và dị thường khi làm rất nhiều việc. Tôi sẽ nói bạn biết bạn học từ đâu: bạn học nó từ văn hoá. Chúng ta lần đầu được hỏi câu "Lớn lên cháu muôn làm gì?" khi chúng ta khoảng 5 tuổi. Và sự thật là chẳng ai quan tâm bạn nói khi bạn ở tuổi ấy. (cười lớn) Nó được coi là một câu hỏi vô hại hỏi bọn trẻ con để nghe những trả lời ngộ nghĩnh như, "Cháu muốn làm phi hành gia," hoặc "Cháu muốn làm nữ vũ công ba-lê" hoặc "Cháu muốn làm cướp biển." Bỏ trang phục hoá trang Halloween vào đây (cười lớn) Nhưng câu được hỏi đi hỏi lại khi chúng ta lớn lên dưới nhiều dạng, ví dụ học sinh cấp 3 bị hỏi họ sẽ chọn học nghành nào sau này. Và ở một thời điểm nào đó, "Lớn lên cháu muốn làm gì?" từ một câu hỏi dễ thương trở thành câu hỏi khiến chúng ta thao thức cả đêm. Tại sao? Đấy, trong khi câu hỏi này kích thích trẻ mơ ước về thứ chúng có thể trở thành nó không kích thích chúng mơ về tất cả những gì chúng có thể làm. Thực tế, nó làm điều ngược lại, bởi vì khi ai đó hỏi bạn bạn muốn làm gì, bạn không thể trả lời với 20 điều khác nhau dù những người lớn thiện chí sẽ cười và như này, "Ồ dễ thương quá, nhưng cháu không thể vừa là nghệ sĩ violin và bác sĩ tâm lý. Cháu phải chọn." Đây là Bác sĩ Bob Childs (cười lớn) và ông ấy là thợ sửa đàn và bác sĩ tâm lý Và Amy Ng, nhà biên tập báo trở thành người vẽ tranh minh hoạ, nhà kinh doanh giáo viên và giám đốc sáng tạo. Nhưng đa số trẻ con không nghe tới những người như này Tất cả những gì chúng nghe là chúng sẽ phải chọn. Nhưng hơn cả thế. Quan niệm về cuộc sống hạn hẹp tập trung được lãng mạn hoá trong văn hoá của chúng ta Nó chính là ý tưởng về số phận hoặc là niềm đam mê cái ý tưởng rằng mỗi chúng ta có một điều tuyệt vời chúng ta sinh ra để làm điều đó trong cuộc đời và bạn cần phải tìm ra nó là cái gì và cống hiến cả đời cho nó. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không như vậy? Sẽ ra sao nếu có rất nhiều thứ mà bạn tò mò muốn biết, và nhiều thứ bạn muốn làm? À, không có chỗ cho những người như bạn theo cái khuôn này. Và bạn sẽ cảm thấy cô độc. Bạn có thể cảm thấy bạn không có một mục đích. Và có thể bạn cảm thấy rằng mình có vấn đề gì đó. Bạn chẳng có vấn đề gì cả. Bạn là người đa tiềm năng. (cười lớn) (vỗ tay) Một người đa tiềm năng là người có nhiều sở thích và theo đuổi sáng tạo Nó là một từ dài và khó. Có thể dễ hơn nếu bạn ngắt nó thành 3 phần: đa, tiềm, năng. Bạn cũng có thể dùng một trong những từ khác bao hàm nghĩa tương tự ví dụ bác học, người Phục Hưng(một người am hiểu rất nhiều thứ). Thực ra, trong thời Phục Hưng, nó được xem là lý tưởng nếu được phát triển trong nhiều lĩnh vực Barbara Sher gọi chúng ta là "những người thăm dò" Dùng bất cứ từ nào bạn thích, hoặc nghĩ ra từ của riêng bạn. Tôi phải nói là tôi thấy khá thoả đáng rằng là một cộng đồng chúng ta không thể đồng ý với nhau về một cái tên (cười lớn) Nó bị dễ cảm thấy đa tiềm năng của bạn như là một giới hạn hoặc đau đớn mà bạn phải vượt qua. Nhưng cái mà tôi đã học qua việc nói chuyện với mọi người và viết về những ý tưởng này trên website của tôi là, có những sức mạnh phi thường để theo cách này. Đây là ba sức mạnh vô song của đa tiềm năng Một: tổng hợp ý tưởng Nó là kết hợp hai hoặc nhiều lĩnh vực và tạo ra cái gì đó mới ở nơi giao thoa. Sha Hwang và Rachel Binx đã vẽ từ những sở thích chung trong vẽ bản đồ, mô phỏng số liệu du lịch, toán học và thiết kế, khi họ sáng lập Meshu. Meshu là một công ty làm đồ trang sức lấy cảm hứng là phong tục từ các nơi Sha và Rachel nghĩ ra ý tưởng độc đáo này không phải mặc dù, mà là vì sự kết hợp phong phú những kỹ năng và kinh nghiệm Sự đổi mới diễn ra ở những nơi giao nhau. Đó là nơi những ý tưởng mới sinh ra. Và những người đa tiềm năng với tất cả những nền tảng của họ có thể tiếp cận được rất nhiều điểm giao nhau này. Quyền lực vô song thứ hai của đa tiềm năng là khả năng học cấp tốc. Khi những người đa tiềm năng trở nên hứng thú với điều gì chúng tôi sẽ làm hết sức mình. Chúng tôi quan sát mọi thứ chúng tôi có thể bắt tay vào làm Chúng tôi cũng quen với việc là kẻ bắt đầu vì chúng tôi là những kẻ bắt đầu rất nhiều lần trong quá khứ rồi và nó có nghĩa là chúng tôi ít sợ hãi trong việc thử những cái mới và bước khỏi vùng an toàn. Hơn nữa, rất nhiều kỹ năng có thể chuyển hoá qua lại trong các lĩnh vực và chúng tôi mang mọi thứ đã học tới mọi lĩnh vực mới mà chúng tôi theo đuổi nên chúng tôi hiếm khi bắt đầu từ số 0. Nora Dunn là một người đi du lịch và viết sách tự do. Là một người chơi piano từ bé cô ấy đã mài dũa một khả năng tuyệt vời để phát triển trí nhớ. Bây giờ, cô ấy là người đánh máy nhanh nhất mà cô ấy biết. (cười lớn) Trước khi trở thành nhà văn Nora là nhà kế hoạch tài chính. Cô ấy phải học những kỹ thuật trong bán hàng khi cô ấy bắt đầu công việc và giờ nó giúp cô ấy viết những bài thuyết trình hấp dẫn tới nhà biên tập Hiếm khi lãng phí thời gian để theo đuổi điều bạn muốn thậm chí nếu cuối cùng bạn bỏ cuộc. Bạn có thể áp dụng kiến thức đó vào một lĩnh vực khác hoàn toàn bằng một cách mà bạn không thể đoán trước được. Quyền lực vô song thứ ba là khả năng thích nghi nó là khả năng thay đổi dễ dàng thành bất cứ cái gì bạn muốn trong một hoàn cảnh đã cho Abe Cajudo lúc thì là đạo viễn video lúc thì là người thiết kế web lúc là nhà tư vấn cho người khởi nghiệp lúc là một giáo viên và đôi lúc, như bạn thấy đấy, là James Bond (cười lớn) Anh ấy có giá trị vì anh ấy làm việc tốt Anh ấy thậm chí còn giá trị hơn vì có thể làm được nhiều việc tuỳ vào nhu cầu của khách hàng. Tạp chí Fast Company coi thích nghi như là một kỹ năng quan trọng nhất cần phát triển để phát triển trong thế kỷ 21. Thế giới kinh tế đang thay đổi rất nhanh và không dự đoán được chính là những cá nhân và các tổ chức là nhân tố có thể xoay chuyển để bắt kịp những nhu cầu của thị trường những cái chắc chắn sẽ phát triển. Tổ hợp ý tưởng, học nhanh, và thích nghi: ba kỹ năng mà nhưng người đa tiềm năng rất giỏi và ba kỹ năng mà họ có thể mất nếu ép mình vào sự tập trung hạn hẹp Là một xã hội chúng ta có một ảnh hưởng trong việc khuyến khích đa tiềm năng trở thành chính họ. Chúng ta có rất nhiều vấn đề phức tạp và đa chiều trong thế giới hiện nay và chúng ta cần sự sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ để giải quyết chúng. Bây giờ, giả dụ trong thâm tâm bạn là một chuyên gia Bạn ra khỏi bụng mẹ biết rằng bạn muốn trở thành bác sĩ nhi ngoại khoa thần kinh Đừng lo cũng không có gì sai với bạn cả (cười lớn) Thực tế, một số đội xuất sắc bao gồm một chuyên gia và đa tiềm năng hợp đôi với nhau Chuyên gia có thể đào sâu và thi hành các ý tưởng trong khi đa tiềm năng mang lại một bề dày kiến thức cho dự án Nó là một sự kết hợp tuyệt vời Nhưng chúng ta nên thiết kế cuộc sống và nghề nghiệp thứ mà được điều chỉnh với mức độ mà chúng ta được kích thích Và thật buồn, đa tiềm năng đang được khuyến khích một cách rộng rãi đơn giản trở thành giống những chuyên gia. Sau khi đã nói như vậy nếu có một điều bạn mang đi từ bài nói này tôi hi vọng nó sẽ là: giữ lấy niềm đam mê trong bạn dù nó là gì đi nữa Nếu bạn là chuyên gia trung tâm, vậy thì hãy chuyên môn hoá bằng mọi cách. Đó là nơi bạn sẽ bộc lộ mình tốt nhât. Nhưng với những đa tiềm năng trong phòng này bao gồm cả những người mới vừa phát hiện ra trong 12 phút vừa qua rằng bạn là đa tiềm năng (cười lớn) với các bạn tôi muốn nói: siết chặt những đam mê của bạn. Đi theo sự tò mò của bạn xuống tới tận những hang thỏ. Khám phá những điểm giao thoa của bạn. Giữ lấy dây bên trong dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc, đáng sống hơn. và có thể là quan trọng hơn đa tiềm năng, thế giới cần chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Liệu chúng ta, những người trưởng thành, so thể sinh ra tế bào thần kinh mới? Vẫn còn vài điều thắc mắc về câu hỏi đó, do đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ. Ví dụ, khi tôi nói chuyện với đồng nghiệp của tôi, Robert, một bác sĩ chuyên về ung bướu, và anh ấy nói với tôi, "Sandrine, thật là rắc rối! Vài người trong số những bệnh nhân được báo bệnh ung thư của họ đã được chữa khỏi vẫn có những triệu chứng của bệnh trầm cảm." Và tôi nói với anh ấy rằng, "Ồ, theo tôi thì điều đó cũng có lí mà. Loại thuốc anh kê cho bệnh nhân để ngăn tế bào ung thư phân chia cũng đã ngăn không cho các tế bào nơ ron mới được sinh ra." Sau đó Robert nhìn tôi như thể tôi bị điên và nói, "Nhưng họ là bệnh nhân đã trưởng thành - người trưởng thành không sinh ra tế bào thần kinh nữa." Và trước sự ngạc nhiên của anh ấy, tôi nói "Thật ra là có đấy." Và đây là một hiện tượng mà chúng ta gọi là sự phát sinh thần kinh. [Sự phát sinh thần kinh] Robert không phải là một chuyên gia về thần kinh, và lúc ở trường Y anh ấy không được học những kiến thức mới chúng ta biết bây giờ rằng não người trưởng thành có thể sinh ra tế bào thần kinh mới. Vậy nên Robert, một bác sĩ lành nghề, muốn đến phòng thí nghiệm của tôi để hiểu thêm về chủ đề này hơn nữa. Và tôi đã dẫn anh ấy đi tham quan một trong những phần thú vị nhất của não bộ khi nói đến chủ đề phát sinh thần kinh -- và đây là thuỳ hải mã. Đây là cấu trúc màu xám ở trung tâm bộ não. Và chúng ta đã biết từ rất lâu, rằng phần này quan trọng cho việc học, ghi nhớ, cảm xúc và tâm trạng. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi tìm ra được mới đây rằng đây là một trong những cấu trúc riêng biệt của não người trưởng thành nơi mà nơ-ron mới được sinh ra. Và nếu chúng ta cắt dọc thuỳ hải mã và nhìn gần hơn, phần màu xanh mà các bạn có thể nhìn thấy ở đây là một nơ ron mới sinh trong não của một chú chuột trưởng thành. Vậy đối với não người -- đồng nghiệp của tôi Jonas Frisén ở Viện Karolinska, đã ước tính rằng chúng ta sản xuất ra 700 nơ ron mới mỗi ngày ở thuỳ hải mã. Có thể bạn cho là hơi ít, so với hàng tỉ nơ ron chúng ta sở hữu. Nhưng khi chúng ta đến tuổi 50, chúng ta sẽ đổi hết những nơ ron có từ lúc được sinh ra trong cấu trúc đó với những nơ ron được sinh ra lúc ta đã trưởng thành. Tại sao những nơ ron mới này quan trọng và chức năng của chúng là gì? Một, chúng ta biết rằng chúng cần thiết cho việc học và ghi nhớ. Và chúng tôi đã chứng minh được rằng nếu chúng tôi chặn khả năng sản sinh ra nơ ron mới ở thuỳ hải mã của bộ não trưởng thành, thì một số khả năng ghi nhớ nhất định cũng bị chặn. Và điều này đặc biết mới và đúng cho khả năng nhận biết không gian -- như là cách mà bạn định hướng đường đi trong thành phố. Chúng ta vẫn đang học nhiều, và nơ ron không chỉ cần thiết cho dung lượng kí ức, mà còn cho chất lượng của kí ức. Và chúng sẽ hữu ích cho việc thêm yếu tố thời gian vào kí ức của chúng ta và chúng sẽ giúp phân biệt những kí ức tương tự, ví dụ như: Cách bạn tìm chiếc xe đạp bạn gửi ở trạm xe mỗi ngày trong cùng một khu vực nhưng ở những vị trí khác nhau? Điều thú vị hơn nữa cho đồng nghiệp của tôi, Robert là nghiên cứu của chúng tôi về sự phát sinh thần kinh và sự trầm cảm. Trong một mẫu động vật bị trầm cảm, chúng tôi thấy rằng chúng có mức độ phát sinh thần kinh thấp hơn. Và nếu chúng tôi dùng thuốc chống trầm cảm, thì mức độ sản sinh ra những nơ ron mới tăng lên, và giảm đi các triệu chứng trầm cảm, củng cố một mối liên kết rõ ràng giữa sự phát sinh thần kinh và bệnh trầm cảm. Nhưng hơn nữa, nếu bạn chỉ khoá sự phát sinh thần kinh, thì bạn cũng khoá tác dụng của thuốc chống trầm cảm. Và kể từ đó, Robert đã hiểu rằng rất có khả năng bệnh nhân của anh ấy bị trầm cảm ngay cả khi đã được chữa khỏi ung thư, là bởi vì thuốc ung thư đã ngăn các nơ ron mới sinh ra. Và sẽ tốn thời gian để sinh ra những nơ ron mới mà chúng có thể hoạt động bình thường. Tóm lại, chúng tôi nghĩ là bây giờ chúng tôi đã có đủ bằng chứng để nói rằng sự phát sinh thần kinh là một sự lựa chọn nếu chúng ta muốn nâng cao sự hình thành trí nhớ hoặc cảm xúc, hoặc thậm chí ngăn ngừa sự giảm sút trí nhớ do tuổi tác hoặc do căng thẳng thần kinh. Vậy nên câu hỏi kế đến là: Sự phát sinh thần kinh có thể được kiểm soát? Câu trả lời là có. Và bây giờ chúng ta sẽ làm một trắc nghiệm nhỏ. Tôi sẽ đưa ra một số những biểu hiện và hoạt động và bạn nói cho tôi biết bạn nghĩ chúng sẽ tăng sự phát sinh thần kinh hay chúng sẽ giảm sự phát sinh thần kinh. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Ok, bắt đầu thôi. Vậy, học tập? Tăng? Đúng vậy. Học tập sẽ làm tăng sự sản xuất nơ ron mới. Căng thẳng thì sao? Đúng vậy, căng thẳng sẽ làm giảm sự sản sinh nơ ron mới ở thuỳ hải mã. Thiếu ngủ thì sao? Chắc chắn rồi, nó sẽ làm giảm sự phát sinh thần kinh. Còn tình dục? Ồ, wow! (Cười) Vâng, các bạn đúng, nó sẽ làm tăng sự sản sinh ra nơ ron mới. Tuy nhiên, sự cân bằng là điều chủ chốt. Chúng ta không muốn rơi vào trường hợp -- (Cười) quá nhiều tình dục dẫn đến thiếu ngủ. (Cười) Tuổi tác thì sao? Tốc độ phát sinh thần kinh sẽ giảm khi chúng ta già đi, nhưng nó vẫn diễn ra. Và cuối cùng, chạy bộ thì sao? Tôi sẽ để bạn tự nhận định về hoạt động đó. Đây, một trong các nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởi một trong những cố vấn của tôi, Rusty Gage thuộc Viện Salk chỉ ra rằng môi trường có thể có tác động tới sự sản sinh nơ ron mới. Ở đây các bạn thấy một phần thuỳ hải mã của một con chuột không có bánh xe chạy bộ trong lồng của nó. Và cái chấm đen bạn thấy thực chất là những nơ ron sắp được sinh ra. Và đây, một phần của thuỳ hãi mã của con chuột có bánh xe chạy bộ trong lồng của nó. Bạn có thể thấy được sự tăng trưởng kinh khủng của những chấm đen đại diện cho nơ ron mới sắp sinh ra. Vậy hoạt động tác động tới sự phát sinh thần kinh, nhưng đó không phải là tất cả Những thứ bạn ăn cũng sẽ có ảnh hưởng tới sự sản sinh nơ ron mới ở thuỳ hải mã. Ở đây tôi có một mẫu chế độ ăn uống -- chứa các dưỡng chất đã được chứng minh là có tác dụng. Và tôi sẽ chỉ ra một số cho bạn: Giới hạn calo từ 20 đến 30 phần trăm sẽ tăng sự phát sinh thần kinh. Nhịn ăn gián đoạn -- phân chia thời gian giữa các bữa ăn -- sẽ làm tăng sự phát sinh thần kinh. Hấp thu các chất flavonoid có trong socola đen hay việt quất, sẽ làm tăng sự phát sinh thần kinh. Axit béo omega-3, có trong những loại cá nhiều mỡ, như cá hồi sẽ làm tăng sự sản sinh các nơ ron mới Ngược lại, một chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hoà cao sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát sinh thần kinh. Ethanol -- uống rượu bia -- sẽ làm giảm sự phát sinh thần kinh. Tuy nhiên, không gì là tuyệt đối, resveratrol, chất có trong rượu vang đỏ, đã được chứng minh là có chức năng hỗ trợ sự tồn tại của các nơ ron mới. Vậy nên lần tới khi bạn dự tiệc tối, có thể bạn sẽ muốn chọn loại thức uống "vô hại cho sự phát sinh thần kinh" này. (Cười) Và ý cuối cùng tôi muốn nói, một ý độc đáo. Những nhóm người Nhật rất hứng thú với kết cấu của thức ăn, và họ đã chứng minh rằng thức ăn mềm làm suy yếu sự phát sinh thần kinh, đối lập với các loại thức ăn cần nghiền (nhai) hoặc thức ăn giòn. Vậy nên tất cả những dữ liệu này nơi chúng ta cần nhìn ở cấp độ tế bào, đã được xây dựng nhờ sử dụng các động vật mẫu. Nhưng chế độ ăn uống này cũng đã được áp dụng cho người, cái chúng tôi thấy được là chế độ ăn uống làm thay đổi kí ức và tâm trạng trong cùng một hướng với sự thay đổi của sự phát sinh thần kinh, ví dụ như: giới hạn calo sẽ làm tăng trí nhớ, trong khi một chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ làm các triệu chứng trầm cảm trầm trọng hơn ngược lại với axit béo omega-3, chất làm tăng sự phát sinh thần kinh, và cũng giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng tác động của ăn uống đối với sức khoẻ tinh thần, trí nhớ và tâm trạng, thực chất là tác động trung gian của sự phát sinh nơ ron mới ở thuỳ hải mã. Và không chỉ những thứ bạn ăn, mà còn kết cấu của thức ăn, khi bạn ăn chúng và số lượng thức ăn bạn dùng. Về phía chúng tôi, các chuyên gia về thần kinh, chúng tôi cần hiểu rõ hơn chức năng của các nơ ron mới này, và cách chúng tôi có thể kiểm soát khả năng sinh tồn và sản sinh của chúng. Chúng tôi cũng cần tìm ra cách bảo vệ sự phát sinh thần kinh ở các bệnh nhân của Robert. Và về phía các bạn, Hãy bảo vệ các tế bào thần kinh của mình. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Margaret Heffernan: Một nghiên cứu tuyệt vời, Sandrine Nói cho cô biết, cô đã thay đổi cuộc đời tôi Bây giờ tôi ăn rất nhiều việt quất. Sandrine Thuret: Vậy là tốt đó. MH: Tôi rất hứng thú với việc chạy bộ. Tôi có cần chạy không? Hay chỉ cần tập aerobic, cung cấp thêm oxi cho não? Hay bất cứ bài tập mạnh nào cũng được? ST: Trước mắt, chúng tôi không thể nói rằng chỉ có mỗi chạy bộ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng bất cứ cái gì làm tăng sự sản sinh -- hoặc tăng sự tuần hoàn máu lên não, đều có lợi. MH: Vậy là không cần để máy chạy bộ ở văn phòng đâu nhỉ? ST: Không, không cần đâu MH: Oh, thật là nhẹ nhõm! Ok, thật là tuyệt, Sandrine Thuret, cám ơn cô nhiều lắm. ST: Cám ơn cô, Margaret. "Nơi đây an nghỉ vua Arthur, người đã và mãi là một vị hoàng đế." Đó là những lời được khắc trên bia mộ của vua Arthur trong tác phẩm "Cái chết của Arthur" của Thomas Malory. Sáng tác vào thế kỉ 15, Malory đã không thể lường được rằng những lời này lại có thể là những lời tiên đoán. Vua Arthur đã hiển hiện vô số lần trong những tưởng tượng của ta, cùng với đoàn kị sĩ, nàng Guinevere, Hội Bàn Tròn, thành Camelot, và hiển nhiên, thanh Excalibur. Nhưng những truyền thuyết này khởi nguồn từ đâu và liệu có cơ sở thực tiễn nào đằng sau chúng? Vua Arthur mà ta biết là một sáng tạo từ thời Trung Cổ nhưng huyền thoại về ngài lại bắt nguồn từ những bài thơ Celtic cổ từ cuộc xâm lược của người Saxon vào Vương quốc Anh. Sau khi người La Mã rời Anh vào năm 410, quân xâm lược Saxon đến từ vùng nay được biết đến là Đức và Đan Mạch đã nhanh chóng chiếm được vùng lãnh thổ bỏ hoang. Người Anh đã chiến đấu anh dũng chống lại quân xâm lược xuyên suốt những năm tháng hỗn loạn. Hầu như không có ghi chép nào về thời kì này nên việc khôi phục chính xác giai đoạn lịch sử này là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, những bài thơ truyền lại từ niên đại này đã đưa ra vài bằng chứng. Một trong số đó, tập thơ Gododdin, đưa ra những minh chứng đầu tiên về vua Arthur dù ngài không thực sự xuất hiện trong đó. Tập thơ kể về một chiến binh khác, tên là Gwawrddur một dũng sĩ thuần thục trong việc chiến đấu, nhưng không phải là Arthur. Không có nhiều chứng cớ, nhưng dù Arthur là ai, ngài chắc hẳn phải là vị chiến binh dũng mãnh nhất thời bấy giờ. Nhưng liệu ngài đã từng cai trị hay thật sự tồn tại không vẫn là một bí ẩn. Bất chấp sự thật mập mờ, những gợi nhắc về vua Arthur vẫn là tiêu điểm cho các nhà sử học hàng trăm năm sau. Năm 1130, Geoffrey của Monmouth một mục sư hèn mọn với mơ ước vĩ đại. Dùng tiếng La-tinh và Celtic, ông đã dành hàng năm trời viết nên một biên sử tựa là "Lịch sử các vị vua của nước Anh." Với nhân vật trọng tâm là vua Arthur. Lịch sử là nguồn tham khảo quý giá cho Geoffrey. Đặt bút sáng tác, 600 năm sau cuộc xâm lăng của người Saxon, ông đã kết hợp những yếu tố thần thoại và thơ ca để lấp vào phần lịch sử bỏ trống trước đó. Một vài tài liệu của ông nhắc tới vua Arthur trong khi số khác ghi chép thực tế về các cuộc chiến và nơi chốn. Cũng có tài liệu về anh hùng thần thoại chiến đấu với thế lực hắc ám với sự giúp đỡ của những thanh kiếm thần và phép thuật. Geoffrey đã phối trộn tất cả, từ thanh kiếm phép Caledfwich đến pháo đài La Mã Caerleon đều xuất hiện trong tài liệu của ông và tạo nên một vua Arthur trị vì Caerleon với thanh Caliburnus - dịch sang tiếng Latin của từ Caledfwlch. Geoffrey còn thêm vào một nhà cố vấn thông thái - Merlin, dựa trên thi sĩ người Celtic, Myrrdin trong câu chuyện về vua Arthur. Nếu Arthur thực sự từng tồn tại, ngài giống với một chỉ huy quân đội hơn là một vị vua chỉ ở trong thành như trong biên sử của Geoffrey. Tác phẩm của ông đã nhận được sự chú ý như mong ước và nhanh chóng được dịch từ tiếng Latin sang tiếng Pháp bởi nhà thơ Wace vào khoảng năm 1155. Wace đã thêm một trọng tâm nữa về Arthur bên cạnh những thứ của Geoffrey như kiếm, lâu đài và phù thuỷ: đó là chiếc Bàn tròn. Ông viết rằng Arthur có một chiếc bàn được đóng để tất cả khách khứa trong triều đình sẽ có chỗ ngồi như nhau và không ai có thể khoe khoang về địa vị mình trên bàn. Sau khi đọc bản dịch của Wace, nhà thơ người Pháp, Chrétien de Troyes, đã viết một loạt câu chuyện trữ tình khiến vua Arthur trở thành huyền thoại. Ông viết về những cuộc phiêu lưu của các hiệp sĩ như Lancelot và Gawain thêm yếu tố lãng mạn vào những chuyến phiêu lưu. Ông tưởng tượng về cuộc tình tay ba giữa Arthur, Lancelot, và Guinevere. Ngoài mưu đồ cá nhân, ông còn thêm vào Chén Thánh với năng lực có lẽ được dựa trên những thánh vật trong văn hóa Celtic. Ông sống trong thời kì của những cuộc Thập tự chinh và khi người ta đặt nỗi bận tâm vào đó, Chén Thánh trở thành di vật uy quyền của chúa Giê-su. Vô số các bản dịch từ tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác đã được dịch từ tác phẩm của Chrétien. Trong những bản viết mới sau này, Caerleon được sửa lại thành Camelot và Caliburnus được đặt lại thành Excalibur Vào thế kỉ 15, Ngài Thomas Malory tổng hợp các câu chuyện trong Cái chết của Arthur, làm tiền đề cho những sáng tạo sau này về vị vua này. Hàng ngàn năm kể từ khi vua Arthur lần đầu xuất hiện trong bài thơ Celtic cổ, câu chuyện về ngài đã nhiều lần được phóng tác, để phản ánh mối lo của những nhà biên sử và người đọc. Và ta vẫn còn tiếp tục viết và đón nhận huyền thoại đó tận ngày nay. Dù có từng tồn tại, từng yêu, từng cai trị, hay từng phiêu lưu hay không, không thể phủ nhận rằng hình tượng vua Arthur đã trở thành bất tử. Vũ trụ được sinh ra từ vụ nổ Big Bang gần mười bốn tỷ năm trước, và vẫn đang nở rộng cho đến tận ngày nay. Nhưng nó sẽ nở rộng tới đâu? Đó là một câu hỏi khó. Đây là lí do: Các phương trình Einstein về tính tương đối rộng mô tả không gian - thời gian như một màng liên tục nối liền của vũ trụ. Nghĩa là những gì ta biết về không gian - thời gian tồn tại bên trong vũ trụ và không thể vượt lên trên nó. Khi nở rộng, các vật thể nở rộng theo chiều không gian. Nhưng nếu không có không gian, thì nở rộng sẽ như thế nào? Năm 1929, những quan sát thiên văn của Hubble cho ta một câu trả lời đầy đủ. Ông lùng sục bầu trời đêm để tìm những thiên hà xa xôi lùi xa, hay di chuyển khỏi Trái đất. Hơn nữa, thiên hà càng xa, càng lùi xa nhanh hơn. Ta có thể giải thích nó như thế nào? Hãy xem xét một ổ bánh mì nho đang nở trong lò vi sóng. Bột nở ra một lượng giống nhau giữa mỗi hạt nho khô. Nếu xem những hạt nho khô tượng trưng cho các thiên hà, và bột nở tượng trưng cho không gian giữa chúng, ta có thể tưởng tượng sự kéo giãn hoặc nở rộng không gian giữa các thiên hà sẽ khiến chúng rời xa nhau, và những thiên hà ở xa sẽ lùi một khoảng lớn hơn so với những thiên hà gần trong cùng khoảng thời gian. Một cách chắc chắn, các phương trình về tương đối phổ quát dự đoán một cuộc giằng co giữa trọng lực và sự nở rộng. Nó chỉ xảy ra trong không gian tối giữa các thiên hà, nơi sự nở rộng thắng thế, và không gian giãn nở. Nên đây là câu trả lời. Vũ trụ đang giãn nở vào chính nó. Nghĩa là, các nhà vũ trụ học đang chạm đến giới hạn của các mô hình toán để suy đoán rằng, liệu có thứ gì, tồn tại vượt lên không gian-thời gian. Những dự đoán này là có căn cứ, nhưng có những giả thuyết gây cản trở cho học thuyết Big Bang. Big Bang dự đoán rằng vật chất phân bổ đều khắp vũ trụ, như một đám mây - nhưng làm thế nào các thiên hà và sao hình thành? Mô hình lạm phát mô tả một thời kỳ ngắn của siêu giãn nở khi mà các thăng giáng lượng tử trong năng lượng của vũ trụ sơ khai, dẫn tới sự tích tụ của khí dần dẫn đến hình thành thiên hà. Nếu chấp nhận sự tiến hóa này, nó có thể ngụ ý rằng vũ trụ đại diện cho một phần của thực tại lớn hơn đang trải qua sự giãn nở vô tận. Chúng ta không biết gì về thực tại có tính suy đoán này, ngoại trừ các tiên đoán toán học rằng sự giãn nở vĩnh cửu của vũ trụ có thể được dẫn dắt bởi trạng thái lượng tử không ổn định. Tuy nhiên, trong nhiều vùng địa phương, năng lượng có thể phân bố ngẫu nhiên, trong trạng thái ổn định, ngăn sự giãn nở và định hình những vũ trụ bong bóng. Mỗi vũ trụ bong bóng - mà ta là một trong số chúng- sẽ được tạo ra bởi vụ nổ Big Bang của chính nó và các định luật vật lý. Vũ trụ của chúng ta sẽ là một phần của một đa vũ trụ rộng lớn, mà ở đó, tỷ lệ giãn nở rất lớn khiến cho việc đi tới những vũ trụ hàng xóm là một điều bất khả thi. Big Bang cũng dự đoán rằng vũ trụ sơ khai, vô cùng nóng, các lực cơ bản đã từng hợp nhất trong một siêu lực duy nhất. Thuyết dãy toán chứng minh cho sự thống nhất này, cùng với cấu trúc cơ bản của các quark tiền nguyên tử và electron. Trong mô hình này, các vòng rung động tạo ra các khu vực của vũ trụ. Các lí thuyết dãy giờ đây hợp nhất thành một thuyết thống nhất, cho rằng các cấu trúc này tương tác với khối lượng, các chiều bậc cao là brane. Vũ trụ của ta có thể chỉ được chứa trong một brane, trôi lơ lửng trong một chiều bậc cao hơn, có tên "bulk", hoặc siêu không gian. Các brane khác- có những kiểu vũ trụ khác- có thể cùng tồn tại trong siêu không gian, và những brane hàng xóm có thể có chung những lực cơ bản như trọng lực. Cả sự giãn nở vô tận và brane đều mô tả một đa vũ trụ, nhưng khi các vũ trụ hợp nhất, các brane vũ trụ có thể va vào nhau. Âm vọng của một vụ va chạm có thể xuất hiện trong bức xạ nền vi sóng, một hỗn hợp sóng vô tuyến khắp vũ trụ, tàn tích từ thời kỳ Big Bang. Dù vậy, chúng ta vẫn chưa tìm ra bất kỳ âm vọng vũ trụ nào. Vài người nghi ngờ các thuyết đa vũ trụ có thể cuối cùng sẽ hợp nhất, hoặc bị thay thế bởi một lí thuyết khác. Cho đến nay, chúng chỉ là những khảo sát lí thuyết của mô hình toán. Khi các mô hình này được xây dựng và dẫn dắt bởi nhiều suy đoán khoa học, có rất ít thí nghiệm khách quan để trực tiếp kiểm nghiệm. Mãi đến khi kính thiên văn Hubble được lắp đặt, các nhà khoa học dường như vẫn tranh luận về sự tinh tế trong mô hình của mình... và tiếp tục nghĩ về việc, liệu có gì đó tồn tại vượt lên trên vũ trụ của ta. Từ các tiểu hành tinh có sức mạnh tận diệt muôn loài, cho tới vụ nổ tia gamma và siêu tân tinh có thể huỷ diệt sự sống trên Trái Đất, vũ trụ không thiếu những thế lực có thể tàn phá hành tinh nhỏ bé của chúng ta. Nhưng có một thứ trong vũ trụ dường như còn đáng sợ hơn tất thảy có thể quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó. Liệu Trái Đất có thể bị Lỗ Đen nuốt chửng? Lỗ Đen là một vật thể dày đặc đến mức không gian và thời gian quanh nó không thể tránh khỏi việc bị biến dạng, bị bẻ cong thành một vòng xoáy vô hạn. Không thứ gì, kể cả ánh sáng, có thể di chuyển đủ nhanh để thoát khỏi lực hút từ Lỗ Đen một khi nó đi qua ranh giới nhất định có tên Chân Trời Sự Kiện. Vì vậy, một Lỗ Đen giống như máy hút bụi của vũ trụ với sức chứa vô hạn, ngấu nghiến mọi thứ trên đường đi và không để thứ gì trốn thoát. Để xác định liệu một Lỗ Đen có thể nuốt chửng Trái Đất, trước tiên, ta phải tìm hiểu vị trí của Lỗ Đen. Nhưng vì chúng không phát ra ánh sáng, làm sao ta có thể tìm ra? May mắn thay, ta có thể quan sát tác động của chúng lên không gian xung quanh. Khi một vật chất tiếp cận Lỗ Đen, trường hấp dẫn khổng lồ khiến nó tăng tốc, tạo ra một lượng lớn ánh sáng. Với những vật thể quá xa để có thể bị hút vào, lực hấp dẫn khổng lồ vẫn ảnh hưởng tới quỹ đạo của chúng. Nếu ta nhìn thấy vài ngôi sao quay quanh một điểm trống thấy rõ, Lỗ Đen có thể chính là thứ đang dẫn dắt chúng. Tương tự, một luồng ánh sáng khi tới đủ gần Chân Trời Sự Kiện sẽ bị chệch hướng bởi một hiện tượng được gọi là Thấu Kính Hấp Dẫn. Hầu hết các Lỗ Đen mà ta tìm thấy có thể được chia làm hai loại chính. Những Lỗ Đen nhỏ hơn, được gọi là Lỗ Đen Ngôi Sao, có khối lượng gấp 100 lần Mặt Trời của chúng ta. Chúng được tạo thành khi một ngôi sao lớn tiêu thụ hết nhiên liệu hạt nhân và lõi của nó sụp đổ. Chúng ta đã thấy vài vật thể như vậy cách xa 3000 năm ánh sáng, và có thể có đến 100 triệu Lỗ Đen nhỏ chỉ trong Dải Ngân Hà. Vậy ta có nên lo lắng? Có lẽ là không. Tuy có khối lượng rất lớn, những Lỗ Đen Ngôi Sao chỉ có bán kính khoảng 300 km hoặc ít hơn, khiến khả năng chúng tấn công trực tiếp chúng ta vô cùng nhỏ. Nhưng vì trường hấp dẫn của Lỗ Đen có thể tác động tới một hành tinh từ khoảng cách rất xa, chúng vẫn nguy hiểm dù không có va chạm trực tiếp. Nếu một Lỗ Đen Ngôi Sao điển hình đi qua khu vực Hải Vương tinh, quỹ đạo của Trái Đất sẽ bị thay đổi đáng kể với hậu quả khốc liệt. Dù vậy, việc chúng quá bé nhỏ kết hợp với sự rộng lớn của Thiên Hà là lí do ta không cần quá lo lắng về những Lỗ Đen Ngôi Sao này. Nhưng ta vẫn phải đối mặt với loại Lỗ Đen thứ hai: Lỗ Đen Siêu Khối Lượng nặng gấp hàng triệu, thậm chí, hàng tỷ lần Mặt Trời và có các Chân Trời Sự Kiện có thể trải rộng hàng tỷ ki-lô-mét. Những gã khổng lồ này đã phát triển tới kích cỡ rất lớn bằng cách nuốt vật chất và hợp nhất với các Lỗ Đen khác. Khác với Lỗ Đen Ngôi sao, Lỗ Đen Siêu Khối Lượng không lang thang ngoài vũ trụ, mà thay vào đó, nằm tại trung tâm các thiên hà, có cả thiên hà của chúng ta. Hệ Mặt Trời của ta đang ở quỹ đạo ổn định quanh một Lỗ Đen Siêu Khối Lượng nằm ở trung tâm Dải Ngân Hà với khoảng cách an toàn là 25.000 năm ánh sáng. Nhưng điều đó có thể thay đổi. Nếu Thiên Hà của ta va chạm với Thiên Hà khác, Trái Đất có thể bị quăng về phía trung tâm Thiên Hà, đủ gần Lỗ Đen Siêu Khối Lượng để có thể bị nó nuốt chửng. Thực tế, một vụ va chạm với Thiên Hà Tiên Nữ được dự đoán sẽ xảy ra trong bốn tỷ năm nữa, đó có thể không phải là tin tốt với hành tinh của chúng ta. Nhưng trước khi phán xét chúng một cách quá khắc nghiệt, những Lỗ Đen không đơn giản chỉ là tác nhân của sự hủy diệt. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các Thiên Hà, những mảng khối tạo nên vũ trụ của chúng ta. Không những không phải là vai xấu trên sân khấu vũ trụ, Lỗ Đen còn đóng góp nền tảng khiến vũ trụ trở thành một nơi tươi sáng và kì thú. Tôi muốn nói với các bạn về tương lai của y học. Nhưng trước khi bàn về nó, tôi muốn nhắc một chút đến quá khứ. Ngày nay, cũng như trong suốt phần lớn lịch sử y học hiện tại, chúng ta vẫn nghĩ về bệnh tật và cách điều trị theo một mô hình cực kỳ đơn giản. Quả thực, mô hình này đơn giản đến mức chúng ta có thể tóm gọn nó chỉ trong 6 từ: mắc bệnh, uống thuốc, diệt bệnh. Bây giờ, nguyên nhân cho sự chi phối của mô hình này, hiển nhiên, là do cuộc cách mạng kháng sinh. Nhiều người ở đây có thể không biết, rằng chúng ta chuẩn bị kỉ niệm 100 năm kể từ ngày kháng sinh được giới thiệu với nước Mỹ. Nhưng có một điều các bạn đều biết đó là sự xuất hiện này chỉ là một sự thay đổi. Ở đây bạn có một hóa chất, hoặc từ tự nhiên, hoặc được tổng hợp nhân tạo trong phòng thí nghiệm, và nó sẽ được đưa vào cơ thể bạn, tìm mục tiêu dính vào mục tiêu đó – một loại vi khuẩn hoặc một phần của vi khuẩn – và rồi khóa theo nguyên tắc chìa khóa ổ khóa với độ nhạy và đặc hiệu tuyệt đối. Và khi đó, các bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong trước đây – như viêm phổi, giang mai, lao – trở thành các bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Bạn bị viêm phổi, bạn uống penicillin, bạn tiêu diệt vi khuẩn và khỏi bệnh. Sự cám dỗ của tưởng này, sự thuyết phục của phép ẩn dụ nguyên lý chìa khóa ổ khóa để tiêu diệt mầm bệnh, khiến nó trở thành xu hướng trong sinh học. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn mới mẻ. Và thật sự, trong 100 năm qua, chúng ta đã cố gắng để nhân rộng hơn nữa mô hình này ở các bệnh không lây nhiểm, các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch. Và nó đã hiệu quả, nhưng chỉ hiệu quả phần nào. Để tôi chỉ ra cho các bạn. Các bạn biết đó, nếu ta ước tính toàn bộ các phản ứng hóa học trong cơ thể con người, mọi phản ứng mà cơ thể các bạn có khả năng thực hiện, phần lớn đều nghĩ con số này phải lên đến hàng triệu. Hãy xem như khoảng 1 triệu. Và rồi bạn thắc mắc, số lượng hoặc phần trăm các phản ứng có thể bị tác động bởi thuốc, bởi tất cả các chất hóa học trong dược phẩm là bao nhiêu? Con số đó là 250. Phần còn lại vẫn còn trong bóng tối. Nói cách khác, cơ chế chìa khóa ổ khóa chỉ có thể nhắm tới 0.025% tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn. Các bạn biết không, nếu các bạn xem cơ chế sinh lý của con người như một mạng viễn thông toàn cầu khổng lồ với các nút và các phần tương tác, thì các chất hóa dược của chúng ta chỉ hoạt động ở một góc nhỏ, ở rìa ngoài của mạng lưới đó. Toàn bộ các chất hóa dược của chúng ta chỉ như 1 trạm điều hành ở Wichita, Kansas, đang mày mò với khoảng 10-15 đường dây điện thoại. Và rồi chúng ta làm gì với ý tưởng này? Sẽ ra sao nếu chúng ta sắp xếp lại cách tiếp cận này? Sự thực là, thì ra chính tự nhiên lại cung cấp cho chúng ta một hướng suy nghĩ về bệnh tật, hoàn toàn khác so với cách nghĩ bệnh, thuốc, mục tiêu. Quả thực, thế giới tự nhiên được tổ chức theo thứ bậc tăng dần, hướng lên, chứ không phải hướng xuống, và chúng ta bắt đầu bằng một đơn vị tự điều tiết, bán tự động gọi là tế bào. Các đơn vị tự điều tiết và bán tự động này cấu thành những đơn vị tự điều tiết và bán tự động cao hơn gọi là cơ quan, và các cơ quan này hợp lại tạo thành con người, và những sinh vật này chủ yếu sống trong môi trường, nơi mà phần nào tự điều tiết và bán tự động. Cái hay của sơ đồ phân cấp xây dựng mô hình từ dưới lên thay vì từ trên xuống này, là ở chỗ nó cho phép chúng ta nghĩ về bệnh tật theo một cách khác hơn. Lấy ví dụ như bệnh ung thư. Kể từ những năm 50, chúng ta đã cố áp dụng mô hình chìa khóa ổ khóa này lên ung thư một cách vô vọng. Chúng ta đã cố gắng giết các tế bào bằng nhiều phương pháp hóa trị hoặc các liệu pháp trúng đích, và như phần lớn mọi người đã biết, nó hiệu quả. Hiệu quả với những bệnh như bệnh bạch cầu. Nó cũng có tác dụng ở 1 vài dạng ung thư vú, nhưng dần dần, phương pháp này cũng tới giới hạn. Và chỉ mới khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng hệ miễn dịch, nhớ ra tế bào ung thư không phát triển trong chân không. Mà là bên trong 1 cơ quan nào đó của con người. Và liệu chúng ta có thể dùng khả năng của cơ quan đó, dựa vào hệ thống miễn dịch có sẵn, để tấn công ung thư? Trong thực tế, điều này đưa đến 1 vài loại thuốc mới, tốt nhất để chống ung thư. Và cuối cùng đến mức độ môi trường đúng không nhỉ? Chúng tôi không nghĩ ung thư làm thay đổi môi trường. Hãy để tôi cho các bạn 1 ví dụ về môi trường có khả năng gây ung thư cao. Nó được gọi là 1 nhà tù. Bạn lấy sự cô đơn, trầm cảm, bạn lấy sự giam cầm, gói chúng lại trong 1 miếng giấy trắng nhỏ, và thêm vào đó 1 trong các chất kích thích thần kinh mạnh nhất chúng ta từng biết, nicotine, rồi thêm vào đó 1 trong những chất gây nghiện mạnh nhất, và các bạn có 1 môi trường chuyên gây ung thư. Nhưng bạn cũng có thể có 1 môi trường chống ung thư. Có những nỗ lực tạo ra các môi trường đó, như để biến đổi môi trường hormone trong bệnh ung thư vú. Ta cũng đang cố thay đổi môi trường trao đổi chất ở nhiều dạng ung thư khác. Hoặc lấy ví dụ ở 1 bệnh khác, trầm cảm chẳng hạn. Cũng vậy, đang được tiếp cận hướng lên, kể từ những năm 60–70, chúng ta đã cố gắng, lần nữa trong vô vọng ngăn các phân tử hoạt động giữa 2 tế bào thần kinh – serotonin, dopamine – và cố chữa trầm cảm bằng cách đó, nó hiệu quả, nhưng rồi cũng có giới hạn. Rồi bây giờ chúng ta biết việc chúng ta cần phải làm là thay đổi chức năng sinh lý của cơ quan, ở đây là bộ não, kết nối lại nó, chỉnh sửa nó, và, dĩ nhiên, chúng ta biết, các nghiên cứu chỉ ra liệu pháp nói chuyện có thể làm điều đó, và các nghiên cứu còn chỉ ra rằng liệu pháp nói kết hợp với nội khoa, với thuốc sẽ có hiệu quả nhiều hơn chỉ điều trị đơn độc 1 thứ. Liệu chúng ta có thể nghĩ ra 1 môi trường bao quát hơn để chữa trầm cảm không? Liệu ta có thể khóa các tín hiệu khơi gợi trầm cảm hay không? 1 lần nữa, lần lên theo chuỗi mô hình tổ chức này. Điều thật sự đáng nói ở đây có thể không phải về chính y học mà là về 1 phép ẩn dụ. Thay vì tiêu diệt thứ gì đó, trong trường hợp những bệnh thoái hóa mạn tính lớn – suy thận, tiểu đường, cao huyết áp, viêm xương khớp – điều chúng ta cần làm là thay đổi ẩn ý này thành nuôi dưỡng thứ gì đó. Và đó chính là chìa khóa có thể làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về y học. Giờ thì, ý tưởng về sự thay đổi này, tạo ra 1 sự thay đổi trong tri giác, như nó đã từng, đã xuất hiện trong riêng tâm trí tôi cách nay 10 năm. Khoảng 10 năm trước – tôi chạy bộ gần như cả cuộc đời – Tôi đã chạy bộ, buổi tập chạy sáng thứ 7, tôi trở về và hoạt động, và tôi gần như không đi được. Đầu gối phải của tôi đã bị sưng, và bạn có thể nghe những tiếng rắc rắc đáng ngại giữa xương với xương. Và 1 đặc quyền của việc làm bác sĩ là bạn có thể tự chỉ định MRI cho chính mình. Rồi tôi đi chụp MRI trong tuần kế tiếp, và nó trông như thế này. Về cơ bản, mặt khum của sụn giữa 2 xương bị rách hoàn toàn và xương cũng bị vỡ vụn. Giờ, nếu các bạn nhìn tôi và cảm thấy tội nghiệp, để tôi nói cho các bạn 1 vài sự thật. Nếu tôi chụp MRI cho mọi người trong khán phòng này, 60% trong số các bạn sẽ có dấu hiệu thoái hóa xương và sụn như thế này. 85% phụ nữ khi đến 70 tuổi sẽ bị thoái hóa sụn ở mức độ từ trung bình đến trầm trọng. 50-60% nam giới trong khán phòng này cũng sẽ có triệu chứng tương tự. Do đó, đây là 1 bệnh rất phổ biến. 1 đặc quyền thứ 2 của việc làm bác sĩ là bạn có thể thử điều trị trên chính các bệnh của riêng bạn. Do vậy, bắt đầu từ khoảng 10 năm trước, chúng tôi đưa quy trình này vào phòng thí nghiệm, bắt đâu thực hiện các thí nghiệm đơn giản, cố gắng sửa chữa sự thoái hóa này 1 cách máy móc. Chúng tôi đã tiêm hóa chất vào khoảng giữa đầu gối của các loài động vật, cố gắng đảo ngược quá trình thoái hóa sụn, và cố đưa ra 1 bản tóm tắt ngắn gọn về 1 quá trình kéo dài và hết sức đau đớn, về căn bản mà nói, nó vô ích. Không có gì xảy ra. Và rồi khoảng 7 năm trước, chúng tôi có 1 nghiên cứu sinh từ Úc. Điều hay ho ở người Úc là họ thường có thói quen nhìn thế giới từ dưới lên. (Tiếng cười) Rồi Dan nói với tôi, “Anh biết không, có thể đây không phải là 1 vấn đề cơ học. Cũng có thể không phải là vấn đề hóa học. Nó có thể là vấn đề của tế bào gốc.” Nói cách khác, cậu ấy có 2 giả thiết. Thứ nhất, có tồn tại 1 loại tế bào gốc của xương – là loại tế bào cấu thành xương sống, toàn bộ các xương, sụn, các thành phần sợi của xương, giống như tế bào gốc trong máu, tế bào gốc trong hệ thần kinh. Và thứ 2, có thể, sự thoái hóa hoặc rối loạn chức năng của các tế bào gốc này là nguyên nhân gây viêm khớp xương sụn, 1 bệnh lý rất phổ biến. Vậy câu hỏi thật sự ở đây là, chúng tôi đã tìm kiếm 1 loại thuốc khi đáng lẽ ra nên tìm kiếm 1 loại tế bào? Vì thế, chúng tôi đã thay đổi mô hình nghiên cứu, và bắt đầu tìm kiếm các tế bào gốc của xương. Và nói ngắn gọn, cách đây khoảng 5 năm, chúng tôi đã tìm thấy chúng. Chúng tồn tại bên trong xương. Trên đây là 1 sơ đồ và 1 bức ảnh thực về những tế bào này. Phần màu trắng là xương, những cột màu đỏ và các tế bào màu vàng mà các bạn thấy là các tế bào phát triển từ chỉ 1 tế bào gốc của xương – các cột sụn và xương phát triển từ 1 tế bào duy nhất. Những tế bào này rất thú vị. Chúng có 4 thuộc tính. Thứ nhất, chúng có ở những vị trí mà ta mong chúng tồn tại. Chúng sống ngay dưới bế mặt xương, ngay dưới sụn. Bạn biết đó, trong sinh học, nó là về vị trí, vị trí, và vị trí. Rồi chúng di chuyển đến vị trí thích hợp và tạo thành xương và sụn. Đó là 1 tính chất. Đây là 1 tính chất thú vị khác. Bạn có thể tách chúng ra khỏi xương sống, nuôi cấy chúng trong các đĩa petri trong phòng lab, và chúng vẫn tạo thành sụn. Có nhớ chúng tôi đã không thể tạo sụn như thế nào không? Các tế bào này lại tạo thành được sụn. Chúng tự tạo thành nhiều lớp sụn xung quanh. Thứ 3, các tế bào này còn là những thợ sửa chữa các vết gãy nứt hiệu quả nhất mà chúng tôi từng biết. Đây là 1 cái xương nhỏ, xương chuột mà chúng tôi đã làm gãy và để cho nó tự lành. Các tế bào gốc này đến và sửa chữa, phần màu vàng, là xương, phần màu trắng, là sụn, gần như hoàn hảo. Chúng nhiều đến mức nếu bạn đánh dấu chúng bằng 1 chất huỳnh quang, bạn có thể thấy chúng như là 1 loại keo tế bào đặc biệt đến vị trí gãy, sửa chữa tại đó và sau đó hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Tiếp theo, tính chất thứ 4 là đáng ngại nhất, đó là số lượng của chúng giảm 1 cách chóng mặt, nhanh chóng, 10 lần, 50 lần, khi bạn già đi. Và điều đã thật sự xảy ra, là, chúng tôi nhận ra rằng mình đã thay đổi cách nhìn. Từ việc săn đuổi 1 loại thuốc, chúng tôi kết thúc bằng việc tìm kiếm các giả thiết. Ở phương diện nào đó, chúng tôi đã kết nối lại với ý tưởng: tế bào, sinh vật, môi trường, bởi vì chúng tôi đang nghĩ về các tế bào gốc của xương, chúng tôi nghĩ về viêm khớp như 1 bệnh lý ở mức độ tế bào. Và câu hỏi tiếp theo là, các cơ quan thì sao? Liệu có thể tạo ra 1 cơ quan bên ngoài cơ thể? Liệu ta có thể ghép sụn vào những vị trí chấn thương không? Và thú vị nhất có lẽ là, liệu ta có thể tiến lên và tạo ra các môi trường? Các bạn cũng biết, tập luyện giúp tái tạo xương, nhưng, không ai trong chúng ta sẽ tập luyện như vậy. Vì vậy, liệu ta có thể hình dung rằng có 1 phương pháp tháo, lắp xương thụ động giúp chúng ta tái tạo và sửa chữa sụn bị thoái hóa hay không? Và có thể thú vị hơn, và quan trọng hơn là, liệu ta có thể áp dụng mô hình này rộng hơn bên ngoài lĩnh vực y học? Vấn để chính ở đây, như tôi đã nói, không phải là tiêu diệt, mà là nuôi dưỡng thứ gì đó. Và điều này làm nổi lên vô số câu hỏi, theo tôi nghĩ là thú vị nhất về cách chúng ta nghĩ về y học trong tương lai. Ta có thể điều trị bằng tế bào mà không phải thuốc hay không? Làm sao ta có thể nuôi dưỡng những tế bào này? Ta sẽ phải làm gì để ngăn những tế bào này phát triển ác tính? Chúng ta đã nghe nói về vấn đề tăng trưởng không kiểm soát được. Liệu chúng ta có thể đưa các gene tự hủy vào chúng để ngăn chúng phát triển không? Liệu chúng ta có thể điều trị bằng 1 cơ quan được tạo ra ngoài cơ thể và ghép vào sau đó không? Chúng ta có thể dừng sự thoái hóa hay không? Nếu như 1 cơ quan cần có bộ nhớ thì sao? Trong trường hợp bệnh ở hệ thần kinh của những cơ quan có bộ nhớ chẳng hạn. Làm cách nào ta có thể đưa những trí nhớ đó vào lại? Liệu ta có thể lưu giữ các cơ quan đó? Mỗi cơ quan sẽ phải được phát triển và ghép cho riêng từng người hay không? Và có lẽ vấn đề hóc búa nhất là, liệu y học có thể là 1 môi trường không? Liệu ta có thể tạo ra 1 môi trường? Bạn biết đó, trong mọi nền văn hóa, các pháp sư đã sử dụng môi trường như 1 liệu pháp. Liệu ta có thể làm được điều đó trong tương lai? Tôi đã nói nhiều về các mô hình. Tôi bắt đầu câu chuyện bằng mô hình. Hãy để tôi kết thúc với vài ý tưởng về xây dựng mô hình. Là điều chúng tôi, những nhà khoa học cần làm. Bạn biết đó, khi kiến trúc sư xây dựng hình mẫu, anh ấy hay cô ấy đang cố cho bạn thấy thế giới trong 1 hình ảnh thu nhỏ. Nhưng khi 1 nhà khoa học xây dựng 1 hình mẫu, họ đang cố cho bạn thấy thế giới qua 1 phép ẩn dụ. Người đó đang cố sáng tạo ra 1 cách nhìn mới. Ban đầu là sự thay đổi về quy mô. Sau đó là sự thay đổi trong tri giác. Giờ đây, kháng sinh đã thành công thay đổi được nhận thức của chúng ta rằng y học rất màu mè, méo mó, đó là cách mà chúng ta nghĩ về y học một trăm năm trở lại đây. Nhưng chúng ta cần 1 hình mẫu mới cho y học trong tương lai. Đó mới là điều đáng nói. Bạn biết không, có 1 ý nghĩ biện minh phổ biến rằng lý do chúng ta không có được tác động làm thay đổi cách điều trị bệnh tật là vì chúng ta không có được loại thuốc đủ mạnh, điều này cũng đúng phần nào. Tuy nhiên có lẽ lý do chính là chúng ta không có được hướng suy nghĩ đúng đắn, đủ mạnh về y học. Khá chính xác khi nghĩ rằng sẽ tốt nếu chúng ta có được các loại thuốc mới. Nhưng có lẽ điều thật sự quan trọng là 3 từ bắt đầu bằng M: các cơ chế, mô hình, phép ẩn dụ (mechanisms, models, metaphors). Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tôi thật sự thích ẩn ý này. Làm thế nào để kết nối nó lại? Có rất nhiều thảo luận trong giới công nghệ về việc cá thể hóa y khoa, rằng chúng ta có tất cả dữ liệu và các cách điều trị trong tương lai cho chính mình, cho bộ gen của mình, cho hoàn cảnh hiện tại của mình. Liệu nó có áp dụng vào mô hình của anh ở đây không? Siddhartha Mukerjee: Đây là 1 câu hỏi rất thú vị. Chúng ta đã nghĩ về việc cá thể hóa y học chủ yếu ở phương diện di truyền. Đó là bởi vì các gen mang ý nghĩa rất quan trọng, 1 lần nữa, xin nhắc lại rằng, trong y học ngày nay, chúng ta nghĩ rằng bộ gen sẽ là phương tiện để cá thể hóa y học. Nhưng dĩ nhiên, gen chỉ là điểm tận cùng của 1 chuỗi tồn tại, như nó đã từng. Chuỗi sự sống đó, với đơn vị tổ chức thật sự của nó, là tế bào. Do đó, nếu chúng ta thật sự muốn đưa nó vào y học theo cách này, chúng ta phải nghĩ đến cá thể hóa liệu pháp ở mức độ tế bào, rồi đến cá thể hóa ở mức độ cơ quan hoặc một cơ thể sống, và cuối cùng cá thể hóa các liệu pháp toàn bộ môi trường bao quát xung quanh. Vì vậy tôi nghĩ ở mọi khía cạnh, anh biết đó – đều có ẩn ý, đều có rùa khắp mọi nơi. Ở đây, là cá thể hóa mọi thứ. CA: Vậy thì khi anh nói liệu pháp có thể là tế bào, không phải là thuốc, anh đang nói về tiềm năng của các tế bào của chính chúng ta. SM: Chính xác. CA: Vậy chuyển hướng qua các tế bào gốc, chúng có lẽ đã được thử qua mọi loại thuốc hay thứ gì đó, và được chuẩn bị. SM: Ở đây không phải có lẽ. Đây chính là việc chúng tôi đang làm. Nó đang xảy ra, và thực tế thì, chúng tôi đang tách rời từ từ, không phải hoàn toàn khỏi bộ gen, mà là phối hợp nó vào các hệ thống đa trật tự, tự động, tự điều tiết như là các tế bào, cơ quan, môi trường. CA: Cảm ơn anh rất nhiều. SM: Hân hạnh. Cảm ơn. Hai mái vòm giống hệt, hai trường phái thiết kế hoàn toàn đối lập. Một bên được tạo thành từ hàng ngàn mảnh thép. Bên còn lại từ những sợi tơ đơn lẻ. Một bên làm từ sợi tổng hợp, một bên từ sợi hữu cơ. Một bên chịu ảnh hưởng bởi môi trường, bên còn lại tạo ra nó. Một bên được thiết kế cho thiên nhiên bên còn lại được thiên nhiên thiết kế. Khi nhìn khối cẩm thạch nguyên chất. Michelangelo cho rằng ông thấy một thực thể đang đấu tranh giành tự do. Dùi đục là dụng cụ duy nhất của Michelangelo nhưng sự sống không thể chạm trổ được. Chúng phát triển. Và trong các tế bào, đơn vị sống nhỏ nhất, chúng ta mang theo thông tin cần thiết cho các tế bào khác hoạt động và tái tạo. Công cụ cũng có những mặt hạn chế. Ít nhất, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, lĩnh vực thiết kế đã bị chi phối bởi sự cứng nhắc trong quy trình chế tạo và sản xuất hàng loạt. Những dây chuyền sản xuất đã tạo nên một thế giới những mảnh ghép, đóng khung trí tưởng tượng của nhà thiết kế và kiến trúc sư vốn được đào tạo để nhìn sự vật là tổ hợp những bộ phận riêng lẻ với vai trò riêng biệt. Nhưng bạn sẽ không tìm thấy những tổ hợp vật chất trong tự nhiên. Hãy lấy làn da làm ví dụ. Da mặt chúng ta mỏng với các lỗ chân lông to. Phần da ở lưng dày hơn, với các lỗ chân lông nhỏ. Một bên đóng có chức năng như bộ lọc, bên còn lại như rào chắn, dù chúng đều là da như nhau không bộ phận, không kết cấu. Đó là một kết cấu dần thay đổi chức năng nhờ điều chỉnh độ co dãn. Màn hình phân đôi trên đây đại diện cho thế giới phân đôi dưới góc nhìn của tôi cho bản chất khác biệt giữa nhà thiết kế và kiến trúc sư ngày nay giữa cái dùi đục và gen, giữa máy móc và cơ thể, giữa sự tổ hợp và sự phát triển giữa Henry Ford và Charles Darwin. Hai thế giới quan này, não trái và não phải cùng khả năng phân tích và tổng hợp, sẽ hiển thị qua hai màn hình phía sau tôi. Ở cấp độ đơn giản nhất, nhiệm vụ của tôi là kết hợp hai quan điểm này, loại bỏ tính kết cấu và tập trung vào quá trình phát triển. Có lẽ các bạn sẽ tự hỏi: Sao lại là lúc này? Tại sao điều này lại không thể vào 10 năm hay thậm chí 5 năm trước? Chúng ta sống trong một thời đại đặc biệt, một thời đại hiếm hoi khi sự giao thoa của bốn lĩnh vực cho phép các nhà thiết kế tiếp cận những công cụ mà chúng ta chưa bao giờ biết đến. Bốn lĩnh vực trên bao gồm 1. Thiết kế điện toán, cho phép thiết kế các hình mẫu phức tạp bằng những đoạn mã đơn giản; 2. Sản xuất chất phụ gia, cho phép tạo ra những chi tiết bằng cách bổ sung nguyên liệu thay vì cắt bỏ chúng; 3. Kĩ thuật nguyên liệu, cho phép chúng ta thiết kế đặc tính của nguyên liệu với độ phân giải cao; 4. Sinh học tổng hợp, cho phép tạo ra những chức năng sinh học mới nhờ tác động vào ADN. Tại vùng giao thoa của bốn lĩnh vực này, nhóm của tôi tạo nên sự đột phá. Hãy chào mừng những khối óc và bàn tay của học sinh tôi. Chúng tôi thiết kế những đồ vật, sản phẩm, cấu trúc và công cụ theo nhiều tỉ lệ, từ những tỉ lệ lớn, như cánh tay robot có thể vươn xa đến 24m được gắn với một trục xe và có thể in một ngôi nhà trong tương lai, cho đến những mẫu đồ họa được làm hoàn toàn từ vi sinh vật biến đổi gen và có thể phát sáng. Chúng ta hãy tưởng tượng mashrabiya, một kiến trúc Ả Rập cổ xưa, và tạo một khung hình với từng khẩu độ được thiết kế đặc biệt để định hình ánh sáng và nhiệt đi qua nó. Trong dự án kế tiếp, chúng tôi nghiên cứu khả năng chế tạo áo cape và váy cho show diễn thời trang Paris với Iris van Herpen. Nó trông như lớp da thứ hai, được tạo thành từ những phần riêng lẻ, cứng ở phần viền và có thể co dãn quanh vùng thắt lưng. Cùng với Stratasys, cộng sự lâu năm về in 3D, chúng tôi thực hiện in áo cape và váy mà không có đường may nối nào. Tôi sẽ đưa ra thêm nhiều mẫu vật tương tự. Cái đầu trên đây bao gồm những vật liệu cứng và mềm ở độ phân giải 20 micron. Đây là độ phân giải của một sợi tóc, cũng là độ phân giải của máy chụp cắt lớp. Việc các nhà thiết kế tiếp cận được những dụng cụ phân tích, tổng hợp ở độ phân giải cao như thế cho phép họ tạo ra những sản phẩm không chỉ vừa vặn cơ thể chúng ta mà còn đóng vai trò như một lớp màng vi sinh. Kế đến, chúng tôi thiết kế một chiếc ghế cách âm, vừa tinh xảo, thoải mái vừa có thể hấp thụ âm thanh. Tôi và đồng nghiệp của mình, giáo sư Carter chọn thiên nhiên làm nguồn cảm hứng và bằng cách thiết kế lớp bề mặt lồi lõm, chiếc ghế có thể hấp thụ được âm thanh. Chúng tôi khắc 44 điểm trên bề mặt, với độ cứng, độ mờ và màu sắc thay đổi, tương ứng với những điểm chịu lực trên cơ thể con người. Cũng như trong tự nhiên, bề mặt này thay đổi chức năng không phải bằng cách bổ sung vật liệu hay linh kiện mà bằng việc khéo léo biến đổi liên tục đặc tính vật liệu. Nhưng liệu thiên nhiên có lý tưởng? Liệu thiên nhiên chỉ là một khối? Tôi không lớn lên trong một gia đình Do Thái giáo nhưng khi còn bé, bà thường kể cho tôi nghe những câu chuyện trong Kinh Hebrew và một trong số đó tác động mạnh đến tôi và giúp tôi nhận ra điều tôi quan tâm Theo lời bà thuật lại: "Vào ngày khai thiên thứ ba, Chúa gieo trồng trên Địa cầu một cây trĩu quả." Là cây quả đầu tiên, không hề có sự khác biệt nào giữa thân, nhánh, lá và quả. Cả cái cây chính là một quả. Thay vào đó, đất đai dần tạo ra vỏ cây, chồi non và hoa. Chính đất đã tạo ra một thế giới cấu tạo từ những mảnh ghép. Tôi thường tự hỏi, "Các thiết kế sẽ trông ra sao nếu vật thể chỉ cấu tạo từ một bộ phận?" Có chăng chúng ta sẽ trở về một thời khai thiên cải tiến hơn? Chúng tôi tìm kiếm vật chất có trong cây quả đầy trái và chúng tôi đã tìm thấy. Chitin là biopolymer có trữ lượng nhiều thứ hai thế giới với khoảng 100 triệu tấn được sản xuất hàng năm bởi các sinh vật như tôm hùm, cua, bọ cạp và bướm. Chúng tôi cho rằng nếu có thể điều chỉnh các thuộc tính thì có thể tạo ra những cấu trúc đa chức năng từ những đơn phần. Đó là cách chúng tôi thực hiện. Chúng tôi gọi đó là Hải sản hợp pháp (Cười) Chúng tôi thu nhặt hàng đống vỏ tôm, nghiền nát và làm thành hồ chitosan. Bằng cách thay đổi các phương pháp cô cạn, chúng tôi có thể tạo ra nhiều chủng đặc tính, từ bóng tối, cứng nhắc và mờ đục, cho đến sáng ngời, mềm mại và trong suốt. Để có thể in được những kết cấu này theo tỉ lệ lớn, chúng tôi chế tạo một hệ thống kiểm soát vòi phun tự động với nhiều vòi phun. Ngay lập tức, robot sẽ thay đổi đặc tính của vật liệu và tạo ra những kết cấu dài 3,6m, làm từ các đơn chất, và hoàn toàn có thể tái chế. Khi các linh kiện đã sẵn sàng, chúng được đem đi phơi khô và tự thay đổi hình dạng khi tiếp xúc với không khí. Vậy tại sao chúng ta vẫn dùng nhựa trong thiết kế? Các bong bóng là một sản phẩm phụ trong quá trình in, trước đây được dùng để chứa các vi sinh vật quang hợp xuất hiện trên hành tinh của chúng ta từ 3.5 tỉ năm trước như bài học hôm qua. Cùng với những cộng sự tại Havard và MIT, chúng tôi cấy những con vi khuẩn đã được biến đổi gen để hấp thụ carbon từ không khí một cách nhanh chóng và chuyển hóa chúng thành đường. Đây là lần đầu tiên mà chúng tôi tạo ra thành công các kết cấu có thể chuyển hóa liền mạch từ chùm sáng tới mắt lưới, hay những cửa sổ nếu đặt ở tỉ lệ lớn hơn. Thành quả thật đa dạng. Khi làm việc trên một mẫu vật cổ, một trong những dạng sự sống đầu tiên trên Trái Đất, chứa đầy nước và mang hơi hướng sinh học tổng hợp, chúng tôi có thể chuyển hóa một cấu trúc làm từ vỏ tôm sang một kết cấu trông như một cái cây. Và đây là phần thú vị nhất: với những vật thể có thể tự hủy, nếu được đặt dưới biển, chúng sẽ làm giàu môi trường nơi đây; còn nếu chôn sâu trong đất, chúng sẽ giúp cây cối phát triển. Trong dự án tương tự kế tiếp, chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống nhiệt hạch. Chúng tôi nghiên cứu khả năng chế tạo quần áo bảo hộ cho những chuyến du hành xuyên thiên hà. Để làm được điều đó, chúng tôi cần lưu giữ và kiểm soát sự chuyển dịch của vi khuẩn. Tương tự bảng tuần hoàn, chúng tôi nghĩ ra bảng thành tố riêng của mình với các dạng sống được lập trình phát triển, được gia công bổ sung và được gia tăng sinh học. Tôi thích cách nghĩ của sinh học tổng hợp giống như thuật giả kim lỏng chỉ khác là thay vì chuyển hóa thành những kim loại quý, bạn lại tổng hợp chức năng sinh học mới trong những ống dẫn cực nhỏ hay còn gọi là ống dẫn vi lưu Các ống dẫn in 3D của riêng chúng tôi để kiểm soát lưu lượng của những nhóm vi khuẩn lỏng. Trong bộ áo quần đầu tiên, chúng tôi cấy ghép hai vi sinh vật. Một là vi khuẩn lam. Nó tồn tại trong đại dương, ao hồ. Loại thứ hai là E.coli, vốn trú ngụ trong ruột người. Một loại chuyển hóa ánh sáng thành đường Loại kia tiêu thụ lượng đường kể trên và tạo ra nhiên liệu sinh học hữu dụng cho môi trường xây dựng. Trong tự nhiên, hai vi sinh vật này không bao giờ tương tác với nhau. Thực tế, chúng không tiếp xúc với nhau. Nhờ ứng dụng kĩ thuật, lần đầu tiên, chúng có thể cùng nhau tồn tại trong một phần của bộ áo quần. Hãy xem điều này là một bước tiến hóa không thông qua chọn lọc tự nhiên, mà nhờ vào thiết kế. Để có thể cố định những liên kết này, chúng tôi đã tạo ra những ống dẫn đơn lẻ mô phỏng ống tiêu hóa, hỗ trợ sự chuyển dịch của vi khuẩn và thay đổi chức năng của chúng. Sau đó, chúng tôi bắt đầu phát triển những ống dẫn này trên cơ thể người, thay đổi một số đặc tính dựa trên chức năng mong muốn. Vị trí nào cần quang hợp, chúng tôi tạo thêm ống dẫn trong suốt. Khi được kéo căng hai đầu, chiều dài của hệ thống này có thể lên đến 60 mét, bằng nửa chiều dài một sân bóng và gấp 10 lần chiều dài ruột non. Và đây, lần đầu tiên ra mắt tại TED chất liệu quang hợp đầu tiên có thể mặc được với những ống dẫn chất lỏng sống động bên trong (Vỗ tay) Xin cám ơn. Mary Shelley từng nói: "Chúng ta là những sinh vật quê mùa, nhưng chỉ được tạo lập một nửa." Sẽ ra sao nếu thiết kế đóng góp nửa còn lại? Sẽ ra sao nếu chúng ta tạo ra những dạng sống giúp gia tăng vật chất sống? Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể tạo ra những quần xã vi sinh vật cá nhân có thể sao chép da người, sửa chữa các mô bị hư và duy trì sự sống? Hãy xem đây là một dạng sinh học tùy chỉnh. Toàn bộ bộ sưu tập Wanderers này, vốn được lấy theo tên của những hành tinh, dù không thực sự hợp thời trang với tôi nhưng nó cũng đưa ra một cơ hội tiên đoán về tương lai của loài người trên hành tinh và xa hơn nữa là kết hợp những tri thức khoa học với hàng loạt các bí ẩn và chuyển từ thời đại của máy móc sang một thời kì cộng sinh mới giữa các cá thể, những vi sinh vật mà chúng ta cư ngụ, những sản phẩm và cả những công trình. Tôi gọi dạng vật chất này là hệ sinh thái. Để đạt được điều này, chúng ta luôn phải quay về với thiên nhiên. Tới lúc này, bạn biết rằng một máy in 3D sẽ in tách vật liệu thành từng lớp. Bạn cũng biết rằng thiên nhiên không làm được điều này. Sự vật phát triển, tăng trưởng một cách tinh vi. Ví dụ như cái kén tằm này, nó tạo nên một cấu trúc hết sức tinh tế, một ngôi nhà bên trong để lột xác. Hiện tại, không phương pháp gia công nào đạt được trình độ tinh xảo như vậy. Đây là kết quả của việc kết hợp không chỉ hai nguyên vật liệu, mà là hai proteins với tỉ lệ cô đặc khác nhau. Một loại tạo ra kết cấu, loại kia đóng vai trò chất kết dính, hay chất nền, giữ những sợi tơ dính với nhau. Sự kết nối này diễn ra ở mọi tỉ lệ. Đầu tiên, con tằm dính chặt với môi trường xung quanh nó tạo ra một kết cấu căng dãn tối đa sau đó bắt đầu xoay tròn, rồi nén lại thành kén. Hai lực cơ bản của sự sống, lực căng và lực nén xuất hiện trong cùng một đơn chất. Để có thể hiểu rõ hơn quy trình hoạt động của hệ thống này, chúng tôi dán một nam châm đất vào đầu ống nhả tơ của một con tằm. Chúng tôi đặt nó vào trong một cái hộp với cảm biến nam châm điều này cho phép chúng tôi tạo ra đám mây điểm 3 chiều này và hình dung được kết cấu phức tạp của kén tằm. Tuy vậy, khi đặt con tằm nằm trên một mặt phẳng, không nằm trong chiếc hộp, chúng tôi nhận thấy con tằm sẽ xoay kén theo chiều phẳng và nó vẫn lột xác bình thường. Vậy nên chúng tôi bắt đầu thiết kế những môi trường, các khung khác nhau và chúng tôi phát hiện rằng hình dạng, cấu tạo hay kết cấu của cái kén đều được thiên nhiên tạo ra trực tiếp. Những con tằm thường bị hơ nóng đến chết bên trong kén để các sợi tơ được gỡ rối và được sử dụng trong ngành dệt. Chúng tôi nhận thấy việc thiết kế những khuôn mẫu này cho phép chúng ta tạo hình sợi tơ gốc mà không phải đun sôi kén tằm. (Vỗ tay) Chúng sẽ lột xác một cách bình thường, và chúng ta sẽ có thể tạo ra những thứ như thế này. Từ tỉ lệ nhỏ, chúng tôi nâng lên thành tỉ lệ kiến trúc. Chúng tôi sử dụng robot tạo một quả cầu tơ rồi đặt những mẫu này vào vị trí. Vốn biết những con tằm sẽ di chuyển đến những vùng tối và lạnh nên chúng tôi sử dụng một biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt lên quả cầu. Sau đó, chúng tôi đục những lỗ sẽ khóa chặt các tia sáng và tia nhiệt, gây biến đối những con tằm trong quả cầu. Chúng tôi đã sẵn sàng đón nhận những con sâu bướm. Từ 6500 con tằm đã được đặt hàng từ một trang trai online, sau bốn tuần nuôi cấy, chúng đã sẵn sàng nhả tơ. Chúng tôi đặt chúng cẩn thận dưới đáy của quả cầu và chúng vừa chăng tơ, vừa trở thành nhộng giao phối, đẻ trứng và vòng đời trên tái diễn như chúng ta nhưng ngắn hơn rất nhiều. Bucky Fuller nói rằng áp lực tạo nên sự nhất quán vĩ đại và ông ta đã đúng. Khi những sợi tơ tự nhiên được đan cài vào những sợi tơ có sẵn, toàn bộ khối cầu trở nên vững chãi hơn. Qua hai hay ba tuần, 6500 con tằm đã dệt được 6500 km tơ. Đây cũng chính là chiều dài của con đường tơ lụa. Sau khi phá kén, những con sâu bướm tạo ra 1,5 triệu trứng. Số lượng này có thể được dùng cho 250 kết cấu khác trong tương lai. Và đây là hai thế giới quan. Một bên dệt tơ nhờ vào bàn tay robot, bên còn lại lấp đầy các chỗ trống. Nếu giới hạn cuối của thiết kế nằm ở việc thổi hồn vào sản phẩm cũng như những công trình quanh ta, để tạo ra một hệ sinh thái hai vật liệu mà những nhà thiết kế phải kết hợp hai thế giới quan đó, vốn sẽ đưa chúng ta trở lại thời điểm bắt đầu. Hãy đến với thời đại mới của thiết kế, một thời đại của sự sáng tạo, hướng chúng ta khỏi lối thiết kế chịu ảnh hưởng của thiên nhiên để dẫn đến một thiên nhiên được định hình từ thiết kế và điều này cho phép chúng ta lần đầu tiên được ngự trị mẹ thiên nhiên. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Nhạc guitar) Anh vừa mới suy nghĩ rằng chúng ta đã xa nhau thật lâu có điều gì đấy ẩn sâu trong cái đầu mệt lử này rằng muốn chúng ta phải yêu thương Nhưng anh mới đang nghĩ rằng đơn thuần nghĩ rằng những tấm ảnh dồn dập hiện lên trong đầu anh anh vừa bắt kịp hình ảnh của em trong bộ đồ múa đó Nhưng anh thấy thật ngớ ngẩn trong ánh sáng yếu ớt theo sát em ........... Anh đang chìm nghỉm đơn thuần là chìm nghỉm Anh nghĩ về khoảng cách xa xôi thay vì hôn em, em yêu anh là 1 ca sĩ nhưng không có bản nhạc nếu anh chờ em lâu hơn ảnh hưởng của anh sẽ lớn hơn và ... anh mới chỉ nghĩ rằng đơn thuần nghĩ rằng con thuyền này đang chìm anh mệt mỏi với những bưu thiếp đặc biệt là hình những chú chó đáng yêu và cả thần tình yêu anh mệt vì phải gọi cho em và nhớ em và mơ được nằm bên cạnh em Đừng làm anh sai trái anh vẫn say đắm yêu em ẩn sâu trong đầu óc yếu ớt này Anh chỉ muốn tình yêu Nhưng anh đã suy nghĩ và suy nghĩ đơn thuần suy nghĩ Anh nghĩ về khoảng cách xa xôi thay vì hôn em, em yêu Và thời gian vẫn cứ trôi Nếu anh đợi em lâu hơn ảnh hưởng của anh sẽ lớn hơn anh ... Anh chỉ đang nghĩ anh... anh chỉ đang nghĩ rằng anh mệt mỏi vì gọi cho em hàng tuần nghĩ về khoảng cách xa xôi thay vì hôn em vì vậy anh buông tay đơn thuần buông tay (nhạc Guitar hết) (Vỗ tay) Cảm ơn mọi nguời. Hát là chia sẻ. Khi bạn cất tiếng hát, bạn phải biết về những điều bạn đang nói thật tường tận và bạn phải mong muốn chia sẻ những điều này và chia sẻ một phần con người bạn Tôi muốn sự tập trung này để chia sẻ tất trong mọi điều và tôi hỏi: nội hàm đằng sau những công trình hoặc sản phẩm này hay nó chỉ là nhà hàng hay bữa ăn Và nếu những điều ẩn sâu trong con người bạn hấp dẫn người khác hoặc là để có được sự tán thưởng và đó là bạn nhận được, chứ không phải cho đi Và có một bài hát về .... là loại bài hát mà mọi người tự có nhạc điệu cho riêng mình Bài hát có tên "Nhà" và đó đại loại "Đây là nơi tôi sinh ra, chào mừng tất cả các bạn," đại loại thế (cười lớn) (Vỗ tay) (Nhạc piano) Nhà là âm thanh của những chú chim vào những buổi sáng sớm Nhà là một bài hát mà tôi luôn khắc sâu Nhà là kí ức ngày đầu đến trường của tôi Nhà là những cuốn sách mà tôi mang đi đây đó Nhà là một ngõ hẻm ở một thị trấn xa xôi Nhà là những nơi tôi từng đặt chân đến và là nơi tôi muốn đến Nhà Tôi luôn cảm thấy như được ở nhà Không quan tâm đến việc tôi rong ruổi đây đó Tôi sẽ luôn luôn tìm được đường trở về nhà Không quan tâm đến việc tôi ở xa như thế nào Tôi luôn luôn cảm nhận được những cảm xúc này Không quan tâm đến việc tôi ở đâu Nhà là một sợi lông xoay vòng Nhà là những bông hoa bên song cửa Nhà là tất cả những thứ cô ấy hay kể Nhà là một bức ảnh mà tôi không bao giờ ném đi Nhà là nụ cười trên gương mặt khi tôi tạm biệt cõi đời này Nhà có vị của 1 cái bánh táo Tôi gặp 1 người phụ nữ, cô ấy luôn luôn sống ở cùng một chỗ Và cô ấy nói nhà là nơi bạn được sinh ra và lớn lên Và tôi gặp một anh chàng, anh ấy nhìn ra biển lớn Và anh ấy nói nhà là nơi bạn luôn muốn thuộc về Tôi gặp một cô gái ở quán bar trên phố Và cô ấy nói tôi có tất cả mọi thứ cô ấy có Và tôi hỏi làm sao cô ấy biết khi chúng ta chưa từng gặp nhau? Và cô ấy nói suốt cả đời này tôi luôn cố gắng tìm được nơi là của tôi Tôi luôn cảm thấy như được ở nhà Không quan tâm tôi rong ruổi đây đó Tôi sẽ luôn luôn tìm được đường về nhà Không quan tâm đến việc tôi ở xa như thế nào Tôi luôn luôn cảm nhận được những cảm xúc này Không quan tâm tôi có thể ở nơi đâu (Nhạc piano) (Nhạc piano hết) (Vỗ tay) Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi chế tạo những robot bay tự động như thiết bị bay mà bạn thấy ở đây. Không như những máy bay không người lái thương mại bạn có thể mua hiện nay, robot này không trang bị GPS. Vì không có GPS, rất khó để những robot như thế này xác định được vị trí của chúng. Robot này sử dụng các bộ cảm biến tích hợp, máy quay và thiết bị quét laser, để quét môi trường xung quanh. Nó phát hiện ra những đặc điểm của môi trường, và xác định vị trí tương đối của nó so với những đặc điểm đó, bằng phương pháp đối chiếu tam giác. Và sau đó nó có thể tập hợp những đặc điểm đó lên trên bản đồ, như cái các bạn thấy phía sau tôi. Bản đồ này cho phép robot biết được vị trí các chướng ngại vật và di chuyển mà không va vào chúng. Điều tiếp theo tôi muốn chỉ cho các bạn là một loạt các thí nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện trong phòng thí nghiệm, nơi mà robot này có khả năng xa hơn thế nữa, Ở đây các bạn sẽ thấy, góc trên bên phải là những gì robot thấy qua camera. Và trên màn hình chính -- hiển nhiên đây là hình ảnh được tua nhanh 4 lần -- trên màn hình chính các bạn sẽ thấy tấm bản đồ mà nó đang tạo ra. Đây là một bản đồ có độ phân giải cao của dãy hành lang quanh phòng thí nghiệm của chúng tôi. Và sau đó quý vị sẽ thấy nó đi vào trong phòng thí nghiệm, nơi rất dễ nhận biết bởi sự lộn xộn các bạn đang thấy. (Cười) Nhưng ý chính mà tôi muốn nói với các bạn đó là những robot này có khả năng vẽ những tấm bản đồ có độ phân giải cao với độ chính xác đến 5cm, điều đó cho phép ai đó ở ngoài phòng, hoặc bên ngoài tòa nhà có thể biết được tường tận mọi thứ mà không cần vào bên trong, và cố sức suy đoán điều gì xảy ra bên trong tòa nhà. Hiện nay có một vấn đề với loại robot như thế này. Vấn đề đầu tiên là nó tương đối lớn. Vì lớn, nên nó nặng. Và những robot thế này tiêu thụ khoảng 100 watt mỗi pound. Và điều đó rút ngắn tuổi thọ hoạt động của chúng. Vấn đề thứ hai là những robot này mang theo những cảm biến rất đắt tiền -- bộ quét laser, camera và các bộ vi xử lý. Điều này làm tăng giá thành của robot. Vì thế chúng tôi tự hỏi: sản phẩm nào chúng ta có thể mua trong một cửa hàng điện tử không mắc tiền lại nhẹ mà có trang bị cảm biến và chức năng tính toán? Và chúng tôi phát minh ra điện thoại bay. (Cười) Robot này sử dụng một smartphone Samsung Galaxy mà ai cũng có thể mua ở cửa hàng, và tất cả những thứ bạn cần chỉ là một app mà bạn có thể tải về từ app store. Và bạn thấy đấy, robot này đang đọc chữ "TED", nhìn vào góc của chữ "T" và "E" và sau đó dùng phép đối chiếu tam giác, bay một cách tự động. Cần điều khiển ở ngay kia để bảo đảm nếu robot trở nên bất thường. Giuseppe có thể tiêu diệt nó. (Cười) Bên cạnh việc chế tạo những con robot nhỏ này, chúng tôi còn thực hiện thí nghiệm với các động tác có phần dữ dội, như các bạn thấy đây. Con robot này đang di chuyển với tốc độ 2-3 mét/giây, chao liệng và quay tròn liên tục khi nó thay đổi hướng. Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta có thể có những con robot chạy nhanh hơn và di chuyển trong những môi trường lộn xộn. Trong video tiếp theo này, như bạn thấy con chim này, một con đại bàng, phối hợp duyên dáng đôi cánh, mắt và chân để tóm lấy con mồi ra khỏi mặt nước, robot của chúng tôi cũng có thể đi câu. (Cười) Trong trường hợp này, đây là một miếng sandwich Philly mà nó tóm lấy bất ngờ từ trên không. (Cười) Thế nên bạn có thể thấy con robot này đang di chuyển với tốc độ khoảng 3 mét/giây, nhanh hơn tốc độ đi bộ, nó phối hợp tay, móng vuốt, và khả năng bay của nó trong thời gian tính bằng giây để thực hiện được động tác này. Trong một thí nghiệm khác, tôi muốn cho các bạn thấy làm thế nào để robot điều chỉnh cách bay để kiểm soát gói hàng treo bên dưới, khi chiều dài của nó lớn hơn độ rộng của cửa sổ. Để thực hiện được việc này, nó thật sự phải lao xuống, điều chỉnh độ cao, và đưa gói hàng qua. Nhưng tất nhiên chúng tôi muốn làm chúng nhỏ hơn nữa, và chúng tôi đã lấy cảm hứng từ loài ong mật. Nếu các bạn quan sát loài ong mật, và đây là một đoạn phim quay chậm chúng rất nhỏ, lực quán tính rất nhỏ -- (Cười) đến mức chúng chẳng cần bận tâm -- chúng bay vụt ra khỏi tay tôi, ví dụ vậy. Đây là một con robot nhỏ bắt chước hành vi của loài ong mật. Và càng nhỏ thì càng tốt, vì kích thước nhỏ mang đến cho bạn lực quán tính nhỏ hơn. Cùng với lực quán tính nhỏ hơn -- (Robot kêu vo vo, khán giả cười) cùng với lực quán tính nhỏ hơn, các bạn có thể tăng sức bền khi va chạm. Điều đó khiến bạn trở cứng cáp hơn. Dựa trên những con ong mật này, chúng tôi tạo ra những con robot nhỏ. Và đây là một con đặc biệt chỉ nặng 25 gram. Nó chỉ tiêu thụ 6 watt năng lượng. Và nó có thể di chuyển với tốc độ lên tới 6 mét/giây. Vậy nếu như căn tỉ lệ tốc độ với kích thước của chúng, nó giống như một chiếc Boeing 787 với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh. (Cười) Tôi muốn cho các bạn xem một ví dụ. Đây có lẽ là va chạm trên không có chủ đích đầu tiên, với tốc độ bằng 1/20 tốc độ thường Chúng đang bay với tốc độ tương đối là 2 mét/giây và điều này minh họa cho một nguyên tắc cơ bản. Chiếc lồng nặng 2 gram bằng sợi carbon giúp các cánh quạt không mắc vào nhau, nhưng quan trọng là cú va chạm được nhận biết và robot phản ứng lại sự va chạm ấy. Thế nên nhỏ cũng đồng nghĩa với an toàn. Trong phòng thí nghiệm, khi chúng tôi phát triển loại robot này, chúng tôi bắt đầu với những con robot lớn, và sau đó giảm kích thước xuống thành những con robot nhỏ này. Và nếu các bạn vẽ một biểu đồ về số lượng băng cá nhân chúng tôi đã đặt mua thì nó sẽ giảm xuống thế này. Bởi vì những con robot này rất an toàn. Kích thước nhỏ có một số bất lợi, và tạo hóa đã tìm ra một số cách để bù đắp cho những bất lợi ấy. Ý tưởng cơ bản là chúng tập hợp lại thành những nhóm lớn, hay bầy đàn. Tương tự như vậy, trong phòng thí nghiệm, chúng tôi cố gắng tạo ra những bầy robot nhân tạo. Và điều này khá cam go bởi vì lúc này bạn phải nghĩ đến mạng lưới các robot. Và bên trong mỗi con robot, bạn phải nghĩ về sự tương tác của cảm biến, thông tin, khả năng tính toán -- và hệ thống này trở nên khá khó để kiểm soát và quản lý. Thế nên, từ tự nhiên, chúng tôi học được 3 nguyên tắc tổ chức cần thiết để cho phép chúng tôi phát triển thuật toán của mình. Ý tưởng đầu tiên là các robot cần phải biết được những robot lân cận chúng. Chúng cần phải có khả năng cảm nhận và thông tin với các robot lân cận. Video này minh họa ý tưởng cơ bản này. Chúng tôi có 4 robot -- một trong số chúng bị kiểm soát bởi một người điều khiển. Thế nhưng bởi vì các robot tương tác với nhau, chúng cảm nhận được nhau, nên chúng di chuyển theo. Và ở đây, có một người có khả năng dẫn dắt mạng lưới các robot đi theo. Một lần nữa, không phải bởi vì tất cả robot biết nơi chúng cần đi. Nhưng là bởi vì chúng phản ứng lại vị trí của những robot lân cận. (Cười) Thí nghiệm tiếp theo mô phỏng nguyên tắc tổ chức thứ hai. Và nguyên tắc này vận hành theo nguyên tắc nặc danh. Ý tưởng chính ở đây là những con robot không biết được danh tính của những con lân cận chúng. Chúng được yêu cầu thiết lập một vòng tròn, và bất kể bạn muốn có bao nhiêu con robot cho việc thiết lập này, hay có bao nhiêu con robot bạn lấy ra, mỗi robot chỉ đơn thuần phản ứng lại với những con lân cận. Nó biết rằng nó cần phải thiết lập một vòng tròn, và cộng tác với những con robot kế cận nó để tạo hình mà không cần đến sự điều phối trung tâm. Giờ đây nếu các bạn kết hợp những ý tưởng đó lại, ý tưởng thứ ba là chúng tôi đưa cho những con robot này những mô tả hình học của hình dạng mà chúng cần thực hiện. Và những hình dạng này có thể thay đổi theo thời gian, và các bạn sẽ thấy những con robot này bắt đầu từ việc tạo thành một vòng tròn, rồi sau đó đổi thành hình tam giác, kéo dài thành một đường thẳng, và trở lại hình ê-líp. Và chúng làm điều này với cùng một kiểu phối hợp tính theo giây mà các bạn nhìn thấy ở những bầy đàn trong tự nhiên. Tại sao phải nghiên cứu những bầy đàn? Để tôi kể cho các bạn nghe hai ứng dụng mà chúng tôi đang rất quan tâm. Đầu tiên là thứ liên quan đến nông nghiệp, có thể là một vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang đối mặt khắp thế giới. Như các bạn cũng biết, trên trái đất, cứ 7 người thì có 1 người bị suy dinh dưỡng. Hầu hết đất đai mà chúng ta có thể trồng trọt đều đã được sử dụng. Và độ hiệu quả của hầu hết các hệ thống trên thế giới đang được cải thiện, thế nhưng hiệu suất sản lượng thật sự lại đi xuống. Và hầu hết là bởi việc thiếu nước, bệnh cây trồng, biến đổi khí hậu và một vài nguyên nhân khác. Vậy các robot có thể làm được gì? À, chúng ta ứng dụng một phương pháp có tên là Nông nghiệp Chính xác trong cộng đồng. Ý tưởng cơ bản là chúng ta cho các robot bay qua các vườn cây, và sau đó xây dựng những mô hình chính xác của từng cây một. Giống như một loại thuốc được cá nhân hóa, khi các bạn có thể tưởng tượng ra việc chữa cho từng bệnh nhân một, thì điều chúng tôi muốn làm là tạo ra mô hình của từng cây một, và sau đó cho người nông dân biết nhu cầu của từng cây -- có thể là nước, phân bón, hay thuốc trừ sâu. Ở đây, các bạn sẽ thấy những con robot đang di chuyển qua một vườn táo và trong 1 phút bạn sẽ thấy 2 người bạn của nó cũng đang làm điều tương tự ở phía tay trái. Điều chúng đang làm là xây dựng bản đồ của mảnh vườn. Và bên trong bản đồ đó là bản đồ của từng cây trong vườn. (Tiếng robot kêu) Hãy xem thử những bản đồ ấy trông như thế nào. Ở video tiếp theo, các bạn sẽ thấy các camera đang được robot sử dụng. Bên phía góc trái bên trên là một camera màu chuẩn. Góc trái, ở giữa là một camera hồng ngoại. Và góc trái dưới cùng là một camera nhiệt. Và trên màn hình chính, các bạn đang thấy một cấu trúc 3D tái lập mỗi cây trong vườn khi các cảm biến bay ngang qua các cây. Khi được trang bị những thông tin thế này, chúng ta có thể làm được nhiều thứ. Đầu tiên và có thể là thứ quan trọng nhất chúng ta có thể làm, rất đơn giản là đếm số lượng quả trên mỗi cây. Bằng cách này, chúng ta có thể cho người nông dân biết số lượng trái trên từng cây, và cho phép họ ước tính sản lượng của vườn, tối ưu mạch sản xuất. Điều thứ hai chúng ta có thể làm là lấy mô hình của cây trồng, thiết lập hình ảnh 3D, từ đó ước tính kích thước vòm lá, và độ tương quan giữa kích thước vòm lá với diện tích lá của mỗi cây, Cái này được gọi là chỉ số diện tích lá. Nếu các bạn biết chỉ số diện tích lá, về cơ bản bạn có thể tính được khả năng quang hợp của mỗi cây, từ đó bạn biết được sức khỏe của cây. Bằng việc kết hợp thông tin hình ảnh và hồng ngoại, chúng ta cũng có thể tính được các chỉ số như NDVI. Và trong trường hợp cụ thể này, bạn có thể thấy được rằng có một số cây trồng hiện không phát triển tốt như các cây khác. Điều này có thể dễ dàng nhận ra từ các hình ảnh, không chỉ là hình ảnh trực quan, nhưng còn là kết hợp của cả hình ảnh trực quan và hình ảnh hồng ngoại. Và cuối cùng, có một thứ chúng tôi đang quan tâm là việc phát hiện ra bệnh vàng lá giai đoạn đầu -- và đây là một cây cam -- có thể nhận biết bởi độ vàng của lá. Tuy nhiên, các robot bay phía trên có thể dễ dàng phát hiện ra chúng một cách tự động và báo cho người nông dân rằng họ đang gặp vấn đề ở khu vực này trong vườn cây. Những hệ thống như thế này rất có ích, và chúng tôi đang hướng đến mục tiêu có thể tăng năng suất khoảng 10% và, quan trọng hơn, là giảm các chỉ số đầu vào, như lượng nước xuống 25% bằng cách sử dụng những đám robot bay. Cuối cùng, tôi muốn các bạn hoan nghênh những người đã thật sự tạo ra tương lai, Yash Mulgaonkar, Sikang Liu và Giuseppe Loianno, những người phụ trách cho ba màn minh họa mà các bạn đã xem. Cảm ơn. (Vỗ tay) Một vầng trán rộng bị tóc đen xoăn rối che phủ, một làn da xanh xao bệnh hoạn, một cái nhìn của trí tuệ sâu sắc và vẻ kiệt sức còn sâu sắc hơn trong đôi mắt tối tăm, hõm sâu của ông. Hình tượng Edgar Allan Poe không những dễ nhận ra mà còn hoàn toàn phù hợp với tiếng tăm của ông. Từ một tù nhân bị trói dưới lưỡi dao lắc đang dần hạ xuống, tới một con quạ không chịu rời phòng của người dẫn chuyện, những câu chuyện sáng tạo đầy rùng rợn mang phong cách Gô-tích của Poe đã để lại dấu ấn khó phai trong lịch sử văn chương. Nhưng điều gì đã đưa Edgar Allan Poe trở thành một trong những nhà văn Mỹ vĩ đại nhất? Ở thời ông, thể loại kinh dị khá phổ biến với nhiều tác giả, nhưng Poe vẫn nổi bật nhờ sự tỉ mỉ trong thể loại và phong cách. Trong vai trò nhà phê bình văn học, ông đã xác định hai quy tắc cốt yếu cho thể loại truyện ngắn: một, truyện phải đủ ngắn để có thể đọc hết trong một lượt, và hai, mỗi từ mỗi chữ đều phải có mục đích. Áp dụng thuần thục hai quy tắc này, Poe thu hút sự chú ý của độc giả, và đem lại cho họ trải nghiệm căng thẳng và rất riêng - mà ông gọi là sự kết hợp các hiệu ứng - vượt cả nỗi sợ đơn thuần. Truyện ngắn của Poe gồm yếu tố bạo lực, rùng rợn để khám phá nghịch lý và bí ẩn của tình yêu, nỗi đau, và tội lỗi, với các thông điệp đạo đức được diễn giải mập mờ và phức tạp. Dù các tác phẩm của Poe thường hàm ẩn yếu tố siêu nhiên, mảng tối thực sự mà chúng hướng tới chính là tâm trí con người và khuynh hướng tự diệt của nó. Trong truyện ngắn "The Tell-Tale Heart", một vụ giết người tàn nhẫn được đặt tương phản cạnh sự cảm thông của kẻ thủ ác với nạn nhân - mối liên kết sẽ quay về ám ảnh hắn. Nhân vật Ligeia trong truyện ngắn cùng tên từ cõi chết trở về qua xác chết người vợ thứ của chồng cô, hoặc ít nhất là người kể chuyện nghiện ngập nghĩ vậy. Và khi nhân vật chính của "William Wilson" dằn mặt kẻ mà anh ta cho là đã bám đuôi mình, có lẽ chỉ đang đối mặt với hình ảnh của chính mình trong gương. Tiên phong trong việc sử dụng những người dẫn chuyện không đáng tin, Poe buộc độc giả phải tham gia chủ động và tự mình quyết định xem người kể chuyện có đang hiểu sai hay thậm chí là nói dối về những chuyện họ kể. Tuy được biết đến nhiều nhất nhờ các truyện ngắn kinh dị, Poe thực ra lại là một trong những tác giả đa tài và chịu khó thử nghiệm nhất thế kỷ XIX. Ông sáng tạo ra thể loại truyện trinh thám ta đọc ngày nay, với "Án mạng phố Rue Morgue," tiếp đó là "Bí ẩn Marie Roget" và "Lá thư bị đánh cắp." Cả ba truyện ngắn này đều xuất hiện nhân vật thám tử ghế bành C. Auguste Dupin, dùng năng lực quan sát, suy luận thiên tài và khác người để phá các vụ án làm đau đầu giới cảnh sát. Poe cũng viết tác phẩm châm biếm xã hội và các trào lưu văn học, cũng như một số tin vịt giúp định hướng khoa học viễn tưởng sau này. Các tin vịt gồm chuyến bay khinh khí cầu tới mặt trăng và báo cáo về một bệnh nhân hấp hối bị đưa vào trạng thái thôi miên để có thể nói chuyện từ thế giới bên kia. Poe thậm chí còn viết tiểu thuyết phiêu lưu về chuyến đi đến Nam Cực và viết luận về vật lý thiên văn, khi đang làm biên tập, và xuất bản hàng trăm trang phê bình sách và lý thuyết văn học. Sẽ thật thiếu sót nếu đánh giá sự nghiệp văn chương của ông mà không có những áng thơ đầy mê hoặc và ám ảnh. Nổi tiếng nhất là những khúc ca về nỗi đau, hay như Poe viết, "nỗi nhớ thống khổ và khôn nguôi". Bài "Con quạ", với người kể chuyện trút nỗi đau vào con chim - con vật chỉ lặp đi lặp lại một âm thanh duy nhất, đã giúp Poe nổi danh. Dù thành công trong sự nghiệp văn chương, Poe sống trong nghèo khổ suốt những năm làm việc, và có một cuộc sống tăm tối như chính các tác phẩm của mình. Cái chết ở tuổi 24 của cả mẹ và vợ do bệnh lao đã ám ảnh Poe cả đời. Ông đánh vật với chứng nghiện rượu và thường đối đầu với các nhà văn nổi tiếng khác. Phần nhiều danh tiếng của ông tới từ các tác phẩm chuyển thể rất khác với nguyên gốc sau khi ông qua đời. Nếu có thể biết được các tác phẩm của mình đã đem lại bao niềm vui và cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả và tác giả, có lẽ nụ cười đã nở trên khuôn mặt ưu sầu nổi tiếng ấy. Bạn có nghĩ rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn vào năm sau ? Trong thập kỷ tiếp theo , liệu chúng ta có thể kết thúc nạn đói , đạt được sự bình đẳng giới tính , ngăn chặn được sự thay đổi khí hậu , liệu tất cả có thể trong vòng 15 năm tiếp theo ? Theo nhận định của chính phủ toàn thế giới , vâng , chúng ta có thể . Trong những ngày gần đây , những người đứng đầu của thế giới đã có cuộc họp mặt tại UN , New York , Mỹ đã đề ra hướng đi mới về mục tiêu toàn cầu về sự phát triển của thế giới đến năm 2030 . Ở đây , những mục tiêu được đề ra là thành quả của hàng loạt các cuộc tham khảo . Mục tiêu toàn cầu là những thứ chúng ta , muốn trở thành . Đó chỉ là dự án , nhưng liệu chúng ta có thể hoàn thành được hay không ? Liệu tầm nhìn về một thế giới tốt đẹp hơn có thể trở thành sự thật được không ? Thật ra , tôi có mặt hôm nay vì chúng ta đã đang làm những phép tính , và một cách kinh ngạc , những câu trả lời cho những phép tính đó lại thật sự là những gì chúng ta có thể làm nhưng không bằng cách chúng ta vẫn hay nghĩ đến Những suy nghĩ về việc thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn có lẽ có một chút không thực tế Theo dõi tin tức hàng ngày và chúng ta có thể thấy rằng thế giới đang thụt lùi , không phải tiến lên Xin hãy thành thật một chút : Thật dễ dàng để cảm thấy nghi ngờ về những cuộc thông báo lớn đến từ UN . Nhưng làm ơn , tôi mong các bạn có thể trì hoãn sự nghi ngờ đó trong một vài giây , Hãy nghĩ về 2001 , UN đã đồng ý những mục tiêu khác , mục tiêu về sự phát triển thiên niên kỷ , khi họ mong muốn giảm số người nghèo xuống phân nửa đến năm 2015 . Mục tieu cơ bản đã được đề ra dựa vào số liệu năm 1990 , khi 36% dân số thế giới phải sống trong cảnh nghèo khó , và giảm xuống còn 18% trong năm nay . Vậy chúng ta có đạt được chỉ tiêu đó ? Thật ra , chúng ta không , chúng ta vượt qua được cả chỉ tiêu đó . Trong năm nay , tỉ lệ nghèo đói của thế giới đã giảm xuống còn 12% Nhưng kết quả đó vẫn chưa hẳn là đủ tốt , và thế giới vẫn còn rất nhiều vấn đề khác . Nhưng những người bi quan cho rằng thế giới không thể trở nên tốt đẹp hơn đều đang trở nên sai lầm . Vậy làm sao ta đạt được thành công ? Phần lớn trong số đó nhờ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Những quốc gia có tỉ lệ giảm sự nghèo khó lớn nhất như Trung Quốc và Ấn Độ , được xem là có nền kinh tế phát triển vượt bậc những năm gần đây . Vì vậy , một lần nữa , liệu tăng trưởng kinh tế có thể giúp ta đạt được mục tiêu toàn cầu ? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cần hiểu được tình hình thế giới hiện nay so với mục tiêu toàn cầu và đặt ra đề hướng phát triển . Nhưng đó không phải là việc dễ dàng bởi vì mục tiêu toàn cầu không những có nhiều tham vọng mà còn rất phức tạp . Dựa trên 17 mục tiêu , ta có 169 kế hoạch và hàng ngàn chỉ số . Hơn nữa ,ngoài những mục tiêu khá rõ ràng như việc kết thúc nạn đói thì những mục tiêu khác khá mập mờ như việc khuyến khích xã hội hoà bình và khoan dung Vì vậy để giúp chúng ta hiểu hơn về tiêu chuẩn này , Tôi sẽ sử dụng một công cụ mang tên Social Progress Index Nó giúp ta đo lường được những đơn vị mà mục tiêu toàn cầu đang cố gắng đạt được nhưng tổng kết thành những con số mà ta có thể sử dụng như tiêu chuẩn để hoàn thành mục tiêu Social Progress Index cơ bản chỉ hỏi ba vấn đề về xã hội Thứ nhất , liệu mọi người có đủ những thứ cơ bản để tồn tại thức ăn , nước , nơi ở , sự an toàn ? Thứ hai , liệu mọi người có được đáp ứng về cuộc sống tốt hơn như giáo dục , thông tin , sức khoẻ , hay môi trường bền vững ? Và liệu mọi người có cơ hội để cải tạo cuộc sống của họ hay không ? Như việc suy nghĩ đúng đắn , tự do lựa chọn , không bị phân biệt đối xử , và có thể cập nhập được với sự hiểu biết của nhân loại ? Social Progress Index cho rằng tất cả những thứ trên sử dụng 52 chỉ số để tạo ra một điểm tập hợp trong thang điểm từ 0 - 100 Phải nói rằng có một sự đa dạng trong việc trình bày số điểm của thế giới ngày hôm nay Nước có số điểm cao nhất là Na Uy , với 88 điểm Nước có số điểm thấp nhất là Cộng Hoà Trung Phi với 31 điểm Và chúng ta có thể tập hợp tất cả số điểm của các nước lại với nhau , cộng thêm sự đo lường về mức độ khác nhau của dân số sẽ cho ra mức điểm của toàn cầu là 61 Tổng kết lại , điều đó có nghĩa là trung bình con người có thể sống trong mức độ xã hội giống với Cuba hoặc Kazakhstan ngày nay Chúng ta đang ở mức 61/100 ngày nay Vậy chúng ta phải làm gì để đạt được mục tiêu toàn cầu ? Ngày này , mục tiêu toàn cầu được xem là khá tham vọng nhưng họ không thể nào biến thế giới trở thành Na-Uy chỉ trong 15 năm Hãy nhìn vào những con số này , tôi đánh giá rằng số điểm 75 không những là bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của nhân loại mà còn là động lực để tiến đến gần hơn với mục tiêu toàn cầu Do đó , đây là chỉ tiêu của chúng ta , 75/100 điểm Chúng ta có thể làm được hay không ? Social Progress Indes có thể giúp chúng ta tính toán vấn đề đó bởi bạn có thể để ý rằng , ở đây không có những chỉ số về kinh tế không có GDP hay chỉ số tăng trưởng kinh tề trong Social Progress Index Vậy làm cách nào cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và quá trình phát triển xã hội ? Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy trong bảng sau đây là những trục tung , tượng trưng quá trình phát triển xã hội những thứ mà mục tiêu toàn cầu đang cố gắng đạt được Chỉ số càng cao càng tốt Và trục hoành là GDP đầu người càng hướng về bên phải nghĩa là càng giàu có Và tôi đặt tất cả đất nước trên thế giới vào đây mỗi quốc gia được biểu thị bằng dấu chấm trên những dấu chấm tôi sẽ đặt các đường hồi quy cho biết mối quan hệ trung bình cộng và nó đã nói cho chúng ta biết rằng chúng ta đang ngày càng giàu lên quá trình phát triển xã hội có xu hướng cải thiện Tuy nhiên , chúng ta càng giàu lên , thì những đồng đôla thêm vào trong GDP lại càng khiến chúng ta rời xa hơn với tiến bộ xã hội Và giờ đây ta có thể sử dụng thông tin này để dự đoán quá trình diễn ra Đây là thế giới năm 2015 , Ta có điểm phát triển xã hội ở mức 61 và GDP bình quân đầu người là $14,000 Còn đây là điểm mà ta cố gắng vươn đến , 75 điểm , đó là mục tiêu toàn cầu đề ra Chúng ta ở đây với $14,000 bình quân đầu người Vậy chúng ta sẽ giàu lên như thế nào vào năm 2030 ? Đó là điều chúng ta cần biết tiếp theo Vâng , sự dự đoán tốt nhất chúng ta có thể tìm được đến từ bộ nông nghiệp Mỹ họ dự đoán rằng trung bình 3,1% kinh tế tăng trưởng trong vòng 15 năm tiếp theo có nghĩa là trong 2030 , nếu như chúng ta dự đoán đúng thì GDP đầu người sẽ vào khoảng $23,000 Và câu hỏi đặt ra là : nếu ta trở nên giàu có hơn thì ta sẽ hoàn thành bao nhiêu tiến bộ xã hội ? Tôi đã phỏng vấn một đội nhà kinh tế học tại Deloitte những người kiểm tra , nghiền ngẫm các con số họ đã trả lời rằng : nếu như mức độ giàu có trung bình của thế giới phát triển từ $14,000 một năm lên $23,000 một năm , thì tiến độ xã hội sẽ gia tăng từ 61 điểm lên 62,4 điểm ( tiếng cười ) Chỉ 62,4 . Chỉ là một sự gia tăng nhỏ bé Chuyện đó có vẻ có một chút kì lạ . Kinh tể tăng trưởng có vẻ thực sự giúp đỡ cho việc chống lại sự nghèo đói nhưng cũng có vẻ như nó không ảnh hưởng quá nhiều trong việc hoàn thiện mục tiêu toàn cầu Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Vâng , tôi nghĩ rằng có hai việc , Thứ nhất , theo một hướng nào đó , chúng ta là nạn nhân của chính sự thành công của chúng ta ta đã quá quen với việc thành công dễ dàng trong việc phát triển kinh tế , và bây giời ta đang đối mặt với vấn đề khó khăn hơn Cũng theo đó , ta biết rằng sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với nhiều chi phí cũng như lợi ích chi phí cho môi trường , chi phí cho vấn đề sức khoẻ như bệnh béo phì Cho nên đó là những tin xấu Chúng ta không thể đạt được mục tiêu toàn cầu chỉ bằng việc trở nên giàu có hơn Vậy những người bi quan đã đúng ? Vâng , có lẽ không phải như vậy Bởi vì Social Progress Index cũng mang lại một vài tin tốt Cho phép tôi đưa bạn trở về với những đường hồi quy Đây là trung bình mối quan hệ giữ GDP và quá trình phát triển xã hội và đây là những gì chúng ta dự đoán trước đó Nhưng bạn chắc chắn đã thấy rằng thật sự có rất nhiều tiếng ồn xung quanh các đường thẳng Chúng muốn nói với chúng ta rằng , rất đơn giản GDP không phải là điểm đến Chúng ta có những quốc gia đang hoạt động kém trong việc phát triển xã hội , ảnh hướng đến sự giàu có của họ Nga là nước giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có rất nhiều vấn đề về xã hội Trung Quốc có nền kinh tế phát triển cực nhanh nhưng lại không thể định hướng đúng về quyền con người và vấn đề môi trường Ấn độ có chương trình không gian và hàng triệu người không có toilet Mặt hác , ta có những quốc gia hoạt động quá tích cực trong việc phát triển xã hội cùng với GDP Costa Rica ưu tiên phát triển mộit cách bền vững về giáo dục , sức khoẻ và môi trường và theo kết quả đó , họ giành được kết quả cao trong quá trình phát triển xã hội cho dù rằng họ có chỉ số GDP khá khiêm tốn Dĩ nhiên Costa Rica không phải là quốc gia duy nhất Từ những nước nghèo như Rwanda đến những nước giàu có hơn như New Zealand , ta thấy rằng việc phát triển xã hội là điều rất có khả quan cho dù rằng GDP không quá tốt Và điều đó thật sự rất quan trọng , vì nó chỉ ra hai điều Thứ nhất , thế giới chúng ta đang sống thật sự có những giải pháp để giải quyết những vấn đề mà mục tiêu toàn cầu đã đặt ra và cũng nói với chúng ta rằng chúng ta không phải nô lệ của GDP . Sự lựa chọn của chúng ta sẽ ảnh hưởng nếu như ta ưu tiên sự phát triển của con người theo đó ta có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn là GDP mong đợi Bao nhiêu ? Có đủ để ta đạt được mục tiêu toàn cầu ? Hãy nhìn vào một vài con số . Chúng ta đã biết rằng , quá trình phát triển xã hội của thế giới đang ở mức 61 điểm và chúng ta muốn đạt được 75 điểm Nếu như chúng ta chỉ dựa vào một mình sự phát triển kinh tế chúng ta chỉ có thể đạt được 62,4 điểm Vậy có nghĩa rằng chúng ta chỉ có thể giúp những quốc gia hoạt động kém trong tiến bộ xã hội - Nga , Trung Quốc , Ấn Độ tăng lên mức trung bình Chúng ta phải làm bao nhiêu nữa với tiến độ xã hội ? Hãy đưa ta về với 65 điểm Nó không đến nỗi tệ , nhưng vẫn cần thêm một đường dài để đi Vì vậy hãy suy nghĩ lạc quan lên và tự hỏi Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mọi quốc gia đều tốt hơn một chút trong việc chuyển đổi sự giàu có sang sự phát triển con người Khi đó , chúng ta đạt được 67 điểm Bây giờ , can đảm thêm một chút Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mọi quốc gia đều muốn giống như Costa Rica trong việc ưu tiên cho sự phát triển con người bằng cách sự dụng sự giàu có của họ cho sự phát triển của công dân ? Theo đó , ta đạt được gần 73 điểm , rất gần với mục tiêu toàn cầu Liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu toàn cầu không bằng cách chúng ta vẫn hay làm ? Ngay cả với sự phát triển bão táp của kinh tế cũng không thể giúp chúng ta đạt được nếu như nó chỉ gia tăng sự giàu có và bỏ đằng sau những điều khác Nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu toàn cầu , chúng ta phải làm mọi thứ khác đi Ta phải ưu tiên cho quá trình phát triển xã hội , và phải thực sự tính toán những giải pháp của thế giới Tôi tin rằng mục tiêu toàn cầu chính là cơ hội mang tính lịch sử vì các nhà đứng đầu thế giới đã đảm bảo rằng sẽ thực hiện được chúng Đừng bỏ qua những mục tiêu và nhìn vào hướng tiêu cực Hãy giữ chặt nó để đến với sự đảm bảo Chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta có trách nhiệm , thực hiện quá trình trong con đường suốt 15 năm tiếp theo Và tôi muốn hoàn thành bằng cách chỉ cho bạn một cách để làm được điều đó , được gọi là Thẻ Báo Cáo Thẻ Báo Cáo chuyển tất cả những dữ liệu thành một khung đơn giản mà ta đều quen thuộc với những ngày đi học ở trường , để có thể tính toán . Nó chấm điểm sự hoạt động của chúng ta trong mục tiêu toàn cầu từ khung điểm F đến A F biểu thị cho sự tồi tệ nhất của nhân loại , và A biển thị cho sự tốt nhất Thế giới ngày nay đang ở mức C- Mục tiêu toàn cầu mong muốn đạt được A và đó là lý do tại sao chúng ta phải nâng cấp thẻ báo cáo hằng năm cho thế giới và cho tất cả các quốc gia trên thế giới để có thể khiến các nhà lãnh đạo tính toán để đạt được chỉ tiêu và hoàn thành nhiệm vụ Bởi vì việc đạt được mục tiêu toàn cầu chỉ xảy ra khi chúng ta làm việc một cách khác đi nếu như những nhà lãnh đạo làm việc khác đi và để nó có thể xảy ra , chúng ta cần yêu cầu việc đó vì vậy , hãy từ bỏ những công việc đang làm và yêu cầu những đường lối khác Hãy chọn thế giới mà chúng ta mong muốn Xin cảm ơn ( tiếng vỗ tay ) Bruno Giussana : Xin cảm ơn , Michael . Michael , chỉ một câu hỏi nữa thôi : liệu mục tiêu về sự phát triển thiên niên kỷ được đề ra vào 15 năm trước nó được đề ra để áp dụng cho tất cả các quốc gia nhưng lại thành ra chỉ có thể ghi điểm với những quốc gia mới nổi Bây giờ mục tiêu toàn cầu mới rất rõ ràng dành cho cả thế giới họ yêu cầu mọi quốc gia phải đưa ra được hành động và quá trình Làm cách nào mà tôi , với tư cách là một công dân , có thể sử dụng thẻ báo cáo để tạo nên động lực cho hành động ? Michael Green : Đây là một điểm cực kỳ quan trọng , nó là một một sự thay đổi lớn trong sự ưu tiên , nó không còn về những quốc gia nghèo và nạn nghèo nữa mà là cho tất cả các quốc gia Và tất cả các quốc gia sẽ phải có những thử thách để có thể đạt được mục tiêu toàn cầu Tuy vậy , tôi thành thật xin lỗi khi phải nói rằng , Bruno , Thuỵ Sĩ thật sự phải có việc để làm Và đó là lý do tại sao ta đang sản xuất những tấm thẻ báo cáo đó vào năm 2016 cho tất cả các quốc gia trên thế giới Và chúng ta sẽ thật sự nhìn thấy được cách chúng ta làm việc đó Nó không thể là những quốc gia giàu có , ghi thẳng điểm A mà nó là , tôi nghĩ , là việc đưa ra những dẫn chứng để tập trung vào việc mọi người bắt đầu yêu cầu những hành động và yêu cầu những quá trình Cám ơn các bạn rất nhiều ( tiếng vỗ tay ) Ngài Miller béo mập, chẳng còn đủ tỉnh táo để ngồi yên trên lưng ngựa, huyên thuyên về cô vợ dở hơi của một lão thợ mộc già gàn dở và người tình học giả của ả. Để có thời gian bên nhau, kẻ trí thức và người vợ dùng nhiều thủ đoạn, bao gồm giả điên, dàn dựng trận lụt như trong kinh thánh, và cả khoe thân nơi công cộng. Nhưng vị tu sĩ trong thị trấn cũng vấn vương người vợ, nên đến hát bên ngoài nhà của cô mỗi đêm. Điều này trở nên khó chịu đến nỗi cô phải tìm cách dọa ông đi bằng cách chìa mông ra cửa sổ cho ông ta hôn. Khi những biện pháp này vô hiệu, người tình trí thức quyết định đánh rắm với tư thế đó nhưng vị tu sĩ, lúc này, đợi sẵn với một cây sắt nung đỏ. Nghe giống như một chuyện tục tĩu, nhưng đây là một trong những tác phẩm được coi trọng nhất trong văn học Anh: Truyện cổ Canterbury, pha trộn giữa cao quí và hèn mọn. Tác phẩm này gồm 24 câu chuyện, mỗi truyện được kể bởi một trong những nhân vật rất sinh động của Chaucer. Người kể chuyện gồm các nhân vật trung cổ điển hình như Hiệp sĩ, Giáo sĩ, một Bà xơ, một Quận trưởng không được công nhận, một người quản khố, và nhiều nhân vật khác. Truyện được viết bằng tiếng Anh trung cổ, nghe rất khác với tiếng Anh ngày nay. Nó được dùng giữa thế kỷ 12 và 15, và được phát triển từ tiếng Anh Cổ nhờ tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu khác sau cuộc xâm lăng của người Norman năm 1066. Hầu hết ký tự tiếng Anh trung đại vẫn rất giống với ngày nay, bao gồm cả các biểu tượng cổ hiếm gặp, như yogh, tượng trưng cho chữ "y" chữ "j", hay âm "gh". Những nhân vật ba hoa của truyện gặp nhau lần đầu tại quán trọ Tabard ở Southwark. Họ có cùng một chuyến đi: Cuộc hành hương đến Carterbury để thăm đền Thánh Thomas Beckett, một giám mục bị đày ải, rồi bị sát hại trong chính nhà thờ của mình. Háo hức và tò mò về cuộc đời từng người, người chủ quán trọ đề xuất một cuộc thi: ai kể được câu chuyện hay nhất sẽ được thiết đãi bữa tối. Nếu không nhờ cuộc hành hương, những người này sẽ không bao giờ có cơ hội gặp được nhau. Điều này là do xã hội Trung cổ vận hành theo một hệ thống phong kiến tách bạch tầng lớp tăng lữ và quí tộc với tầng lớp lao động, gồm nông dân và nông nô. Vào thời của Chaucer, một tầng lớp thương gia chuyên nghiệp và trí thức cũng xuất hiện. Chaucer dành phần lớn đời mình làm việc như là một viên chức chính phủ trong suốt Cuộc chiến Trăm năm, du hành khắp miền Ý và Pháp, cũng như quê hương nước Anh. Điều có thể ảnh hưởng đến cái nhìn đa dạng trong tác phẩm của ông, và cả trong Truyện cổ, sự châm biến vượt trên tầng lớp xã hội. Chaucer dùng các lời châm biếm trong ngôn ngữ của nhân vật - sự hài hước tục tĩu của Tay phụ bếp, bài thánh ca trang trọng của Mục sư, và tính cách cao quý của Kẻ hầu cận - để châm biếm về thế giới quan của họ. Sự đa dạng trong phương ngôn, thể loại, và cả biện pháp tu từ biến tác phẩm thành bản ghi chép sinh động về cách mà độc giả thời Trung cổ giải trí. Ví dụ, câu chuyện của Hiệp sĩ thường lãng mạn với một tình yêu êm đềm, tinh thần thượng võ và số phận, trong khi truyện của tầng lớp lao đông, người kể thường có khiếu hài phổ thông với ngôn ngữ khá tục, chuyện tình dục, và hài rẻ tiền. Sự đa dạng này dành cho mọi người, và đó là lí do vì sao người đọc thích thú với tác phẩm cả bản Tiếng anh Trung cổ và bản dịch. Dù những câu chuyện dài tới 17.000 dòng, nhưng nó vẫn chưa kết thúc, khi đoạn mở đầu giới thiệu tất cả 29 người hành hương và lời hứa sẽ có bốn truyện tương ứng với mỗi người, và việc chủ trọ không bao giờ tìm ra người thắng cuộc. Có thể do quá chìm đắm vào tạo tác tuyệt diệu của mình, Chaucer đã hoãn việc tìm ra người thắng cuộc - hay có thể do ông quá tự hào về mỗi nhân vật mà không thể chọn người nào chiến thắng. Dù là lí do gì, điều này có nghĩa là mỗi người đọc sẽ tự quyết định; ai là người chiến thắng. Những cái cây khẳng khiu, những cánh cổng rỉ sét, bia mộ đổ nát, kẻ khóc than đơn độc — đây là những điều đầu tiên ta nghĩ đến khi nhắc về nghĩa trang. Nhưng cách đây không lâu, nhiều nơi chôn cất đã từng rất sinh động, với những khu vườn đầy hoa và vô số người dạo giữa các mộ bia. Làm thế nào nghĩa trang trở thành như ngày hôm nay? Một số đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, như nghĩa trang lớn nhất thế giới, Wadi al-Salaam, nơi chôn cất hơn năm triệu người. Nhưng hầu hết các nghĩa trang ta biết đều ít tuổi hơn nhiều. Thực tế, trong phần lớn lịch sử nhân loại, ta chẳng mấy khi chôn cất người chết. Tổ tiên cổ xưa của ta có rất nhiều cách khác để từ biệt những người thân đã khuất. Một số chọn cách để thi thể lại trong các hang động, số khác để trên cây hoặc trên đỉnh núi. Một số còn được thả xuống hồ, đưa ra biển, các nghi thức ăn thịt người, hoặc hỏa táng. Tất cả những cách làm này, dù một số có vẻ lạ lùng với ta ngày nay, nhưng từng là cách tôn kính người đã khuất. Ngược lại, chôn cất lần đầu tiên được biết đến vào khoảng 120.000 năm trước và thường dành cho tội phạm, để loại họ ra khỏi những nghi thức thông thường dùng để tôn vinh người đã khuất. Nhưng chôn cất đã cho thấy những ưu điểm so với các phương pháp khác: bảo vệ cơ thể khỏi sự thối rữa và các tác động bên ngoài, và làm cho người ở lại không phải thấy cảnh thi thể mục nát. Những lợi ích này có thể đã thay đổi suy nghĩ của người cổ đại để tạo ra những ngôi mộ nhằm tôn vinh người chết, và chôn cất trở nên phổ biến hơn. Đôi khi, những ngôi mộ chứa vật dụng thông thường hoặc tâm linh, gợi niềm tin vào thế giới bên kia, nơi người chết có thể cần những công cụ này. Nghĩa trang tập thể đầu tiên xuất hiện ở Bắc Phi và Tây Á khoảng 10 đến 15.000 năm trước, trùng với khoảng thời gian của các cuộc định cư ở những khu vực này. Những nghĩa trang tập thể này tạo ra một nơi cố định để tưởng nhớ người đã khuất. Người du mục Scythia tạo ra các gò mộ rải rác các thảo nguyên, gọi là kurgan. Người Etruscan xây dựng các necropole có không gian mở, đường phố được lát hoa văn đan xen với các ngôi mộ. Ở Rome, hầm mộ dưới lòng đất chứa cả những bình tro cốt và thi hài. Từ "nghĩa trang", hay "nơi yên nghỉ" lần đầu tiên được người Hy Lạp cổ đại sử dụng, Họ xây mộ trong nghĩa địa ở rìa thành phố . Ở các thành phố châu Âu thời trung cổ, sân sau nhà thờ là một trong số ít những nơi có thể an táng người đã khuất. Nó cũng được dùng để tổ chức buôn bán, hội chợ, và các sự kiện khác. Nông dân, thậm chí, còn chăn thả gia súc tin rằng cỏ trong nghĩa trang làm cho sữa ngọt hơn. Khi cách mạng công nghiệp xảy ra, các thành phố phát triển hơn, nghĩa trang lớn ở ngoại ô thay thế các khu mộ nhỏ sau nhà thờ. Các nghĩa trang như Père-Lachaise ở Paris rộng gần 45.000 m2 hay Mt. Auburn tại Cambridge, Massachusetts rộng gần 30.000 m2 là những khu vườn kiểng tươi tốt với những bia mộ được điêu khắc và được trang trí công phu. Thứ mà trước kia chỉ dành riêng cho người giàu có và quyền lực, các ngôi mộ riêng, lúc này đã không còn xa lạ với các tầng lớp xã hội. Người ta không chỉ đến nghĩa trang vào đám tang, mà còn vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ, hay đơn giản chỉ là một buổi đi dạo lúc trời chiều. Vào cuối thế kỷ 19, khi các công viên và vườn thực vật xuất hiện ngày càng nhiều, nghĩa trang bắt đầu vắng bóng người. Ngày nay, nhiều nghĩa trang cũ là những nơi vắng vẻ. Một số đang thu hút du khách trở lại với các tour du lịch, các buổi hòa nhạc và các trò tiêu khiển khác. Nhưng ngay cả khi hồi sinh được các nghĩa trang cũ, ta cũng đắn đo về tương lai của chôn cất. Các thành phố như London, New York và Hồng Kông đã không còn nhiều chỗ để chôn cất nữa. Ngay cả những nơi có nhiều không gian, nghĩa trang luôn chiếm dụng đất, không thể trồng trọt hay phát triển. Chôn cất truyền thống tiêu tốn vật liệu như kim loại, đá và bê tông, và có thể gây ô nhiễm đất và các nguồn nước ngầm với các hóa chất độc hại. Với nhận thức ngày càng tăng về môi trường, con người đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Nhiều người chuyển sang hỏa táng và các phương pháp khác. Cùng với các tập tục thông thường, người ta giờ có thể đưa tro cốt của họ vào không gian, hay dùng để bón cho cây, hoặc làm thành đồ trang sức, pháo hoa, thậm chí, cả mực xăm. Trong tương lai, các hình thức này có thể sẽ thay thế hoàn toàn việc chôn cất. Nghĩa trang có thể là nơi quen thuộc nhất cho các buổi từ biệt, nhưng chỉ là một bước trong quá trình phát triển không ngừng để tưởng nhớ và tôn vinh người đã khuất. Tất cả chúng ta đều đi khám bệnh. Chúng ta đi khám với niềm tin vô điều kiện rằng những bài xét nghiệm bác sĩ cho làm và đơn thuốc họ đưa ra đều dựa trên những nghiên cứu được tiến hành để giúp đỡ ta. Tuy nhiên, sự thật là điều đó không hoàn toàn xảy ra với tất cả mọi người Nếu tôi nói rằng y học được nghiên cứu trong thế kỷ vừa qua chỉ dựa trên phân nửa dân số? Tôi là bác sĩ cấp cứu. Tôi được đào tạo để sẵn sàng cho mọi tình huống khẩn cấp. Cứu sống con người, nghe thật tuyệt đúng không? Có rất nhiều trường hợp chảy máu mũi và gãy ngón chân, nhưng bất cứ ai bước qua cánh cửa phòng cấp cứu chúng tôi đều cho họ làm những bài xét nghiệm, kê toa những đơn thuốc giống hệt nhau mà không bao giờ nghĩ đến giới tính bệnh nhân. Tại sao vậy? Chúng tôi không bao giờ đuợc dạy về sự khác biệt giữa nam và nữ. Một nghiên cứu gần đây đã cho biết 80% thuốc bị thu hồi trên thị trường. là do các dụng phụ lên phụ nữ. Hãy dành một ít thời gian suy nghĩ về việc này. Tại sao chúng ta chỉ phát hiện ra tác dụng phụ của thuốc trên phụ nữ sau khi thuốc đã được tung ra thị trường. Bạn có biết rằng phải mất nhiều năm để một lọai thuốc được lên ý tưởng, được kiểm nghiệm trên các tế bào trong phòng thí nghiệm, đến trên động vật, rồi các thử nghiệm trên con người, cuốii cùng đi qua một quá trình quy định, được chấp nhận để rồi mới đến tay các bác sĩ kê đơn cho bạn? Đó là chưa kể đến kinh phí hàng triệu, hàng tỷ đô Nó cần phải trải qua 1 quá trình dài Vậy tại sao chúng ta chỉ mới phát hiện ra tác dụng phụ không thể chấp nhận được lên một nửa dân số chỉ được phát hiện sau khi quá trình thẩm định đó trót lọt? Chuyện gì đang diễn ra? Thực chất, những tế bào được sử dụng trong phòng thí nghiệm, chúng là tế bào đực. Những động vật được dùng trong các nghiên cứu đều là con đực. Những buổi thử nghiệm trong phòng mạch đều được thử nghiệm hầu như trên đàn ông. Vậy tại sao những mẫu vật nam đã trở nên điển hình cho những thử nghiệm y học? Hãy nhìn vào một ví dụ đã được công bố trên truyền thông. Nó liên quan đến thuốc ngủ Ambien. Ambien được tung ra thị trường 20 năm trước. Kể từ đó, hàng triệu đơn thuốc đã được kê chủ yếu là cho phụ nữ bởi phụ nữ thường bị rối lọan giấc ngủ hơn đàn ông. Nhưng chỉ mới năm trước, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm khuyến cáo nên giảm nửa liều lượng thuốc cho riêng phụ nữ bởi họ vừa phát hiện rằng việc chuyển hóa thuốc ở phụ nữ diễn ra với tốc độ chậm hơn đàn ông khiến cho họ thức dậy vào mỗi buổi sáng với lượng thuốc vẫn còn nhiều trong cơ thể. Họ trở nên buồn ngủ và khó khăn trong việc lái xe. Họ có nguy cơ bị tai nạn giao thông. Là một bác sĩ cấp cứu, tôi không thể ngừng suy nghĩ đã có bao nhiêu bệnh nhân do tôi chăm sóc suốt chừng ấy năm bị dính phải tai nạn giao thông mà đáng lẽ đã có thể phòng tránh được nếu như những phân tích này được thực hiện và công bố trước đây 20 năm, khi lọai thuốc này vừa mới ra đời. Có bao nhiêu thứ thuốc nữa cần được phân tích về mặt giới tính? Chúng ta còn bỏ sót điều gì nữa? Thế chiến thứ 2 đã thay đổi nhiều thứ. Trong đó có nhu cầu bảo vệ con người khỏi việc trở thành nạn nhân thử nghiệm thuốc mà không có sự đồng ý. Rất nhiều luật lệ và hướng dẫn thiết yếu đã được thiết lập, trong đó có việc bảo vệ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ khỏi việc tham gia các nghiên cứu kiểm nghiệm thuốc. Người ta luôn sợ lỡ như có chuyện gì xảy ra với tế bào thai trong lúc nghiên cứu. Al sẽ là người chịu trách nhiệm? Các nhà khoa học lúc này cảm thấy điều này thực sự như chó ngáp phải ruồi bởi vì hãy nhìn đi, cơ thể của đàn ông vô cùng ổn định. Lượng hormone của họ không dao động liên tục. cái làm gián đọan những dữ liệu thu thập được nếu chỉ trên đàn ông Việc chỉ khảo sát tòan đàn ông thì dễ dàng hơn và rẻ hơn. Đó là chưa kể, tại thời điểm này, người ta cho rằng đàn ông và phụ nữ đều giống nhau hòan tòan chỉ trừ những cơ quan sinh sản và hormone sinh dục. Vì vậy, mọi thứ đã được quyết định việc thử nghiệm thuốc được tiến hành trên đàn ông và kết quả sau đó sẽ được áp dụng lên phụ nữ Việc này đã ảnh hưởng thế nào đến nhận thức về sức khỏe của phụ nữ? Sức khỏe của phụ nữ được đồng hóa với việc sinh sản: ngực, buồng trứng, cổ tử cung, mang thai. Đây là những từ mà bây giờ chúng tôi nhắc đến như là "thuốc bikini" Những nhận thức ấy vẫn giữ nguyên cho đến thập niên 80, khi nhận thức này bị nghi ngờ bởi cộng đồng y tế và bởi những người làm luật y tế công cộng khi họ nhận ra rằng với việc lọai trừ phụ nữ khỏi những nghiên cứu thử nghiệm thuốc, chúng ta thực ra đã làm hại họ, ngọai trừ những vấn đề về sinh sản, người ta hầu như không biết gì về nhu cầu riêng của những bệnh nhân nữ. Kế từ đó, một lọat các bằng chứng đã được công bố cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt hòan tòan giữa đàn ông và phụ nữ. Như các bạn biết, trong ngành y, chúng tôi có câu nói: trẻ em không phải là phiên bản thu nhỏ của người lớn. Và chúng tôi nói như thế để tự nhắc nhở bản thân rằng trẻ em thật sự có sinh lý hòan tòan khác biệt với người lớn. Chính vì điều này mà khoa nhi đã ra đời. Bây giờ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên trẻ em, nâng cao đời sống của chúng. Và tôi biết rằng điều này cũng có thể xảy ra tương tự cho phụ nữ. Phụ nữ không phải chỉ là đàn ông với ngực và các ống. Họ có giải phẫu riêng và sinh lý riêng và cần được nghiên cứu nhiều như đàn ông. Ví dụ, hãy nhìn qua hệ tim mạch. Khu vực này được y học nghiên cứu rất nhiều để cố tìm ra tại sao đàn ông và phụ nữ dường như có những cơn đau tim hòan tòan khác nhau. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả đàn ông và phụ nữ, nhưng nhiều phụ nữ tử vong chỉ trong một năm đầu bị đau tim hơn đàn ông. Đàn ông sẽ phàn nàn về việc những cơn đau ngực như bị nghiền, cảm giác như một con voi đang ngồi trên ngực của họ. Chúng tôi gọi điều này là điển hình. Phụ nữ cũng có những cơn đau ngực. Tuy nhiên nhiều phụ nữ hơn đàn ông sẽ phàn nàn rằng họ "chỉ cảm thấy không ổn", "có vẻ như không thể hít vào đủ không khí", "gần đây có cảm giác thật mệt mỏi" Vì một vài lý do, chúng tôi xem điều này là không điển hình, mặc dù, như tôi đã nhắc đến, phụ nữ thực sự chiếm phân nửa dân số. Vậy bằng chứng nào giúp giải thích sự khác biệt này? Nếu chúng ta nhìn vào hình giải phẫu, mạch máu quanh tim của phụ nữ nhỏ hơn đàn ông, vì thế bệnh phát sinh từ những mạch máu này giữa phụ nữ và đàn ông sẽ khác nhau. Xét nghiệm mà chúng tôi tiến hành chẩn đóan nguy cơ bị đau tim ban đầu, nó được thiết kế và xét nghiệm hòan hảo trên đàn ông, nhưng không đúng lắm với phụ nữ. Rồi chúng tôi nghĩ về những đơn thuốc, những đơn thuốc thông dụng chúng tôi sử dụng, như thuốc giảm đau. Cho một người đàn ông khỏe mạnh thuốc giảm đau giúp họ tránh nguy cơ đau tim, nhưng bạn có biết rằng nếu bạn đưa thuốc giảm đau cho 1 người phụ nữ khỏe mạnh, nó thật sự rất có hại không? Điều này nói với chúng ta rằng chúng ta mới chỉ biết bề nổi của vấn đề. Y học cấp cứu là ngành phát triển nhanh. Còn bao nhiêu chuyên ngành trong y học, như ung thư, đột quỵ, có bao nhiêu sự khác biệt quan trọng giữa đàn ông và phụ nữ có thể được áp dụng? Thậm chí, tại sao một số người bị sổ mũi nhiều hơn những người khác, hay tại sao đơn thuốc giảm đau kê cho người bị gãy ngón chân lại hiệu quả với người này và không với người khác? Viện y học đã phát biểu: mỗi tế bào đều có 1 giới tính Điều này nghĩa là gì? Giới tính là ADN. Cách 1 người thể hiện bản thân trong cộng đồng cũng là giới tính. Nhưng hai điều này không hòan tòan khớp nhau như chúng ta có thể thấy trong cộng đồng người chuyển giới. Việc nhận ra rằng mọi tế bào trong cơ thể chúng ta: da, tóc, tim và phổi đều chứa ADN độc nhất của chúng ta, và ADN chứa những nhiễm sắc thể quyết định chúng ta là giống đực hay cái, đàn ông hay phụ nữ là rất quan trọng. Mọi người từng nghĩ rằng những nhiễm sắc thể giới tính như hình đây: XY nếu bạn là đàn ông, XX nếu bạn là phụ nữ chỉ đơn thuần quyết định bạn được sinh ra với buồng trứng hay túi tinh hòan, và chính những hormone giới tính do những cơ quan này sản xuất ra chịu trách nhiệm cho những khác biệt chúng ta thấy ở hai giới. Nhưng giờ đây, chúng ta biết rằng học thuyết đó đã sai hoặc ít ra là chưa hòan thiện. Và may mắn thay, những nhà khoa học như tiến sĩ Page từ viện nghiên cứu Whitehead người nghiên cứu về nhiễm sắc thể Y, và bác sĩ Yang từ đại học UCLA, họ đã tìm ra bằng chứng nói lên rằng những nhiễm sắc thể giới tính có ở mọi tế bào trong cơ thể chúng ta sẽ vẫn họat động đến hết đời và có thể chịu trách nhiệm cho những khác biệt trong liều lượng thuốc, hay tại sao lại có những khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ về độ nhạy cảm cũng như mức độ nghiêm trọng của một căn bệnh. Những kiến thức mới này sẽ thay đổi thế giới và điều này phụ thuộc vào nhà khoa học tiếp tục tìm ra các minh chứng, Nhưng chính những bác sĩ sẽ là người truyền tải những dữ liệu này cho người bệnh ngày nay. Giờ đây, tôi là người đồng sáng lập tổ chức quốc gia Có tên gọi Giới tính và sức khỏe phụ nữ. Chúng tôi thu thập tất cả dữ liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và chăm sóc cho bệnh nhân. Chúng tôi đang kết nối những giáo viên giảng dạy y học lại với nhau Đây là 1 công việc quan trọng. Nó đang thay đổi cách giảng dạy y học diễn ra từ trước đến giờ. Nhưng tôi tin tưởng họ. Tôi biết họ sẽ nhận ra giá trị của việc tập hợp nhiều góc nhìn về giới tính để áp dụng vào giáo án hiện nay. Đã đến lúc huấn luyện những người chăm sóc sức khỏe mai sau 1 cách đúng đắn. Và về phần mình, tôi là người đồng sáng lập một nhóm trong khoa Cấp cứu tại trường đại học Brown, tên Giới tính trong y học cấp cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để khẳng định khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ trong bệnh cấp cứu như đau tim, đột quỵ, nhiễm trùng máu và lạm dụng rượu bia, cồn, thuốc lá. Chúng tôi cũng tin rằng việc giáo dục là tối quan trọng. Chúng tôi đã và đang tạo ra mô hình giáo dục 360 độ. Chúng tôi có nhiều phần mềm cho bác sĩ, y tá, sinh viên và cho bệnh nhân. Bởi vì vấn đề này không thể chỉ do những người lãnh đạo ngành sức khỏe ôm hết. Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc tạo nên sự thay đổi. Nhưng tôi phải báo trước với các bạn: việc này không dễ dàng. Trên thực tế, nó khó khăn. Nó đang tạo sự thay đổi thiết yếu những gì chúng ta nghĩ về y học, sức khỏe và nghiên cứu. Nó thay đổi quan hệ của chúng ta trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhưng chúng ta không thể quay lại. Giờ đây, chúng ta biết vừa đủ để nhận ra rằng chúng ta đang đi sai hướng. Martin Luther King, Jr. đã nói: "Thay đổi không phải là điều tất yếu sẽ xảy ra mà phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài." Và bước đầu tiên để thay đổi chính là nhận thức. Đây không chỉ đơn thuần là phát triển việc chăm sóc sức khỏe ở phụ nữ. Nó là về việc cá nhân hóa, riêng biệt hóa chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Nhận thức này có năng lực cải biến việc chăm sóc sức khỏe cho đàn ông và phụ nữ. Và từ giờ trở đi, tôi muốn các bạn hỏi bác sĩ của mình liệu phương pháp trị liệu bạn đang nhận có được cụ thể hóa cho giới tính bạn chưa. Họ có thể không biết câu trả lời, tạm thời. Nhưng cuộc đối thọai được khơi mào và cùng nhau, chúng ta sẽ học hỏi. Hãy nhớ rằng, với tôi và đồng nghiệp của tôi trong lĩnh vực này: giới tính của bạn quan trọng. Cảm ơn. Xin chào. Hãy dành 1 ít phút để nhìn lại biểu tượng lớn nhất mọi thời đại, Leonardo da Vinci. Chúng ta đều quen thuộc với các tác phẩm tuyệt vời của ông -- những tranh vẽ, phác thảo, những phát minh, ghi chép. Nhưng chúng ta không biết gương mặt của ông ta. Có hàng ngàn cuốn sách đã được viết về ông, nhưng vẫn còn đó những tranh luận về gương mặt của ông. Thậm chí ngay cả tấm chân dung nổi tiếng này cũng bị nhiều nhà sử học bác bỏ. Vậy bạn nghĩ gì? Đây có phải là chân dung của Leonardo da Vinci hay không? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá. Leonardo vẽ mọi thứ xung quanh của ông. Ông vẽ người, cơ thể người, cây cỏ, động vật, cảnh quan, nhà cửa, nước, ông vẽ mọi thứ. Nhưng lại không vẽ gương mặt mình sao? Tôi thấy điều đó thật khó tin. Những họa sĩ đương thời đều tự vẽ chân dung, như bạn thấy ở đây. Chính diện hoặc 1 góc 3/4. Vậy chắc chắn là một người đam mê vẽ vời như Leonardo thì thế nào cũng đã nhiều lần tự vẽ chân dung của mình. Chúng ta thử khám phá nhé. Tôi nghĩ là nếu chúng ta chụp tất cả những tác phẩm của ông rồi tìm những bức vẽ chân dung thì chúng ta sẽ có thể tìm ra được. Do đó tôi đã xem qua hết tất cả các bản vẽ, có tới hơn 700 tác phẩm, và tìm những bức vẽ chân dung đàn ông. Thì có khoản 120 bức. Vậy cái nào mới là chân dung tự họa? Thật ra, chúng phải là gương mặt chính diện hoặc 1 góc 3/4. Vậy chúng ta có thể loại bỏ những tác phẩm vẽ mặt nghiêng. Chân dung của ông cũng phải được vẽ chi tiết. Nên chúng ta có thể loại bỏ những tác phẩm mờ nhạt được cách điệu hóa. Và chúng ta cũng biết rằng trong thời đại của ông, Leonardo là người rất đẹp trai. Nên chúng ta cũng loại bỏ được những tác phẩm biếm họa và những bức chân dung xấu xí. (Tiếng cười) Và nhìn lại thử xem -- chỉ có 3 tác phẩm phù hợp với tiêu chí. Và đây. Vâng, có tranh ông lão ở đây, và đây là bản phác thảo nổi tiếng Homo Vitruvianos. Và cuối cùng, là chân dung của một người thanh niên, "The Musician." Trước khi tìm hiểu thêm, tôi nên giải thích rằng tại sao tôi lại có thể nói về điều này. Tôi đã vẽ hơn 1100 chân dung. cho các tờ báo, cũng đã 300 -- 30 năm, xin lỗi, chỉ 30 năm thôi. (Tiếng cười) Nhưng tôi đã vẽ 1100 tác phẩm và rất hiếm các nghệ sĩ đạt được số lượng này. Nên tôi biết chút ít về vẽ vời và phân tích các khuôn mặt. Bây giờ chúng ta thử nhìn kĩ 3 bức chân dung này. Và hãy yên vị trên ghế, bởi vì khi tôi phóng to những bức hình này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng đều có trán rộng, chân mày ngang, mũi dài, môi nhỏ và cong, cằm đầy đặn. Tôi cũng không thể tin vào mắt mình khi lần đâu tôi nhận ra điều này. Chẳng có lý do gì để 3 tấm chân dung này lại giống nhau đến thế. Tất cả những gì chúng ta làm ở đây là tìm ra những tác phẩm giống như chân dung tự họa, và hãy xem, chúng rất giống nhau. Vậy chúng có được vẽ theo trật tự nào không? Chân dung của người thanh niên có lẽ được vẽ trước. Và bạn thấy đây là thời điểm mà những tác phẩm được vẽ, đây cũng là điều quan trong. Chúng được vẽ theo thứ tự rất khớp. Lúc đó Leonardo bao nhiêu tuổi? Liệu có phù hợp hay không? Có, chúng rất phù hợp. Đây là lúc ông ta 33, 38 và 63 tuổi. Vậy chúng ta có 3 tác phẩm, rất có thể là của cùng 1 người cùng độ tuổi của Leonardo ở thời điểm tác phẩm được sáng tác. Vậy làm sao biết được đó chính là ông ta chứ không phải ai khác? Chúng ta cần 1 cái gì đó để tham chiếu. Đây là tấm hình duy nhất của Leonardo được mọi người chấp nhận. Đây là một bức tượng David, được khắc bởi Verrocchio, mà trong đó Leonardo là người làm mẫu khi mới 15 tuổi. Và nếu chúng ta so sánh gương mặt của bức tượng, với gương mặt của "The musician", chúng ta có thể thấy chúng có chung những đặc điểm. Bức tượng là cái để đối chiếu, và nó liên kết những nhận dạng về Leonardo với 3 tác phẩm kia. Thưa quí vị, điều quý vị vừa nghe chưa được công bố ở bất cứ đâu cả. Quý vị là những người đầu tiên được nghe và chứng kiến tại TED. Biểu tượng của những biểu tượng cuối cùng cũng đã hiện diện. Và đây- Leonardo da Vinci. (Vỗ tay) Là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ mọi người hay hỏi tôi về những ảnh hưởng, Tôi hay gọi là thứ âm nhạc gia truyền của tôi. Và tôi có thể dễ dàng trả lời bạn rằng tôi đã được định hình bởi jazz và hip hop khi tôi lớn lên cùng chúng bằng các di sản của tổ tiên tôi Ethiopia, và bằng âm nhạc của tuổi thơ tôi những năm 1980 trên đài phát thanh. Nhưng ngoài thể loại, có một câu hỏi khác : âm thanh đời thường ảnh hưởng ra sao đến âm nhạc chúng ta tạo ra? Tôi tin rằng âm thanh hằng ngày có thể là nguồn cảm hứng bất ngờ nhất cho việc sáng tác và để xem xét ý tưởng này kỹ hơn một chút Hôm nay tôi sẽ nói về ba điều : thiên nhiên, ngôn ngữ và sự im lặng - hay đúng hơn là không có sự im lặng thực sự Và qua đây tôi hy vọng sẽ cho bạn thấy cảm giác về một thế giới đã và đang sống với âm nhạc, với mỗi người chúng ta được đối xử như những người tham gia tích cực , cho dù chúng ta biết điều đó hay không . Tôi sẽ bắt đầu với thiên nhiên nhưng trước khi nói về nó, hãy nghe nhanh đoạn này của một ca sĩ opera bắt đầu luyện giọng. nó ở đây (Ca sĩ opera hát) (kết thúc ) Nó thật tuyệt, phải không ? Tốt! Đó thực sự không phải là âm thanh của một ca sĩ opera khi bắt đầu hát. Đó là âm thanh của một con chim đã được làm giảm nhịp độ mà tai người nhận nhầm là âm thanh của chính con người. Nó được phát hành như là một phần của bản thu âm của một người Hunggary, Peter Szőke năm 1987 " The Unknown Music of Birds " nơi ông ghi lại âm thanh của nhiều loài chim và làm chậm nhịp độ của chúng. để khám phá ra những gì ẩn sâu trong âm thanh đó Hãy nghe đoạn ghi âm với tốc độ bình thường. (Tiếng chim hót) Bây giờ , chúng ta hãy nghe cả 2 đoạn vì vậy bộ não của bạn có thể đặt chúng cạnh nhau . ( Tiếng chim hót ở tốc độ chậm rồi tốc độ bình thường) ( Tiếng hát kết thúc ) Không thể tin được. Có lẽ các kỹ thuật hát của opera được truyền cảm hứng bởi tiếng chim hót . Là con người, chúng ta hiểu rằng các loài chim chính là các giáo viên âm nhạc của chúng ta. Tại Ethiopia , các loài chim được coi là một phần không thể thiếu của nguồn gốc chính bản thân âm nhạc. Câu chuyện là như thế này: 1.500 năm về trước , có một người đàn ông trẻ tuổi được sinh ra trong đế quốc Aksum , một trung tâm buôn bán lớn của thế giới cổ đại . Anh ta tên là Yared . Khi Yared lên bảy tuổi cha anh ta qua đời và mẹ của anh ta gửi anh tới sống với một người chú, một người linh mục của dòng tộc Ethiopia chính thống , một trong những giáo hội lâu đời nhất trên thế giới. Bấy giờ , đây là dòng tộc có kiến thức và sự thông thái, uyên bác sâu rộng và Yared đã phải học tập, nghiên cứu, rồi lại nghiên cứu và học tập và vào một ngày anh đang học ở dưới gốc cây, khi ba con chim bay tới phía anh Từng con một , những con chim ấy trở thành giáo viên của ta Chúng đã dạy cho anh ta âm nhạc - thực tế là những thang âm. Và Yared cuối cùng được công nhận là Thánh Yared , và đã sử dụng những thang âm đó để sáng tác ra 5 quyển thánh ca cho việc thờ phụng và kỷ niệm . Và ông đã sử dụng các thang âm đó để sáng tạo ra một hệ thống ký hiệu âm nhạc bản địa . Và các thang âm đó đã phát triển và được biết tới với tên gọi kiñit , sự độc đáo , âm ngũ cung , với năm nốt hệ thống kết hợp đó rất sống động và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở Ethiopia ngày nay . Bây giờ , tôi thích câu chuyện này bởi vì nó có thật trên nhiều phương diện. Thánh Yared là có thật, một nhân vật lịch sử, và thế giới tự nhiên có thể là giáo viên âm nhạc của chính chúng ta. Và chúng ta có rất nhiều ví dụ cho điều này: những người lùn Pygmy xứ Công Gô hòa âm những nhạc cụ của họ với tiếng hót của các loài chim trong khu rừng xung quanh họ Nhạc sĩ, chuyên gia những âm thanh tự nhiên Bernie Krause mô tả làm cách nào mà một môi trường lành mạnh với các loài động vật và côn trùng có thể tạo nên các dải tần số thấp, trung bình và cao theo đúng cái cách mà một bản giao hưởng tạo nên. Và vô số các tác phẩm âm nhạc được lấy cảm hứng từ âm thanh của loài chim và rừng núi Vâng, thế giới tự nhiên có thể là giáo viên văn hóa của chúng ta. Giờ chúng ta hãy đến với sự độc đáo trong ngôn ngữ của thế giới loài người Mỗi một ngôn ngữ giao tiếp với các mức độ thang âm khác nhau cho dù đó là tiếng phổ thông Trung Quốc , nơi một sự thay đổi trong biến tấu giai điệu cho ra các âm tiết ngữ âm giống nhau với một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau , cho đến một ngôn ngữ như tiếng Anh nơi mà một cái lên giọng ở cuối câu ... ( lên giọng ) ngụ ý cho một câu hỏi? (Cười ) Là một người phụ nữ Mỹ gốc Ethiopia , Tôi lớn lên với các ngôn ngữ của Amharic , Amhariña . Đó là ngôn ngữ đầu tiên của tôi , ngôn ngữ của cha mẹ tôi , một trong những ngôn ngữ chính của người Ethiopia . Và có một triệu lý do để yêu ngôn ngữ này : Chiều sâu của thi pháp , Yếu tố đa nghĩa của nó chất sáp và vàng của nó, sự hài hước, những câu tục ngữ của nó soi sáng sự thông thái và điên rồ của cuộc sống . Nhưng cũng có sự du dương này , một âm nhạc ngay trong xây dựng . Và tôi tìm thấy điều này rõ ràng nhất trong cái mà tôi thích gọi là nhấn giọng ngôn ngữ - Ngôn ngữ có nghĩa là làm nổi bật hay nhấn giọng hay từ bất ngờ này sang bất ngờ khác . Lấy ví dụ, chữ : " . Indey " Bây giờ , nếu có người Ethiopia trong số các khán giả, có lẽ họ đang cười khúc khích với chính họ, bởi vì từ này có nghĩa như kiểu: "Không!" hay "Làm thế nào anh ta có thể?" hoặc "Không, anh ấy đã không làm" Nó phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Nhưng khi tôi còn là một đứa trẻ , đó là từ mà tôi rất yêu thích và tôi nghĩ đó là bởi vì nó có âm cao. Nó có giai điệu Bạn hầu như có thể nhìn thấy hình dạng khi nó được bật ra từ miệng của một ai đó " Indey " - nó xuống , và sau đó lên trở lại. Và như nhạc sĩ, một nhà soạn nhạc , khi tôi nghe thấy từ đó , một cái gì đó như thế này trôi nổi trong tâm trí của tôi . (Âm nhạc và ca hát " Indey " ) (Âm nhạc kết thúc ) Hoặc lấy ví dụ , cụm từ cho " Nó là đúng" hoặc " Đó là chính xác " - "Lickih nehu ... Lickih nehu." Đó là một sự khẳng định , một thỏa thuận. "Lickih nehu." Khi tôi nghe thấy cụm từ đó, một cái gì đó như thế này bắt đầu đảo qua tâm trí của tôi . (Âm nhạc và ca hát " Lickih nehu " ) (Âm nhạc kết thúc ) Và trong cả hai trường hợp , những gì tôi đã làm đó là bắt nhịp giai điệu và những ca từ của những từ và cụm từ và tôi biến chúng thành các phần âm nhạc để sử dụng trong các tác phẩm ngắn . Và tôi thích viết các dòng bass, vì vậy cả hai đều đã kết thúc loại như những dòng âm bass . Bây giờ , điều này dựa trên tác phẩm của Jason Moran và những người khác người làm việc mật thiết với âm nhạc và ngôn ngữ, nhưng nó cũng là một cái gì đó tôi đã có trong đầu kể từ khi tôi là một đứa trẻ , làm thế nào mà âm nhạc cha mẹ tôi nghe khi họ nói chuyện với nhau và với chúng tôi. Nó tới từ chúng và từ Amhariña mà tôi đã học rằng chúng ta đang ngập trong sắc thái âm nhạc với mỗi từ ngữ mỗi câu mà chúng ta nói , từng chữ , từng câu mà chúng ta nhận được . Có lẽ bạn có thể nghe thấy nó trong những lời tôi nói ngay cả bây giờ . Cuối cùng , chúng tôi đi đến những năm 1950 Hoa Kỳ và công việc ảnh hưởng nhất của những người tiên phong thế kỷ 20 John Cage " 04:33 " bằng văn bản cho bất kỳ nhạc cụ hoặc sự kết hợp của các công cụ Các nhạc sĩ hay nhạc sĩ được mời để đi bộ lên sân khấu với một đồng hồ bấm giờ và mở tỷ số , mà thực sự đã được mua bởi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại - đó là điểm số Và số này có không một lưu ý duy nhất bằng văn bản và không có một lưu ý duy nhất chơi cho bốn phút và 33 giây . Và , cùng một lúc tức giận và vui thích, cho chúng ta thấy rằng ngay cả khi không có dây được gảy bằng ngón tay hoặc tay búa phím đàn piano , vẫn còn là âm nhạc, vẫn còn là âm nhạc, vẫn còn đó là âm nhạc. Và âm nhạc này là gì ? Nó là hắt hơi ở phía sau. (Cười ) Nó là âm thanh hàng ngày phát sinh từ các khán giả thân : ho , thở dài của họ , rustles của họ , thì thầm của họ , hắt hơi của họ phòng , gỗ của sàn nhà và các bức tường mở rộng và ký kết hợp đồng , ọp ẹp và rên rỉ với nhiệt và lạnh , các đường ống kêu lách cách và góp phần Và gây tranh cãi dù nó được, và thậm chí còn gây tranh cãi mặc dù nó vẫn còn, Điểm của khuôn là không có những điều như sự im lặng đúng . Ngay cả trong những môi trường im lặng nhất , Chúng tôi vẫn nghe và cảm nhận âm thanh của nhịp đập con tim của chúng ta. Thế giới sống động với các biểu hiện âm nhạc Chúng tôi đã đắm chìm . Bây giờ , tôi đã có thời điểm của riêng tôi , hãy nói, remixing John Cage một vài tháng trước đây khi tôi đang đứng ở phía trước của lăng bếp nấu ăn . Và nó đã trễ một đêm và nó đã được thời gian để khuấy động , vì vậy tôi nhấc nắp ra khỏi nồi nấu ăn và tôi đặt nó lên kệ bếp bên cạnh tôi , và nó bắt đầu quay trở lại làm cho âm thanh này . âm thanh cùa nắp kim loại kêu lách cách chống lại một truy cập ) ( tiếng lách cách kết thúc ) Và nó đã ngăn tôi bị lạnh . Tôi nghĩ , " Thật là một kỳ lạ ,mà chảo nấu có . " Vì vậy, khi đậu lăng đã sẵn sàng và ăn , Tôi gọi nó đến phòng thu sau vườn nhà tôi và tôi thực hiện điều này (Âm nhạc, bao gồm cả âm thanh của nắp, và ca hát) (Âm nhạc kết thúc ) Bây giờ , John Cage không được hướng dẫn nhạc sĩ để khai thác âm thanh cho kết cấu âm để biến thành âm nhạc . Ông ấy nói rằng ngày của riêng mình , môi trường trong âm nhạc có thể sinh sản rằng nó là hào phóng ,là màu mỡ , rằng chúng ta đã đắm chìm Nhạc sĩ , nhà nghiên cứu âm nhạc, bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia thính giác con người Charles Limb là một giáo sư tại Đại học Johns Hopkins và ông nghiên cứu âm nhạc và bộ não. Và anh có một lý thuyết rằng nó là có thể - có thể - rằng hệ thống thính giác của con người thực sự tiến hóa để nghe nhạc vì nó là phức tạp hơn rất nhiều hơn nó cần phải được cho ngôn ngữ của mình . Và nếu điều đó là sự thật, nó có nghĩa là chúng tôi đang cứng có dây cho âm nhạc, rằng chúng ta có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu , mà không có những điều như vậy như một sa mạc âm nhạc , rằng chúng ta là vĩnh viễn treo ra tại ốc đảo , và đó là kỳ diệu . Chúng tôi có thể thêm vào nhạc nền, nhưng nó đã được chơi . Và nó không có nghĩa là không học nhạc . Nhạc nghiên cứu , theo dõi dòng thanh của bạn và thưởng thức thăm dò mà . Nhưng có một loại âm thanh di truyền mà tất cả chúng ta thuộc về . Vì vậy, lần sau khi bạn đang tìm kiếm cảm hứng bộ gõ lựa chọn nào tốt hơn lốp xe của bạn , như họ cuộn qua các rãnh khác thường của xa lộ hoặc ghi trên bên phải bếp của bạn và rằng cách kỳ lạ mà nó nhấp chuột vì nó được chuẩn bị với ánh sáng. Khi tìm kiếm nguồn cảm hứng du dương, lựa chọn nào tốt hơn lúc bình minh và dàn nhạc hoàng hôn gia cầm hoặc cho nhịp nhàng tự nhiên của ngôn ngữ nhấn mạnh. Chúng tôi là những khán giả và chúng tôi là những nhà soạn nhạc và chúng tôi lấy từ những mảnh chúng tôi được đưa ra. Chúng tôi thực hiện, chúng tôi làm,làm,làm biết rằng khi nói đến bản chất hoặc ngôn ngữ hoặc âm thanh không có kết thúc với nguồn cảm hứng - nếu chúng ta đang lắng nghe. Cảm ơn (vỗ tay) Cha Daniel Berrigan đã từng nói rằng "viết về tù nhân cũng giống như viết về người chết." Tôi nghĩ ý của Cha là chúng ta đối xử với tù nhân như những bóng ma vậy. Họ vô hình và ''thấp cổ bé họng''. Làm lơ họ thì rất dễ và còn dễ hơn khi chính phủ nỗ lực lâu dài để che dấu họ. Là một nhà báo, tôi nghĩ những câu chuyện này về điều các nhân vật nắm quyền làm khi không ai theo dõi, chính là những câu chuyện chúng ta cần kể. Đó là lý do tôi bắt đầu điều tra những đơn vị trại giam thử nghiệm bí mật ở Mỹ, nơi giam những người gọi là khủng bố ''mức độ hai''. Chính phủ gọi những đơn vị này là Đơn vị Quản lý Liên lạc hay CMU. Tù nhân và quản giáo gọi chúng là ''Tiểu Guantanamo''. Chúng chính là những hòn đảo. Nhưng không như Gitmo, chúng tồn tại ngay đây, tại quê nhà, trôi nổi trong những nhà tù liên bang lớn hơn. Có 2 CMU. Một được mở bên trong nhà tù ở Terre Haute, Indiana, cái kia ở bên trong nhà tù này, ở Marion, Illinois. Cả hai đều không trải qua quá trình xét duyệt thông thường mà là bị luật pháp yêu cầu khi chúng được mở. Tù nhân CMU đều bị kết tội. Một vài trường hợp thì đáng ngờ và một vài trường hợp có liên quan đến đe dọa và bạo hành. Tôi không ở đây tranh luận về sự vô tội hay có tội của tù nhân nào. Tôi ở đây vì ngài Thẩm phán Toàn án Tối cao Thurgood Marshall đã nói, ''Khi cổng nhà tù khép lại, tù nhân không mất đi nhân tính của họ." Mỗi tù nhân tôi vừa phỏng vấn nói rằng có ba điểm sáng trong bóng tối nhà tù: gọi điện, thư từ và thăm nuôi từ gia đình. CMU không phải trại giam độc đoán, nhưng họ triệt để hạn chế những thứ trên đến độ bằng hay vượt xa những nhà tù khét tiếng nhất ở Mỹ. Điện thoại bị giới hạn còn 45 phút một tháng, so với 300 phút những tù nhân khác được phép. Thư từ bị giới hạn còn 6 tờ. Thăm nuôi bị giới hạn còn 4 giờ mỗi tháng, so với 35 giờ những người như kẻ đánh bom công viên Olympic Eric Rudolph được nhận ở nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm. Trên hết, thăm nuôi ở CMU cấm tiếp xúc nghĩa là tù nhân không được ôm cả thân nhân của họ. Theo lời một tù nhân CMU, ''Ở đây chúng tôi không bị tra tấn, ngoại trừ về mặt tâm lý.'' Chính phủ sẽ không tiết lộ ai bị giam ở đây. Nhưng thông qua tài liệu tòa án, yêu cầu thu âm mở và các cuộc phỏng vấn với các tù nhân cũ và hiện tại, vài cánh cửa sổ nhỏ vào CMU được mở ra. Khoảng 60 tới 70 tù nhân ở đây, và áp đảo là tín đồ Hồi giáo. Họ bao gồm những người như bác sĩ Rafil Dhafir, người vi phạm đạo luật kinh tế ở Iraq bằng việc cung cấp y tế cho trẻ em ở đó. Họ cũng bao gồm những người như Yassin Aref. Aref và gia đình bay tới New York từ Iraq của Saddam Hussein để tị nạn. Anh ta bị bắt giữ vào năm 2004 trong một phần chiến dịch truy kích của FBI. Aref là một lãnh tụ Hồi giáo và được yêu cầu chứng kiến một cuộc vay nợ, được xem là truyền thống văn hóa Hồi giáo. Nhưng hóa ra một trong những kẻ có liên quan đã cố lôi kéo ai đó vào trận chiến giả. Aref đã không biết. Vì vậy, anh ta bị buộc tội âm mưu viện trợ vật chất cho nhóm khủng bố. CMU cũng bao gồm một số tù nhân không theo đạo Hồi. Quản giáo gọi họ là ''người cân bằng,'' nghĩa là họ giúp cân bằng các nhóm chủng tộc, với hy vọng lách luật. Người cân bằng bao gồm các nhà hoạt động môi trường và vì quyền động vật như Daniel McGowan. McGowan bị buộc tội tham gia vào hai vụ phóng hỏa dưới cái tên bảo vệ môi trường như một phần của Mặt trận Giải phóng Trái đất. Trong thời gian ngồi tù, anh ta sợ rằng mình sẽ bị đưa tới một nhà tù bí mật được đồn là dành cho khủng bố. Thẩm phán bác bỏ toàn bộ những nỗi sợ đó, nói rằng chúng không có căn cứ. Nhưng có lẽ vì chính phủ đã không giải thích cặn kẽ lý do một số tù nhân bị đưa tới CMU, và ai chịu trách nhiệm cho những quyết định này. Khi McGowan được chuyển đi, anh ta được kể rằng bởi anh ta là ''kẻ khủng bố trong nước,'' thuật ngữ FBI thường dùng khi nói về các nhà hoạt động môi trường. Giờ đây, nên nhớ rằng có khoảng 400 tù nhân ở các nhà tù Mỹ bị phân loại là khủng bố, và số lượng tù nhân ở CMU thì đếm trên đầu ngón tay. Trường hợp của McGowan, anh ta từng bị giam ở một nhà tù an ninh lỏng lẻo và anh ta không vi phạm điều luật giao tiếp nào. Vậy, tại sao anh ta bị chuyển? Như những tù nhân CMU khác, McGowan thường xuyên hỏi về câu trả lời, một tin tức, hoặc một vài dịp kháng án. Ví dụ này từ một tù nhân khác cho thấy cách những yêu cầu được xem xét. ''Muốn chuyển đi.'' ''Bảo anh ta là không.'' Có lúc, quản lý nhà tù tự đề xuất việc chuyển McGowan ra khỏi CMU nhờ những hành vi tốt của anh ta, nhưng người quản lý bị thao túng bởi Cục Chống khủng bố trong nhà tù, cùng với Lực lượng Đặc nhiệm phòng chống Khủng bố thuộc FBI. Sau đó tôi nhận thấy McGowan thực sự bị đưa tới CMU không phải vì việc làm của anh ta, nhưng vì những gì anh ta nói. Bảng thông báo của Cục phòng chống Khủng bố có ghi hành vi của McGowan là ''Tín ngưỡng phản quốc.'' Trong tù, anh ta tiếp tục viết về các vấn đề môi trường, về việc các nhà hoạt động môi trường phải phản ảnh sai lầm và lắng nghe lẫn nhau. Lúc này, về công bằng, nếu bạn từng ở Washington, DC, bạn biết đấy, đây thật sự là một khái niệm cực đoan đối với chính phủ. (Cười) Thật ra tôi từng yêu cầu được thăm McGowan ở CMU. Và tôi đã được chấp nhận. Điều đó khá là sốc. Trước hết, vì tôi vừa diễn thuyết trên sân khấu này, tôi biết rằng FBI đã theo dõi công việc của tôi. Thứ hai, vì nó sẽ khiến tôi là nhà báo đầu tiên và duy nhất viếng thăm CMU. Tôi thậm chí nghĩ rằng thông qua Cục chống Khủng bố trong nhà tù, họ đã theo dõi các bài diễn thuyết, của tôi về CMU, như bài này. Nên sao tôi có thể được cho vào thăm chứ? Vài ngày trước khi tôi rời nhà tù, tôi đã có câu trả lời. Tôi được phép thăm McGowan với tư cách bạn bè, không phải nhà báo. Cánh nhà báo không được tác nghiệp ở đây. Các nhân viên CMU bảo McGowan rằng nếu tôi hỏi bất kỳ câu hỏi hay công khai câu chuyện nào, anh ta sẽ bị trừng phạt vì báo cáo của tôi. Khi đến thăm, quản giáo có nhắc tôi họ biết tỏng tôi là ai và công việc của tôi là gì. Và họ nói nếu tôi định phỏng vấn McGowan, chuyến thăm sẽ bị hủy. Cục phụ trách Nhà tù mô tả CMU như những ''đơn vị nhà ở khép kín.'' Nhưng tôi nghĩ rằng đó là cách Orwellian mô tả những hố đen. Khi thăm một CMU, bạn phải qua tất cả các trạm kiểm tra an ninh có thể. Nhưng sau đó im lặng đi bộ tới phòng thăm nuôi. Khi một tù nhân CMU được thăm nuôi, phần còn lại của nhà tù đặt dưới sự giám sát. Tôi được chỉ vào một căn phòng nhỏ, nhỏ đến nỗi dang tay ra là đụng tường. Có một quả cầu cỡ quả bưởi trên trần đảm bảo cuộc thăm nuôi được theo dõi bởi Cục phòng chống Khủng bố ở Tây Virginia. Tổng cục nhấn mạnh tất cả các cuộc thăm nuôi tù nhân CMU phải bằng tiếng Anh, một thử thách cho nhiều gia đình Hồi giáo. Có một tấm chắn mờ, kính chống đạn và bên kia là Daniel McGowan. Chúng tôi nói chuyện qua máy thu phát cầm tay gắn trên tường nói về sách và phim ảnh. Chúng tôi cố hết sức tìm lý do để cười. Để bớt nhàm chán và tự mua vui trong khi ở CMU, McGowan đã lan đi tin đồn rằng tôi là chủ tịch bí mật của một câu lạc bộ hâm mộ Twilight ở Washington (Cười) Xin lưu ý, tôi không phải đâu. (Cười) Nhưng tôi hy vọng FBI nghĩ rằng Bella và Edward là những mật danh khủng bố. (Cười) Trong suốt chuyến thăm, McGowan nói nhiều về cháu gái Lily, vợ Jenny và cảm giác bị tra tấn khi thậm chí không được ôm họ, khi không bao giờ được nắm tay họ. Ba tháng sau chuyến thăm, McGowan được chuyển ra khỏi CMU và rồi, không hề được cảnh báo, anh ta được chuyển trở lại. Tôi đã công khai những tài liệu CMU bị rò rỉ trên trang web của mình và Cục phòng chống Khủng bố nói rằng McGowan đã gọi cho vợ và bảo cô ấy mail họ. Anh ta muốn biết chính phủ nói gì về mình, và về việc anh ta bị chuyển trở lại CMU. Cuối cùng khi anh ta mãn hạn tù, câu chuyện của anh ta còn kinh dị hơn. Anh ta viết một bài báo cho tờ Huffington Post, ''Tài liệu tòa án chứng tỏ tôi bị đưa tới CMU vì lời nói đụng chạm chính trị.'' Ngày kế tiếp anh ta lại bị bắt giam vì lời nói chính trị của mình. Các luật sư nhanh chóng bỏ lãnh anh ta, nhưng thông điệp rất rõ ràng: Đừng nói về nơi này. Hôm nay, 9 năm sau khi chúng được mở bởi chính phủ tổng thống Bush, chính phủ đang lập ra những điều lệ về cách thứcvà lý do CMU được tạo ra. Theo Cục đặc trách Nhà tù, chúng dành cho những tù nhân với ''mục đích nêu gương.'' Tôi nghĩ rằng đó là cách hay khi nói rằng đây là nhà tù chính trị cho tù nhân chính trị. Tù nhân được đưa tới CMU vì chủng tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng chính trị của họ. Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự phân biệt quá lớn, hãy nhìn vào một vài tài liệu của chính phủ. Khi một số thư điện tử của McGowan bị loại bỏ bởi CMU, người gửi được đưa lý do rằng các bức thư được gửi ''cho tù nhân chính trị.'' Khi một tù nhân khác, nhà hoạt động vì quyền động vật Andy Stepanian, được đưa tới CMU, đó là vì những quan điểm chống tổ chức và chính phủ. Giờ, tôi biết thật khó để tin những điều này, rằng nó xảy ra ngay lúc này, và ở nước Mỹ. Nhưng sự thật vô hình là nước Mỹ có một lịch sử đen tối của tiền lệ bất cân trừng phạt con người vì tín ngưỡng chính trị của họ. Vào thập niên 1960, trước khi Marion là nhà của CMU, nó là quê hương của Cục Kiểm soát khét tiếng. Tù nhân bị giám sát nghiêm ngặt độc lập 22 giờ mỗi ngày. Người quản lý nói rằng Tổng cục muốn ''kiểm soát các động thái nổi loạn.'' Vào thập niên 1980, một thí nghiệm khác gọi là Lexington High Security Unit giam những phụ nữ liên quan tới đấu tranh tự phát Weather Underground, Black Liberation và Puerto Rican. Nhà tù hạn chế tuyệt đối liên lạc, dùng sự mất ngủ, và ánh đèn liên tiếp cho ''đối thoại ý thức.'' Rốt cuộc các nhà tù này cũng đóng cửa, nhưng chỉ qua chiến dịch của các nhóm tôn giáo và ủng hộ nhân quyền, như Amnesty International. Ngày nay, các luật sư dân quyền cùng trung tâm cho quyền lập pháp đang lên án CMU tại tòa vì tước bỏ pháp trình của họ trả đũa họ vì những phát biểu tôn giáo và chính trị. Nhiều tài liệu sẽ không bao giờ được phơi bày nếu không có những luật này. Thông điệp của tôi và các nhóm này hôm nay là các bạn phải tận mắt thấy cách tù nhân bị đối xử. Cách của họ là sự phản chiếu giá trị bên kia nhà tù. Chuyện không chỉ về các tù nhân. Mà về chính chúng ta. Về nhân quyền của chúng ta. Về lựa chọn chấm dứt những tội lỗi trong quá khứ. Nếu chúng ta không nghe chuyện về người chết mà Cha Berrigan kể, chúng sẽ sớm muộn thành chuyện của chính ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay kết thúc) Tom Rielly: Tôi có hai câu hỏi. Khi còn học cấp 3, tôi được học về luật Dân sự Hiến pháp, tự do ngôn luận, thông luật và khoảng 25 đạo luật và quyền lợi khác có vẻ như bị việc này vi phạm. Làm sao điều đó có thể xảy ra vậy? Will Potter: Đó là câu hỏi số 1 tôi được hỏi trong suốt quá trình làm việc của mình, và câu trả lời ngắn gọn là bởi người ta không biết. Tôi nghĩ phương án cho những loại tình huống, sự lạm quyền này, thật sự phụ thuộc vào hai điều. Chúng phụ thuộc vào việc nó đang thực sự diễn ra phương tiện và hiệu lực để thực sự tạo ra thay đổi. Và không may là với những tù nhân này, một, người ta không biết chuyện gì đang xảy ra cả và rồi họ vô tình bị tước đi quyền lợi những người mà không kết nối được với các luật sư, hay không nói tiếng Anh. Trong vài trường hợp, họ có đại diện như tôi từng đề cập, nhưng lại không có ý thức chung về điều đang xảy ra. TR: Vậy trong tù không đảm bảo quyền tiếp xúc hội đồng sao? WP: Văn hóa của ta có khuynh hướng khi người ta bị kết án, bất luận bản án là bất công hay hợp lý, bất cứ điều gì xảy ra với họ về sau đều được bảo đảm. Và tôi nghĩ đó là câu chuyện thực sự nguy hiểm và độc hại mà chúng ta có, mà cho phép những việc như thế xảy ra, khi công chúng chỉ để mắt qua quýt. TR: Tất cả các tài liệu trên màn hình này là thật đến từng chữ, không bị thay đổi, đúng chứ? WP: Đúng. Tôi vừa tải tất cả lên website của tôi. Đó là willpotter.com/CMU và là bản phụ chú cho buổi nói chuyện, để các bạn có thể tự xem qua tài liệu mà không cần đến các mẩu tin. Mọi người có thể xem bản đầy đủ. Tôi hầu như dựa vào tài liệu nguồn hoặc các cuộc phỏng vấn chính thức với các tù nhân cũ và hiện thời, với những người hàng ngày ở trong tình huống này. Và như tôi đã nói, bản thân tôi cũng đã ở đó. TR: Anh đang làm một công việc hết sức can đảm. WP: Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Vâng hình ảnh này là một ngôi làng nhỏ của Elle, rất gần Lista Nó nằm ở cực Nam của Na Uy. Và vào ngày 2 tháng 1 năm nay, một cụ già sống trong làng, đã đến để xem những gì trôi dạt vào bờ sau một cơn bão gần đây. Và trên một bãi cỏ gần cạnh bờ biển, ông ấy tìm thấy một bộ đồ lặn. Nó màu xám và đen, ông nghĩ bộ này chắc rẻ. Bên ngoài mỗi chân của bộ đồ lặn là 2 cái xương trắng dính vào nhau. Đó rõ ràng là xương người. Và như thường lệ, ở Na Uy, người chết được nhận dạng nhanh chóng. Cảnh sát bắt đầu công cuộc tìm kiếm Thông qua các báo cáo mất tích từ địa phương, các báo cáo mất tích toàn quốc, và tìm kiếm các nạn nhân bằng các mối liên hệ có thể. Nhưng họ không tìm thấy gì cả. Vì thế họ phải nhờ đến hồ sơ DNA, Và bằng đầu tìm kiếm xuyên quốc gia thông qua Interpol. Và vẫn vô ích. Đây là một người mà không hề bị báo mất tích. Đây có thể sẽ là một ngôi mộ không tên. Nhưng sau đó một tháng, Cảnh sát Na Uy nhận được một tin nhắn từ cảnh sát Hà Lan, 2 tháng trước, họ tìm thấy một thi thể, trong một bộ đồ lặn y hêt, họ không biết người này là ai. Nhưng sau đó cảnh sát Hà Lan đã tìm ra dấu vết của bộ đồ lặn bằng chip RFID được gắn trên bộ đồ lặn. Họ kết luận rằng cả hai bộ đồ lặn được mua cùng 1 vị khách tại cùng thời điểm ngày 7 tháng 10 năm 2014, trong một thành phố của Pháp Calais gần eo biển nước Anh. Nhưng đây là tất cả những gì họ tìm được. vị khách trả bằng tiền mặt. Không có việc ghi lại từ cửa hàng. Điều này trở nên nan giải vô cùng. Chúng tôi nghe câu chuyện này và nó kích thích tôi và đồng nghiệp, nhiếp ảnh gia Tomm Christansen, muốn trả lời câu hỏi: Họ là những ai? Vào lúc đó, tôi hầu như không nghe nói gì về Calais, Nhưng chỉ cần 2 đến 3 giây để tìm ra Calais được biết đến với 2 điều, Đó là một địa diểm ở châu Âu, rất gần với Anh, nhiều cư dân và người tị nạn sống trong các trại tị nạn họ cố gắng vượt biên sang Anh. Và đây có thể là một giả thiết hợp lý để nhận dạng hai người trên, Cảnh sát cũng dựa vào giả thiết này. Bạn, tôi và bất cứ ai đều có mối liên hệ với châu Âu khi bị mất tích ngoài khơi nước Pháp, mọi người đều biết. Bạn bè, người thân của bạn sẽ báo ngay bạn mất tích, Cảnh sát lập tức truy tìm bạn, truyền thông cũng sẽ biết, Sẽ có các bức hình bạn dán trên các cột đèn. Rất khó để biến mất không có dấu vết gì. Nhưng nếu bạn chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Syria, và gia định của bạn cũng chạy trốn, họ không cần thiết biết bạn đang ở đâu, và bạn đang ở đây bất hợp pháp trong số hàng ngàn người đến và đi mỗi ngày. Vì thế, nếu bạn biến mất một ngày kia thì chẳng ai biết cả. Cảnh sát cũng không thể tìm ra bạn vì không ai biết bạn mất tích. Và đây là những gì đã xảy ra với Shadi Omar Kataf và Mouaz Al Balkhi từ Syria. Tôi và Tomm đến Calais lần đầu vào tháng tư năm nay, Và sau 3 tháng điều ra, chúng tôi có thể biết được câu chuyện về hai người đàn ông trẻ chạy trốn khỏi cuộc chiến Syria, và chết tại Calais, họ đã mua đồ lặn và chết đuối sau rất nhiều nỗ lực để bơi qua eo biển nước Anh để đến Anh. Đây là câu chuyện về sự thật rằng mỗi người đều có tên tuổi. mỗi người có một câu chuyện, mỗi người là một ai đó trên thế gian này. Nhưng đây cũng là câu chuyện về người tị nạn ở châu Âu ngày nay. Vì thế đây là lí do chúng tôi bắt đầu công cuộc tìm kiếm. Tại Calais. Lúc này đây, khoảng 3500 đến 5000 người đang sống ở đây dưới điều kiện tồi tệ. Nơi đây có thể là trại tị nạn tồi nhất châu Âu Thiếu thực phẩm, thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bệnh tật và viêm nhiễm lây lan. Nhưng họ vẫn cố bám trụ ở đây để tìm cách sang Anh và để được bồi thường tị nạn. Và họ thường ẩn nấp phía sau xe tải chở hàng cho các chuyến phà hoặc là các tàu điện ngầm, Hoặc là họ nấp trong các đường hầm vào ban đêm hoặc là nấp trên tàu hỏa. Đa số họ đều muốn tới Anh vì biết tiếng Anh, và có thể dễ dàng bắt đầu cuộc sống mới ở nơi đây. Họ muốn làm việc, muốn học tập, Họ muốn tiếp tục cuộc sống. Nhiều người trong số đó học lên cao và là lao động lành nghề. Nếu bạn đến Calais và nói chuyện với người tị nạn, bạn sẽ gặp luật sư, nhà chính trị, kĩ sư, thiết kế đồ họa, nông dân, bộ đội. Bạn sẽ thấy toàn bộ xã hội. Nhưng nhiều người trong số đó bị mất tích và chúng tôi chỉ nói về người tị nạn và di cư, bởi vì chúng ta dựa vào thống kê. Trong số 60 triệu dân tị nạn trên toàn cầu, thì có khoảng nửa triệu người là vượt biên qua bờ Địa Trung hải để đến châu Âu trong năm nay và khoảng 4000 người ở lại Calais. Nhưng đó chỉ là những con số, điều này không nói lên điều gì cả về những người đó là ai, họ đến từ đâu và tại sao họ ở đây. Đầu tiên tôi muốn nói với bạn về một trong số đó. Đây là Mouaz Al Balkhi, 22 tuổi, đến từ Syria. Chúng tôi nghe kể về anh ta khi đến Calais lần đầu tìm đáp án cho giả thiết của 2 xác chết. Sau một hồi, chúng tôi nghe được câu chuyện về một chàng trai đến từ Syria, đã từng sống ở Bradford, nước Anh và anh đã tìm kiếm người thân cháu gái của anh - Mouaz - nhiều tháng trời Và rốt cuộc là, lần cuối mọi người nghe tin về Mouaz là vào ngày 7 tháng 10 năm 2014. Cùng ngày tìm thấy bộ đồ lặn. Vì thế chúng vội đến gặp chú của Mouaz và lấy mẫu DNA của ông, và lấy thêm mẫu DNA của người thân cận nhất với Mouaz đang sống tại Jordan. Kết quả là Cơ thể tìm thấy trong bồ độ lặn trên biển Hà Lan chính là Mouaz Al Balkhi. Và trong lúc chúng tôi đang điều tra, chúng tôi đã biết được câu chuyện của Mouaz. Anh sinh ra tại thủ đô Syria- Damascus- vào năm 1991. Anh sinh trưởng trong một gia đình trung lưu. và cha của anh là một kĩ sư hóa học người đã bị bỏ tù 11 năm vì theo phe chống đối chính trị ở Syria. Trong lúc cha anh ở tù, Mouaz đã nhận trách nhiệm nuôi dưỡng 3 em gái. Họ đều kể anh là một người anh tốt. Mouaz mong muốn học ngành kĩ sư điện tại trường đại học Damascus. 2 năm sau chiến tranh ở Syria gia đình anh rời khỏi Damacus và đến đất nước láng giềng, Jordan. Bố của anh không tìm được việc làm ở Jordan, và Mouaz không thể tiếp tục việc học, Và anh ấy nhận ra" điều tốt nhất tôi có thể làm để giúp gia đình là đi đến nơi nào đó để tiếp tục việc học hành và tìm được một việc làm." Vì thế anh đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tại đây, anh không được chấp nhận vào trường đại học nào, Vì anh rời khỏi Jordan như 1 người tị nạn nên anh không được trở về nữa. Vì thế anh quyết định đến Anh, nơi chú anh sinh sống. Anh đến Algeria và đi bộ tới Libya, Anh trả tiền cho người buôn lậu để giúp anh đến Italy bằng thuyền, và từ đó anh mới đến Dunkirk. thành phố kế bên Calais Chúng tôi biết anh đã thất bại ít nhất 12 lần để vượt qua eo biển Anh bằng việc nấp trong 1 xe tải. Nhưng anh vẫn không từ bỏ mọi hy vọng. Cái đêm chúng tôi biết anh còn sống, Anh đã ở trong 1 khách sạn rẻ rất gần ga tàu ở Dunkirk. Chúng tôi tìm thấy tên anh trên bảng báo cáo và có vẻ anh ở đó một mình. Một ngày sau đó, anh đến Calais và vào một cửa hàng thể thao khoảng 2 phút , trước 8h tối, anh đi cùng với Shadi Kataf. Họ mua 2 bộ đồ lặn và người phụ nữ trong cửa hàng là người cuối cùng thấy họ còn sống. Chúng tôi đã cố tìm ra nơi Shadi gặp Mouaz, nhưng không thể. Cả hai đều có hoàn cảnh tương tự nhau. Chúng tôi nghe kể về Shadi sau khi em họ anh, sống ở Đức, đọc một bài báo Ả rập về câu chuyện của Mouaz trên Facebook. Vì thế chúng tôi liên hệ ngay với anh ta. Shadi, lớn hơn Mouaz 2 tuổi, cũng lớn lên tại Damascus. Họ đều là những người chăm chỉ. Anh làm việc ở một xưởng xửa lốp xe và sau đó làm cho 1 công ty in. Anh ấy sống cùng gia đình nhiều thế hệ nhưng gia đình họ thường xuyên cãi vã. Sau đó gia đình anh chuyển đến vùng Camp Yarrmouk thuộc Damascus. Yarrmouk là nơi có điều kiện sống tồi tệ nhất trên Trái Đất. Họ bị quân đội đánh bom và bao vây. Và bị ISIS bắt giải Họ bị cắt nguồn cung cấp lương thực trong nhiều năm. Một đại sứ của Liên Hợp Quốc thăm họ vào năm ngoái, Ông ấy nói " Họ ăn cả cỏ đến nỗi không còn sót ngọn cỏ nào". Từ 150,000 người ban đầu, chỉ 18,000 người được tin còn sống sót tại Yarmouk. Shadi và em gái anh đã thoát khỏi Yarmouk Bố mẹ của họ vẫn ở Yarmouk. Shadi và 1 trong số em gái anh đến Libya sau cuộc lật đổ Gaddafi, nhưng trước khi Libya chuyển sang nội chiến đẫm máu. Và trong giai đoạn cuối ổn định của Libya, Shadi thành thạo lặn và dường như dành nhiều thời gian dưới nước. Anh ấy yêu đại dương vô cùng, Và cuối cùng anh ấy quyết định sẽ không ở Libya nữa, lúc đó là cuối tháng 8 ăm 2014, anh ấy hy vọng tìm được việc là 1 thợ lặn khi đến Ý. Nhưng thực tế không hề dễ dàng.. Chúng tôi không biết nhiều về chuyến đi của anh vì anh hầu như ít liên lạc với gia đình, chúng tôi biết anh ấy gặp khó khăn. khoảng cuối tháng 9, anh sống trên đường phố ở Pháp. Vào ngày 7 tháng 10, anh ấy gọi cho anh họ ở Bỉ, và nói về hoàn cảnh của mình. Anh ấy nói "Em đang ở Calais. Xin hãy giúp em lấy lại hành lý và laptop. Em không thể trả cho bọn buôn lậu để giúp em vượt biên sang Anh, nhưng em sẽ đi mua 1 bộ đồ lặn và em sẽ bơi qua." Anh họ của anh ấy, tất nhiên, cảnh báo anh ấy không được làm thế. Nhưng điện thoại Shadi hết pin, và điện thoại anh không bật lên lần nào nữa. Xác shadi được tìm thấy cách đây 3 tháng cách đây 800 km trong một bồ độ lặn ở 1 bãi biển Na Uy. Vẫn chờ người nhà đến mang xác anh về nhưng không ai trong gia đình anh ấy đến cả. Nhiều người nghĩ rằng câu chuyện của Shadi và Mouaz là một câu chuyện về hai cái chết, nhưng tôi không đồng ý. Tôi cho rằng câu chuyện này đặt ra hai câu hỏi cần chúng ta trả lời về một sống tốt hơn, và tôi đang cố làm gì để đạt được điều đó? Và tôi nghĩ, rất nhiều người ở đây cho rằng một cuộc sống tốt có nghĩa là có thể làm nhiều điều mà chúng ta cho rằng ý nghĩa có thể là dành thời gian nhiều hơn cho bạn bè và gia đình, hay du lịch đến một nơi đẹp đẽ nào đó, hay đơn giản là có thêm tiền để mua một vật dụng mới hoặc là một đôi giày thể thao mới. Và tất cả những điều này đều nằm trong tầm với của chúng ta. Nhưng nếu bạn đang ở trong vùng chiến tranh, câu trả lời dành cho hai câu hỏi trên vô cùng khác biệt. Một cuộc sống tốt đẹp là một cuộc sống được an toàn. Đó là một cuộc sống tốt về tinh thần. Một cuộc sống tốt đẹp là không có bom đánh vào nhà bạn, không phải lo sẽ bị thương tật, hay có thể đưa con trẻ tới trường, đi học đại học, hay chỉ là lao động để nuôi sống bản thân và người thân Một cuộc sống tốt đẹp là tương có thể có hoặc không bao giờ diễn ra, điều này thực sự là động lực mạnh mẽ cho mọi người. Và tôi không khó để tưởng tượng ra sau khi dành hàng tuần, thậm chí hàng tháng. để sống như một tầng lớp nghèo khổ sống trên đường phố, hay trong các trại tập trung bẩn thỉu với cái tên ngu ngốc đầy sự khinh miệt " the jungle", phần lớn chúng tôi sẽ cố để làm bất cứ điều gì. Nếu tôi có thể hỏi Shadi và Mouaz giây phút họ nhảy xuống dòng nước băng của eo biển Anh Họ sẽ nói điều gì, "Đây là rủi ro đáng để đánh đổi", bởi họ không còn lựa chọn nào cả. và họ thực sự tuyệt vọng, đó là thực tế cuộc sống của các cư dân tị nạn Tây Âu năm 2015. Cảm ơn Vỗ tay Bruno Giussani: Cảm ơn, Anders. Đây là Tomm Christiansen, tác giả của phần lớn bức ảnh bạn nhìn thấy hôm nay. Tomm, đã trở về Calais gần đây. Đây là lần trở lại thứ 3. Sau khi đã công bố trước dư luận trong tạp chí. Điều gì đã diễn ra ở đó? Bạn đã thấy được gì? Tomm Christiansen: Lần đầu khi chúng tôi ở Calais, có khoảng 1500 người tị nạn ớ đó. Tuy khó khăn nhưng họ vẫn rất lạc quan và hy vọng. Lần cuối chúng tôi đến, đã có nhiều trại hơn, khoảng 4000-5000 người. Có vẻ ở đây đã khá hơn và các tổ chức phi chính phủ đã can thiệp vào. Một ngôi trường nhỏ được mở. Nhưng những người tị nạn vẫn ở đây và chính phủ Pháp đã thắt chặt biên giới hơn, The Jungle đã phát triển hơn xưa, cùng với đó niềm hy vọng đang tắt dần trong những người tị nạn. BG: Anh có định trở lại không? Và tiếp tục tường thuật tin tức? TC: Tất nhiên là có. BG: Anders, tôi là nhà báo chính thức. và với tôi, thật thú vị khi ở trong trong thời buổi cắt giảm ngân sách vì khủng hoảng kinht ế Dagbladet đã chuẩn bị nhiều tư liệu cho câu chuyện hôm nay, để kể nhiều về trách nhiệm của báo chí, Nhưng làm sao để anh bán được cho các biên tập của báo? Anders Fjellberg: Lúc đầu thì không hề dễ, vì chúng tôi không thể biết những gì cần khai thác. và sau đó thì mọi sự rõ ràng chúng tôi có thể nhận ra người đầu tiên là ai chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, như đi bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì, hay thực hiện buổi nói chuyện hôm nay. BG: Đây là trách nhiệm của 1 biên tập Câu chuyện này đã được dịch và công bố ở rất nhiều nước châu Âu và sẽ còn tiếp tục lan rộng. Chúng tôi muốn đọc các tin tức mới nhất từ bạn. Cảm ơn Anders. Cảm ơn Tomm (Vỗ tay) Một vài năm trước, cùng với một đồng nghiệp, Emmanuelle Charpentier, tôi đã phát minh ra một loại công nghệ mới để chỉnh sửa gene. Nó được gọi là CRISPR-Cas9. Công nghệ CRISPR cho phép các nhà khoa học tạo ra những thay đổi trong DNA của tế bào từ đó cho phép chúng ta chữa được các bệnh về gene. Các bạn cũng có thể muốn biết rằng công nghệ CRISPS ra đời từ một chương trình nghiên cứu cơ bản với mục đích tìm ra cách thức vi khuẩn tấn công sự lây nhiễm của virus. Vi khuẩn phải đối phó với virus trong môi trường của chúng, và chúng ta có thể hình dung sự lây nhiễm virus như một quả bom hẹn giờ -- một con vi khuẩn chỉ có vài phút để tháo kíp quả bom trước khi nó bị tiêu diệt. Thế nên, tế bào của nhiều vi khuẩn có hệ thống thích nghi miễn nhiễm gọi là CRISPR, cho phép chúng phát hiện DNA của virus và tiêu diệt chúng. Một phần của hệ thống CRISPR là một loại protein được gọi là Cas9, có khả năng tìm kiếm, cắt bỏ và cuối cùng làm rã DNA của virus theo một cách đặc biệt. Và qua quá trình nghiên cứu để hiểu được hoạt động của loại protein Cas9 này, chúng tôi nhận ra rằng có thể khai thác chức năng của nó như là một công nghệ kỹ thuật gen -- một cách để các nhà khoa học bỏ hay chèn những 'bit' đặc biệt của DNA vào tế bào với một độ chính xác khó tin -- điều đó có thể đem đến cơ hội để thực hiện những điều hoàn toàn không thể trong quá khứ. Công nghệ CRISPR đã được dùng để thay đổi DNA trong tế bào của chuột, khỉ, và những sinh vật khác nữa. Các nhà khoa học Trung Quốc gần đây chỉ ra rằng họ thậm chí có thể dùng CRISPR để thay đổi gen trong phôi người. Các nhà khoa học ở Philadenphia chỉ ra họ có thể dùng CRISPR để loại bỏ DNA của virus HIV tích hợp từ tế bào bị nhiễm của con người. Cơ hội để thực hiện kiểu chỉnh sửa gene này cũng dấy lên nhiều vấn đề về đạo đức mà chúng ta cần phải xem xét, bởi vì công nghệ này có thể được ứng dụng không chỉ trên tế bào người trưởng thành, mà còn trên các phôi thai sinh vật, trong đó có chúng ta. Thế nên, cùng với các đồng nghiệp, tôi kêu gọi một cuộc đối thoại toàn cầu về công nghệ mà tôi đã đồng phát minh, nhờ đó chúng ta có thể cân nhắc tất cả những tác động về đạo đức và xã hội của một công nghệ như thế này. Điều tôi muốn làm ở đây là trình bày cho các bạn biết công nghệ CRISPR là gì, điều nó có thể làm, vị trí của chúng ta ngày nay, và tại sao tôi nghĩ chúng ta cần bước đi thận trọng trong việc ứng dụng công nghệ này. Khi virus lây nhiễm tế bào, chúng tiêm DNA của chúng vào. Và trong một con vi khuẩn, hệ thống CRISPR làm DNA đó bị loại ra khỏi virus và chèn một số bit vào nhiễm sắc thế -- DNA của vi khuẩn. Và những bit tích hợp DNA của virus được chèn vào vị trí gọi là CRISPR. CRISPR viết tắt từ "Cluster Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats" ( Nhóm thường xuyên bị rời ra bởi sự lặp lại xuôi-ngược ngắn)(Cười) Thật líu lưỡi -- đó là tại sao chúng tôi sử dụng từ viết tắt CRISPR. Nó là một cơ chế cho phép các tế bào ghi chép, qua thời gian các virus nó đã gặp phải. Và quan trọng là, những bit DNA được truyền cho các tế bào con cháu, thế nên các tế bào được bảo vệ khỏi virus không chỉ trong một thế hệ, mà còn trong nhiều thế hệ tế bào. Điều này cho phép các tế bào giữ các bản ghi chép về việc lây nhiễm, và như đồng nghiệp của tôi, Blake Wiedenheft, thích nói kiểu, điểm CRISPR là một tấm thẻ gene vắc-xin hiệu quả trong các tế bào. Ngay khi những bit DNA đó được chèn vào nhiễm sắc thể vi khuẩn, tế bào liền tạo ra một bản sao chép nhỏ của một phân tử gọi là RNA, là phần màu cam trong hình, đó là một bản sao chép chính xác DNA của virus. RNA là anh em họ hàng của DNA, và nó cho phép sự tương tác với các phân tử DNA có một trình tự phù hợp. Thế nên một số ít bit của RNA từ điểm CRISPR liên kết -- chúng nối -- với protein tên là Cas9, là phần màu trắng trong hình, và hình thành một phức hợp có chức năng như một lính canh trong tế bào. Nó dò tìm toàn bộ DNA trong tế bào, để tìm ra vị trí trùng hợp với chuỗi RNA mà nó liên kết. Và khi tìm thấy những vị trí đó -- như các bạn thấy ở đây, phân tử màu xanh là DNA -- phức hợp kia liên kết với DNA đó và cho phép Cas9 cắt đứt DNA virus. Nó bẻ rất chính xác. Thế nên chúng ta có thể hình dung phức hợp canh gác Cas9 RNA như một cây kéo có thể cắt đứt DNA -- nó tạo ra một đoạn gãy hai đầu trong chuỗi xoắn DNA. Và quan trọng là, phức hợp này có khả năng lập trình, nên nó có thể được lập trình để phát hiện ra những chuỗi DNA đặc biệt, và bẻ gãy DNA tại điểm đó. Như tôi sẽ nói lúc này, chúng ta nhận ra rằng hoạt động này có thể được khai thác cho ngành kỹ thuật gene, cho phép tế bào tạo nên một thay đổi chuẩn xác trên DNA tại vị trí bẻ gãy đã được xác định. Tương tự như cách chúng ta sử dụng chương trình soạn thảo văn bản để sửa lỗi đánh máy trên văn bản. Lý do chúng tôi nghĩ đến việc sử dụng hệ thống CRISPR cho ngành kỹ thuật gene là vì các tế bào có khả năng phát hiện DNA bị vỡ và sửa chữa chúng. Nên khi một tế bào lá cây hay động vật phát hiện ra đoạn gãy hai đầu trong DNA, chúng có thể sửa lại đoạn gãy đó, bằng cách dán hai đầu DNA đó lại với nhau bằng một vài thay đổi nhỏ trong chuỗi tại vị trí đó, hoặc nó có thể sửa đoạn gãy bằng cách tích hợp một đoạn DNA mới tại vị trí bị cắt. Thế nên nếu chúng ta có cách để chỉ ra những đoạn gãy hai đầu cho DNA tại những vị trí chính xác, chúng ta có thể kích hoạt tế bào sửa chữa các đoạn gãy đó, bằng sự phá vỡ hoặc hợp nhất thông tin di truyền mới. Do đó nếu chúng ta có khả năng lập trình công nghệ CRISPR để tạo ra một đoạn gãy trong DNA tại vị trí đúng hay gần đoạn đột biến, ví dụ gây nên bệnh xơ nang, chúng ta có thể kích hoạt các tế bào sửa lại phần đột biến đó. Kỹ thuật gene thật ra không phải là mới, nó đã được phát triển từ những năm 1970s. Chúng ta đã có các công nghệ giải mã DNA, sao chép DNA, hay thậm chí thao tác trên DNA. Và những kỹ thuật này rất hứa hẹn, thế nhưng vấn đề ở đây là chúng hoặc là không hiệu quả, hoặc là quá khó để sử dụng nên đa số các nhà khoa học không ứng dụng chúng trong phòng thí nghiệm của riêng họ, hay dĩ nhiên là cho nhiều ứng dụng y khoa. Thế nên, cơ hội để đưa một loại công nghệ như CRISPR vào sử dụng là rất hấp dẫn, bởi vì nó khá đơn giản. Chúng ta có thể nghĩ đến những công nghệ kỹ thuật gene cũ hơn giống như việc phải nối dây máy tính của bạn lại mỗi khi bạn muốn chạy một phần mới của phần mềm, trong khi CRISPR giống như một phần mềm cho gene, chúng ta có thể lập trình nó dễ dàng, bằng cách dùng một vài bit của RNA. Thế nên một khi đoạn gãy hai đầu được tạo ra trong DNA, chúng ta có thể kích hoạt sửa chữa, và bằng cách đó có tiềm năng thực hiện được những thứ đáng kinh ngạc, như việc hiệu chỉnh các đột biến gây nên bệnh thiếu hồng cầu hình liềm hay bệnh Huntington. Tôi thật sự nghĩ rằng những ứng dụng đầu tiên của công nghệ CRISPR sẽ áp dụng cho máu, nơi việc đưa công cụ này vào tế bào khá dễ dàng, so với các mô cứng. Ngay lúc này, có rất nhiều dự án đang tiến hành ứng dụng trên các mẫu động vật mang bệnh của người, như chuột. Công nghệ này đang được sử dụng để tạo ra những thay đổi chính xác cho phép chúng ta nghiên cứu cách thức mà những thay đổi này trong DNA của tế bào tác động lên mô, hoặc trong trường hợp này, lên toàn bộ cơ quan. Bây giờ, trong ví dụ này, công nghệ CRISPR đã được dùng để phá vỡ một gene bằng cách gây ra một sự thay đổi nhỏ trong DNA, trong gene chi phối màu lông đen của những chú chuột. Tưởng tượng rằng những chú chuột trắng khác với đám bạn mới đẻ khác màu của chúng chỉ một chút thay đổi ở một gene trong toàn bộ hệ gene, và ngoài ra thì chúng y như bình thường. Và khi chúng tôi giải mã DNA từ những con vật này, chúng tôi phát hiện ra sự thay đổi trong DNA diễn ra ngay chính xác tại vị trí mà chúng tôi đã tạo ra, bằng cách sử dụng công nghệ CRISPR. Các thí nghiệm bổ sung đang được thử ở các loài vật khác có ích trong việc tạo ra mẫu vật cho bệnh ở người, như khỉ. Và ở đây, chúng tôi thấy rằng, chúng tôi có thể sử dụng hệ thống này để kiểm chứng việc ứng dụng công nghệ này trên những mô đặc biệt, ví dụ như, tìm ra cách thức đưa CRISPR vào tế bào. Chúng tôi cũng muốn biết rõ hơn cách làm thế nào để điều khiển việc sửa chữa DNA sau khi bị cắt, và cũng để tìm ra cách điều khiển và giới hạn bất kỳ kiểu trật mục tiêu nào, hay những tác dụng ngoài ý muốn trong việc sử dụng công nghệ này. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy được ứng dụng y khoa của công nghệ này, dĩ nhiên là ở người lớn, trong vòng 10 năm tới. Tôi nghĩ, rất có thể chúng ta sẽ có các thử nghiệm y khoa lâm sàng và thậm chí các phương pháp điều trị được phê chuẩn trong thời gian đó, đó là điều thật sự rất phấn khích khi nghĩ đến. Và bởi vì sự phấn khích xoay quanh công nghệ này, hiện có nhiều sự quan tâm từ các công ty start-up được thành lập để thương mại hóa công nghệ CRISPR, và nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đang đầu tư vào những công ty này. Nhưng chúng ta cũng phải xem xét đến việc CRISPR có thể được dùng vào những thứ như 'sự nâng cấp'. Tưởng tượng rằng chúng ta có thể thử thiết kế con người có những đặc tính nâng cao, như xương khỏe hơn, hay ít bị ảnh hưởng bởi các bệnh về tim mạch hay thậm chí có những đặc tính mà chúng ta có thể khát khao, như có màu mắt khác, hay cao hơn, đại loại như thế. "con-người-tái-thiết-kế", nếu bạn muốn. Hiện nay, thông tin về gene để biết được những loại gene nào có thể nắm giữ những đặc tính này hầu như chưa được biết đến. Thế nhưng điều cần biết là công nghệ CRISPR cho chúng ta một công cụ để tiến hành những thay đổi đó, một khi những kiến thức đó đã sẵn sàng. Điều này dấy lên một số nghi vấn đạo đức mà chúng ta cần thận trọng xem xét, và vì vậy tôi và các đồng nghiệp kêu gọi một sự tạm ngưng toàn cầu các ứng dụng CRISPR trong y khoa lên phôi thai con người, để chúng ta có thời gian thật sự xem xét đến tất cả những tác động tiềm ẩn của việc làm đó. Và thật ra, có một tiền lệ quan trọng cho việc tạm ngưng này, từ những năm 1970, khi các nhà khoa học tập trung lại để kêu gọi việc tạm ngừng sử dụng nhân bản phân tử, đến khi có thể cẩn thận kiểm tra và phê chuẩn độ an toàn của công nghệ này Thế nên, những người-được-thiết-kế-gene vẫn chưa tồn tại giữa chúng ta, nhưng đây không còn là khoa học viễn tưởng nữa. Những loài động-thực-vật-thiết-kế-gene hiện đã được tạo ra. Và một trách nhiệm to lớn được đặt ra trước mắt chúng ta, để cân nhắc cẩn thận cả những hậu quả vô ý cũng như những ảnh hưởng chủ ý của một bước đột phá khoa học. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Vỗ tay chấm dứt) Bruno Giussani: Jennifer, đây là một công nghệ có tầm ảnh hưởng rất lớn, như cô đã chỉ ra. Thái độ của cô với việc kêu gọi sự tạm ngưng hay trì hoãn hay cách ly xem xét là cực kỳ có trách nhiệm. Tất nhiên, công nghệ này mang đến kết quả điều trị, nhưng cũng có những thứ 'ngoài điều trị' nữa và chúng dường như là thứ tạo nên sức kéo, nhất là với truyền thông. Một trong những vấn đề mới nhất trên tờ The Economist -- "Chỉnh sửa loài người" Tất cả là về việc nâng cấp gene, không phải về hoạt động chữa trị. Khi trở lại vào tháng 3, cô được phản hồi thế nào từ các đồng nghiệp trong giới khoa học, khi cô kêu gọi hay đề nghị rằng chúng ta nên thật sự tạm dừng việc này lại. Jennifer Doudna: Tôi nghĩ, đồng nghiệp của tôi thật sự vui mừng khi có cơ hội để thảo luận công khai vấn đề này. Điều thú vị là khi tôi nói chuyện với mọi người, những nhà khoa học cũng như những người khác, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Vậy nên rõ ràng đây là một chủ đề cần xem xét và thảo luận cẩn thận. BG: Có một cuộc họp lớn sẽ diễn ra vào tháng 12 mà cô và các đồng nghiệp đang thu hút, cùng với Viện Hàn Lâm Khoa Học và những người khác, cô hy vọng điều gì sẽ đạt được từ cuộc họp đó, một cách thiết thực? JD: Tôi mong chúng ta có thể phát sóng quan điểm của rất nhiều cá nhân và những bên liên quan khác nhau, những người muốn suy nghĩ về cách sử dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm. Cũng có thể nó sẽ không đạt được một quan điểm nhất trí nào, nhưng tôi nghĩ chúng ta chí ít nên hiểu mọi vấn đề ở đây là gì khi ta đi xa hơn. BG: Hiện giờ, các đồng nghiệp như George Church, ví dụ, tại Harvard, họ nói , "Ya, vấn đề về đạo đức cơ bản chỉ là nghi vấn về sự an toàn. Cứ kiểm tra liên tục ở động vật, trong phòng thí nghiệm, và khi chúng ta cảm thấy nó đủ an toàn, chúng ta sẽ tiến hành nó trên người," Vậy, đó là một trường phái tư tưởng khác, rằng chúng ta nên thật sự nắm bắt cơ hội này và tiến hành nó. Liệu có thể có một sự chia tách diễn ra trong giới khoa học về vấn đề này? Ý tôi là chúng ta sẽ thấy một số người phản đối vì họ có những băn khoăn về đạo đức, và một số khác thì cứ vậy bước tiếp bởi vì một số nước thiếu kiểm soát hay chẳng kiểm soát gì chuyện đó. JD: Tôi nghĩ, bất kỳ công nghệ mới nào, đặc biệt là với thứ như thế này, sẽ có một loạt các quan điểm khác nhau, và tôi nghĩ điều đó là hoàn toàn có thể hiểu được. Tôi nghĩ rằng cuối cùng, công nghệ này sẽ được sử dụng cho hoạt động kỹ thuật gene con người, nhưng tôi nghĩ hành động mà không hề có sự xem xét và thảo luận cẩn thận về những mối nguy hại và biến chứng tiềm tàng. sẽ là một việc vô trách nhiệm. BG: Có rất nhiều công nghệ và nhiều lĩnh vực khoa học khác đang được phát triển theo cấp số nhân, rất giống công nghệ của cô. Tôi đang nghĩ đến trí tuệ nhân tạo, robot tự động, vân vân. Dường như chẳng ai -- ngoại trừ robot tự động chiến đấu -- dường như chẳng ai phát động đối thoại giống thế này về những lĩnh vực đó, kêu gọi về một sự tạm ngưng. Cô có nghĩ cuộc đối thoại này có thể trở nên bản kế hoạch cho các lĩnh vực khác? JD: Tôi nghĩ rất khó để các nhà khoa học rời khỏi phòng thí nghiệm. Nói về bản thân tôi, có một chút không thoải mái khi làm điều đó. Nhưng tôi thật sự nghĩ rằng việc tham gia vào sự hình thành điều này, thật sự đặt tôi và các đồng nghiệp vào một ví trí cần gánh vác trách nhiệm. Và tôi sẽ nói rằng tôi tất nhiên hy vọng rằng các công nghệ khác cũng sẽ được xem xét như vậy, cũng như chúng ta sẽ muốn xem xét đến thứ gì có thể có tác động tiềm ẩn trong các lĩnh vực khác ngoài sinh học. BG: Jennifer, cảm ơn cô đã đến với TED. JD: Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng việc mời tất cả các bạn đi đến nơi hạnh phúc của mình. Đúng, nơi hạnh phúc của bạn, Tôi biết các bạn ai cũng có 1 chỗ cho dù nó là giả đi chăng nữa. (Cười) Được rồi, có thoải mái không? Tốt. Bây giờ, các bạn hãy trả lời trong đầu những câu hỏi sau. Có bất cứ tia sáng sáng nào tại nơi hạnh phúc của bạn không? Hoặc là có cái bàn nhựa nào không? Sàn nhà bằng Po-li-ét-te? Điện thoại di động? Không à? Tôi nghĩ rằng ai cũng biết nơi hạnh phúc của mình là một nơi đâu đó đầy tự nhiên, ở ngoài trời -- trên bãi biển, kế bên lò sưởi. Chúng ta đang đọc sách, ăn uống, hoặc ngồi đan. Và xung quanh chúng ta là ánh sáng tự nhiên và những yếu tố hữu cơ Những gì tự nhiên làm chúng ta hạnh phúc. Và hạnh phúc là 1 động cơ tuyệt vời; chúng ta tranh đấu cho hạnh phúc. Có lẽ đó là lý do chúng ta luôn đang thiết kế lại mọi thứ. với hy vọng rằng giải pháp của chúng ta có lẽ là tự nhiên hơn. Hãy bắt đầu từ đó nhé -- với ý niệm rằng thiết kế tốt sẽ cho cảm giác tự nhiên. Điện thoại của bạn rất là không thuộc tự nhiên. Và bạn có lẽ nghĩ là bạn bị nghiện điện thoại, nhưng bạn thưc ra không phải vậy. Bạn không bị nghiện những thiết bị, bạn bị nghiện bởi những thông tin chảy qua qua chúng. Tôi tự hỏi các bạn hạnh phúc trong nơi hạnh phúc của mình bao lâu nếu thiếu vắng những thông tin từ thế giới bên ngoài. Tôi hứng thú in cách chúng ta truy cập những thông tin đó, cách chúng ta nếm trải nó. Chúng ta đang chuyển dời từ 1 thời kỳ của những thông tin cố định, được lưu trữ trong sách vở và thư viện và bến xe bus, qua 1 thời kỳ của thông tin số, tới 1 thời kỳ của thông tin bất định, nơi mà con trẻ của bạn sẽ có thể truy cập được mọi thứ, ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào, từ vật lý lượng tử đến việc trồng nho thời trung cổ, từ thuyết giống loại cho đến thời tiết của ngày mai, chỉ giống như bật công tắc bóng đèn -- Hãy tưởng tượng. Con người cũng thích những công cụ đơn giản. Điện thoại của bạn thì không đơn giản tí nào. Cái nĩa mới là 1 công cụ đơn giản. (Tiếng cười) Và chúng ta không thích chúng được làm bằng nhựa, cũng như tôi thật sự không thích điện thoại của tôi lắm -- đó không phải là cách mà tôi muốn trải nghiệm thông tin. Tôi nghĩ phải có những giải pháp tốt hơn là 1 thế giới qua trung gian màn hình. Tôi không ghét màn hình, nhưng tôi không cảm thấy -- và tôi không nghĩ mọi người chúng ta cảm thấy tốt về việc chúng ta dành thì giờ ngồi thườn thượt trước chúng. May mắn thay, những công ty công nghệ lớn dường như cũng đồng ý. Họ đã thật sự đầu tư lớn và cảm ứng và giọng nói và cử chỉ, và cả cảm xúc -- những điều mà có thể biến những đối tượng vô tri giác, như chiếc tách, và tiêm chúng với sự thần kỳ của internet, có khả năng biến đổi cả đám mây số này thành những thứ mà chúng ta có thể chạm và di chuyển được. Các bậc phụ huynh chán nản trước thời gian trên màn hình chỉ cần những đồ chơi vật lý số dạy dỗ con e đọc, cũng như những cửa hàng ứng dụng gia đình an toàn. Và tôi nghĩ, thật sự, điều đó đã thật sự đang diễn ra. Thực tế phong phú hơn những màn hình nhiều. Ví dụ, tôi yêu mến sách. Đối với tôi chúng là những cổ máy thời gian -- phản ứng nguyên tử và phân tử trong không gian, từ thời khắc chúng được tạo ra cho đến thời điểm mà tôi nhận biết. Nhưng nói thật, nội dung giống hệt trên điện thoại của tôi. Vì vậy cái gì làm nên 1 trải nghiệm phong phú hơn 1 màn hình? Ý tôi là, theo cách khoa học. Chúng ta cần những màn hình, dĩ nhiên rồi. Tôi sắp chiếu 1 đoạn phim, tôi cần màn hình lớn. Nhưng bạn có thể làm nhiều điều hơn với những chiệc hộp ma thuật này. Điện thoại của bạn không phải là cánh cửa Internet tồi. (Tiếng cười) Chúng ta có thể xây dựng những thứ-- những thứ vật chất, sử dụng vật lý học và những điểm ảnh, để có thể tích hợp Internet vào thể giới xung quanh ta. Và tôi sẽ cho các bạn xem 1 vài ví dụ của chúng. Cách đây không lâu, tôi có làm việc với 1 cơ quan thiết kế, tên là Berg, trong 1 khám phá về việc Internet sẽ thực sự trông ra sao nếu không có các màn hình. Và chúng đã cho chúng tôi thấy 1 dãy các cách rằng ánh sáng có thể làm việc được với những bộ phận giác quan và vật lý đơn giản để đem Internet vào đời sống, để làm cho nó hữu hình. Giống như thiết bị xem Youtube tuyệt vời này. Và điều này là 1 cảm hứng cho tôi. Tiếp đó tôi đã làm việc với một cơ quan của Nhật, AQ, trong 1 dự án nghiên cứu về sức khỏe tâm thần. Chúng tôi muôn tạo ra 1 vật thể có thể thu được dữ liệu chủ quan quanh những cảm giác lâng lâng mà rất cần thiết để chuẩn đoán. Vật thể này thu lại cái chạm của bạn. bạn sẽ phải ấn nó rất mạnh nếu bạn tức giận, hoặc là đánh vào nó nếu bạn bình tĩnh. Nó giống như 1 biệu tượng cảm xúc số. Và sau đó bạn có thể thăm lại những thời điểm đó sau này, và thêm thông tin để chúng được online. Hẩu hết, chúng ta đều muốn tạo ra 1 thứ thân thiết, xinh đẹp có thể sống trong túi áo của mình và được yêu thương. Ống nhòm thực sự là 1 món quà sinh nhật cho lễ kỉ niệm thứ 40 của Nhà Hát Sydney. Những người bạn của chúng ta ở Tellart ở Boston đã đem theo cặp cống nhòm đường phố, loại mà các bạn có thể tìm thấy trong tòa nhà Quốc Hội, và họ gắn chúng với hộp nhìn 360 độ của các biêu tượng di sản danh lam thế giới khác -- (Tiếng cười) sử dụng ngắm đường phố. Và sau đó chúng tôi đặt chúng dưới các bậc thang. Chúng đã làm nơi này trở nên rất chất, 1 sự tái chiếm đơn giản, hoặc giống như là 1 cổng thông tin đến những biểu tượng khác. Bạn có thể nhìn thấy Versailles hoặc túp lều của Shackleton. Về cơ bản, nó là thực tế ảo của những năm 1955. (Tiếng cười) Trong văn phòng chúng ta sử dụng banh để trao đổi URL. Điều này là cực kỳ đơn giản, nó giống như chiếc thẻ Opal của bạn vậy. Về cơ bản bạn đặt 1 cái website trên cái chíp nhỏ ở đây, và rồi bạn làm thế này và ... bosh! -- website xuất hiện trên điện thoại của bạn. Nó mất khoảng 10 cent. Vận động viên môi trường là 1 dự án mà tôi đang làm việc với Grumpy Sailor và Finch, tại Sydney đây. Và tôi rất hào hứng về những điều có thể diễn ra khi bạn quăng điện thoại sang 1 bên và bạn đem các bit vào các cây, và con trẻ của tôi có thể có 1 cơ hội đi thăm 1 cánh rừng mê hoặc được chỉ dẫn bởi chiếc đũa thần, nơi mà chúng có thể nói với vị tiên số và hỏi họ, và có thể được hỏi ngượi lại. Như các bạn thấy đấy, Chúng ta ở sân khấu các tông với cái này. (Tiếng cười) Nhưng tôi rất hào hứng bởi khả năng nhận lũ trẻ trở lại bên ngoài mà không có các màn hình, nhưng bằng với tất sức mạnh ma thuật của Internet trên đầu ngón tay của chúng. Và tôi hy vọng có điều gì đó giống vậy hữu hiệu vào cuối năm. Chúng ta hãy đậy nắp lại. Loài người thích những giải pháp tự nhiên. Loài người thích thông tin. Loài người cần những công cụ đơn giản. Những ý niệm này nên được củng cố khi thiết kế cho tương lai, không chỉ riêng cho Internet không thôi. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái vể thời kỳ thông tin mà chúng ta đang tiến tới. Bạn có thể cảm thấy bị thách thức, hơn chỉ đơn giản là hào hứng. Hãy đoán xem? Tôi cũng vậy. Nó thật sự là 1 thời kỳ phi thường của lịch sử nhân loại. Chúng ta là những người thật sự xây dựng thế giới của chúng ta, không có trí thông minh nhân tạo ... gì. (Tiếng cười) Nó là chính chúng ta- nhà thiết kế, kiến trúc sư, họa sĩ, kỹ sư. Và nếu chúng ta thách thức chính mình, tôi nghĩ rằng thực sự chúng ta có thể có 1 nơi hạnh phúc được phủ đầy thông tin mà chúng ta yêu thích cho cảm giác tự nhiên như đơn giản như bật công tắc bóng đèn. Và cho dù có vẻ chắc chắn, rằng cái mọi người mong muốn là đồng hồ và website và các phụ tùng, có lẽ chúng ta có thể đưa ra 1 chút suy nghĩ cho nút chai và bóng đèn và banh dây. Xin cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Phiên dịch viên: Đàn Piano, "p" là kí hiệu âm nhạc yêu thích nhất của tôi Nó thể hiện cách chơi nhẹ nhàng. Nếu bạn đang chơi một nhạc cụ và để ý thấy kí hiệu "p" trên bảng dàn bè, bạn cần phải chơi nhẹ nhàng hơn. Hai kí hiệu p -- nhẹ nhàng hơn nữa Bốn kí hiệu p -- vô cùng nhẹ nhàng. Đây là bản vẽ của tôi về biểu đồ hình cây kí hiệu p, nó chứng minh, dù cho có bao nhiêu kí hiệu p đi nữa, cũng không đạt được sự yên lặng tuyệt đối Đó là định nghĩa hiện tại của tôi về sự yên lặng: Một âm thanh rất mơ hồ. Tôi muốn chia sẻ một chút về lịch sử của Thủ ngữ của Mỹ (ASL) và một chút về cuộc đời của tôi Đầu thập niên thế kỉ 19, Thủ ngữ Pháp được du nhập vào Mỹ theo thời gian, nó được trộn lẫn với các kí hiệu địa phương và phát triển thành ASL ngày nay Tính ra, ASL đã có gần 200 năm lịch sử Tôi là người khiếm thính bẩm sinh người ta bảo rằng, âm thanh không bao giờ là một phần cuộc sống của tôi Và tôi đã tin điều đó là sự thật Nhưng bây giờ tôi nhận ra, điều đó không đúng. Âm thanh là một phần cuộc sống của tôi thật vậy, nó xuất hiện mỗi ngày. Là một người khiếm thính sống trong thế giới đầy âm thanh tôi có cảm giác mình đang sống ở nước ngoài tuân theo quy luật, tập quán, cách cư xử và quy tắc tiêu chuẩn một cách mù quáng mà không hề thắc mắc về chúng, Vậy làm cách nào để tôi hiểu về âm thanh? Tôi quan sát cách mọi người hành động và phản ứng với âm thanh Các bạn khuếch đại âm thanh, giống như loa phóng thanh của tôi. Tôi học và bắt chước lại hành vi đó. Đồng thời, tôi cũng biết được tôi cũng tạo ra âm thanh, và tôi xem cách họ phản ứng lại với tôi. Vì vậy, tôi học được, ví dụ như... "Đừng đóng sầm cửa lại" "Đừng làm ồn khi bạn đang ăn bánh snack" (Tiếng cười) "Đừng ợ. và khi đang ăn, đừng cà muỗng của bạn lên đĩa" Những điều này, tôi gọi là "phép xã giao âm thanh" Có thể tôi nghĩ về phép xã giao này còn nhiều hơn những người bình thường. Tôi luôn tập trung quá mức về âm thanh. Và tôi luôn chờ đợi, trong háo hức và hồi hộp, về âm thanh, về những gì sắp diễn ra. Hãy xem bức tranh này. TBD là " sẽ được quyết định" TBC là "còn tiếp" TBA là "sẽ được thông báo" Và nếu bạn để ý khuông nhạc, không có nốt nhạc nào được vẽ trên đó. Đó là vì các dòng kẻ đã chứa sẵn âm thanh thông qua các vết mờ và vết nhòe một cách tinh tế Trong văn hóa người khiếm thính, sự chuyển động tương đương với âm thanh Đây là kí hiệu "Khuông nhạc" trong ASL. Một khuông nhạc điển hình gồm 5 dòng. Nhưng với tôi, khi ra dấu với ngón cái đưa lên thế này tôi cảm thấy không tự nhiên. Vì vậy, các bạn sẽ nhận thấy trong các bức tranh, tôi chỉ vẽ có 4 dòng. Vào năm 2008, tôi có dịp đi đến thành phố Berlin của Đức như là một nghệ sĩ cư trú tại đó. Trước thời gian này, tôi là một họa sĩ. Vào mùa hè, tôi thường đến các bảo tàng hay phòng trưng bày, trong khi tôi đi từ nơi này đến nơi khác, tôi nhận thấy ở đấy không có nghệ thuật thị giác Thời điểm đó, nghệ thuật âm thanh thịnh hành, và điều này làm tôi kinh ngạc. Không có nghệ thuật thị giác, Mọi thứ phải cảm nhận bằng tai. Bây giờ, âm thanh đã thuộc lĩnh vực nghệ thuật của tôi Vậy điều này có ngăn cách giữa tôi và nghệ thuật không? Tôi nhận ra là Không. Tôi hiểu về âm thanh. Tôi hiểu rất rõ. đó là âm thanh không nhất thiết phải được cảm nhận bằng tai. Nó có thể được cảm nhận bằng xúc giác, hoặc thị giác, hoặc thậm chí là sự tưởng tượng. Vậy nên, tôi quyết định thay đổi khái niệm về âm thanh và đưa nó vào nghệ thuật của mình. Những thứ mà tôi đã được dạy về âm thanh, tôi quyết định quên nó đi. Tôi bắt đầu thực hiện các tác phẩm mới và khi tôi cho ra mắt trước cộng đồng nghệ thuật, Tôi rắt ngạc nhiên với sự ủng hộ và quan tâm mà tôi nhận được. Tôi nhận ra: âm thanh giống như tiền bạc, quyền lực, kiểm soát giá trị xã hội. Trong tâm trí tôi, tôi luôn nghĩ âm thanh là chuyện của các bạn, của những người nghe được. Và âm thanh có tác động rất lớn. Nó có thể lấy đi sức mạnh của tôi và nghệ thuật của tôi. hoặc tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Tôi chọn cách được tiếp thêm sức mạnh. Có rất nhiều văn hóa trong ngôn ngữ nói. và không phải vì tôi không dùng giọng nói của mình để giao tiếp mà trong mắt xã hội, tôi không có tiếng nói của mình. Vì vậy, tôi cần phải làm việc với những người có khả năng hỗ trợ và trở thành giọng nói của tôi. Bằng cách đó, tôi không bị tách ra khỏi xã hội ngày nay. Ở trường, nơi làm việc và ở các tổ chức, tôi làm việc với nhiều thông dịch viên ASL Giọng nói của họ trở thành tiếng nói và đặc điểm nhận dạng của tôi. Họ giúp tôi được lắng nghe. Tiếng nói của họ có giá trị. Bằng cách mượn giọng nói của họ, tôi duy trì mình dưới dạng một loại tiền tệ lưu hành tạm thời giống như là vay nợ với một lãi suất rất cao Nếu tôi không tiếp tục việc này, Tôi cảm thấy mình có thể bị lãng quên đi, và không tồn tại ở dạng 1 loại giá trị xã hội nào. Vì vậy với âm thanh là môi trường nghệ thuật mới, tôi đào sâu vào thế giới âm nhạc. và tôi ngạc nhiên khi thấy những nét giống nhau giữa âm nhạc và ASL Ví dụ, một nốt nhạc không thế được diễn tả một cách đầy đủ trên giấy. Và với một khái niệm trong ASL cũng vậy. Cả hai đều có không gian lớn và dễ bị biến đổi-- nghĩa là một thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ý nghĩa của kí hiệu và âm thanh. Tôi muốn chia sẻ một phép ẩn dụ về piano để các bạn có thể hiểu hơn về cách ASL hoạt động Hãy tưởng tượng một cái đàn piano ASL được chia nhỏ thành những thông số ngữ pháp riêng biệt. Mỗi thông số đó sẽ ứng với một ngón tay khi bạn chơi piano như biểu hiện trên khuôn mặt, chuyển động của cơ thể, tốc độ, hình dáng bàn tay, v.v. như khi bạn chơi piano Tiếng Anh là một ngôn ngữ tuyến tính, tức là mỗi lần chỉ nhấn một phím. Tuy nhiên, ASL lại giống một hợp âm Mười ngón tay phải được nhấn xuống cùng lúc để diễn tả khái niệm trong ASL một cách rõ ràng. Nếu hợp âm bị thay đổi do một phím được chơi khác đi, nó làm sẽ thay đổi toàn bộ ý nghĩa. Điều này cũng áp dụng cho độ cao, giai điệu và âm lượng của âm nhạc. Trong ASL, bằng cách thay đổi các thông số ngữ pháp đó, bạn bày tỏ những ý kiến khác nhau. Lấy kí hiệu "nhìn" làm ví dụ Đây là kí hiệu "nhìn" Tôi đang nhìn bạn Nhìn chằm chằm bạn (Tiếng cười) (Tiếng cười) Oh -- bị phát hiện rồi. (Tiếng cười) uh-oh Bạn đang nhìn gì vậy? Thôi đi mà (Tiếng cười) Và tôi bắt đầu nghĩ, "Sẽ ra sao nếu tôi nhìn ASL dưới góc nhìn âm nhạc?" Nếu tôi ra dấu một kí hiệu và lặp đi lặp lại nhiều lần nó sẽ trở thành một tác phẩm âm nhạc của thị giác. Ví dụ, đây là kí hiệu của từ "ngày" giống như mặt trời mọc rồi lặn. Đây là "cả ngày" Nếu tôi lặp lại động tác này thật chậm, nhìn nó giống như một tác phẩm âm nhạc. Cả .... ngày "Cả đêm" cũng vậy. "Cả đêm" Đây là Cả đêm, được thể hiện qua bức vẽ này. Điều này làm tôi nghĩ về ba trạng thái của "đêm" "đêm qua" "trong đêm" (hát) "suốt cả đêm~" (Tiếng cười) Tôi cảm thấy cái thứ ba mang giai điệu nhiều hơn hai cái kia. (Tiếng cười) Còn bức tranh này miêu tả cách thời gian được diễn tả trong ASL và khoảng cách của cơ thể bạn diễn tả sự thay đổi về thời gian. Ví dụ, 1H là một bàn tay, 2H là 2 bàn tay. Thì hiện tại được diễn tả gần và trước người bạn tương lai thì ở phía trước người, còn quá khứ thì ở phía sau. Ví dụ đầu tiên là "từ rất lâu rồi" Rồi đến "quá khứ" "đã từng" và cái cuối, cũng là cái tôi thích nhất, một khái niệm rất lãng mạn và mạnh mẽ, "ngày xửa ngày xưa" (Tiếng cười) "Nhịp thông thường" là một khái niệm về âm nhạc, thể hiện có 4 nhịp trong một ô nhịp. Nhưng khi thấy từ "nhịp thông thường", tôi tự động nghĩ đến "cùng lúc đó" Hãy chú ý RH là tay phải, LH là tay trái. Ta có khuông nhạc ở phía trước đầu và ngực [Đầu: RH,quắp tay nhanh] [Nhịp thông thường] [Ngực: LH, quắp tay nhanh] Bây giờ tôi sẽ giải thích từ "quắp tay nhanh" Các bạn có thể làm theo tôi được không? Mọi người, đưa tay lên nào. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu ở đầu và ngực. giống như "nhịp bình thường" hoặc cùng một lúc. Đúng rồi. Đó có nghĩa là "yêu" trong thủ ngữ quốc tế. (Tiếng cười) Thủ ngữ quốc tế là một công cụ giao tiếp bằng thị giác được sử dụng trên khắp toàn thế giới. Kí hiệu thứ hai tôi muốn giải thích là -- Hãy làm theo với tôi thêm lần nữa. rồi, đến cái này. Đó là từ "Sự thuộc địa hóa" trong ASL (Tiếng cười) Bây giờ, kí hiệu thứ ba -- Hãy làm theo tôi. Lần nữa. Đó có nghĩa là "Sự giác ngộ" trong ASL Hãy làm ba kí hiệu cùng lúc nào. "yêu" "sự thuộc địa hóa" và "sự giác ngộ" Tốt lắm. (tiếng cười) Ba kí hiệu này khá là giống nhau, đều được thực hiện ở trước đầu và ngực, nhưng chúng lại mang nghĩa khác nhau. Thật tuyệt vời khi thấy ASL sống động và phát triển mạnh, giống như âm nhạc vậy. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Và chỉ bới vì ASL không có âm thanh, nên nó không có giá trị trong xã hội Chúng ta nên nghĩ kĩ hơn về thứ tạo nên giá trị xã hội. và để cho ASL phát triển thành một dạng giá trị của nó -- mà không cần âm thanh. Đây có thể là một bước đi để hương tới một xã hội toàn diện hơn. Và mọi người sẽ hiểu rằng, bạn không cần phải là người khiếm thính để học ASL, hoặc bạn cần phải nghe được mới được học âm nhạc ASL là một kho tàng quý giá mà tôi muốn các bạn được trải nghiệm. Và tôi hy vọng các bạn lắng nghe, mở mắt, hòa mình vào văn hóa của chúng tôi và trải nghiệm ngôn ngữ thị giác này. Và đâu biết được, có thể bạn sẽ yêu chúng tôi (Tiếng vỗ tay) Cám ơn Denise Kahler-Braaten: đó là tôi. (tiếng vỗ tay) Tôi hay phải nghe nhiều chuyện đau lòng về những người chạy trốn cuộc sống của họ, qua vùng biên giới nguy hiểm và những vùng biển động. Nhưng có một câu chuyện đã khiến tôi mất ngủ, và đó là câu chuyện về Doaa, một cô gái tị nạn người Syria, 19 tuổi, Cô ấy đã phải sống một cuộc sống cơ cực, kiếm từng bữa ăn ở Ai Cập. Bố cô liên tục nghĩ về cái công việc kinh doanh một thời phát đạt ở Syria đã tan thành mây khói bởi bom lửa. Và cuộc chiến tranh đã đẩy họ vào cảnh ấy vẫn đang diễn ra ác liệt ở năm thứ tư. Cộng đồng từng chào đón họ giờ không còn quan tâm đến họ nữa. Một ngày nọ, một nhóm người đàn ông lái xe máy đã cố bắt cóc cô. Từng là một sinh viên đầy khát vọng chỉ nghĩ về tương lai của mình, giờ đây cô ấy luôn sống trong sợ hãi. Nhưng cô ấy cũng luôn tràn đầy hy vọng, Bởi vì cô ấy yêu một người tị nạn Syria tên Bassem. Bassem cũng đang vật lộn với cuộc sống ở Ai Cập, và anh ấy nói với Doaa: "Hãy đi đến Châu Âu để tị nạn, để tìm kiếm một nơi an toàn Anh sẽ đi làm, em đi học. Chúng ta sẽ có một cuộc sống mới." Và anh ấy xin bố Doaa để cưới cô. Nhưng họ biết rằng để đến được Châu Âu họ phải mạo hiểm mạng sống của chính mình, vượt qua biển Địa Trung Hải, đặt mạng sống của mình vào tay những tên buôn lậu khét tiếng tàn bạo. Và Doaa rất sợ nước. Cô luôn sợ nước. Cô chưa bao giờ học bơi. Đã tháng Tám rồi, và 2000 người đã chết khi cố vượt biển Địa Trung Hải, nhưng Doaa biết một người bạn đã thành công vượt biển đến Bắc Âu, nên cô nghĩ: "Có thể chúng ta cũng làm được." Vì vậy cô ấy xin phép bố mẹ để đi tị nạn Và sau một cuộc tranh cãi đầy nước mắt, họ ưng thuận, và Bassem đã đưa toàn bộ số tiền dành dụm của mình, 2500 đô mỗi người -- cho bọn buôn lậu. Sáng Thứ bảy hôm ấy, họ nhận được một cú điện thoại, và rồi, họ bắt xe bus tới bãi biển, nơi có hàng trăm người khác cũng giống họ. Sau đó, họ đi xuồng nhỏ đến nơi có một chiếc thuyền đánh cá cũ, 500 người trong số họ bị nhồi nhét lên chiếc thuyền đó, 300 người chưa được lên thuyền, trong khi 500 người đã lên thuyền Bao gồm người Syria, Palestine, châu Phi, tín đồ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, 100 trẻ em, trong đó có bé Sandra, 6 tuổi Và Masa, 18 tháng tuổi. Có nhiều gia đình trên chiếc thuyền ấy, và họ ngồi ép lại với nhau vai kề vai. Doaa ngồi ôm chân và thu mình lại, còn Bassem thì nắm chặt lấy tay cô. Ngày thứ hai trôi qua, họ tràn ngập trong lo lắng và cơn say sóng liên tục hành hạ họ. Ngày thứ ba trôi qua, Doaa bắt đầu cảm thấy có điềm chẳng lành. Và cô ấy nói với Bassem: "Em sợ là chúng ta sẽ không trụ được. Em cảm giác như cái thuyền này sắp đắm mất rồi." Bassem nói với cô: "Xin em hãy kiên trì lên. Chúng ta nhất định sẽ đến Thụy Điển, sau đó kết hôn và cùng nhau xây dựng một tương lai mới." Ngày thứ tư, những người trên thuyền bắt đầu trở nên kích động. Họ hỏi thuyền trưởng: "Còn bao lâu nữa thì chúng ta đến nơi?" Ông ta bảo họ câm miệng và lăng mạ họ. Ông ta nói: "Trong vòng 16 giờ nữa chúng ta sẽ đến bờ biển Ý." Tất cả bọn họ đều rất yếu ớt và mệt mỏi. Không lâu sau, thuyền của họ lại gần một con thuyền nhỏ hơn và chở 10 người lạ, và chúng bắt đầu la hét, lăng mạ, ném gậy vào những người tị nạn, bắt họ lên bờ và ép họ lên một con thuyền thậm chí còn kém an toàn hơn. Những người lớn tràn ngập trong nỗi khiếp sợ và lo lắng cho lũ trẻ, và họ cùng nhau phản đối việc phải lên bờ. Bọn người lạ lái thuyền đi trong giận giữ, nửa tiếng sau chúng quay lại và cố ý đâm vào một bên mạn thuyền của Doaa, ngay dưới chỗ cô ấy và Bassem đang ngồi. Và cô nghe thấy bọn người lạ la mắng: "Để cá ăn thịt hết lũ chúng mày đi!" Và sau đó chúng cười lớn khi chiếc thuyền bị lật úp và chìm dần. 300 người trên boong tàu đã phải chịu số phận bi thảm. Doaa bám chặt vào mạn thuyền đang chìm dần, và sợ hãi nhìn thân thể một đứa trẻ bị chân vịt xé thành từng mảnh. Bassem nói với cô: "Xin em hãy bỏ tay ra đi nếu không em sẽ bị cuốn trôi đi, và cái chân vịt sẽ giết em mất." Hãy nhớ rằng -- cô ấy không biết bơi. Nhưng cô ấy đã bỏ tay ra khỏi mạn thuyền, bắt đầu chuyển động chân tay dưới nước, và nghĩ thầm: "Bơi thế này nhỉ?" Và điều kỳ diệu đã đến khi Bassem nhìn thấy chiếc phao cứu hộ mà một trong những đứa trẻ trên thuyền từng dùng để bơi trong bể bơi và trên mặt biển lặng. Doaa trèo lên chiếc phao cứu hộ, tay chân cô đung đưa xung quanh cái phao. Bassem bơi khá tốt, vì vậy anh đã nắm lấy tay cô và bơi đi Xung quanh họ là rất nhiều thi hài. Lúc đầu có 100 người sống sót, và họ hợp thành nhiều nhóm, cầu nguyện được cứu. Nhưng khi một ngày đã trôi qua và không có ai xuất hiện, một vài người từ bỏ hy vọng và Doaa và Bassem lặng trông những người ở đằng xa cởi bỏ áo cứu hộ và từ từ chìm xuống nước. Một người đàn ông tiến lại gần họ với một đứa trẻ trên vai, Malek 9 tháng tuổi. Ông ta đang bám vào một khúc gỗ nổi, và nói: "Tôi sợ rằng tôi không trụ nổi nữa. Tôi yếu quá rồi. Tôi không còn đủ can đảm nữa." Ông ta đưa bé Malek cho Bassem và Doaa, và họ đặt cô bé lên phao cứu hộ. Vậy là chỉ còn họ ở đó: Doaa, Bassem và bé Malek. Xin cho phép tôi dừng câu chuyện ở đây một lát và hỏi các bạn một câu: Tại sao những người tị nạn như Doaa phải chấp nhận mạo hiểm như vậy? Hàng triệu người tị nạn đang phải sống trong cảnh tha hương, tù tội. Họ đang sống ở những đất nước xa lạ vì phải chạy trốn cuộc chiến đã kéo dài suốt bốn năm trời. Thậm chí nếu họ muốn trở về quê hương, họ cũng không thể. Mái ấm của họ, cơ nghiệp của họ thị trấn của họ, và cả thành phố của họ đều đã bị phá hủy hoàn toàn, thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới: Homs, Syria. Vì thế mọi người liên tục chạy trốn đến các nước láng giềng, và chúng tôi dựng trại tị nạn cho họ ở khu vực sa mạc. Hàng trăm nghìn người sống trong những trại như vậy, Và hàng nghìn, hàng triệu người sống trong các thị xã, thành phố. Và cộng đồng, các nước láng giềng đã từng giang rộng tay đón chào họ đang bị quá tải. Đơn giản là vì không có đủ trường học, hệ thống cấp nước, môi trường hợp vệ sinh. Thậm chí những nước giàu ở châu Âu cũng không thể ứng phó với dòng người tị nạn ồ ạt như vậy nếu không có vốn đầu tư đồ sộ. Đã có gần 4 triệu người phải vượt biên giới vì cuộc nội chiến Syria, nhưng vẫn còn hơn 7 triệu người đang phải di dời trong nước. Điều đó có nghĩa là hơn nửa dân số Syria buộc phải trốn chạy. Quay trở lại việc các nước láng giềng đang phải tiếp nhận quá nhiều người. Họ cho rằng những nước giàu hơn đang giúp đỡ họ quá ít. Và một ngày trôi qua, một tháng rồi một năm trôi qua. Cuộc sống của những người tị nạn vẫn rất bấp bênh, nay đây mai đó. Trở lại việc Doaa và Bassem đang phải trôi nổi trên dòng nước. Đã đến ngày thứ hai, và Bassem thì ngày càng yếu. Và giờ đến lượt Doaa nói với Bassem: "Anh yêu, xin anh đừng từ bỏ hy vọng Chúng ta nhất định sẽ làm được." Và anh ấy trả lời cô: "Em yêu, anh xin lỗi vì đã khiến em lâm vào hoàn cảnh này. Cả cuộc đời này em là người anh yêu nhất." Sau đó, anh ấy thả tay ra và dần chìm xuống đáy nước. Doaa nhìn tình yêu của cuộc đời mình bị dòng nước nuốt chửng. Cuối ngày hôm đó, Một người mẹ cùng một đứa bé gái 8 tháng tuổi tên Masa tiến lại gần Doaa. Đó chính là đứa bé mặc áo phao cứu hộ trong bức ảnh mà tôi đã cho các bạn xem. Chị gái của cô bé, Sandra vừa bị chết đuối, và mẹ cô bé biết rằng bà phải làm mọi thứ trong khả năng để cứu con gái mình. Và bà nói với Doaa: "Xin em hãy nhận lấy đứa bé này." Hãy cho con bé được ở bên cạnh em. Chị không thể cầm cự lâu hơn được nữa." Và sau đó người mẹ bơi ra xa và chìm xuống nước. Vì vậy, Doaa, một cô gái tị nạn 19 tuổi, một cô gái sợ nước, và không biết bơi phát hiện ra rằng cô đang phải chăm sóc cho 2 đứa trẻ nhỏ. Bọn họ rất khát, đói và vô cùng hãi hùng, và cô ấy cố gắng hết sức để khiến bọn trẻ vui vẻ, hát cho bọn trẻ, đọc kinh Koran cho bọn trẻ nghe. Những thi thể quanh họ đã trương lên và chuyển sang màu đen. Buổi sáng mặt trời chiếu nóng rực Tối thì chỉ có trăng lạnh lẽo và sương mù giăng khắp nơi. Khung cảnh thực đáng sợ. Đây chính là bức tranh vẽ cảnh Doaa trên chiếc phao cứu hộ với hai đứa trẻ sau ba ngày ngâm mình trong nước. Ngày thứ tư, một người phụ nữ lại gần cô và nhờ cô chăm sóc một đứa trẻ khác -- một bé trai bốn tuổi. Khi Doaa nhận đứa trẻ và nhìn người mẹ dần chết đuối, cô nói với đứa trẻ đang thổn thức khóc: "Mẹ em chỉ đi lấy nước và thức ăn thôi." Nhưng trái tim của đứa trẻ nhanh chóng ngừng đập, và Doaa phải thả đứa bé trai vào dòng nước. Sau đó, cô ấy đưa mắt nhìn bầu trời với hy vọng ngập tràn, vì cô nhìn thấy 2 chiếc máy bay bay ngang qua bầu trời. Cô vẫy tay, mong rằng họ sẽ nhìn thấy, nhưng chúng nhanh chóng bay qua. Nhưng vào chiều hôm đó, khi mặt trời đang lặn xuống, cô nhìn thấy một chiếc thuyền buôn Và cô cầu nguyện: "Lạy chúa, mong họ sẽ cứu mình." Cô vẫy tay và cảm giác như cô phải hét lớn trong vòng khoảng 2 tiếng. Trời đã dần tối, nhưng cuối cùng ánh đèn pha cũng rọi lại chỗ cô, và họ thả một cái dây xuống kinh ngạc khi nhìn thấy một người thiếu nữ ôm chặt lấy hai đứa trẻ nhỏ. Họ đưa cô cùng 2 đứa trẻ lên thuyền, cung cấp cho họ oxy và chăn ấm, Và một máy bay trực thăng của Hy Lạp đến đón họ, đưa họ đến đảo Crete. Nhưng Doaa nhìn xuống và hỏi: "Thế còn Malek thì sao?" Và họ nói với cô rằng đứa bé đã không qua khỏi -- Cô bé đã trút hơi thở cuối cùng ở phòng sơ cứu trên thuyền. Nhưng Doaa chắc chắn rằng khi họ được đưa lên thuyền, đứa bé gái vẫn đang cười. Chỉ 11 trong 500 người sống sót sau vụ đắm thuyền. Và không hề có cuộc điều tra quốc tế nào về vụ việc này. Cũng có vài thông tin trên truyền thông về những vụ thảm sát trên biển, một tấn bi kịch, Nhưng chúng chỉ kéo dài trong vòng 1 ngày. và nhanh chóng bị thay thế bằng những bản tin mới. Trong lúc ấy, tại một bệnh viện nhi trên đảo Crete, bé Masa đang ở trên bờ vực của cái chết. Cô bé mất nước nghiêm trọng. Thận của em không hoạt động nữa. Lượng đường huyết của em thấp nghiêm trọng. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức có thể để cứu họ. Và các y tá Hy Lạp luôn túc trực bên cô bé, bế em, ôm em, hát cho em nghe. Đồng nghiệp của tôi cũng đến thăm và nói những lời tốt đẹp với em bằng tiếng Ả Rập. Ngạc nhiên thay, bé Masa được cứu sống. Và không lâu sau, báo chí Hy Lạp bắt đầu đưa tin về đứa trẻ diệu kỳ đã thành công sống sót dù phải ở dưới nước và không ăn uống trong vòng 4 ngày. Rất nhiều người Hy Lạp xin được nhận nuôi em. Trong khi đó, Doaa đang ở một bệnh viện khác trên đảo Crete, gầy gò, thiếu nước. Một gia đình người Ai Cập đã đưa cô về nhà ngay khi cô được xuất viện Tin tức về sự sống sót của Doaa nhanh chóng lan đi khắp nơi, và một số điện thoại lan truyền trên Facebook. Các tin nhắn bắt đầu được gửi đến. "Doaa, cô có biết tin tức gì về anh trai tôi không? Về em gái tôi? Về bố mẹ tôi? Về bạn tôi? Liệu họ còn sống không?" Một trong những tin nhắn đó nói rằng: "Tôi tin rằng cô đã cứu đứa cháu gái bé nhỏ của tôi, Masa." Và nó được đi kèm với bức ảnh này. Tin nhắn được gửi từ chú của Masa, một người tị nạn Syria đã thành công đến được Thụy Điển cùng gia đình và cả chị gái của Masa nữa. Chúng tôi mong rằng Masa sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình ở Thụy Điển, và cho đến khi đó, cô bé sẽ được chăm sóc ở một trại mồ côi tử tế tại Athens. Và Doaa? Tin đồn về sự sống sót của cô ấy cũng được lan truyền rộng rãi. Truyền thông đưa tin về người thiếu nữ tưởng như yếu đuối này, và không thể tưởng tượng được cô đã vượt qua khoảng thời gian ấy, trong điều kiện thiếu thốn trên mặt biển như vậy, mà vẫn có thể cứu một cuộc đời khác bằng cách nào. Viện hàn lâm Athens, một trong những cơ quan có thanh thế nhất Hy Lạp, đã trao cho cô một phần thưởng cho lòng dũng cảm, và cô hoàn toàn xứng đáng với những lời tán dương ấy, cũng như một lựa chọn mới. Nhưng cô ấy vẫn muốn đến Thụy Điển. Cô muốn được đoàn tụ với gia đình tại đó. Cô cũng muốn đưa cha mẹ và các em cô từ Ai Cập đến đó, và tôi tin rằng cô ấy sẽ thành công. Cô muốn trở thành một luật sư hoặc một chính trị gia hoặc một ai đó mà có thể góp phần đòi lại công bằng. Cô ấy là một người phi thường còn sống sót. Nhưng tôi phải hỏi một điều: Điều gì sẽ xảy ra nếu cô ấy không phải mạo hiểm? Tại sao cô ấy phải chịu đựng những điều như vậy? Tại sao cô ấy không thể học tập một cách hợp pháp tại Châu Âu? Tại sao Masa vẫn chưa bay sang Thụy Điển? Tại sao Bassem không tìm được việc làm? Tại sao không có chương trình tái định cư trên diện rộng nào dành cho người tị nạn, những nạn nhân của cuộc chiến kinh khủng nhất trong thời đại của chúng ta? Vào thập kỷ 70, thế giới đã giúp những người Việt Nam như vậy. Vậy còn bây giờ? Tại sao các nước láng giềng đang phải tiếp nhận quá nhiều người tị nạn lại được đầu tư ít như vậy? Và câu hỏi quan trọng nhất là: Tại sao mọi người lại không cố gắng để chấm dứt chiến tranh và ngược đãi cũng như nạn nghèo đói đang khiến quá nhiều người phải vượt biển đến châu Âu? Cho đến khi các vấn nạn này được giải quyết, mọi người sẽ tiếp tục vượt biển để tìm kiếm nơi tị nạn an toàn. Vậy sau đó thì sao? Đó phần lớn là sự lựa chọn của châu Âu. Và tôi hiểu những nỗi sợ chung. Mọi người quan ngại về tình hình an ninh, kinh tế và những thay đổi trong văn hóa. Nhưng liệu điều đó có quan trọng bằng việc cứu người? Trong sâu thẳm mỗi chúng ta đều có một thứ tình cảm, thứ tình cảm mà theo tôi có thể chiến thắng tất cả, và đó chính là lòng nhân đạo. Không một người tị nào nào đáng phải chết khi đang vượt biển chỉ vì chạy trốn chiến tranh hay ngược đãi. (Vỗ tay) Một điều chắc chắn rằng: không một người tị nạn nào sẽ phải lên những con thuyền nguy hiểm ấy nếu họ có thể phát triển ở quê hương mình Và không một người di cư nào sẽ phải dấn thân vào hành trình nguy hiểm ấy nếu họ có đủ thực phẩm cho bản thân và con cái họ Và sẽ không ai đặt số tiền dành dụm cả đời vào tay những đường dây buôn lậu khét tiếng nếu họ có thể di cư một cách hợp pháp. Vì vậy, thay mặt bé Masa thay mặt Doaa, Bassem, và cả 500 người đã chết đuối Liệu chúng ta có thể chắc chắn rằng họ không chết một cách vô ích? Liệu những gì đã xảy ra có cho chúng ta nguồn cảm hứng để đứng lên vì một thế giới mà mọi sinh mạng đều quý giá? Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một tay chơi bài poker chuyên nghiệp, và hôm nay, tôi muốn nói về ba điều mà trò chơi này đã dạy tôi xung quanh việc đưa ra quyết định và tôi nhận ra nó có thể áp dụng cho cuộc sống hàng ngày. Điều đầu tiên trong số đó là về may mắn. Giống như chơi bài, cuộc sống cũng là một trò chơi của kỹ năng và may mắn. Khi liên quan đến những mối quan tâm lớn nhất của chúng ta như là sức khỏe, của cải và các mối quan hệ những kết quả này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng những quyết định của chúng ta, mà còn là vòng quay của xúc sắc cuộc đời Ví dụ, chúng ta có thể có sức khỏe trông có vẻ hoàn hảo và vẫn không may mắn với một điều gì đó như ung thư. Hoặc chúng ta hút 20 điếu thuốc mỗi ngày và sống tới khi già lão và điều mơ hồ này có thể khiến chúng ta khó nhận biết được chiến lược của chúng ta tốt tới đâu, đặc biệt là khi chúng ta trải qua rất nhiều thành công. Ví dụ, trở về năm 2010, Tôi thắng một giải đấu bài thực sự lớn được biết đến như Giải Đấu Poker Châu Âu Và bởi vì tôi chỉ mới chơi chuyên nghiệp được một năm, khi thắng, tôi đã nghĩ mình hẳn phải thông minh lắm. Thực tế, tôi đã nghĩ tôi rất giỏi đến mức tôi không chỉ lười hơn trong việc nghiên cứu về trò chơi, mà tôi còn mạo hiểm hơn bắt đầu chơi trong những giải đấu lớn nhất mà tôi có thể thi đấu với những người giỏi nhất trên thế giới. Và khi bảng thành tích của tôi đi từ một vị trí đẹp đến một điều gì đó khá buồn cùng với sự lo lắng tuột dốc trong một thời gian dài, tới tận khi tôi nhận ra rằng tôi đang tự đánh giá quá cao trình độ kỹ năng của mình và tôi bắt đầu sắp xếp lại. Và điều này nhắc nhở tôi về điều chúng ta đã được thấy trong không gian tiền ảo, ít nhất vào năm 2017, nơi chỉ có một điều phát triển nhanh hơn thị trường của chúng là số lượng những "chuyên gia đầu tư cấp cao" người đã xuất hiện từ hư không. Bây giờ tôi không nói rằng không thể có một kế hoạch chiến lược, nhưng cùng lúc đó rất dễ để cảm thấy giống như một thiên tài khi bạn ở trong một thị trường phát triển rất nhanh đến mức thậm chí những chiến lược tồi nhất đang tạo ra lợi nhuận vì thế khi chúng ta đang thành công, đừng quên dành ra một khoảnh khắc để thực sự tự hỏi bản thân bao nhiêu phần là nhờ thực lực, vì lòng tự tôn của chúng ta thích hạ thấp yếu tố may mắn khi chúng ta chiến thắng Điều thứ hai chơi bài poker đã dạy tôi là tầm quan trọng của định lượng hóa suy nghĩ của bản thân Khi bạn đang chơi, bạn không thể cứ nghĩ: "Eh, có vẻ họ đang thấu cáy" Điều đó chỉ làm bạn mất một mớ tiền bởi vì poker là một trò chơi của xác suất và độ chính xác và vì thế bản thân bạn phải tập luyện suy nghĩ bằng những con số cho nên bây giờ, bất cứ khi nào tôi nhận ra tôi đang suy nghĩ mơ hồ về điều gì đó thực sự quan trọng, như là "Mình không thể nào quên điều mình muốn nói ở buổi nói chuyện TED" bây giờ tôi đang cố gắng ước lượng nó bằng số (Cười lớn) Hãy tin tôi, điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình kế hoạch và một điều là, hầu như bất cứ thứ gì có thể xảy ra tại đây hôm nay, hoặc tại bất kì điểm nào trong tương lai, cũng có thể được diễn tả như một xác suất (Cười lớn) vì thế hiện tại tôi cũng cố gắng nói chuyện bằng con số. Nếu ai đó hỏi tôi, "Này, Liv, bạn có nghĩ rằng bạn sẽ làm tốt tối nay không?" thay vì nói với họ, "Yeah, có lẽ vậy" Tôi thực sự đưa ra cho họ ước tính tốt nhất của tôi và nói, 60% bởi vì -- tôi biết nó nghe có chút kì cục nhưng có một điều là, tôi đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu trên Twitter về việc mọi người hiểu từ "có lẽ" như thế nào, và đây là khoảng dao động Khổng lồ! Rõ ràng là, nó hoàn toàn vô ích Vì thế nếu bạn nhận thấy bản thân sử dụng các từ ngữ mơ hồ giống như "có thể" hoặc "thỉnh thoảng" hãy thử, thay vào đó, sử dụng con số bởi vì khi chúng ra nói bằng con số chúng ta biết được chúng sẽ đọng lại trong đầu của người khác Bây giờ, điều thứ ba tôi muốn đề cập ngày hôm nay là trực giác Bạn có thường thấy những loại hình ảnh đầy cảm hứng này trên trang Facebook của bạn? [Luôn tin vào cảm nhận trong lòng bạn và không bao giờ tin vào suy đoán thứ hai] Chúng thật tuyệt, phải không? Thật đáng yêu. Đúng. ''Tin vào tâm hồn bạn'' Vâng, chúng là những lời khuyên tệ hại. Đây là những người chơi poker giỏi nhất trên thế giới hiện nay. Liệu họ trông có giống những người hoàn toàn không có cảm nhận và trực giác? (Cười lớn) Hãy nhìn họ kìa! Rõ ràng là, những người này phân tích chậm rãi và cẩn thận và bởi vì trò chơi ngày càng phát triển nơi những kỹ năng đường phố thuần túy và khả năng đọc vị có thể đưa bạn lên đỉnh cao. Và bởi vì trực giác của chúng ta gần như không hoàn hảo như chúng ta muốn tin Tôi muốn nói, chúng rất tốt, bất cứ khi nào chúng ta ở một vị trí gay go để có câu trả lời xuất hiện tới chúng ta từ một vài nguồn cảm hứng thần kỳ. Nhưng thực tế, sự quyết tâm của chúng ta cực kỳ mong manh đối với các kiểu suy nghĩ ao ước và thiên vị Cho nên, sự quyết tâm của chúng ta tốt cho cái gì? Uhm, trong tất cả những nghiên cứu tôi đã từng đọc kết luận rằng nó phù hợp nhất cho những thứ hàng ngày chúng ra có rất nhiều và rất nhiều trải nghiệm giống như làm thế nào chúng ta biết bạn đang nổi khùng với mình trước khi chúng ta nói bất cứ điều gì với họ, hoặc liệu chúng ta có thể đỗ vừa xe ô tô vào ô đỗ xe chật hẹp. Nhưng khi nó trở thành các vấn đề thực sự lớn như là đâu sẽ là con đường sự nghiệp cả chúng ta hoặc chúng ta nên kết hôn với ai. Tại sao chúng ta nên giả sử rằng trực giác của mình định lượng những điều trên tốt hơn là phân tích chậm rãi và chính xác? Ý của tôi là, họ không có dữ liệu nào để dựa vào. Vậy bài học thứ ba của tôi là, trong khi chúng ta không nên bỏ qua trực giác chúng ta cũng không nên quá ưu ái chúng. Và tôi muốn tóm tắt ba bài học ngày hôm nay với những hình ảnh của riêng tôi với tư cách của một người chơi poker "Thành công là điều ngọt ngào nhất khi bạn đạt được nó trong một số lượng mẫu lớn". (Cười lớn) "Sự quyết tâm là bạn và sự phân tích lợi ích-chi phí cũng vậy. (Cười lớn) "Tương lai không thể biết trước, nhưng bạn có thể cố gắng và dự đoán nó." Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn mời bạn tham gia chuyến đi tới lục địa bóng tối. Đó là lục địa ẩn mình dưới bề mặt trái đất. Hầu như chưa được khám phá, chúng ta ít biết đến và chỉ nghe mơ hồ. Nhưng nó cũng được hình thành từ những phong cảnh tuyệt đẹp như khoang ngầm khổng lồ này, phong phú về thế giới sinh học và khoáng vật học kỳ diệu. Nhờ công lao của các nhà viễn du gan dạ trong ba thế kỷ trước và tất nhiên cũng nhờ công nghệ vệ tinh chúng ta biết được hầu hết từng mét đất trên bề mặt hành tinh này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn ít biết đến những gì bên trong trái đất. Bởi vì hang động như hầm sâu ở Ý này bị ẩn và khả năng khám phá hang động trong bối cảnh địa lý ít được khuyến khích và hiểu được. Vì chúng ta là sinh vật sống trên mặt đất, nhận thức của chúng ta về bên trong hành tinh phần nào bị sai lệch, như độ sâu biển cả hay độ cao thượng tầng khí quyển. Từ khi khám phá hang động một cách hệ thống bắt đầuvào thế kỷ trước, chúng ta mới thực sự biết hang động có ở các lục địa trên thế giới. Hệ thống hang đơn lẻ như Mammoth ở Kentucky, có thể dài hơn 600 km. Và vực sâu như Krubera Voronya ở vùng Caucasus, là hang động sâu nhất được khám phá trên thế giới, từ mặt đất xuống hang này dài hơn 2000m. Tương đương với chuyến đi dài hàng tuần của nhà thám hiểm. Hang động hình thành ở vùng đá vôi. Khu vực đá vôi là nơi nước thấm qua khe nứt, có thể hòa tan sỏi mềm dễ dàng, tạo nên hệ thống thoát ngầm và mạch dẫn một mạng lưới 3 chiều thực thụ. Vùng đá vôi chiếm gần 20% bề mặt lục địa, và trong 50 năm qua các nhà thám hiểm hang động đã thám hiểm gần 30,000 km hang động trên toàn thế giới, quả là một con số lớn. Thế nhưng các nhà địa chất ước tính vẫn còn nơi bị bỏ qua, chưa được khám phá và biết trên bản đồ, một nơi khoảng 10 triệu km. Nghĩa là mỗi mét hang động chúng ta biết, chúng ta đã khám phá, thì còn vài chục km hành trình chưa được tìm ra. Có nghĩa đây thực sự là lục địa vô tận, và chúng ta sẽ không bao giờ khám phá đầy đủ được. Dự đoán này chưa bao gồm các loại hang động khác, như hang động bên trong sông băng thậm chí trong núi lửa, không phải đá vôi, nhưng do dòng dung nham tạo nên. Nếu chúng ta nhìn vào hình tinh khác, sao Hỏa chẳng hạn, bạn sẽ thấy đặc điểm này không chỉ của riêng hành tinh chúng ta. Tuy vậy, tôi sẽ cho bạn biết không cần lên sao Hỏa thám hiểm thế giới ngoài hành tinh. Tôi là nhà thám hiểm, thám hiểm hang động. Tôi bắt đầu theo đuổi đam mê này từ khi tôi còn rất trẻ. từ những ngọn núi không xa nhà tôi phía bắc nước Ý, ở khu vực đá vôi dãy Alps và Dolomites. Rất nhanh, ham muốn khám phá mang tôi đến nơi xa nhất trên địa cầu tìm kiếm đường đến lục địa chưa được khám phá này. Vào năm 2009, tôi có cơ hội đến dãy núi bàn Tepui ở lưu vực sông Amazon và Orinoco. Lần đầu tiên thấy dãy núi tôi đã bị mê hoặc. Chúng được bao quanh bằng các bức tường đá sừng sững với thác nước bạc mất hút trong cánh rừng. Tôi thực sự say mê cảnh đẹp hoang sơ có tuổi đời đến hàng triệu, hàng triệu năm. Và phong cảnh tuyệt diệu này khơi gợi lên những điều khác như tác phẩm "Thế giới bị mất của Conan Doyle" năm 1912. Vâng, chúng thực sự là thế giới bị đánh mất. Các nhà khoa học coi những núi này như các đảo độc lập, tách biệt với khu vực đồng bằng xung quanh cách đây hàng chục triệu năm. Núi được bao quanh bằng các bức tường cao tới 1000m trông như pháo đài, con người không thể phá vỡ. Thực tế, chỉ một vài ngọn núi đã được leo lên và được khám phá trên đỉnh núi. Những núi này chứa đầy nghịch lý khoa học: Núi được tạo thành từ thạch anh, một khoáng sản phổ biến trên vỏ trái đất, và đá làm từ thạch anh gọi là đá quaczit, đá này là một trong những khoáng sản cứng nhất và ít bị hòa tan nhất. Thế nên chúng tôi không hề nghĩ là có thể tìm hang động ở đó. Dẫu vậy, trong 10 năm qua, các nhà nghiên cứu hang động từ Ý, Slovakia, Cộng hòa Séc và cả Venezuela, Braxin, đã tìm ra một vài hang động ở khu vực này. Sao có thể xảy ra điều này được? Để hiểu sự mâu thuẫn này, chúng ta cần tìm hiểu về thời gian vì lịch sử dãy núi bàn cực kỳ dài, bắt đầu từ 1.6 tỉ năm trước đây với sự hình thành đá, sau đó tiến triển bằng hiện tượng đất trồi lên cách đây 150 năm, sau khi siêu lục địa hỗn hợp Pangaea vỡ ra và Đại Tây Dương hình thành. Nước đục đẽo trong hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu năm tạo nên các hình khối kỳ lạ nhất trên bề mặt núi bàn, nhưng cũng mở ra các vết gãy tạo nên các thành phố đá, cánh đồng tháp nổi tiếng ở núi bàn. Nhưng không ai có thể nghĩ ra điều gì đã xảy ra bên trong một ngọn núi trong một thời gian dài như vậy. Năm 2010 tôi tập trung nghiên cứu núi bàn Auyán, một trong những khối núi nổi tiếng với Thác Thiên Thần, thác nước cao nhất trên thế giới cao 979m theo góc vuông. Tôi đã tìm kiếm dấu vết tồn tại của hệ thống hang động thông qua hình ảnh vệ tinh, và cuối cùng chúng tôi nhận dạng được một nơi lõm bề mặt có tảng lăn, đống đá lớn nghĩa là có khoảng không bên dưới. Đó là dấu hiệu rõ ràng có gì đó bên trong núi. Thế nên chúng tôi thử tiếp cận khu vực này vài lần, bằng đường bộ và trực thăng, nhưng thực sự rất khó bạn phải tưởng tượng những ngọn núi này được đám mây, sương phủ bao phủ quanh năm Gió mạnh, và lượng mưa lên đến gần 4000 milimet mỗi năm, vì thế tìm được thời tiết tốt thật sự rất khó. Cuối cùng đến năm 2013 chúng tôi mới đặt chân đến khu vực đó và bắt đầu khám phá hang động này. Hang động này rộng lớn. Một mạng lưới rộng lớn nằm dưới bề mặt cao nguyên núi bàn, sau mười ngày khai phá, chúng tôi tìm ra hơn 20km đường bộ trong động. Một mạng lưới sông, kênh ngầm, khoảng trống lớn và hầm vô cùng sâu. Đây thực sự là nơi thần kỳ. Và chúng tôi gọi nó là Imawarì Yeuta. Trong tiếng bản địa Pemón nghĩa là "Nhà của Chúa." Bạn phải biết rằng dân địa phương chưa từng đó. Họ không để tiếp cận khu vực này. Tuy vậy, vẫn có câu chuyện thần thoại về sự tồn tại hang động trên núi. Thế nên lúc bắt đầu thám hiểm, chúng tôi phải thận trọng, bởi vì quan niệm tôn giáo của người dân và cũng bởi đây là một nơi đáng sợ trước đây con người chưa từng đặt chân đến. Chúng tôi phải dùng cách đặc biệt không làm ô nhiễm môi trường, và thông báo cho người dân về phát hiện của chúng tôi. Hang động này là hình ảnh về quá khứ. Thời gian cần thiết hình thành hang động có thể lên đến 50 triệu năm, hoặc thậm chí hàng trăm triệu năm, hang có tuổi đời dài nhất trên trái đất chúng ta có thể khám phá. Bạn có thể tìm thấy dấu vết của thế giới bị mất. Khi bước vào hang đá quaczit, bạn hoàn toàn quên hết những hiểu biết của mình về hang động đá vôi hay hang động du lịch bạn có thể tham quan trên thế giới. Vì cái đơn giản như chuông đá ở đây không làm từ canxi cacbonic mà bằng opan, một trong những chuông đá này cần hàng chục triệu năm hình thành Nhưng bạn có thể tìm thấy vật thể lạ như nấm silic dioxit mọc trên tảng lăn. Bạn có thể biết tưởng tượng được câu chuyện chúng tôi khám phá hang này. Lần đầu tiên bước vào chúng tôi phát hiện ra những thứ lạ, có thứ giống như trứng quái vật. Chúng tôi hơi sợ vì tất cả chỉ là thám hiểm, và chúng tôi không muốn tìm ra khủng long. Chúng tôi đã không thấy khủng long. (Cười) Dù sao chúng ta biết về loại hình thể này sau một vài nghiên cứu, những hình thể này là cơ thể sống. Chúng là những nhóm vi khuẩn nhờ silica để tạo nên cấu trúc vô cơ giống như thạch vậy. Thạch là một trong những hình thể sống lâu đời nhất trên trái đất. Và ở núi bàn. điều thú vị là nhóm vi khuẩn tiến hóa hoàn toàn độc lập với bề mặt bên ngoài, không bị con người tác động. Chưa từng có sự tác động của con người. Thế nên câu hỏi đặt cho khoa học rất nhiều, ví dụ ở đây bạn thấy vi trùng có thể hữu ích làm thuốc chữa bệnh, hay loại vật liệu mới có tính năng chưa được biết đến. Thực tế, chúng tôi coi hang như một cấu trúc khoáng sản để nghiên cứu, có chất rossiantonite, phophat sulfat. Bất cứ cái gì thấy trong hang động kể cả một con dế nhỏ, cũng tiến hóa hoàn toàn biệt lập trong bóng tối. Và thực sự mọi thứ bạn cảm nhận trong hang có liên quan mật thiết giữa thế giới sinh học và khoáng vật học. Khi tìm hiểu lục địa bóng tối và tìm ra đa dạng sinh học và khoáng học cùng với tính độc nhất của nó, có lẽ chúng ta sẽ tìm ra dấu vết về nguồn gốc sự sống trên hành tinh về mối tương quan và tiến hóa sự sống liên quan đến thế giới khoáng vật. Dường như môi trường bóng tối, trống rỗng có thể làm nên điều kỳ diệu chưa đầy thông tin hữu ích. Cùng với đội nghiên cứu hang động từ Ý, Venezuala, Braxin, mang tên La Venta Teraphosa, chúng tôi sẽ sớm trở lại Mỹ Latinh, để khám phá núi bàn khác ở phía xa Amazon Vẫn còn những ngọn núi chưa được biết đến, như Marahuaca cao gần 3000m so với mặt nước biển, hay Aracà trên vùng cao của Rio Negro ở Braxin. Chúng tôi cho rằng có thể tìm thấy ở đó hệ thống hang động lớn hơn, và mỗi hang là một thế giới chưa được khám phá. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn anh, Francesco. Francesco, anh nói chúng ta không cần lên sao Hỏa để tìm sự sống ngoài hành tinh nhưng lần trước nói chuyện, anh đang ở Sardina và đang tập huấn cho các phi hành gia châu Âu. Thế anh một nhà thám hiểm dạy cái gì cho phi hành gia? Francesco Sauro: À, đó là chương trình huấn luyện cho cả phi hành gia EU, NASA, Roskosmos và JAXA trong hang động. Họ ở cách biệt trong hang một tuần. Hộ phải cùng làm việc trong môi trường rất nguy hiểm, môi trường ngoài hành tinh với họ bởi vì nó không bình thường. Lúc nào cũng tối tăm. Họ phải nghiên cứu. Họ phải làm nhiều việc. Nó rất giống chuyến đi tới sao Hỏa hay Trạm vũ trụ quốc tế. BG: Đúng thế. FS: Vâng. BG: Tôi muốn quay xem lại một trong các bức ảnh của anh, một cái đại diện thôi Những bức ảnh này thật tuyệt phải không? Khán giả: Tuyệt vời! (Vỗ tay) FS: Tôi phải cảm ơn nhiếp ảnh của đội La Venta, tất cả các bức ảnh đó là họ chụp. BG: Anh thực sự mang theo bức ảnh trong cuộc thám hiểm. Rất chuyên nghiệp, họ là nhà thám hiểm kiêm nhiếp ảnh gia. Nhưng khi tôi nhìn bức ảnh tôi băn khoan: đây là vùng tối nhưng ảnh trông sáng ngời. Làm thế nào được thế? Làm thế nào đồng nghiệp của anh chụp được bức ảnh này? FS: Vâng. Họ đều làm việc trong bóng tối, nên chỉ cần mở màn trập máy ảnh và dùng ánh sáng vẽ nên phông nền. BG: Đơn giản thế thôi. FS: Đúng vậy. Anh để màn trập mở trong một phút sau đó chụp thôi. Kết quả như ý anh muốn. BG: Anh tô nền bằng ánh sáng và tạo ra hiệu quả. Có lẽ chúng ta có thể thử ở nhà xem sao. (Cười) BG: Francesco, cảm ơn anh. FS: Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi đề nghị các bạn giơ tay và vẫy về phía sau như tôi làm đây -- như cách vẫy hoàng gia. Bắt chước những gì bạn nhìn thấy. Bạn có thể lập trình cho hàng trăm cơ bắp trong cánh tay. Bạn sẽ sớm nhìn được vào bên trong não bộ, điều khiển hàng trăm vùng trên não mà bạn thấy đó. Tôi sẽ cho bạn biết về công nghệ đó. Con người muốn nhìn được vào bên trong ý nghĩ, não người, qua hàng ngàn năm nay, Vâng, bước ra khỏi phòng thì nghiệm có vẻ như là cách thế hệ chúng ta giải quyết việc đó. Con người tưởng tượng điều này sẽ rất khó. Bạn sẽ phải thu nhỏ một chiếc phi thuyền, đưa vào trong mạch máu. Điều này thực sự nguy hiểm. bạn có thể bị các bạch cầu tấn công trong động mạch. Nhưng bây giờ, chúng ta có một công nghệ thực để làm việc này. Chúng ta sẽ bay vào trong não của đồng nghiệp của tôi, Peter. Chúng ta sẽ làm điều này mà không xâm nhập bên trong, sử dụng MRI. Không cần bơm thứ gì vào. Không cần đến tia bức xạ. Chúng ta sẽ có thể bay vào hộp sọ của não Peter -- theo nghĩa đen là bay vào cơ thể anh ta -- nhưng quan trọng hơn, ta có thể nhìn vào tâm trí của anh ta. Khi Peter di chuyển cánh tay, chấm màu vàng mà bạn thấy ở đó là bề mặt mà ý thức của Peter hoạt động Trước đó bạn đã thấy là với các điện cực ta có thể điều khiển cánh tay robot, và ảnh chụp não bộ và máy quét có thể cho thấy bên trong của não. Cái mới chính là quá trình đã từng chiếm nhiều ngày hoặc nhiều tháng để phân tích. Chúng ta đã đạt được điều này qua công nghệ đến mức mili-giây. và điều này cho phép Peter nhìn thấy não bộ anh ấy dưới thời gian thực khi anh ta ở trong máy quét. Anh ta có thể thấy 65000 điểm kích hoạt trên 1 giây. Nếu thấy được mẫu này của não bộ, anh ta có thể học cách điều khiển nó. Có ba cách để làm ảnh hưởng đến não: giường của nhà trị liệu học, thuốc viên và con dao. Đây là lụa chọn thứ tư mà bạn sẽ nhanh chóng có. Ta đều biết rằng khi suy nghĩ, ta đã tạo ra những kênh nằm sâu trong tâm trí và trong não. Đau kinh niên là một ví dụ. Nếu bạn phỏng, bạn sẽ giật tay ra xa. Nhưng nếu trong sáu tháng, hay sáu năm, cơn đau vẫn không dứt, đó là vì những vòng tuần hoàn này đang sản xuất ra cơn đau chống lại bạn. Nếu ta có thể nhìn vào các xung kích hoạt của não sản xuất ra cơn đau, ta có thể lập ra các mô hình 3 chiều và nhìn thấy các thông tin quá trình của não theo thời gian thực, chúng ta có thể lựa chọn vùng sản xuất cơn đau. Vâng, hãy giơ tay lên và cong cơ cánh tay lại. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn sớm được nhìn vào bên trong não mình và được chọn vùng trên não để làm cùng một việc đó. Và điều bạn thấy là, Chúng ta đã chọn đường đi trong não bộ của một bệnh nhân đau kinh niên. Điều này có thể làm bạn shock, nhưng thực sự chúng ta đã đọc được não bộ của người này theo thời gian thực. Họ đang theo dõi hoạt động não bộ của chính họ, và điều khiển con đường gây nên cơn đau. Họ tập co dãn hệ thống tiết ra chất xoa dịu từ bên trong. Khi họ làm vậy, ở góc trên bên trái ta thấy được thứ đã kết nối kích hoạt não bộ của cơn đau đang được điều khiển của họ. Khi họ điều khiển não bộ, họ điều khiển cơn đau của mình. Đây là một phương pháp thử nghiệm, nhưng trong các phép thử chúng ta đã thấy lượng bệnh nhân đau kinh niên giảm 44-64%. Đây không phải là "Ma trận." Bạn chỉ có thể làm điều này với chính bản thân mình. Bạn tự làm chủ. Tôi đã nhìn vào trong não mình. Bạn cũng sớm làm như vậy thôi. Khi bạn làm được, bạn muốn điều khiển cái gì? Bạn có thể nhìn vào mọi phương diện khiến bạn là chính mình, tất cả những kí ức. Đây là một trong số những vấn đề chúng ta nói đến hôm nay mà tôi không có thời gian để đi vào chi tiết. Nhưng tôi có một câu hỏi lớn dành cho bạn. Chúng ta là thế hệ đầu tiên có thể bước vào, sử dụng công nghệ này, trí tuệ con người và não bộ, Chúng ta sẽ đưa nó đến đâu? Vài năm trước, tôi đột nhập vào nhà của chính mình. Tôi vừa lái xe về đến nhà, lúc đó gần nửa đêm với cái lạnh của mùa đông Montreal, Tôi mới đi thăm Jeff, bạn tôi, cách đây không xa, và nhiệt kế ở trước hiên chỉ âm 40 độ -- và đừng hỏi đó là độ C hay độ F, âm 40 là nơi 2 vạch bằng nhau -- thực sự rất lạnh. Và khi tôi đứng trước hiên nhà lần mò trong túi quần, tôi nhận ra mình không mang theo chìa khóa. Thật ra, tôi có thể thấy chúng qua cửa sổ, trên bàn phòng bếp, nơi tôi bỏ quên nó. Nên tôi vội chạy vòng quanh và thử mở tất cả cửa ra vào và cửa sổ, nhưng chúng đều bị khóa chặt. Tôi nghĩ đến việc gọi thợ sửa khóa -- ít nhất tôi còn điện thoại, nhưng lúc nửa đêm, cũng cần một lúc thợ khóa mới đến được, và trời thì rất lạnh. Tôi không thể quay trở lại nhà của Jeff đêm đó bởi tôi còn có chuyến bay sớm đến châu Âu sáng hôm sau, và tôi cần lấy hộ chiếu và vali của mình. Vì vậy, trong sự tuyệt vọng và lạnh cóng, tôi tìm thấy 1 hòn đá to và đập vỡ cửa sổ tầng hầm, dọn sạch các mảnh vỡ kính, tôi bò vào trong, tôi tìm thấy một mảnh bìa các tông và dán nó lên lỗ hổng, nghĩ rằng sáng hôm sau, trên đường ra sân bay, tôi có thể gọi cho nhà thầu và nhờ họ sửa nó. Sửa sẽ rất đắt, nhưng chắc không đắt hơn việc gọi thợ sửa khóa giữa đêm, vì vậy tôi nghĩ, trong hoàn cảnh đó, tôi không lợi, cũng chẳng thiệt. Tôi là một nhà thần kinh học và tôi biết một chút về cách não bộ hoạt động dưới áp lực. Nó tiết ra hooc môn cortisol làm tăng nhịp tim của bạn, điều chỉnh nồng độ adrenaline và làm suy nghĩ trở nên mơ hồ. Vì vậy sáng hôm sau, khi tôi thức dậy sau khi ngủ không đủ, lo lắng về lỗ hổng trên cửa sổ, nhớ rằng mình phải gọi nhà thầu, nhiệt độ lạnh cóng ngoài trời, và những cuộc gặp sắp tới ở châu Âu, và với tất cả cortisol ở trong não, suy nghĩ của tôi rất mờ mịt, nhưng tôi không biết suy nghĩ của tôi mơ hồ vì đầu óc tôi cũng mơ hồ. (tiếng cười) Và cho đến khi tôi đến sân bay làm thủ tục đăng kí, tôi mới nhận ra mình không mang theo hộ chiếu (tiếng cười) Vì thế tôi lao về nhà giữa trời băng và tuyết trong vòng 40 phút, lấy hộ chiếu và lại lao đến sân bay, tôi đến vừa kịp lúc, nhưng họ đã bán lại chỗ của tôi cho người khác, vì thế tôi bị kẹt với chỗ cuối máy bay, cạnh phòng vệ sinh, trên cái ghế không thể ngửa ra sau trong tám tiếng bay. Tôi đã có nhiều thời gian để suy nghĩ trong tám tiếng không ngủ đó. (tiếng cười) Tôi bắt đầu tự hỏi, liệu có việc gì tôi có thể làm, có chế độ nào tôi có thể áp dụng, để ngăn chặn rủi ro ngay từ đầu? Hoặc ít nhất nếu rủi ro xảy ra, tôi sẽ giảm thiểu khả năng nó biến thành thảm họa. Vì vậy tôi bắt đầu nghĩ về nó, nhưng ý nghĩ của tôi không mạch lạc cho đến một tháng sau. Tôi hẹn ăn tối với đồng nghiệp, Danny Kahneman, người đoạt giải Nobel, và tôi ngượng ngùng kể cho anh ấy nghe về chuyện tôi đập vỡ cửa sổ, và, bạn biết đấy, chuyện quên hộ chiếu, và Danny nói với tôi rằng anh ấy đang luyện tập cái gọi là nhận thức quá khứ về tương lai. (tiếng cười) Đó là cái anh ấy học được từ nhà tâm lý học Gary Klein, người đã viết sách về nó vài năm trước, hay còn gọi là kĩ thuật "trước khi kết thúc". Các bạn đều biết kĩ thuật "sau kết thúc". Khi thảm họa xảy ra, một đội ngũ chuyên gia sẽ vào cuộc và cố gắng tìm ra vấn đề, đúng không? Với kỹ thuật "trước kết thúc", Danny giải thích, bạn nhìn về tương lai và cố gắng nhận diện tất cả những gì có thể xảy ra vấn đề, sau đó bạn cố nghĩ xem mình có thể làm gì để ngăn chặn những điều đó xảy ra, hoặc giảm thiểu thiệt hại. Vì vậy, tôi muốn nói với các bạn hôm nay về một vài thứ chúng ta có thể làm dưới dạng kỹ thuật "trước kết thúc". Một số thì rõ ràng, nhưng cũng có một số không rõ ràng lắm. Tôi sẽ bắt đầu với cái rõ ràng trước. Xung quanh nhà, chọn một nơi cho những thứ dễ làm mất. Nghe cái này có vẻ là lẽ thường tình, và đúng là như vậy, nhưng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh điều này, dựa vào cách ký ức về không gian của chúng ta hoạt động. Có một cấu trúc trong bộ não gọi là hồi hải mã, nó đã tiến hóa qua hàng chục ngàn năm, để theo dõi vị trí của những thứ quan trọng-- nơi có giếng nước, nơi có cá, nơi có cây ăn quả, nơi của các bộ tộc đồng minh và bộ tộc kẻ thù. Hồi hải mã là phần của bộ não mà đặc biệt phát triển ở các tài xế taxi của London. Nó là phần của não cho phép con sóc tìm ra hạt dẻ. Và nếu bạn vẫn thắc mắc, thật sự có người đã làm thí nghiệm mà họ cắt bỏ khứu giác của sóc, và chúng vẫn có thể tìm thấy hạt dẻ. Chúng không sử dụng khứu giác, chúng sử dụng hồi hải mã, cơ chế tiến hóa tinh xảo trong bộ não giúp tìm đồ vật. Nhưng chúng chỉ thật sự có ích cho những thứ không chuyển động nhiều, không phải cho những thứ liên tục chuyển động. Đó là lý do vì sao chúng ta làm mất chìa khóa xe, kính đọc sách và hộ chiếu. Vì vậy ở nhà, chọn một nơi cho chìa khóa của bạn -- một cái móc treo cạnh cửa, có thể là một cái bát trang trí. Để hộ chiếu vào một ngăn kéo riêng. Với kính đọc sách, một cái bàn riêng. Nếu bạn luôn cẩn thận để đồ vật vào chỗ đã chọn, đồ vật sẽ luôn ở đó khi bạn tìm chúng. Thế còn khi đi du lịch? Dùng điện thoại chụp thẻ tín dụng của bạn, bằng lái xe, hộ chiếu gửi thư cho chính bạn để chúng luôn trên mạng. Nếu những thứ đó bị mất hoặc trộm, bạn có thể dễ dàng thay thế chúng. Đó là những thứ khá rõ ràng. Hãy nhớ, khi bạn gặp áp lực, não sẽ tiết ra cortisol. Cortisol là chất độc, nó làm suy nghĩ của bạn không rõ ràng. Vì vậy, 1 phần của việc tập kỹ thuật "trước kết thúc" là nhận ra rằng dưới áp lực, bạn sẽ không ở trạng thái tốt nhất, và bạn nên áp dụng các chế độ. Và có lẽ không có tình huống nào căng thẳng hơn khi bạn phải đối mặt với một quyết định liên quan đến y tế. Và ở thời điểm nào đó, tất cả chúng ta sẽ ở trong tình huống đó, khi phải đưa ra một quyết định rất quan trọng về tương lai việc chăm sóc sức khỏe cho chúng ta hoặc cho người thân, khi giúp họ đưa ra quyết định. Và vì vậy tôi muốn nói về điều đó. Và tôi sẽ nói về một tình trạng sức khỏe rất cụ thể. Nhưng nó sẽ là chuẩn mực cho tất cả các loại quyết định y tế, và cho cả quyết định về tài chính và xã hội -- bất cứ quyết định nào có thể hưởng lợi từ việc đánh giá sự việc một cách hợp lý. Giả sử bạn đến gặp bác sĩ của mình và bác sĩ nói, "Tôi vừa có kết quả xét nghiệm, nồng độ cholesterol của bạn hơi cao." Bây giờ, các bạn đều biết rằng cholesterol cao tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ. Và vì thế bạn nghĩ tăng cholesterol hẳn không phải là điều tốt, và bác sĩ bảo: "Tôi sẽ kê thuốc cho bạn: 1 viên statin sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol." Và bạn có thể đã nghe về statin, chúng là một trong những loại được kê đơn rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay, bạn có thể còn biết những người sử dụng nó. Và vì thế bạn nghĩ: "Vâng! Cho tôi statin." Nhưng có 1 câu hỏi bạn nên hỏi vào thời điểm này, một con số bạn nên hỏi, cái mà hầu hết các bác sĩ không thích nhắc đến, và các công ty dược phẩm càng không thích hơn. Đó là số người cần điều trị (NNT). Bây giờ, NNT là gì? Đó là tổng số người sử dụng thuốc hoặc trải qua phẫu thuật hoặc bất kì liệu pháp y tế nào trên một người chữa khỏi bệnh. Và bạn đang nghĩ, kiểu thống kê gì kì cục gì thế? Con số đó nên là một. Bác sĩ của tôi sẽ không kê đơn gì cho tôi nếu thuốc đó không có ích. Nhưng thực ra, nghề y không hoạt động theo kiểu đó. Và đó không phải lỗi bác sĩ, nếu đổ lỗi cho bất cứ ai, đó là lỗi của nhà khoa học như tôi. Chúng tôi hiểu chưa đủ về những cơ chế cơ bản. Nhưng GlaxoSmithKline ước tính rằng 90% số thuốc chỉ phát huy tác dụng với 30% đến 50% số bệnh nhân. Vì vậy số lượng bệnh nhân cần dùng thuốc statin, bạn nghĩ nó là bao nhiêu? Bao nhiêu người cần dùng nó trước khi nó chữa được 1 người? 300. Đây là theo nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu y khoa Jerome Groopman và Pamela Hartzband, được xác nhận độc lập bởi Bloomberg.com. Tôi đã kiểm tra các con số. 300 người cần dùng thuốc trong 1 năm trước khi 1 người bị đau tim, đột quỵ hay trường hợp có hại khác được ngăn ngừa. Các bạn có thể đang nghĩ: "Một trong 300 cơ hội để giảm lượng cholesterol. Tại sao không, bác sĩ? Cứ kê đơn cho tôi." Nhưng bạn nên yêu cầu 1 thống kê khác vào thời điểm này: "Nói cho tôi biết về tác dụng phụ." Đúng chứ? Vì vậy, với loại thuốc này, tác dụng phụ xảy ra với 5% số bệnh nhân Và nó gồm những thứ khủng khiếp như suy nhược cơ bắp và đau khớp, đau dạ dày... Nhưng giờ bạn lại nghĩ: "5%, nó không có nhiều khả năng xảy ra với tôi, tôi vẫn sẽ dùng thuốc." Nhưng đợi 1 lát. Hãy nhớ, khi chịu áp lực bạn suy nghĩ không thông suốt. Vì vậy, hãy nghĩ trước về việc bạn sẽ làm thế nào để bạn không phải suy nghĩ về một loạt vấn đề ngay lúc đó. 300 người dùng thuốc, đúng không? 1 người được cứu, 5% trong số 300 người đó chịu tác dụng phụ, tức là 15 người. Bạn có khả năng bị hại bởi thuốc gấp 15 lần hơn là thuốc giúp ích cho bạn. Bây giờ, tôi không nói rằng bạn có nên dùng statin hay không. Tôi chỉ nói rằng bạn nên có cuộc nói chuyện này với bác sĩ. Y đức đòi hỏi điều đó, nó là 1 phần của nguyên tắc "đồng ý khi hiểu rõ". Bạn có quyền được tiếp cận những thông tin này để bắt đầu cuộc nói chuyện liệu bạn muốn chấp nhận rủi ro hay không. Bây giờ bạn có thể nghĩ: Tôi đẩy con số này lên cao để gây sốc, nhưng thực tế nó khá thường, số bệnh nhân cần sử dụng thuốc này. Với các ca phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất cho đàn ông trên 50 tuổi, loại bỏ tuyến tiền liệt bị ung thư, số người cần được điều trị là 49. Đúng vậy, phải thực hiện 49 ca phẫu thuật để một người được chữa. Và tác dụng phụ trong trường hợp này xảy ra với 50% số bệnh nhân. Nó bao gồm liệt dương, rối loạn cương dương, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát, rách trực tràng. Và nếu bạn may mắn, và bạn là 1 trong số 50% người mắc phải chứng này. nó sẽ chỉ kéo dài trong một hoặc hai năm. Vì vậy cốt lõi của kỹ thuật "trước khi kết thúc" là nghĩ trước về các câu hỏi bạn có thể hỏi để thúc đẩy cuộc nói chuyện với bác sĩ. Bạn không muốn phải nghĩ đến tất cả những thứ này ngay ở đó. Và bạn cũng muốn nghĩ về những thứ như chất lượng cuộc sống. Bởi vì đôi khi bạn phải lựa chọn, bạn muốn cuộc đời ngắn hơn nhưng không đau đớn, hay cuộc đời dài hơn nhưng phải chịu nhiều nỗi đau đến cuối đời? Đó là những thứ bạn cần nói về và nghĩ đến bây giờ, với gia đình và người thân của bạn. Bạn có thể sẽ thay đổi suy nghĩ trong lúc giận dữ, nhưng ít ra bạn được rèn luyện với kiểu suy nghĩ này. Nhớ rằng, não bộ dưới áp lực sẽ tiết ra cortisol, và một trong những thứ xảy ra lúc đó là một đám các hệ cơ quan sẽ "tắt". Có 1 lý do về mặt tiến hóa cho điều này. Mặt đối mặt với 1 dã thú, bạn không cần hệ tiêu hóa, hay ham muốn tình dục, hay hệ miễn dịch, vì nếu cơ thể bạn dùng trao đổi chất cho những thứ đó và bạn không phản ứng lại nhanh, bạn có thể sẽ trở thành bữa trưa của sư tử và sẽ không còn điều gì quan trọng nữa. Thật không may, 1 trong những thứ bị "tắt" trong khoảng thời gian căng thẳng đó là lý trí, là suy nghĩ hợp lý, như Danny Kahneman và đồng nghiệp của ông ấy đã chứng minh. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện bản thân suy nghĩ trước ... đến những tình huống này. Điều quan trọng ở đây là nhận ra: Tất cả chúng ta đều không hoàn hảo. Chúng ta cũng có lúc sẽ thất bại. Quan trọng là phải nghĩ đến trước những thất bại đó có thể là gì, áp dụng các chế độ để giảm thiểu tổn thất, hay ngăn chặn những điều xấu trước khi chúng xảy ra. Trở lại với đêm tuyết rơi ở Montreal khi đó, khi tôi trở lại từ chuyến công tác, tôi đã bảo nhà thầu lắp đặt hộp khóa số ngay cạnh cửa, có chìa khóa để mở cửa chính đặt trong đó, một mật khẩu dễ nhớ. Và tôi phải thừa nhận, tôi vẫn có hàng đống thư chưa được phân loại, và hàng đống email tôi chưa đọc qua Vì vậy tôi không hoàn toàn ngăn nắp, nhưng tôi thấy sự có tổ chức là 1 quá trình từ từ, và tôi sẽ đạt được nó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Một cô gái tôi chưa từng gặp bao giờ đã thay đổi cuộc đời tôi và hàng ngàn người khác Tôi là CEO của Dosomething.org, một trong những tổ chức lớn nhất trên thế giới cho giới trẻ. Thực tế nó lớn hơn Boy Scouts ở Mỹ. Và chúng tôi không kì thị người đồng tính. (tiếng cười) Chúng tôi giao tiếp với giới trẻ qua tin nhắn, vì đó là cách mà họ giao tiếp hiện nay. Do đó chúng tôi sẽ tổ chức hơn 200 chiến dịch năm nay, những việc như là thu lượm bơ đậu phộng để dự trữ, hoặc làm những tấm thiệp Valentine cho người lớn tuổi luôn ở trong nhà. Và ta nhắn cho họ. Và chúng tôi sẽ nhận được 97% hưởng ứng. Nó sẽ lan truyền khắp Tây Ban Nha và vùng thành thị. Chúng tôi đã thu lượm được 200.000 lọ bơ đậu phộng và hơn 365.000 thiệp Valentine. Rất nhiều. OK-- (vỗ tay) Nhưng có một mặt trái kì lạ. Mỗi lần chúng tôi gửi tin nhắn, chúng tôi nhận lại cả tá tin không liên quan đến bơ đậu phộng. hay nạn đói hoặc người cao tuổi-- mà là tin nhắn về việc bị bắt nạt, tin nhắn về việc bị nghiện cá cược. Tin nhắn buồn nhất chúng tôi nhận được chính xác như này: " Ông ấy không ngừng cưỡng bức tôi. Đó là cha tôi. Ông ấy nói tôi không được kể với ai. Cô còn đó không?" Chúng tôi đã không thể tin Chúng tôi không thể tin rằng việc khủng khiếp như vậy có thể xảy ra, và rằng cô ấy đã chia sẻ với chúng tôi-- một việc rất riêng tư. Và chúng tôi nhận ra cần phải dừng lại và xây dựng đường dây khẩn cấp cho những người như vậy. Vì thế chúng tôi bắt đầu Đường Dây Khẩn Cấp, một cách lặng lẽ, ở Chicago và El Paso -- chỉ có vài nghìn người ở mỗi địa điểm. Và trong 4 tháng, chúng tôi đã có mặt tại tất cả 295 mã vùng tại Mỹ, một cách bao quát, chúng tôi không quảng cáo nhưng lại phát triển nhanh hơn cả Facebook. (Vỗ tay) Những tin nhắn hoàn toàn bí mật. Không ai có thể biết bạn nói gì. Vì thế chúng tôi bận rộn vào giờ ăn trưa -- Bọn trẻ đang ngồi tại bàn ăn và bạn nghĩ cô ấy đang nhắn cho bạn trai, nhưng cô ấy đang nhắn cho chúng tôi về chứng háu ăn của mình. Chúng tôi không nhận những từ "như là","ừm", tiếng thở gấp hay tiếng khóc. Chúng tôi chỉ nhận sự thật. Chúng tôi nhận được những lời nhắn như là, "Tôi muốn tự tử. Tôi có một lọ thuốc trên bàn ngay trước mặt tôi." Và rồi tư vấn viên sẽ nói, "Sao bạn không cất thuốc vào tủ khi chúng ta nói chuyện nhỉ?" Và họ nói tới nói lui một thời gian. Và tư vấn viên đã xin được địa chỉ nhà cô bé ấy, vì nếu bạn nhắn tin nghĩa là bạn cần giúp đỡ. Thế là cô ấy đưa địa chỉ và tư vấn viên đã gọi một đội cứu hộ trong khi họ đang nhắn tin qua lại. Và rồi mọi thứ trở nên im ắng -- 23 phút không thấy trả lời từ cô bé. Và tin nhắn tiếp theo là -- đó là mẹ cô bé -- " Tôi đã không biết gì, và tôi đang ở trong nhà, chúng tôi đang trong xe cứu thương và trên đường đến bệnh viện." Đó là những gì bà ấy có thể nói -- Một tháng sau tin nhắn kế tiếp đến. " Tôi vừa ra viện. Tôi được chuẩn đoán là dễ thay đổi cảm xúc và tôi nghĩ mọi chuyện đều ổn." (Vỗ tay) Tôi muốn nói rằng đó là sự giao tiếp không bình thường, nhưng chúng tôillàm trung bình 2.41 cuộc giải cứu mỗi ngày. 30 phần trăm tin nhắn của chúng tôi là về tuyệt vọng và tự tử -- rất nhiều. Mặt tốt của Đường Dây Khẩn Cấp là những người lạ đang tư vấn với những người lạ mặt khác về vấn đề rất riêng tư, và đưa họ đến những giây phút vui và buồn. Điều đó rất thú vị, và tôi sẽ nói rằng chúng tôi đã nhắn được hơn 6.5 triệu tin trong vòng hai năm. (Vỗ tay) Nhưng điều khiến tôi thực sự thấy xúc động, việc khiến tôi phấn khích đó là số liệu: 6.5 triệu tin nhắn -- đó là khối lượng, tốc độ và sự đa dạng tạo nên một tập hợp đầy thú vị. Chúng ta có thể đoán trước kết quả. Chúng ta có thể làm đủ các kết luận và nghiên cứu từ số liệu đó. Từ đó chúng ta sẽ tốt hơn, và thế giới cũng trở nên tốt đẹp hơn. Và chúng ta cần sử dụng dữ liệu đó như thế nào? Được rồi, có thể là ai đó ở đây, ai đó đang xem đã từng gặp nhà trị liệu vì những khó khắn trong cuộc sống -- mọi người không cần giơ tay. (Tiếng cười) Làm sao để biết một người có tốt hay không? Ồ, họ có bằng Harvard treo trên tường? Bạn có chắc họ không đứng top cuối danh sách 10 người? (Tiếng cười) Khi tôi và chồng gặp người cố vấn hôn nhân, Tôi đã nghĩ cô ấy là thiên tài khi nói, "Tôi sẽ gặp hai người trong vòng hai tuần -- những tôi cần gặp ngài tuần sau" (Tiếng cười) Chúng ta cần số liệu dể biết ai là cố vấn giỏi. Chúng tôi biết rằng nếu bạn nhắn "tê" và "vải," thì có 99% bạn đang bị thương. Chúng tôi biết rằng nếu bạn nhắn "mg" và "dây cao su", thì 99% bạn đang lạm dụng thuốc. Và chúng tôi biết rằng nếu bạn nhắn "tình dục", "miệng" và "Mormon", bạn đang nghi ngờ mình đồng tính. Đó là thông tin thú vị mà một cố vấn đã nhận thấy nhưng công thức ấy có nghĩa là nó tự nhiên nảy ra trong đầu rằng, "99% là bị thương -- thử hỏi một trong những câu hỏi này" để thúc dục cố vấn. Hoặc "99% bạn đang lạm dụng thuốc, có ba hiệu thuốc gần người nhắn." Điều đó càng rõ ràng hơn. Vào ngày Robin Williams tự tử, mọi người đổ ập trên các đường dây nóng toàn quốc. Thật buồn khi thấy một hình tượng, một diễn viên hài, lại tự tử, và mọi đường dây nóng đã ngưng ba tiếng không hoạt động. Chúng tôi cũng đã nhận số lượng lớn cuộc gọi. Điều khác biệt là nếu bạn nhắn," tôi muốn chết," hay "tôi muốn tự tử," theo công thức bạn là màu cam, và được ưu tiên đứng đầu danh sách. Do đó chúng tôi có thể xử lí sự nghiêm trọng, không theo thứ tự. (Vỗ tay) Số liệu này đã làm thế giới tốt đẹp hơn vì tôi đang chứng kiến khủng hoảng thực sự lần đầu tiên. Thử nghĩ xem: 6.5 triệu tin nhắn đó, tự động gắn kết qua quá trình ngôn ngữ tự nhiên, tất cả những số liệu ấy -- Tôi có thể nói rằng ngày rối loạn chế độ ăn tồi tệ nhất trong tuần: Thứ Hai. Thời gian lạm dụng thuốc nhiều nhất trong ngày: 5 giờ sáng. Và Montana là một địa điểm đẹp để tham quan nhưng bạn sẽ không muốn sống ở đó, vì đó là bang có tư tưởng tự tử nhiều nhất. Và chúng tôi đã công bố số liệu đó. Chúng tôi đã thêm tất cả thông tin cá nhân. Và đó là trang web CrisisTrends.org. Vì tôi muốn các trường học thấy rằng thứ hai là ngày rối loạn chế độ ăn tồi tệ nhất, do đó họ có thể tính toán lại bữa ăn và cố vẫn sẽ thức trực vào các thứ hai. Và tôi muốn các gia đình thấy rằng 5 giờ sáng là lúc lạm dụng thuốc cao nhất. Tôi muốn ai đó chăm sóc vùng đất của người Mỹ ở Montana. (Vỗ tay) Dữ liệu, bằng chứng giúp chính sách, nghiên cứu, báo chí, cảnh sát, bảng thông báo của trường -- tất cả đều tốt lên. Tôi không cho mình là nhà hoạt động xã hội về tâm lí. Tôi cho mình là nhà hoạt động về sức khỏe quốc gia. Tôi rất thích thú với số liệu đó, tôi hơi nghiện máy tính. Yeah, nghe có vẻ quá nữ tính. Tôi nghiện máy tính. (Tiếng cười) Tôi yêu dữ liệu. Vá sự khác biệt duy nhất giữ tôi và những người mặc áo hoody ngoài kia với công ti lớn được tài trợ của họ, là tôi không hứng thú với việc giúp bạn tìm đồ ăn Trung Hoa vào 2 giờ sáng ở Dallas, hoặc giúp bạn chạm cổ tay và lấy xe ngay lập tức, hay ăn trộm rồi bị bắt. Tôi hứng thú -- (Tiếng cười và vỗ tay) Tôi muốn sử dụng công nghệ và dữ liệu để tạo nên một thế giới tốt hơn. Tôi muốn dùng nó để giúp cô gái nhắn tin cho tôi về việc bị cha mình cưỡng bức. Bởi vì sự thật là chúng ta không bao giờ nghe tin về cô ấy lần nữa. Và tôi hi vọng cô ấy đang ở đâu đó an toàn và khỏe mạnh, và tôi hi vọng cô ấy đang xem bài nói này và biết rằng sự tuyệt vọng và can đảm của mình đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của Đường Dây Khẩn Cấp và truyền cảm hứng cho tôi mỗi ngày. (Vỗ tay) Khi còn nhỏ, bố mẹ tôi thường bảo rằng "Con có thể làm mọi thứ rối tinh lên, nhưng hãy tự mình dọn dẹp nó" Vậy nên tự do đi liền trách nhiệm. Nhưng trí tưởng tượng sẽ luôn đưa tôi đến những vùng đất tuyệt vời nơi mà mọi thứ đều khả thi. Tôi đã lớn lên với sự ngây ngô -- hay là sự thiếu biết, theo cái cách mà tôi vẫn gọi, vì người lớn thường hay nói dối để bảo vệ chúng ta khỏi cái sự thật xấu xí. Và khi lớn lên, tôi nhận ra người lớn đã mắc sai lầm, và họ chẳng hề giỏi trong việc giải quyết nó. Thời gian trôi nhanh, và giờ tôi đã trưởng thành và tôi dạy khoa học và phát minh tại trường Hong Kong Harbour. Và cũng không mất nhiều thời gian trước khi học sinh của tôi dạo chơi trên bờ biển và vấp phải những đống rác. Vậy nên là những công dân tốt, chúng tôi dọn dẹp bãi biển -- và không, thằng bé không uống đồ có cồn, và nếu có, thì cũng không phải là tôi đưa cho nó uống. (Tiếng cười) Và thật buồn khi nói rằng ngày nay đã có hơn 80% đại dương bị ô nhiễm bởi đồ nhựa. Đó là một sự thật đáng sợ. Vào những thập kỉ qua, chúng ta đã đưa những con tàu lớn ra khơi, thả những chiếc lưới to và thu lượm được rất nhiều rác thải nhựa mà mà chúng ta thấy chúng qua kính hiển vi và phân loại chúng và rồi chúng ta cập nhật dữ liệu đó lên một tấm bản đồ. Nhưng việc đó sẽ tiếp diễn mãi mãi, và nó cực kì đắt đỏ và cũng rất mạo hiểm khi phải đưa ra khơi những chiếc tàu lớn đó. Vì vậy, học sinh của tôi, 6 đến 15 tuổi, chúng tôi đã mơ ước đến việc tạo ra một cách tốt hơn. Nên chúng tôi đã biến cái lớp học bé tí trở thành một xưởng lắp ráp. Và chúng tôi đã xây dựng chiếc bàn máy bé tý ấy, với chiều cao khác nhau, nên thậm chí cả những đứa nhỏ thấp lắm cũng có thể tham gia. Tôi sẽ nói với bạn rằng những đứa trẻ với công cụ sẽ trở nên tuyệt vời và an toàn. (Tiếng cười) Cũng không hẳn. Và quay trở lại với đồ nhựa. Chúng tôi thu nhặt đồ nhựa và mài nó vừa bằng kích cỡ cái mà chúng tôi tìm thấy ở đại dương, cái mà rất nhỏ, vì nó chỉ là những mảnh vỡ vụn. Và đây là cách chúng tôi làm việc. Tôi để trí tưởng tượng của bọn trẻ bay càng xa càng tốt. Nhiệm vụ của tôi là nhặt ra những ý tưởng tốt nhất và kết hợp chúng lại thành một thứ gì đó khả thi. Và chúng tôi thống nhất rằng thay bằng việc thu nhặt những mảnh nhựa, chúng tôi chỉ đi tìm dữ liệu. Chúng tôi sẽ tạo hình ảnh của những mảnh nhựa bằng rô - bốt với rô - bốt thì đứa trẻ nào cũng trở nên hào hứng. Và điều tiếp theo chúng tôi làm -- chúng tôi gọi nó là "rapid prototyping" (tạo mẫu cấp tốc). Chúng tôi tạo những bản mẫu thật nhanh chóng đến nỗi mà bữa trưa vẫn nằm in trong hộp cơm khi chúng tôi lắp đặt nó. (Tiếng cười) Chúng tôi đã lắp đèn bàn và ống kính vào một dây dọi cố định và chúng tôi cho tất chúng vào một con rô - bốt nổi mà có thể di chuyển chầm chậm trong nước và qua cả những mảnh nhựa mà chúng tôi có ở đó -- và đây là hình ảnh mà chúng tôi cho vào con rô - bốt. Và chúng tôi thấy những mảnh nhựa nổi lên rất chậm qua máy quét, và mấy tính tổng sẽ xử lý hình ảnh đó, đo kích cỡ của từng vật chất, nên chúng tôi có thể ước lượng chuẩn lượng nhựa có trong nước. chúng tôi đã lưu trữ cách làm từng bước một trên một trang mạng cho người sáng chế gọi là Instructables (Khả năng tạo dựng), với hy vọng rằng sẽ có ai đó cải tiến nó. Điều hay ho nhất về dự án này là cách bọn trẻ nhìn nhận vấn đề xung quanh, và boom -- và chúng có thể chỉ ra vẫn đề đó. [Tôi có thể điều tra những vấn đề xung quanh] Nhưng học sinh của tôi ở Hong Kong là những đứa trẻ cập nhật thông tin rất nhanh chóng. Chúng xem bản tin, đọc các trang mạng, và chúng cũng đã nhìn thấy tấm hình này. Đây là một đứa trẻ, khoảng dưới 10 tuổi, lọc dầu tràn bằng tay không, ở Sundarbans, rừng đước lớn nhất thế giới thuộc Bangladesh. Họ thực sự rất kinh ngạc, vì đây là nước họ uống và tắm rửa, đây là nước họ nuôi cá -- và cũng là nơi họ sinh sống. Bạn cũng có thể thấy là nước có màu nâu, màu nâu của bùn và dầu, Nên khi mọi thứ hòa lẫn, sẽ rất khó để nhận ra thứ gì có trong nước. Nhưng công nghệ làm điều đó trở nên dễ dàng hơn, nó gọi là phép đo phổ, cho phép chúng ta thấy được vật chất trong nước. Vậy nên chúng tôi đã lắp đặt một mẫu thô máy đo phổ, và bạn có thể thấy màu sắc qua những vật chất khác nhau mà tạo ra quang phổ khác nhau. nên điều đó có thể giúp bạn nhận biết được cái gì có trong nguồn nước. Nên chúng tôi đã đóng gói mẫu máy quét này lại, và gửi nó đến Bangladesh. Và điều hay ho về dự án này là sau khi chỉ ra vấn đề hoặc là xem xét nó, học sinh của tôi có thể dùng nhiệt huyết và trí sáng tạo để giúp những đứa trẻ ở vùng xa xôi hẻo lánh. [Tôi có thể nghiên cứu các vấn đề xung quanh] Vậy nên tôi bị cuốn hút vào việc thực hiện thí nghiệm thứ hai, và tôi muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn -- có thể là chỉ ra vấn đề lớn hơn và cũng gần gũi hơn trong cuộc sống của tôi. Tôi mang hai dòng máu Nhật Pháp và có thể bạn nhớ vào năm 2011 có một trận động đất diện rộng tại Nhật Bản. Nó thực sự có tính tàn phá khi kết hợp nhiều cơn dư trấn cực lớn chúng được gọi là sóng thần -- và những cơn sóng thần đã phá hủy nhiều thành phố ở bờ đông Nhật Bản. Có hơn 14 000 người chết. Và nó cũng hủy hoại nhà máy năng lượng hạt nhân ở Fukushima chỉ với nước. Và hôm nay tôi đọc báo cáo và trung bình khoảng 300 tấn bị dò gỉ từ nhà máy năng lượng hạt nhân vào Thái Bình Dương. Và ngày nay toàn bộ Thái Bình Dương đều có dấu hiệu ôn nhiễm chất cesium-137. Nếu bạn đến bờ Tây, bạn có thể thấy hình ảnh của Fukushima ở bất cứ đâu. Nếu bạn ở xem trên bản đồ, nó sẽ giống như phóng xạ đã bị rửa trôi khỏi bờ Nhật Bản, và hầu như hiện nay nó có vẻ là rất an toàn nước rất trong xanh. Thực sự thì vấn đề phức tạp hơn như vậy. Tôi đã từng đến Fukushima mỗi năm từ lần thiên tai ấy và tôi tự lấy chỉ số cùng với một số nhà khoa học khác, ở đất liền, trên sông -- và lần này chúng tôi muốn dẫn theo lũ trẻ. Và tất nhiên chúng tôi đã không đưa chúng đến vì bố mẹ chúng không đồng ý. (Tiếng cười) Nhưng hằng đêm chúng tôi luôn báo cáo về "Miss Control" - một cái tên ngụy trang khác của chúng tôi. Người ta tỏ ra là không coi trọng việc này , nhưng thực ra thì học làm việc rất nghiêm túc vì họ sẽ phải sống chung với phóng xạ suốt cuộc đời họ. Và điều chúng tôi làm với họ là bàn luận về dữ liệu chúng tôi đã thu thập, và nói đến việc chúng tôi sẽ làm tiếp theo -- chiến lược, chuyến đi công tác, vv... Và để làm điều này chúng tôi tạo nên một tấm bản đồ thô sơ về địa hình khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân. Và chúng tôi cũng tạo ra một tấm bản đồ hoàn chỉnh hơn, chúng tôi vẩy lên lên chất nhũ để thể hiện dữ liệu phóng xạ thực tại, và phun nước giả làm thác. Với cái này chúng tôi có thể thấy rõ những hạt phóng xạ được rửa trôi từ đỉnh ngọn núi xuống hệ thống sông, và chảy ra ngoài đại dương. Đó chính là ước tính xác thực. Nhưng với nỗi ám ảnh về điều đó, chúng tôi đã tổ chức chuyến đi thực tế này, tới khu dân cư gần nhất khu vực nhà máy hạt nhân. Chúng tôi đã đi thuyền cách nhà máy 1.5 km, và cùng với sự giúp đỡ của ngư dân địa phương, chúng tôi đã thu thập được những vật chất từ đáy biển cùng với mẫu vật chất mà chúng tôi tạo ra. Chúng tôi gói những vật chất đó vào những túi nhỏ, và chia chúng thành vào hàng trăm các túi nhỏ khác mà chúng tôi có thể gửi đến các trường đại học và tạo ra một bản đồ về chất phóng xạ dưới đáy biển, đặc biệt tại những nơi cá đẻ trứng, và tôi hi vọng rằng chúng tôi đã cải thiện mức độ an toàn cho các ngư dân và cho món ăn sushi yêu thích của các bạn. (Tiếng cười) Bạn có thể thấy tiến trình ở đây. Chúng tôi đã đi từ vấn đề địa phương đến vấn đề ở vùng xa xôi và rồi đến vấn đề toàn cầu. Nó quả là niềm hứng khởi khi được làm việc ở những mức độ khác nhau như vậy, với những thiết bị công nghệ rất đơn giản và đến từ khắp mọi nơi. Nhưng cùng lúc đó, nó cũng gây ra những bực bội khi chúng tôi đang bắt đầu đo đạc lại những thiệt hại chúng tôi đã gây ra. Chúng tôi chưa hề bắt tay vào giải quyết những vấn đề. Vậy nên tôi tự hỏi rằng nếu chúng tôi chỉ nhảy cóc và thử tạo ra những giải pháp tốt hơn cho vấn đề đó. Và lớp học đã bắt đầu trở nên chật trội hơn, nên chúng tôi tìm đến một địa điểm công nghiệp lớn ở Hong Kong, và biến nó thành một không gian rộng lớn tập trung vào những ảnh hưởng về mặt xã hội và môi trường. Nó nằm ngay tại trung tâm Hong Kong, và đó là nơi chúng tôi có thể làm việc với gỗ, kim loại, hóa chất, một chút về sinh học, chút ít về quang học, về cơ bản là chúng tôi có thể tạo nên mọi thứ ở đây. Đó là nơi cả người lớn và trẻ em chơi đùa cùng nhau. Đó là nơi giấc mơ bọn trẻ trở thành hiện thực, cùng với sự trợ giúp của người lớn, và là nơi người lớn trở lại là những đứa trẻ. Học sinh: Nhanh lên! Nhanh lên nào! Cesar Harada: Chúng tôi đặt ra những câu hỏi như: "Liệu chúng ta có thể tạo nên một tương lai với năng lượng tái tạo mới?" Ví dụ như vậy. Hoặc chúng ta có thể cải tiến việc di chuyển cho người cao tuổi bằng cách biến chiếc xe lăn bình thường thành phương tiện điện thú vị? Nhựa, dầu và chất phóng xạ là những di sản tồi tệ nhưng di sản tồi tệ nhất mà chúng ta để lại cho bọn trẻ là những lời nói dối. Chúng ta không còn có thể che chở cho chúng khỏi những sự thật xấu xí vì chúng ta cần trí tưởng tượng cho những giải pháp. Vậy nên nhà khoa học, người kiến tạo, kẻ mơ mộng -- chúng ta phải chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo mà quan tâm đến môi trường và con người, và thực sự có thể làm một điều gì đó cho các vấn đề ấy. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện về sực mạnh của các mối quan hệ có thể giải quyết được các vấn đề xã hội sâu xa và phức tạp trong thế kỷ này. Bạn biết đấy, đôi khi những vấn đề về sự nghèo đói, sự bất bình đẳng, bệnh tật, tình trạng thất nghiệp, bạo lực, sự nghiện ngập... chúng tồn tại ngay trong đời sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, tôi muốn kể cho các bạn về một người như vậy mà tôi biết. Tôi sẽ gọi cô ấy là Ella. Ella sống tại một thành phố ở Anh, nơi mà bất động sản đang đi xuống. Các cửa hàng bị đóng cửa, quán bar biến mất, khu vui chơi thì bị tàn phá khá nặng nề và bị bỏ hoang, bên trong nhà của Ella, ta có thể cảm thấy được sự căng thẳng và đầy những tiếng ồn chói tai. Vô tuyến được bật to hết cỡ. Hai đứa con của cô ấy, một trai, một gái thì đang đánh nhau Ryan, một đứa con trai khác, thì đang hùa vào chửi rủa trong phòng bếp những con chó bị nhốt đằng sau cửa phòng ngủ. Ella lâm vào bế tắc. Cô ấy đã sống trong sự khủng hoảng 40 năm liền Cô ấy không biết gì cả, và không có cách nào thoát khỏi nó. Cô ấy quen một nhóm người cũng bị ngược đãi, chửi rủa, lừa dối giống mình và, nghịch lý là, một trong những đứa con của cô ấy đã bị trung tâm bảo trợ xã hội đưa đi chăm sóc. Ba người con sống với cô ấy phải chịu một loạt các vấn đề, và không ai trong số chúng được đi học. Ella nói với tôi rằng cô ấy đang bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn giống như mẹ cô ấy. Nhưng khi tôi gặp Ella, có đến 73 dịch vụ bảo trợ khác nhau sẵn sàng giúp đỡ cô ấy và gia đình ở thành phố nơi cô ở, 73 dịch vụ bảo trợ khác nhau hỗ trợ cho 24 cục, ban của một thành phố, và Ella, những người giống như cô ấy cùng con cô ấy đã được giúp đỡ bởi hầu hết những dịch vụ bảo trợ ấy. Họ không nghĩ được gì khác ngoài gọi các dịch vụ bảo trợ xã hội để cố gắng hoà giải, dàn xếp một trong những mâu thuẫn đã nổ ra. Và nhà của họ được đến thăm đều đặn bởi các nhân viên bảo trợ xã hội, nhân viên y tế, nhân viên về các vấn đề nhà ở, người giám hộ và cảnh sát địa phương. Chính phủ cho biết hiện tại ở nước Anh có khoảng 100 nghìn gia đình giống với gia đình của Ella Những gia đình đó đang vật lộn mong thoát khỏi cảnh thiếu thốn về kinh tế, xã hội Chính phủ cũng nói số tiền để giải quyết các vấn đề cho mỗi gia đình trên 1 năm là 250 nghìn bảng Anh và vẫn chưa có gì thay đổi cả. Chẳng ai trong số những nhân viên "tốt bụng" hay đến thăm thay đổi được gì Đây là biểu đồ về các gia đình giống như gia đình Ella trong cùng một thành phố Biểu đồ cho thấy sự can thiệp của chính phủ trong vòng 30 năm ở những gia đình đó Cũng giống với trường hợp của Ella, sự can thiệp không nằm trong một kế hoạch tổng thể và mãi chẳng có hồi kết. Không có sự can thiệp nào giải quyết được các vấn đề cốt lõi. Để giải quyết một vấn đề nào đó, nhà chức trách chỉ áp dụng các chính sách ngăn chặn mà thôi Một trong số những cảnh sát nói với tôi: "Xem này. Tôi truyền tải xong thông điệp rồi. Giờ tôi rời đi thôi" Tôi đã dành thời gian sống với các gia đình giống như gia đình Ella ở khắp các vùng khác nhau trên thế giới bởi vì tôi muốn biết: Chúng ta có thể học được điều gì từ những nơi mà thể chế xã hội không tồn tại? Tôi muốn biết cảm giác khi sống trong gia đình của Ella ra sao Tôi cũng muốn biết chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra và chúng tôi có thể làm gì để mọi chuyện khác đi Điều đầu tiên tôi học được đó là: Chi phí thực sự là một khái niệm nan giải Bởi khi chính phủ nói rằng mỗi gia đình như của Bella tốn tới 250 triệu bảng mỗi năm để giải quyết Điều đó có nghĩa là hệ thống này chiếm 250 triệu bảng mỗi năm Bởi vì thực tế gia đình Ella chẳng được hưởng một đồng nào cả để giải quyết vấn đề Thay vào đó, hệ thống chỉ là một con quay hồi chuyển xoay quanh các gia đình, làm chúng bế tắc như nó vốn thế Tôi cũng dành thời gian với những công chức ở tuyến đầu và tôi rút ra rằng đây là một tình thế tuyệt vọng. Bởi thế, Tom, người làm công tác xã hội cho Ryan (con trai 14 tuổi cuả Ella) phải sử dụng 86% thời gian của mình để phục vụ hệ thống này tham gia các cuộc họp với đồng nghiệp, điền vào các mẫu đơn hội họp nhiều hơn để thảo luận về các mẫu đơn và có lẽ căm phẫn nhất là 14% thời gian còn lại anh ta ở với Ryan chỉ để lấy thông tin cho hệ thống. Anh ta thường hỏi Ryan những câu như "Em có thường xuyên hút thuốc hay uống rượu không? Em bắt đầu tới trường khi nào? Và kiểu tương tác như thế này đã bác bỏ khả năng của một đoạn hội thoại thông thường. Nó gạt đi mọi khả năng giúp tạo nên mối quan hệ giữa Tom và Ryan. Khi chúng tôi làm biểu đồ này, những quan chức quan trọng, những nhà chuyên môn họ nhìn chằm chằm vào nó với một vẻ hết sức ngạc nhiên. Mọi văn phòng của họ đều bàn tán về biểu đồ Trong hàng giờ liền một cách rất tích cực, nhưng cuối cùng thì, vẫn chẳng có gì thay đổi cả Và đã có một khoảnh khắc thất bại toàn tập Và rồi có một sự thông suốt Chúng ta phải làm việc khác đi. Thế là, một bước đi dũng cảm được tạo ra. Những nhà lãnh đạo của thành phố nơi Ella sống đã đồng ý rằng chúng ta có thể bắt đầu bằng việc đảo ngược tỉ lệ của Ryan. Thế là tất cả nhân viên, những người tiếp xúc với Ella hay các gia đình như của Ella đã sử dụng 80% thời gian của mình để làm việc với các gia đình đó chỉ dành 20% còn lại phục vụ cho hệ thống mà thôi. Và thậm chí triệt để hơn nữa, các gia đình sẽ chủ động họ sẽ quyết định ai là người giúp họ Thế là, Ella và một bà mẹ khác đã được đề nghị tham gia một cuộc hội thẩm nơi họ sẽ chọn ra người làm việc với mình trong số những nhà chuyên môn. Và rất, rất nhiều người muốn tham gia cùng chúng tôi bởi vì bạn không tham gia để phục vụ hệ thống bạn tham gia vì bạn có thể và bạn muốn tạo nên sự khác biệt. Ella và bà mẹ kia đã hỏi những người bước qua cánh cửa rằng "Các bạn sẽ làm gì khi con trai tôi bắt đầu đánh đập tôi?" Người đầu tiên bước lên trả lời: "Ồ, tôi sẽ nhìn xung quanh xem có lối thoát hiểm nào không và tôi sẽ lùi lại thật từ từ, và nếu tiếng ồn vẫn tiếp tục, tôi sẽ gọi người giám sát của tôi" Và những bà mẹ đáp: "Ông làm việc vì hệ thống mất rồi. Làm ơn lui xuống cho" Người tiếp theo là một cảnh sát. Ông ta nói: "Tôi sẽ vật con trai cô xuống sàn và sau đó tôi không chắc mình sẽ làm gì" Và những bà mẹ nói "Cảm ơn ông" Thế là, họ đã chọn những nhà chuyên môn dám thành thật họ không cần thiết phải có câu trả lời Những người không dùng biểu ngữ khi nói chuyện đã cho thấy lòng nhân đạo của mình và họ đã thuyết phục được những bà mẹ. rằng họ sẽ gắn bó với các bà mẹ bất chấp mọi khó khăn thậm chí ngay cả khi họ không mềm mỏng lắm. Sau đó, các nhóm chuyên môn và các gia đình được cung cấp một phần ngân sách và họ có thể sử dụng tiền theo bất kì hình thức nào họ muốn. Và nhờ vậy, một số gia đình đã ra ngoài ăn bữa phụ. Họ tới quán ăn McDonald's và ngồi đó, nói chuyện, lắng nghe nhau lần đầu tiên trong suốt một thời gian dài. Một gia đình khác hỏi nhóm chuyên gia liệu nhóm có giúp đỡ họ trang trí nhà cửa được không. Một bà mẹ khác đã dùng tiền được cấp để bắt đầu khởi nghiệp như một doanh nghiệp xã hội. Và thực sự trong một thời gian ngắn, những điều mới mẻ bắt đầu nảy nở: một mối quan hệ giữa nhóm chuyên môn và những người lao động. Sau đó những thay đổi đáng kể đã diễn ra. Có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi cuộc hành trình của Ella đã có những bước ngoặt lớn, thăng có trầm có. Nhưng ngày hôm nay, cô ấy đã hoàn thành khóa học về công nghệ thông tin. Cô ấy đã kiếm được thu nhập từ công việc đầu tiên của mình, các con cô cũng đã được quay lại trường học, và những người hàng xóm, những người mà trước đó chỉ hi vọng sẽ chuyển đi nơi khác sống đã chấp nhận làm hàng xóm của Ella. họ rất ổn vì điều đó. Giữa họ đã có những tình bạn mới Và tất cả mọi người đều đang trong quá trình thay đổi những gia đình và người lao động trước đây. Nhưng mối quan hệ giữa họ cũng đang được ủng hộ để thay đổi. Tôi kể với các bạn câu chuyện về Ella bởi vì tôi tin rằng những mối quan hệ chính là chìa khóa quan trọng chúng ta có để giải quyết các vấn đề nan giải. Tuy nhiên, ngày nay, những mối quan hệ đó đang dần biến mất bởi chính trị, bởi chính sách xã hội hay bởi thể chế phúc lợi. Chúng ta thực sự phải thay đổi điều này. Vậy ý tôi là gì khi nói về những mối quan hệ? Tôi chỉ đang nói về mối liên kết giữa con người với nhau, một loại tình cảm của sự liên quan, sự gần gũi mối liên kết đó đã giúp chúng ta hạnh phúc, tạo động lực để chúng ta thay đổi để dũng cảm như Ella và thử những cái mới. Và, bạn biết đó, không phải là ngẫu nhiên mà những công chức hay các nhà chuyên gia lại hỗ trợ Ella và gia đình cô ấy. Không phải vì họ có quan hệ tốt với nhau mà vì mối quan hệ giữa họ đã được ghi rõ ràng trong quy chế phúc lợi quy chế đã được soạn thảo ở Anh và đang có hiệu lực ở khắc nơi trên thế giới. Các đồng nghiệp của William Beveridge, nhà kiến trúc sư của nhà nước phúc lợi xã hội đầu tiên và là tác giả của báo cáo Beveridge, đã có ít lòng tin vào Beveridge, người được họ gọi là "con người thiên về xúc cảm". Thay vào đó, họ tin vào ý tưởng về một thể chế lạnh lùng vô cảm và những viên chức đã được cử đi làm việc dưới thể chế. Tuy nhiên, Beveridge đã có tác động vào cách nhìn nhận các vấn đề xã hội của nhà nước hiện đại. Tác động đó thực không thể coi thường được. 100,000 bản báo cáo Beveridge đã được bán hết trong những tuần đầu tiên ra mắt. Người người xếp hàng dưới mưa vào một đêm tháng 11 để được cầm trên tay bản báo cáo, nó được đọc khắp các đất nước, các thuộc địa, khắp châu Âu và trên khắp nước Mỹ. Nó để lại tác động vô cùng lớn đối với cách vận hành của các nhà nước phúc lợi trên toàn thế giới. Nền văn hóa, thói quan liêu, thể chế chính trị hiện diện trên toàn cầu, và tất cả số chúng đều có một điểm giống nhau. Chúng đã dần ăn sâu vào chúng ta thậm chí đến mức chúng ta coi chúng là điều hiển nhiên. Và tôi nghĩ rằng tôi cần phải nói điều thật sự quan trọng này. Vào thế kỉ 20, những thể chế chính trị đó đã thành công rực rỡ. Chúng đã giúp kéo dài tuổi thọ, xóa bỏ được nhiều bệnh tật giải quyết các vấn đề về nhà ở và phổ cập giáo dục trên diện rộng. Nhưng tại thời điểm đó, Beveridge đã gieo lên những thách thức của ngày hôm nay. Bởi vậy, để tôi kể cho các bạn câu chuyện thứ 2 Theo bạn thì điều gì có thể giết chết chúng ta hơn cả việc hút thuốc lá? Đó chính là sự cô đơn. Theo thống kê của chính phủ, cứ 1 người trên 60 tuổi trong số 3 người không nói chuyện hay tiếp xúc với người khác trong 1 tuần. Cứ 1 người trên 10 người trong tổng số 850 nghìn người không nói chuyện với ai khác trong vòng một tháng. Và chúng ta không phải là người duy nhất quan tâm tới vấn đề này; toàn bộ phương Tây cũng đều quan tâm. Thậm chí nó trở thành vấn đề hóc búa đối với một số nước như Trung Quốc, nơi những người già bị bỏ lại một mình ở quê nhà vì quá trình đô thị hóa, di cư ồ ạt. bởi vậy những điều lệ mà Beveridge đã nghĩ ra và công bố không thể giải quyết vấn đề này. Sự cô độc giống như một thách thức về quan hệ tổng thể, nó không thể được giải quyết bằng các biện pháp quan liêu truyền thống. Vì thế, vài năm trước, để hiểu được vấn đề này, tôi đã bắt đầu làm việc với một nhóm 60 người cao tuổi ở phía Nam Luân Đôn, nơi tôi đang sống. Tôi đi mua sắm rồi chơi bin-gô (giống lô-tô) nhưng thực ra tôi quan sát và lắng nghe là chủ yếu. Tôi muốn biết chúng ta có thể làm gì khác đi. Và nếu như bạn hỏi những người già đó, họ sẽ nói với bạn rằng họ muốn 2 điều. Họ muốn ai đó trèo lên thang và thay bóng đèn cho họ, hay ai đó chờ họ khi họ ra khỏi bệnh viện. Họ muốn một sự hỗ trợ thực tế. Và họ muốn vui vẻ. Họ muốn ra ngoài, làm những điều thú vị với những người có cùng quan điểm, kết bạn - việc mà chúng ta hay làm ở mỗi giai đoạn của cuộc đời. Thế là, chúng tôi đã thuê một đường dây điện thoại và một vài người khéo tay, để bắt đầu dịch vụ có tên là "Tuần Hoàn" Thông qua số 0800 hoàn toàn miễn phí, dịch vụ đã thu hút rất nhiều thành viên. Họ có thể gọi bất cứ khi nào họ cần hỗ trợ. Có rất nhiều lý do mọi người gọi cho chúng tôi. Họ gọi vì thú cưng của họ bị ốm, vì DVD của họ bị hỏng hay họ quên mất cách sử dụng điện thoại di động, hay chỉ để thông báo rằng họ vừa ra viện và họ muốn có ai đó chờ họ ở bên ngoài. Và dịch vụ "Tuần Hoàn" cũng cung cấp các chương trình xã hội đa dạng, đan vá, phóng phi tiêu, đi thăm quan bảo tàng, du ngoạn bằng khinh khí cầu. Nhưng đây mới là điều thú vị - điều thực sự gây ra sự thay đổi sâu sắc: những tình bạn đã được hình thành qua thời gian, bắt đầu thay thế những yêu cầu thực tế của họ. Để tôi kể với các bạn về Belinda. Belinda là thành viên của "Tuần Hoàn" và cô ấy chuẩn bị nhập viện để phẫu thuật hông, cô ấy đã gọi tới "Tuần Hoàn" để nói rằng chúng tôi sẽ không gặp cô ấy trong một thời gian. Damon, người vận hành "Tuần Hoàn" trong vùng đã gọi lại cho cô ấy và nói "Tôi có thể giúp gì cho cô?" Belinda nói "Ồ, không sao. Tôi ổn mà" Jocelyn đang đi mua sắm. Tony thì đang làm vườn. Melissa và Joe thì đang nấu nướng và tán gẫu. Thế nên, 5 thành viên của "Tuần Hoàn" đã tự tổ chức tới chăm sóc Belinda. Belinda đã 80 tuổi, mặc dù cô ấy luôn nói tâm hồn mình chỉ mới 25, cô ấy cũng nói rằng cô ấy cảm thấy bế tắc và khá buồn khi tham gia "Tuần Hoàn". Nhưng việc khuyến khích cô ấy trong suốt buổi gặp mặt dần hình thành lên một tình bạn tự nhiên, tình bạn mà ngày nay, đang dần thay thế những nhu cầu của các dịch vụ đắt tiền Đó là mối quan hệ tạo nên sự khác biệt. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng ba yếu tố trên đã khuyến khích chúng ta trân trọng những mối quan hệ cũng là chìa khóa giải quyết các vấn đề xã hội ngày nay. Đầu tiên, bản chất của vấn đề đang thay đổi và chúng ta cần có một giải pháp khác. Thứ 2, Thứ 3 là công nghệ. Tôi đã nói về 2 yếu tố đầu tiên rồi. Còn về yếu tố thứ 3: Công nghệ đã giúp chúng ta tiếp cận được với nhau và đã hộ trợ hàng nghìn người. Công nghệ chúng ta sử dụng hoàn toàn đơn giản. Nó gồm những thứ có sẵn như dữ liệu, điện thoại di động. "Tuần Hoàn" đã sử dụng những công nghệ đơn giản nhằm khuyến khích các nhóm ở địa phương nhỏ hỗ trợ hàng nghìn thành viên. Và bạn có thể so sánh với tổ chức trong vùng vào những năm 70. Khi mô hình này không khả thi thì chất lượng hay tuổi thọ mà công nghệ cung cấp cũng không có. Do đó, những mối quan hệ được củng cố bằng công nghệ có thể giúp mọi người tiếp thu ý tưởng của Beveridge. Báo cáo của Beveridge nhắm vào các thể chế với các nguồn hạn chế, hay việc bòn rút nguồn tiền nặc danh. Tại chỗ làm cuả tôi ở tuyến trên tôi đã từng chứng kiến 80% nguồn viện trợ được dùng để giữ bí mật. thế là những nhà chuyên gia phải quản lí Những đơn từ hành chính phức tạp ngày càng nhiều Chủ yếu là về việc xin bắt ai đó ngừng nhận viện trợ hay về việc rút tiền. và Tuần Hoàn và những dịch vụ về quan hệ mà chúng tôi và những người khác lập ra đã đảo ngược tình trạng này. Nó nói lên một điều: càng nhiều người bao nhiêu, càng nhiều mối quan hệ bấy nhiêu, càng có nhiều giải pháp hơn. Bởi vậy, tôi muốn kể với các bạn câu chuyện thứ 3 và cũng là cuối cùng của tôi Câu chuyện về nạn thất nghiệp. Ở Anh, cũng như phần lớn mọi nơi trên thế giới, Các chính sách phúc lợi xã hội đã được thiết lập để bắt mọi người đi làm, để giáo dục con người, và giúp họ sống khỏe mạnh. Nhưng ở đây, hệ thống này đã thất bại. Và vì thế câu trả lời là phải cố gắng làm cho các hệ thống cũ kỹ này hiệu quả hơn và tác động qua lại hơn phải tăng số lần/tốc độ xử lý , chia dân thành các nhóm nhỏ hơn nữa cố gắng làm cho dịch vụ đến với người dân hiệu quả hơn -- nói cách khác ngược hoàn toàn với hệ thống trước đây Nhưng đoán xem, hầu hết mọi người tìm việc bây giờ bằng cách nào? Qua việc truyền miệng Hóa ra ở Anh bây giờ, việc làm mới chẳng cần phải quảng cáo. Bạn của bạn sẽ nói cho bạn biết về công việc Bạn của bạn sẽ gợi ý bạn về công việc. Mạng lưới xã hội đa dạng sẽ giúp bạn tìm việc. Có lẽ một vài người ngồi đây đang nghĩ: "Nhưng tôi tìm việc qua quảng cáo cơ mà" nếu bạn nghĩ kĩ lại, liệu có phải bạn của bạn đã cho bạn biết về quảng cáo đó không? sau đó có phải họ đã khuyến khích bạn nộp đơn xin việc? Nhưng đừng ngạc nhiên, những ai cần đến mạng lưới xã hội này nhất có lẽ là những người bị cô lập nhất. Biết rõ điều này và cũng biết về giá trị và thất bại của hệ thống hiện tại, chúng tôi đã tạo nên một thứ gì đó mới mẻ: những mối quan hệ xuất phát từ trái tim. Chúng tôi nghĩ ra một dịch vụ khuyến khích mọi người gặp gỡ nhau ở trong và ngoài cơ quan, cùng nhau làm việc một cách có tổ chức và thử sức với những cơ hội mới. Sẽ khó để so sánh kết quả của hệ thống mới với mô hình kiểu cũ nhưng trông có vẻ, với 1000 thành viên đầu tiên chúng tôi đã làm 1 trong 3 yếu tố tốt hơn các dịch vụ khác ở việc phân chia chi phí. và chúng tôi cũng sử dụng công nghệ nhưng không phải để kết nối mọi người theo cách mà các dịch vụ xã hội khác làm. Chúng tôi sử dụng nó để giúp mọi người gặp gỡ nhau, kết nối với nhau trực tiếp xây dựng lên những mối quan hệ thực sự và hỗ trợ nhau tìm việc làm. Vào năm 1948, trước khi qua đời Beveridge đã viết bản báo cáo thứ 3 Trong đó, ông nói rằng ông đã mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Ông đã bỏ mặc người dân và cộng đồng ngoài kia. Và sai lầm này đã dẫn tới việc quan tâm con người Và con người bắt đầu quan tâm tới nhau, Trong khi phân loại những thể chế quan liêu mối quan hệ giữa người với người đang bị rẻ rúng. Nhưng không may, ít người đọc bản báo cáo thứ 3 này hơn những báo cáo trước đó của Beveridge. Nhưng ngày hôm nay, chúng tôi cần phải mang mọi người và cộng đồng gần nhau hơn như hệ thống mới và dịch vụ mà chúng tôi tạo ra Tôi sẽ gọi nó là "Phúc lợi xã hội quan hệ" Chúng ta cần bỏ lại sau lưng những quy tắc lạc hậu cũ kĩ, quan liêu không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, chúng ta cần phải cùng nhau chia sẻ như cách chúng ta giúp gia đình của Ella. Cách này có thể giải quyết vấn đề về sự cô độc. Cách này có thể hỗ trợ việc làm và các kĩ năng cần cho mọi người trong thị trường lao động hiện nay. cách này cũng giải quyết các thách thức về giáo dục, y tế và nhiều vấn đề khác đang tồn tại trong xã hội. Chìa khóa chỉ là: các mối quan hệ. Những mối quan hệ là một thứ quan trọng mà chúng ta có. Cảm ơn! (Vỗ tay) Năm trước, chúng tôi được đại sứ quán Thụy Sĩ ở Berlin mời trình bày các dự án nghệ thuật của mình. Chúng tôi đã quen với các lời mời, nhưng lần này khiến chúng tôi sướng run. Đại Sứ Quán Thụy Sĩ ở Berlin rất đặc biệt. Đó là tòa nhà cổ duy nhất trong khu hành chính nhà nước không bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai, và nó nằm ngay cạnh văn phòng Thủ tướng liên bang. Không ai gần gũi Thủ tướng Merkel hơn các nhà ngoại giao Thụy Sĩ. (Cười) Khu hành chính ở Berlin cũng bao gồm cả tòa nhà Reichstag-- quốc hội Đức, và Cổng Brandenburg, và ngay bên cạnh Khải hoàn môn là một số tòa đại sứ khác, cụ thể là Đại Sứ Quán Mỹ và Anh. Dù Đức có nền dân chủ tiến bộ, nhưng quyền công dân bị hạn chế trong khu hành chính này. Quyền tụ tập và quyền biểu tình bị giới hạn ở đây. Từ góc độ nghệ thuật, điều này rất thú vị. Các cơ hội để tham dự và thể hiện cá nhân luôn bị giới hạn bởi các khuôn khổ và phải tuân theo những quy tắc nhất định. Với ý thức về sự phụ thuộc vào những quy định này, chúng tôi có cách nhìn khác. Những điều kiện và quy định tạo cho chúng ta ý thức, hành động, và cách sống đặc trưng. Và điều này cực kì quan trọng trong tình huống tương tự. Những năm qua, chúng ta biết được rằng từ nóc các tòa đại sứ quán Mỹ và Anh, các thiết bị bí mật luôn nghe lén toàn bộ khu hành chính, kể cả điện thoại di động của Angela Merkel. Những anten Tình Báo của Anh được giấu trong những vòm bọc màu trắng hình trụ, trong khi anten của Tình Báo An Ninh Mỹ được che đậy bởi những màn hình trong suốt. Làm sao tiếp cận những lực lượng được giấu và ngụy trang này? Cùng với đồng nghiệp của tôi, Christoph Wachter, chúng tôi nhận lời mời của đại sứ quán Thụy Sĩ. Chúng tôi tận dụng cơ hội để tìm hiểu về vấn đề đặc biệt này. Không biết ở đây có ai đang theo dõi tôi không, chắc là họ rất chăm chú lắng nghe. (Cười) Chúng tôi đã lắp đặt một loạt anten trên nóc tòa đại sứ Thụy Sĩ. Chúng không phức tạp như những anten mà Anh và Mỹ sử dụng. (Cười) Đó là những anten làm vội bằng lon, không ngụy trang nên được nhìn thấy rất rõ. Viện Nghệ Thuật cũng tham gia dự án, nên chúng tôi làm một cái anten lớn hơn trên nóc tòa nhà của Viện, đặt chễm chệ ngay giữa những anten tình báo của Mỹ và Anh (Cười) Chưa bao giờ việc xây dựng công trình nghệ thuật được theo dõi sát sao như vậy. Một chiếc trực thăng bay trên đầu chúng tôi với một camera ghi lại mọi động tác của chúng tôi, và từ trên nóc Đại Sứ Quán Mỹ, lính canh liên tục quan sát. Dù khu hành chính có quy định quản lý nghiêm ngặt, nhưng lại không có luật lệ cụ thể nào về truyền thông kỹ thuật số. Vì thế sự lắp đặt của chúng tôi hoàn toàn hợp pháp, và Đại sứ Thụy Sĩ đã thông báo cho Bà thủ tướng Merkel việc này. Chúng tôi đặt tên dự án là "Bạn có nghe rõ tôi không?" (Cười) Những anten này tạo một mạng Wi-Fi mở và miễn phí những ai muốn đều có thể dùng bất kỳ thiết bị Wi-Fi và không hề gặp trở ngại nào, và có thể gửi tin nhắn cho những ai đang nghe đúng tần số. Tin nhắn, thư thoại, chia sẻ tài liệu-- bất kì thứ gì cũng có thể gửi nặc danh. Và người ta đã giao tiếp với nhau. Hơn 15 nghìn tin nhắn đã được gửi. Đây là một số ví dụ: "Chào cả thế giới, chào Berlin, chào Tình Báo Mỹ, chào Tình Báo Anh." "Điệp viên NSA, hãy làm việc nghiêm túc! Thổi còi đi nào!" "Tình Báo Mỹ đây. Chúng tôi tin Thượng Đế. Chúng tôi theo dõi mọi thứ khác!!!" (Cười) "Bạn@vôdanh đây đang theo dõi Bạn Tình Báo Mỹ,Anh - chúng tôi cùng tổ chức với bạn. Hãy an tâm. Hẹn gặp lại sau" "Gót chân Asin của Tình Báo Mỹ: Mạng mở." "Các đặc vụ, điều gì thêu dệt ra câu chuyện để các bạn kể cho con cháu mình?" "@NSA ơi, hàng xóm của tôi ồn quá. Vui lòng gửi máy bay không người lái." (Cười) "Hãy Làm Tình--Yêu, Đừng làm chiến tranh--mạng." Chúng tôi cũng mời nhân viên đại sứ và chính phủ tham dự vào mạng mở này, và bất ngờ thay, họ đã tham gia Các tập tin xuất hiện trên mạng này, có cả tài liệu mật bị rò rỉ từ ủy ban điều tra của quốc hội, ủy ban nhấn mạnh, việc trao đổi tự do và thảo luận về thông tin cốt lõi trở nên khó khăn, thậm chí đối với các thành viên của quốc hội. Chúng tôi cũng đã tổ chức các tua du lịch để trải nghiệm và thăm dò các cơ quan công quyền tại chỗ. Các chuyến đi tham quan các vùng giới hạn xung quanh các đại sứ quán, và chúng tôi thảo luận về tiềm năng và tầm quan trọng của giao tiếp. Nếu chúng ta nhận thức được sự tập trung, các quan hệ và các điều kiện giao tiếp, thì nó không chỉ mở rộng sự hiểu biết của chúng ta, mà nó còn cho phép ta xem xét lại các luật lệ đã làm ta bị thu hẹp tầm nhìn, xét lại những quy ước về mỹ học, chính trị và xã hội. Hãy xét một ví dụ thực tế. Số phận của con người trong các khu nhà tạm ở ngoại ô Paris bị che đậy và bị bỏ quên. Nó là một vòng luẩn quẩn. Vấn đề ở đây không còn là nghèo, chủng tộc hay bị loại trừ. Mà chính là cách che giấu những sự thực này để không ai thấy vấn đề đó trong một thời đại toàn cầu và tràn ngập giao tiếp và trao đổi. Những khu nhà tạm thời bị xem là không hợp pháp, và vì thế những người sống trong hoàn cảnh đó không có cơ hội để nói lên tiếng nói của mình. Ngược lại, bất kỳ lúc nào họ xuất hiện, họ đều sợ bị phát hiện, điều đó làm trầm trọng thêm sự ngược đãi, xua đuổi và đàn áp. Điều làm chúng tôi tâm đắc chính là cách khám phá ra sự che giấu. Chúng tôi tìm kiếm một giao diện và chúng tôi đã tìm thấy. Nó không phải là giao diện số hóa, nhưng là giao diện đời thật: đó là 1 khách sạn. Chúng tôi gọi dự án này là "Khách sạn Gelem." Cùng với các gia đình Di-gan, chúng tôi lập một vài khách sạn Gelem ở châu Âu, ví dụ, ở Freiburg, Đức, ở Montreuil gần Paris, và cũng có ở vùng Balkans. Đó là những khách sạn thật. Người ta có thể lưu trú tại đó. Nhưng không phải kinh doanh. Đó là một biểu tượng. Bạn có thể lên mạng và xin một lời mời cá nhân để đến và sống vài ngày trong khách sạn Gelem, ở nhà họ, ăn uống, làm việc và sống với các gia đình Di-gan. Các gia đình Di-gan đến đây không phải vì lối sống nay đây mai đó; họ là khách mời. Ở đây, các gia đình Di-gan không phải nhóm dân thiểu số; họ được mời đến. Điều quan trọng ở đây không phải để phán xét ai, mà là tìm thấy một thực tế để xác định những mâu thuẫn khác nhau, có vẻ không thể giải quyết được. Trong thế giới toàn cầu hóa, những lục địa xích lại gần nhau hơn. Văn hóa, hàng hóa và con người trao đổi thường xuyên, nhưng cùng lúc đó, giữa thế giới thượng lưu và thế giới người nghèo có khoảng cách ngày càng lớn. Chúng tôi vừa đến Australia. Với chúng tôi, không có vấn đề gì khi vào đất nước này. Vì chúng tôi có hộ chiếu châu Âu, có visa và vé máy bay. Nhưng những người tị nạn đến Úc bằng tàu thuyền thì lại bị cấm cửa hoặc bị ở tù. Việc bắt bớ các tàu tị nạn và việc nhiều người phải bị giam cầm được che đậy bởi nhà cầm quyền Úc. Những thủ tục đó được xem là bí mật quân sự. Sau những lần bỏ trốn khổ sở từ những vùng nguy hiểm và chiến sự đàn ông, đàn bà và trẻ con bị bắt ở nước Úc không qua tòa án, đôi khi trong vài năm. Tuy nhiên, trong thời gian chúng tôi lưu lại, chúng tôi đã gặp được và làm việc với những người tị nạn đang ở tù, dù cho sự cách ly và chọn lựa rất kỹ. Từ những tình huống này một bố trí không gian nghệ thuật được hình thành trong khu Đại học Công nghệ Queensland ở Brisbane. Mặt trước của đại học có một mô hình rất đơn giản. Trên sàn nhà, một la bàn cách điệu để chỉ phương hướng đến mỗi trung tâm cầm giữ người tị nạn, có ghi khoảng cách và tên của trung tâm tị nạn. Sự trình bày có mục đích kết nối. Trên mỗi mặt sàn đánh dấu, có một bộ micro-tai nghe. Người tham quan có thể nói chuyện trực tiếp với một người tị nạn đang hoặc đã hết thời gian giam cầm trong một trại tập trung đặc biệt và có đặt hẹn trước cho một gặp gỡ cá nhân. Trong hoàn cảnh được hỗ trợ của một triển lãm nghệ thuật, người tị nạn cảm thấy tự do được nói về chính mình, về câu chuyện và về hoàn cảnh của họ mà không sợ hậu quả. Chính người tham quan chìm trong những cuộc nói chuyện dài về gia đình bị chia cắt, về những lần trốn thoát khỏi các vùng chiến sự, về những ý định tự tử, về số phận của những đứa trẻ trong trại tập trung. Cảm xúc thật sâu sắc. Quá nhiều nước mắt. Nhiều người quay lại nơi triển lãm. Đó là một trải nghiệm mạnh mẽ. Châu Âu đang đối mặt với một dòng thác người tị nạn. Tình huống của người tị nạn còn tệ hơn nữa bởi những chính sách đầy mâu thuẫn và bởi tham vọng của các đợt đáp trả quân sự. Chúng tôi cũng hình thành hệ thống giao tiếp trong những trung tâm tị nạn xa xôi ở Thụy Sĩ và Hy Lạp. Trước hết họ được cung cấp thông tin cơ bản-- chi phí y tế, thông tin luật pháp, tư vấn. Cơ bản nhưng rất quan trọng. Thông tin trên Internet có thể giúp sống sót trên những con đường nguy hiểm lại bị kiểm duyệt, và việc cung cấp những thông tin như thế đang trở thành tội hình sự. Điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện mạng lưới và các anten trên nóc của tòa đại sứ Thụy Sỹ tại Berlin và chương trình "Bạn có nghe rõ tôi không? ". Chúng ta không nên làm việc đó đến mức quá quắt. Ta nên bắt đầu với nối kết của riêng mình, đấu tranh vì ý muốn xây dựng một thế giới công bằng và kết nối toàn cầu. Điều quan trọng là phải vượt qua sự im lặng hèn nhát và sự chia rẽ tạo ra bởi các thế lực chính trị. Đó chỉ là sự thể hiện bản thân một cách trung thực để có được trải nghiệm về sức chuyển đổi mà chúng ta có thể vượt qua những định kiến và bất công. Cám ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn, Mathias. Đồng tác giả của tác phẩm này cũng có ở đây. (Vỗ tay) Xin được hỏi một chi tiết: Tên khách sạn không phải là tên ngẫu nhiên. Gelem có nghĩa là cái gì đó đặc biệt trong ngôn ngữ Di-gan. Mathias Jud: Vâng, "Gelem, Gelem" là tên của bài quốc ca người Di-gan, bài ca chính thức, có nghĩa "Tôi đã đi chặng đường dài." BG: Điều đó thêm chi tiết vào bài nói chuyện. Nhưng cả hai bạn đã đi đến đảo Lesbos mới đây, các bạn vừa trở lại đây vài ngày, Ở Hy Lạp, có hàng nghìn người tị nạn đang đổ đến và vừa đến trong vài tháng qua. Bạn đã thấy gì ở đó và bạn làm gì ở đó? Christoph Wachter: Vâng, Lesbos là một trong những đảo của Hy Lạp gần Thổ Nhĩ Kỳ, trong lúc chúng tôi ở đó, nhiều người tị nạn đã đến trên những thuyền nhỏ chất đầy người, và sau khi lên bờ, họ bị bỏ mặc ở đó. Bị từ chối khi họ xin dùng các dịch vụ. Ví dụ, họ không được phép mua một chiếc vé xe buýt hoặc thuê phòng khách sạn, vì thế nhiều gia đình thật sự phải ngủ ngoài đường. Và chúng tôi đã thiết lập các hệ thống ở đó để giúp họ giao tiếp tối thiểu, vì tôi nghĩ, tôi tin, không chỉ chúng tôi phải nói về người tị nạn, mà tôi nghĩ chúng ta cần nói về họ. Và bằng cách đó, ta có thể nghĩ rằng nó có ích cho mọi người, giúp cho cuộc sống và sự chiến đấu sống còn của họ. BG: Và cho phép họ được nói. Christoph, cảm ơn bạn đã đến với TED. Mathias, cảm ơn đã đến với TED và chia sẻ câu chuyện của bạn. (Vỗ tay) Tôi đến từ Ai Cập nơi còn được gọi là Umm al-Dunya, Đất Mẹ của Thế Giới. Đất nước giàu có được biết đến với câu chuyện về các cuộc nổi loạn, về vinh quang lẫn lụi tàn của các nền văn minh, và sự đa dạng tôn giáo, sắc tộc, văn hoá và ngôn ngữ. Lớn lên trong môi trường như thế khiến tôi tin vào sức mạnh của việc kể chuyện. Trong lúc tìm cách truyền tải câu chuyện của mình, tôi tình cờ biết đến thiết kế đồ họa. Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một dự án đưa tiếng Ả Rập vào cuộc sống bằng thiết kế đồ họa. Đầu tiên, hãy để tôi chia sẻ lý do làm điều này. Tôi tin đồ họa có thể thay đổi thế giới. ít nhất là với thành phố của tôi, Cairo. Nó đã giúp lật đổ hai nhà lãnh đạo độc tài. Bạn có thể nhận thấy qua những bức hình này, đồ họa có tiềm năng và sức mạnh to lớn, tạo nên những thay đổi tích cực không thể phủ nhận. Cách mạng năm 2011 của Ai Cập cũng là cách mạng thiết kế cơ sở. Bất kì ai cũng có thể sáng tạo. Chúng ta đã là những nhà thiết kế thực thụ và chỉ sau một đêm, Cairo được phủ đầy những áp phích biển báo, tranh vẽ nghệ thuật đường phố. Truyền thông thị giác là phương tiện chuyển tải mạnh mẽ hơn cả ngôn từ khi tiếng nói của hơn 90 triệu dân bị kiềm nén trong hơn 30 năm. Chính là sự đàn áp chính trị lẫn xã hội, cùng với chủ nghĩa thực dân kéo dài hàng thập kỷ và sự thiếu giáo dục đã làm mai một ý nghĩa của chữ viết Ả Rập trong khu vực. Những quốc gia này đều từng dùng tiếng Ả Rập. Nhưng giờ chỉ còn mỗi vùng xanh lá và xanh dương. Nói một cách đơn giản, chữ viết Ả Rập đang dần biến mất. Chức năng của các nước Ả Rập hậu thuộc địa trong thế giới toàn cầu hóa, là một báo động rằng ngày càng ít người dùng chữ Ả Rập để giao tiếp. Khi học cao học ở Ý, tôi phát hiện mình tha thiết nhớ tiếng Ả Rập. khao khát được nhìn mặt chữ, và ngẫm nghĩa của chúng. Một hôm, tôi ghé vào thư viện lớn nhất ở Ý để tìm một cuốn sách Ả Rập. Tôi ngạc nhiên khi tìm thấy những gì họ có trong danh mục "Sách Ả Rập và Trung đông" (cười) Sợ hãi, khủng bố và sự phá hủy. Một từ thôi: ISIS. Tim tôi đau đớn khi đây là cách chúng tôi được miêu tả với thế giới thậm chí ở góc độ văn học. Tôi tự hỏi: Điều gì đã xảy ra với những tác giả nổi tiếng thế giới như Naguib Mahfouz, Khalil Gibran biểu tượng thơ ca Mutanabbi, Nizar Qabbani? Hãy nghĩ về điều này. Sản phẩm văn hóa của cả một khu vực trên thế giới, vừa giàu đẹp vừa đa dạng, bị coi là dư thừa, nếu không muốn nói là hoàn toàn bị lãng quên. Những sản phẩm văn hóa của cả một vùng trên thế giới bị những tác động thực tế cấm cản thông qua sản phẩm truyền thông toàn cầu và diễn ngôn của xã hội. Sau đó, tôi nhắc mình về niềm tin rằng thiết kế có thể thay đổi thế giới. Những gì bạn cần là có ai đó ghé mắt nhìn tác phẩm của mình, cảm nhận, kết nối Và thế là tôi bắt đầu. Tôi nghĩ cách để chấm dứt việc thế giới nhìn chúng tôi như quỷ dữ, như những kẻ khủng bố, và bắt đầu nhìn nhận chúng tôi là những người anh em ngang bằng. Làm thế nào để gìn giữ và tôn vinh tiếng Ả Rập chia sẻ đến những người khác, những văn hóa khác? Và ý tưởng loé lên trong tôi: Sẽ ra sao nếu kết hợp hai biểu tượng của sự trong sáng và bản sắc tiếng Ả Rập? Người ta có thể sẽ chú ý. Có gì trong sáng, hồn nhiên và vui vẻ như LEGO? Món đồ chơi trẻ em phổ biến. Bạn chơi chúng, bạn xây dựng, bạn không bao giờ cạn ý tưởng với chúng. Khoảnh khắc eureka của tôi là tìm ra giải pháp song ngữ cho tiếng Ả Rập, vì hiệu quả trong giao tiếp và giáo dục là con đường dẫn đến các cộng đồng khoan dung hơn. Tuy nhiên, tiếng Ả Rập, Latin không chỉ đại diện cho những thế giới khác nhau mà còn tạo ra những khó khăn cho cả Phương Đông lẫn Phương Tây trên cơ sở hằng ngày. Có nhiều lý do khiến tiếng Ả Rập và Latin khác biệt, đây là một vài lý do chính. Chúng đều có những nét lên xuống nhưng ở những dòng hoàn toàn khác. Chữ cái Ả Rập là chữ tượng hình và sự gắn kết là điều rất quan trọng trong tiếng Ả Rập khi những chữ cái phải được kết hợp để tạo nên một từ có nghĩa. Hệ thống dấu câu và dấu thanh hoàn toàn khác biệt. Nhưng quan trọng nhất, Tiếng Ả Rập không có chữ viết hoa. Thay vào đó, chữ cái được chia thành bốn dạng: đầu, giữa, riêng lẻ, và cuối. Tôi muốn giới thiệu tiếng Ả Rập đến các bạn trẻ, người nước ngoài, nhưng quan trọng là để giúp người nhập cư kết nối với xã hội thông qua việc tạo ra hệ thống song ngữ, một dòng giao tiếp hai chiều. Tôi gọi nó là "Chơi thôi". Ý tưởng đơn giản là tạo ra niềm vui và sự hăng hái trong việc học tiếng Ả Rập hiện đại bằng LEGO. Ví dụ hai từ sau. "Chơi thôi" Mỗi thanh màu đánh dấu một chữ cái Ả Rập. Bạn có thể thấy, chữ cái được giải thích qua hình thái, phát âm và ví dụ về chức năng của từ, song song với định nghĩa trong tiếng Latin. Chúng cùng tạo nên một quyển sách bỏ túi thú vị với 29 chữ cái Ả Rập cùng bốn hình thái từ, trong cuốn từ điển 400 từ. Trang sách sẽ trông như thế này. Có chữ cái, dịch nghĩa trong tiếng La-tin với những mô tả bên dưới. Tôi kể bạn nghe về quy trình. Đầu tiên, trong căn hộ nhỏ ở Florence tôi tạo ra chữ cái. Tôi chụp ảnh từng chữ, sau đó, chỉnh sửa, chọn đúng màu nền và font. Sau cùng, tôi tạo nên một bảng chữ cái, 29 chữ cái nhân với bốn dạng. Tổng cộng là 116 chữ sau một tuần. Tôi tin là thông tin cần phải thú vị và gọn nhẹ. Cuốn sách này là ấn phẩm cuối cùng, mà tôi muốn xuất bản và dịch ra nhiều ngôn ngữ, để việc dạy và học tiếng Ả Rập trở nên thú vị, dễ dàng, dễ tiếp cận hơn trên toàn thế giới. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ cứu hệ thống chữ cái tuyệt đẹp của đất nước tôi. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. Thực hiện dự án này giống như một kiểu thiền qua hình ảnh, như điệu nhảy Sufi, lời cầu nguyện cho một thế giới. Một bộ khối lắp ghép truyền tải hai ngôn ngữ. LEGO chỉ là phép ẩn dụ. Bởi tất cả chúng ta đều được tạo ra từ những khối lắp ghép giống nhau mà qua đó, tôi thấy được tương lai nơi rào cản giữa người và người hoàn toàn bị đánh đổ. Dù thế giới quanh ta có tồi tệ ra sao, hay có bao nhiêu cuốn sách nao lòng về ISIS, chủ nghĩa khủng bố, thay vì Isis, vị thần vĩ đại của Ai Cập cổ đại tiếp tục được xuất bản, tôi sẽ vẫn tiếp tục xây dựng một giới đầy màu sắc. Shukran, có nghĩa là "Cảm ơn". (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn! Cảm ơn! (Nhạc ghi ta bắt đầu) (Hết nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Âm ghi ta bóp méo bắt đầu) (Hết nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Âm ghi ta ambient bắt đầu) (Hết nhạc) (Tiếng vỗ tay) Đây là một trong những loài vật tuyệt vời nhất trên trái đất. Đây là một con heo vòi. Còn đây là một con heo vòi con, con vật đáng yêu nhất trong vương quốc động vật. (Cười lớn) Cho đến bây giờ. Không có một cuộc thi nào ở đây cả. Tôi đã dành trọn 20 năm cuộc đời mình để tìm kiếm và bảo tồn loài heo vòi tại Brazil, và điều đó thực sự tuyệt vời. Nhưng vào lúc này đây, tôi đang suy nghĩ rất nhiều về tác động của công việc tôi đang làm. Tôi đã tự hỏi bản thân mình về những đóng góp của tôi để bảo tồn loài vật mà tôi rất yêu quý này. Những điều tôi làm có thật sự hiệu quả không để bảo vệ sự tồn tại của chúng? Tôi đã làm hết sức chưa? Tôi có một câu hỏi lớn ở đây, rằng tôi đang nghiên cứu heo vòi và góp phần vào công tác bảo tồn hay tôi chỉ đang ghi chép lại về sự tuyệt chủng của chúng? Thế giới đang đối mặt với rất nhiều khủng hoảng về mặt bảo tồn khác nhau. Chúng ta đều biết rõ điều đó. Chúng xuất hiện trên tin tức mỗi ngày. Những khu rừng nhiệt đới và những hệ sinh thái khác đang bị phá hủy thay đổi khí hậu, rất nhiều giống loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: hổ, sư tử, voi, tê giác, heo vòi. Đây là heo vòi ở vùng đồng bằng, loài heo vòi tôi đang làm việc cùng, là loài động vật có vú trên cạn lớn nhất Nam Mỹ. Chúng to lớn. Chúng mạnh mẽ. Những con trưởng thành có thể nặng đến 300 kilogram. Bằng một nửa kích thước của một con ngựa. Chúng rất đẹp. Heo vòi thường được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới như Amazon, và chúng chắc chắn cần một môi trường sống rộng lớn để tìm kiếm tất cả các nguồn sinh sống mà chúng cần để sinh sôi và tồn tại. Nhưng môi trường sống của chúng đang bị hủy hoại, và chúng đang bị săn đuổi ra khỏi một số vùng sinh sống địa lý của chúng. Và bạn có thể thấy rằng, điều này thật sự rất đáng tiếc vì heo voi cực kì quan trọng đối với môi trường sống nơi chúng được tìm thấy. Chúng là động vật ăn cỏ. 50% chế độ ăn uống của chúng là trái cây, và khi chúng ăn trái cây, chúng nuốt những hạt giống, mà chúng phân tán khắp nơi ở nơi ở của chúng thông qua phân. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì cấu trúc và sự phong phú của rừng, và vì lí do đó, heo vòi được biết đến như một người làm vườn của rừng. Rất thú vị phải không ? Nếu bạn suy nghĩ về điều này. sự tuyệt chủng của heo vòi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng rất lớn tới hệ đa dạng sinh thái. Tôi bắt đầu nghiên cứu heo vòi năm 1996, khi còn rất trẻ và mới vào đại học, và đó là chương trình nghiên cứu và bảo tồn đầu tiên. Vào thời điểm đó, chúng tôi gần như không có thông tin nào về heo vòi, phần lớn bởi vì chúng quá khó để nghiên cứu Chúng sống về đêm, cô độc. là một loài động vật khó nắm bắt, chúng tôi bắt đầu từ những thông tin cơ bản nhất về loài vật này. Nhưng một nhà bảo tồn động vật là làm gì? Đầu tiên, chúng ta cần dữ liệu. Chúng ta cần nghiên cứu. Chúng ta cần những dữ liệu lâu dài để hỗ trợ công tác bảo tồn, và tôi đã nói rằng rất khó khăn trong việc nghiên cứu heo vòi, do đó chúng tôi phải dựa trên phương pháp gián tiếp để nghiên cứu. Chúng tôi phải bắt và gây mê chúng sau đó đeo vào cổ chúng những chiếc vòng có gắn định vị GPS theo dõi từng chuyển động của chúng, đây là một công nghệ được dùng bởi rất nhiều nhà bảo tồn trên thế giới. Và sau đó chúng tôi có được thông tin về cách chúng sử dụng không gian, cách chúng di chuyển trên những địa hình rộng lớn, môi trường sống chúng ưu tiên là gì, và rất nhiều thứ khác nữa. Sau đó, chúng tôi cần công bố những gì chúng tôi tìm được. Chúng tôi phải giúp mọi người hiểu về heo vòi và sự quan trọng của những sinh vật này. Và thật đáng kinh ngạc rằng có nhiều người trên thế giới không biết heo vòi là loài vật gì. Thực ra, nhiều người nghĩ rằng heo vòi là như thế này. Tôi xin được nói rằng, đây không phải là heo vòi. (Cười) Đây là loài vật ăn kiến khổng lồ. Heo vòi không ăn kiến. Không. Bao. Giờ. Và sau đó chúng tôi cung cấp những buổi huấn luyện để nâng cao hiểu biết. Đây là trách nhiệm của chúng tôi để chuẩn bị cho các nhà bảo tồn tương lai. Chúng tôi đã thua trong một vài trận chiến bảo tồn, và chúng tôi cần nhiều người làm những việc chúng tôi đang làm, và họ cần kỹ năng, họ cần sự đam mê để làm việc đó. Cuối cùng, chúng tôi, những nhà bảo tồn, chúng tôi phải có khả năng áp dụng những dữ liệu của chúng tôi, áp dụng những kiến thức đã được tích lũy, để hỗ trợ công tác bảo tồn thực sự. Chương trình về heo vòi đầu tiên của chúng tôi, diễn ra ở rừng Atlantic phía đông Brazil, một trong những nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng về quần xã sinh vật cùa thế giới. Sự tàn phá rừng Atlanta bắt đầu từ đầu thập niên 1500, khi người Bồ Đào Nha bắt đầu đến Brazil, trở thành thuộc địa của Châu Âu ở phần phía đông của Nam Mỹ. Khu rừng này đã gần như bị phá hủy hoàn toàn để lấy gỗ làm nhà, làm nông, chăn nuôi gia súc và xây dựng thành phố mới, và ngày nay, rừng Atlantic chỉ còn 7% diện tích rừng là còn tồn tại. Heo vòi được tìm thấy với số lượng rất nhỏ, bị cô lập, bị mất kết nối với quần thể. Ở rừng Atlantic, chúng tôi tìm thấy heo vòi di chuyển qua những khu vực mở của vùng đất đồng cỏ và nông nghiệp đi từ khu này đến khu khác của khu rừng. Vì vậy, cách tiếp cận chính của chúng tôi ở đây là sử dụng những dữ liệu về heo vòi xác định những khu vực tiềm năng để xây dựng những khu vực hoang dã giữa những khoảng rừng đó, kết nối lại với môi trường sống để heo vòi và những loài vật khác có thể di chuyển qua những vùng đất an toàn Sau 12 năm tại rừng Atlantic, vào năm 2008, chúng tôi mở rộng chương trình bảo tồn heo vòi đến Pantanal phía tây của Brazil gần biên giới với Bolivia và Paraguay. Đây là khu vực rộng lớn với nguồn nước ngọt dồi dào nhất trên thế giới, là một địa điểm tuyệt vời và một trong những khu vực quan trọng nhất cho loài heo vòi đồng bằng ở Nam Mỹ. Và làm việc ở Pantanal thực sự rất khoan khoái vì chúng tôi đã tìm thấy số lượng heo vòi lớn, khỏe mạnh ở đây và chúng tôi có thể nghiên cứu heo vòi trong điều kiện tự nhiên nhất mà chúng tôi từng tìm thấy, mà không có một mối đe dọa nào. ở Pantanal, bên cạnh vòng cổ GPS, chúng tôi đang sử dụng một công nghệ khác: những bẫy có sử dụng máy chụp ảnh Những máy chụp ảnh này được trang bị một thiết bị cảm ứng theo chuyển động và nó chụp lại những loài động vật khi chúng đi đến trước máy chụp ảnh. Thật cảm ơn những thiết bị tuyệt vời này, mà chúng tôi có thể lấy được những thông tin quý giá về sự sinh sản của heo vòi và cách tổ chức xã hội của chúng những mảnh ghép rất quan trọng trong bức tranh ghép hình này khi bạn cố gắng phát triển những chiến dịch bảo tồn đó. Và ngay bây giờ, năm 2015, chúng tôi đang mở rộng việc này một lần nữa tới Brazilian Cerrado, các đồng cỏ và rừng cây bụi ở trung tâm Brazil. Hiện nay khu vực này đang là trung tâm kinh tế phát triển của đất nước tôi, nơi mà môi trường tự nhiên và các loài động vật hoang dã đang bị tiêu diệt nhanh chóng bởi những mối đe dọa khác nhau, bao gồm chăn nuôi gia súc, các đồn mía, đậu tương lớn, săn bắt trộm, tai nạn giao thông, một vài thứ như vậy. Và bằng cách nào đó, heo vòi vẫn tồn tại, việc này đã cho tôi rất nhiều hy vọng. Nhưng tôi phải nói rằng bắt đầu dự án mới ở Cerrado như một cái tát vào mặt vậy. Khi bạn lái xe xung quanh và bạn nhìn thấy những con heo vòi đã chết dọc đường cao tốc và những biển báo heo vòi nằm ở đâu đó giữa đồn điền mía nơi mà chúng không nên ở đó, và bạn nói chuyện với trẻ con và chúng nói với bạn chúng biết vị thịt của heo vòi bởi vì gia đình chung săn bắt và ăn thịt chúng, điều này thật sự đau lòng. Tình hình tại Cerrado đã làm tôi nhận ra-- nó đã cho tôi cảm giác hối thúc. Tôi đang bơi giữa dòng nước lũ. Điều này giúp tôi nhận ra mặc dù hơn 2 thập kỉ làm việc chăm chỉ cố gắng cứu sống loài vật này chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu chúng tôi muốn bảo vệ chúng khỏi sự tuyệt chủng. Chúng tôi phải tìm ra cách để xử lý những vấn đề này. Chúng tôi thật sự làm như vậy, và bạn biết gì không? Chúng tôi thực sự đã đi đến một mức độ trong thế giới bảo tồn nơi chúng tôi phải suy nghĩ thoáng hơn. Chúng tôi sẽ phải sáng tạo hơn bây giờ. Và tôi đã nói với bạn, tai nạn giao thông là vấn đề lớn nhất với heo vòi ở Cerrado, vì vậy chúng tôi nghĩ ra cách gắn những miếng dán phản quang lên vòng cổ GPS ở trên cổ heo vòi. Cũng giống như những miếng dán dùng trên những chiếc xe tải lớn để tránh va chạm. Heo vòi băng quan đường cao tốc sau khi trời tối, hy vọng những miếng dán này giúp tài xế nhìn thấy những vật phát sáng khi đi trên đường cao tốc, và có thể họ sẽ giảm tốc độ lại một chút. Bây giờ, đó chỉ là một ý tưởng điên rồ. Chúng tôi không biết.Hãy xem nó có thể giảm lượng heo vòi bị giết hay không Vấn đề là, có thể đây là một việc tốt để làm. Và mặc dù tôi gặp rắc rối với rất nhiều câu hỏi trong đầu tôi bây giờ, tôi có một hiệp ước với heo vòi. Tôi biết trong tim tôi việc bảo tồn heo vòi là chính nghĩa của tôi. Là đam mê của tôi. Tôi không đơn độc. Tôi có một mạng lưới rộng lớn những người ủng hộ mình, và không có lí nào tôi sẽ dừng lại cả. Tôi sẽ tiếp tục công việc này có thể suốt toàn bộ phần đời còn lại. Và tôi sẽ tiếp tục làm việc này cho Patríca, nó cùng tên với tôi, một trong những con heo vòi đầu tiên được chụp lại và ghi hình lại ở Atlantic rất nhiều nhiều năm trước đây; cho Rita và Vincent bé bỏng ở Pantanal. Và tôi sẽ tiếp tục làm việc này vì Ted, con heo vòi con chúng tôi bắt được vào tháng 12 năm ngoái cũng ở Panatal. Và tôi sẽ tiếp tục làm việc này cho hàng trăm con heo vòi mà tôi rất sẵn lòng được gặp qua nhiều năm và rất nhiều những con heo vòi khác mà tôi biết tôi sẽ gặp chúng trong tương lai. Những con vật này xứng đáng được quan tâm đến. Chúng cần tôi. Chúng cần tất cả chúng ta. Và bạn biết chứ? Chúng ta là con người đáng được sinh sống trên trái đất nơi chúng ta có thể ra ngoài kia và nhìn thấy và có được lợi ích không chỉ từ những con heo vòi mà còn từ tất cả những giống loài tuyệt vời khác, bây giờ và trong tương lai. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn minh chứng công khai lần đầu tiên rằng có thể truyền tải video từ một đèn LED tiêu chuẩn sẵn có đến pin mặt trời bằng máy tính xách tay dùng như thiết bị nhận tín hiệu. Không có Wifi tham gia vào, chỉ có ánh sáng. Và bạn có thể tự hỏi, vấn đề là gì? Và lời giải là đây: Sẽ có một sự mở rộng to lớn của Internet để khép lại sự phân chia kỹ thuật số, và cũng cho phép cái mà chúng ta gọi là "Internet của vạn vật" -- hàng chục tỉ thiết bị được kết nối với Internet. Theo phía tôi, sự mở rộng Internet này có thể chỉ hiệu quả nếu như nó gần như là năng lượng- trung lập. Điều này có nghĩa là chúng ta cần sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có càng nhiều càng tốt. Và đây là nơi mà pin mặt trời và công nghệ LED đi vào. Tôi đã minh hoạ lần đầu tiên, tại TED 2011, Li-Fi, hoặc gọi là Ánh sáng Trung thực. Kỹ thuật Li-Fi sử dụng các đèn LED sẵn có để truyền tải dữ liệu cực nhanh, cũng an toàn và bảo đảm. Dữ liệu được vận chuyển bằng ánh sáng, được mã hóa theo những thay đổi tinh vi của độ sáng. Nếu chúng ta nhìn xung quanh, chúng ta có nhiều đèn LED quanh ta, thế thì đã có cơ sở hạ tầng dồi dào của các máy phát Li-Fi xung quanh. Nhưng đến nay, chúng ta chỉ đang sử dụng các thiết bị đặc biệt- máy dò ảnh nhỏ, để nhận thông tin được mã hóa của dữ liệu. Tôi muốn tìm cách cùng dùng cơ sở hạ tầng sẵn có để nhận dữ liệu từ các đèn Li-Fi. Và đây là lý do tôi đang nghĩ đến các pin và tấm năng lượng mặt trời. Pin mặt trời hấp thu ánh sáng và chuyển đổi nó thành năng lượng điện. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể dùng pin mặt trời để sạc điện thoại. Nhưng bây giờ chúng ta cần ghi nhớ rằng dữ liệu được mã hóa theo sự thay đổi tinh tế độ sáng của đèn LED, nên nếu ánh sáng đi vào thay đổi cường độ, cũng giống việc năng lượng được thu bằng pin mặt trời. Điều này có nghĩa chúng ta đã có một cơ chế chủ chốt để nhận thông tin từ ánh sáng và vào pin mặt trời, do sự biến động của năng lượng thu được phản ánh lượng dữ liệu được chuyển đi. Dĩ nhiên câu hỏi là: liệu chúng ta có thể nhận được sự thay đổi rất nhanh và tinh tế của độ sáng, giống như những gì được chuyển đi từ đèn LED của chúng ta? Và câu trả lời cho nó là Được, chúng ta có thể. Chúng tôi đã thấy trong phòng thí nghiệm rằng chúng ta có thể nhận tới 50 megabytes (MB) trong 1 giây từ một pin mặt trời thông thường, có sẵn. Còn nhanh hơn hầu hết những băng thông kết nối hiện nay. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem thực tế. Trong hộp này là một cái đèn ngủ LED thông thường, ai cũng có. Đây là một pin mặt trời bình thường, có sẵn; nó được nối với máy tính xách tay. Và chúng ta cũng có một thiết bị ở đây để minh hoạ năng lượng chúng ta thu hoạch từ pin mặt trời. Thiết bị này sẽ hiện hình ngay bây giờ. Điều này có được vì pin mặt trời đã thu ánh sáng từ nguồn sáng xung quanh. Bây giờ điều tôi muốn làm đầu tiên là bật đèn lên, và đơn giản, tôi sẽ chỉ bật đèn sáng, ngay tức khắc, và điều mà bạn sẽ thấy là thiết bị sẽ nhảy sang trái. Và pin mặt trời, ngay tức khắc, hấp thụ năng lượng từ nguồn sáng nhân tạo này. Nếu tôi tắt, chúng ta sẽ thấy nó hạ xuống. Tôi bật nó lên ... Chúng ta hấp thụ năng lượng vào tấm pin. Nhưng tiếp theo tôi sẽ kích hoạt việc nạp video. Tôi làm việc này bằng cách nhấn vào nút này. Và giờ cái đèn ngủ LED ở đây đang tải một video bằng việc thay đổi độ sáng của đèn LED theo một cách rất tinh tế, và theo một cách mà bạn không thể thấy bằng mắt thường, vì sự thay đổi diễn ra quá nhanh để nhận ra được. Để minh chứng, tôi có thể lấp ánh sáng của tấm pin. Vì thế đầu tiên các bạn sẽ thấy việc hấp thụ năng lượng rớt xuống và video cũng dừng lại luôn. Nếu tôi không cản trở nữa thì video sẽ tiếp tục lại. (Vỗ tay) Và tôi có thể lập lại. Khi chúng ta ngừng việc truyền dẫn video thì việc hấp thu năng lượng cũng ngừng luôn. Điều đó cho thấy rằng pin mặt trời là một thiết bị thu nhận. Nhưng giờ hãy tưởng tượng đèn LED này là đèn đường, và giờ đang sương mù. Và tôi muốn mô phỏng sương mù, và đó là lý do vì sao tôi mang theo một cái khăn tay. (Tiếng cười) Và để tôi đặt chiếc khăn lên trên tấm pin. Đầu tiên bạn sẽ thấy năng lượng hấp thụ được rớt xuống, như mong đợi, nhưng hiện giờ video vẫn tiếp tục. Điều này có nghĩa, mặc cho vật cản, vẫn có đủ ánh sáng đi qua cái khăn đến tấm pin, để tấm pin có thể giải mã và tải thông tin đó, trong trường hợp này, là một video phân giải cao. Điều thật sự quan trọng ở đây là tấm pin đã trở thành vật thu nhận với tín hiệu không giây tốc độ cao được mã hóa bằng ánh sáng, trong khi nó vẫn giữ chức năng chính là một thiết bị hấp thu năng lượng. Đó là lý do tại sao nó có thể sử dụng những tấm pin năng lượng sẵn có trên mái của một túp lều để làm một thiết bị nhận băng thông rộng từ một trạm phát laser ở ngọn đồi gần đấy, hoặc thật ra, là cái cột đèn. Thật sự không quan trọng chỗ nào chùm tia chạm vào tấm pin. Điều tương tự cũng đúng cho những tấm pin trong suốt được tích hợp vào cửa sổ, những tấm pin được tích hợp vào thiết bị ngoài đường, hoặc quả thật, những tấm pin được tích hợp vào hàng tỉ các thiết bị định hình nên Internet Vạn Vật. Bởi vì đơn giản là ta không muốn sạc những thiết bị này thường xuyên, hoặc tệ hơn, thay thế pin mỗi tháng. Như tôi đã nói với các bạn, đây là lần đầu tiên tôi công khai thể hiện điều này. Nó là mẫu thí nghiệm, một nguyên mẫu. Nhưng tôi và nhóm bạn tự tin rằng chúng tôi có thể đưa ra thị trường trong vòng hai ba năm tới. Hy vọng chúng tôi sẽ có thể góp phần xỏa bỏ sự phân chia kỹ thuật số, và cũng đóng góp kết nối hàng tỷ thiết bị này với Internet. Và tất cả điều này không gây ra một vụ nổ lớn cho việc tiêu thụ năng lượng -- vì những tấm pin mặt trời, khá đối nghịch. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Mỗi khi đến thăm một ngôi trường nào đó và nói chuyện với sinh viên Tôi luôn hỏi họ cùng một câu hỏi Tại sao bạn sử dụng Google? Tại sao bạn chọn Google là công cụ tìm kiếm cho mình? Điều kì lạ là, tôi luôn nhận được cùng ba câu trả lời Thứ nhất, "Vì nó mang lại kết quả" Một câu trả lời rất thú vị, và đó chính là lý do vì sao tôi cũng chọn Google Thứ hai, một vài người sẽ nói "Tôi thật sự không tìm thấy công cụ thay thế nào khác Theo tôi câu trả lời này không thỏa đáng, và thường đáp lại rằng "Thế thì bạn hãy thử Google từ 'công cụ tìm kiếm' xem" bạn chắc chắn sẽ tìm thấy rất nhiều công cụ tìm kiếm thú vị khác đấy Thứ ba, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng hiển nhiên là một học sinh giơ tay lên và nói "Tìm kiếm bằng Google, tôi luôn chắc chắn rằng mình sẽ nhận được những kết quả khách quan nhất" Chắc chắn sẽ luôn nhận được kết quả tốt và khách quan nhất Ngay lúc này, với tư cách là một con người trong nhân loại, dù là một người trong thời đại kỹ thuật số thì điều đó cũng làm tôi thấy sởn gai ốc Kể cả khi tôi cũng nhận ra rằng sự thật đó, ý tưởng về các kết quả tìm kiếm không thiên vị là nền tảng của tình yêu chung của chúng ta đối với, và trân trọng Google. Tôi sẽ cho các bạn thấy lý do tại sao, theo triết học, đây gần như là điều không thể Nhưng trước hết hãy để tôi giải thích một chút, dựa trên một nguyên tắc cơ bản đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm mà đôi khi chúng ta dường như quên mất... Bất cứ khi nào bạn yêu cầu Google tìm kiếm một điều gì đó Hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi mình "Tôi có đang tìm kiếm một sự thật độc lập?" Thủ đô của Pháp là gì? Các nhân tố nào trong một phân tử nước? Tuyệt - Tra Google ngay lập tức Không một nhà khoa học nào có thể chứng minh rằng đó là London và H3O Bạn không hề thấy có sự thông đồng nào trong những câu trả lời đó Chúng tôi đều thừa nhận, trên quy mô toàn cầu, câu trả lời là những thực tế độc lập này Nhưng nếu bạn phức tạp hóa những câu hỏi của mình một chút, và hỏi những câu như, Tại sao lại xảy ra xung đột giữa Israel và Palestine? Lúc đó, bạn sẽ không đơn giản là tìm kiếm một sự thật cá nhân nữa, bạn đang tìm kiếm kiến thức một thứ gì đó phức tạp và tinh vi hơn Và để có được kiến thức, bạn phải đưa 10, 20 hay thậm chí 100 sự thật vào bàn tròn, và thừa nhận chúng, và nói rằng : "Vâng, những điều này hoàn toàn đúng" Nhưng dù tôi là ai, dù trẻ hay già, đen hay trắng, đồng tính hay "trai thẳng" tôi đều sẽ đánh giá chúng khác nhau. Và tôi sẽ nói rằng: "Vâng, điều này đúng, nhưng điều này đối với tôi còn quan trọng hơn thế nữa." Và đây là thứ khiến mọi chuyện thú vị hơn, bởi vì đây là thứ khiến chúng ta là những con người, Đây là khi chúng ta bắt đầu tranh luận, hình thành nên xã hội, và để thật sự biết được một nơi nào đó, chúng ta phải chắt lọc những sự kiện ở đây thông qua bạn bè, hàng xóm, cha mẹ và con cái đồng nghiệp, báo và tạp chí, để cuối cùng, đặt nền cho kiến thức thực tế, mà một công cụ tìm kiếm khó có thể làm được Vì vậy, tôi đã đưa ra cho các bạn một ví dụ chỉ để cho các bạn thấy lí do tại sao để có được kiến thức đúng, "sạch" và khách quan laị khó khăn đến vậy - một đề tài đáng suy ngẫm. Tôi sẽ thực hiện một vài truy vấn tìm kiếm đơn giản Chúng ta sẽ bắt đầu với "Michelle Obama", Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kì. Và chúng ta nhấp chuột vào phần tìm kiếm hình ảnh Nó hoạt động thực sự tốt, bạn có thể nhìn thấy. Ít nhiều, đó là một kết quả tìm kiếm hoàn hảo. chỉ có hình Bà ấy, thậm chí còn không hề có sự xuất hiện của Ngài Tổng Thống trong những bức hình. Công cụ này hoạt động như thế nào? Đơn giản thôi, Google sử dụng khá nhiều" trí thông minh" để đạt được các kết quả này, tuy nhiên, một cách đơn giản, Google sẽ chú ý đến hai thứ này nhiều hơn bất cứ thứ gì khác Thứ nhất, nội dung của dòng chú thích bên dưới bức ảnh trên mỗi trang web là gì Liệu có phải là "Michelle Obama" không? Quả nhiên, đúng là bà ấy ở đó. Thứ hai, Google nhìn vào các tập tin hình ảnh, tên của các tập tin được đăng tải lên trang web Một lần nữa, có phải tên là " Michelle Obama.jpeg" không Rất tốt, tên file không phải là Clint Eastwood trong hình. Như vậy, bạn vừa biết được hai cách tìm kiếm và hầu như là bạn nhận được kết quả tìm kiếm thông qua quá trình như thế đấy Trong năm 2009, Michelle Obama từng là nạn nhân của một chiến dịch phân biệt chủng tộc, mọi người gày bẫy để sỉ nhục bà ấy thông qua các kết quả tìm kiếm về bà Có một bức ảnh được phát tán rộng rãi trên mạng trong đó, khuôn mặt bà ấy bị bóp méo trông giống như một con khỉ Và bức ảnh ấy được phát tán rộng rãi. và những người công bố bức ảnh ấy rất cố ý, làm cho bức ảnh ấy hiển thị trên các kết quả tìm kiếm Họ chắc chắn đã viết "Michelle Obama" trong dòng chú thích và cũng chắc chắn đăng tải bức ảnh với tập tin "Michelle Obama.jpeg" hoặc những thứ tương tự. Bạn đã biết làm sao để thao túng các kết quả tìm kiếm. Và chúng đã thành công. Vì vậy, khi bạn tìm kiếm bức hình "Michelle Obama" trên Google trong năm 2009 bạn sẽ thấy bức hình với khuôn mặt biến dạng hình mặt khỉ ấy xuất hiện ở những kết quả đầu tiên Nhưng giờ thì những kết quả ấy đã tự biến mất, và đó giống như là một ưu điểm của Google bởi vì Google đánh giá sự hợp lý mỗi giờ, mỗi ngày. Tuy nhiên, Google đã không giải quyết vấn đề đó trong khoảng thời gian này họ chỉ nghĩ rằng" đó là phân biệt chủng tộc và đó là một kết quả tìm kiếm không tốt Chúng ta sẽ quay trở lại và tự tay dọn dẹp sạch sẽ Chúng ta sẽ viết một số mã và sửa chữa nó". Điều mà họ đã từng làm Và tôi không nghĩ rằng ai đó trong phòng này nghĩ đó là một ý kiến tồi. Và tôi cũng vậy. Nhưng một vài năm sau, người được cả thế giới tìm kiếm nhiều nhất trên Google - Anders Anders Behring Breivik làm việc hắn đã làm. Và ngày 22 tháng 7 năm 2011 một ngày tồi tệ trong lịch sử Na Uy Hắn ta, một kẻ khủng bố đã thổi bay khu tòa nhà Chính phủ nơi cách chỗ chúng ta bây giờ tại Oslo, Na Uy không xa sau đó, hắn chạy đến đảo Utoya xả súng tấn công vào một đoàn thiếu niên Gần 80 người đã thiệt mạng ngày hôm đó. Rất nhiều người có thể mô tả hành động khủng bố này qua hai bước, rằng hắn đã làm 2 việc: đánh sập các tòa nhà bắn những đứa trẻ Nhưng điều này không đúng. Thực tế, có tới ba bước. Hắn ta thổi bay các tòa nhà, hắn bắn lũ trẻ, và ngồi xuống, chờ thế giới Google về mình. Và hắn đã chuẩn bị rất tốt cho cả ba bước này Và nếu có ai ngay lập tức hiểu ra điều này, thì đó là một nhà phát triển web người Thụy Sĩ, một chuyên gia về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sống tại Stockholm, có tên là Nikke Lindqvist. Anh ta cũng là một anh chàng rất có tư tưởng chính trị Và trên các phương tiện truyền thông xã hội, trên blog và facebook của mình, anh ta nói với mọi người "Nếu có điều gì đó mà tên sát nhân muốn ngay bây giờ, thì đó là kiểm soát hình ảnh của chính hắn. Xem xem liệu chúng ta có làm biến dạng những bức hình, hay trong thế giới văn minh này, chúng ta có thể phản đối những gì hắn ta đã làm bằng cách nhục mạ hắn thông qua các kết quả tìm kiếm hay không. Và bằng cách nào? Anh ta đã nói với độc giả của mình thế này: "Hãy lên mạng, tìm kiếm những bức hình chụp phân chó trên vỉa hè, tìm kiếm những bức hình chụp phân chó trên vỉa hè, rồi công bố chúng trên các phản hồi, trên các trang web và trên blog của bạn. Và hãy chắc chắn rằng bạn sẽ viết tên của tên khủng bố trên dòng chú thích, và đặt tên tập tin cho bức hình đó là "Breivik.jpeg" Hãy cho Google biết rằng đó chính là gương mặt của tên sát nhân." Và hành động này đã đem lại kết quả. Hai năm sau chiến dịch chống Phu Nhân Michelle Obama, chiến dịch thao tác này chống Anders Behring Breivik đã hoạt động Nếu bạn Google hình ảnh của hắn 2 tuần sau sự kiện ngày 22 tháng 7 tại Thụy Điển, bạn sẽ thấy bức hình phân chó xuất hiện ở những trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm, giống như là một cuộc biểu tình quy mô nhỏ. Cũng thật kì lạ là trong thời gian này, Google đã không can thiệp Họ không hề xen vào và "dọn dẹp" các kết quả tìm kiếm trên Vậy nên câu hỏi đáng giá triệu đô là, Có điều gì khác biệt giữa hai sự kiện này? Liệu có sự khác biệt nào giữa những gì đã xảy ra với bà Michelle Obama và những việc xảy ra với Anders Behring Breivik? Dĩ nhiên là không. Hai sự kiện này hoàn toàn giống hệt nhau. Thế nhưng Google lại chỉ can thiệp vào một trường hợp của bà Michelle Obama Tại sao lại như vậy? Là bởi vì Michelle Obama là một người đáng kính, còn Anders Behring Breivik là một kẻ đáng khinh. Bạn đã hiểu ra vấn đề ở đây chưa? Việc đánh giá một con người xảy ra và chỉ có một người chơi có quyền lực trên thế giới có thẩm quyền để nói ai là ai. Chúng tôi ủng hộ bạn, chúng tôi căm ghét bạn. Chúng tôi tin tưởng ở bạn, chúng tôi không tin bạn. Bạn nói đúng rồi, bạn nói sai rồi Bạn làm đúng, bạn đã sai rồi. Bạn là Obama, và bạn là Breivik. Đó chính là quyền lực mà tôi đã từng chứng kiến Vậy nên, tôi muốn các bạn nhớ rằng, đằng sau mỗi thuật toán luôn luôn là một con người. một người với những đức tin cá nhân, rằng không một mã số nào có thể bị xóa bỏ hoàn toàn. Và thông điệp tôi muốn gửi tới không chỉ cho Google, mà cho tất cả những người luôn tin vào các dòng lệnh trên toàn thế giới. Bạn cần phải xác định được chính kiến của mình. Bạn cần phải hiểu rằng bạn là con người, và do đó bạn phải có trách nhiệm Tôi nói điều này bởi lẽ tôi tin chúng ta đã đạt đến một thời điểm nào đó mà chúng ta hoàn toàn bị bắt buộc thắt chặt mối quan hệ này một lần nữa, chặt chẽ hơn: giữa Nhân loại và Công nghệ Chặt chẽ hơn bao giờ hết. Và, nếu không còn thứ gì khác, nhắc chúng ta rằng cái ý tưởng vô cùng thú vị về kết quả tìm kiếm sạch, không thiên vị đang, và hẳn sẽ vẫn là một huyền thoại Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) Tôi thấy vui mừng khi có mặt tại đây. Tôi vinh dự khi được mời đến và cảm ơn vì điều đó. Tôi rất muốn nói về những thứ mà tôi đang quan tâm, nhưng không may, tôi nghi ngờ những thứ mà tôi đang quan tâm sẽ không hứng thú với nhiều người. Trước hết, chiếc huy hiệu của tôi nói tôi là một nhà thiên văn học. Tôi muốn nói về thiên văn học của tôi, nhưng tôi nghi ngờ số người quan tâm đến năng lượng bức xạ trong bầu khí quyển không phải xám và sự phân cực của ánh sáng trên bầu không khí cao hơn trên sao Mộc trên số người lấp đầy một chỗ trú xe bus. Vì vậy mà tôi sẽ không nói về những điều đó. (Cười) Chúng sẽ chỉ vui hơn khi nói về một vài thứ đã xảy ra trong năm 1986 và 1987, khi một hacker máy tính đang phá vỡ đột nhập vào hệ thống của chúng tôi tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley. Và tôi đã bắt gặp bọn họ, hóa ra họ làm việc cho tổ chức mà sau này có tên là Soviet KGB, lấy cắp thông tin và bán nó. Và tôi muốn nói về điều đó - chúng thực sự vui đấy Nhưng 20 năm sau, tôi thấy an ninh máy tính, thẳng thắn, là loại chán ngắt. Chúng thiếu hấp dẫn. Tôi... Lần đầu mà bạn làm điều gì đó, chúng là khoa học Trong lần thứ hai, chúng là kĩ sư Trong lần thứ ba, chúng chỉ là một nhà kỹ thuật viên Tôi là một nhà khoa học. Mỗi khi tôi làm cái gì đó, tôi lại làm thứ khác. Vì thế mà tôi sẽ không nói về điều đó. Cũng không phải tôi sẽ nói những thứ tôi nghĩ là báo cáo khoa học rõ ràng từ quyển sách đầu tiên của mình, 'Silicon Snake Oil"(Dầu silicon rắn), hoặc cuốn thứ hai của tôi, cũng không phải tôi sẽ nói về tại sao tôi tin máy tính không thuộc về trường học. Tôi cảm thấy phải có một ý tưởng vô cùng lớn và kì lạ xảy ra khiến chúng ta phải mang nhiều máy tính hơn vào trường học Ý kiến của tôi là: Không! Không! Đưa chúng ra khỏi trường học, giữ chúng ở ngoài trường học. Và tôi rất muốn nói về điều này, nhưng tôi nghĩ những lí lẽ quá rõ ràng đối với bất cứ người nào từng lượn quanh phòng học lớp 4 mà không cần thiết để nói nhiều về nó. Nhưng tôi đoán tôi có thể rất sai lầm về điều này, và mọi thứ khác mà tôi từng nói. Vì vậy mà đừng quay lại và đọc bài nghị luận của tôi. Nó có khả năng có những lời nói dối tốt đẹp. Mặc dù đã nói như vậy, tôi đã phác thảo cuộc nói chuyện của tôi khoảng 5 phút trước (Cười) Và nếu các bạn nhìn vào chúng tại đây, thứ mà chính tôi đã viết trên ngón tay cái là future(tương lai). Có phải tôi sẽ nói về tương lai? Ồ, đúng vậy. Và cảm giác của tôi là, yêu cầu tôi nói về tương lai thật là kì lạ, bởi vì tóc tôi đã bạc rồi, và chính vì vậy, thật là dễ chịu với tôi để nói về tương lai. Trong thực tế, tôi nghĩ nếu bạn thực sự muốn biết tương lai sẽ trở thành thế nào, nếu bạn thực sự muốn biết về tương lai, đừng hỏi một kỹ sư, một nhà khoa học, một nhà vật lí. Không! Đừng hỏi bất cử ai viết code(mã máy tính) Không, nếu bạn muốn biết những gì thuộc về xã hội sẽ xảy ra như thế nào trong 20 năm, hãy hỏi một giáo viên mầm non. Họ biết. Thực tế, đừng chỉ hỏi một vài giáo viên mầm non, hãy hỏi một người có kinh nghiệm. Họ là những người mà biết xã hội sẽ diễn ra như thế nào trong thế hệ tiếp theo. Tôi không biết. Cũng không phải tôi nghi ngờ rằng, có phải nhiều người khác đang nói về những thứ mà tương lai đem lại. Chắc chắn tất cả bọn họ có thể tưởng tượng ra những thứ rất ngầu sẽ có mặt ở đó. Nhưng với tôi, những thứ đó không phải là tương lai. Những thứ tôi tự hỏi bản thân, những điều mà xã hội sẻ xảy ra, khi những đứa trẻ ngày nay đều giỏi một cách phi thường với việc nhắn tin và dành một lượng khổng lồ thời gian trên màn hình máy tính nhưng không bao giờ đi chơi bowling cùng nhau? Thay đổi đang diễn ra, và thay đổi xảy ra không phải nằm ở một phần mềm. Nhưng đó không phải là những gì tôi sắp nói về. Tôi muốn nói về nó, chúng rất thú vị, nhưng tôi muốn nói về những thứ mà tôi đang làm ngay bây giờ. Tôi đang làm cái gì nhỉ? Ồ -- Một thứ khác mà tôi nghĩ tôi muốn nói về ở ngay trên đây. Ngay trên đây này. Chúng vô hình ư? Điều mà tôi muốn nói về là những thứ có một mặt. Tôi tha thiết mong nói chuyện về những thứ mà có một mặt. Bởi vì tôi yêu vòng lặp Mobilus. Tôi không chỉ yêu vòng lặp Mobius, nhưng tôi là một trong số ít người, nếu không phải là người duy nhất trên thế giới, mà làm ra những chiếc chai Klein. Ngay lập tức, tôi hy vọng rằng tất cả những đôi mắt nhòe của chúng ta không còn nữa. Đây là một chiếc chai Klein. Đối với những người trong khán phòng này biết, bạn sẽ cuộn tròn mắt lên và nó, yup, tôi biết tất cả về chúng. Nó là một mặt. Nó là một chiếc chai mà bên trong nó chính là bên ngoài. Nó có thể tích bằng không. Và nó không có định hướng. Nó có những tính chất tuyệt vời. Nếu bạn có hai vòng lặp Mobius và khâu các cạnh của chúng lại với nhau, bạn sẽ có một trong những thứ đó, và tôi sẽ làm chúng ra ngoài những chiếc kính. Và tối rất muốn nói với bạn điều này, nhưng tôi không có nhiều cách ... những thứ để nói bởi vì (Cười) (Chris Anderson: Tôi vừa bị cảm lạnh) Tuy nhiên, chữ D trong TED là viết tắt của Design (Thiết kế) Chỉ 2 tuần trước tôi đã làm -- Các bạn biết đấy, tôi vừa mới làm những chiếc chai Klein cỡ nhỏ, trung bình và lớn để bán. Nhưng những thứ mà tôi vừa làm -- và tôi rất vinh dự khi được khoe với các bạn, lần đầu tiên công bố ở đây. Đây chính là một chai rượu vang Klein, thứ này, mặc dù nằm trong 4 hướng nhưng chúng không nên để bắt cứ chất lỏng chất lỏng nào cả nó hoàn toàn có khả năng làm như vậy bởi vì vũ trụ của chúng ta chỉ có không gian ba chiều. và bởi vì vũ trụ của chúng ta chỉ là không gian ba chiều, nó có thể đựng chất lỏng. Vì thế mà nó cao -- Nó là thứ rất sành điệu đấy. Đó đã là một tháng của đời tôi. Nhưng mặc dù tôi muốn nói về hình học topo với các bạn, nhưng tôi sẽ không làm. (Cười) Thay vào đó, tôi sẽ đề cập đến mẹ tôi, người đã qua đời vào mùa hè vừa rồi. Thu thập những bức ảnh của tôi, như các bà mẹ khác sẽ làm. Ai có thể đưa anh chàng này lên? Và tôi đã nhìn qua album của bà và bà đã đã thu thập một bức ảnh về tôi, đang đứng -- à, đang ngồi -- năm 1969, trước một loạt mặt đồng hồ. Và tôi ngắm chúng, và nói, lạy chúa, đó chính là tôi, khi tôi đang làm việc tại phòng thu nhạc điện tử! Như một kĩ thuật viên, sửa chữa và duy trì phòng thu nhạc điện tử trong SUNY Buffalo. Và thật tuyệt! Chiếc máy quay trở lại. Và tôi nói với bản thân. oh yeah! Và chúng gửi lại cho tôi. Không lâu sau đó, tôi tìm thấy bức ảnh khác mà bà từng có, một bức ảnh của tôi. Chàng trai ở đây tất nhiên là tôi. Người đàn ông này là Robert Moog, nhà sáng chế của bộ tổng hợp Moog, người mà đã qua đời vào tháng 8 vừa rồi. Robert Moog là một người rất hào phóng, tốt bụng, kĩ sư có thẩm quyền đột suất Một người nhạc sĩ mà đã dành thời gian của cuộc đời anh ấy để dạy tôi một sinh viên năm hai, năm nhất ở SUNY Buffalo. Anh ấy đã đi lên từ Trumansburg để dạy tôi không chỉ về bộ tổng hợp Moog, nhưng chúng tôi rất muốn được ngồi ở đó -- Tôi đang học vật lí tại thời điểm đó. Đó là những năm 1969, 70, 71. Chúng tôi đang học vật lí, tôi đang học vật lí, và anh ý đang nói, "Đó là điều tốt để làm. Đừng cố gắng đuổi theo nhạc điện tử nếu cậu đang làm vật lí." Cố vấn tôi. Anh ta đi lên và dành giờ này đến giờ khác cho tôi. Anh ấy đã viết một bức thư khuyên tôi quan tâm đến lễ tốt nghiệp ở trường. Trên tấm nền, chiếc xe đạp của tôi đấy. Tôi nhận ra rằng bức ảnh này đã được chụp bởi một người bạn cùng phòng. Bob Moog ghé qua và lôi ra toàn bộ thiết bị để khoe Greg Flint và tôi nhưng thứ này. Chúng tôi ngồi vòng tròn nói chuyện về biến đổi hàm Fourier, các hàm số Bessel, các hàm số chuyển đổi cấu trúc, và những thứ giống như thế. Sự qua đời của Bob vào mùa hè vừa rồi là mất mát đối với tất cả chúng tôi Bất cứ ai là một nhạc sĩ đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Robert Moog. (Vỗ tay) Và tôi sẽ chỉ nói thứ mà tôi sắp làm. Thứ mà tôi sắp làm -- Tôi hi vọng bạn có thể nhận ra rằng có một hình sin méo mó gần như một làn sóng tam giác khi dao động Hewlett-Packard này. Ồ, tuyệt. Tôi có thể đến chỗ này, phải không? Những đứa trẻ . Những đứa trẻ là điều mà tôi sẽ nói đến -- Nó có ổn không nhỉ? Những đứa trẻ ở đây, đó là thứ mà tôi muốn nói đến. Tôi vừa quyết định rằng, ít nhất đối với tôi, tôi không có một cái đầu đủ lớn. Vì vậy tôi nghĩ quê mùa, và hành động quê mùa. Tôi nhận ra rằng cách tốt nhất mà tôi có thể giúp bất cứ thứ gì là giúp đỡ một cách rất, rất nhà quê. Vì thế là hàm Tiến sĩ này, và cấp bậc này, và yadda yadda (Ý nói không còn quan trọng nữa) Tôi đã nói chuyện về điều này với một vài giáo viên trường học khoảng một năm trước. Và một trong họ, nhiều người trong họ đến gặp tôi và nói, "Tốt lắm, bằng cách nào mà anh không được dạy?" Và tôi nói: "Tôi đã giảng dạy sau đại học -- Tôi đã có sinh viên sau đại học, tôi đã dạy những lớp dưới đại học. Không, họ nói: "Nếu bạn thích trẻ con và nhưng đồ dùng này, làm sao bạn không đến đây đứng ở hàng tiền tuyến? Anh có muốn chứng minh điều anh nói không." Phải rồi. Phải rồi. Tôi dạy môn khoa học lớp 8 bốn ngày một tuần. Thi thoảng tôi chỉ không muốn làm người khác xấu hổ. Không, không, không, không, không. Tôi đến buổi tham dự. Tôi mất giờ ăn trưa. (Vỗ tay) Đây không -- không, không, không, đây không phải vỗ tay. Tôi hoàn toàn đề nghị rằng đây là điều tốt mà mỗi chúng ta phải làm. Thi thoảng đừng làm ai mất mặt trong lớp học. Dạy một tuần chất rắn. OK, tôi dạy 3/4 thời gian, nhưng đủ tốt. Một trong những điều mà tôi từng làm với những sinh viên khoa học của tôi là nói với chúng, "Nhìn xem, tôi sẽ dạy các bạn kiến thức vật lý cao đẳng đó. Không giải tích, tôi sẽ cắt bỏ phần đó. Các bạn cũng không cần biết về lượng giác. Nhưng các bạn sẽ cần phải biết về đại số lớp 8, và chúng ta sẽ làm những thí nghiệm quan trọng. Không ai phải mở đề số 7 và làm tất cả những vấn đề lẻ trong bộ đề này. Chúng ta sẽ làm vật lý chính hãng." Và đó là một trong những điều mà tôi nghĩ là tôi muốn làm ngay bây giờ. (Tiếng có tần số cao) Ồ, trước kia tôi thậm chí đã bật chúng lên, một trong những thứ mà tôi đã làm ba tuần trước trong lớp học của tôi - đây là cái ống kính, và một trong những thứ mà chúng ta sử dụng ống kính là để đo tốc độ của ánh sáng. Học sinh của tôi ở El Cerrito -- với sự giúp đỡ của tôi, tất nhiên là vậy, và với sự giúp đỡ của sự dao động rất lớn -- đã đo được tốc độ của ánh sáng. Chúng tôi đã cắt giảm 25%. Bạn biết bao nhiêu học sinh lớp 8 mà đã đo vận tốc ánh sáng? Thêm một điều nữa, chúng tôi vừa mới đo vận tốc của âm thanh. Tôi muốn đo vận tốc của ánh sáng tại đây. Tôi đã được thiết lập để làm điều đó và tôi đã nghĩ. " Aw man,"( Có ý thất vọng) Tôi đã vừa đặt lên những quyền hạn mà tôi có, và đo vận tốc ánh sáng. Và tôi sẽ lắp đặt để làm việc đó. Tôi sẽ lắp đặt để làm việc đó, nhưng hóa ra là chúng lắp đặt tại đây, bạn có giống như 10 phút để thiết lập! Và tại đây không có thời gian để làm nó. Vì thế mà để lần sau, có thể, tôi sẽ đo vận tốc ánh sáng! Nhưng trong khi đó, hãy đo vận tốc của âm thanh! Well, có một cách rõ ràng để đo vận tốc âm thanh là để âm thanh dội lại và quan sát tiếng vọng. Nhưng, có thể -- một trong những học sinh của tôi, Ariel, nói, "Chúng ta có thể đo vận tốc ánh sáng bằng cách sử dụng phương trình sóng?' Và tất cả chúng ta đều biết phương trình sóng là tần số của bước sóng của bất cứ loại sóng nào ... là một hằng số. Khi tần số tăng, bước sóng giảm. Bước sóng tăng, tần số giảm. Vì thế, nếu chúng ta có một sóng ở đây -- ngay đây, đó là điều thú vị -- biên độ càng lớn, chúng càng gần nhau, biên độ càng nhỏ, chúng càng dãn ra. Đúng không? Đây là vật lý đơn giản. Tất cả các bạn đều biết điều này từ lớp 8, nhớ không? Điều gì mà họ không nói với bạn trong vật lý -- trong vật lý lớp 8 -- nhưng chúng nên có, và tôi nghĩ chúng có, là nếu bạn nhân tần số bước sóng của âm thanh hoặc ánh sáng, bạn sẽ được một hằng số. Và hằng số đó là tốc độ của âm thanh. Vì vậy, để đo vận tốc của âm thanh, tất cả chúng ta phải biết tần số của chúng. Well, dễ dàng. Tôi vừa có một bộ đếm tần số ngay đây. Đặt chúng tại A, trên A, trên A. Đây là một A, cao hơn hoặc thấp hơn. Ngay bây giờ, vì vậy tôi biết tần số. Đó là 1,76KHz. Tôi đo bước sóng của chúng. Tất cả tôi cần bây giờ là lật lên tia khác. Và tia ở dưới là tôi đang nói đến, phải không? Vì thế mà bất cứ khi nào tôi nói, các bạn hãy nhìn chúng trên màn hình. Tôi sẽ đặt chúng ở đây, và nếu tôi đặt thứ này xa nguồn, bạn sẽ chú ý đến đường xoắn ốc. Chuyển động hình sin. Chúng ta sẽ đi qua các nút khác nhau của sóng, đi ra lối này. Trong những người ở đây mà là nhà vật lý, tôi nghe thấy bạn đang tròn mắt nhìn, nhưng phục tôi. (Cười) Để đo bước sóng, tất cả tôi cần làm là đo khoảng cách từ đây -- một sóng đầy đủ -- qua đây. Từ đây đến đây là bước sóng của âm thanh. Vì thế mà tôi sẽ đặt một thước cuốn tại đây, di chuyển chúng ra qua đây. Tôi vừa di chuyển chiếc micro 20cm. 0.2m từ đây, quay lại đây, 20cm. OK, quay lại với ông Elmo. Và chúng ta sẽ nói tần số là 1,76KHz hay 1760. Bước sóng là 0.2m. Hãy tìm xem đây là gì. (Cười)(Vỗ tay) 1,76 lần 0,2 ở đây là 352 m/s. Nếu bạn tìm kiếm chúng trên sách, chúng thực sự là 343. Nhưng, tại đây với dụng cụ chắp vá, thức uống tệ hại -- chúng ta vừa đo vận tốc của âm thanh -- không tệ. Khá tốt. Tất cả thứ này đến với những gì tôi muốn nói. Quay trở lại bức ảnh này về tôi một triệu năm trước. Đó là năm 1971, chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, và tôi giống như, "Ôi lạy chúa!" Tôi đang học vật lý: Landau, Lipschitz, Resnick và Halliday. (Những nhà vật lý nổi tiếng) Tôi sẽ về nhà vào giữa kì. Một cuộc bạo loạn sẽ diễn ra trong khuôn viên trường đại học. Đó là một cuộc bạo loạn! Hey, Elmo đã xong: Tắt. Đó là một cuộc biểu tình diên ra trong khuôn viên trường học. và cảnh sát đuổi theo tôi, phải. Tôi đang đi bộ quanh khuôn viên. Cảnh sát đến nhìn tôi và nói, "Cậu! Cậu là sinh viên." Rút ra một khẩu súng. Bắn bùm! Một hộp hơi cay với kích thước của một chai Pepsi có lẽ đã bay qua đầu tôi. Whoosh! Tôi nhận ra tiếng xì của hộp hơi cay và tôi không thể thở. Cảnh sát này đi ra sau tôi với một khẩu súng trường. Anh ta muốn bám theo tôi trong những người đứng đầu Tôi nói, "Tôi phải cút khỏi đây!" Tôi tiếp tục chạy qua khuôn viên nhanh nhất có thể. Tôi cúi đầu để vào Hayes Hall Đó là một trong những tòa nhà tháp chuông. Anh cảnh sát đuổi theo tôi. Đuổi theo tôi lên tầng sệt, tầng hai, tầng ba. Đuổi tôi đến phòng này. Lối vào tháp chuông. Tôi sập cánh cửa trước mặt, trèo lên, đi qua nơi mà tôi nhìn thấy một con lắc kêu tích tắc. Và tôi nghĩ. "Oh yeah, căn bậc hai của chiều dài tỉ lệ thuận với nó." (Cười) Tôi vẫn leo lên, quay lại. Tôi đến một nơi mà lề cửa bị tách ra. Có tiếng clock, clock, clock. Thời gian sẽ lùi lại bởi tôi ở trong chúng. Tôi đang nghĩ về sự co ngắn Lorenz và thuyết tương đối Anh-xtanh. Tôi leo lên, và chính nơi này, con đường ở ngay phía sau, mà bạn trèo lên chiếc thang gỗ này. Tôi bật lên trên đỉnh, và đó là một nóc nhà tròn. Một mái vòm, một trong những mái vòm 10 foot. Tôi đang nhìn quanh là tôi đang nhìn tên cảnh sát đánh vào đầu những sinh viên, bắn vào những bình hơi cay, và xem những học sinh ném gạch. Và tôi hỏi, "Tôi đang làm gì ở đây? Tại sao tôi ở đây?' Sau đó tôi nhớ điều mà giáo viên Tiếng Anh trường cấp ba tôi từng nói. Cụ thể là, khi họ đúc những cái chuông, họ viết bia kí lên chúng. Vì thế mà tôi lau phân chim bên trong một chiếc chuông, và nhìn vào chúng. Tôi tự hỏi bản thân, "Tại sao tôi lại ở đây?" Vì thế, vào thời điểm đó, tôi muốn nói với bạn những từ được khắc trên tháp chuông Hayes Hall: "Tất cả sự thật là duy nhất. Trong ánh sáng này, nỗ lực của khoa học và tôn giáo có thể ở đây cho sự phát triển ổn định của nhân loại, từ bóng tối ra ánh sáng, từ đầu óc hẹp đến rộng, từ ảnh hưởng đến chống chịu Đó là tiếng nói của cuộc sống, kêu gọi chúng ta đến và học hỏi." Cám ơn các bạn rất nhiều. Jenni Chang: Khi tôi nói bố mẹ rằng tôi đồng tính điều đầu tiên họ nói với tôi là, "Chúng ta sẽ đưa con quay trở về Đài Loan" (Tiếng cười) Trong suy nghĩ của họ, xu hướng tính dục của tôi là lỗi của nước Mỹ. Phương Tây đã làm hỏng tôi bằng những ý nghĩ lệch lạc và giá như bố mẹ tôi không bao giờ rời khỏi Đài Loan, điều này sẽ không xảy ra với con gái duy nhất của họ. Thực ra, tôi cũng đã tự hỏi liệu họ có nói đúng không. Tất nhiên, có người đồng tính ở châu Á, cũng như có người đồng tính ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng có phải cái ý tưởng sống một cuộc sống "công khai" kiểu "Tôi đồng tính, đây là chồng/vợ tôi và chúng tôi tự hào sống bên nhau" chỉ là một tư tưởng kiểu phương Tây? Nếu tôi lớn lên ở Đài Loan, hay bất cứ nơi nào bên ngoài phương Tây, liệu tôi có tìm thấy hình mẫu những người LGBT hạnh phúc, mạnh mẽ? Lisa Dazols: Tôi cũng từng nghĩ vậy Là một nhân viên xã hội HIV ở San Francisco, tôi gặp rất nhiều dân nhập cư đồng tính. Họ kể cho tôi nghe chuyện họ bị ngược đãi ở chính quê hương mình, chỉ vì họ đồng tính, và lý do vì sao họ bỏ trốn sang Mỹ. Tôi thấy được điều đó gây nản lòng thế nào Sau 10 năm làm công việc này, tôi cần những câu chuyện tốt hơn cho bản thân mình. Tôi biết thế giới không hề hoàn hảo, nhưng không phải chuyện đồng tính nào cũng bi kịch. JC: Là cặp đôi, 2 chúng tôi muốn tìm kiếm những câu chuyện đầy hy vọng. Nên chúng tôi đã lên đường với sứ mệnh vòng quanh thế giới và tìm đến những con người mà cuối cùng chúng tôi đặt tên là "Siêu Đồng Tính". (Tiếng cười) Đây sẽ là những cá nhân LGBT đang làm việc gì đó vô cùng lớn lao trên thế giới. Họ can đảm, luôn kiên cường, và quan trọng hơn cả, tự hào về chính bản thân họ. Họ chính là kiểu người mà tôi khao khát được trở thành. Kế hoạch của chúng tôi là chia sẻ câu chuyện của họ với thế giới qua phim. LD: Nhưng có một vấn đề. Chúng tôi không có bất cứ kinh nghiệm làm phóng sự và phim nào. (Tiếng cười) Thậm chí không biết người Siêu Đồng Tính ở đâu, vậy nên chúng tôi phải tin rằng sẽ tìm ra cách trên đường đi. Nên chúng tôi đã chọn 15 quốc gia ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, những quốc gia phía ngoài phương Tây với những quyền LGBT khác nhau. Chúng tôi mua 1 máy quay, đặt mua một cuốn sách dạy cách phim tài liệu (Tiếng cười) bạn có thể học được rất nhiều vào thời buổi này và bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới. JC: Một trong những đất nước đầu tiên chúng tôi đến là Nepal. Mặc cho đói nghèo khắp nơi, nội chiến kéo dài một thập kỉ, và gần đây, một trận động đất kinh hoàng, Nepal đã làm nên những tiến bộ rõ rệt trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng. Một trong những nhân vật then chốt của phong trào này là Bhumika Shrestha. Một người phụ nữ chuyển giới đẹp, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết, Bhumika đã phải vượt qua việc bị đuổi học và bị tống giam vì bài thuyết trình về giới tính của cô ấy. Tuy nhiên, năm 2007, Bhumika và tổ chức quyền LGBT của Nepal đã thành công trong việc đề xuất lên Tòa Án Tối Cao Nepali để phản đối chống lại sự kỳ thị đối với cộng đồng LGBT. Đây là Bhumika: (Phim) BS: Điều tôi tự hào nhất ư? Tôi là một người chuyển giới. Tôi rất tự hào về cuộc sống của mình. Vào ngày 21/12/2007, Tòa án Tối cao đã ra quyết định cho chính phủ Nepal cấp thẻ căn cước cho người chuyển giới và cho phép hôn nhân đồng giới. LD: Tôi rất cảm kích trước sự tự tin của Bhumika thường ngày. Một thứ đơn giản như sử dụng nhà vệ sinh công cộng có thể là một thách thức khi bạn thấy không phù hợp với sự kỳ vọng về giới tính khắt khe của mọi người. Đi khắp châu Á, tôi hay khiến cho những người phụ nữ hoảng hốt trong toilet Họ không quen với việc nhìn thấy 1 người như tôi. Tôi đã nghĩ ra một kế sách, để chỉ có thể đi tè một cách tự nhiên (Tiếng cười) Vậy nên mỗi lần vào nhà vệ sinh, Tôi thường ưỡn ngực ra để trưng ra những phần nữ tính của mình và cố tỏ ra ít đe dọa nhất có thể. Vẫy tay và nói, "Xin chào", chỉ để người ta có thể nghe giọng nói nữ tính của tôi. Những việc này khá nhọc nhằn nhưng đó chính là con người tôi. Tôi không thể là bất cứ thứ gì khác. JC: Sau Nepal, chúng tôi đến Ấn Độ. Một mặt thì, Ấn Độ là xã hội Hinđu giáo, không có truyền thống định kiến với người đồng tính. Mặt khác, đó cũng là một xã hội với chế độ phụ hệ sâu sắc, chối bỏ mọi thứ đe dọa trật tự nam-nữ. Trò chuyện với các nhà hoạt động họ kể rằng sự trao quyền bắt đầu bằng việc đảm bảo công bằng giới, nơi mà địa vị của phụ nữ được xác lập trong xã hội. Và theo cách đó, địa vị của những người LGBT cũng sẽ được khẳng định. LD: Ở đó chúng tôi gặp Hoàng tử Manvendra. Anh ấy là hoàng tử đồng tính công khai đầu tiên của thế giới. Hoàng tử đã công khai trong show "Oprah Winfrey," được trình chiếu toàn cầu. Cha mẹ anh chối bỏ anh, và buộc tội anh làm nhục nhã gia đình hoàng gia. Chúng tôi đã lắng nghe Hoàng tử và trò chuyện với anh về việc lý do anh quyết định công khai giới tính. Anh ấy nói rằng: (Phim) Hoàng tử Manvendra: Tôi cảm thấy rất cần phá bỏ sự sỉ nhục và kỳ thị đang tồn tại trong xã hội của chúng ta. Điều đó thôi thúc tôi công khai giới tính và nói về bản thân mình. Dù ta là đồng tính nam hay nữ, ta là người chuyển giới, hay song tính hay ta đến từ bất kỳ nhóm thiểu số giới tính nào, chúng ta phải cùng đoàn kết và đấu tranh cho quyền lợi của mình. Quyền của người đồng giới không thể chiến thắng trong tòa án, nhưng có thể trong tim và trí óc của mọi người. JC: Khi đi cắt tóc, người thợ cắt tóc đã hỏi tôi, "Cô có chồng không?" Đây là một câu hỏi đáng sợ mà tôi bị dân địa phương hỏi rất nhiều khi đi du lịch. Khi giải thích với bà ấy tôi ở bên 1 người phụ nữ thay vì 1 người đàn ông, bà ấy đã hoài nghi, và hỏi tôi rất nhiều về phản ứng của cha mẹ tôi và liệu tôi có buồn vì tôi sẽ không bao giờ có khả năng có con. Tôi nói với bà ấy không có giới hạn nào cho cuộc sống của tôi và rằng Lisa và tôi định sẽ lập gia đình một ngày nào đó. Tới đó, bà ấy đã như ngó lơ tôi và coi tôi như một người Tây điên rồ Bà ấy không thể tưởng tượng được điều đó lại có thể xảy ra ở chính đất nước mình. Cho đến khi tôi cho bà xem ảnh của những Siêu Đồng tính chúng tôi đã phỏng vấn ở Ấn Độ. Bà ấy nhận ra Hoàng tử Manvendra trên ti-vi không lâu sau tôi có khán giả là những người thợ cắt tóc khác hứng thú gặp gỡ tôi. (Tiếng cười) Và trong buổi chiều bình thường đó, tôi đã có cơ hội giới thiệu tới cả tiệm làm đẹp những thay đổi trong xã hội đang diễn ra ngay chính trên đất nước họ. LD: Từ Ấn Độ, chúng tôi đến Đông Phi, vùng được biết đến là không khoan dung đối với người LGBT. Ở Kenya, 89% số người nói ra giới tính thật của mình cho gia đình bị ruồng bỏ. Những hành vi đồng giới là tội ác và có thể dẫn tới bị tống giam. Ở Kenya, chúng tôi gặp David Kuria, một người với giọng nói nhẹ nhàng. David có một sứ mệnh lớn là khao khát hành động vì người nghèo và cải thiện chính phủ của chính mình. Vậy nên anh đã quyết định tranh cử vào thượng nghị viện. Anh ấy trở thành ứng cử viên chính trị đồng tính công khai đầu tiên của Kenya. David muốn điều hành chiến dịch mà không phải chối bỏ hiện thực mình là ai. Nhưng chúng tôi lo lắng cho sự an nguy của anh ấy bởi anh ấy bắt đầu nhận những lời đe dọa về cái chết. (Video) David Kuria: Lúc đó, tôi đã thực sự sợ hãi bởi vì họ đã thực sự yêu cầu tôi bị giết. Và, phải rồi, có một số người ngoài kia làm việc đó và họ cảm thấy như họ đang làm một nghĩa vụ tôn giáo. JC: David không xấu hổ về việc anh là ai. Thậm chí ngay cả khi đối mặt với sự đe dọa, anh ấy vẫn thành thật. LD: Ở phía đối lập là Argentina. Argentina là đất nước với 92% dân số được xác định là tín đồ Thiên chúa giáo. Ấy vậy mà, Argentina có bộ luật LGBT còn tiến bộ hơn so với ở đây - Hoa Kỳ. Năm 2010, Argentina trở thành quốc gia Mỹ La-tinh đầu tiên và thứ 10 trên thế giới thực hiện bình đẳng hôn nhân. Ở đó, chúng tôi gặp María Rachid. María là một động lực thúc đẩy đằng sau cuộc vận động đó. María Rachid (tiếng TBN): Tôi luôn nói rằng, trong thực tế, những tác động của bình đẳng hôn nhân không chỉ dành cho những cặp đôi sẽ kết hôn đó. mà còn dành cho nhiều người, ngay cả khi họ sẽ không bao giờ kết hôn, sẽ được nhìn nhận theo một cách khác bởi đồng nghiệp, gia đình và láng giềng của họ, từ thông điệp về sự bình đẳng của chính quyền nhà nước. Tôi cảm thấy rất tự hào về Argentina bởi Argentina ngày nay là một hình mẫu của sự bình đẳng. Và hi vọng không bao lâu nữa, cả thế giới sẽ có những quyền như nhau. JC: Khi chúng tôi ghé thăm vùng đất của tổ tiên tôi, tôi ước tôi có thể chỉ cho bố mẹ thấy chúng tôi đã tìm thấy gì ở đó. Bởi đây là những người chúng tôi đã gặp: (Video) Một, hai, ba. Chào mừng người đồng tính đến Thượng Hải. (Tiếng cười) Cả một cộng đồng LGBT Trung Quốc trẻ, xinh đẹp. Tất nhiên, họ đã đã phải vật lộn. Nhưng họ đã đấu tranh để giải quyết vấn đề. Ở Thượng Hải, tôi có cơ hội trò chuyện với một nhóm đồng tính nữ địa phương và kể họ nghe câu chuyện của chúng tôi, bằng Tiếng Trung Phổ Thông đứt đoạn. Ở Đài Bắc, mỗi lần chúng tôi lên tàu điện ngầm đều trông thấy một cặp đồng tính nữ khác đang nắm tay. Và chúng tôi biết được rằng sự kiện tự hào LGBT lớn nhất của châu Á diễn ra chỉ cách nơi ông bà tôi sống có mấy khu nhà. Giá như bố mẹ tôi biết điều đó. LD: Khi chúng tôi kết thúc hành trình không-thẳng-cho-lắm vòng quanh thế giới, (Tiếng cười) chúng tôi đã đi được 50,000 dặm và ghi lại 120 giờ dữ liệu ghi hình gốc. Chúng tôi đã đến 15 quốc gia và phỏng vấn 50 Siêu Đồng tính. Hóa ra, tìm được họ không khó chút nào. JC: Đúng vậy, vẫn có những bi kịch xảy đến trên con đường chông gai đến với sự bình đẳng. Và đừng bỏ qua 75 quốc gia ngày nay vẫn coi đồng giới là trái pháp luật. Nhưng cũng có những câu chuyện về niềm tin và sự can đảm ở mọi nơi trên thế giới. Điều cuối cùng chúng tôi thu được từ cuộc hành trình là, sự bình đẳng không phải là một phát minh của phương Tây. LD: Một nhân tố then chốt trong cuộc vận động bình đẳng giới là đà phát triển, thứ mà khi ngày càng nhiều người biết yêu quý chính bản thân họ và sử dụng bất cứ cơ hội nào họ có để thay đổi phần thế giới của họ, và thứ mà mà ngày càng nhiều quốc gia tìm được hình mẫu của sự công bằng ở một quốc gia khác. Khi Nepal chống lại sự kỳ thị LGBT, thì Ấn Độ thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Khi Argentina ủng hộ bình đẳng hôn nhân, Uruguay và Brazil thực hiện theo. Khi Ireland nói đồng ý với bình đẳng, (Tiếng vỗ tay) cả thế giới dừng lại để chú ý. Khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đưa ra một lời tuyên bố với thế giới tất cả chúng ta có thể cùng tự hào. (Tiếng vỗ tay) JC: Khi chúng tôi xem lại dữ liệu gốc, điều chúng tôi nhận ra là chúng tôi đang theo dõi một câu chuyện tình yêu. Đó không phải là câu chuyện tình yêu được trông đợi ở tôi mà đó là câu chuyện chứa nhiều tự do, phiêu lưu và tình yêu hơn tôi có thể tưởng tượng được. Một năm sau khi trở về nhà từ chuyến đi, bình đẳng hôn nhân đến được California. Và cuối cùng, chúng tôi tin tưởng rằng, tình yêu sẽ chiến thắng tất cả. (Video) Bằng quyền lực trao cho tôi, bởi bang California và bởi Thượng Đế, ta tuyên bố hai con là vợ chồng mãi mãi Hai con có thể hôn. (Tiếng vỗ tay) Đây là chiếc Air Jordan 3 Black Cement. Đây có lẽ là chiếc giày sneaker quan trọng nhất trong lịch sử. Ra mắt đầu tiên vào năm 1988, đây là chiếc giày đã bắt đầu tiếp thị cho Nike như ta đã biết.. Đây là chiếc giày đã thúc đẩy toàn bộ dòng nhãn hiệu Air Jordan, và có lẽ đã cứu nguy cho Nike. Chiếc Air Jordan 3 Black Cement đã làm cho sneakers chính điều mà iPhone đã làm cho điện thoại. Nó đã được tái phát hành tới 4 lần. Tất cả người nổi tiếng đều mang nó. Có một trang mạng nói về mặc cái gì với Black Cement. Nó đã ở ngay dưới mũi các bạn nhiều thập kỉ nay nhưng bạn chưa bao giờ nhìn xuống. Và ngay cả bây giờ đây, phần lớn các bạn có thể đang nghĩ, "Sneaker sao?" (Tiếng cười) Vâng. Vâng, sneaker. Một số điều phi thường về sneaker và dữ liệu và Nike và làm sao tất cả chúng, có thể, liên quan tới tương lai của thương mại trực tuyến. Vào năm 2011, lần cuối cùng giầy Jorden 3 Black Cement được ra mắt, với giá bán lẻ 160 đô-la, nó được bán hết toàn thế giới trong vài phút. Và đó là vì mọi người đã cắm trại ngoài những cửa hàng sneaker, tận mấy ngày trước khi nó được bán. Và chỉ sau có vài phút, hàng ngàn đôi được bán lẻ trên eBay giá gấp hai và ba lần. Trên thực tế, có hơn 1000 đôi trên eBay hiện nay, bốn năm sau đó. Nhưng vấn đề là: điều này xảy ra vào mọi thứ Bảy. Mỗi tuần lại có một lần ra mắt, hoặc hai hoặc ba tuần, và mỗi chiếc giày đều có một câu chuyện phong phú và thôi thúc như giày Jordan 3 Black Cement. Đây là tòa nhà Nike - thị trường cho thợ săn sneaker -- những người sưu tầm sneaker -- và cho con gái tôi. (Tiếng cười) Đó là chiếc áo in chữ "Con yêu bố". Đối với các nhãn hàng, thợ săn Sneaker là nhóm người quan trọng. Đây là những người quyết định xu hướng; là những người hâm mộ cuồng nhiệt Apple. Bởi vì ai nữa sẽ mua đôi sneaker Back to the Future giá 8000$? (Tiếng cười) Vâng, 8,000 đô. Và trong khi điều đó rõ ràng là lạ thường, thì thị trường sneaker bán lại lại không như vậy. Ba mươi năm của quá trình phát triển, một thứ bắt đầu như văn hóa underground của một số ít người thích sneaker chỉ hơi nhiều một chút -- (Tiếng cười) Giờ đây chúng ta có cơn nghiện sneaker. Trong thị trường mà 12 tháng trở lại đây đã có chín triệu đôi giầy được bán lại chỉ riêng ở Hoa Kỳ, với giá trị 1.2 tỉ đô-la. Và đó là mới chỉ ước tính vừa phải -- tôi nên biết, tôi là một thợ săn sneaker. Đây là bộ sưu tầm của tôi. Trong đền thờ những bộ sưu tầm vĩ đại, bộ của tôi còn không có trong danh sách. Tôi có khoảng 250 đôi, nhưng tin tôi đi, tôi chỉ có số ít thôi. Những người khác có hàng nghìn. Tôi là một thợ săn sneaker 37 tuổi rất điển hình. Tôi lớn lên chơi bóng rổ khi Michael Jordan đã chơi. tôi luôn muốn những đôi Air Jordan, mẹ tôi lại không bao giờ mua cho tôi, ngay khi tôi có tiền tôi mua Air Jordans -- thật vậy, chúng ta đều có câu chuyện giống nhau. Nhưng đây là chỗ chuyện của tôi trệch đi. Sau khi thành lập ba công ty, tôi làm công việc cố vấn chiến lược, khi tôi nhanh chóng nhận ra tôi không biết bất cứ điều gì về dữ liệu. Nhưng tôi đã học, bởi vì tôi phải học, và tôi thích nó. Nên tôi nghĩ, tôi tự hỏi liệu tôi có thể có được một vài dữ kiệu sneaker, chỉ để chơi như thú vui của riêng tôi. Mục đích là để phát triển bản hướng dẫn giá cả, một cái nhìn thực sự theo hướng dữ liệu về thị trường. Và bốn năm sau, chúng tôi đang phân tích hơn 25 triệu cuộc giao dịch, cung cấp những phân tích chính xác về hàng ngàn đôi sneaker. Giờ đây thợ săn sneaker xem giá cả trong khi cắm trại chờ ra mắt sản phẩm. Những người khác dùng dữ liệu để hợp lệ các xác nhận bảo hiểm. Và những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giời giờ sử dụng dữ liệu bán lại để phân tích ngành công nghiệp giầy-dép bán lẻ. Và đây là phần hay nhất: những thợ săn sneaker có hồ sơ sneaker. (Tiếng cười) Thợ săn sneaker có thể theo dõi giá trị bộ sưu tầm của họ qua thời gian, so sánh với những người khác, và truy cập vào những phân tích bạn có thể cho tài khoản môi giới trên mạng của mình. Vậy thợ săn sneaker Dan xây dựng bộ sưu tầm và xác định 352 đôi của anh. Anh ấy có thể thấy nó đáng giá 103 ngàn đô-la -- thực ra, một bộ sưu tầm khiêm tốn. Ở mức độ tài sản, anh có thể thấy chênh lệch lãi-lỗ theo từng giầy. Ở đây anh ấy đưa ra giá hơn 600 đô-la cho một đôi. Tôi có một trong số đó. (Tiếng cười) Vậy thì một ngành công nghiệp 1.2 tỉ đô không được quy định lại phát đạt nhiều trên đường phố cũng như trên mạng, và đã đưa ra số lượng rất lớn những dịch vụ tài chính căn bản cho sneaker? Có lúc tôi tự hỏi mình điều gì đang thực sự diễn ra trên thị trường, và hai so sánh bắt đầu nảy ra. Sneaker thì giống như cổ phiếu hay ma túy? (Tiếng cười) Thục ra, một anh chàng gửi mail nói anh ta nghĩ đứa con trai 15 tuổi của mình đang bán ma túy và sau đó phát hiện ra thằng bé đang bán sneaker. (Tiếng cười) Và giờ họ dùng dữ liệu để làm việc đó cùng nhau Và đó là vì sao sneaker là cơ hội đầu tư mà ở đó không gì khác tồn tại. Và tôi không chỉ nói đến đứa trẻ bán sneaker thay vì ma túy. Tất cả những đứa trẻ khác thì sao? Bạn phải đủ 18 tuổi để chơi ở thị trường cổ phiếu. Tôi đã bán kẹo cao su hồi lớp 6, kẹo mút Blow Pops hồi lớp 9 và sưu tầm thẻ bóng chày suốt trung học. Những chiếc thẻ đã chết từ lâu, và thị trường kẹo thường khá địa phương. Đối với nhiều người, sneaker là cơ hội đầu tư hợp pháp và dễ tiếp cận -- một thị trường chứng khoán dân chủ hóa, nhưng cũng không được chỉnh lý. Đó là lý do vì sao câu chuyện có lẽ quen thuộc với bạn nhất là mọi người giết nhau vì sneaker. Và trong khi nó chắc chắn xảy ra và là bi kịch nó không phải là bệnh dịch mà một số truyền thông đã khiến bạn tin. Thực ra, nó là một mảnh rất nhỏ của một câu chuyện lớn hơn và hay hơn rất nhiều. Vậy nên sneaker có những tương đồng rõ ràng với cả thị trường cổ phiểu và buôn bán ma túy trái phép, nhưng có lẽ căn bản nhất là sự tồn tại của một nhân vật trung tâm. Một ai đó đang đặt ra những quy định. Trong trường họp của sneaker, ai đó đó chính là Nike. Để tôi cùng bạn xem một vài con số. Thị trường bán lại, ta đã biết, là 1.2 tỉ đô. Nike, bao gồm nhãn hiệu Jordan, chiếm 96% tổng số giầy được bán ở thị trường thứ cấp. Một sự thống trị hoàn toàn. Thợ săn sneaker yêu giầy Jordan. Và lợi nhuận ở thị trường thứ cấp vào khoảng 1/3. Điều đó có nghĩa là thợ săn sneaker kiếm được 380 đô-la bằng việc bán Nike năm ngoái. Hãy xem xét ngành bán lẻ một chút. Skechers, đầu năm nay, trở thành hãng giày-dép đứng thứ hai trong nước, vượt qua Adidas -- đây là một việc lớn. Và trong 12 tháng kết thúc với tháng 6, Lợi nhuận ròng của Skecher là 209 triệu đô-la. Có nghĩa là khách hàng của Nike tạo ra gần như gấp đôi lợi nhuận so với đối thủ gần nhất. Điều đó -- (Tiếng cười) Sao nó thậm chí có thể xảy ra? Thị trường sneaker chỉ có cung và cầu, nhưng Nike lại rất giỏi trong việc dùng nguồn cung -- sneaker số lượng có hạn -- và sự phân bố những đôi sneaker đó tới lợi ích của chính chúng. Nên nó thực sự chỉ là nguồn cung. Thợ săn sneaker đùa rằng tới khi số lượng có hạn như Nike, họ sẽ mua nó. Những đôi giầy bán với giá 8,000 đô-la bởi vì chúng rất hiếm. Nó không khác gì bất cứ thị trường đáng sưu tầm nào khác, chỉ có điều đây không phải là thị trường nào cả. Đây là một xây dựng sai Nike tạo ra-- khéo léo mà Nike tạo ra, với nghĩa lạc quan nhất -- bán được nhiều giầy hơn . Và kết quả là, nó đem đến cho hàng 10 ngàn người những niềm đam mê suốt đời, trong đó có cả tôi. Nếu Nike muốn làm tê liệt thì trường bán lại, họ có thể làm vào ngày mai, tất cả những gì phải làm là ra mắt nhiều giầy hơn. Nhưng ta chắc chắn không muốn họ làm vậy, hay nó là sự thích thú nhất của họ. Là vì khác với Apple, nơi sẽ bán một chiếc iPhone cho bất cứ ai muốn. Nike không tạo ra tiền bạc chỉ bằng bán những đôi giầy 200 đô-la. Họ bán hàng triệu đôi giầy tới hàng triệu người với 60 đô. Và thợ săn sneaker là những ai chèo lái chiến dịch tiếp thị và quảng cáo rầm rộ và truyền thông và dấu ấn nhãn hiệu, và giúp cho Nike bán được hàng triệu đôi sneaker giá 60 đô. Đó là tiếp thị. Là tiếp thị tầm quan trọng tương đương cái chưa từng được chứng kiến trước đó -- nó không có trong bất cứ quyển sách nào. Trong vòng 15 năm Nike đã chống đỡ một thị trường hàng hóa nhân tạo, với IPO cấp độ Facebook được quảng cáo rầm rộ mọi cuối tuần. (IPO: phát hành cổ phiếu lần đầu) Điều hành bởi mọi cửa hàng Footlocker lúc 8h sáng thứ Bảy, và sẽ có một hàng người dưới phố và quanh dãy nhà, và đôi khi những đứa trẻ đó đã đợi ở đó đến cả tuần. Bạn có biết những hàng dài điên loạn đợi iPhone mà bạn xem trên tin tức mỗi năm? Những hàng người đợi Nike đã diễn ra thường xuyên hơn gấp 104 lần. Vì thế Nike đặt ra quy luật. Và họ làm việc đó bằng quản lý nguồn cung và phân phối. Nhưng một khi một đôi rời khỏi kênh bán lẻ, nó là Miền Tây Hoang Dã. Có rất ít -- nếu như có -- những thị trường hợp pháp, không chỉnh lý của kích cỡ này. Vì vậy Nike chắc chắn không phải thị trường giao dịch chứng khoán. Thực tế, không có giao dịch trung tâm nào. Theo tính toán gần nhất, có 48 thị trường trên mạng khác nhau tôi biết tới. Một số là nhái eBay, một số là thị trường di dộng, và rồi có các cửa hàng ký gửi, và những có cửa tiệm có mặt bằng, và những hội nghị sneaker, và những địa điểm bán lại, và Facebook và Instagram và Twitter -- thực sự, bất cứ đâu thợ săn sneaker tiếp xúc với người khác, giầy sẽ được bán và mua. Nhưng nó có nghĩa không có sự hiệu quả, không có sự minh bạch, đôi khi không có cả tính xác thực. Bạn có thể tưởng tượng được nếu đó là cách cổ phiếu được mua? Nếu như cách mua một cổ phần của chứng khoán Apple là tìm kiếm ở hơn 100 nơi trên và ngoài mạng, bao gồm cả mọi lúc bạn đi xuống phố hy vọng đi ngang qua một ai đó đang mang một số cổ phiếu Apple? Không bao giờ biết ai có giá tốt nhất hay thậm chí cổ phiếu bạn đang xem xét có thật không? Nó chắc chắn sẽ khiến bạn nói: [Cái quái gì vậy?] Tất nhiên đó không phải là cách chúng ta mua cố phiếu. Nhưng nếu như đó cũng không là cách ta cần mua sneaker? Nếu như điều ngược lại là đúng, và nếu như ta có thể mua sneaker y như cách ta mua cố phiếu? Và nếu như không phải chỉ với sneaker, mà với bất cứ sản phẩm tương tự, như đồng hồ đeo tay và túi xách, và giầy nữ, và bất cứ mặt hàng đáng sưu tầm, theo mùa, và bất cứ mặt hàng giảm giá nào? Nếu như có một thị trường chứng khoán cho thương mại thì sao? Một thị trường chứng khoán của mọi thứ. Và bạn không chỉ có thể mua hàng theo cách có học thức và hiệu quả hơn nhiều, mà bạn có thể tham gia vào tất cả giao dịch tài chính phức tạp bạn có thể với thị trường chứng khoán. Quyền cổ phiếu mua trước, mua tại sàn giao dịch, và giao sau và ừm, có lẽ bạn thấy được nó đang đi tới đâu. Có lẽ bạn muốn đầu tư vào một thị trường chứng khoán. Bởi vì nếu bạn đã đầu tư vào một đôi Air Jordan 3 Black Cement hồi năm 2011, bạn có thể hoặc là đi chúng trên sân khấu, (Tiếng cười) hoặc đã kiếm được 162% tiền của bạn -- gấp đôi S&P và hơn 20% so với Apple. (S&P: cơ quan xếp hạng tín dụng) (Tiếng cười) Và đó là lý do vì sao chúng tôi nói về sneaker. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Đâu đó ngoài vũ trụ rộng lớn này có lẽ có vô số hành tinh tràn ngập sự sống nhưng tại sao ta không nhìn thấy bất kì dấu hiệu nào của nó. Một câu hỏi nổi tiếng của Enrico Fermi năm 1950: "Mọi người đâu cả rồi?" Các nhà lý luận đa nghi tuyên bố rằng UFO viếng thăm ta hằng ngày và những báo cáo về chúng bị che đậy, thành thật mà nói, những tuyên bố này không thuyết phục. Để lại cho ta một câu đố. Những năm qua, đài quan sát không gian Kepler đã phát hiện hàng trăm hành tinh xoay quanh những ngôi sao lân cận, suy ra từ những số liệu đó, có vẻ như có tới khoảng năm trăm nghìn tỉ hành tinh chỉ tính riêng trong Dải Ngân Hà của chúng ta. Nếu cứ một trong 10.000 hành tinh này có đủ các điều kiện hỗ trợ dạng thức của sự sống, sẽ có tới 50 triệu hành tinh có khả năng có sự sống ngay trong Dải Ngân Hà. Câu đố là đây. Vô số các hành tinh khác trong Dải Ngân Hà đã hình thành trước đó và có lẽ đã nuôi dưỡng sự sống sớm hơn hàng tỷ, hay nhiều triệu năm so với những gì xảy ra trên trái đất. Nếu chỉ vài trong số đó có sự sống thông minh và bắt đầu tạo ra công nghệ, những công nghệ này đã có phát triển hàng triệu năm về cả độ phức tạp lẫn sức mạnh. Trên trái đất, có thể thấy công nghệ phát triển mạnh mẽ như thế nào trong 100 năm ngắn ngủi. Trong hàng triệu năm, một nền văn minh ngoài hành tinh chắc đã có thể dễ dàng bành trướng khắp cả thiên hà, có lẽ họ đã tạo ra các cỗ máy khai thác năng lượng khổng lồ hoặc các hạm đội phi thuyền xâm chiếm thuộc địa hay các tác phẩm nghệ thuật hùng vĩ trên bầu trời đêm. Ít nhất, bạn nghĩ rằng họ sẽ lộ diện, dù cho có chủ đích hay không, thông qua các tín hiệu điện từ cách này hay cách khác. Nhưng không tìm thấy bất kì bằng chứng thuyết phục nào. Vâng, có nhiều giả thuyết về câu trả lời, một số khá đen tối. Có lẽ một nền văn minh siêu việt thực sự đã bá chủ cả Thiên Hà, và áp đặt lệnh cấm các tín hiệu radio vì sợ các nền văn minh khác sẽ trở thành đối thủ. Họ chỉ ở yên đó và sẵn sàng tiêu diệt bất cứ thứ gì mà họ cho là mối đe dọa. Hay có lẽ họ chẳng thông minh đến vậy, có lẽ là sự tiến hóa của một loài có khả năng tạo ra công nghệ tinh vi hơn ta tưởng. Dẫu sao, điều này mới chỉ xảy ra một lần trên trái đất trong suốt 4 tỷ năm. Có lẽ chúng ta cực kì may mắn. Có lẽ ta là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trong dải Ngân hà Hoặc các nền văn minh mang trong mình mầm mống của sự hủy diệt vì không thể kiểm soát công nghệ do chính mình tạo ra. Đầu tiên, chúng ta dành nhiều nỗ lực tìm kiếm. Và chỉ dành một số tiền không đáng kể cho việc này. Chúng ta mới chỉ tìm kiếm các dấu hiệu thú vị ở một phần rất nhỏ các vì sao trong dải Ngân hà. Có lẽ chúng ta chưa tìm đúng cách. Có lẽ khi một nền văn minh phát triển, họ nhanh chóng phát triển những công nghệ truyền thông phức tạp và hữu dụng hơn nhiều so với sóng điện từ. Có lẽ tất cả các hành động diễn ra bên trong loại vật chất tối, bí ẩn mới được phát hiện ra, hoặc năng lượng tối, thứ chiếm hầu hết khối lượng của vũ trụ. Có lẽ các nền văn minh nhận ra rằng sự sống tựu chung chỉ các mô hình thông tin phức tạp tương tác với nhau một cách kì diệu, và điều đó có thể hiệu quả hơn ở quy mô nhỏ. Vì vậy, cũng giống như hệ thống âm thanh cồng kềnh trở thành chiếc iPod gọn nhẹ và xinh xắn, để giảm bớt ảnh hưởng tới môi trường sự sống thông minh có lẽ đã tự biến mình thành vi sinh vật, Hệ Mặt trời có thể tràn ngập người ngoài hành tinh, mà ta chỉ đơn giản là không nhận ra họ. Đúng là một ý nghĩ điên rồ. Người ngoài hành tinh bắt tôi nói vậy. Nhưng việc ý tưởng cũng có sự sống riêng và thật thú vị khi chúng sống lâu hơn những người tạo ra chúng. Trong vòng 15 năm tới, chúng ta có thể đọc được thông tin quang phổ từ các hành tinh hứa hẹn lân cận để xem liệu chúng sẵn sàng hỗ trợ sự sống tới đâu. Trong khi đó, SETI, Tổ chức tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất công bố dữ liệu để hàng triệu nhà khoa học, có thể gồm cả bạn, có thể tham gia tìm kiếm với sức mạnh cộng đồng. Ngay tại Trái Đất, những thí nghiệm tuyệt vời đang được tiến hành cố gắng tạo ra sự sống từ hư không, có thể sẽ rất khác với các dạng DNA mà ta biết. Tất cả điều này sẽ giúp ta hiểu được liệu vũ trụ này tràn ngập sự sống hay rằng ta thực sự đơn độc. Dù câu trả lời là gì thì nó cũng truyền cảm hứng cho chúng ta theo cách riêng của mình bởi ngay cả khi đơn độc, việc chúng ta suy nghĩ, ước mơ và hỏi những câu hỏi này có thể là những sự kiện quan trọng nhất của vũ trụ. Và tôi có thêm một tin tốt cho bạn. Cuộc chinh phục kiến thức và hiểu biết sẽ không bao giờ nhàm chán. Ngược lại, bạn càng biết nhiều, thế giới càng trở nên kì diệu. Chính những khả năng điên rồ, những câu hỏi chưa được giải đáp giúp chúng ta tiến về phía trước. Vì vậy, hãy cứ tò mò. (Âm nhạc) Thỉnh thoảng khi tôi đang đi trên một chuyến bay dài Tôi nhìn ra những ngọn núi và sa mạc kia và cố gắng hình dung xem trái đất của chúng ta lớn đến nhường nào Và sau đó tôi nhớ rằng có một vật thể mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày vật thể đó đủ để chứa một triệu trái đất trong đó. Mặt trời dường như lớn đến khó tả, nhưng nếu xem xét tổng thể, nó cũng chỉ là một hạt cát một hạt cát trong khoảng 400 tỉ ngôi sao thuộc dải Ngân hà trong một đêm quang mây, bạn có thể thấy chúng nhìn giống như một vệt sáng mờ trải khắp bầu trời . Và nó càng lúc càng yếu hơn. Có thể có 100 tỉ thiên hà được phát hiện bằng kính thiên văn của chúng ta vì vậy nếu mỗi ngôi sao có kích thước của một hạt cát thì chỉ dải Ngân Hà mới có đủ những ngôi sao để lắp đầy một hố cát có thể tích 820 mét khối Và toàn bộ trái đất cũng không đủ bãi biển để thể hiện cho các ngôi sao trong toàn thể vũ trụ Bãi biển như thế rộng đến cả trăm triệu dặm. Stephen Hawking vĩ đại, bãi biển đó có rất nhiều các ngôi sao Nhưng ông và những nhà vật lý khác tin vẫn còn một thực tế không tưởng lớn hơn nhiều. Ý tôi là, trước hết, 100 tỉ thiên hà trong phạm vi kính thiên văn của chúng ta có lẽ chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể. Bản thân vũ trụ đang giãn nở với tốc độ nhanh chóng. Đại đa số các thiên hà đang tách ra xa nhau với tốc độ nhanh nên ánh sáng từ chúng không bao giờ rọi đến chúng ta. Tuy nhiên, thế giới vật chất trên trái đất này là sự gắn kết mật thiết với những thiên hà xa xôi và vô hình đó. Chúng ta có thể xem chúng như 1 phần vũ trụ của chúng ta. Chúng tạo nên 1 dinh thự khổng lồ và duy nhất cùng tuân theo những định luật vật lý và tất cả cùng được tạo thành từ các hạt nguyên tử, electron, proton, quark, neutron, những hạt đã tạo nên bạn và tôi. Tuy nhiên, những lý thuyết gần đây trong giới vật lý, bao gồm một thuyết được gọi là lý thuyết dây, chỉ cho chúng ta thấy rằng có thể có vô số những vũ trụ khác nữa, được xây dựng trên các loại khác nhau của các hạt tự nhiên, với các thuộc tính và định luật vật lý khác biệt. Hầu hết những vũ trụ như thế không có sự sống và có lẽ chúng chỉ lóe lên và tồn tại trong một nano giây. nhưng dù sao, khi được kết hợp lại chúng tạo ra một đa vũ trụ rộng lớn lên đến 11 chiều, tính năng kì diệu vượt ra sức tưởng tượng điên rồ nhất của chúng ta. Và phiên bản đầu tiên của lý thuyết dây dự đoán 1 đa vũ trụ được tạo nên từ 10 tới 500 vũ trụ khác. Đó là 1 đa vũ trụ được theo sau bởi 500 số 0 1 con số to đến nỗi mà mỗi nguyên tử trong vũ trụ của chúng ta cũng có vũ trụ của riêng nó và tất cả nguyên tử trong toàn bộ những vũ trụ đó mỗi nguyên tử đều có vũ trụ riêng của chúng và bạn lặp đi lặp lại điều đó thêm 2 chu kỳ nữa bạn sẽ vẫn là 1 phần bé nhỏ của tổng thể-- cụ thể là, một nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ. Nhưng thậm chí con số đó là rất nhỏ so với con số khác: vô cùng. Một số nhà vật lý nghĩ rằng sự liên tục của không-thời gian là vô hạn, và rằng nó bao gồm một số lượng vô hạn của những thứ gọi là túi vũ trụ với nhiều đặc tính khác nhau Não bộ của bạn hoạt động như thế nào? Tuy nhiên, thuyết lượng tử cho biết thêm một điều mới mẻ. Ý tôi là, mặc dù lý thuyết này được chứng minh là đúng nhưng thật khó để hiểu. Và một số nhà vật lý nghĩ rằng bạn chỉ có thể hiểu nó nếu bạn tưởng tượng ra một số lượng lớn các vũ trụ song song đang được sinh ra trong từng khoảnh khắc, và nhiều vũ trụ thật sự rất giống thế giới của chúng ta, cũng sẽ bao gồm nhiều bản sao của bạn. Trong vũ trụ như vậy, bạn sẽ tốt nghiệp với bằng danh dự và kết hôn cùng người trong mộng. trong vũ trụ kia, đó chỉ là giấc mơ Vẫn còn một số nhà khoa học cho rằng điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Câu trả lời có nghĩa duy nhất cho câu hỏi " Có bao nhiêu vũ trụ?" là một. chỉ một vũ trụ. Và một vài triết gia và nhà thần bí có thể tranh cãi rằng thậm chí vũ trụ của chính chúng ta là sự ảo tưởng. Như bạn thấy, ngay bây giờ vẫn chưa có sự nhất trí về vấn đề này, thậm chí là không kết thúc. Tất cả chúng ta biết là, câu trả lời là một nơi nào đó giữa số 0 và vô cực. Vâng, tôi đoán là chúng ta biết 1 điều khác: Đây là thời gian tuyệt vời để chúng ta cùng nghiên cứu vật lý. Chúng ta chỉ có thể trải qua sự biến đổi tu duy lớn nhất trong kho kiến thức mà con người từng biết Tôn giáo còn hơn cả đức tin. Tôn giáo có sức mạnh, và ảnh hưởng. Và sức ảnh hưởng này lan tỏa đến tất cả chúng ta, mỗi ngày, bất kể đức tin của bạn là gì. Mặc cho sự ảnh hưởng to lớn của tôn giáo lên thế giới ngày nay, chúng ta xem nó như là tiêu chuẩn về suy xét và trách nhiệm. hơn bất cứ lĩnh vực nào của xã hội. Ví dụ, nếu có một tổ chức đa quốc gia, chính phủ và các liên đoàn ngày nay nói rằng phụ nữ không được làm lãnh đạo không được đưa ra quyền quyết định trong chính quyền, không được giải quyết các vấn đề tài chính, chúng ta sẽ bị coi thường. Sẽ có chế tài. Đây là thực tiễn chung trong hầu hết tôn giáo ngày nay. Ta chấp nhận mọi điều trong đời sống tôn giáo mà không chấp nhận trong cuộc sống thường nhật, tôi biết được vì tôi đã làm điều này trong 3 thập kỉ Tôi là 1 cô gái chống đối việc phân biệt giới tính đang dần lớn lên tôi chơi bóng rổ với bọn con trai Tôi từng nói mình sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ Tôi đã đấu tranh cho việc Sửa đổi quyền bình đẳng, đã chìm nghỉm trong 40 năm Tôi là người phụ nữ đầu tiền trong cả hai phía của gia đình vừa làm việc xa nhà vừa hoàn thành cao học, Tôi chưa từng chấp nhận bị loại trừ khỏi mọi việc vì mình là phụ nữ ngoại trừ tôn giáo của tôi. Trong thời gian qua tôi là thành phần gia trưởng ở tôn giáo Mormon Tôi được dưỡng dục ở 1 gia đình truyền thống tôi có 8 anh chị em và người mẹ nội trợ. bố tôi thường là người lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng Và tôi lớn lên ở một nơi tin rằng giá trị và địa vị của bản thân luôn được giữ trong các quy tắc mà tôi đã biết trong suốt cuộc đời. Phải cưới người phụ nữ trinh nguyên, không uống rượu Không hút thuốc, tự phục vụ bản thân Là 1 đứa con ngoan Có 1 vài quy tắc "khó nhằn" mà bạn phải tuân theo nhưng bạn sẽ làm vì mọi người bởi bạn tin và yêu nơi bạn sinh ra Tôn giáo Mormon quyết định mọi thứ người bạn hẹn hò, người bạn đời của ban thậm chí cả đồ lót của bạn. Tôi là cô gái theo tôn giáo mà mọi người tôi biết luôn gửi 10% đồ đến nhà thờ bao gồm cả tôi. Từ những người đưa báo tới giữ trẻ, Tôi dành tặng 10% những gì mình có Tôi là dạng tôn giáo mà tại đó tôi nghe cha mẹ khuyên con cái rằng khi chùng thực hiện nhiệm vụ cải đạo trong 2 năm thì chúng nên giết họ hơn là trở về nhà mà mất hết danh dự, nang tội lỗi trên mình. Tôi là dạng tôn giáo nơi mà trẻ em giết nhau mỗi năm bởi chúng bị khủng hoảng khi bước ra trước công chúng như là người đồng tính. Nhưng tôi cũng là dạng tôn giáo Nơi mà không cần biết thế nào nơi mà tôi sống, Tôi có bạn bè đễ hỗ trợ lẫn nhau ngay tức thì. là nơi tôi an toàn và giúp tôi sáng suốt Tôi đã được giúp đỡ trong việc nuôi con. Đây là lý do tôi chấp nhận hoàn toàn rằng chỉ có đàn ông có thể dẫn đầu, và tôi cũng ủng hộ hoàn toàn rằng phụ nữ không thể có quyền thiêng liêng của Chúa trên trái đất, mà chúng ta thường gọi là thầy tu. Và tôi cho phép sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc phân bố ngân sách, hội đồng công giáo, trong quyền quyết định, và tôi tin tôn giáo mình một cách mù quáng chỉ bởi vì tôi yêu thích nó. Cho đến khi tôi dừng lại, và tôi nhận ra tôi đã cho phép bản thân mình bị đối xử như là nhân viên hỗ trợ trong thế giới của đàn ông. Và tôi đối mặt với sự mâu thuẩn trong chính bản thân mình, và tôi tham gia vào các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Chúng tôi đã làm việc cật lực trong 10 năm gần đây và hơn thế nữa. Điều đầu tiên chúng tôi làm là nâng cao ý thức thức. Bạn không thể thay đổi thứ bạn không thấy. Chúng tôi bắt đầu viết blog, các bài báo. Tôi tạo ra danh sách các điều thể hiện sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội Điều tiếp theo chúng tôi làm là xây dựng tổ chức luật sư. Chúng tôi cố gắng làm các việc để gây chú ý, như là mặc quần dài tới nhà thờ và tham gia các buổi họp mặt của phụ nữ. Điều này thoat nhìn có vẻ đơn giản, Nhưng với chúng tôi - ban tổ chức, nó phải trả một cái giá rất lớn. Chúng tôi mất các mối quan hệ, công việc. bị tân công trên các phương tiện truyền thông và đám đông bị dọa giết. chúng tôi mất địa vị trong cộng đồng. một vài người bị đuổi khỏi tôn giáo. Phần lớn chúng tôi bị đưa ra hội đồng công giáo, và bị chối bỏ khỏi cộng đồng bởi vì chúng tôi muốn họ tốt hơn, bởi vì chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể. Và tôi bắt đầu mong đợi phản ứng này từ mọi người. Tôi biết cảm giác ra sao khi một người cố gắng thay đổi hay chỉ trích bạn. Nhưng điều đặc biệt khiến tôi bị shock là sau những việc làm của mình, tôi nhận được những lời nói cay độc từ nhà dòng, cũng dữ dội như quyền tôn giáo. Và những người bạn từ nhà dòng của tôi không nhận ra đây là sự thù địch tôn giáo, Những cụm từ, " Ô, những người theo tôn giáo thường điên loạn và ngu ngốc". "Đừng chú ý đến tôn giáo'. "Họ sẽ trở nên phân biệt giới tính". Cái mà họ không hiểu được chính là kiểu thù địch đó không đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, mà nó sinh ra chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Những tranh luận trên không có kết quả, và tôi biết điều đó bởi tôi nhớ ra rằng một người nào đó nói rằng tôi thật ngu ngốc khi trở thành hội viên hội Mormon. Và nó khiến tôi phải bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh và mọi thứ chúng tôi tin tưởng, bởi vì chúng tôi không ngu ngốc. Vì vậy chỉ trích và chống đối không hiệu quả, và tôi không nghe theo những tranh luận này. Khi tôi nghe những điều này, tôi vẫn tiếp tục đứng vững, bởi vì tôi có gia đình và bạn bè, đó là những người, mà tôi phải bảo vệ đầu tiên, nhưng cuộc chiến đấu là sự thật. Sao chúng ta có thể tôn trọng niềm tin tôn giáo của một người trong khi vẫn cho họ chịu trách nhiệm về nỗi nguy hại và tổn thương mà niềm tin của họ có thể gây ra cho người khác? Đây là câu hỏi khó. Tôi hiện tại vẫn chưa có câu trả lời hoàn hảo. Cha mẹ và tôi vẫn đang trong tình thế chênh vênh này trong 10 năm vừa qua. Họ là những người thông minh. Họ là những người tốt bụng. Và để tôi giúp bạn hiểu được tầm nhìn của họ. Trong giáo hội Mormohn, chúng tôi tin rằng sau khi chết, nếu bạn theo đúng luật lệ và các lễ nghi, bạn có thể đoàn tụ với gia đình lần nữa. và theo như cha mẹ mình, khi tôi làm một việc đơn giản như không ngủ một đêm, mặc áo hở vai, sẽ khiến tôi không xứng đáng nữa. Tôi sẽ không được đoàn tụ với gia đình vĩnh viễn. Hơn thế nữa, tôi có người anh trai chết trong một tai nạn lúc 15 tuổi, và những việc đơn giản như vậy sẽ khiến gia đình chúng tôi không đươc đoàn tụ. Với cha mẹ tôi, họ không thể hiểu được tại sao những thứ đơn giản như thời trang hoặc quyền phụ nữ có thể quan trọng hơn việc gặp anh của mình. Và đó là quan niệm sống mà chúng tôi đang cố giải quyết và sự chỉ trích không thay đổi được điều đó. Vì vậ tôi và cha mẹ đang đi giải quyết tình thế chênh vênh này giải thích lý lẽ của mình, tôn trọng lẩn nhau, nhưng không xóa bỏ những đức tin cơ bản của người khác bằng cách sống của chính mình, và nó rất khó để thực hiện. Cách mà chúng tôi có thể thực hiện là vượt qua lớp vỏ phòng thủ cho đến khi thấy được sự mỏng manh giữa niềm tin và sự hoài nghi và cố gắng tôn trọng lẫn nhau trong trong khi vẫn giữ được ranh giới này. Những điều khác mà những người tu sỹ, người theo thuyết vô thần và những luật giáo, những điều mà họ không hiểu là tại sao không quan tâm đến hoạt động tôn giáo? Tôi không thể nhớ biết bao nhiêu người đã nói, "Nếu bạn không thích tôn giáo, cứ bỏ nó." Tại sao bạn không cố gắng thay đổi nó? Bởi vì những điều đã được dạy trong ngày Sabbath xâm nhập vào nền chính trị, vào chế độ chăm sóc sức khỏe, sự bạo lực trên toàn thế giới. Nó xâm nhập vào nên giáo dục, quân sự, quyết định tài chính. Những luật lệ này được hợp pháp và sửa đổi văn hóa. Trong thực tế, tôn giáo của tôi có ảnh hưởng rất to lớn tới đất nước. Chẳng hạn, trong suốt Prop 8, nhà thờ của chúng tôi quyên góp hơn 22 triệu đô để chống lại hôn nhân đồng tính ở California. 40 năm trước, các nhà sử học chính trị sẽ nói rằng, rằng nếu không phải giáo hội Mormon chống lại quyền bình đẳng giới, chúng ta đã có thể có quyền bình đẳng giới trong hiến pháp ngày nay. Bao nhiêu cuộc đời có thể được thay đổi? Và chúng ta có thể dành thời gian đấu tranh cho từng điều của những luật lệ nhỏ này, hoặc chúng ta có thể hỏi bản thân mình, phải chăng sự bất bình đẳng đã được măc định trên toàn thế giới? Tại sao lại có giả định này? Bởi vì tôn giáo không chỉ tạo ra nguồn gốc của đạo đức, nó còn tạo ra các tiêu chuẩn khac. Tôn giáo có thể giải phóng hoặc chinh phúc Nó có thể trao quyền hoặc bóc lột, Nó có thể an ủi hoặc hủy diệt, và những người đẩy cán cân cân bằng vượt khỏi các giới hạn đạo đức thường không phải là những người chịu trách nhiệm. Tôn giáo không thể bị giải tán hoặc phớt lờ. Chúng ta phải xem xét chúng một cách nghiêm túc. Nhưng thật khó để gây ảnh hưởng đến tôn giáo, như chúng tôi vừa đề cập. Nhưng tôi sẽ nói với bạn những điều mà chúng tôi đã làm được. Chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ, khoảng vài trăm người, Nhưng chúng tôi có ảnh hưởng to lớn. Ngay lúc này, những tấm hình phụ nữ được treo trên tiền sảnh kế bên đàn ông lần đầu tiên. Phụ nữ bây giờ đã được cho phép để cầu nguyện trong các buổi họp lớn, và họ chưa bao giờ được quyền như vậy trước đây trong các buổi họp chung. Trong tuần trươc, trong một bước đi lịch sử, 3 người phụ nữ đã được mời vào ban lãnh đạo quản lý cả nhà thờ. Chúng tôi đã thấy được sự thay đổi nhận thức trong cộng đồng Mormon trong việc cho phép nói chuyện về bất bình đẳng giới. Chúng tôi đả mở ra không gian, không sợ bị xem thường cho những người phụ nữ bảo thủ tham gia và làm nên sự thay đổi thực sự, và những từ 'Phụ nữ' hay 'thầy tu' bây giờ có thể hoàn toàn được dùng trong 1 câu. Chúng ta chưa bao giờ có điều đó. Con tôi va cháu tôi được kế thừa tôn giáo mà tôi chưa bao giờ được hưởng, đó là công bằng hơn - chúng tôi đã tạo ra ảnh hưởng. Thật sự là không dể để nói những điều này trong các buổi gặp gỡ của phụ nữ. Có hàng trăm người như chúng tôi, và từng người một, khi chúng tôi đến trước cửa, luôn có câu nói," Tôi xin lỗi buổi họp này chỉ dành cho đàn ông," và chúng tôi phải lùi lại và xem những người đàn ông bước vào buổi họp ngay khi chúng tôi mới 12 tuổi, bước qua chúng tôi mặc dù chúng tôi vẫn đứng trong hàng. Nhưng không một người phụ nữ nào trong hàng quên ngày đó, cũng như không một cậu bé nào bước qua chúng tôi mà quên nó. Nếu chúng tôi là một tổ chức đa quốc gia hoặc chính phủ, và điều đó xảy ra, đó sẽ là sự xúc phạm, nhưng chúng tôi chỉ là một tôn giáo. Tất cả chúng tôi chỉ là một phần của tôn giáo. Chúng tôi không thể cứ nhìn tôn giáo tiếp diễn theo cách đó, bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tôi, mà còn có con tôi và co của bạn và những cơ hội mà chúng có thể có, quần áo của chúng, người yêu và vợ chồng chúng, nếu chúng có thể tiếp cận đến sự chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chúng ta phải đòi lại công bằng trong bối cảnh đời thường mà sẽ tạo ra sự giám sát đạo đức và trách nhiệm cho tất cả tôn giáo trên thế giới, nhưng chúng ta phải làm điều đó bằng một cách thận trọng để tạo ra sự hợp tác và không cực đoan. Và chúng ta có thể làm nó thông qua hành động dũng cảm, đứng lên vì bình đẳng giới. Đây là thời điểm mà một nửa dân số thế giới có tiếng nói và quyền bình đẳng trong các tôn giáo, nhà thờ, giáo đường, nhà thờ Hồi giáo và đền thờ trên toàn thế giới. Tôi đang làm việc với người của tôi. Các bạn đã làm gì cho chính mình? (Vỗ tay) Bạn có thể gập đôi một mảnh giấy bao nhiêu lần? cứ cho rằng tờ giấy đó rất mỏng, giống như loại giấy dùng để in Kinh Thánh. Trong thực tế, nó giống như một mảnh lụa. Để hình dung những ý tưởng này, cứ cho rằng bạn có một tờ giấy dày 1 phần 1000 cm. Tức là 10 mũ -3 cm, bằng 0.001cm. Và cứ coi rằng bạn có một tờ giấy lớn, như một tờ báo chẳng hạn. Bây giờ chúng ta gập nó làm đôi. Và một câu hỏi khác nữa: Nếu bạn có thể gập đôi bao nhiêu lần tuỳ thích, ví dụ như 30 lần đi, bạn nghĩ tờ giấy đó sẽ dày bao nhiêu? Trước khi tiếp tục, tôi mong các bạn hãy nghĩ về một đáp án khả thi cho câu hỏi này. Được rồi. Sau khi chúng ta đã gập đôi tờ giấy lại, bây giờ nó đã dày 2 phần 1000 cm. Nếu chúng ta gập nó làm đôi tiếp, tờ giấy sẽ dày 4 phần 1000 cm. Với mỗi lần gập, độ dày của tờ giấy sẽ gấp đôi. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục, gấp đôi nó, chúng ta sẽ đối mặt với tình huống dưới đây sau 10 lần gấp. 2 mũ 10, tức là số 2 tự nhân với nó 10 lần, nó sẽ dày 1024 phần 1000 cm, tức là hơn 1cm một chút ít. Cứ cho rằng ta cứ tiếp tục gập tờ giấy làm đôi. Chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu ta gập đôi nó lại 17 lần, ta có độ dày là 2 mũ 17, bằng 131cm, chỉ hơn 4 feet. Nếu chúng ta có thể gập nó 25 lần, thì chúng ta có 2 mũ 25, tức là 33,554 cm, hơn 1,100 feet. Đến đây, ta có thể dừng lại và ngẫm nghĩ một chút. Gập tờ giấy làm đôi, kể cả những tờ mỏng như trong Kinh Thánh, sau 25 lần gập sẽ cho ta một tờ gấy dày gần 1/4 dặm (0.4 km). Chúng ta học được điều gì từ đây? Đây được gọi là tăng theo cấp số nhân, và như các bạn thấy, chỉ gấp đôi tờ giấy chúng ta không những đi rất xa, mà còn rất nhanh. Tóm lại, nếu ta gập đôi tờ giấy 25 lần, độ dày của nó là gần 1/4 dặm. Sau 30 lần, độ dày đạt đến 6.5 dặm (10.5 km), tức là gần bằng độ cao trung bình của các máy bay khi đang bay. Sau 40 lần, độ dày đã gần 7000 dặm (11000 km), hay quỹ đạo trung bình của vệ tinhh GPS. Sau 48 lần, độ dày đã hơn 1 triệu dặm (~1.6 triệu km) Giờ, nếu bạn nghĩ đến khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng chỉ chưa 250,000 dặm, và bắt đầu với một trang giấy trong Kinh Thánh, sau 45 lần gập đôi, chúng ta đã đến được Mặt trăng. Và nếu ta gấp đôi nó thêm một lần nữa, chúng ta sẽ trở lại được Trái Đất. (Âm nhạc) Vợ tôi đang mang thai và đó sẽ là đứa con đầu tiên của chúng tôi, và khi mọi người thấy cô ấy với cái bụng lớn của mình, câu hỏi đầu tiên được hỏi, hầu như không còn gì khác, là, "Con trai hay con gái vậy?" Bây giờ, có một số giả định đằng sau câu hỏi đó rằng chúng ta đưa ra các giả định vì sự thân quen của mình đối với sinh học con người. Đối với em bé, chúng ta có giả định rằng có 50/50 cơ hội cho mỗi câu trả lời, bé trai hay bé gái. Nhưng tại sao nó lại như vậy? Vâng, câu trả lời phụ thuộc vào hệ thống xác định giới tính đã phát triển trong loài người chúng ta. Bạn thấy đấy, đối với hầu hết các động vật có vú, giới tính của một em bé được xác định bởi gen với hệ thống nhiễm sắc thể XY. Động vật có vú có một cặp nhiễm sắc thể giới tính, một truyền từ mẹ, và một từ cha. Một cặp X cho ta một bé gái, và một X với một Y cho ta một bé trai. Vì phụ nữ chỉ có X để cho qua các tế bào trứng của họ, và nam giới có thể cho một X hoặc Y qua các tế bào tinh trùng của mình, giới tính được xác định bởi người cha và cơ hội cho ra đời một bé trai hoặc gái là 50/50. Hệ thống này hoạt động tốt với động vật có vú, nhưng xuyên suốt cây phả hệ, chúng ta có thể thấy các hệ thống khác cũng hoạt động tốt với các loài động vật khác. Các nhóm động vật khác cũng có giới tính xác định bởi gen di truyền, nhưng hệ thống của chúng hơi khác so với chúng ta. Chim và một số loài bò sát có giới tính xác định bởi gen nhưng thay vì giới tính được xác định bởi cha, thì lại được xác định bởi mẹ. Trong các nhóm đó, một cặp nhiễm sắc thể Z cho ra một con đực, do đó, con đực chỉ có Z để cho. Tuy nhiên, trong các loài này, một nhiễm sắc thể Z và một W, sẽ tạo ra một con cái. Trong hệ thống này, cơ hội ra một con cái hay đực vẫn là 50/50, nó chỉ phụ thuộc vào việc con mẹ đặt một Z hoặc W vào trứng của nó. Một số nhóm đã xác định giới tính di truyền theo những hướng hoàn toàn khác. Kiến, ví dụ, có một trong các hệ thống thú vị nhất để xác định giới tính, và vì nó, nếu bạn là một chú kiến đực , bạn sẽ không có cha. Trong một tổ kiến, có những đơn vị lao động mạnh mẽ. Có những binh lính bảo vệ tổ, có những kiến thợ thu thập thực phẩm, làm sạch tổ và chăm sóc cho kiến con, và có một nữ hoàng và một nhóm nhỏ các kiến đực vây quanh. Bây giờ, nữ hoàng sẽ giao phối và sau đó lưu trữ tinh trùng của kiến đưc. Và đây là điểm thực sự thú vị của hệ thống Nếu nữ hoàng sử dụng tinh trùng được lưu trữ để thụ tinh cho trứng, thì trứng sẽ nở ra con cái. Tuy nhiên, nếu nó đẻ một quả trứng mà không thụ tinh, sau đó trứng sẽ vẫn phát triển thành một chú kiến, nhưng nó sẽ luôn luôn là một con đực. Vì vậy, bạn thấy, kiến đực không thể có cha. Và kiến đực sống cuộc sống của chúng như vậy, với chỉ một bản sao của mỗi gen, giống như một tế bào tính dục biết đi Hệ thống này được gọi là một hệ thống haplodiploid, và chúng ta nhìn thấy nó không chỉ ở kiến, nhưng cũng ở nơi các loại côn trùng có tính xã hội cao khác như ong và ong bắp cày. Vì giới tính riêng của chúng ta được xác định bởi gen, và chúng ta biết được rằng các loài động vật khác có giới tính được xác định bởi gen, rất dễ dàng để giả định điều đó cho tất cả các loài động vật giới tính của lũ con của chúng vẫn còn phải được xác định bởi di truyền học. Tuy nhiên, đối với một số loài động vật, câu hỏi rằng đó sẽ là trai hay gái không liên quan gì đến gen cả, và nó có thể phụ thuộc vào cái gì đó giống như thời tiết. Đây là những động vật như cá sấu và hầu hết các loài rùa. Ở các loài động vật này, giới tính của phôi thai trong một quả trứng đang phát triển được xác định bởi nhiệt độ. Ở các loài này, giới tính của em bé chưa được xác định khi trứng được đẻ ra và nó vẫn chưa xác định cho đến giữa giai đoạn phát triển tổng thể, khi đạt đến một thời điểm quan trọng nhất định. Và trong thời gian này, giới tính được xác định hoàn toàn bởi nhiệt độ trong tổ. Ở loài rùa Sơn, ví dụ, nhiệt độ ấm áp trên nhiệt độ mốc sẽ cho ra con cái trong trứng, và nhiệt độ mát mẻ sẽ cho ra con đực. Tôi không thực sự chắc chắn về việc ai là người sáng tác ra cách ghi nhớ này, nhưng bạn có thể nhớ rằng, khi nói đến rùa Sơn, chúng là các cô nàng nóng bỏng và các cậu trailạnh lùng. Đối với một số loài cá nhiệt đới, câu hỏi về nó sẽ là một cậu bé hoặc nó sẽ là một cô bé chưa được quyết định cho đến ngay cả sau này trong cuộc đời của chúng. Bạn thấy đấy, cá hề bắt đầu cuộc sống là đực, Tuy nhiên, khi chúng trưởng thành, chúng trở thành con cái. Chúng cũng sống cuộc sống trong các nhóm nhỏ với một hệ thống phân cấp thống trị nghiêm ngặt nơi chỉ có một con đực và con cái chiếm ưu thế nhất được quyền sinh sản. Và đáng ngạc nhiên là nếu con cái chiếm ưu thế trong đội chết, con đực lớn nhất và chiếm ưu thế nhất sẽ nhanh chóng biến thành cái thế chỗ con cái, và tất cả con đực khác sẽ di chuyển lên thêm một bậc trong hệ thống. Ở các loài động vật đại dương khác, loài sâu xanh chẳng hạn, giới tính của các em bé được xác định bởi một khía cạnh hoàn toàn khác của môi trường. Đối với loài này, đó là chỉ đơn giản là một vấn đề nơi ở của ấu trùng ngẫu nhiên rơi vào đáy biển. Nếu một ấu trùng đáp xuống trên đáy biển mở, nó sẽ trở thành một con cái. Nhưng nếu nó rơi trên đầu một con cái, nó sẽ trở thành một con đực. Như vậy đối với một số loài, câu hỏi là cậu bé hay cô bé được trả lời bởi di truyền học. Đối với những loài khác, nó được trả lời bởi môi trường. Và với những loài khác nữa, chúng thậm chí chẳng thèm quan tâm đến câu hỏi này. Hãy lấy thằn lằn con, làm ví dụ. Đối với những con thằn lằn sa mạc đó, câu trả lời thật dễ dàng. Nó là một con cái. Nó luôn luôn là một con cái. Chúng là một loài gần như tất cả là phụ nữ, và mặc dù chúng vẫn đẻ trứng, những quả trứng nở ra như nhân bản nữ của mình. Vì vậy nó sẽ là một cô bé hay một cậu bé? Trong suốt toàn bộ Vương Quốc động vật, nó không thực sự phụ thuộc vào hệ thống xác định giới tính. Đối với con người, hệ thống đó là một hệ thống di truyền XY. Và đối với tôi và vợ tôi, chúng tôi đã biết rằng nó sẽ là là một cậu bé. Âm nhạc Tại sao chúng ta lại tỏ ra ngưỡng mộ khi ta nghe đến "Shakespeare?" Nếu bạn hỏi tôi, đó thường là vì ngôn từ của ông. Những từ như thines (của bạn) và thous (ngươi) và therefores (vì thế) và tại sao-thous (ngươi) có thể nghe hơi khó chịu một chút. Nhưng bạn phải tự hỏi rằng tại sao ông lại trở nên nổi tiếng như vậy? Tại sao những vở kịch của ông được diễn đi diễn lại nhiều hơn bất kỳ nhà soạn kịch nào khác? Đó là vì ngôn từ của ông. Trở lại cuối những năm 1500 và đầu năm 1600, đó là công cụ tốt nhất mà một người có thể có, và đã có rất nhiều điều để nói về. Tuy nhiên, phần lớn các câu chuyện thì khá là buồn thảm. Bạn biết đấy, với bệnh dịch hạch đen và tất cả mọi thứ khác. Shakespeare sử dụng rất nhiều từ. Một trong những thành tựu ấn tượng nhất của ông là việc sử dụng ngữ từ để xúc phạm. Chúng có thể thống nhất toàn bộ khán giả; và dù bạn ngồi ở đâu, bạn cũng có thể cười lớn vì những gì đang xảy ra trên sân khấu. Từ ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại trong một bộ phim, được sử dụng vì nhiều lý do khác nhau: để xác định tâm trạng của bối cảnh, để củng cố bầu không khí cho bối cảnh, và để phát triển mối quan hệ giữa các nhân vật. Những lời lăng mạ làm điều này một cách rất nhanh gọn và sắc nét. Đầu tiên hãy cùng xem xét "Hamlet". Ngay trước cuộc đối thoại này, Polonius là cha của Ophelia, người yêu của hoàng tử Hamlet. Vua Claudius cố gắng tìm ra lý do tại sao Hoàng tử Hamlet lại hành động điên rồ như vậy kể từ khi nhà vua kết hôn với mẹ của Hoàng tử. Polonius sử dụng con gái của mình để có được thông tin từ Hamlet. Sau đó, chúng tôi đi vào hồi II cảnh 2. Polonius: "Ngài có biết tôi, Hoàng tử của tôi?" Hamlet: "Biết rất rõ. "Ngươi là một tên bán cá (fishmonger)." Polonius: "Không phải tôi, Hoàng tử à." Hamlet: "Vậy ta sẽ cho ngươi là một người trung thực." Bây giờ, ngay cả khi bạn không biết "fishmonger" nghĩa là gì, bạn có thể sử dụng một số đầu mối theo ngữ cảnh. Một: Polonius phản ứng lại một cách tiêu cực, do đó, nó phải mang nghĩa là xấu. Hai: Cá có mùi hôi, nên nó mang nghĩa xấu. Và ba: "Monger" nghe không giống như một từ tốt. Như vậy thậm chí không biết nghĩa của từ, bạn bắt đầu xây dựng một số đặc tính về mối quan hệ giữa Hamlet và Polonius, vốn là không tốt. Nhưng nếu bạn đào sâu thêm một chút, "fishmonger" có nghĩa là một nhà môi giới, và trong tình cảnh này, có nghĩa là một người làm mối, như Polonius làm mối con gái vì tiền, là những gì ông đang làm cho nhà vua . Điều này cho bạn thấy Hamlet không điên như chàng giả bộ, và làm tăng sự thù địch giữa hai nhân vật này. Muốn một ví dụ nữa không? "Romeo và Juliet" có một số lời lăng mạ tốt nhất trong số các vở kịch của Shakespeare. Nó là một vở kịch về hai băng nhóm, và cặp tình nhân bất hạnh mất đi cuộc sống của mình. Vâng, với bất kỳ vụ ẩu đả nào bạn biết sẽ luôn có một cuộc nói chuyện căng thẳng diễn ra. Và bạn sẽ không phải thất vọng. Trong Hồi I Cảnh 1, ngay từ cảnh đầu tiên chúng ta thấy được sự thiếu lòng tin và hận thù các thành viên của hai gia đình, Capulets và Montagues, gặp nhau. Gregory: "Tôi sẽ cau mày khi tôi đi qua, và cho họ thấy nó." Sampson: "Hừm, như họ dám, tôi sẽ cắn ngón tay cái của tôi vào mặt họ, (mang nghĩa: sỉ nhục) như một sự nhục nhã với họ, nếu họ chịu mang nó." Abraham và Balthazar đi vào. Abraham: "Anh cắn ngón cái của mình vào mặt chúng tôi ư" Sampson: "Tôi có cắn ngón cái của tôi." Abraham: "Anh cắn ngón cái của anh vào mặt chúng tôi hả?" Vậy làm thế nào mà sự phát triển này giúp chúng ta hiểu được tâm trạng hay các nhân vật? Vâng, chúng ta hãy xem xét lời xúc phạm trên. Cắn ngón tay của bạn ngày hôm nay có thể không phải là một việc làm lớn, nhưng Sampson nói rằng đó là một sự xúc phạm đến họ. Nếu họ làm như vậy, thì nó thực sự là thế. Điều này bắt đầu cho ta thấy sự thù địch ngay cả giữa những người làm việc cho cả hai gia đình. Và bạn thường sẽ không làm gì với người khác trừ khi bạn muốn kích động họ vào một trận chiến, đó là chính xác những gì sẽ xảy ra. Nhìn sâu hơn, cắn ngón tay trong thời gian vở kịch được viết cũng giống như trỏ ngón tay thối vào một người nào đó ngày nay. Một cảm giác mạnh mẽ đi kèm với đó, Vì vậy chúng ta bắt đầu cảm thấy sự căng thẳng trong bối cảnh. Sau đó trong cảnh, Tybalt, từ nhà Capulets, xúc phạm Benvolio từ nhà Montagues. Tybalt: "Gì hả,ngươi là một trong những tên nhẫn tâm? Xem lại ngươi đi, Benvolio, và cả sau khi ngươi chết nữa." Benvolio: "Tôi đã cố giữ hòa bình; hãy lấy thanh kiếm của nhà ngươi ra, hoặc dùng nó để chia tách những tên này ra cùng với tôi." Tybalt: "Rút kiếm ra và nói về hòa bình nào! Tôi ghét từ ngữ, như ghét địa ngục vậy, lũ Montagues, và ngươi. Nhận lấy này, kẻ hèn nhát!" Được thôi, thằng quê mùa nhẫn tâm. Chúng ta biết rằng một lần nữa, đó không phải là một từ tốt. Cả hai gia đình ghét nhau, v à điều này chỉ thêm như thêm dầu vào lửa. Nhưng cái ngòi này tệ đến mức nào? Kẻ vô tâm là một tên hèn nhát, và khi gọi một người nào đó như thế trước người nhà anh ta và gia đình thù địch, nghĩa là sẽ có một cuộc chiến. Tybalt cơ bản gọi to Benvolio như thế, và để giữ danh dự, Benvolio phải chiến đấu. Đối thoại này cho chúng ta một cái nhìn tốt về tính cách của hai nhân vật. Tybalt nghĩ rằng nhà Montagues chả là gì ngoài lũ chó hèn nhát, và không hề có sự tôn trọng đối với họ. Một lần nữa, thêm căng thẳng kịch tính vào trong cảnh kịch đó. Được rồi, bây giờ ở đây là một cảnh báo nghiêm trọng. Tybalt nóng tính và hận thù nhà Montagues kinh khủng là những gì chúng ta gọi là khiếm khuyết của anh ta, hoặc những gì gây ra sự thất bại của anh ấy . Ồ, vâng. Anh ra đi dưới lưỡi kiếm của Romeo. Vì vậy, khi bạn nhìn vào Shakespeare, dừng lại và nhìn vào những từ ngữ, bởi vì chúng thực sự đang cố cho bạn biết một cái gì đó. (âm nhạc) Cái nào đúng... "a dozen eggs" dùng "is"? Hay "a dozen eggs" dùng "are"? Tôi nhớ lúc còn học tiểu học, các thầy cô hay giải thích kĩ về khái niệm đơn vị. Và tôi thật sự không hiểu được khái niệm đó, đến một ngày đứng trong cửa hàng tạp hóa, và tôi muốn mua một trái táo, nhưng tôi không thể mua chỉ một quả. Mà tôi phải mua một túi táo. Tôi đã mua. Tôi mua một túi táo, tôi đem túi táo về nhà, lấy một quả ra, và cắt. Sau đó tôi ăn một lát. Một túi táo, một quả táo, một lát táo. Cái nào mới thật sự là "một"? Vâng, cả 3 đều là "một", dĩ nhiên, và thầy cô ở tiểu học luôn cố giải thích cho tôi về điều này. Bởi đây là điều quan trọng đằng sau toàn bộ giá trị hàng số, hàng thập phân và phân số. Hệ thống con số của chúng ta phụ thuộc vào việc thay đổi cái mà chúng ta đếm là một Hệ thống con số của chúng ta phụ thuộc vào việc thay đổi đơn vị. Có 2 cách thay đổi đơn vị. Chúng ta có thể gộp lại, và có thể tách ra. Khi chúng ta gộp đơn vị, nghĩa là chúng ta lấy một nhóm nhỏ và đặt chúng lại với nhau để tạo ra một nhóm lớn hơn, như một tá trứng. Chúng ta lấy 12 quả trứng, đặt chúng vào trong một nhóm, và chúng ta gọi nhóm đó là một tá. Một tá trứng là một đơn vị gộp. Những ví dụ khác của đơn vị gộp bao gồm một bộ bài, một đôi giầy, một bộ tứ jazz và, dĩ nhiên, Barbie và Ken là một đôi. Nhưng khi nghĩ về một ổ bánh mì. Đó không phải là một đơn vị gộp, bởi vì chúng ta không thể lấy các lát mì từ các tiệm bánh mì khác nhau và đặt chúng lại để tạo ra một ổ bánh mì. Không thể. Chúng ta bắt đầu với một ổ mì và cắt nó ra thành nhiều phần nhỏ được gọi là lát, vì vậy mỗi lát mì được xem là đơn vị phân chia. Những ví dụ khác của đơn vị phân chia bao gồm một miếng của thanh socola, một phần của quả cam và một lát của cái bánh pizza. Điều quan trọng về đơn vị là một khi ta tạo nên một đơn vị mới, chúng ta có thể sử dụng nó như đơn vị cũ. Chúng ta có thể nhóm những đơn vị gộp lại, và cũng có thể tách những đơn vị phân chia. Hãy nghĩ về những cái bánh nướng. 2 cái bánh nằm trong một gói, sau đó nhóm 4 gói lại để làm ra một hộp bánh. Vậy khi tôi mua một hộp bánh mì nướng, nghĩa là tôi mua 1, 4 hay 8 cái? Điều này còn phụ thuộc vào đợn vị. 1 hộp, 4 gói, 8 cái bánh. Và khi tôi chia sẻ một lát pizza với bạn bè, chúng tôi phải cắt lát pizza thành 2 lát nhỏ hơn. Vì vậy một hộp bánh nướng bao gồm các đơn vị gộp, và khi tôi chia miếng bánh pizza, nghĩa là tôi đang tách đơn vị phân chia. Nhưng điều này có liên quan gì đến toán học không? Trong toán, mọi thứ đều rõ ràng. 2 cộng 2 bằng 4, và 1 là 1. Nhưng điều đó không hoàn toàn là đúng. 1 không luôn luôn bằng 1. Đây là lý do tại sao: Chúng ta bắt đầu đếm từ 1 và đếm đến 9-- 1,2,3,4,5,6,7,8,9. Và khi đến 10, để viết số 10, chúng ta viết 1 và 0. Điều này có nghĩa là chúng ta có 1 nhóm, và số 0 giúp chúng ta nhớ rằng số 0 có ý nghĩa là một nhóm, không phải một điều. Nhưng số 10, cũng như số 1, cũng như một tá trứng, hay một quả trứng, số 10 là một đơn vị. Và 10 lần 10 bằng 100. Vậy, khi tôi nghĩ về 100, nó cũng như một hộp bánh mì nướng. Là 100 một thứ, 10 thứ, hay 100 thứ? Và điều này còn phụ thuộc vào cái gì, nó phụ thuộc đơn vị nào, Vì vậy, hãy nghĩ về những lần trong giờ toán khi bạn viết số 1. Bất kể số 1 ở hàng nào, bất kể số 1 thể hiện bao nhiêu thứ trong đó, Bạn đã bao giờ tự hỏi động vật nghĩ và cảm thấy điều gì? Hãy bắt đầu với một câu hỏi: Chú cún của tôi có thực sự yêu tôi, hay nó chỉ muốn được thưởng? Ừm, thật dễ dàng để thấy được chó của ta thực sự yêu ta, dễ dể thấy, đúng vậy, điều gì đang diễn ra trong cái đầu xù bé nhỏ đó. Điều gì đang diễn ra? Một điều gì đó đang diễn ra. Nhưng tại sao câu hỏi luôn là liệu chúng có yêu ta không? Tại sao luôn là về chúng ta? Tại sao chúng ta lại là những kẻ quá yêu bản thân vậy? Tôi tìm ra một câu hỏi khác để hỏi động vật. Bạn là ai? Có những khả năng của trí óc con người chúng ta thường nghĩ chỉ của trí óc loài người. Nhưng điều đó có đúng ko? Những loài khác thì làm gì với trí não đó? Chúng đang nghĩ và cảm thấy gì? Có cách nào để biết không? Tôi nghĩ là có một cách. Tôi nghĩ là có một vài cách. Ta có thể nhìn vào sự tiến hóa, ta có thể nhìn vào trí não chúng và ta có thể xem chúng làm gì. Điều đầu tiên cần nhớ là: não của chúng ta là được thừa hưởng. Những dây thần kinh đầu tiên đến từ loài sứa. Sứa khởi nguồn cho những động vật có dây sống đầu tiên. Động vật có dây sống đầu tiên khởi nguồn những động vật có xương sống đầu tiên. Động vật có xương sống ra ngoài biển khơi, và rồi có chúng ta ở đây. Nhưng vẫn đúng rằng một dây thần kinh, một tế bào thần kinh, nhìn giống như trong một con tôm, một con chim hay chính bạn. Điều đó cho thấy gì về trí óc của tôm? Chúng ta có thể nói gì về nó không? Ừm, thì ra là nếu bạn đưa đến một con tôm rất nhiều sốc điện nhỏ tí xíu mỗi lần nó cố ra khỏi hang, nó sẽ dẫn đến bị bồn chồn lo lắng. Nếu bạn cho con tôm đó cùng loại thuốc dùng để chữa rối loạn lo âu ở người, nó sẽ thư giãn và ra khỏi hang và khám phá. Chúng ta thể hiện ta quan tâm thế nào đến chứng lo âu của loài tôm? Hầu như là, ta luộc chúng lên. (Tiếng cười) Bạch tuộc sử dụng công cụ, cũng giống như phần lớn loài khỉ và chúng nhận biết được khuôn mặt người. Ta ăn mừng trí thông minh giống-khỉ của động vật không xương sống này thế nào? Hầu như là luộc lên. Nếu như con cá mú đuổi theo một con cá vào một kẽ hở trong rạn san hô, nó sẽ đôi khi đi vào nơi nó biết một con lươn biển Moray đang ngủ và nó sẽ ra hiệu cho con Moray rằng, "Đi theo tôi," và con Moray sẽ hiểu tín hiệu đó. Con Moray có thể đi vào hang và bắt con cá đó, nhưng con cá này có thể lao thật nhanh ra và con cá mú có thể bắt được nó. Đây là một sự hợp tác cổ xưa mà chúng tôi vừa phát hiện ra gần đây. Chúng ta ăn mừng sự hợp tác cổ xưa này thế nào? Hầu như là rán lên. Một kiểu mẫu đang hiện rõ lên và nó nói lên rất nhiều về chúng ta hơn là về chúng. Rái cá biển sử dụng công cụ và chúng dùng thời gian không làm việc đang làm để chỉ cho con chúng những gì cần làm, gọi là dạy bảo. Tinh tinh không dạy dỗ. Cá voi sát thủ dạy bảo và cá voi sát thủ chia sẻ đồ ăn. Khi sự tiến hóa tạo ra điều gì đó mới, nó dùng những phần đã có sẵn, trước khi chế tạo ra một vòng xoắn mới. Và não chúng ta đã đến với ta qua sự tán ác của sự quét nhanh của thời gian. Nếu bạn nhìn vào não con người so sánh với não của một con tinh tinh, cái bạn nhìn thấy là chúng ta cơ bản có bộ não rất lớn của một con tinh tinh. Thật là tốt khi não chúng ta lớn hơn, bởi vì chúng ta cũng rất bấp bênh. (Tiếng cười) Nhưng, ớ ầu, có một con cá heo, một bộ não lớn hơn với nhiều nếp nhăn hơn. Được thôi, có lẽ bạn đang nói rằng, được thôi, ừm, chúng tôi thấy những bộ não, nhưng đó thì nói lên điều gì về trí tuệ? Ừm, chúng ta có thể nhìn thấy sự làm việc của trí óc trong lô-gíc của những hành vi. Vậy nên những chú voi này, bạn thấy được, quá rõ ràng, chúng đang nghỉ ngơi. Chúng đã tìm thấy một mảnh đất có bóng râm dưới những cây cọ để những đứa con của chúng ngủ, trong khi chúng chợp mắt nhưng vẫn giữ cảnh giác. Chúng ta giải thích hoàn toàn hợp lý về hình ảnh đó giống như chúng giải mã hoàn toàn hợp lý về điều chúng đang làm vì dưới vòng cung của cùng một mặt trời trên cùng những đồng bằng, lắng nghe những tiếng tru của cùng những mối nguy, chúng trở nên đúng bản chất chúng, và ta trở nên đúng bản chất ta. Chúng ta đã là láng giềng rất lâu rồi. Không ai có thể nhầm rằng những chú voi này đang thư giãn. Chúng rõ ràng đang rất lo ngại về điều gì đó. Chúng lo ngại về điều gì? Hóa ra nếu chúng ta thu âm giọng nói của khách du lịch và ta mở bản ghi âm đó từ một cái loa giấu trong bụi cây, những chú voi sẽ lờ nó đi, vì du khách chẳng bao giờ làm phiền voi. Nhưng nếu bạn thu âm tiếng của những người chăn thả động vật những người mang theo giáo, mác và thường hại voi khi chạm trán ở xoáy nước, đàn voi sẽ túm tụm lại và chạy xa khỏi cái loa giấu kín. Không chỉ những chú voi biết rằng có người, chúng còn biết có những loại người khác nhau, và rằng một số ổn và một số thì nguy hiểm. Chúng đã theo dõi ta lâu hơn nhiều so với khi ta theo dõi chúng. Chúng biết về ta nhiều hơn ta biết về chúng. Chúng ta có những nhu cầu như nhau: chăm sóc con ta, tìm thức ăn, cố gắng để tồn tại. Chúng ta được trang bị để leo những ngọn đồi của châu Phi hay trang bị để lặn dưới biển sâu, chúng ta về cơ bản là như nhau. Chúng ta về bản chất là cùng dòng dõi. Loài voi có xương sống tương tự, cá voi sát thủ có xương sống tương tự, như chúng ta vậy. Chúng ta thấy giúp đỡ khi sự giúp đỡ được cần đến. Chúng ta thấy sự tò mò trong con trẻ. Chúng ta thấy sự gắn kết của những mối quan hệ gia đình. Chúng ta nhận ra lòng yêu thương. Sự tìm hiểu là sự tìm hiểu. Và rồi chúng ta hỏi, "Chúng có ý thức không?" Khi bạn bị gây mê tổng quát, nó làm bạn bất tỉnh, có nghĩa là bạn không có cảm giác về bất cứ điều gì. Ý thức đơn giản là điều mà cảm giác như thứ gì đó. Nếu bạn nhìn, nếu bạn nghe, nếu bản cảm nhận, nếu bạn nhận thức điều gì đó, bạn có ý thức, và chúng có ý thức. Một số người nói, ừm, có một số thứ nhất định khiến con người làm con người, và một trong số đó là sự đồng cảm. Đồng cảm là khả năng của trí não kết nối tâm trạng phù hợp với những bạn đồng hành. Đó là điều rất hữu ích. Nếu những bạn đồng hành của bạn bắt đầu dịch chuyển nhanh, bạn sẽ phải cảm thấy bạn cần nhanh lên. Tất cả chúng ta đều đang vội vàng. Dạng cổ nhất của đồng cảm là nỗi sợ hãi lây lan. Nếu những người bạn của bạn đột nhiên giật mình và bay đi, nó không làm tốt lắm trong việc để bạn nói, "Trời, tôi tự hỏi tại sao mọi người lại bỏ đi." (Tiếng cười) Đồng cảm có từ lâu, nhưng đồng cảm, như mọi thứ khác trong cuộc sống, hiện diện trên một cầu trượt và có sự tỉ mỉ của nó. Vậy nên có những đồng cảm cơ bản: bạn thấy buồn, nó khiến tôi buồn. Tôi thấy bạn vui, nó khiến tôi vui. Rồi có thứ gì đó tôi gọi là đồng cảm, có một chút khác biệt hơn: "Tôi rất tiếc khi biết tin bà bạn vừa mất. Tôi không cảm thấy đau buồn như bạn, nhưng tôi hiểu; tôi biết bạn cảm thấy thế nào và nó khiến tôi quan tâm." Và rồi nếu ta được thúc đẩy để hành động vì đồng cảm, tôi gọi đó là lòng trắc ẩn. Khác xa so với điều làm chúng ta là con người. lòng đồng cảm con người không hề hoàn hảo. Ta dồn những sinh vật thương cảm lại, ta giết chúng và ta ăn chúng. Giờ thì, có lẽ bạn nói OK, ừm, chúng là những loài khác nhau. Đó đơn giản là sự ăn thịt, và con người là loài ăn thịt. Nhưng ta cũng không đối xử tốt với chính đồng loại mình. Những người có vẻ biết chỉ một điều về thái độ động vật biết rằng bạn phải không bao giờ quy kết suy nghĩ và cảm xúc con người cho các loài khác. Ừm, tôi nghĩ thế là ngốc nghếch, vì quy suy nghĩ và cảm xúc con người cho các loài khác là sự dự đoán đầu tiên tốt nhất về điều chúng đang làm và cảm thấy gì, vì não của chúng về cơ bản là giống chúng ta. Chúng có cấu trúc giống nhau. Hóc-môn giống nhau tạo ra tâm trạng và động lực trong chúng ta, cũng có trong não chúng. Không khoa học khi nói chúng đói khi chúng săn mồi và chúng mệt khi chúng lè lưỡi, và rồi nói khi chúng chơi đùa vói những đứa con và thể hiện niềm vui và hạnh phúc. chúng ta không thể biết gì nếu chúng có thể đang trải qua điều gì đó. Đó không phải là khoa học. Vậy OK, một phóng viên nói với tôi, "Có thể, nhưng làm sao bạn thực sự hiểu các loài động vật khác có thể nghĩ và cảm nhận? Và tôi bắt đầu rà soát toàn bộ hàng trăm tài liệu khoa học tham khảo mà tôi đưa vào trong sách và tôi nhận ra câu trả lời ở ngay trong phòng cùng tôi. Khi chú cún của tôi đứng dậy khỏi thảm và tiến về phía tôi -- không phải về phía ghế đi-văng, về phía tôi -- và nó lăn qua lăn lại và và giơ bụng ra, nó đã có suy nghĩ, "Mình muốn được gãi bụng. Mình biết có thể ra chỗ Carl, anh ấy sẽ hiểu mình đang muốn gì. Mình biết có thể tin anh ấy vì chúng mình là một gia đình. Anh ấy sẽ làm việc đó, và nó sẽ có cảm giác rất tuyệt." (Tiếng cười) Nó đã nghĩ và nó đã cảm nhận, và nó thực sự không phức tạp hơn thế. Nhưng ta nhìn những động vật khác và ta nói, "Ôi nhìn kìa, cá voi sát thủ, chó sói, voi: đó không phải cách chúng nhìn nhận nó." Con đực vây dài kia là L41. Nó 38 tuổi. Con cái ngay bên phía trái của nó là L22. Nó 44 tuổi. Chúng đã biết nhau hàng thập kỉ nay. Chúng biết chính xác chúng là ai. Chúng biết bạn chúng là ai. Chúng biết đối thủ chúng là ai. Cuộc sống của chúng đi theo vòng cung một sự nghiệp. Chúng biết chúng ở đâu mọi lúc. Đây là chú voi tên Philo. Chú là một con đực non. Đây là nó bốn ngày sau đó. Con người không chỉ cảm thấy đau buồn, ta còn tạo ra rất nhiều cảm giác đó. Ta muốn cắt ngà của chúng. Tại sao ta không thể chờ chúng chết đi? Loài voi đã từng có thời phân bố khắp từ những bờ Biển Địa Trung Hải xuôi xuống tận Mũi Hảo Vọng. Vào năm 1980, có những đồn lũy mênh mông của loài voi ở Trung và Đông Phi. Và giờ phạm vi của chúng bị phân tán thành những vùng rải rác. Đây là địa lý của một loài động vật mà ta đang đưa đến bờ tuyệt chủng, một sự sống gần gũi, sinh vật tráng lệ nhất trên đất liền. Đương nhiên, ta quan tâm nhiều hơn nhiều tới sinh vật hoang dã của ta ở Hoa Kỳ. Tại Công viên Quốc gia Yellowstone, ta giết mọi con sói. Ta giết mọi con sói, thực sự, ở phía nam Biên giới Canada. Nhưng trong công viên, những bảo vệ đã làm điều đó trong những năm 1920, và rồi 60 năm sau đó họ phải đưa chúng trở lại, bởi vì số lượng nai sừng tấm đã vượt quá tầm kiểm soát. Và rồi con người tới. Hàng ngàn người tới để xem những con sói, bầy sói có thể tiếp cận, nhìn thấy được dễ dàng nhất thế giới. Và rồi tôi tới đó và tôi ngắm gia đình sói đáng kinh ngạc này. Một đàn là một gia đình. Nó có một số con sinh sản trưởng thành và những con non của một vài thế hệ. Và tôi ngắm đàn sói nổi tiếng, ổn định nhất ở Vườn Quốc gia Yellowstone. Và rồi, khi chúng lang thang ngay bên ngoài biên giới, hai trong số những con trưởng thành bị giết, gồm cả con sói mẹ, mà ta đôi khi gọi là con cái alpha. Những con còn lại trong gia đình lập tức xuống dốc, tranh giành giữa ruột thịt. Những con chị em đuổi các chị em khác đi. Con bên trái đã cố gắng mấy ngày liền để tái gia nhập gia đình. Chúng không cho phép nó vì chúng ghen tị với nó. Nó đã được chú ý quá nhiều bởi hai con đực mới, và nó là một con sớm phát triển. Điều đó quá sức với chúng. Nó kết thúc sự sống khi lang thang bên ngoài công viên và bị bắn. Con đực alpha kết thúc khi bị chối bỏ bởi chính gia đình mình. Khi mùa đông đang tới, nó mất lãnh thổ, sự hỗ trợ săn mồi, các thành viên trong gia đình và bạn đời của nó. Chúng ta đã gây ra quá nhiều nỗi đau cho chúng. Bí ẩn là, vì sao chúng không hại ta nhiều hơn chúng? Con cá voi này vừa mới ăn xong một phần con cá voi xám cùng với các bạn nó đã giết con cá voi kia. Những người trên thuyền kia không có gì phải sợ cả. Con cá voi này là T20. Nó vừa xé xong một con hải cẩu thành ba mảnh cùng với hai bạn nó. Con hải cẩu nặng tương đương những người trên thuyền. Chúng chẳng có gì phải sợ. Chúng ăn hải cẩu. Tại sao chúng không ăn ta? Tại sao ta có thể tin chúng khi chúng ở quanh con nhỏ của ta? Tại sao cá voi sát thủ quay lại với những nhà thám hiểm lạc trong sương mù dày và dẫn họ đi hàng dặm đến khi sương mù tan đi và nhà những người thám hiểm thì ngay ở đó trên bờ? Và điều đó xảy ra nhiều hơn một lần. Tại Bahamas, có một người phụ nữ tên Denise Herzing, và cô ấy nghiên cứu cá heo đốm và chúng biết cô. Cô hiểu chúng rất rõ. Cô hiểu tất cả chúng là ai. Chúng biết cô. Chúng nhận ra tàu nghiên cứu. Khi cô ấy xuất hiện, đó là sự đoàn tụ hạnh phúc lớn lao. Ngoại trừ, một lần cô xuất hiện và chúng không muốn đến gần con tàu, và điều đó rất kỳ lạ. Và họ không thể hiểu điều gì đang diễn ra tới tận khi một ai đó đi ra trên boong tàu và thông báo rằng một người trên tàu đã chết khi đang chợp mắt trên giường. Làm thế nào cá heo biết được một trong những trái tim của con người đã vừa ngừng lại? Tại sao chúng lại quan tâm? Và tại sao nó lại làm chúng sợ hãi? Những điều bí ẩn này vừa gợi ý tất cả những thứ đang diễn ra trong những trí óc ở cùng chúng ta trên Trái Đất mà ta hầu như không bao giờ nghĩ tới. Ở bể nuôi cá và loài thủy sinh tại Nam Phi có một cô cá heo mũi-chai nhỏ tên Dolly. Nó đang được cho bú, và một ngày người trông coi nghỉ giải lao để hút thuốc và anh ấy nhìn qua cửa sổ, nhìn vào bể, hút thuốc. Dolly lại gần và nhìn anh ấy, quay lại với mẹ, bú mẹ trong một hoặc hai phút, quay lại cửa sổ và nhả ra một đám mây sữa bao quanh đầu như khói vậy. Bằng cách nào đó, chú cá heo mũi chai mới sinh này có ý nghĩ sử dụng sữa để tượng trưng cho làn khói. Khi loài người dùng một thứ để biểu trưng cho thứ khác, ta gọi đó là nghệ thuật. (Tiếng cười) Những điều làm ta thành con người không phải những điều mà ta nghĩ làm ta thành con người. Điều khiến ta thành con người là, trong tất cả những điều trí não ta và trí não chúng có, chúng ta cực độ nhất. Chúng ta là loài vật có lòng trắc ẩn nhất, bạo lực nhất, sáng tạo nhất và sức hủy diệt lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh này, và ta là tất cả những thứ đó lộn xộn lẫn vào nhau. Nhưng tình yêu không phải điều khiến ta là con người. Nó không riêng biệt với ta. Chúng ta không phải loài duy nhất quan tâm đến bạn ta. Chúng ta không phải loài duy nhất quan tâm đến con cái ta. Loài hải âu lớn thường bay sáu, đôi khi mười ngàn dặm qua vài tuần để vận chuyển một bữa ăn, một bữa ăn lớn, về cho con chúng đang đợi chúng. Chúng làm tổ trên những đảo xa xôi nhất ở những đại dương của thế giới, và nó trông như thế này. Truyền sự sống từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo là chuỗi sự sống. Nếu nó dừng lại, mọi thứ sẽ biến mất. Nếu bất cứ thứ gì là linh thiêng, và vào trong mối quan hệ linh thiêng đó xuất hiện rác ni-lông của chúng ta. Toàn bộ những chú chim này giờ có ni-lông trong chúng. Đây là một chú hải âu lớn sáu tháng tuổi, sẵn sàng đủ lông đủ cánh để bay -- đã chết, chứa đầy bật lửa thuốc lá đỏ. Đây không phải mối quan hệ ta đáng ra phải có với phần còn lại của thế giới. Nhưng ta, những người đã đặt tên chính bản thân theo trí óc mình, không bao giờ nghĩ về những hậu quả. Khi ta chào đón sinh mệnh con người mới đến với thế giới, ta chào đón những đứa con ta vào sự bầu bạn của những sinh vật khác. Ta sơn hình những con vật trên tường. Ta không sơn điện thoại di động. Ta không sơn phòng ngủ nhỏ nơi làm việc. Ta sơn hình động vật để chúng thấy ta không hề đơn độc. Ta có bạn đồng hành. Và mọi động vật trong số đó ở mọi bức vẽ trên thuyền Noah, tưởng như xứng đáng sự cứu tế giờ đang trong nguy hiểm sống còn, và nạn lụt của chúng là chúng ta. Vậy ta bắt đầu với một câu hỏi: Chúng có yêu ta không? Ta sẽ hỏi một câu hỏi khác. Liệu ta có khả năng sử dụng thứ ta có để đủ quan tâm để đơn giản khiến chúng tiếp tục? Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) (Nhạc) Hãy cùng gặp gỡ nhà hóa học của chúng ta, Harriet. Cô ấy có một phản ứng hóa học cần xảy ra nhanh hơn. Nhà hóa học có thể tùy ý sử dụng một số phương pháp để làm tăng tốc độ phản ứng, và cô ấy biết có 5 cách. Và để nhớ chúng, cô ấy nghĩ lại những ngày khi cô còn là học sinh cấp 3, và ngày cô có cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ. Ở trường, Harriet đang ngồi tự học vào giờ nghỉ. Cô không để ý thời gian và sắp bị trễ học. Cô không biết Harold đang ở ngay lối rẽ và cũng sắp trễ giờ. Cả hai đều chạy nhanh vào lớp, và cứ thế, cả hai va thẳng vào nhau. Đây không phải là sự va chạm nhẹ. Họ đâm thẳng vào nhau mạnh đến nỗi anh ta làm rơi hết sách khỏi tay cô. "Mình xin lỗi," anh ta nói. "Để mình giúp bạn." Anh ta tử tế giúp cô nhặt lại sách của mình, và lịch sự tỏ ý cùng cô vào lớp. Và bạn sẽ không bao giờ đoán ra sau đó ai sẽ đi cùng ai đến tiệc khiêu vũ năm đó. Vâng, chính hai người họ. Vậy, từ ví dụ này chúng ta có thể thấy, chìa khóa để có một cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ đó là đâm sầm vào một ai đó và làm rơi sách khỏi tay người đó. Giờ thì có lẽ bạn cũng nhận ra rằng không phải tất cả những cuộc va chạm đều dẫn đến cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ, may mắn thay. Các cuộc va chạm phải có hai đặc điểm quan trọng: Một là phải đúng hướng để làm rơi sách khỏi tay người đó, và hai là, phải đủ năng lượng để làm rơi sách xuống. Không bao lâu sau sự cố tình cờ này, Harriet quyết định nói tất cả những chuyện ấy với tôi, giáo viên Hóa của cô. Tôi để ý thấy có một số điểm tương tự thú vị giữa câu chuyện của cô và tốc độ phản ứng hóa học, điều đã xảy ra như chính những gì cô ấy học ở hành lang vào ngày xảy ra cuộc va chạm. Chúng tôi cùng nhau quyết định vạch ra hai mục tiêu. Harriet muốn giúp đỡ tất cả các học sinh Hóa học và các nhà Hóa học nhớ cách tăng tốc độ phản ứng hóa học, và vốn là một người rất tử tế, tôi đã quyết định nhiệm vụ của tôi chính là giúp tạo ra môi trường giáo dục mà nơi đó xảy ra nhiều hơn nữa những cuộc va chạm làm rơi sách để làm tăng cơ hội cho các nhà hóa học tương lai có thể có cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ. Để có thể tăng cơ hội có được cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ dễ dàng, tôi giả sử có 5 thay đổi trong cả trường tương tự như 5 cách làm tăng tốc độ phản ứng hóa học của Harriet. Đầu tiên, tôi đề xuất chúng ta làm hẹp kích thước hành lang lại. Điều này sẽ làm việc di chuyển an toàn trong hành lang khó khăn hơn, và sẽ gây ra nhiều cuộc va chạm hơn so với trong hành lang rộng hơn. Và nhờ tăng số cuộc va chạm, chúng ta làm tăng xác suất cuộc va chạm xảy ra theo đúng hướng và đủ năng lượng để tạo ra cuộc hẹn đến dạ tiệc khiêu vũ. Và bây giờ, nói theo ngôn ngữ Hóa học, điều này giống như việc làm giảm thể tích bình phản ứng hoặc hỗn hợp phản ứng. Làm như vậy, các hạt sẽ đến gần nhau hơn, và nhiều cuộc va chạm xảy ra hơn. Nhiều cuộc va chạm hơn nghĩa là xác suất xảy ra nhiều cuộc va chạm có năng lượng và cấu hình phù hợp hơn. Thứ hai, tôi giả sử tăng tổng số học sinh toàn trường lên. Nhiều học sinh hơn tức là sẽ có nhiều cuộc va chạm hơn. Bằng cách tăng số lượng hạt cho cuộc va chạm, chúng ta tạo ra môi trường để có thể xảy ra nhiều cuộc va chạm hơn. Thứ ba, chúng ta phải giảm thời gian nghỉ giữa các tiết học. Chúng ta hãy giảm nó xuống một nửa đi. Làm như vậy, học sinh sẽ cần phải di chuyển nhanh hơn để đi từ lớp này sang lớp tiếp theo. Tăng vận tốc sẽ đảm bảo cho các cuộc va chạm có năng lượng phù hợp cần thiết để làm rơi sách. Điều này tương tự như việc tăng nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng. Nhiệt độ cao hơn nghĩa là các hạt sẽ di chuyển nhanh hơn. Các hạt di chuyển nhanh hơn nghĩa là nhiều năng lượng hơn, và xác suất xảy ra va chạm trong phản ứng lớn hơn. Thứ tư, các học sinh không được đi thành từng cụm. Đi thành từng cụm nghĩa là các học sinh ở bên ngoài cụm sẽ ngăn những bạn ở giữa thực hiện bất kỳ cuộc va chạm nào. Bằng cách tách nhau ra, mỗi học sinh sẽ có nhiều diện tích tiếp xúc hơn để sẵn sàng cho một cuộc va chạm. Khi các hạt dính thành cụm, diện tích bề mặt rất nhỏ, và chỉ những hạt bên ngoài mới có thể va chạm. Tuy nhiên, nhờ tách các cụm này ra thành các hạt đơn lẻ, tổng diện tích bề mặt tăng lên, và mỗi hạt làm lộ ra bề mặt có thể phản ứng. Cách thứ 5 và cũng là cách cuối cùng, chúng ta thuê một bà mối. Va vào nhau và làm rơi sách quá bạo lực phải không? Có cách nào dễ hơn để có cuộc hẹn mà cần ít năng lượng khởi đầu hơn không? Và bà mối sẽ giúp chuyện này. Bà mối sẽ giúp cặp đôi gặp nhau dễ dàng hơn bằng cách sắp xếp một buổi xem mắt. Bà mối của chúng ta giống như một chất xúc tác. Các chất xúc tác hóa học giúp làm giảm năng lượng hoạt hóa, hay nói cách khác là làm giảm năng lượng cần thiết để bắt đầu phản ứng. Chúng thực hiện điều này bằng cách mang hai chất đến gần nhau và định đúng hướng cho chúng trong không gian để cả hai có thể gặp nhau với cấu hình phù hợp và cho phép phản ứng xảy ra. Vậy, tóm lại: Nếu một nhà hóa học tương lai muốn có một cuộc hẹn dạ tiệc khiêu vũ anh ta phải va vào người khác và làm rơi sách khỏi tay họ. Và nếu một nhà hóa học muốn làm cho phản ứng hóa học xảy ra, thì các chất phải va vào nhau đúng hướng với mức năng lượng phù hợp. Và cả hai quá trình này đều có thể được làm tăng nhanh hơn nhờ sử dụng 5 phương pháp tôi vừa trình bày. (Nhạc) Bạn đang ở bãi biển, và bị cát rơi vào mắt. Làm sao bạn biết có cát trong mắt? Rõ ràng là bạn không thể thấy nó, nhưng nếu bạn là bình thường, khỏe mạnh, bạn có thể cảm thấy nó, Một cảm giác cực kì khó chịu, đó là đau. Vì đau nên bạn phải làm một điều gì đó, ở đây, bạn rửa nước đến khi không còn cát nữa. Làm sao biết không còn cát trong mắt? Chính xác. Vì không còn đau nữa. Có một số người không biết đau. Nghe có vẻ hay đấy, nhưng không. Nếu không thấy đau, bạn có thể bị thương, hoặc tự làm mình bị thương và bạn sẽ không bao giờ biết. Đau là hệ thống cảnh báo sớm của cơ thể. Nó bảo vệ cơ thể bạn khỏi thế giới xung quanh, và khỏi chính bản thân bạn. Khi chúng ta lớn lên, các "thụ cảm thể" được cài đặt khắp nơi trên cơ thể. Những thụ cảm thể này là các tế bào thần kinh chuyên hóa được gọi là bộ phận nhận cảm đau kéo dài từ tủy sống đến da, các cơ, các khớp, răng và một số cơ quan nội tạng. Cũng giống như các tế bào thần kinh khác, chúng tạo ra các tín hiệu điện, gửi thông tin từ nơi mà chúng bắt đầu về não. Nhưng không giống tế bào thần kinh khác, bộ phận nhận cảm đau chỉ phát tín hiệu khi một việc có thể gây ra hoặc đang gây ra tổn thương cho cơ thể. Nên nếu bạn chạm nhẹ vào đầu kim. Bạn sẽ cảm nhận được miếng kim loại, đó là do những tế bào thần kinh thông thường. Nhưng bạn sẽ không cảm thấy đau. Càng nhấn mạnh tay vào đầu kim, đầu kim càng tiến gần đến ngưỡng của bộ phận nhận cảm đau. Và nếu nhấn đủ mạnh bạn sẽ vượt qua ngưỡng đó và bộ phận nhận cảm đau sẽ phát tín hiệu, báo cho cơ thể dừng lại. Nhưng ngưỡng đau không cố định. Một số chất hóa học có thể điều chỉnh bộ phận nhận cảm đau, làm giảm ngưỡng đau. Khi tế bào bị tổn thương, tế bào đó và những tế bào bên cạnh bắt đầu sản xuất ra những chất hóa học này một cách mất kiểm soát, làm giảm ngưỡng cảm đau đến mức chỉ cần chạm vào là thấy đau. Đây là lúc những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có mặt. Aspirin và ibuprofen ngăn chặn sự sản xuất của một loại chất hóa học có thể điều chỉnh ngưỡng đau, được gọi là prostaglandins. Hãy xem chúng làm thế bằng cách nào. Khi bị tổn thương, tế bào giải phóng axít arachidonic. Hai enzym COX-1 và COX-2 chuyển hóa axít arachidonic thành prostaglandin H2, rồi chất này bị chuyển hóa thành nhiều chất hóa học gây một số triệu chứng, bao gồm tăng nhiệt độ cơ thể, gây nên sưng tấy và hạ ngưỡng đau. Mỗi enzym đều có một vị trí hoạt động nhất định. Đó là nơi các phản ứng diễn ra. Vị trí hoạt động của COX-1 và COX-2 vừa khít với axít arachidonic. Bạn có thể thấy là không còn chỗ để chêm vào. Tại vị trí hoạt động này aspirin và ibuprofen phát huy tác dụng của chúng. Chúng làm việc theo các cách khác nhau -- aspirin hoạt động như cái gai của nhím. Nó đi vào vị trí hoạt động và sau đó gãy rời ra, để lại một nửa cái gai, chặn hoàn toàn lối đi làm cho axít arachidonic không thể đi vào. Vì vậy nó có thể ức chế COX-1 và COX-2 trong một thời gian dài. Mặt khác, ibuprofen, đi vào vị trí hoạt động, nhưng không phá vỡ hoặc thay đổi enzym. COX-1 và COX-2 có thể tự do đẩy nó ra, nhưng khi ibuprofen ở trong enzym, enzym không thể kết hợp với axít arachidonic, và không thể phản ứng hóa học bình thường được. Nhưng làm cách nào aspirin và ibuprofen biết được vị trí của cơn đau? Thật ra thì chúng không biết. Một khi thuốc đã ở trong máu, nó sẽ được mang đi khắp cơ thể, chúng đi đến những vùng bị đau cũng như những vùng không bị đau. Đó là cơ chế hoạt động của aspirin và ibuprofen. Nhưng đau có nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn đau do thần kinh, đau gây ra bởi những tổn thương trên hệ thần kinh; không cần có bất kì loại tác nhân kích thích bên ngoài nào. Các nhà khoa học khám phá ra rằng não kiểm soát cách chúng ta phản ứng với các tín hiệu đau. Ví dụ, bạn thấy đau như thế nào có thể còn tùy thuộc xem bạn có chú ý đến cơn đau không, hay thậm chí tùy tâm trạng của bạn. Đang có rất nhiều nghiên cứu về cảm giác đau. Nếu ta có thể hiểu sâu hơn về nó, chúng ta sẽ có thể giúp mọi người kiểm soát nó tốt hơn. (Âm nhạc) Câu hỏi quen thuộc nhất là, liệu có sự sống ngoài Trái Đất Các nhà khoa học trong ngành sinh vật học vũ trụ đang cố gắng để tìm ra chúng ngay bây giờ Nhiều nhà sinh học vũ trụ đang cố gắng xem nếu có sự sống của vi sinh vật trên Sao Hỏa hay ở trong đại dương dưới mặt băng trên mặt trăng Europa của sao Mộc hoặc ở trong các hồ hiđrôcacbon lỏng mà chúng ta đã tìm thấy trên mặt trăng Titan của sao Thổ Nhưng một nhóm nhà sinh vật học vũ trụ đang làm việc tại SETI SETI nghĩa là Tìm tới Sự sống ngoài Trái Đất, và các nhà nghiên cứu ở SETI đang thử tìm ra những bằng chứng cho thấy động vật có trí tuệ đang ở nơi khác đã dùng công nghệ để xây một số loại máy phát tín hiệu. Nhưng liệu có khả năng họ sẽ tìm thấy những tín hiệu ấy? SETI không thể chắc chắn điều đó, nhưng có một thứ gọi là Phường trình Drake được đặt tên theo Frank Drake, nhằm giúp ta hiểu thêm về những thứ cần thiết cho một lần dò tín hiệu thành công. Nếu bạn đã từng giải phương trình, bạn có thể mong muốn sẽ có một giải pháp cho phương trình trên, một câu trả lời chính xác. Tuy vậy, Phương trình Drake lại khác vì trong nó có quá nhiều ẩn. Nó không có đáp án chính xác. Khi chúng ta học hỏi thêm về vũ trụ của ta và nơi ta đang sống ở trong nó, vài ẩn số có thể được giải đáp, và chúng ta có thể ước lượng một câu trả lời gần đúng hơn Nhưng chúng ta sẽ không thấy đáp án đúng của Phương trình Drake cho tới khi SETI tìm thấy nó hay ai khác chứng minh được nó Người ngoài hành tinh là loài thông minh duy nhất trong suy nghĩ của ta về vũ trụ Trong lúc đó, thật tốt để cân nhắc về những ẩn số. Phương trình Drake được dùng để ước lượng số những nền văn minh hiện đại trong dài hành tinh Milky Way, ta gọi đó là N, với những nơi ta có thể liên lạc được và nó thường được viết như sau: N bằng R* nhân với f bậc p nhân với n bậc e nhân với f bậc l nhân với f bậc i nhân với f bậc c và cuối cùng, nhân với L hoa Tất cả những yếu tố trên nhân lại với nhau giúp ta ước lượng được số nền văn minh hiện đại mà ta có thể tìm thấy bây giờ. R* là tỉ lệ mà số những ngôi sao được tạo ra trong dải hành tinh Milky Way trong vài tỷ năm gần đây, vậy nó là số sao sinh ra trong một năm. Dải hành tinh của ta đã 10 tỷ năm tuổi, và gần đây trong lịch sử của nó những ngôi sao sinh ra theo tỷ lệ riêng. Tất cả tiền tố f là phần ít. Mỗi cái phải nhỏ hơn hay bằng với cái kia. F bậc p là phần ít các sao có hành tinh N bậc e là số trung bình của các hành tinh có thể ở trong bất cứ hệ hành tinh nào. F bậc l là phần nhỏ các hành tinh mà sự sống bắt đầu hình thành và f bậc i là phần nhỏ của các thể sinh vật sống mà phát triển trở nên thông minh. F bậc c là số ít các sự sống có trí thông minh tạo được nên một nền văn minh mà sử dụng vài kiểu hệ thống truyền dẫn. Và cuối cùng, L -- yếu tố thời gian. Theo ước lượng, trong bao nhiêu năm những cách truyền dẫn ấy còn được sử dụng? Các nhà thiên văn học giờ gần như có thể nói được cho ta biết những sản phẩm của ba ẩn số lúc đầu Chúng ta đang tìm kiếm hành tinh khác ở gần như khắp nơi Một phần ít đang đối phó với cuộc sống và sinh vật thông minh và cả nền văn minh hiện đại là một thứ mà rất nhiều các chuyên gia cân đong đo đếm, nhưng không ai chắc chắn. Cho tới giờ, ta chỉ biết về một nơi trong vũ trụ mà sự sống tồn tại, và nó chính là Trái Đất. Trong một vài thế kỷ tới, khi ta khám phá sao Hỏa hay sao Europa hay sao Titan, khám phá ra bất cứ dạng sự sống nào ở đó có nghĩa là cuộc sống sẽ đông vui ở dải Milky Way. Bởi nếu cuộc sống bắt đầu hai lần trong hệ Mặt Trời này, nghĩa là nó rất dễ, và cho những điều kiện trên bất cứ nơi đâu sự sống sẽ xuất hiện. Cho nên con số hai là một con số rất quan trọng ở đây Các nhà khoa học, cả các nhà nghiên cứu của SETI, đều có xu hướng tạo ra những con số dự tính khá tồi tệ và phải công nhận là có một sự không chắc chắn trong ước lượng, để tạo nên thay đổi. Chúng ta nghĩ chúng ta biết R* và n bậc e là hai ẩn mà gần với 10 hơn với, chẳng hạn, với 1, và tất cả các tiền tố f đều bé hơn một. Một số có thế bé hơn một rất nhiều. Nhưng tất cả các ẩn ấy, ẩn lớn nhất là L, thứ được coi là phiên bản hữu dụng nhất của Phương trình Drake thì thật dễ để nói rằng N gần bằng L. Thông tin trong phương trình này thật rõ ràng. Trừ khi L thì lớn, vậy N sẽ nhỏ hơn. Nhưng, bạn biết đấy, bạn sẽ xem kỹ nó. Nếu SETI thành công trong việc dò ra một tín hiệu trong tương lai gần, sau khi khảo sát một phần nhỏ các vì sao trong hệ hành tinh Milky Way, vậy ta hiểu ra rằng L, theo ước lượng, phải to. Nếu không, chúng ta không thể thành công dễ như vậy. Một nhà vật lý học tên Philip Morrison đã tóm tắt lại khi nói rằng SETI là khảo cổ học của tương lai. Điều ông muốn nói là bởi tốc độ ánh sáng có hạn, mọi tín hiệu dò từ công nghệ truyền tải sẽ nói cho chúng ta về quá khứ của họ vào lúc có tín hiệu đến chúng ta. Nhưng vì L phải to cho một lần dò thành công, chúng ta cũng học hỏi được về tương lai của chúng ta, đặc biệt là chúng ta có thể có một tương lai dài. Chúng ta đã tạo nên các công nghệ có thể phát tín hiệu ra vũ trụ và đưa con người lên mặt trăng, nhưng chúng ta cũng tạo ra các công nghệ làm phá hủy môi trường, cố thế tạo nên chiến tranh với vũ khí và vũ khí sinh học. Trong tương lai, liệu công nghệ của chúng ta có giúp ổn định hành tinh của ta và dân số của ta, giúp thời gian sống của chúng ta dài hơn? Hay chúng ta sẽ phá hủy thế giới và giết sự sống ngoài trái đất sau khi xuất hiện ngắn ngủi trong vũ tụ? Tôi khuyến khích bạn hãy cân nhắc đến những ẩn số trong phương trình này. Sao bạn không tạo ra số ước lượng riêng cho những ẩn ấy, và tìm ra N của bạn? So sánh nó với số của Frank Drake, Carl Sagan, các nhà khoa học khác hay hàng xóm của bạn. Hãy nhớ rằng, không có đáp án chính xác. Chưa phải bây giờ. (Âm nhạc) Rùa biển thật là kỳ diệu. Thứ nhất, chúng bắt đầu xuất hiện từ cuối kỷ Jura, khoảng 150 triệu năm về trước. Cùng họ với khủng long, rùa biển đã sống sót qua thách thức của niên đại, vẫn tồn tại đến nay, khi nhiều loài khác đã kết thúc cuộc đua tiến hóa. Thứ hai, trong suốt nhiều thế kỷ, cho đến hôm nay, mỗi con rùa biển trưởng thành đã vượt qua được những khó khăn, để tồn tại như một kết quả của may mắn, kỹ năng và khả năng. Thử thách mỗi con rùa biển phải đối mặt trong vòng đời của mình diễn tiến như sau: Trước tiên, từ một mớ bùi nhùi bằng da với kích thước của một quả bóng bàn trong ổ trứng đào bởi mẹ rùa cao cao trên bãi biển, Trong số từ 50 đến 200 trứng mỗi lứa đẻ, khoảng 20 phần trăm sẽ không bao giờ nở ra rùa con. Một tháng rưỡi sau khi đẻ ra, những quả trứng sống sót sẽ nở và các chú rùa nhỏ, đủ nhỏ để nằm gọn trong lòng bàn tay, ngoi lên bề mặt, nổi lên từ cát và lấy hết sức đâm mình ra biển. Trên đường đi, mảnh vỡ, cạm bẫy, cua còng, mòng biển, gấu trúc và các mối đe dọa khác giết chết khoảng 50% số rùa con ngoi lên được từ cát. Với những chú thực sự đến được với biển, thì lại có mối đe dọa khác, khi lần đầu tiên giáp mặt với những con sóng xô đẩy, và gặp một toán thú săn mồi hoàn toàn mới rình rập, là cá, cá heo, cá mập và các loài chim biển, khi thấy các rùa con ngoi lên hít khí. Trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, nếu còn sống sót, những con rùa mong manh đó, điên cuồng bơi về phía trước. Cuối cùng, chúng thường sẽ cố tấp vào một vật thể trôi dạt nào đấy, hay tốt hơn là, một mảng rong trôi nổi. Giờ thì, trong vài tháng tiếp theo, chúng sẽ tìm cách tránh bị ăn thịt, tìm kiếm đồ ăn cho chính mình, và không rơi vào luồng áp thấp hay áp suất hải lưu. Ở giai đoạn này, khoảng 50% số rùa về được với nước sẽ lại chết đi. Cuối cùng, nhiều năm trôi qua, những con sống sót sẽ tăng trưởng, từ kích thước bằng cái đĩa vào năm một tuổi, đến kích thước to bằng cái bàn ăn, trong trường hợp Rùa Lưng Da, sau khoảng một thập kỷ. Đi với kích thước là vài cách tự vệ khác. Động vật ăn thịt đáng ngại duy nhất bây giờ là một số loài cá mập lớn hơn-- cá mập bò, cá mập hổ và cá mập trắng-- và thỉnh thoảng, là cá voi sát thủ . Vào chừng hai mươi năm tuổi, những con rùa sống sót sẽ đủ trưởng thành để bắt đầu sinh sản, và tiếp tục chu kỳ duy trì nòi giống của mình. Từ những cái trứng trên bãi biển xa xôi, giờ đây, chỉ còn không đến10% sống sót, ít nhất, là trước khi có những tác động từ con người. Trong một thế kỷ qua, đặc biệt, trong nhiều thập kỷ gần đây, hoạt động của con người, từ việc phát triển bãi biển tới việc xả thải rác nhựa, săn bắt lậu, giăng lưới, và thậm chí các hóa chất độc hại, bao gồm cả dầu, đã góp phần gây thêm nhiều gian nan cho loài rùa biển, khiến tỷ lệ sống sót của chúng giảm xuống khoảng 1% hoặc ít hơn trong mỗi kỳ sinh sản. Chính áp lực cộng thêm từ con người gây ra việc cả tám loài rùa biển đều có nguy cơ bị đe doạ hay tuyệt chủng. Dù đã tiến hóa để vượt qua một loạt các chướng ngại vật, chướng ngại gần đây nhất đã phát sinh quá nhanh chóng, với một quy mô khiến các loài này cảm thấy bị choáng ngợp. Vì vậy, hãy xào lại chu kỳ phát triển này, qua giả thiết về một mùa làm tổ, vì một con rùa cái có thể làm tổ nhiều lần một năm, 1.000 trứng, cho dễ tính đi. Một ngàn trứng được sinh ra. Tám trăm nở. Bốn trăm về được với nước. Hai trăm phát triển được đến tuổi trưởng thành. Hai mươi tồn tại đến tuổi sinh sản, chưa tính đến tác động của con người. Hai sống sót đến tuổi sinh sản, dưới tác động của con người. Do đó, một con rùa biển trưởng thành đến tuổi sinh sản là hiện thân của hữu hạn. Một cú trúng độc đắc. Nó đúng là một phép lạ. Khi tôi vào lớp 4, một ngày giáo viên nói với chúng tôi rằng "Có bao nhiêu số chẵn thì có bấy nhiêu con số" "Thật sao? ", tôi nghĩ. Chắc vậy, cả hai đều có rất nhiều, nên cứ cho là bằng nhau vậy." Nhưng mặt khác, số chẵn chỉ là một phần của số nguyên, còn lại là số lẻ, như vậy số nguyên nhiều hơn số chẵn, đúng chứ? Để hiểu điều thầy tôi đang hướng đến trước tiên hãy nghĩ về khái niệm hai tập hợp bằng nhau. Điều đó có nghĩa là gì khi tôi nói 2 bàn tay tôi có số ngón tay bằng nhau Dĩ nhiên, tôi có 5 ngón trên mỗi bàn tay, nhưng còn đơn giản hơn thế. Tôi không phải đếm, tôi chỉ cần nhìn chúng đối cặp với nhau, 1 đối 1. Thật ra, chúng ta đều nghĩ những người cổ đại không có từ ngữ để chỉ số lớn hơn 3, họ dùng thuật tính này. Ví dụ, nếu bạn lùa cừu ra ngoài ăn cỏ, bạn có thể biết số cừu ra ngoài bằng cách xếp 1 viên đá cho 1 con, và kiểm tra lại từng viên một khi bầy cừu trở về chuồng, vậy bạn sẽ biết có mất con nào không mà không cần phải đếm. Một ví dụ nữa cho thấy sự đối xứng đơn giản hơn việc đếm, Nếu tôi diễn thuyết trong 1 phòng đầy người mọi người đều có ghế và không ai đứng, tôi sẽ biết số ghế đúng bằng số người trong phòng, mặc dù tôi không biết số lượng là bao nhiêu. Vậy, ý nghĩa thật sự khi nói 2 tập hợp bằng nhau là các phần tử trong 2 tập hợp đó có thể được đối cặp với nhau theo kiểu 1 đối 1. Thầy giáo lớp 4 của tôi đã liệt kê số nguyên thành 1 hàng, và bên dưới là số gấp đôi nó. Như các bạn thấy, hàng dưới gồm các số chẵn và chúng ta có thể xếp 1 đối 1. Đấy chính là, "có bao nhiêu số chẵn thì có bấy nhiêu con số." Nhưng điều làm chúng ta bế tắc là thật ra số chẵn dường như chỉ là một phần của số nguyên. Liệu có thuyết phục được bạn, rằng số ngón trên tay phải và tay trái của tôi là khác nhau? Dĩ nhiên là không. Thật vô nghĩa nếu cố đối ứng các phần tử bằng phương pháp vớ vẩn, không giúp chỉ ra được điều gì. Nếu bạn tìm ra được 1 cách để các thành phần của 2 tập hợp đối ứng, thì ta nói 2 tập hợp đó bằng nhau về số lượng phần tử. Bạn có thể liệt kê ra hết các phân số không ? Có thể rất khó bởi có rất nhiều phân số! Và không rõ cái nào xếp đầu tiên, hay làm sao chúng ta chắc rằng chúng đã được liệt kê đầy đủ. Tuy nhiên, có 1 cách thông minh có thể dùng để liệt kê hết các phân số. Được Georg Cantor áp dụng đầu tiên vào cuối những năm 1800. Đầu tiên, ta xếp tất cả phân số theo kiểu mạng lưới. Ví dụ, bạn có thể tìm được 117/243, ở hàng thứ 117 và cột thứ 243. Bây giờ ta liệt kê từ phần trên cùng bên trái và lượn về trước theo đường chéo, bỏ qua bất kì phân số nào, như 2/2, bằng giá trị với số mà ta đã chọn rồi. Vậy là ta có bảng liệt kê tất cả các phân số, nghĩa là ta có phép đối ứng 1-1 giữa những số nguyên với phân số, mặc dù ta nghĩ hẳn là có nhiều phân số hơn. Vâng, đây là phần thật sự rất thú vị. Có thể bạn biết không phải tất cả các số thực - k phải tất cả các con số nằm trên tia số - đều là phân số. Căn 2 và số Pi là một ví dụ. Bất cứ con số nào giống như thế được gọi là số vô tỉ. Không phải vì lộn xộn gì, mà bởi vì phân số là tỷ số giữa các số nguyên, nên gọi nó là số hữu tỷ; có nghĩa phần còn lại không phải số hữu tỷ, là số vô tỷ. Nó chính là những số thập phân vô hạn và không lặp lại. Vậy, ta có thể ghép cặp 1-1 giữa tất cả các số nguyên và số thập phân, gồm cả số hữu tỷ và số vô tỷ không? Candor nói rằng bạn không thể. Không phải vì chúng ta không biết cách, mà là không thể làm nổi. Xem nào, ví dụ bạn đã lập một bảng liệt kê tất cả các số thập phân. Tôi sẽ chỉ ra rẳng bạn đã không thành công bằng cách viết thêm một con số chưa có trong bảng của bạn. Tôi sẽ viết lần lượt từng chữ số một. Với chữ số thập phân đầu tiên, tôi sẽ nhìn chữ số thập phân đầu tiên trong số đầu tiên của bạn. Nếu nó là 1, tôi viết số của tôi là 2, nếu khác thì tôi viết là 1. Với vị trí thứ 2 trong con số của tôi, tôi sẽ nhìn vào vị trí thứ 2 trong con số của bạn. Một lần nữa, nếu số của bạn là 1, thì tôi viết lại là 2, nếu khác thì tôi viết là 1. Nhìn thử xem ? Tại sao? Nó có thể là con số thứ 143 của bạn không? Không, vì trong chữ số thập phân của tôi ở vị trí 143 khác với vị trí thứ 143 trong con số thứ 143 của bạn. Tôi đã cố tình làm thế. Nó không có con số của tôi. Và bất kể danh sách của bạn thế nào, tôi có thể làm tương tự, và tạo ra 1 con số hoàn toàn mới không có trong danh sách đó. Vậy chúng ta đối mặt với kết luận đáng kinh ngạc này: Số thập phân không thể xếp vào bảng liệt kê. Nó là một tập vô hạn lớn hơn so với tập vô hạn của số nguyên. Nên dù ta đã quen với một vài số vô tỷ, như căn 2 và pi, thì tập vô hạn của số vô tỷ thật sự vẫn lớn hơn tập vô hạn của các phân số. Có ai đó từng nói rằng số hữu tỷ -- nếu phân số -- giống như ngôi sao trên bầu trời đêm. Thì số vô tỉ chính là bóng tối. Cantor cũng chỉ ra rằng, đối với bất kì tập vô hạn nào, việc thiết lập một tập vô hạn mới từ các tập con của tập hợp gốc sẽ cho ra một tập vô hạn lớn hơn tập gốc. Nghĩa là, khi bạn có 1 tập vô hạn, bạn luôn có thể tạo ra một tập vô hạn lớn hơn từ các tập con của tập đầu tiên. Và thậm chí là tập hợp lớn hơn bằng cách tạo ra từ các tập con và chính tập đó nữa. Vậy, có 1 số tập vô hạn nằm trong tập vô hạn khác, có độ lớn khác nhau. Nếu những khái niệm này làm bạn khó chịu, không phải chỉ mình bạn. Một số nhà toán học vĩ đại nhất thời Cantor đã rất bực mình về điều này. Họ cố khiến những điều này không quan trọng nữa, để toán học vẫn dùng được mà không cần nó. Cantor thậm chí bị lăng mạ, và tình hình tệ hại hơn khi ông suy sụp tột độ, và trải qua nửa đời còn lại bằng việc lui tới trại tâm thần. Nhưng cuối cùng, khái niệm của ông đã chiến thắng. Ngày nay, nó là một khái niệm nền tảng quan trọng. Tất cả các nhà toán học đã chấp nhận khái niệm này, mọi ngành toán cấp đại học đều nghiên cứu nó, và tôi đã giải thích cho bạn trong vài phút. Một ngày nào đó, chắc chắn chúng sẽ trở nên phổ biến. Còn nữa. Ta chỉ mới chỉ ra rằng tập hợp số thập phân - tức là số thực - có sự vô hạn lớn hơn tập hợp số nguyên. Candor từng tự hỏi có tồn tại những tập vô hạn kích thước khác nhau nằm giữa hai tập vô hạn này không? Ông không nghĩ là có, trừ phi chứng minh được. Năm 1900, một nhà toán học vĩ đại, David Hilbert, cho rẳng "giả thuyết continuum" là vấn đề chưa lời giải quan trọng nhất trong toán học. Thế kỉ 20 đã có những bước tiến trong vấn đề này, nhưng theo cách hoàn toàn ngoài mong đợi. Vào những năm 1920, Kurt Godel đã chỉ ra bạn không bao giờ chứng minh được "giả thuyết continuum" là sai. Rồi đến những năm 1960, Paul J.Cohen lại nói rằng bạn không bao giờ chứng minh được "giả thuyết continuum" là đúng. Tóm lại, những kết quả này cho thấy có một câu hỏi không lời giải trong toán học. Một kết luận đầy sửng sốt. Toán học được cho là đỉnh cao trong lý luận của loài người, nhưng giờ ta đã biết ngay cả toán học cũng có giới hạn của nó. Dù vậy, toán học luôn có những điều kinh ngạc để chúng ta phải suy nghĩ. Trong gần một thế kỷ qua, kiến trúc đã chịu sự chi phối của một học thuyết nổi tiếng. "Hình dạng theo chức năng" trở thành tuyên ngôn đầy tham vọng thời hiện đại và là sợi dây trói tai hại, bởi lẽ điều này giải phóng kiến trúc khỏi chức năng trang trí, song lại trói buộc kiến trúc vào mục đích quá thực dụng và hạn chế. Tất nhiên, kiến trúc phải hữu dụng, nhưng tôi muốn ghi nhớ một biến thể từ cụm từ này của Bernard Tschumi, và tôi muốn đưa ra một giá trị hoàn toàn khác. Nếu hình dạng gắn liền với tưởng tượng thì kiến trúc và các công trình chứa đựng những câu chuyện -- câu chuyện về những người đang sống, và làm việc ở đó. Chúng ta có thể hình dung trải nghiệm từ các công trình. Theo đó, tôi quan tâm đến khía cạnh viễn tưởng không phải những điều vô lý mà là những điều có thực, là ý nghĩa thực tế của kiến trúc đối với những người gắn bó với nó. Những công trình của chúng tôi là nguyên mẫu, ý tưởng về tạo sự khác biệt cho không gian sống hay làm việc, và tạo hình cho không gian văn hóa và truyền thông thời nay. Công trình của chúng tôi là thật, đang được thi công. Đó là sự hòa quyện rõ nét của thực tại hữu hình và những ý tưởng. Kiến trúc với tôi là kết cấu tổ chức. Điều cốt lõi là tư duy kết cấu, giống như một hệ thống: Làm sao để sắp xếp mọi vật một cách vừa hữu dụng vừa đem đến nhiều trải nghiệm? Làm sao để tạo nên những công trình diễn tả lại những mối quan hệ và câu chuyện ở nơi ấy? Và làm sao để những câu chuyện tưởng tượng về người dân ở đó phác họa nên kiến trúc, đồng thời, kiến trúc cũng tái hiện lại chúng? Từ đó thuật ngữ thứ hai ra đời, tôi gọi là "con lai biết kể chuyện" những kết cấu tái hiện cùng lúc nhiều câu chuyện gắn các công trình trong suốt quá trình xây dựng. Vì vậy ta có thể coi kiến trúc như những hệ thống quan hệ phức tạp, theo phương diện lập trình và công năng cũng như trải nghiệm, cảm xúc và văn hóa xã hội. Đây là trụ sở hãng truyền thông quốc gia Trung Hoa do tôi cùng Rem Koolhaas thiết kế ở OMA Lần đầu đến Bắc Kinh năm 2002, chúng tôi được các nhà quy hoạch cho xem ảnh một rừng cỡ vài trăm tòa nhà mọc lên ở khu trung tâm thương mại, nhưng khi ấy thực ra chỉ có thưa thớt một vài tòa. Chúng tôi buộc phải thiết kế khi gần như chẳng có thông tin gì, trừ một việc: phải thẳng. Nhà cao tầng thì phải thẳng -- đây là một kết cấu phân cấp sâu sắc, đỉnh luôn là tốt nhất, và đáy thì tệ nhất và có vẻ như càng cao thì càng tốt. Và chúng tôi tự hỏi, liệu một tòa nhà có thể mang giá trị hoàn toàn khác? Liệu nó có thể bác bỏ sự phân cấp này, và trở thành một hệ thống mang tính kết nối nhiều hơn cô lập hay không? Vì vậy chúng tôi lấy chiếc kim này và bẻ cong lại, thành một vòng tròn các hoạt động liên kết với nhau. Chúng tôi muốn đưa tất cả các yếu tố sản xuất truyền hình vào một cấu trúc đơn nhất: tin tức, sản xuất chương trình, phát sóng, nghiên cứu và đào tạo, hành chính -- tất cả thành một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau nơi mọi người gặp gỡ trong quá trình trao đổi và hợp tác. Tôi vô cùng tâm đắc với hình ảnh này. Nó gợi nhớ về tiết học môn sinh, nếu bạn còn nhớ cơ thể con người với lục phủ ngũ tạng và hệ tuần hoàn, như hồi học ở trường. Và bạn chợt liên tưởng đến kiến trúc, không phải như vật chất được tạo ra, mà như một sinh vật, một thực thể sống. Và nếu bạn bắt đầu mổ xẻ sinh vật này, bạn có thể nhận thấy một chuỗi các nhóm kỹ thuật chủ đạo -- sản xuất chương trình, trung tâm phát sóng và tin tức. Các nhóm này được lồng ghép với các nhóm xã hội: phòng họp, căng tin, khu tán gẫu -- không gian thân mật để mọi người gặp gỡ và trao đổi. Vậy kết cấu tổ chức của tòa nhà này là con lai giữa kỹ thuật và xã hội, con người và sự biểu đạt. Và tất nhiên, chúng tôi đã dùng vòng tròn của tòa nhà như một hệ tuần hoàn xâu chuỗi mọi thứ với nhau, để khách đến thăm cũng như nhân viên được trải nghiệm mọi công năng khác biệt trong một thực thể tuyệt vời. Với 473.000m2, đây là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới cho đến nay. Hiện chứa trên 10.000 người, và dĩ nhiên, quy mô này vượt quá tầm hiểu biết về nhiều yếu tố cũng như quy mô về kiến trúc truyền thống. Vì vậy chúng tôi tạm dừng và ngồi lại và cắt 10.000 que nhỏ rồi dán lại thành mô hình, đơn giản là để buộc mình phải đối diện với ý nghĩa của con số đó trong thực tế. Nhưng tất nhiên đó không chỉ là con số, mà là con người, là cộng đồng cư trú trong tòa nhà, và để hiểu được điều này, đồng thời phác thảo cho kiến trúc này, chúng tôi đã tạo ra năm nhân vật, nhân vật giả định, rồi theo sát họ trong cuộc sống thường ngày tại tòa nhà, hình dung họ sẽ gặp gỡ ở đâu sẽ trải nghiệm điều gì. Đó là một cách phác thảo và thiết kế tòa nhà, tất nhiên, cũng là để nói lên trải nghiệm của chính nó. Đây là một phần của triển lãm với Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York và Bắc Kinh. Đây là phòng điều khiển phát sóng chính, nơi trang bị kỹ thuật "khủng" đến mức có thể phát sóng cùng lúc hơn 200 kênh. Và đây là hình ảnh của tòa nhà tại Bắc Kinh ngày nay. Đợt truyền hình trực tiếp đầu tiên là Thế vận hội London 2012. sau khi đã hoàn thiện ngoại thất cho Thế vận hội Bắc Kinh. Và bạn có thể nhìn thấy tại đỉnh của mút chìa đỡ bao lơn cao 75m này, ba vòng tròn nhỏ kia. Đó chính là một phần của vành đai công cộng đi xuyên qua tòa nhà. Đó là một ô kính bạn có thể đứng lên trên và ngắm nhìn thành phố chuyển động chậm lại dưới chân. Tòa nhà đã trở thành một phần của đời sống thường nhật ở Bắc Kinh. Ở ngay đó. Tòa nhà cũng là cảnh nền được ưa chuộng để chụp ảnh cưới. (Tiếng cười) Nhưng khoảnh khắc quan trọng nhất của tòa nhà chắc vẫn là đây. "That's Beijing" giống như tờ "Time Out," là tạp chí đưa tin các sự kiện diễn ra trong thành phố hàng tuần, và bạn bỗng thấy tòa nhà không còn được minh họa như một vật thể, mà là một diễn viên thành phố, như một trong những nhân vật điển hình cho cuộc sống chốn đô thành. Và thế là kiến trúc bỗng khoác lên mình phẩm cách của một dân chơi, của một điều gì đó viết nên và biểu đạt những câu chuyện. Và tôi cho rằng đó có thể là một trong những ý nghĩa chính của nó. mà tôi đặt niềm tin vào. Nhưng vẫn còn một câu chuyện khác về tòa nhà này. Đó là câu chuyện về những người đã làm nên tòa nhà -- 400 kỹ sư và kiến trúc sư tôi đã hướng dẫn trong hơn gần một thập kỷ hợp tác cùng nhau thiết kế tòa nhà này, hình dung ra viễn cảnh thực tế và cuối cùng là thi công tại Trung Quốc. Đây là một dự án phát triển nhà ở tại Singapore, quy mô lớn. Coi Singapore như hầu hết các nước châu Á và nhiều nước trên thế giới, thì tất nhiên, nơi đây toàn là tòa tháp, một kiểu mẫu cô lập nhiều hơn là kết nối, và tôi muốn hỏi rằng, ta có thể nghĩ gì về cuộc sống, không chỉ theo khía cạnh riêng tư và cá tính của bản thân và căn hộ của mình, mà theo khía cạnh tập thể? Làm sao chúng ta nghĩ được về việc tạo ra một môi trường cộng đồng mà ở đó chia sẻ cũng tuyệt vời như việc có riêng cho mình? Câu trả lời điển hình cho câu hỏi đó -- chúng tôi phải thiết kế 1.040 căn hộ -- sẽ trông như thế này: tối đa 24 tầng theo quy định của cơ quan quy hoạch, 12 tháp trơ trọi và thừa không gian ở giữa -- một hệ thống rất chặt chẽ mà, mặc dù tòa tháp cô lập bạn, bạn cũng chẳng cảm thấy riêng tư, bởi bạn quá gần kề các tháp khác, khiến bạn hoài nghi về các giá trị của tòa tháp này. Vì vậy tôi đã đề xuất xoay nghiêng các tòa tháp này, chuyển dọc thành ngang và xếp chúng chồng lên nhau, và nhìn từ bên ngoài thì có vẻ hơi ngẫu nhiên, nếu bạn nhìn từ trên trực thăng xuống, bạn có thể thấy kết cấu tổ chức theo hình lưới lục giác, gồm những khối nằm ngang được chồng lên nhau để tạo các khoảng sân rộng ngoài trời -- không gian tâm điểm cho cộng đồng. được lập trình với đa dạng tiện nghi và công năng. Và bạn thấy những sân chơi này không phải là không gian được bọc kín. Đó là không gian mở, xuyên thấu; chúng nối liền nhau. Chúng tôi gọi dự án là "Đan xen," hàm ý rằng chúng tôi đan xen và kết nối những con người cũng như không gian vậy. Giá trị cụ thể của tất cả những thứ chúng tôi thiết kế là sự sinh động hóa không gian và mở ra không gian cho cư dân. Thực tế là trong hệ thống này chúng tôi đặt từng lớp không gian chung chủ đạo, chồng lên thật nhiều không gian cá nhân và riêng tư. Để chúng tôi mở ra một dải tần giữa tập thể và cá nhân. Một bài toán nhỏ: nếu tính hết không gian xanh chừa lại trên đất nền, trừ đi diện tích xây dựng của các tòa nhà, rồi cộng vào phần diện tích xanh trên các sân thượng, thì ta có 112 phần trăm diện tích xanh, nên còn thiên nhiên hơn là không xây dựng tòa nhà. Bài toán nhỏ này hẳn đã cho bạn thấy chúng tôi đang nhân rộng không gian sẵn có cho cư dân nơi đây. Đây là tầng thứ 13 của một trong những sân thượng này. Bạn thấy những mặt bằng mới, những mặt nền mới cho hoạt động xã hội. Chúng tôi rất quan tâm tới tính bền vững. Trong các xứ nhiệt đới, mặt trời là yếu tố quan trọng nhất cần chú ý, và, cần tìm cách bảo vệ khỏi mặt trời. Đầu tiên chúng tôi đảm bảo mọi căn hộ đều có ánh sáng tự nhiên trong suốt năm. Rồi chúng tôi tiếp tục tối ưu hóa lắp kính ở các bề mặt để hạn chế tối đa việc tòa nhà hấp thu năng lượng. Quan trọng nhất là chúng tôi chứng minh được rằng nhờ áp dụng hình học vào thiết kế tòa nhà, tòa nhà sẽ tự cung cấp đủ bóng mát cho các sân chơi để có thể sử dụng trong suốt năm. Chúng tôi còn đặt các khối nước dọc hành lang gió, để quá trình tản nhiệt hơi sẽ sinh ra vi khí hậu và từ đó nâng cao chất lượng của những không gian sẵn có cho cư dân. Đó là ý tưởng về việc tạo ra nhiều lựa chọn, tự do nghĩ về nơi bạn muốn sống, nơi bạn muốn thoát khỏi, có thể chứ, trong chính sự phức tạp của tổ hợp bạn đang sống. Giờ chuyển từ châu Á sang châu Âu: một tòa nhà cho công ty truyền thông Đức tại Berlin, chuyển từ báo giấy truyền thống sang báo điện tử. Giám đốc điều hành công ty này đã hỏi nhiều câu rất hay: Tại sao ngày nay người ta vẫn muốn đến công sở, vì bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu mà? Và làm thế nào mà một nhận dạng số của một công ty có thể được biểu hiện qua một tòa nhà? Chúng tôi không chỉ tạo ra một vật thể, mà tại tâm điểm của vật thể này chúng tôi tạo ra một không gian rộng lớn, và không gian này là trải nghiệm về tập thể, trải nghiệm về sự kết nối với gắn bó. Giao tiếp, tương tác như trung tâm của một không gian sẽ bồng bềnh ở chính nơi đó, mà chúng tôi gọi là đám mây liên kết, ở chính giữa tòa nhà, được vây quanh bởi các văn phòng mô đun tiêu chuẩn. Như vậy chỉ với vài bước chân từ bàn làm việc yên tĩnh của bạn, bạn có thể tham gia vào trải nghiệm tập thể rông lớn tại không gian trung tâm. Cuối cùng, chúng ta đến với London, dự án do Công ty Phát triển Tài sản thừa kế London của Thị trưởng London đặt hàng. Chúng tôi được yêu cầu tiến hành nghiên cứu và điều tra tiềm năng của một mảnh đất ở Stratford tại Công viên Olympic. Vào thế kỷ 19, Hoàng tử Albert đã phát minh ra Albertopolis. Và Boris Johnson đã có ý tưởng phát minh ra Olympicopolis. Ý tưởng này nhằm kết nối một số học viện lớn nhất của Anh, một số học viện quốc tế, nhằm tạo ra hệ thống sức mạnh tổng hợp. Hoàng tử Albert, như đã đề cập, phát minh ra Albertopolis vào thế kỷ 19, nhằm trưng bày tất cả các thành tựu của loài người, mang nghệ thuật và khoa học đến gần nhau hơn. Ông đã xây dựng Con đường Triển lãm, một chuỗi tuyến tính các học viện này. Nhưng xã hội ngày nay đã tiến xa hơn thế. Chúng ta không còn sống trong một thế giới nơi mọi thứ được khoanh định rõ ràng hay tách biệt khỏi nhau. Chúng ta sống trong một thế giới nơi các ranh giới phai mờ dần giữa các vùng miền khác nhau, nơi kết nối và tương tác trở nên quan trọng hơn nhiều so với việc tách biệt. Bởi vậy chúng tôi muốn nghĩ đến một cỗ máy văn hóa khổng lồ, một tòa nhà sẽ phổ khúc và sinh động hóa các vùng miền khác nhau, nhưng cho phép chúng tương tác và kết nối. Ở phần móng là một mô đun rất đơn giản, một mô đun dạng vòng. Đóng vai trò hành lang chịu tải kép, có ánh sáng tự nhiên, hệ thống thông hơi. Nó có thể được phủ lên và biến thành một không gian trưng bày khổng lồ. Những mô đun này được xếp chồng lên nhau sao cho gần như bất kỳ chức năng nào cũng hữu dụng với bất kỳ mô đun nào theo thời gian. Nhờ đó các học viện có thể thu hẹp hay rút gọn lại, vì tương lai của văn hóa, là thứ ít chắc chắn nhất trong tất cả. Đây là hình ảnh tòa nhà kế bên Trung tâm Thể thao dưới nước, đối diện Sân vận động Olympic. Bạn có thể thấy cách các nhịp hẫng của tòa nhà nhô ra và hòa vào không gian công cộng và cách các khoảng sân làm sinh động cho công chúng bên trong. Ý tưởng là tạo ra một hệ thống phức hợp nơi các tổ chức thể chế giữ được bản sắc, nơi chúng không bị thâu tóm trong một lượng đơn. Đây là so sánh về quy mô với Centre Pompidou ở Paris. Nó thể hiện cả quy mô rộng lớn và tiềm năng của dự án, và cả sự khác biệt: ở đây, đó là bội số của cấu trúc dị thể, mà ở đó các thực thể khác nhau có thể tương tác mà không bị mất đi bản sắc. Và đó chính là suy nghĩ này: nhằm tạo ra một kết cấu tổ chức cho phép nhiều câu chuyện được vẽ nên -- cho những người trong lĩnh vực giáo dục tạo ra và nghĩ về văn hóa; cho những người trình bày nghệ thuật thị giác, khiêu vũ; và cho công chúng được tiếp cận với tất cả những điều này với một chuỗi các quỹ đạo khả thi, để viết nên kịch bản những câu chuyện kể và trải nghiệm của chính mình. Tôi muốn kết thúc bằng một dự án rất nhỏ, theo một cách rất khác biệt: một rạp chiếu phim nổi trên biển Thái Lan. Các bạn tôi đã sáng lập ra một liên hoan phim, và tôi đã cho rằng, nếu tôi nghĩ đến những câu chuyện và lời kể trong phim, tôi cũng có thể nghĩ về những lời kể từ những người xem chúng. Vì vậy tôi thiết kế một nền tảng mô đun nổi nhỏ, dựa trên kỹ thuật của ngư dân địa phương, cách họ làm những ô nuôi cá và tôm hùm. Chúng tôi phối hợp với cộng đồng địa phương sử dụng vật liệu tái chế của họ để tạo nên nền tảng nổi phi thường này dập dềnh trên mặt biển khi chúng tôi xem những bộ phim của Anh, như [1903] "Alice ở Xứ Sở Thần Tiên". Những trải nghiệm đầu tiên của khán giả được hòa vào các câu chuyện trong phim. Bởi vậy tôi tin rằng kiến trúc vượt qua phạm vi vật chất, của môi trường được xây nên, mà đúng hơn là về cách ta muốn sống cuộc sống của mình, cách ta viết kịch bản những câu chuyện của chính mình và của người khác. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) OK, hôm nay chúng ta sẽ bàn về "mol". Tôi biết các bạn đang nghĩ: "Tôi biết mol là cái gì, đó là một sinh vật nhỏ có lông, hay đào lỗ trên mặt đất và phá hủy các khu vườn." Và một số bạn có thể nghĩ rằng đó là một sự nốt ruồi trên khuôn mặt của dì bạn với cọng lông nhỏ nhô ra Vâng, nhưng trong trường hợp này, một mol là một khái niệm mà chúng ta sử dụng trong hóa học để đếm các phân tử, nguyên tử, hay là về bất cứ thứ gì rất rất nhỏ. Bạn đã bao giờ tự hỏi có tất cả bao nhiêu nguyên tử trong vũ trụ chưa? Hoặc trong cơ thể của bạn? Hoặc ngay cả trong một hạt cát? Các nhà khoa học muốn trả lời câu hỏi đó, nhưng làm thế nào làm bạn có thể đếm một cái gì đó nhỏ như nguyên tử? Vâng, năm 1811, đã có một ý tưởng rằng nếu bạn có những lượng khí bằng nhau, ở cùng nhiệt độ và áp suất, chúng sẽ chứa một số lượng nguyên tử bằng nhau. Tên người đó là Lorenzo Romano Amedeo Carlo Avogadro. Không biết ông ấy đã mất bao lâu để kí một tấm thiếp. Thật không may cho Avogadro, hầu hết các nhà khoa học đã không chấp nhận ý tưởng về các nguyên tử, và không có cách nào để chứng minh rằng ông đã đúng. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa nguyên tử và phân tử. Hầu hết các nhà khoa học nhìn kết quả của Avogadro hoàn toàn là giả thuyết, và không suy nghĩ nhiều đến nó. Nhưng hóa ra ông đã đúng! Cuối năm 1860, thuyết của Avogadro được chứng minh là đúng, và thuyết của ông đã giúp đặt nền tảng cho thuyết nguyên tử. Thật không may, Avogadro qua đời vào năm 1856. Bây giờ vấn đề là số lượng hạt trong các mẫu thậm chí nhỏ nhất cũng rất to lớn. Ví dụ, Nếu bạn có một quả bóng chứ bất kỳ khí nào bên trong ở 0 độ C, và ở áp suất một atmotphe, thì bạn có chính xác sáu nhân mười mũ hai mươi ba phân tử khí. 6*(10^23) Có nghĩa là, bạn có số 6 với 23 số 0 phân tử khí trong quả bóng. Hoặc theo khoa học ký hiệu, 6,02 lần 10 mũ 23. Ví dụ này là một chút sai lầm, bởi vì khí chiếm rất nhiều không gian do động năng cao của khí và làm bạn nghĩ rằng nguyên tử thực sự lớn hơn sự thật. Thay vào đó, hãy nghĩ đến các phân tử nước. Nếu bạn đổ 18.01 gram nước vào ly, đó là 18.01 ml, giống như ba và một nửa muỗng cà phê nước, bạn sẽ có 602 nhân 10 mũ 21 phân tử nước. Kể từ khi Lorenzo Romano... - uh, thôi - Avogadro là người đầu tiên đến với ý tưởng này, các nhà khoa học đặt tên số 6.02 lần 10 mũ 23 theo tên ông ấy. Nó chỉ đơn giản là được biết đến là số Avogadro. Bây giờ, quay trở lại mol. Không phài con chuột chũi. Mol này cơ. Vâng, con số này còn có cái tên thứ hai. Mol. Các nhà hóa học sử dụng thuật ngữ mol để chỉ lượng có 602 nhân 10 mũ 21. Nó được biết đến như là lượng mol. Nguyên tử và phân tử rất nhỏ, các nhà hóa học đã đóng gói chúng thành các nhóm gọi là mol Các Mol thì khá khó khăn cho các sinh viên để hiểu được nó bởi rất khó để hình dung kích thước của một mol. hoặc 602 nhân 10 mũ 21. Nó quá lớn để bọc bộ não của chúng ta xung quanh. Còn nhớ 18.01 ml nước của chúng ta chứ? Vâng, đó là một mol nước. Nhưng nó thực sự là bao nhiêu? Chính xác thì 602 nhân 10 mũ 21 trông như thế nào? Có lẽ điều này sẽ giúp được. Thay các phân tử nước bằng bánh donut. Nếu bạn đã có một mol donut, chúng sẽ bao trùm toàn bộ trái đất tới độ sâu 8 km, đó là khoảng 5 dặm. Bạn thực sự cần rất nhiều cà phê cho chừng đó đấy. Nếu bạn đã có một mol quả bóng rổ, bạn có thể tạo ra một hành tinh mới bằng kích thước của trái đất. Nếu bạn nhận được một mol đồng xu ngày bạn sinh ra và tiêu một triệu đô la mỗi giây cho đến ngày bạn qua đời ở tuổi 100, bạn vẫn sẽ có nhiều hơn 99,99 % số tiền trong ngân hàng. Ok. Bây giờ chúng ta đã có vài ý tưởng về một mol lớn chừng nào. Vậy làm thế nào để chúng ta sử dụng nó? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng các nhà hóa học sử dụng nó theo cùng một cách bạn sử dụng pound để mua nho, thịt deli, hoặc trứng. Khi bạn đi đến cửa hàng tạp hóa, bạn không đi đến quầy deli và hỏi mua 43 lát xúc xích Ý, bạn mua xúc xích bằng pound. Khi bạn mua trứng bạn, bạn mua một tá trứng. Khi chúng ta nghe từ tá, chúng ta nghĩ đến số 12. Chúng ta cũng biết rằng một cặp là hai cái, một tá của thợ làm bánh là 13, mười hai tá là 144, và một ram giấy là - ai biết không? Một ram là 500. Vâng, một mol thực sự là điều tương tự. Với một nhà hóa học, một mol gợi lên số 6.02 lần 10 mũ 23. chứ không phải là một động vật nhỏ đầy lông. Sự khác biệt duy nhất là các đơn vị khác quen thuộc hơn với chúng ta. Như vậy, bạn đã có nó - câu chuyện về mol, Khi nói, có khi chúng ta nói thẳng: "Tôi đi ra cửa hàng, vài phút nữa sẽ về." Có khi chúng ta lại nói theo cách đầy hình ảnh. "Mưa nặng hạt" hay: "Tôi đang chờ nó đến cho đủ đôi" Ẩn dụ là cách nói về một điều này thông qua mô tả một điều kia. Nghe có vẻ lủng củng nhưng không phải thế. Chúng ta cảm nhận về một điều gì đó trước tiên qua thị giác, thính giác và vị giác, Nhà triết học William James đã mô tả thế giới của một bé sơ sinh: như một "sự bối rối vo ve mà rực rỡ" Ý tưởng trừu tượng là mờ nhạt khi đem so với con ong và bông hoa. Ẩn dụ tư duy bằng tưởng tượng và giác quan. Những viên hạt tiêu cay xè bung ra trong miệng và trong tâm trí. Chúng cũng rất hàm súc ngắn gọn. Chúng ta không phải dừng lại nghĩ xem hạt mưa nặng đến thế nào, nhưng ngay khi bắt đầu nghĩ, tôi nhận ra rằng hạt mưa đâu có gì nặng lắm chỉ như hạt gạo, hạt bí, hạt đỗ hay hạt cải rồi kể như hạt bụi. Một ẩn dụ là không đúng hoặc không thật trong bất kỳ nghĩa thông thường nào. Ẩn dụ là nghệ thuật, không khoa học, nhưng nó có thể để lại cảm giác đúng hay sai. Một ẩn dụ là kém hay nếu nó khiến cho bạn nhầm lẫn. Bạn biết điều đó nghĩa là gì khi phải đẩy chiếc xe bò bánh vuông, nhưng mệt như một con cá voi thì không phải là ai cũng hiểu. Có một nghịch lý ở trong ẩn dụ. Nó hầu như luôn luôn nói những điều không đúng sự thật. Nếu bạn nói, "có một con voi trong phòng" thì không phải là một thực tế, khi tìm đĩa đậu phộng trên bàn. Ẩn dụ nhận ra bằng trực giác dưới da khi ta bỏ qua tâm trí hợp lý. Thêm vào đó, chúng ta sử dụng tư duy hình tượng. Mỗi đêm chúng ta mơ những điều không thể. Và khi tỉnh dậy cách nghĩ ấy vẫn còn lẩn quất trong ta. Chúng ta cất đi đôi cánh ước mơ, và cài chặt chính mình vào cuộc sống thường nhật. Một số ẩn dụ bao gồm các từ "như" hoặc "tựa." "Ngọt tựa mật ong," "mạnh như cây nỏ." Những cái đó được gọi là ví von. Một ví von là một ẩn dụ, thừa nhận nó đang làm một so sánh. Ví von có xu hướng làm cho bạn nghĩ. Ẩn dụ cho phép bạn cảm thấy trực tiếp sự vật. Hãy xem ẩn dụ nổi tiếng của Shakespeare, "Cả thế giới đang ở trên sân khấu." "Thế giới này như một sân khấu" chỉ có vẻ kém sức sống hơn, và nhàm chán hơn. Ẩn dụ cũng có thể sống trong động từ. Emily Dickinson mở đầu một bài thơ "Tôi chẳng thấy gì, bầu trời đã bị khâu," chúng ta cảm nhận ngay lập tức bầu trời như một miếng vải đã bị khâu lại. Ẩn dụ cũng có thể sống trong tính từ. "Sông sâu nước chảy lững lờ," chúng ta ví ai đó trầm mặc và chu đáo. Và sự sâu sắc có quan hệ đến sự trầm mặc, như chính dòng nước vậy. Nơi rõ nhất để tìm các ẩn dụ tốt là thơ ca. bài thơ haiku này là của Issa, nhà thơ Nhật bản thế kỷ 18. "Trên một cành khô lạc cuối dòng, một chú dế đang ca hát." Cách đầu tiên để hiểu một ẩn dụ là xem thế giới qua đôi mắt của nó: Chú dế hát trên một cành khô trôi ở giữa sông. Trong hình ảnh này bạn nhận thấy một bức tranh nhỏ của cuộc đời trong thế giới đổi dời với thời gian, số phận con người chúng ta là biến mất, cũng chắc như con dế nhỏ đó, dầu vậy, chúng ta vẫn làm như con dế. Chúng ta sống, chúng ta hát. Đôi khi một bài thơ lấy một ẩn dụ và mở rộng nó, xây dựng trên một ý tưởng trong nhiều cách. Đây là đoạn mở đầu bài thơ nổi tiếng của Langston Hughes "Mẹ nói với con trai." "Con trai, mẹ sẽ nói con nghe. Đời mẹ không trong nhung lụa. Chỉ có than củi và lam lũ, giữa những bức tường long vữa, làm gì có thảm trên sàn." Langston Hughes làm một ẩn dụ so sánh một cuộc sống khó khăn trong căn nhà tồi tàn mà bạn vẫn buộc phải sống. Than củi và bức tường long vữa cho cảm giác rất thật, nó làm đau bàn chân và thương tổn trái tim bạn, nhưng bà mẹ mô tả đời bà ở đây trên trái đất này, chứ không hẳn là ngôi nhà thực tế. Và đói, lạnh, công việc đến kiệt sức, và đói nghèo là những gì là bên trong bức tường long vữa. Ẩn dụ không phải luôn luôn nói về cuộc sống và cảm xúc của con người. Nhà thơ Chicago Carl Sandburg đã viết "Sương mù quấn vào đôi chân chú mèo. So sánh ở đây là đơn giản. Sương mù được mô tả như một con mèo. Nhưng một ẩn dụ tốt không phải là một câu đố, hoặc một cách để truyền đạt ý nghĩa ẩn, đó là cách cho phép bạn cảm và biết điều gì đó theo một cách khác. Không ai từng nghe bài thơ này quên được nó. Bạn thấy sương mù, và có một con mèo xám nhỏ gần đó. Ẩn dụ mang đến cho từ một cách để vượt qua ý nghĩa riêng của nó. Chúng là tay nắm trên cánh cửa của những gì chúng ta có thể biết, và những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Mỗi cánh cửa dẫn đến một ngôi nhà mới, và một thế giới mới chỉ có thể mở nhờ một tay nắm. Cái tuyệt vời là thế này: Bằng cách làm một tay nắm, bạn có thể tạo ra một thế giới. Điều gì xảy ra nếu tôi kể câu chuyện mà bạn ghi nhớ bằng toàn bộ giác quan chứ không chỉ bằng trí óc? Trong cả cuộc đời làm phóng viên của mình, tôi luôn bị thôi thúc phải truyền tải được những câu chuyện có thể mang đến sự thay đổi và truyền cảm hứng cho người khác. Tôi đã từng làm việc ở nhà xuất bản Cũng từng làm phim tài liệu Tôi còn làm ở đài phát thanh Nhưng mãi cho đến khi tôi thực sự tiếp xúc với công nghệ thực tế ảo lúc đó tôi mới cảm nhận được những phản ứng mãnh liệt, chân thực từ người khác và chúng thật sự làm tôi kinh ngạc. Vấn đề với VR, công nghệ thực tế ảo, là tôi có thể đưa bạn vào ngay phần giữa của câu chuyện Bằng việc dùng những kính thực tế ảo để theo dõi bất cứ nơi nào bạn nhìn bạn cảm nhận cảm giác chân thực toàn cơ thể như là bạn thực sự ở đó vậy. Năm năm trước là thời điểm tôi thực sự bắt đầu vượt ra vùng an toàn của chính mình bằng việc đồng thời sử dụng công cụ thực tế ảo và báo chí. Và tôi muốn làm một phóng sự về nạn đói. Các gia đình Mỹ đang gặp nạn đói, ngân hàng thực phẩm quá tải, và họ thường hết sạch thực phẩm. Và, tôi biết tôi không thể làm con người có cảm giác đói, nhưng có thể tôi sẽ tìm ra cách để cho họ có cảm giác đó về mặt thể chất. Vì vậy - 1 lần nữa, đó là năm năm trước đây việc làm báo và công cụ thực tế ảo cùng với nhau được coi là tệ hơn một ý tưởng nửa vời, và tôi thì không có tiền. Tin tôi đi, có rất nhiều đồng nghiệp nhìn vào tôi mà cười. Mặc dù vậy, tôi có một thực tập sinh tuyệt vời, một phụ nữ tên là Michaela Kobsa-Mar. Và cùng nhau chúng tôi đi tới các ngân hàng thực phẩm và bất đầu ghi âm cũng như chụp ảnh. Cho đến một ngày cô ấy trở về văn phòng làm việc và cô ấy nói, như chực khóc. Cô ấy đã ở trong một hàng dài người nơi mà người phụ nữ quản lí việc xếp hàng cực kì mệt mỏi và cô ấy đã la lên, " Có quá nhiều người !" "Có quá nhiều người !" Và một người đàn ông bị bệnh tiểu đường không có thức ăn kịp thời Nồng độ đường trong máu xuống rất thấp, và ông ấy rơi vào hôn mê. Ngay sau khi tôi nghe đoạn ghi âm đó, tôi biết rằng nó sẽ mang một ý nghĩa gợi mở nào đó rằng có thể thực sự lột tả điều gì đang diễn ra ở ngân hàng thực phẩm. Vì vậy, có một dòng người thực. Bạn có thể nhìn thấy nó dài như thế nào, đúng không? Và một lần nữa, như tôi đã nói, chúng tôi không có nhiều ngân quỹ. vì vậy tôi phải tái sản sinh nó với những người quyên góp ảo, và mọi người bày tỏ thiện chí giúp tôi xây dựng các hình mẫu tạo ra những thứ chính xác như tôi muốn. Và sau đó tôi cố gắng truyền tải những thứ xảy ra vào ngày hôm đó chính xác nhất có thể. (Đoạn phim) Giọng nói: Có quá nhiều người! Có quá nhiều người! Giọng nói: Anh kia đang lên cơn co giật. Chúng ta cần xe cứu thương. Nonny de la Pena: Người đàn ông ở bên phải anh ta đi xung quanh mọi người Anh ta ở cùng chỗ với người kia. Như là, anh ta bị thu hút vào đó vậy. Và thậm chí, bằng tầm nhìn ngoại vi, anh ta biết rằng mình đang ở trong phòng thí nghiệm anh ta biết rằng anh ta không ở trên đường phố, nhưng anh ta có cảm giác anh ta thực sự ở đó với những người khác. Anh ta rất cẩn thận để không dẫm đạp lên người này người mà thực sự không ở đó, có đúng không ạ? Vì vậy mảng phóng sự kết thúc ở Sundance vào năm 2012, một vấn đề rất thú vị, và về cơ bản đó là phim thực tế ảo đầu tiên. Và khi chúng tôi phát hành, tôi cảm thấy thực sự lo lắng. Tôi không biết mọi người sẽ phản ứng như thế nào và điều gì sẽ xảy ra. Và tôi nghĩ ngay đến cái kính thực tế ảo vô cùng chắc chắn này. (Đoạn phim) Bạn đang khóc. Bạn đang khóc. Gina, bạn đang khóc Bạn có thể nghe thấy sự ngạc nhiên trong giọng nói của tôi, đúng không ạ? Và loại phản ứng này dẫn đến phản ứng mà chúng ta đã thấy và cứ như thế, cứ như thế: mọi người cúi xuống cố gắng sơ cứu cho nạn nhân co giật cố gắng thì thầm điều gì đó với nạn nhân hoặc các cách giúp đỡ khác, mặc dù họ biết là không thể. Và tôi biết rất nhiều người sau khi ra khỏi phóng sự nói rằng "Chúa ơi, tôi thật vô dụng. Tôi không thể cứu được anh ấy." và họ luôn cảm thấy áy náy. Vì vậy sau khi làm phóng sự này, viện trưởng viện phim của USC, đại học Nam California, mang nó tới Diễn đàn kinh tế thế giới về "Nạn đói", sau khi ông ấy tháo kính ra, ngay lập tức ông ấy yêu cầu một phóng sự về Syria Và tôi thực sự muốn làm điều gì đó về trẻ em tị nạn người Syria, bởi vì trẻ em chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất từ nội chiến Syria. Tôi đã cử một nhóm tới biên giới Iraq để ghi lại tư liệu ở trại tị nạn, một khu vực mà giờ đây tôi sẽ không gửi thêm một nhóm nữa. bởi vì đó là nơi mà ISIS đang đóng quân. Và sau đó tôi tái hiện một cảnh đường phố nơi mà một em gái nhỏ đang hát và bom nổ. Giờ đây, khi bạn đang ở trong hoàn cảnh đó bạn nghe thấy những âm thanh này, và thấy những người bị thương xung quanh nó thực sự là nỗi sợ hãi tột cùng và đó là cảm giác thật. Tôi gặp gỡ những người đã chứng kiến trận nổ bom thực sự và tôi biết nó tạo ra cùng một loại sợ hãi. [Nội chiến ở Syria có thể ở rất xa] [cho đến khi chính bạn trải qua nó.] [Em gái hát] [Tiếng nổ] [Dự án Syria] [Một trải nghiệm đoạn phim thực tế ảo] NP: Chúng tôi sau đó được mời để tái hiện với nữ hoàng Victoria và Viện bảo tàng Albert ở London Và nó không được quảng cáo. Và chúng tôi làm việc trong phòng dệt. Báo chí không công bố về việc này. vì vậy bất cứ ai đi dạo trong viện bảo tàng thời điểm đó có thể nhìn thấy chúng tôi với những ngọn đèn kì dị. Họ có thể sẽ muốn nghe câu chuyện cũ về những tấm thảm. Họ sẽ chạm trán với những máy ảnh thực tế ảo Nhưng có rất nhiều người thử nó, và sau 5 ngày hoạt động chúng tôi có được 54 trang giấy bình luận của khách Và người quản lí ở đó nói rằng chưa bao giờ họ nhìn thấy cảnh tượng đông đúc như thế này Kiểu như là "Ôi nó là có thật", "Hoàn toàn đáng tin cậy," hoặc là, tất nhiên, điều mà tôi cảm thấy hứng thú nhất, "Một cảm giác chân thực như là bạn đang ở trong một hoành cảnh mà bạn vẫn thường thấy ở tin tức thời sự vậy. Vì vậy, nó hiệu quả, đúng không ạ? Công cụ đó, nó hoạt động. Và vấn đề không phải là bạn đến từ đâu hay bạn bao nhiêu tuổi nó thật sự mang tính gợi mở. Đừng hiểu nhầm ý tôi --tôi không nói các bạn đang trong một phóng sự các bạn hãy quên là các bạn đang ở đây. Nhưng mà hoá ra chúng ta có thể cảm nhận như là chúng ta ở hai nơi cùng lúc Chúng ta có cái mà tôi gọi là tính hai mặt của sự hiện diện, và tôi nghĩ rằng nó cho phép tôi khai thác vào cảm xúc của sự đồng cảm. Đúng không ạ? Vậy, hiển nhiên là tôi phải rất cẩn thận khi làm ra những đoạn phóng sự này. Tôi phải tuân thủ những nguyên tắc báo chí tối cao và đảm bảo rằng những câu chuyện mang lại sức ảnh hưởng lớn được xây dựng với sự chính trực. Nếu chúng ta không tự nắm bắt được nội dung cốt lõi, chúng ta phải đảm bảo chính xác tuyệt đối về việc tìm ra lai lịch và nguồn gốc của tư liệu này và nó có chân thực không Tôi sẽ lấy một ví dụ. Với trường hợp của Trayvon Martin, đó là một đứa trẻ mười bảy tuổi và cậu ta vừa mua một lon soda và kẹo và trên đường về nhà cậu ta bị theo dõi bởi một người bảo vệ khu phố tên là George Zimmerman người đã bắn và giết chết cậu bé. Để làm phóng sự này, chúng tôi có những bản vẽ kĩ thuật của toàn bộ khu nhà, chúng tôi xây dựng lại toàn bộ khung cảnh bên trong và bên ngoài dựa trên bản vẽ Tất cả mọi hành động đều được thông báo bởi cuộc ghi âm điện thoại 911 báo cảnh sát. Và thật thú vị là, chúng tôi công bố tin tức với câu chuyện này. Những người đã tái hiện lại đoạn ghi âm, Primeau Productions, họ nói rằng họ sẽ xác nhận rằng George Zimmerman, khi ông ta chui ra khỏi xe ô tô ông ta nắm cò súng trước khi đuổi theo Martin. Vì vậy bạn có thể thấy rằng nguyên lí cơ bản của báo chí đã không bị bóp méo, đúng không ạ? Chúng tôi vẫn tuân thủ những nguyên tắc như chúng tôi vẫn làm. Điều khác biệt là quang cảnh khi lên hình khi mà bạn đang theo dõi một người gục ngã vì đói hoặc là cảm thấy bạn đang ở giữa một cảnh nổ bom. và đó là điều đã dẫn tôi tới những phóng sự này, và nghĩ về việc làm thế nào để làm ra những phóng sự đó. Chúng tôi cố gắng làm những phóng sự này trở nên có giá trị. Chúng tôi đang làm những phóng sự lưu động như phóng sự về Trayvon Martin. Và những phóng sự này đều có sức ảnh hưởng Có những người Mỹ đã kể với tôi rằng họ đã quyên góp, trực tiếp trừ vào tài khoản ngân hàng và tiền đó tới những trẻ em tị nạn Syria Và "Nạn đói ở LA," là một khởi đầu có ích một dạng làm báo mới và tôi nghĩ rằng tôi sẽ tham gia tất cả những bài diễn thuyết khác trong tương lai. (Cám ơn các bạn). (Vỗ tay) Tại sao những trạm xăng luôn ở kề bên nhau Và đôi khi lái xe cả dặm mà chẳng tìm được quán cafe nào để rồi thấy ba bốn cái một lúc ở một góc đường Tại sao những tiệm tạp hóa, sửa xe và cả những nhà hàng hay tụ họp với nhau thành một khu thay vì rải đều trên một địa bàn dân cư Trong khi có khá nhiều các lý do ảnh hưởng đến quyết định đặt địa điểm kinh doanh của bạn hiện tượng kể trên có thể giải thích bằng một câu chuyện đơn giản Hotelling's Model of Spatial Competition (Mô hình Ganh đua vị trí của Hotelling) Hãy tưởng tượng bạn bán kem trên bờ biển Bãi biển của bạn dài một dặm không ai cạnh tranh với bạn Bạn sẽ để xe kem ở đâu để bán được nhiều kem nhất? Ngay chính giữa. Đi bộ nửa dặm có thể vẫn quá xa đối với một số người ở hai đầu của bãi nhưng dù sao xe kem của bạn đã bán được nhiều người nhất có thể Một ngày, khi bạn bắt đầu anh họ Teddy của bạn cũng ở đó với xe kem riêng của anh ấy Thực tế, anh ta bán loại kem giống hệt bạn Và để đảm bảo các khách hàng không phải đi bộ quá xa Bạn đặt xe kem 1/4 dặm về phía nam trung tâm bãi ngay chính giữa lãnh thổ của bạn Teddy đặt 1/4 dặm về phía bắc của trung tâm bãi ngay chính giữa lãnh thổ của Teddy Với thỏa thuận này, mọi người ở phía nam của bạn sẽ mua kem của bạn Những người bắc Teddy sẽ mua từ anh ấy và một nửa số người còn lại ở giữa sẽ đi đến xe kem gần hơn Không ai phải đi hơn 1/4 dặm và mỗi xe bán cho một nửa số người trên bãi biển Trong lý thuyết trò chơi (Game theory), đây là giải pháp tối ưu cho xã hội Nó giảm đến mức thấp nhất quãng đường tối đa khách hàng phải đi để đến một xe kem Ngày tiếp theo, khi bạn đến Teedy lại đặt xe ngay chính giữa bãi Bạn thì về lại vị trí cũ 1/4 dặm phía nam điểm giữa và có được 25% lượng khách, những người phía nam bạn Teddy vẫn có được toàn bộ khách phía bắc anh ấy nhưng bây giờ còn giành nửa 25% ở giữa hai người Ngày thứ ba của chiến tranh kem bạn đến sớm và đặt xe ngay giữa lãnh thổ phía bắc của Teddy nghĩ rằng mình sẽ giành được 75% người tắm biển phía nam làm cho ông anh họ chỉ bán được 25% số người còn lại về phái bắc Teddy đến, anh ấy đặt xe ngay cạnh bạn về phía nam lấy đi toàn bộ khách hàng phía nam và để cho bạn số ít khách về phia bắc Không chịu thua, bạn dời xe 10 bước phía nam Teddy để đoạt lại khách hàng Giờ nghỉ trưa, Teddy dời 10 bước về phía nam bạn và lần nữa. giành lại toàn bộ khách hàng về phía đầu kia của bãi Suốt ngày hôm đó cả hai xe cứ lần lượt dời về phía nam để tiếp cận phần đa số người mua cho đến khi cả hai ở ngay chính giữa bãi tựa lưng vào nhau, bán cho 50% khách phía mình Lúc này, bạn và ông anh họ đối thủ cạnh tranh đã đạt trạng thái Cân bằng Nash (Nash Equilibrium) của lý thuyết trò chơi khi mà không ai còn có thể cải thiện kết quả của họ nữa nếu chệch đi chiến lược hiện tại Chiến lược ban đầu của bạn khi mỗi người 1/4 dặm từ giữa bãi không bền vững, bởi vì nó không phải cân bằng Nash Cả hai đều không thể dời về phía người kia để bán được nhiều kem hơn nữa Khi mà cả hai đã đều ở chình giữa bãi bạn không thể dời vị trí để gần hơn những khách hàng ở xa mà không làm giảm đi những khách hàng hiện tại Tuy nhiên, bạn cũng đã đánh mất giải pháp tối ưu cho xã hội khi mà khách hàng ở hai đầu phải đi xa hơn cần thiết để tận hưởng que kem mát lạnh Giờ về những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thời trang, điện thoại di động ở trung tâm mua sắm Có lẽ sẽ tốt cho khách hàng hơn nếu chúng được rải đều trong cộng đồng nhưng điều đó là không thể trong sự cạnh tranh ráo riết từ đối thủ Thực tế, khách hàng đến từ nhiều hướng và doanh nghiệp thì tự do cạnh tranh với chiến lược marketing tạo sự khác biệt của dòng sản phẩm, hay giảm giá nhưng trong cốt lõi doanh nghiệp thường thích ở càng gần đối thủ càng tốt. Các hang động luôn có một lối mờ tối trong núi đá vôi thu hút bạn vào. Khi bước qua ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối, bạn sẽ bước vào một thế giới bí mật -- nơi của bóng tối, mùi hơi đất, sự yên tĩnh Từ xưa ở châu Âu, người cổ đại từng khám phá thế giới này Như để minh chứng, họ đã để lại những bức điêu khắc lẫn những bức vẽ kỳ bí, như bức vẽ về con người, các hình tam giác và đường ziczac ở Ojo Guareña, Spain. Giờ thì bạn đang chung đường với những danh họa thời kì đầu Và trong thế giới kì lạ này, nơi thuộc về thế giới bên kia, bạn có thể tưởng tượng rằng bạn đang nghe thấy tiếng đôi giày da bước nhẹ trên mặt đất mềm hoặc rằng bạn nhìn thấy ánh đuốc lập lòe phía trước khúc quanh Khi tôi ở trong hang, tôi thường tự hỏi điều gì khiến họ vào sâu như vậy bất chấp nguy hiểm lối đi hẹp chỉ để lưu lại dấu vết Trong clip này, đây là một nửa km, khoảng 1/3 dặm dưới mặt đất, trong một hang ở Cudon, Tây Ban Nha, chúng tôi đã tìm thấy nhiều bức vẽ màu đỏ trên trần hang phần mà trước đây chưa được thăm dò. chúng tôi phải trườn kiểu quân đội cuối cùng đến một điểm thấp nhất của trần hang nơi mà chồng tôi và Dylan, một nhíêp ảnh gia của dự án không thể nào điều chỉnh camera để quay thêm nữa. Khi anh ấy quay phim tôi, chỉ với ngọn đèn tôi lần theo dấu của bức vẽ màu đỏ và một điểm sáng của máy quay thứ chúng tôi giữ khi gặp trường hợp đặc biệt Nửa km dưới mặt đất. Thật không thể đùa Người ta đang làm gì dưới đó với một cây đuốc hay một cái đèn đá? (cười) Ý tôi là, tôi nó đúng? Nhưng mà bạn biết đấy, Đây là câu hỏi tôi đang giải đáp trong nghiên cứu của mình. Tôi nghiên cứu một số nghệ thuật cổ trên thế giới. Nó được tạo ra bởi những họa sĩ đầu tiên của châu Âu, khoảng 10,000 40,000 năm Và vấn đề là,, tôi nghiên cứu không vì nó đẹp mặc dù chúng thật sự như vậy. Nhưng điều khiến tôi thấy thú vị đó là sự phát triển của tư duy hiện đại, tiến hóa của óc sáng tạo, trí tưởngtượng, suy nghĩ trừu tượng. về ý nghĩa của loài người. Trong khi tất cả loài vật giao tiếp bằng cách này hay cách khác, chỉ loài người đưa giao tiếp lên một cấp độ khác. Tham vọng, khả năng chia sẻ, và cộng tác của chúng ta đã là một phần to lớn trong sự thành công của chúng ta. Thế giới hiện đại của chúng ta dựa trên hệ thống chia sẻ thông tin toàn cầu phần lớn là do khả năng giao tiếp của chúng ta tạo nên sử dụng đồ họa hoặc văn bản mặc dù, chúng ta vẫn đang xây dựng trên những thành tựu trí óc mà đã có trước chúng ta từ rất lâu nó dễ quên rằng những khả năng này chưa hề tồn tại. Đó là một trong những điều làm tôi hứng thú khi nghiên cứu kỹ về lịch sử của chúng ta Những người không kế thừa được gì từ thế hệ trước. Chính họ đã là những điều đó Con số đáng ngạc nhiên về các phát minh quan trọng đến từ thời xa xưa, Điều tôi muốn nói hôm nay là phát minh về giao tiếp đồ họa Có 3 dạng giao tiếp chính, Nói, cử chỉ-giống như ngôn ngữ kí hiệu, và truyền thông đồ họa Lời nói và cử chỉ là do tạo hóa Nó yêu cầu sự kết nối gần để thông tin được gửi và nhận. Và sau đó thì chúng qua đi mãi mãi. Ngược lại, giao tiếp đồ họa, tách riêng với mối quan hệ đó. Ngay từ đầu nó đã trở nên có khả năng để truyền đạt và lưu giữ thông tin vượt khỏi thời khắc không gian, thời gian. Châu Âu là một trong những nơi đầu tiên chúng tôi nhìn thấy những hình vẽ thường xuyên xuất hiện trong hang động, vỏ đá và cả ở những nơi lộ thiên. Nhưng đây không phải là châu Âu mà chúng ta biết hôm nay đây là thế giới bị thống trị bởi những khối băng cao từ 3 đến 4 km, cuốn đi các đồng cỏ và lãnh nguyên băng giá Đây là kỉ băng hà. Khoảng cuối thế kỉ trước, hơn 350 mặt đá nghệ thuật thời kỉ băng hà đã được tìm thấy qua các lục địa, được trang trí bởi hình thù động vật biểu tượng và con người từng thời kỳ, giống những hình được khắc ở Grotta dell'Addaura ,Sicily. Chúng cung cấp cho chúng ta một cái nhìn hiếm hoi về thế giới sáng tạo và tưởng tượng của những họa sĩ đầu tiên Từ những khám phá của họ, Động vật là đề tài nghiên cứu chính như ngựa đen của Cullalvera, Tây Ban Nha hay con bò rừng màu tím tuyệt vời này từ La Pasiega. Nhưng với tôi đó là những hình trừu tượng như kí hiệu hình học, điều khiến tôi nghiên cứu nghệ thuật Điều thú vị ở hầu hết các mặt đá là kí hiệu hình học chiếm nhiều hơn hình động vật và con người. Nhưng khi tôi bắt đầu trên lĩnh vực này vào năm 2007, không một danh sách nào cho biết có bao nhiêu hình vẽ và cũng không có ý nghĩa nào rõ ràng hay một bằng chứng nào cho thấy chúng đã xuất hiện cùng lúc. trước khi đi vào vấn đề, bước đầu tiên là tôi sưu tập dữ liệu các kí hiệu hình học từ các mặt đá. khó khăn là khi tài liệu về các mặt đá được cung cấp luôn có những mặt chứa nhiều hình vẽ động vật, chúng chiếm một số lượng lớn, không rõ nguồn gốc không có nhiều sự mô tả hay chi tiết Một trong số chúng đã không được biết đến hơn nửa thế kỉ. Đây là mục tiêu nghiên cứu của tôi Trong khoảng thời gian hai năm tôi và chồng tôi, Dylan đã dành ra hơn 300h dưới lòng đất, trèo, bò và trườn khoảng 52 mặt ở Pháp, Tây Ban Nha Bồ Đào Nha và Sicily Và thật sự rất xứng đáng. Chúng tôi đã tìm ra nhiều kí hiệu hình học mới trên khoảng 75% mặt đá Đây là sự chính xác mà chúng tôi đang cần nếu muốn trả lời những câu hỏi lớn kia. Hãy bắt đầu trả lời chúng. Trừ những cái không liên quan chỉ có 32 kí hiệu hình học Chỉ 32 kí hiệu trải qua 30,000 năm và rải khắp châu Âu, Đó là một con số khá nhỏ. Nếu đây là những nét chữ, sự trang trí ngẫu nhiên chúng tôi mong được thấy nhiều những biến thể, nhưng chúng lại là những kí hiệu giống nhau lặp lại cả về thời gian lẫn không gian Một vài kí hiệu rời ra trước khi thực sự biến mất trong khi những kí hiệu khác là các phát minh sau Khoảng 65% các kí hiệu này được dùng hầu như trong thời gian trước như đường kẻ, hình chữ nhật, tam giác trái xoan và hình tròn chúng ta có thể thấy trên màn hình đây từ thời cổ đại ở độ cao 10000 năm của dãy núi Pyrenees những kí hiệu nối nhau cả hàng ngàn ki lô met những kí hiệu khác chỉ giới hạn trong vài khuôn mẫu một số thì giới hạn trong vùng lẻ như ta thấy ở đây các hình tam giác bị chia ra nó chỉ được tìm thấy ở phía bắc Tây Ban Nha và một số nhà nghiên cứu đã suy đoán có thể là vài loại ký hiệu của gia đình hoặc bộ tộc Trên một mặt ghi chú, có sự giống nhau đến ngạc nhiên của nghệ thuật đá thời xưa trên tất cả các nước từ Pháp, Tây Ban Nha đến In-đô và Úc nhiều kí hiệu giống nhau xuất hiện ở những nơi bao la như thế đặc biệt trong khoảng 30,000 đến 40,000 năm, nó bắt đầu có vẻ gia tăng phát minh này đã vạch ra điểm gốc chung ở Châu Phi tôi e rằng nó là chủ đề trong tương lai trở lại với vấn đề không có nghi ngờ gì về ý nghĩa của những ký hiệu này với người tạo ra nó như những bức trạm nổi 25,000 năm của La Roque de Venasque nước Pháp này chúng ta có thể không hiểu chúng nghĩa gì nhưng người trong thời đó chắc chắn hiểu. Việc lặp lại của những ký hiệu giống nhau và tại nhiều nơi, lâu dần cho chúng ta biết rằng các họa sĩ đã tạo nên những lựa chọn có chủ ý nếu chúng ta nói đến những mẫu hình học, với những ý nghĩa đặc trưng, phù hợp với văn hóa và đã được thỏa hiệp, hơn là chúng ta nhìn nhận rất tốt về một trong những hệ thống cổ nhất của giao tiếp tạo hình trên thế giới. tôi vẫn chưa nói đến chữ viết. về mặt này thì vẫn chư có đủ các ký tự để miêu tả hết những từ ngữ có trong ngôn ngữ nói, một vật mà là điều kiện cần thiết cho toàn hệ thống chữ viết và ta không thấy các dấu hiệu lặp lại thường xuyên để đưa ra giả thuyết chúng là một mảng của bảng chữ cái. Nhưng điều chúng tôi nghiên cứu là điều chỉ xảy ra một lần. như bức pano ở La Pasiege Tây Ban Nha này được biết như là "bảng khắc" với sự đối xứng phía bên trái, những sự trình bày cách điệu của đôi bàn tay ở giữa, và trông giống hình ngoặc vuông bên phía tay phải Những hệ thống cổ nhất của giao tiếp tạo hình trên thế giới chữ nêm người Xu me, tượng hình của Ai Cập chữ in của người Trung Hoa cổ tất cả hiện ra khoảng 4 và 5 ngàn năm về trước mỗi loại tồn tại trong hệ thống cổ đầu tiên đã tạo nên các loại dấu, và các lối chữ hình vẻ, thời mà ngữ nghĩa và hình ảnh tương đồng nhau. Như một bức vẽ về con chim thì thực sự miêu tả về lòai vật. sau đó chúng ta thấy những lối chữ hình vẽ đã được cách điệu hơn, cho đến khi tất cả các ký tự đều không thể nhận ra chúng ta cũng bắt đầu nhận ra nhiều biểu tượng đã được tạo ra đễ diễn tả tất cả những từ bị bỏ sót trong ngôn ngữ như là đại từ, trạng ngữ và tính từ. Để biết tất cả những thứ đó, không chắc chắn rằng các ký hiệu hình học đến từ Châu Âu cổ đại thực sự là các chữ viết trừu tượng. Mà là, điều đó giống như cái họa sĩ cổ đang tạo ra các dấu đếm, như là những đường kẻ dọc của Riparo di Za MInic ở Sicily này, khi tạo ra các tượng trưng được cách điệu hóa những vật từ thế giới xung quanh họ. có thể là các ký hiệu của vũ khí hay nhà cửa? hoặc và các vật thể trên trời như là các chòm sao? thậm chí là các con sông, ngọn núi, rừng cây hay là cảnh đẹp, có thể là hình lông chim màu đen được bao quanh bởi những hình chuông lạ này đến từ vùng EI Castillo ở Tây Ban Nha thuật ngữ penniform có nghĩa"dáng lông vũ" trong tiếng Latin, nhưng nó thật sự là sự miêu tả về thực vật hoặc là cái cây? một số nhà nghiên cứu đã đặt ra một vài câu hỏi về những ký tự chắn chắn ở những vùng đặc trưng, nhưng tôi tin đã tới lúc để thăm dò lại toàn bộ kiểu ký tự này. Dĩ nhiên, sự châm biếm về loại đó là đã phân loại những ký hiệu đó thành những phạm trù đơn lẻ, tôi có cảm giác rằng bước tiếp theo là phân chia nó thành những mảng nhỏ như những loại khác nhau của hình tượng được nhận định và chia ra. Đừng hiểu lầm ý của tôi, Sự sáng tạo gần đây của chữ viết là một kỳ công ấn tượng trong chính điều kiện của nó. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là hệ thống chữ viết trước đây không phải đến từ chân không. Và thậm chí là 5,000 năm về trước con người đã xây dựng nhứng thứ cổ hơn thế nữa, với nguồn gốc của nó trải dài lên cả 10 ngàn năm đến những ký hiệu hình học của thời Châu Âu cổ đại và xa hơn thế đến những điểm, vực thẳm trong lịch sử chung của chúng ta, khi một người nào đó có ý nghĩ đầu tiên tạo ra dấu đồ thị và thay đổi vĩnh viễn về bản chất cách chúng ta giao tiếp. Cảm ơn. (vỗ tay) Hãy tưởng tượng một cái thang siêu nhỏ chứa vùng tiềm thức của não bộ. Thang suy luận, lần đầu tiên được đề xuất bởi giáo sư ĐH Harvard Chris Argyris, là cơ sở của mô hình này. Mỗi khi ta tương tác với người khác, trải nghiệm đó đi vào các bậc thang ở phía dưới. trong chớp mắt, leo lên các bậc thang, bước ra ở đầu bên kia. Quá trình này xảy ra hàng ngàn lần một ngày mà ta không hề biết. Hãy tập trung vào những gì xảy ra trên mỗi nấc thang. Nấc đầu tiên, ta có các dữ liệu thô, quan sát và trải nghiệm. Tương tự như việc ai đó xem cuộn phim quay lại trải nghiệm của chúng ta. Di chuyển đến nấc thang thứ hai chúng ta chắt lọc thông tin cụ thể và chi tiết từ trải nghiệm của mình. lọc nó một cách vô ý thức dựa trên sở thích và xu hướng, và nhiều khía cạnh khác mà chúng ta cho là quan trọng. Ở nấc thứ ba. Chúng ta chỉ định ý nghĩa cho các thông tin đã được sàng lọc. bắt đầu giải thích chúng. Ở nấc thứ tư, một điều rất quan trọng xảy ra. Chúng ta phát triển các giả định dựa trên ý nghĩa được tạo ra ở nấc thang trước, và bắt đầu làm mờ đi ranh giới giữa thực tế và tưởng tượng. Ở nấc thứ năm, chúng ta phát triển kết luận dựa trên giả định của mình. Đây cũng là nơi phản ứng tình cảm được tạo ra. Ở nấc thứ sáu, ta điều chỉnh niềm tin của mình về thế giới xung quanh, bao gồm 1 hay nhiều người tham gia vào trải nghiệm đó. Ở nấc thứ bảy và cũng là nấc cuối cùng, chúng ta thực hiện hành động dựa trên niềm tin đã được điều chỉnh. Các bạn vẫn theo dõi đấy chứ? Tuyệt! Hãy lấy một ví dụ thực để xem nó hoạt động như thế nào nhé. Bạn đã bao giờ bị "hớt tay trên" ở bãi đỗ xe, đèn hiệu bật lên bạn chỉ còn cách chỗ đậu quen thuộc một cái phanh cuối thì một kẻ lao đến chiếm lấy chỗ đó ngay trước mũi bạn? Hãy tưởng tượng trải nghiệm đó, mọi dữ liệu đang ở trên nấc thứ nhất. Bây giờ, hãy xem chúng ta quan tâm đến những gì ở nấc thứ hai. Ai thèm quan tâm đến việc hôm đó trời nắng và chim hót véo von cơ chứ? Biển giảm giá 50% ngoài cửa hàng yêu thích cũng là vô nghĩa. Bạn sàng lọc cảm giác nắm tay thật chặt vào vô lăng, cảm thấy huyết áp tăng, nghe tiếng phanh thắng "két", và bạn nhận thấy nét mặt tên tài xế kia khi hắn rờ tới và nhanh chóng quay đi Thời gian cho nấc thứ ba. Khi còn nhỏ, cha mẹ đã dạy cho bạn rằng cần phải xếp hàng và chờ đến lượt mình. Bạn sống chết với quy tắc đến trước, được phục vụ trước. Và giờ đây, hắn ta đánh cắp chỗ của bạn. Cái quái gì thế này? Lên đến nấc thứ tư. Nhìn vào thật gần, khi giả định chiếm lấy tâm trí và câu chuyện của bạn lại tạo ra chính nó. "Đó là một tên khốn, cha mẹ hắn không dạy hắn à? Làm thế nào mà hắn không nhìn thấy đèn tín hiệu của mình cơ chứ? Tại sao hắn lại nghĩ rằng bản thân hắn quan trọng hơn bất cứ ai?" Nhanh chóng nhảy lên nấc thứ năm, ta kết luận rằng gã này là vô tâm, ích kỉ, cần phải dạy hắn một bài học . Ta cảm thấy tức giận, thất vọng, thù hằn và có lí do để làm thế. Nấc thứ sáu, ta điều chỉnh niềm tin của mình dựa trên trải nghiệm. "Đó là lần cuối cùng! Lần sau, ai đó thử cắt ngang đầu mình xem, lốp xe sẽ bốc khói khi mình vượt mặt hắn để lao vào vị trí đó." Và cuối cùng, nấc thang cuối: chúng ta hành động. Chúng ta quay trở lại, rờ tới phía sau xe hắn, bấm kèn in ỏi và hạ cửa sổ để hét vào mặt hắn Bây giờ hãy tưởng tượng, hắn ta tạt nhanh qua, xin lỗi rối rít. Vợ hắn, đang mang đứa con đầu lòng của hai người, réo từ bên trong cửa hàng rằng cô ấy sắp sinh và cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. Ta dường như bị sốc, rối rít xin lỗi và chúc hắn may mắn khi hắn tất tả chạy đi. Chuyện gì vừa xảy ra vậy? Điều gì đã thay đổi? Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Trong bãi đậu xe làm ví dụ, niềm tin của chúng ta bị "đoản mạch" bởi các bậc thang của người khác. "Vợ tôi sắp sinh, tôi đang vội lắm, Ôi! May quá, có chỗ đậu! Thôi chết, tôi vừa cắt ngang đầu một ai đó. Mau xin lỗi thôi không họ nghĩ mình là thằng đần. Nhưng nếu chúng ta có thể làm "đoản mạch" cái thang của chính mình? Chủ động, tuỳ chọn? Đoán xem? Chúng ta có thể làm được đấy! Hãy quay lại chức năng độc đáo của ý chí con người. Lần sau, khi thấy mình phản ứng với trải nghiệm của bản thân, hãy tập trung chú ý đến bậc thang của bạn. Tự hỏi xem niềm tin nào đang lấn lướt và nó đến từ đâu. Dữ liệu và quan sát nào được sàng lọc, là kết quả của niềm tin và tại sao lại như vậy? Liệu giả định của bạn là hợp lệ và đã được kiểm chứng? Liệu giả định khác sẽ tạo ra cảm xúc khác, với kết luận và hành động tốt hơn? Chúng ta đều có chiếc thang của riêng mình Hãy lưu tâm đến chiếc thang của bạn và giúp người khác nhận ra chiếc thang của mình Thành trì quan trọng nhất trong lịch sử phương Tây lại không hẳn nằm ở phía Tây. Chúng bao bọc thành phố Istanbul hiện đại, được người La Mã, trước kia, gọi là Constantinople. Vận mệnh của Châu Âu phụ thuộc vào đó suốt hàng nghìn năm. Thành Constantinople được thiết kế để trở thành trung tâm của thế giới. Khi biên giới của Đế chế La Mã bắt đầu sụp đổ vào thế kỉ thứ 4, thủ đô được dời đến phía Đông, nơi văn hóa, thịnh vượng vẫn còn ổn định. Tại giao lộ Âu-Á, trung tâm giao thương quan trọng của thế giới cổ đại, Hoàng đế Constantine đã xây dựng thành phố của mình. Đây là thành phố của thư viện và trường đại học, to gấp 20 lần Paris hay London hiện nay, nơi lưu trữ những kiến thức cổ đại vô giá đang bị mai một dần ở Phương Tây. Để bảo vệ tuyệt tác này khỏi kẻ thù, hậu duệ của Constantine đã dựng nên hệ thống phòng thủ tốt nhất thời bấy giờ. Tuyến phòng thủ thứ nhất là một con hào rộng 20m, sâu 7m, kéo dài hơn 6km từ bờ này đến bờ kia thành phố. Các ống nước trong thành có thể bơm đầy hào ngay khi phát hiện kẻ thù và bờ thành thấp sẽ bảo vệ cung thủ bắn lửa vào kẻ thù đang lóp ngóp bơi qua. Những kẻ may mắn vượt qua sẽ tiếp tục bị tấn công từ trên bờ thành cao hơn 8m. Tên, giáo, và khủng khiếp hơn là lửa Hy Lạp một dạng bom napalm thời cổ đại bắt cháy ngay khi tiếp xúc và không thể được dập tắt bằng nước sẽ trút xuống như mưa. Các tiểu đội quân La Mã tay cầm súng phun lửa sẵn sàng thiêu cháy bất cứ kẻ nào cố trèo lên từ con hào. Có hoảng loạn nhảy ngược vào hào, chúng vẫn sẽ bị thiêu đốt dưới nước. Có lúc, quân La Mã gắn ống dẫn vào tường thành, và dùng máy bắn trút những bình chứa lửa Hy Lạp vào quân xâm lược. Tiền tuyến sẽ biến thành hỏa ngục, làm cho mặt đất trông như là đang cháy. Hy hữu, nếu thành ngoại thất thủ, kẻ thù sẽ phải đối mặt với tuyến phòng thủ cuối cùng: thành nội. Bờ thành đủ rộng để xếp 4 hàng quân và có thể nhanh chóng điều động tiếp viện đến bất cứ đâu. Attila Rợ Hung, kẻ hủy diệt nền văn minh, tự xưng là Tai họa của Chúa Trời, khi nhìn thấy tường thành đã phải quay đầu. Người Avars tấn công tường thành cho đến khi bắn sạch cả đá vẫn công cốc. Người Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách đào hầm vượt qua, nhưng móng thành quá vững chãi. Người Ả Rập cố bỏ đói thành phố để dân quy phục nhưng chính chúng lại hết lương thực trước và phải ăn thịt nhau để sống sót. Chỉ những khẩu pháo hiện đại mới có thể hạ được thành trì này. Năm 1453, người Thổ mang siêu vũ khí đến. Một khẩu pháo khủng khiếp có thể bắn cầu đá nặng gần 700kg, xa hơn 1.5km cùng với hàng trăm khẩu pháo nhỏ khác, chúng liên tục oanh tạc thành phố ngày cũng như đêm. Một phần thành cổ sụp đổ, nhưng tường thành vẫn luôn bất khuất ngay cả lúc hi sinh. Những mảnh tường vụn chịu sức ép từ đạn pháo tốt hơn cả tường thành nguyên. Phải mất một tháng rưỡi liên tục công kích mới có thể chọc thủng được. Vị hoàng đế La Mã cuối cùng, Constantine thứ 11, đã tuốt gươm xông vào lỗ thủng để cản bước quân thù, hi sinh và đi vào lịch sử. Thành phố bị chiếm và đế chế La Mã cuối cùng cũng biến mất. Nhưng những bức tường đổ đó đã để lại di sản cuối cùng. Những người sống sót bỏ trốn, mang theo những quyển sách quý giá cùng các truyền thống cổ đại. Họ đến Ý, giới thiệu ngôn ngữ và kiến thức của Hy Lạp với Châu Âu và khởi đầu thời kỳ Phục Hưng. Nhờ thành luỹ Constantinople, những gạch sỏi đã bảo vệ thành phố suốt ngần ấy thời gian mà quá khứ cổ đại được bảo tồn. (Tiếng Zombie) Bác sĩ 1: Để xem, làm thế nào mà nạn nhân bị như vậy? Bác sĩ 2: Theo ý kiến chuyên môn của tôi vết cắn lớn trên vai có thể là nguyên nhân D1: Cảm ơn. Nhưng ý của tôi là, điều gì đã gây ra hành vi bất thường của nạn nhân? D2: Chúng ta đều biết tất cả hành vi đều bắt nguồn từ não, Vì vậy, tôi nghi rằng có điều gì đó tồi tệ đã xảy ra bên trong não của chúng. D1: Cảm ơn bác sĩ một lần nữa, ĐIỀU ĐÓ LÀ TẤT NHIÊN RỒI. Hãy để tôi nói cụ thể hơn. Sự thay đổi nào đã diễn ra trong não, để có thể gây ra kiểu hành vi này? D2: Hmm. Để xem nào. Điều đầu tiên tôi chú ý là cách mà nạn nhân di chuyển. Chân cứng đờ, bước đi dài và nặng nề, rất chậm chạp và dị hợm Gần giống với những triệu chứng thường thấy ở bệnh Parkinson. Phải chăng hạch nền trong não của chúng có vấn đề? Đó là tập hợp của những vùng não kiểm soát vận động bằng chất dẫn truyền thần kinh, được gọi là dopamin. Mặc dù hầu hết mọi người nghĩ về dopamine như là một chất tạo "hạnh phúc" của não, Các nơ ron thần kinh chứa dopamine ở hạch nền yếu đi ở bệnh Parkison, đó chính là nguyên nhân. Làm cho bệnh nhân khó khăn hơn khi di chuyển D1: Cái gì? Nhìn cách lại cách đi của bệnh nhân xem. Chân cứng, bước dài, Đó không giống cách đi của bệnh nhân Parkinson. Họ bước ngắn và nhẹ nhàng, và trong tư thế hoàn toàn khác. Tôi thì thấy nó giống như tiểu não của bệnh nhân bị hư hại ấy. Tiểu não là vùng não bé xíu nằm sau gáy, giống súp lơ, nhưng đừng coi thường nó. Tuy nhỏ, nhưng nó chứa gần một nửa số nơ ron trong não đấy. Bệnh nhân nếu bị thoái hóa ở khu vực này, được gọi là bệnh thoái hóa tiểu não, thường khó khăn khi giữ thăng bằng và có triệu chứng chân đơ, bước đi khó. Tôi cá là vấn đề ở tiểu não. D2: Cũng đúng. OK. Xem như vấn đề được đã xong. Vậy bây giờ hãy bàn về cách chúng kêu gào và mất khả năng nói của chúng. D1: Tôi thấy, nó có vẻ bị mất ngôn ngữ, giống hội chứng mất ngôn ngữ vùng Broca, điều làm cho việc phát ngôn gặp khó khăn. Nó bắt nguồn từ những tổn thương tại hồi trán dưới, hoặc có thể tại não trước, hai khu vực này đều nằm phía sau thái dương và thuộc bán cầu não trái. D2: Tôi nghĩ ông chỉ đúng một nửa. Zombies không thể nói, đó là chắc chắn. Nhưng chúng cũng không thể hiểu được mọi thứ luôn. Xem này. Ê, Walker! Cha của mày có mùi như quả dâu thúi! (Cười) Thấy không? Không có phản ứng. Hoặc nó không phải fan của Monty Python hoặc nó không hiểu được tôi Tôi cho rằng điều này giống như một điểm tại vùng diễn đạt ngôn ngữ Wernicke bị hư, tổn thương có thể xảy ra tại ngã ba giữa hai thùy não, thùy đỉnh và thùy thái dương thường là ở bán cầu não trái. Khu vực này được kết nối với khu vực Broca, mà ông đã đề cập, bằng một bó sợi thần kinh được gọi là bó vòng cung. Tôi giả thuyết rằng cái bó sợi kết nối này đã hoàn toàn bị xóa sổ trong não zombie. Nó giống như việc lấy đi con đường "siêu cao tốc" nối hai thành phố. Một thành phố sản xuất ra sản phẩm, và cái còn lại xuất khẩu sản phẩm đó đến toàn thế giới. Không có con đường cao tốc đó, thì việc phân phối sản phẩm sẽ chấm dứt. D1: Nói chung là chẳng có tác dụng gì khi cố lí giải với zombie, vì chúng không thể hiểu ông, tôi sẽ nói chuyện lại sau vậy. D2: (Cười) Tôi nghĩ ông có thể thử, nhưng tôi sẽ ở lại mặt bên này tấm kính. Vào ngày 17 tháng 3 năm 73 sau Công nguyên, chúng ta đang du ngoạn thành Rome cổ đại để tham dự lễ Liberalia, lễ hội hàng năm nhằm kỷ niệm nền độc lập của cư dân Rome. Chúng ta đang thấy cậu bé 17 tuổi tên là Lucius Popidus Secundus. Cậu không xuất thân từ một gia đình nghèo, nhưng cậu sống trong khu vực được biết đến với tên Subura, một khu dành cho người nghèo ở Rome, nằm gần trung tâm thành phố. Những người thuê nhà ở chung cư này bị nhồi nhét vào, những nơi mà chứa đựng những mối hiểm họa tiềm tàng. Hỏa hoạn xảy ra thường xuyên, mùi hôi của tro và khói bốc lên vào buổi sáng chẳng phải là chuyện lạ. Lucius, thức dậy vào buổi sáng, để chuẩn bị cho những công việc gia đình trong ngày. Người em trai 15 tuổi của cậu đã đến tuổi trưởng thành. Một nửa số trẻ em ở thành Rome chết trước tuổi trưởng thành, vì thế đó là điểm mốc cực kỳ quan trọng. Lucisus ngắm nhìn cậu em trai trong bộ áo dài La Mã đứng trước ngôi đền thờ với những vị thần bảo vệ khi cậu để lại chiếc huy hiệu, chiếc bùa hộ mệnh, vào bên trong ngôi đền với lời cảm tạ. Bùa hộ mệnh đã hiệu nghiệm. Nó đã bảo vệ cậu. Không giống như nhiều đứa trẻ khác, cậu đã sống sót để trở thành một chàng thanh niên. Ở tuổi 17, Lucius gần như hoàn tất toàn bộ quá trình học tập. Cậu được học cách nói năng lưu loát, thuyết trình nơi công cộng, và có thể đọc viết được cả tiếng Latinh và Hy Lạp. Cha cậu dạy cho cậu một vài điều không có trong giáo trình ở lớp học: Chạy bộ, Bơi lội, và Chiến đấu. Đến tuổi 17, Lucius có thể lựa chọn để trở thành sĩ quan quân đội và chỉ huy binh lính ở vùng biên giới của đế chế. Tuy nhiên, Lucius vẫn là một đứa trẻ. Cậu chưa được tin tưởng để được giao phó đại sự. Cha cậu sẽ đảm đương việc đó cho đến khi cậu 25 tuổi. Và cha cậu sẽ sắp xếp cho cậu một đám cưới với một cô bé nhỏ hơn cậu ... 10 tuổi. Ông đã để mắt đến gia đình có cô con gái chỉ mới ... 7 tuổi. Quay trở lại lễ hội Liberalia. Khi Lucius ra ngoài với gia đình, các cửa hiệu vẫn mở cửa chào đón khách hàng. Đường phố tràn ngập các thương gia chuyên buôn nữ trang nhỏ lẻ và khách hàng đến từ khắp mọi nơi. Những chiếc xe ngựa lớn thì không được phép vào thành phố cho đến sau 9 giờ tối nhưng phố xá vẫn đông đúc. Các ông bố cùng các bậc chú bác đưa những đứa trẻ đến Quảng trường Augustus để nhìn lại các bức tượng của những chiến binh nổi tiếng thành Rome như là Anaeus, người lãnh đạo tổ tiên của người Rome, những chiến binh Thành Troy, và Italy. Và Romulus, người sáng lập Rome. Và các vĩ nhân khác của nền Cộng hòa cách đây hơn 100 năm. Với lòng ngưỡng mộ, chúng ta có thể mường tượng cảnh tượng các bậc cha chú và các vệ thần cùng với những người con cháu giờ đây đã trưởng thành của họ gợi nhớ các câu chuyện vinh quang của thành Rome kể lại những chiến tích vĩ đại, hồi tưởng về những anh hùng trong quá khứ: về các bài học làm sao để sống tốt hơn, và cách vượt qua những bồng bột tuổi trẻ. Những cảm xúc từ quá khứ ở nơi đây, rất phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của họ. Người Rome đã tạo nên một đế chế vĩ đại vượt không gian và thời gian. Rome tồn tại và nổi danh thông qua các cuộc chiến Chiến tranh là một điều tất yếu của cuộc sống, ngay cả vào năm 73 sau CN. Đó là những chiến dịch đánh chiếm vùng Bắc nước Anh và tiến vào Scotland, tấn công phía Bắc sông Danube để tiến vào Rumani, và vùng biên giới nằm giữa Syria và Iraq ở phía Đông. Bây giờ là 8 giờ tối - là lúc để đi tắm hơi, Lucius và gia đình thẳng tiến đến đường Via Lata, một con phố rộng, dẫn đến khu vực Campus Matius, và nhà tắm rộng lớn của Agrippa. Các thành viên trong gia đình tạm biệt khách hàng và bảo các đầy tớ đợi ở ngoài, họ tiến vào phòng tắm cùng với nhóm người quen. Các phòng tắm chuyển từ tối, sang một phòng mờ hơi nước rồi đến một phòng sáng hơn. Người Rome có những cửa sổ kính cực kỳ hoàn hảo. Mọi người di chuyển từ phòng lạnh sang phòng ấm rồi đến phòng rất nóng. Hơn một tiếng đồng hồ sau, những người tắm rời đi sau khi được mát xa, xức dầu thơm, và loại bỏ mọi dơ bẩn còn sót lại bằng dụng cụ làm sạch da. Vào 9 giờ tối, 7 tiếng đồng hồ sau khi rời khỏi nhà, mọi người trở về cho để thưởng thức bữa tối kỷ niệm. Dùng bữa tối là một hoạt động thân mật, với 9 người ngồi xung quanh một cái bàn thấp. Các nô lệ cần phải luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của họ nếu người dùng bữa, thông qua cử chỉ, yêu cầu thêm thức ăn và rượu. Khi một ngày gần trôi qua, chúng ta có thể nghe thấy tiếng ồn của xe ngựa bên ngoài. Khách khứa và người làm, có một bữa ăn thiết thực nếu tệ hơn một chút - cũng là được no bụng, trước khi trở về các khu chung cư. Trở lại nhà Lucius, bữa tiệc vẫn tiếp tục cho tới nửa đêm Lucius cùng người anh em cùng cha khác mẹ có vẻ không ổn lắm Người hầu sẽ đứng bên cạnh phòng khi cả hai muốn nôn mửa Với sự nhận thức muộn màng, chúng ta có thể biết được tương lai của Lucius. Trong 20 năm tới, người con trẻ nhất của hoàng đế Vespasian, Domitian, với cương vị hoàng đế, sẽ tạo nên một triều đại khủng hoảng. Liệu Lucius có thể sống sót? (Video) Người phát ngôn: 10 giây 5, 4, 3, 2, 1. Thời gian cộng thêm cho phép Cộng 1, 2, 3, 4, 5 6, 7, 8, 9, 10. Guillaume Néry, Pháp, Trọng lượng cố định, 123 mét, 3 phút và 25 giây, nỗ lực ghi kỷ lục quốc gia. 70 mét 40 mét (Video) Trọng tài: 3 phút 14 giây Thẻ trắng! (Hoan hô) Thẻ trắng. Guillaume Néry, kỉ lục quốc gia. Guillaume Néry: Cảm ơn. Cảm ơn vì sự chào đón của quý vị. Cuộc lặn mà các bạn vừa xem, đó là một cuộc hành trình. Một cuộc hành trình giữa 2 lần hít vào. Một cuộc hành trình xảy ra ở giữa 2 lần hít vào, lần hít vào cuối cùng trước khi lặn xuống nước và lần hít vào đầu tiên khi quay trở lại mặt nước. Nó là một cuộc hành trình chạm tới giới hạn của con người, một cuộc hành trình đến những điều còn chưa biết. Nhưng trên hết nó là một cuộc hành trình nội tại, nơi xảy ra rất nhiều sự thay đổi về cả sinh lý và tâm lý. Và đó là lý do tôi có mặt ở đây hôm nay, để đưa các bạn đồng hành cùng tôi trong chuyến hành trình này. Hãy bắt đầu với lần hít vào cuối cùng. [Hít vào] [Thở ra] Như các bạn thấy, lần hít vào cuối cùng rất chậm, sâu và mạnh. Tôi kết thúc bằng một kĩ thuật gọi là "cá chép" (carpe). Nó cho phép phổi tôi dự trữ thêm 1-2l khí bằng cách nén khối khí đó. Khi tôi lặn xuống, trong phổi tôi có khoảng 10 lít khí. Khi tôi bắt đầu lặn xuống, cơ chế đầu tiên tác động đến tôi là phản xạ lặn (diving reflex). Phản xạ lặn, trước tiên là nhịp tim giảm. Nhịp tim tôi từ 60-70 nhịp đập/phút giảm xuống còn 30-40 nhịp đập/phút trong vòng có vài giây, gần như là ngay lập tức. Tác động thứ hai là co mạch ngoại vi, nghĩa là bạn sẽ thấy dòng máu sẽ rời khỏi các chi, ưu tiên dồn về những cơ quan quan trọng như phổi, tim và não. Cơ chế này xảy ra bên trong tôi không kiểm soát được. Nếu các bạn ở dưới nước, kể cả đó là lần đầu tiên, thì bạn cũng sẽ trải qua những điều tương tự. Tất cả loài người đều có đặc điểm này. Và kì diệu là tất cả các loài có vú sống dưới biển cũng có đặc điểm này, ví như cá heo, cá voi, sư tử biển... Khi chúng nín thở lặn sâu xuống biển, cơ chế này cũng xảy ra, nhưng tất nhiên nó diễn ra mạnh hơn và tốt hơn hẳn so với loài người. Hãy nhìn xem, thật tuyệt vời! Ngay khi lặn xuống, thiên nhiên đã dành cho tôi một không gian để tôi tự tin bắt đầu hành trình. Khi tôi tiến sâu xuống, áp suất từ từ ép lên phổi tôi. Và do có lượng khí trong phổi mà tôi có thể nổi được, khi tôi càng lặn sâu, thì áp lực nén lên phổi càng lớn, thể tích khí trong phổi càng giảm, cơ thể tôi càng dễ chìm xuống. Đến một thời điểm, tầm 35-40 mét, tôi không cần phải đạp vịt nữa, cơ thể tôi đã đủ nặng và đặc để có thể tự chìm xuống ở độ sâu đó, và ta gọi đó là pha chìm tự do. Chìm tự do là giai đoạn tuyệt vời nhất. Đó là lí do để tôi tiếp tục theo đuổi môn lặn, bởi khi đó ta có cảm giác như bị đáy biển hút xuống và ta chẳng cần phải làm gì hết. Từ 35 mét xuống 123 mét tôi không hề phải cử động. Tôi để nước kéo mình xuống độ sâu đó, cảm giác như đang bay trong nước vậy. Nó giống như một ảo giác vậy. Cảm giác được tự do thật kì diệu. Và tôi từ từ chìm xuống đáy. Tôi vượt mức 40 mét, 50 mét. Giữa 50 và 60 mét, cơ chế sinh lý thứ 2 xảy ra. Trong phổi tôi chỉ còn thể tích khí cặn. Khí cặn là thể tích khí còn lại trong phổi khi mà trên lý thuyết phổi không thể nén được thêm nữa. Phản ứng thứ hai xảy ra là "blood shift", trong tiếng Pháp đó là "érection pulmonaire". Tôi thì thích nói "blood shift" hơn. Ta gọi là "blood shift" nhé. Vậy "blood shift" là gì? Cơ chế của nó là máu dồn về các mao mạch phổi do lực nén, do đó phổi có thể cứng lại và ngăn cho khoang ngực khỏi bị ép, để bề mặt 2 phổi không bị xẹp, khỏi dính vào nhau và sụp lại. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các động vật có vú sống dưới biển. Nhờ nó mà tôi mới tiếp tục lặn được. 60 mét, 70 mét Tôi chìm xuống càng lúc càng nhanh, bởi vì lực nén lên cơ thể tôi ngày càng tăng lên. Từ 80 mét, áp suất nước mạnh lên rất nhiều, cơ thể tôi bắt đầu cảm thấy lực nén, thật sự bắt đầu cảm nhận ngạt thở. Và trông nó thế này đây, không đẹp chút nào cả! Cơ hoành bị đẩy hết vào trong, còn lồng ngực bị ép lại. Lúc đó có một rào cản tâm lý thật sự. Ta tự nhủ cảm giác này chẳng dễ chịu cho lắm. Vậy phải làm sao đây? Nếu có phản xạ như ở trên cạn, thì bạn sẽ làm thế nào khi bị gò bó, khi cảm thấy không thoải mái? Bạn sẽ muốn kháng cự lại, đương đầu lại, chống lại nó. Ở dưới nước, chuyện không như thế. Nếu làm thế dưới nước, phổi bạn có thể bị xé rách, ho ra máu, bị phù và bạn sẽ phải nghỉ lặn trong một khoảng thời gian dài. Cho nên lúc đó, ta cần tự nhủ thiên nhiên mạnh mẽ hơn ta. Biển cả mạnh hơn tôi. Và tôi cứ để cho nước đè nén mình. Tôi chấp nhận áp suất này, và tôi thuận theo nó. Lúc đó, cơ thể tôi tiếp nhận thông điệp này, và phổi của tôi bắt đầu thả lỏng. Tôi buông bỏ hết tất cả sự kiểm soát và hoàn toàn thả lỏng cơ thể. Áp lực đang đè chặt lên tôi và điều đó không tệ chút nào tôi còn cảm thấy mình như được nằm trong kén, được an toàn. Và cuộc lặn tiếp tục. 80 mét, 85 mét, 90 mét 100 mét. 100m, một con số thật không tưởng, không tưởng trong mọi môn thể thao. Đối với những người bơi lội, các vận động viên và cả với dân lặn như chúng tôi nữa, đây là một con số mơ ước ai cũng mơ một ngày có thể đạt tới mức 100m. Đối với chúng tôi, nó còn là một con số biểu tượng nữa. Bởi các bác sĩ, các nhà sinh lý học vào thập niên 70 đã tính toán rằng 100m là giới hạn lặn của con người. Cơ thể sẽ không thể chịu đựng được ở độ sâu dưới 100 mét, và cơ thể sẽ bị nghiền nát ở độ sâu đó. Sau đó thì một người Pháp, Jacques Mayol người anh hùng trong phim "Đại dương xanh thẳm" đã vượt qua giới hạn đó. Ông đã lặn xuống mức 100 mét. Thậm chí ông còn chạm mốc 105 mét Khi đó, ông đã lặn không giới hạn. Ông giữ quả nặng để lặn xuống nhanh hơn và ngoi lên với một quả bóng khí, giống như trong phim. Ngày nay, người ta có thể lặn không giới hạn xuống sâu 200 mét. Còn tôi có thể lặn sâu đến 123m, chỉ với sức lực cơ bắp. Và có thể nói, đó là nhờ Jacques Mayol bởi ông đã dám thách thức những điều hiển nhiên, bởi ông đã gạt đi mọi niềm tin lý thuyết, mọi giới hạn tinh thần mà con người đã tự đặt ra cho mình. Ông đã chứng minh khả năng thích nghi vô tận của con người. Trở lại hành trình của tôi, tôi tiếp tục lặn. 105, 110, 115. Đáy biển ngày càng gần. 120 mét 123 mét Tôi đã chạm đến đáy. Giờ tôi muốn các bạn tham gia cùng, và đặt mình trong hoàn cảnh của tôi. Hãy nhắm mắt lại. Và hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở độ sâu 123m Mặt nước ở rất, rất xa. Bạn chỉ có một mình. Hầu như không có một tia sáng. Nước thì lạnh, lạnh như đóng băng vậy. Áp lực nước đang đè chặt lên bạn, mạnh hơn 13 lần so với lúc trên mặt nước. Và tôi biết các bạn đang nghĩ rằng "Thật là đáng sợ!" "Tôi làm cái quái gì ở đây thế?" "Đúng là dở hơi!" Nhưng không phải vậy. Đó không phải là những gì tôi đã nghĩ khi ở dưới đó. Khi ở dưới đáy biển, tôi thấy rất ổn. Tôi có được cảm giác mãn nguyện rất tuyệt vời. Có lẽ vì khi đó, tôi đã loại bỏ hoàn toàn mọi căng thẳng và thư giãn hoàn toàn. Tôi cảm thấy rất tuyệt, và hoàn toàn không hề muốn thở. Nhưng tôi cũng phải thừa nhận, cũng có điều làm tôi lo lắng. Tôi thấy mình như 1 chấm, 1 giọt nước nhỏ ở giữa lòng đại dương. Và lần nào cũng vậy, tôi lại hình dung đến hình ảnh này. The Pale Blue Dot nghĩa là Đốm xanh mờ. Nó là cái chấm xanh nhỏ mà mũi tên chỉ vào. Các bạn có đoán ra nó là gì không? Đấy chính là Trái đất. Trái đất được chụp bởi tàu vũ trụ thăm dò Voyageur từ khoảng cách 4 tỉ km. Vâng đó là mái nhà của chúng ta. Chính là chấm nhỏ giữa khoảng không bao la. Cảm giác của tôi khi lặn sâu 123 mét cũng giống vậy. Tôi thấy mình như một chấm nhỏ, một hạt bụi, bụi sao đang trôi nổi giữa vũ trụ, giữa không gian, giữa bầu trời mênh mông. Thật là một cảm giác tuyệt diệu bởi vì khi nhìn lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải, trước, sau tôi chỉ nhìn thấy một màu xanh vô tận, sâu thẳm. Không một nơi nào khác trên Trái đất có thể cho bạn cảm giác đó, bạn nhìn mọi thứ xung quanh và chúng giống nhau đến đồng nhất. Thật là kì diệu. Cứ vào khoảnh khắc đó, trong tôi luôn có cùng một cảm giác. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé. Tôi thấy thật bé nhỏ khi nhìn vào bức hình này, và cả khi lặn sâu 123m. Bởi tôi chẳng là gì cả, chẳng là gì trong cả không gian và thời gian này. nhưng dù sao chăng nữa, cảm giác đó vẫn vô cùng tuyệt diệu! Tôi quyết định trở lại mặt nước, bởi nơi đó không dành cho tôi. Tôi thuộc về phía trên kia, trên cạn. Và tôi bắt đầu bơi lên. Vào thời điểm tôi bắt đầu bơi lên, có một sự thay đổi cực kì lớn. Đầu tiên là cần một nỗ lực phi thường để thoát ra khỏi đáy biển. Bởi đáy biển hút tôi trở lại rất mạnh khi tôi nỗ lực đi lên. Cho nên tôi phải đạp mạnh gấp đôi. Sau đó, một hiện tượng xảy ra với tôi: hôn mê Không biết các bạn đã từng nghe về nó chưa? Chúng tôi gọi nó là say độ sâu. Nó xảy ra với những người lặn bình khí, nhưng cũng có thể xảy ra với những người lặn tự do. Đó là do khí ni tơ hòa vào trong máu, khiến cho đầu óc chúng ta nửa tỉnh nửa mơ. Đầu óc tôi quay cuồng với rất nhiều suy nghĩ từ trái, từ phải, đến rồi đi. Bạn không thể kiểm soát được nữa, và cũng không nên thử làm thế, phải để nó xảy ra. Chúng ta không thể kiểm soát. Càng cố kiểm soát mọi thứ càng rối tung. Khó khăn thứ ba là mong muốn được thở. Tất nhiên, tôi không phải cá, tôi là người, và nhu cầu thở đã nhắc nhở tôi về sự thật đó. Khoảng ở mốc 60 - 70 mét, mong muốn đó càng trở nên thôi thúc. Và cùng với tất cả những thứ khác xảy ra lúc đó, rất dễ khiến bạn mất kiểm soát hoàn toàn và trở nên hoản loạn. Lúc đó bạn sẽ nghĩ "Ôi mặt nước ở đâu? Tôi muốn lên cạn. Tôi muốn thở ngay bây giờ." Bạn không bao giờ được làm vậy. Không bao giờ được hướng lên trên, kể cả bằng mắt, hay bằng suy nghĩ. Không hướng lên đó, không bao giờ. Hãy tập trung vào hiện tại! Tôi nhìn thẳng về phía trước mình, vào sợi dây. Sợi dây sẽ dẫn tôi lên mặt nước. Và tôi tập trung vào đó, vào ngay lúc đó. Bởi nếu nghĩ về mặt nước, tôi sẽ bị hoảng loạn. Nếu tôi hoảng loạn tất cả coi như xong. Nhờ vậy mà thời gian trôi qua rất mau. Ở 30 mét, hỗ trợ cuối cùng cũng đến, tôi không còn một mình nữa. Đội hỗ trợ của tôi đã đến, những vị cứu tinh. Từ trên mặt nước, họ lặn xuống mức 30 mét. Họ hộ tống tôi những mét cuối, bởi đó là chặng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và mỗi lần thấy họ, tôi đều tự nhủ rằng: "Tất cả là nhờ vào các bạn." Nhờ có họ tôi mới ở đây. Đó là nhờ có đội của tôi. Đây là lần thứ 2 tôi thấy mình nhỏ bé. Không có họ, đội lặn của tôi, không có những người xung quanh tôi thì hành trình xuống đáy đại dương là không thể. Chuyến hành trình trên hết là do nỗ lực tập thể. Nên tôi rất hạnh phúc khi được cùng họ hoàn thành chuyến đi. Nhờ có họ mà tôi mới có mặt ở đây. 20 mét, 10 mét Phổi tôi từ từ trở về thể tích bình thường. Lực đẩy Ác-si-mét đưa tôi trở lại mặt nước. Khi còn 5 mét thì tôi bắt đầu thở ra, để sao cho khi vừa lên khỏi mặt nước, tôi có thể hít vào ngay lập tức. Và tôi đã ngoi lên mặt nước. Không khí lùa vào phổi tôi. Như thể tôi được hồi sinh, một sự nhẹ nhõm. Dù cuộc hành trình này có thật phi thường thì cơ thể tôi vẫn cần có oxy để được nuôi dưỡng. Đây là một cảm giác kì diệu nhưng tôi cũng phải chịu chấn thương. Tất cả cơ quan trong cơ thể bị chấn động. Hãy tưởng tượng xem, tôi từ bóng tối trở lại ánh sáng ban ngày, từ nơi sâu thẳm lặng yên đến nơi ồn ào bên trên. Về xúc giác, từ chỗ cảm nhận nước biển mượt như nhung đến chỗ cảm nhận gió tạt vào mặt. Về khứu giác Không khí đang ùa vào trong phổi tôi. và hai lá phổi của tôi thì rộng mở. Chỉ 1 phút 30 giây trước, nó còn đang bị đè nén còn bây giờ thì giãn căng. Tất cả đều đảo lộn, cũng không hẳn là xấu lắm. Cơ thể tôi cần vài giây để tỉnh lại và cảm thấy hoàn hồn. Nhưng tôi phải rất nhanh bởi các giám khảo đang ở đó để xác nhận thành tích của tôi. Tôi cần chứng minh rằng thể trạng của mình đang rất tốt. Như bạn thấy trong video, đó là thủ tục kết thúc. Sau khi vừa ngoi lên, tôi có 15 giây để tháo kẹp mũi ra, ra ký hiệu này và nói rằng: "Tôi ổn." Tức là bạn phải biết hai ngôn ngữ. (Khán giả cười) Sau những việc mà tôi vừa trải qua, thật là không có chút thiện chí gì. Sau khi thủ tục hoàn thành, tôi nhận thẻ trắng từ các giám khảo. Tất cả vỡ òa vì vui sướng. Cuối cùng tôi đã có thể tận hưởng thành quả những gì vừa diễn ra. Hành trình mà tôi vừa mô tả cho các bạn, có phần hơi khắc nhiệt so với môn lặn tự do mà bạn từng biết. May là lặn tự do còn hơn thế rất nhiều. 3 năm trước, tôi quyết định mang đến công chúng cái nhìn mới về môn lặn, bởi những gì truyền thông nói về chúng tôi chỉ toàn là cuộc thi và kỷ lục. Và môn này không chỉ có vậy. Lặn là ở dưới nước và cảm thấy thư giãn. Đây là môn thể thao đầy thẩm mỹ, nên thơ và nghệ thuật. Thế là tôi và vợ đã quyết định quay phim lại để mang đến một khía cạnh mới về lặn tự do và trên hết để truyền cảm hứng cho các bạn đến với môn này. Để tôi cho các bạn xem một số hình ảnh để kết thúc câu chuyện của mình Đây là tổng hợp những hình ảnh đẹp dưới nước. Để nói với bạn rằng nếu một ngày bạn thử nín thở, bạn sẽ nhận ra nín thở đồng nghĩa với việc giải phóng bản thân khỏi các suy nghĩ, làm nhẹ đầu óc. Vào thế kỉ 21, có một sự thật đáng buồn rằng đầu óc chúng ta bị bắt làm việc quá sức, mỗi giờ chúng ta nghĩ tới hàng vạn thứ, chúng ta không bao giờ để nó nghỉ. Và khi được lặn đầu óc sẽ được nghỉ ngơi. Nín thở dưới nước bạn sẽ có cơ hội cảm nhận cảm giác không trọng lượng, trôi nổi trong nước thả lỏng hoàn toàn cơ thể thư giãn toàn bộ. Tình cảnh trong thế kỉ 21 là đau lưng, đau gáy, đau khắp mình mảy bởi lúc nào ta cũng bị áp lực, gò bó. Hãy thả mình xuống nước, để cho mình tự trôi như ở trong không gian. Bạn thả lỏng hoàn toàn, một cảm giác tuyệt vời. Cuối cùng bạn sẽ cảm nhận được cơ thể, tâm trí và tinh thần hòa quyện. Tất cả được xoa dịu, gắn kết ngay tức khắc. Nín thở dưới nước, học lặn cũng là học cách hít thở đúng. Từ khi mới lọt lòng, đến khi trút hơi thở cuối cùng, hít thở chính là nhịp điệu của cuộc sống. Học hít thở cũng là học cách sống tốt hơn. Hãy đến biển và lặn, không cần phải lặn xuống 100 mét, chỉ cần 2-3 mét với mặt nạ và cặp chân vịt, bạn sẽ bước vào một thế giới mới, một thế giới thần tiên. Ngắm những chú cá nhỏ, những cây tảo, hệ sinh thái dưới biển. Bạn có thể bí mật quan sát chúng, lướt dưới nước, ngắm nhìn và trở về mặt nước, không để lại dấu vết nào. Quả là tuyệt vời khi được hòa mình vào thiên nhiên như vậy. Và nếu tôi được nói lời cuối cùng: Hãy nín thở và hòa mình xuống nước để thả mình trong thế giới thủy sinh, để tái kết nối. Bạn đã nghe tôi nói rất nhiều về trải nghiệm của cơ thể trải qua hàng triệu năm, kể từ khi còn là động vật thủy sinh. Ngày mà bạn quyết định hòa mình xuống nước, nín thở trong vài giây, bạn sẽ được quay về với nguồn gốc đó. Và tôi cam đoan rằng, đó là một phép màu thực sự. Tôi khuyến khích bạn làm điều đó Cảm ơn. (Vỗ tay) Hầu hết mọi người đều nghe qua về Đại cử tri đoàn trong các đợt bầu cử tổng thống. Nhưng thực chất Đại cử tri đoàn là gì? Nói đơn giản, đây là một nhóm người được chỉ định từ mỗi bang có quyền chính thức bầu ra tổng thống và phó tổng thống Mỹ. Để hiểu hơn về sự hình thành và hoạt động của quá trình này cho tới nay, chúng ta có thể nhìn vào Hiến pháp Hoa Kỳ: bài số 2, phần 1, khoản 2. Nó xác định bao nhiêu cử tri mỗi tiểu bang có quyền có. Từ năm 1964, đã có 538 cử tri trong mỗi cuộc bầu cử tổng thống. Con số 538 này đã được lựa chọn như thế nào? Số lượng cử tri bằng với số phiếu thành viên của Quốc hội. 435 đại diện, cộng với 100 thượng nghị sĩ và 3 cử tri từ đặc khu Columbia. Về cơ bản, các ứng cử viên Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng hòa đều cố gắng để gia tăng số cử tri ở mỗi bang để họ có thể vượt qua 270 lá phiếu, hoặc chỉ hơn một nửa số 538 phiếu, và thắng cử tổng thống. Vậy làm thể nào để các bang nhận được phiếu bầu cử tri? Mỗi bang được nhận một số phiếu cụ thể dựa trên dân số mỗi bang. Điều tra dân số được thực hiện mỗi 10 năm, và mỗi lần thực hiện, mỗi bang có thể được hoặc mất một vài phiếu bầu. Cho là bạn là một người bầu ở California, nơi có tới 55 phiếu bầu cử tri. Nếu ứng cử viên thắng ở California, họ có trọn 55 phiếu bầu cử tri. Nhưng nếu ứng cử viên thua cuộc, họ sẽ không nhận được phiếu nào. Đó là lý do các ứng cử viên tổng thống muốn thắng ở Texas, Florida hay New York. Nếu bạn đang gộp số phiếu bầu cử tri từ ba bang này, bạn sẽ có 96 phiếu bầu cử tri. Ngay cả khi một ứng cử viên thắng ở Bắc Dakota, Nam Dakota, Montana, Wyoming, Vermont, New Hampshire. Connecticut và West Virginia, họ chỉ có được 31 phiếu bầu cử tri từ tám bang này. Và đây là điểm khiến vấn đề này trở nên mắc mứu. Trong một dịp hiếm hoi, như năm 2000, có người giành được cuộc bầu cử dân chúng nhưng không có đủ 270 phiếu bầu cử tri. Điều này có nghĩa là người thắng có lẽ đã thu thập phiếu cử tri theo diện hẹp, thắng vừa đủ số bang với đủ số phiếu bầu cử tri, và ứng viên thua cuộc có lẽ có được nhiều phiếu bầu hơn từ các bang còn lại. Trong trường hợp này, số phiếu bầu lớn có được từ các bang khác của ứng viên thua có thể có hơn 50% số lượng phiếu bầu toàn quốc. Vì vậy, ứng cử viên thua cuộc có thể có hơn 50% số phiếu bầu bởi người bầu, nhưng không có đủ 270 phiếu bầu cử tri. Vài nhà phê bình cho rằng hệ thống này đã cho các bang nhiều cử tri một lợi thế bất công. Hãy nghĩ theo cách này. Một ứng viên có thể không thắng bất kỳ phiếu bầu nào -- một cũng không -- ở 39 bang, hay đặc khu Colombia, nhưng lại được chọn làm tổng thống vì thắng ở 11/12 bang này: California, New York, Texas, Florida, Pennsylvania, Illinois, Ohio, Michigan, New Jersey, Bắc Carolina, Georgia hoặc Virginia. Đó là lý do cả hai đảng đều tập trung vào các bang này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Đại cử tri đoàn thật ra bảo vệ bang nhỏ như Rhode Island, Vermont và New Hampshire, và thậm chí cả các bang lớn nhưng có dân số thấp. như Alaska, Wyoming và hai Dakota. Đó là vì các ứng viên không thể hoàn toàn phớt lờ các bang nhỏ, bởi trong cuộc bầu cử kín, mỗi phiếu cử tri đều quan trọng như nhau. Có những bang có lịch sử lâu đời chỉ ủng hộ cho một đảng nhất định. Đó là "các bang an toàn". Trong bốn đợt bầu cử vừa qua - năm 1996, 2000, 2004 và 2008 - Đảng Dân Chủ thường thắng ở các bang Oregon, Maryland, Michigan, Massachusetts, trong khi Đảng Cộng Hòa thắng ở các bang Mississippi, Alabama, Kansas và Idaho. Những bang hay dao động giữa các đảng được gọi là "bang dao động". Trong bốn đợt bầu cử vừa qua, Ohio và Florida là các bang dao động. hai lần bầu cho ứng viên Đảng Dân Chủ, và hai lần bầu cho ứng viên Đảng Cộng Hòa. Nghĩ thử xem. Bạn có sống ở bang an toàn không? Nếu vậy thì bang đó ủng hộ Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa? Vậy bạn có sống ở bang dao động không? Vậy còn bang láng giềng của bạn là bang an toàn hay dao động? Dân số ở bang của bạn đang tăng hay giảm? Và đừng quên, khi bạn đang xem cuộc chạy đua lá phiếu vào mỗi 4 năm với bản đồ lớn của Hoa Kỳ trên màn hình, hãy biết rằng con số kì diệu chính là 270 và bắt đầu bỏ phiếu thôi. Vũ trụ chứa đựng hàng trăm tỉ thiên hà, Mỗi thiên hà chứa đựng hàng trăm tỉ ngôi sao, và rất nhiều ngôi sao có các hành tinh quay xung quanh. Vậy làm sao tìm kiếm sự sống ở nơi rộng lớn như thế? Nó giống như là mò kim đáy biển vậy, Chúng ta sẽ muốn tập trung tìm kiếm ở các hành tinh có khả năng có sự sống cao, cái mà chúng ta gọi là "Thế giới Khả sinh" Vậy những hành tinh đó trông thế nào? Để trả lời, chúng ta không nhìn ra ngoài vũ trụ, mà là nhìn vào chính hành tinh này, Trái Đất. Bởi vì đây là hành tinh duy nhất chúng ta biết rõ là "Khả sinh". Khi ngắm nhìn Trái Đất từ vũ trụ, ta thấy 1 thế giới màu xanh đầy nước. Không phải ngẫu nhiên 3/4 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi đại dương. Vì các đặc tính vật lý và hóa học mà chỉ có nước mới có, nước cần thiết cho tất cả sự sống. Và vì thế chúng ta đặc biệt quan tâm đến những hành tinh có nhiều nước. May mắn thay, nước rất phổ biến trong vũ trụ. Nhưng sự sống cần nước dưới dạng lỏng, không phải dạng băng hoặc hơi và nước ở thể lỏng thì ít phổ biến hơn. Để một hành tinh có nước dưới dạng lỏng trên bề mặt, có 3 điều quan trọng: Thứ nhất, hành tinh đó cần phải đủ lớn để lực hấp dẫn có thể ngăn các phân tử nước không bay vào không gian. Ví dụ, sao Hỏa nhỏ hơn Trái đất, do vậy nó có lực hút nhỏ hơn, và đó là lý do mà bầu khí quyển của sao Hỏa rất mỏng, và không có đại dương nào trên bề mặt. Thứ hai, hành tinh đó cần phải có bầu khí quyển. Tại sao? Vì nếu không, hành tinh sẽ nằm trong khoảng chân không, và nước ở dạng lỏng thì không ổn định trong chân không. Ví dụ, mặt trăng không có bầu khí quyển, vì thế khi ta đổ một ít nước lên mặt trăng nó sẽ sôi lên thành khí hoặc đông cứng lại thành băng. Không có áp suất khí quyển, nước ở dạng lỏng không thể tồn tại. Thứ ba, hành tinh cần có khoảng cách phù hợp với ngôi sao của nó. Nếu quá gần, nhiệt độ trên bề mặt sẽ vượt qua nhiệt độ sôi của nước và đại dương sẽ biến thành hơi nước. Nếu quá xa, nhiệt độ bề mặt sẽ thấp hơn nhiệt đóng băng của nước làm cho các đại dương đông lại thành băng. Dù là lửa hay băng, sự sống mà chúng ta biết đến sẽ không thể tồn tại được. Hãy nghĩ về vùng khả sinh, nơi giữ nước ở thể lỏng, như vòng đai quanh ngôi sao nó, chúng ta gọi vòng đai đó là "Vùng Khả Sinh". Vì vậy, khi tìm Thế Giới Khả Sinh, ta sẽ tìm "vùng khả sinh" quanh các ngôi sao. Đó là vùng thích hợp nhất để tìm ra hành tinh giống Trái Đất. Tuy "vùng khả sinh" là nơi khá tốt để tìm kiếm các hành tinh có sự sống thì vẫn còn một vài khó khăn. Thứ nhất, 1 hành tinh chưa chắc "khả sinh" chỉ vì nó nằm trong "vùng khả sinh". Hãy xem xét sao Kim trong hệ Mặt Trời. Nếu là nhà thiên văn ngoài vũ trụ, bạn sẽ thấy Sao Kim có sự sống Đúng kích cỡ, có bầu khí quyển, và nằm trong " vùng khả sinh" của hệ mặt trời. Nhà thiên vũ trụ có thể xem Sao Kim và Trái Đất như cặp song sinh, Nhưng sao Kim không thể có sự sống, ít nhất là trên bề mặt của nó Không phải là sự sống mà chúng ta từng được biết. Nó quá nóng. Vì bầu khí quyển của Sao Kim tràn ngập CO2, một khí nhà kính quan trọng. Thực tế, bầu khí quyển của Sao Kim hầu hết là CO2. Nó dày hơn gần 100 lần so với bầu khí quyển của chúng ta, kết quả là nhiệt độ trên Sao Kim nóng tới mức có thể nung chảy chì và hành tinh này khô như sa mạc. Nên, một hành tinh đúng kích thước và khoảng cách chỉ là bước khởi đầu. Còn cần phải biết thành phần bầu khí quyển của nó nữa. Khó khăn thứ hai xuất hiện khi chúng ta xem xét Trái Đất kĩ hơn. 30 năm qua, chúng ta đã tìm ra các vi sinh vật song được ở môi trường khắc nghiệt, Chúng sống ở các vết đá nứt sâu hàng dặm dưới mặt đất, trong những vùng nước sôi dưới đáy biển, trong vùng nước a xít của các suối nước nóng, trong các hạt nước cao hàng dặm trên bầu trời. Các sinh vật chịu được điều kiện khắc nghiệt này không hiếm. Một số nhà khoa học ước tính khối lượng vi sinh vật sống sâu trong lòng đất bằng với khối lượng của tất cả các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất. Những sinh vật ngầm này không cần đại dương hay ánh mặt trời. Những điều này cho thấy các hành tinh như Trái đất có thể chỉ là bề nổi của tảng băng sinh vật học vũ trụ. Có thể sự sống vẫn đang tồn tại trong tầng nước ngầm dưới bề mặt Sao Hỏa. Vi sinh vật có thể sinh sôi trên Europa của Sao Mộc nơi đại dương nước dạng lỏng nằm dưới bề mặt băng cứng. một đại dương khác nằm dưới bề mặt vệ tinh Enceladus của Sao Thổ, là nguồn của các tia nước nóng phun vào vũ trụ, Liệu tia nước nóng này có chứa vi sinh vật? Liệu chúng ta có thể bay đến đó để tìm hiểu không? Có điều gì về sự sống mà ta chưa biết, sử dụng 1 chất lỏng khác nước chăng? Có thể chúng ta mới là sinh vật lạ sống ở nơi khắc nghiệt và không bình thường. Có thể "vùng khả sinh thật sự" quá rộng lớn, có hàng tỷ cây kim dưới đáy đại dương bao la ấy. Có thể về mặt vĩ mô, Trái Đất chỉ là 1 trong rất nhiều mô thức Thế Giới Khả Sinh. Cách duy nhất để tìm ra đó là: ra ngoài kia và khám phá. Nhà phê bình văn học Northrop Frye cho rằng: tại thuở ban sơ của nhân loại, các anh hùng văn học -- gần như là thần, Với tiến bộ của nền văn minh, họ rời khỏi đỉnh núi của các vị thần, và trở nên giống người hơn, nhiều khuyết điểm, ít hào hùng hơn. Từ những anh hùng thần thoại như Hercules, dần xuống khỏi ngọn núi phía dưới phép màu là những người hùng trần tục như Beowulf, những vị lãnh đạo vĩ đại như vua Arthur, hay đấng anh hào lừng lẫy nhưng đầy lầm lỗi như Macbeth và Othello. Và thậm chí cả những người hùng không ngờ tới như Harry Potter, Luke Skywalker hay Hiccup. Và khi tiến đến nơi tận cùng, ta đụng độ những kẻ "phản anh hùng". Trái với điều ta hay nghĩ, phản anh hùng không phải là kẻ phản diện hay chống đối. Họ thật ra là nhân vật chính trong một số tác phẩm văn học đương đại. Guy Montag trong "Fahrenheit 451", Winston Smith trong "1984", nhân vật vô tình thách thức kẻ cầm quyền - những người lạm dụng quyền lực tẩy não và thuyết phục quần chúng rằng mọi vấn nạn của xã hội đều đã bị loại trừ. Lí tưởng mà nói, khiêu khích chính quyền nên là những kẻ khôn ngoan, ngạo mạn, dũng cảm, khỏe mạnh, cùng khả năng lôi cuốn người mộ điệu. Phản anh hùng, trái lại, hoặc là rất tốt cho thấy một số tiềm năng chưa khai thác, hoặc tệ nhất là hoàn toàn bất tài. Câu chuyện về những kẻ phi anh hùng thường diễn ra như thế này. Họ vốn đơn giản chấp nhận những quan điểm phổ biến, là phần tử tiêu biểu, không thắc mắc, ngoan đạo của xã hội. Họ chật vật để tiếp tục chấp nhận, để rồi bắt đầu phản kháng, thường là tìm kiếm câu trả lời cho những băn khoăn của mình từ người khác rồi ngây ngô và khờ dại đặt câu hỏi đó với một nhân vật của chính quyền. Phản anh hùng công khai thách thức xã hội, cố gắng đấu tranh với dối trá và thủ đoạn bóc lột người dân. Từ đây, đối với họ, sự phản kháng mang nét dũng cảm, khôn ngoan và trượng nghĩa. Có thể phản anh hùng đã thực sự thành công kết liễu chính quyền độc tài, với vô vàn vận may không tưởng. Cũng có thể người đó trốn thoát để trở lại đấu tranh vào một ngày nào đó. Phổ biến hơn cả, họ bị giết, hoặc tẩy não và trở lại đời sống ngoan đạo như bao người. Chẳng có hào khí anh hùng, cá nhân quả cảm đối đầu chế độ vô đạo ở thế giới hiện đại truyền đi cảm hứng đấu tranh, hay tích lũy lực lượng và trí tuệ vượt trội quân đội của đế chế hiểm ác. Tổ tiên ta kể chuyện để xoa dịu nỗi sợ hãi bất lực bằng cách cho ta những người hùng như Hercules, đủ mạnh để khuất phục quỷ dữ mà ta lo sợ ám muội trong màn đêm bao trùm ngoài đống lửa của ta. Cuối cùng, ta nhận ra ác quỷ không ở ngoài đó, chúng trú ngụ trong chính chúng ta. Kẻ thù lớn nhất của Beowulf là cái chết, của Othello là lòng đố kị, Hiccup, sự tự ti. Trong câu chuyện về phản anh hùng vô dụng, câu chuyện về Guy Montag và Winston Smith, chứa đựng cảnh báo của tác giả đương thời về nỗi sợ nguyên thủy: Chúng ta không đủ mạnh để đánh bại lũ quái vật. Trong trường hợp này, không phải là chúng bị ngọn lửa xua đi, mà quái vật vốn chính là kẻ nhóm lửa. Cô gái chỉ đứng cách đó vài mét. Càng tiến tới gần cô, anh càng căng thẳng, ...nốt mụn bọc trên mũi lớn dần lên tới mức gần như che nửa khuôn mặt anh ta. Cô gái nhìn anh đang lảng vảng gần bên và bật cười khi thấy nốt mụn to tướng. Chàng trai rầu rĩ lánh đi với lòng nặng trĩu. Stress rõ là thứ phiền toái cho cả thanh thiếu niên và người trưởng thành. Nhưng nó xảy đến như thế nào? Hãy quay ngược lại thời điểm trước khi có nốt mụn xuất hiện, trước cả khi Justin nhìn thấy cô nàng mà anh ta thầm thương trộm nhớ. Vốn trễ giờ đến trường, Justin đến lớp vừa đúng lúc giáo viên tuyên bố "kiểm tra 15 phút". Anh đã không chuẩn bị bài tập vào đêm hôm trước và bây giờ còn thấy bị bất ngờ hơn.. ...hơn cả các người lính bị mai phục trong chiến tranh thế giới II mà anh sắp phải trình bày. Cơn hoảng loạn lan khắp toàn thân và khiến bàn tay anh mướt mồ hôi, làm đầu óc anh lùng bùng và tim đập dữ dội. Trong lúc mơ hồ, anh ù té chạy ra khỏi lớp thì đụng ngay cô gái mình thầm thương bấy lâu nay khiến anh càng thêm căng thẳng. Căng thẳng là một phản ứng sinh học thông thường trước một hiểm họa tiềm tàng. Ở người tiền sử, căng thẳng có thể khiến họ đấu tranh sinh tồn hoặc chạy trốn nếu như đụng độ một con hổ răng kiếm đói khát. Các hóa chất đặc biệt được gọi là hóc môn stress chảy khắp cơ thể bạn, cho bạn thêm oxy và năng lượng để chạy trốn nguy hiểm... hoặc để đối mặt nó và đấu tranh và cũng vì vậy mới có cách nói "đấu tranh hoặc là chạy trốn". Tuy nhiên nếu bạn không đấu tranh hoặc chạy trốn, bạn sẽ gặp rắc rối. Khi chúng ta làm bài kiểm tra cuối kì, chờ đợi trong đám kẹt xe hoặc suy ngẫm về ô nhiễm, chúng ta tạo ra căng thẳng trong người mình. Tất cả bắt đầu từ bộ não. Tuyến dưới đồi trong bộ não với chức năng tổng kiểm soát các hóc môn của bạn tiết ra một loại hóc môn có tên gọi là hóc môn giải phóng corticotropin (Hóc môn hướng vỏ thượng thận). Từ đó nó kích thích của tuyến yên, một tuyến có kích thước bằng hạt đậu nằm ở đáy não.. ... tiết ra hóc môn adrenocoticotropic có tác động đến tuyến thượng thận để kích thích tuyến này tiết cortisol, một hóc môn chính sinh ra do căng thẳng. Các hóa chất tự nhiên này rất hữu ích khi bạn cần chạy trốn thật nhanh, hoặc cần thức hiện các pha hành động như siêu nhân, nhưng khi bạn chỉ ngồi nghỉ, các hóc môn sinh ra từ căng thẳng này tích tụ trong cơ thể và tác động đến toàn bộ sức khỏe của bạn. Hóc môn gây căng thẳng làm tăng sưng viêm trong cơ thể chèn ép lên hệ miễn dịch khiến bạn dễ mắc phải các vi khuẩn gây mụn và nó làm tăng lượng dầu tiết trên da. Đó chính là môi trường hoàn hảo để mụn hình thành. Cortisol là hóc môn chính sinh ra do căng thẳng có trong quá trình hình thành nên tế bào da. Nó tiết ra chất béo đầy dầu từ các tuyến gọi là tuyến tiết chất nhờn Tuy nhiên khi có quá nhiều chất béo nhiều dầu, gọi là bã nhờn thì chúng có thể bịt các lỗ chân lông vốn đã bị sưng tấy lại và giữ các vi khuẩn gây mụn đáng ghét bên trong, môi trường nơi chúng có thể sống và phát triển. Thêm vào đó là một ít chất peptide gây viêm do hệ thần kinh tiết ra... ... khi bạn lo lắng sẽ kéo theo sự hình thành của các nốt mụn nghiêm trọng. Tệ hơn nữa là Justin là một chàng trai cũng có nghĩa là anh có nhiều chất testoteron hơn các cô gái. Testoteron là một loại hóc môn khác cũng làm da tiết nhiều dầu hơn. Bởi vậy làn da dầu nguyên bản của anh cộng thêm với tình trạng tăng tiết dầu và viêm tấy do căng thẳng, tạo thành môi trường hoàn hảo cho các vi khuẩn phát triển mạnh thêm lên thành nốt mụn mủ lớn. Vậy Justin đã có thể làm gì để tránh bị mụn? Ta không thể tránh được những tình huống gây căng thẳng. Nhưng ta có thể cố găng thay đổi phản ứng của bản thân để chung quy lại ta sẽ không bị căng thẳng. Nếu anh tự tin khi tiến lại gần cô gái, cô gây hẳn đã không chú ý đến nốt mụn hoặc anh cũng đã không bị nổi mụn như thế rồi. Đối thoại làm cho một câu chuyện trở nên nhiều màu sắc, làm cho nó thú vị và phát triển nó. Romeo: O, điều gì khiến tôi không thể nào thoả mãn? Juliet: Vậy những thoả mãn nào mà ngài đã có tối nay? Romeo: Đó là ta trao nhau lời thề chung thuỷ trong tình yêu Nếu không có đối thoại: (tiếng dế kêu) Thế nên, điều gì cần thiết để viết đoạn đối thoại một cách hiệu quả ? Vâng, có những kỹ năng xã hội: kết bạn, giải quyết xung đột, cư xử dễ chịu và lịch sự. Chúng tôi sẽ không sử dụng bất kỳ kỹ năng nào nói trên ngày hôm nay. Thay vào đó, chúng tôi sẽ làm việc trên Hãy gọi chúng "kỹ năng anti-xã hội." Nếu bạn là một nhà văn, bạn có thể đã có một vài trong số này. Đầu tiên là nghe trộm. Nếu bạn ở trên một chiếc xe buýt và nghe một cuộc đối thoại thú vị, bạn có thể viết xuống. Tất nhiên, khi viết tiểu thuyết, bạn không mô tả những con người thực, bạn tạo nên những nhân vật. Nhưng đôi khi những từ bạn chợt nghe có thể cho bạn ý tưởng. "Tôi đã không làm thế," một người nói. "Tôi đã trông thấy anh," người khác trả lời. Ai có thể thốt ra những từ đó? Có lẽ đó là hai đứa trẻ trong lớp học, và cậu bé nghĩ rằng cô bé đã đẩy mình. Có lẽ đó là một cặp vợ chồng, nhưng một trong số họ là ma cà rồng, và ma cà rồng nữ đã trông thấy người đàn ông tán tỉnh một zombie. Hoặc có lẽ không phải thế. Có lẽ các nhân vật là một thiếu niên và mẹ của em, và họ phải là người ăn chay, nhưng người mẹ đã trông thấy cậu bé xơi một cái burger. Vì vậy, hãy nói rằng bạn đã quyết định một số nhân vật. Đây là kỹ năng anti-xã hội số 2 bắt đầu giả vờ rằng họ là người thật. Họ trông như thế nào? Họ đến từ đâu? Họ nghe loại nhạc gì? Dành một số thời gian với họ. Nếu bạn đang ở trên xe buýt, suy nghĩ về những gì họ có thể làm nếu ở đó. Họ sẽ nói chuyện trên điện thoại, nghe nhạc, vẽ tranh hay ngủ gật? Những gì chúng ta nói phụ thuộc vào việc chúng ta là ai. Một người lớn tuổi có thể nói khác so với một người trẻ tuổi. Một người nào đó từ miền Nam có thể nói khác so với người miền Bắc. Một khi bạn hiểu nhân vật của mình, bạn có thể tìm ra cách họ nói chuyện. Ở giai đoạn này, sẽ là hữu ích để sử dụng kỹ năng anti-xã hội thứ ba: tự nói thầm với chính mình Khi bạn nói lời của nhân vật, bạn có thể nghe xem liệu nó có tự nhiên không, và sửa chữa chúng nếu cần thiết. Hãy nhớ rằng, hầu hết mọi người thường khá thoải mái khi nói chuyện. Họ sử dụng ngôn ngữ đơn giản và ngắn gọn. "Đừng cố gắng nói dối tôi" nghe tự nhiên hơn là "Đừng thử việc nói dối với tôi." Cũng nên cố gắng viết ngắn gọn . Người ta có xu hướng nói chuyện ngắn gọn, chứ không phải là những phát biểu dài dòng. Và hãy để cho các cuộc đối thoại diễn ra tự nhiên. Hãy tự hỏi: Liệu tôi có thực sự cần phó từ đó? Ví dụ, "'tiền của bạn hay cuộc sống của bạn,' cô ta nói đầy đe doạ Ở đây, "đầy đe doạ" là dư thừa, vì vậy bạn có thể lược bỏ nó. Nhưng nếu các từ và các hành động không khớp với nhau, một trạng từ có thể giúp ích. "'Tiền của bạn hoặc cuộc sống của bạn,' cô ấy nói một cách trìu mến. Vì vậy, để tóm lại: Trước tiên, nghe lén. Tiếp theo, giả vờ nhân vật tưởng tượng là có thật. Cuối cùng, thì thầm với chính mình, và viết tất cả xuống. Bạn đã có tất cả mọi thứ mình cần. Đây là đối thoại hư cấu, hay "Làm thế nào để lắng nghe tiếng nói trong đầu của mình." Bảng tuần hoàn có thể được nhận ra ngay lập tức. Nó không phải chỉ xuất hiện trong mỗi phòng thí nghiệm hóa học trên toàn thế giới, mà còn được tìm thấy trên áo thun, cốc cà phê, và rèm phòng tắm. Nhưng bảng tuần hoàn không phải là một biểu tượng hợp thời trang. Đó là một tấm bảng lớn của một con người thiên tài, cùng với Taj Mahal, Mona Lisa và bánh sandwich kem và tác giả của bảng, Dmitri Mendeleev, là một nhà khoa học tài ba nổi tiếng. Nhưng tại sao? Điều gì tuyệt vời đến vậy về ông ta và tác phẩm của mình? Có phải vì ông đã thực hiện một danh sách toàn diện của các nguyên tố đã biết? Nah, bạn không kiếm được một vị trí trong khoa học Valhalla khi chỉ lập nên một danh sách. Bên cạnh đó, Mendeleev không phải người đầu tiên làm điều đó. Hay vì Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố với tính chất tương tự nhau thành hàng/ cột? Không hẳn, điều đó cũng đã được thực hiện rồi. Vậy, cái tài của Mendeleev là gì? Hãy cùng xem một trong các phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn khoảng năm 1870. Ở đây chúng ta thấy các nguyên tố được biểu thị bởi hai chữ cái đầu tiên xếp trong một bảng các yếu tố. Kiểm tra cột thứ ba, hàng thứ năm. Có một dấu gạch ngang ở đó. Dấu gạch khiêm tốn đó đã gợi lên ý tưởng thiên tài của Mendeleev. Dấu gạch ngang đó là khoa học. Bằng cách đặt dấu gạch ngang ở đó, Dmitri đã tuyên bố mạnh mẽ rằng Ông nói - và tôi đang lặp lại đây-- Chúng ta chưa phát hiện ra các nguyên tố này. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ cho nó một cái tên. Nó cách nhôm một bước, vì vậy ta hãy gọi nó là eka-nhôm, "eka" là tiếng Phạn cho một. Chưa ai tìm thấy eka-nhôm cả, vì vậy ta không biết bất cứ điều gì về nó, đúng không? Sai! Dựa trên vị trí của nó, tôi có thể cho bạn biết tất cả về nó. Trước hết, một nguyên tử eka-nhôm có nguyên tử lượng của 68, nặng hơn một nguyên tử hiđrô 68 lần. Khi eka-nhôm bị cô lập, bạn sẽ thấy nó là một kim loại rắn ở nhiệt độ phòng. Nó có ánh kim, nó dẫn nhiệt thực sự tốt, nó có thể được tán phẳng thành tấm, kéo dài thành dây, nhưng điểm nóng chảy của nó thấp. Như thế, thấp một cách kì lạ. Oh, và một cm khối của nó sẽ cân nặng 6 gam. Mendeleev có thể dự đoán tất cả những điều này chỉ đơn giản nhìn từ vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. và sự hiểu biết của ông về tính chất của các nguyên tố xung quanh nó. Một vài năm sau dự đoán này, một chàng trai người Pháp tên là Paul Émile Lecoq de Boisbaudran đã phát hiện ra một nguyên tố mới trong quặng mẫu và đặt tên nó là Gali, dựa theo tên Gaul, một cái tên lịch sử của nước Pháp. Gali cách nhôm một bước trên bảng tuần hoàn. Nó là eka-nhôm. Vậy dự đoán của Mendeleev có đúng không? Khối lượng nguyên tử của gali là 69.72. Một cm khối của nó nặng 5,9 gram. nó là một kim loại rắn ở nhiệt độ phòng, nhưng nó nóng chảy ở 30 độ Celsius, 85 độ Fahrenheit. Nó tan chảy trong miệng của bạn và trong tay của bạn. Mendeleev không chỉ dự đoán về Gali, ông cũng dự đoán các nguyên tố khác chưa biết vào lúc đó: scandi, gecmani, rheni. Nguyên tố mà ông gọi là eka-mangan bây giờ được gọi là tecneti. Tecneti rất hiếm nên nó không thể được cô lập cho đến khi nó được tổng hợp trong một máy gia tốc vào năm 1937, gần 70 năm sau khi Dmitri dự đoán về sự tồn tại của nó, 30 năm sau khi ông qua đời. Dmitri mất mà không có giải thưởng Nobel 1907, nhưng ông đã nhận được một vinh dự đặc quyền hơn thế. Năm 1955, nhà khoa học tại UC Berkeley chế tạo thành công 17 nguyên tử của một nguyên tố vốn chưa được khám phá trước đây Nguyên tố này lấp đầy một chỗ trống trong bảng tuần hoàn tại ô số 101, và được chính thức đặt tên là Mendelevi vào năm 1963. Đã có hơn 800 người đoạt giải Nobel, nhưng chỉ có 15 nguyên tố đặt theo tên họ. Vì vậy lần tới khi bạn dùng bảng tuần hoàn, dù đó là trên tường của lớp đại học hoặc một cốc cà phê giá 5 đô la, Dmitri Mendeleev, kiến trúc sư của bảng tuần hoàn, sẽ nhìn lại bạn đấy. Chris Anderson: Có lẽ ta nên bắt đầu với việc kể chúng tôi nghe về đất nước ông. Nó là ba chấm ở kia trên địa cầu. Ba chấm đó khá lớn. Tôi nghĩ mỗi chấm tương đương với diện tích California. Hãy kể chúng tôi nghe về Kiribati. Anote Tong: Ừm, hãy để tôi bắt đầu bằng nói rằng tôi biết ơn sâu sắc thế nào vì cơ hội được chia sẻ câu chuyện của tôi với những người thực sự quan tâm. Tôi nghĩ tôi đã chia sẻ câu chuyện của tôi với rất nhiều người không quá quan tâm. Nhưng Kiribati bao gồm ba nhóm đảo: Quần đảo Gilbert ở phía Tây, chúng tôi có Quần đảo Phoenix ở giữa, và Quần đảo Line ở phía Đông. Và thẳng thắn mà nói, Kiribati có lẽ là quốc gia duy nhất mà thực sự ở bốn góc của thế giới, bới vì chúng tôi ở Bắc Bán Cầu, ở Nam Bán Cầu, và cũng ở phía đông và phía tây của Đường Đổi Ngày Quốc Tế. Những đảo này được tạo nên toàn bộ bởi những rạn san hô vòng, và trung bình thì ở trên khoảng hai mét so với mực nước biển. Và đây là cái chúng tôi có. Thường thì không rộng quá hai ki-lô-mét. Và vì thế, trong rất nhiều trường hợp, tôi được mọi người hỏi, "Ông biết đấy, các ông đang phải chịu đựng, tại sao không lùi vào trong?" Họ không hiểu. Họ không có bất cứ khái niệm nào về cái gì bao hàm trong đó. Với nước biển dâng, họ nói rằng, "Ừm, các ông có thể lùi sâu vào đất liền." Và đây là điều tôi nói với họ. Nếu chúng tôi lùi lại, chúng tôi sẽ ngã ở phía bên kia đại dương. Được chưa? Nhưng đây là những kiểu vấn đề mà mọi người không hiểu. CA: Vậy chắc hẳn đây chỉ là một hình ảnh của sự mong manh ở đó. Lúc nào tự bản thân ông đã nhận ra rằng sẽ có thể có mối nguy sắp xảy đến với đất nước ông? AT: Ừm, câu chuyện của biến đổi khí hậu là một vấn đề đã diễn ra qua khá nhiều thập kỉ. Và khi tôi bắt đầu làm việc tại văn phòng hồi năm 2003, tôi bắt đầu nói về biến đổi khí hậu ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hợp Quốc, nhưng không với quá nhiều nhiệt huyết, bởi vì khi đó vẫn có sự bất đồng này giữa những nhà khoa học rằng nó do con người gây ra, hay nó có thật hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc tranh luận đó đã tương đối kết thúc hồi năm 2007 với Bản Báo Cáo Đánh Giá Lần Thứ Tư của IPCC, đưa ra lời tuyên bố vô điều kiện rằng nó có thực, nó do con người gây ra. và nó dự đoán một số kịch bản vô cùng nghiêm trọng cho các quốc gia như của tôi. Và đó là khi tôi trở nên nghiêm túc hơn rất nhiều. Trong quá khứ, tôi nói về nó. Chúng tôi lo lắng. Nhưng khi kịch bản, những dự đoán được đưa ra vào năm 2007, nó trở thành một vấn đề thực sự với chúng tôi. CA: Giờ thì, những dự đoán, theo tôi nghĩ, rằng đến năm 2100, mực nước biển được dự đoán sẽ dâng có lẽ ba feet. Có những kịch bản mà ở đó nó cao hơn mức đó, chắc chắn, nhưng ông sẽ nói gì với người hoài nghi nói, "Ba feet là thế nào? Chúng ta ở trung bình sáu feet trên mực nước biển. Vấn đề là gì?" AT: Ừm, tôi nghĩ nó phải được hiểu rằng một sự tăng mực nước biển gần rìa sẽ có nghĩa là mất rất nhiều đất liền, bởi vì rất nhiều phần đất liền là thấp. Và ngoài điều đó ra, hiện nay chúng tôi đang gặp những cơn sóng cồn. Nên nó không phải là về dâng lên hai feet. Tôi nghĩ điều rất nhiều người không hiểu là họ nghĩ biến đổi khí hậu là thứ gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Ừm, chúng tôi đang ở điểm tận cùng của quang phổ. Nó đã xảy đến với chúng tôi rồi. Chúng tôi có những cộng đồng những người đã bị sơ tán. Họ phải chuyển đi, và trong mỗi phiên họp quốc hội, tôi nhận những lời phàn nàn từ nhiều cộng đồng khác nhau yêu cầu về sự hỗ trợ để xây dựng đê biển, để xem chúng tôi có thể làm gì cho các vùng nước ngọt nổi vì nó đang bị hủy hoại, và vì thế trong những chuyến đi của tôi tới những đảo khác nhau, tôi thấy chứng cứ của những cộng đồng mà giờ đang phải đối phó với sự mất mát của vụ thu hoạch, sự ô nhiễm vùng nổi nước sạch, và tôi thấy những cộng đồng đó, có lẽ rời đi, phải sơ tán, trong vòng năm đến mười năm. CA: Và sau đó, tôi nghĩ đất nước ông đã phải trải qua gió xoáy tụ đầu tiên của nó, điều này liên quan tới nhau, phải không? Điều gì đã xảy ra ở đây? AT: Ừm, chúng tôi nằm trên xích đạo, và tôi chắc chắn rất nhiều bạn hiểu rằng khi bạn nằm trên đường xích đạo, nó đáng lẽ ở vùng lặng gió. Chúng tôi đáng lẽ không trải qua bão xoáy tụ. Chúng ta tạo ra chúng, và rồi ta gửi chúng đi theo hướng hoặc bắc hoặc nam. (Tiếng cười) Nhưng chúng đáng lẽ không quay lại. Nhưng lần đầu tiên, vào đầu năm nay, cơn Bão xoáy tụ Pam, phá hủy Vanuatu, và trong quá trình, những rìa của nó thực sự đã chạm vào những hòn đảo xa nhất về phía nam của chúng tôi, và toàn bộ Tuvalu chìm dưới nước khi Bão Pam đổ bộ. Nhưng đối với hai đảo xa nhất về phía Nam của chúng tôi, sóng đã đánh đến nửa hòn đảo, và vậy điều này chưa từng xảy ra trước đây. Đây là một trải nghiệm mới. Và tôi vừa mới trở về từ khu vực bầu cử của riêng tôi, và tôi đã trông thấy những cái cây tuyệt đẹp này mà đã ở đó hàng thập kỉ, chúng đã bị hủy hoại hoàn toàn. Vậy đây là điều đã xảy ra, nhưng khi ta nói về mực nước biển dâng, ta nghĩ nó là thứ gì đó xảy ra từ từ, nó đến cùng những cơn gió, nó đến cùng những cơn sóng cồn, và vì vậy chúng có thể bị phóng đại, nhưng điều chúng tôi đang bắt đầu chứng kiến là sự thay đổi trong mô hình thời tiết thứ mà có lẽ là thử thách cấp thiết hơn mà có lẽ chúng tôi sẽ phải đối mặt sớm hơn mức nước biển dâng. CA: Vậy đất nước hiện giờ đã đang chứng kiến những tác động. Khi ông nhìn về phía trước, ý kiến của ông là gì với tư cách là một quốc gia, một dân tộc? AT: Ừm, tôi đã kể câu chuyện này mọi năm. Tôi nghĩ tôi ghé thăm một số của -- tôi đã đến nhiều nơi trên thế giới để cố gắng và khiến mọi người hiểu Chúng tôi có một kế hoạch, chúng tôi nghĩ chúng tôi có một kế hoạch. Và trong một dịp, tôi nghĩ tôi đã trò chuyện ở Geneva và có một quý ông, người đã phỏng vấn tôi về một vấn đề như thế này, và tôi nói, "Chúng ta đang nhìn thấy những hòn đảo nổi," và anh ta nghĩ nó thật buồn cười nhưng ai đó nói, "Không, điều này không buồn cười. Những con người này đang tìm kiếm những giải pháp" Và rồi tôi đã nhìn vào những hòn đào nổi. Người Nhật có hứng thú xây dựng những hòn đảo nổi. Nhưng, là một đất nưóc, chúng tôi đã có một lời cam kết rằng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể để ở lại và tiếp tục tồn tại với tư cách là một dân tộc. Thứ mà điều đó đòi hỏi, nó sẽ là một điều gì đó khá đáng chú ý, rất, rất đáng kể. Hoặc chúng tôi sống trên những đảo nổi, hay chúng tôi phải xây dựng các đảo để tiếp tục sống xa khỏi nước khi mực nước biển dâng lên và khi những cơn bão trở nên khắc nghiệt hơn. Nhưng thậm chí khi đó, nó vẫn sẽ rất, rất khó để có được loại tài nguyên mà chúng tôi sẽ cần. CA: Và rồi sự cầu cứu duy nhất là hình thức nào đó của sự di trú ép buộc. AT: Ừm, chúng tôi cũng đang xem xét đến điều đó bởi vì trong trường hợp không gì được tiến hành tự giác từ cộng đồng toàn cầu, chúng tôi đang chuẩn bị, chúng tôi không muốn mắc kẹt như điều đang xảy ra ở châu Âu. OK? Chúng tôi không muốn di cư ồ ạt vào một thời khắc nào đó. Chúng tôi muốn có thể đưa đến cho người dân sự lựa chọn hôm nay, những người lựa chọn và muốn làm điều đó, muốn di cư. Chúng tôi không muốn thứ gì đó xảy ra khi họ bị bắt ép phải di cư mà chưa hề chuẩn bị làm điều đó. Đương nhiên, văn hóa của chúng tôi rất khác, xã hội của chúng tôi rất khác, và một khi chúng tôi di cư tới một môi trường khác, một nền văn hóa khác, sẽ có yêu cầu vô cùng nhiều những sự điều chỉnh. CA: Ừm, đã từng có sự di cư ép buộc trong quá khứ của đất nước ông, và tôi nghĩ chỉ tuần này thôi, chỉ hôm qua, hay hôm kia, ông thăm những con người này. Điều gì đã xảy ra ở đây? Câu chuyện ở đây là gì? AT: Vâng, và tôi xin thứ lỗi, tôi nghĩ một ai đó đã hỏi tại sao chúng tôi lại lẻn đi để đến thăm nơi đó. Tôi có lý do rất hợp lý, bởi chúng tôi có một cộng đồng người Kiribati sống tại phần đó của Quần đảo Solomon, nhưng đây là những người được di chuyển từ Quần Đảo Phoenix, thực ra, trong những năm 1960. Đã có hạn hán trầm trọng, và người dân không thể tiếp tục sống trên hòn đáo, và rồi họ được di chuyển tới sống ở đây, trên Quần Đảo Solomon. Và rồi ngày hôm qua đã rất thú vị khi gặp gỡ những người này. Họ không biết tôi là ai. Họ chưa từng nghe nói về tôi. Một số sau đó nhận ra tôi, nhưng tôi nghĩ họ đang rất hạnh phúc. Sau đó họ rất muốn có cơ hội chào đón tôi theo nghi thức. Nhưng tôi nghĩ điều tôi đã thấy hôm qua rất thú vị bởi vì ở đây tôi nhìn thấy người dân của chúng tôi. Tôi nói bằng ngôn ngữ của chúng tôi, và tất nhiên, họ đáp lại, họ trả lời, nhưng giọng họ, họ bắt đầu không thể nói tiếng Kiribati chuẩn xác. Tôi trông thấy họ, có một người phụ nữ với răng đỏ. Cô ấy đang nhai trầu, và đó không phải điều chúng tôi làm ở Kiribati. Chúng tôi không nhai trầu. Tôi cũng gặp một gia đình mà đã kết hôn với dân địa phương ở đây, và vậy đây là điều đang diễn ra. Khi bạn hòa nhập vào một cộng đồng khác, chắc chắn có những thay đổi Chắc chắn xuất hiện sự mất bản sắc nhất định, và đây là điều mà chúng tôi sẽ chờ đợi trong tương lai nếu và khi chúng tôi có di cư. CA: Nó chắc hẳn là một ngày đầy cảm xúc lạ thường bởi vì những câu hỏi về bản sắc này niềm vui được nhìn thấy ông và có lẽ một ý nghĩa được nhấn mạnh về điều họ đã mất. và rất truyền cảm hứng khi nghe ông nói ông sẽ đấu tranh đến cùng để cố gắng duy trì quốc gia ở một vị trí. AT: Đây là mong ước của chúng tôi. Không ai bao giờ muốn rời khỏi nhà mình, và vậy nó đang là một quyết định rất khó khăn với tôi. Là một lãnh đạo, bạn không lập những kế hoạch để rời hòn đảo của bạn, quê hương bạn, và vậy tôi đã được hỏi trong một số dịp, "Vậy ông cảm thấy thế nào?" Và tôi không cảm thấy tốt chút nào. Đó là một điều cảm xúc, và tôi đang cố gắng để sống với nó, và anh biết trong một số trường hợp, tôi bị buộc tội không cố gắng giải quyết vấn đề bởi tôi không thể giải quyết được vấn đề. Nó là điều gì đó phải được thực hiện tập thể. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu, và như tôi vẫn thường tranh luận, không may, các quốc gia, khi chúng tôi tới Liên Hợp Quốc -- tôi đang trong một cuộc họp với các nước thuộc Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương mà Úc và Niu Di-lân cũng là thành viên, và chúng tôi đã có một cuộc tranh luận Đã có một phần câu chuyện trên tin tức bởi họ tranh luận rằng để giảm thiểu khí thải, nó sẽ là điều họ không thể làm bởi nó sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp. Và vậy ở đây tôi nói, OK, tôi nghe thấy các anh, tôi hiểu điều anh đang nói nhưng cũng hãy cố gắng để hiểu điều tôi đang nói bởi nếu anh không giảm thiểu lượng khí thải của anh, thì sự tồn tại của chúng tôi vô cùng bấp bênh. Và vậy nó là một vấn đề để bạn cân nhắc, những vấn đề đạo đức này. Nó là về công nghiệp đối chọi với sự tồn tại của một dân tộc CA: Ông biết đấy, tôi hỏi ông hôm qua điều gì làm ông tức giận, và ông nói, "Tôi không tức giận." Nhưng rồi ông ngừng lại. Tôi nghĩ điều này làm ông giận dữ. AT: Tôi sẽ nói anh nghe tuyên bố trước đó của tôi ở Liên Hợp Quốc. Tôi đã rất giận dữ, rất nản và rồi thất vọng. Có một cảm giác của sự vô ích rằng chúng tôi đang đấu một trận chiến mà không có chút hy vọng giành chiến thắng. Tôi phải thay đổi cách tiếp cận của mình. Tôi phải trở nên có lý hơn vì tôi nghĩ mọi người sẽ lắng nghe một ai đó có lý, nhưng tôi giữ lý trí một cách căn bản, cho dù nó là gì đi nữa. (Tiếng cười) CA: Giờ thì, phần cốt lõi của bản sắc quốc gia ông là nghề đánh cá. Tôi nghĩ ông nói gần như tất cả mọi người đều liên quan đến nghề cá theo phương diện nào đó. AT: Ừm, chúng tôi ăn cá mỗi ngày, mỗi ngày, và tôi nghĩ không nghi ngờ gì rằng tỉ lệ tiêu thụ cá của chúng tôi có lẽ là cao nhất trên thế giới. Chúng tôi không có nhiều động vật nuôi trang trại, vậy nên chính cá là thứ chúng tôi dựa vào. CA: Vậy các ông phụ thuộc vào cá, cả về mức độ địa phương và đối với những thu nhập mà đất nước thu được từ ngành thương mại đánh cá ngừ toàn cầu, mặc dù vậy, một vài năm trước các ông đã có một bước tiến rất căn bản Ông có thể nói với chúng tôi về điều đó? Tôi nghĩ điều gì đó đã xảy ra ngay tại đây trong Quần Đảo Phoenix. AT: Để tôi cho anh biết một số kiến thức nền tảng về ý nghĩa của cá với chúng tôi. Chúng tôi có một trong những khu đánh cá ngừ lớn nhất còn lại trên thế giới. Ở Thái Bình Dương, tôi nghĩ chúng tôi sở hữu khoảng 60% của những khu đánh bắt cá ngừ còn tồn tại, và nó vẫn tương đối khỏe mạnh cho một số loài, nhưng không phải tất cả. Và Kiribati là một trong ba chủ sở hữu tài nguyên chính, những chủ sở hữu tài nguyên cá ngừ. Và hiện tại, chúng tôi đang có được tầm khoảng 80 đến 90% thu nhập của mình từ các phí truy cập, phí giấy phép. CA: Của doanh thu quốc gia ông. AT: Doanh thu quốc gia, thứ mà định hướng mọi việc ta làm trong các chính phủ, các bệnh viện, trường học và những thứ có bạn. Nhưng chúng tôi đã quyết định chấm dứt điều này, và nó là một quyết định vô vùng khó khăn. Tôi có thể đảm bảo với anh, về mặt chính trị, với tính chất cục bộ, điều đó không dễ dàng, nhưng tôi đã bị thuyết phục rằng chúng tôi phải làm điều này để đảm bảo nghề cá tiếp tục bền vững. Đã có một số dấu hiệu rằng một số loài, đặc biệt là cá ngừ mắt-to, gặp mối nguy nghiêm trọng. Loài cá ngừ vây-vàng cũng đã bị đánh bắt nặng nề. Cá ngừ vằn vẫn khỏe mạnh. Và vậy chúng tôi phải làm điều gì đó như vậy, và đó là lý do vì sao tôi làm vậy. Một lý do khác vì sao tôi làm vậy là bởi tôi đã không ngừng hỏi cộng đồng toàn cầu rằng để ứng phó với biến đổi khí hậu, để đấu tranh với biến đổi khí hậu, sẽ phải có hy sinh, sẽ phải có sự cam kết. Vậy trong việc yêu cầu cộng đồng toàn cầu phải hy sinh, tôi nghĩ bản thân chúng tôi cần thực hiện sự hy sinh đó. và vậy chúng tôi đã hy sinh. Và việc ngừng đánh bắt cá phục vụ thương mại trong khu vực được bảo vệ thuộc quần đảo Phoenix sẽ đồng nghĩa với sự mất đi doanh thu. Chúng tôi vẫn đang cố gắng định giá sự mất mát đó sẽ là bao nhiêu vì chúng tôi thực sự đã đóng cửa nó vào đầu năm nay, và vậy chúng tôi sẽ theo dõi đến cuối năm nay có nghĩa là thế nào xét về mặt doanh thu mất đi. CA: Vậy có rất nhiều thứ tương trợ vào việc này. Mặt khác, nó có thể sẽ đem lại những vùng đánh bắt cá khỏe mạnh hơn. Ý tôi là, ông có khả năng nâng giá lên đến mức bao nhiêu mức chi phí mà ông đặt ra cho những khu vực còn lại? AT: Những cuộc đàm phán đã rất khó khăn nhưng chúng tôi đã xoay sở để nâng giá một ngày đánh bắt cá của tàu. Với mỗi một tàu cá đến đánh bắt cá trong một ngày. chúng tôi đã nâng phí từ -- trước đây là 6000 và 8000 đô-la, hiện nay là đến 10,000, 12,000 đô-la một ngày tàu cá. Và vậy đã có mức tăng đáng kể đó. Nhưng cùng lúc đó, điều quan trọng cần chú ý là, trong khi trong quá khứ những thuyền đánh cá này có thể đánh bắt cá trong một ngày và có lẽ bắt được 10 tấn, giờ đánh bắt được có lẽ 100 tấn, vì họ đã trở nên thật năng suất. Và vậy chúng tôi phải phản hồi tương tự. Chúng tôi phải rất, rất cẩn thận vì công nghệ đã rất phát triển. Đã từng có thời điểm khi hạm đội Brazil chuyển từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Họ đã không thể. Họ đã bắt đầu thử nghiệm nếu họ có thể, chính họ. Nhưng giờ họ có nhiều cách làm việc đó, và họ đã trở nên rất năng suất. CA: Ông có thể cho chúng tôi biết một chút những cuộc đàm phán này như thế nào không? Vì ông đang gặp khó khăn với những công ty mà có hàng trăm của hàng triệu đô-la đang bị đe dọa, về bản chất. Ông duy trì tình trạng như thế nào? Có lời khuyên nào ông có thể đem đến cho những nhà lãnh đạo khác đang đối phó với cùng những công ty như vậy về làm thế nào để giành được quyền lợi nhiều nhất cho đất nước ông, giành được nhiều nhất cho bầy cá? Lời khuyên nào ông sẽ đưa ra? AT: Ừm, tôi nghĩ chúng ta tập trung quá thường xuyên vào việc cấp giấy phép để có được tỉ suất sinh lợi, vì thứ chúng tôi có được từ phí cấp giấy phép là khoảng 10% giá trị phí xếp-dỡ hàng hóa của cuộc đánh bắt phía bên cạnh cầu tàu, chứ không trong các cửa hàng bán lẻ. Và chúng tôi chỉ có được khoảng 10%. Điều chúng tôi đang cố gắng thực hiện qua nhiều năm thực chất là tăng sự tham gia của chúng tôi trong công nghiệp, trong vụ thu hoạch, trong quá trình xử lý, và cuối cùng, hy vọng rằng, tiếp thị. Chúng không dễ dàng thâm nhập được. nhưng chúng tôi đang hoạt động để dần đạt được mục tiêu đó, và vâng, câu trả lời sẽ là làm nâng cao. Để tăng tỉ suất sinh lợi của chúng tôi, chúng tôi phải tham gia nhiều hơn. Và vậy chúng tôi đã bắt đầu làm điều đó, và chúng tôi phải tái cấu trúc ngành công nghiệp. Chúng tôi phải nói với những người này rằng thế giới đã thay đổi. Giờ chúng tôi muốn tự mình sản xuất cá. CA: Và trong lúc đó, đối với ngư dân địa phương ở đất nước ông họ vẫn có thể đánh bắt cá, nhưng sự kinh doanh là thế nào với họ? Nó sẽ trở nên khó hơn? Vùng hải phận bị khai thác cạn kiệt? Hay nó đang được vận hành trên một nền tảng bền bỉ? AT: Đối với nghề cá thủ công, chúng tôi không tham gia vào hoạt động đánh bắt cá phục vụ thương mại ngoại trừ việc duy nhất là cung cấp thị trường nội địa. Nghề cá hồi thực sự là phục vụ toàn bộ cho thị trường ngoại địa, chủ yếu tại đây ở Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản. Vậy tôi là một ngư dân, rất đúng nghĩa, và tôi từng có khả năng bắt cá ngừ vây-vàng Giờ thì rất, rất hiếm khi có thể bắt được cá vây-vàng vì chúng đang bị thu hoạch với con số hàng trăm tấn bởi dân chài dùng lưới kéo. CA: Vậy đây là hai cô bé rất xinh đẹp từ đất nước ông. Ý tôi là, khi ông nghĩ tới tương lai của chúng, thông điệp nào ông sẽ gửi tới chúng và thông điệp nào ông sẽ gửi tới thế giới? AT: Ừm, tôi đã không ngừng nới với cả thế giới rằng chúng ta thực sự phải làm điều gì đó về điều đang xáy ra với khí hậu vì với chúng tôi, tất cả là vì tương lai của những đứa trẻ này. Tôi có 12 đứa cháu, ít nhất. Tôi nghĩ tôi có 12, vợ tôi biết. (Tiếng cười) Và tôi nghĩ tôi có tám đứa con. Mỗi ngày tôi nhìn những đứa cháu của tôi, chúng khoảng bằng tuổi với những cô bé này, và tôi có tự hỏi, và tôi đôi khi giận dữ, vâng, tôi có giận dữ. tôi tự hỏi là điều gì sẽ xảy đến với chúng. Và vậy nó là về chúng rằng chúng tôi nên nói với tất cả mọi người, rằng nó không phải là về mục tiêu quốc gia của riêng họ, bởi vì biến đổi khí hậụ, thật đáng tiếc, thật không may, được nhiều nước coi như một vấn đề quốc gia. Nó không như vậy. Và đây là lời tranh luận tôi thường có gần đây với các đối tác của mình, những người Úc và Niu Di-lân, bởi họ nói, "Chúng tôi không thể cắt giảm thêm được nữa." Đây là điều một trong những nhà lãnh đạo, nhà lãnh đạo Úc, đã nói, chúng tôi đã làm xong phần phận sự của mình, chúng tôi sẽ giảm đi. Tôi nói, Vậy còn những phần còn lại? Vì sao các anh lại không giữ nó? Nếu các anh có thể giữ phần khí thải còn lại trong ranh giới của mình, trong biên giới của mình, chúng tôi sẽ không có câu hỏi nào. Các anh có thể tiếp tục bao nhiêu các anh muốn Nhưng đáng tiếc, các anh đang gửi chúng qua chúng tôi, và nó đang ảnh hưởng đến tương lai những đứa trẻ ở đất nước tôi. Và vậy chắc chắn tôi nghĩ nó là cốt lõi vấn đề của biến đổi khí hậu ngày nay. Chúng tôi sẽ họp mặt ở Paris cuối năm nay, nhưng cho tới khi chúng ta có thể nghĩ đến nó như là một hiện tượng toàn cầu, bởi chúng ta đã tạo ra nó, bởi cá nhân, hay với tư cách quốc gia, nhưng nó ảnh hưởng tất cả những người khác, và ấy vậy mà, chúng ta từ chối làm điều gì đó về vấn đề này, và chúng ta ứng phó với nó như là một vấn đề quốc gia. mà không phải như vậy -- nó là một vấn đề toàn cầu, và nó phải được ứng phó một cách tập thể. CA: Mọi người rất tệ trong việc phản hồi với đồ thị và những con số, và chúng ta không muốn suy nghĩ về nó. Bằng cách nào đó, với con người, ta đôi khi tốt hơn chút ít trong việc phản hồi với điều đó. Và có vẻ như rất khả thi rằng quốc gia của ông, mặc dù vậy, thực sự vì các vấn đề căng thẳng các ông đối mặt. các ông có thể chưa là đèn báo động với thế giới mà chiếu sáng rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất. Tôi chỉ muốn nói cảm ơn ông, tôi chắc chắn rằng, thay mặt cho tất cả chúng tôi, vì sự lãnh đạo phi thường của ông và vì đã xuất hiện tại đây Ngài Chủ Tịch nước, cảm ơn ngài rất nhiều. AT: Cảm ơn anh. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng một thách đố. Tôi muốn các bạn tưởng tượng về hai cảnh này càng chi tiết càng tốt. Cảnh một: "Họ tiếp đón chúng tôi một cách nồng nhiệt" Vậy ai là người đang tiếp đón nồng nhiệt? Lúc đó họ mặc quần áo gì? Họ đang uống gì? OK, cảnh hai: "Họ chào đón chúng tôi một cách nồng hậu." Cách thức những người này đứng như thế nào? Trên mặt họ có những biểu hiện gì? Họ đang mặc gì và uống gì? Hãy cố định hình ảnh này trong đầu rồi đặt bút viết một hai câu để miêu tả họ. Lát nữa ta sẽ quay lại chuyện này sau. Giờ chuyển sang câu chuyện của chúng ta. Vào năm 400 sau công nguyên, người Celt ở Anh bị người La Mã cai trị. Điêù này cũng có lợi cho người Celt: người La mã bảo vệ họ chống lại những bộ lạc Saxon man rợ ở vùng Bắc Âu. Nhưng sau đó Đế quốc La Mã bắt đầu sụp đổ, quân La Mã liền rút lui khỏi nước Anh. Sau khi quân La Mã đi khỏi, các bộ tộc German Angle, Saxon, Jute và Frisian ngay lập tức dong thuyền sang tiêu diệt người Celt và thành lập các vương quốc ở bán đảo Anh. Các bộ lạc này sống ở Anh trong nhiều thế kỷ, nên ngôn ngữ German của họ, là Anglo Saxon, trở thành ngôn ngữ phổ biến, mà ngày nay chúng ta gọi là tiếng Anh cổ. Mặc dù dân nói tiếng Anh hiện đại cho rằng tiếng Anh cổ nghe khác hẳn, nhưng nếu nhìn và nghe kỹ, bạn sẽ nhận ra nhiều từ khá quen thuộc. Ví dụ, đây là Kinh Lạy Cha được viết bằng tiếng Anh cổ. Mới nhìn, trông có vẻ lạ lẫm, nhưng hiện đại hóa chính tả lên bạn sẽ nhận ra các từ tiếng Anh phổ biến. Nhiều thế kỷ trôi qua với việc người Anh nói tiếng Anh cổ một cách vui vẻ nhưng tới thế kỷ thứ 8, dân Viking bắt đầu sang xâm lấn nhiều lần, và tiếp tục cho đến khi ra đời hiệp ước chia tách hòn đảo này thành hai nửa. Bên này là người Saxons. Bên kia là người Đan Mạch nói một ngôn ngữ gọi là Na Uy cổ, Khi người Saxons phải lòng với hàng xóm Đan Mạch dễ thương rồi hôn nhân làm xóa mờ ranh giới, tiếng Na Uy cổ bị trộn lẫn với tiếng Anh cổ, và nhiều từ Na Uy cổ như freckle leg root skin, và want vẫn còn đang được sử dụng. 300 năm sau, tức là năm 1066 người Norman lại gây chiến tranh ở quần đảo Anh. Họ chính là người Viking đã định cư ở Pháp. Trước đó họ đã từ bỏ ngôn ngữ và văn hóa Viking vì ưa thích phong cách Pháp, nhưng vẫn còn chiến đấu kiểu Viking. Họ đưa ông vua người Norman lên ngai vàng nước Anh và trong ba thập kỷ, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ của hoàng gia Anh. Xã hội nước Anh lúc này phân chia thành hai giai cấp: tầng lớp quý tộc nói tiếng Pháp và tầng lớp nông dân nói tiếng Anh cổ. Người Pháp cũng mang theo nhiều giáo sĩ Thiên Chúa Giáo La Mã các vị này lại mang thêm vào chữ Latin. Tiếng Anh cổ thích nghi và phát triển khi có hàng ngàn chữ được du nhập vào, có nhiều chữ liên quan đến chính phủ, luật pháp và giai cấp quý tộc. Các chữ như council marriage sovereign, govern, damage, và parliament. Khi ngôn ngữ phát triển, người Anh nhanh chóng nhận ra rằng nếu họ muốn tỏ vẻ sành điệu: họ phải sử dụng từ ngữ có gốc tiếng Pháp hoặc Latin. Từ ngữ Anglo Saxon có vẻ quá mộc mạc y hệt như tính cách của người nông dân Anglo Saxon. Hãy quay lại hai câu bạn suy nghĩ lúc nãy. Khi bạn hình dung chữ 'hearty welcome', có phải bạn nhìn thấy cảnh khá thô lỗ là các người thân ôm nhau và nói lớn tiếng? Có phải họ đang uống bia? Có phải họ đang mặc áo sơ mi lumberjack và quần jean? Còn 'cordial reception' thì sao? Tôi cá là bạn nghĩ đến một nhóm người đẳng cấp và tao nhã hơn nhiều. Mặc áo vét ngoài và váy, Dùng rượu vang và trứng cá. Tại sao lại như vậy? Tại sao các cụm từ được xem là đồng nghĩa trong từ điển lại có thể gợi lên những hình ảnh và cảm xúc khác nhau đến vậy? Chữ 'hearty' và 'welcome' đều là từ ngữ Saxon. 'Cordial' và 'reception' lại có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Hàm ý về quý tộc và quyền lực đã có sẵn trong các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Hàm ý về những người nông dân, những người thực sự, những người tử tế, đã có sẵn trong từ ngữ Saxon. Cho dù trước đây bạn chưa được nghe câu chuyện này, ký ức về nó vẫn đọng lại ở các cảm xúc gợi lên từ những từ ngữ bạn nói. Ở một mức độ nào đó, đó là câu chuyện bạn đã biết rồi bởi vì cho dù chúng ta nhận ra một cách có ý thức hay chỉ dựa trên tiềm thức, lịch sử của chúng ta vẫn còn sống động trong các từ ngữ chúng ta sử dụng. Mỗi chúng ta đều bắt đầu sự sống từ một tế bào. Và tế bào đó phân chia thành hai tế bào, và thành bốn, rồi thành tám. Nhiều tế bào hình thành nên các mô, nhiều mô kết hình thành cơ quan, các cơ quan hình thành nên chúng ta. Sự phân chia tế bào này biến một tế bào đơn lẻ trở thành hàng trăm nghìn tỷ tế bào, được gọi là sự sinh trưởng. Và "sinh trưởng" nghe có vẻ đơn giản, vì khi chúng ta nghĩ đến nó, chúng ta thường liên tưởng đến một người cao lên hoặc, sau này có thể là to lên. Nhưng đối với tế bào, sự sinh trưởng không hề đơn giản. Sự phân chia tế bào giống như một điệu nhảy hóa học phức tạp. Một phần do từng tế bào và một phần do tất cả các tế bào điều khiển. Và trong hàng trăm nghìn tỷ tế bào đôi lúc có điều bất ổn. Có thể do cấu trúc ADN của một tế bào đơn lẻ bị lỗi nhỏ cái mà chúng ta gọi là đột biến. Trong hầu hết các trường hợp, tế bào cảm nhận được lỗi, nó sẽ tự triệt tiêu hoặc hệ thống phát hiện ra tác nhân gây hại và sẽ loại trừ chúng. Nhưng khi đủ số lượng, các tế bào đột biến vượt qua mạng lưới an toàn, chúng điều khiển các tế bào phân chia không ngừng nghỉ, và tế bào bị lỗi ấy sẽ phân chia thành hai, rồi bốn, rồi tám... Ở mỗi giai đoạn, những chỉ dẫn sai lệch trong ADN được truyền sang các tế bào mới phân chia. Vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi tế bào bị lỗi ấy biến đổi, bạn có thể sẽ phải gặp bác sĩ vì một khối u trên ngực. Khó khăn trong việc đi vệ sinh có thể là biểu hiện bạn đang gặp vấn đề về đường ruột. Tuyến tiền liệt, hoặc bàng quang hoặc xét nghiệm máu có thể cho thấy bạn có quá nhiều bạch cầu, hoặc lượng enzym trong gan tăng cao. Bác sĩ thông báo cho bạn tin xấu đó là ung thư. Kể từ đây việc điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí của tế bào ung thư và việc nó đã phát triển đến đâu. trên cơ thể, Nếu khối u phát triển chậm và chỉ ở một chỗ bạn có thể chỉ cần đến phẫu thuật là xong. Nếu khối u phát triển nhanh hoặc đã di căn sang các mô bên cạnh, bác sĩ có thể sẽ đề nghi bạn xạ trị hoặc là phẫu thuật kèm theo xạ trị. Nếu tế bào ung thư đã lan rộng, hoặc nó hiện diện ở tất cả mọi nơi như ung thư máu, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng hóa trị, hoặc là một phương pháp kết hợp giữa hóa trị và xạ trị. Xạ trị và hầu hết các dạng hóa trị sẽ nghiền vụn ADN của tế bào hoặc phá vỡ cơ chế nhân bản của tế bào. Nhưng xạ trị hoặc hóa trị không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư tia phóng xạ tiêu diệt bất cứ thứ gì mà bạn hướng nó vào và máu trong cơ thể bạn mang các chất hóa trị đi khắp cơ thể. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu các tế bào khỏe mạnh khác cũng bị ảnh hưởng? Hãy nhìn vào một tế bào gan khỏe mạnh, một tế bào tóc khỏe mạnh, và một tế bào ung thư. Một tế bào gan khỏe mạnh chỉ phân chia khi cần thiết, tế bào tóc khỏe mạnh thì thường xuyên phân chia và tế bào ung thư thậm chí còn phân chia thường xuyên hơn và không ngừng nghỉ. Khi bạn uống thuốc hóa trị nó sẽ tiêu diệt tất cả các tế bào này. Và nhớ rằng, loại thuốc này sẽ phá vỡ quá trình phân chia của tế bào, do đó mỗi khi tế bào phân chia, chúng lại khiêu khích các cuộc tấn công từ thuốc hóa trị. Có nghĩa là tế bào càng phân chia thường xuyên khả năng thuốc tiêu diệt tế bào càng cao. Bạn còn nhớ tế bào tóc chứ? Nó phân chia thường xuyên và không đáng sợ cho lắm, và còn có những tế bào khác trong cơ thể thường xuyên phân chia như là tế bào da, tế bào ruột, tế bào máu... Tác dụng phụ không mong muốn của việc điều trị ung thư tương ứng với các loại mô trên. Rụng tóc, nổi mẩn ngứa trên da, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sút cân, đau đớn,... Cũng dễ hiểu vì đấy là những tế bào bị ảnh hưởng nặng nhất. Suy cho cùng, tất cả cũng là sự sinh trưởng. Tế bào ung thư đánh cắp cơ chế phân chia tư nhiên của tế bào và buộc chúng phải phân chia nhanh hơn phát triển một cách nhanh chóng và không ngừng nghỉ. Nhưng khi sử dụng thuốc hóa trị, chúng ta lợi dụng tính hung hăng của các tế bào ung thư và chúng ta biến điểm mạnh của tế bào ung thư thành điểm yếu của chúng Hình dung thế này: bạn và một người bạn đang xem một hài kịch thì một anh chàng khá ngáo bước vào phòng mang theo chiếc bánh cưới 4 tầng. Anh ta hụt chân, ngã xuống, và cắm mặt vào cái bánh. Bạn của bạn cười ngặt ngẽo và nói "Buồn cười quá! Thật trớ trêu!" Vậy, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cười theo và mặc kệ sự nhầm lẫn tai hại về sự trớ trêu? Hay bạn sẽ nhanh nhảu giải thích ý nghĩa thực sự của từ "trớ trêu"? Nếu bạn là tôi, bạn sẽ chọn phương án sau. Đáng tiếc là, từ "trớ trêu" thường bị hiểu sai hoàn toàn. Chúng ta vô tư dùng khái niệm này mỗi khi thấy thứ gì đó hài hước tình cờ xảy ra. Và dù có nhiều trường hợp thực sự trớ trêu đúng là hài hước, thì hài hước không phải là nhân tố cốt lõi của việc "trớ trêu". Một tình huống chỉ thực sự trớ trêu nếu điều xảy ra hoàn toàn trái ngược với cái được mong đợi. Nếu bạn mong chờ A, nhưng điều xảy ra lại là B, thì đó chính là "trớ trêu". Lấy tình huống bánh kem vừa nãy làm ví dụ. Khi ai đó cố giữ thăng bằng một thứ trong thế chênh vênh vốn một mình không thể cáng đáng, rốt cuộc vấp, ngã và làm hỏng chuyện, nó có thể hài hước, nhưng không phải "trớ trêu". Thực ra, bạn có thể đoán trước rằng một người bê bánh kem to bằng một tay có khả năng cao sẽ vấp té. Và khi anh ấy té thật, thực tế đó không quá bất ngờ. Thế nên đó không phải là "trớ trêu". Nhưng nếu đó là một gã ngổ ngáo giành huy chương vàng trong cuộc thi bê bánh kem đi bộ ở Thế Vận Hội Atlanta 1996 thì sao? Nếu anh ta là người mang bánh chuyên nghiệp? Khi đó, bạn sẽ có cơ sở để nghĩ rằng hẳn anh ta sẽ thuần thục hơn khi bê trên tay cái bánh to đến kì cục. Thế nhưng trái với kì vọng thông thường, anh ta rốt cuộc ngã nhào cùng chiếc bánh, sự "trớ trêu" sẽ xuất hiện. Một ví dụ khác. Một công dân lớn tuổi nhắn tin và viết blog. Kì vọng thông thường và hợp lí của phần lớn đàn ông và phụ nữ trưởng thành là người cao tuổi không thích hoặc chẳng biết gì về công nghệ, họ sẽ loay hoay với việc bật máy tính, hoặc gần như 100% sẽ dùng điện thoại cục gạch từ những năm 1980. Chẳng ai nghĩ rằng họ sẽ biết lên mạng, thạo công nghệ cao, hay đủ am hiểu để nhắn tin hoặc viết blog, những thứ vốn được cho là thời thượng mà "vào thời của tôi," họ không hề có. Nên khi Bà rút điện thoại thông minh để đăng những bức hình về bộ răng giả hoặc cháu của bà, sự trớ trêu hài hước nảy sinh. Thực tế diễn ra quá khác với mong đợi ban đầu. Trớ trêu chứ còn gì nữa. Việc anh chàng úp mặt vào bánh có thể không đáng mỉa mai, nhưng ngoài kia lại không thiếu những tình huống trái khoáy. Hãy ra ngoài và tìm thử những ví dụ trớ trêu đúng nghĩa nhé. Công ty của bạn vừa thông báo tuyển dụng cho một vị trí, Hồ sơ xin việc bắt đầu được nộp và những ứng viên đủ tiêu chuẩn được xác định. Quy trình lựa chọn ứng viên bắt đầu. Ví dụ, ứng viên A: Tốt nghiệp ở một trường đại học hàng đầu của Mỹ, GPA 4.0 Lý lịch đẹp, thư giới thiệu tuyệt vời, Đạt mọi tiêu chuẩn cần thiết. Ứng viên B: học tại trường công lập, đổi việc vài lần, những việc lặt vặt như thu ngân và ca sỹ ở nhà hàng. Nhưng nhớ là: Cả hai ứng viên đều đủ tiêu chuẩn tuyển dụng. Vậy tôi hỏi các bạn: Các bạn sẽ chọn ứng viên nào? Tôi cùng các đồng nghiệp đã nghĩ ra những "thuật ngữ chính thức" để miêu tả hai nhóm ứng viên khác nhau. Chúng tôi gọi nhóm A: "Chiếc thìa bạc", nhóm người luôn gặp thuận lợi, và dường như sinh ra để thành công. Và nhóm B: "Chiến binh", nhóm người luôn cố gắng vượt lên hoàn cảnh để đạt được thành tích tương tự. Bạn vừa nghe một giám đốc nhân sự miêu tả ứng viên là "Chiếc thìa bạc" và "Chiến binh". Điều này nghe không hoàn toàn đúng về lý, và hơi có vẻ phán xét. Nhưng... trước khi thu hồi chứng chỉ hành nghề nhân sự của tôi, hãy để tôi giải thích. Mỗi lý lịch kể một câu chuyện. Và qua nhiều năm, tôi đã hiểu thêm về nhóm ứng viên, những người có kinh nghiệm như một chiếc chăn chắp vá. Điều này đã khiến tôi phải dừng lại, và suy ngẫm cẩn thận trước khi loại hồ sơ của họ. Một loạt công việc lặt vặt có thể cho thấy sự thiếu nhất quán, thiếu tập trung và khó đoán trước. Hoặc, có thể là dấu hiệu cho thấy sự nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn. Chí ít, điều này khiến "Chiến binh" xứng đáng được gọi phỏng vấn. Cần làm rõ rằng, Tôi không hề có ý không ủng hộ "Chiếc thìa bạc"; Để được nhận vào và tốt nghiệp tại một trường uy tín cần rất nhiều nỗ lực và hi sinh. Nhưng nếu cả đời bạn dường như được sinh ra để thành công, làm sao bạn có thể đối mặt với khó khăn? Một ứng viên tôi từng tuyển dụng, cảm thấy vì anh tốt nghiệp tại một trường danh giá, nên có những công việc không đáng để anh ấy làm, như những công việc chân tay tạm thời, để hiểu hơn về một quy trình hoạt động. Kết quả là, anh ấy đã bỏ việc. Nhưng mặt khác, điều gì sẽ xảy ra, nếu như cả đời bạn dường như sinh ra để thất bại, và thực sự bạn lại thành công? Tôi muốn đề xuất các bạn hãy phỏng vấn "Chiến binh". Tôi hiểu nhiều về nhóm ứng viên này, vì tôi cũng là một "Chiến binh". Trước khi tôi sinh ra, Bố tôi được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng, và ông đã không thể giữ được công việc, mặc dù rất thông minh. Cuộc sống của chúng tôi lúc đó, một phần như trong phim "Cuckoo's Nest," một phần như trong "Awakenings" và một phần như trong "A Beautiful Mind". (Cười) Tôi là con thứ tư trong gia đình năm con, được nuôi dạy bởi mẹ đơn thân tại một vùng ngoại ô khắc nghiệt ở Brooklyn, New York. Chúng tôi chưa bao giờ sở hữu nhà, ô tô và máy giặt, và hầu như trong suốt tuổi thơ, chúng tôi thậm chí không có điện thoại. Vì vậy tôi đã được thôi thúc để tìm hiểu mối qua hệ giữa sự thành công trong sự nghiệp và những "Chiến binh" bởi vì cuộc sống của tôi đã dễ dàng rẽ sang một hướng hoàn toàn khác. Khi tôi gặp những nhà kinh doanh thành công và đọc hồ sơ của những nhà lãnh đạo cấp cao, tôi thấy ở họ có một số điểm tương đồng. Rất nhiều trong số họ đã trải qua tuổi thơ khó khăn, có thể là nghèo đói, bị bỏ rơi, mồ côi khi còn nhỏ, cho đến chứng rối loạn học tập, nghiện rượu và bạo hành. Suy nghĩ thông thường vẫn là, tổn thương thường dẫn đến đau khổ, và rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu những khác biệt gây ra từ sự tổn thương. Tuy nhiên nghiên cứu đã đưa ra một kết luận gây ngạc nhiên là: Thậm chí những tình cảnh tồi tệ nhất có thể đưa đến sự phát triển và thay đổi. Một hiện tượng đặc biệt và ngược với suy nghĩ thông thường được tìm ra mà các nhà khoa học gọi là "Sự phát triển hậu tổn thương". Trong một nghiên cứu về hệ quả của hoàn cảnh khó khăn tới trẻ em không may mắn, cho thấy Trong số 698 trẻ được nghiên cứu, những đứa trẻ đều đã trải qua những hoàn cảnh khó khăn cùng cực nhất, đúng 1/3 trong số đó lớn lên có cuộc sống khỏe mạnh, thành công và hiệu quả. Mặc dù phải đối mặt với bao khó khăn, họ vẫn thành công. Một phần ba trong số họ. Hãy lấy ví dụ về hồ sơ này. Anh này bị bố mẹ cho làm con nuôi. Anh ta chưa bao giờ học xong đại học. Anh ta thay đổi một vài công việc, tạm trú tại Ấn Độ một năm, và điều cuối cùng, anh ta mắc chứng rối loạn đọc. Liệu các bạn có tuyển anh ta? Tên anh ta là Steve Jobs. Một nghiên cứu về các doanh nhân thành đạt nhất thế giới, hóa ra là có một tỷ lệ đáng ngạc nhiên về số người mắc chứng rối loạn đọc. Ở Mỹ, 35% số doanh nhân được nghiên cứu mắc chứng bệnh này. Điều đáng chú ý là trong số những doanh nhân này những người đã trải qua giai đoạn phát triển hậu tổn thương, họ coi chứng rối loạn học tập như một khó khăn cần thiết để tạo ra lợi thế cho mình bởi vì họ giỏi lắng nghe hơn, và tập trung vào chi tiết nhiều hơn. Họ không nghĩ rằng họ có được ngày hôm nay mặc dù khó khăn mà hiểu rằng họ có được như ngày hôm nay là nhờ gian khổ. Họ coi những tổn thương và khó khăn đã trải qua là yếu tố quyết định họ là ai, và biết rằng nếu không có trải nghiệm đó, họ có thể đã không có được sức mạnh và sự gan góc cần thiết để thành công. Một trong những đồng nghiệp của tôi đã có cuộc sống hoàn toàn đảo lộn bởi cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc năm 1966. Lúc 13 tuổi, bố mẹ anh phải dời về nông thôn, trường học đóng cửa, và anh bị bỏ lại ở Bắc Kinh, tự lo liệu cho mình đến năm 16 tuổi, cho đến khi anh ấy tìm được việc ở một công ty may mặc. Nhưng thay vì chấp nhận số phận, anh ấy có một quyết tâm là tiếp tục theo đuổi việc học tập. 11 năm sau, khi chính trị đã thay đổi, anh ấy biết thông tin về một cuộc thi đại học rất cạnh tranh, Anh ấy có 3 tháng để học toàn bộ kiến thức của chương trình trung học cơ cở và trung học phổ thông. Và vì thế, mỗi ngày anh về nhà từ công xưởng, chợp mắt một chút, học đến 4 giờ sáng, sau đó lại đi làm. và cứ tiếp tục chu trình đó mỗi ngày, trong vòng 3 tháng. Và anh ấy đã làm được, anh ấy đã thành công. Anh ấy vô cùng kiên định theo đuổi việc học, và chưa bao giờ mất hi vọng. Bây giờ, anh đã có bằng Thạc sỹ và hai cô con gái của anh tốt nghiệp tại đại học Cornell và Harvard. "Chiến binh" có động lực vươn lên nhờ niềm tin rằng người duy nhất có thể kiểm soát hoàn toàn, chính là bản thân mình. Khi mọi thứ không như mong đợi, "Chiến binh" tự hỏi, "Tôi có thể làm gì khác để có kết quả tốt hơn?" "Chiến binh" có mục tiêu rõ ràng giúp họ ngăn được suy nghĩ đầu hàng bản thân, Giả dụ bạn đã vượt qua được nghèo đói, một ông bố tồi và vài lần trộm cắp, bạn sẽ coi, "Những thách thức trong kinh doanh ư?" (Cười) Thực sự vậy ư? Quá đơn giản. Tôi biết cách xử lý rồi. (Cười) Và điều này nhắc tôi về-- sự hài hước "Chiến binh" biết rằng: hài hước giúp bạn vượt qua thời kỳ khó khăn, và tiếng cười giúp bạn thay đổi quan điểm sống. Và cuối cùng là những mối quan hệ. Những người đã vượt khó không làm việc một mình. Ở đâu đó trong quá trình này, họ sẽ tìm những người có thể giúp họ tốt nhất, và những người được đầu tư để thành công. Có ai đó bạn có thể tin tưởng trong mọi hoàn cảnh là điều thiết yếu để vượt qua khó khăn. Tôi đã rất may mắn. Khi làm công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, tôi không có ô tô nên tôi thường đi nhờ qua hay cây cầu với một người phụ nữ, chính là trợ lý giám đốc của tôi. Bà nhìn tôi làm việc, và khuyến khích tôi tập trung vào tương lai, và không sống với quá khứ. Và trong suốt cuộc đời, tôi đã gặp rất nhiều người, họ đã cho tôi những lời nhận xét chân thành, lời khuyên và sự kèm cặp. Những người này không quan tâm rằng tôi đã từng làm ca-sỹ-bồi-bàn để kiếm tiền đi học đại học. Tôi sẽ kết thúc bài nói chuyện với một thông tin cuối cùng, rất có giá trị. Những công ty cam kết hoạt động đa dạng thường ủng hộ "Kẻ hiếu chiến" và đạt hiệu suất cao hơn đối thủ cạnh tranh. Theo DiversityInc, một nghiên cứu 50 công ty hàng đầu về sự đa dạng, chỉ số cổ phiếu của những công ty này vượt S&P 500 tới 25%. Hãy quay trở lại câu hỏi ban đầu của tôi, Bạn sẽ tuyển ứng viên nào: "Chiếc thìa bạc" hay "Chiến binh"? Tôi sẽ nói chọn ứng viên chưa được đánh giá đúng mức người có vũ khí là niềm đam mê và mục đích. Hãy tuyển "Chiến binh". Người ta thường cảm thấy đánh vần từ "doubt" thật khó khăn bởi vì chữ cái "b". Vì nó không được đọc ra, hầu hết mọi người không thể hiểu sao nó lại ở đó. Nhưng mặc dù những gì chúng ta học ở trường, phát âm không phải thứ quan trọng nhất trong việc đánh vần một từ tiếng Anh. Nghĩa và lịch sử của từ thì quan trọng hơn. Động từ doubt nghĩa là hỏi, dao động, lưỡng lự. Về danh từ, nó mang nghĩa không chắc chắn hay nhầm lẫn. Từ "doubt" trong tiếng Anh hiện nay bắt đầu từ một từ Latin, "dubitare". Nó chuyển từ tiếng Latin sang tiếng Pháp trước khi mà nó lược mất âm "buh" và chữ cái "b" Và rồi nó đến nước Anh vào thế kỉ 13. Khoảng 100 năm sau, những nhà thơ viết tiếng Anh nhưng cũng biết cả tiếng Latin, bắt đầu ghép chữ "b" vào cách đánh vần nó, dù không ai phát âm nó kiểu đó. Nhưng tại sao họ lại làm vậy? Tại sao ai đó với trí óc bình thường lại ghép âm câm vào cách đánh vần? Vâng, bởi vì họ biết tiếng Latin, các nhà thơ hiểu rằng gốc của từ "doubt" có chữ "b" trong đó. Dần dần, cho dù càng ít nhà văn biết tiếng Latin, chữ "b" vẫn được giữ bởi vì nó đánh dấu sự liên kết quan trọng, ý nghĩa với các từ liên quan khác, như là "dubious" và "indubitalbly", những từ sau đó cũng được mượn từ một gốc Latin chung, "dubitare". Hiểu những liên kết lịch sử này không chỉ giúp chúng ta đánh vần từ "doubt", mà còn để hiểu ý nghĩa của những từ tinh vi khác. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại tại đây. Nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn, chúng ta có thể thấy ngoài cái bóng của từ doubt, chữ "b" càng tiết lộ nhiều hơn. Chỉ có hai từ cơ sở trong tất cả từ tiếng Anh mà có các chữ cái "d-o-u-b": một là doubt, chữ còn lại là double. Chúng ta có thể xây dựng thêm rất nhiều từ khác từ mỗi một từ trong hai từ ở trên, như doubtful và doubtless, hay doubtlet, và redouble, và doubloon. Hóa ra nếu chúng ta nhìn vào lịch sử của chúng, chúng ta có thể thấy chúng đều lấy từ những dạng tiếng Latin chung. Nghĩa của double, hai, được phản ánh trong cách hiểu sâu xa của doubt Như, khi chúng ta 'nghi ngờ', khi chúng ta lưỡng lự, chúng ta tự phỏng đoán hai lần. Khi chúng ta nghi ngờ thứ gì đó, khi chúng ta có các câu hỏi và nhầm lẫn, chúng ta đang băn khoăn. Trong lịch sử, trước khi tiếng Anh bắt đầu mượn từ từ tiếng Pháp, nó đã có một chữ cho "nghi ngờ". Từ tiếng Anh cũ đó là "tweogan", từ có mối quan hệ với "two" này cũng đánh vần rất rõ ràng. Nên lần sau nếu bạn nghi ngờ tại sao cách đánh vần tiếng Anh lại như vậy hãy xem lại lần nữa. Thứ bạn khám phá được có thể sẽ làm bạn phải xem lại đấy. Một trong những đặc tính nổi bật của cuộc sống chính là màu sắc. Để hiểu được hiện tượng của màu sắc, hãy nghĩ ánh sáng như một làn sóng. Nhưng trước khi tìm hiểu kĩ hơn, ta hãy khái quát khái niệm những làn sóng. Tưởng tượng bạn ngồi trên chiếc thuyền giữa biển, nhìn cái nút bần nổi bập bềnh. Điều đầu tiên bạn chú ý là sự chuyển động lặp đi lặp lại của nó. Nút bần đi theo quỹ đạo lặp đi lặp lại... lên và xuống, lên và xuống. Sự lặp lại hay chu kỳ chuyển động này chính là đặc điểm của các làn sóng. Rồi bạn để ý một thứ khác... bạn sử dụng một đồng hồ bấm giờ, để đo xem nút bần mất bao lâu để đi từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất, sau đó lặp lại. Giả thiết rằng điều này mất 2 giây. Theo thuật ngữ vật lý, bạn đã đo chu kỳ của ngọn sóng mà nút bần nhấp nhô theo. Nghĩa là, mất bao lâu để làn sóng đi một đoạn dài nhất trong một lần chuyển động. Với cùng dữ liệu, ta có thể mô tả cách khác bằng tính toán tần suất làn sóng. Tần suất, đúng như tên gọi, cho bạn biết mật độ của các làn sóng. Nghĩa là, chúng chuyển động bao nhiêu lần một giây. Nếu bạn biết được mất mấy giây để làn sóng chuyển động xong, thì sẽ dễ dàng để tìm ra bao nhiêu làn sóng đi qua mỗi giây. Trong trường hợp mỗi làn sóng mất 2 giây, tần suất sẽ là 0.5 làn một giây. Thôi nói về những cái nút bần... còn về ánh sáng và màu sắc thì sao? Nếu ánh sáng là dải sóng thì hẳn nó phải có tần số, nhỉ? Ừ thì... đúng vậy đấy. Và nó cho thấy ta đã có 1 từ chỉ tần số ánh sáng mà mắt người nhận thấy được. Đó là màu sắc. Đúng vậy. Màu sắc là cách nhanh nhất để đo sự chuyển động của sóng ánh sáng. Nếu mắt ta đủ nhanh, ta có thể quan sát trực tiếp chuyển động định kì, như chúng ta đã làm với cái nút bần và biển. Nhưng tần số ánh sáng ta thấy rất cao, Nó chuyển động lên xuống khoảng 400 triệu triệu lần một giây, vì thế ta không thể thấy sóng ánh sáng. Nhưng có thể chỉ ra tần số của nó dựa vào màu sắc. Tần số ánh sáng thấp nhất ta thấy được là màu đỏ và cao nhất là màu tím. Giữa tất cả các tần số hình thành một dải màu liền nhau liên tục, đó là quang phổ. Vậy, chuyện gì xảy ra nếu bạn đặt 1 cây bút chì màu vàng lên bàn? Mặt trời phát ra ánh sáng mọi màu sắc, nên mọi ánh sáng ấy đều tác dụng lên bút chì. Nhưng ta thấy bút chì màu vàng vì nó phản chiếu màu vàng mạnh hơn các màu khác. Vậy chuyện gì đã xảy ra với ánh sáng xanh, tím và đỏ? Chúng đã bị hấp thụ và năng lực của chúng bị biến đổi thành nhiệt. Nó cũng như thế với vật thể có các màu khác. Vật xanh phản chiếu ánh sáng xanh, vật đỏ phản chiếu ánh sáng đỏ, và tương tự. Vật trắng phản chiếu ánh sáng mọi màu sắc. trong khi vật đen lại làm điều ngược lại và hấp thụ mọi tần số. Đó là lí do bạn cảm thấy khó chịu khi mặc chiếc áo Metallica ưa thích vào ngày nắng. Là con người, mỗi chúng ta xem bản thân mình là một cá thể độc lập và duy nhất, nhưng chúng ta chưa bao giờ đơn độc! Hàng triệu sinh vật nhỏ bé đang cư trú trên cơ thể chúng ta và không cơ thể nào giống nhau. Mỗi cơ thể là một môi trường khác nhau cho quần thể vi sinh vật: từ những sa mạc khô cằn trên da chúng ta, đến những thôn xóm trên môi, và các thành phố trong miệng. Thậm chí từng cái răng cũng có khu dân cư riêng biệt của nó. và ruột chính là khu đô thị sầm uất của các vi sinh vật tương hỗ. Và trên những con đường đông đúc của ruột, chúng ta thấy dòng chảy không ngừng của thức ăn, và mỗi vi sinh vật đều có việc để làm. Ví dụ, đây là vi khuẩn phân huỷ cellulose, công việc duy nhất của chúng là phân giải cellulose thành đường cellulose là một hợp chất thường thấy trong rau, Những đường đơn sau đó di chuyển đến cơ quan hô hấp, một hệ các vi khuẩn khác sẽ hấp thụ đường đơn này và dùng chúng như nhiên liệu đốt. Khi thức ăn đi qua đường tiêu hoá, nó sẽ gặp các phân tử lên men để phân giải đường thành năng lượng bằng cách biến đổi chúng thành những chất hóa học, như cồn và khí hydro, những thứ này sẽ thoát ra ngoài dưới dạng chất thải. Sâu hơn nữa trong ruột của chúng ta sự hợp dưỡng duy trì sự sinh sôi của các sản phẩm phụ từ phân tử lên men Ở mỗi bước của quá trình này, nằng lượng được giải phóng, và năng lượng được hấp thụ bởi những tế bào tiêu hoá. Thành phố mà chúng ta vừa thấy thì khác nhau ở mỗi người. Mỗi người có một quần thể vi sinh vật đường ruột đa dạng và duy nhất có thể xử lý thức ăn theo nhiều cách khác nhau Vi sinh vật đường ruột của người này có thể chỉ giải phóng được một lượng nhỏ calo so với vi sinh vật đường ruột của người khác. Điều gì quyết định về quần thể vi sinh vật đường ruột ở mỗi người? Yếu tố di truyền hoặc các tế bào vi sinh mà chúng ta gặp trong cuộc sống đều có thể làm nên hệ sinh thái vi khuẩn của mỗi ngườ. Thức ăn chúng ta ăn cũng ảnh hưởng tới việc vi sinh vật nào sống trong ruột ta. Ví dụ như thức ăn được tạo bởi những phân tử phức tạp, như táo, đòi hỏi rất nhiều vi sinh vật khác nhau làm việc để phân giải chúng. Nhưng nếu thức ăn có cấu tạo phân tử đơn giản như kẹo que, thì một số "thợ" vi sinh vật sẽ phải nghỉ việc. Những người thợ ấy sẽ rời thành phố và không bao giờ quay lại. Điều đó làm quần thể vi sinh vật không hoạt động tốt chỉ với một vài loại "thợ". Ví dụ, khi con người mắc phải các bệnh như bệnh đái tháo đường hay viêm ruột mãn tính thường có ít loại vi sinh vật trong ruột của họ. Chúng ta không thật sự hiểu được cách tốt nhất để kiểm soát môi trường vi sinh vật ở mỗi người, nhưng rất có thể là thay đổi về lối sống, như là có chế độ ăn đa dạng với thực phẩm phức tạp và từ thực vật, có thể giúp phục hồi môi trường sinh thái vi sinh vật trong ruột và trên toàn bộ cơ thể chúng ta. Vậy nên, ta không đơn độc trên chính cơ thể mình. Cơ thể ta là nhà của hàng triệu loại vi sinh vật khác nhau, và ta cần chúng không thua gì chúng cần ta. Nhờ việc nghiên cứu sâu hơn về cách các vi sinh trong cơ thể tương tác với nhau và với cơ thể chúng ta, ta sẽ khám phá cách nuôi dưỡng thế giới phức tạp và vô hình này thứ góp phần làm nên đặc tính, sức khỏe, và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bạn hẳn đã nghe nói ánh sáng là một loại sóng và màu sắc là một vật thể liên quan đến tần số của sóng ánh sáng. Sóng ánh sáng tần số cao có màu tím, sóng ánh sáng tần số thấp có màu đỏ, hoà giữa hai tần số này là màu vàng, xanh lá cây, cam và v.v... Bạn có thể gọi ý tưởng này là màu sắc thực thể màu sắc được cho là đặc tính vật chất của ánh sáng. Nó không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Trong khi điều này không sai, thì nó cũng không phải là toàn bộ câu chuyện. Ví dụ, có lẽ bạn đã thấy bức tranh này trước đó. Vùng màu đỏ và xanh lá cây chồng lên nhau là màu vàng. Khi bạn nghĩ về nó, điều này khá kỳ lạ. Vì ánh sáng là sóng, hai tần số khác nhau không tác động lẫn nhau, chúng chỉ là cùng hiện hữu như các ca sĩ hoà âm cùng nhau. trong vùng có vẻ là màu vàng này, hiện diện hai loại khác nhau của sóng ánh sáng: một có tần số đỏ, và một có tần số xanh lá cây. Không có màu vàng nào hiện hữu cả. Làm thế nào có vùng màu này, nơi mà ánh sáng đỏ và xanh lá cây hoà lẫn, trông giống màu vàng? Để hiểu điều này, bạn phải hiểu một ít về sinh học, về việc con người thấy màu sắc như thế nào. nhận thức về ánh sáng xảy ra ở một lớp các tế bào mỏng như giấy, được gọi là võng mạc, bao bọc phía sau nhãn cầu. Trong võng mạc, có hai loại tế bào phát hiện ánh sáng tế bào que và tế bào hình nón. tế bào hình que dùng để nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, và chỉ có duy nhất một loại này. Tế bào hình nón, lại là câu chuyện khác. Có ba loại tế bào hình nón tương ứng với các màu đỏ, xanh lá, và xanh dương. khi bạn thấy một màu, mỗi tế bào hình nón sẽ gửi tín hiệu riêng đến não bạn Ví dụ, giả sử ánh sáng màu vàng đó, là ánh sáng vàng thật sự, với tần số màu vàng, đang chiếu vào mắt bạn. Bạn không có tế bào hình nón đặc hiệu để phát hiện màu vàng, nhưng màu vàng là loại gần với màu xanh lá và cũng gần với màu đỏ, vì vậy cả hai tế bào hình nón đỏ và xanh lá, đều được kích hoạt, và mỗi tế bào đều gửi tín hiệu đến não bạn. Có cách khác để kích hoạt ngay tế bào hình nón đỏ và xanh lá cây: nếu cả hai tia sáng đỏ và xanh lá hiện diện cùng lúc. Vấn đề là, não bạn nhận cùng tín hiệu, cho dù bạn thấy ánh sáng có tần số vàng hay ánh sáng trộn lẫn tần số sắc xanh lá và đỏ. Đó là lý do vì sao, với ánh sáng, đỏ cộng với xanh lá ra màu vàng. Tại sao bạn không thể phát hiện màu sắc khi trời tối? Các tế bào hình que trong võng mạc chịu trách nhiệm trong điều kiện ánh sáng yếu. Bạn chỉ có một loại tế bào hình que, vì vậy có một kiểu tín hiệu gửi đến não bạn: sáng hay không sáng. Vì chỉ có một loại phát hiện ánh sáng nên không có khả năng nhìn thấy màu sắc. Có nhiều màu thực thể khác nhau, nhưng chúng ta chỉ có ba loại tế bào hình nón, não có thể bị đánh lừa để nghĩ là nó thấy màu nào đó bằng cách thêm vào sự kết hợp đúng chỉ của ba màu: đỏ, xanh lá, và xanh dương. Đặc điểm thị lực của con người thực sự hữu ích trong thế giới thực. Ví dụ, sản xuất TV. thay vì phải thiết lập nhiều màu trong TV để mô phỏng thế giới thực, các nhà sản xuất TV chỉ phải đặt ba màu: đỏ, xanh lá, và xanh dương, mà thực là may mắn cho họ. Giờ... chúng ta hãy quay ngược thời gian. Trở về năm 1974. Có một phòng trưng bày ở đâu đó trên thế giới và một cô gái trẻ ở độ tuổi 23 đang đứng ở giữa không gian đó. Trước mặt cô có một cái bàn. Trên bàn có 76 đồ vật tạo niềm vui và nỗi đau. Một vài trong số đó là một cốc nước, một cái áo khoác, một chiếc giày và một bông hồng. Nhưng cũng có một con dao, lưỡi dao cạo, cây búa và một khẩu súng lục với một viên đạn. Ở đó có hướng dẫn: "Tôi là một đồ vật. Bạn có thể dùng những thứ khác trên bàn để tác động lên tôi. Tôi sẽ chịu hết, kể cả cái chết. Và thời gian là 6 tiếng." Lúc đầu, mọi thứ rất dễ dàng. Người ta đưa tôi ly nước để uống, rồi tặng tôi bông hồng. Nhưng chẳng mấy chốc, một người đàn ông dùng kéo cắt quần áo tôi ra, rồi dùng gai của hoa hồng đâm vào bụng tôi. Ai đó còn lấy lưỡi dao cắt cổ tôi và uống máu hiện tại vết sẹo vẫn còn. Phụ nữ bảo đàn ông phải làm gì. Và đàn ông không cưỡng hiếp tôi chỉ vì ở đó là nơi công cộng và họ đang đi cùng vợ mình. Họ bê tôi lên, đặt lên bàn, và đặt con dao giữa hai chân tôi. Còn ai đó cầm khẩu súng có đạn và dí vào đầu tôi. Người khác giật khẩu súng và họ bắt đầu đánh nhau. Sau 6 tiếng, tôi bắt đầu đi về phía mọi người. Trông tôi như một mớ hỗn độn. Tôi bán khỏa thân, người đầy máu và trên mặt đầy nước mắt. Mọi người chạy trốn, họ cứ chạy thôi. Họ không thể đối mặt với tôi như một con người bình thường. Và sau đó, chuyện là tôi trở về khách sạn vào lúc 2 giờ sáng và khi nhìn vào gương tôi phát hiện mình có một sợi tóc bạc. Được rồi xin mọi người hãy bỏ bịt mắt ra. Chào mừng tới thế giới biểu diễn. Đầu tiên, hãy để tôi giải thích trình diễn là gì. Nhiều nghệ sĩ sẽ có cách giải thích khác nhau nhưng lời giải thích của tôi rất đơn giản Biểu diễn là một công trình thể chất và tinh thần mà người nghệ sĩ tạo dựng trong một khoảng thời gian nhất định trước mặt khán giả và có một màn đối thoại đầy năng lượng. Khán giả và người biểu diễn cùng nhau tạo nên tác phẩm. Và có sự khác biệt rất lớn giữa biểu diễn và kịch nghệ. Trong kịch nghệ, dao không phải là dao thật và máu cũng chỉ là sốt cà chua. Còn với một màn biểu diễn, máu chính là chất liệu và dao là công cụ. Điều quan trọng chính là lúc thực hiện nên bạn không thể tập dượt 1 buổi biểu diễn được vì bạn không thể lặp lại một màn biểu diễn, không bao giờ. Điều này rất quan trọng, một màn biểu diễn -- các bạn biết đấy, con người luôn sợ sệt những thứ đơn giản. Chúng ta sợ chịu khổ, sợ đau và sợ chết. Nên buổi biểu diễn của tôi... tôi dàn dựng những nỗi sợ này trước khán giả. Tôi đang sử dụng năng lượng của các bạn để thúc đẩy bản thân đến hết mức có thể Và tôi giải phóng bản thân khỏi những nỗi sợ đó. Tôi là tấm gương cho các bạn. Nếu tôi làm được điều này cho bản thân, thì các bạn cũng có thể. Sau khi rời khỏi Belgrade, nơi tôi sinh ra, tôi đã tới Amsterdam. Và bạn biết đấy, tôi đã trình diễn từ 40 năm nay rồi. Và tôi đã gặp Ulay ở đó anh ấy là người đầu tiên tôi yêu. Trong 12 năm, chúng tôi trình diễn cùng nhau Bạn biết con dao và khẩu súng có viên đạn đó tôi đã trao đổi nó để nhận tình yêu và sự tin tưởng. Để làm được công việc này, bạn phải hoàn toàn tin tưởng đối phương bởi vì mũi tên đang chĩa thẳng vào tim tôi. Dù tim đập nhanh , adrenaline dồn dập và nhiều yếu tố khác quan trọng vẫn là sự tin tưởng hoàn toàn vào một người khác. Mối quan hệ của chúng tôi kéo dài 12 năm và chúng tôi đã trình diễn với nhiều đối tượng, cả nam và nữ. Mối quan hệ nào cũng sẽ phải đi tới hồi kết và chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi không gọi điện cho nhau như những người bình thường khác và nói "Chúng ta kết thúc rồi". Chúng tôi đi bộ tới Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc để nói lời chia tay. Tôi bắt đầu từ Hoàng Hải còn anh ấy từ Sa mạc Gobi. Trong ba tháng, chúng tôi cứ đi khoảng 2500 km. Đó là vùng núi, đi lại rất khó khăn. Phải leo trèo nhiều, có cả những khu phế tích. Bạn biết đấy, đi qua 12 tỉnh của Trung Quốc đó là trước khi đất nước này mở cửa vào năm 1987. Chúng tôi đã gặp được nhau trên đường đi để nói lời từ biệt. Và mối quan hệ của chúng tôi dừng lại. Và giờ, nó thay đổi cách tôi nhìn công chúng. 1 trong những tác phẩm quan trọng nhất tôi làm trong thời gian đó là "Balkan Baroque'". Đó là thời kỳ chiến tranh Balkan và tôi muốn tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ, thu hút, điều gì đó có thể phục vụ cho chiến sự bất kỳ lúc nào, vì Chiến tranh Balkan kết thúc nhưng vẫn còn những cuộc chiến khác ở đâu đó. Và tôi rửa 2500 cái xương bò đầy máu. Bạn không thể rửa sạch máu, cũng như không gột rửa hoàn toàn nỗi hổ thẹn của chiến tranh. Tôi rửa chúng trong 6 giờ, 6 ngày và loại bỏ những tàn tích chiến tranh khỏi những cái xương đó và cả mùi khó chịu nữa. Nhưng có điều gì đó sẽ đọng lại trong tâm trí. Tôi sẽ cho các bạn xem điều thực sự thay đổi cuộc đời tôi Đây là màn trình diễn ở MoMa, cũng mới diễn ra thôi. Màn biểu diễn này, khi tôi nói với người phụ trách rằng "Tôi sẽ ngồi trên một chiếc ghế và sẽ có chiếc ghế trống đặt trước mắt tôi bất kỳ ai trong số khán giả có thể tới và ngồi trong bao lâu cũng được." Và người đó nói với tôi: "Thật là lố bịch, bà biết đấy, đây là New York chiếc ghế sẽ bị bỏ trống thôi, không ai có thời gian ngồi trước mặt bà đâu." (Tiếng cười) Nhưng tôi ngồi đó trong 3 tháng. Mỗi ngày 8 tiếng từ lúc bảo tàng mở cửa và vào thứ sáu, khi bảo tàng mở cửa 10 tiếng, tôi vẫn ngồi nguyên tại chỗ. Khi tôi bỏ cái bàn ra và vẫn ngồi nguyên ở đó điều này thay đổi tất cả. Màn trình diễn này, nếu là cách đây 10 hay 15 năm sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng con người cần trải nghiệm điều gì đó khác biệt công chúng giờ không còn là một nhóm người có liên quan tới nhau nữa. Tôi nhìn những người đó, họ tới ngồi trước mặt tôi họ có thể phải đợi hàng giờ để được vào vị trí đó và cuối cùng, họ đã ngồi xuống. Và điều gì đã xảy ra? Những người khác quan sát họ chụp ảnh, quay phim họ, tôi cũng quan sát họ, và họ không còn nơi nào để trốn chạy ngoài trừ chính bản thân mình. Đó chính là điều tạo ra khác biệt. Bạn có thể thấy nhiều nỗi đau và nỗi cô đơn và nhiều thứ kì diệu khác khi nhìn vào mặt của một người. Vì dưới ánh nhìn của một người hoàn toàn xa lạ không cần tới một lời nào, mọi thứ đều xảy ra. Và khi đứng lên khỏi chiếc ghế đó sau 3 tháng, tôi hiểu rằng tôi không còn giống như trước nữa. Tôi hiểu rằng tôi có một nhiệm vụ mạnh mẽ rằng tôi phải truyền tải trải nghiệm này tới cho mọi người. Và đó là cách khiến tôi nảy ra ý tưởng mở một viện biểu diễn nghệ thuật phi vật chất. Khi nghĩ tới sự phi vật chất thì trình diễn là 1 nghệ thuật dựa trên thời gian. Nó không giống 1 bức tranh. Nếu bạn treo tranh trên tường, ngày hôm sau nó vẫn sẽ ở đó. Màn trình diễn, nếu bạn nhớ nó, nó chỉ có trong trí nhớ của bạn hay câu chuyện mà người khác kể lại cho bạn, nhưng thực ra bạn đã bỏ lỡ câu chuyện đó. Vậy nên bạn cần phải có mặt ở đó. Và theo quan niệm của tôi, khi nói về nghệ thuật phi vật chất, âm nhạc là loại hình nghệ thuật cao nhất vì nó phi vật chất nhất. Sau đó là trình diễn rồi mới đến những loại hình khác Đó là quan điểm chủ quan của tôi. Học viện này sẽ được mở ở Hudson, New York chúng tôi đang cố gắng xây dựng ý tưởng với kiến trúc sư Rem Koolhaas. Nó rất đơn giản. Nếu bạn muốn trải nghiệm, bạn sẽ cần đầu tư thời gian. Bạn sẽ ký một hợp đồng trước khi vào rằng bạn sẽ ở trong đó trọn 6 tiếng bạn cần hứa danh dự. Đó là một điều cổ hủ nhưng nếu bạn không giữ lời hứa và rời khỏi đó trước thời gian, cũng không phải vấn đề của tôi. Nhưng trải nghiệm là 6 tiếng. Sau khi kết thúc, các bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận hoàn thành bạn có thể đem nó về đóng khung nếu muốn. (Tiếng cười) Đây là hội trường định hướng. Khán giả sẽ vào và điều đầu tiên bạn phải làm là mặc áo khoác thí nghiệm Đó là bước quan trọng để bạn từ một người xem trở thành một người trải nghiệm. Rồi bạn tới tủ đồ bỏ hết đồng hồ, điện thoại, iPod, máy tính và mọi đồ điện tử, kỹ thuật số vào trong đó. Bạn sẽ thực sự có thời gian rảnh cho bản thân. Công nghệ không có gì sai trái cả cách ta tiếp cận với nó mới không đúng. Chúng ta đang bỏ lỡ thời gian có thể dành cho bản thân. Học viện này sẽ dành lại thời gian đó cho bạn. Vậy, điều bạn làm ở đây là đầu tiên đi bộ chậm, rồi chậm dần lại Các bạn sẽ quay lại với sự mộc mạc. Sau khi đi bộ chậm, các bạn sẽ học cách uống nước, rất đơn giản thôi, uống nước trong khoảng nửa tiếng. Rồi các bạn sẽ vào phòng nam châm, ở đó bạn sẽ tạo dòng điện từ trên cơ thể mình. Sau đó, bạn vào buồng pha lê. Sau buồng pha lê tới phòng nhìn chăm chú, và rồi đến căn phòng để bạn nằm xuống. Cơ thể con người có 3 tư thế cơ bản: ngồi, đứng và nằm. Và đi chậm. Rồi còn căn phòng âm thanh nữa. Sau khi bạn đã trải qua tất cả những điều này và chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần bạn đã sẵn sàng để xem một thứ có thời lượng dài như trong nghệ thuật phi vật chất. Có thể là âm nhạc, opera, một vở kịch, một bộ phim hoặc một video về khiêu vũ. Bạn đến với những chiếc ghế dành cho thời lượng dài vì giờ bạn đã thoải mái rồi Ngồi trên chiếc ghế đó, bạn sẽ được đưa tới một địa điểm lớn để xem tác phẩm. Nếu bạn ngủ, điều có thể xảy ra sau một ngày dài, thì bạn sẽ bị đưa tới bãi gửi xe. (Tiếng cười) Bạn biết đấy, ngủ rất quan trọng. Khi đang ngủ, bạn vẫn tiếp nhận nghệ thuật. Vậy bạn ở trong bãi gửi xe trong một khoảng thời gian, rồi sau đó, bạn quay trở lại bạn sẽ xem nhiều thứ hơn và trở về nhà với một tờ giấy chứng nhận. Hiện tại, học viện này vẫn ở dạng ảo. Tôi đang xây dựng học viện ở Brazil, rồi sẽ có ở Úc, và nó sẽ xuất hiện ở khắp nơi, tới Canada và nhiều nước khác. Mục đích là để trải nghiệm một phương thức giản dị cách bạn quay về với sự mộc mạc trong cuộc sống của mình. Đếm các hạt gạo cũng là 1 chuyện. (Tiếng cười) Bạn biết đấy, nếu đếm gạo bạn cũng có thể tạo nên sự sống. Làm cách nào để đếm gạo trong 6 tiếng? Điều này cực kỳ quan trọng. Bạn có thể trải qua mọi cảm xúc, từ chán chường đến tức giận đến hoàn toàn thất vọng, khi không thể đếm xong số lượng gạo đó. Và bạn sẽ cảm thấy bình yên khi công việc đó kết thúc mãn nguyện, Cũng như đếm cát trên sa mạc. Hay ở trong tình huống cách âm bạn đeo tai nghe nên không nghe thấy gì, và bạn ở đó cùng với âm thanh cùng với mọi người trải nghiệm sự yên lặng đơn thuần. Chúng ta luôn làm những điều chúng ta muốn trong cuộc sống. Đó là lý do các bạn không thể thay đổi. Bạn luôn làm những điều đó. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu bạn làm mọi thứ theo cùng một cách. Phương pháp của tôi là làm những gì tôi sợ những điều tôi chưa biết đi tới những giới hạn mà chưa ai chạm tới. Đương nhiên sẽ có thất bại. Tôi nghĩ trải qua thất bại cũng quan trọng nếu bạn thử nghiệm, bạn có thể thất bại nếu không dám đi vào vùng nước lạ đó, không thất bại thì bạn chỉ đang lặp lại bản thân mình Và tôi nghĩ con người cần phải có sự thay đổi, điều duy nhất có thể thay đổi chính là ở mức độ cá nhân Chính bạn phải là người tạo ra sự thay đổi. Cách duy nhất để thay đổi nhận thức và thay đổi thế giới quanh ta bắt đầu ở chính bản thân chúng ta. Rất dễ để chỉ trích thế giới khác biệt thế nào, không đúng ở đâu các chính phủ thối nát, nạn đói xảy ra khắp nơi chiến tranh và giết chóc. Nhưng điều chúng ta làm ở mức độ cá nhân sẽ đóng góp thế nào vào đại cuộc? Bạn có thể quay sang người ngồi bên cạnh, người bạn không quen biết và nhìn vào mắt họ trong 2 phút không? (Tiếng nói chuyện) Tôi chỉ đòi hỏi 2 phút của các bạn thôi, không nhiều đâu. Hãy thở chậm, cố đừng chớp mắt, cũng đừng để ý quá nhiều tới bản thân Hãy thả lỏng. Và chỉ nhìn vào mắt của một người hoàn toàn xa lạ. (Im lặng) Cảm ơn các bạn đã tin tưởng tôi. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn bà. Xin cảm ơn rất nhiều. Ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất pháp thuật có tên là Pi, có sáu người kiếm sĩ ngự lâm tên là Ngoặc Đơn, Số Mũ, Nhân, Chia, Cộng, Và Trừ. Mỗi người được biết tới bởi dấu hiệu riêng của họ: hai bàn tay sẵn sàng bắt "ruồi" của Ngoặc Đơn, những chữ số nhỏ ở trên cao là Số Mũ dấu X phi thường của Nhân, lát chém của Chia, thập giá của Cộng, Và bạn có thể đoán được biểu tượng làm cho Trừ bé nhỏ được biết đến nhiều nhất. Vương quốc của Pi hẳn đã không là nơi yên bình nhất, đó là lý do tại sao vương quốc của những con số lại cần đến những chàng ngự lâm. Vương quốc của Pi hoạt động dưới những luật lệ do một hội đồng những con số tạo ra, ở đó, mỗi số có một phiếu bầu. Nhưng, một con số quyền lực mà chúng ta sẽ gọi là còn số Hoàng Đế đã sắp đặt một cuộc chiến giữa những robot và những hiệp sĩ của Vương quốc, rồi sau đó tự phong mình là Hoàng đế tối cao, Đột nhiên, hắn bị Puff - Con rồng Chữ số bị phù phép - ăn mất, Con rồng ăn luôn công chúa và hoàng tử, và tới tất cả những con số khác trong vùng đất của Pi. Đó là một ngày tồi tệ. Và rồi, những chàng lính Ngự Lâm đã hành động để cứu Vương Quốc Pi khỏi tay con rồng ham ăn. Họ tấn công nó trên lưng những con chiến mã quả cảm. Đầu tiên là Nhân, tiếp đến là Ngoặc Đơn, nhưng chúng không hiệu quả. Con rồng vẫn tiếp tục ăn thịt mọi người. Vì vậy Cộng phải ra tay, nhưng vẫn không ăn thua. Số Mũ nhảy lên con quá vật và nhanh chóng bị nén bẹp. Không gì ngăn cản được con Rồng. Những chàng ngự lâm tập hơp và lên một kế hoạch. Họ sẽ tấn công liên tiếp, nhưng ai sẽ là người đầu tiên? Họ tranh cãi một lúc lâu, con rồng thì vẫn tiếp tục ăn thêm những con số còn lại, cuối cùng họ đã đồng quan điểm. Đầu tiên họ vào trong Ngoặc Đơn và nhảy vào bên trong Con rồng Chữ Số. Dấu Ngoặc chỉ ra nơi hành động đầu tiên và bảo vệ Số Mũ, Nhân, Chia, Cộng và Trừ thực hiện những công việc của mình. Đầu tiên ở đây, rồi chạy qua kia, tiếp theo là kia. Nhìn kìa! Kia là một tập hợp khác! Ngoặc đơn chỉ đường và Số mũ dẫn đầu. Theo ngay sau là Nhân, Chia, Cộng và Trừ, luôn luôn theo thứ tự. Ngoặc - Mũ - Nhân - Chia - Cộng - Trừ Khi họ hoàn thành một tập hơp, họ chuyển sang tập hợp khác, và khác nữa, luôn luôn hành động trong Ngoặc đơn theo thứ tự Ngoặc - Mũ - Nhân - Chia - Cộng - Trừ. Pop! Pop! Pop! Pop! Pop! Ngoặc - Mũ - Nhân - Chia - Cộng - Trừ, kia là một điểm khác Đừng quên, luôn có thể có những dấu ngoặc bên trong dấu ngoặc. Kia kìa! Và kia là Số Mũ tinh quái. Đến kia nào! Cuối cùng thì Ngoặc - Mũ - Nhân - Chia - Cộng - Trừ đã "gọt" Puff cho tới khi nó còn lại chỉ là một con số. Nhưng, với việc đánh bại Con rồng Chữ Số bị phù phép Puff toàn bộ đế chế những con số bắt đầu lại từ những con số tí hon. và họ sống hạnh phúc mãi mãi. Ngoại trừ con số Hoàng Đế, bị ném vào miệng của một sinh vật cổ xưa trên sa mạc. Kết thúc. Bạn nhìn xuống và thấy một cây bút chì màu vàng đang nằm trên bàn. Mắt, rồi đến não của bạn, đang thu thập mọi loại thông tin về cây bút chì đó: kích cỡ, màu sắc, hình dạng, khoảng cách, và nhiều thứ khác. Nhưng, việc này chính xác xảy ra như thế nào? Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên nghĩ về vấn đề này, ít nhất cũng theo một cách khoa học về việc ánh sáng là gì và cách hoạt động của thị giác. Một số nhà triết học Hy Lạp, bao gồm Pluto và Pythagoras, nghĩ rằng ánh sáng được tạo ra trong mắt ta và ta có thị lực khi các tín hiệu thăm dò nhỏ bé vô hình được gửi đi để thu thập thông tin về những vật thể ở xa. Phải mất hàng nghìn năm, trước khi nhà khoa học Ả Rập, Alhazen, nhận thấy rằng thuyết của người Hy Lạp về về ánh sáng không thể đúng được. Trong bức tranh của Alhazen, mắt chúng ta không phát đi những tín hiệu vô hình để thu thập sự thông minh, chúng chỉ đơn giản là nhận ánh sáng lọt vào trong mắt ta. Thuyết của Alhazen giải thích cho một thực tế mà người Hy Lạp khó có thể làm được: tại sao lại tối. Ý tưởng là vài vật thể thực sự phát ra ánh sáng của nó. Những vật đặc biệt, tự phát ra ánh sáng, như mặt trời hay cái bóng đèn, được biết đến là nguồn sáng. Hầu hết những thứ ta thấy, như cây bút chì trên bàn, đơn giản chỉ phản chiếu tia sáng lại từ nguồn sáng hơn là tự tạo ánh sáng của nó. Vậy, khi bạn nhìn vào cái bút chì, ánh sáng tới mắt bạn thực ra được tạo ra từ mặt trời và đã đi hàng triệu dặm qua chân không trước khi va chạm đến cái bút chì rồi nảy vào mắt bạn, khá là tuyệt nếu bạn nghĩ về điều đó. Nhưng, những thứ phát ra từ mặt trời thực chất là gì và chúng ta thấy nó bằng cách nào? Nó là hạt, như nguyên tử, hay nó là sóng, giống như gợn nước trên bề mặt của 1 cái ao? Các nhà khoa học của thời hiện đại đã dành ra vài trăm năm để tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Isaac Newton là một trong số những người sớm nhất. Newton tin rằng ánh sáng được cấu tạo từ những hạt tí hon giống nguyên tử, mà ông gọi là vi hạt Dựa vào giả thuyết này, ông có thể giái thích được một số tính chất của ánh sáng. Ví dụ, khúc xạ, là hiện tượng chùm sáng bị bẻ cong khi nó đi xuyên qua nước. Nhưng, trong khoa học, kể cả những thiên tài cũng có lúc sai. Vào thế kỉ 19, rất lâu sau khi Newton qua đời, các nhà khoa học tiến hành một loạt thí nghiệm mà chứng minh rõ ràng rằng ánh sáng không thể cấu tạo từ những hạt tí hon như nguyên tử. Vì một điều, 2 chùm sáng giao nhau không tác động qua lại với nhau. Nếu ánh sáng được cấu tạo bởi những quả bóng tí hon và đặc, thì bạn sẽ kì vọng rằng vài hạt từ chùm sáng A sẽ va vào vài hạt của chùm sáng B. Nếu điều đó xảy ra, 2 hạt trong vụ va chạm đó sẽ nảy ra theo những hướng vô định. Nhưng, điều đó không xảy ra. Các chùm sáng xuyên qua nhau và bạn cũng có thể tự kiểm chứng với 2 bút lade và một chút bụi phấn. Một điều nữa là ánh sáng tạo ra hình ảnh giao thoa. Hình ảnh giao thoa là một chuyển động sóng phức tạp xảy ra khi 2 sóng chiếm cùng một chỗ. Ta có thể thấy chúng khi 2 vật làm nhiễu loạn bề mặt của một hồ nước tĩnh lặng, và cả khi 2 nguồn sáng giống chất điểm được đặt gần nhau. Chỉ có sóng mới tạo ra được hình ảnh giao thoa, hạt thì không. Và, như một phần thưởng, hiểu được rằng ánh sáng hoạt động như một sóng dẫn đến một lời giải thích hợp lí về màu là gì và tại sao cây bút chì kia lại màu vàng. Vậy, đến lúc kết luận, sóng là ánh sáng, phải không? Đừng vội! Trong thế kỉ 20, các nhà khoa học đã làm các thí nghiệm chứng ming rằng ánh sáng hoạt động giống hạt. Ví dụ, khi bạn chiếu ánh sáng vào tấm kim loại, ánh sáng chuyển năng lượng của nó cho các nguyên tử kim loại trong các gói nhỏ riêng biệt gọi là lượng tử. Nhưng, chúng ta cũng không thể bỏ qua những tính chất như giao thoa. Vậy những lượng tử này không giống những quả cầu cứng, nhỏ bé mà Newton đã tưởng tượng. Kết quả này, rằng ánh sáng thỉnh thoảng giống hạt thỉnh thoảng lại giống sóng, dẫn tới một thuyết vật lí mới, mang tính cách mạng được gọi là cơ học lượng tử. Vậy, sau cùng, hãy trở lại với câu hỏi, "Ánh sáng là gì?" Chà, ánh sáng không giống bất cứ thứ gì chúng ta gặp thường ngày. Đôi khi chúng biểu hiện như hạt và lúc khác lại giống sóng, nhưng nó cũng không giống hoàn toàn. Phim kinh dị và phim hài có điểm gì chung? Hai thể loại này thoạt nhìn thì hoàn toàn khác biệt, nhưng lý do cả hai trở nên phổ biến là vì nó đều có một điểm chung: vì đều sử dụng sự trớ trêu kịch nghệ. Đầu tiên, ta cần làm rõ. Có ba kiểu thể hiện sự trớ trêu. Sự trớ trêu hoàn cảnh là khi bạn mong một điều, nhưng kết quả là ngược lại. Sự trớ trêu kiểu ngôn từ là khi người ta nói một điều gì nhưng thật ra ý ngược lại. Sự trớ trêu kịch nghệ là điều chúng ta đang xem xét. Trớ trêu kịch nghệ là khán giả biết nhiều hơn về một sự kiện, một tình huống, một đoạn hội thoại hơn nhân vật trong phim, hay trên sân khấu, hay trong sách. Khán giả biết về bí mật mà nhân vật trong phim không biết. Một công cụ kể chuyện tuyệt vời có thể làm trào dâng cảm xúc. Hãy nghĩ về điều này một chút. Sẽ thế nào nếu, trong một bộ phim kinh dị bạn biết rằng kẻ xấu đang ẩn nấp ở đằng sau cánh cửa tối tăm. Âm nhạc trở nên rùng rợn, bóng tối bắt đầu bao phủ, điều này không tốt cho vị anh hùng của ta! Tất nhiên, dù gì thì anh ấy vẫn phải vào căn phòng để tìm kẻ ác. Bạn thấy cực kỳ căng thẳng và hồi hộp khi biết rằng sẽ có một kẻ đáng sợ bất chợt nhảy ra, nhưng lại không biết khi nào. Sự căng thẳng đó chính là sự trớ trêu kịch nghệ: Bạn biết điều gì đó rõ hơn cả nhân vật trong phim. Giờ hãy lấy một ví dụ hài kịch điển hình. Có thể sẽ có một kiểu "hiểu lầm" nào đấy. Lần nữa, ta biết nhiều điều sắp diễn ra hơn là nhân vật. Hãy tưởng tượng, bữa tiệc bất ngờ cho một người đang được lên kế hoạch trong khi bạn đó tình cờ nghe toàn bộ cuộc nói chuyện. Từ đó, sự nhầm lẫn và hiểu lầm xảy ra, và sự căng thẳng xuất hiện. Không giống với phim kinh dị nó khá là hài hước khi nhân vật cố gắng tìm ra ai và cái gì, nhưng nó là một ví dụ tốt về trớ trêu kịch nghệ. Sự căng thẳng hay hồi hộp ở cả hai thể loại đẩy câu chuyện và giữ cho nó tiếp diễn. Khán giả muốn, không, đúng hơn là cần, thấy sự căng thẳng của trớ trêu kịch nghệ được phá vỡ dù là từ kẻ đáng sợ nhảy ra khỏi bóng tối hay do ai đó cuối cùng cũng tiết lộ sự thật và giải quyết sự mơ hồ. Vậy, khi bạn cảm thẩy bạn biết một bí mật, thì đó chính là sự trớ trêu kịch nghệ, một dấu ấn của những tác gia vĩ đại, từ Shakespeare tới Hitchcock. Người ta thường nói bạn có thể biết được nhiều thứ về một người bằng cách nhìn vào tủ sách của họ. Vậy tủ sách của tôi cho thấy tôi là người như thế nào? Vài năm trước, khi tôi tự hỏi mình câu này tôi đã phát hiện ra một điều đáng báo động Tôi luôn tự cho mình là người có học thức và hiểu biết về toàn thế giới. Nhưng tủ sách của tôi lại thể hiện một điều khác. Hầu hết các cuốn sách tôi có đều là của tác giả người Anh hoặc Bắc Mỹ và gần như không có một cuốn sách dịch nào Phát hiện ra lỗ hổng văn hóa lớn như vậy trong việc đọc sách khiến tôi khá sốc. Nghĩ lại thì, chuyện này khá là đáng tiếc. Tôi biết rằng có rất nhiều câu chuyện đáng ngạc nhiên ở ngoài kia của các tác giả không sử dụng tiếng Anh. Và tôi thấy buồn vì thói quen đọc của mình mà tôi sẽ không bao giờ đọc được chúng. Vậy nên, tôi quyết định bắt bản thân thực hiện một khóa đọc sách toàn cầu cấp tốc. 2012 được coi là năm quốc tế tại Vương quốc Anh, năm tổ chức Olympic London. Và tôi quyết định dùng nó như một khung thời gian để đọc một tiếu thuyết, tuyển tập truyện ngắn hoặc một hồi ký từ mọi quốc gia trên thế giới. Và tôi đã làm được điều đó. Điều này rất thú vị và tôi đã học được nhiều điều đáng nhớ và có những mối liên hệ tuyệt vời mà tôi muốn chia sẻ với các bạn ngày hôm nay. Nhưng nó bắt đầu với một vài vấn đề thực tế. Sau đó tôi chọn ra các quốc gia trên thế giới từ nhiều danh sách để phục vụ cho dự án của mình, tôi quyết định dùng danh sách các nước được Liên Hợp Quốc công nhận bổ sung thêm Đài Loan, vậy là có tổng cộng 196 nước. Sau đó, tôi lập kế hoạch để đọc và viết blog về khoảng 4 cuốn sách mỗi tuần cho 5 ngày một tuần. Rồi tôi phải đối mặt với vấn đề rằng có thể mình sẽ không lấy được sách bằng tiếng Anh từ mọi quốc gia. Ở Anh, mỗi năm chỉ có khoảng 4,5% sách được xuất bản là sách dịch, và con số này cũng tương đương ở các nước nói tiếng Anh khác. Du vậy, lượng sách dịch được xuất bản ở các nước khác cao hơn rất nhiều. 4,5% là con số nhỏ, nhưng nó không cho bạn biết rằng rất nhiều trong số những cuốn sách đó đến từ các quốc gia có mạng lưới xuất bản vững mạnh và rất nhiều chuyên gia trong ngành khuyến khích việc bán các tựa sách cho các nhà xuất bản tiếng Anh. Ví dụ, dù mỗi năm có hơn 100 cuốn sách được dịch từ tiếng Pháp và xuất bản ở Anh, phần lớn trong số đó đến từ các quốc gia như Pháp và Thụy Sĩ. Mặt khác, người ta sẽ ít để ý tới các nước châu Phi nói tiếng Pháp. Kết cục là có rất nhiều quốc gia có ít hoặc không hề có tác phẩm văn học bằng tiếng Anh được bán trên thị trường. Những tác phẩm của họ sẽ không được độc giả của các nước nói tiếng Anh biết tới. Về việc đọc sách trên toàn thế giới, thách thức lớn nhất đối với tôi chính là không biết nên bắt đầu từ đâu. Cả cuộc đời hầu như tôi chỉ đọc sách từ nước Anh hoặc của Bắc Mỹ, tôi không biết làm thế nào để tìm kiếm các câu chuyện và chọn lựa chúng trong số vô vàn những câu chuyện khác. Tôi không thể nói cho các bạn biết cách tìm một câu chuyện từ Swaziland cũng không biết có tiểu thuyết nào hay từ Namibia. Chẳng có gì để giấu cả, lúc đó tôi là một kẻ bài ngoại văn chẳng hiểu biết gì. Vậy thì làm cách nào tôi có thể đọc sách trên toàn thế giới? Tôi đã tìm kiếm sự giúp đỡ. Tháng 10 năm 2011, tôi đăng ký lập blog ayearofreadingtheworld.com, và đăng một yêu cầu trên đó. Tôi giải thích mình là ai, việc đọc sách của tôi hạn hẹp thế nào, và nhờ những ai quan tâm để lại một tin nhắn gợi ý tôi nên đọc tác phẩm nào từ những nơi khác trên thế giới. Khi đó tôi không biết liệu có ai quan tâm hay không nhưng chỉ vài tiếng sau khi tôi đăng yêu cầu đó, mọi người bắt đầu liên lạc. Lúc đầu, chỉ là bạn bè và đồng nghiệp của tôi. Sau đó đến bạn của bạn. Và không lâu sau là cả những người lạ. Bốn ngày sau khi tôi đăng yêu cầu đó, tôi nhận được một tin nhắn từ một người phụ nữ tên Rafidah đến từ Kuala Lumpur. Cô ấy nói rất thích ý tưởng dự án của tôi, và hỏi liệu cô ấy có thể đến hiệu sách ngoại văn ở địa phương và chọn một cuốn sách Malaysia rồi gửi cho tôi hay không? Tôi đã nhiệt tình đồng ý, và khoảng vài tuần sau, tôi nhận được một bưu kiện có không chỉ một, mà là hai cuốn sách một cuốn từ Malaysia và một cuốn từ Singapore do Rafidah chọn. Lúc đó, tôi thực sự rất ngạc nhiên rằng một người lạ mặt sống cách tôi hơn 6000 dặm lại nỗ lực như vậy để giúp một người mà có thể cô ấy sẽ không bao giờ gặp. Lòng tốt như của Rafidah đã trở thành một kiểu mẫu của năm đó. Hết lần này đến lần khác, mọi người đã hết sức giúp đỡ tôi. Một vài người nghiên cứu thay tôi, và những người khác đến hiệu sách để tìm sách cho tôi ngay cả trong kỳ nghỉ và chuyến đi công tác. Thành ra, nếu bạn muốn đọc sách trên toàn thế giới, nếu bạn muốn đón nhận điều đó với tâm trí cởi mở thì cả thế giới sẽ giúp bạn. Đối với các quốc gia có ít hoặc không có tác phẩm nào được dịch ra tiếng Anh trên thị trường, mọi người còn nỗ lực tìm kiếm hơn nữa. Các cuốn sách thường đến từ các nguồn rất đáng ngạc nhiên. Ví dụ, cuốn sách của Panama mà tôi đọc, bắt nguồn từ cuộc trò chuyện của tôi với Kênh đào Panama trên Twitter. Vâng, Kênh đào Panama có tài khoản Twitter riêng đấy. Khi tôi đăng tweet về dự án của mình, tài khoản đó gợi ý rằng tôi nên thử tìm tác phẩm của nhà văn người Panama, Juan David Morgan. Tôi tìm thấy trang web của Morgan và gửi cho ông ta một tin nhắn hỏi rằng ông có tác phẩm nào viết bằng tiếng Tây Ban Nha đã được dịch sang tiếng Anh chưa. Ông ấy nói chưa có tác phẩm nào được xuất bản cả nhưng ông có một bản dịch chưa được xuất bản của cuốn "Con ngựa bằng vàng". Ông gửi email cho tôi biến tôi thành một trong những người đầu tiên được đọc tác phẩm đó bằng tiếng Anh. Morgan không phải là nhà văn duy nhất chia sẻ tác phẩm của mình với tôi bằng cách này. Từ Thụy Điển đến Palau, các tác giả và dịch giả gửi đến cho tôi những tác phẩm họ tự xuất bản và cả những bản thảo chưa từng được phát hành mà các nhà xuất bản nói tiếng Anh chưa lựa chọn hoặc không còn được phát hành nữa cho tôi vinh dự được nhìn ngắm những thế giới tưởng tượng tuyệt diệu đó. Ví dụ, tôi đã đọc về vị vua vùng Nam Phi, Ngungunhane, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Bồ Đào Nha và thế kỷ 19, và về nghi thức cưới xin ở một làng quê hẻo lánh bên bờ biển Caspi ở Turkmenistan. Tôi cũng đã gặp được câu trả lời của Kuwait cho tiểu thư Bridget Jones. (Tiếng cười) Tôi cũng đã đọc về cuộc trác táng trong một cái cây ở Angola. Nhưng có lẽ ví dụ tuyệt vời nhất về việc mọi người có thể đi xa tới mức nào để giúp tôi đọc sách trên toàn thế giới, lúc gần cuối cuộc hành trình, khi tôi cố tìm một cuốn sách từ São Tomé and Príncipe, một quốc đảo nhỏ ở châu Phi nói tiếng Bồ Đào Nha. Sau khi dành nhiều tháng trời thử mọi cách tôi có thể nghĩ ra để tìm một cuốn sách từ đất nước này đã được dịch sang tiếng Anh, dường như phương án còn lại duy nhất mà tôi có là tìm một tác phẩm nào đó được dịch từ đầu đến cuối Lúc đó tôi rất hoài nghi liệu có ai sẽ giúp tôi không, có ai muốn bỏ thời gian của mình cho một dự án như thế không Nhưng, trong khoảng một tuần kể từ khi tôi kêu gọi những người nói tiếng Bồ Đào Nha trên Twitter và Facebook. Có nhiều người muốn tham gia hơn số lượng tôi cần cho dự án, bao gồm Margaret Jull Costa, một chuyên gia đầu ngành, người đã dịch tác phẩm đạt giải Nobel của José Saramago. Cùng với 9 tình nguyện viên, tôi đã tìm được một cuốn sách của tác giả người São Tomé mà tôi có thể mua đủ số bản sao ở trên mạng. Ở đây tôi có một bản. Và tôi gửi cho mỗi tình nguyện viên một bản. Họ nhận một vài truyện ngắn trong tuyển tập này giữ đúng lời hứa và gửi bản dịch lại cho tôi, và trong vòng 6 tuần, tôi đã có cả một cuốn sách để đọc. Trong trường hợp này, cũng như trong những tình huống khác của dự án đọc sách này, sự thiếu hiểu biết và cởi mở về độ hạn chế của bản thân đã tạo ra cơ hội lớn cho tôi. Về São Tomé and Príncipe, đó không chỉ là cơ hội để học thêm nhiều thứ mới mẻ và khám phá những câu chuyện mới, mà đó còn là cơ hội đưa một nhóm người đến gần nhau và tạo điều kiện cho một nỗ lực sáng tạo chung. Điểm yếu của tôi lại trở thành thế mạnh cho dự án này. Những cuốn sách mà tôi đọc trong năm đó mở mang đầu óc tôi về nhiều vấn đề. Những người thích đọc sách sẽ hiểu được rằng sách có sức mạnh phi thường có thể đưa người đọc vào tư duy của một người khác, và dù chỉ trong một lúc thôi, bạn sẽ nhìn thế giới với một đôi mắt khác. Nó có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, đặc biệt là khi bạn đọc một cuốn sách từ một nền văn hóa với những giá trị khác với văn hóa của bạn. Nhưng nó cũng sẽ khai sáng đầu óc bạn. Vật lộn với những ý tưởng khác lạ sẽ giúp làm rõ những suy nghĩ của chính mình. Và nó cũng cho thấy những điểm mù trong cách mà bạn vẫn luôn nhìn thế giới. Khi tôi nhìn lại những tác phẩm văn học bằng tiếng Anh mà tôi đọc trong lúc lớn lên tôi bắt đầu nhận ra một tác phẩm hạn hẹp thế nào khi so với sự trù phú của thế giới. Mỗi khi bạn lật trang sách, điều gì đó cũng xảy ra. Dần dần từng chút một, danh sách dài các quốc gia khi tôi mới bắt đầu đã thay đổi, từ một bản lưu trữ mang tính học thuật khô khan về các địa danh trở thành những thực thể sống. Tôi không muốn nói rằng bạn có thể nắm được bức tranh toàn vẹn về một đất nước chỉ với một cuốn sách nhưng cứ tích tụ dần lại, những câu chuyện mà tôi đọc trong năm đó khiến tôi thấy tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết, khi cảm nhận sự dồi dào, phong phú và phức tạp của hành tinh chúng ta. Như là các câu chuyện của thế giới và những con người đã nỗ lực giúp tôi đọc được chúng khiến chúng trở nên thật hơn với tôi. Dạo này khi nhìn vào tủ sách của mình, hay nhìn những tác phẩm trên thiết bị đọc sách, chúng đã nói lên một câu chuyện khác. Chính câu chuyện của những cuốn sách đầy sức mạnh kết nối chúng ta dù ta khác nhau về chính trị, địa lý, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng. Chính là những mẩu chuyện về tiềm năng mà con người có để kết nối với nhau. Và nó chính là bằng chứng cho thời đại kỳ diệu mà chúng ta đang sống, nhờ có internet mà mọi thứ dễ dàng hơn cho một người lạ mặt muốn chia sẻ một câu chuyện, một thế giới quan, một cuốn sách với một người mà họ chưa từng gặp mặt ở phía bên kia địa cầu. Tôi mong rằng đây sẽ là câu chuyện cho nhiều năm nữa và mong rằng thêm nhiều người sẽ tham gia cùng với tôi. Nếu chúng ta cùng đọc sách rộng rãi hơn nữa, đó sẽ là một sự khích lệ các nhà xuất bản dịch thêm nhiều đầu sách và hiểu biết của chúng ta sẽ ngày một phong phú hơn. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Ai trong các bạn có một con robot ở nhà? Tôi thấy cỡ 20, 30 cánh tay. Thật ra là khá tốt đấy! Bao nhiêu người muốn có robot ở nhà? Tôi nghĩ là tôi sẽ muốn! Vậy tại sao việc này không xảy ra? Sao tôi không thể ra cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng bách hóa, bạn biết đấy, đến quầy thu ngân và nói: "Tôi muốn một con robot"? Tôi sẽ nói với bạn cách làm điều đó Điều ta cần là làm robot thông minh hơn. Hiện giờ, không ai đi cãi lại rằng chúng ta không có robot. Ta có những con rover sẽ đến sao Hỏa, thu thập các thông tin khoa học, và mở rộng hiểu biết của chúng ta về thế giới. Chúng ta có robot sản xuất giúp lắp ráp xe hơi mà chúng ta chạy hiện nay. Chúng ta còn có robot giúp trong quân đội, ra ngoài kia gỡ bom để những chàng lính của chúng ta có thể về nhà an toàn. Nếu chúng ta có tất cả những thứ này, tại sao chúng ta không có robot riêng? Sao tôi không có robot đầu bếp riêng. Vì tôi không biết nấu ăn. (Cười) Đây là con robot của tôi, một con robot di chuyển đơn giản nhưng chẳng thông mình. Và điều chúng ta cần làm là định nghĩa lại về robot. Vậy, chúng ta sẽ làm như thế nào? Đầu tiên, trước khi bắt đầu thiết kế và bắt tay thực hiện ta phải đề ra những nguyên tắc, kiểu như luật lệ ứng xử. Tại sao? Bởi vì nếu những con robot thông minh, chúng có khả năng hơn chúng ta mong muốn. Nên, chúng ta cần đề ra những luật lệ. Mày, robot, sẽ không tổn hại con người. Ngươi chỉ nghe lời ta, một mình ta. Ngươi sẽ luôn bảo vệ ta mọi lúc. Vậy nên ta cần đưa ra giới hạn, luật lệ ràng buộc, trước khi chúng ta bắt đầu thiết kế. Sau đó ta phải tạo ra các công cụ. Và tôi tin rằng cách để làm robot thông minh hơn là bắt chước con người. Bộ não con người rất phức tạp, rất nhiều thứ đang diễn ra trong đó vậy nên, rất khó để giải mã bộ não, hòng tìm ra cách bắt chước loài người. Cách tốt nhất là quan sát những gì con người làm, và hình dung ra cách con người làm, suy nghĩ họ hành động ra sao, họ cảm nhận như thế nào? Vậy nên, một phần khiến robot thông mình hơn là cố gắng bắt chước con người, bắt chước cách chúng ta làm, và có thể là làm tốt hơn một chút. Vậy nên, các công cụ cần có rất đa dạng. Tôi vốn theo học kĩ sư điện, Tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ phải hiểu những thứ như tâm lý trẻ nhỏ, sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vậy, việc hiểu biết cách trẻ sơ sinh lớn lên thành trẻ em, rồi người lớn và cách chúng học và tương tác là rất quan trọng trong ngành robot. Tôi đã không biết rằng tôi thật sự đã phải xem băng hình về giao tiếp và ứng xử của khỉ bởi chúng có cả một tổ chức xã hội, nơi mà chúng có thể học hỏi lẫn nhau và điều đó rất tốt để khiến robot thông minh hơn. Và thần kinh học, chắc chắn rồi. Tôi luôn bị thu hút bởi thần kinh học nhưng tôi chưa từng biết mình phải tìm ra cách các noron truyền dẫn, cách môi trường sống giúp chúng ta học hỏi, Và tất cả điều đó đều góp phần giúp robot trở nên thông minh hơn Và đây là vài thứ tôi đã làm, chỉ là những giải thích ngắn gọn -- một trong số đó là phản chiếu trước gương. Khả năng con người đứng trước gương, vẫy tay, nhận ra người trong gương là hình ảnh của mình Đó là khả năng tự nhận thức, là dấu hiệu của sự thông minh. Nó cho phép chúng ta quan sát một người ném bóng và biết: "OK, tôi biết cách ném bóng, tôi sẽ bắt chước họ." Tôi có một robot đang được thiết kế thành một huấn luyện viên sức khỏe. Tôi có một nhà sinh lý học thể chất chỉ cách robot cách tập một số bài thể dục. Bạn biết đó, chúng ta đều muốn khỏe hơn. Thế nên, việc còn lại là học tập. Học tập rất quan trọng. Chúng ta học từ khi còn bé. Chúng ta học khi trưởng thành, và khi đã già. Và một hình thái của học tập là kí ức cơ bắp Bao nhiêu người ở đây chơi một loại nhạc cụ? Ví dụ, khi bạn bắt đầu chơi, ví dụ, như là vĩ cầm, và thầy giáo của bạn tới, chỉnh tay của bạn một chút hay chỉnh cây vĩ cầm lên cao một chút Họ thật sự chạm vào bạn để tạo ra ký ức cơ thể. Và nó giúp cho bạn hiểu được cách để thực hiện tốt hơn. Chúng ta có phương pháp để học tập mà tất nhiên, không phải tự tay di chuyển động cơ và chân của chúng, vậy nên, ta có bộ điều khiển Nunchuk giúp tạo ra kí ức cơ bắp cho robot như là cách di chuyển để nhảy. Và cuối cùng, đó là sự sáng tạo Có thể bạn thắc mắc: "Robot? Sự sáng tạo? Tôi không hiểu điều đó. Tại sao robot lại phải sáng tạo? Sự sáng tạo giúp robot thông minh hơn? Sự sáng tạo và trí tưởng tượng chúng giúp ta tạo ra các vấn đề khi ta không biết cách để giải quyết Chúng giúp ta tạo ra những thứ chưa từng có. Ý tôi là nếu các bạn nhìn vào các ứng dụng ngoài kia hay trên tablets, ở Ipads, Iphones hay Androids 20 năm trước chúng không hề có. Vậy cách nào mà ta có thể tạo ra một thứ từ con số 0 và phát triển, mở rộng chúng? Đó chính là trí tưởng tượng. Đó là sự sáng tạo. Những điều đó giúp ta tạo ra những thứ mới mẻ. Và tôi có một con robot sáng tạo. Nó chơi piano và là một nhà soạn nhạc. Và nếu bạn lắng nghe, đó là bài "Twinkle, Twinkle Little Star." (Nhạc) Rồi, gom tất cả những thứ đó lại, điều cuối cùng chính là tương tác Bạn có một con robot và bạn muốn nó trở thành bạn chơi cùng, thầy giáo, người hướng dẫn bạn, bạn muốn tương tác với nó. Nó ko phải rất đáng yêu sao? (Cười) Vậy tương tác chính là mấu chốt Đó là chía khóa để hiểu rõ cách làm việc ở thế giới của chúng ta và vì thế, tương tác rất quan trọng. Nó xử lý giao tiếp, sự thấu hiểu xử lý những cái nhìn, sự chú ý Tất cả điều đó tạo nên sự tương tác và khiến rôbốt thông minh hơn. Đó chỉ là những công cụ mà ta dùng để tạo ra tobot thông minh hơn. Và tôi muốn các bạn đọng lại một điều rằng Tôi làm tất cả vì robot và robot thông minh Ý tôi là, đó là tất cả những gì tôi làm. Tôi sẽ mất việc nếu tôi không tin vào điều đó. Tuy nhiên, tất cả sẽ tới đâu? Chúng ta sẽ đi xa được đến mức nào? Chúng ta nên khiến rôbốt thông minh đến mức nào? Cảm ơn các bạn! Xin chào các bạn, tên tôi là Christian Rudder, tôi là một trong những người sáng lập trang web OK Cupid. Hiện tại, nó đang là một trong những trang web lớn nhất về hẹn hò online ở Mỹ. Cũng giống như các thành viên sáng lập khác tôi đã từng học chuyên về toán, và, cũng như dự đoán của bạn chúng tôi được biết đến với cách tiếp cận theo hướng phân tích mà chúng tôi áp dụng vào tình yêu. Chúng tôi gọi đó là thuật toán mai mối Về cơ bản thì OK Cupid sử dụng thuật toán mai mốt để giúp chúng tôi ra kết luận liệu một cặp nam nữ nhất định có thích hợp để hẹn hò với nhau hay không. Chúng tôi xây dựng công việc kinh doanh của mình xung quanh thuật toán này. "Thuật toán" nghe như một từ mang tính chuyên môn cao và khiến chúng ta nghĩ đó là một cái gì đó rất phức tạp nhưng thực ra, nó chỉ là một cách giải quyết vấn đề mang tính hệ thống theo kiểu từng bước từng bước một. Và thực sự nó khá đơn giản. Trong bài học này, tôi sẽ giải thích cho các bạn điều gì đã dẫn chúng tôi đến với thuật toán này và nó hoạt động như thế nào. Đầu tiên, hãy nghĩ xem tại sao các thuật toán lại được coi là quan trọng ? và tại sao chúng tôi lại tạo ra bài học này? Đầu tiên, bạn có thể nhận ra một cụm từ rất quan trọng mà tôi sử dụng ở phía trên: "một cách giải quyết vấn đề theo kiểu từng bước từng bước một", và có thể bạn cũng đã biết rằng máy tính là chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề theo từng bước. Một máy tính mà không có các thuật toán thì về cơ bản cũng chỉ như một cái chặn giấy đắt tiền mà thôi. Và cũng bởi vì máy tính là một phần vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nên những thuật toán có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Phép toán đằng sau thuật toán của OK Cupid đáng ngạc nhiên là lại vô cùng đơn giản. Đó chỉ là một vài phép cộng, phép nhân, và một chút khai căn. Tuy nhiên, phần khó nhất trong việc tạo ra thuật toán này lại là ở việc làm thế nào để có thể phân tích một yếu tố khó đo lường. như sự hấp dẫn của con người, thành những phần nhỏ mà máy tính có thể tính toán được. Nói về việc này, điều đầu tiên chúng tôi cần để tìm ra những cặp đôi phù hợp là những số liệu. để có thể áp dụng vào thuật toán. Và cách tốt nhất để có được chúng là thu thập từ mọi người. Vì thế, chúng tôi quyết định đưa ra các câu hỏi cho các thành viên, kiểu như "Trong tương lai bạn có muốn có con không? "; "Bạn có thường xuyên đánh răng không? "; "Bạn có thích xem phim kinh dị không?" hay những điều vĩ mô hơn như "Bạn có tin vào Chúa không?" Có thể thấy rằng nhiều câu hỏi thì rất tốt nếu chúng ta nhận được câu trả lời giống nhau từ cả hai phía. Ví dụ như hai người cùng thích xem phim kinh dị thì có thể sẽ phù hợp với nhau hơn là nếu một người thích và người còn lại thì không thích. Nhưng đối với những câu hỏi kiểu như "Bạn có muốn làm trung tâm của sự chú ý?" Nếu cả hai người đều trả lời là có, thì mối quan hệ của họ sẽ gặp phải một vấn đề lớn. Chúng tôi nhận ra điều này từ đầu và vì thế quyết định là chúng tôi cần thêm một số dữ liệu từ các câu hỏi. Chúng tôi yêu cầu mọi người không những trả lời câu hỏi của mình, mà còn cả những câu trả lời mà họ mong muốn nhận được từ người khác. Cách này khá hiệu quả, tuy nhiên chúng tôi còn cần nhìn vào một khía cạnh khác. Đó là một số câu hỏi thì nói cho bạn biết về một người nhiều hơn là những câu khác. Lấy ví dụ như một câu hỏi về chính trị " Đốt sách và đốt cờ quốc gia - việc nào tồi tệ hơn?" câu hỏi kiểu này sẽ bộc lộ nhiều thông tin hơn là câu hỏi về sở thích phim ảnh của bạn. Và vì không thể coi các câu hỏi có trọng lượng như nhau chúng tôi đã thêm một điểm sau vào thuật toán: Đối với tất cả mọi câu hỏi bạn trả lời trên OK Cupid, bạn có cơ hội để cho chúng tôi biết tầm quan trọng của câu hỏi đó đối với bạn, từ không quan trọng một chút nào cho đến vô cùng quan trọng. Vậy là đối với bất kì câu hỏi nào chúng tôi cũng có ba dữ liệu cho thuật toán của mình: Thứ nhất là câu trả lời của bạn; Thứ hai là câu trả lời mà bạn mong muốn có được từ một người khác; có thể là nửa kia của bạn trong tương lai và thứ ba là tầm quan trọng của câu hỏi đối với bạn. Với tất cả những thông tin đó, OK Cupid có thể tính ra được liệu hai người có phù hợp với nhau không. Thuật toán sẽ bắt đầu xử lý những con số và cuối cùng đưa ra một kết quả. Lấy một ví dụ cụ thể như sau, chúng tôi đang xem xét sự phù hợp của bạn với một người người con trai giả sử tên anh ta là B Phần trăm phù hợp giữa bạn và B sẽ được dựa trên những câu hỏi mà cả hai người cùng trả lời. Gọi tập hợp những câu hỏi đó là "s" và để làm cho ví dụ này đơn giản hơn thì "s" chỉ bao gồm hai câu hỏi chung rồi chúng ta sẽ tính toán từ đó. Lấy ví dụ, câu hỏi đầu tiên là "Bạn luộm thuộm đến mức nào?" câu trả lời có thể là rất luộm thuộm, khá luộm thuộm, hoặc rất gọn gàng. Giả sử câu trả lời của bạn là "rất gọn gàng" bạn cũng muốn người kia trả lời như vậy, và câu hỏi này rất quan trọng đối với bạn. Có thể nói về cơ bản bạn là một người gọn gàng thái quá. Bạn rất thích gọn gàng, và cũng muốn người yêu của mình giống như vậy Nhưng giả sử B hơi khác bạn một chút. Anh ta trả lời rằng mình rất gọn gàng, nhưng lại chỉ cần người yêu của mình "khá gọn gàng" thôi và câu hỏi này thì cũng không quan trọng mấy đối với B. Giờ hãy nhìn vào câu hỏi thứ hai, Đây là câu mà lúc trước tôi đã sử dụng: " Bạn có muốn là trung tâm của sự chú ý không?" Câu trả lời chỉ có thể là có hoặc không. Bạn trả lời là "không" Bạn cũng mong người yêu tương lai của mình trả lời "không" và câu hỏi này theo bạn cũng không mấy quan trọng. Với B, anh ấy trả lời là "có" nhưng lại tìm kiếm một người trả lời "không" vì anh ấy chỉ muốn mình là trung tâm của sự chú ý thôi và câu hỏi khá quan trọng với anh ấy. Bây giờ hãy thử tính toán tất cả những gì mà chúng ta thu được. Bước đầu tiên, vì chúng ta sẽ dùng đến máy tính để tinh toán, nên chúng ta cần phải gắn những giá trị số cho những câu trả lời kiểu như "khá quan trọng" hay "rất quan trọng" bởi vì máy tính chỉ có thể làm việc với những con số cụ thể mà thôi. Cũng vì thế, OK Cupid quyết định gắn cho "không quan trọng chút nào" giá trị bằng 0, "quan trọng một chút" giá trị bằng 1, "khá quan trọng" giá trị bằng 10, "rất quan trọng" giá trị bằng 50, và "vô cùng quan trọng" giá trị bằng 250. Tiếp theo, thuật toán sẽ thực hiện hai phép tính đơn giản. Một là mức độ hài lòng của bạn với những câu trả lời của B hay nói cách khác là số điểm mà B có thể đạt được trên thang điểm của bạn. Bạn đã nói rằng câu trả lời của B cho câu hỏi đâu tiên về mức độ luộm thuộm là rất quan trọng với bạn. B đã trả lời đúng như bạn muốn vì thế anh ấy có 50 điểm. Câu hỏi thứ hai chỉ đáng giá 1điểm vì bạn nói nó chỉ quan trọng một chút, và B đã trả lời không như bạn muốn. Vì thế B đạt 50 trên tổng số 51 điểm mà anh ấy có thể dành được. vậy mức độ hài lòng sẽ là 98%. Khá cao. Điều thứ hai mà thuật toán cần là mức độ hài lòng của B với các câu trả lời của bạn. B chỉ đặt giá trị cho câu trả lời của bạn về sự luộm thuộm là 1 và 10 điểm cho câu thứ hai. Vì thế trên tổng số 11, bạn đã đạt được 10 điểm, cả hai người đã trả lời đúng như mong muốn của người kia ở câu thứ hai vì thế câu trả lời của bạn đạt 10 trên tổng số 11 điểm có nghĩa là mức độ hài lòng của B với những câu trả lời của bạn là 91%. Cũng khá tốt. Việc cuối cùng cần làm là ghép hai phần trăm về mức độ hài lòng này lại và tìm ra một con số chung cho cả hai người. Để làm như vậy, thuật toán sẽ nhân hai số phần trăm đó lại sau đó lấy căn bậc n, với n là tổng số câu hỏi. Bởi vì s là tổng số câu hỏi trong ví dụ này chỉ là 2 nên để tính phần trăm hài lòng của cả hai bạn về người kia ta sẽ lấy căn bậc hai của tích 98% và 91% và có kết quả là 94%. Đó chính là mức độ phù hợp của bạn với B Đây là một cách diễn đạt kiểu toán học về mức độ hạnh phúc mà hai bạn có thể có nếu kết đôi với nhau dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi. Bây giờ, câu hỏi bạn có thể đặt ra là tại sao chúng tôi lại nhân hai mức độ hài lòng với nhau và lấy căn bậc n, chứ không lấy trung bình cộng rồi lấy căn bậc n? Nói một cách đơn giản thì công thức này gọi là cấp số nhân và nó là một cách rất tốt để ghép những giá trị mà có nhiều khác biệt và đại diện cho nhiều khía cạnh Nói cách khác, đây là một cách hoàn hảo cho việc tìm sự phù hợp trong tình yêu. Khi mà chúng ta thường có nhiều lựa chọn có vô số quan điểm khác nhau, như tôi đã lấy ví dụ ở trên về phim ảnh về chính trị tôn giáo, hay tất cả những thứ khác. Ngoài ra, nếu chỉ bằng trực giác thì chúng ta cũng có thể thấy một cặp đôi mà mức độ hài lòng của người này về người kia đều là 50% thì sẽ tốt hơn là một cặp đôi mà tỉ lệ này là 0 và 100 vì sự hấp dẫn thì phải đến từ cả hai phía Sau khi thêm vào môt vài sửa chữa nhỏ cho sai số, cho trường hợp chúng ta chỉ có rất ít câu hỏi như ở ví dụ trên thì chúng tôi thấy thuật toán hoàn toàn có thể được sử dụng. Bất cứ khi nào OK Cupid ghép đôi hai người lại với nhau, chúng tôi lại tiến hành làm theo những bước như trên. Đầu tiên là thu thập dữ liệu từ câu trả lời của bạn sau đó so sánh những câu trả lời và những mong muốn của bạn với câu trả lời và mong muốn của một người khác, bằng những phép toán đơn giản. Khả năng chuyển đổi một hiên tượng mang tính thực tế thành những số liệu mà một vi mạch có thể xử lý được theo tôi là kĩ năng quan trọng nhất mà một người có thể có trong thời đại ngày nay. Cũng giống như việc bạn sử dụng các câu để kể một câu chuyện cho người khác nghe, thì ở đây bạn sử dụng những thuật toán để kể câu chuyện ấy cho một máy tính. Nếu bạn học được ngôn ngữ thích hợp bạn có thể bắt đầu kể những câu chuyện của minh. và tôi mong clip này sẽ giúp bạn làm được điều ấy. Các bạn có thể cho rằng có nhiều việc tôi không thể làm được bởi vì tôi bị khiếm thị. Phần lớn thì cũng đúng Thực ra lúc nãy tôi phải nhờ hỗ trợ mới lên được sân khấu Nhưng tôi cũng có thể làm được nhiều thứ. Đây là lần đầu tiên tôi tập leo núi. Thú thật, tôi yêu thích thể thao và có thể chơi được nhiều môn, như là bơi, trượt tuyết, trượt băng, lặn, chạy bộ, v..v.. Tuy nhiên có một hạn chế là cần phải có người hỗ trợ tôi. Tôi muốn tự thân vận động. Tôi mất khả năng thị giác năm lên 14 do một tai nạn ở hồ bơi. Hồi đó tôi là một thiếu nữ năng động và tự lập, và đùng một cái, tôi bị mù. Điều khó khăn nhất với tôi tôi đã mất đi sự tự lập. Những thứ trước đó tưởng chừng dễ dàng, giờ tôi không thể nào làm một mình. Ví dụ, một trong những khó khăn của tôi là sách giáo khoa. Thời điểm đó chưa có máy tính cá nhân, không Internet hay điện thoại thông minh. Cho nên tôi nhờ một trong hai cậu em trai đọc sách hộ, và tôi phải tự viết lại những quyển sách ấy bằng chữ nổi. Mọi người hình dung ra không? Dĩ nhiên mấy đứa em trai tôi không thích điều đó tí nào, và sau đó, tôi để ý là chúng chẳng bao giờ có mặt khi tôi cần. (Cười) Tôi nghĩ là tụi nó cố né tránh tôi. Tôi không hề trách tụi nó. Tôi thật sự muốn thoát khỏi cảnh phải phụ thuộc vào ai đó. Điều đó trở thành khát khao mạnh mẽ muốn khơi dậy một điều khác biệt. Chuyển sang thời kỳ giữa những năm 1980 Tôi bắt đầu biết đến công nghệ tiên tiến và tôi tự hỏi tại sao không có một công nghệ máy tính nào để tạo ra những quyển sách bằng chữ nổi? Những thứ công nghệ tiên tiến đó cũng nên giúp đỡ những người bị khiếm khuyết như tôi mới phải. Từ giây phút đó, hành trình đổi mới của tôi bắt đầu. Tôi bắt đầu phát triển công nghệ sách điện tử, ví dụ như là phần mềm biên tập chữ nổi, từ điển chữ nổi điện tử và mạng lưới thư viện chữ nổi điện tử. Ngày nay, mỗi học sinh bị suy giảm thị lực có thể đọc sách giáo khoa trên máy tính cá nhân và các thiết bị di động, được viết bằng chữ nổi hay nghe qua giọng nói Có lẽ các bạn sẽ không mấy ngạc nhiên vì ở năm 2015 này, ai cũng có sách điện tử trên máy tính bảng. Nhưng chữ nổi được kỹ thuật số nhiều năm trước khi có sách điện tử, vào cuối những năm 1980, tức gần 30 năm trước. Những nhu cầu cấp thiết và cụ thể của người khiếm thị, là cơ hội để tạo ra những quyển sách điện tử lúc trước. Thực sự đây không phải lần đầu chuyện này xảy ra, vì lịch sử cho thấy khả năng tiếp cận là khởi nguồn cho sự đổi mới. Điện thoại được phát minh khi đang phát triển một công cụ liên lạc dành cho người khiếm thính. Vài loại bàn phím cũng được phát minh để giúp những người khuyết tật. Giờ tôi sẽ cho các bạn một ví dụ từ chính cuộc đời tôi. Vào thập niên 90, mọi người xung quanh tôi bắt đầu nói về Internet và việc lướt web. Tôi vẫn nhớ lần đầu tôi truy cập web Tôi rất sửng sốt. Tôi có thể đọc báo bất cứ lúc nào và hằng ngày. Thậm chí tôi có thể tự tìm bất cứ thông tin nào. Tôi cực kỳ mong muốn có thể giúp người mù tiếp cận với Internet, và tôi tìm cách để làm web thành giọng nói tổng hợp để có thể đơn giản hóa đáng kể giao diện người dùng. Điều này dẫn đến việc tôi phát triển Home Page Reader vào năm 1997. lúc đầu bằng tiếng Nhật và sau đó được dịch sang 11 thứ tiếng. Khi tôi phát triển Home Page Reader, tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ người dùng. Có một nhận xét mà tôi nhớ rất rõ, "Với tôi, Internet giống như cửa sổ nhìn ra thế giới." Đó quả là khoảnh khắc mang tính cách mạng đối với người mù. Thế giới ảo nay đã có thể tiếp cận được và công nghệ mà chúng tôi tạo ra cho người mù có rất nhiều công dụng, vượt xa hơn những gì tôi tưởng tượng, Nó có thể giúp những người tài xế nghe được email của họ hay nó có thể giúp bạn vừa nghe một công thức vừa nấu ăn Hiện tại thì tôi đã độc lập hơn rồi, nhưng thế vẫn chưa đủ. Ví dụ như lúc lên sân khấu mới nãy thôi, tôi phải cần đến hỗ trợ. Mục tiêu của tôi là lên đây một cách hoàn toàn độc lập. Và không chỉ là ở trên này. Mục tiêu của tôi là có thể đi du lịch và làm những thứ rất đỗi dễ dàng với bạn. Được rồi, giờ tôi sẽ cho bạn xem những công nghệ mới nhất. Đây là một ứng dụng điện thoại thông minh mà chúng tôi đang nghiên cứu. (Video) Giọng máy: đi thêm 51 feet là đến cửa, và tiếp tục đi thẳng GM: Đi thêm 2 cửa để ra ngoài. Cửa nằm ở phía bên phải. GM: Nick đang đến gần. Trông rất vui vẻ. Chieko (CA): Chào, Nick! Nick: Chào, Chieko! CA: Đang đi đâu đó? Trông cậu rất vui. N: À, bài làm của tôi mới được chấp nhận ấy mà. CA: Tuyệt quá! Chúc mừng nha! N: Cảm ơn. Chờ đã-- Sao cô biết là tôi và tôi đang vui? (cười) Người lạ: Chào (cười) CA: À...Chào. GM: Anh ấy không nói với bạn mà đang gọi điện thoại. GM: Khoai tây chiên. GM: Socola đen hạnh nhân GM: Hôm qua bạn tăng 5 cân rồi; nên chọn mua táo hơn là socola. (cười) GM: Bạn gần đến. GM: Bạn đến nơi rồi CA: Hiện giờ... (vỗ tay) Cảm ơn mọi người Hiện giờ ứng dụng đó chỉ đường cho tôi. bằng cách phân tích các tín hiệu chỉ đường và những thiết bị cảm ứng trên điện thoại, cho phép tôi có thể đi lại trong không gian trong nhà hay ngoài trời, tất cả đều tự làm lấy. Nhưng phần quan sát máy tính cho thấy ai đang tiến đến, và đang có tâm trạng gì -- chúng tôi vẫn còn đang nghiên cứu. Việc nhận ra biểu cảm trên mặt rất quan trọng để giúp tôi hòa nhập. Vậy nên những giao thoa công nghệ giờ đã sẵn sàng hỗ trợ tôi thấy được thế giới đúng như thực. Chúng tôi gọi nó là thiết bị hỗ trợ nhận biết. Nó am hiểu thế giới xung quanh và nói thầm cho tôi hay truyền rung chấn lên những ngón tay tôi. Thiết bị hỗ trợ nhận biết sẽ tăng cường những khả năng đã bị mất hoặc bị suy giảm nói cách khác là 5 giác quan của chúng ta. Công nghệ này chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng sau cùng thì tôi sẽ có thể tìm được phòng học trong trường đại học thỏa sức đi ngắm nghía hàng hóa hay tìm một nhà hàng ngon khi đang đi bộ trên đường. Sẽ rất tuyệt nếu tôi nhận ra bạn trên đường trước cả khi bạn thấy tôi. Nó sẽ trở thành người bạn tốt nhất của tôi và của các bạn nữa. Vậy nên, đây quả là một thử thách lớn lao. Một thử thách cần đến sự cộng tác, đó là lý do tại sao chúng ta đang tạo ra một cộng đồng mở để đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu. Vừa sáng nay thôi chúng tôi đã công bố những công nghệ nguồn mở nền tảng mà bạn mới thấy trên video. Ranh giới chính là thế giới thật. Cộng đồng người mù đang khám phá ranh giới công nghệ này và người dẫn đường. Hi vọng có thể cùng các bạn khám phá kỷ nguyên mới và lần sau đứng trên sân khấu này, nhờ công nghệ và cải tiến, tôi sẽ có thể bước lên đây một mình. Cảm ơn các bạn rất nhiều (vỗ tay) Lúc này tôi chắc chắn bạn biết rằng tất cả mọi thứ trong bạn làm cuộc sống bạn đều cần các con số. Cụ thể, mặc dù một số lĩnh vực không chỉ cần một vài con số, mà cần rất nhiều số. Làm thế nào để quản lý tất cả những con số kia? Các nhà toán học đã tìm lại lịch sử từ xưa như Trung Hoa thời cổ đại đã tìm ra một cách diễn đạt tập hợp gồm nhiều con số một lần Ngày nay, chúng ta gọi những tập hợp số đó là ma trận và nhiều ma trận gộp lại thành một chuỗi ma trận Ma trận xuất hiện ở mọi nơi. Chúng ở xung quanh chúng ta kể cả trong căn phòng lúc này. Xin lỗi, chúng ta nên quay lại vấn đề, Ma trận thực ra ở mọi nơi. Ma trận được dùng trong kinh doanh, kinh tế, mã hóa, vật lý, điện tử, và đồ họa vi tính. Một lý do tại sao ma trận hấp dẫn đến vậy là vì nó có thể chứa rất nhiều thông tin và từ đó, chuyển những chuỗi bài toán phức tạp khác nhau thành một bài toán duy nhất. Vậy để sử dụng ma trận, chúng ta cần biết nó hoạt động như thế nào. Thực tế cho thấy, bạn có thể coi ma trận như những con số thông thường. Bạn có thể cộng chúng với nhau, trừ, và thậm chí nhân chúng với nhau. Tuy nhiên, bạn không thể chia chúng được, nhưng đó là một điểm khác thường của ma trận. Cộng ma trận rất đơn giản. Tất cả những gì bạn phải làm là cộng những phần tử tương ứng theo thứ tự xuất hiện. Các phần tử đầu tiên cộng vào với nhau, các phần tử thứ hai, thứ ba, và đến hết. Dĩ nhiên các ma trận trong phép cộng phải cùng cỡ, điều đó khá hiển nhiên. Bạn cũng có thể nhân cả ma trận với một số, gọi là lượng vô hướng. Chỉ nhân các phần tử bởi số vô hướng đó. Chờ một chút, còn một ý nữa! Bạn cũng có thể nhân ma trận này với ma trận kia. Mặc dù phép nhân không giống phép cộng, khi mà bạn cộng phần tử với phần tử. Phép nhân đặc biệt hơn và hấp dẫn hơn một khi bạn nắm được cách làm. Đây là cách để tính phép nhân. Giả sử bạn có hai ma trận. Thử nhân chúng với nhau theo từng cặp, nghĩa là hai hàng và hai cột. Viết ma trận đầu tiên ở bên trái ma trận thứ hai ngay bên cạnh và nhích lên một chút. tựa như chúng ta đang chuẩn bị bàn ăn vậy. Kết quả khi chúng ta nhân ma trận với nhau sẽ nằm ngay chính giữa chúng. Chúng ta cũng sẽ vẽ một số đường kẻ để giúp chúng ta tính toán. Giờ hãy nhìn vào hàng đầu tiên của ma trận thứ nhất và cột đầu tiên của ma trận thứ hai. Bạn có thấy được có 2 con số ở mỗi cái chưa? Nhân số thứ nhất trong hàng với số thứ nhất trong cột 1 lần 2 là 2. Giờ tính tích tiếp theo: 3 lần 3 là 9. Cộng vào: 2 cộng 9 bằng 11. Hãy đặt kết quả đó vào vị trí trên góc bên trái cho khớp với những hàng và cột mà ta đã dùng để tính. Bạn đã thấy được các ma trận hoạt động như thế nào chưa? Bạn cũng có thể làm tương tự cho các phần tử khác. âm 4 cộng 0 bằng âm 4 4 cộng âm 3 bằng 1 âm 8 cộng 0 bằng 8. Cuối cùng đây là đáp số. Không tệ, đúng không? Tuy nhiên, còn điểm nữa, cũng như phép nhân ma trận, các ma trận phải có cỡ phù hợp. Quan sát các ma trận này xem. 2 lần 8 bằng 16. 3 lần 4 bằng 12. 3 lần .... chờ chút, không còn hàng nào nữa ở ma trận thứ hai. Chúng ta hết chỗ rồi. Vì vậy những ma trận đó không thể nhân được với nhau. Số cột của ma trận đầu tiên phải bằng số hàng của ma trận thứ hai. Miễn là bạn cẩn thận để gộp đúng các cạnh của ma trận đúng thì nó trở nên rất dễ. Tuy nhiên, hiểu được phép nhân ma trận chỉ là bước dạo đầu. Còn rất nhiều thứ bạn có thể làm với chúng. Ví dụ như, giả sử bạn muốn mã hóa một thông điệp bí mật. Giả sử thông điệp : "Math rules". (Quy luật toán học) Tại sao có người cần giữ bí mật này thì tôi không cần quan tâm. Để các con số đại diện cho các chữ cái. bạn có thể đặt các con số vào ma trận và chìa khóa mã hóa là một ma trận khác. Nhân chúng với nhau và bạn đã có được một ma trận mới đã được mã hóa. Chỉ có một cách để giải mã ma trận mới này và đọc được thông điệp là phải có chìa khóa. chính là ma trận thứ hai kia. Thậm chí còn có một chuyên ngành của toán học luôn luôn dùng ma trận, gọi là Đại số tuyến tính. Nếu bạn có cơ hội học Đại số tuyến tính, hãy học đi, hay lắm. Nhưng chỉ cần nhớ, một khi bạn biết cách dùng ma trận, bạn có thể làm gần như bất cứ thứ gì. Một bà mẹ đang làm việc trông như thế nào? Nếu bạn hỏi mạng, đây là điều mà bạn sẽ được biết Đừng bận tâm đây là thứ mà bạn sẽ thật sự tạo ra Nếu bạn thử làm việc trên máy tính với một đứa bé trên đùi. (Tiếng cười) Nhưng không, đây là một bà mẹ đang làm việc. Bạn sẽ thấy chủ đề từ những hình ảnh này. Chúng ta sẽ thấy nhiều. Chủ đề đó là ánh sáng tự nhiên tuyệt vời, trong đó, như chúng ta điều biết, là một dấu hiệu phân biệt của mỗi nơi làm việc của nước Mỹ Có hàng ngàn hình ảnh như vậy. Gõ từ "mẹ đi làm" vào bất kỳ công cụ tìm kiếm hình ảnh nào của Google, hình ảnh chứng khoán, Chúng có đầy trên mạng chúng đang đứng đầu các bài viết blog và tin tức và tôi trở nên ám ảnh với chúng và sự lừa dối mà chúng nói với chúng ta và sự thoải mái mà chúng tặng chúng ta rằng khi trở thành những bà mẹ mới làm việc ở Mỹ, mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng nó không ổn. Là một quốc gia, chúng ta đang gửi hàng triệu phụ nữ quay lại làm việc mỗi năm, sớm khó tin và kinh khủng sau khi họ sinh nở Đó là một vấn đề đạo đức. nhưng hôm nay tôi cũng sẽ nói với bạn tại sao nó là một vấn đề kinh tế. Tôi bị khó chịu và ám ảnh với sự phi thực tế của những bức ảnh này, trông không giống gì cuộc sống của tôi gần đây tôi quyết định chụp lại và tạo loạt châm biếm những hình ảnh chứng khoán mà tôi hy vọng thế giới sẽ bắt đầu sử dụng chỉ đang cho thấy thực tế thật sự khó xử của việc quay trở lại làm việc khi nguồn thức ăn của con bạn được gắn vào cơ thể bạn Tôi sẽ cho bạn thấy hai trong số chúng (Tiếng cười) Không câu nào nói "Thăng chức cho cô ta" bằng chảy sữa mẹ qua váy trong lúc trình bày. Bạn sẽ thấy rằng không có em bé trong ảnh này, bởi vì đó không phải là cách nó hoạt động không dành cho hầu hết các bà mẹ đang làm việc. Bạn có biết, và điều này sẽ làm hỏng ngày rằng mỗi khi dội nước nhà vệ sinh, mùi phát tán trong không khí và chúng sẽ ở trong không khí hàng giờ? Và đến bây giờ, đối với nhiều bà mẹ đang làm việc đây là nơi duy nhất trong ngày mà họ có thể tìm thấy để tạo thức ăn cho các bé mới sinh của họ Tôi đặt những điều này, hàng tá chúng, vào thế giới Tôi đã muốn tạo ra một điều Tôi đã không biết điều tôi đã đang làm là đang mở một cánh cửa, vì giờ đây, những người hoàn toàn xa lạ từ nhiều tầng lớp xã hội viết cho tôi thường xuyên chỉ để nói cho tôi những gì xảy ra khi họ quay lại làm việc trong vòng vài ngày hay vài tuần sau sinh Tôi sẽ chia sẻ 10 câu chuyện của họ với bạn hôm nay Chúng là hoàn toàn sự thật một vài trong số chúng thì rất thô và không cái nào trong số chúng trông như thế này Đây là cái đầu tiên "Tôi là một nhân viên dịch vụ thường trực tại một nhà tù liên bang. Tôi đã quay lại làm việc sau tối đa tám tuần được phép cho sinh mổ Một đồng nghiệp nam khó chịu vì tôi đã đi khỏi vì "kỳ nghỉ" vì thế anh ta cố ý mở cửa trong khi tôi đang bơm sữa và đã đứng ở cửa với các tù nhân ở hành lang" Hầu hết các câu chuyện về những người này, người lạ, gởi đến tôi đây, thì không hẵn là về cho con bú sữa mẹ Một người phụ nữ viết cho tôi rằng "Tôi sinh đôi và khi quay lại để làm việc sau bảy tuần không lương. Về mặt cảm xúc, tôi là một xác tàu Về mặt thể chất, tôi bị xuất huyết trong quá trình lao động, và rách lớn vì thế tôi dậy, ngồi hay đi lại khó khăn Chủ của tôi đã nói tôi không được phép sử dụng những ngày nghỉ có sẵn của tôi bởi vì đây là mùa ngân sách" Tôi đã tin rằng chúng ta không thể nhìn những tình huống này bằng mắt bởi vì sau đó chúng ta sẽ khiếp sợ, và nếu chúng ta khiếp sợ thì chúng ta phải làm gì đó về nó. Vì thế chúng ta chọn nhìn, và tin tưởng vào ảnh này. Tôi thật không biết điều đang diễn ra trong hình này bởi vì tôi thấy nó kỳ lạ và hơi rùng mình (Tiếng cười) Như, cô ta đang làm gì? Nhưng tôi biết nó nói gì với chúng ta. Nó nói với chúng ta rằng mọi chuyện ổn Bà mẹ đang làm việc này, tất cả họ và tất cả con của họ, thì ổn Không có gì để xem ở đây Và dù sao, phụ nữ đã có một lựa chọn không điều gì thậm chí là vấn đề của chúng ta Tôi muốn chia sự lựa chọn này ra làm hai phần. Lựa chọn thứ nhất nói rằng phụ nữ đã chọn làm việc Vậy thì, nó không đúng. Ngày nay ở Mỹ, phụ nữ chiếm 47 phần trăm lực lượng lao động và 40 phần trăm của hộ gia đình Mỹ một phụ nữ là đế giầy hay là trụ cột chính. Công việc có lương là một phần, phần lớn, của động cơ của nền kinh tế này, và nó là cần thiết cho những động cơ của những gia đình Ở mức độ quốc gia, công việc trả lương của chúng ta không phải là tùy chọn Lựa chọn thứ hai nói rằng phụ nữ đang lựa chọn có con vì thế bản thân phụ nữ nên chịu hậu quả của những lựa chọn này. Bạn biết, một trong những điều đó. rằng khi bạn thoáng nghe qua có thể nghe đúng Tôi không làm bạn có con Tôi đã không ở đó khi chuyện xảy ra Nhưng lập trường đó bỏ qua một sự thật cơ bản, rằng sự sinh sản của chúng ta trên phạm vi quốc gia không là tùy chọn Những đứa con mà những phụ nữ, nhiều người phụ nữ đang làm việc, đang có hôm nay, sẽ thay lượng lao động một ngày nào đó, bảo vệ bờ biển của chúng ta, tạo nên cơ sở thuế của chúng ta Sự sinh sản của chúng ta trên phạm vi quốc gia không là tùy chọn Đó không là những lựa chọn Chúng ta cần phụ nữ để làm việc Chúng ta cần phụ nữ đang làm việc có con Vì vậy chúng ta nên làm việc đó cùng một lúc ít nhất chấp nhận được? Vâng, đây là lúc đố Bao nhiêu phần trăm phụ nữ đang làm việc ở Mỹ bạn nghĩ rằng không thể hưởng chế độ thai sản? 88 phần trăm 88 phần trăm những bà mẹ đi làm sẽ không được 1 phút nghỉ có lương sau khi họ có con Vậy thì bây giờ bạn đang nghĩ tới nghỉ không lương Nó có tồn tại ở Mỹ. Nó được gọi là FMLA. Nó không làm được. Bởi vì cách nó được cấu tạo, tất cả các ngoại lệ, Một nửa bà mẹ mới sinh không đủ tiền kiện cho nó Nó trông như thế này "Chúng tôi đã sinh con trai nuôi Khi nhận được cuộc gọi, ngày nó chào đời Tôi đã phải nghỉ làm Tôi đã không nghỉ đủ lâu để đủ tiêu chuẩn cho FMLA và rồi tôi không đủ điều kiện nghỉ không lương Khi tôi tôi nghỉ việc để thăm con trai mới sinh Tôi đã mất việc." Những hình ảnh công ty chứng khoán này che giấu một sự thật khác, một lớp khác Với những ai có thể hưởng chỉ việc nghỉ không lương đó, Hầu hết phụ nữ không thể chi trả để được hưởng gì nhiều từ nó cả. Một y tá nói với tôi, " tôi đã không đủ điều kiện cho khó khăn tạm thời Bởi vì việc mang thai của tôi được xem như một điều kiện tồn tại trước. Chúng tôi đã chi hết tiền hoàn thuế và một nữa tiết kiệm trong suốt sáu tuần nghỉ không lương. Chúng tôi không thể chịu lâu hơn Về thể chất nó khó, nhưng về mặt tinh thần nó tệ hơn Tôi vất vả hàng tháng trời ở xa con trai của tôi." Vậy là quyết định quay lại làm việc rất sớm Nó là một quyết định kinh tế hợp lý bởi tài chính gia đình, nhưng thường là khủng khiếp về thể chất bởi vì đưa một con người vào thế giới là mớ lộn xộn Một nữ phục vụ nói với tôi, "Với đứa con đầu, tôi quay lại làm việc 5 tuần sau sinh. Với đứa con thứ hai, tôi phải bị đại phẫu sau khi sinh Vì thế tôi đợi sáu tuần để quay lại. Tôi đã bị rách cấp độ ba. " 23 phần trăm những bà mẹ mới đang làm việc ở Mỹ Sẽ quay lại làm việc trong vòng hai tuần sau sinh. "Tôi làm nhân viên pha chế và đầu bếp, trung bình 75 giờ một tuần khi mang thai. Tôi phải quay lại làm việc trước khi con được một tháng, Làm việc 60 giờ một tuần. Một người làm chung với tôi chỉ có thể chi trả cho 10 ngày nghỉ với con cô ta." Dĩ nhiên, đây không chỉ là kịch bản với tác động về kinh tế và thể chất. Sinh con là, và sẽ luôn là, một sự kiện tâm lý lớn. Một giáo viên nói với tôi, "Tôi trở lại làm việc tám tuần sau khi con trai tôi chào đời Tôi đã bị lo lắng nhưng những cơn hoảng loạn tôi có trước đó để quay lại làm việc là không chịu nổi." Thống kê cho thấy, phụ nữ càng sớm đi sau khi có một con, nhiều khả năng họ sẽ chịu đựng rối loạn tâm trạng sau sinh như trầm cảm và lo âu, và trong số nhiều hậu quả tiềm ẩn của những rối loạn đó, tự tử là nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến cái chết đối với phụ nữ một năm sau sinh. Đứng đầu là câu chuyện kế tiếp Tôi chưa bao giờ gặp người phụ nữ này, nhưng tôi thấy rất khó để vượt qua "Tôi thấy rất đau buồn và giận dữ vì tôi mất những điều thiết yếu, thời gian không thể hình thành và thay thế với con trai tôi. Lao động và giao hàng để lại cho tôi cảm giác hoàn toàn tan vỡ Hàng tháng trời, tất cả những gì tôi nhớ là la hét: chứng đau bụng, họ nói thế. Bên trong, tôi đang chết đuối. Mỗi buổi sáng, tôi hỏi bản thân bao lâu nữa tôi có thể làm được điều này. Tôi được cho phép đem con đến chỗ làm. Tôi đóng cửa phòng làm việc trong khi tôi làm khuấy động và im lặng và van xin nó ngừng la hét để tôi không gặp vấn đề Tôi trốn đằng sau cửa phòng làm việc mỗi ngày chết tiệt và khóc khi nó la hét. Tôi khóc trong nhà vệ sinh trong khi tôi rửa dụng cụ bơm. Mỗi ngày, tôi khóc suốt trên đường đi làm và suốt trên đường về Tôi đã hứa với chủ rằng công việc tôi không làm xong trong ngày, Tôi sẽ làm ban đêm tại nhà. Tôi đã nghĩ, có điều gì sai với tôi nên tôi không thể xoay sở." Đó là những bà mẹ. Còn những đứa con thì sao? Là một quốc gia, ta quan tâm về hàng triệu đứa bé sinh ra hàng năm từ những bà mẹ đi làm? Tôi nói chúng ta không, chỉ đến khi chúng đi làm trả thuế và đến tuổi nghĩa vụ quân sự. Chúng ta nói sẽ gặp chúng sau 18 năm, và đi đến đó là chuyện của chúng Một trong những lý do tôi biết là những đứa bé mà mẹ chúng có 12 hay nhiều tuần ở nhà với chúng có nhiều khả năng được tiêm vắc xin và được kiểm trả tốt trong năm đầu, do đó những đứa bé đó được bảo vệ tốt hơn khỏi tử vong và bệnh hiểm nghèo Nhưng những thứ như thế bị ẩn đằng sau những bức ảnh này. Nước Mỹ có một thông điệp cho những bà mẹ mới những người làm việc vì con của họ. Dù bao nhiêu thời gian bạn có với con, bạn nên cảm ơn vì điều đó, và bạn trở nên một sự phiền phức cho nền kinh tế và cho chủ của bạn. Câu chuyện về lòng biết ơn đó đi qua nhiều câu chuyện tôi được nghe. Một phụ nữ nói với tôi, "Tôi quay lại làm việc vào tuần thứ tám sau mỗ bởi vì chồng tôi đi làm. Không có tôi, con gái tôi kém phát triển. Con bé không chịu uống bình Nó bắt đầu sụt cân. Thật biết ơn, chủ của tôi rất cảm thông. Ông ấy cho mẹ tôi bế con bé, người đang thở oxy và được theo dõi, bốn lần một lượt nên không thể chăm bà." Có một câu lạc bộ nhỏ của các quốc gia trên thế giới mà không cung cấp chế độ nghỉ việc có lương đến các bà mẹ mới. Bạn có quan tâm họ là ai? Tám nước đầu tiên với tám triệu tổng dân số Đó là Papua New Guinea, Suriname và những quốc đảo nhỏ của Micronesia, đảo Marshall, Nauru, Niue, Palau và Tonga. Số chín là Mỹ với 320 triệu người Ồ, thế à. Đó là kết thúc danh sách. Mỗi nền kinh tế khác trên hành tinh đã tìm ra một cách để có một mức quốc gia chi trả khi rời công việc cho những người đang làm việc vì tương lại của quốc gia đó nhưng chúng ta nói, "Chúng ta không thể làm điều đó." Chúng ta nói thị trường sẽ giúp giải quyết vấn đề, và chúng ta vui mừng khi tập đoàn đề nghị trả nghỉ việc không lương cho phụ nữ những người đã được giáo dục tốt và lương cao trong số chúng ta Bạn có nhớ 88 phần trăm? Những phụ nữ có thu nhập trung bình và thấp sẽ không thể tham gia vào đó. Chúng ta biết rằng cái giá kinh ngạc về kinh tế, tài chính, thể chất và cái giá cảm xúc cho phương pháp này. Chúng ta đã quyết định, quyết đinh, không phải là một tai nạn chuyển những cái giá này trực tiếp tới những bà mẹ đi làm và con của họ. Chúng ta biết mức giá cao hơn với phụ nữ thu nhập thấp, do đó không tương xứng cho phụ nữ da màu. Dù sao chúng ta bỏ qua nó Tất cả điều này là sự xấu hổ của nước Mỹ. Nhưng cũng là sự rủi ro của nước Mỹ. Bởi vì điều gì xảy ra nếu mọi cá nhân được gọi là chọn có con này bắt đầu chuyển thành những cá nhân chọn không có con Một phụ nữ nói với tôi, "Làm mẹ thì khó. Nó không nên thành chấn thương tâm lý Khi chúng tôi nói về mở rộng gia đình mình, chúng tôi lo bao nhiêu thời gian tôi có để chăm sóc bản thân và con. Nếu chúng tôi phải làm lại giống như cách với đứa con đầu, chúng tôi có thể chỉ có một con. " Tỷ lệ sinh cần thiết ở Mỹ để giữ cho dân số bền vững là 2.1 ca sống trên một phụ nữ Ở Mỹ hiện nay, tỷ lệ là 1.86. Chúng ta cần phụ nữ có con, và chúng ta đang chủ động ngăn cản phụ nữ đi làm thực hiện điều đó Điều gì sẽ xảy ra với lực lượng lao động, với sự đổi mới, với GDP, nếu từng bà mẹ đi làm của đất nước này quyết định rằng họ không thể chịu đựng để thực hiện điều này hơn một lần? Tôi đang ở đây chỉ với một ý tưởng có giá trị lan rộng, và bạn có thể đó đó là gì. Từ lâu kể khi quốc gia quyền lực nhất trên trái đất đưa ra chế độ nghỉ việc có lương toàn quốc đến những người đang làm việc vì tương lai quốc gia và đến những đứa bé những người đại diện cho tương lai Sinh sản là một hàng hóa công cộng Sự nghỉ việc nên được nhà nước tài trợ. Không nên có những ngoại lệ cho kinh doanh nhỏ, thời gian làm việc hay doanh nhân Nó nên được chia sẻ giữa các đối tác. Hôm nay tôi đã nói nhiều về những bà mẹ, nhưng yếu tố liên quan đến cha mẹ còn nhiều cấp độ, Không một phụ nữ nào khác phải nên quay lại làm việc khi cô ta đang đi không vững và chảy máu Không một gia đình nào khác nên rút hết tài khoản tiết kiệm để mua vài ngày để nghỉ ngơi và hồi phục và gắn kết Không còn trẻ em dễ bị tổn thương phải nên đi trực tiếp từ mấy ấp đến chăm sóc y tế vì cha mẹ nó phải sử dụng tất cả thời gian ít ỏi của họ ngồi ở NICU (khu chăm sóc sơ sinh) Không một gia đình đi làm nào nên được bảo rằng những va chạm tại nơi làm việc, nhu cầu làm việc và nhu cầu làm cha mẹ của họ, không là vấn đề của riêng họ Cần biết rằng khi có một gia đình mới, thì càng chi tiêu và với một đứa bé thì gia đình dễ tổn thương về tài chính so với trước đó vì vậy người mẹ không thể chi trả để lên tiếng cho chính cô. Nhưng tất cả tiếng nói của chúng ta. Tôi xong, xong với việc có con. và có thể bạn chuẩn bị có con có thể bạn đã có con có thể bạn không có con Nó không phải vấn đề Chúng ta phải chấm dứt xem đây là vấn đề của bà mẹ hay thậm chí là vấn đề của phụ nữ Đây là vấn đề của nước Mỹ. Chúng ta cần chấm dứt mua sự dối trá từ những hình ảnh này. Chúng ta cần ngừng thoải mái vì chúng Chúng ta cần đặt câu hỏi tại sao lại bảo là không thể khi chúng ta thấy nó hoạt động khắp nới trên thế giới Chúng ta cần nhìn nhận đây là thực tế của nước Mỹ để mất danh dự và hiểm họa của chúng ta Bởi vì nó không phải nó không phải nó không phải là bà mẹ đi làm (Vỗ tay) Khi nghĩ về việc học, ta thường nghĩ đến học sinh trong lớp học hay giảng đường, với sách mở trên bàn, chăm chú vào bài giảng của giáo sư đang đứng trước mặt. Tuy nhiên trong tâm lý học, học mang nghĩa khác hẳn. Các nhà tâm lý học cho rằng: học là sự thay đổi hành vi cá nhân dựa trên kinh nghiệm thực tế. Hai trong các nguyên lý học tập chính là điều kiện cổ điển và điều kiện thao tác. Trước hết ta sẽ nói về điều kiện cổ điển. Trong những năm 1890, nhà tâm lý học người Nga Ivan Pavlov đã tiến hành một số thí nghiệm nổi tiếng trên chó. Ông cho chó thức ăn và đồng thời rung chuông. Sau một thời gian, những con chó gắn tiếng chuông với đồ ăn, cho rằng khi chuông kêu là lúc chúng sẽ được ăn. Rốt cuộc, chỉ cần rung chuông cũng đã khiến con chó nhỏ dãi. Chúng đã quen với việc chờ đợi thức ăn khi nghe thấy tiếng chuông. Như đã thấy, dưới điều kiện bình thường, con chó sẽ chảy dãi khi nhìn và ngửi thấy thức ăn. Ta gọi thức ăn là kích thích không điều kiện, và chảy dãi là phản ứng không điều kiện. Chẳng ai huấn luyện chó nhỏ dãi trước miếng thịt cả. Tuy vậy, khi ta kết hợp một kích thích không điều kiện như thức ăn với một thứ gì đó trung tính như tiếng chuông chẳng hạn, thì kích thích trung tính đó sẽ trở thành kích thích có kiều kiện. Điều kiện cổ điển được phát hiện từ đó. Điều này đúng với động vật nhưng với con người thì sao? Hoàn toàn giống nhau. Ví dụ một ngày nào đó bạn đến bác sĩ để tiêm. Cô ấy nói "Đừng sợ, sẽ chẳng đau tẹo nào đâu" nhưng lại tiêm cho bạn mũi đau nhất trên trần đời. Vài tuần sau đó, bạn đến nha sĩ kiểm tra. Anh ấy đưa chiếc gương vào miệng để khám răng bạn, và cũng nói "Đừng sợ, chẳng đau tẹo nào đâu". Mặc dù biết rằng cái gương sẽ không làm mình đau, bạn vẫn nhảy khỏi ghế và hét thất thanh chạy khỏi phòng. Lúc bạn bị tiêm, câu "Đừng sợ, chẳng đau tẹo nào đâu" trở thành kích thích có điều kiện khi nó gắn với cái đau của mũi tiêm là kích thích không điều kiện, diễn ra ngay trước phản ứng có điều kiện là hành động chạy ra khỏi căn phòng. Điều kiện cổ điển trong hành động. Điều kiện thao tác giải thích cách kết quả phản ứng dẫn đến những chuyển biến trong hành vi một cách tự nguyện. Vậy điều kiện thao tác là thế nào? Điều kiện thao tác sử dụng hai yếu tố: củng cố và trừng phạt. Củng cố khuyến khích chúng ta lặp lại hành động, trong khi trừng phạt lại hạn chế nó. Củng cố và trừng phạt có thể tích cực hoặc tiêu cực nhưng không có nghĩa là tốt hay xấu. Tích cực nghĩa là tăng thêm kích thích, ví dụ được ăn tráng miệng sau khi ăn hết rau xanh, và tiêu cực là bỏ đi kích thích, như là không cần làm bài tập về nhà bởi vì bạn đã hoàn thành tốt bài thi. Ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể về điều kiện thao tác. Sau khi dùng bữa tối cùng gia đình, bạn dọn bàn và rửa chén. Khi xong việc, mẹ ôm bạn và nói "Cảm ơn con nhiều lắm". Trong tình huống này, hành động của mẹ bạn sẽ là củng cố tích cực nếu nó khuyến khích bạn lặp lại phản ứng thao tác, tức là lau bàn và rửa bát. Điều kiện thao tác xảy ra mọi lúc mọi nơi. Chẳng có mấy thứ mà ta làm không bị ảnh hưởng ít nhiều bởi điều kiện thao tác. Ta còn gặp điều kiện thao tác trong một số tình huống khá đặc biệt. Một nhóm nhà khoa học đã chứng minh khả năng của điều kiện thao tác bằng việc huấn luyện chim bồ câu thành chuyên gia nghệ thuật. Sử dụng thức ăn như củng cố tích cực, các nhà khoa học đã dạy bồ câu biết chọn tranh của Monet thay vì tranh của Picasso. Khi đem ra tác phẩm của các nghệ sĩ khác, các nhà khoa học còn quan sát được tổng quát hóa kích thích khi lũ chim chọn trường phái Ấn tượng hơn là trường phái Lập thể. Có thể tiếp theo đây họ sẽ dạy các chú bồ câu tự vẽ nên tuyệt tác của chính mình. Ngày nay các nhà khoa học đã biết rằng bạn được di truyền những đặc tính từ ba mẹ bạn. (Genotype = kiểu gen) Họ có thể tính được khả năng để một người có được một tính trạng (thuật ngữ cho "đặc tính") , hoặc bị một bệnh nào đó dựa trên thông tin mà họ thu thập được từ ba mẹ hoặc từ gia phả của gia đình họ. Nhưng điều ấy diễn ra thế nào. Để hiểu được bằng cách nào một tính trạng được truyền từ một người sang con cái của họ, ta cần phải quay lại thế kỉ 19, và gặp một người đàn ông tên Gregor Mendel. Mendel là một linh mục người áo, và cũng là một nhà sinh vật học rất thích làm việc với thực vật. Bằng việc trồng rất nhiều cây đậu trong khu vườn của nhà thờ nơi ông sống, ông đã khám phá ra được quy luật đằng sau định luật di truyền này. Một ví dụ kinh điển nhất cho việc này, Mendel đã cho thụ phấn một cây hạt vàng "thuần chủng" (hai chữ cái giống nhau) với một cây hạt xanh thuần chủng, và ông chỉ thu được toàn cây hạt vàng ở đời sau. Ông gọi tính trạng "vàng" là trội (dominant trait) vì nó biểu hiện ở tất cả những hạt của cây con mới. Sau đó, ông cho tự thụ phấn cây hạt vàng mới thu được. Và ở trong thế hệ thứ hai này, Ông thu được cả những cây hạt vàng lẫn cây hạt xanh, đồng nghĩa với việc tính trạng "xanh" đã bị giấu đi bởi tính trạng "trội" vàng. Và ông gọi tính trạng này là lặn (recessive trait). Từ những kết quả ở trên, Mendel giả thiết rằng mỗi tính trạng dựa trên một cặp nhân tố, mà một nhân tố đến từ mẹ, và nhân tố còn lại đến từ bố. Ngày này, chúng ta đã biết được những "nhân tố" đó được gọi là allele (phiên âm: a-liu) (minh họa bằng chữ cái), và nó biểu hiện những mức độ khác nhau của một gen. Phụ thuộc vào từng loại allele mà Mendel đã tìm thấy ở một hạt, ta sẽ có được thứ gọi là cây đậu "đồng hợp" (homozygous). khi cả hai allele giống nhau, và cây "dị hợp" (heterozygous), khi hai allele khác nhau. Sự kết hợp của những allele gọi là kiểu gen (genotype) và kết quả, hay biểu hiện "vàng", "xanh" của nó, được gọi là kiểu hình (phenotype). Để có thể hình dung một các rõ ràng cơ chế các allele được truyền lại ở các thế hệ sau, ta có thể dùng một biểu đồ gọi là hình vuông Punnett (Punnett Square) Bạn chỉ cần viết những allele (mấy cái ký tự) ở trên hai trục và sau đó sẽ thấy những tổ hợp có thể. Ví dụ, quay lại trường hợp của mấy cây đậu của Mendel, Ký hiệu allele trội "vàng" bằng chữ "Y" hoa, và allele lặn "xanh" bằng chữ "y" thường Chữ "Y" luôn tỏ ra "ăn hiếp" với người bạn "y" bé nhỏ của mình, nên cách duy nhất để có một cây hạt xanh là bạn có tất cả đều là chữ "y" nhỏ. Ở thế hệ đầu tiên, người mẹ "vàng", đồng hợp luôn cho con cái một allele trôi "vàng", và người cha "xanh", đồng hợp luôn cho một allele lặn "xanh". Chính vì thế, tất cả những đứa con của họ đều là vàng, nhưng dị hợp. Sau đó, ở thế hệ thứ hai, khi mà hai người con "dị hợp" cưới nhau, con của họ sẽ có một trong ba kiểu gen có thể, và biểu hiện hai kiểu hình theo tỉ lệ 3:1. Nhưng, vấn đề là, một cây đậu lại có rất nhiều tính chất. Ví dụ, ngoài việc là "vàng" hay "xanh". hạt đậu còn thể "tròn" hay "nhăn", vì thế ta sẽ có tất cả những trường hợp có thể sau: hạt vàng tròn, xanh tròn, vàng nhăn, và xanh nhăn. Để tính được tỉ lệ của từng kiểu gen hay kiểu hình, bạn có thể dùng hình vuông Punnett. Tất nhiên, điều này sẽ phức tạp hơn một chút. Và có một thứ còn phức tạp để nghiên cứu hơn hạt đậu, con người. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và hiểu rõ hơn rất nhiều về di truyền cũng như các phương thức và cơ chế của nó. Và thực tế, một vài tính chất còn được di truyền theo những cách rất đa dạng khá. Nhưng, tất cả đều bắt đầu từ Mendel và những hạt đậu của ông. Sâu trong những khu rừng của Việt Nam, những người lính của cả 2 bên đã giao tranh ác liệt trong vòng gần 20 năm. Nhưng chìa khóa thắng lợi của những người Cộng sản không phải là vũ khi hay sức chịu đựng mà là một con đường mòn. Đường mòn Hồ Chí Minh, trải dài qua Việt Nam, Lào và Campuchia, bắt đầu với một mạng lưới đường đất đơn giản và sau đó phát triển trở thành trung tâm của chiến lược thằng lợi của Miền bắc Việt Nam trong suốt chiến tranh Việt Nam, cung cấp vũ khí, quân đội, và ủng hộ tinh thần cho miền Nam. Con đường là một mạng lưới đường mòn, đường đất, và đường vượt sông len lỏi từ miền bắc vào miền nam dọc theo dãy Trường Sơn giữa Việt Nam và Lào. Một chuyến đi vào miền Nam như vậy mất khoảng 6 tháng. Nhưng, với kỹ thuật và sự khéo léo, người Việt Nam đã mở rộng và nâng cấp con đường. Cho tới cuối cuộc chiến, khi con đường chính đi vòng qua Lào, chỉ mất chừng 1 tuần. Và đây là cách mà nó diễn ra. Năm 1959, khi mà mối quan hệ giữa Miền Bắc và Miền Nam bị phá hoại, một hệ thống đường mòn đã được dựng lên nhằm đưa quân đội, vũ khí và trang thiết bị vào Miền Nam Việt Nam. Những người lính đầu tiên di chuyển từng hàng một theo những con đường của những người dân tộc thiểu số và những nhánh cây gãy tại những ngã rẽ thường giúp họ đi đúng hướng. Ban đầu, hầu hết những người Cộng sản nòng cốt đi theo con đường là những người Miền Nam được sinh ra và huấn luyện tại Miền Bắc. Họ ăn mặc như những người nông dân bình thường với quần đen, áo lụa và một chiếc khăn rằn. Họ đi dép cao su Hồ Chí Minh được cắt ra từ những chiếc lốp xe tải, và mang một khẩu phần cơm nhất định trong những túi ruột tượng, một dải vải dài quấn quanh cơ thể. Điều kiện thật là khắc nghiệt và nhiều người đã chết bởi tác hại của thời tiết, sốt rét, và chứng kiết lỵ amip. Bị lạc, đói tới chết, và khả năng bị tấn công bởi hổ hoặc gấu là những mối đe dọa thường trực. Những bữa ăn luôn luôn chỉ là cơm và muối, và dễ dàng bị cạn kiệt. Sợ hãi, chán nản và nhớ nhà là những cảm xúc chủ đạo. Và những người lính đã dành những thời gian rảnh để viết những bức thư vẽ phác họa, uống rượu và hút thuốc với những người dân địa phương. Những người lính đầu tiên đi trên con đường đã không phải gặp phải nhiều cuộc giao chiến. Và sau chuyến đi dài 6 tháng, việc tới được Miền Nam là một điểm nhấn, thường được kỉ niệm bằng những bài hát. Đến năm 1965, những chuyến đi trên con dường đã có thể thực hiện bằng ô tô tải Hàng nghìn xe tải được cung cấp bởi Trung Quốc và Nga thực hiện nhiệm vụ giữa làn bom B-52 dữ dội và những những người tài xế được biết đến như là những phi công trên mặt đất Những chuyến đi trên con đường ngày càng tăng, vì vậy quân Mỹ cũng tăng cường đánh bom tuyến đường. Họ lái xe vào ban đêm và rạng sáng để tránh những cuộc không kích, và những người canh gác đã sẵn sàng để cảnh báo tài xế về những chiếc phi cơ địch. Người dân quanh tuyến đường cũng tổ chức những đội để đảm bảo dòng lưu thông và giúp những lái xe sửa chữa những hư hại bởi những cuộc không kích. Với lời kêu goi, "Tất cả vì Miền Nam ruột thịt!" và "Xe chưa qua nhà không tiếc." Một vài gia đình còn quyên góp cửa và gỗ giường để sửa chữa những con đường. Lực lượng Việt Minh còn lừa những máy bay Mỹ đánh bom vào sườn núi để lấy đất đá xây dựng và bảo trì những con đường. Bụi đỏ từ con đường thấm vào từng ngóc ngách. Đường mòn Hồ Chí Minh có một tác động sâu sắc tới chiến tranh Việt Nam và nó là chìa khóa cho sự thành công của Hà Nội. Chiến thắng của Miền Bắc Việt Nam không phải do những trận đánh, mà là nhờ con đường mòn Hồ Chí Minh, đó là nhân tố chính trị, chiến lược, và kinh tế. Những người Mỹ nhận ra đươc thành tựu của nó, và gọi tên con đường là "Một trong những thành tựu vĩ đại trong kỹ thuật quân sự của thế kỷ 20." Con đường là bằng chứng của sức mạnh ý chí của nhân dân Việt Nam, và những người đàn ông và phụ nữ từng đi trên con đường trở thành những anh hùng dân tộc. Vì sao chúng ta lại thấy ảo ảnh? Tôi sẽ nói cho bạn nghe về một số nghiên cứu của tôi, nơi mà tôi cung cấp chứng cứ cho những loại giả thuyết khác nhau so với cái mà có ở trong sách để ở trên bàn của bạn. Được rồi, hãy nhìn một trong những ảo ảnh ở đây. Và nó đại diện cho nhiều, nhiều loại ảo ảnh được giải thích bằng giả thuyết này. Tôi chỉ chú trọng hơn vào vấn đề này. Thông thường, đây là hai đường, thực chất là song song nhưng bạn nhận thấy chúng uốn cong ở phía ngoài tại trung tâm. Tại trung tâm nơi mà đường xuyên tâm làm vùng thị giác thấy chúng rộng hơn phần trên và dưới. Và nó rất là thú vị, bởi đây là một sự kích thích đơn giản dễ chú ý. Nó chỉ là một loạt các đường thẳng. Tại sao một trong những thứ phức tạp trong vũ trụ lại không thể nhận thấy hình ảnh vô cùng đơn giản này? Khi bạn muốn trả lời câu hỏi kiểu thế này, bạn cần hỏi, vậy, điều này có nghĩa gì với bộ não của bạn? Và những gì bộ não của bạn sẽ nghĩ rằng đây không phải là vài dòng trên một trang Bộ não được phát triển để xử lý các loại kích thích tự nhiên mà nó gặp trong cuộc sống thực. Vậy khi nào bộ não gặp các kích thích như vậy? Vâng, có vẻ hơi lạ, nhưng trên thực tế, bạn đã gặp phải các kích thích này cả ngày. Mỗi khi bạn di chuyển cụ thể, khi bạn di chuyển về phía trước bạn nhận được lưu lượng quang, chảy ra ngoài vùng thị giác của bạn, giống the Enterprise đi vào đường cong. Tất cả các đối tượng này tràn ra ngoài và chúng để lại những con đường mòn, hoặc đường mờ, trên võng mạc. Chúng kích hoạt các vi nơron trong cùng một hàng. Vậy, đây là phiên bản diễn ra trong đời thực và phiên bản khác này xảy ra trong cuộc sống thực. Thực tế, họa sĩ vẽ tranh biếm họa biết điều này. Họ đặt những đường mờ trong phim của họ và nghĩa của chúng là; chuyển động Bây giờ, không phải ở thực tế bạn thấy những đường mờ Vấn đề là nó là kích thích tại mặt sau của mắt nơi có những đường thị giác mờ và nó nói với não bạn là chúng đang di chuyển Khi bạn di chuyển về phía trước mắt bạn tập trung như máy chụp ảnh liên tục, nó chụp cái này, cái kia, những bức hình thu nhỏ, và mỗi lần nó chụp khi bạn di chuyển, chúng tràn hết ra ngoài. Thế nên khi bạn cố định vị trí, bạn thấy những vật mờ mắt kì lạ, và chúng cho bạn biết hướng bạn đang đi. Và đó là nửa câu chuyện rồi. Đó là ý nghĩa của sự kích thích này. Bộ não của bạn suy nghĩ, khi nó tiếp nhận hình ảnh đầu tiên, là bạn đang trên đường di chuyển, về hướng trung tâm. Nhưng nó không giải thích vì sao bạn thấy những đường thẳng lại cong ở phía ngoài. Để nắm phần còn lại, bạn phải hiểu rằng bộ não của ta rất chậm. Cái bạn muốn là có 1 ánh sáng chiếu vào mắt bạn, rồi -- bùm! Ngay lập tức bạn nhận thức được thế giới là như thế nào. Nhưng nó không dễ như vậy. Sự nhận thức mất khoảng 1/10 giây để được hình thành. Và khoảng 1/10 giây thì nghe không lâu, nhưng là lâu so với loạt hành vi thông thường. Nếu bạn di chuyển 1m/s, chậm lắm, thì 1/10 giây bạn mới đi được 10cm. Vì vậy, nếu bạn không sửa sự trễ nãi này, thì bất cứ thứ gì bạn thấy được trong vòng 10cm, đến lúc bạn biết rồi, thì bạn chỉ có thể tông hoặc bỏ qua nó. Và tất nhiên, điều này sẽ tồi tệ hơn -- (Tiếng cười) Nó sẽ trở nên tệ hơn trong tình huống như vầy. Nhận thức của bạn tuột lại phía sau. Cái bạn muốn là nhận thức của bạn trông như thế này. Bạn muốn nhận thức của bạn vào bất cứ thời điểm T nào cũng song hành với thế giới tại thời điểm T đó. Nhưng cách duy nhất bộ não của bạn có thể làm điều đó, thay vì tạo ra nhận thức về thế giới khi có ánh sáng tác động vào võng mạc, nó phải làm gì đó phức tạp hơn. Nó không thể phản xạ thụ động và đoán mò, nó phải tạo ra một suy luận cho khoảnh khắc tiếp theo. Thế giới sẽ trông thế nào trong 1/10 giây kế? Xây dựng nhận thức về điều đó đấy, bởi vì vào lúc não bạn nhận thức những gì gần xảy ra trong tương lai, cũng là lúc nó đã đến và bạn sẽ nhận thức được thực tại, những gì mà bạn trông đợi. Trong nghiên cứu của tôi, Tôi cung cấp rất nhiều bằng chứng và các nghiên cứu khác cũng chứng minh -- rằng bộ não được lấp đầy những cơ cấu để bù cho sự chậm chạp của nó. Và tôi đã chứng minh hàng tá loại ảo ảnh được giải thích với việc đó, và đây chỉ là 1 ví dụ. Nhưng hãy để tôi kết thúc, thực chất thì nó giải thích ví dụ này ra sao? Vậy câu hỏi chúng ta cần thắc mắc là: làm thế nào hai đường thẳng trong sự kích thích đầu tiên, sao chúng thay đổi như thế trong giây kế tiếp khi tôi di chuyển về trung tâm, tất cả hệ thống thị giác cho biết tôi đang di chuyển. Chuyện gì xảy ra với chúng? Được rồi, hãy tưởng tượng. Bạn có một cánh cửa. Hãy nghĩ đó là một ô cửa giáo đường, cho dễ hình dung -- sẽ giúp ích trong giây lát. Khi bạn ở rất xa nó, hai cạnh song song đều nhau. Nhưng nghĩ tới điều sẽ xảy ra khi bạn đến gần. Tất cả đều vượt ra ngoài vùng thị giác của bạn, vượt ra ngoài. Nhưng khi bạn đang ở rất gần, tưởng tượng hai bên cái cửa ở đây và ở đây, nhưng nếu bạn nhìn lên ô cửa và di các ngón tay thế này, hai bên của nó đang hướng lên, như đường ray xe lửa thẳng lên bầu trời. Bắt đầu bằng hai đường song song. Thực tế, đường cong đó nằm ngoài tầm mắt và không vượt ra phía ngoài giống cái cái ở trên. Và những giây kế tiếp bạn sẽ thấy một thứ tương tự như sau. Hình học xạ ảnh -- cách mà mọi vật hiển thị -- thay đổi như vậy trong khoảnh khắc tiếp theo. Vì vậy, khi bạn được kích thích như vậy, thì, não bạn không có vấn đề, đó chỉ là hai đường thẳng đứng và không có dấu hiệu thay đổi nào cả, vì vậy chỉ thấy nó như nó ra sao thôi. Và bạn thêm dấu hiệu --- đây chỉ là một trong nhiều loại có thể dẫn đến đủ kiểu ảo ảnh -- đây là những đường thị giác mờ rồi bạn sẽ thấy được sự thay đổi trực giác so với ban đầu. Tất cả nhận thức của chúng ta luôn xoay quanh thực tại, nhưng bạn phải nhận thức được trong tương lai, để hiểu được cái bây giờ. Và các loại ảo ảnh này là những nhận thức bị lỗi về tương lai, vì chúng chỉ là ảnh tĩnh trên giấy, chúng không thay đổi ở ngoài đời. Và để tôi kết thúc với 1 hình nha. Nếu có thể, thì tôi sẽ chiếu 2. Cái này khá vui. Nếu bạn tập trung tại trung tâm, và di chuyển đầu lên trước vào sau, giống như lúc đập đầu đó. Ai cũng làm như vậy. Làm ngắn lại, gắn vào các chuyển động. Bởi vì tôi đã thêm bóng mờ vào các đường sáng não bạn sẽ nói: "Chúng có thể đang chuyển động, đó là tại sao chúng bị mờ." Khi bạn làm vậy, chúng sẽ bắt đầu tràn ra vùng thị giác cua bạn nhanh hơn bình thường. Chúng không phải di chuyển nhiều. Và cái cuối cùng, tôi sẽ để phông nền thế này. Đây là những gợi ý về chuyển động, các loại tín hiệu bạn nhận được trên võng mạc khi di chuyển Bạn không phải làm gì cả, chỉ cần nhìn thôi. Hãy giơ tay nếu bạn thấy mọi thứ đang di chuyển. Rất ngộ, phải không? Từ suy luận của bộ não, bạn đang thấy các dấu hiệu, kích thích đôi mắt của bạn, "Ồ, những điều này đang di chuyển." Hãy làm rõ nhận thức về việc chúng sẽ làm gì ở bước kế -- chúng nên xê dịch mới phải. Công việc khó nhất mà bạn từng làm là gì? Làm việc dưới trời nắng? Công việc giúp cung cấp thức ăn cho gia đình cho cộng đồng? Công việc làm cả ngày cả đêm cố gắng bảo vệ cuộc sống và tài sản? Làm việc một mình hay làm việc cho một dự án mà không chắc là có thành công hay không, nhưng có thể giúp cải thiện cuộc sống hoặc thậm chí cứu ai đó? Công việc là dựng nên một thứ gì đó, tạo nên thứ gì đó, hoặc làm nghệ thuật? Đó có phải là công việc mà bạn đã từng không chắc chắn rằng bạn đã hiểu và đánh giá cao nó? Mọi người trong cộng đồng của chúng ta những người đang làm công việc này xứng đáng nhận được sự quan tâm, sự yêu thương, và sự cổ vũ từ chúng ta. Nhưng đây không phải là những người duy nhất trong cộng đồng làm những công việc khó khăn này. Những công việc này cũng được thực hiện bởi thực vật, động vật và hệ sinh thái trên hành tinh này, bao gồm cả hệ sinh thái tôi đang nghiên cứu: các rạn san hô nhiệt đới. Rạn san hô là những nông dân. Chúng cung cấp thức ăn, thu nhập và an ninh lương thực cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới Rạn san hô là những lính gác. Cấu trúc mà chúng dựng nên để bảo vệ bờ biển của chúng ta khỏi báo tố và những con sóng và cả hệ thống sinh học mà chúng đang lọc nước để làm cho nước trở nên an toàn cho chúng ta làm việc và vui chơi. Rạn san hô là những nhà hóa học. Các phân tử mà chúng tôi khám phá ra trên những rạn san hô rất quan trọng trong việc tìm kiếm những loại kháng sinh mới và thuốc chống ung thư. Và những rạn san hô này là những nghệ sĩ Những cấu trúc mà chúng dựng lên là một trong những điều đẹp đẽ nhất trên hành tinh Trái Đất này. Và vẻ đẹp này là nền tảng cho ngành công nghiệp du lịch của rất nhiều quốc gia với một vài nguồn tài nguyên khác. Với tất cả những lí do này, tất cả những dịch vụ hệ sinh thái này, những nhà kinh tế học ước tính giá trị của những rạn san hô trên thế giới với hàng tỉ đô la mỗi năm. Và mặc dù tất cả những công việc khó khăn đã xong và tất cả sự giàu sang mà chúng ta có chúng ta đã gần như làm xong mọi thứ chúng ta có thể phá hủy nó. Chúng ta đã đánh bắt cá ở đại dương và chúng ta đã tạo thêm phân bón, nước thải, bệnh tật, dầu mỏ, ô nhiễm, rác thải. Chúng ta giẫm đạp lên rạn san hô với những con tàu, máy lọc nước, xe ủi đất chúng ta đã thay đổi tính chất hóa học của cả đại dương, làm ấm nguồn nước và làm cho những cơn bão trở nên tồi tệ hơn. Và bản thân những điều này đã tồi tệ rồi nhưng những mối đe dọa này ảnh hưởng lẫn nhau, chúng kết hợp lại và làm mọi thứ tồi tệ hơn. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Tôi đang sống và làm việc tại Curaçao, nơi một cơn bão nhiệt đới xảy ra vài năm trước. Và ở cuối phía đông của hòn đảo, nơi mà những rạn san hô vẫn còn nguyên và phát triển mạnh, bạn khó có thể nói rằng một cơn bão vừa tràn qua đây. Nhưng trong thị trấn,nơi những rạn san hô đã chết vì khai thác quá mức, ô nhiễm cơn bão đã mang đi toàn bộ rạn san hô đã chết đó và sử dụng chúng như một loại vũ khí để loại bỏ hết những rạn san hô còn lại Đây là loại san hô mà tôi đã nghiên cứu khi tôi đang là Tiến sĩ-- Tôi biết về nó khá rõ. Và sau khi trận bão mang đi một nửa tế bào của nó nó bị nhiễm khuẩn bởi tảo, Tảo phát triển thay thế tế bào và cây san hô chết. Sự phóng đại của những nguy cơ này, sự kết hợp của những tác nhân này là những điều mà Jeremy Jackson miêu tả như là " cú trượt dốc trên bùn" Thậm chí đây không phải một phép ẩn dụ nữa vì rất nhiều cây san hô hiện tại đang dần trở thành vi khuẩn và tảo, và bùn. Bây giờ, đây là một phần của buổi nói chuyện hôm nay, nơi mà các bạn hy vọng rằng tôi sẽ nói lên nguyện vọng của mình để chúng ta có thể cứu sống những rạn san hô. Nhưng tôi phải thú nhận rằng: Câu nói đó làm tôi phát điên. Cho dù tôi nhìn thấy những dòng tweet, ở tiêu đề bài báo hoặc trên những trang giấy bóng của những cuốn sách bảo tồn, câu nói này làm tôi khó chịu, bởi vì chúng ta, với tư cách là nhà bảo tồn đã và đang rung lên hồi chuông cảnh báo về sự biến mất của những rạn san hô cả thập kỉ nay Nhưng hầu hết những người tôi gặp, được giáo dục như thế nào cũng đều không biết rõ san hô là gì và chúng từ đâu đến. Làm sao chúng ta có thể khiến mọi người quan tâm đến các rạn san hô trên thế giới khi nó là một điều trừu tượng mà họ hầu như không biết đến? Nếu họ không biết san hô là gì và chúng đến từ đâu, hay sự khôi hài, hay sự thú vị hay vẻ đẹp của chúng, thì làm sao chúng ta có thể hy vọng họ quan tâm và bảo vệ chúng? Hãy thay đổi điều đó. Vậy san hô là gì và chúng đến từ đâu? Các rạn san hô xuất hiện theo rất nhiều cách khác nhau, nhưng thường là sinh sản hàng loạt: Rất nhiều cá thể trong một quần thể chỉ trong một đêm trong năm, giải phóng tất cả số trứng mà chúng làm ra trong năm đó vào những cột nước, thành từng bó với tế bào tinh trùng. Và những bó tế bào này nổi lên trên bề mặt của đại dương và tách ra. Và hy vọng, hy vọng rằng ở trên bề mặt đại dương đó, chúng gặp trứng và tinh trùng từ những rạn san hô khác. Và đó là lí do tại sao bạn cần rất nhiều san hô trên một rạn san hô nhờ vậy mà trứng của chúng có thể gặp đối tượng tương thích trên mặt biển. Cách chúng thụ tinh cũng giống như những loài vật có trứng khác: chia làm hai nửa liên tục liên tục Chụp những bức ảnh này kính hiển vi hàng năm là một trong những điều tôi thích và là khoảnh khắc kì diệu nhất trong năm. Vào thời kì cuối của sự phân chia tế bào chúng biến thành ấu trùng biết bơi một đốm chất béo nhỏ xíu với kích thước của hạt giống cây thuốc phiện với tất cả những hệ thống cảm biến mà chúng tôi có. Chúng có thể phát hiện được màu sắc anh sáng, cấu trúc, hóa học, độ pH. Chúng thậm chí có thể cảm nhận được áp lực của sóng; có thể nghe thấy tiếng động. Và chúng sử dụng những tài năng đó để tìm kiếm tận sâu trong rạn san hô để tìm nơi tấn công và sống nốt phần đời còn lại của chúng. Hãy tưởng tượng bạn đang tìm một nơi mà bạn sẽ sống nốt phần đời còn lại khi bạn chỉ mới có hai ngày tuổi. Chúng chiếm lấy vị trí mà chúng thấy phù hợp nhất chúng xây dựng một bộ xương bên dưới chúng. chúng tạo ra miệng và những chiếc xúc tu và sau đó chúng bắt đầu công việc khó khăn nhất là xây dựng rạn san hô của thế giới Một tế bào san hô polyp sẽ phân chia bản thân chúng liên tục, để lại bộ xương hóa thạch bên dưới và phát triển hướng về phía mặt trời. Với hàng trăm năm với nhiều loại sinh vật, chúng ta có được một cấu trúc đá vôi đồ sộ, có thể được nhìn thấy từ vũ trụ bằng rất nhiều cách, được che phủ bởi một lớp da mỏng của hàng nghìn sinh vật chăm chỉ này. Ngày nay chỉ còn hơn vài trăm loài san hô trên hành tinh này, có thể là 1000 loài. Nhưng những hệ thống này là nhà của hàng triệu hàng triệu loài sinh vật khác nhau, và sự phong phú này chính là thứ làm ổn định hệ thống đó, và đó là nơi chúng ta tìm kiếm loại thuốc mới. Và đó là cách chúng ta tìm ra nguồn thức ăn mới. Thật may mắn là tôi được làm việc ở đảo Curaçao, nơi chúng tôi tìm ra những rạn san hô trông như thế này. Tuy nhiên, thật sự, nhiều vùng biển ở Caribbean và phần lớn trên thế giới có nhiều thứ như thế này. Những nhà khoa học đã nghiên cứu sự tăng lên một cách chi tiết việc mất đi những rạn san hô trên thế giới, và họ đã ghi chép lại với những nguyên nhân gây nên sự gia tăng này. Nhưng trong nghiên cứu của tôi, tôi không hứng thú lắm với quá khứ. Những đồng nghiệp và tôi ở Curaçao hứng thú với việc hướng tới tương lai những việc có thể xảy ra hơn. Vì một lí do bé nhỏ duy nhất mà chúng tôi giữ được sự lạc quan này. Bởi vì ngay cả trong số những rạn san hô mà chúng tôi có thể viết về chúng từ rất lâu rồi, đôi khi chúng tôi có thể nhìn thấy những bé san hô tới và tồn tại bằng bất cứ cách nào. Và chúng tôi bắt đầu suy nghĩ rằng những bé san hô này có khả năng thay đổi một số điều kiện mà những san hô trưởng thành không làm được. Chúng có thể thay đổi để có thể dễ dàng tồn tại ở hành tinh này. Vì vậy trong các nghiên cứu của tôi và các đồng nghiệp ở Curaçao, chúng tôi cố gắng tìm ra những bé san hô cần gì trong giai đoạn đầu này. chúng đang tìm kiếm điều gì và chúng ta có thể giúp chúng như thế nào để vượt qua giai đoạn này. Tôi sẽ chỉ cho các bạn ba ví dụ về những công việc của chúng tôi để trả lời cho những câu hỏi đó. Vài năm về trước chúng tôi mua máy in 3D và chúng tôi làm một khảo sát về chọn san hô với những màu sắc khá nhau và các trúc khác nhau. và chúng tôi đã hỏi những rạn san hô rằng chúng muốn được đặt ở đâu Và chúng tôi đã tìm ra rằng san hô kể cả không có tác động của sinh học vẫn ưa thích với màu trắng và hồng màu sắc của san hô khỏe mạnh. Và chúng thích những đường nứt và rãnh, và những cái hố nơi chúng cảm thấy an toàn hơn khỏi việc bị chà đạp hoặc thậm chí bị ăn thịt bởi động vật ăn thịt. Và chúng tôi có thể sử dụng kiến thức này, chúng tôi có thể quay lại và nói rằng chúng ta phải khôi phục lại những yếu tố đó-- màu hồng đó, màu trắng đó những vết nứt đó những bề mặt gồ ghề-- trong chiến dịch bảo tồn của chúng tôi. Chúng tôi cũng có thể sử dụng kiến thức đó nếu chúng tôi đặt một thứ gì đó dưới nước như bức tường nước hoặc một bến tàu. Chúng tôi có thể lựa chọn sử dụng những vật liệu và màu sắc và các cấu trúc có thể thiên vị hệ thống đằng sau những rạn san hô đó. Hiện nay với các bề mặt, chúng tôi cũng nghiên cứu về những dấu hiệu hóa học và vi sinh vật để thu hút những san hô đến với rạn san hô. Bắt đầu từ sáu năm trước tôi bắt đầu nuôi những vi khuẩn từ những bề mặt nơi đặt những cây san hô. Và tôi đã cố gằng từng bước một tìm những vi khuẩn có thể thuyết phục san hô ở lại và gắn kết với nhau Và hiện nay chúng tôi đã có rất nhiều chủng vi khuẩn trong phòng lạnh mà chắc chắn sẽ thu hút được san hô để vượt qua giai đoạn ở lại và gắn kết này. Như chúng tôi vừa nói, những đồng nghiệp của tôi ở Curaçao đang thử nghiệm những vi khuẩn đó để xem liệu chúng có thể giúp chúng tôi hình thành nhiều san hô hơn trong phòng thí nghiệm, và xem liệu những cư san hô này có thể tồn tại tốt hơn khi đưa chúng về trở lại dưới nước. Và giờ nói đến những công cụ này, chúng tôi cố gắng khám phá những bí ẩn của giống loài đang nghiên cứu. Đây là một trong những loài san hô tôi ưa thích và luôn luôn như vậy: dendrogyra cylindrus, san hô hình trụ. Tôi rất thích nó bởi vì nó có một hình dáng rất buồn cười bởi vì các xúc tu của nó rất mập và lượn sóng và bởi vì nó rất hiếm. Tìm thấy nó trong một rạn san hô là một điều đặc biệt. Thực tế rằng nó rất hiếm, năm ngoài nó được liệt vào danh sách như là một giống loài đang bị đe dọa. Bởi vì trong vòng hơn 30 năm nghiên cứu, các nhà khoa học chưa từng tìm thấy một bé san hô trụ nào. Chúng tôi chưa chắc chắn lắm rằng liệu chúng có thể sinh sản được không hay là chúng vẫn đang sinh sản. Vì vậy 4 năm trước, chúng tôi bắt đầu theo dõi chúng vào ban đêm và xem liệu chúng tôi có thể thấy chúng đẻ trứng ở vùng Curaçao không. Chúng tôi có được những lời khuyên hữu ích từ những đồng nghiệp ở Florida, những người đã nhìn thấy chúng một lần vào năm 2007, một lần vào năm 2008, và cuối cùng chúng tôi đã thấy khi chúng đẻ trứng ở Curaçao và chúng tôi đã bắt được chúng. Đây là một con cái ở phía bên trái với một vài quả trứng trong mô của nó, đang chuẩn bị đưa trứng vào nước biển. Và đây là một con đực ở bên trái, đang giải phóng tinh trùng. Chúng tôi thu thập chúng lại, mang về phòng thí nghiệm, cho chúng thụ thai và chúng tôi đã có được một bé san hô trụ bơi lội trong phòng thí nghiệm. Cám ơn những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học ngày trước và cảm ơn 10 năm thực hành nghiên cứu ở Curaçao đã nuôi lớn những loài san hô khác nhau, Chúng tôi có một vài ấu trùng đã vượt qua phần còn lại của quá trình định cư và gắn kết lại và biến thành san hô biến hình. Và đây chính là bé san hô hình trụ mà chưa có ai nhìn thấy. (vỗ tay). Và tôi phải nói rằng nếu bạn nghĩ rằng những con gấu trúc con đáng yêu, thì sinh vật này đáng yêu hơn nhiều. (cười lớn) Và chúng tôi bắt đầu phát hiện ra những bí mật trong quá trình này. những bí mật sinh sản của san hô và chúng tôi có thể giúp chúng như thế nào. Và sự thật là khắp nơi trên thế giới này; các nhà khoa học đang tìm ra những cách thức mới để xử lí phôi của chúng để giúp chúng định cư, và có thể thậm chí tìm ra những phương thức mới để bảo quản chúng ở nhiệt độ thấp, từ đó chúng ta có thể bảo quản được nguồn gen phong phú của chúng và làm việc với chúng thường xuyên hơn. Nhưng điều này vẫn còn lạc hậu. Chúng tôi bị hạn chế nhiều thứ những con người làm việc trong phòng thí nghiệm và những cốc cà phê chúng tôi uống hàng giờ. Bây giờ, hãy so sánh với những loại khủng hoảng khác và những lĩnh vực khác liên quan đến xã hội. Chúng ta có công nghệ sản xuất thuốc cao cấp, Chúng ta có công nghệ quốc phòng. chúng ta có công nghệ khoa học, chúng ta thậm chí còn có công nghệ cao cấp dành cho nghệ thuật. Nhưng công nghệ dành cho công tác bảo tồn vẫn còn lạc hậu. Hãy nghĩ lại về công việc khó khăn nhất bạn từng làm. Rất nhiều người sẽ nói rằng đó là việc làm cha làm mẹ. Mẹ tôi nói rằng làm cha mẹ là một điều gì đó làm cho cuộc sống của bạn kì diệu hơn và cũng khó khăn hơn nhiều so với những gì bạn tưởng tượng. Tôi đang cố gắng cứu giúp những cây san hộ và trở thành bố mẹ của chúng trong hơn 10 năm nay. Và quan sát sự kì diệu của cuộc sóng đã làm tôi ngạc nhiên tới tận sâu tâm can của mình. Nhưng tôi cũng cảm nhận được sự khó khăn khi trở thành bố mẹ. Những cây san hô trụ tiếp tục đẻ trứng vào hai tuần trước, và chúng tôi đã thu thập trứng của chúng và mang về phòng thí nghiệm. Và bạn có thể nhìn thấy kì phân chia phôi với 14 quản trứng không được thụ thai và sẽ biến mất. Chúng sẽ bị nhiễm khuẩn bị biến mất và những vi khuẩn đó sẽ đe dọa sự sống của phôi này khi có cơ hội. Chúng tôi không biết liệu những phương pháp này có là sai lầm không và chúng tôi không biết rằng liệu chỉ có những loại san hô này trên rạn san hô này luôn luôn có khả năng sinh sản thấp. Và dù lí do là gì, chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi có thể sử dụng bé san hô để sinh trưởng hoặc để sửa chữa, và vâng có thể để cứu lấy những rạn san hô. Dù chúng có tốn hàng trăm triệu đô la đi chăng nữa. San hô là những động vật chăm chỉ nhất cùng với cây cối, vi sinh vật và nấm. Chúng trao cho chúng ta nghệ thuật thức ăn và cả thuốc. Và chúng tôi đã đưa ra gần như cả một thế hệ các loài san hô. Nhưng chỉ có một số loài làm được, bất chấp mọi sự cố gắng của chúng tôi, và bây giờ là lúc chúng tôi cảm ơn chúng vì những gì chúng đã làm và trao cho chúng tất cả những cơ hội mà chúng cần để nuôi lớn những rạn san hô trong tương lai, những cây san hô bé nhỏ. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vố tay) Dường như bất kỳ sinh viên chuyên ngành hình học thời nào cũng biết, cha đẻ của hình học chính là Euclid (Ơ-clit), một nhà toán học Hy Lạp sống tại Alexandria, Ai Cập vào khoảng năm 300 trước công nguyên Euclid được biết đến như là tác giả của một tác phẩm có sức ảnh hưởng to lớn được biết đến với tên gọi "Elements". Bạn có nghĩ rằng cuốn sách toán hằng ngày của bạn là dài dòng không? Bộ sách " Elements" của Euclid gồm 13 tập, chỉ nói về Hình học Trong " Elements", Euclid cấu trúc lại và bổ sung công trình của nhiều nhà toán học trước ông, chẳng hạn như Pythagoras (Py-ta-go), Eudoxus, Hippocrates, và những người khác. Euclid viết tất cả ra thành một hệ thống chứng minh logic được xây dựng từ một tập hợp các định nghĩa, các khái niệm thông thường, và năm tiên đề nổi tiếng của ông. Bốn trong số các tiên đề rất đơn giản và dễ hiểu, ví dụ như qua hai điểm luôn xác định được một đường thẳng. Tuy nhiên, tiên đề thứ năm là những gốc rễ của để câu chuyện của chúng ta bắt đầu Tiên đề thứ 5 đầy bí ẩn này được hiểu đơn giản là "Tiên đề song song". Như bạn thấy, không giống như bốn tiên đề đầu tiên, tiên đề thứ năm được diễn đạt theo một cách cực kỳ phức tạp. Phiên bản của Euclid nói rằng, "Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác sao cho tổng các góc trong cùng phía trên cùng một bên của đường thẳng cắt ngang nhỏ hơn 180 độ THÌ các đường thẳng sẽ cắt nhau ở phía đó và do đó chúng không song song nhau." Wow, đó thật là là phức tạp! Đây là phiên bản đơn giản, quen thuộc hơn: "Trong một mặt phẳng, thông qua bất kỳ điểm nào không thuộc đường thẳng đã cho, chỉ có đúng một đường thẳng khác có thể được dựng sao cho song song với đường thẳng đã cho" Nhiều nhà toán học trong vài thế kỷ đã cố gắng để chứng minh tiên đề song song từ bốn tiên đề còn lại, nhưng họ không thể làm được. Trong quá trình đó, họ bắt đầu tìm kiếm những gì sẽ xảy ra một cách hợp lý Nếu tiên đề thứ năm không thực sự đúng. Một số trong những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử toán học hỏi đã đặt câu hỏi này, những người như Ibn al-Haytham, Omar Khayyam, Nasir al-Din al-Tusi, Giovanni Saccheri, Janos Bolyai, Carl Gauss, và Nikolai Lobachevsky. Tất cả họ đều đã thử nghiệm với việc phủ định tiên đề song song, chỉ để phát hiện ra rằng điều đó đã sáng lập ra toàn bộ hình học thay thế. Các môn hình học được biết đến với tên gọi chung là hình học phi Euclid. Vâng, chúng tôi sẽ để lại các chi tiết của các hình học khác nhau vào một bài học khác, sự khác biệt chính phụ thuộc vào độ cong bề mặt mà đường thẳng được dựng nên. Chỉ ra rằng Euclid đã không cho biết chúng ta toàn bộ câu chuyện trong bộ sách "Elements"; ông chỉ đơn thuần miêu tả một khả năng để nhìn vào vũ trụ. Tất cả phụ thuộc vào bối cảnh của những gì bạn đang tìm kiếm. Các mặt phẳng hành xử theo một cách, trong khi các bề mặt cong dương và âm thể hiện các tính chất rất khác nhau. Ban đầu các bộ môn hình học thay thế trông có vẻ hơi lạ lẫm nhưng chúng đã nhanh chóng được công nhận có khả năng mô tả thế giới xung quanh chúng ta. Xác định phướng hướng hành tinh của chúng ta đòi hỏi hình học elip trong khi đó rất nhiều công trình của MC Escher thể hiện hình học hyperbol. Albert Einstein sử dụng hình học phi Euclid rất tốt để mô tả cách mà thời gian không gian trở nên làm việc cùng nhau trong sự hiện diện của vật chất như một phần trong Thuyết tương đối rộng của ông. Bí ẩn lớn ở đây là Euclid có bao giờ nghi hoặc về sự tồn tại của các bộ môn hình học khác kia không khi ông viết nên tiên đề đầy bí ẩn đó. Chúng ta có thể không bao giờ biết được câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng có vẻ khó tin rằng ông không có chút ý niệm nào về bản chất của chúng, với một trí tuệ vĩ đại như ông và với những hiểu biết về các lĩnh vực một cách kỹ lưỡng như ông đã làm. Có lẽ, ông đã biết và cố ý viết các định đề song song như vậy như là cách để khiêu khích những tâm trí tò mò theo đuổi ông để tuôn ra các chi tiết. Nếu vậy, ông có thể khá hài lòng. Các phát hiện này có thể không bao giờ được thực hiện mà không có nhà tư tưởng thông thái, tiến bộ những người mà có thể từ bỏ các định kiến từ trước của họ và suy nghĩ xa hơn những gì họ đã được dạy. Chúng ta, đôi khi, cũng phải sẵn sàng đặt sang một bên những định kiến và kinh nghiệm thực tế và nhìn vào bức tranh lớn hơn, hoặc, nếu không, chúng ta có nguy cơ không nhìn thấy phần còn lại của câu chuyện. Vũ trụ thật đẹp, phải không? Nó hầu như bao gồm tất cả mọi thứ, từ to lớn đến nhỏ bé. Chắc chắn rằng có nhiều thứ còn nhỏ hơn các hạt gia vị. nhưng trên tất cả, các học giả đều đồng ý rằng sự xuất hiện của nó dường như là một điều tốt. Tốt đến nỗi toàn bộ sự cố gắng nỗ lực của khoa học là tận tâm cho việc nghiên cứu nó. Việc này được gọi là vũ trụ học. Những nhà vũ trụ học nhìn ra không trung ngoài kia và nối lại những mẩu chuyện về vũ trụ của chúng ta đã tiến hóa như thế nào: nó đang như thế nào, và nó sẽ trở nên ra sao, và cái cách mà nó xuất hiện lần đầu tiên. Edwin Hubble chính là người đầu tiên phát hiện vũ trụ của chúng ta đang giãn nở bằng cách ghi nhận rằng các thiên hà đang dịch chuyển cách xa nhau. Điều này ám chỉ rằng mọi thứ bắt đầu bằng một vụ nổ lạ thường. của một điểm vô cùng nóng, và vô cùng nhỏ. Ý tưởng này đã được nhắc đến một cách trêu đùa với cái tên "Vụ nổ Big Bang", nhưng rồi bằng chứng ngày một nhiều, và khái niệm cùng cái tên đó vẫn còn tồn tại. Chúng ta biết sau vụ nổ Big Bang, nhiệt độ vũ trụ giảm để hình thành sao và ngân hà như chúng ta thấy ngày hôm nay. Những nhà vũ trụ học có rất nhiều ý tưởng cho vấn đề này. Nhưng chúng ta cũng có thể điều tra nguồn gốc của vũ trụ bằng cách tái tại điều kiện đặc nóng đã tồn tại vào khoảng thời gian ấy trong phòng thí nghiệm. Điều này được thực hiện bởi các nhà vật lý nghiên cứu hạt. Trong hàng thế kỉ qua, những nhà vật lý hạt đã nghiên cứu vật chất và lực ở các mức năng lượng ngày càng gia tăng về độ lớn. Đầu tiên là với các tia vũ trụ, và sau đó là với các máy gia tốc hạt, đập nhau tạo thành các hạt hạ nguyên tử ở các mức năng lượng lớn. Mức năng lượng của máy gia tốc càng lớn, chúng ta càng có cơ hội nhìn lại quá khứ. Ngày nay, mọi thứ phần lớn tạo thành từ các nguyên tử, nhưng hàng trăm giây sau vụ nổ Big Bang, nó quá nóng cho các hạt electron kết hợp với các hạt nhân để tạo thành nguyên tử. Thay vào đó, vũ trụ gồm một biển xoáy của các hạt hạ nguyên tử. Vài giây sau vụ nổ Big Bang, nó vẫn nóng, đủ nóng để lấn áp các lực giữa các hạt proton và neutron với nhau trong hạt nhân nguyên tử. Hơn nữa, trong phần triệu giây sau vụ nổ Big Bang, các hạt proton và neutron mới chỉ bắt đầu hình thành từ các vi lượng một trong những khối cơ bản của mô hình chuẩn vật lý hạt. Lùi lại thêm chút nữa thì năng lượng quá lớn để các vi lượng có thể kết hợp lại với nhau. Các nhà vật lý học mong rằng bằng cách tạo ra những mức năng lượng lớn như vậy, họ có thể quay ngược lại thời gian khi mà tất cả các lực giống nhau hợp lại làm một, điều mà làm cho chúng ta hiểu dễ dàng hơn về nguồn gốc của vũ trụ. Để làm được như vậy, chúng ta không chỉ cần phải tạo ra máy gia tốc hạt va chạm lớn hơn mà còn phải làm việc chăm chỉ để tổng hợp kiến thức từ những thứ rất lớn với những thứ rất nhỏ và chia sẻ những điều hấp dẫn này với những người khác và, tất nhiên, là với bạn. Và đó là điều cần thiết! Bởi vì, sau tất cả, khi nhắc tới vũ trụ tất cả chúng ta đều cùng tồn tại trong nó. Mắt người là một trong những thứ máy móc mạnh nhất vũ trụ. Nó giống như một máy ảnh 500 megapixel có thể hoạt động với ánh sáng khá mạnh, hoặc hơi tối, và dưới nước, mặc dù là không tốt lắm. Nó truyền thông tin về thế giới đến não chúng ta Mắt của giúp ta tìm bạn đời, giúp ta hiếu những người xung quanh, giúp ta đọc, và xem chương trình trò chơi trên TV nơi mọi người bị xô xuống nước bởi những quả bóng bọc đệm. Phải, mắt người khá là khéo léo và ta may mắn khi có đủ hai mắt. Nhưng chuyện là thế này, dù nhìn khá tốt nhưng vẫn có thứ ta không nhìn được. Ví dụ, bạn thấy một chú ngựa đang phi nhưng mắt bạn không theo kịp chuyển động của nó để xem coi bốn cái chân của nó có bao giờ không chạm đất cùng lúc không. Vì thế, chúng ta cần có máy ảnh. Khoảng 150 trước, nhiếp ảnh gia Eadweard Muybridge đã giải mã bí ẩn về con ngựa phi nước đại. Dùng hình ảnh, Muybridge chứng minh trong vài lúc khi nó phi, nó thực sự bay. Nhìn kìa, chân không chạm đất nhé! Từ đó, nhiếp ảnh đã len lỏi vào trong toán học và khoa học. Nó làm ta hiểu thêm về thế giới, ta tưởng ta đã thấy hết, nhưng ta thực sự cần máy ảnh để nhìn rõ thêm một chút nữa. Nó không chỉ giúp ta xem những chuyển động quá nhanh. Nó còn giúp ta xem những chuyển động quá nhỏ so với mắt thường. Các nhà thực vật học dùng nhiều loại ảnh để xem chu kì sống của thực vật và hoa hướng về mặt trời chỉ trong vài tiếng đồng hồ, hay ta gọi là tính hướng quang. Các nhà toán học dùng ảnh để xem ở vị trí nào thì cái roi da phát ra âm thanh khi ta quất cái roi vào không trung. Nhà khí tượng học và khoa học môi trường xem sự phát triển của các cơn bão và quá trình băng tan qua các năm trên thế giới. Phim quay chậm hay chụp ảnh ở tốc độ cao cho ta thấy cú đập cánh của chim ruồi hay đường đi của viên đạn bắn ra. Trong một dự án, các xác chết được đóng băng và chia ra thành cả ngàn phần nhỏ. Những phần đó được chụp ảnh để làm một phim tài liệu, người xem có thể nhìn toàn bộ khung xương, nhìn xuyên qua thịt, và sâu vào xương, vào các mạch máu và tôi nên dặn trước là các bạn không nên xem lúc ăn tối đâu, xin lỗi nhé! Trong lớp học, máy ảnh được tích hợp trong điện thoại và máy tính, giúp các nhà khoa học trẻ có thể quan sát thế giới xung quanh, ghi chép lại và chia sẻ chúng qua mạng internet. Dù là lúc giao mùa hay quá trình nảy mầm của hạt giống, máy ảnh giúp ta nhìn một thế giới tuyệt vời với một cái nhìn mới. Bạn đã bao giờ tự hỏi ai có thẩm quyền để thực thi luật pháp hoặc trừng phạt những người phá vỡ chúng? Khi chúng ta nghĩ về quyền lực tại Hoa Kỳ, chúng ta thường nghĩ tới tổng thống, nhưng ông ấy không hành động một mình. Trên thực tế, ông ta chỉ là một phần của mảnh ghép quyền lực và cho một mục đích tốt. Khi cuộc cách mạng Mỹ kết thúc vào năm 1783, chính phủ Hoa Kỳ trong trạng thái của cải cách và thay đổi. Những người sáng lập biết rằng họ không muốn thành lập một quốc gia khác được cai trị bởi một vị vua, vì vậy các cuộc thảo luận đã được tập trung vào việc thành lập một chính phủ quốc gia mạnh mẽ và công bằng để bảo vệ quyền tự do cá nhân và không lạm dụng quyền lực của mình. Khi hiến pháp mới được thông qua vào năm 1787, cấu trúc của chính phủ Hoa Kỳ thưở ban đầu kêu gọi thành lập ba nhánh riêng biệt, mỗi một nhánh với quyền hạn riêng của mình, với một hệ thống kiểm tra và cân bằng. Điều này sẽ đảm bảo rằng không có một nhánh nào sẽ trở nên đầy quyền lực bởi vì các nhánh sẽ luôn luôn có thể kiểm tra quyền lực của hai nhánh còn lại. Các nhánh này làm việc cùng nhau để điều hành quốc gia và thiết lập ra những luật lệ để chúng ta noi theo. Nhánh lập pháp được mô tả trong điều 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhiều người cảm thấy rằng việc những người sáng lập đặt nhánh này trong tài liệu đầu tiên bởi vì họ nghĩ rằng nó là quan trọng nhất. Nhánh lập pháp bao gồm 100 thượng nghị sĩ Mỹ và 435 thành viên trong Hạ viện Hoa Kỳ. Nó còn được biết đến như là quốc hội Hoa Kỳ. Ban hành luật pháp là chức năng chính của nhánh lập pháp, nhưng nó còn có trách nhiệm phê duyệt thẩm phán liên bang và sự công bằng, thông qua ngân sách quốc gia, và tuyên bố chiến tranh. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ và một số các đại diện, tùy thuộc vào dân số của tiểu bang đó. Nhánh hành pháp được mô tả trong bài viết 2 của Hiến pháp. Các nhà lãnh đạo của nhánh này của chính phủ là Tổng thống và phó tổng thống, những người có trách nhiệm thực thi pháp luật mà Quốc hội đặt ra. Tổng thống làm việc chặt chẽ với một nhóm cố vấn, được biết đến như nội các. Những người được bổ nhiệm này hỗ trợ tổng thống trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn của mình. chẳng hạn như quốc phòng, ngân khố, và an ninh quốc gia. Nhánh hành pháp cũng bổ nhiệm quan chức chính phủ, chỉ huy của các lực lượng vũ trang, và gặp mặt với lãnh đạo các quốc gia khác. Tất cả việc đó là rất nhiều việc cho rất nhiều người. Trên thực tế, nhánh hành pháp sử dụng hơn 4 triệu người để thực hiện mọi thứ. Nhánh thứ ba của chính phủ Hoa Kỳ là nhánh tư pháp và được miêu tả chi tiết trong bài viết 3. Nhánh này bao gồm tất cả các tòa án trên lãnh thổ từ các tòa án quận liên bang đến tòa án tối cao Hoa Kỳ. Các tòa án này giải thích luật pháp của đất nước chúng ta và trừng phạt những người phá vỡ chúng. Tòa án cao nhất, tòa án tối cao, giải quyết tranh chấp giữa các tiểu bang, nghe kháng cáo từ tiểu bang và tòa án liên bang, và xác định xem luật pháp liên bang có đúng với hiến pháp. Có chín thẩm phán ở tòa án tối cao, và, khác với các công việc khác trong chính phủ của chúng ta, Thẩm phán của tòa án tối cao được bổ nhiệm trọn đời, hoặc tới khi nào họ vẫn còn muốn ở lại. Chế độ dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào thông tin của người dân. vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là biết làm thế nào nó hoạt động và thẩm quyền mà những nhánh của chính phủ có đối với công dân của mình. Bên cạnh việc bỏ phiếu, bạn sẽ có những cơ hội trong cuộc sống mà bạn sẽ được triệu tập để tham gia vào bộ máy chính phủ. có thể là phục vụ một bồi thẩm đoàn, làm chứng tại tòa án, hoặc kiến nghị dân biểu của bạn để thông qua hoặc chống lại một đạo luật. Hiểu về những nhánh của chính phủ, người quản lý chúng, và làm thế nào họ làm việc cùng nhau, bạn có thể tham gia, cập nhật thông tin, và trở nên khôn ngoan. Đây là Zeno ở xứ Elea, một nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng vì đã đề ra rất nhiều những nghịch lý, lý lẽ nghe thì tưởng chừng rất hợp lý, nhưng kết luận lại rất mâu thuẫn và vô lý. Hơn 2000 năm trước, câu đố kì lạ của Zeno đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các nhà toán học và triết học hiểu thêm về bản chất của "infinity" (sự vô hạn). Một trong những vấn đề nổi tiếng nhất Zeno nêu ra là "nghịch lý lưỡng phân", ("the dichotomy paradox") trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là "nghịch lý của sự phân đôi" Nó là như thế này: Sau một ngày dài ngồi một chỗ và suy nghĩ, Zeno quyết định đi bộ từ nhà của ông đến công viên. Không khí trong lành làm đầu óc của ông thoáng đãng và giúp ông suy nghĩ thấu đáo hơn. Để đến công viên, trước tiên ông phải đi hết nửa đoạn đường đến đó. Phần hành trình này tốn một khoảng thời gian nhất định. Khi ông đến được nửa đường, ông phải đi được nửa quãng đường còn lại. Một lần nữa, sẽ mất một khoảng thời gian hữu hạn nhất định. Khi ông đến được đó, ông lại phải đi bộ một nửa quãng đường còn lại, lại tốn một lượng thời gian hữu hạn nhất định. Cứ tiếp tục như thế mãi. Bạn có thể thấy rằng quá trình này sẽ diễn ra mãi mãi, chia đôi quãng đường còn lại thành từng phần nhỏ hơn và nhỏ hơn, mỗi phần lại tốn một khoảng thời gian hữu hạn nhất định. Thế, Zeno mất bao lâu để đến được công viên? Để tìm ra kết quả, bạn cần phải thêm thời gian cho từng quãng đường trong chuyến đi này. Vấn đề là, có "vô hạn" những quãng đường "hữu hạn". Bởi vậy, phải chăng tổng thời gian là vô hạn? Hơn nữa, lý lẽ này hoàn toàn tổng quát. Nó nói rằng để đi từ địa điểm này đến một địa điểm khác ta sẽ phải tốn một lượng "vô hạn" thời gian. Nói một cách khác, sự di chuyển này là bất khả thi. Câu kết luận rõ ràng là vô lý, nhưng đâu là sai lầm trong lý luận này? Nhằm giải quyết nghịch lý này, ta cần phải biến câu chuyện thành một bài toán. Giả sử quãng đường từ nhà Zeno đến công viên là 1 dặm và ông đi được 1 dặm trong 1 giờ. Lẽ tự nhiên ta biết rằng thời gian của chuyến đi này là 1 tiếng. Nhưng, hãy xem xét mọi thứ từ điểm nhìn của Zeno và phân chia chuyến đi ra từng phần. Nửa đầu chuyến đi tốn "một nửa" giờ đồng hồ, phần tiếp theo mất một phần tư giờ, phần thứ ba mất một phần tám giờ, và cứ thế. Cộng tất cả quãng thời gian này, ta sẽ có được một chuỗi tổng trông như thế này. "Bây giờ", Zeno có lẽ đã nói, "vì ở đây có vô hạn số hạng ở phía bên phải của phương trình, và từng hạng tử là hữu hạn, tổng tất nhiên phải bằng vô hạn?" Đây chính là vấn đề trong lý lẽ của Zeno. Các nhà toán học đã nhận ra rằng: Hoàn toàn có thể cộng vô số số hạng có giá trị hữu hạn và vẫn nhận được một kết quả hữu hạn. "Bằng cách nào? ", bạn thắc mắc. Để hiểu được, hãy suy nghĩ theo cách như sau. Bắt đầu với một hình vuông có diện tích 1 mét vuông. Bây giờ, chẻ đôi hình vuông ra, và lại chẻ đôi một nửa đó, và tiếp tục. Khi chúng ta làm như vậy, Hãy ghi lại diện tích của từng mảnh. Lần chẻ đầu tiên cho bạn hai phần, mỗi phần "1/2" mét vuông. Lần chẻ tiếp theo, một trong hai phần đó lại bị chia đôi, và cứ thế tiếp tục. Nhưng, dù ta có chẻ đôi bao nhiều lần đi chăng nữa, tổng diện tích của các mảnh ấy vẫn là diện tích của hình vuông ban đầu. Bây giờ, các bạn có thể hiểu tại sao ta lại chọn cách này để cắt hình vuông ấy. Ta vừa thu được cùng một chuỗi vô hạn như chuỗi thời gian của chuyến đi của Zeno. Khi ta tạo ra càng nhiều mảnh màu xanh, theo ngôn ngữ toán học, cũng giống như việc ta cho n tiến tới vô hạn, cả hình vuông được biến thành màu xanh. Nhưng vì diện tích của hình vuông chỉ là 1, nên cái tổng vô hạn này cũng phải bằng 1. Trở lại với chuyến đi của Zeno, ta sẽ thấy nghịch lý được giải quyết thế nào. Không những chuỗi vô hạn có tổng mang giá trị là một số hữu hạn, mà giá trị hữu hạn ấy còn giống hệt như những gì theo thông lý, chúng ta tin là đúng. Chuyến đi của Zeno mất 1 tiếng đồng hồ. Luôn có những điều kì diệu xảy ra ở các giao điểm. Thậm chí, tôi còn nghĩ rằng những điều thú vị nhất trong đời người diễn ra tại các giao điểm, vùng không gian thuộc ngưỡng kích thích dưới, ý tôi là vùng không gian giữa. Tự do hiện hữu trong khoảng giữa ấy, sự tự do để tạo ra tính không hạn định giữa cái-này-không-đúng, cái-kia-cũng-sai, một sự tự định nghĩa kiểu mới. Thử nghĩ tới một vài giao điểm lớn trên thế giới, như Khải Hoàn Môn ở Paris, hay Quảng Trường Thời Đại ở thành phố New York, đều hối hả với sự háo hức của dòng người tưởng chừng như vô tận. Những tương giao khác, như chiếc cầu Edmund Pettus ở Selma, bang Alabama, hay tòa án Canfield Drive & Copper Creek ở Ferguson, bang Missouri, cũng nhờ vào nguồn năng lượng khổng lồ tại điểm tương giao của nhân loại, ý tưởng hệ và cuộc đấu tranh vì công lí vẫn tiếp diễn. Ngoài phong cảnh tự nhiên trên hành tinh của chúng ta, một vài hình ảnh về bầu trời nổi tiếng nhất đều tại các giao điểm. Các ngôi sao được sinh ra trong vùng giao thoa hỗn loạn giữa khí gas và bụi, bị hấp dẫn bởi lực kéo của trọng lực. Nhiều ngôi sao chết đi vẫn tại giao điểm ấy, lúc này bị quăng ra ngoài trong cuộc va chạm nảy lửa giữa những nguyên tử nhỏ hơn, giao thoa và dung hòa thành các thứ mới mẻ và rắn chắc hơn. Hãy thử nghĩ về những giao điểm có ý nghĩa đặc biệt với mỗi chúng ta. Tương giao, chính là chiếm một vị trí tại điểm giao nhau. Tôi từng sống cả đời trong trạng thái nửa vời, trong không gian dưới ngưỡng kích thích của ước mơ và thực tế, chủng tộc và giới tính, nghèo và giàu, khoa học và xã hội. Tôi vừa là phụ nữ vừa là người da đen. Giống như sự ra đời của những vì sao trên trời, một tổ hợp mạnh mẽ giúp đoán trước kết quả trong một ví dụ điển hình về sự bùng nổ giao thoa nhân dạng. Tôi cũng là một nhà vật lí thiên văn. Tôi nghiên cứu về những hố đen blazar siêu lớn đang hoạt động tại vị trí trung tâm của các thiên hà khổng lồ, nơi bắn ra những tia vật chất với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng trong một quá trình mà chúng ta vẫn đang cố gắng hiểu rõ. Tôi từng mơ về việc trở thành một nhà vật lí thiên văn từ lúc mới 12 tuổi. Vào thời điểm đó tôi không hề biết rằng, căn cứ vào tài liệu của tiến sĩ Jamie Alexander về phụ nữ Mĩ gốc Phi trong ngành vật lí, chỉ có 18 người phụ nữ da đen ở Mĩ từng được nhận bằng tiến sĩ liên quan tới chuyên ngành vật lí, và người phụ nữ da đen đầu tiên tốt nghiệp với tấm bằng tiến sĩ chuyên ngành thiên văn chỉ một năm trước khi tôi ra đời. Khi tôi theo đuổi con đường này, tôi đã bắt gặp những điều tốt nhất lẫn tệ nhất của cuộc sống tại các giao điểm: cơ hội lớn để tự khẳng định bản thân, sự va chạm giữa mong đợi và trải nghiệm, niềm vui của những bước đột phá huy hoàng và, đôi khi, nỗi đau cùng cực của sự tái sinh. Tôi bắt đầu cuộc đời sinh viên ngay sau thời điểm gia đình tan rã. Tình hình tài chính của chúng tôi không ổn định sau khi cha rời đi. Điều này đẩy mẹ, em gái và tôi ra khỏi cuộc sống tiện nghi của tầng lớp trung lưu và bước vào cuộc đấu tranh bền bỉ để sinh tồn. Cứ như vậy, tôi trở thành một trong khoảng 60% phụ nữ da màu coi tài chính trở thành rào cản lớn nhất để tiến tới mục tiêu giáo dục của mình. May mắn thay, trường đại học Norfolk State đã tài trợ cho tôi toàn bộ học phần, giúp tôi thành công đạt được tấm bằng cử nhân ngành Vật lí. Sau khi tốt nghiệp, mặc dù biết rằng mình muốn trở thành một tiến sĩ vật lí thiên thể, tôi lâm vào ngõ cụt. Một tấm áp phích đã cứu vớt ước mơ của tôi, cùng một vài chương trình và con người vô cùng tài ba. Hiệp hội Vật lí Hoa Kì có treo một tấm áp phích rất đẹp động viên nhiều nghiên cứu sinh da màu trở thành nhà vật lí. Tôi đã rất ngạc nhiên vì nó phác họa một cô gái trẻ da đen, có lẽ khoảng 12 tuổi, trông có vẻ vô cùng chăm chú vào những phương trình vật lí. Tôi nhớ mình từng nghĩ rằng tôi đã nhìn thẳng vào cô gái nhỏ người đầu tiên dám mơ giấc mơ này. Tôi lập tức viết thư cho Hiệp hội và đề nghị một bản sao tấm áp phích trên cho mục đích cá nhân, và cho tới hôm nay tôi vẫn treo nó trong văn phòng mình. Tôi đã kể lại về con đường học vấn của chính mình trong email, và niềm khao khát được một lần nữa theo đuổi tấm bằng tiến sĩ. Họ đã chuyển tôi đến chương trình Fisk-Vanderbilt University Bridge, nơi giao hòa giữa hai tấm bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại hai học viện. Sau 2 năm từ khi tốt nghiệp, họ đã cho phép tôi tham gia chương trình, và tôi tự thấy mình trở lại trên con đường đến với tấm bằng tiến sĩ. Sau khi nhận bằng thạc sĩ tại Fisk, tôi tiếp tục đến Yale để hoàn thành học vị tiến sĩ. Khi tôi lấp đầy khoảng trống vật lý mà cuối cùng sẽ hướng đến những khao khát thời thơ ấu của tôi, tôi tưởng rằng sẽ nhẹ như không mà đạt được tấm bằng tiến sĩ. (Cười) Một điều dần trở nên rõ ràng là không hẳn ai cũng đều hồi hộp khi có tấm bằng kích thích ngưỡng dưới trong không gian của họ. Tôi bị bạn học của mình tẩy chay, một trong số đó thậm chí còn đến mời tôi "làm những gì tôi thật sự đến đây để thực hiện" khi cậu ta đẩy hết đống bát đĩa bẩn sau bữa ăn tới trước mặt tôi bắt rửa sạch. Tôi ước có sự kiện đặc biệt nào đó xảy ra, nhưng với vô số phụ nữ da màu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ sư, toán, hay STEM, họ đã phải chịu đựng điều này trong một thời gian dài. 100% trong số 60 người phụ nữ da màu được Joan C.Williams tại UC Hastings phỏng vấn trong một nghiên cứu gần đây nói về việc phải đối mặt với thành kiến kì thị giới tính, bao gồm việc bị hiểu nhầm thành nhân viên quản giáo. Sự hiểu nhầm nhân dạng này không được phát hiện bởi bất kỳ phụ nữ da trắng nào được phỏng vấn trong cuộc nghiên cứu ấy, tổng cộng gần 557 người tất cả. Rõ ràng công việc trông coi trường học chẳng có gì sai, và thật ra thì tổ tiên cha ông của tôi nhiều khi được học đại học vì ba mẹ của họ đã làm trong ngành này, đó là một nỗ lực rõ ràng để giúp tôi đạt được vị trí của mình. Mặc dù luôn có một chút chạnh lòng mỗi khi bị hiểu sai, vấn đề thực sự là ngoại hình của tôi không thể diễn tả bất kỳ điều gì về năng lực của tôi cả. Ngoài ra, điều đó nhấn mạnh rằng phụ nữ da màu trong ngành STEM không trải qua các rào cản tương tự nhau chỉ có phụ nữ hoặc chỉ người da màu phải đối mặt. Đó là lí do hôm nay tôi muốn nhấn mạnh điều này với phụ nữ da màu trong ngành STEM, những người đang sống không thay đổi, không biện hộ như một nhúm các đặc tính nhân dạng. Chính bản thân STEM là một cụm từ chỉ sự tương giao, trong đó sự đa dạng chân chính không thể được quý trọng nếu không cân nhắc tới những vùng không gian dưới ngưỡng kích thích giữa các qui tắc. Khoa học, công cuộc theo đuổi tri thức về thế giới vật lí bằng con đường hóa học, vật lí, sinh học, không thể được thực hiện nếu thiếu vắng toán học. Kĩ sư đòi hỏi phải áp dụng khoa học cơ bản và toán học vào các trải nghiệm thực tế. Công nghệ có vị trí vững vàng trên nền tảng toán học, kĩ sư và khoa học. Chính bản thân toán học đóng vai trò quan trọng trong Rosetta Stone, giải mã và mã hóa những nguyên tắc vật lí của thế giới. Ngành STEM không thể hoàn thiện hoàn toàn mà không có từng mẫu riêng lẻ. Điều này nói lên rằng sự đa dạng sẽ không được tạo ra khi STEM được kết hợp với những qui tắc khác. Mục đích của bài nói này gồm 2 phần: đầu tiên, xin nói thẳng với bất cứ người da đen, người La-tinh, người bản xứ, thổ dân Canada hay bất kỳ người phụ nữ hoặc cô gái nào đang thấy bản thân mình tại các điểm tương giao giữa chủng tộc và giới tính, rằng bạn có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn. Cá nhân tôi hi vọng bạn sẽ trở thành một nhà vật lí thiên văn, nhưng hơn thế nữa, bất cứ điều gì mà bạn mong muốn. Đừng giây phút nào nghĩ rằng khi bạn sống đúng với con người thật của mình, bạn không thể trở thành mẫu người bạn mong ước. Giữ chặt lấy những ước mơ đó và để chúng đưa bạn đến một thế giới mới chính bạn cũng khó có thể tin. Điều thứ hai, trong số những vấn đề đáng quan ngại nhất vào thời điểm hiện tại, rất nhiều người đứng giữa ngã ba đường với STEM. Xã hội hiện đại đã giải quyết được hầu hết các khía cạnh đơn lẻ trong thời đại của chúng ta. Những điều còn lại đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu trường kì về những vùng không gian dưới ngưỡng kích thích giữa các qui tắc để tạo nên những giải pháp nhiều mặt cho nay mai. Ai có thể giải quyết những vấn đề trên tốt hơn những người đã đối mặt với các giao điểm suốt cả đời mình. Chúng ta nên nghĩ như những nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách và thúc đẩy những bước đầu tiên đến với sự đa dạng và tới vùng đất đầy ắp sự bao hàm trọn vẹn và những cơ hội công bằng dồi dào, màu mỡ hơn. Một trong những ví dụ yêu thích của tôi về trí thông minh dưới ngưỡng kích thích đến từ thời tiến sĩ Claudia Alexander, một nữ giáo sư vật lí người da đen chuyên về vật lí plasma, người mới qua đời vào cuối tháng 7 sau 10 năm chống trọi với căn bệnh ung thư vú. Bà là một nhà khoa học dự án của NASA, từng dẫn đầu nhóm các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ Rosetta, mới trở nên nổi tiếng trong năm nay vì đã hạ cánh thành công vòng đệm trên sao chổi, và nhiệm vụ trị Galileo giá 1.5 tỉ đô la đến Sao Mộc, 2 chiến thắng mang tính khoa học trứ danh của NASA, nước Mĩ và cả thế giới. Tiến sĩ Alexander nói như thế này: "Tôi đã quen với việc giao tiếp giữa 2 nền văn hóa. Đối với tôi, một trong những mục tiêu cả đời là đưa con người từ trạng thái không biết đến trạng thái thấu hiểu với những khám phá táo bạo mà bạn không thể làm mỗi ngày." Điều này cho thấy chính xác năng lực của một người dưới ngưỡng kích thích. Bà ấy có khả năng thực tế để dẫn đầu một trong những nhiệm vụ không gian tham vọng nhất của thời đại chúng ta, và bà cũng hoàn toàn hiểu rõ vị trí của mình để có thể là chính bà trong bất cứ vị trí nào. Jessica Matthews, nhà phát minh hàng loạt sản phẩm thể thao hiệu SOCCKET, như những quả bóng kích hoạt chế độ tự tạo năng lượng sạch khi bạn chơi với chúng. cũng từng nói: "Phát minh không chỉ là chế tạo ra những thứ mới, nó bao gồm việc hiểu rõ con người và hiểu rõ hệ thống vận hành thế giới này." Lí do tôi kể câu chuyện của mình và câu chuyện của tiến sĩ Alexander và Jessica Matthews là vì bản thân chúng là những câu chuyện về sự tương giao, những câu chuyện về các mảnh đời sống giữa chủng tộc, giới tính và cách tân. Mặc kệ mọi sự nghi ngờ về việc liệu tôi có quyền được đứng ở môi trường cao cấp này không, tôi xin tự hào thông báo rằng vào thời điểm tốt nghiệp, tôi là người phụ nữ da đen đầu tiên đạt được bằng tiến sĩ vật lí học thiên thể trong lịch sử 312 năm của Yale. (Vỗ tay) Tôi hiện chỉ là một người trong cộng đồng nhỏ nhưng đang phát triển của phụ nữ da màu trong STEM những người sẵn sàng đem lại các góc nhìn và ý tưởng mới đến cho cuộc sống về những vấn đề nan giải của thời đại chúng ta: những việc như sự thiếu công bằng trong giáo dục, sự thô bạo của cảnh sát, HIV/ AIDS, sự thay đổi thời tiết, chỉnh sửa gen trí thông minh nhân tạo và sự khám phá sao Hỏa. Điều này không đề cập gì đến những việc chúng ta chưa từng nghĩ tới. Phụ nữ trong STEM nắm giữ những vấn đề nan giải và thú vị nhất liên quan đến công nghệ xã hội của thời đại. Vì vậy, chúng ta đang ở một vị trí đặc biệt để đóng góp và lèo lái cuộc đối thoại theo những cách đa dạng hơn với các kinh nghiệm thực tế. Quan điểm này có thể được nhân rộng cho nhiều người ở vị trí tương giao mà trải nghiệm, tích cực lẫn tiêu cực, làm phong phú thêm cuộc đối thoại theo nhiều cách hơn hẳn các nhóm có chung nguồn gốc vốn có nhiều nguồn cung tốt nhất. Đây không phải là yêu cầu được sinh ra từ khát khao muốn được hòa nhập. Đây là lời nhắc nhở rằng ta không thể nhận được kết quả tốt nhất cho sự vẹn toàn nhân loại nếu không có sự hợp tác, sự dung nhập giữa các ngưỡng kích thích, những cách sống khác nhau, những trải nghiệm riêng biệt và các ảnh hưởng tạp chất. Thẳng thắn mà nói, chúng ta không thể biểu hiện được dáng vẻ xuất sắc nhất của một tập thể các thiên tài khi không có thước đo đầy đủ đến từ sự vẹn toàn của nhân tính. Cảm ơn. (Vỗ tay) Lông vũ là một số trong những thứ đáng chú ý nhất ở động vật. Chúng tuyệt đẹp trong sự phức tạp, tinh tế trong cấu trúc xây dựng, và đủ mạnh để giữ một con chim lơ lửng hàng ngàn feet trên không trung. Giống như tất cả mọi thứ trong tự nhiên, lông đã phát triển qua hàng triệu năm để có được hình thức hiện đại ngày hôm nay. Khó thể tưởng tượng ra điều này đã xảy ra như thế nào. Sau hết tất cả, các dạng thức trung gian của nó trông giống cái gì nhì? Điều tốt là một nửa một cánh, được trang trí bằng các nửa sợi lông ư? Nhờ khoa học, chúng ta giờ đây biết rằng chim là loài khủng long còn sống. Bạn có thể thấy mối quan hệ trong bộ xương của chúng. Một vài loài khủng long có một số chi tiết giải phẫu giống với chim chóc mà không có ở các động vật khác, như chạc xương đòn chẳng hạn . Và ở cuối thập niên 1990, các nhà khảo cổ đã bắt đầu đào được một số bằng chứng hấp dẫn cho thấy ý tưởng: khủng long với một ít lông vẫn còn được bảo tồn trên cơ thể. Kể từ đó, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng chục loài khủng long với tàn tích của lông. Một số nhỏ như là chim bồ câu, và một số có kích thước của một chiếc xe buýt. Nếu bạn nhìn vào mối liên quan của chúng trên cây phả hệ, sự phát triển của lông cũng có vẻ là có thể. Các họ hàng lông vũ xa nhất của chim có lông thẳng trông giống như dây cứng vậy. Sau đó các dây này tách rời nhau ra, tạo thành các nhánh đơn giản. Trong nhiều dòng dõi khủng long, những kiểu lông đơn giản này phát triển thành những dạng phức tạp hơn, bao gồm cả một số dạng mà chúng ta thấy ngày nay ở chim. Cùng lúc đó, lông vũ lan tràn ra toàn bộ cơ thể của khủng long, chuyển từ những mảng thưa thớt của lông tơ thành một bộ lông dày đặc, mà thậm chí kéo dài xuống chân của chúng. Một số hóa thạch thậm chí bảo tồn một số các phân tử tạo màu cho lông. Chúng tiết lộ một loạt các màu sắc đẹp đẽ: sáng bóng, sậm tối , gợi nhớ đến lũ quạ, hay xen kẽ các dải đen và trắng, hoặc có những vệt màu đỏ tươi. Một số loài khủng long có mào trên đầu, và những loài khác có lông đuôi dài, đầy kịch tính. Bây giờ, không loài nào trong số chúng có thể sử dụng lông để bay cả- cánh tay của chúng quá ngắn và phần còn lại của cơ thể lại quá nặng. Tuy nhiên, loài chim không chỉ sử dụng lông để bay. Một con chim mo nhát sử dụng lông để pha trộn một cách hoàn hảo với bối cảnh xung quanh. Đà điểu trải cánh phía trên tổ để che mát cho lũ con của mình. Công thì khoe bộ lông đuôi tráng lệ của mình để thu hút con cái. Lông có thể đã từng phục vụ các chức năng này cho loài khủng long. Việc khủng long có lông đã bắt đầu cất cánh như thế nào vẫn còn là một chút bí ẩn Nhưng nếu một con khủng long có lông nhỏ vỗ cánh trên đoạn đường lên dốc, lông của nó có lẽ đã phụ thêm vào một ít lực nâng để giúp nó chạy nhanh hơn. Tai nạn vật lý này có thể đã dẫn lối cho sự tiến hóa của các cánh tay dài hơn ở loài khủng long mà sẽ cho phép chúng chạy nhanh hơn và thậm chí thực hiện các cú nhảy vọt cự li ngắn trên không trung Cuối cùng, cánh tay của chúng bị kéo dài thành cánh. Chỉ sau đó, có lẽ 50 triệu năm sau khi những sợi lông dẻo dai đầu tiên được phát triển, lông đã nâng những con khủng long này bay vào bầu trời. Dữ liệu lớn (Big Data) là một khái niệm khó nắm bắt. Nó đại diện cho một lượng lớn thông tin kĩ thuật số khó lưu trữ, di chuyển, hay phân tích. Dữ liệu lớn rất đồ sộ, nó lấn át các công nghệ ngày nay và thách thức chúng ta tạo ra thế hệ tiếp theo của công cụ và kỹ thuật lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu lớn không phải là một khái niệm mới. Trong thực tế, các nhà vật lý học tại CERN đã tranh cãi với thách thức không ngừng mở rộng dữ liệu lớn trong nhiều thập kỷ. Năm mươi năm trước, dữ liệu của CERN đã có thể được lưu trữ trong một máy tính duy nhất. Vâng, nó không phải là máy tính thông thường của bạn, nó là một máy tính chính, mà diện tích lấp đầy cả một toà nhà. Để phân tích dữ liệu, các nhà vật lý học từ khắp nơi trên thế giới đến CERN để kết nối với cái máy khổng lồ này. Vào những năm 1970, dữ liệu lớn không ngừng phát triển của chúng ta được phân phối ra những bộ máy tính khác nhau, mọc lên như nấm tại CERN. Mỗi bộ gồm các máy tính được kết nối với nhau bằng mạng riêng chuyên dụng. Nhưng các nhà vật lý học cần phải hợp tác bất kể ranh giới giữa các bộ máy, và cần truy cập dữ liệu trên tất cả các bộ máy tính này. Do đó, chúng tôi tạo ra cầu nối nối các mạng độc lập lại với nhau tạo thành CERNET. Vào những năm 1980, rất nhiều những mạng tương tự sử dụng các ngôn ngữ địa phương khác nhau xuất hiện khắp châu Âu và Mỹ, hỗ trợ truy cập từ xa, nhưng còn nhiều khó khăn. Để giúp các nhà vật lý trên khắp thế giới dễ dàng truy cập dữ liệu lớn ngày càng mở rộng được lưu trữ tại CERN, mà không cần di chuyển, các mạng này cần phải nói cùng một ngôn ngữ với nhau. Chúng tôi thông qua các tiêu chuẩn hoạt động mạng Internet của Mỹ, và sau đó bởi châu Âu, và chúng tôi thành lập các liên kết chính tại CERN liên kết châu Âu và Mỹ vào năm 1989, và mạng Internet toàn cầu thực sự cất cánh từ đó! Các nhà vật lý sau đó có thể dễ dàng truy cập hàng terabyte dữ liệu lớn từ xa từ khắp nơi trên thế giới, nhờ đó, viết báo cáo ngay tại viện nhà. Sau đó, họ muốn chia sẻ các nghiên cứu với các đồng nghiệp. Để giúp việc chia sẻ thông tin được dễ dàng, chúng tôi tạo ra trang web vào đầu những năm 1990. Các nhà vật lý không còn cần phải biết thông tin được lưu trữ ở đâu để tìm và truy cập trên mạng, ý tưởng này lan rộng ra khắp thế giới và đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Đầu những năm 2000, sự tăng trưởng liên tục của dữ liệu lớn vượt xa khả năng của chúng t để phân tích chúng tại CERN, mặc dù đã có các toà nhà đầy những máy tính. Chúng tôi phải bắt đầu phân phối lại hàng petabyte dữ liệu đến các đối tác hợp tác để sử dụng và lưu trữ trên máy tính nội bộ tại hàng trăm viện nghiên cứu. Để sắp xếp cho các nguồn lực này kết nối với nhau với các công nghệ đa dạng, chúng tôi phát triển một mạng lưới điện toán, tạo điều kiện để chia sẻ thông suốt các tài nguyên máy tính trên toàn cầu. Điều này dựa trên các mối quan hệ tin tưởng và trao đổi lẫn nhau. Nhưng mô hình mạng lưới này không thể được chuyển giao ra khỏi cộng đồng nghiên cứu một cách dễ dàng, nơi không phải ai cũng có nguồn tài nguyên để chia sẻ và các công ty cũng không cùng mức độ tin cậy như nhau. Thay vào đó, một phương pháp khác thay thế, chuyên nghiệp hơn để truy cập vào các nguồn tài nguyên theo yêu cầu đã được phát triển gần đây gọi là điện toán đám mây, mà các cộng đồng hiện nay đang khai thác để phân tích dữ liệu lớn. Nó giống như một nghịch lý khi một nơi như CERN, một phòng thí nghiệm tập trung vào nghiên cứu những khối vật chất nhỏ mà ta khó có thể tưởng tượng lại là nguồn gốc của một thứ to lớn như là dữ liệu lớn. Nhưng cách mà chúng tôi nghiên cứu hạt cơ bản cũng như các lực, và cách chúng tương tác, liên quan đến việc tạo ra chúng nhanh chóng, va chạm các proton trong máy gia tốc, và lưu giữ các dấu vết chúng để lại khi chúng phóng gần với tốc độ ánh sáng. Để thấy những dấu vết này, các máy nhận diện, với 150 triệu cảm ứng, hoạt động như một máy ảnh 3D cực lớn, chụp ảnh từng va chạm một - lên đến 14 triệu lần một giây. Nó tạo ra rất nhiều dữ liệu. Nhưng nếu dữ liệu lớn đã có mặt lâu như vậy, tại sao chúng ta đột nhiên cứ nghe nói về chúng gần đây? Vâng, như phép ẩn dụ cũ giải thích, toàn bộ là lớn hơn tổng của các bộ phận của nó, và không chỉ là khoa học mới khai thác điều này. Thưc tế là, chúng ta có thể lấy được nhiều kiến thức hơn bằng cách nối các thông tin liên quan với nhau và tìm điểm tương quan, có thể làm phong phú hơn nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, trong thời gian thực, như giao thông hay điều kiện tài chính, trong diễn biến ngắn hạn như y tế hoặc khí tượng, hay để dự kiến các tình huống như xu hướng kinh doanh, tội phạm, hay bệnh dịch. Hầu như mọi lĩnh vực đang chuyển sang thu thập dữ liệu lớn, với mạng lưới cảm biến di động bao trùm toàn cầu, máy ảnh trên mặt đất, và trong không khí, lưu trữ dữ liệu đã được công bố trên mạng, và ghi chép lưu lại các hoạt động của các công dân mạng trên toàn thế giới. Thách thức là việc đầu tư vào các công cụ và kỹ thuật mới để khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ để giúp cho việc ra quyết định, để cải thiện việc chẩn đoán y tế, còn nếu không thì để trả lời các nhu cầu vả mong muốn của xã hội ngày mai bằng cách mà hôm nay không hình dung ra được. Liệu chúng ta có thể tạo ra một cái gì đó từ không gì cả? Hay, chính xác là, liệu năng lượng có thể chuyển thành vật chất? Có thể, nhưng chỉ khi chúng đi cùng với người anh em sinh đôi của chúng, phản vật chất. Và có một điều bí ẩn về phản vật chất: lẽ ra phải có nhiều phản vật chất hơn so với lượng hiện tại. Hãy bắt đầu với công thức vật lý nổi tiếng nhất: E bằng m nhân c bình phương. Nó diễn tả rằng khối lượng chính là năng lượng bão hòa, và khối lượng và năng lượng có thể chuyển hóa lẫn nhau, như hai đơn vị tiền tệ với tỷ giá chuyển đổi rất cao. 90 nghìn tỷ Jun năng lượng tương đương với khối lượng 1 gam. Thế nhưng làm thế nào để chuyển năng lượng thành vật chất? Từ kỳ diệu chính là "mật độ năng lượng". Nếu như bạn tập trung một lượng lớn năng lượng ở trong một không gian nhỏ xíu, các hạt vật chất mới sẽ xuất hiện. Nếu nhìn gần hơn, chúng ta thấy rằng những hạt này luôn đi theo từng cặp, như sinh đôi vậy. Đó là lý do tại sao hạt vật chất luôn có một bản sao, một hạt phản vật chất, và những hạt này luôn được sinh ra theo một tỉ lệ nhất định là 50/50. Điều này nghe có vẻ như trong phim khoa học viễn tưởng, thế nhưng nó lại đang diễn ra hàng ngày trong các máy gia tốc Khi hai hạt proton va chạm nhau, trong máy gia tốc hạt lớn của CERN, hàng tỷ vật chất và phản vật chất được tạo ra mỗi giây. Ví dụ, hạt electron. Nó có khối lượng rất nhỏ và mang điện tích âm. Phản vật chất của nó là positron, có khối lượng y hệt, nhưng lại mang điện tích dương. Nhưng ngoại trừ sự đối lập về điện tích, cả hai hạt đều giống hệt nhau và rất bền. Và điều này cũng đúng với người anh em nặng kí của chúng, hạt proton và phản proton. Từ đó, các nhà khoa học đã bị thuyết phục rằng thế giới làm từ phản vật chất sẽ có hình dạng, cảm giác và mùi vị cũng giống hệt như thế giới của chúng ta. Ở trong phản thế giới này, chúng ta có thể tìm thấy phản nước, phản vàng, và, có thể là, phản bi. Giờ tưởng tượng một viên bi và phản bi được đem lại gần nhau. Cả 2 vật rắn riêng biệt này sẽ hoàn toàn biến mất thành một chùm năng lượng cực lớn, tương đương với một quả bom hạt nhân. Bởi vì sự kết hợp của vật chất và phản vật chất sẽ tạo ra rất nhiều năng lượng, khoa học viễn tưởng luôn đầy những ý tưởng về việc khai thác năng lượng chứa trong các phản vật chất, ví dụ như, để làm năng lượng cho con tàu trong phim Star Trek. Dù sao thì, năng lượng chứa trong phản vật chất lớn hơn cả tỉ lần so với dầu thông thường. Lượng năng lượng của 1 gam phản vật chất đủ cho việc lái xe 1000 vòng Trái Đất hoặc là đẩy tàu con thoi vào quỹ đạo. Vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng phản vật chất để sản xuất năng lượng? Thật ra, phản vật chất không đầy rẫy để cho chúng ta thu thập. Chúng ta phải tạo ra phản vật chất trước khi chúng ta có thể sử dụng nó, và để làm ra phản vật chất cần tốn cả tỷ lần năng lượng bạn có thể lấy được từ chúng. Thế nhưng, nếu có phản vật chất ở ngoài không gian và chúng ta có thể khai thác chúng từ một phản hành tinh nào đó thì sao? Nhiều thập kỉ trước, nhiều nhà khoa học đã tin rằng điều này hoàn toàn có thể. Nay, người ta quan sát thấy rằng phản vật chất không có nhiều ở bất kỳ đâu trong vũ trụ này, điều này thật kỳ lạ bởi vì, như đã nói, lẽ ra phản vật chất phải có lượng tương tự như vật chất ở vũ trụ. Bởi vì phản hạt và hạt luôn tồn tại với số lượng như nhau, lượng phản vật chất mất tích đâu rồi? Đó chính là một điều bí ẩn cực kỳ. Để hiểu điều gì đã có thể xảy ra, chúng ta phải trở về vụ nổ Big Bang. Khoảnh khắc vũ trụ được tạo ra, một lượng lớn năng lượng được chuyển thành khối lượng, và vũ trụ ban đầu của chúng ta chứa một lượng vật chất và phản vật chất bằng nhau. Nhưng chỉ một giây sau đó, hầu hết vật chất và tất cả phản vật chất đã triệt tiêu lẫn nhau, tạo ra một lượng phóng xạ khổng lồ mà ngày nay vẫn có thể nhìn thấy được. Chỉ còn khoảng 1 phần 100 triệu lượng vật chất ban đầu và không còn bất kỳ phản vật chất nào. Bạn sẽ thốt lên rằng, "Này, khoan đã! ", "Tại sao tất cả phản vật chất lại biến mất và chỉ còn lại vật chất?" Có lẽ chúng ta may mắn phần nào nhờ vào một bất đối xứng nhỏ giữa vật chất và phản vật chất. Nếu không, sẽ không có bất kỳ hạt nào ở bất kì đâu trong vũ trụ này và sẽ không có cả nhân loại. Nhưng, điều gì đã tạo ra bất đối xứng này? Những thí nghiệm ở CERN đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao một thứ tồn tại và tại sao chúng ta lại không sống trong một vũ trụ chỉ toàn là phóng xạ? Thế nhưng đến nay, chúng ta vẫn chưa biết được câu trả lời rõ ràng. Trong vài tháng vừa qua, tôi đã có những chuyến đi kéo dài nhiều tuần chỉ với một va li quần áo. Một ngày, tôi được mời đến một sự kiện quan trọng và tôi muốn mặc bộ nào đó mới và đặc biệt cho dịp này. Nên tôi bới tung va li lên nhưng chẳng tìm được bộ nào thích hợp cả Rất may hôm đó tôi được tham gia hội nghị công nghệ và được sử dụng máy in 3D. Vậy nên tôi nhanh chóng thiết kế một cái váy trên máy tính và chuyển tệp tin này sang máy in. Nó đã hoạt động cả đêm in các mảnh váy. Sáng hôm sau, tôi đem tất cả về phòng khách sạn, sắp xếp chúng và nó chính là cái váy mà tôi đang mặc bây giờ. (Tiếng vỗ tay) Đó không phải là lần đầu tiên tôi in quần áo. Cho bộ sưu tập năm cuối của mình ở trường thiết kế thời trang, tôi quyết định thử in 3D toàn bộ bộ sưu tập ở nhà. Vấn đề là tôi hầu như không biết chút gì về in 3D cả và tôi chỉ có 9 tháng để học cách in 5 bộ cánh thời trang. Tôi luôn cảm thấy sáng tạo dồi dào nhất khi làm việc ở nhà. Tôi thích thử nghiệm với những chất liệu mới và luôn tìm cách phát triển những kỹ thuật mới để tận dụng tối đa các loại vải dệt độc đáo cho các dự án thời trang của mình Tôi thích tới các nhà máy cũ và những cửa hiệu kỳ lạ để tìm những loại bột và chất liệu lạ còn thừa để đem về nhà thử nghiệm. Có lẽ bạn có thể tưởng tượng ra những người bạn cùng phòng của tôi chẳng thích điều đó chút nào. (Tiếng cười) Thế nên tôi quyết định chuyển sang dùng những chiếc máy lớn loại không thể đặt vừa trong phòng khách. Tôi thích những tác phẩm tỉ mỉ và may đo mà tôi có thể làm với những công nghệ thời trang đó, giống như máy đan, máy cắt laser và in lụa. Vào một kỳ nghỉ hè, tôi đến đây, đến New York để thực tập tại một cửa hiệu thời trang ở Phố Tàu. Chúng tôi làm 2 chiếc váy tuyệt vời từ công nghệ in 3D. Thực sự rất đáng ngạc nhiên, bạn có thể nhìn thấy đấy. Nhưng có vài vấn đề với chúng. Váy được làm từ nhựa cứng nên rất dễ bị gãy. Người mẫu không thể ngồi khi mặc chúng được và thậm chí còn bị nhựa cứa vào tay. Với công nghệ in 3D, các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo những chiếc váy theo bất kỳ kiểu dáng nào họ muốn nhưng họ vẫn phải phụ thuộc vào các máy in công nghiệp to lớn đắt tiền đặt tại phòng thực nghiệm cách xa xưởng làm việc của họ. Cuối năm đó, một người bạn tặng cho tôi một chiếc vòng in 3D được làm ra bởi chiếc máy in tại gia. Tôi biết những chiếc máy này có giá rẻ hơn nhiều và thông dụng hơn loại máy tôi dùng hồi đi thực tập. Tôi quan sát chiếc vòng cổ và nghĩ rằng "Nếu mình có thể in một chiếc vòng tại nhà, thì tại sao không in cả quần áo nữa nhỉ?" Tôi thích cái ý tưởng rằng mình không cần phải ra chợ chọn vải từ những người bán, tôi có thể thiết kế và in chúng ra ngay từ chính căn nhà của mình. Tôi tìm thấy một xưởng sáng tạo nhỏ nơi tôi đã học được mọi thứ tôi biết về công nghệ in 3D. Ngay lập tức, họ đưa cho tôi chìa khóa phòng thực nghiệm và tôi có thể thử nghiệm suốt nhiều đêm. Thử thách lớn nhất chính là tìm đúng loại sợi nhỏ để in quần áo. Vậy nó là gì? Sợi nhỏ này là một loại chất liệu để đưa vào máy in. Tôi dành khoảng một tháng thử nghiệm với nhựa axit polylactic (PLA), loại chất liệu cứng, gây ngứa và dễ gãy. Bước đột phá xuất hiện khi có người giới thiệu cho tôi Filaflex, một loại sợi mới. Nó rất bền và dẻo. Với lại sợi này, tôi đã có thể in được bộ đầu tiên, một chiếc áo khoác đỏ với dòng chữ "Liberté", có nghĩa là "tự do" trong tiếng Pháp in trên đó. Tôi chọn từ này vì tôi cảm thấy tự do và có thêm sức mạnh khi có thể thiết kế quần áo ở nhà tôi tự in chúng ra. Thực ra, bạn có thể dễ dàng tải chiếc áo khoác này về và thay đổi dòng chữ thành những thứ khác. Có thể là tên bạn hoặc tên người yêu bạn chẳng hạn. (Tiếng cười) Tấm in khá là nhỏ nên tôi phải ghép các mảnh của chiếc áo lại như trò ghép hình vậy. Và tôi muốn giải quyết một thách thức khác nữa. Tôi muốn in vải dệt giống như những loại vải thường mà tôi hay dùng. Đó là lúc tôi phát hiện ra một tệp mã nguồn mở của một kiến trúc sư đã thiết kế loại hoa văn mà tôi thích. Sử dụng tệp này, tôi đã có thể in được tấm vải dệt đẹp mà tôi có thể dùng như vải thường. Thực ra trông nó hơi giống ren. Tôi đã dùng tập tin đó, sửa chỗ này, thay chỗ kia, sáng tạo một chút và cho ra rất nhiều phiên bản. Và tôi cần phải in hơn 1 500 tiếng nữa để hoàn thiện phần in cho bộ sưu tập của mình. Nên tôi mua 6 chiếc máy in về nhà và cứ thế in 24/7. Công đoạn này rất chậm nhưng hãy nhớ rằng internet 20 năm trước chậm hơn bây giờ rất nhiều công nghệ 3D cũng sẽ tăng tốc và chẳng mấy chốc bạn sẽ có thể in một chiếc áo phông tại nhà trong vòng vài tiếng, thậm chí là vài phút Vậy các bạn có muốn xem nó trông như thế nào không? Khán giả: Có chứ! (Tiếng vỗ tay) Danit Peleg: Rebecca đang mặc một trong năm bộ cánh của tôi. Hầu như tất cả những thứ cô ấy mặc đều được tôi in tại nhà. Kể cả đôi giày. Khán giả: Ồ! Khán giả: Tuyệt quá! (Tiếng vỗ tay) Danit Peleg: Cảm ơn, Rebecca! (Nói với khán giả) Cảm ơn các bạn. Tôi nghĩ rằng trong tương lai các chất liệu sẽ còn phát triển hơn nữa chúng sẽ giống như những loại vải mà chúng ta biết hiện nay, như cotton và lụa vậy. Hãy thử tưởng tượng những bộ quần áo vừa với số đo của bạn. Âm nhạc từng ở dưới dạng vật chất. Bạn cần phải đến cửa hàng để mua được đĩa CD, nhưng giờ bạn có thể tải nhạc, nhạc số, thẳng về chiếc điện thoại của bạn. Thời trang cũng ở dạng vật chất và tôi tự hỏi thế giới của chúng ta sẽ như thế nào khi quần áo của ta ở dạng số, giống như chiếc váy này vậy. Xin cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Người Hy Lạp cổ đại có một ý tưởng tuyệt vời: Vũ trụ rất đơn giản. Trong đầu họ, tất cả những gì bạn cần là bốn nguyên tố: đất, khí, lửa và nước. Khi áp dụng lý thuyết, nó là một cái đẹp. Nó có sự đơn giản và tao nhã. Nó nói rằng bằng cách kết hợp 4 nguyên tố cơ bản bằng các cách khác nhau bạn có thể tạo ra tất cả sự đa dạng tuyệt vời trong vũ trụ. Ví dụ đất và lửa, cho bạn những thứ khô ráo. Khí và nước, cho ra thứ ẩm ướt. Nhưng khi áp dụng lý thuyết, nó gặp phải vấn đề. Nó không dự đoán bất cứ điều gì có thể đo lường được, và đo lường là nền tảng của khoa học thực nghiệm. Tệ hơn, lý thuyết đã sai. Nhưng người Hy Lạp là các nhà khoa học tuyệt vời và trong thế kỷ thứ 5 TCN, Leucippus của Miletus đi đến với một trong những ý tưởng khoa học bền vững nhất. Mọi thứ ta thấy đều được tạo ra từ các thứ tí hon, không phân chia được, gọi là nguyên tử. Lý thuyết này đơn giản và tao nhã, và nó có lợi thế so với lý thuyết đất, khí, lửa và nước để chứng tỏ sự đúng đắn. Những suy nghĩ và thí nghiệm khoa học hàng thế kỷ đã công bố rằng nguyên tố thực sự, những thứ như hydro, carbon và sắt có thể bị phá vỡ thành nguyên tử. Trong lý thuyết của Leucippus, nguyên tử là thứ nhỏ nhất, không phân chia được mà có thể nhận dạng được như hydro, carbon và sắt. Điều duy nhất sai trong ý tưởng của Leucippus là nguyên tử, thực ra, có thể phân chia. Hơn thế, ý tưởng nguyên tử của ông chỉ giải thích một phần nhỏ của thứ đã tạo nên vũ trụ. Những gì hiện ra như các vật thông thường trong vũ trụ thực ra khá là hiếm. Nguyên tử của Leucippus, và những thứ tạo ra từ chúng, thực sự chỉ cấu thành nên 5% vật chất chúng ta biết nằm ở đấy. Các nhà vật lý biết phần còn lại của vũ trụ, 95% của nó, là vũ trụ tối, tạo thành từ vật chất tối và năng lượng tối. Làm sao ta biết được? Ta biết vì ta quan sát vật và chúng ta thấy chúng. Nghe thì có vẻ khá đơn giản, nhưng thực ra nó khá là sâu xa. Tất cả thứ tạo ra từ nguyên tử là nhìn thấy được. Ánh sáng nảy ra khỏi nó, và chúng ta có thể thấy nó. Khi ta nhìn lên trời, ta thấy ngôi sao và thiên hà. Một số chúng, ví dụ như nơi ta đang sống, hình xoáy ốc rất đẹp, xoay tròn duyên dáng trong không gian. Khi nhà khoa học lần đầu đo chuyển động của nhóm các thiên hà vào thập niên 1930 và cân khối lượng vật chất chúng chứa, họ đã rất ngạc nhiên. Họ nhận ra không có đủ vật chất nhìn thấy trong nhóm để giữ chúng lại với nhau. Những lần đo đạc sau của các thiên hà đơn lẻ xác nhận kết quả đánh đố này. Đơn giản là không có đủ thứ nhìn thấy trong thiên hà để cung cấp đủ trọng lực giữ chúng lại với nhau. Từ những gì ta thấy, chúng lẽ ra phải bay khỏi nhau, nhưng lại không. Vậy chắc hẳn phải có thứ gì đó mà ta không thấy được. Ta gọi thứ đó là vật chất tối. Bằng chứng tốt nhất về vật chất tối hiện nay đến từ đo đạc của một thứ gọi là bức xạ nền vũ trụ, hoàng hôn của Big Bang, nhưng đó là câu chuyện khác. Tất cả bằng chứng ta có nói rằng vật chất tối ở đó và nó bao trùm phần nhiều vật chất trong thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp đó phủ đầy thiên đường. Vậy nó để lại cho ta từ đâu? Ta từ lâu đã biết thiên đường không xoay quanh chúng ta và rằng ta là cư dân của một hành tinh khá bình thường, quanh một ngôi sao khá bình thường, trong cánh xoắn ốc của một thiên hà khá là bình thường. Sự khám phá ra vật chất tối đưa chúng ta một bước xa hơn tới trung tâm của vạn vật. Nó nói rằng thứ mà ta tạo thành chỉ là một phần nhỏ của những gì tạo nên vũ trụ. Nhưng vài điều nữa đã đến. Đầu thế kỷ này, các nhà khoa học nghiên cứu giới hạn rìa của vũ trụ đã xác nhận rằng không chỉ mọi thứ bay ra xa mọi thứ khác, như bạn mong muốn trong một vũ trụ bắt đầu từ vụ nổ nóng, đặc, nhưng sự giãn nở của vũ trụ cũng đồng thời tăng tốc. Điều đó là sao? Hoặc là có loại năng lượng nào đó đẩy mạnh gia tốc này, cũng như bạn cung cấp năng lượng để tăng tốc xe hơi, hoặc là trọng lực không hành xử như ta nghĩ. Hầu hết các nhà khoa học nghĩ rằng đó là tiền tố, rằng có loại năng lượng điều khiển gia tốc, và họ gọi nó là "năng lượng tối". Lần đo đạc tốt nhất hiện nay cho phép ta tìm ra bao nhiêu vũ trụ là tối. Nó có vẻ như năng lượng tối bao gồm khoảng 68% vũ trụ và vật chất tối khoảng 27%, chỉ để lại 5% cho chúng ta và mọi thứ khác ta có thể nhìn thấy. Vậy những thứ tối tạo thành từ gì? Ta không biết, nhưng có một lý thuyết, gọi là "siêu đối xứng", có thể giải thích một chút. Siêu đối xứng, hay gọi ngắn gọn là SUSY, dự đoán toàn bộ phạm vi của hạt mới, một số chúng có thể tạo ra vật chất tối. Nếu ra tìm ra bằng chứng về SUSY, ta có thể đi từ hiểu biết 5% vũ trụ chúng ta, những thứ ta có thể thực sự nhìn thấy, tới khoảng 1/3. Không tệ cho một ngày làm việc. Năng lượng tối có lẽ khó hiểu hơn, nhưng có một số lý thuyết đầu cơ ngoài đó có thể chỉ ra được cách. Giữa chúng là lý thuyết mà trở lại với ý tưởng tuyệt vời của người Hy Lạp cổ đại, ý tưởng chúng ta bắt đầu vài phút trước, ý tưởng rằng vũ trụ phải đơn giản. Những lý thuyết này dự đoán có một yếu tố đơn từ tất cả các nhánh đa dạng đáng kinh ngạc của vũ trụ, một sợi dây rung động. Ý tưởng rằng tất cả các hạt ta biết hiện nay chỉ là những giao hưởng khác nhau của dây. Đáng tiếc rằng, lý thuyết dây ngày nay chưa thể kiểm tra được. Nhưng, với rất nhiều thứ trong vũ trụ đang chờ được khám phá, Cơ hội là rất cao. Tất cả điều này có làm bạn cảm thấy nhỏ bé? Không nên như thế. Thay vào đó, bạn nên ngạc nhiên với sự thật, như ta đã biết, rằng bạn là thành viên trong những sinh vật duy nhất của vũ trụ có thể bắt đầu nắm bắt điều kỳ diệu của nó, và bạn đang sống đúng lúc để thấy sự hiểu biết của chúng ta bùng nổ. Hôm nay, ta sẽ đến với Đế quốc La Mã cổ đại qua lăng kính của một cô gái trẻ. Cô ấy đang hí hoáy vẽ bức chân dung tự họa trong sảnh lớn của ngôi nhà khổng lồ của bố cô. Tên cô bé là Domitia, vừa tròn 5 tuổi. Cô có một anh trai 14 tuổi. Lucius Domitius Ahenobarbus, cái tên được đặt theo tên Bố cô. Các cô bé chẳng có cái tên dài ngoằng như thế Rắc rối ở chỗ Bố cứ khăng khăng gọi tất cả con gái của mình là Domitia. "Domitia!" Bố đang gọi Domitia người đang vẽ nguệch ngoạc trên cột Domitia III. Chị gái của cô là Domitia II, 7 tuổi còn có một chị nữa, Domitia I, 10 tuổi. Lẽ ra đã có bé Domitia IV, nhưng Mẹ đã qua đời khi cố sinh bé 3 năm về trước. Lằng nhằng quá phải không? Người La Mã cũng thấy thế. Họ có thể truy ra tổ tiên khi dò theo tên nam giới những cái tên đẹp, đủ 3 phần như là Lucius Domitius Ahenobarbus. Nhưng sẽ rơi vào mớ bòng bong khi tìm xem Domitia nào đã cưới ai và Domitia đó là cô, hay là dì hay là mẹ kế hay là ai ai đó khi bắt đầu viết lại cây gia phả. Domitia III không chỉ loay hoay vẽ vời trên cột cô còn đang quan sát. Bạn thấy đấy, từ rất sớm, vào lúc tất cả bạn bè và khách khứa của bố cô đến thăm nhà và bày tỏ lòng thành kính với ông, Lucius Popidius Secundus, 17 tuổi, người muốn cưới Domitia II trong vòng 5 đến 7 năm tới, cũng đến. Có vẻ như mục tiêu của anh không phải vợ tương lai mà là bố cô ấy. Tội nghiệp Lucius, anh không biết bố của Domitia nghĩ rằng anh và gia đình anh tuy giàu nhưng vẫn chỉ là tôm tép ở Subura mà thôi. Xét cho cùng, đó cũng là một phần của La Mã đầy thợ cắt tóc và gái bán hoa. Đột nhiên, tất cả đàn ông đều cùng Bố ra ngoài. Một tiếng tiếp theo khi Bố lên tòa với một dàn thính giả chực chờ tung hô tài hùng biện của ông và xì xì chế giễu đối thủ. Ngôi nhà giờ đây yên lặng hơn. Những người đó sẽ không trở lại trong 7 tiếng nữa. ít nhất là cho đến giờ ăn tối. Điều gì xảy ra trong nhà trong 7 tiếng đó? Cả ngày Domitia, Domitia và Domitia làm gì? Đó là một câu hỏi khó! Tất cả mọi điều người La Mã ghi lại tư liệu mà ta có ngày nay đều do nam giới ghi chép. Điều này khiến việc tìm hiểu về cuộc sống của phụ nữ trở nên khó khăn. Dù sao thì, không thể chỉ có lịch sử của riêng đấng mày râu nên chúng ta sẽ đi khám phá. Đầu tiên có lẽ là từ sảnh chính. Có một khung dệt thật lớn, nơi người vợ út của Bố đang dệt áo. 3 cô bé Domitia, Domitia và Domitia được giao việc quay sợi những sợi này sẽ được dùng để dệt nên tấm áo vĩ đại kia tấm áo hình elip và dài ít nhất 30 feet. Người La Mã yêu hình tượng người vợ dịu hiền ngồi dệt vải đan len. Ta biết điều đó vì nó được khắc trên bia mộ của rất nhiều phụ nữ La Mã. Không giống như phụ nữ Hy Lạp, phụ nữ La Mã ra khỏi nhà, và đi bất kì đâu trong thành phố. Các nàng đi tắm vào buổi sáng để tránh cái nhìn của đàn ông hoặc tới bồn tắm dành riêng cho phụ nữ. Vài cô nàng theo trào lưu mới nhất của những năm 70 sau Công Nguyên: tắm khỏa thân khi các anh vẫn ở đó. Không bao giờ thấy mặt các cô gái tại nơi có mặt đấng mày râu: trong phòng Hội Nghị, trong Tòa Phán Xét, hay trong Viện Nguyên Lão. Ở chốn công cộng, chỗ của họ là dưới mái vòm, với vườn tược, các bức tượng, và những lối đi. Khi Domitia, Domitia và Domitia muốn rời nhà để đi đâu đó, Mái vòm Livia chẳng hạn, các cô cần sửa soạn. Domitia II và Domitia III đã sẵn sàng. Nhưng còn Domitia I, người đã đính hôn với Philatus dự tính lên xe hoa trong 2 năm tới, vẫn chưa chuẩn bị xong. Cô nàng không hề chậm chạp, chỉ là có quá nhiều thứ cần làm. Đính hôn nghĩa là cô sẽ phải đeo lên mình tín vật hứa hôn: nhẫn đính hôn và tất cả các món quà Pilatus đã tặng cho cô - trang sức xúng xính, khuyên tai, vòng cổ, mặt dây chuyền. Có khi còn phải đeo vòng nguyệt quế nữa. Tất cả những đồ lấp lánh ấy gào lên rằng "Tôi sắp cưới cậu chàng 19 tuổi kia kìa người đã tặng tôi cả đống thứ tôi đeo đây này!" Trong lúc chờ đợi, Domitia II và Domitia III nghịch búp bê tượng trưng cho chị gái của họ người đã được hứa hôn. Một ngày kia, búp bê sẽ được quyên tặng cho Vệ thần hộ mệnh gia đình vào ngày chị cưới. Okay, đã sẵn sàng. Các cô gái bước lên kiệu do mấy anh nô lệ cao to vạm vỡ khiêng Họ đi kèm các cô đến gặp một người dì tại Mái vòm Livia. Đung đưa trên vai các nô lệ, các cô gái vém rèm ngó ra nhìn xuống con đường đông đúc phía dưới. Họ băng qua thành phố, vượt Đấu trường La Mã, rồi xuống kiệu để vượt đồi và tới Mái vòm Livia. Được xây dựng bởi Livia, phu nhân của Hoàng đế đầu tiên - Augustus, trên khu nhà của Vedius Polio, một gã chẳng tốt lành gì. Đã có lần, gã tính đem nô lệ cho cá chình ăn thịt chỉ vì anh ta vô tình làm rơi dĩa thức ăn. May thay, Hoàng đế có mặt ở đó dùng bữa tối và xoa dịu cơn giận của gã. Nói về các cô gái, đến nơi, kiệu hạ xuống và các cô ùa ra ngoài. Thế là tay trong tay, từng đôi một, họ sánh bước tiến vào khu vườn với rất nhiều cột trụ. Domitia III tách ra và chơi trò tô vẽ cột. Domitia II thấy vậy cũng qua xem nhưng cô chú ý hơn đến bức vẽ ở phía trên cây cột. Cô ngắm nhìn bức vẽ các đấu sĩ và cố tưởng tượng cảnh họ chiến đấu. Chiến đấu là thứ gì đó xa vời với cô, trừ phi cô đứng tít sau lưng Đấu trường. Đứng đây, cô có thể quan sát 50.000 khán giả nhưng sẽ thấy ít cảnh máu me chém giết. Nếu thật sự muốn có một tầm nhìn thoải mái, cô có thể trở thành tu nữ giữ lửa (trinh nữ Vesta) và ngồi ngay hàng ghế đầu. Nhưng cả đời đứng canh ngọn lửa thiêng không phải là điều ai cũng muốn làm. Domitia I gặp một cô bé 10 tuổi khác cũng xúng xính trong đống tín vật hứa hôn. Đã đến giờ về nhà. Đến nhà sau tiếng đồng hồ thứ tám, có vài chuyện xảy ra. Một cái đĩa vỡ tan tành trên sàn. Tất cả các nô lệ được triệu tập trong sảnh chính chờ ông chủ đến. Bố hẳn là sắp phát điên lên. Bố chẳng đánh các con bao giờ. Nhưng như mọi người La Mã khác, ông tin rằng cần phải trừng phạt nô lệ. Cây roi da vắt vẻo nằm chờ ông. Có ma mới biết ai đánh rơi cái đĩa, nhưng Bố đã gọi một quân hầu nếu cần, có thể tra khảo họ bằng cực hình. Người giữ cửa mở toang cửa trước. Sự im lặng bao trùm lên những nô lệ đang lo lắng. Người bước vào không phải là ông chủ mà, thay vào đó, là một bà mẹ trẻ. Con gái trưởng của ông chủ, 15 tuổi, người đã kết hôn và sinh con. Đoán xem tên cô ấy là gì nào Xác suất từ 5 đến 10 phần trăm rằng cô sẽ không qua khỏi lần vượt cạn, nhưng đấy là chuyện của tương lai. Tối nay, cô đến dùng bữa với gia đình. Trong vai trò người mẹ trẻ, cô chứng tỏ mình là người vợ tuyệt vời bằng việc sinh con và duy trì nòi giống cho họ nhà chồng. Cả gia đình đi vào phòng ăn và dùng bữa. Có vẻ như Bố đã được mời ăn tối ở đâu đó. Sau khi ăn tối xong, các cô bé đi qua sảnh chào tạm biệt chị cả. Kiệu sẽ đưa chị về nhà, dưới sự hộ tống của các vệ sĩ. Trở lại căn nhà, các cô lại băng qua sảnh chính. Các nô lệ, già, trẻ, gái, trai, vẫn đứng đợi ông chủ về. Khi ông về, chắc chắn cơn thịnh nộ sẽ bùng nổ, vì từ xưa tới nay quyền lực vẫn được duy trì qua roi vọt hành hạ. Và sự trừng phạt sẽ giáng lên bất kì nô lệ đáng ngờ nào. Nhưng với các cô gái, lúc này đây, đó là lên tầng trên và chuẩn bị đi ngủ. Hãy tưởng tượng một nơi thật tối tối đến mức bạn chẳng thể nhìn thấy mũi của mình. Nhắm hay mở mắt cũng chẳng khác gì nhau bởi vì mặt trời chưa từng chiếu đến đó. Ngẩng đầu lên, bạn thấy một ánh đèn. Tiến gần để xem, một ánh đèn xanh vờn quanh bạn. Bạn nghĩ: “Mình có thể ngắm nhìn nó mãi." nhưng không, vì con cá mặt quỷ đã há to miệng, nuốt chửng bạn. Bạn chỉ là một trong các sinh vật dưới đáy biển đã nhận ra quá trễ sức mạnh của phát quang sinh học. Phát quang sinh học là khả năng tự phát sáng ở một số sinh vật. Cơ thể con người có thể tạo ra ráy tai và móng chân, nhưng những sinh vật này có thể biến bộ phận cơ thể thành những que phát sáng, như thể tự nhiên tạo ra chúng để sẵn sàng tiệc tùng vậy. Tại sao ư? Bằng cách này hay cách khác, phát quang sinh học giúp sinh vật gia tăng khả năng sinh tồn . Lấy đom đóm làm ví dụ. Khả năng tỏa ánh sáng xanh giúp chúng thu hút bạn tình vào đêm hè ấm áp, nhưng chúng chỉ là một trong số các sinh vật có thể phát sáng. Sâu tàu lửa, tên khoa học là Phrixothrix hirtus, có thể phát sáng hai màu: đỏ và xanh. Liệu bạn có dám ăn một thứ nhìn như đường băng không? Những con thú săn tỉnh táo khác cũng nghĩ vậy. Những ánh đèn chớp tắt này giúp sâu tàu lửa an toàn. Tiếp theo là loài tôm biển sâu, Acantherphyra purpurea. Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phun ra một đám dịch phát sáng. Ai mà không bỏ chạy sau khi bị kẻ khác nôn lên người cơ chứ? Hơn nữa, chất dịch đó sẽ thu hút các thú săn mồi lớn hơn Vậy, nếu không có khả năng phát sáng thì sao? Không sao cả! Có những cách khác để sinh vật tận dụng phát quang sinh học kể cả khi chúng không được sinh ra cùng với khả năng này. Quay lại với trường hợp cá mặt quỷ trước khi nuốt chửng bạn. Mồi câu phát sáng trên đỉnh đầu nó được phát ra từ một túi da có tên là “esca”. Túi esca chứa vi khuẩn phát quang sinh học. Vì không thể tự phát sáng, nên cá mặt quỷ tự trang bị một túi vi khuẩn phát quang. Còn nhớ đom đóm chứ? Đom đóm thật sự có khả năng tự phát sáng. Bên trong bụng đom đóm có hai chất hóa học, luciferin và luciferase. Khi hai chất này kết hợp với nhau trong điều kiện có ôxi cùng với nhiên liệu của tế bào, được gọi là ATP, phản ứng hóa học này sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Một khi tìm ra cách mà đom đóm tạo luciferase và luciferin, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ di truyền để tạo phản ứng sản sinh ánh sáng ở cả những sinh vật không thể phát sáng. Ví dụ, họ đã cấy ghép gen, hay chỉ dẫn để một tế bào tạo ra luciferase và luciferin của đom đóm, vào cây thuốc lá. Sau khi cấy ghép thành công, cây thuốc lá làm theo chỉ dẫn và phát sáng như cây thông Giáng sinh. Vẻ đẹp của phát quang sinh học, khác với ánh nắng mặt trời hay ánh đèn dây tóc, là nó không tỏa nhiệt. Nó xảy ra trong một khoảng nhiệt độ mà sinh vật sẽ không bị thiêu cháy. Và khác với các que phát sáng tắt ngúm sau khi dùng hết những chất hóa học bên trong, ánh sáng sinh học sử dụng nguồn năng lượng có thể bổ sung. Đó là lý do vì sao các kỹ sư đang tiến hành phát triển cây phát quang sinh học. Thử nghĩ xem, trồng dọc đường cao tốc, những cây này có thể thắp sáng đường chỉ bằng khí ôxi và những nguồn tài nguyên sạch khác, miễn phí và có sẵn. Thử nghĩ về lợi thế sinh tồn mà xem! Điều này có thể giúp hành tinh của ta tồn tại lâu hơn. Bạn có nghĩ ra cách nào khác để tận dụng ánh sáng sinh học không? Ngoài que phát sáng khi tiệc tùng giúp tìm bạn tình, liệu ánh sáng sinh học còn làm được gì khác giúp bạn sinh tồn? Suy nghĩ theo hướng này, bạn đã bắt đầu hiểu được vấn đề rồi đấy. Thuật toán là gì? Trong khoa học máy tính, thuật toán là tập hợp các chỉ dẫn để giải toán từng bước. Các thuật toán thường được máy tính xử lí, nhưng con người chúng ta cũng có thể dùng chúng. Ví dụ, làm sao đếm số người có mặt ở trong phòng ? Nếu là tôi, tôi sẽ chỉ vào từng người một đếm : 1, 2, 3, 4 và cứ thế. Đó là một thuật toán. Chính quy hơn hãy thử diễn đạt bằng phương trình, dạng cú pháp giống Tiếng Anh nhưng là ngôn ngữ lập trình. Lấy n = 0. Với mỗi người trong phòng, lập n = n+1. Điều đó nghĩa là gì ? hàng 1 biểu thị biến số n được gán giá trị ban đầu bằng 0. Nghĩa là chúng ta bắt đầu thuật toán bằng cách đếm từ 0. Sau đó, chưa đếm gì vội. Quy ước gọi biến số này là n Tôi có thể gọi nó bằng bất cứ tên gì. Giờ hàng 2 là điểm bắt đầu của bảng mạch, là một chuỗi các bước lặp lại. Trong ví dụ này, các bước là đếm những người trong phòng. Dưới hàng 2 là hàng 3, mô tả chính xác cách đếm. Những nét cắt biểu thị rằng hàng thứ 3 sẽ được lặp lại. Ngôn ngữ code nói rằng sau khi bắt đầu bằng 0, với mỗi người trong phòng chúng ta sẽ cộng thêm 1 vào n. Thuật toán này đã đúng chưa? Hãy thử lại xem. Liệu có áp dụng được trong trường hợp có 2 người trong phòng ? Để xem. Ở hàng 1, biến n khởi điểm = 0 Với mỗi người trong phòng ta lại cộng 1 vào n. Vậy ở vòng đầu ta đã nâng giá trị của n từ 0 lên 1, ở vòng hai, từ 1 lên 2. Khi thuật toán kết thúc, n=2, đúng bằng số người trong phòng. Đến đây vẫn rất suôn sẻ. Còn trường hợp này thì sao ? Giả sử không có ai trong phòng, ngoài tôi, người đang đếm ra. Ở hàng 1, một lần nữa giá trị ban đầu của n = 0. Lần này, không thể áp dụng hàng 3 vì không còn ai trong phòng thành ra, n giữ nguyên bằng 0, giá trị đúng bằng số người trong phòng. Đơn giản nhỉ! Nhưng đếm từng người một thì có vẻ không hiệu quả cho lắm! Chắc chắn có thể làm tốt hơn! Sao không thử đếm hai người 1 lúc? Thay vì đếm 1,2,3,4,5,6,7,8 , v.v hãy thử 2,4,6,8, v.v Có vẻ nhanh hơn và chắc chắn là thế rồi! Thử thể hiện bước cải tiến này bằng ngôn ngữ lập trình nhé! Coi n = 0. Mỗi cặp trong phòng có giá trị n = n+2 Thay đổi này cũng đơn giản mà ! Thay vì đếm từng người một ta đếm hai người một. Thuật toán nhờ thế nhanh gấp đôi. Nhưng nó có chính xác không? Để xem. Nếu có 2 người trong phòng, ở hàng 1, n có giá trị ban đầu bằng 0. Có 1 cặp trong phòng nên cộng thêm 2 vào n. Cuối cùng, khi thuật toán kết thúc, n = 2, trùng với số người trong phòng. Giả sử không có ai trong phòng. Ở hàng 1, giá trị ban đầu n = 0. Cũng như lần trước, không áp dụng được cho hàng 3 vì không có cặp nào trong phòng n giữ nguyên bằng 0 đúng bằng số người trong phòng. Nhưng nếu có 3 người trong phòng thuật toán này sẽ thực hiện thế nào? Để xem! Ở hàng 1, giá trị đầu của n bằng 0. cứ hai người một ta cộng thêm 2 vào n rồi sao nữa? Không có đủ một cặp nữa trong phòng nên hàng 2 không áp dụng được. kết thúc thuật toán, n = 2, và kết quả này không đúng. Thuật toán này mắc một sai lầm. Hãy xem lại một lần nữa! Coi n = 0. Với mỗi đôi trong phòng, lập n = n+2. Nếu 1 người lẻ ra, lập n = n+1. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta đưa một điều kiện vào hàng 4 gọi là một nhánh, chỉ áp dụng nếu có một người lẻ ra Giờ thì, nếu có 1 hay 3 hay bất kì số người lẻ nào trong phòng, thuật toán này vẫn hoạt động được. Ta có thể làm tốt hơn không? Ờ thì, ta có thể đếm 3, 4, 5 hay 10 người một lúc, nhưng quá nữa thì sẽ hơi khó đếm. Cuối cùng, dù là vận hành bởi máy móc hay con người, thuật toán cũng là tập hợp những chỉ dẫn để giải các bài toán. Đây chỉ mới có ba bài toán thôi, bạn sẽ dùng thuật toán để giải những bài nào ? Khi tôi còn bé... đây là đội của tôi. (Tiếng cười) Tôi không giỏi thể thao. Tôi không chơi thể thao, Tôi không thích xem thể thao. Đây là điều tôi thích. Đi câu cá. Và trong suốt thời tuổi trẻ tôi đã câu cá ở ven biển Connecticut, và đây là những tạo vật tôi thấy trên Nhưng sau khi lớn lên và học đại học, tôi về nhà vào đầu những thập niên 90 đây là điều tôi phát hiện. Đội của tôi ít đi. Giống như quân của bạn bị truy quét sạch sẽ. Khi tôi điều tra điều này, từ quan điểm cá nhân với tư cách là ngư dân, tôi bắt đầu nhận ra, Mọi người trên thế giới đang nghĩ gì vậy? Nơi đầu tiên tôi bắt đầu quan sát là chợ cá. Khi tôi đi đến chợ cá, bất cứ nơi nào mà tôi đến Hoặc là tôi ở North Carolina, hoặc Paris, Luân Đôn hoặc bất kỳ đâu -- Tôi luôn bắt gặp 4 loại sinh vật này liên tục từ bảng thực đơn, quầy đông lạnh đều có tôm, cá ngừ, cá hồi và cá tuyết. Tôi nghĩ điều này khá kì quặc, khi tôi phát hiện ra, tôi tự hỏi, Liệu có ai chú ý sự thu hẹp của chợ cá? Khi tôi quan sát kĩ hơn, Tôi nhận ra họ không coi chúng là một đội Với người khác, họ nhìn hải sản thế này. Đây không phải điều lạ khi con người làm giảm thế giới tự nhiên xuống còn chỉ vài thứ Chúng ta đã từng như thế, khi chúng ta rời hang đá 10,000 năm trước, Nếu bạn nhìn vào 10,000 năm trước, bạn sẽ thấy gấu trúc, bạn sẽ thấy sói, bạn sẽ thấy rất nhiều sinh vật khác nhau. Nhưng nếu bạn nhìn vào thời kỳ 2,000 năm trước bạn sẽ chỉ thấy 4 loài thú Lợn, bò, cừu và dê Chim thì cũng tương tự Bạn nhìn vào menu của môt nhà hàng ở New York 150 năm trước, 200 năm trước, bạn sẽ thấy dẽ giun, dẽ gà, gà lôi, hàng tá vịt, ngỗng. Nhưng nhìn về nền chăn nuôi hiện đại ngày nay bạn sẽ thấy 4 loại: gà tây, vịt, gà và ngỗng. Vậy có vẻ như chúng ta đã đi theo hướng này. Nhưng tại sao? À... Thứ nhất, đây là vấn đề rất mới. Là cách chúng ta đã câu cá ở đại dương suốt 50 năm qua Thế chiến thứ 2 là động cơ thúc đẩy cuộc chiến của chúng ta với cá Tất cả công nghệ chúng ta phát triển trong thế chiến thứ 2 sóng siêu âm, những polyme nhẹ... đều ứng dụng sang đánh bắt cá Bạn có thấy sự gia tăng khủng khiếp về năng suất đánh bắt gấp 4 lần sau một thời gian, từ khi thế chiến thứ 2 chấm dứt đến nay. Điều đó có nghĩa chúng ta đang lấy 80 đến 90 triệu tấn cá ra khỏi đại dương mỗi năm Chừng ấy tương đương trọng lượng của toàn bộ người ở Trung Quốc bị lấy ra khỏi biển mỗi năm. Không phải ngẫu nhiên mà tôi lấy Trung Quốc làm ví dụ Bởi hiện nay Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhât thế giới À, đó chỉ mới là nữa câu chuyện. Nữa còn lại là sự bùng nổ ấn tượng của nuôi trồng thủy sản, chỉ trong vòng một hay hai năm, bắt đầu vượt qua lượng cá đánh bắt Vậy nếu như bạn cộng lượng cá đánh bắt và cá nuôi lại sẽ bằng 2 nước Trung Quốc bị lấy ra khỏi biển mỗi năm và hằng năm. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà tôi lấy Trung Quốc làm ví dụ, Vì Trung Quốc, bên cạnh việc đang là nước đánh bắt cá nhiều nhất, cũng là nước nuôi cá lớn nhất. Bây giờ hãy xem qua bốn lựa chọn chúng ta đang có. Đầu tiên-- nhìn chung hải sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ và phương Tây là tôm. Tôm trong tự nhiên, một dạng sản phẩm thô là sản phẩm tồi tệ. 5, 10, 15 pounds cá được sử dụng để tạo ra 1 pound tôm trên thị trường. Nhiên liệu trong quá trình này cũng được sử dụng rất kém hiệu quả Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Đại học Dalhouse (Mỹ) chỉ ra rằng đánh bắt tôm bằng lưới vét là cách đánh bắt sinh ra nhiều carbon nhất. Bạn nó thể nuôi chúng, người khác cũng có thể, và họ nuôi rất nhiều ở nhiều nơi. Vấn đề là ... nơi bạn nuôi tôm phải là nơi ở tự nhiên của chúng, rừng ngập mặn. Hãy nhìn những chiếc rễ đáng yêu này. Đây là những thứ giữ đất lại bảo vệ bờ biển, tạo ra chỗ ở cho cá con, tôm con, những thứ này rất quan trọng với môi trường Đây là điều xảy ra với rất nhiều rừng ngập mặn ven biển. Chúng ta mất hàng triệu hecta rừng ngập mặn trong vòng 30 hay 40 năm qua. Tốc độ tàn phá đã chậm lại nhưng chúng ta vẫn thiếu rừng ngập mặn Một chuyện khác ở đây Là hiện tượng mà nhà làm phim Mark Benjamin gọi là "Grinding Nemo." Hiện tượng này rất rất liên quan tới bất cứ thứ gì bạn từng thấy ở rặng sang hô Bởi vấn đề đang xảy ra là, chúng ta dùng lưới kéo bắt tôm để bắt lượng lớn các sinh vật biển, rồi nghiền chúng để làm thức ăn cho tôm Đôi khi các chiếc tàu này với thủy thủ đoàn hùng hậu bắt thư gọi là "cá bột" là những loài cá đáng yêu ở rặng sang hô nghiền chúng ra rồi chế biến thành thức ăn nuôi tôm một cách ngốn hệ sinh thái rồi khạc ra tôm Hải sản được tiêu thụ đứng thứ 2 ở Mỹ và khắp phương Tây là cá ngừ. Cá ngừ là loài cá cần vùng nước rộng Những vùng nước bao la này phải được theo dõi để quản lý tốt cá ngừ Vùng quản lý của chúng ta gọi là "Tổ chức quản lý các khu vực đánh cá" hay ICCAT Ủy ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương Nhà tự nhiên học Carl Safina đã từng gọi Ủy ban này "Âm mưu đánh bắt cá ngừ đại dương Quốc tế " Tất nhiên ta cũng thấy sự tiến bộ vượt bậc của ICCAT trong vài năm qua, tuy là quản lý có phát triển nhưng ai cũng biết cá ngừ là loài cá nước rộng. để quản lý chúng, ta phải quản lý toàn thế giới Chúng ta đã thể thử nuôi cá ngừ nhưng loài cá ngừ này đặc biệt kỵ môi trường nuôi nhốt. Nhiều người có lẽ không biết cá ngừ là loài máu nóng. Chúng có thể làm nóng cơ thể lên 20 độ so với môi trường, chúng có thể bơi hơn 40 dặm/giờ. Nhưng thế thì chúng hoàn toàn không có ưu điểm gì cho việc nuôi nhốt Một loài cá nuôi nhốt là cá máu lạnh, không di chuyển quá nhiều Một điều lý tưởng để làm giàu protein. Nếu bạn đủ tỉnh táo, một loài sinh vật hoang dã máu nóng, bơi 40 dặm/giờ không phải lựa chọn tốt để nuôi. Loài tiếp theo được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ và khắp phương Tây là cá hồi. Hiện giờ cá hồi cũng rất được săn đón nhưng không cần thiết phải đi câu. Đây là nhà tôi, ở ban Connecticut. Connecticut từng là nhà của rất nhiều cá hồi tự nhiên. Nhưng nếu bạn xem bản đồ của Connecticut, mỗi chấm trên bản đồ là một cái đập. Có hơn 3,000 đập ở Ban Connecticut. Tôi thường ví von đây là lý do tại sao người dân Connecticut căng thẳng. (Cười) Nếu ai đó chỉ cần mở mạng lưới đập ở Connecticut Tôi cảm thấy chúng ta sẽ có một thể giới tốt hơn hẳn. Nhưng khi tôi nhấn mạnh điều này tại hội nghị các sỹ quan vườn Quốc gia, một gã đến từ North Carolina lén lút đến cạnh tôi, hắn bảo "Anh biết không, anh không nên quá khắt khe với Connecticut" vì tại North Carolina này chúng tôi có những 35,000 đập." Đây là một dịch bệnh quốc gia, nó là một dịch bệnh quốc tế. Đập nước ở mọi nơi và đây chính xác là thứ ngăn cá hồi đến nơi sinh sản. Vậy nên, chúng ta chuyển qua nuôi trồng, cá hồi là loài thành công nhất, ít nhất ở vài khía cạnh. Khi người ta bắt đầu nuôi cá hồi, ước tính phải dùng đến 6 pounds cá bột để tạo ra một pound cá hồi. Nền công nghiệp này được tin là đã cải thiện đáng kể. Người ta đã đạt tỉ lệ dưới 2 lấy 1 nhưng có một sự gian lận bởi vì nếu bạn nhìn vào cách sản xuất thức ăn cho thủy sản, họ đang đo từng viên nhỏ từ pound viên thức ăn so với pound cá hồi Việc làm ra những viên thức ăn đó mới làm suy giảm cá. Vậy thật ra -- thứ được gọi là FIFO, cá vào và cá ra-- cũng khá khó nói. Nhưng dù sao, theo phía doanh nghiệp, tỉ lệ cá bột trên cá hồi đã giảm. Vấn đề là chúng ta đã đi quá mức về lượng cá hồi mà chúng ta sản xuất. Nuôi trồng thủy sản là ngành thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất hành tinh. Nó tăng trưởng với tốc độ gần 7% mỗi năm. Vậy dù là chúng ta đầu tư ít hơn vào mỗi con cá đem ra thị trường, chúng ta vẫn giết rất nhiều cá nhỏ. Không chỉ chúng ta dùng cá nuôi cá, chúng ta còn dùng cá nuôi gà và lợn. Vậy nên gà của chúng ta cũng ăn cá, nhưng kỳ lạ, chúng ta cũng có cá ăn gà. Bởi vì những sản phẩm phụ của gà: lông, máu, xương,... được nghiền ra để nuôi cá. Vậy nên tôi phân vâng Có thật là cá ăn gà ăn cá? Một kiểu như câu chuyện con gà và quả trứng. (Cười) Tuy thế, tóm lại, kết quả là một đống kinh khủng. Điều chúng ta đang bàn tới là cái gì đó giữa 20 và 30 ngàn mét khối cá ngoài tự nhiên bị bắt từ đại dương, rồi sử dụng, rồi trở về đất Điều này tương đương với nước Trung Quốc thứ 3, hoặc toàn thể người trên thế giới bị lấy ra khỏi biển mỗi năm. Điều thứ tư cũng là điều cuối cùng là một thứ vô dạng Thứ mà nền công nghiệp gọi là "cá trắng" Có rất nhiều cá được dùng trong thứ whitefish này nhưng cách kể chuyện, tôi nghĩ.. là thông qua một sự sáng tạo nhỏ trong ẩm thực Mỹ bánh sandwich Filet-O-Fish. Vậy bánh sandwich Filet-O-Fish thật ra khởi nguồn là cá bơn. Và nó bắt đầu bởi vì một chủ chi nhánh nhận thấy khi anh ta phục vụ thức ăn McDonald vào thứ Sáu, không ai tới. Vì người ở đó là cộng đồng Catholic, họ cần cá. Vậy nên anh ta đến Ray Kroc và nói, "Tôi sẽ đem cho anh một cái sandwich, nó sẽ được làm từ cá bơn." Ray Kroc bảo, "Tôi nghĩ chả được gì đâu" Tôi muốn làm Hula Burger, có một miếng dứa trên đó. Vậy, cược nhé! Sandwich của ai bán nhiều hơn, sẽ là sandwich chiến thắng." Cũng khá tiếc cho đại dương nếu Hua Burger không thắng. Rồi anh ta làm sandwich cá bơn. Không may, sandwich có giá những 30 cents. Ray muốn sanwich phải có giá 25 cents, nên anh ta chuyển qua cá Tuyết Atlantic. Bây giờ thì sanwich Filet-O-Fish được làm từ cá pollock Alaska, bây gờ đã trở thành nghề làm cá có vây lớn nhất ở Mỹ, 2 đến 3 triệu tấn cá bị lấy ra khỏi biển mỗi năm. Nếu chúng ta hết cá pollock Lựa chọn tiếp theo có lẽ là cá rô phi. Cá rô phi là loài khoảng 20 năm trước, không ai biết tới Đây thực sự là một cách hiệu quả để chuyển protein thực vật qua động vật, đây là món quà trời cho với các nước nghèo. Một giải pháp rất bền vững, cá trường thành chỉ cần 9 tháng. Vấn đề là, khi bạn nhìn sang phương Đông, loài cá ngày không được như mong đợi. Chúng không có dầu cá. Cũng không có EPA và DHA omeg-3s mà chúng ta nghĩ sẽ giúp chúng ta trường thọ. Vậy chúng ta phải làm gì? Ý tôi là, đầu tiên, đối với loài cá trích tội nghiệp? Loài cá tượng trưng cho một bộ phận lớn của 20 đến 30 triệu m3 Một khả năng mà nhiều nhà bảo tồn học đã nêu lên là chúng ta có thể ăn chúng không? Ta có thể ăn chúng trực tiếp thay vì làm thực ăn cho cá hồi? Đã có nhiều cuộc tranh luận Nhiên liệu sẽ được sự dụng hiệu quả hơn, một phần nhiên liệu như trong nuôi tôm, và ở mức rất cao trong thang hiệu năng Carbon. Chúng cũng giàu omega-3, EPA và DHA. Rất tiềm năng. Và nếu chúng ta đi theo con đường đó, tôi có thể nói rằng, Thay vì trả vài đô mỗi pound hay vài đô mỗi tấn, rồi làm thức ăn nuôi cá, liệu chúng ta có thể chia đôi mẻ cá và nhân đôi lợi nhuận cho ngư dân và hình thành cách ta sử dùng loài cá này? Một khả năng khác thú vị hơn nhiều, hãy chú ý đến loài hai mảnh, mà cụ thể là trai. Trai rất giàu EPA và DHA, chúng cũng tương tự như cá ngừ đóng hộp Cách này cũng rất tiết kiệm năng lượng. Mỗi pound trai đem ra thị trường chỉ cần 1/30 lượng carbon cần để bán chừng ấy thịt bò. Trai không cần ăn bột cá, thật ra chúng lấy omega-3s bằng cách lọc tảo đơn bào từ nước. Thực tế, đó là nơi omega-3s được tạo ra, cá không tạo ta chúng. Tảo đơn bào tổng hợp omega-3s, cá chỉ tập trung chúng lại thôi. Trai và các loài 2 mảnh lọc nước rất mạnh mẽ. Một con trai có thể lọc hàng tá gallons nước mỗi ngày. Điều này vô cùng quan trọng khi ta nhìn ra ngoài kia. Ngay lúc này, quá trình nitrit hóa, dư thừa phosphate trong dòng nước đang gây ra hiện tượng tảo nở hoa nghiêm trọng Hơn 400 khu vực chết được tạo ra trong 20 năm qua, những nguồn giết sinh vật biển khổng lồ. Chúng ta có thể chẳng cần nhằm vào cá. Ta có thể nhìn vào thực vật. Ta có thể thấy rong biển, tảo, những thứ đa dạng đó có thể chưa nhiều omega-3s có thể giàu các protein, rất nhiều thứ tốt. Chúng lọc nước cũng như con trai Cũng rất ngạc nhiên, người ta phát hiện ra bạn có thể dùng chúng cho bò ăn. Tôi không mặn mà với việc làm trại bò. Nhưng nếu bạn muốn làm trại bò ở nơi mà nguồn nước rất hạn chế, bạn nuôi rong biển dưới nước, bạn không cần tưới chúng cũng đáng quan tâm nhỉ. Và loài cá cuối cùng là một dấu hỏi chấm. Chúng ta có khả năng tạo ra loài cá để nuôi tạo ra protein cho chúng ta. Sinh vật này nên ăn cỏ, Nó nên tăng trưởng nhanh, Nó nên thích nghi với sự thay đổi khi hậu và nó nên có khả năng sinh ra dầu cá, là EPA, DHA, axit béo omega-3 chúng ta tìm kiếm. Loài cá này đã được ghi lại. Tôi đã báo cáo chủ đề này trong suốt 15 năm qua Mỗi khi tôi bắt đầu một chuyện mới, vài người nói với tôi, "Chúng ta làm được tất. Chúng ta làm được. Chúng ta sẽ làm. Chúng ta có thể nuôi cá tăng trưởng protein nhanh và có omega-3s." Tuyệt vời. Không có vẻ gì chuyện này đã phát triển. Đã đến lúc phải phát triển. Nếu làm được, 30 triệu mét khối hải sản, một phần ba sản lượng thế giới, vẫn nguyên vẹn dưới nước. Nên điều mà tôi muối nhắn nhủ là đây là thứ luôn bên cạnh chúng ta Chúng ta thích sướng cái miệng hơn tâm trí. Nhưng nếu chúng ta làm chuyện này, ít nhất vài dạng của chuyện này, chúng ta sẽ có nhiều hơn chừng này Cám ơn. (Vỗ tay) Dầu oliu chứa 100% chất béo; không có chất khác. Mặt khác, bột làm pancake chỉ chứa 11% chất béo. Nhưng dầu oliu tốt cho bạn còn bột làm pancake thì không. Tại sao vậy? Hóa ra, lượng chất béo ta ăn không ảnh hưởng cân nặng lượng cholesterol hay nguy cơ bệnh tim mạch nhiều như lọai chất béo ta ăn. Nhưng trước hết: Chất béo là gì? Nếu ta xem xét kỹ một con cá hồi, lọai cá nhiều chất béo xuyên nội tạng, xuyên các mô, nhìn đến các tế bào, chúng ta sẽ thấy chất béo thực chất được tạo nên bởi các phân tử triglyxerit Các tryglixerit không giống hệt nhau. Ví dụ về 1 triglyxerit 3 cacbon bên trái là glyxerol Ta xem nó như xương sống, có vai trò giữ các phân tử còn lại với nhau. 3 chuỗi cacbon dài bên phải là các axit béo. Cấu trúc những chuỗi axit béo này sẽ quyết định đặc tính chất béo rắn hay lỏng; ôi thiu nhanh hay chậm; và quan trọng nhất, tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn. Hãy chú ý đến một vài điểm khác biệt. Thứ nhất: độ dài. Axit béo có thể ngắn hoặc dài. Khác biệt quan trọng hơn là lọai nối giữa các nguyên tử cacbon. Một số axit béo chỉ chứa tòan nối đơn. Số còn lại chứa cả nối đơn và nối đôi. Axit béo chỉ chứa nối đơn là axit béo bão hòa. Axit béo có từ một nối đôi trở lên là axit béo không bão hòa Hầu hết axit béo không bão hòa tốt cho bạn axit béo bão hòa thì có hại. Do đó, chúng ta không đề cập đến axit béo bão hòa, mà quan tâm đến axit béo không bão hòa. Nối đôi giữa các phân tử có tính chất đặc biệt: chúng cố định. Do đó, có hai cách để sắp xếp mỗi nối đôi. Cách thứ nhất: cả hai nguyên tử hidro nằm cùng phía cả hai nguyên tử cacbon nằm cùng phía. Cách thứ hai: Các nguyên tử hidro và cacbon nằm khác phía với nhau qua nối đôi Mặc dù 2 phân tử trên được tạo thành từ những thành phần y hệt nhau, chúng là hai chất hòan tòan khác nhau và chúng tác động hòan tòan khác nhau trong cơ thể chúng ta. Cấu trúc bên trái gọi là CIS. có lẽ bạn chưa nghe qua. Cấu trúc bên phải gọi là TRANS, và bạn có thể đã nghe qua chất béo trans. Chúng không bị ôi thiu, chúng ổn định trong quá trình chiên, làm biến đổi cấu trúc thức ăn trong khi chất béo khác không thể. Chất béo trans rất nguy hại cho sức khỏe, tệ hơn cả chất béo bão hòa, mặc dù nó thuộc lọai chất béo không bão hòa. Dù khá kỳ lạ nhưng cơ thể bạn không quan tâm đến hình dạng một phân tử trên trang giấy. Quan trọng hơn cả là hình dạng 3-D nơi nguyên tử khớp vào, nơi không khớp và phần nó tương tác với. Làm sao biết thức ăn có chất béo trans hay không? Chỉ một cách để biết: nhìn dòng chữ "hidro hóa một phần" trong danh sách thành phần nguyên liệu. Đừng bị lừa bởi bảng giá trị dinh dưỡng hay quảng cáo. Luật FDA cho phép các doanh nghiệp tuyên bố sản phẩm của họ chứa "0" gam chất béo trans mặc dù nó có thể chứa đến 0,5 gam chất béo trans trong một khẩu phần Nhưng không luật nào quy định về hàm lượng một khẩu phần; điều này nghĩa là bạn phải dựa vào những từ khóa, hidro hóa một phần, vì đó là cách chất béo trans được tạo ra: hidro hóa một phần chất béo không bão hòa. Hãy trở về với dầu oliu và bột làm bánh pancake trước đó. Dầu oliu chứa 100% chất béo. Bột làm pancake chỉ chứa 11% chất béo. Nhưng dầu oliu chứa chất béo hầu hết là không bão hòa, và hòan tòan không chứa chất béo trans. Mặt khác, hơn phân nửa chất béo trong bột làm pancake là chất béo bão hòa hay chất béo trans. Do đó, mặc dù dầu oliu chứa lượng chất béo nhiều gấp 10 lần bột làm pancake, nó vẫn tốt cho bạn, còn bột làm pancake thì không. Tôi không chỉ riêng bột làm pancake. Có nhiều lọai thức ăn cũng chứa thành phần chất béo tương tự. Vấn đề là: Không phải lượng chất béo bạn ăn, mà quan trọng là lọai chất béo. Và yếu tố làm một chất béo tốt hay xấu chính là cấu trúc của nó. Có rất nhiều điều về vũ trụ mà nhân loại có thể không bao giờ lý giải được ví như có thể du hành xuyên thời gian không? Hay đâu đó trong Dải Ngân Hà có người ngoài hành tinh sinh sống? Nhưng có một điều tôi tin về vũ trụ: Vũ trụ đang cố giết chết tôi. Vũ trụ không chỉ gây nguy hiểm cho riêng tôi. Nó cũng đang cố giết bạn và cả mọi người nữa. Hãy thử nghĩ về điều này. Vũ trụ không có sẵn những thứ cần thiết cho sự sống khi chúng ta du hành đến đó: không có không khí, quá nóng hoặc quá lạnh, cũng không có tầng ozone bảo vệ chúng ta khỏi tia UV nguy hiểm. Hết thảy đều có vẻ rất tệ, nhưng không gian có thể làm gì tôi nếu tôi vẫn ở trên Trái Đất? Chúng ta cần hiểu rằng những vật thể trong vũ trụ có thể khiến ta nghĩ là cuộc đời ta tính từng ngày thậm chỉ cả khi có nhiều việc trên Trái Đất có thể làm ta bị thương hoặc giết chết ta trước khi thứ gì đó từ vũ trụ ra tay. Vì thế, có khả năng nào một trong những vật thể đó sẽ thật sự tác động đến Trái Đất và bạn và tôi suốt quãng đời của ta? Chúng ta hãy đưa ra mọi điều ta biết về vũ trụ để cố gắng và tìm đáp án cho vấn đề này. Chắc bạn biết những giả thuyết về thiên thạch va chạm với Trái Đất. Điều đó hết sức tồi tệ. Các nhà khoa học cho rằng thiên thạch có thể đã giết chết hầu hết loài khủng long. Nghe có vẻ đây là điều chúng ta cần phải lo lắng nhỉ? Giờ đây các nhà thiên văn học có thể quan sát thiên thạch trong vũ trụ và theo dõi đường đi của chúng với mô hình máy tính phức hợp để dự đoán lộ trình của hòn đá tử thần. Khoảng thời gian trước, báo cáo xác suất về thiên thạch Apophis sẽ va chạm với Trái Đất vào năm 2036 là 1/625. Nhưng, sau khi cập nhật dữ liệu, hiện tại các nhà thiên văn học cho biết cơ hội này là rất thấp. OK, thế còn về Mặt Trời? Các bộ phim Hollywood thích trêu chọc Mặt Trời của chúng ta bằng cách cho thấy những cơn bão Mặt Trời phá hủy Trái Đất hay Mặt Trời tắt lịm dần, khiến cho Trái Đất bị đóng băng. Các nhà thiên văn học dự đoán Mặt Trời chứa đủ gas để hoạt động trong 3 đến 5 tỷ năm nữa. Thế nên, trong 3 đến 5 tỷ năm tới, nếu con người còn tồn tại trên Trái Đất khi đó ta mới phải lo về chuyện này. Nhưng hôm nay thì chúng ta vẫn an toàn. Thỉnh thoảng Mặt Trời phóng các tia lửa vào Trái Đất nhưng từ trường xung quanh hành tinh chặn lại hầu hết bức xạ. Phần bức xạ vượt qua được sẽ tạo thành hiện tượng như là Cực quang. Những cơn siêu bão mặt trời có thể gây rắc rối cho vệ tinh và thiết bị điện tử, nhưng cơ hội giết chết bạn thì rất mong manh. OK, thế còn về siêu hố đen vũ trụ ở trung tâm ngân hà này? Điều gì xảy đến với Trái Đất và chúng ta, nếu nó hút ta vào ? Xét cho cùng thì đó chính là siêu hố đen. Không, sẽ không xảy ra gì cả. Vật thể to lớn này sẽ không đụng chạm đến chúng ta. Làm sao có thể khẳng định như vậy? Hệ mặt trời nằm trên rìa dải Ngân Hà trong khi siêu hố đen vũ trụ gần nhất cách Trái Đất khoảng 26 nghìn năm ánh sáng. Có nghĩa là chúng ta không nằm trong danh sách món ăn của hố đen. Thế thì, bạn vẫn cho rằng các vật thể vũ trụ đang cố giết bạn ngay cả sau nhiều điều tôi đã đưa ra? Tôi nghĩ tôi thậm chí đã tự thuyết phục mình rằng xác suất rất cao là vũ trụ và những thứ trên đó sẽ không hề giết chết tôi. Nhưng tôi vẫn cứ ngước nhìn lên trời chỉ để chắc rằng không có thứ gì hướng về phía tôi. Lần tiếp theo bạn xem một thời sự nói về một cơn lốc hay một cơn bão nhiệt đới đang đập té tát những cơn gió mạnh vào cây cối và nhà của, hãy tự hỏi chính bạn, "Làm sao mà gió lại trở nên nhanh như vậy?" Đủ để làm bạn ngạc nhiên, đó chính là một chuyển động đã được bắt đầu từ hơn năm tỷ năm về trước. Nhưng, để hiểu tại sao, chúng ta cần hiểu về sự quay quanh trục [của Trái Đất]. Trong vật lý, chúng ta nói nhiều về hai loại chuyển động. Đầu tiên là chuyển động trên một đường thẳng. Bạn đẩy một vật và nó chuyển động về phía trước. Loại thứ hai, là chuyển động quay quanh trục, bao gồm một vật quay xung quanh trục quay của nó. Một vật trong chuyển động thẳng sẽ di chuyển vĩnh cửu trừ phi có một số thứ, như là lực ma sát của mặt đất bên dưới chúng làm giảm tốc độ của nó và cuối cùng làm nó dừng lại. Một điều tương tự xảy ra khi bạn làm quay thứ gì đó. Nó sẽ tiếp tục quay cho tới khi nào một cái gì đó dừng nó lại. Nhưng chuyển động quay này có thể được tăng tốc. Nếu một người đang lướt đi trên mặt băng trên một đường chuyển động thẳng và cô thu tay mình lại cô ấy sẽ tiếp tục trượt đi với cùng vận tốc. Nhưng nếu cô ấy đang quay tròn trên mặt băng và cố ấy thu tay lại bạn biết điều gì sẽ xuất hiện tiếp đó. Cố ấy sẽ quay nhanh hơn. Điều này được gọi là "sự bảo toàn momem góc." Bằng toán học, mô mem góc là tích của hai số, số thứ nhất cho biết tốc độ quay, và số thứ hai cho biết khoảng cách của khối tâm đến trục quay. Nếu một vật đang quay tự do, khi số thứ nhất trở nên lớn hơn thì số thứ hai sẽ nhỏ đi. Cánh tay ép sát vào người, chuyển động quay nhanh hơn. Khi cánh tay đưa ra xa thân người, chuyển động quay chậm lại. Chuyển động quay cũng gây ra nhiều hiệu ứng khác nữa. Nếu bạn đang chơi đu quay và bạn tung một quả bóng cho một người bạn của bạn, nó nhìn có vẻ như đang đi theo dạng một đường cong. Mặc dù vậy, chuyển động đó không phải là một đường cong Nó thực sự là một đường thẳng. Bạn chính là người đang đi theo đường cong đó nhưng từ điểm nhìn của bạn quả bóng như đang đi dưới dạng đường cong. Chúng ta gọi cái này là " Hiệu ứng coriolis" Ổ, và vì vậy bạn đang đi trên đu quay ngay lúc này tại chính thời điểm này. Chúng ta gọi cái đu này là trái đất Trái đất quay quanh trục của nó một lần mỗi ngày Nhưng tại sao trái đất lại quay? Bây giờ, đó là một câu chuyện đã hình thành cách đây hàng tỷ năm về trước Một đám mây bụi và khí đã hình thành nên mặt trời và trái đất và những hành tinh khác và bạn và tôi bắt đầu bị nén lại và trọng lực kéo chúng lại với nhau Trước khi nó bắt đầu sụp đổ đám mây này đã từng quay rất nhẹ nhàng Và, khi nó co sụp lại giống như người trượt băng kéo tay cô ấy lại sát người tốc độ quay trở nên nhanh hơn và nhanh hơn Và tất cả mọi thứ được hình thành từ đám mây đó mặt trời và các hành tinh xung quanh mặt trời và các mặt trăng xung quanh các hành tinh, tất cả đểu thừa hưởng từ sự quay này. Và sự quay được kế thừa này cho ta cái gọi là đêm và ngày Và chu trình ngày-đêm này đem đến cho chúng ta thời tiết. Trái đất được làm ấm lên vào phía có ban ngày, lạnh đi vào phần có ban đêm, và ở xích đạo thì ấm hơn khi ở cực. Chính sự khác nhau về nhiệt độ này đã tạo nên sự khác biệt về áp suất khí quyển và sự khác nhau về áp suất khí quyển làm cho không khí chuyển động. Chúng tạo nên gió nhưng, bởi vì trái đất quay và dòng không khí chuyển động theo đường lệch sang bên phải ở bán cầu bắc bởi vì " Hiệu ứng coriolis" Nếu đó là một vùng có áp suất thấp trong khí quyển, không khí sẽ đẩy tràn qua vùng áp thấp này giống như nước bị dẫn xuống mương máng. Nhưng không khí uốn cong sang bên phải khi chúng chuyển động và điều này dẫn tới một sự quay Với một áp suất cực thấp trong một cơn bão không khí bị kéo gần hơn và gần hơn và tốc độ của nó trở nên nhanh và nhanh hơn, và điều này lý giải tại sao chúng ta có những vùng gió mạnh của một cơn lốc biển. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy một cơn gió lốc trên dự báo thời tiết hãy nghĩ về điều này: Sự quay suy cho cùng đến từ sự tự quay của trái đất, và sự quay của trái đất là một dấu tích một cổ vật, của một chuyển động quay nhẹ nhàng của đám mây bụi và khí đã co sụp để tạo nên trái đất vài tỷ năm về trước. Bạn đang xem một vài thứ, sự quay nó còn lâu đời hơn bụi bẩn, còn lâu đời hơn những hòn đá và còn lâu đời hơn cả chính trái đất này Con cá mà bạn bắt được to đến thế nào? To như thế này? To thế này? Thế này? Không có bằng chứng bằng hình ảnh, không có cách nào chứng minh bạn đã bắt được một con cá lớn, và điều đó đúng kể từ thuở đầu của nghề đánh cá. Trên thực tế, hàng trăm năm trước, rất lâu trước khi nhiếp ảnh có thể ghi lại khoảnh khắc đó, Ngư dân Nhật Bản đã phát minh ra cách riêng để ghi lại một chiến công khi săn bắt cá. Họ gọi nó là Gyotaku. Gyotaku là một nghệ thuật in cá cổ xưa bắt nguồn từ Nhật Bản như là một cách để ghi lại chiến công bắt cá trước khi có máy ảnh hiện đại. Gyo có nghĩa là cá và taku có nghĩa là sự in dấu. Có vài câu chuyện khác nhau về Gyotaku đã xuất hiện như thế nào, nhưng cơ bản, nó bắt đầu với những ngư dân cần một cách để ghi lại chủng loại và kích thước của con cá họ bắt được hơn 100 năm trước đây. Ngư dân mang giấy, mực, bút lông ra khơi cùng với mình. Họ kể câu chuyện về những chuyến phiêu lưu vĩ đại ngoài khơi xa. Vì người Nhật tôn kính một số loại cá, ngư dân sẽ lấy một bản in từ những con cá và thả chúng đi. Để lấy bản in này, họ thoa lên con cá mực sumi-e không độc và in chúng trên một loại giấy làm từ vỏ cây dâu giấy. Bằng cách này, con cá có thể được thả hoặc làm sạch và bán ở chợ. Những bản in đầu tiên như thế này chỉ để lưu giữ mà thôi không có chi tiết. Mãi cho đến giữa thế kỉ 19, họ bắt đầu vẽ thêm những chi tiết như mắt và thêm thắt vào bản in. Một nhà quý tộc nổi tiếng, Chúa Sakai, là một người mê đánh cá, và, khi bắt được một mẻ lớn, ông muốn lưu giữ kỉ niệm về một con cá tráp đỏ lớn Thế nên, ông ra lệnh cho một ngư dân in con cá ông bắt được Sau đó, nhiều ngư dân mang đến cho Chúa Sakai những bản vẽ Gyotaku của họ. và nếu thích bản vẽ, ông sẽ thuê họ để in giúp ông. Có nhiều bản vẽ được treo trong cung điện trong thời kì Edo. Sau thời kì này, Gyotaku không còn phổ biến và bắt đầu mai một dần. Ngày nay, Gyotaku đã trở thành loại hình nghệ thuật phổ biến, được rất nhiều người yêu thích. Những bản vẽ được cho là mang lại may mắn cho ngư dân. Nhưng thể loại nghệ thuật này đã khá khác biệt so với trước đây. Hầu hết những nghệ sĩ ngày nay đều tự học bằng thử nghiệm. Trước khi nghệ sĩ bắt đầu in, con cá phải được chuẩn bị sẵn sàng. Đầu tiên, nghệ sĩ đặt con cá trên một mặt phẳng. Sau đó, làm sạch vẩy cá và ghim nó xuống mặt phẳng để làm khô. Sau đó, họ làm sạch cá bằng nước. Đến lúc in, có hai phương pháp. Phương pháp gián tiếp bắt đầu với việc dán vải ẩm hoặc giấy vào con cá bằng hồ dán từ gạo Sau đó, nghệ sĩ sử dụng tompo, hay một quả bông được bọc vải lụa để bôi mực lên vải hoặc giấy để tạo bản in Phương pháp này đòi hỏi nhiều kĩ năng và sự cẩn thận cao độ khi kéo tờ giấy ra khỏi con cá sao cho không bị rách. Với phương pháp trực tiếp, nghệ sĩ sơn trực tiếp lên con cá sau đó, nhẹ nhàng ép vải ẩm hoặc giấy lên. Với cả hai phương pháp, không có hai bản in nào giống bản nào, nhưng cả hai đều cho ra hình ảnh ấn tượng. Bước cuối cùng nghệ sĩ sử dụng chop, hay còn gọi là con dấu, để đánh dấu tác phẩm của mình, và có thể cầm nó lên và nói: "Con cá lớn đúng như thế này!" Năm mươi năm trước tại Xô Viết, một nhóm kỹ sư đang di chuyển một vật lớn qua một vùng quê hẻo lánh. Với vật này, họ hy vọng sẽ nắm bắt được cả thế giới bằng việc trở thành những người đầu tiên chinh phục vũ trụ. Một tên lửa khổng lồ. Mũi tên lửa được lắp ráp một quả bóng bạc với hai máy vô tuyến điện bên trong. Ngày 4 tháng 10 năm 1957, họ phóng tên lửa. Một trong những nhà khoa học Nga đã viết: "Chúng tôi dự định tạo nên một hành tinh mới mà chúng tôi đặt tên là Sputnik. Ngày trước, những nhà thám hiểm như Vasco da Gama và Columbus đã có cơ hội mở ra những miền đất mới. Ngày nay chúng to đang có cơ hội mở ra vũ trụ. Và những thế hệ tương lai sẽ phải ghen tị với niềm hân hoan của chúng ta." Các bạn đang xem một số phân đoạn từ "Sputnik", phim tài liệu thứ năm mà tôi vừa mới thực hiện. Bộ phim kể câu chuyện về Sputnik, và câu chuyện về tác động của nó lên Hoa Kỳ. Những ngày sau khi phóng tên lửa, Sputnik trở thành niềm tò mò vô hạn. Một mặt trăng nhân tạo mà ai cũng có thể nhìn thấy, nó tạo ra sự thán phục và tự hào rằng con người cuối cùng đã phóng được một vật thể vào vũ trụ. Nhưng chỉ ba ngày sau, một ngày được gọi là Thứ Hai Đỏ, giới truyền thông và các nhà chính trị nói với chúng ta, và với Sputnik như là bằng chứng, chúng ta cũng tin rằng đối thủ đã đánh bại chúng ta trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. và giờ họ có thể tấn công ta với bom hidro, sử dụng Sputnik như một tên lửa IBM. Địa ngục mở ra. Sputnik nhanh chóng trở thành một trong ba cú sốc lớn đối với Hoa Kỳ -- các nhà sử học cho rằng nó ngang bằng với Trân Châu Cảng và mùng 9 tháng 11. Nó kích động khoảng cách về không tiễn. Nó làm bùng nổ chạy đua vũ trang. Và nó bắt đầu cuộc chạy đua vũ trụ. Trong vòng một năm, vũ khí được Quốc hội cấp vốn tăng vọt, chúng ta đi từ 1200 vũ khí hạt nhân lên 20000. Và những phản ứng đối với Sputnik đã không chỉ dừng ở sự tăng vọt trong số vũ trang. Chẳng hạn, một vài người ở đây sẽ nhớ ngày này, tháng 6 năm 1958, cuộc diễn tập quân sự quốc gia, với 10 triệu người tại 78 thành phố đã cùng đi xuống dưới lòng đất. Hay cuộc thăm dò Gallup cho thấy 7 trong 10 người Mỹ tin rằng chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra, và ít nhất 50% dân số nước Mỹ sẽ thiệt mạng. Nhưng Sputnik cũng khơi dậy những sự thay đổi diệu kỳ. Chẳng hạn, một vài người ở đây đi học với học bổng nhờ vào Sputnik. Hỗ trợ về kỹ thuật, toán và khoa học -- giáo dục nói chung -- tăng vọt. Vint Cert chỉ ra rằng Sputnik đã dẫn tới ARPA, Internet và tất nhiên, NASA. Bộ phim tài liệu của tôi cho thấy một xã hội tự do có thể bị gây hoang mang bởi giới truyền thông như thế nào. Nhưng nó cũng cho thấy bằng cách nào chúng ta có thể biến một tình trạng tưởng như rất tệ hại thành một điều tuyệt vời đối với Hoa Kỳ. "Sputnik" sẽ được ra mắt sớm. Để kết thúc, tôi muốn dành lời cảm ơn tới một trong những nhà đầu tư của tôi: người đã gắn bó lâu dài với TED, Jay Walker. Cảm ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Cám ơn Chris. Tôi là nhà hóa học đại dương. Tôi nhìn vào hóa chất của đại dương ngày nay, và cả trong quá khứ. Khi nhìn về quá khứ bằng cách kiểm chứng tàn tích hóa thạch của rặng san hô dưới đáy. Bạn có thể thấy một trong những san hô phía sau tôi. Nó được lấy gần Nam Cực, sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển rất khác biệt so với những loại san hô khác bạn có lẽ đã may mắn thấy nếu bạn đi nghỉ ở xứ nhiệt đới. Tôi hi vọng rằng bài nói này giúp bạn có cái nhìn 4 chiều về đại dương. 2 chiều, như ảnh 2 chiều xinh đẹp này của nhiệt độ bề mặt nước biển. Bức ảnh được chụp từ vệ tinh, nên nó có độ phân giải không gian rất lớn. Những đặc trưng tổng thể thì cực kì dễ hiểu. Thời tiết ấm ở vùng gần xích đạo vì có nhiều ánh sáng hơn. Lạnh ở vùng địa cực vì có ít ánh sáng hơn. Và điều đó cho phép những chỏm băng lớn hình thành ở Nam Cực và phần trên của bán cầu Bắc. Nếu bạn nhảy xuống biển, hay thậm chí nhấn chân xuống biển, bạn biết đó, càng đi sâu càng lạnh hơn, và phần lớn là vì nước sâu lấp đầy vực thẳm đại dương đến từ những vùng địa cực lạnh lẽo nơi nước đặc hơn. Nếu chúng ta quay trở về thời điểm 20,000 năm trước, Trái đất trông có vẻ khác nhiều. Tôi chỉ cho bạn xem phiên bản hoạt hình một trong những sự khác biệt bạn sẽ thấy nếu bạn lùi về thời điểm đó. Chỏm băng lớn hơn bây giờ nhiều. Chúng phủ khắp các châu lục, và chúng mở rộng về phía đại dương. Mực nước biển thấp hơn 120 mét. Mức CO2 thì rất thấp so với hiện tại. Nhìn chung, trái đất có lẽ lạnh hơn chừng 3 đến 5 độ, và càng ngày càng lạnh ở những vùng địa cực. Điều tôi và những đồng nghiệp đang cố gắng hiểu chính là cách chúng ta chuyển từ điều kiện thời tiết lạnh sang điều kiện thời tiết ấm mà chúng ta tận hưởng ngày nay. Chúng ta biết từ việc nghiên cứu lõi băng sự chuyển giao từ điều kiện lạnh sang ấm là không hề suôn sẻ vì bạn có thể dự đoán từ việc tăng chậm trong bức xạ mặt trời. Và chúng ta biết điều này từ lõi băng, vì nếu bạn khoan sâu vào băng, bạn sẽ thấy những vòng băng hàng năm, bạn có thể thấy trong núi băng. Bạn có thể thấy những lớp trắng - xanh này. Khí bị nén trong lõi băng, nên ta đo được lượng CO2 - đó là lí do ta biết lượng CO2 thấp hơn trong quá khứ - và tính chất hóa học của băng cũng cho ta biết về nhiệt độ tại những vùng địa cực. Và nếu bạn chuyển thời gian từ 20.000 năm trước đến thời điểm này, bạn thấy nhiệt độ đã tăng lên. Nó không hề tăng một cách đều đặn. Thỉnh thoảng nó tăng vô cùng nhanh, sau đó bình ổn trở lại, rồi tăng lên nhanh chóng. Điều này xảy ra khác nhau ở hai địa cực, và lượng CO2 cũng tăng lên nhảy vọt. Nên chúng tôi chắc chắn đại dương có liên quan chuyện này. Đại dương chứa lượng CO2 khổng lồ, nhiều gấp khoảng 60 lần so với khí quyển. Điều này giúp tản nhiệt quanh xích đạo, đại dương thì đầy ắp nguồn dinh dưỡng và điều khiển hiệu suất chính. Nếu ta muốn tìm hiểu diễn tiến dưới lòng đại dương, chúng tôi phải xuống tận nơi, xem xét tình hình ở đây, và bắt đầu khám phá. Đây là cảnh tượng ngoạn mục từ núi ngầm dưới biển sâu khoảng 1km tại hải phận quốc tế. vùng xích đạo quanh Đại Tây Dương, cách xa đất liền. Cùng với đội nghiên cứu của tôi, bạn là một trong những người đầu tiên được thấy một phần của đáy biển, Bạn có thể đang thấy nhiều loài mới. Chúng tôi không biết là gì. Bạn sẽ phải thu thập nhiều mẫu vật và phân loại rõ ràng. Bạn có thể thấy rặng san hô kẹo cao su. Có nhiều ngôi sao lấp lánh sống trên đó. Đó là những thứ trông giống xúc tu của san hô. Có nhiều san hô từ nhiều dạng canxi cacbonat khác nhau phát triển trên đất bazan của ngọn núi to dưới biển này, và cái thứ màu đen kia, chúng là san hô hóa thạch, và chúng ta sẽ nói một chút về chúng khi ta lùi về đúng lúc. Để làm được điều đó, chúng ta cần thuê tàu nghiên cứu. Đây là James Cook, tàu nghiên cứu đại dương neo ở Tenerife. Nhìn cũng đẹp đúng không? Tuyệt, nếu bạn không phải là thủy thủ giỏi. Đôi khi mọi việc trông giống như thế này. Đây là chúng tôi, đang cố đảm bảo không mất đi những mẫu vật quí giá. Mọi người hối hả vây quanh và tôi bị say sóng nặng, nên không phải lúc nào cũng vui, nhưng đa phần là vậy. Chúng tôi phải trở thành người vẽ bản đồ giỏi để làm được điều này. Bạn không thể thấy loại san hô đặc biệt đó khắp mọi nơi đâu. Nó có thể ở bất kì đâu và ở rất sâu nhưng chúng ta thật sự cần phải tìm đúng nơi. Chúng ta vừa xem bản đồ thế giới, và vạch trên đó là hải trình của chúng tôi từ năm ngoái. Đó là môt chuyến đi 7 tuần, và đây là chúng tôi, đang tự dựng bản đồ riêng của khoảng 75,000 km2 đáy biển trong 7 tuần, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của đáy biển. Chúng ta đang đi từ Tây sang Đông, qua nhiều phần đại dương trông phẳng lì trên bản đồ lớn nhưng thật ra vài ngọn núi ở đây lớn cỡ Everest. Với những bản đồ chúng tôi vẽ trên tàu, chúng tôi có độ phân giải 100 mét, đủ để chọn những khu vực để triển khai trang thiết bị, nhưng không đủ để thấy nhiều. Để làm được, chúng tôi cần lái thiết bị điều khiển từ xa xuống khoảng 5m cách mực đáy biển. Nếu vậy, chúng tôi có thể vẽ ra những bản đồ độ phân giải một mét dưới sâu hàng ngàn mét. Đây là thiết bị điều khiển từ xa, phương tiện dùng để nghiên cứu. Bạn có thể thấy một dãy những bóng đèn lớn ở phía trên. Có nhiều máy quay có độ phân giải cao, các cánh tay máy, và nhiều chiếc hộp nhỏ và vài thứ để chứa các mẫu vật. Đây là buổi đi lặn dưới biển đầu tiên của chúng tôi, lao xuống lòng đại dương. Chúng tôi đi khá nhanh để chắc chắn thiết bị điều khiển từ xa không bị ảnh hưởng bởi tàu khác. Và chúng tôi lặn xuống, và đây là những thứ bạn thấy được. Chúng là bọt biển dưới đáy biển, to khoảng một mét. Đây là dưa biển đang bơi - cơ bản là một loại sên biển nhỏ. Đoạn này bị chậm lại. Đa phần đoạn phim chiếu cho bạn đã được gia tốc, vì những thước phim này mất nhiều thời gian. Đây cũng là loài sên biển xinh đẹp. Và loài động vật bạn xem tiếp theo sẽ là một ngạc nhiên lớn. Tôi chưa từng thấy loài tương tự và nó khiến chúng tôi phải ngạc nhiên. Sau khi làm việc khoảng 15 tiếng và chúng tôi khá là vui vẻ, đột nhiên con quái vật biển khổng lồ bắt đầu lăn qua, nó gọi là kì lân biển hoặc là hải tiêu thuộc địa, nếu bạn thích. Đây không phải thứ chúng tôi đang tìm. Chúng tôi đang tìm san hô, rặng san hô sâu dưới biển. Chút nữa bạn sẽ thấy ảnh của một loài san hô. Nó nhỏ, cao khoảng 5cm. Được làm từ canxi cacbonat, nên bạn có thể thấy xúc tu của nó, di chuyển trong hải lưu. Sinh vật giống vậy có lẽ sống được khoảng 100 năm. Và khi nó trưởng thành, nó hấp thụ hóa chất từ đại dương. Và những hóa chất nào hay lượng hóa chất, phụ thuộc vào nhiệt độ; phụ thuộc độ pH, phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng. Nếu có thể hiểu cách mà những hóa chất này đi vào trong xương, ta có thể quay lại, thu thập những mẫu hóa thạch, và tái thiết lại những gì đại dương từng có trong quá khứ. Bạn có thể thấy chúng tôi đang nhặt san hô bằng một hệ thống chân không, và đặt vào thùng chứa mẫu vật. Nên nói thêm là phải làm rất cẩn thận. Một vài loài thậm chí còn sống lâu hơn. Đây là san hô đen Leiopathes, ảnh do đồng nghiệp của tôi chụp - Brendan Roark, khoảng 500m bên dưới Hawaii. 4.000 năm là một thời gian dài. Nếu bạn lấy 1 nhánh san hô và đánh bóng lên, đây là khoảng 100 mi-crô-mét bề ngang. Brendan đem mẫu san hô này về phân tích -- bạn có thể thấy các dấu tích -- và anh có thể chỉ ra chúng chính là dải băng hàng năm, hóa ra cho dù sâu tận 500 mét dưới đại dương, san hô có thể ghi lại những thay đổi theo mùa, điều này khá là tuyệt vời. Nhưng 4,000 năm không đủ để ta quay về thời kì đóng băng cực đại cuối. Vậy chúng ta nên làm gì? Chúng tôi thu thập những mẫu hóa thạch. Đây là điều làm cho tôi thực sự không được ưa trong đội nghiên cứu Đi cùng chúng tôi, có cá mập khổng lồ ở khắp nơi, có nhiều kì lân biển, hải sâm đang bơi gần đó, nhiều bọt biển khổng lồ, tôi nhờ mọi người đi xuống khu vực có hóa thạch chết và bỏ ra hàng giờ kiểu như đào quanh đáy biển. Và chúng tôi đi nhặt những san hô này, đem chúng về và phân loại. Nhưng mỗi loại lại khác độ tuổi, và nếu chúng tôi có thể biết tuổi của chúng chúng tôi có thể đo được những tín hiệu hóa học đó, điều này giúp chúng tôi biết chuyện gì đã diễn ra ở đại dương trong quá khứ. Và ảnh bên tay trái của tôi đây, tôi đã lấy một mẫu san hô, đánh bóng nó cẩn thận và chụp ảnh quang học. Bên tay phải của tôi, chúng tôi lấy mẫu san hô tương tự, cho vào lò phản ứng hạt nhân, làm giảm sự phân hạt, và mỗi lần có vài sự phân hủy diễn ra, điều đó lại được đánh dấu trên san hô, từ đó chúng tôi thấy được sự phân bổ uranium. Sao chúng tôi làm vậy? Uranium là chất khá bị xem thường, nhưng tôi thích nó. Sự phân rã giúp chúng tôi biết được tỉ lệ và ngày tháng chuyện đang diễn ra ở đại dương. Và nếu bạn nhớ ngay từ đầu, đó là thứ chúng tôi muốn có được khi nghĩ về khí hậu. Chúng tôi dùng laser phân tích uranium Và 1 trong những sản phẩm con, thori có trong san hô. và do đó ta biết chính xác tuổi của hóa thạch này. Đoạn minh họa xinh đẹp này của đại dương phía Nam mà tôi dùng sẽ minh hoa cách chúng tôi dùng những san hô này để nắm được những thông tin phản hồi từ đại dương cổ xưa. Bạn có thể thấy độ dày của bề mặt nước biển trong phim hoạt hình này của Ryan Abernathey. Đây chỉ là dữ liệu của một năm, nhưng bạn thấy được đại dương phía Nam náo nhiệt như thế nào. Hỗn hợp dày đặc, đặc biệt là Drake Passage, được trình bày trong thanh bên cạnh, là một trong những dòng hải lưu mạnh nhất trên thế giới chảy ngang qua đây, từ Tây sang Đông. Nó trộn lẫn rất hỗn loạn, vì nó đang di chuyển qua những ngọn núi lớn dưới biển, và điều này cho phép CO2 và nhiệt trao đổi trong và ngoài với không khí. Và cơ bản là, các đại dương đang hít thở qua đại dương phía Nam. Chúng tôi thu thập san hô quanh đi quẩn lại ngang qua Nam Cực, và chúng tôi tìm được điều ngạc nhiên từ việc truy tuổi bằng uranium; san hô đã di cư từ Nam sang Bắc suốt thời kì chuyển giao giữa thời kì đóng băng và gian băng. Chúng tôi không biết lí do, nhưng chúng tôi nghĩ là có liên quan đến nguồn thức ăn và có lẽ khí là oxy ở trong nước. Và ở đây. Tôi sẽ minh họa điều tôi nghĩ chúng tôi biết được về khí hậu từ những san hô ở đại dương phía Nam đó. Đây là hình ảnh minh họa. Chúng tôi nghĩ về thời kì đóng băng, từ bản phân tích san hô chúng tôi làm, rằng phần sâu của đại dương phía Nam rất giàu cacbon. và có một lớp đặc ở phía trên đỉnh. Điều đó ngăn CO2 thoát khỏi đại dương. Sau đó chúng tôi tìm thấy san hô độ tuổi trung bình, và chúng cho thấy đại dương hòa lẫn phần nào với sự chuyển giao khí hậu. Điều đó cho phép cacbon thoát khỏi biển sâu. Và sau đó nếu chúng tôi phân tích những san hô gần với ngày nay, hay thật ra dù gì nếu chúng ta đi xuống đó vào hôm nay và đo đạc lượng hóa chất trong san hô, chúng tôi thấy chúng tôi di chuyển đến vị trí mà cacbon có thể thay đổi liên tục. Đây là cách chúng tôi dùng hóa thạch san hô để giúp chúng tôi nghiên cứu môi trường. Nên tôi muốn cho các bạn xem slide cuối. Đây vẫn chỉ là lấy một phần đầu tiên của đoạn phim mà tôi đã chiếu cho bạn. Đây là một khu vườn san hô tuyệt đẹp. Chúng tôi thậm chí không ngờ tìm được thứ tuyệt như vậy. Sâu hàng ngàn mét. Có nhiều loài mới. Đó là một nơi xinh đẹp. Có nhiều hóa thạch xen lẫn, và giờ tôi đã cho bạn biết cách trân trọng hóa thạch san hô ở dưới đó. Nên lần tới lúc bạn đủ may mắn để bay qua đại dương hay chèo thuyền vượt biển, chỉ cần nghĩ - có nhiều núi biển phía dưới mà chưa có ai khám phá được, và còn có các rặng san hô xinh đẹp. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy nghĩ về 1 thế giới ¶ trong đó bạn thấy con số và chữ cái bằng màu sắc mặc dù chúng được in bằng màu đen, khi âm nhạc hay giọng nói tạo vòng xoáy của chuyển động, những khối màu, trong đó các từ và tên từ miệng bạn có hương vị khác thường. Nhà tù có vị lạnh, như thịt xông khói cứng trong khi Derek có vị như ráy tai. Chào mừng bạn đến với cảm giác kèm, 1 hiện tượng thần kinh có thể gán gép 2 cảm giác hay nhiều hơn thế và xuất hiện ở 4% dân số thế giới. Người có cảm giác kèm không chỉ nghe được giọng nói, mà còn thấy nó, nếm được nó, hoặc cảm thấy nó như một va chạm thân thể. Có chung gốc với từ 'gây mê', nghĩa là không có cảm giác, cảm giác kèm mang nghĩa là có nhiều cảm giác. Với một loại, chẳng hạn như nghe được màu, sẽ cho bạn 50% cơ hôi có được cảm giác thứ hai, thứ ba, hoặc loại thứ tư. Cứ 90 người trong chúng ta sẽ có 1 người có trải nghiệm về tự vị, phần tử viết của ngôn ngữ, như chữ cái, chữ số, và các dấu câu, được bão hòa với màu sắc. Một số thậm chí có giới tính hay cá tính riêng. Đối với Gail, 3 có tính vận động và thể thao, 9 là một cô gái thượng lưu rỗng tuếch. Ngược lại, các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ, hay âm vị, sẽ kích hoạt cảm giác kèm. Đối với James, đại học (college) có vị như xúc xích, cũng như tin nhắn và những từ tương tự có đuôi -age. Cảm giác kèm là một đặc điểm, giống như ta có đôi mắt xanh, chứ không phải chứng rối loạn bởi vì nó không có gì sai cả. Thực tế, có cảm giác kèm sẽ cho ta những móc nối giúp ta lưu trữ kỉ niệm tốt hơn. Ví dụ, một cô gái chạy đến một người cô đã lâu không gặp. "Xem nào, cô ấy có 1 cái tên màu xanh lá. D là màu xanh: Debra, Darby, Dorothy, Denise. A! Tên cô ấy là Denise! " Khi biết điều đó từ nhỏ, suy nghĩ đó sẽ được duy trì mãi. Cảm giác kèm kế thừa một xu hướng sinh học kích thích kết nối tế bào thần kinh não, nhưng cần được tiếp xúc với các tạo tác văn hóa như lịch, tên thực phẩm, và bảng chữ cái. Điều đáng ngạc nhiên là sự thay đổi các nucleotide trong trình tự DNA của một người sẽ làm thay đổi nhận thức của họ. Bằng cách này, cảm giác kèm cung cấp một con đường để hiểu được sự khác biệt chủ quan, làm thế nào 2 người có nhận thức khác nhau về cùng 1 vấn đề. Sean, người thích ăn đồ có vị màu xanh, chẳng hạn như sữa, cam, và rau chân vịt. Các gen làm tăng sự kết nối giữa vùng cảm nhận hương vị trong thùy trán và vùng cảm nhận màu sắc. Nhưng giả sử với người khác khi các gen lại ở trong những vùng không cảm giác. Sau đó, bạn sẽ có khả năng liên kết những điều dường như không liên quan, đó là định nghĩa của ẩn dụ, để thấy sự liên quan trong thứ không liên quan. Không quá ngạc nhiên khi cảm giác kèm xuất hiện ở những nghệ sĩ sử dung phép ẩn dụ xuất sắc như nhà văn Vladimir Nabokov, họa sĩ David Hockney, và nhà soạn nhạc Billy Joel và Lady Gaga. Vậy vì sao có những người không có cảm giác kèm, để hiểu nghĩa ẩn dụ chẳng hạn như "pho mát sắc nét" hoặc "người ngọt ngào"? Nó vẫn xảy ra với dấu hiệu, âm thanh, và chuyển động, với quan hệ chặt chẽ. mà ngay cả người nói tiếng bụng cũng thuyết phục chúng ta rằng người câm đang nói. Phim ảnh, tương tự, có thể thuyết phục ta rằng âm thanh phát ra từ miệng diễn viên chứ không phải từ loa bên ngoài. Vì vậy, thật ra, chúng ta đều có cảm giác kèm. khi chúng ta không chú ý đến xung quanh thì nó luôn xảy ra. Sự nhiễu âm trong não là quy luật, chứ không phải ngoại lệ. Và nghe nó thật là ngọt ngào với tôi! Cho tôi biết bằng cách giơ tay có bao nhiêu người trong phòng này đã đi máy bay trong năm qua? Khá tốt. Hóa ra các bạn chia sẻ trải nghiệm đó với hơn 3 tỷ người mỗi năm. Và khi chúng ta có quá nhiều người trong những ống kim loại này bay đi khắp thế giới, thỉnh thoảng, những việc như vậy có thể xảy ra và dịch bệnh bị lây truyền. Thực sự đầu tiên tôi thích chủ đề này khi tôi nghe về sự bùng nổ dịch Ebola năm ngoái. Và thật ra là mặc dù Ebola lan truyền ở phạm vi khá giới hạn này, bằng con đường nhỏ những giọt lớn, có tất cả các loại bệnh khác ở đây có thể lây truyền trong khoang máy bay. Điều tệ hơn, khi chúng ta nhìn vào vài con số, ta thật thấy kinh khủng. Với H1N1, Người này đã quyết định lên máy bay và chỉ là chuyến bay một chiều thực sự đã truyền căn bệnh cho17 người khác. Và với một người khác bị dịch bệnh SARS, người đã lên được một chuyến bay trong 3 giờ và lây truyền dịch bệnh cho 22 người khác. Đó không phải chính xác ý tôi về một sức mạnh siêu cường. Khi ta nhìn điều nầy, ta cũng nhận ra là rất khó để sàn lọc trước những căn bệnh này. Khi một người thực sự bước lên máy bay, họ có thể bị bệnh và thật ra họ trong giai đoạn ủ bệnh nghĩa là họ bị bệnh thật nhưng chưa có các triệu chứng, và họ có thể, lần lượt truyền bệnh cho nhiều người khác trong khoang. Sự lây truyền này thật sự xảy ra vì hiện nay chúng ta nhận không khí từ trên nóc khoang và từ bên hông khoang, nó màu xanh Và sau đó, không khí đó đi qua những bộ lọc rất hiệu quả sẽ lọc đến 99.97 phần trăm mầm bệnh ở gần các lối đi. Nhưng mà hiện nay là ta có mô hình của luồng khí trộn lẫn. Bởi thế, nếu người nào đó hắt hơi, thì luồng khí đó bị xoáy quanh nhiều lần trước khi nó có cơ hội đi qua bộ lọc. Nên tôi đã nghĩ: rõ ràng, đây là một vấn đề rất nguy hiểm, Tôi đã không có tiền để đi mua một chiếc máy bay, nên tôi quyết định tạo một máy tính thay thế. Quả thật, nó chứng minh rằng với những chuyển động chất được cài đặt điều ta có thể làm là tạo ra những sự mô phỏng này để cho ta những giải pháp tốt hơn so với việc đích thân lên máy bay và đọc chỉ số trên máy bay. Vì thế về cơ bản, ta có thể bắt đầu làm việc với những bản vẽ 2D này-- Những cái này có đầy trong bản vẽ kỹ thuật trên Internet. Tôi lấy và đặt vào phần mềm mô hình 3D này, thật sự tạo ra mô hình 3D đó. Sau đó tôi chia mô hình mà tôi vừa ghép từ những mảnh nhỏ xíu này, về cơ bản khớp với nhau để máy tính có thể dễ hiểu hơn. Sau đó tôi cho máy tính biết nơi không khí trong khoang ra vào, cho vào đó những tính chất vật lý và ngồi đó đợi cho đến khi máy tính tính toán sự mô phỏng. Thực sự những gì chúng ta thu thập được trong khoang thông thường là: bạn chú ý người ở giữa hắt hơi và ta "-vụt" - nó bay ngay vào mặt của mọi người Thật là ghê tởm. Ở hàng ghế đầu, bạn lưu ý hai hành khách đó ngồi kế hành khách ở giữa không có gì gọi là thoải mái. Và khi bạn nhìn bên hông bạn cũng sẽ thấy những mầm bệnh phát tán dọc theo chiều dài khoang. Điều đầu tiên tôi nghĩ là "Việc này không tốt" Nên tôi đã thực hiện hơn 32 mô phỏng khác nhau và cuối cùng, tôi đã đi đến giải pháp này ngay đây. Đây là cái tôi gọi -bằng sáng chế chưa được cấp - "Giám đốc Lối vào Toàn cầu" Bằng cách này, ta có thể giảm việc lan truyền mầm bệnh khoảng 55 lần, và gia tăng sự hít thở không khí trong lành khoảng 190%. Để thực hiện điều này ta lắp đặt miếng ghép bằng vật liệu hỗn hợp này vào những chổ đã có sẵn trên máy bay. Vì vậy việc lắp đặt rất đỡ tốn chi phí và ta có thể làm trong vòng một đêm. Tất cả ta phải làm là vặn vài con ốc vào đó là xong. Và kết quả ta nhận được hoàn toàn gây kinh ngạc. Thay vì có những luồng không khí rắc rối thổi tới lui này, ta có thể tạo những bức tường khí thế này len giữa giữa những hành khách để tạo vùng khí riêng cho từng cá nhân. Nên bạn sẽ thấy hành khách ở giữa hắt hơi lần nữa, nhưng lần này, ta có thể dễ dàng đẩy xuống chổ bộ lọc để loại bỏ. Và cũng vậy với bên hông, bạn sẽ thấy ta có thể trực tiếp đẩy những mầm bệnh này xuống. Nếu giờ bạn nhìn lại cùng cảnh này nhưng với hệ thống mới lắp đặt, bạn sẽ chú ý lúc hành khách ở giữa hắt hơi, lần này ta đẩy thẳng nó xuống lối thoát khí trước khi nó có cơ hội lây lan người khác. Nếu bạn thấy hai hành khách ngồi cạnh người ở giữa có thể thấy đang hít thở khí không mầm bệnh. Hãy nhìn bên hông, bạn thấy một hệ thống hiệu quả. Tóm lại, với hệ thống này, chúng ta chiến thắng. Nếu ta nhìn kỷ chúng ta sẽ thấy là nó không chỉ hiệu quả khi hành khách ở giữa hắt hơi, mà còn khi hành khách ngồi gần cửa sổ hắt hơi hay cả lúc hành khách ở dãy giữa hắt hơi. Với giải pháp này, nó có ý nghĩa cho thế giới như thế nào? Khi chúng ta nhìn nó từ mô phỏng máy tính vào đời thực ta có thể thấy với mô hình 3D này mà tôi làm, cơ bản sử dụng việc in ấn 3D, chúng ta có thể thấy những luồng không khí giống nhau đi xuống tới ngay hành khách. Trong quá khứ, dịch bệnh SARS thực sự đã tiêu tốn cả thế giới khoảng 40 tỷ đô la Mỹ. Và trong tương lai, một sự bùng nổ dịch bệnh lớn có thể làm cả thế giới tiêu tốn vượt qua con số 3 nghìn tỉ Đô la. Lúc trước, ta đã quen với việc máy bay ngưng dịch vụ trong một đến hai tuần, tốn ngàn giờ làm làm việc và vài triệu đô la để cố thay đổi điều gì đó. Nhưng bây giờ, chúng ta có thể lắp đặt thiết bị chỉ trong một đêm về thấy kết quả ngay sau đó. Bởi vậy, thật sự bây giờ vấn đề là việc này phải được chứng nhận, thử nghiệm trên máy bay, và qua tất cả các quy trình khiểm định. Hệ thống này thực sự cho thấy rằng đôi khi giải pháp tốt nhất là giải pháp đơn giản nhất. Cách đây hai năm, thậm chí, dự án này đã không làm được, chỉ vì công nghệ chưa hổ trợ được. Nhưng bây giờ với công nghệ tính học tiên tiến và sự phát triển Internet, nó thực sự là kỷ nguyên vàng cho sự đổi mới. Vì thế câu hỏi của tôi cho các bạn hôm nay là: tại sao ta phải đợi? Hôm nay ta có thể cùng nhau xây dựng tương lai. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên một bãi biển, và nhìn xa ra đại dương, những con sóng đang vỗ vào bờ cát, một màu xanh trải dài tới tận cùng. Giờ, hãy thực sự chìm sâu vào phạm vi và quy mô không giới hạn của nó. Bây giờ,hãy tự hỏi bản thân, "Nó lớn đến như thế nào? Đại dương rộng lớn ra sao?" Đầu tiên,chúng ta cần phải hiểu rằng chỉ tồn tại duy nhất một đại dương, bao gồm 5 vùng được gọi là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, và Nam Đại Dương. Mỗi một vùng, trong khi thường được xem như những đại dương nằm trong chính bản thân những khu vực đó, chúng chính xác là một phần của một thể duy nhất, một khối nước khổng lồ, một đại dương, thứ làm nên bề mặt của hành tinh này. Đại dương bao phủ khoảng 71% bề mặt hành tinh của chúng ta khoảng 360 triệu km2, một vùng lớn hơn 36 lần diện tích nước Mỹ. Đó quả thực là một vùng siêu rộng lớn. Khi quan sát từ không gian, đại dương là đặc điểm nổi bật nhất. Nói về không gian, đại dương chứa hơn 1.3 tỉ, đó là một tỉ với chữ "t", kilomet khối nước. Nói cách khác, số lượng đó đủ để nhấn chìm toàn bộ nước Mỹ bằng khối nước muối khổng lồ cao hơn 132km, cao hơn cả những đám mây cao nhất và sâu trên tầng khí quyển cao. Với tất cả khối lượng đó, đại dương chiếm đến 97% tổng phân lượng nước trên toàn Trái Đất. Trên hết, đại dương chứa đựng hơn 99% sinh quyển của thế giới, đó là không gian nơi mà sự sống tồn tại. Bây giờ hãy suy nghĩ một lát. Thế giới trước mắt mà chúng ta biết, thực sự thì toàn bộ không gian sống chứa đựng bởi các lục địa, tất cả chỉ là 1% của sinh quyển. 1%! Đại dương là tất cả phần còn lại. Vì vậy, đại dương thật sự khổng lồ. Tầm quan trọng của nó với sự sống hẳn không gì sánh được. Nó còn được biết đến là nơi lưu giữ vô số đặc tính địa chất của hành tinh này. Có bốn điều cần chú ý. Biển chứa đựng dãy núi lớn nhất thế giới, dãy núi giữa đại dương. Với chiều dài gần 65,000 km, dãy núi này dài hơn khoảng 10 lần dãy núi tự nhiên dài nhất được tìm thấy trên đất liền, dãy Andes. Bên dưới eo biển Đan Mạch tồn tại thác nước lớn nhất thế giới. Cái thác siêu lớn này mang một lượng nước đi qua miệng thác mỗi giây gấp hơn 116 lần với thác Inga Falls của sông Congo, thác nước lớn nhất trên mặt đất. Ngọn núi cao nhất thế giới thật ra được tìm thấy dưới biển, nằm khuất khỏi tầm nhìn. Trong khi 4200m của núi Mauna Kea ở Hawaii nằm trên mực nước biển, phần còn lại của nó ở dưới nước là khoảng 5800m. Từ đỉnh núi được tuyết bao phủ đến phần chân núi được bùn đất bao phủ, ngọn núi ở Hawaii này cao gần 10,000m làm đỉnh núi Everest trở nên tầm thường bằng việc vượt hơn 1 km. Tiếp đến,vì chúng ta đang nói đến Everest, hãy xem xét hẻm núi sâu nhất, vực Challenger, tồn tại ở 11 km dưới bề mặt đại dương sâu hơn khoảng 6 lần với Hẻm Vực Lớn. Một độ sâu đủ để nhấn chìm đỉnh Everest và mực nước vẫn còn cao hơn khoảng 2.1 km tính từ điểm cao nhất. Nói cách khác, độ sâu của vực Challenger có chiều cao xấp xỉ bằng với tầm bay của máy bay thương mại. Vậy là, dù bạn chọn cách nào để phân tích, Đại dương rất L Ớ N LỚN! Đại dương định hình hành tinh của chúng ta là nhà của các đặc tính địa chất, bao gồm không gian sống rộng lớn nhất, và theo đó, là nơi có sự sống nhiều nhất và đa dạng nhất trên Trái Đất Chúng ta không biết toàn bộ về đại dương. Nhưng nó không quá lớn, quá rộng, quá phi thường đến nỗi không chạm vào được. Trên thực tế, với gần 50% dân số thế giới sống dọc 100km đường bờ biển và hầu hết số còn lại sống gần ao, hồ, sông mà cuối cùng đều dẫn ra biển, hầu như mỗi người dân trên hành tinh đều có cơ hội gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sức sống của đại dương Bằng chứng của việc này được thấy ở mọi phần của đại dương bất kể độ sâu hay khoảng cách. Đại dương định hình hành tinh của chúng ta nhưng, trong một nghĩa thực khác, chúng ta định hình đại dương. Có cái gì ở trung tâm vũ trụ? Đó là một câu hỏi cốt yếu mà loài người đã suy ngẫm trong hàng thế kỉ. Nhưng hành trình tìm đến câu trả lời là một sự kỳ lạ. Nếu bạn muốn biết câu trả lời cho câu hỏi này vào thế kỉ thứ ba Trước Công Nguyên Hy Lạp, bạn có thể nhìn lên bầu trời đêm và tin vào những gì bạn nhìn thấy. Đó là điều mà Aristotle, người đã đặt câu hỏi lúc đó, đã làm. Ông nghĩ vì ta ở trên Trái Đất, nếu nhìn lên, đó chắc hẳn là trung tâm, phải không nhỉ? Đối với ông, khối cầu của thế giới được cấu thành bởi bốn nguyên tố: Đất, nước không khí, và lửa. Những nguyên tố này dịch chuyển quanh một tập hợp lồng nhau của những khối cầu rắn trong suốt như pha lê. Mỗi ngôi sao lang thang, mỗi hành tinh có khối cầu trong suốt của chính nó. Phần còn lại của vũ trụ và toàn bộ các ngôi sao của nó ở trên khối cầu trong suốt cuối cùng. Nếu bạn theo dõi bầu trời thay đổi theo thời gian, có thể thấy rằng ý tưởng này rất đúng trong việc giải thích sự vận động mà bạn thấy. Trong nhiều thế kỷ, đây là điều trọng yếu mà theo đó Châu Âu và thế giới đạo Hồi quan sát vũ trụ. Nhưng vào năm 1543, một người tên Copernicus đề xuất một mô hình khác. Ông tin rằng mặt trời ở tại trung tâm của vũ trụ. Ý tưởng mới hoàn toàn này ban đầu rất khó để mọi người chấp thuận Nhưng rồi, ý kiến của Aristotle lại chính xác với điều họ thấy, và chúng khá là tâng bốc với loài người. Nhưng một chuỗi những khám phá tiếp theo đã khiến mô hình với trung tâm là mặt trời khó để phớt lờ. Đầu tiên, Johannes Kepler chỉ ra rằng những quỹ đạo không phải là hình tròn hay hình cầu hoàn hảo. Sau đó, kính thiên văn của Galileo bắt gặp các mặt trăng của Jupiter xoay theo quỹ đạo quanh Jupiter, hoàn toàn phớt lờ Trái Đất. Và rồi, Newton đề xuất giả thuyết vạn vật hấp dẫn, trình bày rằng tất cả các vật thể đang hút vào với nhau. Cuối cùng, ta phải từ bỏ ý niệm rằng chúng ta nằm tại trung tâm vũ trụ. Không lâu sau Copernicus, vào những năm 1580, một thầy dòng nước Ý, Giordano Bruno, đề xuất rằng những ngôi sao là những mặt trời mà rất có thể nó cũng có những hành tinh của riêng mình và rằng vũ trụ là vô tận. Ý tưởng này đã không được ủng hộ. Bruno bị trói cột thiêu cháy vì đề xuất cấp tiến của ông. Nhiều thế kỷ sau, triết gia Rene Descates đề xuất rằng vũ trụ là một chuỗi các xoáy, mà ông gọi là những xoáy lốc, và rằng mỗi ngôi sao nằm ở trung tâm của một xoáy. Vừa đúng lúc đó, ta nhận ra có nhiều sao hơn rất nhiều so với Aristotle từng mơ tưởng đến. Khi các nhà thiên văn học như William Herschel có được những chiếc kính thiên văn ngày càng tiên tiến hơn nó cho thấy rõ ràng rằng mặt trời của chúng ta thực ra là một trong rất nhiều ngôi sao trong Dải Ngân Hà. Và vậy còn những vết mờ ta nhìn thấy trên bầu trời đêm? Chúng là những thiên hà khác, cũng bao la như ngôi nhà Dải Ngân Hà của chúng ta vậy. Có lẽ ta xa trung tâm hơn ta từng nhận ra. Vào những năm 1920s, các nhà thiên văn học nghiên cứu nebuli muốn hiểu được chúng đang di chuyển như thế nào. Dựa trên Hiệu ứng Doppler, họ mong đợi nhìn thấy sự dịch chuyển xanh cho những vật thể di chuyển về phía ta, và dịch chuyển đỏ cho những vật di chuyển ra xa. Nhưng tất cả những gì họ thấy là một dịch chuyển đỏ. Mọi thứ đang di chuyển ra xa khỏi ta, rất nhanh. Sự quan sát này là một trong những mảnh bằng chứng cho cái mà nay ta gọi là Thuyết Vụ Nổ Lớn. Dựa vào học thuyết này, mọi vật chất trong vũ trụ đã có thời là một phân tử đơn nhất, vô cùng đặc. Ở khía cạnh nào đó, mảnh vũ trụ của chúng ta đã có thời nằm ở trung tâm. Nhưng học thuyết này loại trừ toàn bộ ý tưởng có một trung tâm vì không thể có một trung tâm của một vũ trụ vô tận. Vụ Nổ Lớn không chỉ đơn giản là một vụ nổ trong không gian; nó là một vụ nổ của không gian. Điều mà mỗi khám phá mới chứng minh là trong khi những quan sát của ta bị giới hạn, khả năng của chúng ta là suy đoán và mơ ước về những gì ngoài đó không bị giới hạn như vậy. Điều ta nghĩ ta biết ngày hôm nay có thể thay đổi ngày mai. Cũng như với rất nhiều nhà tư tưởng ta vừa gặp, đôi khi những dự đoán ngông cuồng nhất của chúng ta đưa đến những câu trả lời tuyệt vời và khiêm tốn và thúc đẩy chúng ta đến những câu hỏi thậm chí còn rối trí hơn. Bạn đã bao giờ giúp dọn bàn ăn và tự hỏi mình rằng nên đặt những chiễc dĩa ở đâu chưa? Hoặc là, khi ăn trong nhà hàng và phân vân dùng chiếc dĩa nào cho đúng? Được rồi, đây là những mẹo đơn giản, từ nghi thức truyền thống để dọn bàn ăn. Nếu bạn dọn một bàn ăn như thế này thì sao? Nó không đẹp mắt, và bạn phải dọn dẹp đống lộn xộn trước cả khi bắt đầu ăn. Hãy thử một cách khác nhé. đầu tiên, hãy dùng vải lót hoặc khăn trải bàn nhưng đừng dùng cả hai để những đĩa không bị đặt trực tiếp lên mặt bàn. Điều này là về thẩm mĩ hơn là nghi thức, nhưng hiếm khi không lót gì dưới đĩa trừ khi bạn đang ăn ở bàn ăn ngoài trời. Trang trí với hoa, chân nến, hoặc những vật trang trí mà bạn thích. Nến thường được thắp vào buổi tối. Bắt đầu với bộ dụng cụ cho bữa chính, đặt dĩa ăn chính ở bên trái, và dao ăn chính bên phải vì đó là những bên mà ta sẽ dùng dao và dĩa. Một mẹo hữu dụng đây: bạn luôn ăn từ ngoài vào trong, nên để chuẩn bị ăn salad, ta đặt dĩa salad bên ngoài dĩa ăn chính và dao salad ở ngoài dao ăn chính. Ta sẽ ăn salad trước, rồi đến món chính. Cũng chú ý rằng, lưỡi dao đều hướng vào đĩa. Đây là một truyền thống cổ từ khi dao ăn còn rất sắc, và đó là một cử chỉ lịch sự và hữu nghị khi để lưỡi dao không hướng về những người khác. Ta có thể dùng một ít súp, và vì súp sẽ ra trước tiên, thìa súp sẽ được đặt cạnh những chiếc dao vì chúng ta dùng tay phải để cầm nó. Một mẹo khác nữa: Chỉ dọn bàn với những thứ bạn cần. Nếu bạn không ăn súp, thì đừng dọn thia súp lên. Bây giờ, ta có kem để tráng miệng, nên ta để món tráng miệng ở trên vì ta chưa cần nó ngay. Chú ý rằng đặt thìa hướng về bên trái. Theo cách này, khi ăn, bạn chỉ cẩn lấy nó xuống và nó đã ở đúng chỗ rồi. Nếu bạn ăn bánh, hãy đặt dĩa theo hướng ngược lại và nó sẽ vào đúng chỗ ở bên trái. Tiếp theo, chúng ta đặt đĩa xuống. Bạn cũng có thể bày đồ ăn từ bếp rồi mang lên bàn ăn. Đĩa bánh mì được đặt ở góc trên bên trái bàn ăn, và dao phết bơ đặt trên đĩa ấy với lưỡi dao hướng vào trong. Chỉ còn duy nhất một chỗ còn lại, và đó là chỗ để đồ uống. Đặt ly rượu ở góc trên bên phải, và đặt cốc nước ở bên trái ly rượu. Nếu bạn giống tôi và không nhớ được cái nào đặt ở đâu, hãy nghĩ nước(water),rượu (wine) w-a, w-i; a, i; đó là thứ tự từ trái qua phải trong bảng chữ cái Một mẹo khác: Để nhớ bên của đĩa bánh mì và đồ uống, hãy nghĩ đên B-M-W, giống hãng xe ấy. B (bread plate) , đĩa bánh mì ở bên trái M (meal), món chính ở giữa, và W (water), nước ở bên phải. Cuối cùng, khăn ăn đặt ở bên trái chiếc dĩa, theo truyền thống nhưng nếu đặt ở bên dưới dĩa cũng không sao. Cho những bữa ăn sang trọng, thường cần nhiều diện tích, chúng ta đặt khăn vào giữa. Và giờ ta đã sẵn sàng để ăn. Hi vọng nó sẽ hữu ích trong lần mà bạn được nhờ chuẩn bị bàn ăn hoặc tận hưởng một bữa ăn sang trọng. Chúc ngon miệng! Một số siêu anh hùng có thể to lớn đến kích cỡ của một tòa nhà. Thật là đáng sợ! Nhưng một nhà khoa học sẽ phải đặt câu hỏi rằng các vật liệu bổ sung để đạt được kích thước ấy đến từ đâu. Định luật bảo tồn khối lượng ngụ ý rằng khối lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, điều đó có nghĩa là khối lượng của người hùng của chúng ta sẽ không thay đổi chỉ bởi vì kích thước của anh ta thay đổi. Ví dụ, khi chúng ta làm một ổ bánh xốp, mặc dù kết quả có được là một món ngọt có kích thước lớn hơn nhiều so với thố bột ban đầu khi đi vào lò nướng, khối lượng của thố bột ấy vẫn bằng đúng trọng lượng của bánh thành phẩm cộng với độ ẩm đã bị bốc hơi. Trong một phương trình hóa học, các phân tử sắp xếp lại để tạo ra hợp chất mới, nhưng tất cả các thành phần vẫn nên được tính vào. Khi người hùng của chúng ta vươn người từ 1 mét tám lên đến 5.5 mét, chiều cao của anh ta tăng lên gấp ba. Định luật Square-Cube của Galileo nói rằng trọng lượng của anh ta sẽ gấp 27 -3 lần 3 lần 3 bằng 27- lần trọng lượng bình thường vì anh ấy đã nở rộng ra cả ba chiều. Vì vậy, khi siêu anh hùng của chúng ta biến thành một người khổng lồ, chúng ta đang đối mặt với hai khả năng. Người hùng của chúng ta cao chót vót hơn 5m nhưng chỉ nặng hơn 90 kg, trọng lượng ban đầu trong hình dáng con người này. Bây giờ, tùy chọn hai, người hùng của chúng ta nặng gần 2500kg -90 kg lần 27 gần bằng 2500 kg- Khi anh ta đạt đến chiều cao hơn 5m, có nghĩa là anh ta cũng nặng gần bằng 2500 kg khi ở chiều cao 1m8. Không ai có thể đi cùng một thang máy với anh ta mà không bị báo động quá tải. Bây giờ, lựa chọn hai có vẻ chính đáng hơn một chút, xét về mặt khoa học nhưng nó đặt ra câu hỏi, làm thế nào mà anh ta lại có thể đi bộ qua công viên mà không lún vào mặt đất bởi áp lực anh ta tác động trên mặt đất được tính bằng khối lượng của anh chia cho khu vực bên dưới hai bàn chân của anh? Và loại siêu vớ và siêu giày nào mà anh ta sẽ xỏ vào chân mình để chịu được tất cả ma sát từ việc kéo cơ thể 2500 kg của mình băng qua đường khi chạy? Và thậm chí liệu anh ta có thể chạy được hay không? Và tôi thậm chí sẽ không hỏi xem làm thế nào anh ta tìm thấy những cái quần đủ linh hoạt để chịu được sự nở rộng (của cơ thể). Bây giờ, hãy khám phá mật độ của hai lựa chọn được đề cập ở trên. Mật độ được định nghĩa bởi khối lượng chia cho thể tích. Cơ thể con người được làm bằng xương bằng thịt, trong đó có một mật độ tương đối được thiết lập. Trong lựa chọn một, nếu người hùng lúc nào cũng nặng gần 90kg, thì anh ta sẽ là xương là thịt ở kích thước bình thường. Khi anh ta nở rộng đến một kích thước lớn hơn trong khi vẫn cân nặng 90kg, anh ta về cơ bản sẽ biến đổi mình trở thành một con gấu khổng lồ và đầy lông. Ở lựa chọn hai, nếu người hùng lúc nào cũng nặng 2500 kg thì anh ta sẽ là xương là thịt lúc cao 5.5m với trọng lượng 2500kg được chống đỡ bởi hai chân. Trọng lượng sẽ tác dụng lên xương chân ở những góc độ khác nhau khi anh ta di chuyển. Xương, tuy cứng, nhưng lại không dễ để thao tác, điều đó có nghĩa là chúng không thể bị uốn cong, vì vậy chúng có thể bị gãy vỡ một cách dễ dàng. Các gân cũng sẽ có nguy cơ bị rách. Các toà nhà cao tầng trụ vững bởi vì chúng có khung thép và không chạy nhảy lung tung trong rừng. Các anh hùng của chúng ta, mặt khác, khi hạ cánh ở một góc xấu anh ta sẽ ngã khụy Giả sử chức năng cơ thể của anh ta giống như bất kỳ động vật có vú nào, trái tim của anh sẽ cần phải bơm một lượng lớn máu đi khắp cơ thể để cung cấp đủ ôxy cho anh di chuyển 2500 kg trọng lượng cơ thể của mình. Điều này sẽ cần rất nhiều năng lượng, mà anh ta sẽ phải cung cấp bằng cách tiêu thụ 27 lần 3.000 calo thức ăn mỗi ngày. Bây giờ, đó là khoảng 150 cái hamburger Big Mac. 27 lần 3.000 bằng 81.000 chia cho 550 bằng 147. Anh ta sẽ không có thời gian để chống tội phạm bởi vì anh ta sẽ phải ăn suốt và làm việc từ sáng đến tối mịt để có thể chi tiêu cho tất cả thực phẩm mà anh ta ăn. Và những gì về siêu anh hùng những người có thể biến cơ thể của mình thành đá hoặc cát? Vâng, tất cả mọi thứ trên trái đất được tạo ra bởi các yếu tố. Và mỗi phần tử được định nghĩa bởi số proton trong hạt nhân. Đó là cách bảng nguyên tố hóa học được sắp xếp Hydro có một proton, Heli, hai proton, lithium, ba proton, và tiếp tục. Thành phần chính của các hình thức phổ biến nhất của cát là điôxít silic. Trong khi đó, cơ thể con người bao gồm 65% ôxy, 18% cacbon, 10% hydro, và 7% các yếu tố khác trong đó có 0,002% Silicon. Trong một phản ứng hóa học, Các yếu tố tái kết hợp để tạo nên hợp chất mới. Vì vậy, anh ta sẽ lấy tất cả các silicon cần thiết để tạo ra cát? Chắc chắn, chúng ta có thể thay đổi các yếu tố bởi nhiệt hạch hạt nhân hoặc phân hạch hạt nhân. Tuy nhiên, phản ứng tổng hợp hạt nhân đòi hỏi rất nhiều nhiệt, sự xuất hiện tự nhiên của quá trình này xảy ra tại các vì sao. Để tạo ra kết hợp trong một khoảng thời gian ngắn nhiệt độ của khu vực cần phải nóng hơn so với mặt trời. Những kẻ đi ngang vô tội sẽ bị thiêu cháy thành tro. Sự phân hạch hạt nhân nhanh chóng cũng sẽ chẳng tốt gì hơn bởi vì nó thường cho ra rất nhiều hạt phóng xạ . Người hùng của chúng ta sẽ trở thành một nhà máy điện hạt nhân biết đi, biết nói, và cuối cùng là làm hại tất cả những người mà anh ta cố gắng giúp đỡ. Và bạn có thực sự muốn có sức nóng của mặt trời hay một nhà máy phóng xạ hạt nhân bên trong cơ thể của mình không? Bây giờ, bài học vật lý về siêu năng lực nào mà bạn sẽ tìm hiểu tiếp theo? Chuyển đổi kích thước cơ thể, siêu tốc, bay lượn, siêu mạnh, bất tử, và tàng hình. Một số siêu anh hùng có thể di chuyển nhanh hơn gió. Những phi hành gia tàu Apollo 10 đã đạt tốc độ kỷ lục vào khoảng 25.000 dặm / giờ Khi chiếc tàu con thoi thâm nhập vào lại khí quyển trái đất vào năm 1969. Liệu chúng ta có sẽ tiết kiệm được thêm rất nhiều thời gian khi mà có thể di chuyển nhanh chóng đến vậy? Nhưng mặt trái của nó là gì? Không khí thì không rỗng. Các yếu tố như oxy và nitơ, thậm chí vô số các hạt bụi, tạo thành bầu không khí xung quanh chúng ta. Khi di chuyển qua những thứ này trong không khí, chúng ta đang cọ xát với chúng và tạo ra rất nhiều ma sát, mà kết quả là sinh ra nhiệt. Cũng giống như chà xát hai bàn tay của bạn với nhau sẽ khiến chúng ấm lên hoặc cọ xát hai thanh củi với nhau tạo ra lửa, các đồ vật càng cọ xát nhanh với nhau, càng nhiều nhiệt được sinh ra. Vì vậy, nếu chúng ta đang di chuyển ở vận tốc 25.000 dặm / giờ, nhiệt từ ma sát sẽ đốt cháy khuôn mặt của chúng ta. Ngay cả khi bằng cách nào đó chúng ta có thể chống lại nhiệt, cát và bụi bẩn trong không khí vẫn sẽ cào rách chúng ta với hàng triệu vết cắt nhỏ tất cả xảy ra cùng một lúc. Bạn đã bao giờ nhìn thấy cái cản trước của xe tải chưa? Nếu không có nó bạn nghĩ tất cả các loài chim và sâu bọ sẽ làm gì với cặp mắt của bạn hay làn da để trần của bạn? Được rồi, do đó bạn sẽ đeo mặt nạ để khuôn mặt của mình tránh bị phá hủy . Nhưng còn những người trong các tòa nhà nằm giữa bạn và điểm đến? Chúng ta sẽ mất khoảng một phần năm giây để phản ứng với những gì chúng ta nhìn thấy. Khi chúng ta thấy những gì phía trước mình và phản ứng với nó- thời gian nhân với vận tốc bằng khoảng cách bằng một phần năm giây nhân 25.000 dặm / giờ bằng 2.3 km -chúng ta đã có thể vượt qua nó hoặc xuyên qua nó từ hơn một dặm. Chúng ta hoặc là sẽ tự giết mình bằng cách đâm vào bức tường gần nhất với vận tốc siêu nhanh hoặc, tệ hơn, nếu cơ thể chúng ta là không thể phá hủy, chúng ta về cơ bản sẽ biến cơ thể mình thành tên lửa và phá hủy mọi thứ cản đường mình. Vì vậy, di chuyển ở vận tốc 25.000 dặm / giờ cho một quãng đường lớn sẽ đốt cháy chúng ta, sâu bọ sẽ bám đầy cơ thề và chúng ta không có thời gian để phản ứng. Còn về những cú bức phá ngắn tới vị trí mà chúng ta có thể nhìn thấy mà không có trở ngại ở giữa thì sao? Được rồi, cứ cho rằng một viên đạn sắp bắn vào một phụ nữ xinh đẹp khốn khổ. Thế nên, người anh hùng của chúng ta vụt đi ở tốc độ siêu cấp, bắt lấy cô ấy, và mang cô ta đến nơi an toàn. Nghe có vẻ rất lãng mạn, nhưng, trên thực tế, cô ấy sẽ bị tổn hại nhiều hơn từ người anh hùng hơn là từ viên đạn nếu anh ta di chuyển với tốc độ siêu nhanh. Định luật chuyển động đầu tiên của Newton đề cập đến quán tính, đó là sức ì trước một sự thay đổi trong trạng thái chuyển động. Vì vậy, một vật thể sẽ tiếp tục di chuyển hoặc yên vị tại vị trí cũ trừ khi một cái gì đó làm thay đổi nó. Gia tốc là tỷ lệ tốc độ thay đổi theo thời gian. Khi cô gái đứng yên, vận tốc bằng 0 dặm / giờ, bắt đầu tăng tốc để đạt được tốc độ trong vòng vài giây, tốc độ tăng lên nhanh chóng đạt đến 25.000 dặm / giờ, não của cô sẽ va chạm vào phía bên hộp sọ. Và khi cô ấy ngừng lại đột ngột, tốc độ giảm đi nhanh chóng về lại không dặm / giờ, não của cô sẽ va chạm một lần nữa vào phía bên kia hộp sọ và não của cô ấy nát như tương. Não bộ quá mong manh để chịu đựng được chuyển động bất ngờ này. Thế nên, tất cả các phần của cơ thể của cô ấy, cũng như vậy. Hãy nhớ rằng, không phải là tốc độ gây ra thiệt hại bởi vì các phi hành gia Apollo 10 đã sống sót nguyên nhân là bởi sự tăng tốc hoặc dừng đột ngột làm cho các cơ quan nội tạng của chúng ta va chạm vào mặt trước của cơ thể cách mà chúng ta di chuyển về phía trước trong xe buýt Khi tài xế phanh lại. Những gì người anh hùng đã gây ra cho cô gái xét về mặt toán học cũng giống như cán qua cô với một tàu con thoi ở tốc độ tối đa. Cô ấy chắc chắn sẽ chết ngay lập tức tại thời điểm tác động. Anh ta nợ gia đình cô gái tội nghiệp này một lời xin lỗi và một tấm chi phiếu bồi thường cực lớn. Oh, và có thể phải đối mặt với án tù. Các bác sĩ có để thực hiện bảo hiểm trách nhiệm chỉ trong trường hợp họ phạm phải một sai lầm và làm tổn thương các bệnh nhân của mình. Tôi tự hỏi bảo hiểm của siêu anh hùng sẽ phải có giá như thế nào. Bây giờ, bài học vật lý về siêu năng lượng nào bạn sẽ tìm hiểu tiếp theo? Chuyển đổi kích thước cơ thể và thể tích, siêu tốc độ, bay, sức mạnh vô địch, bất tử, và tàng hình. Nếu bạn thức dậy vào một buổi sáng thấy mình mạnh gấp 1.000 lần đêm trước, làm thế nào bạn có thể xử lý một cách khéo léo các công việc hàng ngày? Tất cả mọi thứ hẳn có vẻ mong manh dễ vỡ đối với bạn kể từ khi sức mạnh của bạn được nâng lên một nghìn lần. Bạn sẽ phải rất cẩn thận khi bắt tay một ai đó để không làm gãy xương họ hoặc nghiến nát tất thảy những người mà bạn ôm. Và việc sử dụng một cái nĩa để găm lấy một miếng bông cải xanh từ một chiếc đĩa xốp mà không lỡ tay đâm thủng cái đĩa hẳn sẽ khó khăn như thể phẫu thuật não vậy. Đến một ngày bạn có cơ hội giải cứu một nữ sinh gặp nạn đang rơi xuống từ một chiếc máy bay trực thăng. Bạn dang rộng cánh tay, với hy vọng sẽ chụp được cô ấy. Vài giây sau, bạn sẽ nhận ra rằng mình chỉ đang nâng một thân thể không còn hơi thở. Điều gì đã xảy ra? Ừ thì, áp suất là lực được chia đều cho diện tích. Diện tích càng nhỏ, áp suất càng lớn. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể nâng vật nặng mà không phá vỡ làn da của mình, nhưng một cây kim nhỏ có thể làm ta chảy máu dù chỉ chích nhẹ. Áp lực tác dụng trên cơ thể của cô gái ấy có thể được tính toán bằng lực chia theo diện tích bề mặt cánh tay của bạn tiếp xúc với cô ta. Không quan trọng việc cánh tay của bạn có đủ mạnh để nắm lấy cơ thể cô ta mà không làm gãy xương hay không. Cột sống của cô ấy vẫn là không đủ mạnh để chịu lực tác động từ bạn mà không bị tổn thương. Ngay cả khi bạn tháo tung cánh cửa gần nhất để tạo một bề mặt lớn hơn khi đỡ lấy cô ấy bạn vẫn không thể cứu được cô ấy. Hãy nhớ rằng, không phải cú ngã đã giết chết cô ta, mà là sự dừng lại đột ngột ở phía dưới. Cứ cho là cô ấy rơi xuống từ một tòa nhà 32 tầng cách mặt đất khoảng 92m, và bạn cao khoảng 1m8, cứ cho là 3m đi, nếu nhón chân và đưa tay qua khỏi đầu nắm lấy một cánh cửa, với hy vọng phân phối áp suất lên một bề mặt lớn hơn, nhưng tất cả những gì bạn đang làm về cơ bản là nâng mặt đất lên 3m. Bây giờ thì cô ấy rơi xuống từ độ cao 88m thay vì 91m với tốc độ có thể đạt tới 53m/giây ngay trước khi tương tác lực xảy ra, không kể đến sức cản không khí. Nó vẫn tương đương với va chạm ở vận tốc 94 dặm/giờ đâm vào một bức tường được lót thêm một cánh cửa Điều duy nhất có thể cứu cô ấy là bay. Nhưng quyền lực đó đi kèm với những vấn đề khoa học liên quan. Nếu bạn có thể bay, điều bạn phải làm là bay lên đến chỗ cô ấy, rồi bắt đầu bay xuống cùng tốc độ rơi của cô ấy, giữ lấy cô ấy, sau đó dần dần chậm lại cho đến khi dừng hẳn. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều không gian đệm giữa khoảng cách tính từ khi cô ấy bắt đầu rơi xuống đến mặt đất. Mỗi giây bạn lãng phí vào việc thay đổi trang phục siêu nhân để bay lên đến cùng độ cao của cô, là khiến đầu của cô ta xuống đến gần mặt đất hơn rồi đấy! Nếu cô ấy rơi xuống từ một nơi cao, và bạn không thể tóm lấy cô ấy cho đến khi cô nàng chỉ còn cách mặt đất một vài mét, thực sự là bạn không thể làm được gì ngoài việc phù phép biến vỉa hè bỗng chốc thành kẹo gôm, cho phép cô ấy đủ thời gian để từ từ ngừng lại. Sau đó, thoát ra khỏi sô-cô-la và bánh quy giòn và bạn đã có món bánh s'mores (quy giòn kẹp kẹo gôm và sô-cô-la). Mmmm, ngon tuyệt! Bây giờ, bài học vật lý về năng lực siêu nhiên nào bạn sẽ tìm hiểu tiếp theo? Chuyển đổi kích thước và nội dung cơ thể, siêu tốc, bay, siêu mạnh, bất tử, và tàng hình. Sự bất tử. Trong phim, vua chúa luôn kiếm tìm bí mật của sự bất tử Nhưng bất tử có thực sự là một điều tốt? Đối với một bé trai 10 tuổi, một năm giống như 10% của cuộc đời nó. Đối với người mẹ 40 tuổi của cậu, một năm chỉ bằng khoảng 2.5% cuộc đời bà ấy. Một năm với 365 ngày có thể được cảm nhận rất khác đối với mỗi người. Nếu chúng ta sống đến năm 82 tuổi, tức là khoảng 30,000 ngày. Nếu cậu bé này sống 30,000 năm, một năm có thể cảm thấy như một ngày. Và nếu cảm xúc của cậu bé chịu đựng được sự nhàm chán tiềm tàng của việc sống hàng triệu năm, cậu bé sẽ cảm thấy cực kỳ cô đơn và buồn bã khi biết rằng mình đang và sẽ luôn sống lâu hơn tất cả mọi người mà cậu yêu quý. Nhưng nếu tất cả mọi người đều bất tử? Trước tiên, Trái Đất chỉ lớn đến thế. Vậy thì tất cả chúng ta sẽ ở đâu? "Xin lỗi nhé!" "Đó là mặt tôi!" "Dừng ngay đi!" "Thứ lỗi cho tôi." "Chỗ này chật ghê!" Bạn có nhớ năm ngoái bạn đã làm gì không? Còn lúc bạn 5 tuổi thì sao? Bạn đã quên bao nhiêu chuyện quá khứ rồi? Nếu bạn gặp khó khăn khi nhớ xem mình làm gì lúc 5 tuổi, làm sao bạn nhớ được những chuyện đã xảy ra nếu bạn đã sống từ ngàn năm trước? Triệu năm trước? Chúng ta không nhớ được từng chi tiết của quá khứ bởi vì não bộ chúng ta có sức chứa nhất định, và chúng ta thay thế các kí ức vô dụng, như mật mã tủ đựng đồ hồi trung học, bằng các thông tin có giá trị hơn. Nếu cậu bé bất tử này tìm được bạn gái để yêu 1000 năm 1 lần, cậu ta sẽ có 10,000 cô bạn gái trong 1 triệu năm. Và cậu ta sẽ nhớ được bao nhiêu trong số 10,000 cái tên của các cô gái đó? Điều này thay đổi tính chất của một mối quan hệ có ý nghĩa, phải vậy không? Một điều khó khăn nữa về sự bất tử: Con người không phải lúc nào cũng giữ nguyên diện mạo. Điều này được lí giải bởi Thuyết Tiến hóa của Darwin. Ví dụ, nếu phụ nữ cảm thấy đàn ông cao hơn sẽ quyến rũ hơn thì sẽ có nhiều đàn ông cao lớn cưới vợ và sinh con hơn, đem lại nhiều gen cao hơn cho vốn gen. Điều đó có nghĩa là, trong thế hệ kế tiếp, sẽ có nhiều trẻ em hơn sở hữu gen để cao hơn. Quá trình này được lặp lại trong một triệu năm và chiều cao trung bình sẽ tăng lên, cao hơn so với ngày nay, giả sử là không có một thiên tai nào tiêu diệt tất cả cả những người cao. Tổ tiên chúng ta là những dã nhân thấp và lông lá. Chúng ta vẫn có lông trên cơ thể, nhưng chúng ta trông không hề giống dã nhân nữa. Nếu bạn là người duy nhất bất tử trong khi tất cả mọi người tiếp tục tiến hóa thế hệ này qua thế hệ khác, thành ra bạn sẽ trông khá khác biệt so với những người xung quanh. "Xin chào, bạn thế nào?" Nếu một tổ tiên dã nhân của chúng ta còn sống đến ngày hôm nay, bao nhiêu người sẽ làm bạn với nó thay vì gọi điện cho Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên? Và một sự cân nhắc nữa về vấn đề thể chất của sự bất tử: Những vết sẹo. Dù sao đi nữa, sự bất tử không có nghĩa là sự bất bại, nó chỉ có nghĩa là bạn không thể chết thôi. Nhưng nó không đảm bảo bạn sẽ sống trong trạng thái nào. Hãy nhìn vào cơ thể bạn và đếm xem bạn có bao nhiêu vết sẹo. Nếu như trong đời bạn đã có ngần này vết sẹo vĩnh viên, thử tượng tượng xem bạn sẽ bị tàn phá như thế nào nếu bạn một ngàn tuổi! Mỗi năm ở Mĩ có khoảng 185,000 ca xuất viện liên quan đến cắt bỏ các chi của cơ thể. Những thương tích này do tai nạn hoặc bệnh tật. Tất nhiên tỉ lệ này khá thấp so với tổng dân số nếu bạn chỉ sống một trăm năm. Tuy nhiên, nếu bạn đã sống được hơn một triệu năm, khả năng bạn vẫn còn đầy đủ chân tay là khá mong manh. Về những bộ phận nhỏ khác thì sao, như mắt, mũi, tai, ngón tay hay ngón chân? Răng của bạn thì sao? Khả năng bạn giữ được sức khỏe răng miệng trong một trăm năm là bao nhiêu? Trong một ngàn năm? Một triệu năm? Bạn có thể thành ra trông giống Ông Khoai Tây bị sứt sẹo một cách khủng khiếp với những bộ phận rơi rụng và hàm răng giả. Vì vậy, liệu bạn có chắc rằng muốn sống mãi mãi? Bây giờ, bạn sẽ khám phá bài học về vật lý siêu năng lực nào tiếp theo? Biến đổi kích thước cơ thể, siêu tốc độ, bay lượn, siêu khỏe, sự bất tử, và thuật tàng hình. Các bạn trẻ của TED, lên tiếng nào! (beatboxing) Các bạn trẻ của TED, lên nào! (beatboxing) (beatboxing) Mọi người sẵn sàng chưa? (vỗ tay) Mn sẵn sàng chưa nào yeah yeah (beatbox) (cười ) Thích không? Để tôi chỉ cho các bạn cách làm nhé Tiếp tục nào bố Hồi tôi lớn lên là vào những năm 90 (beatboxing) (kết thúc) (cười lớn) (beatbox tiếp) bố à bố à đợi đã đợi đã! ôi trời ơi Ông bố cố tình gây sự với mình Ngay bây giờ, ngưng lại chút nào Bố có nhớ hồi bố dùng beatbox dỗ con ngủ? Ồ, đương nhiên, nhớ chứ Lúc đó, con bé này nhỏ xíu Và chúng tôi làm vầy nè (tiếp tục beatbox) Ah, con nhớ cái này nè (beatbox) Được rồi, bố, bình tĩnh nào chờ đã, chờ đã Các bạn hẳn nhớ đoạn băng đó Đây giống như là hồi tưởng lại vậy mà như 50 triệu người gọi tôi là kẻ thua cuộc Chờ chút nào Thật ra, nhiều người ở đây không thực sự biết beatboxing là gì Nó bắt đầu từ đâu Đúng vậy, đúng vậy Nó từ đâu đến Bố cho mọi người biết một chút về lịch sử đi Một ít thông tin về xuất xứ của beatbox Beatbox bắt đầu tại đây, NewYork (hò reo) Đúng rồi, đúng rồi, New York, New York! Tất cả mọi người đề thích "yeah"! Thực ra thì, chúng tôi từ St. Louis tới (vỗ tay) Và giờ thì các bạn bỏ tay xuống nào (cười lớn) Beatbox thực sự ra đời tại New York Điều mà mọi người biết là khi chúng ta tới 1 bữa tiệc Các bạn sẽ có một DJ và một người đọc rap Nhưng vì tôi không có các công cụ điện tử ở đây Nên chúng tôi phải bắt chước điều mà giai điệu có thể tạo ra Khi bạn thấy một nghệ sĩ beatbox Bạn sẽ thấy chúng tôi một bên, Sau đó bạn thấy một người chơi rap, và khi người đó bắt đầu Chúng tôi cũng bắt đầu ban đầu các tiết tấu khá đơn giản (beatboxing) hoặc (beatboxing) Đó là các tiết tấu đơn giản Nhưng hiện giờ, các bạn muốn làm đủ thứ bằng tiết tấu của mình vượt qua khỏi lớp người trước mà thiệt ra là không nên ché nhạo người mà chăm sóc bạn, trả hết học phí cho bạn (Nicole cười) nhất là bạn có 50 triệu người chực chờ gọi bạn là "kẻ thất bại" Ah, tôi nói thật lòng đó nhé Nhưng giờ chúng tôi đang làm vài thứ khác biệt vậy nên những khúc biến tấu ra đời kể cả ở nhà thờ ở nhà thờ thì chúng tôi nhìn nhau như thể (tiếp tục beatbox) (cười) rồi chúng tôi hay ở trong nhà bếp kể cả ở sân bay hay trên đường và rồi tôi đứng đó và nói" aw, kìa bố, nghe này" beatbox con đùa đấy, nhưng bố biết không chúng ta đang nói về những điều này phải rồi sao bố không cho tụi con xem một chút về biến tấu của bố Nicole:" mọi người muốn nghe chứ" (hò reo) Ô, tôi chưa nghe thấy các bạn nói gì hò reo yeah, làm đi bố beatbox (vỗ tay) (tiếp tục) (kết thúc) (vỗ tay) Con sẵn sàng rồi Mọi người đã sẵn sàng chưa. Quẩy nhiệt nào! quẩy lên (beatbox) (kết thúc) thế đấy (vỗ tay nhiệt liệt) cám ơn các bạn nhiều, hét lên nào các bạn ơi! cám ơn mn rất nhiều Quẩy lên nào! Nếu con người ta có thể bay, mà không cần công cụ và máy móc hỗ trợ, bạn nghĩ rằng chúng ta sẽ bay nhanh cỡ nào ? vào năm 2012, theo kỷ lục thế giới tốc độ chạy nước rút cự ly ngắn nhanh nhất là vào khoảng 27 dặm / giờ. Tốc độ chạy phụ thuộc vào bao nhiêu lực được tạo ra từ chân vận động viên, và theo định luật thứ hai Newton về chuyển động, lực là tích của khối lượng và gia tốc. Và định luật thứ ba của Newton nói rằng trong mọi trường hợp tác động, sẽ tồn tại một lực có cùng phương, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Vì vậy, điều đó có nghĩa là việc chạy như vậy đòi hỏi phải có một mặt đất để tạo lực đẩy, và mặt đất tạo ra một phản lực chống lại tác động của bàn chân vận động viên. Thế nên, bay thực sự sẽ tương tự như bơi vậy. Michael Phelps, hiện nay, là người bơi nhanh nhất thế giới và cũng là người ẵm được nhiều huy chương Olympic nhất mọi thời đại Đoán xem anh ấy bơi nhanh đến cỡ nào? Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên đấy. Tốc độ nhanh nhất được ghi nhận của anh ta là ít hơn 5 dặm / giờ. Một đứa trẻ trên mặt đất có thể dễ dàng vượt mặt Michael Phelps khi ở trong nước, nhưng tại sao lại như vậy? Vâng, hãy trở về với định luật thứ ba của Newton về chuyển động. Khi chạy, chúng ta di chuyển về phía trước bằng việc tạo lực đẩy lên mặt đất bằng chân của mình và mặt đất tạo ra một phản lực trở lại, ném chúng ta về phía trước. Mặt đất là chất rắn. Theo định nghĩa, điều đó có nghĩa là các hạt phân tử về cơ bản đang bị khóa chặt vào vị trí và phải tạo ra phản lực thay vì bật tung ra nhưng nước là chất lỏng và chảy đi một cách dễ dàng. Khi chúng ta cử động tay chân để tạo lực đẩy chống lại nước, một phần của các phân tử nước chỉ cần trượt qua nhau thay vì tạo ra phản lực. Bây giờ, hãy suy nghĩ về bay lượn. Không khí có rất nhiều không gian trống cho các hạt di chuyển trượt qua nhau, vì thế chúng ta sẽ phải cần nhiều năng lượng hơn Chúng ta cần phải đẩy ngược rất nhiều không khí để có thể di chuyển về phía trước. Các phi hành gia di chuyển trong tàu con thoi ở môi trường không trọng lực khi ở ngoài không gian bằng cách kéo các tay nắm trên các bức tường trần và sàn của tàu con thoi. Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có được khả năng thả nổi. Làm thế nào bạn di chuyển khi ở giữa đường phố? Vâng, bạn sẽ không đi xa bằng cách bơi lội trong không khí được đâu? Không, tôi không nghĩ như vậy! Bây giờ, giả sử bạn đã có khả năng thả nổi và tốc độ để di chuyển một cách hiệu quả, hãy thảo luận về độ cao của chuyến bay của bạn. Theo định luật về khí lý tưởng P-V N-R-T, áp suất và nhiệt độ có một mối tương quan tích cực với nhau, nghĩa là chúng cùng tăng và cùng giảm. Đó là bởi vì không khí giãn nở về thể tích khi có ít áp lực, Vì vậy, các phân tử có nhiều không gian để lởn vởn xung quanh mà không phải va chạm vào nhau và sinh nhiệt. Vì áp suất khí quyển là rất thấp khi ở độ cao đáng kể, nên sẽ rất là lạnh nếu bạn bay lượn trên những đám mây kia. Bạn sẽ phải quấn mình để giữ ấm cho cơ thể ở nhiệt độ trên 35 độ C, Nếu không, bạn sẽ bắt đầu run lên cầm cập, rồi dần dần bị rối loạn tinh thần và cuối cùng là rơi xuống từ trên cao do mất kiểm soát cơ bắp mà nguyên nhân là vì chứng hạ thân nhiệt! Giờ đây, ngụ ý của định luật về khí lý tưởng là khi áp lực giảm, khối lượng khí tăng lên. Vì vậy, nếu bạn bay lên quá nhanh, khí trơ trong cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng giãn nở như cách mà soda sủi bọt lên khi bị rung lắc. Hiện tượng đó được gọi là "sự uốn cong" chứng giảm sức ép, hoặc "bệnh của thợ lặn " vì các thợ lặn biển sâu trải nghiệm điều này khi họ trồi lên mặt nước quá nhanh. Điều này dẫn đến các cơn đau, tê liệt, hoặc cái chết, tùy thuộc vào việc máu của bạn sẽ sủi bọt như thế nào. Ok, Vâng, hãy cứ nói rằng bạn chỉ muốn bay cách mặt đất một vài mét nơi bạn vẫn có thể nhìn thấy các biển báo giao thông và hít thở không khí một cách dễ dàng. Bạn vẫn cần kính bảo hộ và một mũ bảo hiểm để bảo vệ mình khỏi các loài chim, côn trùng, các biển báo trên đường, các dây điện, và những con người bay lượn khác, bao gồm cả cảnh sát bay sẵn sàng cho bạn một vé phạt nếu bạn không tuân theo các quy định về bay lượn. Bây giờ, hãy nhớ rằng, nếu bạn gặp phải một vụ va chạm giữa không trung tai nạn khiến bạn rơi vào trạng thái vô thức, bạn sẽ trải nghiệm một cú rơi tự do cho đến khi va vào mặt đất. Nếu không có xã hội hoặc các định luật vật lý, bay lượn sẽ là một khả năng hoàn toàn tuyệt vời để sở hữu. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta có thể chỉ thả nổi lềnh bềnh cách mặt đất dăm ba thước và chỉ di chuyển ở tốc độ rùa bò, Tôi nói bạn nghe, đó vẫn là một khả năng tuyệt vời mà tôi thèm muốn, đúng không? Vâng, tôi nghĩ vậy. Giờ thì, những bài học vật lý về siêu năng lực nào mà bạn sẽ tìm hiểu tiếp theo? Chuyển đổi kích thước cơ thể siêu tốc, bay lượn, siêu mạnh , bất tử, và tàng hình. Chẳng tuyệt vời sao nếu chúng ta có thể tàng hình? Ha, phải không? Ý tôi là chúng ta có thể do thám người khác mà không bị phát hiện và làm bất cứ điều gì chúng ta muốn mà không phải chịu trách nhiệm. Giờ đây, các ảo thuật gia đã tìm ra cách tận dụng các gương cỡ lớn để bẻ cong ánh sáng, nhờ đó tạo ra ảo giác vật đã biến mất. Các nhà khoa học đã chế tạo ra các siêu vật liệu để định hướng các tia sáng quanh các vật hai chiều cỡ nhỏ. Máy quay có thể ghi hình lại thứ đằng sau bạn và chiếu lại hình ảnh đó để trông bạn như đã vô hình khi nhìn từ phía trước. Mặc dù vậy, không có một phương pháp nào trên đây có thể làm cho vật thể cỡ lớn như con người trở nên vô hình trên mọi góc độ và khoảng cách trong khi chuyển động. Nhưng nếu như bạn thật sự vô hình, ví như từ bên trong, thì có một vài vấn đề mà bạn chắc rằng chưa hề nghĩ tới. Để đi lòng vòng mà không bị ai phát hiện, bạn phải hoàn toàn khỏa thân. Ngay cả khi ngoài trời đang rét buốt! Bạn không thể mang theo thứ gì, kể cả ví tiền và chìa khóa, nếu không thì người khác sẽ chỉ thấy mỗi ví và chìa khóa của bạn bay lơ lửng. Các lái xe và người đi đường cũng chẳng thể thấy bạn, vì thế họ chắc chắn một lúc nào đó họ sẽ tông phải bạn. Và bạn tốt hơn hết không nên dùng nước hoa hoặc tạo ra tiếng động khi hít thở, nếu không họ sẽ biết là bạn đang ở đó. Ngoài ra, chỉ vì ngay từ đầu bạn đã vô hình sẵn, không có nghĩa là bạn sẽ mãi như thế. Nếu như có ai đó vô tình đánh đổ cà phê nóng vào bạn thì sao? Hay nếu trời đổ mưa thì sao? Và nếu như bạn nghĩ rằng chỉ dung dịch có thể làm bạn hiện hình thì bạn đã lầm. Bụi bao gồm các tế bào chết từ da người, các hạt đất, sợi vải từ quần áo cotton, và nhiều thứ khác. Bụi bám vào hơi ẩm trên da khi chúng ta đổ mồ hôi và trên các sợi lông tơ trên da khi cơ thể khô ráo. Vì vậy, cho dù bạn đã tàng hình, bụi bẩn vẫn sẽ bám trên khắp cơ thể bạn. Chúng ta thường không nhận thấy bụi trên da bởi chúng ta không thể nhìn thấy một lớp bụi mỏng trên màu da của chúng ta. Nhưng, nếu như bạn vô hình, người ta sẽ thấy một khối bụi hình người đi lại với đôi bàn chân cực kì bẩn. Ghê quá! Bạn nghĩ thế giới trông sẽ như thế nào nếu bạn vô hình? Câu trả lời là chẳng có gì. Lí do bạn không thể nhìn thấy trong bóng tối đó là bởi vì không có ánh sáng. Để nhìn thấy một quả táo, ánh sáng phải va vào quả táo và phản chiếu đến mắt bạn. Tiếp đó, võng mạc sẽ nắm bắt được sự phản chiếu ánh sáng để não bạn có thể nhận được hình ảnh quả táo. Nếu như bạn vô hình, thì theo định nghĩa, ánh sáng sẽ đi xuyên qua hoặc vòng qua bạn thay vì đập vào người bạn rồi phản chiếu lại để mọi người có thể nhìn thấy. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là võng mạc của mắt bạn không bắt được ánh sáng. Do đó, não bạn không có gì để chuyển thành hình ảnh. Liệu bạn có thể nhìn thấy sự phản chiếu của mình mà không cần dùng gương để chặn ánh sáng hay không? Không. Cho nên, khi người khác không thể thấy bạn, bạn cũng không nhìn thấy gì. Ouch! Giờ thì, bạn đã bao giờ nghĩ đến việc như liệu tàng hình có là vĩnh viễn hay không? Nếu có, làm thế nào để bác sĩ điều trị cho bạn khi bạn bị thương? Bác sĩ sẽ không biết được chỗ nào cần bôi thuốc hay quấn băng vì họ không thể tiếp cận được vết thương. Mà chuyện đó thì bản thân bạn cũng không nhìn thấy. Ý tôi là, nếu như bạn có bệnh hoặc bị nhiễm trùng? Làm thế nào bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh mà không thể thấy sự thay đổi màu sắc hoặc chứng viêm Và nếu như tất cả mọi người vô hình mãi mãi? Thử nghĩ xem thế giới sẽ buồn chán thế nào khi không có con người trên đường phố, trên TV, hay ở nhà trên chiếc máy tính của bạn như bây giờ. Khi vô hình sẽ thấy cô đơn lắm. Bây giờ, bạn sẽ xem tiếp bài học về vật lý siêu năng lực nào? Thay đổi kích cỡ cơ thể, siêu tốc độ, bay, siêu khỏe, bất tử, và tàng hình. Liệu bạn còn nhớ lần đầu tiên nhận ra rằng chiếc máy tính của bạn không chỉ bao gồm màn hình và bàn phím? Và rằng giữa cú nhấp chuột và trình phát video có thứ gì đó đã bắt lấy ý định của bạn, hiểu nó và biến nó trở thành thực tế? Vậy nó là gì? Một sinh vật giả tưởng chăng? Hãy tưởng tượng ta có thể thu nhỏ lại bằng kích thước 1 electron và tự đưa mình vào một cú nhấp chuột. Nếu tháo rời con chuột của bạn ra bạn sẽ thấy nó thực sự là một cỗ máy rất đơn giản. Nó có một cặp nút bấm và một hệ thống nhận diện chuyển động và khoảng cách. Bạn có thể có 1 con chuột quang thực hiện việc đo lường trên với ánh sáng và cảm biến nhưng loại chuột cũ lại dùng một quả bóng cao su cứng và một vài bánh xe nhựa. Cách hoạt động gần như giống nhau. Khi bạn nhấp nút trên con chuột, nó gửi một thông điệp đến máy tính cùng với thông tin về vị trí của mình. Sau đó thông tin về cú nhấp chuột sẽ được xử lý bởi tiểu hệ thống vào ra cơ bản. Hệ thống con này hoạt động như tai mắt cũng như miệng và tay của máy tính. Cơ bản, nó cung cấp một cách cho phép máy tính tương tác với môi trường của nó. Nhưng nó cũng hoạt động như bộ đệm nhằm giữ cho CPU không bị quá tải bởi những sự sao nhãng. Trong trường hợp này, tiểu hệ thống vào ra cho rằng cú nhấp chuột của bạn là khá quan trọng vì vậy nó tạo ra một lệnh ngắt đến CPU "Này, CPU! Có một cú nhấp chuột ở đây" CPU, hay bộ xử lý trung tâm, là bộ não của toàn bộ máy tính. Giống như bộ não của bạn không chiếm toàn bộ cơ thể CPU cũng chỉ chiếm một không gian nhỏ, nhưng nó cũng điều khiển mọi việc gần giống như vậy. Và toàn bộ nhiệm vụ của CPU là nạp tập lệnh từ bộ nhớ và thực thi chúng. Vì vậy, trong khi bạn đang gõ, gõ và gõ có lẽ là rất nhanh, cỡ 60 từ trong một phút, CPU đang liên tục nạp và thực thi hàng tỷ lệnh mỗi giây. Vâng, hàng tỷ lệnh mỗi giây: di chuyển chuột trên màn hình, chạy đồng hồ trên màn hình của bạn, bật radio trên mạng, quản lý tệp bạn đang chỉnh sửa trong bộ nhớ, và nhiều, nhiều nữa. CPU có khả năng đa nhiệm thật đáng kinh ngạc! "Nhưng trời ơi một cú nhấp chuột quan trọng đang tới. Hãy bỏ hết mọi việc và xử lý nó đã!" Luôn có chương trình cho mọi thứ mà CPU thực hiện. Một chương trình riêng cho chuột, một cho đồng hồ, một cho radio trên mạng, và một cho các thông tin được gửi từ bàn phím. Mỗi chương trình ban đầu đều được viết bởi con người bằng ngôn ngữ lập trình mà người đọc được, như Java, C++, hay Python. Nhưng chương trình của con người tốn quá nhiều chỗ và chứa quá nhiều thông tin không cần thiết cho máy tính, nên chúng được biên dịch, thu nhỏ và lưu trong bộ nhớ dưới dạng những bit 0 và 1. CPU nhận ra nó cần chỉ dẫn làm thế nào để xử lí các cú nhấp chuột, vì vậy nó tra địa chỉ của chương trình cho chuột và gửi yêu cầu tới tiểu hệ thống bộ nhớ để tìm lệnh được lưu ở đây. Mỗi lệnh trong driver của chuột được lấy ra và thực thi. Và đó chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Vì CPU biết rằng chuột được nhấp khi con trỏ di lên trên hình của một nút bấm trên màn hình chính, và vì vậy, CPU hỏi bộ nhớ về chương trình của màn hình để tìm ra đó là nút bấm gì. Và khi CPU hỏi bộ nhớ về chương trình cho nút bấm, nghĩa là CPU cần chương trình màn hình một lần nữa để xem video có liên quan tới nút bấm, và cứ thế tiếp tục. Tóm lại là có rất nhiều chương trình liên quan thậm chí trước khi bạn thấy nút bấm trên màn hình sáng lên khi bạn nhấp chuột vào nó. Vì vậy, một nhiệm vụ đơn giản như nhấp chuột cần tới tất cả các bộ phận quan trọng trong cấu trúc máy tính: thiết bị ngoại vi, hệ thống vào ra căn bản, CPU, chương trình, và bộ nhớ, chứ không phải sinh vật giả tưởng nào. Bạn có bao giờ thả nổi trong một hồ bơi, thoải mái và ấm áp, thả hồn suy nghĩ "Chậc, sẽ thật là tuyệt nếu được trở thành một nhà du hành vũ trụ! Bạn có thể thả nổi trong không gian bên ngoài, nhìn xuống Trái đất và tất cả mọi thứ. Nó sẽ rất gọn gàng đây!" Chỉ có điều đó không phải là tất cả. Nếu bạn đang ngoài không gian, bạn sẽ quay quanh Trái đất, đó được gọi là sự rơi tự do. Bạn đang thực sự rơi về phía trái đất. Được rồi, suy nghĩ một chút về điều này. Đó là cảm giác bạn cảm nhận khi đi đến đỉnh dốc của tàu lượn siêu tốc, lao đi, như thể là, "Whoooooaaaahhhh!" Chỉ có điều là bạn sẽ làm điều này suốt bạn sẽ rơi vào quỹ đạo quay quanh Trái đất hai, ba, bốn hàng giờ, hàng ngày, cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đúng không? Thế nên, việc rơi vào quỹ đạo xảy ra như thế nào? Hãy lấy từ một trang sách của Isaac Newton. Ông ấy đã có ý tưởng như thế này, một chút thử nghiệm trong trí tưởng tượng. Bạn lấy một khẩu pháo, bạn đặt nó trên đỉnh một ngọn đồi. Nếu bạn bắn khẩu pháo đó, viên đạn sẽ bay đi được một khoảng. Nhưng nếu bạn bắn nó mạnh hơn, viên đạn sẽ đi đủ xa cho đến khi nó chạm đất qua khỏi đường cong bề mặt của Trái đất một chút. Vâng, bạn có thể tưởng tượng Nếu bạn bắn nó thực sự, thực sự, thực sự mạnh, viên đạn sẽ bay xung quanh trái đất và trở lại,rồi "bùm!" và nó va vào bạn từ sau lưng hay đại loại như thế. Hãy phóng to ra trở lại và đưa bạn vào một cái vệ tinh nhỏ bay trên cực Bắc của trái đất và xem xét cực Bắc phải là ở trên nhé. Bạn sẽ chuẩn bị rơi xuống và va chạm vào trái đất. Nhưng thực sự thì bạn đang di chuyển sang một bên với một vận tốc rất lớn. Vì vậy, khi bạn rơi xuống, bạn sẽ rơi hụt. Bạn sẽ hạ cánh trên một mặt khác của Trái đất, rơi xuống, và bây giờ Trái đất sẽ kéo bạn trở lại. Được rồi, và do đó, nó kéo bạn trở lại phía trong và bạn rơi xuống, và do đó bạn lại rơi hụt khỏi Trái đất một lần nữa, và bây giờ bạn đã ở mặt dưới của Trái đất. Và trái đất sẽ kéo bạn lên phía trên, nhưng vì bạn vẫn đang di chuyển sang một bên. thế nên, bạn sẽ rơi hụt một lần nữa. Bây giờ, bạn đang ở mặt phía bên kia của Trái đất, hướng lên trên và Trái đất kéo lại bạn sang một bên. Được rồi, thế nên bạn sẽ rơi sang một bên, nhưng bạn sẽ lại di chuyển lên trên và rơi hụt một lần nữa. Và bây giờ bạn trở lại trên cực Bắc trái đất một lần nữa, ngay trên cực Bắc, di chuyển sang một bên và rơi xuống, và, vâng, bạn đoán được nó rồi đó. Bạn sẽ tiếp tục rơi hụt vì bạn di chuyển quá nhanh. Bằng cách này, các phi hành gia rơi vào quỹ đạo quay quanh Trái đất. Họ luôn luôn rơi xuống về phía trái đất, nhưng lại luôn rơi hụt, và do đó, họ cứ rơi xuống suốt. Họ cảm thấy như đang rơi, Vì vậy, chỉ còn cách là cố gắng vượt qua cảm giác đó thôi. Vì thế, xét về mặt kỹ thuật, nếu bạn chạy đủ nhanh và vấp, bạn có thể rơi khỏi trái đất. Nhưng có một vấn đề lớn ở đây là. Trước tiên, bạn phải chạy với tốc độ 8 km trong một giây. Đó là 18.000 dặm một giờ, chỉ qua ngày 23 tháng Ba! Vấn đề thứ hai: Nếu bạn có thể chạy nhanh chừng đó, vâng, bạn sẽ rơi vào quỹ đạo quay quanh Trái đất và trở lại nơi bạn xuất phát, nhưng bởi vì có rất nhiều không khí, trong khi sẽ có ít người và vật hơn. Vì vậy, bạn sẽ bị bốc cháy do ma sát với khí quyển. Thế nên, tôi không khuyên bạn hãy thực hiện điều này. Huyền thoại và quan niệm sai lầm về sự tiến hóa. Hãy nói về sự tiến hóa. Bạn có thể đã nghe thấy một số người cho rằng điều đó gây ra rất nhiều tranh cãi, trong khi hầu hết các nhà khoa học lại không như thế. Nhưng ngay cả khi bạn không phải là một trong số họ và bạn nghĩ rằng mình có một hiểu biết khá tốt về tiến hóa, rất có thể, bạn vẫn tin vào một số điều về nó mà không phải là hoàn toàn đúng, những thứ như, "Tiến hóa là sinh vật thích nghi với môi trường." Đây là một lý thuyết có từ trước, bây giờ trở nên không hợp thời, thuyết tiến hóa. Gần 60 năm trước khi Darwin xuất bản cuốn sách của mình, Jean-Baptiste Lamarck đã đề xuất rằng sinh vật tiến hoá bằng cách phát triển một số đặc điểm trong kiếp sống của chúng và sau đó truyền lại cho con cái của mình. Ví dụ, ông nghĩ vì hươu cao cổ đã dành cả đời vươn người đến lá trên cành cao, con cái của chúng sẽ được sinh ra với những chiếc cổ dài. Nhưng chúng ta giờ đây biết rằng di truyền thừa kế không hoạt động như thế. Trên thực tế, các cá thể không hề tiến hoá. Thay vào đó, các đột biến gen ngẫu nhiên ở một số con hươu cao cổ khiến chúng được sinh ra với chiếc cổ dài, và điều đó mang lại cho chúng một cơ hội tốt hơn để sống sót so với những con không được may mắn như vậy, điều đó mang chúng ta đến khái niệm "sự sống sót của các cá thể phù hợp nhất". Điều này khiến nó nghe như tiến hóa luôn luôn ủng hộ kẻ lớn nhất, mạnh nhất, hoặc nhanh nhất, vốn không phải là như thế. Vì một điều, sự phù hợp trong tiến hóa chỉ là một vấn đề về chúng phù hợp đến thế nào trong môi trường hiện tại của mình. Nếu tất cả các cây cao đột ngột chết đi và chỉ còn lại cỏ ngắn, Tất cả những con hươu cổ dài sẽ gặp bất lợi. Thứ hai, sự sống còn không phải nằm ở việc tiến hóa xảy ra như thế nào, mà ở việc sinh sản xảy ra như thế nào. Và thế giới nếu đầy đủ sinh vật như như cá lồng đèn đực, vốn là quá nhỏ và kém phù hợp để sống sót sau khi sinh thế nên nó đã phải nhanh chóng tìm kiếm người bạn đời trước khi nó chết. Nhưng ít nhất chúng ta có thể nói nếu một sinh vật chết đi mà không sinh sản, đó là một tiến hóa vô dụng, đúng không? Sai! Hãy nhớ rằng, chọn lọc tự nhiên xảy ra không phải ở cấp độ cơ thể, mà ở cấp độ di truyền, và cùng một gen tồn tại trong một sinh vật cũng sẽ tồn tại trong họ hàng của nó. Vì vậy, một gen mà làm cho một con vật hy sinh bản thân một cách đầy vị tha để giúp cho sự sống sót và sinh sản trong tương lai của các anh chị em hoặc anh em họ của nó, có thể trở nên phổ biến hơn hơn việc một cá thể chỉ quan tâm đến bản thân. Bất cứ điều gì cho phép nhiều bản sao chép gen hơn được truyền lại cho thế hệ tiếp theo sẽ được xem là phục vụ đúng mục đích, Ngoại trừ mục đích tiến hóa. Một trong những điều khó khăn nhất để ghi nhớ về tiến hóa đó là khi chúng ta nói những thứ như, "Gen muốn thực hiện thêm các bản sao của mình" hoặc thậm chí, "chọn lọc tự nhiên" chúng ta đang thực sự sử dụng phép ẩn dụ. Một gen không muốn bất cứ điều gì, và không có cơ chế bên ngoài chọn gen đó là gen tốt nhất để bảo tồn. Tất cả những gì sẽ xảy ra là có đột biến gen ngẫu nhiên khiến cho sinh vật mang chúng cư xử hoặc phát triển khác đi. Một số trong những cách đó dẫn đến việc càng có thêm bản sao của đột biến gen được truyền lại, và cứ như thế. Cũng không có bất kỳ kế hoạch định trước nào phát triển hướng tới một hình thức lý tưởng. Không phải là lý tưởng cho mắt người khi có một điểm mù nơi các dây thần kinh thị giác thoát khỏi võng mạc, nhưng đó là cách nó phát triển, bắt đầu từ một tế bào nhận sáng đơn giản. Nhìn lại, nó sẽ có nhiều thuận lợi hơn nữa trong việc con người phát cuồng lên vì dưỡng chất và vitamin thay vì chỉ duy nhất calo. Nhưng trong hằng ngàn năm qua, tổ tiên của chúng ta đã tiến hoá, năng lượng đã trở nên khan hiếm, và không có gì để dự đoán rằng điều này sau đó sẽ thay đổi một cách quá nhanh chóng. Vì vậy, sự tiến hóa thực hiện một cách mù quáng, từng bước từng bước từng bước, tạo ra tất cả sự đa dạng mà chúng ta nhìn thấy trong thế giới tự nhiên. Dấu phẩy khá rắc rối, nhất là khi có liên quan Liên từ đẳng lập và Liên từ phụ thuộc. Nếu bạn ghi nhớ vài quy luật cơ bản, các định luật vật lí, và một vài thứ khác, bạn sẽ có thể sử dụng dấu phẩy đúng cách. Tôi muốn xem những thành phần của câu là những nhân vật. Cùng gặp những người đó nào, Bạn Liên từ đẳng lập thon gọn, Anh Liên từ phụ thuộc lực lưỡng, và Cô Dấu Phẩy khôn ngoan. Liên từ đẳng lập nhanh nhẹn, nho nhỏ. Bạn ấy nối các vế trong câu, các từ, và các cụm từ. Bạn có thể nhớ tên của các bạn Liên từ đẳng lập bằng từ FANBOYS. Các bạn ấy tên là For And, Nor, But, Or, Yet, So Vì các bạn ấy rất nhỏ con, nên thông thường, các bạn cần Dấu Phẩy giúp đỡ, nhưng không phải lúc này cũng vậy. Mấy anh Liên từ phụ thuộc, là vận động viên hạng nặng WWE trong câu. Các anh ấy nối những thứ không giống nhau lại, những vế độc lập và phụ thuộc. Liên từ phụ thuộc cho ta thấy những gì được ưu tiên trong câu. Mấy anh Liên từ phụ thuộc thường gặp là Although, Because, Before, However, Unless, và Eventhough. Vì Liên từ phụ thuộc rất mạnh mẽ, nên họ có thể tự nâng rất nhiều thứ. Nhưng, dĩ nhiên là đôi khi những kẻ mạnh nhất cũng cần người bạn thông minh giúp đỡ. Vì cô Dấu Phẩy rất tốt bụng, cô luôn đi quanh xóm làng, tìm những công việc tình nguyện để làm. Hôm nay, khi cô ấy rời khỏi nhà, cô ấy thấy Liên từ phụ thuộc đang nâng 2 câu hoàn chỉnh, mỗi tay nâng một câu: "Bartheleme rất thích tranh luận chính trị mặc dù là ông ấy thường thua cuộc" Dấu Phẩy hỏi xem Liên từ phụ thuộc có cần được giúp đỡ không Ta biết Liên từ phụ thuộc là nhà vô địch WWE Câu Văn hạng nặng, Họ có thể dễ dàng giữ hai câu văb hoàn thiện vì anh ấy nâng mỗi câu một tay. Nên, khi Dấu Phẩy đề nghị giúp đỡ, Liên từ phụ thuộc hoảng hồn khi nghe lời đề nghị. Không đâu, cảm ơn, có lẽ lần tới nhé! Nên, Cô Dấu Phẩy tiếp tục đi. Lúc sau, cô thấy anh Liên từ phụ thuộc khác đang cố nâng mấy câu văn ở trước mặt anh ta. "Mặc dù Bartheleme rất thích hát, anh ấy chưa bao giờ hát truớc ai cả." Dấu Phẩy hỏi anh có cần cô giúp không. Có thể anh không thừa nhận nhưng lần này Liên từ phụ thuộc thật sự cần giúp đỡ. Những câu hoàn thiện hơi nặng. Vật lí cơ bản nói rằng sẽ dễ hơn khi cân bằng mỗi bên lúc nâng vật nặng. Nên, các anh Liên từ phụ thuộc có thể giữ thăng bằng 2 bên khi nâng chúng lên được, nhưng hơi khó khi một bên lên. Thấy họ quá chật vật nên Dấu Phẩy chạy đến giúp đỡ, nhưng cô ấy sẽ làm thế nào? Khi Liên từ phụ thuộc bắt đầu câu văn, Dấu Phẩy sẽ xuất hiện ngay sau ý đầu tiên hay câu đầu tiên. Giúp họ xong, cô ấy tiếp tục đi và phát hiện bạn Từ Nối đang nâng hai câu hoàn thiện. "Bartheleme đã được nhận vào Đại học Chicago, và anh ấy đang đợi tin từ Đại Học Stanford. Dấu Phẩy hỏi Từ Nối có cần giúp không. Dĩ nhiên rồi! Nhanh lên nào! Dấu Phẩy hối hả đứng trước bạn Từ Nối. FANBOYS không như Liên từ phụ thuộc. Vì thế cho nên, Dấu Phẩy không cần phải đỡ đạn cho họ. FANBOYS là những người nhã nhặn. Họ nhường cho cô ấy đứng trước. Giúp đỡ người khác đã khó lắm rồi! Trên đường về, Dấu Phẩy thấy bạn Từ Nối đang nâng một câu hoàn thiện và một câu còn dang dở. "Bartheleme sẽ học ngành Sinh học phân tử hoặc Nghệ thuật trình diễn. Dấu phẩy đang kiệt sức hỏi anh Liên từ có cần cô nâng giúp không. Một dịp khá hiếm hoi khi Liên từ đẳng lập không cần cô giúp đỡ. Từ Nối khăng khăng chắc nịch rằng không cần giúp đâu, thế cũng tốt cho Dấu Phẩy bởi vì bây giờ cô ấy chỉ muốn về nhà và nghỉ ngơi để ngày mai tiếp tục đi cấu trúc câu một cách cẩn thận. Tôi mới chỉ nhìn khái quát nhưng đó là cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi cho bạn Hơn 10 năm qua ở UK, Việc trả lại những mảnh đất chôn cất được thực hiện tốt hơn ở thị trường bất động sản bởi một tỷ lệ từ 3 tới 1. Có nhiều nghĩa trang riêng được xây dựng lên với những mảnh đất nhỏ để bán cho nhà đầu tư, và chúng có giá khởi điểm khoảng 3,900 bảng. Và chúng được dự đoán để đạt được khoảng 40 % tăng trưởng. Thuận lợi lớn nhất đó là đây là một thị trường với nhu cầu phát triển không ngừng. Bây giở, đây là 1 lời đề nghị thực sự, và có nhiều công ty đang thực sự muốn sự đầu tư này, nhưng sở thích của tôi lại hơi khác. Tôi là một kiến trúc sư và là một nhà thiết kế đô thị, và một năm rưỡi qua, Tôi đã và đang nhìn vào những sự tiếp cận tới cái chết và sự hấp hối và nhìn xem họ đang uốn nắn những thành phố và tòa nhà của chúng ta cùng với họ ra sao. Vì thế vào mùa hè, tôi đã có cuộc triển lãm đầu tiền về cái chết và kiến trúc ở Venice, và nó được gọi là "Cái chết ở Venice". Và bởi vì chết là một chủ đề mà rất nhiều trong chúng ta cảm thấy không thoải mái để thảo luận về nó, cuộc triển lãm đã được thiết kế khá khôi hài, vì thế mọi người sẽ được kết nối với nó. Cho nên một trong những vật triển lãm của chúng tôi là một bản đồ về London cái mà chỉ ra bao nhiêu bất động sản trong thành phố được sử dụng cho cái chết. Như bạn vẫy tay của bạn qua tấm bản đồ, tên của những phần bất động sản-- tòa nhà hay nghĩa địa -- được tiết lộ. Và những phần trắng bạn có thể nhìn thấy, chúng là toàn bộ bệnh viện, nhà tế bần nhà xác và nghĩa địa trong thành phố. Thực tế, chủ yếu là nghĩa địa. Chúng ta muốn chỉ ra rằng, mặc dù cái chết và sự chôn cất là những thứ mà chúng ta có thể không phải nghĩ về, Chúng ở xung quanh chúng ta, và chúng là một phần quan trọng của thành phố Vì vậy một nửa triệu người chết ở Anh mỗi năm, và khoảng 1/4 trong số này muốn được chốt cất. Nhưng ở Anh, cũng giống như nhiều quốc gia ở tây âu, đang hết dần khoảng trống để chôn cất, đặc biệt là ở nhiều thành phố chính. Và tổ chức cầm quyền ở Anh GLA đã ý thức được điều này trong một thời gian, và nguyên nhân chính là sự gia tăng dân số, thực tế là các nghĩa địa hiện tại hầu hết đã đầy. Toàn bộ các phần mộ ở UK đã được cất nhắc để giữ lại mãi mãi, và điều này tạo ra áp lực cho những người muốn sử dụng chung mảnh đất để xây nhà hoặc cơ quan hoặc cửa hàng. Vì thế họ đã đưa ra một vài giải pháp mới. Chúng ta có thể tái sử dụng những phần mộ sau 50 năm. Hoặc chúng ta có thể chôn người sâu hơn 4 lần, vì thế 4 người có thể được chôn ở cùng 1 miếng đất, và chúng ta có thể tạo ra nhiều hiệu quả sử dụng của một mảnh đất theo cách này, và theo cách này, hy vọng London sẽ vẫn có khoảng trống để chôn cất trong tương lai gần. Nhưng theo truyền thống, các nghĩa địa không được chăm sóc bởi chính quyền địa phương. Thực tế, điều ngạc nhiên là người dân của UK không có bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào trong việc cung cấp các khoảng trống để chôn cất. Theo truyền thống, nó được hoạt động bởi các tổ chức tôn giáo và riêng rẽ, giống như nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo và Do Thái. Nhưng thỉnh thoảng nó cũng là các nhóm lợi nhuận người muốn có được việc làm. Và như bạn biết đấy, họ nhìn vào những mảnh đất nhỏ và có chi phí cao, và nó giống như tiêu tốn rất nhiều tiền. Vì thế, thực tế, nếu bạn muốn ra ngoài và bắt đầu với nghĩa địa của riêng bạn, bạn có thể. Có một vài chỗ ở phía nam Wales, họ có một ngôi nhà nông trại và nhiều cánh đồng ở bên cạnh, và họ đã muốn phát triển vùng đất. Họ có rất nhiều ý tưởng. Ý nghĩ đầu tiên là tạo ra một công viên lưu động, nhưng hội đồng không đồng ý. Và sau đó họ muốn tạo ra một nông trại cá và hội đồng lại không đồng ý. Sau đó họ tìm ra ý tưởng cho việc xây dựng một nghĩa địa và họ đã tính toán để làm điều này, họ có thể tăng giá trị mảnh đất của họ từ khoảng 95,000 bảng tới hơn 1 triệu bảng. Nhưng quay trở lại với ý tưởng kiếm lợi nhuận từ các nghĩa trang, Nó có vẻ lố bịch, đúng không? Giá trị cao của những mảnh đất chôn cất thật sự rất mê muội. Chúng có vẻ rất đắt đỏ, nhưng giá trị phản ánh thực tại rằng bạn cần duy trì những mảnh đất chôn cất-- giống như ai đó phải cắt cỏ cho 50 năm tới. Điều đó có nghĩa nó rất khó để kiếm tiền từ những nghĩa địa. Và đó là lý do tại sao chúng được hoạt động bởi hội đồng hoặc bởi một tổ chức phi chính phủ. Nhưng dù sao, hội đồng cho phép những người này có quyền và bây giờ họ đang thử xây dựng những nghĩa địa của họ. Vì vậy, để tôi giải thích cho bạn loại công việc này như thế nào: Nếu tôi muốn xây cái gì đó ở UK, ví dụ như một nghĩa trang, đầu tiên tôi phải xin cấp phép. Nếu tôi muốn xây một tòa nhà cho một khách hàng hoặc nếu tôi muốn mở rộng căn nhà của tôi hoặc, bạn biết đấy, nếu tôi muốn có một cửa hàng và tôi muốn chuyển nó thành một cơ quan, Tôi phải thực hiện các phác thảo, và tôi gửi chúng tới hội đồng để xin phép. Và họ sẽ xem xét mọi thứ sao cho nó phù hợp với xung quanh. Vì thế họ sẽ xem xét để xem nó trông như thế nào. Nhưng họ cũng nghĩ về những thứ mà nó cái gì mà nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường địa phương? Và họ sẽ nghĩ về những thứ giống như, nó có gây lên sự ôi nhiễm hoặc nó có gây nên vấn đề kẹt xe cái mà hoạt động cùng với những thứ mà tôi định xây? Nhưng cũng có những thứ tốt. Nó có thêm bất kỳ dịch vụ địa phương nào giống như cửa hàng ở những vùng lân cận mà những người dân địa phương muốn sử dụng không? Và họ sẽ cân nhắc những thuận lợi và bất lợi và họ sẽ đưa ra quyết định. Đó là quy trình hoạt động nếu tôi muốn xây dựng một nghĩa trang lớn. Nhưng điều gì xảy ra nếu tôi có một mảnh đất và tôi chỉ muốn chôn cất vài người, giống như 5 hoặc 6? Ồ, thực tế, tôi không cần sự cho phép của bất kỳ ai. Thực sự hầu như không có luật lệ ở UK về việc chôn cất, thật ra là có một chút, đó là không gây ô nhiễm nguồn nước, chẳng hạn như không gây ô nhiễm các dòng sông hay nguồn nước ở dưới lòng đất. Vì thế, nếu bạn muốn tạo ra một nghĩa trang nhỏ của riêng mình, bạn có thể. Nhưng ý tôi là ai làm việc này? đúng không? Ồ, nếu bạn bạn một gia đình quý tộc và bạn có nhiều bất động sản, thì bạn có cơ hội có một lăng tẩm, và bạn sẽ chôn cất gia đình bạn ở đó. Nhưng điều lạ ở đây là bạn không cần phải có chính xác kích cỡ mảnh đất trước khi bạn được cho phép để bắt đầu việc chôn cất mọi người ở trên đó. Và điều đó có nghĩa rằng, một cách nghiêm túc, điều này thực hiện ở khu vườn sau ngôi nhà của bạn ở các vùng ngoại ô (Cười) Vì thế điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn thử nó ở chính ngôi nhà của bạn? Ồ, có một vài hội đồng đã hướng dẫn trên website của họ làm sao có thể giúp bạn. Vì vậy, điều đầu tiên họ có nói với bạn là bạn cần có một chứng nhận của việc mai táng trước khi bạn có thể tiếp tục-- bạn không được phép giết người và chôn họ dưới sân nhà bạn. (Cười) Họ cũng nói với bạn rằng bạn cần giữ một bản ghi về nơi chôn cất các mồ mả. Nhưng nó là những yêu cầu cần thiết. Bây giờ, họ cảnh báo bạn rằng hàng xóm của bạn sẽ không thích điều này, nhưng, nói về phương diện pháp lý, hầu như không có bất kỳ điều gì họ có thể làm được. Và trong trường hợp bất kỳ ai trong số bạn vẫn có một ý tưởng trong đầu về giá trị của những mảnh đất chôn cất là bao nhiêu và bao nhiêu tiền để bạn có thể làm điều đó, họ cũng cảnh báo rằng điều này có thể làm cho giá trị căn nhà bạn giảm 20 %. Dù vậy, thực tế là gần như không ai sẽ muốn mua căn nhà của bạn sau tất cả những điều đó. Vì thế điều khiến tôi say mê về điều này là thực tế rằng nó là tổng hợp rất nhiều thái độ của chúng ta hướng tới sự chết. Ở Anh, và tôi nghĩ rằng những con số ở châu Âu cũng tương tự, chỉ 30 % mọi người đã từng nói với ai đó về mong muốn của họ liên quan tới cái chết, và thậm chí những người hơn 75 tuổi, chỉ 45 % những người đã từng nói về điều này. Và những lý do mọi người đưa ra... bạn biết đấy, họ nghĩ rằng cái chết của họ vẫn còn xa hoặc họ nghĩ rằng họ sẽ làm mọi người không thoải mái khi nói về điều này. Và bạn biết đấy, một phạm vi chắc chắn, có những người khác ở ngoài kia đang chăm sóc những thứ cho chúng ta. Chính phủ có toàn bộ luật lệ này và bộ máy quan liêu xung quanh những thứ ví dụ như việc chôn cất, và có những người giống như ban chỉ đạo tang lễ họ hiến dâng toàn bộ cuộc đời làm việc cho vấn đề này. Nhưng khi điều đó đến với thành phố của chúng ta và nghĩ xem làm sao để những người chết phù hợp với thành phố của chúng ta, có rất ít luật lệ, thiết kế và suy nghĩ hơn là chúng ta tưởng tượng. Vì thế chúng ta đang không nghĩ về điều này, nhưng tất cả mọi người chúng ta tưởng họ đang nghĩ về nó -- họ cũng không quan tâm tới điều này. Cảm ơn. (Sự tán thành) Hãy thử đo một vòng tròn. Đường kính và bán kính thì rất dễ đo rồi, đó chỉ là những đường thẳng bạn có thể đo với thước kẻ. Nhưng để đo một vòng tròn bạn sẽ phải cần băng đo hay một đoạn dây, trừ khi là có một cách tốt hơn. Rõ ràng là, chu vi đường tròn sẽ tăng thêm hay giảm đi tỉ lệ với đường kính của nó. Nhưng mối quan hệ này còn xa hơn thế. Thực tế, tỉ lệ của 2 giá trị, chu vi chia cho đường kính luôn luôn là 1 số giống nhau, cho dù đường tròn có lớn hay nhỏ đến đâu. Các nhà lịch sử không rõ con số này được phát hiện đầu tiên khi nào và như thế nào nhưng nó đã được biết đến theo một hình thức nào đó từ khoảng 4000 năm trước. Ước tính của nó xuất hiện trong công trình của các nhà toán học cổ đại người Hy Lạp, Babylon, Trung Quốc, và Ấn Độ. Và người ta tin là nó còn được dùng để xây các kim tự tháp Ai Cập. Các nhà toán học ước tính nó bằng cách nội tiếp đường tròn trong đa giác. Và cho đến năm 1400, nó đã được tính đến 10 chữ số thập phân. Vậy, khi nào người ta đã tìm ra giá trị chính xác của nó chứ không phải là chỉ ước tính nữa? Thực ra là, không bao giờ! Bạn thấy đấy, ai cũng biết tỉ lệ của chu vi vòng tròn và đường kính của nó là một số vô tỉ, một dạng số không thể nào biểu diễn được dưới dạng tỉ lệ của 2 số nguyên. Bạn có thể tiến đến gần nó, nhưng cho dù phân số đó có chính xác thế nào đi nữa bạn cũng không bao giờ chạm được nó. Vì vậy, để viết được nó dưới dạng thập phân, bạn sẽ phải viết một dãy chữ số bắt đầu bằng 3.14159 và tiếp diễn mãi mãi! Chính vì thế, thay vì lần nào cũng phải cố gắng viết ra một số lượng vô tận các chữ số, chúng ta biểu diễn nó bằng chữ pi của Hy Lạp. Ngày nay, chúng ta thử tốc độ của máy tính bằng cách cho chúng tính số pi, và máy tính lượng tử đã có thể tính số pi đến hai ngàn triệu triệu chữ số. Người ta còn thi với nhau để xem họ nhớ được bao nhiêu chữ số và có những kỷ lục có người nhớ đến hơn 67,000 chữ số. Nhưng trong ứng dụng khoa học, hầu hết bạn chỉ cần khoảng 40 chữ số đầu. Và những ứng dụng khoa học này là gì? Ồ, đơn giản là bất kì tính toán nào liên quan đến đường tròn từ thể tích của một lon sô đa đến quỹ đạo của vệ tinh. Và không phải là chỉ trong đường tròn. Vì nó còn được dùng để nghiên cứu đường cong. Pi giúp chúng ta hiểu được các hệ thống tuần hoàn hay dao động như đồng hồ, sóng điện từ, và cả âm nhạc. Trong thống kê, pi được sử dụng trong phương trình tính diện tích bên dưới đường cong phân phối chuẩn, thứ rất tiện lợi để tìm ra phân bố của điểm thi chuẩn, mô hình tài chính, hay biên số lỗi trong kết quả khoa học. Dường như thế là chưa đủ, pi còn được dùng trong thí nghiệm vật lý phân tử như những thí nghiệm dùng máy gia tốc hạt lớn không phải chỉ bởi vì máy hình tròn, mà tinh vi hơn, là do quỹ đạo các phân tử chuyển động. Các nhà khoa học còn dùng pi để chứng minh khái niệm trừu tượng rằng ánh sáng hoạt động vừa như một phân tử, vừa như một sóng điện từ. và, có lẽ ấn tượng nhất, là dùng pi để đo mật độ của toàn bộ vũ trụ. mà, tiện đây xin nói, vật chất trong vũ trụ không là gì so với so với tổng số chữ số vô tận của pi. Bức họa "Người Vitruvius," phác thảo của Leonardo, đã trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho thời Phục Hưng. Nhưng tại sao? Chỉ là bản phác thảo đơn giản thôi mà? Không đúng! Hãy trả lời câu hỏi này từ khía cạnh toán học. Ta đều biết cách tính diện tích hình tròn. Lấy số pi nhân với bình phương bán kính. Ta cũng biết tìm diện tích hình vuông: Bằng cách nhân hai cạnh với nhau. Nhưng làm sao để lấy diện tích hình tròn và tạo ra hình vuông có diện tích tương ứng? Đây là bài toán "Biến tròn thành vuông" được đặt ra lần đầu tiên từ thời cổ đại. Và như nhiều ý tưởng cổ đại khác nó đã được hồi sinh trong thời Phục Hưng. Hóa ra, vấn đề này không có đáp án vì bản chất của số pi, nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Bức vẽ này, ảnh hưởng bởi ghi chép của kiến trúc sư người La Mã, Vitruvius, đặt một người đàn ông ở trung tâm của một hình tròn và một hình vuông. Vitruvius cho rằng rốn là trung tâm cơ thể người và nếu ta dùng một cái com-pa và đặt đầu kim ở phần rốn, thì sẽ vẽ được một vòng tròn hoàn hảo quanh thân người. Ngoài ra, Vitruvius còn nhận ra rằng sải tay và chiều cao của một người có độ lớn gần bằng nhau, cho nên một người cũng có thể nằm vừa vặn trong một hình vuông. Leonardo đã dùng ý tưởng đó để giải quyết một cách ẩn dụ việc "Biến tròn thành vuông", sử dụng con người như đơn vị đo cho cả hai hình. Tuy nhiên, Leonardo không chỉ nghĩ về Vitruvius. Có 1 hệ tư tưởng mới tại Ý lúc bấy giờ gọi là Chủ nghĩa Tân Platon. Phong trào dùng khái niệm cũ mà Platon và Aristotle đã phát triển từ thế kỷ IV, gọi là Sợi xích của Sự tồn tại. Với niềm tin rằng vũ trụ có cấp bậc giống như một sợi xích, sợi xích đó bắt đầu ở vị trí cao nhất là Chúa, sau đó đi xuống là các thiên thần, các hành tinh, các vì sao, và mọi sinh vật sống cuối cùng kết thúc với bọn quỷ dữ. Ban đầu, phong trào này cho rằng vị trí của con người trong sợi xích nằm chính xác ở trung tâm. Vì thân xác con người sẽ chết đi nhưng linh hồn thì bất tử, nên loài người chia vũ trụ làm đôi. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Leonardo vẽ "Người Vitruvius", Pico della Mirandola, người theo Tân Platon, lại có ý tưởng khác. Ông tách loài người khỏi sợi xích tuyên bố con người có khả năng đặc biệt để lựa chọn bất kỳ vị trí nào họ muốn. Pico khẳng định Chúa muốn có 1 giống loài có thể hiểu được vẻ đẹp và sự phức tạp của vũ trụ mà Ngài tạo ra. Đó là nguyên nhân loài người ra đời, và Ngài đặt họ ở trung tâm vũ trụ, với khả năng trở thành bất kỳ ai họ muốn. Theo Pico, dọc theo sợi xích, loài người có thể đi xuống và cư xử như một con thú, hoặc đi lên và cư xử như một vị thần, tùy chúng ta lựa chọn. Khi xem xét bức phác họa, dù có thay đổi vị trí của người đàn ông, anh ta vẫn nằm trong diện tích cùa một hình tròn và một hình vuông. Nếu mô tả vũ trụ bằng hình học, có lẽ, bản phác họa muốn nói chúng ta có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Con người có thể tồn tại mọi nơi cả mặt hình học lẫn mặt triết lý. Chỉ một bản phác họa, Leonardo đã kết hợp toán học, tôn giáo, triết học, kiến trúc, và nghệ thuật đương thời. Chính vì vậy nó trở thành biểu tượng của cả một thời đại. Hãy dành một chút thời gian để đọc những dòng sau đây. Thế nào nào? Bực bội? Chậm chạp? Những câu đó là về cái gì nhỉ? Đó thực sự là một mô phỏng về trải nghiệm của chứng khó đọc, được thiết kế để khiến bạn phải giải mã mỗi từ. Những người bị chứng khó đọc trải nghiệm tốc độ chậm chạp đó ở mỗi lần đọc. Khi người ta nghĩ về chứng khó đọc, họ nghĩ về việc nhìn thấy các chữ cái và các từ được viết ngược, giống như nhìn thấy "b" là "d" và ngược lại, hoặc họ có thể nghĩ rằng những người bị chứng khó đọc xem "saw" như "was". Sự thật là những người bị chứng khó đọc nhìn mọi thứ theo cùng một cách như mọi người. Chứng khó đọc được gây ra bởi một vấn đề về ngữ âm xử lý, có nghĩa là người bị ảnh hưởng bởi nó gặp khó khăn không phải với việc nhìn thấy ngôn ngữ nhưng với việc sử dụng nó. Ví dụ, nếu bạn nghe từ "cat" và sau đó một ai đó yêu cầu bạn, "loại bỏ 'c'" Ta sẽ có từ nào? At. Điều này có thể là khó khăn cho những người bị chứng khó đọc. Đưa ra một từ cô lập, như "fantastic", học sinh với chứng khó đọc cần phải tách nhỏ từ thành từng phần để đọc: fan, tas, tic. Dành thời gian giải mã làm cho nó trở nên khó khăn để họ có thể theo kịp với đồng nghiệp và đạt được đầy đủ sự thông hiểu. Chính tả ký âm từ, như s-t-i-k cho từ "stick" và f-r-e-n-s cho "friends" cũng khá là phổ biến. Những khó khăn này thì phổ biến rộng rãi và đa dạng hơn những gì mà người ta thường nghĩ. Cứ mỗi năm người lại có một người mắc chứng khó đọc Nó xảy ra liên tục. Một người có thể bị chứng khó đọc nhẹ trong khi những người khác có thể bị nặng hơn. Chứng khó đọc cũng phổ biến trong phạm vi gia đình. Khá là phổ biến khi mà một thành viên gia đình gặp rắc rối với đánh vần trong khi một thành viên khác gặp khó khăn lớn trong việc giải mã từ có một âm tiết như "catch". Sự liên tục và phân phối của chứng khó đọc gợi ý một nguyên tắc rộng hơn để nhớ khi xem xét việc làm thế nào bộ não của những người bị chứng khó đọc xử lý ngôn ngữ. Sự đa dạng về thần kinh là ý tưởng cho rằng bởi vì tất cả các bộ não của chúng ta cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc và chức năng, chúng ta không nên nhanh chóng "dán nhãn" mỗi độ một lệch từ "chuẩn" như là một rối loạn bệnh lý hoặc bỏ qua những người sống với các biến thể này như là "lỗi." Những người có các biến thể sinh học thần kinh như chứng khó đọc, bao gồm các cá nhân sáng tạo và sáng chế như Picasso, Muhammad Ali, Whoopi Goldberg, Steven Spielberg, và Cher, rõ ràng rằng họ có khả năng để trở nên xuất sắc và thành công trong cuộc sống. Vì vậy, đây là cách đặc biệt mà bộ não của những người bị chứng khó đọc. Não được chia thành hai bán cầu. Bán cầu trái nói chung là phụ trách ngôn ngữ và, cuối cùng, đọc, trong khi não phải thường xử lý hoạt động trong không gian. fMRI nghiên cứu cho thấy mà bộ não của những người bị chứng khó đọc dựa nhiều vào các bán cầu bên phải và thùy trán hơn não bộ của những người không bị nó. Điều này có nghĩa là, khi họ đọc một từ, phải mất một chuyến đi dài hơn thông qua bộ não của họ và có thể bị chậm trễ tại thùy trán. Vì trục trặc sinh học thần kinh này, họ đọc với nhiều khó khăn. Nhưng những người bị chứng khó đọc có thể thay đổi bộ não của mình và cải thiện việc đọc của họ với một sự can thiệp chuyên sâu, đa cảm giác mà phá vỡ ngôn ngữ và dạy cho người đọc cách giải mã Dựa trên các loại âm tiết và quy tắc chính tả. Bộ não của những người bị chứng khó đọc bắt đầu sử dụng bán cầu não trái hiệu quả hơn trong khi đọc, và việc đọc của họ được cải thiện. Sự can thiệp này mang lại hiệu quả bởi vì nó định vị chứng khó đọc một cách đúng đắn như là một biến thể chức năng trong bộ não, mà, một cách tự nhiên, cho thấy tất cả các loại biến thể từ một người này sang một người khác. Sự đa dạng về thần kinh nhấn mạnh sự đa dạng các chức năng của não ở tất cả mọi người và cho thấy rằng để hiểu rõ hơn về các quan điểm của những người xung quanh mình, chúng ta nên cố gắng không chỉ để nhìn thế giới qua đôi mắt của họ mà còn để hiểu nó thông qua bộ não của họ. Khi xem một bộ phim hoặc một vở kịch chúng ta biết rằng các diễn viên chắc hẳn đã học thuộc lời thoại trong kịch bản - - cái cho họ biết khi nào nên nói câu gì. Một bản nhạc cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc đó. Cơ bản là, một bản nhạc cho nhạc công biết khi nào phải chơi nốt gì. Nói hoa mỹ một chút, là có sự khác biệt lớn giữa Beethoven và Justin Bieber, nhưng cả hai nghệ sĩ đều sử dụng cùng một chất liệu để tạo ra âm nhạc của riêng họ: đó là nốt nhạc. Và dù cho sản phẩm cuối cùng nghe có vẻ phức tạp, những nguyên tắc ẩn sau những nốt nhạc thực ra lại khá rõ ràng. Chúng ta hãy cùng xem qua những nguyên tố cấu thành hệ thống nốt nhạc và cách chúng tương tác với nhau để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật nhé. Âm nhạc được viết trên 5 dòng kẻ ngang song song với nhau. 5 dòng kẻ này được gọi là một khuông nhạc, một khuông nhạc hoạt động trên 2 trục: trên-dưới và trái-phải. Trục trên-dưới cho nhạc công biết cao độ của một nốt - tức là nốt gì, và trục trái-phải cho nhạc công biết nhịp điệu của nốt đó nghĩa là thời điểm chơi nốt đó. Cùng bắt đầu với cao độ nhé Chúng ta sẽ sử dụng một cây đàn piano nhưng hệ thống này có thể làm việc với bất cứ nhạc cụ nào mà bạn nghĩ ra. Trong truyền thống âm nhạc phương Tây, cao độ được đặt tên theo 7 kí tự trong bảng chữ cái, A, B, C (La - Si - Do) D, E, F và G. (Re - Mi - Fa và Sol) Sau đó, 7 kí tự này lặp lại xoay vòng: A, B, C, D, E, F, G, A, B, C, D, E, F, G, và vân vân. Nhưng làm cách nào mà những cao độ này được đặt tên? Ví dụ, nếu bạn chơi một nốt Fa trên đàn piano sau đó lại chơi một nốt Fa khác cao hơn hoặc thấp hơn nốt đó, bạn sẽ thấy rằng hai nốt này tương tự nhau so với nốt Si. Quay trở lại với khuông nhạc, mỗi dòng kẻ và mỗi khoảng cách giữa hai dòng kẻ (khe nhạc) minh họa từng cao độ riêng biệt. Nếu chúng ta viết một nốt nhạc lên một trong những dòng kẻ này, nghĩa là chúng ta sẽ bảo nhạc công chơi ở cao độ nào đó. Một nốt được đặt ở vị trí càng cao trên khuông nhạc, thì cao độ của nó sẽ càng lớn. Nhưng rõ ràng là có rất nhiều cao độ nhiều hơn 9 cao độ mà những dòng kẻ và khoảng cách này có thể minh họa. Ví dụ, một cây piano lớn, có thể chơi được 88 nốt khác nhau. Vậy làm sao chúng ta có thể thể hiện 88 nốt trên một khuông nhạc duy nhất? Chúng ta sẽ dùng khóa nhạc - một kí hiệu có vẻ kì quái, được đặt ở đầu khuông nhạc, có chức năng như một điểm chuẩn, cho bạn biết rằng một dòng kẻ hoặc khe nhạc nào đó tương ứng với một nốt cụ thể trên nhạc cụ của bạn. Nếu muốn chơi những nốt nhạc không nằm trên khuông nhạc, chúng ta sẽ ăn gian bằng cách vẽ thêm những dòng kẻ gọi là dòng kẻ phụ và viết nốt nhạc lên đó. Nếu phải vẽ quá nhiều dòng kẻ phụ và chúng trở nên rối rắm, thì chúng ta phải đổi sang một loại khóa nhạc khác. Về việc cho một nhạc công biết thời điểm thích hợp để chơi một nốt, có hai yếu tố chính quyết định điều này: đó là nhịp và phách. Phách trong một bản nhạc, thì khá nhàm chán. Âm thanh của phách là thế này... (tiếng tích tắc) Để ý rằng, âm thanh này không đổi, nó chỉ đều đều vang lên. Nó có thể chậm hoặc nhanh hoặc bất cứ kiểu nào bạn thích. Mấu chốt là, giống như kim giây trên đồng hồ chia một phút thành 60 giây, mỗi giây có thời lượng giống nhau, phách chia một bản nhạc thành nhiều phần nhỏ có thời lượng bằng nhau: Phách Với một nền phách vững chắc chúng ta có thể thêm nhịp điệu vào cao độ, và đó là khi âm nhạc hình thành. Đây là một nốt đen. Nó là đơn vị cơ bản nhất của nhịp, và có giá trị một phách. Đây là một nốt trắng, có giá trị hai phách. Nốt tròn này có giá trị bốn phách, và nốt nhỏ này là nốt đơn có giá trị nửa phách. "Hay lắm," - bạn nói - "Vậy thì sao?" Có lẽ bạn đã để ý thấy trên khuông nhạc, có những đường kẻ nhỏ chia khuông nhạc thành nhiều phần. Chúng được gọi là vạch nhịp và chúng ta gọi mỗi phần đó là 1 ô nhịp. Ở đầu bản nhạc, giống như khóa nhạc, có một thứ gọi là số chỉ nhịp, cho nhạc công biết có bao nhiêu phách trong một ô nhịp. Số này cho biết có 2 phách trong mỗi ô nhịp, và số này cho biết có 3 phách, con số này cho biết có 4 phách, vân vân. Con số nằm dưới cho chúng ta biết hình nốt nào sẽ được sử dụng làm đơn vị cơ bản cho mỗi phách. Số 1 tương ứng với nốt tròn, số 2 tương ứng với nốt trắng, Số 4 tương ứng với nốt đen, và số 8 tương ứng với nốt đơn, vân vân. Vậy số chỉ nhịp này cho chúng ta biết có 4 nốt đen trong mỗi ô nhịp, 1, 2, 3, 4: 1, 2, 3, 4 vân vân... Nhưng như tôi đã nói ở trên, nếu chúng ta chỉ bám vào phách thì bản nhạc sẽ trở nên rất nhàm chán vậy nên chúng ta sẽ thay một số nốt đen bằng những nốt khác Có thể thấy rằng, cho dù số nốt nhạc trong mỗi ô nhịp có sự thay đổi, tổng số phách trong mỗi ô nhịp không thay đổi. Vậy, tác phẩm âm nhạc của chúng ta nghe sẽ như thế nào? (Nhạc) Nghe cũng được đấy chứ, phải không nào? Nhưng có vẻ hơi đơn điệu nhỉ? Vậy hãy thêm vào một nhạc cụ khác với cao độ và nhịp điệu riêng biệt Và bây giờ, nghe giống như âm nhạc rồi đấy. Chắc chắn là, phải tốn thời gian luyện tập mới có thể đọc bản nhạc nhanh chóng và chơi những gì chúng ta đọc được trên nhạc cụ của mình, tuy nhiên, với một chút thời gian và công sức, bạn có thể trở thành Beethoven hoặc Justin Bieber tiếp theo. Có nhiều lúc ngôn ngữ kỳ diệu của chúng ta Tiếng Anh, không có nghĩa gì hết. Ví dụ như, hầu hết những lúc chúng ta nói về nhiều thứ Ta thêm chữ "S" vào cuối từ đó. Một con mèo, hai con mèo Nhưng có nhiều từ thực sự tạo nên sự khác biệt Một người đàn ông, bạn dùng "a man" nếu anh ta có bạn, đó sẽ là "men" Phụ nữ cũng vậy Mặc dù nếu chỉ có một trong số họ Đó sẽ là một phụ nữ Hoặc nếu như có nhiều hơn một con ngỗng Chúng ta gọi là "geese" (những con ngỗng) Nhưng tại sao nhiều con chuột lại không gọi "messe"? Hoặc nếu bạn có 2 chân tại sao không đọc hai "beek"? Mà lại gọi là "Books" Sự thật là nếu bạn nói tiếng Anh khoảng 1 ngàn năm trước "Beek" là cách chính xác mà bạn phải nói cho nhiều hơn một cuốn sách. Nếu như Tiếng Anh hiện đại là xa lạ, Tiếng Anh cổ cần phải thay đổi. Tin hay không thì tùy Tiếng Anh đã từng là ngôn ngữ khó để học hơn bây giờ. 2500 năm về trước Nước Anh và Nước Đức có cùng một ngôn ngữ Chúng dần tách ra và càng ngày càng khác nhau Điều đó có nghĩa là Tiếng Anh thời đầu cũng giống như Tiếng Đức mọi vật đều có giới tính Cái nĩa, gafol, là giống cái Cái muỗng, lafael, là giống đực và cái bàn họ đang ngồi ,"bord" được gọi là "neuter" Tìm hiểu đi! Để có thể sử dụng những từ này có nghĩa là không chỉ biết đến nghĩa của nó mà còn phải biết giống của nó nữa Và ngày nay chỉ có cỡ một tá từ số nhiều nó cũng không có nghĩa gì cả như "men" (những người đàng ông) và geese (những con ngỗng) Trong Tiếng Anh cổ nó hoàn toàn bình thường cho hàng tá từ số nhiều như thế Bạn nghĩ rằng nó lạ khi nhiều hơn 1 con ngỗng là "geese"? Hãy tưởng tượng nếu có hơn 1 con dê sẽ là một đàn dê Hay nếu có hơn 1 cây sồi sẽ là 1 rừng sồi. Để nói về bất cứ thứ gì đã kể trên Bạn phải biết được chính xác từ số nhiều của nó thay vì chỉ thêm "S" vào cuối từ Và không phải lúc nào cũng thêm "S". Trong Tiếng Anh cổ họ có thể thêm những âm khác ở cuối từ Như nhiều hơn một đứa trẻ là "Children" (Những đúa trẻ) Nhiều hơn một con cừu là "Lambru" (Những con cừu) Bạn chiên những quả trứng ("Eggru") Và mọi người không nói "breads" Mà nói là "Breadru" Thỉnh thoảng nó như từ "sheep" (cừu) của ngày hôm nay Khi phải tạo một từ số nhiều bạn không cần làm gì cả Một con cừu One sheep Hai con cừu Two sheep Trong Tiếng Anh cổ, 1 ngôi nhà one house Hai ngôi nhà two house Và như hôm nay, chúng ta có "oxen" thay cho "oxes" Tiếng Anh cổ mọi người dùng "toungen" thay cho "tongues" Dùng "namen" thay cho "names" Và nếu mọi thứ ở nguyên vị trí của nó bây giờ ta sẽ có "eyen" thay vì "eyes" Vậy tại sao mọi thứ không như vị trí vốn có của nó? Chỉ 1 từ thôi, Vikings. Vào thế kỉ thứ 8, những thợ săn Scandinavian bắt đầu xâm lược hầu hết nước Anh. Họ không nói tiếng Anh họ nói tiếng Na - uy Thêm vào đó, họ đã trưởng thành và người trưởng thành khó học ngôn ngữ mới hơn trẻ em Sau tuổi 15 học ngôn ngữ mới dường như là chuyện không tưởng không có ngữ điệu và không làm rối mọi thứ như chúng ta đều biết trong các lớp ngôn ngữ Người Vikings cũng không ngoại lệ nên họ có cách làm cho tiếng Anh trở nên mượt mà hơn. Đó chính là những từ số nhiều Hãy tưởng tượng bạn dùng một ngôn ngữ khó với "eggru" và "gat" ở 1 bên bên còn lại tất cả bạn cần làm là thêm "S" và có được tất cả những thứ bạn cần. Có phải sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng "s" cho tất cả mọi thứ? Người Vikings nghĩ vậy. Có rất nhiều người Vikings và họ lấy phụ nữ Anh nếu bạn lớn lên ở Anh bạn sẽ được nghe Tiếng Anh kiểu này. Và sau đó không ai nhớ tới nữa. Không ai nhớ có lần bạn nói "doora" thay vì "doors" (những cái cửa) và handa thay vì hands (những cái tay) Số nhiều bắt đầu có nghĩa hơn từ giờ trừ 1 vài trường hợp như "children" (những đứa trẻ) và teeth (những cái răng) nó được dùng nhiều tới mức khó có thể thay đổi được vì đã trở thành thói quen Vấn đề ở đây là Tiếng Anh có nhiều nghĩa hơn ta tưởng Nhờ vào cha ông ở Copenhagen và Oslo mà giờ đây chúng ta không hỏi pea-night thay vì "peanuts" (những hạt đậu) Nó sẽ rất là vui dù chỉ trong vài tuần ta có thể dùng kiểu đó không? Pat Mitchell: Tôi rất hay ngẫm nghĩ về tình bạn nữ giới, và nhân thể, hai người phụ nữ tôi có vinh dự phỏng vấn đây cũng là bạn bè lâu năm của tôi. Jane Fonda : Vâng đúng vậy. PM: Một trong những điều tôi đã đọc về tình bạn nữ giới là câu trích dẫn của Cervantes. "Bạn có thể nhận ra rất nhiều về một người" với "một người" ở đây là phụ nữ, "qua những mối quan hệ của cô ấy." Vậy chúng ta hãy bắt đầu với... (Tiếng cười) JF: Chúng ta sắp bị hỏi khó rồi. Lily Tomlin: Cho tôi một cốc nước. Tôi khát khô cả họng. (Tiếng cười) JF: Cậu đang phí thời gian của chúng ta đó. Chúng ta có rất ít thời gian. LT: Ngồi cạnh cô ta cũng thấy kiệt quệ rồi. (tiếng cười) JF: Tớ có thể làm cậu kiệt quệ hơn cơ. Mà thôi... xin lỗi nhé. PM: Xin hỏi, cô tìm kiếm điều gì ở một người bạn? LT: Tôi tìm kiếm người tính tình vui vẻ, mà táo bạo, thẳng thắn, có khả năng phản biện, sở hữu một đam mê dù bé nhỏ, người lịch sự, yêu sự công bằng và là người nghĩ tôi có giá trị. (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) JF: Thế này nhé, sáng nay tôi có nghĩ, Không có mấy cô bạn thân tôi thật không biết xoay sở thế nào Ý tôi là, "Vì có những người bạn mà tôi tồn tại." LT: (Cười) JF: Thật đấy mà. Tôi tồn tại được chính vì tôi có những cô bạn. Họ thật... Cậu là một trong số họ. Còn cậu tôi không ý kiến... Mà thôi, (tiếng cười) Cậu biết đó, họ giúp tôi mạnh mẽ, thông minh hơn, khiến tôi dũng cảm hơn. Họ vỗ nhẹ vào vai tôi khi tôi cần nhắc nhở hướng đi trong đời. Và hầu hết họ trẻ hơn tôi nhiều, Cậu biết không, ý tôi là thật là tốt... LT: Cám ơn. (Tiếng cười) JF: Thật mà, tôi tính cả cậu vào rồi, bởi vì thế này này. Thật tốt khi có ai đó đồng trang lứa để giao du học hỏi khi chúng ta bắt đầu già đi. LT: Tớ đang già đi đây thôi... JF: Tớ sẽ về chầu ông bà trước. LT: Không, tôi vui vì có cậu cùng hưởng tuổi già. (Tiếng cười) JF: Tớ phải đi trước dẫn đường. (Tiếng cười) LT: Ồ, cậu đã làm được rồi. PM: Vâng, khi ta dần già đời hơn, đi qua những con đường đời khác nhau, hai bạn đã làm gì để giữ tình bạn thân thiết và sống mãi? LT: Vâng, chúng tôi phải hy sinh... JF: Cô ấy chẳng mấy khi mời tôi đến nhà. LT: Tôi đang phải dùng mạng xã hội nhiều... Cậu có im đi cho tôi nhờ... (Tiếng cười) LT: Và tôi lướt tìm trong emails, tin nhắn những người bạn quen, để tôi có thể trả lời họ nhanh nhất có thể, bởi vì tôi biết họ cần lời khuyên của tôi. (Tiếng cười) Họ cần sự hỗ trợ của tôi, bởi vì hầu hết bạn tôi là nhà văn, hoạt động nhân quyền, hay diễn viên, và cậu là cả ba... kèm một chuỗi dài cụm từ mô tả chức danh, và tôi muốn giúp cậu nhanh nhất có thể, Tôi muốn cậu biết rằng tôi luôn ở bên cậu. JF: Cậu giúp bằng cách nhắn emoji hả? LT: Ồ... JF: Không ư? LT: Ngượng quá. JF: Tôi suýt nữa thì cảm động. LT: Không, tôi nhắn bằng chữ... những lời vui vẻ và chúc mừng, và nỗi buồn. JF: Bây giờ cậu nói luôn đi, khỏi nhắn... LT: Tôi đã nhắn cho cậu cả rồi. (Tiếng cười) JF: Đúng là người ngây thơ. Câu biết không, khi đã có tuổi, Tôi đã hiểu thêm về sự quan trọng của tình bạn, và vì thế, tôi thật sự nỗ lực để liên lạc bạn bè, hẹn gặp nhau, không để quên lãng nhau quá lâu. Tôi đã đọc nhiều sách vở vì thế, như Lily biết rất rõ, sách nào tôi thích tôi hay gửi cho bạn bè đọc. LT: Khi chúng tôi biết sẽ được đến đây, cậu đã gửi tôi khá nhiều sách về tình bạn nữ giới và nam giới, và tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy nhiều sách đến thế, nhiều nghiên cứu gần đây đến thế... JF: Và cậu biết ơn tớ chứ? LT: Tôi đã rất biết ơn (Tiếng cười) PM: Và... LT: Khoan đã, đó là ví dụ quan trọng về việc phụ nữ bị coi thường, thiệt thòi như thế nào. Có rất ít nghiên cứu thực hiện trên chúng tôi mặc dù chúng tôi nhiều lần tình nguyện. JF: Đúng thế thật. (Tiếng cười) LT: Chuyện này thật sự thú vị và các bạn cũng sẽ thấy hay cho xem. Nguyên cứu của trường Y Dược Harvard cho thấy rằng những người phụ nữ người mà có tình bạn nữ giới thân thiết ít hình thành khiếm khuyết..., khuyến khuyết cơ thể khi về già, và họ thường sống cuộc sống thú vị, nhiệt huyết hơn JF: Và sống lâu hơn... LT: Cuộc sống vui tươi hơn. JF: Phụ nữ sống thọ hơn nam giới 5 năm. LT: Tôi nghĩ tôi sẵn sàng đổi 5 năm đó lấy niềm vui. (Tiếng cười) LT: Nhưng phần quan trọng nhất là... kết quả rất thú vị và chắc chắn, những nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc không có bạn thân nữ là bất lợi cho sức khỏe của bạn, ngang với việc hút thuốc và thừa cân. JF: Và còn vài thứ nữa... LT: Tôi đã nói xong, cậu chen vào đi... (Tiếng cười) JF: Được rồi, hãy nghe phần của tôi, bởi có một điều bổ sung. Do là... trong nhiều năm, nhiều thập kỷ... họ chỉ nghiên cứu đàn ông trong vấn đề stress, chỉ mới gần đây mới có nghiên cứu về vấn đề căng thẳng ở phụ nữ, và nghiên cứu chỉ ra rằng khi căng thẳng..., phụ nữ ấy, cơ thể của chúng ta tràn ngập oxytocin, chất cho ta một cảm giác tốt, êm dịu, hóc-môn tiết giảm căng thẳng. tăng lên khi chúng ta ở bên những người bạn nữ của chúng ta. Và tôi nghĩ rằng đó là một lý do tại sao chúng ta sống lâu hơn. Và tôi thấy tiếc cho nam giới bởi vì họ không được thế. Testosterone ở nam giới làm giảm tác dụng của oxytocin. LT: Ồ, khi cậu và tôi và Dolly đóng phim "Chuyện công sở" ấy nhỉ... JF: Ừ... LT: Chúng ta đã cười rất nhiều, đúng thế, chúng ta tìm thấy nhiều điểm chung dù rất khác biệt. Cô ấy thì như công chúa Hollywood. Tôi như một đứa trẻ du côn từ Detroit, Còn Dolly là con gái miền Nam, một thị trấn nghèo ở Tennessee, và chúng tôi nhận ra nhau như những người phụ nữ đồng điệu, gắn bó với nhau... chúng tôi đã vui cười, hẳn nhờ vậy mà được thêm ngót một thập kỷ vòng đời. JF: Tôi nghĩ... chúng ta chắc chắn đã chéo chân rất nhiều. (Tiếng cười) Cậu hiểu ý tôi mà. LT: Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều hiểu ý cậu. (Tiếng cười) PM: Các bạn thêm vài thập kỷ vào cuộc sống của chúng tôi rồi đấy. Trong số sách Jane đã gửi cho chúng tôi để về tình bạn nữ giới có sách của một người chúng ta ngưỡng mộ, nữ tu Joan Chittister, người mà đã nói về tình bạn nữ giới rằng tình bạn nữ giới không chỉ là một hành động xã hội, chúng còn là một hoạt động tâm linh. Bạn có thấy tình bạn của các bạn là tâm linh? Tình bạn có làm cuộc sống bạn tâm linh hơn? LT: Đúng là tâm linh đấy, tôi hoàn toàn đồng ý. Bởi vì... đặc biệt là những người bạn thân đã lâu, những người đó khi ở bên nhau... tôi có thể thấy tinh thần tâm linh trong họ, sự dịu dàng, sự dễ bị tổn thương đó Đấy thực sự là một loại tình yêu, một yếu tố của tình yêu trong mối quan hệ. Người này nhìn thấy sâu bên trong tâm hồn người kia. PM: Bạn có nghĩ vậy không, Jane? LT: Tôi có một sức mạnh đặc biệt. JF: Ồ, có rất nhiều loại bạn bè. Bạn bè làm ăn, và bạn bè tiệc tùng, Tôi đã có rất nhiều bạn như vậy. (Tiếng cười) Nhưng tình bạn sản xuất được oxytocin thì... có cảm giác cao quý lắm, bởi vì chúng rất gần gũi trái tim, đúng không? Cậu biết đấy, mối quan hệ sâu sắc mà. Với lại... Tôi thấy tôi đã nhiều lần rơi nước mắt bên bạn bè thân thiết của mình. Không phải vì tôi buồn nhưng bởi vì tôi cảm thấy xúc động vì họ. LT: Và bởi vì cậu biết một trong số họ sẽ sớm ra đi. (Tiếng cười) PM: À, một trong hai chúng tôi đây, Lily, bạn đang nói về ai thế? (Tiếng cười) Và tôi luôn nghĩ, khi phụ nữ nói về tình bạn, cánh đàn ông có vẻ hơi hoang mang. Vậy theo ý của bạn, điểm khác nhau giữa tình bạn nam giới và tình ban nữ giới là gì? JF: Có nhiều điểm khác biệt, và tôi nghĩ ta phải thông cảm cho nam giới nhiều hơn... (Tiếng cười) rằng họ không có những gì chúng ta có. Nên có thể đó là lý do họ chết sớm hơn. (Tiếng cười) Tôi thông cảm cho nam giới lắm chứ, bởi vì phụ nữ, nói thật, chúng tôi... tình bạn thân thiết giữa phụ nữ thì hoàn toàn cởi mở và thấu hiểu sâu sắc. Rất là sáng rõ minh bạch. Chúng tôi sẳng sàng chịu tổn thương, điều mà nam giới thường không làm. Biết bao nhiều lần bạn hỏi bạn mình: "Tôi đang làm tốt phải không ?" "Tôi đã thực sự làm hỏng chuyện ư?" PM: Cậu đang làm rất tốt. (Tiếng cười) JF: Chúng tôi cũng hỏi những câu hỏi kiểu như vậy với những người bạn nữ, còn nam giới thì không. Cậu biết đó, mọi người mô tả mối quan hệ của phụ nữ là mặt đối mặt trong khi tình bạn của nam giới thường là sát cánh bên nhau hơn. LT: Ý tôi là thường thường nam giới không muốn để lộ cảm xúc của họ, họ muốn chôn cảm xúc xuống sâu hơn. Ý tôi là, đó là cách cư xử thông thường của nam giới. Họ thường đi với nhau đến những chốn riêng, xem đá bóng, chơi gôn, nói chuyện thể thao, săn bắn, xe cô hoặc quan hệ tình dục. Ý tôi là, đó là loại hành vi nam tính. JF: Ý cậu là...? LT: Họ nói chuyện về tình dục. Ý tôi họ có thể quan hệ tình dục nếu họ có thể dắt được ai đó đến chốn riêng nọ... (Tiếng cười) JF: Bạn biết không, mặc dù, điều mà tôi thấy rất thú vị... mãi đến gần đây các nhà nguyên cứu mới để ý rằng... nam giới khi mới sinh ra cũng có mối quan tâm như nữ giới. Nếu bạn nhìn vào phim quay những bé trai và bé gái sơ sinh bạn sẽ thấy bé trai cũng giống bé gái, nhìn sâu vào mắt mẹ chúng, bạn biết đó, mong muốn có mối trao đổi tình thân với mẹ. Khi người mẹ nhìn đi nơi khác, đứa trẻ sẽ tỏ ra khổ sở, thậm chí đứa bé trai sẽ khóc. Chúng cần mối quan hệ. Vì câu hỏi là tại sao, khi chúng lớn lên, điều đó lại thay đổi? Và câu trả lời là văn hóa gia trưởng chỉ dạy các cậu bé và bạn nam trẻ rằng cần một mối quan hệ cảm xúc với một người khác là nữ tính, rằng một người đàn ông đích thực không hỏi đường hoặc tỏ ra đòi hỏi, họ không đến bác sĩ nếu thấy không khoẻ. Họ không yêu cầu sự giúp đỡ. Có một trích đoạn tôi thật sự thích, "Đàn ông sợ trở thành 'chúng tôi' sẽ xóa 'cái tôi' của anh ta." Bạn biết đấy, cảm giác về bản thân. Trong khi đó cảm giác của phụ nữ về bản thân luôn ở dạng mềm xốp. Nhưng cái tính "chúng ta" đó lại là ân huệ của chúng ta, nó làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn, cho chúng ta tâm trạng tốt hơn nam giới, chúng ta không phải chứng tỏ sự nam tính. LT: Và, à... JF: Đó là câu nói của Gloria Steinem. Chúng ta có thể thể hiện tính nhân văn... LT: Tôi biết Gloria Steinem là ai mà. JF: Tôi biết bạn biết, nhưng tôi nghĩ... (Tiếng cười) Tôi nghĩ đó là một trích dẫn hay. Chúng ta không tốt hơn nam giới, chúng ta chỉ không phải chứng tỏ nam tính. Đó là điểm quan trọng. LT: Chỉ có điều nam giới bị giáo dục văn hoá đó nhiều quá nên thuận theo xã hội gia trưởng dễ dàng. Và chúng ta cần thay đổi tình trạng này. JF: Tình bạn nữ giới thì giống một nguồn năng lượng có thể tái tạo. LT: Chà, đó chính là điều thú vị về chủ đề này. Đó là bởi tình bạn của chúng tôi... tình bạn nữ giới chỉ cách tình chị em một bước nhảy, và tình chị em có thể là sức mạnh rất lớn, để tặng cho thế giới... biến thế giới thành điều nó xứng đáng, những điều mà con người rất cần. PM: Đó là lý do chúng ta bàn về điều này, bởi vì tình bạn nữ giới, như cậu đã nói đấy Jane, là nguồn năng lượng tự tái tạo Vậy chúng ta nên sử dụng năng lượng đó như thế nào? JF: Phụ nữ là thành phần nhân khẩu học phát triển nhanh nhất trên thế giới, nhất là phụ nữ lớn tuổi. Và nếu chúng ta khai thác năng lượng này, chúng ta có thể thay đổi thế giới. Và đoán xem? Chúng ta phải thay đổi thế giới. (Tiếng vỗ tay) Và chúng ta cần thực hiện sớm. Một trong những điều mà chúng ta cần làm... với tư cách phụ nữ... đó là chúng ta đặt ra tiêu chuẩn tiêu dùng. Chúng ta cần tiêu thụ ít hơn. Những người trong thế giới phương Tây cần tiêu thụ ít hơn. Khi mua sắm, chúng ta cần mua đồ dùng sản xuất trong nước, khi mua thực phẩm, cần mua thực phẩm đượcnuôi trồng ở địa phương. Chúng ta là những người cần thoát ra khỏi cái bẫy tiêu dùng. Chúng ta cần phải ngưng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa dầu. Còn những công ty nhiên liệu hóa dầu... Exxons và dầu Sell và những tập đoàn ô nhiễm đó... họ hẳn sẽ... sẽ nói cho chúng ta rằng chỉ có quay lại thời đồ đá mới không dùng đến dầu khí. Rồi nào là, các sản phẩm thay thế chưa được hoàn thiện đâu, điều đó không đúng. Bây giờ đã có nhiều quốc gia trên thế giới sống dựa vào nguồn năng lượng tái tạo mà vẫn phát triển tốt. Rồi họ nói với chúng ta rằng nếu từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, chúng ta sẽ quay về thời đồ đá, thực ra là, nếu chúng ta bắt đầu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, và ngưng khoan dầu ở Bắc cực và ngưng khoan... LT: Ôi trời. JF: Và ngưng khoan vào nền cát ở Alberta Đúng vậy. Thế thì sẽ... nền dân chủ được cải thiện, có thêm việc làm và đời sống nâng cao và chính phụ nữ sẽ là nhà tiên phong. LT: Có lẽ chúng ta sẽ tạo đà khởi xướng một làn sóng phong trào nữ giới thứ ba bắt tay với các hội phụ nữ khắp thế giới, với những người chúng ta chưa gặp mặt, và có thể sẽ không bao giờ gặp, nhưng chúng ta cùng chung chí hướng, bởi vì... Aristotle đã nói... hầu hết mọi người... sẽ chết mà không có được tình bạn nam giới. Và từ chức năng ở đây là "nam giới". Bởi vì họ nghĩ rằng tình bạn là từ những người ngang vai vế và phụ nữ thì không được coi là ngang hàng với nam giới... JF: Người Hy Lạp cho rằng chúng ta không có tâm hồn à. LT: Chính xác. Chứng tỏ Aristotle cũng có lúc thiển cận. (Tiếng cười) Đợi đã, không, đây là phần hay nhất. Bạn biết đó, nam giới thời nay cần phụ nữ. Hành tinh này cần phụ nữ. Hiến pháp Hoa kỳ cần phụ nữ. Chúng ta thậm chí không có trong Hiến pháp. JF: Bạn đang nói về Bản Tuyên ngôn Nhân quyền đấy. LT: Đúng vậy. Quan toà Ginsberg có nói... mỗi hiến pháp được viết từ sau cuối chiến tranh thế giới thứ 2 luôn bao gồm một điều khoản khẳng định công dân nữ có tầm vóc tương đương với nam nhưng chúng ta thì không. Vậy nó sẽ là một nơi tốt để bắt đầu. đầu nhẹ nhàng thế thôi... JF: Đúng thế. (Tiếng vỗ tay) Bình đẳng giới như một cơn thủy triều, nó sẽ nâng tất cả con tàu, không chỉ phụ nữ PM: Chúng ta cần những hình mẫu mới, những cách thức để trở thành bạn bè tốt, nghĩ về khả năng của chúng ta theo nhiều cách sáng tạo, với tư cách người tiêu dùng, và công dân trên thế giới. Đó là những điều làm cho Jane và Lily trở thành kiểu mẫu của tình bạn giữa các phụ nữ trong một thời gian khá dài, dù họ đôi khi cũng có bất đồng. Cám ơn. Cám ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) JF: Cám ơn. LT: Cám ơn JF: Cám ơn. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng bạn đang ngủ say rồi đột nhiên thức giấc! Không phải do đồng hồ báo thức. Mắt bạn mở và có một con quỷ đang ngồi lên ngực bạn, đè bạn xuống. Bạn cố gắng mở miệng, hét lên, nhưng không âm thanh nào phát ra. Bạn cố gắng đứng dậy và chạy, nhưng nhận ra mình đang hoàn toàn bất động. Con quỷ đang cố gắng bóp nghẹt bạn, nhưng bạn không thể chống cự. Bạn đã bị đánh thức trong giấc mơ của mình, và đó là một cơn ác mộng. Nghe như phim của Stephen King, nhưng đó lại là một tình trạng bệnh lý được gọi là bóng đè, và khoảng một nửa dân số đã trải qua hiện tượng kỳ lạ này ít nhất một lần trong đời. Giai đoạn hoảng loạn cùng cực khi phải đối mặt với các sinh vật từ những cơn ác mộng có thể kéo dài vài giây đến vài phút và có thể bao gồm cả ảo giác thị giác hoặc thính giác về một linh hồn xấu xa hoặc cảm giác lơ lửng thoát xác. Một số thậm chí còn nhầm lẫn bóng đè với gặp ma hay bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Năm 1867, bác sĩ Silas Weir Mitchell là chuyên gia y tế đầu tiên nghiên cứu về hiện tượng bóng đè. "Chủ thể tỉnh dậy, ý thức được xung quanh nhưng không thể điều khiển cơ bắp. Chỉ có thể nằm nhìn những thứ đó hiện ra, anh ta cố gắng cử động trong hoảng loạn. Khi anh ta cử động được cũng là lúc lời nguyền biến mất." Dù bác sĩ Mitchell là người đầu tiên quan sát bệnh nhân bị "bóng đè", tình trạng này phổ biến đến mức mỗi nền văn hóa, theo thời gian, hình thành khá nhiều lời giải thích siêu nhiên về nó. Vào thời trung cổ ở Châu Âu, bạn có thể nghĩ rằng Incubus, một con quỷ dâm đãng trong lốt nam nhân, ghé thăm bạn vào ban đêm. Tại Scandinavia, Mare người đàn bà bị nguyền rủa, chịu tránh nhiệm ghé thăm những kẻ say ngủ và ngồi lên lồng ngực họ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Quỷ Jinn đè bạn xuống và cố gắng siết cổ bạn. Tại Thái Lan, Phi Am gây ra những vết thâm tím khi bạn ngủ. Ở miền Nam Hoa Kỳ, mụ phù thủy già Hag tìm đến. Tại Mexico, bạn đổ lỗi cho người chết ngồi lên mình. Tại Hy Lạp, Mora ngồi lên ngực bạn, cố gắng làm bạn ngạt thở. Tại Nepal, con ma Khyaak nằm dưới cầu thang. Thật dễ dàng để đổ lỗi cho ma quỷ về "bóng đè" vì những gì thực sự xảy ra trong não thì khó để giải thích hơn. Các nhà khoa học hiện đại tin rằng "bóng đè" là do sự chồng chéo bất thường của REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh) và giai đoạn thức của giấc ngủ. Trong một chu kỳ REM bình thường, bạn sẽ gặp một số kích thích giác quan dưới dạng giấc mơ, và bộ não của bạn ở trạng thái vô thức và ngủ hoàn toàn. Khi mơ, chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt được tiết ra làm tê liệt gần như mọi cơ bắp, được gọi là REM atonia. Nó giữ cho bạn không chạy khỏi giường khi bị đuổi trong mơ. Khi bị "bóng đè", bạn sẽ trải nghiệm các thành phần bình thường của REM. Bạn mơ và các cơ của bạn bị bất động, chỉ có não tỉnh giấc và trở nên có ý thức. Đó là lí do bạn tưởng tượng mình trạm chán với một mối đe dọa khủng khiếp. Điều này giải thích cho hiện tượng ảo giác, nhưng còn cảm giác sợ hãi, bị bóp cổ, khó thở, nặng lồng ngực mà rất nhiều người miêu tả thì sao? Trong quá trình REM, chức năng giữ bạn không bị mộng du,"REM atonia", cũng đồng thời loại bỏ sự tự kiểm soát hơi thở của bạn. Bạn sẽ nhận nhiều khí cacbonic và gặp phải sự tắc nghẽn nhỏ trong đường hô hấp. Khi bị "bóng đè", sự kết hợp giữa phản ứng sợ hãi của cơ thể trước sự tấn công của một sinh vật xấu xa và việc não bị đánh thức khi cơ thể ở trạng thái REM sẽ kích hoạt một phản ứng đòi hỏi nhiều oxy hơn. Điều đó làm bạn thở gấp để lấy không khí, nhưng không thể vì REM atonia khiến bạn không thể điều khiển hô hấp. Đấu tranh để thở khi cơ thể đang ngủ tạo cảm giác nặng lồng ngực hay bị nghẹt thở. Một vài người bị "bóng đè" thường xuyên có thể bị rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như chứng ngủ rũ, nhiều người lại bị "bóng đè" cực kì ít có khi chỉ duy nhất một lần trong đời. Giờ thì bạn có thể thở phào khi biết rằng chẳng có ma quỷ nào cố gắng ám ảnh, quấy rối, bóp cổ hay đè ngạt bạn cả. Hãy để dành chúng cho những bộ phim kinh dị! 10 năm trước, tôi có buổi triển lãm đầu tiên tại đây. Tôi không hề biết liệu có khả thi hay không, nhưng với từng bước nhỏ và một quá trình khó khăn, tôi tạo ra bức điêu khắc đầu tiên của mình là "The Lost Correspondent" Làm việc cùng một nhà sinh học biển và một thợ lặn ở địa phương, tôi hạ tác phẩm của mình xuống ngoài khơi Grenada, khu vực bị tàn phá bởi cơn bão Ivan. Và có một điều kì diệu đã xảy ra. Nó đã biến đổi. Bức điêu khắc của tôi nhân đôi. Rồi 2 biến thành 26 một cách nhanh chóng. Trước khi tôi nhận ra, chúng ta đã có công viên điêu khắc dưới nước đầu tiên trên thế giới. Năm 2009, tôi chuyển tới Mexico và bắt đầu tuyển chọn ngư dân địa phương, tạo thành một cộng đồng nhỏ, rồi gần như trở thành phong trào nhân dân bảo vệ biển. Rồi cuối cùng, nó trở thành một bảo tàng ở dưới nước với hơn 500 bức điêu khắc sống. Việc làm vườn có lẽ không chỉ dành cho các nhà kính. Từ đó đến giờ, chúng tôi đã mở rộng quy mô các thiết kế: Từ "Ocean Atlas" ở Bahamas cao 16 feet (gần 5 mét) và nặng hơn 40 tấn, tới hiện tại ở Lanzarote, nơi tôi đang xây dựng một khu vườn thực vật dưới nước, đầu tiên ở Đại Tây Dương. Mỗi dự án, chúng tôi sử dụng những vật liệu và thiết kế khích lệ sự sống, xi măng bền lâu với độ pH trung tính tạo nền móng vững chãi và lâu dài. Kết cấu của nó cho phép các polyp san hô bám vào. Chúng tôi đặt chúng xuôi dòng từ rặng san hô để sau khi sinh sản, chúng sẽ có chỗ trú ngụ. Cách sắp xếp cũng được định hình để có thể tập hợp dòng cá trên quy mô rất lớn. Ngay cả chiếc VW Beetle cũng có môi trường sống ở bên trong để khuyến khích các loài giáp xác như tôm hùm và nhím biển. Vậy tại sao tôi lại trưng bày các tác phẩm ở dưới biển? Bởi vì, thành thực mà nói, điều này chẳng dễ dàng gì. Khi bạn đang ở giữa biển khơi, dưới một cái cần cẩu cao 30 mét cố gắng hạ 8 tấn xuống đáy biển, bạn bắt đầu tự hỏi đáng lẽ ra mình có nên vẽ màu nước thay vì việc này. (Cười) Nhưng cuối cùng, kết quả làm tôi vô cùng kinh ngạc. (Tiếng nhạc) Đại dương là không gian trưng bày tuyệt vời nhất mà một nghệ sĩ có thể mơ tới. Bạn có hiệu ứng ánh sáng tuyệt đỉnh thay đổi theo giờ, cát bùng nổ bao phủ những bức tượng trong làn mây bí ẩn, tính vô tận độc đáo và sự tò mò của du khách ghé thăm, tất cả đều để lại những dấu ấn đặc biệt cho nơi trưng bày. (Tiếng nhạc) Nhưng qua nhiều năm, tôi nhận ra rằng điều tuyệt nhất về công trình của chúng tôi, điều thực sự khiêm nhường của nó chính là ngay khi chúng ta hạ thủy các bức tượng chúng không còn là của ta nữa vì khi chúng ta nhấn chìm chúng, những bức điêu khắc đó thuộc về biển cả. Khi những rặng san hô mới hình thành, một thế giới khác bắt đầu mở ra, nó liên tục làm tôi thấy kinh ngạc. Thế này hơi rập khuôn nhưng không có thứ nhân tạo nào có thể sánh với trí tưởng tượng của thiên nhiên. Bọt biển trong như những mạch máu trên gương mặt. San hô sừng hươu tạo thành hình. Trùng lửa để lại những vệt trắng khi kiếm ăn. Loài Sống đuôi bùng nổ từ trên những gương mặt. Nhím biển bò qua thân tượng khi kiếm ăn vào ban đêm. Tảo san hô góp thêm màu tím vào bức họa. Màu đỏ đậm nhất mà tôi từng nhìn thấy trong là ở dưới nước. San hô sừng dao động cùng sóng biển. Bọt biển tím hít thở nước như không khí. Và loài cá thiên thần màu xám lướt âm thầm bên trên. Và những phản hồi tuyệt vời mà chúng tôi nhận được cho biết chúng tôi đã chạm tới điều gì đó thực sự nguyên sơ, bởi vì khắp nơi trên thế giới đều có thể hiểu những hình ảnh này, và điều đó khiến tôi tập trung vào trách nhiệm của mình với tư cách một nghệ sĩ và những gì tôi cố gắng đạt được. Tôi đứng ở đây hôm nay trên con thuyền giữa đại dương, và không thể có nơi nào tốt hơn để nói về tác động rất, rất quan trọng của công trình của tôi. Bởi vì chúng ta đều biết, các rặng san hô đang chết dần, các đại dương đang gặp rắc rối Vậy đây là vấn đề: hình ảnh được sử dụng, tìm kiếm và chia sẻ nhiều nhất cho tới nay trong công trình của tôi là cái này. Và có một lý do cho điều này, ít nhất thì tôi hi vọng là vậy. Điều tôi thực sự hi vọng là mọi người bắt đầu hiểu được rằng khi chúng ta nghĩ tới môi trường và thiên nhiên bị hủy hoại, chúng ta cũng cần nghĩ tới các đại dương nữa. Từ khi xây dựng công trình này, chúng tôi đã thấy được vài kết quả phi thường không ngờ tới. Ngoài việc tạo ra hơn 800 mét vuông môi trường và rặng san hô sống, khách tới thăm công viên hải dương ở Cancun giờ đã chia nửa thời gian giữa bảo tàng này và những rặng san hô tự nhiên, cho phép những khu vực tự nhiên chịu áp lực quá lớn được nghỉ ngơi. Khách tới thăm "Ocean Atlas" ở Bahamas chỉ ra chỗ rò rỉ từ một nhà máy lọc dầu gần đó. Sau đó các phương tiện truyền thông quốc tế buộc chính quyền địa phương đầu tư 10 triệu đô la cho việc dọn dẹp bờ biển. Công viện điêu khắc ở Grenada là một phương tiện cho việc chỉ định khu vực bảo vệ biển của chính phủ . Phí vào cửa các công viên được sử dụng để thuê kiểm lâm để quản lý du lịch và hạn ngạch đánh bắt cá. Nơi này cũng có tên trong danh sách "Kì quan Thế giới" của tạp chí National Geographic. Vậy tại sao hôm nay tất cả chúng ta lại ở trong căn phòng này? Chúng ta có điểm gì chung? Tôi nghĩ rằng chúng ta đều có một nỗi sợ rằng chúng ta không làm đủ để bảo vệ đại dương Và một cách để nghĩ về điều này chính là do chúng ta không coi đại dương là điều thiêng liêng và ta nên làm như vậy. Khi nhìn thấy những địa danh tuyệt vời như dãy Himalaya, Thánh đường La Sagrada Familia, hay thậm chí là bức họa Mona Lisa khi ta nhìn những thứ kì vĩ như vậy, ta sẽ hiểu tầm quan trọng của chúng. Ta coi chúng là thiêng liêng và làm mọi cách để nâng niu, bảo vệ, và giữ chúng an toàn. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải là người đặt ra các giá trị nếu không chúng sẽ bị xâm phạm bởi những người không hiểu những giá trị đó. Tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện này bằng cách nói về những điều thiêng liêng. Khi chúng tôi đặt tên cho công trình ở Cancun, chúng tôi coi nó là một bảo tàng vì lý do quan trọng và đơn giản: bảo tàng là nơi gìn giữ, bảo tồn và giáo dục. Đó là nơi chúng ta lưu giữ những đồ vật có nhiều giá trị, nơi chúng ta trân trọng những món đồ này vì chính bản thân chúng. Nếu có ai đó ném trứng vào Nhà nguyện Sistine, chúng ta sẽ nổi điên mất. Nếu có ai đó muốn xây khách sạn 7 sao ở dưới đáy của Hẻm núi lớn, thì chúng ta sẽ cười và đuổi họ ra khỏi Arizona. Vậy mà ngày nào chúng ta cũng nạo vét, gây ô nhiễm và đánh bắt quá mức. Và tôi nghĩ với chúng ta làm như vậy sẽ dễ dàng hơn vì khi ta nhìn biển, ta không thể thấy sự tàn phá mà ta gây ra. Bởi vì với đa số, đại dương giống như thế này. Và rất khó để nghĩ tới một thứ đơn giản và to lớn như vậy là điều gì đó mỏng manh được. Đơn giản là nó quá mênh mông, bất tận. Và bạn nhìn thấy gì? Tôi nghĩ đa số mọi người thực sự nhìn xa hơn đường chân trời. Nên tôi nghĩ có một mối đe dọa thực sự mà chúng ta không nhìn thấy ở biển cả và nếu ta thực sự không thấy nếu nó không được miêu tả bằng hình ảnh nếu chúng ta bỏ qua sự uy nghi của nó, thì sẽ có mối nguy hiểm lớn hơn mà chúng ta xem thường. Cancun là địa điểm du lịch nổi tiếng cho kì nghỉ xuân, rượu tequila và tiệc xà phòng. Vùng nước ở đây là nơi các chàng trai của hội nam sinh lái xe moto nước và thuyền chuối. Bởi vì công trình của chúng tôi ở đó, nên giờ đã có một góc nhỏ của Cancun thực sự quý giá vì giá trị của nó. Và chúng tôi không muốn dừng lại ở Grenada, ở Cancun hay Bahamas. Chỉ tháng trước thôi, tôi đã đặt tượng Four Horsemen of the Apocalypse xuống sống Thames, ở trung tâm của London, ngay trước Tòa nhà Quốc hội, đặt thông điệp ảm đạm về biến đổi khí hậu ngay trước mặt những người có quyền lực để có thể thay đổi tình hình. Bởi vì tôi, đây chỉ là khởi đầu của nhiệm vụ. Chúng tôi muốn hợp sức với các nhà phát minh, nhà sáng chế, các nhà hảo tâm, nhà giáo dục và nhà sinh vật học cho tương lai tốt hơn cho đại dương của chúng ta. Và chúng tôi muốn nhìn xa hơn những bức điêu khắc, xa hơn cả nghệ thuật. Giả dụ bạn là đứa trẻ 14 tuổi ở thành phố và bạn chưa bao giờ nhìn thấy biển. Thay vì được đưa tới bảo tàng lịch sử tự nhiên hay tới thủy cung, bạn được đưa đến biển, tới thăm bức tượng Noah's Ark dưới đáy đại dương ngắm nhìn từ đường hầm kính, nơi bạn có thể nhìn thấy cuộc sống hoang dã ở đó bị thu hút bởi cuộc sống hoang dã dưới đại dương. Rõ ràng, nó sẽ làm bạn kinh ngạc. Vậy, hãy nghĩ tới những điều to lớn và suy nghĩ sâu sắc. Ai mà biết trí tưởng tượng và ý chí sẽ dẫn ta tới đâu? Tôi hi vọng rằng bằng cách đưa nghệ thuật vào đại dương ta không chỉ tận dụng được sự sáng tạo tuyệt vời và tác động trực quan của bối cảnh, mà chúng ta còn trao lại điều gì đó, và với việc khuyến khích những môi trường mới phát triển và bằng cách nào đó mở ra một cách nhìn mới, hoặc cũ về biển: mỏng manh, quý giá, đáng bảo vệ. Các đại dương của chúng ta đều thiêng liêng. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Vào ngày 4 tháng 10, 1967, thế giới chứng kiến trong kinh ngạc và lo sợ khi Liên Xô phóng Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, vào không gian. Quả kim loại nhỏ bé này, với đường kính nhỏ hơn hai feet, khởi đầu cuộc đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô kéo dài mười tám năm và thay đổi thế giới như chúng ta đã biết. Thực ra Sputnik không phải là sản phẩm công nghệ đầu tiên tạo ra để đưa con người vào khoảng không Vị thế đầu tiên đó thuộc về tên lửa V-2 được sử dụng bởi Đức Quốc Xã trong những cuộc tấn công tên lửa nhằm vào những thành phố của phe đồng minh như là một nỗ lực cuối cùng trong những năm cuối cùng của thế chiến thứ 2. Việc này không thật sự hữu hiệu, nhưng, vào cuối cuộc chiến, cả Mỹ và Liên Xô đã đoạt lấy công nghệ này và những nhà khoa học đã phát triển nó và sử dụng cho những dự án của chính họ. Và vào tháng Tám năm 1957, nhà khoa học Liên Xô đã thử nghiệm thành công tên lửa liên lục địa đầu tiên, gọi là R-7, chính là tên lửa mà sẽ được sử dụng để phóng Sputnik hai tháng sau đó. Điều đáng sợ về Sputnik không phải là ở một quả bóng quỹ đạo, mà là ở chính công nghệ này có thể được sử dụng để phóng đầu đạn hạt nhân vào bất kì thành phố nào. Không muốn bị tụt lại quá xa phía sau, Tổng thống Eisenhower ra lệnh cho Hải Quân tăng tốc dự án của họ và phóng một vệ tinh sớm nhất có thể. Và, vào ngày 6 tháng 12, 1957, những người dân phấn khởi ở khắp cả nước theo dõi truyền hình trực tiếp khi mà vệ tinh Vanguard TV3 cất cánh và đâm xuống đất hai giây sau đó. Thất bại của Vanguard là một sự xấu hổ lớn cho nước Mỹ. Các tờ báo in những tiêu đề như là, "Flopnik" hay "Kaputnik" Và một đại biểu Liên Xô tại Liên Hợp Quốc đã đề xuất một cách mỉa mai rằng Mỹ nên nhận viện trợ của nước ngoài dành cho các nước đang phát triển. Thật may mắn, quân đội Mỹ cũng đã làm một dự án song song khác, gọi là The Explorer, đã được phóng thành công vào tháng Một năm 1958, nhưng Mỹ chưa thể bắt kịp thì họ lại bị vượt mặt một lần nữa khi Yuri Gargarin trở thành người đầu tiên vào không gian và tháng Tư năm 1961. Gần một năm trôi qua và nhiều nhà du hành vũ trụ Liên Xô hoàn thành nhiệm vụ của họ trước khi Dự Án Mercury thành công trong việc đưa John Glenn, người Mỹ đầu tiên vào không gian tháng Hai năm 1962. Vào thời điểm này, Tổng Thống Kennedy nhận ra rằng chỉ đuổi theo mỗi bước tiến của Liên Xô một vài tháng sau không chấm dứt được chuyện này. Nước Mỹ phải làm điều gì đó trước tiên, và vào tháng Năm 1961, một tháng sau chuyến bay của Gargarin ông tuyên bố mục tiêu đưa một người lên mặt trăng vào cuối thập niên 1960. Họ đã thành công trong việc này nhờ chương trình Apollo với Neil Armstrong và bước chân nổi tiếng của ông vào ngày 20 tháng 7, 1969. Với cả hai quốc gia cùng tập trung vào các trạm không gian, không biết đến bao giờ cuộc đua không gian mới chấm dứt. Nhưng vì mối quan hệ đã được cải thiện do đàn phán giữa thủ tướng Liên Xô Leonid Breshnev và tổng thống Mỹ Nixon, Liên Xô và Mỹ tiến tới một sự hợp tác thay vì cạnh tranh. Một nhiệm vụ chung thành công, tên là Apollo-Soyuz, trong đó tàu vũ trụ Mỹ Apollo được gắn vào tàu vũ trụ Liên Xô Soyuz và hai phi hành đoàn đã gặp mặt, bắt tay, và trao quà cho nhau, đánh dấu sự chấm dứt của cuộc đua không gian vào 1975. Cuối cùng mục đích của cả cuộc đua không gian này là gì? Có phải chỉ là một sự lãng phí thời gian lớn? Hai siêu cường quốc cố gắng vượt mặt nhau bằng việc theo đuổi những dự án mang tính biểu tượng vừa nguy hiểm vừa đắt đỏ, sử dụng những tài nguyên mà đã có thể được sử dụng một cách tốt hơn vào việc khác? Đúng, phần nào đó, nhưng lợi ích lớn nhất của chương trình vũ trụ không liên quan gì đến một quốc gia đánh bại một quốc gia khác. Trong cuộc đua không gian này, kinh phí cho nghiên cứu và giáo dục nói chung tăng lên một cách nhanh chóng dẫn đến nhiều bước tiến mà có thể đã không đạt được. Rất nhiều công nghệ của NASA phát triển cho không gian giờ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống con người, từ bọt biển trong đệm cho đến thức ăn khô đông lạnh, tới điốt phát quang LED trong việc chữa ung thư. Và, tất nhiên, cả những vệ tinh mà chúng ta phụ thuộc vào vì thiết bị GPS và sóng điện thoại di động của mình sẽ không được tạo ra nếu không có chương trình vũ trụ này. Tất cả những điều này cho thấy phần thưởng của những nghiên cứu khoa học và cải tiến thường lớn hơn nhiều so với thứ mà người theo đuổi chúng có thể tưởng tượng được. Hãy tưởng tượng bạn đang ở một trận bóng đá, khi đó anh chàng đáng ghét này ngồi cạnh bạn. Anh ta hò hét, anh ta làm đổ đồ uống lên bạn, và chế nhạo đội của bạn. Vài ngày sau đó, bạn đang đi bộ trong công viên thì trời bỗng đổ mưa. Là ai đến bên đưa cho bạn chiếc ô? Chính anh chàng ở trận bóng đá đó. Liệu bạn có thay đổi suy nghĩ về anh ta dựa trên cuộc gặp gỡ thứ 2 này, hay bạn sẽ vẫn giữ nguyên ấn tượng ban đầu và lơ anh ta đi? Nghiên cứu về tâm lý xã hội cho thấy rằng chúng ta ghi lại ấn tượng lâu dài về người khác khá nhanh dựa trên cư xử của họ. Chúng ta không cần phải cố gắng nhiều khi làm việc đó, bằng cách suy luân các đặc điểm tính cách cố định từ từng cư xử một, như một từ khó nghe hay bước đi vụng về. Dùng ấn tượng của chúng ta làm các chỉ dẫn, chúng ta có thể dự đoán chính xác mọi người sẽ cư xử thế nào trong tương lai. Được trang bị những kiến thức rằng anh chàng ở trận bóng đá là một tên hâm khi lần đầu tiên bạn thấy anh ta, bạn có lẽ còn dự đoán mọi chuyện sẽ tệ hơn thế trong tương lai. Nếu vậy, có lẽ bạn sẽ tránh anh chàng nếu lần sau nhìn thấy anh ta. Điều đó cho thấy, chúng ta có thể thay đổi ấn tượng sau khi suy xét thông tin mới Các nhà nghiên cứu hành vi đã xác định các mô hình phù hợp có vẻ định hướng quá trình cập nhật ấn tượng. Một mặt, tiếp thu các thông tin tiêu cực, rất không tốt về ai đó điển hình là các thông tin có tác động mạnh hơn là tiếp thu các thông tin rất tốt và tích cực. Vì vậy, thật không may cho người bạn mới ở trận đấu bóng của chúng ta, hành vi không hay của anh ta ở trận đấu có lẽ ảnh hưởng nhiều hơn hành vi tốt tại công viên. Các nhà nghiên cứu cho rằng xu hướng này xảy ra bởi các hành vi không tốt thì dễ chẩn đoán, hay lộ liễu hơn, trong tính cách thật của một người. Ok, vậy với logic này thì thông tin xấu luôn mạnh hơn thông tin tốt lúc cập nhật thông tin. Ừm, không hẳn Một số cách tiếp thu dường như không tuân theo hướng tiêu cực này. Khi tiếp thu thông tin về khả năng và năng lực của một người, ví dụ, xu hướng tốt nổi trội lên. Đó hoàn toàn là thông tin tích cực được đánh giá cao hơn. Hãy trở lại trận bóng. khi một cầu thủ ghi bàn, về cơ bản sẽ có tác động mạnh hơn lên cảm giác của bạn về kỹ năng của họ hơn là khi họ đá trượt gôn. Hai mặt của câu chuyện cập nhật về cơ bản là khá phù hợp. Nhìn chung, hành vi được nhìn nhận không thường xuyên cũng là loại mà mọi người thường đánh giá cao hơn khi hình thành và cập nhật các ấn tượng, các hành động không tốt và hành động thể hiện năng lực Vì vậy, những gì xảy ra ở bộ não khi chúng ta cập nhận ấn tượng? Sử dụng fMRI, hay Hình ảnh Cộng hưởng chức năng, các nhà nghiên cứu xác định có vùng mở rộng của bộ não phản ứng với thông tin mới mà không phù hợp với ấn tượng ban đầu. Bao gồm các khu vực thường liên kết với nhận thức xã hội, sự chú ý, và kiểm soát nhận thức. Hơn nữa, khi cập nhật ấn tượng dựa vào hành vi của mọi người, hoạt động của vỏ não trước trán bên trong và khe thái dương trên tương quan với nhận thức về mức độ thường xuyên của hành vi trong cuộc sông thường ngày Nói cách khác, bộ não dường như đánh dấu các đặc điểm tính cách được thống kê, tạm thời để đưa ra quyết đinh phức tạp về tính cách của người khác. Điều bộ não cần quyết định là hành vi của người này bình thường hay bất bình thường? Trong trường hợp này, với một fan bóng đá khó chịu biến thành một người tốt bụng, bộ não bạn sẽ nói, "Ehem, theo kinh nghiệm của tôi, có khá nhiều người bất kỳ sẽ cho mượn ô, nhưng cái cách mà tên này cư xử ở trận đầu, thật bất bình thường." Và vì vậy, bạn quyết định theo ấn tượng đầu tiên của mình. Có thông tin tốt trong dữ liệu này: bộ não của bạn (bằng cách suy từ bạn) sẽ để ý nhiều hơn về những điều rất tiêu cực, trái đạo đức mà người khác đã làm so với những điều lượng thiện, tích cực, nhưng đây là kết quả trực tiếp của sự so sánh hiếm hoi với hành vi xấu đó. Chúng ta quen hơn nhiều với những người về cơ bản là tốt, như dành thời gian giúp người lạ khi họ đang cần. Trong trường hợp này, xấu có lẽ mạnh hơn tốt, nhưng chỉ vì tốt thì có nhiều. Nghĩ về lần gần đây nhất bạn đánh giá một ai đó dựa trên những hành vi của họ, đặc biệt là lúc bạn thực sự cảm thấy như bạn đã thay đổi suy nghĩ về họ. Có phải hành động đã khiến bạn thay đổi ấn tượng đó là thứ mà bạn không nghĩ bất kỳ ai làm, hay là một thứ hoàn toàn bất bình thưởng? Trên hành tinh của chúng ta, có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic) ở phía Bắc, tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos, và Nam Cực (Antarctic) có nguồn gốc từ Antarktikos, ở phía Nam. Nhưng có một cách dễ hơn để ghi nhớ chúng nếu chúng ta nhớ cái gì bao quanh chúng. Bắc Cực, nằm ở Bắc Bán cầu, là một đại dương được bao quanh toàn bộ là đất liền. Còn phía bên kia trái đất, Nam Cực là châu lục được bao quanh hoàn toàn là đại dương. Vì thế, Bắc Cực có gấu trắng mà không có chim cánh cụt, và Nam Cực có chim cánh cụt mà không có gấu trắng. Chúng ta hãy cùng nói về Bắc Cực trước. Bắc Cực bao gồm vùng đại dương băng giá rộng lớn bao quanh là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu, không cây cối nào mọc nổi. Khu vực này có thể được xem như là vùng giữa vành đai Bắc Cực và Cực Bắc. Nếu bạn đứng ở Cực Bắc, dù bạn nhìn về hướng nào cũng đều là hướng Nam cả. Nhưng đứng lâu ở Cực Bắc không phải là điều dễ dàng vì nó đang ở giữa đại dương, bao phủ bởi lớp băng dày đặc và thường di chuyển. Nếu bạn muốn nhúng mình xuống nước ở Cực Bắc, bạn phải xuống dưới độ sâu 13.980 feet. Trên mặt nước, nhiệt độ mùa đông trung bình có thể thấp xuống dưới -40 độ C, và nhiệt độ lạnh nhất ghi nhận được là vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Sự sống ở Bắc Cực bao gồm những sinh vật sống trong băng, động thực vật phiêu sinh, cá và động vật có vúi dưới nước, chim, động vật đất liền, thực vật, và xã hội loài người. Vâng, còn ở Nam Cực? Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất, và bao gồm cả Cực Nam địa lý. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Gần 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất một mile. Điều kiện ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới. Trung bình, đây là châu lục lạnh nhất, gió nhiều nhất khô nhất và có độ cao cách mặt nước biển trung bình cao nhất trong tất cả các châu lục. Bạn có thể nghĩ rằng tuyết rơi suốt ngày ở hai Cực, nhưng Nam Cực lại rất khô, nó được coi là sa mạc với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ 200 mm dọc bờ biển và ít hơn rất nhiều nếu vào trong đất liền. Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt, nên không có con người sống định cư ở Nam Cực, nhưng một vài nơi có khoảng 1000 đến 5000 người sống ở đây tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật cũng phải đấu tranh sinh tồn, và chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót ở đây, bao gồm nhiều loài tảo, động vật, vi khuẩn, nấm, thực vật, và sinh vật nguyên sinh. Nhưng tại sao Nam Cực lại lạnh hơn người anh em phương Bắc? À, trước hết là, phần lớn châu lục này cao hơn mực nước biển trung bình 3 km thì nhiệt độ giảm đi cùng với độ cao. Đó là lý do tại sao trên đỉnh núi thường có tuyết. Thứ hai, hãy nhớ là Bắc Cực thực ra là một đại dương đóng băng. Nước ở đại dương ở phía dưới thì ấm hơn bề mặt băng tuyết trên đất liền ở Nam Cực, và nhiệt sẽ được truyền qua lớp băng. Điều này làm cho nhiệt độ ở vùng Bắc Cực không đạt tới mức cực đại như bề mặt đất liền ở Nam Cực. Thứ ba, các mùa đều cùng nhau chống lại Nam Cực. Vào khoảng tháng 7, khi Trái Đất xa Mặt Trời nhất, cũng là mùa đông ở Nam Cực, làm cho cực Nam lạnh gấp hai lần. Nhưng dù không là nơi cư trú được, nhưng Cực Bắc và Cực Nam đều giúp Trái Đất vận hành theo cách của nó. Cả hai vùng cực đều là những người điều chỉnh khí hậu rất quan trọng. Chúng giúp cân đối nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ bình thường và đem đến cho chúng ta khí hậu ổn định. Và khi băng ở Bắc Cực giảm vì biến đổi khí hậu và hiện tượng ấm lên của Trái Đất, khí hậu trên Trái Đất trở nên ngày một bất ổn hơn. Chiến tranh là một phần đau thương của lịch sử và chắc chắn sẽ là một bi kịch trong tương lai. Kể từ khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, các cuộc chiến tranh xâm lược đã bị cấm và các hiệp ước đa phương đề cập đến xung đột vũ trang thay vì chiến tranh. Nhưng các cuộc chiến trong tương lai sẽ không như trong quá khứ Bên cạnh chiến tranh truyền thống, tương lai sẽ có thêm chiến tranh mạng, chiến đấu với kẻ thù từ xa với các loại vũ khí đẳng cấp mới, bao gồm virus máy tính và phần mềm để thay đổi khả năng điều hành của đối thủ. Chiến tranh mạng không những chưa có trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, mà câu hỏi, chính xác thì chiến tranh mạng thực sự là gì vẫn còn gây tranh cãi. Vậy làm sao ta giải quyết chiến tranh mạng nếu chúng ta còn không thể nhất quán về định nghĩa của nó? Một cách tiếp cận là hình dung các tình huống mà luật quốc tế mới cần được dùng. Hãy tưởng tượng một loại sát thủ mới, người có thể thực hiện tội ác mà không cần đến phát súng nào hay thậm chí ở trong nước. Ví dụ, một cá nhân làm việc cho chính phủ dùng thiết bị không dây để truyền tín hiệu tới máy trợ tim của một nhà lãnh đạo nước ngoài. Thiết bị này làm máy trợ tim bị trục trặc, gây nên cái chết của nhà lãnh đạo. Liệu việc ám sát công nghệ cao này có được gọi là động thái chiến tranh? Ví dụ thứ hai, tưởng tượng một nhóm quốc gia đồng minh hợp tác xâm nhập vào hệ thống máy tính của tàu chiến hạt nhân của nước kẻ thù. Sự tấn công này làm tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân suýt tan chảy, được dừng lại chỉ trước khi giết chết hàng nghìn binh lính và dân thường. Như là phương pháp phòng vệ, nước đối thủ đáp trả bằng một cuộc tấn công mạng làm sập điện lưới quốc gia của các nước đồng minh. Bệnh viện không thể cứu chữa bệnh nhân, cả vùng không có năng lượng và nước sạch, tất cả cuối cùng dẫn đến cái chết của hành nghìn dân thường. Mất điện bắt nguồn từ cuộc phản công, nhưng cơ sở hạ tầng kém chất lượng, an ninh mạng yếu ớt và mạng lưới điện cũ kĩ mới gây nên cái chết của người dân. Quốc gia có thể chống trả không? Họ sẽ chống lại ai? Sự trả thù có phải là hành động gây chiến? Có phải họ tạo nên tội ác chiến tranh chống lại loài người không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Người viết mã chương trình máy tính? Quản lí dự án quân sự, người giám sát việc viết mã? Người chỉ huy ấn nút mở đầu cho sự việc? Kĩ sư người tạo ra máy tính dù biết rằng chúng sẽ được dùng để tấn công? Bởi vì chiến tranh đã ở cùng với chúng ta quá lâu, chúng ta có luật để tìm ra ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ trong cuộc chiến. Mục đích của luật pháp là để bao hàm và ngăn chặn sự bạo tàn trở nên tồi tệ hơn. Trưng dụng máy bay dân sự và sử dụng nó như vũ khí, thả bom nguyên tử, sử dụng phòng hơi ngạt hay khí độc trong xung đột, tất cả hành động này, nếu thực hiện, đều là hành động và tội ác của chiến tranh theo luật quốc tế và nghị định thư Hague. Một lần nữa, pháp luật hiện hành không thể trả lời các câu hỏi giả thiết và nhiều thứ khác bởi vì chẳng có câu trả lời dễ dàng, và chỉ có hai cách để trả lời cho những câu hỏi đó: hòa bình hoặc luật mới. Vậy kịch bản giả tưởng nhưng hợp lí nào bạn có thể tưởng tượng về sự phát triển của định nghĩa chiến tranh mạng, và bạn sẽ thiết lập luật pháp quốc tế ra sao để ngăn cản những hành động trên? Vào tháng này, cách đây một trăm năm trước, Albert Einstein 36 tuổi, đã đứng trước Viện Hàn Lâm Khoa học nước Phổ tại Berlin để trình bày một lý thuyết căn bản mới về không gian, thời gian và trọng lực: thuyết tương đối tổng quát. Rõ ràng, thuyết tương đối tổng quát là một kiệt tác của Einstein, thuyết tả vận hành của vũ trụ ở quy mô lớn nhất, được gói gọn trong một biểu thức đại số đẹp mọi thứ từ tại sao trái táo rơi từ cây đến sự bắt đầu của thời gian và không gian. Năm 1915 gây thú vị đối với các nhà vật lý học. Hai tư tưởng mới đã làm đảo lộn ngành vật lý học Một là thuyết tương đối của Einstein, cái còn lại, thậm chí còn được cho là cách mạng hơn nữa: cơ học lượng tử, Một phương thức mới kỳ lạ đến điên rồ nhưng cực kỳ thành công với việc tìm hiểu về thế giới vi mô, thế giới của các hạt và nguyên tử. Suốt thế kỷ qua, hai khái niệm này đã làm biến đổi hoàn toàn sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Nhờ có thuyết tương đối và cơ học lượng tử, mà chúng ta biết được vũ trụ được tạo ra từ đâu, bắt đầu ra sao và sẽ tiếp tục tiến hóa như thế nào. 100 năm sau, chúng ta giờ lại thấy mình tại một ngã rẽ khác trong vật lý học, nhưng thứ đang bị đe dọa bây giờ lại khác biệt hơn. Vài năm nữa có thể cho ta biết liệu ta có thể tiếp tục tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, hay là có thể lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, chúng ta có thể đối mặt với những câu hỏi mà chúng ta không thể trả lời, không phải vì chúng ta thiếu trí tuệ hay công nghệ, mà là vì chính những quy luật của vật lý ngăn cản điều đó. Đây là vấn đề cốt yếu: vũ trụ thì quá, quá hấp dẫn. Thuyết tương đối và cơ học lượng tử dường như gợi ý rằng vũ trụ đáng ra là một nơi nhàm chán. Nó đáng lẽ phải tối tăm, chết chóc và không có sự sống. Nhưng khi nhìn quanh, ta thấy mình sống trong một vũ trụ tràn ngập điều thú vị, đầy sao, hành tinh, cây cối, và cả sóc. Câu hỏi sau cùng là, Tại sao những điều thú vị này tồn tại? Tại sao lại có điều gì đó thay vì không có gì? Mâu thuẫn này chính là vấn đề gây sức ép nhất trong vật lý cơ bản, và trong vài năm tới, có lẽ ta sẽ tìm ra liệu ta có thể giải quyết được hay không. Trọng tâm của vấn đề này là hai con số, hai con số vô cùng nguy hiểm. Chúng là những đặc tính của vũ trụ mà ta có thể đo được, và chúng cực kỳ nguy hiểm bởi vì nếu chúng khác đi, thậm chí một tí xíu thôi, thì vũ trụ mà chúng ta biết sẽ không còn tồn tại nữa. Con số đầu tiên được gắn liền với khám phá được thực hiện cách tòa nhà này vài km, ở CERN, ngôi nhà của chiếc máy này, thiết bị khoa học lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử loài người, Máy gia tốc hạt lớn (LHC). Chiếc máy gia tốc các hạt hạ nguyên tử quanh vòng tròn dài 27 km, đưa chúng ngày càng gần hơn với tốc độ ánh sáng trước khi va chạm chúng vào nhau bên trong các máy dò hạt khổng lồ. Vào ngày 4/7/2012, các nhà vật lý học ở CERN đã công bố với thế giới rằng họ đã phát hiện ra một loại hạt cơ bản mới từ sự va chạm dữ dội trong máy LHC: hạt Higgs boson (Hạt của Chúa). Nếu như bạn theo dõi tin tức vào lúc ấy, bạn sẽ thấy nhiều nhà vật lý trở nên vô cùng phấn khích thật sự, và bạn sẽ cảm thông với suy nghĩ của chúng tôi khi tìm ra một loại hạt mới. Điều đó cũng khá đúng, nhưng hạt Higgs đặc biệt hơn. Chúng tôi hào hứng như vậy vì việc tìm ra hạt Higgs chứng minh sự tồn tại của trường năng lượng vũ trụ. Bạn có thể khó để tưởng tượng ra một trường năng lượng, nhưng ta đều đã trải qua nó. Nếu bạn đã cầm một nam châm để gần một mảnh kim loại và cảm thấy lực ảnh hưởng giữa chúng, bạn đã cảm thấy tác động của từ trường. Và trường Higgs, hơi giống từ trường, ngoại trừ việc nó có giá trị không đổi ở mọi nơi. Nó đang ở ngay quanh ta. Ta không thể nhìn hay sờ nó, nhưng nếu nó không ở đó, chúng ta sẽ không tồn tại. Trường Higgs truyền khối lượng cho các hạt cơ bản mà tạo ra chúng ta. Nếu nó không tồn tại, các hạt đó sẽ không có khối lượng, không có nguyên tử nào và sẽ không có chúng ta. Nhưng có một vài điều bí ẩn sâu xa về trường Higgs. Thuyết tương đối và cơ học lượng tử nói rằng nó có hai trạng thái tự nhiên, giống một cái công tắc đèn. Nó đều có thể được "tắt", để có giá trị bằng 0 ở mọi địa điểm trong không gian, hoặc nó có thể "bật" để nó có một giá trị vô cùng lớn. Trong cả hai tình huống trên, nguyên tử không thể tồn tại, và do đó những thứ thú vị khác mà ta nhìn thấy quanh ta trong vũ trụ sẽ không tồn tại. Trên thực tế, trường Higgs chỉ hơi "bật" một chút, không bằng 0 nhưng yếu hơn 10,000 nghìn tỉ lần giá trị thực của nó, nó khá giống một công tắc bị kẹt ngay trước vị trí ngắt. Và giá trị này rất quan trọng. Nếu nó chỉ khác đi một tí xíu, thì sẽ không có cấu trúc vật lý nào trong vũ trụ. Cho nên đây là con số đầu tiên trong hai số nguy hiểm cùa chúng ta cường độ của trường Higgs. Các nhà lý thuyết đã dùng nhiều thập kỷ để cố gắng tìm hiểu vì sao nó lại có con số tinh chỉnh rất đặc biệt này, và họ đã đưa ra một số lời giải thích có thể xảy ra. Chúng có những cái tên khá quyến rũ như "siêu cân đối" hay "những chiều dư lớn". (large extra dimensions) Tôi sẽ không đi sâu chi tiết vào các ý tưởng này, nhưng điểm cốt yếu là: nếu điều nào giải thích được giá trị hoàn hảo kỳ lạ này của trường Higgs, thì chúng ta sẽ thấy được những hạt mới được tạo ra tại máy LHC cùng với hạt Higgs. Tuy nhiên, cho đến giờ ta vẫn không thấy dấu hiệu nào về chúng Nhưng thật ra có một ví dụ tệ hơn về kiểu tinh chỉnh của một con số đáng sợ, và lần này nó bắt nguồn từ đầu kia của thang đo, từ việc nghiên cứu vũ trụ ở những khoảng cách lớn. Một trong những kết quả quan trọng nhất của thuyết tương đối tổng quát của Einstein là khám phá ra vũ trụ bắt nguồn từ sự giãn nở nhanh chóng của không gian và thời gian cách đây 13.8 tỉ năm về trước, vụ nổ lớn (Big Bang). Theo như các phiên bản sơ khai của lý thuyết Big Bang, vũ trụ vẫn đang mở rộng kể từ khi ấy với trọng lực đang dần dần kìm hãm sự mở rộng ấy. Nhưng vào năm 1998, các nhà thiên văn học đã có một khám phá kì thú là sự giãn nở của vũ trụ thực ra đang tăng tốc. Vũ trụ đang trở nên lớn hơn và nhanh hơn gây ra bởi một lực đẩy bí ẩn gọi là "năng lượng tối". Ngày nay, mỗi khi bạn nghe thấy thuật ngữ "tối" trong vật lý, bạn sẽ cảm thấy rất nghi ngờ vì nó có thể nghĩa là chúng ta không biết cái mà mình đang nói đến. (Cười) Chúng ta không biết năng lượng tối là gì, nhưng khái niệm hay nhất là nó chính là năng lượng của vũ trụ, năng lượng của chân không. Nếu bạn dùng thuyết cơ học lượng tử cũ để làm rõ năng lượng tối mạnh như nào thì, chắc chắn bạn sẽ nhận được một kết quả đầy kinh ngạc. Bạn sẽ thấy rằng năng lượng tối có thể gấp 10 mũ 120 lần năng lượng của giá trị mà chúng ta đo đạc được từ thiên văn học. Đó là con số với 120 số 0 sau nó. Đây là một con số cực lớn đến nỗi bạn không thể nghĩ đến được luôn. Chúng ta thường sử dụng từ "cực lớn" khi chúng ta nói về những con số lớn. Nhưng như vậy cũng không nhằm nhò gì. Con số này lớn hơn bất kỳ con số nào trong thiên văn học. Nó lớn ngàn triệu triệu triệu triệu triệu triệu tỉ lần con số của các nguyên tử trong toàn vũ trụ. Do vậy đó là một dự đoán khá tệ hại. Thực ra, nó được gọi là dự đoán tồi tệ nhất trong vật lý, và điều này còn hơn cả một sự tò mò suông. Nếu năng lương tối ở bất cứ đâu có sức mạnh gần như vậy, thì vũ trụ sẽ bị xé thành từng mảnh, ngôi sao và thiên hà không thể hình thành, ta cũng sẽ không có ở đây. Và là điều thứ hai của những con số nguy hiểm này, cường độ của năng lượng tối, và giải thích nó đòi hỏi một mức độ tinh chỉnh to lớn hơn nhiều so với trường Higgs ta thấy. Nhưng không giống như trường Higgs, con số này không có sự giải thích. Hy vọng rằng một sự kết hợp hoàn hảo giữa thuyết tương đối của Einstein, một giả thuyết của vũ trụ ở qui mô lớn, với cơ học lượng tử, hay lý thuyết của vũ trụ ở qui mô nhỏ, có thể cung cấp một giải pháp. Einstein đã dành hầu hết những năm còn lại của mình vào một nghiên cứu phù phiếm cho giả thuyết hợp nhất của vật lý, và các nhà vật lý đã lưu giữ nó từ lúc đó. Một trong những ứng cử hứa hẹn nhất cho thuyết thống nhất là giả thuyết chuỗi, với ý tưởng then chốt là, nếu như phóng tầm nhìn vào những hạt cơ bản cấu tạo thế giới của chúng ta, thì thực ra bạn sẽ thấy rằng chúng không phải là hạt, mà chính là những chuỗi rung nhỏ xíu của năng lượng, với mỗi tần số của sự rung động tương ứng với hạt khác nhau, cũng giống những note nhạc trên dây đàn guitar vậy. Và đó lá một cách nhìn tao nhã hơn, hầu như nên thơ hơn vào thế giới, nhưng nó có một vấn đề bi kịch. Hóa ra lý thuyết chuỗi không phải là lý thuyết, mà là một chuỗi tập hợp các lý thuyết. Nó được ước tính, thực tế là, có 10 đến 500 phiên bản khác nhau của lý thuyết chuỗi. Mỗi một cái đều có thể diễn tả một vũ trụ khác nhau với những luật vật lý khác nhau. Các nhà phê bình nói điều lý thuyết chuỗi không logic. Bạn không thể bác bỏ lý thuyết. Nhưng những người khác lật lại vấn đề và nói rằng, có lẽ sự tưởng chừng thất bại này là chiến thắng tuyệt nhất của lý thuyết chuỗi. Có thể có những 10 đến 500 vũ trụ có khả năng khác nhau này thực chất tồn tại ở đâu đó ngoài kia trong một đa vũ trụ rộng lớn nào đó? Đột nhiên chúng ta có thể hiểu được những giá trị tinh chỉnh kỳ lạ của hai con số nguy hiểm này. Trong hầu hết đa vũ trụ, năng lượng tối mạnh đến nỗi vũ trụ bị xé thành từng mảnh, hay trường Higgs yếu đến nỗi không một nguyên tử nào có thể tạo thành. Chúng ta đang sống ở một nơi trong đa vũ trụ mà hai số đó có giá trị đúng. Chúng ta đang sống trong vũ trụ của Goldilocks. Ý tưởng này cực kỳ gây tranh cãi, và nó rất dễ để thấy vì sao lại vậy. Nếu như chúng ta đi theo ý nghĩ này, thì chúng ta sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi, "Tại sao luôn có thứ gì đó thay vì không có gì?" Hầu hết đa vũ trụ, hư không, chằng có gì, và ta đang sống ở một trong rất ít nơi mà những qui luật của vật lý cho phép mọi thứ tồn tại. Tệ hơn, chúng ta không thể kiểm chứng được ý tưởng về đa vũ trụ. Chúng ta không tiếp cận được những vũ trụ khác, do đó không thể biết được là chúng có tồn tại ngoài kia hay không. Vì thế chúng ta đang ở trong một vị trí vô cùng bất lực. Điều đó không có nghĩa là đa vũ trụ không tồn tại. Có những hành tinh khác, ngôi sao khác, dải thiên hà khác, vậy tại sao lại không thể có vũ trụ khác? Vấn đề là, nó sẽ không giống như điều chúng ta chắn chắn sẽ từng thấy. Ngày nay, ý tưởng về đa vũ trụ đã có tồn tại từ lâu, trong những năm lại đây, chúng ta bắt đầu có những gợi ý vững chắc rằng lý luận này có thể được sinh ra. Mặc cho những hy vọng cao vời ngay lúc đầu tiên hoạt động của LHC, những gì chúng ta đã đang tìm vẫn đó chúng ta đã đang tìm những lý thuyết lý mới: siêu đối xứng hay là những chiều cực lớn có thể lý giải được giá trị tinh chỉnh kỳ lạ này của trường Higgs. Mặc cho những hy vọng cao vời, LHC đã tiết lộ vùng hạ nguyên tử vô ích được tính toán chỉ bằng một hạt Higgs boson. Thí nghiệm của tôi đã được xuất bản trên báo ghi nhận chúng tôi phải kết luận rằng không thể thấy dấu hiệu thuyết vật lý mới. Giải thưởng giờ đây không thể nào cao hơn nữa. Mùa hè này, hệ thống LHC bắt đầu pha thứ hai trong vận hành với một năng lượng gần như gấp đôi lần chạy đầu. Những gì các nhà vật lý hạt nhân đang cực kỳ mong đợi là dấu hiệu của những hạt mới, những lỗ đen cực nhỏ, hay là cái gì hoàn toàn không mong đợi sẽ lòi ra từ những va chạm mãnh liệt tại Large Hadron Collider. Nếu được vậy, chúng ta có thể tiếp tục hành trình đã được bắt đầu cách đây 100 năm của Albert Einstein đến một sự hiểu biết sâu rộng hơn hết về những quy luật của tự nhiên. Nhưng nếu, trong thời gian hai ba năm, khi hệ thống LHC ngừng một lần nữa sau khi đóng máy lần thứ hai, chúng ta không tìm thấy gì ngoại trừ hạt Higgs, thì chúng ta có thể bước vào một kỷ nguyên mới của vật lý: một kỷ nguyên có những tương lai kỳ lạ về vũ trụ mà chúng ta không thể giải thích; kỷ nguyên mà ta có những gợi ý rằng ta đang sống trong đa vũ trụ mà mãi mãi vượt xa ngoài tầm với của chúng ta một cách vô vọng; một kỷ nguyên mà chúng ta sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi, "Tại sao lại có gì đó thay vì lại không có gì?" Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Harry, thậm chí anh vừa nói rằng khoa học có lẽ sẽ không có câu trả lời, tôi vẫn muốn hỏi anh vài câu hỏi, và đầu tiên là: xây dựng những thứ giống như hệ thống LHC là dự án cả thế hệ. Như tôi vừa đề cập, giới thiệu với anh, là chúng ta đang sống trong một thế giới thiển cận. Làm sao anh có thể suy nghĩ sâu xa dự đoán ra cho chính mình một thế hệ khi xây dựng những điều như thế? HC: Tôi đã rất may mắn có những trải nghiệm khi làm việc tại LHC vào năm 2008, ngay khi chúng tôi khởi động, và có những người trong nhóm nghiên cứu của tôi đã làm việc với nó qua ba thập kỉ, toàn bộ sự nghiệp họ tập trung thiết bị. Tôi nghĩ những thảo luận đầu tiên về hệ thống LHC là vào năm 1976, và họ đã bắt đầu lên kế hoạch cho thiết bị mà không có công nghệ sẽ dự định sử dụng để có thể xây dựng được nó. Do sức mạnh của máy tính chưa vào đầu thập kỉ 90, việc thiết kế bắt đầu gấp gáp. một trong những máy dò lớn ghi những va chạm, họ không nghĩ rằng có công nghệ có thể chịu được bức xạ được tạo ra trong hệ thống LHC, vì thế về cơ bản có một đống chì nằm ở giữa đối tượng này và vài máy dò dọc bên ngoài, kết quả chúng tôi phát triển công nghệ. Bạn phải tin sự ngây thơ con người, họ sẽ giải quyết những vấn đề, nhưng mất hơn một thập kỉ hoặc hơn nữa. BG: Trung Quốc vừa công bố cách đây hai ba tuần rằng họ định xây máy siêu gia tốc kích thước gấp đôi LHC. Tôi tự hỏi rằng mọi người sẽ hoan nghênh tin này ra sao. HC: Kích thước không phải tất cả, Burno. BG: Tôi đồng ý. (Tiếng cười) Thật buồn cười khi nhà vật lý hạt nhân khi nói như thế. Nhưng nói nghiêm túc, đó là tin tuyệt vời. Vì xây thiết bị như hê thống LHC cần nhiều quốc gia khắp thế giới góp tài nguyên của họ. Không quốc gia nào đủ sức xây máy móc lớn như vậy, có lẽ trừ Trung Quốc, bởi vì họ có thể huy động lượng lớn tài nguyên, nhân lực và tiền bạc xây máy móc như vậy. Do đó, đó tin tốt thôi. Nếu họ thật sự lên kế hoạch để xây dựng máy móc thì sẽ phải học hỏi chi tiết về hạt Higgs và có thể sẽ cho chúng ta vài gợi ý chẳng hạn ý tưởng mới này, như thuyết siêu đối xứng ở đâu ra, vậy tôi nghĩ đó là tin tuyệt cho vật lý. BG: Cám ơn Harry. HC: Cám ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Bạn đã từng trải qua hiện tượng déjà vu chưa? Đó là cảm giác thoáng qua khi bạn nhận ra một tình huống "quen quen". Một khoảnh khắc xảy ra trong nhà hàng giống hệt như những gì bạn nhớ. Thế giới chuyển vần như một vở ba-lê mà bạn lại là người dàn dựng ra nó, nhưng diễn biến không thể dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ bởi vì bạn chưa bao giờ ăn ở đây lần nào cả. Đây là lần đầu tiên bạn ăn sò, vậy điều gì đang diễn ra? Rất tiếc là không có một lời giải thích nào cho hiện tượng déjà vu. Trải nghiệm này rất ngắn ngủi và xảy ra mà ta không để ý, đến độ các nhà khoa học gần như không thể ghi lại và nghiên cứu nó. Các nhà khoa học không thể chỉ đơn giản là ngồi xuống và chờ đợi cho hiện tượng ấy xảy ra với họ... điều này có thể tốn nhiều năm. Không có dấu hiệu vật lý nào và trong các nghiên cứu, nó được mô tả như một thứ cảm giác hay cảm nhận. Vì thiếu những bằng chứng vững chắc, nên nhiều năm qua đã có rất nhiều suy đoán khác nhau. Từ khi Emile Boirac đưa ra khái niệm "déjà vu" như một thuật ngữ bằng tiếng Pháp có nghĩa là "đã thấy rồi", hơn 40 giả thuyết đã được đặt ra nhằm giải thích hiện tượng này. Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực mô phỏng não bộ và tâm lý học nhận thức đã giúp thu hẹp phạm vi nghiên cứu. Nào, hãy cùng tìm hiểu ba trong số những giả thuyết thịnh hành nhất hiện này, bằng cách sử dụng hình ảnh cùng một nhà hàng cho từng cái. Đầu tiên là quá trình xử lý kép. Chúng ta sẽ cần một hành động. Nào chúng ta hãy theo một bồi bàn làm rơi khay đựng thức ăn. Khi cảnh tượng này diễn ra, hai bán cầu não bạn xử lý một luồng thông tin: cánh tay của bồi bàn tiếng khóc lóc van nài giúp đỡ của anh ta, mùi vị của món mì. Trong tích tắc, những thông tin này chạy vụt vào và được xử lý thành một khoảnh khắc duy nhất. Phần lớn thời gian, mọi thứ thường được ghi lại đồng bộ. Tuy nhiên, giả thuyết này khẳng định rằng déjà vu xảy ra khi thông tin được truyền chậm một chút từ một trong những con đường này. Sự khác nhau về thời gian đến của thông tin làm cho não bộ hiểu thông tin sau như một sự kiện tách biệt. khi nó được diễn lại trên khoảnh khắc đã được ghi lại trước đó, khiến ta cảm giác như thể nó đã xảy ra từ trước theo cách đó. Giả thuyết tiếp theo của chúng ta liên quan đến những mơ hồ trong quá khứ hơn là những lầm lẫn ở hiện tại. Đây là giả thuyết tạo ảnh ba chiều, và chúng ta sẽ sử dụng khăn trải bàn đó để kiểm tra. Khi bạn nhìn qua những ô vuông trên khăn, ký ức xa xăm từ sâu bên trong não bạn trỗi dậy. Theo giả thuyết này, điều này xảy ra là vì trí nhớ ta được lưu trữ theo dạng tạo ảnh ba chiều, và trong tạo ảnh ba chiều, bạn chỉ cần một mảnh là có thể nhìn thấy được toàn bộ bức tranh. Não bạn đồng nhất khăn trải bàn với một cái trong quá khứ, có lẽ là từ nhà của bà bạn. Tuy nhiên, thay vì nhớ rằng bạn đã từng nhìn thấy vật này ở nhà bà, não bạn lại tập trung hết vào những ký ức cũ mà không đồng nhất nó. Điều này làm bạn có cảm giác quen thuộc mà không thể nhớ lại được hết tất cả. Mặc dù bạn chưa từng đến nhà hàng này, nhưng bạn đã thấy khăn trải bàn đó nhưng lại thất bại trong việc xác minh nó. Bây giờ, hãy nhìn cái nĩa này. Bạn đang chú ý phải không? Giả thuyết cuối cùng của chúng ta được cho là do sự chú tâm bị phân chia, tức là hiện tượng déjà vu xảy ra khi não bạn thu nhận một cách tiềm thức môi trường bên ngoài trong khi chúng ta lại bị một thứ cụ thể làm sao nhãng. Khi ta chú tâm trở lại, chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã ở đây từ trước rồi. Ví dụ, ngay khi bạn tập trung vào cái nĩa và không quan sát khăn trải bàn hay người bồi bàn bị ngã. Mặc dù não bạn đang ghi nhận mọi thứ trong bán cầu não, thì nó vẫn đang tiếp thu những tiềm thức sâu bên trong. Cuối cùng khi bạn kéo mình ra khỏi cái nĩa, bạn nghĩ bạn đã đến đây từ trước rồi vì bạn đã không chú ý. Tuy cả ba giả thuyết này đều đưa ra những đặc điểm chung về déjà vu, nhưng không cái nào được cho là lời giải cuối cùng cho hiện tượng này. Vì vậy, trong khi chúng ta chờ các nhà nghiên cứu tìm ra những cách thức mới để nắm bắt được cảm giác thoáng qua này, thì chúng ta có thể tự mình nghiên cứu khoảnh khắc này. Cuối cùng, hầu hết các nghiên cứu về déjà vu đều dựa trên những báo cáo thực tế, vì vậy tại sao đó không thể là cái của chúng ta? Lần tới khi bạn có cảm giác déjà vu, hãy chộp ngay khoảnh khắc ấy và nghĩ về nó. Bạn có cảm thấy rối trí không? Có cái gì đó quen thuộc không? Não bạn có hoạt động chậm đi không? Hay có điều gì khác không? Bạn đã bao giờ nhận thấy trăng tròn thì trông lớn hơn khi ở gần đường chân trời hơn là khi trên đỉnh đầu? Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất đâu. Người ta đã tự hỏi về hiệu ứng kỳ lạ này kể từ thời cổ đại, và đáng ngạc nhiên thay, chúng ta vẫn chưa có được một lời giải thích xác đáng nào, nhưng đó không phải là vì thiếu cố gắng. Một số trong những tư duy vĩ đại nhất trong lịch sử- Aristotle, Ptolemaios, Da Vinci, Decartes -Tất cả họ đều đã trăn trở về vấn đề này và thất bại trong việc tìm ra một lời giải thích đầy đủ cho nó. Một trong những ý tưởng đầu tiên được đề xuất đó là hình ảnh của mặt trăng trên bầu trời thực sự là lớn hơn khi ở gần chân trời. Có lẽ bầu khí quyển trái đất hoạt động như một ống kính khổng lồ, phóng to Mặt Trăng khi nó lên cao và đứng yên tại chỗ. Nhưng điều giải thích này không phù hợp. Trên bất cứ điều gì, sự khúc xạ của khí quyển sẽ làm cho mặt trăng nhìn hơi nhỏ hơn. Hơn nữa, nếu bạn thực sự đánh giá kích thước của phần nhìn thấy được của mặt trăng tại các vị trí khác nhau, nó không thay đổi gì cả. Thế thì tại sao có nó vẫn có vẻ lớn hơn khi nó ở trên cao? Điều này có thể là một số dạng ảo ảnh quang học. Câu hỏi là dạng nào? Một trong những câu trả lời có thể là ảo ảnh Ebbinghaus, nơi các vật giống hệt nhau có thể được nhìn thấy khác hẳn vì kích thước tương đối của những vật bao quanh chúng. Đây là hai vòng tròn ở trung tâm có cùng kích thước Có lẽ mặt trăng trông lớn hơn khi gần chân trời bởi vì nó ở cạnh những cây nhỏ, những nhà ở, và những tòa tháp xa xa, Nhưng khi mặt trăng lên cao hơn, thì nó sẽ lọt thỏm vào màn đêm rộng lớn. và có vẻ nhỏ hơn khi so sánh Một khả năng khác là ảo ảnh Ponzo nổi tiếng. Nếu bạn đã bao giờ cố gắng để vẽ tranh phong cảnh, bạn biết rằng cái gì càng gần đường chân trời thì các bạn càng phải vẽ nó nhỏ hơn. Não của chúng ta tự động bù đắp cho việc này bằng nhìn nhận vật mà gần đường chân trời sẽ lớn hơn kích thước thật của nó. Hai màu vàng trong bản vẽ này có kích thước tương tự, nhưng một có vẻ lớn hơn bởi vì chúng ta giải thích nó như là hiện tượng lùi xa hơn vào đường chân trời. Vì vậy, giữa Ponzo và Ebbinghaus, hình như chúng ta đã giải quyết được những bí ẩn của ảo ảnh mặt trăng, nhưng, thật không may, là có một vài chi tiết làm phức tạp hóa mọi chuyện. Chỉ có một vấn đề, nếu chỉ là hiệu ứng Ebbinghaus thì chúng ta có thể nghĩ rằng những ảo ảnh Mặt Trăng sẽ biến mất đối phi công bay cao trên những đám mây vì khi đó sẽ không có bất kỳ vật thể nào khác nhỏ hơn gần chân trời. Nhưng trong thực tế, các phi công và các thủy thủ trên đại dương vẫn khẳng định rằng họ thấy ảo ảnh mặt trăng Mặt khác, nếu nó là chỉ khả năng tự điều chỉnh của não bộ cho kích thước của các vật thể gần chân trời, thì chúng ta sẽ trông đợi ảo ảnh Mặt Trăng có thể nhìn thấy trong hệ hành tinh, nơi toàn bộ bầu trời, bao gồm đường chân trời, được hiển thị trên một mái vòm hình cầu phía trên chúng ta. Nghiên cứu đã chỉ ra ,tuy nhiên, rằng điều này đã không xảy ra. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, có vẻ như ảo ảnh mặt trăng biến mất hoàn toàn nếu bạn chỉ cần cuối xuống và nhìn vào mặt trăng giữa hai chân của bạn. Bây giờ, điều này trở nên thật buồn cười! Một trong những lời giải thích hứa hẹn nhất tới ngày hôm nay được gọi là hội tụ Micropsia. Bộ não của chúng ta đánh giá khoảng cách đến các vật thể và kích thước rõ ràng của chúng bởi trọng tâm của mắt của chúng ta. Khi nhìn vào đường chân trời, mắt của bạn tập trung vào khoảng cách ở xa và bộ não của bạn biết rằng bạn đang nhìn ra xa. Mặt trăng xuất hiện ở một kích thước nhất định. Bộ não của bạn nghĩ rằng nó là xa, mà thật ra là thế, Vì vậy, bạn tự nhiên kết luận mặt trăng phải lớn. Nhưng khi nhìn lên bầu trời đêm, không có gì cho mắt của bạn tập trung vào, vì thế nó mặc định là tập trung vào phần còn lại, đó là một điểm chỉ cách một vài mét. Bây giờ, bộ não của bạn nghĩ rằng mặt trăng rất gần so với thực tế, Vì vậy, bạn tự nhiên kết luận rằng Mặt Trăng cũng không lớn như bạn nghĩ . Thay vì giải thích lý do tại sao mặt trăng trông rất lớn ở gần chân trời, Hội tụ Microspia giải thích tại sao mặt trăng trông quá nhỏ khi trên không. Vẫn không hài lòng à? Vâng, thẳng thắn mà nói, nhiều khoa học gia cũng thế, vì vậy cuộc tranh luận về những ảo ảnh mặt trăng vẫn còn rất dữ dội và có thể tiếp tục chừng nào chúng ta còn nhìn thấy nó trên bầu trời đêm. Ngài ủy viên, cám ơn ông đã đến với TED. Rất hân hạnh. Hãy bắt đầu với vấn đề. Trong năm 2015, gần 1 triệu dân tị nạn và người nhập cư đã đến Châu Âu từ nhiều quốc gia khác nhau. tất nhiên là từ Syria và Iraq, có cả Afghanistan, Bangladesh, Eritrea và một số nơi khác. Và đã có hai phản ứng trái chiều: chào đón nồng nhiệt và rào cản phân biệt. Nhưng tôi muốn xem xét vấn đề này một chút từ phương diện ngắn hạn và lâu dài. Và câu hỏi đầu tiên rất đơn giản: Vì sao làn sóng người tị nạn lại tăng nhanh trong sáu tháng qua? Tôi cho là, về cơ bản, điều làm bùng nổ sự tăng nhanh này chính là người tị nạn từ Syria. Làn sóng người nhập cư sang Châu Âu từ Châu Phi và Châu Á vẫn tăng nhưng chậm, và bất thình lình chúng ta gặp phải sự tăng trưởng ồ ạt này trong những tháng đầu tiên của năm nay. Vì sao? Thôi cho rằng có 3 nguyên nhân, 2 cái gián tiếp, và 1 cái trực tiếp. Nguyên nhân gián tiếp có liên quan đến người Syria đó là hi vọng càng ngày càng mờ mịt dần đối với họ Nghĩa là, khi họ nhìn vào đất nước của họ họ không tìm thấy nhiều hi vọng để quay trở về, bởi vì không hề có giải pháp về chính trị cho nên không hề có bất cứ ánh sáng nào cuối đường hầm cả. Nguyên nhân thứ hai là điều kiện sống của người dân Syria ở các nước lân cận luôn luôn bị phá hoại Từng có một khảo sát với Ngân hàng thế giới, và 87% người dân Syria ở Jordan cùng với 93% người dân Syria ở Lebanon sống dưới mức nghèo đói của đất nước. Chỉ một nửa số trẻ em được đi học, có nghĩa là người dân đang sống vô cùng khó khăn Họ không chỉ là người tị nạn vô gia cư, họ không chỉ chịu đựng những gì họ đã từng chịu đựng, mà họ còn đang sống trong điều kiện cực kì bi thảm Và rồi sự khởi đầu nổ ra khi mà bất thình lình cứu trợ quốc tế giảm Chương trình lương thực thế giới, vì thiếu nguồn lực, bị bắt phải cắt giảm 30% lương thực cho người tị nạn Syria. Họ không được đi làm, vì thế họ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn trợ cấp quốc tế, và họ thấy như "thế giới đang bỏ mặc chúng tôi." Và theo tôi điều đó chính là khởi đầu. Bất ngờ xuất hiện 1 làn sóng ồ ạt và người dân bắt đầu di cư với 1 lượng lớn và, nói thật ra, nếu tôi cũng nằm trong trường hợp như thế và tôi có đủ can đảm để làm điều đó, tôi cũng sẽ làm giống như họ. Nhưng tôi nghĩ, điều gây ngạc nhiên với nhiều người là nó không chỉ bất ngờ mà nó còn không được cho là sự bất ngờ Chiến tranh Syria đã diễn ra trong suốt 5 năm Hàng triệu người tị nạn đã ở trong các trại, làng và thị trấn quanh Syria. Bạn phải tự cảnh giác với tình hình và với cả hậu quả của sự sụp đổ ví dụ như của Lybia, và Châu Âu có vẻ như hoàn toàn chưa hề chuẩn bị gì trước. Chưa chuẩn bị trước vì bị chia rẽ, và một khi bạn bị chia rẽ, bạn không muốn nhận diện thực tế. Bạn thích trì hoãn các quyết định, bởi vì bạn không đủ năng lực để thực hiện chúng. Và bằng chứng là thậm chí khi sự tăng đột biến xảy ra, Châu Âu vẫn chia rẽ và không thể đưa ra một cơ chế để quản lí tình hình. Bạn nói về một triệu người. Nó có vẻ lớn, nhưng dân số của khối Châu Âu là 550 triệu người, điều đó có nghĩa là chúng ta đang nói về 1 trên 2000 người Châu Âu. Hiện giờ ở Lebanon, chúng ta có 1 dân tị nạn trên 3 người dân Lebanon. Lebanon? Đang đấu tranh, tất nhiên, nhưng nó cũng là đang quản lí. Cho nên, câu hỏi đặt ra là: có thứ gì mà có thể quản lí được nếu..không nhắc đến những điều quan trọng nhất, mà đã được giải quyết tận gốc, bây giờ cũng hãy quên những nguyên do gốc, mà chỉ nhìn hiện tượng này như bây giờ nếu Châu Âu có thể cùng nhau đoàn kết để tạo ra những điểm vào có đầy đủ khả năng tiếp nhận? Nhưng như thế, những nước tại các vị trí nhập cảnh cần phải được hỗ trợ rất lớn sau đó thì sàn lọc mọi người với những kiểm tra an ninh và tất cả những cơ chế khác, phải phân phối những người đang đến cho tất cả các nước Châu Âu, tùy thuộc theo khả năng của từng nước. Tức là nếu bạn nhìn vào chương trình tái định cư mà đã được phê duyệt bởi Ủy Ban, luôn luôn quá ít và quá trễ, hay bởi Hội Đồng, cũng quá ít và quá trễ BG: Nó đã đổ vỡ rồi. AG: Nước tôi phải tiếp nhận 4 ngàn người 4 ngàn người đối với Bồ Đào Nha không là gì Vì vậy nó hoàn toàn có thế quản lí được nếu nó được quản lí, nhưng với tình hình hiện nay, áp lực lại đặt lên những điểm nhập cảnh, và rồi, vì mọi người di chuyển theo cách hỗn loạn này qua vùng Balkans, rồi, về cơ bản họ đến Đức, Thụy Điển, và Áo Đó là 3 nước cuối cùng lại phải tiếp nhận người tị nạn. Các nước Châu Âu còn lại chỉ nhìn mà không làm gì hơn BG: Hãy để tôi thử nêu ra 3 câu hỏi, diễn vai kẻ biện hộ cho ma quỷ. tôi sẽ cố gắng hỏi chúng làm chúng mòn dần Nhưng tôi nghĩ các câu hỏi này hiện giờ đang ở trong đầu của nhiều người dân Châu Âu Đầu tiên dĩ nhiên là về các con số. Ông nói rằng 550 triệu so với 1 triệu chẳng là bao nhiêu, nhưng thực tế thì, Châu Âu có thể tiếp nhận bao nhiêu người? AG: Vâng, đây là câu hỏi mà không có câu trả lời, vì những người tị nạn có quyền được bảo vệ Và nó như là một điều luật quốc tế, vì thế không thể nào nói rằng: "Tôi sẽ nhận 10,000 người và chấm hết" Tôi muốn nhắc bạn một điều: ở Thổ Nhĩ Kì, lúc bắt đầu cuộc khủng hoảng tôi nhớ có một thủ tướng nói rằng: "Thổ Nhĩ Kì có thể tiếp nhận lên đến 100,000 người" Bây giờ Thỗ Nhĩ Kì có khoảng 2 triệu 3 trăm ngàn hoặc cỡ đó, nếu bạn đếm hết tất cả người tị nạn. Vì thế tôi không nghĩ nó công bằng để nói chúng ta có thể tiếp nhận bao nhiêu Mà điều công bằng để nói là: làm thế nào chúng ta có thể tự tổ chức để đảm đương trách nhiệm quốc tế của mình? Và Châu Âu cũng đã không làm được điều đó vì cơ bản là Châu Âu đang chia rẽ bởi thiếu sự đoàn kết trong dự án Châu Âu. Và nó không phải chỉ về người tị nạn; nó còn có nhiều mặt khác. Và nói thật là, đây là thời điểm chúng ta cần nhiều Châu Âu thay vì ít Châu Âu. Nhưng vì công chúng đang ngày càng mất dần niềm tin vào các tổ chức Châu Âu, nên cũng càng ngày càng khó để thuyết phục công chúng rằng chúng ta cần Châu Âu để xử lí các vấn đề này Có vẻ chúng ta đang ở vị trí mà những con số trở thành sự thay đổi chính trị, đặc biệt là trong nước Ta đã thấy điều đó cuối tuần qua ở Pháp nhưng chúng ta cũng đã thấy nó qua rất nhiều nước: ở Ba Lan, Đan Mạch, và ở Thụy Sỹ cùng vài nơi khác, nơi mà tâm trạng thay đổi nhanh chóng vì những con số, mặc dù chúng không đáng kể so với các con số trên tổng thể Thủ tướng của... Nhưng, nếu tôi có thể, bằng các: Ý tôi là, một người dân Châu Âu sẽ thấy gì khi ở nhà trong một ngôi làng không có người tị nạn? Điều mà người Châu Âu này thấy, trên TV, Hằng ngày, vài tháng trước đây, mở tin tức hằng ngày, một đám đông đến, không kiểm soát, di chuyển từ biên giới đến biên giới, và những hình ảnh trên TV là hàng trăm hàng nghìn người đang di chuyển Và tư tưởng là chẳng có ai quan tâm đến điều đó Nó xảy ra mà không có bất kì biện pháp quản lí nào Và vì thế tư tưởng của họ là: "Họ sẽ đến làng của mình" Cho nên đây là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm đang chiếm ngự ở Châu Âu Và cách sống của chúng ta sẽ thay đổi, và mọi thứ sẽ... Và vấn đề là nếu điều này được quản lí đúng cách, nếu mọi người được tiếp nhận đúng cách, được chào đón, được che chở tại điểm nhập cảnh,được sàng lọc ngay tại đó, rồi di chuyển bằng máy bay đến các quốc gia Châu Âu khác, Thì nó đã chẳng làm mọi người lo sợ. Nhưng, đáng tiếc là, chúng ta có quá nhiều người lo sợ, chỉ vì Châu Âu đã không thể làm việc này một cách đúng đắn. BG: Nhưng có một ngôi làng ở Đức với 300 dân cư và 1000 người tị nạn. Vậy, thái độ của ông là gì? Ông tưởng tượng thế nào về phản ứng của họ AG: Nếu như có sự quản lí đúng đắn cho tình huống này và sự phân phối hợp lí cho người tị nạn trên khắp Châu Âu, bạn sẽ luôn có được tỉ lệ như tôi đã nêu một trên 2000. Bởi vì mọi thứ đã không được quản lí đúng cách nên cuối cùng ta có những tình huống mà hoàn toàn không thể sống cùng được, và dĩ nhiên nếu bạn có một ngôi làng... ở Lebanon, có rất nhiều ngôi làng mà có nhiều người Syria hơn cả người Lebanon; Lebanon đã sống với nó. Tôi không yêu cầu điều tương tự xảy ra ở Châu Âu cho mọi ngôi làng Châu Âu đều phải có nhiều người tị nạn hơn dân cư. Điều tôi yêu cầu cho Châu Âu là làm việc một cách đúng đắn. và có khả năng tự tổ chức để tiếp nhận người tị nạn như các nước khác trên thế giới đã buộc phải làm trong quá khứ Vậy, nếu nhìn vào tình hình trên thế giới chứ không chỉ ở Châu Âu (Vỗ tay) BG: Vâng! (Vỗ tay) Nếu ông nhìn vào tình hình toàn cầu, không chỉ mỗi Châu Âu Tôi biết ông có thể kể ra một danh sách dài các nước mà không thật sự đẩy mạnh nhưng tôi quan tâm hơn ở chỗ là có ai đó đang đi đúng đường hay không? AG: Vâng, 86% người tị nạn trên thế giới hiện đang ở những nước đang phát triển. Và nếu bạn nhìn đến các quốc gia như Etiopia Etiopia đã tiếp nhận hơn 600,000 người tị nạn. Tất cả biên giới của Etiopia đều mở cửa. Và họ có, như một chính sách, họ gọi nó là chính sách "người với người" mọi người tị nạn đều nên được tiếp nhận. Và họ có người Nam Sudan, họ có người Sudan, người Somali. Họ tiếp nhận tất cả các nước láng giềng Họ có người Eritrea. Và, nhìn chung, Các nước Châu Phi cực kì chào đón người tị nạn, và tôi phải nói rằng, ở Trung Đông và ở Châu Á, chúng ta thấy một xu hướng để biên giới mở cửa Giờ ta xem xét vài vấn đề với tình hình ở Syria, khi tình hình ờ Syria phát triển thành một cuộc khủng hoảng an ninh lớn, nhưng sự thật là trong một thời kì dài, tất cả biên giới ở Trung Đông vẫn mở. Sự thật là với dân Afghanistan các biên giới của Pakistan và Iran đã được mở, tại lúc đó, cho 6 triệu người Afghanistan vào. Vì vậy tôi phải nói rằng thậm chí ngày nay xu hường ở các nước đang phát triển vẫn luôn là mở cửa biên giới. Xu hướng ở các nước phát triển cho những câu hỏi này trở nên càng ngày càng phức tạp, đặc biệt là khi trong dư luận có một sự pha trộn giữ một bên là bảo vệ người tị nạn và bên còn lại là những câu hỏi về an toàn ...theo ý kiến của tôi là hiểu sai Chúng ta cũng sẽ trở lại với nó nhưng ông đã nhắc đến sự cắt giảm kinh phí và các chứng từ từ chương trình Lương thực... ...Thế giới. Điều đó phản ánh về quỹ chung của các tổ chức đang làm việc trên những vấn đề này. Bây giờ thì thế giới dường như đã thức tỉnh ông nhận được nhiều kinh phí và hỗ trợ hơn hay nó vẫn như cũ? Chúng tôi nhận được nhiều ủng hộ hơn. Tôi phải nói là chúng tôi đang tiến gần hơn tới các mức độ của năm ngoái Chúng tôi đã khó khăn hơn nhiều trong suốt mùa hè. Nhưng nó rõ ràng là không đủ để giải quyết các nhu cầu của người dân và đáp ứng các yêu cầu của các nước đang tiếp nhận người tị nạn. Và ở đây chúng tôi có một đánh giá cơ bản về các chỉ tiêu, các mục tiêu, các ưu tiên cho hợp tác phát triển được yêu cầu. Ví dụ, Lebanon và Jordan là những nước có thu nhập trung bình. Vì họ là các nước thu nhập trung bình, họ không thể nhận các khoản vay mềm hay tài trợ từ Ngân hàng Thế giới Ngày nay điều đó chẳng còn ý nghĩa nữa. vì họ đang cung cấp một lợi ích chung toàn cầu. Họ có hàng triệu người tị nạn ở đó, và thành thật là họ là những trụ cột cho sự cân bằng trong khu vực, cùng với tất cả các khó khăn họ đối mặt và hàng rào đầu tiên cho an ninh chung của chúng tôi. Vì thế nó có nghĩa rằng các nước đó không phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách hợp tác phát triển. Và họ không phải. Và không chỉ người tị nạn đang sống trong tình cảnh vô cùng bi đát trong những nước này, mà cả những cộng đồng địa phương cũng đang tự chịu đau khổ, vì đồng lương của họ giảm, vì có nhiều người thất nghiệp hơn, vì giá cả và giá thuê tăng cao. And, dĩ nhiên, nếu bạn nhìn vào tình hình hôm nay của các chỉ số trong các quốc gia này, nó rõ ràng rằng, đặc biệt là nhóm người nghèo trong dân số của họ đang sống càng ngày càng tệ bởi vì cuộc khủng hoảng họ đang đối mặt BG: Vậy ai sẽ là người hỗ trợ? Các quốc gia, tổ chức quốc tế, hay Liên minh Châu Âu? Ai sẽ đưa ra sự hỗ trợ? Chúng ta cần kết hợp mọi nỗ lực Rõ ràng là hợp tác song phương là điều cần thiết. Rõ ràng là hợp tác đa phương là điều cần thiết. và cũng rõ ràng là các tổ chức tài chính thế giới cần có sự linh hoạt để có thể đầu tư lớn hơn nhằm hỗ trợ các nước này. Chúng ta cần kết hợp mọi phương tiện, và để hiểu rằng ngày hôm nay, trong 1 tình trạng kéo dài tại 1 thời điểm nhất định nó không còn nghĩa lí gì nữa để phân biệt giữa viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển hay các quá trình phát triển. Bởi vì bạn đang nói đến trẻ em trong trường học, bạn đang nói về sức khỏe, bạn đang nói về sự quá tải của cơ sở hạ tầng bạn nói về những điều đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn, một quan điểm phát triển và không phải chỉ là một quan điểm cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Tôi muốn biết nhận xét của ông về vài thứ được đang trên báo sáng nay. Nó là một tuyên bố của ứng cử viên hiện tại cho chức Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, Donald Trump. Hôm qua ông ta đã nói nó. (cười) Không, hãy lắng nghe. Nó rất thú vị. Tôi xin trích dẫn: "Tôi kêu gọi một sự đóng cửa hoàn toàn với người Hồi giáo đang đến Mỹ, cho tới khi các đại diện của nước ta có thể tìm ra được chuyện gì đang xảy ra" Ông phản ứng thế nào về nó? Vâng, không chỉ mỗi Donald Trump. Chúng ta có một vài người khắp thế giới với trách nhiệm chính trị trong tay nói, ví dụ như, dân tị nạn Hồi giáo không nên được tiếp nhận Và nguyên nhân họ nói thế là vì họ nghĩ rằng, bằng cách nói và làm những điều này, họ đang bảo vệ an ninh cho đất nước của mình Bây giờ, tôi ở trong chính phủ tôi rất quan tâm đến sự cần thiết cho chính phủ để bảo vệ an ninh của đất nước họ và người dân của họ Nhưng nếu bạn nói những điều như thế ở Mỹ hay ờ bất kì nước Châu Âu nào, "Chúng ta chuẩn bị đóng của biên giời đối với người tị nạn Hồi giáo," những gì bạn đang nói chính là sự giúp đỡ tốt nhất có thể cho việc tuyên truyền của các tổ chức khủng bố Bởi vì bạn đang nói... (Vỗ tay) Những gì bạn đang nói sẽ được lắng nghe bởi tất cả người Hồi giáo ở đất nước bạn và nó sẽ mở được cho việc tuyển dụng và các cơ chế mà thông qua công nghệ Daesh và al-Nusra, al-Qaeda, và tất cả những nhóm khác, đang thâm nhập vào xã hội của chúng ta lúc này Và nó chỉ nói cho bọn chúng là "Các người đã đúng, chúng tôi chống lại các người" Rõ ràng điều này đang tạo ra trong xã hội đa chủng tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa điều này đang tạo ra một tình huống mà trong đó, thực sự, nó dễ dàng hơn nhiều cho việc tuyên truyền của các tổ chức khủng bố có hiệu quả trong việc lôi kéo mọi người vào những hành vi khủng bố ở những nước mà những lời lẽ kia được nói ra Những vụ tấn công gần đây vào Paris và những phản ứng về chúng có phải đã làm công việc của ông khó khăn? Không còn nghi ngờ gì nữa Ý ông là sao? Ý tôi là, với nhiều người, phản ứng đầu tiên cho những kiểu tấn công khủng bố thế này là: đóng cửa biên giới mà không hiểu rằng vấn đề khủng bố ở Châu Âu phần lớn là thuộc về nội bộ Chúng ta có hàng ngàn hàng ngàn chiến sĩ Châu Âu đang chiến đấu ở Syria và Iraq, vì vậy đây là việc không dễ dàng được giải quyết chỉ bằng cách cấm cửa người Syria. Và tôi phải nói là, tôi đã bị thuyết phục rằng việc các hộ chiếu xuất hiện, tôi tin, đã được đặt bởi những người đã đánh bom... BG:... đánh bom tự sát, vâng AG: Nó đều có mục đích cả, vì một phần chiến lược của Daesh là chống lại dân tị nạn, vì họ nhìn người tị nạn như những kẻ nên đi theo nhà nước Hồi giáo và đang lẫn trốn quân viễn chinh. Và tôi nghĩ một phần chiến lược của Daesh là làm cho Châu Âu phản ứng lại, đóng cửa biên giới với người tị nạn Hồi Giáo và có thái độ thù địch đối với người Hồi giáo trong Châu Âu tạo thuận lợi một cách chính xác cho công việc của Daesh. Và tôi tin chắc rằng không phải việc di cư tị nạn đã kích hoạt khủng bố. Tôi nghĩ, như tôi đã nói bản chất việc khủng bố ở Châu Âu hiện nay là một hành động mang tính nội bộ liên quan đến tình hình toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt và điều chúng ta cần làm chính xác là chứng minh những nhóm này đã sai bằng cách chào đón và hội nhập một cách hiệu quả những người đến từ phần đó của thế giới Và một điều khác tôi tin là ở một mức độ lớn những gì chúng ta bây giờ đang trả giá ở Châu Âu là những thất bại trong các mô hình hội nhập không hoạt động từ những thập niên 60, 70 và 80, liên quan đến luồng di cư lớn đã diễn ra tại thời điểm đó và đã tạo ra thứ mà ngày nay trong nhiều người, ví dụ như, ở thế hệ thứ hai của cộng đồng, một tình trạng cảm thấy thiệt thòi, không có việc làm, không được giáo dục đúng cách, sống trong những khu vực mà không được cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng công cộng. Và loại khó chịu này, thậm chí đôi lúc là giận dữ, xuất hiện trong thế hệ thứ hai phần lớn đều vì sự thất bại trong các chính sách hội nhập, sự thất bại trong những thứ đáng lẽ nên được đầu tư mạnh hơn để tạo ra một điều kiện cho mọi người cùng sống chung và tôn trọng lẫn nhau. Với tôi điều đó là rõ ràng (Vỗ tay) Với tôi, nó rõ ràng là tất cả các xã hội sẽ trở nên đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo trong tương lai. Cố gắng để ngăn cản nó, theo ý kiến của tôi, là không có khả năng. Và với tôi nó là điều tốt nếu chúng trở nên như thế, nhưng tôi cũng phát hiện ra rằng, để hành động đúng đắn cho điều đó bạn cần đầu tư rất lớn trong các liên kết xã hội ở các xã hội của riêng bạn và Châu Âu, trên một mức độ lớn, đã thất bại trong việc đầu tư này trong những thế kỉ qua Câu hỏi: ông chuẩn bị hoàn tất công việc của mình vào cuối năm nay sau 10 năm. Nếu nhìn lại năm 2005, khi ông lần đầu tiên bước chân vào văn phòng, ông nhìn thấy gì? AG: Vâng, nhìn xem: Năm 2005, chúng tôi đang giúp đỡ 1 triệu người trở về nhà trong an toàn và đường hoàng, vì xung đột đã chấm dứt. Năm ngoái, chúng tôi giúp 124 ngàn người. Trong 2005, chúng tôi có khoảng 38 triệu người bị di dời do xung đột trên thế giới Bây giờ, chúng tôi có hơn 60 triệu người Tại thời điểm đó, chúng tôi có, gần đây vài cuộc xung đột đã được giải quyết. Bây giờ, ta thấy một sự nhân lên của các xung đột và những xung đột cũ không bao giờ chấm dứt Afghanistan, Somali, nước cộng hòa Congo Nó rõ ràng là thế giới ngày nay nguy hiểm hơn lúc trước. Rõ ràng là khả năng của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn các xung đột và giải quyết chúng kịp thời, không may là tệ hơn rất nhiều so với 10 năm trước. Không có những mối quan hệ quyền lực rõ ràng trên thế giới không có cơ chế quản trị toàn cầu làm việc điều đó có nghĩa chúng ta đang sống trong một tình huống mà sự miễn tội và không thể dự đoán được có xu hướng chiếm ưu thế và nó có nghĩa là càng ngày càng nhiều người phải chịu khổ điển hình là những người bị di dời vì xung đột BG: Đây là truyền thống của chính trị Mỹ khi một Tổng thống rời khỏi Phòng Bầu Dục lần cuối cùng ông ấy để lại một lời nhắn viết tay trên bàn cho người kế nhiệm sắp bước vào căn phòng đó một vài giờ sau Nếu ông cũng phải viết 1 lời nhắn cho người kế nhiệm Filippo Grandi ông sẽ viết gì? Tôi không nghĩ là tôi sẽ để lại bất kì lời nhắn nào Bạn biết là thứ tồi tệ nhất khi 1 người rời khỏi vị trí của mình là cố gắng trở thành một tài xế từ hàng ghế sau luôn luôn chỉ dẫn người mới những việc cần làm Cho nên, tôi sẽ không làm. Nếu tôi phải nói điều gì đó với anh ấy nó sẽ là " hãy là chính mình, và làm hết sức có thể" Ngài Ủy Viên, cám ơi ông vì những việc ông làm Cám ơn ông đã đến với TED (Vỗ tay) Tình yêu là gì? Hỏi nghiêm túc đấy, nó là cái gì? Yêu là gì? Một động từ? Một danh từ? Một chân lý phổ quát? Một lý tưởng? Một sợi dây xuyên suốt tất cả các tôn giáo? Một giáo phái? Một hiện tượng xảy ra do tác động của hệ thần kinh? Có không biết bao nhiêu câu trả lời. Một số lại quá chung chung. Nó chế ngự tất cả. Đó là tất cả những gì ta cần. Nó là tất cả mọi thứ tồn tại. Nhưng những điều này chỉ là so sánh những cách định nghĩa đối lập nhau, bằng cách chỉ ra nó quan trọng hơn tất cả những thứ khác nhưng có phải như vậy không? Chắc chắn, tình yêu quan trọng hơn tiêu chuẩn của bạn về bánh mỳ kẹp thịt, nhưng nó có quan trọng hơn một nơi nương tựa không? Hay quan trọng hơn sự tỉnh táo không? Hay hơn một cái bánh mỳ kẹp thịt ngon tuyệt? Dù câu trả lời của bạn là thế nào, bạn chỉ mới đánh giá nó, chứ chưa hề định nghĩa. Một thách thức khi định nghĩa tình yêu là chúng ta thường cố định nghĩa nó khi đang bắt đầu yêu hay hết yêu. Liệu bạn có tin rằng người vừa mới trúng số sẽ định nghĩa chính xác khái niệm về tiền không? Hoặc, nhờ một anh chàng định nghĩa cho bạn về "gấu" khi anh ta đang phải đánh nhau với chúng? Một chuyện tình lãng mạn lại chả giống trúng số sao? Và chia tay lại chả giống bị gấu tấn công ư? So sánh tệ quá? Đó là quan điểm của tôi đấy. Tôi không suy nghĩ mạch lạc được vì tôi đang yêu vậy đấy! Giờ hãy chậm lại một nhịp, hoặc tắm nước lạnh ào một cái, thế nào đó, tình yêu có lẽ là suy nghĩ sâu sắc mạnh mẽ nhất trong toàn lịch sử nhân loại. Bất chấp việc nó đã ám ảnh con người hàng thế kỷ rồi giờ nó vẫn còn làm chúng ta bị hút hồn choáng ngợp. Có người nói đó là một cảm giác, một xúc cảm diệu kỳ, một cảm giác dành cho ai đó mà mình chưa từng có trước kia. Nhưng cảm giác chỉ là chất lỏng không phải là một nền tảng xác thực dùng để định nghĩa. Thỉnh thoảng bạn ghét người bạn yêu. Còn nữa, chà, trước đây bạn cũng có cảm giác này như kiểu nó chỉ là một bức tranh thu nhỏ. Mối quan hệ của bạn với gia đình sẽ định hình mối quan hệ của bạn với người yêu. Và tình yêu bạn dành cho người yêu có lẽ được đặt trong một mối quan hệ vận động riêng, lành mạnh hoặc hoàn toàn kỳ cục với tình yêu của cha mẹ và anh chị em bạn. Tình yêu cũng là một tập hợp các hành vi liên quan đến cảm giác: Nắm tay, hôn, ôm, bày tỏ tình cảm trước đám đông, hẹn hò, kết hôn, sinh con hay chỉ tình dục. Nhưng những hành động yêu thương này có thể chỉ là chủ quan hoặc tương đối về mặt văn hóa. Bạn có thể yêu người hoặc là người không thể có con hoặc không muốn có con, tin vào hôn nhân và cũng tin vào li dị, hoặc từ một nền văn hóa mà người ta không thực sự hẹn hò theo cách chúng ta vẫn nghĩ về hẹn hò, hoặc là người không muốn bày tỏ tình cảm khi ở trên xe buýt. Nhưng nếu tình yêu là điều chúng ta có thể định nghĩa được thì làm sao nó lại có thể mang nhiều ý nghĩa đối lập với nhiều người đến thế? Cho nên có lẽ tình yêu chỉ là thứ tồn tại trong đầu ta thôi 1 bí ẩn riêng tư cứ vướng vất trong hệ thần kinh của ta và mang đến những cảm giác dễ chịu Có lẽ những cảm giác này gây nghiện. Có lẽ tình yêu chỉ là điều trong khoảng khắc hoặc là một cơn nghiện thường trực của con người, cũng giống như người ta nghiện ma túy. Tôi không muốn nói những lời kiểu cách giống như những bài nhạc pop. Chứng cứ cho thấy những chất trong não bạn bị kích thích bởi một người nào đó có thể khiến bạn nhiễm thói quen của họ. Người đó sẽ làm hài lòng với ham muốn sinh lý, và bạn còn muốn nhiều hơn thế. Nhưng đôi khi, chậm dãi hoặc bất ngờ, bạn không còn như thế nữa. Bạn rơi khỏi tình yêu, trở nên không bị cuốn hút, bởi thứ bùa yêu đó nữa. Chuyện gì đã xảy ra? Có phải ai đó đã đi quá giới hạn và sức chịu đựng? Tại sao một số người yêu nhau lại quấn quýt mãi với nhau cho đến suốt cuộc đời? Có lẽ là để tạo ra những cuộc sống mới, để tăng cường duy trì giống nòi Có thể tình yêu chỉ là phương pháp gen tối ưu nhất cho sự nhân lên của giống nòi. Có những lập luận gây tranh cãi về sự tiến hoá liên quan đến tất cả hành vi giao phối của mỗi người, từ cách chúng ta thể hiện bản thân với người bạn tình lý tưởng, tới cách mà chúng ta đối xử với nhau trong những mối quan hệ, tới cách chúng ta nuôi dạy những đứa trẻ. Do đó, có một số tranh cãi rằng bạn nghĩ bạn cảm thấy tâm hồn mình chỉ là cách thức sinh học để duy trì nòi giống. Tự nhiên đã chọn bạn để say mê những cô nàng nóng bỏng, như cách nó khiến những con khỉ say mê bởi những nàng khỉ nóng bỏng, và sinh học kết nối chúng. Nhưng tất cả đó là tình yêu? Hoặc, tất nhiên tệ hơn, liệu nó có chỉ là một cấu trúc, một khái niệm sai lầm nào đấy mà chúng ta vẫn thuyết phục người khác cố gắng sống theo vì một mục đích giả tạo? Có thể đó chỉ là một kiến trúc, nhưng hãy làm nó trở nên chính xác hơn về việc thế nào là kiến trúc vì tình yêu được xây dựng từ thực tế: Những trải nghiệm của chúng ta, cảm giác, hoá học trong não bộ, kỳ vọng văn hoá, và cuộc sống của chúng ta. Và cấu trúc lớn này có thể được nhìn thấy qua vô vàn kích cỡ: khoa học, cảm xúc, lịch sử, tâm linh, luật pháp hay chỉ mang tính cá nhân. Nếu hai người không giống nhau, tình yêu của hai người cũng không giống nhau. Vì thế, trong quan hệ tình yêu, có rất nhiều điều để nói về và những cặp đôi nên mở lòng mình, hoặc mối quan hệ chắc chắn sẽ không lâu dài. Tình yêu luôn luôn được làm mới qua những cuộc thảo luận và chắc chắn đang được xây dựng. Vì thế, nếu chúng ta không thể định nghĩa nó, đó là một tín hiệu tốt. Nghĩa là chúng ta đang cùng tạo nên tình yêu. Đợi đã, tôi không định nói thế, bạn hiểu ý tôi mà. Hãy tưởng tượng 2 người đang nghe nhạc. Tỉ lệ để họ cùng nghe một danh sách nhạc như nhau là? Có lẽ là khá thấp. Rốt cuộc, mọi người đều có gu âm nhạc khác nhau . Và bây giờ, tỉ lệ mà cơ thể bạn cần sự chăm sóc và điều trị y tế y hệt như cơ thể người khác là? Thậm chí còn thấp hơn. Trong cuộc sống của chúng ta mỗi cá nhân đều có nhu cầu rất khác nhau về chăm sóc sức khỏe. Các nhà khoa học và các bác sỹ không ngừng nghiên cứu phương pháp cá nhân hóa thuốc. Một phương pháp mà họ đang làm là nghiên cứu về tế bào gốc. Tế bào gốc là các tế bào chưa được chuyên biệt nghĩa là chúng chưa có chức năng hay nhiệm vụ cụ thể. Trong khi các tế bào da thì bảo vệ cơ thể tế bào cơ thì co rút và tế bào thần kinh thì truyền tín hiệu tế bào gốc không có cấu trúc hay chức năng nào cụ thể. Tế bào gốc có tiềm năng trở thành tất cả các tế bào khác trong cơ thể bạn. Cơ thể bạn dùng tế bào gốc để thay thế các tế bào bị hao mòn khi chúng chết đi. Ví dụ như, bạn thay thế hoàn toàn niêm mạc ruột mỗi 4 ngày. Các tế bào gốc bên dưới lớp niêm mạc ruột thay thế các tế bào này khi chúng bị hao mòn. Các nhà khoa học hi vọng có thể sử dụng tế bào gốc để tạo ra các dạng thuốc cá nhân chuyên biệt để có thể thay thế các phần cơ thể của mình bằng, chính các phần cơ thể đó. Các nhà nghiên cứu tế bào gốc đang làm việc chăm chỉ nhằm tìm ra cách sử dụng tế bào gốc để tạo ra các mô mới thay thế cho các phần cơ quan bị phá hủy bởi tổn thương hay bệnh tật. Việc sử dụng tế bào gốc để thay thế các mô bị hủy hoại được gọi là y học tái tạo. Chẳng hạn, các nhà khoa học hiện sử dụng tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân có bệnh về máu như bệnh bạch cầu. Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư có ảnh hưởng đến tủy xương. Tủy xương là mô xốp bên trong xương, nơi các tế bào máu được tạo ra. Ở bệnh bạch cầu, một vài tế bào bên trong tủy xương tăng sinh vô hạn, lấn át các tế bào gốc khỏe mạnh giúp hình thành các tế bào máu. Một số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu có thể được ghép tế bào gốc. Các tế bào gốc mới này sẽ tạo ra các tế bào máu cần thiết cho cơ thể bệnh nhân. Thực tế, có nhiều loại tế bào gốc có thể được sử dụng cho các phương pháp điều trị y tế và nghiên cứu. Tế bào gốc trưởng thành hoặc tế bào gốc mô cụ thể được tìm thấy với số lượng nhỏ trong hầu hết các mô cơ thể. Các tế bào gốc mô cụ thể thay thế các tế bào hiện có trong cơ quan khi chúng bị hao mòn hoặc chết đi. Tế bào gốc phôi được tạo ra từ phôi thai còn sót lại khi chúng được hiến tặng bởi các bệnh nhân từ nhà hộ sinh. Không giống như tế bào gốc mô cụ thể, các tế bào gốc phôi thì đa năng. Nghĩa là chúng có thể phát triển thành bất cứ dạng mô nào trong cơ thể. Loại tế bào gốc thứ 3 được gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng. Đây là các tế bào da, mỡ, gan thông thường... mà các nhà khoa học đã thay đổi để giống với các tế bào gốc phôi. Giống như tế bào gốc phôi, chúng cũng có thể trở thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể. Cùng với hi vọng dùng các loại tế bào gốc này tạo ra các mô mới chữa bệnh cho cơ thể, các nhà khoa học và các bác sĩ cũng có thể dùng chúng để hiểu được cách mà cơ thể hoạt động. Các nhà khoa học có thể quan sát sự phát triển của tế bào gốc trong mô để hiểu rõ hơn cơ chế mà cơ thể dùng để tạo mô mới một cách có kiểm soát và điều hòa. Các nhà khoa học hi vọng với nhiều nghiên cứu hơn họ không chỉ phát triển được các loại thuốc đặc hiệu riêng biệt cho từng cơ thể mà còn hiểu rõ hơn chức năng của cơ thể cả khi khỏe mạnh lẫn khi không. Hôm nay, hơn một nửa tất cả mọi người trên thế giới sống trong một khu vực đô thị. Đến giữa thế kỷ, con số này này sẽ tăng lên đến 70%. Nhưng mới 100 năm trước đây, chỉ có hai trong số mười người chúng ta sống ở thành phố, và trước đó, thậm chí còn ít hơn. Làm thế nào chúng ta lại đạt đến một mức độ đô thị hóa cao như vậy, và điều đó có nghĩa gì cho tương lai của chúng ta? Trong những ngày đầu của lịch sử loài người, con người đã là những thợ săn và kẻ hái lượm, thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm kiếm thực phẩm. Nhưng khoảng 10.000 năm trước, tổ tiên của chúng ta bắt đầu học được những bí mật của quá trình chọn lọc giống và bước đầu của kỹ thuật nông nghiệp. Lần đầu tiên, mọi người có thể nuôi trồng thực phẩm thay vì tìm kiếm nó, và điều này dẫn đến sự phát triển của làng bán định cư lần đầu tiên trong lịch sử. "Tại sao chỉ là bán định cư?" có thể bạn sẽ hỏi vậy. Vâng, buổi đầu, các làng vẫn phải di dời vài năm một lần khi đất đai trở nên cằn cỗi. Chỉ với sự ra đời của kỹ thuật như thủy lợi và phương pháp làm đất trồng trọt khoảng 5.000 năm về trước mà con người ta có thể dựa vào một nền tảng cung cấp thực phẩm dài hạn và vững chắc, điều này mở đường cho khái niệm định cư lâu dài. Và với sự dồi dào lương thực mà các kỹ thuật này tạo nên, đã không còn là cần thiết để tất cả mọi người đều phải làm nông. Điều này cho phép sự phát triển của các ngành nghề chuyên biệt khác, và bằng cách mở rộng, các thành phố. Với các thành phố giờ đây sản xuất dồi dào lương thực, cũng như công cụ, hàng thủ công mỹ nghệ, và các hàng hoá khác, thương mại đã trở nên khả thi và tương tác trên một khoảng cách địa lí lớn. Và với sự phát triển mạnh mẽ của giao thương, cùng với công nghệ đã tạo điều kiện cho nó phát triển, như xe đẩy, tàu thuyền, đường giao thông, và các cảng biển. Tất nhiên, những điều này yêu cầu nhiều nhân lực để xây dựng và duy trì, Vì vậy, nhiều người di cư từ nông thôn đến các thành phố khi mà có nhiều công ăn việc làm và cơ hội ở nơi đây. Nếu bạn nghĩ rằng các thành phố hiện đại đã trở nên đông đúc, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một số thành phố vào năm 2000 TCN có mật độ dân số gần như gấp đôi Thượng Hải hoặc Calcutta. Một lý do cho việc này là ngành giao thông vận tải không có sẵn trên diện rộng, do đó, tất cả mọi thứ phải nằm trong khoảng cách đường bộ, bao gồm cả vài nguồn nước sạch tồn tại khi đó. Và khu vực thành phố rất cần được bao bọc bởi những bức tường để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công. Đế chế La Mã đã có thể phát triển cơ sở hạ tầng để khắc phục những hạn chế này, nhưng khác với nó, Các thành phố hiện đại như chúng ta đã biết, đã không thực sự được bắt đầu cho đến tận cuộc cách mạng công nghiệp, Khi công nghệ mới được triển khai trên quy mô rộng cho phép các thành phố mở rộng và liên hợp với nhau hơn nữa, thiết lập mạng lưới cảnh sát, sở cứu hỏa, và sở vệ sinh môi trường , cũng như mạng lưới đường xá, và sau đó là phân phối điện . Thế nên, tương lai của thành phố là gì? Dân số toàn cầu hiện nay là hơn 7 tỷ và được dự đoán lên đến khoảng 10 tỷ. Hầu hết các sự tăng trưởng này sẽ xảy ra trong các khu đô thị của các quốc gia nghèo nhất thế giới. Vì vậy, làm thế nào các thành phố sẽ cần phải thay đổi để phù hợp hơn với sự tăng trưởng này? Trước tiên, thế giới sẽ cần phải tìm cách để cung cấp thức ăn đầy đủ, vệ sinh môi trường, và giáo dục cho tất cả mọi người. Thứ hai, sự phát triển sẽ cần phải xảy ra theo cách thức mà không gây hại đến đất đai nguồn cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho chúng ta để hỗ trợ cho dân số thế giới. Sản xuất thực phẩm có thể di chuyển đến trang trại nhiều tầng và các tòa nhà chọc trời, các khu vườn trên tầng thượng, hoặc các khỏang đất trống trong những trung tâm thành phố, trong khi sức mạnh sẽ ngày càng đến từ nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác nhau. Thay cho mô hình gia đình đơn, sẽ có thêm nhiều loại hình cư trú được phát triển. Chúng ta có thể thấy các toà nhà có đầy đủ mọi thứ mà con người cần cho cuộc sống hàng ngày của mình, và những thành phố nhỏ hơn, tự túc tập trung vào sản xuất để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của địa phương. Tương lai của thành phố rất đa dạng, có thể tách rời, và sáng tạo, sẽ không còn phải xây dựng xoay quanh một ngành công nghiệp duy nhất, mà phản ánh mối kiên kết chặt chẽ hơn và toàn cầu hóa. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn chỉ nhìn được một màu duy nhất? Tưởng tượng, bạn chỉ có thể nhìn thấy những thứ màu đỏ và tất cả những thứ khác hoàn toàn vô hình với bạn. Hóa ra, đó là cách bạn sống suốt đời bởi vì mắt bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ của cả dãy quang phổ ánh sáng. Có nhiều loại ánh sáng xung quanh chúng ta mỗi ngày nhưng lại vô hình với mắt ta, từ sóng radio mang theo những bài hát yêu thích của bạn, đến sóng X mà bác sĩ dùng để nhìn thấy bên trong cơ thể bạn, đến sóng viba mà bạn dùng để hâm nóng thức ăn. Để hiểu được tại sao những thứ này có thể là ánh sáng Chúng ta cần biết ít nhiều về định nghĩa của ánh sáng. Ánh sáng là bức xạ điện từ có đồng thời biểu hiện của sóng và hạt. Sóng ánh sáng là dạng giống như sóng biển. Có sóng lớn và sóng nhỏ, sóng đánh vào đá sóng này liên tiếp sóng kia, và sóng cứ tới tấp liên tục. Độ lớn của sóng được gọi là bước sóng và độ thường xuyên xuất hiện của sóng gọi là tần số. Tưởng tượng bạn là một con thuyền trên biển, nhấp nhô mỗi khi sóng đi qua. Nếu như sóng hôm đó có bước sóng lớn, nó sẽ làm bạn nhấp nhô không thường xuyên và với tần số thấp hơn Thay vào đó, nếu như sóng có bước sóng ngắn, Nó sẽ gần nhau hơn, và bạn sẽ nhấp nhô thường xuyên hơn, với tần số cao hơn. Những loại ánh sáng khác nhau đều là sóng, nhưng khác nhau về bước sóng và tần số. Nếu bạn biết về bước sóng và tần số của một bước sóng ánh sáng, bạn có thể tính được năng lượng của nó. Bước sóng dài có năng lượng thấp, còn bước sóng ngắn có năng lượng cao. Nó cũng dễ nhớ thôi nếu như bạn nghĩ về việc ở trên con thuyền. Nếu như bạn đi vào một ngày với sóng nhỏ và biển động, bạn sẽ phải tốn nhiều năng lượng để chạy vòng vòng và giữ mọi vật không bị ngã. Nhưng ở biển có bước sóng dài bạn sẽ thoải mái nằm dài, thư giãn, ít tiêu tốn năng lượng. Năng lượng của ánh sáng nói lên cách mà chúng tương tác với vật chất, ví dụ như, tế bào mắt của chúng ta. Chúng ta thấy được là nhờ năng lượng của ánh sáng kích thích cơ quan thụ cảm trong mắt ta gọi là võng mạc. Võng mạc chúng ta chỉ nhạy cảm với những ánh sáng trong một khoảng nhỏ năng lượng và chúng ta gọi đó là khoảng ánh sáng khả kiến. Bên trong võng mạc là các cơ quan thụ cảm đặc biệt gọi là tế bào hình gậy và nón. Tế bào hình gậy đo mức độ sáng, vì vậy chúng ta thấy mức độ ánh sáng như nào. Tế bào hình nón chịu trách nhiệm cho màu sắc chúng ta thấy bởi vì những tế bào hình nón khác nhau lại nhạy cảm với những mức năng lượng ánh sáng khác nhau. Một số tế bào hình nón thích ánh sáng có bước sóng dài và năng lượng thấp, Những tế bào hình nón khác lại thích những bước sóng ngắn và năng lượng cao. Khi ánh sáng tới mắt chúng ta, một lượng lớn năng lượng mà từng tế bào nón đo được truyền tin cho não về màu sắc. Cầu vồng mà chúng ta thấy thực ra là ánh sáng khả kiến được xếp theo thứ tự năng lượng Ở một phía của cầu vồng là mức năng lượng thấp màu đỏ ở phía bên kia cầu vồng là ánh sáng với năng lượng cao màu xanh. Nếu như ánh sáng có năng lượng mà võng mạc không thể đo được, chúng ta không thể thấy nó. Ánh sáng với bước sóng quá thấp hay năng lượng quá cao bị hấp thụ bởi bề mặt mắt trước khi chúng có thể đến được võng mạc và ánh sáng có bước sóng quá dài lại không có đủ năng lượng để kích thích võng mạc. Thứ duy nhất khiến ánh sáng khác với các loại sóng khác là bước sóng Sóng radio có bước sóng dài, còn sóng X có bước sóng ngắn. Và ánh sáng nhìn thấy được, đâu đó ở khoảng giữa. Mặc dù mắt chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng ngoài vùng khả kiến, chúng ta có thể làm thiết bị phát hiện mà bị kích thích bởi những bước sóng ánh sáng khác, dạng như mắt kỹ thuật số. Với những thiết bị này, chúng ta có thể nhận ra ánh sáng đó là gì cho dù chúng ta không thể nhìn thấy được Vậy, nhìn lại tất cả vấn đề này nào. Dù chúng có vẻ giống nhau, sự ấm áp từ ngọn lửa cũng giống như của mặt trời chiếu vào bạn vào một ngày nắng đẹp, cũng như tia UV mà bạn phải dùng kem chống nắng để ngăn ngừa, cũng như cái TV, cái radio và lò vi sóng. Giờ, tất cả những ví dụ này đều ở trên Trái Đất, những thứ bạn thấy mỗi ngày nhưng đây là một số thứ thú vị khác. Vũ trụ cũng có đầy ắp những dải quang phổ Khi bạn nghĩ về một bầu trời đêm, bạn sẽ nghĩ về việc có thể nhìn thấy những vì sao lấp lánh bằng đôi mắt của bạn, nhưng đó chỉ là ánh sáng nhìn được, cái mà bạn biết chỉ là một phần nhỏ xíu của cả dãy quang phổ. Nếu chúng ta phải vẽ vũ trụ và chỉ dùng những màu thấy được, thì giống như chỉ có duy nhất một cây bút màu đáng buồn. Để nhìn thấy vũ trụ với tất cả quang phổ, chúng ta phải dùng đúng mắt, nghĩa là, dùng kính thiên văn đặc biệt có thể giúp chúng ta nhìn thấy những ánh sáng ngoài vùng khả kiến. Chắc hẳn bạn đã nghe về kính thiên văn Hubble và nhìn thấy những bức ảnh rất đẹp từ nó chụp từ vùng ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng cực tím. Nhưng bạn chưa biết rằng có 20 kính thiên văn trong quỹ đạo có nhiệm vụ là nhìn từng phần của cả dãy quang phổ. Với kính thiên văn hoạt động như con mắt đích thực cả ở đây và ở không gian, chúng ta có thể thấy được nhiều điều thú vị. Và điều tuyệt vời nhất chính là, bất kể bước sóng hay năng lượng như thế nào, ánh sáng mà chúng ta nhìn được ở vũ trụ xa xôi cũng giống như ánh sáng mà chúng ta nhìn và nghiên cứu tại Trái Đất này. Vậy nên, từ khi chúng ta biết về tính chất vật lý của tia X tia UV, và sóng điện từ hoạt động ở đây, chúng ta có thể nghiên cứu về ánh sáng của ngôi sao hay thiên hà xa xôi và biết được những sự việc đang xảy ra ở đó. Vậy nên mỗi khi bạn nghĩ về cuộc đời, nghĩ về những thứ mắt bạn thấy được và không thấy được. Hiểu biết một chút về thế giới tự nhiên có thể giúp bạn nhận rằng luôn có cả dãy quang phổ ở bên bạn mọi lúc. Vào 1977, nhà vật lý Edward Purcell tính toán rằng nếu bạn đẩy một con vi khuẩn và thả trôi nó, nó sẽ dừng lại trong một phần triệu giây. Trong khoảng thời gian đó, nó đi được ít hơn chiều rộng của một nguyên tử. Lực cản cũng tương tự đối với một tinh trùng và nhiều loài vi khuẩn khác. Đó là tất cả phải xảy đến đối với những kích thước vô cùng nhỏ. Các vi sinh vật cư trú trong một thế giới xa lạ với chúng ta, nơi mà để di chuyển qua một inch nước là cả một nỗ lực phi thường. Thế nhưng tại sao kích cỡ lại ảnh hưởng nhiều đến những loài bơi lội như vậy? Điều gì làm cho thế giới của một con tinh trùng lại khác hoàn toàn so với thế giới của một con cá nhà táng? Để tìm ra câu trả lời, chúng ta cần đào sâu vào tính chất vật lý của các chất lỏng. Đây là một cách để nghĩ về nó. Tưởng tượng bạn đang bơi trong một bể bơi. Một môi trường gồm có bạn và các phân tử nước. Số lượng các phân tử nước lớn hơn so với bạn gấp nhiều lần một nghìn tỷ tỷ tỷ tỷ. Vậy nên, di chuyển trong nó với cơ thể khổng lồ của bạn là rất dễ, nhưng nếu bạn có kích thước vô cùng nhỏ, giả sử kích thước của bạn bằng một phân tử nước, thì tất cả bỗng nhiên trở thành bạn đang bơi trong một bể người. Không còn là nhẹ nhàng khuẫy người trong những phân tử nước bé xíu, giờ đây mỗi phân tử nước giống như một người khác mà bạn phải chen qua để di chuyển bất cứ phương hướng nào. Vào năm 1883, nhà vật lý Osborne Reynolds tìm ra rằng có một con số đơn giản có thể ước đoán tính chất của một chất lỏng. Số đó gọi là số Reynolds, nó phụ thuộc vào một số thuộc tính đơn giản như kích thước của vật bơi, tốc độ của nó, mật độ phân tử của chất lỏng, độ nhầy, hay độ dính, của một chất lỏng. Điều đó có nghĩa là những sinh vật với rất nhiều kích cỡ khác nhau cư trú trong nhiều thế giới khác nhau. Ví dụ, bởi vì kích thước to lớn của nó, một con cá nhà táng cư trú trong một thế giới có con số Reynolds lớn. Nếu nó quẫy đuôi một phát, nó có thể lướt đi một khoảng cách rất xa. Trong lúc đó, tinh trùng sống trong một thế giới có chỉ số Reynolds thấp. Nếu tinh trùng ngừng quẫy đuôi, nó thậm chí sẽ không di chuyển qua nổi một nguyên tử. Để tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu là một tinh trùng, bạn cần đưa mình vào thế giới có chỉ số Reynolds đó. Hình dung bản thân trong một bồn chứa đầy mật với đôi tay di chuyển chậm như kim phút của đồng hồ, và bạn sẽ cảm nhận được phần nào những gì mà một con tinh trùng đang phải chịu đựng. Vậy, làm sao những vi sinh vật đó có thể di chuyển khắp nơi? Một số chẳng lo lắng về chuyện bơi lội. Chúng chỉ há miệng chờ thức ăn. Giống như một con bò lười biếng chờ đợi cỏ đặt dưới miệng để nhấm nháp. Nhưng nhiều vi sinh vật khác lại bơi lội, và đây là nơi sản sinh ra những thích nghi phi thường. Một thủ thuật chúng có thể dùng đó là biến dạng những mái chèo của chúng. Bằng cách uốn lượn những mái chèo một cách khôn khéo để tạo ra nhiều lực kéo hơn trong một lượt đập so với lượt thu chèo, sinh vật đơn bào giống như tảo đơn bào xoay xở để di chuyển xuyên qua các phân từ nước. Nhưng thậm chí còn có giải pháp khôn khéo hơn để di chuyển ở vi trùng và tinh trùng. Thay vì vẫy những mái chèo ra trước và sau, chúng cuộn đuôi như cái mở nút chai. Giống như chiếc mở nút chai rượu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, những sinh vật bé nhỏ này xoay những chiếc đuôi xoắn của mình để đẩy thân mình về phía trước trong một thế giới mà nước đậm đặc như nút bần. Một vài chiến lược khác còn kỳ lạ hơn. Một số vi khuẩn dùng cách của Batman. Chúng dùng những móc kéo kéo thân mình di chuyển. Chúng thậm chí còn sử dụng những móc kéo này như những máy bắn đá liệng thân mình về phía trước. Một số khác sử dụng kỹ thuật hóa học. H. pylori chỉ sống trong môi trường màng nhầy bên trong dạ dày của chúng ta. Chúng xả ra một loại hóa chất làm loãng môi trường nhầy xung quanh, cho phép chúng lướt đi trong môi trường nhầy. Có lẽ chẳng ngạc nhiên khi những kẻ này chịu trách nhiệm cho bệnh loét dạ dày. Vậy, khi bạn nhìn lại gần, thực sự gần cơ thể của chúng ta và thế giới xung quanh mình, bạn có thể thấy tất cả các loạt sinh vật bé nhỏ đều tìm ra những cách thông minh để di chuyển trong một môi trường dày đặc. Nếu không có những thích nghi này, vi khuẩn sẽ không bao giờ tìm thấy vật chủ, và tinh trùng sẽ không bao giờ gặp được trứng, cũng có nghĩa bạn sẽ không bao giờ bị loét dạ dày, nhưng trước tiên hết bạn cũng không bao giờ được sinh ra. Một trong những điều tuyệt nhất của "Game of Thrones" là các cư dân vùng Biển Dothraki có ngôn ngữ thực sự của họ. Tiếng Dothraki xuất hiện ngay sau một ngôn ngữ khác mà người Na'vi sử dụng trong "Avatar", người Na'vi cần có ngôn ngữ riêng vì người Klingon trong "Star Trek" đã có ngôn ngữ của riêng mình từ năm 1979. Và cũng đừng quên tiếng Elvish trong bộ ba tiểu thuyết "Lord of the Rings" của J.R.R. Tolkien, nhất là khi nó chính là cha đẻ của "conlang" (ngôn ngữ nhân tạo). "Conlang" là viết tắt của "contructed language". Chúng không chỉ gồm những mật mã như Pig Latin, và cũng không chỉ là những tiếng lóng như biệt ngữ Nadsat mà bọn lưu manh tuổi teen trong "A Clockword Orange" sử dụng, với từ "droog" trong tiếng Nga nghĩa là "friend" (bạn bè). Điều khiến "conlang" thực sự trở thành ngôn ngữ không phải ở số lượng từ vựng. Dù tất nhiên nó cũng có nhiều từ hữu ích. Tiếng Dothraki có hàng ngàn từ. Tiếng Na'vi khởi đầu với 1.500 từ. Sau đó, fan đã dần tạo thêm nhiều từ mới. Nhưng chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa từ vựng nói riêng với điều tạo ra một ngôn ngữ thực bằng cách xem làm thế nào Tolkien tạo ra tiếng Elvish, một "conlang" gồm hàng ngàn từ. Rốt cuộc thì bạn có thể nhớ 5.000 từ tiếng Nga mà vẫn hầu như không thể nói thành câu. Một đứa trẻ 4 tuổi còn nói giỏi hơn bạn. Đó là vì bạn còn cần phải biết cách sắp xếp từ thành câu. Vì thế, một ngôn ngữ thực cần có văn phạm. Tiếng Elvish có điều đó. Trong tiếng Anh, để chia động từ về thì quá khứ, ta thêm "-ed." Wash (giặt, rửa), Washed. Trong tiếng Elvish, "wash" là "allu" và "washed" là "allune." Ngôn ngữ thực cũng thay đổi theo thời gian. Chẳng có ngôn ngữ nào mà nó ngày nay lại giống hệt như nó ở một ngàn năm trước. Vì khi nói, chúng ta hình thành các thói quen mới, thay cho những cái cũ, phạm lỗi, và sáng tạo. Ngày nay, ta nói (tiếng Anh) "Give us today our daily bread." Nhưng, tiếng Anh cổ lại là "Urne gedaeghwamlican hlaf syle us todaeg." Các "conlang" cũng có sự biến đổi. Tolkien phân ra các phiên bản mới và cũ của tiếng Elvish. Người Elves đầu tiên xuất hiện ở Cuiviénen, trong ngôn ngữ của họ, "people" (con người) là "kwendi", nhưng trong ngôn ngữ của nhóm người Elves di cư, Teleri, "kwendi" dần trở thành "pendi", với chữ "k" chuyển thành chữ "p". Và giống trong ngôn ngữ thực, "conlang" như Elvish cũng phân nhánh. Khi người La Mã đem tiếng Latin ra toàn châu Âu, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Ý ra đời. Khi các nhóm người di cư đi nhiều nơi, cách họ nói cũng dần trở nên khác nhau, cũng như nơi ở khác nhau của họ. Do đó, trong tiếng Latin, "hand" (bàn tay) là "manus", nhưng trong tiếng Pháp lại là "main", và trong tiếng Tây Ban Nha là "mano". Tolkien đã đảm bảo rằng tiếng Elvish cũng có điều tương tự. Trong khi "kwnedi" trở thành "pendi" giữa những người Teleri, thì với người Avari sinh sống khắp vùng Trung Địa, "kwendi" lại thành "kindi" với chữ "w" bị bỏ đi. Những tộc Elves mà Tolkien tập trung nhiều nhất là Quenya và Sindarin, và ngôn ngữ của họ cũng khác biệt như tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Trong tiếng Quenya, "suc" là "drink" (uống), trong tiếng Sindarin lại là "sog" Và bạn cũng biết đấy, ngôn ngữ thực rất rắc rối. Vì chúng thường thay đổi, và thay đổi theo cách chống lại trật tự, giống như trong phòng khách hoặc trên kệ sách. Ngôn ngữ thực chẳng bao giờ hợp lý hoàn toàn. Đó là lý do tại sao Tolkien tạo ra tiếng Elvish với rất nhiều ngoại lệ. Rất nhiều động từ bất quy tắc mà bạn buộc phải biết. Hãy lấy từ "know" (biết) làm ví dụ. Ở thì quá khứ, nó là "knew", nhưng lại không có quy tắc nào giải thích điều này. Tương tự. Trong tiếng Elvish, "know" là "ista", nhưng "knew" là "sinte". Vâng. Dù vậy, sự thực thì Elvish giống một bản phác họa ngôn ngữ hơn là ngôn ngữ thực. Với Tolkien, Elvish là một sở thích hơn là việc cố gắng tạo ra một ngôn ngữ mà người ta có thể sử dụng. Phần lớn tiếng Elvish mà các nhân vật trong "Lord of the Rings" nói đều do các fan trung thành của thứ tiếng này tạo ra dựa trên suy đoán về những gì Tolkien có thể sẽ xây dựng. Đó là cách tốt nhất cho tiếng Elvish bởi chẳng có người Elves nào xung quanh để nói cho ta nghe tiếng ấy. Nhưng các "conlang" hiện đại còn tiến xa hơn nữa. Dothraki, Na'vi, and Klingon đã phát triển đủ để chúng ta có thể thực sự nói chúng. Đây là bản dịch vở "Hamlet" sang tiếng Klingon, dù việc trình diễn nó có nghĩa là phải quen với việc phát âm "k" với lưỡi gà, thứ kỳ quặc giống thế này đang lơ lửng trong cổ họng bạn. Tin hay không tùy bạn, nhưng người ta thực sự nói như thế trong nhiều thứ tiếng như tiếng Eskimo. Phát âm tiếng Elvish lại dễ hơn nhiều. Vậy thì giờ hãy tạm ngừng phần giới thiệu các "conlang" trong tiếng Elvish và ba "conlang" khác mà ta đã thảo luận, với một lời tạm biệt chân thành bằng cả bốn thứ tiếng này nhé: "A Na Marie!" "Hajas!" "Kiyevame!" "Qapla!" và "Tạm biệt!" Vào năm 2008, Burhan Hassan 17 tuổi đã lên một chuyến bay từ Minneapolis đến vùng Sừng châu Phi. Burhan là lính mới nhỏ tuổi nhất trong số những người trẻ khác. Al-Shabaab đã tuyển chọn hơn 24 nam thanh niên trong độ tuổi 20 là những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội như Facebook. Internet và những công nghệ khác, đã thay đổi cuộc sống chúng ta nhưng cũng thay đổi cả việc tuyển quân, tư tưởng cực đoan và chiến trường của các cuộc xung đột Còn những đường link kết nối Twitter, Google và những người biểu tình đấu tranh cho dân chủ ? Những con số này đại diện cho máy chủ DNS công cộng của Google, giúp vượt rào cản mạng internet hiệu quả mà người biểu tình có thể sử dụng để liên lạc với nhau, với thế giới bên ngoài và để tuyên truyền nhận thức về những gì dang diễn ra ở đất nước họ. Ngày nay, xung đột hầu như không có biên giới. Nếu có tồn tại những rào cản thì do kỹ thuật số, không phải địa lý. và ẩn giấu đằng sau là lỗ hổng quyền lực nơi các cá nhân và tổ chức tư nhân có lợi thế hơn quân đội và các cơ quan tình báo chậm chạp lỗi thời. Là bởi vì trong thời đại xung đột kỹ thuật số, có tồn tại vòng thông tin phản hồi. Nơi những công nghệ mới như tôi đã đề cập và những công nghệ gây rối có thể được tiếp thu và triển khai bởi cấc cá nhân và tổ chức một cách nhanh chóng trước khi chính phủ kịp phản ứng. Để biết rõ hơn về tốc độ phản ứng của chính phủ về vấn đề này tôi sẽ đề cập tới Mức đánh giá Đe dọa Toàn cầu. Mỗi năm, giám đốc cục Tình báo Mỹ xem xét những mối đe dọa trên thế giới và ông nói "đây là những mối đe dọa. và những chi tiết, và đây là cách chúng tôi đánh giá chúng" Năm 2007, vấn đề an ninh mạng hoàn toàn chưa hề được nhắc đến. Chỉ đến năm 2011 vấn đề này mới xuất hiện ở cuối bảng, thua cả những vấn đề như nạn buôn bán thuốc phiện ở Tây Phi Năm 2012, nó dần được chú ý, nhưng vẫn xếp sau khủng bố và gia tăng dân số 2013, nó trở thành mối đe dọa hàng đầu, tương tự trong năm 2014 và cả trong tương lai gần. Điều này cho ta thấy rằng khả năng hạn chế của chính phủ trong việc thích ứng với xung đột công nghệ một mặt trận phi vật chất không biên giới và khó phát hiện Và xung đột không chỉ từ mạng đến thực tế như ta thấy ở các tư tưởng cực đoan mà còn theo các hướng khác Chúng ta đều biết những thảm kịch diễn ra ở Paris năm qua. vụ tấn công khủng bố Charlie Hebdo. Việc mà một kẻ hacker hay một nhóm người vô danh nào đó đã làm là tham gia các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội có nhiều người #JeSuisCharlie (Tôi là Charlie) Trên Facebook, Twitter, Google, những nơi mà hàng triệu người, trong đó có cả tôi đang bàn tán về vụ việc và thấy những bức ảnh như vậy, hình ảnh em bé với chữ "Je suis Charlie" trên cổ tay, gây ra bao nỗi thương xót. Chính hình ảnh này lại là vũ khí của chúng. những hacker đã biến bức ảnh thành vũ khí mà các nạn nhân không ngờ tới như chúng ta, tham gia trò chuyện, thấy bức ảnh và tải về máy mà không biết bức ảnh đã bị nhúng mã độc Vậy nên khi bạn tải ảnh về, hệ thống của bạn sẽ bị hack. Mất 6 ngày để chúng tiến hành chiến dịch mã độc trên toàn cầu. Sự phân chia giữa thực tế và trên mạng ngày nay không còn tồn tại, khi mà chúng ta chịu tấn công trực tiếp ở Paris thì chúng chuẩn bị hack trên mạng. Và theo các hướng khác, như tuyển quân Những thiếu niên với tư tưởng cực đoan trên mạng bị lợi dụng trên toàn cầu để thực hiện tấn công khủng bố Tóm lại, mầm mống chiến tranh thế kỷ 21 đang được ấp ủ mà không cần sự tham gia của các chính phủ Trong một vụ việc khác, Anonymous với Los Zetas. Vào đầu tháng 9 năm 2011 tại Mexico, Los Zetas, một trong những tổ chức ma túy quyền lực nhất đã treo cổ 2 blogger cùng tấm biển viết "Đây là kết cục của tất cả bọn lăng xăng trên mạng" Tuần sau đó chúng chặt đầu một cô gái trẻ đặt cái đầu rời trên máy tính của cô với dòng ghi chú tương tự Và để đáp trả lại Vì chính phủ thậm chí chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, Anonymous, nhóm được xem là lực lượng tích cực nhất mà chúng ta không muốn hợp tác đã hành động, Thay vì tấn công mạng, họ đe dọa sẽ công bố nhiều thông tin mật. Trên mạng xã hội họ nói "Chúng tôi sẽ tiết lộ thông tin về các công tố viên và thành viên chính phủ nhận hối lộ của tổ chức và điều này khiến cho xung đột leo thang Los Zetas nói "Chúng tao sẽ giết 10 người Cho mỗi thông tin mà bọn bay lộ ra" Nên cuộc xung đột đã kết thúc vì mọi chuyện sẽ rất tồi tệ nếu tiếp tục Nhưng điều đáng chú ý là những cá nhân vô danh này, không phải cảnh sát quốc gia, quân đội, hay các nhà chính trị đã đánh trúng vào điểm trọng yếu của một trong những tổ chức tội phạm quyền lực nhất trên thế giới Nên chúng ta sống trong thời kỳ thiếu nhận thức về lịch sử cuộc xung đột vì ai chúng ta đấu tranh, động lực của các cuộc chiến các công cụ, công nghệ được sử dụng và nó đã thay đổi nhanh đến mức nào câu hỏi vẫn còn đó Các cá nhân, tổ chức và chính phủ có thể làm gì ? Để trả lời những câu hỏi trên bắt đầu với các cá nhân tôi cho rằng an ninh ngang hàng là câu trả lời Những người trong mối quan hệ này đã lợi dụng thanh thiếu niên trên mạng ta có thể làm vậy với an ninh ngang hàng các cá nhân đang có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết để ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và quốc tế và chúng ta có thể tạo ra các mối quan hệ ngang hàng tích cực online hoặc ofline chúng ta có thể hỗ trợ và giáo dục các thế hệ hacker kế tiếp, như tôi thay vì nói "mày hoặc là tội phạm hoặc thành viên NSA" Đó là vấn đề ngày nay Và không chỉ các cá nhân, mà thậm chí các tổ chức, tập đoàn. Cũng có lợi thế để hành động xuyên biên giới hiệu quả và nhanh hơn so với chính phủ, và họ có động cơ thật sự. Đó là lợi nhuận và giá trị được xem là đáng giá trong thời đại kỹ thuật số Và chúng sẽ ngày càng tăng để các thế hệ tương lai sẽ đến Nhưng chúng ta không nên lờ chính phủ Vì đó nơi chúng ta hướng đến để cũng nhau hành động để giữ chúng ta an toàn và an ninh Nhưng chúng ta thấy nơi đã khiến chúng ta đi quá xa Nơi không có khả năng thích ứng và tiếp thu trong xung đột kỹ thuật số. Nơi mà lãnh đạo cấp cao nhất Giám đốc CIA, Bộ trưởng quốc phòng họ nói "Trân Châu Cảng trên mạng sẽ xảy ra" "khủng bố mạng 11/9 sẽ đến" Nhưng điều đó chỉ khiến chúng ta thêm sợ hãi Bằng việc cấm mã hóa thông tin để dễ dàng trong việc theo dõi và hack tập thể chắc rồi, GCHQ và NSA có thể theo dõi bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa họ là người duy nhất có thể Khả năng này không hề tốn kém, thậm chí miễn phí Trình độ kỹ thuật đang phát triển trên thế giới và những cá nhân và nhóm nhỏ có lơi thế này Cho nên hôm nay có thể chỉ NSA và GCHQ làm được Nhưng ai dám chắc rằng Trung Quốc không thể tìm ra bí mật ? Hoặc một thế hệ khác, một vài đứa trẻ trong sân sau ở Estonia Và tôi muốn nói rằng không phải là những gì chính quyền nên làm mà là những gì họ không nên các chính phủ hiện nay nên từ bỏ quyền lực và kiểm soát để giúp chúng ta an ninh hơn Từ bỏ việc theo dõi hoặc hack mà thay vào đó là vá các lỗ hỏng nghĩa là, họ không thể theo dõi chúng ta cũng như là Trung Quốc hay hacker ở Estonia hay bất kì thế hệ nào khác và chính phủ nên hỗ trợ cho các công nghệ như Tor và Bitcoin nghĩa là từ bỏ kiểm soát, nghĩa là các nhà phát triển các dịch giả bất cứ ai với kết nối Internet ở các nước như Cuba, Iran và Trung Quốc có thể bán tài năng và sản phẩm của họ ra thị trường thế giới và quan trọng hơn là bán ý tưởng của họ cho chúng ta thấy diễn biến ở đất nước của họ Và điều này chẳng có gì đáng sợ Việc này nên được thúc đẩy ở các chính phủ tương tự được lập ra vì quyền công dân, tự do ngôn luận và dân chủ trong các cuộc chiến của thế kỷ trước Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại Chúng ta có cơ hội về công nghệ để giúp hàng tỉ người trên thế giới an toàn hơn điều mà chúng ta chưa từng có trước đó trong lịch sử loài người Vì vậy nên khuyến khích điều này (tiếng vỗ tay) Rất nhiều khía cạnh của văn hóa truyền thống Nhật Bản, như là ẩm thực và võ thuật, đã nổi tiếng khắp thế giới, Kabuki, một loại hình kịch truyền thống, có thể không được biết đến nhiều ở phương Tây nhưng đã phát triển qua hơn 400 năm để giữ được tầm ảnh hưởng và sự phố biến cho đến tận ngày nay. Từ Kabuki được xuất phát từ động từ tiếng Nhật kabuku có nghĩa là bất bình thường hay kỳ lạ. Lịch sử của nó bắt đầu từ đầu thế kỷ 17 tại Kyoto, nơi một tỳ nữ tại một ngôi đền, tên Izumo no Okuni, sử dụng lòng cạn của con sông Kamo trong thành phố như một sân khấu để biểu diễn những điệu múa kì lạ cho người qua đường, họ cảm thấy việc nhại lại người cầu phật của cô là táo bạo mê hoặc và đầy tính giải trí. Chẳng bao lâu sau những đoàn hát bắt đầu biển diễn theo phong cách đó, và Kabuki đã đi vào lịch sử như là loại hình kịch đầu tiên của Nhật Bản phục vụ cho những người dân thường. Bằng cách phụ thuộc vào hóa trang, hay keshou, và biểu hiện khuôn mặt thay vì sử dụng mặt nạ và tập trung vào những sự kiện lịch sử và cuộc sống hàng ngày thay vì chuyện dân gian, Kabuki phân biệt nó với thể loại kịch múa dành cho tầng lớp thượng lưu được gọi là Noh và mang tới một sự bình luận độc đáo về xã hội trong thời kì Edo. Đầu tiên, điệu nhảy chỉ được luyện tập bởi phụ nữ họ thường được gọi là Onna-Kabuki. Nó sớm phát triển thành một buổi biểu diễn theo đoàn và trở thành một sự thu hút thường xuyên tại các phòng trà, thu hút khán giả từ mọi tầng lớp xã hội. Tại thời điểm này, Onna-Kabuki thường dâm dục vì những geisha biểu diễn không chỉ để thể hiện khả năng hát và múa của họ mà còn để quảng cáo thân thể của mình tới những khách hàng tiềm năng Một lệnh cấm từ chính quyền bảo thủ Tokugawa vào năm 1629 dẫn tới sự xuất hiện của Wakashu-Kabuki với diễn viên là những chàng trai trẻ. Nhưng khi mà điều này sau đó cũng bị cấm bởi lý do tương tự. và đã có một sự chuyển tiếp sang Yaro-Kabuki, được biểu diễn bởi những người đàn ông, đòi hỏi trang phục và trang điểm công phu cho những vai diễn nữ giới, hay onnagata. Nỗ lực của chính phủ để kiểm soát Kabuki đã không kết thúc với những lệnh cấm dựa trên giới tính hay tuổi tác của người biểu diễn. Nhóm quân đội Tokugawa, còn gọi là Bakufu, mang nặng những lý tưởng của đạo Khổng và thường xuyên ban hành những sắc lệnh về vải của các trang phục, vũ khí trên sân khấu, và chủ đề cốt truyện. Cùng vào thời điểm đó, Kabuki kết hợp và bị ảnh hưởng bởi Bunraku, một loại hình kịch múa rối công phu. Bởi vì những ảnh hưởng này, điệu múa ngẫu hứng một thời gồm một hồi đã phát triển thành một vở kịch có cấu trúc gồm năm hồi thường được dựa trên triết lý của đạo Khổng. Trước năm 1868, khi mà chính quyền Tokugawa sụp đổ và Nhật hoàng Meiji đã trở lại cầm quyền, Nhật Bản đã thực hiện chính sách cô lập khỏi những quốc gia khác, hay còn gọi là Sakoku. Vì vậy, sự phát triển của Kabuki chủ yếu được định hình bởi những sự ảnh hưởng trong nước. Nhưng thậm chí trước thời kì này, Những nghệ sĩ châu Âu, như là Claude Monet, đã thấy thích thú và được truyền cảm hứng bởi nghệ thuật Nhật Bản, như là khắc gỗ, cũng như là buổi biểu diễn trực tiếp. Sau năm 1868, những nghệ sĩ khác như Vincent van Gogh và nhà soạn nhạc Claude Debussy đã bắt đầu kết hợp những ảnh hưởng của Kabuki vào trong những tác phầm của họ, trong khi chính Kabuki đã trải qua nhiều sự thay đổi và thử nghiệm để thích ứng với thời kì mới hiện đại. Như những thể loại nghệ thuật truyền thống khác, Kabuki đánh mất sự nổi tiếng khi thế chiến thứ hai bắt đầu. Nhưng những sự đổi mới từ các nghệ sĩ như đạo diễn Tetsuji Takechi đã tạo nên một sự hồi sinh không lâu sau đó Thực sự, Kabuki thậm chí còn được coi là một thể loại giải trí phổ biến của những lính Mỹ đóng quân ở Nhật Bản bất chấp sự kiểm duyệt ban đầu của Mỹ đối với những truyền thống của Nhật Bản. Ngày nay, Kabuki vẫn tồn tại như là một phần không thể thiếu của nước Nhật giàu di sản văn hóa mở rộng tầm ảnh hưởng của nó ra khỏi sân khấu đến tivi, phim ảnh, và phim hoạt hình Nhật. Thể loại nghệ thuật được mở đầu bởi Okuni tiếp tục khiến khán giả thích thú với hóa trang công phu của những diễn viên, những bộ trang phục sặc sỡ và được thêu điểm một cách tinh tế và nhạc kịch không lẫn vào đâu được của những câu chuyện được thuật lại trên sân khấu. Nicolas Steno hiếm khi được nghe đến bên ngoài lĩnh vực địa chất nhưng ai muốn hiểu về sự sống trên Trái Đất nên thấy Steno mở rộng và liên kết các khái niệm như thế nào Trái Đất, sự sống và sự hiểu biết Niels Stensen sinh ở Đan Mạch 1638, con trai của thợ kim hoàn, ông ta là một đứa trẻ yếu ớt bạn bè của ông chết do một dịch bệnh ông là nhà giải phẫu học mổ xác chết để nghiên cứu những bộ phận chung giữa các loài. Ông ta thấy một bộ truyền trong sọ động vật cung cấp nước bọt cho miệng Ông phản biện ý kiến của Descartes rằng chỉ người mới có tuyến yên chứng minh rằng đó không phải là chỗ của tâm hồn mà là sự bắt đầu của khoa học thần kinh Đặc biệt nhất bấy giờ là phương pháp của ông Steno không để các học thuyết cổ điển các thuyết của Aristote hay cách lập luận của Cartesian lấn át các bằng chứng thực nghiệm Tầm nhìn thông suốt của ông thông qua dự đoán và hợp lý hoá rất sâu sắc Steno quan sát đá gallstone tăng trưởng như thế nào từ thành phần ẩm ướt Chúng tuân theo quy luật định hình mà ông biết từ nghề kim hoàn quy luật có giá trị cho việc tìm hiểu chất rắn qua các sự liên kết của chúng Sau đó, Grand Duke thuộc Tuscany nhờ ông phẫu thuật một con cá mập Răng nó giống với lưỡi đá, loại đá lẻ ở trong loại đá khác tại Malta và vùng núi gần Florence Pliny the Elder, nhà tự nhiên người Roman cho rằng chúng từ bầu trời. Trong kỷ bóng tối, tương truyền rằng chúng là lưỡi rắn bị Thánh Phao-lô bến thành đá Steno thấy những lưỡi đá là răng cá mập và ngược lại có cùng dấu hiệu của cấu trúc phát triển Tìm ra các điểm giống nhau ông cho rằng những chiếc răng cổ là từ loài cá mập cổ trong vùng biển tạo thành đá quanh răng và đã trở thành núi Đá là một trong các lớp lắng đọng của biển nằm ngang trên lớp khác từ cổ nhất đền mới nhất Nếu các lớp bị phá vỡ nghiêng hay cắt bởi sữ đứt đoạn hay hẻm núi, hay sự thay đổi sau khi lớp hình thành. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thời ấy là một cuộc cách mạng Ông mở đường cho địa tầng học và đặt nền móng cho địa chất học Qua tìm kiếm nguồn gốc răng cá mập từ 2 thời kỳ bằng quy luật tự nhiên kiểm soát hiện tại và quá khứ, Steno mở đầu cho Thuyết Đồng Nhất, cho rằng mọi vật hình thành bởi quá trình có thể quan sát được ở hiện tại Vào thế kỷ 18, 19 nhà địa chất học Anh về thuyết đồng nhất là James Hutton và Charles Lyell, nghiên cứu tốc độ hiện thời rất chậm của sự xói mòn và trầm tích và nhận thấy Trái Đất cổ xưa hơn dự đoán của Kinh Thánh, 6000 năm Chu trình của đá, kết hợp với kiến tạo đĩa ở giữa thế kỷ 20 cho ra thuyết nóng chảy vỏ, động đất và bao vây của trái đất từ đá gallstone đến hành tinh 4,5 tỉ năm Giờ hãy nghĩ rộng hơn liên hệ với sinh học bạn thấy răng cá mập ở một lớp và hoá thạch của một cá thể mà bạn chưa bao giờ thấy Hoá thạch càng sâu càng lâu năm, đúng không? Giờ bạn có chứng cứ về nguồn gốc và tuyệt chủng của các loài Liên hệ với thuyết đồng nhất Có thể quá trình vẫn hoạt động ngày nay dẫn đến thay đổi về đá lẫn môi trường Nó có thể giải thích sự tương đồng và khác biệt giữa các loài được tìm thấy bởi nhà giải phẫu như Steno Có rất nhiều điều để suy ngẫm nhưng Charles Darwin có thời gian trong chuyến đi tới Galapagos đọc bài viết của người bạn Charles Lyell "Học thuyết địa chất" có sự góp công của Steno. Đôi khi khối việc chất lên vai con người nhỏ bé, tò mò Nicolas Steno góp phần vào thuyết tiến hoá mở đường cho địa chất học và chứng minh quan sát thực tiễn có thể vượt mọi rào cản tới một tầm nhìn sâu rộng hơn kết quả tốt nhất của ông có lẽ là câu châm ngôn định dạng sự tìm kiếm chân lý nằm ngoài sự hiểu biết và cảm nhận của ta về cái đẹp của những điều chưa biết cái đẹp là những điều ta thấy đẹp hơn là những điều ta biết đẹp nhất là những điều ta không... Có lẽ bạn biết rằng tất cả mọi vật được tạo thành từ các nguyên tử và một nguyên tử là một hạt thực sự, thực sự, thực sự, thực sự nhỏ bé. Mỗi nguyên tử đều có một lõi, được làm từ ít nhất một hạt được tích điện dương được gọi là proton, và trong phần lớn các trường hợp, một số hạt trung hoà được gọi là neutron. Lõi đó được bao quanh bởi các hạt được tích điện âm được gọi là electron. Bản sắc của một nguyên tử được xác định chỉ bởi số lượng proton trong hạt nhân của nó. Hidro là hidro bởi vì nó chỉ có 1 proton, cacbon là cacbon vì nó có 6, vàng là vàng vì nó có 79, và vân vân. Thoả mãn trong một dòng suy nghĩ tạm thời. Làm thế nào để ta biết về cấu trúc nguyên tử? Chúng ta không thể thấy proton, neutron, hoặc electron. Vì vậy, chúng ta làm một loạt các thí nghiệm và phát triển 1 mô hình cho những gì chúng ta nghĩ là có. Rồi chúng ta làm thêm các thí nghiệm và để xem chúng có đồng ý với mô hình. Nếu có, thật tuyệt. Nếu không, có lẽ nên làm một mô hình mới. Chúng ta đã có rất nhiều mô hình nguyên tử khác nhau từ Democritus ở năm 400 trước công nguyên, và gần như chắc chắn sẽ có nhiều hơn xuất hiện. Được rồi, dòng suy nghĩ đã qua. Các lõi của nguyên tử có khuynh hướng dính với nhau, nhưng các electron tự do di chuyển, và đây là lí do tại sao các nhà hoá học yêu các electron. Nếu ta có thể cưới chúng, chúng ta có lẽ sẽ làm. Nhưng các electron thì siêu lạ Chúng có vẻ cư xử như các hạt, giống những trái bóng chày nhỏ, hoặc như các cơn sóng, như sóng nước, phụ thuộc vào các thí nghiệm mà ta tiến hành. 1 trong những điều kì lạ nhất về electron là ta không thể nói chính xác chúng ở đâu. Nó không phải do ta không có thiết bị, sự không chắc chắn này là một phần của mô hình của chúng ta về các electron. Vì vậy, chúng ta không thể xác định được chúng, tốt. Nhưng ta có thể nói có 1 khả năng chắc chắn về việc tìm thấy 1 electron trong 1 không gian xung quanh nhân. Và điều đó có nghĩa rằng chúng ta có thể hỏi câu hỏi sau: Nếu ta vẽ một hình quanh nhân như vậy ta sẽ chắc chắn 95% tìm thấy một electron trong hình đó, nó sẽ trông như thế nào? Dưới đây là một vài trong số các hình dạng này. Các nhà hoá học gọi chúng là các orbitals, và mỗi orbital trông thế nào, giữa các thứ khác, phụ thuộc vào bao nhiêu năng lượng mà nó có. Orbital càng có nhiều năng lượng phần lớn mật độ của nó thì xa hơn từ hạt nhân. Nhân tiện, tại sao ta chọn 95% mà không là 100%? Đó là điều không minh bạch khác của mô hình electron. Qua một khoảng cách nhất định từ hạt nhân, khả năng tìm thấy 1 electron bắt đầu giảm nhiều hoặc ít hơn theo cấp số nhân, có nghĩa là trong khi nó tiến đến 0, nó sẽ không bao giờ thực sự chạm đến 0. Vậy, trong mỗi nguyên tử, có một số nhỏ, nhưng không phải 0, xác suất trong một khoảng thời gian rất, rất ngắn, một trong các electron của nó thì ở đầu kia của vũ trụ được biết đến. Nhưng phần lớn các electron ở gần nhân của chúng như các đám mây dày đặc điện tích âm thay đổi và di chuyển với thời gian. Làm thế nào các electron từ 1 nguyên tử tương tác với các electron của nguyên tử khác xác định hầu hết mọi thứ. Các nguyên tử có thể bỏ các electron của chúng, từ bỏ chúng cho các nguyên tử khác, hoặc chúng có thể chia sẻ electron. Và cơ năng của mạng lưới này là cái làm hoá học thú vị. Từ các đá cũ đơn giản đến vẻ đẹp phúc tạp của sự sống, bản chất của tất cả những gì ta thấy, nghe, nếm, ngửi, chạm, và thậm chí cảm giác được xác định ở mức độ nguyên tử. Cái gì làm cho chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh xuyên suốt cuộc đời? Nếu bạn đang định đầu tư ngay bây giờ vào tương lai bạn sẽ đặt thời gian và tâm sức ở đâu? Một cuộc khảo sát gần đây về thế hệ trẻ để hỏi mục tiêu quan trọng nhất trong đời là gì và hơn 80% nói rằng mục tiêu chính là làm giàu. Và 50% khác trong số những con người trẻ tuổi đó nói rằng một mục tiêu chính khác trong cuộc đời là trở nên nổi tiếng. (Cười) Và chúng ta liên tục được nhắc phải làm việc, phải cố hơn nữa và đạt được nhiều hơn nữa. Chúng ta thành ra ấn tượng rằng đó chính là những thứ cần theo đuổi để có một cuộc sống tốt. Bức tranh về cả cuộc đời, về lựa chọn của mọi người và những chọn lựa ấy tiến triển thế nào đối với họ những bức tranh gần như không thể đạt được. Đa số những gì ta biết về cuộc đời con người chúng ta biết được bằng cách hỏi mọi người về quá khứ và như chúng ta đã biết, nhớ lại thì sao có thể chính xác hoàn toàn được Chúng ta quên rất nhiều những gì đã xảy ra với chúng ta trong cuộc đời, và đôi khi trí nhớ là hoàn toàn tự sáng tạo nên. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể xem cả cuộc đời tự hé mở trước mắt ta? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể nghiên cứu con người từ khi họ mới là thanh thiếu niên đến cả lúc tuổi già để xem điều gì khiến mọi người hạnh phúc và khỏe mạnh? Chúng tôi đã làm được điều đó. Nghiên cứu về sự phát triển của người lớn của Đại học Harvard có lẽ là nghiên cứu lâu nhất từng làm về cuộc đời của người lớn. Trong 75 năm chúng tôi đã theo dõi cuộc đời của 724 người đàn ông, năm này đến năm khác, hỏi về công việc của họ, cuộc sống gia đình của họ, sức khỏe của họ, và đương nhiên hỏi tất cả mà không biết những câu chuyện về cuộc đời họ sẽ xảy ra như thế nào. Những nghiên cứu như thế này rất hiếm. Hầu hết những dự án như thế này đều sụp đổ trong khoảng một thập kỉ bởi vì quá nhiều người bỏ nghiên cứu, hoặc quỹ cho nghiên cứu cạn kiệt, hoặc những nhà nghiên cứu bị phân tâm, hoặc họ chết, và không ai tiếp tục nghiên cứu. Nhưng qua sự kết hợp của may mắn và sự bền bỉ của một vài thế hệ các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này vẫn tồn tại. Khoảng 60 trong số 724 người ban đầu vẫn còn sống, và vẫn tham gia vào nghiên cứu này, hầu hết họ đã trên 90 tuổi. Và bây giờ chúng tôi đang bắt đầu nghiên cứu hơn 2000 đứa con của những người đàn ông này. Tôi là người giám đốc thứ tư của nghiên cứu này. Từ năm 1938, chúng tôi đã theo dõi cuộc đời của 2 nhóm người. Nhóm đầu tiên bắt đầu cuộc nghiên cứu khi họ là sinh viên năm thứ 2 của đại học Harvard. Và sau khi học xong đại học trong chiến tranh thế giới thứ hai, đa số đã nhập ngũ. Và nhóm thứ hai mà chúng tôi theo dõi là nhóm những cậu bé đến từ những vùng lân cận nghèo nhất của Boston, những cậu bé được chọn cho cuộc nghiên cứu cụ thể hơn vì họ đến từ những gia đình khó khăn và thiệt thòi nhất của Boston vào những năm 1930. Đa số sống ở những khu tập thể, nhiều nơi thiếu cả nước lạnh và nước nóng. Khi họ tham gia nghiên cứu, tất cả những thanh thiếu niên này đều được phỏng vấn. Họ được khám sức khỏe. Chúng tôi đã đến nhà họ và phỏng vấn bố mẹ họ. Và sau đó những thanh thiếu niên này trưởng thành. Họ trở thành những công nhân nhà máy và luật sư, và thợ xây và bác sĩ, một trở thành Tổng thống Mĩ. Một số trở nên nghiện rượu. Một vài người mắc bệnh tâm thần. Một số người leo lên nấc thang xã hội từ tận cùng đến trên cao nhất, và một số người thì đi hướng ngược lại. Những người lập nên nghiên cứu này chưa bao giờ trong giấc mơ của mình tưởng tượng được rằng tôi đang đứng ở đây, 75 năm sau, kể cho các bạn nghe rằng nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục. Cứ 2 năm, bệnh nhân của chúng tôi và những nhân viên nghiên cứu tận tâm lại gọi những người đàn ông kia và hỏi chúng tôi có thể gửi họ một nhóm câu hỏi nữa về cuộc sống của họ. Một số người sống ở Boston hỏi chúng tôi, "Tại sao các ông vẫn muốn nghiên cứu tôi? Cuộc đời tôi đâu có thú vị như vậy." Những người Harvard không bao giờ hỏi câu hỏi đó. (Cười) Để thấy được bức tranh rõ nét nhất về cuộc đời những con người này, chúng tôi không chỉ gửi họ những bản điều tra thăm hỏi ý kiến Chúng tôi phỏng vấn họ tại phòng khách của họ. Chúng tôi nhận kết quả khám sức khỏe từ bác sĩ của họ. Chúng tôi trích máu của họ, chúng tôi scan não của họ, chúng tôi nói chuyện với con họ. Chúng tôi quay phim họ nói chuyện với vợ về những nỗi lo sâu thẳm nhất của họ. Và khi, khoảng một thập kỉ trước, chúng tôi cuối cùng cũng hỏi những người vợ nếu họ muốn tham gia cùng chúng tôi với vai trò là thành viên của cuộc nghiên cứu, nhiều người phụ nữ trong số đó đã nói, "Cũng đến lúc rồi đó." (Cười) Vậy chúng ta đã học được những gì? Những bài học rút ra được từ hàng chục trong cả nghìn trang thông tin mà chúng tôi nghiên cứu được về cuộc sống những con người này là gì? Những bài học ấy không phải về sức khỏe hay sự nổi tiếng hay làm việc cật lực hơn và hơn nữa. Thông điệp rõ nhất mà chúng ta nhận được qua cuộc nghiên cứu 75 năm này là: Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Chấm hết. Chúng ta học được 3 bài học lớn về những mối quan hệ. Bài học thứ nhất là những mối quan hệ xã hội rất tốt đối với chúng ta, và sự cô đơn thì giết ta. Thật ra là những người kết nối với gia đình, với bạn bè, với cộng đồng nhiều hơn sẽ hạnh phúc hơn, họ sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và sống lâu hơn những người ít kết nối. Và những lần cô đơn thì lại trở nên độc hại. Những người hay xa lánh người khác hơn thường cảm thấy họ ít hạnh phúc hơn, sức khỏe của họ sút giảm sớm hơn trong thời trung niên, Chức năng não của họ cũng sút giảm sớm hơn và họ sống cuộc đời ngắn ngủi hơn những người không cô đơn. Và sự thật đáng buồn là ở bất kì thời điểm nào, hơn một người trong số năm người bảo rằng họ đang cô đơn. Và chúng tôi biết rằng bạn có thể cảm thấy cô đơn trong một đám đông và bạn có thể cảm thấy cô đơn trong một cuộc hôn nhân, vậy bài học lớn thứ hai mà chúng ta học được là không phải là số lượng bạn bè bạn có, và cũng không phải việc bạn có ở trong một mối quan hệ tận tâm hay không, mà chính là chất lượng của mối quan hệ gần gũi của bạn mới đáng quan trọng. Hóa ra là sống ở giữa xung đột rất có hại cho sức khỏe chúng ta. Những cuộc hôn nhân hay xảy ra xung đột, ví dụ như thiếu thốn tình cảm hóa ra lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể còn tệ hơn việc li dị. Và việc sống giữa những mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp sẽ bảo vệ chúng ta. Một khi chúng tôi đã theo dõi những người đàn ông kia đến khi họ trên 80 tuổi, chúng tôi muốn nhìn lại họ trong thời trung niên và để xem rằng chúng tôi có thể phỏng đoán được ai sẽ trở thành những ông lão 80 hạnh phúc, khỏe mạnh và ai sẽ không. Và khi chúng tôi tập hợp lại những gì chúng tôi biết về họ ở độ tuổi 50, không phải là lượng cholesterol tuổi trung niên của họ phán đoán được họ sẽ già đi như thế nào. Mà đó chính là việc họ hài lòng như thế nào trong các mối quan hệ của họ. Những người hài lòng nhất về những mối quan hệ của họ ở tuổi 50 chính là những người khỏe mạnh nhất ở tuổi 80 Và những mối quan hệ tốt, gần gũi dường như giúp ta giảm đi những tác hại của tuổi già. Những cặp đôi hạnh phúc nhất của chúng tôi bảo rằng, khi họ bước vào tuổi 80, vào những ngày họ đau về thể xác, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng những người trong những mối quan hệ không hạnh phúc, vào những ngày họ đau về thể xác, nỗi đau tinh thần họ càng lớn hơn. Và bài học lớn thứ ba chúng ta học về những mối quan hệ và sức khỏe chúng ta là những mối quan hệ tốt đẹp không chỉ bảo vệ cơ thể ta, mà còn bảo vệ não của ta nữa. Hóa ra thì việc ở trong một mối quan hệ bền chặt với một người khác cũng trong tuổi 80 như bạn sẽ giúp bảo vệ bạn, những người ở trong mối quan hệ mà họ cảm thấy có thể tin cậy được đối phương khi cần trí nhớ của họ sẽ lâu hơn. Và những người ở trong mối quan hệ mà họ không tin tưởng được người khác, họ là những người bị giảm trí nhớ sớm. Và những mối quan hệ tốt đó, chúng không nhất thiết phải luôn luôn trơn tru. Một số cặp 80 tuổi có thể cãi nhau vặt với nhau ngày này qua ngày khác, nhưng chừng nào họ còn cảm thấy tin tưởng được đối phương khi gặp khó khăn thì những cuộc cãi nhau đó không hề ảnh hưởng xấu đến trí nhớ của họ. Vậy thông điệp này, rằng những mối quan hệ gần gũi tốt đẹp rất tốt cho sức khỏe và sự hạnh phúc của ta đây là lẽ phải rất lâu đời. Tại sao đây là việc khó đạt được và dễ bị lờ phớt đi? Chúng ta là con người. Những gì chúng ta muốn là giải pháp nhanh chóng, những gì chúng ta có thể đạt được mà khiến cho cuộc sống ta trở nên tốt đẹp và giữ nó tốt đẹp như vậy. Những mối quan hệ rất rối ren và chúng rất phức tạp và việc dành sức lực quan tâm đến gia đình và bạn bè, nó không quyến rũ hay hấp dẫn. Nó cũng kéo dài. Nó không bao giờ chấm dứt. Những người trong cuộc nghiên cứu 75 năm mà cảm thấy hạnh phúc nhất khi nghỉ hưu là những người đã làm việc năng động thay thế những người đồng nghiệp thành bạn bè mới. Cũng giống như những thế hệ trẻ trong cuộc khảo sát gần đây, rất nhiều người trong số những người đàn ông của chúng tôi bắt đầu là những thanh niên đã từng tin rằng danh vọng và của cải và thành tích cao là những gì họ cần theo đuổi để có cuộc sống tốt. Nhưng quay đi quay lại, trong hơn 75 năm này, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng những người hạnh phúc nhất là những người quan tâm đến những mối quan hệ, với gia đình, bạn bè, cộng đồng. Còn bạn thì như thế nào? Cứ cho rằng bạn 25, hoặc 40, hoặc 60 tuổi. Việc quan tâm đến những mối quan hệ trông như thế nào? Có rất nhiều cách. Đó có thể là thứ đơn giản như hoặc làm sôi động hơn những mối quan hệ cứng nhắc bằng cách làm những điều mới mẻ chung với nhau, những cuộc đi bộ dài hay những buổi hẹn đêm hoặc liên hệ với những thành viên trong gia đình mà bạn chưa nói chuyện trong nhiều năm bởi những mối hận thù gia đình thường gặp ấy có thể làm hại đối với những người hay thù hận. Tôi muốn khép lại bằng một câu danh ngôn từ Mark Twain. Hơn một thế kỉ trước ông ta nhìn lại cuộc sống của mình và ông ấy viết: "Không có thời gian, cuộc sống quá ngắn ngủi cho những cuộc cãi nhau vặt, những lời xin lỗi, những lời tổn thương trái tim. Chỉ có thời gian dành cho sự yêu thương, và một lúc thôi, nhấn mạnh hơn, để dành cho điều đó." Cuộc sống tốt được xây dựng từ những mối quan hệ tốt. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bí ẩn của từ địa phương: Robot, một cỗ máy có khả năng thực hiện một loạt hành động có thể được lập trình . Nguồn gốc của từ robot bắt nguồn từ hơn một nghìn năm về trước vào thời đại của chế độ nông nô tại Trung Âu khi phục dịch là cách để trả tiền thuê nhà. Trong những ngày đó, tiếng Slavơ của Nhà thờ cổ có từ "rabota" mô tả lao động bị cưỡng bức của dân nghèo. Một điều chỉnh nhỏ về chính tả, và rabota trở thành robota trong tiếng Séc, theo đó, ngoài việc định nghĩa công việc khó nhọc của những nông nô, nó cũng mang hàm ý ẩn dụ để mô tả các hình thức của công việc khó nhọc hoặc kiếp trâu ngựa. Năm 1920, nhà văn người Séc Karel Capek đã xuất bản một vở kịch khoa học viễn tưởng được gọi là "R.U.R. ", viết tắt của "Robot của Rossum Universal." Câu chuyện kể về những cỗ máy tự động với những đặc điểm riêng biệt của con người nhằm phục vụ cho các nhu cầu của người dân trên Trái Đất cho đến khi chúng nổi loạn, Capek ban đầu đã xem xét việc kêu những cỗ máy cần cù này bằng "labori" từ tiếng Latin, có nghĩa là lao động, nhưng ông ta lo lắng vì nó nghe có vẻ hơi học thuật quá. Ông đã chọn, thay vào đó, để nhấn mạnh tình trạng nô lệ của chúng bằng cách đặt tên cho chúng là roboti, hay robot trong tiếng Anh. "R.U.R." đã thành công vượt trội, và khi nó được dịch sang tiếng Anh vào năm 1923, Từ robot được đón nhận rất nhiệt tình. Mặc dù hầu hết, đến ngày hôm nay hình dáng của robot khác xa so với những gì Capek tưởng tượng, chúng đã trở nên phổ biến như ông ta đã dự đoán. Mặc dù, không giống như trong "R.U.R. ", robot của chúng ta đã không nổi dậy chống lại loài người, và hy vọng là chúng sẽ mãi như vậy! Oh, xin lỗi! Bạn đã bao giờ ngáp bởi vì người khác ngáp chưa? Bạn không thực sự mệt mỏi, nhưng đột nhiên miệng của bạn mở rộng và thực hiện một cú ngáp lớn Hiện tượng này được gọi là ngáp lây. Và trong khi các nhà khoa học vẫn không hoàn toàn hiểu được tại sao hiện tượng này lại xảy ra, có rất nhiều giả thuyết đang được nghiên cứu hiện nay. Hãy xem xét một vài trong những cái phổ biến nhất nhé, bắt đầu với hai giả thuyết sinh lý trước khi chuyển sang một cái khác về tâm lý. Giả thuyết sinh lý đầu tiên của chúng tôi cho rằng ngáp lây được kích hoạt bởi một kích thích cụ thể, một cái ngáp khởi đầu. được gọi là mô hình hành động cố định . Hãy nghĩ về mô hình hành động cố định như một hình ảnh phản chiếu. Cái ngáp của bạn làm cho tôi ngáp theo. Tương tự như một hiệu ứng domino, một người ngáp gây nên một cái ngáp khác ở một người gần đó đang quan sát hành động của anh ta . Sau khi sự phản chiếu này được kích hoạt, hành động hệ quả của sự phản chiếu sẽ bắt đầu. Bạn đã bao giờ cố gắng để không ngáp một khi nó đã bắt đầu? Về cơ bản là không thể! Một giả thuyết sinh lý khác được biết đến như là một sự bắt chước không có ý thức, hay là hiệu ứng tắc kè hoa. Điều này xảy ra khi bạn bắt chước hành vi của một ai đó mà không hề hay biết, một hành động sao chép tinh tế và không có chủ ý. Người ta có xu hướng bắt chước tư thế của nhau. Nếu bạn đang ngồi đối diện với một ai đó đang bắt chéo chân, bạn có thể cũng sẽ bắt chéo chân của mình. Giả thuyết này cho thấy rằng chúng ta ngáp khi nhìn thấy ai đó ngáp bởi vì chúng ta đang sao chép một cách vô thức hành vi của anh ấy hay cô ấy. Các nhà khoa học tin rằng hiệu ứng tắc kè hoa này là có thể xảy ra bởi vì một tập hợp đặc biệt của tế bào thần kinh được gọi neurons phản chiếu. Neurons phản chiếu là một loại tế bào não phản ứng đồng đều khi chúng ta thực hiện một hành động như khi chúng ta thấy người nào khác thực hiện cùng một thao tác. Các tế bào thần kinh này rất quan trọng trong việc học hỏi và tự nhận thức. Ví dụ, xem ai đó làm điều gì đó, giống như đan móc hoặc tô son môi, có thể giúp bạn làm những hành động tương tự một cách chính xác hơn. những nghiên cứu hình ảnh não bộ sử dụng fMRI, còn gọi là MRI chức năng, cho thấy rằng khi chúng ta thấy ai đó ngáp hoặc thậm chí nghe họ ngáp, một khu vực cụ thể của não bộ chứa các neurons phản chiếu có xu hướng sáng lên, do đó, lần lượt, khiến chúng ta phản ứng với cùng một thao tác: cái ngáp. Giả thuyết tâm lý của chúng tôi cũng liên quan đến hoạt động của những neurons phản chiếu. Chúng tôi sẽ gọi nó là đồng cảm ngáp. Đồng cảm là khả năng hiểu những cảm giác của người khác và hòa vào cảm xúc của họ, một khả năng rất quan trọng cho các động vật xã hội như chúng ta. Gần đây, các nhà thần kinh học đã tìm thấy có một tập hợp con của neurons phản chiếu cho phép chúng ta đồng cảm với cảm xúc của người khác ở một mức độ sâu hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra phản ứng đồng cảm này với ngáp trong khi thử nghiệm giả thuyết đầu tiên mà chúng tôi đã đề cập, Mô hình hành động cố định. Nghiên cứu này đã được thiết lập để cho thấy những con chó sẽ có những phản xạ ngáp đối với những âm thanh từ một cái ngáp của con người. Trong khi nghiên cứu của họ cho thấy điều này là đúng, họ tìm thấy một việc khác rất thú vị. Loài chó ngáp thường xuyên hơn đối với những cái ngáp quen thuộc, bắt nguồn từ chủ của chúng chẳng hạn, hơn là những cái ngáp không quen từ người lạ. Theo nghiên cứu này, Các nghiên cứu khác về con người và động vật linh trưởng cũng chỉ ra rằng hiện tượng ngáp lây này xảy ra thường xuyên hơn giữa bạn bè hơn là với người lạ. Trên thực tế, ngáp lây bắt đầu xảy ra khi chúng ta được khoảng bốn hay năm tuổi, tại thời điểm mà trẻ em phát triển khả năng xác định đúng cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, trong khi các nghiên cứu khoa học mới hơn nhằm vào mục đích để chứng minh rằng ngáp lây là dựa trên khả năng đồng cảm này, nhiều nghiên cứu hơn sẽ cần để đưa ra ánh sáng những gì chính xác đã xảy ra. Có thể rằng câu trả lời nằm ở một giả thuyết khác. Lần sau, khi bạn bị bắt gặp đang ngáp, Hãy dành một vài giây suy nghĩ về những gì vừa xảy ra. Có phải bạn đã đang suy nghĩ về một cái ngáp? Hay một người nào đó ở gần bạn đã ngáp? Người đó là một người lạ hay người gần gũi với bạn? Và bạn có đang ngáp ngay lúc này không? Tôi từng nói, "nếu bạn muốn giải phóng một xã hội, tất cả những gì bạn cần là Internet" Tôi đã lầm. Tôi nói những lời này từ năm 2011 khi một trang Facebook tôi ẩn danh lập ra đã soi sáng cuộc cách mạng ở Ai Cập. "Mùa xuân Ả Rập" đã cho thấy tiềm năng to lớn nhất của truyền thông nhưng cũng bộc lộ những thiếu sót lớn nhất của nó. Thứ công cụ đã giúp chúng ta đoàn kết chống lại những kẻ độc tài cuối cùng lại chia cắt chúng ta. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng truyền thông để hoạt động xã hội về một số thử thách mà chính tôi đã phải đối mặt và những điều mà chúng ta có thể làm Vào những năm đầu 2000, Người Ả Rập tràn lên mạng. Khao khát kiến thức, cơ hội để kết nối với tất cả mọi người trên khắp thế giới chúng tôi thoát khỏi hiện thực chính trị chán nản và sống cuộc sống khác, hoàn toàn mới. Cũng giống như họ, tôi không hề dính líu đến chính trị cho đến năm 2009. Vào thời điểm đó, khi tôi đăng nhập vào mạng xã hội. Tôi bắt đầu thấy càng nhiều người Ai Cập khao khát thay đổi tình hình chính trị trong nước. Tôi cảm thấy mình không còn cô đơn nữa Vào tháng 6 năm 2010, Internet đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Khi đang sử dụng facebook, tôi nhìn thấy một bức hình, rất đáng sợ, về một cơ thể bị hành hạ, đã chết của một người đàn ông Ai Cập. Tên anh ấy là Khaled Said. Khaled, 29 tuổi, người Alexandira, đã bị giết bởi cảnh sát. Tôi đã nhìn thấy chính mình trong bức ảnh Tôi nghĩ, tôi đã có thể là Khaled. Đêm đó tôi không ngủ được, và quyết định làm gì đó. Tôi đã giấu tên lập một trang Facebook và đặt tên "Chúng ta đều là Khaled Said". Chỉ trong 3 ngày, trang của tôi đã đến được với hơn 100 000 người Ai Cập có mối lo giống như thế. Bất cứ điều gì đang xảy ra đều cần phải dừng lại Tôi tuyển thêm người đồng điều hành, AdbelRahman Mansour. Chúng tôi làm việc với nhau nhiều giờ đồng hồ. Chúng tôi thu thập ý tưởng từ mọi người và liên kết lại. Chúng tôi đã kêu gọi hành động, và chia sẻ những thông tin mà chế độ này không muốn cho người dân biết. Trang này trở thành trang có lượt theo dõi nhiều nhất trong thế giới Ả Rập. Nó có nhiều fan hơn cả các tổ chức truyền thông được thành lập và cả những người nổi tiếng hàng đầu. Vào ngày 14 tháng 1 năm 2011, Ben Ali đã bỏ chạy khỏi Tunisia sau nhiều cuộc biểu tình đòi hắn ra khỏi chính phủ lâm thời Tôi đã nhìn thấy một tia hy vọng. Người Ai Cập trên mạng xã hội đều tự hỏi "Tunisia làm được, tại sao chúng ta không thể?" Tôi đã đăng một sự kiện trên Facebook và gọi nó là "Một cuộc Cách mạng chống tham nhũng, bất công và chế độ độc tài" Tôi đăng một câu hỏi cho 300 000 người dùng của trang lúc đó "Hôm nay là ngày 14 tháng 1 ngày 25 tháng 1 là Ngày Cảnh sát. Nó là ngày quốc lễ. Nếu 100 000 người trong chúng ta cùng đổ xuống đường phố Cairo, không ai có thể ngăn cản ta được. Tôi tự hỏi liệu chúng ta có làm được không." Chỉ trong vài ngày, lời mời này đã đến với hơn 1 triệu người và hơn 100 000 người xác nhận tham gia. Truyền thông vô cùng quan trọng đối với chiến dịch này Nó đã giúp cho phong trào phân quyền phát sinh. Nó giúp mọi người nhận ra là họ không hề đơn độc. Và chế độ đã không thể ngăn chặn điều đó. Vào thời điểm đó, họ thậm chí còn không hiểu. Và vào ngày 25 tháng 1, người Ấn Độ đã đổ dồn về những con đường của Cairo và những thành phố khác, kêu gọi sự thay đổi, phá vỡ rào cản của nỗi sợ và tuyên bố một kỷ nguyên mới. Rồi hậu quả tiếp đến sau đó. Một vài giờ trước khi chính phủ cắt Internet và truyền thông, tôi đang đi bộ trên một con phố tối tăm ở Ai Cập, khoảng nửa đêm. Tôi vừa mới tweet, "Cầu nguyện cho Ai Cập. Chính phủ chắc chắn đang lên kế hoạch về một cuộc thảm sát vào ngày mai." Tôi bị đánh một cú thật mạnh vào đầu. Tôi mất thằng bằng và ngã xuống, và nhận thấy có 4 người đàn ông được trang bị vũ khí bao vây mình. Một người bịt miệng tôi và những người khác làm tôi tê liệt. Tôi biết mình đang bị bắt cóc bởi đội an ninh quốc gia. Tôi thấy mình ở trong một phòng giam, bị còng tay, bịt mắt. Tôi vô cùng sợ hãi. Gia đình tôi cũng thế, họ bắt đầu tìm kiếm tôi trong những bệnh viện, sở cảnh sát và thậm chí trong nhà xác. Sau khi tôi mất tích, vài người đồng nghiệp của tôi biết rằng tôi là quản trị viên của trang mạng, đã nói với giới truyền thông về mối liên kết của tôi và trang mạng đó, và rất có khả năng tôi đã bị bắt bởi đội an ninh quốc gia. Những người đồng nghiệp của tôi tại Google bắt đầu công cuộc tìm kiếm tôi, và bạn bè tôi biểu tình tại quảng trường yêu cầu thả tôi ra. Sau 11 ngày hoàn toàn tối tăm, tôi đã được trả tự do. Và 3 ngày sau đó, Mubarak buộc phải từ chức. Đó quả là khoảnh khắc đầy cảm hứng và quyền lực nhất trong cuộc đời tôi. Đó là thời điểm của niềm hy vọng vĩ đại. Những người Ai Cập đã sống trong 18 ngày không tưởng trong suốt cuộc cách mạng. Tất cả họ đều chia sẻ niềm tin rằng chúng ta thật sự có thể chung sống dù cho chúng ta có những sự khác biệt, rằng Ai Cập sau Mubarak là dành cho tất cả. Nhưng bất hạnh thay, những sự kiện hậu cách mạng như một cú hích thẳng vào bụng. Sự hưng phấn phai dần, chúng ta đã thất bại trong việc xây dựng sự đồng thuận, và những sự đấu tranh chính trị dẫn đến sự phân cực mạnh. Mạng xã hội chỉ khuếch đại vấn đề đó, bằng cách truyền bá thông tin sai lệch, những tin đồn, những sự kìm hãm thông tin chặt chẽ và sự thù ghét. Môi trường hoàn toàn bị nhiễm độc. Thế giới trực tuyến của tôi trở thành trận chiến ngầm với những lời châm chọc, dối trá và thù hận. Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của gia đình mình. Nhưng tất nhiên, đó không chỉ riêng về bản thân tôi. Sự phân cực đạt tới đỉnh điểm giữa 2 thế lực chính -- những người ủng hộ quân đội và những người đạo Hồi. Những người ở giữa, như tôi, bắt đầu cảm thấy bất lực. Cả 2 phe đều muốn bạn theo phe họ: hoặc là bạn cùng phe, hoặc là bạn chống lại họ. Và vào ngày 3 tháng 7 năm 2013, quân đội lật đổ vị tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Ai Cập, sau ba ngày của cuộc biểu tình yêu cầu ông từ chức. Ngày hôm đó tôi đã phải thực hiện một quyết định rất khó khăn. Tôi đã quyết định sẽ giữ im lặng, im lặng tuyệt đối. Đó là khoảnh khắc bị đánh bại. Tôi giữ im lặng trong hơn 2 năm, và tôi dành thời gian đó để suy nghĩ lại về tất cả mọi việc đã xảy ra, cố gắng để nhận ra tại sao việc đó lại xảy ra. Và rồi nó trở nên rõ ràng với tôi rằng trong khi sự phân cực chủ yếu được thúc đẩy bởi hành vi của con người chúng ta, truyền thông xã hội xây dựng nên hành vi này và phóng đại tác động của nó. Ví dụ bạn muốn nói điều gì đó mà không dựa trên sự thật, gây sự hoặc lờ đi người nào đó bạn không thích. Đây tất cả là các xung đột tự nhiên của con người, nhưng bởi vì công nghệ, tác động lên những xung đột này diễn ra gần như ngay lập tức. Theo quan điểm của tôi, có 5 thách thức đáng báo động mà truyền thông xã hội ngày nay phải đối mặt. Đầu tiên, chúng ta không biết làm sao đối phó với những tin đồn. Những tin đồn xác nhận thành kiến của con người đang dần được tin vào và truyền đi giữa hàng triệu con người. Thứ hai, chúng ta tự tạo nên sự kiềm hãm thông tin của chính mình. Chúng ta có xu hướng chỉ giao tiếp với những người chúng ta đồng tình, và nhờ vào truyền thông xã hội, chúng ta có thể tắt, ngưng theo dõi và chặn những người khác. Thứ ba, các cuộc tranh luận trực tuyến nhanh chóng trở thành những đám đông giận dữ. Tất cả chúng ta có lẽ đều biết điều đó. Cứ như thể chúng ta quên là những người đằng sau màn hình thật ra cũng là con người thật và không phải chỉ là hình đại diện. Và thứ tư là, rất khó để chúng ta thay đổi ý kiến. Bởi vì tốc độ và sự kém bền vững của mạng truyền thông xã hội, chúng ta buộc phải đi đến kết luận và viết một quan điểm ngắn gọn trong 140 ký tự. về cục diện phức tạp của thế giới. Và một khi chúng ta làm như vậy, điều đó sẽ lưu mãi mãi trên Internet, và chúng ta sẽ bị giảm động lực để thay đổi cách nhìn nhận, thậm chí khi có những bằng chứng mới xuất hiện. Thứ năm -- và theo tôi, đây là điều đáng lo ngại nhất -- ngày nay, những trải nghiệm về mạng truyền thông xã hội được tạo nên theo cách thức ủng hộ việc phát sóng thì sự tương tác, các bài đăng thay vì các cuộc thảo luận, các nhận xét nông cạn thay vì các cuộc nói chuyện sâu sắc. Cứ như thể là chúng ta đồng tình rằng chúng ta ở đây để quát tháo nhau thay vì nói chuyện với nhau. Tôi đã chứng kiến cách những thách thức tiêu cực này gây ảnh hưởng đến xã hội phân cực Ai Cập, nhưng đây không chỉ là về Ai Cập. Sự phân cực trên thế giới đang trên đà tăng. Chúng ta cần phải rất cố gắng để tìm ra làm thế nào để công nghệ có thể trở thành một phần của giải pháp, hơn là một phần của vấn đề. Có rất nhiều các cuộc tranh luận ngày nay về việc làm thế nào để chống lại sự quấy rối trên mạng và chống lại các lời lẽ châm biếm. Điều này vô cùng quan trọng. Không ai có thể cãi lại điều đó. Nhưng chúng ta cần phải suy nghĩ làm cách n ào có thể tạo ra những trải nghiệm truyền thông xã hội có thể thúc đẩy sự văn minh và tưởng thưởng cho sự sâu sắc Tôi biết một sự thật là nếu tôi đăng một bài giật gân hơn, thiển cận hơn, đôi khi giận dữ và hung hăn hơn, sẽ có nhiều người xem bài đó Tôi sẽ được chú ý hơn. Nhưng sẽ thế nào nếu như chúng ta tập trung hơn vào chất lượng? Điều quan trọng hơn là tổng số người đọc bài viết bạn đăng, hoặc là những ai bị ảnh hưởng bởi những gì bạn viết? Chúng ta không thể khuyến khích mọi người tham gia vào các cuộc đối thoại, thay vì lúc nào cũng truyền đi những ý kiến sao? Hoặc tuyên dương cho những ai đọc và phản hồi những quan điểm mà họ không đồng tình? Và, khiến cho việc thay đổi quan điểm được xã hội chấp nhận, hoặc thậm chí tuyên dương thì sao? Giả dụ chúng ta có 1 ma trận cho thấy có bao nhiêu người thay đổi quan điểm và đó trở thành một phần trải nghiệm về mạng truyền thông xã hội của chúng ta? Nếu tôi có thể theo dõi có bao nhiêu người đang thay đổi suy nghĩ của họ, tôi có thể sẽ viết một cách đáng suy nghĩ hơn, cố gắng làm điều đó, hơn là cầu xin những người đã cùng quan điểm với tôi và "yêu thích" tôi bởi vì tôi khẳng định thành kiến của họ. Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ về cơ chế thu thập dữ liệu từ đám đông một cách hiệu quả, để kiểm tra thực tế thông tin trực tuyến được phổ biến rộng rãi, và trao thưởng cho những ai tham gia vào việc đó. Về cơ bản, chúng ta cần suy nghĩ lại về hệ thống phương tiện truyền thông xã hội ngày nay và thiết kế lại những trải nghiệm với nó để có thể có được sự minh triết, văn minh và thấu hiểu lẫn nhau. Là một người có niềm tin vào Internet, tôi đã lập nhóm với một vài người bạn, bắt đầu một dự án, cố gắng tìm câu trả lời và khám phá các khả năng. Sản phẩm đầu tiên của chúng tôi là một nền tảng truyền thông mới cho những cuộc hội thoại. Chúng tôi tổ chức những cuộc hội thoại thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hy vọng sẽ làm thay đổi quan điểm. Chúng ta không đòi hỏi có những câu trả lời, nhưng chúng ta đã bắt đầu thử nghiệm với những cuộc thảo luận khác nhau về những vấn đề riêng rẽ, như là chủng tộc, kiểm soát súng, tranh luận về tị nạn, mối quan hệ giữa những người Hồi giáo và khủng bố. Đây là những cuộc hội thoại quan trọng. Ngày nay, ít nhất 1 trong 3 người trên hành tinh được tiếp cận với Internet. Nhưng một phần của Internet đang bị giam giữ bởi các khía cạnh ít cao quý hơn của hành vi con người. Năm năm trước, tôi đã nói, "Nếu bạn muốn giải phóng xã hội, tất cả những gì bạn cần là Internet." Ngày nay, tôi tin rằng nếu chúng ta muốn giải phóng xã hội, đầu tiên chúng ta cần là giải phóng Internet trước. Cám ơn rất nhiều. ( Vỗ tay) Trong một đoạn video tua nhanh, nó trông giống như một con quái vật chuẩn bị sống dậy. Trong một thời điểm, nó ngồi đó một cách kín đáo. Sau đó, gợn sóng di chuyển trên bề mặt của nó. Nó phình ra phía ngoài, nổ ra những đốm kì lạ. Nó tăng khối lượng gấp 3 lần. Màu sắc của nó đen lại một cách đáng sợ, và bề mặt cứng dần thành những đỉnh núi và những miệng núi lửa kì quặc. Sau đó, bộ đếm thời gian nhà bếp kêu "dings". Bánh quy của bạn đã sẵn sàng. Những gì đã xảy ra bên trong lò nướng đó? Đừng để cái tạp dề đánh lừa bạn! Những người làm bánh là các nhà khoa học điên. Khi bạn đặt chảo vào lò nướng, bạn đang tạo ra một loạt các phản ứng hóa học làm chuyển đổi một chất, bột, thành một thứ khác, bánh quy. Khi bột đạt đến 92 độ Fahrenheit, bơ bên trong chảy ra, khiến bột bắt đầu nở ra. Bơ là một nhũ tương, hoặc hỗn hợp của hai chất mà không hoà được với nhau, trong trường hợp này, nước và chất béo, cùng với một số chất rắn sữa sẽ giúp giữ chúng lại với nhau. Vì khi bơ tan chảy, nước bị mắc kẹt sẽ thoát ra. Và vì bánh quy trở nên nóng hơn, nước thoát hơi. Nó đẩy bột từ bên trong, cố gắng để thoát khỏi thông qua các bức tường bánh quy giống như người ngoài hành tinh ngực bùng nổ của Ridley Scott. Trứng của bạn có thể là nơi sinh sống của vi khuẩn salmonella. Một ước tính khoảng 142,000 người Mỹ bị nhiễm theo cách này mỗi năm. Mặc dù salmonella có thể sống trong nhiều tuần bên ngoài một cơ thể sống và thậm chí sống cả khi bị đóng băng, 136 độ là quá nóng đối với chúng. Khi bột của bạn đạt đến nhiệt độ đó, chúng sẽ chết. Bạn sẽ sống để kiểm tra số phận của mình bằng một vết cắn vào bột sống mà bạn vừa thó được từ mẻ bánh kế tiếp Ở 144 độ, sự thay đổi bắt đầu trong các chất đạm, mà đến chủ yếu là từ những quả trứng trong bột . Trứng được tạo thành từ hàng tá các loại protein khác nhau , mỗi loại đều nhạy cảm với một nhiệt độ khác nhau. Trong một quả trứng gà tươi, các protein trông giống như một quả bóng dây. Khi chúng tiếp xúc với nhiệt năng, các chuỗi protein mở ra và trở nên rối lên với hàng xóm của chúng. Cấu trúc liên kết này làm cho lòng trứng gần như rắn lại, tạo ra chất để làm mềm bột. Nước sôi ở 212 độ, như vậy giống như bùn phơi dưới ánh mặt trời, bánh quy của bạn sẽ bị khô đi và cứng. Vết nứt lan trên bề mặt của nó. Hơi nước đang bốc hơi để lại các bong bóng khí điều đó làm cho bánh quy mềm, dễ vỡ. Để giúp đỡ quá trình này là đại diện âm thầm của bạn, Natri bicarbonate, hoặc muối nở. Phản ứng của natri bicacbonat với axit trong bột để tạo ra khí điôxít cacbon, mà tạo những túi khí bên trong bánh quy. Bây giờ, ngần như là sẵn sàng cho việc nhúng bánh vào một ly sữa mát lạnh. Một phản ứng ngon lành nhất của bộ môn khoa học xảy ra ở 310 độ. Đây là nhiệt độ cho phép các phản ứng Maillard. Phản ứng Maillard đem đến kết quả là khi protein và đường bị phá vỡ và tự sắp xếp hình thành cấu trúc vòng, phản chiếu ánh sáng theo cách mà đem lại cho thức ăn, như món gà tây trong Lễ Tạ ơn và bánh mì kẹp thịt một màu nâu đặc biệt, phong phú. Khi phản ứng này xảy ra, nó tạo ra một loạt các hợp chất hương vị và hương thơm, mà cũng phản ứng với nhau, hình thành các vị và mùi phức tạp hơn Caramelization là phản ứng cuối diễn ra bên trong bánh quy Caramelization là những gì sẽ xảy ra khi đường phân tử bị phá vỡ dưới nhiệt độ cao, hình thành các hợp chất hương vị ngọt, hấp dẫn, và hơi đắng một chút mà được gọi là, caramel. Và trong thực tế, nếu công thức của bạn sử dụng với một lò nướng 350 độ, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra bởi vì caramelization bắt đầu từ 356 độ. Nếu bánh quy lý tưởng của bạn hiếm khi chuyển màu nâu, giống như một omột người Đông Bắc trong một kỳ nghỉ trên bãi biển, bạn có thể đã đặt lò nướng của bạn tới 310 độ. Nếu bạn thích bánh quy của mình có màu nâu vàng đẹp, chỉnh nhiệt độ lên. Caramelization tiếp tục lên đến 390 độ. Và đây là một mẹo: bạn không cần đồng hồ bấm giờ; mũi của bạn là một công cụ khoa học nhạy cảm. Khi bạn ngửi thấy mùi thơm hấp dẫn của các phản ứng Maillard và caramelization, nghĩa là bánh quy của bạn đã sẵn sàng. Chộp lấy cốc sữa của mình, gác chân lên, và thoả mãn với suy nghĩ rằng khoa học cũng có thể ngọt ngào đó chứ Loài côn trùng nào là tồi tệ nhất trên hành tinh? Bạn có thể bỏ phiếu cho ruồi trâu hoặc có lẽ là ong bắp cày , nhưng đối với nhiều người , tên tội phạm tồi tệ nhất cho đến nay chính là muỗi . Kêu vo ve, cắn , ngứa ngáy , muỗi là một trong những loài côn trùng bị ghét cay ghét đắng nhất trên thế giới. Ở Alaska , đám muỗi có thể tập trung dày đến nỗi mà nó gây ngộp thở cho tuần lộc . Và các bệnh truyền qua muỗi giết chết hàng triệu người mỗi năm . Mối họa do muỗi gây ra không phải là mới . Muỗi đã ở xung quanh chúng ta từ hơn một trăm triệu năm và theo thời gian đã cùng tiến hóa với tất cả các loài, bao gồm cả loài người chúng ta. Thực tế, có hàng ngàn loài muỗi trên thế giới, nhưng tất cả chúng đều có chung một đặc tính gian trá : chúng hút máu , và chúng đang thực sự, thực sự giỏi việc hút máu . Đây là cách chúng làm điều đó . Sau khi hạ cánh, một con muỗi sẽ phun một ít nước bọt lên da của nạn nhân, nó như một chất khử trùng , làm tê khu vực đó, thế nên chúng ta không nhận biết được cuộc tấn công Đây là cách chúng gây ra ngứa, mụt đỏ. Sau đó chúng sẽ sử dụng vòi hút răng cưa của nó để đục một lỗ nhỏ trên da của bạn , cho phép nó thăm dò xung quanh bằng vòi, tìm kiếm một mạch máu. Khi nó bắt gặp một mạch máu , tên ký sinh may mắn này có thể hút lượng máu gấp 2-3 lần trọng lượng của nó. Chúng ta không thực sự thích điều này. Trên thực tế, con người ghét muỗi đến nỗi mà chúng ta chi tiêu hàng tỷ đô la trên toàn thế giới để giữ cho chúng tránh xa mình - từ nến sả đến bình xịt muỗi đến thuốc trừ sâu nông nghiệp hạng nặng. Nhưng muỗi không chỉ gây phiền nhiễu, chúng cũng gây chết người. Muỗi có thể truyền tất cả mọi thứ từ sốt rét sốt vàng da virus Tây sông Nile đến sốt xuất huyết. Hơn một triệu người trên thế giới chết mỗi năm do các bệnh do muỗi gây ra , và đó là chỉ tính con người. Ngựa, chó , mèo, tất cả chúng cũng có thể nhiễm các bệnh từ muỗi . Vì vậy, nếu muỗi quá xấu xa , tại sao chúng ta lại không loại bỏ chúng ? Hơn hết chúng ta là con người , và chúng ta khá giỏi trong việc loại bỏ các loài khác . Vâng, nó không hoàn toàn đơn giản như vậy . Loại bỏ muỗi là loại bỏ một nguồn thực phẩm cho rất nhiều sinh vật như ếch, cá và các loài chim . Nếu không có chúng , c ây trồng sẽ mất đi loài thụ phấn . Nhưng một số nhà khoa học nói rằng muỗi không thực sự quan trọng đến thế. Họ lập luận rằng nếu chúng ta loại bỏ chúng , chỉ đơn giản là loài khác sẽ thay thế vị trí của chúng và chúng ta có thể sẽ có rất ít ca tử vong do sốt rét. Vấn đề là không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta giết chết tất cả loài muỗi . Một loài nào đó tốt hơn có thể chiếm vị trí của chúng hoặc có thể một loài nào đó thậm chí còn tồi tệ hơn. Câu hỏi đặt ra là , chúng ta có sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó? Cuối tháng Một năm 1975, một cô gái 17 tuổi, người Đức tên là Vera Brandes bước lên sân khấu Nhà hát Cologne Opera. Khán đài lúc đó chưa có ai. Khán đài được chiếu sáng bởi đèn báo thoát hiểm màu xanh mờ ảo. Đây là ngày kịch tính nhất trong đời Vera. Lúc đó, cô là người sáng lập dàn nhạc trẻ nhất nước Đức, và cô đã thuyết phục Nhà hát Cologne Opera cho phép diễn 1 đêm nhạc jazz của nhạc sĩ người Mỹ, Keith Jarrett. 1.4000 người sẽ đến xem. Chỉ trong vài giờ nữa, Jarrett sẽ bước ra sân khấu, ông ta sẽ ngồi xuống đàn không thử lại cũng không có bài nhạc, ông sẽ bắt đầu biểu diễn. Nhưng lúc đó, Vera dẫn Keith đến cây đàn piano đó, ông thấy đàn không ổn. Jarrett nhìn cây đàn một cách ái ngại, đánh vài nốt, đi quanh cây đàn, đánh vài nốt nữa, nói thầm thì với người phụ trách. Rồi người phụ trách đến nói với Vera ... "Nếu không có cây đàn khác, thì Keith không biểu diễn." Đã xảy ra nhầm lẫn. Nhà hát đã chuẩn bị một cây đàn không đúng yêu cầu. Nốt cao của đàn này có âm the thé khó nghe, vì tất cả các phím trái quá cũ mòn. Các nốt đen thì bị kẹt dính, các nốt trắng thì bị lạc, các pê-đan thì bị hỏng và bản thân cây piano thì quá nhỏ. Nó không có đủ âm lượng cho không gian rộng như Rạp Cologne Opera. Thế là Keith Jarret đi xuống. Ông ta ra ngồi trong xe, bỏ mặc Vera Brandes gọi điện để cố tìm cho ra được một đàn piano thay thế. Cô ta tìm được người chỉnh đàn, nhưng không có được cây đàn khác. Và thế là cô ta đi ra ngoài, đứng dưới mưa, và nói với Keith Jarrett, cầu xin ông ta đừng hủy buổi trình diễn. Và ông ta nhìn ra ngoài xe nhìn cô gái Đức tuổi teen thảm hại vì ướt sũng, thương hại cô, ông nói, "Đừng bao giờ quên ... chỉ vì cô." Vì thế, một vài giờ sau, Jarrett đã bước ra sân khấu của nhà hát, ngồi xuống chiếc piano không thể chơi được và bắt đầu. (Nhạc) Một vài phút sau, điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi Jarrett đang tránh những nốt cao, ông ta bị trùng ngón ở những phím giữa, điều đó làm cho tác phẩm thêm phần du dương, êm dịu. Nhưng cũng vì cây piano không đủ độ vang, ông ta phải chơi đoạn riff ở các phím trầm. Và ông ta đứng lên vặn người, đánh xuống các phím đàn, táo bạo đánh mạnh cho đủ độ vang để khán giả phía sau có thể nghe được. Đó là một diễn xuất xuất thần. Như thế nó có được sự êm ả, và đồng thời tràn đầy năng lượng, thật sinh động. Khán giả đã rất ngưỡng mộ. Và khán giả ngày nay còn tiếp tục yêu thích vì đĩa thu Köln Concert, chương trình của buổi diễn hôm đó, là album piano bán chạy nhất lịch sử và là album nhạc jazz solo bán chạy nhất lịch sử. Keith Jarrett đã lâm vào tình trạng hỗn độn. Ông ta ôm đống bừa bộn đó và làm nó thăng hoa. Nhưng hãy nghĩ về cảm giác ban đầu của Jarrett Ông ta không muốn chơi. Đương nhiên, tôi nghĩ bất kỳ ai trong chúng ta, trong tình huống tương tự, sẽ cảm thấy như vậy, ta cũng sẽ phản ứng như vậy. Chúng ta không muốn bị đòi hỏi phải làm việc tốt với các dụng cụ tồi. Chúng ta không muốn phải vượt qua những khó khăn quá đáng. Nhưng cảm giác đó của Jarrett đã sai, và ơn trời, ông đã đổi ý. Và tôi nghĩ cảm giác của chúng ta cũng sai. Tôi nghĩ chúng ta đòi hỏi điều kiện tốt hơn để có được những thuận lợi không cần thiết khi gặp những khó khăn bất ngờ. Xin nói với các bạn một vài ví dụ trong tâm lý học nhận thức, trong khoa học phức hợp, trong tâm lý học xã hội, và cả nhạc rock'n' roll. Vậy trước hết là tâm lý học nhận thức. Chúng ta biết rằng một vài khó khăn, một vài cản trở, có thể cải thiện thành tích của ta. Ví dụ, nhà tâm lý Daniel Openheimer, cách đây vài năm, cùng một số giáo viên cấp 3 lập nhóm. Và ông ta đã đề nghị họ định dạng lại các tài liệu dùng trong lớp họ. Các tài liệu thông thường dùng định dạng đơn giản, với font chữ Helvetica hay Times New Roman. Cứ mỗi lớp một nửa nhận tài liệu được định dạng dồn nén như font chữ Haettenschweiler, hay là một cách bông đùa như Comic Sans in nghiên. Đó là những font chữ rất xấu, và là kiểu chữ khó đọc. Nhưng cuối học kỳ, các sinh viên trải qua kỳ thi, và những sinh viên phải học với font chữ khó đọc nhất, đã làm bài thi tốt hơn, trong nhiều loại đề khác nhau. Và lý do là, những kiểu chữ khó làm sinh viên đọc chậm hơn, bắt buộc chúng phải làm việc căng thẳng hơn, phải suy nghĩ nhiều hơn về cái họ đang đọc, để diễn đạt lại... như thế họ học tốt hơn. Một ví dụ khác. Nhà tâm lý học Shelley Carson đã thử sinh viên đại học Harvard về khả năng chú ý. Tôi muốn nói tới điều gì? Hãy tưởng tượng bạn ở trong một nhà hàng, bạn có một cuộc đối thoại, có tất cả các kiểu đối thoại tuôn chảy trong nhà hàng, bạn muốn chọn lọc chúng ra, bạn muốn nhắm đến cái quan trọng đối với bạn. Bạn làm được không? Nếu làm được, thì bạn có khả năng tập trung cao độ. Nhưng với vài người, điều đó thật khó khăn. Sinh viên của Carson gặp vấn đề đó. Họ có bộ lọc yếu, bộ lọc của họ bị thủng-- để cho nhiều thông tin tạp lọt vào. Như thế, có nghĩa là họ luôn bị chi phối bởi những cái nhìn và âm thanh từ môi trường quanh họ. Nếu bật tivi trong khi họ viết tiểu luận, thì họ luôn bị ảnh hưởng. Bây giờ, bạn nghĩ đó là một bất lợi ... Nhưng không. Khi Carson nhìn những kết quả của các sinh viên này, những sinh viên với bộ lọc kém thì thường thuận lợi trong việc tạo được những dấu mốc sáng tạo trong cuộc đời, như phát hành tiểu thuyết đầu tiên, ra album đầu tiên. Những rối loạn này thật sự là nguồn mạch cho sáng tạo. Họ có thể suy nghĩ thoát là nhờ đầu óc họ còn nhiều lỗ trống. Tiếp đến là ngành khoa học phức hợp. Làm sao giải quyết 1 vấn đề phức tạp-- ngày nay, thế giới đầy vấn đề phức tạp-- làm sao để giải quyết một vấn đề rất phức tạp? Ví dụ, bạn cố gắng làm một động cơ phản lực. Có quá nhiều biến số khác nhau, nhiệt động, vật liệu, tất cả các kích thước, hình dáng. Bạn không thể xử lý vấn đề này với thao tác đơn giản, nó thật sự quá phức tạp. Vậy bạn làm gì? Điều bạn có thể làm là giải quyết vấn đề từng bước. Dường như đó là cách thức điển hình bạn xoay xở, kiểm tra, và hoàn thiện. Bạn chỉnh lại, kiểm tra và làm tốt hơn. Thật vậy, việc tích góp thành công nhỏ có thể giúp bạn làm một động cơ phản lực. Điều đó xảy ra nhiều trong thực tế. Ví dụ, bạn nghe nói tới hiệu suất hoạt động cao, những nhà thiết kế web sẽ nói về việc tối ưu hóa các trang web của họ, họ tìm cách cải thiện từng bước một. Đó là một phương pháp hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó. Nhưng cái gì sẽ làm cho cách đó hiệu quả hơn không? Một ít lộn xộn. Và bạn thêm vào sự ngẫu nhiên, vào lúc khởi đầu, bạn làm những thao tác kỳ cục, bạn cố làm những điều ngớ ngẩn vô ích, nó có thể làm cho khả năng giải quyết vấn đề được cải thiện. Và lý do là khó khăn khi dùng cách thức từng bước, tích góp thành công nhỏ, là khi chúng có thể dẫn bạn từ từ đến ngõ cụt. Và nếu bạn bắt đầu với ngẫu nhiên, thì nó càng khó hơn nữa, và khả năng xoay xở của bạn càng phát triển. Còn về ngành tâm lý học xã hội. Nhà tâm lý học Katherine Phillips, cùng một số đồng nghiệp, đưa ra cho sinh viên những đề bài về vấn đề ám sát bí ẩn, và những sinh viên này chia thành các nhóm 4 người và họ được nhận những hồ sơ với thông tin về một tội ác -- chứng cứ ngoại phạm, lời khai làm chứng và 3 nghi phạm. Và các nhóm này được đề nghị tìm ra kẻ đã phạm tội, kẻ đã gây tội ác. Có hai cách hình thành nhóm trong thí nghiệm này. Trong một số trường hợp, 4 người trong nhóm là bạn bè, họ biết nhau rất rõ. Trong trường hợp khác, 3 người bạn bè và một người xa lạ. Và bạn xem tôi sẽ nói điều gì ở đây. Rõ ràng tôi sẽ nói nhóm có người lạ đã giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, Đúng vậy, họ làm tốt hơn. Thật vậy, họ đã giải quyết vấn đề dường như là hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy những nhóm 4 người bạn, họ chỉ có 50% cơ hội chọn được câu trả lời đúng. Như thế là không hiệu quả -- với trắc nghiệm chỉ có 3 lựa chọn thì không dùng 50-50 được. (Cười) 3 người quen và 1 người lạ, thậm chí người lạ không đóng góp thêm bất kỳ thông tin gì, thậm chí có trường hợp cách thức hội thoại bị thay đổi nên càng gây thêm khó khăn, thế mà 3 người bạn và 1 người lạ, họ lại có 75% cơ hội tìm ra câu trả lời đúng. Đó là biến đổi lớn về thành tích. Nhưng tôi nghĩ điều thật sự thú vị không chỉ 3 người bạn và 1 người lạ làm việc tốt hơn, mà là cách họ cảm nhận về nó. Vậy khi Katherine Phillips hỏi các nhóm 4 người quen nhau, thì họ rất thoải mái, họ cũng nghĩ họ đã làm tốt việc đó. Họ rất hài lòng. Khi cô ta nói với 3 người bạn và 1 người lạ, thì họ nói họ không thoải mái-- rất khó khăn, rất lúng túng ... và họ cảm thấy rất nghi ngờ. Họ không nghĩ học đã làm tốt dù họ đã làm được. Tôi nghĩ điều đó làm cho họ thấy rõ thách thức mà họ phải đối đầu. Bởi vì, phong chữ xấu, người xa lạ vụng về, thay đổi tình cờ ... những rối loạn này giúp chúng ta giải quyết được vấn đề, chúng giúp chúng ta trở nên sáng tạo hơn. Nhưng ta không cảm thấy chúng đang giúp ta. Chúng ta cảm thấy chúng đang cản đường ... thế là ta cố chống lại. Đó là vì sao ví dụ sau đây rất quan trọng. Vậy tôi muốn nói về một người trong thế giới của nhạc rock 'n' roll. Bạn có thể biết ông ta, ông ta là người của TED. Tên là Brian Eno. Ông là nhà sáng tác nhạc nền-- thật sự tài năng. Ông cũng là người tham gia vào một số album rock 'n' roll hay nhất trong 40 năm qua. Ông làm việc với David Bowie trong album "Heroes," cộng tác với U2 trong album "Achtung Baby" và "The Joshua Tree," tham gia với nhóm rock DEVO, làm việc với Coldplay, ông làm việc với mọi người. Ông làm gì khiến cho các ban nhạc này hay hơn? Vâng, ông gây rối. Ông phá quy trình sáng tác của họ. ông đóng vai kẻ xa lạ rắc rối. ông có nhiệm vụ nói cho họ rằng họ phải chơi cây đàn piano không dùng được. Và một trong những cách ông tạo ra sự phá rối là thông qua bộ phiếu đặc biệt này -- tôi có 1 bộ với chữ ký tặng đây -- cảm ơn, Brian. Chúng được gọi là bộ Thẻ Chiến Lược, ông đã làm chúng với một người bạn. Và khi treo chúng ở phòng tập, thì Brian Eno chọn 1 trong số các phiếu đó. Ông rút một phiếu ngẫu nhiên, và ông làm đoạn nhạc theo gợi hứng của phiếu đó. Ví dụ phiếu này ... "Đổi người chơi nhạc cụ." Mọi người đổi nhạc cụ cho nhau-- Tay trống chơi piano-- Thật tuyệt vời, ý tưởng thật tuyệt. "Hãy nhìn kỹ những chi tiết rắc rối nhất. Phóng đại chúng lên." "Hãy làm một động tác bất ngờ, phá phách, không lường trước. Hãy lồng ghép." Những phiếu này gây phá vỡ. Chúng cho thấy giá trị của chúng từ album này đến album khác. Các nhạc công ghét chúng lắm. (Cười) Vì thế Phil Collins chơi trống trong một album mới của Brian Eno. Phil rất thất vọng, anh ta bắt đầu vứt lon bia khắp phòng tập. Carlos Alomar, tay ghita rock tài tình, khi làm việc với Eno trong album "Lodger của David Bowie, và có lúc, Carlos quay lại phía Brian và nói, "Brian, cái trò này thật ngớ ngẩn." Nhưng chính cái trò này làm ra một album rất hay, nhưng cũng chính Carlos Alomar, 35 năm sau, lúc này đây, đang dùng Phiếu Chiến Lược. Và ông cũng bảo với học trò dùng Phiếu Chiến Lược vì ông đã làm được điều gì đó. Không phải vì bạn không thích nó thì nó có nghĩa là nó không giúp bạn. Phiếu Chiến Lược thật sự là một bộ phiếu đặc biệt, chỉ là một danh sách-- đính trên tường phòng thu âm. Một danh sách nhắc nhở các thứ bạn phải thực hiện nếu dán nó lên. Danh sách không tác dụng. Biết tại sao không? Vì nó chưa đủ rắc rối. Mắt bạn nhìn vào danh sách và mắt bạn thường chọn cái ít gây rối loạn nhất, ít gây khó chịu nhất, thường là cái chẳng gai góc gì cả. Điều Brian Eno thực hiện được mà ta cần làm là các trải nghiệm ngu ngốc, đối diện với kẻ lạ mặt gây khó chịu, cố đọc văn bản với font chữ xấu xí. Những thứ này giúp ta, giúp giải quyết các vấn đề, chúng làm ta sáng tạo hơn. Nhưng ... ta cũng cần sự quấy rối nếu chúng ta chấp nhận ý niệm này. Vậy ta cần sự bất thường, dù đó là có chủ ý, dù là rút một lá phiếu ngẫu nhiên hay là sơ suất tai hại như cô thiếu niên người Đức, tất cả chúng ta, thỉnh thoảng, cần ngồi xuống và cố chơi một cây đàn piano không dùng được. Cám ơn. (Vỗ tay) Ngước nhìn bầu trời đêm chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên vì nó trông có vẻ trài dài vô tận Nhưng bầu trời ấy rồi sẽ ra sao sau hàng tỷ năm nữa? Một nhà khoa học được gọi là nhà thiên văn học đã dành thời gian tìm câu trả lời cho câu hỏi này Sự kết thúc của vũ trụ liên kết mật thiết với vật chất tồn tại bên trong nó Hơn 100 năm trước Einstein đã phát triển thuyết tương đối - là những phương trình giúp chúng ta hiểu mối liên hệ giữa vật chất hình thành vũ trụ và hình dạng của chúng Thì ra vũ trụ có thể cong như bề mặt trái banh hay hình cầu Chúng ta gọi đó là độ cong hình học dương hay vũ trụ đóng Hoặc nó có thể có hình dạng như yên xe Chúng ta gọi đó là độ cong hình học âm hay vũ trụ mở Hoặc nó có thể có dạng phẳng Và hình dạng đó quyết định vũ trụ tồn tại và kết thúc như thế nào Giờ thì chúng ta đã biết vũ trụ gần như có dạng phẳng Tuy nhiên, vật chất hình thành vũ trụ vẫn có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của nó Chúng ta có thể tiên đoán vũ trụ sẽ thay đổi thế nào theo thời gian nếu chúng ta đo được mật độ năng lượng của những thành phần đa dạng trong vũ trụ ngày nay Vậy, vũ trụ được cấu tạo từ những chất gì? Vũ trụ chứa tất cả những vật chất chúng ta có thể thấy bằng mắt thường như sao, khí, và hành tinh Chúng ta gọi đó là Vật chất thông thường hay Vật chất baryon Thậm chí chúng ta thấy chúng hiện diện xung quanh mật độ năng lượng của chúng thật ra rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 5% năng lượng vũ trụ Vậy hãy xem 95% còn lại kia là gì nhé Gần 27% phần năng lượng còn lại của vũ trụ được tạo nên từ Vật chất tối Vật chất tối phản ứng rất yếu với ánh sáng nghĩa là chúng không tỏa sáng hoặc không phản chiếu ánh sáng như các hành tinh và ngôi sao Tuy nhiên cũng giống như Vật chất thông thường chúng hấp dẫn các vật khác Thực tế, cách duy nhất để xác định được Vật chất tối là nhờ tương tác trọng lực này - cách vật chất hoạt động xung quanh chúng và cách chúng bẻ cong ánh sáng như thế nào khi chúng bẻ cong không gian xung quanh Chúng ta vẫn chưa tìm ra hạt vật chất tối nhưng các nhà khoa học trên toàn thế giới đang nghiên cứu loại hạt vật chất mơ hồ này và tầm ảnh hưởng của Vật chất tối lên vũ trụ Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ 100% 68% còn lại của mật độ năng lượng vũ trụ là Năng lượng tối thứ thậm chí còn bí ẩn hơn cả Vật chất tối Năng lượng tối không hoạt động giống bất cứ chất gì mà chúng ta biết Nó hoạt động giống như lực đẩy phản trọng lực Nó có sức ép trọng lực - điều mà Vật chất thông thường và Vật chất tối không có Thay vì kéo vũ trụ co lại như chúng ta nghĩ trọng lực khiến vũ trụ nở rộng thêm với tỉ lệ ngày càng lớn Một ý kiến nổi bật về Năng lượng tối là nó là một vũ trụ bất biến Tức là, nó có một tính chất kì lạ là nó cũng giãn rộng khi thể tích không gian giãn rộng để giữ mật độ năng lượng của nó không đổi Vậy, khi vũ trụ càng giãn rộng như nó đang làm ngay lúc này sẽ có càng nhiều Năng lượng tối Vật chất tối và Vật chất baryon trái lại không giãn nở theo vũ trụ và bị pha loãng Bởi vì tính chất này của vũ trụ bất biến vũ trụ trong tương lai sẽ do Năng lượng tối chiếm ưu thế ngày càng lạnh giá hơn và giãn nở nhanh hơn Cuối cùng, vũ trụ sẽ cạn kiệt khí để tạo ra các ngôi sao và bản thân các ngôi sao cũng cạn kiệt năng lượng và bùng cháy để lại vũ trụ với toàn lỗ đen Nếu có đủ thời gian thậm chí khi những lỗ đen này bốc hơi vũ trụ còn lại cũng sẽ hoàn toàn trống vắng và lạnh lẽo Đó là cái mà chúng ta gọi là Cái Chết Nóng của vũ trụ Tuy có vẻ u ám khi sống trong một vũ trụ sẽ kết thúc trong hoang vắng và lạnh lẽo kết cục của vũ trụ của chúng ta thực ra lại cân xứng tốt đẹp với khởi đầu nóng bừng và hăng hái của nó Chúng ta gọi giai đoạn tăng tốc kết thúc của vũ trụ là Giai đoạn de Sitter được đặt theo tên của nhà toán học người Hà Lan Willem de Sitter. Tuy nhiên, chúng ta cũng tin rằng vũ trụ có một giai đoạn tăng tốc nở rộng khác vào những năm đầu tiên của vũ trụ Chúng ta gọi đó là sự phình to vũ trụ thời kỳ đầu - lúc vũ trụ giãn rộng cực kỳ nhanh trong thời gian ngắn ngay sau vụ nổ Big Bang Vậy, vũ trụ sẽ kết thúc trong tình trạng như khởi điểm của nó - tăng tốc Chúng ta sống trong một thời kỳ lạ lùng trong cuộc đời của vũ trụ lúc chúng ta bắt đầu hiểu về hành trình của vũ trụ và quan sát lịch sử của nó hiển hiện trên bầu trời cho toàn bộ nhân loại được thấy Đây là giác quan đầu tiên mà bạn sử dụng khi vừa chào đời. Cứ trong năm mươi gen của bạn lại có một gen được dành cho giác quan này. Nó chắc chắn rất quan trọng, phải không nào? Được rồi, hãy hít thật sâu bằng mũi. Đó là khứu giác của bạn, và nó có sức mạnh to lớn. Là một người lớn, bạn có thể phân biệt được khoảng 10,000 mùi khác nhau. Đây là cách mà mũi của bạn hoạt động. Việc ngửi bắt đầu khi bạn hít các phân tử từ trong không khí vào lỗ mũi. 95% khoang mũi của bạn được lấp đầy bởi không khí trước khi nó đi vào phổi. Nhưng ở phía sau của mũi có một khu vực được gọi là biểu mô khứu giác, một phần nhỏ của da là chìa khóa cho tất cả những thứ mà bạn ngửi thấy. Biểu mô khứu giác có một lớp các tế bào thụ thể khứu giác, các tế bào thần kinh đặc biệt phát hiện ra mùi, giống như các nụ vị giác của mũi vậy. Khi các phân tử mùi đi vào phía sau mũi, chúng dính vào lớp chất nhầy được bao bọc bởi biểu mô khứu giác. Khi hòa tan, chúng bám vào các tế bào thụ thể khứu giác, nơi tiếp nhận và gửi đi tín hiệu thông qua đường khứu giác đến não bộ. Một lưu ý phụ là, bạn có thể thấy rằng khứu giác của động vật tốt như thế nào khi nhìn vào kích thước biểu mô khứu giác của nó. Biểu mô khứu giác của một con chó lớn hơn 20 lần so với ở người. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà ta không biết về mẩu các tế bào này. Ví dụ, biểu mô khứu giác của chúng ta thì có sắc tố, và các nhà khoa học thực sự không biết lý do tại sao. Nhưng làm thế nào bạn lại có thể phân biệt các mùi khác nhau? Hoá ra rằng bộ não của bạn có 40 triệu tế bào thần kinh khác nhau tiếp nhận thụ thể khứu giác, Vì vậy mùi A có thể kích hoạt các tế bào thần kinh 3, 427 và 988, và mùi B có thể kích hoạt các tế bào thần kinh 8, 76, và 2,496,678. Tất cả các tổ hợp khác nhau cho phép bạn phát hiện một số lượng lớn các mùi. Thêm vào đó, tế bào thần kinh khứu giác luôn luôn "tươi mới" và sẵn sàng hành động. Chúng là tế bào thần kinh duy nhất trong cơ thể được thay thế thường xuyên, cứ mỗi bốn đến tám tuần. Một khi những tế bào thần kinh được kích hoạt, tín hiệu đi qua một bó được gọi là đường khứu giác tới các điểm đến trên toàn não bộ , dừng lại ở hạch hạnh nhân, đồi não, và vỏ não mới. Điều này khác biệt từ phương thức mà hình ảnh và âm thanh được xử lý. Mỗi một tín hiệu này trước tiên đi đến trung tâm chuyển tiếp ở giữa bán cầu não rồi đến các vùng khác của não. Nhưng mùi, bởi vì nó phát triển trước hầu hết các giác quan khác, có một tuyến đường trực tiếp các khu vực khác nhau của não, nơi nó có thể gây ra phản ứng chiến đấu-hay-chuồn lẹ, giúp bạn nhớ lại những kỷ niệm, hoặc làm cho bạn nhỏ dãi thèm thuồng. Nhưng ngay cả khi tất cả chúng ta đều có các thiết lập sinh lý, hai lỗ mũi và hàng triệu tế bào thần kinh khứu giác như nhau, không phải ai cũng ngửi thấy những mùi như nhau. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của điều này là khả năng ngửi thấy cái gọi là "mùi măng tây sau khi đi giải quyết." Đối với khoảng một phần tư dân số, đi toa lét sau khi ăn măng tây sẽ khiến ta ngửi thấy một mùi khác. 75% khác trong chúng ta không nhận thấy điều này. Và đây không phải là trường hợp duy nhất của việc ngửi thấy các mùi khác nhau từ mũi này so với mũi khác. Đối với một số người, hóa chất androstenone có mùi vani; với những người khác, nó có mùi như nước tiểu mồ hôi, đó là điều không hay ho lắm bởi vì androstenone thường được tìm thấy trong những thứ ngon lành như thịt lợn. Vì vậy, với những người ngửi thấy mùi nước tiểu mồ hôi, nhà sản xuất thịt lợn sẽ thiến tỷ lợn đực để ngăn chặn chúng tạo ra androstenone. Không có khả năng ngửi thấy mùi hương được gọi là bệnh điếc ngửi, và có khoảng 100 trường hợp được biết đến. Những người bị điếc ngửi allicin không thể ngửi thấy mùi tỏi. Những người bị điếc ngửi eugenol không thể ngửi thấy mùi đinh hương. Và một số người không thể ngửi thấy bất cứ thứ gì Hoàn toàn không. Bệnh điếc ngửi hoàn toàn có thể có nhiều nguyên nhân. Một số người được sinh ra mà không có cảm giác về mùi. Những người khác lại mất nó sau khi một tai nạn hoặc trong một cơn bệnh. Nếu biểu mô khứu giác bị sưng tấy hoặc nhiễm trùng, nó có thể cản trở cảm giác về mùi, thứ mà bạn có thể đã trải qua khi bị ốm. Và không thể ngửi thấy bất cứ thứ gì cũng có thể gây rắc rối cho các giác quan khác. Nhiều người hoàn toàn không thể ngửi cũng không thể nếm hương vị như những người khác. Hoá ra rằng hương vị của một thứ lại liên quan chặt chẽ đến mùi của nó. Khi bạn nhai thức ăn, không khí được đẩy lên thông qua mũi, mang theo với nó là mùi của thực phẩm. Những mùi hương này va chạm với biểu mô khứu giác và cho bộ não biết rất nhiều thứ về những gì bạn đang ăn. Không có khả năng ngửi thấy mùi, bạn cũng mất khả năng nếm bất cứ hương vị nào phức tạp hơn hơn năm vị cơ bản mà nụ vị giác có thể phát hiện: Ngọt mặn, chua, đắng, và cay. Vì vậy, lần sau khi bạn ngửi thấy mùi xả khói, khí biển mặn, hoặc gà nướng, bạn sẽ biết chính xác mình đã làm điều đó như thế nào và, có lẽ, nhiều hơn một chút, biết ơn vì bạn vẫn còn có thể làm được. Hàng thế kỷ qua, con người đã tiêu thụ các loài côn trùng, mọi loài từ bọ cánh cứng tới sâu bướm, cào cào, châu chấu, mối, và chuồn chuồn. Tục lệ này còn có tên là: entomoghapy (tục ăn côn trùng). Những người sắn bắn-hái lượm thủa sơ khai có lẽ đã học được từ những động vật hay sục sạo tìm kiếm côn trùng giàu Prôtêin và làm theo chúng. Khi chúng ta tiến hoá sâu bọ trở thành một phần trong thực đơn truyền thống của con người, chúng đóng vai trò của cả thức ăn hàng ngày lẫn các món ăn sang trọng. Thời Hi Lạp cổ đại, ve sầu được xem là đồ ăn vặt xa xỉ. Và cả người La Mã cũng cảm thấy ấu trùng bướm ngon tuyệt vời. Tại sao chúng ta lại lãng quên khẩu vị ngon miệng từ sâu bọ? Lý do cho sự từ bỏ đó liên quan đến lịch sử, và câu chuyện có lẽ bắt đầu từ khoảng 10,000 năm trước công nguyên ở mảnh đất màu mỡ Crescent, là một nơi ởTrung Đông đó là cái nôi của nền nông nghiệp. Sau đó, những tổ tiến sống du mục của chúng ta bắt đầu định cư tại Crescent. Và khi họ học cách thu hoạch mùa màng và thuần hoá động vật tại đó, quan niệm của họ đã thay đổi, tạo nên một làn sóng hướng tới châu Âu và phần còn lại của thế giới phương Tây. Khi nông nghiệp phát triển, con người hắt hủi các loài sâu bọ như là những sinh vật gây hại đã phá phách mùa màng của mình. Dân số phát triển, phương Tây được đô thị hoá, những mối liên kết tìm kiếm thức ăn trong quá khứ yếu đi. Con người đơn giản là quên mất lịch sử gắn liền với côn trùng của mình. Ngày nay, mọi người không quen với tục ăn côn trùng, sâu bọ chỉ là một thứ gây khó chịu. Chúng cắn, đốt và phá hoại thức ăn của chúng ta. Chúng ta cảm thấy tác nhân gây khó chịu gắn liền với chúng và ghét bỏ những đồ ăn từ côn trùng. Gần 2000 loài côn trùng được chế biến thành đồ ăn. tạo nên một phần lớn trong bữa ăn hàng ngày cho 2 tỷ người trên khắp thế giới. Các nước nhiệt đới là những khách hàng tiêu thụ côn trùng nhiều nhất bởi văn hoá của họ chấp nhận chúng. Các loài ở những khu vực này có số lượng, rất đa dạng, và hay tâp hợp thành từng nhóm hay từng đàn khiến chúng dễ thu hoạch. Như Campuchia ở Đông Nam Á là nơi loài nhện đen khổng lồ được thu lượm để rán, và đem bán trên thị trường. Ở Nam Phi, loài sâu bướm béo mọng là một món ăn chính ở đó, được nấu với nước sốt cay hoặc được phơi khô và ướp muối. Ở Mêxicô, bọ xít băm nhỏ nướng cùng tỏi, chanh và muối. Sâu bọ có thể để cả con để trang trí món ăn hoặc nghiền thành bột và trộn thêm vào đồ ăn. Nhưng chúng không chỉ ngon. Chúng còn rất bổ dưỡng. Thực tế, các nhà khoa học nói rằng tục ăn côn trùng có thể là giải pháp kinh tế hiệu quả cho những nước đang phát triển trong tình trạng thiếu thốn lương thực Côn trùng có thể chứa tới 80% Protein, thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể, và cũng chứa nhiều chất béo giàu năng lượng, chất xơ, và các dinh dưỡng vi lượng như vitamin và khoáng chất. Bạn có biết rằng hầu hết các loài côn trùng ăn được có chứa cùng hàm lượng sắt thậm chí là nhiều hơn so với thịt bò, khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên lớn chưa được khai thác khi để ý rằng chứng thiếu sắt là vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới không? Ấu trùng cũng là một ví dụ về dinh dưỡng khác. Ấu trùng vàng là loài quen sinh sôi tự nhiên ở Mỹ và dễ nuôi trồng. Chúng có hàm lượng vitamin cao, giàu khoáng chất, và có thể chứa tới 50% protein, gần bằng thịt bò với khối lượng tương đương. Để nấu, đơn giản chỉ cần xào với bơ và muối hoặc nướng và rắc sôcôla để có món snack giòn tan. Bạn cần phải vượt qua cái "cảm giác khó chịu" để có được dinh dưỡng và khẩu vị. Thực ra, sâu bọ có thể rất ngon. Các món nhộng có vị giống như hạt dẻ nướng. Châu chấu giống như tôm. Món dế, có người nói rằng, nó có hương vị của bỏng ngô. Nuôi trồng côn trùng làm thực phẩm gây ít tác động lên môi trường hơn các nông trại gia súc bởi vì côn trùng thải ra ít khí nhà kính hơn sử dụng ít diện tích, nước và thức ăn hơn. Nền kinh tế xã hội, nuôi trồng sâu bọ có thể nâng cao đời sống cho những người ở các đất nước đang phát triển vì nông trại nuôi côn trùng có thể có quy mô nhỏ, năng suất cao, và còn tương đối rẻ để quản lý. Côn trùng cũng có thể trở thành nguồn cung thức ăn ổn định cho gia súc và có thể tiêu thụ các bộ phận bỏ đi, như phần vỏ các loại rau khoai, những thứ không dùng sẽ phải chôn trong các bãi phế thải. Bạn đã thấy đói chưa? Đối diện với một đĩa dế chiên, hầu hết mọi người ngày nay đều thấy chùn bước, khi hình dung tất cả những cái chân và râu mắc vào kẽ răng. Nhưng hãy nghĩ đến món tôm hùm. Nó khá giống một con côn trùng khổng lồ với rất nhiều chân, râu nó cũng từng bị xem như một món ăn gớm guốc, thấp cấp. Giờ, tôm hùm là một món sang trọng. Liệu có thể có sự chuyển hoá tương tự xảy ra với sâu bọ? Vậy hãy thử nó xem! Thả côn trùng vào miệng, và thưởng thức vị giòn tan. Trong thế giới của J.R.R, Gandalf là một trong năm pháp sư được Valar gửi đến để chỉ dẫn cư dân vùng Trung Địa đấu tranh chống lại thế lực bóng tối của Sauron. Cơ thể của Gandalf đã chết, tuân theo các quy luật vật lý của khu vực Trung Địa, nhưng linh hồn của ông là bất tử, như đã thấy, khi chết ông là Gandalf Xám và sống lại là Gandalf Trắng. Theo kịch bản của đạo diễn Wachowski, một con người tỉnh táo chỉ phải kết nối và xâm nhập vào mã nhị phân của ma trận để học cách lái trực thăng trong vài giây. Hoặc nếu là người đó, hoặc một trong những người đó, bạn thậm chí không cần một chiếc trực thăng, bạn chỉ cần một cặp kính râm đẹp Mèo Cheshire có thể tung hứng cái đầu của chính chúng. Những chiếc iPads rất thô sơ. Trận Quidditch sẽ không kết thúc cho đến khi trái Golden Snitch bị bắt. Và đáp án cho bài toán cuối cùng của cuộc sống, vũ trụ, và tất cả mọi thứ gần như chắc chắn là 42. Cũng giống như cuộc sống thực, thế giới hư cấu hoạt động một cách nhất quán trong một dãy những quy tắc vật lý và xã hội. Đó là những gì làm cho những thế giới phức tạp này trở nên đáng tin cậy, dễ hiểu, và đáng để khám phá. Trong cuộc sống thực, Định luật hấp dẫn giữ bảy cuốn sách của bộ "Harry Potter" nằm gọn trên hàng triệu chiếc kệ sách trên toàn thế giới. Chúng ta biết điều này là đúng, nhưng chúng ta cũng biết kể từ khi J.K. gõ các từ: phù thuỷ, đũa phép, và "Wingardium Leviosa", định luật hấp dẫn đã không còn tồn tại trên tỷ tỷ trang sách nằm giữa hai chiếc bìa. Các tác giả truyện khoa học viễn tưởng và thần thoại xây dựng nên thế giới theo đúng nghĩa đen. Họ tạo quy tắc, bản đồ, dòng dõi, ngôn ngữ, nền văn hóa, vũ trụ, Các vũ trụ khác trong vũ trụ, và từ những thế giới đó mọc lên câu chuyện này nối tiếp câu chuyện khác Khi họ làm tốt nó, độc giả có thể hiểu được thế giới hư cấu và quy tắc chỉ cũng như các nhân vật sống trong đó và đôi khi, tốt ngang ngửa, thậm chí tốt hơn điều mà họ hiểu về thế giới bên ngoài cuốn sách. Nhưng làm thế nào? Làm thế nào những chữ nguệch ngoạc trên giấy lại có thể phản chiếu những tia lấp lánh nơi mắt gửi tín hiệu đến bộ não và rồi chúng ta giải mã nó một cách hợp lý và tình cảm như một câu chuyện phức tạp khiến chúng ta chiến đấu, khóc lóc, hát hò, và suy nghĩ, nó không chỉ đủ mạnh để dựng nên một thế giới hoàn toàn được sáng tạo bởi tác giả, mà còn đủ mạnh để thay đổi quan điểm của người đọc về thế giới thực khi đọc đến trang sách cuối cùng? Tôi không chắc chắn ai đó biết được câu trả lời cho câu hỏi này, thế nhưng, thế giới giả tưởng, hư cấu được tạo ra mỗi ngày trong tâm trí chúng ta, trên máy tính, ngay cả trên khăn ăn tại nhà hàng ngoài con phố kia. Sự thật là trí tưởng tượng của bạn và sự sẵn lòng, qua ngôn ngữ hình tượng, sống trong thế giới của riêng mình là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu viết nên một cuốn tiểu thuyết. Tôi không mơ ước lập trường Hogwarts hay Star Wars Cantina, nhưng tôi đã viết một số truyện kinh dị khoa học dành cho người lớn và trẻ em. Dưới đây là một số câu hỏi và phương pháp mà tôi đã sử dụng để xây dựng những thế giới trong trang sách. Tôi bắt đầu với một địa điểm và thời gian cơ bản . Cho dù đó là một thế giới tưởng tượng hoặc một thiết lập tương lai trong thế giới thực, quan trọng là phải biết bạn ở đâu và cho dù bạn đang làm việc trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai. Tôi muốn tạo ra một dòng thời gian hiển thị việc thế giới sẽ trở nên như thế nào. Những sự kiện nào trong quá khứ cấu thành thực trạng của nó ngày hôm nay? Sau đó tôi suy nghĩ câu trả lời cho những câu hỏi đó từ đó rút ra các chi tiết cho thế giới hư cấu của mình. Những quy tắc nào được đưa ra ở đây? Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ định luật hấp dẫn (hoặc không) đến các quy tắc xã hội và hình phạt dành cho các cá nhân vi phạm. Những loại chính phủ nào hiện diện trong thế giới này? Ai là người có quyền lực, và ai không? Mọi người ở đây tin vào điều gì? Và xã hội tại đây tôn vinh giá trị nào nhất? Sau đó, là thời gian để suy nghĩ về cuộc sống ngày qua ngày. Thời tiết sẽ thế nào trong thế giới này? Người dân sống và làm việc và đi học ở đâu? Họ ăn những gì và chơi giỡn như thế nào? họ đối xử với trẻ con và người già ra sao? Họ có những mối quan hệ như thế nào với động vật và thực vật trên thế giới? Động vật và thực vật ở đây trông như thế nào? Những loại công nghệ nào tồn tại? Giao thông vận tải? Thông tin liên lạc? Truy cập thông tin? Có rất nhiều thứ để suy nghĩ! Vì vậy, dành một số thời gian sống trong những băn khoăn này và tìm câu trả lời cho những câu hỏi, là bạn đang đi đúng hướng trên con đường xây dựng nên thế giới hư cấu của riêng mình. Một khi bạn biết rõ về thế giới của mình bạn hy vọng độc giả của bạn cũng sẽ như vậy, hãy để những nhân vật của bạn tự do trong đó và xem những gì sẽ xảy ra. Và hãy tự hỏi, "Thế giới mà mình tạo ra này ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành các cá nhân sống trong nó? "Và những loại xung đột nào có thể nổ ra?" Trả lời những câu hỏi đó, và bạn sẽ có câu chuyện của riêng mình. Chúc may mắn những nhà kiến tạo thế giới tương lai! Tôi đang tìm một hành tinh trong vũ trụ nơi có tồn tại sự sống. Tôi không thể thấy hành tinh đó bằng mắt thường hay thậm chí bằng những kính viễn vọng tối tân mà chúng ta đang có. Nhưng tôi biết rằng hành tinh đó có tồn tại. Hiểu được những mâu thuẫn xảy ra trong tự nhiên sẽ giúp ta tìm thấy nó. Trên hành tinh của chúng ta, ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Nên chúng tôi thường tìm các hành tinh xoay quanh mặt trời của chúng ở khoảng cách thích hợp nhất. Ở khoảng cách này, tức là vùng xanh trên biểu đồ các ngôi sao với nhiệt độ khác nhau, các hành tinh có thể vừa đủ nóng để có nước chảy trên bề mặt dưới dạng các hồ và đại dương nơi sự sống có thể tồn tại. Một số nhà thiên văn học dành thời gian và công sức để tìm các hành tinh có khoảng cách như vậy so với mặt trời của chúng. Việc tôi làm là tiếp nối công việc của họ. Tôi mô phỏng khí hậu trên các hành tinh ngoài hệ mặt trời Việc này rất quan trọng vì: Có nhiều nhân tố khác quyết định khả năng có sự sống trên một hành tinh ngoài khoảng cách so với mặt trời của nó. Ví dụ như sao Kim. Nó được đặt tên theo nữ thần sắc đẹp và tình yêu của người La Mã, vì vẻ đẹp thiên thần và nhu mì trên bầu trời. Nhưng các đo đạc của tàu thăm dò đã làm hé lộ một câu chuyện khác. Nhiệt độ bề mặt của nó lên đến gần 900 độ F, khoảng 500 độ C. Tức là đủ nóng để nung chảy chì. Nguyên nhân không phải là khoảng cách so với mặt trời, mà là khí quyển rất dày, gây ra hiệu ứng nhà kính ở mức độ khủng khiếp giữ lại nhiệt độ của mặt trời và đốt cháy bề mặt hành tinh này. Thực tế hoàn toàn trái ngược với những nhận định ban đầu về sao Kim. Từ những bài học ngay trong Thái dương hệ, chúng ta hiểu ra rằng khí quyển của một hành tinh quyết định khí hậu và khả năng tồn tại sự sống trên đó. Ta không biết khí hậu như thế nào trên những hành tinh khác vì chúng quá nhỏ bé và mờ nhạt so với mặt trời của chúng và vì chúng cách quá xa chúng ta. Ví dụ, một trong những hành tinh gần nhất có thể có nước trên bề mặt có tên Gliese 667 Cc. Quả là một cái tên thật khêu gợi, như một số điện thoại đẹp. Hành tinh này cách chúng ta 23 năm ánh sáng. Tức là hơn 200 nghìn tỉ kilometer. Đo đạc thành phần khí quyển của một hành tinh lúc nó đi ngang qua ngôi sao trung tâm là một việc không hề dễ dàng. Giống như cố nhìn một con ruồi bay qua trước đèn xe hơi. Giờ hãy tưởng tượng là chiếc xe đó cách chúng ta hơn 200 nghìn tỉ kilometer, vậy mà bạn muốn biết chính xác con ruồi đó màu gì. Vì thế tôi dùng các mô hình máy tính để tính toán kiểu khí quyển mà một hành tinh sẽ cần sao cho khí hậu thích hợp cho nước và sự sống tồn tại. Đây là hình ảnh minh họa của hành tinh có tên Kepler-62f khi so sánh với trái đất. Nó cách chúng ta 1,200 năm ánh sáng, và chỉ lớn hơn trái đất 40%. Dự án do NFS tài trợ của chúng tôi chỉ ra nó có thể đủ nóng để có nước trên bề mặt nhờ phân tích nhiều loại khí quyển và hướng của quỹ đạo của nó. Tôi mong những kính viễn vọng tương lai tiếp tục quan sát hành tinh này để tìm các dấu hiệu của sự sống. Băng trên bề mặt một hành tinh cũng rất quan trọng đối với khí hậu. Băng hấp thụ ánh sáng đỏ và có bước sóng dài hơn, và phản xạ lại ánh sáng xanh với bước sóng ngắn hơn. Vì thế, tảng băng trong hình trông có màu xanh. Ánh sáng đỏ hơn của mặt trời bị hấp thụ khi xuyên qua băng. Chỉ có ánh sáng xanh xuyên qua hoàn toàn rồi được phản chiếu đến mắt chúng ta, nên ta thấy băng màu xanh. Mô hình của tôi cho thấy những hành tinh của các ngôi sao lạnh hơn thật ra có thể nóng hơn những hành tinh của các ngôi sao nóng. Đó lại là một nghịch lý nữa. Băng đã hấp thụ ánh sáng bước sóng dài từ những ngôi sao lạnh hơn, và chính ánh sáng đó, năng lượng đó, làm băng nóng lên. Các mô hình khí hậu nhằm tìm hiểu cách những nghịch lý này ảnh hưởng đến khí hậu của hành tinh là trọng tâm trong hành trình tìm kiếm sự sống. Và chẳng có gì bất ngờ vì đây là chuyên môn của tôi. Là một nhà thiên văn học nữ người Mỹ gốc Phi, nhưng được đào tạo về nhạc cổ điển, lại rất thích trang điểm và đọc tạp chí thời trang, tôi đã có sẵn ưu thế đặc thù để hiểu được nghịch lý của tự nhiên -- (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) ... và cách những nghịch lý đó giúp ta đi tìm một hành tinh khác có sự sống. Tổ chức tôi tham gia, Rising Stargirls, giảng dạy thiên văn học cho nữ sinh trung học da màu, thông qua phim, các bài viết và nghệ thuật thị giác. Đó lại là một nghịch lý khác -- khoa học và nghệ thuật thường ít hợp nhau nhưng kết hợp chúng có thể giúp các em gái này trải nghiệm hết mình với những điều học được, và biết đâu một ngày nào đó sẽ là các nhà thiên văn học, những người đầy những nghịch lý, và dùng kiến thức của các em để nhận ra một lần và mãi mãi, rằng chúng ta thực sự không cô đơn trong vũ trụ này. Cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Bạn có thể đọc khi đang đi xe? Nếu vậy, có thể xem bạn là người khá may mắn. Khoảng một phần ba dân số, việc đọc sách trong khi di chuyển trên ôtô trên thuyền trên tàu hoặc trên máy bay nhanh chóng làm họ cảm thấy buồn nôn. Nhưng do đâu mà chúng ta lại bị say tàu xe ? À, tin hay không thì các nhà khoa học cũng chưa rõ tại sao. Khái niệm phổ biến nhất là do sự sai lệnh tín hiệu giữa các giác quan. Khi di chuyển bằng ôtô, cơ thể bạn nhận được hai thông tin rất khác nhau. Mắt bạn đang nhìn thấy bên trong xe, dường như không hề chuyển động. Trong khi đó, tai bạn lại nói với não bộ rằng bạn đang tăng tốc Đợi đã, tai bạn ư ? Đúng vậy, thực ra tai có một chức năng quan trọng khác ngoài nghe. Một nhóm cấu trúc nằm sâu bên trong tai được biết đến là hệ thống tiền đình, bộ phận mang lại cho chúng ta cảm nhận về sự cân bằng và chuyển động. Bên trong đó, có ba ống nhỏ hình bán nguyệt có khả năng cảm nhận được chuyển động xoay, mỗi ống cho một chiều không gian. Và còn có hai khối mảnh như sợi tóc chứa đầy dịch lỏng. Khi bạn di chuyển, khối chất lỏng thay đổi và kích thích các sợi lông, báo cho não bộ biết bạn đang chuyển động theo phương ngang hay dọc. Kết hợp tất cả những thứ đó lại, cơ thể bạn có thể cảm nhận được hướng chuyển động, gia tốc của chuyển động, và cả góc của chuyển động nữa. Vậy nên, khi đang ở trong ôtô, hệ thống tiền đình cảm nhận đúng về chuyển động của bạn, nhưng mắt bạn lại không thấy vậy, đặc biệt là khi bạn đang dán mắt vào trang sách. Cũng có thể xảy ra chuyện ngược lại. Khi đang ngồi yên trong rạp chiếu phim và camera tạo những chuyển động nhanh trên màn hình rộng. Lần này mắt bạn lại nghĩ rằng cơ thể đang chuyển động trong khi tai bạn biết rằng bạn vẫn đang ngồi im. Nhưng tại sao sự mâu thuẫn thông tin này lại khiến chúng ta cảm thấy khổ sở đến vậy? Các nhà khoa học cũng không biết chắc về nó, nhưng họ cho rằng đó là lời giải thích cho sự tiến hoá. Như bạn biết đấy, phương tiện di chuyển nhanh và công nghệ ghi hình chỉ mới xuất hiện vài thế kỷ nay, chỉ là nháy mắt trong quá trình tiến hoá. Trong hầu hết lịch sử loài người, không có nhiều thứ có thể gây ra những kiểu xáo trộn cảm nhận như vậy ngoại trừ chất độc. Bởi các chất độc là thứ không tốt cho việc duy trì sự sống, nên cơ thể phát ra một mệnh lệnh trực tiếp nhưng không mấy dễ chịu để tống khứ tất cả mọi thứ mà chúng ta đã ăn vào và gây ra rối loạn. Lý thuyết này có vẻ khá thuyết phục, nhưng để lại rất nhiều điều còn chưa thể giải thích như tại sao phụ nữ lại dễ bị tác động hơn bởi say tàu xe hơn đàn ông, hay tại sao hành khách hay bị nôn hơn tài xế. Một giả thuyết khác cho rằng nguyên nhân có thể phần nhiều do các kiểu hoàn cảnh lạ làm cho cơ thể khó duy trì được tư thế tự nhiên. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng ngâm mình trong nước hay chỉ là thay đổi tư thế có thể giảm đáng kể các tác động của say tàu xe. Nhưng, một lần nữa, chúng ta không thực sự hiểu được điều gì đang xảy ra Chúng ta đều biết vài phương pháp phổ biến để chống say xe -- nhìn xa về phía đường chân trời, nhai kẹo cao su, uống vài viên thuốc chống say -- nhưng không có phương pháp nào là hoàn toàn chắc chắn cũng như chúng không thể giải quyết được tình trạng say xe cường độ mạnh và đôi khi tình cảnh trở lên rất căng thẳng hơn nhiều so với việc cảm thấy nhàm chán trong suốt một chuyến xe đường dài. Tại NASA, khi các nhà du hành bị phóng mạnh vào không gian vào không gian ở vận tốc 27,000 km/h, việc bị say trở thành vấn đề nghiêm trọng. Vậy, cần thêm những nghiên cứu công nghệ mới nhất trong kỷ nguyên vũ trụ, NASA đã dành rất nhiều thời gian cố tìm cách giúp các nhà du hành tránh khỏi nôn mửa họ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng khẩu phần ăn. Giống như việc tìm hiểu bí ẩn của giấc ngủ hay chữa trị cảm lạnh, say tàu xe vẫn còn là một trong những vấn đề nghe có vẻ đơn giản, dù có tiến bộ khoa học tuyệt vời, chúng ta vẫn còn hiểu biết rất ít về nó. Có lẽ một ngày nào đó nguyên nhân chính xác của say tàu xe sẽ được tìm ra, và cùng với nó, là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn chứng bệnh này, nhưng ngày đó vẫn còn ở phía chân trời xa xôi. Thập niên 20 của thế kỷ XX, một nhà toán học người Đức David Hilbert đã nghĩ ra một thí nghiệm nổi tiếng cho thấy khái niệm vô cực khó hiểu đến mức nào. Hãy tưởng tượng một khách sạn với số phòng vô hạn và một quản lý ca đêm cần mẫn. Một đêm nọ, khi tất cả các phòng ở Khách sạn Vô hạn đều đã đầy, một người đàn ông bước vào, hỏi thuê một phòng. Không muốn làm khách thất vọng, người quản lý đã quyết định xếp phòng cho ông ấy. Nhưng làm thế nào? Đơn giản thôi. Ông ta yêu cầu khách ở phòng số 1 chuyển sang phòng số 2, khách ở phòng số 2 chuyển sang phòng số 3, v.v.... Mỗi khách chuyển từ phòng số n sang phòng số n+1. Bởi khách sạn có số phòng vô hạn, tất cả các khách trong khách sạn đều có phòng. Nhờ thế, ông khách mới có được một phòng. Quy trình này được lặp đi lặp lại cho bất kỳ số khách có hạn nào. Giả sử một xe buýt chở 40 người đến thuê phòng, mỗi khách trong khách sạn sẽ phải chuyển từ phòng số n sang phòng số n+40, và nhờ vậy, 40 phòng đầu tiên sẽ còn trống. Nhưng giả sử, một xe buýt lớn vô hạn chở một số khách vô hạn (đếm được) đến khách sạn này để thuê phòng. ("Đếm được" là yếu tố then chốt.) Ban đầu, chiếc xe buýt với số khách vô hạn làm người quản lý bối rối, nhưng ông nhận ra có một cách để xếp phòng cho họ. Ông yêu cầu khách phòng số 1 chuyển sang phòng số 2. Rồi yêu cầu khách ở phòng số 2 chuyển sang phòng số 4, khách ở phòng số 3 chuyển sang phòng số 6, v.v.... Mỗi khách trong khách sạn chuyển từ phòng số n sang phòng số 2n, và vì thế, chỉ các phòng chẵn là có khách ở. Bằng cách này, người quản lý đã dọn trống các phòng lẻ, và khách mới có thể thuê những phòng lẻ đó. Mọi người đều vui vẻ, và lợi nhuận của khách sạn tăng cao hơn bao giờ hết. Thực ra thì, lợi nhuận của khách sạn không thay đổi chút nào, bởi đêm nào, khách sạn cũng thu về số tiền vô hạn. Mọi người bàn tán về khách sạn phi thường này. Họ đổ xô đến đây thuê phòng. Một đêm, điều không tưởng xảy đến. Người quản lý nhìn ra bên ngoài và thấy một hàng xe buýt lớn vô hạn, dài vô hạn. Mỗi xe có một số khách vô hạn. Làm gì bây giờ? Nếu không xếp được phòng cho tất cả bọn họ, khách sạn sẽ thất thoát một số tiền lớn vô hạn, chắc chắn, ông ta sẽ mất việc. May mắn thay, ông nhớ ra vào khoảng năm 300 TCN, Euclid đã chứng minh rằng số số nguyên tố là vô tận. Để hoàn thành nhiệm vụ tưởng như không thể này tìm số giường vô hạn cho số khách vô hạn trên số xe buýt vô hạn này, người quản lý đưa cho mỗi khách trong khách sạn số nguyên tố đầu tiên: 2 với số mũ là số phòng mà họ đang ở. Như vậy, người khách ở căn phòng số 7 sẽ chuyển đến phòng số 2^7, nghĩa là phòng số 128. Người quản lý đưa tất cả khách trên chiếc xe buýt lớn vô hạn đầu tiên số nguyên tố tiếp theo: 3 với số mũ là số ghế của họ trên xe buýt. Như vậy, khách ngồi ghế số 7 trên chiếc xe đầu tiên nhận phòng số 3^7, nghĩa là phòng số 2.187. Người quản lý tiếp tục xếp phòng. Khách trên xe thứ hai được đưa cho số nguyên tố tiếp theo: 5 với số mũ là số ghế của họ trên xe. Tương tự là số 7 với khách trên xe thứ ba. Tiếp tục với số 11, số 13, số 17, v.v.... Bởi vì mỗi số này chỉ có thể chia hết cho 1 và chính nó, không có khách nào phải thuê chung phòng cả. Tất cả các khách xuống xe buýt, vào khách sạn, và tìm số phòng người quản lý đã xếp cho mình. Bằng cách này, ông có thể xếp phòng cho từng hành khách trên từng xe. Tuy nhiên, khách sạn sẽ có một số phòng trống, ví dụ như phòng số 6, bởi 6 không được tạo ra bởi số nguyên tố cùng số mũ nào cả. May mắn thay, sếp của ông ta không giỏi Toán, và ông không bị đuổi việc. Phương pháp của người quản lý chỉ thành công khi mà, tuy rằng Khách sạn Vô hạn là cơn ác mộng về lô-gíc, lại chỉ ở mức độ đơn giản nhất của khái niệm vô cực, chủ yếu là số số tự nhiên vô cực đếm được: 1, 2, 3, 4, v.v.... George Cantor gọi đây là mức độ 0-apleph của vô cực. Ta dùng số tự nhiên để chỉ số phòng và số ghế trên xe buýt. Nếu phải đối mặt với những bậc cao hơn của vô cực, ví dụ như tập số thực, cách sắp xếp như trên sẽ không còn khả thi, bởi không có cách nào có thể bao gồm tất cả các số theo hệ thống. Khách sạn Vô hạn Số thực có số phòng âm trong tầng hầm, và số phòng là phân số, nghĩa là khách phòng số 1/2 luôn nghi rằng phòng của anh ta bé hơn phòng số 1 bên cạnh. Nếu ta lấy căn của số phòng, ví dụ như căn 2 và phòng số pi, nơi khách thuê phòng mong chờ món tráng miệng miễn phí. Quản lý ca đêm có lòng tự trọng nào lại muốn làm ở một nơi như thế, dù lương của anh ta là vô hạn? Tại Khách sạn Vô hạn của Hilbert, không bao giờ có phòng trống và luôn còn phòng cho khách mới, những tình huống mà người quản lý cần mẫn vì quá hiếu khách phải giải quyết nhắc nhở chúng ta rằng thật khó khăn khi dùng trí óc có hạn của mình để hiểu thấu một khái niệm rộng lớn như vô cực. Bạn có thể giúp chúng tôi giải quyết bài toán này, sau một giấc ngủ ngon. Nhưng thành thực mà nói, chúng tôi có thể sẽ cần bạn thức dậy và chuyển phòng vào lúc 2 giờ sáng. Bạn đang chuyển động với vận tốc nào? Có vẻ là một câu hỏi dễ. Câu trả lời thứ nhất có thể là "Tôi đang đứng yên." Nhưng nghĩ xa hơn, bạn nhận ra chuyển động của Trái đất cũng có thể được tính. Vậy câu trả lời thứ hai có thể là: "30,6 km/s quanh Mặt trời." Nhưng rồi bạn nhớ rằng Mặt trời chuyển động quanh trung tâm Dải Ngân hà, và Dải Ngân hà chuyển động trong Tập hợp Ngân hà, và Tập hợp Ngân hà chuyển động trong Cụm Xử Nữ, và Cụm Xử Nữ chuyển động trong... "Chuyển động với vận tốc nào?" không phải là một câu hỏi dễ. Trạm kiểm soát cho biết tốc độ di chuyển của phi hành gia dựa trên một tiêu chuẩn giả định về điểm tĩnh. Lúc xuất phát, vận tốc được tính tương đối với bệ phóng. Sau đó, khi bệ phóng chỉ còn là một điểm bất kì trên bề mặt Trái đất, vận tốc được tính tương đối với tâm điểm tĩnh lí tưởng của Trái đất. Trên đường tới Mặt trăng, phi hành gia tàu Apollo gặp khó khăn để trả lời câu hỏi: "Bạn đang chuyển động với vận tốc nào?" Vận tốc ở ngoài Trái đất là một chuyện, vận tốc khi tiến tới Mặt trăng lại là chuyện khác. Bởi vì Trái đất và Mặt trăng chuyển động tương đối với nhau. À, đương nhiên rồi! Vận tốc là một đại lượng tương đối. Khi Cơ trưởng Kirk hỏi Trung úy Sulu phi thuyền Enterprise đã đạt vận tốc 370 tỉ km/h chưa? Sulu nên đáp là, "Tương đối với gì, Cơ trưởng?" Câu trả lời như vậy có thể khiến sĩ quan Starfleet gặp rắc rối, nhưng lại là câu trả lời duy nhất cho câu hỏi: "Chuyển động với vận tốc nào?" Đây là khái niệm tương đối cơ bản. Không phải Thuyết tương đối cao siêu của Einstein, mà là thuyết tương đối cũ (và vẫn đúng) của Galileo. Galileo dường như là người đầu tiên nhận ra không có thứ gọi là vận tốc tuyệt đối. Vận tốc mang tính tương đối. Điều đó nghĩa là vận tốc chỉ có ý nghĩa khi được gắn với một hệ quy chiếu. Giả định hệ quy chiếu đó ở trạng thái tĩnh. Nhưng rồi ta lại phải hỏ:i "Tĩnh so với gì?" Bởi vì kể cả trạng thái tĩnh cũng không có khái niệm rõ ràng. Vận tốc có tính tương đối, trạng thái tĩnh cũng vậy. Vận tốc Trái đất là 30,6 km/s khi Mặt trời là mốc quy chiếu. Vận tốc tàu Enterprise là 370 tỉ km/h khi lấy trung tâm Ngân hà làm mốc quy chiếu. Vận tốc của bạn là 0 khi lấy ghế ngồi làm mốc. Nhưng tùy vào nơi bạn ngồi, nó có thể là hàng trăm km/h khi lấy tâm Trái đất làm mốc. Khi ta nhăn mày và hỏi: "Vậy Trái đất chuyển động với vận tốc nào?" tưởng tượng Trái đất là 1 tàu vũ trụ rẽ sóng trên đại dương không gian trong lúc quay quanh Mặt trời. Không gian không là đại dương. Nó không có các chất như nước. Không gian không là một vật: không gian không là gì cả. Không gian không có gì cả. Bạn có thể di chuyển giữa 2 điểm trong không gian, như Trái đất và Sao Hỏa, nhưng không thể đi xuyên qua không gian. Chẳng có gì để đi qua cả. Việc đó giống như thử nói lỗ trống nặng bao nhiêu. Lỗ trống nặng bằng 0 bởi vì nó không là gì cả. Trống không, và không gian cũng vậy. Chuyển động tương đối so với không vật gì cả là vô nghĩa. Khái niệm vận tốc và trạng thái tĩnh chỉ có nghĩa tương đối. Chúng không có nghĩa tuyệt đối. Chúng chỉ có nghĩa khi được gắn với một mốc quy chiếu bất kì đã được chọn. Nếu một ngày nào đó trong tàu vũ trụ , bạn nhìn thấy qua cửa sổ, ví dụ một trạm không gian bay qua với vận tốc bất biến, không có cách nào biết được cái gì đang chuyển động. Cả hai đều không chuyển động vì vận tốc bất biến không có thực. Vận tốc bất biến là một đường thẳng chỉ có ý nghĩa tương đối, một dạng hiện thực tương đối. Nghĩa là mọi chuyển động đều có tính tương đối? Không! Một vài chuyển động chỉ có tính tương đối, một vài chuyển động có tính tuyệt đối, và hoàn toàn thật. Ví dụ, vận tốc bất biến là tương đối, nhưng thay đổi trong vận tốc là tuyệt đối. Cái gì có tính tuyệt đối trong khoa học nghĩa là không dùng các tiêu chuẩn bất kì trong quá trình đo lường. Có thể đo được một cách rõ ràng. Khi tàu vũ trụ của bạn bắt đầu chạy, sự thay đổi vận tốc là rõ ràng. Bạn cảm thấy điều đó, và cảm biến trên tàu có thể đo được. Ngoài cửa sổ, trạm không gian lướt qua dường như thay đổi vận tốc, nhưng những người trong trạm không cảm thấy như vậy. Và không cảm biến nào đo được. Bạn thực sự đang thay đổi vận tốc, còn họ thì không. Có sự tuyệt đối trong sự thay đổi vận tốc, Sự xoay tròn cũng vậy. Nếu tàu vũ trụ đang quay, bạn có thể cảm thấy, có thể đo được bằng cảm biến. Trạm không gian bên ngoài như đang xoay quanh bạn, nhưng chỉ bạn cảm thấy buồn nôn, chứ không phải người trong trạm vũ trụ. Chính bạn mới đang quay tròn, còn họ thì không. Chuyển động xoay tròn mang tính tuyệt đối. Vậy một vài chuyển động là tương đối, một vài thì không. Không có thực tế tuyệt đối với vận tốc bất biến, nhưng sự thay đổi trong vận tốc là có thật, cũng như chuyển động xoay tròn. Phải cẩn trọng trong phân tích để xác định cái gì là tuyệt đối. Vì ta có thể bị đánh lừa bằng những nhận thức đơn giản như vận tốc, mỗi nhận thức đều cần được xem xét kĩ càng. Đây là điều truyền cảm hứng cho Einstein có cái nhìn sâu sắc về vận tốc ánh sáng và du hành vượt thời gian. Biết cách xác định cái gì mang tính tuyệt đối là công việc khó khăn nhưng quan trọng. Nếu một viên cảnh sát yêu cầu bạn tấp vào lề vì vượt tốc độ và hỏi: "Bạn biết bạn đang đi với vận tốc nào không?" một câu trả lời sâu sắc, nhưng không khôn ngoan cho lắm sẽ là: "Tương đối với cái gì?" Và rồi, bạn sẽ ngồi sau xe cảnh sát và được tháp tùng về phòng giam, bạn có thể nói thêm: "Nhưng có những thứ là tuyệt đối!" Có một lầm tưởng cho rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não. 90% còn lại ở trong tình trạng nhàn rỗi. Những kẻ vụ lợi hứa sẽ mở khóa năng lực tiềm tàng đó bằng các phương pháp "dựa trên khoa học thần kinh" nhưng thứ họ thực sự mở khóa chính là ví tiền của bạn. Hai phần ba công chúng và gần nửa số giáo viên khoa học tin tưởng một cách sai lầm vào 10% "huyền thoại" Vào năm 1890s, William James, cha đẻ của tâm lý học Hoa Kỳ, đã nói, "Hầu hết chúng ta chưa đạt tới năng lực của trí óc" Ý của James là đây là một thách thức chứ không phải một bản cáo trạng về việc phát huy hết năng suất của bộ não. Nhưng lại để lại một sự hiểu lầm. Hơn nữa, suốt một thời gian dài các nhà khoa học cũng không thể hiểu được mục đích của thùy não lớn trước trán hay những vùng rộng của thùy đỉnh. Tổn thương không gây ra những thiếu hụt trong cảm giác và vận động, thế nên các nhà khoa học kết luận rằng chúng chẳng có tác dụng gì. Hàng thập kỉ, các vùng này được gọi là vùng im lặng, chức năng của chúng thì khó nắm bắt. Từ khi chúng ta biết về tầm quan trọng của những vùng đó trong điều hành và thống nhất cơ thể, không có nó, chúng ta khó mà trở thành người bình thường. Chúng chủ yếu dùng để suy luận trừu tượng, lên kế hoạch, đưa ra quyết định và thích ứng linh hoạt với các điều kiện sống. Quan điểm rằng 9/10 não bộ ăn không ngồi rồi trong hộp sọ nghe có vẻ ngớ ngẩn khi chúng ta đo đếm não bộ sử dụng bao nhiêu năng lượng. Não bộ loài gặm nhấm và chó tiêu thụ 5% tổng năng lượng của cơ thể. Não khỉ sử dụng 10%. Não người trưởng thành, chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể, tiêu thụ tới 20% lượng đường có được hàng ngày. Ở trẻ em, con số này là 50%, và trẻ sơ sinh là 60%. Điều này vượt xa dự tính so với kích thước của não bộ, ở tỉ lệ tương ứng với cơ thể. Não người nặng 1.5 Kg, não voi 5kg, và não cá voi 9kg, còn trên một đơn vị trọng lượng, não người chứa nhiều nơron thần kinh hơn bất cứ loài nào khác. Độ đậm đặc này là cái làm chúng ta trở lên thông minh đến như vậy. Có một sự đánh đổi giữa kích thước cơ thể và số lượng nơron thần kinh mà loài linh trưởng, bao gồm cả chúng ta, có thể duy trì Một con khỉ nặng 25kg cần ăn tới 8 tiếng một ngày để duy trì não bộ với 53 tỉ nơron. Việc phát minh ra nấu nướng, 1.5 triệu năm trước, mang lại cho chúng ta lợi thế rất lớn. Thức ăn nấu chín được làm cho mềm và được tiêu hóa trước ở bên ngoài cơ thể. Từ đó, ruột chúng ta dễ hấp thụ năng lượng hơn. Nấu giúp giảm thời gian và cung cấp nhiều năng lượng hơn so với khi ăn đồ tươi sống vậy nên chúng ta có thể duy trì não bộ với 86 tỉ nơron thần kinh dày đặc. Nhiều hơn 40% so với loài linh trưởng. Đây là cách nó hoạt động: Phân nửa lượng calo mà một bộ não đốt cháy chỉ dùng để giữ cho cấu trúc được nguyên vẹn bằng cách bơm ion Natri và Kali qua màng não để duy trì nạp điện. Để làm điều này, não bộ phải là một kẻ háu năng lượng. Nó tiêu thụ đáng sợ một lượng 3.4 x 10^21 phân tử ATP một phút, ATP là than trong lò nung của cơ thể. Tiêu tốn nhiều năng lượng duy trì cho tất cả 86 tỷ nơron đang trong trạng thái ngơi nghỉ nghĩa là còn lại rất ít năng lượng để đẩy tín hiệu xuống các trục và khớp thần kinh, các vấn đề được giải quyết thực chất là do sự phóng điện của các dây thần kinh. Kể cả khi chỉ một phần nhỏ số nơron phóng điện trong một vùng nhất định tại một thời điểm bất kỳ, gánh nặng năng lượng tạo ra trên khắp bộ não sẽ gây mất ổn định. Sự tiêu thụ năng lượng hiệu quả đến từ đây. Chỉ để một tỷ lệ nhỏ các tế bào phát tín hiệu trong một thời điểm, được biết đến như là sự mã hoá rải rác, sử dụng ít năng lượng nhất, nhưng mang nhiều thông tin nhất. Bởi một lượng nhỏ tín hiệu có thể có hàng ngàn đường mòn để phân bố của chúng. Một hạn chế của sự mã hoá rải rác trong phạm vi số lượng nơron rất lớn là sự tốn kém của nó. Tệ hơn, nếu một lượng lớn các tế bào không phóng tìn hiệu điện, chúng sẽ trở thành đồ thừa và quá trình tiến hoá lẽ ra phải vứt bỏ chúng từ lâu. Giải pháp là tìm ra cách tối ưu hoá lượng tế bào mà bộ não có thể kích hoạt ở một thời điểm. Để hiệu quả nhất, có khoảng 1% đến 16% tế bào ở trạng thái hoạt động tại bất kỳ một thời điểm nào. Đây là giới hạn năng lượng chúng ta phải chấp nhận để luôn giữ được ý thức tỉnh táo. Sự cần thiết phải duy trì nguồn năng lượng là lý do lớn nhất của việc các hoạt động não bộ phải diễn ra bên ngoài ý thức. Đó là lý do tại sao làm nhiều việc một lúc là không khôn ngoan. Đơn giản là vì chúng ta không đủ năng lượng để làm 2 việc một lúc chứ đừng nói 3 hay 5. Khi cố làm vậy, chúng ta làm mỗi việc kém hơn nếu tập trung hoàn toàn vào một việc. Số lượng chống lại chúng ta. Não bạn đã rất thông minh và manh mẽ. Rất mạnh mẽ, nên nó cần rất nhiều năng lượng để duy trì sức mạnh. Và rất thông minh để lập kế hoạch tiêu thụ năng lượng hiệu quả. Đừng để một quan niệm sai lệch khiến bạn thấy tội lỗi về bộ não tưởng như nhàn rỗi của mình. Sai lầm đó có thể là một sự lãng phí năng lượng. Và sau cùng, bạn có nhận ra rằng thật ngớ ngẩn khi lãng phí năng lượng trí não không? Bạn có hàng tỷ nơron mạnh mẽ-đói khát cần được duy trì. Vậy hãy làm luôn đi! Roy Price là người mà phần lớn các bạn có thể chưa từng nghe nói đến mặc dù anh ấy có thể đã từng chịu trách nhiệm cho 22 phút hơi tầm thường của đời bạn trong ngày 19 tháng 4 năm 2013. Anh ấy có lẽ còn chịu tránh nhiệm cho mỗi 22 phút giải trí nhưng không phải nhiều người trong các bạn. và tất cả đã dẫn đến một quyết định mà Roy phải thực hiện trong 3 năm Như mọi người biết, Roy Price là một nhà điều hành cấp cao của Amazon Studios Đây là công ty sản xuất chương trình TV của Amazon Anh ấy 47 tuổi, nhỏ người, tóc vuốt cao với mô tả trên Twitter: "phim ảnh, TV, công nghệ, taco (món ăn Mexico)" Và Roy Price làm công việc mang tính trách nhiệm cao, vì trách nhiệm của anh ấy là chọn ra các show, nội dung gốc mà Amazon sẽ thực hiện Tất nhiên, đây là lĩnh vực rất cạnh tranh Tôi muốn nói là, đã có quá nhiều chương trình truyền hình Roy không thể chỉ chọn một show nào đó Anh ấy phải tìm được những show thực sự thật sự tuyệt vời Nói cách khác, anh ấy phải tìm ra những chương trình nắm ở phía cuối bên phải của đường cong này. Đường cong ở đây là phân bổ chỉ số đánh giá của khoảng 2500 chương trình TV trên trang web IMDB, và điểm đánh giá chạy từ 1 đến 10, và đường cao này chỉ ra có bao nhiêu chương trình được xếp hạng Nếu chương trình của bạn có chỉ số người xem là 9 hoặc cao nơi, đó là kẻ thắng cuộc Bạn ở top 2% các chương trình dẫn đầu. Đó là những chương trình như "Breaking Bad", "Game of Thrones", "The Wire" tất cả những chương trình này đều rất gây nghiện mỗi lần sau khi bạn coi xong một mùa, não bạn cơ bản đều như là: "Làm sao để xem thêm những tập mới?" Loại chương trình như thế đó. Ở phía bên trái, để rõ ràng, ở vị trí cuối này, bạn có một chương trình tên "Toddlers and Tiaras"... (Cười) ...nó đủ nói cho bạn biết những gì xảy ra ở điểm cuối của đường cong này. Bây giờ, Roy Price không lo lắng mấy về việc nằm ở vị trí cuối bên trái đường cong bởi vì tôi nghĩ bạn sẽ phải có năng lực não rất mạnh để cắt xén "Toddlers and Tiaras." Vì thế điều anh ấy lo ngại chính là chỗ phình ra ở giữa đây vị trí của các chương trình trung bình bạn biết đấy, các chương trình không hay cũng không dở chúng không thật sự làm bạn phấn khích Vì vậy anh ấy cần đảm bảo rằng anh ấy thật sự nằm ở điểm cuối bên phải này Vì thấy áp lực tăng lên, và tất nhiên nó cũng là lần đầu tiên mà Amazon làm những thứ như thế này, cho nên Roy Price không muốn có bất kì cơ hội nào Anh ấy muốn sắp đặt sự thành công. Anh ấy cần một sự thành công chắc chắn và vì thế điều anh ấy làm là, tổ chức một cuộc thi. Anh ấy tìm một loạt các ý tưởng cho các chương trình TV, và từ những ý tưởng đó, trải qua đánh giá, Họ chọn ra 8 ứng cử viên cho các chương trình TV và rồi họ chỉ làm tập đầu tiên cho mỗi một chương trình đó và đăng chúng miễn phí lên mạng để mọi người cùng xem. Và khi Amazon đưa ra thứ gì miễn phí, bạn sẽ xem chúng đúng chứ? Thế nên hàng triệu người đã xem những tập chương trình này. Điều họ không nhận ra là, trong khi họ xem những chương trình đó, thật ra, họ cũng đang bị theo dõi. Họ bị theo dõi bởi Roy Price và tổ là việc của anh họ đã ghi lại tất cả. Họ ghi lại khi nào ai đó nhấn nút "play" khi nào nhất nút "pause" phần nào nọ sẽ cho qua, phần nào họ sẽ xem lại. Và họ thu thập hàng triệu dữ liệu, vì họ muốn có những dữ liệu này để sau đó quyết định xem họ nên làm chương trình gì. Và chắc chắn, họ thu thập tất cả dữ liệu, họ phân tích tất cả dữ liệu, và câu trả lời xuất hiện câu trả lời là, "Amazon nên làm một bộ sitcom về 4 thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa Mỹ" Họ đã làm chương trình đó Vậy có ai biết tên của chương trình đó không? (Khán giả: "Alpha House") Vâng, "Alpha House", nhưng có vẻ không nhiều người ở đây thực sự nhớ đến chương trình này bởi nó không đặc biệt Nó thực sự chỉ là một show bình thường, thật sự... theo nghĩa đen, sự thật là, vì mức trung bình của đường cong này là 7.4 và "Alpha House" nằm ở mức 7.5, trên mức trung bình một chút, nhưng chắc chắn không phải là điều Roy Price và nhóm của anh hướng đến. Tuy nhiên trong khi đó, tại cùng một thời điểm, ở một công ty khác, một nhà điều hành khác cũng muốn làm một chương trình hàng đầu bằng phân tích dữ liệu và tên anh ấy là Ted, Ted Sarandos, giám đốc nội dung của Netflix và cũng như Roy, anh có 1 nhiệm vụ thường xuyên là tìm những chương trình hay, và anh ấy cũng sử dụng dữ liệu để làm việc ngoại trừ anh ấy làm nó có chút khác biệt. Thay vì tổ chức một cuộc thi, điều anh ấy làm... và dĩ nhiên cả nhóm của anh... là nhìn vào tất cả dữ liệu và họ đã có về khán giả của Netflix, những đánh giá họ đưa ra cho các chương trình lịch sử xem, những chương trình nào họ thích, v.v Và họ dùng các dữ liệu đó để tìm ra tất cả những gì nhỏ nhất về các khán giả: loại chương trình gì họ thích, người sản xuất nào, loại diễn viên nào. Và một khi họ đã có được tất cả các mảnh ghép họ làm một bước nhảy vọt của lòng tin họ quyết định cấp giấy phép không phải cho một bộ sitcom về bốn thượng nghị sĩ mà là một bộ phim truyền hình chỉ về một thượng nghị sĩ. Các bạn biết chương trình này chứ? (Cười) Vâng, là "House of Cards", và Netflix dĩ nhiên đóng đinh với chương trình đó ít nhất là với 2 mùa đầu tiên. (Cười) (Vỗ tay) "House of Cards" được đánh giá 9.1 trên đường cong, nó chính xác là những gì họ muốn làm được. Và giờ, câu hỏi đặt ra là chuyện gì xảy ra ở đây? Bạn có hai công ty rất cạnh tranh, hiểu biết về dữ liệu Họ kết nối hàng triệu điểm dữ liệu và nó hoạt động tốt với 1 bên, còn với một bên thì nó không hoạt động Tại sao? Vì kiểu lí luận này luôn nói với bạn rằng điều này luôn hiệu quả mọi lúc Nghĩa là, nếu bạn thu thập hết hàng triệu điểm dữ liệu lên một quyết định bạn sẽ thực hiện, bạn sẽ có thể đưa ra một quyết định tuyệt vời. Bạn có thể dựa vào 200 năm dữ liệu thống kê Bạn mở rộng chúng với những máy tính cực mạnh. Ít nhất bạn cũng trông đợi vào một chương trình TV tốt, đúng chứ? Và nếu phân tích dữ liệu không hoạt động theo cách này, thì nó thật sự khá đáng sợ, Vì chúng ta sống trong thời điểm mà ta chuyển sang dùng dữ liệu ngày càng nhiều để đưa ra những quyết định rất quan trọng, vượt xa hơn cả TV. Có ai ở đây biết về công ty Multi-Health Systems? Không ai cả. OK, rất tốt. Vâng, Multi-Health Systems là một công ty phần mềm, và tôi mong rằng không ai trong khán phòng này từng tiếp xúc với phần mềm đó, vì nếu bạn làm vậy, nghĩa là bạn đang ở tù (Cười) Nếu một ai đó ở Mỹ đang ở trong tù, và họ xin tạm tha, thì sẽ rất có khả năng phần mềm phân tích dữ liệu của công ty này sẽ được sử dụng để quyết định xem có nên cho phép tạm tha hay không Nó cũng là một nguyên lí giống như Amazon và Netflix nhưng bây giờ thay vì quyết định xem chương trình TV này sẽ tốt hay dở bạn sẽ xem xét xem người kia là tốt hay là xấu và chương trình TV tầm thường, 22 phút, nó có thể khá tệ nhưng nhiều năm trong tù tôi đoán là tệ hơn nhiều. Và không may là, thật sự có vài bằng chứng cho thấy phân tích dữ liệu này, mặc dù có rất nhiều dữ lệu, nhưng không phải luôn luôn cho ra những kết quả tối ưu Và nó cũng không phải công ty như Multi-Health Systems không biết phải làm gì với dữ liệu. Thậm chí hầu hết các công ty dữ liệu đều làm sai Vâng, thậm chí Google đôi lúc cũng sai Trong năm 2009, Google thông báo rằng, với phân tích dữ liệu, họ có thể dự đoán sự bùng phát của dịch cúm một loại cúm nguy hiểm, bằng cách thực hiện phân tích dữ liệu trên "Google tìm kiếm" của họ. Và nó hoạt động hiệu quả, trở thành tin giật gân trên mặt báo, bao gồm cả đỉnh cao thành công của khoa học: một ấn phẩm trên tạp chí "Nature" Nó làm việc hiệu quả từ năm này qua năm khác, cho đến một năm, nó thất bại. Và thậm chí chẳng ai giải thích nổi tại sao. Nó chỉ không hoạt động vào năm đó và tất nhiên nó lại trở thành tin giật gân bây giờ bao gồm sự rút lại của một ấn phẩm từ tạp chí "Nature" Cho nên đến cả những công ty giỏi nhất về dữ liệu như Amazon và Google, đôi lúc cũng mắc sai lầm. Và mặc cho những thất bại đó, dữ liệu vẫn nhanh chóng tiếp cận vào việc đưa ra quyết định trong đời thực, nơi làm việc, thực thi pháp luật, y tế. Chúng ta nên làm rõ là những dữ liệu này rất hữu ích Hiện nay, cá nhân tôi thường thấy bản thân vật lộn rất nhiều với dữ liệu vì tôi làm việc ở ngành tính toán di truyền học đây cũng là ngành có rất nhiều người cực kì thông minh sử dùng 1 lượng dữ liệu nhiều không tưởng để đưa ra các quyết định quan trọng như quyết định về phương pháp chữa ung thư hoặc phát triển thuốc. Qua nhiều năm, tôi đã nhận thấy một loại dấu hiệu hay một kiểu quy luật, nếu bạn muốn, về sự khác biệt giữa đưa ra quyết định thành công với dữ liệu và đưa ra quyết định thất bại, và tôi thấy đây là một mô hình đáng để chia sẻ, và nó là một thứ gì đó như thế Bất cứ khi nào bạn giải quyết một vấn đề phức tạp, bạn đang thực hiện về cơ bản 2 điều. Thứ nhất là, bạn chia nhỏ vấn đề đó ra thành những phần nhỏ lẻ để bạn có thể phấn tích kĩ lưỡng những phần nhỏ đó, và sau đó tất nhiện bạn sẽ làm tiếp phần 2 Bạn xếp những phần nhỏ đó lại với nhau để đi đến kết luận cuối cùng Và đôi khi bạn phải lặp lại nó lần nữa nhưng nó vẫn chỉ là 2 điều đó: chia nhỏ ra và sắp đặt lại lần nữa Và điều quan trọng bây giờ là dữ liệu đó và phân tích dữ liệu chỉ tốt ở bước đầu tiên. dữ liệu và phân tích dữ liệu, dù mạnh mẽ cỡ nào cũng chỉ có thể giúp bạn chia nhỏ vấn đề và hiểu rõ từng phần của nó Nó không phù hợp để đặt các phần nhỏ lại 1 lần nữa và cuối cùng đi đến kết luận. Có 1 công cụ khác có thể làm việc đó, và chúng ta đều có nó, nó chính là bộ não. Nếu có 1 thứ mà bộ não rất giỏi, thì đó chính là sắp xếp các phần nhỏ lại với nhau, thậm chí cả khi bạn không có đủ thông tin, và đi đến một kết luận tuyệt vời, đặc biệt khi nó là bộ não của 1 chuyên gia Đó là lí do vì sao tôi tin là Netflix đã rất thành công, Vì họ đã sử dụng dữ liệu và bộ não vào đúng chỗ nó cần trong cả quá trình. Họ sử dụng dữ liệu trước tiên để hiểu rõ nhiều phần nhỏ về khán giả của họ nếu không họ sẽ không thể hiểu tường tận đến thế, nhưng quyết định để lấy hết các phần nhỏ đó và sắp xếp chúng lại rồi thực hiện chương trình "House of Cards" nó không hề nằm trong dữ liệu Ted Sarandos và nhóm của anh ấy đã đưa ra quyết định cấp phép cho chương trình đó, cũng có nghĩa là, bằng cách này, họ đã đánh cược một rủi ro cá nhân khá lớn cho quyết định này. Và Amazon, mặt khác, họ đã đi sai đường. Họ sử dụng dữ liệu trên cả con đường đi đến quyết định, đầu tiên khi họ tổ chức cuộc thi về các ý tưởng TV tiếp đến là khi họ chọn "Alpha House" để làm chương trình. Tất nhiên đó là một quyết định an toàn cho họ, Vì họ luôn có thể chỉ vào dữ liệu và nói "Đây là những gì dữ liệu nói cho chúng tôi" Nhưng nó không đưa đến một kết quả chấp nhận được mà họ mong chờ Cho nên dữ liệu dĩ nhiên là 1 công cụ cực kì hữu hiệu để đưa ra quyết định tốt hơn, nhưng tôi tin là mọi thứ sẽ đi sai khi dữ liệu bắt đầu điều khiến những quyết định đó. Mặc dù rất mạnh nhưng dữ liệu chỉ là một công cụ, và để ghi nhớ điều đó, tôi cho rằng thiết bị này khá hữu dụng. Nhiều người trong các bạn cũng sẽ vậy... (Cười) Trước khi sử dụng dữ liệu hãy sử dụng thiết bị đưa ra quyết định này (Cười) Nhiều người trong các bạn sẽ biết nó Món đồ chơi này gọi là "The Magic 8 Ball" và nó thật sự tuyệt vời, Vì khi bạn cần đưa ra quyết định, một câu hỏi có hay không, những gì bạn phải làm là lắc quả banh, sau đó bạn sẽ có câu trả lời "Có khả năng cao"ngay tại đây, trong của sổ này, ngay lúc này. Tôi sẽ đưa nó ra cho bản thử công nghệ sau (Cười) Bây giờ, vấn đề là, dĩ nhiên.. tôi từng đưa ra những quyết định trong đời mà trong nhận thức đáng lẽ tôi nên nghe theo quả banh này. Nhưng, bạn biết đấy, dĩ nhiên nếu bạn có dữ liệu sẵn đây, bạn sẽ muốn thay thế nó cho thứ gì đó tinh vi hơn, như phân tích dữ liệu, để đi đến quyết định tốt hơn. nhưng nó không là thay đổi những thiết lập cơ bản. Và quả banh có lẽ ngày càng thông minh, thông minh hơn nữa, nhưng tôi tin nó vẫn tùy vào chúng ta để đưa ra quyết định nếu chúng ta muốn đạt được điều gì đó phi thường, ở phía cuối bên phải của đường cong. Và tôi thấy nó thật sự là mội thông điệp đầy khích lệ, rằng thậm chí khi đối mặt với một lượng dữ liệu khổng lồ, nó vẫn đáng để đưa ra quyết định trở thành 1 chuyên gia trong những gì mình đang làm và chấp nhận rủi ro. Bởi vì cuối cùng, đó không chỉ là dữ liệu, Nó là rủi ro sẽ đưa bạn đến phía cuối bên phải của đường cong. Cảm ơn (Vỗ tay) Vào đầu những năm 60, Dick Fosbury đã thử sức với hầu hết các môn thể thao, nhưng chưa bao giờ xuất sắc ở bất cứ môn nào, tới năm 16 tuổi, ông chuyển qua môn nhảy cao. Nhưng khi không thể cạnh tranh được với những vận động viên mạnh nhất là đồng nghiệp của ông sử dụng kỹ thuật nhảy cao tiêu chuẩn lúc bấy giờ, Fosbury thử nhảy theo cách khác: nhảy ngược. Thay vì nhảy theo kiểu đối mặt thẳng với xà, nâng từng chân qua theo kiểu nhảy truyền thống, ông nhảy quay lưng lại với xà. Fosbury cải thiện được kỷ lục của mình hơn 15cm, và khiến huấn luyện viên phải kinh ngạc bằng cách nhảy cao mới lạ này. Trong vòng vài năm tiếp theo, Fosbury đã hoàn thiện kiểu nhảy cao của mình, và đã giành chiến thắng tại các cuộc thi quốc gia Hoa Kỳ, và giữ vững vị trí của mình tại Olympics Mexico 1968 . Tại thế vận hội Olympic, Fosbury đã làm cả thế giới kinh ngạc với kỹ thuật mới của ông, giành huy chương vàng với kỷ lục Olympic nhảy cao 2.24 mét. Tới kỳ Olympic tiếp theo, hầu hết những vận động viên nhảy cao đã làm theo kiểu nhảy nổi tiếng được biết đến với cái tên nhảy lật ngược Fosbury. Bí mật đằng sau kỹ thuật này là gì? Nó nằm ở một khái niệm vật ký được gọi là trọng tâm. Với mọi vật, chúng ta định vị được vị trí trung bình của tổng khối lượng vật bằng cách đưa vào tính toán khối lượng dàn trải trên toàn vật thể. Ví dụ như, trọng tâm của vật hình chữ nhật phẳng có tỷ trọng đồng nhất sẽ là giao điểm của hai đường chéo, cách đều các góc. Chúng ta có thể tìm trọng tâm của những vật khác bằng những cách tương tự, hoặc bằng cách tìm điểm cân bằng của vật, điểm nằm ngay dưới trọng tâm. Thử giữ thăng bằng cây chổi bằng cách giữ nó và từ từ đưa hai tay lại gần nhau cho tới khi vừa chạm. Điểm thăng bằng này nằm ngay dưới trọng tâm của vật. Con người chúng ta cũng có trọng tâm. Hầu hết mọi người khi đứng, trọng tâm của họ nằm quanh vùng bụng, nhưng điều gì xảy ra với trọng tâm của bạn khi bạn giơ hai tay lên cao? Trọng tâm của bạn di chuyển lên. Nó luôn di chuyển theo chuyển động của bạn trong ngày, dựa vào tạo hình của cơ thể bạn. Nó thậm chí có thể di chuyển ra ngoài cơ thể. Khi bạn gập người về phía trước, trọng tâm của bạn nằm dưới vùng uốn bụng nơi không có chút khối lượng nào cả. Nghĩ thật là kỳ quặc, nhưng đó là vị trí trung bình khối lượng của bạn. Rất nhiều vật thể có trọng tâm nằm ngoài thân của chúng. Hãy nghĩ đến bánh vòng hay bummêrăng. Giờ hãy nhìn vào kiểu nhảy ngược Fosbury, theo vị trí của trọng tâm người nhảy. Người nhảy chạy rất nhanh, nên anh ta có thể chuyển hướng vận tốc ngang thành vận tốc dọc và nhảy. Đợi một chút... ngay đó. Hãy nhìn trọng tâm của người nhảy khi anh ta uốn lưng ra sau. Nó nằm dưới thanh xà. Đó chính là bí mật đằng sau cú nhảy. Với kĩ thuật cũ, trước kiểu Fosbury, người nhảy phải thực hiện đủ lực để nâng trọng tâm cơ thể lên trên thanh xà hơn một vài inch để vượt qua được nó. Kiểu nhảy ngược Flopper không cần phải làm điều này. Sự vượt trội ở kiểu nhảy ngược Fosbury đó là người nhảy có thể dùng một lực tương đương, nhưng có thể nâng cơ thể của mình cao hơn trước. Điều đó có nghĩa là người nhảy có thể nâng mức xà lên rất cao ngay cả khi trọng tâm cơ thể của họ không thể lên cao hơn được nữa, nhưng cơ thể uốn cong có thể qua được. Kỹ thuật nhảy Fosbury đã đưa môn nhảy cao tới những độ cao mới bằng cách tách cơ thể người nhảy ra khỏi trọng tâm của họ, mang lại rất nhiều khoảng trống để nhảy cao hơn với mức xà cao hơn. Vậy nên kiểu nhảy Fosbury là điều duy nhất trong lịch sử thể thao có thể vừa là một bước nhảy tiến lên vĩ đại, cũng đồng thời là một bước nhảy lùi vĩ đại. Tất cả đối tượng vật chất xung quanh bạn được cấu tạo từ các đơn vị siêu hiển vi được gọi là phân tử. Phân tử được cấu tạo các nguyên tử riêng lẻ. thường xuyên bị phá vỡ và tạo thành phân tử mới. Mặt khác, hầu hết các nguyên tử mà bạn gặp trong đời, đến từ mặt đất, không khí và thực phẩm chúng cấu tạo nên mọi sinh vật sống, kể cả bạn, chúng tồn tại qua hàng tỷ năm và được tạo ra ở những nơi không giống với Trái Đất Tôi muốn chia sẻ với bạn về sự hình thành phân tử Bắt đầu từ 14 tỷ năm trước với một sự kiện gọi là Big Bang, tạo ra một vũ trụ chỉ gồm toàn khí. không có các vì sao chưa có hành tinh nào. Khí được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố đơn giản nhất. Khoảng 75 phần trăm là hydro và phần còn lại hầu như là heli. Chưa có các nguyên tố cacbon, ôxy hoặc nitơ Không có sắt, bạc hoặc vàng. Ở một số nơi có mật độ khí cao hơn đôi chút. Do lực hấp dẫn, những nơi ấy thu hút nhiều khí hơn, khiến trọng lực mạnh hơn, nên lại hút thêm nhiều khí hơn, và cứ như vậy. Cuối cùng, tạo nên một quả bóng khí khổng lồ, co rúm lại dưới trọng lực của chính nó và nóng lên từ bên trong. Tại một số nơi,ruột của quả bóng nóng tới mức tạo thành phản ứng tổng hợp hạt nhân Nguyên tử hiđrô tác động với nhau tạo thành heli, kèm theo giải phóng năng lượng, đủ mạnh để phá vỡ lực hấp dẫn. Khi năng lượng phóng thích phù hợp với lực hấp dẫn nó kéo tất cả khí vào trong, hình thành trạng thái cân bằng. Từ đây, một ngôi sao được sinh ra. Phản ứng tổng hợp trong lõi của nó sẽ không chỉ sản xuất heli , mà còn cacbon, oxy, nitơ và tất cả các nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn cho đến sắt. Nó sẽ sụp đổ hoàn toàn khi lõi nhiên liệu hết, Điều này gây ra một vụ nổ mạnh mẽ được gọi là siêu tân tinh. Có hai điều cần lưu ý về mà cách siêu tân tinh tạo nên các nguyên tố. Trước tiên, năng lượng được giải phóng nhiều nỗi phản ứng đó trở nên lớn khủng khiếp hình thành các nguyên tố nặng hơn cả sắt như bạc, vàng và uranium. Thứ hai, tất cả các nguyên tố tích lũy trong lõi ngôi sao, như cacbon, oxy, nitơ, sắt, cũng như những nguyên tố hình thành trong vụ nổ siêu tân tinh, bị đẩy vào không gian liên sao rồi trộn lẫn với các khí đang tồn tại ở đó. Lịch sử sau đó được lặp đi lặp lại. Đám mây khí, bấy giờ chứa nhiều nguyên tố bên cạnh hydro và heli, bắt đầu có những vùng đậm đặc hơn thu hút nhiều vật chất hơn và lại tạo thành 1 ngôi sao mới. Mặt trời cũng được sinh ra theo cách này, 5 tỷ năm trước. nghĩa là nó được phát triển từ một khí chứa nhiều nguyên tố từ vụ nổ siêu tân tinh kể từ khi vũ trụ bắt đầu. Mặt trời được hình thành từ các nguyên tố ấy. vẫn chủ yếu gồm 71% hiđrô, 27% heli. Nhưng cần ghi nhớ rằng trong khi các ngôi sao đầu tiên chỉ được tạo ra từ hydro và heli các nguyên tố còn lại trong bảng tuần hoàn cấu thành 2% mặt trời. Trái đất thì sao? Các hành tinh hình thành theo quá trình ngẫu nhiên cũng như ngôi sao hình thành từ đám mây khí. Các hành tinh nhỏ như Trái Đất không đủ lực hấp dẫn để giữ lại nhiều hydro hay heli bởi cả hai đều rất nhẹ. Nên mặc dù cacbon, nitơ, ôxy, vv. chỉ chiếm 2% đám mây khí tạo nên trái đất, các nguyên tố nặng hơn tạo nên phần lớn hành tinh này và tất cả mọi thứ bên trong nó. Hãy nghĩ về điều này: trừ hyđrô và một số heli, mặt đất dưới chân bạn không khí bạn thở và chính bạn mọi thứ được cấu thành từ nguyên tử được tạo ra bên trong ngôi sao. Khi khoa học mới bắt đầu nghiên cứu vấn đề này, nửa đầu thế kỷ 20 Harlow Shapley, nhà thiên văn học nổi tiếng đã nhận xét, "Chúng ta là anh em của những tảng đá, họ hàng với những đám mây." Câu chuyện kể về một cô gái tên là Con Ngươi. Con Ngươi rất nhạy cảm. Nhạy cảm đến nỗi cô ấy lúc nào cũng khóc. Cô ấy khóc khi buồn, khi vui, và thậm chí chảy nước mắt khi có vật gì chạm vào cô. Cô ấy có tuyến lệ đặc biệt để tạo ra nước mắt mới và những cái ống đặc biệt, được gọi là ống dẫn nước mắt, để dẫn nước mắt cũ ra ngoài. Cô ấy khóc nhiều đến nỗi tạo ra gần 300ml nước mắt mỗi ngày, tức khoảng 113l mỗi năm! Thực ra, nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy cô ấy lúc nào cũng rơm rớm . Nước mắt nền tạo thành một tấm màng mỏng gồm 3 lớp bảo vệ cô ấy khỏi bụi bẩn và những vật thể nhỏ. Ngay cạnh Con Ngươi là lớp màng nhầy, giữ tất cả những thứ này gắn chặt vào cô ấy. Ngoài cùng là lớp nước, giữ cho Con Ngươi lúc nào cũng ướt, đẩy lùi vi khuẩn xâm hai, và bảo vệ giác mạc, khỏi bị tổn thương. Và cuối cùng là một lớp lipid, một tấm phim dầu bên ngoài, giữ cho bề mặt luôn trơn láng để Con Ngươi có thể nhìn xuyên qua, và ngăn các lớp bên ngoài bay hơi. Bình thường, Con Ngươi sống vô tư mà không mấy để ý đến nước mắt nền. Đó là nhiệm vụ của nó. Nhưng một ngày, cô ấy gặp Hành Tây. Con Ngươi ngay lập tức bị cuốn hút. Hành Tây trông tuyệt đẹp trong chiếc áo khoác màu tím nhạt, và cô ấy có mùi tuyệt vời. Con Ngươi mời Hành Tây đến nhà dùng bữa ăn tối, nhưng khi cô ấy đến và cởi áo khoác của mình, điều khủng khiếp xảy ra. khi áo khoác của Hành được cởi bỏ một phản ứng hóa học xảy ra, chuyển các hợp chất sulfoxide hợp chất khiến cô ấy có mùi tuyệt vời đến vậy thành sulfenic acid, trở thành một chất khó chịu có tên rất dài là: syn-Propanethial S-oxide. Khí này làm cay Con Ngươi, và cô ấy, bắt đầu khóc không ngừng. khác với nước mắt nền đó là nước mắt phản xạ. Chúng được tạo nên để rửa đi chất độc hại, hoặc những vật thể lạ, lượng nước mắt này nhiều hơn và lớp nước có chứa thêm kháng thể để ngăn chặn bất kỳ vi sinh vật nào cố tình xâm nhập. Con Ngươi và Hành Tây đều bị tổn thương. Họ không thể tiếp tục mối quan hệ này khi mà Con Ngươi bị thương và oà khóc mỗi khi Hành Tây cởi bỏ áo khoác ngoài. Vì vậy, họ quyết định chia tay. Khi Hành Tây ra cửa, Con Ngươi ngừng khóc. Và cô ấy lại bắt đầu khóc trở lại. Bây giờ, đó không phải nước mắt phản xạ mà là nước mắt cảm xúc. Khi ai đó quá buồn hoặc quá hạnh phúc, cảm thấy như mất kiểm soát, điều đó có thể nguy hiểm. Vì vậy, nước mắt cảm xúc được gửi đến để ổn định tâm trạng càng nhanh càng tốt, cùng với các phản ứng vật lý, chẳng hạn như nhịp tim tăng và nhịp thở chậm lại. Nhưng các nhà khoa học vẫn không chắc chắn rằng tại sao nước mắt lại hữu ích. Chúng có thể là một cơ chế xã hội để gợi thông cảm hoặc đầu phục. Nhưng một số nghiên cứu cũng cho thấy nước mắt cảm xúc chứa một lượng lớn các hormone stress, chẳng hạn như ACTH và enkephalin, endorphin và chất giảm đau tự nhiên. Trong trường hợp này, nước mắt cảm xúc trực tiếp làm Con Ngươi dịu lại, cũng như báo hiệu trạng thái cảm xúc của cô cho người khác. Con Ngươi à, rất tiếc vì chuyện của bạn và Hành Tây, nhưng đừng lo lắng. Miễn là bạn có tất cả ba loại nước mắt giữ cho bạn cân bằng và khỏe mạnh, thì mọi chuyện vẫn sẽ ổn cả. Rồi bạn sẽ nhận ra thôi! Thế hệ của cha ông chúng ta đã tạo ra một hệ thống tuyệt vời các kênh rạch và hồ chứa nước giúp hiện thực hóa việc con người có thể sinh sống ở những nơi không có nhiều nước ngọt. Ví dụ, trong suốt thời kì Đại khủng hoảng họ đã xây dựng nên đập Hoover rồi đến hồ chứa Mead, và tạo khả năng cho những thành phố như Las Vegas, Phoenix và Los Angeles nhằm cung cấp nước cho người dân sống tại những nơi khô hạn. Vào thế kỷ 20, chúng ta đã tiêu tốn cả nghìn tỉ dollar để xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp nước cho các thành phố. Xét về khía cạnh phát triển kinh tế, đó là một sự đầu tư đáng kể. Nhưng thập kỉ qua, chúng ta đã chứng kiến những hậu quả đan xen của biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân số và những tranh chấp về nguồn nước đang đe dọa đến những nguồn sống thiết yếu và tài nguyên nước. Con số thống kê này cho bạn thấy sự thay đổi mực nước hồ chứa Mead đã diễn ra trong vòng 15 năm nay. Bạn có thể thấy điểm xuất phát là từ năm 2000, mực nước hồ đã bắt đầu giảm. Và nó đã giảm xuống ở một mức độ có thể khiến những ống dẫn nước sinh hoạt cho Las Vegas trở nên cao và khô cạn. Thành phố đã rất quan tâm đến vấn đề này đến nỗi gần đây đã cho xây dựng một kết cấu ống dẫn nước sinh hoạt mới được xem như là "Ống hút thứ ba" để lấy nước từ nơi sâu hơn nhiều của hồ Những thử thách liên quan đến việc cung cấp nước cho thành phố hiện đại không chỉ giới hạn ở Tây Nam Mỹ Vào năm 2007, thành phố lớn thứ ba của Úc là Brisbane, đã thiếu nước trong vòng 6 tháng. Một bi kịch tương tự đang diễn ra ở Sao Paulo, Brazil nơi mà hồ chứa nước cho thành phố đang dần mất đi mặc dù năm 2010 nó còn đầy nước và đến nay thì gần như cạn kiệt khi mà thành phố đang dần chào đón Thế Vận Hội mùa hè 2016. Đối với chúng ta, những người đủ may mắn sống tại những thành phố tốt thế giới chúng ta chưa bao giờ thật sự trải qua sự ảnh hưởng của thảm họa khô hạn. Chúng ta than phiền về vòi tắm tiết kiệm nước mà ta sử dụng. Chúng ta e ngại hàng xóm nhìn thấy xe hơi bẩn và đám cỏ cháy trong vườn. Nhưng chúng ta chưa thật sự đối mặt với viễn cảnh khi mở vòi nước mà không có gì chảy ra. Bởi vì trong quá khứ khi mọi thứ đã trở nên tệ hơn thì ta luôn có thể ở rộng hồ chứa nước hoặc đào thêm vài cái giếng nước ngầm. Vào lúc tất cả nguồn nước được nhắc đến có thể tùy thuộc vào cách thử thực tế này trong việc cung cấp nước. Vài người nghĩ rằng ta sẽ giải quyết vấn đề nước ở đô thị bằng cách lấy nước vùng nông thôn lân cận Nhưng như thế sẽ phát sinh đầy mối nguy về chính trị, pháp lý và xã hội. Và thậm chí nếu ta thành công trong việc lấy nước từ vùng nông thôn, là ta đang chuyển rắc rối đến cho người khác và có khi sẽ tác động ngược lại ta dưới dạng giá thực phẩm cao hơn và gây thiệt hại đến hệ sinh thái thủy sinh tùy thuộc vào nguồn nước đó. Tôi nghĩ rằng có một cách tốt hơn để giải quyết khủng hoảng nước đô thị và tôi nghĩ rằng để mở bốn nguồn nước tại địa phương mà tôi so sánh chúng với vòi nước. Nếu ta có thể đầu tư thông minh vào những nguồn nước này trong những năm sắp tới, ta có thể giải quyết vấn đề nước đô thị và giảm khả năng gặp phải những ảnh hưởng của thảm họa hạn hán. Bây giờ, nếu bạn bảo tôi 20 năm trước kia rằng một thành phố hiện đại có thể tồn tại mà không cần nguồn nước nhập khẩu, Tôi có thể cho rằng bạn là 1 kẻ mơ mộng không thực tế và không hiểu biết Nhưng với kinh nghiệm của mình khi làm việc với các thành phố thiếu nước nhất trên thế giới trong vài thập kỷ qua cho tôi thấy rằng ta có công nghệ và kỹ năng quản lý để thực sự thoát khỏi việc nhập khẩu nước, và đó là điều tôi muốn nói với bạn tối nay Nguồn cấp nước địa phương thứ nhất mà ta cần phát triển để giải quyết vấn đề nước đô thị sẽ chảy cùng với nước mưa tại thành phố Một trong những bi kịch lớn nhất của việc phát triển đô thị là khi thành phố phát triển ta bắt đầu bao phủ bề mặt đô thị với bê tông Và ta phải xây hệ thống thoát nước mưa để thoát nước mưa rơi xuống đô thị trước khi nó gây lụt lội. và đó là một sự lãng phí nguồn nước thiết yếu Hãy để tôi lấy một ví dụ Hình này chỉ lượng nước có thể lấy được ở thành phố San Jose nếu có thể thu được nước mưa rơi xuống trong phạm vi thành phố. Bạn có thể thấy điểm giao nhau giữa đường màu xanh và đường chấm màu đen là nếu San Jose có thể lấy 1/2 lượng nước mưa rơi xuống thành phố. họ có đủ nước để cung cấp cho cả năm. Giờ, tôi biết vài người trong số bạn đang nghĩ gì. "Câu trả lời cho vấn đề này là hãy bắt đầu xây dựng bể chứa cực lớn và nối chúng với đường ống dẫn nước của máng xối mái nhà để lấy nước mưa" Giờ thì ý tưởng đó có lẽ đúng cho vài nơi nào đó. Nhưng nếu bạn sống ở một nơi mà mưa phần lớn vào mùa đông và hầu hết nhu cầu nước lại vào mùa hè thì đó không phải là một cách hiệu quả cho lắm để giải quyết vấn đề nước Và nếu bạn trải qua những ảnh hưởng của hạn hán nhiều năm như Calofornia hiện nay bạn không thể xây bể chứa nước mưa đủ lớn để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ có nhiều cách thiết thực khác để thu được nước mưa rơi xuống thành phố đó là lấy được nước và để chúng thấm xuống đất Sau cùng, nhiều thành phố sẽ ở trên hệ thống trữ nước tự nhiên có thể giữ được lượng nước khổng lồ Ví dụ, Los Angeles đã đạt được trong quá khứ khoảng 1/3 nguồn cấp nước là từ tầng nước ngầm khổng lồ nằm dưới thung lũng San Fernando. Giờ thì khi bạn thấy nước rơi xuống mái nhà xuống bãi cỏ, chảy xuống máng xối bạn có lẽ tự nói rằng "Tôi có thật sự muốn uống thứ đó không?" À, câu trả lời là bạn không muốn uống nó cho đến khi nó được xử lý 1 ít Và thử thách mà chúng ta đối mặt trong việc trữ nước đô thị là giữ nước, lọc nước và giữ nó dưới mặt đất Và đó chính xác là những gì thành phố Los Angeles đang làm cùng 1 dự án mới họ đang xây dựng ở Burbank, California Hình này chỉ rằng khu chứa nước mưa họ đang xây dựng bằng cách nối những hệ thống nhận và thoát nước mưa và dẫn nước vào khu khai thác sỏi bỏ hoang Nước được giữ trong khu khai thác thấm dần vào vùng đất ngập nước nhân tạo và đi vào khu đất tròn kia rồi thẩm thấu xuống đất nạp lại tầng nước ngầm sinh hoạt của thành phố Và trong tiến trình thấm qua đất ngập nước và thẩm thấu vào mặt đất nước gặp phải vi sinh vật sống trên bề mặt cây và bề mặt đất giúp thanh lọc nước nếu nước vẫn không đủ sạch để sinh hoạt sau khi nó đi qua quá trình xử lý tự nhiên này thành phố xử lý lại lần nữa khi họ bơm nước ra từ tầng nước ngầm trước khi cung cấp cho người dân sinh hoạt. Vòi nước thứ hai mà ta cần mở để giải quyết vấn đề nước đô thị là đi cùng với nước thải chảy ra từ nhà máy xử lý nước thải. Bây giờ, nhiều bạn có lẽ quen thuộc với khái niệm tái sử dụng nước Bạn có thể nhìn thấy biển hiệu này nói rằng bụi cây trên đường cao tốc và sân golf địa phương được tưới bằng nước từ nhà máy xử lý nước thải Chúng ta làm điều này trong hai nhập kỷ qua Những gì ta học từ trải nghiệm bản thân là phương pháp này đắt hơn kỳ vọng nhiều Bởi vì một khi chúng ta xây hệ thống tái sử dụng nước đầu tiên gần với nhà máy xử lý nước thải, chúng ta phải xây dựng mạng lưới đường ống dài để nước dẫn đến nơi cần đến Và điều đó gây cản trở về mặt chi phí Những gì đang tìm thấy có hiệu quả chi phí và cách thực tế hơn nhiều trong việc tái sử dụng nước thải để biến nước thải thành nước sinh hoạt qua 2 bước trong tiến trình Bước đầu tiên của tiến trình chúng ta tạo áp lực nước và đẩy nước qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược một lớp lọc bằng nhựa mỏng có tính thẩm thấu cho phép các phân tử nước đi qua nhưng giữ lại muối, virus và hóa chất hữu cơ có thể có trong nước thải Giai đoạn thứ hai của tiến trình chúng ta thêm 1 lượng nhỏ hy-đrô peroxide và chiếu tia cực tím vào nước Ánh sáng cực tím tách hy-đrô peroxide thành 2 phần gọi là các gốc tự do hy-đrô những gốc tự do hy-đrô này là dạng tiềm ẩn của ô-xy nó bẻ gãy hầu hết hóa chất hữu cơ. Sau khi nước qua 2 giai đoạn của tiến trình thì an toàn để uống Tôi biết, Tôi được học về tái sử dụng nước sử dụng mỗi kỹ thuật đo lường được biết đến trong khoa học hiện đại trong 15 năm qua. Chúng ta tìm ra vài hóa chất có thể đi qua ở bước đầu tiên nhưng khi chúng ta đến bước thứ 2 tiến trình ô-xy hóa cao, chúng ta ít khi thấy hóa chất hiện diện. Nó ngược với việc cung cấp nước sẵn có mà chúng ta thường dùng. Có một cách khác để tái sử dụng nước Đó là thiết kế xử lý đất ngập nước mà chúng ta xây dựng gần đây ở sông Santa Ana miền Nam California Đất ngập nước xử lý lấy nước từ một phần của sông Santa Ana trong thời điểm mùa hè bao gồm hầu như toàn bộ nước thải ra từ thành phố như Riverside và San Bernardino Nước được đổ vào vùng xử lý đất ngập nước, nó được phơi dưới nắng và tảo để bẻ gãy những hóa chất hữu cơ, loại bỏ chất dinh dưỡng và không hoạt hóa tác nhân gây bệnh qua đường nước Nước được trả lại sông Santa Ana chảy xuống vùng Anaheim, lại được dẫn ra khỏi Anaheim và thẩm thấm xuống đất, rồi rở thành nước sinh hoạt cho thành phố Anaheim, kết thúc hành trình từ cống thoát nước hạt Riverside mang đến nước sinh hoạt cung cấp cho hạt Orange Giờ bạn có thể nghĩ rằng ý tưởng về sử dụng nước thải là viễn tưởng hoặc không được thực hiện phổ biến Nhưng ở California, chúng ta đã tái sử dụng 40 tỷ gallon 1 năm nước thải thông qua tiến trình xử lý 2 bước nâng cao mà tôi đã trình bày. Ta có đủ nước để cung cấp cho khoảng 1 triệu người nếu đó là nguồn cấp nước duy nhất. Vòi nước thứ 3 mà chúng ta cần mở không phải là vòi nước, nó là một dạng vòi nước ảo nó sẽ là việc bảo tồn nước mà chúng ta sẽ làm. Và nơi mà chúng ta cần nghĩ về việc bảo tồn nước là ngoài trời bởi vì ở California và những thành phố hiện đại khác của Mỹ khoảng 1/2 nước sử dụng là từ ngoài trời Trong nạn hạn hán hiện tại chúng ta thấy rằng có khả năng những đám cỏ sống sót và cây cối sống sót với 1/2 lượng nước. Vì thế không cần bắt đầu xanh hóa bê tông và đặt cỏ nhân tạo hay mua những cây xương rồng Chúng ta có phong cảnh đẹp ở California với thiết bị dò độ ẩm đất và thiết bị kiểm soát tưới thông minh và có phong cảnh xanh xinh đẹp trong những thành phố Vòi nước thứ 4 cũng là cuối cùng chúng ta cần mở để giải quyết vấn đề nước đô thị sẽ là khử mặn nước biển. Giờ, tôi biết bạn có lẽ nghe người ta nói về khử mặn nước biển. "Nó là điều tuyệt vời để làm nếu bạn có rất nhiều dầu mỏ, không phải nhiều nước và bạn không quan tâm về biến đổi khí hậu" Khử mặn nước biển thì tốn nhiều năng lượng bất kể bạn làm thế nào Nhưng vì đặc tính đó của việc khử mặn nước biển mà không bắt đầu thì thật vô vọng. Chúng ta có tiến triển to lớn trong việc khử nước biển trong 2 thập kỷ qua Bức tranh này thể hiện nhà máy khử nước biển lớn nhất ở Tây bán cầu đang được xây dựng phía bắc San Diego So với nhà máy khử mặn nước biển được xây dựng ở Santa Barbara 25 năm trước nhà máy xử lý nước này sẽ dùng khoảng 1/2 năng lượng để sản xuất 1 gallon nước. Nhưng chỉ bởi vì việc khử nước biển trở nên ít tiêu hao năng lượng hơn không có nghĩa là chúng ta nên bắt đầu xây dựng nhà máy này mọi nơi Giữa những chọn lựa ta có có lẽ việc tiêu hao năng lượng nhất và phá hủy môi trường tiềm tàng của việc chọn để tạo nguồn cung nước địa phương. Vậy thì đây. Với 4 nguồn nước này. chúng ta có thể rời bỏ sự phụ thuộc việc nhập khẩu nước. Thông qua cải tạo theo cách mà ta thiết kế cảnh quan bề mặt và nhà cửa chúng ta có thể giảm việc sử dụng nước ngoài trời khoảng 50% do vậy sẽ tăng cung nước 25%. Chúng ta có thể tái sử dụng nước từ nước thải vì thế sẽ làm tăng cung nước 40%. Và ta có thể tạo khác biệt qua sự kết hợp của việc thu giữ nước mưa và khử mặn nước biển Vậy hãy cùng tạo nguồn cung nước có thể chịu được bất cứ thử thách nào khi biến đổi khí hậu ập đến trong những năm sắp tới Hãy tạo nguồn cung nước sử dụng nước địa phương và dành nhiều nước hơn cho môi trường cho cá và cho thực phẩm Hãy tạo hệ thống nước thích hợp với giá trị môi sinh. Và hãy làm cho con cháu chúng ta và hãy kể với chúng đây là hệ thống mà chúng phải chăm sóc trong tương lai bởi vì cơ hội cuối cùng của chúng ta để tạo cho 1 hệ thống nước mới. Cám ơn các bạn rất nhiều vì lắng nghe Tại sao miệng bạn thấy như phải bỏng khi ăn phải một quả ớt cay? Làm sao để hết thấy cay? Tại sao wasabi khiến bạn chảy nước mắt? Và loại gia vị cay nhất sẽ cay đến mức nào? Quay lại một chút nhé. Đầu tiên, cảm giác cay là gì? Mặc dù ta thường nói: “Sao cái này có vị cay thế”, thực ra đó không phải là một vị , như ngọt, mặn hay chua. Thực ra, việc xảy ra là có những hợp chất nhất định trong những đồ ăn cay chúng kích hoạt những nơ-ron thần kinh vị giác gọi là thụ quan đa thức (polymodal nociceptors). Những cơ quan này có mặt ở khắp cơ thể chúng ta , Trong cả miệng và mũi, và chúng cũng như những cơ quan thụ cảm bị kích hoạt bởi sức nóng. Vì vậy, khi ăn một trái ớt, miệng bạn cảm thấy như phải bỏng vì não bộ nghĩ rằng bạn đang bị bỏng. Nhưng ngược lại khi ăn một cái gì đó có bạc hà. Hợp chất bạc hà mát lạnh kích hoạt cơ quan thụ cảm hàn. Khi những thụ quan nhiệt được kích hoạt cơ thể nghĩ rằng nó đang tiếp xúc với một nguồn hơi nóng nguy hiểm và phản ứng lại. Đó là lý do tại sao bạn đổ mồ hôi, và tim đập nhanh hơn. Ớt đã tạo nên phản ứng đánh-hay-chạy là phản ứng của cơ thể trước mối đe dọa. Nhưng chắc bạn cũng nhận thấy rằng không phải tất cả mọi thức ăn đều cay theo một kiểu. Những hợp chất có trong đồ ăn đã tạo nên sự khác biệt. Chất capsaicin và piperine, có ở trong hạt tiêu và ớt, được cấu thành bởi những phân tử lớn hơn, nặng hơn gọi là alkylamides, và phần lớn trong số đọng lại trong miệng. Mù tạt, củ cải, và wasabi được cấu thành bởi những phân tử nhỏ hơn, gọi là isothiocyanates, chúng thường trôi nổi trong vòm xoang. Đó là lý do tại sao ớt khiến miệng cảm thấy như phải bỏng, và wasabi lại khiến mũi cay cay. Cách đo tiêu chuẩn độ cay của đồ ăn là thang đánh giá Scoville, đo lượng capsaicin có thể được hòa tan trước khi con người không còn nhận biết độ nóng được nữa. Một quả ớt chuông không có đơn vị nhiệt Scoville nào, trong khi tương ớt Tabasco có khoảng 1200-2400 đơn vị Cuộc đua để tạo nên loại ớt cay nhất là cuộc đua không ngừng nghỉ, nhưng nhìn chung, có hai loại ớt vào ngôi đầu bảng: Trinidad Moruga Scorpion và Carolina Reaper. Khi đo, hai loại ớt này đạt 1.5 đến 2 triệu đơn vị nhiệt theo thang Scoville bằng một nửa số lượng đơn vị có trong hơi cay. Vậy tại sao người ta lại muốn ăn thứ khiến cho mình cảm thấy đau đớn thế? Không ai biết khi nào và tại sao con người bắt đầu ăn ớt. Các nhà nhân chủng học đã tìm thấy những gia vị nóng như mù tạt cùng với những dấu tích về sự tồn tại của con người có niên đại khoảng 23.000 năm trước. Nhưng vẫn không biết được rằng liệu những gia vị này được dùng để ăn, làm thuốc hay chỉ để trang trí. Gần đây, người ta đã tìm thấy một cái nồi có niên đại 6000 năm trong đó xếp cá và thịt và cũng có cả mù tạt. Một giả thuyết cho rằng con người bắt đầu cho gia vị vào thức ăn để diệt khuẩn. Một số nghiên cứu cho thấy gia vị phát triển chủ yếu ở những vùng khí hậu nóng hơn nơi vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Nhưng tại sao đến nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng gia vị thì quả là một điều bí ẩn. Với nhiều người, ăn đồ cay hay đồ ăn chứa nhiều gia vị cũng giống như đi tàu lượn cảm giác mạnh, họ khoái cảm giác sởn gai óc, ngay cả khi trong tức thời, điều đó chả hề dễ chịu chút nào. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy những người thích ăn đồ cay nóng cũng khoái những hoạt động sản sinh ra nhiều adrenaline, như cờ bạc chẳng hạn. Việc thích ăn đồ cay cũng có thể nằm trong gen di truyền. Nếu bạn định tập ăn để tăng đô ăn cay của mình thì bạn nên biết điều này: Theo một số nghiên cứu, không phải là độ đau giảm đi chỉ là bạn gan lì hơn thôi. Thực ra, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người thích đồ ăn cay không coi việc bị bỏng là đỡ đau đớn hơn so với những người không ăn cay. Thay vào đó, chỉ là họ quen với nỗi đau hơn mà thôi. Vậy nên, cứ tra tấn những thụ quan nhiệt của bạn đi nhưng nhớ là khi ăn đồ cay là bạn sẽ bị bỏng đấy. Một hoạt động bí ẩn của tự nhiên bắt đầu với một chi tiết tưởng như tầm thường hé lộ thảm hoạ của sự mất cân bằng toàn cầu. Một ngày, bạn để ý thấy mật ong để phết bánh mỳ sáng có giá đắt hơn rất nhiều. Thay vì chuyển sang dùng mứt, bạn điều tra lý do của sự leo thang giá cả. Điều bạn phát hiện thật quá sốc! Số lượng mật ong nội địa tại Mỹ đã giảm tới mức báo động. Sự sụt giảm này là quá lớn so với các nguyên nhân thông thường : bệnh dịch, ký sinh hoặc đói kém. Một hiện trường điển hình : gần như không có chú ong nào trong tổ ngoại trừ, ong chúa và vài con sống sót khác. Thức ăn vẫn còn đầy đủ và còn cả ấu trùng chưa sinh , có vẻ những con lớn đã bỏ đi mà không chờ lũ ong con nở ra. Nhưng điều đặc biệt kỳ lạ là ong không hề chết hàng loạt ở khu vực lân cận. Chúng đã quên đường về tổ, hay chỉ đơn giản là biến mất. Những mất tích bí ẩn này không phải mới . Con người đã thu thập mật ong hàng thế kỷ nay . Nhưng phải đến khi người châu Âu định cư, những năm 1600 giới thiệu các phân loài , Apis mellifera , loài người mới bắt đầu thuần hóa chúng . Từ thế kỷ 19 , những vụ ong bị mất tích hàng loạt thường xuyên được ghi nhận dưới những cái tên bí ẩn như Căn bệnh biến mất , Mùa xuân cạn kiệt hay Không còn mùa thu. Vào năm 2006, sự biến mất này đã được phát hiện tại hơn một nửa các tổ ong ở Mỹ, hiện tượng này có một cái tên mới : Rối loạn suy giảm bầy đàn diện rộng Điều đáng sợ nhất của bí ẩn này không phải là việc phải dùng đường để pha trà Chúng ta nuôi ong để lấy mật, nhưng chúng cũng giúp thụ phấn cho cây trồng công nghiệp , tạo ra hơn 1/3 lượng lương thực tại Mỹ. Làm thế nào để tìm ra thủ phạm đằng sau thảm họa này ? Dưới đây là ba nghi can. Nghi can A : Sâu bệnh. Nổi tiếng nhất là loài rận varroa , loài sâu bệnh nhỏ màu đỏ xâm nhập đất đai, làm thịt loài ong, và truyền mầm bệnh ngăn chặn sự tăng trưởng và rút ngắn tuổi thọ của loài ong. Nghi can B : Di truyền. Ong chúa là cốt lõi của một tổ ong khỏe. Nhưng ngày nay, hàng triệu ong chúa được phân phối trong thương mại, lại bắt nguồn chỉ từ vài con ong chúa ban đầu , điều này làm gia tăng sự thiếu đa dạng di truyền làm suy yếu khả năng chống lại tác nhân gây bệnh và sâu bệnh . Nghi can C : Hóa chất . Thuốc trừ sâu được sử dụng cả trên tổ ong thương mại lẫn cây trồng nông nghiệp có thể lẫn vào thực phẩm và nước cho ong mật . Nghiên cứu cho thấy một số thuốc trừ sâu gây tổn hại đến khả năng lần đường về của loài ong. Chúng ta đã có tập hợp các đầu mối nhưng còn nhiều nghi ngờ. Các nhà khoa học bất đồng về nguyên nhân của rối loạn suy giảm diện rộng. một số yếu tố đã được cho là nguyên nhân . Ong mật không hẳn trong nguy cơ tuyệt chủng , nhưng cùng với nó là suy giảm thụ phấn và tăng giá thức ăn, vì vậy, đây là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Bởi vì, có ít mật ong hơn có thể chỉ là tiếng vo ve, nhưng thiếu lương thực sẽ là một cú chích nhức nhối. Nếu ai đó gọi bạn là cặn bã, bạn có lẽ sẽ tức giận, nhưng dưới góc nhìn khoa học thì họ cũng không sai nhiều đâu. Bạn có bao giờ tự hỏi thức ăn của mình đến từ đâu? Bạn có thể nói rằng nó xuất phát từ thực vật, động vật, hay thậm chí là nấm, nhưng bạn có lẽ sẽ không nghĩ đến sinh vật bị thối rữa và phân thứ mà những thực vật, động vật, và nấm này đã tiêu thụ. Vì vậy thực sự, bạn và hầu hết cơ thể bạn chỉ cách những thứ như bùn ao hai hoặc ba độ phân cách. Tất cả các loài trong một hệ sinh thái, từ các sinh vật trong rặng san hô đến cá trong ao hồ đến sư tử trên đồng cỏ, đang trực tiếp hoặc gián tiếp được những thức ăn chết này nuôi sống Hầu hết chất hữu cơ trong cơ thể chúng ta, Nếu truy ngược lại đủ xa đều xuất phát từ CO2 và nước thông qua quá trình quang hợp. Cây cỏ sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chuyển đổi carbon dioxide và nước từ môi trường thành glucose và oxy. Glucose sau đó chuyển đổi thành dạng phân tử hữu cơ phức tạp hơn để hình thành lá, thân, rễ, trái cây, và nhiều thứ khác. Năng lượng được lưu trữ trong các phân tử hữu cơ hỗ trợ các chuỗi thực ăn quen thuộc với chúng ta . Bạn có thể đã nhìn thấy các hình minh họa như thế này hoặc như thế này. Các chuỗi thức ăn thân thiện với môi trường bắt đầu với nền tảng là cây cỏ. Nhưng trong hệ sinh thái thực trên đất liền, có ít hơn 10% vật chất thực vật được tiêu thụ dưới dạng sống. Còn 90 phần trăm còn lại thì sao? Vâng, chỉ cần nhìn vào mặt đất vào một ngày mùa thu. Cây cỏ sống rũ bỏ những bộ phận cơ thể đã chết: lá rụng, cành hỏng, và thậm chí rễ ngầm. Nhiều loài thực vật có đủ may mắn để sống toàn bộ cuộc sống của chúng mà không bị những sinh vật khác ăn, cuối cùng, chết đi và để lại thân xác Tất cả những bộ phận không bị ăn, tiêu hoá và chết mục này của thực vật tạo nên 90% vật chất thực vật trên đất liền ? Chúng trở thành các mảnh rã, nền tảng của cái mà chúng ta gọi là chuỗi thức ăn nâu (có nguồn gốc từ đất), màtrông giống như thế này đây. Điều gì xảy ra cho cây cỏ cũng xảy ra với tất cả các sinh vật khác nằm trên chuỗi thức ăn : một số bị xơi tái, nhưng hầu hết chỉ bị ăn khi đã chết và phân huỷ. Và tất cả dọc theo chuỗi thức ăn này, sinh vật sống rũ bỏ vật chất hữu cơ và thải ra chất thải trước khi chết đi và để lại thân xác bị phân huỷ. Tất cả những cái chết này nghe có vẻ nghiệt ngã, phải không? Nhưng sự thật là không phải vậy. Tất cả các mảnh rã này cuối cùng được tiêu thụ bởi vi khuẩn và các sinh vật ăn xác thối khác, tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn nâu đã nêu trên nền tảng này hỗ trợ nhiều sinh vật khác, bao gồm cả chúng ta. Các nhà khoa học biết rằng các mảnh rã này là một nguồn năng lượng lớn đến bất ngờ thúc đẩy hệ sinh thái tự nhiên. Nhưng tương tác trong một hệ sinh thái thì còn phức tạp hơn nhiều. Những gì mà một chuỗi thức ăn thực sự đại diện là con đường duy nhất của dòng chảy năng lượng. Và trong bất kỳ hệ sinh thái nào, rất nhiều trong số các dòng chảy này được liên kết với nhau để tạo thành một mạng lưới tương tác phong phú, hay mạng lưới thức ăn, với sự hỗ trợ của vật chất chết tại mỗi bước của mạng lưới này . Kết quả là mạng lưới thực phẩm có những liên kết chặt chẽ đến nỗi mà hầu hết mọi loài không cách các mảnh rã nhiều hơn hai độ phân cách, thậm chí cả loài người chúng ta. Bạn có thể không ăn trực tiếp những thứ bị thối rữa, phân, hay cặn ao bùn, nhưng chắc chắn là nguồn thức ăn của bạn thì có đấy. Nhiều loài động vật mà chúng ta cho vào bụng hoặc ăn trực tiếp các mảnh rã này như lợn, gia cầm, nấm, các loài giáp xác, hay cá da trơn và các loài kiếm ăn ở đáy khác, hoặc được nuôi sống bởi các động vật này. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng thiên nhiên thì đầy rác, Bạn đúng rồi đấy. Nhưng rác của sinh vật này lại là vàng của sinh vật kia, và tất cả những vật chất thối rữa này cuối cùng lại cung cấp nguồn năng lượng để nuôi sống chúng ta và hầu hết cuộc sống trên trái đất, khi nó đi qua toàn bộ mạng lưới thức ăn. Bây giờ, đó lại là một ý kiến đáng để suy xét Hãy chọn một quân bài, quân nào cũng được. Thực ra, hãy lấy toàn bộ chúng lên và xem xét nhé. Bộ bài 52 quân đã được dùng qua bao nhiêu thế kỉ. Mỗi ngày, hàng nghìn bộ như vậy được tráo trong các casino trên toàn thế giới, và thứ tự của chúng mỗi lần lại khác nhau. Và rồi, mỗi lần bạn lấy một bộ bài đã được tráo như bộ này, gần như chắc chắn bạn đang cầm trên tay, một cách sắp xếp của các quân bài mà chưa từng tồn tại trong lịch sử. Sao có thể thế được? Câu trả lời nằm trong số cách sắp xếp khả thi của 52 lá bài, hay vật gì cũng vậy. Chà, 52 có vẻ như là một số không lớn, nhưng hãy bắt đầu với một số còn nhỏ hơn. Cho rằng ta có 4 người được ngồi vào 4 chiếc ghế có đánh số. Có bao nhiêu cách mà họ có thể ngồi? Để bắt đầu, 1 trong 4 người đó có thể ngồi vào chiếc ghế số 1. Khi lựa chọn này được thực hiện, chỉ còn lại 3 người vẫn đứng. Sau khi người thứ 2 ngồi xuống, chỉ còn 2 người là ứng viên cho chiếc ghế số 3. Và sau khi người thứ 3 ngồi xuống, người cuối cùng không có lựa chọn nào ngoài việc ngồi ở ghế số 4. Nếu ta viết ra tất cả các cách sắp xếp khả thi, hoặc các hoán vị, thì có 24 cách sắp xếp để 4 người đó ngồi vào 4 ghế, nhưng khi đối diện với những số lớn hơn, việc này có thể tốn thời gian đó. Vậy hãy tìm xem có cách nhanh hơn không nhé. Bắt đầu lại từ đầu, có thể thấy cả 4 lựa chọn cho chiếc ghế số 1 sẽ dẫn tới thêm 3 cách chọn cho ghế số 2, và mỗi cách chọn đó lại dẫn tới thêm 2 cách chọn cho ghế số 3. Nên thay vì đếm từng trường hợp, ta có thể nhân số các lựa chọn cho mỗi ghế: 4 nhân 3 nhân 2 nhân 1 để ra cùng kết quả là 24. Một mô hình thú vị xuất hiện. Chúng ta bắt đầu với số lượng đồ vật cần sắp xếp, 4 trong trường hợp này, và nhân nó với các số nguyên liên tiếp nhỏ hơn nó cho đến số 1. Đây thực sự là một khám phá thú vị. Đến nỗi mà các nhà toán học đã chọn ký hiệu cho phép tính này, được biết đến với tên gọi giai thừa, với một dấu chấm than (! ). Theo quy tắc chung, giai thừa của số nguyên dương bất kì được tính bằng tích của số đó và tất cả số nguyên nhỏ hơn nó cho đến số 1. Trong ví dụ đơn giản của chúng ta, số cách sắp xếp để 4 người ngồi vào ghế được tính bằng 4 giai thừa, và bằng 24. Hãy trở lại với bộ bài nhé. Có 4 giai thừa cách sắp xếp 4 người, nên có 52 giai thừa cách để sắp xếp 52 lá bài. May mắn thay, ta không phải tính số này bằng tay. Chỉ cần nhập công thức này vào máy tính, và nó sẽ cho ta biết số cách khả thi để sắp xếp là 8.07 nhân 10 mũ 67 67 số 0 theo sau số 8. Nhưng số này lớn đến mức độ nào? Chà, nếu mỗi hoán vị của 52 lá bài được viết ra mỗi giây bắt đầu từ 13.8 tỉ năm trước, khi mà vụ nổ Big Bang được cho là xảy ra, thì công việc này vẫn tiếp tục đến ngày nay và cho đến hàng triệu năm tiếp theo. Thực tế, có nhiều phương án khả thi để sắp xếp bộ bài đơn giản này hơn là số nguyên tử trên Trái Đất. Nên lần tới nếu đến lượt bạn tráo bài, hãy bỏ chút thời gian để nhớ rằng bạn đang cầm một thứ mà có thể chưa từng tồn tại bao giờ và cũng có thể không tồn tại nữa. Đường đang chơi trốn tìm với bạn. Bạn nghĩ sẽ chiến thắng dễ dàng bằng cách tìm tất cả đường có trong nước ngọt, kem, kẹo, và túi trắng lớn dán nhãn "đường" kia. Một nửa lượng đường ta nạp vào đến từ những nguồn này, do đó, có vẻ như đường đang chơi trốn tìm ngay trước mắt, nhưng như một nhân chứng được ngầm bảo vệ một nửa sự thật còn lại được giấu ở những nơi mà bạn ít nghi ngờ nhất. Xem thành phần sốt cà, xúc xích, sốt mì ý, sữa đậu nành, nước uống tăng lực, cá lăn bột chiên giòn và bơ đậu phộng mà xem, bạn sẽ tìm thấy đường ẩn mình trong đó. Thực tế, bạn sẽ tìm thấy thêm đường trong 3/4 của hơn 600.000 mặt hàng có sẵn trong cửa hàng tạp hóa. Vậy đường đã trốn đi bằng cách nào? Chẳng phải chỉ cần xem chú thích dinh dưỡng thôi sao? Không dễ thế đâu. Giống như bạn của bạn - Robert còn có biệt danh Bob, Robby, Rob, Bobby hay Roberto, đường có rất nhiều nickname. Và "rất nhiều", không có nghĩa là 5 hoặc 6, mà tận 56 nickname. Có mật gạo, đường mạch nha, đường phèn, Florida Crytals, đường cát, và đường giàu fructose từ bột bắp, đôi khi được gọi HFCS, hoặc đường ngô. Thậm chí biệt danh của đường còn có thêm biệt danh. Đường nho hay đường táo ảnh hưởng lên cơ thể bạn như 55 anh chị em họ đường của nó. Ngay cả nước mía ép hữu cơ, khi được làm bay hơi, bạn sẽ có đường! Về mặt hóa học, các loại đường có cấu tạo như nhau. Thậm chí, phức tạp hơn, khi nhiều loại đường được dùng trong cùng một sản phẩm, chúng bị chôn vùi trong một danh sách dài các thành phần, vì vậy, hàm lượng đường nhìn sơ qua có vẻ vừa phải, nhưng khi cộng dồn có thể lại là thành phần lớn nhất. FDA, hiện nay, chưa đề nghị giới hạn lượng đường dùng hằng ngày, vì vậy, khó để kết luận 65g đường trong một chai soda là ít hay nhiều. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo hạn chế lượng đường ở mức 5% tổng calo của bạn, hay khoảng 25 gr mỗi ngày. Vậy nên, 65g là hơn gấp đôi hạn mức khuyến cáo. Nhưng đường là gì ? Và đâu là sự khác biệt giữa glucose và fructose? Vâng, cả hai đều là carbohydrate với thành phần hóa học tương tự gồm carbon, hydro và oxy. Nhưng chúng có cấu trúc rất khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể chúng ta. Glucose là nguồn năng lượng tốt nhất cho hầu hết tất cả các sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể được chuyển hóa bởi tất cả các cơ quan. Fructose, mặt khác, được chuyển hóa chủ yếu ở gan, và khi gan bị quá tải bởi đường fructose ngọt ngào, lượng đường thừa được chuyển hóa thành chất béo. Trái cây tươi có chứa đường fructose, nhưng đó là đường tự nhiên và không gây quá tải vì chất xơ trong trái cây làm chậm quá trình hấp thu đường. Điều này cho gan thời gian cần thiết để làm tốt công việc. Đường fructose làm bánh quy mềm xốp và kẹo giòn, tạo màu nâu vàng đẹp mắt cho vỏ bánh mì. Nó cũng là một chất bảo quản rất tốt; không làm hỏng hoặc bay hơi , nên dễ dàng thêm vào thực phẩm để bảo quản và vận chuyển đường dài và có giá thành rẻ. Đó là lý do đường ẩn nấp ở khắp mọi nơi. Trên thực tế, có thể dễ dàng liệt kê các loại thực phẩm không có đường ẩn nấp, những thứ như: rau quả, trứng, thịt, cá, trái cây, các loại hạt thô, cả bồn rửa của bạn nữa. Đơn giản, chỉ cần chọn nước thay vì soda, nước trái cây hay tăng lực là một cách tuyệt vời để rước đường ẩn vào người. Ít nhất, hãy cố gắng chú ý đến nhãn thực phẩm, để có thể giữ lượng đường trong cơ thể ở mức lành mạnh. Bởi vì trong trò chơi trốn tìm này, không tìm thêm được đường nghĩa là bạn đã giành chiến thắng! Cách đây vài năm, Tôi có nhận được một email rác Và nó đã vượt qua bộ lọc thư rác của tôi. Tôi cũng không chắc chắn lắm nhưng nó xuất hiệnở inbox Và email này từ 1 gã tên Solomon Odonkoh (Tiếng cười) Tôi biết mà! (tiếng cười) Và email có nội dung: "Chào James Veitch, "Tôi có một kế hoạch kinh doanh hấp dẫn và muốn chia sẻ với bạn.Solomon." Lúc này, tôi đang do dự có nên nhấn nút xóa hay không Nhìn vào điện thoại của mình, tôi nghĩ, rằng mình nên xóa. hay là nên làm điều mà theo tôi tất cả mọi người đều muốn làm (Tiếng cười) Và tôi trả lời: Solomon, email này làm tôi hứng thú " (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Và trò chơi bắt đầu Anh ta phản hồi: "James Veitch, chúng tôi sẽ chuyển vàng đến" (tiếng cười) "Bạn sẽ nhận được 10% số vàng mà bạn phân phối" (tiếng cười) Nên tôi biết mình đang giao dịch với dân chuyên nghiệp. (tiếng cười) Tôi trả lời "Vậy trị giá là bao nhiêu?" Anh ta đáp "Chúng ta sẽ bắt đầu từ số lượng nhỏ" Giống như là, ahhh.. rồi anh ta nói tiếp "khoảng 25kg" (tiếng cười) "Giá trị có thể lên đến 2.5 triệu đô la". Tôi nói, " Solomon, nếu ta là,. thì đánh lớn luôn" (tiếng vỗ tay) "Tôi có thể xử lý được, anh có bao nhiêu vàng?" (tiếng cười) Anh ta đáp "Không quan trọng bao nhiêu" Điều quan trọng là khả năng phân phối kìa. Chúng ta có thể chuyển thử nghiệm 50kg " "50kg?" Tôi hỏi "Chẳng việc gì tôi phải làm phi vụ này, trừ khi anh chuyển ít nhất một tấn" (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Anh ta nói "Anh làm nghề gì?" (tiếng cười) Trả lời: "tôi là giám đốc điều hành quỹ đầu tư một ngân hàng" (tiếng cười) Anh bạn, đây không phải là lần đầu tôi vận chuyển vàng đâu Không hề, không hề" Tôi bắt đầu hoang mang. "Công ty của anh ở đâu vậy? Tôi không hề biết anh nhưng nếu chúng ta chuyển đường bưu điện, thì cần phải có chữ kí. Vì số vàng rất lớn" Anh ta: "Không dễ dàng thuyết phục công ty của tôi chuyển giao số vàng lớn như vậy" Tôi: "Về khoản này tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Tôi sẽ để anh tham gia các cuộc họp hội đồng quản trị, nên hãy cân nhắc" (tiếng cười) Đây là bức hình tôi gửi Solomon. (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Tôi không biết là có nhà thống kê trong công ty của mình không, nhưng có vài điều chắc chắn đang diễn ra (tiếng cười) "Solomon, đính kèm email là đồ thị, và sẽ giúp ích cho bạn" Tôi đã nhờ trợ lí của mình tính toán các con số (tiếng cười) Chúng tôi đã sẵn sàng nhận được nhiều vàng có thể Sẽ luôn có một khoảnh khắc mà họ cố xin sự đồng cảm và Solomon đã làm điều đó. Anh ta đáp "Tôi sẽ rất vui nếu giao dịch này thuận lợi bởi vì nếu vậy, tôi sẽ nhận một khoản hoa hồng kha khá" Tôi đáp "Tuyệt lắm. Vậy anh sẽ dùng khoản đó vào việc gì?" "Vào bất động sản, còn anh?" - anh ta trả lời Tôi đã phải mất một lúc lâu để nghĩ ra câu trả lời Rồi tôi nói với anh ta "Một từ, Hummus" (tiếng cười) "Nó khá là phổ biến. (tiếng cười) Tôi đã ở Sainsbury vài ngày, và có tới hơn 30 loại khác nhau Anh có thể cắt cà rốt, và ăn kèm với chúng. Anh đã bao giờ thử chưa Solomon?" (tiếng cười) Anh ta nói "Tôi phải đi ngủ đây" (tiếng cười) (vỗ tay) "Nói chuyện sau. Chúc anh ngủ ngon" Tôi chẳng biết nói gì cả Nên nhắn là "Buổi tối vui vẻ, thỏi nam châm vàng của tôi." (tiếng cười) Các bạn biết đấy, chuyện này tiếp diễn vài tuần sau dù đến nay đây là những tuần tuyệt nhất đời tôi nhưng tôi phải dừng lại thôi Bắt đầu hơi ngoài tầm kiểm soát Bạn bè nhiều lúc mời tôi "James, đi uống nước không?" "Tôi không thể đi được, tôi phải đợi email về số vàng" Vì thế tôi nhận ra rằng tôi phải dừng lại. Tôi phải biến nó thành một kết luận buồn cười Nên tôi bịa 1 kế hoạch. Tôi nói "Solomon, tôi lo về vấn đề an toàn. Khi gửi email, chúng ta cần phải dùng mật mã" Và anh ta đồng ý (tiếng cười) Tôi nói, "Solomon, mất cả đêm làm cái mã này chúng ta cần dùng khi liên lạc sau này: Luật sư: Gummy Bear Ngân Hàng: kem trứng Hợp pháp: chai cola sủi bọt Xác nhận: đậu M&Ms Tài liệu: Jelly Beans Western Union: 1 thằn lằn Gummy khổng lồ (tiếng cười) Tôi biết đây là những từ họ dùng, đúng không? Tôi nói: " Từ nay hãy gọi tôi là Kitkat." (tiếng cười) Không được hồi âm. Tôi nghĩ, tôi đã đi quá xa. Tôi đã đi quá xa. Vậy tôi phải đạp lui một chút Tôi nói, "Solomon, giao dịch vẫn còn chứ? Kitkat." (tiếng cười) Bởi vì bạn phải kiên định. Sau đó tôi đã nhận một email từ anh ta " Công việc đã bắt đầu và tôi thì đang cố để huyên thuyên..." Tôi nói," anh phải dùng mật mã chứ!" Email tiếp theo là tuyệt vời nhất tôi từng nhận được. (tiếng cười) Tôi không đùa, đây là cái đã xuất hiện ở inbox Đây là một ngày tốt lành " Công việc tiến triển Tôi thì cố tạo sự cân bằng cho Gummy Bear (tiếng cười) vì vậy anh ta có thể đưa tất cả yêu cầu Fizzy Cola Bottle Jelly Beans đến Creme Egg cho quá trình Peanut M&Ms được bắt đầu (tiếng cười) gửi 1,500 pounds thông qua Giant Gummy Lizard." (tiếng vỗ tay) Rất vui, đúng không nó làm tôi suy nghĩ như là, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi dành nhiều thời gian để trả lời các email lừa đảo nhiều nhất tôi có thể? Và đó là điều tôi đã từng làm trong ba năm thay cho bạn. (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Những thứ điên rồ sẽ xảy ra khi bạn trả lời những email rác. Điều đó thật sự khó khăn, và tôi thật lòng muốn ta hãy làm điều đó. Tôi không nghĩ điều đang làm là xấu xa. Nhiều người muốn làm việc xấu với những kẻ lừa đảo. Tất cả những gì tôi đang làm làm họ mất thời gian. Và tôi nghĩ bất cứ thời điểm nào họ dành cho tôi là thời gian họ không dành để lừa người lớn dễ tổn thương đúng không? Và nếu bạn định làm - tôi khuyên bạn nên làm Làm cho mình một địa chỉ email giả. Đừng dùng email thật của mình. Đó là điều tôi đã từng làm và nó là một cơn ác mộng. Tôi thức dậy và nhận được hàng ngàn email và cách làm to dương vật, chỉ có một phản hồi là hợp lý -- (tiếng cười) về câu hỏi về y học của tôi. Nhưng để tôi nói cho các bạn, Tôi sẽ nói lặp lại rằng bất kì ngày nào cũng là ngày tốt lành và nếu nhận email bắt đầu như vầy: (tiếng cười) "TÔI LÀ WINNIE MANDELA" NGƯỜI VỢ THỨ HAI CỦA NELSON MANDELA CỰU TỔNG THỐNG NAM PHI Tôi sẽ, oh! đó là Winnie Mandela à. (tiếng cười) Tôi biết quá nhiều thứ. "TÔI CẦN CHUYỂN 45 TRIỆU ĐÔ LA RA KHỎI QUỐC GIA BỞI VÌ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA CHỒNG TÔI NELSON MANDELA." Hãy để nó chìm đi. Bà ta làm tôi loạn trí. (tiếng cười) Và điều này. Và xem ra điều này khá hợp pháp, đây là lá thư được ủy quyền. Nhưng thật lòng, nếu không viết gì, nó chỉ là một tờ giấy! (tiếng cười) Tôi nó, "Winnie, tôi rất xin lỗi để nghe điều này. Cho là Nelson chết ba tháng trước, tôi sẽ cho rằng tình trạng sức khỏe của ông ấy khá nghiêm trọng." (tiếng cười) Đó là tình trạng sức khoẻ tồi tệ nhất - không còn sống nữa. Bà ta trả lời, "Vui lòng thực hiện theo hướng dẫn ngân hàng của tôi" Cảm ơn." (tiếng cười) Tôi nói, "Tất nhiên rồi, đừng khóc." (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Bà ta trả lời, "Chủ ngân hàng sẽ cần nhận 3000 đô la." (tiếng cười) Tôi nói, "Chuyện nhỏ. TÔI ĐÃ BẮN CẢNH SÁT TRƯỜNG [(NHƯNG TÔI KHÔNG BẮN CẢNH SÁT PHÓ)] (tiếng cười) Cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Khoai tây chiên thật ngon thậm chí còn ngon hơn khi ăn với tương cà. Vấn đề là chúng ta khó có thể đổ ra một lượng vừa đủ tương cà. Chúng ta đã quá quen với việc lỡ tay xịt tương cà quá mức Hãy tưởng tượng một chai tương cà chứa chất rắn như thép. Lắc bao nhiêu cũng chẳng thể lấy phần thép này ra. Giờ thì hãy tưởng tượng bên trong đó là nước. Đổ ra thì dễ như chơi. Tương cà như là một kẻ ba phải Nó là chất rắn hay chất lỏng? Câu trả lời là: còn tùy. Các chất lỏng thông dụng nhất thế giới: nước, dầu và cồn có quan hệ tuyến tính với lực tác động Nếu lực tác động mạnh gấp 2, chúng di chuyển nhanh gấp 2. Isaac Newton là người đầu tiên đề ra mối quan hệ này và vì thế những chất lỏng này được gọi là chất lỏng Newton Song, tương cà lại là thành viên của nhóm những kẻ phá luật được gọi là chất lỏng phi Newton. Xốt mayonnaise, kem đánh răng, máu, sơn, bơ đậu phộng và nhiều chất lỏng khác không phản ứng tuyến tính với lực độ đặc tương đối của chúng thay đổi tuỳ vào độ mạnh, thời gian và tốc độ của lực tác động. Tương cà là chất lỏng phi Newton dưới hai góc độ Thứ 1: lực càng mạnh, tương cà càng lỏng đi. Dưới một lực tác động nhất định, tương cà sẽ giống như chất rắn. Một khi lực tác động vượt quá mức cho phép, nó sẽ trở nên mỏng hơn trước 1 ngàn lần. Nghe quen nhỉ? Thứ 2: nếu lực tác động yếu hơn lực ngưỡng tương cà sẽ bắt đầu chảy xuống. Trong trường hợp này, thời gian mới chính là chìa khóa giải phóng tương cà ra khỏi chai thủy tinh. Tại sao lại lạ lùng như vậy? tương cà được làm từ cà chua, những trái cà chua được nghiền, đập dập, giã nát Các phân tử nhỏ bé này là phần còn lại của tế bào cà chua sau khi đã qua khâu xử lý. Chất lỏng bao quanh những phân tử này hầu hết là nước, dấm, đường và gia vị. Khi tương cà đứng yên, phân tử cà chua được phân bổ đồng đều và ngẫu nhiên. Bạn tác động 1 lực nhỏ. Các phân tử trượt vào nhau, nhưng không thực sự tách ra hẳn thế nên tương cà không thể chảy ra. Giờ bạn tác động một lực mạnh. Lực này đủ sức chèn ép các phân tử cà chua thế nên thay vì có hình cầu chúng biến dạng thành hình bầu dục và BÙM! Giờ thì bạn đã có đủ không gian cho một nhóm phân tử vượt lên và tương cà sẽ chảy xuống. Giả sử bạn tác động một lực rất nhỏ nhưng trong thời gian dài Chúng ta không chắc chắn điều gì xảy ra trong trường hợp này. Một khả năng là các phân tử nằm gần thành chai chầm chậm va vào nhau dồn vào phần trung tâm, chừa lại phần nước sốt hoà tan và đấy là phần nước gần rìa, Nước đóng vai trò như chất bôi trơn giữa chai và phần trung tâm của tương cà thế nên tương cà bắt đầu chảy ra, Một khả năng khác là các phân tử sẽ từ từ nhóm lại thành những nhóm nhỏ trượt qua nhau. Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu hoạt động của tương cà và những người bạn vui tính của nó Cà chua sẽ lỏng hơn khi bị ấn mạnh, những chất khác như oobleck hay bơ đậu phộng tự nhiên lại trở nên đặc hơn dưới tác dụng lực Một số khác có thể trào ngược lên khi ống hút xoay hoặc tiếp tục chảy ra khỏi ly khi bạn bắt đầu rót. Xét từ quan điểm vật lý, tương cà là một trong những hỗn hợp phức tạp có sự cân bằng giữa các nguyên liệu và những chất làm dày như xanthan gum được tìm thấy trong rất nhiều thức uống trái cây và sữa nghĩa là hai loại tương cà khác nhau có phản ứng hoàn toàn khác nhau. Nhưng hầu hết chúng sẽ thể hiện hai tính chất đột ngột lỏng khi lực tác động vượt ngưỡng, và lỏng dần dưới tác động của lực nhỏ nhưng trong thời gian dài. Điều đó có nghĩa bạn có thể đổ tương cà ra bằng hai cách: lắc thật lâu và chậm rãi trong một thời gian dài, hoặc có thể lắc một lần thật mạnh. Một mánh hay là đậy nắp, lắc thật dứt khoát để đánh thức các phân tử cà chua bên trong sau đó mở nắp ra, chế tương cà một cách thật hoàn hảo lên món khoai tây chiên hảo hạng. Tôi đã làm cảnh sát từ rất, rất lâu rồi. Và tôi có mấy tờ giấy này vì tôi cũng là người thuyết giáo da đen. (Cười) Và nếu bạn biết gì đó về người thuyết giáo da đen, chúng tôi sẽ đóng lại, và rồi tiếp tục 20 phút khác. (Cười) Tôi cần làm nó để tiến hành công việc. Tôi làm cảnh sát từ rất lâu rồi, và ý tôi là tôi sinh ra trước công nghệ. Tôi đang nói về thời chưa có máy nhắn tin. (Cười) Cứ cười nếu bạn muốn, nhưng tôi đang nói sự thật đó. Tôi sinh ra trước Cuộc chiến nhân loại -- tức là, cuộc chiến thuốc cấm. Tôi già hơn tất cả chúng. Tôi già hơn rất nhiều và tôi đã trải qua bao thăng trầm và kinh qua những thời kỳ thịnh vượng lẫn tồi tệ, và tôi vẫn hoàn toàn yêu nghề cảnh sát. Tôi yêu nghề này bởi nó luôn là tiếng gọi và chưa bao giờ là một công việc đơn thuần. Và thậm chí có như vậy chăng nữa, chân lý của tôi đó là, việc thực thi pháp luật đang bị khủng hoảng. Nó là một sự khủng hoảng vô hình, và đã tồn tại trong rất nhiều, nhiều năm. Mặc dù khi thực thi pháp luật, chúng tôi nói rằng, ''Anh biết gì không? Chúng tôi không thể làm khác đi.'' Trong thực thi pháp luật chúng tôi nói giống vậy, ''Vâng, điều tra tiểu sử là phạm pháp.'' Gì nữa? Trong thực thi pháp luật, chúng tôi thậm chí đồng ý rằng phải nghĩ như thế và nắm sát hơn an ninh cộng đồng. Và lúc nào cũng vậy, chúng tôi tiếp tục làm theo những cách giống nhau, những cách thức mâu thuẫn với mọi điều chúng tôi vừa thừa nhận. Nên nó trở thành lý do cho tôi, trong nhiều năm qua. Bởi tôi mệt mỏi vì nạn phân biệt chủng tộc, vì sự đối xử bất bình đẳng, tôi mệt mỏi vì cụm từ chủ nghĩa và ly giáo. Chỉ là tôi quá mệt mỏi. Tôi chán nản vì cái vòng luẩn quẩn đó, và tôi chán nản với nó thậm chí ngay tại cơ quan mình trong văn phòng mà mỗi ngày tôi vẫn hết mưc yêu thương. Và vì vậy tôi và vợ đã ngồi lại và chúng tôi quyết định một ngày sẽ nghỉ hưu. Chúng tôi sẽ nghỉ hưu và tôi sẽ sống an nhàn đến già, có thể, tôi sẽ làm một mục sư, yêu thương vợ tôi đến hết đời. Bạn biết những gì tôi đang nói mà. (Cười) Nhưng chúng tôi quyết định tôi sẽ nghỉ hưu. Nhưng rồi có một thế lực còn mạnh hơn tôi. Có một tình yêu dành cho thành phố mà tôi rất yêu, nơi tôi lớn lên, nơi dưỡng dục tôi -- thành phố khiến tôi không thể buông tay. Vì vậy tôi đã không nghỉ hưu. chúng tôi đã không nghỉ hưu và do đó những gì diễn ra là, suốt 18, 19 tháng sau đó, tôi hăng say tiến hành công việc trị an . Và do đó lúc ấy , suốt 19 tháng kế tiếp, tôi từ một trung sĩ chống hàng quốc cấm -- người chuẩn bị nghỉ hưu -- đã trải qua nhiều cấp bậc khác nhau, cho đến khi trở thành một Tư lệnh cấp quận, vị tư lệnh của quận tồi nhất ở thành phố Baltimore. Chúng tôi gọi nó là Quận Đông, quận dẫn đầu về bạo lực, quận nghèo khó bậc nhất -- với 46% dân thất nghiệp trong quận. Theo thống kê quốc dân lúc này, tỷ lệ bệnh lao và nhiễm AIDS, luôn luôn nằm trong top 10 căn cứ theo mã zip của các thành phố trên cả nước, hoặc mã zip toàn quốc. Top 10 -- tôi không nói đến bang, hay thành phố -- chỉ khu vực lân cận bé nhỏ đó. Và mọi người biết gì không? Chúng tôi sẽ làm gì đó khác biệt. Chúng tôi sẽ làm gì đó khác biệt. Chúng tôi sẽ suy nghĩ một cách cấp tiến. Chúng tôi sẽ khai thông lối suy nghĩ cũ kỹ. Và cho nên, để mang lại thay đổi mà tôi thành khẩn mong muốn và thực tâm cảm nhận được từ trái tim, tôi phải bắt đầu lắng nghe lương tâm mình. Tôi phải bắt đầu lắng nghe con người bên trong họ mà đã chống lại tất cả những điều đã được đào tạo. Nhưng chúng tôi vẫn làm điều đó. Chúng tôi làm vậy bởi chúng tôi lắng nghe tiếng gọi từ lương tâm, vì tôi nhận ra rằng: nếu tôi thấy được sự cải biến trong ngành cảnh sát trong những cộng đồng mà tôi nắm quyền trị an, chúng tôi phải thay đổi lối suy nghĩ khó chịu của mình. Chúng tôi phải thay đổi nó. Vì vậy điều chúng tôi làm là bắt đầu suy nghĩ một cách toàn diện và không the bán quân sự. Do đó, chúng tôi nghĩ khác. Và chúng tôi bắt đầu nhận ra sẽ không thể nào và không bao giờ nên đối đầu với chúng. Do đó tôi đã quyết định đến đại lộ đó nơi tôi có thể gặp mọi tầng lớp, chủng tộc, tín ngưỡng, màu da; nơi tôi sẽ gặp các thương gia và dựa trên niềm tin, các tiến sĩ, thạc sĩ, và tôi sẽ gặp tất cả loại người đã tạo nên những cộng đồng mà tôi từng nắm quyền. Tôi gặp họ và bắt đầu nghe họ. Nhìn xem, cảnh sát gặp rắc rối. Đơn giản là, chúng tôi muốn mang nhiều điều đến với dân chúng và nảy ra những chiến lược, sách lược táo bạo nhưng chúng tôi chưa bao giờ nói với dân chúng về nó. Và chúng tôi quăng chúng vào người dân và nói, ''Cầm lấy.'' Nhưng chúng tôi cho rằng mình vừa bỏ ý nghĩ tồi tệ đó, nên chúng tôi đã nói chuyện với người dân. Chúng tôi nói rằng, ''Đây là chiếc bàn quần chúng. Chúng tôi sẽ kéo chiếc ghế lại. Chúng tôi muốn nghe mọi người nói. Thứ gì sẽ thực hiện trong chúng ta? Và rồi một vài điều kỳ diệu đã xảy đến. Nhìn xem, nó đây này: Tôi phải tìm cách chuyển 130 cảnh sát dưới quyền từ những người chiếm lĩnh cộng đồng thành những người bạn đồng hành của dân. Tôi phải tìm cách làm việc đó. Bởi vì điều này thật điên rồ: khi thi hành pháp luật, chúng tôi đối mặt vài điều khó tin. Nghe này, chúng tôi đã trở thành những người bảo hộ tuyệt vời. Chúng tôi biết cách bảo vệ mọi người. Nhưng chúng tôi đã tập luyện cánh tay này rất, rất nhiều. Nếu tôi ở vị trí sở cảnh sát bình thường và đại diện cho sở cảnh sát ấy, mọi người sẽ nhìn thấy cánh tay 23 inch xinh đẹp, khó tin này. (Cười) Nó đẹp mà, phải không? Rắn chắc mà. Không mỡ thừa. Mmm nó ổn nhỉ. Trông thật ổn. (Cười) Đó là cánh tay tuyệt vời -- sự bảo vệ! Đó là chúng ta, nhưng đôi lúc, chúng ta tập luyện nó khá nhiều nó dẫn đến sự ngược đãi. Nó dẫn đến sự lạnh nhạt và nhẫn tâm và làm mất tính người. Và chúng ta quên mất thần chú mantra ở đất nước này là để bảo vệ và phụng sự. Mọi người không biết nó sao? Bảo vệ và phụng sự. (Cười) Vậy thì hãy nhìn vào cánh tay kia, và sau đó nhìn nó và ... nó đó. (Cười) Ai cũng biết nó yếu ớt. Nó trông ốm yếu. Nó héo úa và đang chết mòn bởi chúng ta đầu tư quá nhiều vào cánh tay bảo vệ. Nhưng lại quên mất đối xử với dân chúng như thể họ là khách hàng của ta; như con cái ta, anh chị em ta, bố mẹ ta. Và cho nên bằng cách nào đó, cứ như vậy, chúng ta mất cân bằng. Và bởi vì chúng ta là những tay nghề đầy kiêu hãnh, thật khó để nhìn vào gương và nhận ra lỗi của mình. Thậm chí, thay đổi còn khó khăn hơn. Và do đó, khi tôi cố gắng nhanh chóng vượt qua vấn đề, tôi cần nói là: đó không chỉ là thực thi pháp luật. Bởi vì mỗi một người cùng nhau tạo nên cộng đồng. Mọi người làm thành một cộng đồng. Và liệu tôi có thể nói vậy nếu là dân chúng? -- chúng tôi đã dồn quá nhiều trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ. Qúa nhiều. (Vỗ tay) Và rồi chúng tôi cần phải gan dạ và can đảm để không bị bối rối khi thực hiện nhiệm vụ. Không có cách nào trên thế giới Như một cộng đồng,nên gọi cảnh sát cho trẻ con chơi bóng trên phố Đời này không có chuyện chúng ta nên gọi cảnh sát vì nhạc nhà hàng xóm quá lớn, vì con chó của anh ta qua sân nhà tôi và thải bậy; không đời nào chúng ta nên gọi cảnh sát. Nhưng chúng ta chối bỏ quá nhiều trách nhiệm. Nghe này, khi tôi còn là cậu bé mới đến Baltimore -- và chúng tôi chơi những trò bạo lực trên phố -- tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát đến và dẹp chúng cả. Mọi người biết ai đã đến không? Là những bậc phụ huynh. Đó là những bậc cha mẹ trong quận. Đó là những người bảo vệ, những trí lực của ngôi làng. Họ đến và bảo, ''Dừng lại ngay!'' và ''Làm như này.'' và ''Dừng lại ngay.'' Chúng tôi có những người thầy khắp các cộng đồng. Cho nên ai cũng vậy cả. Và khi nói tới cộng đồng, tôi đang bàn về mọi thứ tạo nên một cộng đồng, thậm chí -- nghe này, vì tôi là một nhà thuyết đạo, tôi rất khắc khe với các nhà thờ, bởi tôi tin rằng các nhà thờ rất hay biến thành MIA, thiếu hành động. Tôi tin là họ đã thay đổi trong 10, 20 năm qua từ những nhà thờ cộng đồng, nơi bạn tản bộ, đi xung quanh khuôn viên hay ở trong nhà thờ. Từ đây chúng biến thành những nhà thờ commuter. Nên giờ bạn có những nhà thờ rời rạc ngay từ đầu từ cộng đồng mà chúng được lên kế hoạch. Và họ không quan tâm cộng đồng này. Tôi có thể tiếp tục công việc, nhưng tôi thật sự cần tóm lại là. Cộng đồng và cảnh sát: chúng ta đã mất đi món quà quý giá, và tôi gọi nó là luật quan hệ. Chúng ta vừa đánh mất nó. Không phải lỗi của ai cả -- là lỗi của chúng tôi. Đây là trách nhiệm của chúng tôi. Nhưng có một điều: chưa muộn để cùng xây dựng phố sá và đất nước này để kiến thiết chúng. Chưa bao giờ là quá muộn. Chưa bao giờ là quá muộn. Bạn thấy đấy, sau 3 năm trong vòng 4 năm rưỡi đứng đầu quận này, trong 3 năm, sau khi tống những mục sư vào xe cảnh sát vì tôi biết rằng -- đây là một bí mật nhỏ -- Tôi biết rằng: thật khó để chịu đựng một tên cảnh sát khốn kiếp trong khi lái xe đi dạo với một vị tăng lữ. (Cười) (Vỗ tay) Tốt hơn là bạn nên ra vào xe, nhìn phải, nói về: ''Cha, hãy tha thứ cho tội lỗi của con,'' cả ngày -- bạn không thể làm nó! Chúng tôi đã nảy ra những sáng kiến phi thường, những đóng góp cho cộng đồng và cảnh sát để tạo lòng tin. Chúng tôi đã bắt đầu có trách nhiệm với tuổi trẻ và với những người sống ngoài vòng pháp luật. Chúng tôi biết mình gặp vấn đề về kinh tế, nên chúng tôi đã bắt đầu tạo ra việc làm. Chúng tôi biết có nhiều căn bệnh trong cộng đồng ta và người ta đã không cứu chữa chúng, nên chúng tôi sẽ luôn đồng hành. Chúng tôi tiếp cận vấn đề và chia sẻ với bất kỳ ai muốn hợp tác và nói về những gì mình cần một cách toàn diện, chưa bao giờ nghĩ đến tội ác. Bởi vì cứ vào cuối ngày, nếu chúng tôi quan tâm đến nhu cầu của công chúng, nếu tiếp cận với căn nguyên vấn đề, tội phạm sẽ được ổn định. Nó sẽ tránh xa ta. (Vỗ tay) Và sau 3 năm trong suốt thời hạn 4 năm rưỡi, chúng tôi đã nhìn kỹ trước sau và phát hiện rằng chúng sụt giảm 40 năm nay rồi số lượng tội phạm, giết người -- mọi thứ đã giảm xuống, kể từ thập niên 1970. Và có lẽ đã còn giảm nhiều hơn, nhưng vấn đề ở đây, chúng ta chỉ mới bắt đầu lưu dữ liệu từ năm 1970. Sự gia giảm tỉ lệ tội phạm suốt 40 năm, quá nhiều, tôi nhận cuộc gọi từ các chỉ huy khác, ''Này Mel, dạo này cậu làm gì? "Làm gì cơ? Chúng tôi muốn tiếp quản vài vụ!'' (Cười) Và chúng tôi giao cho họ một vài. Và trong thời gian ngắn, tội phạm trong thành phố giảm xuống mức 30 năm. Lần đầu tiên trong 30 năm, chúng tôi sụt giảm, thành phố Baltimore xuống dưới 200 vụ giết người -- chính xác là 197. Và chúng tôi đã tổ chức lễ kỉ niệm bởi chúng tôi đã học để làm những người phục vụ tuyệt vời trở thành những người phục vụ tốt trước tiên. Nhưng tôi định cho bạn biết điều này: vài năm trước, theo những gì được học để trở thành những cảnh sát tiên phong và quan hệ tốt hơn là cứ thụ động, những năm qua đã khiến tôi thất vọng. Chúng làm tim tôi tan nát. Đến giờ vẫn còn đau. Tim tôi vẫn xót, bởi tôi thật lòng tin rằng chuyện đó đáng lẽ không nên xảy ra. Tôi tin rằng nó không nên bao giờ xảy ra nếu chúng tôi được phép tiếp tục sứ mệnh phục vụ cộng đồng mình, đối xử với họ như con người, bằng sự tôn trọng, lấy yêu thương làm đầu. Nếu chúng tôi được tiếp tục sứ mệnh, nó đáng lẽ sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng bằng cách nào đó, chúng tôi trở lại với công việc thường nhật. Nhưng tôi lại hứng thú với nó! Tôi hăng hái trở lại,bởi giờ chúng tôi có một người ủy viên cảnh sát người không chỉ nói về công tác an ninh cộng đồng mà còn hiểu rõ nó, và quan trọng hơn là thấm nhuần nó. Nên giờ tôi rất hứng thú. Nghe này, tôi hứng thú với Baltiore ngày nay, bởi cũng giống các thành phố khác, chúng tôi tin là sẽ hồi sinh. Tôi tin -- Tôi thực sự tin -- (Vỗ tay) rằng chúng tôi sẽ lại tuyệt vời. Tôi tin, khi chúng tôi bắt đầu chung tay và cùng nói, ''Chúng ta sẽ ở cùng nhau,'' bởi đó không chỉ là sự đồng lòng đơn thuần: một khi gặp nhau, chúng tôi cùng hướng đến một mục tiêu và thành phố này sẽ lại trở nên tuyệt vời. Quốc gia này sẽ lại trở nên tuyệt vời. Bởi vì chúng ta có cùng mục tiêu: tất cả đều mong muốn hòa bình. Chúng ta đều mong muốn sự tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta đều mong chờ tình yêu. Và tôi tin rằng chúng ta sẽ cùng chung một đường và tôi rất phấn khích với điều đó. Vậy xin hãy nghe đây, cảm ơn vì đã dành cho tôi thời gian của mọi người. Chúa phù hộ mọi người. (Vỗ tay) Chúa phù hộ các bạn. (Vỗ tay) Năm 479 trước Công Nguyên, khi lính xứ Ba Tư bao vây thành phố Potidaea của Hy Lạp thủy triều rút sâu hơn bình thường vẽ ra một con đường xâm lấn dễ dàng. Nhưng đó không đơn giản là một dịp may bất ngờ. Chúng chưa kịp vượt qua nửa đường, thì một ngọn sóng cao chưa từng thấy ập đến, dìm chết tất cả những kẻ xâm lấn. Người dân thành phố Potidae tin rằng họ được cứu bởi thần Poseidon. Nhưng cái thực sự đã cứu họ là hiện tượng thiên nhiên hủy diệt hàng vạn con người: Sóng Thần. Dù sóng thần thường được coi là sóng thủy triều, chúng thực chất lại không liên quan đến thủy triều, mà do lực hút của mặt trời và mặt trăng. Về mặt nào đó, sóng thần chỉ là phiên bản lớn hơn của những con sóng bình thường. Chúng có hõm sóng và đỉnh sóng và được tạo thành từ những dòng dịch chuyển năng lượng xuyên qua nước. thay vì từ những dòng nước. Khác biệt nằm ở nơi mà năng lượng đó hình thành. Với những cơn sóng thường, năng lượng đến từ gió. Bởi gió chỉ ảnh hưởng đến bề mặt nên những ngọn sóng có kích thước và tốc độ giới hạn. Nhưng sóng thần được tạo ra bởi năng lượng dưới mặt biển, từ một núi lửa phun trào hay một trận lở đất hay thông thường hơn là từ một trận động đất ở đáy xảy ra khi một mảng vỏ trái đất bị lệch đi tống vào đại dương một lượng năng lượng khổng lồ Năng lượng này đi ngược lên bề mặt biển nâng nước biển lên cao hơn mực nước biển bình thường, nhưng trọng lực kéo mặt nước xuống khiến nguồn năng lượng đó lan tỏa theo chiều ngang. hình thành cơn sóng thần di chuyển với tốc độ hơn 805km/ giờ. Khi ở xa bờ, khó có thể phát hiện ra sóng thần bởi nó di chuyển xuyên qua vùng nước sâu Khi tiến gần đến vùng nước nông, nó gây ra hiện tượng sóng nước nông. Vì có ít nước để năng lượng xuyên qua, lượng năng lượng khổng lồ đó bị nén lại. Tốc độ của cơn sóng chậm lại, và chiều cao của nó tăng lên đến gần 30m. Từ "tsunami" trong tiếng Nhật, nghĩa là "sóng ở cảng" bởi nó chỉ xuất hiện gần bờ biển. Nếu hõm sóng chạm bờ trước nước biển sẽ rút xa hơn bình thường, điều có thể gây ra nhầm lẫn nguy hiểm. Sóng thần không chỉ dìm chết những người trên bãi biển, mà còn san bằng nhà cửa và cây cối trong bán kính hơn 1 km đặc biệt là ở những vùng đất thấp. Chưa hết, khi nước rút đi nó còn kéo theo những mảnh vụn bất cứ cái gì, bất cứ ai xui xẻo bị cuốn vào nó. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 một trong những hiểm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử, đã giết chết hơn 200.000 người dọc Nam Á Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên? Người ta đã thử ngăn sóng thần bằng tường ngăn nước biển, cổng chắn lũ và kênh rạch Nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Năm 2011, một cơn sóng thần đã cuốn sập bức tường ngăn lũ bảo vệ nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản gây ra hiểm họa hạt nhân bên cạnh việc cướp đi hơn 18,000 sinh mạng. Nhiều nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách lại chú trọng vào việc phát hiện sóng thần chi phối áp suất dưới mặt nước và hoạt động địa chấn, và thiết lập mạng lưới thông tin toàn cầu để nhanh chóng phát ra báo động. Khi thiên nhiên quá hùng mạnh để ngăn chặn, cách an toàn nhất là di tản ra khỏi đó. Các nghiên cứu đã cho thấy dùng vitamin tốt cho cơ thể của bạn và không tốt cho cơ thể của bạn. Rằng một thảo dược mới giúp cải thiện trí nhớ hoặc có hại cho gan của bạn Tít báo với các phương thức hứa hẹn chữa khỏi ung thư và rồi rơi vào quên lãng Hằng ngày chúng ta bị dội bom bởi những cái "tít" được bảo đảm bằng nghiên cứu khoa học Nhưng nghiên cứu khoa học là gì? Được thực hiện như thế nào? Và đâu là nghiên cứu đáng tin cậy? Liên quan đến thuốc hoặc dinh dưỡng điều đầu tiên cần nhớ là mặc dù nghiên cứu thực hiện trên động vật hoặc tế bào riêng rẽ có thể định hướng cho những nghiên cứu trong tương lai, cách duy nhất biết chất gì đó tác động thế nào lên con người là thực hiện nghiên cứu trên chính con người. Khi con người là đối tượng nghiên cứu quy tắc vàng của khoa học là Nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên Điều kiện tiên quyết là sự phân chia ngẫu nhiên các nhóm đối tượng nghiên cứu Họ không được biết mình thuộc nhóm nào Quy tắc này giúp đảm bảo khác biệt duy nhất giữa các nhóm là do các nhà nghiên cứu học gây ra Ví dụ, khi xem xét tác dụng của thuốc trị đau đầu một số lượng lớn người bị đau đầu sẽ được phân chia ngẫu nhiên vào hai nhóm một nhóm được điều trị với thuốc thật nhóm khác được điều trị với thuốc giả. Với cách phân bố ngẫu nhiên hợp lý thì sự khác biệt giữa hai nhóm sẽ là do họ có dùng thuốc hay không chứ không phải là các nguyên nhân khác. RCT là phương pháp vô cùng hiệu quả và, trên thực tế Viện Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ thường yêu cầu ít nhất hai nghiên cứu này được thực hiện trước khi một loại thuốc được bán ra trên thị trường. Nhưng vấn đề là khi không thể sử dụng RCT trong một số trường hợp bởi vì lý do thực tiễn hoặc vì nó đòi hỏi quá nhiều tình nguyện viên. Trong trường hợp này các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu dịch tễ bằng cách quan sát hành vi của đối tượng nghiên cứu hơn là phân chia ngẫu nhiên và kiểm soát biến cần nghiên cứu. Ví dụ khi muốn nghiên cứu một loại thảo dược có gây buồn nôn hay không Thay vì cố tình dùng thảo dược khiến tình nguyện viên buồn nôn chúng ta tìm tình nguyện viên đang sử dụng loại thảo dược này hàng ngày. Nhóm này gọi là nhóm nghiên cứu "đoàn hệ" Chúng ta cũng cần có một nhóm để so sánh là nhóm không sử dụng loại thảo dược này Và chúng ta sẽ so sánh các thống kê Nếu tỉ lệ người buồn nôn cao hơn ở nhóm sử dụng điều này chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng thảo dược và chứng buồn nôn. Nghiên cứu dịch tễ là một công cụ hữu hiệu để xem xét tác động lên sức khoẻ của hầu hết mọi thứ mà không làm ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu hoặc buộc họ phải có tiếp xúc nguy hiểm Nhưng, tại sao những nghiên cứu này không chỉ ra được mối quan hệ nhân-quả giữa một chất và tác động của nó lên sức khoẻ? Vấn đề ở đây là dù nghiên cứu có được thực hiện tốt đến đâu đi nữa cũng tiềm tàng sai sót. Lý do là đối tượng nghiên cứu không được phân chia một cách ngẫu nhiên. Ví dụ, nếu nhóm sử dụng thảo dược gồm những cá nhân dùng thực phẩm chức năng vì lý do sức khoẻ bản thân họ ẩn chứa một nguy cơ cao hơn đối với chứng buồn nôn hơn là những người khác. Hoặc những người sử dụng thảo dược này chỉ mua thực phẩm tốt cho sức khoẻ và có khẩu phần dinh dưỡng khác hoặc tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bên cạnh biến được xem xét được gọi là các biến gây nhiễu. Hai điểm yếu này cùng với những điểm yếu khác, như là xung đột lợi ích, lựa chọn thống kê làm kết quả nghiên cứu dịch tễ trở nên không còn tin cậy và một nghiên cứu tốt phải cho thấy rằng nhà nghiên cứu đã loại bỏ những sai sót này. Và dù nỗ lực loại bỏ được thực hiện thì bản chất của nghiên cứu dịch tễ là khảo sát khác biệt giữa những đối tượng sẵn có chứ không phải là thay đổi có chủ đích trên cùng chủ thể, có nghĩa là một nghiên cứu chỉ có thể chỉ ra được mối tương quan giữa thuốc và kết quả thu được chứ không phải là quan hệ nhân quả đúng nghĩa Suy cho cùng, những nghiên cứu này cũng là chỉ dẫn xuất sắc cho các vấn đề sức khoẻ, cảnh báo những nguy cơ về sức khoẻ như hút thuốc, a-mi-ăng, chì, và nhiều thứ khác nữa. Nhưng những kết quả này được tìm thấy thông qua nhiều nghiên cứu được thực hiện đúng đắn đều cùng chỉ về một hướng. Vậy nên, nếu bạn thấy một tít báo về một loại thần dược hoặc nguy cơ tiềm tàng của một chất nào đó hãy cố gắng tìm về nghiên cứu gốc và những hạn chế tiềm tàng trong nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng đó trước khi đưa ra kết luận. Đó là một buổi đêm như bao buổi đêm khác, trừ việc tôi đang phải leo lên cái đỉnh núi vô vọng này, như Romeo trong buổi hò hẹn thứ hai. (ugh) Tôi đã ở đó vì người phụ nữ ấy. Với đôi mắt lạ kỳ tựa những số ảo và những đường cong kéo dài tới vô tận. Nói rằng nàng muốn về nhà. Nói rằng chỉ tôi có thể giúp. Nói rằng tiền công rất hậu hĩ. Đâu có nói gì tới việc phải leo... Có tiếng hỏi: "Ai ở đó?" Manny Brot: "Manny Brot, thám tử tư." Giọng nói kia: "Anh làm gì ở đây?" "Một con số xinh đẹp nhờ tôi tới đây để tìm lại một vật thể bị đánh cắp." Giọng nói: "Vậy sao, để vào hang, anh phải trả lời cho tôi ba câu đố." Lại một tên cuồng đố vui, mà tại sao lúc nào cũng là ba câu vậy chứ? "Phải một quả trứng không?" "Không. Sao lại là trứng?" "Thì thường là trứng mà." "Vật gì tôi có thể cầm, nhưng lại không có diện tích?" "Vậy thì trứng dodo hả?" "Không phải là trứng!" Tôi lấy ra khối đá suýt đập vào đầu tôi lúc nãy và suy nghĩ thật kỹ lưỡng. Cục u to đùng sưng vù trên đầu đã nói rõ rằng nó có diện tích xác định, thậm chí còn khá đáng kể. Nhưng nếu tôi lấy ra một miếng tam giác ngay chỗ này thì sao? Đứa ngốc nào cũng nhận ra, miếng tam giác này có diện tích bằng một phần tư hình tam giác ban đầu. Tôi làm điều tương tự với mỗi hình tam giác nhỏ hơn. Lại một lần nữa, một phần tư phần diện tích còn lại - mất đi. Và cứ như thế. Sau vô hạn số lần lấy ra như thế, tôi đã có được một hình tam giác với diện tích bằng không. Một hình phẳng giới hạn không có diện tích. Giờ thì, tôi không thường làm chính mình ngạc nhiên, nhưng chính đôi tay này đã tạo ra thứ gì đó thiệt điên rồ, và mới mẻ. "Tốt lắm. (ahem) Giờ thì, tìm cho tôi một hình phẳng với diện tích hữu hạn, nhưng lại có chu vi vô hạn." "Phải xác minh vấn đề này đã. Nếu tôi cắt khung của hình đó ở một điểm, trải nó ra, và đặt nó xuống sàn..." "Thì nó sẽ kéo dài tới..." "Chờ tới khi nào tôi nói xong, sau đó thì ông có thể nói. Thì nó sẽ kéo dài vĩnh viễn." "Anh nói xong chưa?" "Rồi." "Vậy thì chỉ ra cho tôi hình phẳng đó." Mmm... Tôi chưa bao giờ bế tắc như vậy từ đợt thất bại thảm hại trước khối Rubik năm '58. Mọi hình phẳng tôi biết đều có chu vi. Hình tròn: 2πr. Tam giác: tổng các cạnh. Gì đây nhỉ? Một góc nhìn. Một góc nhìn từ thiên đường. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi "nhéo" mỗi cạnh, như thế này. Ra một khoảng bằng một phần ba, chỉ thế thôi. Và làm thế một lần nữa, và một lần nữa, và một lần nữa. Mỗi lần như vậy, chu vi lại tăng thêm một phần ba, bởi vì ở những chỗ khi trước chỉ có ba đoạn thẳng, thì giờ lại có bốn. Còn về phần diện tích, mỗi lần kéo lại tạo thêm nhiều tam giác, đúng. Nhưng những tam giác đó sẽ càng lúc càng nhỏ dần và nhỏ dần. Diện tích của nó đang hội tụ, tiệm cận một con số xác đinh, trong khi chu vi sẽ luôn đạt tới một số lớn hơn, bành trướng tới vô hạn như một chú hề càn rỡ trong buổi sinh nhật. Và sau vô hạn số lần kéo, ta-dah, chúng ta có đây: Diện tích hữu hạn, chu vi vô hạn. Và đó chính là thành quả của tôi. "Oh, anh được đấy (ahem). Câu đố thứ ba: Cho tôi thấy một bức tranh mà khi tôi phóng to dưới kính hiển vi, tôi vẫn sẽ tiếp tục nhìn thấy hình ảnh ban đầu, cho dù tôi có phóng to nó tới đâu đi nữa." "Ông thật là một tên lùn kỳ lạ." "Cảm ơn." Tôi đã cạn ý tưởng, nên tôi kiếm tìm nàng thơ của mình, Dora đầy phức cảm. Giọng nói: "Nàng ta là ai?" Và sau đó tôi nhận ra. "Cô ấy làm mọi trái tim tan vỡ, là người tình phân dạng của tôi. Bức này được chứ?" "Hẳn rồi, quá ổn." (chớp giật) Ở trong rất tối, và mới đầu tôi đã nghĩ cái hang này trống không, nhưng rồi tôi nhận ra: cái hộp. Nàng đã xỏ tôi như một hình tam giác. Nàng nói với tôi rằng nàng muốn về nhà. (chớp giật) Nhưng điều nàng thật sự muốn là đưa nhà nàng về đây. Những khối phân dạng phát tán khắp nơi. Giống y hệt nhau, cho dù bạn nhìn sâu đến đâu, y như bức họa của Dora vậy. Một số có chu vi vô hạn, số khác là những vật thể không có diện tích, thể tích, tất cả đều được tạo ra bằng việc lặp lại một hành động vô hạn lần. Vậy, bạn muốn biết khối phân dạng là gì? Nhóc, chúng là vật liệu làm nên những giấc mơ. (nhạc nền) Ánh sáng là thứ nhanh nhất trong vũ trụ, nhưng ta vẫn đo được vận tốc của nó. Nếu tua chậm lại, ta sẽ phân tích được chuyển động của ánh sáng bằng biểu đồ không gian - thời gian, từ những tấm ảnh lật (flipbook) nhìn từ bên trên. Bài học này, sẽ đưa ra một thực nghiệm rằng bất cứ khi nào đo đạc tốc độ ánh sáng, ta đều nhận được kết quả như nhau: 299,792,458 mét trên giây, điều đó có nghĩa là khi biểu diễn trên biểu đồ đồ thị sẽ cho cùng một độ dốc. Nhưng ta đã biết, tốc độ, hay độ dốc tương đương, thay đổi với những hệ quy chiếu khác nhau. Để lý giải cho mâu thuẫn này, hãy xem điều gì xảy ra khi tôi di chuyển trong khi tôi đứng im và chiếu laser về phía Tom. Đầu tiên, cần xây dựng biểu đồ không gian - thời gian. bằng cách thu thập hình ảnh tại những thời điểm khác nhau rồi chồng chúng lên nhau. Từ phía ngoài, ta thấy đường đi của tia laser tạo thành một góc không đổi y như trước. Vẫn ổn đó chứ . Nhưng biểu đồ này chỉ đúng với hệ quy chiếu của Andrew. Với tôi nó trông thế nào? Trong bài học trước, ta đã chỉ ra cách chuyển sang hệ quy chiếu của Tom bằng cách di chuyển ảnh cùng lúc cho tới khi đường chuyển động của Tom là hoàn toàn thẳng đứng. Chú ý vào đường truyền tia sáng . Việc hình ảnh bị sắp xếp lại cho thấy nó đã bị nghiêng hơi quá Tôi đo được ánh sáng di chuyển nhanh hơn so với những gì Andrew thấy Nhưng mọi thí nghiệm từng làm, dù rất cẩn thận, đều cho thấy tốc độ ánh sáng là không đổi. Bắt đầu lại nhé. Vào những năm 90, chàng trai thông thái Albert Einstein đã nghiên cứu cách quan sát mọi vật đúng đắn từ hệ quy chiếu của Tom, mà vẫn cho ra vận tốc chính xác của ánh sáng Đầu tiên, cần xâu chuỗi những ảnh riêng biệt thành một khối thống nhất. Ta có được không gian - thời gian, chuyển không gian và thời gian thành khối vật chất liên tục và đồng nhất. Và đây là câu trả lời . Bạn chỉ cần kéo khối không gian - thời gian của mình dọc theo hướng chuyển động của ánh sáng. Sau đó, nén theo phương truyền tia sáng với cùng một lượng mức và ô la la! Đường chuyển động của Tom trở thành thẳng đứng và mọi thứ sẽ được quan sát qua hệ quy chiếu của anh ấy, quan trọng nhất là ánh sáng không hề thay đổi độ dốc nghĩa là khi Tom đo lường kết quả đó là chính xác. Kĩ thuật tinh tế này được gọi là phép biển đổi Lorentz. Hơn thế nữa, khi tách khối không gian - thời gian thành các tấm nhỏ chúng vẫn tuân theo các định luật vật lí. Tôi ngồi yên trong ô tô những thứ khác chuyển động ngang qua và tốc độ ánh sáng đo được có cùng giá trị với kết quả từ những người khác. Mặc khác, điều gì đó kỳ lạ đã xảy ra. Mỗi chiếc rào không còn dài 1 mét như trước nữa và mẹ tôi sẽ lo lắng vì tôi trông gầy đi một chút . Thật bất công. Tại sao tôi không gầy hơn? Tôi cho rằng vật lý là như nhau với tất cả mọi người. Đúng . Là như vậy mà Tất cả sự co giãn của không gian - thời gian thứ mà ta từng cho là tách biệt. đều bị trộn lẫn Kĩ thuật co này được gọi là nguyên lý co ngắn Lorentz Thấy không, tôi vẫn thế. Tất nhiên rồi. Khi đã hiểu hơn về không gian - thời gian chúng ta nên vẽ lại khung cảnh từ hệ quy chiếu của tôi Với anh, tôi dường như bị co ngắn theo nguyên lý Lorentz. Ô còn với anh, tôi bị co ngắn theo nguyên lý Lorentz. Chính xác. Ừ, ít ra cũng công bằng Công bằng là bởi không gian hoà trộn với thời gian, nên thời gian cũng hoà vào không gian, đó là hiện tượng giãn nở thời gian. Không, ở vận tốc thông thường như vận tốc ô tô của Tom, các hiện tượng trên xuất hiện rất mờ nhạt so với những gì được mô phỏng ở đây. Tất nhiên. Những thí nghiệm cực kỳ cẩn thận, như quan sát chuyển động siêu nhanh của các vi hạt xung quanh vành va chạm Hadron chứng minh rằng hiệu ứng này là có thật. Khi sự tồn tại của không gian - thời gian, được xác nhận bằng thực nghiệm, ta có thể tham lam thêm một tí. Sẽ ra sao nếu ta có thể chơi đùa với vật chất cấu tạo nên không gian - thời gian ? Vấn đề sẽ được làm rõ trong tập kế tiếp. Ta thường coi cảm xúc lãng mạn là thứ bột phát và khó giải thích xuất phát từ con tim. Nhưng thực ra, bộ não chính là cơ quan thực hiện chuỗi phép tính phức tạp chỉ trong vài giây chi phối quyết định về sự hấp dẫn. Nghe ra có vẻ không thi vị lắm, nhỉ? Những con tính diễn ra trong bộ não không có nghĩa là cảm xúc êm ái đó cũng nằm trong đầu. Thực chất, cả năm giác quan đều có vai trò, mỗi giác quan ủng hộ hay ngăn cản sự cám dỗ đang chớm nở. Đôi mắt là nhân tố đầu tiên của sức hấp dẫn. Chuẩn mực về cái đẹp thay đổi theo văn hóa và thời đại, và dấu hiệu của tuổi trẻ, sinh sản và sức khỏe như mái tóc dài mượt mà, hay làn da mịn màng không tì vết, gần như luôn được đề cao vì chúng liên quan đến sức khỏe sinh sản. Khi đôi mắt nhìn thấy đối tượng mình thích bản năng mách chúng ta tiến lại gần để các giác quan khác có thể tìm hiểu kĩ hơn. Mũi cũng góp phần vào sự lãng mạn chứ không đơn thuần là nhận diện mùi nước hoa. Mũi có thể tiếp nhận tín hiệu hóa học tự nhiên được gọi là pheromones. Pheromones không chỉ cho biết những thông tin về thể chất hoặc gen của đối tượng mà còn có thể kích hoạt phản ứng sinh lý hay hành vi ở người nhận. Nghiên cứu một nhóm phụ nữ tại các điểm khác nhau trong kỳ rụng trứng mặc cùng áo thun trong ba đêm. Các tình nguyện viên nam được phân ngẫu nhiên ngửi một trong những chiếc áo đã mặc, hoặc một chiếc áo mới, mẫu nước bọt cho thấy sự tăng testosterone ở những người ngửi chiếc áo mà một phụ nữ có trứng rụng đã mặc Sự tăng testosterone có thể xui khiến người đàn ông theo đuổi người đàn bà mà anh ta cũng không biết tại sao. Mũi của người phụ nữ đặc biệt thính nhạy với phân tử MHC, được dùng để chống lại bệnh tật. Trường hợp này, khác dấu hút nhau. Khi yêu cầu các phụ nữ ngửi những áo thun đã được mặc bởi những người đàn ông khác nhau, họ thích mùi của những người có các phân tử MHC khác với họ. Hoàn toàn hợp lý. Người mang gen miễn nhiễm đa dạng có thể cho con cháu một lợi thế sinh tồn. Tai của chúng ta cũng bi quyến rũ. Đàn ông thích phụ nữ tiếng trong, tiếng dịu như hơi thở, và giọng nói ngân vang, tương quan với kích thước cơ thể nhỏ hơn. Trong khi đó phụ nữ thích tiếng trầm và ấm với âm vực hẹp cho thấy một kích thước cơ thể lớn hơn. Và chẳng ngạc nhiên, những cái động chạm là tất yếu trong lãng mạn. Trong thí nghiệm không ai biết là đã bắt đầu này, người tham gia được yêu cầu cầm tách cà phê, hoặc nóng hoặc đá. Sau đó, đọc một câu chuyện về một nhân vật giả định, và đánh giá tính cách của họ. Những người đã cầm tách cà phê nóng nhận thức người trong chuyện là hạnh phúc hơn, hòa đồng, rộng rãi và tốt bụng hơn so với những người đã cầm tách cà phê đá, họ đánh giá người đó lạnh lùng, khắc kỷ, và khó ưa. Nếu người bạn đời tiềm năng đã vượt qua tất cả các cửa ải, vẫn còn một cửa nữa: đó là nụ hôn đầu, một sự trao đổi phong phú dồi dào xúc giác và tín hiệu hóa học, như mùi hơi thở, và hương vị của làn môi. Khoảnh khắc kỳ diệu này là hết sức quan trọng đa phần nam giới và phụ nữ mất điểm hấp dẫn với người kia ngay sau nụ hôn đầu không đạt. Khi sự thu hút đã đủ, máu trong cơ thể ngập tràn hóc-môn norepinephrine, kích hoạt cơn hăng hoặc hệ thăng hoa. Tim đập nhanh hơn, đồng tử giãn nở, cơ thể giải phóng glucose bổ sung năng lượng không phải vì bạn đang gặp nguy hiểm mà để nói cho bạn biết cái gì đó quan trọng đang xảy ra. Để giúp bạn tập trung, norepinephrine tạo ra tầm nhìn đường hầm, ngăn chặn phiền nhiễu xung quanh, thậm chí làm lệch cảm giác về thời gian, và tăng cường trí nhớ của bạn. Điều này giải thích tại sao mọi người không quên nụ hôn đầu tiên. Ý tưởng về sự hấp dẫn bị ảnh hưởng bởi hóa chất và sinh học nghe lạnh lùng và khoa học chứ không lãng mạn, nhưng lần sau khi gặp ai đó mà bạn thích, hãy thán phục toàn cơ thể bạn đang đóng vai trò bà mối để xem người mới quen xinh đẹp kia có phù hợp với bạn không. Khi nghe từ "Đối xứng" có thể bạn sẽ hình dung ra hình học đơn giản như vuông hay chữ nhật hoặc phức tạp như hoạt tiết trên cánh bướm Nếu có thiên hướng nghệ thuật có thể bạn sẽ nghĩ tới bản giao hưởng của Mozart hay tư thế thăng bằng của diễn viên múa ba-lê Trong đời sống hàng ngày, từ "đối xứng" dùng để chỉ những ý niệm mơ hồ về cái đẹp, sự hài hòa hay cân bằng Trong toán học và khoa học, "đối xứng" mang ý nghĩa cụ thể khác. Về mặt kĩ thuật, đối xứng là tính chất của một vật thể. Có khá nhiều vật thể có tính đối xứng. từ những thứ hữu hình như bươm bướm, tới những thứ trừu tượng như hình học. Một vật thể có tính đối xứng nghĩa là sao? Đây là định nghĩa: Đối xứng là sự biến đổi mà không làm cho vật thể thay đổi Nghe có vẻ hơi trừu tượng, vậy thì hãy cùng nhau mổ xẻ nhé. Cùng nhìn vào một ví dụ cụ thể, như hình tam giác đều này. Xoay nó 120 độ, quanh tâm ta sẽ có một hình tam giác hoàn toàn giống như ban đầu. Trong trường hợp này, vật thể là hình tam giác, và sự biến đổi khiến vật thể không thay đổi chính là phép quay 120 độ Vì vậy, ta có thể kết luận tam giác đều là đối xứng đối với phép quay 120 độ quanh tâm. Thay vào đó, nếu quay 90 độ hình tam giác lúc sau trông sẽ khác so với ban đầu. Nói cách khác, tam giác đều không đối xứng với phép quay 90 độ quanh tâm. Nhưng vì sao các nhà khoa học lại quan tâm tới đối xứng? Hóa ra, vì chúng cần thiết trong nhiều lĩnh vực toán và khoa học Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn ở ví dụ sau: sự đối xứng trong sinh học Bạn có lẽ đã để ý thấy một kiểu đối xứng tương tự chưa được đề cập tới: sự đối xứng trái-phải của cơ thể con người. Sự biến đổi tạo ra tính đối xứng này là sự phản ảnh từ một tấm gương tưởng tượng cắt dọc cơ thể Các nhà sinh học gọi nó là đối xứng hai bên (đối xứng trục) Sự đối xứng được tìm thấy ở vật sống, chỉ mang tính gần đúng, nhưng đây vẫn là tính chất nổi bật của cơ thể con người Chúng ta không phải là loài duy nhất có đối xứng hai bên Nhiều loài động vật khác như cáo, cá mập, bọ cánh cứng, và con bướm mà ta nhắc đến trước đó, đều sở hữu kiểu đối xứng này một số loài thực vật như phong lan cũng như vậy. Các loài khác nhau có tính đối xứng khác nhau, điều chỉ thấy rõ khi bạn xoay nó quanh tâm khá giống với kiểu đối xứng tâm của hình tam giác mà ta đã thấy Nhưng ở động vật, nó được biết đến như đối xứng tỏa tròn Ví dụ, một số loài nhím biển và sao biển có kiểu đối xứng 5 bên nghĩa là, đối xứng với góc 72 độ quanh tâm. Kiểu đối xứng này cũng xuất hiện ở thực vật, các bạn có thể thấy bằng việc cắt ngang một quả táo Một số loài sứa đối xứng với góc quay 90 độ trong khi loài hải quỳ thể hiện tính đối xứng tâm Một số loại san hô lại không hề có tính đối xứng. Chúng hoàn toàn bất đối xứng. Tuy nhiên, vì sao sinh vật lại có những kiểu đối xứng khác nhau ? Liệu đối xứng cơ thể có cho ta biết về lối sống của các loài ? Hãy cùng quan sát : nhóm động vật đối xứng hai bên cáo, bọ cánh cứng, cá mập, bươm bướm, và tất nhiên, con người. Điểm chung giữa các loài này là cơ thể chúng được thiết kế cho việc di chuyển. Nếu bạn chọn một hướng và di chuyển theo đó, cơ thể sẽ tạo ra một giao diện nơi tập trung các cơ quan cảm giác mắt, tai và mũi. Miệng của bạn cũng sẽ ở đó bởi vì chắc chắn ở đó có thức ăn hoặc kẻ thù Bạn có thể quen thuộc với một nhóm các cơ quan, cộng với miệng, gắn lên mặt trước cơ thể, đó gọi là cái đầu. Có một cái đầu sẽ dẫn tới sự phát triển của tính đối xứng hai bên và cũng giúp phát triển vây thủy động nếu bạn là một con cá hay đôi cánh khí động nếu bạn là một con chim hoặc những cái chân phối hợp tuyệt vời nếu bạn là một con cáo Thế nhưng, đối xứng thì liên quan gì tới tiến hóa? Các nhà sinh học có thể sử dụng các kiểu đối xứng để xem mối quan hệ giữa các loài Ví dụ, sao biển và nhím biển có dạng đối xứng 5 bên Nhưng thực sự, ta nên nói là Sao biển trưởng thành và nhím biển. Vì ở giai đoạn ấu trùng, chúng ở dạng đối xứng hai bên, như chúng ta. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho mối liên hệ giữa ta với sao biển gần gũi hơn so với các loài khác, như san hô, hay các loài không có đối xứng hai bên ở bất kì giai đoạn phát triển nào. Một trong những vấn đề quan trọng và hấp dẫn trong sinh học chính là tái cấu trúc đời sống thực vật, phát hiện khi nào và làm thế nào các nhánh cây tách ra Suy nghĩ về thứ đơn giản như đối xứng cơ thể có thể giúp đào sâu hơn về sự tiến hóa trong quá khứ và hiểu ra nguồn gốc của chúng ta, như một loài sinh vật. Chào mừng đến Bayeku một khu ven sông ở Ikodoru, Lagos -- một đại diện tiêu biểu cho nhiều cộng đồng ven sông khắp Nigeria, những cộng đồng mà đường tàu bè của họ bị phá hoại bởi một loài cỏ nước xâm lấn; những cộng đồng nơi mà kinh tế đang bị cầm chân nghề cá, vận tải biển và giao thương; những cộng đồng nơi sản lượng cá đang giảm dần những cộng đồng nơi trẻ em độ tuổi đến trường không thể đi học trong nhiều ngày, đôi khi là hàng tuần, liên tục. Ai nghĩ rằng loài thực vật này với những lá tròn, cuống phồng lên, và những đóa hoa màu oải hương rực rỡ lại gây ra sự tàn phá đến thế ở những cộng đồng ấy Loài thực vật này được biết đến là loài dạ lan hương nước và tên khoa học của nó là Eichhornia crassipes, Thú vị thay, ở Nigeria, loài này cũng được biết đến bởi những cái tên khác những cái tên gắn liền với các sự kiện lịch sử cũng như thần thoại. Ở vài nơi, chúng được gọi là Babangida. Khi bạn nghe Babangida, bạn sẽ nhớ tới quân đội và những cuộc đảo chính. Và bạn nghĩ đến: nỗi sợ hãi, sự kiềm chế. Nhiều vùng Nigeria ở Châu thổ sông Niger, cây này còn được gọi là Abiola. Khi bạn nghe đến Abiola, bạn nhớ tới những cuộc bầu cử bị hủy bỏ và bạn nghĩ tới: những niềm hy vọng tan vỡ. Ở miền tây nam Nigeria, loài này được biết là Gbe'borun. Gbe'borun là một cụm từ Yoruba dịch ra là "chuyện tầm phào". hoặc "người hay nói chuyện tầm phào." Khi bạn nghĩ tới chuyện tầm phào, bạn nghĩ tới sự sao chép nhanh chóng,sự phá hủy. Và ở vùng nói tiếng Igala của Nigeria, loài thực vật này được gọi là A Kp'iye Kp'oma, Và khi bạn nghe từ đó, bạn nghĩ tới cái chết. Nghĩa đen của nó là "cái chết cho người mẹ và đứa con". Cá nhân tôi đã có lần tiếp xúc với loài thực vật này vào năm 2009. Không lâu sau khi tôi chuyển từ Hoa Kỳ đến Nigeria. Tôi đã nghỉ việc ở một công ty liên doanh Hoa Kỳ và quyết định tạo sự mạo hiểm lớn trong niềm tin một sự mạo hiểm trong niềm tin nảy nở từ sự nhận thức sâu sắc rằng có rất nhiều việc cần làm ở Nigeria trong lĩnh vực phát triển bền vững. Và vì vậy tôi đã ở đây vào năm 2009, chính xác là cuối năm 2009, tại Lagos, trên cầu Third Mainland. Tôi nhìn về phía bên trái và thấy một hình ảnh thật sự gây chú ý này Đó là hình ảnh những thuyền đánh cá bị bao quanh bởi những đám dạ lan hương nước dày đặc. Và tôi thật sự đau đớn cho những gì mình thấy bởi vì tôi tự nhủ rằng, "Những ngư dân tội nghiệp kia, họ sẽ xoay trở thế nào cho các hoạt động thường nhật của họ với những hạn chế đó." Và rồi tôi nghĩ, "Nhất định có cách tốt hơn." Một giải pháp đôi bênh cùng lợi là cùng lúc môi trường được chăm sóc khi những đám cỏ dại được phát quang và rồi đám cỏ đó mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự phá hoại của cỏ dại. Tôi sẽ gọi nó là khoảnh khắc nhanh trí của mình. Và vì thế tôi tiến hành nghiên cứu sâu hơn để khám phá nhiều hơn về cách sử dụng có lợi đối với loại cỏ dại này. Trong rất nhiều cách, có một cách thôi thúc tôi nhất. Đó là sử dụng loài thực vật này cho các sản phẩm thủ công. Và tôi nghĩ, "Thật là một ý tưởng tuyệt vời". Về phần tôi, tôi yêu các sản phẩm thủ công, đặc biệt là các sản phẩm uốn quanh một tầng nhà. Và tôi nghĩ, "Có thể dễ dàng triển khai trong các cộng đồng mà không cần yêu cầu về kỹ năng chuyên môn. Rồi tôi tự nhủ, "Ba bước đơn giản cho một giải pháp to lớn" Bước đầu tiên: Lội xuống những luồng nước và thu hoạch dạ lan hương nước. Bằng cách đó, bạn đã mở lối đi. Bước thứ hai, bạn phơi khô những cuống lá dạ lan hương nước. Và bước thứ ba, bạn kết dạ lan hương nước thành các sản phẩm. Bước thứ ba là cả một thách thức, Bạn thấy đấy, tôi là một nhà khoa học máy tính chứ không phải là người trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo. Tôi bắt đầu cuộc chinh phục của tôi tìm cách nào tôi có thể học đan. Và sự tìm tòi này đưa tôi đến một cộng đồng ở Ibadan, nơi tôi đã sống. có tên là Sabo. Sabo được dịch là "Khu phố của những người lạ". Và cộng đồng ấy phần lớn được tạo nên bởi những người đến từ miền bắc đất nước. Tôi thật sự đã cầm những bó cỏ khô trên tay, còn nhiều hơn thế nữa, và tới gõ cửa từng nhà để tìm người có thể dạy tôi làm thế nào để kết những cuống dạ lan hương nước đó thành chuỗi. Và tôi đã được chỉ tới túp lều của Malam Yahaya. Vấn đề là Malam Yahaya không nói được tiếng Anh và tôi cũng không nói được tiếng Hausa. Nhưng mấy em nhỏ đã tới hỗ trợ và giúp thông dịch. Và thế là tôi bắt đầu hành trình học kết và biến hóa những cuống dạ lan hương nước phơi khô thành những chuỗi dài. Với những chuỗi dài trên tay, giờ đây tôi đã có thể tạo ra sản phẩm. Và đó là sự khởi đầu của quan hệ hợp tác. Làm việc với những người bán các giỏ mây để sản xuất sản phẩm. Với điều này trong tay, tôi cảm thấy tự tin rằng tôi sẽ có thể mang kiến thức này trở về với những cộng đồng ven sông và giúp họ biến hóa sự bất hạnh thành thịnh vượng. Và rồi thu gom cỏ dại kết chúng thành những sản phẩm có thể bán được. Như thế chúng tôi có bút, có dao nĩa, chúng tôi có ví tiền, có hộp khăn giấy. Bằng cách đó, giúp đỡ các cộng đồng để nhìn dạ lan hương nước ở một khía cạnh khác. Nhận thấy rằng dạ lan hương nước thật giá trị, thật đẹp đẽ, thật lâu bền, cứng rắn, đàn hồi. Thay đổi những cái tên, thay đổi kế sinh nhai. Từ Gbe'borun, chuyện tầm phào thành Olusotan, người kể chuyện Và từ A Kp'iye Kp'oma, nghĩa là "sát thủ của mẹ và con" thành Ya du j'ewn w'lye kp'Oma, "người cung cấp thức ăn cho mẹ và con". Và tôi muốn kết thúc bằng một trích dẫn từ Michael Margolis. Ông nói, "Nếu bạn muốn học về một nền văn hóa,hãy nghe những câu chuyện. Và nếu bạn muốn thay đổi một nền văn hóa, hãy thay đổi những câu chuyện." Và như vậy, từ cộng đồng Makoko, tới Abobiri, tới Ewoi, tới Kolo, tới Owahwa, Esaba, chúng tôi đã thay đổi câu chuyện. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Một quãng thời gian dài trong lịch sử, con người không biết chức năng của tim là gì. Thực tế, cơ quan này đã làm khó Leonardo da Vinci, đến nỗi ông phải dừng việc tìm hiểu nó. Mặc dù ai cũng có thể cảm nhận tim đập, nhưng không phải nhịp đập nào cũng rõ ràng. Ta biết rằng tim bơm máu nhưng không phải lúc nào cũng thấy được điều đó , vì nếu tim bị lộ hay lấy khỏi cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu rất nhanh. Ta cũng không thể nhìn qua các mạch máu thậm chí nếu có thể, máu cũng không đủ trong để nhìn các van tim hoạt động. Thậm chí, đến tận thế kỉ 21, chỉ một ít bác sĩ phẫu thuật mới thực sự nhìn thấy tim hoạt động. Tìm trên Internet về chức năng của tim chỉ cho ra những mô hình, giản đồ thô hoặc hoạt hình mà không thực sự chỉ ra cách tim hoạt động. Như thể có một sự thống nhất suốt hàng thế kỉ giữa giáo viên và học sinh rằng chức năng của tim thì không thể mô phỏng lại. Nghĩa là điều tốt nhất tiếp theo đơn giản là mổ phanh nó và ghi tên các bộ phận. Theo đó, tuy học sinh khó nắm hết cách tim hoạt động, nhưng lại có thể hiểu đại khái, những khái niệm như là tim là một cơ quan 4 ngăn, hoặc các phát biểu gây hiểu lầm như là động vật có vú có 2 vòng tuần hoàn: 1 vòng đưa máu tới phổi và quay trở lại, vòng kia đi khắp cơ thể rồi quay trở lại. Thực tế, động vật có vú có vòng tuần hoàn hình số 8. Máu đi từ một ngăn tim tới phổi, quay về ngăn thứ 2, dẫn máu đi khắp cơ thể, và rồi quay lại ngăn thứ nhất. Đây là một khác biệt quan trọng vì nó nhấn mạnh 2 khác biệt về hình thái học. Sự dễ nhầm lẫn này khiến nhiều học sinh sợ học về tim trong sinh học, với suy nghĩ rằng nó là một môn đáng sợ toàn những cái tên và biểu đồ phức tạp. Chỉ những ai sau này theo ngành y mới thực sự hiểu cách thức hoạt động của nó. Đó là khi chức năng của tim trở nên minh bạch khi y sĩ phải quan sát hoạt động của van tim. Vì vậy, hãy tưởng tượng ngày nào đó bạn trở thành nhân viên y tế. Điều bạn cần khi bắt đầu là một quả tim tươi như của cừu hay lợn. Ngâm nó trong nước và bạn sẽ thấy nó không bơm khi bị ép bằng tay. Bởi vì nước đi vào tim không đủ sạch để cơ chế bơm máu hoạt động. Ta có thể giải quyết vấn đề này bằng một cách cực kì đơn giản. Chỉ cần tìm ra hai tâm nhĩ rồi cắt chúng đi, tỉa chúng xuống tới đầu tâm thất. Điều này giúp tim trông đỡ phức tạp vì tâm nhĩ có vài tĩnh mạch gắn vào. Nên khi không có chúng, mạch máu chỉ còn lại 2 động mạch tim: động mạch chủ và động mạch phổi, trông như những cây cột sừng sững giữa tâm thất. Nó trông-- thực sự là-- rất đơn giản. Nếu bạn cho nước từ vòi chạy vào tâm thất phải (tâm thất trái cũng hoạt động, nhưng không rõ bằng) bạn sẽ thấy van tâm thất cố gắng đóng để ngăn dòng chảy. Khi tâm thất đầy nước. Ép tâm thất và 1 dòng nước bắn ra khỏi động mạch phổi. Van tâm thất, được gọi là van 3 lá ở tâm thất phải và van 2 lá ở bên trái, có thể thấy được qua nước trong mở và đóng như những cái ô khi van được ép một cách nhịp nhàng. Dòng nước này tượng trưng cho dòng máu trong cơ thể. Những cái van hoạt động rất hiệu quả. Bạn sẽ thấy rằng chúng không hề rò rỉ khi tâm thất bị ép. Qua thời gian, chúng đóng mở với rất ít hao mòn, điều đó giải thích tại sao cơ chế này có thể hoạt động liền mạch tới hơn 2 tỉ nhịp đập trong suốt đời người. Bây giờ những ai học về tim có thể cầm 1 quả tim trên tay làm nó đập thực sự và xem những hoạt động chưa được hé mở. Hãy đưa tay lên tim của bạn và cảm nhận nhịp đập. Việc hiểu được cách hoạt động của những chiếc bơm này sẽ cộng hưởng cho cảm giác khi bạn chạy đua, uống quá nhiều caffein hay bắt gặp ánh mắt của người bạn yêu. Giả sử bạn sẽ mất mười phút để hoàn thành bức tranh ghép này. Nhưng sẽ mất bao lâu nếu bạn bị gí điện vào tay liên tục trong suốt quá trình đó? Lâu hơn, đúng không? Bởi khi đau, bạn sẽ mất tập trung Ồ, chưa chắc Còn tùy vào việc bạn giỏi chịu đau đến đâu. Có người bị phân tâm khi đau đớn. Họ mất nhiều thời gian hơn và chất lượng cũng kém hơn Có người lại sử dụng chính công việc để quên đi cơn đau những người này thường hoàn thành công việc nhanh hơn và tốt hơn khi ở trạng thái đau so với khi bình thường những người khác thả lỏng đầu óc để quên đi nỗi đau. Cùng trải qua những kích thích đau như nhau nhưng trải nghiệm đau đớn mỗi người mỗi khác, tại sao vậy? Tại sao điều này lại quan trọng? Trước tiên, đau là gì? Đau là cảm giác khó chịu về thể xác và tinh thần xảy ra khi một mô bị phá hủy hoặc có nguy cơ bị hư hại. Là một trải nghiệm, đau được đo lường qua lời nói của chúng ta. Đau có các cường độ có thể được mô tả theo cấp bậc từ 0, không cảm giác gì đến 10, khi đau đớn khủng khiếp nhất. Mỗi cơn đau cũng mang các đặc tính riêng như nhói, tê, bỏng, nhức. Điều gì thực sự tạo nên những cảm nhận khác nhau này? Khi bị tổn thương, các tế bào thần kinh đặc biệt chuyên cảm biến hư hại mô gọi là thụ cảm thể nhận cảm đau (nociceptor) truyền tín hiệu tới cột sống và ngược lên não. Quá trình đó hoàn tất nhờ nơ-ron thần kinh và tế bào thần kinh đệm Đây là chất xám. con đường cao tốc có nhiệm vụ vận chuyển thông tin dưới dạng xung điện từ từ vùng nọ sang vùng kia Đây là chất trắng tín hiệu thông tin về sự đau được truyền dẫn từ cột sống đến não qua hệ thống "đường thụ cảm" kết thúc ở vỏ não, nơi sẽ quyết định phản ứng thế nào với tín hiệu đau. Một cơ hệ thống liên kết tế bào não khác được gọi là "mạng lưới điểm nổi" sẽ xác định những tín hiệu cần chú ý. Khi cơn đau gây ra tác động nghiêm trọng, tín hiệu đau ngay lập tức kích hoạt mạng lưới. Bây giờ thì bạn đã chú ý rồi đấy ! Bản thân não bộ cũng phản ứng và giải quyết các tín hiệu từ cơn đau. Ví dụ như việc kích hoạt cơ vận động để nhấc tay bạn ra khỏi lò nóng. Cơ chế điều tiết cũng đồng thời được kích hoạt vận chuyển endorphins và enkephalins, giải phóng các hóa chất này khi bạn bị đau, khi luyện tập cao độ hay khi chạy tốc độ cao. Những hệ thống trên giúp ta kiểm soát và giảm thiếu đau đớn Chúng vận hành đồng bộ và thống nhất tạo ra trải nghiệm về sự đau, ngăn các mô bị phá hủy thêm và giúp bạn đối phó với nỗi đau. Hệ thống này là như nhau với tất cả mọi người nhưng sự nhạy cảm của các mạch máu não sẽ quyết định việc bạn cảm nhận và chống đỡ cơn đau như thế nào. Đây là lý do mà một số người cảm thấy đau hơn người khác hoặc xuất hiện những cơn đau mãn tính không điều trị được. trong khi những người khác lại phục hồi rất tốt. Phản xạ của người đối với cơn đau cũng tương tự như phản xạ trước những kích thích khác. Giống như một số người yêu thích trò tàu lượn trong khi những người khác lại phát ốm với nó. Tại sao sự đa dạng trong cảm nhận cơn đau lại quan trọng đến vậy? Nhiều phương pháp điều trị được đưa ra dựa vào những mục đích khác nhau. Đối với cơn đau nhẹ, những loại thuốc thông thường sẽ xoa dịu tế bào phát ra tín hiệu đau, Thuốc mạnh hơn và thuốc gây tê được sử dụng với mục đích hạn chế hoạt động của các cơ quan cảm nhận đau, tăng cường hệ miễn dịch, hay tăng cường endorphins. Một số người sử dụng các phương pháp như đánh lạc hướng, thư giãn, thiền, yoga hay thông qua luyện tập như trị liệu về nhận thức. Với một số người bị đau mãn tính, cơn đau vẫn không mất đi hàng tháng sau khi vết thương đã lành, không cách điều trị nào có thể can thiệp. Y học truyền thống sử dụng phương pháp thử nghiệm trên một mẫu lớn từ đó, tìm ra cách điều trị cho phần lớn bệnh nhân. Nhưng phương pháp này bỏ qua phần thiểu số không được chữa khỏi hoặc chịu tác dụng phụ không mong muốn Ngày nay, người ta phát triển phương pháp điều trị mới có khả năng kích thích hoặc ngăn chặn mạng lưới cảm nhận và điều tiết cùng với cách chữa trị riêng biệt cho từng bệnh nhân ứng dụng công nghệ như chụp cộng hưởng từ để xác định bản đồ não. Hiểu cách mà bộ não phản ứng với cơn đau chính là chìa khóa tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất. Đó là liểu thuốc hữu hiệu dành cho mỗi người. Làm cách nào để biết điều gì diễn ra trên thế giới ? Lượng thông tin chỉ cần click chuột để xem có thể là vô hạn, nhưng thời gian và công sức cần để tiếp nhận và đánh giá thì không như vậy. Tất cả thông tin trên thế giới sẽ là vô ích nếu bạn không biết cách đọc tin tức. Với ông bà, bố mẹ, hay anh chị bạn, điều này nghe có vẻ xa lạ. Vài chục năm trước, tin tức có sức ảnh hưởng rất lớn. Lựa chọn bị giới hạn bởi một vài tạp chí đại chúng, các tờ báo lớn và vài ba đài truyền hình nơi những phát thanh viên uy tín đọc tin tức trong ngày vào cùng một khung giờ mỗi buổi tối. Vấn đề với hệ thống này dần trở nên rõ ràng với sự nở rộ của truyền thông đại chúng. Các nước có nền chính trị độc tài thường quản lí và kiểm duyệt thông tin, song một loạt bê bối đã cho thấy chính phủ các nước dân chủ cũng lừa gạt công chúng với sự hợp tác của truyền thông. Sự tiết lộ về các cuộc chiến tranh mật, các vụ ám sát và sự mục nát của thể chế chính trị hủy hoại niềm tin công chúng vào nguồn tin chính quyền truyền đi qua các nguồn thông tin đại chúng. Sự sụp đổ niềm tin đối với người bảo vệ truyền thông dẫn đến sự cạnh tranh từ các báo, radio, truyền hình cáp với các hãng tin lớn ghi lại các sự kiện từ nhiều quan điểm khác nhau. Những năm gần đây, mạng internet nhân lên số lượng thông tin và quan điểm, cùng với mạng xã hội, blog và video trực tuyến khiến ai cũng có thể thành phóng viên. Nếu ai cũng là phóng viên, thì không ai thực sự là phóng viên cả, những nguồn tin có thể bất đồng, không chỉ về quan điểm, mà còn về chính sự kiện thực tế. Vậy làm cách nào có được sự thật , hay ít nhất là gần với sự thật? Một trong những cách tốt nhất là lấy tin tức gốc chưa được chỉnh sửa bởi các biên tập viên. Thay vì đọc bài phân tích nghiên cứu khoa học hay phát biểu của một chính trị gia, bạn có thể tìm tài liệu gốc và tự đánh giá chúng. Với tin tức thời sự, hãy theo dõi các phóng viên trên mạng xã hội. Trong các sự kiện lớn, như Mùa xuân Ả Rập hay biểu tình phản đối ở Ukraina, các phát thanh viên và blogger đăng cập nhập và các đoạn ghi âm từ giữa cuộc hỗn loạn. Mặc dù, sau đó, chúng sẽ xuất hiện trên báo đài, hãy nhớ rằng đó là bản đã qua biên tập thường kết hợp giọng nói của người ở hiện trường với dữ liệu của biên tập viên vốn không ở đó. Đồng thời, sự kiện càng hỗn loạn, bạn càng không nên theo dõi trực tiếp. Trong những sự kiện như khủng bố hay thiên tai, truyền thông ngày nay cố đưa tin liên tục kể cả khi không có thông tin xác thực, đôi khi dẫn đến sai lệch hay cáo buộc sai người vô tội. Bạn rất dễ trở nên lo lắng, nhưng hãy cố gắng cập nhật thông tin vào nhiều thời điểm trong ngày, thay vì cứ vài phút, để thông tin hoàn thiện có thời gian để xuất hiện và những báo cáo sai bị bác bỏ. Dù báo chí hướng đến tính khách quan, sự chủ quan trong truyền thông là không tránh khỏi. Khi không có nguồn tin trực tiếp, hãy đọc từ nhiều nguồn những phóng viên khác nhau phỏng vấn những chuyên gia khác nhau. Tìm kiếm từ nhiều nguồn và chú ý sự khác biệt giúp bạn lắp ghép cho một cái nhìn tổng thể. Tách rời thực tế và quan điểm cũng là điều quan trọng. Những từ như nghĩ, có thể, hay có khả năng nghĩa là hãng tin đang thận trọng hoặc, tệ hơn, là đưa ra dự đoán. Cẩn thận với bản tin dựa vào nguồn tin nặc danh. Chúng có thể từ những người có ít kết nối với câu chuyện, hoặc chỉ muốn gây ảnh hưởng đến bản tin, sự nặc danh giúp họ thoát khỏi trách nhiệm trước thông tin mà họ cung cấp. Điều cuối cùng cũng là quan trọng nhất, cố gắng xác minh tin tức trước khi lan truyền. Mặc dù mạng xã hội mang chúng ta đến với sự thật nhanh hơn, nó cũng khiến những lời đồn đại lan truyền trước khi được xác minh và thông tin sai lệch tồn tại rất lâu kể cả sau khi bị bác bỏ. Vậy nên, trước khi chia sẻ một tin tức kinh ngạc hay khó tin, hãy tìm kiếm thêm trên mạng về thông tin hay bối cảnh mà bạn có thể đã bỏ qua và xem xem những người khác đang nói gì về nó. Ngày nay, chúng ta tự do hơn thoát khỏi những người từng kiểm soát dòng chảy thông tin. Nhưng sự tự do mang đến trách nhiệm: trách nhiệm định hướng thông tin của chính mình và đảm bảo dòng chảy ấy không trở thành một trận lũ, khiến ta khó tiếp cận với thông tin chính xác. Chúng ta có vài lý do tốt để hoàn toàn chuyển sang dùng năng lượng mặt trời. Nó rẻ hơn, và tất nhiên bền vững hơn những nhà máy năng lượng truyền thống sử dụng nguồn tài nguyên không cải tạo được như than. Vậy tại sao không thay thế chúng bằng năng lượng mặt trời? Vì có một yếu tố khiến loại năng lượng này trở nên rất khó đoán: sự che phủ của mây. Khi tia nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất, một số được khí quyển Trái Đất hấp thụ một vài phản xạ lại ra ngoài không gian, phần còn lại đến được bề mặt Trái Đất. Những tia không bị chệch hướng được gọi là bức xạ trực tiếp. Những tia bị mây làm chệch hướng được gọi là bức xạ phân tán. Và những tia lúc đầu bị phản xạ bởi mặt phẳng, như toà nhà bên cạnh, trước khi chiếu tới hệ thống năng lượng mặt trời được gọi là phản bức xạ. Nhưng trước khi nghiên cứu tác động của mây và sự sản xuất điện, cùng xem hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào. Đầu tiên là những tháp mặt trời gồm một tháp trung tâm được bao quanh bởi những tấm gương rộng để lần theo tia nắng và chỉ tập trung những tia đi thẳng vào một điểm duy nhất trên tháp Sức nóng sinh ra từ đây mạnh đến nỗi có thể đun sôi nước tạo ra hơi nước để vận hành tuabin truyền thống cuối cùng là tạo ra điện. Nhưng khi nhắc đến hệ thống năng lượng mặt trời, ta thường nói đến những tấm quang điện hay còn gọi là tấm mặt trời, hệ thống được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra năng lượng mặt trời. Photon từ tia nắng va vào bề mặt tấm năng lượng, giải phóng electron để khơi nguồn dòng điện. Những tấm năng lượng có thể được sử dụng cho mọi loại bức xạ, trong khi tháp năng lượng chỉ có thể thu những bức xạ trực tiếp, và đó là lí do mây trở nên quan trọng vì dựa trên loại hình và vị trí so với mặt trời, nó có thể làm tăng hoặc giảm lượng năng lượng được sinh ra. Ví dụ như, một vài đám mây tích tụ trước mặt trời có thể làm giảm hiệu suất trong tháp năng lượng xuống gần 0 do sự phụ thuộc vào tia trực tiếp. Với tấm năng lượng, mây cũng có thể làm giảm lượng năng lượng sinh ra, nhưng không nhiều đến vậy. bởi tấm năng lượng có thể hấp thụ nhiều loại bức xạ. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào vị trí chính xác của mây. Dựa vào phản xạ hay hiện tượng được gọi là Mie rải rác, tia mặt trời có thể được dồn lên phía trước bởi mây để tăng thêm 50% lượng bức xạ mặt trời đến được tấm năng lượng. Sự gia tăng này nếu không được kiểm soát tốt, có thể sẽ phá hỏng tấm năng lượng. Tại sao nó lại quan trọng? Vâng, bạn sẽ không muốn dừng bài học chỉ vì đám mây lướt ngang tấm năng lượng trên mái nhà. Ở tháp năng lượng, những thùng muối nóng chảy hoặc dầu có thể được dùng để dự trữ lượng nhiệt dư thừa và sử dụng khi cần thiết, đó là cách xử lý bức xạ biến động để quá trình sản xuất điện vận hành trơn tru. Nhưng với tấm năng lượng, hiện tại, không có cách nào hợp túi tiền để dự trữ năng lượng dư. Do đó, phải nhờ đến nhà máy truyền thống vì để giải quyết biến động từ nhà máy năng lượng mặt trời, luôn cần có sẵn điện dư từ những nguồn truyền thống. Tại sao những nhà máy này lại chỉ được dùng như dự phòng thay vì như nguồn năng lượng chính? Đó là vì không thể cho một công nhân ở nhà máy hạt nhân hoặc than đốt vận hành quy trình sản xuất điện phụ thuộc vào số đám mây trên trời. Thời gian phản ứng có thể bị chậm lại. Thay vào đó, để thích ứng với biến động, những nhà máy năng lượng luôn sản sinh. một số điện dư. Vào những ngày trời quang, lượng điện dư có thể bị lãng phí, nhưng khi trời nhiều mây, đó lại là cách bù lấp thiếu hụt. Ta đang phụ thuộc vào điều này để duy trì nguồn năng lượng. Thế nên, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến dự báo chuyển động và tụ hợp của mây từ hình ảnh vệ tinh hoặc máy ảnh hướng lên trời để tối đa hoá năng lượng từ nhà máy và giảm thiểu lượng năng lượng lãng phí. Nếu ta có thể hoàn thiện nó, bạn có thể thưởng thức video này nhờ vào duy chỉ ánh mặt trời, bất kể thời tiết Dù là mặt trời đang chiếu rọi bạn vẫn có thể hào hứng ra ngoài khám phá và nhìn ngắm mây trôi. Tôi là nhà thám hiểm nước ngầm, chuyên lặn trong các hang động. Khi còn bé, tôi muốn làm một phi hành gia, nhưng khi lớn lên ở Canada, vì là một cô gái nên điều đó không khả thi. Nhưng thật ra, chúng ta biết về không gian còn nhiều hơn điều chúng ta biết về các mạch nước ngầm chảy xuyên hành tinh, chúng chính là dòng máu của Mẹ Đất. Vậy tôi quyết định làm một cái gì đó có thể là rất ấn tượng. Thay vì du hành trong không gian, tôi muốn thám hiểm những kỳ quan trong lòng hành tinh. ngày nay, nhiều người nói lặn trong các hang động có thể là một trong những phiêu lưu nguy hiểm nhất. Tôi nghĩ chính các bạn ở đây, trong khán phòng này, nếu bị đột ngột rơi vào một vùng tối, việc của bạn là tìm ra lối thoát, đôi khi bơi xuyên qua những không gian rộng lớn, và đôi khi phải bò lết rất khó khăn dưới các băng ghế, để men theo một lối đi hẹp, chỉ chờ máy thở cung cấp hơi cho lần thở tiếp theo của bạn. Vâng, đó là nơi tôi làm việc. Nhưng điều mà tôi muốn nói với bạn hôm nay là thế giới của chúng ta không phải là một tảng đá cứng rắn và to lớn. Nó là một thể giống như bọt biển. Tôi có thể bơi xuyên nhiều mạch ngầm bên trong thể xốp của trái đất, nhưng cũng có những nơi tôi không thể đi qua do sinh vật hay vật chất khác cản trở. Và tôi mong ước mang đến các bạn một tiếng gọi từ sâu trong lòng đất mẹ. Tôi không có sách hướng dẫn khi quyết định là người đầu tiên lặn thám hiểm trong băng ở Nam Cực. Vào năm 2000, đó là mục tiêu lớn nhất trên hành tinh. Khối băng Ross Ice Shelf nứt ra, chúng tôi đi xuống đó để thám hiểm sinh thái của vùng rìa băng và tìm hiểu các dạng sự sống bên dưới băng. Chúng tôi dùng công nghệ gọi là bộ thở tái tạo. Đó là một bộ thở như công nghệ được dùng cho thám hiểm không gian. Công nghệ này cho phép chúng tôi lặn sâu hơn mức mà ta có thể tưởng tượng cách đây 10 năm. Chúng tôi dùng hơi đặc biệt cho lặn sâu, và chúng tôi có thể thực hiện nhiệm vụ lên đến 20 giờ dưới nước. Tôi làm việc với các nhà sinh vật học. Hóa ra các hang động là các kho chứa các dạng sự sống đáng kinh ngạc, các loài mà ta chưa bao giờ biết đến sự tồn tại trước đây. Nhiều loài có cách sống kỳ lạ. nhiều trường hợp chúng không có sắc tố và không có mắt, và những động vật này có cuộc sống vô cùng dài. Thật vậy, động vật bơi trong các hang động hôm nay được xác định trong các di tích hóa thạch có niên đại trước sự diệt chủng của khủng long. Hãy tưởng tượng: đây giống như là những con khủng long nhỏ bơi được. Chúng cho ta biết gì về tiến hóa và sự sinh tồn? Khi quan sát một động vật giống như loài giáp xác không mắt trong hũ nước này, ta nhận ra nó có nanh lớn với nọc độc. Nó có thể tấn công đối phương lớn hơn nó gấp 40 lần và giết chết nó. Nếu nó có độ lớn như một con mèo, thì nó sẽ là con vật nguy hiểm nhất hành tinh. Những động vật này sống trong những nơi đẹp một cách ấn tượng, và trong một số trường hợp, những hang động như thế này, còn rất mới, thế mà các động vật thì rất cổ xưa. Chúng đã đến đó như thế nào? Tôi cũng làm việc với những nhà vật lý, và họ thường quan tâm đến thay đổi khí hậu toàn cầu. Họ có thể lấy đá trong các hang động, và họ có thể cắt mỏng và quan sát các lớp trong đá, rất giống lớp vòng trong thân cây, và họ có thể quay lại lịch sử và biết được nhiều điều về khí hậu trên hành tinh chúng ta qua các thời kỳ. Màu đỏ mà bạn thấy trên hình thật ra là bụi từ hoang mạc Sahara. Chúng đã theo gió băng qua Đại Tây Dương. Trong trường hợp này, theo mưa rơi xuống trên đảo Abaco thuộc Bahamas. Chúng thấm qua đất và lắng đọng trên đá trong các hang động này. Khi nhìn lại các lớp trong đá, chúng ta có thể tìm ra niên đại khi khí hậu rất rất khô trên trái đất, và chúng ta có thể quay lùi hàng trăm ngàn năm. Những nhà lịch sử khí hậu cũng rất quan tâm đến dấu vết mực nước biển ở những thời đại khác nhau trên trái đất. Đây là ở Bermuda, đội của tôi và tôi đã lên tàu trong chuyến lặn sâu nhất trong vùng này, và chúng tôi tìm những nơi mực nước biển đã từng phủ lên bờ biển, gần trăm mét dưới mực nước hiện tại. Tôi cũng làm việc với các nhà lịch sử khí hậu và khảo cổ. Ở nhiều nơi như Mexico, Bahamas và thậm chí ở Cuba, chúng tôi nhìn thấy những tàn tích văn hóa và con người trong các hang động, và chúng nói với chúng ta nhiều điều về những dân cư xuất hiện sớm nhất ở các vùng này. Nhưng dự án ưa thích nhất của tôi đã cách đây hơn 15 năm, khi tôi là thành viên của đội thực hiện bản đồ 3 chiều chính xác đầu tiên của bề mặt dưới lòng đất. Thiết bị mà tôi lái đi trong hang động đã tạo ra chính xác một mô hình ba chiều khi chúng tôi lái nó. Chúng tôi cũng dùng sóng radio cực thấp để ghi lại vị trí chính xác của chúng tôi trong hang động so với bề mặt. Và tôi đã bơi bên dưới nhà cửa, khu kinh doanh, sàn bowling, sân gôn, thậm chí bên dưới nhà hàng BBQ của Sonny. Rất ấn tượng, và điều tôi học được là mọi thứ chúng ta làm trên mặt đất sẽ quay lại trong thức uống của chúng ta. Hành tinh nước của chúng ta không chỉ là sông, hồ và đại dương đâu, mà còn là mạng lưới nước rộng lớn dưới đất, kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Nó là nguồn được chia sẻ để cấp nước uống cho chúng ta. Và khi ta hiểu về kết nối giữa con người với nước ngầm và tất cả nguồn nước trên hành tinh này, thì ta sẽ giải quyết vấn được vấn đề có thể là vấn đề quan trọng nhất của thế kỷ này. Vậy tôi đã không trở thành phi hành gia như mơ ước, nhưng thiết bị vẽ bản đồ này, được Dr. Bill Stone thiết kế, sẽ làm thay. Nó đã được đổi hình dạng. Bây giờ nó là một robot bơi tự động, và có trí khôn nhân tạo, và mục đích chính của nó là đi đến vệ tinh Europa của sao Mộc để thám hiểm bên dưới lớp băng bề mặt của vệ tinh đó. Và thật là diệu kỳ. (Vỗ tay) Hãy nghĩ về những điều cần phải xảy ra để giúp cho xã hội loài người phát triển: có được thức ăn, xây nhà, nuôi dạy con cái và v.v. Cần phải có kế hoạch để phân chia tài nguyên, tổ chức các nguồn lực và phân bổ lao động hiệu quả. Bây giờ, hãy tưởng tượng một xã hội không có kế hoạch hay giao tiếp bậc cao nào. Chào mừng đến với Xã hội loài Kiến. Là một trong các loài có tổ chức xã hội phức tạp nhất trong thế giới loài vật, kiến thường sống theo đàn và phân loại thành viên dựa trên vai trò của từng cá thể. Mặc dù nghe có vẻ giống với xã hội loài người, tổ chức này không được lập ra bởi bất kỳ quyết định bậc cao nào, mà là một phần của vòng sinh học được lập trình. Ở nhiều loài, tất cả kiến đực và kiến chúa có cánh từ các đàn lân cận rời tổ và gặp nhau tại một nơi trung gian để giao phối, tsử dụng pheromone để chỉ cho nhau địa điểm. Sau khi giao phối, con đực sẽ chết, trong khi con cái cố gắng lập một bầy mới. Rất ít trong số này tìm được nơi định cư thích hợp, mất đi đôi cánh, và bắt đầu đẻ trứng đã được thụ thai có chọn lọc với tinh trùng giữ lại lúc giao phối. Trứng được thụ thai sẽ trở thành kiến thợ cái có nhiệm vụ chăm sóc kiến chúa và trứng kiến. Chúng bảo vệ đàn kiến, tìm kiếm thức ăn. Trong khi đó, trứng không được thụ tinh sẽ trở thành kiến đực, có nhiệm vụ duy nhất là chờ tới ngày được rời tổ để sinh sản và bắt đầu một chu kỳ mới. Vậy, kiến thợ ra quyết định làm gì,khi nào và như thế nào? Không hẳn là thế. Mặc dù không có cách thức giao tiếp, chúng tương tác thông qua va chạm, âm thanh và tín hiệu hóa học. Các kích thích này đảm nhiệm rất nhiều việc từ cảnh báo nếu trong đàn có một con bị giết, đến báo hiệu khi nào kiến chúa sẽ ngừng sinh sản. Tuy nhiên, sức mạnh tập thể của đàn kiến thể hiện rõ ràng và hiệu quả qua việc thăm dò các khu vực rộng lớn mà không cần phải lên kế hoạch trước. Hầu hết các loài kiến đều không nhìn thấy ánh sáng và chỉ ngửi được những thứ ở các vùng phụ cận. Cộng với việc thiếu tổ chức bậc cao ắt hẳn chúng phải là những kẻ khám phá vụng về. Tuy nhiên, một cách đơn giản mà hiệu quả để tối ưu hóa việc tìm kiếm, đó là: thay đổi kiểu chuyển động dựa trên tương tác cá nhân. Khi hai cá thể gặp gỡ, chúng hiểu ý nhau bằng cách chạm râu. Nếu trong đàn có quá nhiều kiến, điều này sẽ thường xảy ra hơn, buộc chúng trả lời bằng cách di chuyển theo các đường ngoằn ngoèo, ngẫu nhiên để tìm kiếm kỹ hơn. Với các vùng lớn hơn, và ít kiến hơn, việc gặp gỡ thế này cũng ít hơn. Chúng thường bò theo đường thẳng để mở rộng vùng kiểm soát . Trong khi thăm dò xung quanh như thế này, kiến có thể bắt gặp bất cứ thứ gì, từ các mối đe dọa tới địa điểm chuyển chỗ. Một số loài còn có sức mạnh khác, đó là "tuyển quân". Khi một con trong bầy tình cờ tìm được thức ăn, nó sẽ đánh dấu đường đi bằng một mùi hương đặc biệt và sẽ quay lại. Đồng loại của nó sẽ đi theo đường có mùi hương này, và tạo ra đường mới mỗi lần chúng quay lại tìm thức ăn. Khi thức ăn ở đó đã hết, chúng ngừng đánh dấu đường đi khi quay lại. Mùi hương bay đi và kiến sẽ không còn bị thu hút bởi con đường đó nữa. Thực tế, những cách tìm kiếm và thu nhận thức ăn nguyên thủy này rất hữu ích và đã được áp dụng với các mẫu máy tính để đạt được giải pháp tối ưu từ các yếu tố phi tập trung, làm việc ngẫu nhiên và trao đổi thông tin đơn giản. Điều này đã được áp dụng rất nhiều trên lý thuyết và thực tiễn , từ giải bài toán nổi tiếng về người bán hàng và khoảng cách, đến lên kế hoạch cho tác vụ máy tính và tối ưu hóa tìm kiếm trên Internet, hay giúp các nhóm robot dò tìm bãi mìn, tòa nhà đang cháy, mà không cần bất kỳ sự kiểm soát tập trung nào. Có thể quan sát trực tiếp các tiến trình cực đơn giản mà hiệu quả này thông qua một vài thí nghiệm đơn giản, như thả kiến vào các khoảng trống có hình dạng khác nhau và quan sát hành vi của chúng. Kiến có thể không biết bầu cử, họp hành hay thậm chí lên kế hoạch, nhưng con người vẫn có thể học hỏi nhiều điều từ loài vật đơn giản này trong việc hoạt động hiệu quả theo những cách phức tạp. Hình xăm thường được mô tả trên các phương tiện thông tin đại chúng như là dấu hiệu của sự nguy hiểm, tà đạo hay ham mê nhất thời của giới trẻ. Trong khi phong cách hình xăm thay đổi, và ý nghĩa của chúng cũng khác nhau ở từng nền văn hóa, việc xăm mình cũng cổ xưa như chính nền văn minh của nó vậy. Xăm trên da với mục đích trang trí vẫn còn tồn tại khắp nơi trên thế giới, lâu đời nhất là trên xác ướp Peru có niên đại 6,000 năm TCN. Bạn có bao giờ tự hỏi hình xăm được thực hiện như thế nào không? Bạn có thể biết rằng da tự bong ra, và ta mất đi khoảng 30-40,000 tế bào da/giờ. Tức khoảng 1,000,000 tế bào/ngày. Thế thì, làm thế nào hình xăm lại không bị bong ra cùng với da? Câu trả lời đơn giản là khi xăm, sắc tố màu được đưa vào sâu hơn bên trong thay vì nằm ở lớp da ngoài có thể bị bong ra. Trong suốt lịch sử, các nền văn hóa sử dụng các phương pháp xăm khác nhau. Nhưng chiếc máy xăm hiện đại đầu tiên được mô phỏng theo chiếc máy khắc của Thomas Edison và chạy bằng điện. Máy xăm được sử dụng ngày nay có nhiều kim nhỏ, được nạp thuốc nhuộm, đâm vào da với tần suất 50-3,000 lần/phút. Các mũi kim đâm qua lớp biểu bì, cho phép mực thấm sâu hơn vào lớp hạ bì, nơi có các sợi collagen, dây thần kinh, các tuyến, mạch máu và nhiều hơn nữa. Mỗi lần kim đâm vào da, nó tạo ra 1 vết thương báo động cho cơ thể kích hoạt quá trình chống viêm nhiễm, kêu gọi tế bào miễn dịch di chuyển đến vết thương và chữa lành cho da. Đây chính là quá trình làm cho hình xăm tồn tại vĩnh viễn. Đầu tiên, những tế bào chuyên biệt - đại thực bào sẽ xơi tái những kẻ xâm nhập nhằm ngăn chặn viêm nhiễm. Khi di chuyển qua hệ thống bạch huyết, một vài trong số này được đưa trở lại cùng với thuốc nhuộm vào các hạch bạch huyết trong khi những tế bào khác nằm lại trong lớp hạ bì. Không thể thải các sắc tố ra ngoài, thuốc nhuộm nằm lại trong tế bào và vẫn nhìn thấy được qua da. Một số hạt mực lơ lửng trong ma trận dạng gel của lớp hạ bì, trong khi số hạt khác bị tế bào da nhấn chìm gọi là nguyên bào sợi. Ban đầu, mực cũng lắng ở lớp biểu bì, nhưng khi da lành, các tế bào biểu bì hư tổn bị bong ra và được thay thế bởi các tế bào mới không có thuốc nhuộm lớp trên cùng bong ra giống như khi bị cháy nắng. Với các hình xăm chuyên nghiệp, ta không thấy hiện tượng phồng rộp hay bong tróc và cần 2-4 tuần để tái tạo biểu bì, thời gian này, cần tránh phơi nắng hoặc đi bơi để tránh làm phai màu hình xăm. Tuy nhiên, các tế bào da vẫn giữ như cũ cho đến khi chết đi. Khi tế bào da chết đi, các tế bào gần đó hấp thu phần mực mà nó để lại vậy nên, mực xăm vẫn ở nguyên đó. Nhưng hình xăm vẫn phai theo thời gian, vì cơ thể phản ứng lại với các hạt sắc tố các đại thực bào của hệ miễn dịch dần dần phá vỡ và đào thải chúng ra ngoài. Bức xạ tia cực tím cũng góp phần vào quá trình phá vỡ các hạt sắc tố, mặc dù kem chống nắng có thể giúp giảm thiểu việc này. Nhưng vì các tế bào da tương đối ổn định, đa số các hạt mực vẫn ở sâu trong da suốt một đời người. Nhưng nếu hình xăm là mãi mãi, có cách nào để xóa nó đi không? Về mặt kỹ thuật, có. Ngày nay, người ta dùng máy laser chiếu xuyên qua ngoại bì làm vỡ các sắc tố dưới da ở các bước sóng khác nhau màu đen là màu dễ bị phá vỡ nhất. Tia laser phá vỡ các giọt mực thành những phần nhỏ hơn, thứ mà, sau đó, dễ dàng bị xoá bỏ bởi các đại thực bào, Nhưng một số mực màu lại khó xóa và phiền phức hơn hơn các loại khác,. Vì lý do này, việc xóa đi vẫn khó hơn là tạo ra 1 hình xăm nhưng không phải là không thể. Vậy nên, một hình xăm có thể không tồn tại mãi mãi, nhưng lại có bề dày lịch sử hơn bất cứ nền văn hóa đương đại nào. Và sự phổ biến của chúng qua ngần ấy năm là minh chứng cho việc nghệ thuật xăm mình còn tồn tại mãi mãi. Hẳn bạn đã từng nghe CO2 đang gây nóng lên Trái Đất nhưng bằng cách nào? Nó giống như tấm kính trong nhà kính hay như một tấm chăn bao trùm? Ồ, không hoàn toàn vậy. Câu trả lời cần một chút kiến thức về cơ học lượng tử, nhưng đừng lo lắng, chúng ta sẽ bắt đầu với 1 cầu vồng. Nếu bạn quan sát kỹ một tia sáng tách biệt qua một lăng kính, bạn sẽ thấy những đoạn tối mà một số dải màu thiếu sót. Vậy chúng đi đâu? Trước khi tới được mắt chúng ta, những khí khác đã hấp thụ những phần nhất định của quang phổ. Ví dụ, khí oxy đã "vồ lấy" một vài tia sáng màu đỏ thẫm, còn Natri thì "chộp" 2 dải ánh sáng vàng. Nhưng tại sao những khí này hấp thụ những màu nhất định của ánh sáng? Đây là lúc chúng ta bước vào lĩnh vực lượng tử Mỗi nguyên tử và phân tử có 1 số cố định về mức thế năng cho electron của nó. Để chuyển electron của nó từ mức cơ bản lên mức năng lượng cao hơn, 1 phân tử cần đạt 1 lượng năng lượng nhất định. Không hơn, không kém. Nó nhận năng lượng từ ánh sáng, cái mang đến nhiều mức năng lượng hơn bạn có thể đếm được. Ánh sáng bao gồm những phần tử vô cùng nhỏ gọi là photon và lượng năng lượng trong mỗi photon tương ứng với màu sắc của nó. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp hơn và bước sóng dài hơn. Màu đỏ tía thì có năng lượng cao hơn và bước sóng ngắn hơn. Ánh sáng mặt trời cung cấp tất cả photon của dải cầu vồng, vì vậy 1 phân tử khí có thể chọn những photon mang chính xác lượng năng lượng cần để chuyển phân tử lên mức năng lượng kế tiếp. Khi điều này xảy ra, photon biến mất trong khi phân tử nhận được năng lượng của nó, và chúng ta nhận được 1 đoạn khuyết nhỏ trong dải cầu vồng Nếu 1 photon mang quá nhiều hoặc quá ít năng lượng, phân tử không chọn được mà phải cho chúng xuyên qua. Đây là lý do tại sao thủy tinh trong suốt. Các nguyên tử trong thủy tinh không hợp với bất kỳ mức năng lượng nào trong ánh sáng nhìn thấy, vì thế photon xuyên qua được. Vậy, photon nào mà CO2 ưa thích? Dải ánh sáng tối trong cầu vồng giải thích sự nóng lên toàn cầu nằm ở đâu? Vâng, nó không có ở đó. CO2 không hấp thụ trực tiếp ánh sáng từ Mặt trời. Nó hấp thụ ánh sáng từ 1 vật thể hoàn toàn khác ngoài vũ trụ. Nó không xuất hiện để phát ra ánh sáng nào cả: Trái Đất. Nếu bạn băn khoăn tại sao hành tinh của chúng ta dường như không phát sáng, đó là bởi vì Trái Đất không phát ra ánh sáng nhìn thấy. Nó phát ánh sáng hồng ngoại. Ánh sáng mà mắt con người có thể thấy, bao gồm tất cả ánh sáng của dải cầu vồng, chỉ là 1 phần nhỏ của dải quang phổ lớn trong bức xạ sóng điện từ, chúng bao gồm sóng âm, sóng siêu âm, tia hồng ngoại, tia cực tím, tia X, và tia gamma. Nó có vẻ hơi lạ với suy nghĩ về những điều như ánh sáng nhưng không có sự khác biệt cơ bản nào giữa ánh sáng nhìn thấy và các bức xạ điện từ khác. Chúng cùng 1 loại năng lượng, nhưng chỉ là ở mức cao hơn hay thấp hơn mà thôi. Thực tế, có 1 chút quá tự tin khi định nghĩa thuật ngữ ánh sáng nhìn thấy bởi giới hạn của chính chúng ta. Thật ra, rắn nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, cũng như chim nhìn thấy tia cực tím. Nếu mắt bạn thích ứng để thấy ánh sáng 1900MHz, thì 1 chiếc điện thoại di động sẽ là 1 chiếc đèn nháy, và 1 trạm thu phát sóng di động sẽ giống như 1 chiếc đèn trời khổng lồ vậy. Trái Đất phát ra bức xạ hồng ngoại bởi vì mỗi vật thể có nhiệt độ trên độ 0 tuyệt đối đều phát ra ánh sáng. Đây được gọi là bức xạ nhiệt. Vật thể càng nóng, tần số ánh sáng nó phát ra càng lớn. Khi bạn nung nóng 1 mẩu sắt, nó sẽ phát xạ tia hồng ngoại có tần số càng lớn hơn, và rồi, ở nhiệt độ khoảng 450 độ C, ánh sáng của nó sẽ chạm vùng quang phổ nhìn thấy. Đầu tiên, nó sẽ trông như màu đỏ rực. Và càng nhiều nhiệt, nó sẽ sáng dần với tất cả tần số của ánh sáng nhìn thấy. Đây là nguyên lý đèn sợi đốt truyền thống được thiết kế để hoạt động và tại sao chúng quá lãng phí. 95% ánh sáng chúng phát ra không nhìn thấy bởi mắt ta. Nó đã lãng phí về nhiệt. Bức xạ hồng ngoại của Trái Đất sẽ thoát ra ngoài không gian nếu không có các phân tử khí nhà kính trong khí quyển. Như khí oxy ưa thích loại photon đỏ thẫm, CO2 và các khí nhà kính khác phù hợp với các photon hồng ngoại. Chúng cung cấp đúng lượng năng lượng để chuyển các phân tử khí lên mức năng lượng cao hơn. 1 thời gian ngắn sau khi 1 phân tử CO2 hấp thụ 1 photon hồng ngoại, nó sẽ rơi xuống mức năng lượng trước đó của nó, và sinh ra 1 photon trở lại theo hướng bất kỳ. Một số năng lượng đó quay trở lại bề mặt Trái Đất, gây nóng lên. Càng nhiều CO2 trong khí quyển, càng nhiều các photon hồng ngoại đó sẽ rơi trở lại Trái Đất và thay đổi khí hậu của chúng ta. Tôi đang làm viêc với rất nhiều phim điện ảnh và hoạt hình, tôi cũng là người chỉnh nhạc và là nhạc công. Và phim ca nhạc luôn khiến tôi cảm thấy thú vị, nhưng nó luôn luôn sống động. Và tôi nghĩ, liệu chúng ta có thể bỏ qua vai trò sáng tạo và cố làm âm nhạc là tiếng động với chuyển động hình ảnh theo nó. Cùng 2 nhà thiết kế, Christina và Tolga, tại văn phòng tôi, chúng tôi dùng một đoạn -- có lẽ nhiều người biết, đã 25 năm rồi, nó là David Byrne và Brian Eno -- chúng tôi làm cái chuyển động hình ảnh nhỏ này. Và tôi nghĩ nó cũng hấp dẫn với 2 vấn đề liên quan đến nước và tín ngưỡng. Trước khi Chúa trời hủy diệt cuộc sống trên quả đất, ngài đã cảnh báo Noah làm một con thuyền. Sau khi Noah làm thuyền, tôi tin là Ngài bảo Noah cảnh báo loài người họ phải thay đổi cách sống tội lỗi trước khi ngài đến và ra tay. Khi Noah đã làm thuyền xong, tôi hiểu là vài người bắt đầu xé bài hát. Bài hát bắt đầu di chuyển như tôi hiểu Khi Noah đã làm thuyền xong tiếp tục ... Và họ mệt mỏi, trời tối và mưa, họ mệt mỏi rã rời. Họ đi và gõ cửa nhà bà lão. Bà lão chạy ra và hỏi "Ai đấy?" Jackson Lee Mama nói "Chúng tôi có thể ở đây tối nay được không?" "Bởi vì chúng tôi từ rất xa, chúng tôi rất mệt" Bà lão nói:" Ồ, được, vào đi" Trời tối và mưa, sẽ làm bạn mệt mỏi rã rời. (Vỗ tay) Chúng ta đã tiến hóa cùng công cụ, và công cụ đã tiến hóa cùng chúng ta. Tổ tiên chúng ta đã tạo ra những chiếc rìu tay này cách đây 1,5 triệu năm, tạo cho chúng hình dạng không chỉ phù hợp với công việc hiện tại mà còn vừa vặn đôi tay họ. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các công cụ ngày càng được chuyên biệt hóa. Những công cụ đẽo gọt này đã tiến hóa trong quá trình sử dụng, và mỗi loại lại có hình dạng khác nhau, phù hợp với công dụng của nó. Và chúng phát huy tối đa sự khéo léo của đôi tay chúng ta để điều khiển đồ vật với độ chính xác cao hơn. Nhưng khi các công cụ ngày càng trở nên phức tạp hơn, ta cần thêm những cách phức tạp hơn để điều khiển chúng. Vì vậy, các nhà thiết kế trở nên rất thành thạo trong việc tạo ra các giao thức cho phép bạn điều chỉnh các tham số khi bạn làm nhiều việc khác nhau, ví dụ như chụp ảnh và thay đổi tiêu cự hay khẩu độ. Nhưng máy tính đã thay đổi một cách cơ bản cách ta nhìn nhận về các công cụ nhờ tính toán linh động. Vì thế máy tính có thể thực hiện cả triệu công việc và chạy cả triệu ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, máy tính chỉ mang một hình dạng vật lý cố định cho tất cả các ứng dụng khác nhau này và chúng cũng có cùng những giao thức cố định. Và tôi tin rằng về bản chất đây là một vấn đề, vì nó không thực sự cho phép chúng ta tương tác bằng tay và phát huy được sự khéo léo vốn có trong cơ thể chúng ta. Do đó, tôi tin rằng chúng ta cần phải có những dạng giao thức mới để có thể phát huy những khả năng phong phú mà chúng ta có, và có thể thích ứng đối với chúng ta về mặt vật lý và cho phép chúng ta tương tác theo những cách mới. Và đó là điều mà tôi vẫn đang làm ở Phòng Thí Nghiệm MIT Media và giờ là ở Stanford. Cùng các đồng nghiệp là Daniel Leithinger và Hiroshi Ishii, chúng tôi đã tạo ra inFORM, thiết bị có giao diện có thể thực sự vượt ra khỏi màn hình để bạn có thể tương tác vật lý với nó. Hay bạn có thể thể hiện thông tin 3D dưới dạng vật chất và chạm vào nó, cảm nhận nó để hiểu nó theo những cách thức mới. Hay bạn có thể tương tác bằng cử chỉ và thay đổi hình dạng trực tiếp để nhào nặn thứ đất sét kỹ thuật số này. Hay các thành phần của giao diện có thể nhô lên khỏi bề mặt và có thể thay đổi theo yêu cầu. Và ý tưởng ở đây là, với mỗi một ứng dụng cá nhân, hình dạng vật lý có thể phù hợp với ứng dụng. Và tôi tin rằng điều này đại diện cho một cách thức mới để chúng ta có thể tương tác với thông tin, bằng cách vật chất hóa nó. Vậy, câu hỏi là: "Chúng ta có thể sử dụng nó ra sao?" Thông thường, các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư tạo ra các mô hình thật của các thành phố và các tòa nhà để hiểu về chúng rõ hơn. Cùng với Tony Tang ở Media Lab, chúng tôi đã tạo ra một giao thức dựa trên inFORM cho phép các nhà quy hoạch đô thị thiết kế và xem được toàn cảnh các thành phố. Và giờ bạn có thể đi dạo xung quanh nó, nhưng nó linh động và có dạng vật chất, và bạn còn có thể tương tác trực tiếp. Hoặc bạn có thể nhìn dưới các góc độ khác nhau, như dân số hay thông tin giao thông, nhưng nó được vật chất hóa. Chúng tôi cũng thực sự tin rằng những màn hình dạng khối động này có thể thay đổi cách chúng ta phối hợp với nhau từ xa. Khi chúng ta làm việc trực tiếp với nhau, tôi không chỉ nhìn thấy bạn mà còn có thể ra hiệu và điều khiển các đồ vật, và rất khó để bạn làm được điều đó khi dùng những công cụ như Skype. Và với inFORM, bạn có thể với tay ra ngoài màn hình và điều khiển đồ vật từ xa. Chúng tôi đã dùng những cái chốt ở màn hình để mô phỏng đôi tay người, cho phép họ chạm và điều khiển đồ vật từ xa. Và bạn còn có thể thao tác và phối hợp trên dữ liệu 3D nữa, bạn có thể ra hiệu xung quanh chúng và thao tác với chúng. Và nó cho phép người ta phối hợp trên những dạng thông tin 3D mới này một cách sâu sắc hơn so với khi dùng những công cụ truyền thống. Và bạn cũng có thể đưa vào những vật thể có sẵn, và chúng sẽ được ghi lại ở đầu này và được chuyển tới đầu kia. Hoặc bạn có thể có một vật thể được kết nối giữa hai nơi, nên khi tôi di chuyển quả bóng ở đầu này, quả bóng cũng dịch chuyển ở đầu kia nữa. Và chúng tôi làm điều này bằng cách ghi lại hoạt động của người dùng từ xa bằng một camera cảm biến chiều sâu như chiếc Kinect Microsoft. Giờ thì có lẽ bạn đang thắc mắc về cách hoạt động của tất cả những thứ này, và về bản chất, nó là gì, nó là 900 bộ truyền động thẳng được liên kết tới những cơ cấu khớp nối này, cho phép những chuyển động bên dưới được truyền lên những chốt phía trên. Nó không phức tạp như những thứ ở CERN, nhưng chúng tôicũng phải tốn rất nhiều thời gian để làm ra nó. Chúng tôi bắt đầu với một động cơ đơn giản, một động cơ truyền động thẳng, và rồi chúng tôi phải thiết kế một bảng mạch riêng để điều khiển chúng. Và rồi chúng tôi phải làm ra rất nhiều những thứ đó. Vấn đề là khi có 900 thứ gì đó bạn phải thực hiện mỗi bước 900 lần. Điều đó có nghĩa chúng tôi có rất nhiều việc để làm. Chúng tôi đã lập ra một xưởng làm việc nhỏ tại Phòng Thí Nghiệm Media Lab và lôi kéo các sinh viên, thuyết phục họ làm "nghiên cứu"-- (Cười) và đã có những tối muộn xem phim, ăn pizza và vặn hàng ngàn con vít. Bạn biết đấy -- nghiên cứu. (Cười) Nhưng dù sao, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thực sự hào hứng với những thứ có thể làm được với inFORM. Càng ngày chúng ta càng dùng nhiều các thiết bị di động và tương tác liên tục. Nhưng thiết bị di động, cũng giống như máy tính, được sử dụng cho rất nhiều các ứng dụng khác nhau. Bạn dùng nó để gọi điện thoại, để lướt mạng, để chơi trò chơi, để chụp ảnh hay thậm chí cả triệu việc khác nữa. Nhưng lại một lần nữa, chúng ta chỉ có một hình dạng vật lý cố định cho tất cả các ứng dụng này. Và chúng tôi muốn xem làm cách nào để đưa các phương thức tương tác mà chúng tôi đã phát triển cho inFORM vào các thiết bị di động. Do đó ở Stanford, chúng tôi đã tạo ra màn hình cảm ứng biên, một thiết bị di động với một dãy các chốt truyền động thẳng có thể thay đổi hình dạng để bạn có thể cảm nhận bằng tay rằng bạn đã đọc một cuốn sách tới đâu. Hoặc bạn có thể cảm nhận trong túi quần những dạng cảm giác tiếp xúc mới, phong phú hơn tính năng rung. Hoặc những nút bấm có thể nhô ra từ bên cạnh, cho phép bạn tương tác tại chỗ mà bạn muốn. Hoặc bạn có thể chơi trò chơi với những nút bấm thật sự. Và chúng tôi đã làm được điều này bằng cách gắn vào thiết bị 40 động cơ truyền động thẳng tí hon và bạn không chỉ được chạm vào chúng mà còn có thể ấn chúng trở lại. Nhưng chúng tôi cũng đã nghĩ cách để có những sự biến hình phức tạp hơn. Cho nên chúng tôi đã dùng truyền động khí nén để tạo ra một thiết bị biến hình mà có thể biến hình từ một thứ trông rất giống điện thoại ... thành một chiếc vòng đeo tay ngay tức thì. Cùng với Ken Nakagaki tại Phòng Thí nghiệm Media Lab, chúng tôi đã tạo ra phiên bản mới có độ phân giải cao này sử dụng một chuỗi các động cơ Servo để thay đổi từ vòng đeo tay tương tác thành một thiết bị nhập liệu cảm biến đến một chiếc điện thoại. (Cười) Và chúng tôi cũng hứng thú về những cách cho phép người dùng có thể làm biến dạng giao diện để tạo hình chúng thành những thiết bị mà họ muốn sử dụng. Do đó bạn có thể tạo ra những thứ như điều khiển trò chơi, và rồi hệ thống sẽ tự hiểu nó đang ở hình dạng nào và chuyển sang chế độ đó. Vậy điều này sẽ dẫn tới đâu? Từ đây chúng ta sẽ tiếp tục ra sao? Tôi nghĩ ngày nay chúng ta đang ở trong kỷ nguyên mới của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, khi mà máy tính ở khắp mọi nơi -- chúng ở trong túi quầnchúng ta, trên tường nhà chúng ta, chúng sẽ có mặt trong hầu hết các thiết bị mà bạn sẽ mua trong vòng năm năm tới. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dừng nghĩ về các thiết bị và thay vào đó nghĩ về môi trường? Làm sao chúng ta có được các đồ nội thất thông minh hay những căn phòng thông minh hay những môi trường thông minh hay những thành phố có thể thích nghi vật lý đối với chúng ta, và cho phép chúng ta phối hợp với nhau theo những cách mới và làm được những dạng công việc mới? Vì thế với Tuần lễ Thiết kế Milan, chúng tôi đã tạo ra TRANSFORM, một phiên bản màn hình khối tương tác có kích cỡ một chiếc bàn, thứ có thể di chuyển các vật thể trên bề mặt, ví dụ như nhắc bạn mang theo chìa khóa. Nhưng nó cũng có thể biến hình để phù hợp với những kiểu tương tác khác nhau. Nếu bạn muốn làm việc, nó có thể thay đổi thành một dạng thiết lập cho hệ thống làm việc của bạn. Và khi bạn mang một thiết bị đến gần, nó sẽ tạo ra tất cả những tính năng cần thiết cho bạn và mang lại những vật thể khác để giúp bạn hoàn thành mục tiêu. Và tóm lại, tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta cần nghĩ về một phương thức mới và khác biệt căn bản để tương tác với máy tính. Chúng ta cần máy tính có thể thích ứng vật lý đối với chúng ta và thích ứng theo cách mà chúng ta muốn sử dụng chúng và thực sự khai thác sự khéo léo của đôi tay chúng ta, và khả năng tư duy không gian của chúng ta về thông tin bằng cách vật chất hóa nó. Về viễn cảnh, tôi nghĩ chúng ta cần tiến xa hơn, vượt qua khỏi các thiết bị, để thực sự suy nghĩ về những phương thức mới để gắn kết con người lại với nhau, và mang thông tin của chúng ta đến với thế giới, và nghĩ về những môi trường thông minh có thể thích ứng vật lý với chúng ta. Và tôi sẽ để các bạn suy ngẫm về điều đó. Cảm ơn rất nhiều. (Hoan hô) Xem này: Đây là một tấm lưới, không có gì đặc biệt, chỉ là một tấm lưới bình thường. Nhưng nhìn kĩ hơn, vào chấm trắng ở ngay giữa nơi giao của hai đường trục tung và trục hoành. Nhìn thật kĩ. Bạn có nhận ra điều gì thú vị ở nó? Chẳng có gì. Nhưng hãy tiếp tục nhìn. Nhìn chằm chằm một cách kì quái. Bây giờ, đừng rời mắt khỏi chấm trắng, xem thử chuyện gì đã xảy ra với tầm nhìn ngoại vi của bạn. Các điểm khác, chúng vẫn màu trắng chứ? Hay chúng tỏa ra ánh sáng xám kì lạ? Giờ nhìn vào chiếc khuôn nướng bánh xốp. Ồ, tiếc là một khuôn bị lật ngược. Nó lồi lên thay vì lõm xuống. Chờ chút, xoay cái khuôn lại. Hình như năm khuôn tròn kia mới lồi lên? Dù thế nào đi nữa thì cái khuôn này bị lỗi rồi. Đây là bức ảnh của Abraham Lincoln, và đây là tấm bị xoay ngược lại. Không có gì kì lạ cả. Chờ đã, quay bức ảnh bị lật ngược lại. Chuyện gì đã xảy ra với ông ấy? Đây chỉ là ba ảo giác thị lực, những bức ảnh đánh lừa con mắt ta. Sự thật nằm sau chúng là gì? Những bức ảnh này liệu có phép thuật chăng? Mặc dù chúng ta có lẽ nhìn thấy những chớp xám xung quanh chấm trắng trên tấm lưới hoạt hình, thật ra chúng ta không hề thấy. Bạn sẽ gặp những hiệu ứng tương tự trên tấm lưới in trên một tờ giấy cũ. Thật ra, nó chỉ là một tấm lưới mà thôi. Nhưng với phần trực quan của não thì khác. Sau đây chúng tôi sẽ giải thích hiệu ứng ánh sáng bạn gặp ở tấm lưới. Các giao điểm trắng được bao quanh tứ phía bởi nhiều màu trắng hơn bất cứ điểm màu trắng nào trên một đường thẳng. Các tế bào trên hạch ở võng mạc nhận ra nhiều màu trắng hơn tại giao điểm bởi vì chúng có tác dụng làm tăng sự đối lập với ức chế biên. Càng đối lập, ta càng dễ nhìn thấy phần cạnh của một vật. Và đó chính là những gì mắt và não ta đã nhìn thấy. Tế bào hạch võng mạc không phản ứng nhiều ở các điểm giao nhau bởi vì ức chế biên ở các chấm xung quanh nhiều hơn so với các đường, được bao quanh bởi màu đen. Đây không phải là lỗi của mắt bạn; bạn có thể thấy rằng các ảo ảnh thị giác vẫn đánh lừa khi bạn mang kính hay bằng tờ giấy hoặc bằng màn hình trước mặt bạn. Điều mà ảo ảnh thị giác cho thấy là cách cơ quan nhận kích thích ánh sáng và não bạn thu thập thông tin trực quan trong thế giới ba chiều quanh bạn, nơi mà phần rìa sẽ được chú ý hơn vì những thứ có phần rìa có thể giúp hoặc giết bạn. Nhìn vào khuôn bánh xốp lần nữa. Bạn biết điều gì khiến bạn nhầm lẫn không? Phần vỏ não phụ trách thị giác đánh giá phần ánh sáng của bức ảnh. Nó cho rằng ánh sáng đến từ một nguồn, chiếu từ trên xuống. Vì thế phần bóng chỉ có thể được tạo từ ánh sáng chiếu từ trên xuống phần nghiên của mái vòm hay phần đáy của lỗ. Nếu chúng ta tái tạo lại không gian này bằng cách vẽ các hình bóng đó, thậm chí trên tờ giấy phẳng, não ta vẫn tự phản xạ hình thành nên các hình lồi lõm ba chiều. Tới bức hình Lincoln đáng sợ bị lộn ngược kia. Các khuôn mặt kích thích hoạt động của các vùng trong bộ não được tiến hóa đặc biệt giúp ta nhận diện khuôn mặt. Như vùng nhận diện khuôn mặt trong thùy chẩm và thùy thái dương. Cũng có lý, vì ta là loài có tính cộng đồng với các cách tương tác vô cùng phức tạp với nhau. Khi nhìn các khuôn mặt, ta phải nhận ra chúng là các khuôn mặt và đoán được rất nhanh chóng chúng đang biểu lộ cảm xúc gì. Thứ mà ta tập trung nhiều nhất là đôi mắt và cái miệng. Đó là cách nhận biết nếu ai đó đang tức giận hay muốn làm bạn với ta. Khuôn mặt lộn ngược của Lincoln thực ra đôi mắt và cái miệng nằm ở đúng chiều, nên bạn không thấy có gì đó sai cả. Nhưng khi xoay ngược lại, phần quan trọng nhất của gương mặt, đôi mắt và miệng, giờ bị lộn ngược, khiến bức hình nhìn khá kì quặc. Bạn nhận ra bộ não bị lầm tưởng và đã bỏ qua điều gì đó. Không phải do bộ não lười biếng đâu, nó chỉ quá bận rộn thôi. Nên nó dành nhiều nhất năng lượng nhận thức có thể, đưa các giả định về thông tin hình ảnh tạo ra một thế giới bị cắt may chỉnh sửa. Tưởng tượng não bạn đưa ra các chỉnh sửa trong khi hoạt động: "Những hình vuông có thể là các vật thể. Hãy làm tăng độ tương phản trắng-đen ở các cạnh với ức chế biên. Làm tối các góc đi! Xám đậm mờ đi thành xám nhạt? Giả sử ánh sáng mặt trời đanh chiếu lên một góc nghiêng. Tiếp! Đôi mắt này nhìn thấy bình thường mà, đâu có gì lạ đâu." Đó? Những ảo giác này cho thấy chức năng của bộ não như một đạo diễn vất vả hoạt họa ba chiều trong một phòng thu trong não bạn, điều phối năng lượng nhận thức và xây dựng một thế giới khi hoạt động bằng giả định và hầu như -- không phải luôn luôn -- với ảo giác của riêng nó. Làm sao bạn biết mình có thật? Đây là điều hiển nhiên cho tới khi bạn thử trả lời nó, Hãy cân nhắc một cách nghiêm túc. Làm sao bạn thực sự biết mình tồn tại? Trong "Suy ngẫm đầu tiên về Triết học", René Descartes đã cố trả lời câu hỏi ấy. Ông đã gạt bỏ toàn bộ những quan niệm ngày trước để bắt đầu lại. Kiến thức của ông đều xuất phát từ cảm quan về thế giới. Cũng như bạn, phải không? Bạn biết mình đang xem video này bằng mắt và nghe bằng tai. Các giác quan cho bạn thấy thế giới theo cách của nó, Chúng không lừa dối bạn trừ một vài lúc. Bạn có thể nhầm người xa lạ với một ai đó, hay chắc mẩm bắt được bóng rồi lại để hụt ngay trước mắt. Nhưng ngay đây, ngay bây giờ, bạn biết những gì trước mặt mình là thật. Đôi mắt, đôi tay, thân hình của bạn. Đó là bạn. Chỉ người điên mới phủ nhận điều đó, và bạn biết bạn không điên. Bất cứ ai nghi ngờ điều đó chắc hẳn là đang mơ mộng. Ôi không, có khi nào bạn đang mơ ? Mơ mà như thật. Bạn tin bạn đang bơi, đang bay, đang đánh tay không với quái vật, trong khi cơ thể thật của bạn đang nằm trên giường. Không, không. Khi thức, bạn biết là bạn đang thức. Ah! Nhưng khi không thức, bạn không thể biết là bạn không thức, vì thế bạn không thể chứng minh mình đang không mơ. Đôi khi cơ thể bạn tưởng có nhưng thực tế bạn lại không có ở đó. Có khi nào tất cả sự thật, cả những khái niệm trừu tượng như thời gian, hình dáng, màu sắc, con số chỉ là giả, tất cả chỉ là trò lừa bịp của một thiên tài độc ác. Thôi nào, nghiêm túc đi. Descartes yêu cầu bạn phản bác lại việc một gã quỷ quái lừa bạn tin rằng thực tế là thật. Có lẽ gã bịp bợm đó đã lừa bạn thật. Thế giới, nhân sinh quan, cả cơ thể bạn. Bạn không thể nói chúng là trò lừa, và làm sao bạn sống mà không có chúng. Bạn không thể! Cuộc sống chỉ là mơ. Và tôi cá là bạn không vui vẻ gì khi chèo lái nó. Bạn lái nó mệt mỏi như kẻ ngốc không tồn tại. Bạn thấy có thuyết phục không? Bạn tin chưa? Nếu không, tốt thôi; Nếu có, càng tốt, vì việc bị thuyết phục chứng tỏ bạn là thực thể có thể bị thuyết phục Bạn không là hư vô nếu bạn nghĩ mình tồn tại cả khi bạn NGHĨ sự tồn tại đó cũng là hư vô. Vì không cần biết bạn tư duy gì, bạn đã là thực thể có tư duy. như Descartes nói: "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại." và vì thế, bạn cũng đang tồn tại đấy. Trong trường hợp ném thẳng một quả bóng vào không trung. Bạn có thể dự đoán chuyển động của nó không? Chắc chắn rồi, dễ mà. Quả bóng sẽ di chuyển thằng đứng cho đến điểm cao nhất, rồi rơi trở lại và đáp gọn trong tay bạn. Đó là những gì xảy ra, bạn biết điều này bởi vì bạn đã chứng kiến nó rất nhiều lần Bạn quan sát các hiện tượng vật lý hàng ngày trong suốt cuộc đời mình. Giả sử, ta xem xét câu hỏi về thế giới vật lý của các nguyên tử, ví dụ như chuyển động của một electron quanh hạt nhân của nguyên tử hydro sẽ trông như thế nào? Liệu ta có thể trả lời câu hỏi đó dựa trên hiểu biết về Vật lý thường ngày? Chắc chắn là không rồi. Tại sao vậy? Bởi vì định luật vật lý chi phối hoạt động ở hệ thống vi mô rất khác so với vật lý vĩ mô mà ta nhìn thấy hàng ngày. Thế giới thường ngày mà bạn biết và yêu mến tuân theo những định luật của cơ học cổ điển. Nhưng hệ thống ở cấp độ nguyên tử lại hành xử dựa trên những định luật của cơ học lượng tử. Thế giới lượng tử là một nơi vô cùng kì lạ. Một minh họạ về sự kì lạ đó là thí nghiệm giả tưởng nổi tiếng: Con mèo của Schrödinger. Một nhà vật lý không thích mèo, đặt một con vào trong hộp, cùng với một quả bom có xác xuất nổ là 50% sau khi đậy nắp. Trừ khi mở nắp hộp ra, không có cách nào để biết quả bom đó đã nổ hay chưa. do đó, không có cách nào để biết con mèo còn sống hay đã chết. Trong vật lý lượng tử, ta có thể nói rằng trước khi quan sát con mèo ở trạng thái chồng chập Không sống cũng chưa chết, mà đúng ra là tổng hợp xác xuất với 50% cho mỗi trường hợp. Tương tự những gì diễn ra với hệ vật lý lượng tử như một electron chyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử hydro. Thực chất, hạt electron không quay xung quanh Nó xuất hiện cùng một lúc tại khắp nơi trong không gian với xác xuất xuất hiện ở vùng này nhiều hơn so với vùng khác. Chỉ sau khi định vị, ta mới chỉ ra được nó đang ở đâu tại thời điểm đó. Tương tự như việc ta không biết được con mèo còn sống hay đã chết cho đến khi mở nắp hộp. Điều này đưa ta đến một hiệu ứng kì lạ và đẹp đẽ có tên gọi Liên Đới Lượng Tử Giả sử, thay vì chỉ có một con mèo bên trong cái hộp ta có hai con trong hai hộp khác nhau. Kết quả của thí nghiệm Con mèo của Schrödinger cho ra bốn khả năng Cả hai con mèo đều sống hoặc đều đã chết hoặc một con còn sống, con còn lại đã chết và ngược lại. Hệ hai con mèo một lần nữa ở trạng thái chồng chập với xác xuất 25% thay vì 50% cho mỗi trường hợp. Chính tại đây, điều thú vị là cơ học lượng tử cho rằng có thể loại bỏ trường hợp cả hai con mèo cùng sống hoặc cùng chết dựa trên trạng thái chồng chập. Nói cách khác, có thể có một hệ hai con mèo, sao cho kết quả sẽ luôn là một con còn sống, con còn lại đã chết. Theo thuật ngữ chuyên môn thì đó là trạng thái liên đới của hai con mèo Nhưng vẫn còn điều thực sự gây kinh ngạc về hiệu ứng liên đới lượng tử Nếu bạn chuẩn bị hệ hai con mèo trong hộp ở trạng thái liên đới, sau đó di chuyển những cái hộp tới hai đầu của vũ trụ thí nghiệm sẽ luôn cho ra cùng một kết quả. Một con mèo sẽ luôn sống và con còn lại luôn chết mặc dù không thể thể xác định được con nào sống, con nào chết trước khi đo đạc. Sao mà như vậy được? Bằng cách nào mà trạng thái của hai con mèo ở hai đầu vũ trụ lại có thể liên đới theo cách này? Chúng ở quá xa để có thể ảnh hưởng tới nhau. Vậy làm thế nào hai quả bom lại luôn sắp xếp sao cho một quả nổ, quả còn lại thì không? Bạn có thể nghĩ rằng, "Lý thuyết có vấn đề và rằng Điều này không thể xảy ra trong thực tế." Nhưng cuối cùng, liên đới lượng tử cũng được khẳng định bằng quan sát thực nghiệm. Hai hạt hạ nguyên tử liên đới ở trạng thái chồng chất, nếu spin của vật thứ nhất quay xuống dưới, spin của vật kia sẽ phải quay lên trên cho dù không có cách nào để truyền thông tin giữa hai vật, cho thấy spin của một hạt tuân theo các định luật liên đới lượng tử. Không có gì ngạc nhiên khi liên đới lượng tử là cốt lõi của khoa học thông tin lượng tử, một lĩnh vực đang phát triển nghiên cứu cách áp dụng định luật lượng tử vào thế giới vĩ mô, như mật mã lượng tử, cho phép gián điệp trao đổi thông tin một cách an toàn, hay tính toán lượng tử, nhằm bẻ khoá mật mã. Vật lý thường ngày thoạt nhìn có vẻ giống với thế giới lượng tử kỳ lạ. Viễn tải lượng tử sẽ còn tiến xa hơn cho đến một ngày nào đó, con mèo của bạn sẽ trốn tới một thiên hà an toàn hơn nơi không có các nhà vật lý và những cái hộp. Tôi có một thắc mắc. Liệu máy vi tính có thể làm thơ? Một câu hỏi đáng suy ngẫm. Các bạn suy nghĩ một chút, rồi đột nhiên có một chuỗi câu hỏi như: Máy vi tính là gì? Thơ là gì? Sự sáng tạo là gì? Nhưng những câu hỏi này con người dành cả cuộc đời để tìm câu trả lời, chứ một bài thuyết trình TED là chưa đủ đâu. Chúng ta sẻ phải thử một cách tiếp cận khác. Nhìn lên đây, chúng ta có 2 bài thơ. Một bài do con người viết, bài còn lại được viết bởi một máy vi tính. Hãy cho tôi biết bài thơ nào của ai. 1.Ruồi nhỏ Trò chơi mùa hạ. Tay nhẹ bẫng Phủi đi Ta không là mi hay mi không là ta? 2.Ta cảm nhận hoạt động trong đời bạn Sáng sớm Dừng để thấy, Đức Cha, tôi ghét Không phải tất cả các đêm để bắt đầu cách khác Tôi sẽ trườn xoáy Mò mẫm trong bao la Trí óc của chuột nếu như tôi Biết được tôi mang một năm quan trọng hẳn vậy. Hết giờ. Giơ tay lên nếu bạn nghĩ bài thơ thứ nhất được viết bởi con người. Ok, đa số. Giơ tay lên nếu bạn nghĩ bài thơ thứ 2 được viết bởi con người. Rất can đảm, Bởi bài thứ nhất được viết bởi thi sĩ William Blake. Bài thứ hai được viết bởi một thuật toán bằng cách thu thập những từ ngữ từ Facebook của tôi trong 1 ngày và sau đó kết hợp theo thuật toán, bằng phương thức mà tôi sẽ mô tả sau. Thử một bài kiểm tra khác. Như trước, bạn không đủ thời gian để đọc, nên thử đoán xem. 1. Sư tử gầm và chó sủa. Khá thú vị và kỳ lạ rằng chim bay mà không gầm hay sủa. Chuyện thú rừng đầy mê hoặc chỉ có trong mơ và tôi sẽ hát nếu như tôi không kiệt sức và mỏi mệt. 2.O! Chuột túi, vòng bạc và nước ngọt sôcôla Em rất đẹp! Ngọc trai kèn, táo tầu, aspirins! tất cả những gì họ luộn nói về vẫn khiến một bài thơ đầy ngạc nhiên Những thứ này xuất hiện hàng ngày Kể cả ở bờ biển và trong quan tài. Chúng mang ý nghĩa. Chúng mạnh như đá. Hết giờ. Ai nghĩ bài thứ nhất được viết bởi con người, giơ tay lên. Được rồi, Còn ai nghĩ bài thứ hai được viết bởi con người giơ tay lên. Xấp xỉ 50/50. Có vẻ khó đoán hơn. Câu trả lời là, Bài thứ nhất được tạo bởi một phần mềm gọi là Racter, được tạo ra vào những năm 1970, còn bài thứ hai được viết bởi nhà thơ Frank O'Hara, một trong những thi sĩ tôi yêu thích. (Cười) Chúng ta vừa làm thử nghiệm Turing cho thơ ca. Thử nghiệm Turing được tiến hành lần đầu bởi Alan Turing năm 1950, để trả lời cho câu hỏi, liệu máy vi tính có biết suy nghĩ? Alan Turing tin rằng máy vi tính có thể trò chuyện thông qua văn viết với con người, với sự thành thạo mà khiến con người không thể nhận biết rằng họ đang nói chuyện với máy tính hay con người, khi ấy, máy vi tính được cho là có trí tuệ. Năm 2013, bạn tôi Benjamin Laird và tôi, chúng tôi tạo ra thí nghiệm Turning trực tuyến. Nó có tên bot hay không, bạn có thể tự tìm hiểu và trải nghiệm. Về cơ bản nó là những gì chúng ta vừa làm. Bạn được cho xem 1 bài thơ, bạn không biết máy tính hay con người sáng tác rồi bạn phải đoán. Hàng ngàn người đã thử thí nghiệm online, và cho ra kết quả. Vậy kết quả là gì? Turing đã nói rằng nếu máy tính có thể lừa một người rằng nó là con người 30% thời gian, thì tức là nó đã vượt qua bài kiểm tra Turing về trí tuệ Chúng tôi có các bài thơ trong dữ liệu bot hay không khiến 65% người đọc nghĩ rằng được viết bới một con người. Vì vậy, tôi nghĩ ta có câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta. Theo nguyên lý thí nghiệm Turning, một máy vi tính có thể viết thơ? Vâng, chắc chắn nó có thể. Nhưng nếu bạn có cảm giác không thoải mái với câu trả lời này, không sao cả. Nếu bạn có phản ứng không tích cực với điều này, cũng không sao vì đây chưa phải là kết thúc. Hãy trải nghiệm bài kiểm tra thứ ba và cuối cùng này. Lại nhé, bạn phải đọc và nói cho tôi cái nào là viết bởi con người, 1. Những lá cờ đỏ là lý do cho những lá cờ xinh đẹp. Và những chiếc nơ. Nơ của những lá cờ Và mặc chât liệu / Lý do để mặc chất liệu. Tặng niềm vui thích Bạn có thể cho tôi vùng miền (...) 2. Con hươu bị thương nhảy cao nhất, Tôi đã nghe thấy hoa thủy tiên Tôi đã nghe tiếng cờ hôm nay Tôi đã nghe tiếng anh thợ săn nói; Đây sự ngây ngất của cái chết,/ và rồi phanh gần như đã xong Và bình minh tới quá gần Khiến ta chạm vào nỗi thất vọng (...) OK, hết thời gian. Vậy, giơ tay lên nếu bạn nghĩ bài 1 được viết bởi con người. Giơ tay nếu bài 2 được viết bởi con người. Whoa, có nhiều người hơn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bài 1 được viết bởi thi sĩ Gertrude Stein. Và bài 2 được tạo với thuật toán gọi là RKCP. Bây giờ, trước khi tiếp tục, hãy để tôi mô tả rất nhanh và đơn giản, cách RKCP hoạt động. RKCP là một thuật toán sáng tạo bởi Ray Kurzweil, giám đốc kỹ thuật của Google và là một người tin tưởng vào trí tuệ nhân tạo. Vậy, bạn cho RKCP một chuỗi ký tự, nó phân tích chuỗi ấy để tìm ra cách sử dụng ngôn ngữ, và sau đó nó tái tạo lại ngôn ngữ bắt chước chuỗi ký tự đầu. Vì thế trong bài thơ chúng ta vừa thấy Bài thứ 2, bài mà mọi người nghĩ là của con người, Nó được tái tạo từ bài thơ viết bởi Emily Dickinson, máy nhìn cách cô ấy sử dụng ngôn ngữ, mô phỏng bài mẫu, và sau đó tái tạo một phiên bản theo cấu trúc tương tự. Nhưng điều quan trọng về RKCP là nó không biết ý nghĩa của ngôn từ nó sử dụng. Ngôn ngữ chỉ là nguyên liệu thô, nó có thể là tiếng Trung, tiếng Thụy điển, nó có thể là ngôn ngữ góp nhặt từ Facebook của bạn trong 1 ngày. Nó chỉ là nguyên liệu thô. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra 1 bài thơ nghe còn thật hơn cả bài thơ của Gertrude Stein, mặc dù Gertrude Stein là con người. Những gì ta đã làm, ít nhiều, là bài kiểm tra Turing đảo ngược Gertrude Stein, một người có thể sáng tác thơ khiến cho đại đa số người đọc nghĩ là được viết bởi máy tính. Vậy, theo nguyên lý đảo của bài kiểm tra Turing, Gertrude Stein là một máy tính. (Cười) Cảm thấy bối rối ư? Tôi nghĩ thế cũng đủ rồi. Cho đến giờ chúng ta có con người viết giống như người, chúng ta có máy tính viết như máy tính, chúng ta có máy tính sáng tác như người, nhưng chúng ta cũng có, có lẽ là gây hoang mang nhất, là con người viết như máy tính. Vậy chúng ta có gì từ những điều này? Chúng ta có thấy rằng William Blake một cách nào đó con người hơn so với Gertrude Stein? Hay là Gertrude Stein thì giống máy tính hơn William Blake? ( cười ) Đây là những câu hỏi mà tôi tự hỏi khoảng 2 năm nay, và tôi không có câu trả lời. Nhưng những gì tôi có là một số nhìn nhận về mối quan hệ của chúng ta với công nghệ. Vì vậy, kết luận nhận đầu tiên của tôi, vì một vài lý do, chúng ta liên hệ thơ với loài người. Đển khi chúng ta hỏi, "Máy tính có thể sáng tác thơ không?" chúng ta đồng thời cũng hỏi, "Làm con người có nghĩa là gì và làm thế nào chúng ta đặt ra giới hạn xung quanh việc này? Làm thế nào chúng ta nói ai hoặc cái gì có thể là một phần của thể loại này?" Đây cơ bản là một câu hỏi triết học, tôi tin là như thế, và nó không thể được trả lời bằng bài kiểm tra có không, như bài kiểm tra Turing. Tôi cũng tin Alan Turing hiểu điều này, và khi ông nghĩ bài kiểm tra vào năm 1950, ông cũng xem như đó là khiêu khích triết học. Và kết luận thứ hai của tôi là khi ta dùng bài kiểm tra Turing với thơ, chúng ta không thật sự kiểm tra khả năng của những chiếc máy tính bởi vì thuật toán cấu tạo nên thơ, chúng khá là đơn giản và đã tồn tại, khoảng từ những năm 1950. Những gì chúng ta đang làm với bài kiểm tra Turing về thơ, là thu thập những ý kiến về cái gì hình thành nên tính con người. Vì thế, điều mà tôi đã tìm ra, chúng ta đã nhìn thấy điều này trước đó, chúng ta thấy rằng William Blake giống một con người hơn so với Gertrude Stein. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là William Blake thật sự giống con người hơn hay là Gertrude Stein giống máy tính hơn. Chỉ đơn giản là định nghĩa con người không ổn định. Điều này khiến tôi hiểu rằng con người không phải là một khái niệm lạnh lùng, cứng nhắc. Thật ra, đó là thứ gì đó được xây dựng với những quan điểm của chúng ta và là thứ thay đổi theo thời gian. Và kết luận cuối cùng của tôi là máy tính ít hay nhiều, hoạt động như một tấm gương phản chiếu bất kỳ ý tưởng nào của con người mà chúng ta cho nó. Chúng ta cho máy tính Emily Dickson, nó phản chiếu Emily Dickson lại chúng ta. Chúng ta cho nó William Blake, thì đó sẽ là điều phản chiếu lại chúng ta. Chúng ta cho nó Gertrude Stein, điều chúng ta nhận lại chính là Gertrude Stein. Hơn bất cứ công nghệ nào, máy tính chính là một tấm gương phản chiếu bất ký ý tưởng nào mà con người dạy nó. Tôi chắc chắn rằng rất nhiều người trong các bạn đã nghe rất nhiều về trí thông minh nhân tạo gần đây. Và phần lớn cuộc nói chuyện là về chúng ta có tạo ra được nó hay không? Chúng ta có thể tạo một chiếc máy tính thông minh? Chúng ta có thể tạo ra một chiếc máy tính sáng tạo? Điều có vẻ được hỏi đi hỏi lại là liệu ta có thể làm ra chiếc máy tính-như-con người? Nhưng những gì chúng ta đã thấy cho đến bây giờ chính là con người không phải là một thực tế khoa học, đó là một ý tưởng tiếp nối, luôn chuyển dịch và là thứ thay đổi theo thời gian. Vì thế khi chúng ta bắt đầu vật lộn với những ý tưởng về trí thông minh nhân tạo trong tương lai, chúng ta không chỉ nên hỏi chính mình, "Ta có thể tạo ra nó không?" Mà chúng ta cũng nên tự hỏi "Ý tưởng nào của con người mà chúng ta muốn phản chiếu lại?" Đây là một quan điểm triết học, và nó không thể được trả lời chỉ bởi phần mềm, mà còn đòi hỏi một chút suy ngẫm về nhân loại, về nhân sinh. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào ngày 1 tháng 9 năm 1953 William Scoville dùng một máy quay bằng tay và một chiếc khoan cưa rẻ tiền để mở hộp sọ của một chàng trai, cắt đi một phần quan trọng trong bộ não rồi hút chúng ra bằng một ống kim loại. Nhưng đây không phải là trích đoạn của phim kinh dị, hay trong báo cáo vụ án của cảnh sát Bác sĩ Scoville là một trong những bác sĩ thần kinh hàng đầu ở thời của ông còn chàng trai trẻ tên là Henry Molaison, một bệnh nhân nổi tiếng, được biết đến với cái tên "H.M". Ca bệnh của anh đã mở ra những khám phá tuyệt vời về cách não bộ chúng ta làm việc. Khi còn là cậu bé, Henry đã bị nứt sọ trong một tai nạn và sớm bắt đầu các cơn co giật, bất tỉnh và mất kiểm soát các chức năng cơ thể Sau khi trải qua những đợt tập luyện hàng năm, thậm chí phải nghỉ học ở trường cấp ba chàng trai tuyệt vọng ấy đã gặp Bác sỹ Scoville một người nổi tiếng liều lĩnh chuyên thực hiện các ca phẫu thuật đầy rủi ro Phẫu thuật thùy não bộ phận từ lâu đã được dùng để chữa bệnh tâm thần dựa trên quan điểm các chức năng thần kinh được phân định chặt chẽ tương ứng với các vùng não bộ khác nhau Từng áp dụng thành công phương pháp này để giảm co giật ở bệnh nhân rối loạn tâm thần, Scoville quyết định loại bỏ thùy cá ngựa của H.M, một phần của hệ thống não rìa chi phối cảm xúc con người, nhưng chưa ai biết về chức năng thực sự của nó. Ban đầu, ca phẫu thuật đã thành công, những cơn co giật của H.M gần như biến mất mà không có thay đổi nào về tính cách thậm chí IQ của anh còn tăng lên. Nhưng có một vấn đề: trí nhớ của H.M bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài việc mất toàn bộ kí ức từ 10 năm trở lại, H.M không thể tạo lập kí ức mới, mất khái niệm ngày tháng, lặp đi lặp lại nhận xét, và thậm chí ăn nhiều bữa liên tục Scoville đã trao đổi với một chuyên gia, Wilder Penfield, về các kết quả đó, ông ta đã gửi một nghiên cứu sinh Tiến sĩ tên là Brenda Milner đến nhà để tìm hiểu về trường hợp của H.M, nơi mà anh ta dành cả ngày để làm những công việc kì cục hay xem đi xem lại những bộ phim kinh điển. Thông qua một loạt các cuộc thử nghiệm và phỏng vấn Điều cô phát hiện ra vừa đóng góp đáng kể vào lĩnh vực nghiên cứu trí nhớ, vừa tái định nghĩa kí ức thực chất là như thế nào. Một phát hiện của Milner làm sáng tỏ một thực tế rõ ràng: dù H.M. không thể tạo được kí ức mới, anh ta vẫn lưu giữ thông tin đủ lâu để hoàn chỉnh một câu nói hay tìm ra phòng tắm ở đâu Khi Milner đưa anh ta một số ngẫu nhiên, anh ta có thể ghi nhớ nó trong 15 phút bằng việc lặp lại liên tục con số đó. Nhưng chỉ 5 phút sau, anh hoàn toàn quên rằng bài kiểm tra đã diễn ra. Các nhà thần kinh học từng cho rằng ký ức như khối đá chưa đẽo gọt các thành phần cấu tạo giống nhau về bản chất và lưu trữ ở não. Kết quả của Milber vừa là đầu mối cho sự khác biệt hiện tại giữa trí nhớ ngắn hạn và dài hạn vừa chỉ ra mỗi loại trí nhớ dùng vùng não khác nhau Ngày nay ta biết việc tạo ký ức gồm một số bước nhất định Sau khi dữ liệu cảm giác tức thời được tạm mã hóa bởi tế bào thần kinh vỏ não, nó được đưa tới thùy cá ngựa, nơi protein đặc biệt làm việc để tăng cường kết nối khớp thần kinh vỏ não Nếu trải nghiệm đủ mạnh, hay được nhắc đến nhiều lần trong vài ngày đầu tiên, thùy cá ngựa sẽ chuyển kí ức này về vỏ não để lưu trữ vĩnh viễn. Não của H.M có thể tạo ấn tượng ban đầu, nhưng thiếu thùy cá ngựa để củng cố trí nhớ, chúng sẽ mất, như khi viết nguệch ngoạc trên cát vậy. Đó không phải là điểm khác biệt duy nhất Milner tìm được. Trong một thí nghiệm nổi tiếng, cô yêu cầu H.M vẽ đường viền của ngôi sao thứ ba. trong khoảng trống hẹp giữa đường viền của hai ngôi sao đồng tâm khi anh ta chỉ được nhìn tờ giấy và bút chì thông qua mặt gương. Như mọi người khi lần đầu tiên nhận được một yêu cầu kì lạ, anh ta làm rất tệ. Nhưng anh ta đã làm tốt hơn khi thực hiện nhiều lần dù anh không nhớ chút nào về những lần thử trước. Tiềm thức của anh ta nhớ những gì ý thức đã quên. Điều Milner tìm ra là trí nhớ quy nạp tên, ngày tháng và các sự kiện khác biệt với trí nhớ kĩ năng làm việc như đạp xe hay kí tên. Và chúng ta biết rằng trí nhớ kĩ năng làm việc dựa phần lớn vào hạch nền và tiểu não, các cấu trúc còn nguyên vẹn trong não H.M Sự khác biệt giữa "biết rằng là" và "biết làm thế nào mà" đặt nền móng cho tất cả nghiên cứu về trí nhớ sau này. H.M thọ 82 tuổi sau khi sống cuộc đời thanh bình ở nhà dưỡng lão. Những năm đó, ông được kiểm tra bởi hơn 100 nhà thần kinh học. khiến ông trở thành bộ óc được nghiên cứu nhiều nhất trong lịch sử. Sau khi ông mất, bộ não của ông được bảo quản và được scan trước khi bị cắt thành hơn 200 mảnh riêng biệt rồi chụp lại để làm ra bản đồ kĩ thuật số ở mức tế bào thần kinh đơn, Toàn bộ quá trình được truyền hình trực tiếp cho 400,000 khán giả. Mặc dù gần cả cuộc đời, H.M chẳng nhớ gì, ông và những đóng góp đối với hiểu biết về bộ nhớ sẽ được ghi nhận cho thế hệ mai sau. Bạn có để ý số lần lặp lại của đoạn điệp khúc trong bài hát bạn yêu thích? Và hãy thử nghĩ xem, bạn đã nghe nó bao nhiêu lần? Có lẽ, bạn đã nghe lại điệp khúc đó hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Và không chỉ những bài hát nhạc Pop ở phương Tây mới hay đi lặp lại. Sự lặp lại thường là điểm chung giữa các nền âm nhạc trên thế giới. Vậy tại sao âm nhạc phụ thuộc vào sự lặp lại nhiều đến vậy? Một phần lý do đến từ một hiện tượng được các nhà tâm lý học gọi là "Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên". Tóm lại, con người thường thích những thứ mà họ đã từng tiếp xúc trước đây. Ví dụ, có một bài hát trên radio mà chúng ta đặc biệt không thích; nhưng rồi ta nghe được bài hát đó ở cửa hàng tạp hóa, ở rạp chiếu phim, và ở cả góc phố. Chẳng bao lâu, ta sẽ gõ chân theo nhịp hát theo lời, và thậm chí tải bài hát về. Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên này không chỉ áp dụng cho các bài hát mà còn áp dụng cho tất cả mọi thứ: từ các hình khối cho đến quảng cáo Siêu cúp Bóng bầu dục. Vậy điều gì khiến sự lặp lại đặc biệt phổ biến trong âm nhạc đến vậy? Để tìm hiểu, các nhà tâm lý học đã yêu cầu mọi người nghe các bản nhạc không có những đoạn lặp lại giống nhau. Họ được nghe các trích đoạn này dưới dạng bản gốc, hoặc dưới dạng đã được chỉnh sửa để có những đoạn lặp lại. Mặc dù những bản gốc được sáng tác bởi những nhà soạn nhạc đáng nể nhất thế kỉ 20, còn những phiên bản lặp lại chỉ được lắp ghép bằng phần mềm chỉnh sửa; người nghe lại đánh giá phiên bản có đoạn lặp lại hay hơn, thú vị hơn và có nhiều khả năng được con người sáng tác. Phép lặp trong âm nhạc có sức thu hút rất lớn. Hãy nhớ đến bản nhạc kinh điển của những chú rối Muppet, "Mahna Mahna." Nếu đã từng nghe bài hát này, Bạn hầu như không thể, sau khi tôi hát "Mahna Mahna", mà không hát đối lại "Do doo do do do." Sự lặp lại kết nối chặt chẽ mỗi đoạn nhạc với đoạn nhạc theo sau nó. Do đó chỉ cần nghe vài nốt nhạc, bạn đã tưởng tượng ra phần tiếp theo. Bạn sẽ vô thức hát nhẩm trong đầu và vô tình bạn có thể ngân nga thành tiếng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, khi nghe một đoạn nhạc lặp lại, người ta sẽ hay nhún nhảy hoặc gõ theo nhịp hơn. Sự lặp lại đưa chúng ta tham gia vào thế giới âm nhạc bằng trí tưởng tượng, thay vì chỉ nghe một cách thụ động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người nghe di chuyển sự chú ý của họ trong khi nghe các đoạn nhạc lặp lại, sẽ tập trung vào những khía cạnh khác của âm thanh với mỗi lần nghe lại. Có thể bạn sẽ chú ý về một câu giai điệu khi nghe lần đầu tiên, nhưng khi nó lặp lại, bạn sẽ chú ý sang tiếng nhéo dây của đàn ghi-ta. Điều này cũng xảy ra trong ngôn ngữ và được gọi là "Sự bão hòa ngữ nghĩa". Lặp lại một từ nhiều lần, ví như "atlas ad nauseam" có thể khiến bạn không còn nghĩ về nghĩa của từ đó nữa; thay vào đó là tập trung vào âm thanh: việc âm "L" theo sau âm "T" khá lạ tai. Bằng cách này, việc lặp lại có thể mở ra một thế giới mới về âm thanh mà sẽ không thể tiếp cận được ở lần nghe đầu tiên. Âm "L" theo sau âm "T" có lẽ không liên quan đến từ "atlas" về mặt thẩm mỹ, nhưng tiếng nhéo dây ghi-ta có thể mang một ý nghĩa biểu đạt quan trọng. "Ảo giác lời nói thành tiếng hát" cho thấy việc đơn thuần lặp lại một câu nhiều lần sẽ hướng sự tập trung của người nghe sang khía cạnh cao độ và trường độ của âm thanh. Do đó ngôn ngữ nói khi được lặp lại sẽ bắt đầu nghe tựa như đang được hát. Hiệu ứng tương tự cũng xảy ra với những chuỗi âm thanh ngẫu nhiên. Người nghe sẽ đánh giá những chuỗi âm thanh ngẫu nhiên được chơi lặp lại là êm tai hơn những chuỗi âm thanh ngẫu nhiên mà họ chỉ được nghe một lần. Sự lặp lại đã mang đến một dạng định hướng về âm thanh mà ta cho là có tính âm nhạc rõ nét, khi ta nghe những âm thanh, và hình dung ra nốt nhạc tiếp sau đó. Chế độ nghe này gắn liền với tình trạng dễ nhiễm "vi trùng" âm nhạc của chúng ta, khi những đoạn nhạc in sâu vào đầu chúng ta và cứ lặp lại liên hồi. Giới phê bình thường cảm thấy khó chịu về sự lặp lại trong âm nhạc, cho rằng đó là nông cạn hoặc một bước thụt lùi, nhưng sự lặp lại chẳng những không gây khó chịu mà còn là một đặc tính quan trọng mang đến cho chúng ta một trải nghiệm mà chúng ta vốn coi là âm nhạc. Nguyên lý bất định Heisenberg là một trong số ít ý tưởng từ vật lý lượng tử được mở rộng ra đời sống hàng ngày. Nó nói rằng bạn không thể cùng một lúc biết chính xác vị trí và tốc độ của vật và hàm ý đúng với mọi thứ: từ phê bình văn học tới bình luận thể thao. Sự bất định thường được giải thích bằng kết quả đo lường, rằng việc đo vị trí vật làm thay đổi tốc độ hoặc ngược lại. Thế nhưng, nguồn gốc thực sự còn sâu xa và thú vị hơn nhiều. Nguyên lý bất định tồn tại vì mọi thứ trong vũ trụ biểu hiện cùng lúc dưới dạng hạt và sóng. Trong cơ học lượng tử, vị trí và tốc độ chính xác của một vật không có ý nghĩa gì cả. Để hiểu vấn đề này, cần tìm hiểu biểu hiện dưới dạng hạt hoặc sóng nghĩa là gì. Các hạt, theo định nghĩa, tồn tại ở một vị trí tại một thời điểm tức thì. Ta có thể minh họa bằng đồ thị thể hiện xác suất tìm ra vật tại vị trí cụ thể, đồ thị như một mũi nhọn, 100% tại một vị trí cụ thể, và 0% tại mọi điểm khác. Trong khi đó, sóng là những rung động lan truyền trong không gian, như gợn sóng bao phủ bề mặt hồ nước. Ta hoàn toàn có thể xác định đặc tính của toàn bộ sóng quan trọng nhất là bước sóng, là khoảng cách giữa hai đỉnh lân cận, hoặc hai đáy lân cận. Nhưng ta không thể gán cho nó một vị trí đơn lẻ. Xác suất lớn là nó sẽ nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Bước sóng là cần thiết trong vật lý lượng tử vì bước sóng của một vật liên quan tới động lượng của nó: khối lượng × vận tốc. Một vật chuyển động nhanh có nhiều động lượng, vì thế, có bước sóng rất ngắn. Một vật nặng có nhiều động lượng cho dù không chuyển động quá nhanh, dẫn đến, một lần nữa, bước sóng rất ngắn. Đó là lý do tại sao ta không nhận ra bản chất sóng trong các vật dụng hàng ngày. Nếu bạn ném quả bóng chày, bước sóng của nó là một phần tỷ của triệu tỷ của triệu tỷ của một mét. quá nhỏ để phát hiện. Vật nhỏ, như nguyên tử hay electron, có thể có bước sóng đủ lớn để có thể đo đạc bằng thí nghiệm vật lý. Nói chung, nếu có một sóng, ta có thể đo bước sóng, và động lượng của nó, nhưng không có vị trí. Ta có thế biết rất rõ vị trí một hạt, nhưng nó không có bước sóng, nên ta không biết động lượng của nó. Để có cả vị trí và động lượng của một hạt, ta cần hợp hai bức tranh để tạo ra đồ thị có sóng, nhưng chỉ trong một vùng nhỏ. Ta sẽ làm như thế nào? Bằng cách kết hợp nhiều sóng với bước sóng khác nhau, nghĩa là cho vật lượng tử kia khả năng có nhiều động lượng. Cộng hai sóng, ta thấy có những điểm mà các đỉnh cùng pha, tạo thành sóng lớn hơn, và những điểm khác mà đỉnh sóng này trùng với đáy sóng kia. Kết quả là những vùng có sóng được chia cắt bởi các vùng trống không. Nếu ta thêm sóng thứ ba, các vùng mà sóng bị triệt tiêu lớn dần, sóng thứ tư và chúng càng lớn dần, cùng với vùng có sóng hẹp dần đi. Tiếp tục thêm sóng vào, ta có thể tạo ra một gói sóng có bước sóng rõ ràng trong một vùng nhỏ. Đó là vật lượng tử, có cùng bản chất sóng và hạt, nhưng để đạt được nó, ta đánh mất sự chắc chắn về cả vị trí và động lượng. Vị trí không bị giới hạn tại một điểm đơn lẻ. Xác suất lớn là sẽ tìm thấy nó trong khoảng xung quanh trung tâm gói sóng và ta tạo ra gói sóng bằng cách thêm nhiều sóng, nghĩa là có xác suất tìm thấy nó với động lượng tương ứng với một trong số chúng. Cả vị trí và động lượng bây giờ đều bất định, và sự bất định được kết nối. Nếu muốn giảm sự bất định của vị trí bằng cách tạo ra gói sóng nhỏ hơn, bạn cần thêm nhiều sóng, nghĩa là sự bất định động lượng tăng lên. Nếu muốn biết rõ động lượng hơn, bạn cần gói sóng lớn hơn, nghĩa là sự bất định vị trí tăng lên. Đó chính là Nguyên lý bất định Heisenberg, được đề ra bởi nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg năm 1927. Sự bất định này không phải là chuyện đo lường tốt hay kém, mà là một kết quả hiển nhiên của việc kết hợp bản chất hạt và sóng. Nguyên lý bất định không chỉ là giới hạn thực tế cho đo lường mà còn là giới hạn tính chất mà một vật có thể có, xây dựng nên cấu trúc nền tảng của bản thân vũ trụ. Tôi tin rằng bí quyết để sản xuất ra những cây trồng chịu hạn cao, sẽ giúp đảm bảo nguồn lương thực trên thế giới, nằm ở loài cây tự hồi sinh, như chụp ở đây, trong điều kiện hạn hán khắc nghiệt. Có thể bạn nghĩ rằng những cái cây này có vẻ đã chết rồi, nhưng không phải vậy. Tưới nước cho chúng, chúng sẽ hồi sinh, xanh tươi trở lại, bắt đầu phát triển, từ 12 đến 48 tiếng. Thế, tại sao tôi lại đề xuất trồng cây chịu hạn sẽ giúp đảm bảo nguồn lương thực? Dân số thế giới hiện nay khoảng 7 tỷ người. Uớc tính đến đến năm 2050, chúng ta sẽ có từ 9 đến 10 tỷ người, với sự tăng trưởng lớn về dân số diễn ra ở Châu Phi. Các tổ chức nông lương trên thế giới đã đề xuất rằng chúng ta cần tăng 70% tập quán nông nghiệp hiện thời để đáp ứng nhu cầu đó. Dựa vào thực vật là nền tảng của chuỗi thức ăn phần lớn chuỗi thức ăn đều bắt nguồn từ thực vật. Tỷ lệ 70% đó không xem xét đến tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu do Dai thực hiện, xuất bản năm 2011, trong đó ông đã xét đến tất cả ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu và ông cho rằng - giữa những thứ khác - hạn hán gia tăng do ít mưa hoặc mưa thất thường. Những vùng đất tô đỏ ở đây, là những vùng đất, mà cho đến nay, được sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng nay không thể sử dụng được vì thiếu mưa. Đây là tình huống được dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2050. Phần lớn Châu Phi, thật ra, phần lớn 5 Châu, sẽ gặp rắc rối. Chúng ta sẽ phải xét đến một vài cách mau lẹ hơn để sản xuất lương thực. Và thích hợp hơn cả, một số cây trồng chịu hạn. Một điều nữa cần nhớ về Châu Phi là hầu hết nền công nghiệp của họ dựa vào nước mưa. Trên thế giới, trồng các cây chịu hạn không phải điều dễ dàng. Và lý do chính là nguồn nước. Nước cần thiết cho sự sống trên hành tinh này. Mọi sinh vật sống, tham gia quá trình chuyển hóa, từ vi trùng đến bạn và tôi, được cấu tạo phần lớn từ nước. Mọi phản ứng của sự sống diễn ra trong nước. Chỉ cần thiếu hụt 1 lượng nước nhỏ cũng dẫn đến tử vong. Trong cơ thể chúng ta 65% là nước-- nếu mất đi 1% nước, chúng ta chết. Để tránh việc đó, ta có thể thay đổi hành vi Thực vật thì không thể. Thực vật bám vào đất. Vì thế giai đoạn đầu thực vật chứa khá nhiều nước so với chúng ta, khoảng 95% nước, thực vật có thể mất một lượng nước nhiều hơn con người, từ 10 đến khoảng 70%, tùy loài, nhưng chỉ trong chốc lát. Phần lớn thực vật sẽ hoặc chống lại hoặc ngăn chặn việc mất nước. Những ví dụ về cây chống mất nước có thể tìm thấy ở cây mọng nước. Loài cây này thường nhỏ, rất đẹp mắt, nhưng việc chúng giữ nước dẫn đến bất lợi lớn chúng phát triển cực kì chậm. Ví dụ việc ngăn mất nước được tìm thấy ở cây gỗ và cây bụi. Rễ của chúng bám sâu vào đất, mạch nước dưới lòng đất cung cấp và cứ liên tục súc rễ cây bằng nước, và giữ cho chúng ẩm ướt. Cái cây ở bên phải là cây bao báp. Nó cũng được gọi là "cây lật ngược", chỉ vì từ phần rễ đến phần chồi lớn đến nỗi nó có vẻ được trồng lật ngược. Và tất nhiên bộ rễ hút nước cho cây. Và có lẽ chiến lược ngăn chặn sự mất nước phổ biến nhất thường thấy ở cây hàng năm. Cây hàng năm chiếm phần lớn trong nguồn thức ăn thực vật của ta. Dọc theo bờ biển phía tây nước tôi, gần như cả năm, bạn không thấy thực vật phát triển. Nhưng khi mưa xuân đến, bạn thấy điều này: hoa nở trên sa mạc. Chiến lược phát triển cây hàng năm là trồng vào mùa mưa, Cuối mùa, chúng cho ra một hạt, hạt đó khô, chiếm 8 - 10% lượng nước, nhưng còn sống. Cây nào bị khô cằn mà vẫn còn sống, chúng tôi xem là chịu được hạn. Trong tình trạng khô hạn, điều giúp hạt sống là nằm im trong sự cực hạn của môi trường trong khoảng thời gian dài. Lần tới, khi mùa mưa đến, chúng nảy mầm và sinh trưởng, và toàn bộ chu kỳ lại bắt đầu. Người ta tin rằng sự tiến hóa của hạt chịu hạn đã cho phép sự nảy nở và bức xạ của thực vật có hoa hay cây hạt kín lên trên mặt đất. Nhưng quay lại với cây hàng năm, nguồn cung cấp thực phẩm chính. Lúa mì, gạo và ngô chiếm 95% nguồn cung cấp lương thực. Đó là một chiến lược tuyệt vời vì trong khoảng thời gian ngắn bạn có thể sản xuất nhiều hạt. Hạt giàu năng lượng nên có nhiều calo trong thực phẩm bạn có thể dự trữ hạt lúc đói kém, nhưng có một bất lợi. Tế bào thực vật, rễ và lá của cây hàng năm không có nhiều đặc điểm chống chọi hoặc chịu đựng do di truyền. Chúng không cần đặc điểm đó. Chúng phát triển vào mùa mưa và để sống sót, chúng ra hạt trong thời gian còn lại của năm. Vì vậy, mặc cho những nỗ lực hết mình trong nông nghiệp để tạo ra cây trồng có cải tiến về tính chất như sức chống chịu, khiếm khuyết và chịu đựng đặc biệt là sức chống chịu và khiếm khuyết vì chúng tôi có mô hình khả dĩ hiểu về cách thức hoạt động của các tính chất đó nên sẽ hình dung như sau, Cánh đồng ngô ở Châu Phi, trong hai tuần không mưa và đồng ngô chết. Có một giải pháp: loài cây chịu hạn. Loài cây này có thể mất 95% lượng nước trong tế bào, duy trì tình trạng khô và "như-chết - rồi" nhiều tháng đến nhiều năm. và khi được tưới nước chúng xanh tươi và bắt đầu phát triển trở lại Giống như hạt cây, chúng chịu được hạn. Giống như hạt cây, chúng có thể chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Và đây là hiện tượng rất hiếm xảy ra. Chỉ có 135 loài cây có hoa làm được điều này. Tôi sẽ cho bạn xem một video về quá trình hồi sinh của ba loài cây trên theo thứ tự. Và ở dưới có trục thời gian, bạn có thể thấy nó diễn ra nhanh ra sao. (Vỗ tay) Rất đáng ngạc nhiên, đúng không? Tôi đã dành 21 năm qua cố gắng để hiểu cách chúng làm được điều này. Cách nào mà các loài cây này khô héo mà vẫn sống? Tôi nghiên cứu nhiều loài cây chịu hạn khác nhau, được chiếu ở đây trong tình trạng khô và ngậm nước, vì nhiều lý do. Một trong số đó là mỗi cây này là một mô hình tượng trưng cho một cánh đồng chịu hạn mà tôi muốn gieo trồng. Ví dụ, ở phía trên cùng bên trái là một đồng cỏ, có tên là Ersgrostis nindensis, Nó có họ hàng gần tên là Eragrostis tef -- nhiều người có thể biết với tên "teff" -- là thức ăn chính ở Ethiopia, không có gluten, và chúng tôi muốn làm cho nó chịu được hạn. Lý do khác để tìm hiểu một số loài cây là ít nhất thì ban đầu, tôi muốn biết rằng: chúng có đặc điểm giống nhau? Chúng có sử dụng cùng cơ chế có khả năng mất nước mà không chết? Vì thế tôi thực hiện phương pháp tiếp cận hệ thống sinh học để có cách hiểu thấu đáo hơn về khả năng chịu hạn, và chúng tôi xét tất cả từ phân tử cho đến toàn bộ cây, rồi đến sinh lý môi trường. Ví dụ, chúng tôi xem xét các đặc điểm như các thay đổi ở giải phẫu thực vật khi khô héo và cấu trúc siêu vi. Chúng tôi xem xét hệ phiên mã, đó là một thuật ngữ công nghệ ở đó chúng tôi nghiên cứu gen khởi động và kết thúc phản ứng theo sự khô héo. Phần lớn gen sẽ tổng hợp protein, nên chúng tôi xem xét hệ protein. Protein gì được tổng hợp khi cây khô héo? Một số protein sẽ tạo ra enzyme tạo nên chất chuyển hóa, nên chúng tôi xét hệ chuyển hóa. Điều này quan trọng vì cây bám vào đất. Chúng sử dụng cái mà tôi gọi là vũ khí hóa học thích ứng cao để bảo vệ chúng khỏi sức ép của môi trường. Quan trọng là chúng tôi xem xét thay đổi hóa học xảy ra khi cây khô héo. Trong nghiên cứu gần đây, chúng tôi làm ở cấp phân tử, quan sát hạt mỡ -- lipid thay đổi theo sự khô héo. Điều đó cũng quan trọng vì toàn bộ màng sinh học đều do lipid tạo ra. Lipid giữ như các màng mỏng khi chúng trong nước. Bị tách khỏi nước, các màng mỏng cũng rời ra. Lipid cũng đóng vai trò dấu hiệu để khởi động gen. Sau đó, chúng tôi nghiên cứu về sinh lý học và sinh hóa để thử nghiệm và hiểu được vai trò của các tế bào bảo vệ giả định trong các nghiên cứu khác của mình chúng tôi thật sự phát hiện ra Sau đó, tổng hợp lại để thử nghiệm và hiểu thực vật đối phó với môi trường tự nhiên ra sao. Tôi luôn có một triết lý rằng tôi cần hiểu một cách thấu đáo cơ chế chống chịu hạn để đưa ra những đề xuất có ích cho ứng dụng sinh vật. Tôi chắc rằng bạn đang nghĩ, "Bằng ứng dụng sinh vật bà ấy đang định tạo ra cây trồng biến đổi gen phải không?" Và câu trả lời cho câu hỏi là: tùy vào cách bạn định nghĩa biến đổi gen. Tất cả cây trồng chúng ta ăn hiện nay, lúa mì, gạo và ngô, đều biến đổi gen rất nhiều so với tổ tiên của chúng, nhưng chúng ta không xem là biến đổi gen vì chúng được sản xuất theo sự sinh sản thông thường. Nếu bạn có ý đó, tôi sẽ đưa gen của loài cây bất tử vào cây trồng? Câu trả lời là đúng thế. Theo thời gian, chúng tôi đã thử cách đó. Đúng hơn là, một trong số các cộng tác viên của tôi ở UCT, Jennifer Thomson, Suhail Rafudeen, đã tiên phong áp dụng cách đó và tôi sẽ sớm cho bạn thấy số liệu. Nhưng chúng tôi dự định thực hiện phương pháp đó đầy tham vọng, mà chúng tôi nhắm đến việc khởi động toàn bộ hệ gen sẵn có ở mỗi cây trồng. Chúng chỉ không bao giờ tháo xoắn dưới điều kiện cực khô hạn. Tôi để bạn quyết định làm vậy có nên gọi là biến đổi gen không. Tôi sẽ cho bạn xem số liệu của phương án đầu tiên. Và để làm điều đó tôi phải giải thích một chút về hoạt động của gen. Có lẽ bạn đều biết gen gồm hai đoạn ADN đôi. ADN xoắn chặt thành nhiễm sắc thể hiện diện ở mỗi tế bào của cơ thể bạn hoặc cơ thể thực vật. Nếu bạn tháo xoắn ADN, bạn nhận được gen. Và mỗi gen có 1 vùng khởi động chỉ là nút tắt-mở, vùng mã hóa gene và vùng kết thúc, là vùng cho thấy đây là phần cuối của gen, gen kế tiếp sẽ bắt đầu. Vùng khởi động không đơn giản chỉ là nút tắt-mở. Chúng thường cần tinh chỉnh nhiều, nhiều thành phần hiện diện và chuẩn xác trước khi gen được mở lên. Điều tiêu biểu đạt được trong nghiên cứu công nghệ sinh học là chúng tôi dùng vùng khởi động cảm ứng chúng tôi biết cách khởi động nó. Ghép cặp gen chúng tôi quan tâm chuyển vào cây trồng và xem xem chúng phản ứng ra sao. Trong nghiên cứu tôi định cho bạn biết, cộng tác viên của tôi dùng chất hoạt hóa chịu hạn, mà chúng tôi đã phát hiện ở cây bất tử. Điều thú vị về vùng khởi động là chúng tôi không làm gì cả. Tự cây trồng cảm nhận hạn hán. Chúng tôi dùng chất hoạt hóa điều khiển gen chống oxy hóa từ cây bất tử. Tại sao lại là gen chống oxy hóa? Vâng, tất cả áp lực, đặc biệt là áp lực từ hạn hán, dẫn đến sự hình thành gốc tự do, hoặc loài có phản ứng hóa học với oxy, gây thiệt hại cao và có thể làm chết cây. Chất chống oxy hóa làm gì để chấm dứt thiệt hại đó? Đây là vài số liệu từ giống ngô được sử dụng rất phổ biến ở Châu Phi. Ở bên trái mũi tên là cây trồng không có gen này, ở bên phải -- là cây trồng với gen chống oxy hóa. Sau ba tuần không tưới nước, những cây mang gen phát triển rất tốt. Về cách tiếp cận cuối cùng. Nghiên cứu của tôi cho thấy sự giống nhau một cách rõ rệt trong cơ chế chịu hạn trong hạt và cây bất tử. Tôi sẽ đặt ra một câu hỏi, chúng chung bộ gen không? Hay nói cách khác, cây chịu hạn dùng gen tiến hóa trong hạt chịu hạn trong rễ và lá của chúng? Chúng giao nhiệm vụ lại cho hạt giống gen trong rễ và lá cây chịu hạn hay không? Và tôi trả lời câu hỏi đó, nhờ kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu của nhóm mình và sự hợp tác gần đây từ nhóm Henk Hilhorst ở Hà Lan, Mel Olivier ở Mỹ và Julia Buitink ở Pháp. Câu trả lời là có, có một bộ gen thiết yếu tham gia vào cả hai việc đó. Tôi sẽ diễn giải sơ qua điều này ở ngô, nơi nhiễm sắc thể nằm dưới nút tắt đại diện cho toàn bộ gen cần thiết cho sự chịu hạn. Khi hạt ngô khô lại vào cuối thời kỳ phát triển, chúng khởi động các gen này. Cây bất tử khởi động cùng một bộ gen khi chúng khô héo. Do đó, những cây trồng hiện nay, có các bộ gen này ở rễ và lá của chúng, chúng chưa bao giờ khởi động gen. Chúng chỉ khởi động gen ở mô hạt. Vậy những gì chúng cần làm bây giờ là hiểu dấu hiệu của môi trường và tế bào dấu hiệu mà khởi động gen ở cây bất tử, để bắt chước quá trình diễn ra ở ngô. Và chỉ một ý tưởng cuối cùng. Chúng tôi đang cố gắng làm thật nhanh chóng đó là lặp lại những gì tự nhiên đã làm trong sự tiến hóa ở cây chịu hạn khoảng 10 đến 40 triệu năm về trước. Tôi cùng cây trồng của mình cảm ơn sự chú ý của bạn. (Vỗ tay) Nỗi buồn là một phần trải nghiệm làm người, nhưng từ nhiều thế kỷ, vẫn còn những bất đồng về việc chính xác thì nỗi buồn là gì, và làm thế nào để vượt qua nó. Nói một cách đơn giản nhất, người ta thường xem nỗi buồn như một phản xạ tự nhiên trước tình huống khó khăn. Bạn cảm thấy buồn khi bạn mình chuyển đi, khi thú cưng chết. Khi một người bạn nói: "Buồn quá", bạn thường hỏi lại: "Sao buồn vậy?" Nhưng nếu bạn tin nỗi buồn đó đến từ bên ngoài, thì đây là một ý nghĩ khá mới lạ. Các bác sĩ Hy Lạp cổ không cho là như thế, mà tin rằng nỗi buồn do một loại dịch màu đen trong cơ thể gây ra. Theo hệ thống dịch thể của Hy Lạp, cơ thể và linh hồn chúng ta bị chi phối bởi 4 loại dịch thể mà trạng thái cân bằng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính khí của ta. Từ "sầu muộn" có bắt nguồn từ "melaina kole", nghĩa là "mật đen", được coi là dịch thể gây ra sầu muộn. Bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, và các liệu pháp y tế, bạn có thể cân bằng lại các dịch thể này. Dù người ta đã biết nhiều hơn về các hệ thống chi phối cơ thể con người, quan điểm của người Hy Lạp về nỗi buồn, đến nay, vẫn còn giữ được giá trị, không chỉ với loại sầu muộn mà ta thường cảm thấy, mà còn cả với chứng trầm cảm lâm sàng. Các bác sĩ tin rằng những cảm xúc mơ hồ kéo dài ít nhiều có liên quan đến các chất hoá học trong não, sự cân bằng của các chất này bên trong não bộ. Theo như hệ thống của Hy Lạp, việc thay đổi cân bằng sẽ có tác động lớn đến cách phản ứng của ta hoặc gây ra tình trạng cực kì nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có một nỗ lực từ lâu đời, nhằm nhận biết giá trị của nỗi buồn, trong lúc thảo luận, bạn sẽ tìm thấy một luận điểm mạnh mẽ về nỗi buồn, không chỉ là không thể thiếu mà còn là phần tất yếu trong cuộc sống. Nếu chưa từng cảm thấy buồn, bạn đã bỏ lỡ một phần ý nghĩa của việc làm người. Nhiều nhà tư tưởng cho rằng nỗi buồn là thiết yếu cho sự khôn ngoan. Robert Burton, sinh năm 1577, dành cả đời để nghiên cứu nguyên nhân và trải nghiệm nỗi buồn. Trong quyển sách để đời của mình, "Giải phẫu nỗi u sầu", ông viết: "Ai càng thông thái thì càng buồn." Những nhà thơ lãng mạn đầu thế kỉ 19 tin rằng nỗi buồn giúp ta hiểu những cảm xúc sâu sắc khác một cách rõ ràng hơn, ví dụ như cái đẹp và niềm vui. Để có thể hiểu nỗi buồn của một cái cây trụi lá vào mùa thu, ta phải hiểu hơn về chu kỳ sự sống khiến mùa xuân, trăm hoa đua nở. Nhưng sự khôn ngoan và trí tuệ cảm xúc có vẻ là nhu cầu trước nhất. Liệu nỗi buồn có giá trị trên mức cơ bản, hoặc hữu hình, hay thậm chí là cấp độ tiến hóa không? Nhiều nhà khoa học cho rằng khóc và cảm giác muốn trốn chạy là cách mà tổ tiên của chúng ta bảo vệ các mối liên kết xã hội và giúp họ có được sự hỗ trợ cần thiết. Nỗi buồn, ngược với giận dữ và bạo lực, là biểu hiện của nỗi đau nó có thể lập tức đưa chúng ta lại gần nhau, và điều này giúp cho cá nhân và cộng đồng phát triển. Có thể nỗi buồn giúp tạo ra sự đoàn kết cần thiết để tồn tại, tuy nhiên, nhiều người vẫn tự hỏi liệu nỗi đau của người khác có giống với nỗi đau của mình. Nhà thơ Emily Dickinson đã viết rằng: "Tôi nhìn từng nỗi đau xa lạ bằng đôi mắt trăn trở sâu xa Trong suy tư, tôi luôn tự hỏi Ai gánh được án khổ nặng bằng tôi." Vào thế kỉ 20, các nhà nhân chủng học y khoa, như Arthur Kleinman, thu thập bằng chứng từ cách mà người ta nói về nỗi đau, để giả thuyết rằng cảm xúc không phải là quy luật chung cho tất cả, và văn hóa, đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta. Khi nói đến cảm giác "đau lòng" nói chung, cảm giác vụn vỡ sẽ thành một phần của trải nghiệm, trong khi dùng ngôn ngữ của một nền văn hoá để nói về tổn thương, mỗi người có thể sẽ có một trải nghiệm khác nhau. Một số nhà tư tưởng đương đại không hứng thú với nỗi buồn của cá nhân lẫn nỗi buồn phổ quát, và thà sử dụng công nghệ để loại bỏ mọi hình thức khổ đau. David Pearce đã gợi ý rằng công nghệ gen di truyền và một số công nghệ hiện đại khác không chỉ thay đổi cách con người cảm nhận nỗi đau tinh thần và thể xác, mà còn có thể cấu trúc lại hệ sinh thái toàn thế giới để các loài động vật không còn phải đánh vật với tự nhiên. Ông đặt tên cho dự án này là "công nghệ thiên đường". Nhưng nếu không còn nỗi buồn trên đời, đó chẳng phải cũng là một nỗi buồn sao? Tổ tiên và các nhà thơ yêu thích của ta chắc cũng sẽ không muốn gia nhập thiên đường này đâu. Thực tế, điều duy nhất về nỗi buồn mà ai cũng đồng tình, chính là việc hầu như ai, ở thời đại nào, cũng đã từng nếm trải, là dù hàng ngàn năm trôi qua, một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với nó là giải bày, cố gắng thể hiện những cảm xúc khó tả. Như trong lời thơ của Emily Dickinson, "Niềm tin tựa như chim đậu trong tán linh hồn bản không lời chim hót mãi còn với thời gian." Nền dân chủ. Tại phương Tây, chúng ta đang mắc phải một sai lầm lớn vì xem thường nó. Chúng ta cho rằng dân chủ không giống như những bông hoa vốn mỏng manh yếu ớt, mà chỉ coi nó như là một vật trang trí cho xã hội. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ đến nó như là 1 người k khoan nhượng (về chính trị). Chúng ta mù quáng tin rằng chủ nghĩa tư bản dĩ nhiên sinh ra nền dân chủ. Nhưng không phải vậy. Tổng thống Singapore Lý Quang Diệu và những bản sao lớn của ông ở Bắc Kinh đã cho thấy sự nghi ngờ vô lý về sự khả thi của một nền tư bản thịnh vượng, tăng trưởng ngoạn mục, trong khi hệ thống chính trị còn duy trì nền dân chủ tự do. Thật sự, nền dân chủ đang bị kìm hãm tại chính quê hương của nó, tại châu Âu này. Đầu năm nay, khi tôi còn đang đại diện cho Hy Lạp -- chính phủ Hy Lạp mới được bầu -- tại cộng đồng châu Âu với tư cách Bộ trưởng Tài chính, tôi được lệnh không chính thức rằng tiến trình dân chủ của quốc gia mình -- các cuộc bầu cử -- không được phép can thiệp đến các chính sách kinh tế đang được thi hành ở Hy Lạp. Lúc đó, tôi thấy rằng không có chứng minh nào chính đáng hơn của Lý Quang Diệu, hay Đảng Cộng sản Trung Hoa, thật sự là 1 vài người bạn cứng đầu của tôi cứ luôn nói với tôi rằng nền dân chủ sẽ bị cấm cản nếu nó lăm le thay đổi điều gì. Tối nay, tại đây, tôi muốn cho mọi người thấy một nền kinh tế vì dân chủ thực sự. Tôi muốn mọi người cùng tôi tin rằng Lý Quang Diệu, Đảng Cộng sản Trung Quốc và cộng đồng châu Âu đã sai khi tin rằng chúng ta có thể không cần đến dân chủ nữa -- mà là chúng ta cần một nền dân chủ nhiệt huyết và chính thống. Và không có dân chủ, xã hội này sẽ thật tồi tệ, tương lai mù mịt và những phát minh kỹ thuật mới, vĩ đại sẽ bị lãng phí. Nói về lãng phí, cho phép tôi chỉ ra một nghịch lý thú vị đang đe dọa nền kinh tế ta đang nhắc tới. Tôi gọi nó là nghịch lý song đỉnh. Một đỉnh mà bạn hiểu -- bạn biết nó, bạn nhận diện được nó-- đó là núi nợ đang bao phủ khắp nước Mỹ, châu Âu và toàn bộ thế giới. Chúng ta đều nhận ra núi nợ này. Nhưng ít người thấy rõ được đỉnh còn lại. Một núi tiền nhàn rỗi nằm trong tay những người tiết kiệm giàu có và các tập đoàn, vì quá sợ hãi nên không dám đầu tư tiền vào những hoạt động béo bở có thể tạo ra các nguồn thu nhập mà từ đó bạn có thể dẹp bỏ núi nợ và tạo ra những thứ mà loài người thật cần, như năng lượng xanh. Giờ để tôi cung cấp cho mọi người hai con số. Hơn ba tháng trước, tại Mỹ, Anh và châu Âu, chúng tôi đã đầu tư, tổng cộng, 3.4 nghìn tỉ đô vào các mặt hàng làm giàu -- như các nhà máy công nghiệp, máy móc thiết bị, các khối văn phòng, trường học, đường bộ, đường sắt, máy móc, vân vân và vân vân. 3.4 nghìn tỉ đô nghe có vẻ rất nhiều tiền cho đến khi bạn so sánh nó với 5.1 nghìn tỉ đô mà được rải khắp nơi trong các nước có cùng điều kiện, trong các tổ chức tài chính, mà toàn không làm được gì lúc đó cả ngoại trừ lạm phát thị trường chứng khoán và đặt giá thầu lên giá nhà. Cho nên núi nợ và núi tiền nhàn rỗi tạo thành núi song đỉnh, không triệt tiêu lẫn nhau thông qua sự vận hành bình thường của các thị trường. Kết quả là nợ lương, hơn một phần tư người ở độ tuổi 25 đến 54 ở Mỹ, Nhật và châu Âu mất việc. Và kéo theo đó, tổng cầu thấp, mà trong cái vòng xoáy không đáy càng tăng thêm sự bi quan ở các nhà đầu tư, những người, sợ cầu thấp, tái tạo nó bằng cách không đầu tư -- giống y hệt cha đẻ của Oedipus, là người, vì sợ hãi bởi lời tiên tri của nhà tiên tri cho rằng con trai mình khi lớn lên sẽ giết chết mình, đã vô tình thiết kế thêm những mầm mống đảm bảo rằng Oedipus, con trai ông, sẽ giết ông. Đây chính là sự bất mãn của tôi với chủ nghĩa tư bản. Sự lãng phí gộp, toàn bộ số tiền nhàn rỗi này, nên được dành vào mục đích cải thiện chất lượng đời sống, cũng như phát triển nhân tài, và thực sự tài trợ vào công nghệ kỹ thuật như công nghệ xanh, mà là hoàn toàn cần thiết để bảo tồn Địa Cầu. Liệu tôi có đúng không khi tin rằng dân chủ chính là lời giải đáp? Tôi tin là như thế, nhưng trước khi ta tiếp tục, hãy thử nghĩ xem vậy thế nào là dân chủ? Nhà bác học Aristotle đã định nghĩa dân chủ như một thể chế mà ở đó người tự do và người nghèo, chiếm đa số, kiểm soát chính phủ. Bây giờ, dĩ nhiên nền dân chủ người A-ten đã loại trừ quá nhiều người. Phụ nữ, người nhập cư và đương nhiên, những người nô lệ. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta loại bỏ tầm quan trọng của nền dân chủ Athen cổ đại ấy trên cơ sở những người mà nó loại trừ. Điều còn xác đáng hơn, và vẫn còn tiếp diễn như thế về nền dân chủ Athen, đó là sự bao gồm cả những người lao động nghèo, những người không những đã giành được quyền tự do ngôn luận, mà quan trọng hơn cả, họ đã giành được quyền ý kiến về chính trị giúp họ có được vai vế ngang hàng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến đất nước. Giờ, dĩ nhiên, nền dân chủ Athen đã không tồn tại lâu dài được. Giống như ngọn nến cháy sáng rực rỡ nhưng nhanh lụi tàn. Và quả thực là, dân chủ tự do của chúng ta ngày nay không bắt nguồn từ Aten cổ đại. Chúng bắt nguồn từ Magna Carta, trong cuộc Cách mạng Vinh Quang năm 1688, mà thực ra là trong hiến pháp nước Mỹ. Trong khi nền dân chủ Athen tập trung vào những công dân vô chủ và trao quyền cho người lao động nghèo, nền dân chủ tự do của ta được sáng lập dựa trên truyền thuyết Magna Carta, cái mà, sau tất cả, là một đặc quyền cho những kẻ làm chủ. Và sự thực là, dân chủ tự do chỉ nổi lên khi nó có thể tách biệt hoàn toàn lĩnh vực chính trị ra khỏi lĩnh vực kinh tế, để hạn chế hoàn toàn tiến trình dân chủ trong lĩnh vực chính trị, rời khỏi lĩnh vực kinh tế -- thế giới đoàn thể, nếu bạn muốn -- là một khu vực phi dân chủ. Bây giờ, trong những nền dân chủ ngày nay, sự tách biệt kinh tế với chính trị, khoảnh khắc nó bắt đầu diễn ra, đã dẫn đến một cuộc đấu tranh sử thi không lay chuyển được giữa cả hai, với một nền kinh tế chiếm thế thượng phong so với nền chính trị, ăn sâu vào sức mạnh của nền chính trị ấy. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các chính trị gia không còn như xưa? Không phải vì DNA của họ thoái hóa. (Cười) Là bởi vì một người có thể ở trong chính phủ nhưng không có quyền lực, là bởi vì quyền lực đã chuyển từ chính trị sang kinh tế, hai mảng tách biệt nhau. Thực ra, tôi đã nói về sự bất mãn của mình với chủ nghĩa tư bản. Nếu bạn nghĩ về nó, nó hơi có phần giống như loài thú ăn mồi sống vậy, mà rất thành công khi giết chết loại con mồi nó phải ăn để sống nhưng cuối cùng lại chết đói. Tương tự, nền kinh tế đã xâm chiếm và chiếm ưu thế so với chính trị đến mức nó đang tự phá hoại nó, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Sức mạnh đoàn thể đang gia tăng, hàng hóa chính trị đang mất giá, sự bất bình đẳng đang gia tăng, tổng cầu đang giảm và các lãnh đạo tập đoàn không đủ dũng cảm để đầu tư tiền mặt của họ. Vậy nên tư bản chủ nghĩa càng thành công khi tách quần chúng ra khỏi nền dân chủ, song đỉnh càng cao hơn và sự lãng phí càng nhiều về nguồn nhân lực và sự giàu có của nhân loại. Rõ ràng là, nếu điều này là đúng, chúng ta phải thống nhất lĩnh vực kinh tế và chính trị lại và tốt hơn là nên kiểm soát quần chúng, giống như ở Athen cổ đại ngoại trừ là không có nô lệ hoặc sự loai trừ phụ nữ và người nhập cư. Giờ này, ý tưởng này không còn là mới. Những người theo chủ nghĩa Mác đã có ý tưởng này cách đây 100 năm và nó đã không được thuận lợi, đúng chứ? Bài học chúng ta hoc được từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ là chỉ có phép màu thì dân nghèo mới được lại trao quyền, như họ đã từng ở thời Athen cổ đại, mà không phải tạo ra những hình thức tàn bạo và lãng phí mới. Nhưng có một giải pháp: loại bỏ tầng lớp lao động nghèo. Chủ nghĩa tư bản đang làm thế bằng cách thay thế nhân công giá rẻ bằng máy móc tự động, người máy, robot. Vấn đề nằm ở chỗ miễn là nền kinh tế và chính trị còn tách biệt nhau, sự tự động hóa càng làm song đỉnh cao hơn, sự lãng phí và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc hơn, bao gồm -- sớm thôi, tôi tin rằng -- ở những nơi như Trung Quốc. Vậy nên chúng ta cần phải cấu hình lại, chúng ta cần tái hợp nền kinh tế với lĩnh vực chính trị, nhưng chúng ta nên làm điều đó bằng cách dân chủ hóa lĩnh vực được hợp nhất, e rằng chúng ta sẽ đến hồi kết với một chế độ chuyên quyền giám sát điên cuồng khiến cho bộ phim Ma trận trông giống như một cuốn phim tài liệu. (Cười) Vậy nên vấn đề ở đây không là chủ nghĩa tư bản có tồn tại hay không những đổi mới công nghệ đang được sinh ra Mà còn thú vị hơn là liệu chủ nghĩa tư bản sẽ được kế tục bởi cái gì đó giống như Ma trận hay một thứ gì đó gần gũi hơn với một xã hội như Star Trek, nơi mà những loại máy móc phục vụ con người và con người dành nhiều sức lực để khám phá vũ trụ và hòa mình vào những cuộc tranh luận về ý nghĩa cuộc đời ở các cuộc họp chính trị cổ đại, như thành A-ten (Hy Lạp cổ), có công nghệ cao. Tôi cho rằng chúng ta có đủ khả năng để lạc quan. Nhưng sẽ mất những gì sẽ như thế nào để có được một nơi lý tưởng như Star Trek, thay vì một nơi tồi tệ như Matrix? Trong giới hạn thực tế, cho phép tôi chia sẻ ngắn gọn, về một vài ví dụ. Ở cấp độ doanh nghiệp, tưởng tượng một thị trưởng vốn, nơi bạn có thể làm việc để kiếm vốn, và là nơi nguồn vốn của bạn theo bạn từ công việc này sang công việc khác, từ công ty này sang công ty khác, và công ty -- bất kỳ công ty nào bạn đang làm việc tại thời điểm đó -- được sở hữu duy nhất bởi những người đang làm việc tại đó vào lúc ấy. Rồi mọi thu nhập bắt nguồn từ vốn, từ lợi nhuận, và khái niệm về lao động trả lương sẽ không còn được dùng nữa. Sẽ không còn sự tách biệt giữa những người sở hữu nhưng không làm việc trong công ty và những người làm việc nhưng không sở hữu công ty; sẽ không còn chiến tranh giữa tư bản và người lao động; không còn khoảng cách lớn giữa đầu tư và tiết kiệm; thật sự, không còn song đỉnh cao chót vót nữa. Ở cấp độ kinh tế chính trị toàn cầu hãy tưởng tượng về thời điểm mà đồng tiền quốc gia có tỷ giá hối đoái trôi tự do, với loại tiền tệ kỹ thuật số, mang tính toàn cầu, phổ quát là loại được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ban hành, G-20, thay mặt cho toàn thể nhân loại. Và hãy tưởng tượng xa hơn khi mà toàn bộ thương mại quốc tế được tính bằng đồng tiền này-- chúng ta hãy gọi nó là "cosmos-vũ trụ" trong các đơn vị cosmos -- mà mỗi chính phủ đồng ý trả tiền vào một quỹ chung một khoảng tiền các đơn vị cosmos tỷ lệ với thâm hụt thương mại. hoặc với thặng dư thương mại của nước họ. Và hãy tưởng tượng rằng quỹ đó được sử dụng để đầu tư vào công nghệ xanh, đặc biệt là ở những nơi trên thế giới mà quỹ đầu tư bị khan hiếm. Đây không phải là một ý tưởng mới. Đây là ý tưởng, một cách hiệu quả, John Maynard Keynes đã đề ra vào năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods. Vấn đề là vào thời điểm đó, họ không có công nghệ để thực hiện điều đó. Giờ chúng ta có, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế chính trị được thống nhất. Thế giới mà tôi đang mô tả với các bạn là có đồng thời chủ nghĩa tự do, trong đó ưu tiên các cá nhân được trao quyền, Chủ nghĩa Mac, vì nó sẽ sự phân chia giữa tư bản và lao động, và nền kinh tế vĩ mô Kê-nơ, kinh tế vĩ mô toàn cầu. Nhưng trên hết, nó là 1 thế giới nơi mà chúng ta có thể nghĩ đến 1 nền dân chủ đích thực. Một thế giới như thế sẽ xuất hiện? Hay chúng ta sẽ rơi vào cảnh tồi tệ của 1 nơi như Matrix? Câu trả lời nằm ở sự lựa chọn chúng ta sẽ cùng quyết định. Đó là sự lựa chọn của chúng ta, và chúng ta nên thực hiện một cách dân chủ. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Yanis ... Bạn đã tự mô tả bản thân mình trong bios như là 1 người theo chủ nghĩa Mác tự do. Vậy có liên quan gì về phân tích CN Mác hôm nay? Yanis Varoufakis: À, nếu có bất kì sự liên quan nào có trong bài nói, thì đó là CN Mác Bởi vì toàn bộ quan điểm về sự tái thống nhất chính trị và kinh tế là-- nếu chúng ta không làm, thì sự đổi mới công nghệ sẽ tạo ra một sự giảm mạnh trong tổng cầu, là những gì mà Larry Summers đề cập đến như là 1 sự đình trệ có trăm năm 1 lần. Với sự khủng hoảng này việc di cư từ một nơi trên thế giới, như là bây giờ, không những làm mất ổn định nền dân chủ của chúng ta mà thế giới thậm chí còn đang lộ ra sự không quan tâm đến tự do dân chủ. Vậy nên nếu phân tích này đứng vững được thì Mác tất nhiên là có liên quan. Nhưng Hayek cũng vậy, đó là lý do tôi là 1 người theo CN tự do Mác, mà Keynes cũng giống vậy, vậy nên tôi vô cùng bối rối. (Cười) BG: Thật ra, có lẽ chúng tôi cũng như vậy. (Cười) (Vỗ tay) YV: Nếu anh không bối rối, anh không phải suy nghĩ, đúng k? BG: Đó là 1 cách nói triết lý rất, rất là Hy Lạp -- YV: Đó là Einstein, thật ra -- BG: Trong bài nói anh có đề cập đến Singapore và Trung Quốc, và tối qua trong bữa ăn dành cho người diễn thuyết, bạn đã bày tỏ 1 quan điểm khá mạnh về cách phương Tây nhìn vào Trung Quốc, Bạn có muốn chia sẻ về nó không? YV: Thật ra, có một sự đạo đức giả rất lớn. Trong nền tự do dân chủ, chúng ta đang cố làm ra vẻ dân chủ. cũng bởi vì chúng ta hạn chế phạm vi, như tôi đã nói, dân chủ với lĩnh vực chính trị, trong khi lại để một lĩnh vực khác nơi mà mọi hành động -- lĩnh vực kinh tế -- hoàn toàn không có tính dân chủ. Trong nếu tôi được phép kích động Trung Quốc ngày nay thân với Anh Quốc hơn nhiều so với thế kỷ 19. Bởi vì còn nhớ, chúng ta có xu hướng liên kết CN tự do với dân chủ đó là sai lầm, theo lịch sử. CN tự do, tự do, như John Stuart Mill. John Stuart Mill đã từng đặc biệt hoài nghi về quá trình dân chủ. Vậy nên những gì bạn đang thấy ở TQ là một quá trình rất tương tự với những gì đã xảy ra ở Anh trong suốt cuộc CM Nông nghiệp, đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ GĐ1 sang GĐ2. Và để trừng phạt Trung Quốc vì làm những việc mà các nước phương Tây đã từng trong thế kỷ 19, thái độ đạo đức giả. BG: Tôi dám chắc rằng nhiều người ở đây đang thắc mắc về trải nghiệm của bạn khi là Bộ trưởng Tài chính Hy lạp năm nay. YV: Tôi đã biết nó sẽ tới. BG: Vâng. BG: 6 tháng sau, bạn thấy thế nào khi nhìn lại nửa năm đầu đó? YV: Cực kỳ phấn khích, từ quan điểm cá nhân. và cũng rất thất vọng, vì chúng ta đã từng có cơ hội khôi phục lại Châu Âu. Không riêng gì Hy lạp, mà là toàn Châu Âu. Để thoát khỏi sự tự mãn và sự phủ nhận liên tục rằng đã có -- và đang có đường lối xây dựng sai lầm lớn khắp khu vực Châu Âu, mà đang đe dọa, 1 cách to lớn, đến toàn bộ tiến trình Liên Minh Châu Âu. Chúng ta đã từng có cơ hội dựa trên cơ sở chương trình Hy Lạp -- mà tiện thể, là chương trình đầu tiên để bày bỏ sự phủ nhận đó -- để đặt vào vị trí đúng. Và, không may, các thế lực trong khu vực Châu Âu, trong cộng đồng Châu Âu, được lựa chọn để duy trì sự phủ nhận ấy. Nhưng bạn biết việc gì xảy ra. Đây là kinh nghiệm của Liên Xô. Khi bạn cố gắng duy trì sống sót 1 hệ thống kinh tế mà không thể tồn tại được, thông qua quyết định chính trị và chủ nghĩa độc đoán, bạn có lẽ thành công trong việc kéo dài nó, nhưng khi sự biến đổi xảy ra nó xảy ra rất đột ngột và rất thê thảm. BG: Bạn nhìn thấy trước biến đổi nào? YV: Vâng, không nghi ngờ rằng nếu chúng ta không thay đổi lối xây dựng của Châu Âu, thì Châu Âu sẽ không có tương lai. BG: Bạn có mắc sai lầm nào khi còn là Bộ trưởng Tài chính? YV: Mỗi ngày. BG: Ví dụ như? YV: Bất cứ ai khi nhìn lại -- (Vỗ tay) Không, nhưng nghiêm trọng. Nếu có Bộ trưởng Tài chính nào hay ai khác về lĩnh vực đó, kể cho bạn sau 6 tháng làm việc, đặc biệt là trong vị trí áp lực như thế mà không mắc lỗi gì cả, thì họ là những người lợi hại. Dĩ nhiên tôi đã mắc lỗi. Lỗi lầm lớn nhất là khi kí đơn gia hạn hợp đồng vay nợ cuối tháng 2. Tôi đã tưởng rằng có sự quan tâm thật bên phía các chủ nợ để tìm thấy điểm chung. Và đã không phải Họ chỉ đơn thuần chú trọng vào việc đè nát chính phủ, chỉ vì họ không muốn phải giải quyết những đường lối xây dựng sai lầm đang hoạt động khắp khu vực Châu Âu. Và vì họ không muốn thừa nhận rằng 5 năm qua họ đã thực hiện 1 chương trình thảm khốc ở Hy Lạp. Chúng ta đã làm mất 1/3 GDP danh nghĩa Điều này còn tồi tệ hơn so với Cuộc Đại Suy Thoái. Và không ai đã ra dọn dẹp những người cho vay mà đã áp đặt chính sách này để nói,"Đây là một sai lầm to lớn" BG: Mặc dù tất cả, mặc dù tính chất công kích của cuộc thảo luận này, bạn vẫn còn duy trì Châu Âu khá chuyên nghiệp. YV: Tất nhiên rồi. Nhìn này, những lời chỉ trích của tôi về EU và khu vực Châu Âu là đến từ 1 người đang sinh sống tại Châu Âu. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là Châu Âu sẽ không còn tồn tại. Bởi vì nếu nó không tồn tại, các lực lượng ly tâm sẽ được giải phóng sẽ điên cuồng, và họ sẽ tiêu diệt Liên Minh Châu Âu. Và đó sẽ là thảm họa không chỉ đối với Châu Âu mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta có lẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và nếu chúng ta tự cho phép mình rơi vào con đường hậu hiện đại của những năm 30, mà có vẻ đối với tôi là những gì chúng ta đang làm, rồi đó sẽ bất lợi như nhau tới tương lai các nước Châu Âu và không thuộc Châu Âu. BG: Chúng tôi rất hy vọng anh đã sai lầm. Yanis, cảm ơn đã đến với TED. YV: Cảm ơn (Vỗ tay) Nhiều người ở Mỹ và Châu Mỹ Latin từ nhỏ đều đã ăn mừng lễ tưởng niệm chuyến thám hiểm của Chistopher Columbus, nhưng liệu ông có phải nhà thám hiểm vĩ đại người đã sát nhập hai thế giới hay là một tên bóc lột tàn bạo mang đến chủ nghĩa thực dân và cảnh nô lệ? Thậm chí có phải chính ông đã tìm ra Châu Mỹ? Đã đến lúc đưa Columbus ra toà án Lịch sử . "Trật tự, trật tự! Khoan đã, tôi phải làm việc vào ngày hôm nay à?" "Vâng, thưa Quý Tòa. Từ năm 1792, Ngày Columbus được ăn mừng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, ngày 12/10 đã trở thành ngày kỷ niệm cho đến tận bây giờ. Mặc dù ngày này được tuyên bố là ngày lễ chính thức vào năm 1934, các tiểu bang trong nước không bắt buộc phải tuân theo. Hiện nay, chỉ còn 23 bang xem đây là ngày lễ và tổ chức ăn mừng và ngày càng có nhiều tiểu bang bỏ hẳn ngày này." "Tiếc thật! Vào thập niên 70, chúng ta còn kéo dài nó đến tận Thứ Hai tuần tiếp theo để nghỉ được 3 ngày liên tiếp nhưng tôi đoán các bạn đơn giản là ghét các ngày lễ Ờ chúng ta kỷ niệm cái gì vậy?" "Thôi nào, thưa Quý Tòa, ở trường có dạy mà Christopher Columbus thuyết phục vua Tây Ban Nha giao cho ông nhiệm vụ tìm tuyến đường thương mại tốt hơn đến Ấn Độ nhưng thay vì đi về phía Đông, ông lại đi về phía Tây. Mọi người đều nói điều đó thật điên rồ vì họ vẫn nghĩ thế giới hình phẳng, nhưng ông thì không. Đến năm 1492, khi đang lênh đênh trên biển, ông đã phát hiện ra thứ còn tốt đẹp hơn cả Ấn Độ: một châu lục mới." "Thật là vô lý! Thứ nhất, những người có học đều biết thế giới có hình cầu từ thời Aristotle. Thứ hai, Columbus không khám phá ra bất cứ thứ gì. Đã có người sống ở đây cả ngàn năm. Và ông cũng không phải người Châu Âu đầu tiên đến đây Người Nauy đã định cư ở Newfounland 500 trước đó." "Đừng có nói là tại sao tất cả chúng ta không đội mũ sừng bò nhé?" "Thật ra, họ không hề đội mấy cái mũ đó." "Ai thèm quan tâm mấy tên Viking đó đến đây vào khi nào chứ? Với lại, họ đâu có định cư lâu dài như Columbus và tin lan truyền về khắp Châu Âu của ông ta đã tạo cảm hứng cho các nhà thám hiểm, khai hoang theo sau. Không có ông, không ai trong chúng ta ở đây hôm nay." "Và chính vì ông ta, hàng triệu thổ dân Châu Mỹ không còn ở đây hôm nay. Ông biết Columbus đã làm gì với các thuộc địa tìm được không? Ông ta bắt giam những thổ dân đầu tiên mà ông gặp và viết trên hải trình rằng ông đã dễ dàng chinh phục và bắt tất cả họ làm nô lệ." "Ồ thôi nào, mấy tên thổ dân lúc đó cũng đang đánh nhau mà. Không phải chính họ đã nói với Columbus rằng họ bị các bộ lạc khác tấn công và bắt làm tù binh sao? Vâng, nhưng chiến tranh giữa các bộ lạc thường rời rạc và có giới hạn. Không thể nào quét sạch đến 90% dân số được." "Vậy tại sao ngày lễ Columbus lại quan trọng với anh đến vậy?" Thưa Quý Tòa, chuyến thám hiểm của Columbus mang lại cơ hội cho những người gặp khó khăn khắp Châu Âu, biểu trưng cho tự do và khởi đầu mới. Và khám phá của ông ấy đã mang lại cho ông bà ta cơ hội đến đây, xây dựng cuộc sống tốt hơn cho con cháu của mình. Bộ chúng ta không xứng đáng có một người hùng để nhắc nhở rằng đất nước này được xây dựng từ những người nhập cư ư?" "Vậy còn các thổ dân thì sao? Họ gần như bị quét sạch, buộc phải lui vào vùng đất riêng và con cháu vẫn phải chịu sự nghèo khó và phân biệt đối xử? Làm thế nào một người hùng lại có thể gây ra của quá nhiều sự khổ đau?" "Đó là lịch sử. Anh không thể phán xét người của thế kỷ 15 theo chuẩn mực hiện đại . Những người thời đó nghĩ việc khuếch trương Thiên Chúa giáo và nền văn minh là nhiệm vụ thiêng liêng." "Xét theo chuẩn mực đạo đức lúc đó, ông ta cũng đã rất xấu xa rồi. Lúc cai trị Hispaniola, ông ta tra tấn và chặt tay chân thổ dân nào không đem về đủ vàng và bán những bé gái 9 tuổi làm nô lệ tình dục, ông ta thậm chí còn tàn bạo với những người mới nhập cư, đến nỗi bị tước quyền lực và bị tống vào tù. Khi nhà truyền giáo Bartolomé de las Casas đặt chân đến đảo, ông viết: Từ năm 1494 -1508, có trên 3 triệu người bỏ mạng do chiến tranh, làm nô lệ và khai thác khoáng sản. Ai trong thế hế hệ tương lai có thể tin được điều này?" "Tôi không chắc là mình tin vào những con số đó." "Vậy không có cách nào khác để ngày lễ này được ăn mừng à?" "Ở vài nước Châu Mỹ Latinh, họ ăn mừng ngày này nhưng dưới nhiều cái tên, như Día de la Raza. Ăn mừng vì thổ dân cùng nền văn hóa của họ đã sống sót qua thời kỳ thuộc địa. Một số nơi trên nước Mỹ cũng đã đổi tên ngày lễ thành Ngày Thổ Dân Châu Mỹ hay là Ngày của Người Bản Xứ và thay đổi sự tán dương sao cho phù hợp." "Vậy sao không đơn giản là đổi tên ngày lễ?" "Vì đó là truyền thống. Những người bình thường cần có người hùng và chuyện thần thoại. Sao ta không thể cứ ăn mừng như đã từng suốt một thế kỷ qua, thay vì đào sâu vào chi tiết trong lịch sử? Thực chất, có ai ăn mừng tội diệt chủng đâu." "Truyền thống thay đổi theo thời gian và cách ta chọn để lưu giữ nó nói lên nhiều điều về giá trị của chúng ta." "Chà, có vẻ như việc cho quan toà mệt mỏi này một ngày nghỉ không nằm trong những giá trị đó rồi." Truyền thống và ngày lễ quan trọng với mọi nền văn hóa nhưng người hùng trong thời đại này có thể là bạo chúa ở thời đại tiếp theo, khi kiến thức lịch sử được mở rộng và giá trị của ta, theo đó, tăng lên việc quyết định truyền thống có ý nghĩa gì ngày hôm nay là một phần thiết yếu trong việc đưa lịch sử ra toà phán xét. Nhà Vật Lý người Áo Erwin Schrödinger là một trong những người sáng lập cơ học lượng tử, nhưng nổi tiếng nhất với ý tưởng ông không bao giờ làm: thí nghiệm tưởng tượng liên quan đến mèo. Ông tưởng tượng đặt một con mèo trong hộp kín cùng với một thiết bị có 50% khả năng giết chết nó trong một giờ tới. Khi thời gian kết thúc, ông hỏi: "Tình trạng con mèo sẽ như thế nào?" Theo trực quan thông thường thì con mèo hoặc là sống, hoặc là chết, nhưng Schrödinger chỉ ra rằng theo vật lý lượng tử, tại thời khắc trước khi mở chiếc hộp, con mèo đều vừa sống và chết. Chỉ cho đến khi mở chiếc hộp ra ta mới biết tình trạng thật sự của con mèo. Còn trước đó, con mèo là một xác suất không rõ ràng, nửa thế này, nửa thế kia. Điều đó có vẻ vô lý, và cũng chính là ý của Schrödinger. Ông nhận thấy vật lý lượng tử quá phiền toái triết học, đến nỗi ông phải bỏ lý thuyết đã đóng góp và chuyển sang viết về Sinh Học. Mặc dù nó có vẻ vô lý, con mèo của Schrödinger là rất thật. Thực tế, nó khá quan trọng. Nếu vật chất lượng tử không thể ở hai trạng thái cùng một lúc, thì sẽ không có máy tính bạn đang dùng để xem cái này. Hiện tượng lượng tử của sự chồng chập là kết quả của bản chất kép: hạt và sóng của mọi vật. Để một vật có bước sóng, nó phải mở rộng tới nhiều vùng không gian, nghĩa là giữ nhiều vị trí tại một thời điểm. Bước sóng của một vật bị giới hạn trong vùng không gian nhỏ không thể hoàn toàn xác định được. Vì thế, tồn tại nhiều bước sóng khác nhau tại cùng thời điểm. Chúng ta không thấy được những sóng này trong các vật hàng ngày vì bước sóng giảm khi động lượng tăng. Và con mèo thì tương đối lớn và nặng. Lấy một nguyên tử và phóng to bằng kích thước Hệ Mặt Trời, đối với nhà vật lý, bước sóng của con mèo cũng chỉ nhỏ như một nguyên tử trong Hệ Mặt Trời. Nó quá nhỏ để phát hiện, vậy nên, ta không bao giờ thấy được hành vi sóng của con mèo. Một hạt nhỏ, như electron, có thể chỉ ra bằng chứng mạnh mẽ của bản chất kép. Nếu lần lượt bắt từng hạt electron vào một màn có hai khe hẹp, mỗi electron sẽ xuất hiện ở màn chắn tại một điểm, vào một thời điểm nhất định, như một hạt. Lặp lại thí nghiệm nhiều lần, theo dõi tất cả những dấu vết đơn lẻ, bạn sẽ thấy chúng tạo thành tiêu bản thể hiện tính chất của sóng: một tập hợp các sọc - gồm các vùng nhiều electron được ngăn cách bởi các vùng trống không. Ngăn một khe lại, các sọc biến mất. Điều đó chỉ ra rằng tiêu bản là kết quả của mỗi electron đi qua cả hai khe cùng một lúc. Một electron không chọn đi sang trái hay sang phải mà đồng thời cả hai. Sự chồng chập trạng thái này cũng mang đến công nghệ hiện đại. Một electron gần hạt nhân nguyên tử chuyển động trong quỹ đạo phân tán, giống như sóng. Đưa hai nguyên tử lại gần nhau, electron sẽ không phải chọn một nguyên tử mà được chia sẻ giữa chúng. Đó là cách hình thành một số liên kết hóa học. Một electron trong phân tử không chỉ ở nguyên tử A hay B, mà là cả A+B. Thêm nguyên tử, electron càng phân tán, chia sẻ giữa số lượng lớn nguyên tử cùng một lúc. Electron trong chất rắn không giới hạn trong một nguyên tử nào mà được chia sẻ giữa chúng, mở rộng ra một khoảng không gian lớn. Sự chồng chập khổng lồ của trạng thái này quyết định cách electron di chuyển quanh các chất liệu, để xác định chất dẫn điện, chất cách điện hoặc chất bán dẫn. Hiểu làm thế nào electron được chia sẻ giữa các nguyên tử cho phép chúng ta kiểm soát chính xác tính chất của vật liệu bán dẫn, ví dụ như silicon. Kết hợp nhiều vật bán dẫn đúng cách cho phép ta tạo ra bóng bán dẫn ở tỷ lệ siêu nhỏ, hàng triệu bóng trong một chip máy tính. Con chip và electron phân tán tiếp năng lượng cho chiếc máy tính bạn đang dùng để xem video này. Có lời nói đùa rằng Internet tồn tại cho phép ta chia sẻ video về mèo. Xem xét ý nghĩa sâu xa, quả thật Internet mắc nợ nhà Vật Lý người Áo kia và con mèo tưởng tượng của ông. Chúng ta thường nghĩ rằng nhịp điệu là một yếu tố của âm nhạc, nhưng thực ra nó được tìm thấy mọi nơi ở thế giới quanh ta. từ sóng đại dương đến cả nhịp tim của chúng ta, nhịp điệu cơ bản là một sự việc lặp lại thường xuyên qua thời gian. Ngay cả tiếng tích tắc của đồng hồ cũng là một loại nhịp điệu. Nhưng nhịp điệu âm nhạc, một chuỗi đều đặn các phách lặp đi lặp lại là chưa đủ. Chúng ta cần ít nhất một phách khác biệt với một âm thanh khác, đó có thể là một phách nhẹ hoặc là một phách mạnh. Có nhiều cách để những phách này trở nên riêng biệt, hoặc bằng cách sử dụng tiếng trống cao hay thấp hoặc phách dài hay ngắn. Phách cuối được xem như phách chính không phải là một quy tắc chính xác, nhưng giống cái lọ nổi tiếng của Rubin, nó có thể được đảo lại dựa trên nhận thức văn hóa. Trong tiêu chuẩn kí hiệu, nhịp điệu là chỉ dòng gạch nhịp âm nhạc, nhưng ta có những cách khác. Còn nhớ tiếng tích tắc đồng hồ? Như bề ngoài hình tròn, nó có thể đi theo dòng chảy thời gian, và dòng nhịp điệu có thể đi theo trong một vòng tròn. Sự liên tục của bánh xe có thể là cách trực quan để hình dung nhịp điệu hơn là đường kẻ dàn nhạc yêu cầu có sự di chuyển sau và trước theo trang. Ta có thể đánh dấu phách ở các vị trí khác nhau xung quanh một vòng tròn sử dụng chấm xanh cho phách chính, chấm cam cho phách phụ, và chấm trắng cho phách thứ yếu. Đây là một nhịp 2 phách cơ bản với 1 phách chính và 1 phách phụ. Hoặc 1 nhịp 3 phách với 1 phách chính, 1 phách phụ và 1 phách thứ. Và khoảng cách giữa mỗi phách có thể được chia cho các phách thay thế thêm sử dụng nhiều cái 2 phách hoặc 3 phách. Nhiều mô hình lớp sử dụng các bánh xe đồng tâm cho phép ta tạo ra nhiều nhịp điệu phức tạp hơn. Ví dụ, ta có thể kết hợp 1 nhịp 2 phách cơ bản với phách phụ để được 1 hệ thống 4 phách. Đây là nét chính được nhận ra của nhiều thể loại phổ biến trên thế giới, từ nhạc rock, nhạc đồng quê, và nhạc jazz, đến nhạc reggae và cumbia. Hoặc ta có thể kết hợp 1 nhịp 2 phách với 1 nhịp 3 phách. Loại bỏ phách chính được thêm vào và xoay quanh bên trong bánh xe cho ta 1 nhịp mà cảm giác cơ bản là nhịp 3-4. Đây là nền tảng âm nhạc của những thầy tu Whirling, cũng như 1 phạm vi rộng của các nhịp điệu Mỹ La-tinh, như Joropo, và thậm chí là Chaconne nổi tiếng của Bach. Bây giờ nếu ta còn nhớ cái lọ của Rubin và nghe phách phụ như là phách chính, nó sẽ cho ta cảm giác là 1 nhịp 6-8, như được tìm thấy trong các thể loại như Chacarera, và Quechua, âm nhạc Ba Tư và còn nhiều nữa. Trong hệ thống 8 phách, ta có các vòng tròn 3 lớp, mỗi nhịp điệu được thực hiện bởi một loại nhạc cụ khác nhau. Sau đó ta có thể thêm 1 lớp ngoài cùng gồm 1 thành phần nhịp điệu thêm vào, củng cố cho phách chính và tăng sự chính xác. Bây giờ hãy dời tất cả ngoại trừ nhịp điệu được kết hợp này và phách 2 cơ bản lên trên. Dạng nhịp điệu này được tìm thấy như cinquillo của Cu-ba, ở Puerto Rican bomba, và ở âm nhạc của người Bắc Romani. Và khi xoay vòng ngoài 90 độ ngược chiều kim đồng hồ cho ta 1 mô hình thường tìm thấy trong âm nhạc Trung Đông, cũng như choro của người Brazil, và tango của người Argentina. Trong tất cả các ví dụ, nhịp điệu cơ bản củng cố cho nền tảng nhịp 1-2, nhưng trong các cách khác nhau, nó dựa vào sự sắp xếp và bối cảnh văn hóa. Hóa ra phương pháp bánh xe được xem là 1 cách đúng mốt để hình dung các nhịp điệu phức tạp. Bằng cách giải phóng chúng ta khỏi sự chuyên chế của dòng gạch nhịp, chúng ta có thể hình dung nhịp điệu trong khái niệm thời gian, và 1 cái xoay đơn giản của bánh xe có thể đưa ta trong hành trình âm nhạc trên khắp thế giới. Liệu toán học có tồn tại nếu con người không xuất hiện hay không? Từ thời xa xưa, con người đã không ngừng tranh luận rằng toán học được tìm ra hay được tạo ra. Liệu ta đã tạo ra các khái niệm toán học để hiểu rõ về vũ trụ xung quanh, hay toán học chính là ngôn ngữ của chính vũ trụ, luôn hiện hữu dù ta có tìm ra sự thật về nó hay không? Những con số, hình học và phương trình có thật sự tồn tại, hay chỉ là đại điện cao cả của những lý thuyết lý tưởng? Sự tồn tại độc lập của toán học đã được chứng minh bởi những người xưa. Ở thế kỉ thứ 5, những người thời Pytago ở Hy Lạp tin rằng các con số vừa là thực thể sống vừa là nguyên lý vũ trụ. Họ gọi số 1 là "đơn tử", là chữ số tạo ra các con số khác và là nguồn gốc của mọi vật. Các con số là những thực thể chủ động trong tự nhiên. Plato cho rằng các khái niệm toán học là rõ ràng và tồn tại như vũ trụ vậy, dù chúng ta có biết đến nó hay không. Euclid, cha đẻ của hình học, tin rằng bản thân tự nhiên chính là sự hiện diện hữu hình của các quy tắc toán học. Những người khác lại cho rằng dù các con số có hiện diện hay không, những lý thuyết toán học hoàn toàn không hề hiện hữu. Giá trị đúng đắn của chúng nằm ở những quy định do con người tạo ra. Vì thế toán học là tư duy logic được phát minh bởi con người, và không hề xuất hiện tại nơi nào khác nằm ngoài suy nghĩ của con người, là ngôn ngữ của các mối quan hệ trừu tượng dựa trên xu hướng hoạt động của bộ não, dùng những xu hướng đó để tạo ra trật tự hữu ích từ những hỗn loạn. Một trong những người ủng hộ ý kiến này là Leopold Kronecker, một giáo sư toán học ở Đức vào thế kỉ thứ 19. Niềm tin của ông tóm gọn trong câu nói nổi tiểng: "Chúa tạo ra số tự nhiên, những việc còn lại là của con người". Vào thời nhà toán học David Hilbert còn sống, có một xu hướng xây dựng toán học như một công trình logic. Hilbert cố gắng biến toán học thành những câu thành ngữ, như Euclid đã làm với hình học. Ông và những người cùng ý định coi toán như một trò chơi triết học, chỉ một trò chơi mà thôi. Henri Poincaré, cha đẻ của hình học phi Euclid, tin rằng sự tồn tại của hình học phi Euclid giải quyết vấn đề liên quan đến hình học không gian của độ cong hyperbole và elip, chứng tỏ rằng hình học của Euclid, tồn tại lâu đời về hình học phẳng, không phải là một sự thật vũ trụ, mà chỉ là kết quả của việc sử dụng một số luật lệ trò chơi toán học. Nhưng vào năm 1960, người đạt giải Nobel Vật lý Eugene Wigner sáng tạo ra cụm từ "tính hiệu quả không lý giải được của toán học" đã làm tăng giá trị của ý kiến cho rằng toán học là có thật và được tìm ra bởi con người. Wigner chỉ ra rằng nhiều lý thuyết toán học được tạo ra mà không để miêu tả hiện tượng vật chất nào được chứng minh vài thập niên hay vài thể kỉ sau đó, trở thành cơ sở cần thiết để giải thích sự hoạt động của vũ trụ. Ví dụ như thuyết số học của nhà toán học người Anh Gottfried Hardy, người tự nhận không có thành quả nào của ông sẽ hữu ích trong việc giải thích các hiện tượng của thế giới đã giúp tạo nên mật mã học. Một công trình lý thuyết khác của ông được biết đến như Định luật Hardy trong di truyền học, đã giành giải Nobel. Và Fibonacci tình cờ phát hiện ra dãy số nổi tiếng khi nghiên cứu sự phát triển dân số ở thỏ. Loài người sau này tìm thấy dãy số này ở khắp nơi trong tự nhiên, từ sự sắp xếp hạt và cánh ở hoa hướng dương đến cấu trúc của quả dứa, thậm chí ở các nhánh của cuống phổi. Hay nghiên cứu về hình học phi Euclid của Bernhard Riemann vào những năm 1850 đã được Einstein sử dụng như hình mẫu cho thuyết tương đối ở thể kỉ sau đó. Một thành tựu lớn hơn là: lý thuyết nút được xây dựng vào khoảng năm 1771 dùng để miêu tả hình học vị trí được sử dụng vào cuối thể kỉ 20 để giải thích sự tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. Nó thậm chí còn giải thích cho lý thuyết dây. Một số nhà toán học và khoa học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại đã không ngừng thán phục sự ảnh hưởng này một cách đầy ngạc nhiên. Vậy thì, toán học là một phát minh hay là một khám phá? Thành quả của con người hay sự thật của vũ trụ? Sản phẩm của con người hay sự sáng tạo đầy thần thánh của tự nhiên? Những câu hỏi này sâu xa đến mức nó đã biến cuộc tranh cãi thành vấn đề tâm linh. Câu trả lời có lẽ phụ thuộc vào khái niệm mà ta đang tìm hiểu, nhưng có thể nó sẽ nghe như công án thiền bị bóp méo vậy. Nếu có một số lượng cây trong rừng mà không có ai ở đó để đếm chúng, con số đó liệu có tồn tại? "Xin lỗi, điện thoại tôi hết pin." "Tôi không sao cả. Tôi ổn." "Những luận điệu đó hoàn toàn vô căn cứ." "Công ty không biết về bất cứ hành vi sai trật nào" "Anh yêu em." Chúng ta nghe ở bất cứ đâu từ 10 đến 200 lời nói dối mỗi ngày, và chúng ta dành phần lớn lịch sử để tìm những cách phát hiện chúng, từ những hình thức tra tấn thời trung cổ cho đến những máy dò, kiểm tra huyết áp và hơi thở, phân tích mức độ căng thẳng giọng nói, theo dõi cử động mắt, quét sóng não, và cả những máy điện não đồ 400 pound. Nhưng bất chấp việc máy móc được sử dụng, phần lớn đều bị lừa nếu có đủ thời gian chuẩn bị, và không có loại nào có đủ độ tin cậy để sử dụng tại tòa. Nhưng, nếu như vấn đề không nằm ở công nghệ, mà có lẽ ở lời nói dối tạo ra sự thay đổi sinh học? Sẽ ra sao nếu chúng ta tiếp cận một cách trực tiếp hơn, sử dụng khoa học truyền thông để phân tích chính lời nói dối? Ở mức độ tâm lý học, chúng ta nói dối để vẽ nên bức tranh tốt đẹp hơn về bản thân, kết nối khả năng tưởng tượng của chúng ta với người chúng ta mơ ước trở thành hơn là bản thân hiện tại. Nhưng trong khi bộ não đang bận mơ tưởng, nó để lộ ra rất nhiều dấu hiệu. Khả năng lý trí chỉ điều khiển khoảng 5% biểu hiện nhận thức. bao gồm giao tiếp, trong khi 95% còn lại xảy ra cách vô thức, và dựa trên tài liệu kiểm định thực tế, những câu chuyên dựa trên kinh nghiệm tưởng tượng có chât lượng khác với những chuyện dựa trên kinh nghiệm thực tế. Điều đó gợi ý rằng tạo ra một câu chuyện giả về chủ đề cá nhân dẫn đến việc một khuôn mẫu ngôn ngữ khác được sử dụng. . Một công nghệ được gọi là phân tích ngôn ngữ góp phần giúp xác định 4 mẫu thường gặp trong ngôn ngữ tiềm thức của lời nói dối, Đầu tiên, người ta ít nói về chính mình, khi tạo ra một lời nói dối. Họ viết hoặc nói nhiều hơn về người khác, thường dùng đến ngôi thứ ba để tạo khoảng cách và phân biệt họ với lời nói dối của họ, nghe có vẻ càng giả tạo hơn: "Tuyệt đối không có party nào đã được tố chức trong nhà cả" hay "Tôi không có tổ chức tiệc ở đây," Thứ hai, lời nói dối có khuynh hướng phủ định, vì trong tiềm thức, họ cảm thấy có lỗi vì nói dối. Ví dụ, một lời nói dối có dạng như, "Xin lỗi, chiếc điện thoại ngu ngốc của tôi hết pin. Tôi ghét điều đó." Thứ ba, lời nói dối giải thích sự kiện bằng một cụm từ đơn giản trong khi bộ não chúng ta cố để tạo nên một lời nói dối phức tạp. Phán xét và đánh giá là những thứ phức tạp đối với bộ não để xử lý. Một tổng thống Mỹ đã có một tuyên bố nổi tiếng: "Tôi không có mối quan hệ tình cảm nào với cô ta." Và cuối cùng, trong khi lời nói dối cố để miêu tả đơn giản, nó lại có khuynh hướng sử dụng câu dài và cấu trúc phức tạp, chèn thêm những từ không cần thiết và không thích hợp nhưng nghe có vẻ có căn cứ để thêm vào lời nói dối. Một tổng thống bị cáo buộc khác tuyên bố: "Tôi có thể khẳng định dứt khoát rằng, cuộc điều tra đã chỉ ra không một nhân viên Nhà Trắng nào, không một ai đang làm việc ở hiện tại bị dính líu đến vụ tai nạn kì lạ này." Chúng ta hãy áp dụng phân tích ngôn ngữ vào một vài ví dụ nổi tiếng. Nhà vô địch 7 lần của Tour de France, Lance Amstrong. Khi so sánh một bài phỏng vấn năm 2005, trong đó anh ta phủ nhận việc sử dụng chất kích thích với một bài năm 2013, mà anh ta thừa nhận, anh ta sử dụng thêm các đại từ tăng gần 3/4 lần. Chú ý sự tương phản của 2 câu nói sau đây. Một: "OK, bạn biết đó, một gã ở Pháp, trong một phòng thí nghiệm tại Paris mở mẫu thử của bạn ra, là Jean-Francis, và gã kiểm tra nó. Và rồi bạn nhận một cú điện từ báo chí và nói rằng: "Chúng tôi tìm thấy EPO gấp 6 lần cho phép." Hai: "Tôi đánh mất mình qua chuyện đó. Tôi chắc rằng cũng có người không thể điều khiển được nó, và dĩ nhiên tôi cũng không thể, và tôi đã từng điều khiển được mọi thứ trong cuộc sống của mình. Tôi điều khiển mọi tác động của cuộc sống mình." Trong lời phủ nhận của mình, Armstrong miêu tả một hoàn cảnh giả định tập trung vào một đối tượng khác, và hoàn cảnh đó hoàn toàn không liên quan đến bản thân, Trong lời thú nhận, anh ta làm chủ tình thế của mình, đào sâu cảm xúc và động cơ cá nhân. Nhưng việc sử dụng đại từ nhân xưng chỉ là một dấu hiệu của nói dối. Hãy cùng xem xét một ví dụ từ vị thượng nghị sĩ tiền nhiệm và ứng cử viên tổng thống Mỹ John Edwards: "Tôi chỉ biết người cha trên danh nghĩa đã nói trước công chúng rằng ông ta là cha của đứa bé. Tôi cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ văn bản yêu cầu hay hỗ trợ chi trả dưới bất cứ hình thức nào cho mẹ hay cha của đứa bé." Không chỉ dùng một cách diễn tả dài dòng để nói rằng "Đó không phải con tôi" mà Edward còn không hề gọi tên của những người khác, thay vào đó là "đứa trẻ", "người phụ nữ", và "cha trên danh nghĩa" Bây giờ hãy xem những lời khi ông ta thừa nhận mối quan hệ cha con: "Tôi là cha của Quinn. Tôi sẽ làm mọi thứ để nuôi nó với tình yêu và sự hỗ trợ mà con đáng được nhận." Câu nói ngắn gọn và trực tiếp, gọi tên của đứa bé và xác nhận vai trò của ông ta trên cuộc đời bé. Vậy làm sao để áp dụng kĩ thuật phảt hiện nói dối này vào đời sống? Đầu tiên, hãy nhớ rằng có rất nhiều lời nói dối mà chúng ta gặp hàng ngày và ít khi chúng trở nên nghiêm trọng như trong các ví dụ và đôi lúc là vô hại nhưng cũng thật thú vị khi phát hiện được các manh mối, như là việc liên hệ bản thân, dùng câu phủ định, giải thích sơ sài và các câu rối rắm. Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi việc đánh giá quá cao một cổ phiếu, một sản phẩm không hiệu quả, hay ngay cả một mối quan hệ tồi. Tôi là một nhà sinh học biển và là một nhiếp ảnh gia thám hiểm cùng với National Geographic, nhưng tôi muốn chia sẻ một bí mật. Bức ảnh này hoàn toàn không chính xác, hoàn toàn không chính xác, Tôi thấy vài người đang khóc ở ngoài kia rằng tôi đã phá hỏng ý niệm của họ về người cá. Được rồi, người cá thật sự là có thật, nhưng nếu ai từng đi lặn sẽ biết rằng đại dương trông sẽ giống như thế này hơn. bởi vì đại dương là một tấm lọc khổng lồ, và ngay khi các bạn xuống dưới nước, các bạn sẽ không thấy màu sắc nữa, và mọi thứ sẽ trở nên tối và xanh rất nhanh. Nhưng chúng ta là con người- là động vật có vú trên cạn. Và chúng ta có thị lực 3 màu cơ bản, vì vậy chúng ta thấy đỏ, lục và xanh dương, và chúng ta hoàn toàn nghiện màu sắc. Chúng ta thích những màu bắt mắt, và chúng ta cố gắng đem những màu sắc bắt mắt này cùng chúng ta xuống nước. Vậy, đã có một lịnh sử dài và ác liệt trong việc đem màu sắc xuống nước, và nó bắt đầu cách đây 88 năm với Bill Longley và Charles Martin, người đã cố gắng chụp những bức ảnh màu dưới nước đầu tiên. Và họ đã ở đó với những bộ đồ lặn truyền thống, khi mà bạn phải bơm khí xuống cho họ, và họ có một cái thuyền phao, cùng thuốc nổ magie mấy người tội nghiệp ở mặt đất không chắc rằng khi nào thì họ sẽ kéo dây khi nào thì khung ảnh đã lấy nét, và -- bùm! -- một pound thuốc nổ đã nổ tan tành để họ có thể thắp một ít ánh sáng ở dưới nước và có được một bức ảnh như con cá mó xinh đẹp này. Ý tôi là, đó là một bức ảnh tuyệt đẹp, nhưng không phải thật Họ đã tạo lập một môi trường nhân tạo để chúng ta có thể thỏa mãn cơn nghiện màu sắc của chúng ta. Và khi nhìn nó theo một hướng khác, điều mà chúng ta vẫn đang tìm kiếm đó là thay vì đem màu sắc xuống nước cùng chúng ta, chúng ta vẫn đang nhìn thấy một đại dương xanh thẳm, một màu xanh đầy thử thách, và những động vật sống ở đó hàng triệu năm đã và đang tiến hóa theo đủ mọi cách để có thể tiếp nhận cái ánh sáng xanh đó và từ bỏ các màu sắc khác. Và đây chỉ là một ví dụ nhỏ để ta thấy thế giới bí ẩn đó trông ra sao. Như màn trình diễn ánh sáng dưới nước. (Nhạc) Một lần nữa, thứ chúng ta đang nhìn thấy đây là ánh sáng xanh đập ngay vào mắt ta. Những động vật này đang hấp thụ ánh xanh và ngay lập tức biến đổi ánh sáng này. Vì thế nếu bạn suy nghĩ về điều đó, đại dương chiếm 71% hành tinh này, và ánh sáng xanh có thể khuếch tán sâu xuống gần như là 1,000m. Khi chúng ta lặn sâu xuống nước, sau khoảng 10m, mọi màu đỏ biến mất. Vì thế nếu bạn nhìn thấy thứ gì đó màu đỏ dưới 10m, đó là một con vật đang biến đổi và tạo ra màu đỏ riêng của nó. Đây là môi trường xanh đơn sắc duy nhất và rộng lớn nhất trên hành tinh chúng ta. Và cánh cửa của tôi vào thế giới sinh phản quang này bắt đầu với san hô. Và tôi muốn có một buổi TED Talk về san hô. và rằng chúng tuyệt vời như thế nào. Một trong những thứ mà chúng làm, một trong những kỳ công tuyệt diệu là chúng sản xuất ra rất nhiều những protein huỳnh quang, những phân tử huỳnh quang. và trong những san hô này, chiếm tới 14% khối lượng cơ thể của nó có thể là loại protein huỳnh quang này. Vậy các bạn không thể tạo ra 14% cơ bắp và không sử dụng nó, vậy nên xem ra chúng đóng góp một vai trò chức năng nào đó. Và trong vòng 10, 15 năm gần đây, điều này rất đặc biệt với tôi, bởi vì phân tử này hóa ra là một trong những công cụ có tính cách mạng nhất trong khoa học vi sinh, và nó cho phép chúng ta có cái nhìn rõ hơn vào bên trong chính chúng ta. Vậy, làm cách nào tôi quan sát được điều này? Để quan sát sinh vật phản quang, chúng tôi bơi vào ban đêm. Và khi tôi mới bắt đầu, tôi chỉ sử dụng bộ lọc bằng băng dính xanh cho đèn flash của tôi. để tôi có thể chắc chắn là tôi đang thấy ánh sáng đang được chuyển hóa bởi các loài động vật Chúng tôi đang làm một cuộc triển lãm cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, và chúng tôi đang cố khoe rằng những rặng san hô phản quang trông tuyệt ra sao và một thứ xảy ra đã làm tôi kinh ngạc: đây. Ngay giữa rặng san hô của chúng tôi, là con cá phản quang xanh này. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy cá phản quang màu lục hay động vật xương sống kiểu vậy. Và chúng tôi dụi mắt, kiểm tra bộ lọc, nghĩ rằng có ai đó đang chơi khăm chúng tôi với cái máy ảnh, nhưng con lươn đó có thật. Là con lươn phản quang màu xanh mà chúng tôi đã tìm thấy, và điều này đã hoàn toàn thay đổi hành trình của tôi. Vì vậy tôi phải gác lại san hô của tôi và lập đội với một nhà ngư học, John Sparks, và bắt đầu một cuộc tìm kiếm khắp thế giới để xem hiện tượng này phổ biến thế nào. Và cá thú vị hơn san hô nhiều, bởi vì chúng có thị lực cao cấp, và một vài con thậm chí còn có, cách mà tôi dùng để chụp chúng, chúng có thấu kính trong mắt chúng có thể phóng đại ánh huỳnh quang. Vì vậy tôi muốn tìm kiếm xa hơn nữa. Nên chúng tôi thiết kế thiết bị mới và lùng sục các rặng san hô khắp thế giới, tìm kiếm đời sống phản quang. Và nó trông hơi giống "E.T gọi về nhà." Chúng tôi ở ngoài kia bơi lội với ánh sáng xanh này, và chúng tôi tìm kiếm một sự đáp trả, để động vật có thể hấp thụ ánh sáng và truyền lại cho chúng tôi. Và cuối cùng, chúng tôi đã tìm thấy chú lươn phá ảnh Kaupichphys của chúng tôi. Nó là một con lươn ngại ngùng, ẩn dật mà chúng tôi hầu như không biết gì về nó Chúng chỉ to bằng cỡ ngón tay tôi, và chúng dành khoảng 99,9% thời gian trốn dưới những tảng đá. Nhưng những con lươn này lại ra ngoài để giao phối dưới những đêm trăng tròn, và đêm trăng tròn đó đã biến thế giới dưới nước thành màu xanh. Có lẽ chúng đang dùng điều này như cách để thấy nhau, nhanh tìm ra nhau, giao phối quay trở lại cái lỗ trong một khoảng thời gian dài. Nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu tìm thấy dạng sống khác như con cá tráp phản quang xanh này, cùng với, trông giống như những sọc dài chạy dọc theo đầu và gáy của nó, và nó gần như đã được ngụy trang và phản quang với cùng một cường độ như đám san hô phản quang đằng kia. Sau khi thấy con cá này, chúng tôi lại được giới thiệu thêm con cá sư tử phản quang màu đỏ này được che và giấu dưới tảng đá này Thời điểm duy nhất chúng tôi thấy, nó đang vừa ở trên đám tảo biển phản quang đỏ hoặc là san hô phản quang đỏ. Sau đó, chúng tôi tìm thấy con cá mối phản quang màu xanh lén lút này. Những con có mối này có rất nhiều loại, và chúng trông giống y hệt nhau dưới ánh sáng trắng. Nhưng nếu bạn nhìn nó dưới ánh sáng huỳnh quang, các bạn sẽ thấy nhiều loại các bạn sẽ thật sự có thể thấy sự khác biệt giữa chúng. Và tổng cộng -- Chúng tôi vừa báo cáo điều này năm ngoái -- chúng tôi đã tìm thấy hơn 200 loài cá phản quang. Một trong những nguồn cảm hứng của tôi là họa sĩ, nhà sinh học Pháp Jean Painlevé. Ông thật sự nắm được tinh thần sáng tạo và kinh doanh này trong sinh học . Ông ấy đã thiết kế thiết bị riêng, làm ra những chiếc máy ảnh riêng của ông ấy và ông ấy đã bị ấn tượng bởi những con cá ngựa, loài Hippocampus erectus, và ông ấy đã lần đầu tiên quay phim mấy con cá ngựa đẻ. Vậy, đây là con cá ngựa đực. Chúng là một trong những con cá đầu tiên bắt đầu bơi thẳng đứng với não ở phía trên đầu của chúng. Những con đực đẻ con, những sinh vật phi thường, Ông đã không ngủ nhiều ngày, Ông ấy thậm chỉ còn đặt tấm lưỡi trai điện lên đầu cho tỉnh táo để ông chụp được khoảnh khắc này. Giờ tôi ước tôi có thể cho Painlevé thấy khoảnh khắc khi chúng tôi tìm thấy những con cá ngựa phản quang đúng ngay với loài mà ông ấy đã nghiên cứu. Và đây là cảnh đó. (Nhạc) Chúng là loại cá bí ẩn nhất. Các bạn có thể bơi ngay trên chúng và thậm chí không thể thấy chúng. Chúng thường sẽ lẫn với đám tảo biển, mà đám này cũng phản quang đỏ, chúng có thị lực tuyệt vời, và chúng trải qua nghi thức giao phối dài này và có lẽ chúng đang dùng nó để tạo hiệu ứng. Nhưng mọi thứ trở nên khá sắc cạnh hơn khi chúng tôi tìm thấy con cá đuối phản quang xanh này bởi cá đuối thuộc lớp Elasmobranch, bao gồm cả ... Mà tôi là, một nhà sinh vật học chuyên về san hô. Ai đó phải xuống dưới đó và kiểm tra xem con có mập có phản quang không. Và thế là tôi phải đi. (Cười) Và tôi nghĩ, "Có lẽ tôi nên quay về với đám san hô." (Cười) Hóa ra là đám cá mập này không phản quang. Và rồi chúng tôi tìm thấy nó. Dưới hẻm vực sâu và tối ngoài khơi California, chúng tôi đã tìm thấy con cá mập phình Swellshark phản quang đầu tiên, ngay dưới những kẻ lướt ván. Đây là nó. Chúng chỉ dài khoảng 1m. Được gọi là cá mập phình. và họ gọi chúng là cá mập phình bởi nếu chúng bị đe dọa, chúng có thể hớp nước xuống và thổi ra một cái phao tròn to cỡ gấp đôi bản thân nó, và tự nêm chúng dưới một tảng đá để khỏi bị ăn thịt bởi kẻ thù. Và đây là thước phim đầu tiên của chúng tôi về mấy con cá mập phình phản quang. Thật lộng lẫy -- Ý tôi là, chúng đang phô ra những hoa văn khác biệt, và có những vùng phản quang, có những vùng lại không, nhưng chúng cũng có một vài điểm lấp lánh trên chúng nơi mà sáng hơn nhiều so với những vùng còn lại. Nhưng tất cả đều trông rất đẹp. Và tôi kiểu như, điều này thật đẹp Nhưng vậy thì nó có ý nghĩa gì với con cá mập? Chúng có thể thấy không? Và chúng tôi đã tìm tài liệu, nhưng không chỗ nào cho biết về thị lực của loại cá mập này. Vì thế tôi đưa con cá này đến chuyên gia về mắt Ellis Loew ở Đại học Cornell. và chúng tôi đã tìm ra rằng con cá này nhìn theo kiểu rời rạc và chính xác trong giao diện màu xanh-lục, khoảng 100 lần tốt hơn chúng ta nhìn trong bóng tối nhưng chúng chỉ thấy màu xanh và lục Vì thế điều chúng đang làm là lấy cái thế giới màu xanh này hấp thụ màu xanh, tạo ra màu lục. và tạo ra độ tương phản mà chúng thật sự có thể thấy Chúng tôi có 1 mô hình, chỉ ra rằng điều này có thể cho chúng khả năng thấy các hoa văn này, Và những con đực và con cái đều có, thứ chung tôi đang tìm, những hoa văn khác biệt giữa chúng. Nhưng phát hiện cuối cùng của chúng tôi được tìm thấy cách nơi này chỉ vài dặm ở Quần đảo Solomon. Đang bơi trong đêm, tôi bắt gặp con rùa biển phản quang đầu tiên. Vậy ra từ cá, chuyển sang cá mập, giờ lại tới giáp xác, mà cái này, lần nữa, chỉ mới nghiên cứu cách đây một tháng, nhưng nó cho chúng tôi thấy chúng tôi chả biết gì về thị lực của con rùa biển này cả. Và điều này làm tôi suy nghĩ rằng còn rất nhiều thứ để học. Và ở đây, giữa quần đảo Solomon, chỉ còn vài ngàn cá thể cái của loài này còn sót lại, và đây là một điểm tập trung của chúng, Điều này cho thấy rằng chúng ta phải bảo vệ những động vật này. trong khi chúng vẫn còn ở đây, và hiểu chúng. Trong quá trình hiểu sinh vật phản quang, tôi muốn biết, chúng sẽ đi sâu tới đâu? Liệu có xuống sâu tới tận đáy đại dương không? Vì thế chúng tôi đã bắt đầu sử dụng tàu ngầm, và trang bị cho chúng với ánh sáng xanh đặc biệt ở đằng trước. Chúng tôi lặn xuống, và đã chú ý đến một điều đặc biệt -- là khi chúng tôi đi sâu xuống đến 1,000 m, thì chúng trở nên thưa thớt Không có bất cứ một đời sống phát quang nào dưới đó cả, dưới 1,000 m -- hầu như là không có gì, chỉ có bóng tối. Vậy nên đây chủ yếu là hiện tượng ở vùng nước nông. và dưới 1,000 m, chúng tôi đã gặp phải vùng phát quang sinh học, nơi mà 9/10 loài động vật đang thật sự tạo ánh sáng của riêng mình và chớp và nháy. Khi tối cố gắng đi sâu hơn, Cái này giống như một cái tát vào đồ lặn cá nhân vài người gọi đó là khoảnh khắc "Jacques Cousteau gặp Woody Allen" của tôi (Cười) Nhưng khi chúng tôi khám phá vùng dưới đó, Tôi đã nghĩ rằng: Làm cách nào để có thể tương tác với cuộc sống thật tinh tế? Bởi vì chúng tôi đang tiến vào kỷ nguyên mới của khám phá nơi chúng tôi phải thật sự cẩn thận, và chúng tôi phải lập mẫu về cách chúng tôi khám phá. Vì thế tôi lập đội với chuyên gia robot Rob Wood tại Đại học Havard, và chúng tôi hiện đang thiết kế mấy ngón tay robot mềm dưới nước, để chúng tôi có thể tương tác nhẹ nhàng với đời sống biển dưới đó. Ý tưởng về việc hầu hết công nghệ khám phá biển sâu của chúng tôi bắt nguồn từ dầu và gas và quân đội. mà các bạn biết đó, họ không thật sự quan tâm đến sự tinh tế Một vài rặng san hô có thể 1,000 tuổi. Các bạn không muốn xuống và nghiền nát chúng với một cái vuốt lớn Vì thế cái tôi mơ là một thứ giống thế này. Vào ban đêm, tôi ngồi trong một chiếc tàu ngầm, Tôi có găng tay trợ lực, và tôi có thể lắp đặt tinh ý một cái phòng lab trước tàu của tôi, nơi có mấy cái ngón tay robot mềm mềm và nhẹ nhàng thu thập và đặt mọi thứ vào những cái lọ và chúng tôi có thể nghiên cứu Quay trở lại những ứng dụng đầy sức mạnh. Đây, các bạn đang nhìn vào một bộ não sống nó sử dụng DNA của những sinh vật phản quang biển, cái này là từ con sứa và san hô, để soi chiếu bộ não sống và xem sư liên kết của nó. Buồn cười là RGB đang được dùng chỉ để kiểu làm thỏa mãn trực giác của con người ta, để chúng ta có thể thấy bộ não chúng ta tốt hơn. Và thậm chí gây sửng sốt hơn nữa, là đồng nghiệp thân của tôi Vincent Pieribone ở Yale, người đã thực sự thiết kế và chế tạo một protein phản quang phản ứng với điện thế. Vì thế anh ấy có thể thấy khi một neron bốc cháy. Các bạn đang cơ bản là đang nhìn vào một cánh cổng dẫn đến tiềm thức mà đã được thiết kế bởi những sinh vật biển. Thế nên điều này đã đem tôi lại về với góc nhìn và mối quan hệ. Từ không gian sâu thẳm, vũ trụ chúng ta nhìn giống như một tế bào não con người, và rồi giờ đây chúng ta đang ở biển sâu, và chúng ta đang tìm kiếm những sinh vật và tế bào biển có thể soi sáng trí óc con người. Và đó là niềm hy vọng của tôi là với tâm trí được rọi sáng, Chúng ta có thể suy nghĩ thấu đáo về mối liên kết bao quát toàn sự sống và hiểu được có biết thêm bao nhiêu thứ ngoài đó nếu ta giữ đại dương khỏe mạnh. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể chẳng phải gan hay não bộ mà là da, với tổng diện tích vào khoảng 20 dặm vuông ở người lớn Mặc dù mỗi vùng da khác nhau có những đặc tính khác nhau, hầu hết bề mặt da thực hiện các chức năng tương tự ví dụ như tiết mồ hôi, cảm nhận nóng/lạnh và mọc lông Nhưng sau khi bị thương nặng vùng da vừa lành sẽ trông khác so với vùng da xung quanh nó và có thể không phục hồi hoàn toàn như ban đầu trong một khoảng thời gian Để hiểu được tại sao, chúng ta cần xem kỹ cấu trúc của da người. Lớp trên cùng, được gọi là thượng bì bao gồm hầu hết các tế bào vững chắc, còn gọi là tế bào keratine và có chức năng bảo vệ Vì lớp tế bào ngoài cùng này sẽ tróc ra và được thay mới liên tục nên chúng dễ dàng lành lại. Nhưng đôi khi ta gặp những vết thương đâm sâu vào lớp bì nơi có nhiều mạch máu, cấu trúc tuyến và nhiều đầu tận thần kinh giúp da thực hiện nhiều chức năng Và khi điều đó xảy ra, nó kích hoạt 4 giai đoạn chồng lấp nhau của quá trình tái tạo da. Đầu tiên, giai đoạn cầm máu, da đáp ứng với 2 nguy cơ tức thì đó là khi bạn mất máu và hàng rào bảo vệ cơ học của da đang bị hư hỏng Khi mà mạch máu thắt lại để hạn chế việc mất máu quá trình này được gọi là co thắt mạch cả 2 nguy cơ trên đều bị chặn đứng bởi cục máu đông Một dạng protein, còn được gọi là Fibrin, tạo thành nút thắt trên bế mặt da chống lại việc cục máu đông bị trôi đi và chống vi khuẩn, yếu tố gây bệnh xâm nhập. Sau khoảng 3 giờ, da bắt đầu đỏ lên dấu hiệu bắt đầu giai đoạn tiếp theo: đáp ứng viêm. Với việc mất máu được kiểm soát, hàng rào bảo vệ được gia cố Cơ thể huy động các tế bào tấn công các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào được Trong số các tế bào được huy động, có bạch cầu hay còn goi là Macrophage, chúng nuốt và tiêu hủy các tế bào vi khuẩn trong quá trình Thực bào ngoài ra, chúng còn sản xuất yếu tố tăng trưởng để kích thích lành vết thương và vì những "chiến binh" này cần được di chuyển khắp mạch máu để đến nơi có vết thương vùng mạch máu co thắt lúc ban đầu giờ sẽ dãn ra trong quá trình đươc gọi là Dãn mạch. Khoảng 2-3 ngày sau vết thương, giai đoạn Tăng sinh bắt đầu, khi mà các tế bào sợi đi vào vết thương. Trong quá trình Lắng đọng collagen chúng sản xuất sợi protein gọi là collagen tại nơi có vết thương, tạo ra các mô liên kết thay thế các Fibrin ban đầu. Khi tế bào của lớp thương bì phân chia để tạo mới vùng da ngoài, lớp bì co lại để đóng miệng vết thương. Sau cùng, giai đoạn 4 của sự tái cấu trúc, vết thương lành lặn khi mà các Collagen vừa lắng đọng sẽ sắp xếp và chuyển thành các dạng đặc biệt. Quá trình này diễn ra chừng 1 năm, sức bền của da mới sẽ được cải thiện, mạch máu và các sự liên kết khác sẽ được gia cố chắc chắn. Thời gian trôi đi, vùng mô mới có thể đạt 50-80% chức năng bình thường ban đầu, phụ thuộc sự nghiêm trọng của vết thương và chức năng tại vùng da đó. Nhưng vì vùng da đó không hoàn toàn phục hồi sẹo tiếp tục là vấn đề nhức nhối trên lâm sàng cho các bác sĩ trên thế giới. Dẫu cho các nhà nghiên cứu đã có những bước đi quan trọng về việc hiểu rõ quá trình lành vết thương, vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Ví dụ: các tế bào sợi đến từ mạch máu hay từ các mô ở da dính vào vết thương? Và tại sao ở các loài vật khác như Nai, sự lành vết thương hiệu quả và hoàn hảo hơn so với loài người? Bằng cách tìm câu trả lời cho các vấn đề này, một ngày nào đó ta có thể tự chữa vết thương thật hiệu quả, đến mức các vết sẹo chỉ còn là ký ức thôi. Bạn đã bao giờ thấy có gì đó đang bơi trong tầm nhìn của mình chưa? Nó trông như một con sâu, hay một giọt nước trong suốt, và khi bạn định cố gắng nhìn gần hơn nó lại biến mất, và chỉ xuất hiện lại khi bạn dời mắt đi. Nhưng đừng đi rửa mắt nhé! Những gì bạn thấy là một hiện tượng phổ biến gọi là "phù du". Tên khoa học cho chúng là Muscae volitantes, tiếng Latin nghĩa là "ruồi bay", và đúng như tên gọi, đôi khi chúng rất khó chịu. Nhưng chúng thực ra không phải sâu bọ hay vật thể ngoại lai gì cả. Thực ra, chúng tồn tại trong cầu mắt của bạn. Chúng dường như đang sống, vì chúng di chuyển và thay đổi hình dạng, nhưng chúng không sống. Phù du là những vật thể nhỏ xíu đổ bóng lên võng mạc, mô cảm nhận ánh sáng ở đằng sau mắt chúng ta. Chúng có thể là một mảnh mô, tế bào hồng cầu, hay một đám protein. Và vì chúng lơ lửng trên dịch thủy tinh thể, chất dịch giống như gel lấp đầy bên trong mắt, chúng trôi nổi theo chuyển động của mắt và dội lại một chút khi mắt ta dừng lại. Phù du gần như rất khó nhận biết. Chúng trở nên rõ ràng hơn khi ở càng gần võng mạc, cũng giống như đưa tay bạn đến gần mặt bàn hơn khi che ánh sáng sẽ tạo ra một cái bóng rõ ràng hơn. Và phù du đặc biệt dễ nhận ra khi bạn nhìn vào một bề mặt sáng đồng màu, như màn hình trống, tuyết, hay bầu trời trong, khi sự đồng nhất của tấm nền khiến chúng dễ dàng bị nhận ra hơn. Ánh sáng càng mạnh, đồng tử càng co lại. Nó tạo ra hiệu ứng giống như thay thế ánh sáng khuếch tán. bằng một bóng đèn sợi đốt, bóng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Có một hiện tượng thị giác khác có vẻ tương tự với phù du, nhưng thực chất thì không hề liên quan. Nếu bạn đã thấy những đốm sáng nhỏ bay qua bay lại khi nhìn vào bầu trời xanh, bạn đang thấy một hiện tượng gọi là "chớp sáng". Trong một số trường hợp, nó ngược lại với hiện tượng phù du. Ở đây, bạn không bóng đổ, mà là những thấu kính di chuyển để lại ánh sáng lên võng mạc. Những thấu kính này thực ra là những tế bào bạch cầu di chuyển qua các mao mạch trên bề mặt võng mạc. Những bạch cầu này có thể rất lớn đến mức gần lấp đầy mao mạch tạo ra không gian huyết tương trống đằng trước chúng. Vì những không gian bên trong bạch cầu có độ trong suốt với ánh sáng xanh cao hơn các hồng cầu thường có trong mao mạch, nên chúng ta thấy một đốm sáng nơi điều này diễn ra, di chuyển theo đường mao mạch và đồng thời với mạch đập. Dưới điều kiện quan sát lý tưởng, bạn còn thấy cả một cái đuôi tối đằng sau đốm trắng. Đó là các tế bào hồng cầu bị dồn lại phía sau bạch cầu. Một vài bảo tàng khoa học trưng bày một tấm nền ánh sáng xanh cho phép bạn thấy những vệt sáng này rõ hơn bình thường. Trong khi mắt tất cả mọi người diễn ra hiện tượng này, số lượng và thể loại cũng rất đa dạng. Trong trường hợp phù du, chúng ta thường không để ý vì bộ não đã học cách để phớt lờ nó. Tuy nhiên, số lượng hay kích thước lớn bất thường ảnh hưởng tới thị giác có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay. Nhưng phần lớn thời gian những hiện tượng trong mắt này, như phù du hay vệt sáng xanh, chỉ là một nhắc nhở nhẹ nhàng rằng những thứ chúng ta thấy phụ thuộc nhiều vào cơ thể và trí óc chúng ta giống như vào thế giới bên ngoài vậy. Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở Rome, và bạn vừa đi tới Bảo Tàng Vatican. Và bạn đang dạo qua những hành lang dài, đi qua những bức tượng, tranh tường, và rất nhiều những thứ khác nữa. Bạn đang đi về hướng Nhà Nguyện Sistine. Cuối cùng thì -- một hành lang dài, một cầu thang và một cánh cửa. Bạn đang ở ngưỡng cửa Nhà Nguyện Sistine. Vậy bạn đang mong chờ điều gì? Những mái vòm cao vút? Những dàn hợp xướng thiên thần? Chúng tôi không có những thứ như vậy ở đó. Thay vào đó, bạn tự hỏi. chúng tôi có thứ gì? Ừm, những bức màn treo cao trong Nhà Nguyện Sistine. Và theo nghĩa đen, bao quanh bạn là những bức màn được vẽ lên, kiểu trang hoàng nguyên bản của nhà nguyện này. Các nhà thờ dùng những tấm thảm không chỉ để ngăn cái rét nhưng còn như một cách để tượng trưng cho sân khấu vĩ đại của cuộc đời. Những vở kịch mà mỗi chúng ta đóng một vai chính là một câu chuyện vĩ đại, một câu chuyện chứa đựng toàn bộ thế giới và được hé mở trong ba giai đoạn của bức tranh trong Nhà Nguyện Sistine. Tòa nhà này khởi đầu như một không gian cho một nhóm nhỏ những giáo sỹ giàu có, học thức. Họ cầu nguyện ở đó. Họ bầu giáo hoàng ở đó Năm trăm năm trước, nó là nhà thờ giáo hội cuối cùng. Vậy, có thể bạn tự hỏi làm thế nào ngày nay nó có thể thu hút năm triệu người mỗi năm, với những lĩnh vực khác nhau? Bởi vì trong không gian hạn hẹp đó, sự sáng tạo đã bùng nổ, châm ngòi bởi sự phấn khích của biên giới địa chính trị mới, thiêu rụi truyền thống truyền giáo cổ xưa của nhà thờ và tạo ra một trong những điều vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa. Ngày nay, sự phát triển này có vai trò như một sự tiến hóa vĩ đại, bắt đầu bằng vài kiểu ký tự, dần dần có khả năng truyền đạt đến những khán giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Sự tiến hóa này gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn ứng với một bối cảnh lịch sử. Giai đoạn đầu có phạm vi khá hạn chế Nó phản ánh phần nào viễn cảnh của giáo khu. Giai đoạn thứ hai diễn ra sau khi cái nhìn của thế giới thay đổi đáng kể sau hành trình lịch sử của Columbus; giai đoạn ba, khi Kỷ nguyên Khám phá ở giai đoạn hưng thịnh và Giáo hội đứng trước thách thức phải vươn khắp thế giới. Họa tiết nguyên bản của nhà thờ này phản ánh một thế giới nhỏ hơn. Có nhiều cảnh bận rộn kể về những câu chuyện cuộc sống của Jesus và Moses phản ánh sự phát triển của người Cơ đốc giáo và Thiên chúa giáo Người được ủy quyền, Pope Sixtus IV, tập hợp một nhóm các tài năng nghệ thuật của Florentine, bao gồm những người như Sandro Botticelli và người sau này trở thành người thầy hội họa của Michelangelo, Ghirlandaio. Họ phủ lên những bức tường các họa tiết màu nguyên thủy, nếu bạn để ý, những câu chuyện này có phong cảnh tương tự với những cảnh dùng ở lâu đài Roman hay một cảnh xứ Tuscan để kể một câu chuyện rất xa xôi, vài thứ gần gũi hơn nhiều. Với sự bổ sung những bức ảnh về gia đình và bạn bè Pope, đây là sự trang trí hoàn hảo cho một khu vực nhỏ giới hạn trong lục địa Âu. Nhưng vào năm 1492, Tân Thế Giới được khám phá chân trời được mở rộng, và thế giới 133 x 46 foot này cũng phải được mở rộng. Nó đã mở rộng, nhờ vào những thiên tài sáng tạo, một tầm nhìn và một câu chuyện tuyệt vời. Lúc đó, thiên tài đầy sáng tạo là Michelangelo Buonarroti, 33 tuổi, được giao việc trang trí 12,000 feet vuông trần nhà, một công việc rất bất lợi với anh ta. anh ta được dạy hội họa nhưng lại bỏ để theo điêu khắc. Các nhà tài trợ ở Florence đã nổi giận vì anh đã ta bỏ dở cam kết, đi đến Rome theo lời hứa hẹn một dự án điêu khắc lớn dự án đó thất bại hoàn toàn. Và anh ta bị bỏ lại với nhiệm vụ sơn 12 vị tông đồ tương phản với trang trí nền trần nhà nguyện Sistine, kiểu chung của tất cả trần nhà ở Italy. Nhưng ông đã đối mặt với thách thức Trong thời mà người ta dám căng buồm băng qua Đại Tây Dương, Michelangelo dám vẽ tấm hải đồ mới Anh ta cũng sẽ kể một câu chuyện không có ông tổ truyền đạo, một câu chuyện về sự bắt đầu vĩ đại câu chuyện về sáng thế (Genesis) Không có vẻ gì dễ làm với những câu chuyện trên trần nhà Làm sao bạn có thể đọc những cảnh náo nhiệt từ 62 feet bên dưới? Kỹ thuật sơn đã có hơn 200 năm ở xưởng điêu khắc Florentine lại không được thiết kế cho thể loại kể chuyện này Nhưng Michelangelo không hẳn là thợ sơn vậy nên anh ta dùng những thế mạnh của mình. Thay vì sơn từng vùng theo thường lệ, khá gian nan, anh ta dùng một cái búa và cái đục, đục một miếng cẩm thạch để xem các họa tiết bên trong. Michelangelo là người theo bản chất luận; anh ta kể chuyện của mình một cách hỗn độn, linh động. Kế hoạch này được nắm bắt bởi Pope Julius II nổi tiếng, người đã không ngại ngùng với tài năng nổi trội của Michelangeo Ông là cháu của Pope Sixtus IV suốt 30 năm qua ông đã tìm hiểu hội họa và hiểu quyền năng của nó Lịch sử đã lưu danh của Warrior Pope, nhưng người này thừa kế từ Vatican không phải những pháo đài hay pháo binh mà là mỹ thuật. Ông để lại những căn phòng Raphael, nhà nguyện Sistine nhà thờ thánh Pietro cũng như bộ sưu tập điêu khắc Greco-Roman kỳ vỹ rõ ràng những việc ngoài Giáo hội sẽ trở thành vườn ươm của bảo tàng hiện đại đầu tiên thế giới, các bảo tàng Vatican. Julius chỉ là một người đã hình dung một Vatincan sẽ trở nên vĩnh viễn xứng đáng qua quyền thế và vẻ đẹp, ông đã đúng. Cuộc chạm trán giữa hai gã khổng lồ, Michelangelo và Julius II, đã cho chúng ta nhà nguyện Sistine. Michelangelo đã rất tâm huyết với dự án, anh ta đã thành công trong ba năm rưỡi, cùng với một nhóm nòng cốt và dùng hầu hết thời gian, không ngừng nghỉ, với tay qua đầu để vẽ câu chuyện trên trần nhà. Hãy xem trần nhà này và câu chuyện đang lan khắp thế giới. Không còn là những nét nghệ thuật quen thuộc trong thế giới của bạn nữa. Ở đây chỉ có không gian, kiến trúc và năng lượng; một khung sơn lạ thường mở ra chín cửa nhỏ, được thể hiện bằng điêu khắc chứ không phải sơn màu. Và chúng ta đứng ở xa cửa vào, xa khỏi bệ thờ và cánh cổng đóng dành cho các tu sĩ và chúng ta nhìn chăm chú vào khoảng xa, tìm một sự bắt đầu. Và cho dù trong phạm trù khoa học hay một thông lệ trong kinh thánh chúng ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ ánh sáng Michelangelo cho ta một năng lượng khởi đầu khi ông cho ta sự tách biệt giữa ánh sáng và bóng tối, một họa tiết nổi sóng che mờ trong khoảng cách, được nén lại trong không gian chật chội. Họa tiết tiếp theo nở ra lớn hơn, và bạn thấy họa tiết và chạm một bên vào cái bên cạnh. Ông để lại mặt trời, mặt trăng, cây cỏ. Michelangelo không tập trung vào cái chất đang được tạo ra, không giống như các họa sỹ khác. Ông tập trung vào cử chỉ sáng tạo. Sau đó chuyển động ngưng lại, như một cái ngắt giọng trong thơ và tạo ra sự lâng lâng. Ông ta đang làm gì vậy? Có phải ông đang tạo ra đất? Tạo ra biển? Hay ông đang nhìn về công trình của mình, vũ trụ và kho báu của ông, ví như Michelangelo phải có, đang nhìn về công trình của ông trên trần nhà và tuyên bố, "Nó đẹp đấy." Bây giờ phông nền đã dựng lên, và bạn đạt đến cực độ về sáng tạo, là con người. Adam đá mắt, một cử chỉ nhẹ nhằm vào bóng tối. Nhưng nhìn gần hơn, cái chân kia khá uể oải trên mặt đất, cánh tay thì nặng nề trên đầu gối. Adam thiếu tia sáng nội tâm để dẫn anh đến sự vĩ đại. Tia sáng đó có vẻ được thảo luận bởi tác giả trên ngón tay kia, 1 milimet cách cánh tay của Adam. Nó cho chúng ta cảm giác hồi hộp vì chúng ta là một thời khắc trong cái liên hệ đó, qua cách một người tìm ra mục đích của mình, vượt lên và khẳng định đỉnh cao của sáng tạo. Sau đó Michelangelo quăng một đường bóng. Ai ở bên cánh tay kia? Eve, người phụ nữ đầu tiên. Không, cô ta không tự dưng xuất hiện. Cô ta là một phần của kế hoạch. Cô ta luôn trong tâm trí của ông. Hãy nhìn cô, thật thân mật với Thượng Đế đến mức tay quấn quanh ông. Với tôi, một nhà lịch sử hội họa từ thế kỷ 21, đây là khoảnh khắc bức vẽ chạm vào tôi. Bởi tôi nhận ra sự tượng trưng tâm lý xã hội này luôn luôn về đàn ông và phụ nữ rất nhiều, đó là điểm chí cốt, trái tim của trần nhà, là sự tạo ra người phụ nữ, không phải Adam Và sự thật là, khi bạn thấy họ bên nhau ở vườn địa đàn, họ quyện vào nhau và điệu bộ tự hào biến thành sự xấu hổ. Bây giờ bạn đang ở sự kiện quan trọng trên trần nhà Bạn chính xác là điểm mà bạn và tôi có thể đi không còn vào nhà thờ nữa. Cánh cổng đóng ngăn chúng ta với căn phòng bên trong, và chúng ta bị loại ra như Adam và Eve. Cảnh còn lại trên trần nhà, họ phản chiếu sự đông đúc hỗn loạn của thế giới quanh ta. Bạn có Noah và Ark của ông và cơn lũ. Bạn có Noah. Ông đang hy sinh và thương lượng với Thượng Đế Có lẽ ông là đấng cứu thế. Oh, không, Noah là người trồng nho phát minh ra rượu, xỉn và bất tỉnh khỏa thân trong kho thóc. Cách thiết kế trần nhà rất kỳ lạ, bắt đầu bằng việc Chúa sáng thế, kết thúc với vài gã say trong kho thóc. Vậy thì, so sánh với Adam, bạn có thể nghĩ Michelangelo đang trêu ghẹo chúng ta. Nhưng ông muốn xua đi vẻ ảm đạm bằng cách dùng những màu sáng ngay dưới Noah: ngọc lục bảo, hoàng ngọc, đỏ tươi trên giáo đồ Zechariah. Zechariah tiên đoán một tia sáng đến từ hướng Đông, và chúng ta bị chuyển từ khớp nối này đến một điểm mới, với những bà đồng và nhà tiên tri dẫn chúng ta đến thiên đàng. Bạn có nam và nữ anh hùng bảo vệ đường đi, và chúng ta đi theo những bậc cha mẹ. Họ là động cơ của cỗ máy nhân loại vĩ đại này, cứ tiến tới. Và giờ đây chúng ta ở đỉnh của mái vòm, điểm cao nhất của tất cả mọi thứ, với họa tiết trông như ông đang muốn rơi khỏi chỗ đó vào không gian của chúng ta, xâm lấn không gian của ta. Đây là mấu nối quan trọng nhất. Quá khứ gặp hiện tại. Chi tiết này, Jonah, người đã ở ba ngày trong bụng cá voi, với Cơ đốc giáo, đây là biểu tượng sự tái sinh của nhân loại. qua sự hy sinh của Jesus. nhưng đối với đa số khách tham quan bảo tàng bằng tất cả tấm lòng của những người hằng ngày tham quan, ông là thời khắc quá khứ xa xôi chạm và tiếp nhận hiện tại. Mọi thứ mang chúng ta tới mái vòm mở của tường bệ thờ, nơi ta thấy phán xét cuối cùng của Michelangelo được sơn năm 1534 sau khi thế giới thay đổi lần nữa. Sự cải cách đã phá vỡ Giáo hội, đế chế Ottoman đã chọn đạo Hồi cho cả thế giới và Magellen đã tìm ra tuyến đường ra Thái Bình Dương. Làm cách nào một nghệ sỹ 59 tuổi chưa bao giờ rời khỏi Venice chuẩn bị đi trò chuyện với thế giới mới? Machelangelo chọn vẽ lên định mệnh, khao khát thông thường đó, bình thường với chúng ta, là để lại một gia tài sự ưu tú. Kể qua tầm nhìn của Cơ Đốc giáo về lời phán quyết cuối cùng, tận thế, Michelangelo cho bạn một chuỗi các họa tiết người đang mang những vật thể xinh đẹp nổi bật này. Họ không còn mặc gì không còn hình tượng trừ một cặp. Đó là một tổ hợp chỉ từ những cơ thể người, 391, không ai giống ai, độc nhất như chính mỗi chúng ta. Họ bắt đầu ở góc thấp, tách khỏi mặt đất, vật lộn và bắt đầu bay lên. Những người đã lên quay lại giúp những người khác, và trong một thi tiết thú vị, một người da đen và một người da trắng cùng được kéo lên trong tầm nhìn vĩ đại của cộng đồng loài người ở thế giới mới này. Phần lớn không gian dành cho những người chiến thắng. Ở đó bạn tìm thấy một người đàn ông và một phụ nữ trần như lực sỹ. Họ là những người đã vượt qua tai ương và tầm nhìn của Michelangelo về những người đương đầu với tai ương, vượt qua những trở ngại, giống như những vận động viên. Bạn thấy đàn ông và phụ nữ uốn éo, tạo kiểu trong sân khấu vĩ đại này. Đằng sau sự sắp xếp này là Jesus, người đầu tiên chịu đựng trên thánh giá, giờ là một đấng toàn năng ở Thiên đường. Và khi Michelangelo hài lòng với tác phẩm của ông, gian nan, đình đốn, trở ngại, chúng không giới hạn sự ưu tú, chúng rèn nó. Giờ thì, điều này dẫn chúng ta tới một thứ dư thừa. Đây là nhà thờ nhỏ riêng của Pope, các tốt nhất để miêu tả là thật sự một cái nong khỏa thân. Nhưng Machelangelo đang cố gắng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật tốt nhất, một ngôn ngữ nghệ thuật phổ biến nhất ông có thể nghĩ ra: cơ thể con người. Vậy thay vì thể hiện đạo đức như là chịu đựng hay làm chủ bản thân, ông đã mượn từ Julius II những bộ sưu tập điêu khắc tuyệt đẹp để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn qua quyền năng bên ngoài. Ngày nay, một đoạn sử hiện đại viết rằng điện thờ quá đẹp, đến nỗi không ai còn tranh cãi. Thực sự như vậy. Michelangelo đã sớm phát hiện rằng nhờ vào in ấn, những chỉ trích về khỏa thân lan khắp thế giới, nhanh chóng, kiệt tác tâm lý xã hội của ông được gán mác khiêu dâm, tại điểm mà ông đã thêm hai chi tiết một người đã chỉ trích ông, nịnh thần của Giáo hoàng, và người còn lại là chính ông, như vỏ trấu khô, không thể lực, trong đôi tay của sự đọa đày thăm thẳm. Năm ông mất ông đã thấy nhiều chi tiết được che lên, chiến thắng của sự sao nhãng tầm thường với sự cổ vũ hưng thịnh vĩ đại. Bây giờ chúng ta ở ngay đây, ngay lúc này. Chúng ta bị tóm vào không gian đó giữa những sự bắt đầu và kết thúc, trong toàn bộ sự to lớn, vĩ đại của trải nghiệm của con người. Nhà nguyện Sistine buộc chúng ta nhìn xung quanh như là có những tấm gương. Tôi là ai trong đây? Có phải trong đám đông? Tôi có phải gã say rượu? Tôi có phải lực sỹ? Và khi ta rời khỏi thiên đường đẹp đẽ trên này, chúng ta có động cơ để tự hỏi câu hỏi lớn nhất cuộc đời: Tôi là ai, và tôi có vai trò gì trong vở kịch vĩ đại của cuộc đời? Cám ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Elizabeth Lev, cám ơn cô. Elizabeth, cô có nói tới toàn bộ vấn đề khiêu dâm, quá nhiều cảnh khỏa thân và cảnh cuộc sống và thứ không phù hợp trong những con mắt thời đại. Nhưng thật ra câu chuyện lớn hơn. Nó không chỉ chỉnh sửa và thêm thắt vài chi tiết. Tác phẩm nghệ thuật này đã gần như bị phá hủy. Elizabeth Lev: Tác động của lời phán xét cuối cùng rất lớn. Kỹ thuật in đảm bảo mọi người đều thấy. Vì vậy, đây không phải thứ gì đó xảy ra trong vài tuần. Nó đã xảy ra trong hơn 20 năm của những chủ bút và nhà bình luận, nói với Giáo hội, "Các người không thể nói chúng tôi phải sống thể nào. Các người có thấy ảnh khiêu dâm trên nhà nguyện của Pope?" Sau những lời phản bác cố gắng phá hủy công trình này, nó đã kết thúc năm Michelangelo mất Giáo hội cuối cùng đã dàn xếp được một cách để cứu bức tranh bằng cách đặt lên thêm 30 bức phủ, đó cũng là nguồn gốc của che lá. Đó là nơi chuyện xảy ra, và nó xảy ra trong một nhà thờ đã cố gắng cứu một công trình nghệ thuật, không thực sự cần làm xấu hay phá hủy nó. BG: Điều mà cô vừa nói không phải một chuyến thăm cổ điển mà là ngày này khi người ta đến thăm nhà nguyện Sistine. (cười) EL: Tôi không biết, anh đang quảng cáo à? (cười) BG: Không, không... không cần thiết đâu, chỉ là một phát biểu. Trải nghiệm mỹ thuật ngày nay là phản ánh những vấn đề Quá nhiều người muốn thấy điều này trong đó, và kết quả là năm triệu người đi qua cánh cổng nhỏ bé đó và trải nghiệm theo một cách hoàn toàn khác chúng ta vừa làm. EL: Đúng vậy. Tôi đồng ý. Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu đừng lại và ngắm. Nhưng cũng nhận ra, ngay cả khi bạn ở trong những ngày đó, với 28,000 người một ngày, cả khi những ngày bạn ở đó với tất cả những người khác, hãy nhìn quanh và nghĩ nó tuyệt thế nào khi vài bức họa thạch cao từ 500 năm trước có thể vẫn được vẽ bởi tất cả những người bên cạnh bạn, đang nhìn lên trên đến rơi cả mồm. Một phát biểu về cách mà vẻ đẹp thật sự có thể nói với chúng ta vượt thời gian và khoảng cách địa lý. BG: Liz, cám ơn (tiếng Ý) EL: Cám ơn ông. BG: Cám ơn. Từ thưở hồng hoang, con người đã luôn bị cuốn hút bởi cái chết và sự phục sinh. Hầy như mọi tôn giáo trên thế giới đều có lý giải riêng về chúng, từ những thần thoại ban đầu cho đến những bộ phim bom tấn mới nhất, đề tài này chưa bao giờ cũ. Nhưng liệu hồi sinh là có thực? Và khác biệt giữa một sinh vật sống và cơ thể chết là gì? Để hiểu được cái chết, cần phải hiểu cuộc sống là gì. Một học thuyết cổ xưa đặt giả thuyết được gọi là thuyết sức sống cho rằng các sinh vật sống là duy nhất bởi vì chúng được bơm đầy vật chất và năng lượng đặc biệt rất cần thiết cho sự sống. Cho dù đó là khí huyết mạch, hay thể dịch, niềm tin vào một vật chất như vậy từng phổ biến khắp thế giới, và vẫn còn tồn tại trong các câu chuyện mà sinh vật bằng cách nào đó bòn rút sức sống từ người khác, hoặc tự tiếp thêm sức sống bằng một số dạng ma thuật. Học thuyết sức sống dần biến mất trong thế giới phương Tây sau cuộc cách mạng khoa học thế kỉ 17. René Descartes đưa ra nhận xét rằng cơ thể người về bản chất không khác những cỗ máy là bao, sống nhờ vào ý thức kì diệu được tạo ra bởi tuyến yên thùy não. Năm 1907, bác sỹ Duncan McDougall thậm chí cho rằng linh hồn có trọng lượng, ông so sánh trọng lượng bệnh nhân trước và sau khi chết để chứng minh điều đó. Mặc dù những thí nghiệm của ông mất dần uy tín như học thuyết sức sống dấu vết của chúng vẫn còn được lưu lại trong văn hóa ngày nay. Khi nào những học thuyết đầy nghi hoặc này rời bỏ chúng ta? Những gì ta biết hiện nay là cuộc sống không được chứa trong các hợp chất hay tia lửa ma thuật, mà là trong các quá trình sinh học tự sinh diễn ra liên tục. Và để hiểu được quá trình này, cần đi sâu vào mức độ của các tế bào riêng biệt. Bên trong mỗi tế bào, các phản ứng hóa học liên tục xảy ra, dưới tác động của đường glucose và oxy, mà cơ thể chuyển đổi thành các phân tử mang năng lượng gọi là ATP. Tế bào sử dụng nguồn năng lượng này cho mọi việc từ sửa chữa đến phát triển và tái bản. Mất rất nhiều năng lượng để tạo ra các phân tử cần thiết, và còn mất nhiều hơn nữa để đưa chúng đến nơi cần thiết. Hiện tượng entropy phổ biến nghĩa là các phân tử có xu hướng khuếch tán ngẫu nhiên, di chuyển từ khu vực có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, thậm chí phá vỡ các phân tử và nguyên tử nhỏ hơn. Thế nên, các tế bào phải duy trì hằng số entropy bằng cách dùng năng lượng để duy trì phân tử có cấu tạo phức tạp cần thiết để thúc đẩy những chức năng sinh học. Khi các tế bào không chống đỡ nổi entropy, sắp xếp đổ vỡ dẫn đến kết quả cuối cùng là cái chết. Đây là lý do tại sao sinh vật không thể hồi sinh một khi đã chết. Ta có thể bơm không khí vào phổi, nhưng điều đó không mấy hiệu quả nếu nhiều quá trình khác tham gia vào chu trình hô hấp không còn hoạt động. Tương tự, những cú sốc điện từ máy khử rung tim tuy không làm một trái tim vô thức đập lại nhưng có thể tái đồng bộ các tế bào cơ trong một trái tim đập bất thường. Điều này có thể cứu sống con người nhưng không thể hồi sinh xác chết, hay một quái vật được khâu vá từ nhiều xác chết. Vì vậy, có vẻ như là các phép màu y tế của ta tuy có thể trì hoãn hoặc ngăn cản cái chết nhưng không thể đảo nghịch nó. Điều đó cũng không hẳn là không thể khi mà các nghiên cứu về công nghệ và y học đã đạt được thành tựu trong chẩn đoán ví dụ như hôn mê, trường hợp mà trước đây xem như đã chết. đã có thể được đảo ngược. Tương lai có thể phát triển xa hơn thế. Một vài động vật có khả năng kéo dài tuổi thọ hoặc sống trong điều kiện khắc nghiệt bằng cách làm chậm các quá trình sinh học đến mức gần như là tạm ngừng. Các nghiên cứu về nhiệt độ thấp cũng hi vọng đạt được thành tựu tương tự trong việc đóng bằng người chết và phục hồi lại sau này khi mà các công nghệ mới nhất cho phép điều đó. Thấy đó, khi bị đóng băng, có rất ít sự di chuyển phân tử trong tế bào, và sự khuếch tán thường dừng lại. Ngay cả khi tất cả các quá trình tế bào bị phá vỡ, chúng vẫn có thể bị đảo ngược bởi các nanobot việc di chuyển các phân tử về đúng vị trí đồng thời tiêm ATP vào các tế bào, có lẽ sẽ giúp cơ thể khởi động lại sau khi ngắt nghỉ. Nếu cho rằng cuộc sống không phải là tia lửa huyền bí mà là một trạng thái vô cùng phức tạp, với các cơ quan tự dưỡng, cái chết chỉ như là một quá trình gia tăng entropy dẫn đến phá hủy sự cân bằng mong manh này. Và thời điểm một người chết thực hóa ra không phải là một hằng số mà chỉ đơn giản là có bao nhiêu entropy mà ta có thể đảo ngược. Chế độ nô lệ coi con người là món hàng, cướp đi các quyền cá nhân, đã diễn ra dưới nhiều hình thức khắp thế giới. Nhưng có một tổ chức nổi bật vì tính quy mô toàn cầu và tồn tại lâu dài Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, diễn ra từ cuối thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 19 và trải dài trên ba châu lục, buộc hơn 10 triệu người Châu Phi di cư tới Châu Mỹ. Tác động mà nó để lại ảnh hưởng không chỉ đối với những nô lệ này và con cháu họ, nhưng còn cho cả nền kinh tế và lịch sử của các khu vực lớn trên thế giới. Có sự liên hệ kéo dài hàng thế kỷ giữa Châu Âu và Châu Phi thông qua Địa Trung Hải. Nhưng buôn bán nô lệ Đại Tây Dương bắt đầu cuối những năm 1400 với các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Tây Phi, và sự đóng đô của người Tây Ban Nha ở Châu Mỹ không lâu sau đó. Mùa màng phát triển ở các thuộc địa mới, mía đường, thuốc lá, và cây bông, cần rất nhiều nhân công, và không đủ thực dân hay người hầu làm việc để canh tác các vùng đất mới. Thổ dân Châu Mỹ đã bị nô lệ hóa, nhưng nhiều người đã chết vì các bệnh mới, một số khác thì chống chọi được. Và để đáp ứng nhu cầu về lao động, người Châu Âu chuyển hướng sang Châu Phi. Nô lệ Châu Phi đã tồn tại hàng thế kỷ dưới nhiều hình thức. Một số nô lệ là người hầu khế ước, với một số điều khoản hạn chế và cơ hội để mua tự do cho chính mình. Một số khác là nông nô của người Châu Âu. Trong một số xã hội, nô lệ có thể là một phần của gia đình nhà chủ, sở hữu đất đai, thậm chí nâng cao địa vị quyền lực. Nhưng khi các thuyền trưởng người da trắng đến mang theo hàng hóa sản xuất, vũ khí, và rượu rum để đổi cho các nô lệ, Các vua châu Phi và thương lái không có nhiều lý do để lưỡng lự. Họ coi những người họ bán không phải là anh em châu Phi của mình mà là những tội nhân, con nợ, hoặc tù nhân chiến tranh của các bộ tộc. Bán họ, các nhà vua làm giàu vương quốc của mình, và củng cố sức mạnh để chống lại kẻ thù xung quanh. Các vương quốc châu Phi thịnh vượng nhờ vào buôn bán nô lệ, nhưng việc đáp ứng nhu cầu lớn của người Châu Âu đã tạo nên một cuộc chiến gay gắt Chế độ nô lệ thay thế các bản án khác, và bắt nô lệ trở thành một động cơ chiến tranh, hơn là hậu quả của nó. Để bảo vệ mình khỏi các cuộc săn bắt nô lệ các vương quốc láng giềng cần vũ khí của người Châu Âu, mà nó cũng được mua bằng nô lệ. Buôn bán nô lệ trở thành cuộc chạy đua vũ trang, làm thay đổi xã hội và kinh tế khắp châu lục. Riêng đối với những nô lệ, họ phải đối mặt với sự tàn bạo ngoài tưởng tượng. Sau khi bị áp giải tới các pháo đài nô lệ trên bờ biển, cạo trọc để ngăn chấy rận, và đóng dấu, họ được đẩy lên tàu tới châu Mỹ. Khoảng 20% sẽ không bao giờ thấy đất liền lần nữa. Hầu hết các thuyền trưởng thời đó là những tên giỏi nhồi nhét, nhét thật nhiều người trên khoang của mình. Thiếu thốn vệ sinh đã làm nhiều người chết vì bệnh dịch và những người khác bị ném xuống biển vì bị bệnh, hoặc bị trừng phạt, thuyền trưởng bảo đảm lợi nhuận bằng cách cắt tai nô lệ làm bằng chứng cho cuộc buôn bán. Một vài tên tự tay giải quyết vấn đề. Rất nhiều người Châu Phi nội địa chưa từng thấy người da trắng trước đây tưởng họ là kẻ ăn thịt người cứ liên tiếp bắt người và trở lại bắt tiếp. Vì sợ bị ăn thịt, hoặc tránh thêm đau khổ, họ tự tử hoặc tự bỏ đói, tin rằng khi chết, linh hồn của họ sẽ được về nhà. Những người sống sót không được xem là con người, mà là hàng hóa. Phụ nữ và trẻ em bị giữ trên bong tàu và bị đám thủy thủ lạm dụng. còn đàn ông bị bắt nhảy múa để rèn luyện thể lực và đàn áp nổi dậy. Những gì xảy ra cho những nô lệ đó khi đến Tân thế giới và di sản của chế độ nô lệ ảnh hưởng như thế nào tới hậu duệ của họ ngày nay được khá là nhiều người biết đến. Nhưng cái thường không được bàn là ảnh hưởng của buôn bán nô lệ Đại Tây Dương đối với tương lai của Châu Phi. Không chỉ mất hàng chục triệu người, mà vì đa số nô lệ bị bắt là đàn ông, ảnh hưởng lâu dài về nhân khẩu còn lớn hơn nhiều. Khi buôn bán nô lệ cuối cùng bị cấm ở châu Mỹ và Châu Âu, các vương quốc Châu phi có nền kinh tế phụ thuộc vào nó bị sụp đổ khiến họ bị chinh phục và thuộc địa hóa. Cuộc chạy đua và sự tràn vào của vũ khí Châu Âu gia tăng. đồ thêm dầu vào lửa cho chiến tranh và sự bất ổn kéo dài đến ngày nay. Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương góp phần cho sự phát triển của nạn phân biệt chủng tộc. Hầu hết Nô lệ châu Phi đều có nguyên nhân sâu xa là hình phạt pháp lý. hoặc chiến tranh các bộ lạc, nhưng người châu Âu, vốn rao giảng về một tôn giáo duy nhất, và đã cấm nô lệ hóa những anh em Thiên chúa giáo từ lâu, cần một lời bào chữa cho hành động rõ ràng là đầy mâu thuẫn với lý tưởng của họ về công bằng Vì thế họ tuyên bố rằng người châu Phi rất thấp kém về cấu tạo và được sinh ra để làm nô lệ, họ nỗ lực để bào chữa cho lý thuyết này. Do đó, chế độ nô lệ ở châu Âu và châu Mỹ đã dựa trên cơ cở phân biệt chủng tộc, khiến cho những nô lệ và con cháu của họ không thể có được vị trí công bằng trong xã hội. Bằng tất cả những cách này, buôn bán nô lệ Đại Tây Dương đã là một bất công trên diện rộng mà ảnh hưởng của nó kéo dài tới tận sau khi bị bãi bỏ. Mắt người là một cỗ máy tuyệt vời, nó có thể nhận dạng từ nơi chỉ có vài hạt photon đến ánh sáng mặt trời, hay đổi tiêu cự nhìn ngay trước bạn đến chân trời xa tắp chỉ trong1/3 giây. Thật ra, sự linh hoạt kì diệu này đòi hỏi những cấu trúc vô cùng phức tạp mà Charles Darwin đã ý thức được điều này có liên quan đến tiến hóa ở một mức độ cao nhất. Chưa hết, đó chính xác điều đã diến ra 500 triệu năm trước. Câu chuyện mắt con người bắt đầu với một đốm sáng, như cái được tìm thấy ở cơ thể đơn bào, như tảo mắt euglena. Đây là cụm những protein nhạy cảm với ánh sáng nối với roi của cơ thể, khởi động khi nó tìm thấy ánh sáng và thức ăn. Phiên bản phức tạp hơn của đốm sáng là ở giup dẹp, sán dẹp planaria. Nó cầu chứ không dẹt, phiên bản này có thể cảm nhận hướng ánh sáng tốt hơn. Ngoài các chức năng khác, khả năng này còn giúp sinh vật tìm bóng tối để trốn kẻ thù. Qua nghìn năm, chúng phát triển cao hơn ở một số loài sinh vật, khe ở phía trước nhỏ dần. Do đó, ảnh đi qua lỗ tăng độ phân giải rõ rệt, giảm độ biến dạng khi cho phép một tia ánh sáng qua mắt. Ốc anh vũ, tổ tiên của loài bạch tuộc, dùng hốc mắt này để cải thiện độ phân giải và cảm thụ ánh sáng. Dù hốc mắt cho phép những hình ảnh đơn giản đi qua, bước phát triển kế tiếp của mắt là thủy tinh thể. Thủy tinh thể được coi đã tiến hóa từ những tế bào trong suốt bao bọc cái khe để tránh nhiễm trùng, cho phép phần trong mắt chứa đầy chất dịch nhằm tối ưu hóa độ nhạy sáng và xử lí ánh sáng. Protein thủy tinh thể ở bề mặt tạo ra một cấu trúc hữu ích tập trung ánh sáng vào một điểm ở võng mạc. Thủy tinh thể là bí quyết làm nên khả năng thích ứng của mắt, thay đổi độ cong để nhìn xa hay gần. Cấu trúc hốc mắt với thủy tinh thể là nền tảng để tiến hóa nên mắt người. Sự phát triển tiếp gồm một cái vòng màu, gọi là con ngươi, nó kiểm soát lượng ánh sáng vào mắt, một màng ngoài dày màu trắng được gọi là màng cứng của mắt, duy trì cấu trúc của con ngươi, và tuyến nước mắt tiết ra một màng bảo vệ. Điều quan trọng tương đương là sự tiến hóa trong não với sự mở rộng của vỏ não thị giác để xử lí hình ảnh sắc nét và nhiều màu sắc mà nó nhận được. Chúng ta biết rằng để có được một đôi mắt tuyệt vời như bây giờ, mắt của ta đã tiến hóa dần dần. Ví dụ, võng mạc người đã bị đảo ngược, với những tế bào cảm thụ ánh sáng quay lưng lại với khe mắt. Điều này tạo ra điểm mù, nơi dây thần kinh thị giác phải xuyên qua võng mạc để chạm tới lớp cảm quang ở phía sau. Tương tự ở mắt động vật thân mềm, chúng lại tiến hóa độc lập, có võng mạc quay ra trước, cho phép chúng nhìn mà không có điểm mù. Mắt của sinh vật khác lại thích nghi khác nhau. Anableps, cá bốn mắt, mắt chúng được chia thành 2 phần để nhìn trên và dưới mặt nước, thích hợp cho việc tìm kiếm con mồi và kẻ thù. Mèo, thợ săn đêm lão luyện, đã phát triển một lớp phản chiếu, tối đa hóa lượng ánh sáng mà mắt có thể nhìn được, cho phép chúng nhìn trong đêm, với những đôi mắt phát sáng đặc trưng. Đây chỉ là vài ví dụ về sự đa dạng của mắt trong thế giới động vật thôi. Nếu bạn có thể thiết kế một đôi mắt, liệu bạn có làm khác đi không? Câu hỏi này không lạ lắm đâu. Ngày nay, bác sĩ và nhà khoa học đang tìm những cấu trúc khác của mắt để thiết kế những mô cấu hóa-sinh để cải thiện thị giác. Và trong tương lai gần, máy móc có sự chính xác và linh hoạt của mắt người có thể tự viết nên lịch sử tiến hóa của riêng nó. Đó là vào một buổi chiều mùa thu năm 2005. Tôi đang làm việc tại ACLU với tư cách là cố vấn khoa học. Tôi đã rất rất yêu công việc của mình, nhưng tôi đã có những ngày mà tôi cảm thấy có một sự nản lòng nhẹ. Vì vậy tôi đã đi dọc hành lang xuống văn phòng đồng nghiệp Chris Hansen. Chris đã làm việc tại ACLU hơn 30 năm, cho nên anh ta có một hiểu biết sâu sắc về chuyện nội bộ. Tôi đã giải thích với Chris tôi đang cảm thấy hơi bế tắc. Tôi đã từng nghiên cứu nhiều vấn đề về sự giao thoa giữa khoa học và quyền tự do công dân - cực kỳ thú vị. Nhưng tôi đã muốn ACLU tiến hành đề tài này trong một phạm vi lớn hơn, ở một phạm vi mà có thể tạo ra sự khác biệt. Vì vậy Chris đã đi thẳng vào vấn đề, "Vậy thì, trong những vấn đề cô tìm hiểu, 5 điều quan trọng nhất là gì?" "Đó là sự kỳ thị giới tính, và kỹ thuật sinh sản, lưu trữ tế bào gốc, và... ồ, đề tài này thật sự rất hay, máy chụp cộng hưởng được dùng để phát hiện nói dối, ồ, và tất nhiên, còn có bằng sáng chế về gen. "Những bằng sáng chế về gen?" "Đúng vậy, bằng sáng chế về gen người." "Không thể nào! Cô đang nói với tôi rằng chính phủ Mỹ đang cấp những bằng sáng chế về bộ phận cơ thể người? Không thể nào có thực được." Tôi trở lại văn phòng mình và gửi cho Chris 3 bài báo. Và 20 phút sau, anh ta chạy như bay lên văn phòng tôi. "Trời đất ơi! Cô đã đúng! Chúng ta có thể kiện ai?" (Cười) Bây giờ Chris là một luật sư tài giỏi, nhưng anh ta đã từng gần như không biết gì về luật sáng chế và tất nhiên là cả về gen. Tôi biết một ít về gen, nhưng tôi không phải là luật sư, huống chi,một luật sư về sáng chế. Nên rõ ràng chúng tôi phải học nhiều thứ trước khi có thể khởi kiện. Đầu tiên, chúng tôi phải hiểu cái gì được cấp bằng sáng chế khi ai đó cấp bằng liên quan đến gen Các bằng sáng chế về gen thường dính hàng tá những lời buộc tội, nhưng gây tranh cãi nhiều nhất là những thứ được gọi là "DNA phân lập" - ấy là, một chuỗi DNA được tách ra khỏi tế bào. Những người đề xướng nói, "Đấy? Chúng tôi đâu cấp bằng sáng chế gen trong cơ thể các người, chúng tôi cấp bằng về gen bị tách chiết." Và điều đó đúng, vấn đề là liệu công dụng nào của gen đều cần phải được tách chiết hay không. Và các bằng sáng chế kia không chỉ về cái gen đã được phân lập đó, mà là mọi biến thể có thể có của gen đó. Vậy điều đó có nghĩa là gì? Điều đó nghĩa là bạn không thể đưa gen của bạn cho bác sĩ và yêu cầu ông/bà ấy nhìn vào nó, để xem có đột biến nào không, mà không có sự cho phép của người sở hữu sáng chế. Điều đó cũng có nghĩa là người sở hữu sáng chế có quyền ngăn người khác sử dụng gen đó để nghiên cứu hoặc xét nghiệm. Cho phép người sở hữu sáng chế, thường là công ty tư nhân, chặn đứng sự liền mạch của bộ gen người là nguy hại cho bệnh nhân. Trường hợp của Abigail, một cô bé 10 tuổi bị hội chứng QT dài, là một bệnh tim nghiêm trọng mà, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến đột tử. Công ty mà có bằng sáng chế về hai gen liên quan đến trường hợp này đã tiến hành kiểm tra để chẩn đoán hội chứng. Nhưng họ đã phá sản và họ chưa bao giờ bán nó. Một phòng lab khác đã cố gắng trả giá cho bài test, nhưng công ty sở hữu các bằng sáng chế đã dọa kiện phòng lab về việc xâm phạm bằng sáng chế. Do đó, khoảng 2 năm, không có bài test nào hiện hữu. Trong thời gian đó, Abigail đã chết vì không được chẩn đoán bệnh QT dài. Các bằng sáng chế gen rõ ràng là vấn đề đang gây hại cho bệnh nhân. Nhưng có cách nào để chúng ta có thể gạt bỏ nó? Hóa ra là Tòa án Tối cao đã từng nói rõ thông qua hàng loạt các vụ án, rằng những thứ đó không đủ để cấp bằng sáng chế. Bạn không thể cấp bằng sáng chế sản phẩm tự nhiên không khí, nước, khoáng chất, các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Bạn không thể cấp bằng sáng chế qui luật tự nhiên - định luật hấp dẫn, E=mc2. Những thứ này là quá cơ bản và phải duy trì miễn phí cho tất cả và không để dành riêng cho ai. Dường như đối với chúng tôi việc DNA, cấu trúc cơ bản nhất của sự sống, mã hóa cho sự sản xuất tất cả protein của chúng ta, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là quy luật của tự nhiên, bất kể nó nằm trong cơ thể chúng ta hay nằm dưới đáy của một ống nghiệm. Khi chúng tôi đào sâu vấn đề này, chúng tôi đã đi khắp nơi nói chuyện với các chuyên gia khác nhau - các nhà khoa học , các chuyên gia y tế , luật sư , luật sư bằng sáng chế . Hầu hết trong số họ đồng ý rằng chúng tôi đã đúng theo chính sách, và, ít nhất trong lý thuyết, theo luật. Tất cả bọn họ đều nghĩ cơ hội thắng của chúng tôi thử thách bằng sáng chế gen là con số không. Tại sao vậy? Vì, cơ quan sáng chế đã cấp những văn bằng này trên 20 năm. Có nghĩa là có hàng ngàn bằng sáng chế về gen người. Thanh chắn bằng cấp này đã bị cắm sâu trong tình hình hiện tại, ngành công nghệ sinh học đã phát triển quanh cái thực thể này, và luật cấm các bằng sáng chế gen đã từng được đưa ra dự thảo qua các năm trong Quốc hội, và đã không đi đâu vào đâu. Cho nên điều mấu chốt là: các tòa án đã chỉ không sẵn sàng để lật bỏ đống bằng cấp này. Bây giờ, cả Chris và tôi đều không còn né tránh thử thách, và tâm niệm, "Chỉ đúng thôi là chưa đủ," dường như có nhiều lý do để đảm đương trận chiến này. Chúng tôi tiến hành thiết lập vụ của mình. Bây giờ, các vụ bằng sáng chế dường như đều là: Công ty A kiện Công ty B ở một cái nhìn rất hạn hẹp, về việc trở ngại kỹ thuật. Chúng tôi không thật sự thích thú với loại này, và chúng tôi đã nghĩ vụ của mình to lớn hơn nhiều. Đó là về tự do khoa học, tiến bộ y tế, quyền của bệnh nhân. Vì thế chúng tôi đã quyết định sẽ kiện một vụ không giống vụ tranh chấp bằng sáng chế thường thấy - giống một vụ án về quyền công dân hơn. Chúng tôi tiến hành xác định người sở hữu bằng sáng chế gen có đầy đủ quyền với bằng sáng chế của mình sau đó tổ chức liên minh rộng rãi giữa nguyên đơn và các chuyên gia để có thể nói với tòa về mọi cách mà những bằng sáng chế này đang hãm hại bệnh nhân và sự đổi mới. Chúng tôi tìm thấy ứng cử viên sáng giá để kiện Myriad Genetics, một công ty có trụ sở ở thành phố Salt Lake, Utah. Myria giữ những bằng sáng chế về cặp gen, BRCA1 và BRCA2. Phụ nữ có những đột biến thuộc cặp gen này đều được xem là sẽ chịu nguy cơ phát triển ung thư vú và buồng trứng tăng lên đáng kể. Myriad dùng bằng sáng chế để duy trì một vị thế độc tôn trong xét nghiệm BRCA ở Mỹ. Nó đã buộc nhiều phòng lab đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm BRCA ngưng hoạt động. Việc xét nghiệm tốn rất nhiều chi phí - trên 3000 USD. Nó cũng ngưng việc chia sẻ dữ liệu lâm sàng với cộng đồng khoa học quốc tế. Và điều có lẽ là tồi tệ nhất, trong vài năm, Myriad đã từ chối cập nhật các loại đột biến phát sinh được xác định bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Pháp. Ước tính trong thời gian đó, khoảng vài năm, 12% phụ nữ trải qua cuộc xét nghiệm đã bị chẩn đoán sai - một kết quả âm tính mà lẽ ra phải là dương tính. Đây là Kathleen Maxian. Chị của Kathleen, Eileen mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 40 và cô ấy được xét nghiệm ở Myriad. Kết quả âm tính. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Nghĩa là bệnh ung thư của Eileen hầu như không xảy đến đối với gia đình, và các thành viên khác trong gia đình không cần xét nghiệm. Nhưng 2 năm sau, Kathleen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Hóa ra chị của Kathleen nằm trong số 12% đã nhận được kết quả chẩn đoán âm tính sai. Nếu Eileen từng nhận kết quả chính xác, thì Kathleen sẽ được kiểm tra, và bệnh ung thư buồng trứng của cô có thể được ngăn chặn. Khi chúng tôi đến Myriad, sau đó chúng tôi phải thành lập liên minh các nguyên đơn và chuyên gia có thể giải thích những vấn đề này. Chúng tôi kết luận có 20 nguyên đơn được ủy thác: luật sư về di truyền, nhà di truyền học đã nhận những lá đơn triệu tập, những tổ chức vận động ủng hộ, 4 tổ chức khoa học quan trọng đã được chọn đại diện cho hơn 150 000 nhà khoa học và chuyên gia y tế, từng cá nhân phụ nữ hoặc không thể trả nổi phí xét nghiệm ở Myriad, hoặc người muốn cân nhắc lại nhưng không thể, nguyên nhân nằm ở các bằng sách chế. Một trong những thách thức chúng ta đối mặt trong việc chuẩn bị vụ này chính là biết cách tốt nhất để truyền tin khoa học. Để tranh luận rằng điều Myriad làm không phải là một phát minh, và những bộ gen BRCA cách li là những sản phẩm của tự nhiên, chúng ta phải giải thích vài khái niệm cơ bản, ví dụ như: Gen là gì? DNA là gì? Như thế nào là DNA cách li, và lí do nó không phải là một phát minh? Chúng ta trải qua nhiều giờ đồng hồ cùng các nguyên đơn và chuyên gia, cố gắng nghĩ ra nhiều cách để giải thích những khái niệm này thật đơn giản nhưng chính xác. Và chúng ta kết luận dựa vào cách dùng ẩn dụ, như vàng. Nên DNA cách li - giống như việc lấy vàng ra khỏi một ngọn núi hoặc lấy ra khỏi đáy một dòng suối. Có lẽ bạn có thể cấp bằng sáng chế cho quá trình đào vàng, nhưng không thể cấp bằng sáng chế chính nó. Có lẽ phải mất nhiều sự cần cù và nỗ lực để đào vàng khỏi một ngọn núi; không thể cấp bằng sáng chế vì nó vẫn là vàng. Và vàng, khi được khai quật, rõ ràng có thể được dùng làm mọi thứ nó không thể được dùng khi vẫn còn trong núi; ví dụ bạn có thể làm ra trang sức - không thể cấp bằng sáng chế, nó vẫn là vàng. Vì vậy vào năm 2009, chúng tôi sẵn sàng đâm đơn kiện. Chúng tôi kiện ra tòa án liên bang ở quận phía Nam của New York, và vụ án ít khi được phân công cho thẩm phán Robert Sweet. Vào tháng 3 năm 2010, thẩm phán Sweet đưa ra ý kiến - 152 trang - và một chiến thắng tuyệt đối cho bên chúng tôi. Trong lúc đọc ý tưởng, chúng tôi không thể hiểu cách ông mô tả khoa học đầy tính hùng biện trong vụ này. Ý tôi là, niềm tin của chúng tôi - khá là tốt, nhưng không phải tốt như vậy. Ông đã phát triển sự hiểu biết sâu sắc về vụ này như thế nào trong thời gian ngắn? Chúng tôi không chỉ hiểu chuyện đã xảy ra thế nào. Và hóa ra là, nhân viên của thẩm phán Sweet làm việc cho ông trong lúc đó, không chỉ là một luật sư - ông là một nhà khoa học. Ông không chỉ là nhà khoa học - ông còn là tiến sĩ ngành sinh học phân tử. (Cười) Một dịp may bất ngờ không thể tưởng! Sau đó Myriad kháng án trước tòa án Kháng Cáo Mĩ đối với tòa án Liên Bang. Và có nhiều điều thật sự rất thú vị. Đầu tiên, thời điểm mấu chốt của vụ kiện, chính phủ Mĩ đổi bên. Vì vậy chính phủ trình lên vụ tố tụng của phía Myriad tại tòa án quận. Nhưng bây giờ tiếp xúc trực tiếp với văn phòng sáng chế riêng, chính phủ Mĩ trình lên hồ sơ vụ án cân nhắc lại vụ này theo ý kiến của tòa án quận, và kết luận rằng DNA cô lập không được cấp bằng sáng chế hợp pháp. Điều này là một vụ vô cùng lớn, hoàn toàn bất ngờ. Tòa án Kháng Cáo của Liên Bang nghe các vụ kiện về bằng sáng chế, nổi tiếng chuyên về bằng sáng chế. Cho nên thậm chí với sự phát triển đáng chú ý, chúng tôi cho rằng sẽ thua. Và quả thật như vậy. Đại khái là vậy. Cuối cùng chia ra quyết định, tỉ số 2:1 Nhưng 2 thẩm phán chống lại chúng tôi, vì những lí do hoàn toàn khác nhau. Người đầu tiên, thẩm phán Lourie, sáng tác tiểu thuyết của riêng mình, hoàn toàn sai lầm. (Cười) Ông quyết định Myriad đã tạo được chất mới - không hề hợp lí. Myriad không tranh cãi, thật bất ngờ. Người kia, thẩm phán Moore, bà cơ bản đã đồng ý DNA cách li là sản phẩm tự nhiên. Bà nói "Tôi không gây rối nền công nghệ sinh học" Người thứ ba, thẩm phán Bryson, đã đồng ý với chúng tôi. Nên chúng tôi tranh thủ chờ sự xem xét lại của tòa án Khi bạn kiến nghị tòa án tối cao. bạn phải đặt câu hỏi là bạn muốn câu trả lời của tòa. Thường thì những câu hỏi này lấy từ một tờ đơn siêu dài, như cả một trang dài với một loạt các mệnh đề, "bởi vì điều này" và "vì vậy điều kia". Chúng tôi có lẽ trình lên câu hỏi ngắn nhất từng có. 4 từ: Gen người có được cấp bằng sáng chế? Trước tiên Chris hỏi tôi tôi nghĩ gì về những từ này, Tôi nói, "À, tôi không biết. Tôi nghĩ bạn phải nói rằng, DNA cách li có được cấp bằng?" "Không. Tôi muốn sự công bằng để có phản hồi tương tự mà tôi có khi bạn đưa vụ này 7 năm trước." À, tôi không thể tranh cãi chuyện đó. Tòa án tối cao chỉ nghe khoảng 1% các vụ án mà tòa nhận, tòa đồng ý nghe vụ này Ngày tranh luận đến, vô cùng hào hứng - nhiều người xếp hàng bên ngoài, những người còn đang đứng xếp hàng từ 2h30 sáng để được vào trong tòa án. 2 tổ chức ung thư vú, Hành động vì ung thư vú và ÉP BUỘC, đã tổ chức cuộc biểu tình trước thềm tòa. Chris và tôi ngồi yên tại hành lang, những lúc trước khi anh ta sắp vào trong tranh luận vụ quan trọng nhất trong sự nghiệp. Rõ ràng tôi thấy lo lắng hơn anh ta. Khi tôi bước vào tòa, tôi còn thấy hơi hoảng và nhìn quanh vào một số gương mặt thân thiện: từng khách hàng nữ chia sẻ những câu chuyện cá nhân sâu sắc, nhà di truyền học dành thời gian ngoài công việc bận bịu để cống hiến hết mình cho cuộc chiến này và đại diện từ danh sách hội thẩm khác nhau của y học, hỗ trợ bệnh nhân, những tổ chức môi trường và tôn giáo, người trình lên tòa vụ án của bạn mình. Trong phòng còn có 3 nhà lãnh đạo của dự án bao gồm nhà khám phá DNA James Watson, người đã gửi bản tố tụng cho tòa án, ông coi việc cấp bằng sáng chế gen "điên rồ". (Cười) Sự đa dạng của dân cư tiêu biểu trong phòng này mỗi đóng góp giúp ngày này thành sự thật chứng minh hùng hồn cho những gì bị đe dọa. Chính cuộc tranh luận đã gây chú ý. Chris tranh luận vô cùng sắc sảo. Nhưng còn tôi, điều hồi hộp nhất là xem cuộc chiến vì DNA phân lập từ tòa án tối cao, qua trao đổi sôi nổi và tương tự nhau, rất giống với cách đội pháp lí từng làm trong 7 năm qua. Thẩm phán Kagan so sánh DNA cách li với cây thuốc được lấy từ Amazon. Thẩm phán Roberts nhận ra việc khắc gậy bóng chày từ cái cây. Và một trong những khoảnh khắc ưa thích của tôi, thẩm phán Sotomayor tuyên bố DNA cách li là "chỉ là thiên nhiên đang ngồi đây." (Cười) Chúng tôi thấy khá tự tin lúc rời khỏi tòa ngày đó, nhưng tôi chưa từng mong đợi kết quả: 9:0. "Một phần DNA diễn ra tự nhiên là sản phẩm tự nhiên, không được cấp bằng hợp pháp vì nó bị cô lập. Và hơn nữa, Myriad không tạo ra thứ gì hết." Trong 24 giờ quyết định, 5 phòng lab đã thông báo họ sẽ bắt đầu yêu cầu test gen BRCA. Vài người đã hứa test với giá rẻ hơn Myriad. Vài người hứa cung cấp bài test chi tiết hơn so với bài test bên Myriad. Nhưng dĩ nhiên quyết định vượt quá tầm của Myriad. Kết thúc thực tiễn 25 năm cấp bằng sáng chế gen người ở Mĩ. Điều này phân rõ ranh giới quan trọng trong cuộc cách mạng và khám phá sinh học. Đảm bảo bệnh nhân như Abigail, Kathleen và Eileen tiếp cận được bài test mà họ cần. Một vài tuần sau khi tòa án đưa ra quyết định, tôi nhận được gói hàng nhỏ trong hộp thư. Là của Bob Cook-Deegan, giáo sư trường đại học Duke, và là người đầu tiên Chris và tôi đến thăm khi bắt đầu cân nhắc có nên kiện vụ này không. Tôi đã mở ra và thấy một thú nhồi bông nhỏ. (Cười) Chúng tôi đánh liều cho vụ kiện này. Một phần dũng cảm giúp chúng tôi liều lĩnh vì biết được chúng tôi đang làm chuyện đúng. Toàn bộ quá trình mất gần 8 năm, cũng có nhiều gian truân trắc trở. Một phần cũng là nhờ có may mắn, nhưng đây là cộng đồng mà chúng tôi gắn kết, những mối liên kết chúng tôi đã tạo chuyện vô cùng hiếm có. Cảm ơn. (Vỗ tay) Làm thế nào smartphone biết được chính xác bạn đang ở đâu? Câu trả lời nằm ở 12,000 dặm phía trên đầu bạn ở 1 vệ tinh quay quanh quỹ đạo mà có thể giữ thời gian theo nhịp của đồng hồ nguyên tử vận hành theo nguyên lý cơ học lượng tử. Phew. Hãy cũng tìm hiểu kỹ hơn. Đầu tiên, tại sao việc xác định thời gian trên một chiếc vệ tinh lại quan trọng khi điều chúng ta cần quan tâm đến là địa điểm? Đầu tiên, điện thoại của bạn cần xác định là nó đang cách vệ tinh bao xa. Mỗi vệ tinh liên tục và đều đặn phát ra tín hiệu vô tuyến mà có thể di chuyển trong không gian đến điện thoại bạn với tốc độ ánh sáng. Điện thoại của bạn sẽ ghi lại thời gian đến của tín hiệu để tính toán khoảng cách đến vệ tinh bằng công thức đơn giản, khoảng cách = c x thời gian, với c là vận tốc ánh sáng, thời gian chỉ tín hiệu đã đi được bao lâu Nhưng có một vấn đề. Nếu chúng ta chỉ có thể tính thời gian được đến giây gần nhất, tất cả các vị trí trên Trái Đất, và xa hơn nữa, dường như có thể ở cùng một khoảng cách so với vệ tinh. Vì thế để tính khoảng cách trong vài feet, chúng ta cần chiếc đồng hồ tốt nhất từng được phát minh. Đến đồng hồ nguyên tử, một vài chiếc quá chính xác đến độ nó không hề hơn hay kém giây nào cả khi chạy liên tục 300 triệu năm nữa. Đồng hồ nguyên tử làm việc theo vật lý lượng tử. Mỗi chiếc đồng hồ có một tần số nhất định. Nói cách khác, một chiếc đồng hồng phải lặp đi lặp lại một số việc để đánh dấu những thay đổi tương đương của thời gian. Cũng như chiếc đồng hồ quả lắc vận hành dựa trên dao động đều sang hai bên quả lắc, dưới tác dụng của trọng lực, tiếng tích tắc của đồng hồ nguyên tử được bảo toàn bởi sự di chuyển giữa 2 mức năng lượng của nguyên tử. Đây là lúc cần tìm tìm hiểu về vật lý lượng tử. Cơ học lượng tử chỉ ra rằng các nguyên tử đều mang điện tích, nhưng chúng không thể mang một lượng điện tùy ý nào. Thay vào đó, năng lượng nguyên tử được giữ ở những tập hợp xác định của các mức. Những tập hợp này được gọi là các lượng tử Như một cách loại suy đơn giản, hãy nghĩ về việc lái xe vào đường cao tốc. Khi bạn tăng tốc, thông thường bạn sẽ đi liên tục từ khoảng 20 dặm/giờ lên 70 dặm/giờ. Bây giờ, nếu bạn có một chiếc xe nguyên tử lượng tử, bạn sẽ không thể tăng tốc theo cách tuyến tính thông thường. Thay vào đó, bạn phải ngay lập tức nhảy, hoặc di chuyển, từ vận tốc này đến vận tốc tiếp theo. Đối với một nguyên tử, khi có sự thay đổi giữa các mức năng lượng cơ học lượng tử chỉ ra rằng, sự chênh lệch ở năng lượng bằng tần số đặc trưng, nhân với hằng số, với thay đổi trong năng lượng là một hằng số, gọi là hằng số Planck, nhân với tần số. Tần số đặc trưng đó là thứ chúng ta cần để tạo ra chiếc đồng hồ. Vệ tinh GPS dựa vào nguyên tử Cesi và Rubi là những tần số chuẩn. Trong trường hợp của Cesi 133, tần số tương đối của đồng hồ là 9,192,631,770 Hz. Điều đó tương đương với 9 tỉ vòng/giây. Đó là một chiếc đồng hồ chạy rất nhanh. Dù cho người thợ đồng hồ có chuyên nghiệp đến thế nào, thì mỗi quả lắc, hay cơ chế lên giây và tinh thể thạch anh đều chuyển động theo một tần số hơi xê xích nhau. Tuy nhiên, mọi nguyên tử Cesi 133 trong vũ trụ này đều dao động ở một tần số chính xác như nhau. Vì thế nhờ vào đồng hồ nguyên tử, chúng ta có thể đọc được thời gian đúng đến 1 phần tỉ giây, và có một phép đo chính xác khoảng cách từ vệ tinh. Hãy bỏ qua sự thật là bạn gần như ở ngay trên Trái Đất Chúng ta đều biết bạn đang ở một khoảng cách xác định từ vệ tinh. Hay nói cách khác, bạn đang ở đâu đó trên bề mặt của một hình cầu có tâm ở vệ tinh. Đo khoảng cách của bạn từ một chiếc vệ tinh khác và bạn sẽ được một hình cầu khác đè lên hình cầu vừa rồi. Tiếp tục làm như thế, và chỉ với 4 phép đo, và một vài thay đổi dựa trên thuyết tương đối của Einstein, Bạn có thể xác định vị trí của mình tại chính xác 1 điểm trong không gian. Vậy những gì chúng ta cần là: một mạng lưới vệ tinh trị giá hàng tỉ đô la, nguyên tử Cesi đang dao động, cơ học lượng tử, thuyểt tương đối, một chiếc điện thoại thông minh, và chính bạn. Không có vấn đề gì cả. "Chào, Bob." "Chào buổi sáng, Kelly. Những đóa tulip trông thật đẹp." Bạn có từng nghĩ cún của bạn khám phá thế giới như thế nào chưa? Và đây là những gì cô ấy thấy. Tuy không thú vị lắm. Nhưng những gì cô ấy ngửi được, lại là câu chuyện mới lạ đấy. Bắt đầu với một cái mũi phát triển tuyệt vời. Khi cô chó của bạn lần đầu bắt gặp những luồng khí sạch thì cái mũi ươn ướt sẽ bắt được bất kỳ mùi hương nào. với khả năng đánh hơi riêng biệt ở mỗi bên mũi. đánh hơi cực thính giúp xác định phương hướng của mùi và trong vòng tích tắc cô ấy không chỉ nhận thức được mùi gì mà còn biết chúng xuất phát từ đâu Vì khi không khí vào khoang mũi một nếp gấp nhỏ của tế bào chia nó thành hai nhánh riêng biệt một dùng để thở và một để đánh hơi Dòng không khí thứ hai vào một vùng chứa các tế bào thụ cảm khứu giác chuyên hóa cao, với hàng trăm triệu tế bào so với chỉ năm triệu tế bào ở mũi người và không như cách hít thở của chúng ta ở cùng một khoang thì loài chó thở ra ở cánh mũi, tạo luồng khí xoáy giúp kéo những phân tử mùi mới vào và cho phép lượng mùi này tập trung lại trong quá trình hít vào nhiều lần của mũi. Nhưng cả thiết kế khoang mũi kỳ công này sẽ trở nên vô dụng nếu thiếu quá trình phân tích thông tin mũi thu thập. Và hệ thống khứu giác này chiếm dụng vùng não của loài chó nhiều hơn gấp nhiều lần so với ở người Tất cả những đặc điểm này cho phép chúng phân biệt và nhớ được lượng mùi đáng kinh ngạc với con số lên đến một trăm triệu lần so với những gì mũi người nhận biết. Nếu bạn có thể ngửi thấy mùi nước hoa trong một căn phòng nhỏ, một chú chó sẽ dễ dàng ngửi được nó trong một sân vận động và phân biệt những thành phần trong đó, để hoạt hoá. Và mỗi thứ trên đường, mỗi một người hay xe cộ ngang qua, bất kỳ món đồ gì bên trong thùng rác nhà hàng xóm, mỗi loại cây, và tất cả loài chim và côn trùng trên cây đó đều có một "hồ sơ" mùi riêng mách cho cô chó biết chúng là gì, đang ở đâu, and chúng đang di chuyển về hướng nào. Ngoài việc nhạy hơn nhiều so với khứu giác của người, khứu giác loài chó còn đánh hơi được những thứ không thể thấy bằng mắt. Một hệ thống riêng biệt trong mũi, gọi là bộ phận "vomeronasal", nằm phía trên vòm miệng, phát hiện hóc môn ở tất cả động vật, Kể cả con người, khi tiết ra. Nó cho phép loài chó xác định bạn tình phù hợp, hoặc phân biệt giữa bạn và kẻ thù. Nó cho phép chúng cảm nhận các cung bậc xúc cảm của chúng ta và thậm chí là cho chúng biết ai đang mang thai hay bị bệnh Vì khứu giác quan trọng hơn các giác quan khác, bỏ qua vùng đồi thị để trực tiếp kết nối với não bộ liên quan đến cảm xúc và bản năng chúng ta thậm chí có thể nói giác quan thứ 6 của chó tinh tường hơn chúng ta Nhưng điều thú vị nhất ở đây là khức giác của chó có thể xuyên qua thời gian Quá khứ xuất hiện qua dấu vết của người đi đường và hơi ấm của một chiếc xe đã đỗ gần đó là tàn dư của nơi chốn và việc bạn đã làm. Những dấu mốc như trụ cứu hỏa và cây cối là những bảng thông báo có mùi hương cho biết ai đã từng ở đó, đã ăn gì, và cảm thấy như thế nào. Và tương lai trong những cơn gió cho phép chúng biết những gì những ai đến khá lâu trước khi chúng ta thấy được. Những nơi ta thấy và ta nghe chỉ trong chốc lát, trong khi chó đã đánh hơi cả câu chuyện từ đầu đến cuối. Trong những ví dụ về sự cộng tác giữa người với chó, chó giúp chúng ta bằng cách chia sẻ và phản ứng trước những chuyện này. Chúng ân cần với người đang buồn, hoặc sự giận dữ trước các mối đe dọa bởi vì sự căng thẳng và tức giận tiết ra nhiều hóc môn mà khức giác của chó có thể nhận biết dễ dàng Với sự huấn luyện đúng đắn, chúng có thể giúp ta thoát khỏi những mối đe dọa từ bom đến ung thư Hóa ra, người bạn thân nhất của con người không hề trải nghiệm mọi thứ như chúng ta mà chúng sở hữu khứu giác tuyệt vời tiết lộ cả một thế giới mà ta không thấy. Nếu bạn quen một người lớn tuổi thuận tay trái, rất có thể họ đã phải học viết và ăn bằng tay phải. Ở nhiều nơi trên thế giới, đó là điều bình thường khi bắt trẻ em phải sử dụng 'đúng" tay. Ngay cả từ "phải" cũng có nghĩa là "đúng", hay "tốt", không chỉ trong tiếng Anh, mà còn trong nhiều ngôn ngữ khác. Nhưng nếu thuận tay trái là sai, vậy tại sao ngay từ đầu nó lại xuất hiện ? Ngày nay, 1/10 dân số thế giới thuận tay trái. Các chứng tích khảo cổ cho thấy điều này đã có sẵn từ 500.000 năm trước, với khoảng 10% hài cốt để lại cho thấy những khác biệt về độ dài cánh tay và mật độ xương, Và các công cụ cổ đại và đồ thủ công thể hiện bằng chứng về việc thuận tay trái. Và bất kể bạn nghĩ như thế nào, bạn không thể lựa chọn tay thuận Nó có thể được dự đoán trước khi sinh, dựa trên tư thế bào thai trong bụng mẹ. Vậy nếu tay thuận là bẩm sinh thì liệu nó có di truyền? À, có hoặc không. Song sinh đồng trứng, tuy cùng 1 bộ gene, có thể có tay thuận khác nhau. Thực tế, xác suất này cũng tương đương với các cặp anh chị em khác. Nhưng xác suất thuận tay phải hay trái được xác định bởi tay thuận của bố mẹ với tỉ lệ cố định đáng kinh ngạc. Nếu bố thuận tay trái nhưng mẹ lại thuận tay phải, bạn sẽ có xác suất 17% thuận tay trái, trong khi cả hai đều thuận tay phải thì con cái có 10% thuận tay trái. Việc thuận tay nào có lẽ là ngẫu nhiên nhưng xác suất lại quy định bởi bộ gene, Tất cả những điều này cho thấy quá trình tiến hóa đã cố tình tạo ra phần thiểu số người thuận tay trái, và duy trì tỷ lệ này qua hàng thiên niên kỉ. Và dù có nhiều thuyết cố gắng giải thích nguyên nhân tồn tại của tay thuận hay tại sao đa số lại thuận tay phải, một mô hình toán học gần đây chỉ ra tỷ lệ này phản ánh sự cân bằng giữa sức ép cạnh tranh và tương tác lên quá trình tiến hóa ở loài người. Lợi thế của việc thuận tay trái thể hiện rõ nhất trong các hoạt động mang tính đối kháng, như trong các trận đánh hay thi đấu thể thao. Ví dụ, khoảng 50% cầu thủ đánh bóng chày hàng đầu đều thuận tay trái. Tại sao ? Hãy xem nó như một lợi thế bất ngờ. Vì người thuận tay trái là thiểu số, nên cả người thuận tay phải lẫn người thuận tay trái đều sẽ dành hầu hết thời gian đối kháng và luyện tập với người thuận tay phải. Nên khi họ đối mặt với nhau, người thuận tay trái đã được chuẩn bị tốt để đấu với đối thủ thuận tay phải, trong khi người thuận tay phải sẽ trở nên lúng túng. Thuyết đối kháng này, nơi tỷ lệ chênh lệch đã tạo nên lợi thế cho các đối thủ thuận tay trái, là ví dụ cho thuyết chọn lọc dựa trên tần số nghịch biến. Nhưng theo nguyên tắc tiến hóa, những nhóm có lợi thế tương đối có khuynh hướng phát triển tới khi lợi thế này biến mất. Nếu con người chỉ chiến đấu và cạnh tranh trong suốt quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên sẽ để người thuận tay trái có lợi thế phát triển đến khi có quá nhiều người, và lợi thế đó không còn hiếm nữa. Vậy, trong một thế giới đầy cạnh tranh, 50% dân số sẽ thuận tay trái. Nhưng quá trình tiến hóa của loài người còn có sự tương tác, cũng như cạnh tranh. Và sức ép tương tác đẩy sự phân bố tay thuận theo hướng ngược lại. Khi chơi golf, thành tích không phụ thuộc vào đối thủ, chỉ có 4% người chơi hàng đầu thuận tay trái, một ví dụ rộng hơn cho hiện tượng chia sẻ công cụ phổ biến. Cũng như những tay golf trẻ dễ dàng tìm thấy bộ gậy cho người thuận tay phải hơn, nhiều công cụ quan trọng đã định hình xã hội đã được thiết kế cho số đông người thuận tay phải. Bởi vì người thuận tay trái sử dụng bất tiện, và tỉ lệ mắc lỗi cao hơn, họ thường ít thành công hơn trong một thế giới tương tác, và cuối cùng sẽ biến mất khỏi dân số. Vì vậy, bằng cách dự đoán chính xác tỷ lệ người thuận tay trái trong dân số, đồng thời đối chiếu dữ liệu từ nhiều môn thể thao, mô hình này cho thấy tỷ lệ người thuận tay trái tồn tại tuy nhỏ nhưng ổn định phản ánh một trạng thái cân bằng là kết quả của quá trình cạnh tranh và tương tác liên tục qua thời gian. Và điều thú vị nhất ở đây là việc những con số này nói lên điều gì về sự đa dạng dân số. Từ sự phân bố bất đối xứng về chân thuận ở các loài thú có tính tương tác, tới tỉ lệ người thuận tay trái có xu hướng tăng nhẹ trong xã hội cạnh tranh săn bắn hái lượm, chúng ta có thể tìm thấy đáp án cho những khúc mắc về tiến hóa loài người nằm ngay trong bàn tay chúng ta. Code sẽ trở thành loại ngôn ngữ toàn cầu trong tương lai. Trong những năm 70, nó là một loại nhạc rock làm đảo lộn cả một thế hệ. Trong những năm 80, nó là thứ hái ra tiền. Nhưng ở thế hệ của tôi, phần mềm chính là giao diện của trí tưởng tượng và thế giới. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần rất nhiều hơn nữa những nhóm người để xây dựng nên những sản phẩm, để không chỉ nhìn nhận máy tính như thứ quá máy móc, cô độc, buồn chán và ảo diệu mà nhìn nhận như thứ ta có thể sửa lại có thể biết hết về mọi ngóc ngách ... Hành trình của tôi đến với thế giới lập trình và công nghệ bắt đầu năm tôi 14 tuổi. Tôi say nắng mê mệt một người đàn ông lớn tuổi hơn tôi và người đàn ông được nói đến cũng chính là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Ngài Al Gore Và tôi đã làm điều mà tất cả các cô gái tuổi teen sẽ làm. Tôi muốn bày tỏ tình cảm của mình. Nên tôi đã tạo một trang web cho ông ấy. Nó đây này. Vào thời điểm năm 2001, vẫn chưa có Tumblr vẫn chưa có Facebook, và Pinterest. Nên tôi phải học cách viết những đoạn code để có thể bày tỏ tất cả tình cảm và sự ngưỡng mộ của mình. Tôi đã bắt đầu lập trình như thế đó. Ban đầu nó như cách để tôi có thể thể hiện chính mình cũng giống như hồi tôi còn bé, tôi sử dụng những cây bút chì màu hay Lego hay lớn hơn chút nữa thì là guitar hoặc những vở kịch. Nhưng sau đó, có nhiều thứ khác làm tôi thích thú, như thơ ca và việc đan tất, và chia động từ Tiếng Pháp sáng tạo những thế giới không có thật, Bertrand Russell và những triết lý của ông ấy. Và tôi trở thành 1 trong số những người cảm thấy máy tính thật nhàm chán và quá máy móc và cô độc. Còn bây giờ tôi nghĩ như thế này. Các cô bé không hề biết rằng các em không thích máy tính. Các cô bé rất tuyệt vời. Các em rất, rất giỏi tập trung vào công việc, luôn chính xác, luôn đưa ra những câu hỏi rất hay như, "Cái gì?" "Tại sao?" "Thế nào?" "Sẽ như thế nào nếu?" Và chúng cũng không biết rằng chúng sẽ không thích máy tính. Mà chính là những bậc phụ huynh. Chính che mẹ là người thấy khoa học máy tính thật bí hiểm, lạ lùng và cứng nhắc và nó chỉ thuộc về những nhà sáng tạo bí ẩn. Nó xa rời cuộc sống hàng ngày cũng như... vật lý hạt nhân vậy. Và họ cũng có một phần đúng khi nghĩ như thế. Có quá nhiều cú pháp và sự kiểm soát và cấu trúc dữ liệu và thuật toán và thực tiễn, giao thức và khuôn mẫu trong lập trình. Và chúng ta với cương vị là một cộng đồng, tạo ra những chiếc máy tính ngày càng nhỏ Rồi chúng ta xây dựng tầng tầng lớp lớp những thứ trừu tượng phủ lên chúng giữa con người và máy móc đến nỗi mà ta không còn nhận ra máy tính hoạt động như thế nào nữa hoặc nói chuyện với chúng như thế nào. Ta dạy con cái chúng ta cơ thể người hoạt động như thế nào dạy chúng động cơ đốt trong hoạt động như thế nào và ta dạy rằng nếu chúng thật sự muốn trở thành phi hành gia chúng hoàn toàn có thể. Nhưng khi lũ trẻ hỏi chúng ta, "Thuật toán sắp xếp nổi bọt là gì ạ?" Hay, "Làm thế nào mà máy tính biết được chuyện gì sẽ xảy ra khi ta bấm nút 'phát,' sao nó biết được nên chiếu video nào?" hay, "Internet có phải là một nơi chốn không ạ?" Người lớn chúng ta, chỉ biết im lặng. "Đó là phép thuật," vài người sẽ trả lời như vậy. "Nó phức tạp lắm," một vài người khác nói. Thật ra không phải thế. Nó không phải là ảo thuật cũng không phức tạp. Nó chỉ là tất cả mọi thứ cùng diễn ra rất, rất, rất nhanh thôi. Các nhà khoa học máy tính đã tạo ra loại máy móc tuyệt vời đồng thời họ cũng làm chúng trở thành xa lạ với ta cũng như thứ ngôn ngữ mà ta nói với chúng nên ta không biết phải nói chuyện với máy tính như thế nào nữa nếu thiếu đi những giao diện dành cho người dùng. Đó cũng là lý do không ai nhận ra khi mà tôi đang chia động từ bất quy tắc tiếng Pháp thực ra là tôi đang thực hành kỹ năng nhận dạng mẫu. Và khi tôi đang phát cuồng với việc đan lát, thực ra là tôi đang tuân theo một chuỗi các lệnh biểu tượng bao gồm cả các câu lệnh vòng lặp. Và nhiệm vụ trong suốt cuộc đời Bertrand Russell luôn là tìm kiếm một thứ ngôn ngữ giữa tiếng Anh và Toán học nay nó đó đã được tìm thấy trong chiếc máy tính. Tôi đã là lập trình viên có điều chẳng ai biết Trẻ em hôm nay, chúng lướt, chạm và bấm cả thế giới theo cách của chúng. Nhưng chúng ta không cho chúng công cụ để xây dựng với máy tính chúng ta sẽ chỉ tạo ra những kẻ hưởng thụ thay vì những người sáng tạo. Nhiệm vụ này làm tôi nhớ đến một cô bé. Tên của em là Ruby, em chỉ mới 6 tuổi thôi. Cô bé ấy không hề sợ hãi, giàu trí tưởng tượng và hơi có tính thích chỉ huy. Và mỗi lần tôi gặp phải rắc rối khi tự học lập trình như, "Thiết kế đối tượng hoặc thu gom rác thải là gì?" Tôi cố gắng tưởng tượng ra một đứa bé 6 tuổi sẽ giải thích vấn đề này như thế nào. Tôi đã viết một cuốn sách về cô bé và vẽ minh họa nó. Và Ruby đã dạy tôi là như thế này. Ruby dạy tôi bạn không cần phải sợ con bọ dưới gầm giường. Và thậm chí những vấn đề lớn nhất cũng chỉ là một tập hợp của những vấn đề bé xíu. Và Ruby cũng giới thiệu tôi với bạn bè của cô bé, những khía cạnh đầy màu sắc của văn hóa Internet. Cô bé có người bạn Báo Tuyết, xinh đẹp nhưng lại không muốn chơi với những đứa trẻ khác. Và cô bé cũng có bạn Robot Xanh Lá, rất thân thiện nhưng cực kỳ bừa bộn. Và cô bé có người bạn Chim Cánh Cụt Linux một người làm mọi việc thật sự rất hiệu quả nhưng thỉnh thoảng hơi khó hiểu Và bạn Cáo luôn Lý Tưởng Hóa mọi thứ.v.v.. Trong thế giới của Ruby, bạn học về công nghệ thông qua việc chơi. Ví dụ như, máy tính thật sự rất giỏi lặp đi lặp lại mọi thứ, cách mà Ruby dạy về các câu lệnh vòng lặp sẽ như thế này Đây là động tác nhảy yêu thích của Ruby: "vỗ, vỗ, dậm, dậm vỗ, vỗ và nhảy." Và bạn học bộ đếm vòng lặp bằng cách lặp lại 4 lần. và bạn học vòng lặp while bằng cách lặp lại trình tự đó khi đang đứng bằng một chân. Và bạn học được vòng lặp until bằng cách lặp lại trình tự đó cho tới khi mẹ bạn nổi giận. (tiếng cười) Và trên hết, bạn học được là không hề có những câu trả lời được chuẩn bị sẵn. Khi tôi nghĩ ra chương trình học trong thế giới của Ruby, tôi cần phải hỏi lũ trẻ cách mà chúng nhìn nhận thế giới và chúng có những câu hỏi gì và tôi sẽ tổ chức các buổi chơi thử nghiệm. Tôi bắt đầu bằng cách cho bọn trẻ xem những bức ảnh. Tôi sẽ cho chúng xem ảnh một chiếc xe hơi 1 cửa hàng tạp hóa, 1 con chó và 1 cái nhà vệ sinh. Tôi hỏi "theo các con thì cái nào trong những cái trên là máy tính?" Và lũ trẻ rất cương quyết với câu trả lời, "Không có cái nào cả. Con biết cái máy tính mà. Nó là một cái hộp phát sáng mà cha mẹ dành cả ngày để ngồi trước chúng." Sau đó chúng tôi trò chuyện và chúng tôi khám phá ra, xe hơi thật ra cũng là máy tính Nó có hệ thống định vị bên trong. Và cả chú chó, chú chó có thể không phải là máy tính, nhưng chó có vòng cổ và vòng cổ có thể có máy tính bên trong. Và cửa hàng tạp hóa, nó có rất nhiều loại máy tính khác nhau, như hệ thống thu ngân, hệ thống chống trộm. "Và mấy đứa biết gì không? Ở nhật bản, nhà vệ sinh cũng là máy tính, thậm chí có cả hacker hack nhà vệ sinh" (Tiếng cười) Và chúng tôi đi sâu hơn và tôi cho chúng những miếng dán với nút tắt/mở trên đó Và tôi bảo bọn trẻ, "Hôm nay các con sẽ có khả năng kỳ diệu có thể biến bất kỳ thứ gì trong căn phòng này thành máy tính." Và một lần nữa, lũ trẻ đáp "Có vẻ khó quá, con không biết câu trả lời nào mới đúng." Tôi bảo bọn trẻ, "Hãy yên tâm, bố mẹ các con cũng đâu có biết đáp án nào đúng. Họ chỉ mới đượcnghe về một thứ gọi là Internet Nhưng chính các con, sẽ trở thành người sống trong một thế giới mà tất cả mọi thứ đều là những chiếc máy tính." Và ngay sau đó một cô bé bước đến bên tôi và đưa tôi 1 cái đèn xe đạp và cô bé nói, "Đây là chiếc đèn xe đạp, " nếu nó là một chiếc máy tính, nó có thể thay đổi màu sắc." "Một ý tưởng tuyệt vời, chúng ta còn có thể làm gì nữa?" Và cô bé tiếp tục suy nghĩ, và cô bé nói "Nếu đèn xe đạp là máy tính, con có thể đi dã ngoại bằng xe đạp với bố và ngủ trong những cái lều và chiếc đèn xe đạp có thể trở thành một chiếc máy chiếu phim." Và đó là thời khắc tôi kiếm tìm, thời khắc mà đứa trẻ nhận ra Thế giới chưa sẵn sàg và có một cách để làm thế giới này trở nên sẵn sàng hơn đó là tạo ra công nghệ và mỗi người chúng ta có thể góp phần vào sự thay đổi đó. Cuối cùng, chúng tôi tạo ra một chiếc máy tính. Và chúng tôi biết thêm về bạn CPU thích chỉ huy và và hai bạn RAM, ROM rất hữu ích Đó là cách để ghi nhớ sự vật. Sau đó chúng tôi ráp các bộ phận trên chiếc máy tính lại chúng tôi cũng thiết kế các ứng dụng cho nó. Câu chuyện tôi rất thích là về 1 cậu bé Em ấy 6 tuổi. Em thích nhất là được trở thành phi hành gia. Cậu bé mang một chiếc headphones khổng lồ Và em hoàn toàn đắm chìm trong chiếc máy tính bằng giấy bé xíu. Như bạn thấy đấy, em đang xây dựng các ứng dụng định vị các hành tinh trong dãy ngân hà Và cha của em, là phi hành gia đơn độc ở quỹ đạo Sao Hỏa, thật ra ông ấy đang ở phòng bên cạnh, và nhiệm vụ quan trọng của em là mang bố về lại Trái Đất an toàn. Và những đứa trẻ này sẽ có những cách nhìn rất khác về công nghệ và cả cách chúng tạo nên công nghệ. Cuối cùng thì, nếu công nghệ được tiếp cận theo một cách dễ dàng hơn thì thế giới công nghệ mà chúng ta tạo ra sẽ càng to lớn và đa dạng. Thế giới sẽ càng trở nên tốt hơn và nhiều màu sắc hơn. Bạn hãy dành chỉ một phút thôi để tưởng tượng, thế giới nơi mà có có những câu chuyện về cách mà mọi thứ được tạo ra không chỉ bởi những đàn-ông-trên-hai-mươi ở thung lũng Silicon mà còn có cả nữ sinh Kenya hay những người thủ thư ở Na Uy . Hãy tưởng tượng tới một thế giới nơi mà những cô bé Ada Lovelace của tương lai, Sống trong một thế giới của những con số 1 và 0 các cô bé lớn lên lạc quan và dũng cảm với công nghệ. Chúng nắm bắt quyền lực và cơ hội và giới hạn của thế giới. Thế giới công nghệ tuyệt vời và luôn thay đổi và đôi chút lạ lùng. Khi tôi là một đứa trẻ, tôi muốn trở thành một người kể chuyện tôi thích sáng tạo nên thế giới và ước mơ của tôi là buổi sáng được thức dậy ở Moominvalley. và trưa đến, lang thang quanh Tatooine. Và vào buổi tối, tôi sẽ ngủ lại Narnia. Và lập trình hóa ra lại là nghề nghiệp hoàn hảo cho tôi. Tôi vẫn có thể tạo ra cả thế giới. Nhưng thay vì bằng câu chuyện, tôi tạo ra thế giới bằng code. Lập trình cho tôi năng lực tuyệt vời để xây dựng vũ trụ của riêng tôi với những quy tắc của riêng tôi và những mô hình, thực tiễn. Tạo ra những cái mới từ chỗ không có gì bằng sức mạnh của sự logic. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Con người đã có hứng thú với tốc độ từ rất lâu. Lịch sử tiến hóa của con người gắn liền với một tốc độ tăng liên tục, và một trong những thành tựu quan trọng nhất trong tiến trình lịch sử đó là phá vỡ hàng rào âm thanh. Không lâu sau khi chiếc phi cơ đầu tiên thành công, các phi công đã luôn khao khát làm cho máy bay của họ ngày một nhanh hơn. Nhưng khi họ làm vậy lại càng tăng thêm sự hỗn loạn và lực tác động lên máy bay, điều đó làm ngăn chặn máy bay bay nhanh hơn. Một số đã thử giải quyết vấn đề bằng cách thực hiện những cú nhào lộn nguy hiểm thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cuối cùng, vào năm 1947, bản thiết kế được cải tiến như bộ thăng bằng ngang di động, đuôi di động, phi công người Mỹ Chuck Yeager đã lái chiếc máy bay Bell X-1 với vận tốc 1127km/h, trở thành người đầu tiên phá vỡ hàng rào âm thanh và di chuyển nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Chiếc Bell X-1 là một trong những chiếc máy bay siêu thanh đầu tiên được thực hiện và các thiết kế sau đã đạt được tới tốc độ số Mach 3( tốc độ siêu thanh) Ở tốc độ siêu âm máy bay sẽ tạo ra sóng xung kích với tiếng động lớn như sấm chớp được biết đến là một quả bom âm thanh, nó có thể gây nguy hiểm cho người và động vật bên dưới. hoặc thậm chí phá vỡ các tòa nhà. Bởi vậy, các nhà khoa học trên thể giới vẫn đang tìm kiếm các quả bom âm thanh và cố gắng tìm ra đường đi của chúng trong khí quyển nơi mà chúng sẽ truyền xuống mặt đất và biên độ của chúng. Để hiểu rõ thêm về cách các nhà khoa học nghiên cứu bom âm thanh, hãy bắt đầu với một vài điều cơ bản về âm thanh. Thử tưởng tượng khi ta ném một hòn đá xuống một mặt hồ phẳng lặng. Bạn có thấy điều gì? Hòn đá ấy tạo nên các gợn sóng với cùng tốc độ ở các hướng khác nhau. Những vòng tròn có bán kính tăng dần này được gọi là sóng phẳng. Cũng tương tự vậy, tuy ta không thể thấy, một nguồn phát âm, như máy radio cũng tạo nên các sóng di chuyển như vậy. Tốc độ của các sóng ấy phụ thuộc các yếu tố như độ cao, nhiệt độ trong không khí nơi chúng di chuyển qua Ở mực nước biển, tốc độ âm thanh khoảng 1225 km/h. Thay vì các vòng tròn trong mặt phẳng hai chiều, các sóng phẳng bây giờ là các khối cầu đồng tâm, và âm thanh chuyển động theo các tia vuông góc với các sóng này. Còn giờ hãy tưởng tượng tới nguồn âm di động như là tiếng còi tàu hỏa. Khi nguồn âm di chuyển về một phía cố định những sóng liên tiếp ở trước nó sẽ bị ép lại sát nhau hơn. Những tần số âm lớn này là hệ quả của một hiệu ứng nổi tiếng: Doppler khi mà những vật phát ra âm thanh với cao độ cao hơn. Nhưng miễn là nguồn âm chuyển động chậm hơn sóng âm của chúng, chúng vẫn lồng vào nhau như bình thường. Khi một vật trở thành siêu thanh, di chuyển nhanh hơn âm thanh chúng phát ra thì sự việc thay đổi đáng kể. Vì nó vượt qua sóng âm mà nó phát ra, trong khi vẫn phát ra sóng âm ở vị trí hiện tại, các sóng âm dồn lại với nhau, tạo nên hình nón Mach. Khi nó tiến gần tới, người quan sát sẽ không nghe được gì cả vì nó đi nhanh hơn âm thanh mà nó phát ra. Chỉ sau khi vật ấy đi qua, người quan sát sẽ nghe được âm thanh cực lớn. Khi hình nón Mach tới mặt đất, nó tạo nên hình hy-bec-bôn, để lại một vệt gọi là thảm bom khi nó di chuyển về trước. Điều này cho phép ta xác định được vùng chịu ảnh hưởng bởi bom âm thanh. Vậy làm sao để biết được sức mạnh của bom âm thanh? Ta phải giải được phương trình Navier - Stokes nổi tiếng để tìm được sự thay đổi áp suât trong không khí khi máy bay siêu thanh bay ngang qua. Điều này dẫn đến dấu hiệu áp suât sóng N. kí hiệu này có ý nghĩa gì? Bom âm thanh xảy ra khi có sự thay đổi bất ngờ về áp suất, và sóng N liên quan tới cả 2 âm thanh lớn: một khi áp suất bắt đầu tăng ở mũi máy bay và cái còn lại là khi đuôi máy bay đi qua, và áp suất bất ngờ trở lại như cũ. Điều này gây ra âm thanh kép lớn, nhưng đối với người thường chỉ là 1 lần. Trong thực tế, máy tính mẫu dùng các nguyên lí này để dự đoán vị trí và độ mạnh của bom âm thanh từ các điều kiện không khí và đường bay đã cho, từ đó nghiên cứu cách giảm nhẹ hậu quả của chúng. Trong lúc ấy, những chuyến bay siêu thanh xuyên lục địa vẫn bị cấm. Vậy, bom âm thanh có phải sự sáng tạo mới đây không? Không hẳn thế. Khi chúng ta đang tìm cách làm chúng yên lặng một vài loài động vật đã sử dụng bom âm thanh. Loài khủng long Diplodocus đã có khả năng vẫy đuôi với tốc độ nhanh hơn âm thanh, hơn 1200km/h, để đe dọa kẻ thù. Một số loài tôm cũng có thể tạo ra sóng tương tự ở dưới nước bằng tiếng tách tách từ chiếc càng to lớn của nó để làm choáng hoặc thậm chí giết con mồi ở khoảng cách xa. Trong khi con người vẫn đang có được sự tiến bộ trong những cố gắng không ngừng về tốc độ, thì thiên nhiên đã có được nó từ lâu rồi. Nép mình khiêm tốn dưới lớp mô ở cổ là một cơ quan nhỏ bé đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng to lớn cho toàn bộ cơ thể. Đó chính là tuyến giáp. Hệt như Giám đốc điều hành của một công ty, tuyến giáp đảm bảo cho toàn bộ tế bào trong cơ thể được hoạt động bình thường. Nó sử dụng các nội tiết tố để truyền lệnh đến từng tế bào. Cơ quan cấp cao này được tạo nên từ những tiểu thùy mà mỗi một trong số đó chứa những tế bào nhỏ hơn gọi là nang, là nơi chứa các nội tiết tố mà tuyến giáp truyền đến máu của bạn. Hai nội tiết tố quan trọng tuyến này sản xuất là thyroxine và triiodothyronine hay còn gọi là T3 và T4. Làm người truyền tin, nội tiết tố có nhiệm vụ chỉ dẫn mọi tế bào trong cơ thể hấp thu oxy và dưỡng chất, giúp duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể, và hàng loạt phản ứng của các tế bào để cung cấp năng lượng cho chúng ta. Thông tin truyền đi nhờ nội tiết tố này giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và hỗ trợ các tế bào thu lọc dưỡng chất nhanh hơn. Khi ta cần thêm năng lượng, tuyến giáp sẽ tiết nội tiết tố giúp tăng cường trao đổi chất. Tuyến giáp cho phép tế bào dùng năng lượng, phát triển và sinh sản. Tuyến giáp được điều khiển bởi tuyến yên, một tuyến nội tiết nằm sâu trong não bộ, giám sát các nhiệm vụ của tuyến giáp để bảo đảm tuyến giáp hiểu được khi nào cần truyền gửi thông tin. Tuyến yên sẽ phán đoán liệu mức nội tiết tố trong máu đang quá thấp hay quá cao, để quyết định mệnh lệnh gửi đi dưới dạng nột tiết tố kích thích tuyến giáp (TSH). Nhưng ngay với hệ thống có kiểm soát chặt chẽ này, đôi khi việc điều hành vẫn gặp phải trục trặc. Một số bệnh như phình tuyến giáp hay mất cân bằng hóa học trong cơ thể có thể làm cơ quan này rối loạn và trở nên bàng quan với mệnh lệnh từ tuyến yên. Trước tiên phải nói đến bệnh cường tuyến giáp, xảy ra khi tuyến giáp tiết quá nhiều nội tiết tố. Điều đó có nghĩa các tế bào bị quá tải với các mệnh lệnh hấp thu dưỡng chất và oxy sẽ trở nên hoạt động quá mức. Một người mắc chứng cường giáp sẽ có quá trình trao đổi chất nhanh hơn khiến nhịp tim đập nhanh hơn, thường xuyên đói bụng và sút cân nhanh. Họ cũng cảm thấy nóng nực, đổ mồ hôi, hay bồn chồn và khó ngủ. Trái ngược lại là chứng suy tuyến giáp, xảy ra khi tuyến giáp tiết quá ít nội tiết tố, khiến các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ thông tin. Chúng trở nên chậm chạp và khiến đình trệ quá trình trao đổi chất. Những người bị suy giáp thường có các triệu chứng tăng cân như uể oải, dễ cảm lạnh, sưng khớp và cảm thấy chán nản. May mắn là có thuốc điều trị có thể giúp vực dậy hoạt động của tuyến giáp và đưa cơ thể trở lại quá trình trao đổi chất nhịp nhàng. Dù nhỏ nhắn, tuyến giáp nắm trong tay quyền lực không thể coi thường. Nhưng chính vì một tuyến giáp khỏe mạnh thực hiện việc điều hành quá tốt nên thường xuyên chúng ta không nhận biết đến sự có mặt của nó. Bali- Hòn đảo của Chúa. Một thiên đường xanh. Hay... một thiên đường bị mất. Bali: hòn đảo của rác. Ở Bali, chúng tôi phát hiện ra 680 cm khối rác nhựa mỗi ngày. Đó là câu chuyện về tòa nhà 14 tầng. Khi nói đến túi nilon, chưa tới 5% trong số đó được tái chế. Chúng tôi biết điều đó thay đổi các ảnh bạn chụp về hòn đảo. Khi nghiên cứu về nó cũng khiến chúng tôi thay đổi, chúng tôi biết các túi nilon ở Bali làm tắc nghẽn các rãnh cống sau đó là những dòng sông rồi tới đại dương. Và thậm chí để chúng không trôi ra đại dương, một số được đốt hoặc ủ phân. Nên chúng tôi đã quyết định bắt tay thực hiện. Và chúng tôi đã làm việc này được ba năm tuyên truyền về việc nói không với túi nilon trên hòn đảo này. Và chúng tôi đã có vài thành công đáng chú ý. Chúng tôi là chị em, và chúng tôi học trong ngôi trường tốt nhất quả đất: Green School ở Bali. Ngôi trường không chỉ khác biệt về cách nó được xây bằng tre, nhưng nó còn khác biệt về cách dạy. Chúng tôi được dạy để trở thành người tiên phong, vài thứ mà sách giáo khoa bình thường không đề cập. Một ngày nọ, chúng tôi được học trong lớp nơi mà chúng tôi được học về những người vĩ đại, như Nelson Mandela Lady Diana Và Mahatma Gandi. Trên đường về nhà, chúng tôi thỏa thuận chúng tôi cũng muốn làm người quan trọng. Vậy tại sao chúng tôi phải chờ đến lúc lớn mới là người quan trọng ? Chúng tôi muốn làm gì đó ngay lúc này. Ngồi trên ghế tối hôm đó, chúng tôi động não và nghĩ về những thứ thay đổi Bali. Điều thu hút chúng tôi đó là rác nhựa. Nhưng đó là một vấn đề lớn. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu mục tiêu cụ thể cho trẻ em: túi nilon. Ý tưởng được nảy ra. Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu, và nói như vậy, chúng tôi nghiên cứu càng nhiều, chúng tôi biết được túi nilon không tốt lành gì cả. Và bạn biết gì không? Chúng tôi thậm chí không cần nó. Chúng tôi được truyền cảm hứng nhờ tuyên truyền nói không với túi nilon. ở nhiều nơi khác nhau, từ Hawaii tới Rwanda và một vài thành phố như Oakland và Dublin. Và ý tưởng được chuyển thành chiến dịch "Tạm biệt túi nilon". Trong nhiều năm, chúng tôi tổ chức vận động, chúng tôi đã được học rất nhiều. Bài học đầu tiên: bạn không thể làm một mình. Bạn cần một đội những người cùng chí hướng, và từ đó chúng tôi đã lập nhóm Tạm biệt túi nilon. Một đội tình nguyện gồm tất cả trẻ em trên đảo, từ các trường quốc tế và các trường địa phương. Và cùng bọn trẻ, chúng tôi bắt đầu tiếp cận nhiều tầng, dựa trên chữ ký kiến nghị trực tuyến và ngoại tuyến, thuyết trình về giáo dục và truyền cảm hứng tại các trường chúng tôi nâng cao ý thức chung về vệ sinh các khu chợ, lễ hội và bãi biển. Điều cuối cùng, chúng tôi phân phối các bao thay thế, chẳng hạn như bao lưới, bao được tái chế từ báo hoặc bảo được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu hữu cơ, tất cả do người dân trên đảo thực hiện. Chúng tôi thí nghiệm một ngôi làng, gồm 800 hộ gia đình Thị trưởng của làng, người bạn đầu tiên ông thích chiếc áo, điều đó đã giúp chúng tôi. Chúng tôi tập trung thu hút khách hàng, bởi vì đó là nơi cần thay đổi. Làng của chúng tôi đã đi được 2/3 chặng đường không còn dùng túi nilon. Nỗ lực đầu tiên của chúng tôi là tiếp cận thống đốc Bali nhưng thất bại. Nên chúng tôi đã nghĩ, "Hmm ... một lá đơn kiến nghị với một triệu chữ ký. Họ không thể từ chối chúng ta, đúng chứ?" Chính xác! Nhưng, ai đoán chắc rằng một triệu chữ ký chỉ là một ngàn nhân một ngàn? (Cười) Chúng tôi bị kẹt lại - tới khi chúng tôi học bài học thứ hai: tư duy sáng tạo. Vài người nói rằng sân bay Bali đã đạt được 16 triệu lượt đi và về trong một năm. Nhưng làm sao chúng tôi có thể vào được sân bay? Và đây bài học thứ ba: sự kiên trì. Chúng tôi đi thẳng vào sân bay. Chúng tôi qua được người gác cổng. Và sau đó là cấp trên của cấp trên, và sau đó là trợ lý quản lý văn phòng, rồi tới quản lý văn phòng, và rồi... chúng tôi lê xuống 2 tầng và nghĩ, hừm, lại gặp ông gác cổng rồi. Và sau vài ngày đi gõ từng cửa trở thành những đứa trẻ trong phái đoàn, chúng tôi cuối cùng cũng gặp được giám đốc kinh doanh của sân bay Bali. Chúng tôi đưa cho ông bài diễn văn "Túi nilon ở Bali", là một người tử tế, ông nói rằng: "Tôi không thể tin vào những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ cho phép các bạn xin chữ ký của các hành khách và các người di cư". (Cười) (Vỗ tay) Trong một tiếng rưỡi đầu tiên ở đó, chúng tôi đã có khoảng 1 000 chữ ký. Thật tuyệt phải không ? Bài học thứ tư: bạn cần chiến thắng mọi tầng lớp trong xã hội, từ học sinh, giám đốc kinh doanh đến những người nổi tiếng. Và nhờ vào sự thu hút của Green School, chúng tôi đã tiếp cận được cố định vài người nổi tiếng. Ông Ban Ki Moon đã dạy chúng tôi tổng thư kí Liên Hợp Quốc không ký đơn kiến nghị - (Cười) ngay cả khi những đứa trẻ yêu cầu một cách lịch sự. Nhưng ông ấy đã hứa sẽ tuyên truyền với thế giới, giờ chúng tôi làm việc khăng khít với Liên Hợp Quốc. Jane Goodall đã dạy chúng tôi về sức mạnh của mạng xã hội. Cô ấy bắt đầu với một nhóm tên là Root & Shoots và bây giờ cô ấy có 4000 nhóm trên khắp thế giới. Chúng tôi là một trong số đó. Cô ấy thực sự là nguồn cảm hứng cho chúng tôi. Nếu bạn là thành viên của Rotarian, thì rất vui được gặp bạn. Chúng tôi thuộc nhóm Interactor, những người trẻ nhất nhóm Rotary quốc tế. Nhưng chúng tôi cũng học được nhiều về sự kiên trì, cách chấp nhận thất bại, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, tình bạn, chúng tôi tìm hiểu về người dân Bali và nền văn hóa và chúng tôi học được sự quan trọng của lời hứa Không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi nói thì dễ hơn là làm. Nhưng năm ngoái, chúng tôi đã làm được điều đó. Chúng tôi tới Ấn Độ để thuyết trình, và bố mẹ tôi đưa chúng tôi tới nhà riêng của Mahatma Gandhi. Chúng tôi học về sức mạnh của sự tuyệt thực ông làm thế để tiến tới mục đích của mình. Vâng, kết thúc chuyến đi, khi chúng tôi lại gặp ba mẹ mình, chúng tôi quyết định và nói rằng, "Chúng con đang tuyệt thực!" (Cười) Bạn có thể hình dung vẻ mặt của họ rồi đó. Mất thời gian để thuyết phục, và không chỉ đối với ba mẹ tôi còn có bạn tôi cũng như thầy cô của chúng tôi. Isabel và tôi nghiêm túc khi làm vậy. Nên chúng tôi gặp chuyên gia dinh dưỡng, và chúng tôi thỏa hiệp với nhau không ăn từ sáng đến chiều mỗi ngày cho đến khi thống đốc của Bali đồng ý gặp chúng tôi để nói về biện pháp ngăn chặn túi nilon ở Bali. Tiếng Bahasa Indonesia chúng tôi gọi nó là "Mogak Makan" bắt đầu. Chúng tôi nhờ phương tiện truyền thông giúp chúng tôi và rồi đến ngày thứ hai, cảnh sát bắt đầu tới nhà, trường của chúng tôi. Hai cô gái này đang làm gì vậy ? Chúng tôi biết chúng tôi không thể gây sự chú ý tới thống đốc bằng cách tuyệt thực - chúng tôi có thể phải vào tù. Nhưng, khoan đã, nó đã có tác dụng 24 tiếng sau, chúng tôi được đón ở trường được hộ tống tới văn phòng của thống đốc. Và ở đó ông ấy - (Vỗ tay) đang chờ để tiếp chuyện với chúng tôi, ủng hộ và biết ơn với thiện chí của chúng tôi đã quan tâm tới vẻ đẹp và cảnh quan của Bali. Ông hứa với chúng tôi giúp người dân Bali nói không với túi nilon. Chúng tôi giờ là bạn của nhau, và trên cơ sở hợp pháp, chúng tôi nhắc nhở ông cũng như nhóm của ông thực hiện lời hứa. Và thật vậy, mới đây, ông ấy đã tuyên bố Bali sẽ không còn túi nilon vào năm 2018. (Vỗ tay) Bên cạnh đó, ở sân bay quốc tế Bali, một trong những nguồn hỗ trợ đang lên kế hoạch tiến hành chính sách không túi nilon vào năm 2016. Hãy dừng ngay việc phân phát túi nilon miễn phí và đem túi tái sử dụng của bạn đó là thông điệp tiếp theo nhằm thay đổi ý thức của du khách. Chiến dịch ngắn hạn của chúng tôi, "Một hòn đảo/ Một tiếng nói", mọi chuyện là vậy. Chúng tôi kiểm tra và công nhận các cửa hàng và nhà hàng tuyên bố công khai đây là khu vực không có bao nilon, và chúng tôi dán logo trên lối vào của họ và công bố tên họ trên phương tiện truyền thông và các tờ tạp chí lớn ở Bali. Và ngược lại, chúng tôi chú ý những nơi không có logo. (Cười) Vậy thì, tại sao chúng lại nói điều này cho các bạn? Vâng, một phần nó làm chúng tôi tự hào về kết quả đạt được cùng nhóm của mình, chúng tôi có thể làm được. Nhưng trong khoảng thời gian đó, chúng tôi hiểu được những điều trẻ em có thể làm được. Chúng tôi có thể làm được gì đó. Isabel và tôi chỉ có 10-12 tuổi khi bắt đầu làm những việc này. Chúng tôi không hề có kế hoạch, hay chiếc lược cố định, hoặc ẩn ý nào cả - chỉ là ý tưởng hiện ra trước mắt và nhóm bạn làm cùng chúng tôi. Những gì chúng tôi muốn là ngăn chặn bao nilon cùng sự gò bó và ngột ngạt ra khỏi nhà của chúng tôi. Trẻ em có nguồn năng lượng vô tận và động lực để thay đổi nhu cầu của thế giới. Vì vậy, những đứa trẻ xinh đẹp nhưng muốn thách thức thế giới: hãy thử xem! Hãy tạo sự khác biệt. Chúng tôi không hề nói chuyện sẽ dễ dàng. Chúng tôi chỉ nói chuyện này đáng làm. Trẻ em chỉ chiếm 25% dân số thế giới, nhưng chúng tôi sẽ thành 100% trong tương lai. Chúng tôi vẫn có nhiều việc phải làm, nhưng chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi câu hỏi đầu tiên khi bạn đặt chân tới sân bay quốc tế Bali "Chào mừng đến với Bali", "bạn có túi nilon để xuất trình không? " (Cười) Chúc bình an. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngay lúc này, có lẽ bạn đang ngồi xem đoạn video này và ngồi xem trong vài phút có lẽ là không sao. Nhưng bạn càng ngồi lâu, cơ thể bạn càng bị kích động. Nó ngồi đếm ngược từng khoảnh khắc cho đến khi bạn đứng lên một lần nữa và đi bộ. Điều này nghe có vẻ kì cục. Cơ thể chúng ta thích được ngồi, phải không? Không hẳn vậy. Chắc chắn, ngồi trong một thời gian ngắn giúp chúng ta đỡ mệt khi căng thẳng hoặc lấy lại sức sau khi tập thể dục. Nhưng ngày nay, lối sống mới khiến chúng ta ngồi nhiều hơn là di chuyển, và cơ thể chúng ta đơn giản là không được tạo ra cho cuộc sống ít vận động như vậy. Trên thực tế, chỉ có điều ngược lại là đúng. Cơ thể con người được tạo ra để di chuyển, và bạn có thể thấy được bằng chứng qua cấu trúc của cơ thể. Trong chúng ta có hơn 360 khớp xương, và khoảng 700 cơ xương cho phép sự cử động dễ dàng, linh hoạt. Cấu trúc vật lý độc đáo của cơ thể cho chúng ta khả năng đứng thẳng chống lại sức hút của trọng lực. Máu phụ thuộc vào việc cơ thể vận động để lưu thông bình thường. Các dây thần kinh được hưởng lợi từ sự vận động, và da của chúng ta đàn hồi, nghĩa là nó thay đổi được khi chuyển động. Vậy nếu mọi bộ phận của cơ thể đều sẵn sàng và đang chờ bạn di chuyển, chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn không làm vậy? Hãy bắt đầu với vấn đề của xương sống. Cột sống của bạn là một cấu trúc dài cấu tạo từ các đốt xương và các đĩa sụn nằm giữa chúng. Các khớp, bó cơ và dây chằng gắn chặt vào xương giữ tất cả lại với nhau. Một cách ngồi thông thường là cong lưng và hạ thấp vai, tư thế này tạo áp lực không đồng đều lên cột sống của bạn. Qua thời gian, nó gây ra hao mòn trong các đĩa cột sống, gây quá tải cho các dây chằng và các khớp, và tạo áp lực lên các cơ căng ra để phù hợp với tư thế cong lưng của bạn. Dáng cong cong này cũng thu hẹp khoang ngực khi bạn ngồi, nghĩa là phổi của bạn có ít không gian hơn để nở ra khi bạn thở. Đó là một vấn đề vì nó tạm thời hạn chế lượng oxi đi vào phổi và vào trong máu của bạn. Quanh khung xương là các cơ, dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch cấu tạo nên các mô mềm của cơ thể. Ngồi thường gây ra áp lực và đè nén và những mô mềm này thực sự cảm thấy gánh nặng. Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác tê và sưng ở chân tay khi bạn ngồi? Ở những vùng bị nén nhiều nhất, các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch của bạn có thể bị chặn lại, điều này hạn chế tín hiệu thần kinh, gây ra các triệu chứng tê, và giảm lượng máu đến chân tay, khiến chúng sưng lên. Ngồi trong thời gian dài cũng tạm thời ngừng hoạt động của lipoprotein lipase, một loại enzim đặc biệt trong thành mao mạch máu giúp phân hủy chất béo trong máu, vì vậy khi ngồi, bạn không đốt cháy chất béo tốt như khi bạn vận động. Tất cả sự ứ đọng này tác động thế nào lên não bộ? Phần lớn thời gian, bạn có lẽ ngồi xuống để sử dụng bộ não của mình, nhưng trớ trêu thay, ngồi lâu lại đi ngược lại với mục đích này. Vận động ít làm chậm dòng chảy của máu và giảm lượng oxi vào mạch máu qua phổi. Não bạn cả hai yếu tố này để duy trì sự tỉnh táo, thế nên mức độ tập trung của bạn sẽ thấp bởi não bạn hoạt động chậm lại. Không may, tác động xấu của việc ngồi không chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngồi trong thời gian dài có liên quan đến một vài loại bệnh ung thư và bệnh tim và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, các vấn đề về thận và gan. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ,trên toàn thế giới, lười vận động gây ra khoảng 9% ca tử vong sớm mỗi năm. Tương đương hơn 5 triệu người. Vì vậy điều tưởng như một thói quen vô hại thực ra lại có khả năng thay đổi sức khỏe của chúng ta. May mắn thay, các giải pháp cho mối đe dọa này rất đơn giản và trực quan. Khi bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi, thử đổi tư thế ngồi thườn thượt sang dáng ngồi thẳng, và khi bạn không nhất thiết phải ngồi, hãy di chuyển xung quanh nhiều hơn, có thể bằng cách đặt lời nhắc tự đứng lên mỗi nửa giờ. Nhưng chủ yếu, cần hiểu cơ thể được cấu tạo để vận động, không phải để ngồi yên. Mà thực ra, vì video này sắp kết thúc, tại sao bạn không đứng dậy và duỗi người? "Chiêu đãi" cơ thể bằng cách đi bộ. Khi nghĩ đến khoảnh khắc "Eureka!" của Archimedes, chắc hẳn bạn đang nghĩ đến cảnh này. Nhưng hóa ra, phải là như thế này mới đúng Vào thế kỉ thứ III TCN, Hieron, vị vua thành Sicilian của Syracuse giao cho Archimedes nhiệm vụ giám sát một dự án xây dựng trước đây chưa từng có. Hieron đặt làm một chiếc thuyền buồm lớn gấp 50 lần một tàu chiến thường thời xưa, được đặt tên là Syracusia theo tên thành phố của ông. Hieron muốn xây dựng một chiếc thuyền lớn nhất từ trước đến nay, để làm quà tặng cho người cai trị Ai Cập bấy giờ là Ptolemy Nhưng liệu một chiếc thuyền với kích cỡ của một tòa lâu đài có thể nổi trên mặt nước ? Ở thời đại của Archimedes , chưa từng có ai làm được việc này. Giống như việc tự hỏi " Một ngọn núi có thể bay hay không ?" Vua Hieron suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Hàng trăm người thợ được thuê để xây dựng tàu Syracusia trong rất nhiều năm sử dụng gỗ thông và gỗ lãnh sam từ núi Etna để làm xà ngang của tàu dùng cây gai dầu trồng ở Tây Ban Nha để làm dây thừng và lều trại được lấy từ Pháp. Boong tàu phía trên, bao gồm 8 tháp canh, không được dựng bằng cột thông thường, mà bằng những cột gỗ được trạm trổ hình thần Atlas đang mang trên vai cả thế giới. Được đặt ở phần mũi tàu là một cái máy bắn đá khổng lồ có thể bắn ra những viên đá nặng tầm 81,6 kg Để mua vui cho du khách chiếc thuyền còn có một con đường rải đầy hoa một bể bơi có mái vòm và một phòng tắm nước nóng, một thư viện chứa đầy sách và các bức tượng, một ngôi đền thờ nữ thần sắc đẹp Aphrodite , và một phòng gym . Để khiến việc thiết kế càng đau đầu hơn cho Archimedes Hieron còn muốn chất đầy thuyền với một đống hàng hóa: 400 tấn thóc, 10,000 bình cá muối, 74 tấn nước khoáng, và 600 tấn len. Chiếc thuyền còn phải chở được trên 1 ngàn người trong đó gồm có 600 người lính và chứa được 20 con ngựa ở một chuồng riêng biệt. Phải làm sao để một thứ tầm cỡ như thế này không chìm ngay vào lần đầu tiên ra khơi ? Ta chỉ có thể nói rằng thất bại là điều Archimedes không bao giờ mong muốn Vì vậy ông bắt đầu nghiên cứu vấn đề : liệu chiếc thuyền sẽ chìm không ? Có lẽ trong lúc ông đang tắm và tự hỏi làm sao một cái thùng tắm nặng có thể nổi trên nước, thì ý tưởng chợt đến với ông. Một vật thể được nhúng một phần vào một chất lỏng được giữ nổi bởi một lực bằng với trọng lượng của chất lỏng được thay thế bởi vật. Nói cách khác, nếu một chiếc thuyền Syracusia nặng 2000 tấn thay thế chính xác 2000 tấn nước, thì thuyền sẽ chỉ nổi một phần, Nhưng nếu chiếc thuyền thay thế 4000 tấn nước , nó sẽ chắc chắn sẽ nổi. Và đương nhiên, nếu chiếc thuyền chỉ thay thế được 1000 tấn nước, thì kết quả chắc chắn sẽ không làm Hieron vui chút nào. Đây là định luật về độ nổi và các kĩ sư thường gọi là định luật Archimedes. Định luật này giải thích vì sao một chiếc tàu chở dầu lớn bằng thép có thể nổi được trên nước dễ dàng như một chiếc thuyền con bằng gỗ hoặc như một cái bồn tắm. Nếu trọng lượng của nước vốn được thay thế bằng phần dưới của tàu bằng với trọng lượng của tàu, thì tất cả những gì ở phía trên đều sẽ nổi trên mặt nước. Chuyện này nghe rất giống với một câu chuyện khác về Archimedes và cái bồn tắm, và có khi là vậy vì thực ra hai câu chuyện này là một tuy nhiên các chi tiết bị thay đổi bởi những thăng trầm của lịch sử. Câu chuyện kinh điển về câu nói "Eureka!" của Archimedes và hành động khỏa thân chạy ra đường xoay quanh một chiếc vương miện, trong tiếng Latinh là "corona" Còn trọng tâm câu chuyện Syracusia là về một chiếc thuyền, trong tiếng Hy Lạp là "korone" Có khi nào hai câu chuyện đã bị nhầm lẫn với nhau ? Chúng ta không bao giờ biết được. Cái ngày mà thuyền Syracusia cập bến Ai Cập trong chuyến ra khơi đầu tiên và duy nhất, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng cảnh người dân của Alexandria tụ tập lại ở bến cảng để chiêm ngưỡng lâu đài nổi lộng lẫy này. Chiếc thuyền khác thường này được so sánh như Titanic của thời xưa, trừ việc nó không bị chìm, nhờ vào công của Archimedes Đoạn nhạc này làm bạn cảm thấy thế nào? Bạn có thấy nó hay không? Nó có sáng tạo không? Bây giờ, bạn có đổi ý không nếu bạn được biết tác giả chính là chú robot này? Tin hay không là tuỳ bạn, nhưng con người đã vật lộn với câu hỏi về tính sáng tạo nhân tạo, cùng với câu hỏi về trí tuệ nhân tạo, suốt hơn 170 năm. Năm 1843, quý bà Ada Lovelace, một nhà toán học người Anh được xem như là lập trình viên đầu tiên trên thế giới, chỉ ra rằng một chiếc máy không thể có trí tuệ giống con người một khi nó chỉ làm những việc mà con người đã lập trình sẵn. Theo Lovelace, một cỗ máy phải có thể tạo ra những ý tưởng độc đáo thì mới được công nhận là thông minh. Bài kiểm tra Lovelace, được chính thức hoá năm 2001, đã đưa ra một cách để kiểm nghiệm ý kiến này. Một cái máy có thể vượt qua bài kiểm tra nếu nó có thể tạo ra một kết quả mà những người lập trình nó không thể giải thích dựa trên đoạn mã gốc. Bài kiểm tra Lovelace được tạo nên như một thí nghiệm tưởng tượng, hơn là một thí nghiệm khoa học khách quan. Nhưng nó vẫn có thể được lấy làm tiền đề. Thoạt nhìn thì việc một cái máy tạo ra âm nhạc chất lượng cao và độc đáo theo cách này có vẻ bất khả thi. Chúng ta có thể nghĩ ra một thuật toán vô cùng phức tạp sử dụng những bộ tạo giá trị ngẫu nhiên, các hàm số hỗn độn và logic mơ hồ để tạo nên một chuỗi các nốt nhạc mà chúng ta không thể theo dõi được. Mặc dù việc này có thể mang lại vô số giai điệu độc đáo chưa từng nghe đến, chỉ một phần rất nhỏ trong số đó mới đáng để nghe. Bởi máy tính không thể phân biệt giữa giai điệu hay và dở. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta xem xét lại và cố làm theo một quá trình tự nhiên tạo điều kiện cho sự sáng tạo hình thành? Chúng ta tình cờ biết đến ít nhất một quá trình mà đã dẫn đến những kết quả độc đáo, quý giá và tốt đẹp, đó là sự tiến hoá Và những thuật toán dựa trên sự tiến hoá, hay trên di truyền học phỏng theo sự tiến hoá về mặt sinh học, là một hướng đi triển vọng để giúp máy móc tạo nên các sản phẩm độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao. Vậy làm sao sự tiến hoá có thể làm máy móc sáng tạo trong âm nhạc? Thay vì là những sinh vật, ta có thể bắt đầu với một số nhịp nhạc, và một thuật toán cơ bản để bắt chước quá trình sinh sản và biến dị đột biến bằng cách đổi chỗ một số đoạn, ghép những đoạn còn lại với nhau, và thay thế một vài nốt ngẫu nhiên. Giờ ta đã có một thế hệ mới các nhịp nhạc, ta có thể áp dụng sự chọn lọc sử dụng một phép toán gọi là hàm mục tiêu. Cũng như quá trình chọn lọc tự nhiên chịu sức ép của môi trường bên ngoài, hàm mục tiêu của chúng ta có thể được định bởi một giai điệu từ bên ngoài được chọn bởi các nhạc công hay những người yêu âm nhạc để tiêu biểu cho giai điệu tuyệt vời nhất. Thuật toán sau đó sẽ so sánh giữa nhịp nhạc của chúng ta và giai điệu tuyệt vời đó, và chỉ lựa chọn những nhịp giống với nó nhất. Một khi những đoạn không tương đồng nhất bị bỏ đi thuật toán một lần nữa áp dụng sự biến dị và tái tổ hợp với những gì còn lại, chọn những đoạn giống hoặc phù hợp nhất, một lần nữa từ một thế hệ mới, và lặp lại cho nhiều thế hệ. Cả một quá trình để đưa ta đến đó gắn liền với rất nhiều sự ngẫu nhiên và phức tạp nên kết quả của nó có thể vượt qua bài kiểm tra Lovelace. Quan trọng hơn, nhờ vào sự có mặt của khiếu thẩm mỹ con người trong quá trình, mà về mặt lý thuyết, ta sẽ tạo nên những giai điệu mà chúng ta cho là hay. Nhưng việc này có làm vừa lòng chúng ta về cái gì thực sự sáng tạo? Đã đủ chưa khi chỉ cần tạo ra cái gì độc đáo và hay hay sự sáng tạo cần có chủ ý và nhận thức về cái gì đang được tạo ra? Có lẽ sự sáng tạo trong trường hợp này thực ra xuất phát từ các lập trình viên, ngay cả khi họ cũng không hiểu quá trình đó. Vậy thì cái gì là tính sáng tạo của con người? Có phải nó là cái gì hơn cả một hệ thống các neurons liên kết với nhau được tạo nên bởi các quá trình sinh học có quy tắc và những trải nghiệm ngẫu nhiên đã quyết định cuộc sống chúng ta? Trật tự và hỗn loạn, máy móc và con người Đây là những động cơ ở trung tâm của những sáng kiến về sự sáng tạo của máy móc mà hiện đang tạo nên âm nhạc, tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, thi ca, ... Chúng ta vẫn không thể chắc chắn có công bằng hay không khi gọi sự tạo thành theo cách này là sáng tạo. Song nếu một tác phẩm nghệ thuật có thể làm bạn khóc hoặc cuốn hút bạn, hoặc làm cho bạn nổi da gà, Thì ai, hay cái gì đã tạo nên nó có thực sự quan trọng? Đây là Pleurobot. Pleurobot là một loại người máy được thiết kế để mô phỏng loài kì nhông gọi là "kì đà Pleurodeles" Như bạn thấy đó, Pleurobot có thể đi được, Nó cũng bơi được, bạn sẽ thấy ngay sau đây. Có thể bạn sẽ hỏi, tại sao lại tạo ra con robot này ? Thực tế, con robot này là một công cụ khoa học của khoa thần kinh học Các nhà thần kinh học đã cùng chúng tôi tạo ra nó để hiểu rõ về sự di chuyển của động vật đặc biệt là cách cột sống kiểm soát sự vận động của cơ thể Càng làm việc với robot sinh học, tôi càng ấn tượng về sự vận động của động vật. Nếu bạn nghĩ đến một con cá heo đang bơi hay một con mèo đang chạy nhảy hoặc thậm chí chúng ta, con người khi chúng ta chạy bộ hoặc chơi tennis, chúng ta làm nhiều điều kinh ngạc. Thực tế, hệ thần kinh chúng ta phải giải quyết một vấn đề điều khiển cực kì phức tạp Nó phải phối hợp hoàn hảo với trên dưới 200 cơ, vì nếu phối họp không tốt ta sẽ mất thăng bằng và khó vận động được Và mục tiêu của tôi là hiểu rõ nó diễn ra như thế nào Có 4 bộ phận chính cấu thành sự vận động của động vật bộ phận thứ nhất là thân mình Thực ra, chúng ta không nên đánh giá thấp mức độ các cơ chế sinh học làm đơn giản hóa sự vận động của động vật Sau đó là cột sống và trong cột sống có sự phản xạ Nhiều phản xạ tạo nên vòng lặp phối hợp vận động cảm giác giữa cử động của thần kinh cột sống và cử động cơ học Bộ phận thứ ba là các trung tâm tạo mẫu Đây là những mạch điện rất thú vị có trong cột sống của động vật có xương sống có thể tự tạo ra các mẫu cử động rất nhịp nhàng theo nhịp (phách) trong khi chỉ cần tiếp nhận tín hiệu đầu vào rất đơn giản Và những tín hiệu này đến từ sự điều tiết từ những phần cao hơn của bộ não, giống như là võ não vận động, tiểu não, hạch nền, tất cả sẽ điều biến sự cử động của cột sống khi chúng ta vận động. Nhưng, điều thú vị chính là mức độ chỉ một bộ phận thấp hơn như cột sống và cơ thể, đã gỡ rối một phần lớn trong vấn đề vận động. Có lẽ bạn sẽ biết qua thực tế khi bạn chặt đầu một con gà, nó vẫn còn chạy được một lúc điều đó cho thấy phần thấp hơn như cột sống và cơ thể đã gỡ rối một phần lớn vấn đề vận động Bây giờ, rất khó để hiểu nó diễn ra như thế nào bởi vì trước hết, sẽ rất là khó để ghi lại các cử động trong cột sống Cấy các điện cực vào vỏ não vận động sẽ dễ dàng hơn so với cấy vào cột sống, bởi vì nó được bảo vệ bởi đốt sống Đặc biệt, rất khó làm trên con người. Phần khó khăn thứ hai, chính là sự vận động, do tính chất phức tạp của nó và sự tương tác năng động giữa 4 bộ phận này Vì thế sẽ rất khó để tìm ra vai trò của mỗi bộ phận này Đây là nơi các robot sinh học như Pleurobot và các mô hình toán học có thể thật sự hữu ích Vậy robot sinh học là gì? Robot sinh học là một lĩnh vực mới trong nghiên cứu robot Nơi mọi người muốn lấy cảm hứng từ các loại động vật để chế tạo ra các robot có thể đi lại ngoài trời như các robot dịch vụ và những robot tìm kiếm và cứu hộ hoặc các robot trinh sát Và mục tiêu lớn ở đây là lấy cảm hứng từ những con vật để làm ra các robot có thể xử lí địa hình phức tạp như cầu thang, đồi núi, rừng, nhưng nơi mà robot vẫn còn những khó khăn và nơi mà động vật có thể làm tốt hơn. Robot có thể là một công cụ khoa học tuyệt vời Robot có thể được dùng trong một vài dự án như là một công cụ khoa học của ngành thần kinh học, y sinh và thủy động lực học Và đây chính là mục đích sự ra đời pleurobot. Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác với các nhà thần kinh học như Jean-Marie Cabelguen, nhà thần kinh học ở Bordeaux, Pháp, chúng tôi muốn làm ra những mẫu cột sống và áp dụng chúng trên robot. Chúng ta muốn khởi đầu đơn giản. Vì vậy rất tốt để bắt đầu ở các động vật đơn giản như Cá mút đá, một loài cá rất thô sơ rồi dần tiến đến sự vận động phức tạp hơn như ở loài kì nhông và thậm chí là mèo, con người các loài động vật có vú. Và ở đây, robot đã trở thành một công cụ thú vị để hợp thức hóa các mô hình của chúng tôi. Theo tôi, Pleurobot thực sự là một ước mơ trở thành sự thật . Giống như khoảng 20 năm trước, lúc tôi đang làm việc trên máy tính, mô phỏng vận động của cá chình và kì nhông. trong quá trình học lên tiến sĩ. Nhưng tôi luôn biết những mô phỏng của tôi chỉ xấp xỉ gần đúng như mô phỏng vật lí trong nước, hoặc với bùn đất, địa hình phức tạp, rất khó để mô phỏng chính xác trên máy tính Sao không dùng robot thật hay vật lý thật ? Cho nên kì đà là loài yêu thích của tôi trong các loài kể trên Bạn có lẽ sẽ thắc mắc tại sao. Bởi vì nó là một loài động vật lưỡng cư, Từ phía quan điểm tiến hóa, nó thật sự là một loài chủ chốt. Nó tạo nên liên kết tuyệt vời giữa bơi lội Có thể thấy ở cá hoặc lươn, và sự vận động trên bốn chân ở các loài có vú như mèo và con người. Thực tế, loài kì nhông hiện đại rất gần với loài có xương sống trên cạn đầu tiên Nó gần như là một hóa thạch sống giúp ta tiếp cận với tổ tiên chúng ta cũng như tổ tiên các loài động vật bốn chân trên mặt đất. Loài kì nhông bơi theo kiểu con lươn, nó uốn lượn sóng, rất đẹp bởi hoạt động của cơ từ đầu đến đuôi Và nếu bạn đặt con kì nhông trên mặt đất, nó sẽ chuyển sang kiểu đi nước kiệu Tạo ra sự kích hoạt theo chu kì của các chi được phối hợp rất nhịp nhàng với sự gợn sóng sóng đứng của cơ thể. và đây chính là dáng đi bạn đang thấy ở Pleurobot. Bây giờ, một điều thật sự đáng ngạc nhiên và hấp dẫn chính là sự thật tất cả sự gợn sóng trên có thể tạo ra bởi cột sống và cơ thể. Vậy, nếu bạn lấy một con kì nhông không não có vẻ không hay chút nào... chặt đầu nó đi Và kích điện cột sống của nó ở một mức thấp sẽ khiến nó có kiểu đi như là đi bộ vậy. Kích điện thêm chút nữa, bước đi sẽ tăng tốc lên. Một lúc nào đó, sẽ đạt đến ngưỡng con vật này tự động chuyển sang bơi. Thật là kì diệu. Chỉ thay đổi xu hướng chung, như thể bạn đang ấn chân ga tăng tốc sự chuyển tiếp đi xuống cột sống của bạn Tạo nên một sự chuyển đổi hoàn toàn giữa hai kiểu đi khác nhau. Thực tế, có thể thấy điều tương tự này trên loài mèo. Nếu bạn kích thích cột sống của mèo, bạn có thể làm cho nó đi bộ, nước kiệu hoặc phi. Hoặc ở chim, bạn có thể làm cho nó đi bộ, ở mức kích thích thấp và làm nó vỗ cánh được ở mức cao hơn. Điều này thật sự cho thấy cột sống là một hệ thống điều khiển vận động rất phức tạp Chúng tôi nghiên cứu kĩ hơn sự vận động loài kì nhông Chúng tôi đã thật sự tiếp cận với một máy x-quang rất đẹp từ tiến sĩ Martin Fischer, tại ĐH Jena, Đức. Và nhờ đó, chúng tôi đã có được một cỗ máy kinh ngạc có thể ghi lại tất cả chuyển động của xương rất chi tiết. Đó là điều chúng tôi đã làm Vậy cơ bản chúng tôi đã tìm được loại xương quan trọng và thu thập chuyển động của chúng dưới dạng 3D. Việc chúng tôi làm là thu thập cả cơ dữ liệu những chuyển động cả trên mặt đất và dưới nước để có thể thật sự thu thập hết cơ sở dữ liệu các chuyển động của một con vật thật sự. Công việc của những kĩ sư chúng tôi là phỏng lại nó trên robot. Chúng tôi đã hoàn thành cả một quá trình tối ưu hóa để tìm ra một kết cấu đúng tìm ra nơi để gắn các động cơ vào, cách để nối chúng với nhau, để có thể làm lại các chuyển động này giống nhất có thể. Và đây là cách Pleurobot được ra đời. Vậy hãy xem nó giống với động vật thật như thế nào. Cái bạn đang thấy đây là một sự so sánh trực tiếp giữa cách đi bộ của một động vật thật và pleurobot. Bạn có thể thấy đoạn phát lại, gần như khớp nhau cách đi bô. Đi lùi chậm về phía sau bạn sẽ thấy rõ hơn. Nhưng sẽ thậm chí tốt hơn, nếu chúng tôi bơi được. Như thế chúng tôi mới có bồ độ lặn để mặc cho robot được. (tiếng cười) Sau đó, chúng tôi đi xuống nước và bắt đầu làm lại các kiểu bơi. Khi đó chúng tôi rất vui vì khá khó để thực hiện điều này. Sự tương tác vật lý phức tạp. Robot chúng tôi lớn hơn so với con vật nhỏ đó. Vì thế chúng tôi phải làm cái gọi là tỷ lệ năng động tần suất để chắc chắn có được sự tương tác vật lí tương tự. Bạn thấy đó, cuối cùng chúng tôi có sự rất tương xứng. Và chúng tôi rât rất vui với điều này. Vậy, bây giờ chúng ta hãy tiến đến cột sống. Việc chúng tôi làm với Jean-Marie Cabelguen là bắt chước theo mẫu các mạch điện cột sống. Điều thú vị là loài kì nhông giữ một mạch điện rất nguyên thủy giống với cái chúng tôi đã tìm thấy ở cá chình, ở loài cá nguyên thủy giống lươn này, và nó giống trong suốt sự tiến hóa, Các nơ ron giao động được gắn vào để điều khiển các chi, thực hiện sự vận động chân. Chúng tôi biết các nơ ron này nằm ở đâu, chúng tôi đã tạo ra một mô hình toán học để biết nên kết hợp chúng như thế nào nhằm tạo ra sự chuyển tiếp giữa hai kiểu đi rất khác nhau. Chúng tôi đã thử trên bo mạch của robot. Và nó diễn ra như thế này đây. Cái mà thấy ở đây là một phiên bản cũ của Pleurobot được hoàn toàn điều khiển bởi mẫu cột sống của chúng tôi được lập trình trên bo mạch của robot. Và việc duy nhất chung tôi làm là gửi đến robot qua bộ điều khiển từ xa hai tín hiệu giảm dần nó thường nên nhận được từ phần trên của bộ não. Điều thú vị là, khi thay đổi các tín hiệu này chúng tôi hoàn toàn có thể điều khiển tốc độ, hướng và kiểu đi. Vị dụ, khi chúng tôi khích thích ở mức thấp, chúng tôi có dáng đi bộ, và một lúc nào đó, nếu chúng tôi kích nhiều hơn nó sẽ chuyển sang dáng bơi rất nhanh. Chúng tôi có thể làm cho nó xoay tròn rất đẹp, bằng cách kích thích một phía của cột sống nhiều hơn phía còn lại. Tôi nghĩ nó đẹp thật sự, cách thiên nhiên đã phân phối sự kiểm soát để thật sự cho cột sống nhiều trách nhiệm, vì thế phần trên của bộ nào không cần phải quan tâm gì đến mỗi cơ bắp. Nó chỉ phải quan tâm đến sự điều biến mức độ cao này. Thật sự, đây là công việc của cột sống để điều phối tất cả các cơ. Bây giờ ta chuyển sang sự vận động của mèo mà tầm quan trọng của y sinh. Đây là một dự án khác, nơi chúng tôi nghiên cứu cơ chế sinh học của mèo. Chúng tôi muốn biết hình thái học giúp đỡ sự vận động nhiều như thế nào. Và chúng tôi đã tìm ra ba tiêu chí quan trọng trong những đặc điểm của chi. Đặc điểm thứ nhất, chi mèo gần giống với kết cấu khung hình thoi Cấu trúc khung truyền dẫn này là một cấu trúc cơ học giữ các phân mảnh cao hơn và thấp hơn luôn luôn song song. Vậy một hệ thống hình học khá đơn giản điều phối một ít sự chuyển động bên trong các phân mảnh. Một đặc điểm thứ hai là các chi mèo rất nhẹ. Hầu hết các cơ nằm ở phần thân, đây là một ý tưởng tốt, bởi vì các chi mèo có quán tính thấp và có thể được di chuyển rất nhanh. Đặc điểm quan trọng cuối cùng, chi mèo có tính rất đàn hồi nhằm để điều phối các tác động và lực. Và đây là cách chúng tôi thiết kế Cheetah-Cub Vậy hãy mời Cheetah-Cub lên sân khấu nào. Đây là Peter Heckert, người được cấp bằng tiến sĩ nhờ tạo ra con robot này. Bạn thấy đấy, đây là một robot nhỏ dễ thương Nhìn khá giống một món đồ chơi, nhưng thật sự nó được sử dụng như một công cụ khoa học, để nghiên cứu các đặc điểm của chân mèo. Bạn thấy, nó rất mềm mỏng, nhẹ, và cũng rất đàn hồi, vì thế bạn có thể đè nó xuống dễ dàng mà không sợ làm gãy. Thực tế, nó chỉ sẽ nhảy lên. Và tính chất đàn hồi này cũng rất quan trọng. Bạn cũng thấy đặc điểm của ba phân mảnh của chân như là một khung hình thoi. Điều thú vị ở đây chính là dáng đi năng động này hoàn toàn có được trong vòng lặp mở, nghĩa là không có các cảm biến và những vòng lặp phản hồi phức tạp. Và nó thú vị, bởi nó có nghĩa rằng các cơ chế đã làm ổn định dáng đi khá nhanh chóng này. Về cơ bản, các cơ chế thực sự tốt này đã làm đơn giản hóa sự vận động. Đến một mức chúng tôi có thể thậm chí làm xáo trộn vận động một chút, như bạn sẽ thấy ở đoạn video tới, Ví dụ như đoạn mà chúng tôi đưa ra một số bài tập cho robot đi xuống bật cấp, và robot sẽ không bị ngã xuống, điều này làm chúng tôi ngạc nhiên. Đấy là một sự xáo trộn nhỏ. Tôi nghĩ rằng con robot sẽ ngã xuống lập tức, vì không có bộ cảm biến, và vòng lặp phản hồi nhanh. Không, chỉ các cơ chế đã giữ dáng đi ổn định, và con robot không bị ngã xuống. Rõ ràng là nếu bạn làm cho bước đi lớn hơn và có chướng ngại vật, bạn cần có các vòng lặp điều khiển đầy đủ, các phản xạ và mọi thứ. Nhưng điều quan trọng ở đây là với một xáo trộn nhỏ, các cơ chế vẫn chính xác. Tôi nghĩ đây là một thông điệp rất quan trọng, từ các cơ chế sinh học và ngành robot đến khoa thần kinh học, thông điệp nói rằng, đừng đánh giá thấp cơ thể đã giúp đỡ sự vận động đến mức nào. Vậy nó liên quan đến sự vận động con người như thế nào ? Rõ ràng, sự vận động của con người là phức tạp hơn so với mèo và kì nhông, nhưng đồng thời, hệ thần kinh con người lại rất tương tự với các loài có xương sống khác. Và đặc biệt là cột sống, cũng là một bộ điều khiển vận động chính ở con người. Vì thế nếu có sự liên kết của xương sống, sẽ tạo ra những ảnh hưởng lớn. Con người này có thể trở thành liệt nửa người hoặc tứ chi. Bởi vì bộ não đã mất sự liên lạc với cột sống. Đặc biệt nó mất đi sự biến điệu xuống dần nhằm bắt đầu và điều biến sự vận động. Mục tiêu chính của neuroprosthetics là có thể kích hoạt lại sự liên lạc đó bằng cách kích thích điện hoặc bằng hóa chất. Có nhiều đội nghiên cứu trên thế giới đã thật sự làm việc đó, đặc biệt là ở Viện EPFL. Đồng nghiệp của tôi, Grégoire Courtine và Silvestro Micera, những người mà tôi đã cùng hợp tác. Nhưng để làm đúng việc này, rất quan trọng để hiểu rõ cách hoạt động của cột sống, nó tương tác với cơ thể như thế nào, và cách bộ não liên lạc với cột sống. Đó là lý do tại sao các robot và mô hình mà tôi thuyết trình hị vọng sẽ đóng một vai trò chủ chốt đối với những mục tiêu quan trọng này. Cám ơn ! (vỗ tay) Bruno Giussani: Auke, tôi thấy trong phòng thí nghiệm cậu có các con robot khác làm những thứ như là bơi trong sự nơi ô nhiễm và đo mức độ ô nhiễm khi bơi. Nhưng với con này, cậu đã đề cập trong cuộc nói chuyện, như là một dự án phụ, tìm kiếm và cứu hộ, và nó có camera trên mũi. Auke Ijspeert: Dĩ nhiên rồi. Con robot này -- chúng tôi có một số dự án phụ nơi mà chúng tôi muốn dùng robot cho việc tìm kiếm, điều tra và cứu hộ. Bây giờ, nó đang nhìn bạn đấy. Và một ước mơ lớn là... nếu bạn đang ở một tình huống khó khăn, như ở trong một tòa nhà bị sụp đổ, hay một tòa nhà bị lũ, đây thật sự nguy hiểm đối với đội cứu hộ và thậm chí là với chó cứu hộ, vậy sao không gửi vào robot có thể bò quanh, bơi và đi được ? Với một camera onboard cho việc kiểm tra và phát hiện người sông sót có thể tạo ra sự liên lạc với người còn sống. BG: Dĩ nhiên rồi, giả sử người đó không sợ hình dáng này của nó AI: Vâng, có lẽ chúng ta nên thay đổi một chút diện mạo của nó. Bởi vì tôi đoán rằng người này sẽ chết vì đau tim mất, chỉ sợ rằng thứ này sẽ ăn thịt bạn mất. Nhưng bằng cách thay đổi diện mạo và làm cho nó mạnh mẽ hơn, chắc chắn nó sẽ trở thành một công cụ tốt. BG: Cám ơn các cậu nhiều lắm, và cả đội cậu nữa. Có một căn bệnh ám ảnh loài người từ thời cổ đại. Người Hy Lạp trị bệnh bằng cách nhai nhựa thông có mùi thơm, trong khi đó người Trung Quốc phải nhờ đến vỏ trứng. Theo Giáo luật Do Thái cổ, đây được coi là lý do hợp lý cho việc ly hôn. Căn bệnh khủng khiếp này có tên là "hôi miệng". Nhưng đâu là nguyên nhân, và tại sao người ta lại sợ nó đến thế? Hãy nghĩ về những mùi kinh khủng nhất mà bạn được biết, như mùi rác, mùi phân hay mùi thịt thối. Những mùi này phát sinh từ hoạt động của vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn, và nghe có vẻ thật kinh khủng, những vi khuẩn như thế cũng tồn tại ở môi trường giàu độ ẩm trong miệng bạn. Đừng hoảng sợ. Vi khuẩn có mặt trong cơ thể người là chuyện bình thường, nó cần thiết cho mọi hoạt động, như tiêu hóa và đề kháng. Nhưng vì cũng là sinh vật sống, vi khuẩn cần ăn uống. Thức ăn của chúng là chất nhầy, cặn thức ăn, và mô tế bào chết. Để hấp thu chất dinh dưỡng thông qua màng tế bào, chúng phải bẻ các chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ hơn. Ví dụ, chúng chia các prô-tê-in thành các a-xít a-min và lại tiếp tục chia các a-xít a-min này thành nhiều phần nhỏ hơn. Các phụ phẩm có mùi hôi từ các phản ứng này như hi-đrô xun-phua và ca-đa-vê-rin, hòa vào không khí và bay vào mũi chúng ta. Sự nhạy cảm với những mùi này và coi đây là mùi hôi có thể là cơ chế tiến hóa trong việc cảnh báo ta về thức ăn hỏng và sự hiện diện của bệnh tật. Mùi hương là một trong các yếu tố thân thuộc và quan trọng nhất, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút bạn tình. Theo một khảo sát, 59% đàn ông và 70% phụ nữ cho biết họ sẽ không hẹn hò với một người bị hôi miệng, đó là lý do chỉ riêng người Mỹ mỗi năm dành hơn 1 tỷ đô cho các sản phẩm làm thơm miệng. May thay, hầu hết trường hợp hôi miệng đều dễ chữa trị. Các phụ phẩm nặng mùi nhất đến từ vi khuẩn gram âm tính sống ở giữa nướu và răng hoặc ở phần cuống lưỡi. Đánh và làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn trước khi đi ngủ, nhẹ nhàng làm sạch phần cuống lưỡi bằng dụng cụ nạo lưỡi hay thậm chí ăn sáng đầy đủ, chúng ta đã có thể tiêu diệt vi khuẩn và thức ăn của chúng. Với một số trường hợp, các biện pháp trên là chưa đủ nếu bạn bị các bệnh về răng miệng, về mũi, hay các bệnh ít gặp, như bệnh gan và tiểu đường mất kiểm soát. Hút thuốc và uống quá nhiều rượu cũng làm hơi thở có mùi rất đặc trưng. Dù nguyên nhân là gì, hơi thở hôi hầu hết đều xuất phát từ miệng chứ không phải dạ dày hay cơ quan nào khác. Nhưng một trong những điều khó nhất là biết được mình bị hôi miệng và không biết tại sao. Có lẽ bởi ta quá quen với mùi miệng của mình để có thể đưa ra nhận xét. Thổi hơi vào lòng bàn tay, hay liếm và ngửi cổ tay cũng không hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy ngay cả khi làm vậy, ta cũng đánh giá mùi hơi thở một cách chủ quan dựa theo suy nghĩ của mình rằng nó hôi đến đâu. Nhưng có một cách dễ dàng, tuy hơi làm ta bối rối, để nhận biết mùi hơi thở của mình, đó là: hít thật sâu, rồi thở ra và hỏi bạn mình. Theo như chuyện kể, nhà thiện xạ William Tell, bị ép vào một thử thách độc ác bởi một lãnh chúa tham lam. Con trai của William sẽ bị hành hình trừ phi William bắn trúng quả táo trên đầu con mình. William thành công, nhưng hãy nghe hai dị bản của câu chuyện. Trong dị bản thứ nhất, lãnh chúa thuê một băng cướp lấy trộm cung của WIlliam, nên anh ông bị ép phải mượn một cái kém hơn từ một nông dân. Tuy nhiên, cái cung mượn không được điều chỉnh đúng, và khi những lần bắn tập của William tụ lại một chỗ ngay dưới hồng tâm. May thay, ông đã sửa lại cây cung trước khi quá muộn. Dị bản hai: William bắt đầu nghi ngờ kỹ năng của mình vài giờ trước thách đấu và tay ông bắt đầu run lên. Những phát bắn tập vẫn xoay quanh quả táo nhưng ở những vị trí ngẫu nhiên. Thi thoảng ông ấy bắn trúng quả táo, nhưng cứ nghiêng ngả như thế không thể đảm bảo sẽ trúng hồng tâm. Ông phải ổn định tay mình và lấy lại tự tin trong mục tiêu cứu con trai mình. Mấu chốt của hai dị bản này là hai khái niệm được dùng qua lại: sự chính xác và độ chuẩn xác (accuracy & precision) Sự phân biệt hai khái niệm gây tranh cãi nhiều cho các nhà khoa học. Sự chính xác là việc bạn đạt đúng mục tiêu được đến mức nào. Sự chính xác cải thiện với công cụ có độ chính xác cao và bạn có kỹ năng trong việc ấy. Độ chuẩn xác, mặt khác, là việc bạn đạt cùng một kết quả sử dụng cùng một phương pháp. Độ chuẩn xác của bạn sẽ tăng với công cụ tinh xảo hơn mà không đòi hỏi nhiều sự ước lượng Câu chuyện về cái cung bị lấy cắp là độ chuẩn xác mà thiếu chính xác William có cùng một kết quả sai trong mỗi lần thử. Sự dao động với bàn tay run có sự chính xác mà thiếu chuẩn xác Tên của William bó cụm quanh kết quả đúng, nhưng không chắc chắn sẽ trúng hồng tâm với mọi phát bắn. Bạn có thể bỏ qua sự thiếu chính xác hay thiếu chuẩn xác trong mỗi việc hàng ngày. Nhưng kỹ sư và các nhà nghiên cứu thường đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ với sự chắc chắn cao rằng mọi lần đều đúng Nhà máy, phòng thí nghiệm tăng độ chuẩn xác qua công cụ cải tiến và quá trình chi tiết hơn. Những cải thiện có thể đắt nên giám đốc phải quyết sự không chắc chắn có thể cho phép của mỗi dự án. Tuy nhiên, đầu tư vào độ chuẩn xác có thể đưa ta đi xa hơn những gì đã đạt được, thậm chí ở cả sao Hỏa. Ngạc nhiên là NASA không biết chính xác nơi đáp xuống của rô-bốt trên hành tinh khác. Dự đoán nơi đáp cần nhiều phép tính toán bằng những phép đo thiếu chuẩn xác. Khí quyển của hành tinh đỏ như thế nào ở độ cao khác nhau? Rô-bốt sẽ đáp xuống khí quyển với góc bao nhiêu? Tốc độ của nó sẽ là gì? Máy tính minh họa hàng ngàn giả thiết khác nhau, kết nối các giá trị của các biến. Cân đo tất cả các khả năng, máy tính chỉ ra vùng có khả năng đáp xuống dưới dạng một elip. Năm 1976, hình elip cho rô-bốt Viking lên sao Hỏa là 62x174 dặm, gần bằng New Jersey. Với những hạn chế như vậy, NASA phải bỏ qua rất nhiều nơi hạ cánh thú vị nhưng liều lĩnh. Từ đó, các thông tin về khí quyển hành tinh đỏ, làm tăng độ chính xác công nghệ tàu vũ trụ, và máy tính minh họa chính xác đã giảm thiểu sự không chắc chắn. Năm 2012, hình elip hạ cánh cho rô-bốt Curiosity chỉ có 4 dặm rộng 12 dặm dài, diện tích nhỏ hơn 200 lần so với hình elip của Viking. Nó cho phép NASA nhắm đến một điểm cụ thể trên miệng núi lửa Gale, một nơi trước đây không thể hạ cánh dù có rất nhiều điều bí ẩn. Trong khi chúng ta cố gắng để thật chính xác, độ chuẩn xác thể hiện sự chắc chắn về lòng tin sẽ đạt được nó, Với hai khái niệm này, chúng ta có thể vươn tới các vì sao và tự tin sẽ luôn luôn nhắm trúng. Điều này hiển nhiên đến mức nó đã trở thành một câu thành ngữ. Bạn không thể làm một quả trứng luộc sống lại. Thế nhưng bạn có thể làm được điều đó, gần như là vậy. Quá trình nhiệt lượng tác dụng lên các phân tử của trứng, có thể bị năng lượng cơ học làm đảo ngược Thành phần của trứng chủ yếu là nước và protein Các chuỗi protein bắt đầu gấp lại thành các hình dạng phức tạp, được liên kết với nhau bằng chuỗi liên kết hóa học yếu. Tác dụng nhiệt phá hủy các liên kết này, khiến cho các protein mở ra, duỗi thẳng, tháo xoắn và dao động tự do Quá trình này gọi là sự biến tính của protein Các phân tử protein chuyển động hỗn loạn gặp nhau và bắt đầu tạo nên các liên kết với nhau, hiện tượng này tăng dần khi nhiệt độ tăng cao, đến khi chúng kết dính với nhau và vón cục, thì tức là trứng đã chín. Sự liên kết này tưởng như sẽ vĩnh viễn, nhưng sự thật không phải như vậy. Theo một nguyên lý hóa học được gọi là Nguyên lý vi thuận nghịch bất cứ hiện tượng gì, ví dụ như hiện tượng protein trứng vón cục, theo lý thuyết có thể đảo ngược nếu bạn làm ngược lại các bước ban đầu. Nhưng lượng nhiệt tăng làm các protein kết dính với nhau chặt hơn, còn làm lạnh sẽ làm chúng đông lại, giới thiệu cho bạn một cái mẹo: hãy xoay chúng thật nhanh. Nghiêm túc đó. Phương thức này hoạt động thế này: Đầu tiên, các nhà khoa học phân hủy lòng trắng trứng trong dung dịch nước với một chất hóa học gọi là urê chất này gồm các phân tử nhỏ tác dụng như chất bôi trơn, bọc lấy các chuỗi protein dài và làm chúng trượt qua nhau dễ dàng Sau đó, họ xoay tròn dung dịch trong ống thủy tinh với tốc độ siêu nhanh 5000 vòng/phút làm cho dung dịch kết tủa thành một lớp mỏng dưới đáy Đây chính là cốt lõi vấn đề: Phần dung dịch gần rìa ống xoay nhanh hơn phần dung dịch nằm ở giữa. Sự khác biệt về vận tốc tạo nên một áp lực liên tục kéo dãn và tách các protein cho đến khi chúng trở về và giữ nguyên trạng thái ban đầu. Khi máy xoay ngừng hoạt động, phần lòng trắng trứng sẽ trở về trạng thái như khi chưa chín. Kĩ thuật này có tác dụng với tất cả các loại protein. Các protein lớn và liên kết lộn xộn hơn sẽ khó tách rời hơn, nên các nhà khoa học gắn một hạt nhựa ở một đầu các protein để tăng áp lực và khiến chúng tự gấp lại trước Phương pháp này không có tác dụng đối với quả trứng còn nguyên vỏ vì dung dịch phải nằm trong ống hình trụ. Nhưng bằng cách nào đó ta có thể áp dụng nó để làm sống lại bữa sáng của mình. Nhiều dược phẩm chứa các loại protein rất đắt tiền, một phần vì chúng liên kết và vón cục lại giống như lòng trắng trứng khi chín và các protein này cần được tháo xoắn và tái tạo lại để có thể sử dụng. Kĩ thuật xoay tròn này có tiềm năng trở thành phương pháp dễ dàng, rẻ và nhanh chóng hơn các phương pháp tái tạo protein khác, vì vậy nó giúp sản xuất thuốc nhanh và đáp ứng nhu cầu nhiều người hơn. Tuy nhiên bạn cần nhớ một điều trước khi thử làm sống lại các thức ăn của mình. Luộc trứng thật ra là một quá trình nấu ăn đặc biệt vì dù nó thay đổi hình dạng và cách protein liên kết với nhau, thì luộc trứng không làm thay đổi bản chất hóa học của protein. Hầu hết các quá trình nấu ăn đều giống với phản ứng Maillard, làm thay đổi về mặt hóa học khiến cho đường và protein biến thành lớp giòn tan màu caramel và việc đảo ngược quá trình này sẽ khó hơn rất nhiều. Vì thế, cho dù bạn có thể làm sống quả trứng luộc nhưng rất tiếc bạn sẽ không thể làm sống quả trứng rán. Không có gì lớn hơn hoặc lâu đời hơn vu trụ. Các câu hỏi mà tôi muốn thảo luận bao gồm: Một, chúng ta từ đâu tới? Vũ trụ đã ra đời như thế nào? Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ không? Có người ngoài hành tinh không? Tương lai của nhân loại là gì? Cho tới thập niên 20 của thế kỷ XX, mọi người đã nghĩ rằng vũ trụ là bất biến và không thay đổi theo thời gian. Sau đó thì chúng ta biết được vũ trụ đang mở rộng. Những dải thiên hà đang chuyển động ra xa chúng ta. Điều này có nghĩa là trong quá khứ chúng đã nằm gần nhau hơn. Nếu áp dụng ngoại suy, chúng ta nhận ra rằng chúng đã từng nằm chồng lên nhau vào khoảng 15 tỉ năm về trước. Đó là Big Bang, sự khởi nguồn của vũ trụ. Nhưng liệu có thứ gì trước Big Bang hay không? Nếu không, thứ gì đã tạo nên vũ trụ? Tại sao vũ trụ lại xuất phát từ Big Bang như cái cách nó đã xuất hiện? Chúng ta từng nghĩ rằng lý thuyết của vũ trụ có thế được chia thành 2 phần. Phần đầu, có những quy luật như phương trình Maxwell và thuyết tương đối xác định sự tiến hóa của vũ trụ, dựa vào trạng thái ở khắp mọi nơi của vũ trụ trong cùng một thời điểm. Thứ hai, chưa có câu hỏi nào về trạng thái khởi điểm của vũ trụ. Chúng ta tiến triển tốt phần thứ nhất, và đã có kiến thức về những quy luật của sự tiến hóa trong mọi trường hợp trừ điều kiện thái cực. Nhưng mãi cho tới gần đây, chúng ta có rất in thông tin về những điều kiện khởi điểm của vũ trụ. Tuy nhiên, sự phân tách giữa các quy luật tiến hóa và các điều kiện khởi điểm dựa vào sự phân cách của không gian thời gian. Trong những điều kiện cực độ, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cho phép thời gian trở thành một chiều khác của không gian. Điều này loại bỏ sự phân cách không gian thời gian và có nghĩa là các quy luật tiến hóa có thể quyết định trạng thái khởi điểm. Vũ trụ có thể đột ngột tự tạo ra nó từ chẳng có gì cả. Hơn thế nữa, chúng ta có thể tính đến một khả năng rằng vũ trụ được tạo nên từ các trạng thái khác nhau. Những dự đoán này trùng khớp với những quan sát từ vệ tinh WMAP về nền sóng siêu vi của vũ trụ, một dấu ấn từ vũ trụ non trẻ. Chúng ta cho rằng chúng ta đã tìm ra lời giải cho bí ẩn về sự sáng thế. Có lẽ chúng ta nên bảo vệ quyền sở hữu vũ trụ và tính thuế mọi người vì chính sự tồn tại của họ. Giờ tôi sẽ tập trung vào câu hỏi thứ hai: Chúng ta có đơn độc không, hay vẫn còn sự sống khác trong vũ trụ? Chúng ta tin rằng sự sống bắt nguồn tự nhiên trên Trái đất, nên nó cũng có thể hiện hữu trên những hành tinh thích hợp khác, có một con số lớn những hành tinh như vậy trong dải ngân hà. Nhưng chúng ta không biết sự sống bắt nguồn như thế nào. Chúng ta có hai mẫu bằng chứng quan sát về xác suất xuất hiện của sự sống. Thứ nhất là hỏa thạch tảo bẹ từ 3.5 tỉ năm trước. Trái đất hình thành từ 4.6 tỷ năm trước và có lẽ đã quá nóng trong suốt nửa tỷ năm đầu tiên. Vậy sự sống bắt đầu trên trái đất trong vòng nửa tỷ năm là có thế, một khoảng thời gian ngắn so với vòng đời 10 tỷ năm của một hành tinh dạng như Trái đất. Điều này cho thấy rằng xác suất xuất hiện sự sống là tương đối cao. Nếu nó quá nhỏ, có thể sự hình thành sự sống sẽ chiếm hầu hết 10 tỷ năm. Mặt khác, chúng ta không có vẻ gì bị người ngoài hành tinh ghé thăm. Tôi không tính đến các báo cáo về UFO (vật thể bay không xác định) Tại sao chúng chỉ xuất hiện trước mắt lũ dở hơi lập dị? Nếu có một âm mưu của chính phủ để ngăn chặn các báo cáo và giữ riêng các kiến thức khoa học của người ngoài hành tinh, nó dường như là một chính sách không mấy hiệu quả. Hơn nữa, mặc dù đã có một cuộc tìm kiếm kéo dài của dự án SETI, chúng ta vẫn chưa được xem chương trình đố vui ngoài hành tinh nào. Điều này cho thấy chưa có nền văn minh ngoài hành tinh nào đạt tới trình độ phát triển của chúng ta trong bán kính vài trăm năm ánh sáng. Phát hành chính sách bảo hộ chống việc bị bắt cóc bởi người ngoài hành tinh là một giải pháp an toàn. Điều này dẫn tới câu hỏi cuối trong những câu hỏi lớn: Tương lai nhân loại. Nếu chúng ta là những sinh vật tinh khôn duy nhất trong thiên hà, chúng ta cần đảm bảo chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng chúng ra đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm trong lịch sử loài người. Dân số và sự lạm dụng các tài nguyên giới hạn của Trái đất đang phát triển theo cấp số nhân, cùng với các năng lực kỹ thuật để thay đổi môi trường thành tốt hoặc xấu. Nhưng mã di truyền của chúng ta vẫn có những bản năng ích kỷ và hung hăng mà đã giúp chúng ta tồn tại trong quá khứ. Khó có thể tránh được thảm họa trong vài trăm năm tới, chưa kể tới vài nghìn hoặc vài triệu. Cơ hội duy nhất của chúng ta để tồn tại lâu dài là không chỉ núp mình trên trái đất, mà là vươn ra không gian. Những câu trả lời cho những câu hỏi lớn cho thấy chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong vài trăm năm qua. Nhưng nếu chúng ta muốn tiếp tục tồn tại trong hơn vài trăm năm tới, tương lai của ta nằm trong không gian. Vì vậy tôi ủng hộ những chuyến bay cá nhân vào không gian. Cả đời tôi đã dành để cố gắng nắm bắt vũ trụ và tìm những câu trả lời cho những câu hỏi này. Tôi rất may mắn vì khuyết tật của tôi không qua nghiêm trọng; quả thât, nó đã cho tôi nhiều thời gian hơn hầu hết mọi người để theo đuổi tri thức. Đích đến cuối cùng là một lý thuyết tổng thể về vũ trụ, và chúng ta đang tiến triển tốt. Cảm ơn đã lắng nghe. Chris Anderson: Giáo sư, nếu ông phải đoán, hiện giờ ông có tin là chúng ta đang đơn độc trong dải Ngân Hà, như một nền văn minh với trình độ bằng hoặc hơn chúng ta? Câu trả lời dài bảy phút và thực sự đã cho tôi một cái nhìn về một cử chỉ rộng lượng khó tin rằng toàn bộ buổi nói chuyện là dành cho TED. Stephen Hawking: Tôi nghĩ rằng gần như chúng ta là nền văn minh duy nhất trong vòng vài trăm năm ánh sáng; nếu không chúng ta đã phải nghe thấy những sóng vô tuyến điện. Một khả năng khác là các nền văn minh không tồn tại lâu, mà thường tự hủy hoại mình. CA: Giáo su Hawking, cảm ơn ông về câu trả lời. Chúng tôi sẽ đón nhận lời cảnh cáo này, cho phần còn lại của tuần hội thảo này. Giáo sư, chúng tôi thực sự cảm kích vì những nỗ lực phi thường để chia sẻ các câu hỏi của ông với chúng tôi ngày hôm nay. Thật sự cảm ơn ông. (Vỗ tay) Lần đầu tiên tôi học thiền định theo hướng dẫn thì đơn giản là chú ý đến nhịp thở của mình và khi tâm trí lạc lối chỉ cần đem nó trở lại. Nghe quá là đơn giản. Dẫu vậy tôi vẫn ngồi tĩnh tâm mồ hôi thấm ướt đẫm chiếc áo phông ngay giữa mùa đông. Tôi cố gắng chợp mắt mọi lúc có thể vì công việc này thưc sự khá mệt. Thực ra thì nó làm tôi kiệt sức. Nghe hướng dẫn thì khá đơn giản nhưng tôi đã lỡ mất điều gì đó rất quan trọng. Vậy vì sao việc tập trung lại khó đến vậy? Thực tế, nghiên cứu đã chứng minh rằng kể cả khi chúng ta thực sự cố gắng chú ý vào điều gì đó -- ví dụ như cuộc nói chuyện này -- vào một số thời điểm, khoảng một nửa trong chúng ta sẽ mơ mộng đâu đó, hoặc có mong muốn được lướt qua bảng tin trên Twitter của mình. Vậy điều gì đang xảy ra? Có vẻ như chúng ra đang chống lại một trong những quá trình nghiên cứu đang được duy trì và phát triển đã được khoa học biết đến, thứ mà được bảo vệ lại hệ thần kinh cơ bản nhất được biết đến ở loài người. Quá trình nghiên cứu dựa trên phần thưởng này được gọi là gia tăng tích cực và tiêu cực, nó cơ bản diễn ra như thế này. Chúng ta thấy đồ ăn ngon, bộ não chúng ta nói: "Có calo!...Ôi sống rồi!" Chúng ta ăn đồ ăn, nếm nó -- vị rất ngon. Và nhất là với đường, cơ thể chúng ta gửi tín hiệu đến bộ não rằng: "Hãy nhớ bạn đang ăn cái gì và bạn tìm thấy nó đâu." Chúng ta tích trữ dạng trí nhớ dựa vào hoàn cảnh này lại và học cách lặp lại quá trình này lần sau. Thấy đồ ăn, ăn đồ ăn, thấy ngon, lặp lại. Khởi tạo, hành động, phần thưởng. Rất đơn giản, đúng không? Và, sau một thời gian, bộ não sáng tạo của ta nói, "Bạn biết không? Bạn có thể dùng cái này nhiều hơn là việc chỉ nhớ thức ăn ở đâu. Và bạn biết không, lần sau nếu bạn cảm thấy tệ, sao bạn không thử ăn gì đó và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn?" Chúng ta cảm ơn bộ não vì sáng kiến đó thử nó và mau chóng thấy rằng rằng nếu chúng ta ăn socola hoặc kem khi chúng ta bực bội hay buồn, ta cảm thấy tốt hơn. Quá trình tương tự, chỉ là sự khởi tạo khác thay vì dấu hiệu đói đến với cái dạ dày, dấu hiệu cảm xúc này -- cảm thấy buồn -- khởi tạo sự muốn được ăn. Có lẽ vào thời niên thiếu, ta là một người nhàm chán ở trường, và ta thấy những đứa trẻ nổi loạn ngoài kia hút thuốc và ta nghĩ "Này, mình muốn sành điệu." Và chúng ta bắt đầu hút thuốc Điếu Marlboro Man không hề ngớ ngẩn, và đã không có tai nạn nào xảy ra. Thấy ngầu, hút thuốc để thật ngầu, thấy cũng tốt. Lặp lại. Khởi tạo, hành vi, phần thưởng. Và mỗi lần ta làm vậy, ta học cách lặp lại quá trình và nó trở thành một thói quen. Vậy nên lần sau, cảm giác áp lực thôi thúc ta hút một điếu hoặc ăn cái gì đó ngọt. Giờ, với những quá trình tương tự của não bộ chúng ta đi từ việc để học để tồn tại tới việc giết chính mình theo nghĩa đen bằng những thói quen đó. Béo phì và hút thuốc là những nguyên nhân gây bệnh và tử vọng trên thế giới có thể ngăn chặn được. Hãy trở lại với hơi thở của tôi. Nếu như thay vì chống lại bộ não, hoặc cố gắng ép buộc chúng ta chú ý, thì chúng ta hãy tham gia vào quá trình học dựa trên phần thưởng tự nhiên này... nhưng thêm vào một thay đổi? Chuyện gì xảy ra nếu như chúng ta chỉ tò mò về cái đã xảy ra trong kí ức tạm thời? Tôi sẽ cho bạn một ví dụ. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nghiên cứu liệu luyện tập chú ý có thể giúp bỏ thuốc lá không Bây giờ, hãy thử bắt tôi chú ý đến hơi thở của mình, việc này có thể buộc chúng ta bỏ thuốc. Phần đông người thử nghiệm đã thử cách này và thất bại... trung bình là 6 lần. Bây giờ, với luyện tập sự lưu tâm, chúng tôi không phải ép buộc nữa mà thay vào đó là tập trung và sự tò mò. Thật ra, chúng tôi thậm chí bảo họ hút thuốc. Sao? Vâng, chúng tôi nói: "Hãy hút thuốc đi, hãy thật sự tò mò về cái mà bạn có được khi bạn hút." Và họ thấy được điều gì? Đây là một ví dụ từ những người hút thuốc của chúng tôi. Cô ấy nói:" Hút thuốc là có mùi như phô mai bị hỏng và có vị như hóa chất, KINH QUÁ!" Giờ thì cô ấy biết bằng hiểu biết rằng hút thuốc có hại cho mình đó là lí do cô ấy tham gia vào chương trình của chúng tôi. Cái cô ấy tìm thấy chỉ bằng việc nhận thức thông qua sự tò mò khi hút thuốc chính là hút thuốc có vị như cứt. (Cười) Giờ thì cô ấy đã chuyển từ hiểu biết sang sáng suốt. Cô ấy chuyển từ việc được nghe nói rằng hút thuốc có hại cho mình sang việc tự cảm nhận nó, và sự hấp dẫn của việc hút thuốc bị phá vỡ. Cố ấy bắt đầu tỉnh ngộ về hành vi của mình. Bây giờ, đến vỏ não trước trán, đó là phần non trẻ nhất của bộ não từ quá trình tiến hóa, nó hiểu được dựa trên một mức độ trí tuệ rằng chúng ta không nên hút thuốc nữa. Và nó cố gắng để giúp chúng ta thay đổi hành vi, để giúp cai thuốc, để giúp dừng việc ăn cái bánh thứ 2, 3, 4 đó nữa. Nó được gọi là kiểm soát nhận thức. Chúng tôi sử dụng nhận thức để kiểm soát hành vi. Thật không may, đây cũng là phần đầu tiên của bộ não dừng hoạt động khi chúng ta căng thẳng, điều này thật sự vô ích. Giờ ta có thể liên hệ điều này với kinh nghiệm bản thân. Chúng ta có khuynh hướng như là la hét chồng/vợ hoặc con mình khi căng thẳng hay mệt mỏi, mặc dù chúng ta biết việc này thật vô ích. Nhưng chúng ta không dừng được. Khi vỏ não trước trán ngưng hoạt động, chúng ta lại quay về thói quen cũ, đó là lí do sự tỉnh ngộ rất quan trọng. Nhìn thấy cái ta có được từ thói quen giúp chúng ta hiểu chúng ở mức độ sâu sắc hơn, tự cảm nhận nó vì thế chúng ta không phải buộc bản thân dừng lại hoặc kiềm chế hành vi đó. Chúng ta chỉ không thích thú với việc thực hiện nó. Và đây là điều mà sự lưu tâm nhắm đến: Nhìn thấy rõ ràng cái chúng ta có được khi chúng ta có một hành vi nào đó, trở nên tỉnh ngộ một cách bản năng và tự sự tỉnh ngộ này sẽ dần từ bỏ thói quen. Điều này không có nghĩa là chúng ta bỏ thuốc ngay lập tức. Mà qua thời gian, khi chúng ta biết và thấy được rõ ràng hậu quả hành động của ta, chúng ta sẽ bỏ thói quen cũ và hình thành thói quen mới. Nghịch lí là sự lưu tâm chỉ là việc thật sự quan tâm đến việc tiếp cận và riêng tư với những gì đang diễn ra trong cơ thể và tâm trí ta từ lúc này đến lúc khác. Điều này dẫn đến sự quan tâm đến trải nghiệm hơn là cố gắng xóa bỏ những sự thèm muốn càng nhanh càng tốt Và điều dẫn đến sự quan tâm đến trải nghiệm này được hỗ trợ bởi tính tò mò, một điều rất tự nhiên. Tính tò mò là như thế nào? Nó rất tốt. Và điều gì xảy ra khi chúng ta tò mò? Ta bắt đầu chú ý rằng sự thèm muốn đơn giản tạo nên từ cảm giác của cơ thể ồ, có căng thẳng, có áp lực, có bồn chồn, và rằng những cảm giác này cứ đến và đi. Chúng là những mảnh trải nghiệm mà ta có thể kiểm soát tại từng thời điểm hơn là bị đánh bại hoàn toàn bởi sự ham muốn to lớn và đáng sợ mà chúng ta mắc phải. Nói cách khác, khi chúng ta tò mò, ta bước ra khỏi những thói quen có tính phản ứng, dựa trên nỗi sợ hãi và cũ kĩ, và chúng ta bước vào điểm khởi đầu. Chúng ta trở thành nhà khoa học nội tâm, nơi chúng ta háo hức chờ đợi điểm dữ liệu kế tiếp. Bây giờ, điều này nghe có vẻ quá đơn giản để tác động đến thói quen. Trong 1 nghiên cứu, chúng tôi phát hiện rèn luyện sự lưu tâm tốt gấp đôi liệu pháp tiêu chuẩn vàng giúp người ta bỏ thuốc. Vì thế nó thực sự có hiệu quả. Khi chúng tôi nghiên cứu bộ não của những người nhiều trải nghiệm, chúng tôi phát hiện rằng có những phần của hệ thống thần kinh tự tham chiếu được gọi là hệ thống mặc định giống như đang chơi đùa. Bây giờ, một giả thiết rằng một phần của hệ thống này, được gọi là vỏ não vành sau, được kích hoạt một cách không cần thiết bằng sự ham muốn nhưng khi chúng ta quen với nó, lệ thuộc vào nó, và nó lừa gạt chúng ta. Ngược lại, khi chúng ta từ bỏ bước ra khỏi qui trình chỉ bằng việc nhận thức 1 cách tò mò về cái đang diễn ra thì vùng não này lại lắng xuống. Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm các chương trình rèn luyện chú ý qua mạng nhắm tới cách thức cốt lõi này và trớ trêu thay, sử dụng cùng phương pháp làm chúng ta xao nhãng để giúp ta thoát khỏi những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, ăn uống áp lực và những hành động nghiện ngập khác. Giờ thì bạn có nhớ về kí ức dựa vào ngữ cảnh không? Chúng tôi sẽ cung cấp những công cụ này đến tận tay mọi người trong ngữ cảnh quan trọng nhất. Nên chúng tôi có thể giúp họ thực hành khả năng cố hữu là nhận thức một cách tò mò ngay khi sự thôi thúc hút thuốc hay ép buộc ăn uống hay cái gì đó trỗi dậy. Nên nếu bạn không hút thuốc hay ăn uống do áp lực, có thể lần tới bạn sẽ cảm thấy thôi thúc kiểm tra email khi bạn chán nản, hoặc bạn đang cố gắng sao nhãng công việc, hoặc ép buộc trả lời lại tin nhắn khi đang lái xe, thì hãy xem liệu bạn có thể thực hành khả năng tự nhiên này, hãy chỉ nhận thức 1 cách tò mò về cái đang diễn ra trong cơ thể và tâm trí bạn lúc đó. Đó chỉ là một cơ hội khác để duy trì một trong những vòng lẩn quẩn của thói quen chán chường không dứt Thay vì xem tin nhắn, ép buộc trả lời, thì hãy làm tốt hơn, chú ý đến sự thôi thúc, tò mò, cảm giác vui vẻ của việc từ bỏ và lặp lại. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho một bó hoa tulip? Một vài đô? Hay một trăm đô? Thế một triệu đô thì sao? Chắc là không đâu. Ừm, thế bạn sẽ trả bao nhiêu cho ngôi nhà này? hay trả bao nhiêu để được đồng sở hữu một trang web chuyên bán đồ cho thú cưng? Vào một số thời điểm, hoa tulip, bất động sản hay cổ phần của trang pets.com đều được bán với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật của chúng. Trong mỗi trường hợp trên, giá bán liên tiếp tăng vọt rồi đột ngột tụt dốc không phanh. Các nhà kinh tế gọi đây là bong bóng. Vậy chính xác bong bóng này là gì? Ừm, để hiểu rõ hơn thì ta sẽ bắt đầu với trường hợp của hoa tulip Vào thế kỷ 17, đất nước Hà Lan bước vào một thời kỳ hoàng kim Trong những năm 30 của thế kỷ 17, Amsterdam là một bến cảng kiêm trung tâm thương mại trọng yếu. Những con tàu Hà Lan chất đầy những gia vị mang về từ châu Á và đem bán lại ở châu Âu với nhiều lợi nhuận. Nhờ vậy Amsterdam trở nên trù phú, với vô số thương gia và những người thợ tài hoa những người phô bày sự phát đạt của họ bằng cách sống trong những biệt thự với những vườn hoa bao quanh. Và có một loại hoa cực kỳ được ưa chuộng: hoa tulip. Hoa tulip được chở đến châu Âu trên những tàu buôn rong ruổi từ phương Đông xa xôi. Bởi lẽ đó mà hoa tulip được coi là một loài hoa lạ và cũng là một loài hoa khó trồng vì để đợi được một bông hoa nở, có thể mất đến hàng năm trời Trong những năm 1630, sự bùng nổ của loại virus ăn hoa tulip khiến cho những bông hoa này nom thậm chí còn đẹp hơn với những đường sọc sặc sỡ trên cánh hoa, hao hao như một ngọn lửa Những bông hoa tulip như thế quý hiếm hơn những bông hoa tulip thường theo lẽ đó, giá của chúng cũng bắt đầu tăng, đi kèm với nó là cơn sốt hoa tulip. Chẳng mấy chốc, hoa tulip trở thành một hiện tượng trên khắp cả nước và hội chứng hoa tulip đã ra đời. Một hội chứng xuất hiện khi có sự tăng cao của giá cả kết hợp với việc sẵn lòng chi trả một cái giá trên trời cho một thứ có giá trị thực chất thấp hơn rất nhiều. Một ví dụ gần đây là hội chứng .com trong những năm 1990. Cổ phần của các trang web thú vị mới lập cũng giống như những bông hoa tulip ở thế kỷ 17. Ai cũng muốn sở hữu một phần. Càng nhiều người muốn mua hoa tulip, thì giá hoa tulip càng tăng. Thậm chí có khi, một củ hoa tulip, được bán với giá gấp mười lần tiền lương một năm của một người thợ thủ công lành nghề. Trên thị trường cổ phiếu, giá của cổ phiếu được xác định dựa trên cung và cầu của nhà đầu tư Giá cổ phiếu có xu hướng tăng nếu người ta cho rằng sắp tới công ty đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Khi đó các nhà đầu tư sẽ mua nhiều cổ phiếu hơn, vô tình càng đẩy giá lên cao do cầu tăng. dẫn đến một phản hồi lặp khi các nhà đầu tư bị mắc ảo tưởng vì nghe theo số đông khiến cho giá bị đẩy lên cao vọt so với giá trị thực. và tạo ra bong bóng kinh tế. Để hội chứng kết thúc hay để chọc vỡ bong bóng thì tất cả những gì cần là có nhiều người cùng ngộ ra sự thật rằng giá của cổ phiếu, hay giá một bông hoa tulip, cao hơn rất nhiều so với giá trị thật của nó. Đó là điều đã xảy ra với cả hai hội chứng trên. Đùng một cái, cầu biến mất. Giá bị đẩy xuống thấp một cách kinh ngạc, và BÙM! Bong bóng vỡ, và thị trường khủng hoảng. Ngày nay, các học giả đang miệt mài nghiên cứu trong nỗ lực dự đoán nguyên nhân của bong bóng cũng như làm thế nào để tránh được chúng. Hội chứng hoa tulip là một minh họa sống động của nguyên tắc sống còn khi đối diện với một bong bóng và có thể giúp chúng ta hiểu hơn những ví dụ gần đây như bong bóng bất động sản hồi cuối những năm 2000s Nền kinh tế sẽ còn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nữa. Thế nên trong khi đợi đến lúc hội chứng tiếp theo xảy ra, và bong bóng tiếp theo bị chọc vỡ, hãy thưởng cho mình một bó hoa tulip và tận hưởng sự thật rằng bạn đã không phải đánh đổi một cánh tay hay chân của mình để mua chúng. Âm thanh gì thế? Tùy thuộc vào người mà bạn hỏi tiếng kêu răng rắc của khớp nghe thật nhẹ nhõm hay thật khó chịu như có ai đang xì hơi vậy. Vậy thì đó là âm thanh gì? Ý tôi là : Tại sao khi ta bẻ khớp lại phát ra âm thanh như thế? Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều lời giải thích bao gồm giả thiết về sự kéo căng của dây chằng và trong một số trường hợp nghiêm trọng, đó là âm thanh khi xương xay xát lẫn nhau. Nhưng giải thích phổ biến nhất cho lí do tại sao sự kéo căng khớp lại phát ra âm thanh như nổ bốp bốp chính là vì trong khớp có bong bóng. Các khớp trong ngón tay của bạn là những khớp dễ bẻ nhất ,tuy nhiên nhiều người cũng hay bẻ các khớp đốt sống cổ và lưng, và ngay cả các khớp hông, cổ tay, vai và các khớp khác Những khớp này được gọi là khớp hoạt dịch, là những khớp mềm dẻo nhất trong cơ thể Khoảng trống giữa hai xương là một loại chất lỏng nhớt chất lỏng hoạt dịch, chứa các phân tử bôi trơn dài như acid hialuronic hoặc chất bôi trơn Chất lỏng hoạt dịch gần giống như lòng trắng trứng và nhiệm vụ chủ yếu của nó là làm chất đệm cho xương làm cho các xương dễ dàng trượt lên nhau Chất lỏng hoạt dịch chứa tế bào thực bào chuyên đi tiêu hủy mảnh vỡ của xương và sụn ở các khớp. Nhưng lí do nó quan trọng trong việc bẻ khớp giống như các chất lỏng khác trong cơ thể nó chứa rất nhiều phân tử khí hòa tan Những người hay bẻ khớp biết rắng để có được tiếng bốp khớp của bạn được kéo căng hơn mức bình thường bằng cách bẻ ngón tay về trước hoặc sau Khi bạn làm vậy, các xương trở nên xa nhau hơn. Khoảng trống giữa các xương lớn dần lên trong khi lượng chất lỏng hoạt dịch thì vẫn giữ nguyên. Điều này tạo nên vùng áp suất thấp và nó kéo các phân tử khí hòa tan ra khỏi chất lỏng hoạt dịch như khí CO2 thoát ra khỏi nước khi bạn mở nắp chai nước có ga. Trong các khớp, sự thoát ra của các khí tạo nên các bong bóng với tiếng bốp Nhưng những bong bóng này không tồn tại lâu. Chất lỏng xung quanh sẽ tạo ap lực lên các bong bóng cho đến khi nó vỡ tung. Khí của bong bóng sẽ phân bố khắp các khoang hoạt dịch và sẽ hòa tan chậm rãi vào lại chất lỏng sau khoảng 20 phút, và đó là lí do vì sao mất một lúc sau bạn mới nghe tiếng bốp từ khớp vừa bị bẻ. Một số nhà khoa học nghĩ rằng nó nên có 2 tiếng nổ bốp. Một là khi các bong bóng hình thành và 2 là khi các bong bóng nổ Bẻ một khớp sẽ làm khớp đó lớn lên tạm thời và điều này giải thích vì sao những người hay bẻ khớp cổ, lưng nói rằng thói quen này làm cho các khớp của họ trở nên lỏng và mềm dẻo hơn Nhưng có thể bạn đã nghe từ họ hàng hoặc đồng nghiệp rằng bẻ khớp tay sẽ dẫn đến chứng viêm khớp. Bác sĩ Donald Unger cũng nghe được điều này. Vì thế, để chứng minh rằng lời cảnh báo của mẹ ông là sai Donald đã bẻ các khớp ở bàn tay trái của mình liên tục trong 50 năm, còn bàn tay phải thì ông để nguyên. Sau 36,500 lần bẻ khớp, cả hai tay đều không bị viêm khớp Vì hành động hết mình vì khoa học này bác sĩ Uger đã được trao tặng giải Nobel Ig giải thưởng nhại lại của giải Nobel và giải Ig công nhận những tài năng khoa học lập dị nhưng vô cùng hấp dẫn. Unger đã viết rằng thành quả của ông nên được phổ biến đến phụ huynh cũng như việc quan trọng khi ăn rau bina Hội thẩm đoàn vẫn chưa ra quyết đjnh Việc bẻ khớp theo 1 nghiên cứu khi tất cả các khớp bị kéo căng và các bong bóng nổ có thể làm cho bàn tay bạn sưng lên và làm yếu đi các khớp Nhưng điều nguy hiểm nhất có lẽ là bẻ khớp sẽ làm phiền mọi người xung quanh bạn Chúng ta đều biết Nước Anh thời Trung Cổ chưa bao giờ bị tấn công bởi các thây ma băng đá hoặc bị tàn phá bởi loài rồng nhưng đã có cuộc tranh giành quyền lực giữa hai gia đình quý tộc trải dài qua nhiều thế hệ và có liên quan tới nhiều nhân vật với nhiều động cơ phức tạp và những lòng trung thành thay đổi. Nghe thật quen thuộc phải không? đó là bởi vì những cuộc xung đột lịch sử được biết đến là những Cuộc chiến Hoa Hồng là cơ sở cho phần lớn tình tiết của bộ phim Game of Thrones. Mầm mống của cuộc chiến xuất hiện sau cái chết của Vua Edward III vào năm 1377. Người con cả của Edward đã chết trước cả cha mình, nhưng người cháu nội 10 tuổi, Richard II đã được truyền ngôi thay vì ba người con khác của Edward. Việc bỏ qua cả một thế hệ như vậy đã để lại sự bất đồng về ngôi báu giữa nhiều thế hệ con cháu, nhất là nhà Lancasters, hậu duệ của người con thứ ba của Edward, và nhà Yorks, hậu duệ của người con thứ tư Tên của các cuộc chiến tranh tiếp theo xuất phát từ biểu tượng của hai gia tộc này, hoa hồng trắng của nhà York và hoa hồng đỏ của nhà Lancaster. Nhà Lancasters giành được ngai vàng trước, khi Richard II bị lật bổ bởi người anh họ Henry IV vào năm 1399. Cho dù có những bất ổn rải rác, triều đại của họ vẫn an toàn cho đến tận năm 1422, khi cái chết của Henry V trong một chiến dịch quân sự đưa đứa con nhỏ Henry VI lên làm vua Yếu ớt và bị thao túng bởi các cố vấn, Henry cuối cùng đã bị thuyết phục cưới Margaret của Anjou để được Pháp ủng hộ. Margaret rất xinh đẹp, nhiều tham vọng và tàn nhẫn trong việc xử lý bất cứ mối đe dọa nào đến quyền lực của bà, và người bà ta không tin tưởng nhất chính là Richard of York, York là cố vấn thân cận và vị tướng trung thành của nhà vua, nhưng ngày càng bị cho ra ngoài lề bởi hoàng hậu, người luôn tiến cử các thuộc hạ thân cận như Earls của Suffolk và Somerset. Những lời chỉ trích về York về khả năng xử lý yếu kém trong cuộc chiến chống Pháp đã dẫn đến việc loại ông ra khỏi hội đồng và chuyển ông đến Ireland. Trong lúc đó, gắn với những thất bại quân sự liên tiếp và sự cai trị lũng đoạn của Margaret và đồng minh đã gây ra sự bất mãn ngày càng lớn, và giữa cuộc hỗn loạn này, Richard nhà York quay trở lại với một đội quân để bắt giam Somerset và tái cơ cấu hội đồng. Dù ban đầu không thành công, nhưng ông sớm có được cơ hội khi ông được chỉ định là Người bảo hộ của Vương quốc sau khi Henry bị suy nhược tinh thần. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm sau, Henry đột nhiên bình phục và Hoàng hậu thuyết phục ông loại bỏ những cải cách của York. York đã bỏ trốn và dấy binh một lần nữa. Mặc dù ông không thể trực tiếp chiếm lấy ngai vàng, ông đã sắp xếp để trở thành Người bảo hộ một lần nữa cũng như cho ông và những người thừa kế của mình được chỉ định để nối ngôi Henry. Nhưng thay vì đội vương miện, đầu của York lại bị gắn lên giáo sau khi ông bị giết trong trận chiến với lực lượng trung thần của Hoàng hậu. Người con trai nhỏ của ông đã nổi dậy và lên ngôi Edward IV. Edward thỏa mãn với các chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Lancasters. Henry bị bắt giữ, trong khi Margaret trốn lưu vong cùng với con trai nổi tiếng tàn bạo Edward của Westminster. Nhưng vừa mới lên ngôi, ông đã phạm một sai lầm chính trị bi thảm khi phá vỡ cuộc hôn nhân sắp đặt với công chúa Pháp để bí mật kết hôn với một góa phụ của vùng Noble bé nhỏ. Điều này đã làm xa lánh chính đồng minh mạnh nhất của mình, Earl của vùng Warwick. Warwick đã liên minh với Lancasters, sử dụng người em trai đố kỵ của Edward, George, để chống lại ông và thậm chí đã có ý định tôn Henry trở lại lên làm vua. nhưng ý định này không kéo dài. Edward đã chiếm lại ngại vàng, hoàng tử Lancaster bị giết trong một trận chiến, còn chính Henry đã chết trong ngục không lâu sau đó. Phần còn lại của triều đại Edward IV's sống trong hòa bình, nhưng khi ông qua đời năm 1483, đổ máu lại tiếp diễn. Mặc dù người con trai 12 tuổi được mặc định sẽ kế nhiệm ông, em trai của Edward là Richard III tuyên bố cháu trai mình là con ngoài giá thú do cuộc hôn nhân bí mật trước đây. Ông tự cho mình là người nhiếp chính và tống các cháu mình vào tù. Mặc dù không ai biết chuyện gì đã xảy ra với những đứa nhỏ, nhưng sau một thời gian, các hoàng tử nhỏ đều mất tích và quyền lực của Richard dường như được đảm bảo. Nhưng sự sụp đổ đến với ông chỉ 2 năm sau đó từ các eo biển hẹp của nước Anh. Henry Tudor là hậu duệ trực tiếp của nhà Duke đầu tiên thuộc Lancaster, lớn lên trong lưu vọng sau khi cha mình bị chết trong cuộc nổi loạn trước đó. Việc giành lấy quyền lực của Richard III đã gây ra sự chia rẽ trong phe York, Henry đã dành được sự ủng hộ cho tuyên bố ngôi vương của mình. Dấy binh ở Pháp, ông vượt qua eo biển năm 1458. và nhanh chóng đánh bại các lực lượng của Richard. Và bằng cách cưới Elizabeth của York, chị gái của các hoàng tử đã mất tích, vị vua mới lên ngôi Henry VII đã hàn gắn hai gia tộc hoa hồng, kết thúc cuộc chiến tranh gần thể kỷ. Chúng ta hay nghĩ các cuộc chiến lịch sử là các xung đột mang tính quyết định với kẻ thắng, người thua rõ ràng. Nhưng Cuộc chiến Hoa Hồng, cũng như bộ tiểu thuyết lấy cảm hứng từ nó cho chúng ta thấy chiến thắng không hẳn sẽ bền vững đồng minh cũng có thể không ổn định và thậm chí quyền lực của nhà vua cũng chỉ thoáng qua như các mùa. Nếu ai đó hỏi bạn: "Ai là người giàu nhất trong lịch sử? ", bạn sẽ nghĩ đến ai? Tỉ phú ngân hàng hay đại gia tập đoàn, Bill Gates hay John D. Rockefeller chẳng hạn? Thế còn vị vua châu Phi Musa Keita I thì sao? Cai trị đế chế Mali vào thế kỉ 14, Mansa Musa, hay Vua của các vị Vua, đã tích lũy khối tài sản đủ để trở thành một trong những người giàu có nhất trong lịch sử. Nhưng sự giàu có chỉ là một phần trong di sản vĩ đại của ông. Khi Mansa Musa lên ngôi năm 1312, phần lớn châu Âu bị nạn đói và nội chiến hoành hành, trong khi nhiều quốc gia châu Phi và Hồi giáo lại vô cùng thịnh vượng. Và Mansa Musa đóng vai trò quan trọng trong việc đem về cho vương quốc của mình những thành tựu ấy. Bằng cách khôn khéo sáp nhập thành phố Timbuktu, và giành lại quyền hành tại thành phố Gao, ông đã kiểm soát được các tuyến đường thương mại quan trọng giữa Địa Trung Hải và bờ biển Tây Phi, tiếp tục thời kì đỉnh cao của bành trướng lãnh thổ. Lãnh thổ của đế chế Mali giàu về tài nguyên thiên nhiên, như vàng và muối. Thế giới đã chứng kiến sự giàu có của Mansa Musa lần đầu, năm 1324, khi ông bắt đầu cuộc hành hương đến Meca. Không phải là người du hành tiết kiệm, ông mang theo một đoàn tùy tùng kéo dài tận chân trời. Chi tiết của chuyến hành trình, đa phần, được truyền miệng và được ghi chép không đồng nhất trong các tài liệu, vậy nên, rất khó kiểm chứng tính chính xác. Nhưng hầu hết đều đồng ý về sự hoành tráng của chuyến đi. Các sử gia miêu tả đoàn người gồm 10 ngàn binh sĩ, dân thường, và nô lệ, 500 người mang đồ đạc bằng vàng, mặc lụa đẹp, cùng vô số lạc đà và ngựa để thồ vàng. Dừng chân ở các thành phố như Cairo, Mansa Musa được cho là đã tiêu một lượng vàng rất lớn, phát cho người nghèo, mua đồ lưu niệm, thậm chí, còn cho xây các nhà thờ dọc đường. Việc chi tiêu của ông đã làm nền kinh tế nơi đây trở nên bất ổn, gây ra lạm phát. Cuộc hành trình kéo dài hơn một năm, và khi trở về, câu chuyện về sự giàu có của ông lan đến các bến cảng Địa Trung Hải. Mali và vị vua của mình đã đi vào huyền thoại, và được nêu tên trên bản đồ Catalan Atlas 1375, một trong những bản đồ quan trọng nhất châu Âu thời Trung Cổ. Trên đó vẽ hình vị vua tay cầm cây trượng tay cầm thỏi vàng lấp lánh. Mansa Musa thực sự đã ghi danh đế chế Mali trên bản đồ. Nhưng giàu có vật chất không phải là mối bận tâm duy nhất của ông. Là một người sùng đạo Hồi, ông đặc biệt yêu thích Timbutku, nơi từng là trung tâm tôn giáo và giáo dục trước khi bị sát nhập. Vừa trở về sau chuyến hành hương, ông đã cho xây nhà thờ Djinguereber tại đây với sự giúp đỡ của các kiến trúc sư người Andalusia. Ông còn thành lập các trường đại học lớn, nâng cao vị thế của thành phố, thu hút học giả và sinh viên từ khắp thế giới Hồi giáo đổ về. Dưới thời Mansa Musa, đế chế được đô thị hóa, với trường học và nhà thờ được xây dựng ở hàng trăm thị trấn đông dân. Gia sản của vị vua kéo dài hàng thế kỉ, những lăng tẩm, thư viện, nhà thờ do ông xây dựng còn tồn tại đến ngày nay, như minh chứng cho thời hoàng kim của lịch sử Mali. Có một quan niệm sai lầm rằng nếu bạn thích tỉ mỉ sắp xếp đồ đạc, giữ tay sạch, hoặc lên kế hoạch cho cuối tuần chi li tới từng chi tiết, có thể bạn đã mắc chứng OCD. Trên thực tế, OCD, viết tắt của chứng Rối loạn Ám ảnh Cưỡng chế, là một trạng thái tâm thần nghiêm trọng thường bị xã hội hiểu sai trong đó có cả các chuyên gia tâm lí. Vậy, hãy cùng làm rõ một số hiểu lầm về OCD nhé. Hiểu lầm 1: OCD là những hành vi lặp đi lặp lại hoặc có tính hình thức. Đúng như tên gọi, OCD có 2 mặt: sự xâm chiếm của các ý nghĩ, hình ảnh, những động lực còn gọi là nỗi ám ảnh, và sự cưỡng chế phải thực hiện một hành vi nào đó để giải tỏa cảm giác bồn chồn do nỗi ám ảnh gây ra. Những hành vi người ta hay liên tưởng khi nói đến OCD, như việc rửa tay liên tục, hay kiểm tra đi kiểm tra lại việc gì đó, có thể là ví dụ của khuynh hướng cưỡng chế hay ám ảnh mà rất nhiều người trong chúng ta thường bộc lộ. Nhưng OCD thật ra hiếm gặp hơn nhiều, và dễ gây ra suy nhược tâm lý. Bệnh nhân không thể hoặc rất khó kiểm soát những suy nghĩ ám ảnh họ hay những hành vi có tính cưỡng chế, điều này thường làm mất thời gian và ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như đời sống xã hội đến mức khiến tinh thần của họ sa sút nghiêm trọng. Đây là thang đo giúp phân biệt những người mắc OCD và những người có lẽ chỉ hơi kỹ tính hay ưa sạch sẽ hơn mức bình thường. Hiểu lầm 2: Biểu hiện chính của OCD là rửa tay quá thường xuyên. Dù khi nghĩ đến OCD, người ta thường liên tưởng nhiều nhất đến việc rửa tay, song ám ảnh và cưỡng chế có thể tồn tại dưới nhiều dạng. Ám ảnh có thể biểu lộ qua việc sợ bẩn và đau ốm, lo mình sẽ làm hại người khác, hay quá để ý đến các con số, kiểu hình, đạo đức, hoặc đặc trưng giới tính. Cưỡng chế có thể biểu hiện từ việc lau chùi hay kiểm tra mọi thứ nhiều lần, cho đến việc bố trí đồ đạc chi li, hay bước đi theo một quy luật định sẵn. Hiểu lầm 3: người mắc OCD không biết rằng điều mình làm là vô lý. Thực ra, có nhiều bệnh nhân OCD nhận thức rất rõ sự liên hệ giữa ám ảnh và cưỡng chế của mình. Việc không thể thoát khỏi suy nghĩ và hành động mà chính mình cũng cảm thấy vô nghĩa một phần là lý do vì sao OCD lại khiến họ mệt mỏi đến thế. Những người mắc OCD nói rằng họ phát điên lên vì bị những ý nghĩ phi lý làm cho căng thẳng và rồi không thể kiểm soát nổi phản ứng của bản thân. Vậy, chính xác thì, đâu là nguyên nhân của OCD? Câu trả lời đáng buồn là ta cũng không biết chắc. Tuy nhiên, ta lại có được vài dấu hiệu quan trọng. OCD được coi là một loại rối loạn sinh học thần kinh. Nói cách khác, nghiên cứu chỉ ra rằng não của bệnh nhân OCD được mặc định hoạt động theo một hướng nhất định. Theo các nghiên cứu, 3 vùng của não bộ liên quan mật thiết đến hành vi xã hội và tiến trình nhận thức phức tạp, hành động do ý chí, và các phản ứng cảm xúc và động cơ. Mặt khác của vấn đề là OCD có liên quan đến sự suy giảm hàm lượng serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh liên kết giữa các phần não bộ và góp phần điều khiển các quá trình trọng yếu, như tâm trạng, tính nóng nảy, kiểm soát tính bốc đồng giấc ngủ, sự thèm ăn, nhiệt độ cơ thể và cảm giác đau đớn. Nhưng có phải serotonin và hoạt động của 3 phần não bộ gây ra OCD? Hay triệu chứng của một nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra nó? Có lẽ ta vẫn chưa thể biết một khi chưa có nhiều hiểu biết chuyên sâu hơn về bộ não. Tin tốt là đã có các phương pháp điều trị hiệu quả chứng OCD, như sử dụng thuốc để tăng hàm lượng serotonin trong não, hạn chế các tế bào não tái hấp thu serotonin, hoặc trị liệu hành vi, giúp bệnh nhân quen dần với những nỗi căng thẳng, hoặc trong một số trường hợp là liệu pháp sốc điện, hay phẫu thuật, khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Nhận thức được rằng bộ não đang đánh lừa mình song lại không thể làm trái ý nó có lẽ rất khổ sở. Nhưng khi có kiến thức và hiểu biết, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ, và những nghiên cứu triển vọng về não có lẽ sẽ cho ta câu trả lời hằng kiếm tìm. Năm 1997, trong một trận đấu giữa Brazil và Pháp, một cầu thủ trẻ người Braxin Roberto Carlos đã thực hiện một cú sút phạt thành bàn ở khoảng cách 35m. Vì không có đường bay thẳng vào gôn nên Carlos quyết định thực hiện điều dường như không tưởng này. Cú sút của anh đưa quả bóng bay vòng qua các cầu thủ hàng rào nhưng ngay khi chuẩn bị ra ngoài, nó ngoặt sang bên trái và liệng vào khung thành Theo định luật 1 về chuyển động của Newton một vật thể sẽ giữ nguyên hướng và vận tốc cho đến khi có lực tác dụng lên nó Khi Carlos sút bóng, anh tạo cho nó hướng di chuyển và vận tốc nhưng lực nào ngoặt quả bóng đi và tạo ra một trong những bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử bóng đá Câu trả lời là sự xoáy. Carlos đá vào góc phải dưới của quả bóng, làm nó bay lên cao và về bên phải đồng thời cũng quay quanh trục của nó. Qủa bóng bắt đầu bay theo một đường dường như là thẳng với luồng không khí ở cả hai phía làm nó chậm lại Một bên, luồng không khí chạy ngược chiều với vòng xoáy của quả bóng, làm tăng áp lực, nhưng ở bên kia, luồng không khí di chuyển cùng chiều với vòng xoáy, tạo ra một không gian áp lực thấp hơn. Sự chênh lệch đó đá khiến quả bóng hướng về phía có áp lực thấp hơn. Hiện tượng này là hiệu ứng Magnus Kiểu đá này, thường được gọi là kiểu trái chuối thường được thực hiện rất nhiều, và là một trong những điều làm trận đấu trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng, lái quả bóng với sự chính xác cần thiết để bay vòng qua hàng rào và bay trở lại gôn là rất khó. Nếu đá quá cao, nó bay vút ra ngoài Quá thấp, nó chạm đất trước khi bay vòng. Quá rộng, nó không thể vươn tới gôn. Quá hẹp và hậu vệ sẽ cản được nó. Quá chậm, nó cong quá sớm hoặc không kịp cong. Quá nhanh, nó cong quá muộn. Vật lý học khả thi hóa việc thực hiện một bàn thắng khác thoạt nhìn tưởng như là không thể: phạt góc. Hiệu ứng Magnus được chứng minh bởi ngài Issac Newton sau khi ông ấy để ý khi đang chơi tennis năm 1670 Nó cũng đúng với gôn, dĩa hay bóng chày. Ở mỗi trường hợp, mọi việc xảy ra như nhau Quả bóng xoáy tạo ra sự chênh lệch áp lực của các luồng khí quanh nó và bẻ cong đường đi của nó theo chiều của vòng xoáy Và câu hỏi ở đây là về mặt lý thuyết, liệu bạn có thể sút bóng đủ mạnh để nó vòng lại ngay chỗ bạn không? Tiếc thay, không thể Thậm chí nếu quả bóng không bị ảnh hưởng, hay bị ngăn cản, khi không khí làm chậm quả bóng góc chệch sẽ tăng dần làm bóng bay theo những vòng tròn nhỏ dần cho tới khi dừng hằn. Và để làm được điều đó bạn phải đá bóng quay nhanh gấp 15 lần cú sút huyền thoại của Carlos Vậy nên, chúc may mắn. Tưởng tượng một hòn đảo có một trăm người, tất cả đều là nhà logic học tài năng, bị cầm tù bởi một kẻ độc tài điên loạn. Không ai có thể thoát ra, trừ một luật lệ lạ lùng. Vào ban đêm, mọi tù nhân đều có thể yêu cầu lính gác cho ra khỏi đảo. Nếu họ có mắt màu xanh, họ sẽ được thả ra. Nếu không, họ sẽ bị quẳng vào núi lửa. Sự thật là tất cả 100 tù nhân đều có mắt màu xanh, nhưng họ đã sống ở đây từ lúc sinh ra, và kẻ độc tài đảm bảo rằng họ không thể biết màu mắt của chính mình. Không có bề mặt phản chiếu ánh sáng, tất cả nước được chứa bằng các thùng chứa mờ đục, và quan trọng nhất là, họ không được giao tiếp với nhau. Dù được nhìn thấy nhau tại buổi điểm danh mỗi sáng, nhưng họ đều biết rằng không ai sẽ mạo hiểm cố rời khỏi nơi này khi chưa chắc chắn sẽ thành công. Sau nhiều áp lực từ các nhóm bảo vệ quyền con người, kẻ độc tài miễn cưỡng cho phép bạn thăm đảo và nói chuyện với các tù nhân với điều kiện là: bạn chỉ được nói một câu duy nhất, và bạn không được cho họ bất kì thông tin mới. Bạn sẽ nói gì để giải cứu cho các tù nhân mà không làm kẻ độc tài nổi giận? Sau một hồi suy nghĩ nát óc, bạn nói với đám đông rằng, "Ít nhất một người ở đây có mắt màu xanh." Kẻ độc tài rất đa nghi nhưng tự nhủ rằng câu nói của bạn chẳng thể thay đổi gì cả. Bạn rời đảo, và cuộc sống trên đảo có vẻ sẽ tiếp tục như xưa. Nhưng vào buổi sáng thứ 100, sau chuyến ghé thăm của bạn, tất cả tù nhân đã đi hết, mỗi người đều đã yêu cầu rời đảo vào đêm hôm trước. Làm thế nào mà bạn lừa được kẻ độc tài? Có thể có ích khi nhận ra rằng số lượng tù nhân là tùy ý. Hãy đơn giản vấn đề bằng việc giả sử chỉ có hai người, Adria và Bill. Cả hai đều thấy người kia mắt màu xanh, và với tất cả điều mà họ biết, đó có thể là người duy nhất. Ở đêm đầu tiên, ai cũng im ắng. Nhưng khi thấy người còn lại vẫn ở trên đảo vào sáng hôm sau, họ có được thông tin mới. Adria nhận ra rằng nếu Bill thấy người cạnh mình mắt không phải màu xanh, anh ấy sẽ rời đi vào đêm đầu tiên sau khi kết luận câu nói của bạn chỉ có thể là nói về anh ấy. Bill cũng ngay lập tức nhận ra điều tương tự về Adria. Sự thật rằng người còn lại chưa đi chỉ ra cho mỗi tù nhân rằng mắt của anh ấy hay cô ấy phải là xanh. Và vào sáng thứ hai, cả hai người đều đã rời đi. Bây giờ tưởng tượng một người tù thứ ba. Adria, Bill và Carl ai cũng thấy hai người còn lại mắt xanh. nhưng không chắc nếu mỗi một người còn lại cũng thấy có hai người mắt xanh hay không, hay là chỉ một. Họ đợi hết đêm đầu tiên như trước, nhưng ở sáng hôm sau, họ vẫn không thể chắc. Carl nghĩ, "Nếu tôi không có mắt xanh, Andria và Bill chỉ cần để ý lẫn nhau, và sẽ cùng nhau rời đi vào đêm thứ hai." Nhưng khi anh ấy thấy cả hai vào buổi sáng thứ ba, anh ấy nhận ra rằng họ cũng đang để ý tới anh ấy nữa. Adria và Bill mỗi người cũng đang trải qua quá trình tương tự, và họ đều rời đi vào đêm thứ ba. Sử dụng loại suy diễn quy nạp này, ta sẽ thấy kiểu lập luận này có thể lặp lại cho tuỳ ý số tù nhân bạn thêm vào. Chìa khoá là khái niệm về kiến thức phổ thông, được triết gia David Lewis đặt tên. Thông tin mới không nằm trong bản thân câu nói của bạn. nhưng ở trong việc nói với tất cả mọi người cùng một lúc. Giờ đây, ngoài việc biết rằng ít nhất một người trong số họ có mắt xanh, mỗi tù nhân còn biết rằng mọi người khác đang để ý tất cả người mắt xanh mà họ có thể thấy, và rằng mỗi người kia cũng biết điều này, và tiếp tục. Điều mà mỗi người tù không biết là có phải chính họ là một trong những người mắt xanh mà những người khác đang để ý tới cho đến khi số đêm đã trôi qua bằng với số tù nhân trên đảo. Tất nhiên, bạn có thể tha cho các tù nhân 98 ngày trên đảo bằng cách nói với họ rằng ít nhất 99 người trong số họ có mắt xanh, nhưng khi dính tới kẻ độc tài điên, bạn tốt nhất nên cho mình lợi thế. Có vẻ như dấu chấm phẩy đang vật lộn với sự khủng hoảng danh tính. Nó trông giống dấu phẩy phết thêm dấu chấm. Có lẽ đó là lý do chúng ta quăng bừa đám dấu câu này như tung hoa giấy. Chúng ta rối tung về cách dùng đúng mớ dấu câu này. Thực tế thì chính cái sự nửa này nửa kia của dấu chấm phẩy đã làm nó hữu dụng. Nó mạnh hơn dấu phẩy, nhưng nhẹ hơn dấu chấm. Nó lấp đầy khoảng trống giữa câu, và với lý do đó, nó đảm nhiệm một số chức danh cụ thể và quan trọng. Một trong số đó là làm rõ ý trong một câu đã được điểm xuyết bởi nhiều dấu phẩy. "Dấu chấm phẩy: ban đầu, chúng có vẻ đáng sợ thật, nhưng sau đó, chúng trở nên dần sáng tỏ hơn, sau cùng, bạn sẽ phải lòng với dấu câu tuyệt vời này" Mặc dù dấu phẩy ngăn cách các phần khác nhau trong câu, sẽ rất dễ bị nhầm dấu này ở chỗ kia. Nhưng đã có dấu chấm phẩy giải cứu. Trong các câu như liệt kê, nó có thể mạnh bạo hơn cả dấu phẩy, chia câu thành phần và nhóm các thành phần đi chung. Dấu chấm phẩy chia nhỏ các thứ, nhưng nó cũng xây dựng mối liên hệ. Một nhiệm vụ khác của nó là liên kết các mệnh đề độc lập. Chúng có thể đứng một mình, nhưng khi được liên kết bởi dấu chấm phẩy, trông và nghe hay hơn, vì chúng liên quan nhau. Dấu chấm phẩy đã từng là một bí ẩn lớn với tôi. Tôi chẳng biết đặt chúng ở đâu cả." Về lý thuyết, việc đó chẳng có gì sai cả. Hai câu này có thể đứng 1 mình. Nhưng hãy tưởng tượng chúng xuất hiện trong một danh sách dài với các câu khác, tất cả đều dài như nhau, được phân cách bởi dấu chấm. Mọi thứ sẽ đơn điệu nhanh chóng. Trong trường hợp đó, dấu chấm phẩy mang đến sự êm tai và đa dạng cho bài viết bằng cách kết nối các mệnh đề có liên quan. Dù có tiện lợi, thì dấu chấm phẩy cũng không được dùng bừa. Có 2 quy tắc chính cho việc dùng chúng Đầu tiên, trừ khi được dùng để liệt kê, dấu chấm phẩy chỉ nên kết nối các mệnh đề liên quan. Ví dụ, bạn không nên dùng nó ở đây: "Dấu chấm phẩy đã từng là bí ẩn lớn với tôi; Tôi rất muốn 1 cái sandwich." Dấu chấm hợp ở đây nhất vì đó là 2 ý hoàn toàn khác nhau. Nhiệm vụ dấu chấm phẩy là kết hợp 2 mệnh đề độc lập quan trọng đối với nhau vì chúng hàm ý cùng 1 thứ. Thứ hai, bạn hầu như không thể thấy một dấu chấm phẩy đứng trước các liên từ kết hợp: các từ "and", "but", "for", "nor", "or", "so", và "yet" Thật ra đó là chỗ cho dấu phẩy. Nhưng dấu chấm phẩy có thể thay một liên từ để rút ngắn câu hoặc để tạo 1 chút sự đa dạng. Sau cùng, cái dấu câu mà hay bị đánh giá thấp này có thể khiến bài viết rõ ràng hơn, mạnh mẽ và có phong cách, tất cả bao hàm trong cái chấm be bé và nét vặn cong cong chỉ chờ được đặt đúng vị trí thôi đấy. Khả năng tạo ra và giữ vững tăng trưởng kinh tế là thách thức tiêu biểu trong thời đại ngày nay. Tất nhiên là còn có những thách thức khác -- y tế, bệnh dịch, các vấn đề về môi trường, và cả tệ nạn khủng bố cực đoan. Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng kinh tế còn có thể giải quyết được tới một mức độ nào đó, trong khi những vấn đề còn lại rất khó giải quyết. Quan trọng hơn cả, trừ phi và cho đến khi chúng ta giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế và tạo ra kinh tế phát triển bền vững và lâu dài, chúng ta sẽ không thể bắt tay giải quyết những thách thức khó khăn đang tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới thế giới ngày nay, cho dù đó là y tế, giáo dục hay phát triển kinh tế. Câu hỏi cốt lõi là: Làm thế nào để tạo ra tăng trưởng kinh tế ở những nền kinh tế tiến bộ và đã phát triển như Mỹ hay khắp châu Âu vào thời điểm họ còn phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra tăng trưởng sau thảm hoạ suy thoái kinh tế? Họ tiếp tục không phát triển với hiệu quả tối ưu và dần mất đi 3 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: nguồn vốn, nhân công và năng suất. Đặc biệt, những quốc gia đã phát triển này vẫn tiếp tục nợ nần và thâm hụt ngân sách, chất lượng và số lượng lao động ngày càng giảm đi còn năng suất thì dậm chân tại chỗ. Cùng lúc đó, làm thế nào để tạo ra tăng trưởng kinh tế ở những nền kinh tế đang phát triển, nơi 90% dân số thế giới đang sinh sống và trung bình, có 70% dân số dưới 25 tuổi? Ở các quốc gia này, tăng trưởng kinh tế cần đạt ít nhất 7% một năm để giảm đói nghèo và nhân đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ. Mặc dù vậy ngày nay, những nền kinh tế đang phát triển lớn nhất -- những nước với ít nhất 50 triệu người -- vẫn gặp nhiều khi khăn để vươn tới mức 7% kỳ diệu đó. Tệ hơn là các nước như Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Brazil và cả Trung Quốc đều đang phát triển dưới mức 7% đó và thậm chí, trong một số trường hợp, còn giảm phát. Tăng trưởng kinh tế rất quan trọng. Với kinh tế phát triển, các quốc gia có thể liên tục cải thiện không ngừng sự di động trong xã hội, cơ hội và điều kiện sống. Nếu không có tăng trưởng, các nước sẽ suy yếu đi, không chỉ trong số liệu thống kê kinh tế mà còn cả về ý nghĩa của cuộc sống và cách sống. Tăng trưởng kinh tế cực kì quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nếu tăng trưởng chậm lại, sự đe doạ tới tiến bộ của nhân loại và nguy cơ bất ổn chính trị và xã hội sẽ gia tăng, và xã hội sẽ trở nên mù mờ, thô tục và hẹp hòi hơn. Bối cảnh kinh tế cũng quan trọng. Và các nền kinh tế đang phát triển không cần tăng trưởng cùng tốc độ với các nước đã phát triển. Tôi biết rằng một số bạn trong khán phòng có thể nghĩ đây là một đề xuất đầy rủi ro. Có một số người ở đây sẽ thay đổi suy nghĩ và cảm thấy thất vọng bởi những gì đang xảy ra trên thế giới và cho rằng những việc đó là do tăng trưởng kinh tế. Bạn lo lắng về sự quá tải của dân số thế giới Và khi nhìn vào thống kê và dự đoán của Liên Hợp Quốc gần đây rằng dân số thế giới sẽ là 11 tỉ người trước khi chạm mức cao nhất vào năm 2100, bạn lo lắng về hậu quả của việc đó đối với tài nguyên thiên nhiên -- đất canh tác, nước uống, năng lượng và khoáng sản. Bạn cũng lo lắng về sự tàn phá đối với môi trường Và bạn lo lắng về con người, với hiện thân là các tập đoàn đa quốc gia, đã trở nên tham lam và đồi bại đến mức nào. Nhưng tôi ở đây ngày hôm nay để nói với các bạn rằng tăng trưởng kinh tế đã luôn là nền móng cho những thay đổi trong chất lượng sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Và quan trọng hơn cả, không chỉ duy nhất tăng trưởng kinh tế đã được thúc đẩy bởi chủ nghĩa tư bản. Khái niệm chủ nghĩa tư bản, nói đơn giản, chỉ những yếu tố trong sản xuất như thương mại và công nghiệp, nguồn vốn và nhân công, được quản lý bởi khu vực tư nhân mà không phải chính phủ. Điều rất quan trọng ở đây đó là chúng ta hiểu được căn bản rằng các phân tích đánh giá không nên chỉ dành cho tăng trưởng kinh tế nói riêng mà cho toàn bộ chủ nghĩa tư bản nói chung. Và để tạo ra kinh tế phát triển lâu dài, chúng ta phải xây dựng một lập trường kinh tế tiến bộ hơn. Để có tăng trưởng kinh tế chúng ta cần chủ nghĩa tư bản, nhưng hệ thống này cần hoạt động hiệu quả. Như tôi vừa đề cập ở trên, cốt lõi của hệ thống tư bản được định nghĩa bởi khu vực tư nhân. Và kể cả điều sau đây cũng là một sự phân chia quá đơn giản. Chủ nghĩa tư bản: tốt; Không phải chủ nghĩa tư bản: xấu. Trong khi thực tế là, chủ nghĩa tư bản có nhiều khía cạnh. Và chúng ta có những nước như Trung Quốc theo chế độ tư bản nhà nước và những nước khác như Mỹ theo chế độ tư bản thị trường. Những nỗ lực của chúng ta trong việc đánh giá hệ thống tư bản, đã quá tập trung vào phân tích các quốc gia không theo chế độ tư bản thị trường như Trung Quốc, Tuy vậy, có một lý do và lo lắng chính đáng cho việc chúng ta nên tập trung sự chú ý vào những hình thức tư bản thuần tuý, đặc biệt là chế độ tư bản đại diện bởi Mỹ. Điều này rất quan trọng vì hình thức tư bản này càng ngày càng bị chỉ trích là đang tiếp tay cho tham nhũng và tệ hơn, làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong xã hội -- nghĩa là thiểu số đang chiếm lợi ích từ đa số. Hai câu hỏi cực kỳ quan trọng chúng ta cần trả lời đó là cần chấn chỉnh hệ thống tư bản như thế nào để nó có thể giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng có thể giải quyết những tệ nạn xã hội? Để nghĩ ra mô hình đó, chúng ta phải tự hỏi bản thân mình, chủ nghĩa tư bản ngày nay hoạt động như thế nào? Nói rất đơn giản, chủ nghĩa tư bản đặt nền tảng trên cơ cấu tối đa hóa lợi ích cá nhân -- một cá nhân chỉ làm những việc mang lợi ích cho bản thân. Và chỉ sau khi họ tối đa hoá lợi ích của bản thân thì mới quyết định nên hỗ trợ những thành phần khác trong xã hội. Tất nhiên, trong hệ thống này chính phủ có đánh thuế và họ sử dụng một phần doanh thu để gây quỹ cho các chương trình xã hội không chỉ với vai trò ban hành luật lệ mà còn với vai trò phân phối lợi ích trong xã hội Nhưng dù vậy, cơ cấu này -- cơ cấu gồm 2 giai đoạn này -- là nền tảng cho chúng ta bắt đầu nghĩ về cách cải thiện mô hình tư bản. Tôi xin đưa ra quan điểm rằng thách thức này có 2 mặt. Đầu tiên, chúng ta có thể rút ra từ các chính sách cánh phải những gì mang lợi ích tới quá trình cải tiến mô hình tư bản của chúng ta. Đặc biệt, những chính sách cánh phải có xu hướng thiên về những thứ như chu cấp có điều kiện, được trả và thưởng cho ai làm những việc được coi là giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, khi đưa con trẻ tới trường học, bố mẹ có thể kiếm được tiền, hay khi mang con đi tiêm chủng, bố mẹ có thể được trả tiền. Không liên quan tới cuộc tranh luận về liệu chúng ta có nên trả tiền để thúc đẩy mọi người làm những việc họ nghĩ họ nên làm dù thế nào đi chăng nữa, thực tế là việc trả tiền để thúc đẩy họ làm những việc đó đã thu được một số kết quả khả quan ở những nơi như Mexico, Brazil, và cả những chương trình thử nghiệm ở New York Tuy nhiên cũng có những lợi ích và thay đổi quan trọng đang được thực hiện trong những chính sách cánh trái. Những ý kiến cho rằng chính phủ nên giữ vai trò và trách nghiệm lớn hơn để vai trò của chính phủ không bị bó hẹp và rằng chính phủ nên làm nhiều hơn là chỉ phân phối những yếu tố sản xuất đã trở nên phổ biến với thành công của Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng bắt đầu tranh luận về việc vai trò của khu vực tư nhân nên rời khỏi mục tiêu thu lợi nhuận và tiến tới việc tổ chức các chương trình vì lợi ích của xã hội. Những thứ như các chương trình trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp, dù quy mô còn nhỏ, đang là những bước đi đúng hướng. Tất nhiên, những chính sách cánh trái có xu hướng làm mờ đi ranh giới giữa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và khu vực tư nhân Hai ví dụ tiêu biểu đó là nước Mỹ vào thế kỷ 19, khi các dự án cơ sở hạ tầng là sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Gần đây hơn, tất nhiên, sự xuất hiện của Internet đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng tư nhân và nhà nước có thể làm việc cùng nhau vì một xã hội tốt đẹp hơn. Lời nhắn nhủ của tôi tới các bạn là: Chúng ta không thể giải quyết những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế thế giới bằng những suy nghĩ bảo thủ và tư tưởng vô giá trị. Để tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài và giải quyết các vấn đề và tệ nạn xã hội vẫn đang làm cả thế giới phải đau đầu, chúng ta phải suy nghĩ thoáng hơn để tìm ra những giải pháp hiệu quả. Cuối cùng, chúng ta phải nhận ra rằng những tư tưởng lạc hậu chính là kẻ thù của tăng trưởng. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Tôi có một vài câu hỏi, Dambisa, vì ai đó có thể phản ứng với câu kết của bạn rằng tăng trưởng cũng là một tư tưởng lạc hậu và còn có thể là tư tưởng lạc hậu phổ biến hiện nay. Bạn sẽ nói gì với những phản ứng như vậy? DM: Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn có căn cứ, và tôi nghĩ rằng chúng ta đã bàn luận về vấn đề này. Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về mức độ hạnh phúc và những chỉ số khác để đo sự thành công của mỗi người và những tiến bộ trong điều kiện sống. Và bởi vậy tôi nghĩ rằng chúng ta cần tiếp thu những phát kiến có thể cải thiện điều kiện sống cho mọi người và tiếp tục xoá đói giảm nghèo trên khắp thế giới. BG: Vậy cơ bản là bạn đang đề xuất khôi phục tăng trưởng, nhưng cách duy nhất để điều đó xảy ra mà không vượt quá sức chịu đựng của trái đất và đưa chúng ta đi một chặng đường dài, là tách biệt tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng tài nguyên. Bạn nghĩ chuyện đó có thể xảy ra không? DM: Tôi nghĩ mình lạc quan hơn về khả năng và trí sáng tạo của con người. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta bắt đầu tự hạn chế việc sử dụng những tài nguyên có hạn, hiếm có và dần cạn kiệt mà chúng ta biết từ bây giờ, chúng ta có thể nhìn nhận tiêu cực và lo lắng về thế giới ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta đã nghe từ tổ chức Câu Lạc Bộ Rome về những đánh giá rằng tài nguyên trên thế giới sẽ dần cạn kiệt và đó là những điều không còn bàn cãi được nữa. Nhưng tôi nghĩ, với trí sáng tạo chúng ta đã có thể khử muối cho nước biển và có thể tái đầu tư vào năng lượng để thu được những thành quả tốt hơn. Theo cách nghĩ đó, tôi cảm thấy lạc quan hơn nhiều về khả năng của con người. BG: Điều làm tôi ngạc nhiên trong đề xuất của bạn về khôi phục tăng trưởng và đi theo một chiều hướng mới đó là hình như bạn đang đề xuất chấn chỉnh chủ nghĩa tư bản bằng cách khuyến khích nó nhiều hơn -- gắn cho những hành vi sáng suốt một cái giá tiền để khích lệ chúng hay cải thiện vai trò của doanh nghiệp trong những vấn đề xã hội. Đó có phải ý kiến của bạn không? DM: Ý của tôi là chúng ta nên suy nghĩ thoáng hơn. Tôi thực sự nghĩ rằng những mô hình phát triển kinh tế truyền thống không hoạt động hiệu quả như chúng ta mong muốn. Và tôi nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên mà nền kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay là Mỹ, lấy dân chủ, tự do dân chủ làm lập trường chính trị cốt lõi và có thị trường tự do định hướng tư bản chủ nghĩa -- tới mức lấy nó làm lập trường kinh tế. Nền kinh tế lớn thứ hai là Trung Quốc. Nước này không ưu tiên dân chủ và theo chế độ tư bản nhà nước, một mô hình hoàn toàn khác. Hai quốc gia này, với mô hình chính trị và mô hình kinh tế hoàn toàn khác nhau, lại có chỉ số bất bình đẳng trong xã hội được đo bởi Hệ số Gini bằng nhau. Tôi nghĩ đó là những cuộc tranh luận cần thiết, vì vẫn chưa chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng mô hình nào, và tôi nghĩ rằng chúng ta cần bàn luận và khiêm tốn hơn về những gì chúng ta biết những gì chúng ta không biết BG: Một câu hỏi cuối cùng. Hội thảo COP21 đang diễn ra tại Paris. Nếu bạn có thể gửi một dòng tweet tới các vị lãnh đạo chính phủ và các lãnh đạo đại diện ở đó, bạn sẽ nói gì? DM: Một lần nữa, tôi sẽ nhấn mạnh việc suy nghĩ thoáng hơn. Như ông đã biết, những khúc mắc xoay quanh vấn đề môi trường đã được thảo luận rất nhiều lần -- tại Copenhagen, tại Stockholm năm 72 -- và chúng ta vẫn tiếp tục bàn bạc về những vấn đề đó một phần vì chúng ta không đạt được một thoả thuận cơ bản nào, và thực chất có một sự chia rẽ giữa quan điểm và mong muốn của các nước đã phát triển và những mong muốn của các nước đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển cần tiếp tục tạo ra tăng trưởng kinh tế để xoá bỏ những bất an về chính trị ở những nước đó. Các quốc gia đã phát triển nhận ra rằng họ có một trách nghiệm thực sự quan trọng không chỉ trong việc kiểm soát lượng khí CO2 thải ra và những huỷ hoại mà họ gây ra cho thế giới, mà còn tiên phong trong nghiên cứu và phát triển. Và bởi vậy họ cũng <come to the table> Nhưng về cơ bản, không thể có trường hợp chúng ta bắt đầu áp đặt những chính sách đối với những thị trường đang phát triển mà không để các nước đã phát triển tự kiểm điểm những việc họ đang làm đối với nguồn cung và nhu cầu trong thị trường của nước họ. BG: Dambisa, cảm ơn bạn đã đến với TED. DM: Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng ta nghe hoài về calories. Có bao nhiêu calories trong cái bánh quy này? Bao nhiêu calories được đốt cháy bởi 100 động tác thể dục, hay một cuộc chạy đường dài, hay khi ta cử động? Nhưng calories thực ra là gì? Chúng ta thực sự cần bao nhiêu calories? Calories là một cách để theo dõi nguồn năng lượng của cơ thể. Trạng thái cân bằng khỏe mạnh là khi mức năng lượng đưa vào và tiêu hao là bằng nhau. Nếu năng lượng hấp thu nhiều hơn tiêu thụ, sự dư thừa đó sẽ tích lũy thành chất béo trong tế bào, và ta sẽ tăng cân. Nếu tiêu thụ nhiều hơn hấp thu, ta sẽ giảm kí. Vậy nên, phải tính toán lượng năng lượng hấp thụ và sử dụng. Và ta đưa ra một loại đơn vị, gọi là calories. Một calorie, loại đo được trong thức ăn, cũng được gọi là đại calo, được định nghĩa là năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của 1kg nước thêm 1 độ C. Mọi thứ ta hấp thụ đều chứa calories, thể hiện mức năng lượng chứa trong liên kết hóa học của nó. 1 miếng pizza cỡ vừa chứa 272 calories, bánh mì chứa 78 calories, 1 quả táo cung cấp khoảng 52 calories. Năng lượng đó được giải phóng qua quá trình tiêu hóa, và tích lũy ở các phân tử khác có thể được phân giải để cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần. Năng lượng được sử dụng theo 3 con đường: khoảng 10% kích hoạt quá trình tiêu hóa, khoảng 20% cung cấp cho các hoạt động thể chất, và phần lớn, khoảng 70%, hỗ trợ các chức năng cơ bản của các cơ quan và mô thần kinh. Chức năng thứ 3 này tương ứng với tốc độ trao đổi chất của chúng ta. Một lượng calories cần để duy trì sự sống, nếu bạn không ăn hoặc không hoạt động, thêm vào vài hoạt động thể chất và tiêu hóa, là bạn đã có hướng dẫn chính thức để biết mỗi người cần trung bình bao nhiêu calories mỗi ngày: 2000 với phụ nữ và 2500 với đàn ông. Những ước lượng này dựa trên các yếu tố như cân nặng trung bình, hoạt động thể chất và khối lượng cơ. Liệu nó có nghĩa là mọi người đều phải giải phóng khoảng 2000 calories? Không hẳn. Nếu bạn đang tham gia một hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, như cuộc đua Tour de France, cơ thể bạn có thể dùng tới 9000 calories mỗi ngày. Mang thai cần nhiều calories hơn bình thường. và người già thường có tốc độ trao đổi chất chậm, năng lượng được tiêu thụ chậm, nên cần ít năng lượng hơn. Dưới đây là vài điều bạn cần biết trước khi tính toán calories. Lượng calories trong chú thích dinh dưỡng cho biết mức năng lượng mà thức ăn đó chứa không phải là lượng năng lượng bạn thật sự hấp thu. Những thức ăn nhiều xơ như cần tây hay lúa mì cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa, nên bạn có thể nhận được ít năng lượng từ khẩu phần 100 calories cần tây hơn là khẩu phần 100 calories từ khoai tây chiên. Chưa nói đến thực tế là một số thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như đạm và vitamin, trong khi những thực phẩm khác có ít giá trị dinh dưỡng hơn nhiều. Ăn quá nhiều những thực phẩm như thế, có thể dẫn đến béo phì, suy dinh dưỡng. Ngay cả cùng một loại thực phẩm, mỗi người sẽ hấp thụ một lượng calories khác nhau. Sự khác biệt nằm ở mức độ enzim, vi khuẩn đường ruột, và cả ở độ dài ruột, nghĩa là khả năng phân giải năng lượng trong thức ăn của mỗi người có chút khác biệt. Vậy nên, dù calories rất hữu dụng trong việc đo đếm năng lượng, nhưng để tìm ra chính xác số năng lượng cần, cần phải có thêm những yếu tố khác như tập thể dục, loại thức ăn, và khả năng tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Chúc bạn may mắn tìm được tất cả chúng trên cùng một chú thích dinh dưỡng. Khi nhắc tới tiếng Anh, ta thường nghĩ tới một ngôn ngữ đơn nhất nhưng thứ tiếng Anh địa phương tại hàng chục quốc gia trên thế giới có gì giống nhau, hay giống những tác phẩm của Chaucer? Và chúng có liên hệ gì với những từ ngữ kỳ lạ trong bài thơ Beowulf? Câu trả lời là như hầu hết các ngôn ngữ khác, tiếng Anh được phát triển bởi nhiều thế hệ người nói, và trải qua nhiều thay đối lớn theo thời gian. Đi ngược lại quá trình này, chúng ta có thể lần theo tiếng Anh hiện đại tìm về nguồn gốc cổ xưa của chúng. Trong khi tiếng Anh hiện đại có nhiều từ tương tự với các ngôn ngữ gốc Latin khác, như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, đa số những từ này không có gốc giống như chúng. Thật ra, những từ này được đưa vào ngôn ngữ cùng với cuộc xâm lấn của người Norman vào Anh năm 1066. Khi người Norman vốn nói tiếng Pháp làm chủ đất Anh và trở thành giai cấp thống trị, họ đem ngôn ngữ của họ vào, thêm số lượng lớn từ vựng tiếng Pháp và tiếng Latin vào thứ tiếng Anh vốn đã được nói từ trước. Ngày nay, ta gọi đó là tiếng Anh cổ. Đó cũng chính là ngôn ngữ của bài thơ Beowulf. Hẳn từ ngữ trong đó sẽ khá lạ, nhưng bạn cũng có thể thấy quen quen nếu bạn biết một ít tiếng Đức. Bởi vì tiếng Anh cổ thuộc cùng họ với tiếng Đức, được đưa vào Anh vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 bởi người Angle, Saxon, và người Jute. Những người này nói phương ngữ tiếng Đức hay còn gọi là tiếng Anglo-Saxon. Những chiến binh Viking vào thế kỷ thứ 8 và 11 lại đem thêm từ mượn từ tiếng Bắc Đức cổ vào ngôn ngữ. Cũng không dễ để nhận ra gốc từ của tiếng Anh hiện đại dưới những lớp từ mượn từ tiếng Pháp, Latin, Bắc Đức cổ và những ngôn ngữ khác. Nhưng ngôn ngữ học có thể giúp chúng ta nhận ra, dựa trên cấu trúc ngữ pháp, các kiểu thay đổi về âm, và những từ vựng cơ bản. Lấy ví dụ, sau thế kỷ thứ 6, các từ tiếng Đức bắt đầu bằng âm "p" đã được chuyển thành âm "pf" trong khi tiếng Anh cổ vẫn giữ nguyên âm "p". Trường hợp khác, những từ có âm "sk" trong tiếng Thụy Điển được chuyển thành "sh" trong tiếng Anh. Vẫn còn một số từ tiếng Anh còn âm "sk", như "skirt" và "skull", nhưng đó là những từ mượn trực tiếp từ tiếng Bắc Đức cổ được du nhập sau thời kỳ chuyển âm "sk" thành "sh". Những ví dụ này cho ta thấy cũng như rất nhiều ngôn ngữ Roman có gốc Latin, tiếng Anh, tiếng Thụy Điển, tiếng Đức, và các ngôn ngữ khác có nguồn gốc chung từ tổ tiên là tiếng Đức nguyên thủy được nói vào khoảng 500 năm TCN. Bởi loại ngôn ngữ cổ này không hề được viết ra, ta chỉ có thể tái hiện nó bằng cách so sánh các phân nhánh của nó, nhờ vào xem xét những giai đoạn thay đổi của chúng. Chúng ta không thể sử dụng cùng một phương pháp để đi xa hơn nữa, và truy tìm nguồn gốc của tiếng Đức nguyên thủy về ngôn ngữ tiền Ấn-Âu được nói vào 6000 năm trước ở thảo nguyên Pontic mà giờ là Ukraine và Nga. Đây là tổ tiên của dòng họ ngôn ngữ Ấn-Âu vốn bao gồm hầu hết mọi ngôn ngữ cổ từng được nói ở châu Âu, cũng như phần lớn Nam Á và Tây Á. Và với những nghiên cứu thêm, chúng ta có thể tìm ra sự tương đồng giữa các từ có liên hệ với nhau trong các phân nhánh Ấn-Âu. So sánh tiếng Anh với tiếng Latin, ta thấy âm "t" trong tiếng Anh là âm "d" của tiếng Latin, và âm "f" là âm"p" của tiếng Latin đối với phụ âm đầu của từ. Một vài từ tiếng Anh có họ hàng xa như tiếng Hindi, tiếng Ba Tư và tiếng Celtic vốn bị lãng quên ở khu vực là nước Anh ngày nay. Bản thân ngôn ngữ tiền Ấn-Âu cũng có nguồn gốc từ một ngôn ngữ cổ hơn, đáng tiếc là quá xa để các bằng chứng lịch sử và khảo cổ có thể dẫn chúng ta đi. Còn rất nhiều bí ẩn không thể giải đáp, như có chăng mối liên hệ nào giữa tiếng Ấn-Âu với các tập ngôn ngữ khác, và các ngôn ngữ được nói ở châu Âu trước khi có tiếng Ấn-Âu là gì. Nhưng điều thú vị ở đây là gần 3 tỉ người khắp thế giới, đa số không hiểu tiếng của nhau, lại đang nói cùng những từ được hình thành từ 6000 năm lịch sử. Đã có ai từng bảo bạn, "Thẳng lưng lên!" hay mắng bạn vì ngồi thườn thượt trong bữa ăn. Những nhận xét đấy có thể khó chịu, nhưng chúng không hề sai chút nào. Tư thế của bạn, cách bạn ngồi hay đứng, là nền tảng cho mọi cử động của cơ thể, và có thể quyết định cơ thể bạn thích ứng với các sức ép như thế nào. Sức ép này có thể là mang theo vật nặng, hay ngồi trong một tư thế kì quặc. Và sức ép lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày: trọng lực. Nếu tư thế của bạn không tối ưu, các cơ của bạn phải làm việc nhiều hơn để giữ bạn đứng thẳng và cân bằng. Một số cơ sẽ trở nên cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Một số sẽ bị cản trở. Về lâu dài, các thích nghi cho những rối loạn chức năng này làm giảm khả năng chịu lực của cơ thể Tư thế xấu gây tổn thương khớp nối và dây chằng, tăng khả năng xảy ra chấn thương, và khiến một số cơ quan như phổi hoạt động kém hiệu quả. Các nhà nghiên cứu liên kết tư thế xấu và chứng vẹo xương sống, các cơn đau đầu, và đau lưng, mặc dù đây không là nguyên nhân duy nhất dẫn đến các chứng bệnh này. Tư thế thậm chí có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và việc bạn dễ bị đau đớn. Vậy, có rất nhiều lý do để gìn giữ một tư thế tốt. Nhưng càng khó để làm điều đó thời nay. Ngồi với tư thế kì quặc lâu dài hình thành nên tư thế xấu, và cả sử dụng máy tính hay điện thoại cũng vậy, những tư thế buộc bạn phải nhìn xuống. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tư thế ngày càng trở nên xấu đi. Vậy một tư thế tốt là như thế nào? Khi bạn nhìn xương sống từ trước ra sau, thì tất cả 33 đốt sống đều phải xuất hiện trên một đường thẳng. Nếu nhìn từ phía bên, xương sống nên có ba điểm cong: một ở cổ, một ở vai, và một ở thắt lưng. Bạn không sinh ra với cột sống hình chữ s. Cột sống của em bé chỉ có một đường cong như chữ c. Các khúc cong khác thường phát triển trong 12 đến 18 tháng cùng với sự phát triển của các cơ. Những đường cong này giúp chúng ta đứng thẳng và giải tỏa áp lực từ các hoạt động như đi bộ và chạy nhảy. Nếu các điểm này xếp thẳng hàng, thì khi đứng thẳng, bạn có thể vẽ một đường thẳng từ điểm ngay trước vai bạn, đến đằng sau hông, đến đằng trước đầu gối, đến vài inch trước mắt cá chân Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể thẳng theo trục cơ thể, cho phép bạn di chuyển hiệu quả mà ít bị chóng mặt hay căng cơ nhất. Nếu bạn ngồi thì cổ nên được giữ thẳng, không phải cúi về phía trước, Hai vai nên thả lỏng với hai cánh tay gần thân mình. Đầu gối nên vuông góc với bàn chân đặt hoàn toàn trên măt đất. Nhưng nếu tư thế của bạn không được tốt như vậy? Hãy thử thay đổi môi trường xung quanh. Chỉnh lại màn hình để nó ngay hay chỉ dưới tầm mắt chút xíu. Chắc rằng tất cả các phần của cơ thể, như khuỷu tay và cổ tay đều có điểm dựa, sử dụng các thiết bị hỗ trợ nếu cần. Khi ngủ hãy nằm nghiêng có gối đỡ cổ, và một chiếc gối kẹp giữa hai chân. Đi giày gót thấp và có khung đỡ tốt, và sử dụng tai nghe khi nghe điện thoại. Chỉ có tư thế tốt thôi là chưa đủ. Giữ cơ bắp và các khớp luôn cử động rất quan trọng. Thực ra, đứng thẳng trong tư thế tốt trong một thời gian dài có thể còn tệ hơn hoạt động bình thường với tư thế xấu. Khi di chuyển, hãy di chuyển một cách hiệu quả. Mang những đồ bạn cần mang sát với cơ thể. Balo nên tiếp xúc với lưng và đeo cân đối. Nếu bạn ngồi nhiều thì thi thoảng đứng lên và di chuyển xung quanh khi có thể, và chắc chắn phải tập thể dục nhé. Sử dụng các cơ bắp sẽ giúp chúng đủ khỏe để chống đỡ cơ thể bạn hiệu quả, ngoài các lợi ích cho khớp, xương, não và tim. Và nếu bạn thật sự lo lắng, hãy đến bác sĩ vật lý trị liệu kiểm tra, vì đúng là bạn thật sự nên đứng thẳng. Là một cậu bé ở Lima, ông nội tôi đã kể tôi nghe một huyền thoại về cuộc xâm lăng Peru của Tây Ban Nha. Atahualpa, hoàng đế của người Inca, đã bị bắt và bị giết. Pizarro và thuộc hạ của hắn đã trở nên giàu có, những câu chuyện về cuộc chinh phục và vinh quang của họ đã đến TBN dẫn đến làn sóng mới người TBN, khao khát vàng và vinh quang. Họ vào thị trấn và yêu cầu người Inca, "Chúng ta có thể chinh phục nền văn minh khác ở đâu ? Nơi có nhiều vàng hơn? Và người Inca, để trả thù, đã nói với họ, "Hãy đến Amazon, Các người sẽ tìm thấy số vàng mình muốn. Thật ra, có một thành phố tên là Paititi - El Dorado ở TBN - được xây dựng toàn bộ bằng vàng." Người TBN lên đường vào rừng, nhưng chỉ vài người trở lại kể câu chuyện của họ, câu chuyện về những pháp sư siêu phàm, về những chiến binh với mũi tên độc, về những cái cây cao lớn che cả mặt trời, những con nhện ăn thịt chim, những con rắn nuốt chửng con người và một con sông nước sôi sùng sục. Tất cả đã trở thành kỷ niệm thời thơ ấu. Nhiều năm trôi qua. Tôi đang lấy bằng tiến sĩ tại SMU, cố gắng để hiểu tiềm lực năng lượng địa nhiệt của Peru, khi tôi nhớ lại huyền thoại này, và tôi bắt đầu đặt câu hỏi. Liệu dòng sông sôi sùng sục có tồn tại? Tôi hỏi đồng nghiệp từ các trường đại học, chính phủ, công ty khai thác mỏ, dầu khí, và câu trả lời đều là không. Và điều này có lý. Bạn thấy đấy, con sông sôi có tồn tại trên thế giới, nhưng chúng thường gắn liền với núi lửa. Bạn cần một nguồn nhiệt lớn để tạo một hiện tượng địa nhiệt lớn như vậy. Và như bạn có thể nhìn thấy từ các chấm đỏ ở đây, đó là núi lửa, không có núi lửa ở khu vực Amazon, không có ở phần lớn khu vực nước Peru. Vậy nghĩa là: Chúng ta không nên mong đợi được thấy một con sông sôi. Kể lại câu chuyện này tại một bữa ăn tối gia đình, dì của tôi nói với tôi, "Không đâu, Andrés, dì đã ở đó. Dì đã bơi trong con sông đó. " (Cười) Sau đó, chú tôi nói vào. "Đúng thế đấy, Andrés, dì ấy không đùa đâu. Con thấy đấy, con chỉ có thể bơi trong đó sau một cơn mưa nặng hạt, và nó được bảo vệ bởi một pháp sư hùng mạnh. dì con, cô ấy là bạn của vợ pháp sư ấy." (Cười) "¿Cómo?" ["Huh?"] Bất chấp tất cả hoài nghi khoa học của mình tôi đi bộ đường dài vào rừng, dẫn đường bởi dì của tôi, hơn 700 km từ tâm núi lửa gần nhất, và thành thật mà nói, chuẩn bị tinh thần để nhìn thấy huyền thoại "Dòng suối ấm áp của Amazon." Nhưng sau đó ... Tôi nghe thấy gì đó, một sự dâng trào ngày càng to dần khi chúng tôi đến gần hơn. Nghe có vẻ giống như sóng đại dương không ngừng đập vào, và khi đến gần hơn, tôi thấy khói, hơi, bốc lên qua những thân cây. Và sau đó, tôi đã thấy. Tôi ngay lập tức chộp lấy nhiệt kế, và nhiệt độ trung bình trên sông là 86 độ C. Tuy không sôi đúng 100 độ C nhưng chắc chắn gần đủ. Con sông nước nóng và chảy nhanh. Tôi lên thượng nguồn theo sự dẫn dắt của pháp sư tập sự đến nơi linh thiêng nhất trên sông. Và đây là mới là điều kỳ lạ - Khởi điểm là một dòng suối lạnh. Ở đây, tại khu vực này, là nhà của Yacumama, mẹ của các vùng nước, linh hồn một con rắn khổng lồ người sinh ra nước nóng và nước lạnh. Và ở đây chúng ta thấy một suối nước nóng, hòa với dòng suối lạnh bên dưới hàm của người mẹ bảo vệ và thế là huyền thoại đã thành sự thật. Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy và - (Cười) Tôi muốn uống một tách trà. Tôi đã được trao cho một cốc, một túi trà và, tất nhiên, chỉ về phía dòng sông. Trước sự ngạc nhiên của tôi, nước sạch và có một hương vị dễ chịu, đó là một chút khác thường đối với các hệ thống địa nhiệt. Điều ngạc nhiên là là người dân địa phương đã luôn biết về nơi này, và rằng tôi đã không phải là người ngoài đầu tiên nhìn thấy nó. Đó chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày của họ. Họ uống nước của dòng suối. Họ hít lấy hơi nước. Họ nấu ăn bằng nước của dòng suối, tắm rửa, thậm chí dùng nó làm thuốc. Tôi đã gặp một vị pháp sư, và ông trông có vẻ thích phần mở rộng của dòng sông và khu rừng. Ông thăm dò ý định của tôi và lắng nghe kĩ càng. Sau đó, tôi thở phào nhẹ nhõm - nói thật với bạn - tôi cảm thấy hoang mang một nụ cười bắt đầu hiện trên gương mặt, và ông chỉ cười mà thôi. (Cười) Tôi vừa nhận được lời chúc phúc từ vị pháp sư để nghiên cứu con sông, dựa trên điều kiện là sau khi tôi lấy những mẫu vật dưới nước phân tích trong phòng lab. bất cứ tôi ở nơi nào trên thế giới này, tôi đổ nước trở lại mặt đất để, như vị pháp sư đã nói, nước có thể tìm cách trở về nhà chúng. Hằng năm tôi quay lại kể từ lần đầu tiên tôi đến tham quan vào năm 2011, và công việc trở nên thú vị hẳn, đòi hỏi khó khăn và đôi lúc còn nguy hiểm nữa. Thậm chí có một câu chuyện được đăng trên tạp chí Địa Lí Quốc Gia. Có một hòn đá nhỏ kích thước khoảng một tờ giấy kẹt trong đôi sandal và quần đùi của tôi, giữa dòng sông 80 độ C và suối nước nóng đó, à, trông như vậy, gần như đang sôi sục. Và hơn hết, đó là rừng mưa Amazon. Pshh, mưa như trút nước, không thể thấy được gì. Nhiệt độ chênh lệch khiến mọi thứ trở nên trắng xóa. Dày đặc. Bây giờ, sau nhiều năm nghiên cứu, tôi sẽ sớm công khai nghiên cứu về địa vật lí và địa hóa học. Và tôi muốn chia sẻ, ngay hôm nay, với tất cả các bạn, tại hội trường TED, lần đầu tiên, vài khám phá của mình. À, trước tiên thì, đây không phải là truyện cổ tích. Ngạc nhiên không nào! (Cười) Khi tôi lần đầu tiên bắt tay làm nghiên cứu, ảnh vệ tinh có độ phân giải quá thấp nên không có nghĩa gì. Chỉ là không có bản đồ nào tốt. Nhờ vào sự hỗ trợ của đội Google Earth, giờ tôi đã có được. Không chỉ có vậy, tên nguyên thủy của dòng sông, Shanay-timpishka, "sôi sục dưới cái nóng của mặt trời", ám chỉ rằng tôi không phải người đầu tiên thắc mắc tại sao nó lại sôi sục, và cho thấy con người lúc nào cũng tìm cách để giải thích thế giới xung quanh. Vậy tại sao con sông lại sôi sục? (Âm thanh của bong bóng) Thật ra tôi phải mất 3 năm mới có được đoạn phim đó. Suối nước nóng phiên bản lỗi. Khi chúng ta có dòng máu nóng chảy trong tĩnh mạch và động mạch, và, vì vậy, mặt đất cũng có dòng nước nóng chảy qua những vết nứt. Nơi động mạch đến bề mặt, những động mạch của mặt đất, chúng ta sẽ hiểu được biểu hiện của địa nhiệt: lỗ phun khí, suối nước nóng và trong trường hợp này, con sông sôi sục. Dù vậy thì, điều thật sự kì diệu chính là qui mô của nơi này. Lần tới đi ngang một con đường, hãy nghĩ về nó. Dòng sông chảy rộng hơn hai làn đường dọc theo hầu hết cả lối đi. Nó chảy khoảng 6.24 km. Vô cùng ấn tượng. Có nhiều hồ địa nhiệt lớn hơn sân khấu TED này, và thác nước đó là cái mà bạn thấy ở đây cao 6 mét - và đều có nước gần như sôi sục. Chúng tôi vẽ bản đồ nhiệt độ dọc con sông, cho đến nay thì điều này gần như là lĩnh vực đòi hỏi khắt khe nhất. Và kết quả thì thật tuyệt vời. Rất tiếc - nhà khoa học địa nhiệt phát huy trong tôi. Điều này cho thấy một xu hướng rất đáng ngạc nhiên. Bạn thấy đó, con sông bắt đầu lạnh dần. Sau đó nóng lên, rồi lại nguội dần," nóng lên, rồi nguội dần, nóng lên lần nữa, sau đó tạo đường con phân rã tuyệt đẹp cho tới khi nó tan ra thành dòng sông băng. Tôi hiểu không phải ai cũng là nhà khoa học về địa nhiệt, nên nói theo cách đơn giản thông thường: Mọi người thích cà phê. Đúng không? Tốt. Một tách cà phê nóng 54 độ C, tách nóng hơn cũng đã 60 độ C. Cho nên, nói theo thuật ngữ cà phê: câu chuyện dòng sông sôi sục trông thế này. Bạn uống tách cà phê nóng. Bạn có thêm tách cà phê nóng hơn, và bạn có thể thấy có một điểm ở đây nơi con sông vẫn nóng hơn cả tách cà phê nóng. Và đây là nhiệt độ nước trung bình. Chúng tôi lấy chúng từ mùa khô để đảm bảo nhiệt độ địa nhiệt thanh khiết nhất. Nhưng có con số ma thuật ở đây nhưng không được chỉ ra, và con số đó là 47 độ C, vì đó là nơi mọi thứ bắt đầu tổn thương, và tôi biết điều này từ kinh nghiệm của cá nhân mình. Trên nhiệt độ đó, bạn không muốn đi vào dòng nước đó đâu. Bạn cần phải cẩn thận. Có thể chết người đấy. Tôi từng chứng kiến nhiều động vật rơi vào đó, và điều khiến tôi bị sốc là quá trình lại giống nhau vô cùng. Chúng té xuống và đôi mắt là thứ đầu tiên bị thương. Thoáng nhìn thì mắt là thứ nấu rất nhanh. Chúng chuyển sang màu trắng sữa. Dòng suối đang mang chúng đi. Chúng cố gắng bơi thoát ra, nhưng thịt đã chín tới xương vì quá nóng. Nên chúng mất năng lực, mất dần dần, cho tới cuối cùng chúng phải để dòng nước nóng đi vào trong miệng và chúng được nấu chín từ bên trong. (Cười) Chúng ta có chút tàn nhẫn, đúng không? Jeez. Để chúng được ướp lâu một chút đã. Một lần nữa, điều đáng ngạc nhiên chính là nhiệt độ. Chúng tương tự những thứ chúng ta thấy như núi lửa trên khắp thế giới và thậm chí là siêu núi lửa như Yellowstone. Nhưng điều cốt yếu là: dữ liệu cho thấy con sông sôi sục tồn tại phụ thuộc vào sức mạnh của núi lửa. Không phải bắt nguồn từ mắc-ma hay núi lửa, và lần nữa, cách hơn 700km từ trung tâm núi lửa gần nhất. Làm thế nào một con sông sôi như vậy có thể tồn tai? Hỏi chuyên gia địa nhiệt, nhà nghiên cứu núi lửa trong nhiều năm, tôi vẫn không hiểu được hệ thống địa nhiệt phi núi lửa khác có qui mô tương tự. Thật là độc đáo. Thật đặc biệt trên qui mô toàn cầu. Vậy thì, nó hoạt động như thế nào? Chúng ta nhận được loại nhiệt này từ đâu? Vẫn còn nhiều nghiên cứu cần được tiến hành để hạn chế vấn đề xảy ra và hiểu rõ hệ thống hơn, nhưng các dữ liệu cho chúng ta thấy, có vẻ như đây là kết quả của hệ thống thủy nhiệt. Về cơ bản, nó hoạt động như vậy: Bạn càng đi sâu vào mặt đất thì càng nóng hơn. Chúng tôi xem nó như gradient địa nhiệt. Nước có thể đến từ vùng băng cách xa dãy Andes, sau đó thấm sâu vào mặt đất và thoát ra ngoài hình thành dòng sông sôi sau khi nhận được nhiệt từ gradient địa nhiệt, tất cả đều do thiết kế địa nhiệt độc đáo. Giờ chúng ta hiểu rằng bên trong và xung quanh con sông - làm việc cùng những đồng nghiệp tiến sĩ Spencer Wells từ National Geographic và tiến sĩ Jon Eisen từ UC Davis - về mặt di truyền, chúng tôi kết nối các vi khuẩn chịu cực hạn sinh sống xung quanh dòng sông, và phát hiện nhiều sinh vật sống, nhiều loài độc đáo sống trong dòng sông sôi. Nhưng một lần nữa, dù có nhiều nghiên cứu, nhiều khám phá và truyền thuyết, vẫn còn một thắc mắc: Tầm quan trọng của con sông sôi này là gì? Tầm quan trọng của đám mây tĩnh này là gì mà lúc nào cũng lượn quanh mảng rừng này? Và tầm quan trọng của nội dung trong truyện cổ tích thời thơ ấu là gì? Đối với vị pháp sư và người dân, đây là nơi thiêng liêng. Đối với tôi, một nhà khoa học địa nhiệt, đây là hiện tượng địa nhiệt độc đáo. Nhưng đối với những người cưa gỗ bất hợp pháp và nông dân chăn gia súc, đó chỉ là một tài nguyên khác để khai thác mà thôi. Và đối với chính phủ Peru, đó chỉ là dải khác của vùng đất không được bảo hộ sẵn sàng phát triển. Mục tiêu của tôi là đảm bảo rằng bất cứ ai trị vì vùng đất này hiểu được nét độc đáo và tầm quan trọng của con sông sôi. Vì đó là câu hỏi, một trong những điều quan trọng. Và tóm lại là, chúng ta định nghĩa tầm quan trọng. Đó là chúng ta. Chúng ta có sức mạnh đó. Chúng ta là những người vẽ nên ranh giới giữa điều thiêng liêng và điều nhỏ nhặt. Và trong thời đại này, nơi mà mọi thứ dường như được đánh dấu, đo đạc và nghiên cứu, trong thời đại thông tin này, tôi nhắc bạn về những khám phá đó không chỉ là khoảng trống màu đen vô định nhưng trong tiếng ồn trắng của một đống dữ liệu. Còn nhiều thứ phải khám phá. Chúng ta sống trong một thế giới kì diệu. Nên đi đây đi đó. Nên tò mò một chút. Vì chúng ta sống trong một thế giới mà nhiều vị pháp sư vẫn hát cho những linh hồn của rừng, nơi những dòng sông sôi sục và nơi truyện cổ tích bước vào cuộc sống. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Suốt bề dày của lịch sử nhân loại, có ba từ đã khiến những thi sĩ tới với những trang giấy trắng những triết gia tới với quảng trường Hy Lạp cổ đại và những kẻ tìm kiếm tới những miếu thờ: "Tôi là ai?" Từ câu cách ngôn Hy Lạp cổ đại được khắc trên đền thờ Apollo "Hãy tự biết mình", đến bài hát nổi tiếng của nhóm nhạc rock The Who, "Bạn là ai?" các triết gia, nhà vật lý, học giả nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà thần học, và các chính trị gia đều đã tìm cách giải quyết vấn đề về danh tính. Những giả thuyết của họ đều rất khác nhau và thiếu sự đồng thuận. Họ đều rất thông minh và sáng tạo, vậy thì có gì khó để đưa ra một câu trả lời chính xác? Thách thức chắc hẳn nằm ở khái niệm phức tạp của sự tồn tại của danh tính Bạn là "ai"? Là bạn của ngày hôm nay? Của năm năm trước? Hay bạn của năm mươi năm sau? Cũng như "là" ở đây là khi nào? Tuần này? Hôm nay? Giờ này? Giây này? Và phần nào của bạn là "Tôi"? Cơ thể của bạn? Suy nghĩ và cảm nhận của bạn? Hành động của bạn? Những vùng nước tăm tối của luận lý trừu tượng thật khó để định hướng, và do đó nó có thể phù hợp để thể hiện sự phức tạp. Nhà sử học Hy Lạp Plutarch đã sử dụng câu chuyện của một chiếc thuyền. Làm sao bạn là "Tôi"? Truyện kể rằng, Theseus, vị vua huyền thoại đã sáng lập ra thành Athens, đã một tay kết liễu quái vật nhân ngưu ở xứ Crete, và trở về trên một con thuyền. Để vinh danh chiến công này, trong 1000 năm, người dân Athens đã cẩn thận gìn giữ chiếc thuyền ở bến cảng và hàng năm tái diễn lại cuộc hành trình của ông. Bất cứ khi nào một phần của chiếc thuyền bị mòn hay hư hỏng chúng sẽ được thay thế bằng một mảnh giống hệt cùng chất liệu cho đến khi, tại một thời điểm nào đó, những phần ban đầu không còn tồn tại. Plutarch nhận thấy Chiếc thuyền của Theseus là một ví dụ cho nghịch lý triết học xoanh quanh sự tồn tại của danh tính. Làm sao từng bộ phận của cái gì đó được thay thế mà nó vẫn là chủ thể ban đầu? Hãy tưởng tượng có hai con thuyền con thuyền mà Theseus đã cập bến ở Athens, Thuyền A, và con thuyền được lái bởi những người Athens 1000 năm sau, Thuyền B. Rất đơn giản, câu hỏi của chúng ta là: liệu A có bằng B? Một số người sẽ nói rằng trong 1000 năm, chỉ có duy nhất một con thuyền của Theseus và bởi những thay đổi diễn ra từ từ, chiếc thuyền vẫn luôn là chiếc thuyền huyền thoại xuyên suốt khoảng thời gian Mặc dù chúng không có bất kỳ phần nào chung hai con thuyền bằng nhau về mặt lượng, nghĩa là một và giống nhau, nên A bằng B. Tuy nhiên, những người khác có thể lập luận rằng Theseus chưa từng đặt chân lên Thuyền B, và sự hiện diện của ông trên con thuyền là đặc tính thiết yếu về mặt chất của Con thuyền của Theseus. Nó không thể tồn tại mà không có ông. Do đó, mặc dù hai chiếc thuyền giống nhau về mặt lượng, chúng lại không giống nhau về mặt chất. Bởi vậy, A không bằng B. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ta cân nhắc nút thắt này? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu, khi từng mảnh của con thuyền nguyên bản bị rỡ ra, ai đó thu thập tất cả chúng lại, và xây lại toàn bộ con thuyền nguyên bản? Khi nó được hoàn thành, không thể phủ nhận sẽ có hai con thuyền tồn tại: một được đậu ở Athens, và một sẽ ở sân sau của ai đó. Cả hai đều có thể tự phong danh hiệu, "Chiếc thuyền của Theseus", nhưng chỉ có một là thật. Vậy cái nào là thật, và quan trọng hơn cả, điều này có ý nghĩa gì đối với bạn? Giống như Chiếc thuyền của Theseus, bạn là một tập hợp của những phần không ngừng thay đổi: cơ thể bạn, trí óc, những xúc cảm, cảnh ngộ, và thậm chí sự lập dị của bạn, luôn thay đổi, nhưng theo một cách đáng kinh ngạc và đôi khi phi lý, bạn cũng vẫn y nguyên. Đây là một trong những lý do tại sao câu hỏi, "Tôi là ai?" thật phức tạp. Và để có thể trả lời, giống như những bộ óc vĩ đại trước đây, bạn phải sẵn sàng lặn xuống đại dương sâu thẳm của nghịch lý triết học. Hay bạn có thể đơn giản trả lời, "Ta là vị anh hùng truyền thuyết lái một con thuyền hùng tráng trong cuộc du hành vĩ đại." Điều đó cũng có thể có ích. Đâu là điểm chung của Charles Darwin, Michael Jordan và Yoda? Họ, như nhiều nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu khác, bị hói, trong nhiều trường hợp, là do họ muốn. Trong nhiều thế kỉ, một chỏm đầu sáng chói là biểu tượng của sự thông minh, dù vậy, nhiều người hói đầu vẫn mong tóc mình mọc trở lại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất lâu, "Tại sao một số người lại mất đi bộ tóc và làm sao chúng ta làm tóc mọc trở lại?" Những người có đầy đủ tóc có khoảng 100,000 đến 150,000 sợi tóc trên da đầu, và các nhà khoa học đã tìm ra hai điều về chổ tóc dày đặc này. Đầu tiên, sợi tóc mọc ra mà ta thấy chủ yếu gồm keratin, là loại protein sót lại từ tế bào chết, bị đẩy lên khi tế bào mới hình thành phía dưới. Thứ hai, cấu trúc giúp mọc tóc được gọi là nang tóc, một mạng lưới các cơ quan phức tạp, được hình thành trước khi chúng ta ra đời, và giúp mọc tóc theo một chu kì lặp lại liên tục. Chu kì này có ba phần chính. Phần thứ nhất là anagen, kì sinh trưởng, có tới 90% nang tóc của bạn đang ở kì này, chúng làm cho tóc bạn dài ra với tốc độ 1cm mỗi tháng. Anagen có thể kéo dài từ 2 đến 7 năm, phụ thuộc vào gen của bạn. Sau kì sinh trưởng này, tín hiệu dưới da báo cho một số nang chuyển sang một kì mới được gọi là catagen, hay kì suy thoái, khiến cho nang tóc thu nhỏ lại bằng một phần của độ dài ban đầu. Catagen kéo dài từ 2 đến 3 tuần và cắt nguồn cung cấp máu tới nang, cô lập chỗ tóc đó, nghĩa là nó đã chuẩn bị rụng. Cuối cùng, tóc sẽ tới kì telogen, kì nghỉ ngơi, kéo dài từ 10 tới 12 tuần, ảnh hưởng tới khoảng 5-15% số nang trên da đầu bạn. Trong kì telogen, tới 200 sợi tóc có thể rụng mỗi ngày, điều này rất bình thường. Sau đó, chu kì sinh trưởng lại bắt đầu. Nhưng không phải ai cũng có nhiều tóc. Thực tế, một vài người có tóc mọc ngày càng thưa, phản hồi cho sự thay đổi trong cơ thể. 95% hói đầu ở nam tạo thành lệ hói đầu ở nam. Hói đầu có di truyền, và với những người trong trường hợp này nang tóc trở nên cực kì nhạy cảm do ảnh hưởng của dihydrotestosterone (DHT), một sản phẩm hormone được tạo bởi testosterone. DHT dẫn tới sự co lại của những nang tóc rất nhạy cảm này, khiến tóc ngắn dần và mỏng dần. Nhưng rụng tóc không phải đột ngột. Nó diễn ra từ từ, do bằng một hệ thống gọi là thước đo Norwood, diễn tả mức độ nghiêm trọng của rụng tóc. Đầu tiên, tóc rụng ở hai bên thái dương, sau đó tóc ở đỉnh đầu mỏng dần theo đường tròn. Tại điểm cao nhất của thước đo này, các vùng hói gặp nhau và mở rộng nhanh chóng, cuối cùng chỉ còn một vòng tròn tóc lưa thưa quanh thái dương, và phần sau đầu. Gen không là tất cả gây rụng tóc. Căng thẳng kéo dài có thể tạo ra các tín hiệu làm tổn thương nang tóc và khiến chúng rơi vào kì nghỉ ngơi sớm. Một số phụ nữ gặp phải hiện tượng này sau khi sinh. Nang tóc cũng có thể mất khả năng ở kì anagen, thời sinh trưởng. Những người trải qua hóa trị gặp phải điều này tạm thời. Nhưng khi hói đầu dường như mãi mãi, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy điều ngược lại. Dưới bề mặt lớp da, các chân tóc có tác dụng kéo dài tóc, thực ra vẫn sống. Với kiến thức này, các nhà khoa học đã phát triển thuốc làm ngắn lại kì nghỉ ngơi, và thúc đẩy nang tóc vào kì anagen (sinh trưởng). Những loại thuốc khác trị hói di truyền ở nam giới bằng cách chặn sự chuyển hóa testosterone thành DHT để nó không ảnh hưởng tới những nang tóc nhạy cảm. Tế bào gốc cũng tham gia vào điều tiết chu kì mọc tóc, và các nhà khoa học đang tìm hiểu liệu họ có thể điều khiển hoạt động của những tế bào này để thúc đẩy nang tạo ra tóc mới hay không. Ở thời điểm hiện tại, khi các nhà khoa học đang cải thiện phương pháp tái tạo tóc, những người đang hói hoặc người lo lắng về hói đầu, có thể tin rằng họ không hề đơn độc. Thực tập ở một phòng thí nghiệm nơi xa xôi hẻo lánh có lẽ không phải là một ý kiến hay ho. Và việc gạt cái cần có hình đầu lâu chỉ để xem nó làm được gì cũng chẳng sáng suốt tí nào. Nhưng bây giờ không phải là lúc để hối hận vì bạn cần phải nhanh chóng thoát thân khỏi đám thây ma đột biến. Cùng với bạn là người lao công, trợ lý phòng thí nghiệm, và ông giáo sư già. Bạn có lợi thế đấy, nhưng chỉ có một cách để được an toàn: vượt qua một cây cầu dây cũ kĩ băng ngang hẻm núi. Bạn có thể chạy qua trong 1 phút, trong khi người trợ lí mất 2 phút. Người lao công chậm hơn chút, và mất 5 phút, và ông giáo sư thì mất tận 10 phút, vì phải bám lấy tay vịn mỗi lần bước đi. Vị giáo sư ước tính là, đám thây ma sẽ đuổi kịp bạn trong vòng hơn 17 phút, vì vậy bạn chỉ có nhiêu đó thời gian để mọi người băng qua cầu và cắt dây. Không may là, cây cầu chỉ chịu được 2 người. Tệ hơn nữa là trời quá tối để nhìn thấy, và cái đèn cũ kĩ bạn xách theo chỉ soi sáng một khoảng nhỏ. Bạn có thể tìm đường ra cho mọi người không? Hãy nhớ là 1 lần qua cầu không quá 2 người, người nào qua cầu cũng phải hoặc cầm đèn, hoặc đi kế bên, và đứng chờ trong bóng tối ở cả 2 bên cầu đều an toàn. Quan trọng nhất là, mọi người phải qua cầu an toàn trước khi lũ thây ma đến. Nếu không, con thây ma đầu tiên có thể lên cầu khi mọi người vẫn còn đang đi. Điều cuối cùng, không có mẹo gì ở đây cả. Bạn không thể đu dây qua, dùng cái cầu làm bè, hoặc làm bạn với đám thây ma. Hãy tạm dừng video bây giờ để tự mình tìm câu trả lời. Hiện câu trả lời trong 3s Hiện câu trả lời trong 2s Hiện câu trả lời trong 1s Thoạt tiên, có vẻ như bạn làm gì thì cũng lố 1-2 phút, nhưng vẫn có một cách. Điều mấu chốt là tối thiểu thời gian chết của 2 người chậm nhất bằng cách cho họ đi chung với nhau. Và bởi vì bạn cũng cần 2 lượt cầm đèn về, bạn sẽ cần 2 người nhanh nhất làm việc này. Vì vậy, bạn và người trợ lí sẽ chạy nhanh qua với cái đèn, mặc dù bạn phải đi chậm lại để chờ cô ta. Sau 2 phút, cả 2 đều qua được cầu, và bạn, người nhanh nhất, sẽ cầm đèn chạy về. Mới 3 phút trôi qua thôi. Đến đây mọi việc đều tốt cả. Bây giờ là phần khó khăn đây. Vị giáo sư và người lao công cầm đèn và cùng nhau vượt qua cầu. Việc này tốn 10 phút vì người lao công sẽ phải chậm lại chờ ông giáo sư già nguời luôn càm ràm là ông ta không nên cho đám thây ma khả năng nhìn trong đêm. Lúc họ qua khỏi cầu thì chỉ còn 4 phút, và bạn vẫn còn ở bên kia cầu. Nhưng nhớ rằng cô trợ lí đang đứng chờ ở bên này cầu, và cô ấy là người nhanh thứ 2 trong nhóm. Vì vậy cô ấy sẽ lấy cái đèn từ tay giáo sư và chạy qua chỗ của bạn. Chỉ với 2 phút còn lại, 2 người có thể trở về. Ngay khi qua bên kia cầu, bạn cắt dây để cầu sập, vừa kịp lúc. Chắc là mùa hè tới, bạn sẽ ở lì trong thư viện thôi. Bạn có thể chưa bao giờ nghe tới Kenema, ở Sierrra Leone hay Arua, ở Nigeria. Tôi biết đó là hai trong những nơi phi thường nhất trên trái đất. Tại nhiều bệnh viện ở đó, có một nhóm y tá, bác sĩ và nhà khoa học đang thầm lặng chiến đấu với mối đe doạ chết người nhất của nhân loại trong nhiều năm: virut Lassa Virut Lassa có nhiều điểm giống Ebola. Nó có thể gây sốt cao và thường đưa đến tử vong. Nhưng những con người này, họ thử thách cuộc sống mình hằng ngày để bảo vệ những người khác trong nhóm, và khi làm vậy, cũng bảo vệ chúng ta. Nhưng một trong những điều kì diệu nhất tôi học từ họ trong chuyến viếng thăm đầu tiên cách đây nhiều năm là việc họ bắt đầu mỗi buổi sáng-- những ngày kỳ diệu thử thách ở chiến tuyến đầu - bằng việc ca hát- Họ tụ lại với nhau, và họ thể hiện sự vui sướng của họ. Họ bày tỏ tâm tư của mình. Và trong nhiều năm, từ năm này sang năm khác lúc tôi thăm họ hay họ thăm tôi, Tôi cùng họp với họ và tôi hát và chúng tôi viết và chúng tôi thích điều đó, vì điều đó nhắc rằng ngoài việc cùng nhau theo đuổi khoa học, chúng tôi còn gắn kết với nhau bằng tình người. Và dĩ nhiên, bạn có thể thấy là, điều này trở nên cực kỳ quan trọng, thậm chí thiết yếu, khi mọi việc bắt đầu thay đổi. Thay đổi lớn xảy ra vào tháng ba 2014, khi dịch Ebola bùng phát ở Guinea. Đây là dịch đầu tiên ở Tây Phi, gần biên giới Sierra Leone và Liberia Nó rất đáng sợ, đáng sợ với tất cả chúng tôi. Chúng tôi có lúc cảm thấy hoài nghi là Lassa và Ebola phát tán rộng hơn chúng tôi nghĩ một ngày nào đó nó có thể lan đến Kenema. Vì vậy các thành viên nhóm chúng tôi lập tức đi gia nhập với T.S Hummar Khan và nhóm của ông ở đó, chúng tôi lập nơi chẩn đoán để có thể lấy xét nghiệm phân tử nhạy cảm để xác nhận Ebola liệu nó vượt biên giới và vào Sierra Leone không. Chúng tôi lập ra loại khả năng virut Lassa xâm nhập, chúng tôi biết cách làm, nhóm làm việc rất xuất sắc. Chúng tôi chỉ phải đưa họ công cụ và địa điểm nghiên cứu Ebola. Không may, ngày đó lại đến. Vào ngày 23/3/2014, một phụ nữ nhập khoa sản ở bệnh viện và nhóm làm việc lấy xét nghiệm phân tử quan trọng này và họ xác nhận ca Ebola đầu tiên ở Sierra Leone. Đây là việc làm phi thường đã xảy ra. Họ có thể chẩn đoán ngay lập tức, và chữa trị cho bệnh nhân an toàn và bắt đầu công việc lần dấu vết tìm hiểu nguyên nhân. Việc này có thể ngăn chặn vài thứ. Nhưng tại thời điểm đó, dịch bệnh đã lan tràn trong nhiều tháng. Với hàng trăm ca, nó đã lấn át tất cả những bệnh dịch trước đó. Nó đến Sierra Leone không phải chỉ một ca, mà là một làn sóng. Chúng tôi phải làm việc với cộng đồng quốc tế, với Bộ Y tế, với Kenema, để bắt đầu chữa các ca bệnh, khi tuần kế tiếp đến 31 ca, rồi 92 ca, rồi 147 ca tất cả đến từ Kenema, một trong những nơi ở Sierra Leone có thể chống chọi với dịch bệnh. Chúng tôi làm việc liên tục cố gắng làm mọi thứ có thể cố gắng giúp từng người, cố gắng thu hút sự quan tâm, chúng tôi cũng làm một việc đơn giản. Từ mẫu xét nghiệm mà chúng tôi lấy từ máu của bệnh nhân có Ebola, chúng tôi có thể bỏ đi, dĩ nhiên, Việc khác chúng tôi có thể làm, là bỏ hoá chất vào đó để vô hiệu hoá nó, bỏ nó vào trong một cái hộp rồi gửi đi bằng đường biển, đó là điều chúng tôi làm Chúng tôi gửi đến Boston nơi công sự tôi làm. Chúng tôi làm việc liên tục theo ca, ngày này qua ngày khác. và chúng tôi nhanh chóng phát triển ra 99 loại gen của virut Ebola. Đây là sơ đồ về gen của virut. Tất cả chúng ta đều có. Nó cho chúng ta biết mọi thứ tạo ra ta, nó nói lên rất nhiều điều. Kết quả của công trình này đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa. Ta có thể thật sự lấy 99 loại virut khác nhau này, nhìn và so sánh, chúng tôi có thể thấy khi so sánh ba loại gen mà đã được công bố trước đó ở Guinea, chúng tôi có thể chứng tỏ dịch bệnh đã xuất hiện ở Guinea nhiều tháng trước, trước khi lây sang con người, và từ đó truyền từ người này sang người khác. Bây giờ, điều cực kỳ quan trọng khi nào bạn cố tìm ra cách ngăn ngừa, thì điều quan trọng là truy tìm dấu vết. Chúng tôi cũng nhận ra rằng khi virut chuyển từ người sang người khác, nó bị đột biến. Và mỗi một đột biến này rất quan trọng, bởi vì chẩn đoán, vắc xin, trị liệu dùng tới, đều cơ bản dựa vào chuỗi gen hình thành nên nó. Vì vậy những chuyên gia sức khoẻ toàn cầu cần phải đối phó phải phát triển, để hiệu chỉnh lại mọi thứ mà họ đang làm. Nhưng cách khoa học vận hành, vị trí mà tôi đang ở khi đó, là, tôi có dữ liệu, có lẽ tôi phải làm việc một mình trong nhiều tháng, phân tích dữ liệu cẩn thận, từ từ, công bố kết quả, trao đổi qua lại nhiều lần, và cuối cùng khi công trình hoàn thiện, số liệu sẽ được công bố. Đó là thực trạng hiện nay. Vâng, đó không phải là cách làm lúc đó phải không? Có nhiều đồng đội ở tiền tuyến và rõ ràng rằng điều chúng tôi cần là sự giúp đỡ, rất nhiều giúp đỡ. Điều đầu tiên chúng tôi làm là ngay khi chuỗi gen ra khỏi máy, chúng tôi công bố trên mạng. Chúng tôi công bố với toàn thế giới và nói "Giúp chúng tôi" Và sự giúp đỡ đến. Trước khi hiểu được nó, nhiều người trên toàn thế giới lạc với chúng tôi, ngạc nhiên khi thấy dữ liệu xuất hiện và công bố. Nhiều người theo dõi vrut nhiều nhất thế giới bất ngờ trở thành thành viên nhóm chúng tôi. Chúng tôi làm việc cùng nhau theo cách ảo này, chia sẻ, điện thoại thường xuyên, trao đổi thông tin, cố gắng theo dõi virut từng phút một, để tìm cách ngăn chặn nó. Có rất nhiều cách mà chúng ta có thể hình thành nhóm như vậy. Mọi người đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, liên lạc nhau để học hỏi, tham gia, thực hiện. Mọi người muốn đóng góp một phần. Lượng sức người đó thật ngoài sức tưởng tượng, và internet nối kết chúng tôi lại. Và bạn có thể tưởng tượng được không thay vì sợ hãi nhau, chúng tôi chỉ nói, " hãy làm cái này. Hãy cùng làm và làm điều đó." Nhưng vấn đề là dữ liệu tất cả chúng tôi đang áp dụng, Thông tin trên mạng quá hạn chế với những gì chúng tôi cần làm. Nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Nên lúc đầu của trận dịch ở Kenema, chúng tôi có 106 bệnh án lâm sàng của bệnh nhân, có lần chúng tôi công bố trên toàn thế giới. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi dùng 106 bệnh án bạn có thể tiếp cận để lập cho máy tính đoán được tiến triển của bệnh nhân Ebola chính xác gần 100 phần trăm. Chúng tôi làm một ứng dụng để công bố lên mạng, cho người làm công tác y tế trong lĩnh vực này. Nhưng với 106 thì chưa nhiều để phê chuẩn ứng dụng. Vì vậy chúng tôi chờ cho có nhiều dữ liệu rồi công bố, nhưng dữ liệu vẫn chưa đến. Chúng tôi chờ và chờ, loay hoay một mình hơn là cùng nhau làm việc. Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó được. Đúng không? Tất cả chúng ta không thể chấp nhận điều đó được. Sự sống đang gặp nguy hiểm. Và thực tế, nhiều người mất mạng, nhiều nhân viên y tế, có cả đồng nghiệp thân yêu của tôi, năm người: Mbalu Fonne, Alex Moigboi, TS Humarr Khan, Alice Kovoma và Mohamed Fullah. Đây chỉ là năm trong số nhiều nhân viên y tế ở Kenema và ngoài vùng đó đã hy sinh khi thế giới chờ đợi và khi chúng tôi đang làm việc, thầm lặng và riêng lẻ. Ebola, như tất cả hiểm nguy khác, nó được nhóm thêm bởi bất tín, lạc hướng và chia rẽ. Khi chúng ta xây rào ngăn cách nhau và chúng ta lại đánh với nhau, virut tung hoành. Không như mối đe doạ nhân loại khác, Ebola là một nơi chúng ta đều thật sự giống nhau. Chúng tôi cùng nhau chiến đấu. Ebola ngấp nghé trước cửa nhà và có thể vào nhà ta. Và ở nơi này với cùng một tổn thương, cùng sức mạnh, cùng nỗi sợ, cùng hy vọng, Tôi mong rằng chúng ta cùng làm việc chung với niềm vui. Một sinh viên cao học của tôi đọc cuốn sách về Sierra Leone, và cô khám phá ra chữ "Kenema," nơi có bệnh viện và thành phố chúng tôi làm việc ở Sierra Leone, được đặt tên sau từ Mende có nghĩa là "trong sáng như dòng sông, trong suốt và mở rộng cho mọi người nhìn," Đó là tâm niệm của chúng tôi, dù không biết, chúng tôi luôn cảm nhận được, rằng để tôn vinh người nào đó ở Kenema nơi chúng tôi làm việc, chúng tôi phải làm việc công khai, phải chia sẻ và phải cùng làm. Chúng ta phải làm thế. Chúng tôi phải yêu cầu bản thân và mọi người làm điều đó phải công khai với nhau khi một dịch bệnh xuất hiện, để cùng chống chọi cuộc chiến này. Vì đây không phải là dịch bệnh Ebola đầu tiên, cũng không phải là cuối cùng, có nhiều những con siêu vi đang nằm chờ ở ngoài kia, như virút Lassa và loại khác. Và bệnh dịch xảy ra lần tới, nó có thể bùng phát ở một thành phố hàng triệu người. Nó có thể là cái gì đó truyền trong không khí. Thậm chí có thể bị phát tán một cách cố ý. Điều đó thật đáng sợ, tôi hiểu, nhưng tôi cũng biết, kinh nghiệm này cho chúng tôi biết, chúng ta có công nghệ và có khả năng để chiến thắng nó, để chiến thắng và cao tay hơn những con virut. Chúng ta chỉ có thể làm được nếu cùng nhau làm và làm với niềm vui. Thế nên vì Tiến sĩ Khan và vì những người đã hy sinh mạng sống ở tiền tuyến họ đã luôn ở với chúng ta trong trận chiến này, chúng ta hãy tham gia với họ. Và không để thế giới bị định hình bởi sự huỷ hoại của một loại virut, mà được thắp sáng bằng hàng tỉ trái tim và khối óc làm việc trong hiệp nhất. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trông như một tập hợp các số được sắp xếp theo thứ tự nhưng lại là một kho báu toán học. Những nhà toán học Ấn Độ gọi nó là Nấc thang lên đỉnh Tu Di. Ở Iran, nó có tên Tam giác Khayyam Và ở Trung Quốc, là Tam giác Dương Huy. Ở hầu hết các nước phương Tây, nó được biết đến với tên Tam giác Pascal, đặt theo tên nhà toán học người Pháp, Bryce Pascal, nghe có vẻ hơi bất công vì rõ ràng khám phá của ông muộn hơn những người khác nhưng ông vẫn có nhiều đóng góp. Vậy điều gì khiến nó hấp dẫn các nhà toán học trên thế giới đến vậy? Nói ngắn gọn, nó chứa đầy quy luật và bí ẩn. Trước nhất là quy tắc tạo thành. Bắt đầu với số một, hãy tưởng tượng những số không vô hình ở hai bên. Cộng chúng lại theo cặp, sẽ tạo thành dòng tiếp theo. Hãy lặp lại việc này. Cứ tiếp tục như vậy, bạn có được một tam giác như thế này, dù thực tế, Tam giác Pascal có thể đến vô tận. Mỗi dòng ứng với các hệ số trong khai triển nhị thức có dạng (x+y)^n, trong đó n là số dòng, và bắt đầu tính từ số không. Do đó, nếu cho n=2 và khai triển nó, bạn sẽ được: (x^2) + 2xy + (y^2). Hệ số, hay số đứng trước biến, trùng với các con số của dòng tương ứng trong Tam giác Pascal. Bạn sẽ thấy điều tương tự với n=3, được khai triển thành thế này. Dùng tam giác này, ta có thể tra các hệ số này nhanh chóng và dễ dàng. Và hơn thế nữa. Ví dụ, tính tổng các số trên mỗi dòng ta được dãy lũy thừa cơ số 2. Hoặc trên một dòng, coi mỗi số là một phần của khai triển trong hệ thập phân. Nói cách khác, dòng hai được biểu diễn: (1x1)+(2x10)+(1x100). Bạn sẽ có 121, tức 11^2. Hãy xem điều gì xảy ra khi làm tương tự với dòng sáu. Tổng là 1.771.561, tức 11^6, và tiếp tục như vậy. Nó cũng có các ứng dụng trong hình học. Hãy nhìn vào các đường chéo. Hai đường đầu tiên không có gì thú vị: toàn số một, và các số nguyên dương, hay còn được gọi là số tự nhiên. Nhưng các số trên đường chéo tiếp theo được gọi là số tam giác vì bạn có thể lấy các điểm đó, xếp chúng thành các tam giác đều. Đường chéo kế tiếp chứa số tứ diện vì đơn giản, bạn có thể xếp chúng thành một tứ diện. Hoặc tô tất cả các số lẻ. Có vẻ như chẳng có gì đặc biệt nếu tam giác này quá nhỏ nhưng nếu thêm vào hàng ngàn dòng, bạn sẽ có một hệ chiết hình gọi là Tam giác Sierpinski. Tam giác này không chỉ là một kiệt tác toán học. Nó còn khá hữu dụng, nhất là với xác suất và tính toán trong ngành toán học tổ hợp. Giả sử bạn muốn có năm người con, và muốn biết xác suất của việc có được gia đình mơ ước với ba con gái và hai con trai. Trong khai triển nhị thức, nó tương ứng với tổng số con gái và con trai, tất cả mũ năm. Hãy cùng nhìn vào dòng thứ năm, số đầu tiên ứng với năm người con gái và số cuối ứng với năm người con trai. Số đứng thứ ba chính là con số ta muốn tìm. Lấy mười chia cho tổng các xác suất trong dòng. Vậy là 10/32, hay 31.25%. Hoặc nếu bạn chọn ngẫu nhiên năm người trong một đội bóng rổ trong một nhóm 12 người, có thể lập được tất cả bao nhiêu nhóm năm người? Trong toán tổ hợp, bài toán này sẽ được biểu diễn dưới dạng tổ hợp chập 5 của 12, và có thể dùng công thức này để tính, hay bạn có thể chỉ nhìn vào số thứ sáu trên dòng 12 của tam giác và tìm được đáp án. Quy luật trong Tam giác Pascal là minh chứng cho cấu trúc đan xen một cách tinh tế của toán học. Cho tới ngày nay, nó vẫn đang tiết lộ thêm những bí mật mới. Ví dụ, các nhà toán học gần đây phát hiện ra cách để khai triển nó cho tới loại đa thức này. Ta có thể tìm thấy gì tiếp theo? Điều đó tùy thuộc vào bạn. Một con rồng dài 13,000 dặm làm từ đất và đá trải dài xuyên suốt đất nước Trung Hoa và lịch sử của nó có lẽ cũng dài và phức tạp như chính kết cấu của mình. Vạn Lý Trường Thành ban đầu chỉ là những bức tường đất nện được xây bởi các nước phong kiến trong giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc để bảo vệ khỏi sự xâm lược từ những đoàn binh du mục phương Bắc và các nước khác. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên, Cao nguyên Tây Tạng và Thái Bình Dương trở thành rào chắn bảo vệ cho đại lục nhưng quân Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Nô vẫn có thể dễ dàng xâm lược từ vùng núi phía Bắc. Để có thể bảo vệ được lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng đã mở rộng phạm vi của những bức tường đất nện, đồng thời liên kết và gia cố chúng. Vậy là một quần thể kiến trúc kéo dài từ Lintao ở phía tây, kéo dài tới Liêu Đông ở phía đông, dần được biết đến dưới tên gọi "Trường Thành" Để hoàn thành nhiệm vụ trên, Tần Thủy Hoàng chiêu mộ cả tướng sĩ lẫn thường dân, và nhiều lúc là cưỡng ép họ. Trong hàng vạn người xây thành được ghi chép lại dưới thời Tần, rất nhiều trong số đó là nông dân nghèo bị ép buộc và các tù nhân bị lưu đày. Dưới thời Hán, Thành được kéo dài lên đến 3700 dặm mở rộng từ Đôn Hoàng cho đến biển Bột Hải. Lao động xây thành tiếp tục bị ép buộc dưới thời nhà Hán (Hán Vũ Đế), Thành được biết đến như một nơi khủng khiếp đối với con người. Thơ ca và truyện đã kể rằng, vô số xác người đã được chôn trong những ngôi mộ tập thể gần đó, và thậm chí lẫn trong những bức tường. Mặc dù không tìm được xác người trong tường thành, thì những nấm mồ cũng đủ chứng minh có rất nhiều người đã chết vì tai nạn, vì đói và vì kiệt sức. Tuy nhiên, Trường Thành đáng sợ chứ không bất bại. Thành Cát Tư Hãn và con trai là Hốt Tất Liệt đã đoạt được thành trong cuộc xâm lược ở thế kỷ 13. Sau khi nhà Minh lên nắm quyền năm 1368, Thành được gia cố lại và làm cho chắc chắn hơn bằng gạch và đá từ các lò nung lân cận. Với chiều cao khoảng 23 feet, bề rộng khoảng 21 feet dọc 5500 dặm chiều dài Thành là những tháp canh. Khi phát hiện quân xâm lược, tín hiệu lửa và khói sẽ truyền từ tháp này qua tháp khác cho đến khi quân tiếp viện có mặt. Những lỗ nhỏ trên tường thành dùng để bắn tên lửa vào địch những lỗ lớn hơn dùng để thả đá và các thứ khác xuống. Nhưng cho dù đã được cải tiến, sức phòng vệ của Thành vẫn chưa đủ. Năm 1644, quân Mãn Châu tiêu diệt nhà Minh và thành lập triều Thanh, đồng thời hợp tác với người Mãn (Mông Cổ). Vậy là lần thứ hai, Trung Quốc bị cai trì bởi những người mà lẽ ra phải bị giữ ngoài Thành. Vì lãnh thổ đã vượt quá phạm vi bảo vệ của Thành, việc củng cố Thành trở thành vô nghĩa. Không có quân chi viện thường trực, Thành dần thành đống đổ nát đất nện bị xói mòn, gạch và đá thì bị cướp để làm vật liệu xây dựng. Song, Vạn Lý Trường Thành vẫn phải tiếp tục tồn tại. Trong Thế chiến thứ 2, Trung Quốc đã sử dụng nhiều đoạn làm phòng tuyến chống Nhật, nhiều người còn cho rằng một số phần của Thành được dùng để huấn luyện quân đội. Tuy nhiên, giá trị chính của nó hiện nay là văn hóa. Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình nhân tạo lớn nhất thế giới được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1987 Được xây dựng để bảo vệ Trung Quốc khỏi các dân tộc khác Vạn Lý Trường Thành hiện nay đón hơn 1 triệu lượt tham quan mỗi năm. Tuy nhiên, quá nhiều du khách đã khiến Thành có hiện tượng hư hại nên chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu các biện pháp bảo tồn. Người ta cho rằng Vạn Lý Trường Thành là công trình duy nhất trên Trái Đất nhìn thấy được từ không gian. Cái này không đúng đâu nghen! Từ quỹ đạo Trái Đất, tất cả các công trình như cầu, đường, sân bay đều nhìn thấy được, Vạn Lý Trường Thành chỉ vừa đủ cho mắt thường trông thấy. Nhưng nếu nhìn từ mặt trăng thì chả thấy được gì đâu! Dù sao thì chúng ta vẫn nên nghiên cứu Vạn Lý Trường Thành từ mặt đất thôi. Cứ vài năm, một đoạn thành mới tách khỏi phần Thành chính lại được phát hiện và mở rộng thêm công trình vĩ đại này của loài người. Hãy nghĩ đến một kỉ niệm thật đặc sắc. Được chưa? Được rồi, bây giờ hãy nhớ lại những món bạn ăn trong bữa trưa ba tuần trước Ký ức thứ hai có vẻ không rõ ràng bằng nhưng tại sao không? Tại sao chúng ta nhớ một số thứ, chứ không phải những thứ khác? Và tại sao trí nhớ cuối cùng lại dần phai nhạt? trước tiên hãy tìm hiểu cách kí ức hình thành . Khi bạn trải qua điều gì, như quay một số điện thoại chẳng hạn trải nghiệm đó được biến thành một xung năng lượng điện chạy dọc theo mạng lưới tế bào thần kinh thông tin lúc đầu tạo thành trí nhớ ngắn hạn nó có sẵn bất cứ đâu trong khoảng từ vài giây đến một vài phút. Sau nó nó được chuyển đổi thành trí nhớ dài hạn qua những khu vực như hồi hải mã và cuối cùng đến một số vùng lưu giữ khắp não bộ Tế bào thần kinh trong não giao tiếp qua vùng riêng biệt gọi là các khớp thần kinh sử dụng chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt Nếu hai nơ-ron thần kinh lặp lại giao tiếp, một điều đáng lưu ý xảy ra: sự hiệu quả của việc giao tiếp của chúng tăng lên. Quá trình này, gọi là "sự tăng cường tiềm năng điện dài hạn", được coi là một cơ chế mà ký ức được lưu trữ dài hạn nhưng làm sao một số ký ức lại bị mất? Tuổi tác là một tác nhân. Khi chúng ta già đi, khớp thần kinh trở nên chập chờn và yếu đi ảnh hưởng đến việc chúng ta dễ nhớ lại ký ức hay không. Các nhà khoa học có nhiều giả thuyết về điều gì đứng sau sự suy giảm này, từ sự co giảm thực tế ở não, vùng hồi hải mã giảm 5% lượng nơ-ron mỗi thập kỉ tức là mất tổng cộng 20% vào lúc bạn 80 tuổi đến sự giảm hình thành chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholine, chất quan trọng trong học tập và ghi nhớ. Những thay đổi này có vẻ ảnh hưởng đến việc nhớ lại những thông tin đã lưu giữ. Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo ký ức của chúng ta. Ký ức được mã hóa mạnh mẽ nhất khi chúng ta đang tập trung chú ý, khi liên quan sâu sắc với chúng ta, và khi thông tin có ý nghĩa với chúng ta Những vấn đề sức khoẻ thần kinh và vật chất, thường tăng khi chúng ta già đi ngăn cản khả năng chú ý của chúng ta và do đó đóng vai trò như kẻ trộm ký ức. Một nguyên nhân chủ yếu khác của vấn đề trí nhớ là căng thẳng mãn tính. Khi chúng ta liên tục bị quá tải bởi công việc và trách nhiệm cá nhân cơ thể chúng ta đang ở tình trạng đáng báo động Phản ứng này phát triển từ các cơ chế sinh lý được thiết kế để đảm bảo chúng ta vượt qua khủng hoảng Hoá chất giảm căng thẳng giúp huy động năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo Tuy nhiên, do căng thẳng kéo dài cơ thể chúng ta ngập trong các hoá chất, dẫn đến sự biến mất của các tế bào não và không có khả năng để tạo ra tế bào mới, điều đó ảnh hưởng đến khả năng giữ lại thông tin mới Trầm cảm là một thủ phạm khác. Những người bị trầm cảm có hơn 40% xác suất bị vấn đề về trí nhớ. Thiếu hụt serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự hưng phấn có thể khiến những người bị trầm cảm ít chú ý đến thông tin mới Chú tâm vào những sự kiện đáng buồn trong quá khứ, một triệu chứng của bệnh trầm cảm gây khó khăn cho việc chú ý đến hiện tại, ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ ký ức ngắn hạn Sự cô đơn, gắn liền với trầm cảm, là một kẻ trộm ký ức Một nghiên cứu ở Trường Y tế Công Cộng Harvard tìm ra rằng người lớn tuổi với mức độ hội nhập xã hội cao có mức độ suy giảm trí nhớ thấp hơn trong một giai đoạn dài 6 năm. Lý do chính xác còn chưa rõ, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng sự hội nhập xã hội giúp bộ não của chúng ta tập luyện tinh thần. Giống như sức mạnh cơ bắp, chúng ta phải sử dụng não bộ của mình hoặc có nguy cơ mất nó. Nhưng đừng tuyệt vọng, Có nhiều bước bạn có thể làm để hỗ trợ bộ não của mình trong việc giữ gìn kí ức. Chắc rằng bạn tiếp tục hoạt động thể chất Tăng lượng máu lưu thông lên não là hữu ích. Và ăn uống điều độ. Bộ não của bạn cần các chất dinh dưỡng đầy đủ để luôn hoạt động đúng chức năng. Và cuối cùng, tập luyện não bộ của bạn. Thử thách não bộ của bạn, như học một ngoại ngữ mới chẳng hạn, là một trong những cách bảo vệ hữu hiệu nhất để giữ các ký ức nguyên vẹn. Xin chào. Tôi tên là Matthew Williams, và tôi là một nhà vô địch. Tôi giành được huy chương vàng ở ba bộ môn thể thao và bộ môn thi đấu quốc gia khác nhau ở Canada, thi đấu cấp độ quốc tế ở bộ môn bóng rổ và rất tự hào được đại diện cho Canada trên trường quốc tế. (Vỗ tay) Tôi tập luyện bóng rổ và trượt băng tốc độ năm ngày một tuần, làm việc với các huấn luyện viên hàng đầu và những nhà tư vấn về khả năng trí tuệ để đạt được phong độ tốt nhất trong bộ môn tôi tham gia. Tất cả những điều này tôi có được là nhờ Thế Vận Hội Đặc Biệt. Điều này có thay đổi cách nghĩ của bạn về tôi và thành tích tôi đạt được không? Thế giới không hề xem những người như tôi là những nhà vô địch. Cách đây không lâu, những người như tôi bị xa lánh và cách ly. Đã có nhiều thay đổi từ khi Thế Vấn Hội Đặc Biệt được thành lập vào năm 1968, nhưng trong nhiều trường hợp, những người bị khuyết tật trí tuệ trở nên vô hình với cộng đồng. Mọi người dùng từ ngữ xúc phạm trước mặt tôi nhưng họ cho là không sao. Đó là "retard" - người thiểu năng hay "retarded" - bị thiểu năng sử dụng nhằm xúc phạm người khác. Họ không hề nghĩ họ đã gây tổn thương tôi và những người bạn đến mức độ nào đâu. Tôi không muốn các bạn cho là tôi đến đây vì tôi là trường hợp cần giúp đỡ. Tôi có mặt ở đây vì vẫn còn nhiều bất ổn trong cách thức nhiều người nhìn nhận những cá nhân bị khuyết tật trí tuệ hoặc, thường thì họ không thèm nhìn nhận. Các bạn có biết Thế Vận Hội Thế Giới diễn ra năm nay? Tôi là một trong hơn 6.500 vận động viên bị khuyết tật trí tuệ từ 165 đất nước đến tranh tài tại Los Angeles (LA). Có hơn 62.000 khán giả xem lễ khai mạc, và có phát sóng trực tiếp trên kênh TSN và ESPN. Các bạn thậm chí có biết chuyện đó không? Các bạn nghĩ gì khi nhìn thấy những người như tôi? Hôm nay tôi đến đây để thách thức các bạn nhìn nhận chúng tôi một cách bình đẳng. Thế Vận Hội Đặc Biệt biến đổi khả năng tự nhận thức của những vận động viên bị khuyết tật trí tuệ và nhận thức của những người xem. Đối với những ai không biết rõ, Thế Vận Hội Đặc Biệt dành cho những vận động viên bị khuyết tật trí tuệ. Thế Vận Hội Đặc Biệt khác với Thế Vận Hội và Thế Vận Hội dành cho Người Khuyết Tật Chúng tôi cung cấp các chương trình thể thao chất lượng cao, kéo dài quanh năm dành cho những người bị khuyết tật trí tuệ việc này làm thay đổi cuộc đời và nhận thức của nhiều người. Phong trào này đã thay đổi cuộc đời tôi và cuộc đời của rất nhiều người khác nữa. Đồng thời cũng làm thay đổi nhận thức của thế giới đối với những người bị khuyết tật trí tuệ. Tôi bị động kinh và khuyết tật trí tuệ bẩm sinh. Khi lớn lên, tôi chơi khúc côn cầu cho đến năm 12 tuổi. Càng lớn lên, tôi càng thấy khó khăn hơn để theo kịp mọi người, nên tôi cảm thấy giận dữ và bực tức. Có lúc, tôi không chơi thể thao gì cả, không giao du với bạn nhiều lắm cảm giác bị bỏ rơi và thấy buồn. Có một giai đoạn những người bị khuyết tật trí tuệ bị cách ly khỏi xã hội. Không ai cho rằng họ có thể chơi thể thao, huống chi là trở thành một thành viên có giá trị trong xã hội. Vào thập niên 1960, TS. Frank Hayden, một nhà khoa học tại Đại Học Toronto, nghiên cứu hiệu quả của việc tập thể dục thường xuyên lên mức độ khỏe mạnh của trẻ em bị khuyết tật trí tuệ. Khi sử dụng đến nghiên cứu khoa học chính xác, TS. Hayden và những nhà nghiên cứu khác rút ra kết luận rằng chỉ đơn giản do thiếu cơ hội được tham gia nên dẫn đến việc trẻ kém khỏe mạnh đi. Nhiều người nghi ngờ việc những người bị khuyết tật trí tuệ có thể hưởng lợi từ những chương trình rèn luyện thể trạng và cơ hội tham gia tranh tài ở các môn thể thao. Nhưng những nhà tiên phong như TS. Hayden và Eunice Kennedy Shriver, người sáng lập Thế Vận Hội Đặc Biệt, vẫn kiên trì, và các vận động viên Thế Vận Hội Đặc Biệt chứng minh là họ đã đúng gấp bốn triệu rưỡi lần. (Vỗ tay) Trước khi tham gia Thế Vận Hội Đặc Biệt, tôi hơi lo lắng vì tôi còn trẻ, nhút nhát, không tự tin và không có nhiều bạn bè cho lắm. Tuy nhiên, khi tôi đến tham gia, mọi người rất hay khuyến khích tôi, hỗ trợ tôi, và để tôi được là chính mình mà không hề phán xét. Hiện tại tôi là một cầu thủ bóng rổ và vận động viên trượt băng tôi đã thi đấu ở cấp độ tỉnh thành và quốc gia, và trong năm nay đã nỗ lực để lọt vào Thế Vận Hội Thế Giới Mùa Hè ở LA, ở đó tôi là thành viên của đội bóng rổ Canada đầu tiên từng được tham gia Thế Vận Hội Thế Giới. (Vỗ tay) Tôi là một trong hơn bốn triệu rưỡi vận động viên trên thế giới, và tôi đã nghe nhiều câu chuyện tương tự. Trở thành vận động viên ở Thế Vận Hội Đặc Biệt giúp chúng tôi khôi phục lòng tự trọng và phẩm cách. Thế Vận Hội Đặc Biệt cũng giúp giải quyết những nhu cầu sức khỏe quan trọng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, trên trung bình, những người đàn ông bị khuyết tật trí tuệ chết sớm hơn 13 năm so với những người đàn ông bình thường, và những phụ nữ bị khuyết tật trí tuệ chết sớm hơn 20 năm so với những phụ nữ bình thường. Thế Vận Hội Đặc Biệt giúp chúng tôi khỏe mạnh bằng cách làm chúng tôi năng động và chơi thể thao. Các huấn luyện viên cũng dạy cho chúng tôi về dinh dưỡng và sức khỏe. Thế Vận Hội Đặc Biệt cũng cung cấp việc kiểm tra sức khỏe miễn phí cho những vận động viên gặp khó khăn trong giao tiếp với bác sĩ hoặc trong việc tiếp cận y tế. Ở Thế Vận Hội Mùa Hè năm 2015, tôi và các đồng môn trong đội Canada chơi cho đội bóng rổ Nigeria. Ngày trước khi trận đấu diễn ra, đội bóng rổ Nigeria kiểm tra sức khỏe ở chương trình Vận Động Viên Khỏe Mạnh, bảy trong số mười thành viên được phát dụng cụ trợ thính miễn phí và đó là lần đầu tiên trong đời họ được nghe rất rõ. (Vỗ tay) Sự thay đổi ở họ thật kỳ diệu. Họ trở nên hào hứng hơn, vui vẻ hơn và tự tin hơn vì huấn luyện viên có thể giao tiếp bằng lời nói với họ. Và họ rất xúc động vì được nghe âm thanh của bóng rổ, âm thanh của tiếng còi và tiếng khán giả cổ vũ trong khán đài -- những âm thanh mà chúng ta cho là hiển nhiên phải có. Thế Vận Hội Đặc Biệt không chỉ biến đổi vận động viên trong môn thể thao họ chọn. Thế Vận Hội Đặc Biệt còn làm thay đổi cuộc đời của họ ngoài sân cỏ. Năm nay, kết quả nghiên cứu cho thấy gần phân nửa số người lớn ở Mỹ không hề biết đến một người nào đó bị khuyết tật trí tuệ, và số lượng 44% người Mỹ không có bất kỳ mối liên hệ cá nhân nào với người khuyết tật trí tuệ là những người không dễ dàng chấp nhận và tích cực cho lắm. Rồi còn đó từ ngữ gây xúc phạm chứng tỏ rằng những người bị khuyết tật trí tuệ vẫn còn vô hình trong mắt rất nhiều người. Họ sử dụng từ đó một cách bình thường hay khi cần sỉ nhục ai đó. Năm ngoái, tổng số tweet nhắc đến chữ này là chín triệu lần, và điều này gây tổn thương sâu sắc cho tôi và hơn bốn triệu rưỡi vận động viên khác trên toàn cầu. Mọi người không cho rằng đó là xúc phạm, nhưng thực sự thì có. Như đồng vận động viên và sứ giả toàn cầu John Franklin Stephens đã viết trong bức thư ngỏ gửi tới một chuyên gia về chính trị, vị này đã dùng từ đó để xúc phạm, "Hãy tham gia Thế Vận Hội Đặc Biệt cùng chúng tôi. Thử xem ông có thể rời khỏi đây mà không có thay đổi gì trong tim mình." (Vỗ tay) Năm nay, tại Thế Vận Hội Mùa Hè 2015, mọi người xếp hàng trong nhiều giờ chỉ để được vào xem đêm cuối cùng của cuộc thi cử tạ. Khán đài đông nghẹt khi đồng đội của tôi là Jackie Barrett, biệt danh "Chú Nai Xứ Newfoundland" nhấc tạ nặng 655 pound (khoảng 297 kg) và gánh tạ nặng 611 pound (khoảng 277 kg) (Vỗ tay) anh đặt ra những kỷ lục khủng cho Thế Vận Hội Đặc Biệt. Jackie là người giữ kỷ lục trong số tất cả các vận động viên cử tạ ở Newfoundland không chỉ trong Thế Vận Hội Đặc Biệt, mà tất cả vận động viên cử tạ. Jackie là một ngôi sao lớn ở LA, và kênh ESPN đăng trực tiếp lên Twitter những cú nhấc tạ phá kỷ lục của Jack và khiến mọi người kinh ngạc với màn biểu diễn của anh. Cách đây năm mươi năm, rất ít người hình dung những người khuyết tật trí tuệ có thể làm được những chuyện như vậy. Năm nay, 60.000 khán giả ngồi chật ních sân vận động LA Memorial nổi tiếng để xem lễ khai mạc Thế Vận Hội Thế Giới và cổ vũ vận các động viên đến từ 165 nước trên toàn thế giới. Trái ngược với việc bị cách ly, lúc này chúng tôi được cổ vũ và hoan nghênh. Thế Vận Hội Đặc Biệt dạy các vận động viên trở nên tự tin và tự hào về bản thân. Thế Vận Hội Đặc Biệt dạy cho thế giới rằng những người bị khuyết tật trí tuệ xứng đáng được tôn trọng và chấp nhận. (Vỗ tay) Hiện tại, tôi có những ước mơ và đạt được thành tích trong thể thao, có các huấn luyện viên tuyệt vời, được tôn trọng và có phẩm cách được khỏe mạnh hơn, và tôi đang theo đuổi sự nghiệp trở thành huấn luyện viên cá nhân. (Vỗ tay) Tôi không còn phải trốn, phải bị ăn hiếp và tôi đang có mặt ở đây diễn thuyết trên sân khấu TED. (Vỗ tay) Thế giới trở nên khác biệt nhờ vào Thế Vận Hội Đặc Biệt, nhưng vẫn còn rất nhiều thứ phải làm. Cho nên nếu lần tới bạn nhìn thấy ai đó bị khuyết tật trí tuệ, tôi hy vọng bạn thấy được khả năng của họ. Lần tới nếu ai đó xung quanh bạn sử dụng từ ngữ xúc phạm, bạn hãy cho họ biết nó gây tổn thương biết bao nhiêu. Tôi hy vọng bạn suy nghĩ tới việc tham gia Thế Vận Hội Đặc Biệt. (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với bạn thêm một ý cuối cùng. Nelson Mandela đã từng nói, "Thể thao có sức mạnh làm thay đổi thế giới" Thế Vận Hội Đặc Biệt đang làm thay đổi thế giới bằng cách biến đổi bốn triệu rưỡi vận động viên và cho chúng tôi một không gian để tự tin hơn, được gặp bạn bè, không bị phán xét được cảm giác và thực sự trở thành những nhà vô địch. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn cùng với 9 người khác cùng bị bắt bởi siêu chúa tể ngoài hành tinh. Người ngoài hành tinh nghĩ rằng loài người trông thật ngon, nhưng nền văn minh của họ không cho phép ăn những người chịu hợp tác và thông minh. Thật không may, họ không chắc rằng bạn có đủ tiêu chuẩn hay không, vì thế họ quyết định cho bạn một bài kiểm tra Theo lời phiên dịch viên vũ trụ, Người hướng dẫn viên ngoài hành tinh nói rằng: Tất cả các ngươi sẽ được xếp theo một hàng dọc từ cao đến thấp sao cho người ở sau luôn nhìn thấy người ở trước mình. Ngươi sẽ không được nhìn phía sau hay bước ra khỏi hàng. Mỗi người sẽ phải đội một chiếc mũ đen hoặc trắng được chọn ngẫu nhiên và ta sẽ không nói số lượng của mỗi loại. Khi ta nói bắt đầu, các ngươi phải đoán được mình đang đội mũ màu gì bắt đầu từ người ở sau cùng đến những người đằng trước. và đừng bao giờ cố gắng nói từ gì khác ngoài "trắng" hoặc "đen" hay ra ám hiệu bằng cách khác, như ngữ điệu hay âm lượng; các ngươi sẽ bị ăn thịt ngay lập tức. Nếu ít nhất chín người bọn ngươi đoán đúng, tất cả sẽ được giải thoát. Các ngươi có 5 phút để thảo luận và đưa ra phương án, sau đó ta sẽ gọi các ngươi ra xếp hàng, phân chia mũ và bắt đầu. Bạn đã nghĩ ra cách nào có thể đảm bảo cứu sống mọi người không? Dừng video và tìm câu trả lời nhé. Trả lời trong: 3 Trả lời trong: 2 Trả lời trong: 1 Điểm mấu chốt nằm ở người cuối hàng người có thể thấy được tất cả mũ của người khác và nói "trắng" hoặc "đen" để trao đổi một vài mật mã. Vậy những từ ngữ đó có nghĩa như thế nào để mọi người có thể đoán đúng màu mũ của họ? Đó không thể là tổng số mũ trắng hay đen Có thể có nhiều hơn 2 giá trị, nhưng thứ có 2 giá trị chính là tính chẵn - lẻ của con số rằng nó có thể là số lẻ hay số chẵn. Vậy đáp án là thỏa thuận xem dù là ai nói trước cũng sẽ nói "đen" khi anh ta thấy tổng số mũ đen là số lẻ và "trắng" nếu anh ta thấy tổng số mũ đen là số chẵn. Hãy cùng xem kết quả ra sao khi những chiếc mũ được phân phát như sau: Tù nhân cao nhất thấy 3 chiếc mũ đen trước mặt mình, vậy anh ta sẽ nói "đen" để báo với những người khác rằng tổng số mũ đen là số lẻ. Anh ta có thể nói sai màu nón của mình nhưng không sao vì cả nhóm bạn được phép trả lời sai một lần. Tù nhân thứ 2 cũng thấy số mũ đen là số lẻ, nên cô ấy biết rằng mũ cô có màu trắng và trả lời chính xác. Tù nhân thứ 3 thấy số mũ đen là số chẵn, vì thế anh ta biết rằng anh ta hẳn đang đội một trong số mũ đen mà hai người trước đã thấy. Tù nhân thứ 4 nghe được và biết rằng cô đang tìm số mũ đen với số chẵn vì một người đội mũ đen đã ở đằng sau cô. Nhưng cô chỉ thấy một chiếc, vì thế cô biết rằng mũ của mình cũng màu đen. Tù nhân từ thứ 5 đến thứ 9 trông chờ số mũ đen là số lẻ, và họ đã thấy một chiếc, vì thế họ biết rằng mũ mình có màu trắng. Và rồi đến lượt bạn ở đầu hàng Nếu tù nhân thứ 9 thấy số mũ đen là số lẻ, điều đó chỉ có thế mang một ý nghĩa. Bạn sẽ tìm thấy rằng chiến lược này có hiệu lực cho mọi sự sắp xếp mũ. Người tù thứ nhất có 50% cơ hội nói sai về chiếc mũ của anh ta, nhưng thông tin về tính chẵn lẻ của con số mà anh ta truyền đi cho phép người còn lại đoán được đáp án một cách hoàn toàn chính xác. Mỗi người trông chờ số lượng mũ là chẵn hay lẻ của một màu cụ thể. Nếu cái họ thấy không đúng, có nghĩa là họ đang đội mũ màu đó. Và mỗi khi điều đó xảy ra, người tiếp theo trong hàng sẽ đổi tính chẵn lẻ mà họ mong nhìn thấy. Vậy thôi, tất cả các bạn được tự do. Có lẽ những người ngoài hành tinh sẽ phải chịu đói hay tìm sinh vật nào khác ít thông minh hơn để bắt cóc. Khi phải đối mặt với thử thách lớn thất bại dường như ẩn nấp ở mọi ngóc ngách bạn có thể từng nghe lời khuyên thế này: ''Hãy tự tin lên nào.'' Và rất có thể đây là điều bạn nghĩ lúc đó: ''Giá mà nó đơn giản như vậy.'' Nhưng tự tin là gì nhỉ? Là niềm tin rằng bạn quan trọng, có giá trị và có khả năng, cũng như sự tự tin, thêm vào đó là sự lạc quan sẽ đến khi bạn tin vào năng lực của bản thân và có được năng lượng từ niềm tin ấy, bạn hành động thật can đảm để đối mặt với thách thức. Đó chính là sự tự tin. Nó biến suy nghĩ thành hành động. Vậy sự tự tin bắt nguồn từ đâu nhỉ? Có nhiều yếu tố tác động đến sự tự tin. Một: Yếu tố bẩm sinh, chẳng hạn như gen, tác động đến sự cân bằng về thần kinh trong não bạn Hai: cách mà bạn được đối xử. Điều này bao gồm cả áp lực trong môi trường xã hội của bạn. Và ba: phần do bạn điều khiển, sự lựa chọn của bạn, rủi ro bạn chấp nhận, cách bạn suy nghĩ, ứng phó với thử thách và thất bại Không thể tách rời ba yếu tố này nhưng sự lựa chọn cá nhân mới đóng vai trò to lớn trong việc phát triển sự tự tin. Vì thế hãy nhớ lấy vài mẹo thiết thực này, chúng ta thực sự có thể trau dồi sự tự tin của mình Mẹo thứ nhất: sự ứng biến. Có một vài chiêu nhỏ có thể thúc đẩy sự tự tin của bạn ngay tức thì trong ngắn hạn. Hãy tưởng tượng sự thành công của mình khi bạn bắt đầu làm một nhiệm vụ khó khăn, một điều đơn giản chỉ như nghe điệu nhạc với nhịp bass sâu lắng Nó có thể thúc đẩy cảm giác đầy sức mạnh. Bạn có thể tạo một dáng vẻ đầy năng lượng hoặc tặng bản thân một lời động viên. Mẹo 2: Tin vào khả năng tiến bộ của mình Nếu bạn đang mong đợi một sự thay đổi về lâu dài, hãy quan tâm đến cách mà bạn nghĩ về năng lực và tài năng của mình. Bạn có nghĩ rằng chúng là bẩm sinh hay chúng có thể phát triển giống như cơ bắp? Niềm tin quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới cách bạn hành động khi đối mặt với thất bại. Nếu bạn có ý nghĩ bảo thủ nghĩa là bạn tin rằng tài năng của mình không thể phát triển được bạn có thể bỏ cuộc, kết luận rằng bạn đã tìm ra một việc mình không giỏi lắm. Nhưng nếu bạn có đầu óc cởi mở và tin khả năng của mình sẽ dần tiến bộ, thì mỗi thử thách là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Hệ thần kinh hỗ trợ cho tư duy cởi mở Các mối liên kết trong não bạn sẽ mạnh hơn và phát triển hơn trong quá trình học tập và rèn luyện. Cho nên, hầu như, người có đầu óc cởi mở thường thành công hơn, đạt điểm cao hơn, và làm tốt hơn khi đối mặt với thách thức. Mẹo thứ ba: làm quen với sự thất bại. Chấp nhận đi, kiểu gì bạn cũng phải thất bại một vài lần Ai cũng gặp phải chuyện đó hết. Nhà văn J.K.Rowling đã bị 12 nhà xuất bản từ chối trước khi được một nơi chấp nhận tác phẩm "Harry Potter". Anh em nhà Wright phát triển dựa trên những lần bay thất bại trong lịch sử bao gồm cả của họ, trước khi thiết kế thành công máy bay. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường thất bại nhưng vẫn tiếp tục cố gắng bằng bất cứ giá nào thì được trang bị tốt hơn trong việc ứng biến với khó khăn, thử thách một cách có tính xây dựng hơn. Họ học cách thử nhiều phương pháp khác nhau, xin lời khuyên của người khác, và kiên trì. Vậy nên, hãy nghĩ về thử thách bạn muốn thực hiện, hiểu rằng nó sẽ không hề dễ dàng, chấp nhận rằng bạn sẽ phạm phải sai lầm, và hãy khoan dung với bản thân khi bạn phạm lỗi. Tặng bản thân lời động viên, đứng dậy và "cháy" hết mình đi. Cái cảm giác vui sướng khi biết rằng cho dù kết quả có thế nào đi nữa thì bạn vẫn có thêm được kiến thức và sự hiểu biết. Đó chính là sự tự tin. Vào thời trung cổ, các nhà giả kim cố gắng làm điều tưởng chừng như không thể. Họ muốn biến chất chì tầm thường thành vàng lấp lánh. Lịch sử khắc hoạ những người này là những kẻ lập dị già cỗi, nhưng giá mà họ biết được rằng giấc mơ của họ thực chất có thể đạt được. Thực vậy, ngày nay chúng ta có thể chế tạo vàng trên thế giới nhờ vào những phát minh hiện đại mà những nhà giả kim thời trung cổ hàng thế kỉ trước không có được. Nhưng để hiểu được làm thế nào thứ kim loại quý giá này xuất hiện trên hành tinh của chúng ta, việc đầu tiên chúng ta phải ngước nhìn lên những vì sao. Vàng là thực thể ngoài trái đất. Thay vì được tạo ra từ lớp vỏ trái đất đầy sỏi đá, nó thực chất được tạo ra trong vũ trụ và xuất hiện trên trái đất nhờ vào những vụ nổ sao biến động được gọi là vụ nổ siêu tân tinh. Các ngôi sao phần lớn được tạo ra từ hydro nguyên tố đơn giản nhất và nhẹ nhất. Lực hấp dẫn khổng lồ của nhiều vật chất đè nén và thúc đẩy phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong lõi ngôi sao. Quá trình này giải phóng năng lượng từ hydro làm ngôi sao toả sáng. Trải qua hàng triệu năm, sự tổng hợp đó biến hydro thành những nguyên tố nặng hơn: hê-li, các-bon, và ô-xi, đốt cháy những nguyên tố hoá học theo sau nhanh hơn để trở thành sắt và ni-ken. Tuy nhiên, lúc đó phản ứng tổng hợp hạt nhân không còn giải phóng đủ năng lượng nữa. và áp suất từ lõi yếu dần. Những lớp vỏ bên ngoài thu lại vào trung tâm. và nảy trở ra sau nguồn năng lượng bất ngờ này, ngôi sao bùng nổ tạo thành vụ nổ siêu tân tinh. Áp suất khổng lồ của ngôi sao bùng nổ quá cao đến nỗi các proton và electron bên trong buộc phải kết hợp với nhau trong lõi. tạo thành nơ-tron. Nơ-tron không đẩy các điện tích vì thế chúng dễ dàng bị hút bởi nhóm nguyên tố sắt. Hút nhiều nơ-tron giúp hình thành những nguyên tố nặng hơn mà một ngôi sao ở điều kiện bình thường không thể tạo ra được. từ bạc đến vàng, chuyển qua chì rồi đến u-ra-ni-um. Hoàn toàn đối ngược với sự biến đổi hàng triệu năm từ hydro sang hê-li sự tạo thành những nguyên tố nặng nhất trong một siêu tân tinh diễn ra chỉ trong vài giây. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với vàng sau vụ nổ? Những làn sóng xung kích lan rộng của siêu tân tinh đẩy các mảnh vỡ nguyên tố của nó qua môi trường giữa các vì sao, khởi sự một vũ điệu lắc lư giữa khí và bụi và tụ lại trên những ngôi sao và hành tinh mới. Vàng của trái đất có khả năng được chuyển đến bằng các này trước khi được thấm vào các mạch bởi hoạt động địa nhiệt. Hàng tỉ năm sau, chúng ta hiện đang khai thác sản phẩm quý giá này bằng cách đào mỏ một quá trình tốn kém sẵn sàng được thực hiện vì sự khan hiếm của vàng. Thật ra, tất cả vàng chúng ta đã đào trong lịch sử chỉ có thể gom lại trong 3 chiếc bể bơi kích thước Olympic, mặc dù chúng tương ứng với một khối lượng lớn vì vàng đặc hơn nước gấp 20 lần. Vậy, chúng ta có thể sản xuất thêm món vật liệu đáng thèm khát này được không? Thật ra là có thể. Sử dụng máy gia tốc hạt, ta có thể phỏng theo các phản ứng hạt nhân phức tạp giúp tạo ra vàng trên những vì sao. Nhưng những chiếc máy này chỉ có thể cấu thành vàng theo từng nguyên tử một. Nên có thể phải mất một khoảng thời gian bằng với tuổi vũ trụ để tạo ra một gam với chi phí lớn hơn rất nhiều lần so với giá thành của vàng hiện nay. Thế nên đây không phải là một giải pháp tốt. Nhưng giả sử ta phải tìm một điểm giả thuyết nơi ta có thể đào tất cả vàng được chôn trên trái đất, có rất nhiều nơi để ta có thể xem xét. Đại dương cất giữ khoảng 20 triệu tấn thể vàng hòa tan nhưng với nồng độ cực nhỏ, làm cho việc phục hồi trở nên vô cùng tốn kém. Có lẽ một ngày nào đó, chúng ta sẽ thấy vàng lẫn với nguồn tài nguyên khoáng sản của các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Có thể trong tương lai vụ nổ siêu tân tinh diễn ra đủ gần để gieo rắc nguồn châu báu đến chúng ta hy vọng trong quá trình đó, sự sống trên trái đất sẽ không bị tiêu diệt. Nhiều sinh vật trên Trái Đất dường như đều có chung một đặc tính bí ẩn: Chu kỳ kinh nguyệt. Chúng ta là một trong số đó. Khỉ, vượn, dơi, con người và cũng có thể là chuột chù voi. là những động vật có vú duy nhất trên Trái Đất có kinh nguyệt. Ta còn có nhiều hơn những sinh vật khác, mặc dù nó là sự lãng phí chất dinh dưỡng và cũng có thể là một sự bất tiện thể chất Vậy ý nghĩa của quá trình sinh học không phổ biến này là gì? Câu trả lời bắt đầu với sự mang thai. Trong quá trình này, chất dinh dưỡng của cơ thể được dùng để hình thành một môi trường thích hợp cho phôi thai, tạo ra một môi trường bên trong an toàn cho bà mẹ để nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên. Về mặt này thì việc mang thai rất kì diệu, nhưng nó chỉ là một nửa câu chuyện. Nửa còn lại chỉ ra rằng việc mang thai đặt người mẹ và đứa bé vào sự may rủi. Như tất cả các sinh vật khác, cơ thể người được tiến hóa để đẩy mạnh quá trình di truyền gen. Với người mẹ, điều này có nghĩa là mẹ phải chia đều gen cho tất cả các con. Nhưng gen của mẹ và phôi thai không giống nhau hoàn toàn. Phôi thai còn kế thừa gen từ cha, và những gene này có thể xúc tiến cho sự tồn tại của nó bằng cách loại bỏ nhiều hơn nguồn gen được chia từ người mẹ. Sự xung đột lợi ích quá trình tiến hóa đặt người mẹ và đứa con chưa ra đời trong một sự giành co khoa học diễn ra trong tử cung. Một yếu tố làm nên cuộc chiến nội bộ này là nhau thai, một cơ quan của bào thai nối với máu của mẹ và nuôi dưỡng cho thai nhi lớn lên. Ở các loài động vật có vú, nhau thai được bao bọc sau màng chắn của tế bào của mẹ. Màng chắn này giúp mẹ kiểm soát lượng dinh dưỡng cung cấp cho con. Nhưng loài người và một số ít loài khác, nhau thai thâm nhập thẳng vào trong hệ tuần hoàn của mẹ, tiếp cận trực tiếp với mạch máu. Nhờ có nhau thai, phôi bơm hormone vào động mạch của mẹ làm các mạch mở ra để cung cấp dòng chảy liên tục của máu giàu chất dinh dưỡng. Một phôi thai với sự tiếp cận không bị hạn chế thế này có thể sản xuất ra hormone để tăng lượng đường trong máu của mẹ, làm giãn động mạch và làm tăng huyết áp của mẹ. Hầu hết các loài động vật có vú đều có thể đẩy ra và hấp thụ lại phôi thai nếu cần, Nhưng với con người, một khi phôi thai kết nói với nguồn cung cấp máu, cắt đứt liên kết đó có thể gây ra xuất huyết máu. Nếu phôi thai phát triển thiếu thốn hoặc chết, sức khỏe của người mẹ sẽ bị nguy hiểm. Khi phát triển, nhu cầu dinh dưỡng liên tục của phôi có thể gây ra mệt, căng thẳng và cao huyết áp, và những tình trạng như tiểu đường và co giật. Bởi vì những nguy hiểm này, Việc mang thai luôn rất quan trong, nhiều khi nguy hiểm và cần sự đầu tư. Vì vậy là hợp lý khi cho rằng cơ thể nên che chở phôi thai cẩn thận để tìm ra cái nào xứng đáng để thử thách. Đó là lý do có kinh nguyệt. Sự mang thai bắt đầu với một quá trình gọi là sự cấy vào. Nơi mà phôi thai tự cấy vào lớp niêm mạc của tử cung. Lớp niêm mạc tử cung phát triển để phôi thai cấy vào nó khó khăn, để chỉ những phôi thai khỏe mạnh mới có thể tồn tại. Nhưng khi làm thế, nó cũng chọn ra những phôi thai khỏe mạnh nhất tạo ra vòng tuần hoàn tiến hóa. Phôi thai đó tham gia vào một cuộc tương tác nội tiết phức tạp, và đúng thời điểm điều đó biến đổi lớp niêm mạc tử cung để cho phép sự cấy ghép của phôi thai. Điều gì xảy ra khi một phôi thai rớt cuộc kiểm tra? Nó vẫn có thể xoay sở để gia nhập hoặc thậm chí lấy được một phần của niêm mạc tử cung. Khi nó từ từ chết đi, nó có thể làm mẹ nó dễ bị nhiễm trùng, và luôn luôn, nó sẽ phát ra những dấu hiệu nội tiết để phá vỡ các mô của mình Cơ thể tránh vấn đề này bằng cách loại bỏ tất cả các nguy cơ có thể. Mỗi khi sự rụng trứng không tạo ra một sự mang thai khỏe mạnh, tử cung sẽ bị tróc lớp niêm mạc tử cung của mình, cùng với những trứng chưa được thụ tinh, ốm, chết hoặc phôi chết. Quá trình bảo vệ này được biết đến như là kinh nguyêt, xảy ra theo chu kỳ Những đặc tính sinh học này, kì lạ như tất cả những gì có thể, đặt chúng ta vào dòng chảy cho sự tiếp tục của loài người. Bạn đang ôn thi? Hay đang cố làm nhiều việc trong thời gian có hạn? Căng thẳng là cảm giác khi chúng ta bị quá tải hoặc thách thức. Nhưng hơn cả một cảm xúc, sự căng thẳng là phản ứng chạy dọc cơ thể Trong thời gian ngắn, nó có thể có lợi cho chúng ta, nhưng khi bị căng thẳng quá nhiều hoặc kéo dài bản năng "chiến đấu hoặc trốn chạy" với sự căng thẳng không chỉ làm thay đổi bộ não của bạn mà còn làm tổn hại đến các cơ quan và tế bào của cơ thể. Tuyến thượng thận giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol và ephinephrine, còn được gọi là adrenaline và norepinephrine. Những hormone này theo máu chảy đi khắp cơ thể, và có thể dễ dàng tới các mạch máu và tim. Adrenaline khiến tim bạn đập nhanh hơn và tăng huyết áp, nếu kéo dài sẽ gây ra cao huyết áp. Cortisol cũng có thể khiến endothelium, hay màng trong của mạch máu không hoạt động một cách bình thường. Hiện giờ, các nhà khoa học đã biết rằng đây là những bước đầu tiên gây ra chứng xơ vữa động mạch khi cholesterol bám vào thành động mạch. Những thay đổi này diễn ra cùng lúc làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Khi não bộ của bạn cảm nhận được sự căng thẳng, nó sẽ kích hoạt hệ thần kinh tự chủ. Thông qua mạng lưới dây thần kinh này, não của bạn chuyển thông tin về sự căng thẳng xuống ruột, hay hệ thần kinh ruột. Ngoài việc tạo cảm giác bồn chồn, sự kết nối giữa não và ruột có thể ảnh hưởng tới nhịp điệu co bóp tự nhiên nhằm tiêu hóa thức ăn trong bụng, có thể dẫn tới hội chứng ruột kích thích, và khiến ruột bạn nhạy cảm hơn với axit, làm bạn hay bị ợ nóng. Thông qua hệ thần kinh ruột, sự căng thẳng cũng có thể thay đổi cấu tạo và chức năng của các vi khuẩn trong ruột điều có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa, nói riêng. Nói tới hệ tiêu hóa, căng thẳng kinh niên có ảnh hưởng gì tới vòng eo của bạn không? Có chứ. Cortisol làm tăng cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể bạn cần phải bổ sung năng lượng bằng khối lượng lớn đồ ăn giàu carbohydrate, khiến bạn thèm đồ ăn ngon. Lượng cortisol cao sẽ khiến bạn tăng calo dưới dạng mỡ nội tạng nằm sâu bên trong. Loại mỡ này không chỉ khiến tăng số đo vòng eo. Chính cơ quan giải phóng nhiều hormone và hóa chất của hệ thống miễn dịch mang tên cytokine, là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, như bệnh tim và đề kháng insulin. Trong khi đó, các hormone gây căng thẳng ảnh hưởng tới tế bào qua nhiều cách. Lúc đầu, chúng giúp tế bào chuẩn bị chống lại "kẻ xâm nhập" và chữa lành vết thương nhưng căng thẳng kinh niên làm giảm khả năng của một số tế bào miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và các vết thương chậm lành lại hơn. Bạn muốn sống lâu ư? Vậy thì bạn cần phải hạn chế căng thẳng kéo dài. Bởi vì căng thẳng còn ảnh hưởng cả tới các telomere bị rút ngắn, đầu mút của các nhiễm sắc thể có thể đo tuổi thọ của tế bào. Telomere bao bọc ở đầu nhiễm sắc thể để DNA có thể sao chép mỗi khi có sự phân bào mà không làm ảnh hưởng đến bộ gen của tế bào, và chúng sẽ ngắn đi sau mỗi lần phân bào. Khi telomere trở nên quá ngắn, tế bào không thể phân chia nữa và sẽ chết. Thế còn chưa hết, căng thẳng kinh niên còn tàn phá sức khỏe của bạn bằng nhiều cách khác, như mụn, rụng tóc, rối loạn chức năng tình dục, đau đầu, căng cơ, mất tập trung, mệt mỏi, và dễ cáu kỉnh. Thế nghĩa là sao? Cuộc sống của bạn luôn có nhiều tình huống gây căng thẳng. Nhưng điều quan trọng cho não bộ và cơ thể bạn chính là phản ứng của bạn với sự căng thẳng đó. Nếu bạn coi nó như những thử thách mà bạn có thể kiểm soát và làm chủ được chứ không phải là mối đe dọa không thể vượt qua, bạn sẽ làm tốt hơn về ngắn hạn và khỏe mạnh về lâu dài. Làm cách nào mà sinh vật giữa các thiên hà trên phim, TV có thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy nhỉ? Ngắn gọn đó là chả ai muốn xem một thuyền trưởng phi hành đoàn dành nhiều năm trời để tìm hiểu từ điển của người ngoài hành tinh. Nhưng để cho hợp lí các nhà sản xuất phim Chiến tranh giữa các vì sao và những phim khác đã đưa ra một khái niệm máy phiên dịch vũ trụ- một thiết bị cầm tay có thể dịch tức thì ngôn ngữ nào. Liệu máy phiên dịch vũ trụ có tồn tại trong đời thật? Chúng ta đã có nhiều chương trình máy tính chứng minh được khả năng này đánh 1 từ, 1 câu hoặc cả 1 cuốn sách bằng 1 ngôn ngữ và dịch ra bất kì ngôn ngữ nào khác cho dù đó là tiếng Anh hiện đại hay tiếng Phạn cổ. Nếu như việc dịch thuật chỉ đơn thuần là tra nghĩa trong từ điển thì những chương trình này sẽ dịch còn tốt hơn so với con người. Thực tế là, câu chuyện phức tạp hơn như thế một chút. Nguyên tắc cơ bản của một chương trình dịch là sử dụng hệ thông tin từ vựng bao gồm tất cả những từ mà bạn sẽ tìm thấy trong từ điển và các dạng ngữ pháp có thể có thể có và bộ nguyên tắc để nhận diện thành phần ngôn ngữ học thiết yếu cần dịch. Thử lấy một ví dụ có vẻ đơn giản: "The children eat the muffins" chương trình sẽ đầu tiên phân tích cấu trúc ngữ pháp câu bằng cách định dạng "The children" là chủ ngữ và phần còn lại của câu là vị ngữ động từ là "eat", và tân ngữ trực tiếp là "the muffins". Sau đó nó cần nhận diện hình thái ngôn ngữ của tiếng Anh hay làm cách nào mà ngôn ngữ này có thể chia thành những đơn vị nghĩa nhỏ nhất, ví dụ từ "muffin" và hậu tố "s", sử dụng để chỉ số nhiều. Cuối cùng câu dịch cần được hiểu về ngữ nghĩa học, mỗi phần của câu thực tế ra có nghĩa gì. Để dịch một câu chính xác, chương trình sẽ quy ra hệ từ vựng và quy tắc của mỗi thành phần trong ngôn ngữ đích. Nhưng đây là lúc dễ gây ra nhầm lẫn. Cú pháp của một số ngôn ngữ cho phép từ được đặt không cần theo trật tự, trong khi có những ngôn ngữ có thể khiến câu trở thành "The muffin eat the child". Hình thái ngôn ngữ cũng có thể gây ra rắc rối khi dịch. Tiếng Slovene có sự phân biệt giữa 2 đứa trẻ và 3 đứa trẻ hoặc nhiều hơn khi sử dụng cặp hậu tố mà những ngôn ngữ khác không có, trong khi tiếng Nga lại không sử dụng mạo từ có thể khiến bạn băn khoăn liệu là bọn trẻ đang ăn những cái bánh muffin cụ thể hay chỉ là ăn theo nghĩa chung. Cuối cùng, cho dù ngữ nghĩa có đúng về mặt kĩ thuật, chương trình có thể dịch chưa phù hợp, như bọn trẻ ăn bánh muffin một cách bình thường, hay ăn một cách ngấu nghiến. Một phương thức dịch khác là máy dịch dữ liệu, phân tích những dữ liệu trong sách, báo hay tài liệu mà đã được dịch sẵn. Bằng cách tìm ra sự phù hợp giữa dữ liệu nguồn và bài đã được dịch, điều mà khó xảy ra một cách ngẫu nhiên, chương trình này có thể xác định những cụm và mẫu câu tương đương và sử dụng chúng khi cần đến trong tương lai Tuy nhiên chất lượng dịch kiểu này phụ thuộc vào dữ liệu ban đầu và sự sẵn có các mẫu trong những ngôn ngữ nhất định hay phong cách viết. Khó khăn mà máy tính gặp phải với những ngoại lệ và trường hợp bất quy tắc và nghĩa có vẻ tự nhiên như con người đã khiến các nhà khoa học tin rằng thấu hiểu ngôn ngữ là sản phẩm đặc trưng của cấu trúc sinh học của não bộ. Thực tế, một trong những máy phiên dịch ảo vũ trụ nổi tiếng nhất, Babel fish, trong phim "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy", không hoàn toàn là 1 cái máy, mà là 1 sinh vật bé có thể dịch được sóng não và tín hiệu thần kinh của những sinh vật có tri giác thông qua một dạng cảm nhận. Cho đến nay, học một ngôn ngữ nào theo cách truyền thống đều đem lại kết quả tốt hơn so với các chương trình dịch có sẵn. Nhưng đây không là cách đơn giản và số lượng lớn các ngôn ngữ trên thế giới cũng như việc ngày càng tăng số lượng người nói chúng, điều này sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển các máy phiên dịch tự động. Đến khi chúng ta tiếp xúc với dạng thể sống khác trong các dãi ngân hà chúng ta có thể giao tiếp với họ bằng 1 thiết bị gọn nhẹ hoặc chúng ta tiếp tục phải tra từ điển như cũ. Tôi đến từ nhóm người cao nhất trên thế giới -- người Hà Lan. Không phải lúc nào cũng là như vậy. Thật ra trên toàn cầu, chiều cao của mọi người đang tăng. Trong 150 năm qua, ở các nước phát triển, trung bình, chiều cao của chúng ra tăng lên 10 cm Và các nhà khoa học có nhiều lý thuyết về việc tại sao lại thế phần lớn liên quan đến chế độ dinh dưỡng cụ thể là sự gia tăng của thực phẩm từ sữa và thịt. Trong 50 năm qua, việc tiêu thụ thịt toàn cầu đã tăng 4 lần, từ 71 triệu tấn lên 310 trệu tấn. Tương tự với sữa và trứng. Ở các xã hội mà nguồn thu nhập tăng, việc tiêu thụ thịt cũng vậy. Và chúng ta biết rằng trên toàn cầu, chúng ta đang trở nên giàu có hơn. Song song với việc gia tăng của tầng lớp trung lưu là dân số thế giới từ 7 tỉ người trong hiện tại tới 9.7 tỉ người vào năm 2050, có nghĩa rằng đến năm 2050, chúng ta sẽ cần nhiều hơn ít nhất là 70% lượng đạm so với những gì hiện tại loài người đang có Và gần đây nhất Liên Hợp Quốc dự đoán cuối thế kỉ này, dân số sẽ ở 11 tỉ người nghĩa là chúng ta sẽ cần hơn rất nhiều đạm Thách thức này thật đáng kinh ngạc -- đến mức, gần đây, một nhóm ở Viện Bền Vững Toàn Cầu Anglia Ruskin đã đề nghị rằng nếu chúng ta không thay đổi các chính sách toàn cầu và hệ thống sản xuất thực phẩm, xã hội của chúng ta sẽ sụp đổ trong 30 năm tới. Hiện tại, đại dương của chúng ta cung cấp nguồn đạm động vật chính Hơn 2.6 tỉ người dựa vào nguồn này từng ngày. Đồng thời, Các đầm thủy sản trên toàn cầu đang 2.5 lần lớn hơn so với các vùng biển có thể cung cấp một cách bền vững, nghĩa rằng con người lấy từ đại dương nhiều cá hơn đại dương có thể tự thay thế. Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên Quốc Tế gần đây đưa ra một báo cáo cho thấy trong 40 năm qua toàn cầu, hệ sinh vật biển đã bị cắt một nửa. Một báo cáo gần đây cho rằng các loài ăn thịt lớn nhất, như cá kiếm và cá ngừ vây xanh, hơn 90% đã biến mắt từ năm 1950. Và có rất nhiều những khởi đầu tuyệt vời, mang tính bền vững về thủy sản ở khắp hành tinh hướng tới cách làm việc tốt hơn và quản lý các đầm thủy sản tốt hơn. Nhưng cuối cùng, tất cả những khởi đầu này đều để giữ nguồn bắt cá hiện tại liên tục. Nhưng rất không có khả năng, kể cả với những đầm thủy sản được quản lý tốt nhất, rằng chúng ta sẽ có thể lấy nhiều hơn từ đại dương hơn những gì chúng ta đang lấy hiện nay. Chúng ta phải dừng việc cướp bóc đại dương Chúng ta phải giảm áp lực lên đại dương. Và chúng ta đang ở thời điểm mà nếu chúng ta ép thêm sản lượng, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn. Hệ thống hiện tại của chúng ra sẽ không cung cấp cho dân số đang gia tăng. Vậy làm thế nào để sửa điều này? Thế giới sẽ thế nào chỉ trong 35 năm ngắn ngủi khi có thêm 2.7 tỉ người cùng chung một nguồn cung cấp? Chúng ta có thể cùng ăn chay. Nghe có vẻ như một ý kiến hay, nhưng không thực tế và khó một cách không tưởng để chỉ thị toàn cầu. Người ta ăn thịt dù chúng ta có thích hay không. Và cho rằng chúng ta không thay đổi được và tiếp tục trên con đường này, không đáp ứng được nhu cầu. Tổ Chức Y Tế Thế Giới gần đây đã báo cáo rằng 800 triệu người đang bị suy dinh dưỡng và thiếu thực phẩm, do dân số toàn cầu đang gia tăng và sự tiếp cận tới các nguồn tài nguyên như nước, năng lượng và đất đai đang giảm. Không cần trí tưởng tượng nhiều để thấy một thế giới với sự bất ổn bạo loạn và suy dinh dưỡng. Con người đang đói, và các nguồn tài nguyên đang ở mức thấp một cách nguy hiểm Bởi rất, rất nhiều lí do chúng ta cần thay đổi hệ thống sản xuất thực phẩm toàn cầu. Chúng ta cần phải làm tốt hơn và có một giải pháp. Và giải pháp đó là từ nuôi trồng thủy sản-- nuôi cá, thực vật như rong biển, và các loài có vỏ và giáp xác. Như vị anh hùng đại dương Jacques Cousteau từng nói "Chúng ta cần bắt đầu sử dụng đại dương như người nông dân thay vì thợ săn Đây chính là nền văn minh-- trồng thay vì săn." Cá là thực phẩm cuối cùng chúng ta săn Và tại sao mà chúng ta cứ nghe những câu như; "Cuộc đời quá ngắn để (ăn) cá nuôi" hoặc, "Tất nhiên là cá bắt rồi!" về cá mà chúng ta chẳng biết gì về? Chúng ta không biết cả đời hắn đã ăn gì và chúng ta không biết sự ô nhiễm hắn phải đối mặt với. Và nếu hắn là một loài săn mồi, hắn có thể đã phải bơi dọc bờ Fukushima ngày hôm qua. Chúng ta không biết. Rất ít người nhận ra khả năng tìm nguồn gốc của hải sản không bao giờ đi quá người thợ săn đã bắt hải sản hoang dã đó. Những hãy lùi lại 1 giây và nói về việc tại sao cá là lựa chọn thực phẩm tốt nhất. Nó tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tim, nó cung cấp các amino acid chủ chốt và các acid béo chủ chốt như Omega-3, rất khác so với bất kể một loại thịt nào. Và ngoài việc tốt cho sức khỏe, nó còn thú vị và phong phú hơn rất nhiều. Hãy nghĩ về điều này-- phần lớn các trại chăn nuôi đều khá đơn điệu. Bò là bò, cừu là cừu, lợn là lợn, và gia cầm-- gà tây, vịt, gà -- tóm lại là như vậy. Và rồi còn có 500 loài cá hiện tại đang được nuôi. Các siêu thị phương Tây không hẳn phản ánh điều này trên các giá hàng, nhưng đó nằm ngoài điểm này. Và bạn có thể chăn cá một cách rất lành mạnh điều này tốt cho chúng ta, cho hành tinh và tốt cho loài cá. Tôi biết tôi nghe có vẻ như bị ám ảnh bởi cá -- (Cười) Hãy để tôi giải thích: Tôi và người đồng hành cũng như vợ của tôi, Amy Novograntz, tham gia nuôi trồng thủy sản vài năm trước. Chúng tôi lấy cảm hứng từ Sylvia Earle, người đã đạt giải TED năm 2009. Chúng tôi gặp nhau tại Mission Blue I tại Galapagos. Amy ở đó với tư cách là Giám Đốc Giải TED; tôi, một doanh nhân từ Hà Lan một công dân đầy mối quan tâm, yêu thích lặn, đam mê đại dương. Mission Blue thực sự đã thay đổi cuộc đời của chúng tôi. Chúng tôi đã yêu nhau, cưới nhau và đi với rất nhiều cảm hứng, nghĩ rằng chúng tôi rất muốn làm một điều gì đó để bảo tồn đại dương-- một cái gì đó bền vững, thật sự có thể mang lại một điều khác biệt một điều gì đó chúng tôi có thể làm cùng nhau. Chúng tôi không ngờ rằng nó sẽ đưa chúng tôi tới chăn cá. Nhưng vài tháng sau khi xuống tàu, chúng tôi đến một cuộc họp tại Quỹ Bảo Tồn Quốc Tế, mà Tổng Giám Đốc Ngành Cá Thế Giới nói về nuôi trồng thủy sản, thỉnh cầu cả phòng đầy những nhà môi trường học đừng quay mặt lại với nó, để nhận thấy điều gì đang xảy ra và để thật sự tham gia bới vì nuôi trồng thủy sản có tiềm năng để trở thành thứ mà đại dương và dân số của chúng ta cần. Chúng tôi choáng váng khi nghe các thống kê mà chúng tôi chưa biết nhiều về ngành công nghiệp này và hào hứng về cơ hội để giúp làm cho đúng. Và nói về các thống kê -- hiện tại, lượng cá tiêu thụ toàn cầu bao gồm cả đánh bắt và chăn nuôi. gấp đôi lượng tấn của tổng số thịt bò được sản xuất trên toàn trái đất năm ngoái. Kết hợp từng thuyền đánh cá, to và bé, trên toàn thế giới, sản xuất tổng cộng 65 triệu tấn hải sản hoang dã cho tiêu thụ của con người. Nuôi trồng thủy sản năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, thật sự sản xuất nhiều hơn những gì chúng ta đánh bắt trong tự nhiên. Nhưng giờ: Nhu cầu đang tăng lên. Trong 35 năm tới, chúng ta sẽ cần thêm 85 triệu tấn để đạt nhu cầu, nghĩa là gần như gấp 1.5 lần, so với những gì chúng ta bắt từ đại dương toàn cầu. Một con số khổng lồ. Có thể an toàn mà cho rằng, con số này sẽ không đến từ đại dương. Chúng cần đến từ chăn nuôi. Và nói về việc chăn nuôi -- để chăn nuôi bạn cần tài nguyên. Cũng như con người cần ăn để phát triển và để sống, loài vật cũng vậy. Một con bò cần ăn 4 đến 5 cân thức ăn và uống gần 8,000 lít nước để cung cấp chỉ nửa cân thịt. Các chuyên gia đồng ý rằng để nuôi bò cho tất cả dân cư của hành tinh này là không thể. Chúng ta không có đủ thức ăn và nước. Và chúng ta không thể tiếp tục chặt đốn rừng nhiệt đới để làm điều này. Và nước ngọt -- trái đất có một nguồn cung cấp có hạn. Chúng ta cần một cái gì đó hiệu quả hơn để giúp con người tồn tại trên hành tinh này. Giờ hãy so sánh điều đó với chăn nuôi cá. Chúng ta có thể chăn nửa cân cá chỉ với nửa cân thức ăn, và tùy thuộc vào loài, thậm chí còn ít hơn. Tại sao lại vậy? Bởi vì cá, thứ nhất, nổi. Chúng không cần đứng cả ngày, chống chọi với lực hấp dẫn như chúng ta Và phần lớn loài cá là máu lạnh -- chúng không cần giữ nhiệt. Khá là thảnh thơi. (Cười) Và cần rất ít nước, có vẻ không lô gic, nhưng như ta nói, bơi trong nước mà ít bao giờ uống. Cá là nguồn đạm hiệu quả nhất mà loài người có, bên cạnh côn trùng. Chúng ta đã học được bao nhiêu Ví dụ, thêm vào 65 triệu tấn được bắt hàng năm cho loài người tiêu thụ, là 30 nghìn tấn bắt để nuôi động vật, chủ yếu là cá mòi và cá cơm để ngành thủy sản chế biến thành bột cá và dầu cá. Thật là điên rồ. 65% trang trại cá, toàn cầu, được quản lý rất tồi. Một số những vấn đề xấu nhất của thời đại có liên quan đến điều này. Chúng đang phá hủy đại dương của chúng ta. Những vấn đề bóc lột tồi tệ nhất có liên quan đến chúng. Gần đây một bài viết của Stanford nói rằng nếu 50% ngành thủy sản trên thế giới dừng việc sử dụng cá bột, đại dương của chúng ta sẽ được cứu. Giờ hãy nghĩ về điều này một phút. Chúng ta biết rằng đại dương có nhiều vấn đề -- ô nhiễm, a xít hóa, rạng san hô bị hủy hoại, vân vân. Nhưng chúng nhấn mạnh ảnh hưởng của thủy sản, và nhấn mạnh mọi thứ đều kết nốt với nhau như thế nào. Đánh bắt cá, ngành thủy sản, chặt phá rừng, biến đổi khí hậu, đảm bảo lương thực vân vân Trong cuộc tìm kiếm các giải pháp thay thế, ngành công nghiệp, trên quy mô lớn đã quay lại các giải pháp dựa vào thực vật như đậu nành, thịt vụn từ gà công nghiệp, vụn máu từ các lò mổ vân vân. Và chúng tôi hiểu những lựa chọn này là từ đâu mà ra, nhưng đây không phải là cách tiếp cận đúng. Nó không bền vững, không tốt cho sức khỏe. Bạn đã bao giờ thấy một con gà ở đáy biển chưa? Tất nhiên là chưa. Nếu bạn cho cá hồi ăn đậu nành và không gì cả, hắn sẽ nổ tung. Cá hồi là loài ăn thịt, hắn không thể tiêu hóa đậu nành. Chăn nuôi cá, cho đến nay là cách chăn nuôi động vật tốt nhất mà loài người có. Nhưng nó đã có tai tiếng không hay. Đã có việc sử dụng hóa chất quá độ, đã có vi rút và bệnh tật lây lan tới quần thể hoang dã, phá hủy và ô nhiễm hệ sinh thái, cá nuôi thoát và lai giống với quần thể hoang dã, thay đổi nguồn gen tổng thể, và tất nhiên, như đã nói tới, các thành phần thức ăn thiếu tính bền vững. Thật may mắn làm sao, những ngày khi chúng ta có thể thưởng thức đồ ăn trên đĩa của mình, dù nó là cái gì. Giờ khi đã biết, bạn không thể quay trở lại. Không vui vẻ chút nào. Chúng ta thật sự cần một hệ thống thực phẩm minh bạch mà chúng ta tin tưởng sản xuất thực phẩm lành mạnh. Nhưng tin tốt là hàng thập kỉ phát triển và nghiên cứu đã dẫn tới nhiều công nghệ và kiến thức cho phép chúng ta làm tốt hơn nhiều. Chúng ta giờ có thể chăn cá mà không có những vấn đề trên. Tôi nghĩ đến ngành nông nghiệp trước cuộc cách mạng xanh -- chúng ta đang ở ngành thủy sản và cuộc cách mạng xanh dương. Công nghệ mới có nghĩa là chúng ta giờ có thể tạo ra thức ăn hoàn toàn tự nhiên, giảm thiểu dấn chân sinh thái bao gồm vi khuẩn, côn trùng rong biển và vi tảo. Tốt cho người, tốt cho cá, tốt cho hành tinh. Ví dụ như vi khuẩn có thể thay thế bột cá cao cấp -- trên vi mô. Côn trùng-- trước hết, là sự tái chế hoàn hảo vì chúng lớn từ thức ăn thừa; và thứ hai, nghĩ đến cách câu cá bằng ruồi nhân tạo, và bạn biết sẽ lô gic thế nào khi sử dụng nó để nuôi cá. Bạn không cần nhiều đất và bạn cũng không cần chặt rừng nhiệt đới. Và vi khuẩn và côn trùng thật ra có thể sản xuất thêm nước. Cuộc cách mạng này đang bắt đầu nó chỉ cần thêm quy mô. Chúng ta giờ có thể chăn nuôi nhiều loài hơn bao giờ hết ở các điều kiện được kiểm soát, tự nhiên, tạo ra cá lành mạnh. Tôi tưởng tượng rằng, ví dụ, một hệ thống kín có hiệu quả hơn chăn nuôi côn trùng, nơi bạn có thể sản xuất những con cá khỏe mạnh, hạnh phúc, thơm ngon với ít hoặc không chất thải, gần như không tốn năng lượng và nước và nguồn thức ăn tự nhiên với ít dấu ấn sinh thái. Hoặc một hệ thống mà bạn nuôi đến tận 10 loài cạnh nhau -- sống nhờ nhau, bắt chước tự nhiên. Bạn cần rất ít thức ăn, rất ít dấu ấn sinh thái. Tôi nghĩ đến, ví dụ như việc trồng tảo biển từ chất thải của cá. Có những công nghệ tuyệt vời xuất hiện trên toàn cầu. Từ những phương pháp chống bệnh tật để chúng ta không cần kháng sinh và chất hóa học, cho đến những bộ máy cho ăn tự động có thể biết được khi cá đói, để chúng ta có thể tiết kiệm thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm. Các hệ thống phần mềm thu thập dữ liệu từ các trại, để chúng ta có thể cải tiến cách chăn nuôi. Có những thứ rất tuyệt đang xảy ra trên toàn cầu. Xin đừng nhầm lẫn -- tất cả những thứ trên đều có thể với mức giá cạnh tranh được với giá mà một nông dân hiện tại đang chi trả. Ngày mai, sẽ không còn lí do gì để bất cứ ai không làm điều đúng đắn. Bởi vậy ai đó phải kết nối các điểm lại với nhau và cho những phát kiến này một cú đá từ đằng sau. Và đây là thứ chúng tôi đã bắt tay vào làm trong những năm qua, và đây là thứ chúng tôi cần để tiếp tục cùng nhau làm -- nghĩ lại mọi thứ theo hường từ dưới lên, với một cái nhìn các chuỗi giá trị một cách toàn diện, nối tất cả các thứ này trên toàn cầu, bên cạnh các doanh nhân giỏi sẵn sàng chung một cái nhìn tập thể. Giờ là lúc tạo ra thay đổi trong ngành này và đẩy nó đi vào một hướng có tình bền vững. Ngành này vẫn còn trẻ, nhiều sự trưởng thành vẫn còn ở phía trước. Đây là một công việc lớn, nhưng không quá xa vời như bạn nghĩ. Điều này là có thể. Và chúng ta cần giảm bớt áp lực lên đại dương. Chúng ta muốn ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Và nếu chúng ta ăn động vật, nó cần phải có một cuộc sống hạnh phúc và mạnh khỏe. Chúng ta cần có một bữa ăn mà chúng ta có thể tin tương, đã sống lâu. Và đây không chỉ là cho những người sống ở San Francisco hay Bắc Âu -- mà là cho tất cả chúng ta. Kể cả ở những nước nghèo nhất, Đây không phải là về tiền. Con người thích những thứ tươi và tốt cho sức khỏe mà họ có thể tin tưởng hơn là những thứ từ những nơi xa xôi mà họ không biết gì về. Chúng ta đều giống nhau. Ngày đó sẽ đến khi con người nhận ra -- không, yêu cầu -- cá nuôi trên đĩa của họ cá được chăn tốt và chăn một cách khỏe mạnh -- và từ chối bất kì những thứ gì ít hơn thế. Bạn có thể giúp tăng tiến độ. Hỏi khi bạn gọi hải sản. Cá của tôi từ đâu ra? Ai nuôi nó, và nó ăn gì? Thông tin về cá từ đâu ra và được sản xuất thế nào cần phải có sẵn và nhiều hơn. Và người tiêu dùng cần tạo áp lực lên ngành thủy sản để làm điều đúng đắn. Vậy nên mỗi lần gọi món, hỏi chi tiết và cho họ biết rằng bạn thật sự quan tâm đến những gì bạn ăn và những gì được đưa cho bạn. Và dần dần, họ sẽ lắng nghe. Và tất cả chúng ta sẽ được lợi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tưởng tượng rằng một máy bay bay cách mặt đất 1 milimet và vòng quanh Trái Đất mỗi 25 giây và đếm từng ngọn cỏ. Co tất cả chúng lại cho vừa lòng bàn tay bạn, và bạn sẽ có một thứ tương đương với một ổ cứng hiện đại, cái mà có thể lưu giữ nhiều thông tin hơn cả một thư viện địa phương. Vậy làm thế nào mà chứa nhiều thông tin trong một không gian nhỏ như thế? Trái tim của mỗi chiếc ổ cứng chính là một chồng đĩa quay tốc độ cao với một đầu đọc lướt trên mỗi bề mặt. Mỗi chiếc đĩa được mã hóa bằng 1 lớp màng các hạt kim loại vi phân tử được từ hóa, và dữ liệu của bạn không tồn tại ở đó trong dạng mà bạn có thể nhận biết. Mặc dù vậy, nó được ghi lại như 1 dạng từ tính hình thành bởi nhóm hạt vô cùng nhỏ đó. Trong mỗi nhóm, được biết như là 1 bit, tất cả các hạt có từ tính được sắp đặt theo một trong 2 trạng thái, tương ứng với 0 và 1. Dữ liệu được viết trên đĩa bằng cách chuyển dãy các bit thành dòng điện xuyên qua một trường điện từ. Từ trường này sinh ra một trường đủ mạnh để thay đổi hướng của các hạt kim loại nhiễm từ. Một khi thông tin này được viết trên đĩa, ổ cứng sử dụng bộ phận đọc từ để chuyển nó về dạng hữu ích, giống như kim đĩa hát chuyển các rãnh đĩa thành âm nhạc vậy. Nhưng làm thế nào để có nhiều thông tin chỉ dựa trên 0 và 1? Vâng, bằng cách xếp chúng cạnh nhau. Ví dụ, một chữ cái được thể hiện bằng 1 byte, hay 8 bits, và 1 bức ảnh thông thường của bạn chiếm nhiều Megabyte, mỗi Megabyte là 8 triệu bits. Bởi vì mỗi bit phải được viết trên 1 khu vực vật lý của đĩa, chúng ta luôn luôn tìm cách để nâng mật độ diện tích của đĩa lên, hay chính là bao nhiêu bit có thể được nén vào trong 1 inch vuông. Mật độ diện tích của 1 ổ cứng hiện đại vào khoảng 600 Gigabyte trên 1 inch vuông, lớn hơn 300 triệu lần so với của chiếc ổ cứng đầu tiên của IBM từ 1957. Sự tiến bộ kinh ngạc này về dung lượng chứa không chỉ đóng góp từ việc làm cho mọi thứ nhỏ hơn, mà còn bao gồm nhiều cải tiến khác nữa. Một kỹ thuật gọi là in lito màng mỏng cho phép các kỹ sư co ngót đầu đọc và đầu ghi lại. Và mặc dù kích thước của nó, đầu đọc trở nên nhạy hơn bằng việc đưa lợi ích của khám phá mới trong từ tính và lượng tử của vật chất. Bits cũng có thể được xếp lại gần nhau hơn nhờ có thuật toán toán học lọc sạch nhiễu khỏi sự giao thoa từ, và tìm ra chuỗi bit giống nhau từ mỗi khối dữ liệu đọc được. Về việc kiểm soát giãn nở nhiệt của đầu đọc, được kích hoạt nhờ đặt bộ trao đổi nhiệt dưới đầu ghi từ tính, cho phép nó chuyển động nhỏ hơn 5 nanomet bên trên bề mặt đĩa, bằng chiều rộng của 2 sợi DNA. Khoảng vài thập kỷ trước, sự phát triển theo hàm số mũ trong dung lượng chứa và công suất xử lý máy tính tuân theo quy luật định luật Moore, vào năm 1975, đã dự đoán rằng lượng thông tin sẽ tăng gấp đôi mỗi 2 năm. Nhưng với mật độ 100 Gigabits trong inch vuông, co những hạt mang từ tính lại hoặc nén chúng lại gần nhau hơn đã đặt ra một mối nguy mới gọi là hiệu ứng siêu thuận từ. Khi thể tích hạt nhiễm từ quá nhỏ, từ trường của chúng dễ dàng bị nhiễu bởi năng lượng nhiệt và có thể làm cho các bits chuyển hướng không xác định, dẫn đến việc mất dữ liệu. Các nhà khoa học đã giải quyết giới hạn này theo 1 cách đơn giản kinh ngạc: bằng cách thay đổi hướng ghi từ song song sang vuông góc, cho phép mật độ diện tích đạt đến 1 terabit trên inch vuông. Gần đây, mức giới hạn tiềm năng đã tăng trở lại thông qua nhiệt sinh ra từ việc ghi tín hiệu từ. Điều này sử dụng 1 môi trường ghi tín hiệu thậm chí còn ổn định nhiệt hơn, khi điện trở từ của chúng được giảm tức thời bằng việc gia nhiệt 1 điểm cụ thể bằng tia laser và cho phép dữ liệu được ghi. Và trong khi những ổ cứng này đang trong thời kỳ nguyên mẫu, các nhà khoa học cũng đã có kế hoạch sử dụng chúng: môi trường dạng bit, ở đó vị trí các bit được sắp xếp riêng biệt, cấu trúc kích thước nano, có thể cho phép mật độ diện tích lên tới 20 Terabit trên inch vuông hoặc hơn nữa. Vậy xin cảm ơn tới những nỗ lực cộng hợp của thế hệ kỹ sư đi đầu, các nhà khoa học vật liệu, và các nhà vật lý lượng tử mà công cụ của sức mạnh kinh ngạc và chính xác này có thể nằm gọn trong lòng bàn tay bạn. Cơ bắp. Cơ thể chúng ta có tới 600 cơ. Chúng tạo chiếm từ 1/3 đến 1/2 tổng trọng lượng cơ thể và cùng với các mô liên kết, chúng kết nối cơ thể, giúp chúng ta đứng thẳng và chuyển động. Dù bạn có hứng thú với việc tập thể hình hay không, bạn vẫn cần quan tâm thường xuyên tới cơ bắp bởi vì cách bạn đối xử với chúng hàng ngày sẽ quyết định liệu chúng sẽ thoái hóa hay phát triển. Giả dụ bạn đang đứng trước một cái cửa, sẵn sảng kéo mở nó. Khi đó não bộ và các cơ bắp sẽ sẵn sàng để thực hiện mục đích của bạn. Đầu tiên, não bộ gửi tín hiệu đến nơ-ron vận động ở vùng cánh tay của bạn. Khi chúng nhận được tín hiệu, chúng lập tức hoạt động co rồi thả lỏng cơ bắp, kéo theo các xương trong cánh tay để tạo nên cử động bạn mong muốn. Cử động càng phức tạp, tín hiệu não bộ gửi đi càng lớn, nghĩa là càng nhiều đơn vị vận động tham gia để hoàn thành công việc. Vậy nếu cánh cửa được làm bằng sắt thì sao? Trong trường hợp này, chỉ cơ bắp cánh tay không tạo đủ lực căng cần thiết để mở cửa, vì vậy não sẽ điều khiển các cơ bắp khác tham gia giúp đỡ. Chân bạn trụ xuống, eo thắt lại, lưng căng lên, tạo ra đủ lực để mở cửa. Hệ thần kinh vừa mới sử dụng những nguồn lực mà bạn sẵn có là những cơ bắp khác nhau, để hoàn thành nhiệm vụ. Trong lúc điều này xảy ra, những sợi cơ của bạn trải qua một loại thay đổi tế bào. Khi bạn gây áp lực lên chúng, chúng sẽ chịu những tổn thương rất nhỏ, mà trong trường hợp này là một điều tốt. Để phản hồi, những tế bào thương tổn tiết ra phân tử gây viêm- gọi là cytokine chúng kích hoạt hệ miễn dịch để phục hồi hư tổn. Đây là khi xảy ra điều kì diệu về việc tạo cơ. Tổn thương càng lớn trong mô cơ, thì cơ thể của bạn càng cần tự sửa chữa. Kết quả của vòng tròn hư tổn và sửa chữa là khiến cho cơ to và khỏe hơn, vì chúng thích nghi với những đòi hỏi cao hơn. Vì cơ thể đã thích nghi với hầu hết các hoạt động hàng ngày, những hoạt động đó không gây ra đủ áp lực để kích thích cơ mới phát triển. Vì vậy, để tạo ra cơ mới -quá trình đó có tên hypertrophy (phì)- tế bào của chúng ta cần tiếp nhận việc nặng hơn so với trước đây. Thực tế, nếu bạn không thường xuyên để cơ tiếp xúc với sự phản kháng, chúng sẽ teo lại, quá trình đó được gọi là suy nhược cơ. Ngược lại, khi cơ đón nhận áp lực cường độ cao, đặc biệt khi cơ bị giãn ra, hay còn được gọi là duỗi cơ, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để cơ mới phát triển. Tuy nhiên, ngoài vận động, cơ phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu không có dinh dưỡng, hormone và nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể bạn sẽ không có khả năng sửa chữa những sợi cơ bị tổn thương. Protein trong thức ăn bảo toàn khối lượng cơ bằng cách cung cấp nguyên liệu để tạo mô mới từ axit amin. Hấp thụ lượng protein đầy đủ cùng với những hormone tự nhiên như những tác nhân sinh trưởng giống insulin hay testosterone, giúp chuyển cơ thể sang trạng thái mà mô được sửa chữa và phát triển. Quá trình sửa chữa quan trọng này phần lớn diễn ra khi chúng ta nghỉ ngơi, đặc biệt là ban đêm khi chúng ta ngủ. Giới tính và tuổi tác ảnh hưởng tới cơ chế sửa chữa này, giải thích tại sao đàn ông trẻ tuổi với nhiều testosterone lại rất thành công trong việc tạo cơ bắp. Nhân tố di truyền cũng có tác động tới khả năng tạo cơ. Một vài người có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn với vùng cơ tổn thương, và dễ dàng hơn trong việc tái tạo và thay thế sợi cơ hư tổn, tăng khả năng tạo cơ của họ. Cơ thể phản hồi những yêu cầu mà bạn đưa ra. Nếu bạn làm tổn thương cơ, hãy ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, và lặp lại chu trình, bạn sẽ tạo điều kiện cho cơ trở nên to và khỏe nhất có thể. Cơ cũng giống như cuộc sống: Sự phát triển ý nghĩa cần có thử thách và áp lực. Bạn ngủ không ngon, dễ cáu kỉnh hay bực dọc, hay quên một vài thứ, cảm thấy mệt mỏi và cô độc? Đừng lo. Ai cũng trải qua những lúc đó. Có lẽ bạn chỉ bị căng thẳng thôi. Căng thẳng không hẳn là chuyện xấu. Nó có thể giúp bạn có thêm năng lượng và sự tập trung, như khi bạn chơi một môn thể thao cạnh tranh, hay nói trước công chúng. Nhưng khi tình trạng này kéo dài, kiểu chúng ta hay gặp hằng ngày, thì nó sẽ bắt đầu thay đổi não bộ của ta. Căng thẳng mãn tính, như làm việc quá nhiều, hay cãi nhau ở nhà, có thể làm thay đổi kích thước, cấu trúc và chức năng bộ não kể cả mức độ gen của bạn. Căng thẳng bắt đầu phát sinh ở trục hạ đồi tuyến yên thượng thận (HPA), một chuỗi các tương tác giữa các tuyến nội tiết trong não và trên thận, giúp kiểm soát phản ứng của cơ thể chống lại căng thẳng. Khi não bạn nhận diện một tình huống căng thẳng, trục HPA sẽ được kích hoạt tức thì, và giải phóng ra hóc môn cortisol, khiến cơ thể phản ứng ngay lập tức, Mức cortisol cao trong thời gian dài, tuy nhiên, lại tàn phá bộ não của bạn. Ví dụ, căng thẳng mãn tính làm tăng mức độ hoạt động và số lượng cầu nối neuron trong hạnh nhân, trung tâm sản sinh nỗi sợ hãi. Và khi lượng cortisol tăng, tín hiệu điện ở vùng hồi hải mã, vùng não gắn liền với học tập, trí nhớ và kiểm soát căng thẳng sẽ bị hư. Hồi hải mã cũng ức chế hoạt động của trục HPA, nên khi nó yếu đi, khả năng kiểm soát căng thẳng cũng yếu đi. Chưa hết đâu. Cortisol thực sự làm giảm kích thước bộ não của bạn. Có quá nhiều cortisol sẽ làm mất các cầu nối synap giữa các neuron và làm thu nhỏ vùng não trước trán của bạn, nơi chịu trách nhiệm cho sự tập trung, việc ra quyết định, sự phán xét và tương tác xã hội. Nó cũng làm vùng hồi hải mã tạo ra ít tế bào thần kinh mới hơn. Nghĩa là căng thẳng mãn tính khiến bạn gặp khó khăn khi học, cũng như ghi nhớ, và đồng thời tạo tiền đề cho những vấn đề thần kinh nặng hơn, như bệnh trầm cảm và cuối cùng dẫn đến bệnh Alzheimer. Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến DNA của não bộ. Thực nghiệm cho thấy lượng dinh dưỡng mà con chuột mẹ cung cấp cho chuột con mới sinh đóng vai trò quyết định cách chuột con sẽ phản ứng với stress khi lớn lên. Lũ chuột con của bà mẹ tận tâm hóa ra lại ít nhạy cảm với căng thẳng vì não chúng phát triển nhiều thụ thể cortisol hơn, giúp giữ cortisol và làm giảm các phản ứng chống căng thẳng. Lũ chuột con của những bà mẹ bỏ bê con thì ngược lại, chúng nhạy cảm với căng thẳng hơn trong suốt vòng đời. Đây được coi là thay đổi biểu sinh, nghĩa là làm ảnh hưởng đến những gen biểu hiện ra nhưng không trực tiếp thay đổi mã gen. Kết quả này sẽ thay đổi ngược lại nếu hoán đổi các bà mẹ với nhau. Nhưng có điều ngạc nhiên là: Những thay đổi biểu sinh mà một mẹ chuột tạo ra sẽ được truyền cho nhiều thế hệ chuột sau. Nói cách khác, hệ quả của những hành động trên đều di truyền. Nhưng tin tốt là, có nhiều cách để đảo ngược hậu quả của cortisol lên não của bạn. Vũ khí tốt nhất là hoạt động tập thể dục và thực hành thiền định, bao gồm việc thở sâu, tỉnh thức, và tập trung vào những thứ xung quanh ta. Cả hai hoạt động trên đều làm giảm stress và tăng kích thước của vùng hồi hải mã do đó làm cải thiện trí nhớ. Nên đừng chán nản trước những áp lực trong cuộc sống. Hãy kiểm soát căng thẳng trước khi để điều đó khống chế bạn. Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể nối bộ não của mình vào một cái máy có thể đem đến cho bạn những niềm vui vô tận. Nếu bạn có cơ hội để lựa chọn cách tồn tại như vậy, liệu bạn có đồng ý? Đó là câu hỏi nhà triết gia Robert Nozick đặt ra thông qua một thí nghiệm tưởng tượng gọi là "Chiếc máy Trải nghiệm". Thí nghiệm yêu cầu ta nghĩ về một thế giới nơi các nhà khoa học phát triển một loại máy có khả năng mô phỏng cuộc sống thật trong khi đảm bảo những trải nghiệm đó sẽ chỉ có niềm vui mà không hề có sự đau đớn. Đổi lại là gì? Bạn phải hoàn toàn bỏ lại hiện thực, nhưng bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt. Những trải nghiệm của bạn sẽ không thể phân biệt được với hiện thực. Những thăng trầm trong cuộc sống sẽ được thay thế bằng một loạt những kỉ niệm vui vẻ. Rất tuyệt phải không? Đây chắc là một đề nghị hấp dẫn, nhưng có lẽ nó không lý tưởng đến như vậy. Thí nghiệm này thực chất được đưa ra để phản biện một khái niệm trong triết học gọi là chủ nghĩa khoái lạc. Những người ủng hộ chủ nghĩa này cho rằng việc tối đa hóa khoái lạc là việc quan trọng nhất của cuộc đời bởi vì khoái lạc là điều tuyệt vời nhất mà cuộc sống có thể mang đến Đối với người theo chủ nghĩa khoái lạc, lựa chọn tốt nhất phải mang lại cho ta nhiều khoái lạc nhất có thể đồng thời không khiến ta đau khổ. Những khoái lạc vô hạn, và không có buồn đau, chính là khoái lạc cực đại hay nói cách khác chính là viễn cảnh mà Chiếc máy Trải nghiệm mang lại. Vì vậy, nếu như bạn theo chủ nghĩa khoái lạc, kết nối với chiếc máy này chính là lựa chọn rõ ràng. Nhưng sẽ ra sao nếu cuộc đời không chỉ là khoái lạc? Đó là điều mà Nozick tin rằng ông đang chứng minh bằng những thí nghiệm tưởng tượng Mặc dù chiếc máy hứa hẹn mang đến những khoái lạc cực đại ông vẫn có những lý do để không kết nối với máy, giống như nhiều người tham gia thí nghiệm khác mà được đưa ra lời đề nghị tương tự. Nhưng điều gì ngăn cản chúng ta lựa chọn một tương lai trong khoái lạc cực đại? Hãy suy nghĩ về viễn cảnh này. Besty và Xander đang có một mối quan hệ lãng mạn và gắn bó Besty say đắm trong tình yêu và chưa bao giờ thấy hạnh phúc như vậy. Tuy nhiên, Besty không biết rằng, Xander đang tán tỉnh em gái của cô, Angelica, bằng những lá thư tình và những cuộc hẹn bí mật trong suốt thời gian họ quen nhau. Nếu Besty phát hiện ra, Mối quan hệ giữa cô với cả Xander và Angelica sẽ bị hủy hoại và cô sẽ bị tổn thương đến mức không bao giờ dám yêu thêm lần nữa. Nhưng vì quá hạnh phúc, cô không nhận ra sự dối trá của Xander, những người theo chủ nghĩa khoái lạc sẽ nói tốt nhất là cô không biết và tiếp tục sống trong khoái lạc cực độ. Miễn là Besty không phát hiện ra mối quan hệ bí mật kia, cuộc đời của cô đảm bảo sẽ tiếp tục ngập tràn hạnh phúc như hiện tại. Bởi vậy, việc Besty biết sự thật có giúp ích gì không? Hãy tưởng tượng nếu bạn là Besty. bạn có muốn biết sự thật không? Nếu như bạn trả lời có, thì niềm vui hiện tại của bạn sẽ bị giảm nhanh chóng. Có lẽ, bạn tin rằng có nhiều thứ trong cuộc sống mang nhiều giá trị nội tại hơn niềm vui. Sự thật, trí tuệ, những mối quan hệ thành thực với người khác mới thực sự là những thứ đáng coi trọng. Do không bao giờ biết sự thật về cơ bản, Besty đang sống trong chiếc máy trải nghiệm của chính mình, một thế giới với những hạnh phúc vô thực. Ví dụ về mối tình tay ba này có thể hơi quá, nhưng nó phản ánh rất nhiều lựa chọn chúng ta đưa ra trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, cho dù bạn đang lựa chọn cho Besty hay cho chính bạn, tại sao bạn cho rằng hiện thực là một yếu tố quan trọng? Liệu trải nghiệm thực tế có thực sự mang một giá trị cố hữu, kể cả khi nó mang lại hạnh phúc hay khổ đau? Liệu bạn có thấy mình có giá trị hơn khi trải nghiệm những hạnh phúc và khổ đau thực tế? Thí nghiệm của Nozick có thể không trả lời hết các câu hỏi, nhưng chúng khiến ta phải suy nghĩ: liệu thực tế, dù không hoàn hảo, có mang những giá trị nội tại hơn cả những hạnh phúc vô thực của máy móc? 15 năm trước, tôi tình nguyện tham gia vào một nghiên cứu trong đó bao gồm một xét nghiệm di truyền Khi tôi đến phòng khám để được kiểm tra, người ta đưa cho tôi 1 bộ câu hỏi. Một trong những câu hỏi đầu tiên yêu cầu tôi đánh dấu chọn chủng tộc của mình: Da trắng, da đen, Châu Á hay người da đỏ. Tôi không chắc phải trả lời câu hỏi này như thế nào. Phải chăng nó dùng để đo lường sự đa dạng về nền tảng xã hội của những người tham gia? Trong trường hợp đó, tôi sẽ trả lời với bản sác xã hội của mình, và chọn ô "Da đen". Nhưng nếu như các nhà nghiên cứu đang muốn điều tra sự liên hệ giữa tổ tiên và rủi ro của những đặc điểm gen cụ thể? Trong trường hợp đó, không phải họ sẽ muốn tìm hiểu về nguồn gốc của tôi? mà trong đó phần Châu Âu cũng nhiều chả kém phần châu Phi. Và làm sao mà họ có thể có những phát hiện khoa học về gen của tôi nếu như tôi ghi mình là 1 phụ nữ da đen? Sau cùng thì tôi coi mình là một phụ nữ da đen có bố là người da trắng hơn là một người phụ nữ da trắng có mẹ là người da đen hoàn toàn là vì những lý do xã hội. Tôi có chọn vào ô chủng tộc nào thì nó cũng không liên quan gì đến gen của tôi. Vậy mà bất chấp tầm quan trọng hiển nhiên của câu hỏi này với giá trị khoa học của nghiên cứu này, Tôi được bảo rằng: "Đừng lo về điều đó, cứ viết theo bất kì cách nào mà cô dùng để nhận dạng mình." Thế là tôi đánh vào ô "Da đen", nhưng tôi chả tin vào kết quả của một cái nghiên cứu mà xử lý một biến số quan trọng theo một cách phi khoa học như thế. Trải qua việc bị hỏi chủng tộc trong xét nghiệm di truyền khiến cho tôi suy nghĩ rằng: Chủng tộc còn được dùng ở đâu trong y học để tạo ra các chẩn đoán sinh học sai lệch? Và tôi nhận ra rằng chủng tộc ăn sâu vào tất cả các hoạt động y học. Nó định hình chẩn đoán của bác sĩ, phương pháp đo lường, cách điều trị, kê đơn thuốc, hay thậm chí cả định nghĩa của căn bệnh. Và khi tôi càng hiểu hơn về điều này, tôi càng cảm thấy bối rối. Các nhà xã hội học như tôi từ lâu đã giải nghĩa rằng chủng tộc là nền tảng xây dựng xã hội. Khi chúng ta nhận dạng mọi người là da đen, da trắng, châu Á, da đỏ, Latina, chúng ta đang ám chỉ các nhóm xã hội với những sự phân chia ranh giới được tạo thành và thay đổi theo thời gian và đa dạng trên toàn thế giới. Là một luật gia, tôi cũng đã nghiên cứu làm thế nào nhà lập pháp, khổng phải nhà sinh học, đã tạo ra định nghĩa hợp pháp của những chủng tộc. Và đây không chỉ là quan điểm của các nhà khoa học xã hội. Các bạn có nhớ khi bản đồ về bộ gen con người được công bố ở 1 buổi lễ kỉ niệm ở Nhà Trắng vào tháng 6 năm 2000? Tổng thống Bill Cliton đã tuyên bố rằng: "Tôi tin vào một trong những sự thật vĩ đại nổi bật lên từ cuộc thám hiểm thắng lợi bên trong bộ gen của con người đó là về mặt di truyền, thì con người dù thuộc chủng tộc nào cũng giống nhau đến 99.9 phần trăm." Và ông có thể đã nói thêm rằng ít hơn một phần trăm của sự khác biệt về gen này không nằm trong những sự lựa chọn về chủng tộc. Francis Collins, người đã dẫn dắt dự án Bộ Gen Của Con Người và giờ đứng đầu NIH, đã lặp lại lời Tổng thống Clinton: "Tôi rất vui vì ngày nay, chủng tộc duy nhất mà chúng ta nói đến chính là loài người." Các bác sĩ có nhiệm vụ phải thực hành y học thực chứng và họ đang ngày càng được kêu gọi tham gia vào cuộc cách mạng về hệ gen. Nhưng thói quen điều trị bệnh nhân theo chủng tộc của họ bị tụt lại khá xa. Lấy ước lượng độ lọc cầu thận, hay GFR. Thông thường các bác sĩ phân tích GFR, chỉ số quan trọng đánh giá hoạt động của thận, theo chủng tộc. Như các bạn có thể thấy trong kết quả thí nghiệm này, lượng creatinin giống hệt nhau, nồng độ trong máu của bệnh nhân, lại tự động cho ra một mức ước lượng GFR khác dựa trên việc có hay không bệnh nhân là người Mỹ gốc Phi. Tại sao lại vậy? Người ta từng bảo tôi điều này dựa trên giả thiết rằng người Mỹ gốc Phi có lượng cơ nhiều hơn những người chủng tộc khác. Nhưng thế thì có nghĩa lý gì khi một bác sĩ tự động cho rằng tôi có lượng cơ nhiều hơn một nữ vận động viên thế hình? Không phải sẽ chính xác và thực chứng hơn rất nhiều nếu xác định lượng cơ của bệnh nhân chỉ bằng việc nhìn vào họ? Vậy là bác sĩ nói với tôi họ dùng chủng tộc như một lối tắt. Nó không hẳn chuẩn xác nhưng là một giao thức tiện lợi cho nhiều yếu tố quan trọng hơn, như lượng cơ nồng độ enzym, các đặc điểm về gen mà bác sĩ không có thời gian để xác định. Nhưng chủng tộc là một giao thức tệ hại. Trong rất nhiều trường hợp, sắc tộc không thể hiện thông tin gì liên quan mà chỉ là một sự đánh lạc hướng. Thế mà sắc tộc còn có xu hướng lấn át cả các biện pháp lâm sàng. Nó làm bác sĩ không thấy được những triệu chứng của bệnh nhân, các bệnh di truyền, tiền sử của họ, hay các bệnh mà họ có thể mắc phải -- tất cả đều cần dựa vào bằng chứng hơn là chủng tộc của bệnh nhân. Chủng tộc không thể thay thế những biện pháp lâm sàng quan trọng này mà không ảnh hưởng đến lợi ích của bệnh nhân. Các bác sĩ còn bảo tôi rằng chủng tộc chỉ là một trong rất nhiều yếu tố mà họ tính đến, nhưng lại có rất nhiều những xét nghiệm y học như GFR, nghiễm nhiên sử dụng chủng tộc để điều trị khác biệt với bệnh nhân người da đen, da trắng, châu Á chỉ vì chủng tộc của họ. Thuốc dựa theo chủng tộc cũng khiến bệnh nhân da màu dễ phải hứng chịu những thành kiến và định kiến có hại. Xác suất bệnh nhân da đen hay Latino không được nhận thuốc giảm đau gấp 2 lần so với bệnh nhân da trắng khi họ cùng phải hứng chịu đau đớn từ việc bị gãy xương dài bởi vì những định kiến rằng người da màu sẽ cảm thấy ít đau hơn, họ phóng đại mức độ đau mà họ thực sự cảm nhận, và dễ bị nghiện thuốc. FDA thậm chí còn thông qua một loại thuốc theo sắc tộc. Nó là thuộc viên nang tên BiDil dùng để điều trị liệt tim cho những bệnh nhân Mỹ tự cho mình có gốc Phi. Một bác sĩ chuyên về tim đã phát triển thuốc này không phân biệt sắc tộc hay gen, nhưng vì những lí do thương mại việc tiếp thị và bán thuốc tập trung cho đối tượng là những bệnh nhân da đen. Sau đó FDA cho phép công ty dược phẩm này kiểm tra hiệu lực của thuốc qua một cuộc thử nghiệm mà đối tượng tham gia chỉ bao gồm những bệnh nhân người Mỹ gốc Phi. Nó tự giả định rằng chủng tộc là hình thức biểu hiện của các yếu tố về gen không xác định mà ảnh hưởng tới bệnh về tim hay phản ứng với các loại thuốc. Nhưng hãy nghĩ đến việc nó truyền tải một thông điệp nguy hiểm rằng cơ thể của người da đen không đạt đủ tiêu chuẩn, thuốc được thử nghiệm trên họ chưa chắc đã dùng được với những bệnh nhân khác. Sau cùng thì ý đồ tiếp thị của công ty dược phẩm này đã đổ bể. Một cách dễ hiểu bởi vì những bệnh nhân da màu ngần ngại sử dụng loại thuốc mà chỉ có mỗi họ dùng. Một người phụ nữ da màu lớn tuổi lên tiếng trong một cuộc họp cộng đồng: "Hãy cho tôi uống loại thuốc của người da trắng!" (Tiếng cười) Và nếu bạn thấy ngạc nhiên về thuốc phân loại theo chủng tộc. hãy đợi cho đến khi bạn biết rằng rất nhiều bác sĩ ở Hoa Kì vẫn sử dụng phiên bản hiện đại của một công cụ chẩn đoán được phát triển bởi một bác sĩ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, một công cụ chẩn đoán mà gắn bó chặt chẽ với sự biện minh cho việc chiếm hữu nô lệ. Bác sĩ Samuel Cartwright tốt nghiệp đại học Y ở Pennsylvania. Ông đã hành y ở miền nam nước Mỹ trước cuộc Nội Chiến, và ông là một chuyên gia về thứ mà sau này được gọi là "Thuốc Đen". Ông khởi xướng quan niệm mang tính chủng tộc về bệnh tật rằng những chủng tộc khác nhau mắc những loại bệnh khác nhau và có trải nghiệm khác nhau với cùng một căn bệnh. Cartwright biện luận vào những năm 1850 rằng chế độ nô lệ có lợi cho người da đen vì nhiều lí do y tế. Ông cho rằng bởi vì người da đen có dung tích phổi thấp hơn người da trắng, lao động khổ sai là tốt cho họ. Ông đã viết trong một tạp chí y khoa: "Chính lượng máu đỏ tươi được truyền đến não giúp giải phóng nhưng suy nghĩ của họ dưới ách bóc lột của người da trắng, và khi không bị bóc lột, sự thiếu hụt lượng máu cần thiết này kìm hãm tâm trí họ trong sự ngu dốt và thô lỗ." Để ủng hộ giả thuyết này, ông đã giúp hoàn thiện một thiết bị y tế để đo hơi thở được gọi là phế dung kế để minh chứng cho nhận định về dung tích phổi thấp của người da đen. Ngày nay, các bác sĩ vẫn ủng hộ quan điểm của Cartwright rằng chủng tộc người da đen có dung tích phổi thấp hơn người da trắng. Một vài người cón sử dụng phiên bản hiện đại của phế dung kế mà có hẳn một nút bấm đề "chủng tộc" để chiếc máy có thể điều chỉnh đo lường cho từng bệnh nhân dựa trên chủng tộc. Nó là một chức năng được biết đến rộng rãi với tên "hiệu chỉnh theo chủng tộc". Vấn đề y học dựa trên chủng tộc mở rộng ra ngoài phạm vi chẩn đoán sai cho bệnh nhân. Việc tập trung vào sự khác biệt chủng tộc bẩm sinh về bệnh tật làm chệch hướng sự chú ý và nguồn lực khỏi các yếu tố xã hội -- thứ gây ra khoảng cách về chúng tộc đáng sợ trong chăm sóc sức khỏe: không được tiếp cận với chăm sóc y tế chất lượng cao; thiếu thốn thực phẩm ở các khu phố nghèo; tiếp xúc với môi trường độc hại; tỷ lệ bị tống giam cao; và việc phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc mạnh mẽ. Các bạn thấy đó, chủng tộc không phải là một phạm trù sinh học mà gây ra những sự chênh lệch về sức khỏe do khác biệt di truyền. Chủng tộc là một phạm trù xã hội, nó làm dao động các kết quả sinh học lợi dụng ảnh hưởng của bất bình đẳng xã hội lên sức khỏe con người. Song y học theo chủng tộc gây hiểu nhầm rằng những cách biệt về sức khỏe này có thể được giải quyết bằng thuốc cho từng sắc tộc cụ thể. Sẽ dễ dàng và có lợi khi tiếp thị một giải pháp kỹ thuật cho những cách biệt về sức khỏe hơn là đương đầu với những cấu trúc bất bình đẳng gây ra chúng. Lí do khiển tôi tha thiết muốn loại bỏ y học theo chủng tộc. không phải chỉ vì nó không tốt. Tôi tham gia vào sứ mệnh này còn vì việc hành y như vậy duy trì một cách nhìn nhận sai lầm về loài người. Bất chấp những đột phá "tưởng như mơ" trong y học mà ta được biết tới, chủng tộc vẫn là một thất bại của trí tưởng tượng. Hãy liên tưởng trong phút chốc... Điều gì sẽ xảy ra nếu các bác sĩ không điều trị bệnh nhân theo chủng tộc nữa? Giả sử họ bác bỏ hệ thống phân loại từ thế kỉ 18 và thay vào đó áp dụng những hiểu biết tiên tiến nhất về sự đa dạng và đồng nhất di truyền của con người, rằng con người không thể bị phân loại thành các chủng tộc sinh học. Sẽ thế nào nếu thay vì sử dụng chủng tộc như một phương thức nhanh gọn giúp đo lường những yếu tố quan trọng, họ thực sự nghiên cứu và xác định chính những yếu tố quan trọng ấy? Sẽ thế nào nếu các bác sĩ tiên phong kết thúc những cấu trúc bất bình đẳng gây ra bởi nạn phân biệt chủng tộc chứ không phải do sự khác biệt về gen? Việc dựa vào chủng tộc làm nền y học tồi tệ đi. Nó biểu hiện một nền khoa học nghèo nàn và gây ra cách hiểu sai lệch về loài người. Việc cấp thiết hơn bao giờ hết là loại bỏ cái di sản lạc hậu này và khẳng định nhân loại chung bằng việc kết thúc sự bất bình đẳng xã hội - thứ đã chia rẽ chúng ta. Cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. Cám ơn tất cả các bạn. Trước khi làm đảo lộn ngành vật lý, Albert Einstein trẻ tuổi được cho rằng đã thể hiện thiên tư của mình bằng việc đưa ra một câu đố phức tạp với danh sách manh mối này. Bạn có thể cưỡng lại việc giải câu đố do một trong những người thông minh nhất lịch sử tạo ra không? Hãy thử xem nhé! Loài cá hiếm nhất thế giới đã bị đánh cắp khỏi công viên thủy cung của thành phố. Cảnh sát đã lần theo dấu vết tới một con phố có 5 ngôi nhà giống hệt nhau. Nhưng họ không thể lục soát tất cả cùng một lúc, và nếu họ chọn sai, kẻ trộm sẽ biết rằng cảnh sát đã tìm ra dấu vết của hắn. Việc phá án phụ thuộc vào bạn, thám tử xuất sắc nhất thành phố. Khi bạn tới hiện trường, cảnh sát nói cho bạn những gì họ biết. Thứ nhất: chủ của mỗi căn nhà đều mang quốc tịch khác nhau, uống loại đồ uống khác nhau, và hút loại xì gà khác nhau. Thứ hai: bức tường bên trong mỗi nhà đều được sơn màu khác nhau. Thứ ba: mỗi nhà đều nuôi một con vật khác nhau, trong đó có con cá. Sau vài giờ điều tra, bạn tìm được một số manh mối. Trông có vẻ nhiều thông tin đấy, nhưng có một phương pháp lô-gic rõ ràng để giải đáp. Giải câu đố này cũng giống rất nhiều với chơi sudoku, vậy bạn cần phải sắp xếp thông tin vào các cột như thế này. Hãy dừng video ở hình tiếp theo lại để xem xét manh mối và giải đố. Câu trả lời trong 3 2 1 Đầu tiên, hãy điền thông tin thứ 8 và 9 vào bảng. Ngay lập tức, bạn nhận ra rằng: vì người Na Uy sống ở cuối phố, nên chỉ có một căn nhà ở cạnh anh ta, và đó chắc chắn là căn nhà có tường xanh nước biển ở gợi ý số 14. Manh mối 5 cho biết người chủ nhà tường xanh lá cây uống cafe. Đó không thể là nhà ở giữa vì ta đã biết người chủ uống sữa, nhưng cũng không thể là nhà thứ 2 vì ta đã biết nó có tường màu xanh biển. Và vì gợi ý số 4 cho biết nhà tường xanh lá ở ngay bên trái của nhà tường trắng, nên nó không thể là nhà đầu tiên hay nhà thứ 5 được. Vị trí duy nhất cho nhà có tường xanh lá với người chủ thích uống cafe là nhà thứ 4, vậy có nghĩa là nhà trắng sẽ ở số 5. Gợi ý số 1 cho bạn biết quốc tịch và màu tường. Vì còn duy nhất cột số mà thiếu cả hai thông tin này đứng ở trung tâm, nên đó chắc chắn là nhà tường đỏ của người Anh. Giờ chỉ còn màu vàng là chưa được xếp vào bảng nên đó phải là của nhà đầu tiên, nơi có người hút xì gà Dunhill. Gợi ý số 11 nói rằng người chủ nuôi ngựa sống ngay bên cạnh, nghĩa là chỉ còn anh ta ở nhà số 2. Bước tiếp theo là đoán xem người Na Uy ở nhà đầu tiên uống gì. Không thể là trà, gợi ý 3 đã nói đó là đồ uống của người Đan Mạch. Và theo manh mối 12, cũng không thể là root beer vì người đó hút Bluemaster, và vì bạn đã điền sữa và cafe rồi, nên chỉ còn lại nước thôi. Từ manh mối số 15, bạn biết rằng, hàng xóm của người Na Uy ở nhà số 2 hút xì gà Blends. Cột còn lại duy nhất chưa có tên xì gà và đồ uống là cột thứ 5, đó hẳn là người được nhắc tới trong gợi ý 12. Vậy còn nhà số 2 chưa có đồ uống nên chắc chắn người Đan Mạch uống trà sống ở đó. Chỉ còn nhà thứ 4 còn thiếu quốc tịch và tên xì gà nên đó là nơi ở của người Đức hút xì gà Prince. Sau khi loại trừ, bạn có thể kết luận người Anh hút loại Pall Mall và người Thụy Điển ở nhà số 5, trong khi manh mối 2 và 6 chỉ ra rằng tương ứng, hai người này nuôi chó và chim. Gợi ý số 10 cho bạn biết người nuôi mèo sống cạnh người Đan Mạch hút Blend, tức là nhà số 1. Giờ chỉ còn một vị trí trống trên bảng và bạn biết rõ người Đức ở nhà xanh lá là thủ phạm. Bạn và cảnh sát xông vào nhà, bắt tên trộm và tìm được con cá. Mặc dù lời giải thích đó rõ ràng nhưng khi giải đố, bạn thường sẽ gặp phải khởi đầu sai và đi vào ngõ cụt. Một mẹo là sử dụng phương pháp loại trừ và nhiều lần thử sai để tìm ra đáp án đúng và bạn càng giải nhiều câu đố, thì trực giác của bạn sẽ tốt hơn khi đã có đủ thông tin để suy luận. Vậy có đúng Einstein đã viết ra câu đố này thời còn trẻ? Có thể là không. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy điều đó, và một vài nhãn hiệu được nhắc tới mới xuất hiện gần đây. Nhưng lập luận ở đây cũng không khác mấy so với cách mà bạn giải phương trình với nhiều biến số, kể cả những phương trình diễn tả bản chất của vũ trụ. Bạch tuộc có gì giống với chúng ta? Suy cho cùng thì chúng không có phổi, không có xương sống, hay một danh từ chung nào mà chúng ta có thể đồng tình. Nhưng, chúng có được khả năng giải các câu đố khó, học hỏi thông qua quan sát, và thậm chí sử dụng các công cụ giống như một số động vật khác. Điều đáng kinh ngạc về trí thông minh của bạch tuộc lại xuất phát từ cấu trúc sinh học hoàn toàn khác biệt với chúng ta. Khoảng 200 loài bạch tuộc là động vật thân mềm, thuộc lớp động vật chân đầu (cephalopoda), tiếng Hy Lạp để chỉ đầu và chân. Phần đầu chứa bộ não rất lớn với tỷ lệ não - thân tương đương với các động vật thông minh khác và một hệ thống thần kinh phức tạp với số lượng nơ-ron xấp xỉ loài chó. Nhưng thay vì phân bố tập trung trong não, 500 triệu nơ-ron này phân bố đều khắp trong một mạng lưới gồm các hạch liên kết được phân chia thành ba cấu trúc cơ bản. Phần não trung tâm chỉ chứa khoảng 10% số lượng nơ-ron, còn hai thuỳ mắt lớn chứa khoảng 30%. 60% còn lại nằm ở các xúc tu, nếu liên hệ với con người thì giống như có hai cánh tay có khả năng tự suy nghĩ. Điều thú vị chính là ở đây. Động vật có xương sống như chúng ta có bộ xương cứng để chống đỡ cơ thể, có các khớp giúp chúng ta di chuyển. Nhưng không phải chúng ta di chuyển kiểu gì cũng được. Ta không thể bẻ ngược đầu gối hoặc không thể bẻ cong chỗ giữa cẳng tay. Ngược lại, động vật chân đầu hoàn toàn không có xương. nên có thể bẻ cong "chân tay" tại bất kỳ điểm nào, bất kỳ hướng nào. Cho nên, việc tạo hình các xúc tu thành một số lượng vô hạn các hình dạng không phải việc chúng ta quen làm. Lấy ví dụ một việc đơn giản, như cầm lấy một quả táo để ăn . Não người có một bản đồ nơ-ron cơ thể. Khi ta nhìn thấy quả táo, Não ta kích hoạt các cơ cần thiết, giúp ta dùng cánh tay với tới quả táo,, dùng bàn tay cầm lấy táo , uốn cong khớp khuỷu tay, và đưa quả táo vào miệng. Đối với bạch tuộc, quá trình này thì khác. Thay vì bản đồ nơ-ron cơ thể, não của động vật chân đầu có cả một thư viện tổng hợp các hành vi. Khi con bạch tuộc nhìn thấy mồi, não của nó không kích hoạt một bộ phận cụ thể nào, mà kích hoạt hành vi nắm lấy thức ăn. Tín hiệu này truyền qua mạng lưới nơ-ron, các nơ-ron ở cánh tay bắt được thông điệp, rồi bắt đầu hành động nhằm ra lệnh cho cánh tay cử động. Ngay khi cánh tay chạm vào con mồi, một tín hiệu sóng làm kích hoạt cơ di chuyển qua cánh tay trở về trung tâm trong khi đó, cánh tay gửi tín hiệu khác đi từ trung tâm đến đầu cánh tay. Hai tín hiệu gặp nhau giữa đường giữa miếng mồi và trung tâm điều phối, cho biết nó phải uốn lại tại vị trí đó. Điều này có nghĩa là, mỗi một chi trong tám "cánh tay" của bạch tuộc về cơ bản có thể tự suy nghĩ. Điều này giúp bạch tuộc có khả năng linh hoạt và sáng tạo tuyệt vời, khi đối diện với một tình huống mới, có thể là mở chai để lấy thức ăn, thoát ra khỏi một mê cung, di chuyển trong môi trường mới lạ, thay đổi kết cấu và màu sắc da để hoà vào cảnh vật, hay bắt chước các loài sinh vật khác để doạ kẻ thù bỏ đi. Động vật chân đầu có thể đã phát triển bộ não phức tạp từ rất lâu trước cả họ hàng động vật xương sống chúng ta. Trí thông minh không chỉ có ích cho mỗi loài bạch tuộc thôi. Hệ thần kinh và tám chi phần có khả năng tự suy nghĩ rất khác biệt ở loài này đã tạo cảm hứng cho các nghiên cứu mới trong việc tạo ra các robot linh hoạt được làm từ vật liệu mềm. Đồng thời, việc nghiên cứu trí thông minh phát triển từ một nhánh tiến hóa khác có thể giúp chúng ta hiểu thêm về trí thông minh và ý thức nói chung. Biết đâu có thể tồn tại các dạng đời sống thông minh khác, hay cách mà các sinh vật này xử lý thông tin từ thế giới xung quanh. Thiên niên kỉ thứ ba trước Công nguyên, các vua Lưỡng Hà ghi chép và giải mã các giấc mơ trên bảng sáp. Một ngàn năm sau, người Ai Cập cổ đại viết một cuốn sách giấc mơ liệt kê hơn một trăm giấc mơ thường thấy và ý nghĩa của chúng. Và nhiều năm sau đó, chúng ta không ngừng tìm kiếm để hiểu tại sao chúng ta mơ. Sau rất nhiều nghiên cứu khoa học, tiến bộ công nghệ, và sự kiên trì, ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời cụ thể nhưng lại có một số giả thuyết khá thú vị. Chúng ta mơ để hoàn thành những ước nguyện. Đầu những năm 1900, Sigmund Freud đề xuất rằng tất cả những giấc mơ, kể cả ác mộng, ngoài việc là một tập hợp các hình ảnh từ cuộc sống hàng ngày, chúng còn có ý nghĩa tượng trưng liên quan đến việc thực hiện các ước nguyện trong tiềm thức. Freud giả thuyết rằng mọi thứ chúng ta nhớ khi chúng ta thức dậy từ một giấc mơ là một biểu tượng đại diện cho những suy nghĩ, thúc giục, và mong muốn trong tiềm thức. Freud tin rằng bằng việc phân tích những gì ta nhớ được, những nội dung vô thức sẽ được tiết lộ cho lý trí ý thức của ta, và các vấn đề tâm lý không còn bị chế ngự có thể được nhận biết và giải quyết. Chúng ta mơ để nhớ. Để tăng hiệu suất cho một số công việc tinh thần nhất định, ngủ là tốt, nhưng mơ trong khi ngủ còn tốt hơn. Năm 2010, các nhà khoa học khám phá rằng các đối tượng nghiên cứu tìm đường ra khỏi mê cung 3-D tốt hơn nếu họ có một giấc ngủ ngắn và mơ về mê cung trước khi nỗ lực thử lần hai. Thực tế là họ làm tốt gấp mười lần hơn những người chỉ nghĩ đến mê cung và thức giữa các lần thử, và những người ngủ, nhưng không mơ về mê cung. Các nhà khoa học giả thiết rằng một số quá trình ghi nhớ nhất định chỉ có thể xảy ra khi chúng ta ngủ, và những giấc mơ là tín hiệu rằng các quá trình này đang xảy ra. Chúng ta mơ để quên. Có khoảng 10000 tỷ liên kết nơ-ron trong kiến trúc não bộ của bạn. Nó được tạo ra bởi những gì bạn nghĩ, và những gì bạn làm. Năm 1983, một giả thuyết sinh học - thần kinh, gọi là học đảo ngược cho rằng trong khi ngủ, chủ yếu trong chu kỳ giấc ngủ REM, vỏ não của bạn đánh giá các liên kết nơ-ron này và bỏ đi những gì không cần thiết. Nếu không có quá trình quên đi những điều đã học, mà kết quả là giấc mơ của bạn, não bộ sẽ bị quá tải bởi những liên kết vô dụng và các suy nghĩ ký sinh có thể gián đoạn những suy nghĩ cần thiết mà bạn cần phải làm khi bạn tỉnh táo. Chúng ta mơ để giữ bộ não hoạt động. Lý thuyết kích hoạt liên tục đề xuất rằng các giấc mơ là kết quả từ việc não cần phải liên tục củng cố và tạo ra những ký ức lâu dài để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, khi đầu vào bên ngoài xuống thấp dưới một mức nhất định, như khi ta ngủ, não sẽ tự động kích hoạt các thế hệ dữ liệu từ kho lưu trữ bộ nhớ, xuất hiện dưới hình thức suy nghĩ và cảm xúc bạn trải nghiệm trong giấc mơ. Nói cách khác, giấc mơ là một màn hình chờ ngẫu nhiên mà não bộ bật lên để nó không bị ngừng hoàn toàn. Chúng ta mơ để diễn tập. Những giấc mơ liên quan đến tình huống nguy hiểm và bị đe doạ rất phổ biến, và giả thuyết diễn tập bản năng nguyên thuỷ cho rằng nội dung của một giấc mơ rất quan trọng cho mục đích của nó. Dù đó là một đêm đầy lo âu bị một con gấu truy đuổi qua rừng hay đánh nhau với ninja trong một con hẻm tối tăm, những giấc mơ này cho phép bạn luyện tập chiến đấu, hay trực giác chiến đấu giữ chúng sắc bén và đáng tin cậy nếu bạn cần chúng trong cuộc sống thực. Nhưng nó không phải lúc nào cũng khó chịu. Ví dụ, mơ về người hàng xóm hấp dẫn của bạn có thể cung cấp cho bản năng của bạn một chút thực hành đấy. Chúng ta mơ để chữa lành. Các nơ-ron dẫn truyền căng thẳng trong não kém hoạt động hơn trong giai đoạn REM của giấc ngủ, ngay cả trong những giấc mơ trải nghiệm đau đớn, dẫn đến việc một số nhà khoa học giả thuyết rằng một mục đích của giấc mơ là mài mòn bớt những kinh nghiệm đau đớn để dành chỗ cho việc chữa lành tâm lý. Xem lại những sự kiện đau đớn trong mơ với ít căng thẳng thần kinh có thể cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn và tăng khả năng xử lý chúng một cách lành mạnh về mặt tâm lý. Những người bị rối loạn tâm trạng và PTSD thường bị khó ngủ, dẫn đến việc một số nhà khoa học tin rằng thiếu những giấc mơ có thể là yếu tố liên quan đến bệnh tật của họ. Chúng ta mơ để giải quyết các vấn đề. Không bị giới hạn bởi thực tế và các quy tắc logic thông thường, trong giấc mơ, lý trí có thể tạo ra những kịch bản không giới hạn để giúp bạn nắm bắt vấn đề và xây dựng giải pháp mà bạn có thể không nghĩ đến khi còn thức. John Steinbeck gọi nó là uỷ ban thường trực của giấc ngủ và các nhà khoa học đã chứng minh hiệu quả của giấc mơ trong giải quyết vấn đề. Đó cũng là cách nhà hoá học nổi tiếng August Kekule phát hiện ra cấu trúc của phân tử benzen, và nó là lý do mà đôi khi giải pháp tốt nhất cho một vấn đề là ngủ qua nó. Trên đây chỉ là một số trong nhiều giả thuyết nổi bật. Khi công nghệ làm tăng khả năng chúng ta hiểu về não bộ. Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ khám phá ra lý do của những giấc mơ. Nhưng cho đến thời điểm đó, chúng ta chỉ phải tiếp tục mơ thôi. Trầm cảm là nguyên nhân gây khuyết tật hàng đầu trên thế giới. Ở Mỹ gần 10% người trường thành đang vật lộn với chứng trầm cảm. Vì là bệnh tâm thần nên nó khó hiểu hơn nhiều so với mấy thứ như mức cholesterol cao. Một nguyên nhân chính gây ra nhầm lẫn là sự khác biệt giữa trầm cảm và cảm giác chán nản. Hầu hết mọi người đều có lúc cảm thấy chán nản. Bị điểm kém, mất việc, cãi vã với ai đó, thậm chí là một ngày mưa cũng làm người ta thấy buồn buồn. Đôi khi không có gì tác động hết. Nó chỉ tự dưng xuất hiện. Rồi khi hoàn cảnh thay đổi những cảm xúc buồn chán đó biến mất. Trầm cảm lâm sàng lại là một vấn đề khác. Đó là rối loạn y học, và nó sẽ không biến mất như ý muốn của bạn. Nó kéo dài ít nhất trong 2 tuần liên tiếp, và ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, vui chơi, hay yêu đương Trầm cảm có rất nhiều triệu chứng khác nhau: tâm trạng đi xuống, không còn hứng thú với một số việc bạn thường quan tâm, khẩu vị thay đổi cảm thấy vô dụng hay cảm giác tội lỗi quá mức, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, khả năng tập trung kém, bồn chồn hoặc chậm chạp, mất năng lượng, hay thường xuyên nghĩ đến hành vi tự sát. Nếu bạn có ít nhất 5 triệu chứng trên, thì theo hướng dẫn về tâm thần học, bạn có đủ điều kiện để được chẩn đoán trầm cảm. Không chỉ có các triệu chứng hành vi, Trầm cảm còn có những biểu hiện thể chất bên trong não bộ Đầu tiên, có những thay đổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường và qua X-quang. Sự thay đổi này bao gồm phần thùy trán và khối lượng vùng đồi thị nhỏ lại. Trong phạm vi vi mô, trầm cảm liên quan đến một vài thứ, chẳng hạn như: sự dẫn truyền bất thường hay sự cạn kiệt các chất dẫn truyền thần kinh nào đó, đặc biệt là serotonin, norepinephrine và dopamine, rối loạn nhịp sinh học hay những thay đổi cụ thể ở REM và những phần sóng chậm của chu kỳ ngủ, và những sự bất thường ở hormone như là cortisol cao và rối loạn hormone tuyến giáp. Nhưng các nhà thần kinh học vẫn chưa có bức tranh tổng thể về nguyên nhân gây ra sự trầm cảm Nó có vẻ liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa gene và môi trường, nhưng không có công cụ chẩn đoán nào có thể dự đoán chính xác căn bệnh này xuất hiện ở đâu và khi nào. Bởi vì các triệu chứng trầm cảm không thể nhìn thấy, nên khó nhận ra ai đó trông có vẻ ổn nhưng thực ra đang mắc bệnh. Theo Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, một người bình thường bị mắc một chứng bệnh tâm thần nào đó phải mất hơn 10 năm để lên tiếng nhờ giúp đỡ. Nhưng có các cách điều trị rất hiệu quả. Thuốc men và liệu pháp bổ sung lẫn nhau để tăng những phản ứng của não bộ. Trong các trường hợp nặng hơn, thì trị liệu co dãn, giống như kiểm soát cơn động kinh trong não bộ của người bệnh, cũng rất có ích. Các cách điều trị triển vọng khác, như kích thích từ xuyên sọ, cũng đang được nghiên cứu. Nên nếu bạn biết ai đó đang bị trầm cảm, hãy động viên họ, một cách nhẹ nhàng, để tìm đến các biện pháp này. Bạn có thể đề nghị giúp họ làm một số việc cụ thể, như tìm kiếm các nhà trị liệu tại khu vực, hay lập ra một danh sách câu hỏi để hỏi bác sĩ. Với những người bị trầm cảm, các bước đầu tiên này có thể rất khó thực hiện. Nếu họ cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ, hãy chỉ ra rằng trầm cảm chỉ là một căn bệnh, cũng giống như hen suyễn hay tiểu đường. Đó không phải là sự yếu đuối hay tính cách cá nhân, và họ không nên mong đợi bản thân vượt qua được điều đó như là việc mong muốn bình phục sau chuyện gãy tay. Nếu bản thân bạn trước đây chưa từng bị trầm cảm, thì nên tránh so sánh căn bệnh này với những thời gian mà bạn gục ngã. So sánh với những gì họ đang trải qua với cảm giác buồn bã bình thường, tạm thời có thể khiến họ cảm thấy tội lỗi. Thậm chí là chỉ nói chuyện cởi mở về trầm cảm cũng có ích. Ví dụ, một nghiên cứu chỉ ra rằng việc hỏi ai đó về những ý nghĩ tự tử thực sự làm giảm nguy cơ tự tử của họ. Những cuộc trò chuyện cởi mở về bệnh tâm thần làm giảm đi sự kì thị và khiến cho mọi người dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ hơn. và càng nhiều bệnh nhân được trị liệu thì các nhà khoa học càng biết nhiều hơn về căn bệnh này, và họ sẽ tìm ra nhiều cách chữa tốt hơn. Tôi là bác sĩ giải phẫu thần kinh. Giống như hầu hết các đồng nghiệp khác, hằng ngày, tôi phải đối mặt với nhưng bi kịch của con người Tôi nhận ra cuộc đời bạn có thể thay đổi từ giây phút này đến giây phút khác sau trận tai biến mạch máu não hay một tai nạn xe Và cái khiến chúng tôi-những nhà giải phẫu thần kinh nản lòng là nhận ra rằng không giống các cơ quan khác trên cơ thể não bộ có rất ít khả năng tự phục hồi. Sau một chấn thương lớn ở hệ thần kinh trung ương bệnh nhân thường bị tàn tật nặng. Đó chính là lý do tại sao tôi chọn trở thành 1 bác sĩ giải phẫu chức năng thần kinh Bác sỹ giải phẫu thần kinh chức năng là gì? Đó là một bác sĩ chuyên phục hồi 1 chức năng thần kinh thông qua nhiều kỹ thuật giải phẫu khác nhau. Bạn chắc đã từng nghe về một trong những ca giải phẫu nổi tiếng gọi là kích thích não sâu, nơi bạn cấy một điện cực vào sâu trong não bộ để điều chỉnh mạch thần kinh nhằm cải thiện 1 chức năng thần kinh. Đó thật sự là một kỹ thuật tuyệt vời cải thiện số phận của bệnh nhân với chứng Parkinson, bị run tay chân, đau nhức nặng. Tuy nhiên, sự điều chế thần kinh không có nghĩa là chữa lành thần kinh. Giấc mơ của những bác sĩ thần kinh chức năng là chữa lành bộ não. Tôi nghĩ chúng tôi đang tiếp cận đến giấc mơ này. Tôi muốn trình bày với các bạn rằng chúng tôi đang rất gần với điều đó, Và với 1 ít trợ giúp, não bộ có thể tự cứu giúp mình. Câu chuyện bắt đầu cách đây 15 năm. Lúc đó, tôi là một thực tập sinh y khoa làm việc ngày đêm trong phòng cấp cứu. Tôi thường phải chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương đầu. Bạn phải tưởng tượng khi một bệnh nhân nhập viện với một chấn thương đầu nặng não bộ anh ta sẽ phồng lên và anh ta bị tăng áp suất bên trong hộp sọ Để cứu anh ấy, bạn phải giảm áp suất bên trong hộp sọ. Để làm điều đó, đôi khi phải cắt bỏ 1 mẩu não bị sưng. Thay vì vứt bỏ những phần não bị sưng này, chúng tôi quyết định nhờ đến Jean-Francois Brunet, là đồng nghiệp của tôi, một nhà sinh học, nghiên cứu chúng. Ý tôi là gì? Chúng tôi muốn nuôi những tế bào từ những mẩu mô này. Đó không phải là dễ. Nuôi tế bào từ một mảng mô cũng giống như nuôi những đứa trẻ rất nhỏ ngoài gia đình của chúng. Vì vậy bạn cần phải tìm đúng loại dinh dưỡng, đủ nhiệt, độ ẩm, và tất cả những điều kiện tốt để chúng lớn lên. Đó chính xác là những gì chúng tôi phải làm với các tế bào này. Và sau rất nhiều lần cố gắng, Jean-Francois đã làm được. Và đây là hình anh ấy thấy dưới lớp kính hiển vi Và đối với chúng tôi đó là 1 bất ngờ lớn. Vì sao? Bởi nó hoàn toàn trông giống như 1 tế bào gốc được nuôi cấy, với những tế bào màu xanh lớn bao quanh tế bào nhỏ, chưa trưởng thành. Và bạn có thể nhớ lại kiến thức ở lớp sinh học rằng tế bào gốc là những tế bào chưa phát triển, có thể biến thành bất kì loại tế bào nào của cơ thể. Não bộ của người lớn có các tế bào gốc, nhưng nó rất hiếm và thường nằm trong những hốc nhỏ và sâu nằm sâu bên trong bộ não. Vì vậy thật bất ngờ khi nuôi cấy được loại tế bào gốc này từ bề mặt của phần não bị sưng chúng tôi thu được trong phòng phẫu thuật. và đã có 1 quan sát hấp dẫn khác: Những tế bào gốc bình thường là những tế bào rất năng động -- chúng liên tục phân chia rất nhanh. Chúng không bao giờ chết, là những tế bào bất tử. Nhưng tế bào thu được này biểu hiện khác thường. Chúng phân chia chậm lại và sau 1 vài tuần nuôi cấy, chúng thậm chí vẫn chết. Vậy đây là 1 nhóm tế bào lạ trông giống những tế bào gốc nhưng biểu hiện rất khác. Và chúng tôi mất 1 khoảng thời gian dài để hiểu nơi chúng bắt nguồn, Chúng đến từ những tế bào này. Những tế bào màu xanh, đỏ gọi là tế bào "doublecortin- positive" Nó có trong bộ não của tất cả mọi người. Nó đại diện cho 4% của vỏ tế bào não Chúng có 1 vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển. Khi bạn mới là bào thai, chúng giúp não bộ của bạn tự tạo ra nếp gấp Nhưng tại sao chúng ở lại trong đầu bạn? Điều này, chúng tôi không biết. Chúng tôi nghĩ rằng chúng có thể tham gia phục hồi não vì chúng tôi tìm ra chúng tập trung rất nhiều gần vùng tổn thương não. Nhưng điều này không chắc chắn. Nhưng có 1 điều rõ ràng -- là từ những tế bào này, chúng tôi đã nuôi cấy được tế bào gốc. Và chúng tôi đứng trước nguồn tế bào mới tiềm năng để phục hồi bộ não. Chúng tôi phải chứng minh điều đó. Vì thế để chứng minh chúng tôi quyết định thiết kế 1 mô hình thực nghiệm. Ý tưởng là để làm sinh thiết 1 mẩu của bộ não trong vùng không điều khiển ngôn ngữ, vận động và giác quan của não sau đó để cấy những tế bào này chính xác như những gì Jean-Francois làm trong phòng thí nghiệm. Rồi dán nhãn cho chúng, đưa màu sắc vào để có thể theo dõi chúng trong bộ não. Và bước cuối cùng là cấy chúng trở lại chính cá thể đó. Chúng tôi gọi ghép tự thân -- autografts. Và câu hỏi đầu tiên chúng tôi có là "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi cấy lại những tế bào trong não bộ bình thường, và cái gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cấy lại tế bào tương tự trong 1 bộ não bị tổn thương?" Nhờ sự giúp đỡ của giáo sư Eric Rouiller, chúng tôi đã thao tác trên khỉ. Vì vậy trong trường hợp đầu tiên chúng tôi cấy lại những tế bào trong bộ não bình thường và cái chúng tôi thấy là nó hoàn toàn biến mất sau 1 vài tuần như thể nó được lấy ra khỏi bộ não, nó trở về nhà, không gian đã đủ chật chội rồi, chúng không cần thiết phải ở đây vì thế chúng biến mất. Trong trường hợp thứ 2 chúng tôi thực hiện ở vết thương, chúng tôi cấy lại các tế bào cùng nhóm đó, và trong trường hợp này, các tế bào không biến mất-- và chúng trở thành tế bào thần kinh trưởng thành. Và đây là hình ảnh chúng tôi đã quan sát dưới kính hiển vi. Chúng là những tế bào được cấy lại. Và bằng chứng chính là những chấm nhỏ, chúng là các tế bào chúng tôi đã đánh dấu trong ống nghiệm, khi chúng trong môi trường nuôi cấy. Nhưng chúng tôi không thể dừng lại ở đây tất nhiên rồi. Những tế bào này có thể giúp khỉ phục hồi sau chấn thương không? Vì thế, chúng tôi huấn luyện khỉ thực hiện 1 động tác khéo léo. Chúng phải lấy thức ăn viên từ 1 cái khay. Trước đây chúng rất giỏi việc đó. Và khi chúng đạt được khả năng bình thường trước đây, chúng tôi làm tổn thương ở vỏ não vận động tương ứng với chuyển động tay. Vì thế những con khỉ này bị tàn tật, chúng không thể di chuyển tay được nữa. Và cũng như con người, chúng tự hồi phục lại trong một phần nào đó cũng như là khi bị đột quỵ. Bệnh nhân hoàn toàn bị tàn tật, và họ cố gắng để phục hồi nhờ vào khả năng của não, họ hồi phục được một phần nào đó, và điều này cũng xảy ra với khỉ. Khi chúng tôi chắc chắn rằng con khỉ đã đạt hết hiệu suất của sự tự hồi phục, chúng tôi cấy vào não chính tế bào của nó. Ở bên trái, bạn thấy con khỉ tự hồi phục Nó đạt khoảng 40 đến 50% khả năng vận động trước thương tổn. Nó không chính xác, không nhanh nhạy. Và giờ, khi chúng tôi cấy ghép tế bào: Hai tháng sau khi cấy ghép, chính là nó đấy. (vỗ tay) Tôi phải nói đó là một kết quả tuyệt vời. Kể từ đó, chúng tôi hiểu nhiều hơn về những tế bào này. Chúng tôi biết có thể bảo quản chúng, để dùng về sau. Chúng tôi biết có thể dùng vào những căn bệnh thần kinh khác, như là bệnh Parkinson. Nhưng ước mơ của chúng tôi vẫn là cấy chúng trên người. Và tôi hy vọng sẽ sớm trình bày với mọi người rằng não con người sẽ cho chúng ta công cụ để tự chữa lành chính nó. Cảm ơn. (vỗ tay) Jocelyn, bài nói này thật tuyệt vời và tôi chắc chắn rằng hiện giờ, rất nhiều khán giả ở dưới có thể cùng ngành, nghĩ rằng "Tôi biết một người có thể làm điều này". Tôi chắc chắn. Và câu hỏi là, điều trở ngại lớn nhất trước khi bạn có thể thực nghiệm trên con người? Điều trở ngại lớn nhất chính là luật pháp (cười) Bởi vì, từ kết quả thú vị đạt được, bạn còn phải điền tới cả 2 kí giấy tờ để có thể được thực nghiệm điều này trên con người. BG: Điều này cũng dễ hiểu thôi, bộ não luôn mỏng manh mà. Đúng vậy, sẽ cần nhiều thời gian và cần nhiều bệnh nhân và đội ngũ chuyên môn để làm điều đó, bạn biết mà? Nếu như bạn tự lên kế hoạch một mình bạn phải nghiên cứu và cố gắng xin được giấy phép để bắt đầu thực nghiệm, và nếu như dự án này được thực hiện, thì phải mất bao nhiêu năm để người ta có thể đến bệnh viện và nhận được liệu pháp điều trị này? Vấn đề này rất khó để nói trước. Nó còn phụ thuộc vào, đầu tiên là sự cho phép thực nghiệm. Liệu pháp luật có sớm cho chúng tôi làm điều đó hay không? Và sau đó, bạn phải làm nghiên cứu trên một nhóm nhỏ bệnh nhân. Và, nó tốn khá nhiều thời gian để lựa chọn bệnh nhân, để điều trị và để đánh giá liệu phương pháp này có hiệu quả hay không. Và bạn phải triển khai thực nghiệm đa diện. Bạn phải chứng minh đầu tiên là phương pháp này hiệu quả trước khi đưa phương án chữa trị này vào cho tất cả mọi người BG: Và đảm bảo an toàn. JB: Đương nhiên. BG: Jocelyne, cảm ơn vì đến với TED và chia sẻ thông tin. Cảm ơn. (vỗ tay) Đố bạn món nào trong đây chứa carbon hydrate ít nhất? Ổ bánh mì? Hay bát cơm? Hay lon soda này nhỉ? Quả là một câu hỏi khó. Mặc dù các món đó khác nhau về lượng mỡ, vitamin và các chất dinh dưỡng khác, nhưng xét về lượng carbonhydrate, ba món này gần như tương đương. Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với chế độ ăn của bạn? Đầu tiên, carbohydrate là nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đường và các phân tử mà cơ thể phân giải để tạo thành đường. Tùy theo cấu trúc mà ta có carbohydrate đơn hay phức hợp. Đây là đường đơn hay monosaccharide. Glucose, fructose, và galactose đều là đường đơn. Hai đường đơn liên kết với nhau hình thành nên một disaccharide, có 3 loại: lactose, maltose, hay sucrose. Mặt khác, carbohydrate phức hợp có ít nhất ba loại đường đơn trở lên liên kết với nhau Carbohydrate phức hợp có từ 3 đến 10 loại đường liên kết nhau được gọi là oligosaccharides. Những carbohydrate có hơn 10 loại đường gọi là polysaccharides. Trong lúc tiêu hóa, cơ thể phân giải những carbohydrate phức hợp thành những khối monosaccharide, mà tế bào sẽ chuyển hóa chúng thành năng lượng. Vậy nên khi bạn ăn những thức ăn giàu carbohydrate, lượng đường trong máu, thông thường khoảng một thìa nhỏ, tăng lên Nhưng bộ máy tiêu hóa không phản ứng như nhau với tất cả các carbohydrate Hãy xem tinh bột và chất xơ cả hai đều là polysaccharides, cả hai đều xuất phát từ thực vật, đều chứa từ hàng trăm đến hàng ngàn monosaccharides liên kết chặt chẽ nhau, nhưng chúng lại liên kết theo kiểu khác nhau, và điều này dẫn đến tác động khác nhau lên cơ thể bạn. Tinh bột thường được dự trữ trong rễ, hạt thực vật với vai trò cung cấp năng lượng, các phân tử glucose kết nối với nhau bằng liên kết alpha, hầu hết các liên kết này dễ bị phá vỡ bởi các enzyme trong bộ máy tiêu hóa. Ở chất xơ, các phân tử monosaccharide lại kết nối bằng liên kết beta, không thể bị phá vỡ. Chất xơ có thể bao quanh tinh bột, giúp chúng khỏi bị phá vỡ tạo nên một chất gọi là tinh bột kháng. Vậy nên thức ăn có lượng tinh bột cao, như bánh quy giòn và bánh mì trắng, thường dễ tiêu hóa, nhanh chóng phóng thích lượng lớn glucose đi vào máu, giống như khi bạn uống thứ nước gì đó có lượng glucose cao, như soda. Những thức ăn này có chỉ sổ đường huyết cao, chỉ số phản ánh lượng tăng đường huyết sau khi ăn cái gì đó. Soda và bánh mì trắng có chỉ số đường huyết giống nhau vì cả hai đều có tác động tương tự lên lượng đường trong máu. Nhưng khi bạn ăn thức ăn có nhiều chất xơ, như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, những liên kết beta không thể phân hủy đó làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Những thức ăn này có chỉ số đường huyết thấp hơn, và những thức ăn như trứng, phô mai, thịt lại có chỉ số đường huyết thấp nhất. Khi đường di chuyển từ ống tiêu hóa vào hệ tuần hoàn máu, cơ thể bạn ngay lập tức kích hoạt để vận chuyển đường đi vào các mô nhằm xử lý và chuyển hóa đường thành năng lượng. Insulin, một hormone được tổng hợp ở tuyến tụy là một trong những công cụ chính của cơ thể nhằm kiểm soát đường. Khi bạn ăn thứ gì đó làm lượng đường trong máu tăng, insulin sẽ được đưa vào trong máu. Chất này thúc đẩy cơ và các tế bào mỡ tiếp nhận glucose và nhanh chóng chuyển hóa đường thành năng lượng. Mức độ mà một đơn vị insulin làm giảm đường huyết giúp chúng ta hiểu thêm về cái gọi là độ nhạy cảm insulin. Một đơn vị insulin cụ thể càng làm giảm nhiều đường huyết, cơ thể bạn càng nhạy cảm với insulin hơn. Nếu mức độ nhảy cảm insulin càng thấp, sẽ dẫn đến hiện tượng kháng insulin. Tuyến tụy vẫn tiết ra insulin, nhưng các tế bào, đặc biệt là ở cơ, dần dần ít tương tác với insulin hơn, nên không làm giảm đường huyết được, trong khi lượng insulin tiếp tục tăng. Về lâu dài, việc tiêu thụ nhiều carbohydrate có thể dẫn đến việc kháng insulin, và nhiều nhà khoa học tin rằng việc kháng insulin gây ra một chứng bệnh trầm trọng có tên là Hội Chứng Chuyển Hóa Nó có nhiều triệu chứng liên quan đến nhau bao gồm tăng đường huyết vòng eo tăng lên và cao huyết áp Nó làm tăng khả năng mắc những chứng bệnh như bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh tiểu đường loại II Và mức độ phổ biến của bệnh đang tăng lên một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Có khoảng 32% dân số của Mỹ mắc hội chứng này. Giờ hãy quay lại chế độ ăn của bạn. Cho dù thức ăn của bạn có ngọt hay không, thì đường vẫn là đường, và quá nhiều carbohydrate có thể khiến sức khỏe bạn gặp vấn đề. Có thể bạn sẽ phải từ chối món bánh sandwich kẹp mì, sushi, bánh mì pita, món burrito, donut burger. Thống kê rất có tính thuyết phục. Đến nỗi nhiều người, tổ chức, và đất nước đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên số liệu. Nhưng thống kê có một vấn đề. Bất cứ số liệu thống kê nào cũng có điều ẩn chứa đằng sau, điều có thể hoàn toàn đảo lộn kết quả. Ví dụ như tưởng tượng bạn sẽ chọn một trong hai bệnh viện để phẫu thuật cho người thân lớn tuổi của bạn. Trong số 1000 bệnh nhân gần đây của mỗi bệnh viện, 900 người sống sót ở bệnh viện A, trong khi chỉ có 800 sống sót ở bệnh viện B. Vậy nên có vẻ bệnh viện A là lựa chọn tốt hơn. Nhưng trước khi quyết định, nhớ rằng không phải tất cả bệnh nhân đến bệnh viện với tình trạng sức khỏe giống nhau. Và nếu ta chia 1000 bệnh nhân ở mỗi bệnh viện thành nhóm người có sức khỏe tốt và nhóm có sức khỏe kém, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Bệnh viện A chỉ có 100 bệnh nhân có sức khỏe kém, mà chỉ có 30 người sống sót. Nhưng bệnh viện B có 400 người nhưng lại cứu sống 210 người. Vì thế bệnh viện B là lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe xấu, với tỉ lệ sống sót là 52.5%. Và nếu sức khỏe người thân bạn tốt khi đến bệnh viện? Lạ lùng là bệnh viện B vẫn tốt hơn, với tỉ lệ sống sót là 98%. Vậy làm sao bệnh viện A lại có tỉ lệ sống sót cao hơn khi bệnh viện B có tỉ lệ bệnh nhân sống sót ở mỗi nhóm cao hơn? Vấn đề ta gặp phải gọi là Nghịch lí Simpson, khi nhóm số liệu giống nhau cho các xu hướng trái ngược dựa vào cách nó được phân nhóm. Điều này thường xảy ra khi dữ liệu tổng hợp mất một biến có điều kiện đôi khi được gọi là biến ẩn, là một yếu tố gián tiếp gây ảnh hưởng lớn đến kết quả. Ở đây, yếu tố gián tiếp là lượng bệnh nhân đến trong tình trạng sức khỏe tốt hay kém. Nghịch lí Simpston không chỉ xuất hiện trong lí thuyết. Nó còn hay xuất hiện trong cuộc sống, thỉnh thoảng còn trong các trường hợp quan trọng. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy lượng người hút thuốc sống sót nhiều hơn người không hút trong khoảng thời gian 20 năm. Tuy nhiên, khi chia người tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi trung bình người không hút thuốc lớn tuổi hơn nhiều, và vì thế dễ chết trong thời gian thí nghiệm, phần vì họ nhìn chung sống lâu hơn. Ở đây, nhóm tuổi chính là biến ẩn, và quyết định đến tính đúng đắn của số liệu. Trong trường hợp khác, một phân tích các vụ tử hình ở Florida cho thấy không có sự phân biệt sắc tộc khi tuyên án giữa những người da trắng và da đen bị kết tội giết người. Nhưng khi chia các trường hợp theo sắc tộc lại có sự khác biệt. Trong mỗi trường hợp, bị cáo da đen có xu hướng bị án tử hình hơn. Nhìn chung tỉ lệ tuyên án cho bị cáo da trắng cao hơn bởi vì trường hợp các nạn nhân là người da trắng có xu hướng đưa ra án tử hình, hơn trường hợp nạn nhân là người da đen, và phần lớn vụ giết người diễn ra giữa nguời cùng màu da. Vậy làm sao để tránh nghịch lí này? Tiếc rằng, không có câu trả lời nào đúng cho mọi trường hợp. Số liệu có thể được nhóm lại và chia ra theo nhiều cách khác nhau, và các số liệu tổng hợp thường đưa ra kết quả chính xác hơn là số liệu được phân chia thành các nhóm không phù hợp. Những gì ta có thể làm là khảo sát kĩ các tình huống thực tế được mô tả và xem xét khả năng xuất hiện của các thay đổi ẩn. Nếu không, ta sẽ dễ trở thành đối tượng của những người dùng thông tin để chi phối người khác và phục vụ cho lợi ích của bản thân. Sự đối xứng có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên và thường được gắn với cái đẹp: một chiếc lá có hình dáng hoàn hảo hay một con bướm với hoa văn phức tạp đối xứng trên cánh. Nhưng hóa ra, sự bất đối xứng cũng quan trọng, và phổ biến hơn bạn nghĩ, từ những con cua một càng to tới những loài sên với vỏ xoắn theo cùng một chiều. Một vài loại đậu chỉ leo lên giàn mắt cáo theo chiều kim đồng hồ vài giống khác thì ngược chiều kim đồng hồ, và tuy cơ thể con người trông khá đối xứng khi nhìn từ bên ngoài, phần bên trong lại là một câu chuyện khác. Phần lớn các cơ quan đầu não đều được sắp xếp không đối xứng. Tim, dạ dày, lá lách và tuyến tụy đều nằm về bên trái. Túi mật và phần lớn của gan ở bên phải. Ngay cả phổi của bạn cũng khác nhau. Phổi trái có hai thùy, phổi phải có ba. Hai bên não của bạn trông giống nhau nhưng hoạt động khác nhau. Việc đảm bảo cho sự bất đối xứng này được phân chia đúng là cực kỳ quan trọng. Việc tất cả các cơ quan nội tạng bị đảo ngược thường là vô hại. Nhưng việc đảo ngược không hoàn toàn lại rất nguy hiểm, đặc biệt nếu liên quan tới tim. Nhưng sự không đối xứng này có từ đâu khi mà một phôi mới trông đối xứng từ trái sang phải. Có một giả thuyết tập trung vào một vùng nhỏ trên phôi được gọi là hạch. Hạch được lót bởi những chiếc lông nhỏ gọi là lông mao, chúng nghiêng ra khỏi đầu và quay tròn rất nhanh, tất cả theo một hướng. Sự xoay tròn đồng bộ này đẩy dịch từ bên phải phôi sang bên trái. Trên vành trái của hạch, các lông mao khác cảm nhận được dòng chảy và hoạt hóa các gen đặc hiệu phía bên trái phôi. Các gen này chỉ dẫn tế bào sản sinh các protein nhất định, và chỉ trong vài giờ, phía bên trái và bên phải phôi trở nên khác nhau về mặt hóa học. Dù chúng trông vẫn giống nhau, những khác biệt hóa học này sẽ phát triển thành các cơ quan bất đối xứng. Sự bất đối xứng xuất hiện đầu tiên ở tim. Nó bắt đầu bằng một cái ống chạy dọc giữa phôi, khi phôi khoảng 3 tuần tuổi, ống bắt đầu cong thành hình chữ C và xoay về bên phải cơ thể, tạo ra cấu trúc khác nhau ở mỗi bên, cuối cùng, biến thành trái tim bất đối xứng như ta biết. Trong khi đó, các cơ quan quan trọng khác nảy sinh từ ống trung tâm và phát triển về phía vị trí sau cùng của chúng. Một vài sinh vật, như lợn, không có lông mao của phôi vẫn có các cơ quan nội tạng bất đối xứng. Liệu có phải tất cả các tế bào thực chất đều bất đối xứng? Có thể. Các tập đoàn vi khuẩn tạo thành các nhánh ren cong theo một hướng, và tế bào người được nuôi cấy trong môi trường hình chiếc nhẫn có xu hướng xếp tựa các nếp gấp trên bánh vòng. Phóng to lên, ta sẽ thấy rất nhiều đơn vị cấu trúc của tế bào như axit nucleic, protein, và đường đều vốn dĩ bất đối xứng. Protein có hình dáng bất đối xứng phức tạp và những protein này điều khiển cách tế bào di cư và cách lông phôi xoay vòng. Những phân tử sinh học này có một đặc tính gọi là thủ đối tính, nghĩa là phân tử và hình ảnh qua gương của nó không giống nhau. Giống như tay phải và tay trái, trông giống nhau, nhưng thử để tay phải vào găng tay trái mà xem. Bất đối xứng ở mức độ phân tử được phản ánh trong các tế bào bất đối xứng, phôi bất đối xứng, và cuối cùng là sinh vật bất đối xứng. Vì vậy, tuy đối xứng có thể đẹp, sự bất đối xứng cũng có sức hấp dẫn từ những vòng xoay duyên dáng, sự phức tạp có trật tự và sự không hoàn hảo một cách ấn tượng. Có một bài thuyết trình mà hai năm trước tôi đã trình bày ở đây khoảng 2:00 lần Hôm nay tôi sẽ trình bày một bài ngắn và là bài tôi nói lần đầu tiên, với bài diễn thuyết này -- Tôi không muốn hay cần phải tăng chuẩn mực; tôi thực sự đang cố hạ nó xuống. Bởi tôi đã kết nối tạm thời điều này để hy vọng đáp ứng được yêu cầu của buổi hôm nay. Và tôi được nhắc nhở bởi bài diễn văn tuyệt vời của Karen Armstrong rằng tôn giáo, nếu được hiểu đúng đắn, không phải là về đức tin, mà là về lối cư xử. Có lẽ chúng ta nên nói điều tương tự về sự lạc quan. Làm sao chúng ta dám lạc quan? Lạc quan đôi khi được coi là một đức tin, là một cách thể hiện trí tuệ Như câu nói nổi tiếng của Mahamat Gandhi, "Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn được thấy trên thế giới" Và kết quả là sự lạc quan mà ta mong muốn sẽ không được tạo ra chỉ bởi đức tin, trừ trường hợp đức tin đó tạo nên lối cư xử mới. Nhưng từ "lối xử sự" theo tôi đôi khi cũng bị hiểu sai trong trường hợp này. Tôi là người ủng hộ mạnh mẽ việc thay đổi những bóng đèn và mua xe chạy điện Tipper và tôi cũng đặt 33 tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà của mình. và cũng đào giếng địa nhiệt, cũng như làm nhiều việc khác. Nhưng cũng như việc thay đổi bóng đèn việc thay đổi luật còn quan trong hơn. Và khi chúng ta thay đổi lối xử sự của mình trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đôi khi bỏ quên phần về công dân và dân chủ. Để có thể lạc quan về điều này, ta phải thực sự là những công dân năng nổ trong nền dân chủ của chúng ta. Để có thể giải quyết khủng hoảng khí hậu, ta cũng phải giải quyết khủng hoảng dân chủ. (Vỗ tay). Và chúng ta đang có một cuộc khủng hoảng như thế. Tôi đã định kể câu chuyện này trong một thời gian dài. Tôi được nhắc về nó gần đây bởi một phụ nữ người đã đi qua bàn ăn của tôi, bà ấy chỉ nhìn chằm chằm vào tôi lúc đi qua. Bà chắc đang ở độ tuổi 70 và có khuôn mặt tốt bụng. Tôi không nghĩ gì cho đến khi tôi nhìn thấy từ khóe mắt mình là bà ấy đang đi lại từ phía đối diện, và cũng chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Và tôi nói "Xin chào bà" Và bà ấy nói, "Anh biết không, nếu nhuộm tóc đen, anh sẽ trông giống Al Gore lắm." (Cười) Rất nhiều năm trước đây, khi tôi còn là một nghị sĩ trẻ, tôi dành rất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề ổn định vũ khí hạt nhân -- cuộc đua vũ trang hạt nhân. Và những nhà sử học quân đội đã dạy tôi vào thời kỳ đó rằng những tranh chấp xung đột về quân đội thường được chia làm ba loại điển hình: chiến tranh địa phương, chiến tranh khu vực, và hiếm hơn nhưng quan trọng nhất, chiến tranh toàn cầu, chiến tranh thế giới. Những mâu thuẫn mang tính chiến lược. Và mỗi mức độ của mâu thuẫn lại đòi hỏi sự phân bổ tài nguyên khác nhau, cách tiếp cận khác, và mô hình tổ chức khác. Những thách thức môi trường cũng rơi vào ba loại tương tự, và là hầu hết những gì chúng ta nghĩ đến đều là những vấn đề môi trường địa phương: ô nhiễm không khí và nguồn nước, rác thải độc hại. Những còn có những vấn đề môi trường mang tính khu vực, như mưa axit từ Trung Tây cho đến Đông Bắc, và từ Tây Âu cho đến Bắc Cực, và từ Trung Tây ngoài Mississippi vào vùng chết của vịnh Mehico. Và còn rất nhiều nữa. Nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu hiếm nhưng quan trọng nhất là khủng khoảng khí hậu toàn cầu, là một khủng khoảng chiến lược. Tất cả mọi thứ đều bị ảnh hưởng. Và chúng ta phải tổ chức lại biện pháp giải quyết một cách hợp lý. Chúng ta cần huy động toàn cầu chung tay để tái tạo năng lượng, bảo tồn, hiệu quả và kêu gọi thế giới hướng đến đến nền kinh tế ít cacbon. Chúng ta có nhiều việc phải làm. Và chúng ta có thể huy động những nguồn lực và sự ủng hộ từ chính trị. Khi nhận được sự ủng hộ từ chính trị nghĩa là chúng ta có thể huy động được nhiều nguồn tài nguyên. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn những slide có ở đây. Tôi sẽ bắt đầu với cái logo. Cái bị thiếu ở đây, tất nhiên, là tảng băng Bắc bắc cực. Greenland vẫn còn. 28 năm trước, đây là băng bắc cực -- tảng băng phía bắc - trông như vào cuối mùa hè lúc thu phân. Mùa thu năm nay, tôi đã đến Trung tâm dữ liệu Tuyết và Băng tại Boulder, Colorado, và nói chuyện với những nhà nghiên cứu ở Monterey tại Phòng thí nghiệm thủy quân bậc sau đại học. Đây là những gì đã xẩy ra trong 28 năm qua. Nhìn chung, báo cáo gần nhất là vào năm 2005. Đây là những gì đã xảy ra năm ngoái, và nó đã làm những nhà nghiên cứu phải lo ngại. Tảng băng bắc Bắc cực vẫn có quy mô địa lý tương tự. Nhìn không hẳn giống, nhưng nó gần có diện tích bằng đúng nước Mỹ, trừ đi khu vực có diện tích bằng bang Arizona. Khối lượng bị mất đi vào năm 2005 bằng với mọi thứ ở phía tây sông Mississippi. Khối lượng bị biến mất thêm vào năm ngoái bằng từng này. Nó xuất hiện trở lại vào mùa đông, nhưng không còn là băng vĩnh cửu, là băng mỏng. Nó rất dễ tan. Khối lượng còn lại có thể biến mất vào mùa hè trong vòng 5 năm tới. Và nó đặt rất nhiều sức ép lên Greenland. Quanh khu vực Bắc cực --- đây là một làng nổi tiếng ở Alaska. Đây là một thị trấn ở Newfoundland. Nam cực. Những nghiên cứu gần đây nhất từ NASA cho thấy khối lượng của một lần tan băng mức độ từ vừa đến nghiêm trọng của một khu vực có diện tích bằng bang California. "Đó là quãng thời gian đẹp nhất, cũng là quãng thời gian xấu nhất": câu mở đầu nổi tiếng nhất trong văn học Anh. Tôi muốn chia sẻ ngắn gọn với các bạn "Chuyện về hai hành tinh" Trái đất và sao Kim. có cùng chính xác độ lớn. Đường kính của trái đất dài hơn khoảng 400 km, nhưng chúng gần như bằng nhau. Chúng cũng có cùng khối lượng cacbon. Nhưng sự khác nhau là ở chỗ, trên Trái đất, hầu hết số lượng cácbon đã bị đưa ra ngoài khí quyển, tồn tại trong lòng đất dưới dạng như trong than, dầu mỏ, khí gas thiên nhiên, vân vân. Trên sao Kim, hầu hết cácbon ở trong khí quyển. Sự khác nhau còn ở chỗ nhiệt độ của chúng ta trung bình là 59 độ. Ở sao Kim là 855. Điều này liên quan tới chiến lược hiện nay của chúng ta là dùng cácbon trong lòng đất càng nhanh càng tốt và đưa nó vào khí quyển. Không phải vì sao Kim gần với mặt trời hơn. Nó còn nóng hơn gấp 3 lần sao Mộc, và sao Mộc nằm ngay cạnh mặt trời. Đây là bức ảnh được coi là một trong những bức ảnh cũ duy nhất, nhưng tôi đưa nó ra bởi tôi muốn nói ngắn gọn với các bạn CSI: Khí hậu. Cộng đồng khoa học quốc tế nói rằng con người làm trái đất nóng lên khi họ đưa cacbon vào khí quyển làm dày nó, và chặn những tia hồng ngoại. Bạn đều biết điều đó. Vào buổi tổng kết IPCC gần đây, giới khoa học muốn nói, "Bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm?" Họ muốn trả lời "99%." Người Trung quốc phản đối, và đi đến thỏa hiệp "hơn 90 phần trăm" Phía hoài nghi nói "Đợi đã, điều này có thể thay đổi trong -- trong năng lượng đến từ mặt trời." Nếu điều đó là đúng, tầng bình lưu cũng sẽ bị tăng nhiệt như tầng khí quyển thấp, nếu có nhiều nhiệt năng tiến vào hơn. Nếu càng nhiều tia hồng ngoại bị chăn lại, bạn có thể thấy trời sẽ nóng hơn ở đây và lạnh hơn ở đây. Đây là tầng khí quyển thấp. Đây là tầng bình lưu: mát hơn. CSI: Khí hậu. Bây giờ là tin tốt. 68% người dân Mỹ giờ tin rằng con người có lỗi trong sự nóng lên của trái đất. 69% tin rằng Trái đất đang nóng lên một cách đáng kể. Đã có sự tiến triển, nhưng đây là vấn đề then chốt: khi được đưa ra danh sách những thử thách cần đối mặt, sự nóng lên toàn cầu vẫn bị liệt vào hàng cuối. Cái thiếu là sự cảm nhận tính cấp bách của vấn đề. Nếu bạn đồng ý với phân tích thực tế, nhưng lại không hiểu được tính cấp bách của vấn đề, nó sẽ đưa bạn tới đâu? Liên minh vì Bảo vệ khí hậu, nơi tôi lãnh đạo cùng với CurrentTV -- những người làm chương trình cộng đồng này, đã tiến hành một cuộc thi toàn cầu nhằm truyền tải thông điệp này. Đây là người chiến thắng. NBC -- Tôi sẽ trình bày tất cả mạng lưới ở đây -- những nhà báo hàng đầu của NBC đã hỏi 956 câu trong năm 2007 về những ứng cử viên tổng thống: 2 trong số câu hỏi là về khủng hoảng khí hậu. ABC: 844 câu hỏi, 2 về khí hậu. Fox: 2. CNN: 2. CBS: 0. Thật là bi hài. Đây là một trong những quảng cáo thuốc lá cũ. Và đây là những gì chúng ta đang làm. Đây là mức tiêu thụ nhiên liệu ở tất cả các nước này. Và chúng ta. Không chỉ ở những nước phát triển. Những nước đang phát triển cũng đang nối đuôi chúng ta, và đang tăng tốc. Và thực chất, lượng khí thải tổng cộng của họ vào năm nay bằng với mức của ta vào năm 1965. Họ đang dần đuổi kịp chúng ta với tốc độ rất nhanh. Tổng các mức: đến năm 2025, họ sẽ bằng chúng ta năm 1985. Nếu những nước giàu biến mất hoàn tòan khỏi bức tranh, chúng ta vẫn có khủng hoảng. Chúng ta đã đưa đến các nước phát triển những công nghệ và cách thức suy nghĩ những cái đang tạo nên cuộc khủng hoảng. Đây là Bolivia. Hơn -- hơn 30 năm. Đây là biểu đồ đánh bắt hải sản, bạn có thể quan sát trong vài giây. Những năm 60. 70. 80. 90. Chúng ta cần dừng lại. Và tin tốt là chúng ta có thể dừng lại. Chúng ta có công nghệ. Chúng ta cần quan điểm thống nhất về cách hành động: đấu tranh chống lại nghèo đói trên thế giới và thử thách về việc cắt giảm khí thải ở các nước giàu, tất cả đều có chung một giải phát đơn giản duy nhất. Người ta hỏi, "Giải pháp là gì?" Nó đây. Hãy đặt giá cho cácbon. Chúng ta cần thuế khí thải CO2,tạo ngân sách trung lập, để thay thế thuế lao động, cái đã được đưa ra bởi Bismark -- một vài điều đã thay đổi kể từ thế kỉ 19. Trong thế giới nghèo, chúng ta cần liên kết giải pháp cho nghèo đói với những giải pháp cho khủng hoảng khí hậu. Những kế hoạch chống lại nghèo đói ở Uganda sẽ còn phải thảo luận nếu chúng ta không giải quyết vấn đề khí hậu. Nhưng những giải pháp có thể thực sự tạo ra thay đổi lớn cho các nước nghèo. Đây là một bản kiến nghị đã được nói đến rất nhiều ở châu Âu. Nó từ tạp trí Tự nhiên. Những bài này tập trung vào các nhà máy năng lượng mặt trời, được kết nối với mạng lưới điện để cung cấp toàn bộ năng lượng điện cho châu Âu, từ các nước đang phát triển. Những dòng điện xoay chiều cao thế. Đây không phải điều gì viển vông, điều này có thể thực hiện được. Ta cần nó cho nền kinh tế của chính mình. Những số liệu gần đây nhất cho thấy mô hình cũ không có hiệu quả. Còn có rất nhiều những đầu tư lớn mà bạn có thể thực hiện. Nếu bạn đầu tư vào cát chứa dầu hoặc dầu đá phiến, bạn đã có một tổ hợp đầy những tài sản cacbon.. Và nó được dựa trên mô hình cũ. Những kẻ trục lợi kiếm lời từ chỗ này khi những chỗ khác sụp đổ. Phát triển cát chứa dầu và than đá phiến cũng tương tự như vậy. Đây chỉ là một trong những đầu tư mà cá nhân tôi cho là có nghĩa. Tôi có một phần trong đó, nên tôi sẽ có tuyên bố trước. Nhưng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, hiệu quả và bảo tồn. Bạn đã nhìn thấy slide này trước kia, nhưng có một thay đổi. Đã có hai nước không phê chuẩn -- và giờ chỉ còn một. Australia đã có cuộc biểu quyết. Và cũng có một chiến dịch ở Australia liên quan đến các quảng cáo trên TV, Internet và đài phát thanh nhằm tăng hiểu biết về tính cấp bách cho người dân. Chúng tôi đã đào tạo 250 người để thuyết trình slide này ở mọi làng và thị trấn thành phố ở Australia. Nhiều điều đóng góp vào đó, nhưng ngài tân Thủ tướng đã tuyên bố rằng ưu tiên hàng đầu của ngài là sẽ thay đổi vị thế của Australia ở Kyoto, và ngài đã làm. Giờ mọi người đã có nhận thức một phần vì nạn hạn hán khủng khiếp mà họ trải qua. Đây là hồ Lanier. Bạn tôi Heidi Cullins đã nói rằng nếu ta đặt tên cho hạn hán như cách ta đặt tên cho bão ta có thể đặt cho cuộc hạn hạn ở đông nam tên là Katrina, và nó đang tiến vào Atlanta. Chúng ta không thể chờ hạn hán đến như ở Australia để thay đổi văn hóa chính trị của mình. Giờ là những tin tốt khác. Những thành phố ủng hộ nghị định thư Kyoto ở Mỹ tăng đến 780 -- và tôi mới thấy thành phố chúng ta đang ở trong danh sách đó. Và đó là tin tốt. Gần hơn, chúng tôi đã nghe vài ngày trước đây về giá trị của chủ nghĩa anh hùng cá nhân trở nên phổ biến đến nỗi nó trở nên sáo rỗng và lặp lại. Cái ta cần là một thế hệ anh hùng khác. Chúng ta, những người đang sống ở nước Mỹ ngày hôm nay, và cả phần còn lại của thế giới cần hiểu rằng lịch sử đã mang lại cho chúng ta một lựa chọn -- ví như Jill Bolte Taylor đã tìm ra cách tự cứu mình khi bị rối trí bằng những kinh nghiệm thú vị mà cô đã trải qua. Giờ đây chúng ta đang có văn hóa của sự sao nhãng. Chúng ta có sự khẩn cấp toàn cầu Và chúng ta cần tìm cách dạy cho, thế hệ những người sống hôm nay, ý thức về nhiệm vụ của thế hệ. Tôi ước mình có thể tìm được từ ngữ để truyền tải điều này. Đây chính là một thế hệ anh hùng khác đã mang lại dân chủ đến hành tinh này. Một thế hệ khác đã ngừng chế độ nô lệ. Và mang lại cho phụ nữ quyền được bầu cử. Chúng ta có thể làm được điều này. Đừng nói rằng chúng ta không có ngân sách để làm điều đó. Ta chỉ cần tiền cho một tuần chúng ta trang trải cho phí chiến ở Iraq là đã đủ để bắt đầu giải quyết vấn đề này. Chúng ta có khả năng làm điều đó. Điểm cuối cùng. Tôi rất lạc quan, bởi tôi tin rằng chúng ta có khả năng, ngay tại thời điểm của thách thức lớn lao, đặt sang một bên những sao nhãng và vươn đón thử thách mà lịch sử đã đặt ra trước mắt chúng ta. Đôi khi tôi nghe người ta phản ứng lại những sự thật kinh hoàng về khủng hoảng khí hậu bằng cách nói, "Ồ, điều này thật tệ Đúng là một gánh nặng." Tôi muốn mọi người nói lại điều đó. Có bao nhiêu thế hệ trong suốt lịch sử đã có cơ hội để vươn đón thử thách mà nó xứng đáng với mọi nỗ lực cao nhất của chúng ta? Một thử thách mà có thể đánh thức từ chúng ta nhiều hơn những gì mà ta biết về khả năng của mình? Tôi cho rằng chúng ta nên tiếp cận thử thách này với cảm giác vui mừng và biết ơn rằng chúng ta là thế hệ mà sau khoảng một nghìn năm nữa kể từ đây những dàn hợp xướng, nhà thơ và ca sĩ sẽ chúc mừng bằng cách nói, họ chính là người đã tự mình giải được cuộc khủng hoảng và đặt nền tảng cho thế hệ tương lai con người đầy tươi sáng và lạc quan. Hãy cũng làm điều đó. Cảm ơn rất nhiều. Chris Anderson: Đối với rất nhiều người ở TED, có một niềm trăn trở vào cuối ngày, về cơ bản đó là vấn đề thiết kế phiếu bầu -- một thiết kế kém có nghĩa là tiếng nói của bạn sẽ không được nghe đến trong tám năm ở một vị trí mà bạn có thể biến những điều này thành sự thật. Điều đó rất tệ. Al Gore: Bạn không hiểu được đâu. (Cười). CA: Khi bạn nhìn vào những gì các ứng viên tổng thống hàng đầu của đảng của bạn đang làm -- Ý tôi là, -- bạn có phấn khởi vì những kế hoạch của họ về sự nóng lên của thế giới? AG: Câu trả lời cho câu hỏi đó với tôi rất khó bởi vì, một mặt khác, tôi nghĩ rằng chúng ta nên cảm thấy biết ơn rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa - John McCain, và hai ứng cử viên cuối cùng của đảng Đân chủ -- cả ba đều có các vị thế khác nhau và vươn đến phía trước trong khủng hoảng khí hậu. Cả ba đều hứa mang lại sự lãnh đạo họ cũng khác nhau trong cách tiếp cận bởi hệ bộ máy hành chính hiện thời. Và tôi nghĩ rằng cả ba đều có trách nhiệm trong việc đưa ra những kế hoạch và kiến nghị. Nhưng cuộc hội thoại về chiến dịch tranh cứ -- đã được minh họa bằng các câu hỏi -- được nhóm lại bởi Hội đồng những nhà bầu cử bảo thủ, nhân thế, sự phân tích của tất cả các câu hỏi -- và cũng nhân thế, những cuộc tranh luận đều đã được tài trợ dưới thương hiệu Orwellian, "Than sạch". Có ai để ý đến điều này không? Mọi cuộc tranh luận đều được tài trợ bởi "Than sạch" "Giờ, giảm khí thải xuống nữa!" Các cuộc hội thoại trong nền dân chủ của chúng ta đã không đặt nền tảng cho những chính sách táo bạo cần thiết. Vậy là họ đang nói những điều đúng và có thể -- trong trường hợp bất cứ ai trong số họ được bầu -- có thể làm điều đúng đắn, nhưng hãy để tôi nói: khi tôi quay về từ Kyoto năm 1997 với cảm giác hạnh phúc tuyệt vời rằng chúng ta đã có bước đột phá, và rồi đối mặt với Thượng viện Mỹ, chỉ có 1 trong 100 thượng nghị sĩ sẵn sàng bầu để thông qua bản hiệp ước. Những gì các ứng cử viên nói phải được đặt cạnh những gì người dân nói. Thách thức này là một phần của cơ cấu nền văn minh của chúng ta. CO2 đang có trong hơi thở của nền văn minh chúng ta, theo nghĩa đen. Và giờ chúng ta cơ giới hóa quá trình đó. Thay đổi khuôn mẫu đó yêu cầu một phạm vi, một quy mô, tốc độ của sự thay đổi vượt xa những gì chúng ta đã làm trong quá khứ. Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu bằng cách nói, hãy lạc quan trong những gì bạn làm, nhưng hãy làm một công dân năng động Hãy yêu cầu -- thay đổi bóng đèn, và thay đổi luật lệ. Thay đổi những hiệp ước toàn cầu. Chúng ta cần nói lên. Chúng ta phải giải quyết nền dân chủ này. Chúng ta có sự xơ cứng trong nền dân chủ này. Và cần phải thay đổi điều đó. Hãy sử dụng Internet. Hãy lên mạng. Kết nối với mọi người. Hãy làm những công dân tích cực. Hãy ngừng những hoạt động hiện nay -- chúng ta không nên có thêm bất kì nhà máy nhiệt than nào mà không có khả năng thu và giữ khí CO2. Có nghĩa là chúng ta cần nhanh chóng xây dựng những nguồn nhiên liệu tái tạo được. Giờ đây, không ai nói trên tầm đó. Nhưng tôi tin rằng, từ giờ đến tháng 11, điều này là có thể. Liên Minh Bảo Vệ Khí Hậu đang chuẩn bị một chiến dịch toàn quốc-- huy động người dân, quảng cáo truyền hình và internet, đài phát thanh, báo chí -- liên kết với tất cả mọi người từ đội hướng đạo nữ đến thợ săn và ngư dân. Chúng ta cần sự giúp đõ. CA: Về vai trò của ngài trong tình hình tiếp diễn, Al, liệu có điều gì hơn mà ngài muốn làm? AG: Tôi đã cầu nguyện rằng tôi có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó. Tôi có thể làm gì? Buckminster Fuller từng viết, "Nếu tương lai của tất cả nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào tôi, tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ như thế nào?" Nó phụ thuộc vào tất cả chúng ta, nhưng một lần nữa, không chỉ với những bóng đèn. Chúng ta, hầu hết những người ở đây, là người Mỹ. Chúng ta có nền dân chủ. Chúng ta có thể thay đổi nhiều thứ, nhưng chúng ta phải thay đổi một cách chủ động. Cái cần thiết là sự nhận thức cao hơn. Và rất khó -- rất khó để tạo dựng -- nhưng nó đang đến. Có một thành ngữ châu Phi cổ mà một vài người trong các bạn biết, nói rằng: "Nếu anh muốn đi nhanh, đi một mình; nếu anh muốn đi xa, đi cùng nhau". Chúng ta cần đi nhanh và xa. Do đó chúng ta cần thay đổi trong nhận thức. Thay đổi trong trách nhiệm. Một cảm giác mới về sự cấp bách. Sự trân trọng những quyền lợi mà ta có được khi đón nhận thử thách này. CA: Al Gore, cảm ơn ông rất nhiều vì đã đến với TED. AG: Cảm ơn các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay). Vào ngày 26 tháng 1 năm 2013, một nhóm quân của al-Qaeda đã tiến vào thành phố cổ của Timbuktu trên rìa phía Nam của sa mạc Sahara. Tại đó, chúng đã đốt cháy một thư viện thời trung cổ chứa 30.000 bản ghi chép được viết bằng tiếng Ả Rập và một vài ngôn ngữ châu Phi, về đủ mọi lĩnh vực, từ thiên văn tới địa lí, lịch sử tới y học. trong đó có một cuốn sách ghi lại có lẽ là liệu pháp chữa trị xưa nhất cho chứng rối loạn cương dương ở nam. Chưa được biết ở phương Tây, đây là trí tuệ tập thể của cả một châu lục, tiếng nói của châu Phi vào thời điểm châu Phi bị cho rằng chưa hề có tiếng nói. Thị trưởng thành phố Bamako, người chứng kiến sự kiện, gọi việc đốt các bản ghi chép là "tội ác chống lại di sản văn hóa thế giới". Và ông ấy đã nói đúng -- hoặc ông đã từng đúng, nếu không phải là thực ra ông ấy cũng đã nói dối. Sự thực là, chỉ trước đó thôi, các học giả châu Phi đã xếp bừa một mớ các cuốn sách cổ và bỏ ra cho lũ khủng bố đốt đi. Ngày nay, bộ sưu tập vẫn được giấu tại Bamako, thủ đô của Mali, mủn ra trong độ ẩm cao. Những gì được cứu vớt bằng mưu mẹo nay lại một lần nữa lâm nguy, lần này là do khí hậu. Nhưng châu Phi, và những chốn xa xôi của thế giới, không chỉ là chỗ duy nhất, hay thậm chí là chủ yếu có những bản ghi chép có thể thay đổi lịch sử văn hóa thế giới đang lâm nguy. Vài năm trước, tôi làm 1 cuộc điều tra về các thư viện nghiên cứu ở châu Âu và phát hiện rằng, ở chừng mực khiêm tốn nhất, có tới 60.000 bản chép tay trước thế kỉ 15, không thể đọc được nữa vì bị nước xâm hại, mờ đi, mốc meo và lên phản ứng hóa học. Con số thực tế còn có thể tăng gấp đôi, mà còn chưa bao gồm các bản ghi thời Phục hưng, các bản ghi thời hiện đại và các vật thể di sản văn hóa như bản đồ. Giả sử có một công nghệ có thể khôi phục những tác phẩm đã mất và vô danh? Hãy tưởng tượng trên khắp thế giới một kho báu hàng trăm nghìn những bản ghi chưa từng được biết trước đó có thể thay đổi căn bản kiến thức của chúng ta về quá khứ. Hãy tưởng tượng những tác phẩm kinh điển chưa từng biết tới được chúng ta khám phá sẽ viết lại tiêu chuẩn của văn học, lịch sử, triết học, âm nhạc --- hay, táo bạo hơn, có thể viết lại bản sắc văn hóa của chúng ta gây dựng những cầu nối mới giữa con người và văn hóa. Có những câu hỏi đã chuyển biến tôi từ một học giả về thời trung cổ, một kẻ đọc chữ thành một nhà khoa học về văn tự. "Kẻ đọc chữ" nghe không đáng hài lòng cho lắm. Với tôi, nó gợi lên hình ảnh của sự thụ động, của một người ngồi ườn trên ghế bành chờ kiến thức đến với mình trong một gói hàng nhỏ ngay ngắn. Tốt hơn bao nhiêu nếu ta là một người tham gia vào quá khứ, một nhà phiêu lưu trong một đất nước chưa từng được khám phá, tìm kiếm những văn tự bị ẩn giấu. Là một học giả, tôi chỉ là một người đọc đơn thuần. Tôi đọc và dạy những tác phẩm kinh điển giống như người ta đọc và dạy hàng trăm năm nay --- Virgil, Ovid, Chaucer, Petrarch -- và với tất cả bài báo học thuật mà tôi đã xuất bản Tôi thêm vào kiến thức nhân loại chút nhận định ngày càng mai một. Điều tôi hằng mong muốn là thành một nhà khảo cổ học của quá khứ một nhà khám phá về văn học, một chàng Indiana Jones không có roi da -- hay, thực ra, cũng có roi da. (tiếng cười) Và tôi muốn điều ấy không chỉ cho mình tôi mà cho cả sinh viên của tôi nữa. Thế là 6 năm trước, tôi đã chuyển hướng nghề nghiệp Lúc đó, tôi đang nghiên cứu về "Ván cờ tình yêu" bài thơ dài quan trọng cuối cùng của thời Trung cổ châu Âu vốn chưa bao giờ được biên tập. Và nó chưa được biên tập là vì nó chỉ tồn tại trong một bản ghi đã bị tổn hại nghiêm trọng khi Dresden bị đánh bom trong Thế chiến thứ II đến mức bao thế hệ học giả đã tuyên bố nó bị mất. Trong vòng 5 năm, tôi dùng đèn tia cực tím cố khôi phục lại những dấu vết ghi chép và công nghệ thời đó giúp tôi làm được chừng nào thì tôi tận dụng hết chừng ấy. Và tôi đã làm điều nhiều người làm. Tôi lên mạng, và tìm hiểu được rằng hình ảnh đa quang phổ đã được dùng thế nào để khôi phục 2 luận thuyết đã mất của nhà toán học Hy Lạp nổi tiếng Archimedes từ những bản viết da cừu thế kỉ 13. Một bản viết da cừu là một bản ghi được xóa đi và ghi đè lên nhiều lần. Và thế là, buồn ơi chào mi, tôi quyết định viết thư cho nhà khoa học hình ảnh hàng đầu về dự án bản viết da cừu của Archimedes, Giáo sư Roger Easton, với một kế hoạch và một sự cầu xin. Khiến tôi ngạc nhiên là, Giáo sư đã hồi âm. Với sự giúp đỡ của ông, tôi đã giành một học bổng từ Chính phủ Mỹ để xây một phòng thí nghiệm hình ảnh đa quang phổ có thể di chuyển, Và với phòng thí nghiệm này, tôi đã chuyển một mớ đen thui và mờ mịt thành một tác phẩm kinh điển thời trung cổ. Vậy, hình ảnh đa quang phổ ấy đã hoạt động như thế nào? Ý tưởng đằng sau hình ảnh đa quang phổ là điều mà ai có hiểu biết về kính hồng ngoại nhìn ban đêm sẽ lập tức tán thưởng: rằng cái chúng ta thấy trong vùng ánh sáng nhìn thấy chỉ là một phần bé nhỏ của những gì tồn tại. Nguyên lý này cũng giống như viết mực vô hình. Hệ thống của chúng tôi sử dụng ánh sáng 12 bước sóng giữa tử ngoại và hồng ngoại, và chiếu vào bản ghi chép từ bên trên từ một dãy đèn LED, và một nguồn đèn đa quang phổ khác chiếu xuyên qua từng tờ của bản ghi chép. Có một chuỗi tới 35 hình ảnh trên mỗi trang được chụp lại cách này, sử dụng máy ảnh kĩ thuật số công suất lớn có cả ống kính được làm từ thạch anh. Trên thế giới chỉ có 5 chiếc như vậy. Và ngay khi chúng tôi chụp các hình ảnh, cho chúng chạy qua các thuật toán thống kê để làm chúng đậm hơn và rõ hơn nữa, sử dụng phần mềm vốn được thiết kế cho các hình ảnh vệ tinh. và được sử dụng bởi các nhà khoa học không gian địa lí. và CIA. Kết quả thật ngoạn mục. Có thể quí vị đã nghe tới điều chúng tôi làm với Cuộn sách Biển Chết, vốn đang bị keo hóa. Sử dụng tia hồng ngoại, chúng tôi có thể đọc những góc tối nhất của Cuộn sách Biển Chết. Tuy nhiên, có lẽ không ai biết những văn tự Kinh Thánh khác cũng đang lâm nguy như thế. Đây là một ví dụ, một trang từ bản ghi chép chúng tôi đã chụp, có lẽ là cuốn Kinh thánh Cơ đốc giáo quí giá nhất trên đời này. Cuốn Kinh thánh chép tay Vercelli là bản dịch cổ nhất của kinh Phúc âm sang tiếng Latin, và có niên đại từ nửa đầu của thế kỉ 4. Đây là thời điểm gần nhất mà chúng ta có thể tiếp cận Kinh thánh kể từ thời điểm khai sinh ra Cơ đốc giáo dưới thời Hoàng đế Constantine, và đó cũng là thời điểm hình thành Hội đồng Giám mục Nicaea, khi người ta thống nhất tín điều cơ bản của Cơ đốc giáo. Bản ghi chép này, thật không may, đã bị hư hại rất nghiêm trọng, và nó bị hư hại là do hàng thế kỉ nay nó đã được sử dụng và chuyển giao trong các lễ tuyên thệ ở nhà thờ. Thực tế, vết bẩn màu tím mà quí vị thấy ở góc trên bên trái là nấm cúc, vốn là loại nấm sinh ra từ những bàn tay không được rửa của người mang bệnh lao. Hình ảnh thu được đã giúp tôi làm được bản sao đầu tiên của bản ghi chép này trong vòng 250 năm qua. Có một phòng thí nghiệm có thể đi tới những bộ sưu tập cần đến nó, dù sao cũng chỉ là một phần của giải pháp. Công nghệ đắt đỏ và rất hiếm, và kĩ năng chụp và xử lý hình ảnh vẫn còn là bí kíp nghề nghiệp. Có nghĩa là những cuộc khôi phục đỉnh cao nằm ngoài tầm với hầu hết các nhà khoa học và chỉ thuộc về các tổ chức giàu có nhất. Đó là lí do tôi thành lập Dự án Lazarus, một sáng kiến phi lợi nhuận để đưa chẩn đoán hình ảnh đa quang phổ tới cá nhân các nhà nghiên cứu và những tổ chức nhỏ hơn với chi phí hầu như không đáng kể. Trong vòng 5 năm qua, đội ngũ các nhà khoa học hình ảnh, các học giả và sinh viên đã đi tới 7 nước khác nhau và khôi phục lại một số bản ghi chép bị hư hai quý giá nhất thế giới, bao gồm Cuốn sách Vercelli, vốn là cuốn sách tiếng Anh cổ nhất, Cuốn sách Đen của Carmarthen, cuốn sách cổ nhất của xứ Wales, và một số quyển kinh Phúc âm sơ khai nhất vô cùng quí giá. đặt tại nơi trước đây là nước Georgia thuộc khối Xô Viết cũ. Vậy là, hình ảnh quang phổ có thể khôi phục những văn tự đã mất. Tinh vi hơn, nó có thể khôi phục lại câu chuyện thứ hai đằng sau mỗi vật thể, câu chuyện một văn tự đã được tạo ra như thế nào, bao giờ và do ai, và, đôi khi, điều tác giả nghĩ tới tại thời điểm viết ra tác phẩm. Ví dụ, bản nháp của Tuyên ngôn Độc lập được viết bởi chính tay tổng thống Thomas Jefferson, được đồng nghiệp của tôi chụp lại vài năm trước đây tại Thư viện Quốc Hội. Người phụ trách bảo tàng đã nhắc rằng có một chữ trong đó đã bị gạch đi và ghi đè lên. Từ được ghi đè lên là "công dân". Có lẽ quí vị đã đoán được từ gì ghi ở dưới. "Dân chúng." Đó, thưa các quí ông quí bà, là nền dân chủ Hoa Kì đã tiến hóa dưới bàn tay của Thomas Jefferson. Hoặc hãy xem Bản đồ Martellus 1491, được chúng tôi chụp lại tại Thư viện Beinecke Đại học Yale. Đấy là bản đồ mà Columbus đã tham khảo trước khi ông đi đến Tân Thế giới, mang lại cho ông ý tưởng châu Á trông như thế nào và Nhật Bản nằm ở đâu. Vấn đề của tẩm bản đồ này là mực và chất nhuộm đã xuống cấp theo thời gian để tấm bản đồ to lớn tới gần 7 foot này khiến thế giới giống như một sa mạc khổng lồ. Cho tới nay, chúng ta biết rất ít, biết chi tiết về những gì Columbus hiểu biết về thế giới và văn hóa thế giới được hình dung ra sao. Chú giải chính trên bản đồ gần như không đọc nổi dưới ánh sáng thông thường. Tia cực tím chỉ làm rõ được được ít. Đa quang phổ mang đến cho chúng ta tất cả. Ở châu Á, ta biết được về những con quái vật có tai dài đến nỗi có thể che được toàn bộ cơ thể của quái vật. Ở châu Phi, một con rắn có thể khiến mặt đất bốc khói. Giống như ánh sao, có thể truyền tải hình ảnh của Vũ trụ trong quá khứ xa xăm, ánh sáng đa quang phổ có thể đưa chúng ta trở lại những thời khắc bối rối khi tạo ra vật thể. Qua kính này, ta chứng kiến những sai sót, những sự đổi ý, những ý tưởng ngây ngô, chưa bị kiểm duyệt, những khiếm khuyết trong trí tưởng tượng của con người đã khiến những vật thể thiêng liêng và tác giả của chúng trở nên chân thật hơn, khiến lịch sử gần gũi với chúng ta hơn. Thế còn tương lai thì sao? Có quá nhiều điều của quá khứ, và quá ít người có kĩ năng để cứu lấy những vật thể này trước khi chúng biến mất vĩnh viễn. Đó là lí do tôi bắt đầu giảng dạy về môn học lai mới này, mà tôi gọi là "khoa học văn tự". Khoa học văn tự là mối tơ duyên giữa những kĩ năng truyền thống của học giả văn chương -- khả năng đọc các ngôn ngữ cổ và các bản chép tay cổ, kiến thức về cách tạo ra các văn tự để có thể tìm ra nguồn gốc và tuổi đời văn tự -- với những kĩ thuật mới như khoa học chẩn đoán hình ảnh, phản ứng hóa học của mực và chất nhuộm màu nhận diện kí tự quang trên máy tính. Năm ngoái, một học sinh trong lớp tôi, mới năm nhất biết tiếng Latin và tiếng Hy Lạp, đã xử lý một bản da cừu mà chúng tôi đã chụp tại một thư viện nổi tiếng ở Rome. Khi cậu ta làm việc, những chữ Hy Lạp nhỏ li ti dần hiện ra sau các văn tự. Mọi người xúm xung quanh, và cậu ấy đọc được một dòng từ tác phẩm đã mất của nhà biên soạn hài kịch Hy Lạp Menander. Đây là lần đầu tiên trong vòng một nghìn năm qua những chữ ấy được đọc to thành lời. Ở thời khắc ấy, cậu sinh viên năm nhất đã trở thành học giả. Thưa quí ông và quí bà, đó chính là tương lai của quá khứ. Xin cảm ơn quí vị rất nhiều! (tiếng vỗ tay) Bạn tìm thấy một công tắc ẩn, tránh được các bẫy bí mật và cuộc thám hiếm dẫn bạn tới ngay trong lòng ngôi đền cổ ở Thành phố bị lãng quên. Nhưng khi bạn đang nghiên cứu những chữ chạm khắc trong bóng tối hai trong số tám sinh viên đi cùng bạn va vào đền thờ. Hai làn khói xanh đột ngột xuất hiện, và những bức tường bắt đầu rung lắc. Lo sợ cho tính mạng của mình, bạn trở lại căn phòng có năm hành lang bao gồm 1 hành lang dẫn tới đền thờ và 1 hành lang dẫn ra bên ngoài. Chiếc đồng hồ cát khổng lồ ở giữa phòng bắt đầu chảy, với khoảng một giờ đồng hồ trước khi cát chảy hết, và sự rung lắc cho thấy bạn sẽ không muốn ở đó khi nó xảy ra. Theo những gì bạn nhớ khi tới đây, cần khoảng 20 phút để chạy tới lối ra. Bạn biết đây là nơi giao nhau cuối cùng trước lối ra, nhưng điểm đánh dấu của bạn đã mất, và không ai nhớ đường. Nếu chín người chia nhau ra, thì sẽ có vừa đủ thời gian để mỗi nhóm đi hết cả bốn hành lang và quay lại căn phòng, và cùng mọi người chạy ra đúng hướng. Chỉ có một vấn đề, Dòng chữ chạm khắc cảnh báo về lời nguyền của đền thờ: linh hồn của Hoàng đế và Hoàng hậu của thành phố sẽ nhập vào kẻ xâm nhập. khiến họ lừa dối nhau dẫn tới tai họa. Bạn nhớ lại đám khói xanh, và nhận ra hai sinh viên đã bị ám. Có thể một hoặc cả hai người có thể nói dối bất cứ lúc nào, dù họ cũng có thể sẽ nói sự thật. Bạn chắc chắn rằng lời nguyền không ảnh hưởng đến mình, nhưng bạn lại không biết ai không đáng tin tưởng, và vì hai sinh viên bị ám đôi khi có thể sẽ nói dối, không có cách nào đảm bảo để kiểm tra xem ai là người bị nguyền rủa. Bạn có thể tìm ra giải pháp để mọi người đều thoát ra? Đừng lo chuyện hai sinh viên bị ám sẽ tấn công, hay hãm hại những người khác. Lời nguyền chỉ ảnh hưởng đến sự giao tiếp của họ. Ngừng video này lại nếu bạn muốn tự tìm ra câu trả lời. Câu trả lời có trong 3 2 1 Điều đầu tiên bạn nhận ra rằng bởi vì bạn biết mình không bị nguyền, bạn có thể đi hết một hành lang một mình. Vậy là còn tám sinh viên chia ra ba hướng còn lại. Chia hai nhóm bốn người đi theo hai hướng sẽ không ổn vì nếu một nhóm quay lại mà có đến hai ý kiến, bạn sẽ phải đoán xem nên tin ai. Nhưng khi chia họ ra thành một cặp và hai nhóm ba người sẽ luôn hiệu quả, và đây là lí do. Hai sinh viên bị ám có thể nói dối hoặc không, nhưng bạn biết chỉ có hai người bị ám, sáu người còn lại sẽ luôn nói sự thật. Khi mỗi nhóm quay trở lại, tất cả các thành viên sẽ có cùng ý kiến hoặc tranh cãi họ đã tìm ra lối thoát hay chưa. Nếu một nhóm ba người trở về có cùng ý kiến, vậy thì bạn biết không ai trong số họ nói dối. Với nhóm hai người, bạn không thể nào biết chắc, nhưng những gì bạn cần là chứng cứ xác thực về ba trong số bốn hướng đi. Với hướng thứ tư bạn có thể giải quyết bằng phép loại suy. Tất nhiên, tất cả sẽ không còn quan trọng nếu bạn may mắn tự tìm được lối ra, nhưng nếu không, việc xâu chuỗi mọi thứ lại với nhau cho bạn ba khả năng. Nếu mỗi nhóm đưa ra những ý kiến thống nhất, một là tất cả đều nói thật, hai là hai người bị ám được bắt cặp với nhau. Trong cả hai trường hợp, hãy kệ hai sinh viên đó. Nếu chỉ có một nhóm tranh cãi, thì hai nhóm còn lại đang nói thật, và nếu có hai sự tranh cãi, thì hai người bị ám đang ở hai nhóm khác nhau và bạn có thể tin tưởng ý kiến số đông của hai nhóm ba người. vì có ít nhất hai người của mỗi nhóm đáng tin tưởng. Ngôi đền đổ sụp ngay sau lưng bạn làn khói xanh thoát ra khỏi hai sinh viên. Tất cả đều an toàn và được giải phóng khỏi lời nguyền. Sau những thử thách đó, bạn nói với nhóm rằng họ xứng đáng có một kì nghỉ, và bạn tình cờ có thêm một cuộc thám hiểm khác. Sau khi Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789, Châu Âu rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các nước xung quanh sợ phải chung số phận với Louis XVI, nên đã tấn công nhà nước Cộng Hòa non trẻ, ở trong nước, sự cực đoan và nghi ngờ giữa các bên dẫn đến đổ máu. Giữa những xung đột này, một nhân vật quyền lực đã nổi lên và lãnh đạo nước Pháp. Nhưng ông ấy đã cứu hay phá hoại cuộc cách mạng? "Trật tự nào, hôm nay bị cáo là ai? Tôi không thấy ai ở đây cả." "Thưa Tòa, đây là Napoléon Bonaparte, bạo chúa xâm lược gần như khắp Châu Âu để bù lại sự thấp kém về chiều cao của mình." "Thật ra, chiều cao của Napoléon ở mức trung bình ở thời đó. Suy nghĩ rằng ông ấy lùn đến từ những tuyên truyền thời chiến tranh với Anh. Và ông ấy không phải là bạo chúa. Ông ấy đã cứu Đảng Cộng Hòa non trẻ khỏi sụp đổ trước sự tấn công của các nước Châu Âu." "Bằng cách lật đổ nhà nước và tự nắm quyền ư?" "Thưa Tòa, với tư cách là một sĩ quan trẻ và thành công, Napoléon hoàn toàn ủng hộ cho cách mạng Pháp, và lí tưởng tự do, công bằng và tình huynh đệ của nó. Nhưng các nhà cách mạng không có tài lãnh đạo. Robespierre and nhà Jacobins, những người nắm quyền ban đầu, gây ra sự căm phẫn của toàn đân, với chính sách cực đoan chống đạo Công giáo và liên tục xử tử những người không theo họ. Và Quốc hội thay thế họ là thể chế thiếu bền vững và bất tài. Họ cần người lãnh đạo giỏi có thể điều hành thông minh và công bằng." "Vậy, nước Pháp trải qua một cuộc Cách mạng chỉ để kết thúc với một kẻ nắm quyền khác?" "Không hẳn. Quyền lực của Napoléon đến từ hiến pháp đã được chấp nhận bởi tòa lãnh sự." "Ha! Vậy hiến pháp đã bị chĩa súng sau cuộc đảo chính và người dân chỉ chấp nhận tên bạo chúa vì họ quá mệt mõi với chiến tranh và xung đột." "Cho dù vậy, Napoléon đã đưa ra hiến pháp mới và bộ luật giúp giữ lại những thành tựu quan trọng nhất của cách mạng: tự do tôn giáo bãi bỏ các đặc quyền cha truyền con nối, và sự công bằng trước pháp luật của mọi người dân." "Mọi người dân, thực ra. Hắn đã lấy đi quyền lợi của phụ nữ mà cách mạng trao cho họ và thậm chí phục hồi lại chế độ nô lệ ở các thuộc địa Pháp. Haiti sau hàng thế kỉ giờ vẫn còn chịu hậu quả ấy. Thế mà gọi là công bằng ư?" "Nó được xem là công bằng vào thời điểm ấy và tiến bộ vượt xa các nước láng giềng." "Nói về các nước láng giềng, điều gì đã xảy ra với các cuộc xâm lược?" "Một câu hỏi rất hay, thưa Tòa." "Chúng ta đang nói về cuộc xâm lược nào? Các nước láng giềng đã xâm lược nước Pháp để lấy lại quyền lực, và ngăn sự tự do đang lan rộng toàn châu Âu, gấp đôi trong thời gian Napoléon nắm quyền. Vốn là người lính và đại tướng trong chiến tranh bảo vệ nước Pháp ông âý biết cách phòng ngự tốt nhất là tấn công." "Tấn công toàn bộ châu lục ư? Sau khi hòa bình được lập lại năm 1802, các quốc gia châu Âu khác đều công nhận nhà nước Pháp. Nhưng Bonaparte đã không ngừng tấn công đến khi nắm giữ toàn châu lục, và hắn chỉ biết mỗi chiến tranh. Hắn cố tạo thành vòng chắn châu Âu đối với nước Anh, xâm lược các nước nào không phục tùng, và tổ chức nhiều cuộc chiến tranh để có thêm quyền lực. Và kết quả là gì? Hàng triệu người chết khắp châu lục, và trật tự thế giới bị đảo lộn." "Ngài đã quên mất kết quả khác: sự lan rộng của lí tưởng dân chủ và tự do khắp Châu Âu. Nhờ vào Napoléon, châu Âu đã từ một vùng lãnh thổ phong kiến và hỗn loạn tôn giáo trở thành các đất nước thống nhất, tiến bộ và quốc gia dân tộc lâu đời ở đó con người có nhiều quyền lợi hơn xưa." "Chúng ta có nên cảm ơn ông ấy về chủ nghĩa dân tộc và sự tăng lên khổng lồ về quy mô quân đội? Ngài có thể thấy kết quả tốt đẹp của nó một thế kỉ sau." "Vậy nếu không có Napoléon lịch sử Châu Âu sẽ như thế nào?" "Có thế tốt hơn hoặc tệ hơn không đoán được." Napoléon bất bại đã chết trong mùa đông tuyết giá ở Nga, với phần lớn quân đội của mình. Nhưng dù đã bị lật đổ và lưu đày, ông đã không từ bỏ, vượt ngục và cố phục hồi lại đế chế của mình trước khi thất bại lần thứ hai và cũng là lần cuối. Bonaparte là nhà cầm quyền đầy mâu thuẫn, Bảo vệ cuộc Cách mạng bằng cách đặt chế độ độc tài, và lan rộng lí tưởng tự do qua các cuộc chiến tranh, và dù chưa đạt được khát vọng thống trị Châu Âu, Dù tốt hay xấu, ông ấy chắc chắn đã để lại dấu ấn đặc biệt ở đó. Ôi tình yêu - đẹp đẽ và say đắm, làm đau lòng và tan nát cả tâm hồn, những cảm xúc ấy thường luôn cùng tồn tại. Tại sao con người lại muốn đẩy chính mình vào vòng xoáy tâm trạng ấy? Phải chăng tình yêu khiến cuộc sống có ý nghĩa, hay đó chỉ là lối thoát cho sự cô đơn và đau khổ? Có phải tình yêu chỉ là ngụy trang cho dục vọng hay chỉ là một mánh lới của sinh học để con người phải sinh nở? Đó là tất cả những gì chúng ta cần? Thực sự ta có cần điều này không? Nếu tình yêu có một mục đích nào đó, thì cả ngành khoa học và tâm lý học vẫn chưa khám phá ra Nhưng qua tiến trình lịch sử. một số triết gia đáng kính đã đưa ra một số giả thuyết hấp dẫn. Một lần nữa, tình yêu giúp chúng ta trở nên trọn vẹn hơn. Nhà triết học Hi Lạp cổ Plato khám phá ý tưởng cho rằng ta yêu thương ai đó là để trở nên trọn vẹn hơn. Trong "Symposium", ông viết về một buổi ăn tối, ở đó có Aristophanes, ông này là một nhà soạn hài kịch, kể cho các vị khách nghe câu chuyện dưới đây: con người trước đây có bốn tay, bốn chân và hai khuôn mặt. Một ngày nọ, họ làm các vị thần nổi giận, và thần Zeus đã chém họ làm hai. Kể từ đó, mỗi người đều bị thiếu mất một nửa bản thân mình. Tình yêu chính là khao khát tìm ra tri kỷ, một người giúp ta thấy mình trọn vẹn, hay, ít nhất, đó là điều Plato tin rằng một diễn viên hài sẽ nói ở một buổi tiệc. Tình yêu lừa chúng ta sinh con đẻ cái. Rất lâu sau đó, một triết gia người Đức tên là Arthur Schopenhauer lập luận rằng tình yêu dựa trên dục vọng chỉ là một ảo tưởng khoái lạc. Ông gợi ý rằng chúng ta yêu vì những khát khao khiến ta tin rằng người kia sẽ mang lại hạnh phúc cho ta, thực ra ta đã quá sai lầm. Tự nhiên lừa ta thực hiện việc sinh đẻ, và sự kết hợp yêu thương mà ta tìm kiếm chỉ được trọn vẹn khi ta có con cái. Khi ta thỏa mãn được dục vọng của mình, ta bị quăng trở lại trong tình trạng đau khổ, và ta chỉ thành công trong việc duy trì nòi giống và lại tiếp nối sự đau khổ của nhân loại. Nghe giống như ai đó đang cần được ôm. Tình yêu là sự trốn chạy khỏi cô đơn. Theo triết gia người Anh đoạt giải Nobel tên là Bertrand Russell, ta tìm đến yêu thương là để thỏa mãn các khát khao tâm sinh lý. Con người được tạo ra là để sinh đẻ nhưng nếu không cảm nhận hạnh phúc từ một tình yêu say đắm, tình dục lúc này lại không làm người ta thỏa mãn. Nỗi sợ về một thế giới lạnh lùng, tàn nhẫn bắt buộc chúng ta phải dựng lên vỏ bọc để bảo vệ và tự cô lập chính mình. Niềm vui, sự thân mật và sự ấm áp có được từ tình yêu giúp ta vượt qua nỗi sợ này, thoát khỏi những vỏ bọc cô đơn. và tham gia nhiều hơn vào cuộc sống. Tình yêu làm phong phú con người chúng ta, đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Tình yêu là nỗi đau khổ được ngụy trang. Siddhārtha Gautama, người trở thành Đức Phật, hay còn gọi Đấng Giác Ngộ, có thể đã có một vài điều tranh cãi lý thú với Russel. Đức Phật cho rằng chúng ta yêu là vì ta cố thỏa mãn các khát khao bản năng. Tuy vậy, sự khao khát quá độ lại trở thành khiếm khuyết, và dính mắc, thậm chí tình yêu cũng là nguồn gốc gây nên đau khổ. May thay, Đức Phật đã phát hiện ra bát chánh đạo, cách thức để dập tắt những ngọn lửa khát khao để có thể đạt tới Niết Bàn, trạng thái tâm giác ngộ khi được an lạc, thông suốt, trí tuệ và từ bi. Nhà văn Tào Tuyết Cần đã minh họa lý thuyết Phật giáo này cho rằng tình yêu là thiếu sáng suốt trong một trong các tác phẩm kinh điển Trung Hoa "Hồng Lâu Mộng" Ở cốt truyện phụ, Giả Thụy đem lòng yêu Vương Hy Phượng, cô này bày trò đùa giỡn và sỉ nhục anh. Anh ta bị giằng xé giữa yêu và hận, nên một vị đạo sĩ cho anh gương thần kỳ có thể giúp anh chữa hết bệnh với điều kiện anh không được nhìn vào mặt trước gương. Nhưng mà anh này lại nhìn vào mặt trước. Anh ta thấy Vương Hy Phượng trong đó. Linh hồn anh ta bước vào gương và anh bị dây xích sắt kéo lôi đi và chết, Không phải tất cả Phật tử đều nghĩ như vậy về tình yêu lãng mạn và sắc dục, nhưng bài học của câu chuyện là sự dính mắc thường dẫn đến bi kịch, và nên tránh, cũng cần tránh luôn gương thần kỳ gì đó. Tình yêu giúp ta vượt qua chính bản thân mình. Ta hãy kết thúc bài này tích cực hơn một chút. Triết gia người Pháp Simone de Beauvoir cho rằng tình yêu là khao khát được hòa nhập với nửa kia và điều này đem lại ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, bà ấy ít quan tâm đến lý do tại sao chúng ta yêu mà lại thích thú hơn với việc làm thế nào để yêu thương tốt hơn. Bà ấy thấy rằng vấn đề với tình yêu truyền thống là nó quá hấp dẫn cho đến nỗi chúng ta biến nó thành lý do duy nhất để tồn tại. Tuy vậy, việc phụ thuộc người khác để biện minh cho sự tồn tại của mình có thể dễ dàng dẫn đến sự buồn chán và trò chơi quyền lực. Để tránh cái bẫy này, Beauvoir khuyên ta nên yêu thương chân thành, giống như bạn bè hơn, một tình bạn lớn. Các cặp đôi ủng hộ lẫn nhau việc khám phá bản thân, vượt qua giới hạn bản thân, và làm phong phú cuộc sống của họ và cả thế giới này nữa. Mặc dù có thể ta không bao giờ biết tại sao mình lại yêu ai đó, nhưng ta chắc rằng đó là vòng quay cảm xúc. Ta cảm thấy sợ và thấy hưng phấn. Nó làm ta đau khổ và giúp ta thăng hoa tâm hồn. Có thể ta đánh mất chính mình. Và có thể tìm được chính mình. Tình yêu có thể làm ta đau lòng nhưng cũng có thể đó là điều tuyệt vời nhất trong đời. Bạn có dám tìm hiểu không? Có bao giờ bạn chia sẻ vấn đề của mình với người bạn để rồi nhận ra anh ta dường như không hiểu được vì sao vấn đề đó lại quan trọng với bạn? Có bao giờ bạn trình bày ý tưởng để rồi nhận lại thái độ bối rối? Hay có thể bạn đang tranh cãi thì người kia đột nhiên chỉ trích bạn đã không hề lắng nghe những gì họ nói? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Câu trả lời là sự hiểu lầm trong giao tiếp ở một dạng nào đó, chúng ta đều trải qua điều này. Vấn đề này gây ra nhầm lẫn, thù địch, hiểu nhầm thậm chí còn khiến tàu thăm dò vũ trụ hàng tỉ đô la đâm vào bề mặt Sao Hỏa. Thực tế là kể cả khi trực tiếp đối mặt với người khác, trong cùng một căn phòng, nói cùng một ngôn ngữ, giao tiếp giữa con người cũng phức tạp một cách khó tin. Tin vui là nếu ta có được hiểu biết cơ bản về những gì diễn ra khi giao tiếp ta hoàn toàn có thể tránh được hiểu lầm trong giao tiếp. Qua nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã hỏi "Chuyện gì xảy ra khi ta giao tiếp?" Một cách diễn dịch, được gọi là mô hình chuyển giao, xem giao tiếp như một thông điệp đi trực tiếp từ người này sang người kia, giống như ai đó ném quả bóng rồi bỏ đi. Nhưng thực tế thì, mô hình này không giải thích được sự phức tạp diễn ra trong giao tiếp. Giới thiệu mô hình giao dịch, mô hình này thừa nhận những thách thức phát sinh khi giao tiếp. Theo mô hình này, chính xác hơn là xem giao tiếp giữa con người như trò chơi bắt ném đồ vật. Khi ta phát ra thông điệp, đồng thời ta cũng nhận phản hồi từ bên kia. Thông qua việc giao dịch, ta cùng tạo ra ý nghĩa. Nhưng từ việc trao đổi này lại nảy sinh thêm nhiều điều phức tạp. Không giống như ở vũ trụ Star Trek ở đó một số nhân vật có khả năng ngoại cảm, hoàn toàn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc. Là con người, chúng ta không thể không gửi và nhận thông điệp thông qua lăng kính chủ quan của mình. Khi giao tiếp, một người diễn tả diễn dịch của mình về thông điệp này, và đối phương sẽ nghe được diễn dịch của riêng anh về thông điệp đó. Màng lọc nhận thức của chúng ta liên tục chuyển đổi giữa ý nghĩa và diễn dịch. Nhớ trò chơi ném đồ vật chứ? Hãy tưởng tượng chơi trò đó với cục đất sét. Khi mỗi người chơi đụng vào đất sét, họ nhào nặn để nó vừa với nhận thức khác biệt của riêng họ dựa vào các yếu tố, như kiến thức hay trải nghiệm cũ, tuổi tác, sắc tộc, giới tính dân tộc, tôn giáo hay bối cảnh gia đình. Mỗi người đều cùng lúc diễn dịch thông điệp họ nhận được tùy theo mối quan hệ giữa họ với người kia và sự hiểu biết của riêng họ về ngữ nghĩa và hàm ý của những từ được sử dụng. Họ cũng có thể bị phân tâm bởi các tác nhân kích thích khác, như giao thông hoặc cái bụng đang kêu gào. Thậm chí cảm xúc cũng làm che mờ nhận thức và càng có thêm nhiều người tham gia trò chuyện, mỗi người có tính chủ quan riêng mình, việc giao tiếp càng trở nên phức tạp một cách nhanh chóng. Vậy nên khi cục đất sét di chuyển qua lại giữa hai người, được biến đổi, được nắn lại và luôn trong trạng thái thay đổi, nên không lạ gì thông điệp của chúng ta có lúc trở thành hiểu lầm trong giao tiếp. May thay, có một vài cách thực hành đơn giản giúp chúng ta điều chỉnh tương tác hàng ngày để giao tiếp tốt hơn. Một là: nhận ra rằng nghe bị động và lắng nghe chủ động là 2 việc khác nhau. Tích cực tương tác với phản hồi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của người khác, và điều chỉnh thông điệp của mình để giúp đối phương hiểu bạn nhiều hơn. Hai là lắng nghe bằng đôi mắt, đôi tai cũng như trực giác của mình. Hãy nhớ rằng giao tiếp không chỉ liên quan đến mỗi lời nói. Ba là: dành thời gian để hiểu người khác cũng như giúp người khác hiểu bạn. Khi vội vã muốn thể hiện bản thân, ta thường dễ quên rằng giao tiếp là con đường hai chiều. Cởi mở với những gì người kia nói. Và cuối cùng, bốn là: Ý thức về màng lọc nhận thức cá nhân của bạn. Những gì bạn đã trải nghiệm, bao gồm văn hóa, cộng đồng và gia đình, sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận thế giới. Hãy nói rằng "Đây là cách tôi nhìn nhận vấn đề, còn bạn thấy thế nào?" Đừng mặc định rằng nhận thức của bạn là sự thật khách quan. Điều này sẽ giúp bạn nói chuyện được với người khác để có thể cùng thấu hiểu lẫn nhau. Tôi tin rằng các tổ chức lớn họ có tiềm năng trong việc tạo ra những thay đổi và tôi tin rằng cá nhân mỗi chúng ta cũng có năng lực tác động đến định hướng của các tổ chức này. Không phải tự nhiên tôi có quan điểm này bởi tin tưởng vào các tổ chức không phải truyền thống gia đình tôi Mẹ tôi thoát khỏi Bắc Triều Tiên từ năm bà 10 tuổi Trong cuộc đời bà đã phải trốn tránh tất cả các cơ quan, tổ chức từ chính phủ hà khắc đến các quân đội chiếm đóng thậm chí là đội tuần tra vũ trang biên giới Sau này, khi bà quyết định nhập cư vào Mỹ bà đã thách thức thức cả nền văn hóa rằng các cô gái không bao giờ là giỏi nhất và thông minh nhất. Chỉ bởi vì tên của bà tình cờ lại giống tên con trai bà đã tìm được cách để tham gia cuộc thẩm tra nhập cư của chính phủ để đến với nước Mỹ. Nhờ có sự can đảm và quyết tâm của bà tôi đã có được những cơ hội mà bà không thể có, điều đó khiến cuộc đời tôi khác đi rất nhiều Thay vì phải chạy trốn khỏi các cơ quan tổ chức Rốt cuộc tôi đến với với họ Trong sự nghiệp của mình, tôi đã có cơ hội làm việc cho The Wall Street Journal Nhà Trắng và nay là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất thế giới nơi mà tôi điều hành mảng đầu tư bền vững. Hiện các tổ chức này giống các con tàu và làm việc tại đây Tôi thấy rõ các đường rẽ nước rất lớn mà chúng tạo ra phía sau tôi cũng bị thuyết phục rằng tổ chức của thị trường vốn toàn cầu với gần 290 nghìn tỷ đô la cổ phiếu và trái phiếu trên thế giới có thể chính là một trong những nguồn lực mạnh mẽ nhất của cho những thay đổi xã hội tích cực theo ý của chúng ta nếu chúng ta muốn. Tôi biết các bạn đang nghĩ thị trường vốn toàn cầu tiến bộ xã hội ít khi được nhắc tới trong cùng một câu thậm chí cùng một đoạn Tôi biết rất nhiều nghĩ tới thị trường vốn là một điều gì to lớn như đại dương Nó thì rộng lớn, vô cảm, lực lượng vô cảm của tự nhiên không bị ảnh hưởng do mong muốn hay nguyện vọng của ta Vậy điều tốt nhất mà khoản tiết kiệm hay lương hưu có thể làm được là bắt được sóng tốt trong chu kì tốt. cùng với hi vọng chúng ta không bị ngập trong hỗn loạn. nhưng chắc chắn quyết định về việc sử dụng lương hưu của chúng ta không ảnh hưởng đến những ngọn thủy triều, không thay đổi hình dạng, kích thước hay phương hướng các ngọn sóng. Sao lại như vậy? Bởi thực tế là, một phần ba trong toàn bộ thị trường vốn thuộc về các cá nhân như chúng ta và phần lớn phần còn lại được quản lý bởi các tổ chức có quyền lực và thẩm quyền và số tiền vốn từ chúng ta. với tư cách là người góp vốn, người thụ hưởng, cổ đông, và công dân. Vậy chúng ta là người sở hữu cuối cùng của thị trường vốn vậy sao chúng ta không được lắng nghe? Tại sao ta không thể tạo nên các con sóng? Để tôi hỏi các bạn một câu hỏi khác: Bạn có từng mua một cốc cafe tại hội chợ thương mại? lần cuối cùng bạn đến siêu thị hoặc đến Starbucks? Có ai trong các bạn từng đến nhà hàng và gọi một con cá hồi sông được chăn nuôi bền vững thay vì cá mú Chile lên men miso mà bạn thật sự mong muốn có được? Ai lái xe chạy nhiên liệu sạch hoặc thậm chí là xe điện? Vậy tại sao chúng ta làm những việc này? Đúng không ạ? Một chiếc xe điện không là gì so với 1.2 triệu phương tiện đi lại Một con cá nhỏ bé trong đại dương và một tách cà phê không là gì so với toàn bộ đồi cà phê trên thế giới Nhưng chúng ta làm như vậy vì ta tin chúng quan trọng rằng việc làm của chúng ta bổ sung rằng lựa chọn của ta có thể ảnh hưởng đến người khác và chung quy ta có thể tạo ra những tác động. Bây giờ tôi có 1 tách đựng cà phê đã mua cà phê vài năm trước Nó là loại tách dùng lại trên đó có in những thứ này Nhìn xem đó là những gì và nó cho chúng ta thấy "Chiếc tách này có thể được sử dụng lại nhiều lần." Chiếc tách này cũng có thể tạo cảm hứng để người khác sử dụng." "Chiếc tách này giúp bảo vệ hành tinh" Tôi không hiểu sao một chiếc cốc lại có sức mạnh như vậy (Cười) Vậy sao chúng ta nghĩ lựa chọn của mình khi mua 1 cốc cà phê nâu giá 4 đô tại hội chợ đựng trong cốc tái sử dụng lại quan trọng, trong khi việc chúng ta đầu tư 4,000 đô cho khoản lương hưu của mình lại không? Tại sao chúng ta không thể nói các siêu thị và thị trường rằng chúng ta quan tâm về quy chuẩn lao động công bằng đến các phương pháp sản xuất bền vững và đến sức khỏe cộng đồng của chúng ta? Tại sao chúng ta không bỏ phiếu với tiền đầu tư, nhưng ta bỏ phiếu với cafe latte Vậy tôi nghĩ ta phải làm gì đó với chuyện thần thoại, truyện ngụ ngôn tất cả chúng ta có trong ý thức tập thể của mình. Các bạn có nhớ truyện cổ Grimm về nồi cháo thần kỳ không? Khi ban nói :"Đun sôi, cái nồi nhỏ, đun sôi" Sẽ có 1 nồi cháo ngọt thật đầy. Và khi bạn nói "Dừng lại, cái nồi nhỏ, dừng lại" Nó sẽ ngừng đun. Nhưng chỉ cần bạn đọc sai, nó sẽ không nghe lời bạn, và mọi thứ trở nên tồi tệ. Khi đó, tôi nghĩ, đối với thị trường chúng ta cũng có 1 câu chuyện ngụ ngôn tương tự Ta tưởng tượng thị trường là chiếc nồi thần kì nó nghe lời chỉ một mệnh lệnh: tạo ra nhiều tiền hơn. Chỉ có nói chính xác những từ này mới biến chiếc nồi thành đầy vàng. Và cùng một số câu thần chú khác như là "bảo vệ môi trường". nó sẽ không có tác dụng. Dùng sai thần chú như "thúc đẩy công bằng xã hội" và bạn sẽ thấy các số vàng bị hút lại thậm chí biến mất luôn giống trong truyện vậy. Nên ta hỏi con người, rốt cuộc con người thực sự nghĩ gì? Chúng tôi đã khảo sát một nghìn nhà đầu tư cá nhân và phát hiện ra một vài điều thú vị Thật áp đảo, Mọi người đều muốn thêm từ vào công thức thần chú 71% số người được hỏi nói "có" họ muốn có đầu tư bền vững mà chúng tôi cho là điều tốt nhất trong quá trình đầu tư mà bạn đã có theo truyền thống đã bổ sung vào thông tin bạn nhận khi nghĩ về môi trường, xã hội và quản trị tốt 71% muốn điều đó 72% tin rằng các công ty có hành động này cũng thực sự làm tốt hơn về tài chính Như vậy rõ ràng mọi người tin tưởng rằng bạn làm tốt chỉ bằng cách làm tốt Nhưng điều kì quặc là 54% trong tổng số vẫn nói rằng nếu đầu tư tiền vào các loại cổ phiếu này họ sẽ kiếm được ít tiền hơn Điều này có đúng không? Bạn sẽ có cháo ngọt bớt ngon hơn bởi vì bạn đầu tư vào cà phê sữa? thay vì uống nó? Bạn biết không, các nhà đầu tư ở các công ty như Burt's Bees hay Ben & Jerry's sẽ không nói vậy. Đúng không? Cả hai đều khởi đầu là công ty nhỏ, có ý thức xã hội. cuối cùng đã trở nên rất nổi tiếng với người tiêu dùng mà những gã khổng lồ Unilever và Clorox đã mua lại với giá hàng trăm triệu đô la cho mỗi công ty. Nhưng đây mới là điều quan trọng Các tập đoàn này đã nhận ra rằng nếu họ muốn bảo vệ giá trị đầu tư của mình họ cần phải bảo tồn sứ mệnh ý thức xã hội đó. Nếu họ ngừng việc tạo thêm "câu thần chú" về thân thiện với môi trường, và ý thức xã hội, họ sẽ không có thêm lợi nhuận từ những nhãn hàng này. Nhưng có thể chỉ là ngoại lệ chứng minh quy luật? Những công ty nghiêm túc bỏ vốn cho nền kinh tế và bỏ vốn cho chế độ hưu trí thực sự làm mọi việc trôi chảy họ cần phải chú tâm kiếm tiền hơn Trường ĐH Harvard đã nghiên cứu điều này và họ có một vài kết quả kinh ngạc. Nếu cách đây 20 năm bạn đầu tư 1 đô vào 1 công ty chỉ tập trung vào việc tạo thêm nhiều tiền qua từng quý 1 đô la đó có thể tăng trưởng thành 14 đô và 46 cent Nghe sẽ không tệ nếu bạn nghĩ rằng thay vì như vậy, bạn đầu tư 1 đô la đó vào những công ty tập trung vào tăng trưởng và vào những vấn đề môi trường và xã hội quan trọng, 1 đô la đó có thể tăng lên thành 28 đô la và 36 cent như vậy là gấp đôi so với "nồi cháo ngọt" Nào, ta hãy làm rõ, họ đã không làm tốt hơn bằng cách cho đi tiền để được cho là 1 công dân tốt Họ làm là vì tập trung vào việc quan trọng với doanh nghiệp như tiết kiệm năng lượng và nước sạch trong quy trình sản xuất; như đảm bảo hợp đồng của CEO được CEO khuyến khích cho những thành quả lâu dài của công ty và cộng đồng họ phục vụ chứ không chỉ là kết quả hàng quý hoặc xây dựng văn hóa hạng nhất với lòng trung thành cao hơn từ nhân viên duy trì và năng suất. Và, Harvard không phải là duy nhất. Oxford cũng làm 1 nghiên cứu và nhận thấy 120 kết quả khác nhau nhìn vào hiệu quả bền vững và kết quả kinh tế và họ thấy rằng, luôn luôn là như vậy những công ty quan tâm đến những yếu tố quan trọng đó thực sự có hiệu quả điều hành tốt hơn chi phí vốn thấp hơn, và có hiệu suất tốt hơn về giá cổ phiếu . Và sau đó là Al Gore 20 năm trước, khi tôi làm việc cho Al Gore tại Nhà Trắng ông ấy là một trong những người tiên phong kêu gọi doanh nghiệp và chính phủ quan tâm nhiều hơn đến biến đổi khí hậu. Post-White House, ông thành lập một công ty đầu tư là Generation, ở đó ông nung nấu về môi trường bền vững và nhiều thứ khác được đưa vào quy trình đầu tư. Vào thời điểm đó, có những hoài nghi về quan điểm này của ông. 10 năm sau, hồ sơ thành tích của ông tạo nên một minh chứng nữa về việc đầu tư bền vững đúng cách có thể là đầu tư lành mạnh. Rất khác so với làm nồi cháo bớt ngọt vì ông đã thêm vào hỗn hợp đó sự bền vững ông thực sự làm tốt hơn ra ngoài mốc chuẩn. Hiện nay, đáng mừng là đầu tư bền vững không còn là một công thức "thần kì" nữa. cũng không phải là bí kíp đầu tư và cũng không chỉ dành cho giới thượng lưu. Không chỉ là cổ phần tư nhân của các tỉ phú Không chỉ là đầu tư lành mạnh và hấp dẫn như công nghệ sạch hay nền tài chính vi mô của thị trường mới nổi. hay các lò bánh thủ công ở Brooklyn Đó là câu chuyện về cổ phiếu và trái phiếu và các công ty 500 Fortune Câu chuyện về các quỹ tương hỗ Về tất cả những điều chúng ta đã biết trên thị trường hiện tại. Và đây là lí do đã thuyết phục tôi rằng chúng ta hợp sức sẽ tạo thành sức mạnh biến đầu tư bền vững thành một chuẩn mực mới. Trước hết, bằng chứng luôn chỉ ra rằng đầu tư bền vững đúng cách bảo đảm mọi nguyên lý đầu tư cơ bản, các lĩnh vực truyền thống, có thể chi trả. Thật hợp lý. Thứ hai, Cản trở lớn nhất của chúng ta thực ra có thể là lý trí của mình. Chúng ta chỉ cần quên đi chuyện thần thoại rằng nếu ta bỏ thêm giá trị vào tư duy đầu tư rằng "nồi cháo" sẽ bớt ngọt đi. Một khi bạn đã loại bỏ được ý nghĩ đó, bạn có thể bắt đầu trân trọng những dữ kiện vừa nói tới. Và thứ ba, tương lai ở ngay đây. Đầu tư bền vững đang trở thành thị trường 20 nghìn tỷ đô la và đang là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong ngành đầu tư. Tại Mỹ, như bạn đã thấy nó đã tăng trưởng nhanh đến cỡ nào. Đầu tư hiện chiếm cứ 1 trong 6 đô la dưới sự quản lý chuyên nghiệp ở Mỹ Vậy còn chờ gì nữa? Với tôi, quay lại câu chuyện về nguồn động viên mà mẹ đã để lại. Bà biết bà muốn một cuộc sống được tự do đưa ra các lựa chọn. được lắng nghe, được viết nên câu chuyện của chính mình. Bà rất khát khao đạt được mục tiêu đó và bà rất rõ ràng không để các thế lực, rào cản hay tổ chức nào cản trở mình. Bà đến với nước Mỹ, và bà làm giáo viên, một tác giả đạt giải và một bà mẹ, cuối cùng đưa các con mình đến học ở Harvard. Và trong những ngày tháng ấy, bà đã thực sự thoải mái nắm giữ tòa án trong các viện quyền lực nhất thế giới. Dường như điều này thật tiên tri rằng tên tiếng Hàn của bà nghĩa là "đam mê rõ ràng" Đam mê rõ ràng: là những gì tôi nghĩ chúng ta cần tạo ra sự thay đổi. Khao khát tạo ra sự thay đổi mình muốn đối với thế giới và sự rõ ràng là chúng ta có thể giúp vạch đường chỉ lối. Chúng ta có cơ hội nhiều hơn bao giờ hết để lựa chọn. Có sức mạnh nhiều hơn bao giờ để được lắng nghe Vậy hãy thay đổi quan điểm Hãy tin tưởng những thay đổi nhỏ. Đầu tư vào những thay đổi mà bạn muốn thấy Thay đổi những câu chuyện cổ tích và thay đổi thị trường. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi nghe đến từ bức xạ, ta thường tưởng tượng đến những vụ nổ lớn hay những biến đổi đáng sợ, nhưng như vậy là chưa đầy đủ. Bức xạ cũng giúp hình thành nên cầu vồng bác sĩ dùng để xem x-quang. Vậy, sự bức xạ thật ra là gì, và ta có cần quá lo lắng đến ảnh hưởng của nó? Câu trả lời bắt đầu bằng cách hiểu đúng rằng, bức xạ đồng thời miêu tả 2 hiện tượng khoa học hoàn toàn khác nhau bức xạ điện từ, và phóng xạ hạt nhân. Bức xạ điện từ là năng lượng thuần, bao gồm tương tác điện và sóng từ trường dao động trong không gian. Khi sóng này dao động càng nhanh, năng lượng sóng sẽ càng lớn. Ở đầu năng lượng thấp của phổ điện từ, có sóng vô tuyến tia hồng ngoại, và ánh sáng nhìn thấy được (khả kiến). Ở đầu năng lượng cao hơn. có tia cực tím, tia X-quang, và tia gamma. Xã hội hiện đại được vận hành thông qua việc thu nhận và phát hiện sóng điện từ. Ta có thể tải thư điện tử về điện thoại bằng sóng vô tuyến, hay mở và đọc được một hình ảnh X-quang, vì màn hình phát ra ánh sáng nhìn thấy được Mặt khác, bức xạ hạt nhân, bắt nguồn từ hạt nhân nguyên tử, khi các hạt proton đẩy nhau do chúng đều mang điện tích dương. Lực hạt nhân sẽ được coi là mạnh khi nó có thể chống lại lực đẩy rất lớn trên và giữ được các liên kết trong nguyên tử. Tuy nhiên, một số tổ hợp nơtron và proton, gọi là đồng vị, thường không bền, và có năng lượng phóng xạ cao. Chúng sẽ ngẫu nhiên phát ra vật chất và/hoặc năng lượng gọi là bức xạ hạt nhân, để đạt được liên kết bền vững hơn. Bức xạ hạt nhân có nguồn gốc từ tự nhiên, như radon là khí thoát ra từ mặt đất. Ta cũng tinh luyện quặng phóng xạ một cách tự nhiên để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Ngay cả trong chuối cũng có chứa một hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ của Kali Con người đang sống trong thế giới đầy bức xạ vậy ta phải làm gì để tránh được những tác hại nguy hiểm của nó? Đầu tiên, không phải tất cả bức xạ đều nguy hiểm Bức xạ trở nên nguy hiểm khi eletron trong nguyên tử bị đẩy khỏi quỹ đạo của nó. Quá trình này có thể gây tàn phá ADN, được gọi là bức xạ ion hóa, thuật ngữ ion được dùng cho nguyên tử đã bị mất đi hoặc tăng thêm electron. Tất cả các phóng xạ nguyên tử đều đã bị ion hóa, trong khi đối với bức xạ điện từ, chỉ có bức xạ với năng lượng cao nhất bị ion hóa. Đó là tia gamma, tia X-quang. và tia cực tím năng lượng cao. Do đó, cần thận trọng hơn khi chụp x-quang, bác sĩ thường che các phần cơ thể không cần xét nghiệm, và cần phải bôi kem chống nắng khi ra biển. Mặt khác, di động hay lò vi sóng sử dụng bức xạ ở phần thấp trong phổ bức xạ nên bức xạ này không có nguy cơ bị ion hóa khi sử dụng. Nguy cơ tổn hại sức khỏe là lớn nhất khi nhiều bức xạ ion hóa tấn công chúng ta trong thời gian ngắn, được gọi là phơi nhiễm cấp tính. Phơi nhiễm cấp tính vượt quá khả năng tự phục hồi vốn có của cơ thể. Điều này có thể gây ra ung thư, rối loạn chức năng của tế bào, và thậm chí gây tử vong. May thay, phơi nhiễm cấp tính thường hiếm, nhưng hàng ngày con người vẫn tiếp xúc với hàm lượng nhỏ bức xạ ion, từ cả nguồn tự nhiên hay nhân tạo. Các nhà khoa học gặp khó khăn hơn trong việc xác định những rủi ro này Cơ thể thường có khả năng tự hồi phục khi tiếp xúc với lượng nhỏ bức xạ ion, và nếu không thể, kết quả tổn thương không biểu hiên triệu chứng trong mười năm hoặc hơn. Các nhà khoa học so sánh phơi nhiễm bức xạ ion bằng đơn vị có tên sievert. Phơi nhiễm cấp tính tương đương 1 sievert sẽ gây ra cảm giác buồn nôn trong một giờ, và 4 sievert có thể gây tử vong. Tuy nhiên, lượng phóng xạ con người tiếp xúc hàng ngày nhỏ hơn nhiều. Trung mình mỗi năm, mỗi người nhận 6.2 milisievert phóng xạ từ nhiều nguồn khác nhau, khoảng 1/3 đến từ khí radon Tương đương với mỗi 5 microsievert, cần hơn 1200 lần chụp x-quang mới vượt quá số lượng cho phép mỗi năm. Và còn nhớ quả chuối chứ? Nếu cơ thể hấp thụ hết phóng xạ có trong chuối, mỗi ngày bạn phải ăn 170 quả để đạt hàm lượng phóng xạ cho phép mỗi năm. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bức xạ. Nhưng phần lớn những bức xạ ấy không bị ion hóa. Còn đối với những bức xạ bị ion hóa, chúng ta thường rất ít tiếp xúc phải, và nếu chúng ta kiểm tra mức radon trong nhà, và bôi kem chống nắng. sẽ giúp giảm bớt những nguy hại sức khỏe có liên quan. Marie Curie, một trong những người đi đầu trong nghiên cứu về bức xạ, đã tổng kết như sau: "Không có gì trên đời là đáng sợ; chỉ có những thứ cần được làm sáng tỏ. Đã đến lúc ta nên tìm hiểu rõ hơn về chúng, để bớt sợ hơn." Mỗi ngày, ta phải ra rất nhiều quyết định. Một số nhỏ nhặt và không quan trọng, nhưng một số khác ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của ta. Ví dụ, mình nên bỏ phiếu cho chính trị gia nào? Mình có nên thử trào lưu ăn kiêng mới nhất? Hoặc e-mail này sẽ giúp mình trở thành triệu phú chứ? Có quá nhiều quyết định bao vây chúng ta cho đến nỗi mỗi lần như vậy, ta không thể có lựa chọn sáng suốt nhất. Nhưng có nhiều cách thức cải thiện khả năng của chúng ta, và một kĩ thuật đặc biệt hiệu quả là tư duy phán xét. Đây là một cách tiếp cận vấn đề cho phép chúng ta phân tích tình huống một cách cẩn thận, tiết lộ những vấn đề ẩn giấu như định kiến và sự thao túng, và ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu chữ "phán xét" nghe có vẻ tiêu cực, thì đúng là như vậy theo 1 ý nghĩa nào đó. Thay vì chọn một câu trả lời vì cảm giác đúng, một người sử dụng tư duy phán xét đặt các lựa chọn dưới sự xem xét kĩ lưỡng và hoài nghi. Khi sử dụng các công cụ có sẵn, họ sẽ loại bỏ hầu hết mọi thứ ngoại trừ thông tin có ích và đáng tin nhất. Có nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận tư duy phán xét, đây là quá trình gồm 5 bước có thể giúp bạn giải quyết bất cứ vấn đề gì. Bước 1: diễn đạt vấn đề bạn quan tâm. Nói cách khác, biết những gì bạn đang tìm kiếm. Điều này không phải lúc nào cũng đơn giản. Ví dụ, nếu bạn quyết định sẽ thử các cơn sốt chế độ ăn uống mới nhất lí do khiến bạn làm vậy có thể bị che khuất bởi các yếu tố khác như lời khẳng định rằng bạn sẽ thấy kết quả chỉ trong 2 tuần. Nhưng nếu bạn tiếp cận tình hình với một cái nhìn rõ ràng về những gì bạn đang muốn đạt được từ việc ăn kiêng cho dù đó là giảm cân, có dinh dưỡng tốt hơn, hoặc có nhiều năng lượng hơn, điều này sẽ giúp bạn chọn lọc thông tin một cách có phán xét, tìm thấy điều bạn đang tìm, và quyết định xem xu hướng mới có thật sự phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Bước 2: thu thập thông tin. Có rất nhiều thông tin, nên hiểu rõ về vấn đề cần quan tâm giúp bạn xác định những thứ liên quan. Nếu bạn cố gắng chọn chế độ ăn uống nhằm nâng cao dinh dưỡng, bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn, hoặc tìm chứng cớ từ những người khác. Thu thập thông tin giúp bạn cân nhắc các lựa chọn khác nhau. đưa bạn đến gần hơn với quyết định giúp bạn đạt được mục tiêu. Bước 3: áp dụng thông tin, bằng cách đặt các câu hỏi quan trọng. Khi đối mặt với một quyết định, tự hỏi, "Các ý tưởng nào đang tác động?" "Đang có những mặc định gì?" "Cách tôi giải thích về thông tin có vẻ hợp lí không?" Ví dụ, trong một email hứa hẹn mang đến cho bạn hàng triệu đô la, bạn nên xem xét "Điều gì hình thành cách mình tiếp cận tình huống này?" "Mình có mặc định người gửi đang nói thật không" "Dựa vào chứng cớ, việc mặc định mình sẽ kiếm được tiền có hợp lý không?" Bước 4: hãy xem xét đến hậu quả. Hãy hình dung đến thời điểm bầu cử, và bạn chọn một ứng cử viên dựa theo lời hứa của họ về việc giảm giá xăng cho tài xế. Thoạt đầu, chuyện này nghe có vẻ hay. Nhưng hậu quả môi trường lâu dài thì sao? Nếu việc dùng xăng ít bị kiềm chế bởi giá cả, sẽ gây ra nạn ô nhiễm môi trường tăng mạnh, một hậu quả không lường trước rất cần phải nghĩ đến. Bước 5: xem xét quan điểm của người khác. Hãy tự hỏi mình vì sao có nhiều người bị thu hút về chính sách của ứng cử viên đảng đối lập. Cho dù bạn bất đồng với mọi thứ ứng cử viên đó nói, việc xem xét toàn bộ các quan điểm giải thích việc các chính sách bạn cho là không hợp lý lại thu hút người khác. Điều này giúp bạn xem xét những khả năng khác nhau, đánh giá sự lựa chọn của bạn, và cuối cùng giúp bạn ra quyết định đúng đắn. Quy trình 5 bước này chỉ là 1 công cụ, và chắc chắn sẽ không loại bỏ các quyết định khó khăn trong cuộc sống. Nhưng có thể giúp ta có nhiều hơn những lựa chọn tích cực Tư duy phán xét cung cấp công cụ giúp chọn lọc số lượng lớn thông tin và tìm được điều cần tìm. Và nếu chúng ta đều sử dụng, công cụ này có sức mạnh biến thế giới thành một nơi có lý hơn. Ông chú giàu có, lập dị của bạn vừa qua đời, bạn và 99 họ hàng nữa được mời đến để nghe di chúc của ông ta. Ông ấy muốn để lại toàn bộ tài sản cho bạn nhưng ông ta biết nếu như vậy, những người họ hàng sẽ làm phiền bạn mãi Vì thế ông ấy dựa trên thực tế rằng ông đã dạy bạn tất cả mọi thứ cần thiết về giải đố. Chú của bạn để lại một lời nhắn trong di chúc: "Tôi đã tạo ra một câu đố. Nếu tất cả 100 người các bạn cùng trả lời các bạn sẽ được chia đều tiền. Tuy nhiên, nếu bạn là người đầu tiên tìm được mấu chốt và giải quyết nó mà không nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người bạn sẽ được thừa hưởng toàn bộ gia tài cho riêng mình Chúc may mắn." Luật sư đưa bạn và 99 người họ hàng đến 1 căn phòng bí mật trong biệt thự nơi chứa 100 tủ khóa, mỗi cái giấu 1 từ đơn. Ông ấy giải thích: Mỗi người họ hàng được đánh số từ 1 đến 100 Người thừa kế 1 sẽ mở tất cả các tủ Người thừa kế 2 tiếp theo sẽ đóng lại với mỗi ổ khóa thứ 2 Người thừa kế 3 sẽ thay đổi trạng thái của mỗi ổ khóa thứ 3, cụ thể là nếu nó mở, cô ấy sẽ đóng nó lại nhưng nếu nó đóng, cô ta sẽ mở nó ra. Quy luật này sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả 100 người đều thực hiện Những từ trong tủ khóa vẫn còn mở ở cuối cùng sẽ giúp bạn giải mật mã két sắt. Trước khi anh họ Thaddeus có thể bắt đầu, bạn bước về phía trước và nói với luật sư bạn biết tủ nào vẫn sẽ mở. Nhưng làm cách nào? Dừng video này lại ngay nếu bạn muốn tự giải đố! Trả lời trong: 3 Trả lời trong: 2 Trả lời trong: 1 Điều quan trọng là nhận ra rằng số lần 1 tủ khóa được mở cũng như số lượng các thừa số trên số của tủ. Ví dụ, trong tủ số 6, Người 1 sẽ mở nó, Người 2 sẽ đóng nó lại, Người 3 sẽ mở nó và Người 6 sẽ đóng nó. Số 1,2,3 và 6 là thừa số của 6 Vì vậy khi 1 tủ khóa có số thừa số là chẵn nó sẽ vẫn được khóa và khi nó có số thừa số là lẻ nó sẽ được mở. Hầu hết các tủ khóa đều có số thừa số là chẵn điều này hợp lý vì các thừa số thường sẽ ghép cặp với nhau Trong thực tế, những tủ khóa duy nhất có số thừa số là lẻ là những bình phương hoàn hảo bởi vì chúng có 1 thừa số mà khi nhân với chính nó bằng số bình phương Với Ổ khóa 9, 1 sẽ mở nó 3 sẽ đóng và 9 sẽ mở nó. 3 x 3 = 9, nhưng 3 chỉ có thể được đếm 1 lần Vì thế, mỗi tủ mang số bình phương hoàn hảo sẽ duy trì mở. Bạn biết đấy 10 chiếc tủ này là giải pháp, vì vậy bạn mở nó ngay lập tức và đọc những từ ở bên trong: " Mật mã là 5 tủ khóa đầu tiên được động đến chỉ 2 lần." Bạn nhận ra rằng những tủ được chạm 2 lần phải là những số nguyên tố vì mỗi số chỉ có 2 thừa số: 1 và chính nó. Vì vậy mật mã là 2-3-5-7-11. Luật sư đưa bạn đến két sắt và bạn được thừa kế gia tài Tiếc là những người họ hàng luôn bận rộn hạnh họe với nhau để để tâm đến những câu đố của ông chú lập dị của bạn Nước có mặt ở khắp mọi nơi, từ đất ẩm và đỉnh băng, đến các tế bào trong cơ thể chúng ta. Dựa vào các yếu tố như vị trí, hàm lượng mỡ, tuổi tác, và giới tính, một cơ thể bình thường có khoảng 55 - 60% là nước. Khi mới sinh ra, trẻ em thậm chí còn chứa nhiều nước hơn. 75% là nước, chúng có cấu tạo giống như cá. Hàm lượng nước trong cơ thể trẻ giảm xuống còn 65% khi chúng lên một. Vậy nước đóng vai trò gì trong cơ thể chúng ta, và ta thực sự cần uống bao nhiêu nước để luôn khỏe mạnh? Phân tử H2O trong cơ thể bôi trơn và làm đệm đỡ cho các khớp, điều hòa nhiệt độ, và nuôi dưỡng bộ não cũng như tủy sống. Nước không chỉ có trong máu. Não và tim của một người lớn gồm 3/4 là nước, tương đương với lượng ẩm trong một quả chuối. Phổi thì giống táo hơn, với 83% là nước. Thậm chí, trônng khô khan như xương, cũng có đến 31% là nước. Về cơ bản, nếu đã được cấu tạo từ nước, và bao bọc trong nước, tại sao ta vẫn cần uống nước nhiều đến vậy? Mỗi ngày, ta mất từ 2 đến 3 lít nước, thông qua mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện, thậm chí là thở. Vì những chức năng này rất cần thiết để tồn tại, chúng ta cần bù lại lượng nước đã mất. Chúng ta cần duy trì lượng nước cân bằng tránh mất hoặc dư thừa nước, vì cả hai đều có thể gây tác động nghiêm trọng tới cơ thể. Ngay khi phát hiện tình trạng thiếu nước, các thụ thể cảm giác vùng dưới đồi của não sẽ gửi tín hiệu giải phóng hoóc-môn chống bài niệu. Khi đến thận, chúng sẽ tạo ra aquaporin, những kênh đặc biệt cho phép máu hấp thụ và giữ lại nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng nước tiểu đặc và tối màu. Sự thiếu nước trầm trọng có thể gây thiếu hụt năng lượng, tâm trạng không tốt, da khô, giảm huyết áp, và các dấu hiệu suy giảm nhận thức. Bộ não thiếu nước làm việc vất vả hơn để hoàn thành cùng khối lượng công việc so với bộ não thông thường, thậm chí, có thể tạm thời co lại do thiếu nước. Sự dư thừa nước xảy ra khi ta uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Các vận động viên thường là nạn nhân của tình trạng này, do rất khó để kiểm soát lượng nước khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao. Nếu bộ não thiếu nước kích thích sản xuất hormone chống bài niệu, thì não ngập úng trì hoãn, thậm chí ngừng, giải phóng hormone vào máu. Chất điện giải Natri loãng đi, khiến các tế bào phồng lên. Ở những ca nặng, khi thận không thể bắt kịp với lượng nước tiểu loãng, tình trạng nhiễm độc nước sẽ xảy ra, có thể gây đau đầu, nôn mửa, thậm chí, co giật hoặc tử vong trong một số trường hợp. Nhưng điều này rất hiếm hoi. Trong cuộc sống thường ngày, khá dễ dàng để duy trì một cơ thể đủ nước với ai may mắn tiếp cận được nguồn nước sạch. Suốt thời gian dài, người ta khuyên nên uống khoảng 8 cốc nước/ ngày. Định lượng này đã được điều chỉnh. Ngày nay, người ta cho rằng lượng nước cần uống mỗi ngày phụ thuộc phần lớn vào trọng lượng cơ thể và môi trường. Nam giới nên uống 2.5 - 3.7 lít nước mỗi ngày, và nữ giới khoảng 2 - 2.7, con số này có thể cao hoặc thấp hơn nếu ta khỏe mạnh, năng động, có tuổi, hay nóng bức. Nếu nước là thức giải khát lành mạnh nhất, các đồ uống khác dù chứa ca-phê-in như cà-phê hay trà, cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể. Nước trong thức ăn chiếm khoảng 1/5 lượng H20 ta hấp thụ mỗi ngày. Các loại rau quả như dâu tây, dưa chuột, thậm chí, bông cải xanh có hơn 90% là nước. Chúng có thể cung cấp đồng thời nước, dưỡng chất và chất xơ. Uống đủ nước đem lại những lợi ích lâu dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống đủ nước giúp giảm nguy cơ đột quỵ, kiểm soát bệnh tiểu đường, và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nhìn chung, việc uống đủ nước tạo ra một khác biệt lớn trong cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, và hoạt động mỗi ngày. Tại sao những đàn cá lớn có thể bơi trong trật tự? Tại sao những tế bào nhỏ bé trong não bạn có thể tạo ra các suy nghĩ phức tạp, những kí ức, và sự nhận thức về bản thân bạn? Kì lạ là những câu hỏi này đều có chung một đáp án: đó là sự xuất hiện, hay sự hình thành của những hành vi và chức năng phức tạp xuất phát từ số lượng lớn các yếu tố đơn giản. Như nhiều loài động vật, cá sống theo đàn, nhưng lý do không phải vì chúng thích đi chung với nhau. Đó là vấn đề về sinh tồn. Chúng thể hiện những hành vi theo bầy đàn rất phức tạp giúp tránh kẻ thù săn mồi, trong khi một con cá đơn độc sẽ nhanh chóng trở thành con mồi. Vậy thì con cá nổi bật nào sẽ trở thành con đầu đàn? Thực sự thì không con nào cả, hay con cá nào cũng như nhau. Điều này thể hiện việc gì? Trong khi những đàn cá khéo léo di chuyển và tránh cá mập, sự kết hợp đó có vẻ rất nhịp nhàng, nhưng thực ra từng cá thể chỉ tuân theo hai quy tắc rất cơ bản chẳng liên quan gì đến cá mập hết: thứ nhất, hãy ở gần nhau, nhưng đừng quá gần con bên cạnh, và thứ hai, hãy bơi liên tục. Trên quy mô cá thể, chúng tập trung vào từng chi tiết trong mối tương tác đó, nhưng nếu số lượng cá trong đàn đủ lớn, một điều kì diệu sẽ xảy ra. Sự chuyển động của từng con cá bị che khuất bởi thực thể hoàn toàn mới: bầy đàn, ở đó tập hợp những hành vi độc đáo. Đàn cá không bị điều khiển bởi bất kì một con cá đơn lẻ nào. Nó đơn giản chỉ xuất hiện nếu có đủ số cá và chúng tuân theo các "luật" nội bộ. Điều đó giống như một sự việc được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp chúng sở hữu khả năng tránh kẻ săn mồi. Điều đó không chỉ xảy ra ở mỗi cá. Trong mọi hệ thống, các liên kết mới thường xuất hiện khi số cá thể đủ lớn. Ví dụ, cách hàng triệu hạt cát va chạm và xếp chồng llên nhau gần như luôn tạo ra các mô hình gợn sóng giống nhau. Và khi hơi nước đóng băng trong không khí, những liên kết đặc trưng của các phân tử nước sẽ tạo ra những tinh thể và hình thành nên các bông tuyết xinh đẹp. Điều phức tạp ở đây đó là bạn không thể hiểu nó nếu chỉ tìm cách bóc tách chúng ra, như cách bạn làm với động cơ xe. Bóc tách thành các phần nhỏ là bước đầu để tìm hiểu một hệ thống phức tạp. Nhưng nếu bạn tách đàn cá ra những cá thể riêng, chúng sẽ mất khả năng tránh kẻ săn mồi, và sẽ chẳng còn gì để nghiên cứu. Nếu bạn chia nhỏ não bộ thành những nơ-ron đơn lẻ, sẽ chỉ còn lại những phần tử chẳng thể làm việc, chúng chẳng thể suy nghĩ và hành động như chúng ta, gần như chắc chắn là như vậy. Mọi thứ bạn đang suy nghĩ không hề phụ thuộc vào một nơ-ron đơn lẻ nằm sâu trong não bạn. Thay vào đó, suy nghĩ của bạn xuất hiện từ những một tập hợp các hoạt động của rất nhiều nơ-ron. Có hàng tỷ nơ-ron trong não người và hàng nghìn tỷ kết nối giữa các nơ-ron đó. Khi bạn khởi động hệ thống vô cùng phức tạp đó, nó sẽ không hoạt động một cách vô tổ chức. Những nơ-ron trong não đều tuân theo các quy tắc đơn giản, cũng giống như cá, với tư cách một tập hợp thống nhất, chúng hoạt động một cách rất đáng tin cậy, khiến bạn làm được các việc như nhận dạng khuôn mặt, giúp bạn làm tốt các công việc lặp đi lặp lại, và giữ những thói quen nhỏ ngớ ngẩn mà ai cũng thích về bạn. Như vậy, các quy tắc đơn giản của bộ não là gì? Chức năng cơ bản của nơ-ron trong não là kích thích hoặc ức chế các nơ-ron khác. Nếu bạn nối vài nơ-ron với nhau thành một vòng nhỏ bạn có thể tạo ra một chu trình thể hiện hoạt động của bạn, đó có thể là vòng phản hồi, làm tăng cường hoặc triệt tiêu một tín hiệu, phát hiện các liên kết ngẫu nhiên, hay loại bỏ yếu tố gây ức chế, khi hai nơ-ron bị bất hoạt có thể đánh thức một nơ-ron khác bằng việc loại bỏ thành phần gây ức chế nơ-ron. Khi số lượng nơ-ron được kết nối tăng cao, các hành vi ngày càng phức tạp có thể được tạo ra. Sau đó, các nơ-ron cùng lúc sẽ hoạt động theo nhiều cách khác nhau khiến hệ thống trở nên hỗn loạn. Việc giải thích cách hoạt động của mạng nơ-ron không hề dễ dàng nếu chỉ dùng những vòng kết nổi nhỏ ta đã nói đến lúc trước. Tuy nhiên, từ sự hỗn loạn đó, những mô hình phức tạp xuất hiện, và chúng xuất hiện càng nhiều nhờ kế thừa các mô hình trước đó. Đến một thời điểm nào đó, những mô hình hoạt động trong não trở nên đủ phức tạp và đủ tò mò để tự tìm hiểu nguồn gốc sinh học và sự xuất hiện của chính bản thân nó. Những gì ta đã biết về sự khác biệt của các cá thể khi chúng trong tập hợp lớn đó chính là những diều đặc biệt như những gì loài cá đã thể hiện: chúng chẳng cần con đầu đàn hay một chỉ huy trưởng. Nếu những luật lệ được đặt đúng chỗ, và những điều kiện cơ bản được thỏa mãn, một hệ thống phức tạp sẽ lặp lại những thói quen giống nhau và biến hỗn loạn thành trật tự. Sự thật là sự hỗn loạn ở mức phân tử khiến những tế bào của bạn hoạt động, đống lộn xộn này của tế bào tạo nên ý nghĩ và bản chất của bạn, mạng lưới bạn bè và gia đình bạn, xa hơn là cấu trúc thượng tầng và kinh tế của các thành phố trên khắp hành tinh. Vào năm 1996, 56 tình nguyện viên tham gia vào một cuộc thử nghiệm thuốc giảm đau mới gọi là Trivaricaine Với mỗi người tham gia, ngón trỏ một tay được bôi thuốc giảm đau còn ngón còn lại không bôi Sau đó, cả hai ngón bị kẹp bằng kìm Các đối tượng thử nghiệm nói rằng ngón được bôi thuốc đau ít hơn ngón không bôi Điều này không đáng ngạc nhiên ngoại trừ việc Trivaricaine không phải là thuốc giảm đau nó chỉ là một hỗn hợp không hề chứa thành phần giảm đau Vậy điều gì làm các sinh viên chắc chắn là thứ thuốc này có tác dụng? Câu trả lời là hiệu ứng Placebo, một hiện tượng không thể giải thích khi mà thuốc, biện pháp điều trị, và trị liệu đáng lí không có tác dụng và thường đều là giả thật mầu nhiệm lại làm cho người bệnh khỏe hơn. Các bác sĩ đã sử dụng khái niệm Placebo từ những năm 1700 khi nhận ra sức mạnh của các loại giả dược cải thiện triệu chứng bệnh nhân Chúng được sử dụng khi các thuốc thật không có sẵn hoặc trong trường hợp bệnh nhân tưởng tượng mình bị bệnh Trên thực tế, Placebo tiếng Latin có nghĩa là "Tôi sẽ khỏe hơn", gián tiếp ám chỉ quá trình vừa lòng các vấn đề của bệnh nhân Placebo phải mô phỏng các trị liệu thật để có tác dụng thuyết phục với bệnh nhân, chúng thường có dạng viên thuốc đường tiêm nước trắng thậm chí là phẫu thuật giả Các bác sĩ sớm nhận ra việc nói dối bệnh nhân còn có một tác dụng khác trong thử nghiệm lâm sàn Vào những năm 50, các nhà nghiên cứu sử dụng Placebo làm phương pháp chuẩn để đánh giá các phương pháp trị liệu mới. Ví dụ, để đánh giá một loại thuốc mới, một nửa số bệnh nhân trong thử nghiệm nhận được thuốc thật Còn nửa còn lại sẽ nhận được placebo giống hệt thuốc thật. Các bệnh nhân không biết được họ nhận được thuốc thật hay thuốc giả nên kết quả thử nghiệm sẽ khách quan các nhà nghiên cứu tin là như thế Sau đó nếu thuốc thật cho thấy kết quả rõ rệt so với Placebo, chứng tỏ rằng thuốc thật có tác dụng. Ngày nay, người ta ít sử dụng Placebo theo phương pháp đó vì lo ngại về mặt đạo đức Nếu để so sánh một loại thuốc mới với thuốc cũ, hoặc với một loại thuốc khác, việc không đưa bất kì biện pháp điều trị nào vẫn phù hợp hơn, đặc biệt nếu bệnh nhân đang ốm nặng Trong trường hợp này, Placebo dùng để đối chứng nhằm tinh chỉnh cuộc thử nghiệm nhằm so sánh chính xác tác dụng của thuốc mới so với thuốc cũ hoặc các loại thuốc khác Tất nhiên, chúng ta biết placebo cũng có tác dụng riêng của nó, Nhờ vào hiệu ứng Placebo, các bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn sau 1 loạt các loại bệnh bao gồm bệnh tim, hen, và các cơn đau nghiêm trọng, mặc dù họ chỉ nhận được giả dược hoặc phẫu thuật giả Chúng ta vẫn đang cố gắng tìm hiểu phương pháp. Một vài người tin rằng thay vì có tác dụng thật hiệu ứng Placebo chỉ là sự nhầm lẫn giữa các nhân tố khác nhau như việc bệnh nhân cố gắng làm hài lòng bác sĩ bằng việc giả vờ khỏe hơn Mặt khác, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nếu một người tin vào tác dụng của liệu pháp giả Thực chất sự kì vọng của họ vào việc hồi phục kích thích các nhân tố tâm lí làm cải thiện các triệu chứng. Placebo có vẻ có khả năng ảnh hưởng rõ rệt đến huyết áp, nhịp tim, và sự giải phóng các chất giảm đau, như endorphin giải thích đối tượng trong nghiên cứu nói rằng Placebo giúp giảm sự khó chịu Placebo còn thể giảm nồng độ các hóc-môn gây căng thẳng, như adrenaline, làm chậm các tác dụng xấu của bệnh Vậy, chúng ta có nên ăn mừng các tác dụng kì lạ của Placebo không? Không nhất thiết. Nếu ai đó tin biện pháp trị liệu giả làm khỏi bệnh, họ có thể bỏ thuốc hoặc bỏ các liệu pháp đã được chứng minh có tác dụng. Thêm vào đó, các tác dụng tích cực có thể giảm theo thời gian, và thường là như vậy. Placebo còn làm sai lệch các kết quả lâm sàng làm các nhà khoa học càng có thêm động lực tìm hiểu tại sao placebo lại có tác dụng lên con người Bất chấp tất cả những gì chúng ta biết về cơ thể con người, vẫn còn đó nhiều điều khó giải thích vẫn đang tồn tại, chẳng hạn như hiệu ứng Placebo. Vậy còn điều kì diệu nào chưa được khám phá trong cơ thể con người ? Thật dễ dàng khám phá thể giới xung quanh và quên mất rằng một trong những tạo vật hấp dẫn nhất nằm ngày trước mắt chúng ta. Bạn đang kể với bạn mình một câu chuyện hấp dẫn, và bạn đang kể đến phần hay nhất thì anh ấy bất ngờ ngắt lời "The alien and I", không phải "Me and the alien" Hầu hết chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng hãy tạm gác chuyện đó lại, hãy xem cậu ấy có lý không? Câu nói của bạn có thật sự sai ngữ pháp không? Nếu anh ta vẫn hiểu, thì có vấn đề gì đâu? Từ quan điểm ngôn ngữ học, ngữ pháp là một tập hợp khuôn mẫu về cách sắp xếp từ để thành những cụm từ hoặc mệnh đề, trong văn nói hoặc văn viết Ngôn ngữ khác nhau có những khuôn mẫu khác nhau Trong tiếng Anh, chủ ngữ thường đứng đầu, rồi đến động từ và sau đó là bổ ngữ trong khi tiếng Nhật và nhiều ngôn ngữ khác, thứ tự là chủ ngữ, bổ ngữ, động từ Vài học giả đã thử định nghĩa khuôn mẫu chung cho mọi ngôn ngữ, nhưng ngoài những đặc điểm cơ bản, như danh từ hoặc động từ, một số ít được mệnh danh là ngôn ngữ chung được tìm thấy trong khi bất kỳ ngôn ngữ nào cũng cần các khuôn mẫu thống nhất, việc nghiên cứu các khuôn mẫu này mở ra một cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa 2 phe được biết đến như thuyết thói quen và thuyết đa dạng. Hiểu một cách đơn giản, thuyết thói quen cho rằng một ngôn ngữ nên tuân theo những quy tắc thống nhất, trong khi thuyết đa dạng thấy rằng tính khác biệt và thích nghi là một phần tự nhiên và cần thiết của ngôn ngữ. Trong quá khứ, phần lớn ngôn ngữ là văn nói. Nhưng vì người ta trở nên liên kết nhau hơn và việc viết dần trở nên quan trọng. Ngôn ngữ viết được tiêu chuẩn hóa để giao tiếp rộng rãi hơn và để mọi người cư trú những địa phương khác nhau của một cộng đồng có thể hiểu nhau Trong nhiều ngôn ngữ, hình thức chuẩn dần được xem là một cách phù hợp nhất, mặc dù bắt nguồn từ nhiều cách nói khác nhau, nhưng thường từ những người có quyền lực. Những nhà ngôn ngữ học thuần túy đã thiết lập và truyền bá tiêu chuẩn này bằng cách chi tiết hóa các bộ quy tắc phản ánh qua những bộ ngữ pháp Và những quy tắc ngữ pháp trong văn viết cũng được dùng trong văn nói. Những mẫu văn nói mà lệch khỏi những quy tắc trong văn viết được xem là tha hóa, hoặc là dấu hiệu của giai cấp thấp trong xã hội ngày nay nhiều người đã phát triển văn nói buộc phải chấp nhận tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên gần đây, những nhà ngôn ngữ học hiểu rằng văn nói là một hiện tượng riêng biệt với văn viết theo những quy định và khuôn mẫu riêng của nó Hầu hết chúng ta học nói từ lúc nhỏ mà chúng ta thậm chí không nhớ. Chúng ta nói theo những thói quen vô thức, chứ không ghi nhớ những quy tắc. Vì văn nói còn sử dụng nét mặt và ngữ điệu để diễn đạt, nên cấu trúc của nó thường phức tạp hơn, để đáp ứng với nhu cầu người nói và nghe Điều này có nghĩa là trong thực tế nên tránh những câu phức mà khó phân tích cú pháp, bằng việc tạo những thay đổi để tránh những phát âm khó, hoặc loại bỏ những âm để nói mượt hơn. Phương pháp ngôn ngữ mà cố gắng hiểu và sắp xếp những khác biệt mà không yêu cầu sự chính xác được xem là thuyết đa dạng. Tốt hơn hãy quyết định ngôn ngữ nên được dùng như thế nào, nó mô tả cách người ta thật sự dùng nó, và theo dõi ngữ điệu đi kèm. Nhưng trong khi cuộc tranh luận giữa thuyết thói quen và thuyết đa dạng tiếp diễn, cả hai thật ra không mâu thuẫn nhau. Tốt nhất, thuyết thói quen hữu ích cho việc thông báo người ta về việc thiết lập khuôn mẫu chung nhất trong một thời điểm nhất định. Điều này là quan trọng, không chỉ trong những tình huống chính thức, mà còn tạo sự giao tiếp dễ dàng hơn giữa những người không phải là dân bản địa từ nhiều bối cảnh khác nhau. Mặt khác, thuyết đa dạng cho chúng ta thấy rõ cách tâm trí hoạt động và theo bản năng mà chúng ta cấu trúc cách nhìn với thế giới. Tóm lại, cách định nghĩa ngữ pháp tốt nhất là một tập hợp những thói quen ngôn ngữ mà liên tục được thương lượng và tái phát minh bởi những nhóm người dùng ngôn ngữ đó. Như bản chất ngôn ngữ, nó là một kết cấu phức hợp và tuyệt vời được tạo bởi những đóng góp của người nói và người nghe, người viết và người đọc, bới những người theo thuyết thói quen và đa dạng, từ cả hai mặt gần và xa. Có một số thứ mà tất cả chúng ta đều cần. Không khí để thở Nước sạch để uống. Ta cần đồ ăn, cần nơi ở, cần tình yêu. Bạn biết đấy, tình yêu rất tuyệt. Và quan trọng là ta cần một nơi an toàn để tiểu tiện. (Cười) Đúng không? Là một người chuyển giới khớp với hệ thống chỉ có 2 giới tính, nếu tôi có thể thay đổi thế giới trong tương lai để tôi có thể dễ dàng xác định, điều đầu tiên tôi sẽ làm là chớp mắt và hóa ra một phòng vệ sinh đơn và phi giới tính ở mọi nơi công cộng. (Tiếng vỗ tay) Gần đây, người chuyển giới và vấn đề này, đã thu hút nhiều sự chú ý từ giới truyền thông. Đây là một điều tuyệt vời và cần thiết, nhưng phần nhiều sự chú ý đó chỉ tập trung vào một số ít cá nhân, đa số họ đều khá giàu và nổi tiếng, và có lẽ không phải lo lắng về nơi họ sẽ đi vệ sinh giữa các tiết học ở các trường cao đẳng cộng đồng hay nơi họ sẽ thay đồ thể dục ở trường trung học công lập. Danh tiếng và tiền bạc đã tách những ngôi sao truyền hình chuyển giới này khỏi đa phần các thử thách hằng ngày mà phần còn lại chúng ta phải giải quyết hằng ngày. Nhà vệ sinh công cộng. đã là một vần đề lớn đối với tôi, như những gì tôi còn nhớ được, lần đầu là khi tôi vẫn còn là một đứa bé tomboy và sau này như một sinh vật có vẻ ngoài nam tính, bị chi phối mạnh mẽ bởi estrogen (Tiếng cười) Còn hôm nay, là một người chuyển giới, nhà vệ sinh công cộng và phòng thay đồ là nơi tôi dễ bị soi xét và quấy rối nhất. Tôi thường bị bàn tán sau những cánh cửa. Tôi bị bảo vệ lôi ra ngoài khi còn chưa mặc xong quần. Tôi bị người khác nhìn, bị hét vào mặt, bị bàn tán và có lần tôi bị một người phụ nữ lấy ví tát vào mặt và từ vết thâm trên mắt hôm ấy tôi tin rằng cái ví chứa ít nhất là 70 đô-la tiền lẻ cuộn tròn và một bịch kẹo cứng tổ bố (Cười) Tôi biết các bạn đang nghĩ gì, và các bạn đúng đấy. Tôi có thể và chỉ dùng phòng vệ sinh nam trong những ngày này. Nhưng điều đó chẳng giải quyết khổ nạn về phòng thay đồ của tôi, phải không? Đáng lẽ không nên dùng phòng nam bởi vì tôi không phải là đàn ông. Tôi là một người chuyển giới. Và giờ thì chúng ta có những chính trị gia đáng sợ đang cố thông qua những dự luật về nhà vệ sinh Các bạn biết việc này chứ? Họ đang cố hợp pháp hóa việc ép những người như tôi dùng nhà vệ sinh mà họ cảm thấy là phù hợp nhất dựa trên giới tính trên giấy khai sinh. Và nếu những nhà chính trị này đạt được cái họ muốn, thì ở Arizona hay California hay Florida hay chỉ mới tuần trước ở Houston, Texas, hay Ottawa, sử dụng phòng vệ sinh nam sẽ không còn hợp pháp cho tôi nữa. Và mỗi lần họ mang những dự luật kiểu này lên thảo luận, tôi không thể không thắc mắc bạn biết đó ai và chính xác là chúng tôi sẽ thi hành luật kiểu này như thế nào. Đúng không? Kiểm tra quần lót à? Thật sao? Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài phòng thay đồ ở bể bơi ư? Chẳng có cách nào vừa hợp pháp vừa đạo đức vừa hợp lý để áp dụng những luật như thế này đâu. Chúng tồn tại chỉ để nuôi dưỡng và gieo rắc nỗi sợ chuyển giới thôi. Chúng chẳng làm ai thấy an toàn hơn. Nhưng chắc chắn chúng làm thế giới nguy hiểm hơn cho một vài người chúng tôi. Trong khi đó, những đứa trẻ chuyển giới đang phải gánh chịu những hậu quả. Tụi nhỏ bỏ học và lựa chọn tránh xa khỏi thế giới. Người chuyển giới, đặc biệt là những bạn trẻ không theo chuẩn về giới đang phải đối mặt với những vấn đề phát sinh khi đi bơi hay đến phòng tập gym, kể cả ở trường đại học bệnh viện, thư viện. Đấy là tôi chưa nói đến cách họ đối xử với chúng tôi ở sân bay. Nếu chúng ta không hành động ngay để đảm bảo những nơi này cần thực sự mở rộng cánh cửa và kết nối với mọi người, vậy thì chúng ta chỉ cần trung thực và đừng nêu họ lên ở nơi công cộng nữa. Chúng ta chỉ cần thừa nhận rằng những nơi này chỉ chào đón những người khớp với một trong hai chiếc hộp giới tính, mà tôi không khớp với 2 chiếc hộp. và chưa từng khớp. Việc này bắt đầu từ rất sớm. Tôi biết một bé gái. Là con của bạn tôi. Cô bé tự nhận là tomboy. Tôi đang nói về bốt cao bồi và xe hơi đồ chơi màu vàng Caterpillar và hũ đựng bọ, tất cả mọi thứ. Một lần tôi hỏi con bé màu ưa thích của nhóc là gì. Bé trả lời tôi,"Màu ngụy trang." (Cười) Đứa trẻ đáng yêu đó, con bé về nhà vào cuối tháng mười từ nửa buổi học ở trường mẫu giáo với chiếc quần ẩm nước vì bị các bạn ở trường bắt nạt khi mà con bé định vào phòng vệ sinh nữ. Trong khi cô giáo đã bảo con bé tránh xa khỏi phòng dành cho nam. Và con bé đã uống hai ly nước ép đỏ đó tại bữa tiệc Halloween, ý tôi là, ai có thể cưỡng lại thứ nước đó chứ. Quá ngon. Và con bé không thể nhịn tè nữa. Nó và bạn học đã 4 tuổi. Tụi bạn đã cảm thấy đủ quyền lực để kiểm tra quyền sử dụng của con bé của cái được gọi là nhà vệ sinh công cộng. Con bé chỉ mới 4 tuổi. Nó đã được dạy những bài học tàn nhẫn rằng ở trường mẫu giáo sẽ không có cánh cửa nào ở nhà vệ sinh có ký hiệu chào đón người như con bé. Con bé đã học được rằng nhà vệ sinh sẽ trở thành một vấn đề lớn, và vấn đề đó bắt đầu từ con bé và chỉ với con bé thôi. Vậy nên bạn tôi nhờ tôi nói chuyện với con bé, và tôi đã làm thế. Tôi rất muốn nói với cô bé rằng tôi và mẹ nó sẽ làm đến cùng và nói chuyện với trường và mọi vấn đề sẽ được giải quyết. nhưng tôi biết điều đó sẽ không xảy ra Tôi muốn nói với cô bé rằng mọi thứ sẽ ổn khi con lớn hơn, nhưng tôi không thể. Vậy nên, tôi hỏi con bé chuyện gì đã xảy ra, hỏi con bé chuyện đó làm con cảm thấy thế nào. "Giận và buồn," con bé nói với tôi. Rồi tôi nói rằng con bé không cô đơn rằng những gì xảy đến với con là không đúng, và rồi cô bé hỏi tôi tôi có từng tè ra quần chưa. Tôi bảo rồi, đã từng, nhưng không được lâu lắm. (Cười) Điều mà đương nhiên là một lời nói dối, bởi vì bạn biết khi bạn đến tuổi 42 hay 43 và thi thoảng bạn chỉ, tôi không biết nữa, bạn tè một chút khi bạn ho hay hắt xì, khi bạn chạy lên lầu, hay duỗi tay chân. Đừng có nói dối. Điều đó có, đúng không? Con bé không cần biết điều đó, tôi nghĩ vậy. (Cười) Tôi bảo con bé, khi con lớn hơn, các cơ quan của con cũng sẽ lớn hơn. Và khi con lớn như ta, con sẽ có thể nhịn lâu hơn, tôi hứa với con bé. "Cho đến khi về đến nhà ạ?" Cô bé hỏi tôi. Tôi nói rằng,"Ừ, cho đến khi con về đến nhà." Con bé có vẻ yên tâm vì điều đó. Vậy nên hãy xây một vài nhà vệ sinh đơn và trung tính với một chiếc ghế dài để thay đồ thể thao. Chúng ta không thể thay đổi thế giới qua một đêm cho con chúng ta, nhưng có thể cho chúng một nơi an toàn và riêng tư để thoát ly khỏi thế giới, kể cả chỉ trong một phút thôi. Chúng ta có thể làm điều này. Vậy hãy cùng làm nào. Và nếu bạn là một trong những người đang ngồi ở đây đã sẵn sàng nêu lên hàng loạt lý do điều này không cần được ưu tiên hay rằng nó quá đắt đỏ, hay tự bảo rằng việc cho người chuyển giới một nơi an toàn để đi vệ sinh hay thay đồ là đang khuyến khích một cách sống xúc phạm đến đức tin của bạn, hay sự nam tính của bạn, hay tôn giáo của bạn, vậy hãy để tôi khẩn cầu đến một phần trong trái tim bạn mà hy vọng rằng nó quan tâm đến phần còn lại của thế giới. Nếu bạn không thể thuyết phục bản thân quan tâm đến những người như tôi, vậy còn những người phụ nữ và bé gái với vấn đề về ngoại hình? Còn những người có vấn đề về vẻ ngoài thì sao? Còn cậu bé người mà một chân ngắn hơn các bạn mình, người mà tiếng nói vẫn chưa bị lờ đi? Này? Ôi, lớp 8, sao các con có thể trở nên tàn nhẫn thế. Đúng không? Còn những người với nỗi sợ thường trực? Còn những người khuyết tật hay những người cần được trợ giúp? Còn những người với cơ thể, vì một lý do nào đó, không phù hợp với những quan niệm truyền thống về cơ thể Bao nhiêu người trong chúng ta vẫn thấy ngại hay sợ hãi khi cởi đồ trước mặt bạn bè, và bao nhiêu người chúng ta chấp nhận để nỗi sợ đó ngăn cản chúng ta làm những việc quan trọng như tập thể thao? Có phải những người đó sẽ không hưởng lợi gì từ những căn phòng đơn này không? Ta không thể thay đổi định kiến về chuyển giới trong một đêm, nhưng ta có thể cho mọi người một nơi để thay đồ để chúng ta có thể đi biến thế giới trở nên an toàn hơn cho tất cả mọi người. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Hãy tưởng tượng một cảnh sát cho 10 nhân chứng xếp hàng hỏi nhận diện một tội phạm ngân hàng họ nhìn lướt qua khi hắn đang thoát khỏi hiện trường vụ án. Nếu sáu người chọn cùng một người, có khả năng cao đó là người tội phạm thật, và nếu cả mười người cùng có một lựa chọn, bạn có thể nghĩ kết quả chắc chắn đúng, nhưng bạn sẽ sai. Đối với đa số chúng ta, điều này nghe có vẻ khá lạ. Sau cùng thì hầu hết xã hội chúng ta dựa vào đa số phiếu bầu và sự nhất trí trong chính trị, kinh doanh, hay trong giải trí. Vì vậy, việc nghĩ rằng có nhiều sự đồng tình là một việc tốt là điều tự nhiên. Và đến một mức nào đó, nó thường là như vậy. Nhưng thỉnh thoảng, khi bạn càng đến gần hơn với sự nhất quán, kết quả sẽ càng trở nên không đáng tin. Đây được gọi là nghịch lí của sự nhất trí. Chìa khóa để hiểu được cái nghịch lí hiển nhiên này nằm ở việc xem xét mức độ chung của sự bất định liên quan đến trường hợp bạn đang giải quyết. Ví dụ, nếu chúng ta hỏi những nhân chứng nhận diện quả táo trong hàng này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên bởi một sự nhận định đồng nhất. Nhưng trong những trường hợp mà chúng ta mong chờ nhận được phương sai, chúng ta cũng mong nhận được nhiều phân phối xác suất khác nhau. Nếu bạn thảy một đồng xu 100 lần, bạn sẽ mong chờ nhận được 50% mặt ngửa. Nhưng nếu kết quả của bạn bắt đầu tiến đến 100% mặt ngửa, bạn sẽ nghi rằng có một điều gì đó sai, không phải với việc thảy của bạn, mà là với chính đồng xu đó. Tất nhiên, việc nhận dạng nghi phạm không ngẫu nhiên như việc thảy đồng xu, nhưng nó cũng không rõ ràng hơn việc chỉ ra táo và chuối. Thực tế, một công trình nghiên cứu năm 1994 chỉ ra rằng đến 48% những nhân chứng thường chọn sai người trong hàng, ngay cả khi rất nhiều người tin vào sự lựa chọn của họ. Trí nhớ dựa vào những cái nhìn thoáng qua có thể không đáng tin, và chúng ta thường đánh giá cao sự chính xác của bản thân. Biết vậy, một sự nhận định nhất quán trông có vẻ không hẳn là một tội, và giống hơn là sai số hệ thống, hoặc do thành kiến của những người trong hàng. Và sai số hệ thống không chỉ xuất hiện trong sự đánh giá của con người. Từ 1993-2008, mẫu ADN giống nhau của cùng một người phụ nữ được tìm thấy ở rất nhiều hiện trường vụ án khắp Châu Âu, buộc tội một kẻ giết người hay lảng tránh được gọi là Bóng ma của Heilbronn. Nhưng bằng chứng ADN quá giống nhau chính xác là vì nó đã sai. Hóa ra là bông gạc sử dụng trong việc thu thập các mẫu ADN đã vô tình bị làm bẩn bởi một người phụ nữ làm trong nhà máy sản xuất bông gạc. Trong một số trường hợp khác, sai số hệ thống xảy ra vì sự cố ý gian lận, như trong trường hợp bầu cử tổng thống tổ chức bởi Saddam Hussein năm 2002, trong đó có 100% số người bầu với 100% phiếu bầu giả định cho một nhiệm kì 7 năm nữa. Khi bạn nhìn nó ở khía cạnh này, sự nghịch lí của sự nhất quán thật ra không hoàn toàn là nghịch lí. Sự đồng tình nhất trí theo lí thuyết thì vẫn lí tưởng, đặc biệt trong những trường hợp mà bạn mong chờ nhận được ít sự biến động và bất định nhưng trong thực hành, việc đạt được nó trong những trường hợp mà sự nhất trí hoàn toàn là không có khả năng xảy ra sẽ báo cho chúng ta rằng có một yếu tố tiềm ẩn đang ảnh hưởng đến hệ thống. Mặc dù chúng ta cố đạt được sự hài hòa và nhất quán, trong nhiều trường hợp, sự sai sót và sự không đồng tình nên được liệu trước. Và nếu một kết quả quá hoàn hảo để trở thành sự thật, nó có thể là như vậy. Nó bắt đầu với việc bạn thấy ngứa cổ họng và rồi bạn ho. Cơ thể bạn bắt đầu đau nhức, bạn dần cảm thấy khó chịu, và thấy ăn không ngon nữa. Rõ ràng là: bạn đã bị cúm rồi đó. Cũng logic thôi khi giả sử rằng những triệu chứng hỗn độn này là kết quả của việc toàn bộ cơ thể bạn bị nhiếm khuẩn. nhưng có đúng là như vậy không? Điều gì thực sự làm bạn cảm thấy bệnh? Nếu như chính cơ thể bạn đang bị tấn công nghiêm trọng thì sao? Bạn bắt đầu ốm khi mầm bệnh như vi-rút cúm xâm nhập cơ thể bạn, gây nhiễm khuẩn và giết các tế bào của bạn Nhưng sự xâm nhập ngoài ý muốn này còn một tác động nữa: nó báo cho hệ miễn dịch biết về tình trạng hiện tại của bạn. Ngay khi biết sự nhiễm khuẩn đã xảy ra cơ thể bạn chuyển qua chế độ phòng vệ. Đại thực bào sẽ tiến lên và tiến hành đợt tấn công đầu tiên, tìm và tiêu diệt vi-rút cũng như các tế bào bị ảnh hưởng. Sau đó, đại thực bào sẽ sản sinh ra các phân tử protein gọi là cytokines có nhiệm vụ chiêu quân và điều phối thêm các tế bào diệt khuẩn từ hệ miễn dịch của bạn. Nếu như sự điều phối này đủ mạnh, nó sẽ loại bỏ nhiễm khuẩn trước khi bạn nhận ra điều đó nữa. Nhưng đó chỉ là cơ thể bạn diễn tập để phòng chống bệnh thôi. Có vài trường hợp vi-rút lây lan rộng hơn, vào cả máu và các cơ quan quan trọng khác. Để tránh lâm vào tình trạng nguy hiểm này, hệ miễn dịch phải tổ chức một cuộc tấn công mạnh hơn, kết hợp với hoạt động của bộ não nữa. Đó là khi có thêm vài triệu chứng khó chịu nữa, bắt đầu với thân nhiệt tăng lên, đau và nhức, và buồn ngủ. Vậy tại sao ta lại bị như vậy? Khi hệ miễn dịch bị tấn công nghiêm trọng, nó sản sinh ra nhiều cytokines hơn, dẫn đến hai phản ứng sau. Đầu tiên, dây thần kinh phế vị chạy xuyên qua cơ thể lên não, sẽ mau chóng truyền tín hiệu tới cuống não đi qua gần một khu vực quan trọng nơi xử lý các cơn đau nhức. Tiếp theo, cytokines đi qua cơ thể tới vùng dưới đồi, một vùng của não kiểm soát thân nhiệt, cơn khát, sự đói bụng và giấc ngủ, cùng với nhiều thứ khác. Khi nó nhận được tin nhắn này, vùng dưới đồi sản sinh ra một phân tử nữa là prostaglandin E2, để tự tăng cường sức mạnh cho nó. Vùng dưới đồi truyền đi các tín hiệu chỉ dẫn các cơ của bạn co lại gây ra sự tăng thân nhiệt. Nó cũng làm cho bạn buồn ngủ, và không muốn ăn uống gì cả. Nhưng những triệu chứng khó chịu này có mục đích là gì? Chúng tôi chưa chắc lắm, nhưng có một vài giả thuyết cho rằng nó giúp tăng khả năng phục hồi. Thân nhiệt tăng sẽ làm chậm vi khuẩn và giúp hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh. Ngủ giúp cơ thể có thêm năng lượng để tiếp tục đẩy lùi sự nhiễm khuẩn. Khi bạn ngừng ăn, gan của bạn hấp thụ phần lớn sắt trong máu, và vì sắt là thức ăn chính của vi khuẩn, điều này sẽ làm chúng mất nguồn thức ăn. Khi ít khát hơn cơ thể bạn sẽ hơi mất nước làm giảm hắt hơi, ho, nôn, hay tiêu chảy. Bạn cũng nên chú ý rằng nếu uống không đủ nước, sự mất nước sẽ trở nên nguy hiểm. Bạn trở nên nhạy cảm hơn ngay cả với sự đau nhức cơ thể, làm bạn chú ý hơn tới vùng bị nhiễm khuẩn đang có dấu hiệu tệ đi, hoặc thậm chí gây ra tình trạng đó. Ngoài các triệu chứng thể chất, bệnh cũng khiến bạn khó chịu, buồn bực và hoang mang. Đó là bởi vì cytokines và prostaglandin có thể thâm nhập tới các vùng cao hơn trong não bạn, gây rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, như là glutamate, endorphins, serotonin, và dopamine. Điều này ảnh hưởng tới các vùng như hệ thống viền, nơi kiểm soát cảm xúc, và vỏ não, nơi xử lý việc lý luận. Vì thế chính là do phản ứng miễn dịch của cơ thể tạo nên sự khó chịu mỗi lần bạn ốm. Không may là, không phải lúc nào nó cũng hoạt động trơn tru. Đáng chú ý, hàng triệu người trên thế giới đang mắc phải các bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch nhìn nhầm các trạng thái bình thường thành bệnh, và cơ thể tự tấn công chính nó. Nhưng với phần lớn loài người, hàng triệu năm tiến hóa đã tinh chỉnh hệ miễn dịch để nó bảo vệ ta chứ không chống lại ta. Triệu chứng bệnh thì thật phiền toái, nhưng nhìn chung, nó cho thấy một quy trình cổ xưa mà sẽ tiếp tục bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi thế giới bên ngoài nhiều thế kỷ tới nữa. Theo nhiều cách, kí ức tạo nên con người chúng ta, giúp ta nhớ lại quá khứ, học hỏi và duy trì các kĩ năng, và lên kế hoạch cho tương lai. Và đối với máy tính, vốn thường hoạt động như sự mở rộng của bản thân ta, bộ nhớ cũng đóng vai trò như vậy, dù đó là bộ phim dài hai tiếng, tài liệu văn bản hai từ, hay hướng dẫn mở, mọi thứ trong bộ nhớ máy tính có dạng đơn vị cơ bản gọi là bit, hay các số nhị phân. Mỗi bit được lưu trữ trong một ô nhớ có thể chuyển đổi giữa hai trạng thái cho hai giá trị, 0 và 1. Mọi tài liệu và chương trình bao gồm hàng triệu các bit này đều được xử lý trong đơn vị xử lý trung tâm, hay CPU. Nó hoạt động như bộ não máy tính. Và khi số lượng bit cần xử lý gia tăng theo cấp số nhân, lập trình viên luôn vật lộn giữa kích thước, chi phí và tốc độ. Như chúng ta, máy tính có bộ nhớ ngắn hạn cho những công việc tạm thời, và bộ nhớ dài hạn cho việc lưu trữ lâu dài. Khi bạn chạy một chương trình, hệ điều hành của bạn phân chia các vùng trong trí nhớ ngắn hạn để thực hiện những chỉ dẫn đó. Ví dụ, khi bạn bấm một phím trên trình xử lý văn bản, CPU sẽ truy cập một trong những nơi này để gọi ra những bit dữ liệu. Nó cũng có thể sửa đổi chúng, hoặc tạo ra những cái mới. Thời gian để thực hiện việc này được gọi là độ trễ của bộ nhớ. Và bởi vì các chương trình hướng dẫn phải được xử lý nhanh và liên tục, mọi nơi trong bộ nhớ ngắn hạn có thể được truy cập theo bất kỳ trình tự nào. Do đó mà có cái tên bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). Loại RAM phổ biến nhất là RAM động, hay DRAM. Ở đó, mỗi ô nhớ chứa một linh kiện bán dẫn và một tụ điện để lưu trữ điện tích, một số 0 khi không nạp điện, và một số 1 khi được nạp điện. Bộ nhớ như vậy được gọi là động vì nó chỉ giữ điện tích lại một lát trước khi chúng bị rò đi, cần được nạp điện định kỳ để giữ dữ liệu. Nhưng dù nó có độ trễ thấp 100 nanô giây thì vẫn quá lâu đối với các CPU hiện đại, nên cũng có một bộ nhớ đệm nhỏ, tốc độ cao được làm từ RAM tĩnh. Nó thường có cấu tạo bao gồm sáu linh kiện bán dẫn có khóa liên động không cần nạp điện. SRAM (RAM tĩnh) là bộ nhớ nhanh nhất trong hệ thống máy tính, nhưng cũng là loại đắt nhất, và chiếm không gian nhiều gấp ba lần DRAM. Nhưng RAM và bộ nhớ đệm chỉ có thể giữ dữ liệu khi được nạp điện. Để dữ liệu được giữ lại khi tắt thiết bị, nó được chuyển vào một thiết bị lưu trữ dài hạn bao gồm ba loại chính. Trong bộ nhớ từ, loại rẻ nhất, dữ liệu được lưu trữ như một mô hình từ tính trên đĩa quay tráng phim từ. Nhưng vì đĩa phải được quay đến nơi dữ liệu được lưu trữ để được đọc, độ trễ cho những ổ đĩa như vậy trễ hơn của DRAM 100.000 lần. Mặt khác, bộ nhớ quang học như DVD hay Blu-ray cũng sử dụng đĩa quay, nhưng với một lớp tráng phản chiếu. Bit được mã hóa thành điểm sáng và tối và dùng thuốc nhuộm có thể đọc bằng laze. Trong khi các phương tiện bộ nhớ quang rất rẻ và dễ tháo gỡ, chúng lại có độ trễ chậm hơn bộ nhớ từ tính và dung lượng cũng thấp hơn. Cuối cùng, những loại bộ nhớ dài hạn mới nhất và nhanh nhất là các ổ đĩa rắn, như USB. Chúng không có bộ phận chuyển động, thay vào đó sử dụng linh kiện bán dẫn có cổng nổi lưu trữ các bit bằng cách giữ lại hoặc loại bỏ điện tích trong những kết cấu bên trong được thiết kế đặc biệt. Vậy hàng triệu bit này có độ tin cậy như thế nào? Chúng ta có xu hướng nghĩ bộ nhớ máy tính là ổn định và lâu dài, những thật ra nó xuống cấp khá nhanh. Nhiệt tỏa ra từ thiết bị và môi trường xung quanh rốt cuộc sẽ khử từ tính ổ cứng, làm xuống cấp thuốc nhuộm của phương tiện quang học, và gây ra rò rỉ điện từ trong cổng nổi. Ổ đĩa rắn cũng có những điểm yếu. Viết liên tục lên linh kiện bán dẫn có cổng nổi sẽ làm chúng hao mòn, cuối cùng sẽ khiến chúng vô dụng. Với dữ liệu trên hầu hết phương tiện lưu trữ có tuổi thọ dưới 10 năm như hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách khai thác thành phần vật lý của các vật liệu xuống cấp độ lượng tử với hy vọng làm cho thiết bị bộ nhớ nhanh hơn, nhỏ hơn, và bền bỉ hơn. Tạm thời, sự bất tử vẫn ở ngoài tầm với, của cả con người và máy tính. Khi còn bé, tôi thường mơ mộng về biển cả. Tưởng tượng đó là một nơi đầu màu sắc và cuộc sống, là nơi ở của những sinh vật kỳ thú trông như người ngoài hành tinh. Tôi chụp những chú cá mập trắng thống trị biển cả và xem những chú rùa biển bơi lượn giữa những rạn san hô. Từ một nhà hải dương học thành nhiếp ảnh gia, tôi luôn đi tìm những vùng đất kỳ ảo như trong giấc mơ ngày thơ bé. Như các bạn thấy đó, tôi biết đến nước từ khá sớm. Nhưng lần đầu tiên tôi thực sự lặn, là lúc khoảng 10 tuổi. Và tôi vẫn nhớ như in cảm giác kỳ thú lúc tôi bơi đến khẩu đại bác phủ rêu này trên một rạn san hô cạn. Khi cố bơi đến chạm lấy nó, tôi nhìn lên và lập tức thấy bao quanh tôi rất nhiều cá với đủ màu sắc như cầu vồng. Đó là ngày tôi đem lòng yêu biển. Thomas Peschak Nhiếp ảnh gia bảo tồn sinh thái Trong 40 năm trên trái đất này, tôi có may mắn được khám phá những cảnh quan tuyệt đẹp của biển phục vụ cho tạp chí National Geographic và tổ chức Save Our Seas. Tôi chụp tất cả mọi thứ từ những chú cá mập rất, rất lớn đến những chú cá bé xinh có thể lọt thỏm trong lòng bàn tay. Tôi ngửi thấy luồng hít đầy cá của những chú cá voi lưng gù đang dùng bữa cách tôi vài tấc trong nước biển lạnh cóng gần rừng nhiệt đới Great Bear ở Canada. Và tôi còn bí mật theo dõi lễ kết đôi của cặp rùa biển xanh ở kênh Mozambique. Mọi người trên trái đất này đều có và chịu ảnh hưởng từ biển cả. Và những vùng biển tinh khôi tôi hằng mơ từ thời thơ bé đang ngày càng khó tìm hơn. Những vùng đất này đang nhỏ lại và đang bị đe doạ. Khi con người tiếp tục khẳng định vị thế là sinh vật bá chủ thế giới, tôi đã tận mắt chứng kiến và chụp lại những hậu quả của loài người. Từ lâu, tôi nghĩ mình phải gây sốc cho khán giả, để họ hết dửng dưng trước những hình ảnh này. Và khi cách này mang lại kết quả, tôi cảm thấy trọn vẹn. Tôi tin cách tốt nhất để thay đổi mọi người là gây dựng lòng yêu thương. Tôi nghĩ mình là một ông mai và là một nhiếp ảnh gia, tôi có những cơ hội hiếm hoi tìm hiểu về động vật và toàn bộ hệ sinh thái ẩn mình bên dưới mặt nước biển. Bạn không thể yêu hay hiểu về chúng khi bạn còn không biết chúng tồn tại. Vén màn những bí mật này - là nhiệm vụ của nhiếp ảnh bảo tồn. (Nhạc) Tôi đã đến thăm hàng trăm vùng biển, nhưng chỉ một vài nơi mang vẻ đẹp chạm rất sâu vào lòng tôi. Lần đầu tôi trải qua cảm giác đó là khoảng 10 năm trước, nơi bờ biển hoang sơ và chênh vênh của Nam Phi. Vào mỗi tháng 6 và tháng 7, những đàn cá trích khổng lồ bơi về phương bắc tạo thành cuộc di cư vĩ đại: Cuộc Đua Cá Trích. Này bạn, các chú cá này sao phải chạy nhỉ. Theo đuổi chúng là những kẻ săn mồi đói khát và rất nhanh. Cá heo thường săn mồi cùng nhau và chúng cùng tách nhỏ cá trích từ đàn cá lớn ép đàn cá thành 1 quả bóng. Chúng dẫn dắt đàn cá lên mặt nước và rồi lao vào chén một bữa tiệc di động và náo nhiệt. Rất gần phía sau là những con cá mập. Giờ thì đa số tin rằng cá mập và cá heo là kẻ thù không đội trời chung, nhưng trong Cuộc Đua Cá Trích, chúng lại cùng hợp tác. Thực tế, cá heo giúp cá mập ăn được nhiều hơn. Không có cá heo, quả bóng cá sẽ phân tán và cá mập sẽ chỉ có được một miếng bánh vòng cá trích, hay là ăn toàn nước mà thôi. Giờ đây, khi đã có nhiều khoảnh khắc kịch tính với cá mập trong cuộc đua này, tôi biết chúng không coi tôi là con mồi. Tuy nhiên, tôi cũng bị va phải như những bất kỳ vị khách nào trong buổi tiệc náo nhiệt này. Từ bờ biển Phi châu ta đi về phía đông, qua vùng Ấn Độ Dương rộng lớn đến Maldives, một quần đảo đầy san hô. Vào giữa mùa gió tây nam bão bùng, cá đuối từ khắp nơi của quần đảo bơi về Baa Atoll hay còn gọi là Hanifaru. Các chiến binh giáp xác, thường không to hơn con ngươi của chúng ta, là thức ăn chính của cá đuối. Khi sinh vật phù du ít đi, cá đuối kiếm ăn một mình và chúng nhào lộn về phía sau liên tục, cứ như chú chó con chơi trò vờn đuôi. (Nhạc) Tuy nhiên, khi mật độ sinh vật phù du tăng lên, đàn cá đuối xếp hàng từ trước ra sau thành một chuỗi dài chờ thức ăn, và mẩu thức ăn nào may mắn thoát khỏi con cá đuối thứ 1 và 2 của hàng, cũng sẽ chắc chắn lọt vào tay con kế tiếp hay tiếp nữa. Khi sinh vật phù du tăng đến đỉnh, cá đuối bơi gần nhau hơn tạo thành tập quán đặc trưng gọi là bữa ăn vũ bão. Khi chúng xoáy nhau chặt chẽ, tạo thành cột nhiều tầng cá đuối hút các sinh vật phù du vào ngay miệng của những con cá đuối. Khoảng khắc lặn giữa những khối hàng trăm con cá đuối thật sự khó quên. (Nhạc) Khi lần đầu chụp ảnh Hanifaru, khu vực này không hề có bảo vệ và bị đe doạ bởi sự phát triển. Khi làm việc với các NGO như Manta Trust, ảnh chụp của tôi đã giúp Hanifaru trở thành một vùng biển được bảo vệ. Ngư dân ở các đảo lân cận, những người từng săn cá đuối để lấy da cá làm trống truyền thống. Ngày nay, họ là những nhà bảo tồn mạnh mẽ nhất và cá đuối đem lại cho Maldive trên 8 triệu đô la hằng năm. Tôi luôn muốn quay ngược thời gian về thời đại bản đồ chỉ toàn khoảng trắng có nơi còn ghi: "Khu vực có rồng." Và ngày nay, nơi gần nhất tôi từng đến là những đảo san hô hẻo lánh ở phía tây Ấn Độ Dương. Xa, rất xa khỏi những tuyến hàng hải và đoàn đánh cá, lặn sâu xuống dòng nước là một lời nhắc nhớ thương tâm về đại dương đã từng trông như thế nào. Rất ít người đã nghe về Bassas da India, một chỏm san hô ở kênh Mozambique. Đá ngầm san hô tạo ột rào chắn bảo vệ và khu vực vũng phía trong là nơi nuôi dưỡng loài cá mập Galapagos. Loài cá mập này rất nhút nhát, thậm chí cả ban ngày. Tôi có linh cảm chúng có thể gan hơn và đông đúc hơn về đêm. (Nhạc) Chưa bao giờ tôi bắt gặp nhiều cá mập như vậy chỉ trên một khóm san hô. Chụp và chia sẻ những khoảnh khắc như thế nhắc tôi lý do mình chọn nghề này. Đầu năm nay, tôi có dự án cho tạp chí National Geographic ở Baja California. Khoảng giữa đường từ bán đảo bên bờ Thái Bình Dương là Vũng San Ignacio, nơi sinh sản quan trọng của cá voi xám. Trong 100 năm qua, khu vực này diễn ra cảnh giết hại hàng loạt, hơn 20.000 con cá voi xám bị giết, chỉ còn vài trăm con còn sống sót. Ngày nay hậu duệ của loài cá voi này cho những con cá voi nhỏ lên mặt nước chơi và tương tác với con người. (Music) Loài sinh vật này thực sự đã trở lại một cách đầy kinh ngạc. Hiện nay, trên bờ bên kia của bán đảo là Cabo Pulmo, một làng chài yên tĩnh. Nhiều thập niên đánh cá quá mức dẫn họ tới sụp đổ. Năm 1995, ngư dân địa phương thuyết phục chính quyền tuyên bố bảo tồn vùng biển. Nhưng điều xảy ra sau đó hẳn là mầu nhiệm. Năm 2005, chỉ sau một thập niên bảo tồn, các nhà khoa học thấy được một sự phục hồi chưa từng thấy. Đừng tin tôi, hãy theo tôi để thấy. Hãy nín thở, bơi theo tôi xuống sâu, vào một trong những nơi có đàn cá dày đặc nhất mà tôi từng được thấy. (Nhạc) Chúng ta đều có thể là người tạo ra hy vọng. Và qua nghề nhiếp ảnh, tôi muốn truyền tải thông điệp không bao giờ là muộn để bảo vệ biển cả. Và đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh sự bền bỉ của tự nhiên cho 7,3 tỉ người trên thế giới. Tôi mong rằng trong tương lai, tôi sẽ tích cực tìm nhiều hơn nữa những bức ảnh như thế này, cũng như những hình ảnh minh hoạ sự chung sống tôn trọng với đại dương. Đây sẽ là công việc mỗi ngày của tôi. Để tồn tại và phát triển trong nghề này, bạn cần phải là một người lạc quan cực kỳ. Và tôi luôn làm việc với tâm niệm bức ảnh vĩ đại kế tiếp đem đến thay đổi đang ở ngay phía trước, phía sau mỏm san hô, trong lòng vũng kế tiếp hoặc có thể, bức ảnh sau đó. (Nhạc) Tưởng tượng bạn đang ở trong một chương trình trò chơi. Bạn đã có được $1000 từ vòng chơi đầu tiên khi bạn quay vào ô thưởng. Giờ đây, bạn có một lựa chọn. Bạn có thể hoặc lấy $500 thưởng chắc chắn hoặc tung đồng xu. Nếu mặt ngửa, bạn được thưởng $1000. Nếu mặt sấp, bạn không có khoản thưởng nào hết. Ở vòng hai, bạn đã có $2000 khi bạn quay vào ô phạt. Giờ bạn có một lựa chọn khác hoặc bạn chịu mất $500, hoặc thử vận may tung đồng xu. Nếu mặt ngửa, bạn không mất gì. Nhưng nếu mặt sấp, bạn mất $1000. Nếu bạn giống như phần lớn mọi người chắc bạn chọn khoản thường chắc chắn ở vòng đầu tiên và tung đồng xu ở vòng thứ hai. Nhưng nếu bạn nghĩ về điều đó, nó thật vô nghĩa. Tỷ lệ cá cược ở hai vòng là như nhau. Nhưng tại sao vòng hai có vẻ đáng sợ hơn thế? Câu trả lời nằm ở hiện tượng gọi là ác cảm mất mát. Dưới lý thuyết kinh tế hợp lý, những lựa chọn của chúng ta nên đi theo phương trình toán học đơn giản so sánh mức độ rủi ro và số lượng ta có. Nhưng các nghiên cứu cho thấy đối với nhiều người, tác động tâm lý tiêu cực ta thấy khi mất thứ gì đó mạnh gấp đôi tác động tâm lý tích cực khi ta lấy được cùng thứ đó. Ác cảm mất mát là xu hướng nhận thức phát sinh từ sự phỏng đoán, các cách tiếp cận giải quyết vấn đề dựa trên kinh nghiệm và trực giác trước đó hơn là dựa vào phân tích cẩn thận. Và con đường tắt tâm lý này có thể dẫn đến các quyết định bất hợp lý, không giống như khi yêu, hay nhảy bungee khỏi vách đá, nhưng nguỵ biện lý luận có thể dễ dàng được chứng minh sai. Các tình huống liên quan đến xác suất nổi tiếng là dở tệ để áp dụng phỏng đoán. Ví dụ, bạn sắp tung xúc xắc có bốn mặt xanh và 2 mặt đỏ hai mươi lần. Bạn có thể chọn một trong những trình tự sau và nếu nó hiển thị đúng, bạn sẽ thắng $25. Bạn sẽ chọn cái nào? Trong một nghiên cứu, 65% người tham gia, toàn bộ là sinh viên đại học chọn trình tự B mặc dù A ngắn hơn và được chứa trong B, nói cách khác, có nhiều khả năng hơn. Đây là những gì gọi là sự kết hợp sai lầm. Ở đây, chúng ta chờ đợi được thấy nhiều màu xanh hơn, do đó não chúng ta lừa ta chọn lựa chọn ít khả năng hơn. Phỏng đoán cũng rất dở khi làm việc với các con số nói chung. Trong một ví dụ, sinh viên được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất được hỏi liệu Mahatma Gandhi mất trước hay sau 9 tuổi, trong khi nhóm thứ hai được hỏi liệu ông qua đời trước hay sau tuổi 140. Cả hai con số rõ ràng là sai, nhưng khi các sinh viên này sau đó phải đoán tuổi thực khi ông ấy mất, nhóm đầu tiên trả lời trung bình 50 trong khi nhóm thứ hai trung bình là 67. Mặc dù thông tin rõ ràng là sai trong câu hỏi ban đầu lẽ ra không liên quan nó vẫn ảnh hưởng đến ước tính của các sinh viên. Đây là ví dụ của hiệu ứng mỏ neo, và nó thường được dùng trong quảng cáo và đàm phán để tăng giá mà mọi người sẵn sàng trả. Vì vậy, nếu phỏng đoán dẫn đến các quyết định sai, tại sao chúng ta lại đưa ra chúng? Vâng, bời vì chúng có thể khá hiệu quả. Trong phần lớn lịch sử nhân loại, sự sống còn phụ thuộc vào khả năng quyết định nhanh với thông tin hạn chế. Khi không có thời gian để phân tích logic hợp lý tất cả các khả năng, phỏng đoán đôi khi có thể cứu mạng ta. Nhưng mội trường ngày nay đòi hỏi việc ra quyết định phức tạp hơn nhiều, và các quyết định này bị thiên vị bời nhiều yếu tố vô thức hơn ta nghĩ, ảnh hưởng mọi thứ từ sức khoẻ đến giáo dục đến tài chính và tư pháp hình sự. Chúng ta không thể tắt chức năng phỏng đoán của bộ não, nhưng ta có thể học cách nhận ra chúng. Khi bạn gặp tình huống liên quan đến số, xác suất, hay nhiều chi tiết, hãy tạm dừng một giây và cân nhắc rằng câu trả lời trực giác cuối cùng có thể không phải câu trả lời đúng. Nếu bạn sắp xếp toàn bộ nội dung của " Moby Dick", được xuất bản năm 1851, thành một hình chữ nhật khổng lồ, bạn sẽ nhận ra vài điểm khác thường, như những từ này, dường như tiên đoán được vụ ám sát Martin Luther King, hay manh mối dẫn tới cái chết của Công nương Diana năm 1997. Vậy, Herman Melville có phải là một nhà tiên tri bí ẩn không? Câu trả lời là không, và chúng ta biết điều đó nhờ có định lí toán học gọi là Thuyết Ramsey. Đó chính là lí do chúng ta nhận thấy những khối hình học trên bầu trời đêm Đó là tại sao ta biết mà không cần kiểm tra rằng có ít nhất hai người ở London có chính xác cùng số tóc trên đầu, và nó cũng giải thích tại sao mẫu có nghĩa luôn được tìm thấy thậm chí ở lời nhạc của Vanilla Ice. Vậy Thuyết Ramsey là gì? Nói đơn giản, nó khẳng định rằng đủ yếu tố trong một tập hợp hoặc cấu trúc, một số mẫu thú vị nhất định trong đó chắc chắn sẽ xuất hiện. Ví dụ đơn giản, cùng tìm hiểu bài toán bữa tiệc, một minh họa cổ điển của thuyết Ramsey. Giả sử có ít nhất sáu người tại một bữa tiệc. Đáng ngạc nhiên, chúng ta có thể chắc chắn một nhóm nào đó ba người hoặc đều biết nhau, hoặc chưa từng gặp nhau trước đây, dù ta không biết gì về họ. Chúng ta có thể chứng minh bằng việc vạch ra hết tất cả các khả năng. Mỗi chấm đại diện một người, dòng nối cho biết cặp đó biết nhau. Mỗi cặp chỉ có hai trường hợp: Hoặc biết nhau hoặc không. Có rất nhiều khả năng, Nhưng mỗi khả năng đều có tính chất chúng ta đang tìm. Sáu là số khách nhỏ nhất đảm bảo cho trường hợp này, thứ chúng ta biểu diễn như thế này. Thuyết Ramsey đảm bảo rằng có một số nhỏ nhất như thế tồn tại trong những mẫu cụ thể, nhưng không dễ để tìm ra nó. Trong trường hợp này, khi lượng khách tăng lên Sự kết hợp vượt khỏi tầm kiểm soát. Ví dụ, giả sử bạn muốn tìm quy mô nhỏ nhất của một buổi tiệc mà có một nhóm năm người đều biết nhau hoặc không. Mặc dù năm là số nhỏ, nhưng câu trả lời lại là không thể tìm được bằng một nghiên cứu toàn diện như thế này. Bởi vì số lượng không giới hạn của các khả năng. Một bữa tiệc có 48 khách có 2^(1128) cấu hình có thể xảy ra, nhiều hơn cả số nguyên tử trong Vũ trụ. Mặc dù có máy tính trợ giúp, điều tốt nhất mà chúng ta trả lời được cho câu hỏi này là khoảng giữa 43 và 49 vị khách. Điều này chỉ ra rằng những mẫu cụ thể với những khả năng dường như thuộc thiên văn có thể xuất hiện từ một tập hợp khá nhỏ. Và với tập hợp lớn hơn, khả năng gần như vô hạn. Cứ bốn ngôi sao bất kì mà không ba sao nào nằm trên một đường thẳng sẽ tạo nên một hình tứ giác. Mở rộng với hàng ngàn ngôi sao ta có thể thấy trên trời, và sẽ không ngạc nhiên nếu ta có thể tìm được kiểu hình dáng quen thuộc, và thậm chí cả loài vật nếu để ý. Vậy cơ hội của một văn bản tiết lộ lời tiên tri là bao nhiêu? Ừm, khi bạn bao gồm cả số chữ cái, sự đa dạng của các từ có khả năng liên quan và tất cả kiểu viết tắt và cách đọc gần đúng, nó khá là cao đấy. Bạn có thể tự mình thử. Chọn một đoạn văn ưa thích, sắp xếp các chữ cái theo kiểu ô lưới, và cùng xem bạn thấy gì. Nhà toán học T. S. Motzkin đã từng nhận xét rằng, "Trong khi sự bất quy tắc nhìn chung thì nhiều hơn, nhưng hoàn toàn bất quy tắc là không thể." Kích thước rộng lớn của vũ trụ đảm bảo một số nhân tố ngẫu nhiên của nó sẽ rơi vào những trật tự nhất định, và vì chúng ta tiến hóa để nhận biết mẫu và chọn ra những kí hiệu từ tiếng ồn, ta thường bị thu hút bởi việc tìm ý nghĩa dù chúng có thế chẳng phải. Vì vậy khi chúng ta có thể bị kinh sợ bởi những thông điệp bí ẩn từ sách, đến mẩu bánh mì, đến bầu trời đêm, nguồn gốc thật của nó thì thường là do trí tưởng tượng của chúng ta. Là điệp viên hàng đầu của quốc gia, nhiệm vụ của bạn là xâm nhập vào cơ quan đầu não của một tổ chức xấu xa, tìm bảng điều khiển bí mật, và vô hiệu hóa máy bắn tia hủy diệt. Nhưng tất cả những gì bạn biết là những thông tin sau từ đội trinh sát. Trung tâm đầu não là một kim tự tháp lớn với một phòng duy nhất trên tầng thượng, hai phòng ở tầng dưới, và cứ thế tiếp tục. Bảng điều khiển được giấu sau một bức tranh trên tầng cao nhất đáp ứng các điều kiện sau đây: Mỗi phòng có đúng ba cửa đến các phòng khác trong tầng, trừ phòng có bảng điều khiển, nơi chỉ tiếp nối với 1 phòng duy nhất, không có hành làng, và bạn có thể bỏ qua cầu thang. Đáng tiếc là, bạn không có bản thiết kế nhà, và bạn sẽ chỉ đủ thời gian để kiếm tra một tầng lầu trước khi hệ thống báo động tái kích hoạt. Bạn có thể tìm ra tầng nào có phòng điều khiển không? Hãy bấm dừng lại và thử giải câu đố này. Đáp án sau 3 Đáp án sau 2 Đáp án sau 1 Để giải quyết việc này, chúng ta cần hình dung như thế này. Trước tiên, chúng ta biết rằng ở tầng cần tìm có 1 phòng, gọi là phòng A, có 1 cửa tới phòng điều khiển, cộng với 1 cửa sang phòng B, và 1 sang phòng C. Như thế có ít nhất là bốn phòng, chúng ta có thể biểu diễn bằng các vòng tròn, với các đường nối giữa chúng là cánh cửa. Và sau khi nối giữa phòng B và C, thì sẽ không thể nối tiếp nữa, như thế 4 tầng đầu tiên từ trên xuống đều bị loại. Biết rằng phòng điều khiển phải nằm ở tầng cao nhất có thể, nên chúng ta bắt đầu từ trên kim tự tháp xuống. Tầng thứ 5 không thỏa yêu cầu. Chúng ta biết điều đó bằng cách vẽ ra, nhưng để đảm bảo không bỏ quên bất cứ điều gì, thì đây là một hướng khác. Mỗi cánh cửa tương ứng với một gạch trong biểu đồ của bạn nối giữa 2 phòng "láng giềng". Vì vậy, cuối cùng, số láng giềng phải là số chẵn cho dù có bao nhiêu đường nối. Trên tầng thứ năm, để thỏa điều kiện đầu tiên, chúng ta cần bốn phòng mỗi phòng có 3 láng giềng, cộng với phòng điều khiển với chỉ một láng giếng, tổng cộng là 13 láng giềng tất cả. Nhưng vì là số lẻ, nên nó không khả thi và, thực tế, điều này cũng giúp loại trừ mọi tầng có số phòng là số lẻ. Chúng ta hãy tiếp tục xuống tầng dưới. Khi vẽ sơ đồ các phòng, ta-dah, chúng ta sẽ tìm thấy được cách xếp như thế này. Nghiên cứu về các mô hình trực quan cho thấy sự liên hệ và mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau được gọi là lý thuyết đồ thị. Trong một đồ thị cơ bản, các vòng tròn đại diện cho các đối tượng được gọi là các nút, còn các đường nối được gọi là các cạnh. Các nhà nghiên cứu những đồ thị như vậy thường đặt các câu hỏi như, "Từ nút này đến nút kia là bao xa?" "Nút liên kết với nhiều nút khác nhất có bao nhiêu cạnh?" "Liệu có một đường đi giữa hai nút này, và nếu có thì độ dài là bao nhiêu? " Đồ thị như thế này thường được dùng để lập bản đồ mạng lưới thông tin liên lạc, nhưng chúng cũng biểu diễn hầu hết mọi loại mạng lưới khác, từ mạng lưới giao thông trong thành phố, các mối quan hệ trong xã hội, đến tương tác hóa học giữa các protein hoặc sự lây lan của dịch bệnh thông qua các địa điểm khác nhau. Vậy, với những gì đã biết, hãy trở lại kim tự tháp. Tránh các vệ sĩ và camera an ninh, thâm nhập vào tầng thứ sáu từ trên xuống, tìm bảng điều khiển, kéo một số cần gạc, và tạm biệt máy bắn tia hủy diệt xuống đáy biển sâu. Và giờ, đã đến lúc làm rõ bí mật tại sao đội ngũ trinh sát của ta luôn cung cấp cho ta thông tin khó hiểu. Chào mọi người. Nếu bạn thích câu đố trên, hãy thử giải quyết hai câu này nhé. Tôi muốn thấy cánh tay của các bạn: bao nhiêu bạn đã huỷ kết bạn với ai đó trên Facebook vì họ viết những điều xúc phạm chính trị hay tôn giáo, chăm sóc trẻ em, thực phẩm? (Tiếng cười) Bao nhiêu bạn tránh mặt ít nhất một người chỉ vì bạn không muốn nói chuyện với họ? (Tiếng cười) Bạn biết không, để có cuộc trò chuyện lịch sự, ta từng làm thế này ta chỉ cần theo lời khuyên của Henry Higgins trong "My Fair Lady" Cứ nói về thời tiết và sức khỏe. Giờ đây, biến đổi khí hậu và sự phản đối tiêm chủng , các chủ đề này (Tiếng cười) cũng không an toàn nữa. Vậy nên trong thế giới chúng ta đang sống, thế giới mà mỗi cuộc trò chuyện đều có khả năng biến thành một cuộc tranh cãi, khi các chính trị gia không thể nói chuyện với nhau và kể cả những vấn đề vụn vặt nhất cũng gây ra những tranh cãi quyết liệt, thật không bình thường. Tổ chức Pew tiến hành nghiên cứu trên 10.000 người lớn ở Mỹ, và họ thấy rằng ở hiện tại, chúng ta cực đoan hơn, chia rẽ hơn, so với quá khứ. Chúng ta ít chịu thỏa hiệp, điều này có nghĩa ta đang không lắng nghe nhau. Chúng ta quyết định về việc sống ở đâu, lập gia đình với ai, và thậm chí làm bạn với ai, dựa vào niềm tin có sẵn của mình. Một lần nữa thì điều này nghĩa là ta không lắng nghe nhau. Điều kiện cần của một cuộc trò chuyện là sự cần bằng giữa nói và nghe, và trong quá trình nói chuyện, ta làm mất sự cân bằng đó. Bây giờ, một phần lý do là do công nghệ. Những chiếc điện thoại thông mình mà các bạn hoặc đang cầm hoặc giữ đủ gần để có thể cầm lên nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Pew, khoảng một phần ba thiếu niên Mỹ gửi hơn một trăm tin nhắn mỗi ngày. Và nhiều em, hầu hết các em thường nhắn tin cho bạn bè nhiều hơn là nói chuyện trực tiếp với nhau. Có bài báo hay trên tạp chí The Atlantic, được viết bởi một thầy giáo cấp ba tên Paul Barnwell. Anh ấy giao bọn trẻ một dự án về giao tiếp. Anh ấy muốn dạy bọn trẻ cách nói về đề tài cụ thể mà không cần đến ghi chú. Anh nói thế này: "Tôi dần nhận ra..." (Tiếng cười) "Tôi dần nhận ra rằng khả năng trò chuyện có lẽ là kỹ năng bị bỏ lỡ nhiều nhất mà chúng ta không dạy. Bọn trẻ dành hàng giờ mỗi ngày tương tác với ý tưởng và với nhau thông qua màn hình nhưng tụi nhỏ rất ít có cơ hội được trau dồi kỹ năng giao tiếp. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng chúng ta cũng cần tự hỏi mình: Có kỹ năng nào ở thế kỷ 21 quan trọng hơn khả năng duy trì cuộc trò chuyện rành mạch và tự tin không?" Tôi kiếm sống nhờ nói chuyện với người khác: những người đạt giải Nobel, các tài xế xe tải các nhà tỉ phú, các giáo viên nhà trẻ, các thống đốc, các thợ sửa ống nước. Tôi nói chuyện với người tôi thích. Và cả người tôi không thích. Tôi nói chuyện với những người mà tôi bất đồng sâu sắc về mặt cá nhân. Nhưng tôi vẫn có thể trò chuyện vui vẻ với họ. Thế nên tôi muốn dành khoảng 10 phút này để hướng dẫn bạn cách nói chuyện và cách lắng nghe. Nhiều bạn đã được nghe nhiều lời khuyên về vấn đề này, như nên nhìn vào mắt người khác, suy nghĩ trước những chủ đề thú vị để bàn luận, nhìn, gật đầu và mỉm cười để thể hiện bạn đang chú ý, lặp lại những gì bạn đã nghe, hay tóm tắt lại chúng. Tôi muốn bạn quên hết những lời đó. Chỉ toàn là nhảm nhí. (Tiếng cười) Không có lý do gì phải học cách thể hiện sự chú ý nếu bạn đang thực sự chú ý. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Giờ tôi sẽ sử dụng chính xác các kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp mà tôi thường sử dụng hằng ngày. Vậy nên, tôi sẽ dạy cho bạn cách phỏng vấn người khác, điều này thực sự giúp bạn trở thành người giao tiếp giỏi hơn. Học được cách trò chuyện mà không lãng phí thời gian, không thấy buồn chán và tạ ơn Chúa, đặc biệt là không làm tổn thương bất kỳ ai. Tất cả chúng ta đều có những cuộc trò chuyện thú vị. Đã từng có. Ta biết nó như thế nào. Những cuộc nói chuyện mà khi kết thúc, bạn cảm thấy cuốn hút và đầy cảm hứng, hoặc giống như bạn thực sự được kết nối hoặc cảm giác mình hoàn toàn được thấu hiểu. Không có lý do gì khiến hầu hết những lần giao tiếp của bạn không được như vậy. Tôi có 10 bí quyết cơ bản. Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn hết tất tần tật. nhưng nói thật, nếu bạn chỉ chọn một bí quyết và thực sự nắm vững, bạn cũng sẽ có được những cuộc nói chuyện tuyệt vời hơn. Bí quyết một: Đừng làm nhiều việc cùng lúc. Tôi không chỉ bảo bạn bỏ điện thoại xuống, máy tính bảng, chìa khóa hoặc bất cứ thứ gì bạn đang cầm. Ý tôi muốn nói là, hãy có mặt. Có mặt thực sự trong giây phút đó. Đừng bận tâm về việc bạn vừa tranh cãi với sếp. Đừng suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ ăn gì tối nay. Nếu bạn không muốn tiếp tục nói chuyện, hãy rời khỏi đó, đừng nửa có mặt ở đó mà nửa muốn bỏ đi. Bí quyết số hai: đừng khăng khăng cho mình là đúng. Nếu bạn muốn thể hiện ý kiến mà không muốn bị phản hồi hoặc tranh cãi hoặc phản đối hoặc góp ý, thì hãy viết blog. (Tiếng cười) Tôi không mời các vị học giả tham gia chương trình của tôi là có lý do. Đó là vì họ thực sự tẻ nhạt. Nếu thuộc phe bảo thủ, họ căm ghét Obama, phiếu tem thực phẩm và phá thai. Nếu thuộc phe dân chủ, họ căm ghét các ngân hàng lớn, công ty dầu và Dick Cheney. Hoàn toàn đoán được hết. Và bạn không muốn giống như vậy. Bạn cần tham gia mỗi cuộc trò chuyện mặc định rằng mình có thể học được gì đó. Nhà trị liệu nổi tiếng M. Scott Peck đã nói rằng để thực sự lắng nghe, bạn phải dẹp cái tôi sang một bên. Và điều đó cũng có nghĩa bỏ bớt ý kiến cá nhân của bạn. Ông cho rằng khi cảm được sự chấp nhận của bạn, người nói sẽ trở nên bớt bị tổn thương và có nhiều khả năng sẽ hé mở góc khuất bên trong tâm hồn mình cho người nghe. Một lần nữa, luôn cho rằng bạn có thể học được điều gì đó. Bill Nye nói: "Mỗi một người bạn gặp đều biết thứ gì đó mà bạn không biết." Tôi diễn đạt lại như sau: Mỗi người đều là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Bí quyết số ba: sử dụng những câu hỏi mở. Cái này tôi bắt chước các nhà báo. Bắt đầu với: ai, điều gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào. Nếu bạn đặt một câu hỏi phức tạp, bạn sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản. Nếu tôi hỏi bạn "Bạn có sợ hãi không?" bạn sẽ có phản ứng với chữ mạnh nhất trong câu, là chữ "sợ hãi" và câu trả lời sẽ là "Tôi có sợ" hay "Tôi không sợ." "Bạn có giận không?" "Có, tôi rất giận." Hãy để họ mô tả. Chính họ là người biết rõ điều đó cơ mà. Thử hỏi họ những câu như, "Chuyện đó như thế nào?" "Việc đó cảm giác thế nào?" Vì họ có thể phải ngừng lại để suy nghĩ về chuyện đó, và bạn sẽ nhận được câu trả lời thú vị hơn nhiều. Bí quyết số bốn: thuận theo tự nhiên. Điều này có nghĩa là những suy nghĩ đến với bạn và bạn cần để chúng đi ra khỏi tâm trí. Chúng ta thường nghe các cuộc phỏng vấn khi khách mời đang nói trong vài phút rồi tới lượt người dẫn chương trình đặt câu hỏi có vẻ như chẳng ăn nhập gì hết hoặc đã được trả lời trước đó rồi. Nghĩa là người dẫn chương trình có lẽ ngừng nghe cách đây hai phút vì anh ta nghĩ đến một câu hỏi vô cùng thông minh và anh ta nhất quyết phải hỏi. Chúng ta cũng làm y chang như thế. Trong khi đang ngồi nói chuyện với ai đó, ta lại chợt nhớ đến cái lần gặp Hugh Jackman trong quán cà phê. (Tiếng cười) Rồi chúng ta ngừng nghe. Các câu chuyện và ý tưởng chắc sẽ nảy ra. Bạn cần để chúng đến và đi. Bí quyết số năm: Nếu bạn không biết, hãy nói thật điều đó. Những người làm nghề phát thanh, nhất là đài NPR nhận thức rất rõ là họ đang trong quá trình phát sóng, nên họ càng cẩn thận hơn về những lĩnh vực họ tự nhận là chuyên gia và những gì họ tự nhận là biết chắc chắn. Hãy làm như vậy. Hãy đặc biệt cẩn trọng. Đừng nói những điều kém chất lượng. Bí quyết số sáu: Đừng đánh đồng trải nghiệm của bạn với người khác. Nếu họ đang nói về việc mất người thân của họ, xin đừng nói về thời điểm người thân của bạn qua đời. Nếu họ đang nói về trục trặc họ gặp trong công việc, đừng kể với họ là bạn ghét công việc của mình tới cỡ nào. Không giống nhau đâu. Không bao giờ. Tất cả trải nghiệm đều riêng biệt. Và, quan trọng hơn cả là, không phải đang nói về bạn. Bạn không cần tận dụng giây phút đó để chứng tỏ bạn tuyệt tới mức nào hay đã chịu đựng những gì. Có lần ai đó hỏi Stephen Hawking chỉ số IQ của ông, ông trả lời "Tôi không biết. Ai khoác lác chỉ số IQ chỉ là kẻ thất bại." (Tiếng cười) Việc trò chuyện không phải là cơ hội để quảng bá cái gì đó. Bí quyết số bảy: Không lặp lại lời đã nói. Làm vậy trông rất trịch thượng và rất tẻ nhạt, chúng ta thường hành xử như vậy. Đặc biệt là khi nói chuyện ở chỗ làm, hoặc khi trò chuyện với bọn trẻ, khi cần nói điều gì đó, chúng ta cứ nhai đi nhai lại một điệp khúc. Đừng làm như thế. Bí quyết số tám: loại bỏ cỏ dại. Nói thật, người ta không quan tâm đến số năm, tên gọi, ngày tháng, những thông tin kiểu như vậy mà bạn đang cố nặn óc ra để nhớ. Họ không quan tâm. Điều họ quan tâm là bạn. Họ muốn biết tính bạn ra sao, bạn có điểm chung gì với họ. Nên làm ơn quên các chi tiết này đi. Loại bỏ chúng ra. Bí quyết số chín: Đây không phải bí quyết cuối cùng, nhưng là cái quan trọng nhất. Hãy lắng nghe. Tôi không thể kể biết bao nhiêu người thực sự quan trọng đã nói rằng lắng nghe có lẽ là kỹ năng số một, kỹ năng quan trọng nhất mà bạn có thể phát triển. Đức Phật đã nói, tôi chỉ diễn đạt lại, "Nếu bạn mở miệng nói, bạn không học thêm được gì." Và Calvin Coolidge từng nói: "Chưa có ai từng bị mất việc vì lắng nghe nhiều quá." (Tiếng cười) Tại sao chúng ta không lắng nghe nhau? Lý do thứ nhất, chúng ta thích nói hơn. Khi tôi nói, tôi đang được điều khiển. Tôi không phải nghe điều gì đó tôi không quan tâm. Tôi là trung tâm sự chú ý. Tôi có thể nâng cao bản ngã của mình. Nhưng còn một lý do khác: Chúng ta bị phân tâm. Một người trung bình nói được khoảng 225 từ một phút, nhưng chúng ta có thể nghe được khoảng 500 từ một phút. Nên tâm trí chúng ta bị 275 chữ còn lại lấp đầy. Tôi biết chứ, cần nỗ lực và năng lượng rất nhiều mới thực sự dành chú ý cho một ai đó, nhưng nếu bạn không làm được, thi bạn đang không trò chuyện. Chỉ là 2 người bật ra những câu chữ không liên quan đến nhau ở cùng một nơi. (Tiếng cười) Các bạn phải lắng nghe lẫn nhau. Stephen Covey từng nói một câu rất hay. "Hầu hết chúng ta không lắng nghe với ý định thấu hiểu. Còn bí quyết số mười nữa là: Hãy ngắn gọn thôi. [Cuộc trò chuyện thú vị giống váy ngắn; phải đủ ngắn để gây thích thú, nhưng phải đủ dài để bao trùm chủ đề. -- chị tôi] (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tất cả những bí quyết này có thể rút gọn lại thành một nguyên tắc cơ bản, đó là: Hãy quan tâm đến người khác. Bạn biết đó, tôi lớn lên bên người ông nổi tiếng, và gần như có một thói quen trong nhà tôi. Mọi người thường đến kiếm ông bà tôi để nói chuyện, và sau khi họ ra về, mẹ tôi thường đến gần tụi tui, hỏi: "Tụi con biết người đó là ai không? Cô này là Á Hậu Mỹ đấy. Ông ấy là thị trưởng Sacramento. Cô ấy đoạt giải Putitzer. Chú đó là nghệ sĩ ballet người Nga." Và tôi cứ thế lớn lên với mặc định rằng mỗi người đều có điều gì đó thú vị, ẩn giấu bên trong họ. Nói thật, tôi nghĩ nó giúp tôi dẫn chương trình hay hơn. Tôi thường giữ kín miệng ở mức độ thường xuyên có thể, nhưng tôi mở rộng tâm trí, và luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều thú vị, và tôi chưa bao giờ bị thất vọng. Các bạn hãy làm giống như tôi. Hãy ra ngoài, nói chuyện với người khác, lắng nghe người khác nói, và quan trọng là, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những điều kinh ngạc. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Năm 1956, trong một buổi giao tiếp ngoại giao ở Moscow, Vị lãnh đạo của Xô-viết Nikita Khrushchev nói với các đại sứ của khối phía Tây, "My vas pokhoronim!" Người thông dịch viên của ông dịch nó qua tiếng Anh là, "Chúng tôi sẽ chôn bạn!" Câu nói đó gây sốc toàn bộ thế giới phương Tây, làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ khi mà hai bên đang ở hai bờ Chiến tranh lạnh. Nhiều người tin rằng sự cố đó đã đẩy lùi quan hệ Đông-Tây thêm một thập niên. Hóa ra, lời bình của Khrushchev được dịch ra quá sát nghĩa đen. Dựa theo ngữ cảnh, câu nói của ông đúng ra nên được dịch là, "Chúng tao sẽ sống để chứng kiến các ngươi bị chôn vùi," nghĩa là chủ nghĩa cộng sản sẽ bền vững hơn chủ nghĩa tư bản, một bình luận ít đe dọa hơn. Dù cho ý nghĩa ban đầu đã được đính chính lại, tác hại ban đầu của câu nói của Khrushchev đã đặt thế giới vào con đường có thể dẫn đến một cuộc tàn sát hạt nhân. Dựa vào sự phức tạp của ngôn ngữ và trao đổi văn hóa, làm thế nào để những sự cố như thế này không xảy ra thường xuyên? Câu trả lời nằm ở kỹ năng và sự đào tạo của những thông dịch viên để có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ. Đa số các trường hợp, sự thông dịch được diễn ra liên tục, với người nói và người dịch dừng lại để người còn lại nói. Nhưng sau khi sự ra đời của công nghệ vô tuyến, một hệ thống thông dịch đồng thời mới được thiết kế vào đầu Thế Chiến II. Ở chế độ đồng thời thông dịch viên có thể dịch ngay lập tức lời của người nói vào micro khi ông ta nói. Không cần dừng lại, những người nghe có thể chọn ngôn ngữ mà họ muốn theo dõi. Bề ngoài, nó trông có vẻ đơn giản, nhưng đằng sau, các thông dịch viên làm việc liên tục để đảm bảo rằng các ý tưởng được truyền đạt đúng ý nghĩa. Và nó không phải là công việc dễ dàng. Bạn cần được đào tạo hai năm thậm chí khi đã thông thạo 2 ngôn ngữ để mở rộng vốn từ và trau dồi kỹ năng để có thể trở thành một thông dịch viên hội nghị. Để làm quen với công việc kỳ lạ là nói ngay khi họ nghe, các học sinh đi theo các người nói và lập lại chính xác từng từ họ nghe trong ngôn ngữ gốc. Dần dần, họ bắt đầu diễn giải những gì được nói, thay đổi cho phù hợp với ngữ cảnh. Đến một thời điểm nào đó, ngôn ngữ thứ hai được đưa vào. Tập luyện theo cách này tạo ra một lối mòn thần kinh trong đầu thông dịch viên, và nỗ lực liên tục để tái thiết lập dần trở thành bản năng thứ hai. Qua thời gian và sự tập luyện, thông dịch viên thành thạo nhiều mánh khác nhau để bắt kịp tốc độ, giải quyết các vấn đề về thuật ngữ, và xử lý những ngữ điệu vùng miền khác nhau. Họ có thể sử dụng từ viết tắt để làm ngắn những tên dài, chọn những từ ngữ chung chung thay vì cụ thể, hoặc sử dụng hình chiếu và các công cụ hình ảnh khác. Họ có thể bỏ một từ trong ngôn ngữ gốc, và thay thế bằng một từ khác chính xác tương đương. Thông dịch viên còn giỏi giữ bình tĩnh trước bất ngờ. Nhớ rằng, họ không biết trước ai sẽ nói gì, hay người nói sẽ nói rõ chữ không. Điều bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, lời dịch thường đến với hàng ngàn người trong một không gian rất đáng sợ, như cuộc họp thường niên của Liên Hiệp Quốc chẳng hạn. Để làm chủ được cảm xúc của mình, họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi họp, xây dựng trước bảng từ điển thuật ngữ, đọc miệt mài về đề tài, và xem lại những bài nói trước về chủ đề đó. Cuối cùng, thông dịch viên làm việc theo cặp. Trong khi một người đang dịch những lời thoại đang tới, người còn lại hỗ trợ bằng cách tìm tài liệu, tra cứu từ vựng, và tìm những thông tin liên quan. Bởi vì thông dịch đồng thời đòi hỏi sự tập trung cao độ, cứ 30 phút, cặp thông dịch sẽ đổi vai. Sự thành công phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng và có kỹ thuật. Ngôn ngữ rất phức tạp, và khi những khái niệm trừu tượng và ngữ nghĩa bị nhầm lẫn khi phiên dịch tai họa khôn lường dễ xảy ra. Như Margaret Atwood từng nói, "Chiến tranh xảy ra khi không còn dùng lời nói nữa." Thông dịch viên hội nghi là người hiểu điều đó rõ hơn cả và làm việc chăm chỉ đằng sau hậu trường để đảm bảo không có sơ suất gì xảy ra. Năm 1997, một người phụ nữ người Pháp tên Jeanne Calment chết sau khi đã sống 122 năm và 164 ngày, khiến bà trở thành người già nhất lịch sử. Tuổi của bà thật đáng kinh ngạc đến mức một triệu phú treo giải 1 triệu đô cho bất kỳ ai sống thọ hơn bà. Nhưng trong thực tế, sống được đến tuổi này hoặc hơn nữa là một thử thách mà rất ít, thậm chí không có người nào có thể làm được. Cơ thể con người không được thiết kế cho việc sống quá lâu. Cơ thể chúng ta được quy định vào tầm 90 năm. Nhưng sự già đi thật sự có ý nghĩa gì và nó tương tác thế nào với nỗ lực sống của cơ thể? Chúng ta hiểu theo bản năng sự lão hóa là gì. Đối với một số người, nó có nghĩa là lớn lên. với những người khác, nó nghĩa là già đi. Tìm ra một định nghĩa khoa học chính xác cho sự lão hóa là một thử thách. Điều chúng ta có thể nói là sự lão hóa xảy ra khi những quá trình trong cơ thể và những trao đổi với ngoài môi trường, như ánh sáng, và những chất độc trong không khí, nước, và chế độ ăn uống của mình, gây nên những thay đổi về mặt cấu trúc và chức năng của những phân tử và tế bào trong cơ thể. Những thay đổi đó sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng, và theo đó, là sự chết dần của cả cơ thể. Không ai hiểu chính xác cơ chế già đi của cơ thể. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã xác định chín tính trạng sinh lý học, từ những thay đổi về mặt di truyền đến những thay đổi về khả năng tự tái tạo của tế bào đóng góp chủ đạo trong sự lão hóa. Đầu tiên, qua thời gian, cơ thể chúng ta tích tụ những tổn thương về mặt di truyền qua những tổn thương trên DNA. Quá trình này xảy ra tự nhiên khi DNA tự nhân đôi, cũng như trong những tế bào không phân chia. Những bào quan như ti thể đặc biệt dễ bị loại tổn thương này. Ti thể sản sinh ra adenosine triphosphate, viết tắt là ATP, nguồn năng lượng chính cho mọi quá trình trao đổi chất tế bào, hơn nữa, ti thể điều hòa nhiều hoạt động khác của tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc quy định tế bào chết. Nếu chức năng của ti thể suy giảm, thì tế bào và tiếp đến là cả cơ quan nội tạng đó sẽ dần suy kiệt. Những thay đổi khác xảy ra qua quá trình biểu hiện gen, còn được biết đến là sự thay đổi trên di truyền. ảnh hưởng đến mô và tế bào của cơ thể. Những gen được biểu hiện hoặc im lặng với tần suất thấp ở trẻ sơ sinh sẽ hoạt động mạnh hơn ở người lớn tuổi, dẫn đến sự phát triển của những bệnh thoái hóa, như là Alzheimer, phát triển dần theo tuổi tác. Ngay cả khi ta có thể tránh tất cả những sự biến đổi gen nguy hiểm này, ngay cả những tế bào của ta cũng không thể cứu được ta. Sự thật là sự tái tạo tế bào, cái gốc của sự sống, suy giảm khi chúng ta già đi. DNA trong tế bào của chúng ta cuộn lại trong những nhiễm sắc thể, mỗi cái có hai vùng được bảo vệ ở đầu được gọi là telomere. Các đầu này ngắn lại mỗi khi tế bào nhân đôi. Khi telomere trở nên quá ngắn, tế bào sẽ ngừng nhân đôi và chết, làm chậm khả năng phục hồi của cơ thể. Theo tuổi tác, các tế bào cũng dần trở nên già đi. một quá trình làm ngưng vòng đời của tế bào khi gặp nguy hiểm, như khi các tế bào ung thư phát triển quá mức. Nhưng phản ứng này xảy ra nhiều hơn khi chúng ta già đi, làm ngăn sự phát triển của tế bào và giảm khả năng nhân đôi của chúng. Sự lão hóa cũng ảnh hưởng đến những tế bào gốc nằm sâu trong các mô và có khả năng nhân đôi không giới hạn để thay thế cho các tế bào khác. Khi chúng ta già đi, số lượng tế bào gốc giảm dần và mất dần khả năng tái tạo, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo mô và bảo trì những chức năng nguyên thủy của các cơ quan. Những thay đổi khác xoay quanh khả năng hoạt động bình thường của tế bào. Khi chúng già đi, chúng mất dần khả năng điều khiển protein, dẫn đến việc tích tụ những dưỡng chất bị tổn thương hoặc có nguy cơ độc hại, dẫn đến dư thừa những hoạt động chuyển hóa có thể gây nguy hiểm cho chúng. Sự liên lạc giữa các tế bào cũng bị chậm lại, cuối cùng phá hủy hoàn toàn chức năng của cơ thể. Có rất nhiều thứ chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về sự lão hóa. Cuối cùng thì liệu cuộc sống của chúng ta được kéo dài do chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, thuốc men, hay là thứ gì khác? Liệu những công nghệ trong tương lai như nanobot khắc phục tế bào, hay là điều trị gen, sẽ giúp kéo dài cuộc sống của ta? Và liệu chúng ta có thật sự muốn sống lâu hơn không? Bắt đầu với cảm hứng là mốc 122 năm, không có gì nói trước được trí tò mò của ta sẽ đưa ta đến đâu. Trên toàn thế giới, có khoảng 60 triệu người bị buộc phải rời bỏ nơi ở để chạy trốn chiến tranh, bạo lực và ngược đãi. Hầu hết họ đều trở thành những người tị nạn nội địa, nghĩa là phải rời bỏ nhà cửa ngay trên chính đất nước mình. Một số khác vượt biên và tìm kiếm nơi tạm trú ngoài biên giới. Tất cả họ thường được gọi là người tị nạn. Nhưng "người tị nạn" chính xác nghĩa là gì? "Người tị nạn" đã có từ ngàn năm trước, nhưng phải đến năm 1951, định nghĩa đương đại mới được phát thảo tại Hội Nghị LHQ, cùng với sự kiện hàng loạt người tị nạn bị đàn áp và trục xuất trong Thế chiến thứ 2. Định nghĩa cho rằng người tị nạn là người ở ngoài đất nước mà họ mang quốc tịch, và không có khả năng trở về quê hương vì sợ bị ngược đãi một cách xác đáng. Sự ngược đãi đó có thể do chủng tộc, tôn giáo, hoặc quốc tịch cũng có thể do địa vị xã hội hoặc quan điểm chính trị và thường liên quan đến vấn đề chiến tranh và bạo lực. Ngày nay, khoảng một nửa người tị nạn trên toàn thế giới là trẻ em, một số không có người lớn đi cùng, hoàn cảnh đó rất dễ khiến các em bị bóc lột lao động hoặc bị biến thành nô lệ tình dục. Mỗi người tị nạn đều có một câu chuyện và nhiều người phải vượt qua các chuyến đi nguy hiểm khó lường. Nhưng trước khi tìm hiểu kĩ hơn hành trình của họ, hãy làm rõ điều này. Đã có rất nhiều nhầm lẫn giữa 2 từ "người di cư" và "người tị nạn". "Người di cư" thường chỉ những người rời khỏi đất nước mình vì những nguyên nhân không liên quan đến ngược đãi, như là tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn hoặc rời bỏ nơi khắc nghiệt, cằn cỗi để tới những nơi có điều kiện tốt. Nhiều người trên khắp thế giới đã di cư vì thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng lương thực, và nhiều khó khăn khác, nhưng luật quốc tế, dù đúng hay sai, chỉ công nhận những người chạy trốn vì xung đột và bạo lực là người tị nạn. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi ai đó bỏ trốn khỏi đất nước họ? Hầu hết hành trình của người tị nạn đều dài và đầy nguy hiểm và thiếu thốn về nơi ở, nước uống, hay thức ăn. Có thể phải rời đi, bất ngờ và đột ngột, bỏ lại hành lý, những người tị nạn thường không có đủ giấy tờ cần thiết, như visa, để lên máy bay và vào các quốc gia khác một cách hợp pháp. Những yếu tố về tài chính và chính trị có thể ngăn họ rời đi một cách hợp pháp. Nghĩa là họ thường chỉ có thể rời đi bằng đường biển hay đường bộ, có khi còn phải giao phó mạng sống cho những tên buôn lậu, để giúp họ vượt biên giới. Có những người tìm kiếm chốn an toàn cùng gia đình, một số khác lại cố gắng một mình vượt qua, bỏ lại những người thân yêu với hy vọng một ngày đoàn tụ. Sự chia ly này có thể rất đau khổ và dai dẳng. Hơn một nửa người tị nạn trên thế giới sinh sống tại đô thị, đôi khi, điểm dừng đầu tiên của họ là trại tị nạn, thường do Cơ quan tị nạn của LHQ hoặc chính quyền địa phương quản lý. Trại tị nạn vốn là những công trình tạm thời, cung cấp nơi ở ngắn hạn cho đến khi cư dân có thể trở về nhà an toàn, tái hòa nhập tại quê hương, hoặc tái định cư tại một đất nước khác. Nhưng việc tái định cư và quá trình hội nhập lâu dài thường bị giới hạn. Không còn lựa chọn, nhiều người tị nạn ở lại trong các trại tới vài năm đôi khi là vài thập kỉ. Tại một quốc gia mới, bước đầu tiên để hợp pháp hóa là xin tị nạn. Ở thời điểm này, họ mới chỉ là người xin quyền tị nạn và sẽ không được công nhận là người tị nạn hợp pháp cho đến khi đơn xin phép chấp thuận. Khi hầu hết các nước đã đồng thuận về định nghĩa "người tị nạn", mỗi nước sở tại có trách nhiệm xem xét mọi yêu cầu về xin tị nạn và quyết định những người nộp đơn nào có thể được công nhận. Thế nhưng, chính sách tị nạn của mỗi nước lại có sự khác biệt đáng kể. Các nước sở tại phải có trách nhiệm đối với những người được công nhận là người tị nạn, như việc đảm bảo về mức sống tối thiểu cũng như không phân biệt đối xử. Nhưng nghĩa vụ cơ bản nhất là không được trục xuất người tị nạn về nơi nguy hiểm, Đó là nguyên tắc ngăn việc các nước gửi trả người nào đó về nơi mà mạng sống và sự tự do của họ bị đe dọa. Tuy nhiên, thực tế, người tị nạn thường là nạn nhân của nạn phân biệt đối xử. Họ thường buộc phải xây dựng lại cuộc sống trong sự bài ngoại và phân biệt chủng tộc ngày một nghiêm trọng. Việc không được tham gia lao động ngày một phổ biến, họ phải hoàn toàn dựa vào viện trợ nhân đạo. Thêm vào đó, có quá nhiều trẻ em tị nạn không được đến trường vì thiếu kinh phí hỗ trợ cho các chương trình giáo dục. Truy ngược lại lịch sử gia đình mình, rất có thể bạn sẽ khám phá ra rằng ở một thời điểm nào đó, tổ tiên của bạn đã bị buộc phải rời khỏi ngôi nhà của mình, để chạy trốn chiến tranh, đàn áp và phân biệt đối xử . Hãy nhớ lại câu chuyện tị nạn của tổ tiên bạn mỗi khi nghe nhắc đến những người tị nạn ngoài kia phải rời đi, để tìm kiếm một ngôi nhà mới. Từ Thức ăn đến Não Sẽ như thế nào nếu ta hút hết chất lỏng trong não ra ngoài và xem xét thành phần dinh dưỡng của nó? Khi đó, phần lớn khối lượng của não là chất béo, còn được gọi là lipid. Phần còn lại là các protein và axit amin, các chất dinh dưỡng vi lượng và đường glucose. Bộ não, đương nhiên, không chỉ chứa thành phần dinh dưỡng mà mỗi thành phần lại có ảnh hưởng nhất định lên chức năng, sự phát triển, tâm trạng, và năng lượng. Vì vậy, cơn buồn ngủ sau bữa trưa và sự thao thức buổi tối rất có thể đơn giản là ảnh hưởng của thức ăn lên não. Trong số những chất béo trong não, ngôi sao chính là omega 3 và 6. Đây là những axit béo quan trọng, có thể làm giảm sự thoái hóa của não, và chỉ có thể được hấp thu qua đường ăn uống. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu omega như quả hạch, các loại hạt và các loại cá giàu axit béo là yếu tố tiên quyết trong việc tạo ra và duy trì màng tế bào. Nếu như omega là chất béo tốt cho não, sự tiêu thụ trong thời gian dài những chất béo khác như chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm tổn thương não. Trong khi đó, các protein và axit amin, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển, điều khiển cách ta cảm nhận và biểu hiện. Axit amin chứa tiền chất dẫn truyền thần kinh, là chất hóa học mang tín hiệu giữa các nơron, ảnh hưởng đến những thứ như tâm trạng, giấc ngủ, sự chú tâm và cân nặng. Một trong những lý do khiến ta thấy bình yên sau khi xơi một đĩa mỳ ý lớn và thêm tỉnh táo sau một bữa ăn giàu protein. Mối liên kết phức tạp giữa các hợp chất trong thức ăn có thể kích thích tế bào não sản sinh ra các chất điều hòa tâm trạng như norepinephrine, dopamine, và serotonin. Thế nhưng, rất khó để vào được các tế bào não và các axit amin phải tranh giành nhau. Chế độ ăn đa dạng giúp giữ cân bằng giữa liên kết của các chất tín hiệu của não, và giữ cho tâm trạng ổn định. Giống như các cơ quan khác trong cơ thể, não cũng tận dụng dinh dưỡng từ các chất dinh dưỡng vi lượng. Chất chống oxi hóa trong trái cây và rau quả gia tăng sức mạnh cho não chống lại sự phá hủy của các gốc tự do, giúp não hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài. Thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng như vitamin B6, B12, axit folic, não chúng ta sẽ rất dễ mắc các bệnh về não và sa sút trí tuệ. Những nguyên tố khoáng như sắt, đồng, kẽm, và natri cũng rất quan trọng đối với sức khỏe não và sự phát triển nhận thức . Để biến đổi và tổng hợp một cách hiệu quả những chất dinh dưỡng quý giá này, não rất cần năng lượng. Dù chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể, não lại sử dụng đến 20% lượng năng lượng. Phần lớn nguồn năng lượng này đến từ các cacbohydrat mà cơ thể chúng ta tiêu hóa từ glucose, hay đường huyết. Các thùy trán rất nhạy cảm với glucose, nên chỉ một thay đổi chức năng trí tuệ nhỏ cũng đủ là một trong những tín hiệu của việc thiếu chất dinh dưỡng. Cứ xem như ta tiêu hóa glucose thường xuyên, vậy thì, từng loại cacbohydrat ảnh hưởng như thế nào đến não chúng ta? Cacbohydrat đến từ 3 dạng: tinh bột, đường và chất xơ. Trong hầu hết các chú thích dinh dưỡng, người ta gộp chung thành tổng lượng cacbohydrat nhưng thật ra, tỉ lệ giữa đường, chất xơ với tổng lượng mới là cái ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, dẫn đến sự giải phóng nhanh glucose vào máu gây hạ đường huyết. Đường huyết hạ khiến khả năng tập trung và tâm trạng của ta đi xuống theo. Mặt khác, yến mạch, thóc và các loại đậu giải phóng glucose chậm hơn, nên có thể giữ khả năng tập trung ở mức ổn định. Để duy trì hoạt động của não, việc lựa chọn chế độ ăn giàu dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Những thứ bạn cắn, nhai và tiêu hóa, đều có tác động trực tiếp và lâu dài lên bộ phận quan trọng bậc nhất này trong cơ thể bạn. Nếu bạn đã từng phẫu thuật, bạn có lẽ sẽ nhớ khi đếm ngược từ 10, 9, 8, và rồi thức dậy khi phẫu thuật xong trước khi bạn đếm đến 5. Có vẻ như bạn đã ngủ quên, nhưng không phải thế. Bạn bị gây mê, điều này phức tạp hơn ngủ nhiều. Bạn bị mất ý thức, nhưng cũng không thể cử động, nhớ bất kì điều gì, hay, hy vọng, cảm thấy đau đớn. Nếu không thể ngăn chặn tất cả quá trình này cùng một lúc, rất nhiều ca phẫu thuật sẽ rất đau đớn khi thực hiện. Tài liệu y học cổ từ Ai Cập, Châu Á và Trung Đông đều nhắc đến những loại thuốc gây mê nguyên thủy chứa đựng những thứ như cây thuốc phiện, loại quả có độc, và rượu. Ngày nay, bác sĩ gây mê thường kết hợp gây mê cục bộ, gây mê dạng hít và gây mê bằng cách tiêm tĩnh mạch để tạo nên sự cân bằng chuẩn cho một cuộc phẫu thuật. Gây tê cục bộ ngăn chặn những dấu hiệu đau đớn từ một phần cụ thể của cơ thể truyền đến não bộ. Cơn đau và các tín hiệu được truyền đến hệ thần kinh bằng xung điện. Gây tê cục bộ hoạt động bằng cách thiết lập và ngăn chặn dòng điện. Chúng kết hợp với protein ở màng tế bào của nơ ron thần kinh, màng này là để những hạt mang điện đi ra và đi vô, và chặn lấy những hạt mang điện dương. Một hợp chất chất làm chuyện này là cocaine, thứ có tác dụng giảm đau được phát hiện rất vô tình khi một bác sĩ thực tập nhãn khoa có một ít chất này trong lưỡi của anh ấy. Nó vẫn được dùng thường xuyên như một chất gây tê, nhưng rất nhiều chất gây tê cục bộ phổ biến nữa có một cấu trúc hóa học tương tự chất này và hoạt động theo cách tương tự. Nhưng với nhiều cuộc phẫu thuật, nơi bạn cần mất ý thức, bạn sẽ muốn một thứ gì đó vẫn hoạt động trên toàn bộ hệ thần kinh , bao gồm cả não bộ. Đó là điều mà chất gây mê dạng hít làm được, Trong y học phương Tây, chất gây mê diethyl ether là chất phổ biết đầu tiên. Nó được biết như là thuốc để giải khuây cho tới khi bác sĩ bắt đầu nhận ra rằng nhiều người thỉnh thoảng không chú ý tới những thương tổn họ nhận được dưới tác động của thuốc. Những năm 1840, họ cho bệnh nhân ngủ với thuốc ether này trong khi nhổ răng hay đi phẫu thuật. Oxit nitrơ rất thông dụng vào những thập kỷ sau đó và vẫn còn dùng đến tận bây giờ. mặc dù những chất dẫn xuất từ ether, như chất sevoflurance, thì phổ biến hơn. Chất gây mê dạng hít thường dùng bổ sung với gây mê bằng cách tiêm tĩnh mạch, thứ đã được phát triển vào những năm 1870. Chất được tiêm vào tĩnh mạch bao gồm thuốc giảm đau như propofol làm giảm đi nhận thức, và thuốc giảm đau opioids như fentanyl, giúp ta giảm đau. Những chất gây mê này dường như hoạt động bằng cách ảnh hưởng những tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh Bình thường, dấu hiệu điện của não bộ là một bản hợp xướng lộn xộn, bởi vì những bộ phận khác nhau của não bộ giao tiếp với nhau. Sự kết nối đó làm bạn thức tỉnh và có ý thức. Nhưng khi bị gây mê, những tín hiệu đó sẽ ổn định hơn, có tổ chức hơn, có nghĩa là những vùng khác nhau ở não bộ không kết nối với nhau nữa. Ta chưa biết nhiều về điều gì đã thực sự diễn ra. Nhiều chất gây mê thông dụng kết hợp với GABA-A receptor ở nơ ron thần kinh não bộ Nó làm cho cánh cửa mở ra để những dòng điện âm vào tế bào. Những dòng điện âm xây dựng và hành động như một bộ phận ngăn chặn, giữ tế bào thần kinh khỏi việc truyền đạt các tín hiệu điện. Hệ thống thần kinh có nhiều cổng thế này, kiểm soát những cách di chuyển, ghi nhớ, và nhận thức. Hầu hết chất gây mê có thể hoạt động trên hơn một chức năng, và nó không chỉ hoạt động trên hệ thống thần kinh. Nhiều loại gây mê ảnh hưởng đến tim, phổi, hay các cơ quan quan trọng khác. Giống như chất gây mê nguyên thủy chứa các chất độc tương tự như chất độc cần hay chất phụ tử thuốc hiện đại cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nên bác sĩ gây mê cần phải pha thuốc đúng liều lượng để tạo ra sự gây mê toàn diện, trong khi kiểm tra cẩn thận phản ứng quan trọng của bệnh nhân, và điều chỉnh lượng thuốc pha trộn khi cần thiết. Việc gây mê rất phức tạp, nhưng tìm ra cách dùng nó sẽ cho phép phát triển các phương pháp giải phẫu mới và tốt hơn. Bác sĩ phẫu thuật có thể học làm thế nào để thực hiện ca sinh mổ đều đặn và an toàn mở lại những động mạch bị tắt, thay thế gan và thận bị hư hại, và nhiều quá trình cứu sống khác nữa. Và mỗi năm, kĩ thuật gây mê mới lại phát triển để chắc rằng sẽ có nhiều bệnh nhân nữa sống sót qua những cuộc phẫu thuật đau đớn Bạn đến khám bác sĩ và làm một số xét nghiệm. Bác sĩ kết luận rằng bạn bị mỡ máu (cholesterol) cao và sẽ cần dùng thuốc để điều trị. Vậy nên bạn mua một hộp thuốc. Bạn tin vào nó, bác sĩ của bạn cũng tin rằng loại thuốc này sẽ có tác dụng Công ty sáng chế ra loại thuốc đó đã làm nhiều nghiên cứu, nộp lên FDA FDA xem xét nó rất kỹ càng và rồi phê chuẩn. Họ nắm sơ sơ về công dụng của nó, cũng như tác dụng phụ Mọi thứ chắc là ổn. Bạn nói chuyện thêm với bác sĩ của mình và bác sĩ của bạn hơi lo lắng khi thấy bạn có vẻ buồn chán, bạn cảm thấy như không còn là chính mình, và không thể tận hưởng niềm vui cuộc sống như trước. Bác sĩ của bạn nói: "Tôi nghĩ bạn đang bị trầm cảm." Tôi sẽ phải kê cho bạn một loại thuốc khác. Vậy là tổng cộng bạn sẽ dùng hai loại thuốc. Loại thuốc này -- hàng triệu người đã dùng, công ty đã tiến hành nhiều nghiên cứu, FDA đã xem xét nó -- tất cả đều ổn. Hãy yên tâm rằng mọi thứ sẽ ổn. Hãy yên tâm rằng mọi thứ sẽ ổn. Dừng lại một chút, Chúng ta đã nghiên cứu việc kết hợp hai loại thuốc này với nhau? Để làm điều đó rất khó Thực ra, trước giờ người ta ít làm điều này Chúng ta hoàn toàn dựa vào cái gọi là "giám sát sau tiếp thị," sau khi thuốc được đưa ra thị trường. Làm sao để biết sẽ có điều tồi tệ xảy ra khi kết hợp hai loại thuốc? Hay thậm chí là ba? năm? bảy loại? Hãy hỏi một người bạn đang có nhiều chẩn đoán bệnh khác nhau xem họ dùng bao nhiêu loại thuốc. Tại sao tôi lại quan tâm vấn đề này? Tôi quan tâm sâu sắc đến nó. Là dân tin học và khoa học dữ liệu, theo tôi, hy vọng duy nhất -- thực sự duy nhất -- để hiểu được những mối tương tác này là tận dụng tối đa các nguồn dữ liệu khác nhau để có thể tìm ra các loại thuốc nào khi được kết hợp với nhau là an toàn và khi nào không an toàn. Cho phép tôi kể một câu chuyện trong ngành khoa học dữ liệu. Câu chuyện bắt đầu với một sinh viên của tôi, Nick. Hãy gọi cậu ấy là "Nick," vì đó là tên cậu ấy. (Tiếng cười) Nick là một sinh viên trẻ. Tôi nói, " Nick, chúng ta phải hiểu tác dụng của các loại thuốc, việc chúng hoạt đông như thế nào và sẽ ra sao khi chúng kết hợp với nhau mà chúng ta lại chưa hiểu kĩ được nó Nhưng FDA đã tạo ra một cơ sở dữ liệu tuyệt vời. Cơ sở dữ liệu bao gồm những trường hợp "có phản ứng xấu". Họ đưa lên mạng -- có sẵn cho công chúng, bạn có thể tải nó xuống ngay lúc này -- hàng trăm ngàn báo cáo về các trường hợp phản ứng xấu với thuốc từ bệnh nhân, bác sĩ, công ty, dược sĩ. Các báo cáo này thường khá ngắn gọn: nó bao gồm toàn bộ bệnh lý của bệnh nhân toàn bộ thuốc họ đang dùng, và toàn bộ phản ứng có hại, hoặc tác dụng phụ, mà họ gặp phải. Tuy đó chưa phải tất cả trường hợp phản ứng xấu với thuốc xảy ra tại Mỹ hiện nay, nhưng cũng là hàng trăm ngàn loại thuốc. Vậy nên tôi đã nói với Nick, "Hãy nghĩ về đường (glucose) Glucose rất quan trọng, và chúng ta biết nó liên hệ đến tiểu đường. Hãy xem liệu chúng ta có thể hiểu được phản ứng của glucose hay không. Tôi đã cử Nick đi. Nick đã quay lại. "Thầy Russ," cậu ấy nói, "Tôi đã làm ra máy phân loại có thể tìm ra tác dụng phụ của một loại thuốc dựa vào việc xem xét cơ sở dữ liệu này, và có thể cho ông biết liệu loại thuốc đó có thay đổi glucose hay không." Cậu ấy đã thành công. Nó rất đơn giản, trong chừng mực nào đó Cậu ta lấy toàn bộ thuốc được biết là có thể thay đổi glucose và một vài loại thuốc không thay đổi glucose, và nói, "Sự khác biệt trong tác dụng phụ của chúng là gì? Khác biệt ở sự mệt mỏi? Thèm ăn? Hay thói quen về tiểu tiện?" Kết hợp những điều đó đưa đến một phỏng đoán thực sự ấn tượng. Cậu ta nói, "Thầy ạ, em có thể dự đoán chính xác đến 93% việc một loại thuốc có thay đổi glucose hay không." Tôi bảo, "Nick, điều đó thật tuyệt." Cậu ấy là một sinh viên trẻ, bạn cần gây dựng sự tự tin cho cậu ấy. "Nhưng Nick à, có một vấn đề. Là mọi bác sĩ trên thế giới đều biết tất cả loại thuốc làm thay đổi glucose, bởi đó là cái cốt lõi trong công việc của chúng ta. Vậy, cậu đã làm được một điều tuyệt vời nhưng không thật sự thú vị lắm. chắc chắn chưa thể công bố được. (Tiếng cười) Cậu ấy nói, "Em biết, thưa thầy. em cũng đoán là thầy sẽ nói vậy." Nick rất thông minh. "Em đoán thầy sẽ nói vậy, nên em đã làm một thí nghiệm khác. Em xem trong cơ sở dữ liệu thông tin những người đang dùng hai loại thuốc, và em tìm những dấu hiệu giống nhau, dấu hiệu về sự thay đổi glucose, đối với những người đang dùng hai loại thuốc, mà nếu dùng riêng lẻ sẽ không thay đổi glucose nhưng khi kết hợp với nhau thì xuất hiện một dấu hiệu mạnh." Và tôi nói, "Ồ! Cậu rất thông minh. Ý hay đó. Đưa tôi xem danh sách." Và có hàng tá loại thuốc trong đó, không mấy thú vị. Nhưng điều làm tôi chú ý là trong danh sách đó, có hai loại thuốc: paroxetine, hay còn gọi là Paxil, một loại thuốc chữa trầm cảm; và pravastatin, hay Pravachol, một loại thuốc điều trị mỡ máu cao. Và tôi nói, "Ừm. Có hàng triệu người Mỹ đang dùng hai loại thuốc này." Trên thực tế, sau đó chúng tôi biết rằng, 15 triệu người Mỹ hiện dùng paroxetin, 15 triệu người dùng pravastatin, và theo chúng tôi ước tính, 1 triệu người đang sử dụng cả hai loại. Nó có nghĩa rằng có tới 1 triệu người sẽ gặp phải một vài vấn đề với chỉ số đường huyết (glucose) của mình nếu như cái mớ kết quả khó đọc mà cậu ấy làm với cơ sở dữ liệu FDA này thật sự đúng. Nhưng tôi nói, "Nó vẫn không thể được công bố, bởi tôi thích những gì cậu làm với cái mớ bòng bong, với máy móc, nhưng đó chưa thật sự là một chứng cứ đủ thuyết phục." Vậy nên, chúng ta phải thực hiện một vài nghiên cứu khác. Hãy xem xét hồ sơ bệnh án điện tử của Stanford. Chúng ta có một bản sao đủ để nghiên cứu, chúng ta bỏ qua những thông tin cá nhân. Và tôi nói, "Hãy xem thử xem liệu những người đang dùng hai loại thuốc có gặp vấn đề với chỉ số đường huyết của họ không." Có hàng ngàn người trong hồ sơ y tế điện tử Stanford dùng thuốc paroxetine và pravastin. Nhưng chúng ta cần những bệnh nhân đặc biệt. Chúng ta cần 1 người đã dùng 1 loại thuốc và được kiểm tra glucose, sau đó dùng thêm loại thuốc còn lại, rồi được kiểm tra glucose, 2 quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian hợp lý - cỡ hai tháng. Và chúng tôi tìm được 10 bệnh nhân như vậy. Tuy nhiên, 8/10 người có sự bất ổn trong chỉ số đường huyết của mình khi họ uống P thứ hai -- chúng tôi gọi hai loại thuốc là P và P -- khi họ uống loại P thứ hai. Loại nào cũng có thể dùng trước, cái thứ hai là cái còn lại, glucose tăng lên 20 mg/dL. Nhắc 1 chút là nếu bạn không bị tiểu đường, lượng glucose vào khoảng 90. Và nếu như nó lên tới 120, 125, bác sĩ của bạn bắt đầu nghĩ về nguy cơ tiểu đường. Vậy giờ tăng lên thêm 20 -- khá đáng kể. Tôi nói, "Nick, điều này hay đó. Nhưng, tôi rất tiếc, vẫn chưa làm thành bài báo khoa học được vì vừa rồi chỉ là 10 bệnh nhân- số bệnh nhân đó là quá ít. Nên chúng tôi tự hỏi, chúng ta có thể làm gì? À đúng rồi, hãy tham khảo bạn bè của chúng ta tại Harvard và Vanderbilt, -- Harvard ở Boston, Vanderbilt ở Nashville, họ cũng có hồ sơ bệnh án điện tử tương tự như của chúng ta. Hãy xem thử liệu họ có thể tìm được những bệnh nhân tương tự với một loại P, và loại P còn lại, đo lượng glucose trong phạm vi chúng ta cần. Ơn Chúa, trong một tuần, Vanderbilt đã tìm được 40 bệnh nhân như vậy, cùng chiều hướng. Harvard tìm ra 100 bệnh nhân, cùng chiều hướng. Nên cuối cùng, chúng tôi có 150 bệnh nhân từ 3 trung tâm y tế khác nhau giúp chúng tôi biết rằng các bệnh nhân, khi sử dụng hai loại thuốc này, bị gia tăng đáng kể lượng đường glucose. Thú vị hơn, chúng tôi loại ra những người mắc bệnh tiểu đường, vì chỉ số glucose của họ đã có vấn đề rồi. Khi chúng tôi nghiên cứu chỉ số đường glucose của các bệnh nhân tiểu đường nó gia tăng tới 60 mg/dl, không phải chỉ là 20 Đây là vấn đề đáng quan ngại, "Chúng ta phải công bố điều này" chúng tôi nói. Chúng tôi nộp báo cáo khoa học. Tất cả dữ liệu, chứng cứ, từ FDA, từ Stanford, từ Vanderbilt, từ Harvard. Chúng tôi chưa làm thí nghiệm nào cả. Nhưng chúng tôi không thật an tâm. Cho nên, Nick, trong quá trình thu thập tài liệu, đi tới phòng thí nghiệm. Chúng ta phải nhờ ai đó quen sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm. Chứ tôi không quen với việc đó. Tôi chăm sóc người bệnh nhưng tôi không biết làm thí nghiệm. Họ chỉ cho chúng tôi cách làm thí nghiệm thuốc trên chuột. Chúng tôi bắt những con chuột, cho chúng dùng một loại P, paxil. Chúng tôi cho một vài con khác dùng pravastatin. Và chúng tôi cho một vài con khác nữa dùng cả hai loại thuốc. Quan sát và nhận ra, glucose tăng từ 20 lên đến 60 ml/dl với lũ chuột. Cuối cùng, bản báo cáo được chuẩn nhận dựa trên các dữ liệu có được, nhưng chúng tôi có thêm vào một lưu ý nhỏ vào lúc cuối, rằng, nếu bạn cho lũ chuột dùng những thứ này, glucose sẽ tăng. Điều đó thật tuyệt, và câu chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đó Nhưng dù gì tôi vẫn còn 6 phút rưỡi nữa. (Tiếng cười) Vì thế, chúng tôi ngồi lại với nhau, cùng bàn luận về những gì đang diễn ra Tôi không nhớ rõ ai nói điều này, nhưng có ai đó phát biểu, "Tôi băn khoăn liệu các bệnh nhân đang dùng 2 loại thuốc này có biết về các tác dụng phụ của hyperglycemia (một dạng tiểu đường) Họ có thể và họ nên lưu tâm. Làm thế nào chúng ta xác định được điều đó?" Ồ, ý kiến hay quá, bạn sẽ làm gì nào? Bạn đang sử dụng thuốc tây, một hay hai loại mới, và bạn có cảm giác là lạ. Bạn sẽ làm gì? Bạn truy cập Google gõ tên 2 loại hay 1 loại thuốc mà bạn đang dùng sau đó gõ thêm dòng "tác dụng phụ." Bạn sẽ có được những gì? Vì thế, chúng tôi nói: được rồi, Hỏi Google xem họ có chia sẻ lịch sử tìm kiếm của họ cho chúng ta, để chúng ta nhìn vào kết quả tìm kiếm và xem liệu các bệnh nhân có tìm kiếm những thông tin này không. Rất tiếc, Google từ chối yêu cầu của chúng tôi. Điều đó làm tôi choáng. Tôi dùng bữa tối với một đồng nghiệp đang làm việc cho Microsolf Research Tôi nói, "Chúng tôi muốn nghiên cứu, Google từ chối, thật là khó chịu." Anh ta nói: "Ồ, chúng tôi có Bing này." (Tiếng cười) Đúng rồi. Tuyệt vời. Khi đó, tôi cảm giác như thể tôi -- (Tiếng cười) như thể tôi đang nói chuyện lại với Nick. Anh này làm cho một trong những công ty lớn nhất thế giới, và tôi đã cố làm cho anh ta cảm thấy tốt hơn. Nhưng anh ấy nói, "Không, Russ -- có lẽ anh chưa hiểu. Chúng ta đâu chỉ có Bing, nhưng nếu anh dùng IE để tìm kiếm với Google, Yahoo, Bing, hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào .... Thì trong vòng 18 tháng, chúng tôi lưu trữ các dữ liệu đó cho mục đích nghiên cứu." Tôi vui mừng nói, "Phải thế chứ." Đó là Eric Horvitz, một người bạn của tôi ở Microsolf. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu qua đó, chúng tôi xác định 50 từ mà một người thường dùng khi họ có vấn đề về chỉ số glucose trong máu cao (hyperglycemia) như là "mệt mỏi", "chán ăn," "hay đi vệ sinh","tiểu rất nhiều" thứ lỗi cho tôi, nhưng đó là những thứ mà bạn có thể sẽ gõ. Thế là chúng tôi đúc kết 50 cụm từ mà chúng tôi gọi là "từ khóa tiểu đường." Rồi chúng tôi tạo ra mốc tối thiểu. Hóa ra là khoảng 0.5 - 1% trong số các tìm kiếm trên Internet có một trong những từ khóa đó. Vậy nên đó sẽ là mốc tối thiểu của chúng tôi. Nếu người ta gõ "paroxetine" hay "Paxi" -- thì xem như một từ -- và tương ứng với 1 từ trong nhóm từ khóa của chúng tôi tỉ lệ sẽ là khoảng 2% trong số các từ khóa về bệnh tiểu đường. nếu bạn đã biết có từ "paroxetine" đó. Nếu đó là "pravastatin," tỉ lệ sẽ là khoảng 3% so với mốc tối thiểu. Nếu cả "paroxetine" và "pravastatin" cùng được sử dụng, tỉ lệ đó sẽ là 10%, tăng lên khoảng 3-4 lần với những tìm kiếm liên quan tới 2 loại thuốc mà chúng ta quan tâm, và các từ khóa về tiểu đường hay hyperglycemia. Chúng tôi công bố điều này, và thu hút ít nhiều quan tâm. Lí do nó thu hút sự quan tâm đó là các bệnh nhân vô tình cho chúng tôi biết các tác dụng phụ của họ khi họ tìm kiếm. Chúng tôi thông báo điều đó cho FDA. Họ rất quan tâm. Họ xúc tiến chương trình giám sát truyền thông xã hội để cộng tác với Microsoft, nơi có cở sở hạ tầng tốt để thực hiện điều này, và vài thứ khác, để theo dõi các thông tin từ Twitter, theo dõi các thông tin từ Facebook, để nhìn vào các lịch sử tìm kiếm nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu mà thuốc, được dùng độc lập hay kết hợp, đang gây ra vấn đề cho bệnh nhân. Tôi có được gì từ điều này? Sao tôi lại kể câu chuyện này? Ồ, trước nhất, Đây là triển vọng về việc khai thác các cơ sở dữ liệu lớn và trung để hiểu các tương tác giữa các loại thuốc với nhau, và tác dụng của thuốc một cách chính xác nhất Các loại thuốc hoạt động như thế nào? Điều này đang và sẽ tạo ra một hệ sinh thái mới để nắm rõ cách thế hoạt động của thuốc, và tối ưu hóa công dụng của thuốc. Nick ngày càng thăng tiến; cậu ấy giờ là giáo sư tại Columbia. Cậu ấy thực hiện công trình này cho luận án tiến sĩ trên hàng trăm cặp thuốc. Cậu ấy phát hiện một vài tương tác rất quan trọng, do đó, chúng tôi lặp lại nó. và chỉ rõ đây mới là phương pháp hiệu quả để tìm ra tương tác giữa thuốc với thuốc. Tuy nhiên, còn đó một vài vấn đề. Chúng tôi không hoàn toàn chỉ dùng 2 loại thuốc một lần. Như tôi đã đề cập, có nhiều bệnh nhân dùng 3, 5, 7, hay 9 loại thuốc. Đã có nghiên cứu nghiêm túc nào trên tương tác của 9 loại thuốc chưa? Vâng, chúng ta có thể theo cặp, A và B, A và C, A và D nhưng còn kết hợp cả A, B, C, D, E, F, G mà bệnh nhân đó dùng thì sao? và có lẽ dùng kết hợp các loại thuốc này theo cái cách mà có thể dẫn đến hiệu quả hơn hay giảm hiệu quả đi hay thậm chí đưa đến các tác dụng phụ không lường trước? Thực sự, chúng tôi chưa trả lời được. Đó là cả một bầu trời xanh thẳm trước mặt, chờ đợi chúng ta sử dụng các dữ liệu để hiểu tương tác giữa các loại thuốc với nhau. 2 bài học nữa: Tôi muốn nghĩ về sức mạnh mà chúng ta có thể tạo ra với dữ liệu từ những người sẵn sàng cho biết các phản ửng thuốc có hại của họ qua dược sĩ của họ, qua chính họ, qua bác sĩ của họ, những người góp phần của mình vào dữ liệu của Stanford, Harvard, Vanderbilt, vào việc nghiên cứu. Người ta đang quan ngại về dữ liệu. Họ lo về quyền riêng tư và sự an toàn của họ -- họ lo là đúng. Chúng ta cần các hệ thống bảo mật. Chứ không phải một hệ thống ngăn chặn dữ liệu, bởi vì đây là một nguồn vô cùng quý giá khơi nguồn hứng khởi, sáng tạo và tìm tòi cho các phát kiến mới trong ngành y. Điều cuối cùng tôi muốn nói là Trong trường hợp này, chúng ta tìm ra 2 loại thuốc và thật đáng buồn là 2 loại thuốc đó gây ra nhiều vấn đề. Chúng làm tăng lượng glucose. Chúng có thể khiến người ta bị tiểu đường mà nếu không uống chúng người ta đã không bị, vì thế, bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng 2 loại thuốc này có lẽ đừng nên uống cùng lúc, hoặc tìm loại thuốc khác khi kê toa Nhưng có một khả năng khác. Chúng ta có thể tìm 2 hay 3 loại thuốc bổ trợ tốt cho nhau. Chúng ta có thể tìm các tác dụng mới của thuốc mà nếu dùng độc lập sẽ không có, nhưng cùng nhau, sẽ sinh ra các tác dụng phụ đó có thể là một cách điều trị mới và tuyệt vời cho những căn bệnh nan y không có thuốc chữa hay những căn bệnh chưa có thuốc chữa chưa hiệu quả. Khi suy nghĩ về thuốc trị bệnh ngày nay, tất cả những đột phá -- bất kể là điều trị HIV, lao phổi, trầm cảm, hay tiểu đường nó luôn đòi hỏi phải kết hợp nhiều loại thuốc. Một mặt tốt nữa, và cũng là chủ đề cho một bài nói chuyện khác ở TED, là làm thế nào chúng ta sử dụng các nguồn dữ liệu giống nhau để tìm ra các tác dụng tốt khi dùng kết hợp thuốc qua đó, giúp chúng ta tìm ra những cách điều trị mới cũng như sự am tường về tác dụng của thuốc từ đó, giúp chúng ta chăm sóc bệnh nhân của chúng ta tốt hơn? Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Chiến thắng của đội yếu thế khi đấu với đội mạnh. Quả phạt đền phút chót tạo nên chiến thắng. Quá trình luyện tập nâng cao năng lượng. Nhiều người thường ăn mừng chiến thắng ngay trên sân đấu , cổ vũ cho đội yêu thích, và tham gia các môn thể thao. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có nên cuồng thể thao như vậy? Liệu chơi thể thao có thực sự tốt như mục đích chúng ta tạo ra nó, hay chỉ là một thú vui giết thời gian ? Và khoa học sẽ giải thích như thế nào đây? Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng tập thể dục rất tốt cho cơ thể và trí não Và đó là một sự thật hiển nhiên. Tập thể dục, đặc biệt lúc còn trẻ rất có lợi cho sức khỏe Như là làm chắc xương, loại bỏ Cholesterol xấu trong động mạnh Và giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ, cao huyết áp và đái tháo đường Não chúng ta tiết ra một số chất hóa học khi chúng ta tập luyện gồm chất endorphins. Những hoóc-môn tự nhiên này, có thể kiểm soát cơn đau và tạo sự dễ chịu trong hệ thần kinh trung ương và còn đem đến cảm giác phởn phơ, hay còn gọi là giây phút thăng hoa của người chạy. Việc gia tăng endorphins và các hoạt động cơ thể nói chung Có thể tăng khả năng tập trung và cải thiện tâm trạng cũng như trí nhớ Liệu điều đó có nghĩa nếu chúng ta tập gym 5 ngày một tuần thì chúng ta sẽ gia nhập một đội thi đấu ? Đây chính là điều thú vị: Nếu bạn chọn một môn thể thao và gia nhập đội yêu thích, thì những bài tập sẽ đem lại cho ta lợi ích mà vượt xa lợi ích thông thường về thể lực và trí tuệ Một trong những lợi ích quan trọng nhất là lợi ích về mặt tâm lí trong thời gian ngắn lẫn lâu dài. Một trong số đó là trải nghiệm chung khi trở thành một đội, ví dụ, học cách tin tưởng và dựa vào nhau hay là chấp nhận sự giúp đỡ, và đưa ra sự giúp đỡ, hoặc cùng nhau hướng đến một mục đích. Bên cạnh đó, tận tâm với một đội và cùng làm những điều thú vị tạo điều kiện để hình thành thói quen tập luyện thường xuyên Việc tham gia thể thao ở trường cũng được cho là giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm trong suốt 4 năm Cùng lúc đó, sự tự tin và tự quý trọng bản thân cũng tăng lên nhiều. Có một vài lí do cho việc đó. Lí do đầu tiên là luyện tập. Chỉ cần thực hành nhiều lần các kĩ năng, cùng với một huấn luyện viên giỏi, là bạn có thể tự phát triển lối suy nghĩ cho bản thân Rằng, "Nếu hôm nay tôi không thể làm được, tôi có thể nâng cao trình độ bằng cách tập luyện và đạt được nó Lối suy nghĩ đấy rất có ích trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Và sau đó học cách vượt qua thất bại, một trong những lợi ích lâu dài và tạo nên nhiều thay đổi của thể thao Trải nghiệm thất bại giúp ta rèn được tính vững vàng và tự nhận thức đủ để nắm bắt được cuộc đua về học tập, xã hội, và cơ thể. Dù đội của bạn không luôn luôn chiến thắng, hay chưa từng, thì bạn bạn vẫn có những lợi ích thật sự trong việc trải nghiệm. Nhưng không phải ai cũng yêu thích tất cả các môn thể thao Có thể một đội thì quá quá hiếu chiến, hay đội thì không đủ tham vọng. Ta sẽ tốn thời gian để tìm môn thể thao phù hợp với thế mạnh của bản thân Điều đấy hoàn toàn ổn. Nhưng nếu bạn dành thời gian tìm kiếm bạn sẽ tìm thấy môn thể thao phù hợp với yêu cầu cá nhân, và nếu làm được vậy, bạn sẽ thu lại biết bao lợi ích Bạn sẽ trở thành một phần của cộng đồng hỗ trợ, bạn sẽ xây dựng sự tự tin, bạn sẽ rèn luyện cơ thể và bạn sẽ nuôi dưỡng trí tuệ của mình, chưa kể đến việc có nhiều niềm vui Chức năng cơ bản nhất của mỡ là dự trữ dinh dưỡng. Vào thời tiền sử, chọn lọc tự nhiên ưu ái các kiểu gen có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt bằng cách dự trữ thật nhiều chất béo. Vì thiếu dinh dưỡng ám ảnh phần lớn lịch sử loài người nên di truyền học phát triển theo xu hướng hỗ trợ việc tích mỡ. Vậy, từ khi nào mỡ lại trở thành hiểm hoạ? Những tác động tiêu cực của việc thừa cân thậm chí không được ghi nhận trong y văn cho đến tận cuối thế kỷ 18. Và rồi công nghệ tiên tiến cùng với các biện pháp y tế công cộng kéo theo sự tiến bộ về số lượng, chất lượng và chủng loại thực phẩm. Duy trì sự phong phú của thực phẩm tốt giúp đảm bảo sức khoẻ người dân, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển vượt bậc. Sản lượng tăng, cùng với đó là thời gian giải trí và kích thước vòng eo. Vào giữa thế kỷ 19, thừa cân quá mức hay béo phì đã được công nhận là một nguyên nhân gây bệnh, một thế kỷ sau đó, được tuyên bố gây chết người. Vậy đâu là sự khác biệt giữa thừa cân và béo phì? Một tính toán được gọi là BMI sẽ cho ta biết điều đó. Ví dụ, một người nặng 65 kg và có chiều cao là 1.5 m, chỉ số BMI của họ vào khoảng 29. Béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa chất béo, xảy ra khi chỉ số BMI của một người vượt trên 30, vừa vượt qua phạm vi thừa cân từ 25 đến 29.9. Trong khi chỉ số BMI là một ước tính hữu ích cho cân nặng khỏe mạnh, thực tế, tỷ lệ phần trăm mỡ chỉ có thể thực sự được xác định bởi việc xem xét đồng thời các thông tin như kích thước vòng eo và khối lượng cơ bắp. Ví dụ như các vận động viên, có chỉ số BMI cao hơn một cách tự nhiên. Vậy làm thế nào mà một người trở nên béo phì? Về cơ bản, béo phì được gây ra bởi sự mất cân bằng năng lượng. Nếu năng lượng cung cấp từ calories lớn hơn năng lượng tiêu hao cho các hoạt động thể chất, cơ thể sẽ tích tụ calories dư thừa dưới dạng mỡ. Hầu hết các trường hợp, sự mất cân bằng này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa hoàn cảnh và lựa chọn. Người lớn cần ít nhất 2.5 giờ tập thể dục mỗi tuần, với trẻ em là trọn vẹn 1 giờ mỗi ngày. Nhưng trên toàn cầu, 1/4 người lớn và 8/10 trẻ vị thành niên không thực hiện đủ yêu cầu trên. Thức ăn đã qua chế biến chứa nhiều calo và việc tăng khẩu phần ăn kết hợp với tiếp thị rộng rãi dẫn tới việc ăn uống quá mức một cách bị động. Nguồn tài nguyên khan hiếm, và thiếu thốn thực phẩm lành mạnh với giá cả phải chăng tạo ra nguy cơ lớn hơn trong những cộng đồng thiếu thốn. Cấu trúc di truyền cũng đóng vai trò nhất định. Nghiên cứu về gia đình và cặp song sinh tách biệt đã chỉ rõ tác động của di truyền đối với việc tăng cân. Nghiên cứu gần đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa béo phì và biến thể các loài vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa của ta. Dù nguyên nhân là gì thì béo phì, hiện, là một đại dịch leo thang trên toàn cầu, làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp, và cả ung thư. Nó ảnh hưởng đến hầu hết mọi lứa tuổi, giới tính và các nhóm kinh tế xã hội ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Với tỉ lệ béo phì ở trẻ em gia tăng 60% trên toàn cầu trong chỉ hơn hai thập kỷ, đó đã là một vấn đề quá lớn để có thể làm ngơ. Khi một người bị béo phì, con đường để phục hồi trở nên khó khăn hơn. Thay đổi nội tiết và chuyển hóa làm giảm phản ứng của cơ thể, khiến ta ăn quá mức. Sau khi giảm cân, người trước đây thừa cân đốt cháy ít calo hơn khi thực hiện cùng một bài tập so với một người bình thường cùng cân nặng, điều đó khiến việc loại bỏ mỡ thừa trở nên khó khăn hơn. Và ở những người tăng cân, đường truyền thông tin bị tổn hại càng gây khó khăn cho não trong việc đo đếm lượng thức ăn nạp vào và lượng mỡ tích trữ. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy sự kiểm soát tốt và những thay đổi hành vi lâu dài có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì. Giảm cân bằng việc duy trì lối sống lành mạnh, hoặc điều trị bên trong như phẫu thuật nẹp dạ dày , cũng có thể cải thiện sức kháng insulin và giảm viêm. Điều đã từng là một lợi thế để sinh tồn giờ lại đang chống lại chúng ta. Vì dân số thế giới tiếp tục tăng chậm và ngày một đông, vận việc hoạt động và ăn uống có ý thức, vì một cân nặng khỏe mạnh là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Như một dịch bệnh ảnh hưởng đến mọi nước trên thế giới với lý do kinh tế xã hội khác nhau, béo phì không thể được xem như là một vấn đề quốc gia riêng lẻ. Việc gia tăng các biện pháp phòng ngừa toàn cầu là tối cần thiết để có thể kiểm soát trọng lượng của thế giới. Trong thế giới đen tối này, nhóm kháng cự của bạn là hy vọng cuối cùng của nhân loại. Không may, cả nhóm đã bị bắt bởi những kẻ thống trị tàn bạo và bị giải tới đấu trường để thành thú giải trí chết người của bọn họ. Trước khi các bạn bị ném vào hầm tối, bạn để ý thấy rất nhiều hành lang được đánh số, dẫn ra bên ngoài. Nhưng tất cả mọi lối thoát đều được chặn bởi những hàng rào điện với một bàn phím số. Các bạn cũng biết được là một người trong các bạn sẽ được thử thoát ra bằng cách vượt qua được một thử thách trong khi những người còn lại sẽ làm mồi cho lũ kỳ nhông đột biến sáng hôm sau. Với khả năng phân tích logic hoàn hảo, Zara là lựa chọn hiển nhiên. Bạn đưa cho cô ấy một máy phát âm thanh được giấu kín để tất cả được nghe cùng. Khi Zara bắt đầu lên đường, bạn nghe thấy tiếng bước chân của cô ấy vọng ra từ một hành lang rồi biến mất. Một giọng nói yêu cầu cô phải nhập mật mã. Mật mã bao gồm ba số nguyên, dương, sắp xếp theo thứ tự tăng dần, với số thứ hai lớn hơn hoặc bằng số thứ nhất, và số thứ ba lớn hơn hoặc bằng số thứ hai. Zara được phép yêu cầu ba manh mối, nhưng nếu như cô đoán sai, hoặc nói bất kì điều gì, cô sẽ bị tống lại xuống hầm. Manh mối đầu tiên là tích của ba số của mật mã là 36. Khi Zara yêu cầu manh mối thứ hai, giọng nói nói cho cô tổng của ba số đó bằng với số của hành lang mà cô bước vào. Có một khoảng im lặng dài. Bạn chắc rằng Zara nhớ số của hành lang mà cô đã bước vào, nhưng bạn không thể biết được nó là bao nhiêu, và Zara thì không được tiết lộ điều gì cả. Nếu Zara có thể nhập mã lúc này, cô có thể, nhưng, cô lại yêu manh mối thứ ba, và giọng nói cho cô biết là số lớn nhất chỉ xuất hiện một lần trong mật mã đấy. Một lúc sau, âm thanh của hàng rào điện dừng lại trong mấy giây, và bạn phát hiện ra rằng Zara đã trốn thoát. Không may, máy phát âm thanh của cô lúc này đã ngoài vùng phủ sóng, nên đó là tất cả những thông tin bạn biết được. Bạn có giải được mã không? Tạm dừng màn hình kế tiếp trong khi bạn giải mã nhé. 3 2 1 Bạn đang lo vì bạn không biết được số hành lang mà Zara đã bước vào, nhưng bạn quyết định sẽ bắt đầu từ đầu. Từ manh mối thứ nhất, bạn tìm ra tất cả tám dãy số có tích bằng 36. Một dãy số này là đúng, nhưng là cái nào? Giờ đến phần khó hơn. Dù bạn không biết là bạn đang tìm con số nào, bạn vẫn tìm tổng của từng dãy số. Và bạn đã hiểu ra. Sáu trong tám dãy số có tổng khác nhau, và nếu như hành lang là một trong sáu số này, Zara đã có thể biết mật mã ngay lúc ấy mà không cần phải có manh mối thứ ba. Nhưng vì cô đã hỏi manh mối thứ ba, hành lang chắc chắn sẽ là số xuất hiện hai lần trong tám dãy số: mười ba. Nhưng trong hai dãy số có tổng bằng 13, dãy số nào mới là mật mã: 1,6,6, hay là 2,2,9? Và manh mối thứ ba có thể giải được vấn đề này. Manh mối thứ ba nói rằng số lớn nhất chỉ xuất hiện một lần, 2,2,9 ắt phải là mật mã. Khi màn đêm buông xuống, bạn và những người còn lại trốn thoát qua hành lang số 13 và gặp lại Zara ở bên ngoài. Bạn đã giải thoát được bản thân nhờ toán học và logic. Giờ đã đến lúc bạn giải phóng cả thế giới. Cuộc Cách mạng Pháp có liên quan gì tới việc NASA vô tình phá hủy một vệ tinh trị giá 200 triệu đo trên bề mặt sao Hỏa? Thật ra là hoàn toàn liên quan. Vụ va chạm này xảy ra bởi một sai sót trong việc chuyển đổi giữa hai hệ thống đo lường, hệ thống đo lường của Mỹ và hệ thống chuẩn quốc tế S.I, hay là đơn vị mét. Vậy nó có liên quan gì đến cuộc Cách mạng Pháp? Ta hãy cùng giải thích. Theo hầu hết ghi chép của lịch sử loài người, đơn vị giống như cân nặng hạt thóc hay độ dài bàn tay, nó không chính xác và không ở đâu giống nhau cả. Và ở mỗi vùng không chỉ sử dụng hệ thống đo lường khác nhau, mà hệ thống chữ số cũng hoàn toàn khác biệt. Vào cuối thời Trung Cổ, hệ thống thập phân của Hindu-Arập đã gần như thay thế chữ số La Mã và phân số tại châu Âu, nhưng nỗ lực của các học giả như John Wilkins để tạo quy chuẩn cho phép đo lường trong hệ thập phân không được thành công cho lắm. Với 1/4 triệu đơn vị khác nhau tính riêng Pháp, bất kỳ thay đổi tổng thể nào cũng đòi hỏi một biến cố lớn. Và vào năm 1789, biến cố đó đã diễn ra. Lãnh đạo của cuộc cách mạng Pháp đã không chỉ lật đổ nền quân chủ. Họ quyết tâm làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội dựa vào những quy định của Thời kì Khai sáng. Khi chính phủ mới nắm quyền lực, Viện Khoa học đã họp lại và sửa đổi hệ thống đo lường. Những tiêu chuẩn cũ dựa trên độc đoán của chính quyền hay truyền thống địa phương. bị thay thế bởi các quan hệ toán học và tự nhiên. Ví dụ, từ mét, là chữ cổ Hy Lạp mang nghĩa đo lường, được định nghĩa bằng 1/10 triệu khoảng cách giữa Xích đạo và Cực Bắc. Hệ đo lường mét mới, theo nhận xét của Marquis de Condorcet, "Cho mọi người, mọi thời điểm." Chuẩn hóa đo lường mang lợi thế chính trị tới cho những người cách mạng. Địa chủ không còn có thể gian dối bằng đơn vị cũ để thu tô từ dân thường, trong khi chính phủ thu thuế hiệu quả hơn. Và sử dụng Lịch Cộng Hòa mới có 10 ngày một tuần giảm quyền lực nhà thờ bằng cách bỏ ngày Chúa nhật. Đưa hệ thống mới vào sử dụng không dễ dàng gì. Thậm chí còn hơi lộn xộn nữa. Ban đầu, mọi người sử dụng đơn vị mới và cũ cùng lúc với nhau, rồi Lịch Cộng Hòa cũng bị bãi bỏ. Khi Napoleon Bonaparte lên nắm quyền, ông cho phép tiểu thương sử dụng hệ đo lường truyền thống tinh chỉnh qua hệ mét. Những hệ mét được làm chuẩn cho đo lường nói chung, và nó lan rộng khắp châu lục, từ biên giới Pháp trở ra. Đế chế Napoleon chỉ kéo dài tám năm, Nhưng di sản của nó tồn tại lâu hơn rất nhiều. Vài quốc gia Châu Âu quay về sử dụng hệ đo lường cũ khi giành độc lập. Các nước khác nhận ra giá trị của chuẩn hóa trong kỷ nguyên giao thương toàn cầu. Sau khi Bồ Đào Nha và Hà Lan tự nguyện chuyển sang dùng hệ mét, các quốc gia khác noi theo, khi thuộc địa dân chủ mang hệ mét đi khắp thế giới. Là đối thủ chính của Pháp, Anh từ chối ý tưởng cấp tiến đó và giữ nguyên hệ đo lường cũ. Nhưng hai thế kỉ sau đó, Đế Quốc Anh dần chuyển mình, chấp thuận hệ mét như một hệ đo lường phụ trước khi tiến tới công nhận chính thức. Dù sao, sự thay đổi này tới quá trễ cho 13 quốc gia thuộc địa đã giành độc lập trước đó. Hoa Kỳ mắc kẹt với hệ đo lường Anh từ quá khứ thuộc địa và cho tới nay là một trong ba quốc gia duy nhất không hoàn toàn sử dụng hệ đo lường mét. Mặc cho có nhiều lời kêu gọi chuyển đổi, nhiều người Mỹ vẫn coi đơn vị như feet hay pounds dễ dùng hơn. Nghịch lý là, một số coi hệ đo lường mét cấp tiến đó như biểu tượng của sự đồng nhất toàn cầu. Hơn thế nữa, hệ mét được dùng hầu như trong mọi ứng dụng khoa học và y học, và nó liên tục tiến hóa theo những nguyên tắc cơ bản của mình. Trong một thời gian dài đơn vị đo chuẩn được xác định bởi những mẫu được thử bảo quản kĩ lưỡng. Nhờ có công nghệ tiến bộ và sự chính xác, những vật thể ít được tiếp cận và có độ dài không đáng tin cậy này đang được thay thế bởi những chuẩn dựa trên những hằng số phổ quát, như tốc độ ánh sáng. Đơn vị đo chuẩn gắn liền với cuộc sống thường ngày của ta tới mức khó mà thấy hết tầm quan trọng của nó với nhân loại. Với nguồn gốc từ một cuộc cách mạng chính trị, hệ mét là một phần không thể thiếu cho những cách mạng khoa học tới đây. Tôi là một nghệ nhân dệt vải. có vẻ nổi tiếng đi đầu trào lưu ném bom bằng len. Ném bom bằng len là khi bạn lấy vải để đan hay móc khỏi môi trường đô thị, phong cách graffiti - hoặc, chi tiết hơn - không có sự cho phép và phê duyệt. Nhưng khi tôi bắt đầu tiến hành hơn 10 năm trước, tôi không có hứa hẹn gì hết. Tôi không có bất kì tham vọng gì trong chuyện này, tôi không có tầm nhìn sâu rộng. Tất cả những gì tôi muốn là có chút gì đó ấm áp và mơ hồ và trông giống con người trên mặt sân lạnh, cứng và xám xịt mà tôi nhìn thấy mỗi ngày. Cho nên tôi quấn lấy cái nắm cửa. Tôi gọi đó là Mảnh Alpha. Tôi không hề biết rằng mảnh vải này sẽ thay đổi cuộc đời mình. Cho nên phản ứng này rõ ràng rất thú vị. Nó mê hoặc, khiến tôi phải nghĩ, "Tôi có thể làm gì khác đây?" Tôi có thể làm gì đó cho cộng đồng mà sẽ nhận được phản ứng tương tự không? Cho nên tôi quấn cột biển báo báo hiệu dừng lại gần nhà tôi. Phản ứng thật điên rồi. Mọi người sẽ đậu xe của họ và ra khỏi xe rồi liếc nhìn nó, tự gãi đầu rồi liếc nhìn nó, và chụp ảnh nó và chụp ảnh cùng với nó, và tất cả thật sự khiến tôi thấy thú vị và tôi muốn làm vậy với mọi biển báo dừng lại trong khu mình. Và tôi càng muốn làm điều đó, phản ứng lại càng dữ dội. Nên ngay lúc đó, tôi bị mê hoặc Tôi bị cuốn theo. Điều này thật cám dỗ. Tôi tìm thấy niềm đam mê của mình và môi trường đô thị chính là sân chơi của tôi. Cho nên đây là một trong số tác phẩm đầu tay của tôi. Tôi rất tò mò về ý tưởng làm nổi bật điều bình thường, nhạt nhẽo, thậm chí là xấu xí, và không đánh mất nét đặc trưng hay chức năng của nó chỉ là cho nó một bộ áo được may cẩn thận từ việc đan móc Và điều này là niềm vui đối với tôi. Thật sự rất vui khi làm những vật vô tri vô giác trở nên sống động Vậy... Tôi nghĩ chúng ta đều thấy sự hài hước ở đây, nhưng - (Cười) Có lúc tôi muốn thực hiện điều này một cách nghiêm túc. Tôi muốn phân tích. Tôi muốn biết tại sao tôi để nó kiểm soát cuộc đời mình, tại sao tôi lại đam mê nó đến vậy, tại sao những người khác phản ứng gay gắt với nó. Và tôi nhận ra vài điều. Chúng ta đều sống trong một thế giới số với nhịp sống hối hả, nhưng chúng ta vẫn ao ước và khao khát điều gì đó gần gũi. Tôi nghĩ chúng ta đều trở nên tê liệt bởi những thành phố phát triển quá mức mà chúng ta đang sống, và những biểu bảng và những biển quảng cáo, và những bãi đỗ xe khổng lồ, và chúng ta thậm chí không than phiền về điều đó nữa. Cho nên khi bạn gặp phải biển báo báo dừng lại được bọc bởi len móc và nó trông chẳng phù hợp và sau đó dần dần - kì lạ thay - bạn tìm thấy một liên kết, đó chính là khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc tôi thích và đó chính là khoảnh khắc mà tôi muốn chia sẻ với người khác. Cho nên ngay lúc này, sự tò mò của tôi ngày càng gia tăng. Từ những vòi chữa cháy và biển báo báo hiệu dừng đến những thứ khác tôi có thể làm với chất liệu này. Tôi có thể làm gì đó lớn lao và to tát mà không gì có thể vượt qua được không? Cho nên đó là chuyện xảy ra với xe buýt. Đây là một cuộc chơi thật sự thay đổi được tôi. Tôi lúc nào cũng có điểm yếu trong trái tim mình dành cho điều này. Ngay lúc này, nhiều người đang nhìn nhận tác phẩm của tôi nhưng không có nhiều thứ được quấn trong len móc mà lại có qui mô lớn, và đây hoàn toàn là chiếc xe buýt đầu tiên của thành phố được quấn trong len. Nên lúc này đây, tôi đang trải nghiệm, hoặc tôi đang chứng kiến vài chuyện thú vị. Tôi có lẽ đã bắt đầu ném bom bằng len nhưng tôi chắc chắn không sở hữu nó nữa Nó đã trở nên phổ biến toàn cầu. Mọi người đều đang thực hiện điều này. Và tôi biết vì tôi thường du lịch đến vài nơi trên thế giới mà tôi chưa từng đến, và tôi sẽ vấp phải biển báo hiệu dừng và tôi biết tôi không có quấn nó. Nên khi tôi theo đuổi những mục tiêu của mình cùng nghệ thuật - đây đa phần là công việc gần đây của tôi - việc ném bom bằng len cũng vậy. Và trải nghiệm đó cho tôi thấy sức mạnh tiềm ẩn bên trong ngành thủ công và cho tôi thấy vẫn có ngôn ngữ chung dành cho các quốc gia còn lại trên thế giới. Đây là sở thích dành cho người lớn tuổi - sở thích khiêm tốn - tôi tìm thấy sự tương đồng giữa người với người tôi chưa từng nghĩ mình có thể liên kết được. Nên hôm nay khi tôi kể câu chuyện của mình, tôi cũng muốn truyền đạt với bạn sức mạnh ẩn tiềm ẩn có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khiêm tốn nhất, và chúng ta đều sở hữu những kĩ năng mà chỉ đang chờ đợi để được khám phá. Nếu bạn nghĩ về đôi tay của mình, những công cụ này có liên quan với ta, và điều chúng có thể làm - xây nhà và mua đồ đạc, và sơn những bức tranh tường khổng lồ - và phần lớn thời gian chúng ta đều cầm bộ điều chỉnh hay điện thoại. Và tôi cũng cảm thấy vô cùng có lỗi. Nhưng nếu bạn nghĩ như vậy. chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt những thứ này xuống? Bạn sẽ tạo ra được gì? Bạn sẽ tạo ra được gì với chính đôi tay mình? Nhiều người nghĩ rằng tôi là chuyên gia đan len nhưng thật ra tôi không thể đan một chiếc áo len dài tay để kiếm sống. Nhưng tôi đã làm vài chuyện thú vị với việc đan len mà trước đây tôi chưa từng làm. Tôi cũng không "được cho là" một nghệ sĩ đúng ra thì tôi không được huấn luyện chính thức để làm điều này - Thật ra tôi là chuyên gia toán học. Vì vậy tôi không nghĩ chuyện này liên quan chuyên môn của mình, nhưng tôi cũng biết rằng tôi không tình cờ biết nó. Và khi chuyện này đến với tôi, tôi đã nắm chặt lấy, tôi đấu tranh vì nó và tôi tự hào nói rằng hôm nay tôi là một nghệ sĩ làm thuê. Vì vậy khi chúng ta suy ngẫm về tương lai, biết rằng tương lai của mình có lẽ không suôn sẻ. Và một ngày nào đó, bạn có lẽ cũng sẽ chán nản như tôi đây và đan một tay nắm cửa để thay đổi thế giới của mình mãi mãi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Charles Osborne bắt đầu bị nấc cụt từ năm 1922 sau khi bị một con lợn thiến rơi trúng đầu. Mãi đến 68 năm sau, ông mới khỏi và được ghi vào sách kỷ lục Guinness người có cơn nấc cụt dài nhất thế giới. Một bé gái ở Florida tên Jennifer Mee giữ kỷ lục là người nấc cụt liên tục nhất, 50 lần mỗi phút trong hơn 4 tuần vào năm 2007. Vậy nấc cụt từ đâu mà có? Các bác sĩ chỉ ra rằng nấc cụt xảy ra sau khi có kích thích làm căng dạ dày, như là nuốt không khí, hoặc ăn uống quá nhanh. Một số khác cho rằng nấc cụt là do những các xúc mãnh liệt hay phản ứng với những cảm xúc đó như: cười lớn, nức nở, lo lắng và phấn khích. Cùng xem điều gì xảy ra khi ta nấc cụt. Bắt đầu là một cơn co thắt không tự chủ hoặc sự co lại đột ngột của cơ hoành, một cơ lớn hình vòm dưới phổi mà ta dùng để hít khí. Ngay sau đó là sự đóng kín đột ngột của hai dây thanh âm và khoảng mở giữa chúng, được gọi là thanh môn. Sự chuyển động của cơ hoành làm luồng khí bị hít vào đột ngột nhưng hai dây thanh âm vẫn đóng không cho khí vào khí quản, tới phổi. Điều này tạo ra âm thanh đặc trưng: "hic." Đến giờ, vẫn chưa ai biết được vai trò của nấc cụt. Có vẻ như chúng không có lợi ích gì về mặt y tế hay tâm lí học. Sao lại hít vào chỉ để bất ngờ ngăn khí không tràn vào phổi? Những cấu trúc giải phẫu hay cơ chế sinh lí không có vai trò rõ ràng luôn khiêu khích các nhà sinh vật học tiến hóa. Liệu chúng có đóng vai trò gì mà ta chưa phát hiện ra? Hay đó là vết tích của sự tiến hóa, từng giữ vai trò quan trọng giờ bị thoái hoá, chỉ còn sót lại phần nào? Có ý kiến cho rằng nấc cụt có từ cách đây hàng triệu năm trước cả khi con người xuất hiện. Phổi được cho là đã tiến hóa thành cấu trúc giúp cá nguyên thủy, nhiều loài sống ở vùng nước ấm, tù đọng ít oxy có thể tận dụng nguồn oxy dồi dào trên mặt nước. Khi tổ tiên của những loài này lên cạn, chúng chuyển từ hô hấp bằng mang sang thở bằng phổi. Điều này tương tự với sự biến đổi của ếch ngày nay nhưng nhanh hơn nhiều khi chúng biến đổi từ nòng nọc có mang thành ếch trưởng thành có phổi. Liệu giả thuyết này có cho thấy nấc cụt là di tích của quá trình biến đổi cổ từ nước lên cạn? Sự hít vào mang nước chảy qua mang sau đó, thanh môn đóng lại đột ngột, ngăn nước tràn vào phổi. Có chứng cứ cụ thể cho thấy khuôn thần kinh tham gia hình thành nấc cụt giống với khuôn tham gia quá trình hô hấp ở loài lưỡng cư. Một nhóm các nhà khoa học khác tin rằng phản xạ còn tồn tại đến ngày nay bởi vì nó thực sự rất có lợi. Họ chỉ ra rằng nấc cụt chỉ có ở động vật có vú, mà không tồn tại ở loài chim, thằn lằn, rùa hay bất cứ loài động vật thở bằng phổi nào khác. Hơn nữa, những đứa trẻ trước khi sinh ra đã nấc cụt và trẻ con thì nấc cụt nhiều hơn người lớn. Điều này có thể được giải thích bằng hoạt động nuôi dưỡng chỉ có ở động vật có vú. Động vật có vú hình thành phản ứng nấc cụt cổ để loại không khí ra khỏi dạ dày như một kiểu ợ với mức to hơn. Sự nới rộng đột ngột của cơ hoành làm tăng lượng khí từ dạ dày, trong khi thanh môn đóng lại ngăn không cho sữa tràn vào phổi. Đôi khi, một cơn nấc sẽ kéo dài và ta thường trị nó bằng các mẹo như: uống liên tục từng ngụm nước lạnh, nín thở, ăn một thìa mật ong hoặc bơ lạc, thổi vào một túi giấy hoặc bất ngờ bị dọa. Không may là các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa nấc đảm bảo và hiệu quả vượt trội. Nhưng cách chắc chắn không hiệu quả thì tất cả chúng ta đều biết. Tưởng tượng bạn đang tham gia game show, và có thể chọn giữa hai giải thưởng một viên kim cương hay một chai nước. Đó là một lựa chọn dễ dàng. Kim cương rõ ràng là có giá trị hơn. Bây giờ tưởng tượng cũng lựa chọn đó, nhưng lần này, bạn không chơi game show, nhưng đang chết khát trong sa mạc sau bao ngày lang thang. Bạn sẽ chọn khác đi chứ? Tại sao? Chẳng phải kim cương vẫn giá trị hơn sao? Đây là nghịch lý của giá trị, được diễn tả nổi tiếng bởi nhà kinh tế tiên phong Adam Smith. Và cái nó cho ta biết là định nghĩa giá trị không dễ dàng như ta nghĩ. Trong trò chơi truyền hình, bạn nghĩ về giá trị trao đổi của từng món, cái mà bạn có thể đạt được từ chúng sau một khoảng thời gian, nhưng trong tình huống khẩn cấp, như viễn cảnh ở sa mạc, Giá trị sử dụng của chúng, là điều quan trọng hơn cả, và chúng giúp ích được gì trong tình huống hiện tại. Và vì chúng ta chỉ được chọn một trong các lựa chọn, chúng ta cũng sẽ tính đến cơ hội nó đáng giá, hay cái chúng ta sẽ đánh mất khi từ bỏ lựa chọn kia. Sau cùng, bạn thu được bao nhiêu từ việc bán kim cương không quan trọng nếu bạn không thể thoát ra khỏi sa mạc. Nhiều nhà kinh tế hiện đại đối mặt với nghịch lý về giá trị bằng cách thử thống nhất các lựa chọn này dưới quan điểm hữu dụng, tức là một thứ làm thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của con người Tính hữu dụng có thể áp dụng cho bất cứ gì từ nhu cầu cơ bản về thức ăn đến sự thích thú khi nghe bài hát yêu thích, và với mỗi người hay mỗi trường hợp sẽ có sự khác biệt. Nền kinh tế thị trường cho ta cách để dễ dàng lần theo sự tiện dụng. Đối với bạn, đơn giản là sự tiện dụng của một thứ được phản ánh bởi số tiền bạn sẵn sàng bỏ ra mua nó. Giờ hãy tưởng tượng lại mình ở giữa sa mạc, lần này được chọn một viên kim cương mới hay một chai nước sạch mỗi năm phút. Nếu bạn như mọi người, đầu tiên bạn lấy đủ nước cho chuyến đi và sau đó lấy kim cương miễn bạn có thể mang theo được. Điều này là do "hữu dụng biên" nghĩa là khi bạn chọn giữa kim cương và nước, bạn so sánh tính hữu dụng có được từ mỗi chai nước với mỗi viên kim cương cộng thêm. Và bạn làm điều này mỗi lần bạn được lựa chọn. Chai nước đầu tiên có giá trị nhiều hơn mọi viên kim cương nhưng sau cùng, bạn có đủ nước để dùng. Sau một lúc, mỗi chai nước thêm vào trở thành gánh nặng. Đó là lúc bạn bắt đầu chọn kim cương thay cho nước. Và không chỉ đối với những thứ cần thiết như nước Đối với khá nhiều thứ, bạn càng nhận được từ nó bao nhiêu thì mỗi phần thừa sẽ trở nên kém hữu dụng. Đây là định luật thu nhỏ hữu dụng biên. Bạn có thể vui vẻ mua hai hay ba phần đồ ăn ưa thích nhưng phần thứ tư sẽ khiến bạn muốn nôn và phần thứ một trăm sẽ bị ôi thiu trước khi bạn ăn Hay bạn có thể trả tiền để xem cùng một bộ phim nhiều lần đến chán hay sử dụng hết toàn bộ số tiền. Trường hợp nào bạn cũng sẽ đạt đỉnh điểm mà hữu dụng biên để mua thêm một vé xem phim bằng 0. Tính hữu dụng ngoài áp dụng khi ta mua hàng mà với mọi quyết định của ta. Và cách trực giác để tối đa hóa nó và tránh lợi ích biên giảm dần là thay đổi cách ta tiêu xài thời gian và nguồn lực. Sau khi đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản, theo lý thuyết ta sẽ quyết định đầu tư vào các sự lựa chọn chỉ khi chúng hữu dụng và thích hợp. Đương nhiên, cách ta tối đa hóa hữu dụng ở thực tế có hiệu quả hay không là một chuyện khác. Nhưng nên nhớ chính ta quyết định nguồn gốc cuối cùng của giá trị, ta chia sẻ những nhu cầu, ta chọn những điều mình muốn và ta đưa ra các lựa chọn. Lúc trước tôi có làm 1 thử nghiệm thế này. Suốt một năm, tôi sẽ phải nói "Có" với mọi thứ làm tôi sợ hãi, bất cứ điều gì làm tôi lo lắng, đưa tôi ra khỏi vùng an toàn của mình, tôi buộc phải nói "Có" với chúng. Tôi có muốn diễn thuyết không? Không, nhưng phải có. Tôi có muốn lên hình trực tiếp không? Không đâu, nhưng phải có. Tôi muốn thử sức trong nghề diễn xuất? Không, không đâu, không hề, nhưng có, phải có, phải nói có. Thế là điều kỳ lạ đã xảy ra: chính việc bắt tay vào thực hiện điều mà tôi sợ, đã loại bỏ nỗi sợ hãi, làm nó không còn đáng sợ nữa. Nỗi sợ diễn thuyết, sợ giao tiếp xã hội tan biến hết. Sức mạnh của một từ sao lại mạnh mẽ đến thế. Từ "Có" đã thay đổi cuộc đời tôi. Từ "Có" thay đổi chính tôi. Nhưng đặc biệt có một lần nói "Có" ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cuộc đời tôi, theo hướng tôi chưa bao giờ nghĩ tới, và đó là lời đáp cho câu hỏi của cô con gái nhỏ. Tôi có ba đứa con gái tuyệt vời tên Harper, Beckett và Emerson, và Emerson là cô bé mới tập đi thích gọi mọi người là "cưng" y như một cô bồi bàn người miền Nam vậy. (Cười) "Cưng ơi, cho con sữa vào cốc uống nước nhé" (Cười) Một tối nọ, cô bồi bàn đòi tôi chơi với cô, lúc tôi đang định đi đâu đó, tôi đã bảo: "Có". Và đó là khởi đầu cho lối sống mới của gia đình tôi. Tôi đã thề rằng, từ đó trở đi cứ khi nào con đòi chơi với tôi, dù có đang bận làm gì hay đi đâu, tôi sẽ luôn luôn đồng ý. Gần như luôn luôn. Tôi cũng không giỏi lắm nhưng đang nỗ lực. Điều đó có ảnh hưởng thần kỳ đến tôi, con cái tôi, gia đình tôi. Nó còn có thêm tác dụng phụ kỳ diệu, mà mãi gần đây tôi mới thật sự thấu hiểu, đó là việc nói "Có" với việc chơi đùa cùng con cái đã cứu vãn sự nghiệp của tôi. Chuyện là thế này, tôi có sự nghiệp nhiều người mơ ước. Tôi là biên kịch, tưởng tượng, kiếm sống bằng nghề bịa chuyện. Công việc hoàn hảo phải không? Không đâu. Tôi là nữ anh hùng. Công việc trong mơ ư? Tôi sản xuất chương trình truyền hình. Tôi sản xuất ra rất nhiều sản phẩm trên truyền hình. Tính chung trong mùa phim hiện tại, tôi chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 70 giờ sản phẩm phim cho thế giới. Bốn chương trình TV liền, 70 giờ phim... (Vỗ tay) Sản xuất song song ba chương trình. Có khi bốn. Mỗi chương trình tạo ra hàng trăm công ăn việc làm chưa từng có trước đó. Chi phí sản xuất một tập phim trên đài có thể tốn trong khoảng ba đến sáu triệu đô la. Cứ tính chung là 5 triệu. Mỗi một tập mới gộp vào tỷ lệ bốn phim mỗi 9 ngày, tức mỗi 9 ngày sẽ có sản phẩm phim trị giá 20 triệu đô, 4 chương trình truyền hình, 70 giờ phát sóng, ba chương trình sản xuất cùng lúc, có khi bốn, 16 tập luôn trong guồng sản xuất: 24 tập phim "Bác sĩ Grey", 21 tập "Scandal", 15 tập "Thoát tội giết người", 10 tập "Cuộc truy bắt", tính tổng là 70 giờ phim, tốn đến 350 triệu đô la một mùa chiếu. Tại Mỹ, các chương trình của tôi phát liền kề nhau vào tối thứ 5. Trên thế giới, phim được trình chiếu trên 256 quốc gia, lãnh thổ với 67 ngôn ngữ cho lượng khán giả 30 triệu người. Não bộ của tôi kết nối toàn cầu, đã vậy, bên cạnh 70 giờ TV, 45 giờ trong số đó do chính tôi viết và sản xuất, vì vậy nên trên hết tôi cần thời gian tĩnh lặng, sáng tạo, để tụ tập với các fan hâm mộ bên lửa trại kể các câu chuyện thú vị. Bốn chương trình truyền hình, 70 giờ TV ba chương trình sản xuất cùng 1 lúc có khi bốn, 350 triệu đô-la, lửa trại bùng cháy khắp nơi trên thế giới. Bạn biết còn ai làm được thế? Chẳng ai cả, thế nên tôi mới bảo tôi là anh hùng. Công việc trong mơ mà. (Vỗ tay) Tôi không kể công để khoe mẽ với bạn. Tôi kể vì tôi biết bạn nghĩ gì khi nghe đến từ "nhà biên kịch". Tôi kể ra để mong các bạn khán giả luôn cật lực làm việc dù là quản lý công ty hay điều hành đất nước, hay lớp học, cửa hàng hay công việc nội trợ, có thể hiểu việc tôi cũng hăng say làm việc như thế nào. Mong bạn hiểu tôi không chỉ ngồi mơ mộng và gõ máy tính cả ngày. Bạn sẽ hiểu khi tôi nói công việc trong mơ không phải chỉ có mơ mộng mà là công sức đấu tranh, là thực tế, mồ hôi nước mắt, sục sôi máu lửa. Tôi cực kì nỗ lực làm việc, và tôi yêu điều đó. Khi tôi chuyên chú làm việc, tập trung hết mức, chẳng còn cảm giác nào khác nữa. Với tôi, công việc của tôi như là từ tay không làm nên cả một thế giới. Nó lập nên một đội quân. Nó vạch ra cả chiến trận. đạt tới tầm cao mới, chạy một cuộc đua việt dã, làm một nữ hoàng giải trí. Tất cả những điều đó gộp lại vào một khoảnh khắc. Tôi yêu công việc lắm. Công việc vừa sáng tạo vừa máy móc, mệt mỏi nhưng phấn khích, vừa vui sướng, vừa phiền não, vừa đầy quan tâm ấm áp, vừa tàn nhẫn và khôn ngoan, trên tất cả, điều khiến công việc kỳ diệu thế là nhờ điệu nhạc. Tâm trí tôi như bay bổng khi công việc trên đà tiến tới. Điệu nhạc khởi đầu từ trong đầu tôi, và cứ tăng cường độ cho đến khi trở thành bản hùng ca, để tôi cứ thế mải miết hành quân. Khi tôi giải thích khái niệm điệu nhạc, nhiều người nghĩ tôi nói về việc biên kịch, niềm vui từ việc viết lách. Quả là việc biên kịch có làm tôi vui. Nhưng điệu nhạc đấy... Mãi đến khi tôi sản xuất truyền hình, tôi mới liên tục mải miết làm việc, phối hợp xây dựng sản xuất chương trình, thì tôi mới phát hiện ra niềm phấn khích của việc sản xuất phim và điệu nhạc này. Điệu nhạc không chỉ đến từ biên kịch. Điệu nhạc là hành động và hoạt động. Điệu nhạc là thần dược. Điệu nhạc là âm nhạc, là ánh sáng và không khí. Nó là lời thì thầm của Chúa bên tai. Mội khi bắt được điệu nhạc đó, ta không thể không tham vọng vươn xa. Cảm giác đó như là bạn thấy phải đạt tới đỉnh cao vĩ đại bằng mọi giá. Điệu nhạc là như thế đấy. Hoặc có khi là chứng cuồng công việc. (Cười) Cũng có thể là tính cách thiên tài. Hoặc cái tôi "khủng". Hay phải chăng là nỗi sợ thất bại. Tôi không biết nữa. Tôi chỉ biết tôi bẩm sinh không thể thất bại, và chỉ biết mình rất mê điệu nhạc. Tôi chỉ biết tôi muốn nói mình là anh hùng mà không mảy may nghi ngờ điều đó. Nhưng chuyện là thế này: Tôi càng thành công bao nhiêu, càng đạt tới nhiều chương trình, tập phim, mục tiêu sản xuất bao nhiêu, càng có nhiều việc hơn để làm, nhận lãnh trách nhiệm, nhiều con mắt nhìn vào, nhiều áp lực từ các thành quả càng nhiều kỳ vọng từ người khác. Tôi càng muốn thành công, tôi càng cần phải làm việc. Tôi nói công việc thế nào ấy nhỉ? Tôi yêu công việc cơ mà? Đế chế phim ảnh, cuộc đua sản xuất, đội ngũ làm phim, những mục tiêu, điệu nhạc, điệu nhạc, chính điệu nhạc đó. Tôi thích điệu nhạc đó. Tôi yêu điệu nhạc đó. Tôi cần điệu nhạc đó. Tôi là điệu nhạc đó. Tôi sẽ chẳng là ai cả nếu không có điệu nhạc! Rồi điệu nhạc tắt ngấm. Lạm dụng công việc quá mức, kiệt quệ, suy nhược. Điệu nhạc đã tắt. Lúc đó ba cô con gái cũng đã quen với sự thật rằng mẹ chúng là anh hùng đơn thân nuôi con. Bé Harper hay bảo, "Mẹ không thể tới được, cô nhắn cô trông trẻ đi ạ." Bé Emerson thì bảo: "Cưng à, con muốn đến ShondaLand" Chúng là con của anh hùng. Chúng là những anh hùng bé con. Các bé đang 12, 3 và 1 tuổi khi điệu nhạc tắt. Dầu bôi trơn cỗ máy đã cạn. Tôi thôi yêu công việc. Chẳng thể khởi động lại cỗ máy. Điệu nhạc không quay trở lại. Điệu nhạc tắt ngấm. Tôi cứ lặp lại đúng những việc thành công trước đây, làm việc ngày 15 giờ, kể cả cuối tuần, không bỏ cuộc, không tiếc nuối, 1 anh hùng không nghỉ ngơi hay bỏ cuộc phải luôn giữ tinh thần, sáng suốt, gì gì đó Nhưng điệu nhạc đã không còn. Trong tôi chỉ còn câm lặng. 4 chương trình TV, 70 giờ phim, 3 chương trình sản xuất liên tục, có khi bốn. Cứ thế, 4 chương trình TV, 70 giờ phim, 3 chương trình làm mãi làm miết... Tôi là nữ anh hùng tuyệt hảo. Người anh hùng mà bạn có thể tự hào khoe với mẹ. Hoàn cảnh thì vẫn thế, nhưng tôi không còn thấy vui nữa. Nó là cả cuộc sống của tôi. Công việc là mọi thứ. Tôi là điệu nhạc, và điệu nhạc là chính tôi. BIết phải làm sao đây khi công việc bạn yêu giờ trở nên chán ngắt? Tôi biết có vài người sẽ nghĩ: "Bà anh hùng biên kịch vớ vẩn này than thở nỗi gì!" (Cười) Nhưng hẳn bạn hiểu tôi nếu bạn làm việc, nếu bạn yêu công việc của bạn dù là giáo viên, nhân viên ngân hàng, làm mẹ, hoạ sĩ, hay là Bill Gates, hoặc bạn chỉ đơn giản yêu một người, và họ đem đếm cho bạn điệu nhạc, nếu bạn biết điệu nhạc tâm hồn, nếu đã từng trải qua, từng cảm nhận được nó, thì khi nó tắt, bạn là ai đây? Bạn là gì? Tôi là gì? Liệu tôi có còn là anh hùng? Khi bài ca tâm hồn thôi cất lên, liệu tôi có sống sót nổi trong im lặng? Về sau cô bồi bàn bé nhỏ đã hỏi khi tôi hối hả chạy ra khỏi cửa vì sắp trễ hẹn công việc: "Mẹ ơi mẹ có muốn chơi với con không?" Tôi suýt nữa nói không thì chợt nhận ra hai điều. Thứ nhất, tôi phải nói "Có" với mọi thứ, thứ hai, cô bồi bàn nhỏ không gọi tôi là "cưng". Cô bé chẳng gọi ai là "cưng" nữa rồi. Chuyện xảy ra từ lúc nào vậy kìa? Tôi lỡ phút giây đó khi làm anh hùng buồn khổ về điệu nhạc và giờ đây con gái lớn lên ngay trước mắt tôi. Cô bé hỏi: "Mẹ ơi, có muốn chơi với con không?" Và tôi trả lời: "Có chứ." Cũng chẳng có gì đặc biệt. Hai mẹ con chơi đùa, rồi hai cô chị cũng góp vui, chúng tôi cười đùa khá nhiều, và đọc sách "Ai cũng có thể ị" với vẻ nghiêm trang. Chẳng có gì lạ lùng ở đây cả. (Cười) Đồng thời nó cũng hết sức phi thường, bởi trong lúc đau khổ lo lắng cho nỗi câm lặng trong trái tim mình, tôi đành phải tập trung vào hiện tại. Tôi tập trung. Tôi tĩnh tâm. Đế chế truyền hình, đội ngũ sản xuất, những chỉ tiêu công việc tạm ngưng tồn tại. Tất cả những gì hiện hữu là ngón tay nhơ nhuốc nhũng cái hôn ướt át, giọng nói nhỏ xíu và nhũng chiếc bút chì màu và bài hát "let it go" gì đó về việc gì mà cô bé trong phim "Frozen" cần phải quên đi. (Cười) Chỉ còn sự bình yên và giản dị. Trong phòng ngột ngạt đến khó thở. Tôi tưởng mình đã ngưng thở rồi chứ. Vui đùa trái ngược với công việc. Thế mà tôi vẫn hạnh phúc. Lòng tôi thư thái trở lại. Cánh cửa trong đầu tôi bật mở cho luồng năng lượng tràn vào, Không liên tục, nhưng nó có tràn vào. Tôi có thể cảm nhận được. Điệu nhạc rón rén trở lại. Không quay trở lại hẳn, chỉ rón rén thôi. Vẫn còn khẽ lắm, phải lắng tai mới nghe được nhưng nó ở đó. Khòng còn là điệu nhạc công việc. Chỉ đơn giản là điệu nhạc. Giờ tôi cảm tưởng như mình nắm giữ một bí mật thần kỳ. Đừng nghĩ chi cao xa. Đó đơn giản là tình yêu. Thế thôi. Không có phép lạ gì. Cũng không bí mật. Chỉ có tình yêu. Điều chúng ta đã lãng quên. Điệu nhạc công việc kia, trống trận anh hùng, chỉ là thứ thay thế. Nếu tôi phải hỏi bạn tôi là ai, phải kể lể cho bạn tôi là ai, mô tả bản thân bằng số chương trình, số giờ phim, não tôi kết nối toàn cầu đến đâu, thì tôi đã quên mất điệu nhạc thực sự là gì rồi. Điệu nhạc không phải là quyền lực, hay chỉ phục vụ công việc. Điệu nhạc phục vụ niềm hân hoan, phục vụ tình yêu. Điệu nhạc là luồng điện đến từ niềm phấn khích với cuộc sống. Điệu nhạc thật sự là lòng tự tin và bình tâm. Điệu nhạc thật sự chẳng quan tâm đến thành quả đã có, trách nhiệm của ta, hay áp lực, kỳ vọng từ người khác. Điệu nhạc thật sự là đơn thuần, chân chất. Điệu nhạc thật sự là Chúa thì thầm vào tai tôi. Có lẽ Chúa đã thì thầm sai rồi, bởi vị Chúa nào nỡ bắt tôi gánh chức anh hùng cơ chứ? Đúng ra phải là tình yêu. Chúng ta ai cũng cần thêm tình yêu, thêm nhiều tình yêu nữa. Mỗi khi con đòi chơi, tôi sẽ nói "Có". Tôi đặt ra luật cứng như vậy là để bản thân có thể dám gột bỏ tính ham công tiếc việc. Đó là luật, vậy nên tôi không có lựa chọn nào khác, không có sự lựa chọn nào khác, nếu muốn điệu nhạc quay trở lại. Giá như mọi chuyện được dễ thế, nhưng tôi đâu có biết chơi. Tôi không thích chơi đùa. Tôi không thích chơi như kiểu ham mê làm việc. Thật bẽ bàng khi nhận ra sự thật đó. Nói chung tôi không thích vui chơi. Tôi làm việc suốt vì tôi thích làm việc. Tôi thích làm việc hơn ở nhà. Đối mặt với sự thật đó quả là khó xử, bởi kiểu người gì mà lại mê công việc hơn mái ấm của mình? Tôi chứ ai. Tôi còn tự gọi mình là anh hùng còn gì. Tôi hơi thần kinh thật. (Cười) Thần kinh không phải ở chỗ tôi quá thoải mái (Cười) Chúng tôi chạy vòng vòng quanh sân, chạy lên chạy xuống. Chúng tôi thi nhảy trong 30 giây, hát các bài hát nhạc kịch, chơi bóng. Tôi thổi bong bóng và các con đập bóng. Tôi thấy mình cứ hoang mang cứng nhắc suốt. Tôi ngứa ngáy muốn dùng điện thoại. Nhưng không sao cả. Các cô bé của tôi dạy tôi cách sống và vũ trụ đem đến điệu nhạc. Tôi cứ mải miết chơi đến lúc tự hỏi sao từ đầu mình lại thôi chơi đùa nhỉ. Bạn cũng làm được thôi, nói "Có" mỗi khi con bạn hỏi. Bạn lại cho là tôi kẻ ngốc sống trong nhung lụa ư? Bạn nghĩ đúng, nhưng bạn vẫn có thể làm được. Bạn có thời gian mà. Bạn biết tại sao không? Bạn đâu phải con rối hay ca sĩ Rihanna. bạn không thấy bạn thú vị đến thế đâu. (Cười) Bạn chỉ cần chơi 15 phút thôi. Hai đứa nhỏ hai và bốn tuổi chỉ cần chơi với tôi 15 phút là cùng rồi chúng cũng phát chán và đi làm chuyện khác. Đó là 15 phút tuyệt diệu, chỉ cần 15 phút thôi. Sau đó thì nếu tôi không phải con bọ rùa hay viên kẹo thì cũng bị phế truất. (Cười) Còn cô bé 13 tuổi ấy à, bé mà chịu nói chuyện với tôi 15 phút, tôi sẽ là Phụ huynh Tiêu biểu của Năm. (Cười) Chỉ cần 15 phút mà thôi. Ngay cả khi bận rộn kinh người, tôi vẫn dành được ra 15 phút liền. 15 phút đó nhất định không được ngắt quãng. Không điện thoại, không việc nhà, không gì hết. Bạn còn phải bận rộn kiếm sống, còn phải nấu bữa tối còn phải bắt con đi tắm, nhưng bạn có thể dành ra 15 phút. Con tôi là thế giới, là niềm hạnh phúc của tôi, nhưng không nhất thiết là phải chơi với con mới cảm được điệu nhạc, khi mà cuộc đời nhiều điệu thiện hơn điều xấu. Không nhất thiết là chơi với con. Bạn thấy vui vẻ là được. Cứ chơi đùa chung chung thôi. Dành 15 phút cho bản thân. Tìm hiểu xem mình thích gì. Cứ tìm hiểu và chơi đùa trong mảng đó. Tôi không giỏi chơi đùa. Thực ra tôi thất bại nhiều cũng ngang thành công, gặp gỡ bạn bè, đọc sách, nhìn ngắm vẩn vơ. "Chơi đùa nhé?" trở thành câu lệnh cho phép tôi bỏ cuộc chơi khi tôi nhận được chương trình đầu tiên, khoảng lúc mới là anh hùng học việc, tôi còn đang mải chạy đua với chính mình. 15 phút thôi mà. Cứ tập trung 15 phút cho bản thân thì có gì xấu xảy ra chứ? Hoá ra là chẳng có chuyện gì cả. Chính việc dừng công việc mở đường cho điệu nhạc quay lại, như thể tôi phải chú tâm chuyện khác thì động cơ mới được sạc ấy. Công việc chẳng thể tiến tới nếu không có vui chơi. Hơi tốn thời gian một chút, nhưng chỉ sau vài tháng, cách cổng tâm hồn bật mở vào một ngày đẹp trời, khi tôi đứng trong văn phòng mình, lòng chất chứa những giai điệu lạ, rần rần chuyển động khắp đầu óc tôi và đem đến muôn vàn ý tưởng. Khi tinh thần đã thoáng đãng, tôi cứ thế làm việc hăng say, và từ đó yêu công việc trở lại. Giờ tôi thích, nhưng không yêu điệu nhạc nữa. Tôi không còn cần điệu nhạc nữa. Tôi không còn là điệu nhạc đó nữa. Điệu nhạc không còn là tôi nữa, không còn nữa rồi. Tôi là bong bóng bay, ngón tay nhơ nhuốc, bữa tối tâm sự cùng bạn bè. Tôi là điệu nhạc đó. Điệu nhạc của cuộc sống. Điệu nhạc của tình yêu. Điệu nhạc công việc vẫn còn trong tôi, nhưng nó không chiếm hữu hết tâm trí, và tôi biết ơn vì điều đó. Tôi chẳng quan tâm chuyện anh hùng này nọ nữa bởi tôi chưa thấy anh hùng nào còn chơi trò Red Rover Red Rover cả Tôi nói "Có" với ít việc lại, chơi đùa nhiều hơn mà vẫn ổn đấy thôi. Não tôi vẫn kết nối toàn cầu, lửa trại vẫn đang cháy. Tôi càng vui đùa, tôi càng hạnh phúc, và lũ trẻ cũng hạnh phúc theo. Càng vui đùa, tôi càng cảm thấy mình là người mẹ tốt. Càng vui đùa, tinh thần càng phóng khoáng. Càng vui đùa, tôi càng làm việc hiệu quả. Càng vui đùa, tôi càng cảm nhận được điệu nhạc. Đế chế tôi đang dựng xây, cuộc đua tôi đang theo đuổi, đế chế, đội quân sản xuất, mục tiêu công việc, điệu nhạc một điệu nhạc khác, một điệu nhạc chân chất, điệu nhạc của cuộc sống. Càng nắm được điệu nhạc, thì con người bình thường trong tôi run rẩy, dò dẫm vụng về, mới lạ, đó lại càng giống bản chất tôi hơn. Càng cảm nhận được điệu nhạc, tôi càng biết mình là ai. Tôi biên kịch, tưởng tượng, nghĩ ra các câu chuyện. Phần sống thật với giấc mơ của mình mới là phần đáng mơ ước của công việc. Bởi công việc trong mơ cũng cần đôi chút mơ mộng. Tôi nói "Có" với bớt việc thêm vui chơi. Các anh hùng cũng không được miễn. Bạn có muốn vui đùa không? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Từ nào khó dịch nhất trong câu này? "Know" rất dễ dịch. "Pep rally" không có khái niệm tương đương trong rất nhiều ngôn ngữ và văn hóa, nhưng có thể tìm từ gần nghĩa. Nhưng từ khó nhất thực ra là từ rất nhỏ "YOU" Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng thường không thể dịch chính xác từ "you" nếu không biết nhiều hơn về ngữ cảnh được nói ra. Đầu tiên là, bạn quen biết thế nào với người đang nói chuyện cùng? Rất nhiều nền văn hóa có các mức trang trọng khác nhau. Một người bạn thân, ai đó lớn hay nhỏ tuổi hơn rất nhiều, một người lạ, hay một người sếp. Tất cả đều được xưng hô 'you' hơi khác nhau Trong rất nhiều ngôn ngữ, đại từ phản ánh những sự khác biệt này qua thứ gọi là sự phân biệt T-V. Ví dụ như, trong tiếng Pháp, bạn sẽ nói "tu" khi nói chuyện với bạn mình trong trường, nhưng "vous" khi xưng hô với giáo viên. Thậm chí tiếng Anh cũng đã từng có thứ tương tự. Bạn có nhớ từ cổ "thou" không? Trớ trêu thay trước kia từ này dùng làm đại từ thân mật để xưng hô với người thân thiết còn "you" là cách nói trang trọng và lịch sự. Sự phân biệt đó mất đi khi người Anh quyết định rằng cần lịch sự trong mọi lúc. Nhưng khó khăn khi dịch từ "you" không dừng ở đó. Trong các ngôn ngữ như Hausa hay Korana, từ "you" phụ thuộc giới tính người nghe. Trong nhiều ngôn ngữ khác, nó phụ thuộc vào việc có một hay nhiều người, ví như với tiếng Đức, là "du" hay "ihr." Ngay cả trong tiếng Anh, một số tiếng địa phương dùng các từ "y'all" hay "youse" tương tự như vậy. Một vài dạng số nhiều, như trong tiếng Pháp "vous" và tiếng Nga "Вы" vẫn được dùng để chỉ một người để thể hiện rằng người đối diện rất quan trọng, rất giống cách xưng hô kiểu hoàng gia "we" Và một vài ngôn ngữ thậm chí có dạng từ đặc biệt để xưng hô với chính xác hai người, như trong tiếng Slovenia "vidva." Nếu điều nói ở trên chưa đủ phức tạp thì tính trang trọng, số người và giới tính, đều có thể được tính đến. Trong tiếng Tây Ban Nha, "tú" chỉ số ít, cho 2 giới, dùng thân mật "usted" chỉ số ít, cho cả 2 giới, nhưng dùng trang trọng, "vosotros" dùng thân mật, số nhiều, chỉ nam giới trong khi "vosotras" dùng thân mật, số nhiều nhưng chỉ nữ giới và "ustedes" lại dùng trang trọng, số nhiều, cho cả 2 giới Phù! Sau tất cả điều kể trên, quả là nhẹ lòng vì một vài ngôn ngữ thường bỏ đi đại từ chỉ ngôi thứ hai. Trong các ngôn ngữ như tiếng Rumani hay Bồ Đào Nha, đại từ có thể được lược bỏ khỏi câu, vì ta có thể đoán biết được đại từ đó qua cách chia động từ trong câu. Và trong các ngôn ngữ như tiếng Hàn, Thái, hay Trung, đại từ có thể được lược bỏ mà không cần bất cứ gợi ý ngữ pháp nào. Thông thường những người nói thà để người nghe đoán đại từ qua ngữ cảnh còn hơn là sử dụng sai đại từ và bị coi là người thô lỗ. Trong một ví dụ cực đoan, ở thế kỉ 18, học giả Vương Hạ Hầu đã bị xử tử cùng với gia đình ông, chỉ vì đã nhắc đến Hoàng Đế theo một cách quá thân mật. Vì vậy nếu bạn đã từng làm một dịch giả và tình cờ gặp câu này mà không có ngữ cảnh nào cả: "You và you, không, không phải you, chính bạn, việc của bạn là hãy tự dịch từ "you" đi"... Ừm, chúc may mắn nhé. Và với cộng đồng tình nguyện viên sẽ dịch video này sang nhiều ngôn ngữ khác nhau: Xin lỗi về điều đó nhé! Đây là những gì khiến cho bạn có thai sau khi quan hệ tình dục. Tinh trùng sẽ bơi vào trong âm đạo, khi cổ tử cung mở cửa, đi lên cổ tử cung, vào một trong hai ống dẫn trứng. Sẽ có trứng trong ống dẫn nếu bạn đang trong chu kì rụng trứng, Tinh trùng sẽ có cơ hội thụ tinh. Các biện pháp tránh thai được sử dụng để ngăn quá trình này, và được dùng theo ba cách cơ bản, Rào cản không cho tinh trùng gặp trứng, Vô hiệu hóa tinh trùng trước khi chúng vào tử cung, hoặc gây ức chế trứng đã rụng. Phương pháp tạo rào cản là đơn giản nhất. Bao cao su của nam và nữ không cho tinh trùng tiếp xúc với vùng âm đạo. Rào cản này là lý do tại sao nó khác các biện pháp còn lại, đó là ngăn ngừa được các bệnh lây lan qua đường tình dục. Ngoài ra, màng ngăn, mũ đội cổ tử cung và xốp đệm tránh thai có tác dụng khi đặt trên cổ tử cung chặn lối vào tử cung. Những biện pháp trên đôi khi gọi là biện pháp tạo rào cản và có thể dùng với chất diệt tinh trùng, một ví dụ của phương pháp thứ hai, vô hiệu hóa. Nó là hóa chất làm bất động và diệt tinh trùng Hóa chất này hiện nay có dạng bọt, kem, thạch, thuốc nhét âm đạo, và thậm chí là một miếng phim mỏng mờ có thể hòa tan trong âm đạo. Những sản phẩm này có thể đặt trực tiếp trong âm đạo trước khi quan hệ, hoặc có thể kết hợp với phương pháp ngăn chặn, như màng ngăn hay bao cao su, để thêm tính phòng ngừa Biện pháp tránh thai thứ ba hoạt động bằng cách ức chế sự hoạt động của trứng chín trong buồng trứng Nếu không có trứng sẵn trong ống dẫn trứng, tinh trùng sẽ không thể thụ tinh. Tránh thai bằng nội tiết tố, bao gồm thuốc viên, thuốc cấy, thuốc tiêm và vòng âm đạo tất cả dùng để làm mất sự kết hợp giữa progresterone và estrogen. Loại hóc-môn kết hợp ngăn chặn rụng trứng này khiến cho trứng đã rụng nằm cách ly trong buồng. Progesterone tổng hợp còn có một tác dụng khác Nó làm cho dịch ở cổ tử cung dày và dính chặt khiến tinh trùng không thể bơi vào. Các biện pháp tránh thai khác dùng nhiều phương pháp cùng lúc. Ví dụ như những IUDs, hay còn gọi là vòng tránh thai, có chứa nội tiết tố tổng hợp ức chế rụng trứng. Một số khác có chứa đồng, vừa làm tinh trùng yếu, vừa khiến trứng khó thụ tinh Ngăn cản, vô hiệu hóa hay gây ức chế: Biện pháp nào tốt hơn? Nhưng dù thế nào nó phải mang lại sự thuận tiện và dễ dàng cho người sử dụng để tránh việc có thai. Ví dụ như, bao cao su nam sẽ đạt hiệu quả 98% nếu mọi người dùng nó hoàn hảo. 98% nghĩa là cứ 100 cặp sử dụng bao cao su đúng cách thì chỉ có 2 phụ nữ mang thai trong một năm. Nhưng không phải ai cũng biết dùng nó, nên trên thực tế hiệu quả chỉ đạt 82%. Các biện pháp khác, như thuốc uống và thuốc cấy có hiệu quả 99% khi được dùng một cách hoàn hảo Nhưng trong thực tế chỉ đạt 91%. Chất diệt tinh trùng chỉ đạt 85%, cho dù sử dụng rất hoàn hảo và thông thường chỉ đạt hiệu quả 71% Một điều quan trọng trong việc chọn lựa là tác dụng phụ hầu như chỉ ảnh hưởng phụ nữ hơn nam giới Phương pháp ức chế nội tiết tố có thể gây đau đầu, buồn nôn, và cao huyết áp, tùy từng người sẽ có biểu hiện khác nhau. Đó là lý do cần có đơn của bác sĩ. Việc lựa chọn phương pháp là của từng cá nhân Những thứ hôm nay bạn cho là tốt nhất, ngày mai có thể thay đổi. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những phương pháp khác, Như thuốc viên cho nam dùng để ngăn sản xuất tinh trùng. Trong khi đó, chúng ta đã có vài lựa chọn để ngăn cản tinh trùng, vô hiệu hóa nó hoặc ức chế rụng trứng và giữ cho nó bị cô lập Làm thế nào để đạt được thứ bạn muốn chỉ bằng lời nói? Aristotle tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó hơn 2000 năm trước bằng thuyết hùng biện. Theo Aristotle, hùng biện là nghệ thuật nói chuyện có sức thuyết phục và có giá trị. Ngày nay ta vận dụng nó vào mọi hình thức giao tiếp. Aristotle tập trung vào diễn thuyết, ông đã chia diễn thuyết có tính thuyết phục làm 3 loại. Hùng biện biện luận, hay giải thích Dựa vào sự thật và phán đoán đưa ra kết luận giống như những thám tử ở hiện trường. Thuật hùng biện chỉ thị hay biểu đạt Nhắc lại về thực trạng hiện nay giống như lời thề nguyện trong đám cưới. Nhưng cách để đạt sự thay đổi là qua thuật hùng biện định trước hay hùng biện tượng trưng. Không nói về quá khứ hay hiện tại thuật hùng biện định trước tập trung vào tương lai. Khi tranh luận, chính trị gia dùng thuật hùng biện này nói về một luật mới bằng mường tượng ảnh hưởng nó mang lại Như khi Ronald Rigard cảnh báo việc xuất hiện Medicare sẽ dẫn đến một tương lai kể cho con, cho cháu hay chắt, chút, chít về quá khứ của Mỹ khi con người vẫn còn được tự do. Ngoài ra, nó còn là nghệ thuật tu từ của nhà cải cách thay đổi xã hội Như giấc mơ của Martin Luther King Jr Giấc mơ ấy ông mong con mình được sống ở nơi Nơi chúng không bị phân biệt bởi màu da khác nhau mà Được chăm sóc, đối xử dựa vào nhân phẩm của mình Trong cả hai trường hợp, người nói hướng khán giả đến một tương lai và cố kêu gọi sự giúp đỡ để tránh hay đạt tương lai đó. Vậy, ta có thể dùng biện pháp này như thế nào ngoài việc dùng mấy câu nói về tương lai Theo Aristotle, có 3 kiểu thuyết phục: Uy tín, Logic và đồng cảm, khơi gợi cảm xúc Uy tín là cách bạn cho người khác thấy sự đáng tin của mình Winston Churchill bắt đầu bài diễn thuyết 1941 tới Quốc Hội: "Tôi đã sống yên bình cả đời dù các quốc gia ở hai bờ Đại Tây Dương không ngừng tranh chấp đối đầu nhau về chính trị đặc quyền và độc tài,'' và như vậy làm bật lên phẩm hạnh của một người sống trong nền dân chủ. Trước đó đã lâu, trong một tác phẩm của mình, Cicero-vị quan chấp chính La Mã- với những bài học kinh nghiệm từ cuộc sống, kinh nghiệm của một chính trị gia đã nói: "Bất luận là lúc tôi tự thân nghiên cứu hay thời khắc luyện tập khắc khổ, tôi phải thừa nhận tôi chưa bao giờ chán ghét cuộc sống mình" Cuối cùng, bạn có thể thuyết phục người khác với cái nhìn khái quát hay cái nhìn của người ngoài cuộc mà đánh giá thuyết phục Thuyết phục có logic là việc biết sử dụng logic và lý lẽ. Phương pháp này sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh nét tương đồng, nêu ví dụ, và trích dẫn các nghiên cứu hay số liệu. Nhưng không chỉ có số liệu và thông tin. Đó còn là cấu trúc và nội dung của chính bài diễn văn. Mục đích là sử dụng kiến thức để thuyết phục người nghe như những lí lẽ của Sojourner Truth khi đấu tranh cho nữ quyền: "Tôi có sức mạnh như bao người đàn ông khác, tôi có thể làm việc như họ! Tôi đã cày ruộng, gặt lúa, giã gạo, cắt cỏ và liệu có người đàn ông nào có thể làm nhiều hơn thế ?" Không may, có những diễn giả dùng những thông tin sai lừa gạt người nghe, khiến người nghe tin đó là thật, như việc những thông tin sai lầm nhưng vẫn còn lan truyền: Vắc-xin phòng bệnh gây ra chứng tự kỉ Cuối cùng, phương pháp đồng cảm có liên quan đến cảm xúc của ta và, trong thời đại truyền thông xã hội như hiện nay, đó là phương pháp hữu hiệu nhất Đồng cảm không phân biệt đúng sai nhưng do đó, chúng đôi khi có thể vô lý và không thể đoán trước Nó có thể đơn giản là đoàn kết giành lấy hòa bình và cũng có thể xúi dục nhau chiến tranh Đa phần những quảng cáo từ những sản phẩm làm đẹp hứa hẹn sẽ che mờ khuyết điểm của ta đến xe hơi khiến ta thấy tràn ngập uy quyền đều dựa trên sự đồng cảm Thuyết hùng biện của Aristole vẫn là một công cụ hữu dụng nhưng để lựa chọn nên dùng phương pháp nào, ta phải hiểu rõ về đối tượng nghe, và mục đích ta cần cũng như áp dụng đúng lúc đúng chỗ. Và có lẽ, một lợi ích khác không kém phần quan trọng là nhận ra liệu nhựng phương pháp này có đang được dùng cho chính ta hay không 1.3 triệu năm về trước, trong dải Ngân Hà bao la, có hai hố đen đã khóa chặt vào nhau theo hình xoắn ốc, rơi thẳng vào nhau, rồi va đập mạnh, chuyển đổi những vật chất có có giá trị như ba mặt trời thành một năng lượng thuần khiết trong vòng 1/10 giây Trong khoảnh khắc rất ngắn ấy, vệt sáng ấy đã sáng hơn bất kì ngôi sao nào trong tất cả các dải Ngân Hà trong tất cả các vũ trụ được biết đến Đó gọi là vụ nổ "Big Bang". Nhưng chúng không phóng ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Bạn biết không, chúng là những hố đen. Tất cả năng lượng ấy được truyền vào kết cấu không gian và thời gian của nó làm cho vũ trụ nổ tung dưới dạng sóng hấp dẫn Tôi sẽ trình bày về khung thời gian của sự kiện này 1,3 triệu năm về trước Trái đất chỉ có thể tạo ra những thể sống đa tế bào Sau đó, Trái Đất đã tạo ra và phát triển những san hô, cá, thực vật, khủng long, con người và cả Internet. Và khoảng 25 năm về trước, một nhóm người táo bạo Rai Weiss đến từ MIT, Kip Thorne và Ronald Drever đến từ Caltech -- xác định rằng đã đến lúc thiết lập thiết bị dò tìm lớn bằng laser để rà tìm sóng hấp dẫn từ những thứ như hố đen va đập vào nhau. Lúc ấy số đông nghĩ rằng họ sẽ không làm được. Nhưng cũng có đủ người nhận ra rằng họ là những người thông minh đến mức Tổ chức Khoa học Tự nhiên của Mỹ đã quyết định tài trợ cho những ý tưởng "điên rồ" của họ. Sau vài thập kỉ phát triển, xây dựng và sáng tạo và một khối lượng công việc nghẹt thở, họ cũng đã hình thành thiết bị dò tìm, gọi là LIGO (tạm dịch) Đài quan sát sự giao thoa của sóng hấp dẫn bằng Laser Trong những năm cuối cùng, thiết bị LIGO đã trải qua một bước tiến lớn về độ chính xác một sự cải tiến vượt bậc về khả năng dò tìm của nó Bây giờ kết quả là nó được gọi là LIGO bậc cao Vào đầu tháng 9 năm 2015, LIGO đã trải qua một cuộc kiểm tra cuối trong khi họ tiến hành phân loại một vài chi tiết còn sót lại Và vào ngày 14 tháng 9 năm 2015, chỉ một ngày ngay sau khi máy dò tìm tiến hành kiểm tra, sóng hấp dẫn từ những hố đen bị va đập đã truyền đến Trái đất. Và chúng xuyên qua các bạn và tôi Và chúng truyền tới thiết bị dò tìm. Scott Hughes: "Có hai khoảnh khắc trong đời tôi mà xúc động mãnh liệt hơn điều này Còn điều kia là khoảnh khắc tôi phải giã từ cha mình khi ông mắc bạo bệnh Về cơ bản, phát hiện này là phần thưởng cho sự nghiệp của tôi. mọi thứ mà tôi đã vất vả làm việc nó không còn là khoa học viễn tưởng ! A.A Đó là người bạn rất thân và là người cộng sự của tôi, Scott Hughes, một nhà vật lí lý thuyết tại MIT, người đã từng nghiên cứu sóng hấp dẫn từ hố đen và những tín hiệu mà chúng có thể va đập vào đài quan sát như LIGO, trong 23 năm vừa qua Hãy để tôi dành ít thời gian để giải thích sóng hấp dẫn là gì. Sóng hấp dẫn là một gợn sóng dưới hình dạng của không gian và thời gian. Nếu như sống hấp dẫn đi ngang qua, nó sẽ kéo căng không gian và mọi thứ nằm trong nó theo một hướng và nén lại theo một hướng khác. Điều này dẫn đến vô số người giảng dạy về thuyết tương đối phải nhảy một điệu ngớ ngẩn để minh họa cho lớp học của họ về thuyết này " Nó kéo căn và mở rộng, nó kéo căng và mở rộng" Vấn đề của Sóng hấp dẫn là chúng quá yếu; chúng yếu một cách phi lý Ví dụ như, nhưng cơn sóng va vào chúng ta vào ngày 14/9 vừa rồi đúng vậy, mỗi người trong các bạn đã bị kéo căn và nén lại dưới tác động của sóng--- khi những con sóng này va vào, chúng đã kéo căng một người bình thường một phần mười mũ 21 Đó là một số thập phân, có 20 con số 0 và một con số 1 Đó là lí do mọi người nghĩ những người tạo ra LIGO là những kẻ dở hơi Thậm chí một thiết bị dò tìm bằng laser có chiều dài 5km đã là một sự điên rồ. Họ đã phải tính toán chiều dài của những máy dò tìm này nhỏ hơn một phần nghìn bán kính của một hạt nhân của một nguyên tử. Và điều này là ngoài sức tưởng tượng. Ở phần cuối của văn bản của ông ấy về trọng lực, Người đồng sáng lập ra LIGO - Kip Thorne đã mô tả sự "săn tìm" sóng hấp dẫn như sau: "Những khó khăn về mặt kĩ thuật cần phải vượt qua trong việc thiết lập những thiết bị như thế này thật là kinh khủng. Nhưng những nhà vật lý rất giỏi, và cùng với sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng, tất cả những khó khăn chắc chắn sẽ được vượt qua." Thorne đã đề cập điều này vào năm 1973, 42 năm trước khi ông thành công. Trở lại vấn đề của LIGO, Scott thích nói rằng LIGO hoạt động như một cái tai hơn là một con mắt. Để tôi giải thích thêm về điều này. Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng, mà kích cỡ của nó nhỏ hơn đồ vật xung quanh bạn rất nhiều: những chi tiết trên khuôn mặt, hay kích cỡ cái điện thoại của bạn... Và điều này rất hữu ích vì nó cho phép bạn tưởng tượng hoặc vẽ ra những thứ xung quanh bằng cách quan sát ánh sáng từ nhiều vị trí trong tầm nhìn của bạn. Âm thanh thì lại khác. Âm thanh có thể nghe được có bước sóng dài đến 50ft, và nó trở nên khó khăn hơn, thực ra là không thể vì trên thực tế, không thể tạo ra hình ảnh của những thứ mà bạn quan tâm. như là khuôn mặt của con bạn. Thay vào đó, chúng ta sử dụng âm thanh để nghe những đặc tính như cường độ, tông, giai điệu và cao độ để phỏng đoán những câu chuyện ẩn sau những âm thanh ấy. Alice thì đang nói, còn Bob thì ngắt lời, Bob ngớ ngẩn quá. Và điều tương tự cũng xảy ra đối với sóng hấp dẫn. Ta không thể sử dụng chúng để tạo ra những hình ảnh đơn giản về những vật thể bên ngoài vũ trụ, nhưng bằng cách nghe sự thay đổi biên độ, tần số của sóng, ta có thể nghe được câu chuyện mà những bước sóng này đang "kể". Và ít nhất thì đối với LIGO, những tần số mà nó có thể nghe thấy, nằm trong máy ghi âm. Vì vậy... nếu đổi sóng từ hình dạng thành áp suất, và không khí thành âm thanh, chúng ta có thể thực sự nghe được vũ trụ đang nói chuyện với mình. ví dụ, nghe sóng hấp dẫn, bằng cách này có thể cho chúng ta biết rất nhiều về sự va đập của hai hố đen, những thứ mà đồng nghiệp Scott của tôi đã nhiều thời gian để tìm hiểu. Scott: "Nếu hai hố đen không xoay tròn, bạn sẽ chỉ nghe được một tiếng "Whoop! "; nếu chúng xoay với tốc độ cực nhanh tôi vẫn nghe cùng một âm thanh nhưng với một sự biến điệu kiểu như "Whir whir whir!" Nó là một dạng của sự quay vòng được được mô phỏng theo cấu trúc của sóng. AA: Vào ngày 14.09.2015 ngày mà sẽ sống mãi trong kí ức của tôi, thiết bị LIGO đã nghe thấy điều này: [Whooop] Nếu như bạn biết cách nghe, nó là âm thanh của... [SH] "Hai hố đen, mỗi hố có trọng lượng gần bằng 30 mặt trời chúng đã xoay tít vào nhau bằng tốc độ của chiếc máy xay sinh tố." Điều này đáng để chúng ta cùng ngừng lại và suy ngẫm. Hai hố đen - thứ đậm đặc nhất trong vũ trụ một cái nặng gấp 29 lần mặt trời, cái còn lại nặng gấp 36 lần mặt trời, xoắn tít vào nhau với tốc độ 100 lần/giây trước khi chúng xảy ra va chạm. Hãy tưởng tượng sức mạnh đó Kỳ diệu! Và chúng ta biết điều này vì chúng ta đã nghe thấy nó. Đây là tầm quan trọng của sự tồn tại của LIGO: chúng ta được quan sát vũ trụ theo cách hoàn toàn mới, chưa từng có trước đây Đó là cách mà chúng ta có thể nghe vũ trụ và nghe những thứ vô hình. Có rất nhiều thứ ở đó mà ta không thể thấy trên thực tế, và cả trên lý thuyết. Như... chẳng hạn Tôi muốn được biết tại sao những ngôi sao lớn đó lại bùng nổ. Rất hữu dụng! Ta có thể học được nhiều thứ về vũ trụ thông qua chúng. Vấn đề là mọi tính vật lý đều xảy ra từ lõi. và cái lõi thì bị lấp sâu hàng ngàn km bởi sắt, carbon và silicon. Chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấu nó, nó là vật chắn sáng. Sóng hấp dẫn có thể xuyên qua sắt, trừ khi nó là thủy tinh hoàn toàn trong suốt Vụ nổ BIG BAG: Tôi muốn có thể khám phá những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thấy được chúng, vì vụ nổ đó đã bị che lấp bởi vệt sáng cuối cùng của chúng. Với sóng hấp dẫn chúng ta có thể thấy tất cả mọi thứ từ thời sơ khai Có lẽ điều quan trọng nhất là Tôi rất lạc quan cho rằng có rất nhiều thứ ngoài kìa mà chúng ta chưa từng nhìn thấy hoặc có thể không bao giờ nhìn thấy và cũng chưa bao giờ tưởng tượng ra- những điều mà chúng ta sẽ chỉ có thể khám phá bằng cách lắng nghe. Và thậm chí ngay trong sự kiện đầu tiên nhất, LIGO đã tìm thấy những điều mà chúng ta đã không nghĩ đến. Đồng nghiệp của tôi với một trong những thành viên LIMO chủ chốt Matt Evans, đồng nghiệp của tôi tại MIT, chỉ ra một cách chính xác rằng Matt Evan: Các loại hình tinh nhỏ (ngôi sao) mà chúng ta đã quan sát được ở đây là những con khủng long của vũ trụ Chúng là những thứ rất khổng lồ mà xuất hiện từ thời tiền sử và những hố đen là những thứ giống như xương khủng long thứ mà chúng ta phải dùng đến khảo cổ học vì vậy nó cho phép chúng ta nhận thấy mọi góc độ về những thứ ở ngoài vũ trụ và những ngôi sao đã được hình thành, kết thúc như thế nào và tất nhiên làm cách nào chúng ta có thể bước ra từ cái đống hỗn độn đó AA: Điều thách thức chúng ta bây giờ là phải phải càng táo bạo càng tốt Nhờ ơn LIGO mà chúng ta biết được cách chế tạo máy dò tìm tinh nhạy, mà nhờ đó có thể nghe thấy vũ trụ, nghe thấy tiếng sột soạt và tiếng vu vu của chúng Công việc của chúng ta bây giờ là phải tưởng tượng và xây dựng những trạm quan sát mới- một thế hệ hoàn toàn mới trên mặt đất, ngoài không gian Điều gì còn tuyệt vời hơn việc nghe thấy được vụ nỗ BIG BANG Nhiệm vụ của chúng ta là phải mơ lớn Hãy mơ cùng chúng tôi Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Nền văn minh nhân loại rốt cuộc có thể trải rộng khắp dải Ngân Hà hay không? Chúng ta liệu có thể vượt ra khỏi hành tinh xanh nhỏ bé của mình để xây dựng các thuộc địa trên vô số hệ thống sao ngoài kia? Đây là một câu hỏi khá khó khăn. Có khoảng 300 tỷ ngôi sao trong thiên hà, tương đương khoảng cách 160.000 năm ánh sáng. Cho tới nay chúng ta mới chỉ phóng một tàu vũ trụ duy nhất ra ngoài hệ mặt trời, di chuyển chậm chạp với 0,006% tốc độ ánh sáng. Với tốc độ đó, sẽ mất hơn 2,5 tỷ năm chỉ để đi từ rìa này sang rìa khác của dải ngân hà. Và tiếp theo là câu hỏi về sự sinh tồn của loài người. Khoảng cách giữa các vì sao là vô cùng khổng lồ. Chúng ta không thể sống lâu dài trên hầu hết các hành tinh, và chúng ta cần rất nhiều tài nguyên để sống sót. Tuy nhiên, nhiều thập kỉ trước các học giả đã tìm ra, trên lý thuyết, không chỉ có thể mở rộng nền văn minh nhân loại ra dải ngân hà, mà còn có thể thực hiện nó khá nhanh, mà không cần phá vỡ bất kì quy luật vật lí đã biết nào. Ý tưởng này dựa trên công trình nghiên cứu của nhà toán học John von Neumann, người đã thiết kế bản vẽ những chiếc máy có thể tự sao chép và tự tạo ra những thế hệ mới của chính nó Chúng sau này được biết đến dưới tên gọi "máy von Neumann." Trong việc thám hiểm không gian, Các máy von Neumann có thể được chế tạo ờ Trái Đất và phóng vào không gian. Những chiếc máy tự động này sẽ hạ cánh tại các hành tinh xa xôi. Sau đó chúng sẽ khai thác các nguồn tài nguyên có sẵn và thu hoạch năng lượng, tự xây dựng các bản sao của mình, phóng chúng ra các hành tinh gần nhất, và tiếp tục vòng lặp này. Kết quả là hàng triệu thiết bị thăm dò được tạo ra lan rộng ra phía ngoài vũ trụ như một giọt mực trong hồ cá. Các học giả phân tích các số liệu và nhận ra rằng một chiếc máy von Neumann chuyển động với 5% vận tốc ánh sáng có thể nhân rộng ra khắp thiên hà trong vòng 4 triệu năm hoặc ít hơn. Nó nghe có vẻ rất lâu, nhưng nếu bạn xét việc vũ trụ chúng ta đã 14 tỷ năm tuổi, trên quy mô vũ trụ, nó cực kì nhanh - tương đương với 2,5 tiếng đồng hồ trong một năm trời. Chế tạo máy von Neumann cần một số công nghệ chúng ta chưa có hiện nay, bao gồm trí tuệ nhân tạo cao cấp, kỹ thuật thu nhỏ, và hệ thống động cơ đẩy tốt hơn. Nếu chúng ta muốn sử dụng chúng để mở rộng nhân loại ra khắp thiên hà, chúng ta cần thêm một bước đột phá công nghệ khác - khả năng phát triển các cơ quan và cơ thể sinh học nhân tạo bằng cách sử dụng những nguyên tố cơ bản và thông tin di truyền. Không kể đến, nếu trong nhiều tỷ năm qua một nền văn minh ngoài hành tinh đã tạo ra một cỗ máy như thế và để tự chúng sinh sôi nảy nở về phía chúng ta, thì bây giờ dải ngân hà của chúng ta đã tràn ngập bởi chúng. Vậy thì tất cả những chiếc máy đó ở đâu? Vài nhà thiên văn học, như Carl Sagan, nói là người ngoài hành tinh thông minh sẽ không tạo ra máy tự nhân bản nào hết. Chúng có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, quét sạch các hành tinh đến tận lõi để tiếp tục nhân bản. Một số khác lấy việc không có các máy này làm bằng chứng rằng những nền văn minh ngoài hành tinh không hề tồn tại, hoặc họ đã sớm tuyệt chủng trước khi phát triển những công nghệ cần thiết. Nhưng tất cả vẫn không làm mọi người dừng việc tưởng tượng sẽ thế nào nếu họ vẫn tồn tại ngoài kia. Nhà văn khoa học viễn tưởng David Brin viết về một vũ trụ tồn tại rất nhiều máy von Neumann khác nhau và sinh sôi nảy nở cùng một lúc. Một số được thiết kể để chào đó những nền văn minh trẻ, số khác lại định vị và tiêu diệt chúng trước khi chúng trở thành hiểm họa. Thật ra, trong câu chuyện "Lungfish" của tác giả Brin, một số máy von Neumann bây giờ đang giám sát Trái Đất, chờ đợi chúng ta đạt đến một trình độ tinh vi nhất định trước khi chúng bắt đầu hành động. Đến bây giờ, tất cả những gì chúng ta có là sự tò mò và lý thuyết. Nhưng lần tới khi bạn ngắm bầu trời đêm, thử nghĩ xem hàng tỷ máy tự nhân bản đang chuyển động giữa các vì sao ngoài dải ngân hà ngay bây giờ. Nếu chúng có thật, một trong số chúng rốt cuộc cũng sẽ đáp xuống Trái Đất, hoặc có thể, chỉ là có thể, chúng đã đáp xuống đây rồi. Ban nhạc yêu thích của bạn chơi nhạc rất đỉnh, nhưng lại chẳng gọn gàng chút nào. Khi lưu diễn, họ để nhạc cụ rất lộn xộn, và điều đó khiến người quản lý phát bực. Vào một đêm diễn quan trọng, ban nhạc thức dậy và thấy mình bị trói trong căn phòng cách âm, không có cửa sổ. Người quản lý giải thích với họ rằng, ngoài kia có 10 chiếc hộp lớn. Mỗi hộp chứa một loại nhạc cụ của các cậu, nhưng đừng tin những bức hình trên hộp vì chúng được dán ngẫu nhiên. Tôi chỉ cho một trong các cậu ra ngoài một lần. Khi các cậu ra ngoài, chỉ được nhìn vào 5 hộp bất kì trước khi bảo vệ đem các cậu ra xe lưu diễn. Các cậu không được chạm vào nhạc cụ hoặc thông báo cho người khác biết thứ mình thấy. Không đánh dấu, la hét. Không làm gì cả. Nếu một trong các cậu tìm được nhạc cụ của mình, người đó có thể biểu diễn tối nay. Nếu không, công ty sẽ loại bỏ người đó. Các cậu có ba phút suy nghĩ trước khi chúng ta bắt đầu. Ban nhạc hoàn toàn tuyệt vọng. Mỗi người chỉ có 50% cơ hội tìm được nhạc cụ của mình bằng cách chọn năm hộp bất kì. Và cơ hội để cả 10 người cùng thành công còn thấp hơn thế - chỉ 1 trên 1024. Bỗng tay trống của ban nhạc nghĩ ra một kế hoạch khả quan mà có hơn 35% cơ hội thành công. Bạn có nghĩ ra được kế hoạch đó không? Dừng đoạn phim này nếu bạn muốn tự mình tìm ra! Câu trả lời trong: 3 Câu trả lời trong: 2 Câu trả lời trong: 1 Đây là những gì tay trống nói: Đầu tiên, mọi người mở chiếc hộp có hình nhạc cụ của mình. Nếu nhạc cụ của người đó ở trong, vậy là xong. Còn không, nhìn xem nhạc cụ gì trong đó, và mở hộp tiếp theo với hình nhạc cụ đó. Tiếp tục làm như vậy đến khi tìm được nhạc cụ của mình. Thành viên ban nhạc đều không tin, nhưng kì diệu là mọi người đều tìm được thứ họ cần. Vài tiếng sau, họ đang chơi nhạc cho hàng nghìn người hâm mộ cuồng nhiệt. Vậy vì sao kế hoạch của tay trống lại thành công? Mỗi người đều làm theo một trình tự, bắt đầu với chiếc hộp có hình là nhạc cụ của mình và kết thúc là chiếc hộp thực sự chứa nó. Nhớ rằng nếu họ tiếp tục làm như vậy, họ sẽ quay về điểm bắt đầu, tạo thành một vòng tròn. Ví dụ những chiếc hộp được sắp xếp thế này cô ca sĩ sẽ mở hộp đầu tiên và thấy bộ trống, mở hộp thứ tám thấy cây bass, và tìm thấy chiếc mic của mình trong hộp thứ ba, cái mà chỉ về hộp đầu tiên. Làm thế này tốt hơn nhiều so với việc đoán ngẫu nhiên bởi vì bắt đầu bằng chiếc hộp có hình nhạc cụ của mình, việc tìm kiếm của mỗi người bị giới hạn đến vòng xoay chứa nhạc cụ của mình. Có khoảng 35% khả năng là tất cả các vòng đều là năm hộp hay ít hơn. Làm sao ta tính ra xác suất này? Để cho dễ dàng, chúng ta sẽ xem xét với trường hợp đơn giản nhất, bốn nhạc cụ và nhiều nhất hai lần đoán cho mỗi nhạc công. Bắt đầu bằng việc tìm xác suất thất bại, khả năng mà người đó phải mở ba hoặc bốn hộp để tìm ra nhạc cụ của mình. Có sáu vòng khác nhau gồm bốn hộp. Một cách vui nhất để đếm chúng là vẽ một hình vuông, để mỗi nhạc cụ ở mỗi góc, và nối các đường. Xem bạn có thể tìm bao nhiêu vòng khác nhau, nhớ rằng hai vòng này là một, chẳng qua chúng bắt đầu ở điểm khác nhau. Còn hai vòng này lại khác nhau. Với tam giác, ta cũng có thể hình ảnh hóa tám vòng khác nhau gồm ba chiếc hộp. Bạn sẽ tìm thấy bốn tam giác khả thi tùy thuộc vào loại nhạc cụ bạn bỏ ra, và hai đường phân biệt trên mỗi tam giác. Trong 24 khả năng kết hợp của những chiếc hộp có 14 khả năng là thất bại, và 10 khả năng thành công. Chiến lược tính toán này áp dụng cho bất kì số lượng nhạc công chẵn nào, nhưng nếu bạn muốn tóm lược, nó sẽ khái quát thành một phương trình tiện dụng. Với mười nhạc công, ta có 35% xác suất thành công. Vậy nếu có 1000 nhạc công? 1000000? Khi số lượng tăng, xác suất dần tiến tới 30%. Dù không chắc chắn, nhưng với một chút may mắn, ta vẫn có cơ hội. Chào mọi người, nếu bạn thích câu đố này, thử giải hai câu này nữa. Nó bắt đầu bằng một tí khó chịu và nhanh chóng trở thành cảm giác đè nén rất khó để bỏ qua. Sau cùng, bạn chỉ có thể nghĩ về nó, khi đã hoàn toàn tuyệt vọng, bạn chạy đi tìm một nhà vệ sinh cho tới khi... "ahh". Con người nên đi tiểu ít nhất 4 tới 6 lần mỗi ngày, nhưng thỉnh thoảng, áp lực cuộc sống buộc ta phải nhịn tiểu. Thói quen này có hại ra sao, và cơ thể ta chịu đựng được trong bao lâu? Câu trả lời nằm ở cơ chế của bàng quang, một túi hình bầu dục nằm trong khung chậu. Bao quanh cấu trúc này là một vài cơ quan hợp lại thành hệ tiết niệu. Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, hai cơ thắt ống đái, và một ống đái. Chất lỏng màu vàng liên tục chảy xuống từ thận gọi là nước tiểu. Thận tạo ra nước tiểu từ hỗn hợp nước và các chất thải của cơ thể, dẫn nước tiểu vào hai ống cơ gọi là ống dẫn đái. Chúng dẫn nước tiểu xuống một cơ quan rỗng gọi là bàng quang. Vách của cơ quan này được tạo thành từ các mô gọi là cơ bàng quang giãn ra khi bàng quang đã đầy khiến bàng quang phồng lên như quả bóng. Khi bàng quang căng, cơ co lại. Cơ thắt ống đái trong chủ động mở tự động, và nước tiểu được thải ra ngoài. Nước tiểu chảy xuống dưới, đi vào ống đái và ngừng lại một đoạn ngắn ở cơ thắt niệu đạo ngoài. Cơ chế này giống như 1 công tắc. Nếu bạn muốn nín tiểu, bạn giữ cho cơ thắt đóng lại. Khi muốn đi tiểu, bạn có thể tự ý mở cổng lụt. Nhưng làm thế nào để cảm nhận bàng quang đã đầy để biết được khi nào nên đi tiểu? Bên trong các lớp cơ bàng quang là hàng triệu thụ thể áp suất sẽ được kích hoạt khi bàng quang đầy nước tiểu. Chúng gửi tín hiệu theo dây thần kinh về đoạn xương cùng của tủy sống. Một tín hiệu phản hồi đi ngược về bàng quang làm cơ bàng quang co nhẹ lại và gia tăng áp lực trong bàng quang khiến bạn có cảm giác nó đang đầy lên. Đồng thời, cơ thắt ống đái trong mở ra. Đây gọi là phản xạ đi tiểu. Não có thể chống lại phản xạ này nếu bạn không muốn đi tiểu bằng cách gửi 1 tín hiệu khác để co cơ thắt ống đái ngoài. Với khoảng 150 - 200ml nước tiểu bên trong, vách cơ bàng quang giãn ra vừa đủ để bạn nhận thấy có nước tiểu bên trong nó. Khoảng 400 tới 500ml, áp lực tăng lên tới mức gây khó chịu. Bàng quang có thể tiếp tục căng nhưng chỉ tới 1 giới hạn. Trên mức 1000ml, bàng quang có thể vỡ. Đa số mọi người sẽ mất kiểm soát bàng quang trước khi nó vỡ, nhưng trong trường hợp hiếm như khi một người không có cảm giác buồn tiểu, bàng quang có thể vỡ một cách đau đớn và cần phải phẫu thuật để khâu lại. Nhưng ở tình huống thông thường, việc đi tiểu sẽ dừng tín hiệu từ não tới cơ thắt ống đái ngoài, làm nó giãn ra và thải nước tiểu ra ngoài. Cơ thắt ống đái ngoài là một trong những cơ của sàn chậu, nó giúp nâng đỡ ống đái và cổ bàng quang. Thật là may mắn khi có những cơ sàn chậu này vì khi tạo áp lực lên cả hệ thống khi ho, hắt hơi, cười, hay nhảy có thể làm cho bàng quang són nước tiểu. Thay vào đó, những cơ sàn chậu giữ cho cả vùng được bịt kín cho tới khi bạn sẵn sàng đi tiểu. Nhưng nhịn tiểu quá lâu và đi tiểu quá nhanh hay tiểu không đúng tư thế có thể làm suy yếu hay quá tải các cơ này theo thời gian. Nó có thể làm cho sàn chậu hoạt động quá mức, đau bàng quang, tiểu gấp hay tiểu không kiểm soát. Vì thế nếu quan tâm tới sức khỏe lâu dài, nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt. Nhưng trong thời gian ngắn, ít nhất cơ thể và não bộ của bạn đã hỗ trợ bạn để bạn có thể lựa chọn thời gian thuận lợi để đi tiểu. Một nhóm các nhà khảo cổ học đã tìm thấy gần đây những bộ hài cốt con người khoảng 15000 năm tuổi, họ đã có một khám phá thú vị. Răng của những người cổ đại này có nhiều lỗ hổng. Những lỗ sâu răng này hình thành bởi cùng nguyên nhân gây ra sâu răng ngày nay: những vi sinh vật bé nhỏ sống trong miệng của chúng ta .Những vi sinh vật này ở cùng với ta từ khi ta sinh ra. Chúng ta thừa hưởng chúng từ mẹ của mình từ khi chúng ta còn bé Khi răng chúng ta mọc, những vi sinh vật này bắt đầu tích tụ và hình thành những cộng đồng vi khuẩn. Tuỳ vào loại thực phẩm ta ăn, và đặc biệt là lượng đường tiêu thụ một số loại vi khuẩn nhất định sẽ chiếm đa số và gây ra sâu răng. Chế độ ăn nhiều đuờng tạo ra một sự gia tăng vi khuẩn gọi là vi khuẩn Streptococci mutans trong miệng. Giống như con người, những vi sinh vật này ưa chuộng đường, và đường được sử dụng làm nền tảng và nguồn năng lượng. Khi vi khuẩn tiêu thụ đường, chúng tạo ra sản phẩm phụ, dưới dạng axít, như axit lactic. Vi khuẩn Streptococci mutans có sức đề kháng đối với axit lactic nhưng không may là răng chúng ta thì không. Mỗi chiếc răng con người được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ chắc chắn nhưng men răng không thể chống lại sự tấn công của axit. Điều này làm thoái hoá lớp bảo vệ, và làm mất dần lượng canxi. Dần dần, axit ăn mòn tạo ra con đường giúp vi khuẩn tấn công vào lớp thứ hai của răng, gọi là ngà răng. Bởi vì mạch máu và dây thần kinh được chứa đựng ở sâu trong răng nên ở bước này, sâu răng không gây đau đớn. Nhưng nếu sự hư hại lan ra quá lớp ngà răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục tiến sâu vào trong răng gây ra đau đớn khi các dây thần kinh bị lộ ra. Nếu không được chữa, toàn bộ răng sẽ bị ảnh hưởng và cần được nhổ bỏ. Tất cả là vì những vi khuẩn thích đường. Lượng đường trong thức ăn càng cao, răng chúng ta càng gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên những người tiền sử không tiêu thụ nhiều thức ăn có đường vậy điều gì gây ra sâu răng cho họ? Trong chế độ ăn nhiều thịt, lẽ ra chúng ta ít có nguy cơ bị sâu răng bởi vì thịt thăn chứa rất ít đường nhưng đó không phải là tất cả những gì tổ tiên ta ăn. Người tiền sử có thể cũng đã ăn rễ cây, hạt, và ngũ cốc, những thứ chứa nhiều cacbon-hydrat. Khi gặp các enzyme trong nước bọt, cacbon-hydrate được chuyển thể thành các loại đường đơn giản, chúng có thể trở thành thức ăn cho các vi khuẩn trong miệng. Vậy nên dù cho người cổ đại ăn ít đường hơn chúng ta, răng của họ cũng tiếp xúc với đường. Điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng chữa sâu răng. Các hài cốt cổ đại cho thấy khoảng 14000 năm trước, con người đã dùng vật cứng để loại đi các phần răng hỏng. Người cổ đại còn tạo ra những cái khoan thô sơ để làm phẳng những lỗ gồ ghề còn sót lại, và dùng sáp ong để bịt lỗ sâu, như những gì ta làm ngày nay. Ngày nay, chúng ta có các phương pháp và công cụ phức tạp hơn, Đây là điều may mắn bởi vì chúng ta cũng có nhiều nguy cơ sâu răng hơn với các thức ăn nhiều đường. Sau cuộc Cách mạng công nghiệp, tỉ lệ sâu răng ở người tăng cao bởi vì chúng ta có nhiều công nghệ tiên tiến làm cho đường trở nên rẻ và tiện lợi hơn. Hiện nay, một con số đáng kinh ngạc là 92% người Mỹ bị sâu răng Một số người còn dễ bị sâu răng hơn bởi vì gen di truyền gây ra nhiều điểm yếu ví dụ như men răng mềm hơn, nhưng đa số, sâu răng là do ăn quá nhiều đường. Tuy nhiên, chúng ta đã tìm ra cách để giảm sâu răng bên cạnh việc giảm lượng đường và tinh bột. Trong nhiều loại kem đánh răng và nhiều nguồn nước, ta sử dụng một lượng nhỏ flouride. Nó giúp làm răng khoẻ mạnh và đẩy mạnh sự phát triển của men thuỷ tinh giúp xây dựng cơ chế chống lại axit. Khi sâu răng phát triển, ta sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy những nơi bị ảnh hưởng, và ngăn chúng trở nên tệ hơn Cách tốt nhất để chống sâu răng là giảm lượng đường tiêu thụ và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn và nguồn thức ăn của chúng. Việc này bao gồm thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa, và tránh những thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, và dễ dính vào răng. Dần dần, số lượng vi khuẩn thích ngọt trong miệng bạn sẽ giảm xuống. Không như người tiền sử của nhiều năm về trước, ngày nay chúng ta có kiến thức cần thiết để ngăn chặn sâu răng. Ta chỉ cần phải sử dụng nó thôi. Thứ ban đầu được coi là thú tiêu khiển, Nay đang trên đà trở thành một nền công nghiệp triệu đô. Hoạt động thanh tra, quan trắc môi trường, nhiếp ảnh, quay phim và phục vụ báo chí: Đó là vài ứng dụng tiềm năng của máy bay không người lái thương mại và để làm được vậy, các tính năng đang được phát triển tại nhiều cơ sở nghiên cứu khắp thế giới Ví dụ, trước khi dịch vụ giao hàng trên không đi vào nhận thức xã hội thường ngày, một "đội quân" máy bay tự động đã xây một tòa tháp cao 6m được cấu thành từ 1,500 viên gạch trước sự chứng kiến của khán giả tại trung tâm FRAC ở Pháp, và nhiều năm trước, chúng đã bắt đầu bay với dây thừng. Được buộc bằng dây, thiết bị có thể đạt được tốc độ cao và gia tốc trong không gian rất hẹp. Chúng còn có thể tự động xây dựng những công trình căng dãn. Những kỹ năng hiện có bao gồm cách để mang vật, cách để xử lý sự nhiễu. nói một cách tổng thể là cách để tương tác với thế giới vật chất. Hôm nay, chúng tôi muốn các bạn thấy vài dự án mới đang được thực hiện. Mục đích của chúng là để vượt qua giới hạn có thể đạt được với việc bay tự động. Bây giờ, để hệ thống có thể làm việc tự động, nó phải định hình tổng thể vị trí các vật thể di động của nó trong không gian. Tại phòng thí ngiệm tại ETH Zurich, chúng tôi thường sử dụng máy quay ngoài để định vị vật thể, để có thể tập trung vào những nỗ lực trong việc phát triển nhanh những nhiệm vụ động lực cao. Với bản mẫu các bạn sẽ thấy hôm nay, chúng tôi sử dụng công nghệ định vị mới phát triển bởi Verity Studio, một nhánh của chúng tôi. Sẽ không có máy quay ngoài. Mỗi thiết bị bay sử dụng cảm biến gắn kèm để xác định vị trí của nó trong không gian và hệ thống tính toán đi kèm để xác định hành động nào nên thực hiện. Điều khiển ngoài chỉ là những lệnh cấp cao ví dụ như "cất cánh" hoặc "hạ" Cái này được gọi ví von là "đuôi ngồi" Đó là một chiếc máy bay đang cố để đạt được sự hoàn hảo. Như những máy bay cánh cố định, nó cũng hiệu quả với các chuyến bay còn hơn nhiều so với máy bay trực thăng và những loại tương tự. Tuy nhiên, khác với những loại cánh cố định, Nó có khả năng lượn thăng bằng điều này sẽ đem lại những lợi thế lớn cho việc hạ và cất cánh và tính linh hoạt chung. Không may, điều này không hoàn toàn có lợi Một trong những hạn chế của "đuôi ngồi" là chúng dễ bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu loạn ví dụ như gió giật. Chúng tôi đang phát triển cách điều khiển mới để xóa bỏ được hạn chế này. Ý tưởng là sẽ để cho máy bay tự phục hồi trong bất cứ tình trạng nào mà nó gặp phải và qua quá trình luyện tập, sẽ cải thiện tính năng của nó. (Vỗ tay) Được rồi. Khi nghiên cứu, chúng tôi thường tự đặt những câu hỏi cơ bản chính yếu, để cố gắng nắm được cốt lõi vấn đề. Ví dụ, một câu hỏi dạng như vậy thường là, Số lượng nhỏ nhất những phần phải di động là bao nhiêu cho một chuyến bay điều khiển Hiện tại, có những lý do thực để bạn muốn biết câu trả lời cho câu hỏi như thế Máy bay trực thăng, ví dụ, được biết đến một cách trìu mến là cái máy với hàng ngàn bộ phận di động kết hợp lại tất cả để làm hại cơ thể bạn Thật ra là cả thập kỷ trước Những phi công lành nghề đã có thể lái máy bay điều khiển từ xa với chỉ 2 bộ phận di động: một cánh quạt và một bánh lái đuôi Chúng tôi vừa phát hiện ra rằng có thể thực hiện chỉ với 1 bộ phận Đây là chong chóng đơn, dụng cụ bay có thể điều khiển đơn giản nhất thế giới được phát minh cách đây vài tháng Nó chỉ có một bộ phận di dộng, một cánh quạt. Không cần cánh tà, không bản lề, không cánh nhỏ, không bộ phận dẫn động hay mặt điều khiển nào khác chỉ một cánh quạt. Mặc dù máy móc đơn giản, có rất nhiều thứ diễn ra trong bộ não điện tử để có thể bay với kiểu dáng ổn định và để di chuyển đến bất cứ đâu trong không gian Ngay cả vậy, nó vẫn chưa có những thuật toán phức tạp của "đuôi ngồi" điều đó có nghĩa là để có thể bay được, tôi phải ném nó đúng cách. Và bởi vì xác suất để tôi ném nó đúng cách là rất thấp tiện thể là mọi người đang nhìn tôi, điều chúng ta làm thay vào đó là sẽ xem một video được quay tối hôm qua (cười) (vỗ tay) Nếu chong chóng đơn là một điển hình trong việc tiết kiệm thì chiếc máy này, máy bay "omnicopter", với 8 cánh quạt lại là cho sự phung phí Chúng ta có thể làm gì với sự dư thừa này? Một điểm đáng chú ý đó là, nó có tính đối xứng cao Kết quả là, nó hai chiều trong việc định hướng Điều này đem lại cho nó một khả năng phi thường. Nó có thể di chuyển bất cứ đâu nó muốn bất kể là nó đang ở nơi đâu thậm chí bất kể nó đang quay thế nào Nó có những phức tạp riêng chủ yếu là liên quan đến những luồng tương tác từ 8 cánh quạt. Một vài trong đó có thể được chế tác, số còn lại có thể biết được khi bay Các bạn xem thử. (Vỗ tay) Nếu dụng cụ bay đang trở thành một phần cuộc sống thường ngày, chúng cần phải cực kỳ an toàn và đáng tin cậy. Chiếc máy bên kia thực tế là 2 máy bay 2 cánh quạt riêng biệt. Chiếc này theo chiều kim đồng hồ. Chiếc kia quay chiều ngược lại. Khi đặt chúng với nhau, chúng hoạt động giống máy bay 4 cánh. Tuy nhiên, nếu có gì đó không đúng, 1 động cơ hỏng, một cánh quạt hỏng, điện, thậm chí là pin -- chiếc máy vẫn sẽ bay, dù với kiểu dáng ít đẹp hơn. Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy bây giờ bằng cách vô hiệu hóa một nửa cánh quạt (vỗ tay) Lần trình diễn cuối cùng này là chuyến thám hiểm của đàn ong nhân tạo Số lượng lớn các thực thế tự động được phối hợp đem đến một màu sắc mới cho việc thể hiện tính thẩm mỹ. Chúng tôi lấy những máy bay 4 cánh thương mại nhỏ có sẵn, Tiện thể, mỗi chiếc nhẹ hơn 1 lát bánh mì, và trang bị cho nó với công nghệ định vị và thuật toán tự chế. Bởi vì mỗi đơn vị biết rõ vị trí của nó và tự điều khiển, số lượng của chúng thật sự không bị giới hạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) (Vỗ tay) Hy vọng rằng, những màn trình diễn này sẽ thúc đẩy các bạn mơ về những vai trò cách mạng mới cho thiết bị bay. Thiết bị cực kì an toàn kia là một ví dụ được cảm hứng để trở thành chao đèn bay ở Broadway. (Cười) Thực tế rằng là, rất khó để dự đoán sự tác động của công nghệ mới hình thành. Và với loài người chúng ta, hành trình và việc chế tạo mới là phần thưởng thực sự Đó là lời nhắc nhở không ngừng về sự tuyệt diệu và màu nhiệm của vũ trụ mà ta đang sống, đã cho phép những tạo vật thông minh, sáng tạo chế tác nên nó bằng những cách đầy ngoạn mục. Việc công nghệ này có tiềm năng lớn về thương mại và kinh tế chỉ mới là lớp phủ mặt bánh thôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hiếm những cá nhân đã ảnh hưởng tới thế giới và trí thức ngày nay như Plato. Một nhà triết học thế kỉ 20 thậm chí đã coi toàn bộ triết học phương Tây như một loạt chú thích so với Plato. Ông thành lập trường đại học phương Tây đầu tiên và giảng dạy những bộ óc vĩ đại nhất của Hi Lạp cổ đại, bao gồm cả Aristotle. Nhưng ngay cả một trong những người tìm ra triết học cũng không hoàn hảo. Ngoài những ý kiến xuất sắc, còn có một số tư tưởng của Plato không hoàn toàn đứng vững qua thời gian. Đây là sơ lược về một vài ý tưởng xuất sắc nhất và tồi tệ nhất của ông. Plato cho rằng bên ngoài thế giới không hoàn hảo của chúng ta là một thế giới hoàn hảo vĩnh hằng của các Hình mẫu. Hình mẫu là những phiên bản lí tưởng của các sự vật và khái niệm xung quanh ta. Chúng phục vụ như một loại hướng dẫn sử dụng cho thế giới của chúng ta. Trong thế giới của các Hình mẫu là cái cây lí tưởng, và kênh YouTube lí tưởng, và thậm chí cả sự công bằng lí tưởng, hay tình yêu lí tưởng. Thực tại chúng ta được tạo nên bởi những bản sao không hoàn hảo của các Hình mẫu. Plato cho rằng các nhà triết học nên cố gắng chiêm nghiệm và hiểu về những Hình mẫu hoàn hảo đó để có thể định hướng tốt hơn cho thực tại đang lạc lối của chúng ta. Mặc dù nghe có vẻ ngu xuẩn, sự tách biệt giữa vẻ bề ngoài của thế giới và sự thật lớn hơn ẩn sau nó là một trong những vấn đề đau đầu nhất trong triết học. Nó là chủ đề của hàng ngàn trang luận của các nhà lý luận học, triết học, và biên kịch phim. Nó đặt ra những câu hỏi như chúng ta có nên dùng những giác quan để tìm ra sự thật hay dùng lý lẽ của chúng ta? Với Plato, câu trả lời là lý lẽ. Chỉ mình nó đã cho chúng ta khả năng để chiêm nghiệm về các Hình mẫu. Nhưng lý lẽ không phải lúc nào cũng hiệu quả với chính Plato. Khi ông cố gắng đặt con người giữa các loài động vật, ông nhóm chúng ta với loài chim. "Loài vật đi bằng hai chân không có lông vũ" là cái tên ông đặt chính thức. Diogenes Người hoài nghi, khó chịu với định nghĩa này, đã xông vào lớp của Plato với một con gà bị vặt lông, tuyên bố rằng, "Hãy nhìn đây. Con người của Plato." Nhưng trở lại với một vài phát kiến tốt. Plato là một trong những triết gia chính trị sớm nhất được ghi nhận, cùng với Aristotle được coi là một trong những người tạo ra khoa học chính trị. Ông lí luận rằng làm nguyên thủ không khác gì làm các nghề nghiệp khác, như thợ gốm hay bác sĩ, và chỉ những người thành thạo việc đó mới phù hợp để lãnh đạo. Cai trị là công việc chiêm nghiệm các Hình mẫu. Trong 'Cộng hòa', Plato tưởng tượng ra một xã hội lí tưởng nơi công lý là mục đích cao nhất. Thành phố lí tưởng của ông hướng tới một sự hòa hợp giữa những phần tử riêng lẻ và sự cai trị của một vị vua hiền triết. Hàng thiên niên kỉ trước thời của ông, Plato còn cho rằng phụ nữ cũng có năng lực tương tự để cai trị thành phố này. Thật không may là Plato lại không nhất quán về phụ nữ, đâu đó còn hạ thấp trẻ em so với họ. Ông còn tin rằng dạ con của người phụ nữ là một động vật sống có thể lang thang quanh cơ thể cô ấy và gây ra bệnh tật. Ý kiến tồi tệ này, được ủng hộ bởi những người đương thời, đáng buồn thay đã ảnh hưởng đến y học châu Âu hàng trăm năm sau. Hơn nữa, ông nghĩ rằng xã hội nên được chia ra thành 3 nhóm người: những người lao động, quân nhân, và tầng lớp cai trị, và một lời nói dối cao thượng vĩ đại nên khiến cho mọi người tuân theo trật tự này. Lời nói dối cao thượng ông đề xuất là chúng ta đều được sinh ra với vàng, bạc hay một hỗn hợp giữa đồng và sắt trong tâm hồn chúng ta, thứ quyết định vai trò của chúng ta trong cuộc sống. Một số trí thức còn cho khái niệm lời nói dối cao thượng như một nguyên mẫu của tuyên truyền chính trị thế kỉ 20, và vị vua hiền triết như một cảm hứng cho các nhà độc tài sử dụng nó. Vậy những ý kiến tồi tệ có nên hạ thấp vị trí của Plato như một trong những triết gia vĩ đại nhất lịch sử? Không! Plato đã cho những nhà lãnh đạo và trí thức sau ông một điểm khởi đầu. Qua nhiều thế kỉ, chúng ta đã có cơ hội kiểm nghiệm những ý kiến đó qua văn chương và trải nghiệm, và đã chấp nhận một số chúng trong khi đào thải một số khác. Chúng ta sẽ tiếp tục chắt lọc, cải tiến và chỉnh sửa những ý kiến của ông, thứ đã trở thành nền tảng của thế giới hiện đại. Trong một trận cháy lớn trên đồng cỏ Ba chú sư tử và ba chú linh dương đầu bò cố gắng chạy trốn để sống sót Để chạy thoát khỏi địa ngục lửa Chúng phải vượt qua dòng sông đầy cá sấu May mắn thay, có một tấm bè gỗ ở gần đó Nó chở được nhiều nhất hai con một lúc và cần ít nhất một sư tử hoặc một linh dương đầu bò ở trên bè để vượt qua sông Chỉ có một vấn đề Nếu số lượng sư tử nhiều hơn số linh dương đầu bò ở bất cứ bờ bên nào của dòng sông, dù chỉ một lúc thôi, bản năng của chúng sẽ trỗi dậy, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Ngay cả các con vật đã sang bờ bên kia. Vậy có cách nào nhanh nhất để đưa các con vật qua sông mà lũ sư tử không dừng lại để ăn bữa tối? Dừng lại một lúc nếu bạn muốn tự tìm hiểu. Trả lời trong: 3 Trả lời trong: 2 Trả lời trong: 1 Nếu gặp khó khăn, hãy thử liệt kê tất cả giải pháp bạn có thể nghĩ đến và kết quả của mỗi giải pháp đó. Ví dụ như: có 5 lựa chọn xem ai sẽ qua sông trước tiên. Một linh dương đầu bò, Một sư tử, hai linh dương đầu bò, hai sư tử, hoặc mỗi loại một con. Nếu chỉ có một con qua sông, Nó sẽ lại phải quay lại. Và nếu hai con linh dương sang trước, con còn lại sẽ bị ăn ngay lập tức. Vậy hai lựa chọn này đều không được. Nếu hai con sư tử qua trước, hoặc mỗi loại một con, đều có thể dẫn đến giải pháp với số lượt di chuyển bằng nhau. Vì vấn đề thời gian, ta sẽ tập trung vào cách thứ hai. Mỗi loại một con trên bè. Giờ nếu con linh dương ở lại và con sư tử quay sang bờ bên kia, sẽ có 3 con sư tử ờ bờ bên phải. Tin xấu cho lũ linh dương. Vậy con sư tử phải ở lại, và con linh dương quay sang bờ bên kia. Giờ ta lại có 5 lựa chọn nữa, với 1 con sư tử ở bờ bên trái. Nếu 2 con linh dương qua sông, con còn lại sẽ bị ăn. Và nếu mỗi loại 1 con qua sông, con linh dương trên bè sẽ gặp nguy hiểm ngay khi nó sang được bờ bên kia. Vậy đó là ngõ cụt, có nghĩa là ở lần đi thứ ba, chỉ có 2 con sư tử được đi. Một con xuống khỏi bè, vậy là có 2 con sư tử ở bờ bên trái. Con sư tử thứ ba quay trở lại bờ bên kia, Nơi những con linh dương đang đợi. Giờ thì sao? Ta đã có 2 con sư tử chờ ở bở bên trái, Lựa chọn duy nhất là Hai con linh dương lên bè. Tiếp đó, 2 con linh dương trở lại chẳng có nghĩa lý gì cả vì việc đó sẽ lặp lại bước trước. Và nếu 2 con sư tử trở lại, số sư tử sẽ nhiều hơn ở bờ bên phải Vậy 1 sư tử và 1 linh dương quay lại, vậy mỗi loại 1 con ở bờ trái, và mỗi loại 2 con ở bờ phải. Một lần nữa, Sẽ là vô ích nếu để một cặp sư tử-linh dương sang sông Vậy chuyến tiếp theo sẽ là 1 cặp sư tử hoặc 1 cặp linh dương đầu bò. Nếu lũ sư tử đi, chúng sẽ ăn con linh dương ở bờ trái, vậy chúng phải ở lại, và 2 con linh dương sẽ qua sông. Giờ thì ta đã rất gần với kết quả vì 3 con linh dương đầu bò đã đến nơi chúng cần đến, an toàn về số lượng. Bước cuối cùng là để con sư tử quay lại và đưa bạn của nó sang sông, từng con một. Tổng cộng có 11 chuyến đi, con số nhỏ nhất để đưa các con vật qua sông an toàn. Giải pháp đưa 2 con sư tử sang ở bước đầu tiên cũng như vậy, cũng có 11 chuyến đi. 6 con vật chạy thoát kịp thời khỏi đám cháy và bắt đầu cuộc sống mới ở bên kia của con sông. Tất nhiên, giờ nguy hiểm đã qua, liệu chúng có còn đoàn kết được như vậy không lại là một chuyện khác Tôi đã rất hứng thú khi trở thành một phần của chủ đề "Giấc mơ", để sau đó phát hiện ra là mình đang dẫn phần "Ác mộng?" của nó. (Cười) Và đương nhiên có vài thứ về sự khủng hoảng khí hậu đã được chứng thực. Và tôi có một vài tin xấu, nhưng tôi có rất nhiều tin tốt. Tôi sẽ nêu ra 3 câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên cần thiết phải kèm theo một ít tin xấu. Nhưng -- khoan đã, bởi câu trả lời cho câu hỏi thứ 2 và 3 thật sự rất khả quan. Vậy câu hỏi thứ nhất là, "Chúng ta có thật sự phải thay đổi?" Và đương nhiên, nhiệm vụ Apollo, bên cạnh những thứ khác đã thay đổi phong trào môi trường, thật sự đã phát động phong trào môi trường hiện đại 18 tháng sau khi bức ảnh Trái đất mọc được lần đầu tiên thấy trên Trái đất, Ngày Trái đất đầu tiên đã được tổ chức. Và chúng ta đã học được rất nhiều từ chính bản thân mình khi nhìn lại hành tinh của chúng ta từ vũ trụ. Và một trong những thứ ta đã học được đã khẳng định những gì các nhà khoa học nói từ lâu. Một trong những yếu tố thiết yếu về khủng hoảng khí hậu, có liên quan đến bầu trời. Và bức ảnh này chỉ ra được rằng, bầu trời không phải là khoảng không rộng lớn không có giới hạn xuất hiện khi chúng ta nhìn lên từ mặt đất. Nó chỉ là một lớp vỏ khí quyển rất mỏng bao quanh hành tinh này. Và hiện tại, đang trở thành ống cống mở cho nền văn minh công nghiệp của chúng ta ngay khi nó đang được sắp xếp. Chúng ta đang thải ra 110 triệu tấn các chất thải giữ nhiệt gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu vào nó mỗi 24h, không hề tốn phí, cứ làm đi. Và có rất nhiều nguồn khí thải nhà kính Tôi chắc chắn sẽ không nói hết toàn bộ chúng. Tôi sẽ tập trung những cái chính, nhưng nông nghiệp có liên quan, thực phẩm có liên quan, dân số có liên quan. Việc quản lý rừng, giao thông, biển cả, và sự tan chảy băng ở 2 cực. Nhưng tôi sẽ tập trung vào cốt lõi của vấn đề, đó là sự thật rằng chúng ta vẫn dựa dẫm vào nguồn năng lượng bẩn, từ carbon cho khoảng 85% nguồn năng lượng mà thế giới chúng ta đốt mỗi năm. Và các bạn có thể thấy từ hình ảnh này rằng sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tỷ lệ khí thải đã bắt đầu gia tăng thật sự. Và lượng tích lũy chất thải nhân tạo, gây ấm lên toàn cầu mà giờ đang bao lấy không khí thu giữ thêm một lượng nhiệt năng bằng với lượng được phát ra bởi 400,000 quả bom nguyên tử cùng cỡ với quả ở Hiroshima khi phát nổ mỗi 24 giờ, 356 ngày một năm. Sự thật đã được kiểm chứng nhiều lần, những người bảo thủ, đó là sự thật. Bây giờ đây là một hành tin lớn, nhưng -- (Tiếng nổ) Chừng đó là rất nhiều năng lượng, đặc biệt là khi các bạn nhân nó với 400,000 lần mỗi ngày. Và lượng nhiệt năng thêm đó đang nung nóng bầu khí quyền, toàn bộ hệ thống Trái đất. Hãy thử nhìn vào bầu khí quyển. Đây là sự miêu tả cho những thứ mà chúng ta từng nghĩ là sự phân bổ thông thường của nhiệt độ. Màu trắng thể hiện cho những ngày có nhiệt độ bình thường; 1951-1980 được chọn như là điển hình. Màu xanh có nghĩa là mát hơn trung bình màu đỏ là ấm hơn trung bình ngày. Nhưng toàn bộ đường cong đã và đang dịch sang phải vào những năm 1980. Và các bạn sẽ thấy thấp dưới góc trái sự hiện diện của những con số thống kê rõ ràng của những ngày cực kỳ nóng. Vào thập niên 90s, đường cong dịch xa hơn và trong vòng 10 năm trở lại đây, các bạn thấy những ngày cực kỳ nóng bây giờ đã áp đảo hơn những ngày mát hơn trung bình. Sự thật là, chúng phổ biến hơn 150 lần trên bề mặt Trái đất hơn chúng đã từng cách đây 30 năm. Vậy, chúng ta đang có những nhiệt độ đạt kỷ lục. 14/15 những năm nóng nhất chưa từng có được đo bằng các dụng cụ rơi vào thể kỷ mới này. Năm nóng nhất trong tất cả là năm ngoái, Tháng vừa rồi là tháng thứ 371 liên tiếp ấm hơn trung bình của thế kỷ 20. Và lần đầu tiên, không chỉ là tháng 1 ấm nhất, nhưng lần đầu tiền, là tháng 1 có trên 2 độ F ấm hơn trung bình. Những nhiệt độ cao như thế này, đang ảnh hưởng đến các loại động vật, cây cối, con người, hệ sinh thái. Nhưng theo cơ bản toàn cầu, 93% của toàn lượng nhiệt năng thêm bị kẹt lại trong đại dương. Và các nhà khoa học có thể đo sự tăng nhiệt chính xác hơn rất nhiều tại mọi độ sâu: đáy thẳm, mặt giữa, vài trăm mét đầu và tất cả đều đang gia tăng. Điều này bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ. và hơn 1 nửa sự gia tăng thuộc về 19 năm gần đây. Điều này chứa những hậu quả Hậu quả đầu tiên: Bão trên biển trở nên mạnh hơn. Siêu bão Haiyan đã đi qua khu vực Thái Bình Dương mà ở đó nhiệt độ cao hơn 5.5 độ F so với bình thường trước khi đổ bộ vào Tacloban, với tư cách là cơn bão có sức hủy hoại lớn nhất từng đổ bộ vào đất liền. Giáo hoàng Francis, người đã tạo nên điều khác biệt cho toàn bộ vấn đề này, đã thăm Tacloban ngay sau đó. Siêu bão Sandy đã đi qua khu vực biển Atlantic 9 độ ấm hơn bình thường trước khi đổ bộ vào New York và New Jersey. Hậu quả vị trí thứ 2 đang ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta hiện tại. Đại dương ấm lên khiến nước bốc hơi nhanh hơn lên bầu trời. Độ ẩm trung bình toàn thế giới đã tăng lên 4% Và điều này tạo nên những con sông khí quyển. Những nhà khoa học Brazil gọi chúng là "những dòng sông bay". Và chúng thu giữ tất cả các lượng nước bốc hơi khắp mặt đất nơi có những điều kiện tạo cơn bão gây ra những trận mưa lớn kỷ lục. Đây là từ Montana Hãy nhìn vào cơn bão tháng 8 vừa rồi. Khi nó di chuyển qua Tucson, Arizona. Nó thật sự cuốn bay cả thành phố. Những trận mưa lớn này thật sự rất bất thường, Tháng 7 vừa rồi ở Houston, Texas, trời đã mưa suốt 2 ngày, 162 tỷ gallon. Chừng đó tương đương với lượng dòng chảy đầy của thác Niagara trong 2 ngày ngay giữa thành phố nơi mà, đương nhiên, đã bị tê liệt. Những trận mưa kỷ lục này đang tạo ra những trận lụt và và lũ quét lịch sử. Cái này đến từ Chile năm ngoái. Và các bạn sẽ thấy cái nhà kho chạy ngang qua. Còn có thêm xe bồn chứa dầu nữa. Cái này từ Tây Ban Nha tháng 9 trước, các bạn có thể gọi đây là cuộc chạy đua của xe hơi và xe tải, tôi đoán vậy. Mọi tối trên bản tin TV hiện nay giống đi bộ thiên nhiên qua sách Khải huyền vậy. (Cười) Ý tôi là, thật đấy. Nền công nghiệp bảo hiểm chắc chắn đã và đang chú ý đến những tổn thất đang gia tăng. Họ không mang ảo tưởng về những thứ đang xảy ra. Và quan hệ nhân quả đòi hỏi phải có thời gian nào đó để bàn bạc. Chúng ta đang dần quen với lối suy nghĩ hẹp về nguyên nhân và hậu quả một nhân, một quả. Đây là một hệ quả ngấm ngầm. Như Kevin Trenberth vĩ đại nói, "Tất cả cơn bão giờ đã khác. Có rất nhiều năng lượng thừa trong khí quyển, có rất nhiều hơi nước thừa. Mọi cơn bão giờ đã khác." Vậy, cũng với lượng nhiệt đó đã đẩy lượng ẩm ra khỏi mặt đất và gây nên những đợt hạn hán tệ hơn, dài hơn và lan tỏa hơn và rất nhiều trong số chúng đang diễn ra. Nó làm khô héo thực vật và gây hỏa hoạn tại phía tây của Bắc Mỹ. Chắc chắn có những bằng chứng cho việc này, rất nhiều. Nhiều sấm chớp, khi lượng nhiệt năng tăng cao, cũng có một lượng đáng kể sấm chớp thêm vào. Những thiên tai liên quan đến khí hậu này cũng có những hậu quả địa lý chính trị và tạo ra sự bất ổn. Đợt hạn hán kỷ lục liên quan đến thời tiết bắt đầu ở Syria vào 2006 đã phá hủy 60% nông trại ở Syria, giết 80% lượng vật nuôi, và khiến 1.5 triệu người tị nạn vì khí hậu tìm đến các thành phố ở Syria, nơi họ đã đụng mặt với 1.5 triệu người tị nạn khác từ chiến tranh I-rắc. Và cùng với những yếu tố khác, đã mở ra cánh cổng địa ngục mà mọi người hiện giờ đang cố gắng đóng lại. Bộ quốc phòng Mỹ từ lâu đã cảnh báo về những hậu quả từ khủng hoảng khí hậu, bao gồm những người tị nạn, thiếu thức ăn và nước uống và đại dịch bệnh tật. Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến bệnh do vi khuẩn lan truyền từ vùng nhiệt đới đến vùng có vĩ độ cao hơn; cuộc cách mạng vận tải đã đóng góp lớn trong việc gây ra điều này. Nhưng chính sự thay đổi điều kiện thời tiết đã thay đổi phạm vi của các vùng nơi những căn bệnh do vi khuẩn có thể trở thành dịch bệnh và thay đổi phạm vi chủng loại các vật chủ trung gian mang bệnh như muỗi và ve. Đại dịch Zika bây giờ -- Thật tốt khi chúng ta sống ở Bắc Mỹ bởi vì ở đây hơi quá lạnh và chúng ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng tốt Nhưng khi phụ nữ ở một số khu vực tại Nam và Trung Mỹ được khuyên rằng không nên mang thai trong vòng 2 năm -- điều đó mới, và cần nhận được sự chú ý của chúng ta Thời báo Lancet, một trong 2 tạp chí y khoa lớn nhất thế giới, hè năm ngoài đã gọi đây hiện là một trường hợp khẩn cấp của y học. Và có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân gây ra điều này. Điều này còn liên quan đến khủng hoảng tuyệt chủng. Chúng ta đang có nguy cơ mất 50% các giống loài đang sống trên Trái Đất đến cuối thế kỷ này. và hiện tại, những thực vật trên cạn và nhiều loài động vật đang di chuyển về phía 2 cực với tốc độ trung bình 15 feet 1 ngày. Nhắc tới Bắc Cực, 29 tháng 12 vừa rồi, cũng là cơn bão đã gây nên trận lụt lịch sử ở miền trung Tây Mỹ đã làm tăng nhiệt độ ở Bắc Cực 50 độ F ấm hơn bình thường, gây nên hiện tăng băng tan ở Bắc Cực ngay giữa đêm mùa đông Bắc cực tối tăm và dai dẳng. Và khi băng trên mặt đất tại Bắc Cực tan, nó sẽ làm tăng mực nước biển. Bức ảnh tuyệt đẹp của Paul Nicklen từ Svalbard cho ta thấy điều đó. Điều này còn nguy hiểm hơn ở Greenland và đặc biệt là Nam Cực 10 thành phố lớn nhất theo dân số đang gặp nguy hiểm bởi mực nước biển tăng hầu hết nằm ở Nam và Đông Nam Á Khi các bạn đo lường theo mức độ thiệt hại tài chính, số 1 là Miami: 3,5 tỷ tỷ đô la đang gặp nguy hiểm. Đứng thứ 3 là New York và Newark Tôi đã ở Miami mùa thu vừa rồi suốt đợt siêu trăng, một trong những ngày triều cường lên cao nhất. Và đã có những con cá từ biển, bơi lội tung tăng trên vài con phố ở khu vực Miami Beach và Fort Lauderdale và Del Rey. Điều này bây giờ diễn ra thường xuyên suốt những đợt triều lớn Vì không có mưa -- họ gọi đó là "lụt ngày nắng" Nó tràn từ những đường cống bão. Và ngài thị trưởng của Miami đã đại diện nhiều người khi ông nói rằng đã quá lâu để vấn đề này được suy xét dưới góc độ của những đảng phái. Đây là một khủng hoảng, và nó đang ngày một tệ hơn. Chúng ta phải còn hơn cả việc ủng hộ phe phái. Và tôi muốn dành ít phút để vinh danh những người thuộc đảng Cộng Hòa (Vỗ tay) những người đã có sự dũng cảm tới phút cuối để bước ra và chấp nhận rủi ro chính trị, để nói ra sự thật về khủng hoảng khí hậu. Vậy là, cái giá của khủng hoảng khí hậu đang ngày càng gia tăng, có rất nhiều mặt khía cạnh mà tôi chưa đề cập. Đây là một gánh nặng cực kì lớn. Tôi sẽ chỉ đề cập thêm 1 nữa, bởi vì Diễn đàn Kinh tế thế giới tháng vừa rồi ở Davos, sau cuộc khảo sát thường niên với 750 nhà kinh tế học, đã nói rằng, khủng hoảng khí hậu bây giờ là mối nguy hại số 1 cho nền kinh tế thế giới. Các chủ ngân hàng trung tâm như Mark Carney, đứng đầu ngân hàng Trung Ương Anh quốc nói rằng đa số lượng carbon dự trữ là không thể đốt cháy được. Carbon dưới chuẩn. Tôi sẽ không nhắc các bạn nhớ về những gì đã xảy ra với nợ dưới chuẩn. nhưng nó cũng tương tự vậy. Nếu các bạn quan sát phần nhiên liệu carbon được đốt cháy kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đây là lượng đã được sử dụng trong vòng 16 năm gần đây. Đây là những gì được chứng minh và ghi trong sách vở, 28 tỷ tỷ đô-la. Cơ quan Năng lượng quốc tế nói rằng, chỉ có một lượng như này có thể được dùng. Vậy phần còn lại, 22 tỷ tỷ đô-la không đốt được. Nguy cơ cho nền kinh tế thế giới. Đó là lý do vì sao hành động rút đầu tư trở nên thực tiễn hơn và không chỉ là sự bắt buộc mang tính đạo đức. Vậy câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên, "Chúng ta có buộc phải thay đổi không?" là có, chúng ta phải thay đổi. Câu 2, "Vậy có thể thay đổi không?" Đây là tin khá thú vị ! Những dự án tốt nhất trên thế giới cách đây 16 năm là đến năm 2010, thế giới sẽ có thể lắp đặt 30 giga oát công suất từ gió. Chúng ta đã đạt được hơn điều đó 14.5 lần. Chúng ta thấy đường cong hàm mũ của việc dựng trạm năng lượng gió ở hiện tại. Chúng ta thấy chi phí giảm xuống rõ rệt. Một vài nước -- ví dụ như Đức, một trung tâm năng lượng công nghiệp với khí hậu không khác Vancouver, một ngày tháng 12 vừa rồi, đạt 81% toàn bộ năng lượng nước đó từ năng lượng tái tạo. chủ yếu từ mặt trời và gió Rất nhiều nước đang đạt mức hơn nửa so với trung bình cơ bản. Thêm nhiều tin tốt: dự trữ năng lượng, đặc biệt là từ pin, đang bắt đầu phát triển bởi chi phí đang dần đi xuống một cách rõ rệt để giải quyết vấn đề gián đoạn. Với năng lượng mặt trời, tin này còn đáng mừng hơn! Những dự án tốt nhất cách đây 14 năm là rằng chúng ta sẽ lắp đặt 1 giga oát 1 năm đến 2010. Khi thời điểm 2010 đến gần, chúng ta đã vượt ngưỡng đó gấp 17 lần. Năm ngoái, chúng ta đã vượt 58 lần. Năm nay, chúng ta đang trên đà vượt mức 68 lần. Chúng ta sẽ thắng. Chúng ta chắc chắn sẽ thắng thế. Đường cong hàm mũ về năng lượng mặt trời thậm chí dốc hơn và ngày càng rõ rệt. Khi tôi đến sân khấu này 10 năm trước Đây là vị trí của nó. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc bức phá cách mạng trong sự vươn lên của những đường cong này. (Vỗ tay) Và chi phí đã giảm 10% mỗi năm trong vòng 30 năm. Và nó vẫn tiếp tục giảm. Hiện, cộng đồng kinh doanh đã chắc chắn chú ý điều này, bời vì nó đang vượt qua điểm cân bằng hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ thâm nhập năng lượng mặt trời rẻ hơn đang tiếp tục tăng. Cân bằng hiệu quả kinh tế là một đường thẳng có ngưỡng, dưỡi ngưỡng đó thì điện có thể tái tạo sẽ rẻ hơn điện tạo từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Cái ngưỡng đó gần giống như sự khác biệt giữa 32 độ F và 33 độ F, hoặc 0 và 1 độ C. Sự khác biệt là hơn cả việc cách nhau 1 độ, đó là sự khác biệt giữa đá và nước. Và đó là sự khác biệt giữa những thị trường bị đóng băng, và dòng chảy nguồn vốn vào những cơ hội đầu tư mới. Đây là cơ hội kinh doanh mới lớn nhất trong lịch sử loài người, và 2/3 trong số đó thuộc về mảng cá nhân. Chúng ta đang chứng kiến một sự bùng nổ trong việc đầu tư mới. Bắt đầu từ năm 2010, đầu tư toàn cầu vào sản xuất điện năng tái tạo đã vượt mặt điện hóa thạch. Khoảng cách đang ngày một gia tăng từ thời điểm đó. Những dự án cho tương lai lại càng rõ hơn nữa, mặc dù năng lượng hóa thạch vẫn đang được trợ cấp ở mức 40 lần lớn hơn năng lượng tái tạo. Và tiện thể, nếu các bạn thêm vào đây những dự án năng lượng nguyên tử, đặc biệt nếu các bạn cho rằng nhiều việc đang được làm để tạo ra một dạng an toàn và dễ chấp nhận hơn, rẻ hơn của năng lượng nguyên tử, điều này có thể thay đổi thậm chí rõ hơn. Vậy đã có tiền lệ nào cho việc tiếp nhận nhanh chóng một công nghệ mới như thế này? Thật ra, có nhiều, nhưng hãy xem điện thoại di động Vào năm 1980, AT&T, sau đó là Ma Bell, đã trả cho McKinsey để nghiên cứu thị trường về loại điện thoại di động "cục gạch" mới mà sau đó đã xuất hiện. "Chúng ta có thể bán bao nhiêu cái đến năm 2000?" họ hỏi. McKinsey quay trở lại và nói, "900.000". Và đủ chắc chắn, khi năm 2000 đến, họ thật sự đã bán 900.000--- trong vòng 3 ngày đầu. Và tính trung bình năm, họ đã bán 120 lần hơn thế. Và giờ thì số lượng kết nối thuê bao còn nhiều hơn số người trên thế giới. Vậy, tại sao họ không chỉ sai mà lại quá sai đến vậy? Tôi đã tự hỏi câu hỏi này, "Tại sao?" (Cười) Và tôi nghĩ ra câu trả lời với 3 phần. Thứ nhất, chi phí đã đi xuống nhanh hơn nhiều người dự kiến. thậm chí trong khi chất lượng tăng lên. Và những nước có thu nhập thấp, những nơi không có hệ thống điện thoại cố định -- Họ nhảy cóc luôn sang công nghệ mới. Sự phát triển này đã và đang xảy ra ở các nước đang phát triển. Vậy còn mạng lưới điện ở những nước đang phát triển thì sao? Thật ra thì cũng không nóng sốt lắm. Và tại nhiều vùng, chúng còn không tồn tại. Số lượng người sống hoàn toàn không có điện ở Ấn Độ còn hơn toàn bộ dân số nước Mỹ. Nên giờ ta tiến tới điều này: Pin mặt trời trên các lều cỏ và những mô hình kinh doanh để làm nó rẻ hơn. Muhammad Yunus đã cấp vốn cho loại như này ở Bangladesh với khoản vay nhỏ Đây là một khu chợ quê. Bangladesh hiện đang là nước triển khai nhanh nhất thế giới: trung bình 2 hệ thống mỗi phút, ngày và đêm. Và chúng ta có tất cả: năng lượng vừa đủ lấy từ Mặt trời đến Trái Đất mỗi giờ để cung cấp năng lượng cho cả thế giới trong vòng 1 năm. Thật ra thì ít hơn 1 giờ 1 chút. Vậy câu trả lời cho câu hỏi thứ 2, "Chúng ta có thể thay đổi không?" rõ ràng là "Có." Và là câu "Có" chắc chắn hơn bao giờ. Câu hỏi cuối, "Chúng ta sẽ thay đổi chứ?" Paris thực sự đã làm nên một bước đột phá Vài nguồn cung cấp đang được gộp và đánh giá thường sẽ rất quan trọng. Nhưng các quốc gia không đợi, họ đang tiến lên. Trung Quốc đã thông báo rằng bắt đầu từ năm sau, họ sẽ tiếp nhận hệ thống cắt giảm khí thải toàn quốc. Họ có vẻ sẽ liên kết với EU Hoa Kỳ cũng đang dần thay đổi. Tất cả những lò than đá đã được đề xuất trong 10 năm tới và sẽ cho đóng cửa Tất các những lò than đá hiện hữu đã được cho về hưu. Tất cả những lò than đá này đều đã ra thông cáo đóng cửa. Tất cả -- cho đóng cửa Chúng ta đang tiến về trước. Năm ngoái -- nếu bạn nhìn những gói đầu tư vào nhà máy điện mới ở Mỹ, hầu hết 3/4 là từ năng lượng tái tạo, hầu hết là gió và mặt trời. Chúng ta đang giải quyết sự khủng hoảng này. Câu hỏi duy nhất là: sẽ mất bao lâu để chúng ta đạt được điều đó? Vậy, vấn đề nằm ở chỗ rất nhiều người đang sắp xếp tổ chức để theo đuổi tới cùng sự thay đổi này. Gần 40.000 người đã diễu hành ở New York trước phiên họp đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề này. Hàng ngàn người, hàng vạn người đã diễu hành trên các thành phố khắp thế giới. Và vì thế, tôi cực kỳ lạc quan. Như tôi đã nói lúc trước, chúng ta sẽ thắng. Tôi sẽ kết thúc với câu chuyện như thế này. Khi tôi 13 tuổi, tôi được nghe kế hoạch đề xuất bởi Tổng thống Kennedy để đưa con người lên Mặt trăng và an toàn trở về trong 10 năm. Và tôi nghe những người lớn thời đó nói rằng, "Điều đó quá liều lĩnh, tốn kém, và chắc hẳn sẽ thất bại." Nhưng 8 năm và 2 tháng sau đó, ngay thời khác Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng, mọi người đã ăn mừng hết lớn tại phòng điều phối của NASA ở Houston. Có một sự thật ít người biết: độ tuổi trung bình của những kỹ sư hệ thống, những người điều phối trong căn phòng hôm đó, mới 26 tuổi, có nghĩa, giữa những thứ khác độ tuổi của họ, khi họ lần đầu biết về thử thách đó,là 18. Chúng ta hiện tại đang có những thử thách đạo đức trong việc đối mặt với những truyền thống của những người khác Một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ qua ở US, Wallace Stevens, đã viết một lời khiến tôi nhớ mãi: "Sau một lời "không" cuối cùng, sẽ là một lời "có" , Và với lời "có" này, tương lai thế giới sẽ phụ thuộc vào đó." Khi những nhà chống nô lệ bắt đầu hành động, họ gặp phải sự từ chối lần này qua lần khác. Và sau đó lời "có" đã đến. Phong trào vì Quyền lợi và bầu cử của phụ nữ gặp phải sự từ chối vô tận, cho đến phút cuối, sự đồng ý đã xuất hiện. Phong trào vì Nhân quyền, chống sự phân biệt chủng tộc và gần đây, phong trào vì quyền lợi của những người đồng tính ở đây tại Hoa Kỳ và những nơi khác. Sau chữ "không" cuối cùng, sẽ là chữ "có". Khi bất cứ một thử thách đạo đức to lớn nào cuối cùng cũng được giải quyết theo kiểu lựa chọn có, không giữa cái gì đúng và cái gì sai, kết quả lúc đó đã được định trước bởi chúng ta với tư cách là con người. 99% trong chúng ta, đó là vị trí hiện tại của chúng ta và đó là lý do chúng ta sẽ chiến thắng điều này. Chúng ta có mọi thứ chúng ta cần. Một vài người nghi ngờ việc chúng ta có đủ ý chí để hành động, nhưng tôi nói chính ý chí để hành động đã là một năng lượng tái tạo rồi. Cảm ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Anh có một sự kết hợp tuyệt vời các kỹ năng. Anh có đầu óc của một nhà khoa học để có thể hiểu toàn diện về những vấn đề, và những khả năng để biến nó trở thành một ngôn ngữ sống động. Không ai có thể làm điều đó, đó là lý do mà anh đã dẫn dắt. Rất tuyệt vời khi thấy điều này 10 năm trước, giờ vẫn rất tuyệt. Al Gore: Cảm ơn đã nói vậy, Chris. Nhưng thật sự, tôi có rất nhiều những người bạn tốt trong cộng đồng khoa học, những người cực kỳ kiên nhẫn những người sẽ ngồi đó, giải thích mọi thứ cho tôi hết lần này qua lần khác cho tới khi tôi có thể biến nó thành một thứ ngôn ngữ đủ đơn giản mà tôi có thể hiểu được. Và đó là chìa khóa trong nỗ lực để giao tiếp. CA: Vậy, lời phát biểu của anh. Phần đầu: kinh hoàng, phần 2: cực kỳ đầy hy vọng, Làm sao chúng tôi biết được tất cả những biều đồ, những tiến trình, là đủ để giải quyết những thứ mà anh đã chỉ ra ở phần đầu AG: Tôi nghĩ rằng việc tiến đến anh biết đó, tôi chỉ mới vào thế giới kinh doanh được 15 năm. Nhưng một thứ tôi học được đó là xem ra sẽ là cả 1 vấn đề nếu một sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên đắt hơn những thứ cùng ngành với nó, hoặc rẻ hơn. Hóa ra là, sẽ có sự khác biệt đáng kể nếu nó rẻ hơn. (Cười) Và khi nó vượt qua ranh giới đó, thì rất nhiều thứ sẽ thay đổi. Chúng ta thường hay ngạc nhiên bởi những sự phát triển này. Rudi Dornbusch quá cố, nhà kinh tế học vĩ đại đã nói, "Mọi thứ xảy ra chậm khiến bạn nghĩ nó sẽ luôn chậm, và rồi nó xảy ra nhanh hơn nhiều so với bạn nghĩ nó có thể." Tôi nghĩ đó là vị trí hiện tại. Một vài người hiện sử dụng cụm "Điểm kỳ dị năng lượng mặt trời" có nghĩa là khi nó xuống dưới điểm cân bằng kinh tế, bỏ trợ cấp ở hầu hết các nơi, thì nó là lựa chọn mặc định. Bây giờ, trong một trong những bài thuyết trình hôm qua, Thứ rẻ tiền, đã có một nỗ lực trong việc dùng luật để làm chậm điều này lại. Và tôi không nghĩ điều này sẽ có hiệu quả. Có một phụ nữ từ Atlanta, Debbie Dooley, người là chủ tịch của Đảng trà Atlanta. Họ đã quy kết bà để cố gắng đặt thuế các tấm năng lượng mặt trời và ra quy định. Và bà chỉ vừa mới đặt chúng lên mái nhà và bà đã không hiểu yêu cầu này. (Cười) Và vì thế bà đã tạo lập liên hệ với CLB Sierra Và họ đã lập nên tổ chức mới, được gọi là "Đảng Trà Xanh". (Cười) (Vỗ tay) Và họ đã đánh bại bản dự thảo. Vậy, cuối cùng, câu trả lời cho câu hỏi của anh là, cái này nghe có vẻ hơi sến và hơi sáo rỗng nhưng cách đây 10 năm -- và Christiana đã liên hệ tới điều này -- có những người trong khán giả hôm nay đã đóng một phần to lớn trong việc tạo nên những đường cong hàm mũ. và nó đã không có kết quả kinh tế cho một vài người. nhưng nó đã kích thích cho cuộc cách mạng toàn cầu này. Và điều mà những con người đang ngồi đây làm bây giờ với ý niệm rằng chúng ta sẽ thắng. Nhưng vấn đề lớn nằm chỗ chúng ta sẽ thắng nhanh như thế nào? CA: Al Gore, thật vĩ đại. Nếu đây là năm mà việc liên quan đến đảng phái thay đổi, như anh nói, nó sẽ không còn là vấn đề của đảng phái nữa, nhưng anh đem những người từ phía khác lại với nhau, trên cơ sở bằng khoa học, bằng những cơ hội đầu tư, bởi lý do rằng các bạn sẽ làm thắng -- chàng trai, điều này thật sự tuyệt vời. Cảm ơn anh rất nhiều. AG: Cám ơn các bạn đã đưa tôi lại với TED. Cảm ơn các bạn ! (Vỗ tay) Bạn làm việc tại thư viện trường đại học. Trong một buổi chiều bình lặng, bỗng có một đơn hàng với 1 280 cuốn sách khác nhau được chuyển đến. Các cuốn sách được xếp thành một hàng dài nhưng chẳng theo thứ tự nào hết và hệ thống sắp xếp tự động thì lại hỏng mất rồi. Còn tệ hơn nữa là các lớp sẽ bắt đầu học vào ngày mai nghĩa là ngay từ sáng sớm, sinh viên sẽ ào đến tìm sách. Làm cách nào để bạn sắp xếp chúng cho kịp thời gian đây? Cách đầu tiên là bạn bắt đầu một vài cuốn ở một đầu của dãy sách. Nếu hai cuốn đầu tiên theo thứ tự, hãy để nguyên chúng ở đó. Nếu không thì hãy xếp lại. Tiếp theo, tìm cuốn sách thứ hai và thứ ba lặp lại quá trình trên và tiếp tục cho đến cuối hàng. Ở một thời điểm nào đó, bạn sẽ bắt gặp cuốn sách ở thứ tự cuối hãy tráo nó với mọi cuốn sách tiếp sau tiếp tục như vậy cho tới khi nó về đúng chỗ ở cuối hàng. Tiếp theo, bắt đầu từ đầu và lặp lại để đưa cuốn sách thứ hai từ dưới lên về đúng chỗ và cứ thế cho tới khi tất cả chỗ sách được sắp xếp hết. Phương pháp này gọi là Sắp xếp Nổi bọt Tuy đơn giản nhưng lại chậm chạp. Bạn phải so sánh 1 279 lần trong lượt sắp xếp đầu tiên rồi đến 1 278 lần và tiếp tục như thế tổng cộng lại sẽ là 818 560 lượt so sánh. Nếu mỗi lượt kéo dài 1 giây, cả quá trình sẽ cần tới hơn 9 ngày để hoàn thành. Phương án thứ hai là bắt đầu sắp xếp với hai cuốn sách đầu tiên thôi. Rồi lấy cuốn thứ ba và so với cuốn ở vị trí thứ hai. Nếu nó đứng trước cuốn ở vị trí thứ hai, hãy tráo chúng rồi so với cuốn ở vị trí đầu và tráo lần nữa nếu cần thiết. Giờ bạn đã tráo xong ba cuốn sách đầu tiên. Cứ tiếp tục thêm từng cuốn sách một vào dãy sách đã sắp xếp so sánh và tráo cuốn mới với cuốn trước nó cho tới khi chúng được đặt đúng vị trí trong đống sách đã sắp xếp. Cách này được gọi là Sắp xếp Chèn. Khác với Sắp xếp Nổi bọt, cách này không bắt buộc bạn phải so sánh từng cặp. Trung bình, chúng ta chỉ cần phải so sánh mỗi cuốn sách với một nửa số sách trước nó. Trong trường hợp đó, số lượt so sánh sẽ là 409 280 mất tới gần 5 ngày. Bạn vẫn phải so sánh quá nhiều lần. Ở đây có một cách hay hơn nè. Đầu tiên, hãy chọn ngẫu nhiên một cuốn sách Hãy coi nó là Vách Ngăn và so sánh nó với tất cả các cuốn sách khác. Sau đó, chia dãy sách ra bằng cách đặt tất cả những cuốn có thứ tự trước Vách Ngăn ở bên tay trái và những cuốn sau Vách Ngăn ở bên tay phải Bạn vừa tiết kiệm được thời gian vì không phải so sánh bất kì cuốn sách nào ở bên trái với các cuốn sách ở bên phải. Giờ, hãy chỉ tập trung vào số sách bên tay trái bạn lại có thể lựa chọn một Vách Ngăn bất kì và chia số sách đó thành những cuốn đứng trước và đứng sau Bạn có thể tiếp tục tạo ra các Vách Ngăn phụ như vậy cho tới khi có rất nhiều dãy sách phụ với mỗi dãy, bạn có thể sắp xếp nhanh chóng bằng phương pháp Sắp xếp Chèn Mỗi lần chia ngăn cần khoảng 1 280 lượt so sánh Nếu các Vách Ngăn của bạn khá đồng đều chia số sách thành 128 dãy phụ gồm 10 cuốn sẽ mất khoảng 7 lượt hay 8 960 giây. Phân loại hết các dãy phụ này sẽ tốn thêm khoảng 22 giây mỗi lần. Nói chung, phương pháp có tên Sắp xếp Nhanh này có thể giúp bạn phân loại sách trong vòng chưa đầy 3 tiếng rưỡi Tuy nhiên, vẫn có bẫy. Các Vách Ngăn của bạn có thể bị lệch và sẽ chẳng tiết kiệm được thời gian May mắn là điều này rất hiếm khi xảy ra Vì vậy nên Sắp xếp Nhanh là một trong những phương án hữu hiệu nhất được các nhà lập trình sử dụng ngày nay. Họ dùng nó để sắp xếp hàng theo giá cả trên cửa hàng trực tuyến hoặc tạo ra danh sách các cây xăng gần với một địa điểm nhất định theo khoảng cách. Trong trường hợp của bạn, bạn có thể sắp xếp nhanh mà vẫn còn thừa thời gian Và đó lại là một ngày bận rộn khác trong thư viện Qua mỗi năm Máy móc càng vượt qua con người trong nhiều hoạt động mà chúng ta từng nghĩ chỉ mình có thể làm Ngày nay, máy tính có thể thắng chúng ta trong những trò trơi cờ bàn, Chuyển thể hàng chục ngôn ngữ và có thể lập tức nhận diện hầu hết mọi thứ. Nhưng tương lai Robot có thể đi xa hơn thế bằng cách cố gắng tìm hiểu cảm giác của con người. Vậy tại sao việc đó lại quan trọng? Bởi nếu máy móc và những ai điều khiển chúng có thể đọc được cảm xúc của con người nó có thể giúp ta mà cũng có thể điều khiển ta với quy mô chưa từng có. Nhưng trước khi bàn đến việc đó, sao thứ phức tạp như cảm xúc có thể mã hóa thành những con số, loại ngôn ngữ duy nhất máy móc hiểu được? Về cơ bản, như cách bộ bão chúng ta giải nghĩa những cảm xúc, bằng việc học cách phát hiện ra chúng. Nhà tâm lý học Mỹ Paul Ekman đã phát hiện ra những cảm xúc phổ biến mà biểu hiện của chúng được hiểu giống nhau ở mọi nền văn hóa Ví dụ, hình mặt cười thể hiện sự vui vẻ đối với cư dân đôi thị hiện đại. và với cả những thổ dân. Theo Ekman, tức giận, căm ghét, sợ hãi vui vẻ, buồn bã và ngạc nhiên đều có thể nhận biết được như nhau Như ta thấy, máy tính đang phát triển nhanh chóng về nhận diện hình ảnh nhờ vào các thuật toán máy như những mạng lưới thần kinh. Chúng có những nút nhân tạo bắt chước như nơ-ron của con người bằng cách tạo hình các liên kết và trao đổi thông tin. Để huấn luyện mạng lưới, đầu vào mẫu được chia trước vào các mục, như hình ảnh thể hiện vui hay buồn được đưa vào hệ thống. Sau đó, hệ thống sẽ phân loại những mẫu đó qua điều chỉnh các trọng số tương đối thành đặc tính đặc biệt. Càng nhiều dữ liệu được huấn luyện, thuật toán càng nhận diện hình ảnh mới tốt hơn Điều này cũng giống như bộ não chúng ta, tích lũy kinh nghiệm để định hình xử lý các kích thích mới. Thuật toán nhận diện không chỉ giới hạn trong việc nhận diện cảm xúc trên mặt. Có nhiều cách bộc lộ cảm xúc. Qua ngôn ngữ cơ thể và thanh âm, thay đổi nhịp tim, màu da và nhiệt độ, hay thậm chí tần số từ và cấu trúc câu trong bài viết của chúng ta Bạn có thể cho rằng huấn luyện nơron thần kinh để nhận biết những thứ này là một việc rất lâu và phức tạp đến khi bạn biết dữ liệu nhiều thế nào và máy tính xử lý chúng nhanh thế nào. Từ các bài viết, hình ảnh, video được đăng tải và các đoạn ghi âm điện thoại, tới camera cảm biến nhiệt và đồ mặc kiểm soát tín hiệu sinh lý, vấn đề không phải là làm sao để thu thập đủ dữ liệu mà chúng ta sẽ làm gì với nó. Máy hóa nhận biết cảm xúc có rất nhiều lợi ích. Robot dùng thuật toán nhận dạng nét mặt có thể giúp trẻ em học tập hay làm cho con người bớt cô đơn. Các công ty truyền thông đang xem xét dùng thuật toán để ngăn chặn tự tử bằng cách đánh dâú những bài có nội dung nhạy cảm. Phần mềm nhận biết cảm xúc có thể giúp chữa trị chứng rối loạn tâm lý hay thậm chí đưa ra thiết bị trị liệu tự động giá rẻ. Bên cạnh những lợi ích trên, một mạng lưới to lớn tự động quét mọi hình ảnh, giao thiệp, và tín hiệu sinh lý, cũng khá phiền. Vậy sự riêng tư của ta ở đâu khi có một mạng lưới như vậy đang khai phá cảm xúc của chúng ta thông qua những biển quảng cáo. Và đâu là quyền của chúng ta nếu chính quyền cho là có thể xác định những người có khả năng phạm tội ngay trước cả khi họ có ý định hành động? Robot hiện tại vẫn còn cần phải phát triển hơn để phân biệt các sắc thái cảm xúc, như mỉa mai và mức độ xúc cảm, một người đang vui hay buồn thế nào Tuy nhiên, cuối cùng chúng có thể đọc được cảm xúc của ta và phản hồi lại. Nhưng việc chúng có thể hiểu được nỗi sợ của ta vì xâm nhập ngoài ý muốn hay không thì lại là một câu chuyện khác. Giáo sư Fukano, một nhà thám hiểm và nhà khoa học lập dị, tham gia vào một thử thách mới: bay liên tục vòng quanh Trái Đất bằng một chiếc máy bay ông tự thiết kế. Nếu có thể di chuyển đều với tốc độ khó tin một kinh độ quanh xích đạo trong một phút, chiếc máy bay sẽ mất 6 giờ để bay quanh Trái Đất. Chỉ có một vấn đề: chiếc máy bay chỉ có thể chứa 180 nghìn lít nhiên liệu, chỉ vừa đủ cho đúng một nửa chuyến đi. Thật ra mà nói. Giáo sư có thể thiết kế cho chiếc máy bay chứa nhiều nhiên liệu hơn, nhưng thế thì còn gì vui nữa? Thay vào đó, ông đã phát minh ra một giải pháp khá phức tạp: chế tạo ba chiếc máy bay giống nhau cho sứ mệnh này. Cùng với tốc độ của chúng, vị giáo sư trang bị cho chúng vài tính năng đáng kinh ngạc. Mỗi chiếc máy bay có thể mở một cái ống và lập tức chuyển một lượng nhiên liệu bất kì cho cái khác giữa không trung mà không bị chậm lại, chỉ cần chúng ở gần nhau. Vị giáo sư sẽ lái chiếc thứ nhất, trong khi hai phụ tá Fugori và Orokana sẽ lái hai chiếc còn lại. Tuy nhiên, chỉ có một sân bay, nằm trên đường xích đạo, đã cấp phép cho thí nghiệm, trở thành điểm xuất phát, vạch đích, và điểm duy nhất 3 chiếc máy bay có thể hạ cánh, cất cánh, hay nạp nhiên liệu trên mặt đất. Ba chiếc máy bay nên phối hợp làm sao để giáo sư có thể bay liên tục trong cả hành trình và đạt được mơ ước mà không ai cạn nhiên liệu và gặp tai nạn? Tạm dừng ở đây nếu bạn muốn tự mình giải mã. Câu trả lời trong: 3 Câu trả lời trong: 2 Câu trả lời trong: 1 Theo như tính toán của vị giáo sư, họ có thể giải quyết vấn đề rất dễ dàng. Mấu chốt là phải tối đa hóa sự hỗ trợ từ mỗi phụ tá, không bỏ một ki-lô-lít nhiên liệu nào. Suy nghĩ đối xứng cũng sẽ giúp ích để họ có thể có những chuyến bay ngắn hơn theo cả hai hướng trong khi để cho giáo sư không được hỗ trợ trong một đoạn dài ở giữa. Đây là giải pháp của ông ấy. Cả ba máy bay cất cánh lúc trưa về phía tây, mỗi chiếc chở đầy 180000 lít nhiên liệu. Sau 45 phút, hay là 1/8 quãng đường, mỗi máy bay còn lại 135 nghìn lít nhiên liệu. Orokana cho giáo sư và Fugori mỗi người 45 (nghìn lít), để đổ đầy máy bay hai người. Còn lại 45 (nghìn lít), Orokana trở lại sân bay và đi tới phòng chờ cho một kì nghỉ xứng đáng. 45 phút sau, với một phần tư chuyến đi đã hoàn thành, giáo sư và Fugori đều còn 135 nghìn lít. Fugori chuyển 45 (nghìn lít) vào bình nhiên liệu của giáo sư, để lại 90 (nghìn lít) anh cần để trở về. Giáo sư Fukano vươn vai và bật album yêu thích của ông. Ông sẽ phải cô độc một thời gian. Trong khi đó, Orokana đang sốt ruột chờ Fugori trở về, máy bay của cô đã được đổ đầy nhiên liệu và sẵn sàng ra đi. Ngay khi máy bay của anh ấy chạm mặt đất, cô cất cánh, lần này về phía đông. Vào thời điểm này, đúng 180 phút đã trôi qua và vị giáo sư đang đi được nửa chặng đường với 90 (nghìn lít) nhiên liệu còn lại. Trong 90 phút tiếp theo, máy bay của giáo sư và Orokana bay về phía nhau, gặp nhau ở vị trí 3/4 quãng đường. Đúng lúc nhiên liệu của giáo sư sắp cạn, ông thấy máy bay của Orokana. Cô cho giáo sư 45 trong số 90 (nghìn lít) còn lại của mình, để cho mỗi người có 45 nghìn lít. Nhưng đó chỉ đủ cho nửa quãng đường họ cần đi để tới được sân bay. May mắn là, vừa đúng lúc này máy bay của Fugori, đã được đổ đầy, cất cánh. 45 phút sau, vừa lúc hai chiếc máy bay kia sắp cạn nhiên liệu, anh gặp họ ở điểm 135 độ và chuyển cho mỗi người 45 nghìn lít, để lại 45 cho mình. Cả ba chiếc máy bay hạ cánh ở sân bay đúng lúc đồng hồ đo nhiên liệu chạm mốc 0. Khi các phóng viên và nhiếp ảnh gia ca ngợi vị giáo sư hứa hẹn chiếc máy bay của ông sẽ sớm có những chuyến bay thương mại, ngay sau khi họ tìm ra cách để giữ những bữa ăn trong chuyến bay không bị đổ ra khắp nơi. Bạn thấy gì khi bạn nhìn vào tôi? Một người có đức tin mãnh liệt? Một chuyên gia? Hay có thể là 1 người chị. Hay là kẻ bạo lực, bị tẩy não, hay là một tên khủng bố. Hay chỉ là kẻ chuyên làm chậm hàng kiểm tra an ninh ở sân bay. Ý kiến đó nghe có vẻ đúng đó. (Tiếng cười) Nếu cách nhìn của các bạn mang tính tiêu cực, tôi thật không trách các bạn được. Các phương tiện truyền thông toàn miêu tả người kiểu như tôi lạ lùng thế. Một nghiên cứu cho thấy, 80% các bài báo nói về đạo Hồi và người Hồi Giáo đều mang tính tiêu cực. Và nghiên cứu cho thấy người Mĩ nói rằng đa số không quen người Hồi giáo. Tôi nghĩ họ không nói chuyện với các tài xế Uber rồi. (Tiếng cười) Vì thế, với những ai trong các bạn chưa từng thấy người Hồi giáo, rất vinh hạnh được gặp gỡ các bạn. Cho phép tôi giới thiệu về bản thân, Tôi là một người mẹ, một người yêu thích cà phê Espresso đậm với phần kem riêng nữa. Tôi là người hướng nội, Tôi vốn là người đam mê thể hình, Và tôi là người Hồi giáo trung thành, đầy sức sống. Nhưng không như Lady Gaga đã nói, "Anh yêu, em khônng bẩm sinh đã yêu" Tôn giáo là 1 sự lựa chọn. Khi tôi mới 17 tuổi, tôi đã quyết định thú thật hết. Không, không phải thú thật đồng tính như một vài người bạn của tôi, mà thú thật tôi là người Hồi giáo, và tôi bắt đầu đội khăn trùm đầu. Những người bạn ủng hộ nữ quyền thì hoảng hốt: "Vì sao cậu tự áp bức chính mình vậy?" Một điều thú vị là, thời điểm đó cũng là lúc tôi tự lập Bản tuyên ngôn độc lập về nữ quyền khỏi áp lực mà tôi cảm thấy ở tuổi 17, áp lực phải tuân theo tiêu chuẩn hoàn hảo và vẻ đẹp của tuổi thanh xuân. Tôi không tiếp nhận niềm tin của bố mẹ một cách bị động. Tôi đã đấu tranh với Kinh Cô-ran. Tôi đọc, suy ngẫm, thắc mắc rồi nghi ngờ và cuối cùng thì, tôi tin vào nó. Mối liên hệvới Thượng đế... không phải là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Nó là niềm tin và một sự tuân phục dần dần và càng sâu đậm hơn qua mỗi bài đọc king Cô-ran. Vẻ đẹp nhịp nhàng trong câu chữ đôi khi làm tôi rơi nước mắt. Tôi thấy chính mình trong đó. Tôi cảm thấy Thượng đế hiểu tôi. Bạn có bao giờ cảm thấy có người công nhận bạn, hoàn toàn hiểu rõ bạn mà yêu thương bạn bằng mọi giá? Cảm giác này giống như vậy đó. Và sau đó, tôi kết hôn, và giống như mọi dân lành Ai Cập, tôi bắt đầu sự nghiệp kĩ sư. (Tiếng cười) Sau đó tôi có con, sau khi cưới, và lúc đó tôi sống chủ yếu trong cuộc sống mơ ước kiểu Ai Cập-Mỹ. Rồi không lâu sau đó là buổi sáng kinh khủng vào tháng 9 năm 2001. Tôi nghĩ rằng rất nhiều các bạn còn nhớ rất rõ mình đang ở đâu sáng hôm đó. Lúc đó tôi đang ngồi trong bếp nấu bữa ăn sáng, và tôi nhìn vào màn hình TV, và thấy dòng chữ "Tin chấn động" với hình ảnh khói, và những chiếc máy bay bay thẳng vào các tòa nhà, người nhảy xuống từ những tòa nhà. Chuyện này là gì vậy? Một tai nạn? Một sự cố kỹ thuật? Cú sốc của tôi nhanh chóng trở thành sự tức giận. Ai có thể gây ra chuyện này? Tôi bắt đầu chuyển kênh và tôi nghe thấy, "....khủng bố Hồi Giáo....." "...nhân danh nhà nước Hồi Giáo...." "....tội ác Trung Đông....." "...chiến tranh Hồi Giáo...." "...chúng ta nên tấn công Mecca..." Chúa ơi. Không chỉ đất nước của tôi bị tấn công nhưng trong chớp nhoáng, hành động của một số người đã biến tôi từ một thường dân thành một kẻ khả nghi. Đúng ngày hôm đó, chúng tôi phải nhanh chóng di chuyển sang Trung Mĩ để đến thành phố mới rồi chuyển vào một trường học khác. Và tôi nhớ tôi đang ngồi trên ghế tàu, chúng tôi di chuyển một cách lặng lẽ, cúi người càng thấp càng tốt, lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi sợ mọi người khi biết tôi đạo Hồi. Chúng tôi đến 1 căn hộ đêm đó trong một thị trấn mới, cảm giác lúc này như là một thế giới hoàn toàn khác. Và sau đó tôi nghe thấy, nhìn thấy và đọc được bảng chú ý từ tổ chức quốc gia Hồi Giáo nói những thứ như là, "Báo động","Cảnh giác," "Hãy ở những nơi có ánh sáng," "Đừng tụ tập." Tôi ở trong nhà suốt tuần. Và đến ngày thứ 6 trong tuần, ngày mà người Hồi tập họp lại để làm lễ. Và một lần nữa là bảng chú ý, "Đừng đi vào ngày thứ 6 đầu tiên, đó có thể là mục tiêu tấn công." Và lúc tôi đang xem tin tức, ngồi trong nhiều lớp tường bảo vệ. Cảm xúc quá đau nhói, dễ hiểu thôi, và tôi nghe được về những cuộc tấn công người Hồi Giáo, hay những người bị xem là Hồi Giáo, đều bị kéo ra đường bị đánh đập trên đường phố. Nhà thờ Hồi Giáo thực sự đã bị đánh bom. Và tôi nghĩ, chúng tôi nên ở nhà. Tuy nhiên, tôi thấy có điều gì đó không đúng. Bởi những kẻ tấn công đất nước các bạn cũng là tấn công đất nước của tôi Tôi biết mọi người rất giận dữ với những kẻ khủng bố này Bạn biết gì không? Tôi cũng vậy. Và lúc đó việc giải bày cho vấn đề này không hề đơn giản. Tôi không phiền bị hỏi. Tôi thích câu hỏi. Chỉ là lời buộc tội quá nặng nề. Hôm nay chúng tôi nghe mọi người thực sự nói rằng, "Có một vấn đề trên đất nước này, đó là Hồi Giáo. Khi nào chúng ta sẽ tiêu diệt bọn chúng đây?" Một vài người muốn loại bỏ đạo Hồi và dẹp hết các nhà thờ Hồi Giáo. Họ nói về cộng đồng của tôi như thể chúng tôi là một căn bệnh của cả nước Mỹ. Và câu hỏi đơn giản là: Căn bệnh này ác tính hay lành tính? Bạn biết đó, bệnh ác tính bạn phải phẫu thuật rất nặng, và nếu lành tính bạn chỉ cần theo dõi nó thường xuyên. Sự lựa chọn này không hề hợp lý, vì đây là một câu hỏi không đúng. Đạo hồi, cũng như tất cả người Mỹ không phải là 1 căn bệnh của nước Mỹ, mà là bộ phận rất quan trọng. (Vỗ tay) Cảm ơn! (Vỗ tay) Người Hồi là những nhà phát minh và là những giáo viên, người ủng hộ Thế vận hội Olympic và là các vận động viên đầu tiên. Giờ đây, việc đóng cửa các nhà thờ có làm nước Mỹ an toàn hơn không? Cũng có thể sẽ có nhiều chỗ đậu xe hơn đấy, nhưng sẽ không chấm dứt được khủng bố. Việc đi nhà thờ thường xuyên gắn liền với cái nhìn khoan dung hơn về con người với những niềm tin và sự hòa nhập tốt hơn với công chúng. Và như một cảnh sát trưởng ở Washington DC đã nói với tôi rằng mọi người không thực sự bị kích động tại các nhà thờ Họ trở nên cực đoan tại nhà, phòng ngủ, khi ngồi trước máy vi tính. Và bạn sẽ thấy cả một quá trình cực đoan đều bắt nguồn từ trên mạng. Nhưng điều đầu tiên xảy ra là những người bị đào thải ra khỏi cộng đồng, hay từ chính gia đình họ để rồi nhóm cực đoan có thể thuyết phục họ để họ tin rằng bọn khủng bố, chúng là những người Hồi giáo chính gốc và những người khác không thích thái độ và tư tưởng của họ đều đã bỏ đạo hay đã bán rẻ niềm tin. Vì thế, nếu chúng ta muốn ngăn chặn cực đoan, chúng ta phải để cho họ tiếp tục đi nhà thờ. Và bây giờ, sẽ có người cãi rằng đạo Hồi là thứ tôn giáo bạo lực. Dù sao thì, nhóm ISIS dựa sự tàn bạo của chúng trên kinh Cô-ran mà thôi. Và bây giờ, với tư cách là người Hồi giáo, một người mẹ, một con người. Tôi cho rằng chúng tôi phải ngăn chặn tổ chức như ISIS bằng mọi giá. Nhưng chúng tôi sẽ truyền đạt lại cho họ khi chúng tôi cho họ thấy biểu tượng niềm tin của 1.6 triệu người. (Vỗ tay) Cảm ơn! Độ liên quan của ISIS đối với đạo Hồi cũng như đảng Ku Klux Klan với đạo Thiên Chúa. (Vỗ tay) Cả 2 nhóm này đều cho rằng tư tưởng của họ đều dựa trên Kinh thánh. Nhưng khi bạn nhìn vào họ, họ không hề có động lực làm theo bởi những gì họ đọc trong Kinh thánh. Chính là sự tàn bạo đã khiến họ coi đó chính là Kinh thánh. Gần đây, một vị lãnh tụ Hồi Giáo kể tôi 1 câu chuyện khiến tôi rất sốc. Ông ta kể có một cô gái tiếp cận ông bời vì cô ấy muốn tham gia ISIS. Và tôi ngạc nhiên quá, hỏi ông, cô ấy đã từng liên lạc với thủ lĩnh nhóm cực đoan này chưa? Và ông nói vấn đề ở đây nằm ở việc khác, rằng mọi linh mục mà cô ta bày tỏ nguyện vọng đều từ chối và khuyên rằng sự tức giận của cô ta, tính công bằng lệch lạc của cô sẽ chi đưa cô ta đến rắc rối mà thôi. Và do không có nơi nào để bày tỏ và hiểu thấu nỗi căm giận ấy: cô ta bị trở thành mục tiêu bị khai thác bởi bọn cực đoan khi chúng hứa sẽ giúp cô thoả giận. Vị lãnh tụ này đã đưa cô ta trở lại với Thượng đế và cộng đồng mình. Ông không hổ thẹn vì sự phẫn nộ của cô. Ngược lại, ông ta vạch ra một lối đi mới để cô ta góp sức thực sự thay đổi thế giới. Điều cô ta học được ở nhà thờ đã ngăn được cô gia nhập nhóm ISIS. Tôi đã kể với các bạn về cách mà "nỗi sợ Hồi Giáo" ảnh hưởng đến gia đình tôi. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến những người Mỹ thế nào? Và ảnh hưởng thế nào đến mọi người khác? Nỗi ám ảnh thường trực này sẽ ảnh hưởng thế nào đến Đảng Dân Chủ, đến suy nghĩ của ta về tự do? Thực ra, có một nguyên cứu,... một vài nghiên cứu về khoa học thần kinh cho thấy khi chúng ta sợ hãi, có ít nhất 3 điều sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ dần chấp nhận sự độc đoán, sự tuân thủ và những thành kiến. Một nghiên cứu cũng cho thấy khi ta tiếp xúc với những câu chuyện mới liên quan đến điều tiêu cực về đạo Hồi ta sẽ dễ dàng chấp thuận những cuộc tấn công vào đất nước Hồi giáo và những chính sách hạn chế quyền lợi của người Mỹ-Hồi. Giờ thì, vấn đề không chỉ ở mảng học thuật. Kkhi bạn nhìn lúc mà sự căm thù Hồi giáo tăng vọt từ năm 2001 đến 2013, sự độc đoán đã xảy ra 3 lần, nhưng không chỉ là về khủng bố tấn công Nó còn dẫn đến chiến tranh I-rắc, và suốt 2 lần bầu cửTổng thống. Vì thế bệnh sợ Hồi Giáo không chỉ là phản ứng tự nhiên với bọn khủng bố Hồi như tôi đã từng nghĩ. Nó thực sự là một công cụ tác động đến công chúng, đang ăn mòn đi yếu tố cơ bản của một xã hội tự do, với những công dân minh mẫn. Người Hồi giáo như chim Hoàng Yến trong mỏ than, Chúng tôi có thể là người đầu tiên cảm nhận được, nhưng không khí ảm đạm của sự sợ hãi đang làm tổn thương tất cả chúng ta. (Vỗ tay) Và cảm giác tội lỗi này không chỉ do việc lúc nào cũng phải bao biện bản thân. Deah và vợ Yusor là cặp vợ chồng trẻ sống ở Chapel Hill, Bắc Carolina, nơi mà họ đến trường mỗi ngày. Deah là một vận động viên. Anh ta học nha sĩ, tài năng, đầy triển vọng, Và chị gái của anh ta nói tôi rằng anh ta là người ngọt ngào, người rộng lượng nhất cô ta từng biết. Cô ta đến thăm anh, và anh đưa cô xem lý lịch anh ta và cô ta rất ngạc nhiên. Cô ta nói: "Từ khi nào mà em tôi đã trở thành người thành đạt thế này nhỉ?" Một vài tuần sau khi cô đến thăm anh và cuộc sống mới của anh, hàng xóm của họ, Craig Stephen Hicks, đã giết chết họ, và người chị của Yusor, Razan, đang thăm anh buổi chiều hôm đó trong căn hộ của anh đều đã bị giết sau khi vừa tuyến bố "chống đạo Hồi" lên trang Facebook của hắn. Hắn bắn Deah 8 phát. Cho nên tin đồn độc địa không chỉ xấu xa, nó còn gây chết người. Trở lại câu chuyện của tôi. Chuyện gì xảy ra sau vụ 9/11? Chúng tôi có đi nhà thờ hay cứ trốn tránh và ở nhà? Thực sự, chúng tôi đã bàn bạc, nó dường như là quyết định nhỏ, nhưng đối với chúng tôi, đó là vấn đề mà con chúng ta sẽ sống trong loại nước Mỹ nào nơi mà chúng sẽ dùng nỗi sợ để đe doạ hay nơi chúng ta sẽ được sinh hoạt tín ngưỡng một cách tự do? Vì thế chúng tôi quyết định đi nhà thờ. Và chúng tôi đặt con mình trên ghế xe, thắt dây lại, và chúng tôi đi một cách lặng lẽ, căng thẳng, đến nhà thờ Tôi đưa con ra ngoài, cởi giày ra, và bước vào nơi cầu nguyện và những gì tôi thấy đã cản tôi lại. Nơi đây đã kín chỗ, và vị lãnh tụ bắt đầu tuyên bố, Xin cảm ơn và xin chào những vị khách của chúng tôi, bởi vì hết một nửa những người ở đây là đạo Chúa, người Do Thái, Phật giáo, và không đạo, những người với đức tin hoặc không, những người đến không phải để tấn công, mà đến để cùng sát cánh với chúng tôi. (Vỗ tay) Tôi đã quỵ gối xúc động. Đây là những vị đến bởi vì họ lựa chọn sự can đảm và lòng trắc ẩn chứ không phải sự hoảng loạn hay thành kiến. Bạn sẽ chọn thế nào? Bạn sẽ chọn thế nào vào khoảnh khắc của sợ hãi và mù quáng? Bạn sẽ trốn tránh ư? Hay bạn sẽ nói chúng ta hiểu biết hơn như thế nhiều? Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Xin cảm ơn rất nhiều. Helen Walters: Dalia, bạn dường như đã hiểu được tâm lý Nhưng tôi thắc mắc, Bạn sẽ nói gì với những người cho rằng bạn đang diễn thuyết trên TED, bạn rõ ràng là người rất sâu sắc, bạn là một người cố vấn tuyệt vời, bạn là ngoại lệ, không phải người thường." Bạn sẽ nói gì với họ? Dalia Mogahed: Tôi sẽ nói, đừng để sân khấu này làm bạn xao lãng, tôi hoàn toàn bình thường, Tôi không phải là ngoại lệ. Câu chuyện của tôi cũng rất đời thường Cũng như tôi là 1 phần trong nó vậy Khi bạn nhìn vào người Hồi giáo trên thế giới... và tôi đã làm được, tôi đã thực hiện được nghiên cứu lớn nhất về người Hồi giáo từ trước đến nay... họ cũng mong muốn điều giản dị. Họ muốn cuộc sống ổn định, họ muốn có nghề nghiệp và họ muốn sống trong hòa bình. Vì thế tôi hoàn toàn không phải là ngoại lệ. Khi bạn gặp 1 người mà dường như là ngoại lệ xuất sắc, thường thì vì do những nguyên tắc đã bị phá vỡ chứ không phải vì họ là người ngoại lệ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng, trong một giây, một con vịt dạy tiếng Pháp, trận bóng bàn xoay xung quanh lỗ đen, hay một con cá heo đang giữ thăng bằng một quả dứa. Có lẽ bạn chưa thấy bất cứ cái gì như thế này, nhưng bạn có thể tưởng tượng ra ngay lập tức. Làm thế nào bộ não bạn tạo ra hình ảnh của điều gì đó mà bạn chưa từng thấy? Có vẻ không khó lắm, nhưng chỉ vì ta quá quen làm việc này. Điều này hóa ra lại thực sự là một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự phối hợp tinh vi bên trong não. Vì để tạo ra những hình ảnh mới mẻ, kỳ quặc, bộ não lấy những mảnh ghép quen thuộc và ráp lại theo cách mới, như một bức tranh làm từ những mảnh ghép nhỏ Bộ não phải điều khiển cùng một lúc hàng ngàn xung điện đưa tất cả đến đích vào một thời điểm chính xác. Khi bạn nhìn vào một vật, hàng ngàn nơ-ron ở vỏ não phía sau (posterior cortex) được kích hoạt. Những nơ-ron này mã hoá hàng loạt tính chất của vật đó: lởm chởm, trái cây, nâu, xanh lá và vàng. Sự kích hoạt đồng bộ này củng cố liên kết giữa các bộ nơ-ron đó, liên kết chúng lại thành một thứ gọi là "nhóm nơ-ron" (neuronal ensemble) Trong trường hợp này thì đây là quả dứa. Trong thần kinh học, điều này được gọi là nguyên lí Hebbian, nơ-ron cùng được kích hoạt sẽ cùng liên kết với nhau. Nếu sau đó bạn cố tưởng tượng một quả dứa, toàn bộ nhóm nơ-ron sẽ khởi động, mô phỏng thành một hình ảnh hoàn chỉnh trong đầu. Con cá heo lại được mã hoá bằng một nhóm nơ-ron khác. Thật ra, mỗi vật bạn đã nhìn thấy đều được mã hoá bằng một nhóm nơ-ron liên kết với nó. Những nơ-ron này liên kết với nhau bằng kích thích đồng bộ ấy. Nhưng nguyên tắc này không giải thích tại sao ta lại có thể hình dung vô số vật trong trí tưởng tượng dù chưa hề nhìn thấy. Nhóm nơ-ron cho hình ảnh con cá heo thăng bằng quả dứa không tồn tại. Vậy làm sao bạn tưởng tượng ra được? Một giả thuyết, gọi là thuyết thần kinh tổng hợp, cho rằng, một lần nữa, thời gian là điểm quyết định. Nếu nhóm nơ-ron của con cá heo và quả dứa-- được kích hoạt cùng lúc, chúng ta có thể đưa được hai vật riêng biệt vào một hình ảnh duy nhất. Nhưng phải có một bộ phận trong não bạn phối hợp sự kích thích đó. Một lựa chọn có vẻ hợp lý là vỏ não trước trán (prefrontal cortex), bộ phận mà liên quan đến mọi hoạt động nhận thức phức tạp. Nơ-ron vỏ não trước trán được nối với vỏ não phía sau-- bằng những tế bào dài, mảnh , mở rộng được gọi là sợi thần kinh (neural fiber). Thuyết thần kinh tổng hợp cho rằng : như nghệ nhân múa rối kéo những sợi dây rối, nơ-ron vỏ não trước trán gửi tín hiêu thần kinh xuống những sợi thần kinh đến nhiều nhóm nơ-ron ở vỏ não phía sau. Điều này đồng loạt kích hoạt chúng. Nếu những nhóm nơ-ron được kích hoạt cùng lúc, bạn sẽ tưởng tượng được hình ảnh hợp thể như thể bạn thực sự thấy nó. Sự đồng bộ ý thức có chủ đích của những nhóm nơ-ron khác nhau nhờ vỏ não trước trán gọi là thần kinh tổng hợp. Để thần kinh tổng hợp xảy ra, tín hiệu phải đến hai nhóm nơ-ron cùng lúc. Vấn đề là một số nơ-ron cách xa vỏ não trước trán rất nhiều so với một số nơ-ron khác. Nếu tín hiệu đi tới hai sợi thần kinh cùng lúc, chúng sẽ bị lệch nhau. Bạn không thể thay đổi độ dài của những liên kết, nhưng não bạn, đặc biệt khi nó phát triển trong thời thơ ấu, có cách để thay đổi vận tốc truyền. Sợi thần kinh được bao bọc bởi một chất béo gọi là myelin. Myelin là một chất cách ly và có thể tăng tốc tín hiệu thần kinh truyền qua sợi thần kinh. Vài sợi thần kinh có đến cả trăm lớp myelin. Số khác chỉ có một ít. Sợi thần kinh có những lớp myelin dày-- có thể truyền tín hiệu nhanh hơn 100 lần hoặc hơn so với sợi có lớp myelin mỏng. Một số nhà khoa học hiện giờ cho rằng sự khác nhau về lớp myelin có thể là chìa khoá cho việc đồng nhất thời gian dẫn truyền trong não, từ đó dẫn đến khả năng tổng hợp của chúng ta. Sự hình thành myelin này phần nhiều xảy ra vào thời thơ ấu của ta, vậy nên ngay từ nhỏ, trí tưởng tưởng phong phú của ta có thể dính dáng rất nhiều tới sự phát triển não, nơi sợi myelin được liên kết cẩn thận với nhau có thể tạo nên những bản giao hưởng sáng tạo trong suốt cuộc đời chúng ta. Hôm nay, tôi muốn -- sáng hôm nay -- tôi muốn nói về tương lai của giao thông do người lái; về việc chúng ta có thể giảm ùn tắc, ô nhiễm và đỗ xe bằng cách đưa nhiều người vào ít xe hơn; và cách chúng ta có thể làm được điều đó bằng thiết bị ngay trong túi của mình. Đúng vậy, tôi đang nói về điện thoại thông minh không phải xe tự lái. Nhưng để bắt đầu, chúng ta phải quay ngược 100 năm trước. Bởi vì, thực chất, đã có xe Uber trước khi có Uber. Và nếu như nó vẫn còn tồn tại, tương lai của nền giao thông vận tải có lẽ đã trở thành hiện thực. Và tôi xin giới thiệu với mọi người xe jitney. Nó được tạo ra bởi một anh chàng tên LP Draper, vào năm 1914. Anh là nhân viên bán xe hơi ở LA, và anh ấy đã nảy ra một ý tưởng. Lúc anh ấy đang lái xe quanh trung tâm Los Angeles, quê nhà của tôi, và anh ta thấy nhiều xe buýt với hàng dài người đang cố gắng đến được nơi mình muốn. Anh ấy nghĩ, sao mình không đặt một cái biển trên xe rồi đưa mọi người đến nơi cần đến với giá một jitney còn gọi là nickel (=5 cent). Và mọi người đã hưởng ứng nhiệt liệt, không chỉ ở Los Angeles mà trên khắp cả nước. Và trong vòng một năm, đến năm 1915, có 50,000 chuyến xe như thế trong một ngày ở Seattle, 45,000 chuyến một ngày ở Kansas và 150,000 chuyến một ngày ở Los Angeles. Để mọi người dễ đối chiếu, Uber ở Los Angeles chạy 157,000 chuyến một ngày, ngày nay, 100 năm sau. Và đây là những tài xế xe buýt, phương tiện giao thông độc quyền vào thời đó. Họ rõ ràng là không hào hứng với hiện tượng xe jitney. Và họ phải đi làm họ đến nhiều thành phố trên khắp cả nước và đặt ra nhiều qui định để kìm hãm sự phát triển của xe jitney. Có rất nhiều qui định. Qui định về giấy phép - cần nhiều tiền mới có. Ở một số thành phố, nếu bạn là tài xế xe jitney, bạn bị buộc phải lái 16 tiếng một ngày. Ở những thành phố khác, họ yêu cầu hai tài xế lái một xe jitney. Thậm chí còn có một qui định rất thú vị rằng họ phải đặt một chiếc đèn ở ghế sau trong mỗi chiếc xe jitney - để ngăn ngừa một sáng kiến nguy hiểm mà họ gọi là spooning (ôm ấp). (Cười) Vậy điều gì xảy ra sau đó? Chỉ trong vòng một năm, phương tiện này đã trở nên phổ biến. Nhưng xe jitney, cho đến năm 1919, đã biến mất hoàn toàn bởi những qui định. Thật đáng tiếc ... vì nếu bạn không thể đi cùng xe, bạn buộc phải có một chiếc riêng mình. Và việc mua xe hơi trở nên tăng đột biến không có gì ngạc nhiên là đến năm 2007, mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em tại Mỹ đều có xe hơi. Điều đó trở thành một hiện tượng toàn cầu. Ở Trung Quốc tính đến năm 2011, ở Trung Quốc có nhiều vụ mua bán xe hơi hơn ở Mỹ. Dĩ nhiên, việc tư hữu cá nhân phải trả giá bằng hậu quả chung. Ở Mỹ, chúng ta lãng phí 7 tỉ giờ một năm vì ùn tắc giao thông, 160 tỉ đô la năng suất lao động bị mất, dĩ nhiên cũng vì kẹt trong ùn tắc, và một phần năm lượng carbon của chúng ta được thải vào không khí từ những chiếc xe chúng ta đang lái. Nhưng, đó chỉ là 4% của vấn đề ta phải đối mặt. Vì nếu như bạn buộc phải có một chiếc xe thì điều đó có nghĩa là 96% thời gian xe của bạn bị để không. Như vậy, đến 30% đất đai và không gian của chúng ta dùng để chứa những khối sắt này. Chúng ta thậm chí còn xây những tòa nhà chọc trời cho xe hơi. Ta đang sống trong một thế giới như thế. Nhiều thành phố đã phải đối mặt với một vấn đề nhiều thập kỉ qua. Đó chính là giao thông công cộng. Thậm chí ở một thành phố như New York, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới và một trong những thành phố có hệ thống giao thông công cộng hiện đại nhất, cũng có đến 2,5 triệu xe hơi đi qua những chiếc cầu đó mỗi ngày. Tại sao lại như vậy? Bởi vì vẫn chưa có cách nào để hệ thống giao thông công cộng có thể đến được thềm nhà tất cả mọi người. Nói về San Francisco, nơi tôi sống, tình hình còn tệ hơn thế, thực tế, tình hình trên thế giới còn tệ hơn thế. Khởi đầu của Uber vào năm 2010 đơn giản chỉ là - việc chúng tôi muốn nhấn một cái nút là có thể đi. Chúng tôi không có hoài bão gì to tát cả. Nhưng kết quả cho thấy rất nhiều người cũng muốn nhấn một cái nút là có thể đi, và do đó chúng tôi bắt đầu phát hiện ngày càng nhiều chuyến đi cùng nhau. Chúng tôi thấy có nhiều người nhấn nút tại cùng một thời điểm cần đi đến gần như cùng một địa điểm. Nên chúng tôi bắt đầu suy nghĩ, về việc làm thế nào biến hai chuyến đi đó thành một. Vì nếu như điều đó thành hiện thực, mỗi chuyến đi sẽ rẻ hơn rất nhiều - rẻ hơn đến 50% - dĩ nhiên đối với thành phố ta sẽ có rất nhiều người di chuyển hơn và ít xe hơi hơn. Vì vậy câu hỏi lớn đặt ra là: điều đó có khả thi không? Có thể nào có một chuyến đi rẻ hơn đủ rẻ để người ta sẵn sàng đi cùng nhau? Và câu trả lời, rất may, là một từ "Có" dõng dạc. Tại San Francisco, trước khi có uberPOOL, chúng tôi có - à, mọi người đều lấy xe hơi bất kể là họ muốn đi đâu. Và những chỗ màu sáng là nơi có nhiều xe hơi nhất. Và khi chúng tôi ra mắt uberPOOL, có thể bạn sẽ không thấy nhiều chỗ sáng màu nữa. Nhiều người dùng ít xe hơi hơn khi di chuyển quanh thành phố, đưa bớt xe hơi khỏi đường phố. Có vẻ như uberPOOL đã có hiệu quả. Do đó chúng tôi khởi động nó ở Los Angeles tám tháng trước. Và kể từ đó, chúng tôi đã giảm được 7.9 triệu dặm hành trình di chuyển và đưa 1.4 ngàn tỉ tấn CO2 ra khỏi không khí. Nhưng phần mà tôi thật sự -- (Vỗ tay) Nhưng số liệu tôi thích nhất - xin nhớ rằng tôi đến từ LA tôi đã dành rất nhiều năm ngồi sau vô lăng suy nghĩ, "Làm thế nào giải quyết việc này?" phần tôi thích nhất, là việc tám tháng sau, chúng tôi đã có thêm 100,000 người đi chung xe mỗi tuần. Tại Trung Quốc mọi thứ đều ở cỡ siêu khủng, và chúng tôi thực hiện 15 triệu chuyến uberPOOL mỗi tháng, tương đương 500,000 chuyến mỗi ngày. Và chúng tôi đang chứng kiến mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Thực tế, điều đó cũng đang diễn ra tại LA. Khi trò chuyện với đội của mình, chúng tôi không nói, "Này, 100,000 người đi cùng xe mỗi tuần, chúng ta xong việc rồi." Làm sao để con số đó thành 1 triệu? Ở Trung Quốc, con số đó có thể lên đến vài triệu. Vậy uberPOOL là một giải pháp tuyệt vời cho việc đi chung xe tại thành thị. Nhưng còn vùng ngoại ô thì sao? Đây là con đường nơi tôi lớn lên ở Los Angeles, đây là vùng ngoại ô có tên Northbrigde, California, và - những hòm thư đó có vẻ như cứ nối tiếp nhau mãi. Và gần như cùng một thời điểm mỗi buổi sáng, những chiếc xe hơi sẽ lăn bánh khỏi nhà, đa số chỉ có một người trong xe, và họ đi làm, đến chỗ làm của mình. Vì thế câu hỏi là: làm sao chúng tôi biến tất cả những chiếc xe đi làm này - thật sự có hàng chục triệu chiếc như thế - làm sao chúng tôi biến tất cả thành xe dùng chung? Chúng tôi có một giải pháp cho vấn đề này vừa được ra mắt, gọi là uberCOMMUTE. Buổi sáng bạn thức dậy, chuẩn bị đi làm, pha cà phê, lấy xe của mình và mở ứng dụng Uber, và ngay lập tức, bạn trở thành một tài xế Uber. Và chúng tôi ghép bạn với một hàng xóm trên đường bạn đi làm và điều đó thật sự rất tuyệt vời. Chỉ có một nút thắt... đó là quy định. 54 cents một dặm, đó là gì vậy? Đó là qui định của chính phủ Mỹ về mức giá của việc sở hữu một xe hơi trên một dặm đường. Bạn có thể đón bất cứ người nào ở Mỹ và đưa họ đến bất kì đâu trong chớp mắt, với giá 54 cents một dặm hoặc ít hơn. Nhưng nếu bạn tính phí 60 cents một dặm thì bạn đã vi phạm pháp luật. Nhưng sẽ ra sao nếu với 60 cents một dặm chúng ta có thể khiến nửa triệu người ở Los Angeles đi cùng xe? Và sẽ ra sao nếu với 60 cents một dặm chúng ta có thể khiến 50 triệu người trên toàn nước Mỹ đi cùng xe nhau? Nếu điều đó có thể xảy ra, thì đó rõ ràng là một việc nên làm. Và điều này đưa ta trở lại với bài học về xe jitney. Nếu đến năm 1915, jitney phát triển, thử nghĩ xem nếu không có những qui định, nếu jitney vẫn tiếp tục phát triển. Các thành phố của chúng ta hôm nay sẽ khác như thế nào? Có phải sẽ có công viên thay cho các bãi đỗ xe? Chúng ta đánh mất cơ hội đó rồi. Nhưng công nghệ đã cho chúng ta một cơ hội khác. Bản thân tôi cũng hào hứng với xe tự lái như tất cả mọi người nhưng chúng ta có thật sự cần đợi 5, 10 hay thậm chí 20 năm để biến thành phố trong mơ của chúng ta thành hiện thực? Với công nghệ tiện ích ngày nay, cộng một chút qui tắc khôn ngoan, chúng ta có thể biến mỗi một chiếc xe thành xe dùng chung, và chúng ta có thể đòi lại thành phố của mình ngay từ hôm nay. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Chris Anderson: Travis, cảm ơn anh. Travis Kalanick: Cảm ơn. CA: Công ti của anh thật sự tuyệt vời không cần bàn cãi. Anh chỉ mới nói về một phần nhỏ của nó tại đây thôi - phần có ảnh hưởng lớn - ý tưởng biến xe hơi thành phương tiện công cộng, nó thật sự rất hay. Nhưng tôi có một số câu hỏi khác vì tôi biết nhiều người cũng tò mò những điều này. Đầu tiên là, nếu tôi nhớ không lầm thì tuần trước, khi tôi mở điện thoại lên để đặt một xe Uber thì không tìm thấy ứng dụng đâu cả. Anh đã rất dũng cảm và táo bạo thiết kế nó lại rất nhiều. TK: Đúng vậy. CA: Việc đó như thế nào? Những người khác có để ý họ cũng không tìm thấy nó không? Anh có tự tin sẽ chinh phục người dùng với thiết kế này? TK: Đầu tiên có lẽ tôi sẽ nói về, điều mà chúng tôi đang cố gắng đạt được. Và tôi nghĩ nếu mọi người biết một chút về lịch sử công ti, thì sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn nhiều. Khi chúng tôi khởi đầu, thì chỉ có xe hơi đen thôi. Nếu có ai nhấn nút, luôn là một chiếc S-Class đến. Vì thế thiết kế lúc đó, có lẽ tôi sẽ gọi nó là một phiên bản thử nghiệm của một thương hiệu danh giá trông như một phù hiệu trên một chiếc xe xa xỉ. Khi chúng tôi đã có mặt khắp thế giới và chuyển từ xe S-Class đến xe kéo tự động ở Ấn Độ, điều đó dần trở nên quan trọng với chúng tôi để dễ tiếp nhận hơn, để phù hợp với nhiều địa phương hơn để nói lên nhiều hơn về thành phố của mình, và bạn có thể thấy qua các họa tiết và màu sắc. Và để biểu tượng hóa nó, vì chữ U không có nghĩa trong tiếng Phạn, chữ U cũng không có nghĩa trong tiếng Trung. Đó là một số lí do của việc này. Khi ta mới bắt đầu một công việc kinh doanh như thế, hai tay ta chảy mồ hôi, ta có ... ta có một chút lo lắng. Chúng tôi thấy rất nhiều người - thật ra, ban đầu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người mở ứng dụng vì họ tò mò sẽ tìm thấy gì khi mở nó ra. Và con số đó nhiều hơn một chút mức chúng tôi mong đợi. CA: Nghe thật tuyệt nhỉ. Nói về anh, bản thân anh, tôi sẽ miêu tả anh là một điều bí ẩn. Các nhà đầu tư và những người ủng hộ anh, những người bên anh suốt con đường, tin tưởng rằng cách duy nhất để cạnh tranh với một ngành hùng mạnh, vững chắc như ngành công nghiệp taxi và tương tự, là có một đối thủ đủ kiên trì, quyết liệt anh đã chắc chắn chứng minh điều đó. Một số người thấy rằng anh gần như đã đi quá xa với văn hóa mới, như là, khoảng một hay hai năm trước có một sự việc gây tranh cãi lớn đã khiến rất nhiều phụ nữ không hài lòng. Nội bộ công ti trong quãng thời gian đó như thế nào? Công ti có phải chịu tổn thất không? Anh có học được điều gì từ việc đó không? TK: Uhm, tôi nghĩ rằng - Tôi đã là một doanh nhân từ khi tôi còn học trung học và người ta ... Vì điều này hay điều khác một doanh nhân sẽ phải gặp những lúc khó khăn va đối với chúng tôi, thời gian đó là khoảng một năm rưỡi trước, với chúng tôi nó rất khó khăn. Trong nội bộ, chúng tôi cảm thấy rằng - tôi cho rằng cuối cùng thì chúng tôi thấy rằng mình là những người tốt đang làm việc tốt, nhưng điều đó không thể hiện rõ ra ngoài. Do đó có rất nhiều việc chúng tôi phải làm để, giống như -- Chúng tôi đi lên từ một công ti nhỏ -- ý tôi là thực chất mới hai năm rưỡi trước thôi, công ti của chúng tôi có 400 người, và hôm nay con số đó là 6,500. Khi bạn trải qua sự phát triển đó, bạn phải củng cố vững chắc những giá trị văn hóa của mình và luôn luôn nhắc lại chúng. Để bảo đảm rằng mọi người luôn tự hỏi "Có phải ta là những người tốt đang làm việc tốt?" Và nếu như đáp ứng đủ các điều đó, công việc tiếp theo là bảo đảm mọi người biết câu chuyện đó. Và tôi nghĩ chúng tôi học được rất nhiều nhưng tôi cho rằng sau sự việc chúng tôi càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng đó chắc chắn là một quãng thời gian khó khăn. CA: Dường như là dù anh nhìn phía nào thì anh cũng gặp phải những người sẽ đôi khi làm khó anh. Một số tài xế xe Uber ở New York và những nơi khác đã nổi đóa lên khi anh thay đổi mức phí và họ cho rằng họ gần như không kiếm đủ sống nữa. Làm sao -- Anh đã chia sẻ rằng anh khởi đầu - vì sự thuận tiện chỉ cần nhấn nút là có thể đi. Và nó đã rất phát triển, về cơ bản, anh đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Anh đang bị buộc trở thành, dù anh muốn hay không, một đấng nhìn xa tầm cỡ toàn cầu đang thay đổi thế giới. Ý tôi là - Anh là ai? Anh có muốn điều đó không? Anh có sẵn sàng cho điều đó và trở thành con người đó không? TK: À, câu hỏi này gồm khá nhiều điều, nên -- (Cười) Đầu tiên nói về giá cả -- tôi nghĩ, xin nhớ rằng, đúng chứ? UberX, khi chúng tôi khởi đầu, thực chất đã rẻ hơn 10 hay 15 phần trăm so với sản phẩm xe hơi đen rồi. Hiện tại ở nhiều thành phố, chỉ bằng nửa giá taxi. Chúng tôi có đầy đủ dữ liệu để chứng minh tài xế có thể kiếm nhiều tiền hơn trong một giờ so với tài xế taxi. Khi mức phí được hạ xuống, có nhiều khả năng hơn người ta sẽ chọn Uber tại những thời điểm trong ngày mà họ sẽ thường không chọn, và để đến những nơi trước kia họ thường không đi. Điều đó nghĩa là bất cứ đâu tài xế thả một hành khách xuống, khả năng họ sẽ đón được một người khác và tiếp tục đi là rất cao. Và điều đó dẫn đến nhiều chuyến hơn trong một giờ, nhiều phút hơn trong một giờ mà họ làm ra tiền và thực tế, thu nhập sẽ tăng lên. Và có một số thành phố thậm chí chúng tôi đã hạ giá năm hay sáu lần và theo thời gian giá lại tăng. Vì thế thậm chí ở New York -- Chúng tôi có đăng một bài blog gọi là "4 tháng Chín" -- so sánh thu nhập tháng Chín này qua tháng Chín khác. Cùng một tháng mỗi năm. Và chúng tôi thấy được thu nhập tăng dần theo thời gian khi giá cả được hạ xuống. Và luôn có một mức phí hoàn hảo -- không thể cứ giảm mãi. Và ở những nơi chúng tôi giảm mức phí mà không thấy thu nhập tăng lên, chúng tôi sẽ nâng giá lên. Đó là giải thích cho phần đầu câu hỏi. Và về phần điều bí ẩn và tất cả những thứ khác -- Tôi là kiểu doanh nhân rất hào hứng giải quyết các vấn đề khó nhằn. Tôi thích diễn tả việc đó và tôi thấy mình giống một giáo sư toán. Nếu một giáo sư toán không có một bài toán phức tạp để giải, giáo sư đó sẽ buồn lắm. Vì thế tại Uber chúng tôi thích những vấn đề nan giải và chúng tôi thích cảm giác phấn khích khi giải quyết chúng. Nhưng không phải vấn đề nào cũng được, chúng tôi muốn vấn đề khó nhằn nhất có thể có, một vấn đề mà sau khi giải quyết nó, sẽ một chút yếu tố gây bất ngờ. CA: Trong vòng vài năm nữa -- cho là 5 năm đi, tôi không rõ khi nào -- khi anh cho ra mắt sản phẩm xe tự lái tuyệt vời của mình, với một mức phí có lẽ thấp hơn so với một chuyến xe Uber. Anh sẽ nói gì với đội quân hơn một triệu tài xế Uber của mình vào thời điểm đó? TK: Anh có thể nói rõ hơn, vào lúc nào? CA: Vào thời điểm xe hơi tự lái được sử dụng -- TK: À, ra vậy. Xin lỗi, vừa rồi tôi chưa hiểu ý anh. CA: Anh sẽ nói gì với tài xế? TK: À, tôi nghĩ, đầu tiên, sẽ phải mất -- rất có thể sẽ phải mất rất lâu hơn những gì các quảng cáo hay giới truyền thông mong đợi. Đó là phần một. Phần hai là cũng sẽ -- sẽ có một thời gian chuyển giao dài. Xe hơi tự lái sẽ phù hợp với nơi này và không phù hợp với nơi khác. Đó là một thử thách thú vị đối với chúng ta, đúng không? Bởi vì, à -- Google đã và đang đầu tư vào lĩnh vực này từ năm 2007, Tesla cũng vậy, Apple cũng vậy, nhiều nhà sản xuất khác cũng vậy. Thế giới đó sẽ trở thành hiện thực vì những lí do tốt đẹp. Một triệu người chết mỗi năm vì tai nạn xe hơi. Và chúng ta đã biết trên toàn thế giới ta mất hàng tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ giờ khó chịu, lo lắng khi ngồi trong xe hơi. Và hãy nghĩ xem chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện như thế nào khi trả lại cho họ thời gian đó mà không bị nỗi lo chi phối. Vì thế tôi nghĩ rằng có rất nhiều ích lợi. Chúng ta nghĩ đó là một thử thách, nhưng đối với những nhà lãnh đạo lạc quan, Thay vì cự tuyệt -- cự tuyệt công nghệ, có lẽ giống như ngành công nghiệp taxi, hay xe buýt -- chúng ta phải tin tưởng nó hay trở thành một phần của tương lai. Nhưng làm sao để lạc quan tiến tới? Có thể hợp tác với các thành phố chăng? Có thể tận dụng hệ thống giáo dục, đào tạo nghề,... cho bước chuyển đó chăng? Sẽ mất lâu hơn rất nhiều so với mọi người nghĩ, đặc biệt là quãng chuyển tiếp đó. Nhưng đó là một thế giới sẽ trở thành hiện thực, và nó sẽ là một thế giới tốt đẹp hơn. CA: Travis, những gì anh đang xây dựng là cực kì khó tin và tôi rất cảm ơn anh đã đến với TED và chia sẻ thật cởi mở. Cảm ơn anh nhiều. TK: Cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng một nhà thần kinh học xuất sắc tên Mary. Mary sống trong một căn phòng đen trắng, cô ấy chỉ đọc sách đen trắng và màn hình của cô ấy chỉ hiển thị màu đen và trắng. Dù chưa từng thấy màu sắc, Mary là một chuyên gia về thị giác màu sắc và biết mọi thứ về tính chất vật lý và sinh học của nó. Cô ấy biết cách các bước sóng ánh sáng kích thích ba loại tế bào nón trên võng mạc, và cách các tín hiệu điện tử di chuyển qua các dây thần kinh thị giác vào não. Tại đây, chúng thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động để xử lí hàng triệu màu sắc mà hầu hết con người có thể phân biệt. Giờ hãy tưởng tượng một ngày màn hình trắng đen của Mary bị hỏng và một quả táo có màu sắc hiện ra. Lần đầu tiên, Mary có thể tiếp xúc trực tiếp với thứ mà cô ấy đã biết nhiều năm. Vậy cô ấy có học được gì mới không? Có điều gì về sự cảm thụ màu sắc mà cô ấy không biết? Nhà triết học Frank Jackson đã đưa ra một thí nghiệm tưởng tượng mang tên Căn phòng của Mary vào năm 1982. Ông cho rằng nếu Mary đã biết mọi kiến thức vật lí về thị giác màu sắc và nếu trải nghiệm màu sắc vẫn dạy cô ấy một điều gì đó mới mẻ, thì trạng thái tâm lí, giống như sự cảm thụ màu sắc, sẽ không thể được miêu tả hoàn toàn bởi những hiện tượng vật lí. Thí nghiệm Căn phòng của Mary mô tả thứ mà các nhà triết học gọi là lý luận kiến thức, rằng có những đặc tính và kiến thức phi vật chất chỉ có thể được khám quá qua trải nghiệm có ý thức. Lý luận kiến thức đối lập với chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa này cho rằng mọi thứ, kể cả trạng thái tâm lí đều có 1 lời giải thích mang tính vật lí. Với những người nghe về câu chuyện của Mary, việc thực sự nhìn thấy màu dường như chắc chắn sẽ khác hoàn toàn với việc được học về nó. Vì vậy, chắc chắn sẽ có những tiêu chuẩn về thị giác màu sắc vượt khỏi những mô tả vật lí của nó Lý luận kiến thức không chỉ là về thị giác màu sắc. Căn phòng của Mary dùng sức nhìn màu để tượng trưng cho trải nghiệm có ý thức. Nếu khoa học tự nhiên không thể giải thích cho sức nhìn màu, thì có lẽ nó cũng không thể giải thích cho trải nghiệm có ý thức. Ví dụ, ta có thể biết được mọi thông tin vật lí về cấu trúc và chức năng của bộ não con người, nhưng vẫn không thể hiểu được cảm giác khi được là người đó. Những trải nghiệm không thể diễn tả này có các đặc tính gọi là cảm thụ tính, những tiêu chuẩn chủ quan mà ta không thể miêu tả hay đong đếm. Cảm thụ tính là trải nghiệm riêng biệt với mỗi người, như bị ngứa, yêu, hay cảm thấy buồn chán. Khái niệm vật lí không thể giải thích những trạng thái tâm thần này. Các nhà triết học quan tâm đến vấn đề trí tuệ nhân tạo đã sử dụng lý luận kiến thức để đưa ra giả thuyết rằng khôi phục một trạng thái vật lí không nhất thiết phải có một trạng thái tâm thần phản hồi. Nói cách khác, để tạo nên một hệ thống máy tính bắt chước chức năng của từng nơron của bộ não con người sẽ không cần một bộ não điện toán hoá có ý thức. Không phải tất cả các nhà triết học đều nghĩ thí nghiệm căn phòng của Mary có ích Một số cho rằng kiến thức sâu rộng của cô ấy về sức nhìn màu sẽ giúp cô ấy tạo ra một trạng thái tâm thần tương tự khi thực sự nhìn thấy màu sắc đó. Việc màn hình bị hỏng sẽ không giúp cô ấy biết thêm điều gì mới. Một số khác cho rằng kiến thức ban đầu của cô ấy chưa bao giờ đủ bởi nó dựa hoàn toàn vào các khái niệm vật lí mà có thể được truyền tải bằng ngôn ngữ. Nhiều năm sau khi đề xuất, Jackson đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của mình về thí nghiệm này. Ông quyết định rằng việc Mary nhìn thấy màu đỏ vẫn tạo ra những hiện tượng vật lí đáng kể trong bộ não, thay vì những cảm thụ tính vô danh không có lời giải thích vật lí. Dù vậy vẫn chưa có lời giải thích dứt khoát cho việc liệu Mary có học được điều gì mới khi cô ấy nhìn thấy quả táo không. Liệu có tồn tại giới hạn cơ bản cho kiến thức của chúng ta về những điều mà mình chưa trải nghiệm? Và liệu điều này có nghĩa là có một số khía cạnh của vũ trụ mà ta không bao giờ có thể lĩnh hội? Hay khoa học và triết học sẽ giúp chúng ta vượt qua giới hạn của bộ não người? Cung Hoàng đạo của bạn là gì? Trong Chiêm tinh học phương Tây, đó là một chòm sao được quyết định bởi ngày sinh của bạn. Nhưng theo 12 con giáp của trung Quốc, hay shēngxiào, đó là shǔxiàng, nghĩa là con giáp cầm tinh năm sinh của bạn. Và trong số những truyền thuyết giải thích sự hình thành của 12 con giáp, câu chuyện lâu đời nhất nói về một cuộc đua. Truyền thuyết kể rằng, Ngọc Hoàng, người đứng đầu Thiên Đàng, muốn tìm ra cách để tính toán thời gian nên đã tổ chức một cuộc đua. Mười hai con vật đầu tiên vượt qua được dòng sông sẽ có một vị trí trong lịch hoàng đạo theo thứ tự mà chúng về đích. Con chuột thức dậy lúc mặt trời mọc để xuất phát sớm nhưng trên đường đến dòng sông, nó gặp ngựa, hổ và bò đực. Vì chuột nhỏ và không thể bơi tốt, nó đã nhờ các con vật lớn hơn giúp đỡ. Trong khi hổ và ngựa từ chối thì chú bò tốt bụng đã đồng ý chở chuột qua sông. Tuy nhiên, khi chúng chuẩn bị đến bờ bên kia, chuột nhảy khỏi người bò và về nhất. Bò về thứ nhì và hổ về thứ ba. Thỏ vì quá nhỏ bé để chống lại dòng nước xiết nên đã nhảy qua đá và khúc cây để về thứ tư. Tiếp đến là rồng, tuy có thể bay thẳng qua sông, nhưng nó đã dừng lại để giúp những con vật khác mà nó gặp trên đường. Sau rồng là ngựa, nó đang phi thật nhanh qua sông. Thế nhưng, khi ngựa chuẩn bị đến đích thì rắn trườn qua. Ngựa giật mình dừng lại, để cho rắn bò vào vị trí thứ sáu. Ngọc Hoàng nhìn ra dòng sông và thấy cừu, khỉ, gà đang ở trên một cái bè và cùng nhau đẩy nó ra khỏi đám rong rêu. Khi chúng đến bờ bên kia, cả ba quyết định nhường vị trí thứ tám cho cừu, con vật hiền hòa nhất trong bọn, sau đến khỉ và gà trống. Tiếp đến là chó, đang cố bò lên bờ sông. Chó là một tay bơi giỏi, nhưng do mải chơi đùa dưới nước nên chỉ đến đích ở vị trí thứ mười một. Vị trí cuối cùng thuộc về lợn, nó vì đói nên đã dừng lại để ăn và ngủ một giấc ngắn trước khi bì bõm qua sông về đích. Từ đó, mỗi năm được cai trị bởi một con giáp theo thứ tự trên, tạo thành một chu kì bắt đầu lại mỗi 60 năm. Tại sao lại là 60 mà không phải là 12? Bởi lịch Trung Hoa cổ được hình thành từ 2 hệ thống chồng chéo lên nhau. 12 con giáp gắn liền với một hệ thống gọi là Thập Nhị Chi, hay shí'èrzhī. Một hệ thống khác, Thập Thiên Can, còn gọi là tiāngān, được tạo thành bởi năm nguyên tố Ngũ Hành là Kim, xīn, Mộc, mù, Thủy, shuǐ, Hỏa, huǒ, và Thổ, tǔ. Mỗi nguyên tố được ghép với âm hay dương, tạo thành một chu kì 10 năm. Khi 12 con giáp của Thập Nhị Chi được ghép với một nguyên tố trong Ngũ Hành và Âm hay Dương của Thiên Can, nó tạo thành 60 năm từ các tổ hợp khác nhau, gọi là Lục thập hoa giáp, hay Can Chi. Vậy nên, một người sinh vào năm 1980 sẽ mang tuổi Canh Thân trong khi một người sinh năm 2007 sẽ mang tuổi Đinh Hợi. Trong thực tế, bạn còn có thể có một con giáp ẩn dựa vào tháng sinh, một con giáp thực sự theo ngày sinh, và một con giáp bí mật theo giờ sinh của mình. Cuộc đua đó được xem như đã quyết định những con vật được tôn thờ trong lịch Hoàng đạo của Trung Hoa, nhưng khi hệ thống này được phổ biến khắp châu Á, những nước khác đã thay đổi vái nét để phản ánh văn hóa của mình. Vì thế, khi xem xét lịch Hoàng Đạo của Việt Nam, bạn có thể phát hiện rằng mình cầm tinh con mèo thay vì thỏ, và nếu như bạn ở Thái Lan, một con rắn thần tên là Naga sẽ thay thế con rồng. Vậy nên, dù bạn có tin vào những gì 12 con giáp nói về bản thân mình hay không, nó chắc chắn bộc lộ nhiều thứ về nền văn hóa xuất thân của nó. Mỗi năm có khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong do đau tim; và bệnh tim mạch, gây ra các cơn đau tim và các vấn đề khác như đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. trên thế giới. Vậy nguyên nhân của cơn đau tim là gì? Cũng như các cơ khác, tim cần oxy, và khi không có đủ lượng oxy cần thiết, cơn đau tim xảy ra. Các khối mỡ tích tụ, gọi là mảng, phát triển trên thành động mạch vành. Đó là các mạch có vai trò cung cấp máu giàu oxy tới tim. Các mảng này lớn lên khi ta già đi, đôi khi trở nên kềnh càng, đặc cứng, hay nóng bừng. Cuối cùng, các mảng này có thể biến thành các vật cản. Nếu một trong các mảng bị nứt vỡ, một cục máu đông sẽ hình thành quanh đó chỉ trong vài phút, và một động mạch bị chặn một phần có thể trở thành tắc hoàn toàn. Việc lưu thông máu đến cơ tim bị gián đoạn và chỉ trong vài phút, các tế bào thiếu oxy bắt đầu chết. Đó là nhồi máu cơn tim, hay còn gọi là đau tim. Nếu không được điều trị, tình trạng có thể xấu đi nhanh chóng. Cơ bị tổn hại có thể không bơm được máu, và có thể dẫn đến loạn nhịp đập. Trong trường hợp xấu nhất, đau tim có thể dẫn tới đột tử. Và làm thế nào bạn biết được ai đó đang bị đau tim? Triệu chứng phổ biến nhất là đau ngực do cơ tim bị thiếu oxy gây ra. Các bệnh nhân cảm thấy như bị bóp nghẹt. Nó có thể lan ra cánh tay trái, hàm, lưng, và bụng. Nhưng không phải lúc nào cũng bất ngờ và kịch tính như trong phim. Một số người cảm thấy buồn nôn hay khó thở. Các triệu chứng có thể khó thấy hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi. Với họ, sự yếu đi và cảm giác mệt mỏi có thể là dấu hiệu chính. Và thật ngạc nhiên, ở rất nhiều người, đặc biệt với những ai mắc tiểu đường, căn bệnh có biến chứng đau thần kinh, cơn đau tim có thể xảy ra một cách yên lặng. Nếu bạn nghĩ ai đó có thể đang bị đau tim, việc quan trọng nhất là phải phản ứng thật nhanh. Nếu tiếp cận được các dịch vụ y tế khẩn cấp, hãy gọi cho họ. Đó là cách nhanh nhất để đến được bệnh viện. Dùng aspirin, loại thuốc làm loãng máu, và nitroglycerin, thuốc giãn động mạch, có thể giữ cho cơn đau tim không bị nặng thêm. Trong phòng cấp cứu, các bác sĩ có thể chẩn đoán một cơn đau tim. Họ thường sử dụng điện tâm đồ để đo hoạt động điện thế cơ tim và xét nghiệm máu để đánh giá tổn thương cơ tim. Bệnh nhân sau đó được đưa tới phòng khám tim công nghệ cao nơi làm các xét nghiệm để xác định các vị trí bị nghẽn. Các bác sĩ tim có thể tái mở các động mạch bị tắc bằng cách bơm phồng một quả bóng trong quy trình tạo hình mạch vành. Họ cũng thường đưa vào một khung đỡ bằng kim loại hay nhựa dẻo để giữ cho lòng động mạch được thông. Những vật cản lớn hơn có thể cần đến phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Sử dụng một đoạn tĩnh mạch hay động mạch từ phần khác của cơ thể, các bác sĩ phẫu thuật tim có thể khiến dòng máu lưu thông đi vòng qua vật cản. Những quy trình này tái lập sự lưu thông tới cơ tim, từ đó phục hồi chức năng tim. Điều trị đau tim có nhiều tiến bộ, nhưng việc phòng ngừa là vô cùng thiết yếu. Cả các yếu tố di truyền và lối sống đều tác động đến nguy cơ đau tim. Và tin tốt là bạn có thể thay đổi lối sống của mình. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, và giảm cân đều có thể giảm nguy cơ xảy ra đau tim, bất kể bạn đã từng bị trước đó hay chưa. Các bác sĩ khuyên nên tập thể dục vài lần một tuần, thực hiện cả các bài tập nhịp điệu và rèn luyện sức mạnh. Một chế độ ăn uống có lợi cho tim có lượng đường và chất béo bão hòa thấp, hai thứ đều liên quan tới đau tim. Vậy bạn nên ăn gì? Thật nhiều chất xơ từ rau, gà và cá thay vì thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt và các loạt quả hạch như óc chó và hạnh nhân tất cả đều có lợi. Chế độ ăn uống và kế hoạch luyện tập hợp lý cũng giúp duy trì cân nặng trong khoảng an toàn, điều này cũng sẽ giảm nguy cơ xảy ra đau tim. Và đương nhiên, thuốc cũng có thể giúp ngừa đau tim. Ví dụ, các bác sĩ thường kê thuốc aspirin liều thấp, đặc biệt là cho các bệnh nhân đã từng bị đau tim và những ai có nguy cơ cao. Và các loại thuốc giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như áp lực máu, cholesterol cao và tiểu đường, cũng sẽ giảm khả năng xảy ra đau tim. Đau tim có thể phổ biến nhưng không phải là không ngừa được. Ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng thuốc lá, duy trì sức khỏe, và ngủ nhiều, cười nhiều đều đảm bảo cho cơ quan trọng nhất trong cơ thể của bạn tiếp tục đập. Được tạo ra bởi nhà logic học Raymond Smullyan và được truyền bá bởi người đồng nghiệp George Boolos, câu đố này được cho là hóc búa nhất mọi thời đại. Bạn và những người đồng hành chẳng may phải đáp xuống một hành tinh cổ đại. Cách duy nhất để quay về là làm vừa lòng ba vị lãnh chúa ở đây, Tee, Eff, và Arr, bằng cách cống cho họ những cổ vật thích hợp. Không may thay, bạn không biết ai là ai. Từ những chỉ dẫn khắc trên bia, bạn được quyền hỏi ba câu hỏi nghi vấn về danh tính của từng vị lãnh chúa. Tee luôn trả lời đúng, Eff luôn trả lời sai, và câu trả lời của Arr có thể đúng hoặc sai. Nhưng có một vấn đề. Giả sử bạn đủ hiểu thứ ngôn ngữ này để đặt bất kì câu hỏi nào, nhưng lại không chắc từ nào trong hai từ ''ozo'' và ''ulu'' nghĩa là ''đúng,'' và từ nào nghĩa là "không đúng." Làm sao để bạn tìm ra vị nào là vị nào? Hãy dừng ở đây nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời! Trả lời trong: Ba. Hai. Một. Đầu tiên, câu đố này không chỉ khó, nó gần như không thể giải được. Đặt câu hỏi để làm gì khi bạn chẳng hiểu câu trả lời cũng như chẳng biết nó đúng hay sai? Nhưng câu đố này giải được! Mấu chốt là phải tính toán cẩn thận cách đặt câu hỏi để bất cứ câu trả lời nào cũng đưa về những thông tin có ích. Đầu tiên, ta có thể làm việc đó mà không cần biết nghĩa của "ozo" và "ulu" bằng việc thêm chính hai từ đó vào câu hỏi, và thứ hai, nếu ta đặt mỗi câu hỏi trong điều kiện giả định, rằng liệu vị lãnh chúa nào đó có nói dối hay không thì cũng không quan trọng. Để hình dung cụ thể, hãy tưởng tượng câu hỏi của chúng ta kiểu như 2+2=4 có đúng hay không. Thay vì hỏi thẳng ra, chúng ta nói: "Nếu tôi hỏi ngài liệu 2+2 có bằng 4, ngài sẽ trả lời là ozo chứ?" Nếu "ozo" nghĩa là "đúng" và người được hỏi là Tee, thì ngài đáp lại đúng như vậy: "ozo." Nhưng còn nếu chúng ta hỏi ngài Eff? Câu trả lời đáng lẽ là "ulu" hoặc "không đúng," nhưng ngài sẽ nói dối và trả lời là "ozo." Và nếu "ozo" quả thực mang nghĩa là không, thì câu trả lời chính xác cho câu hỏi của chúng ta là ''ulu," và cả ngài Tee và Eff vẫn sẽ trả lời "ozo" bởi mỗi người đều có lý do riêng. Nếu bạn mơ hồ về việc tại sao nó có lý, thì nguyên nhân liên quan đến các cấu trúc logic. Hai lần khẳng định hay phủ định đều có kết quả là điều khẳng định. Giờ, chúng ta có thể chắc chắn rằng dù hỏi Tee hay là Eff một câu hỏi như trên sẽ đều nhận được câu trả lời là "ozo" nếu câu giả định là đúng và "ulu" nếu nó sai, bất kể việc ta có biết hay không nghĩa của hai từ này. Không may, điều này không áp dụng được với Arr. Nhưng đừng lo, ta có thể dùng câu hỏi đầu tiên để xác định xem một vị lãnh chúa có phải Arr hay không. Sau đây sẽ là câu hỏi thứ hai để nhận biết Tee và Eff. Khi đó, chúng ta có thể xác định được cả ba người. Bắt đầu! Hỏi vị lãnh chúa ở giữa, "Nếu vị lãnh chúa ở bên tay trái của tôi là Arr, ngài sẽ trả lời là "ozo" chứ?" Nếu ngài đáp lại là "ozo," có hai khả năng. Có thể người bạn vừa hỏi là Arr, trường hợp này câu trả lời là vô ích. Mặt khác, nếu người đó lại là Tee hoặc Eff, như đã biết, một trong hai trả lời "ozo" nghĩa là câu giả định trên đã đúng, và vị lãnh chúa còn lại chắc chắn là Arr. Như vậy, bạn có thể chắc chắn người bên phải không phải Arr. Tương tự, nếu câu trả lời là "ulu", thì người bên trái không thể là Arr. Bây giờ hãy tiếp tục với vị lãnh chúa mà bạn đã biết không phải Arr và hỏi, "Nếu tôi hỏi liệu ngài có phải Eff không, ngài sẽ trả lời là "ozo" chứ?" Khi không còn phải lo lắng về khả năng vị này sẽ trả lời tùy hứng, thì dù trả lời thế nào, ta vẫn biết được danh tính của anh ta. Nếu bạn không biết câu trả lời là đúng hay sai, hãy hỏi chính vị lãnh chúa đó liệu vị ở giữa có phải là Arr. Quá trình loại trừ sẽ tìm ra được danh tính người còn lại. Làm các vị lãnh chúa hài lòng sẽ giúp phi thuyền được tu sửa và cất cánh. Bạn được phép hỏi câu cuối và hỏi Tee rằng đường đến Trái Đất có xa không. Nếu câu trả lời là "ozo," thì cũng quá nhọ bởi bạn vẫn không hiểu nghĩa của của từ đó. Để thuần thục bất kì kĩ năng nào, thực hiện động tác múa quay tròn, chơi một nhạc cụ, hay ném bóng vào rổ, cần trải qua việc luyện tập. Luyện tập là sự lặp lại một hành động nhằm tiến bộ hơn, và giúp ta thực hiện nó ngày một dễ dàng, nhanh và tự tin hơn. Vậy luyện tập đã làm gì trong não bộ mà khiến chúng ta trở nên giỏi hơn? Bộ não chúng ta có hai loại mô thần kinh: chất xám và chất trắng. Chất xám xử lí thông tin trong não bộ, điều khiển các tín hiệu và kích thích cảm giác tới các tế bào thần kinh, trong khi đó chất trắng chủ yếu được tạo bởi mô mỡ và sợi thần kinh. Để khiến cho cơ thể chúng ta di chuyển, thông tin cần được chuyển từ chất xám của bộ não, xuống tủy sống, qua chuỗi sợi thần kinh gọi là axon tới cơ bắp của chúng ta. Vậy làm sao luyện tập hay việc lặp lại ảnh hưởng đến hoạt động bên trong não của chúng ta? Các sợi axon tồn tại ở trong chất trắng được bọc bởi chất béo gọi là myelin. Và chính cái vỏ bọc ấy dường như thay đổi luyện tập. Myelin giống như lớp cách điện của dây cáp điện vậy. Nó ngăn chặn sự hao phí năng lượng từ tín hiệu điện mà bộ não sử dụng, dịch chuyển chúng hiệu quả hơn dọc theo đường thần kinh. Một số nghiên cứu ở chuột cho thấy sự lặp lại của chuyển động vật lý làm tăng các lớp màng bọc myelin cách li các sợi axon. Lớp màng càng nhiều thì sự cách biệt xung quanh các chuỗi sợi axon càng lớn, tạo một siêu xa lộ cho thông tin kết nối não bộ tới các cơ bắp của bạn. Vì vậy trong khi nhiều vận động viên và người biểu diễn ghi nhận thành công của họ vào bộ nhớ cơ, bản thân cơ bắp chúng không hề có bộ nhớ. Ngược lại, đó có thể là do lớp myelin của đường dây thần kinh mới là yếu tố giúp họ có đc lợi thế với đường dây thân kinh nhanh và hiệu quả hơn. Có nhiều những giả thuyết về nỗ lực định lượng số giờ, ngày, thậm chí là năm tập luyện để có thể trở nên thuần thục kĩ năng nào đó. Trong khi chúng ta chưa có con số kì diệu nào cả thì ta đều biết trở nên giỏi không chỉ đơn giản là số giờ tập luyện. Nó còn là chất lượng và hiệu quả luyện tập nữa. Luyện tập hiệu quả là sự thích hợp, tập trung cao độ, và nhắm vào nội dung hay điểm yếu mà nằm ở rìa khả năng hiện tại của một người. Vậy nếu luyện tập hiệu quả là chìa khóa thì sao chúng ta có thể tận dụng tối đa thời gian thực hành? Hãy thử một số mẹo này. Tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Hạn chế tối đa sự mất tập trung bằng việc tắt máy tính hoặc TV và đặt điện thoại ở chế độ máy bay. Ở một nghiên cứu, họ đã quan sát 260 học viên học tập. Trung bình, các sinh viên đó chỉ có thể tập trung vào bài tập trong khoảng 6 phút. Máy tính xách tay, điện thoại và đặc biệt là Facebook là nguồn dễ gây mất tập trung nhất. Hãy bắt đầu thật chậm. Sự phối hợp được dựng với sự lặp lại, dù nó đúng hay sai. Nếu bạn tăng dần dần tốc độ của chất lượng sự lặp lại thì bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để làm đúng. Tiếp theo, việc lặp lại thường xuyên với thời gian nghỉ phân bổ là thói quen của các nghệ sĩ ưu tú. Các nghiên cứu cho thấy nhiều vận động viên, nhạc sĩ, vũ công giỏi dành ra 50-60 tiếng mỗi tuần cho hoạt động nghề nghiệp của họ. Họ phân chia thời gian hợp lý cho luyện tập hiệu quả vào các buổi luyện tập hàng ngày có thời hạn. Và cuối cùng, thực hành não bộ của bạn trong chi tiết sống động. Khá là ngạc nhiên, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng một khi chuyển động vật lý được tiến hành thì nó có thể được tăng cường bằng cách tưởng tượng. Trong một nghiên cứu, 144 vận động viên bóng rổ được chia làm hai đội. Đội A luyện tập thể chất với ném bóng một tay tự do trong khi đó đội B chỉ tưởng tưởng đang thực hành chúng. Khi họ được kiểm tra trong 2 tuần cuối thử nghiệm, người chơi trung bình và giỏi ở cả 2 đội đều tiến bộ gần như giống nhau. Khi các nhà khoa học tiến gần hơn sáng tỏ những bí mật trong bộ não thì sự hiểu biết về luyện tập của ta mới có thể tiến bộ. Trong lúc ấy, luyện tập hiệu quả là cách tốt nhất ta có để đẩy lùi những giới hạn cá nhân, vươn tới cao hơn, và tối đa hóa tiềm năng của chúng ta. Khi tôi đến Harare năm 1985 công bằng xã hội là mục tiêu cốt lõi trong chính sách y tế của Zimbabwe Một chính phủ mới vừa bước ra khỏi một cuộc chiến dài giành độc lập đã ngay lập tức khẳng định chủ nghĩa xã hội: Dịch vụ y tế, giáo dục tiểu học về cơ bản được miễn phí. Sự phát triển ồ ạt của các trung tâm y tế ở nông thôn đã giúp cho 80% dân số tiếp cận dễ dàng những dịch vụ này trong vòng dưới 2 tiếng đi bộ một thành tích thực sự đáng kể. 1980 - Năm độc lập, 25% trẻ em Zimbabwe được tiêm chủng đầy đủ Đến năm 1990, gần một thập kỷ sau, Tỉ lệ này đạt tới 80%. Tôi cảm thấy rất đỗi tự hào được là một phần của sự thay đổi này một cuộc cách mạng. Sự sôi nổi, thân thiết hiển hiện rất rõ. Làm việc bên cạnh những người Zimbabwe xuất chúng những nhà khoa học, bác sĩ, các nhà hoạt động xã hội Tôi cảm thấy gắn bó không chỉ với một Châu Phi từng bước độc lập mà còn với một nền y tế công cộng đang tiến bộ toàn cầu. Nhưng đồng thời cũng có những thử thách dễ làm nản lòng. Zimbabwe thông báo ca nhiễm AIDS đầu tiên vào năm 1985, khi tôi mới đến. Tôi đã chăm sóc một số bệnh nhân bị AIDS những năm đầu của thập kỷ 80, trong khi tôi thực hiện khóa đào tạo tại Bệnh viện Harlem, nhưng,... chúng tôi không hề biết rằng cái gì đang chờ đợi ở Châu Phi Tỉ lệ lây nhiễm dừng ở mức 2% trong những ngày tôi mới đến Tỉ lệ này thậm chí vọt lên tới 1 trong mỗi 4 người lớn tại thời điểm tôi rời Harare, 17 năm sau. Vào giữa những năm 90 tôi đã nói với hàng trăm người đang rất khỏe mạnh rằng họ dương tính với HIV Tôi chứng kiến đồng nghiệp và bạn bè tôi chết học sinh của tôi, bệnh nhân, đều chết. Đáp lại điều này, tôi và các đồng nghiệp mở một phòng khám. Chúng tôi tuyên truyền về bao cao su, tổ chức giảng dạy tại trường học và các buổi góp ý tại nơi làm việc. Chúng tôi nghiên cứu. Chúng tôi tư vấn cho "đối tác" của người bị phơi nhiễm làm thế nào để bảo vệ chính họ. Chúng tôi làm việc vất vả. Thời điểm đó, tôi tin rằng, tôi đã làm hết sức mình. Tôi đang cung cấp sự điều trị xuất sắc, như nó đã từng. Nhưng tôi không nói về thay đổi cấu trúc. Nguyên Tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã từng thẳng thắn nói về thất bại của ông ấy dẫn tới tội ác diệt chủng Rwandan. Năm 1994, ông ấy là trưởng Ban Gìn giữ Hoà Bình của Hoa Kỳ Tại lễ tưởng niệm mười năm, ông ấy nói:"Tôi tin rằng, vào lúc đó, tôi đang làm những gì tốt nhất. nhưng sau tội ác đó, tôi nhận ra rằng còn nhiều hơn nữa những gì tôi có thể làm và lẽ ra phải làm để cảnh báo và kêu gọi sự ủng hộ. Dịch AIDS tới đúng lúc y tế công cộng không được chuẩn bị trước và ngày nay, khi WHO ước lượng rằng có tới 39 triệu người chết vì căn bệnh này. Không phải mình tôi cảm thấy ăn năn và nuối tiếc bởi đã không làm nhiều hơn khi sớm hơn. Nhưng khi sống ở Zimbabwe, Tôi không thấy mình với vai trò của một luật sư hay chính trị gia Tôi đã ở đó với kỹ năng chuyên môn cả kỹ năng phòng khám lẫn nghiên cứu dịch tễ. Và trong suy nghĩ của tôi, việc của mình là chăm sóc các bệnh nhân và thực hiện các nghiên cứu để hiểu rõ hơn sự truyền nhiễm Và tôi hy vọng chúng tôi đã làm giảm sự phát tán của loại virus này. Tôi đã nhận thức được rằng cách ly không phải biện pháp để tránh khỏi nhiễm bệnh và tử vong bởi AIDS Và trên những cánh đồng mía, nơi mà giống những lãnh địa phong kiến hơn bất cứ doanh nghiệp hiện đại nào, 60% phụ nữ mang thai được xét nghiệm là dương tính với HIV Tôi tìm cách làm thế nào để việc bị lây nhiễm không phải là suy đồi đạo đức mà thay vào đó, liên hệ nhiều hơn tới văn hóa của đàn ông, tới lực lượng lao động nhập cư và tới chủ nghĩa thực dân. Những người da trắng phần lớn không bị tổn thương Với tư cách là những chuyên gia y tế, công cụ của chúng tôi thật sự nghèo nàn: khẩn nài mọi người thay đổi hành xử cá nhân của họ, dùng bao cao su, giảm số lượng bạn tình. Tỉ lệ phơi nhiễm tăng, và khi xuất hiện ở phía Tây, việc điều trị vẫn là vũ khí tốt nhất mà chúng tôi có để chống lại virus, nhưng nó lại quá đắt đối với dịch vụ công ở Châu Phi. Tôi đã không lên tiếng về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận những loại thuốc cứu mạng này hoặc về việc nền tảng kinh tế và hệ thống chính trị đã khiến tỉ lệ phơi nhiễm chạm tới phần lớn dân số. Tôi ngụy biện cho sự im lặng của mình bằng việc tự nhủ rằng tôi chỉ là một vị khách của đất nước đó rằng gióng hồi chuông đó sẽ khiến tôi bị trục xuất, ngăn tôi khỏi làm việc tốt, khỏi chăm sóc bệnh nhân, khỏi làm những nghiên cứu cần thiết. Vì vậy tôi đã không lên tiếng về thái độ của chính phủ trước đại dịch AIDS Tôi đã không lên tiếng đủ mạnh mẽ. Nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế, nghĩ rằng tôi đã không làm gì sai. Ràng buộc chúng tôi với bệnh nhân chỉ là lời thề Hippocratic và biến thể của nó, là hướng về tính thiêng liêng trong mối quan hệ người bệnh - bác sĩ. Và tôi đã làm tất cả những gì tôi có thể, cho mỗi bệnh nhân của tôi. Nhưng tôi biết rằng bệnh dịch bùng phát bên cạnh những khiếm khuyết của xã hội phản ánh không chỉ về mặt sinh học, mà quan trọng hơn là về sự cách ly, xua đuổi, phân biệt màu da, nguồn gốc, giới tính, giai cấp và hơn thế nữa. Điều đó đúng với AIDS Đúng với ngay cả đại dịch Ebola gần đây. Nhà nhân học y tế như Paul Farmer làm việc về AIDS ở Haiti gọi đây là bạo lực có hệ thống: "có hệ thống" bởi vì sự bất bình đẳng đã ăn sâu vào các tổ chức kinh tế và chính trị trên toàn thế giới, theo cách thông thường mà vô hình đối với những người có quyền lực; và "Bạo lực" là bởi ảnh hưởng của nó -- tử vong ở tuổi vị thành niên, chịu đựng, ốm đau -- là bạo lực. Chúng tôi làm được rất ít cho người bệnh nếu chúng tôi không nhận ra được những bất công xã hội này. Đánh tiếng chuông là bước đầu tiên tiến tới quyền sức khỏe cộng đồng, và đó là cách chúng tôi có thể kêu gọi sự ủng hộ, để phá vỡ và cùng nhau tạo nên một thay đổi thực sự. Vậy nên, những ngày này, tôi quyến định không ngồi yên nữa. Tôi đang lên tiếng về về rất nhiều vấn đề ngay cả khi điều đó khiến người nghe cảm thấy khó chịu, ngày cả khi chúng khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Rất nhiều trong số chúng là về sự bất bình đẳng trong chủng tộc và phân biệt trong các đoàn thể , những thứ mà chúng ta không nên có trong đất nước này một tí nào, và chắc chắn không có trong ngành y học hay y tế công cộng Nhưng chúng ta vẫn có và chúng ta trả tiền để chúng tồn tại trong thời gian ngắn. Đó là vì sao tiếng chuông cảnh báo về hậu quả của việc phân biệt chủng tộc trong Y tế của nước Mỹ, những bạo lực ở công sở, giữa các cá nhân với nhau mà những người da màu phải đối mặt, cộng hưởng với tàn dư thảm khốc của hơn 250 năm dưới chế độ nô lệ, 90 năm của đạo luật Jim Crow và 60 năm của một sự bình đẳng không hoàn toàn, tiếng chuông cảnh báo về vấn đề này là trọng tâm trong công việc của tôi với tư cách là Ủy viên hội đồng Y Tế New York Ở thành phố New York, tỉ lệ chết sớm --trước tuổi 65-- ở người da đen cao hơn 50% so với người da trắng. Một phụ nữ da đen, trong năm 2012 có nguy cơ đối mặt với cái chết liên quan tới sinh nở cao gấp 10 lần so với phụ nữ da trắng. Và mặc dù chúng tôi đã tiến được một bước dài trong việc giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, những đứa trẻ da màu vẫn phải đối mặt với nguy cơ chết trong năm đầu tiên của cuộc đời cao gấp 3 lần so với trẻ em da trắng New York không phải ngoại lệ Những con số thống kê tương đương với thống kê trên toàn nước Mỹ Trong một phân tích gần đây của tờ New York Times chỉ ra rằng có tới 1.5 triệu người đàn ông da màu mất tích trên toàn quốc. Phân tích chỉ ra rằng có nhiều hơn một trong mỗi 6 người đàn ông da đen ở trong độ tuổi từ 25-54 đã biến mất khỏi cuộc sống thường ngày, hoặc là vào tù, hoặc là chết sớm. Có một sự bất công lớn trong bạo lực mà những người da đen trẻ tuổi phải đối mặt hàng ngày, sự phản đối gần đây tập trung dưới banner #BlackLivesMatter. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng tỉ lệ không cân xứng và kéo dài này và sự kiện cũng như kết quả của các yêu cầu y tế thông thường đau tim, ung thư, tiêu chảy, HIV -- những bệnh có thể giết người chầm chậm và âm thầm và lấy đi nhiều cuộc sống của những thiếu niên da đen hơn. Giống như những động thái của #BlackLivesMatter chưa được bộc lộ tôi cảm thấy chán nản và tức giận răng thì cộng đồng y tế đã miễn cưỡng dùng cụm từ "phân biệt chủng tộc" trong các nghiên cứu và công việc Bạn có thể cảm thấy cái gì đó mỗi khi tôi nói chúng. Những học sinh y khoa giả chết (để phản đối) trong màu áo trắng nhưng cộng đồng y khoa phần lớn đã đứng lên bơi sự phân biệt tiếp tục diễn ra và tiếp tục ảnh hưởng đến bệnh dịnh và tử vong Và tôi lo rằng xu hướng cá nhân hóa và đòi hỏi chính xác trong y học, việc tìm kiếm các mục tiêu sinh học và gen vì sự điều trị tốt hơn, có thể vô tình khiến chúng ta không thấy được bức tranh lớn mà ở đây, chính là bối cảnh hàng ngày, nơi mà một con người sống, lớn lên, làm việc, yêu, điều quan trọng nhất quyết định sức khỏe cộng đồng và rất nhiều người trong số chúng ta, sức khỏe yếu. Là chuyên gia sức khỏe là công việc hàng ngày của chúng tôi dù là làm ở phòng khám hay làm công tác nghiên cứu, chúng tôi chứng kiến sự bất công lớn: người vô gia cư không đủ khả năng thực hiện đơn thuốc vì anh ấy có những ưu tiên cấp bách hơn; người chuyển giới trẻ, người mà đã ngầm muốn tự tử bởi vì xã hội của chúng ta quá khắc nghiệt người mẹ đơn thân bị cảm thấy rằng chị là người phải có trách nhiệm cho sức khỏe yếu kém của con chị. Với chúng tôi, vai trò là chuyên gia y tế không chỉ là điều trị bệnh nhân mà còn lên tiếng và ủng hộ sự thay đổi Dù đúng hay sai thì địa vị xã hội đã cho tiếng nói của chúng tôi thêm đáng tin cậy, và chúng tôi không thể lãng phí điều đó. Tôi hối hận vì đã không lên tiếng ở Zimbabwe và tôi đã hứa với lòng mình rằng, với tư cách là Ủy viên hội đồng Y tế thành phố New York Tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội tôi có để đánh lên tiếng chuông cảnh tỉnh và kêu gọi ủng hộ cho sự bình đẳng về y tế Tôi phản đối phân biệt chủng tộc và tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng tôi và tôi sẽ tham gia cùng bạn đứng lên chống lại phân biệt giới tính và bất kỳ loại hình bất công nào khác. Đã đến lúc chúng ta phải đứng dậy và cùng nhau lên tiếng về vấn đề bạo lực có hệ thống???? ? Chúng ta không nhất thiết phải có tất cả những câu trả lời để kêu gọi thay đổi. Chúng ta cần được khuyến khích. Sức khỏe của những bệnh nhân sức khỏe của tất cả chúng ta, đều phụ thuộc vào điều đó (vỗ tay) Trong thần thoại Hi Lạp, khi sải cánh bay trên đảo Crete bằng đôi cánh làm từ sáp và lông vũ, Icarus, con trai Daedalus, đã thách thức quy luật của tự nhiên và con người. Phớt lờ căn dặn của cha, chàng dần bay lên cao và cao nữa. Từ mặt đất, chàng trông như một vị thần, và khi từ trên cao nhìn xuống, chàng cũng cảm thấy mình như thế. Nhưng, trong thần thoại cổ Hi Lạp, ranh giới phân chia thần linh và con người rất rõ ràng, kẻ phàm trần nào dám vượt qua ranh giới đó sẽ nhận hình phạt thảm khốc. Đó chính là trường hợp của Icarus và Daedalus. Nhiều năm trước khi Icarus sinh ra, Daedalus cha chàng được xem là nhà phát minh, thợ thủ công, và nhà điêu khắc thiên tài của xứ sở Athen. Ông phát minh ra nghề mộc và tất cả các dụng cụ liên quan đến nó. Ông thiết kế nên nhà tắm và sàn nhảy đầu tiên trong lịch sử. Ông tạc tượng giống thật đến nỗi Hercules còn tưởng nhầm đó là người thật. Dù tài năng và nổi tiếng, Daedalus vẫn luôn tự kiêu và đố kị. Lo sợ cháu trai là thợ điêu luyện hơn mình, Daedalus ra tay giết người cháu. Kết quả, Daedalus bị trục xuất khỏi Athen và bị đày đến Crete. Nhờ tiếng tăm của mình, Daedalus được vua Minos của Crete chào đón nồng hậu. Ở đây, với tư cách là cố vấn kĩ thuật cho cung điện, Daedalus tiếp tục vượt qua mọi giới hạn. Ông tạo đồ chơi sống động cho các hoàng tử và công chúa. Ông phát minh ra buồm và cột giúp con người điều khiển được cơn gió. Với sức sáng tạo tràn trề, Daedalus thách thức mọi giới hạn lâu nay vẫn ngăn cách con người với thần linh cho đến khi ông thực sự phá vỡ chúng. Vợ của vua Minos, Pasiphaë, bị thần Poseidon nguyền rằng sẽ phải yêu con bò mà thần đã tặng cho nhà vua. Mắc bùa mê, hoàng hậu yêu cầu Daedalus giúp mình quyến rũ con bò đực. Với tính táo bạo cố hữu, ông đồng ý. Daedalus tạc một con bò gỗ rỗng thực đến nỗi đã qua mặt được con bò đực. Trốn trong con bò gỗ của Daedalus, Pasiphaë thụ thai và sinh ra quái vật nửa người nửa bò. Chuyện vỡ lở khiến nhà vua nổi trận lôi đình và kết Daedalus tội tiếp tay gây nên việc nghiệp chướng. Thế là, Daedalus bị buộc xây dựng một mê cung không lối ra nằm ngay dưới cung điện để giam giữ quái nhân của hoàng hậu. Mê cung hoàn thành, Minos tống giam Daedalus và Icarus, con trai duy nhất của ông trên đỉnh tòa tháp cao nhất của hòn đảo nơi họ sẽ phải sống hết quãng đời còn lại. Nhưng Daedalus vẫn luôn là nhà phát minh lỗi lạc. Khi quan sát những con chim lượn quanh nơi giam cầm, ông đã nghĩ ra cách vượt ngục. Ông sẽ cùng Icarus thoát khỏi nhà tù này bằng cách bay trên cao như những con chim và các vị thần. Dùng lông vũ treo trên tòa tháp và sáp lấy từ nến, Daedalus làm nên hai đôi cánh khổng lồ. Khi gắn cánh cho con trai Icarus, ông dặn cậu rằng: bay quá gần đại dương sẽ làm ướt cánh và khiến chúng nặng trĩu. Bay quá gần mặt trời sẽ khiến chất sáp tan chảy và đôi cánh sẽ tan rã. Trong cả hai trường hợp, họ chắc chắn sẽ chết. Vì thế, điều sống còn là phải giữ cân bằng khoảng cách. Kết thúc việc dặn dò, cả hai bay khỏi tòa tháp, trở thành những con người đầu tiên biết bay. Nhưng khi Daedalus cẩn thận bay lưng chừng ở giữa, Icarus lại quá ngất ngây với cảm giác được bay và bay lên cao nữa với cảm giác được ban tặng sức mạnh thần thánh. Daedalus chỉ có thể kinh hãi nhìn Icarus mỗi lúc một bay lên cao, bất lực trước số phận thảm khốc của con trai mình. Khi sức nóng mặt trời làm tan đôi cánh sáp, Icarus rơi xuống biển. Hệt như Daedalus từng rất nhiều lần coi thường hệ quả của việc thách thức những quy luật tự nhiên của con người để thỏa mãn cái tôi bản thân, Icarus đã để sự ngạo mạn lấy đi tính mạng của chính mình. Cuối cùng, cả hai đều phải trả giá khi vượt ra khỏi lãnh địa của tiết độ, với Icarus là mạng sống còn Daedalus là nỗi hối hận khôn nguôi. Nếu bạn không thể sống thiếu socola, bạn thật may mắn khi được sinh ra vào sau thế kỉ 16. Cho đến thời điểm đó, socola chỉ là một thức uống ở Trung Mĩ có hình dạng khá khác biệt với socola chúng ta biết ngày nay. Từ năm 1900 trước Công nguyên, người dân ở đó đã biết học cách thu hoạch hạt từ cây cacao bản địa. Các tài liệu cổ xưa nhất tiết lộ rằng nhân cacao được nghiền nát sau đó được trộn với bột ngô và bột ớt để tạo thành thứ thức uống không dễ chịu như cacao nóng mà hơi đắng và được tạo phủ thêm bọt. Và nếu bạn tưởng rằng chỉ con người ngày nay mới mê đắm socola thì nhầm to nhé, người Trung Mĩ đã sớm tôn thờ loại thực phẩm này. Họ tin rằng cacao là thứ thức ăn thiêng liêng được ban tặng cho con người bởi vị thần rắn lông vũ được người Maya biết đến với cái tên Kukulkan và người Aztec biết đến với cái tên Quetzalcoatl. Người Aztec sử dụng cacao làm tiền tệ, uống socola tại các bữa tiệc hoàng gia, tặng cho quân lính như phần thưởng sau chiến công và sử dụng nó trong các nghi lễ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên xuyên đại dương với socola diễn ra vào năm 1519 khi Hernán Cortés tới thăm cung điện Moctezuma tại Tenochtitlan. Theo tài liệu do trung úy của Cortés ghi chép, vua Moctezuma cho đem ra 50 bình thức uống rót vào những chiếc cốc bằng vàng. Khi những tên thực dân trở về mang theo thứ hạt mới lạ, sự truyền bá về những câu chuyện dâm ô liên quan đến socola đã khiến nó trở thành một thứ thuốc kích dục tăm tiếng. Ban đầu, vị hơi đắng của socola giúp nó trở thành vị thuốc chữa một số bệnh về bao tử nhưng vị ngọt được sinh ra nhờ thêm chút mật ong, đường và vani đã khiến socola sớm trở thành thức uống nổi tiếng tại cung điện Tây Ban Nha. Không lâu sau, không gia đình quý tộc nào lại không sở hữu socola trong nhà. Thức uống thời thượng này tiêu tốn rất nhiều công sức và thời gian để sản xuất trên quy mô lớn. Nó bao gồm trồng trọt và nhập khẩu lao động nô lệ từ vùng Caribe và các hòn đảo ngoài khơi bờ biển châu Phi. Thế giới socola sau đó hoàn toàn thay đổi vào năm 1828 với sự xuất hiện của máy ép cacao nhờ công của Coenraad van Houten đến từ Amsterdam. Ông phát minh ra cách chiết tách chất béo tự nhiên từ hạt cacao, hay bơ cacao, giúp tạo ra một chất bột có thể hòa tan tạo thành sản phẩm dạng lỏng, hoặc tái kết hợp với bơ cacao để tạo nên thứ socola rắn như chúng ta biết ngày nay. Không lâu sau đó, một người chế biến socola người Thụy Sĩ tên Daniel Peter thêm bột sữa vào socola và từ đó chúng ta có thêm socola sữa. Vào khoảng thế kỉ 20, socola không còn là thực phẩm xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu mà đã trở thành thức quà của cả cộng đồng. Nhưng lượng nhu cầu khổng lồ đòi hỏi cần phải có thêm nhiều cacao, mà loại cây này lại chỉ ưa thích vùng đất gần đường xích đạo. Hiện nay, thay vì vận chuyển nô lệ châu Phi tới Nam Mĩ để trồng cacao, sản phẩm cacao sẽ được chuyển tới Tây Phi, trong đó Bờ Biển Ngà chiếm đến 2/5 lượng cacao cung cấp cho thế giới vào năm 2015. Nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đã dẫn tới những xâm phạm về quyền con người. Nhiều vụ mùa xuyên khắp Tây Phi cung cấp cacao cho các công ty phương Tây đã sử dụng lao động nô lệ và trẻ em, với ước tính có khoảng hơn 2 triệu trẻ em bị bóc lột. Đây là vấn đề nan giải cho đến tận ngày nay, mặc dù các công ty socola cùng các quốc gia châu Phi đã nỗ lực để giảm thiểu số lao động trẻ em trong thực tế. Ngày nay, socola đã có mặt trong các nghi thức của xã hội hiện đại. Nhờ sự kết hợp giữa văn hóa thuộc địa và văn hóa bản xứ, trộn lẫn với sức mạnh của quảng cáo, socola mang trong mình một hương vị vừa cuốn hút, vừa suy đồi và bị cấm đoán. Nhưng biết thêm về lịch sử vừa thú vị vừa dữ dội của socola cũng như về sản phẩm của nó ngày nay, cho ta biết được loại thức ăn này được hình thành như thế nào và khám phá ra những sự thật ẩn đằng sau nó. Vì thế lần tới khi bạn lại bóc một thanh socola, hãy dừng lại một chút để nhắc mình rằng không phải mọi thứ về socola đều ngọt ngào. Không có nước, con người chỉ có thể tồn tại trong khoảng 100 giờ đồng hồ. Nhưng có một loài sinh vật có thể sống thiếu nước trong hàng thập kỉ. Loài sinh vật 1mm này có thể tồn tại được trong cả môi trường cực nóng, cực lạnh, và thậm chí chịu được các mức phóng xạ cao. Đây là bọ gấu nước, một trong những sinh vật ngoan cường nhất trên Trái Đất, dù bề ngoài nó trông giống như một con gấu tám chân béo núc ních. Hầu hết sinh vật đều cần nước để duy trì sự sống. Nước hỗ trợ quá trình trao đổi chất, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa diễn ra trong các tế bào. Nhưng những loài như bọ gấu nước thì có thể vượt qua giới hạn này với quá trình gọi là anhydrobiosis, mà trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "cuộc sống thiếu nước". Nhưng không chỉ có bọ gấu nước mới sở hữu khả năng phi thường đó. Vi khuẩn, các sinh vật đơn bào như cổ khuẩn, thực vật, và thậm chí một số động vật khác cũng có thể chịu được tình trạng này. Với nhiều loài bọ gấu nước, điều này buộc chúng phải trải qua một trạng thái gọi là "tun". Chúng sẽ cuộn thành quả bóng, thu đầu và chân vào trong cơ thể và đợi đến khi nước xuất hiện trở lại. Người ta cho rằng khi nước trở nên khan hiếm và bọ gấu nước phải thu vào tình trạng "tun", chúng bắt đầu tổng hợp các phân tử đặc biệt, lấp đầy các tế bào đang mất nước bằng cách tạo ra một ma trận. Các thành phần của tế bào nhạy cảm với sự mất nước như ADN, protein, và các màng tế bào, sẽ bị mắc kẹt trong ma trận này. Người ta cho rằng việc này khiến cho các phân tử bị giữ yên tại chỗ, ngăn chúng giãn nở, phân tách, hay kết hợp. Khi tế bào gặp lại nước ma trận này sẽ tan rã, nhưng các tế bào chức năng vẫn không bị hư hại. Ngoài sự mất nước, bọ gấu nước còn chịu được những thử thách khác như: đóng băng, bị đun nóng trong nước đến nhiệt độ sôi, mức độ phóng xạ cao, và môi trường chân không. Điều này đã dẫn đến suy đoán sai lầm rằng bọ gấu nước là sinh vật ngoài trái đất. Điều này nghe khá thú vị, nhưng bằng chứng khoa học cho thấy chúng vốn có nguồn gốc trên trên Trái Đất và sau đó dần tiến hóa. Thực tế, quá trình tiến hóa này đã tạo ra hơn 1100 loài bọ gấu nước khác nhau và có thể còn nhiều loài khác vẫn chưa được phát hiện. Và vì bọ gấu nước vô cùng gan lì, chúng tồn tại được ở khắp mọi nơi. Chúng sống ở mọi lục địa, bao gồm cả châu Nam Cực, và trong các quần xã sinh vật khác như sa mạc, các dải băng, đại dương, nước ngọt, rừng mưa nhiệt đới, và trên các đỉnh núi cao nhất. Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy chúng ở cả những nơi thông thường nhất, như ở các đám rêu trong vườn, trong công viên, và trong rừng. Để tìm thấy chúng, bạn chỉ cần chút kiên nhẫn và một chiếc kính hiển vi. Các nhà khoa học hiện đang cố gắng tìm xem bọ gấu nước có sử dụng trạng thái "tun", cùng kĩ thuật chống mất nước, để vượt qua điều kiện khắc nghiệt khác. Nếu hiểu được cách thức của chúng và các loài khác duy trì được các phân tử sinh học nhạy cảm của chúng, chúng ta có thể áp dụng kiến thức này để ổn định vaccine, hoặc phát triển các loại cây trồng có thể ứng phó với sự thay đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cách bọ gấu nước tồn tại trong tình trạng tiếp xúc với môi trường chân không, các nhà khoa học có thể tìm được manh mối về giới hạn môi trường của sự sống và tìm cách bảo vệ các nhà du hành vũ trụ. Khi đó, biết đâu bọ gấu nước có thể giúp ta trả lời được câu hỏi: sự sống có thể tồn tại trên các hành tinh khắc nghiệt hơn chúng ta hay không? Với việc có hàng ngàn tỉ vi khuẩn, virus, và nấm mốc sống trên hoặc trong cơ thể, duy trì mối quan hệ tốt và ổn định với nhóm sinh vật này là rất có lợi cho cơ thể chúng ta. Tất cả chúng tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột, một hệ sinh thái phong phú thực hiện nhiều chức năng của cơ thể. Vi khuẩn đường ruột có thể phân giải thức ăn khó tiêu đối với cơ thể, tạo ra dưỡng chất cần thiết, điều hòa hệ miễn dịch, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh có hại. Dù chúng ta chưa xác định một cách chính xác những loại vi khuẩn có lợi mà đường ruột khỏe mạnh cần, nhưng chúng ta biết điều cần thiết đối với một hệ vi sinh tốt là nó phải có nhiều loài vi khuẩn. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh, bao gồm môi trường sống, các loại thuốc - như kháng sinh, và thậm chí cả việc chúng ta có được sinh ra bằng cách đẻ mổ hay không. Chế độ ăn uống cũng là một trong số các yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến thể trạng của đường ruột. Dù không thể kiểm soát hết các yếu tố này, ta vẫn có thể duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh bằng cách chú ý đến những gì ta ăn. Chất xơ từ các loại thực phẩm như hoa quả, rau, quả hạch, đậu, và ngũ cốc là loại thức ăn tốt nhất cho vi khuẩn đường ruột. Khi vi khuẩn tiêu hóa chất xơ, chúng sẽ tạo ra acid béo chuỗi ngắn giúp củng cố thành ruột, cải thiện chức năng miễn dịch, và giúp phòng ngừa viêm ruột, qua đó giảm nguy cơ ung thư. Bạn càng tiêu thụ nhiều chất xơ... ... thì càng có nhiều vi khuẩn tiêu hóa chất xơ sống trong ruột của bạn. Theo một nghiên cứu gần đây, người ta đã đổi chế độ ăn cân đối, giàu chất xơ của một nhóm người Nam Phi sống ở nông thôn với chế độ ăn nhiều béo và nhiều thịt của một nhóm người Mĩ gốc Phi. Chỉ sau hai tuần thực hiện chế độ ít xơ nhiều béo kiểu phương Tây, nhóm người châu Phi sống ở nông thôn cho thấy dấu hiệu gia tăng viêm ruột kết, cũng như sụt giảm lượng butyrate, một loại acid béo chuỗi ngắn được cho là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Trong khi đó, nhóm đổi qua chế độ ăn nhiều xơ và ít béo lại cho kết quả trái ngược. Vậy khi ta ăn đồ chế biến sẵn ít chất xơ thì đường ruột sẽ gặp vấn đề gì? Ít chất xơ đồng nghĩa với ít thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, qua đó về cơ bản là vi khuẩn sẽ không còn thức ăn và dần sẽ chết đi. Điều này khiến hệ vi sinh kém đa dạng và vi khuẩn bị đói. Trên thực tế, một số vi khuẩn sẽ tấn công lớp màng nhầy ở thành ruột. Chúng ta còn biết những loại đồ ăn cụ thể có thể tác động đến hệ vi sinh đường ruột. Trong một nghiên cứu gần đây về hệ vi sinh, các nhà khoa học thấy rằng hoa quả, rau, trà, cà phê, rượu vang đỏ, và sôcôla đen đều có liên quan đến sự gia tăng tính đa dạng vi sinh vật. Các loại thực phẩm này chứa các polyphenol, vốn là các hợp chất chống oxi hóa xuất hiện tự nhiên. Mặt khác, thức ăn giàu chất béo, như sữa tươi nguyên kem hay nước ngọt có ga, đều liên quan đến sự suy giảm tính đa dạng. Cách chế biến thực phẩm cũng quan trọng. Những thực phẩm tươi sống được sơ chế nhìn chung chứa nhiều chất xơ và mang lại năng lượng tốt hơn; nên các món hấp sơ, món xào, hay rau sống nhìn chung sẽ có lợi cho cơ thể hơn các món rán. Ngoài ra, có những cách chế biến thức ăn giúp đưa vi khuẩn có lợi, hay còn gọi là lợi khuẩn, vào trong ruột. Thực phẩm lên men chứa rất nhiều lợi khuẩn có ích, như lactobacillus và bifidobacteria. Vốn là một cách bảo quản thức ăn trước khi tủ lạnh được phát minh, lên men thực phẩm là phương pháp cổ truyền trên toàn cầu. Các món ăn như kim chi, dưa cải, bánh tempeh, và trà kombucha mang lại sự đa dạng và bổ dưỡng cho chế độ ăn uống của chúng ta. Sữa chua là một loại thức ăn lên men khác có thể giúp đưa lợi khuẩn vào đường ruột, dù không có nghĩa là mọi loại sữa chua đều có ích cho chúng ta. Những loại quá nhiều đường và không đủ vi khuẩn thật sự không bổ dưỡng. Đây chỉ là một số nguyên tắc chung. Cần có nhiều nghiên cứu nữa trước khi ta biết tường tận chính xác từng loại thực phẩm sẽ tương tác như thế nào với hệ vi sinh vật. Ta thấy sự liên quan tích cực, nhưng bên trong đường ruột là nơi rất khó để quan sát trực tiếp. Ví dụ, hiện ta vẫn chưa biết liệu những thực phẩm này trực tiếp làm thay đổi tính đa dạng, hay có điều gì đó phức tạp hơn xảy ra. Dù ta chỉ vừa bắt đầu khám phá thế giới ít động chạm bên trong ruột, ta đã có cái nhìn sơ qua về sự cần thiết của hệ vi sinh với sức khỏe tiêu hóa. Tin vui là ta có khả năng làm tăng lượng vi khuẩn trong bụng. Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm tươi và lên men, và bạn có thể tin tưởng rằng hệ ruột sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh. Nhóm nghiên cứu của bạn đã tìm thấy một loại vi rút thời tiền sử, được bảo tồn trong lớp bằng vĩnh cửu, và tách nó ra để nghiên cứu. Sau một đêm dài làm việc, khi bạn đóng cửa phòng thí nghiệm thì một trận động đất bất ngờ ập đến, và làm mất nguồn điện. Khi máy phát điện dự phòng khởi động, điều bạn lo sợ nhất được thông báo, những lọ chứa mẫu đã bị vỡ. Vi rút vẫn chưa thoát ra, nhưng nếu bạn không tiêu diệt nó cửa thông gió sẽ mở và một bệnh dịch chết chóc sẽ lan truyền. Bạn ngay lập tức mặc bộ đồ bảo vệ, và sẵn sàng giải cứu thế giới. Phòng nghiên cứu gồm 16 khu được xếp theo hình vuông, với lối vào ở góc hướng tây bắc, và lối ra ở góc hướng đông nam. Mỗi phòng đều nối với phòng sát nó bằng một cửa không khí, và vi rút đã lan khắp các phòng ngoại trừ lối vào, Để tiêu diệt nó, bạn phải đi vào từng phòng bị nhiễm và kéo công tắc tự hủy diệt. Nhưng có một quy tắc: Bởi vì hệ thống an ninh đang ở chế độ khẩn cấp, một khi bạn bước vào phòng nhiễm vi rút, bạn không thể thoát ra nếu không kích hoạt công tắc tự huỷ. Một khi bạn đã kéo công tắc, bạn không thể bước vào lại căn phòng đó. Bạn bắt đầu vẽ ra lộ trình thích hợp trên một mảnh giấy, nhưng không có cách nào giúp bạn thoát được, mà không bỏ lỡ ít nhất một phòng. Làm sao để bạn tiêu diệt vi rút trong tất cả các phòng, mà vẫn sống sót để kể lại câu chuyện? Dừng ở đây nếu bạn muốn tự tìm lời giải. Ba. Hai. Một. Nếu bản năng đầu tiên của bạn là vẽ thử các đường đi có thể lên giấy, thì bạn đã có ý tưởng đúng rồi đấy. Câu đố này liên quan đến bài toán tìm đường đi của Hamiltonian, được đặt tên theo nhà toán học Ireland ở thế kỉ 19, William Rowan Halmilton Thử thách của bài toán là tìm ra một sơ đồ có đường đi dạng Hamiltonian. Đó là đường đi qua tất cả các điểm chứa trong nó chính xác 1 lần. Bài toán này là bài toán NP đầy đủ, sẽ cực kì khó giải khi sơ đồ đủ lớn. Mặc dù có thể dễ dàng xác minh lời giải, nhưng không có công thức hay lối tắt nào để tìm ra nó, hay chứng minh nó tồn tại. Và cũng không chắc rằng liệu máy tính có thể chắc chắn tìm ra lời giải hay không. Câu đó này làm bài toán đường đi Hamiltonian thêm khó, rằng bạn phải bắt đầu và kết thúc tại những điểm cố định. Nhưng để tránh mất công vẽ một đống sơ đồ, trước tiên bạn nên biết rằng, một đường đi Hamiltonian sẽ không tồn tại với những điểm kết thúc như vậy. Bởi vì các phòng được xếp hình lưới với một số chẵn số phòng ở mỗi cạnh. Đối với cấu trúc như thế, không thể có đường đi Hamilton bắt đầu và kết thúc tại những góc đối diện nhau. Để hiểu tại sao lại như vậy, hãy liên tưởng đến một bàn cờ với một số chẵn hình vuông mỗi cạnh, mọi con đường sẽ liên tục là trắng và đen. Tổng số ô của bàn cờ cũng là số chẵn, bởi vì tích của hai số chẵn cũng là số chẵn. Do đó, đường đi Hamiltonian nếu bắt đầu ở ô đen, thì phải kết thúc ở ô trắng. Và một khi bắt đầu ở ô trắng thì phải kết thúc ở ô đen. Tuy nhiên, bàn cờ với mỗi cạnh đều là số chẵn, thì hai góc đối diện nhau lại cùng màu, nên không thể có đường Hamiltonian bắt đầu và kết thúc ở hai góc đối diện. Có vẻ như bạn đã hết cách, nếu bạn không quan sát kĩ yêu cầu và chú ý một ngoại lệ. Đúng là một khi bạn đã kích hoạt công tắc trong phòng nhiễm vi rút, nó sẽ bị phá hủy và bạn không thể quay lại. Nhưng có một phòng không bị nhiễm là lối vào, Có nghĩa là bạn không cần phải phá hủy nó trong lần đầu đi qua, và trở lại sau khi đã phá hủy một trong hai căn phòng sát bên. Căn phòng này có thể bị nhiễm vi rút khi ô thông gió mở, nhưng không sao cả. vì bạn có thể phá hủy căn phòng sau khi quay trở lại. Việc quay trở lại này cho bạn bốn lời giải khác nhau, và tương tự nếu bạn chọn phá hủy căn phòng này trước. Chúc mừng. Bạn vừa ngăn ngừa một bệnh dịch với quy mô khủng khiếp. Sau thử thách cam go này, bạn cần nghỉ ngơi. Có lẽ bạn nên chấp nhận lời đề nghị và thử làm một người bán hàng rồi đấy. Với loài giun C. elegans trong phòng thí nghiệm, cuộc sống chỉ kéo dài vỏn vẹn vài tuần lễ trên Trái Đất. Trong khi đó loài rùa, vòng đời có thể lên đến hơn 100 năm. Chuột kết thúc cuộc đời của chúng sau bốn năm, trong khi cá voi đầu cong, loài thú sống lâu nhất Trái Đất, sau khoảng 200 năm mới từ giã cuộc đời. Như hầu hết các vật sống, đa số các động vật dần thoái hóa sau khi đạt trưởng thành về sinh lý trong quá trình lão hóa. Nhưng thực ra lão hóa có nghĩa gì? Các tác nhân sau quá trình này rất đa dạng và phức tạp, nhưng về cơ bản nó được gây ra bởi sự rối loạn và sự chết đi của tế bào. Khi ta trẻ, các tế bào liên tục được sản sinh để thay thế các tế bào già và các tế bào chết. Nhưng khi ta già đi, quá trình này trở nên chậm lại. Chưa kể, những tế bào già không thể hoạt động tốt như trước đó. Khiến cơ thể chúng ta dần thoái hóa, dẫn đến bệnh tật và cái chết. Nhưng nếu điều này luôn đúng, tại sao lại có sự khác biệt quá lớn trong vương quốc của động vật? Đáp án nằm trong rất nhiều nhân tố, bao gồm cả môi trường và kích thước cơ thể. Các yếu tố này giúp động vật thích nghi với áp lực tiến hóa và làm đa dạng hóa quá trình lão hóa ở các loài động vật. Hãy để ý đến độ sâu lạnh lẽo của Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, nơi cá mập Greenland có thể sống đến hơn 400 năm, và sò biển quahog Bắc Cực có thể sống đến 500 năm. Ấn tượng nhất trong số động vật biển sống lâu có lẽ là loài bọt biển thủy tinh ở Đại Tây Dương, có thể sống đến hơn 10000 năm trong nước lạnh. Trong những môi trường lạnh thế này, nhịp tim và tốc độ trao đổi chất chậm lại. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa. Do đó làm tăng tuổi thọ hay vòng đời. Khi nói đến kích thước cơ thể, thì thường là, các loài có cơ thể lớn hơn sẽ sống lâu hơn. Ví dụ, voi hay cá voi sẽ sống lâu hơn các loài chuột, và chuột lại là loài sống lâu hơn ruồi và giun. Môt số động vật tí hon như giun và ruồi. cũng bị giới hạn bởi các cơ chế của phân chia tế bào. Chúng gần như chỉ tạo ra các tế bào không thể phân chia và thay thế, nên cơ thể nhanh chóng thoái hóa. Kích thước là một nhân tố quan trọng trong tiến hóa ở động vật. Những sinh vật nhỏ hơn dễ làm mồi cho các động vật lớn. Ví dụ, một con chuột khó có thể sống hơn một năm trong tự nhiên. Vì thế, chúng đã tiến hóa theo hướng phát triển và sinh sản nhanh hơn, như là cơ chế được tiến hóa để đối phó với vòng đời hạn chế của mình. Ngược lại, động vật lớn hơn dễ tránh được thú săn mồi hơn nên có thời gian để phát triển thành kích thước lớn hơn và sinh sản nhiều lần trong vòng đời của mình. Dơi, chim, chuột chũi, và rùa nằm ngoài quy luật này, nhưng mỗi loài vẫn có cách thích nghi riêng để giúp chúng thoát khỏi kẻ thù săn mồi. Vẫn còn những trường hợp khác mà động vật với đặc điểm tương tự, có cùng kích thước và môi trường sống, lại có vòng đời hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, sự khác biệt di truyền như cách thức các tế bào phản ứng lại với nguy hiểm, thường là tác nhân của khác biệt trong tuổi thọ. Vì vậy chính sự kết hợp tất cả các yếu tố này với mức độ khác nhau ở các loài động vật khác nhau đã dẫn đến sự khác biệt mà ta thấy trong giới động vật. Vậy còn chúng ta thì sao? Nhân loại gần đây đã đạt đến tuổi thọ trung bình là 71 năm, có nghĩa vẫn còn rất xa để trở thành một trong những loài thọ nhất Trái Đất. Nhưng chúng ta có thừa khả năng để kéo dài vòng đời của mình. Vào đầu thập niên 1900, nhân loại chỉ sống được khoảng 50 năm. Kể từ đó, chúng ta dần thích nghi bằng việc kiểm soát các nhân tố gây ra tử vong, như sự tiếp xúc với môi trường và dinh dưỡng. Điều này, cùng sự phát triển của những yếu tố khác khiến ta trở thành một trong những loài duy nhất trên Trái Đất làm chủ được số phận tự nhiên của mình. Tại sao chúng ta lại chọn mua một số sản phẩm hay thương hiệu nhất định? Đó là câu hỏi luôn làm đau đầu các nhà quảng cáo, mà đáp án thì không dễ tìm tí nào. Tuy nhiên, có một công cụ hữu ích giúp các công ty giải quyết được việc này cũng như những câu hỏi tương tự khác, đó là khảo sát nhóm. Đến thập niên 1940, nghiên cứu thị trường thường mang tính định lượng, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm bằng doanh số bán hàng và thăm dò ý kiến. Nhưng trong Thế chiến thứ hai, điều này đã thay đổi. Nhà xã hội học Robert Merton và Paul Lazarsfeld đã nghiên cứu xem cách tiếp cận mới trong tuyên truyền thời chiến ảnh hưởng thế nào lên đám đông. Thay cho những khảo sát số đông với những câu hỏi trực diện và câu trả lời mang tính đong đếm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành những cuộc phỏng vấn riêng, đôi khi là với các nhóm nhỏ, với những cuộc trao đổi mang tính mở nhiều hơn. Sau đó, phương pháp này đã được ngành công nghiệp quảng cáo lựa chọn với sự giúp đỡ của các cố vấn, như nhà tâm lí học gốc Úc Ernest Dichter, người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ 'khảo sát nhóm'. Phương pháp khảo sát mới mang tính định tính này tập trung vào bản chất của sở thích và tư duy con người. Nó không thể cho biết phần trăm số người mua một sản phẩm hay thương hiệu cụ thể, nhưng có thể cho ta biết nhiều hơn về những người mua, lí do vì sao họ làm thế, và cả những động cơ vô thức nằm sau những nguyên do đó. Hơn cả việc cung cấp các kết luận cho thương mại và kinh doanh, khảo sát nhóm còn được sử dụng cho nghiên cứu thăm dò, lên các ý tưởng mới cho sản phẩm và tiếp thị dựa trên hiểu biết rõ hơn về thói quen của người tiêu dùng. Ví dụ, các khảo sát nhóm đã tìm ra rằng trái với quan điểm phổ biến lúc đó, khi chọn mua xe hơi, chính người vợ mới là người có ảnh hưởng nhiều hơn, nên Chrysler đã chuyển hướng qua tiếp thị xe trực tiếp đến phụ nữ. Tiến sĩ Ditcher đã tiến hành các cuộc khảo sát nhóm cho Mattel để tìm hiểu mong muốn của các cô bé về búp bê. Kết quả của khảo sát này chính là Barbie phiên bản đầu tiên. Vậy một khảo sát nhóm được tiến hành thế nào? Đầu tiên, các công ty chọn ra khoảng sáu đến mười người tham gia dựa theo các tiêu chí nhất định phù hợp với mục đích nghiên cứu. Đó có thể là các bà mẹ có con từ năm đến bảy tuổi, hay các bạn thiếu niên muốn mua điện thoại trong vòng ba tháng tới. Việc này thường do các chuyên gia về tuyển dụng, người nắm trong tay danh sách những người đồng ý tham gia khảo sát vì một phần thưởng nào đó. Trong suốt quá trình, người tham gia sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ người tiến hành khảo sát, như chia sẻ ý kiến về một sản phẩm nhất định, hay các phản ứng cảm xúc trước một quảng cáo. Họ có thể được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ dường như chẳng liên quan, như hình dung thương hiệu như những loài vật trong vườn thú. Việc này được cho là có thể cung cấp các thông tin có ích về cảm giác của người tham gia mà dạng câu hỏi truyền thống không thể khai thác được. Bên cạnh dạng cơ bản này, còn có những biến thể khác. Khảo sát nhóm có thể có hai người điều tiết hoặc nhiều hơn đưa ra những ý kiến trái chiều về một câu hỏi, hoặc sử dụng một người nghiên cứu bí mật lẫn trong nhóm khảo sát để xem các câu trả lời sẽ bị ảnh hưởng ra sao. Và toàn bộ quá trình có thể được quan sát bởi các nhà nghiên cứu thông qua gương một chiều. Dù khảo sát nhóm có thể cung cấp những thông tin giá trị, nó vẫn có những hạn chế, một trong số đó là việc ta quan sát một thứ có thể dẫn tới sự thay đổi kết quả của nó. Nguyên lí này được gọi là ảnh hưởng của người quan sát. Câu trả lời của người tham gia khảo sát có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của người khảo sát, áp lực xã hội từ phần còn lại của nhóm, hay đơn giản vì họ nghĩ rằng mình là một phần của nhóm. Và vì nhà nghiên cứu thường khảo sát với phạm vi nhỏ trong môi trường cụ thể, nên rất khó để khái quát hóa các kết quả. Những phát hiện của các nhà nghiên cứu từ khảo sát nhóm thường được kiểm tra thông qua thử nghiệm và thu thập dữ liệu. Chúng sẽ giúp ước tính những câu hỏi như sẽ có bao nhiêu khách hàng tiềm năng và mức giá mà họ bằng lòng chi trả. Giai đoạn này sẽ thay đổi khi ta ứng dụng công nghệ. Nhưng về cơ bản, qua hàng thập kỉ, khảo sát nhóm vẫn giữ nguyên đặc điểm. Có lẽ khi phải giải quyết những vấn đề quan trọng, không gì tốt hơn là để mọi người được tương tác trực tiếp với nhau. Bạn đang đứng ờ vạch khung thành đột nhiên bạn thấy ngứa cực kỳ ở gáy. Chúng ta đều biết ngứa ngáy khó chịu như thế nào, Nhưng bạn có thắc mắc vì sao chúng ta ngứa không? Mỗi ngày, trung bình mỗi người ngứa hàng chục lần. Nó có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm dị ứng, thời tiết khô hạn, hay do bệnh gây ra. Và những lý do kỳ bí khác, đôi khi nói chữ "ngứa" cũng làm ta thấy ngứa. Bạn đang gãi đầu phải không? Lấy ví dụ quen thuộc: muỗi cắn. Khi một con muỗi cắn bạn, nó giải phóng vào cơ thể hợp chất gọi là chất chống đông ngăn cho máu đông lại. Chúng ta ít bị dị ứng với hợp chất đó, nó kích thích giải phóng histamine một chất hóa học làm mao mạch sưng lên Điều này làm máu chảy nhiều Giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ra mối nguy hiểm này Điều này giải thích cho vết sưng và cũng là lí do phấn hoa làm mắt bạn sưng Histamine cũng kích hoạt dây thần kinh gây ngứa Đó là lí do vết cắn của bọ khiến bạn gãi Nhưng chúng ta chưa thật hiểu về cảm giác ngứa Những gì chúng ta biết đều từ việc nghiên cứu cơ chế gây ngứa ở chuột Nhà nghiên cứu phát hiện tín hiệu ngứa ở da chuột được truyền qua một phân lớp dây thần kinh gây đau Những dây thần kinh này tạo ra một phân tử gọi là natiuretic polypeptide B, nó sẽ tạo ra tín hiệu truyền từ tủy sống tới não, nơi nó tạo ra cảm giác ngứa. Khi ta gãi , sự tác động cùa móng tay lên da gây ra một tín hiệu đau nhẹ lấn át cảm giác ngứa Nó đánh lạc hướng, tạo cảm giác thoải mái. Nhưng cơn ngứa có thực sự mang ý nghĩa tiến hóa không ? Hay chỉ đơn giản là làm chúng ta khó chịu? Một giả thuyết thuyết phục là da ta tiến hóa để biết thứ gì chạm vào nó để ta chuẩn bị để đương đầu với hiểm nguy bên ngoài. Nghĩ thử xem. Khi ta gãi, chúng ta sẽ tống khứ những gì gây hại có thể đang lẩn trốn trên da, như một côn trùng nào đó đang cố chích bạn, hay gai nhọn của một cây leo có độc. Điều này giải thích vì sao ta không thấy ngứa bên trong cơ thể như ngứa ruột, Vì nó được bảo vệ khỏi mối đe dọa bên ngoài, nhưng nghĩ xem, bạn sẽ phải gãi làm sao. Ở một số người, nguyên nhân dẫn đến những điều trên có thể gây ra cảm giác ngứa tột độ có hại cho sức khỏe Ví dụ khi người trong một tình trạng tâm lí gọi là kí sinh trùng ảo tưởng. Họ tin rằng cơ thể họ đầy kí sinh và rệp đang bò dưới da, khiến họ ngứa vô cùng. Hiện tượng khác gọi là ngứa tưởng tượng, xảy ra ở bệnh nhân bị mất đi hay bộ phận nào của cơ thể Bởi vì chấn thương này đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống thần kinh, nó làm rối loạn tín hiệu thần kinh bình thường và tạo cảm giác ngữa tại các chi không còn tồn tại. Các bác sĩ đang tìm cách chữa trị cơn ngứa dị thường này Ở người cụt tay hay chân bệnh nhân dùng gương phản chiếu chi còn lại mà họ gãi Điều này tạo nên một ảo giác đánh lừa bộ não nghĩ rằng cơn ngứa tưởng tượng được gãi. Kì lạ thay, điều này thực sự hiệu quả. các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu về các gene gây ngứa, tìm cách chữa trị và ngăn ngừa cơn ngứa trong những trường hợp nghiêm trọng Nếu bị ngứa mà không thể gãi, ta cảm giác như địa ngục, ngay cả Dante cũng nghĩ vậy. Nhà thơ người Ý có viết một đoạn về địa ngục nơi con người bị trừng phạt trong một cái hố tràn ngập cơn ngứa vô hạn. Những loài vật này có điểm gì chung? Nhiều hơn những gì bạn nghĩ đấy. Cùng với hơn 5000 loài sinh vật khác, chúng là động vật có vú, hay nói cách khác, chúng thuộc lớp Thú. Toàn bộ các loài thú đều là động vật có xương sống, nhưng khác với những loài có xương sống khác, các loài thú có những điểm chung đặc thù: có máu nóng, có lông mao phủ khắp cơ thể, hô hấp bằng phổi, và nuôi con non bằng sữa. Bất chấp những điểm chung này, giữa các loài thú vẫn có những khác biệt sinh học; phương thức sinh sản là một trong số những khác biệt dễ thấy nhất. Hãy bắt đầu với phương thức quen thuộc nhất: mang thai, vốn xuất hiện ở loài người, mèo, chó, hươu cao cổ, và cả cá voi xanh - loài động vật lớn nhất địa cầu. Nhau thai là một mô tế bào có dạng đĩa cứng được máu nuôi dưỡng, gắn liền với thành tử cung để giúp phôi phát triển, và là phương tiện duy trì sự sống của con non trong thai kì. Kết nối trực tiếp với nguồn máu từ cá thể mẹ, nhau thai dẫn chất dinh dưỡng và khí oxy thẳng đến con non thông qua dây rốn, đồng thời giúp đào thải cặn bã. Với cách sinh sản này, con non có khoảng phát triển trong tử cung dài hơn. Ví dụ, thời gian phát triển trong tử cung của cá voi xanh con là 1 năm. Nhau thai giúp duy trì sự sống của con non cho đến lúc chào đời, khi dây rốn đứt, đồng thời hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, cũng như hệ bài tiết của con non bắt đầu hoạt động. Có chiều dài khoảng 7 met, con non mới sinh đã có thể bơi được. Trong 6 tháng liền sau khi chào đời, cá voi xanh con ngốn đến 225 lit sữa đặc và béo từ mẹ nó mỗi ngày. Trong khi đó, loài thú với cách sinh sản thứ hai lại sống ở Úc, và đó là cách thức sinh sản thông qua túi. Những con non còn quá nhỏ và yếu khi mới sinh ra đến mức chúng phải tiếp tục lớn lên trong túi của cá thể mẹ. Như loài cầy túi - một trong số những loài thú túi nhỏ nhất thế giới; lúc sinh ra, con non chỉ nặng 18 miligam, tương đương với khối lượng của 30 hạt đường. Hay loài chuột túi, một loài thú túi khác, mỗi lứa chỉ đẻ duy nhất một con non nhỏ cỡ hạt đậu. Con non sẽ bò xuống dọc theo phần âm đạo giữa của con mẹ, sau đó sẽ bò ngược lên để vào túi và bú sữa mẹ ở đó trong 6 đến 11 tháng tiếp theo. Ngay cả khi chuột túi con đủ lớn và ra khỏi cái túi ấm áp, nó vẫn trở lại bú sữa trong túi. Cũng có khi nó chỉ là một trong ba con non mà mẹ nó phải chăm sóc. Một con chuột túi cái có thể nuôi đồng thời một con non trong tử cung và một con non khác trong túi. Khi điều kiện sống không thuận lợi, chuột túi cái có thể tạm ngưng thai kì của con non trong tử cung. Khi điều đó xảy ra, con cái có khả năng tiết ra hai loại sữa khác nhau, một cho con non trong túi, và loại còn lại dành cho con non đã ra khỏi túi. Thuật ngữ "mammalia" mang nghĩa "thuộc vú" dường như không chuẩn xác, vì dù rằng chuột túi có tiết ra sữa từ núm vú trong túi, chúng thực sự không có vú. Có chung đặc điểm trên là các loài Đơn huyệt với lối sinh sản có vẻ lạ nhất. Trước đây có lúc có đến hàng trăm loài động vật đơn huyệt, nhưng giờ chỉ còn lại năm loài: bốn loài thú lông nhím và một loài thú mỏ vịt. Cái tên "đơn huyệt" có nghĩa là "một lỗ", ám chỉ lỗ huyệt duy nhất cho nhiều mục đích như sinh sản, bài tiết, và đẻ trứng. Giống như chim, bò sát, cá, khủng long, và các loài khác, động vật đơn huyệt đẻ trứng thay vì sinh con. Trứng của chúng có vỏ mềm và khi trứng nở thì con non sẽ bú sữa từ tuyến sữa của mẹ cho đến khi chúng đủ lớn để tự kiếm ăn. Dù động vật đơn huyệt đẻ trứng và có những đặc điểm không của lớp Thú, như với loài thú mỏ vịt là chân màng, mỏ vịt, và cựa có nọc độc trên chân thú mỏ vịt đực, chúng thực sự thuộc lớp Thú. Lí do là vì chúng có những đặc điểm riêng của lớp Thú và chúng cũng có mối quan hệ tiến hóa với các loài khác trong lớp này. Dù là nhau thai, túi, hoặc lỗ huyệt, từng loài vật, cũng như cách thức sinh sản độc đáo của chúng, dù lạ đến đâu, cũng đã góp phần tạo nên sự sống mới và sự đa dạng trong nhiều thiên niên kỉ cho thế giới các loài thú. Tôi muốn kể cho các bạn về một lần tôi suýt bị bắt cóc trên chiếc xe Mazda Miata màu đỏ Đó ngày tôi vừa tốt nghiệp trường thiết kế và tôi đang rao bán đồ trên sân, Có một anh chàng lái chiếc Mazda đỏ tấp vào và xem qua mấy món đồ của tôi và mua một món do tôi tự làm. Và hóa ra anh ta chẳng quen ai ở đây cả lái xe thăm thú cả nước thì ghé qua thành phố trước khi đi tiếp đến Peace Corps Thế là tôi mời anh ta uống bia, nghe anh ta kể về đam mê của mình đó là muốn tạo sự khác biệt cho thế giới. Trò chuyện đến đêm muộn và tôi cảm thấy khá mệt. Khi chuẩn bị tính tiền Tôi phạm một sai lầm khi hỏi anh ta "Vậy tối nay cậu ở đâu?" Câu trả lời của anh ta khiến tôi thấy tệ hơn "Thật ra tôi cũng chưa biết ở đâu" "Ôi trời!" - tôi kêu thầm trong bụng Nếu là bạn thì bạn làm gì? Bạn hiểu hoàn cảnh đó chứ? Tôi có nên mời anh ta về nhà? Ý tôi là tôi chỉ vừa mới gặp anh ta Anh ta nói là sắp đến Peace Corps, nhưng tôi đâu có chắc chuyện đó Tôi không muốn bị nhốt trong cốp của một chiếc Miata Nó rất chật! Và rồi khi tôi nghe chính mình nói "Này, hay là cậu ngủ trên nệm trong phòng khách cũng được." Nhưng tim thì phập phồng "Đợi đã!Cái gì?" Tối đó, tôi nằm trên giường mắt thao láo nhìn lên trần nhà và nghĩ thầm "Ôi trời ơi, mình đã làm gì thế này? Một người hoàn toàn xa lạ đang ngủ ngoài phòng khách Lỡ anh ta tâm thần thì sao?" Nỗi lo sợ ngày càng lớn, Tôi nhảy ra khỏi giường rón rén bước lại gần cửa và khóa cửa phòng ngủ lại. Thật may, hóa ra anh ta không tâm thần Nay chúng tôi vẫn giữ liên lạc Và món đồ mà anh ta mua ở sân nhà tôi đang được treo ở lớp học anh ta đang dạy Đây là kinh nghiệm đón khách đầu tiên, và đã hoàn toàn thay đổi quan điểm của tôi. Có lẽ, những người lạ mà từ bé tôi được dạy là phải cẩn thận thật ra là những người bạn đang chờ được khám phá Tôi nảy ra ý tưởng mời người khác đến ngủ một cách rất tự nhiên và khi chuyển đến San Francisco tôi mang theo cái nệm cũ. Hai năm trước, tôi thất nghiệp, và gần như cạn túi Bạn cùng phòng chuyển ra ngoài, và tiền thuê nhà thì tăng Tôi nghe tin một hội thảo về thiết kế sắp diễn ra và các khách sạn thì đã hết chỗ. Tôi luôn tin rằng việc biến nỗi sợ thành niềm vui là món quà của sự sáng tạo. Và đây là email tôi gửi cậu bạn thân và là bạn cùng phòng mới, Brian Chesky: "Brian, tớ nghĩ ra cách để kiếm thêm vài đồng- -biến phòng mình thành chỗ nghỉ kèm bữa sáng" cho những nhà thiết kế trẻ đến thành phố có chỗ nghỉ, kèm theo internet không dây, bàn làm việc, nệm và bữa sáng. Thấy sao hả!" Chúng tôi làm một website đơn giản và "Airbed and Breakfast" ra đời Ba vị khách may mắn đã đến và trả 20 đô la để ngủ trên sàn gỗ Nhưng họ rất thích, và chúng tôi cũng vậy. Tôi thề là giăm bông và ốp la phô mai Thụy Sĩ có vị rất đặc trưng, vì chúng tôi làm cho những vị khách Chúng tôi đưa họ đi tham quan quanh thành phố Và khi chúng tôi tạm biệt vị khách cuối cùng, cánh cửa đóng lại, Brian và tôi nhìn nhau. Hình như mình vừa khám phá ra một cách vừa có bạn mới, mà vừa có thể cho thuê nhà? Mọi chuyện bắt đầu từ đó. Bạn cùng phòng cũ là Nate Blecharczyk, tham gia dự án với vai trò kỹ sư đồng sáng lập. Chúng tôi cố gắng theo đuổi dự án để biến nó thành việc kinh doanh. Đây là cách thuyết phục nhà đầu tư "Chúng tôi xây dựng website để mọi người đăng công khai ảnh nơi riêng tư nhất của họ như: phòng ngủ, phòng tắm những nơi mà bạn không cho phép ai đến gần Và sau đó, qua internet họ sẽ mời những người hoàn toàn xa lạ đến ngủ nhà họ. Điều này sẽ là một cú hích!" (Cười) Chúng tôi ngồi xuống và chờ quả tên lửa bùng nổ Nhưng không. Theo lẽ thường, chẳng ai muốn đầu tư vào dịch vụ cho phép người lạ đến ngủ trong nhà mình. Tại sao? Vì từ thuở bé, ta đã được dạy rằng, người lạ là nguy hiểm Khi đối diện với khó khăn, bạn cần quay lại với những gì mình biết. Và điều chúng tôi biết, là Thiết kế Ở trường Thiết kế, bạn học được thiết kế mang đến nhiều hơn bề ngoài và cảm giác - Đó là toàn bộ trải nghiệm. Chúng tôi áp dụng nó cho các đối tượng, Ở đây, chúng tôi đang xây dựng một niềm tin mãnh liệt giữa những người chưa bao giờ gặp. Liệu thiết kế có thể làm điều đó? Liệu có thể thiết kế "niềm tin"? Tôi muốn cho các bạn thử cảm giác về niềm tin mà chúng tôi muốn tạo ra. Tôi sẽ cho bạn trải nghiệm 30 giây về việc thúc đẩy bạn vượt ra vùng an toàn. Nếu bạn thích, hãy giơ ngón tay cái lên. Tôi muốn bạn lấy điện thoại của mình ra. Rồi, bạn đã lấy điện thoại ra. Tôi muốn bạn mở khóa. Giờ thì bạn đưa cái điện thoại đó cho người ngồi bên trái (Cười) Bạn sẽ thấy hơi hốt hoảng (Cười) Đó chính là cảm giác lần đầu tiên mời người lạ ngủ lại. Vì thứ duy nhất riêng tư hơn điện thoại chính là nhà bạn Người ta không chỉ thấy tin nhắn họ còn thấy phòng ngủ nhà bếp, nhà vệ sinh của bạn. Bạn cảm thấy thế nào khi cầm điện thoại của người khác? Hầu hết chúng ta cảm thấy có trách nhiệm. Đó là cảm giác của khách khi đến ở nhà người khác Và chính vì điều này mà công ty chúng tôi tồn tại. À, nhân tiện, ai đang cầm điện thoại của Al Gore? (Cười) Bạn có thể đăng Twitter là ông ra tranh cử Tổng thống? (Cười) (Vỗ tay) Rồi, bây giờ bạn có thể trả lại điện thoại. Vậy là bạn vừa trải nghiệm thử thách về niềm tin. mà chúng tôi đang gặp phải Tôi xin chia sẻ vài khám phá trong quá trình giải quyết. Nếu chúng tôi thay đổi 1 chi tiết nhỏ trong việc thiết kế trải nghiệm đó? Sẽ thế nào nếu người hàng xóm của bạn tự giới thiệu trước họ tên, đến từ đâu, tên con cái, chó của họ Thử tưởng tượng, họ có đến 150 ý kiến đánh giá nói rằng "Họ là người giữ điện thoại tuyệt vời!" (Cười) Bạn cảm thấy thế nào khi đưa điện thoại cho người khác? Hóa ra hệ thống danh tiếng thiết kế tốt là chìa khóa để tạo dựng niềm tin Thật ra, chúng tôi không thành công ngay từ đầu Rất khó để mọi người đưa ra đánh giá xấu Sau cùng, chúng tôi nhận ra cần phải chờ đến khi cả chủ lẫn khách đều đánh giá thì mới hiển thị công khai Còn đây là điều chúng tôi vừa mới tìm ra tuần trước Chúng tôi có chung nghiên cứu với Stanford Nơi chúng tôi xem xét khả năng sẵn sàng tin tưởng người khác dựa trên sự tương đồng về độ tuổi, nơi ở và địa lý Chẳng ngạc nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta thích những người giống mình Những người càng khác nhau thì càng ít tin nhau Đó là định kiến tự nhiên trong xã hội Nhưng điều thú vị đã xảy ra khi bạn đưa vào uy tín của mỗi người trong trường hợp này - những đánh giá Nếu bạn nhận được dưới 3 đánh giá thì không có gì thay đổi Nhưng nếu bạn nhận hơn 10 đánh giá mọi thứ thay đổi Uy tín cao sẽ lấn át sự tương đồng Thiết kế hợp lý có thể giúp chúng tôi vượt qua một trong những định kiến sâu xa nhất Chúng tôi cũng nhận ra rằng để tạo ra "lượng" niềm tin phù hợp thì cần có lượng thông tin đúng đắn Đây là điều xảy ra khi một vị khách gửi tin nhắn đầu tiên cho chủ nhà Nếu bạn viết quá ngắn, kiểu như, "Này," khả năng được chấp nhận rất thấp Nếu bạn nói quá nhiều, kiểu như "Tớ đang cãi nhau với bà già" (Cười) tỉ lệ chấp nhận cũng rất thấp Nhưng nếu thông tin chỉ vừa đủ như "Thích bức tranh ở nhà bạn Sẽ đến nghỉ cùng với gia đình" Vậy làm sao chúng tôi thiết kế chỉ với lượng thông tin vừa đủ? Dùng kích thước của hộp thoại để giới hạn độ dài thông tin phù hợp và chúng tôi hướng dẫn họ bằng lời khuyến khích chia sẻ Chúng tôi đặt cược toàn bộ công ty và hi vọng rằng với thiết kế phù hợp mọi người sẽ vượt qua định kiến rằng người lạ là nguy hiểm Điều chúng tôi không nhận ra là có bao nhiêu người đang chờ đợi và sẵn sàng gạt định kiến này đi Đây là biểu đồ tỉ lệ chấp nhận đề nghị Có 3 điều xảy ra Đầu tiên, sự may mắn không thể tin được Thứ hai, sự cố gắng của chúng tôi Và thứ ba, sự tồn tại của một nhu cầu chưa được thỏa mãn Giờ thì mọi chuyện đều tốt cả Tất nhiên, có đôi lúc, mọi việc không thuận lợi lắm Các vị khách tự tiện tổ chức tiệc tùng và xả rác đầy nhà Chủ nhà để khách mắc kẹt dưới mưa Ban đầu, tôi phụ trách dịch vụ khách hàng và khách hàng gọi trực tiếp cho tôi Tôi là người chịu trách nhiệm trước khi sự tin tưởng bị phá vỡ Những cuộc gọi đó thật kinh khủng Giờ nhớ lại, tôi vẫn cảm thấy buồn Sự thất vọng trong giọng nói của khách hàng như tôi vẫn nói là động lực duy nhất và lớn nhất thúc đẩy cải thiện Rất may là trong số 123 triệu đêm nghỉ từ hệ thống của chúng tôi chỉ có chưa đến 1% là gặp trục trặc. Hóa ra, mọi người tự tìm lý do để tin tưởng nhau Và khi niềm tin đã được tạo dựng đó thật sự là một phép màu. Chúng tôi có một vị khách đến nghỉ với chủ nhà ở Uruguay và anh ấy bị một cơn đau tim Chủ nhà đưa anh ấy tới bệnh viện. Họ hiến máu cho cuộc phẫu thuật của vị khách Để tôi đọc phần đánh giá của vị khách nhé. (Cười) "Ngôi nhà tuyệt vời cho du khách ít vận động dễ bị nhồi máu cơ tim. (Cười) Cảnh đẹp và có đường đi thẳng đến bệnh viện tốt nhất (Cười) Javier và Alejandra lập tức trở thành những thiên thần hộ mệnh và cứu mạng bạn ngay cả khi chẳng biết bạn là ai Họ sẽ đưa bạn thẳng đến bệnh viện bằng xe của mình khi bạn đang hấp hối và ngồi đợi ở phòng chờ trong lúc bác sĩ cấp cứu cho bạn. Họ không muốn bạn cảm thấy cô đơn, họ mang cả sách cho bạn đọc Và họ mời bạn ở lại thêm vài ngày mà không tính phí. Rất đáng để thử!" (Vỗ tay) Tất nhiên, không phải mọi lần đều như vậy Nhưng mối liên kết đằng sau giao dịch chính là điều mà nền kinh tế chia sẻ nhắm đến Khi tôi nghe đến khái niệm này phải thừa nhận rằng, nó tác động mạnh đến tôi. Làm sao để chia sẻ và giao dịch đồng hành được với nhau? Rõ ràng, đây là việc kinh doanh Nhưng nếu bạn coi đây là lĩnh vực cho thuê nhà thì hoàn toàn không đúng Nền kinh tế chia sẻ là kinh doanh dựa trên lời hứa về mối liên kết giữa con người Mọi người chia sẻ một phần của chính họ và điều đó thay đổi mọi thứ. Bạn đều biết rằng hầu hết chuyến du lịch ngày này giống như thức ăn nhanh vậy. Mang tính hiệu quả và thống nhất theo chi phí tại địa phương và chân chính. Sẽ thế nào nếu du lịch trở thành bữa ăn buffet tuyệt vời với trải nghiệm tại địa phương? Sẽ thế nào nếu bất kỳ nơi nào bạn đến đều có một khu chợ trung tâm của dân địa phương để bạn có thể say túy lúy trong một quán rượu với những hàng xóm mà bạn thậm chí chưa từng biết nó tồn tại Hoặc bạn có thể học nấu ăn từ đầu bếp của nhà hàng năm sao? Ngày nay, nhà cửa được thiết kế phục vụ sự riêng tư và tách biệt Sẽ thế nào nếu ngay từ đầu, ngôi nhà được thiết kế để chia sẻ? Nó sẽ trông như thế nào? Sẽ thế nào nếu các thành phố ủng hộ nền văn hóa chia sẻ? Tôi thấy tương lai các thành phố chia sẻ sẽ cho chúng ta cộng đồng và liên kết thay vì cô lập và tách biệt Ở Hàn Quốc, thành phố Seoul người ta thậm chí đã bắt đầu điều này Họ chuyển đổi hàng trăm chỗ đậu xe của chính phủ để chia sẻ với người dân Họ kết nối những sinh viên cần chỗ ở với những người có phòng trống trong nhà Họ đã lập một vườn ươm gây quỹ cho thế hệ tương lai khởi nghiệp trong nền kinh tế chia sẻ Tối nay, qua hệ thống của chúng tôi 785.000 người ở 191 quốc gia đang hoặc là làm khách trong nhà người lạ hoặc là chủ nhà mời ai đó đến ngủ Rõ ràng, mọi chuyện không điên rồ như chúng ta từng được dạy Chúng tôi không sáng chế điều gì mới Lòng hiếu khách đã và sẽ tồn tại mãi mãi Có rất nhiều website giống như chúng tôi Tại sao chúng tôi phát triển? Bỏ qua vận may và thời điểm Tôi nhận ra rằng có thể chia niềm tin thành nhiều phần và bạn có thể thiết kế chúng Thiết kế giúp vượt qua định kiến sâu xa nhất rằng người lạ là người nguy hiểm Với tôi, điều đó thật tuyệt. Nó thổi tung suy nghĩ của tôi Mỗi lần thấy chiếc Miata đỏ, tôi lại nghĩ về điều này Chúng tôi biết rằng thiết kế sẽ không giải quyết mọi vấn đề của thế giới. Nhưng nếu nó có thể hữu ích ở lĩnh vực này Nếu nó có thể tạo ra điểm nhấn trong việc này Nó khiến tôi tự hỏi, tiếp theo, chúng ta sẽ thiết kế được những gì? Cảm ơn các bạn (Khán giả vỗ tay) Bản tango tiến hóa của cơ quan sinh dục ở động vật. Bạn có biết mình đang nhìn thấy gì không? Nếu trả lời là "âm đạo vịt", thì bạn đúng rồi đó. Dù loài chim này có vẻ ngoài có thể không khiến bạn thấy chút gì kì quặc. nó thực tế sử dụng công cụ kì lạ, phức tạp có dạng cái mở nút chai này để sinh sản. Sự kì lạ tương tự cũng xuất hiện ở các loài côn trùng, động vật có vú, bò sát, cá, nhện, và thậm chí cả ốc sên. Rõ ràng, không có cơ quan nào khác tiến hóa nhanh và đa dạng về hình dáng như cơ quan sinh sản. Thoạt tiên, điều này có lí bởi tiến hóa diễn ra thông qua sinh sản. Khi loài vật sinh sản với số lượng nhiều, gen của chúng sẽ được nhân rộng. Và vì cơ quan sinh dục là công cụ của quá trình sinh sản, bất cứ tiến hóa nào ở đó sẽ ngay lập tức có tác động. Nhưng, sự có mặt của vùng hạ bộ đầy thu hút này có ý nghĩa gì? Nói cho cùng, cơ quan sinh dục có chức năng khá đơn giản. Dương vật sẽ "kí gửi" một ít tinh trùng và âm đạo nhận nó để truyền đến trứng. Cái thứ trông như ống pipet của con đực và bộ phận như chiếc phễu của con cái có lẽ là đủ ổn cho các loài động vật. Tuy nhiên, đó lại không phải là điều chúng ta thấy. Lấy ví dụ, dương vật của bọ chét gà, trông chẳng giống ống pipet chút nào mà giống cái đồng hồ của ông nội vừa mới nổ tung hơn. Và âm đạo của bọ lông vũ cũng tương tự với thứ mà bạn tìm thấy trong sách của Bác sĩ Seuss. Trong vương quốc động vật, cơ quan sinh dục là thứ vô cùng phức tạp, phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ về nó. Đó là vì nó còn có nhiệm vụ quan trọng hơn cả việc cho và nhận tinh trùng. Nhiều động vật giống đực sử dụng dương vật như một công cụ ve vãn, như ruồi chân dài. Ở một số loài Nam Mĩ, con đực có một bộ gõ nhỏ trên dương vật, là nơi tạo ra một bài ca sẽ âm vang trong khắp cơ thể con cái khi chúng giao phối. Người ta cho rằng nếu con cái thích bài tán tỉnh đặc biệt này, nó sẽ cho phép con đực làm cha của con mình. Bằng cách này, gen của những dương vật "tài tình" nhất sẽ được phát tán, dẫn đến tiến hóa thần tốc của dương vật côn trùng. Tương tự, một số loài bọ có hai "dùi trống" nhỏ ở hai bên dương vật. Khi giao phối, chúng dùng công cụ này để cọ xát, tát hoặc vỗ lên mình con cái. Và một số loài thú móng guốc, như cừu và bò, sử dụng phần mở rộng giống như cái roi ở phía trái của dương vật để tạo khoái cảm trong khi giao phối. Nhưng các con cái sẽ chọn bạn tình như thế nào nếu nó chỉ có thể đánh giá các anh chàng sau khi giao phối xong? Đây là lúc sức mạnh thích nghi ở giống cái thể hiện vai trò của mình. Thực tế, thụ tinh khác với thụ thai, và cơ quan sinh dục cái sẽ lợi dụng sự khác nhau này. Ví dụ, ở một số loài nhặng, âm đạo chứa những chiếc túi dùng để tách tinh trùng từ các con đực khác nhau căn cứ vào độ hấp dẫn của chúng. Con đực sử dụng dương vật để giao phối và con cái kiểm soát việc quản lí tinh trùng của mình là hai lí do tại sao cơ quan sinh dục phát triển thành những hình dáng phức tạp. Nhưng vẫn có dạng khác vì cơ quan sinh dục cũng là nơi xảy ra các xung đột về giới. Thứ mà các con cái muốn nhất là được thụ tinh trứng với tinh trùng của những con đực tốt nhất và tạo ra sự đa dạng về gen trong bầy con của mình. Đối với con đực, trái lại, đây là một tin xấu. Với nó, tuyệt nhất là nếu nàng dùng tinh trùng của mình để thụ tinh toàn bộ số trứng. Nên ta thấy có các chu kỳ thích ứng trong "cuộc chạy đua vũ trang" để giữ quyền kiểm soát. Nhện góa phụ đen có đầu dương vật có thể tách rời, thứ sẽ xâm nhập vào trong âm đạo để ngăn chặn nỗ lực của các đối thủ, còn rệp giường đực sẽ hoàn toàn bỏ qua cơ quan sinh dục cái bằng việc sử dụng dương vật hình ống tiêm để bơm thẳng tinh trùng vào bụng con cái. Không chịu kém cạnh, con cái cũng đã phát triển những biện pháp đối phó của chính mình. Ở một số loài rệp giường, con cái đã tiến hóa toàn bộ cơ quan sinh dục phía bên phải nơi con đực thường chích vào. Điều đó giúp chúng duy trì quyền năng lọc ra tinh trùng không mong muốn bằng cơ quan sinh dục của mình. Âm đạo của vịt có cấu trúc như một hình xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ để khi con đực đưa dương vật dài, và xoắn theo chiều ngược lại vào, mà không muốn tiếp nhận, con cái chỉ cần uốn cơ âm đạo của mình và dương vật cứ thế tuột ra ngoài. Vì thế, sự đa dạng của cơ quan sinh dục không phải chỉ để mê hoặc chúng ta, mà là vì ở mỗi loài vật, nó là kết quả của bản tango tiến hóa hết sức dữ dội của quá trình giao phối đã diễn ra hàng triệu năm nay và sẽ vẫn còn tiếp diễn cho đến hàng triệu năm sau nữa. Năm 1796, Thomas Jefferson nhận được một bộ xương mà ông không thể nhận dạng. Móng vuốt dài và sắc khiến ông nghĩ tới loài sư tử, nhưng xương cánh tay lại cho thấy chúng là của một loài vật lớn hơn, với chiều dài lên tới ba mét. Nghĩ rằng đó có thể là một loài sư tử khổng lồ và chưa được biết tới ở Bắc Mỹ, Jefferson cảnh báo hai nhà thám hiểm Lewis và Clark hãy cẩn thận với loài dã thú bí ẩn này. Nhưng bộ xương của Jefferson không phải đến từ một con sư tử. Chúng là của một loài lười khổng lồ đã tuyệt chủng. Lười đất tiền sử xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 35 triệu năm trước. Hàng chục loài sống xuyên suốt Bắc, Trung và Nam Mỹ, cùng với các sinh vật cổ xưa khác như voi răng mấu, hay loài tatu khổng lồ. Một số loài lười đất, như megalonychid, chỉ nhỏ bằng một chú mèo, nhưng nhiều loài lại có kích thước khổng lồ. Loài mà Jefferson nhận được, Megalonyx, nặng khoảng một tấn, nhưng thế vẫn chưa là gì nếu so sánh với megatherium, chúng có thể nặng tới sáu tấn, tương đương với một chú voi. Chúng nhẹ lướt qua những khu rừng và xavan với đôi tay chắc khỏe, và những chiếc móng sắc nhọn giúp chúng dễ dàng nhổ bật cây cối và leo trèo, cũng như nhấm nháp các loại cỏ, lá và bơ tiền sử suốt cả ngày. Thực tế, nếu không nhờ loài lười khổng lồ ngày nay cũng sẽ chẳng có những trái bơ. Những loài vật nhỏ không thể nuốt cái hạt to lớn của trái bơ, nhưng lười hoàn toàn có thể, và chính chúng đã giúp cây bơ đến được những nơi chưa từng có trước đây. Loài lười đất phát triển mạnh trong hàng triệu năm, nhưng tới khoảng 10,000 năm trước, chúng dần biến mất, cùng với nhiều thú có vú khổng lồ khác ở Tây Bán Cầu. Các nhà nghiên cứu nghĩ có thể chúng đã bị đẩy tới bờ tuyệt chủng bởi kỷ băng hà trước mắt, hoặc cạnh tranh với những loài khác, mà có thể là chính con người, đã tới khu vực này vào khoảng thời gian mà lượng lớn loài lười tuyệt chủng. Một vài loài lười nhỏ hơn sống sót và chuyển lên sống trên những ngọn cây. Ngày nay, còn lại sáu loài sống trên các tán rừng mưa ở Trung và Nam Mỹ. Vắt mình trên cây là một cách khôn ngoan để tránh thú dữ, và còn có rất nhiều lá để ăn. Nhưng chế độ ăn này cũng có những hạn chế. Động vật lấy năng lượng từ thức ăn và dùng năng lượng đó để di chuyển, giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, đảm bảo các cơ quan vận hành trơn tru và thực hiện các hoạt động cần thiết khác. Nhưng lá cây không có nhiều năng lượng, và những gì chúng có lại rất khó hấp thu. Hầu hết các loài ăn cỏ thường bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng hơn như trái cây và các loại hạt. Nhưng lười, đặc biệt là lười ba ngón, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào lá cây. Chúng đã phát triển một chiến lược tinh vi để thích ứng với chế độ ăn eo hẹp này. Đầu tiên, chúng cố gắng hấp thu tối đa năng lượng từ thức ăn. Lười có một chiếc dạ dày nhiều ngăn chiếm tới một phần ba cơ thể, và tùy theo mỗi loài, chúng có thể dành từ 5 tới 7 ngày, thậm chí vài tuần, để tiêu hóa một bữa ăn. Mặt khác, chúng hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng. Một cách ưa thích của chúng, dĩ nhiên, là không di chuyển quá nhiều. Hầu hết thời gian của chúng là để ăn, nghỉ ngơi và ngủ. Chúng chỉ xuống đất một lần mỗi tuần để loại bỏ chất thải. Khi di chuyển, lười cũng không mấy nhanh nhẹn. Băng qua một con phố bình thường cũng sẽ khiến chúng mất tới 5 phút. Với phong cách sống chẳng mấy vội vàng này lười không cần quá nhiều cơ bắp. Thực tế, khối lượng cơ của chúng ít hơn 30% so với các loài cùng kích cỡ. Lười cũng dùng ít năng lượng để giữ ấm cơ thể hơn bởi lẽ nhiệt độ cơ thể của chúng có thể dao động tới 5 độ C, ít hơn loài bò sát máu lạnh, nhưng lớn hơn hầu hết động vật có vú. Những đặc điểm thích nghi cả về thể chất và hành vi đã hạn chế tối đa sự tiêu hao năng lượng và trao đổi chất của loài lười. Lười ba ngón là thú có vú với tốc độ trao đổi chất chậm nhất. Gấu trúc khổng lồ đứng thứ hai, và thứ ba là lười hai ngón. Chính tốc độ chậm chạp đã cho phép lười phát triển mạnh trên những ngọn cây. Nhưng điều đó cũng khiến lười trở thành môi trường sống cho các sinh vật khác, trong đó có tảo, thứ vừa là ngụy trang và đôi khi lại có thể là đồ ăn vặt nữa. Ngày nay lười không còn là loài vật khổng lồ nữa, nhưng sự đặc biệt của chúng cũng chẳng vì thế mà bớt đi. Thật là một ngày đẹp trời để làm cướp biển. Amaro và bốn đồng đội, Bart, Charlotte, Daniel, và Eliza đã tìm thấy vàng: một cái hòm với 100 đồng tiền. Nhưng bây giờ, họ phải chia kho báu theo luật cướp biển. Là thuyền trưởng, Amaro được đề xuất cách chia số tiền. Sau đó, mỗi tên cướp biển, kể cả chính Amaro, được bỏ phiếu thuận hay chống. Nếu được thông qua, hoặc hoà, số tiền sẽ được chia như kế hoạch. Nhưng nếu số đông bỏ phiếu trống, Amaro phải nhảy cầu, và Bart trở thành thuyền trưởng. Bart được đề xuất cách chia mới và những tên cướp biển còn lại tiếp tục bỏ phiếu. Nếu kế hoạch bị bỏ phiếu trống, anh ta cũng phải nhảy cầu luôn, và Charlotte sẽ đảm nhận vị trí. Quá trình này tiếp diễn, với chức thuyền trưởng đến Daniel, rồi Eliza cho đến khi một đề xuất được chấp nhận hoặc khi chỉ còn một cướp biển ở lại. Một cách tự nhiên, mỗi tên cướp biển muốn sống và lấy nhiều vàng nhất có thể. Nhưng là cướp biển, chúng không tin tưởng lẫn nhau, nên chúng cũng không thể cấu kết trước với nhau được. Và là những tên cướp biển khát máu, nếu chúng nghĩ kiểu gì cuối cùng chúng chỉ có một lượng vàng như thế, chúng sẽ bỏ phiếu cho thuyền trưởng nhảy cầu chỉ để cho vui. Cuối cùng, mỗi tên cướp biển rất xuất sắc trong việc suy luận, và biết là những tên khác cũng vậy. Amaro phải đề xuất chia như thế nào để chắc chắn anh ta được sống? Hãy dừng lại nếu bạn muốn tự tìm ra câu trả lời! Trả lời trong: 3 Trả lời trong: 2 Trả lời trong: 1 Nếu chúng ta làm theo trực giác, có lẽ Amaro nên hối lộ những tên còn lại với hầu hết số vàng để tăng cơ hội cho kế hoạch của anh ta được thông qua. Nhưng hoá ra anh ta có thể làm tốt hơn thế. Tại sao? Như đã nói, những tên cướp biển đều biết chúng là những tên lý luận hàng đầu. Nên khi bình chọn, chúng không chỉ nghĩ về đề xuất hiện tại, mà còn về những kết quả có thể về sau. Và bởi vì thứ tự đã được biết trước, mỗi tên đều có thể dự đoán chính xác những tên khác sẽ bỏ phiếu thế nào, và điều chỉnh phiếu của chúng theo đó. Bởi vì Eliza là cuối cùng, cô ta có nhiều lựa chọn nhất để xem xét, hãy bắt đầu bằng quá trình của cô ta. Cô ta bắt đầu bằng suy luận ngược từ tình huống cuối cùng có thể, trường hợp chỉ còn cô ta và Daniel. Daniel rõ ràng sẽ đề xuất anh ta lấy hết số vàng và Eliza một phiếu không đủ để chống lại nên Eliza sẽ muốn tránh tình huống này bằng mọi giá. Chúng ta di chuyển đến điểm quyết định trước đó với ba tên cướp biển còn lại và Charlotte đưa ra đề xuất. Ai cũng biết nếu cô ta bị bỏ phiếu trống, quyền quyết định sẽ đến Daniel, người sẽ lấy toàn bộ số vàng trong khi Eliza không được gì. Nên để lấy được phiếu của Eliza, Charlotte chỉ cần cho cô ta một chút hơn là không có gì, một đồng. Việc này chắc chắn giúp cô ta có được sự ủng hộ, Charlotte không cần cho Daniel cái gì. Nếu như còn bốn tên cướp biển thì sao? Là thuyền trưởng, Bart vẫn cần thêm một phiếu nữa để kế hoạch thông qua. Anh ta biết Daniel không muốn trao quyền quyết định cho Charlotte, nên anh ta sẽ đề nghị cho Daniel một đồng để lấy ủng hộ và không gì hết cho Charlotte hay Eliza. Chúng ta trở lại phần bỏ phiếu đầu tiên với toàn bộ năm tên cướp biển. Xem xét tất cả khả năng, Amaro biết nếu anh ta nhảy cầu, quyền quyết định sẽ đến tay Bart, đó là tin xấu cho Charlotte và Eliza. Nên anh ta đề nghị cho bọn họ mỗi người một đồng, giữ lại 98 đồng. Bart và Daniel bỏ phiếu chống, nhưng Charlotte và Eliza dù ghét vẫn bỏ phiếu thuận biết rằng nếu không, tình thế sẽ còn tệ hơn nữa. Trò chơi cướp biển bao gồm những khái niệm thú vị của lý thuyết trò chơi. Một là khái niệm kiến thức phổ biến khi mỗi người biết những người còn lại nghĩ gì và dùng chúng để dự đoán suy luận của những người khác. Cách chia cuối cùng là một ví dụ của cân bằng Nash khi mỗi người chơi biết chiến lược của những người chơi khác và chọn chiến lược dựa theo đó. Mặc dù nó có thể dẫn đến kết quả tệ hơn cho tất cả hơn là việc hợp tác, không người chơi riêng lẻ nào có lợi từ việc thay đổi chiến lược. Nên có vẻ Amaro sẽ giữ được phần lớn số vàng, và những cướp biển khác cần phải tìm cách tốt hơn để sử dụng kỹ năng suy luận ấn tượng, ví dụ như sửa đổi luật cướp biển vô lý này. Một vài năm trước, tôi đã làm một việc rất dũng cảm, hoặc vài người có thể nói rất ngốc nghếch. Tôi ứng cử vào Quốc hội. Trong nhiều năm, tôi đã được an toàn về chính trị như một người gây quỹ, một người tổ chức, nhưng trong trái tim, tôi luôn luôn muốn ứng cử. Nữ đại biểu quốc hội có ở khu vực của tôi từ 1992. Cô ấy không bao giờ thất bại ở cuộc đua nào, và thậm chí không ai đua với cô ấy vào Đảng Dân chủ. Nhưng trong tâm trí tôi, đó là cách để tạo sự khác biệt, để thay đổi hiện trạng. Tuy nhiên, những lá phiếu nói lên một câu chuyện rất khác Những thăm dò dư luận cho biết tôi đang chạy điên cuồng, không có cách nào để tôi chiến thắng. Nhưng tôi vẫn tiếp tục, và năm 2012, tôi đã trở thành một ứng cử viên sáng giá cho cuộc tranh cử Quốc hội ở New York. Tôi thề tôi đã sắp chiến thắng. Tôi có sự thừa nhận từ tờ New York Daily News, Tạp chí Wall Street đã chụp nhanh tôi vào ngày bầu cử, và CNBC cho rằng đây là một trong những cuộc đua nóng nhất. Tôi nhận được tiền từ mọi người tôi biết, bao gồm cả những người cô ở Ấn Độ điều đó thật là vui khi một cô gái Ấn Độ đi tranh cử. Nhưng vào ngày bầu cử, những lá phiếu đã đúng, và tôi chỉ đạt 19% phiếu bầu, và những tờ báo trên đã nói tôi là một ngôi sao chính trị đang nổi giờ lại nói tôi làm phí phạm 1.3 triệu USD vào 6,321 lá phiều. Đừng làm phép toán. Điều đó thật nhục nhã. Bây giờ, trước khi bạn có ý nghĩ sai, đây không phải một bài nói về sự quan trọng của thất bại. Cũng không phải về sự nghiêng mình. Tôi kể câu chuyện về việc tôi chạy đua vào Quốc hội như thế nào bởi tôi đã 33 tuổi và đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi làm một việc dũng cảm đúng nghĩa, tôi không lo lắng về việc trở nên hoàn hảo. Và tôi không cô đơn: nhiều phụ nữ đã nói với tôi họ hướng về sự nghiệp và nghề nghiệp rắng họ biết họ đang làm rất tốt, rằng họ biết họ sắp trở nên hoàn hảo, và không có thắc mắc vì sao. Phần lớn các cô gái được dạy dỗ để tránh rủi ro và thất bại. Chúng ta được dạy để cười xinh đẹp, làm mọi việc an toàn, nhận tất cả điểm A. Con trai, ngược lại, được dạy chơi mạnh mẽ, bay cao, làm những việc cực kỳ nguy hiểm và ngốc nghếch Và đến khi họ trưởng thành, cho dù họ đang đàm phán một sự tăng lương hay thậm chí mời ai đó đi chơi họ đã được quen với việc rủi ro nối tiếp rủi ro. Họ được thưởng vì điều đó. Ở thung lũng Silicon có một chuyện thường được nói đến rằng thậm chí không ai thuê bạn nghiêm túc trừ phi bạn có 2 lần khởi nghiệp thất bại. Nói một cách khác, chúng ta đang dạy những bé gái trở nên hoàn hảo, và dạy những bé trai trở nên dũng cảm. Vài người lo lắng về thâm hụt liên bang, nhưng tôi, tôi lo lắng cho sự thiếu hụt lòng dũng cảm của chúng ta. kinh tế, xã hội của chúng ta đang bị thua thiệt bởi vì chúng ta không dạy những bé gái trở nên dũng cảm. Sự thiếu hụt lòng dũng cảm là lý do vì sao phụ nữ ít đại diện ở STEM, ở C-suites, những phòng họp, Quốc hội, và nhiều nơi bạn thấy. Vào những năm 1980, nhà tâm lý học Carol Dwech xem xét những đứa trẻ lớp 5 làm bài tập nó thật khó với họ. Bà ấy nhận thấy rằng những cô bé sáng sủa từ bỏ rất nhanh. IQ càng cao thì càng dễ từ bỏ. Những bé trai, thì lại khác, nhìn bài tập khó như một thử thách. Họ cảm thấy tràn đầy nghị lực. Họ đã dường như nghi ngờ lại những cố gắng của mình. Chuyện gì diễn ra vậy? Ở khối năm, con gái thường nổi trội hơn con trai trong mọi việc, kể cả toán và khoa học, nên nó không phải một câu hỏi về khả năng. Sự khác nhau nằm ở việc con gái và con trai đối mặt với thử thách. Và nó không dừng lại ở lớp 5. Một báo cáo HP đàn ông thường xin việc nếu họ chỉ đạt 60% năng lực, nhưng phụ nữ sẽ xin việc chỉ khi họ đáp ứng đủ 100% tiêu chuẩn. 100%. Nghiên cứu này thường được dẫn chứng như một bằng chứng rằng, phụ nữ cần thêm một chút tự tin. Nhưng tôi lại nghĩ đó là bằng chứng cho rằng phụ nữ bị định hướng xã hội về sự cầu toàn, và họ cẩn trọng quá mức. (Vỗ tay) Và kể cả khi chúng ta có tham vọng, kể cả khi chúng ta đang dựa vào sự hoàn hảo xã hội hóa đó đã làm chúng ta tránh gặp nhiều rủi ro hơn trong sự nghiệp. Và 600,000 công việc đang có sẵn giờ đây về máy tính và công nghệ phụ nữ đang bị bỏ lại đằng sau, và nó có nghĩa kinh tế của ta đang bị bỏ lại đằng sau về tất cả cải tiến và vấn đề phụ nữ có thể giải quyết nếu họ được xã hội thừa nhận để dũng cảm thay vì sự định hướng để hoàn hảo. (vỗ tay) Vì thế, năm 2012, tôi thành lập một công ty dạy phụ nữ viết code và tôi nhận thấy, bằng việc dạy họ viết mã tôi đã làm cho họ cảm thấy dũng cảm. Viết mã, nó là một chuỗi không dừng của thử và sai, của sự cố gắng để đúng lệnh vào đúng chỗ, thỉnh thoảng chỉ với dấu chấm phẩy sẽ tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Dòng mã sai và nó tách ra, và việc đó thường cần rất nhiều, rất nhiều lần thử đến một khoảnh khắc diệu kỳ khi cái bạn đang cố gắng làm hoàn thành. Điều đó cần tính kiên trì. Điều đó cần sự không hoàn hảo. Chúng ta ngay lập tức nhìn vào trong chương trình của mình nỗi sợ không làm đúng của những cô gái, nỗi sợ không hoàn hảo. Những cô gái là giáo viên dạy viết mã cũng kể với tôi câu chuyện như vậy. Trong tuần đầu tiên, khi những cô gái học viết mã, một học sinh sẽ gọi cô ấy và nói "Tôi không biết dòng mã nào để viết" Giáo viên sẽ nhìn vào màn hình của cô ấy, và thấy một dòng trống. Nếu giáo viên không biết điều gì tốt hơn, cô ấy sẽ nghĩ học sinh đó đã dành 20 phút trước chỉ để bật máy. Nhưng nếu cô ấy nén lại một vài lần, cô ấy sẽ thấy học sinh của mình đã viết rồi xóa mã đi. Học sinh ấy đã thử, cô ấy đã gần đến, nhưng cô ấy không làm được chính xác. Thay vì cho cô giáo xem những nỗ lực của mình, cô bé đó chọn cách như không có cố gắng đó. Sự hoàn hảo hay sự phá hỏng. Nó cho thấy rằng con gái rất giỏi viết mã, nhưng nó là không đủ nếu chỉ dạy họ như vậy. Bạn tôi Lev Brie là giáo sư ở Đại học Colombia và dạy đầu vào cho Java nói với tôi về thời gian làm việc của anh ấy với những sinh viên khoa học máy tính. Khi họ đang vật lộn với bài tập, họ sẽ đến và nói, "Giáo sư, mã của em sai ở đâu đó" Sinh viên nữ đến và nói, "Giáo sư, em sai ở đâu đó." Chúng ta phải làm lại định hướng xã hội về sự hoàn hảo, nhưng ta sẽ kết hợp nó với việc xây dựng tình chị em để những cô gái biết rằng họ không cô đơn. Vì làm việc chăm chỉ hơn không giúp sửa chữa một hệ thống bị hỏng. Tôi không thể nói hết đã có bao nhiêu người phụ nữ nói với tôi "Tôi sợ giơ tay, tôi sợ đặt câu hỏi, bởi tôi không muốn là người duy nhất không hiểu gì, người duy nhất gặp khó khăn. Khi ta dạy những cô gái về lòng dũng cảm và ta có một đội ngũ hỗ trợ cho họ, họ có thể làm nên những thứ đáng kinh ngạc, và tôi nhìn họ mỗi ngày, Ví dụ về 2 học sinh ở trường phổ thông của tôi người mà tạo ra trò Tampon Run -- vâng, Tampon Run -- để chống lại sự hành kinh cấm kỵ và phân biệt giới tính trong trò chơi. Hoặc những người Siria tị nạn người dám bày tỏ tình yêu cho đất nước mới bằng việc tạo ra một ứng dụng giúp người Mỹ bỏ phiếu. Hoặc một cô gái 16 tuổi người tạo ra một thuật toán giúp phát hiện ung thư là lành tính hay ác tính với cơ hội nhỏ nhất để cứu lấy mạng sống của bố mình bởi ông ấy bị ung thư. Đó chỉ là 3 trong hàng nghìn ví dụ, hàng nghìn cô gái định hướng không hoàn hảo, những người đã học được sự cố gắng, những người học được về sự bền bỉ. Và kể cả học có thành người viết mã hay là Hillary Clinton hoặc Beyoncé tiếp theo, thì họ sẽ không trì hoãn giấc mơ của mình. Và những giấc mơ đó chưa bao giờ quan trọng hơn cho đất nước này. Với kinh tế Hòa Kỳ, với bất kỳ nền kinh tế nào để tăng trưởng, để cải cách thật sự, chúng ta không thể bỏ lại đằng sau một nửa dân số. Chúng ta phải định hướng xã hội cho những cô gái trở nên thoải mái với sự không hoàn hảo, và chúng ta phải làm điều đó ngay hây giờ. Chúng ta không thể chờ họ học trở nên dũng cảm như tôi đã từng khi tôi 33 tuổi. Chúng ta phải dạy họ dũng cảm từ trong trường học và trước khi bước vào sự nghiệp, khi nó có tiềm năng lớn nhất để ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cuộc sống của những người khác, và chúng ta phải cho họ biết họ sẽ được yêu thương và chấp nhận không vì hoàn hảo mà vì đã nỗ lực. Và tôi cần các bạn nói với những người phụ nữ bạn biết -- chị em gái, cháu gái, người làm thuê, bạn học -- hãy thoải mái với sự không hoàn hảo, vì khi ta dạy con gái trở nên không hoàn hảo, và giúp họ nâng tầm nó lên, chúng ta sẽ xây một đòn bẩy với những cô gái trẻ dùng cảm và những người sẽ xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho chính họ và cho mỗi người chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Chris Anderson: Cảm ơn chị Reshma, Đó quả là một tầm nhìn đầy sức mạnh của chị. Nói cho tôi biết nó diễn ra như thế nào. Có bao nhiêu cô gái đang trong chương trình của chị? RS: Năm 2012, chúng tôi dạy 20 bé gái. Năm nay chúng tôi sẽ dạy 40,000 em ở 50 bang. (vỗ tay) Và con số đó thật sự rất có sức mạnh, bởi năm trước tôi chỉ đào tạo 7,500 phụ nữ ngành khoa học máy tính. Vấn đề đã rất tồi tệ nhưng chúng tôi có thể thay đổi điều đó rất nhanh thôi. CA: Và chị đang làm việc với người đồng hành trong phòng này, người sẽ tham gia đào tạo trong chương trình của chị? RS: Vâng, tôi có khoảng 80 người đồng hành, từ Twitter đến Facebook đến Adobe, IBM, Microsoft, Pixar, đến Disney. Ý tôi là, mỗi móc xích ngoài kia. Và nếu bạn không đăng ký, tôi sẽ tìm ra bạn, bởi chúng tôi cần những đồng nghiệp công nghệ đơn lẻ để dạy lớp học Những Cô Gái Viết Mã trong văn phòng của họ. CA: Và chị có vài câu chuyện về những người đồng hành đó khi chị làm cho bình đẳng về giới hơn trong đội ngũ kỹ sư, những điều tốt diễn ra. RS: Những điều tuyệt vời xảy ra. Ý tôi là, tôi nghĩ việc tôi thật là điên khi nghĩ về hiện nay 85% lượng tiêu thụ được làm ra bởi phụ nữ. Phụ nữ dùng phương tiện truyền thông hơn 600% so với nam giới. Chúng tôi thống trị Internet, và chúng tôi nên tạo ra những người đồng hành cho tương lai. Và tôi nghĩ rằng khi những người đồng hành đa dạng hóa nhóm, và họ có những phụ nữ đáng kinh ngạc mà là một phần trong đội kỹ sư, họ làm nên những điều tuyệt vời, chúng ta sẽ thấy mỗi ngày. CA: Reshma, chị thấy phản ứng ở đây. Chị đang làm một việc hết sức quan trọng đó. Hầu hết cộng đồng này đang ủng hộ chị. Rất nhiều sức mạnh cho chị. Cảm ơn. RS: Cảm ơn. (vỗ tay) Đã bao giờ bạn tự hỏi thuốc giảm đau, như ibuprofen, sẽ ra sao sau khi bạn nuốt nó? Thuốc sau khi đi qua cổ họng của bạn có thể giúp chữa đau đầu, đau lưng, hay mắt cá chân bị bong gân nhói buốt; nhưng làm sao thuốc đến nơi nó vốn phải phát huy tác dụng? Câu trả lời là thuốc sẽ theo vòng tuần hoàn của máu đi khắp cơ thể để nhanh chóng phát huy tác dụng trước khi bị đào thải bởi các cơ quan có chức năng trung hòa và loại bỏ chất lạ từ bên ngoài. Quá trình này bắt đầu ở hệ tiêu hóa. Giả sử bạn uống một viên ibuprofen để giảm đau cổ chân. Trong ít phút, viên thuốc bắt đầu tan trong dịch vị có tính acid của dạ dày. Ibuprofen hòa tan sẽ đi vào ruột non, sau đó thẩm thấu qua thành ruột để vào một mạng lưới hệ mạch. Hệ mạch này thông với một tĩnh mạch, vốn vận chuyển máu và mọi thứ trong nó, đến gan. Bước tiếp theo là gan sẽ xử lí thuốc. Trong lúc máu và các phân tử thuốc trong máu di chuyển trong hệ mạch gan, men gan sẽ phần nào phản ứng với các phân tử thuốc để trung hòa chúng. Các phân tử bị trung hòa, gọi là chất chuyển hóa, sẽ không còn hiệu lực như thuốc giảm đau. Ở bước này, hầu hết lượng ibuprofen đi qua gan mà không bị phản ứng; thuốc sẽ tiếp tục di chuyển sau khi qua gan, thông qua tĩnh mạch, vào hệ tuần hoàn của cơ thể. Nửa tiếng sau khi bạn uống viên thuốc, một phần liều thuốc đã ở trong dòng máu tuần hoàn. Dòng máu này đi khắp cơ thể qua mọi chi và cơ quan, bao gồm tim, não, thận, và trở lại gan. Khi các phân tử ibuprofen đến một vị trí nơi phản ứng đau của cơ thể diễn ra dữ dội, chúng sẽ kìm hãm các phân tử đặc biệt vốn góp phần gây ra phản ứng đau đó. Thuốc giảm đau, như ibuprofen, sẽ cản trở sản phẩm của các chất vốn giúp cơ thể truyền tín hiệu đau. Khi càng nhiều phân tử thuốc tích tụ, tác dụng cắt cơn đau sẽ tăng lên, đạt mức tối đa trong khoảng một hoặc hai giờ; sau đó cơ thể bắt đầu đào thải ibuprofen một cách hiệu quả với liều trong máu giảm một nửa trung bình sau mỗi hai giờ. Khi các phân tử ibuprofen rời khỏi vị trí, dòng máu tuần hoàn sẽ lại chuyển chúng đi. Trở lại gan, một phần nhỏ nữa trong tổng liều thuốc sẽ biến thành chất chuyển hóa, vốn sau cùng sẽ bị thận lọc ra vào nước tiểu. Vòng lặp từ gan qua cơ thể đến thận tiếp tục diễn ra ở mức khoảng một vòng tuần hoàn mỗi phút, mỗi vòng lại có một ít thuốc bị trung hòa và đào thải. Mọi loại thuốc uống qua đường miệng đều qua những bước cơ bản này, nhưng tốc độ xử lí, và lượng thuốc đi vào máu thay đổi tùy theo thuốc, cơ địa mỗi người, và cách thức thuốc vào cơ thể. Chỉ dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc có thể giúp ích, nhưng đó chỉ là số liệu trung bình dựa trên một nhóm mẫu không hề đại diện cho mọi người dùng. Dùng thuốc đúng liều cũng rất quan trọng: nếu không đủ liều, thuốc sẽ không phát huy tác dụng; nếu quá liều, thuốc và chất chuyển hóa có thể gây độc; điều này xảy ra với mọi loại thuốc. Trẻ em là một trong những nhóm bệnh nhân rất khó để xác định liều lượng phù hợp, vì quá trình xử lí thuốc cũng như cơ thể trẻ thay đổi rất nhanh. Đơn cử như lượng men gan giúp trung hòa thuốc cực kì thất thường trong suốt giai đoạn sơ sinh và trẻ em; và đó chỉ là một trong số nhiều yếu tố gây phức tạp. Di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, bệnh tật, và thậm chí sự mang thai cũng ảnh hưởng khả năng xử lí thuốc của cơ thể. Một ngày nào đó, xét nghiệm DNA định kì có thể điều chỉnh liều thuốc chính xác phù hợp với khả năng xử lí của gan của từng cá nhân và các yếu tố khác, còn ở hiện tại, tốt nhất là bạn đọc kĩ nhãn thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ, đồng thời uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ định. Một ngày dài khi lang thang trong rừng để tìm các loại hạt và thảo dược ăn được, một vị nông dân phi phàm tên Thần Nông mệt lử đã vô tình trúng độc 72 lần, Trước khi chất độc giết chết ông ấy, một chiếc lá đã rơi vào miệng ông. Ông ấy đã nhai nó và nó đã cứu ông, và đó là cách ta biết tới trà. Hay ít nhất là truyền thuyết đã kể vậy. Trà không chữa ngộ độc, nhưng câu chuyện của Thần Nông, ông tổ nông nghiệp trong thần thoại Trung Hoa, nhấn mạnh tầm quan trọng của trà ở Trung Quốc cổ đại. Các chứng cứ khảo cổ cho thấy cây chè được trồng từ 6000 năm trước, hay 1500 năm trước khi Pharaoh xây kim tự tháp Giza. Đó là truyền thuyết Trung Hoa về cây chè - giống như loại cây trồng khắp thế giới ngày nay, song bấy giờ người ta sử dụng nó mọt cách rất khác. Nó được coi như một loại rau hay được nấu với hạt yến mạch. Chè chỉ được chuyển từ đồ ăn sang đồ uống từ 1500 năm trước khi người ta phát hiện ra cách kết hợp nhiệt với nước có thể tạo ra hương vị phức tạp và đa dạng từ loại lá này. Sau hàng trăm năm thay đổi cách thức chuẩn bị, phương thức phổ biến là đun chè, nén lại thành một bánh nhỏ, rồi xay mịn ra thành bột, pha với nước nóng, tạo ra một loại đồ uống gọi là trà xanh hay matcha. Matcha trở nên phổ biến đến nỗi nó trở thành trà đạo Trung Hoa. Trà trở thành một đề tài trong văn thơ, loại đồ uống ưa thích của hoàng đế, và phương tiện của các nghệ sĩ. Họ có thể vẽ nên bức tranh phi thường bằng bọt trà, giống như tranh trên cốc espresso mà bạn thấy ở các quán cafe ngày nay. Vào thế kỉ thứ 9, ở thời nhà Đường, một nhà sư Nhật Bản đã mang cây chè đầu tiên tới Nhật. Người Nhật sau đó đã phát triển các nghi thức thưởng trà của riêng họ, hình thành nên trà đạo Nhật. Và ở thế kỉ 14 trong thời Minh, hoàng đế Trung Quốc chuyển chuẩn mực từ bánh trà nén sang lá rời. Lúc bấy giờ, Trung Quốc vẫn nắm giữ độc quyền thị trường cây chè, đưa chè trở thành một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này, cùng với đồ sứ và vải. Điều này giúp Trung Quốc có sức ảnh hưởng về chính trị và kinh tế khi thưởng trà lan ra khắp thế giới. Sự lan tỏa bắt đầu nở rộ vào đầu 1600 khi lái buôn Hà Lan đưa chè tới Châu Âu với số lượng lớn. Công lớn thuộc về nữ hoàng Catherine xứ Braganza, một nữ quý tộc Bồ Đào Nha, đã làm trà trở nên phổ biến với giới thượng lưu Anh khi bà cưới vua Charles đệ nhị vào 1661. Thời điểm đó, nước Anh đang trong công cuộc mở rộng thuộc địa và trở thành quốc gia mới nắm quyền thống trị thế giới. Cùng với sự phát triển của đế quốc Anh, nhu cầu trà lan rộng ra khắp thế giới. Tới năm 1700, trà ở châu Âu bán đắt gấp mười lần cà phê và giống cây vẫn chỉ được trồng ở Trung Quốc. Buôn bán chè lãi tới mức các loại thuyền buồm, thuyền tốc độ cao nhanh nhất thế giới được sinh ra từ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty thương mại phương Tây. Chúng đều đua nhau để đưa chè về châu Âu nhanh nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Ban đầu, nước Anh trả cho số lá chè này bằng bạc. Nhưng khi nó trở nên quá đắt đỏ, họ đề nghị trao đổi bằng một mặt hàng khác, là thuốc phiện. Điều này nổ ra một vấn đề sức khỏe tại Trung Hoa khi mà người dân trở nên nghiện thuốc. Đến năm 1839, một vị quan Trung Quốc yêu cầu thuộc hạ phá hủy lượng lớn thuốc phiện vận chuyển từ Anh như một lời tuyên bố chống lại sức ảnh hưởng của Anh tại nước này, Hành động này đã gây ra cuộc chiến thuốc phiện đầu tiên giữa hai nước. Chiến tranh nổ ra khắp tại ven biển Trung Quốc tới tận 1842 khi nhà Thanh bại trận và phải nhượng lại cảng Hồng Kông cho Anh cùng với sự hồi phục các điều khoản giao thương bất lợi. Chiến tranh đã làm suy yếu vị thế của Trung Hoa trong hơn một thế kỉ. Công ty British East India muốn tự trồng chè để có thể nắm giữ thị trường hơn. Nên họ đã ủy quyền nhà thực vật học Robert Fortune lấy cắp cây chè từ Trung Quốc trong một chiến dịch bí mật. Ông giả trang và bắt đầu hành trình đầy hiểm nguy khắp các đồi chè ở Trung Quốc, sau là buôn lậu cây chè và những người trồng chè có kinh nghiệm vào DarDarjeeling, India. Từ đó, giống cây trồng được lan rộng hơn nữa, giúp trà trở thành một loại mặt hàng thường nhật. Ngày nay, trà là đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ hai chỉ sau nước lọc, từ trà đường Thổ Nhĩ Kỳ, đến trà bơ mặn Tây Tạng, có nhiều cách để chuẩn bị trà như số lượng các nền văn hóa trên thế giới vậy. Những người hâm mộ dòng nhạc post-punk có gì giống những chiến binh man rợ thời cổ? Không giống lắm. Vậy tại sao cả hai đều được gọi là người Goth? Đó là trùng hợp kì lạ hay là mối liên hệ mật thiết trải dài nhiều thế kỉ? Câu chuyện bắt đầu ở thời La Mã cổ đại. Khi Để chế được mở rộng, nó phải chịu nhiều cuộc tấn công xâm lược của các dân tộc bán du mục dọc biên giới. Trong số những tộc người mạnh nhất có tộc German hay gọi là người Goth bao gồm hai nhánh, người Visigoth và người Ostrogoth. Vài tộc người German là kẻ thù của Đế chế La Mã, trong khi một số khác lại liên minh với quân đội La Mã. Khi Đế chế La Mã chia làm hai, quân đội các bộ tộc này đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề quốc phòng và tranh giành quyền lực nội bộ. Vào thế kỉ thứ 5, cuộc nổi dậy trục lợi lãnh đạo bởi một chiến binh tên là Odoacer đã chiếm thành Rome và phế truất Hoàng đế Tây La Mã. Odoacer và người kế vị tên là Theoderic của tộc Ostrogoth về cơ bản vẫn dưới quyền của Hoàng đế Đông La Mã và duy trì tập tục La Mã. Về phần Tây La Mã, đế chế này không bao giờ thống nhất trở lại. Nơi đây phân thành các vương quốc nhỏ được cai trị bởi người Goth và các tộc người German khác, họ dần quen với văn hóa địa phương dù nhiều trong các bộ tộc vẫn cố ghi tên mình trên bản đồ. Đây là kết thúc thời Cổ đại và mở đầu cho thời kì nhiều người gọi là Thời kì Tăm tối. Dù văn hóa Lã Mã không hoàn toàn mai một, ảnh hưởng của nó suy giảm, và một phong cách nghệ thuật mới xuất hiện hướng vào chủ nghĩa tượng trưng tôn giáo và tính biểu tượng thay vì sự cân đối và chủ nghĩa hiện thực. Sự thay đổi này lan sang lĩnh vực kiến trúc với việc xây dựng Tu viện Thánh Denis ở Pháp vào năm 1137. Mái vòm nhọn, kiến trúc trụ chống và cửa sổ lớn khiến cho công trình trở nên thanh mảnh và hoa mĩ. Nó nhấn mạnh vào phần nội thất phóng khoáng và rực rỡ thay vì những bức tường và trụ cột vững chắc của các công trình kiểu cũ. Trong những thế kỉ tiếp theo, kiến trúc này là hình mẫu cho các Nhà thờ lớn trên khắp châu Âu. Song kiểu cách vẫn thay đổi. Phong trào Phục hưng của người Ý tôn vinh văn hóa Hy Lạp và La Mã Cổ đại, phong cách mới này bắt đầu có vẻ thô kệch và thấp kém hơn. Trong cuốn sách "Cuộc Đời Các Nghệ Sĩ" viết năm 1550, Giorgio Vasari lần đầu tiên gọi phong cách này là Gothic, một sự ám chỉ xúc phạm đến những người man rợ vốn bị cho là đã tàn phá nền văn minh đế chế cổ đại. Tên gọi xuất hiện và sớm được dùng để chỉ toàn bộ giai đoạn Trung cổ, vốn gắn liền với bóng tối, mê tín, và sự tối giản. Dù vậy, qua thời gian quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi. Vào thế kỉ thứ 18, một giai đoạn gọi là Thời kì Khai sáng xuất hiện, coi trọng lí luận khoa học hơn tất cả mọi thứ. Phản ứng với trào lưu này, các tác giả trường phái Lãng mạn như Goethe và Byron cố gắng lí tưởng hóa những ảo vọng về quá khứ của phong cảnh tự nhiên và các thần lực bí ẩn. Từ đây, từ Gothic lại được chuyển nghĩa một lần nữa để chỉ thể loại văn học vốn là một nhánh tăm tối hơn của Văn học Lãng mạn. Thuật ngữ được Horace Walpole sử dụng lần đầu tiên trong tiểu thuyết "Lâu Đài Xứ Otranto" ra đời năm 1764 của ông nhằm gợi nhắc đến cốt truyện và không khí trong truyện. Nhiều yếu tố trong cuốn tiểu thuyết này trở thành đặc trưng riêng truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm kinh điển và vô số bộ phim. Thuật ngữ Gothic chỉ dành cho văn học và điện ảnh cho đến những năm 1970 khi một bối cảnh âm nhạc mới xuất hiện. Lấy chất liệu từ các nhóm nhạc như The Doors và The Velvet Underground, nhóm nhạc post-punk ở Anh, như Joy Division, Bauhaus, và The Cure, kết hợp ca từ ảm đạm và sự chỏi âm của nhạc punk với những hình ảnh lấy cảm hứng từ thời Nữ hoàng Victoria, truyện kinh dị, và mốt thời trang huyền bí lưỡng tính. Đến đầu những năm 1980, những nhóm nhạc như vậy đều được mô tả là rock Gothic bởi báo giới âm nhạc, và thể loại này nổi tiếng từ những câu lạc bộ đèn mờ đến các hãng thu âm lớn và kênh MTV. Ngày nay, bất chấp sự chú ý và định kiến tiêu cực của truyền thông, âm nhạc và thời trang Gothic vẫn tiếp tục là một hiện tượng ngầm nổi bật với nhiều thể loại nhỏ hơn, như cybergoth, gothabilly, gothic metal, và thậm chí steampunk. Lịch sử từ Gothic gắn liền với hàng ngàn năm diễn ra các phong trào phản văn hóa, từ những kẻ xâm lược ngoại bang trở thành vua qua những tháp hình chóp thay thế những trụ cột chắc chắn đến những nghệ sĩ tìm vẻ đẹp ẩn trong bóng tối. Từng chặng đường đều là một phần của một cuộc cách mạng và xu hướng trở về quá khứ để thay đổi hiện tại của nhân loại. Vào năm 1898, Marie và Pierre Curie phát hiện ra radium. Được cho là có tính hồi phục, radium được thêm vào kem đánh răng, thuốc, nước, và thực phẩm. Với sắc xanh lá phát sáng lóng lánh, radium cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và đồ trang sức. Phải đến giữa thế kỉ thứ 19, chúng ta mới nhận ra rằng tác động phóng xạ gây hại của radium đáng lưu ý hơn so với lợi ích về mặt thị giác của nó. Không may, radium không là chất nhuộm duy nhất trong lịch sử ban đầu có vẻ hữu ích và vô hại nhưng hóa ra lại cực kì chết chóc. Nhóm màu kinh khủng đó bao gồm bộ ba màu sắc và chất nhuộm mà từ lâu chúng ta đã dùng để trang trí ta và đồ đạc ta tạo ra: trắng, xanh lá, và cam. Chuyện của chúng ta bắt đầu với màu trắng. Ngay từ thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, người Hi Lạp cổ đã xử lí chì để tạo ra chất nhuộm trắng sáng ta biết ngày nay. Vấn đề là gì? Ở người, chì được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể và xâm nhập vào máu, mô mềm, và mô khoáng. Một khi vào hệ thần kinh, chì sẽ lặp lại và làm gián đoạn chức năng của canxi, gây ra những vấn đề từ khuyết tật trong học tập đến cao huyết áp. Dù vậy, việc sử dụng loại chất nhuộm độc hại này xuất hiện ở nhiều thời đại và nhiều nền văn hóa. Màu trắng chì là lựa chọn thiết thực duy nhất cho sơn dầu trắng hay màu keo đến tận thế kỉ thứ 19. Để tạo màu, các họa sĩ nghiền một khối chì thành bột, từ đó phơi nhiễm bụi chì cực kì độc hại. Việc sử dụng chì tràn lan gây ra thứ vốn được biết là bệnh đau bụng của họa sĩ, hay ngày nay ta gọi là nhiễm độc chì. Các họa sĩ làm việc với chì phải trải qua chứng tê liệt trầm cảm, ho, đồng tử mở rộng, và thậm chí mù lòa. Dù vậy, tính dày đặc, sự mờ ảo và sắc ấm áp của màu trắng chì thu hút các họa sĩ như Vermeer và những người theo trường phái Ấn tượng sau này. Vẻ óng ánh của chì rất đặc trưng, và nó tiếp tục được sử dụng rộng rãi đến khi bị cấm vào những năm 1970. Dù nghe có vẻ kinh khủng, tác động nguy hiểm của màu trắng bị lu mờ khi so với một chất nhuộm khác phổ biến hơn: màu xanh lá. Hai loại màu xanh lá tổng hợp - màu xanh Scheele và màu xanh Paris - được giới thiệu lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 18. Chúng sáng và sặc sỡ hơn rất nhiều so với những màu xanh dịu được tạo từ các chất nhuộm tự nhiên, qua đó nhanh trở thành lựa chọn phổ biến cho sơn cũng như phẩm nhuộm cho vải dệt, giấy dán tường, xà phòng, đồ trang trí bánh, đồ chơi, kẹo, và quần áo. Các chất nhuộm xanh lá này làm từ một hợp chất gọi là muối hydro thạch tín của đồng. Ở người, phơi nhiễm thạch tín có thể phá hủy sự liên lạc và hoạt động của các tế bào, và thạch tín nồng độ cao có liên quan trực tiếp đến ung thư và bệnh tim. Vì lẽ đó, các công nhân nhà máy sợi thế kỉ 18 thường bị đầu độc, và phụ nữ mặc áo đầm xanh được mô tả là hay đổ gục vì phơi nhiễm thạch tín trên da. Rệp giường được cho là không sống trong phòng màu xanh, và thậm chí có giả thuyết rằng Napoleon chết vì ngộ độc thạch tín mãn tính do ông ngủ trong căn phòng có giấy dán tường màu xanh. Độc tính cực cao của những màu xanh này chưa được phát hiện cho đến khi công thức thạch tín được phát hành vào năm 1822; một thế kỉ sau, thạch tín được chuyển sang dùng làm thuốc trừ sâu. Màu xanh tổng hợp có lẽ là màu sắc nguy hiểm nhất được sử dụng rộng rãi, nhưng ít ra nó không có tính phóng xạ như radium. Một màu sắc khác thì có - màu cam. Trước Thế chiến II, các nhà sản xuất bát đĩa gốm thường sử dụng oxide uranium trong men sứ màu. Hợp chất này tạo nên những màu đỏ và cam rực rỡ, vốn là những màu hấp dẫn nếu như không có tính phóng xạ. Lẽ dĩ nhiên là sự phóng xạ vẫn chưa được chú ý cho đến cuối thế kỉ 19, huống hồ là những nguy cơ ung thư có liên quan mà rất lâu sau ta mới phát hiện. Trong Thế chiến II, chính phủ Hoa Kì tịch thu toàn bộ uranium để chế tạo bom; tuy nhiên, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử nới lỏng những hạn định này vào năm 1959, và lượng uranium nghèo quay trở lại các nhà máy đồ gốm và thủy tinh. Bát đĩa màu cam sản xuất ở thập niên sau có thể còn nồng độ ở mức nguy hiểm trên bề mặt của chúng cho đến ngày nay; đáng kể nhất là bát đĩa cũ vẫn có kết quả dương tính với phóng xạ. Dù nồng độ ở mức thấp và không gây nguy cơ rõ ràng đối với sức khỏe nếu bát đĩa cũ được bày bán, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kì cảnh báo không ăn thức ăn trong các vật dụng này. Mặc dù chúng ta vẫn hay gặp vấn đề với các phẩm nhuộm thực phẩm tổng hợp, kiến thức khoa học đã giúp ta loại bỏ những màu sắc nguy hiểm ra khỏi cuộc sống. Nằm sâu trong Thư viện Sách và Bản thảo quý hiếm của Beinecke tại Yale là bản lưu duy nhất của một cuốn sách 240 trang. Phương pháp định tuổi bằng cacbon dẫn tới năm 1420, những trang giấy giả da với dòng chữ viết tay lặp lại và hình vẽ bằng tay có vẻ như bị đánh cắp từ một giấc mơ. Những loài cây thật và tưởng tượng, những lâu đài trôi nổi, những người phụ nữ đang tắm, các biểu đồ chiêm tinh học, các vòng tròn cung hoàng đạo, và các mặt trăng và mặt trời có các khuôn mặt đi kèm chữ viết. Cuốn sách khổ 24x16 centimet này được gọi là Bản thảo Voynich, và nó là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử chưa có lời giải. Vì sao vậy? Không ai có thể hiểu được nó nói điều gì. Cái tên xuất phát từ Wilfrid Voynich, một người bán sách ở xứ Ba Lan bắt gặp tài liệu ở đại học Jesuit tại Ý vào năm 1912 Ông ấy đã bối rối. Ai đã viết nó? Nó được viết ra ở đâu? Những từ ngữ kỳ lạ và hình vẽ đầy rung động này đại diện cái gì? Những trang sách chứa đựng bí mật gì? Ông ấy đã mua bản thảo từ các linh mục thiếu tiền ở đại học, và sau cùng thì đưa nó tới Mỹ, nơi mà các chuyên gia tiếp tục bị bối rối trong suốt hơn một thế kỷ. Các chuyên gia giải mã nói rằng chữ viết có tất cả đặc điểm của một ngôn ngữ thực sự, chỉ có điều đó là loại chưa ai từng thấy trước đây. Điều làm nó có vẻ chân thật là trong các ngôn ngữ thực thụ, các chữ cái và nhóm chữ cái xuất hiện với tần suất không đổi, và ngôn ngữ trong bản thảo Voynich có quy luật mà bạn không thể tạo từ một chương trình tạo ký tự ngẫu nhiên. Ngoài ta, ta biết hơn một chút so với thứ ta nhìn thấy. Các chữ cái thay đổi theo bút pháp và chiều cao. Một vài được mượn từ kiểu viết khác, nhưng rất nhiều chữ cái là độc nhất. Những chữ cái cao hơn được gọi là các ký tự giá treo. Khắp bản thảo được trang trí cẩn thận với các vật giống cuộn giấy. Có vẻ như nó được viết bởi hai bàn tay hay nhiều hơn, với bức vẽ được làm bởi một bên khác nữa. Qua nhiều năm, ba giả thuyết chính nổi bật về văn bản của bản thảo. Giả thuyết đầu là nó được viết bằng mật mã, một mật mã bí mật được thiết kế có chủ ý để giấu ý nghĩa bí mật. Giả thuyết thứ hai là bản thảo là một trò lừa đảo được viết không có ý nghĩa để lừa tiền từ một người mua cả tin. Có vài nghi ngờ tác giả là một kẻ bịp bợm thời trung cổ. Một vài người khác thì cho đó chính là Voynich. Giả thuyết thứ ba là bản thảo được viết bởi một ngôn ngữ thực thụ, nhưng là loại ngôn ngữ chưa được biết tới. Có lẽ các học giả thời Trung cổ đang cố tạo ra một bảng chữ cái cho một loại ngôn ngữ được nói nhưng chưa được viết. Trong trường hợp đó, bản thảo Voynich có lẽ như là bản thảo Rongorongo được tạo ra trên đảo Phục sinh, giờ không thể đọc nổi sau khi nền văn hóa tạo ra nó sụp đổ. Dù không ai có thể đọc nổi bản thảo Voynich, điều đó không ngăn mọi người đoán ý nghĩa của nó. Những người tin vào bản thảo là nỗ lực để tạo ra một loại ngôn ngữ viết mới suy đoán nó có thể là một cuốn Bách khoa toàn thư chứa những kiến thức của nền văn hóa tạo ra nó. Những người khác tin nó được viết bởi nhà triết học thế kỷ 13 Roger Bacon, người cố gắng hiểu định luật toàn thể của ngữ pháp, hoặc ở thế kỷ 16 bởi nhà thần bí thuộc triều Elizabeth John Dee, chuyên gia giả kim thuật và bói toán. Những giả thuyết là quyển sách được viết bởi một nhóm phù thủy người Ý, hoặc thậm chí bởi những người trên Sao Hỏa. Sau 100 năm thất vọng, các nhà khoa học gần đây đã làm sáng tỏ một chút về bí ẩn. Bước đột phá đầu tiên là phương pháp định tuổi bằng cacbon. Và, các nhà khoa học đương đại đã tìm ra nguồn gốc của bản thảo quay trở về thời Rome và Prague đến đầu năm 1612, khi nó có lẽ được truyền từ Hoàng đế của đế quốc La Mã Rudolf II cho bác sĩ của mình, Jacobus Sinapius. Ngoài những sự đột phá lịch sử này, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ gần đây đã đề xuất một nhận dạng tạm thời của một vài lời trong bản thảo. Có thể các chữ cái bên cạnh bảy ngôi sao đánh vần là Tauran, một cái tên cho sao Kim Ngưu, một chòm sao gồm bảy ngôi sao gọi là chòm sao Pleiades? Có thể từ này có nghĩa là Centaurun cho cây Centauria trong bức ảnh? Có thể, nhưng tiến triển đang khá chậm. Nếu ta có thể phá được mã của nó, ta sẽ tìm được cái gì? Nhât ký giấc mơ của nhà vẽ tranh minh họa thế kỷ 15? Một đống thứ vô nghĩa? Hay thông tin thất lạc về nền văn hóa bị lãng quên? Bạn nghĩ nó là gì? Bài giảng bởi Stephen Bax. Kể chuyện bởi Pen-Pen Chen. Âm nhạc bởi Wonder Boy Audio. Hoạt hình bởi TED-Ed. Một nữ tu bơ vơ bước về phía căn phòng dưới hầm. Người ta dàn hàng trên phố để xem khi cô công bố mình vô tội. Nhưng nó không quan trọng. Cô đã bị xét xử và bị phán có tội. Án phạt là gì? Chôn sống. Căn hầm có một phần bánh mì, nước, sữa và dầu. Cô sẽ có một cây đèn, một cái giường, và một tấm chăn, nhưng cô sẽ không được dời đi nếu còn sống. Ở ngưỡng cửa, nữ tu dừng lại, tuyên bố rằng cô vô tội một lần cuối cùng, rồi bước vào căn hầm và không bao giờ người Roman còn thấy cô nữa. Nữ tu là một trong sáu trinh nữ của Rome, mỗi người được lựa chọn kĩ lưỡng từ khi còn nhỏ từ các danh gia vọng tộc tại Rome. Nhưng vì cái chết của cô, giờ chỉ còn năm người, và vị nữ tu mới sẽ phải được chọn. Lincinia mới chỉ sáu tuổi đã chứng kiến cảnh tượng đó, và không nghĩ rằng chỉ vài ngày sau, cô bé được chọn là trinh nữ tiếp theo. Tuổi của cô bé, dòng dõi sang quý, cùng với sức khỏe tốt có thể thấy rõ đã làm cô bé thành ứng cử viên sáng giá để thờ nữ thần Vesta trong mắt người Rome. Bố mẹ cô vô cùng tự hào vì con mình được chọn. Lincinia sợ hãi, nhưng cô bé không có quyền lựa chọn. Cô bé sẽ phải phụng sự cho nữ thần ít nhất 30 năm nữa. Trong mười năm đầu tiên phụng mệnh của Lincinia, cô bé được dạy dỗ cách trở thành một trinh nữ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ ngọn lửa của Vesta, vị thần trinh nữ của gia đình. Vesta không có tượng như những nam thần hay nữ thần khác. Thay vào đó bà được tượng trưng bằng ngọn lửa cháy suốt đêm ngày trong đền nằm cạnh quảng trường trung tâm thành phố. Như các nữ tu Vestal khác, Licinia dành thời gian trong ngày nhận ca để trông nom và giữ gìn ngọn lửa. Ngọn lửa tượng trưng cho hai điều. Một là sự mở rộng La Mã với tư cách là một cường quốc. Người La Mã tin rằng nếu ngọn lửa tàn, thành phố của họ sẽ gặp nguy hiểm. Ngọn lửa còn tượng trưng cho trinh tiết của những nữ tu của thần Vesta. Với người La Mã, trinh tiết của nữ tu không chỉ là dấu hiệu cho sự trong trắng hay tinh thần và thể xác khiêm nhường, mà còn là sự trong sạch theo lễ nghi của cô. Vậy nên Licinia biết cô không được để ngọn lửa tắt. Cuộc đời cô, cuộc đời của những trinh nữ bạn cô, và sự an nguy của La Mã đều phụ thuộc vào nó. Licinia học cách lấy nước mỗi ngày tại một đài phun nước gần đó để dọn rửa ngôi đền. Cô học Fasti, một loại lịch của các nghi lễ thần thánh và cô sẽ đứng quan sát khi những nữ tu lớn tuổi thực hiện cúng tế. Thời điểm Licinia hoàn thành huấn luyện, cô đã 16 tuổi. Licinia hiểu rõ cách mình ứng xử là hình ảnh của vị thần mà cô phục vụ. Khi cô lấy nước, cô phải nhìn xuống dưới. Khi cô thực hiện cúng tế, cô phải hết mực tập trung vào công việc. Licinia phải dồn hết sức mình để trở thành nữ tu tốt nhất có thể. Cô lo lắng một ngày nào đó đất nước sẽ lấy đi mạng cô vì mục đích của nó để tránh đi nguy hiểm. Licinia có thể bị buộc tội "incestum", có nghĩa là dâm dật, bất cứ lúc nào và phải hi sinh dù cô vô tội hay có tội. Licinia giờ biết rõ tại sao người tiền nhiệm của cô bị chôn sống. Mười năm trước, ngọn lửa Vesta bị tắt. Những nữ tu biết họ không thể giữ bí mật. Tương lai của La Mã phụ thuộc vào nó. Họ tới chỗ linh mục trưởng và ông đã mở một cuộc điều tra để xem tại sao ngọn lửa lại tắt. Đã có một người tới và khẳng định một trong những nữ tu đã không còn trinh tiết. Và đó là mở đầu của kết thúc. Bị cáo đã phản kháng, nhưng nó không đủ. Cô đã bị phán xử và buộc tội. Cái chết của vị nữ tu mang nghĩa để bảo vệ thành phố, nhưng Licinia khóc cho những gì đã mất và những gì cô biết bây giờ. Con đường của cô được trải lên trên cái chết của một người khác, và mạng sống của cô có thể bị tước đoạt chỉ dễ vậy vì một điều đơn giản như một ngọn lửa bị tắt. Vào những năm 1159 sau Công nguyên, nhà toán học tên là Bhaskara đã xây dựng một thiết kế bánh xe chứa các khoang đựng thuỷ ngân lỏng. Ông cho rằng khi bánh xe quay, thuỷ ngân sẽ luôn chảy về đáy của các khoang chứa nước, khiến cho một phía bánh xe luôn luôn nặng hơn phía còn lại. Sự mất cân bằng đó sẽ khiến bánh xe quay vĩnh viễn. Bản vẽ của Bhaskara là một trong các thiết kế lâu đời nhất của động cơ vĩnh cửu, một loại thiết bị sinh công vô hạn mà không cần nhận năng lượng từ hệ ngoài. Hãy tưởng tượng một cối xay gió tạo ra sức gió khiến nó tự quay. Hoặc một bóng đèn tạo ra điện giúp nó sáng nhờ chính ánh sáng nó phát ra. Những thiết bị kiểu này thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà sáng chế bởi chúng có thể thay đổi hoàn toàn mối liên hệ giữa chúng ta và năng lượng. Chẳng hạn nếu bạn có thể tạo ra một dạng động cơ vĩnh cửu, một hệ thống vận hành hoàn hảo trong đó con người là mắt xích quan trọng, điều đó sẽ giúp sự sống duy trì vĩnh viễn. Nhưng chỉ có một vấn đề. Chúng không hề tồn tại. Các ý tưởng về động cơ vĩnh cửu đều vi phạm một hay nhiều Nguyên lý nhiệt động lực học, một nhánh của Vật lý chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa các dạng năng lượng khác nhau. Nguyên lý I Nhiệt động lực học phát biểu: năng lượng không tự sinh ra hay mất đi. Bạn không thể thu được nhiều năng lượng hơn lượng bạn đã cung cấp cho hệ. Điều đó đã ngay lập tức bác bỏ nguyên lý hoạt động của động cơ vĩnh cửu bởi công sinh bởi động cơ chỉ có giá trị tối đa bằng chính năng lượng nó tiêu thụ. Sẽ không có năng lượng dư để ta nạp ắc quy xe hay sạc điện thoại. Nhưng nếu ta chỉ muốn nó tự chạy mãi mà không cần sinh thêm công thì sao? Các nhà sáng chế đã đề xuất nhiều ý tưởng, trong đó có những phiên bản cải tiến của bánh xe Bhaskara, được thay thế bằng bi sắt hoặc các vật nặng gắn trên tay quay. Chúng đều thất bại. Các bộ phận di chuyển khiến một phía bánh xe nặng hơn, đồng thời chúng đã hạ thấp trọng tâm của hệ về phía dưới tâm bánh xe. Với toạ độ trọng tâm thấp, bánh xe sẽ dao động qua lại như một con lắc, cuối cùng sẽ dừng hẳn. Vậy với cách tiếp cận vấn đề khác thì sao? Vào thế kỷ 17, Robert Boyle đề xuất một ý tưởng về một bình nước tự chảy. Ông cho rằng nhờ hiện tượng mao dẫn, một hiện tượng liên kết giữa chất lỏng và các bề mặt rắn giúp nước chảy thành dòng trong các ống tiết diện nhỏ, sẽ giúp nước chảy tuần hoàn vĩnh viễn trong bình. Nhưng nếu lực hút do mao dẫn đủ mạnh để thắng trọng lực và giúp nước chảy ngược lên, thì chúng cũng đủ mạnh để ngăn nước chảy lại xuống bình. Cũng tồn tại nhiều phiên bản khác, ví dụ với con dốc đặt nam châm này. Quả bóng sẽ lăn ngược lên dốc do lực từ của nam châm đặt trên đỉnh, rơi xuống lỗ và lăn xuống dưới, và tiếp tục lặp lại quá trình trên. Mô hình này thất bại bởi lẽ tương tự như chiếc bình nước tự chảy, nam châm sẽ giữ luôn quả bóng trên đỉnh dốc. Thậm chí khi hệ có thể hoạt động bằng cách nào đó, lực từ do nam châm gây ra cũng yếu dần theo thời gian và mất hẳn khả năng hút. Để một động cơ làm việc liên tục, chúng cần tạo ra một chút năng lượng dư để giúp duy trì hệ luôn vượt qua trạng thái nghỉ, vượt qua rào cản của Nguyên lý I Nhiệt động lực học. Khi xét đến một động cơ đang chạy liên tục, điều thực tế là chúng vẫn buộc phải lấy năng lượng từ nguồn bên ngoài. Thậm chí khi các kỹ sư bằng cách nào đó thiết kế được một chiếc máy không vi phạm Nguyên lý I Nhiệt động lực học, chúng vẫn không tồn tại trong thực tế do đã vi phạm Nguyên lý II. Nguyên lý II Nhiệt động lực học nói rằng năng lượng sẽ bị mất mát đi do các yếu tố ngoại cảnh, ví dụ ma sát. Mọi loại động cơ đều cần các cơ cấu chuyển động hay các tương tác với phần tử nước hay không khí môi trường, điều đó sẽ tạo ra ma sát và một lượng nhiệt nhỏ, thậm chí ở trong chân không. Nhiệt năng đó ra khỏi hệ và bị mất mát đi, làm giảm lượng năng lượng còn lại để giúp duy trì hệ, chúng giảm mãi đến khi chiếc máy dừng hoạt động hẳn. Cho đến giờ, hai Nguyên lý Nhiệt động học này đã bác bỏ mọi ý tưởng về động cơ vĩnh cửu và những ước mơ về cách khai thác năng lượng hoàn hảo đằng sau đó. Nhưng cũng rất khó để khẳng định rằng ta không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu bởi lẽ còn rất nhiều điều bí ẩn trong vũ trụ mà ta chưa biết tới. Có lẽ ta sẽ tìm ra một trạng thái mới của vật chất khiến chúng ta phải xây dựng lại các Nguyên lý Nhiệt động lực học. Hoặc có thể tồn tại các trạng thái chuyển động vĩnh cửu ở quy mô lượng tử. Chỉ có một điều ta chắc chắn, đó là ta sẽ không ngừng tìm tòi. Giờ đây, điều duy nhất có lẽ là vĩnh cửu, chính là những nghiên cứu không ngừng nghỉ của chúng ta. Có những lúc tôi cảm thấy khá hổ thẹn khi là một người Châu Âu. Vào năm ngoái, hơn 1 triệu người đến Châu Âu cần sự giúp đỡ của chúng ta, và phản ứng của chúng ta, thẳng thắn mà nói, rất thảm hại. Chỉ có quá nhiều mâu thuẫn. Chúng ta đau buồn trước cái chết bi thảm của đứa bé 2 tuổi Alan Kurdi, tuy nhiên, kể từ đó, hơn 200 trẻ em sau đó đã chết đuối tại biển Địa Trung Hải Chúng ta có các điều khoản quốc tế để nhận thấy rằng người tị nạn là tránh nhiệm chung, tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận rằng đất nước Lebanon nhỏ bé tiếp nhận nhiều người Syria hơn toàn thể Châu Âu cộng lại. Chúng ta than thở về nạn buôn bán người tuy nhiên chúng ta lại khiến nó trở thành con đường duy nhất có thể để tìm nơi tị nạn ở Châu Âu. Chúng ta bị thiếu nguồn lao động nhưng chúng ta lại ngăn cản những người phù hợp với nhu cầu kinh tế và nhân lực chuyển đến Châu Âu. Ta tuyên bố rằng giá trị tự do của mình chống lại trào lưu chính thống Hồi giáo nhưng... chúng ta lại có những chính sách đàn áp giam giữ trẻ em tị nạn, chia cách trẻ em với gia đình của chúng, và tịch thu tài sản của người tị nạn. Chúng ta đang làm gì? Làm thế nào mà tình hình lại trở nên như thế, rằng chúng ta chấp nhận những phản ứng vô nhân đạo đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo Tôi không tin là vì mọi người không quan tâm, hoặc ít nhất là tôi không muốn tin rằng vì mọi người không quan tâm Tôi tin rằng bởi vì những người làm chính trị của chúng ta thiếu tầm nhìn, một tầm nhìn để làm thế nào thích ứng với hệ thống người tị nạn thế giới đã được tạo nên 50 năm về trước cho một thế giới thay đổi và toàn cầu hóa. Cho nên điều tôi muốn làm là lùi lại một bước và hỏi hai câu hỏi rất cơ bản, 2 câu hỏi mà tất cả chúng ta cần hỏi. thứ nhất, tại sao hệ thống hiện tại không hoạt động? Và thứ hai, chúng ta có thể là gì để sửa chữa nó? Chế độ tị nạn hiện tại đã được tạo ra do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ 2 bởi những người này. Mục tiêu cơ bản của nó là đảm bảo rằng khi một nhà nước sụp đổ, hoặc tệ hơn là chống lại người dân của nó, người dân sẽ có chỗ để đi, để ở trong sự an toàn và đàng hoàng cho tới khi họ có thể về nhà. Nó đã được tạo ra một cách chính xác cho tình huống như hiện nay ở Syria. Thông qua một công ước quốc tế được kí bởi 147 chính phủ, công ước 1951về tình trạng của người tị nạn, và tổ chức quốc tế, UNHCR đã nêu rõ cam kết tiếp nhận người dân qua lại trong lãnh thổ của họ những người chạy trốn xung đột và khủng bố Nhưng bây giờ, hệ thống đó đang thất bại. Trên lí thuyết, người tị nạn có quyền tìm kiếm nơi tị nạn. Trên thực tế, chính sách nhập cư của chúng ta lại khóa con đường đến an toàn Theo lí thuyết, người tị nạn có quyền được hội nhập hoặc trở về với quê hương của họ. Nhưng trên thực tế, họ mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng gần như vô tận. Trên lí thuyết, người tị nạn là trách nhiệm chung trên toàn cầu. Trên thực tế, những nước càng gần với vùng xung đột nhận một lượng lớn quá tải người tị nạn trên thế giới. Hệ thống này không bị sụp đổ vì những luật lệ là sai lầm. Mà bởi vì chúng ta không áp dụng chúng đầy đủ vào thế giới đang thay đổi, và đó là những gì chúng ta cần xem xét lại Và tôi muốn giải thích cho các bạn một ít về hệ thống hiện đang vận hành thế nào. Chế độ tị nạn thực sự hoạt động như thế nào? Nhưng không phải theo góc độ các cơ quan từ trên xuống, mà là từ góc độ của người tị nạn. Hãy tưởng tượng một người phụ nữ Syria. Hãy gọi cô ấy là Amira. Và Amira đối với tôi là đại diện của rất nhiều người tôi từng gặp ở khu này Amira, như khoảng 25% người tị nạn trên thế giới, là 1 người phụ nữ có con. và cô ấy không thể trở về nhà vì cô ấy đến từ thành phố này các bạn thấy ở đây, Homs từng là một thành phố xịnh đẹp và đậm chất lịch sử nhưng bây giờ chỉ là đống đổ nát Và vì vậy Amira không thể trở về đó. Nhưng Amira cũng không có hi vọng được tái định cư ở 1 nước thứ ba, vì nó như một tấm vé số chỉ có sẵn cho ít hơn 1% người tị nạn trên thế giới. Vì thế Amira và gia đình của cô đối mặt với một lựa chọn gần như không thể Họ có 3 lựa chọn cơ bản Lựa chọn thứ nhất là Amira có thể đưa gia đình mình tới trại. Ở các trại, cô ấy có thể nhận được hỗ trợ nhưng có rất ít hi vọng cho Amira và gia đình của cô ấy. Các trại thường ở các địa điểm ảm đạm, khô cằn, thường là trong sa mạc Trong trại tị nạn Zaatrari ở Jordan, bạn có thể nghe thấy tiếng đạn pháo xuyên qua biên giới Syria vào ban đêm. Hoạt động kinh tế bị hạn chế. Chất lượng giáo dục thường kém. và trên thế giới, gần 80% người tị nạn trong các trại phải ở lại đó ít nhất 5 năm. Đó là môt sự tồn tại đầy đau khổ, và có lẽ đó là lí do vì sao trên thực tế, chỉ có 9% người Syria chọn phương pháp này Ngoài ram Amira có thể hướng đến khu vực đô thị ờ các nước lân cận như Amman hoặc Beirut. Đó là lựa chọn mà khoảng 75% người tị nạn Syria đã thực hiện. Thế nhưng, vẫn có khá nhiều khó khăn. Người tị nạn trong các khu vực đô thị này thường không được phép đi làm. Họ thường không nhận được các hỗ trợ đáng kể. Và vì thế, khi Amira và gia đình cô dùng hết khoản tiết kiệm cơ bản, Họ rời đi với rất ít tiền và có khả năng đối mặt với sự thiếu thốn ở đô thị. Và chỉ còn lựa chọn thứ 3, và ngày càng nhiều người Syria lựa chọn nó Amira có thể tìm một chút hi vọng cho gia đình cô bằng cách mạo hiềm tính mạng của họ cho một hành trình nguy hiểm đến một đất nước khác, và đó là điều ta nhìn thấy ở Châu Âu hiện nay. Trên thế giới, chúng ta đưa cho người tị nạn một lựa chọn gần như không thể giữa 3 lựa chọn: vào trại, thiếu thốn ở thành thị, và cuộc hành trình nguy hiểm. Đối với người tị nạn, lựa chọn đó chính là chế độ tị nạn toàn cầu ngày nay Nhưng tôi nghĩ đó là một lựa chọn sai lầm. Tôi nghĩ chúng ta có thể xem xét lại lựa chọn đó. Lí do chúng ta giới hạn các lựa chọn đó là bởi vì chúng ta nghĩ đó là những khả năng duy nhất dành cho người tị nạn, nhưng chúng không phải. Các nhà chính trị đặt vấn đề này như một vấn đề có "tổng bằng không", nếu chúng ta đem lợi đến người tị nạn chúng ta đang áp đặt chi phí lên người dân Chúng ta có xu hướng có một giả định tập thể rằng người tị nạn là một chi phí không thể tránh hay một gánh nặng cho xã hội Nhưng họ không phải như thế. Họ có thể đóng góp. Vì vậy điều tôi muốn đưa ra đó là vẫn còn cách khác mà chúng ta có thể mở rộng các lựa chọn mà vẫn đem lợi cho mọi người: những nước và cộng đồng tiếp nhận tị nạn xã hội của chúng ta và cả bản thân người tị nạn. Và tôi muốn đề nghị 4 cách chúng ta có thể chuyển đổi cách chúng ta nghĩ về người tị nạn. Cả 4 cách đều có chung một điểm: chúng đều là những cách mà chúng ta sử dụng những cơ hội của toàn cầu hóa, sự di chuyển và thị trường, và cập nhật cách chúng ta nghĩ về vấn đề người tị nạn. Điều thứ nhất tôi muốn nghĩ đến là ý tưởng về những môi trường cho phép và nó bắt đầu từ một nhìn nhận rất cơ bản rằng người tị nạn cũng là con người như bao người khác, chỉ là họ ở trong những hoàn cảnh khác thường. Cùng với đồng nghiệp của tôi ở Oxford, chúng tôi bắt tay vào dự án nghiên cứu ở Uganda về đời sống kinh tế của người tị nạn. Chúng tôi chọn Uganda không phải vì nó là đại diện cho tất cả các nước tiếp nhận Nó không phải. Nó đặc biệt. Không giống hầu hết các nước tiếp nhận trên thế giới điều mà Uganda đã làm là cho người tị nạn cơ hội kinh tế. Họ có quyền được đi làm. Họ được tự do di chuyển. Và kết quả của điều đó rất phi thường cho cả người tị nạn và cộng đồng nơi đó. Ở thủ đô Kampala chúng tôi tìm thấy 21% người tị nạn sở hữu doanh nghiệp riêng và thuê nhân viên, và 40% nhân viên trong đó là người của nước này. Nói cách khác, người tị nạn đang tạo việc làm cho người dân của nước tiếp nhận. Thậm chí trong các trại, chúng tôi cũng tìm thấy những ví dụ phi thường của các doanh nghiệp tự lập rất sôi động và hưng thịnh. Ví dụ như trong một khu định cư có tên Nakivale, chúng tôi thấy một ví dụ về những người tị nạn nước Congo điều hành những doanh nghiệp trao đổi nhạc điện tử. chúng tôi tìm thấy một người Rwanda đang điều hành một doanh nghiệp cho phép trẻ em chơi các trò chơi máy tính trên các máy game tái chế và TV tái chế. Chống lại sự cưỡng ép khắc nghiệt, người tị nạn đang đổi mới, và người đàn ông các bạn nhìn thấy đây, là một người Congo tên là Demou-Kay Demou-Kay đến khu định cư này với gần như không có gì cả, nhưng anh ấy muốn trở thành 1 nhà làm phim Vì thế anh ấy cùng với bạn bè và đồng nghiệp làm một đài phát thanh công cộng, anh ấy thuê một máy quay video, và bây giờ anh ấy đang làm phim. Anh ấy đã làm được 2 bộ phim tài liệu cùng với, và cho nhóm của chúng tôi, và anh ấy đang có một doanh nghiệp thành công từ 2 bàn tay trắng. Nhưng ví dụ như thế này định hướng cho phản ứng của chúng ta đối với người tị nạn. Thay vì nhìn người tị nạn như kiểu chắc chắn phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, chúng ta cần đưa cho họ cơ hội đề vun trồng con người. Vâng, quần áo, chăn gối, nơi ở, thức ăn hoàn toàn quan trong cho những gia đoạn khẩn cấp, nhưng chúng ta cũng cần nhìn vượt lên trên những điều đó. Chúng ta cần đưa những cơ hội để kết nối, điện, giáo dục, quyền đi làm, tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Tất cả các cách mà chúng ta cho là đúng mà chúng ta được cắm vào nền kinh tế toàn cầu có thể và nên được áp dụng cho người tị nạn. Ý tưởng thứ 2 tôi muồn thảo luận là những vùng kinh tế. không may là, không có nhiều nước tiếp nhận trên thế giới thực hiện cách tiếp cận như Uganda đã làm. Hầu hết các nước tiếp nhận không mở cửa kinh tế cho người tị nạn theo cách giống như vậy, Nhưng vẫn có những lựa chọn thay thế thực dụng khác mà chúng ta có thể dùng, Tháng 4 năm ngoái, tôi đã đến Jordan cùng với đồng nghiệp, nhà kinh tế học phát triển Paul Collier, và chúng tôi đã động não để cho ra 1 ý tưởng khi chúng tôi ở đó với cộng đồng quốc tế và chính phủ, một ý tưởng mang việc làm tới cho những người Syria trong khi hỗ trợ chiến lược phát triển quốc gia của Jordan. Ý tưởng cho một khu kinh tế, trong đó chúng ta có khả năng có thể kết hợp việc làm của người tị nạn cùng với việc làm của người dân ở Jordan. Và chỉ cách 15 phút từ trại Zaatari, chỗ ở của 83,000 người tị nạn là một khu kinh tế có tên là "khu vực phát triển King Hussein Bin Talal" Chính quyền đã chi hơn 1 trăm triệu dollar để kết nối nó với lưới điện, kết nói nó với mạng lưới đường bộ, nhưng nó thiếu 2 điều: tiếp cận nguồn nhân công và đầu tư bên trong. Vậy sẽ như thế nào nếu người tị nạn có thể làm việc ở đó thay vì mắc kẹt trong các trại tị nạn có khả năng hỗ trợ gia đình họ và phát triển kĩ năng qua đào tạo nghề trước khi họ trở về Syria? Chúng ta nhận ra rằng điều đó rất có lợi cho Jordan chiến lược phát triển của họ cần nó để làm 1 bước nhảy vọt như một nước thu nhập trung bình để sản xuất. Nó làm lợi cho người tị nạn, nhưng nó cũng có thể đóng góp cho việc tái thiết lập sau xung đột của Syria bằng cách nhận thức rằng chúng ta cần phải ấp ủ người tị nạn như một nguồn tốt chất cho việc xây dựng lại Syria. Chúng tôi đã cho xuất bản ý tưởng này trên tạp chí Foreign Affairs. Vua Abdullah đã đọc được ý tưởng này Nó đã được công bố tại hội nghị London Syria cách đây 2 tuần, và một thí điểm sẽ bắt đầu vào mùa hè. (Vỗ tay) Ý tưởng thứ 3 thôi muốn đưa ra cho các bạn là sự kết hợp sỏ thích của người tị nạn các quốc gia để dẫn đến các kết quả hạnh phúc như các bạn thấy trong hình tự sướng chụp lại Angela Merkel và một người tị nạn Syria. Điều chúng ta hiếm khi làm đó là hỏi người tị nạn điều họ cần, nơi họ muốn đến, nhưng tôi cho rằng chúng ta có thể làm nó và vẫn làm cho mọi người tốt hơn. Nhà kinh tế học Alvin Roth từng phát triển ý tưởng về thị trường kết hợp, cách mà các thứ hạng ưu tiên của các bên định hình một sự kết hợp cuối cùng Đồng nghiệp của tôi Will Jones và Alex Teytelboym đã khám phá ra cách áp dụng ý tưởng này với người tị nạn, yêu cầu người tị nạn xếp hạng nơi họ muốn đến, nhưng cũng cho phép các nước xếp hạng các dạng người tị nạn mà họ muốn về tiêu chuẩn kĩ năng hoặc tiêu chuẩn ngôn ngữ và để những điều này kết hợp. Bây giờ, tất nhiên bạn phải xây dựng các phần về những điều như sự đa dạng và dễ bị tổn thương, nhưng nó là các để tăng khả năng phù hợp Ý tưởng kết hợp này đã được ứng dụng thành công để kết hợp, lấy ví dụ, sinh viên với đại học, sự phù hợp giữ người hiến thận và bệnh nhân, và nó là nền tảng các thuật toán xuất hiện trên các website hẹn hò. Vậy tại sao không áp dụng nó để cho người tị nạn sự lựa chọn tốt hơn? Nó có thể được sự dụng trên phạm vi cả nước nơi chúng ta phải gặp 1 thử thách lớn là thuyết phục cộng đồng địa phương chấp nhận người tị nạn. Và ngay bây giờ, ở nước tôi, lấy ví dụ chúng tôi thường đưa các kĩ sư đến vùng nông thôn và nông dân lên thành phố nó chẳng có nghĩ lý gì cả. Vậy thị trường kết hợp cung cấp một cách tiềm năng để đặt những sở thích cùng nhau và lắng nghe những nhu cầu và đòi hỏi của người dân nước chủ nhà và bản thân người tị nạn. Ý tưởng thứ 4 tôi muốn đưa ra cho các bạn là thị thực nhân đạo Nhiều bi kịch và hỗn loạn mà ta nhìn thấy ở Châu Âu đều có thể hoàn toàn tránh được. Nó bắt nguồn từ một mâu thuẫn cơ bản trong chính sách tị nạn của Châu Âu, nó như sau: để xin tị nạn ở Châu Âu, bạn phải đến một cách ngẫu nhiên khi tham gia và những hành trình nguy hiểm mà tôi đã tả. Nhưng tại sao các chuyến đi lại cần thiết trong thời đại của các hãng hàng không và khả năng lãnh sự hiện đại? Chúng hoàn toàn là những chuyến đi không cần thiết và năm ngoái, nó đã dẫn đến cái chết của hơn 3000 người ở biên giới Châu Âu và trong phạm vi Châu Âu. Nếu người tị nạn được cho phép đi thẳng đến và tị nạn ở Châu Âu, ta có thể tránh được nó, và có cách để thực hiện nó thông qua thứ gọi là thị thực nhân đạo, cho phép mọi người để thu thập visa tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước láng giềng và họ sẽ trả tiền theo cách của họ thông qua phà hoặc một chuyến bay tới châu Âu. Nó có giá khoản 1000 euro để đưa 1 kẻ buôn lâu từ Thổ Nhĩ Kì sang các đảo ở Hy Lạp. Nó có giá 200 € để có 1 chuyến bay giá rẻ từ Bodrum đến Franfurt. Nếu chúng ta cho phép người tị nạn làm điều đó, nó sẽ có lợi thế lớn. Nó sẽ cứu mạng sống nó sẽ cắt giảm toàn bộ thị trường buôn lậu, và nó sẽ loại bỏ sự hỗn loạn chúng ta nhìn thấy từ phía châu Âu trong các khu vực như các hòn đảo Hy Lạp. Đó là chính trị đã ngăn cản chúng ta làm điều đó thay vì một giải pháp hợp lý. Và đây là một ý tưởng mà đã được áp dụng. Brazil đã thông qua 1 cách tiếp cận tiên phong nơi hơn 2.000 người Syria đã có thể lấy được thị thực nhân đạo, đến Brazil, và nhận tình trạng tị nạn khi đến Brazil. Và trong chương trình đó, mỗi người Syria đã trải qua nó đã nhận được tình trạng tị nạn và được công nhận là một người tị nạn chính thức. Cũng có một tiền lệ lịch sử cho nó. Giữa năm 1922 và 1942, các hộ chiếu Nansen được sử dụng như tài liệu du lịch cho phép 450.000 người Assyria, Thổ Nhĩ Kỳ và Chechnya để đi khắp châu Âu và yêu cầu tị nạn ở những nơi khác ở châu Âu. Và Văn phòng tị nạn quốc tế Nansen đã nhận giải Nobel Hòa bình công nhận đây là một chiến lược khả thi. Vậy, tất cả bốn ý tưởng mà tôi đã trình bày cho các bạn là cách mà chúng ta có thể mở rộng các lựa chọn của Amira. Chúng là cách mà chúng ta có thể đưa nhiều lựa chọn tốt hơn cho người tị nạn ngoài những thứ cơ bản, ba sự tuy chọn không khả thi tôi giải thích cho bạn và vẫn còn để lại những thứ khác tốt hơn Tóm lại, chúng ta thực sự cần một cái nhìn mới, một cái nhìn đó phóng to những lựa chọn của những người tị nạn nhưng nhận ra rằng họ không buộc phải là một gánh nặng. Không có gì chắc chắn rằng người tị nạn là một chi phí. Vâng, họ là một trách nhiệm nhân đạo, nhưng họ là con người với những kỹ năng, tài năng, nguyện vọng, với khả năng xây dựng những sự đóng góp - nếu chúng ta cho phép họ. Ở thế giới mới, di cư sẽ không phải đi xa. Những gì chúng ta thấy ở châu Âu sẽ ở với chúng ta trong nhiều năm. Mọi người sẽ tiếp tục đến họ sẽ tiếp tục được di dời, và chúng ta cần phải tìm thấy cách hợp lý, thực tế để quản lý nó không dựa trên logic cũ của hỗ trợ nhân đạo, không dựa trên logic của tổ chức từ thiện, mà xây dựng những cơ hội được cung cấp bởi sự toàn cầu hóa, thị trường và tính di động. Tôi muốn kêu gọi các bạn thức tỉnh và thúc giục các chính trị gia của chúng ta thức tỉnh với thách thức này. Cám ơn rất nhiều (Vỗ tay) Nếu bạn muốn xem qua sổ tay của Marie Curie, bạn nên ký giấy từ bỏ quyền lợi và mặc quần áo bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm phóng xạ. Bà Curie được chôn cất trong một cỗ quan tài lót chì, giúp cho chất phóng xạ - thứ mà bà tập trung nghiên cứu, và cũng có thể là nguyên nhân cái chết của bà, được bảo quản cẩn thận. Lớn lên ở Warsaw, Ba Lan nơi bị người Nga chiếm đóng, cô Marie trẻ tuổi, tên thật là Maria Sklodowska, là một học sinh thông minh, nhưng cô ấy gặp rất nhiều rào cản. Là một phụ nữ, học hành là một điều xa vời, nên để thách thức mọi người, Marie đã theo học trường Đại học Floating, một tổ chức bí mật giáo dục thanh niên Ba Lan trong bí mật. Bằng tiền tiết kiệm từ việc làm gia sư, cuối cùng cô có thể chuyển đến ở Paris và theo học tại trường Sorbonne danh tiếng. Ở đó, Marie nhận được cả hai bằng Vật Lý và Toán Học, và hầu như chỉ ăn bánh mì và uống trà, đôi lúc cô ngất xỉu vì quá đói. Ở Paris, Marie gặp nhà vật lý Pierre Curie, người đã cùng làm việc và yêu thương cô. Nhưng cô ấy rất mong trở về Ba Lan. Khi về lại Warsaw, cô nhận ra rằng một người phụ nữ có học hàm sinh sống ở đây là điều khó khăn. Nhưng vẫn chưa mất tất cả. Ở Paris, người tình Pierre đang chờ đợi cô, và cặp đôi nhanh chóng kết hôn và trở thành một đội làm việc ăn ý. Nghiên cứu của một nhà vật lý làm Marie Curie chú ý. Năm 1896, Henri Becquerel khám phá ra Uranium tự phát ra một loại phóng xạ giống tia X mà có thể tương tác với tấm phim. Curie sớm nhận ra rằng nguyên tố Thorium phát ra bức xạ tương tự. Quan trọng nhất là độ mạnh của phóng xạ chỉ phụ thuộc vào số lượng nguyên tố đó và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi lí hóa nào. Điều này làm bà kết luận phóng xạ phát ra từ thứ gì đó ở trong nguyên tử của từng nguyên tố. Đó là một ý tưởng cấp tiến và nó bác bỏ ý tưởng nguyên tử là một vật thể không thể tách rời. Sau đó, bằng cách nghiên cứu về khoáng vật siêu phóng xạ Pitchblende, nhà Curie đã nhận ra Uranium không thể tự tạo ra tất cả phóng xạ đó. Vậy có thể là do những nguyên tố phóng xạ khác ư? Năm 1898, họ tìm ra hai nguyên tố mới, Polonium, đặt theo quê hương của Marie, Ba Lan, và Radium, tiếng La Tinh có nghĩa là tia. Họ cũng đặt ra thuật ngữ "phóng xạ". Năm 1902, nhà Curie đã điều chế 0.1 gram muối clorua tinh khiết từ hàng tấn khoáng Pitchblende, một kỳ công vào thời điểm đó. Cũng trong năm đó, Pierre Curie và Henri Becquerel được đề cứ giải Nobel Vật Lý, nhưng bà Marie lại bị bỏ lơ. Pierre muốn công nhận công lao to lớn của vợ mình. Nên cả nhà Curie và Becquerel đều nhận giải Nobel năm 1903, và bà trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel. Được tôn trọng và cung cấp kinh phí, nhà Curie đang trên đường thăng tiến. Nhưng tai họa ập đến vào năm 1906, Pierre qua đời vì bị xe ngựa đâm khi ông đang băng qua đường. Tuyệt vọng, bà Marie vùi đầu vào những nghiên cứu bà dạy thay ông Pierre ở trường Đại học Sorbonne, và trở thành nữ giáo sư đầu tiên ở trường này. Nỗ lực đơn độc của bà có kết quả. Năm 1911, bà lại đoạt một giải Nobel ở lĩnh vực Hóa Học vì phát hiện ra Radium và Polonium trước đó, và điều chế, phân tích Radium tinh khiết và thành phần của nó. Điều này làm bà trở thành người đầu tiên, và đến giờ người duy nhất có giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau. Giáo sư Curie đưa phát hiện của mình vào thực tiễn thay đổi những nghiên cứu y khoa và phương pháp chữa bệnh. Bà điều hành những máy chụp tia X di động vào Thế Chiến I, và tìm ra ảnh hưởng của bức xạ lên các khối u. Tuy nhiên, bà phải trả giá cho những đóng góp cho nhân loại. Bà Curie qua đời năm 1934 vì bị suy tủy xương, nhiều người cho rằng đó là vì bà bị nhiễm độc phóng xạ. Nghiên cứu mang tính cách mạng của bà đã đặt nền tảng cho vật lý và hóa học, mở ra con đường mới cho ung thư học, công nghệ, y học và vật lý hạt nhân, và nhiều lĩnh vực khác nữa. Dù sao đi nữa, nghiên cứu bức xạ của bà đã tạo ra một kỉ nguyên mới, khám phá ra những bí ẩn to lớn của khoa học. Khi Jim Jones thành lập Đền Hội Chúng vào năm 1955, mấy ai đoán được cái kết bi thương của nó. Phong trào tôn giáo tiến bộ này trở nên nổi tiếng và được những chính trị gia lừng lẫy ở San Francisco ủng hộ. Năm 1977, khị bị phát hiện về chuyện tẩy não và lạm dụng, Jones đã di cư cùng hàng trăm tín đồ và thành lập căn cứ tại Jonestown, Guyana (Nam Mỹ). Dù được tả như một thiên đường, nhưng nơi đây chẳng khác gì nhà tù, và khi một Nghị sĩ Mỹ đến đây để tìm hiểu, John đã thực hiện kế hoạch cuối cùng. 18 tháng 11, 1978, 909 người bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã chết sau khị bị ép uống thuốc độc tự tử. Hình ảnh kinh hoàng đó được biến thành từ lóng cho tư tưởng độc tôn giáo phái. "Họ đã uống như nước ngọt." Ngày nay, trên thế giới có hàng trăm giáo phái. Có hai điều bạn cần nhớ về chúng. Thứ nhất, không phải tất cả giáo phái là tôn giáo. Có giáo phái vì chính trị, để trị liệu, để cải thiện bạn thân, hay nhiều mục đích khác. Mặt khác, không phải tất cả tôn giáo là giáo phái. Vậy giáo phái thật sự là gì, và vì sao mọi người lại tham gia? Nói chung, giáo phái là một nhóm hoặc phong trào, mà trong đó mọi người chia sẻ một tư tưởng cực đoan, thường tư tưởng đó thuộc về giáo chủ. Vài giáo phái có kết cục chết chóc như Jonestown hay Heaven's Gate, một giáo phái kết thúc với vụ thảm sát của 39 người năm 1997, phần lớn khác đều có những điểm chung. Một giáo phái thường yêu cầu các tín đồ phải rất tận tâm, họ duy trì một hệ phân cấp thứ bậc nghiêm ngặt để phân loại những tín đồ, và họ tuyển tín đồ sau khi tuyển chọn kĩ càng. Họ nói rằng học thuyết của họ có thể trả lời cho những câu hỏi hóc búa của cuộc sống, cùng với cách thức để thay đổi một hội viên mới thành một tín đồ đích thực. Và quan trọng nhất, họ dùng nhiều hệ thống tác động và kiểm soát để làm các tín đồ vâng lời, và họ không cho phép bất đồng nội bộ hay người ngoài vào giám sát. Có thể bạn thắc mắc liệu những điều này có xuất hiện trong các tôn giáo. Thật ra, từ "cultus" được dùng để chỉ những người thờ phụng những vị thần nhất định bằng cách thực hiện nghi lễ và xây dựng đền thờ, Nhưng qua thời gian, từ này ám chỉ sự cống hiến quá mức. Nhiều tôn giáo bắt nguồn từ giáo phái, nhưng chúng dần lồng ghép vào xã hội khi chúng phát triển. Giáo phái thời nay thì ngược lại, cố tách biệt hội viên khỏi xã hội. Giáo phái không hướng dẫn các tín đồ cách để sống tốt hơn, nó chỉ muốn kiểm soát họ, từ những mối quan hệ riêng tư, gia đình, cho đến tài sản và cả người mà họ ở cùng. Giáo phái yêu cầu các tín đồ phải vâng lời giáo chủ, người có tài thuyết phục, độc đoán và bị tự ái (tự yêu bản thân), và bị thúc đẩy bởi tiền, sex, quyền lực, hoặc cả ba. Giáo chủ dùng sức thu hút của mình để chiêu mộ tin đồ, và theo mô hình kim tự tháp, tín đồ cũ sẽ chiêu mộ tín đồ mới. Các giáo phái cực kì điêu luyện trong việc tìm đối tượng, họ nhắm vào những người mới dọn đến ở, hoặc những người vừa trải qua mất mát. Khi một người cô đơn và muốn hòa nhập họ sẽ dễ dàng biến thành mục tiêu. Quá trình chiêu mộ rất phức tạp, phải mất nhiều tháng để làm quen đối tượng. Trên thực tế, hơn 2/3 tín đồ giáo phái được chiêu mộ bởi bạn bè, gia đình, hoặc đồng nghiệp, những người mà bạn khó lòng từ chối. Khi đã tham gia, các hội viên phải nghe tuyên truyền rất nhiều. Mục đích là để thay đổi hành vi xã hội và khiến họ vâng lời. Có những phương pháp khá mãnh liệt, dùng thuyết phục cưỡng chế làm bạn thấy tội lỗi, hổ thẹn và sợ sệt. Nhiều khi, các hội viên tự nguyện muốn tham gia để hòa nhập và đạt những phần thưởng hứa hẹn. Giáo phái cố ngăn cản tư duy phản biện, nên bạn khó nói ra những nghi ngờ khi mọi người xung quanh đang tin tưởng tuyệt đối. Việc bất đồng nhận thức (bạn nghĩ một đằng làm một nẻo), sẽ khiến bạn bối rối, càng thỏa hiệp sẽ càng khó để thừa nhận rằng mình đã bị lừa. Và dù phần lớn giáo phái không ép thành viên phải tự tử, nhưng chúng vẫn có hại. Phủ nhận quyền tự do suy nghĩ, ngôn luận và chia sẻ, giáo phái ngăn cản sự phát triển về tâm lý và cảm xúc, và đặc biệt là với trẻ em, chúng bị cướp đi quyền được phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên, nhiều hội viên cũng tìm được lối thoát, có thể là họ tự nhận ra, hay được gia đình và bạn bè giúp đỡ, hay vì giáo phái tan rã do scandal hay áp lực dư luận. Rất khó để xác định một giáo phái, vì dù tư tưởng của họ có kì dị đến đâu, thì vẫn được luật Tự Do Tín Ngưỡng bảo vệ. Nhưng khi những tục lệ dính đến việc quấy rối, đe dọa, hoạt động bất hợp pháp, hoặc lạm dụng, thì luật pháp có thể can thiệp vào. Đặt niềm tin vào điều gì không có nghĩa là phải trả giá bằng cả gia đình và bạn bè, và nếu ai đó kêu bạn phải hy sinh tình cảm hay đạo đức vì thứ gì đó, thì họ chỉ đang lợi dụng bạn mà thôi. Hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu để tạo ra một cái gì đó mới. Đó có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn được làm từ bất cứ thứ gì bạn chọn với mọi hình dạng hoặc kích thước. Kiểu sáng tạo tự do đó nghe thật thoáng phải không ? Nhưng có thật sự như vậy ? Nếu như phần lớn mọi người, có lẽ bạn sẽ bị tê liệt trước nhiệm vụ này. Nếu không có thêm chỉ dẫn, bạn sẽ bắt đầu từ đâu ? Hóa ra, tự do không giới hạn lại không phải lúc nào cũng tốt. Thực tế, bất cứ dự án nào cũng bị giới hạn bởi nhiều các yếu tố khác nhau. như là giá cả, hay là vật liệu nào mà bạn được phép sử dụng và những định luật vật lý không thể phá vỡ. Có những yếu tố được gọi là sự kìm hãm sáng tạo và chúng là những yêu cầu và giới hạn mà chúng ta phải giải quyết nhằm đạt được mục đích. Sự kìm hãm sáng tạo được áp dụng với tất cả các ngành nghề, từ các kiến trúc sư và nghệ sĩ, đến các nhà văn, kĩ sư, và các nhà khoa học. Trong nhiều lĩnh vực, sự kìm hãm đóng một vai trò đặc biệt, như là kim chỉ nam cho các khám phá và phát minh. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sự kìm hãm đóng vai trò quan trọng trong thiết kế thực nghiệm Ví dụ, một nhà khoa học nghiên cứu về một loại vi rút mới sẽ tự hỏi, "Làm sao để sử dụng những công cụ và kĩ thuật hiện có để tạo ra thí nghiệm giúp tôi biết cách mà loại vi rút này ảnh hưởng tới các tế bào? Và các giới hạn kiến thức nào của tôi ngăn tôi hiểu được về hướng đi của loại vi rút mới này?" Trong khoa học kĩ thuật, sự kìm hãm được áp dụng nhiều trong khám phá khoa học để tạo ra nhiều thứ mới và hữu ích. Lấy sự hạ cánh của Viking 1 và 2 làm ví dụ chúng sử dụng động cơ đấy để hạ cánh an toàn xuống bề mặt Sao Hỏa. Vấn đề là gì? Động cơ này để lại những hóa chất ngoại lai xuống bề mặt, và làm ô nhiễm mẫu đất. Vì vậy một sự kìm hãm mới được sinh ra. Làm sao để hạ robot xuống Sao Hỏa mà không để lây nhiễm hóa chất ngoại lai từ Trái Đất? Sứ mệnh Pathfinder sau đó đã dùng một hệ thống túi khí cho phép thiết bị do thám nảy và lăn xuống mà không đốt loại nhiên liệu gây ô nhiễm. Nhiều năm sau, chúng ta muốn gửi một thiết bị do thám lớn hơn - Curiosity. Tuy nhiên, nó quá lớn để sử dụng hệ thống túi khí vậy nên một sự kìm hãm khác lại ra đời. Làm sao để hạ cánh một thiết bị do thám cỡ lớn mà không để nhiên liệu tàu tiếp xúc với bề mặt Sao Hỏa? Để đáp lại, các kĩ sư đã nghĩ ra một ý tưởng điên rồ. Họ thiết kế một chiếc cần trục có thể bay. Tương tự với máy gắp trong các cửa hàng đồ chơi nó sẽ hạ thấp tàu con thoi từ trên cao bề mặt. Với mỗi phát minh, các kĩ sư đưa ra bằng chứng cho một thói quen quan trọng của việc suy nghĩ khoa học - giải pháp phải nhận thấy được giới hạn của công nghệ hiện thời nhằm phát triển nó. Đôi khi, quá trình này được lắp đi lặp lại như, "Làm sao để tạo một chiếc dù tốt hơn để hạ cánh tàu con thoi?" Và đôi khi, chúng có tính chất đổi mới như làm sao để đạt được mục đích khi chiếc dù có lẽ là tốt nhất, lại không thực hiện nhiệm vụ của nó. Trong cả hai trường hợp,sự kìm hãm dẫn ta đến với việc lựa chọn để đảm bảo đạt được mục đích đôi bên. Đây là một vấn đề về Sao Hỏa khác mà vẫn chưa giải đáp được. Chúng ta muốn gửi các phi hành gia, những người cần nước. Họ sẽ dùng một hệ thống lọc giữ cho nước sạch và cho phép hồi phục 100%. Đó là một sự kìm hãm khó khăn, và chúng ta vẫn chưa có công nghệ nào có thể giải quyết nó. Nhưng trong quá trình cố gắng đạt đươc những mục tiêu này, chúng ta có thể sẽ khám phá ra những ứng dụng cho các phát minh khác. Xây dựng một hệ thống lọc nước tiên tiến có thể sẽ đưa ra giải pháp cho những nông dân ở các khu vực bị hạn hán, hoặc như là một cách để làm sạch nước sinh hoạt ở các thành phố ô nhiễm. Thực tế, nhiều tiến bộ khoa học sinh ra nhờ những thất bại tình cờ trong một lĩnh vực lại là giải pháp cho sự kìm hãm của lĩnh vực khác. Khi nhà khoa học Alexander Fleming vô tình làm nhiễm bẩn một đĩa Petri trong phòng thí nghiệm, nó dẫn đến sự phát hiện của kháng sinh đầu tiên, Penicillin. Điều tương tự xảy ra với nhuộm tổng hợp, nhựa, và thuốc súng. Tất cả đều được vô tình được tạo ra, nhưng lại là giải pháp để giải quyết vấn đề cho những vấn đề khác. Hiểu rõ về sự kìm hãm sẽ hỉ dẫn cho các quá trình nghiên cứu khoa học, và điều gì đúng trong khoa học cũng đúng trong các lĩnh vực khác. Sự kìm hãm không phải là biên giới của sự sáng tạo mà là nền tảng cho nó. Bài học bởi Brandon Rodriguez. Dẫn chuyện bởi Addison Anderson. Âm nhạc bởi James Wood. Hoạt hình bởi CUB Animation. Vâng, là những nhà nghiên cứu, chúng tôi thường sử dụng rất nhiều tài nguyên để đạt được một số năng lực, hay mục tiêu nhất định. Và điều này rất quan trọng tới sự phát triển của khoa học, cũng như khám phá những thứ tiềm năng. Nhưng nó cũng tạo ra tình trạng đáng buồn là chỉ một phần rất nhỏ trên thế giới có thể thực sự tham gia vào cuộc khám phá này hoặc có lợi từ những công nghệ này. Và một thứ đã thúc đẩy tôi, và giúp tôi hứng thú với công trình nghiên cứu đó là khi tôi nhìn thấy những cơ hội đơn giản để mạnh mẽ thay đổi sự phân bổ, và làm cho công nghệ có thể tiếp cận được tới nhiều người hơn. Và tôi sẽ cho bạn xem 2 đoạn videos nhận được nhiều sự chú ý gần đây mà tôi nghĩ đã thể hiện được triết lý này. Và nó thực ra sử dụng chiếc điều khiển máy Nintendo Wii. Bây giờ, với những người không biết về thiết bị này, thì đây là chiếc điều khiển máy trò chơi điện tử giá 40 đô. Và nó được quảng cáo bởi khả năng cảm biến chuyển động, nên bạn có thể vụt một cây vợt tennis hay đánh một quả bóng chày. Nhưng điều khiến tôi quan tâm hơn cả là ở đầu mỗi chiếc điều khiển có một chiếc camera hồng ngoại khá tốt. Và tôi sẽ cho bạn thấy 2 bản demos vì sao nó hữu dụng. Đây là máy vi tính của tôi được cài đặt với máy chiếu, và tôi để chiếc điều khiển Wii bên trên nó. Ví dụ, nếu bạn ở trường học mà không có nhiều tiền, điều mà hầu như chắc chắn rất nhiều trường như vậy, hoặc bạn đang ở trong môi trường làm việc, và muốn có một chiếc bảng tương tác, bình thường chúng sẽ tốn khoảng hai đến ba nghìn dollars. Và tôi sẽ cho bạn thấy cách tạo ra chúng từ một chiếc điều khiển Wii. Bây giờ, tôi cần thêm một thiết bị phần cứng, là chiếc bút hồng ngoại. Bạn có thể tự tạo ra nó với giá 5 đô và chỉ phải ra Radio Shack. Nó cơ bản có một cục pin, một nút bấm và một đèn LED hồng ngoại, và nó đang bật -- các bạn không thể thấy -- nhưng nó được bật mỗi khi tôi ấn nút. Bây giờ, nếu tôi chạy phần mềm này, chiếc camera sẽ nhìn thấy điểm hồng ngoại, và tôi định vị những điểm ảnh camera với điểm ảnh máy chiếu. Và giờ nó giống như chiếc mặt bảng. (Vỗ tay) Vậy chỉ với 50 đô cho phần cứng, bạn có thể có chiếc bảng trắng của riêng mình. Đây là Adobe Photoshop. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Cười) Và giờ, phần mềm này đã được tôi đưa lên website và cho phép mọi người tải miễn phí. Và chỉ sau 3 tháng kể từ khi dự án được công bố, nó đã được tải xuống hơn nửa triệu lần. Giáo viên và học sinh trên thế giới hiện đang sử dụng chương trình này. (Vỗ tay) Tôi cũng muốn nói nhanh rằng dù phần mềm này hoạt động chỉ với 50 đô, nhưng nó cũng có một vài hạn chế. Tuy nhiên bạn cũng được đáp ứng 80% nhu cầu, chỉ với khoảng 1% giá thành. Một điều thú vị khác là camera này có thể nhìn thấy nhiều điểm, nên trên thực tế nó cũng là một hệ thống màn hình tương tác đa điểm chạm. (Vỗ tay) Với bản demo thứ hai, tôi đặt chiếc điều khiển Wii này ngay bên cạnh TV. Và để nó hướng ra phía trước màn hình, thay vì hướng về phía màn hình. Và lý do nó thú vị là bởi nếu bạn đeo, có thể nói, 1 cặp kính bảo hộ, với 2 điểm hồng ngoại trên đó, những gì 2 điểm này có thể làm là giúp cho máy tính xác định vị trí đầu của bạn. Và điều này thật thú vị bởi tôi chạy một chương trình ứng dụng với màn hình máy tính, mà có căn phòng 3D, với những chiếc bia có vẻ đang trôi bên trong, Và bạn có thể thấy nó giống một phòng 3D nếu bạn thấy đấy, như kiểu trong trò chơi điện tử, nó trông giống 3D, nhưng dù sao, thì nó trông vẫn khá phẳng, và gắn chặt với bề mặt của màn hình. Nhưng nếu ta bật tính năng nhận diện đầu, thì máy tính có thể thay đổi hình ảnh trên màn hình và khiến nó thay đổi cùng với chuyển động của đầu. Hãy nhìn xem. (Cười) (Vỗ tay) Vâng và điều này là thực sự đáng chú ý với cộng đồng phát triển trò chơi. (Cười) Bởi vì nó chỉ thêm 10$ phần cứng nếu bạn đã có sẵn máy Nitendo Wii. Và tôi trông đợi sẽ được thấy một số trò chơi, và thực tế Louis Castle, là anh ấy ở dưới kia, tuần trước đã công bố rằng Electronic Arts, một trong những nhà xuất bản trò chơi lớn nhất, sẽ ra mắt một trò chơi vào tháng Năm mà có một tính năng Trứng phục sinh nho nhỏ hỗ trợ công nghệ nhận diện đầu này. Và -- nó phát triển chỉ chưa đầy năm tháng từ mẫu đầu tiên trong phòng thí nghiệm của tôi cho tới một sản phẩm thương mại. (Vỗ tay) Cảm ơn. Nhưng với tôi, thực ra, điều thú vị hơn so với hai sản phẩm này đó là cách người ta phát hiện ra chúng. YouTube thực sự đã thay đổi cách, hay như tốc độ, mà một cá nhân có thể truyền bá ý tưởng ra ngoài thế giới. Bạn biết đấy, tôi làm một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với máy quay video, và chỉ trong tuần đầu tiên, một triệu người đã được thấy công việc này, và đúng theo nghĩa đen, chỉ trong vài ngày, kỹ sư, giáo viên và học sinh ở khắp nơi trên thế giới, đã đăng tải lên YouTube những thước phim của họ về việc sử dụng hệ thống của tôi cũng như những dị bản của nó Do đó tôi mong sẽ được thấy điều này nhiều hơn trong tương lai, và mong rằng sự phân bố video trực tuyến sẽ được được đón nhận bởi cộng đồng nghiên cứu. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Hãy ngắm nhìn bộ não con người, một nơi mấp mô được chia thành 2 bên trái phải. . Cấu trúc này đã khơi nguồn cho một trong những quan niệm phổ biến nhất về bộ não, rằng bên trái kiểm soát logic và bên phải, sự sáng tạo. Và tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn chưa được khoa học chứng minh Vậy tin đồn này từ đâu, và nó sai chỗ nào? Đúng là bộ não có một bên phải và một bên trái. Điều này dễ nhận thấy nhất ở lớp bên ngoài, hay vỏ não. Còn các vùng bên trong, như thể vân, vùng dưới đồi, đồi thị, và cuống não có vẻ được tạo ra từ các mô nối tiếp liên tục, nhưng thật ra, chúng cũng được sắp xếp theo bên trái bên phải. Não trái và não phái kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể, như vận động và nhìn. Não phải kiểm soát chuyển động của tay và chân trái và ngược lại. Hệ thống thị giác thậm chí còn phức tạp hơn. Mỗi mắt có một vùng mắt trái và vùng mắt phải. Thông tin từ vùng mắt trái đều được gửi tới não phải, vùng mắt phải đều được gửi đến não trái. Nên bộ não sử dụng cả hai bên để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh. Các nhà khoa học không biết chắc chắn vì sao lại có sự bắt chéo đó. Một giả thuyết là điều đó xuất hiện khi động vật phát triển hệ thần kinh phức tạp vì nó giúp sinh vật sinh tồn với phản xạ nhanh hơn. Nếu một con vật nhìn thấy kẻ săn mồi đến từ bên trái, Nó tốt nhất nên thoát thân về bên phải. Nên ta có thể nói hệ thống điều khiển thị giác và vận động là hai hệ thống phụ thuộc vào cấu trúc trái-phải này, nhưng vấn đề nảy sinh khi ta suy diễn ý tưởng đó sang logic và tính sáng tạo. Quan niệm sai lầm này ra đời vào giữa những năm 1800 khi hai nhà thần kinh học, Broca và Wernickle, kiểm tra các bệnh nhân bị tổn thương não gặp khó khăn trong giao tiếp. Các nhà nghiên cứu tìm thấy những hư hại ở thùy thái dương bên trái của bệnh nhân, vì thế họ đề xuất rằng ngôn ngữ được kiểm soát bới phần não bên trái. Quan điểm đó đã thu hút sự tưởng tượng của mọi người. Tác giả Robert Louis Stevenson khi đó đã giới thiệu ý tưởng về một bán cầu trái đầy logic cạnh tranh với một bán cầu phải dễ xúc động được thể hiện qua các nhân vật của ông, Tiến sĩ Jekyll và ông Hyde. Nhưng giả thuyết này không đúng khi các bác sỹ và nhà khoa học xem xét những bệnh nhân bị mất một bán cầu não hoặc có hai bán cầu bị chia tách. Những bệnh nhân đều biểu hiện đầy đủ, cả logic và sáng tạo. Nghiên cứu về sau cho thấy một bên não tích cực hoạt động hơn bên còn lại trong một vài chức năng. Ngôn ngữ được khoanh vùng nhiều hơn vào bán cầu trái còn sự tập trung thì ở bên phải. Vì thế một bên não có thể làm việc nhiều hơn, nhưng điều đó thay đổi một cách hệ thống hơn là theo cá nhân. Không có chứng cứ nào gợi ý rằng mỗi cá nhân có một bên não hoạt động vượt trội hơn, hay củng cố cho quan điểm về sự phân chia trái-phải giữa logic và sáng tạo. Một số người có thể đặc biệt logic hoặc sáng tạo, nhưng điều đó không liên quan gì đến hai bên não bộ cả. Và ngay cả khi nói logic và sáng tạo luôn mâu thuẫn với nhau cũng không đúng. Giải quyết những bài toán phức tạp yêu cầu một sự sáng tạo đầy cảm hứng và nhiều công trình nghệ thuật sống động hàm chứa những logic phức tạp. Hầu như mỗi kỳ công của sáng tạo và logic đều mang dấu ấn của toàn bộ bộ não hoạt động như một thể thống nhất. Hằng năm tại Hoa Kỳ, những vận động viên thể thao và hoạt động giải trí hứng chịu khoảng 2.5 đến 4 triệu cơn chấn động não. Vậy những chấn động này nguy hiểm như thế nào? Câu trả lời khá phức tạp, và nằm ở cơ chế phản xạ của bộ não khi có va chạm xảy ra. Bộ não có cấu tạo gồm mô mỡ mềm và đặc quánh như thạch. Nằm trong lớp màng bảo vệ và phần màng cứng của hộp sọ, cơ quan mỏng manh này thường được bảo vệ tốt. Nhưng một chấn động bất ngờ có thể làm não bị dịch chuyển và va vào phần cứng bên trong hộp sọ, và khác với thạch, mô não không đồng nhất. Nó được cấu thành từ một mạng lưới khổng lồ với 90 tỉ nơron có nhiệm vụ truyền tín hiệu qua các sợi trục dài để giao tiếp khắp não bộ và điều khiển cơ thể chúng ta. Cấu trúc mảnh này khiến các nơron trở nên rất yếu ớt nên khi bị va chạm, chúng sẽ dãn ra và thậm chí bị đứt. Điều đó không chỉ làm gián đoạn khả năng giao tiếp của chúng mà khi các sợi trục bị đứt bắt đầu thoái hóa, chúng cũng sẽ giải phóng ra các độc tố làm chết các nơron khác. Một chuỗi những sự việc này sẽ gây ra chấn động não. Các thương tổn có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như bị ngất, nhức đầu, hoa mắt, mất thăng bằng, thay đổi tâm trạng và hành vi, vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ, và giấc ngủ, và sự bùng phát của những lo âu và trầm cảm. Mọi bộ não đều khác nhau, đó là lý giải cho việc những cơn chấn động của mọi người cũng rất khác nhau. May mắn là đa số các cơn chấn động não đều có thể hồi phục và các triệu chứng biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nghỉ ngơi nhiều và dần dần hoạt động trở lại sẽ giúp não bộ tự hồi phục. Nói về chủ đề nghỉ ngơi, nhiều người nghe nói rằng không nên đi ngủ ngay sau khi bị chấn động não vì bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Đó là một quan niệm sai lầm. Khi mà các bác sĩ không lo ngại về việc có các tổn thương não nặng hơn, như xuất huyết não, thì vẫn không có vấn đề nào được ghi nhận về việc ngủ sau khi bị chấn động não. Đôi khi người bị tổn thương não có thể trải qua trạng thái gọi là hội chứng sau sang chấn, hay PCS. Người bị PCS có thể phải trải qua những cơn đau đầu dai dẳng, các vấn đề về học tập, và những triệu chứng về ứng xử ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân suốt vài tháng hay vài năm sau tổn thương. Việc cố gắng vận động khi bị chấn động não, dù chỉ trong vài phút, hay quay lại chơi thể thao quá sớm sau sang chấn, tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng PCS. Trong một số trường hợp, rất khó để chẩn đoán chấn động não do các triệu chứng thường biểu hiện rất chậm. Điều này thường đúng với các va chạm tiểu chấn dẫn tới các lực tác động vào đầu nhẹ hơn so với các va chạm gây chấn động não. Loại tổn thương này không gây nên các triệu chứng rõ rệt ngay, nhưng có thể dần dẫn đến các bệnh suy não trầm trọng nếu nó cứ xảy ra liên tục. Ví dụ như cầu thủ bóng đá, người phải liên tục đỡ bóng bằng đầu. Ứng dụng công nghệ gọi là hình ảnh tenxơ khuếch tán, chúng tôi bắt đầu phát hiện ra những tác động trên bộ não. Phương pháp này cho phép các nhà khoa học tìm ra những bó sợi trục lớn và quan sát cách các va chạm nhỏ có thể thay đổi chúng về mặt cấu trúc. Năm 2013, các nhà nghiên cứu áp dụng công nghệ này đã phát hiện rằng các vận động viên dùng đầu đỡ bóng nhiều nhất, khoảng 1,800 lần một năm, đã làm tổn thương cấu trúc nguyên vẹn của các bó sợi trục. Tổn thương này cũng tương tự như một sợi dây bị đứt khi các sợi cấu thành bắt đầu bung ra. Các vận động viên này cũng làm những bài kiểm tra trí nhớ ngắn hạn kém hơn, cho nên dù không gặp phải các chấn động cực mạnh, những va chạm tiểu chấn này vẫn gây nên các thương tổn đo được sau một thời gian. Thật vậy, các nhà nghiên cứu hiểu ra rằng sự quá tải các va chạm tiểu chấn có liên quan đến một bệnh suy não gọi là chấn thương não mãn tính, hay CTE. Người mắc CTE gặp phải những biến đổi về tâm lý và hành vi mà bắt đầu biểu hiện vào tuổi 30 hoặc 40 và cùng với đó là các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ mà trong một số trường hợp có thể dẫn đến chứng đãng trí. Thủ phạm là một loại protein gọi là tau. Thường thì protein tau hỗ trợ các ống nhỏ trong các sợi trục, gọi là các vi ống. Người ta cho rằng các va chạm tiểu chấn liên tục sẽ làm tổn thương các vi ống, khiến các protein tau bị bật ra và rối với nhau. Bó rối này làm gián đoạn quá trình truyền tin và giao tiếp giữa các nơron và dẫn tới sự sụp đổ của các mối liên kết trong não bộ. Một khi các protein tau bắt đầu kết tụ lại, chúng làm hình thành nhiều khối kết tụ hơn và tiếp tục lan rộng khắp bộ não, ngay cả khi các va chạm tác động vào đầu đã dừng. Dữ liệu cho thấy trong số các cầu thủ bóng đá có ít nhất khoảng 50 đến 80% các chấn động não không được báo cáo và điều trị. Đôi khi đó là do khó có thể nhận biết một cơn chấn động não xảy ra ban đầu. Nhưng cũng thường là do áp lực hoặc mong muốn tiếp tục cuộc chơi mặc cho sự thật là có gì đó không ổn. Điều này không chỉ làm suy yếu việc hồi phục. Nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bộ não của chúng ta không phải thần thánh. Nó vẫn cần được chúng ta bảo vệ khỏi tổn thương và giúp hóa giải thương tổn một khi nó đã xảy ra. Nguồn cá đang phải đối mặt với rắc rối. Loài cá tuyết ngoài bờ Đông Canada đã tuyệt chủng những năm 1900, việc đánh bắt cá quá độ phục vụ giải trí và thương mại đã tàn sát một lượng khổng lồ số cá mú ở phía Nam bang Florida, và đa số quần thể cá ngừ giảm cực mạnh hơn 50%, cùng lúc cá ngừ khổng lồ Nam Đại Tây Dương trên đà tuyệt chủng. Đó chỉ mới là hai trong nhiều ví dụ. Đánh bắt quá mức đang diễn ra trên toàn thế giới. Sao việc này lại xảy ra? Khi một số người nghĩ về câu cá, họ nghĩ về việc thư giãn trên thuyền và kiên nhẫn kéo lên mẻ cá hôm đó. Nhưng ngành đánh bắt cá hiện đại, hình thức cung cấp cho những gian hàng của chúng ta, trông giống một cuộc chiến hơn. Thực ra, các công nghệ họ áp dụng được phát minh để phục vụ chiến tranh. Máy ra-đa, sóng siêu âm, trực thăng, và máy bay chỉ điểm tất cả được dùng để hướng dẫn các tàu xưởng làm giảm lượng cá đi. Những hàng dài với hàng trăm mỏ neo hay lưới cá khổng lồ bủa vây từng đàn cá lớn cùng với những loài khác, như hải âu, rùa biển, và cá heo. Và cá bị lôi lên những con thuyền lớn, đi kèm với các thiết bị làm đông và chế biến nhanh trên thuyền. Tất cả những công nghệ này đã và đang hỗ trợ chúng ta bắt cá ở những độ sâu lớn hơn và xa hơn trước đây rất nhiều. Vì khoảng cách và độ sâu của việc đánh bắt được mở rộng, chúng ta có nhiều loài hơn để nhắm đến. Ví dụ, loài cá răng Patagonia không có tiếng thu hút và bề ngoài không hấp dẫn. Ngư dân bỏ qua chúng cho đến cuối những năm 1970. Sau đó chúng được đổi tên và bán cho các đâu bếp ở Mỹ như loài cá vược biển Chilean, dù loài này thực chất là một loại cá tuyết. Ngay sau đó chúng xuất hiện trên thị trường khắp thế giới và giờ chúng là mỹ vị. Không may là loài nước sâu này không sinh sản đến khi chúng được ít nhất mười năm tuổi, điều này khiến chúng càng dễ bị tổn hại bởi nạn đánh bắt quá mức khi mà những con nhỏ bị bắt trước khi chúng có cơ hội đẻ trứng. Khẩu vị khách hàng và giá cả cũng có những tác động xấu. Ví dụ, súp vi cá mập được xem là một mỹ vị ở Trung Quốc và Việt Nam đến mức vây trở thành bộ phận có lợi nhuận cao nhất của cá mập. Điều này dẫn đến việc rất nhiều ngư dân chỉ săn tìm vây cá bỏ lại hàng triệu xác cá mập phía sau. Những vấn đề trên không chỉ riêng với cá răng và cá mập. Gần 31% quần thể cá toàn cầu đang bị săn kiệt, và 58% khác bị đánh bắt ở tối đa mức cho phép. Cá trong tự nhiên không thể sinh sản nhanh như việc 7 tỉ người tiêu thụ chúng. Đánh bắt cá cũng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái xung quanh. Tôm hoang dã thường bị bắt bằng cách kéo lưới bằng kích thước sân bóng đá dọc đáy biển, làm tổn hại hay phá hủy môi trường đáy biển. Một mẻ thường có 5% là tôm. Phần còn lại là những loài bị bắt cùng, những loài không phải mục tiêu, đã chết và bị ném trở lại. Và ngành nuôi trồng tôm ven biển cũng chẳng khá hơn. Các cây đước bị san phẳng để lấy chỗ cho các trang trại tôm, khiến các sinh vật biển mất đi nơi trú bão, cũng như hệ thống lọc nước tự nhiên hơn nữa còn lấy đi của các loài cá nhưng môi trường sinh sống trọng điểm. Vậy nếu chúng ta cho lũ cá thời gian nghỉ ngơi và hồi phục thì sao nhỉ? Sự bảo vệ tồn tại dưới nhiều hình thức. Trong các vùng nước quốc gia, chính phủ có thể đưa ra giới hạn về phương thức, thời gian, địa điểm, và tần suất đánh bắt cá. cùng những hạn chế với một số thuyền và thiết bị nhất định. Những hành động gây hại, như rà lưới đáy biển, có thể bị cấm toàn bộ, và chúng ta có thể lập những khu bảo tồn cấm mọi hình thức đánh bắt để giúp hệ sinh thái tự khôi phục. Nhận thức và thái độ tẩy chay của người tiêu dùng cũng góp phần giảm những hành động lãng phí, như lấy vây cá mập, và đưa ngành công nghiệp đánh cá trở nên hợp lí hơn. Những sự can thiệp như trên đã giúp khôi phục thành công các quần thể cá đang kiệt quệ. Còn rất nhiều biện pháp khác. Cách tốt nhất cho ngành công nghiệp cá phải được cân nhắc dựa trên khoa học, tôn trọng cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào đại dương, và xem cá như những động vật hoang dã. Và theo đó các quy định phải được thi hành. Sự hợp tác quốc tế thường xuyên cũng rất cần thiết, vì cá không quan tâm đến biên giới của chúng ta. Chúng ta cần phải chấm dứt nạn đánh bắt quá mức. Các hệ sinh thái, an toàn thực phẩm, việc làm, nền kinh tế, và những nền văn hóa ven biển phụ thuộc vào nó. Chúng ta đã từng ở đó, mọi linh hồn và thể xác chen nhau trong nhà thờ Texas vào đêm cuối của cuộc đời chúng ta. Căn phòng ấy cũng giống thế này, nhưng với những băng ghế gỗ cót két, vải bọc ghế màu đỏ thì đã sờn, có cả đàn organ ở bên trái và đội hát xướng sau lưng tôi và một hồ rửa tội được xây liền vào bức tường phía sau họ. Một căn phòng giống thế này, nhưng lại có sự hiện diện quen thuộc của những âu lo tột độ đó, những hy vọng thiết tha được cứu rỗi đó, những bàn tay đẫm mồ hôi đó và cả đám người đang lo ra ở dãy ghế phía sau đó. (Cười) Chuyện xảy ra vào 31/12/1999, vào đêm mà Chúa Jesus tái lâm, và theo tôi biết thì đó cũng là ngày tận thế. Năm đó tôi tròn 12 tuổi tới tuổi phải có tinh thần trách nhiệm. Và chỉ khi tôi không còn than vãn rằng bất công làm sao khi Chúa lại quyết định quay lại đúng lúc tôi đến tuổi chịu trách nhiệm cho mọi việc làm của mình, tôi mới hiểu ra mình phải nhanh chóng tập sống có nền nếp. Thế là tôi chịu khó tới nhà thờ hơn. Tôi hồi hộp chờ nghe trong lặng im, như người ta cố nghe khi có tiếng ồn, để chắc rằng Chúa sẽ không lừa tôi về chuyện sẽ trở lại sớm. Và để phòng hờ Người lừa tôi, tôi đã lên kế hoạch dự phòng, bằng việc đọc bộ sách "Bị bỏ lại" đang gây sốt thời bấy giờ. Và tôi đã đọc được trong đó rằng nếu đến nửa đêm mà Chúa không tới đưa tôi đi, tôi phải tự chứng minh bằng cách khác. Tôi phải tìm cách tránh khỏi con dấu của quái vật, chống lại quỷ dữ, bệnh dịch và tên phản đồ của Chúa (Judas). Sẽ khó lắm đây. (Cười) nhưng tôi biết mình sẽ làm được. (Cười) Nhưng đã hết thời gian lên kế hoạch. Khi đó là 11:50 tối. Chúng tôi chỉ còn 10 phút, mục sư bảo chúng tôi rời chỗ ngồi và đến quỳ trước bàn thờ vì ngài ấy muốn tất cả cùng cầu nguyện cho tới nửa đêm. Vậy là, nhóm nào giữ vai trò gì trong Giáo đoàn thì làm việc đó. Dàn đồng ca đứng trên bục, nhóm trợ tế cùng vợ của họ, hay nhóm Nhà giàu Rửa tội, tôi thích gọi họ như vậy (Cười) sẽ được đứng gần bàn thờ nhất. Bạn thấy chưa, ở Mỹ, tới sự kiện Chúa tái lâm cũng có khu vực riêng cho VIP. (Cười) (Vỗ tay) Và đứng ngay sau nhóm Nhà giàu Rửa tội là hội người cao tuổi các hương thân phụ lão khi còn trẻ đã còng lưng để gánh mặt trời giữa những cánh đồng bông miền Đông Texas, những người có nước da nâu đều một màu vì nhuộm nắng, hệt như đất đỏ miền Đông Texas, những người với hy vọng và ước mơ có một tương lai vượt ra ngoài miền Đông Texas, có khi chúng bị biến dạng và vỡ đôi đáng thương còn hơn tấm lưng của họ. Phải, những con người ấy mới thực sự tuyệt vời với tôi. Họ đã chờ đợi ngần ấy quãng đời để đến được lúc này, như các tiền nhân trung cổ đã mỏi mòn chờ ngày tàn của thế giới, y như kiểu bà tôi chờ show của Oprah Winfrey thường phát trên kênh 8 lúc 4 giờ mỗi ngày. Và khi bà tôi ra trước bàn thờ, Tôi lẳng lặng ra đứng ngay sau lưng bà, bởi vì tôi biết chắc bà sắp sửa lên thiên đường. Và tôi nghĩ nếu tôi nắm tay bà trong lúc cầu nguyện, chắc tôi sẽ được đi theo bà. Vì vậy, tôi đã nắm tay bà và nhắm mắt lại để lắng nghe, để chờ đợi. Và những lời cầu nguyện lớn dần lên. Những tiếng vang phản hồi lời cầu nguyện cũng lớn dần mãi lên. Cây đàn organ xướng lên bản nhạc tang thương. Cái nóng tiếp tục làm mồ hôi túa ra. Tay tôi bắt đầu nắm chặt hơn, để không bị bỏ lại nơi này. Mắt tôi nhắm chặt hơn để không phải chứng kiến cảnh hồn lìa khỏi xác. Sau đó chúng tôi đồng loạt hô lên: "Amen." Tất cả đã chấm hết. Tôi nhìn đồng hồ. Đã qua nửa đêm rồi. Tôi nhìn những người già ngoan đạo những người đã bị đấng cứu tin của mình cho leo cây, họ đã tự hào tới mức không dám để lộ nỗi thất vọng, họ đã tin tưởng quá nhiều và quá lâu đến mức không còn dám nghi ngờ vào lúc đó. Nhưng tôi thấy buồn cho họ. Họ đã bị lừa, bị che mắt, bị xỏ mũi, và chính tôi cũng từng hùa theo họ. Tôi từng lẩm bẩm những lời cầu của họ, đã cố hết sức để cự tuyệt mọi cám dỗ. Tôi đã nhúng toàn bộ lý trí của mình không chỉ một, mà đến hai lần trong cái bể rửa tội bịp bợm đáng khinh ấy. Tôi đã tin. Rồi sao? Tôi đi về nhà, mở ti vi lên và xem Peter Jennings thông báo một thiên niên kỷ mới chuẩn bị đến với thế giới. Tự dưng tôi thấy, chuyện kể ra sẽ rất lạ, nếu Chúa Giê-su cứ trở lại mãi vì múi giờ trên Trái Đất chênh lệch mà. (Cười) Và chuyện này làm tôi thấy nực cười hơn cũng tổn thương nữa, thật. Nhưng kể từ sau đêm đó, tôi không từ bỏ niềm tin. Mà chỉ tin vào một điều mới đó là: không tin cũng chẳng sao. Có thể những câu trả lời tôi có được là sai, mà cũng có thể bản thân câu hỏi đã sai từ trước. Và giờ đây, ở đâu từng mọc lên ngọn núi của sự chắc chắn, thì ở đó cũng là điểm rơi con thác đổ xuống từ đỉnh núi ấy, ngọn thác của sự nghi ngờ, và thác sẽ chảy thành những con sông. Tôi có thể quay ngược cuốn phim của đời tôi về lại cái đêm trong nhà thờ ấy khi vị cứu tinh không tìm đến tôi; khi điều tôi gần như tin tuyệt đối hoá ra, nếu không là lừa dối, thì cũng chẳng giống thật là bao. Và dù hầu hết mọi người đã chuẩn bị tinh thần cho Y2K như thế nào, tôi cũng tin rằng mọi người đang ở đây vì phần nào đó trong bạn đã trải qua những điều giống tôi kể từ buổi bình minh của thế kỷ này, kể từ khi mẹ tôi bỏ đạo và bố tôi lánh xa nhà thờ vì Chúa đã không đến. Và tôi dò dẫm, mong tìm ra điều gì đó để tin tưởng. Đến khi vào đại học Yale năm 18 tuổi, tôi vẫn tin rằng việc rời khỏi Oak Cliff, Texas là cơ hội để tôi quên hết mọi thử thách đã vấp phải trong đời, những giấc mơ vụn vỡ bên trong những cơ thể thương tật mà tôi gặp. Nhưng mãi đến lúc về nhà trong kỳ nghỉ đông, khi mặt tôi bỗng bị đập xuống sàn, tay thì bị trói ở sau lưng và đầu thì bị súng của tên trộm dí vào, Tôi mới biết, nền giáo dục tiến bộ nhất cũng chẳng cứu nổi tôi. Tôi vẫn tin khi vào công ty Lehman Brothers làm thực tập sinh vào năm 2008. (Cười) thật là tràn trề hy vọng. (Cười) tôi vẫn tin khi gọi điện về nhà báo tin vui rằng chúng tôi sẽ không nghèo nữa. (Cười) Nhưng đến khi tôi chứng kiến ngôi đền tài chính sụp đổ ngay trước mắt mình, tôi mới hiểu, đến việc làm tốt nhất cũng không cứu được tôi. Tôi vẫn cố tin khi đến Washington DC làm nhân viên mới, khi nghe lời kêu gọi từ Illinois, nói rằng: "Dù muộn màng, nhưng cuộc bầu cử lần này sẽ thay đổi toàn bộ nước Mỹ." Nhưng khi Quốc hội mới dậm chân tại chỗ, đất nước cũng không được như xưa, khi hy vọng và thay đổi cũng trở thành trò đùa ác ý, tôi mới biết, cả cuộc cải tổ chính trị lần hai này cũng không cứu được tôi. Tôi từng thành khẩn quỳ trước bàn thờ của Giấc mơ Mỹ, cầu mong những vị thần ở thời tôi cho tôi thành công, tiền tài, và quyền lực. Nhưng hết lần này đến lần khác, đêm xuống, đồng hồ điểm mười hai tiếng, tôi mở mắt ra thì lại thấy đám thần này đã chết cả rồi. Và từ bãi tha ma ấy, tôi bắt đầu tìm kiến lần nữa, không phải vì tôi dũng cảm mà vì tôi hiểu rằng, một là tôi tin để sống tiếp, hai là chết cho xong. Vì vậy tôi hành hương đến một "thánh địa" khác: trường kinh doanh Havard. (Cười) lần này, tôi biết mình không thể đơn thuần nhận sự cứu rỗi mà nơi này hứa cho tôi. Không, tôi biết có nhiều thứ cần làm hơn. Chuyện bắt đầu từ một góc tối của một bữa tiệc đông vui, trong đêm đầu một mùa đông khắc nghiệt ở Cambridge, khi 3 người bạn và tôi hỏi nhau câu mà đám trẻ muốn tìm kiếm chút gì chân thực đã từng hỏi từ rất lâu rồi: "Muốn đi phượt không?" (Cười) Chúng tôi không biết mình sẽ đi về đâu, làm sao để đến đó, nhưng chúng tôi biết mình phải đi. Jack Kerouac đã viết : Vì suốt cuộc đời, chúng ta chỉ chờ để được "chuồn đi trong đêm và biến đi đâu đó," để xem thử mọi người đang làm gì trên đất nước này. Nên dù nhiều người đã nói rằng, đi phượt là lành ít dữ nhiều, chúng tôi vẫn cứ đi. Mùa hè năm 2013, chúng tôi đã đi 8.000 dặm xuyên nước Mỹ, băng qua cánh đồng chăn bò Montana, thành phố Detroit hoang tàn, qua đầm lầy của New Orleans, nơi chúng tôi tìm ra và cộng tác với những người lập ra những dự án nhỏ xem mục đích sống là trên hết. Vốn được rèn luyện trong nền giáo dục tư bản của HBS, chúng tôi chợt thấy ý tưởng này thật phi thường. (Cười) Rồi ý tưởng này lan rộng ra, phát triển thành phong trào phi lợi nhuận MBAs Across America, và chính nó đã mang tôi đến sân khấu này vào hôm nay. Nó lan toả vì chúng tôi thấy thế hệ này phải đối mặt với một nạn đói nạn đói mục đích, ý nghĩa sống. Nó lan toả vì chúng tôi thấy có vô số nhà khởi nghiệp ở mọi ngóc ngách trên đất Mỹ họ đang nỗ lực tạo ra việc làm để thay đổi đời sống và đang cần lắm sự trợ giúp. Nhưng thành thật mà nói, rồi nó cũng sẽ lan toả thôi vì tôi đã rất nỗ lực để truyền bá nó. Sẽ không có nơi nào trên đất nước mà tôi không tới để truyền đạt chân lý này, để có nhiều người hơn tin rằng chúng ta có thể hàn gắn vết thương của một quốc gia, cùng một lúc với ngành công tác xã hội. Nhưng chính hành trình truyền bá này đã dẫn tôi đến với một chân lý khác nữa mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay. Chuyện xảy ra gần một năm trước tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở thành phố New York, vào đêm liên hoan cựu sinh viên trường kinh doanh Havard. Dưới mái che to bằng một con cá voi, tôi ngồi với các "anh lớn" của thời mình khi họ ăn mừng thành tựu to lớn của bản thân và bè bạn. Căn phòng tràn ngập sự kiêu hãnh khi tổng vốn và giá trị tài sản sở hữu vượt khỏi con số nửa ngàn tỷ đô. Chúng tôi nhìn lại thành tích của mình, và cảm thấy thật tuyệt. (Cười) Nhưng đời là thế, hai ngày sau, tôi đã phải tiếp tục tới Harlem, và chợt phát hiện nông trại đô thị mà mình dừng chân từng là một bãi đất hoang, tôi nghe một ông tên Tony nói rằng có vài đứa trẻ đến đó mỗi ngày. Tất cả bọn trẻ đều nghèo hơn mức bình thường. Nhiều đứa còn mang theo balô đựng toàn bộ hành lý vì sợ mất đồ nếu để lại trong chỗ ở của người vô gia cư. Vài đứa đến vì chương trình của Tony, là dự án Phát triển Harlem, để có được bữa ăn duy nhất mỗi ngày. Tony nói với tôi rằng ông ấy thực hiện dự án này bằng lương hưu, sau 20 năm lái taxi kiếm sống. Ông nói rằng ông không tự tự thưởng cho mình, bởi vì dù thành công, chương trình vẫn thiếu nguồn tài trợ. Ông ấy nói rằng sẽ tiếp nhận tất cả các nguồn tài trợ có thể. Và tôi ở đó là để giúp đỡ Tony. Nhưng khi rời đi, tôi bỗng thấy vị cay và mặn nơi khoé mắt rồi nước mắt lưng tròng. Lòng tôi trĩu nặng khi hiểu ra chân lý: rằng đêm nay, tôi có thể ngồi trong một căn phòng, với mấy trăm người có hơn nửa nghìn tỷ đô trong tay, và rồi đêm mốt, lại ở trong một căn phòng khác, cùng một con đường chỉ cách đó chừng 50 dãy nhà, với một người đàn ông làm việc không cần lương bổng chỉ để cho mỗi đứa trẻ có một bữa ăn trong ngày. Và tôi muốn khóc không phải vì sự bất công khủng khiếp ấy, không phải vì suy nghĩ về nạn đói, những đứa trẻ không nhà, cũng không vì phẫn nộ với 1% người giàu nhất hay vì thương cảm cho 99% còn lại. Không, tôi thấy bối rối, vì cuối cùng tôi đã nhận ra tôi như một chiếc máy lọc cho một đất nước cần gạn bỏ những hạt sạn bên trong nó. Tôi chợt thấy điều mình làm có thể thay mặt giúp đỡ cho những ai muốn tự mình thay đổi để phát triển, ngay cả khi họ không có cơ sở nào; tổ chức của tôi vẫn sẽ có mặt để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, và hệ thống chưa từng có ở Harlem hoặc Appalachia hoặc Lower 9th Ward; tiếng nói của tôi thay mặt cho tất cả những tiếng nói của những ai mặc cảm vì quá ít học, quá tội lỗi và khổ sở. Và nỗi xấu hổ đó, chính nỗi xấu hổ bao trùm lấy tôi hệt như nỗi xấu hổ khi ngồi trước tivi, xem Peter Jennings thông báo một thiên niên kỷ mới một lần nữa thêm một lần rồi lại một lần. Tôi từng bị lừa, bị che mắt, bị xỏ mũi. Nhưng khi ấy, người tin vào đấng cứu tin rởm là tôi. Bạn thấy đó, tôi đã đi một quãng xa khỏi cái bàn thờ đó trong cái đêm mà tôi nghĩ tận thế tới rồi, tôi cũng rời xa cái thế giới mà người ta hay nghêu ngao và xem nỗi khổ đau là trò đùa của Chúa cũng như tin sái cổ vào lời tiên tri. Phải, tôi đã đi quá xa đến nỗi giờ đây, tôi trở lại nơi bắt đầu. Vì thật sai lầm khi ta chỉ phán rằng mình sống trong thời đại chẳng còn đức tin không đâu, ta của ngày nay vẫn tin như ta của ngày trước. Vài người trong chúng ta sẽ tin lời tiên tri của Brené Brown hoặc Tony Robbins. Có lẽ ta sẽ tin vào "chân lý" trong tờ The New Yorker hay nhận xét của tờ Harvard Business. Có thể chúng ta có niềm tin sâu sắc nhất khi chúng ta ở đây, tôn sùng những gì được nói ở thánh đường TED. nhưng điều ta muốn tin một cách khủng khiếp là, chúng ta cần phải tin. Chúng ta nói với luận điệu thuyết phục như lãnh đạo hứa sẽ giải quyết mọi vấn đề. Chúng ta tin đau khổ là cái giá phải trả khi tôn thờ chủ nghĩa tư bản, chúng ta xem tiến trình công nghệ là một chân lý tuyệt đối. Và chúng ta chẳng bao giờ nhìn ra cái giá phải trả khi bỏ qua nghi ngờ chất lượng của một viên gạch, chỉ vì ta sợ sẽ phá hỏng cả toà nhà. Nhưng nếu bạn thấy băn khoăn khi phải chấp nhập những thứ hoàn toàn vô lý, thì đó là lúc phải đặt vấn đề. Do đó, tôi không hề có chân lý về sự phá hoại hay đổi mới hay về bộ ba cốt lõi của phát triển bền vững. Tôi không có chân lý nào về niềm tin để nói với bạn hôm nay cả, thật đấy. Tôi chỉ có và muốn chia sẻ một chân lý về sự hoài nghi. Chân lý về hoài nghi không ép bạn ngừng tin tưởng, mà chỉ muốn bạn tin vào một điều mới: Có thể không tin cũng chẳng sao. Có thể những câu trả lời ta có được đều sai, cũng có thể bản thân những câu hỏi đã sai. Phải, chân lý về hoài nghi chính là, có thể tất cả chúng ta, trên sân khấu này, trong phòng này, đều sai cả. Vì nó thôi thúc bạn đặt câu hỏi "Vì sao?" Với tất cả năng lực mà chúng ta đang có, làm sao nhân loại vẫn cứ đau khổ thế này? Nỗi hoài nghi này làm tôi muốn nói rằng tổ chức của chúng tôi, MBAs Across America, sẽ rời khỏi thương trường. Chúng tôi đã giải tán nhân viên và đóng cửa nhưng vẫn sẽ sẵn sàng chia sẻ mô hình hoạt động với bất kỳ ai nhận thấy mình có năng lực tạo ra thay đổi mà không cần được cho phép. Nỗi hoài nghi này buộc tôi phủ nhận vai trò của vị cứu tinh mà vài người đã gán cho tôi, vì cuộc đời quá ngắn nhưng nỗi đau lại quá dài để chờ đợi sự kiện Chúa tái sinh lần nữa, trong khi sự thật là chẳng có kì tích nào ở đây cả. Và chính sự nghi ngờ này tiếp sức cho tôi, mang cho tôi hi vọng rằng khi rắc rối bủa vây chúng ta, khi ta thấy con đường trước mắt chắc sẽ dẫn đến tử huyệt, khi những lời an ủi chẳng thể xoa dịu được nỗi đau, thì không phải là niềm tin mù quáng, không phải nó, mà chính là nỗi ngờ vực mong manh sẽ chiếu một tia sáng le lói qua bóng tối cuộc đời của chúng ta và thế giới của chúng ta nó giúp ta cất tiếng thì thào, hoặc gào thét hay chỉ đơn giản là nói, một lời rất đơn giản thôi, "Còn nước, còn tát." Cảm ơn. (Vỗ tay) Với hầu hết công việc, nó được hiểu rằng bạn bị sa thải dù là vì phạm pháp, không đủ năng lực, hay chỉ vì thể hiện yếu kém. Nhưng sẽ thế nào nếu công việc của bạn là đứng đầu một đất nước, hay thế giới? Đó là khi luận tội diễn ra. Luận tội không giống với sa thải ai đó khỏi công ty, mà như một bản cáo trạng ở tòa án hình sự, nó là hình thức buộc tội nhằm bắt đầu cho việc xét xử, và có thể kết thúc bằng kết tội hoặc trắng án. Bắt nguồn từ Anh Quốc, luận tội cho phép Quốc hội bỏ phiếu để chính thức bãi nhiệm một nhà lãnh đạo thậm chí, khi chưa có sự cho phép của Nhà Vua. Dù đây là một giới hạn quan trọng với quyền lực hoàng gia, Nhà Vua sẽ không bị luận tội bởi ngài được xem như cội nguồn cho mọi quyền lực của chính phủ. Song với những người thành lập Đảng Cộng Hòa Mỹ, không có một quyền lực nào cao hơn chính con người. Do đó, luận tội được thực hiện ở Mỹ như một năng lực của Quốc Hội áp dụng cho bất kì viên chức nào, bao gồm cả tổng thống. Dù yêu cầu luận tội có thể đến từ bất kì cá nhân nào trong cộng đồng, Hạ viện là nơi duy nhất có quyền bắt đầu tiến trình này. Tiến trình luận tội bắt đầu bằng việc trình các vấn đề lên ủy ban thường là Ủy ban Luật pháp Hạ viện và Ủy ban Tư pháp Hạ viện. Những ủy ban này sẽ xem xét các cáo trạng, kiểm tra các chứng cứ, và đưa ra khuyến cáo. Nếu nhận thấy đủ điều kiện để tiến hành truy tố, Hạ viện sẽ tổ chức biểu quyết với riêng từng mục luận tội, được biết đến là "Điều khoản luận tội". Nếu một hay nhiều điều khoản được thông qua bởi đa số, công chức đó sẽ bị luận tội và chuyển sang giai đoạn xét xử. Vụ việc sau khi được luận tội sẽ được đưa lên cho Thượng viện xét xử. Các thành viên từ Hạ viện, thường là người quản lí, đại diện bên "nguyên". cùng viên chức bị luận tội và các luật sư, đại diện cho bên "bị" . Thượng viện đóng vai trò tòa án và hội đồng xét xử, tiến hành xét xử và thảo luận kỹ sau khi lắng nghe mọi tranh luận. Nếu tổng thống hay phó tổng thống bị luận tội, Thẩm phán trưởng Pháp viện sẽ chủ trì phiên xét xử. Việc kết án yêu cầu sự đồng thuận của hơn hai phần ba thượng nghị sĩ, khi đó tổng thống hay phó tổng thống sẽ tự động bị truất phế. Tùy thuộc vào lời buộc tội chính thức, những viên chức đó cũng có thể bị cấm giữ chức vụ khác trong tương lai và chịu sự truy tố hình sự theo các mức độ. Vậy điều gì có thể khiến một người thât sự bị luận tội? Đây là vấn đề khá phức tạp. Không giống Anh Quốc, luận tội ở Hoa Kỳ đã lập nên một cơ quan lập pháp chống lại các thành viên chính phủ từng được bầu chọn một cách dân chủ. Do đó, nhằm ngăn cản việc lợi dụng tiến trình này như một vũ khí chính trị, Hiến pháp nhấn mạnh rằng một công chức chỉ có thể bị luận tội vì phản quốc, hối lộ, hoặc các tội nghiêm trọng khác và tội nhẹ hơn. Nhưng nó vẫn chừa rất nhiều chỗ để hiểu theo cách khác nhau, và tác động của chính trị, và nhiều phiên tòa luận tội bị ảnh hưởng các đảng phái. Nhưng quá trình này, hiểu chung, là dành riêng cho lạm dụng quyền lực nghiêm trọng. Viên chức đầu tiên bị kết án là Thượng nghị sĩ William Blount của Tennesse năm 1797, vì có thông đồng với Anh Quốc cản trở thuộc địa Tây Ban Nha ở bang Louisiana . Từ đó đến nay, Hạ Viện đã tiến hành truy cứu luận tội khoảng 60 lần, nhưng chỉ có 19 trường hợp dẫn đến quy trình luận tội thực sự. Tám trường hợp bị kết án và bị buộc rời khỏi văn phòng đều là các thẩm phán liên bang. Và luận tội một tổng thống đương kì còn hiếm hơn nhiều. Andrew Johnson bị luận tội vào năm 1868 vì mưu đồ thay thế Bộ trưởng Chiến Tranh Edwin Station mà không thông qua Thượng Nghị Viện. Hơn một thế kỉ sau, Bill Clinton bị luận tội vì đã khai báo sai bất chấp lời thề trước tòa trong một phiên xử quấy rối tình dục. Cả hai về sau đều được trắng án khi phiếu bầu của Thượng Nghị Viện không đủ số lượng yêu cầu hai-phần-ba để kết án. Trái với niềm tin phổ biến, Richard Nixon chưa bao giờ bị luận tội vì scandal ở Watergate. Ông từ chức trước khi nó xảy ra biết rằng mình sẽ gần như chắc chắn bị kết án. Trên lý thuyết, Chính Phủ Mỹ đã được thiết kế để ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực, giới hạn các nhánh khác nhau qua một hệ thống kiểm soát và cân bằng, giới hạn nhiệm kỳ, và bầu cử tự do. Nhưng luận tội có thể được xem là phanh khẩn cấp khi mà những sự bảo vệ này thất bại. Nếu các bạn có thắc mắc Tôi không mặc váy, và tôi cũng sẽ không nói tôi đang mặc gì bên dưới (Tiếng cười) Đây là Gho. Trang phục truyền thống của chúng tôi. Đây là cách đàn ông người Bhutan ăn mặc. Còn đây là trang phục của phụ nữ. Giống như cánh phụ nữ, đàn ông chúng tôi cũng mặc màu sắc tươi sáng, nhưng khác ở chỗ, chúng tôi phải khoe chân ra. (Tiếng cười) Trang phục nước tôi độc đáo, nhưng đó không phải là thứ độc đáo duy nhất về nước tôi. Cam kết duy trì lượng carbon trung tính cũng độc đáo không kém, và đây chính là điều tôi muốn nói hôm nay, cam kết duy trì lượng khí thải carbon trung tính. Trước khi bắt đầu, tôi nên kể bạn nghe bối cảnh câu chuyện Tôi nên kể câu chuyện nước tôi. Bhutan là một nước nhỏ nằm ở dãy Himalayas. Nước tôi được gọi là vùng đất Shangri-La, thậm chí là Shangri-La cuối cùng. Nhưng tôi phải nói thẳng từ đầu, nước tôi không phải là Shangri-La. Nước tôi không phải là một tu viện lớn chỉ toàn những nhà sư hạnh phúc (Tiếng cười) Sự thật là dân số chúng tôi chỉ có 700.000 người bị kẹp giữa hai đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ. Trên thực tế, chúng tôi là một nước nhỏ, kém phát triển nỗ lực hết sức để tồn tại Nhưng chúng tôi đang làm được. Chúng tôi vẫn đang tồn tại. Trên thực tế, chúng tôi đang phát triển và nguyên nhân là chúng tôi may mắn được ban cho các vị vua hết sức là phi thường. Các vị vua anh minh nước tôi đã làm việc không ngừng nghỉ để phát triển đất nước, thận trọng cân bằng phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa, tất cả nằm trong khuôn khổ cai trị sáng suốt. Chúng tôi gọi phương thức phát triển thần kỳ này là "Tổng Hạnh Phúc Quốc Dân" hay gọi tắt là GNH. Hồi thập niên 1970, vị vua đời thứ tư đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng đối với Bhutan, Tổng Hạnh Phúc Quốc Dân quan trọng hơn Tổng Sản Phẩm Quốc Dân. (Vỗ tay) Kể từ đó, tất cả các phát triển ở Bhutan đều được thúc đẩy bởi GNH, tầm nhìn tiên phong nhằm mục đích cải thiện hạnh phúc và phúc lợi toàn diện cho người dân. Nhưng điều này nói dễ hơn làm nhất là khi bạn là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất thế giới. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội của chúng tôi chưa vượt quá hai tỉ đô la. Tôi biết một số bạn ở đây còn kiếm được nhiều hơn -- (tiếng cười) chỉ một mình mà kiếm nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế của chúng tôi. Nền kinh tế của chúng tôi nhỏ bé, nhưng đây mới là điều thú vị. Giáo dục hoàn toàn miễn phí. Tất cả công dân đều được bảo đảm được học hành miễn phí, và những ai học tốt sẽ được học đại học miễn phí. Y tế cũng hoàn toàn miễn phí. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, thuốc men đều được nhà nước chu cấp. Chúng tôi làm được điều này vì chúng tôi sử dụng nguồn lực hạn chế của mình rất thận trọng, và vì chúng tôi trung thành với nhiệm vụ cốt lõi của GNH, là phát triển vững mạnh từ các giá trị cốt lõi. Nền kinh tế vốn nhỏ bé, nên chúng tôi cần củng cố lại. Việc phát triển kinh tế rất quan trọng, nhưng nền kinh tế này không thể có được bằng cách làm suy yếu nền văn hóa độc đáo hay thiên nhiên môi trường còn nguyên sơ của đất nước. Ngày nay, nền văn hóa nước tôi đang phát triển. Chúng tôi tiếp tục tôn vinh nghệ thuật và kiến trúc, ẩm thực và lễ hội, các nhà sư và những tu viện. Và dĩ nhiên, chúng tôi cũng tôn vinh trang phục truyền thống. Vì vậy, tôi có thể mặc trang phục này với niềm kiêu hãnh. Chuyện này khá hài: các bạn đang được thấy chiếc túi lớn nhất thế giới. (Tiếng cười) Nó bắt đầu từ đây, vòng qua phía sau lưng, và đi ra từ chỗ này. Trong túi áo này chúng tôi để đủ các thể loại đồ cá nhân từ điện thoại, ví tiền đến iPad, file hồ sơ và sách. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Có khi chúng tôi còn mang theo những thứ quý giá Văn hóa nước tôi đang phát triển, môi trường cũng vậy. 72% diện tích nước tôi được phủ rừng. Hiến pháp quy định rằng phải có ít nhất 60% tổng diện tích đất đai của Bhutan phải được phủ rừng trong mọi thời điểm. (Vỗ tay) Hiến pháp của chúng tôi, chính là bản hiến pháp này bắt buộc chúng tôi thực hiện việc phủ rừng. Nhân tiện nói luôn, nhà vua sử dụng bản hiến pháp này để áp đặt nền dân chủ cho đất nước. Các bạn thấy đó, người dân chúng tôi không mong muốn nền dân chủ. Chúng tôi không đòi hỏi, không yêu cầu, dĩ nhiên, chúng tôi cũng không đấu tranh. Nhưng mà, nhà vua lại áp đặt chế độ dân chủ thông qua hành động kiên quyết đưa điều này vào hiến pháp. Thậm chí ông còn đi xa hơn nữa. Ông đưa vào hiến pháp những điều luật cho phép người dân được quyền buộc tội các vị vua, và thêm vào điều khoản quy định tất cả vị vua phải nghỉ hưu ở tuổi 65. (Vỗ tay) Thật ra, chúng tôi đã có trường hợp một vị vua nghỉ hưu: vị vua trước đây, vị vua vĩ đại đời thứ tư đã nghỉ hưu 10 năm trước khi đang trên đỉnh cao của sự yêu mến. Lúc đó ông được 51 tuổi. Như tôi vừa nói, 72% diện tích nước tôi được phủ rừng, và tất cả rừng vẫn còn giữ vẻ nguyên sơ. Do vậy nước tôi là một trong vài điểm nóng đa dạng sinh học ít ỏi còn lại trên thế giới, và do vậy chúng tôi là nước carbon trung tính. Trong một thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, chúng tôi lại là một nước carbon trung tính. Hóa ra, điều đó rất quan trọng. Trong hơn 200 quốc gia trên thế giới hiện nay, có vẻ như chúng tôi là nước duy nhất duy trì carbon trung tính. Thật ra, điều này chưa chính xác cho lắm. Lượng khí thải carbon ở Bhutan không phải là trung tính. Mà là âm tính. Toàn bộ đất nước sản sinh ra 2,2 triệu tấn khí CO2 nhưng các khu rừng của chúng tôi lại hấp thụ gấp 3 lần lượng khí CO2 này, có thể nói chúng tôi là bể chứa carbon với hơn 4.000.000 tấn khí CO2 mỗi năm. Nhưng không chỉ có thế. (Vỗ tay) Chúng tôi xuất khẩu hầu hết lượng điện tái chế chúng tôi tạo ra từ những con sông chảy xiết Hiện nay, lượng năng lượng sạch mà chúng tôi xuất khẩu bù đắp cho sáu triệu tấn khí CO2 ở khu vực lân cận chúng tôi. Đến năm 2020, chúng tôi sẽ xuất khấu đủ lượng điện để bù đắp 17 triệu tấn khí CO2. Nếu chúng tôi khai thác được chỉ phân nửa tiềm năng thủy điện, và đó chính là điều chúng tôi đang nỗ lực làm, thì năng lượng sạch, xanh mà chúng tôi xuất khẩu có thể bù đắp cho khoảng 50 triệu tấn khí CO2 mỗi năm. Còn nhiều hơn lượng khí CO2 cả thành phố New York sản sinh ra trong một năm. Trong nước, chúng tôi được xem là bể chứa carbon. Bên ngoài, chúng tôi đang bù đắp lượng carbon. Đây là chuyện quan trọng. Bạn thấy đó, thế giới đang nóng lên và biến đổi khí hậu là sự thật Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nước tôi. Các sông băng đang tan ra, gây lũ quét và lở đất, các hiện tượng này lại gây ra thiên tai và tàn phá rộng khắp cả nước. Gần đây, tôi đã đến cái hồ đó. Nó đẹp tuyệt vời. Đó là hiện trạng của nó 10 năm về trước còn đây là 20 năm về trước. Chỉ mới 20 năm thôi, lúc đó cái hồ này còn chưa có. Lúc đó chỉ là khối băng rắn. Cách đây vài năm, có một cái hồ tương tự phá vỡ luôn đập và gây thiệt hại lớn cho thung lũng bên dưới. Chỉ một cái hồ băng hà thôi mà đã tàn phá đến mức độ thế này. Mà chúng tôi phải giải quyết tới những 2.700 cái hồ như vậy. Vấn đề ở đây là: đất nước và người dân chúng tôi không làm gì góp phần làm trái đất ấm lên nhưng giờ đây chúng tôi đã phải gánh chịu hậu quả. Và đối với một nước nhỏ bé, nghèo nàn, nằm kẹt trong đất liền và nhiều núi non, thì việc này thực sự rất khó. Nhưng chúng tôi không có dự định khoanh tay làm ngơ. Chúng tôi sẽ chống lại biến đổi khí hậu. Vì vậy chúng tôi cam kết duy trì carbon trung tính. Chúng tôi cam kết điều này lần đầu tiên vào năm 2009 trong hội nghị COP 15 ở Copenhagen, nhưng không ai chú ý tới. Các chính phủ lúc đó quá bận tranh cãi với nhau và đổ thừa lẫn nhau về việc gây ra biến đổi khí hậu, đến nỗi khi có một đất nước nhỏ bé giơ tay phát biểu và tuyên bố rằng, "Chúng tôi cam kết luôn duy trì carbon trung tính" thì không ai nghe chúng tôi nói hết. Không ai thèm quan tâm. Ở Paris vào tháng 12 vừa rồi, tại hội nghị COP 21, chúng tôi lặp lại cam kết duy trì carbon trung tính ở mọi thời điểm tương lai. Lần này, chúng tôi được lắng nghe. Chúng tôi được mọi người chú ý và quan tâm. Điều khác biệt ở Paris là các chính phủ đến với nhau để chấp nhận tình hình biến đổi khí hậu, và sẵn lòng đến với nhau, cùng hành động và cùng nỗ lực. Tất cả các nước, từ nước rất nhỏ cho đến nước rất lớn, đều cam kết sẽ giảm bớt lượng khí thải nhà kính. Công Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu cho rằng nếu ta giữ vững những điều gọi là cam kết có chủ đích, ta sẽ ngăn ngừa trái đất ấm lên thêm 2 độ Celsius. Sẵn đây nói luôn, tôi đã yêu cầu ban tổ chức ở đây vặn nhiệt độ lên hai độ, nên nếu một số bạn cảm thấy ấm hơn bình thường, thì biết là do ai rồi. Việc tất cả chúng ta giữ cam kết là rất quan trọng. Riêng về phía Bhutan, chúng tôi sẽ giữ cam kết duy trì lượng carbon trung tính. Đây là một số cách chúng tôi đang làm. Chúng tôi cấp điện miễn phí cho nông dân. Ý tưởng là, nếu được dùng điện miễn phí, họ sẽ không phải sử dụng củi để nấu thức ăn. Chúng tôi đang đầu tư vào giao thông thân thiện môi trường và tài trợ việc mua các loại xe điện. Tương tự, chúng tôi đang tài trợ chi phí đèn LED, và toàn bộ chính phủ chúng tôi đang nỗ lực không xài giấy. Chúng tôi đang làm sạch toàn bộ đất nước thông qua chương trình Bhutan Sạch và chúng tôi đang trồng cây khắp cả nước qua chương trình Bhutan Xanh, một chương trình quốc gia khác. Nhưng những khu vực được bảo vệ của đất nước mới là trọng tâm của chiến lược carbon trung tính. Những khu vực được bảo vệ là bồn chứa carbon của chúng tôi. Đó là những lá phổi của đất nước. Hiện nay có hơn phân nửa đất nước được đưa vào diện bảo vệ, là các công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu bảo tồn động vật hoang dã. Nhưng điều hay ho nhất là chúng tôi kết nối tất cả nơi này với nhau thông qua mạng lưới các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Điều này có nghĩa là các loài động vật được tự do đi lại trong nước. Ví dụ như con hổ này. Nó được phát hiện ở độ cao 250 mét trên mặt nước biển trong các khu rừng nóng, á nhiệt đới. Hai năm sau đó, cũng chính con hổ đó được phát hiện ở độ cao gần 4.000 mét ở các ngọn núi cao, lạnh lẽo trong nước. Có tuyệt vời không ạ? (Vỗ tay) Chúng tôi phải giữ gìn bằng cách đó. Giữ gìn vẻ đẹp của các công viên. Mỗi năm, chúng tôi lựa ra các tài nguyên để ngăn chặn nạn săn bắn, đào đất và gây ô nhiễm trong công viên, và cũng lựa ra các nguồn tài nguyên để giúp cộng đồng sống ở các công viên đó có thể bảo quản rừng rậm, thích nghi biến đổi khí hậu, và sống cuộc đời tốt đẹp hơn trong khi tiếp tục sống hòa hợp với Mẹ Thiên Nhiên. Mà việc này rất tốn kém. Vài năm tới, nền kinh tế nhỏ bé chúng tôi sẽ không đủ nguồn lực chi cho các chi phí cần thiết để bảo vệ môi trường. Thật ra khi tính toán các con số, có vẻ như chúng tôi phải mất ít nhất 15 năm nữa. mới đủ chi hoàn toàn cho các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Nhưng cả Bhutan và thế giới đều không thể đi ngược lại 15 năm về trước. Cho nên Đức Vua chúng tôi thành lập dự án Bhutan Vì Sự Sống. Dự án này cho chúng tôi thời gian. Cho chúng tôi không gian để thở. Về bản chất đó là cơ chế gây quỹ để chăm sóc các công viên, bảo vệ các công viên, cho đến khi chính phủ chúng tôi tự chủ động hoàn toàn. Ý tưởng là gây quỹ chuyển tiếp từ các cá nhân hảo tâm, các công ty và các cơ quan nhưng thỏa thuận này chỉ được chốt sau khi các điều kiện xác định trước được thỏa mãn và các nguồn quỹ được cam kết đóng. Cách này gọi là nhiều bên đóng góp và chốt một lần: một ý tưởng chúng tôi mượn của Wall Street. Có nghĩa là những nhà hảo tâm cá nhân có thể đóng góp mà không phải lo lắng rằng một mình họ phải ủng hộ cho nguyên kế hoạch bị thiếu vốn. Gần giống như kiểu dự án huy động vốn, có thời gian thực hiện là 15 năm và hàng triệu tấn khí CO2 bị ảnh hưởng. Sau khi đã chốt thỏa thuận chúng tôi sẽ dùng quỹ chuyển tiếp để bảo vệ các công viên, cho chính phủ thời gian để tăng ngân sách của mình dần dần cho đến hết giai đoạn 15 năm. Chính phủ chúng tôi cam kết sẽ tự chi trả toàn bộ từ đó về sau. Chúng tôi gần như sắp đạt được. Mong là sẽ chốt cuối năm nay. Tự nhiên, tôi cảm thấy phấn khởi. (Vỗ tay) Tổ chức Thế Giới Hoang Dã là đối tác chính của chúng tôi trong hành trình này, và tôi muốn nhiệt liệt cám ơn họ vì họ làm được những điều tuyệt vời ở Bhutan và trên khắp thế giới. (Vỗ tay) Ồ, không khí ở đây đang ấm lên. Cám ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện của chúng tôi, câu chuyện về quyết tâm giữ cam kết duy trì carbon trung tính, câu chuyện về việc giữ gìn vẻ đẹp nguyên sơ của đất nước, cho chúng tôi, con cái chúng tôi, cho con cái các bạn và cho cả thế giới. Mà chúng ta đến đây không phải để kể chuyện, đúng không? Chúng ta đến đây để cùng dệt nên ước mơ. Để kết thúc, tôi muốn chia sẻ thêm một ước mơ của tôi. Chuyện gì xảy ra nếu ta tận dụng lãnh đạo và các nguồn tài nguyên có sẵn, tầm ảnh hưởng và niềm đam mê, để mô phỏng ý tưởng Bhutan Vì Sự Sống đến các nước khác để họ cũng có thể bảo tồn các khu vực cần bảo vệ ở nước họ. Dù sao thì, nhiều nước khác cũng đối mặt những vấn đề giống chúng tôi. Họ cũng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể giúp thế giới chiến thắng trong cuộc đấu tranh để bảo tồn tự nhiên, chỉ là do họ hiện không có khả năng đầu tư cho nước mình. Vậy nếu ta thành lập dự án Toàn Cầu Vì Sự Sống, một dạng ngân quỹ quốc tế, để lan tỏa Bhutan Vì Sự Sống khắp thế giới thì sao? Tôi mời các bạn đến giúp tôi, cùng mang ước mơ này xuyên biên giới đến với những ai quan tâm đến tương lai của hành tinh chúng ta. Suy cho cùng thì, chúng ta đến đây để cùng ước mơ, cùng nỗ lực, cùng chống lại nạn biến đổi khí hậu, cùng bảo vệ hành tinh của chúng ta. Vì thực tế là chúng ta sống chung ở trái đất này. Chúng ta có thể có cách ăn mặc khác nhau, nhưng cùng sống ở trái đất này. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn các bạn. Sau đây là ý kiến cá nhân của tôi, và không hề đề cập đến quan điểm hay chính sách của bất kì cơ quan công tố nào. (Cười) Tôi là một công tố viên. Tôi tin vào pháp luật và trật tự. Tôi được nhận nuôi bởi một sĩ quan, một lính hải quân và một thợ cắt tóc. Tôi tin vào trách nhiệm. và rằng tất cả chúng ta phải được an toàn trong xã hội này. Tôi yêu công việc của mình, và đồng nghiệp của tôi. Và trách nhiệm của chúng tôi chính là cố gắng hoàn thiện nó. Bằng cách giơ một cánh tay, hãy cho tôi biết ở đây có bao nhiêu người, trước 25 tuổi, quậy phá ở trường học, đến những nơi không được đến, dám lén uống rượu trước tuổi được phép? (Cười) Được rồi. Bao nhiêu người ở đây từng ăn cắp đồ ở cửa hàng, từng sử dụng chất kích thích, hay từng đi đánh nhau-- với ngay cả anh em ruột mình? Và bây giờ, ai trong số đó bị bắt giam một ngày vì một trong những tội trên? Và bao nhiêu người ở đây nghĩ mình là mối nguy hiểm cho xã hội và cần bị trừng trị vì những hành động trên? (Cười) Vấn đề chính là ở đây. Khi chúng ta bàn về việc đổi mới pháp luật, chúng ta thường chỉ nhìn vào một vài khía cạnh, Đây chính là những gì mà hôm nay tôi muốn nói với các bạn. Nhưng trước tiên-- vì các bạn đã chia sẻ với tôi, nên sau đây sẽ đến lượt tôi thú tội. Mục đích học luật của tôi, ban đầu chỉ là để kiếm tiền. Khi đó tôi không thích làm công việc nhà nước, hay ngành pháp luật hình sự, tôi cũng chưa bao tưởng tượng có ngày mình sẽ trở thành một công tố viên. Lúc sắp học xong năm nhất, tôi nhận được giấy báo đi thực tập ở Roxbury, một chi nhánh thuộc toà án thành phố Boston. Tôi biết đến Roxbury như một khu ổ chuột ở Boston, nơi đầy rẫy các vụ xả súng và tội phạm ma tuý. Cuộc đời và sự nghiệp của tôi đã thay đổi kể từ ngày đầu tiên của kì thực tập đó. Có lần tôi bước vào một phòng xử án, và thấy căn phòng đầy người, từng người một bước lên phía trước để nói đúng hai từ: "Tôi vô tội." Họ đa phần là những người da màu. Sau đó quan toà, luật sư bào chữa và công tố viên sẽ đưa ra quyết định thay đổi cuộc đời họ, mà họ không có quyền can thiệp. Và họ đa phần là người da trắng. Khi từng người, từng người một, bước lên phía trước toà, khiến tôi không khỏi thắc mắc: Tại sao họ lại bị bắt? Tôi muốn tìm hiểu về họ. Khi công tố viên đọc hồ sơ của từng vụ án, tôi thầm nghĩ, ta có thể đoán trước tất cả điều này. Tất cả điều này có thể tránh được... không phải vì tôi là một chuyên gia pháp luật, mà là vì đây là điều tất yếu. Trong kì thực tập đó, tôi bắt đầu nhận ra rằng, những người ngày hôm đó không phải là những tên tội phạm sừng sỏ mà họ đến với chúng tôi để được giúp đỡ nhưng chúng tôi lại chẳng làm gì cả. Vào năm thứ hai đại học, tôi làm trợ lí cho một luật sư bào chữa, và qua đó mà tôi gặp nhiều người trẻ tuổi bị buộc tội giết người. Nhưng ngay trong cả vụ "tàn nhẫn nhất" vẫn ẩn chứa những câu chuyện. Tuổi thơ bất hạnh với những chấn thương tâm lí, bị ngược đãi, nghèo đói, mất người thân, thất học, sớm sa vào vòng vây của cảnh sát và pháp luật, rồi kết quả là một ghế ngồi tại phòng xử án. Khi toà tuyên án tù chung thân cho những kẻ giết người kia, những người mà tôi được tiếp xúc, tôi không thể hiểu được tại sao ta lại chi quá nhiều tiền để nuôi một người trong tù trong vòng 80 năm tới khi mà số tiền đó có thể dùng để cải tạo họ, và có thể ngăn tất cả những chuyện này không xảy ra từ lúc chưa bắt đầu. (Vỗ tay) Khi học đến năm ba đại học, tôi bào chữa cho những người phạm những tội nhẹ, họ đa số bị tâm thần, họ đa số là vô gia cư, họ đa số nghiện ma tuý, tất cả đều cần sự giúp đỡ. Họ tìm đến chúng ta, còn chúng ta thì chẳng giúp được gì. Họ cần sự trợ giúp của chúng ta. Còn chúng ta thì dửng dưng. Họ bị truy tố, phán xét, bào chữa bởi những người không biết một chút gì về họ. Chính sự kém hiệu quả của bộ máy pháp luật đã khiến tôi theo ngành này. Chính sự bất công đã khiến tôi muốn trở thành một luật sư. Chính những động lực này đã thúc đẩy tôi trở thành một công tố viên. Tôi không muốn nói nhiều về những vấn đề như: Pháp luật nước ta cần phải thay đổi, rằng nước Mỹ đang bắt giam khoảng 2.3 triệu người trong tù, và trở thành nước giam giữ nhiều tội phạm nhất thế giới. Rằng có hơn bảy triệu người đang bị quản chế hoặc tạm tha, và luật pháp của chúng ta không hề công bằng với người da màu, đặc biệt là với những người nghèo. Rằng bất cứ lúc nào toà án cũng có thể sơ suất và khiến ta phải ngồi tù vô lý. Nhưng cái không ai để ý là năng lực các công tố viên của ta kém như thế nào. Khi nói về cải cách trong luật hình sự, xã hội thường chú tâm vào ba việc sau: phàn nàn, tranh luận, phản đối cách làm việc của cảnh sát, hình thức xử phạt và nhà tù. Chúng ta hiếm khi hoặc không bao giờ nhắc tới công tố viên. Vào mùa thu năm 2009, một chàng trai trẻ đã bị Sở Cảnh sát thành phố Boston bắt giữ. Cậu ta 18 tuổi, là người Mỹ gốc Phi, đang học lớp 12 tại một trường công lập. Mục tiêu của cậu ta là vào được đại học nhưng với tiền lương ít ỏi từ công việc bán thời gian,cậu ta không thể nào trả nổi tiền học phí của mình. Và trong một loạt các sai lầm, cậu ta đã lấy trộm 30 cái laptop từ một cửa hàng và rao bán chúng trên mạng. Điều này đã khiến cậu ta bị bắt và một bản cáo trạng với 30 tội danh khác. Số năm mà Christopher sắp phải ngồi tù là thứ khiến cậu ta lo sợ nhất. Tuy nhiên cái mà cậu ta không biết chính là hồ sơ phạm tội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của cậu ta. Và người được giao xử lý vụ án là tôi khi hồ sơ của Christopher đặt trên bàn tôi. Nghe có vẻ nói quá lên nhưng thật sự lúc đó, số phận của cậu ta đang nằm trong tay tôi. Tôi lúc đó 29 tuổi, mới chập chứng vào nghề, nhưng tôi hiểu được quyết định của tôi sẽ tác động như thế nào đến cuộc đời của Christopher như thế nào. Trường hợp của cậu ta rẩt nghiêm trọng và cậu ta cần phải trả giá vì điều đó nhưng tôi không nghĩ bắt anh ta sống cùng với vết nhơ này cả đời là câu trả lời đúng. Hầu hết, các công tố viên bước vào nghề ít khi nhận thức được hậu quả của các quyết định mà họ đưa ra, bất kể có cố ý hay không. Mặc dù đã rất thận trọng, chúng tôi tìm đủ mọi cách để tránh các rủi ro bằng mọi giá, và khiến việc bảo mật nghề nghiệp gần như là vô dụng. Bằng cách nào đó, lịch sử đã khiến chúng ta tin rằng hệ thống tư pháp hình sự sẽ nâng cao trách nhiệm người dân tăng cường an ninh xã hội và thực tế đã chứng minh ngược lại. Chúng ta được xét xử hoàn toàn bằng cảm tính nên các công tố viên không được khuyến khích sáng tạo với công việc của mình, hoặc chấp nhận rủi ro cho người dân hoặc không. Ta cứ bám lấy lối mòn lạc hậu, và điều đó ngăn đã chúng tôi trong việc biến xã hội trở nên an toàn hơn. Đa phần các công tố viên ở vị trí của tôi sẽ chọn cách khởi tố Christopher. Họ không đánh giá cao những gì chúng tôi có thể làm. Việc kiện Christopher sẽ khiến anh ta trở thành người có tiền án, và khó có thể xin được việc sau này, và bắt đầu một vòng lẩn quẩn của một chuỗi các thất bại của hệ thống tư pháp ngày nay. Với lý lịch như vậy và không có việc làm, Christopher sẽ không thể nuôi sống bản thân, được giáo dục hay có nhà ở ổn định. Nếu không ai giúp đỡ cuộc sống của anh, Christopher buộc phải phạm nhiều tội hơn và nghiêm trọng hơn. Cuộc đời anh ta càng dính vào pháp luật bao nhiêu, khả năng sẽ tái phạm của anh ta sẽ tăng lên bấy nhiêu cứ tiếp tục lặp lại như vậy-- và còn phải kể đến số tiền rất lớn từ xã hội để trợ cấp cho gia đình, con cái và những ai như anh ta. Và, thưa quý vị, đây chính là kết quả khủng khiếp của cái gọi là bảo đảm an ninh cộng đồng. Khi tôi mới tốt nghiệp đại học luật, tôi cũng như những luật sư khác. Tôi ôm hi vọng trở thành người thực thi công lý, nhưng tôi chưa bao giờ được học thế nào là công lý-- không ai được học. Không một ai. Tuy nhiên, công tố viên lại là người có quyền lực nhất trong hệ thống toà án hình sự. Quyền lực của chúng tôi gần như là vô hạn. Hầu như, không một thẩm phán, cảnh sát, cơ quan lập pháp, hay bất kì thị trưởng, thống đốc, Tổng thống nào được can thiệp vào việc của chúng tôi. Có nên khởi tố Christopher, khiến anh trở thành người có tiền án là tuỳ thuộc vào tôi. Tôi được quyền khởi tố anh ta với 30 tội danh, với một tội danh, chỉ với một tội nhẹ, hoặc không tội nào cả. Tôi có thể cho anh ta cơ hội để đàm phán một thoả thuận hoặc đưa vụ án ra toà, và thậm chí, là ra lệnh tống anh ta vào tù. Đây là những quyết định mà một công tố viên có thể tự do đưa ra mỗi ngày, và chúng tôi không biết và cũng không được dạy về hậu quả nghiêm trọng của các quyết định đó. Vào một đêm hè năm ngoái, tôi tham dự một cuộc họp nhỏ của những người da đen có quyền lực từ khắp thành phố. Trong khi tôi đang nhét đầy miệng mình với bánh kẹp miễn phí, điều hay thấy ở một công chức, (Cười) Tôi thấy bên kia căn phòng, một người đàn ông trẻ vẫy chào, mỉm cười và bước lại phía tôi. Tôi thấy anh ta rất quen nhưng không thể nhớ là đã gặp ở đâu, và trước khi tôi kịp nhớ ra thì anh ấy đã ôm chầm lấy tôi. Và cảm ơn tôi. "Anh đã quan tâm tôi và thay đổi cuộc đời tôi." Anh ấy chính là Christopher, Tôi đã không khởi kiện Christopher. Anh ấy không phải ra toà, vào tù, và hồ sơ không có tiền án. Thay vào đó, tôi đã giúp Christopher; đầu tiên là chịu trách nhiệm cho những việc anh ta đã làm, sau đó, bảo đảm anh ta sẽ không tái phạm lần nữa. Chúng tôi đã tìm lại ba phần tư số máy mà Christopher lấy cắp, và trả lại cửa hàng Best Buy, và lên một kế hoạch kiếm tiền bồi thường cho số máy tính không tìm lại được. Christopher đã đi lao động công ích. Cậu ấy đã viết một bài về ảnh hưởng của vụ án đến tương lai mình và tương lai của cộng đồng. Cậu đã nộp đơn vào đại học, nhận được hỗ trợ tài chính, và cậu ta đã tốt nghiệp sau bốn năm học đại học. (Vỗ tay) Sau đó, tôi nhìn vào bảng tên trước áo cậu, và biết được cậu giờ là giám đốc của một ngân hàng lớn ở Boston, Christopher giờ đã thành đạt-- và còn kiếm nhiều tiền hơn cả tôi-- (Cười) Cậu ta đã thực sự thành công trong sáu năm kể từ ngày đầu tiên tôi gặp cậu ấy ở toà án Roxbury. Tôi không thể nói tất cả thành công mà cậu ta đang có là nhờ tôi, nhưng tôi chắc chắn đã góp phần tạo nên thành công này. Đang có hàng ngàn những Christopher ở ngoài kia, và đang bị nhốt trong tù và nhà lao. Chúng ta cần có hàng ngàn công tố viên nhận ra được điều này và bảo vệ những Christopher đó. Một Christopher có việc làm thì tốt hơn so với một Christopher là tội phạm. Đây là một thắng lợi lớn cho tất cả chúng ta. Nhìn lại, quyết định không đem Christopher ra toà là quyết định đúng đắn. Khi nhìn thấy cậu ấy lần đầu tiên ở toà Roxbury, tôi không thấy một tên tội phạm nào cả. Tôi thấy bản thân mình-- một người đang rất cần sự giúp đỡ. Từng là một thiếu niên bị bắt vì buôn bán ma tuý với số lượng lớn, nên tôi hiểu rất rõ giá trị của cơ hội được làm lại từ đầu khác hẳn với việc đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật. Trong thời gian đó, với sự giúp đỡ và chỉ dẫn của luật sư quận, người giám sát và quan toà, tôi đã biết được khả năng của các công tố viên có thể cứu giúp cuộc sống của một người thay vì huỷ hoại nó. Chúng tôi đã làm như thế ở Boston. Chúng tôi giúp một người phụ nữ bị bắt vì ăn trộm thức ăn cho con tìm được việc làm. Thay vì tống một đứa trẻ vào nhà tù dành cho người lớn vì đã đánh một đứa trẻ khác, chúng tôi đã cho cậu ta điều trị tâm lí và tạm tha có theo dõi. Một cô gái chạy trốn, bị bắt vì làm gái để kiếm sống, cần một nơi an toàn để sống và phát triển -- hay thứ gì đó chúng tôi có thể giúp cô ấy. Tôi thậm chí từng giúp một cậu bé vì sợ đám đầu gấu trong trường bắt nạt sau giờ học, buổi sáng hôm đó, thay vì bỏ hộp cơm trưa vào cặp, cậu đã bỏ một khẩu 9mm nạp đầy đạn. Chúng tôi thường chuẩn bị cho một vụ án từ tháng này qua tháng kia, thu thập tài liệu để tìm ra được giải pháp thực sự cho vấn đề. Vậy sử dụng thời gian thế nào là hiệu quả nhất? Bạn muốn công tố viên của bạn sử dụng thời gian như thế nào? Tại sao chúng ta lại chi 80 tỉ đô vào hệ thống nhà tù mà chúng ta biết là thất bại, trong khi ta có thể dùng số tiền đó để đầu tư vào giáo dục, vào điều trị sức khoẻ tâm lý , vào điều trị cai nghiện ma tuý và đầu tư vào cộng đồng để cộng động chúng ta phát triển hơn? (Vỗ tay) Vậy việc này ảnh hưởng gì đến bạn? Thứ nhất, chúng ta đang bỏ ra rất nhiều tiền. Là tiền của chúng ta. Tại một số bang, hằng năm phải tốn 109,000 đô để nhốt một thiếu niên trong tù, và 60% khả năng sẽ bị bắt lại vào cùng một nhà tù. Đây là sự thu hồi quá tệ cho một khoản đầu tư. Thứ hai: đây là điều đúng đắn cần phải làm. Nếu công tố viên là một trong những yếu tố tạo ra các rắc rối, thì bổn phận của chúng tôi là giải quyết chúng bằng cách sử dụng dữ liệu và nghiên cứu từ các ngành khác. Và thứ ba: tiếng nói và lá phiếu của bạn rất quan trọng. Lần tới, nếu địa phương bạn có tổ chức bầu cử luật sư với quyền hạn của mình, bạn hãy hỏi ứng cử viên: 1. Anh sẽ làm gì để tôi và cộng đồng tôi được an toàn hơn? 2. Anh sẽ thu thập những thông tin gì, và anh sẽ đào tạo các công tố viên như thế nào để họ biết tận dụng những dữ liệu đó? Và thứ ba: Nếu nó không hiệu quả với tất cả mọi người, anh sẽ làm gì để khắc phục? Nếu họ không trả lời được, thì công việc này không dành cho họ. Mỗi một người đã giơ tay ở đầu buổi nói chuyện, là mỗi một ví dụ sống động về sức mạnh của cơ hội, của sự can thiệp, của sự ủng hộ, và cả của tình yêu. Có lẽ mỗi người các bạn đang phải chịu các hình phạt khác nhau vì bất cứ tội gì mà bạn mắc phải, nhưng hầu như không ai phải ngồi tù, để các bạn có được ngày hôm nay -- trở thành những người ưu tú nhất thế giới. Hàng ngày, có hàng ngàn công tố viên trên khắp nước Mỹ đang nắm giữ quyền lực rất lớn và nó có thể mang lại tai hoạ nhưng cũng có thể mang lại những cơ hội, sự can thiệp, sự ủng hộ, và vâng, cả tình yêu nữa. Đây là những đặc điểm của một cộng đồng vững mạnh, mà một cộng động vững mạnh thì an toàn. Nếu cộng đồng bạn có vấn đề gì, đừng để luật sư bạn đã chọn giải quyết chúng theo lối lạc hậu, kém hiệu quả, tốn kém. Yêu cầu nhiều hơn; hãy bỏ phiếu cho công tố viên nào giúp bạn tránh xa nhà tù chứ không phải bỏ tù bạn. Yêu cầu thứ tốt hơn. Bạn và con bạn xứng đáng với điều đó, những người mắc kẹt trong tù xứng đáng với điều đó, nhưng quan trọng nhất, là những người mà ta đã thề sẽ bảo vệ và mang lại công bằng. Chúng ta phải, chúng ta phải làm tốt hơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn rất nhiều. Ở Ấn Độ, chúng tôi có những đại gia đình. Hẳn nhiều người đã biết điều này. Do đó cũng có nhiều buổi họp mặt gia đình. Khi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường đưa tôi đến các buổi họp mặt. Nhưng chỉ có một điều mà tôi luôn mong đợi đó là được chơi với các anh em họ. Và tôi có một người chú người luôn có mặt, luôn sẵn lòng chơi đùa với chúng tôi, chú bày đủ trò chơi, giúp bọn trẻ chúng tôi tận hưởng thời thơ ấu. Chú tôi là người cực kỳ thành công: ông tự tin và mạnh mẽ. Nhưng con người nồng nhiệt ấy dần sa sút sức khỏe. Ông bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Parkinson là căn bệnh làm thoái hóa hệ thần kinh, khiến chú tôi, một người từng rất độc lập đột nhiên cảm thấy những việc như uống cà phê trở nên quá khó khăn. Chú tôi bắt đầu dùng khung tập đi để di chuyển, và khi xoay trở, ông phải bước từng bước một, như thế này, rất khó nhọc. Từ đó, chú tôi, người từng là trung tâm trong mọi buổi họp mặt gia đình, đột nhiên trở nên lặng lẽ. Ông tránh né ánh mắt thương hại của mọi người. Và ông không phải người duy nhất trên thế giới. Mỗi năm, 60.000 người được chẩn đoán mắc Parkinson, và con số này không ngừng gia tăng. Là kỹ sư, ta luôn mong thiết kế của mình giải quyết được mọi mặt vấn đề, một giải pháp giải quyết được tất cả, nhưng không phải lúc nào cũng cần giải pháp phức tạp. Bạn có thể tập trung vào những vấn đề đơn giản và thiết kế những giải pháp nhỏ hơn để cuối cùng tạo nên tác động lớn. Vì vậy, mục tiêu của tôi không phải là chữa bệnh Parkinson, mà là giúp người bệnh làm mọi việc hàng ngày dễ dàng hơn, và tạo nên chuyển biến thực sự. Như vậy, trước tiên tôi cần quan tâm đến chứng run rẩy, đúng không? Chú tôi nói rằng ông không còn uống cà phê hay trà ở nơi công cộng nữa chỉ để khỏi phải lúng túng, vậy nên, tôi đã thiết kế một chiếc cốc-không-tràn. Hiệu quả của nó hoàn toàn nhờ vào hình dạng. Đường cong trên đỉnh giúp chất lỏng chảy ngược vào phía trong nếu cốc bị rung, nên giữ chất lỏng nằm bên trong cốc hiệu quả hơn cốc thường. Nhưng quan trọng là chiếc cốc không có vẻ là sản phẩm dành cho người bệnh Parkinson. Nó giống một chiếc cốc bình thường mà tôi, bạn, hay ai đó vụng về có thể dùng điều đó giúp người bệnh Parkinson dễ sử dụng cốc, và dễ hòa nhập. Rất tốt, vậy là giải quyết xong một vấn đề, nhưng còn nhiều việc khác. Suốt một thời gian, tôi trò chuyện với chú tôi, hỏi thăm ông, nhưng rồi nhận ra mình chỉ có được những thông tin rất sơ sài, hay chỉ tự trả lời câu hỏi của chính mình. Nhưng tôi thật sự cần đào sâu vấn đề để có hướng đi mới. Nên tôi nghĩ, mình hãy quan sát chú làm công việc hàng ngày, khi ông dùng bữa, lúc ông xem TV. Và rồi, khi tôi đang chăm chú nhìn ông bước đến bàn ăn, tôi chợt nhận ra, người đàn ông này bước đi trên mặt đất phẳng rất khó nhọc, vậy làm sao ông leo cầu thang? Bởi vì ở Ấn Độ, chúng tôi không có loại thanh trượt để đưa bạn lên cầu thang như ở các nước phát triển. Mỗi người phải thực sự leo lên cầu thang. Vì vậy chú tôi nói, "Được thôi, để chú cho con xem chú làm thế nào." Hãy xem tôi đã nhìn thấy gì. Chú tôi đã mất rất lâu để đến được vị trí này, và suốt lúc đó, tôi chỉ nghĩ, "Lạy Chúa tôi, chú làm thiệt hở trời? Chú sẽ thực sự leo thang mà không cần khung tập đi sao? Và rồi... (Tiếng cười) Và khi trở lên, ông cũng làm rất dễ dàng. Ngạc nhiên chưa? Vâng, tôi cũng hết hồn. Như vậy, người đàn ông này vốn không thể bước đi trên đất bằng đột nhiên lại leo thang hết sức thành thạo. Khi nghiên cứu, tôi nhận ra lý do: vì leo thang là một chuyển động liên tục. Một người đàn ông khác cũng mắc triệu chứng tương tự chú tôi và cũng dùng khung tập đi, nhưng khoảnh khắc ông ta leo lên xe đạp, mọi triệu chứng đều biến mất, bởi vì đó cũng là một chuyển động liên tục. Vì vậy, chìa khóa cho giải pháp của tôi là chuyển cảm giác leo cầu thang lên trên mặt đất. Nhiều ý tưởng đã được thử nghiệm và kiểm chứng bởi chú tôi Nhưng ý tưởng cuối cùng hiệu quả là đây. Hãy xem thử. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Ông đi nhanh hơn hẳn, đúng không? (Vỗ tay) Tôi gọi ý tưởng này là "cầu thang ảo", khi cầu thang ảo đột ngột chấm dứt, chú tôi đã sững người, đó là hội chứng chuyển-động-bị-ngắt-quãng Nó rất thường xảy ra, Vậy sao chúng ta không làm một cầu thang ảo dẫn đến mọi căn phòng, để giúp họ cảm thấy tự tin hơn? Bạn biết đó, công nghệ không luôn như ta tưởng. Cái ta cần là những giải pháp lấy con người làm trọng tâm. Tôi có thể dễ dàng tạo thang ảo bằng máy chiếu hay kính Google Glass, hoặc thứ gì đó giống vậy. Nhưng tôi chỉ đơn giản "in" nó lên sàn nhà. Phương pháp "in" này có thể áp dụng trong bệnh viện để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Điều tôi muốn làm là giúp mọi người bệnh Parkinson cảm thấy như chú tôi ngày hôm đó. Chú nói, tôi đã giúp ông cảm thấy mình trở lại như xưa. Từ "Thông minh" ngày nay thường được đánh đồng với công nghệ cao, và thế giới chỉ trở nên thông minh và thông minh hơn mỗi ngày. Nhưng tại sao "thông minh" không thể là thứ gì đó đơn giản mà vẫn hiệu quả? Tất cả những gì chúng ta cần là một chút cảm thông, và một chút hiếu kỳ, để nghĩ khác đi, và quan sát. Nhưng chúng ta đừng ngừng lại ở đó. Hãy tìm kiếm những vấn đề phức tạp. Đừng ngại khó. Hãy mổ xẻ vấn đề, biến vấn đề thành nhiều vấn đề nhỏ hơn. rồi tìm giải pháp đơn giản cho chúng. Hãy thử nghiệm các giải pháp, cứ thất bại nếu cần, nhưng có thêm hiểu biết để cải tiến nó. Thử tưởng tượng ta có thể làm gì nếu mọi người đều tìm kiếm giải pháp đơn giản. Thế giới sẽ thế nào nếu ta kết hợp mọi giải pháp đơn giản của mọi người? Hãy tạo nên một thế giới thông minh hơn nhưng bằng sự giản đơn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn có giỏi như bạn nghĩ? Bạn có giỏi quản lí tiền? Hay giỏi đọc cảm xúc người khác? Sức khỏe của bạn như thế nào so với những người bạn quen biết? Ngữ pháp của bạn có trên mức trung bình? Việc biết mình tài giỏi đến đâu khi so sánh với người khác không chỉ giúp ta thêm tự tin, mà còn giúp ta biết được khi nào nên nghe theo lí trí và bản năng và khi nào nên xin lời khuyên từ ai đó. Thế nhưng, nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng chúng ta không giỏi lắm trong việc tự đánh giá năng lực. Trên thực tế, ta thường đánh giá quá cao bản thân. Các nhà nghiên cứu đã gọi hiện tượng này là Hiệu ứng Dunning-Kruger. Hiệu ứng này giải thích tại sao hơn 100 nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có tính ảo tưởng tự tôn. Chúng ta đánh giá mình cao hơn người khác đến mức vi phạm cả những định luật toán học. Khi hai kỹ sư phần mềm ở hai công ty được yêu cầu đánh giá hiệu quả làm việc của họ, 32% kỹ sư ở công ty này và 42% ở công ty kia đặt mình vào top 5% cao nhất. Trong một nghiên cứu khác, 88% tài xế người Mỹ cho là mình có kỹ năng lái xe trên mức trung bình. Đó không phải là những nghiên cứu duy nhất. Thường thì mọi người có xu hướng đánh giá mình cao hơn người khác trong những lĩnh vực như sức khỏe, khả năng lãnh đạo, đạo đức và hơn thế. Điều thực sự thú vị là những người có ít khả năng nhất thường đánh giá bản thân là những chuyên gia giỏi nhất. Người được xem là kém về lí luận logic, ngữ pháp, kiến thức tài chính, toán, thông minh cảm xúc, thử nghiệm y khoa, và cờ vua đều có xu hướng đánh giá mình thành thạo gần như một chuyên gia thực thụ. Vậy những ai dễ bị ảo tưởng như thế này nhất? Đáng buồn thay, tất cả chúng ta đều có nhiều lỗ hổng năng lực mà ta không nhận ra. Tại sao thế? Khi hai nhà tâm lí học Dunning và Kruger lần đầu mô tả hiệu ứng và năm 1999, họ cho rằng người bị thiếu kiến thức và kĩ năng ở một mặt nào đó sẽ bị ảnh hưởng bởi hai thứ cùng lúc. Thứ nhất, họ phạm sai lầm và có những quyết định tồi tệ. Nhưng thứ hai, chính những lỗ hổng kiến thức ấy ngăn họ nhận ra lỗi sai. Nói cách khác, người kém thiếu kỹ năng chuyên môn cần thiết để nhận ra mình kém đến đâu. Ví dụ, khi nghiên cứu các thí sinh ở một giải hùng biện của trường đại học, 25% số đội kém nhất ở vòng chơi đầu tiên thua bốn trên năm vòng đấu. Nhưng họ nghĩ rằng họ đã thắng gần 60%. Không nắm chắc luật hùng biện, họ đơn giản là không thể nhận ra khi nào hay đã bao nhiêu lần luận điểm của họ bị đánh bại. Hiệu ứng Dunning-Kruger không phải là việc để cái tôi che mù điểm yếu. Người ta thường chấp nhận thiếu sót của mình khi biết về nó. Trong một nghiên cứu, sinh viên kém về câu hỏi logic ngay từ ban đầu khi học giờ logic sẵn sàng thừa nhận thành tích ban đầu của họ rất tệ. Đó có thể là lí do vì sao người có kỹ năng ở mức trung bình hoặc chuyên gia thường kém tự tin vào khả năng của mình. Họ biết đủ để hiểu rằng còn rất nhiều điều họ không biết. Nghĩa là, các chuyên gia sẽ nhận thức được họ thông thạo vấn đề đến đâu. Nhưng họ lại thường mắc một sai lầm khác: họ cho rằng mọi người khác cũng thông thạo như thế. Cho nên, những người này, dù kém cỏi hay thực sự giỏi, vẫn thường bị vướng vào rắc rối của việc đánh giá sai bản thân. Khi không có kĩ năng, họ không thể tự nhận ra sai lầm. Khi quá giỏi, họ không nhận ra khả năng của mình vượt trội đến thế nào. Vậy nên, nếu không thể nhận ra sự tồn tại của hiệu ứng Dunning-Krugger, bạn có thể làm gì để biết năng lực của mình thực sự đến đâu? Đầu tiên, hãy hỏi ý kiến của người khác, và xem xét ý kiến đó, ngay cả khi nó thật khó nghe. Thứ hai, và quan trọng hơn là, hãy không ngừng học hỏi. Càng hiểu biết, chúng ta càng có ít khả năng có lỗ hổng trong năng lực. Có thể tất cả đều được tóm gọn trong câu thành ngữ xưa: Khi cãi nhau với một kẻ ngốc, trước tiên, hãy chắc rằng, mình không phải là kẻ ngốc trong mắt họ. Đây là một câu chuyện về cách chúng ta nhìn nhận sự việc. Câu chuyện về người phụ nữ này, tên cô ấy là Natalia Rybczynski. Cô là nhà cổ sinh vật học, công việc của cô chủ yếu là đào bới những thứ đã chết từ lâu. (Băng ghi âm) Natalia Rybczynski: Vâng, tôi có nghe ai đó gọi mình là "Tiến sĩ của những thứ đã chết" Latif Nasser: Và tôi nghĩ cô ấy thực sự thú vị vì nơi mà cô đào được những thứ đó lên ở tận lãnh nguyên Canadian hẻo lánh của vùng Bắc Cực. Một ngày mùa hè năm 2006, cô đang khai quật ở khu vực Fyles Leaf Bed, cách cực Bắc từ chưa đến 10 vĩ độ. (Băng ghi âm) NR : Thực ra thì không thú vị mấy vì bạn phải đi bộ suốt cả ngày dài với ba lô, GPS, sổ ghi chép, và thu gom bất kì thứ gì có khả năng là hóa thạch. LN: Tình cờ, cô để ý có thứ gì đó. (Băng ghi âm) NR: Nó có màu sắt gỉ, kích thước bằng lòng bàn tay. Nó nằm đó ngay trên mặt đất. LN: Lúc đầu, cô cho rằng đó chỉ là một mẩu gỗ nhỏ, bởi nó giống thứ mà người ta đã tìm thấy trước đây ở Flyes Leaf Bed -- những phần khác nhau của cây thời tiền sử. Nhưng tối hôm đó, lúc quay trở lại chỗ cắm trại ... (Băng ghi âm): ... Tôi lấy kính lúp ra, để quan sát nó kĩ hơn và phát hiện cái đó hình như không có vân gỗ. Có lẽ là thứ gì đó còn sót lại, nhưng nó thực sự giống như là ... xương. LN: Cho nên, hơn 4 năm tiếp theo, cô đã đến khu vực đó rất nhiều lần, và cuối cùng thu thập được tổng cộng 30 mảnh xương tương tự, đa số chúng đều rất nhỏ. (Băng ghi âm) NR: Chúng không nhiều lắm, vừa đủ đựng trong một chiếc túi Ziploc nhỏ. LN: Và cô cố xếp chúng lại với nhau như chơi trò xếp hình. nhưng công việc khá là khó khăn. (Băng ghi âm) NR: Chúng vỡ ra thành vô vàn những mảnh nhỏ, tôi phải dùng đến cát và mát tít, và chúng nhìn không được đẹp mắt cho lắm. Cuối cùng, chúng tôi phải dùng đến máy quét mặt 3 chiều. LN: Ồ NR: Đúng vậy (Tiếng cười) LN: Hóa ra, dùng máy móc thì công việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều. (Băng ghi âm) NR: Giống như là phép màu vậy khi tất cả chúng đều khớp với nhau. LN: Làm sao bạn chắc rằng mình đã xếp chúng lại với nhau một cách chính xác? Liệu có khả năng bạn xếp lại bằng một cách khác và thành ra một con vẹt đuôi dài hay thứ gì khác chẳng hạn? (Tiếng cười) (Băng ghi âm) NR: Không, chúng tôi đã làm được. LN: Thứ mà cô tìm được là một đoạn xương ống chân, đặc biệt, nó là của một loài động vật có vú móng chẻ, như bò hay cừu. Nhưng không thể nào là hai loài trên. Vì mẩu xương rất lớn. (Băng ghi âm) NR: Mẫu xương này có kích thước khổng lồ. Loài này chắc chắn phải rất to lớn. LN: Vậy có thể là con gì? Bế tắc, cô đưa một trong những mảnh xương cho vài đồng nghiệp ở Colorado xem, và họ có một sáng kiến. (Băng ghi âm) NR: Chúng tôi dùng cưa khía ở bên cạnh mẩu xương, và thật thú vị, có mùi phát ra từ đó. LN: Nó có mùi giống như thịt cháy. Đó chính là mùi mà Natalia ngửi thấy khi cắt hôp sọ trong phòng thí nghiệm giải phẫu tổng hợp: collagen. Collagen là chất tạo nên cấu trúc xương của chúng ta. Thường thì qua nhiều năm, chúng sẽ phân hủy. Nhưng trong trường hợp này, Bắc Cực có chức năng như một cái tủ đông khổng lồ giúp bảo quản collagen. Một hay hai năm sau đó, Natalia tham dự hội thảo ở Bristol, cô đã gặp một đồng nghiệp tên là Mike Buckley. Anh ta đang thử nghiệm một phương pháp mới gọi là lấy dấu collagen Thì ra các loài động vật khác nhau sẽ có cấu trúc collagen khá là khác nhau, nên nếu bạn có mẫu collegen của một mẩu xương không rõ nguồn gốc, bạn có thể so sánh nó với mẫu collagen của những loài đã biết rồi, và biết đâu chúng lại khớp nhau. Nên cô gửi cho đồng nghiệp một vài mẩu xương bằng đường hàng không của FedEx Express. (Băng ghi âm) NR: Tôi muốn theo dấu nó. Nó khá là quan trọng mà. (Tiếng cười) LN: Anh tiến hành kiểm tra, so sánh nó với 37 mẫu collagen của các loài động vật đương đại đã được biết đến. Và, đã có kết quả trùng khớp. Thì ra mẩu xương 3,5 triệu năm tuổi mà Natalia đào được ở vùng cao Bắc Cực thuộc về... một con lạc đà. (Tiếng cười) (Thu âm) NR: Lúc đó tôi nghĩ rằng, cái gì? Thật đáng ngạc nhiên nếu nó là sự thật LN: Vì thể, họ kiểm tra rất nhiều mảnh xương khác, và có được cùng một kết quả tương tự với từng mẩu. Tuy nhiên, dựa vào kích thước mẩu xương tìm thấy thì con lạc đà này lơn hơn gấp 30% so với lạc đà ngày nay. Vậy nên nó phải cao tầm 2,7 mét nặng gần 1 tấn (Phản ứng của khán giả) Chính xác thì, Natalia đã tìm thấy một con lạc đà Bắc Cực khổng lồ. (Tiếng cười) Khi bạn nghe thấy từ "lạc đà" điều thoáng qua trong đầu có thể một trong những trường hợp sau, Lạc đà hai bứu ở Trung và Đông Á Cũng có thể là loài hay xuất hiện trên các bưu thiếp lạc đà một bứu sinh vật đặc hữu của sa mạc-- di chuyển qua những nơi nóng bỏng, đầy cát như Trung Đông hay sa mạc Sahara có một cái bứu vĩ đại trên lưng để trữ nước cho những cuộc du hành dài trên sa mạc, có bàn chân to, rộng để vượt qua những đụn cát. Thì làm thế quái nào mà một trong số chúng lại xuất hiện ở vùng cao Bắc Cực? Trước phát hiện của Natalia, đã từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng Thực ra, lạc đà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. (Nhạc : The Star-Spangled Banner)- Quốc Ca Hoa Kỳ (Tiếng cười) Chúng bắt nguồn từ đây. Từ 45 triệu năm trước, gần 40 kể từ khi lạc đà xuất hiện chúng ta chỉ có thể tìm thấy chúng ở Bắc Mỹ, có khoảng 20 loài lạc đà khác nhau hay có lẽ hơn thế. (Thu âm) LN: Nếu tôi xếp chúng thành một đường thẳng thì chúng có khác nhau không? NR: Vâng, kích cỡ cơ thể của chúng khác nhau. Chúng ta có một loài có cổ rất dài nó có giống như hưu cao cổ. LN: Một số thì có mõm giống cá sấu. (Thu âm) NR: Loài sơ khai đầu tiên có hình dáng rất nhỏ đa số có kích thước bằng loài thỏ LN: Cái gì? Lạc đà nhỏ bằng thỏ? (Thu âm) NR: Loài xuất hiện đầu tiên. nên chắc chắn bạn không nhận ra chúng được đâu. LN: Chúa ơi, tôi muốn một con lạc đà thỏ. (Thu âm) NR: Tôi biết, tuyệt cú mèo đúng không? (Tiếng cười) LN: Khoảng 3 đến 7 triệu năm trước, một nhánh lạc đà di chuyển đến Nam Mỹ, nơi chúng tiến hóa thành lạc đà không bướu và lạc đà Alpaca, và một nhánh khác vượt eo biển Bering đến Châu Á và Châu Phi. Và khoảng cuối kỉ băng hà cuối cùng, Lạc đà Bắc Mỹ tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã biết rõ điều này, nhưng không có bất kì sự giải thích về việc tại sao Natalia tìm thấy chúng ở một nơi rất xa phía Bắc. tại sao sự cách biệt nhiệt độ rất lớn giữa vùng cực và sa mạc Sahara mà chúng lại sống được. Công bằng mà nói thì, cách đây 3,5 triệu năm Nhiệt độ Bắc Cực trung bình ấm hơn 22 độ C so với bây giờ. nên có cả rừng lá kim phương Bắc giống như Yukon và Siberia ngày nay. Nhưng vẫn có 6 tháng mùa đông hồ nước đóng băng. và bão tuyết. Có cả một ngày 24 giờ đều là bóng tối Vậy, làm sao ... làm sao? Làm sao một trong nhưng siêu sao của sa mạc Sahara lại có thể tồn tại trong điều kiện Bắc Cực? (Tiếng cười) Natalia và đồng nghiệp của cô đã tìm ra đáp án. Thật là một đáp án tuyệt vời. Chuyện gì xảy ra nếu các đặc điểm ta cho rằng giúp lạc đà thích nghi với các địa điểm như Sahara, thực chất có liên quan đến việc giúp chúng sống qua những ngày đông? Chuyện gì xảy ra nếu bàn chân rộng không những giúp chúng di chuyển trên đụn cát, mà còn trên cả tuyết, giống như đôi giày tuyết vậy? Nếu cái bứu, thông tin quá bất ngờ với tôi, không chứa nước mà dự trữ chất béo-- (Tiếng cười) để giúp chúng trải qua 6 tháng đông dài, khi thức ăn khan hiếm? Mà chỉ sau đó, rất lâu sau khi vượt eo biển thì chúng mới biến đổi đặc điểm thích ích với mùa đông trên cơ thể cho phù hợp với môi trường hoang mạc? Ví như, bứu trên lưng lại giúp ích cho chúng ở vùng khí hậu nóng hơn, vì chứa tất cả mỡ tại một điểm, bạn biết mà, như đeo một cái túi chứa chất béo trên lưng, đồng nghĩa với việc bạn không cần cách nhiệt trên những bộ phận khác trên cơ thể. điều đó giúp tản nhiệt dễ dàng hơn. Đó là một ý tưởng điên rồ, có lẽ đó là bằng chứng cho cách mà lạc đà thích nghi với môi trường đặc trưng ở sa mạc và cũng chứng minh cho việc làm sao chúng thích khi với vùng cao Bắc Cực trong quá khứ. Tôi không phải người đầu tiên kể câu chuyện này. Những người khác cũng đã nói đến nó như một minh chứng cho sự kì diệu của sự phát triển sinh học. hay cho đó là chìa khóa đến sự biến đổi khí hậu trong tương lai Nhưng tôi thích câu chuyện này vì lí do hoàn toàn khác. Với tôi, đây là câu chuyện về chúng ta, về cách chúng ta nhìn thế giới và cách nhìn đó thay đổi như thế nào. Tôi được đào tạo để trở thành sử gia. Và tôi biết rằng thực ra rất nhiều nhà khoa học cũng là nhà sử học. Họ hiểu được quá khứ. Họ biết được lịch sử thành thành vũ trụ, của hành tinh chúng ta về cả cuộc sống trên quả đất này Với tư cách là nhà sử học, bạn bắt đầu với việc nghĩ đến cách nào mà câu chuyện diễn ra. (Thu âm)NR: Chúng tôi tạo nên câu chuyện và bám theo nó, giống như việc lạc đà ở sa mạc, phải không? Một câu chuyện thật tuyệt vời! Nó áp dụng hoàn toàn với ý tưởng này. Rõ ràng, nó vẫn luôn tồn tại. LN: Nhưng bất kì lúc nào, bạn cũng có thể tìm ra một ít bằng chứng. Bạn có thể biết được những điều rất nhỏ sẽ khiến bạn thay đổi mọi thứ mà bạn nghĩ là bạn biết. Như trong câu chuyện này, nhà khoa học tìm thấy một mảnh vỡ mà cô tưởng là mẫu gỗ, vì thế mà khoa học trở nên hoàn toàn mới lạ và lí thuyết bất thường về tại sao những sinh vật hoang đường của tiến sĩ Seuss lại có có dáng vẻ như vậy. Đối với tôi, thì nó đã đảo ngược hoàn toàn cách nghĩ của tôi về lạc đà. Từ một sinh vật đặc hữu chỉ thích ứng đối với một loại môi trường nhất định, chỉ có thể thấy ở Sahara, lại trở thành một nhân vật du hành thế giới, và xuất hiện ở một nơi nào khác. (Vỗ tay) Đây là Azuri. Chào Azuri, mày khỏe không? Vâng, hôm nay tôi dẫn đến một cô bạn lạc đà. (Tiếng cười) Azuri đang trong kì nghỉ sau buổi biểu diễn của cô ở trung tâm hòa nhạc Radio City. (Tiếng cười) Đây không phải là chuyện đùa mà. Sao cũng được -- Thực chất, sự hiện diện của Azuri là nhân chứng sống nhắc nhở chúng ta rằng thế giới quanh vô cùng năng động. Nó đòi hỏi chúng ta năng lực tái thích nghi và tưởnng tượng. (Tiếng cười) Phải không, Azuri? Chúng ta chỉ là một mảnh vỡ của mẩu xương nhỏ để nhìn thế giới một cách mới mẻ Cảm ơn vì đã lắng nghe (Vỗ tay) Mùa hè năm 1997, tàu vũ trụ Pathfinder của NASA hạ cánh trên bề mặt sao Hỏa, và bắt đầu truyền đi những hình ảnh đầy ấn tượng về Trái Đất. Nhưng sau vài ngày, con tàu gặp phải một sự cố nghiêm trọng. Việc truyền tín hiệu bị ngừng lại. Pathfinder đã trì hoãn công việc của chính mình: nó vẫn hoạt động nhưng không thể thực hiện công việc quan trọng nhất. Vậy điều gì đã xảy ra? Hóa ra con tàu bị lỗi ở bộ lập lịch biểu. Mọi hệ thống vận hành đều có một thiết bị được gọi là bộ lập lịch biểu giúp CPU biết được thời gian dành cho mỗi công việc là bao lâu và sau đó, chuyển sang công việc gì. Thực hiện đúng, máy tính sẽ hoạt động dễ dàng giữa nhiều công việc, cho ta cảm giác chúng làm mọi việc cùng một lúc. Tuy nhiên, ta đều biết chuyện gì sẽ xảy ra khi có sự cố. Và điều này dường như cho con người chúng ta chút an ủi rằng ngay cả máy tính cũng có lúc "ngập đầu" trong công việc. Nghiên cứu về quá trình lập biểu trong khoa học máy tính có thể cho ta một vài bài học trong "cuộc chiến" với thời gian. Một trong những bài học đầu tiên là thời gian bạn dành để ưu tiên công việc chính là thời gian bạn không làm việc gì. Chẳng hạn như khi kiểm tra email, bạn lướt qua mọi thư đến, rồi chọn cái nào quan trọng nhất. Trả lời xong thư đó, bạn lặp lại quy trình trên. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng cách làm này có vấn đề. Nó được biết đến với tên gọi thuật toán bậc hai thời gian. Với hộp thư có số lượng gấp đôi, việc lướt qua mail mất gấp đôi thời gian và bạn phải trả lời lượng mail gấp đôi! Nghĩa là lượng công việc gấp lên bốn lần. Các lập trình viên của hệ thống máy tính Linux đã gặp phải vấn đề tương tự vào năm 2003. Linux xếp thứ hạng mỗi công việc theo mức độ quan trọng, và đôi khi dành nhiều thời gian để sắp xếp hơn là thực hiện. Giải pháp của các lập trình viên là thay thế hệ thống xếp hạng này bằng một số lượng hữu hạn nhóm ưu tiên. Hệ thống sẽ không quá tỉ mỉ trong việc lựa chọn nhiệm vụ tiếp theo mà dành nhiều thời gian hơn để thực hiện nhiệm vụ. Vì thế, với email, việc cố gắng trả lời thư quan trọng nhất trước chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi . Với hộp thư có số lượng gấp 3 lần thông thường, thời gian bạn cần để trả lời hết sẽ gấp lên đến 9. Tốt nhất, bạn nên trả lời theo thứ tự thời gian, hoặc thậm chí ngẫu nhiên! Đôi khi, không làm mọi việc theo thứ tự hoàn hảo lại chính là chìa khóa giúp bạn hoàn thành công việc. Một bài học khác rút ra từ cách lập biểu của máy tính liên quan đến một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại: sự gián đoạn. Khi máy tính chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, quá trình chuyển ngữ cảnh sẽ diễn ra, máy tính ghi nhớ vị trí của nó ở một nhiệm vụ, chuyển dữ liệu cũ ra khỏi bộ nhớ và chuyển dữ liệu mới vào. Mỗi hành động này đều có cái giá của nó. Bài học ở đây là cần thỏa hiệp giữa hiệu quả công việc và sự phản ứng nhanh nhạy. Để hoàn thành công việc, bạn cần hạn chế chuyển đổi ngữ cảnh. Nhưng để phản ứng nhanh, bạn cần phản hồi bất kì khi nào có sự thay đổi. Hai nguyên tắc này về cơ bàn là đối lập nhau. Hiểu được sự đối lập này sẽ giúp chúng ta quyết định mình muốn đạt được sự thỏa hiệp ở mức độ nào. Cách giải quyết hiển nhiên là hạn chế sự gián đoạn trong công việc, nhưng giải pháp ít hiển nhiên hơn là nhóm các gián đoạn lại với nhau. Nếu email hoặc các loại thông báo bạn nhận được không yêu cầu phản hồi gấp hơn mỗi tiếng một lần, thì đó chính là tần suất bạn nên kiểm tra hộp thư. Không hơn. Trong khoa học máy tính, ý tưởng này có tên là điều tiết gián đoạn. thay vì giải quyết từng gián đoạn ngay khi chúng xảy ra. Chuột bị di chuyển? Một phím được bấm? Thêm file được tải về? Hệ thống tập hợp những gián đoạn này dựa trên thời gian mỗi gián đoạn có thể chờ để được giải quyết. Vào năm 2013, điều tiết gián đoạn đã giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ pin của laptop. Vì hạn chế gián đoạn cho phép hệ thống kiểm tra mọi hoạt động ở cùng một lúc, rồi nhanh chóng quay trở lại trạng thái ít tiêu thụ điện năng. Chúng ta có thể học phương pháp này từ máy tính. Áp dụng phương pháp tương tự cho phép con người lấy lại sự tập trung, và trả lại một điều khá hiếm hoi trong cuộc sống hiện đại: sự nghỉ ngơi. Một con muỗi đậu trên tay bạn, tiêm hóa chất của nó vào trong da bạn, và bắt đầu ăn. Bạn sẽ thậm chí không biết nó ở đó nếu không có vết sưng đỏ xuất hiện, kèm theo bởi một cơn ngứa ngáy. Nó khó chịu, nhưng chỗ sưng đó là một dấu hiệu quan trọng rằng bạn đang được bảo vệ bởi hệ miễn dịch của bạn, cơ quan bảo vệ chủ yếu của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, ốm đau và bệnh. Hệ thống này là một mạng lưới các tế bào, mô và các cơ quan điều phối sự phòng vệ của cơ thể bạn chống lại bất kì mối đe dọa nào đến sức khỏe. Không có nó, bạn sẽ bị phơi nhiễm với hàng tỉ vi khuẩn, vi rút và chất độc có thể tạo ra thứ gì đó nhỏ như vết cắt hay một cơn cảm lạnh theo mùa chết người. Hệ miễn dịch dựa vào hàng triệu tế bào máu trắng phòng vệ, được gọi là bạch cầu, bắt nguồn từ tủy xương của ta. Những tế bào này di chuyển đến dòng máu và hệ thống bạch huyết, một mạng lưới các mạch giúp làm sạch độc tố trong cơ thể và chất dư thừa. Cơ thể của ta có nhiều bạch cầu: có khoảng 4,000 đến 11,000 tế bào bạch cầu trong mỗi micro lít máu. Vì chúng di chuyển xung quanh, bạch cầu làm việc như những nhân viên bảo vệ, liên tục kiểm tra máu, mô, và các cơ quan cho những dấu hiệu đáng nghi. Hệ thống này chủ yếu dựa vào các dấu hiệu gọi là kháng nguyên. Các dấu vết phân tử này trên bề mặt mầm bệnh và những chất lạ khác tiết lộ sự hiện diện của những kẻ xâm lăng. Ngay khi các bạch cầu phát hiện ra chúng, nó chỉ mất vài phút để phản ứng miễn dịch bảo vệ của cơ thể xảy ra. Các mối nguy hại đến cơ thể ta rất nhiều, nên phản ứng miễn dịch phải thích nghi như nhau. Có nghĩa là dựa vào nhiều loại bạch cầu khác nhau để giải quyết các mối đe dọa trong nhiều cách khác nhau. Mặc dù sự đa dạng này, ta phân tế bào bạch cầu thành hai nhóm tế bào chính, cái mà một mũi tên trúng hai con nhạn. Đầu tiên, những thực bào gây ra phản ứng miễn dịch bằng cách gửi các đại thực bào và các tế bào đuôi gai đến máu. Bởi vòng tuần hoàn này, nó hủy diệt mọi tế bào lạ nào nó gặp, đơn giản bằng cách tiêu hủy chúng. Nó cho phép những thực bào nhận diện kháng nguyên trên những kẻ xâm lăng chúng tiếp nhận và truyền thông tin này đến nhóm tế bào chủ thứ hai bố trí phòng thủ, những tế bào bạch huyết. Một nhóm những tế bào bạch huyết gọi là tế bào T đi tìm tế bào cơ thể nhiễm khuẩn và nhanh chóng tiêu diệt chúng. Trong khi đó, những tế bào B và tế bào trợ giúp T dùng thông tin thu thập được từ những kháng nguyên đặc biệt để bắt đầu sản xuất những protein đặc biệt gọi là các kháng thể. Đây là phần chủ lực: Mỗi kháng nguyên có một kháng thể đặc biệt, phù hợp có thể bám theo nó như một ổ khóa và chìa, và hủy diệt những tế bào xâm lăng. Những tế bào B có thể sản xuất hàng triệu cái này cái mà sau đó đi khắp cơ thể và tấn công những kẻ xâm lăng đến khi phần xấu nhất của mối đe dọa bị trung hòa. Trong khi những việc này đang diễn ra, các triệu chứng tương tự, như sốt cao và chỗ sưng, thật ra là những quá trình được thiết kế để thêm vào phản ứng miễn dịch. Một cơ thể ấm sẽ khó khăn hơn để cho vi khuẩn và vi rút sinh sản và lan tỏa vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ. Và khi, những tế bào cơ thể bị tổn thương, nó tiết ra những hóa chất làm chất lỏng rò rỉ vào các mô xung quanh, tạo nên những chỗ sưng. Nó cũng thu hút những thực bào, tiêu hủy những kẻ xâm lăng và những tế bào bị tổn thương. Thông thường, một phản ứng miễn dịch sẽ tiệt trừ một mối đe dọa trong vài ngày. Nó sẽ không luôn luôn ngăn bạn bị bệnh, nhưng đó không phải mục đích của nó. Thật ra công việc của nó là cản mối đe dọa từ việc leo thang đến những mức độ nguy hiểm bên trong cơ thể bạn. Và qua sự giám sát liên tục theo thời gian, hệ thống miễn dịch cung cấp lợi ích khác: nó giúp ta nâng cấp sự miễn dịch lâu dài. Khi các tế bào B và T nhận diện các kháng nguyên, chúng có thể dùng thông tin đó để nhận ra kẻ xâm lăng trong tương lai. Thế nên, khi mối đe dọa ghé lại, tế bào có thể triển khai nhanh gọn kháng thể đúng để giải quyết nó trước khi nó ảnh hưởng đến nhiều tế bào hơn. Đó là cách bạn có thể nâng cấp hệ miễn dịch cho bệnh xác định, như thủy đậu. Nó không luôn làm việc tốt. Một số người có những căn bệnh tự miễn, thứ lừa hệ miễn dịch tấn công những tế bào khỏe hoàn hảo của cơ thể. Không ai biết chính xác điều gì tạo ra chúng, nhưng những sự rối loạn này phá hoại ngầm hệ miễn dịch đến những mức độ khác nhau, và làm cơ sở cho những vấn đề như viêm khớp, Bệnh đái tháo đường loại 1, và bệnh đa xơ. Hầu hết với các cá nhân, tuy nhiên, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ thành công đẩy lùi tầm 300 cơn cảm lạnh và vô số các bệnh lây nhiễm tiềm tàng khác trong suốt cuộc đời. Không có nó, những mối đe doạn đó sẽ leo thang thành thứ gì đó hơn cả nguy hiểm Nên lần tới khi bạn bị cảm hay gãi một vết muỗi đốt, hãy nghĩ đến hệ miễn dịch. Chúng ta nợ nó cuộc sống của chúng ta. Tôi đến từ một trong những nơi tự do, khoan dung, và tiến bộ nhất ở Hoa Kỳ, bang Seattle, Washington. Và tôi lớn lên trong một gia đình Seattle tuyệt vời. Mẹ tôi là nghệ sĩ, cha tôi là giáo sư đại học, và tôi thật sự rất biết ơn vì đã được lớn lên như vậy, bởi vì lúc nào tôi cũng cảm thấy thoải mái tự định đoạt cuộc đời mình theo đúng như cách tôi thấy phù hợp. Và sự thật là, tôi đã theo một con đường không như những gì ba mẹ tôi vạch ra. Khi tôi 19 tuổi, tôi bỏ học Đại Học thôi học, bị đá khỏi trường, tóc tai bù xù. (cười) Và tôi đã theo một con đường không như những gì ba mẹ tôi vạch ra. cũng là giấc mơ cả đời tôi. Tôi đã chơi nhạc thính phòng khắp Mỹ và châu Âu, rồi tôi đi lưu diễn vài năm cùng một nghệ sĩ guitar nhạc jazz vĩ đại tên Charlie Bird. Và vào cuối năm 20 tuổi, Tôi trở thành thành viên của Dàn Hòa Nhạc Barcelona ở Tây Ban Nha. Cuộc đời thật là tuyệt. Và bạn biết không, ba mẹ tôi chẳng hề phàn nàn. Họ ủng hộ tôi suốt quãng thời gian đó. Đó không phải là điều họ mong ước. Họ từng nói với bạn bè và hàng xóm rằng, "Con trai chúng tôi đang nghỉ xả hơi một thập kỉ." (Cười) Và rồi -- Tuy nhiên, đã từng có một cuộc đối thoại khá khó khăn về lối sống của tôi mà giờ đây tôi muốn kể với bạn. Khi tôi 27 tuổi, tôi về nhà từ Barcelona, để thăm ba mẹ tôi vào dịp Giáng Sinh, lúc đó tôi đang nấu bữa tối với mẹ, chỉ có hai mẹ con tôi trong bếp thôi. Và mẹ rất im lặng, quá im lặng Có gì đó không ổn. Nên tôi nói: "Mẹ, mẹ đang nghĩ gì vậy?" Và mẹ nói: "Ba con và mẹ thực sự lo lắng về con." Tôi nói: "Cái gì ạ?" Ý tôi là, chuyện gì có thể xảy ra vào thời điểm này chứ? Và bà nói: "Mẹ muốn con hãy thật thành thật với mẹ: con có bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa không?" (cười) Và sự thật là tôi không quan tâm đến chính trị, tôi chỉ là một người chơi kèn. Nhưng tôi có một chút tin vào Chúa, họ đã phát hiện ra điều này, và nó đã gây ra một vài hiểu lầm. Tôi rất tôn sùng chủ nghĩa tư bản, và tôi muốn bạn biết rằng tại sao như thế. Xuất phát từ điều tôi để tâm từ rất lâu đó là sự nghèo đói Khi tôi lớn lên ở Seattle, tôi nhớ lần đầu tiên tôi được thấy cảnh nghèo đói. Gia đình tôi thuộc tầng lớp thấp, nhưng dĩ nhiên đó chưa phải là nghèo. Hoàn toàn không giống. Lần đầu tôi thấy cảnh nghèo khổ, là lúc tôi khoảng 6 hay 7 tuổi vào đầu những năm 1970. Giống như các bạn nghĩ, đây là một ví dụ cũ rích, nhàm chán. Một bức tranh trong tạp chí National Geographic về một đứa trẻ bằng tuổi tôi ở Đông Phi, với lũ ruồi trên mặt và cái bụng phình chướng. Và cậu ta trông rất bất lực, và tôi biết tôi chẳng thể làm gì được, Một vài người có thể còn nhớ bức tranh đó, không hẳn chính xác là nó, chỉ gần giống. Nó cho phương Tây thấy sự nghèo khổ trên khắp thế giới. Cảnh tượng đó đã ám ảnh tôi khi tôi lớn lên và bắt đầu đi học, ra trường, đi làm, và lập gia đình. Và tội tự hỏi cậu bé ấy bây giờ ra sao? Và những người giống như thế ở khắp thế giới ? Tôi tự mình tìm hiểu, mặc dù tôi không còn học đại học, tìm kiếm câu trả lời: Điều gì xảy ra với những người nghèo nhất thế giới? Tồi tệ hơn hay tốt đẹp hơn? Và khi tôi tìm ra câu trả lời, nó đã thay đổi cuộc đời tôi Tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nghĩ xem hầu hết người Mỹ tin rằng nghèo đói đã trở nên tồi tệ hơn từ khi họ còn nhỏ và từ lúc họ thấy bức tranh đó. Nếu bạn hỏi người Mỹ: "Nạn nghèo đói trên thế giới đã tệ hơn hay tốt hơn?" 70% sẽ nói nghèo đói trở nên tệ hơn từ đầu những năm 1970. Nhưng đây là sự thật. Đây là điều đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Từ năm 1970 đến nay, phần trăm dân số thế giới sống trong nghèo đói chỉ với 1$ một ngày, thậm chí ít hơn dĩ nhiên là đã tính đến sự lạm phát, tỷ lệ đó..đang giảm đi ..80%. những 80% nghèo đói trên thế giới giảm đi từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Và tôi còn không biết về điều đó. Điều này, các bạn à, là một phép màu. Đó là điểu mà chúng ta nên ăn mừng. Đó là một thành quả chống nghèo đói vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, và nó đã xảy ra trong thời đại của ta. (Vỗ tay) Và khi tôi biết điều này, tôi hỏi, điều gì làm nên việc đó, điều gì làm nó khả thi? Bởi vì nếu bạn không biết tại sao, bạn sẽ không thể làm lại. Nếu bạn muốn tái hiện nó và đưa 2 tỷ người tiếp theo thoát khỏi nghèo đói, vì đó là điều mà ta đang nói tới: kể từ khi tôi còn nhỏ, ít nhất 2 tỷ trong số này, những anh chị của chúng ta được giải thoát khỏi nghèo đói. Tôi muốn 2 tỷ người tiếp theo, nên tôi phải biết tại sao. Và khi tôi đi tìm câu trả lời. Và nó không phải là câu trả lời chính trị, vì tôi không quan tâm. Bạn biết không, tôi vẫn không quan tâm. Tôi muốn câu trả lời tốt nhất từ những nhà kinh tế chủ đạo ở bất cứ đâu. Và nó đây. Đây là những các lý do. Có 5 lý do giúp 2 tỷ người anh, người chị của chúng ta được giải thoát khỏi cái nghèo kể từ khi tôi còn nhỏ. Thứ nhất: toàn cầu hoá. Thứ hai: tự do thương mại. Thứ ba: quyền sở hữu. Thứ tư: pháp quyền. Thứ năm: Tự chủ doanh nghiệp. Đó là hệ thống doanh nghiệp tự do lan rộng trên khắp thế giới sau năm 1970. Tôi không hề ngờ nghệch đâu. Tôi biết tự do kinh doanh không hoàn hảo, và tốt biết rằng tự do kinh doanh không phải là mọi thứ ta cần để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng nó thật tuyệt vời. Và vượt qua cả chính trị. Đây là cái là tôi học được. Đây là điểm mấu chốt. Chủ nghĩa tư bản không chỉ là tích lũy. Về mặt tốt nhất, đó là khát vọng, điều mà rất nhiều người nói về trên sân khấu này, là khát vọng đến từ những ước mơ được gắn chặt vào hệ thống tự do kinh doanh. Và chúng ta phải chia sẻ nó với nhiều người hơn. Bây giờ, tôi muốn nói với các bạn về điểm mấu chốt thứ 2 liên quan đến cái đầu tiên mà tôi nghĩ có thể mang tới sự tiến bộ, không chỉ trên thế giới mà ngay ở trong nhà. Câu châm ngôn hay nhất tôi từng nghe để tóm gọn những suy nghĩ mà tôi vừa gửi tới các bạn về việc đẩy lùi đói nghèo là như sau: "Thị trường tự do đã tạo ra nhiều của cải hơn bất kỳ hệ thống nào trong lịch sử. Nó đã đưa hàng tỷ người thoát khỏi cái nghèo." Ai đã nói vậy? Nó nghe có vẻ giống Milton Friedman hay Ronald Reagan. Không đâu. Đó là tổng thống Barack Obama. Sao tôi lại thuộc nằm lòng nó ? Vì chính ông ấy đã nói với tôi. Thật điên rồ! Và tôi nói rằng: "Ơn Chúa" Nhưng hơn thế nữa, tôi nói: "Đó là một cơ hội!" Bạn biết tôi đã nghĩ gì không ? Đó là một sự kiện mà chúng tôi làm trong một môn học tại trường đại học Georgetown tháng 5, 2015. Và tôi nghĩ, đây là giải pháp cho vấn đề lớn nhất mà ngày nay nước Mỹ phải đối diện. Cái gì? Nó gần như hoàn thiện xoay quanh những ý tưởng, những đảng viên đảng Tự do và Bảo thủ. để giúp những người cần ta nhất. Tôi không cần nói với bất kỳ ai ở đây rằng ta đang trong kỳ khủng hoảng, Tại Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới với sự phân cực chính trị. Khủng hoảng leo thang tới mức nguy hại. Nó thật khó chịu, và sai trái. Có một bài báo vào năm ngoái trong Kỷ yếu của viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia tờ báo uy tín bậc nhất về khoa học được xuất bản ở phương Tây. Đó là bài báo vào năm 2014 về vấn đề động cơ chính trị của sự phân cực này Đó là gì? Các nhà tâm lý học gọi nó là hiện tượng ra vẻ rằng hệ tư tưởng của bạn dựa trên lòng bác ái nhưng ở lập trường đối lập thì nó dựa trên lòng hận thù. Đó là điều bình thường của mâu thuẫn trên thế giới Ví dụ như giữa người Palestine và Israel. Tác giả bài viết này đã nhận định rằng Nước Mỹ ngày nay, lực lượng các đảng viên Cộng Hòa và Dân Chủ phải đương đầu với sự mất cân đối chính trị. Những người hoạt động chính trị ở nước ta ngày nay, một bên tin rằng họ hoạt động trên lòng bác ái nhưng bên còn lại thì là lòng hận thù. Nghĩ về điều đó xem. Hầu hết những người đang đi và nói rằng, "Anh biết đây, hệ tư tưởng của tôi dựa trên lòng nhân ái tôi muốn giúp đỡ người dân, nhưng những người khác họ là quỷ dữ và sẵn sàng sà vào tôi" Bạn không thể điều hành một xã hội khi mà những mâu thuẫn này hiện hữu. Điều đó là bất khả thi. Nhưng làm sao để giải quyết điều này? Đầu tiên, hãy thành thật rằng: Có những khác biệt. Đừng giảm thiểu những khác biệt này. Điều đó sẽ thật là ngờ nghệch. Có rất nhiều bài nghiên cứu tốt về điều này. Một thuyết gia kỳ cựu tại TED, Jonathan Haidt, là bạn của tôi. Anh ấy là một giáo sư tâm lý học tại Đại học New York. Việc của anh ta là nghiên cứu hệ tư tưởng, giá trị và đạo đức nhiều người khác nhau để thấy họ khác nhau ra sao Và anh ấy đã chỉ ra, lấy ví dụ, các đảng viên bảo thủ và tự do có những niềm tin khác nhau về những điều họ nghĩ là quan trọng. Ví dụ, Jon Haidt đã cho thấy rằng đảng viên Tự do quan tâm đến nghèo đói 59% nhiều hơn so với tự do kinh tế. Và đảng viên Bảo thủ quan tâm đến tự do kinh tế 28% nhiều hơn so với sự nghèo đói Những khác biệt không thể dung hòa, phải không? Chúng ta sẽ không bao giờ chung đường. Sai rồi! Đó là sự đa dạng nơi ẩn chứa sức mạnh của chúng ta. Hãy nhớ cái đã kiềm hãm cái nghèo. Đó là nỗi ám ảnh về sự nghèo đói kèm theo giải pháp tự do thương mại phủ rộng khắp toàn thế giới. Chúng ta cần nhau, nói cách khác, nếu chúng ta muốn giúp nhân loại đưa 2 tỷ người thoát khỏi nghèo đói Không còn cách nào khác. Hmm Chúng ta làm điều đó như thế nào? Một việc khó nhằn, đúng không? Chúng ta cần những ý tưởng sáng tạo. Nó có rất nhiều ở trên sân khấu này. Doanh nghiệp xã hội. Vâng, quá rõ ràng, đầy tính hiện tượng. Chúng ta cầu đầu tư ngoại quốc theo một cách bền vững, có trách nhiệm hợp lý, và đạo đức. Vâng, Vâng Nhưng bạn có biết điều chúng ta thật sự cần? Chúng ta cần một khởi đầu mới với hệ tư tưởng linh động. Chúng ta cần dự đoán ít đi. Được không? Có bao giờ bạn thấy hệ tư tưởng của mình trở nên dễ đoán bắt ? Một kiểu thông thường? Có bao giờ bạn thấy mình luôn lắng nghe những người đồng ý với mình? Tại sao điều đó lại nguy hiểm? Bởi vì khi chúng ta trò chuyện về kinh tế trong đất nước này, bên trái là đảng Bảo thủ, bạn luôn nói về thuế, những luật lệ và đại chính phủ Và bên phải của đảng Tự do khi nói về Kinh tế, nó luôn luôn là sự bất công trong thu nhập. Đúng chứ? Đó là những điều quan trọng lúc này, thật sự quan trọng với tôi cả bạn nữa. Nhưng khi nó nâng đỡ những người nghèo đói và cần chúng ta, những điều đó là vô nghĩa. Chúng ta phải cùng nhau hoàn thiện các giải pháp tốt nhất để giảm thiểu nghèo đói bằng cách sử dụng những công cụ mà ta vứt bỏ, và điều đó chỉ đến chỉ khi đảng Bảo thủ nhận ra rằng họ cần đảng Tự do và nỗi ám ảnh của học về nghèo đói. và đảng Tự do cần đến đảng Bảo thủ và nỗi ám ảnh của họ về thị trường tự do. Đó chính là sự đa dạng và là nơi ẩn giấu sức mạnh tương lai của đất nước này, nếu như chúng ta lựa chọn lấy nó. Vậy chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào? Sẽ làm cùng nhau như thế nào? Tôi đã có một vài hành động, không chỉ cho bạn mà cả cho tôi nữa. Hành động thứ nhất: Nên nhớ rằng, bỏ qua cho một người không tin tưởng ta là chưa đủ. Chúng ta phải nhớ rằng mình cần những người bất đồng với mình, bời vì có nhiều người cần tất cả chúng ta và luôn chờ đợi những công cụ này. Giờ ta sẽ làm gì tiếp theo? Làm thế nào để diễn đạt nó? Bắt đầu từ đâu? Ngay đây! Bạn biết đấy, tất cả chúng ta trong căn phòng này, đều được phù hộ. Được phù hộ từ những người lắng nghe ta. Được phù hộ bởi sự thịnh vượng. Được phù hộ bởi tài lãnh đạo. Khi người khác lắng nghe chúng ta, với hệ tư tưởng không đoán trước được, rồi có lẽ họ sẽ lắng nghe. Quá trình có lẽ sẽ bắt đầu từ đấy. Đó chính là điều thứ nhất. Điều thứ hai. Điều thứ hai: Tôi muốn bạn và tôi muốn tôi phải là một người đặc biệt có thể xóa nhòa đi những ranh giới, là người mơ hồ, khó phân loại. Nếu bạn là một đảng viên đảng Bảo thủ, hãy là người bảo thủ biết quan tâm đến nạn nghèo đói và những luân thường đạo lý là một chiến binh bảo vệ người nghèo và nếu bạn là đảng viên đảng Tự do, hãy là một đảng viên luôn nói về nét tốt đẹp của tự do thương mại để giải quyết vấn đề của chúng ta khi ta dùng họ một cách có trách nhiệm. Nếu ta làm vậy, ta được hai điều Thứ nhất: Bước đầu đưa 2 tỷ người tiếp theo ra khỏi đói nghèo và giải pháp mà ta thấy quá nhiều trong quá khứ và ta cần thấy nhiều hơn nữa trong tương lai. Đó là cái ta nhận được. Thứ hai đó là, có lẽ ta chỉ có thể lấy những tư tưởng chiến tranh cực đoan mà ta phải gánh chịu ở đất nước này và biến nó thành cuộc tranh đấu ý tưởng dựa trên tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Và sau đó có lẽ, chỉ có lẽ thôi, tất cả chúng ta đều nhận ra những điểm khác biệt lớn của mình không lớn như ta vẫn nghĩ. Cám ơn. (vỗ tay) Hannah phấn khích chuẩn bị vào ĐH cô bé không thể chờ tới ngày rời khỏi ba mẹ mình để chứng minh cô đã trưởng thành, và khẳng định bản thân với bạn bè mới. Cô bé đến buổi tiệc ở kí túc xá, nơi cô gặp 1 chàng trai và cảm nắng ngay lập tức. Hãy gọi anh ta là Mike. Ngày hôm sau, Hannah tỉnh dậy với nhức đầu như búa bổ. Cô ấy chỉ có thể nhớ loáng thoáng đêm hôm qua. Nhưng điều cô bé nhớ được là nôn mửa giữa hàng lang, ngoài phòng của Mike và lẳng lặng nhìn lên trần nhà khi hắn ta đang cưỡng bức cô, cô đã muốn hắn dừng lại, rồi lại run rẩy chạy về nhà. Cô không cảm thấy ổn về chuyện đã xảy ra nhưng cô nghĩ, "Chắc nó chính là thứ gọi là tình dục trong đại học? ". Cứ 1 trong 5 phụ nữ và 1 trong 13 đàn ông sẽ bị bạo hành tình dục một lúc nào đó trong quá trình sự nghiệp đại học của họ ở đất Mỹ. Ít hơn 10% sẽ báo cáo những vụ bạo hành này cho nhà trường hoặc cảnh sát. Và những người dũng cảm, bình quân, thì đợi 11 tháng rồi mới tố giác. Hannah ban đầu chỉ cảm thấy như cô đang tự lực cánh sinh với những gì xảy ra. Nhưng khi thấy Mike đưa các cô gái rời khỏi bữa tiệc, Hannah bắt đầu lo cho họ. Sau khi tốt nghiệp, cô học được rằng cô là 1 trong 5 phụ nữ mà đã bị Mike đối xử như nhau. Và đây không phải là một viễn cảnh xa vời vì 90% tổng số vụ bạo hành tình dục được gây ra bởi các kẻ tái phạm. Nhưng với tỉ lệ báo cáo nhỏ như vậy, thì hầu như không tên tái phạm nào sẽ bị tố giác cả, mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng bị như vậy. Thực chất, chỉ có 6% vụ cưỡng hiếp được tường trình, với kết cục tên hiếp dâm bị nhốt 1 ngày trong tù. Có nghĩa là, bọn chúng có 99% cơ hội chuồn khỏi tội lỗi của mình. Điều này phản ánh thực tế là không hề có biện pháp ngăn cấm hiếp dâm nào ở Mỹ. Hiện tại, tôi là một nhà dịch tễ học về các bệnh truyền nhiễm. Tôi hứng thú với những hệ thống, mạng lưới và nơi ta có thể tập trung tài nguyên để tạo ra điều tốt nhất có thể. Vì thế, đối với tôi, đây là một bi kịch có thể giải quyết được. Thế nên khi vấn đề bạo hành trường học bắt đầu rộ lên trên thời sự vài năm trước, nó giống như 1 cơ hội đặc biệt để tạo nên sự thay đổi. Chúng tôi bắt đầu bằng cách nói chuyện với những nạn nhân. Và điều họ mong ước trong giảng đường đại học lại khá đơn giản; họ muốn một trang web; một nơi họ có thể sử dụng vào thời gian và địa điểm mà họ cảm thấy an toàn nhất, với những thông tin kê khai rõ ràng về sự lựa chọn của việc tường trình, với khả năng báo cáo điện tử về vụ bạo hành, hơn là đối mặt với hiện thực để tìm và tâm sự với một người mà có thể không tin họ. Với một lựa chọn tạo ra một tài liệu được bảo mật, chính xác về thời gian, về chuyện đã xảy ra, rồi bằng chứng được lưu giữ cho dù họ chưa muốn tố cáo đi nữa. Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, là khả năng thông cáo vụ cưỡng hiếp chỉ khi người khác tố cáo cùng 1 tội phạm. Bạn biết đó, khi biết mình không lẻ loi chống chọi có thể thay đổi mọi thứ. Nó sẽ thay đổi cách bạn đóng băng kí ức, nó thay đổi cách bạn suy nghĩ về kẻ cưỡng bức, vè nếu bạn mạnh dạn bước ra, thì bạn cũng sẽ có người ủng hộ và họ cũng có bạn. Chúng tôi đã tạo ra một trang web để đáp ứng điều này và khởi động nó từ 2 tháng trước, vào tháng 8, ở 2 trường đại học. Và chúng tôi thiết kế 1 hệ thống so sánh đặc biệt, nơi mà nếu nạn nhân đầu tiên của Mike đã thổ lộ, lưu lại hồ sơ của cô, ghi vào trong hệ thống tích hợp và đặt tên Mike, và khi nạn nhân thứ 2 của Mike cũng làm như vậy vài tháng sau, chúng sẽ trùng khớp nhau và thông tin liên hệ được chứng thực của cả hai nạn nhân sẽ được gửi tới các nhà chính quyền cùng một lúc để điều tra và theo dõi. Nếu hệ thống này đã ra đời cho Hannah và các bạn khác, thì họ đã có thể tố giác, và mọi người đã có thể tin họ, và tên Mike đó đã có thể bị đuổi khỏi trường, bỏ tù hoặc ít nhất là có được sự giúp đỡ mà hắn ta cần. Và nếu chúng ta có thể ngăn chặn những kẻ tái phạm như Mike ngay sau vụ tấn công thứ 2 theo cách kết nối này, những người nạn nhân như Hannah sẽ không bị tấn công ngay từ đầu. Chúng ta có thể ngăn chặn 59% tổng số các vụ bạo hành tình dục chỉ bằng cách sai phạt những kẻ tái phạm này trở đi. Bởi vì chúng tôi đang tạo ra một biện pháp triệt để, có thể là lần đầu tiên, những kẻ như Mike sẽ không dám cưỡng bức ai khác nữa. Hệ thống mà tôi đang nhắc tới, hệ thống mà các nạn nhân đều mong muốn, là 1 dạng của kí quỹ thông tin, giống như là 1 thực thể lưu giữ toàn bộ thông tin cho bạn và giải phóng cho bên thứ 3 khi mà những điều kiện thoả thuận đều đáp ứng đủ, như là một sự trùng khớp. Ứng dụng này là dành cho các trường Đại học. Nhưng hệ thống này cũng được sử dụng trong quân đội hay thậm chí là nơi làm viêc. Chúng ta không nên sống trong một thế giới nơi mà 99% những kẻ hiếp dâm có thể thoát tội. Ta có thể chung tay tạo ra nơi mà phạm nhân phải bị trừng trị thích đáng, nơi mà nạn nhân lẽ ra có được sự ủng hộ và công lý, nơi mà nhà chức trách có được thông tin cần, và nơi có một biện pháp triệt để đối với sự vi phạm quyền nhân phẩm con người. Cảm ơn vì đã lắng nghe. [Tiếng vỗ tay] Khi còn học đại học, tôi học hành chính quốc gia, có nghĩa là tôi phải viết rất nhiều tiểu luận. Ngày nay, khi sinh viên viết một tiểu luận, có lẽ họ phân chia công việc giống đồ thị này. Vậy, bạn biết đấy -- (Cười) bạn bắt đầu từ từ nhưng bạn hoàn thành đủ trong tuần đầu và với thêm một chút mỗi ngày công việc hoàn thành, mọi thứ đúng hẹn. (Cười) Và tôi cũng đã muốn làm như thế. Kế hoạch là như thế. Tôi cần bắt đầu ngay, nhưng trên thực tế, khi có tiểu luận thì tôi lại làm giống như thế này. (Cười) Và điều đó xảy ra với mọi tiểu luận tôi viết Nhưng rồi tôi phải làm luận văn dài 90 trang, một bài viết mà bạn cần phải bỏ ra cả năm trời. Và tôi biết với một bài như thế, tôi không thể làm như tôi vẫn làm. Nó là một dự án quá lớn. Vậy là tôi lên kế hoạch, và tôi quyết định làm như thế này. Đây là kế hoạch cho cả năm. Tôi sẽ bắt đầu nhẹ nhàng, và tăng tốc vào những tháng giữa và rồi ở giai đoạn cuối, tôi muốn chạy hết tốc lực giống như những bậc thang nhỏ Đi lên những bậc thang nhỏ khó như thế nào nhỉ? Không quá khó phải không? Rồi, điều buồn cười nhất đã xảy ra. Những tháng đầu? Chúng đến rồi đi, và tôi đã không thể làm gì. Vậy là tôi điều chỉnh lại kế hoạch (Cười) Và rồi -- (Cười) Nhưng rồi những tháng giữa cũng trôi qua, và tôi không viết được chữ nào, và như thế tôi ở đây. Và rồi hai tháng trở thành 1 tháng, rồi thành 2 tuần. Và một ngày nọ tôi thức dậy còn 3 ngày nữa là hết hạn, vẫn chưa viết được từ nào, và tôi đã làm điều duy nhất tôi có thể: viết 90 trang trong 72 giờ, thức trắng không phải 1 mà là 2 đêm -- con người không được sinh ra để thức hai 2 đêm liền-- Tôi chạy nước rút đuối dần, đuối dần, và đã hoàn thành vừa đúng hạn. Tôi nghĩ tôi tiêu đời rồi. Nhưng 1 tuần sau tôi nhận điện, gọi từ nhà trường Họ nói," Có phải Tim Urban không?" Tôi nói "Đúng." Họ tiếp, " Chúng tôi cần nói về luận văn của bạn." Tôi trả lời, "Vâng." Và họ nói, "Đó là luận văn tốt nhất mà chúng tôi từng thấy." (Cười) (Vỗ tay) Điều đó đã không xảy ra. (Cười) Nó là một luận văn rất rất tồi. (Cười) Tôi chỉ muốn được hưởng cái giây phút mà quý vị nghĩ, "Tên này khá thật!" (Cười) Không, không, luận văn đó tồi lắm. Dù sao thì hôm nay tôi cũng là 1 blogger. Tôi viết blog Wait But Why. Và cách đây vài năm, tôi quyết định viết về bệnh trì hoãn. Thái độ của tôi luôn làm nhữngngười không trì hoãn quanh tôi thấy bối rối và tôi muốn giải thích cho những những người không trì hoãn trên thế giới chuyện gì xảy ra trong đầu của những người trì hoãn và vì sao ta lại như vậy Bây giờ, tôi có một giả thuyết rằng não của người trì hoãn rất khác biệt với não của người bình thường. Và để kiểm tra, tôi đến một phòng chụp MRI để scan não của tôi và não của một người không trì hoãn rồi tôi so sánh. Tôi có mang theo đây để các bạn xem. Tôi muốn bạn xem thật kỹ liệu bạn có thể thấy sự khác biệt không. Tôi biết nếu bạn không phải chuyên gia về não, thì không dễ gì, nhưng cứ xem đã, được chứ? Đây là não của một người không trì hoãn (Cười) Bây giờ ... đây là não của tôi. (Cười) Có một sự khác biệt. Cả hai não đều có Người Quyết Định theo Lý Lẽ, nhưng não người trì hoãn còn có thêm Con Khỉ Vui Vẻ Thoáng qua Điều đó có nghĩa gì đối với người trì hoãn? Điều đó có nghĩa là tất cả đều ổn cho đến khi việc này xảy ra. [Đây là lúc tuyệt vời để làm việc.] [Không] Vậy Người Quyết Định theo Lý Lẽ lập luận và quyết định làm điều hữu ích, Nhưng Chú Khỉ không thích cách làm này, vậy là chú giành lấy vô lăng, và nói, "Thôi, ta hãy đọc hết trang Wikipedia về Nancy Kerrigan hay vụ Tonya Harding, vì tôi chợt nhớ ra là điều đó mới xảy ra. (Cười) Rồi -- (Cười) Rồi chúng ta sẽ tới tủ lạnh, để xem thử có cái gì mới trong 10 phút vừa qua không. Sau đó, chúng ta sẽ lên YouTube bắt đầu với video của Rechard Feynman nói về nam châm xem thoải mái và kết thúc bằng những phỏng vấn với mẹ của Justin Bieber. (Cười) "Tất cả điều đó sẽ tốn 1 ít thời gian, vậy là hôm nay chúng ta sẽ không có thời gian để làm việc. Xin lỗi!" (Thở dài) Bây giờ, cái gì xảy ra ở đây? Con Khỉ Vui Vẻ Thoáng Qua không phải là người mà bạn muốn để đứng sau tay lái Nó sống hoàn toàn ở thời khắc hiện tại. Nó không có kí ức về quá khứ, không biết đến tương lai, và nó chỉ quan tâm đến hai thứ: dễ dàng và vui vẻ. Trong thế giới loài vật, điều đó ổn. Nếu ta là một con chó và nếu ta dùng trọn đời để không làm gì khác ngoài những việc dễ và vui, thì đó là một thành công lớn! (Cười) Và đối với Chú Khỉ này, con người cũng chỉ là 1 giống vật khác. Bạn phải có giấc ngủ ngon, ăn uống đầy đủ và truyền giống để có thế hệ sau, cách này có lẽ ổn trong thời nguyên thủy. Nhưng, thực ra, chúng ta không sống trong thời nguyên thuỷ. Chúng ta ở nền văn minh tiến bộ, Chú Khỉ này không biết đó là gì. Đó là lý do ta có một anh chàng khác trong não, Người Quyết Định theo Lý Lẽ, người mà cho ta khả năng làm những thứ khác với động vật. Chúng ta có thể thấy trước tương lai. Chúng ta có thể thấy được bức tranh lớn. Chúng ta có thể lập các kế hoạch dài hạn. Và anh chàng ấy có thể tính hết những thứ đó. Và anh ấy chỉ muốn ta làm những gì nên làm ngay bây giờ. Đôi khi cũng nên làm điều dễ dàng và vui vẻ như khi bạn ăn tối hay đi ngủ hay hưởng sự nhàn rỗi xứng đáng. Đó là lý do có sự chồng lấn. Đôi khi cả hai đồng ý với nhau. Nhưng có những lúc, làm những việc khó và không vui vẻ thì có ý nghĩa hơn vì lợi ích toàn cục. Đó là lúc ta mâu thuẫn. Với người trì hoãn mâu thuẫn luôn có xu hướng chắc chắn làm cho ta tốn rất nhiều thời gian trong vùng màu cam một nơi dễ và vui, hoàn toàn bên ngoài Vùng Có Nghĩa. Tôi gọi đó là Vùng Đất Ăn Chơi Tăm Tối. (Cười) Vùng Đất Ăn Chơi tăm tối là một nơi mà tất cả các bạn trì hoãn biết rất rõ. Đó là nơi xảy ra hoạt động vui thú vào lúc mà các hoạt động này không nên xảy ra. Sự vui vẻ của bạn ở Vùng Vui Thú Tăm Tối thật ra chẳng vui, vì không cố gắng cũng có được, và nó có vẻ tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, mặc cảm -- tất cả những cảm giác của việc trì hoãn Và câu hỏi là, trong trường hợp này, với Chú Khỉ sau tay lái, làm thế nào mà người trì hoãn tự mình đến được vùng màu xanh này, một nơi ít thú vị, nhưng nơi mà những điều thật sự quan trọng xảy ra? Vâng, hóa ra những người trì hoãn có một thiên thần bản mệnh, thiên thần này luôn nhìn họ và canh chừng họ trong những phút giây đen tối -- thiên thần đó được gọi là Quái Vật Hoảng Sợ (Cười) Con quái vật này thường ngủ suốt, nhưng nó thình lình thức dậy vào lúc công việc hết thời hạn hay là lúc có nguy cơ bị bẽ mặt, một nguy hiểm nghề nghiệp hay một hệ quả đáng sợ. Và quan trọng, nó là đối tượng duy nhất làm Chú Khỉ khiếp sợ. Gần đây nó đã xuất hiện đúng lúc trong đời tôi, vì người của TED báo cho tôi khoảng 6 tháng trước và mời tôi nói chuyện tại hội thảo TED. (Cười) Đương nhiên tôi đồng ý. Tôi luôn mơ ước được khoe là đã phát biểu tại hội thảo của TED. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng trong sự phấn khích này, Người Quyết Định theo Lý Lẽ dường như có cái gì đó khác trong đầu. Anh ta nói : "ta đã hiểu rõ việc ta vừa nhận phải không? Ta biết là việc này sẽ tới một ngày nào đó trong tương lai? Ta cần ngồi lại và làm việc ngay bây giờ." Và Chú Khỉ nói; " Hoàn toàn đồng ý, nhưng cứ mở Google Earth cái đã rồi phóng to vào vùng nam Ấn Độ, khoảng cách 60m trên mặt đất và lăn chuột lên khoảng hai tiếng rưỡi cho tới khi ta đến đỉnh của nước này, để ta cảm thấy thoải mái hơn về Ấn Độ." (Cười) "Đó là nguyên một ngày của tôi." (Cười) Rồi 6 tháng chỉ còn 4 rồi còn 2 rồi còn 1, Bên TED quyết định giới thiệu các thuyết trình viên. Và tôi mở trang web, và có thấy mặt của tôi lồ lộ nhìn tôi. Hãy đoán xem ai thức dậy đây? (Cười) Con Quái Vật Hoảng Sợ bắt đầu nổi khùng, và vài phút sau, toàn hệ thống chìm trong cơn khủng hoảng. (Cười) Và Chú Khỉ -- Hãy nhớ, nó rất sợ Quái Vật Hoảng Sợ -- phụt, nó biến lên cây! Và cuối cùng thì, Người Quyết Định theo Lý Lẽ đã có thể quay lại tay lái và tôi bắt đầu làm bài thuyết trình. Con Quái Vật Hoảng Sợ là nguồn giải thích cho tất cả những hành động điên rồ của người trì hoãn, như là cách mà ai đó như tôi đã làm trong hai tuần mà vẫn chưa thể bắt đầu phần mở bài, rồi kỳ diệu thay, tìm thấy đạo lý làm việc tuyệt vời để thức suốt đêm và viết ra tám trang. Toàn bộ câu chuyện này, với 3 nhân vật -- là hệ thống của người trì hoãn. Nó không hay ho gì, nhưng cuối cùng thì nó cũng chạy. Đây là điều tôi quyết định viết trên blog cách đây vài năm. Khi tôi viết, tôi rất ngạc nhiên về sự phản hồi của độc giả. Có đến hàng ngàn email đã gửi đến, từ nhiều hạng người từ nhiều nơi trên thế giới, làm việc trong nhiều lĩnh vực. Họ là những y tá, nhân viên ngân hàng họa sỹ, kỹ sư và nhiều nhiều nghiên cứu sinh. (Cười) Họ viết, nói giống nhau: "Tôi cũng bị y như vậy." Nhưng điều đáng chú ý lại là sự trái ngược giữa bài viết nhẹ nhàng của tôi và nội dung nặng nề trong các emails này. Những người này viết với sự thất vọng nặng nề về những hậu quả mà trì hoãn đã gây ra trong đời họ, về điều mà Chú Khỉ này đã gây ra cho họ. Nhưng tôi lại nghĩ, nếu hệ thống của người trì hoãn vẫn hiệu quả, thì chuyện gì đang xảy ra? Tại sao những người đó lại khổ vậy? Vâng, hóa ra có hai loại trì hoãn. Những câu chuyện tôi nói hôm nay, những ví dụ mà tôi đưa ra, tất cả đều có thời hạn. Và khi có thời hạn, thì trì hoãn cũng chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn vì Quái Vật Hoảng Sợ sẽ nhảy vào. Nhưng có một loại thứ hai xảy ra khi mà không có thời hạn. Nếu bạn muốn có một nghề nghiệp mà bạn là người tự khởi xướng -- như là trong nghệ thuật, hoặc tự mở công ty -- lúc đầu không có thời hạn cho những thứ này, vì chưa có gì xảy ra cả, sẽ không có gì cả cho đến khi bạn lao vào việc để lấy đà và làm việc tích cực. Cũng có nhiều thứ quan trọng bên ngoài công việc không hề có thời hạn, như là gặp gia đình hay tập thể dục và chăm sóc sức khỏe, giữ các mối quan hệ hay chấm dứt các quan hệ không ổn. Nếu động lực duy nhất của người trì hoãn để làm những việc khó khăn đó là Quái Vật Hoảng Sợ, thì đó là vấn đề, vì trong tất cả những tình huống không có thời hạn đó, Quái Vật Hoảng Sợ sẽ không thức dậy. Không có gì làm nó thức dậy, vậy là sự trì hoãn sẽ không dừng lại chúng kéo dài mãi. Và chính sự trì hoãn dài hạn này không dễ bị phát hiện và ít được nói đến hơn cái trì hoãn vì ham vui ngắn hạn, và có thời hạn. Ta thường chịu đựng loại này lặng lẽ và riêng mình ta. Nó có thể là nguồn gốc của nỗi đau khổ dài hạn và những luyến tiếc cùng cực. Tôi nghĩ, đó là lý do nhiều người gửi email cho tôi, và là lý do họ bị rơi vào hoàn cảnh tồi tệ như vậy. Không phải họ đau khổ vì đang cố nhồi nhét cho một dự án nào đó. Mà chính sự trì hoãn dài hạn làm cho họ cảm thấy như là khán giả ngồi xem chính cuộc đời của họ. Những thất vọng không phải là họ đã không thể thực hiện ước mơ; mà chính là họ đã không thể bắt đầu đuổi theo giấc mơ đó. Vậy tôi đọc các emails đó và tôi đã thoáng thấy -- rằng tôi không nghĩ có người không trì hoãn trên đời. Đúng vậy -- tôi nghĩ tất cả chúng ta đều là người trì hoãn. Nhưng không phải tất cả đều gặp khó khăn, như một vài người trong chúng ta (Cười) và vài người trong các bạn luôn đúng thời hạn, nhưng nhớ rằng: ngón đòn lém lĩnh nhất của Chú Khỉ là khi thời hạn không có. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy điều này nữa. Tôi gọi đó là Lịch Cuộc Đời. Mỗi một ô là một tuần trong 90 năm cuộc đời. Không có nhiều ô lắm đâu nhất là khi chúng ta đã sử dụng không ít ô rồi. Vậy tôi nghĩ chúng ta cần nhìn thật cẩn thận tấm lịch này. Chúng ta cần nghĩ về những việc chúng ta đang trì hoãn vì mỗi người đều đang trì hoãn làm một việc gì đó trong đời mình. Chúng ta cần nhận ra Chú Khỉ Vui Vẻ Thoáng Qua. Đó là điều tất cả chúng ta cần làm. Và bởi vì chúng ta không có nhiều ô thời gian trong lịch, chúng ta phải làm việc đó ngay hôm nay À, có thể chưa phải hôm nay, nhưng ... (Cười) Các bạn biết đó. Sớm thôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Thời Hy Lạp cổ đại, đau đầu được xem là những nỗi đau đớn tột cùng. Những nạn nhân cầu nguyện Asclepius, thần y khoa, mong cơn đau dịu bớt. Và nếu cơn đau tiếp diễn, thầy lang sẽ thực hiện phương pháp điều trị nổi tiếng - khoan một lỗ nhỏ trên hộp sọ để rút lượng máu được cho là gây đau nhức ra. Kĩ thuật tai hại này được gọi là "phẫu thuật khoan sọ Trepan", thường làm cơn nhức đầu tạm thời thành mãn tính. May thay, bác sĩ ngày nay không còn dùng nó để chữa đau đầu. Nhưng vẫn còn nhiều thứ ta có thể học hỏi từ đó. Ngày nay, chứng đau đầu được chia thành hai loại: chứng đau đầu chính và chứng đau đầu phụ. Loại thứ nhất không phải là triệu chứng của bệnh tiềm ẩn, chấn thương, hay tình trạng bệnh; Bản thân chúng đã là tình trạng bệnh. Ta sẽ quay trở lại với nó sau, bởi chứng đau đầu chính chiếm 50% số ca được báo cáo. Thực tế, ta hiểu nhiều hơn về chứng đau đầu phụ. Chúng được gây ra bởi những vấn đề sức khỏe với cơn đau bắt nguồn từ thiếu nước hay cai caffein đến những tổn thương ở đầu và cổ và bệnh tim mạch. Bác sĩ đã phân loại hơn 150 loại có thể được chẩn đoán. tất cả đều có nguyên do, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Hãy cùng xem qua một ví dụ phổ biến - viêm xoang Xoang là hệ thống những hốc rỗng trải dài bên dưới trán, mũi, và gò má. Khi vùng xoang bị viêm, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại làm nóng khu vực đó, làm chết vi khuẩn và làm các hốc rỗng sưng to hơn bình thường rất nhiều. Viêm xoang gây ra những áp lực lên động mạch và tĩnh mạch, cũng như các cơ vùng cổ và đầu. Các thụ quan nhận biết cảm giác đau, truyền tín hiệu tới thụ thể đau, ra hiệu cho não giải phóng hormone neuropeptide, làm những mạch máu ở hộp sọ, sưng tấy và gây đau đầu. Sự khó chịu này cùng với những cơ ở vùng đầu quá nhạy cảm, gây đau đầu từ nhẹ đến nặng. Không phải tất cả nguyên nhân gây đau đầu đều đến từ sưng tấy. Sự căng và sưng cơ ở những dây thần kinh nhạy cảm tạo ra vô số sự khó chịu trong mỗi cơn đau đầu. Nhưng tất cả trường hợp đều là sự phản ứng lại tác nhân gây đau. Trong khi nguyên do của chứng đau đầu phụ khá rõ ràng, nguyên do của chứng đau đầu chính vẫn còn là một ẩn số. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những nguyên do tiềm năng của ba loại thuộc chứng đau đầu chính chứng đau nửa đầu kéo dài, định kì đau nhức đầu theo cụm và phổ biến nhất là chứng đau căng đầu. Đúng như tên gọi, chứng đau căng đầu tạo ra cảm giác bị một chiếc đai nẹp quấn chặt lấy đầu. Cơn đau làm tăng tính nhạy cảm của cơ vùng sọ, gây đau đớn khi vận chuyển máu và oxy. Nguyên do được cho là đến từ stress, mất nước và biến đổi hormone, nhưng không hoàn toàn trùng khớp những triệu chứng này. Ví dụ, cơn đau nhức do mất nước, thùy trán co vào tạo nên vùng sưng ở trán, không tương xứng với vị trí của cơn đau của chứng đau căng đầu. Các nhà khoa học đã có những giả thiết về nguyên do thực sự từ những mạch máu, đến những thụ thể đau nhạy cảm, nhưng không ai biết chắc chắn. Trong khi đó, những nghiên cứu về đau đầu tập trung vào chứng đau chính. Chứng đau nửa đầu tái phát liên tục, tạo nên sức ép cho hộp sọ có thể kéo dài từ bốn giờ cho tới ba ngày. Trong 20% các trường hợp, những cơn đau này đủ dữ dội để làm quá tải não bộ bằng những xung điện, kích động những dây thần kinh. Quá trình này tạo ra những ảo giác tạm thời, có thể bao gồm nhìn thấy tia lóe sáng, các mẫu hình học hay tiếng ù ù bên tai. Đau đầu kiểu cụm, một loại khác của chứng đau đầu chính, gây ra những cơn đau nhói và rát bỏng một bên mắt, dẫn đến đỏ mắt, tầm nhìn mờ, và mí mắt sụp. Điều gì có thể xảy ra nếu gặp những triệu chứng này, loại nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống? Chứng đau căng đầu và phần lớn chứng đau đầu phụ có thể được điều trị bằng những loại thuốc giảm đau ở tiệm, những loại thuốc giảm đau ở phần hộp sọ. Và rất nhiều nguyên do của chứng đau đầu phụ như mất nước, mỏi mắt, và căng thẳng. hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh. Chứng đau nửa đầu và đau đầu kiểu cụm phức tạp hơn, và vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị chính xác cho mọi người. Nhưng may thay, các nhà dược học và thần kinh học vẫn đang cố gắng tìm câu trả lời cho bí ẩn cấp thiết này đang đè nặng tâm trí chúng ta. Máy tính ngày nay thật tuyệt diệu đến nỗi chúng ta không nhận ra chúng tồi tệ thế nào. Hôm nay, tôi muốn thảo luận về vấn đề này, và cách chúng ta xử lý nó bằng khoa học thần kinh. Đầu tiên, hãy để tôi đưa bạn trở lại một đêm giá rét ở Halem năm 2011 cái đêm để lại một dấu ấn trong tôi. Tôi đang ngồi trong một quán bar ngoài trường Đại học Columbia, nơi tôi học khoa học máy tính và khoa học thần kinh, và tôi đang có một cuộc trò chuyện tuyệt vời với một người bạn về sức mạnh của 3D mà một ngày nào đó sẽ thay thế máy tính. Và khi mà chúng tôi đạt đến đỉnh điểm của cuộc nói chuyện thì điện thoại cậu ấy sáng lên. Và cậu ấy cúi người xuống, nhìn điện thoại và bắt đầu nhắn tin. Và rồi cậu ấy buộc mình ngước mắt lên nhìn tôi và nói, "Tiếp tục đi. Vẫn nghe mà." nhưng dĩ nhiên là cậu ta không còn chú ý nữa, Và cuộc đối thoại chấm dứt. Khi đó, đối diện quầy bar tôi để ý một cậu sinh viên đang cầm điện thoại lần này là hướng về một nhóm. Cậu ta đang lướt hình trên Instagram, và bọn trẻ này phá lên cười. Và sự đối nghịch giữa sự bực bội của tôi và cảm giác hạnh phúc của họ về cùng một thứ công nghệ, làm tôi phải suy nghĩ. Và càng nghĩ nhiều về nó tôi càng nhận ra rằng vấn đề ở đây không phải là thông tin kỹ thuật số mà là vị trí sử dụng đã tạo khoảng cách giữa tôi và người bạn đồng thời đưa các bạn trẻ nọ xích lại gần nhau. Họ được kết nối xung quanh thứ gì đó, như tổ tiên ta đã tiến hóa cách nhận thức về xã hội của họ bằng cách trò truyện quanh đống lửa. Đó chính xác là những gì tôi nghĩ công cụ nên là. Chúng cần vượt qua giới hạn cơ thể. Và tôi nghĩ máy tính ngày nay đang làm điều ngược lại. Khi bạn gửi email cho vợ hay đang phối nhạc hay tư vấn cho bạn bè, bạn làm một cách khá rập khuôn. Bạn chồm đến những khối chữ nhật này, lục lọi với nút và menu và nhiều hình chữ nhật hơn nữa. Và tôi nghĩ điều này thật sai. Tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu sử dụng một chiếc máy tự nhiên hơn. Chúng ta nên sử dụng những gì mang công việc của chúng ta vào thế giới. Chúng ta nên dùng những gì áp dụng quy tắc của khoa học thần kinh để mở rộng các giác quan mà không làm điều ngược lại Thật trùng hợp là tôi có một cái máy như thế ở đây. Nó gọi là Meta2. Cùng thử nào. Bây giờ tôi có thể thấy khán giả ở trước mặt, tôi có thể thấy tay mình. Và trong 3, 2, 1, chúng ta sẽ thấy một bức ảnh toàn ký một hologram rất thật trước mắt tôi, hiện ra từ cặp kính tôi đang đeo trên đầu. Và dĩ nhiên đây có thể là bất cứ thứ gì ta muốn mua hay muốn học và tôi có thể dùng tay mình để di chuyển nó một cách nhẹ nhàng Thế này thì đến Iron Man cũng phải tự hào. Chúng ta sẽ quay lại với cái này sau. (Vỗ tay) Nếu bạn giống tôi thì có lẽ đầu óc bạn đang quay cuồng với những khả năng ta có thể tạo ra với kỹ thuật này, hãy xem một ví dụ nào Mẹ tôi là kiến trúc sư, nên điều đầu tiên tôi nghĩ đến là xây dựng một tòa nhà 3D thay vì phải dùng những bản thiết kế 2D. Bà ấy đang thực sự đang chạm vào đồ họa và đang chọn nội thất. Việc này được quay lại bằng GoPro thông qua chiếc kính của chúng tôi. Và công dụng tiếp theo đây rất liên quan đến tôi, đó là dự án kính não của giáo sư Adam Gazzaley, được chứng nhận bởi UCSF. Là sinh viên khoa học thần kinh, tôi luôn thắc mắc về khả năng học tập và ghi nhớ những cấu trúc não phức tạp này bằng một chiếc máy thực sự, với nó tôi có thể chạm và chơi với thật nhiều cấu trúc não. Bây giờ thứ các bạn đang chiêm ngưỡng được gọi là tương tác thực tế, nhưng với tôi, đó chỉ là một phần trong một câu chuyện lớn hơn, câu chuyện làm thế nào chúng ta mở rộng giới hạn cơ thể bằng thiết bị số, thay vì những cách khác. Bây giờ... trong một vài năm tới, nhân loại sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn. Chúng ta sẽ bắt đầu đặt toàn bộ lớp thông tin kỹ thuật số lên thế giới thực. Hãy nghĩ một chút điều này có ý nghĩa gì với người kể chuyện với họa sĩ, với bác sĩ phẫu thuật não, với các nhà thiết kế nội thất và có lẽ là tất cả chúng ta ở đây hôm nay. Điều chúng ta cần làm như một tập thể, theo tôi là thử và cố gắng tưởng tượng chúng ta có thể tạo nên thế giới mới theo một cách mà vượt qua cả kiến thức của con người, thay vì chỉ hài lòng với thực tại và nhồi nhét vào đó những thông tin số. Và tôi rất hào hứng về vấn đề đó. Bây giờ, tôi muốn kể cho các bạn 1 bí mật. Trong vòng khoảng 5 năm đây chưa phải là thiết bị nhỏ nhất nhưng trong vòng 5 năm, những thứ này sẽ nhìn như một mảnh giấy kính trước mắt ta thứ sẽ kiểm soát hologram. Như cái cách ta không quan tâm lắm về chiếc điện thoại chúng ta mua đối với phần cứng ta mua chúng để làm hệ điều hành là một nhà khoa học, tôi luôn mơ ước xây dựng hệ iOS cho trí não chúng ta. Và việc chúng ta đạt được điều này rất quan trọng, bởi chúng ta có thể sẽ sống trong những thứ này suốt quãng đời còn lại với giao diện sử dụng đồ họa của Windows Tôi không biết bạn thì sao nhưng tôi sợ phải sống trong Windows (Tiếng cười) Để tách những giao diện cảm tính nhất khỏi vô cực, chúng tôi dùng khoa học thần kinh làm hướng đi chính, thay vì để các nhà thiết kế cãi nhau trong phòng họp. Và quy luật chúng tôi xoáy vào được gọi là "Con đường ngắn nhất của thần kinh" Vào mọi lúc, chúng ta đang kết nối hệ iOS của trí não với bộ não lần đầu tiên trên chính bộ não chúng ta. Nói cách khác, chúng tôi đang cố gắng tạo ra một chiếc máy hoàn toàn dễ sử dụng. Chúng tôi đang xây dựng một hệ thống mà bạn luôn biết cách sử dụng. Sau đây là 3 hướng dẫn thiết kế đầu tiên chúng tôi sử dụng cho dạng trải nghiệm hoàn toàn mới này. Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn là hệ điều hành. Hệ thống tập tin truyền thống đều phức tạp và trừu tượng, nó khiến não bạn trải qua nhiều bước để giải mã. Việc này đi ngược lại "Con đường ngắn nhất của thần kinh" Trong khi đó, với tương tác thực tế, bạn có thể đặt hologram trang chủ của TED ở đây, và email của bạn ở phía bên kia bàn, và trí nhớ không gian của bạn hoạt động vừa đúng để ghi nhớ điều này. Bạn có thể đặt hologram Tesla mà bạn muốn hay bất cứ mẫu gì mà đội pháp lý của tôi cho phép đặt trước chương trình. (Tiếng cười) Tuyệt. Và não bạn biết chính xác nên sử dụng nó thế nào. Chúng tôi gọi hướng dẫn thứ hai là "chạm để hiểu" Em bé làm gì khi chúng thấy thứ chúng thích? Chúng với lấy và chạm vào. Và những chiếc máy tự nhiên nên vận hành như vậy. Hóa ra hệ thống tầm nhìn được hỗ trợ từ một giác quan gọi là proprioception (tạm dịch: tự cảm) đó là cảm nhận về các phần cơ thể trong không gian Bằng cách chạm vào công việc trực tiếp, ta không chỉ kiểm soát nó tốt hơn, mà còn hiểu nó một cách sâu sắc hơn. Vì vậy, chạm để hiểu. Nhưng thế là không đủ để tự trải nghiệm mọi vật Chúng ta là hậu duệ của loài linh trưởng có tính xã hội. Điều này dẫn tôi đến hướng dẫn thứ 3 trại lửa toàn kỳ từ câu chuyện đầu tiên. Hệ thống phụ của tế bào gương cho rằng chúng ta kết nối với nhau và với công việc tốt hơn nếu ta có thể nhìn thấy mặt và tay bằng 3D. Nếu bạn xem video phía sau tôi, bạn có thể thấy hai người sử dụng Meta đang chơi cùng một hologram, giao tiếp bằng mắt, kết nối với nhau thông qua thứ này, thay vì bị xao lãng bởi các thiết bị bên ngoài. Cùng tiếp tục và thử lại cái này với khoa học thần kinh trong trí não. Một lần nữa, giao diện yêu thích của chúng ta, hệ iOS cho não. Tôi sẽ đi xa hơn và nắm lấy thứ này và để nó lại đây trên bàn. Tôi đang ở với các bạn, trong lúc này, chúng ta đang kết nối. Trí nhớ không gian của tôi hoạt động và tôi có thể với lấy cái này và mang nó trở về đây nhắc nhở tôi rằng tôi là hệ điều hành. Và khả năng tự cảm của tôi đang hoạt động, tôi có thể mở tung thứ này ra thành nghìn mảnh và chạm vào bộ phần cảm biến đang quét tay tôi. Nhưng nó không đủ để nhìn mọi thứ, nên bây giờ, đồng sáng chế Ray sẽ gọi một cuộc điện thoại 3D. Ray? ( Chào Ray, khỏe không? Mọi người, tôi có thể thấy anh chàng này trước mặt hoàn toàn bằng 3D. Và anh ấy là thực ảnh. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. Hệ thống tế bào gương của tôi dự đoán thứ này sẽ thay thế điện thoại không lâu nữa đâu. Ray, thế nào rồi? Ray: Tuyệt. Chúng ta đang trực tiếp đấy. (Tiếng vỗ tay) MG: Ray, tặng quà cho mọi người đi cái não ba chiều chúng ta xem trên video lúc trước ấy Điều này sẽ không chỉ thay đổi điện thoại mà nó sẽ thay đổi cả cách chúng ta hợp tác. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn, Ray. Ray: Không có chi. (Tiếng vỗ tay) MG: đây là lời nhắn tôi khám phá được trong quán bar ấy vào năm 2011: Tương lai của máy tính không nằm bên trong những màn hình này. Nó ở ngay đây, bên trong chúng ta. (Tiếng vỗ tay) Nếu được chia sẻ cho mọi người một ý tưởng hôm nay thì đó là máy móc tự nhiên không phải là một điều xa vời, nó ở ngay năm 2016 này đây. Đó là lý do hàng trăm người ở Meta, bao gồm cả nhân viên quản lý, điều hành, nhà thiết kế, kỹ sư,.. trước TED 2017, chúng tôi sẽ vứt bỏ mọi thiết bị bên ngoài và thay chúng bằng một chiếc máy tự nhiên thật sự Cảm ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn, tôi coi trọng nó. Cảm ơn, mọi người. Chris Anderson: Giải thích điều này cho tôi đi, bởi vì đã có vài bản thử tương tác thực tế trong vài năm gần đây. Và có một cuộc tranh luận giữa các nhà kỹ thuật có phải chúng ta sẽ thấy vật thật trên màn ảnh? Có một vấn đề về quan niệm rằng một cách nào đó, công nghệ đang mở ra một tầm nhìn rộng hơn hơn cả khi đeo cặp kính này. Thứ này thật sự hữu dụng sao? MG: Tất nhiên rồi Không những vậy, chúng tôi đã quay hình bằng GoPro thông qua ống kính thực sự trong những video bạn đã xem ở đây. Chúng tôi muốn tái tạo những trải nghiệm về thế giới mà chúng tôi đã khám phá qua chiếc kính này, một cách chân thật nhất CA: Cảm ơn vì đã đến đây. MG: Cảm ơn rất nhiều. Ý tưởng đầu tiên mà tôi muốn đề đạt là tất cả chúng ta đều yêu âm nhạc. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Nhưng âm nhạc còn có tác động mạnh mẽ hơn thế nếu chúng ta không chỉ lắng nghe, mà còn soạn nên nó. Đó là ý kiến đầu tiên của tôi. Và chúng ta đều biết đến hiệu ứng Mozart đã tồn tại từ 5 đến 10 năm nay, rằng bằng cách nghe nhạc hoặc cho trẻ nhỏ nghe nhạc khi còn ở trong bụng mẹ có thể tăng chỉ số IQ thêm 10, 20, 30 phần trăm. Ý tưởng tuyệt vời, nhưng hoàn toàn không có tác dụng. Vì vậy, chúng ta không thể chỉ nghe nhạc, mà phải làm cách nào đó tạo ra âm nhạc. Và tôi muốn bổ sung rằng, nó không chỉ là tạo ra âm nhạc, mà tất cả mọi người, mỗi người trong số chúng ta, tất cả mọi người trên thế giới đều có khả năng sáng tạo và trở thành một phần của âm nhạc một cách rất năng động, và đó là một trong những công việc chính của tôi. Vì vậy, cùng với MIT Media Lab, gần đây, chúng tôi đã cùng nghiên cứu lĩnh vực âm nhạc chủ động. Tất cả những cách có thể mà chúng tôi nghĩ ra được để đưa mọi người đến với trải nghiệm âm nhạc, không chỉ lắng nghe, mà tạo ra âm nhạc? Và chúng tôi bắt đầu bằng cách tạo ra nhạc cụ cho một số nhạc công nổi tiếng nhất thế giới chúng tôi gọi chúng là siêu nhạc cụ cho Yo-Yo Ma, Peter Gabriel, Prince, dàn hợp xướng, ban nhạc rock. Những nhạc cụ có đủ thể loại cảm biến đặt bên trong chúng, để những nhạc cụ nhận biết được nó đang được chơi như thế nào Và chỉ bằng cách thay đổi cách trình bày và cảm xúc, tôi có thể biến tiếng đàn cello của tôi thành một giọng hát, hoặc cả một dàn hợp xướng, hoặc thành âm thanh nào đó mà chưa một ai từng nghe thấy trước đây. Khi chúng tôi bắt đầu chế tạo chúng, tôi nghĩ rằng, sao chúng ta không thể làm ra những nhạc cụ tuyệt vời như thế cho tất cả mọi người, những người không hâm mộ Yo- Yo Ma hay Princes? Nên chúng tôi đã làm ra một chuỗi các nhạc cụ. Một trong những bộ sưu tập lớn nhất là Brain Opera. Nó là cả một dàn hợp xướng với hơn 100 nhạc cụ, tất cả đều được thiết kế cho bất kì ai chơi nhạc với kĩ năng tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể chơi điện tử, lái xe thông qua một đoạn nhạc, sử dụng cử chỉ để điều khiển một khối lượng âm thanh lớn, chạm vào bề mặt đặc biệt để tạo ra giai điệu, dùng giọng của bạn để tạo bầu không khí. Và khi chúng tôi chế tạo Brain Opera, chúng tôi mời mọi người vào trong để thử những nhạc cụ này và phối hợp với chúng tôi để giúp làm nên những màn trình diễn ở Brain Opera. Chúng tôi đi trình diễn trong một thời gian dài. Hiện tại, nó được đặt cố định ở Vienna, nơi chúng tôi xây một bảo tàng xung quanh nó. Và nó dẫn đến một điều mà có lẽ bạn biết, anh hùng Guitar bước ra từ phòng thí nghiệm chúng tôi, và hai con gái thiếu niên của tôi và hầu hết học sinh ở MIT Media Lab là minh chứng cho thấy nếu bạn tiếp cận đúng cách, mọi người thường rất thích thú với việc tiếp xúc với một đoạn nhạc, và chơi đi chơi lại nó. Vậy, mô hình đã hoạt động, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, vì ý tưởng thứ hai của tôi là muốn soạn nhạc vẫn chưa đủ với những gì giống như Guitar Hero. Và rằng âm nhạc rất vui, nhưng nó còn truyền tải nhiểu thông điệp. Nó rất, rất quan trọng. Âm nhạc có thể làm thay đổi cuộc đời bạn, hơn tất thảy. Nó có thể thay đổi cách bạn giao tiếp với người khác, nó có thể thay đổi cơ thể, thay đổi suy nghĩ của bạn. Vì thế, chúng tôi đang cố gắng để tiến tới bước tiếp theo trong việc làm thế nào để phát huy những thành tựu như Guitar Hero. Chúng tôi rất quan tâm đến giáo dục. Chúng tôi thực hiện một dự án dài hạn có tên Toy Symphony, ở đó chúng tôi còn làm ra những nhạc cụ gây nghiện, nhưng dành cho trẻ em, để chúng trở nên đam mê với soạn nhạc hơn, muốn dành thời gian làm ra nó, và sẽ muốn biết được chúng hoạt động ra sao, làm thế nào để tạo ra nhiều hơn, làm thế nào để sáng tạo. Thế nên, chúng tôi đã tạo ra nhạc cụ ép, như những Music Shapers này để đo dòng điện trong ngón tay bạn, Những con chip nhịp điệu cho phép bạn gõ những giai điệu-- chúng thu thập giai điệu của bạn, và như khoai tây nóng hổi, bạn gửi chúng đến bạn bè, những người sẽ phải bắt chước hoặc đáp lại hành động của bạn và một phần mềm có tên Hyperscore, cho phép bất cứ ai sử dụng những đường nét và màu sắc để tạo ra những bản nhạc tinh tế. Nó rất dễ dùng, nhưng một khi bạn bắt đầu sử dụng nó, bạn có thể đi sâu vào mọi phong cách âm nhạc. Và sau đó, bằng cách nhấn nút, nó trở thành bản soạn nhạc, để những nhạc công có thể trực tiếp chơi những bản nhạc của bạn. Chúng tôi đã có những tác động tốt và mạnh mẽ đến trẻ em toàn thế giới, và hiện giờ mọi người ở mọi lứa tuổi, sử dụng Hyperscore. Chúng tôi đã trở nên hứng thú hơn trong việc sử dụng những hoạt động sáng tạo này trong bối cảnh lớn hơn nhiều, cho tất cả mọi người không thường xuyên có cơ hội tạo ra âm nhạc. Một trong những lĩnh vực ngày một phát triển mà chúng tôi đang nghiên cứu ở Media Lab hiện tại là âm nhạc, tinh thần và sức khỏe. Nhiều bạn đã từng đọc cuốn sách mới tuyệt vời của Oliver Sack có tên "Musicophilia". Nó đang được bán tại các hiệu sách. Đó là một cuốn sách hay. Nếu bạn chưa đọc nó thì nên đọc. Tác giả là một nghệ sĩ piano, và ông ghi chép lại cả sự nghiệp quan sát những tác động mạnh mẽ của âm nhạc đối với cuộc đời con người trong những hoàn cảnh khác thường. Như ta biết, ví dụ, âm nhạc gần như luôn là thứ cuối cùng mà những người mắc chứng Alzheimer nghiêm trọng còn có thể phản ứng lại. Có lẽ nhiều bạn đã để ý thấy điều này ở người thân, bạn có thể thấy một người không nhận ra khuôn mặt của họ trong gương, hoặc không nhận ra ai trong gia đình, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra những đoạn nhạc khiến người đó bật khỏi ghế và bắt đầu hát theo. Và với đó bạn có thể đem trở lại những kí ức và tính cách của người đó. Âm nhạc là cách tốt nhất để lấy lại khả năng nói của những người mất đi nó do đột quỵ, khả năng đi lại của người mắc chứng Parkinson. Nó rất có tác dụng cho người mắc chứng trầm cảm, tâm thần phân liệt, rất nhiều thứ. Vì vậy chúng tôi đang nghiên cứu những nguyên tắc đằng sau đó và xây dựng những hoạt động sẽ cho phép âm nhạc cải thiện sức khỏe con người. Và chúng tôi thực hiện nó theo nhiều cách. Chúng tôi làm việc với các bệnh viện. Một trong số đó ở ngay gần Boston, tên là Tewksbury. Nó là bệnh viện nhà nước dài hạn, nơi mà vài năm trước chúng tôi bắt đầu áp dụng Hyperscore với bệnh nhân khuyết tật về thể chất và tinh thần. Nó đã trở thành một phần chính trong việc điều trị ở bệnh viện Tewksbury, nên mọi người ở đó yêu cầu được tham gia các hoạt động âm nhạc. Hoạt động đó dường như đẩy nhanh quá trình điều trị nhất và nó cũng gắn kết cả bệnh viện lại thành một kiểu cộng đồng âm nhạc. Tôi muốn cho các bạn xem một đoạn phim nhanh về phần nào đó trong việc này trước khi tiếp tục Video: Họ đang thao túng những giai điệu của nhau Đó là một trải nghiệm thực tế, không chỉ để học cách chơi và lắng nghe giai điệu, mà còn để rèn luyện trí nhớ âm nhạc và chơi nhạc tập thể. Được tiếp xúc trực tiếp với âm nhạc. được tự mình định hình nó, thay đổi nó. thử nghiệm nó, tạo ra âm nhạc của chính mình. Hyperscore cho phép bạn bắt đầu rất nhanh chóng. Ai cũng có thể trải nghiệm âm nhạc một cách sâu sắc, chúng ta chỉ cần tạo ra những công cụ khác nhau. Ý tưởng thứ 3 tôi muốn chia sẻ với các bạn là âm nhạc, thật nghịch lí, tôi cho rằng hơn cả ngôn ngữ, là một trong những cách tốt nhất ta có để thể hiện bản thân mình. Tôi thích diễn thuyết, mặc dù thật lạ là tôi cảm thấy lo lắng khi diễn thuyết hơn là khi chơi nhạc. Nếu tôi chơi đàn cello, hoặc dùng dàn nhạc điện tử, hoặc chia sẻ âm nhạc của tôi với mọi người, tôi sẽ có thể bộc lộ những điều về bản thân mình mà tôi không thể nói bằng lời, những điều riêng tư hơn, có lẽ là sâu sắc hơn. Tôi nghĩ điều này đúng với hầu hết chúng ta, và tôi muốn đưa ra 2 ví dụ chứng minh rằng âm nhạc là công cụ tốt nhất, giúp ta tiếp cận với thế giới bên ngoài. Đầu tiên là một dự án hết sức điên rồ mà chúng tôi đang thực hiện, có tên Cái chết và Sức mạnh. Và nó là một vở opera lớn, một trong những dự án opera lớn nhất đang được tiến hành trên thế giới hiện tại. Nó kể về một người đàn ông, giàu có, thành công, quyền lực, một người muốn bất tử. Ông ta tìm ra cách để đưa bản thân mình vào môi trường xung quanh mình thật ra là vào hàng loạt những cuốn sách. Người này muốn bất tử nên đã hòa mình vào thế giới xung quanh. Ca sĩ chính biến mất vào đoạn đầu vở kịch và cả sân khấu trở thành nhân vật chính. Nó trở thành di sản của ông. Và vở opera là về những gì ta có thể chia sẻ, những gì ta có thể chuyển đến cho người khác, đến những người thân, và những gì ta không thể. Mọi vật thể trong vở opera trở nên sống động và là một nhạc cụ khổng lồ, như cái đèn chùm này. Nó chiếm trọn cả sân khấu. Trông nó giống như cái đèn chùm, nhưng thực chất nó là một nhạc cụ robot. Như bạn thấy ở nguyên mẫu này, những dây piano khổng lồ, mỗi dây được điều khiển bởi một phần tử robot nhỏ-- dù là cây vĩ nhỏ gẩy dây đàn, cánh quạt thổi dây đàn,, sóng âm làm rung dây. Chúng tôi cũng có cả một đội quân robot trên sân khấu. Những robot này là phương tiện trung gian giữa nhân vật chính, Simon Powers, và gia đình ông. Có cả một loạt chúng, giống như một dàn đồng ca Hi Lạp. Chúng quan sát hành động. Chúng tôi đã thiết kế những robot hình vuông mà hiện đang được thử nghiệm ở MIT có tên là OperaBots. Những OperaBots này hoạt động theo âm nhạc của tôi. Chúng đi theo các nhân vật. Chúng đủ thông minh, hi vọng là vậy, để không đụng vào nhau. Chúng hoạt động độc lập. Chúng còn có thể, khi bạn búng tay, xếp thành hàng như ý bạn muốn. Mặc dù chúng là những khối, chúng thực chất có rất nhiều tính cách. Đạo cụ lớn nhất trong vở opera có tên là The System. Nó là một loạt các cuốn sách. Tất cả các cuốn sách là robot, vì vậy chúng đều di chuyển, đều tạo ra âm thanh, và khi bạn xếp chúng lại với nhau, chúng tạo thành những bức tường này, chúng có những cử chỉ và tính cách của Simon Powers. Vì thế, ông ta biến mất, nhưng toàn bộ không gian vật chất xung quanh trở thành con người này. Đó là cách ông ta lựa chọn để thể hiện mình. Những cuốn sách còn có những bóng đèn LED dày đặc ở trên khung. Nên chúng đều hiển thị Đây là giọng nam trung xuất sắc James Maddelena khi ông bước vào The System. Đây là một đoạn phân cảnh được hé lộ. Vở opera ra mắt ở Monaco-- vào tháng chín năm 2009. nếu bạn không thể đến được, một ý tưởng khác với dự án này-- ở đây anh chàng xây dựng đế chế của mình bằng cách rất khác thường, thông qua âm nhạc và qua môi trường. Nhưng chúng tôi cũng đang làm nó dễ tiếp cận hơn cả qua mạng và ở nơi công cộng, như là một cách để mỗi chúng ta sử dụng âm nhạc và hình ảnh từ cuộc sống của mình để tạo ra di sản của chính mình hoặc của người nào đó ta yêu quí. Vì vậy, thay vì là một vở opera hoành tráng, nó sẽ trở thành những gì ta nghĩ đến là opera cá nhân. Và, nếu bạn định làm một vở opera cá nhân, một nhạc cụ cá nhân thì sao? Những gì tôi cho bạn thấy đến giờ-- dù là một chiếc "siêu" đàn cello cho Yo-Yo Ma hay một món đồ chơi ép cho trẻ em-- nhạc cụ vẫn vậy và vẫn có giá trị đối với một nhóm người nhất định: người sành đồ mĩ nghệ, trẻ em. Nhưng nếu tôi có thể làm ra một nhạc cụ mà có thể thích ứng được với cách tôi cư xử, với cách tay tôi làm việc, với những việc tôi làm được một cách điêu luyện, có lẽ, với những việc tôi làm không mấy điêu luyện? Tôi nghĩ rằng đây là một nhạc cụ để tiếp cận, nó là tương lai của âm nhạc, tương lai của nhạc cụ. Và tôi muốn mời lên sân khấu hai vị khách đặc biệt, để tôi có thể cho bạn một ví dụ về nhạc cụ cá nhân sẽ như thế nào. Xin các bạn hãy dành một tràng pháo tay cho Adam Boulanger, Ph.D, học sinh của MIT Media Lab, và Dan Ellsey. Dan, nhờ có TED và Bombardier Flexjet, Dan có mặt ở đây với chúng ta ngày hôm nay từ tận Tewksbury. Anh là bệnh nhân thường trú tại bệnh viện Tewksbury. Lần này là lần anh ấy đi xa nhất từ bệnh viện Tewksbury, tôi có thể nói là như vậy, vì anh ấy rất mong muốn được gặp mọi người hôm nay và thể hiện âm nhạc của chính anh ấy. Vì thế, trước tiên, Dan, anh có muốn chào hỏi mọi người và cho họ biết mình là ai không? Dan Ellsey: Xin chào. Tên tôi là Dan Ellsey. Tôi 34 tuổi và tôi bị mắc chứng liệt não. Tôi luôn yêu thích âm nhạc và tôi rất hào hứng khi có thể được biểu diễn âm nhạc của chính tôi với phần mềm mới này. Tod Machover: Và chúng tôi cũng rất vui có anh ở đây, thật sự là vậy, Dan. Chúng tôi gặp Dan khoảng ba năm trước, ba năm rưỡi trước, khi chúng tôi bắt đầu làm việc ở Tewksbury. Tất cả mọi người chúng tôi gặp ở đó đều rất tuyệt vời, làm nên những bản nhạc tuyệt vời. Dan chưa bao giờ soạn nhạc trước đó, và hóa ra anh ấy thật sự rất giỏi về khoản này. Anh ta là một nhà soạn nhạc bẩm sinh. Anh ấy cũng rất hay xấu hổ nữa. Hóa ra anh ấy là một nhà soạn nhạc tài ba, và một vài năm qua chúng tôi đã cùng nhau hợp tác. Anh ấy đã soạn rất nhiều bản nhạc. Anh ấy đã phát hành những đĩa CD. Thật ra, anh ấy được biết đến khá nhiều ở khu Boston-- hướng dẫn bệnh nhân và trẻ em ở địa phương trong việc soạn nhạc. Và tôi sẽ để Adam kể. Adam là cử nhân ở MIT, một chuyên gia âm nhạc công nghệ và dược. Adam và Dan đã trở thành đối tác thân thiết. Trong suốt kì học vừa qua, Adam không chỉ dạy Dan soạn nhạc mà còn dạy anh ấy biểu diễn sử dụng nhạc cụ cá nhân. Vậy, anh có muốn chia sẻ một chút về cách thức làm việc không? Adam Boulanger: Có. Tod và tôi tham gia một buổi thảo luận về công việc ở Tewksbury và nó thực ra là về Dan, một con người biết cách truyền tải, và anh ấy rất thông minh và sáng tạo. Nó thể hiện qua biểu cảm, qua hơi thở, qua đôi mắt của anh ấy. Vì cớ gì mà anh ấy không thể biểu diễn một trong những sáng tác của anh ấy? Đó là trách nhiệm của chúng tôi, và nó thật vô lí. Nên chúng tôi đã bắt đầu phát triển công nghệ cho phép anh ấy bộc lộ những sắc thái, biểu diễn sự chính xác và điều khiển, và bất chấp khuyết tật về thể chất, để có thể làm được điều đó, để có thể biểu diễn những sáng tác của chính anh ấy. Quá trình và công nghệ đó, về cơ bản, trước hết chúng tôi cần giải pháp kĩ thuật. Bạn biết đấy, chúng tôi có một cái camera FireWire, nó hướng về điểm hội tụ tia hồng ngoại. Chúng tôi dựa theo các cử chỉ ẩn dụ mà Dan đã quen thuộc với bộ loa điều khiển của anh ấy. Và đây là phần kém thú vị nhất của công việc, quá trình thiết kế. Chúng tôi cần đầu vào, chúng tôi cần theo dõi liên tục, Trong phần mềm, chúng tôi quan sát những kiểu hình dạng anh ấy diễn tả. Nhưng, rồi đến phần thú vị, theo sau phần kĩ thuật, về cơ bản, chúng tôi làm sơ đồ mã hóa vùng vai của Dan ở bệnh viện để tìm hiểu, bạn biết đấy, cách anh ta vận động? Chuyển động diễn đạt nào hữu ích với anh ấy? Phép ẩn dụ của anh ấy cho màn biểu diễn là gì? Anh ấy cho rằng cái gì là quan trọng để điều khiển và truyền tải một bản nhạc? Tất cả những thông số thống nhất với nhau, và thực sự công nghệ này đã được điều chỉnh điểm đó để phù hợp với mình Dan. Và, như bạn biết, tôi nghĩ đó là một sự thay đổi khía cạnh. Không phải là công nghệ của chúng tôi-- chúng cho phép tiếp cận, chúng cho phép chúng tôi tạo ra những tác phẩm sáng tạo. Nhưng còn biểu cảm thì sao? Còn khoảnh khắc khi mà người nghệ sĩ biểu diễn tác phẩm đó? Liệu công nghệ của chúng tôi có cho phép chúng tôi bộc lộ cảm xúc? Liệu chúng có cung cấp bộ máy để chúng tôi làm được điều đó? Và đó là mối quan hệ cá nhân với biếu cảm bị thiếu trong môi trường công nghệ. Vì vậy, các bạn biết đấy, với Dan, chúng tôi cần một quá trình thiết kế mới, một quá trình kĩ thuật mới để tìm ra các chuyển động và cách biểu lộ cho phép anh ấy biểu diễn. Và đó là những gì chúng tôi sẽ làm hôm nay. TM: Bắt đầu thôi nào. Dan, bạn có muốn chia sẻ với mọi người về sáng tác bạn định biểu diễn không? DE: Đây là bản "My Eagle Song" TM: Vậy Dan sẽ biểu diễn một sáng tác của anh ấy có tên "My Eagle Song". Trên thực tế, đây là chi tiết ăn điểm trong sáng tác của Dan, hoàn toàn được sáng tác bới Dan từ Hyperscore. Nên anh ấy có thể dùng bộ dò tia hồng ngoại để tiến thẳng vào Hyperscore. Anh ấy cũng rất nhanh trong việc này, nhanh hơn cả tôi (Cười) TM: Anh ấy cũng rất khiêm tốn nữa. Anh ấy có thể tiến vào Hyprerscore. Bạn bắt đầu bằng việc tạo ra âm thanh và giai điệu. Anh ấy có thể sắp xếp chúng như ý muốn. Mỗi cái có một màu. Anh ấy quay trở lại cửa sổ soạn nhạc, vẽ các dòng nhạc, sắp xếp mọi thứ như ý muốn. Quan sát Hyperscore, bạn cũng có thể thấy những phần sáng tác ở đâu, có thể tiếp tục một lúc, thay đổi, trở nên điên rồ và rồi kết thúc với một tiếng nổ lớn sau cùng. Vậy đó là cách anh ấy làm ra bản nhạc của mình, và như Adam nói, chúng tôi sau đó tìm ra cách tốt nhất để anh ấy biểu diễn sáng tác của mình. Nó sẽ được quay bởi camera, phân tích chuyển động của anh ấy, nó sẽ cho phép Dan mang lại mọi khía cạnh của âm nhạc của anh ấy như ý muốn. Và bạn cũng sẽ để ý thấy hình ảnh trên màn hình. Chúng tôi đã yêu cầu một trongn số học sinh quan sát xem camera đang đo cái gì. Nhưng thay vì làm cho nó hiển hiện, cho bạn thấy chính xác những gì camera đang theo dõi, chúng tôi chuyển nó sang dạng đồ họa cho thấy chuyển động cơ bản, và cho thấy cách nó đang được phân tích. Tôi nghĩ rằng nó cho chúng ta hiểu biết về cách ta chọn ra những chuyển động từ những gì Dan đang làm, nhưng tôi nghĩ nó cũng đồng thời cho ta thấy, nếu quan sát chuyển động đó, rằng khi Dan làm ra âm nhạc, những chuyển động của anh ấy là có chủ ý, rất chính xác, rất kỉ luật và chúng cũng rất đẹp đẽ. Khi nghe những bản nhạc này, như tôi đã nhắc tới, điều qua trọng nhất là sự tuyệt vời của âm nhạc, và nó sẽ cho thấy con người của Dan. Vậy, chúng ta sẵn sàng chưa Adam? AB: Rồi TM: Được rồi, bây giờ Dan sẽ chơi bản nhạc của anh ấy "My Eagle Song" (Vỗ tay) TM: Hoan hô (Vỗ tay) Năm 1962 ở Đại học Rice, Tổng thống Kennedy nói với cả nước về giấc mơ ông đang ấp ủ, giấc mơ đưa con người lên mặt trăng vào cuối thập niên đó. Chương trình được mang đúng cái tên "moonshot" Lúc đó không ai biết liệu điều đó có khả thi hay không nhưng tổng thống muốn có một kế hoạch thực hiện cụ thể. Giấc mơ lớn lao là vậy. Nhưng giấc mơ tuyệt vời không chỉ là tầm nhìn đơn thuần, mà còn phải được kèm theo chiến lược để hiện thực hóa. Tôi may mắn được làm việc tại một xưởng chế tạo phi thuyền lên mặt trăng. Đó là xưởng X -- trước đây được gọi là Google X -- ở đó bạn thấy một kĩ sư không gian làm việc cùng một nhà thiết kế thời trang, các cựu chỉ huy quân sự bàn luận cùng với các chuyên gia laser. Các nhà phát minh, kĩ sư và nhà sản xuất này phác họa những công nghệ cho chúng ta hy vọng có thể biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Từ "moonshot" luôn nhắc nhớ chúng tôi về mục tiêu lớn lao của mình -- để luôn giữ được ước mơ. Chúng tôi dùng chữ "factory" để tự nhắc mình rằng chúng tôi muốn có một viễn cảnh rõ ràng -- làm kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đây là bản thảo chương trình "moonshot" của chúng tôi. Thứ nhất: chúng tôi muốn tìm ra một vấn đề tầm cỡ thế giới ảnh hưởng đến hàng triệu người. Thứ hai: chúng tôi muốn tìm thấy hoặc đề ra một giải pháp triệt để cho vấn đề đó. Thứ ba: Cần có lý do để tin rằng để có được giải pháp tối ưu như vậy thì công nghệ phải được xây dựng bài bản. Tôi xin nói một bí mật. Xưởng phi thuyền là một nơi bừa bộn. Nhưng thay vì lảng tránh đống bừa bộn đó, giả vờ như là nó không có ở đây, chúng tôi đã cố gắng biến nó thành sức mạnh của mình. Chúng tôi dành phần lớn thời gian để phá hủy mọi thứ và cố gắng chứng tỏ rằng chúng tối đã sai. Đó đúng là bí mật. Trước hết hãy khởi động phần khó nhất của vấn đề. Hãy phấn khích và reo hò, "Ê! Hôm nay làm sao để phá hỏng dự án của ta nhỉ?" Chúng tôi có được sự cân bằng thú vị để sự lạc quan mong manh vẫn giữ cho chúng tôi không bị lạc hướng. Nhưng chúng tôi cũng phải biết tạo nghi ngờ tích cực để truyền hơi thở sức sống cho những viễn cảnh này. Tôi muốn trình bày với các bạn một vài dự án mà chúng tôi bỏ dở với những công đoạn không hoàn thiện, một vài trong số đó rất đáng giá ít ra là cho tới lúc này, những dự án đó không chỉ vượt qua được khó khăn mà còn được tăng tốc sau những thời điểm khủng hoảng. Năm ngoái, tôi xóa 1 dự án dây chuyền trồng rau trên giá. Đây là rau xà lách mà chúng tôi trồng. Trên thế giới, cứ 9 người thì có 1 người bị thiếu ăn. Đây là một chương trình tiên phong mà chúng tôi cần thực hiện. Trồng rau trên giá cần ít nước hơn 10 lần ít đất lơn 100 lần so với cách trồng bình thường. Vì bạn có thể sản xuất thực phẩm gần nơi tiêu thụ, nên bạn không cần chuyên chở đi xa. Chúng tôi đã tiến bộ trong nhiều khâu như thu hoạch tự động và hệ thống chiếu sáng hiệu quả. Nhưng thật không may, chúng tôi không thể trồng ngũ cốc và gạo theo cách này. Thế là chúng tôi bỏ dự án. Đây là một vấn đề nan giải khác. Chúng ta chi phí rất lớn cho những thiệt hại môi trường và tài nguyên để vận chuyển hàng hóa khắp thế giới. Phát triển kinh tế của những nước không có biển bị hạn chế vì cơ sở hạ tầng vận tải. Vậy đây liệu có phải là giải pháp triệt để? Một tàu vận tải trực thăng nhẹ hơn không khí. Nó có khả năng làm giảm, ít ra ở mức tổng thể, giá cả, thời gian và tỷ lệ khí thải CO2 trong vận tải vì không cần đường băng. Chúng tôi làm được như thế nhờ sự tiến bộ kỹ thuật cho phép chúng tôi hạ chi phí đủ để có thể làm được những chiếc tàu này -- số lượng lớn và giá thành không cao. Dù đắt hay rẻ, chúng phải được làm ở số lượng lớn thực tế giá khoảng 200 triệu đô la để thiết kế và chế tạo chiếc đầu tiên. 200 triệu đô la là quá đắt. Vì xưởng X được cấu trúc với những vòng phản hồi ngắn để tìm lỗi, lấy thông tin và thiết kế mới, chúng tôi không thể bỏ ra 200 triệu đô la để lấy được những dữ liệu ban đầu về khả năng chúng tôi có đi đúng hướng hay không. Nếu có một điểm yếu trong 1 dự án của chúng tôi, chúng tôi muốn biết nó bây giờ, biết trước, chứ không làm rồi mới biết. Thế là chúng tôi phải bỏ dự án này. Việc tìm ra một lỗi quan trọng trong một dự án không bắt buộc phải chấm dứt dự án đó. Đôi khi nó lại giúp chúng tôi tìm ra cách làm hiệu quả hơn. Đây là mẫu xe hoàn toàn tự lái của chúng tôi, chúng tôi làm xe không có vô lăng cũng như chân phanh. Nhưng đó không phải là mục đích ban đầu của chúng tôi. Với 1,2 triệu người chết do giao thông trên thế giới mỗi năm, thì việc chế tạo xe không người lái là một dự án táo bạo cần phải làm. Cách đây ba năm rưỡi, khi chúng tôi có những chiếc Lexus, được cải tiến thử nghiệm thành xe tự lái, chúng hoạt động tốt, chúng tôi bảo những đồng nghiệp khác nói xem họ nghĩ gì về thành công này. Điều chúng tôi nhận được là dự án làm xe tự lái cho phép người dùng can thiệp khi khẩn cấp là một dự án tồi tệ. Nó không an toàn vì người đang đi xe đó đã bỏ lái xe lâu rồi. Họ không còn đủ nhanh nhạy khi buộc họ phải lái xe. Đây là thử thách lớn cho cả đội. Tất cả phải vẽ lại. Chúng được thể hiện với bề ngoài đẹp và mới mẽ. Hãy vẽ ra chiếc xe ở đó bạn là hành khách. Bạn nói với xe nơi bạn muốn đi, bạn ấn nút và nó tự chở bạn từ điểm A đến điểm B. Chúng tôi thật biết ơn lời góp ý nhờ thế chúng tôi có được mục tiêu này khi mới bắt đầu dự án. Mọi thứ trở nên rõ ràng từ lúc đó. Và bây giờ xe tự lái của chúng tôi đã đi được 1,4 triệu dặm rồi, và mỗi ngày chúng chạy trên đường phố ở Mountain View, Cali và Austin, Texas. Nhóm làm xe đã biết thay đổi hướng nhìn. Đó là tiêu chí của xưởng X. Đôi khi việc đổi hướng nhìn còn mạnh hơn cả sự thông minh. Ví dụ, dự án năng lượng gió. Đây là một trong những ví dụ hay về việc thay đổi hướng nhìn. Làm gì có chuyện chúng tôi có thể chế tạo một tua-bin gió tiêu chuẩn tốt hơn những chuyên gia trong lĩnh vực đó. Nhưng chúng tôi tìm ra một cách bay cao hơn, và đạt được tốc độ lớn hơn, đón được gió ổn định hơn, lấy được nhiều năng lượng hơn mà không cần hàng trăm tấn thép để dựng bệ đỡ. Chiếc diều Makani của chúng tôi bay lên từ bệ phóng nhờ những chong chóng quay mạnh trên cánh của nó. dây diều theo diều bay lên, năng lượng được truyền xuống qua dây này. Khi thả dây dài hết cỡ, diều vào được trong luồng gió ngang trên cao. Sau khi đã đẩy diều lên cao, các cánh quạt trở thành những tua bin bay. Nó truyền năng lượng xuống thông qua dây diều. Chúng tôi chưa tìm được cách để bỏ dự án này. Dự án kéo dài càng lâu, chúng tôi bị áp lực, thì chúng tôi càng phấn khích vì hệ thống có thể được chế tạo rẻ hơn và dễ dàng hơn để có được năng lượng gió cho toàn thế giới. Có thể dự án kỳ cục nhất của chúng tôi là Dự Án Loon. Chúng tôi cố gắng cung cấp mạng Internet từ kinh khí cầu. Một hệ thống các kinh khí cầu trên tầng bình lưu truyền tín hiệu Internet cho các vùng nông thôn và vùng hẻo lánh trên toàn thế giới. Hệ thống có thể mang Internet đến với trên 4 tỷ người, họ là những người chưa có kết nối Internet hoặc kết nối quá khó khăn. Nhưng bạn không chỉ bắt được 1 nguồn tiếp sóng, mà còn nối được với một kinh khí cầu và lấy được sóng từ bầu trời. Gió thường rất mạnh, làm trôi các kinh khí cầu. Các kinh khí cầu bị trôi quá cao làm mất kết nối với mặt đất. Đó là điểm đặc biệt khó khăn: Điều gì xảy ra nếu chúng tôi để các quả cầu bay và làm cho chúng theo gió để đến nơi cần đến? Hóa ra ở tầng bình lưu lại có những luồng gió khác nhau về vận tốc và hướng làm thành những lớp mỏng. Thế là chúng tôi nghĩ, với thuật toán thông minh và dữ liệu gió trên thế giới, chúng tôi có thể điều khiển các kinh khí cầu đi lên hay xuống rất chính xác trong tầng bình lưu để đón được những luồng gió có hướng và vận tốc khác nhau. Ý tưởng này cần đủ kinh khí cầu để trên mỗi vùng nơi bạn sống đều có được 1 quả, dù nó bị trôi đi, thì luôn có một quả khác sẽ điền vào chỗ của nó, để giữ cho được sự kết nối Internet liên tục, giống như là điện thoại của bạn kết nối với các đài phát sóng dù cho bạn đang chạy trên cao tốc. Cách nhìn này có vẻ điên rồ -- cái tên gọi của dự án này cũng nói lên điều đó. Từ 2012, đội khí cầu Loon ưu tiên cho việc có vẻ khó nhất đó là hủy dự án của họ. Việc đầu tiên họ làm là cố gắng tạo kết nối Wifi từ kinh khí cầu trên tầng bình lưu đến một an ten trên mặt đất. Đã làm được. Tôi bảo đảm đã có người dám cá cược rằng điều đó không thể. Thế là chúng tôi tiếp tục. Chúng tôi có thể dùng kinh khí cầu để kết nối trực tiếp với điện thoại mà không cần an-ten trung gian hay không? Được. Chúng tôi có thể dùng kinh khí cầu có băng thông đủ lớn để kết nối wifi hay không? Nhờ thế người ta có thể làm được nhiều thứ hơn là gửi tin nhắn hay không? Những thử nghiệm đầu tiên thậm chí không quá 1 megabit / giây, những bây giờ chúng tôi có thể nâng lên đến 15 megabit / giây. Đủ để xem buổi thuyết trình của TED. Chúng ta có thể dùng quả cầu để nói chuyện với nhau xuyên qua bầu trời và có thể bắt được những tín hiệu từ những vùng nông thôn hẻo lánh không? Được. Ta có thể dùng quả cầu có kích thước bằng căn nhà và hoạt động được hơn 100 ngày, chi phí lại ít hơn 5% so với chí phí sản xuất của các quả cầu truyền thống có tuổi thọ cao hay không? Cuối cùng là được. Nhưng tôi nghĩ, bạn gọi được tên chương trình đó, chúng tôi đưa nó đến đây. Chúng tôi làm những quả cầu màu bạc. Chúng tôi làm những quả cầu vĩ đại hình gối. Chúng tôi làm những quả cầu to cỡ cá voi xanh. Chúng tôi làm nổ rất nhiều khí cầu. (Cười) Từ lúc đó, một trong những việc quan trọng của việc hủy chương trình Loon là khả năng điều khiển các kinh khí cầu trên bầu trời, một thành công lớn của chúng tôi là đặt 1 kinh khí cầu trong 1 kinh khí cầu khác. Vậy có 2 khoang ở đây, một chứa không khí và một chứa hê-li. Quả cầu bơm khí vào làm nó nặng hơn, hay để khí thoát ra làm nó nhẹ đi. Và những thay đổi trọng lượng này cho phép nó đi lên hay xuống, và chuyển động đơn giản đó là cơ chế tự lái của quả cầu. Nó bay lên hay xuống, việc thay đổi độ cao để đón những cơn gió có vận tốc và hướng cần thiết. Nhưng như thế là đủ để lái lái quả cầu đi khắp thế giới không? Lúc đầu rất khó, nhưng sau đó dễ dần. Đây là quả cầu sau cùng của chúng tôi, có thể điều chỉnh độ cao với khoảng giữa 2 biên là 2 dặm và có thể bị lệch không quá 500 m so với điểm muốn đến từ khoảng cách 20.000 km. Chúng tôi có nhiều thứ nữa để làm trong việc tinh chỉnh hệ thống và hạ giá thành. Nhưng năm ngoái, một kinh khí cầu được làm với giá rẻ đã đi 19 vòng thế giới trong thời gian 187 ngày. Thế là chúng tôi cứ tiếp tục. ( Vỗ tay) Những quả cầu của chúng tôi ngày nay đang làm nhiều việc để tạo một hệ thống hoàn thiện. Chúng tôi đang thảo luận với các hệ thống mạng toàn cầu, và chúng tôi sẽ bay trên Indonesia để làm thử nghiệm dịch vụ trong năm nay. Điều đó có vẻ còn xa vời quá, bạn có lý để nói như thế. Sự liều lĩnh và làm việc với dự án khổng lồ, chấp nhận rủi ro làm cho người ta cảm thấy không an tâm. Bạn không thể quát mọi người và bắt họ hãy thất bại. Người ta sẽ phản ứng ngược lại. Họ lo lắng. "Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi thất bại? Mọi người sẽ cười tôi? Tôi sẽ bị vùi dập?" Tôi đã bắt đầu bằng một bí mật. Và để kết thúc tôi sẽ nói với bạn cách chúng tôi làm mọi người tham gia. Cách duy nhất để mọi người làm việc trong những dự án lớn và liều lĩnh -- ý tưởng táo bạo -- và thúc đẩy họ thực hiện phần khó nhất của vấn đề, thì bạn phải chọn cho họ con đường ít trở lực nhất. Tại xưởng X, chúng tôi rất tích cực làm hỏng các dự án. Các đội hủy những ý tưởng của họ ngay khi có được dữ liệu ai làm được như thế thì thắng. Họ sẽ được tán dương bởi đồng nghiệp. Cụng tay, đập tay với sếp, nhất là với tôi. Họ được khuyến khích. Chúng tôi thưởng mỗi người trong các nhóm đã hủy được dự án của nhóm mình, từ các đội 2 người cho đến đội 30 người. Tại xưởng phi thuyền mặt trăng, chúng tôi tin vào các giấc mơ. Nhưng sự nghi ngờ tích cực không phải là kẻ thù của tính lạc quan. Nó là đối tác hoàn hảo. Vì nó mở ra những tiềm năng trong mỗi ý tưởng. Chúng ta có thể tạo ra tương lai đó là ước mơ của chúng ta. Cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) Gôn thủ yêu thích của bạn tiến gần hơn đến chiến thắng. Đám đông nín thở, và vào thời khắc quyết định, cô ấy bỏ lỡ cú đánh. Vận động viên này vừa trải nghiệm hiện tượng được gọi là "nghẹt thở", thất bại ngay tại thời khắc quan trọng nhất bất chấp nhiều tháng, thậm chí, nhiều năm tập luyện. Nghẹt thở phổ biến trong thể thao nơi thi đấu thường diễn ra dưới áp lực lớn và phụ thuộc vào những thời khắc quyết định. Chưa hết, lo lắng vì phần thể hiện cũng ám ảnh diễn giả, thí sinh thi đánh vần, thậm chí, những nhạc sĩ nổi tiếng. Hầu hết sẽ lập tức đổ lỗi cho tinh thần, nhưng tại sao lo lắng lại có thể làm hỏng một phần trình diễn vốn lão luyện? Có hai hệ thuyết, cả hai đều nói rằng nghẹt thở dưới áp lực chung quy là do sự tập trung. Đầu tiên, những thuyết về sự phân tâm, cho rằng người thể hiện đánh vật với tâm trí bị phân tâm bởi những lo lắng, nghi ngờ, hoặc sợ hãi, thay vì tập trung thực hiện nhiệm vụ trước mắt. Khi những suy nghĩ có và không liên quan giành giật sự chú ý, một trong hai phải nhượng bộ. Tại một thời điểm. bộ não chỉ có thể xử lý lượng thông tin nhất định. Nhiệm vụ đòi hỏi sự ghi nhớ, cuốn "sổ tay" trí óc mà ta dùng để lưu trữ tạm thời số điện thoại và danh sách mua hàng, đặc biệt yếu đuối dưới áp lực. Trong một nghiên cứu năm 2004, một nhóm sinh viên được yêu cầu thực hiện các bài toán, một số dễ dàng, một số phức tạp và đòi hỏi trí nhớ cao. Một nửa số sinh viên đã hoàn thành cả hai dạng mà không gặp vấn đề, trong khi những người khác hoàn thành dưới áp lực. Trong khi tất cả đều làm tốt các câu hỏi dễ, những người bị căng thẳng thể hiện tệ hơn ở những câu khó, đòi hỏi trí nhớ cao. Các lý thuyết giám sát đưa ra lời giải thích thứ hai cho hiện tượng này. Chúng quan tâm đến cách áp lực có thể khiến ta phức tạp hóa nhiệm vụ đang diễn ra. Logic ở đây là một khi kỹ năng trở thành bản năng, suy nghĩ về cơ chế của nó làm giảm khả năng thực thi của bạn. Việc ta làm trong vô thức dường như dễ bị sự nghẹt thở này tác động lên nhất. Nghiên cứu về thể hiện của gôn thủ so sánh hiệu suất giữa khi được hướng dẫn chỉ tập trung đánh bóng chính xác nhất có thể, với khi được gợi ý để nhìn nhận sâu sắc về cơ chế của cú đánh. Người chơi gôn thường thể hiện hành động này một cách vô thức, nên những người đột nhiên tập trung vào chi tiết nhỏ trong chuyển động của mình cũng đánh kém chính xác hơn. Nghẹt thở không phải là không thể tránh khỏi. Nghiên cứu cho thấy một số người dễ bị ảnh hưởng hơn những người khác, đặc biệt là những người tự ý thức, lo lắng, và sợ bị người khác đánh giá tiêu cực. Vậy làm thế nào để tránh nghẹt thở vào thời khắc quyết định? Đầu tiên, hãy tập luyện trong điều kiện căng thẳng. Trong nghiên cứu về người chơi phi tiêu lão luyện, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng người không quen chơi dưới áp lực thi đấu tệ hơn khi lo lắng, so với những người đã quen với nó. Thứ hai, nhiều người bắt đầu xây dựng những thói quen trước khi thi đấu, cho dù đó là hít thở sâu, lặp lại một từ, hoặc làm một chuỗi các chuyển động nhịp nhàng. Các nghiên cứu về gôn, bowling, và bóng nước cho thấy các thói quen này có thể nâng cao tính nhất quán và sự chính xác dưới áp lực. Thứ ba, các nhà nghiên cứu cho thấy tập trung vào một yếu tố khách quan giúp ích hơn so với khi tập trung vào yếu tố chủ quan khi một người chú tâm vào cơ chế hoạt động của thứ họ đang làm. Một nghiên cứu về gôn thủ kinh nghiệm tiết lộ rằng những người đánh trúng khi tập trung vào đường bay của bóng thi đấu tốt hơn nhiều so với người tập trung vào chuyển động của cánh tay. Vì vậy, ta có thể chỉnh sửa một câu nói lâu đời rằng: thực hành, dưới áp lực, cùng với sự tập trung, hướng đến mục tiêu vinh quang, làm nên sự hoàn hảo. Hàng ngàn năm nữa tính từ bây giờ Chúng ta sẽ nhìn lại thế kỷ điện toán đầu tiền Như một thời kì lôi cuốn nhưng rất lạ kỳ Chỉ trong thời kỳ này, con người giảm sự tồn tại trong không gian 2D tương tác với kĩ thuật, dường như chúng ta là những cái máy; một điều phi thường, trong khoảng thời gian dài 100 năm khi con người giao tiếp giải trí và quản lý cuộc sống của họ từ sau màn hình Ngày nay, chúng ta dùng hầu hết thời gian vào việc gõ phím và nhìn vào màn hình. Điều gì đã xảy ra với việc tương tác lẫn nhau? Tôi không biết mọi người thấy thế nào, nhưng tôi thấy bị giới hạn bên trong thế giới 2D của màn hình và những pixel. Và điều này thì rất hạn chế và ao ước của tôi là kết nối với con người điều đó truyền cảm hứng đến một nhà sáng tạo như tôi Đơn giản: Tôi muốn tạo ra một thực tế mới một thực tế nơi mà kĩ thuật mang chúng ta đến rất gần nhau hơn nữa, một thực tế nơi con người, không phải thiết bị, là trung tâm của mọi thứ. Tôi mơ về một thực tế nơi kĩ thuật biết điều ta thấy, chạm và cảm giác; một thực tế nơi mà kĩ thuật không còn cản trở chúng ta nữa, thay vào đó hình dung chúng ta là ai. Tôi mơ về kĩ thuật trên con đường của nhân loại. Chúng ta đã trải nghiệm hoàn toàn kĩ thuật cho phép con người hành động giống con người, sản phẩm có thể tương tác cách tự nhiên, điều khiển bằng giọng nói hoặc sinh trắc. Đây là bước tiến cách mạng tiếp theo. Đây là Microsoft HoloLens, Một máy tính holographic không dây đầu tiên Thiết bị này sẽ mang nội dung 3D holographic vào trong thế giới của chúng ta, làm phong phú thêm cách chúng ta cảm nhận cuộc sống ngoài phạm vi bình thường của chúng ta về nhận thức. Ngây bây giờ, tôi không nghĩ về một tương lai xa xôi. Tôi đang nói về hiện tại. Chúng ta đang thấy những công ty xe hơi như Volvo thiết kế những chiếc xe khác nhau với HoloLens; những Trường Đại học như Case Western đinh nghĩa lại cách học của sinh viên; và những sở thích cá nhân của tôi, NASA đang sử dụng HoloLens cho những nhà khoa học khám phá các hành tinh bằng việc chụp ảnh giao thoa Bây giờ, đây là điều quan trọng. Bằng cách mang holograms đến thế giới của chúng ta, Tôi không chỉ nói về một thiết bị mới hoặc một máy tính tốt hơn Tôi đang nói về sự tự do của chính chúng ta khỏi giới hạn của những máy tính 2D truyền thống. Nói theo cách này: tạm thời, chúng ta giống như những người hang động theo thuật ngữ máy tính Chúng ta khám phá ra vài bức họa bằng than và bắt đầu vẽ những tranh bằng than củi đầu tiên trong hang Ngày nay, đây là cách phối cảnh Tôi ứng dụng nó vào công việc mỗi ngày. Và bây giờ vào một vài phút tới, Tôi mời tất cả các bạn ứng dụng cách phối cảnh tương tự đến cuộc hành trình phía trước. Bây giờ, tôi sẽ mang HoloLens vào, cho phép tôi giải thích cách điều khiển một chút. Nó có thể là bản thử nghiệm đầy rủi ro tôi chưa từng thử nó ở bất cứ sân khấu nào với HoloLens và tôi không thể nghĩ đến một nơi nào tốt hơn để thử nó như ở TED Chốc lát thôi, tôi sẽ thấy holograms ngay trên sân khấu này, cũng rõ ràng như cách mà tôi thấy các bạn Bây giờ ở cùng thời điểm, chúng ta cũng có một camera đặc biệt đang đi trên sân khấu để tất cả các bạn có thể chia sẻ trải nghiệm này với tôi ở tất cả các màn hình ở bên trên. Hãy bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta. Còn nơi bắt đầu nào tốt hơn là trong những hang động máy tính 2D. Hãy khám phá thế giới quanh chúng ta với ống kính mới này và hiểu thế giới máy tính từ một quan điểm mới. Vũ trụ máy tính này vừa kì diệu, vừa nguyên thủy Nó là một vũ trụ dựa trên quan hệ nhân quả. Là những nhà phát triển, chúng tôi nghĩ ra những tương tác khác nhau và sau đó chúng tôi lập trình các hiệu ứng khác nhau Nhấn double trên biểu tượng, đó là tương tác Mở một ứng dụng, đó là hiệu ứng Bây giờ, khi chúng ta so sánh thứ này với vũ trụ thật, nó quá hạn chế bởi vì vũ trũ của chúng ta không phải là kỹ thuật số. Vũ trụ của chúng ta là analog Vũ trụ của chúng ta không hình dung trong giới hạn của 0 và 1, đúng hay sai, hoặc đen hay trắng. Chúng ta tồn tại trong một thế giới bị chi phối bởi vật lý lượng tử, một vũ trũ của 0 và 1 ở cùng một thời điểm một thực tế dựa trên sự vô hạn của xác xuất và các trạng thái trung gian. Các bạn có thể thấy cách mà 2 thế giới này lồng vào nhau Vậy tại sao màn hình quá phổ biến trong cuộc sống analog của chúng ta? Chúng ta nhìn những màn hình từ lúc chúng ta thức dậy tới lúc chúng ta đi ngủ. Tại sao? Tôi nghĩ bởi vì máy tính cho chúng ta sức mạnh. Trong vũ trụ kĩ thuật số, ta có sức mạnh để thay đổi không gian và sức mạnh để thay đổi thời gian. Nó không quan trong nếu bạn đang sử dụng công nghệ cho giải trí, sản xuất hay liên lạc. Hình dung theo cách này: Tất cả hãy về nhà tối nay và xem chương trình yêu thích trên tivi Đây là một nhà hát -- thời gian và không gian đã thay đổi. Tôi sẽ làm điều này với show TED Talk này, Tôi sẽ ngay lập tức gọi cho gia đình yêu dấu của tôi ở Seattle. Đó là sự thay thế về không gian. Bây giờ, đây là những năng lực tuyệt vời chúng ta chịu đựng những hạn chế hai chiều của thế giới kĩ thuật số hiện tại. Nhưng nếu chúng ta không có chúng thì sao? Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta có những sức mạnh kĩ thuật số này trong thế giới của chúng ta? Bạn đã có thể thấy những tia sáng này, nhưng tôi tin con cháu của chúng ta sẻ lớn lên trong một thế giới không có công nghệ 2D Nó là một điểm đáng chú ý để mơ về thế giới này, một thế giới nơi công nghệ thực sự hiểu chúng ta -- Nơi chúng ta sống, làm việc và liên lạc với những công cụ thứ có thể làm tăng cường trải nghiệm của loài người, không phải máy móc, đó là giới hạn của loài người chúng ta Chúng ta đạt đến điều đó như thế nào? Với tôi, câu trả lời cần nhìn vào vấn đề sự khác nhau của quan điểm. Nó cần cảm nhận thế giới từ quan điểm của máy móc. Nếu bạn là một cái máy cố gắng cảm nhận thế giới của chúng ta, Bạn có thể thật sự giải quyết vấn đề như thế nào? Bạn có thể thử phân loại các thứ như một con người, một môi trường hoặc một vật thể. Nhưng làm thế nào máy móc có thể có thể tương tác với thực tế này? Và tôi nghĩ tới 3 cách, Đầu tiến, giống như một cái máy tôi sẽ quan sát hoặc tôi sẽ đặt thực tế này. Nhận dạng giọng nói và xác thực sinh trắc học là một ví dụ tuyệt vời về sự tương tác của máy móc với con người từ một ngữ cảnh đầu vào. Thứ hai, giống như một cái máy, tôi có thể mang thông tin kỹ thuật số, hoặc các thông tin đầu ra, thành hiện thực. Holograms là những ví dụ về máy móc tương tác với môi trường từ một bối cảnh đầu ra. Cuối cùng, là một cái máy, Tôi có thể trao đổi năng lượng với thế giới qua việc chạm và cảm nhận. Bây giờ, tưởng tượng có thể cảm nhận nhiệt độ của một đối tượng ảo, hoặc tốt hơn, tưởng tượng việc đẩy một hình ảnh ba chiều và nó có thể đẩy bạn trở lại với một lực tương đương. Với quan điểm này, chúng ta có thể biến đổi thực tế vào trong một ma trận đơn giản. Ở đây có một bí mật: là một kỹ sư, tôi thực sự thích thú mỗi khi tôi có thể giảm bớt một vài thứ trong ma trận. Từ những chiếc xe ô tô tự lái đến điện thoại tới chiếc máy tính 3 chiều trên đầu tôi, máy móc đang trở nên có năng lực hiểu biết thế giới của chúng ta. Và chúng bắt đầu tương tác với chúng ta theo những cách cá nhân hơn. Bây giờ, tưởng tượng việc kiểm soát gần như mọi thứ trên thế giới. Di chuyển những số theo một hướng và bạn được thực tế. Di chuyển những số này theo hướng khác, và bạn được thực tế ảo. Bây giờ, tưởng tượng quay số toàn bộ môi trường của bạn giữa những thế giới thực và ảo. Tôi thích thứ nằm đây. Bây giờ, tưởng tượng nếu tôi có thể nhìn tất cả các bạn và mang những người thực vào trong thế giới thần tiên này. Khi công nghệ thật sự hiểu thế giới của chúng ta, Nó sẽ một lần nữa biến đổi cách chúng ta tương tác, cách chúng ta làm việc và cách chúng ta vui chơi. Gần một nửa thế kỷ trước, hai người đàn ông dũng cảm đã đổ bộ lên mặt trăng, sử dụng những máy tính ít sức mạnh hơn những điện thoại trong túi các bạn. Sáu trăm triệu người xem chúng trên những chiêc tivi đen trắng, đầy hạt. Và thế giới? Thế giới đã bị mê hoặc. Bây giờ hãy tưởng tượng, làm thế nào những đứa trẻ của chúng ta và con cháu sẽ tiếp tục trải nghiệm việc khám phá không gian với công nghệ hiểu về thế giới này. Chúng ta đã sẵn sàng sống trong một thế giới mô phỏng vũ trụ thời-gian-thực. Và tôi có thể nhìn thoáng qua, và tôi có thể dự những cuộc họp với holographic trong tương lai gần. Thực tế , kể từ khi chúng tôi may mắn với bản demo của chúng tôi cho đến nay, hãy thử vài thức khác thậm chí điên rồ hơn. Tôi sẽ mời bạn trải nghiệm, lần đầu tiên ở bất cứ đâu trên thế giới, ngay đây trên sân khấu của TED một thực thể sống 3 chiều dịch chuyển, giữa tôi và bạn tôi, Tiến sĩ Jeffrey Norris, từ phòng thí nghiệm Jet Propulsion - NASA Chuẩn bị nhé. Chào, Jeff. Jeff Norris: Chào, Alex. Alex Kipman: Phù! Nó đã hoạt động. Hôm nay thế nào, Jeff? (Vỗ tay) JN: Rất tốt. Tôi đã có một tuần tuyệt vời. AK: vậy, Jeff anh có thể nói một ít cho chúng tôi về nơi anh ở? JN: ah, thật ra tôi ở 3 nơi. Tôi đang đứng trong một căn phòng bên kia đường, cùng lúc tôi đang đứng trên sân khấu này với anh, và tôi cũng đang đứng trên sao hỏa, cách xa hàng trăm triệu dặm. AK: Wow, xa hàng trăm triệu dặm. Điều này thật điên rồ! Anh có thể kể cho chúng tôi một chút về nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu về Sao Hỏa không? JN: Tất nhiên rồi. Đây là một bản sao 3 chiều chính xác của sao Hỏa , được xây dựng từ dữ liệu chụp được bởi Curiosity Mars Rover, do đó, tôi có thể khám phá dễ dàng như một nơi trên trái đất. Con người là những nhà khám phá tự nhiên. Chúng ta có thể ngay lập tức hiểu về môi trường, chỉ bằng cách có mặt ở đó. Chúng tôi tạo nên những công cụ giốn như Mars Rover để mở rộng tầm nhìn và kéo dài tầm với của chúng ta. Nhưng hàng thập kỷ, Chúng tôi buộc phải khám phá từ ghế ngồi sau những màn hình và bàn phím. Bây giờ, chúng tôi đang bỏ qua tất cả những điều đó, bỏ qua các ăng-ten khổng lồ, và những bộ vận chuyển và sự rộng lớn giữa các thế giới để thực hiện những bước đi đầu tiên trên nơi này, như thể chúng ta thực sự ở đó. Ngày nay, một nhóm các nhà khoa học trong nhiệm vụ của chúng tôi là nhìn sao hỏa theo cách chưa từng có một thế giới ngoài hành tinh tạo ra một sự thân thuộc hơn, bởi vì, họ cuối cùng đã khám phá nó như cách con người nên làm. Nhưng giấc mơ của chung tôi không kết thúc với việc tạo ra nó giống như ở đây Khi chúng tôi kết hợp thế giới thực và ảo, Chúng ta có thể làm những thứ kỳ diệu. Chúng ta có thể nhìn vào các sóng vô hình hoặc dịch chuyển đến đỉnh một ngọn núi. Có lẽ ngày nào đó, ta sẽ biết thành phần của một tảng đá chỉ bằng cách chạm vào nó. Chúng ta đang nói về những bước khởi đầu. Nhưng tôi muốn toàn thế giới tham gia cùng chúng tôi trong những bước tiếp theo. bởi vì, đây không phải là cuộc phiêu lưu cho một vài người mà là cho tất cả chúng ta. AK: Cám ơn Jeff, điều này thật kinh ngạc. Cám ơn rất nhiều vì đã tham gia cùng chúng tôi trên sân khấu TED hôm nay. (Vỗ tay) JN: Cám ơn Alex, tạm biệt. AK: Tạm biệt, Jeff. (Vỗ tay) Tôi mơ về tương lai này mỗi ngày. Tôi lấy cảm hứng từ tổ tiên của chúng ta. Chúng ta đã từng sống trong những bộ lạc nơi chúng ta tương tác, truyền đạt và làm việc cùng nhau. Chúng tôi bắt đầu xây dựng công nghệ sẽ cho phép chúng ta có thể trở lại với những người đã mang chúng ta đến ngày hôm nay.-- công nghệ sẽ cho phép chúng ta ngưng sống trong thế giới 2D của những màn hình và pixels, và chúng ta hãy bắt đầu ghi nhớ cảm giác ra sao khi sống trong thế giới 3D Đó là một nhận thức phi thường của con người Cám ơn (Vỗ tay) Helen Walters: Cám ơn rất nhiều. Tôi có một vài câu hỏi. AK: OK. HW: Có một vài bài trên báo chí. Và tôi sẽ hỏi thẳng anh, và chúng ta sẽ có câu trả lời thẳng thắn. Có những thảo luận về sự khác biệt giữa những bản thử nghiệm và sản phẩm thương mại thực tế. Thảo luận trong phạm vi của vấn đề. Đây có phải là loại trải nghiệm, thứ mà ai đó mua sản phẩm sẽ có được? AK: Nó là một câu hỏi hay, Hoặc, nói đúng hơn, đây là một câu hỏi chúng tôi đã nhận được trên các phương tiện truyền thông năm ngoái. Nếu bạn làm nghiên cứu của bạn, tôi sẽ không trả lời câu hỏi đó. Tôi đã cố tình bỏ qua nó, vì cuối cùng, đó là câu hỏi sai để hỏi. Điều đó tương đương với việc tôi trình diễn holograms cho ai đó lần đâu tiên, và sau đó họ nói, kích cỡ cái tivi của bạn là gì vậy? Vùng nhìn của sản phẩm hầu như không liên quan. Điều chúng ta nên nói là về mật độ của ánh sáng, hoặc độ sáng. Nói đúng hơn, độ phân giải góc của những thứ bạn thấy. Vì vậy từ quan điểm đó, cái bạn đã thấy -- bạn biết đó, máy quay đang mang một HoloLens Vì vậy, ngay cả khi tôi muốn lừa gạt , tôi không thể. HW: Nhưng máy quay phim có ống kính khác mắt chúng ta phải không? AK: Máy quay có một ống kính mắt cá. Nó thấy một tầm nhìn rộng hơn nhiều so với mắt của con người. Vì vậy, nếu bạn nghĩ về những điểm sáng xuyên tâm từ tầm nhìn của máy quay, nó chính là vấn đề Bao nhiêu điểm sáng tôi có thể đặt vào trong một thể tích nhất định? Giống như khi tôi mang chiếc HoloLens này vào Bây giờ, máy quay này thấy một tầm nhìn rông hơn phải không? HW: Chúa ơi! (Cười) AK: Anh ấy đã xuất hiện! Tôi đã bảo mà. Đến đây. (Cười) HW: Oh, chết tiệt. AK: Và có một hình chiếu của Jeff Norris. HW: Tôi đã biết có gì đó đang diễn ra, nhưng tôi không thật sự chắc là cái gì. AK: Vì vậy, ngắn ngọn: là siêu sắc nét, Máy quay, bạn thấy trên màn hình có tầm nhìn rộng hơn mắt con người. Nhưng độ phân giải ở các góc khác nhau của hình ba chiều bạn xem, các điểm điểm sáng trên mỗi khu vực, thì thật sự giống nhau. HW: Vậy bạn đã -- Jeff, Tôi sẽ xin bạn một phút -- vậy bạn đã tốn rất nhiều thời gian để vẽ sân khấu -- AK: Đúng vậy. HW: Cho phép tôi hỏi: Nếu tôi mua một HoloLens và dùng nó ở nhà. Tôi không cần lập lại bản đồ căn hộ, phải không? AK: HoloLens lập bản đồ thời gian thực năm khung hình mỗi giây, với công nghệ này chúng tôi gọi là lập bản đồ không gian. Uhm trong nhà bạn, ngay khi bạn mang nó lên, hình ảnh ảo sẽ bắt đầu chiếu lên, và bạn sẽ bắt đầu xoay chuyển và nó sẽ bắt đầu học về ngôi nhà của bạn. Trong môi trường sân khấu, nơi chúng ta đang thử những thứ trên đầu tôi để liên lạc với những thứ ở đây và tất cả những kết nối không dây thường mang đến tất cả các hội nghị Chúng tôi không muốn có rủi ro khi thử làm trong buổi thuyết trình Vậy cái chúng tôi làm là tái lập bản đồ sân khấu ở mức 5 khung hình mỗi giây với công nghệ lập không gian tương tự thứ bạn sẽ dùng với sản phẩm ở nhà, và sau đó chúng tôi lưu trữ đó, đó là khi có sự nhiễu kết nối không dây trong môi trường này, giữa máy quay của HoloLens và cái trên đầu tôi, Chúng ta không có những thứ biết mất. Bởi vì cuối cùng, những hình ảnh ảo đến từ chiếc HoleLens này. và mọi người thì đang xem những hình ảnh ảo. Nếu tôi mất kết nối, Bạn sẽ không thấy những thứ tuyệt đẹp ở trên màn hình. HW: Và nó thì rất đẹp Uhm.. Jeff? JN: Vâng? HW: Chào. AK: Tôi sẽ lui một bước. HW: Vậy jeff, bạn đã trên sao hỏa, bạn đã ở đây, bạn đã ở trong một căn phòng bên kia đường. Kể thêm cho tôi về việc đó, với ảnh ảo, bạn trông thấy nhưng bạn không thể chạm, bạn không thể ngửi. Điều này hiện tại có ích cho khoa học? Đó là câu hỏi của tôi cho một ảnh ảo. JN: Cám ơn cho câu hỏi. Chắc chắn, tôi tin rằng những công nghệ này là điều hữu ích với khoa học hiện tại, và đó là lí do chúng tôi đang dùng chúng trong công việc của chúng tôi ở NASA. Chúng tôi cũng đang dùng nó để cái thiện cách chúng tôi khám phá sao Hỏa. Chúng tôi cũng đang dùng nó cho các phi hành gia trên trạm không gian. Chúng tôi hiện tại thậm chí đang dùng nó để thiết kế thế hệ tiếp theo của phi thuyền không gian HW: Kinh ngạc. OK, Jeff, Vui lòng đi đi. Cám ơn rất nhiều. (Cười) Alex, thật sự, điều đó đáng kinh ngạc. Cám ơn rất nhiều AK: Cám ơn. HW: Cám ơn. Cám ơn (Vỗ tay) Bắt đầu với một câu hỏi: Nếu Châu Phi là quán bar, đất nước bạn muốn uống gì hay làm gì? Khởi động với một phỏng đoán về Nam Phi, không hẳn chính xác theo luật chơi bởi Nam Phi không là quê hương của tôi. Nhưng ám chỉ về những nỗ lực không ngừng của đất nước này để xây dựng một xã hội không phân biệt chủng tộc sau ngần ấy thập kỷ bị tàn phá bởi sự phân biệt chủng tộc, Tôi đã tweet #nếuchâuPhilàmộtquánbar Nam Phi sẽ uống tất thảy các loại rượu và năn nỉ chúng hòa hợp trong dạ dày. Sau đó, tôi đã đợi. Và thấy nực cười thay liệu mình có đi quá giới hạn. Thế nên, tôi đã đăng một số tweet khác về đất nước tôi và một số nước Châu Phi lân cận khác. Tôi lại tiếp tục đợi, nhưng lần này tôi đọc kỹ hầu hết mỗi dòng tweet tôi đã đăng trước đó để tự thuyết phục mình không, bản thân mình thật tức cười nếu không có ai phản hồi, ổn thôi. Nhưng may mắn thay, tôi không phải đợi quá lâu. Rất nhanh sau đó, mọi người tham gia. Sự thực là, cuối tuần nào đó trong tháng 7, hashtag #nếuchâuPhilàmộtquánbar đã thu hút khoảng 60,000 tweet, lan ra toàn châu lục và bằng cách nào đó, lan rộng trên toàn thế giới. Mọi người sử dụng hashtag với nhiều mục đích khác nhau. Để chọc tức các định kiến: [#nếuchâuPhilàmộtquánbar Nigeria sẻ ở bên ngoài biện hộ rằng anh ta sẽ trả phí vào cửa, điều anh ta cần là tài khoản của anh gác cổng.] (Cười) Để bình phẩm việc tiêu dùng của chính phủ: [#nếuchâuPhilàmộtquánbar Nam Phi sẽ gọi các loại rượu không tên chất đống hóa đơn nợ nần của mình] Để xoa dịu căng thẳng lãnh thổ: [#nếuchâuPhilàmộtquánbar Nam Sudan sẽ là một gã mới biết kiểm soát tức giận cực đoan.] Để nhắc mọi người thậm chí ở châu Phi có một số nước chúng ta không hề biết đến: [#nếuchâuPhilàmộtquánbar Lesotho sẽ là người không ai biết đến nhưng luôn có trong tổng thể.] Và để giễu cợt những nước không cho rằng mình thuộc châu Phi: [#nếuchâuPhilàmộtquánbar Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria và Morocco giống kiểu "Chúng tôi đang làm cái quái gì ờ đây?!!] (Cười) Hay để ngợi ca những cú hích lớn của các nước: [#nếuchâuPhilàmộtquánbar Rwanda là cô gái nhỏ không tiền, không xe nhưng ngoan ngoãn, hạnh phúc và giàu có] Nhưng quan trong nhất, mọi người dùng hashtag để kết nối. Kết nối với những người không phải dân Châu Phi. Chỉ trong 1 tuần của tháng 7. Twitter trở thành một quán bar Châu Phi thực thụ. Và tôi đã thực sự rùng mình, bởi chính tôi nhận ra Hệ Tư tưởng Liên đới Châu Phi có thể làm, những việc đó trước chúng tôi, giữa chúng ta, những người anh em một nền tảng mà chỉ cần một xúc tác nhỏ khuấy lên khao khát trong mỗi người. Tên tôi là Siyanda Mohutsiwa, 22 tuổi là nhà Tư tưởng Liên đới từ lúc sinh ra. Tôi nói, tôi là nhà Tư tưởng Liên đới từ lúc lọt lòng bởi bố mẹ tôi đến từ 2 đất nước Châu Phi khác nhau. Bố tôi từ Botswana ở phía nam Châu Phi. Chỉ lớn hơn Đức một chút. Năm nay, chúng tôi sẻ tổ chức 50 năm ngày giành quyền Dân chủ. Và sẻ có nhiều chính sách xã hội tiến bộ. Mẹ tôi từ Vương Quốc Swaziland. Một quốc gia rất nhỏ, rất nhỏ, cũng ở phía nam Châu Phi. Là nước Châu Phi cuối cùng giành được quyền dân chủ. Nên vẫn bị cai trị bởi đức vua và hoàng thất theo truyền thống, suốt thời gian dài. Theo lý mà nói, các quốc gia dường như rất khác nhau. Khi tôi còn nhỏ, tôi cũng nhận thấy sự khác biệt đó. Mưa rất nhiều ở một nước, nhưng hầu như không ở nhiều nước khác. Ngoài điều đó, Tôi thực không nhận thấy tại sao có vấn đề khi bố mẹ tôi từ hai nơi khác nhau. Điều này vẫn tiếp diễn gây hiệu ứng riêng biệt cho tôi. Bạn biết đây, tôi được sinh ra ở 1 nước và lớn lên ở một nước khác. Khi tôi chuyển tới Botswana, Tôi đã là đứa bé chập chững nói thành thạo tiếng SiSwati và không có gì khác. Tôi được giới thiệu về ngôi nhà mới, bản sắc văn hóa mới, hoàn toàn là người ngoài cuộc, tôi không thể thấu hiểu được những gì được dẫn dắt về truyền thống gia đình, đất nước nơi tôi chuyển tới. Nhưng rất nhanh sau đó, tôi rời SiSwati. Và khi tôi quay trở lại Swaziland, Tôi lại phải đối mặt với việc làm thế nào để trở thành một đứa không phải Swazi. Tôi nhập học vào hệ thống trường tư thục Châu Phi, mà mục đích gia nhập là để loại trừ phần Châu Phi trong tôi, thế nên tôi đã có một thời niên thiếu rất kì dị. Nhưng tôi nghĩ niềm hứng thú với ý tưởng về bản sắc được sinh ra nơi đây, trong sự phối hợp bất cân đối thuộc về hai nơi trong một không hẵn nghiêng về bên nào thuộc về phần không gian rộng lớn ở giữa và đồng thời xung quanh. Tôi trở nên ám ảnh với những ý tưởng về sự bản sắc Châu Phi được lai hóa. Từ đó, tôi tiếp tục đọc hiểu về chính trị địa lý, bản sắc và những thứ tương tự. Tôi cũng có sự hiếu kì sâu sắc với triết hoc Châu Phi. Khi tôi bắt đầu tìm hiểu, Tôi hướng đến các nghiên cứu của những người trí thức da đen như Steve Biko và Frant Fanon, họ giải trình những ý tưởng phức hợp như sự giải phóng thuộc địa và nhận thức của người da đen. Và tôi đã nghĩ mình đã tiếp cận những ý tưởng vĩ đại lúc 14 tuổi, tôi chuyển sang các bài diễn thuyết của các chính khách Châu Phi danh tiếng như Thomas Sankara của Burkina Faso hay Patrice Lumumba của Congo. Tôi đọc bất cứ tiểu thuyết Châu Phi mà tôi chạm tay đến. Nên khi Twitter xuất hiện, Tôi đặt hi vọng vào sự nhiệt huyết của một nữ thanh niên mà các bạn của cô rất chán, cực kì chán khi nghe về những vấn đề ngẫu nhiên này. Đó là năm 2011 toàn thể miền Nam Châu Phi và toàn châu lục, các gói dữ liệu phù hợp cho điện thoại và lướt mạng được tiếp cận dễ dàng hơn. Ở thời kì tôi, chúng tôi gửi tin nhắn cho nhau qua giao diện này chỉ cần 140 ký tự và một chút sáng tạo. Trên đường đi làm hàng ngày, trong các tiết học mà lẽ ra chúng tôi nên tập trung, trong các bữa ăn trưa, chúng tôi trao đổi nhiều nhất có thể về đời sống hằng ngày của giới trẻ và người Châu Phi. Nhưng dĩ nhiên, sự xa xỉ này không có sẵn với hầu hết mọi người. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn là một nữ thanh niên ở Botswana và bạn muốn tận hưởng Internet, đầu tiên, bạn phải gõ bằng tiếng Anh. Thứ hai, bạn phải theo dõi ít nhất 3 người dùng khác. Bạn phải theo dõi những người Nam Phi, Zimbabwe, Ghana, Nigeria. Đột nhiên, thể giới mở rộng ra. Vâng, toàn thể giới quanh tôi hé lộ. Tôi theo dõi những người Châu Phi năng nổ họ đi vòng quanh các châu lục, tự chụp các bức ảnh và đăng chúng với hashtag#Châuphicủatôi. Nhưng thời điểm đó, nếu bạn tìm kiếm Châu Phi trên Twitter hay Google hay bất cứ mạng xã hội nào, bạn sẽ nghĩ toàn thể Châu lục chỉ có hình ảnh về động vật và những người da trắng với ly cốc tai trong các khu nghỉ dưỡng. (Cười) Nhưng người dân Châu Phi dùng ứng dụng này tự chụp chính họ trong các khu du lịch. Người dân Phi tự sướng trên các bãi biển ở Nigeria. Là người Châu Phi bên những quán bar ở Nairobi. Có những người Châu Phi tương tự tôi đã gặp trong hành trình xuyên châu lục của mình. Chúng tôi bàn về văn học, chính trị, các chính sách kinh tế của Châu Phi. Nhưng lần nào cũng vậy, chúng tôi bàn rộng rãi trên Twitter. Và đó là khi tôi nhận ra điều này. Chúng tôi đang đứng giữa những thứ tuyệt vời, bởi đây là lần đầu tiên giới trẻ Châu Phi nói về tương lai châu lục trong thực tế, không có rào cản biên giới, tài chính và các chính phủ soi xét. Bởi sự thật ít được ai biết tới là nhiều người Châu Phi biết rất ít về các quốc gia Châu Phi khác hơn những người phương Tây biết về tất thảy châu Phi. Không phải tình cờ, nhưng đôi khi, là cố ý. Ví như, sự phân biệt Chủng tộc Nam Phi, những người Nam Phi da đen luôn bị tấn công dồn dập với những nguồn tin rằng những quốc gia được cai trị bởi người da đen đều nhận những thất bại. Điều đó là để thuyết phục họ rằng tốt hơn hết là chấp thuận luật lệ của người da trắng hơn sống cùng một người da đen không quốc tịch. Thêm vào đó hệ thống giáo dục cổ xưa, thời thuộc địa của Châu Phi, được áp dụng bừa bãi từ những năm 1920s -- lúc 15 tuổi, tôi có thể kể tên các nguyên nhân của các cuộc chiến tranh diễn ra ở Châu Âu suốt 200 năm qua, nhưng lại không thể kế tên được các vị tổng thống ở các quốc gia xung quanh. Với tôi, điều này thật vô lý bởi dù chúng ta muốn hay không, vận mệnh người dân châu Phi đan xen vào nhau. Khi dịch bệnh, bạo động nổ ra, chúng ta cùng gánh chịu hậu quả. Khi những người dân Burundi trốn chạy cuộc bạo động chính trị, họ đến với chúng ta, tới những đất nước Châu Phi khác. Châu phi có 6 trung tâm tị nạn lớn nhất thế giới. Vấn đề của Brundi trở thành vấn đề của Châu Phi. Với tôi, không có vấn đề của Sudan hay vấn đề của Nam Phi, vấn đề của Kenya, mà chỉ là vấn đề của Châu Phi bởi thực sự, chúng ta cùng chia sẻ hoạn nạn. Thế nếu chia sẻ các vấn đề đấy, tại sao chúng ta không cùng chia sẻ thành công? Làm sao để làm được điều đó? Vâng, về lâu về dài, chúng ta có thể hướng tới việc gia tăng giao thương giữa Châu Phi, xóa bỏ biên giới tạo sức ép cho những nhà lãnh đạo để thực thi các cam kết vùng mà họ đã ký kết. Nhưng tôi nghĩ, cách tốt nhất cho Châu Phi chia sẻ thành công là cổ vũ những thứ tôi gọi là hệ Tư tưởng Liên đới xã hội. Bây giờ, Hệ Tư tưởng Liên đới chính trị đang tồn tại, tôi không phát minh cái gì mới ở đây cả. Nhưng Hệ Tư tưởng Liên đới chính trị thường là sự thống nhất Châu Phi của các tầng lớp chính trị. Và ai là người hưởng lợi? Vâng, các nhà lãnh đạo Châu Phi, hầu như không ngoại lệ. Không, điều tôi đang nói tới là Hệ Tư tưởng Châu Phi của những người Châu Phi bình dân. Giới trẻ Châu Phi như tôi, chúng ta ngập tràn năng lượng sáng tạo, với những tư tưởng tiến bộ. Nhưng với sự cai trị tồi tệ và tổ chức yếu kém tất thảy những tiềm năng này sẽ là mớ giấy vụn. Một lục địa nơi có nhiều người lãnh đạo nắm quyền hành lâu hơn tuổi thọ phần lớn dân số, chúng ta đang rất cần những thứ mới hơn, những thứ có thể hoạt động. Và tôi nghĩ đấy là Hệ Tư tưởng Liên đới xã hội. Mong ước của tôi là giới trẻ Châu Phi dừng cho phép biên giới và hoàn cảnh bóp nghẹt ý tưởng đổi mới của chúng ta. Mong ước của tôi là khi giới trẻ Châu Phi tiếp cận với những thứ tối tân, họ không nói rằng "Ầy, chúng chả hoạt động ở đất nước tôi đâu." và sau đó từ bỏ. Mong ước của tôi là giới trẻ Châu Phi bắt đầu nhận ra toàn thể châu lục này là túp lều của chúng ta, là nhà của chúng ta. Sử dụng internet, chúng ta có thể bắt đầu nghĩ cùng nhau, chúng ta có thể bắt đầu đổi mới cùng nhau. Ở Châu Phi, có câu nói, "Bạn muốn đi nhanh hơn, hãy đi một mình, nhưng nếu bạn muốn đi xa hơn, hãy đi cùng nhau." Và tôi tin rằng Hệ Tự tưởng Liên đới là cách chúng ta đi xa cùng nhau. Và điều đó đang diễn ra. Truy cập vào hệ thống mạng trực tuyến đã cho giới trẻ Châu Phi điều mà chúng ta luôn luôn phải đấu tranh: tiếng nói. Bây giờ chúng ta đã có một phương tiện. Trước đây, nếu bạn muốn nghe từ giới trẻ Châu Phi, bạn phải đợi ngài bộ trưởng 65 tuổi của giới trẻ -- (Cười) ngủ dậy, uống thuốc chống ợ chua và sau đó nói rằng kế hoạch ông lên cho thế hệ trẻ trong 20 năm. Trước đây, nếu bạn muốn được Chính phủ chuyên chế của mình lắng nghe bạn sẻ bị phản đối, gánh chịu các hậu quả giơ những ngón tay của bạn vượt qua những bài báo Phương Tây mới có thể khiến người ta quan tâm. Nhưng bây giờ chúng ta có cơ hội khơi lại cùng nhau bằng phương thức mà trước chưa từng có. Chúng ta ủng hộ các sinh viên Nam Phi đang biểu tình chống lại học phí vô lý cao ngất ngưỡng. Chúng ta ủng hộ phụ nữ Zimbabwe, đang biểu tình với nghị viện. Chúng ta ủng hộ cánh nhà báo Angola, đang bị giam giữ bất hợp pháp. Lần đầu tiên, nỗi đau và niềm khát vọng của Châu Phi có khả năng được minh chứng bởi những người đồng cảm với họ nhất: những người Châu Phi khác. Tôi tin rằng bằng nhận thức của một nhà Tư tưởng Liên đới Xã hội và vận dụng Internet như một công cụ, chúng ta có thể bắt đầu giải cứu cho nhau, và cuối cùng, giải cứu chính chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đã 128 năm kể từ chế độ nô lệ được bãi bỏ ở quốc gia cuối cùng trên thế giới và 53 năm kể từ bài phát biểu "Tôi có 1 ước mơ" của Martin Luther King. Nhưng chúng ta vẫn sống trong thế giới nơi màu da của con người không chỉ là ấn tượng ban đầu, mà còn là ấn tượng cuối cùng còn lưu lại. Tôi được sinh ra trong gia đình có nhiều màu da. Cha tôi là con trai của một người hầu gái Ông được kế thừa màu da socola đậm. Ông được Ông Bà nội nhận làm con nuôi. Bà chủ gia đình, bà nội tôi, có làn da sứ và mái tóc bồng bềnh như bông. Ông nội tôi có làn da pha trộn giữa vani và ya-ua dâu tây, giống như chú và em họ tôi. Mẹ tôi có nước da vàng như quế của con gái người gốc Brazil, với một nhúm hạt dẻ và mật ong, và một người đàn ông có nước da như cà phê sữa nhưng màu cà phê nhiều hơn. Mẹ tôi có hai người chị gái. một người có làn da đậu phụng nướng và người còn lại, cũng được nhận nuôi nghiêng về màu be xám giống như bánh kếp. (cười) Lớn lên trong gia đình, với tôi màu da chưa bao giờ quan trọng. Tuy nhiên, ở bên ngoài là một điều khác hẳn. Màu da có nhiều ý nghĩa khác. Tôi còn nhớ bài học vẽ đầu tiên ở trường như là một loạt các cảm xúc trái ngược. Cảm xúc đó rất phấn khích và sáng tạo nhưng tôi không bao giờ hiểu được màu hồng phớt độc đáo cây bút chì. Cấu tạo là thịt nhưng da tôi không phải màu hồng phớt Da tôi màu nâu mà mọi người lại nói là màu đen. Khi 7 tuổi, với mới lộn xộn về màu sắc trong đầu mình Sau đó, Khi tôi đưa em họ đến trường Tôi thường bị nhầm là vú em. Phụ việc trong bếp ở bữa tiệc của một người bạn, mọi người nghĩ tôi là người hầu gái. thậm chí tôi còn bị đối xử như gái gọi chỉ vì tôi đi dạo trên bãi biển với những người bạn Châu Âu. Và rất nhiều lần, thăm bà và bạn tôi ở những tòa cho giới thượng lưu, Tôi không được sử dụng thang máy chính. Bởi vì cuối cùng, vì màu da và mái tóc này Tôi không thể thuộc về một vài nơi. Theo 1 cách nào đó, tôi làm quen và chấp nhận việc này. Tuy nhiên, ở đâu đó trong tôi vẫn trăn trở và đấu tranh. Vài năm sau, tôi kết hôn với 1 người Tây Ban Nha Nhưng không phải bất kỳ người Tây Ban Nha nào. Tôi đã chọn người có màu của tôm hùm khi bị cháy nắng. (Cười) Kể từ đó, một câu hỏi mới trong suy nghĩ tôi Màu da của con tôi sẽ như thế nào? Như bạn có thể hiểu, đó là điều lo lắng cuối cùng của tôi. Nhưng nghĩ về điều này, với nền tảng trước đó của mình, từ chuyện của mình đã thôi thúc tôi luyện tập trở thành nhiếp ảnh gia Và đó là lý do Humanae - Câu chuyện loài người ra đời Humanae là sự theo đuổi nêu bật màu da thực sự của chúng ta hơn là màu da không thực là trắng, đỏ, đen hoặc vàng đi đôi với chủng tộc. Là 1 trò chơi để truy vấn dấu hiệu của chúng ta. Là công việc dở dang từ chuyện cá nhân đến lịch sử toàn cầu. Tôi chụp chân dung của mỗi người trên nền trắng. sau đó chọn 1 hình vuông 11 pixel từ mũi, tạo lại màu nền, và nhìn vào màu tương ứng trong bảng màu Pantone. Tôi bắt đầu ý tưởng từ gia đình và bạn bè, sau đó thêm rất nhiều người tham gia vào hành trình này, nhờ vào sự kêu gọi công khai trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tôi đã nghĩ internet là không gian chính để trưng bày công việc của mình bời vì tôi muốn một khái niệm mở mời gọi tất cả mọi người và nhấn vào nút chia sẻ trên cả máy tính lẫn suy nghĩ của họ. Quả bóng tuyết đã bắt đầu lăn. Dự án đã có sự chào đón rất tuyệt vời-- những giấy mời,những buổi triển lãm, định dạng vật lý, phòng trưng bày và bảo tàng... được diễn ra. Giữa những gì đã diễn ra, tôi thích nhất Khi Humanae chiếm giữ những địa điểm công cộng và xuất hiện trên đường phố, nó nuôi dưỡng một cuộc tranh luận phổ biến và tạo ra một cảm giác cộng đồng. Tôi đã chụp chân dung của hơn 3000 người ở 13 quốc gia khác nhau, 19 thành phố trên khắp thế giới. Chỉ nói đến một vài trong số họ từ một số người trong danh sách của Forbes, đến những người tị nạn vượt qua Địa Trung Hải bằng thuyền. Ở Paris, từ trụ sở UNESCO đến chỗ trú ẩn. Và từ những sinh viên Thụy Sĩ và khu ổ chuột ở Rio de Janeiro. Tất cả niềm tin, bản sắc giới tính hoặc sự suy yếu về thể chất, một đứa bé sơ sinh hoặc người bị bệnh nan y. Chúng ta cùng nhau xây dựng nên Humanae. Những chân dung này làm ta nghĩ lại về cách nhìn nhận người khác. Khi khoa học hiện đại đặt câu hỏi về khái niệm chủng tộc, Đối với chúng ta, màu da đen, trắng, vàng, đỏ có nghĩa gì ? Có phải là màu mắt, mũi, miệng hay của tóc? Hoặc nó có liên quan đến gốc gác quốc tịch của chúng ta, hoặc tài khoản ngân hàng? Công việc của cá nhân tôi mở ra như một khám phá. Bất chợt tôi nhận raHumanae có ích cho rất nhiều người. Nó hiện diện như một chiếc gương cho những ai không thể tìm kiếm bản thân phản chiếu ở bất cứ "nhãn" nào. Điều này thật tuyệt vời mọi người đã bắt đầu chia sẻ với tôi suy nghĩ của họ về công việc này. Tôi có hàng trăm người như vậy, Tôi cũng sẽ chia sẻ với bạn. Một bà mẹ có con gái 11 tuổi Một bà mẹ có con gái 11 tuổi viết cho tôi "Thực sự cách làm này đã cải thiện sự tự tin của con bé, như tuần vừa rồi một trong những người bạn của con bé nói rằng nó không thuộc về và không được phép sống ở Na Uy. Vì thế công việc của bạn rất đặc biệt trong trái tim tôi và nó rất quan trọng với tôi." Một người phụ nữ khác chia sẻ chân dung trên Facebook và viết, "Cả đời tôi, mọi người trên trái đất đã rất khó đặt tôi vào trong 1 nhóm một khuôn mẫu, một cái hộp. Có lẽ chúng ta nên dừng lại. Thay vì đưa vào khuôn khổ, hãy hỏi từng người, "Làm thế nào để bạn định nghĩa bản thân?" Và tôi sẽ nói, "Xin chào, Tôi tên là Massiel. Tôi là người Dominica gốc Hà Lan Tôi lớn lên ở một gia đình đa quốc gia và tôi là một phụ nữ lưỡng tính" Bên cạnh những phản ứng không mong muốn và nhạy cảm, Humanae tìm thấy cuộc sống mới trong nhiều l ĩnh vực khác nhau. Tôi xin nêu 1 vài ví dụ, Những người minh họa và sinh viên nghệ thuật sử dụng những chân dung để tham khảo làm phát thảo và tài liệu học tập. Đó là một tập hợp những khuôn mặt. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nhân chủng học, vật lý học và thần kinh học sử dụng Humanae với các cách tiếp cận khoa học khác nhau liên quan sắc tộc của con người sinh lý quang, nhận diện khuôn mặt hoặc bệnh Alzheimer. Một trong những tác động quan trọng nhất của dự án là Humanae được chọn làm trang bìa của tờ báo Foreign Affairs, là một trong những nhà xuất bản chính trị có liên quan nhất. Và nói về đối ngoại, Tôi đã tìm thấy những đại sứ hoàn hảo cho dự án của mình... giáo viên. Họ là những người dùng Humanae làm công cụ cho mục đích giáo dục. Đam mê của họ khuyến khích tôi quay lại lớp vẽ, nhưng lúc này, tôi là giáo viên Học trò của tôi, cả người lớn và trẻ em, vẽ lên chân dung họ, đang cố gắng để khám phá màu da độc đáo của mình. Là một nhiếp ảnh gia, Tôi nhận ra mình có thể trở thành một kênh để người khác liên hệ. Cụ thể như, Angélica mỗi lần tôi chụp chân dung, Tôi cảm giác như mình đang ngồi trước một nhà trị liệu. Tất cả sự thất vọng, sợ hãi và cô đơn những thứ tôi từng cảm nhận... trở thành tình yêu. Đất nước cuối cùng đất nước cuối cùng trên thế giới đã bãi bỏ chế độ nô lệ là nơi tôi sinh ra, Brazil. Chúng ta vẫn cố gắng hết sức để thủ tiêu sự phân biệt. Nó vẫn còn tồn tại như 1 thực tiễn chung trên toàn thế giới, và nó sẽ không tự động mất đi. Cảm ơn (vỗ tay) Cảm ơn. Thật là một việc kì lạ. Phần mềm Linux nằm trong hàng triệu máy tính, cực kỳ phổ biến trên mạng Internet. Và tôi nghĩ rằng có khoảng hơn một tỷ rưỡi thiết bị Android đang hoạt động. Phần mềm của anh có mặt trong tất cả chúng, từng chiếc một. Thật đáng ngạc nhiên. Anh chắc phải sở hữu trụ sở chính chuyên thiết kế phần mềm để làm điều đó. Đó là điều tôi từng nghĩ, và tôi bị sốc khi thấy bức tranh này. Ý tôi là, đây là - đây là trụ sở toàn cầu của Linux. (Cười) (Vỗ tay) Linus Torvalds: Không giống những gì anh tưởng tượng lắm. Và tôi phải nói, điểm thú vị nhất trong bức tranh này, điều hầu như ai cũng để ý tới, là chiếc bàn biết đi này. Đây là điều thú vị nhất trong văn phòng của tôi và thật ra tôi không còn dùng nó nữa. Và tôi nghĩ có hai thứ liên quan. Cách tôi làm việc... Tôi không muốn nhận kích thích từ bên ngoài. Bạn có thể thấy, trên các bức tường là ánh sáng màu xanh. Tôi được biết là các viện tâm thần gắn nó trên các bức tường. (Cười) Nó tương tự một màu trầm, đây không phải điều thật sự động viên bạn. Điều bạn không thể thấy là máy tính ở đây, bạn chỉ có thể thấy màn hình, nhưng điều tôi lo lắng chủ yếu là chiếc máy tính của mình - nó không có lớn và không có mạnh, dù tôi thích như vậy - thật không có gì để bàn. Tôi biết nhiều người làm việc cho Google và họ có trung tâm dữ liệu riêng tại nhà mình, và tôi không làm vậy. Văn phòng của tôi là nơi chán nhất mà bạn từng gặp. Và tôi ngồi đây một mình trong yên lặng. Nếu con mèo chạy ngang, nó sẽ nhảy lên đùi tôi. Và tôi muốn nghe tiếng kêu của nó, không phải âm thanh của chiếc quạt trong máy tính. Điều này thật là lạ, vì làm việc theo kiểu này, anh có thể mở cả một đế quốc công nghệ to lớn - đây là một đế chế - nên đó là bằng chứng đáng ngạc nhiên về năng lượng của mã nguồn mở. Hãy kể chúng tôi nghe cách anh hiểu về mã nguồn mở và cách nó dẫn tới sự phát triển của Linux. Ý là tôi vẫn làm việc một mình. Thật ra - tôi làm việc tại nhà của mình, tôi thường mặc áo choàng tắm. Khi một nhà nhiếp ảnh đến, tôi được lên hình, nên tôi mặc quần áo vào. (Cười) Và đó là cách làm việc của tôi. Đây cũng là cách tôi thành lập Linux. Tôi không thành lập Linux như một dự án hợp tác. Tôi bắt đầu là vì nó là một trong chuỗi dự án có lúc tôi từng làm cho riêng mình, một phần vì tôi cần kết quả cuối cùng, mà thậm chí còn vì tôi chỉ thích lập trình. Cho nên đây là chặng cuối của cuộc hành trình, mà, 25 năm sau, chúng tôi vẫn chưa đạt được. Nhưng thật ra là tôi đang tìm một dự án cho riêng mình và thật ra không hề có mã nguồn mở trên máy ra-đa. Và điều xảy ra là... dự án tiến triển và trở thành thứ mà anh muốn khoe với mọi người. Thật ra, chuyện là "Chà, hãy xem những gì tôi đã làm!" Tin tôi đi - sau đó chuyện cũng không khá lên là mấy. Tôi đã công bố cho mọi người, và lúc đó còn không có mã nguồn mở nữa. Lúc đó, mã nguồn đã được mở, nhưng không có mục đích sau khi dùng phương pháp mã nguồn mở mà chúng ta nghĩ ngày nay để cải thiện nó. Dường như là, "Nhìn xem, tôi từng nghiên cứu được nửa năm, tôi thích xem những lời bình luận." Và những người khác đã tiếp cận tôi. Tại trường đại học Helsinki, tôi có người bạn - một trong những mã nguồn mở - sau đó nó được gọi là "phần mềm miễn phí" - và cậu ấy đã giới thiệu cho tôi quan điểm đó, nè, anh có thể dùng những bản quyền mã nguồn mở xung quanh. Và tôi từng có suy nghĩ. Thật ra tôi lo lắng về những lợi ích thương mại tổng thể. Ý tôi là, đó là một trong những lo lắng tôi nghĩ hầu hết mọi người đều mắc phải, đó là họ lo ai đó lợi dụng công việc của mình, đúng không? Và tôi đã quyết định, "Nó là cái quái gì vậy?" Và - Và đôi khi, ai đó đóng góp mật mã mà anh nghĩ, "Chà, điều đó thật thú vị, tôi sẽ không nghĩ về nó nữa. Điều này có thể cải thiện được." Thậm chí nhiều người đóng góp mật mã còn chưa bắt đầu, hơn nữa những người đó bắt đầu đóng góp ý kiến. Và thật ra chỉ là ai đó khác nữa chỉ nhìn vào dự án của bạn - và tôi chắc chắn đây cũng đúng với những điều khác, nhưng hoàn toàn là thật theo luật - chính là ai đó khác nữa có hứng thú với mật mã của bạn, nhìn nó cũng đủ để cho anh đưa phản hồi và cung cấp ý tưởng cho anh. Đó là chuyện lớn đối với tôi. Lúc đó tôi 21 tuổi, nên tôi vẫn còn trẻ, nhưng cơ bản thì tôi đã lập trình cho nửa đời mình, Và mỗi dự án trước đó hoàn toàn liên quan cá nhân và đó là sự phát hiện khi nhiều người vừa mới bắt đầu bình luận. bắt đầu đưa phản hồi về mật mã của anh. Và thậm chí trước khi họ bắt đầu trả lại mật mã, tôi nghĩ đó là một khoảnh khắc tuyệt vời tôi từng kể, "Tôi yêu mọi người!" Đừng hiểu lầm tôi - TôI không phải người vì mọi người. (Cười) Tôi thật sự không yêu mọi người - (Cười) Nhưng tôi yêu máy tính, tôi thích tương tác với người khác qua email, vì nó cung cấp bộ đệm cho bạn. Nhưng tôi yêu những người đưa ra lời bình và tham gia vào dự án của tôi. Và còn nhiều hơn thế nữa. Vậy có lúc nào anh thấy những gì đang được xây dựng và đột nhiên bị trì hoãn, và bạn nghĩ, "Chờ một chút, chắc có cái gì đó khổng lồ, không chỉ là dự án cá nhân mà tôi nhận phản hồi tích cực, mà còn là một sự phát triển đột ngột trong thế giới công nghệ? Không hẳn là vậy. Ý tôi là, điều quan trọng đối với tôi, thật ra, không phải chuyện lớn lao, mà chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Điều quan trọng là tôi không có một mình và có 10, có lẽ 100 người tham gia - đó mới là điều quan trọng. Và những chuyện khác thì từng bước từng bước một. Từ 100 người lên đến 1 triệu người không phải là vấn đề lớn - với tôi. À, ý tôi là, có lẽ nếu anh là - (Cười) Nếu anh muốn bán kết quả thì đó là chuyện lớn đó - đừng hiểu lầm tôi. Nhưng nếu anh quan tâm đến công nghệ và anh có hứng thú với dự án, chủ yếu là hút sự chú ý của công chúng. Và cộng đồng sẽ dần dần phát triển. Và thật ra đây không chỉ là một vấn đề mà tôi đề cập, "Chà, chỉ là bắt chước thôi!" bởi vì nó - ý tôi là - gần như phải mất một khoảng thời gian. Những chuyên gia công nghệ mà tôi đề cập thật sự có uy tín với việc thay đổi hoàn toàn công việc của họ. Và đó không phải là Linux, mà nó có tên gọi là Git, một hệ thống quản lí dành cho sự phát triển phần mềm. Hãy kể ngắn gọn với chúng tôi chuyện đó và vai trò của anh. Vấn đề mà chúng tôi gặp phải, và điều này mất một lúc mới bắt đầu xuất hiện, là khi anh... Khi anh tăng từ 10 người hoặc 100 người làm việc trong một dự án, lên đến 10 000 người, mà - ý tôi là, lúc này chúng tôi chỉ tập trung vào nhân của hệ điều hành, chúng tôi có 1 000 người tham gia trong từng bộ phận. và diễn ra mỗi 2 tháng, khoảng 2 hay 3 tháng. Có vài người không làm nhiều như vậy. Có nhiều người có những sự thay đổi nho nhỏ. Nhưng để duy trì điều này, cán cân thay đổi cách anh phải bảo dưỡng nó. Và chúng tôi đã phải trải qua nhiều đau đớn. Và có nhiều dự án chỉ tập trung bảo trì mã nguồn mở. CVS là thứ từng được sử dụng phổ biến nhất, và tôi cực kì ghét CVS và từ chối chạm vào nó và thử vài thứ khác mang tính cơ bản và thú vị. và những người khác cũng ghét. (Cười) Và chúng tôi nằm trong tình trạng xấu, nơi chúng tôi có hàng ngàn người muốn tham gia vào, nhưng thử nhiều cách khác nhau, tôi lại là người hay ngừng giữa chừng, nơi tôi không thể cân bằng đến điểm mà tôi có thể làm việc cùng hàng ngàn người. Git là dự án lớn thứ hai của tôi, chỉ được tạo ra để tiếp nối dự án lớn đầu tiên của tôi. Và đây mới thật sự là cách làm việc của tôi. Tôi không viết mật mã - à, tôi viết chỉ vì vui mà thôi - nhưng tôi muốn giải mã thứ gì đó có ý nghĩa nên những dự án tôi từng làm là thứ mà tôi cần và - Vậy thật ra, cả Linux và Git mới xuất hiện gần như là hậu quả khó đoán trước được trong mong muốn không phải làm việc với quá nhiều người. Hoàn toàn chính xác. (Cười) CA: Thật là ngạc nhiên. LT: Uh. (Vỗ tay) Tuy nhiên, anh là người đã chuyển giao công nghệ, không chỉ 1 mà những 2 lần, và chúng tôi phải cố gắng tìm hiểu nguyên nhân. Anh từng đưa vài dẫn chứng, nhưng Đây là ảnh hồi còn nhỏ của anh, với khối vuông rubic. Anh nói rằng bạn từng lập trình khi anh chỉ mới 10 hay 11 tuổi, nửa cuộc đời anh. Anh là thiên tài máy tính, anh biết đó, übernerd, bạn là ngôi sao trường học có thể làm mọi thứ? Lúc nhỏ bạn trông thế nào? À, tôi nghĩ tôi là mọt sách chính hiệu. Ý tôi là, tôi là... Và tôi không phải người vì mọi người. Đó là em trai của tôi. Thật ra tôi có hứng thú với khối vuông rubic hơn. hơn em trai tôi. (Cười) Em gái tôi, không có trong bức hình này, khi chúng tôi họp mặt gia đình - tuy không phải một gia đình lớn nhưng tôi cũng có vài người bà con - em ấy sẽ giúp tôi chuẩn bị trước. Trước khi tôi bước vào phòng, em ấy nói, "Được rồi. Chúng ta tiến hành như vầy như vầy..." Vì tôi không phải - tôi là một kẻ nhàm chán. Tôi đam mê máy tính, tôi thích Toán, tôi yêu Vật Lí, tôi giỏi về các môn đó. Tôi không nghĩ mình là người đặc biệt gì cả. Em gái tôi rõ ràng có nói, ưu điểm đặc biệt nhất của tôi đó là tôi sẽ không từ bỏ. Được rồi, chúng ta bàn vấn đề này, vì nó rất thú vị. Anh sẽ không từ bỏ. Không phải chuyện về sự nhàm chán hay thông minh, mà là về...sự cố chấp? Đúng là về sự cố chấp. Đó là chuyện, như là, vừa mới bắt đầu và không có nói rằng, "Được, tôi xong rồi, hãy làm gì đó khác đi - Nhìn kìa: sáng bóng quá! Và tôi cũng có chú ý đến nhiều phần khác trong cuộc sống của mình. Tôi sống trong thung lũng Silicon khoảng 7 năm. Và tôi cũng làm việc cho công ti tương tự thung lũng Silicon, suốt một khoảng thời gian. Tôi chưa nghe chuyện đó. Chuyện không phải cách hoạt động của thung lũng Silicon. Điểm tổng thể của thung lũng Silicon đó là những người nhảy việc rồi đến những người xáo trộn công ti. Và đó không phải con người của tôi. Nhưng suốt quá trình phát triển thật sự của Linux, thỉnh thoảng sự ngoan cố khiến anh phải cãi nhau với những người khác. Hãy nói một chút về điều đó. Có cần thiết để duy trì chất lượng của những gì đã được gầy dựng hay không? Anh sẽ mô tả chuyện đã diễn ra như thế nào? Tôi không biết điều đó có cần thiết không. Quay lại với chuyện "Tôi không phải người vì mọi người," - thỉnh thoảng tôi cũng... chúng ta có thể nói, "cận thị" khi diễn ra với cảm giác của những người khác, và thỉnh thoảng khiến bạn phải thốt lên lời làm tổn thương người khác. (Vỗ tay) Nhưng, cùng lúc đó, đó là - tôi hiểu những người " hay nói tôi là người tử tế. Và khi tôi cố gắng giải thích với họ rằng có lẽ bạn tử tế, có lẽ bạn nên táo bạo hơn, họ thấy rằng tôi cũng không hề tử tế. (Cười) Điều tôi muốn nói là chúng ta khác biệt nhau. Tôi không phải người vì mọi người; không phải điều tôi lấy làm tự hào cho lắm, nhưng đó là một phần trong tôi. Và một trong những điều tôi thật sự thích về mã nguồn mở chính là nó thật sự cho phép mọi người làm việc cùng nhau. Chúng ta không phải thích nhau - thỉnh thoảng chúng ta cũng không hề thích nhau. Thật ra ý tôi là, có rất rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Nhưng thật ra bạn có thể, bạn có thể tìm thấy - thậm chí bạn không thể đồng ý hay bất đồng, chỉ là bạn quan tâm nhiều thứ khác nhau. Và quay lại điều mà tôi đề cập trước đó tôi lo sợ những người buôn bán lợi dụng công việc của bạn, hóa ra là, một cách nhanh chóng, những người buôn bán đó là những người đáng yêu dễ mến. Và họ đã làm mọi thứ tôi không hề có hứng thú tham gia, họ có những mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Và họ đã dùng mã nguồn mở theo cách mà tôi không muốn làm chút nào. Vì đây là mã nguồn mở nên họ có thể làm được, có thể cùng nhau phối hợp một cách hoàn hảo. Và tôi cũng nghĩ nó hoạt động tương tự. Anh cần có quan hệ giữa người với người, những người truyền đạt, vừa ấm áp vừa thân thiện những người như là - (Cười) thật sự muốn ôm lấy bạn và giúp bạn hòa nhập cộng đồng. Nhưng không phải ai cũng vậy. Và đó không phải là tôi. Tôi quan tâm đến công nghệ. Có nhiều người quan tâm về UI. Tôi không thể tạo UI để kiếm sống. Ý tôi là, nếu tôi bị mắc kẹt trên một hòn đảo và cách duy nhất để thoát khỏi hòn đảo là tạo một giao diện UI đẹp tôi sẽ chết tại đây. (Cười) Nên có nhiều loại người khác nhau, và tôi không phải biện hộ mà là cố gắng giải thích. Điều chúng ta nói trong tuần trước, anh đã nói về một vài chân dung khác mà anh có, tôi rất hứng thú với điều đó. Ý tưởng này là khiếu thẩm mĩ. Và tôi vừa mới có vài hình ảnh đây. Tôi nghĩ đây là một ví dụ về khiếu thẩm mĩ không tốt trong mã nguồn, và cái này có khiểu thẩm mĩ tốt hơn, cái mà chúng ta có thể lập tức nhìn thấy. Sự khác biệt giữa hai bức ảnh này là gì? Và đây là - Có bao nhiêu người thật sự có mật mã? Ôi Chúa ơi. Tôi đảm bảo với anh, những người giơ tay lên, họ đã từng tạo ra cái gọi là danh sách liên kết đơn. Và nó chỉ cho chúng ta - Trước tiên không phải cách tiếp cận khiếu thẩm mĩ tốt, đây cơ bản là cách nó tiến hành khi anh bắt đầu giải mã. Và anh không phải hiểu mật mã này. Điều thú vị nhất đối với tôi là phần mệnh đề "Nếu" cuối cùng. Vì điều diễn ra trong danh sách liên kết đơn - nó đang cố gỡ bỏ danh mục còn tồn tại trong danh sách - và có một sự khác biệt giữa liệu đây là danh mục đầu tiên hay đây là danh mục ở giữa. Vì nếu đây là danh mục đầu tiên, bạn phải thay đổi con trỏ tới danh mục đầu tiên. Nếu là danh mục ở giữa, bạn phải thay đổi con trỏ đến danh mục trước nó. Chúng là 2 trường hợp hoàn toàn khác biệt. Cái đó tốt hơn. Cái này tốt hơn. Nó không có mệnh đề "nếu". Và điều này thật sự không quan trọng - tôi không muốn anh hiểu tại sao nó không có mệnh đề "nếu", nhưng anh muốn hiểu thỉnh thoảng anh có thể gặp một vấn đề theo cách khác và biên tập lại để tình huống đặc biệt biến mất rồi trở thành tình huống bình thường. Và đó là một mật mã tốt. Nhưng đây là mật mã đơn giản. Đây là CS 101. Cái này không quan trọng - mặc dù, chi tiết rất quan trọng. Đối với tôi, dấu hiệu từ một người mà tôi thật sự muốn hợp tác chính là họ có khiếu thẩm mĩ tốt, cái mà... Tôi đã gửi anh một ví dụ ngớ ngẩn cái đó không liên quan vì nó quá nhỏ. Khiếu thẩm mĩ tốt lớn hơn nhiều. Khiếu thẩm mĩ tốt là về cái nhìn những mẫu lớn và đại loại như tự mình biết cái nào là cách làm đúng. Được rồi, giờ chúng ta đang ghép các mảnh lại với nhau. Anh có khiếu thẩm mĩ, mà có ý nghĩa với những người thiết kế phần mềm. Anh là chiếc máy tính - (Cười) Tôi nghĩ mọi người có mặt ở đây thật ý nghĩa. Anh là một người giải mã máy tính cực kì thông minh, và anh cũng cứng đầu kinh khủng. Nhưng chắc phải có gì đó khác. Ý tôi, anh sẽ thay đổi tương lai. Anh là người nhìn xa nhỉ? Thật ra tôi cũng thấy có chút không thoải mái tại TED trong 2 ngày qua, vì có nhiều góc nhìn đang diễn ra, đúng không? Tôi không phải người có tầm nhìn xa. Tôi không có kế kế hoạch 5 năm. Tôi là một kĩ sư. Và tôi nghĩ thật ra - ý tôi là - tôi hoàn toàn vui vẻ với mọi người những ai đang đi dạo và nhìn chăm chăm vào đám mây và nhìn lên những vì sao rồi nói rằng "Tôi muốn đi đến đó." Nhưng tôi lại nhìn mặt đất, và tôi muốn vá ổ gà ngay trước mặt tôi trước khi tôi té vào đó. Đây chính là con người của tôi. (Hoan hô) (Vỗ tay) Và tuần trước anh đã nói với tôi về 2 chàng trai. Họ là ai và anh liên hệ với họ bằng cách nào? À, điều này khá là sáo rỗng trong công nghệ, cả Tesla hay Edison, nơi Tesla được xem như nhà khoa học vừa hiểu biết sâu sắc vừa điên rồ. Và mọi người yêu mến Tesla. Ý tôi là, có nhiều người đặt tên công ti theo tên ông ấy. (Cười) Người khác tôi muốn nói đến đó là Edison, người được gắn mác xấu đối với khách bộ hành và là - ý tôi là, câu nói nổi tiếng của ông là, "Thiên tài chiếm 1% cảm hứng và 99% cực nhọc." Tôi nằm trong đội của Edison, thậm chí nếu mọi người không thích ông. Vì nếu bạn thật sự so sánh cả hai, Tesla có sự nắm bắt nhanh nhạy hiện nay, nhưng ai thật sự làm thay đổi thế giới? Edison không hẳn là một người tốt đẹp gì, nhưng ông đã là nhiều việc - ông có lẽ không phải người trí thức, nên không có tầm nhìn xa. Nhưng tôi nghĩ tôi thích Edision hơn Tesla. Chủ đề tại TED tuần này là những giấc mơ - ước mơ lớn, táo bạo, dữ dội. Anh thật sự không thích chuyện đó. Tôi đang cố bình tĩnh chút đây. Vậy tốt rồi. (Cười) Chúng tôi ủng hộ bạn, ủng hộ bạn. Nhiều công ti như Google và công ti khác cũng cho rằng kiếm được hàng tỉ đô la từ phần mềm của anh. Anh có thấy phiền không? Không hề. Không đâu, tôi không buồn lòng vì những lí do đó. Và một lí do đó là, tôi đang làm tốt. Tôi thật sự làm rất tốt. Nhưng lí do khác là - ý tôi là, không dùng mã nguồn mở và giải phóng mọi thứ, Linux sẽ không như ngày hôm nay. Và điều này đem lại những trải nghiệm tôi không thích nói ra chút nào, nhưng vào lúc đó, đó lại là một trải nghiệm. Tin tôi đi. Có nhiều thứ đang diễn ra khiến tôi trở thành một người đàn ông hạnh phúc và tự nghĩ tôi đã đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Ý tưởng về mã nguồn mở - tôi nghĩ chúng ta sẽ dừng ở đây - ý tưởng mã nguồn mở có hoàn toàn được thế giới công nhận, hay còn nhiều thứ phải xem xét lại, có nhiều thứ cần phải cân nhắc? Tôi còn đắn đo một chút. Tôi nghĩ một nguyên nhân mã nguồn mở hoạt động hiệu quả chính là vào cuối ngày, mật mã có xu hướng chuyển sang màu trắng đen. Cách này thường hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, liệu nó được tiến hành hoàn hảo hay không. Mật mã có hoạt động tốt hay không, nghĩa là sẽ có ít cuộc tranh luận về vấn đề này. Và chúng ta có nhiều cuộc tranh luận dù cho có lí do, đúng không? Ở nhiều lĩnh vực khác - ý tôi là, nhiều người bàn về mã nguồn mở và nhiều thứ tương tự vậy - và thật sự có nhiều lúc rất khó nói đúng, bạn có thể áp dụng công thức tương tự trong vài lĩnh vực khác. chỉ vì màu trắng và đen không chỉ chuyển sang màu xám, mà là những màu sắc khác nhau. Nên, mã nguồn mở trong khoa học rõ ràng là đang quay trở lại. Khoa học đã có mặt trước. Nhưng sau đó khoa học đã đến khá gần, với những bài báo đắc giá và vài thứ khác đang diễn ra. Và mã nguồn mở đang quay trở lại ngành khoa học, với những thứ như arXiv và những tập san công khai. Wikipedia cũng đã thay đổi cả thế giới. Còn nhiều ví dụ khác, tôi chắc chắn có nhiều thứ cần bàn. Nhưng anh không có tầm nhìn xa, nên không tùy thuộc anh đặt tên cho chúng. Không phải vậy. (Cười) Tùy các bạn tạo ra chúng thế nào, đúng chứ? Chính xác. Linus Torvalds, cảm ơn Linux, cảm ơn Internet. cảm ơn các chiếc điện thoại Android. Cảm ơn đã đến với TED và buổi chia sẻ của bản thân. Cảm ơn. Hôm nay tôi muốn nói với các quý vị một câu chuyện mà tất cả chúng ta đều có thể tin tưởng là phi thực tế. Đây là câu chuyện của công ty khởi nghiệp thành công trong môi trường không thuận lợi nhất: chính phủ Mỹ. Về cơ bản thì khởi nghiệp đã bắt đầu đổi mới hướng đi chính phủ làm cho kinh doanh từ bên trong. Trước khi đề cập đến nó, hãy bắt đầu với vấn đề sau. Theo tôi, vấn đề bắt đầu với con số: 137 137 là con số trung bình của một ngày các cựu chiến binh phải chờ xét duyệt hưởng phúc lợi từ VA. 137 ngày Hiện tại, để một yêu cầu được thực hiện ngay lần đầu tiên cô ấy sẽ phải tra cứu hơn 1,000 trang mạng và nhận hơn 900 cuộc gọi lại, tất cả đều được sở hữu và vận hành bởi chính phủ Mỹ. Chúng ta sống trong thời đại của những sự thay đổi phi thường Những nhu cầu riêng biệt cũng liên tục cập nhập và tự phát triển mọi lúc. Vì vậy, công nghệ đang xóa bỏ mọi sự bất tiện nghi trong cuộc sống mà tôi có thể nghĩ tới. Tôi có thể ngồi trên ghế dài trong căn hộ của mình và đặt hàng một bữa ăn nóng, không đường từ điện thoại chúng có thể đến trước cửa nhà tôi trong chưa tới 10 phút. Nhưng cũng trong lúc đó, một người mẹ bận rộn phụ thuộc vào thức ăn trợ cấp để hổ trợ cho gia đình của cô ấy phải hoàn thành một tờ đơn khó khăn và phức tạp mà cô ấy không thể thực hiện qua mạng. và việc không thể làm việc tương tự trên ghế dài đồng nghĩa với việc cô ấy phải nghỉ việc 1 ngày hoặc nhiều giờ mà cô ấy không có dư và sự tương phản đang lớn dần giữa lợi ích của công nghệ tiên tiến và những điều bất cập sót lại là một trong những chướng ngại lớn nhất của thời đại. (Vỗ tay) Bởi sự thất bại của chính phủ trong việc cung cấp những dịch vụ công nghệ số đang ảnh hưởng một cách mất cân đối đến những người cần nó nhất. Nó ảnh hưởng tới sinh viên đang cố gắng vào đại học những bà mẹ đơn thân cần có dịch vụ y tế và những cựu binh sau trận chiến Họ đều không có được thứ họ cần vào lúc cấp thiết. Đối với người Mỹ, chính phủ không chỉ là những cuộc tranh cử tổng thống 4 năm một lần. Mà chính phủ là nguồn sống cung cấp dịch vụ cho người dân mà họ phụ thuộc và xứng đáng được nhận. Đó dĩ nhiên là, lí do mà chính phủ phải tập trung và bắt kịp nhu cầu của nhân dân. Tôi chỉ nói vậy thôi. (Vỗ tay) Giờ đây nó không là vấn đề mà tôi đam mê. Khi tôi tham gia vào cuộc tranh cử của ông Obama năm 2008, chúng tôi đưa những ứng dụng tốt nhất của công nghệ vào chính trị. Chúng tôi kiếm được tiền từ nó, lôi kéo được nhiều tình nguyện viên và nhận nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử những cuộc tranh cử chính trị. Chúng tôi đã có một khởi đầu vượt trội làm thay đổi đấu trường chính trị mãi mãi Do đó, ngài Tổng thống nhờ nhóm của chúng tôi mang lại điều tương tự đối với chính phủ, Tôi đã biết nó khó để thực hiện nhưng tôi đã hào hứng và sẵn sàng bắt tay vào làm việc. Bây giờ đây, khi tôi đi làm ngày đầu ở DC, ngày đầu tiên của tôi trong chính phủ, Tôi vào văn phòng và nhận một chiếc máy tính xách tay. Và chiếc máy tính đó đang chạy Windows 98. (Cười) Ý tôi là đã trải qua 3 cuộc tranh cử tổng thống kể từ khi chính phủ nâng cấp hệ điều hành máy tính Ba cuộc bầu cử! Đó là khi tôi nhận ra vấn đề lớn hơn những gì chúng ta tưởng tượng nhiều. Để tôi phác họa cho các bạn thấy. Chính phủ liên bang là tổ chức lớn nhất thế giới. Dành hơn 86 tỉ đô la Mĩ hàng năm -- 86 tỉ -- cho dự án công nghệ thông tin Trong bối cảnh: nhiều hơn cả số tiền ngành đầu tư dùng hàng năm cho tất cả mọi chi phí. Vấn đề hiện tại là có phải những người đóng thuế như chúng ta đang không được hưởng quyền lợi xứng đáng, bởi vì 94 phần trăm những dự án công nghệ thông tin liên bang đều quá kinh phí hoặc chậm tiến trình 94 phần trăm! Với những người hay để bụng, con số 94 rất gần với 100. (Cười) Có một vấn đề khác: 40 phần trăm những người này chưa bao giờ thấy được ánh sáng. Họ hoàn toàn bị bỏ qua hoặc từ chối. Đây là khoảnh khắc đau thương cho bất kỳ tổ chức nào, vì thế có nghĩa là chính phủ tiếp tục vận hành theo cách nó được lập trình, sai lầm là không tránh khỏi. Và khi tình trạng này là lựa chọn rủi ro nhất nghĩa là đơn giản, không có sự lựa chọn nào khác hơn là sự sụp đổ cấp tiến. Vậy, ta làm gì được? Chúng ta sử vấn đề này thế nào? À, điều châm biếm sau tất cả chuyện này là chúng ta không cần tìm đâu xa hơn khoảng sân sau nhà mình, bởi vì ngay trên chính nước Mỹ này có những ý tưởng, những con người, đã quét thế giới của chúng ta vào một nơi hoàn toàn khác với hai thập kỷ trước. Vậy dịch vụ sẽ trông thế nào nếu nhận khoảng vay sinh viên hay phúc lợi cựu chiến binh cũng dễ dàng như cách đặt thứ ăn mèo giao đến nhà? Nó sẽ trông thế nào nếu có một con đường dễ đi cho những nhà khởi nghiệp và sáng tạo đã thay đổi lĩnh vực công nghệ đến và thay đổi chính phủ của mình? Các bạn, đây là điều chúng ta sẽ nói về một trong những công đột phá chúng tôi vừa tìm ra để tạo ra sự thay đổi trong chính phủ. Bước vào Vụ kỹ thuật số liên bang. Vụ kỹ thuật số liên bang là một mạng lưới khởi nghiệp mới, một đội của các đội, tự tổ chức cho mình xuyên suốt chính phủ để tạo ra những thay đổi gốc rễ. Nhiệm vụ của Vụ kỹ thuật số liên bang là giúp chính phủ cung cấp những dịch vụ kỹ thuật số tầm thế giới cho sinh viên, người nhập cư, trẻ em, người gia -- mọi người -- với mức giá thấp hơn nhiều. Chúng ta cần cố xây dựng một chính phủ tuyệt vời hơn, cho dân, vì dân, hôm nay. Chúng tôi không quan tâm -- (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Ai lại không muốn một chính phủ tuyệt vời hơn, phải không? Chúng tôi không quan tâm về chính trị. Chúng tôi chú trọng vào làm cho chính phủ làm việc tốt hơn, vì đó là chính phủ duy nhất mà ta có. (Vỗ tay) Bạn có thể nghĩ về nhóm chúng tôi, à, nó khá vui -- bạn có thể nghĩ nhóm chúng tôi hơi giống như Đoàn Hòa Bình với DARPA với đội SEAL 6. Chúng tôi giống như những Đoàn Hòa Bình say sưa, nhưng thay vì đi đến những nơi thú vị, say mê, xa xôi, bạn dành nhiều thời gian trong phòng, sau máy tính, cố gắng khôi phục công trình dân chủ của chúng ta (Cười) Đội này -- chiến thuật của chúng tôi dành cho Vụ kỹ thuật số Liên Bang rất đơn giản. Bước đầu tiên là tuyển mộ những tài năng tốt nhất mà đất nước này có, và đưa họ vào một chặn nghĩa vụ ngắn cho chính phủ. Những người này đã góp phần xây dựng những sản phẩm và công ty làm cho mảng công nghệ của chúng ta sáng tạo bậc nhất thế giới. Thứ hai, chúng tôi ghép những người phi thường nòng cốt này với những nhân viên chuyên trách đang làm trong chính phủ đang tạo ra sự thay đổi nội bộ. Thứ ba, chúng tôi triển khai họ một cách chiến lược vào những mục tiêu những dịch vụ trọng điểm nhất, thay đổi cuộc sống, mà chính phủ cung cấp. Và cuối cùng, chúng tôi cho họ sự bảo trợ từ những nhà lãnh đạo của các cơ quan cho đến Ngài tổng thống, để biến đổi những dịch vụ này tốt hơn Nhóm này đang bắt đầu đổi mới cách mà chính phủ làm dịch vụ từ trong ra ngoài. Nếu bạn nghiên cứu những phương thức cổ điển của sự đổi mới, một phương thức quen thuộc khá đơn giản. Là lấy thứ gì đó đã trở thành thường lệ, chuẩn mực trong một nền công nghiệp ứng dụng vào một nơi khác, nó sẽ bén rễ từ trạng thái ban đầu. Thử nghĩ về điều Airbnb đã dùng, từ sự mến khách rất bình thường rồi cách mạng hóa vào căn hộ của tôi. Vụ kỹ thuật số Liên Bang cũng làm chính xác như vậy. Chúng tôi lấy những gì mà Silicon Valley và khu vực tư đã học được qua hàng tấn công việc về cách xây dựng dịch vụ số quy mô khắp hành tinh làm hài lòng người dùng với mức giá thấp, và chúng tôi áp dụng vào chính phủ, nơi nó sẽ bén rễ từ tình hình hiện tại. Giờ thì, tin tốt là: Nó bắt đầu thành công. Chúng tôi biết vì chúng tôi có thể thấy kết quả rồi từ một số dự án trước, như nổ lực cứu Healthcare.gov khi nó trật bánh. Sửa chữa Healthcare.gov là điều đầu tiên chúng tôi chạy trò chơi này, và hôm nay chúng tôi nói về một lối chơi tương tự và mở rộng ra con số lớn hơn các dịch vụ dân sinh quan trọng của chính phủ Giờ thì, nếu tôi có thể dành một phút khoe về đội một tí đây là nơi tập trung nhiều những gã xấu xa nhất mà tôi từng ước. Chúng tôi có những tài năng ưu tú của Google, Facebook, Amazon, Twitter .... tất cả là nhân viên hiện thời, tất cả đều gia nhập chính phủ của họ Và điều tuyệt diệu là, mọi người đều háo hức và tử tế như tài năng của họ. Và nhân tiện, tôi sẽ thêm vào, hơn một nữa chúng tôi là phụ nữ. (Vỗ tay) Cách tốt nhất để hiểu chiến dịch này là đi qua vài ví dụ cách nó làm việc trên thực tế. Tôi sẽ cho các bạn hai ví dụ nhanh. Đầu tiên là về vấn đề nhập cư. Các bạn, đây là lá đơn nhập cư đặc trưng. Đúng, như các bạn đoán Nó gần như hoàn toàn dùng giấy. Nếu thuận lợi, đơn mất khoảng sáu đến tám tháng để giải quyết. Nó được vận chuyển bằng tay hàng ngàn dặm -- hàng ngàn dặm!-- giữa không ít hơn sáu trung tâm xử lý. Giờ thì, một câu chuyện nhỏ: khoảng một thập kỷ trước, chính phủ nghĩ là nếu hệ thống này đưa lên trực tuyến có thể tiết kiệm nhiều tiền thuế và cung cấp dịch vụ tốt hơn, một ý tưởng tuyệt vời. Vậy, quy trình điển hình của chính phủ khởi động như sau Sau sáu năm và 1.2 tỉ đô la, không có sản phẩm nào được đưa ra -- 1.2 tỉ với một chữ "B." Ở điểm này, cơ quan chịu trách nhiệm, Dịch vụ cư trú và nhập cư Liên Bang, có thể dừng đổ tiền vào một chương trình thất bại. Đáng tiếc, điều này thường xảy ra. Đó là nguyên trạng ngày nay. Nhưng họ không làm thế. Những nhân viên tận tụy trong cơ quan quyết định đứng dậy và kêu gọi thay đổi. Chúng tôi triển khai một đội nhỏ chỉ sáu người, và điều mà mọi người không biết là Đội cứu Healthcare.gov cũng cùng cỡ đó -- chỉ sáu người. Và đội nhảy vào, kề vai sát cánh, để hỗ trợ cơ quan chuyển hóa dự án này thành thủ tục quản trị hiện đại hơn, thủ tục phát triển hiện đại hơn. Theo ngôn ngữ không kỹ thuật điều này cơ bản nghĩa là lấy những dự án lớn, nhiều năm rồi bẻ chúng ra thành những miếng vừa ăn, bằng cách đó chúng tôi giảm rủi ro và thật sự bắt đầu thấy kết quả sau mỗi vài tuần, thay vì ngồi chờ trong phòng nhiều năm. Sau không tới ba tháng đội chúng tôi vào cuộc, chúng tôi đã có thể đẩy sản phẩm đầu tiên vào hoạt động. Cái đầu tiên, tờ đơn I-90. Dùng để đề nghị việc thay card xanh. Hiện nay, với những người giữ visa nhập cư, thay đổi thẻ xanh là một chuyện lớn. Thẻ xanh của bạn là chứng minh thư, nó là sự hợp pháp, nó là bằng chứng bạn có thể ở đây trên đất nước này. Vậy đợi sáu tháng để chính phủ xử lý sự thay đổi không hề thoải mái. Tôi rất hào hứng để nói rằng, hiện giờ, lần đầu tiên, yêu cầu thay đổi thể xanh hoàn toàn trực tuyến không cần ai chạm vào mảnh giấy nào cả. Nó nhanh hơn, rẻ hơn, và trải nghiệm tốt hơn cho ứng viên cũng như những nhân viên chính phủ. (Vỗ tay) Một điều nữa. Mùa thu rồi, chúng tôi vừa tung ra một bài kiểm tra công dân mới. Vì vậy, bên cạnh việc trở thành một công dân Mỹ bạn phải đậu bài kiểm tra công dân. Với bất kỳ ai đã kiểm tra rồi, đây là một quá trình khá áp lực. Chúng tôi tung ra một công cụ đơn giản, dễ dàng dùng ngôn ngữ dễ để giúp mọi người chuẩn bị, làm dịu dây thần kinh của mình, để cho họ cảm thấy tự tin hơn bước bước tiếp theo theo đuổi giấc mơ Mỹ. Bởi vì những việc này thành công, những công việc về nhập cư, chuyện lấy những quá trình phức tạp rồi làm cho chúng nhân văn hơn. Những ngày kia, một nhân viên dân sinh tận tụy đã nói điều gì đó thật sâu sắc Cô ta bảo rằng mình chưa bao giờ thấy tình hình khả quan này về một dự án trong suốt thời gian cô làm trong chính phủ. Và cô đã làm trong ba mươi năm. Đó chính xác là sự thay đổi hy vọng và văn hóa chúng ta đang cố gắn tạo ra. Ví dụ thứ hai của tôi, tôi muốn nói đến những cựu binh lần nữa và điều chúng tôi làm là xây cho họ một VA xứng đáng với sự phụng sự và hy sinh của họ. Tôi tự hào nói rằng chỉ vài tháng trước, chúng tôi tung ra một bản beta mới của một website mới, Vets.gov. Vets.gov là một website đơn giản, dễ dùng đem tất cả những dịch vụ trực tuyến một cựu binh cần vào một nơi. Một website, không phải cả ngàn. Trang này là một việc trong tiến độ, nhưng phát triển đáng kể, bởi vì nó được thiết kế với những người dùng khó khăn nhất: chính những cựu binh. Nghe có vẻ vô cùng rõ ràng, vì nó nên thế, nhưng đáng tiếc, nó không chuẩn với chính phủ Thường thì, những quyết định được đưa ra bởi những người liên quan họ cố hết sức thể hiện sự quan tâm của những người dùng, nhưng họ không cần thiết phải là những người dùng. Vậy nên lúc VA kết thúc, chúng tôi nhìn vào dữ liệu chúng tôi nói với chính những cựu binh và bắt đầu đơn giản, nhỏ, với hai dịch vụ quan trọng nhất với họ: phúc lợi giáo dục và phúc lợi thương tật. Tôi tự hào nói rằng hôm nay họ đang lướt web đấy, và khi tiếp tục, chúng tôi lên sóng nhiều dịch vụ hơn, họ sẽ được chuyển sang đây và trang cũ sẽ bị đóng. (Vỗ tay) Với tôi, đây là những thay đổi trong năm 2016. Khi bạn bước ra Văn phòng Oval, lần đầu tiên tôi ở đó, tôi thấy một trích dẫn Ngày tổng thống đã dệt tấm thảm. Đó là một trích dẫn JFK cổ điển. Nó là "Không có vấn đề gì về số phận con người vượt quá con người cả" Điều này đúng. Chúng ta có công cụ để giải quyết những vấn đề này. Chúng ta có công cụ để đến với nhau như một xã hội, một quốc gia, và cùng nhau sửa nó. Đúng, nó khó khăn. Nó đặc biệt khó khi chúng ta phải chiến đấu, khi chúng ta phải dẹp bỏ niềm tin rằng mọi thứ sẽ không thay đổi. Nhưng kinh nghiệm của tôi, thường những thứ khó nhất là những thứ đáng làm nhất, vì nếu chúng ta không làm, ai sẽ làm? Việc này của chúng ta, tất cả chúng ta, cùng nhau, vì chính phủ không phải một thương hiệu hay một định nghĩa. Chính phủ của chúng ta là chính chúng ta. (Vỗ tay) Ngày nay, người ta không đặt câu hỏi về có khả năng thay đổi không. Câu hỏi không còn là, "Chúng ta có thể?" Câu hỏi là, "Chúng ta sẽ?" Bạn sẽ làm chứ? Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn (Vỗ tay) Khi tôi 7 tuổi, vài người lớn có ý tốt hỏi tôi sau này tôi muốn làm gì. Tôi trả lời một cách tự hào: "Một họa sĩ" "Không, không được đâu", ông nói "con không thể kiếm tiền khi trở thành một họa sĩ" giấc mơ họa sĩ nhí Picasso 7 tuổi của tôi tan biến. Nhưng tôi bình tĩnh lại, bắt đầu hành trình đi tìm giấc mơ mới, rồi quyết định trở thành một nhà khoa học, Albert Einstein tiếp theo chẳng hạn. (Cười) Tôi luôn yêu toán và khoa h ọc, sau đó, là lập trình. Vậy nên tôi quyết định học lập trình máy tính ở đại học. Vào năm ba, Giáo sư đồ họa kỹ thuật số cho chúng tôi xem những bộ phim ngắn tuyệt vời Đó là phim hoạt hình đầu tiên mà tất cả chúng tôi từng được xem. Tôi xem những bộ phim này trong ngạc nhiên, sững sờ, pháo bông như đang nổ trong đầu tôi, tôi nghĩ, "Đó là điều mà tôi muốn làm trong cuộc đời này." Ý tướng mà cả Toán, Khoa Học và Lập Trình mà tôi đã được học tới cùng một lúc để tạo nên những thế giới và nhân vật với những câu chuyên tôi kết nối lại, là sự kì diệu trong tôi. Hai năm sau đó, tôi bắt đầu làm việc tại nơi mà đã làm ra những bộ phim đó, hãng phim hoạt hình Pixar. Nơi đó tôi học được phim được thực hiện như thế nào. Để tạo ra phim, ta phải tạo ra một thế giới ba chiều bên trong máy tính. Ta bắt đầu từ một điểm để vẽ ra một đường thẳng rồi cả khuôn mặt để tạo ra các nhân vật, hoặc cây và đá rồi cuối cùng trở thành một khu rừng. Và vì đó là thế giới ba chiều, ta có thể di chuyển máy quay quanh thế giới đó. Tôi bị mê hoặc với tất cả điều đó. Nhưng rồi tôi có trải nghiệm đầu tiên với chỉnh sáng. Chỉnh sáng trong thực tế là đặt các tia sáng vào thế giới ba chiều. Tôi có các biểu tượng ánh sáng tôi di chuyển quanh đây. Bạn có thể thấy cách thêm ánh sáng, Tôi mở lên một bản nháp về ánh sáng trong phần mềm chúng tôi, mở độ bóng lên rồi đặt ánh sáng. Khi tôi đặt ánh sáng, tôi nghĩ rằng nó sẽ như thế nào ở ngoài đời thực, nhưng vẫn cân bằng với thứ chúng tôi cần cho khéo léo và cho cả cốt truyện. Vậy nên ban đầu nó giống như thế này, nhưng khi chúng tôi điều chỉnh cái này di chuyển cái kia hàng tuần liền, trong bản nháp nó có thể nhìn giống vậy, và trong bản cuối cùng, là như vậy. Có một khoảnh khắc trong ánh sáng đã làm tôi cực kì yêu nó. Đó là nơi ta đi từ đây tới đây. Đó là lúc mà tất cả các tạo vật hòa thành một và đột nhiên thế giới đó đến với cuộc sống như nơi đó thực sự tồn tại. Khoảnh khắc không bao giờ già đi, đặc biệt với một cô bé bảy tuổi muốn trở thành một họa sĩ. Khi tôi học về ánh sáng, Tôi học cách sử dụng ánh sáng để kể lại câu chuyện, để chỉnh thời khắc trong ngày, để tạo nên dòng cảm xúc, để dẫn lối đôi mắt của khán giả, làm thế nào để nhân vật trở nên hấp dẫn hoặc nổi bật trong cảnh bận rộn. Các bạn đã xem WALL-E chưa? (cười) Anh ấy đây rồi. Như các bạn thấy, ta có thể tạo nên thế giới tùy thích trong máy tính. Chúng tôi có thể tạo ra thế giới quái vật, với những con robot biết yêu, Chúng tôi có thể tạo ra con lợn biết bay nữa. (cười) Khi đây là một thứ tuyệt vời, nó không hề ràng buộc sự tự do nghệ thuật, nó có thể tạo ra sự hỗn độn, nó có thể tạo ra những thế giới đáng kinh ngạc, chuyển động đáng kinh ngạc, những thứ làm rung động đến người xem Để chiến đấu với nó, chúng tôi phải ràng buộc với khoa học. Chúng tôi dùng khoa học và thế giới thật như một xương sống, để đặt nền tảng cho chính bản thân vào thứ có quan hệ và dễ nhận biết. "Đi tìm Nemo" là một ví dụ điển hình. Phần lớn bộ phim lấy khung cảnh ở dưới nước. Nhưng làm thế nào để nhìn nó như ở dưới nước? Trong khi nghiên cứu và phát triển, chúng tôi lấy đoạn phim có cảnh dưới nước và tái tạo lại nó trên máy tính. Rồi chúng tôi gỡ nó xuống để xem những yếu tố nào làm nên khung cảnh dưới nước. Một trong những yếu tố khó nhất là làm sao để ánh sáng di chuyển trong nước. Nên chúng tôi lập trình tia sáng tương tự vật lý này Đầu tiên, tầm nhìn của nước, và màu sắc. Vật thể gần thì có màu sắc đậm và phong phú. Khi ánh sáng di chuyển sâu vào lòng nước, chúng tôi làm mất đi các bước sóng đỏ, rồi các bước sóng xanh lá, còn lại màu xanh dương với độ sâu thẳm. Trong đoạn phim này bạn có thể thấy hai yếu tố quan trọng nữa. Đầu tiên đến với sự dâng lên của sóng, hay là dòng nước không thấy được mà đẩy hạt phân giải trong các góc cảnh xung quanh trong nước Thứ hai là các tia sáng bị bẻ cong. Chúng là ruy băng của ánh sáng giống như bạn có thể thấy dưới đáy hồ bơi, chúng được tạo ra khi ánh sáng mặt trời rọi qua đỉnh của các gợn sóng và dải sóng trên bề mặt đại dương. Đây là chùm sương mù. Chúng cho ta thấy độ sâu màu sắc nhưng cũng cho thấy hướng nào đi lên trong những cảnh mà ta không thấy mặt nước. Một điều thú vị khác mà bạn có thể thấy ở đây là khi chúng tôi chỉnh sáng hạt phân giải với chùm sáng bị bẻ cong, để khi nó đi vào đi ra những dải ruy băng ánh sáng kia, nó thoắt ẩn thoắt hiện, thêm phần huyền ảo và kì diệu cho ánh lấp lánh dưới nước. Bạn có thể thấy cách mà chúng tôi ứng dụng khoa học tính vật lý của nước, ánh sáng và sự chuyển động để ràng buộc sự tự do nghệ thuật đó. Nhưng chúng tôi không dựa vào nó. Chúng tôi cân nhắc từng yếu tố và cái nào phải xác thực với khoa học và cái nào có thể đẩy tới và lui để phù hợp với câu chuyện và dòng cảm xúc. Chúng tôi sớm nhận thấy màu sắc là thứ làm chúng tôi tốn nhiều thời gian. Đây là màu cơ bản trong phân cảnh dưới nước. Nhưng chúng tôi lấy Cảng Sydney và chỉnh lên chút xanh lá để phù hợp với tâm trạng buồn của tình tiết. Trong cảnh này, điều quan trọng là để nhìn sâu dưới nước, để thấy thế nào là dòng Hải lưu Đông Úc, nơi mà những con rùa đang lặn xuống rồi lên như tàu lượn siêu tốc. Nên chúng tôi chỉnh tầm nhìn dưới nước vượt lên hẳn những gì bạn có thể thấy ngoài đời thực. Vì cuối cùng, chúng tôi không hẳn cố gắng tái tạo lại thế giới hoàn toàn khoa học ở đời thực, mà là tạo nên một thế giới phi thường, khi khán giả có thể chìm đắm để khám phá câu chuyện. Chúng tôi ứng dụng khoa học để tạo nên điều tuyệt vời. Chúng tôi dùng câu chuyện và nghệ thuật để đưa ta đến nơi kì diệu. Anh bạn này, WALL-E, là một ví dụ điển hình, Anh ta tìm thấy cái đẹp trong những thứ giản dị nhất. Nhưng khi anh ta được chiếu sáng chúng tôi nhận ra vấn đề lớn. Chúng tôi trở nên lập dị khi biến WALL-E thành robot có sức thuyết phục. khi làm ống nhòm của anh về mặt quang học hầu như hoàn hảo. (Cười) Ống nhòm đó là một trong những bộ phận hoạt động khó chịu nhất mà anh ta có. Anh không có khuôn mặt và kể cả cuộc đối thoại bình thường. Nên các nhân vật hoạt hình rất phụ thuộc vào cái ống nhòm đó để thuyết phục được hành động và cảm xúc anh. Chúng tôi chỉnh ánh sáng và nhận ra ba thấu kính bên trong ống nhòm là sự phản chiếu hỗn độn. Anh ta nhìn trông đờ đẫn. (Cười) Sự đờ đẫn về cơ bản là điều khủng khiếp. khi bạn đang cố gắng thuyết phục khán giả rằng robot có tính cách và anh ta có thể yêu. Nên chúng tôi tiếp tục xoay xở với cái ống nhòm hoàn hảo này, cố gắng tìm giải pháp để giữ được vật liệu thật của robot nhưng vẫn giải quyết vấn đề phản chiếu. Đầu tiên là thấu kính. Đây là mặt phẳng thấu kính, chúng tôi có thấu kính lõm và thấu kính lồi. Và đây là khi ba cái gộp lại, cho ta thấy những phản chiếu này. Chúng tôi thử tắt nó đi, chúng tôi thử khóa nó, nhưng đều không hiệu quả. Các bạn có thể thấy, đôi khi chúng tôi cần vật xác định phản chiếu lên đôi mắt anh ấy thường là Eve. Nên chúng tôi không thể dùng hình ảnh trừu tượng nào đó lên thấu kính, Đây chúng tôi có Eve trên thấu kính đầu tiên, chúng tôi đặt Eve trên thấu kính thứ hai, không hiệu quả. Chúng tôi tắt nó đi, vẫn không hiệu quả. Và rồi chúng tôi tìm ra câu trả lời. Chúng tôi thêm ánh sáng cho WALL-E mà vô tình lọt vào trong mắt anh ấy. Bạn có thấy nó làm sáng lên những lưỡi khẩu độ màu xám ấy. Đột nhiên, chúng bị đẩy ra qua phản chiếu bằng cách không gì có thể. Giờ đây ta nhận biết được WALL-E qua đôi mắt đó. Như con người chúng ta có mắt màu trắng, rồi tròng đen và đồng tử đen. Giờ đây WALL-E có mắt màu đen, lưỡi khẩu độ màu xám và đồng tử đen. WALL-E chợt như có linh hồn, như một nhân vật có cảm xúc bên trong. Khi bộ phim đi đến hồi kết, WALL-E đánh mất tính cách đi, về cơ bản là đã chết. Đây là thời gian thích hợp để đưa trở lại vẻ mặt đờ đẫn. Trong phân cảnh tiếp theo, WALL-E hồi sinh. Chúng tôi đưa ánh sáng lại để đưa lưỡi khẩu độ trở về, và anh ấy lại thành chàng robot ngọt ngào có hồn mà chúng tôi luôn yêu mến. (Đoạn phim) WALL-E: Eva? Cái đẹp xuất hiện trong những khoảnh khắc bất ngờ. khi bạn tìm thấy chìa khóa để mở tâm hồn của một robot, khoảnh khắc mà bạn khám phá được điều bạn muốn làm trong cuộc đời. Đàn sứa trong "Đi tìm Nemo" là một trong những khoảnh khắc đó với tôi. Có những cảnh trong bất kì bộ phim nào đều phải gắng sức để phù hợp. Đây là một trong những cảnh đó. Đạo diễn đã có tầm nhìn cho cảnh này dựa trên vài cảnh tuyệt đẹp của sứa ở Nam Thái Bình Dương. Khi chúng tôi tiến hành, chúng tôi lúng túng. Những lần duyệt lại với đạo diễn từ cuộc trò chuyện nhìn-và-cảm-nhận bình thường thêm khá nhiều câu hỏi về những con số và phần trăm. Có lẽ khác với mọi khi, chúng tôi dựa trên điều có thật, hoặc chỉ là chúng tôi đang lạc hướng. Nhưng đó trở thành việc dùng não mà không có mắt, khoa học mà không có nghệ thuật. Sự ràng buộc khoa học đó đã kìm hãm phân cảnh lại. Nhưng tất cả những lần thất bại đó, tôi vẫn tin rằng nó sẽ tuyệt đẹp. Nên tôi tiến hành chỉnh sáng, tôi tìm tòi. Tôi cân bằng màu xanh và màu hồng, những tia sáng bẻ cong nhảy múa trên đầu đàn sứa, chùm sáng mờ ảo lượn sóng, điều hứa hẹn sắp xảy ra. Tôi tới chỗ làm sáng nọ và kiểm tra lại thành quả đêm trước. Và tôi rất hào hứng. Và rồi tôi đem khoe đạo diễn ánh sáng và cô ấy phấn khởi. Không lâu sau đó, tôi trình chiếu cho đạo diễn trong căn phòng tối đầy 50 người. Khi đạo diễn xem xét, bạn mong là bạn sẽ nhận được vài lời khen, rồi vài điểm lưu ý và cần chỉnh sửa, nói chung là vậy. Và rồi, mong rằng, bạn sẽ duyệt qua. nghĩa là được tiến hành tới bước kế tiếp. Tôi đưa bản giới thiệu, và chiếu cảnh đàn sứa. Và đạo diễn im lặng trong khoảng thời gian dài đáng lo ngại. Đủ dài để tôi nghĩ rằng, "Ôi không, tiêu rồi." Và rồi anh ấy chợt vỗ tay. Và rồi nhà sản xuất thiết kế vỗ tay. Và cả khán phòng đều vỗ tay. Đó là khoảnh khắc tôi sống vì chiếu sáng. Khoảnh khắc tất cả hòa thành một và chúng tôi sống trong thế giới luôn tin vào. Chúng tôi dùng toán, khoa học và lập trình để tạo ra những thế giới kinh ngạc đó. Chúng tôi dùng độc thoại và nghệ thuật đưa chúng đến với cuộc sống. Đó là sự đan xen giữa nghệ thuật và khoa học mà đưa thế giới lên tầm cao mới, một nơi có hồn, nơi ta hằng tin tưởng, nơi mà những điều bạn tưởng tượng có thể thành hiện thực và một thế giới mà một cô bé chợt nhận ra cô ấy không chỉ là nhà khoa học mà còn là một họa sĩ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ung thư ảnh hưởng tới tất cả chúng ta-- đặc biệt những căn tái phát liên tục, những căn ung thư di căn diện rộng và nhờn thuốc, những căn thách thức liệu pháp y khoa, ngay cả khi dùng những loại thuốc tốt nhất để trị. Phân tích ở mức độ phân tử, làm việc trên diện nhỏ nhất, có thể tạo ra các phương thức mới đáng ngạc nhiên để chống lại các dạng ung thư khủng khiếp nhất Ung thư là một mầm bệnh rất thông minh. Có một số loại hình ung thư, không may, chúng ta mới chỉ học cách chữa trị tạm ổn với những loại thuốc và cách phẫu thuật đã được biết và xác minh. Nhưng có một số loại ung thư không phản ứng lại với cách tiếp cận này các khối u vẫn tồn tại hoặc tái phát, kể cả sau sự tấn công của thuốc. Chúng ta có thể nghĩ về các loại hình ung thư này như những kẻ phản diện trong truyện tranh Chúng thông minh, chúng dễ thích nghi, và chúng rất giỏi trong việc sinh tồn. Và, giống như hầu hết những kẻ ác ngày nay những siêu năng lực của chúng đến từ đột biến di truyền. Các gen biến đổi bên trong các tế bào ung thư cho phép tạo mã các hình thức tồn tại mới và không thể đoán trước, cho phép các tế bào ung thư sinh tồn vượt qua cả các hóa trị liệu tốt nhất. Một ví dụ về "mánh khóe" trong đó 1 gen cho phép 1 tế bào, ngay cả khi thuốc tiếp cận tế bào, đẩy thuốc ra ngoài, trước khi thuốc có thể phát huy tác dụng. Hãy tưởng tượng, tế bào phun thuốc ra. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều những "mánh khóe" trong túi những "kẻ độc ác" kia, ung thư. Tất cả đều là do sự đột biến gen. Vậy, chúng ta có một kẻ độc ác với siêu năng lượng không tưởng, Và chúng ta cần một phương thức phản công mới và mạnh mẽ hơn. Thật ra, chúng ta có thể tắt một Gen đi. Chìa khóa là chuổi phẩn tử biết đến là siRNA. siRNA là một chuổi ngắn các mã gen hướng dẫn một tế bào khóa một gen nào đó lại. Mỗi phẩn tử siRNA có thể tắt một gen nhất định bên trong tế bào. Trong nhiều năm kể từ khi phát hiện ra điều này, các nhà khoa học rất háo hức về việc làm sao áp dụng tắt các gen này trong y học Nhưng, có môt vấn đề siRNA hoạt động rất tốt trong tế bào, nhưng nếu tác động với các enzym trong tế bào máu hay các mô, chúng sẽ suy biến ngay lập tức. Cần phải được che chắn, bảo vệ suốt tiến trình trong cơ thể trên đường đến mục tiêu cuối cùng bên trong tế bào ung thư. Vậy, đây là chiến dịch của chúng tôi. Đầu tiên, sẽ trộn lẫn tế bào ung thư với siRNA, bộ hãm gen, tạm dừng các gen sống sót này, sau đó, chúng tôi sẽ tấn công bằng hóa trị. Nhưng làm sao để thực hiện? Bằng cách vận dụng kỹ thuật phân tử, chúng ta có thể thiết kế một "siêu vũ khí" thâm nhập qua đường máu. Nó phải đủ nhỏ để thâm nhập vào đường máu đủ nhỏ để thấm vào các mô ung thư, đủ để tác động bên trong tế bào ung thư. Để làm được điều này, Nó phải bằng 1/100 kích thước tóc người. Hãy nhìn kỹ hơn cách chúng tôi thiết lập hạt nano này. Đầu tiên, bắt đầu với lõi của hạt nano. Một viên con nhộng nhỏ chứa thuốc đặc trị. Đây là chất độc sẽ giết tế bào ung thư. Quanh lõi, chúng tôi phủ một lớp mỏng mỏng cỡ nanomet của siRNA. Đây là bộ hãm gen. Bởi vì siRNA phải mang một trách nhiệm cực kì bất lợi chúng ta có thể bảo vệ nó bằng một lớp bảo vệ polymer điện tích dương. Hai phân tử có điện tích trái dấu dính vào nhau hút nhau và tạo cho chúng ta 1 màng bảo vệ ngăn cản siRNA suy thoái trong mô máu. Vậy là sắp hoàn thành (Cười) Nhưng có một trở ngại lớn chúng ta cần phải chú ý Thực tế, đây có thể là trở ngại lớn nhất. Làm sao chúng ta triển khai vũ khí này? Ý tôi là mỗi vũ khí tốt cần có mục tiêu, chúng ta phải thiết đặt vũ khí này cho các tế bào ác tính sống trong các khối u. Nhưng cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch tự nhiên: các tế bào cư trú trong đường máu và đào thải những vật lạ để tế bào máu có thể tiêu diệt chúng. Hãy đoán xem? Các hạt nano bị coi như tác nhân ngoại lai. Chúng ta phải lén đưa các hạt nano này qua hệ thống miễn dịch. Chúng ta phải băng qua được hệ thống đào thải tế bào ngoại lai này bằng cách ngụy trang cho nó. Chúng ta thêm một màng bọc âm tính bên ngoài quanh các hạt nano, với hai mục đích. Thứ nhất, lớp màng ngoài cùng này là một trong số những lớp có chức năng tự nhiên, polysaccarit ngậm nước cao cư trú trong cơ thể chúng ta Nó tạo ra một đám phân tử nước bọc quanh hạt nano như một lớp áo choàng tàng hình. Lớp tàng hình này cho phép các hạt nano di chuyển qua các mạch máu đủ dài và xa xâm nhập vào khối u, mà không bị cơ thể đào thải. Thứ hai, lớp màng bảo vệ chứa phân tử luôn kết lại với tế bào ung thư. Khi đã kết lại, tế bào ung thư nuốt hạt và lúc này hạt xâm nhập vào bên trong tế bào ung thư và sẵn sàng "dàn trận". Vậy đó! Tôi cũng thấy như vậy. Tiến lên nào! (Vỗ tay) siRNA sẽ bị phá hủy trước. Phản ứng hàng giờ, đủ thời gian để làm ngưng hoạt động và kìm hãm các gen sống sót. Bây giờ chúng ta đã vô hiệu hóa những siêu năng lượng di truyền này. Còn lại là một tế bào ung thư không còn phòng thủ. Sau đó, thuốc hóa trị xâm nhập hạt nhân và phá hủy tế bào ung thư toàn diện. Với hệ thống hãm gen phù hợp, chúng ta có thể đánh bại các loại đột biến, mở ra cơ hội loại bỏ nhiều khối u mà không để lại những biến thể của chúng. Vậy, chiến lược này của chúng tôi hoạt động thế nào? Chúng tôi đã kiểm nghiệm những cấu trúc nano ở động vật áp dụng cho trường hợp tích cực cao cho ung thư vú âm tính thể bộ ba. Ung thư vú thể bộ ba âm tính này là gen có thể "phun" thuốc ra ngay khi thuốc mới đưa vào doxorubicin, gọi là dox là thuốc chống ung thư là phương chữa trị đầu tiên của ung thư vú Vậy nên, chúng tôi dùng dox để điều trị cho động vật, chỉ dox thôi Khối u chậm tăng trưởng chậm lại nhưng chúng vẫn lớn lên nhanh, tăng gấp đôi kích thước qua 2 tuần Sau đó, chúng tôi thử siêu vũ khí kêt hợp một hạt nano với siRNA chống lại sự bơm hóa chất thêm vào đó, chúng tôi có dox trong nhân Và hãy xem, chúng tôi nhận thấy các tế bào ung thư ngừng phát triển mà chúng thật sự đã giảm kích thước và bị tiêu diệt trong một vài trường hợp. Những tế bào ung thư thật sự đã bị đẩy lùi. (tiếng vỗ tay) Điều tuyệt vời ở cách tiếp cận này có thể được cá nhân hóa chúng ta có thể thêm vào nhiều tầng siRNA khác nhau để chữa những đột biến và khối u khác nhau và chúng ta có thể đưa các loại thuốc khác nhau vào nhân nano Khì những bác sĩ học cách kiểm tra bệnh nhân và biết chính xác loại gen ung thư, họ sẽ giúp ta xác định bệnh nhân nào được lợi từ phương pháp này và loại gen ức chế nào chúng ta có thể dùng. Ung thư buồng trứng là sự quan tâm đặc biệt của tôi nó là loại ung thư cực kỳ nguy hiểm phần vì nó được phát hiện ở giai đoạn rất trễ khi bệnh đã tiến triển rất tệ và có một số đột biến gen Sau lần hóa trị đầu tiên, 75% bệnh nhân sẽ tái phát. và nó thường xuyên tái phát với cấu trúc kháng thuốc ung thư buồng trứng cao cấp là một trong những căn bệnh quái ác nhất. và bây giờ ta đang hướng những siêu vũ khí để đánh bại chúng. Là một nhà nghiên cứu, tôi không thường xuyên làm việc với bệnh nhân. Nhưng tôi vừa gặp một người mẹ người qua khỏi ung thư buồng trứng, Mimi, và con gái cô ấy, Paige tôi thật sự cảm phục sự lạc quan và mạnh mẽ của cả 2 mẹ con họ và câu chuyện về sự dũng cảm và nâng đỡ Trong dịp này, chúng tôi nói về những kỹ thuật khác nhau nhắm đến ung thư. Và Mimi đã khóc khi cô ấy giải thích việc học được sự nỗ lực này cho cô ấy hy vong ở thế hệ tương lai, trong đó có con của cô ấy. Điều này khiến tôi xúc động. Nó không chỉ là việc xây dựng ngành khoa học tuyệt vời. mà là sự thay đổi đời sống con người. Nó là sức mạnh của sự hiểu biết về kỹ thuật trên những quy mô phân tử.. Tôi biết rằng trên con đường của những sinh viên như Paige, họ sẽ mở ra các cơ hội mới trong việc giải quyết những vấn đề sức khỏe lớn trên thế giới bao gồm ung thư buồng trứng, rối loạn thần kinh, các bệnh lây nhiềm-- như là kỹ thuật hóa học đã chỉ cách mở cánh cửa cho tôi, và đưa ra những kỹ thuật trong phạm vi vi mô như của phân tử, để chữa khỏi những bệnh ở phạm vi nhân loại. Cảm ơn. (Vổ tay) Những tuyên bố kì quặc đòi hỏi bằng chứng cũng kì quặc không kém, là một nhà thiên văn học, tôi có trách nhiệm nhắc mọi người rằng các giả thuyết về người ngoài hành tinh nên là phương án cuối cùng. Giờ tôi muốn kể bạn nghe một câu chuyện. Bao gồm dữ liệu từ sứ mệnh của NASA, những người bình thường và một trong những ngôi sao đáng chú ý nhất của dài ngân hà Câu chuyện bắt đầu vào năm 2009 với việc Nasa phóng viễn kính Kepler. Mục tiêu khoa học chính của Kepler là tìm ra những hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta. Nó thực hiện bằng cách quan sát một trường không gian duy nhất điểm này, cùng những chiếc hộp bé tí. Và trong trường không gia đấy, nó thu thập thông tin về độ sáng của hơn 150 000 ngôi sao liên tục trong 4 năm, và gửi dữ liệu về cứ 30 phút một lần Nó đang tìm kiếm điều mà các nhà thiên văn gọi là transit. Điều này xảy ra khi quỹ đạo của hành tinh xếp thẳng hàng đúng tầm nhìn, chỉ để cho hành tinh di chuyển qua phía trước bề mặt của ngôi sao Khi điều này xảy ra, nó cản ánh sáng của các vì sao, mà bạn có thể thấy chỗ trũng trong đường cong này. Và các nhóm của NASA đã phát triển những chiếc máy tính vô cùng phức tạp để nghiên cứu sự quá cảnh trong các dữ liệu của Kepler. Cùng lúc với việc công bố dữ liệu đầu tiên, những nhà thiên văn tại Yale đang tự vấn về một điều thú vị: Điều gì xảy ra nếu những chiếc máy tính bỏ lỡ thông tin nào đấy? Và chúng tôi đã tiến hành dự án khoa học mang tên Thợ Săn Hành Tinh để giúp mọi người thấy được dữ liệu tương tự. Não bộ có khả năng tuyệt vời trong việc nhận diện các mô hình, thậm chí có lúc còn tốt hơn cả máy tính. Tuy nhiên, có nhiều sự nghi hoặc xung quanh điều này. Đồng nghiệp của tôi, Debra Fischer, người sáng lập dự án Thợ Săn Hành Tinh, nói rằng có lúc nhiều người cho rằng, "Anh điên rồi. Không có chuyện máy tính bỏ qua dù chỉ một tín hiệu." Và cá cược giữa trí tuệ con người và máy tính nổ ra Và nếu tìm thấy một hành tinh, chúng ta sẽ vô cùng vui sướng. Khi tôi gia nhập nhóm dự án 4 năm trước, chúng tôi đã tìm được một vài hành tinh. Và hôm nay, cùng sự giúp đỡ của hơn 300 000 người đam mê khoa học, chúng tôi đã tìm được hàng tá, và chúng tôi cũng tìm được một trong những ngôi sao bí ẩn nhất trong giải ngân hà. Để hiểu điều này, tôi sẽ cho các bạn xem dữ liệu của Kepler về một transit bình thưởng Trong biểu đồ này, trục tung biểu thị lượng ánh sáng và trục hoàng chỉ thời gian. Đường màu trắng chính là ánh sáng từ ngôi sao, các nhà thiên văn gọi nó là đường cong ánh sáng. Khi một hành tinh đi ngang một ngôi sao, nó ngăn bớt một phần ánh sáng này, và độ sâu của của sự di chuyển này liên hệ với kích thước của vật thể đó. Hãy lấy sao Mộc làm ví dụ. Thông thường hành tinh không thể lớn hơn sao Mộc. Sao Mộc sẽ giảm 1% trong độ sáng của ngôi sao. Ngoài ra, Trái Đất nhỏ hơn 11 lần so với sao Mộc, và thông tin khó có thể thấy được trong dữ liệu. Quay lại với điều bí ẩn. Vài năm trước, Thợ Săn Hành Tinh đang phân tích dữ liệu để tìm transit, và họ phát hiện tín hiệu bí ẩn đến từ ngôi sao KIC 8462852. Họ bắt đầu quan sát nó từ tháng 5 năm 2009 và bắt đầu nói về điều này trong các diễn đàn thảo luận. Họ nói nó phải lớn như sao Mộc thì mới làm giảm độ sáng của ngôi sao như vậy. nhưng họ cũng cho rằng đó là một vật khổng lồ. Lần transit thông thường chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ, và lần này kéo dài khoảng một tuần. Họ cũng nói rằng nó trông có vẻ bất đối xứng, nghĩa là thay vì chỗ trũng hình chữ U sạch sẽ mà chúng ta thấy ở sao Mộc, nó có độ dốc kì lạ mà bạn có thể thấy ở bên tay trái. Điều này dường như ám chỉ dù là vật gì đi qua và ngăn cản ánh sáng nó cũng không có dạng cầu như một hành tinh. Có nhiều chỗ trũng hơn đã xuất hiện, trong vài năm những thảo luận diễn ra yên tĩnh. Vào tháng 3 năm 2011, chúng ta đã thấy điều này. Áng sáng của ngôi sao giảm tổng cộng khoảng 15%, nghĩa là nó phải khá lớn so với thông số 1% tạo ra bời các hành tinh thông thường Chúng tôi miêu tả đặc điểm này là "trơn tru" và "ngay ngắn". Nó cũng cho thấy sự bất đồi xứng có điểm mờ dần kéo dài gần như một tuần, và sau đó nó trở lại bình thường chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, sau hiện tượng này, ít có điều gì xảy ra. cho tới tháng 2 năm 2013. Mọi chuyện bắt đầu trở nên điên rồ. Có một tổ hợp chỗ trũng xuất hiện tại đường cong ánh sáng, và chúng kéo dài gần 100 ngày, tập trung mục tiêu cuối của sứ mệnh Kepler. Chỗ trũng này có nhiều dạng khác nhau. Vài chỗ rất sắc nét, vài chỗ hơi rộng, và chúng cũng diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau. Vài chỗ chỉ kéo dài chừng 1 hoặc 2 ngày, có chỗ kéo dài hơn 1 tuần. Và cũng có xu hướng lồi lõm trong những chỗ trũng đó, tương tự nhiều sự kiện riêng biệt bị xếp chồng lẫn nhau. Cùng lúc đó, độ sáng của ngôi sao này giảm hơn 20%. Có nghĩa là vật thể này có diện tích gấp hơn 1 000 lần diện tích Trái Đất. Điều này đúng là khá đặc biệt. Những người nghiên cứu không chuyên khi họ thấy như vậy, họ thông báo với nhóm nghiên cứu rằng họ đã tìm thấy thứ gì đó kì lạ có thể sẽ giúp ích cho nghiên cứu sau này. Và khi nhóm nghiên cứu nhìn thấy nó, chúng tôi giống như, "Ồ, chắc là có gì nhầm lẫn với dữ liệu này rồi." Nhưng chúng tôi thẩm định chúng rất kỹ và dữ liệu hoạt động rất tốt. Và chúng tôi chắc chắn đây là một hiện tượng thiên văn nghĩa là có gì đó trong không gian đang di chuyển, cản ánh sáng của ngôi sao. Và lúc này đây, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu mọi thứ mình biết về ngôi sao liệu có thể tìm thấy manh mối về chuyện đang diễn ra không. Và những nhà khoa học không chuyên giúp chúng tôi trong cuộc khám phá, Họ luôn đồng hành trực tiếp theo dõi những nghiên cứu Đầu tiên, có người nói rằng, nếu ngôi sao này rất trẻ vẫn có đám mây vật liệu bao phủ xung quanh. Và rồi có người khác nói rằng, à, nếu ngôi sao đã hình thành nhiều hành tinh, và 2 trong số hành tinh đó va chạm nhau, giống việc hình thành Trái Đất - Mặt Trăng. những lý thuyết này có thể giải thích một phần của dữ liệu, nhưng các dấu hiệu cho thấy đây không phải là một ngôi sao trẻ Không có sự toả nhiệt từ vật chất do được đốt nóng bởi ánh sáng của ngôi sao, điều là dấu hiệu của một ngôi sao mới hình thành. hay là nếu có một sự va chạm và nhiều bụi bẩn được sản sinh. Và có người đề xuất đây có thể là một tập hợp khổng lồ các sao chổi. lướt ngang ngôi sao này trong quĩ đạo hình elip Cuối cùng, giả thiết này có vẻ phù hợp với dữ liệu quan sát của chúng tôi. Nhưng tôi đồng ý, điều này có vẻ được sắp xếp trước. Bạn thấy đấy, phải có hàng trăm sao chổi mới gây ra hiện tượng chúng tôi quan sát. Và chỉ có sao chổi mà thôi. tình cờ lướt ngang giữa chúng ta và ngôi sao này. Và trong thực tế, chúng ta đang nói đến hàng ngàn đến mười ngàn sao chổi. Nhưng trong tất cả những giả thiết tồi tệ mà chúng tôi có, đây là lời giải tốt nhất. Và chúng tôi quyết định công bố những khám phá của mình. Và đây là một trong những bài báo khó nhất mà tôi từng viết. Nhà khoa học nào cũng muốn công bố kết quả, nhưng tình huống này lạ hoàn toàn khác. Chúng tôi đã quyết định đặt một tiêu đề thật hấp dẫn, và chúng tôi đã gọi nó là "Flux ở nơi đâu?" Hãy chú ý tới từ viết tắt (WTF) (Cười) Đây chưa phải là hồi kết. Cũng trong lúc đó, tôi viết nghiên cứu này, tôi đã gặp đồng nghiệp, Jason Wright, cậu ấy cũng viết nghiên cứu về dữ liệu Kepler. Và cậu ấy nói về độ chính xác tuyệt đối của Kepler, có thể phát hiện những quần thể kiến trúc ngoài hành tinh khắp các ngôi sao, nhưng lại không phải vậy. Sau đó tôi cho cậu ấy xem dữ liệu kì quặc các nhà nghiên cứu không chuyên khám phá và cậu ấy đã nói với tôi, "Thật phi lý, Tabby Giờ tôi phải viết lại bài nghiên cứu." Đúng, những lí giải tự nhiên không đủ căn cứ, và chúng tôi cảm thất rất tò mò. Chúng tôi phải tìm cách ngăn chặn người ngoài hành tinh. Cùng nhau, chúng tôi thuyết phục những đồng nghiệp của mình những người làm cho SETI, thuộc dự án tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái Đất, đây sẽ là mục tiêu phi thường để theo đuổi. Chúng tôi đề xuất quan sát ngôi sao này bằng ống nhòm radio lớn nhất thế giới tại đài quan sát Green Bank. Vài tháng sau, tin tức về đơn đề nghị bị rò rỉ với báo chí và giờ có hàng ngàn bài báo, hơn 10 000 bài báo, chỉ viết về ngôi sao này. Và nếu bạn tìm hình ảnh trên Google, đây là thứ bạn tìm được. Giờ, bạn có thể tự vấn, được rồi, Tabby, à, người ngoài hành tinh thật sự lí giải đường cong ánh sáng này ra sao? Được rồi, à, hãy hình dung nền văn minh tiên tiến hơn chúng ta nhiều. Nếu giả thuyết này là đúng, nền văn minh này đã dùng cạn kiệt nguồn năng lượng cho hành tinh của họ, họ có thể lấy nhiều năng lượng hơn từ đâu? À, họ có một ngôi sao chủ như chúng ta có mặt trời, và nếu họ có thể thu năng lượng hơn từ ngôi sao này, họ sẽ giải quyết được nhu cầu về năng lượng. Họ đã bắt tay xây dựng nhiều kiến trúc khổng lồ. Những quần thể kiến trúc khổng lồ này, ví dụ những tấm pin mặt trời khổng lồ, gọi là khối cầu Dyson. Bức ảnh này do các hoạ sỹ lấy cảm hưng từ khối cầu Dyson Thật sự rất khó để hình dung sự đồ sộ của những kiến trúc này, nhưng bạn có thể nghĩ như vậy. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 0.25 triệu dặm. thành phần đơn giản nhất của một trong những cấu trúc này lớn gấp 100 lần kích thước đó. Chúng cực kì lớn. Hãy tưởng tượng một trong số chúng chuyển động quanh một vì sao. Bạn có thể thấy nó gây ra những thông tin lạ trong dữ liệu như những chỗ trũng không bằng phẳng và trông không được tự nhiên. Nhưng thậm chí những quần thể kiến trúc ngoài lạ không thể thách thức qui luật vật lí. Bạn thấy đó, bất cứ vật gì dùng nhiều năng lượng sẽ sản sinh một lượng nhiệt, mà chúng ta không thấy điều đó. Nhưng có thể có thứ đơn giản như chúng chỉ tỏa nhiệt theo một hướng khác, không phải ở Trái Đất. Một ý tưởng khác liên quan sở thích cá nhân của tôi là chúng ta đang chứng kiến cuộc chiến không gian và sự tàn phá thảm khốc của một hành tinh. Giờ, tôi thừa nhận rằng nó sẽ sản sinh nhiều bụi mà chúng ta không thể quan sát được. Nhưng nếu chúng ta dùng người ngoài hành tinh để giải thích, vậy ai dám khẳng định là họ đã dọn sạch hoàn toàn đống lộn xộn. vì mục đích tái chế? (Cười) Bạn có thể thấy nó thu hút trí tưởng tượng nhanh ra sao? À, nó đây rồi. Chúng ta đang trong tình huống có thể mở ra một hiện tượng tự nhiên chúng ta chưa biết hay công nghệ của người ngoài hành tinh mà chúng ta không thể hiểu. Cá nhân tôi là một nhà khoa học, tôi đặt cược vào lí giải khoa học. Xin đừng hiểu lầm, tôi nghĩ, thật tuyệt nếu gặp người ngoài hành tinh. Dù sao thì, có nhiều điều mới, rất thú vị để khám phá. Vậy chuyện gì xảy ra tiếp theo? Chúng ta cần tiếp tục quan sát ngôi sao này để nghiên cứu chuyện gì đang diễn ra. Nhưng những nhà thiên văn chuyên nghiệp, như tôi đây, chúng tôi bị giới hạn nguồn tài nguyên cho những nghiên cứu như này, và Kepler lại có một nhiệm vụ khác. Và tôi rất vui khi nói một lần nữa, nhà khoa không chuyên đã tham gia và giúp giải quyết vụ việc. Bạn thấy đó, lúc này, những nhà thiên văn nghiệp dư cùng chiếc kính thiên văn ngay lập tức tiến hành quan sát ngôi sao này trong đêm tại sân sau nhà họ, và tôi cũng háo hức với những gì họ tìm thấy. Điều khiến thôi ngạc nhiên là chúng ta không hề thấy ngôi sao này trong máy tính vì chúng ta không phải tìm kiếm thứ tương tự. Và điều thú vị hơn là sẽ cón nhiều dữ liệu liên quan Có nhiều nhiệm vụ sắp tới đó là quan sát hơn hàng triệu ngôi sao trên khắp bầu trời. Hãy nghĩ rằng: Nếu chúng ta thấy ngôi sao khác tương tự, nó có nghĩa là gì và điều gì đang diễn ra nếu chũng ta không tìm được ngôi sao khác như thế? Cảm ơn. (Vỗ tay) Những người trở lại làm việc sau một khoảng thời gian nghỉ việc: tôi gọi họ là "những người trở lại". Đây là những con người đã nghỉ việc bởi chăm sóc cho người lớn tuổi, một vài lí do nào đó về con cái, hay theo đuổi một ý thích cá nhân, hoặc là vấn đề sức khỏe. Liên quan chặt chẽ đó là những người chuyển đổi nghề nghiệp: cựu chiến binh, các cặp vợ chồng quân nhân, những người sắp về hưu hay những người hồi hương. Trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ là rất khó khăn bởi vì sự mất kết nối giữa các nhà tuyển dụng và "người trở lại". Nhà tuyển dụng có thể coi việc nhận những người có khoảng nghỉ trên lý lịch như một việc làm có tính rủi ro cao, và các cá nhân có sự nghiệp gián đoạn sẽ nghi ngờ chính thực lực của họ khi trở lại làm việc, đặc biệt là khi họ đã nghỉ quá lâu. Sự mất kết nối này là vấn đề mà hiện tôi đang cố gắng để khắc phục. Bây giờ, những "người trở lại" đã thành công ở mọi nơi và nhiều lĩnh vực. Đó là Sami Kafala. Anh ấy là một nhà vật lí hạt nhân ở Anh người đã nghỉ 5 năm để chăm sóc 5 đứa trẻ của anh ấy. Báo chí Singapore gần đây có viết về những y tá trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ dài. Nói về khoảng nghỉ dài trong sự nghiệp, đây là Mimi Kaln. Cô ấy là 1 nhân viên hoạt động xã hội ở Orange County, California, người đã trở lại làm việc cho tổ chức phục vụ xã hội sau 25 năm nghỉ việc. Đây là khoảng nghỉ trong nghề lâu nhất tôi gặp. Thẩm phán Tòa án tối cao Sandra Day O'Connor đã nghỉ 5 năm đầu trong sự nghiệp của cô. Và đây, Tracy Shapiro, người đã nghỉ 13 năm. Tracy đã trả lời cho một bài luận của Today Show về việc những người muốn trở lại làm việc đã có một quãng thời gian khó khăn. Tracy viết rằng: cô là một bà mẹ của 5 đứa trẻ chúng luôn ao ước cô sẽ ở nhà với chúng, nhưng giờ đây cô đã li dị và cần trở lại làm việc, cùng với đó, cô muốn đưa công việc trở lại cuộc sống vì sự yêu thích. Tracy đã làm những việc mà chúng ta thường làm như là tìm kiếm công việc phù hợp vào một ngày đẹp trời. Cô ấy tìm kiếm các công việc tài chính hay kế toán, và mất khoảng 9 tháng kiên nhẫn tìm kiếm các công ty trực tuyến và nộp hồ sơ nhưng chẳng hề có hồi âm nào. Tôi gặp Tracy vào tháng 6 năm 2011, khi mà Today Show có đề nghị tôi gặp cô ấy để có thể hỗ trợ nếu cần. Điều đầu tiên mà tôi nói với Tracy là hãy ra khỏi nhà. Tôi nói cô ấy phải đến những nơi công cộng và nói với mọi người cô ấy biết về ý thích muốn trở lại làm việc của mình. Tôi nói với cô ấy: "Cô sẽ phải có rất nhiều cuộc hội thoại chẳng đi đến đâu. Hãy hi vọng, đừng nản chí bởi điều đó. Rồi sẽ có một số ít dẫn cô đến một cơ hội việc làm. " Tôi sẽ kể cho các bạn nghe điều xảy ra với Tracy lát nữa vì tôi muốn chia sẻ với bạn về phát hiện của tôi khi tôi trở lại làm việc sau 11 năm hoàn toàn thoát khỏi công việc toàn thời gian. Điều đó nghĩa là, nhận định của mọi người về bạn sẽ dừng ở thời khắc đó. Ý của tôi là, khi bạn bắt đầu liên lạc trở lại với mọi người, và bắt chuyện với những người cũ, đồng nghiệp, hay bạn bè ở trường học, họ sẽ nhớ về bạn vào thời điểm trước khi bạn nghỉ việc. Thậm chí rằng cảm quan của bạn có giảm đi theo thời gian, điều xảy ra với rất nhiều người sẽ làm mất dần đi phong cách chuyên nghiệp của bạn. Thử nghĩ xem, bạn cho là bạn như một ai đó như thế này. Đây là tôi, điên cuồng sau một ngày lái chiếc van nhỏ vòng quanh. Hay là tôi đang ở trong bếp. Nhưng những con người trong quá khứ, họ không hề hay biết về những điều này. Họ chỉ nhớ về bạn của quá khứ, điều này giúp bạn có thể tự tin để liên lạc trở lại với họ và nghe sự bất ngờ của họ khi bạn bày tỏ nguyện vọng trở lại làm việc. Có một điều nữ mà tôi ấn tượng sâu sắc khi tôi nghỉ việc. Đó là sự khó khăn để tôi có thể bắt kịp các thông tin kinh tế. Tôi học về tài chính, và tôi đã rất khó khăn để nắm bắt tin tức khi ở nhà chăm sóc 4 đứa trẻ. Tôi rất lo sợ lúc phỏng vấn và đã đề cập đến một công ty đã chẳng hề tồn tại nữa. Thế là tôi phải theo dõi trở lại tạp chí Wall Street và đọc đi đọc lại nó trong 6 tháng cho đến khi tôi thấy bản thân mình hiểu được chuyện gì đang diễn ra xung quanh. Tôi tin là "những người trở lại" là những "viên ngọc" của nguồn lao động, và đây là lí do. Hãy nghĩ về những cung bậc cuộc sống: với những người trong chúng ta đã nghỉ việc để chăm sóc con cái, chúng ta có ít hoặc không nghỉ sinh Vì ta đã thực hiện nó rồi. Chúng ta cũng có ít hơn khả năng sẽ chuyển việc. Bởi ta đang ở thời gian ổn định của cuộc đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn. Chúng ta có nhận thức chững chạc hơn. Chúng ta cố gắng để chứng tỏ bản thân có giá trị trước nhà tuyển dụng. Cùng với việc ta có năng lực, nhiệt huyết để trở lại làm việc bởi đã xa nó quá lâu. Ngược lại, khi tôi nói chuyện với các nhà tuyển dụng, và có hai điều mà họ lo ngại về việc tuyển "những người trở lại". Thứ nhất, họ rất e ngại việc "những người trở lại" sẽ mù tịt về công nghệ. Giờ đây, tôi có thể nói, việc mù công nghệ đối với tôi, chỉ là một tình trạng tạm thời. Tôi ngày trước đã từng phân tích tài chính sử dụng Lotus 1 - 2 - 3. Tôi không biết có ai nhớ về nó không, nhưng tôi đã phải học lại Excel. Nó thật ra không quá khó. Có rất nhiều câu lệnh là như nhau. Powerpoint đối với tôi là một thử thách nhưng giờ đây tôi dùng Powerpoint mọi lúc. Tôi nói với "những người trở lại" rằng nhà tuyển dụng hi vọng họ tới phỏng vấn với nền tảng kiến thức về các phần mềm quản lí văn phòng cơ bản. Và nếu họ không bắt kịp tin tức, thì đó là trách nhiệm của họ phải làm như thế. Và thật vậy. Điều thứ hai mà các nhà tuyển dụng lo lắng về "những người trở lại" đó chính là sự lo lắng về việc họ không biết chính xách họ muốn gì. Tôi đã bảo "những người trở lại" cần phải làm những việc khó khăn, để phát hiện ra liệu sở thích và kĩ năng của nọ đã thay đổi hay không khi họ nghỉ việc. Đó không phải là việc của nhà tuyển dụng. Đó là trách nhiệm của "những người trở lại" để trình bày với nhà tuyển dụng về khả năng và giá trị cao nhất của họ. Trở lại năm 2010 khi tôi bắt đầu chú ý về 1 thứ gì đó. Tôi đã theo dõi trở lại các chương trình làm việc từ năm 2008, và vào 2010, tôi để ý rằng việc sử dụng cơ hội việc làm có lương ngắn hạn, và nó có gọi là thực tập hay không, nhưng nó đưa ta đến các trải nghiệm như thực tập, là một cách để những chuyên gia trở lại làm việc. Tôi đã thấy Goldman Sachs và Sara Lee bắt đầu hợp tác trong việc bắt đầu lại với chương trình thực tập. Tôi gặp một kĩ sư trở lại làm việc, 1 ứng viên không truyền thống, nộp hồ sơ cho chương trình thực tập trong quân đội, và sau đó nhận được công việc cố định. Tôi đã thấy 2 trường đại học kết hợp thực tập sinh vào chương trình điều hành giáo dục. Thế nên tôi viết một bản báo cáo về những điều tôi thấy, và nó trở thành một bài báo ở Harvard Business Review tên: "Thực tập viên tuổi 40". Tôi đã cảm ơn biên tập viên về tựa đề đó, và đồng thời về sự minh họa khi bạn có thể thấy được một người 40 tuổi giữa các thực tập sinh đại học. Và sau đó, sự nhã nhặn của tờ báo Fox Business, đã gọi ý này là: "Thực tập sinh tuổi 50." (Cười). Có 5 trong số những công ty dịch vụ tài chính lớn nhất có chương trình thực tập cho các nhân viên trở lại làm việc. Điều này đã thu hút hàng trăm người tham gia. Chương trình này được trả lương, và mọi người có thể có được hợp đồng lâu dài và yêu cầu một mức lương cạnh tranh. Và giờ đây, 7 trong số các công ty kỹ thuật lớn nhất đang thử nghiệm chương trình thực tập cho những kĩ sư muốn làm việc lại với chủ trương của Đoàn thể xã hội kĩ sư nữ. Lúc này, tại sao các công ty lại tổ chức chương trình thực tập như vậy? Bởi vì điều này cho phép nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên kết quả làm việc thực tế thay vì chỉ qua phỏng vấn, và nhà tuyển dụng không nhất thiết phải đưa ra quyết định thuê cho đến khi kì thực tập kết thúc. Đây là cách để phát hiện ra những rủi ro liệu có được cải thiện để các lãnh đạo có thể đồng ý tiếp nhận "những người trở lại", và họ được thu hút bởi những ứng viên xuất sắc những người sẽ được tuyển dụng. Hãy nghĩ về chúng ta đã đi xa ra sao. Trước đó, rất nhiều nhà tuyển dụng không mấy thích thú để thuê "những người trở lại". Nhưng bây giờ, không chỉ các chương trình được phát triển thích hợp cho đối tượng này, mà bạn thậm chí không thể nộp đơn cho chúng, nếu bạn không có một khoảng nghỉ trong lý lịch. Đây là một dấu ấn của sự thay đổi thực sự, để thay đổi phù hợp với các thể chế, bởi nếu chúng ta giải quyết được vấn đề của "những người trở lại", ta hoàn toàn có thể giải quyết tình trạng của những người chuyển nghề. Thật ra, một nhà tuyển dụng nói với tôi những cựu binh trở lại làm việc được dựa trên những chương trình thực tập. Và không có lí do gì không có chương trình thực tập cho người nghỉ hưu. Phạm trù khác, với chung một mẫu hình. Vậy, để tôi kể bạn nghe chuyện đã xảy ra với Tracy Shapiro. Cô ấy đã nghe lời tôi và nói với mọi người cô ấy biết về mong muốn làm việc trở lại của cô ấy. Và rồi, một cuộc hội thoại nghiêm túc với một phụ huynh khác mà cô ấy quen đã đưa đến cho Tracy 1 cơ hội việc làm, và đó là công việc kiểm toán trong một phòng tài chính. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Công ty bảo cô ấy rằng vẫn có khả năng công việc này sẽ tiến xa hơn, nhưng không có gì đảm bảo. Đó là vào mùa thu 2011. Tracy yêu công ty đó, yêu những con người và khoảng cách từ nhà cô đến văn phòng chỉ có 10 phút. Mặc dù cô ấy đã có một công việc thứ hai tại một công ty khác với công việc toàn thời gian, nhưng cô ấy vẫn chấp nhận nắm bắt cơ hội với chương trình thực tập và hi vọng cho những điều tốt nhất. Rồi, cô ấy đã đi xa hơn cả mong đợi, công ty không chỉ đưa ra một hợp đồng dài hạn vào đầu năm 2012, mà họ còn đề nghị những thứ thú vị hơn và thử thách hơn, vì họ biết rằng Tracy hoàn toàn đủ khả năng. Cho đến 2015, Tracy đã được thăng chức. Công ty đã chi trả cho cô ấy để học MBA buổi tối. Cô ấy thậm chí còn thuê một "người trở lại" khác làm việc cho mình. Công việc tạm thời của Tracy là một cú thử, như việc thực tập, và kết thúc chính là thành công của Tracy và nhà tuyển dụng. Bây giờ, mục đích của tôi là đưa mô hình thực tập này đến với nhiều nhà tuyển dụng hơn. Và không lâu sau, nếu bạn muốn trở lại làm việc sau khoảng thời gian nghỉ, đừng e ngại đề nghị một chương trình thực tập hoặc một công việc tương tự tới những nhà tuyển dụng nơi mà không có sẳn chương trình thực tập đó. Và viết nên câu chuyện thành công đầu tiên, và trở thành điển hình để thu hút nhiều "người trở lại" hơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Một trong những vấn đề khi viết, làm việc hay tra cứu Internet, chính là khó khăn trong phân biệt giữa xu hướng và thay đổi sâu sắc. Để làm rõ vấn đề này, ta hãy quay lại năm 1835. Năm 1835, James Gordon Bennett thành lập trang báo phát hành rộng rãi đầu tiên tại New York. Và việc đó cần 500 USD để thực hiện, tương đương khoảng 10,000 USD hiện nay. 15 năm sau, năm 1850, vẫn là công việc đó tạo nên một trang nhật báo được phát hành rộng rãi có thể mất tới 2.5 triệu USD. 10,000, 2.5 triệu, 15 năm. Đây là sự thay đổi lớn lao mà Internet mang lại. Đó là điều tôi muốn nói ngày hôm nay, và cách nó ảnh hưởng tới sản xuất xã hội. Lấy nhật báo làm 1 ví dụ, ta có thể thấy chi phí cao là một yêu cầu ban đầu để thu thập thông tin, tri thức và văn hóa những yếu tố dẫn tới sự phân nhánh rõ rệt giữa những người sản xuất có khả năng huy động vốn tài chính giống như bất cứ tổ chức công nghiệp nào và những khách hàng thụ động lựa chọn từ một số mẫu mã nhất định do những mô hình công nghiệp sản xuất. Thuật ngữ "xã hội thông tin", "nền kinh tế thông tin" đã được sử dụng trong một thời gian dài như một hệ quả của cách mạng công nghiệp. Thực chất, mục đích của việc hiểu chuyện gì đang diễn ra hiện nay là hoàn toàn sai. Bởi trong 150 năm qua, chúng ta đã có một nền kinh tế thông tin. Nó chỉ mang tính chất công nghiệp, nghĩa là những người sản xuất sẽ luôn có cách để kiếm được tiền để trả 2.5 triệu USD, và sau đó là hơn thế cho điện báo và máy phát vô tuyến điện, truyền hình, và cuối cùng các máy tính lớn. Vậy các công ty đều dựa trên thị trường hoặc do chính phủ sở hữu tùy vào loại hệ thống bao chứa chúng. Điều này tạo nên đặc trưng và đặt nền móng cho cách ta tạo ra thông tin và tri thức trong 150 năm tới. Hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện khác. Khoảng tháng Sáu năm 2002, thế giới của các siêu máy tính đã có một cuộc bùng nổ. Người Nhật Bản đã lần đầu tạo nên siêu máy tính có tốc độ nhanh nhất NEC Earth Simulator có nguồn gốc chính từ Mỹ, khoảng 2 năm sau đó, nó có thể tính được hàng tỉ chữ số sau dấu phẩy chỉ trong 1 giây, khiến đó như sự thở phào về khả năng hoạt động của máy tính: IBM [Blue Gene] đã tiến xa hơn một bước so với NEC Earth Simulator. Tất cả điều này hoàn toàn bỏ qua thực tế rằng trong suốt giai đoạn này, còn có một siêu máy tính khác đang được vận hành là SETI@home. 4.5 triệu người trên thế giới đã cống hiến những gì còn sót lại trong máy tính của họ khi chúng không còn hoạt động bằng cách chạy một trình bảo vệ màn hình, cùng nhau chia sẻ nguồn lực để tạo ra một siêu máy tính đồ sộ mà NASA khai thác để phân tích các dữ liệu từ các kính thiên văn vô tuyến. Bức tranh này đã cho thấy chúng ta đã có sự thay đổi triệt để trong cách vốn hóa sự sản xuất và trao đổi thông tin. Không những nó huy động ít vốn hơn nghĩa là lượng tiền vốn nhỏ hơn mà quyền sở hữu vốn, cách trị vốn hóa còn được phân phối hoàn toàn. Mỗi người trong số chúng ta, trong nền kinh tế phát triển này đều sở hữu một trong số chúng, hoặc những thứ tương tự như máy tính. Chúng không hoàn toàn khác so với những bộ định tuyến trong một mạng lưới. Khả năng tính toán, lưu trữ và truyền thông đều nằm trong tay của mỗi người được kết nối - và đây chính là những phương tiện tài sản vật chất cơ bản trong quá trình sản xuất thông tin, kiến ​​thức và văn hóa, trong tầm tay của 600 triệu hay thậm chí 1 tỉ người trên thế giới này. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, phương tiện và thành phần quan trọng nhất của các hoạt động kinh tế cốt lõi hãy nhớ, chúng ta đang ở trong một nền kinh tế thông tin của những nền kinh tế tiên tiến nhất, và có nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, đều nằm trong tay của cả xã hội. Điều này hoàn toàn khác với những gì chúng ta đã từng thấy trong cách mạng công nghiệp. Giờ khả năng liên lạc và tính toán đã nằm trong tay của cả xã hội, và chúng ta có sức sáng tạo, trí tuệ và kinh nghiệm những kinh nghiệm cần thiết và những yếu tố đầu vào cần thiết tạo nên khác biệt với lao động giản đơn, sử dụng đòn bẩy này cả ngày đã không còn giống hay có thể thay thế đối với nhân loại. Ai cũng đều từng lấy đi công việc của người khác, hay giao cho ai đó việc của mình, chỉ dẫn tỉ mỉ tới đâu chăng nữa, bạn cũng không thể truyền tải điều mình biết, hay cảm nhận trong một vài trường hợp. Trong việc cảm nhận chúng ta có những yếu tố đầu vào riêng biệt trong sản xuất giống như ta nắm giữ bộ máy này. Những tác động của việc này là gì? Điều mà hầu hết mọi người đều biết đến chính là các nguồn phần mềm miễn phí. Đây là thị phần của máy chủ Apache Web một trong những ứng dụng quan trọng trong giao tiếp trực tuyến. Năm 1995, có 2 nhóm người nói, "Wow, Web thật là quan trọng! Chúng ta cần phải có máy chủ!" Một bên là những tình nguyện viên hỗn tạp vừa đưa ra quyết định rằng chúng ta cần và nên viết một phần mềm, và ta cần làm gì với những gì hiện có. Hãy chia sẻ và sẽ có người phát triển nó. Nhóm còn lại là Microsoft. Giờ nếu tôi nói là 10 năm tới, những người trong nhóm hỗn tạp không thể kiểm soát những gì họ làm nên, đã chiếm 20% thị phần và trở nên thật sự nổi bật, điều đó thật tuyệt, phải không? Còn trường hợp các ô tô bán tải. Một nhóm các kĩ sư về xe đang cạnh tranh với Toyota, phải không? Nhưng, trên thực tế, dĩ nhiên rồi, 70% bao gồm hầu hết các trang quảng cáo - 70% những ứng dụng quan trọng mà từ đó liên lạc và ứng dụng công việc trực tuyến được sản xuất ra, đều cạnh tranh trực tiếp với Microsoft. Không phải là một vấn đề ngoài lề mà điều này có vai trò quyết định trong chiến lược để nắm bắt một phần Internet. Phần mềm tạo lập bằng cách này mang tính hiện hữu cao, bởi ta có thể đo lường chúng Nhưng điều cần phải nhìn nhận là điều này hiện hữu trên toàn thế giới mạng. NASA, vào một thời điểm nào đó, làm thí nghiệm với hình ảnh chụp từ sao Hỏa và lập bản đồ sao Hỏa, và họ nói rằng, thay vì sử dụng 3 hay 4 tiến sĩ được đào tạo để làm việc này, thì hãy chia nó ra thành những phần nhỏ, đưa nó lên mạng, và xem khi mọi người sử dụng một giao diện đơn giản, dành năm phút cho chỗ này, 10 phút cho chỗ kia, click chỗ này chỗ kia Sau 6 tháng, 85,000 người đã dùng cách này để dựng bản đồ với tốc độ còn nhanh hơn tốc độ hình ảnh truyền về, điều này được cho là "Gần như y hệt những gì mà 1 vị tiến sĩ được đào tạo kĩ lưỡng có thể làm" khi bạn đưa cho một lượng lớn người xem và tính con số trung bình Bây giờ, giả sử bạn có một bé gái, viết một bài văn à không, cố gắng nghiên cứu về búp bê Barbie Cô bé truy cập vô Encarta, một trong những trang bách khoa toàn thư online uy tín. Và đây là những gì bạn thấy về Barbie. Nó đây, chẳng có gì ngoài cái định nghĩa bao gồm cả "những nhà sản xuất hiện nay đang sản xuất nhiều hơn búp bê đa chủng tộc, như cô Barbie da màu này". Mà cái này vẫn còn tốt chán so với những gì mà bạn sẽ tìm được trên trang encyclopedia.com, đó là Barbie Klaus (một tên phát xít Đức) Mặt khác, nếu như vào trang Wikipedia, ta sẽ tìm được một bài báo chính thống. và tôi sẽ không nói nhiều về Wikipedia vì Jimmy Wales đang ở đây nhưng sẽ khá giống điều bạn thấy trên Britannica, nhưng được viết theo cách khác bao gồm cả những tranh cãi về hình thể và sự thương mại hóa những tuyên bố cho rằng cô búp bê này là một tấm gương tốt, vân vân... Một điều nữa là không chỉ nội dung mà những thứ liên quan được sản xuất ra sao. Yêu cầu nổi tiếng của Yahoo! là,chúng tôi thuê người để xem, nhưng bây giờ thì không chúng tôi thuê người vào xem những trang web của bạn và cho bạn biết liệu chúng có nằm trong chỉ mục, có tốt không. Đây là những gì mà 60,000 tình nguyện viên đầy nhiệt huyết làm được trong Dự án Định hướng mở, mỗi người tự nguyện dành một, hai tiếng cho một chủ đề họ thực sự quan tâm, để nói rằng, cái này tốt đấy. Đây là Dự án Định hướng mở, với 60,000 tình nguyện viên mỗi người dành chút ít thời gian, trái ngược với vài trăm nhân viên được trả lương. Không ai sở hữu dự án cũng như đầu ra của nó, nó miễn phí cho mọi người, là sản phẩm của những người muốn thúc đẩy của xã hội và của ý thức để làm một điều gì đó thực sự thú vị. Nó không chỉ nằm ngoài việc kinh doanh. Khi mà bạn nghĩ về sự tiến bộ quan trọng của Google, thì tiến bộ quan trọng là tìm ở bên ngoài một trong những yếu tố quyết định về những thứ liên quan đến cộng đồng mạng, như một chủ thể làm bất cứ điều gì họ muốn vì thế ta xếp hạng các trang web Sự tiến bộ quan trọng là thay vì sử dụng thứ thích hợp nhất, các kĩ sư, hay gọi là người của chúng tôi, sẽ ra ngoài và đếm thứ mà các bạn, những người ở trên mạng, vì bất cứ lý do nào: hư danh, giải trí,... sản xuất các đường link và gộp chúng lại. Chúng tôi sẽ đếm những cái đó Và 1 lần nữa, ở đây, ta thấy trang Barbie.com, và cũng nhanh chóng thấy Adiosbarbie.com, hình thể cho mọi kích cỡ. Một vấn đề văn hóa gây tranh cãi, cái mà bạn sẽ không tìm thấy ở Overture, đó là một cơ chế phụ thuộc vào thị trường kinh điển: ai trả nhiều nhất thì sẽ xếp cao nhất Vậy, tất cả đều thuộc sản xuất nội dung, những thứ liên quan, biểu cảm cơ bản. Nhưng, nhớ là máy tính cũng là vật chất. Chỉ là tư liệu vật chất máy tính, chúng ta chia sẻ chúng với nhau. Ta cũng thấy điều này ở mạng không dây. Đã từng là thế này, một người sở hữu quyền truy cập, họ truyền nó trong một vùng và nó phải được quyết định xem họ sẽ được cấp phép hay dựa vào quyền sở hữu Thứ mà chúng ta đang thấy bây là máy tính và radio đang trở nên vô cùng phức tạp ta đang phát triển thuật toán, cho phép mọi người và máy, như thiết bị Wi-Fi và phủ lên chúng bằng một giao thức chia sẻ cho phép một cộng đồng như thế này xây dựng mạng không dây của chính nó đơn giản từ những nguyên tắc đơn giản Khi tôi nghe, không sử dụng, tôi có thể giúp bạn chuyển các tin nhắn của bạn, và khi bạn không sử dụng thì tôi sẽ chuyển giúp bạn và đó không phải phiên bản lý tưởng hóa. Đây là những mô hình, ít nhất là tại vài nơi trên nước Mỹ, đang được thực hiện, ít nhất là dành cho việc an ninh Nếu năm 1991 tôi mời bạn cùng xây dựng một hệ thống lưu trữ và phục hồi dữ liệu Nó phải chứa được hàng terabyte, truy cập được 24 giờ một ngày 7 ngày một tuần. Phải truy cập được từ bất cứ đâu trên thế giới Phải hỗ trợ hơn một trăm triệu người dùng vào bất cứ lúc nào. Phải chống được mọi sự tấn công như đóng các chỉ số chính, đưa vào các tệp độc hại chiếm giữ một số nút mạng lớn. Bạn sẽ nói rằng nó sẽ tốn hàng năm trời Sẽ tốn hàng triệu đô. Dĩ nhiên, những gì tôi miêu tả là cách chia sẻ dữ liệu P2P Phải không? Ta luôn nghĩ nó là ăn cắp nhạc, nhưng về bản chất, nó là một hệ thống phân phối, lưu trữ và phục hồi dữ liệu, nơi mà mọi người vì những lý do hiển nhiên, sẵn sàng chia sẻ băng thông và kho dữ liệu của mình để tạo ra thứ gì đó. Vì thế, những gì bạn đang thấy là sự xuất hiện của một khung giao dịch thứ tư Đã từng có hai chiều cơ bản cái mà giúp bạn chia mọi thứ. Chúng có thể dựa trên thị trường chúng có thể phân tán hoặc tập trung Hệ thống giá cả là một hệ thống dựa trên thị trường và phân tán Nếu mọi thứ vận hành tốt hơn khi bạn có người sắp xếp chúng, bạn có công ty, hay muốn có mặt trên thị trường hoặc chính phủ hay những tổ chức phi lợi nhuận không phải trong thị trường Nó quá đắt đỏ để sản xuất xã hội phân cấp, để thực hiện phân cấp xã hội. Mà điều đó không phải thuộc về xã hội. Nó, thực chất, là thuộc về kinh tế. Nhưng cái mà chúng ta đang thấy bây giờ là sự xuất hiện của hệ thống thứ tư này của sẻ chia và trao đổi Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta làm việc tốt với nhau hay cho nhau như là một phần của xã hội. Chúng ta làm thế suốt. Vấn đề là, đây là lần đầu tiên nó có ảnh hưởng kinh tế lớn. Cái khiến chúng khác biệt chính là chính quyền phân cấp Bạn không cần xin phép, như trong hệ thống dựa trên sở hữu Tôi có thể làm điều này không? Đó là mở cho bất cứ ai để tạo, đổi mới và chia sẻ, nếu họ muốn, tự mình làm hoặc với làm người khác, vì quyền sở hữu là một cơ chế phối hợp. Nhưng nó không phải là cái duy nhất. Thay vào đó, những ta thấy là khuôn khổ xã hội cho mọi thứ quan trọng mà ta dùng tài sản và hợp đồng trên thị trường: các luồng tin quyết định những vấn đề thú vị; ai đang có mặt và tốt cho cái gì cấu trúc động lực, hãy nhớ, tiền không phải luôn là động lực tốt nhất. Nếu bạn để lại một tấm séc 50$ sau khi ăn tối với bạn bè, bạn không làm tăng xác suất được mời lại. Và nếu ví dụ bữa tối vẫn chưa rõ ràng, thì hãy nghĩ về tình dục. (Cười) Nó cũng đòi hỏi một số phương pháp tổ chức mới. Và đặc biệt, những gì chúng ta vừa nhìn thấy là sự tổ chức công việc. Bạn cần thuê những ai hiểu điều họ làm. Bạn phải thuê họ để dành rất nhiều thời gian cho công việc. Bây giờ, cùng một vấn đề, chia nó thành các phần nhỏ, và động cơ trở nên tầm thường. Năm phút, thay vì xem TV? Năm phút, tôi sẽ dành ra chỉ vì nó thú vị. Chỉ vì nó vui. Chỉ vì nó mang lại cho tôi ý nghĩa nào đó, hoặc, ở những nơi có liên quan nhiều hơn, như Wikipedia, mang lại cho tôi một tập hợp các quan hệ xã hội Vì vậy, một hiện tượng xã hội mới đang xuất hiện Nó tạo ra, và hiện hữu nhất khi ta xem nó như là một hình thức mới của cạnh tranh. Peer-to-peer tấn công công nghiệp ghi âm; Nguồn phần mềm mở và miễn phí chiếm lấy thị phần của Microsoft; Tiềm năng của Skype đe dọa viễn thông truyền thống; Wikipedia cạnh tranh với các bách khoa toàn thư online khác Nhưng nó cũng là một nguồn cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Như bạn thấy một bộ mới các mối quan hệ và hành vi xã hội đang xuất hiện, bạn có những cơ hội mới. Một số trong đó là những nhà tạo lập công cụ. Thay vì xây dựng các thiết bị vận hành tốt, thứ mà bạn trước biết những gì chúng làm, bắt đầu xây dựng công cụ mở. Có một tập hợp các giá trị mới, Một tập hợp giá trị đại chúng mới. Bạn xây dựng nền tảng cho sự tự thể hiện và hợp tác. Giống như Wikipedia, như Dự án Định hướng mở, bạn bắt đầu xây dựng nền tảng, và coi nó như là một mô hình. Và bạn thấy người lướt mạng, những người thấy điều này xảy ra, và bằng cách nào đó xây dựng nó thành một chuỗi cung ứng, đó là một điều rất gây tò mò. Phải không? Bạn có niềm tin: mọi thứ sẽ tuôn ra từ những người được kết nối Nó sẽ cho tôi thứ dùng được, tôi sẽ ký hợp đồng với ai đó. Tôi sẽ cung cấp một cái gì đó dựa trên những gì sẽ xảy ra. Nó rất đáng sợ về cơ bản, đó là những gì Google làm Đó là những gì IBM làm trong các dịch vụ phần mềm, và họ đã thực hiện khá tốt. Vì vậy, sản xuất xã hội là một thực tế, không phải là một thứ kỳ cục Nó là sự thay đổi dài hạn quan trọng gây ra bởi Internet. Các quan hệ và trao đổi xã hội trở nên rõ nét hơn lúc nào hết như một hiện tượng kinh tế. Trong một số hoàn cảnh, nó thậm chí còn hiệu quả hơn bời chất lượng của các thông tin, khả năng tìm thấy những người giỏi nhất, các chi phí giao dịch thấp hơn. Nó là bền vững và phát triển nhanh. Nhưng, và đây là hạn chế của nó, nó bị đe dọa bởi cùng một cách mà nó đe dọa, các hệ thống công nghiệp đương nhiệm. Vì vậy, lần sau khi bạn mở giấy tờ ra, và thấy một quyết định sở hữu trí tuệ, một quyết định viễn thông, nó không phải một cái gì đó nhỏ bé và thiên về kỹ thuật. Đó là về tương lai của sự tự do để được là một phần của xã hội, và cách thức thông tin, kiến thức và văn hóa sẽ được tạo ra Bởi trong bối cảnh này, ta thấy cuộc chiến kết thúc dễ dàng hay khó khăn như thế nào cho nền kinh tế thông tin công nghiệp chỉ đơn giản là tiếp tục theo bước tiến của nó hoặc các mô hình sản xuất mới để bắt đầu phát triển cùng các mô hình công nghiệp, thay đổi cách nhìn và thuật lại thế giới Xin cám ơn. Có 2 lý do cho sự thất bại của các công ty họ chỉ làm theo lối mòn, hoặc họ chỉ làm những cái mới. Tôi nghĩ rằng giải pháp thực sự cho sự phát triển về chất lượng là tìm điểm cân bằng giữa 2 việc: sự khám phá và sự khai thác. Cả hai đều cần thiết, nhưng cái gì nhiều quá thì cũng có hại. Lấy Facit làm ví dụ. Tôi đủ lớn tuổi để biết tới họ. Facit là một công ty tuyệt vời. Được sinh ra sâu trong khu rừng Thụy Điển, và họ tạo ra máy tính cơ tốt nhất thế giới. Tất cả mọi người đều dùng nó Và Facit đã làm gì trước sự xuất hiện của máy tính điện tử? Họ đã không thay đổi hoạt động sản xuất Chỉ trong 6 tháng, đi từ doanh thu tối đa họ biến mất hoàn toàn. Không còn gì cả. Với tôi điều trớ trêu của câu chuyện Facit là khi nghe những kỹ sư của Facit kể rằng họ phải mua những chiếc máy tính điện tử rẻ tiền của Nhật để kiểm tra lại đáp án từ máy tính của họ. (Tiếng cười) Facit đã quá chú trọng vào "khai thác". nhưng "tìm kiếm" cũng quan trọng lắm chứ. Vài năm trước, Tôi làm việc cho một công ty chuyên về công nghệ sinh học của Châu Âu. Công ty OncoSearch. Đó là một công ty tuyệt vời. Họ có những công nghệ có thể chuẩn đoán thậm chí là điều trị một số dạng của bệnh ung thư máu. Mỗi ngày họ lại khám phá ra một thứ gì đó mới lạ. Họ luôn hướng tới sự đổi mới. Câu cửa miệng của họ, "Chỉ khi ta làm đúng thì thôi," hoặc thậm chí là, "Ta cần sự hoàn hảo." Điều đáng tiếc là trước khi họ trở nên hoàn hảo -- hay chỉ là hoàn thiện -- họ trở nên lạc hậu. OncoSearch quá chú trọng vào nghiên cứu. Tôi biết tới "tìm kiếm" và khai thác" lần đầu vào khoảng 15 năm trước, khi tôi làm nghiên cứu sinh tại Đại học Standford. Jim March là cha đẻ của ý tưởng trên. Và sức mạnh của ý tưởng này với tôi chính là tính thực tiễn của nó. Tìm kiếm. Tìm kiếm nghĩa là phát minh ra cái mới. Đó là sự tìm tòi, là khám phá, là những sản phẩm mới ra đời, là những bước đột phá mới. Đó là sự mở rộng biên giới của chúng ta. Những người hùng chính là những người đã tìm kiếm: Ví dụ như bà Curie, Picasso, Neil Armstrong, Ông Edmund Hillary, vân vân. Tôi đến từ Norway; những người hùng là những nhà thăm dò và họ xứng đáng được gọi như vậy. Ta đều biết khám phá là mạo hiểm. Chúng ta không biêt trước kết quả, cũng không chắc có tìm được chúng không, và chúng ta biết nguy hiểm luôn rình rập. Khai thác thì ngược lại. Khai thác là dùng những kiến thức đã có để biến tốt thành tốt hơn. Khai thác nghĩa là làm các con tàu chạy đúng giờ. làm các sản phẩm tốt nhanh và rẻ hơn. Khai thác không mang tính mạo hiểm -- trong giai đoạn ngắn. Nhưng nếu chúng ta chỉ khai thác, thì rất rủi ro về lâu về dài. Tôi nghĩ rằng chúng ta đều nhớ tới những ban nhạc pop nổi tiếng, những người chỉ hát đi hát lại vài bài, cho đến khi chúng lỗi thời hoặc nhàm chán. Đó là rủi ro của sự khai thác. Vì vậy, nếu tính lâu dài thì ta khám phá. Nếu tính ngắn hạn thì ta khai thác. Trẻ nhỏ, chúng khám phá cả ngày. Cả ngày dài chỉ khám phá thôi. Khi ta trưởng thành hơn, ta ít khám phá hơn bởi vì ta có nhiều kiến thức để khai thác hơn. Các công ty cũng vậy. Các công ty tự nhiên sẽ ít đột phá hơn khi họ có năng lực hơn. Đó là điều đáng lo ngại đối với các CEO. Và tôi thường nghe các hỏi được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như, Làm thế nào để tôi vừa điều hành và vừa tái đầu tư một cách hiệu quả? Hoặc, "Làm thế nào để chắc chắn rằng công ty của chúng tôi đổi mới trước khi nó trở nên lạc hậu hay phải đối mặt với khủng hoảng? Làm tốt một thứ đã khó. Làm tốt cả hai cùng lúc là một nghệ thuật đẩy mạnh được cả khám phá và khai thác. Chúng tôi phát hiện ra một điều chỉ có khoảng hai phần trăm công ty có thế khám phá một cách hiệu quả và khai thác cung một lúc, song song nhau. Nhưng khi họ làm được điều đó, lợi ích mang lại là rất lớn. Chúng ta có rất nhiều ví dụ điển hình. Nestle' đang phát minh ra Nespresso, Lego đang lấn sân vào phim hoạt hình, Toyota đang chế tạo xe điện chạy bằng xăng Unilever đang đẩy mạnh sự bền vững -- rất nhiều ví dụ và lợi ích mang lại thật khổng lồ. Tại sao đạt cân bằng lại khó vậy? Nó khó bởi vì có nhiều cạm bẫy khiến ta đứng yên một chỗ. Tôi sẽ nói về 2 trong số đó, nhưng ngoài ra còn nhiều lắm. Ta sẽ nói về cái bẫy muôn thưở chính là cái bẫy tìm kiếm. Ta khám phá ra thứ gì đó, nhưng lại không đủ kiên nhẫn để biến nó thành hiện thực. Vì vậy thay vì tiếp tục cố gắng ta lại đi tạo ra cái gì đó mới. Nhưng rồi mọi thứ lặp lại, và ta ở trong một vòng lẩn quẩn cứ tìm ra ý tưởng rồi lại bị hoang mang. OncoSearch là ví dụ điển hình. Một ví dụ điển hình không kém là Xerox. Nhưng nó không chỉ có ở các công ty này. Ta thấy nó ở khu vực hành chính công nữa. Ta đều biết bất kể dạng cải cách có hiệu quả của giáo dục, nghiên cứu, y tế, thậm chí quốc phòng, phải mất 10, 15, tới 20 năm để hoạt động. Vậy mà ta thay đổi còn nhanh hơn thế. Ta không cho thay đổi một cơ hội. Cái bẫy còn lại là bẫy thành công. Facit rơi vào cái bẫy thành công này. Họ nắm vận mệnh trong tay, mà không thấy điều đó. Họ thành công tới nỗi họ không nghĩ tới việc thay đổi. Chúng ta cũng giống vậy. Khi ta biết rõ điều gì, sẽ rất khó để thay đổi. Bill Gates từng nói: "Thành công là người thầy dở tệ. Nó lừa ta khiến ta nghĩ rằng ta không thể thất bại." Đó là thử thách với sự thành công. Tôi nghĩ rằng ở đây có vài bài học, mà ta có thể áp dụng lên chính mình. Và áp dụng lên các công ty nữa. Bài học đầu tiên: đón đầu khủng hoảng. Bất cứ công ty nào đột phá được sẽ có khả năng mua "bảo hiểm" tương lai. Netflix -- họ có thể tiếp tục trung thành với cách phát hành của các thế hệ trước đó nhưng họ luôn -- và tôi nghĩ luôn luôn -- luôn chiến đấu cho trận chiến tiếp theo. Tôi thấy các công ty khác nghĩ rằng, "Mình phải thắng bước đột phá tiếp theo bằng mọi giá." Bài học thứ hai: nghĩ rộng về tương lai. Tôi muốn đưa biểu đồ này lên và tôi nghĩ nó rất tuyệt vời. Bất kể công ty nào, lấy giai đoạn trong một năm và nhìn vào giá trị của công ty, đột phá chỉ có giá trị khoảng 30%. Nên khi nghĩ về một năm, đột phá không quá quan trọng vậy. Tiến lên nữa, lấy mức 10 năm cùng công ty tự nhiên, đột phá và khả năng tự làm mới đóng góp tới 70%. Nhưng công ty không được chọn. Họ cần nghĩ rộng ra để đi xa hơn. Thứ ba là: tuyển dụng nhân tài. tôi nghĩ không ai trong chúng ta có thể tự cân bằng khám phá và khai thác. Đây là môn thể thao đồng đội. Ta cần khuyến khích các thử thách. Dấu hiệu của một công ty tốt chính là sự đón đầu thử thách, và dấu hiệu của ban điều hành tốt chính là thử thách mang tính xây dựng. Tôi nghĩ là phụ huynh tốt cũng vậy. Cuối cùng: luôn nghi ngờ thành công. Sẽ tốt khi ta nhớ lại về những cuộc hành quân lẫy lừng ở Rome, khi các vị tướng, sau chiến thắng lớn, được ca tụng như thế nào. Tiến vào thành Rome trên xe ngựa, họ luôn nghe trong tai văng vẳng, "Nên nhớ, ngươi cũng chỉ là con người." Tôi hi vọng đã diễn đạt hết ý: cân bằng giữa khám phá và khai thác sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn Nhưng sẽ gian nan, và ta cần phải tỉnh táo. Tôi muốn nhắc tới 2 câu hỏi mà tôi cho là hữu dụng. Câu hỏi đầu tiên, khi nhìn vào công ty bạn bạn thấy mảng nào đang có khả năng rơi vào bẫy thành công, hoặc đang tự chèo lái? Và bạn có thể làm gì để thách thức nó? Câu hỏi hai là: Lần cuối cùng tôi khám phá là khi nào, và nó mang lại hiệu quả gì? Tôi có nên làm điều đó nữa không? Với tôi thì là có. Vậy nên tôi muốn các bạn nhớ điều này. Dù bạn có bản năng của nhà thám hiểm hay chỉ định khai thác những gì đã biết, đừng quên: vẻ đẹp nằm ở sự cân bằng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Có vài vùng đất xa xôi hẻo lánh trên trái đất không thân thiện với con người, theo bất kỳ cách nào nhưng chúng ta đã tồn tại. Tổ tiên nguyên thủy của chúng ta, khi họ nhận ra nơi ở đang gặp nguy, họ đã dám mở đường đến những vùng xa lạ tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Là hậu duệ của những nhà thám hiểm đó, chúng ta mang dòng máu phiêu lưu chảy trong huyết quản. Nhưng cùng lúc, bị sao nhãng bởi cái ăn và mấy trò tiêu khiển và bị kéo vào những cuộc chiến chúng ta gây cho nhau, có vẻ như chúng ta đã quên đi khát khao khám phá này. Chúng ta, một loài sinh vật, đã tiến hóa một cách độc nhất vô nhị cho Trái Đất, trên Trái Đất, và bởi Trái Đất, và chúng ta đã quá hài lòng với điều kiện sống của chúng ta đến nỗi ta bắt đầu thỏa mãn và quá bận rộn để nhận ra rằng tài nguyên là hạn chế, và tuổi thọ của mặt trời cũng có giới hạn. Trong khi sao Hỏa và tất cả những bộ phim về nó đã lại tiếp thêm năng lượng cho du hành không gian, rất ít người có vẻ thực sự nhận thức ra cơ thể mong manh của loài người chúng ta, đáng thương thay, chưa được chuẩn bị cho những hành trình dài hạn trong không gian. Hãy làm một chuyến vào khu rừng quốc gia ở địa phương bạn để kiểm tra nhanh tính thực tế. Nên hãy giơ tay biểu quyết nhanh: Bao nhiêu người nghĩ mình có thể sinh tồn trong vùng hoang vu rậm rạp này trong vài ngày? À, có rất nhiều người. Còn vài tuần thì sao? Cũng kha khá đấy. Còn vài tháng? Cũng khá tốt. Bây giờ, chúng ta hãy tưởng tượng khu rừng quốc gia này đang trải qua một mùa đông bất tận. Câu hỏi ban nãy: Bao nhiêu người nghĩ mình có thể sống trong vài ngày? Cũng khá nhiều. Còn vài tuần? Cho vui thôi nhé, thử tưởng tượng nguồn nước duy nhất bị đóng lại thành từng tảng băng nhiều dặm dưới lòng đất. Dinh dưỡng của đất ít ỏi tới mức không thể tìm thấy bất kì thực vật nào, và tất nhiên không có chút không khí nào để đề cập đến. Những ví dụ đó chỉ là số ít trong vô vàn thách thức ta sẽ đối mặt trên một hành tinh như sao Hỏa . Vậy làm sao chúng ta tôi luyện bản thân cho những chuyến du hành đến những nơi khác xa so với một kỳ nghỉ vùng nhiệt đới? Liệu chúng ta sẽ tiếp tục vận chuyển tiếp tế từ Trái Đất? Xây dựng thang máy không gian, hay xây mấy cái băng chuyền dài không tưởng nối hành tinh được chọn với Trái Đất? Rồi làm sao ta trồng trọt lương thực, loại chỉ sinh trưởng trên Trái Đất giống ta? Mà tôi lo xa quá rồi. Trong hành trình tìm kiếm ngôi nhà mới dưới một mặt trời mới của loài người chúng ta thường sẽ không kéo dài nhiều thời gian trong chính chuyến hành trình, trong không gian, trong một con tàu, một cái hộp bay kín, có khả năng qua nhiều thế hệ tới. Thời gian dài nhất con người đã ở trong không gian là khoảng 12 đến 14 tháng. Từ kinh nghiệm trong vũ trụ của các phi hành gia chúng ta biết trải qua thời gian trong môi trường vi trọng lực sẽ gây suy giảm xương, teo cơ, các vấn đề tim mạch, cùng với nhiều hàng loạt biến chứng khác từ sinh lý đến tâm lý. Còn môi trường cao trọng lực, hay bất kỳ dao động khác của lực kéo trọng lực trên hành tinh mà chúng ta tìm cho mình Tóm lại, chuyến du hành vũ trụ của ta sẽ đầy hiểm nguy đã biết và chưa biết. Từ trước đến nay, chúng ta đã lưu tâm đến mảng mới của công nghệ cơ học này hay thế hệ robot tuyệt vời tiếp theo kia như một phần của đội ngũ đảm bảo an toàn cho chuyến du hành không gian của chúng ta. Tuyệt vời như vậy, tôi tin rằng đã đến lúc chúng ta nên hoàn thiện những gã khổng lồ điện tử đồ sộ này bằng thứ mà tự nhiên đã phát minh: vi sinh, sinh vật đơn bào mà chính nó tự sinh sản, tự sửa chữa. một cỗ máy sống. Không tốn kém để nuôi, cho phép nhiều tính linh hoạt trong thiết kế và chỉ cần đựng trong một ống nhựa nhỏ. Ngành nghiên cứu cho phép chúng ta sử dụng khả năng của vi sinh chính là sinh học tổng hợp Nó xuất phát từ sinh học phân tử, ngành làm ra kháng sinh, vắc xin và những cách tốt hơn để quan sát các sắc thái sinh lý của cơ thể con người. Sử dụng công cụ sinh học tổng hợp, chúng ta có thể chỉnh sửa gene của hầu như bất kỳ sinh vật nào dù vi sinh hay không, với tốc độ và tính chính xác cao. Với những hạn chế của các cỗ máy nhân tạo, sinh học tổng hợp sẽ là giải pháp để tạo ra không chỉ thức ăn, năng lượng và môi trường, mà ngay cả chính chúng ta để bù đắp những thiếu hụt về mặt sinh lý của chúng ta và đảm bảo chúng ta tồn tại trong không gian Thử lấy một ví dụ cách chúng ta có thể dùng sinh học tổng hợp cho việc thám hiểm không gian, hãy quay về môi trường trên sao Hỏa. Đất sao Hỏa có cấu tạo tương tự tro núi lửa ở Hawaii, với nhiều dấu vết của vật chất hữu cơ. Cho rằng, giả sử như, sẽ như thế nào nếu đất sao Hỏa có thể hỗ trợ trồng cây mà không dùng dinh dưỡng từ Trái Đất? Câu hỏi đầu tiên chúng ta nên đặt ra là, làm sao chúng ta làm cho thực vật chịu lạnh được? Bởi vì, nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là âm 60 độ C. Câu hỏi tiếp theo chúng ta nên hỏi là, làm sao tạo ra thực vật chịu hạn? khi hầu hết nước ở dạng sương giá bay hơi nhanh hơn cả khi tôi nói chữ "bay hơi". Hóa ra chúng ta đã làm được những thứ như vậy Bằng cách mượn gene protein chống đông từ cá và gen chịu hạn từ các loài thực vật khác như lúa rồi cấy chúng vào những loài cây đang cần, chúng ta đã có thực vật chịu được hầu hết hạn và lạnh. Trên Trái Đất, chúng là GMOs hay những sinh vật biến đổi gen, và chúng ta dựa vào chúng để nuôi sống cả nhân loại. Tự nhiên đã làm những thứ như thế rồi, mà không hề cần chúng ta giúp. Chúng ta chỉ đơn giản tìm ra cách chính xác hơn để làm. Vậy tại sao chúng ta muốn thay đổi bộ gene của thực vật cho không gian? À, không làm vậy có nghĩa là cần thiết kế lại diện tích đất vô tận trên hành tinh mới bằng cách thải ra hàng tỉ tỉ lít không khí rồi xây dựng vòm kính khổng lồ để chứa hết những thứ đó. Một thiết kế rất không thực tế sẽ nhanh chóng trở thành phi vụ vận chuyển hàng đắt đỏ. Cách tốt nhất để đảm bảo chúng ta sẽ có nguồn thức ăn và không khí ta cần là mang theo những sinh vật đã được biến đổi để thích nghi với những môi trường mới và khắc nghiệt. Về cơ bản, sử dụng sinh vật biến đổi để giúp ta khai hóa một hành tinh về cả ngắn và dài hạn. Những sinh vật này sau đó có thể được biến đổi để làm dược liệu hay nhiên liệu. Vậy ta có thể dùng sinh học tổng hợp để mang theo thực vật biến đổi cấp cao, nhưng còn gì nữa? À, tôi đã nhắc đến trước đó chúng ta là một loài sinh vật được tiến hóa độc nhất cho Trái Đất. Thực tế đó không thay đổi nhiều trong 5 phút vừa rồi khi các bạn còn dưới đó và tôi thì ở trên này. Vậy, nếu chúng ta đưa ai đó lên sao Hỏa ngay lúc này, dù được cung cấp dư dã thứ ăn, nước, không khí và một bộ áo du hành, chúng ta cũng sẽ trải qua các vấn đề sức khỏe không hề dễ chịu từ lượng phóng xạ ion hóa bắn dồn dập vào bề mặt hành tinh như sao Hỏa, Nơi có rất ít hoặc không có không khí. Trừ khi chúng ta dự định cư trú dưới lòng đất trong suốt thời gian chúng ta ở trên hành tinh mới, chúng ta phải tìm cách tốt hơn để bảo vệ bản thân mà không cần nhờ vào một bộ áo giáp nặng bằng chính trọng lượng cơ thể chúng ta, hay cần trú phía sau một bức tường bằng chì. Hãy thử tìm kiếm nguồn cảm hừng từ thiên nhiên. Trong số rất nhiều dạng sống trên Trái Đất, có một nhóm sinh vật gọi là extremophiles nghĩa là sinh vật ưa điều kiện sống khắc nghiệt, nếu bạn nhớ môn sinh từ hồi phổ thông. Trong số những sinh vật này, khuẩn Deinococcus radiodurans được biết đến với khả năng chịu lạnh, mất nước, chân không, acid và, đáng chú ý nhất, phòng xạ. Trong khi cơ cấu chịu phóng xạ của nó được biết đến chúng ta chưa cấy được những gene liên quan vào các loài thú có vú Để làm được thật không dễ dàng gì Có rất nhiều mặt liên quan đến khả năng chịu phóng xạ nó không đơn giản như việc chuyển 1 gene. Nhưng chỉ cần một chút sự sáng tạo của con người và một chút thời gian, tôi nghĩ cũng không khó để thực hiện được điều này. Giả như chúng ta chỉ mượn một phần của khả năng chịu phóng xạ, điều đó sẽ vô cùng tốt hơn so với những gì chúng ta có, kiểu như chỉ là melanin trong da chúng ta thôi. Bằng việc sử dụng công cụ sinh học tổng hợp chúng ta có thể khai thác khả năng của khuẩn Deinococcus radioduran để sinh trưởng trong lượng phóng xạ lẽ ra có thể gây chết người. Trông có vẻ khó khăn, Người tinh khôn homo sapiens, chính là loài người chúng ta, tiến hóa từng ngày và vẫn tiếp tục tiến hóa Hàng ngàn năm tiến hóa của loài người không những cho chúng ta loài người như người Tây Tạng, với khả năng sinh trưởng trong điều kiện oxy thấp mà còn như người Argentina, có khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thạch tín, một loại hóa chất có thể giết chết người bình thường. Mỗi ngày, cơ thể con người tiến hóa bởi những sự đột biến ngẫu nhiên cho phép đồng đều những loài người nhất định chịu đựng được trong các điều kiện khắc nghiệt. Nhưng, điều này quan trọng đây, loại tiến hóa này đòi hỏi hai điều mà không phải lúc nào ta cũng có hay có khả năng để đáp ứng được. Đó chính là cái chết và thời gian Trong cuộc tranh đấu để tìm ra nơi chốn của chúng ta trong vũ trụ, chúng ta không phải lúc nào cũng có đủ thời gian cho việc tiến hóa tự nhiên các chức năng phụ thêm để tồn tại trên hành tinh khác. E.O. Wilson gọi thời đại chúng ta đang sống là thời đại phá vỡ gen. Là thời đại cải thiện những thiếu sót về di truyền như bệnh xơ nang, hay bệnh loạn dưỡng cơ. bằng cách sử dụng chất bổ sung tạm thời. Nhưng ngày qua ngày, chúng ta tiếp cận thời kỳ tiến hóa ý chí là lúc chúng ta với tư cách là một loài có năng lực tự quyết định vận mệnh di truyền của chính mình. Việc tăng thêm các năng lực mới cho cơ thể loài người không còn là câu hỏi làm thế nào, mà là khi nào. Sử dụng sinh học tổng hợp để biến đổi cấu trúc gen của bất kỳ loài sinh vật nào, đặc biệt là của chính chúng ta, không thể không nói đến các vấn đề về đạo đức. Liệu việc biến đổi có khiến chúng ta giảm đi tính người không? Nhưng mà, bản chất loài người là gì ngoài những tinh tú tình cờ có nhận thức. Trí thông minh loài người nên tự hướng đi đâu? Hẳn là hơi phí nếu chỉ ngồi không và ngạc nhiên về nó. Chúng ta sử dụng trí thông minh của mình như thế nào để bảo vệ ta khỏi những mối nguy hiểm ngoài kia? và bảo vệ chúng ta khỏi chúng ta nữa? Tôi đặt ra những câu hỏi này không phải để gây ra nỗi sợ khoa học mà để mang ra ánh sáng những khả năng mà khoa học đã và đang cung cấp cho chúng ta Loài người chúng ta phải liên kết lại để bàn luận và ấp ủ những biện pháp không chỉ bằng sự cẩn trọng, mà cũng bằng lòng dũng cảm. Sao hỏa là một điểm đến nhưng nó không phải là cuối cùng. Biên giới cuối cùng thực sự chúng ta phải vượt qua là con đường trong việc quyết định điều chúng ta có thể và nên làm ra cho trí thông minh không tưởng cho loài người. Vũ trụ thì lạnh lẽo và tàn nhẫn Con đường đến các vì sao sẽ đầy thử thách sẽ mang đến cho ta những câu hỏi không chỉ về chúng ta là ai, mà chúng ta sẽ đi đâu. Câu trả lời nằm ở sự lựa chọn giữa việc sử dụng hay từ bỏ công nghệ mà chúng ta lượm lặt trong chính cuộc sống. và nó sẽ khẳng định chúng ta bởi những gì chúng ta để lại trong vũ trụ này. Cám ơn. (Vỗ tay) Được rồi, tôi xin thú thực là: tôi luôn bị ám ảnh với việc làm quảng cáo. Mỗi khi xem hoạt hình vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần tôi thường chăm chú theo dõi quảng cáo hơn là xem hoạt hình, cố gắng tìm lý do tại sao chúng lại khiến tôi thích thú vậy. Tôi tìm được công việc mơ ước từ đó Tôi làm nhân viên của một công ty quảng cáo lớn tại New York. Nhưng rồi mọi thứ đột ngột thay đổi vào ngày 23 tháng 2 năm 1997, Khi mà em trai tôi, Matt, bị bắn vào đầu trong một cuộc xả sùng tại đài quan sát tại tòa nhà Empire State. Đột nhiên, cả gia đình tôi như rơi vào một cơn ác mộng, gia đình tôi được thông báo là em trai tôi sẽ không qua khỏi, cả nhà còn có cơ hội để nói những lời cuối trước khi Matt ra đi, rồi tới một vài cuộc phẫu thuật não và giờ đây, Matt vẫn sẽ còn phải dũng cảm đương đầu với phần đời còn lại để vượt qua chấn thương não khủng khiếp này. Cậu ấy sẽ luôn là một người hùng trong tôi Cho dù...(vỗ tay) Đúng rồi cậu ấy xứng đáng được như vậy (vỗ tay) Cho dù thảm kịch này có giống như một cơn ác mộng với gia đình tôi, tôi vẫn nghĩ mọi chuyện đã có thể tệ hơn; thực tế là, mọi chuyện có thể tồi tệ như thế nào với 90 gia đình mà hàng ngày không được may mắn như gia đình tôi khi họ mất đi những người thân yêu những người anh, người chị những người con trai, con gái, hay bố mẹ Không phải tất cả đều được viết trên trang bìa của báo Thực tế phần lớn là không. Số đông không quan tâm họ là ai, ở một đất nước đã dần tiến tới chấp nhận một nỗi nhục quốc thể đang dần lan rộng là một điều gì đó rất đỗi bình thường. Thế nên tôi từ bỏ việc làm quảng cáo để làm điều gì đó với nỗi nhục quốc thể đang lan rộng này, bởi vì tôi nhận ra rằng thách thức của việc giảm bạo lực dùng súng cũng chính là điều đã khiến tôi yêu thích quảng cáo, đó là làm sao để khiến mọi người quan tâm. Chỉ thay vì việc quảng cáo để bán sản phẩm tôi làm điều đó để cứu người. Và việc cần làm là tìm ra tiếng nói chung, để cái tôi muốn cũng là cái các bạn muốn. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, một khi nhắc tới bạo lực súng đạn, chúng ta sẽ có rất nhiều điểm chung. Ví dụ như những người thích đi săn, đây là môn thể thao mà hàng triệu người Mỹ yêu thích. Một truyền thống đáng tự hào. Của rất nhiều gia đình. Ở một số nơi, Ngày bắt đầu mùa săn bán là ngày học sinh được nghỉ học. Vậy những người đi săn muốn gì? Tất nhiên là muốn đi săn. Họ quý khẩu súng lắm chứ Họ rất tin vào quyền lợi khi sở hữu súng trong Điều sửa đổi thứ 2 Nhưng không có nghĩa là không có tiếng nói chung. Thực tế là có rất nhiều, bắt đầu với việc giữ súng khỏi tầm tay những người nguy hiểm. Không phải cấm tất cả mọi người không được dùng một số loại súng nhất định. Mà là cẩm tuyệt đối một số người nhất định sử dụng súng, và tất cả đều đồng ý là những người này không nên sở hữu súng: tội phạm từng lãnh án, những kẻ bạo hành, những người mắc bệnh tâm lý nghiêm trọng. Chúng ta đều thấy rằng luật kiểm tra lý lịch Brady đã hiệu quả thế nào trong việc cấm các thành phần nguy hiểm sử dụng súng. Trong vòng 20 năm luật này được áp dụng tại các cơ sở buôn bán súng đã đăng kiểm đã ngăn chặn 2.4 triệu khẩu súng được bán cho những thành phần nói trên. (vỗ tay) Và dù cho bạn thích hay không thích súng bạn cũng nên trân trọng điều này khi mà hàng ngàn khẩu súng đã không được mua bán hàng ngày tại các cửa hàng hay mua bán qua mạng nhờ có luật kiểm tra lý lịch Brady, cũng như việc không nên xếp hai hàng khi lên máy bay -- khi một hàng bị kiểm tra an ninh còn hàng kia thì không. Và -- (Vỗ tay) Và số liệu cho thấy sự đồng thuận của phần đông người dân nước Mỹ: 90% người Mỹ ủng hộ việc mở rộng phạm vi áp dụng luật kiểm tra lý lịch Brady tới toàn bộ đại lý bán súng trong đó có 90% Đảng Cộng Hòa hơn 80% người sở hữu súng, và nhiều hơn 70% thành viên NRA. Đây không phải là ý kiến gây tranh cãi. Thực tế cho thấy chỉ 6% người dân phản đối ý kiến này. Bằng với số người tin rằng hạ cánh trên mặt trăng là một trò bịp. (Tiếng cười) Và bằng với số người tin rằng chính phủ đang phát các chương trình truyền hình mang tính chất tẩy não trên TV. Điều đó cho thấy sự đồng thuận với bộ luật này như thế nào. Vậy còn 300 triệu khẩu súng đã và đang được sử dụng tại Mỹ thì sao? Đầu tiên, chúng ta cần nhận ra rằng những khẩu súng đó đang nằm trong tay những người dân tử tế, tôn trọng pháp luật như tôi và các bạn, những người muốn điều mà chúng ta đều muốn đó là giữ cho người thân ta được an toàn. Đó chính là lí do vì sao ngày càng nhiều người muốn sở hữu súng. 10 năm trước, 42% người dân toàn nước Mỹ tin tưởng -- một cách sai lầm rằng -- việc sở hữu súng làm tư gia an toàn hơn. Ngày nay con số đó tăng lên 63%. Tại sao lại như vậy? Tôi ghét phải nói ra, bởi vì nó chạm tới mặt tiêu cực của việc quảng cáo, chính là việc lặp lại đủ nhiều một lời nói dối, cuối cùng điều đó trở thành sự thực. Và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Các doanh nghiệp buôn súng đã lót tay hàng tỷ đô la để ngăn cản CDC thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng của bạo lực súng đạn; ngăn cản bác sỹ nhi tư vấn các bậc phụ huynh về sự nguy hiểm của súng tại gia đình; ngăn cản các phát minh về súng thông minh ngăn không cho trẻ em cướp cò súng của ba mẹ chúng và có thể cứu sống nhiều người. Họ che giấu sự thật một cách tuyệt vọng, vì cho rằng sự thật ảnh hưởng nghiêm trọng tới túi tiền của họ. Và hàng ngày, thêm nhiều người chết vì điều này Trong đó một lượng không nhỏ là trẻ em. Mỗi ngày ở Mỹ, có 9 trẻ em vô tình là nạn nhân của các vụ đụng độ dùng súng. 900 trẻ em và trẻ vị thành niên tự tước đi mạng sống của mình hàng năm. Và đây mới là sự thật nhức nhối: hầu hết đều do súng của bố hoặc mẹ gây ra. 2/3 trường hợp xả súng ở trường học đều do súng lấy từ gia đình hết, Kể cả bi kịch khủng khiếp ở Sandy Hook. Tôi đã gặp rất nhiều bậc phụ huynh từ những bi kịch này; với tôi đây là điều đau đớn nhất. Họ không phải là những người xấu. Họ chỉ đang phải sống với những kết cục quá đau thương vì những quyết định tồi tệ, đưa ra dựa trên những thông tin tiêu cực mà những người không tốt nhồi vào đầu họ, những người biết và hiểu rõ tất cả mọi khổ đau mà họ gây ra, nhưng không hề mảy may quan tâm. Và kết quả là một cơn ác mộng -- không chỉ đối với những gia đình như tôi, mà còn cho tất cả chúng ta nữa. Nhưng tôi không đứng đây để nói về cơn ác mộng súng đạn này. Tôi đứng đây để nói về một ước mơ, ước mơ của tất cả chúng ta, đó là một tương lai tốt đẹp và an toàn hơn Với tổ chức của tôi, với Chiến dịch Brady ước mơ đó thể hiện bởi một mục tiêu lớn đó là giảm một nửa số vụ thiệt mạng do súng tại Mỹ vào năm 2025. Và tôi hi vọng khi tôi kết thúc bài nói các bạn sẽ hiểu chính xác vì sao ước mơ này hoàn toàn nằm trong tầm tay. Bởi vì các bạn à, mỗi sự thay đổi lớn lao trên thế giới này, đều chứa đựng một giây phút mà bạn có thể ngoảnh lại và nói "Đó là khi mọi thứ bắt đầu thay đổi." Và tôi muốn nói rằng với việc chống lại bạo lực súng đạn tại Mỹ giây phút đó là đây. (Vỗ tay) Chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa thay đổi, bởi hàng triệu người dân Mỹ đã chung tay điều trước đây chưa từng xảy ra, để nói, "Đủ rồi." Quá đủ những vụ xả súng hàng loạt trong siêu thị và rạp chiếu phim và nhà thờ và trường học. Quá đủ những nỗi sợ hãi hàng ngày vì bạo lực súng đạn tại nhà hay đường phố cướp đi sinh mạng của những chàng trai, cô gái da màu với những con số đáng báo động. Quá đủ vì sự dễ dàng sở hữu súng với những người không nên có chúng. Và quá đủ với nhóm chính trị gia hèn nhát đặt lợi ích của những tập đoàn buôn súng lên trên những người dân đã bầu cho họ. Quá đủ rồi. (Vỗ tay) Điều thú vị là, giờ đây không chỉ có những thường dân như tôi nói ra điều này nữa. Nó thực sự lớn hơn thế nhiều. Và nếu muốn bằng chứng, hãy bắt đầu với một chủ đề -- mở đầu mọi cuộc trò chuyện ở Mỹ -- bắt đầu từ Kim Kardashian. (Tiếng cười) Vấn đề là: đây không chỉ là một trò đùa. Thử nghĩ xem vấn đề thay đổi thế nào. Đó là khi mọi thứ chuyển từ chính trị và ủng hộ đơn thuần thành một phần của văn hóa, tiếng nói đến từ khắp mọi nơi từ những nghệ sĩ với phương tiện của họ, nhạc sỹ, vận động viên. Cả NBA cũng lên tiếng. Có cả những học giả bảo thủ không ngờ tới cũng bày tỏ quan điểm. Văn hóa thực sự thay đổi-- Tôi còn biết có chuyên đề tại TED bàn về nó năm nay Đó là những tiền đề để sự thay đổi văn hóa này xảy ra. Và đúng, Kim Kardashian đã thực sự tâm huyết khi đề cập tới một vấn đề với 35 triệu người theo dõi trên Twitter về việc mở rộng áp dụng luật kiểm tra lý lịch. Hãy nhìn vào cuộc tranh cử tổng thống đang nóng lên từng ngày. Là vấn đề rất nhạy cảm của đảng Dân Chủ. Không thể trốn tránh vấn đề này. Vậy mà các ứng viên đang bàn về nó. Một số bị buộc phải lật ngược tình thế họ từng phản biện rất thoải mái về nó cho tới gần đây. Với một số người như tôi, nhìn mọi người liên tục đưa ra những đánh giá NRA tiêu cực -- là điều thực sự rất đáng buồn. Chúng tôi vẫn thua kém về mặt kinh phí so với những doanh nghiệp buôn súng, và điều đó cần phải được thay đổi. Nhưng bạn biết gì không? Chúng tôi thông minh hơn và quyết tâm hơn, và sự thật đứng về phía chúng tôi. Và chúng tôi đang bị xúc phạm. Bạn biết không, họ nói mạng Internet làm dân chủ hóa thông tin. Phương tiện truyền thông và một vài công cụ đi kèm đã dân chủ hóa chủ nghĩa hoạt động. Điều này cho chúng ta thấy 90% số người ủng hộ nhiều như thế nào. Đôi khi tôi nghĩ rằng -- chúng ta đang cùng nhau tấn công vấn đề này với quân số hàng triệu, giống như là bạch cầu vậy. Điều đó cho phép chúng ta thực sự chấm dứt -- đây là điều quan trọng nhất -- chấm dứt sự rời rạc tồi tệ này giữa điều mà mọi người dân Mỹ muốn và những nhà lãnh đạo đang làm gì với nó Cho tới gần đây, thống kê từ Quốc Hội cho thấy số cuộc gọi từ phía còn lại từ 6% đó, nhiều hơn 10 lần so với số cuộc gọi từ phía chúng ta. Chúng ta đang đánh phủ đầu vào số liệu đó. Sau thảm kịch gần đây tại San Bernardino, chúng ta đã làm nghẽn mạng Quốc Hội. Chúng ta đã gọi hơn 15,000 cuộc tới Quốc Hội trong vòng 24h. Và bạn biết không? Ta đã có được phiếu bầu mà không ai nghĩ sẽ được đưa ra trong thời gian sắp tới. Chúng ta đang thực sự chứng kiến một sự thay đổi chống lại các điều luật bảo vệ nhóm lợi ích súng được thông qua trong thập kỷ đen tối này. Sự kìm kẹp của nhóm vì lợi ích súng đạn rõ ràng đã bị phá vỡ. Tất cả đã thấy những hành động mang tính lịch sử của tổng thống Obama Mọi thứ chưa thực sự hoàn hảo nhưng sẽ cứu được mạng người, vì luật kiểm tra lý lịch Brady mở rộng tới hàng ngàn điểm bán súng mà trước đây chưa bị kiểm soát. Và chúng ta diễu hành khắp đất nước không chỉ chờ đợi Quốc Hội vào cuộc; điều đó thực sự điên rồ Chúng ta diễu hành khắp đất nước, tới các quận, với style bình đẳng hôn nhân Và bạn thấy đó? Ta đang thắng thế Quốc Hội gần như lúc nào cũng chậm trễ để nhận ra là mình đã sai. Và họ chỉ nhận ra khi người dân Mỹ lay động họ thức tỉnh. Và đó là điều chúng ta đang làm lúc này, khi chúng ta đã gần tới cao trào Gần đây tôi bay xuyên chiều dài nước Mỹ để diễn thuyết cho một nhóm đông như thế này, nhưng không đáng sợ bằng, và người phụ nữ ngồi cạnh tôi tình cờ đang xem marathon một trong những bộ phim truyền hình tôi yêu thích nhất, "Mad Men" chủ đề của phim là về ngành quảng cáo vào những năm đầu thập niên 1960. Khi tôi đang cố tập trung để khỏi chú ý vào chuyện đó, thi thoảng tôi lại ngó qua vào màn hình cô ấy, và hình như mỗi lần làm như vậy, tôi lại thấy ai đó đang hút thuốc trong một văn phòng hoặc bên cạnh trẻ em hoặc đang có bầu hay uống rượu hay lái xe hoặc lái xe không thắt dây an toàn hay đang quấy rối tình dục một đồng nghiệp Và cuối cùng nó cho tôi thấy: một nguồn cảm hứng rất lớn với những người có cùng giấc mơ chấm dứt bạo lực súng đạn. Nghĩa là, hãy thử nghĩ xem thế giới sẽ thay đổi thế nào trong một thời gian rất ngắn thôi, tất cả những hành vi từng được coi là bình thường hay phổ biến -- thậm chí còn hào nhoáng và gợi cảm -- giờ trở thành phản cảm chỉ trong vòng một hoặc hai thế hệ, một khi chúng trở thành vấn đề quan tâm trong sự đồng thuận quan điểm của chúng ta Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn của thay đổi mà chúng ta có gây nên đối với vấn đề bạo lực súng đạn. Và đó là ước mơ của tôi, có thể một ngày nào đó sẽ có một chương trình truyền hình miêu tả cơn ác mộng của bạo lực súng đạn, và thế hệ con cháu của chúng ta chỉ có thể tưởng tượng điều đó sẽ khủng khiếp như thế nào. Xin cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Đến năm 2018, trên thế giới có khoảng 2.5 tỉ người dùng điện thoại thông minh. Nếu tháo rời các mẫu điện thoại mới nhất, vốn chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng được chế tạo và phân loại các thành phần, ta sẽ có được khoảng 85.000 kg vàng, 875.000 kg bạc và 40 triệu kg đồng. Làm thế nào những kim loại quý này được đưa vào điện thoại - và liệu ta có thể thu hồi chúng? Vàng, bạc và đồng chỉ là một trong hơn 70 nguyên tố hoá học tạo nên một chiếc điện thoại thông thường. Chúng có thể được chia thành các nhóm, hai trong số đó là nhóm nguyên tố hiếm và nhóm kim loại quý. Nhóm nguyên tố hiếm gồm 17 nguyên tố thường gặp trong lõi Trái Đất và được tìm thấy với số lượng nhỏ rải rác khắp bề mặt. Các nguyên tố này có rất nhiều từ tính, lân quang, và dẫn điện hoặc nhiệt khiến chúng trở nên thiết yếu trong công nghiệp hiện đại. Thực ra, trong số 17 nguyên tố hiếm, có tới 16 loại được dùng để chế tạo điện thoại và các đồ điện tử khác. Trong điện thoại thông minh, chúng tạo ra màn hình hiển thị màu, hỗ trợ việc dẫn truyền, và tạo chức năng rung đặc trưng, cùng với những thứ khác. Dù thiết yếu như vậy, việc khai thác những nguyên tố này, lại liên quan tới những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nguyên tố hiếm có thể được tìm thấy, nhưng tại nhiều khu vực, việc khai thác chúng là không hiệu quả về kinh tế bởi số lượng nhỏ. Đa phần việc khai thác đòi hỏi một kĩ thuật gọi là khai thác mỏ lộ thiên làm thay đổi bề mặt một vùng rộng lớn. Kiểu khai thác này phá hủy môi trường sống tự nhiên, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, đe dọa sức khỏe của cộng đồng gần đó. Một nhóm nguyên liệu khác để chế tạo điện thoại cũng đi cùng những nguy cơ tương tự là những kim loại như đồng, bạc, palladi, nhôm, bạch kim, vonfram, thiếc, chì, và vàng. Chúng ta cũng khai thác ma-giê liti, silic, và kali để chế tạo điện thoại, và tất cả đều liên quan tới việc phá hủy môi trường trên diện rộng cũng như gây ô nhiễm không khí và nước. Việc khai thác cũng đi cùng với những vấn đề xã hội, như sự chuyển dịch số lượng lớn người và động vật để dành chỗ cho hoạt động công nghiệp và đôi khi là điều kiện làm việc khắc khổ cho người lao động. Cuối cùng, việc sản xuất điện thoại cũng cần dầu mỏ, một trong những yếu tố chính gây biến đổi khí hậu. Nên việc sản xuất điện thoại cũng liên quan chặt chẽ tới sự nhức nhối này, Thêm vào đó, tài nguyên ta khai thác không phải là vô hạn. Một ngày nào đó, chúng sẽ cạn kiệt, và ta vẫn chưa tìm ra cách thức thay thế hiệu quả. Dù vậy, số lượng điện thoại vẫn đang tăng lên; ước tính sẽ có khoảng ba tỉ chiếc được sử dụng trong năm 2019. Có nghĩa là việc thu hồi nguyên liệu đang nhanh chóng trở nên cần thiết. Thế nên, nếu có điện thoại cũ, bạn nên cân nhắc những lựa chọn sau trước khi vứt chúng đi. Để giảm thiểu rác thải, bạn có thể quyên tặng để tái sử dụng, đem tới cơ sở tái chế công nghệ, hoặc tìm một công ty giúp cải tiến những mẫu điện thoại cũ. Dù vậy, kể cả công ty tái chế cũng cần được giám sát. Nếu việc sản xuất gây ra những vấn đề về môi trường và xã hội, việc tháo gỡ cũng như thế. Rác điện tử đôi khi được cố ý xuất khẩu sang các nước nơi nhân công thì rẻ mà điều kiện làm việc thì nghèo nàn. Lực lượng lao động khổng lồ, thường là phụ nữ và trẻ em được trả lương thấp, hiểu biết kém khó thể tháo gỡ điện thoại một cách an toàn và phải tiếp xúc với những nguyên tố như chì và thủy ngân, có thể gây tổn thương vĩnh viễn tới hệ thần kinh. Rác điện thoại còn có thể được chôn trong các hố lớn, đầu độc nguồn đất và nước, gây ra những vấn đề tương tự như nguồn mỏ của chúng. Một chiếc điện thoại có rất nhiều vấn đề bên trong vỏ bọc hào nhoáng. Nó là một tập hợp của nhiều nguyên tố từ các quốc gia khác nhau, liên quan tới các tác động trên quy mô toàn cầu. Trong khi chờ ai đó phát minh ra cách thức sản xuất điện thoại an toàn, ta vẫn cần phải hiểu về ảnh hưởng rộng rãi của công nghệ này tới môi trường và con người. Có tới 200 triệu ca lâm sàng nhiễm kí sinh trùng sốt rét (falciparum malaria) gây nên cái chết của nửa triệu người ở Châu Phi hằng năm. Tôi muốn trình bày với các bạn về vắc-xin sốt rét. Những vắc-xin sốt rét được tạo ra cho đến nay vẫn chưa đủ hữu hiệu. Tại sao ư? Chúng ta đã nghiên cứu về nó trong hơn 100 năm Khi đó, công nghệ vẫn còn hạn chế. Chúng ta mới chỉ thấy được phần rất nhỏ của kí sinh trùng. Ngày nay, công nghệ không ngừng được cải tiến với những hình ảnh và những nền tảng -omic tiên tiến như -- nghiên cứu về các gen, phiên mã gen, mã gen protein có gốc -omic. Những công cụ này cho ta cái nhìn rõ hơn về sự phức tạp của kí sinh trùng. Tuy nhiên, mặc dù có những công cụ này, phương pháp tạo ra vắc-xin vẫn tụt lại phía sau. Để tạo ra vắc-xin hữu hiệu, ta phải trở lại những khái niệm cơ bản để hiểu làm thế nào cơ thể con người có thể thể xử lí sự phức tạp này. Những người thường xuyên bị nhiễm sốt rét học cách sống chung với nó ra sao. Họ bị nhiễm nhưng không mắc bệnh. Công thức được mã hóa trong các kháng thể. Nhóm của tôi quay lại với sự phức tạp của kí sinh trùng, thí nghiệm trên bệnh phẩm của những người châu Phi khỏi bệnh sốt rét để trả lời câu hỏi: "Phản ứng thành công của kháng thể sẽ trông như thế nào?" Chúng tôi tìm được hơn 200 protein ở ký sinh trùng, rất nhiều trong số chúng không được vắc-xin sốt rét phát hiện. Cộng đồng nghiên cứu có thể đã bỏ qua những phần quan trọng. Cho tới gần đây, khi đã xác định một protein có thể hữu ích, họ đã kiểm nghiệm xem liệu nó có quan trọng với vắc-xin hay không, bằng cách tiến hành một nghiên cứu thuần tập, với khoảng 300 người tham gia ở một ngôi làng ở châu Phi. Mẫu bệnh phẩm của họ được xét nghiệm để tìm xem liệu các kháng thể cho protein có thể dự đoán ai bị nhiễm bệnh còn ai thì không. 30 năm qua, những nghiên cứu này đã kiểm tra một lượng nhỏ các protein trong một số ít mẫu bệnh phẩm có liên quan và thường ở những địa điểm riêng lẻ. Những kết quả này không còn phù hợp. Nhóm của tôi cơ bản đã phủ định 30 năm nghiên cứu kiểu này bằng một nghiên cứu thú vị, được tiến hành chỉ trong ba tháng. Chúng tôi đã thu thập 10.000 mẫu bệnh phẩm trong hứng khởi từ 15 địa điểm thuộc bảy nước châu Phi, mở rộng thời gian, độ tuổi và độ thay đổi của biến số của các bệnh nhân mắc sốt rét ở châu Phi. Chúng tôi áp dụng kiến thức -omics, để ưu tiên protein của ký sinh trùng tổng hợp chúng trong phòng thí nghiệm và nói ngắn gọn, tái tạo kí sinh trùng sốt rét lên một con chip. Chúng tôi đã thực hiện ở châu Phi và vô cùng tự hào về nó. (Vỗ tay) Con chip ấy chỉ là một miếng thủy tinh nhỏ nhưng trao cho ta quyền năng không tưởng. Chúng tôi đồng thời thu thập dữ liệu trên hơn 100 phản ứng tạo kháng thể. Chúng tôi tìm kiếm điều gì ? Công thức đằng sau một phản ứng tạo kháng thể để có thể dự đoán liệu yếu tố nào sẽ tạo nên một vắc-xin hiệu quả. Chúng tôi cũng cố gắng tìm ra chính xác tác động của kháng thể lên kí sinh trùng. Làm sao chúng tiêu diệt được kí sinh trùng? Có phải chúng tấn công từ nhiều hướng? Hay phối hợp tấn công? Cần bao nhiêu kháng thể? Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chút ít kháng thể sẽ không đủ. Có thể cần tới nồng độ kháng thể cao hơn để chống lại nhiều loại protein kí sinh trùng. Chúng tôi cũng biết được rằng kháng thể tiêu diệt kí sinh trùng bằng nhiều cách và nghiên cứu riêng lẻ từng cách có thể không phản ánh rõ thực tế. Như giờ ta có thể thấy kí sinh trùng ở định nghĩa lớn hơn, đồng đội và tôi bị thu hút để hiểu làm thế nào cơ thể chúng ta đối phó được với sự phức tạp này. Chúng tôi tin rằng điều này có thể đưa đến những đột phá cần thiết để tạo nên thời đại chống lại sốt rét thông qua tiêm chủng. Xin cám ơn. (Vỗ tay) (Hoan hô) (Vỗ tay) Shoham Arad: Vậy ta tiến gần vắc-xin sốt rét tới đâu rồi? Fath Osier: Chúng tôi chỉ mới bắt đầu quá trình cố tìm hiểu xem cần đưa gì vào vắc-xin trước khi thực sự tạo ra nó. Vậy nên, ta thực ra chưa tạo được vắc-xin nhưng gần như là tìm ra. SA: Và chúng ta hy vọng. FO: Ta tràn đầy hi vọng về điều đó. SA: Hãy kể với tôi về SMART, tổ chức đó là gì và tại sao nó lại quan trọng với bạn? FO: SMART viết tắt cho Quan hệ đối tác nghiên cứu kháng nguyên sốt rét Nam-Nam. Nam-Nam ý chỉ chúng tôi ở châu Phi tìm kiếm sự cộng tác thay vì hướng về Mĩ hay châu Âu, mà ít khi nhìn về sức mạnh nội tại của châu Phi. Vì vậy ở SMART, ngoài mục đích phát triển vắc-xin sốt rét, chúng tôi còn đào tạo những nhà khoa học người châu Phi vì gánh nặng bệnh tật ở đây khá cao và bạn cần người để không người khai mở những giới hạn trong nền khoa học ở châu Phi. SA: Vâng, đúng rồi. (Vỗ tay) Ok, một câu hỏi cuối. Tôi biết bạn đang đề cập một chút đến vấn đề này nhưng vắc-xin sốt rét sẽ thực sự tạo nên thay đổi chứ? FO: Chúng ta có thể cứu nửa triệu người mỗi năm. 200 trăm triệu ca bệnh. Người ta ước tính châu Phi tiêu tốn 12 tỷ đô la mỗi năm cho bệnh sốt rét. Vì vậy, đây là vấn đề về kinh tế. Châu Phi sẽ trở lại thịnh vượng. SA: Cám ơn, Faith. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có một diễn viên tên là Dustin Hoffman. Cách đây khá lâu, anh ta đóng bộ phim mà các bạn có lẽ đã nghe nói tới, đó là phim "Tốt nghiệp." Có 2 cảnh chính trong phim. Cảnh thứ nhất là cảnh "nóng" quyến rũ Tôi không nói đến chuyện đó tối nay. (Cười) Cảnh thứ hai là cảnh anh ta bị một người lớn tuổi lôi ra hồ bơi, và bởi vì đó là một cậu sinh viên mới tốt nghiệp, nên khi người lớn tuổi đó nói 1 từ, chỉ một từ. Và đương nhiên, các bạn đều biết đó là từ gì. Đó là từ "chất dẻo" (Cười) Và một vấn đề duy nhất là, đó không hoàn toàn là lời khuyên tồi. (Cười) Cho phép tôi nói với bạn tại sao nó không tồi. Từ đó nên là từ "silicon." Và lý do nó nên là từ silicon là vì đó là nơi sinh ra các sáng chế tiên phong về chất bán dẫn , được đăng ký và được thực hiện. Vậy Thung lũng Silicon được xây dựng đúng vào năm 1967, năm bộ phim này được phát hành. Và 1 năm sau khi cuốn phim được phát hành, hãng Intel được sáng lập. Vậy chàng tốt nghiệp đã nghe đúng 1 từ, có lẽ anh ta đã xuất hiện trên cảnh diễn -- ôi, tôi không biết -- có lẽ với hai cảnh này. (Cười) Vì các bạn đang nghĩ đến cảnh có, nên chúng ta hãy xem chúng ta muốn khuyên điều gì để sinh viên sắp tốt nghiệp không trở thành người chào hàng nhựa Tupperware. (Cười) Vậy trong năm 2015, người ta dùng từ gì để khuyên khi bạn nhận bằng đại học với tâm lý xả hơi bên hồ bơi bằng một từ, chỉ một từ thôi nhé? Tôi nghĩ câu trả lời sẽ là "lifecode" Vậy "lifecode" là gì? Lifecode là nhiều cách thức khác nhau để tổ chức cuộc sống. Vậy thay vì lập trình máy tính, thì chúng ta dùng nhiều thứ để lập trình các virus hay retrovirus hay protein hay ADN hay ARN hay cây cỏ hay động vật, hay cả một chuỗi các sinh vật. Và trong khi bạn đang nghĩ về khả năng đáng kinh ngạc để khiến cuộc sống làm đúng điều bạn muốn, nên cái được lập trình để thực hiện, cái bạn nhắm đến cuối cùng chính là điều chúng ta làm từ hàng nghìn năm nay, những thứ đó được tạo ra, thay đổi, trộn lẫn, kết nối tất cả các dạng sự sống, và ta còn kích thích chúng Và đây không phải là mới mẻ. Cây mù tạt nhỏ bé này đã được biến đổi để nếu bạn thay đổi nó theo cách nào đó, bạn sẽ có bông cải xanh. Và nếu đổi nó theo cách khác, bạn sẽ có cải xoăn Và nếu bạn đổi nó theo cách khác nữa thì bạn sẽ có súp-lơ Vậy khi bạn đi đến chợ có sản phẩm sinh học tự nhiên, thì thực ra bạn đến một nơi ở đó người ta đã thay đổi mã sự sống của rau quả sau 1 thời gian dài Trong một ngày khác, để chọn 1 thuật ngữ trung lập về chính trị [Thiết kế thông minh] (Cười) Chúng ta sẽ bắt đầu thực hành thiết kế thông minh. Nghĩa là thay vì để sự việc xảy một cách tình cờ và thấy nó xảy ra ở nhiều thế hệ tương lai nghĩa là ta đang chèn vào những gen đặc biệt, các protein đặc biệt, và chúng ta làm thay đổi mã sự sống với mục đích rõ ràng. Và điều đó cho phép ta tăng tốc độ thay đổi. Xin đưa ra một ví dụ. Vài người trong các bạn có thể nghĩ về sex Và tôi giả dụ, chúng ta muốn thay đổi trong cách làm "chuyện ấy" Chúng ta nghĩ thay đổi là bình thường và tự nhiên. Điều xảy ra với sex là -- bình thường, em bé là kết quả của "ấy" Nhưng trong thế giới hôm nay, "chuyện ấy" với thuốc ngừa thai thì không tạo em bé. (Cười) Và một lần nữa, tôi nghĩ điều đó bình thường và tự nhiên, nhưng đó không phải là trường hợp của hầu hết lịch sử nhân loại. Và nó không phải cách của động vật. Điều đó cho chúng ta sự kiểm soát, vậy sex trở nên được tách rời khỏi việc thụ thai. Và như bạn đang nghĩ về ảnh hưởng của việc này, chúng ta tiếp tục làm việc đó với những tiến bộ như trong nghệ thuật. Không có nghĩa gì đối với hội họa và điêu khắc, nhưng có ý nghĩa cho công nghệ hỗ trợ sinh sản. Vậy công nghệ hỗ trợ sinh sản là gì? Công nghệ hỗ trợ sinh sản là những thứ như thụ tinh trong ống nghiệm. Và khi bạn làm thụ tinh ống nghiệm, bạn có nhiều lý do cần thiết để làm. Đôi khi chỉ do bạn không thể thụ thai. Nhưng khi bạn làm điều đó, chính là lúc bạn đang tách rời quá trình sex -> thụ tinh -> em bé. Vậy bạn không chỉ kiểm soát thời gian để bạn có em bé, mà còn tách rời thời điểm và nơi để em bé được thụ thai. Vậy bạn đã tách em bé ra khỏi cơ thể và hành động của mình. Và khi bạn nghĩ về trường hợp khác mà chúng ta đang làm, ví dụ trường hợp sinh đôi. Bạn có thể đông lạnh tinh trùng, bạn có thể đông lạnh trứng, bạn có thể đông lạnh trứng đã thụ tinh. Và điều đó có nghĩa gì? Vâng, đó là việc cần thiết nếu bạn bị bệnh ung thư. Bạn cần đi hóa trị hay xạ trị, và bạn vẫn giữ được tinh trùng và trứng. Nhưng nếu bạn có thể lưu giữ trứng và làm lạnh chúng, và bạn có thể thuê một người mang thai hộ nó có nghĩa là bạn tách qiá trình trên ra khỏi thời gian Nó có nghĩa là bạn có thể có cặp sinh đôi -- ôi, cách nhau 50 năm? (Cười) 100 năm? 200 năm? Có 3 thay đổi thật sự sâu sắc mà không phải là chuyện của tương lai. Đây là việc ta có thể thấy lúc này. Vậy mã sự sống hóa ra là một năng lực siêu nhiên. Đó là cách thay đổi virus mạnh mẽ đến mức không tin được, thay đổi cây cỏ, thay đổi động vật, có lẽ thậm chí thay đổi chính chúng ta. Nó là thứ mà Steve Gullans và tôi đang suy nghĩ. Hãy chấp nhận mạo hiểm. Như trong từng công nghệ năng lượng, như điện, xe hơi, như máy vi tính, điều này có thể bị lạm dụng. Và điều đó làm kinh sợ nhiều người. Và vì bạn áp dụng những công nghệ này, bạn có thể thậm chí biến người thành quái thú. Có phải trong thần thoại Hy Lạp người và động vật có cơ thể trộn lẫn với nhau? Vâng, một số can thiệp thật sự làm thay đổi nhóm máu. Hay là có thể đặt những tế bào đực trong cơ thể con cái hay ngược lại, điều đó nghe thật ghê sợ cho đến khi bạn nghĩ, lý do bạn làm điều đó là do bạn thay thế tủy xương trong khi điều trị ung thư. Vậy bằng cách lấy tủy xương của người khác, bạn có thể thay đổi một vài đặc tính cơ bản của mình, nhưng bạn cũng đang cứu lấy mình. Đây là ví dụ khác, đã xảy ra cách đây 20 năm. Đây là Emma Ott. Cô ta là một sinh viên mới. Cô ta học kế toán. Cô ta chơi trong 2 đội thể thao trường. Cô ta được đọc diễn văn lễ ra trường. Và đó không có gì đặc biệt, trừ một điều là cô ta là con của 3 bố mẹ. Tại sao? Vì cô ta mắc căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến tế bào: Mitochondrion có lẽ bị di truyền. Vậy khi bạn trao đổi ADN với người thứ 3 và bạn đặt nó vào trong đó, bạn giữ được mạng sống của nhiều người. Nhưng bạn cũng làm công nghệ chọn gen, có nghĩa là con cái của cô ấy, (nếu cô ấy có con), sẽ được cứu và sẽ không lặp lại bệnh đó. Và con của họ sẽ được cứu, cháu của họ cũng được thoát, và cứ tiếp tục như thế. Điều đó làm người ta khó chịu. Vì cách đây 20 năm, nhiều nhà chức trách nói, thời gian vừa qua, tại sao ta không biết điều đó? Có nhiều nguy hiểm khi làm điều đó, và có nhiều nguy hiểm hơn nếu không làm, vì đã có vài chục người được cứu nhờ công nghệ này, rồi ta sẽ còn nghĩ về điều đó trong suốt 20 năm tới. Vậy khi nghĩ về điều đó, khi chúng ta nói, "Này, có thể chúng ta nên kéo dài việc học tập, có thể chúng ta nên làm điều này, có thể chúng ta nên làm điều kia," có những hệ quả bởi hành động, và có nhiều hệ quả bởi việc không hành động. Như việc chữa trị căn bệnh hiểm nghèo -- cách nào đi nữa thì nó cũng hoàn toàn không theo tự nhiên. Nó bình thường và tự nhiên cho người bị mắc bệnh trong các đại dịch bại liệt, đậu mùa, lao phổi. Khi tiêm vắc xin cho mọi người chúng ta tiêm thứ không tự nhiên vào cơ thể họ vì chúng ta nghĩ lợi ích sẽ nhiều hơn nguy cơ. Vì chúng ta trồng những cây, nuôi những con vật không hẳn từ tự nhiên, chúng ta có thể nuôi sống khoảng 7 tỷ người. Chúng ta có thể làm những thứ như tạo ra dạng sự sống mới. Và khi bạn tạo ra dạng sự sống mới, một lần nữa, điều đó nghe rất khinh khiếp và làm mọi người thật sự khó chịu, cho đến khi bạn nghĩ rằng những dạng sự sống này sống trên bàn ăn của bạn. Những bông hoa mà bạn có trên bàn ăn -- chúng không tự nhiên lắm đâu, vì người ta trồng những bông hoa này để tạo ra những màu sắc này, để có được kích cỡ này, để chúng tươi suốt tuần. Thường thì bạn không thích hoa dại đâu vì chúng héo nhanh lắm. Điều mà ta làm ở đây là đảo ngược hoàn toàn lý thuyết của Darwin. Hãy xem, trong 4 tỷ năm, sống và chết trên hành tinh này phụ thuộc 2 nguyên lý: chọn lọc tự nhiên và đột biến ngẫu nhiên. Vậy cái gì đã sống và chết, cái gì đã được xây dựng, bây giờ đã bị đảo lộn. Và điều mà chúng ta làm là tạo ra một hệ thống tiến hóa song song ở đó ta thực hiện những chọn lọc không tự nhiên và đột biến không ngẫu nhiên. Để tôi giải thích những vấn đề trên. Đây là sự chọn lọc tự nhiên. Đây là chọn lọc không tự nhiên. (Cười) Vậy điều xảy ra với việc này là, chúng ta bắt đầu nuôi chó sói cách đây hàng nghìn năm ở trung Á để biến chúng thành chó nhà. Rồi ta làm chúng thành chó to và rồi thành chó nhỏ. Nhưng nếu bạn bắt 1 con chó chihuahua đang nằm trong túi xách Hermes siêu đắt tiền trên đại lộ Fifth rồi thả nó trên cánh đồng châu Phi, bạn sẽ thấy chọn lọc tự nhiên xảy ra. (Cười) Rất ít thứ trên trái đất ít tự nhiên hơn một cánh đồng bắp. Bạn sẽ không bao giờ, với bất kỳ hoàn cảnh nào, đi bộ qua cánh rừng nguyên sơ và bạn không bao giờ thấy cùng loài cây cỏ mọc theo hàng cùng thời gian, không có gì khác sống ở đó. Khi bạn trồng một cánh đồng bắp, bạn sẽ chọn cây sẽ sống hay cây sẽ chết. Và bạn sẽ theo cách chọn không tự nhiên. Cũng vậy cho cánh đồng lúa mì, hay với cánh đồng lúa. Cũng như vậy với một thành phố, hay với một vùng ngoại ô. Thực ra, một nửa diện tích trái đất đã được tôn tạo một cách không tự nhiên vậy ta muốn cái gì, cái sẽ sống hay cái sẽ chết, đó là lý do bạn không có gấu xám đi qua khu thương mại Manhattan. Còn về đột biến ngẫu nhiên thì sao? đây là đột biến ngẫu nhiên. Đây là Antonio Alfonseca. Anh ta nổi tiếng với nickname Octopus. Anh là Vận Động Viên Ném Bóng của năm 2000. Và anh ta là một dạng đột biến ngẫu nhiên với 6 ngón trên mỗi bàn tay, hóa ra điều đó lại hữu ích nếu bạn là vận động viên ném bóng chày. (Cười) Còn đột biến không ngẫu nhiên thì sao? Một đột biến không ngẫu nhiên là bia. Là rượi vang. Là sữa chua. Đã bao nhiêu lần bạn đi xuyên qua rừng và tìm thấy phô mai tự nhiên? Hoặc là sữa chua tự nhiên? Vậy chúng ta luôn xếp đặt mọi chuyện. Bây giờ, điều thú vị là, chúng ta biết được điều tốt hơn. Chúng ta đã tìm thấy một trong những dụng cụ chọn lọc gen đơn giản và mạnh mẽ nhất, CRISPR, bên trong sữa chua. Và vì chúng ta xếp đặt các tế bào, chúng ta tạo ra 8 trong 10 sản phẩm dược liệu, có chứa chất cần thiết mà bạn cần để chữa trị khớp, đó là Humira, thành phần thuốc bán chạy nhất. Đó là mã sự sống. Nó thật sự là một siêu lực. Nó thực sự là một cách thức lập trình, và không có gì sẽ thay đổi chúng ta hơn mã sự sống. Vậy khi bạn nghĩ về mã sự sống, hãy nghĩ về 5 nguyên lý để định hướng, và tôi mong muốn bạn gợi ý cho tôi thêm những nguyên lý khác. Vậy, nguyên lý 1: chúng ta phải nhận trách nhiệm về mình. Lý do chúng ta phải chịu trách nhiệm là vì chúng ta làm việc đó. Không có đột biết tình cờ. Đây là điều ta đang làm, điều ta chọn. Nó không phải là "tình cờ có tính toán" Nó không xảy ra tình cờ. Nó không xuất hiện bởi quyết định của ai khác. Chúng ta xếp đặt việc đó, và đó là luật Pottery Barn: bạn làm bể nó, bạn phải mua nó. Nguyên lý 2: chúng ta phải công nhận và tán dương tính đa dạng của việc này Có ít nhất 33 phiên bản của vượn người bước đi được trên khắp trái đất. Tất cả trong số đó tuyệt chủng trừ chúng ta. Nhưng tình trạng bình thường và tự nhiên của trái đất là chúng ta có nhiều phiên bản con người khác nhau xung quanh cùng lúc đó là lý do tại sao phần lớn chúng ta có gen Neanderthal. Vài người trong chúng ta có gen Denisova. Và một số ở Washington có nhiều hơn. (Cười) Nguyên lý 3: chúng ta cần tôn trọng sự chọn lựa của người khác. Vài người chọn không bao giờ thay đổi. Vài người chọn thay đổi toàn bộ. Vài người chọn thay đổi thực vật nhưng không đổi động vật. Vài người chọn thay đổi chính họ. Vài người chọn tiến hóa chính họ. Sự khác biệt không phải là điều xấu, vì thậm chí chúng ta nghĩ về nhân loại chính là sự đa dạng, chúng ta rất gần đến tiệt chủng tất cả chúng ta là hậu duệ của mẹ tổ châu Phi duy nhất và hệ quả là có nhiều khác biệt gen trong 55 loài khỉ đột châu Phi hơn là sự khác biệt có trong 7 tỷ người. Nguyên lý 4: chúng ta nên lấy khoảng 1/4 trái đất và hãy để thuyết Darwin xảy ra ở đó. Nó không cần phải liên tục, không cần phải kết nối tất cả với nhau. Nó nên là 1 phần trong đại dương và 1 phần trên đất. Nhưng chúng ta không nên thực hiện từng quyết định tiến hoá trên hành tinh này. Chúng ta muốn có sự vận hành hệ thống tiến hóa của riêng mình. Chúng ta muốn có sự vận hành hệ thống tiến hóa của Darwin. Và nó thật sự quan trọng khi có 2 sự vận hành song song và không có tiến hóa lấn át. (Vỗ tay) Điều cuối cùng. Đây là cuộc phiêu lưu duy nhất và gây cấn nhất mà nhân loại đang đi. Đây là siêu lực duy nhất và tuyệt vời nhất mà con người chưa từng có. Nó sẽ là tội ác nếu bạn không tham gia vào vì bạn sợ nó, vì bạn trốn tránh nó. Bạn có thể thực hành đạo đức. Bạn có thể tham gia chính trị. Bạn có thể làm thương mại. Bạn có thể có suy nghĩ về nơi mà y khoa sẽ đến, nơi mà công nghiệp sẽ đến, nơi mà chúng ta sẽ đưa thế giới đến. Nó sẽ là tội ác cho tất cả chúng ta nếu không ý thức khi ai đó đến một hồ bơi và nói một từ, chỉ một từ, nếu bạn không nghe nếu từ đó là "lifecode." Cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) 7 năm trước, một sinh viên đến nhờ tôi đầu tư vào công ty của cậu ấy. Cậu nói," Em đang làm việc với ba người bạn, và tụi em định bán hàng qua mạng." Tôi nói,"OK, các cậu đã dành toàn bộ mùa hè cho dự án này nhỉ?" "Không, tụi em đều đi thực tập phòng khi nó không thành công." "Nhưng mấy cậu sẽ dành toàn bộ thời gian một khi tốt nghiệp nhỉ?" "Không hẳn. Tụi em có công việc dự phòng rồi ạ." Sáu tháng sau, 1 ngày trước khi công ty thành lập, và trang web vẫn chưa hoạt động. "Các cậu có nhận thức rằng cả công ty chỉ là 1 cái website không? Nó chỉ có thế." Đương nhiên là tôi từ chối đầu tư. Và họ quyết định đặt tên công ty là Warby Parker. (Tiếng cười) Họ bán kính trên mạng. Và gần đây nó được công nhận là công ty sáng tạo nhất thế giới và trị giá hơn 1 tỷ Đô-la. Còn bây giờ? Vợ tôi quản lý việc đầu tư của chúng tôi. Tại sao tôi lại sai lầm đến thế? Để tìm ra nguyên nhân, tôi đã nghiên cứu những người tôi gọi là "độc đáo." Họ không đi theo hướng truyền thống, đó là những con người không chỉ có ý tưởng mới mà còn hành động để đạt được chúng. Họ là những con người dám nói và làm. Người độc đáo dùng sự sáng tạo để thay đổi thế giới. Họ là người bạn sẽ muốn đặt cược vào. Và trông họ khác xa những gì tôi tưởng tượng. Hôm nay, tôi muốn chỉ cho các bạn 3 điều tôi học được để nhận biết những con người lập dị đó và để trở nên giống họ một chút. Lý do đầu tiên tôi bỏ qua Warby Parker là vì họ khởi nghiệp rất chậm. Bây giờ, các bạn đều cảm thấy quen thuộc với một bộ não trì hoãn. Tôi muốn thú nhận là tôi thì ngược lại. Tôi là một precrastinator (người vội vã). Vâng, có từ đó đấy. Bạn có biết cái sự khủng hoảng trước deadline vài tiếng không khi mà mọi việc chưa đâu vào đâu cả. Tôi cảm nhận được điều đó cả tháng trước hạn chót. (Tiếng cười) Nó đã như vậy từ khi tôi còn nhỏ, tôi chơi game của Nintendo rất nghiêm túc. Thức dậy lúc 5 giờ sáng, bắt đầu chơi không nghỉ đến khi thắng mới thôi. Cuối cùng, mọi việc vượt quá tầm kiểm soát và một tờ báo địa phương đến và viết một câu chuyện về mặt tối của Nintendo, với sự tham gia của tôi. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Kể từ đó, tôi thay đổi đến nỗi hói luôn. (Tiếng cười) Nhưng khi vào đại học thì việc này hóa ra lại tốt cho tôi, vì tôi hoàn thành luận văn 4 tháng trước hạn chót. Và tôi tự hào vì điều đó, cho đến vài năm trước. Tôi có một sinh viên tên Jihae đến và hỏi, "Em có những ý tưởng sáng tạo nhất khi em trì hoãn." Và tôi thì,"Dễ thương đấy, vậy còn 4 tờ giấy em nợ tôi đâu?" (Tiếng cười) Không. cô ấy là một sinh viên rất sáng tạo và với tư cách là một nhà tâm lý học tổ chức, tôi muốn kiểm tra ý tưởng này. Vậy nên tôi yêu cầu cô ấy lấy vài dữ liệu. Cô vào hàng đống công ty và khảo sát mọi người xem họ có thường trì hoãn không. Rồi nhờ sếp họ đánh giá về mức độ sáng tạo. Và tất nhiên, những người vội vã như tôi vội vàng và làm mọi việc nhanh chóng bị đánh giá là kém sáng tạo hơn những người trì hoãn cỡ trung bình. Ròi tôi muốn biết đối với những người trì hoãn lâu dài thì sao. Và cô ấy thì,"Em không biết. Họ không điền vào giấy của em." (Tiếng cười) Không, đây là kết quả của chúng ta. Bạn có thể thấy những người chần chừ đến phút cuối và quá bận rộn trốn tránh nhiệm vụ nên không có ý tưởng mới. Và ngược lại, những người vội vàng lại vì lo lắng đến phát điên lên mà cũng không nghĩ ra được đìều gì mới mẻ. Có một điểm đặc biệt mà những người độc đáo nằm ở đó. Tại sao lại như vậy? Có thể vì những người lập dị đơn giản là có thói quen xấu. Hoặc có thể trì hoãn không sinh ra sáng tạo. Đề tìm hiểu, chúng tôi thiết kế một vài thử nghiệm. Chúng tôi yêu cầu mọi người đề ra ý tưởng kinh doanh, và sau đó chúng tôi để người khác đánh giá xem chúng sáng tạo và hữu dụng thế nào. Và một số người được yêu cầu thực hiện công việc luôn. Số khác chúng tôi chọn ngẫu nhiên và yêu cầu trì hoãn bằng cho họ chơi trò Dò mìn khoảng 5, 10 phút. Và như dự đoán, những người trì hoãn ở mức trung bình sáng tạo hơn khoảng 16% so với hai nhóm còn lại. Dò mìn tuyệt đấy, nhưng nó không phải là nhân tố chính, vì nếu bạn chơi game trước khi biết về nhiệm vụ, nó không làm tăng tính sáng tạo. Chỉ khi được thông báo rằng bạn phải giải quyết vấn đề này, rồi bạn mới bắt đầu trì hoãn, thì vấn đề đó vẫn nằm trong đầu bạn, và bạn bắt đầu ấp ủ những ý tưởng. Sự trì hoãn cho bạn thời gian để xem xét những ý tưởng, nghĩ theo một hướng khác và có những bước nhảy vọt không tưởng. Khi chúng tôi hoàn thành những thử nghiệm này, và tôi dự định viết một quyển sách về người độc đáo, tôi nghĩ, 'Có lẽ đây chính là lúc để mình dạy bản thân cách trì hoãn, trong khi viết một chương về sự trì hoãn," Thế là tôi bắt đầu và như bất cứ một precrastinator nào khác, tôi dậy sớm vào sáng hôm sau và lập một danh sách với những bước để trở nên trì hoãn. (Tiếng cười) Và rồi tôi làm việc một cách siêng năng hướng về mục tiêu sẽ không tiến triển như kế hoạch đã đề ra. Tôi bắt đầu viết chương về sự trì hoãn, và một ngày, khi tôi được nửa đường, tôi bỏ dở những gì đang viết hàng tháng trời. Thật đau khổ. Nhưng khi quay lại, tôi có hàng tá ý tưởng mới. Như Aaron Sorkin đã nói, "Bạn gọi nó là trì hoãn, tôi gọi nó là suy nghĩ," Tôi cũng tìm hiểu được có rất nhiều những người sáng tạo trong lịch sử hay trì hoãn. Lấy Leonardo da Vinci làm ví dụ. Ông ấy vẽ tới vẽ lui suốt 16 năm bức Mona Lisa. Ông ấy thấy như kẻ thất bại. Ông đã viết nhiều trong nhật kí. Nhưng sự đa dạng trong cách ông chuyển góc nhìn đã thay đổi cái cách ông chỉnh ánh sáng và khiến ông thành một họa sĩ tài năng. Vậy còn Martin Luther King, Jr? Đêm trước bài phát biểu quan trọng nhất đời ông, vào tháng 3 ở Washington, ông ta thức đến 3 giờ sáng, viết lại. Đứng trong cánh gà đợi đến lượt lên sân khấu, ông ấy vẫn ghi chú và gạch bỏ. Khi lên bục, trong 11 phút, ông bỏ hết mọi thứ đã chuẩn bị để hô lên chỉ 5 từ mà đã thay đổi cả một dòng lịch sử " Tôi có một ước mơ." Câu đó không có trong bản thảo. Bằng cách trì hoãn việc hoàn thành bài phát biểu đến tận phút cuối, ông ấy đã để bản thân tiếp nhận một lượng lớn ý tưởng. Và vì đoạn văn không bị đóng khung, ông ấy có quyền được cải thiện nó. Trì hoãn có thể không hoàn hảo khi xét về năng suất, nhưng đó là một nhân tố của sự sáng tạo. Những gì bạn thấy ở người độc đáo là họ bắt đầu nhanh nhưng kết thúc chậm. Và đây là thứ tôi đã bỏ lỡ ở Warby Parker. Khi họ chần chừ suốt 6 tháng, tôi nhìn và bảo, "Này, nhiều công ty đang bắt đầu bán kính qua mạng rồi đấy." Họ bỏ lỡ cơ hội của kẻ nhanh chân. Nhưng cái tôi không nhận ra là họ dành tất cả thời gian đó tìm cách để làm mọi người cảm thấy an tâm khi đặt kính qua mạng. Và hóa ra thuận lợi của kẻ nhanh chân chỉ là truyền thuyết. Nhìn vào nghiên cứu kinh điển về 50 thành phần sản xuất, so sánh những kẻ nhanh chân tạo ra thị trường với những công ty đi sau giới thiệu các sản phẩm khác và tốt hơn. Bạn có thể thấy là những công ty khởi đầu có tỉ lệ thất bại là 47%, con số đó chỉ là 8% đối với những người đi sau. Nhìn vào Facebook, chờ đợi để xây dựng mạng xã hội sau Myspace và Friendster. Nhìn vào Google, đợi hàng năm sau Altavista và Yahoo. Nâng cấp ý tưởng của người khác thì dễ hơn so với phải tạo một thứ gì đó mới ngay từ đầu. Nên bài học tôi rút ra được là để độc đáo không cần là người đầu tiên. Chỉ cần khác biệt và tốt hơn là được. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất tôi bỏ qua Warby Parker. Họ không có sự chắc chắn. Họ có những kế hoạch dự phòng, và điều đó làm tôi nghi ngờ liệu họ có đủ can đảm để trở nên khác biệt, bởi vì tôi mong chờ những người độc đáo phải trông như thế này cơ. Tôi không biết nói sao, nhưng tôi là kiểu làm lớn đấy. Bây giờ, nhìn ngoài mặt, nhiều người độc đáo trông rất tự tin, nhưng thật ra, họ cũng có chung nỗi sợ và sự nghi ngờ giống chúng ta. Chỉ khác ở cách họ đối mặt với nó. Để tôi cho các bạn xem: quá trình sáng tạo diễn ra thế nào với chúng ta. Tuyệt vời => Thật là khó nhằn => Khốn thật => Mình tệ thật => Sẽ ổn thôi => Thật tuyệt vời Trong nghiên cứu của mình, tôi phát hiện ra có 2 loại nghi ngờ. Tự nghi ngờ và nghi ngờ ý tưởng. Tự nghi ngờ rất mệt mỏi Nó làm não bạn bị tê liệt. Nhưng nghi ngờ ý tưởng thì rất tốt. Nó khuyến khích bạn thử nghiệm, kiểm tra, chọn lọc, giống như MLK. Vậy chìa khóa để trở nên độc đáo rất đơn giản, chỉ là tránh đi từ bước ba sang bước bốn. Thay vì nói, "Mình tệ thật," bạn nói, "Những cái đầu tiên luôn tệ hại, và mình chỉ chưa đạt đến đó thôi." Vậy làm sao để đạt được nó? Có một gợi ý, trong trình duyệt Internet bạn sử dụng. Có thể dự đoán khả năng làm việc và độ quyết tâm của bạn nếu chúng tôi biết bạn sử dụng trình duyệt nào Sẽ có vài người ở đây không thích kết quả của nghiên cứu này -- (Tiếng cười) Có bằng chứng rằng người sử dụng Firefox và Chrome làm việc tốt hơn những người sử dụng Internet Explorer và Safari. Vâng. (Tiếng vỗ tay) Họ cũng giữ được công việc lâu hơn 15%. Tại sao? Không phải vì tiến bộ khoa học. Bốn nhóm người sử dụng trình duyệt như nhau ở tốc độ gõ trung bình cũng như trình độ hiểu biết về máy tính. Cái đáng nói là cách bạn cài đặt trình duyệt. Bởi vì nếu bạn sử dụng Internet Explorer hay Safari, chúng được cài sẵn trong máy bạn, và bạn chấp nhận những cài đặt mặc định được giao cho bạn. Nếu bạn muốn Firefox hay Chrome, bạn phải nghi ngờ mặc định và hỏi, có còn lựa chọn nào khác không, và cần một chút khéo léo để download trình duyệt mới. Mọi người đọc nghiên cứu này và họ thì, "Tuyệt, nếu tôi muốn làm việc tốt hơn, tôi chỉ cần nâng cấp trình duyệt?" (Tiếng cười) Không, muốn vậy thì phải là người chủ động nghi ngờ những cái mặc định và tìm kiếm giải pháp tốt hơn. Nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ mở rộng bản thân đến phần ngược lại của deja vu. Có tên cho nó đấy. Là vuja de. (Tiếng cười) Vuja de là khi bạn nhìn thứ bạn đã nhìn hàng nghìn lần rồi và đột nhiên bạn nhìn nó với một con mắt hoàn toàn mới. Có một biên kịch, cô ấy có một kịch bản đã qua hơn nửa thế kỷ nhưng chưa được chuyển thể thành phim. Trong các phiên bản cũ, nhân vật chính luôn là một nữ hoàng độc ác. Nhưng Jennifer Lee tự hỏi liệu điều đó có hợp lý. Cô ấy viết lại cảnh đầu, giới thiệu kẻ ác như một anh hùng đau khổ và Frozen trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất. Có một lời nhắn từ câu chuyện này. Khi bạn cảm thấy nghi ngờ, đừng để nó đi. (Tiếng cười) Vậy còn nỗi sợ? Người độc đáo cũng sợ chứ. Họ sợ vấp ngã, nhưng cái làm họ khác biệt so với chúng ta là họ còn sợ không thử điều gì đó hơn. Họ biết bạn có thể thất bại khi bị phá sản hay vấp ngã khi tự mở một doanh nghiệp. Họ biết rằng về lâu dài, hối hận lớn nhất không phải về những việc đã làm mà là những việc đã không làm, Những thứ chúng ta ước được làm lại, về mặt khoa học, là những cơ hội không được nắm lấy. Elon Musk đã nói với tôi, ông ấy không hy vọng Tesla thành công. Ông chắc rằng những lần phóng SpaceX đầu tiên sẽ không thể đi vào quỹ đạo, nói gì đến việc quay trở lại, nhưng nó quá quan trọng, không thể không thử Đối với chúng ta, khi ta có một ý tưởng quan trọng, chúng ta không dám thử. Nhưng tôi có tin tốt cho bạn đây. Bạn sẽ không bị đánh giá vì ý tưởng tệ. Nhiều người nghĩ như thế. Nếu bạn nhìn vào các nền công nghiệp và hỏi mọi người về ý tưởng lớn nhất, quan trọng nhất đời họ, 85% giữ im lặng, không dám nói. Họ sợ tự làm bản thân xấu hổ vì ngu ngốc. Nhưng đoán xem nào? Những người độc đáo có rất nhiều ý tưởng tệ, hàng tấn đấy. Hãy xem người chế tạo cái này. Bạn có tin rằng ông ấy lên ý với một con búp bê biết nói kinh dị đến nỗi dọa cả trẻ em lẫn người lớn không? Không. Bạn hoan hô Thomas Edison vì đi tiên phong về bóng đèn. (Tiếng cười) Nếu bạn nhìn vào các lĩnh vực, những người độc đáo là những người vấp ngã nhiều nhất, bởi vì họ thử nhiều nhất. Hãy nhìn các nhà soạn nhạc cổ điển, những người giỏi nhất . Tại sao trong bách khoa toàn thư, họ được viết về nhiều hơn và những bản nhạc của họ được ghi lại nhiều hơn? Có người đoán là vì âm lượng tuyệt đối của bản nhạc họ soạn ra Năng suất làm càng cao, ta càng thu lại được sự đa dạng và cơ hội tìm thấy thứ gì đó thật sự độc đáo cũng lớn hơn. Kể cả 3 biểu tượng của làng nhạc cổ điển Bach, Beethoven, Mozart đã phải viết hàng trăm bản nhạc để có thể soạn ra được một số ít tuyệt tác nghệ thuật. Lúc này, bạn có thể thắc mắc, làm sao người này trở nên tuyệt vời mà không cần thử nhiều? Tôi không biết Wagner làm thế nào. Nhưng đối với đa số chúng ta, nếu muốn trở nên độc đáo, chúng ta phải nghĩ ra nhiều ý tưởng. Những người sáng lập Warby Parker, khi họ tìm tên cho công ty, họ cần một cái tên phức tạp, độc, không có ý nghĩa tiêu cực để xây dựng một thương hiệu, họ thử hơn 2000 khả năng trước khi kết hợp chúng lại thành Warby và Parker. Tóm lại, bạn có thể thấy rằng những người độc đáo họ không khác chúng ta như tưởng tượng. Họ cũng biết sợ và nghi ngờ. Họ trì hoãn. Họ có những ý tưởng tệ. Và đôi khi, không phải vì những điều đó mà vì chính bản thân họ mà họ đã thành công. Vậy khi bạn gặp tình huống như tôi, đừng lặp lại sai lầm. Đừng bỏ qua chúng. Và cũng đừng bỏ qua chính bạn. Nhớ rằng bắt đầu nhanh nhưng kết thúc chậm có thể làm tăng khả năng sáng tạo, và bạn có thể thúc đẩy bản thân bằng cách nghi ngờ và ôm lấy nỗi sợ thất bại, và rằng bạn cần cả tấn ý tưởng tệ hại để lấy ra được vài cái tốt. Để trở nên độc đáo không dễ, nhưng tôi nghi ngờ về điều này: đó là cách tối ưu nhất để làm thế giới trở nên tiến bộ hơn. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Bạn hãy hình dung lần nữa về cách sự sống được phân bố trên Trái Đất. Nghĩ về hành tinh này như một cơ thể sống mà ta trú ngụ. Bộ xương là mạng lưới giao thông gồm nhiều con đường và đường sắt, kênh cầu và đường hầm, hàng không và cảng biển cho phép chúng ta di chuyển xuyên châu lục. Hệ tuần hoàn của cơ thể là các đường ống dẫn và mạng lưới điện. phân phối năng lượng. Và hệ thần kinh giao tiếp là dây cáp Internet, vệ tinh và mạng di động và các trung tâm dữ liệu cho phép chúng ta chia sẻ thông tin. Mạng lưới cơ sở hạ tầng ngày càng lớn này hiện tại gồm có 64 triệu kilomet đường bộ, 4 triệu kilomet đường sắt, 2 triệu kilomet đường dẫn khí đốt và 1 triệu kilomet đường mạng Internet. Vậy còn biên giới quốc tế thì sao? Chúng ta có ít hơn 500,000 kilomet đường biên giới. Hãy xây dựng một bản đồ thế giới tốt hơn. Đầu tiên, chúng ta hãy thoát khỏi những chuyện thần thoại. Có một câu nói mà tất cả sinh viên sử học đều biết: "Địa lý là vận mệnh". Nghe thật trang nghiêm phải không? Ngạn ngữ này thật biết dựa vào thuyết định mệnh. Nó nói rằng những nước không giáp biển là nghèo nàn, nước nhỏ không thể thoát khỏi những nước láng giềng lớn, khoảng cách quá lớn không thể vượt qua. Nhưng trong mỗi chuyến đi vòng quanh thế giới của tôi, tôi nhìn thấy một thế lực rất rớn đi qua hành tinh này: tính kết nối. Khả năng kết nối toàn cầu phát triển dưới mọi hình thức: giao thông, năng lượng và truyền thông đã gây ra biến đổi lớn tới sự lưu động của con người, hàng hoá, tài nguyên, kiến thức, theo cái cách mà ta không thể coi địa lý là chủ đề riêng biệt nữa. Thực ra, tôi nghĩ hai nguồn lực này đang hoà vào nhau để trở thành cái tôi gọi là "Kết nối địa cầu." "Kết nối địa cầu" đại diện cho sự thay đổi triệt để về tính lưu động của con người, tài nguyên và ý tưởng, nhưng nó cũng đồng thời là bước tiến, giúp phát triển thế giới bắt đầu từ lĩnh vực địa lý chính trị, là nền tảng giúp ta phân chia thế giới một cách hợp pháp, cho đến lĩnh vực địa lý chức năng, là cách chúng ta sử dụng thế giới này, từ các quốc gia và biên giới, đến cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng. Hệ thống toàn cầu của chúng ta đang phát triển từ hình thức nước lớn cai trị nước bé trong thế kỷ 19, đến các quốc gia liên minh ngang hàng và độc lập trong suốt thế kỷ 20, và trở thành nền văn minh kết nối toàn cầu vào thế kỷ 21. Sự kết nối, chứ không phải quyền lực tối cao, giờ đã trở thành cơ chế vận hành của loài người. (Vỗ tay) Chúng ta đang hoà vào mạng lưới văn minh toàn cầu vì chúng ta đang thực sự xây dựng nó. Số tiền chi cho quân sự cộng với ngân sách quốc phòng của toàn thế giới tổng cộng chỉ dưới 2 nghìn tỷ đô mỗi năm. Trong khi đó, tổng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng toàn cầu được ước tính sẽ tăng đến 9 nghìn tỷ đô mỗi năm trong thập kỷ sắp tới. Và, đúng là nó nên như thế. Chúng ta đang sống dựa vào cơ sở hạ tầng tích trữ dành cho dân số thế giới với 3 tỷ người, với số dân vượt từ ngưỡng 7 tỷ đến 8 tỷ người và có thể đến 9 tỷ hoặc hơn. Theo kinh nghiệm cho thấy, chúng ta nên tiêu khoảng 1 nghìn tỷ đô vào cơ sở hạ tầng cơ bản cho mỗi 1 tỷ người trên thế giới. Không ngạc nhiên lắm, Châu Á đang đứng đầu. Vào năm 2015, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ Tầng, cùng với một mạng lưới gồm các tổ chức khác hướng tới xây dựng hệ thống đường sắt và những con đường tơ lụa, kéo dài từ Thượng Hải đến Lisbon. Và như tất cả các kỹ thuật địa hình này mở ra, chúng ta sẽ có thể chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng trong 40 năm tới, chúng ta sẽ xây nhiều nhà cửa hơn trong vòng 40 năm sắp tới, so với những gì chúng ta có được trong vòng 4000 năm qua. Giờ ta hãy tạm ngừng 1 phút để nghĩ xem. Chi tiêu nhiều hơn vào việc xây dựng nền móng của xã hội toàn cầu thay vì vào những công cụ để phá vỡ nó sẽ có thể thay đổi sâu sắc được kết quả. Kết nối là cách thức để ta tối ưu hoá quá trình phân bố về con người và tài nguyên trên thế giới. Đó là cách giúp con người đạt được nhiều hơn những gì mình bỏ ra. Tôi tin đây là điều đang diễn ra. Quá trình kết nối diễn ra theo 2 xu thế chính trong thế kỷ 21: đô thị hoá hành tinh. Các thành phố là những cơ sở hạ tầng thể hiện chúng ta. Đến 2030, hơn 2 phần 3 dân số thế giới sẽ sống trong thành phố. Và dù các thành phố này chỉ là chấm nhỏ trên bản đồ, chúng lại là những quần đảo trải dài hàng trăm kilomet. Chúng ta đang ở Vancouver, phần đầu của hành lang Cascadia kéo dài từ phía Nam dọc qua biên giới Mỹ đến bang Seattle. Trung tâm công nghệ của Mỹ, Thung lũng Silicon trải dài từ phía Bắc của San Francisco xuống đến San Jose và dọc bờ vịnh đến Oakland. Địa phận của Los Angeles bây giờ vượt cả San Diego qua biên giới Mexico đến Tijuana. San Diego và Tijuana bây giờ dùng chung 1 cảng hàng không là nơi để xuất cảnh sang hai nước này. Sau cùng, một hệ thống đường ray cao tốc sẽ kết nối cả Thái Bình Dương. Các đô thị lớn ở Đông Bắc nước Mỹ mọc lên từ Boston đến New York và từ Philadelphoa đến Washington. Mỗi đô thị sẽ có hơn 50 triệu dân cư và cũng có kế hoạch xây dựng một mạng lưới đường ray cao tốc. Nhưng Châu Á là nơi ta có thể thấy các siêu đô thị đang hợp lại. Ánh sáng đô thị kéo dài một dải từ Tokyo, qua Nagoya rồi Osaka quét qua hơn 80 triệu người dân và gần hết nền kinh tế Nhật Bản. Đây là siêu đô thị lớn nhất thế giới. Tính đến hiện tại. Nhưng ở Trung Quốc, các cụm siêu đô thị ngày càng gần nhau hơn với dân số đạt mốc 100 triệu dân. Vành đai Bohai bao quanh Bắc Kinh, Đồng bằng sông Giang Tử xung quanh Thượng Hải và Đồng bằng Châu Giang, kéo dài từ Hồng Kông phía bắc Quảng Châu. Và ở giữa, cụm siêu đô thị Trùng Khánh - Thành Đô, là địa phận có số lượng quốc gia chịu ảnh hưởng bằng với cả nước Áo. Và bất cứ ngành nào của các cụm siêu đô thị này đều có chỉ số GDP đến gần 2 nghìn tỷ đô gần bằng Ấn Độ ngày nay. Vậy hãy tưởng tượng nếu các tổ chức ngoại giao toàn cầu, như G20, dựa vào quy mô kinh tế để chọn thành viên thay vì lãnh thổ quốc gia, sẽ thế nào. Vài siêu đô thị của Trung Quốc có thể trở thành thành viên quyền lực, trong khi toàn bộ những quốc gia, như Argentina hoặc Indonesia sẽ bị loại. Chưa tính cả Ấn Độ, nơi có dân số sẽ sớm vượt mặt Trung Quốc, nó cũng có vài cụm thành phố lớn, như Vùng Thủ Đô Delhi và Mumbai. tại vùng Trung Đông, Vùng Tehran rộng lớn đang tiếp nhận 1 phần 3 dân số Iran. Trong số 80 triệu dân Ai Cập hầu hết sống ở hành lang giữa Cairo và Alexandria. Và tại vùng vịnh, vành đai thành-bang đang hình thành, từ Bahrain và Qatar, qua Các Tiểu Vương Quốc Ả-Rập đến Muscat tại Oman. Và sau đó là Lagos, đô thị lớn nhất Châu Phi, cũng là đầu mối thương mại tại Nigeria. Nó đang định xây dựng hệ thống đường sắt để biến Lagos thành mỏ neo của hành lang dọc bờ Đại Tây Dương, kéo dài từ Benin, Togo và Ghana, đến Abidjan, thủ đô của Bờ Biển Ngà. Nhưng những nước này là vùng ngoại ô của Lagos. Khi bàn về Siêu đô thi, quốc gia có thể trở thành vùng ngoại ô của thành phố. Đến 2030, chúng ta sẽ có nhiều hơn cỡ 50 cụm siêu đô thị trên thế giới. Vậy thì bản đồ nào thể hiện nhiều hơn? Bản đồ truyền thống với 200 quốc gia riêng lẻ vốn được treo trên tường nhà, hay bản đồ của 50 cụm siêu đô thị này? Tuy nhiên, nhiêu đó vẫn chưa đủ bởi vì bạn không thể hiểu bất cứ một siêu đô thị nào nếu chưa hiểu được mối liên hệ của nó với các thành phố khác. Mọi người đến thành thị để được kết nối với nhau, và sự kết nối là lý do cho những đại đô thị này phất lên. Bất cứ siêu đô thị nào, như Sao Paulo hay Istanbul hay Moscow, cũng có chỉ số GDP gần đạt hay vượt mốc 1 phần 3 50% GDP toàn quốc. Nhưng quan trọng không kém, bạn không thể tính toán được giá trị của 1 thành phố mà không hiểu vai trò của việc dòng người di cư, của tài chính, của công nghệ giúp chúng phát triển. Đơn cử như vùng Gauteng của Nam Phi, nơi có thành phố Johannesburg và thủ đô Pretoria. Nó cũng đạt hơn 1 phần 3 chỉ số GDP của Nam Phi. Quan trọng nữa, đó là nơi quy tụ văn phòng làm việc của hầu hết các công ty đa quốc gia trực tiếp đầu tư vào Nam Phi và cả châu Phi nữa, thật như vậy. Các thành phố muốn trở thành 1 phần của các chuỗi giá trị toàn cầu. Họ muốn trở thành 1 phần của phân công lao động toàn cầu. Đây là cách nghĩ của các thành phố. Tôi chưa gặp thị trưởng nào nói rằng, "Tôi muốn tách biệt thành phố mình." Họ đều biết rõ thành phố của họ thuộc về mạng lưới văn minh toàn cầu, như đất nước của họ. Bây giờ, đối với nhiều người, đô thị hoá dẫn đến hỗn loạn. Họ nghĩ các đô thị đang huỷ hoại hành tinh. Nhưng hiện tại, có hơn 200 thành phố liên tỉnh đang học cách phát triển để liên kết. Con số 200 bằng với số lượng các tổ chức liên chính phủ mà chúng ta có. Và toàn bộ các mạng lưới liên thành thị này đều hết lòng vì 1 mục đích, vì ưu tiên số 1 của loài người trong thế kỷ 21: Đô thị hoá bền vững. Điều này có hiệu quả không? Cứ lấy biến đổi khí hậu làm ví dụ. Ta biết rằng những hội nghị thượng đỉnh ở New York và Paris sẽ không giảm lượng khí thải nhà kính. Nhưng điều ta có thể thấy chính là: sự chuyển giao công nghệ và tri thức, cùng nhiều chính sách giữa các thành phố là cách chúng ta có thể bắt đầu giảm lượng khí carbon trong kinh tế. Các thành phố đang học tập lẫn nhau. Làm sao để xây dựng các toà nhà không thải khí độc, làm sao để triển khai dự án dùng chung ôtô điện. Các thành phố lớn ở Trung Quốc, đang thực hiện chính sách giới hạn số lượng xe hơi trên đường. Tại nhiều nước phương Tây, thanh niên không còn muốn lái xe nữa. Các thành phố từng là vấn đề, giờ lại là 1 phần của giải pháp. Bất bình đẳng là một thử thách lớn nữa khi tiến đến đô thị hoá bền vững. Để đi hết một vòng các siêu đô thị, tôi phải mất nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Tôi chứng kiến bi kịch của sự chênh lệch khủng khiếp trong cùng 1 vị trí địa lý. Và chưa hết, chứng khoán toàn cầu trong nguồn tài sản tài chính chưa bao giờ lớn hơn, gần tới 300 nghìn tỷ đô. Gần gấp 4 lần chỉ số GDP thế giới trên thực tế. Chúng ta phải gánh những khoản nợ khổng lồ từ khùng hoảng tài chính, vậy mà chúng ta có đầu tư số tiền đó để phát triển toàn diện chưa? Không, chúng ta vẫn chưa làm điều đó. Chỉ khi chúng ta xây dựng đủ nhà ở cho cộng đồng với giá hợp lý, khi chúng ta đầu tư vào mạng lưới giao thông vững chãi để mọi người cùng kết nối với nhau cả về mặt vật chất lẫn công nghệ, khi đó, các đô thị và xã hội rời rạc của chúng ta mới hợp lại thành một được. (Vỗ tay) Và đó là lý do tại sao mảng cơ sở hạ tầng được đề cập trong những Chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, vì nó làm những thứ khác đi vào hoạt động. Những vị lãnh đạo chính trị và kinh tế đang tìm hiểu sự kết nối không phải là từ thiện, mà là cơ hội. Và đó là lý do vì sao cộng đồng tài chính chúng ta phải hiểu sự kết nối là loại tài sản quý giá nhất của thể kỷ 21. Hiện giờ, các thành phố có thể giúp thế giới trở nên bền vững hơn, cũng có thể giúp nó trở nên công bằng hơn, Tôi cũng tin là sự gắn kết giữa các thành phố có thể làm thế giới hoà bình hơn. Nếu nhìn vào những quốc gia có liên kết chặt chẽ với nhau qua biên giới, chúng ta sẽ thấy được nhiều mối giao dịch, đầu tư với độ ổn định cao hơn. Chúng ta đều biết bối cảnh châu Âu sau Thế Chiến II, là nơi mà quá trình hợp tác công nghiệp đã dẫn đến sự phát triển ngày nay của một Liên minh châu Âu hoà bình. Cũng tiện thể, bạn có thể thấy nước Nga, là nước có ít kết nối với quyền lực nhất trong hệ thống quốc tế. Và sẽ tốn rất nhiều thời gian để giải thích sự căng thẳng hiện tại. Những nước nào an toàn hơn trong hệ thống, sẽ tổn thất ít hơn khi hệ thống thay đổi. Ở Bắc Mỹ, các đường quan trọng trên bản đồ lại không phải là biên giới Mỹ-Canada hay Mỹ-Mexico, mà là sự kết nối dày đặc của đường bộ, đường sắt và các đường ống dẫn và mạng lưới điện và đến cả kênh rạch đang tạo ra một Bắc Mỹ thống nhất trọn vẹn. Bắc Mỹ không cần thêm hàng rào, mà cần nhiều kết nối hơn. (Vỗ tay) Nhưng kết nối lại có tiềm năng thực sự với những nước từng là thuộc địa. Đó là những vùng đất gặp biến cố về biên giới trong lịch sử và là nơi mà các thế hệ lãnh đạo có mối thâm thù khốc liệt với nhau. Nhưng hiện giờ, một nhóm lãnh đạo mới đã hình thành và xoá dần hiềm khích. Hãy nói về Đông Nam Á, nơi mạng lưới đường cao tốc được hoạch định để nối Bangkok và Singapore và giao dịch liền một dải từ Việt Nam đến Myanmar. Giờ đây khu vực 600 triệu người cùng san sẻ tài nguyên nông nghiệp và sản lượng công nghiệp. Nó đang phát triển thành cái mà tôi gọi là Á Châu Hoà bình, nền hoà bình giữa các quốc gia Đông Nam Á. Một hiện tượng tương tự đang diễn ra ở Đông Phi, nơi hiện có 5, 6 quốc gia đang đầu tư vào tuyến đường sắt và các hành lang đa phương để các nước nằm trong đất liền có thể đưa hàng hoá vào thị trường. Hiện những nước này đang phối hợp các tiện ích mà họ có và các chính sách đầu tư với nhau. Họ cũng đang trở mình để trở thành một châu Phi hoà bình. Một vùng đặc biệt nữa có thể sử dụng đường lối này mà ta biết chính là vùng Trung Đông. Khi các tiểu bang Ả Rập sụp đổ, sẽ còn lại gì ngoài những thành phố cổ, như Cairo, Beirut và Baghdad? Trên thực tế, có gần 400 triệu người ở vương quốc Ả Rập sẽ được đô thị hoá gần như hoàn toàn. Như nhiều xã hội, đô thị, chúng có thể giàu nguồn nước, hoặc thiếu nước, giàu hay nghèo về năng lượng. Và cách duy nhất để khắc phục những chênh lệch này không phải là tăng cường chiến tranh hay phân chia biên giới, mà bằng sự tăng cường kết nối giữa các đường ống và kênh đào. Buồn thay, Trung Đông vẫn chưa có dự định này. Nhưng họ nên có được một Ả Rập Hoà bình, được kết nối, có nội bộ thống nhất và kết nối hiệu quả với láng giềng: Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Hiện giờ có lẽ sự kết nối chưa phải là điều cần thiết lắm đối với khu vực hỗn loạn nhất thế giới. Nhưng theo lịch sử, ta biết được tăng cường kết nối là cách duy nhất để tạo ra sự ổn định lâu dài. Bởi vì chúng ta biết, dù là trong hay ngoài khu vực, sự kết nối sẽ tạo ra một thực tại mới. Nhiều thành phố và quốc gia đang học cách hợp lại thành những khối khu vực hoà bình và thịnh vượng. Nhưng đây sẽ là thử thách thật sự của châu Á. Liệu kết nối có thế khắc phục được mối thù điển hình giữa những con rồng phương Đông? Rốt cuộc, châu Á lại là nơi tiềm ẩn nguy cơ Thế chiến III. Từ cuối thời Chiến tranh Lạnh, vào 25 năm trước, đã có ít nhất 6 cuộc chiến lớn được dự đoán xảy ra ở vùng này. Nhưng chưa có gì xảy ra cả. Ví như chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đây là kịch bản Thế Chiến III hàng đầu của mọi người vào những năm 90. Nhưng từ dạo đó, tần suất buôn bán và đầu tư dọc eo biển lại trở nên sầm uất đến nỗi tháng 11 vừa qua, lãnh đạo 2 bên đã mở hội nghị thượng đỉnh lịch sử để bàn về thống nhất hoà bình trở lại. Và cả cuộc bầu cử đảng cầm quyền ở Đài Loan nhằm ủng hộ độc lập vào đầu năm nay cũng không hề coi nhẹ động lực căn bản này. Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau thậm chí lâu hơn và vừa triển khai lực lượng không quân và hải quân để thể hiện sức mạnh trong tranh chấp biển đảo. Nhưng những năm gần đây, Nhật Bản đã và đang bỏ ra khoản đầu tư rất lớn vào Trung Quốc. ôtô Nhật đang được bán ở mức kỷ lục tại Trung Quốc. Và đoán xem, số lượng lớn người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản đến từ đâu? Bạn đã đoán được rồi: là Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ vừa có một cuộc đại chiến và 3 cuộc tranh chấp biên giới nổi cộm, nhưng hôm nay Ấn Độ là cổ đông lớn thứ hai trong Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á. Họ đang xây 1 hành lang thương mại kéo dài từ Đông bắc Ấn Độ qua Myanmar và Bangladesh đến phía nam Trung Quốc. tần suất giao dịch đã đi từ 20 tỷ đôla vào thập kỷ trước đến 80 tỷ đôla vào hôm nay. Ấn Độ và Pakistan vừa có 3 trận chiến hạt nhân và tiếp đến là tranh chấp Kashmir, nhưng họ cũng thương thảo hiệp định thương mại tối huệ quốc và muốn hoàn tất hệ thống ống dẫn kéo dài từ Iran qua Pakistan đến Ấn Độ. Và ta hãy nói về Iran. Không phải 2 năm trước cuộc chiến với Iran là không thể tránh khỏi? Vậy sao hiện nay, ông lớn nào cũng muốn đổ xô đi làm ăn ở đó? Thưa quý vị, Tôi không thể bảo đảm Thế Chiến III sẽ không nổ ra. Nhưng chúng ta đều thấy được rõ ràng tại sao nó vẫn chưa xảy ra. Mặc dù châu Á là nơi mà lực lượng quân đội đang tăng trưởng mạnh mẽ, và cũng chính những nước này đang đầu tư hàng tỷ đôla vào cơ sở hạ tầng của nhau, cũng như dây chuyền sản xuất. Họ quan tâm hơn đến địa lý của nhau vì vai trò thực tế hơn là vì chính trị. Đó là lí do tại sao các lãnh đạo lại cân nhắc, lùi lại từ bờ vực chiến tranh, và quyết định coi trọng quan hệ kinh tế hơn là tranh chấp lãnh thổ. Vậy nên, dù thế giới trông như đang bị chia rẽ, nhưng bằng cách tăng cường kết nối ta sẽ hoá thù thành bạn, cải thiện mối quan hệ rất nhiều. Và bằng cách bao bọc thế giới trong những kết nối liền mạch về vật chất và công nghệ, chúng ta sẽ hướng tới một thế giới nơi con người phát triển, vượt lên cả giới hạn lãnh thổ. Chúng ta là tế bào và mạch máu chạy qua những kết nối toàn cầu này. Mỗi ngày, hàng trăm triệu người lên mạng và làm việc với người mà họ chưa bao giờ gặp. Hơn 1 tỷ người ra nước ngoài mỗi năm, và theo dự đoán con số ấy sẽ tăng đến 3 tỷ trong thập kỷ tới. Chúng ta không chỉ xây dựng mối liên kết, mà còn là hiện thân của nó. Chúng ta là mạng lưới văn minh toàn cầu, và đây là bản đồ của chúng ta. Một bản đồ thế giới, trong đó địa lý không còn quyết định vận mệnh. Thay vào đó, tương lai ta sẽ có thêm 1 phương châm mới đầy hy vọng: Kết nối là vận mệnh. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đeo dây vào, chúng ta sẽ đi tới sao Hỏa. Không chỉ riêng một vài phi hành gia hàng ngàn người sẽ định cư ở sao Hỏa. Và tôi nói cho bạn biết rằng họ sẽ làm điều đó sớm thôi. Một số trong các bạn cuối cùng sẽ làm việc trên sao Hỏa, và tôi đảm bảo rằng con bạn sẽ sống ở đó. Nghe có vẻ phi lý, nên tôi sẽ chia sẻ với các bạn làm thế nào và khi nào điều đó sẽ xảy ra. Nhưng trước tiên tôi muốn thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta phải làm thế? 12 năm trước, tôi có buổi nói chuyện trên TED về 10 cách thế giới có thể bị diệt. Chúng ta cực kỳ dễ bị các thiên hà bất định tấn công Một thiên thạch đơn lẻ, to lớn có thể tiêu diệt chúng ta mãi mãi. Để tồn tại, chúng ta phải vươn xa hơn ngoài ngôi nhà Trái đất. Thử nghĩ xem đó quả là một bi kịch nếu tất cả những gì con người đạt được đột nhiên bị phá hủy. Và thêm một lý do chúng ta nên đi là: khám phá là bản chất DNA của chúng ta. 2 triệu năm trước con người đã tiến hóa ở Châu Phi sau đó chậm rãi nhưng chắc chắn lan rộng ra toàn hành tinh bằng cách vươn ra những nơi hoang vu nằm ngoài không gian của họ. Những thứ này nằm trong chúng ta. Và chúng làm mọi thứ phát triển. Một số sự tiến bộ vĩ đại nhất trong nền văn minh và công nghệ đã xuất hiện vì chúng ta đã đi tìm kiếm. Vâng, có thể làm nhiều việc bằng số tiền cần có để thiết lập một thuộc địa thịnh vượng trên sao Hỏa. Và đúng, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn cho ngôi nhà của chính chúng ta. Và chúng ta có thể sẽ hủy hoại sao Hỏa như chúng ta đã làm đối với Trái Đất. Nhưng hãy suy nghĩ trong một lát, vào thời John F. Kennedy phát biểu rằng chúng ta sẽ đưa con người lên mặt trăng. Ông đã khuyến khích cả một thế hệ ước mơ. Sẽ xúc động biết bao nếu chứng kiến cuộc hạ cánh trên sao Hỏa. Có lẽ sau đó chúng ta nhìn lại Trái đất và thấy có một vài người thay vì nhiều người và có lẽ sau đó chúng ta sẽ nhìn về Trái đất, khi chúng ta đang chật vật sinh tồn trên sao Hỏa, và nhận ra ngôi nhà Trái đất tuyệt vời đến thế nào Nên hãy để tôi nói về cuộc hành trình ngoạn mục mà chúng ta sắp thực hiện. Nhưng đầu tiên, một vài sự thật đáng kinh ngạc về nơi chúng ta sắp đến. Bức tranh này thể hiện kích thức thật của sao Hỏa sao so với Trái đất. Sao Hỏa không giống hành tinh chúng ta. Nó nhỏ hơn một nửa kích thước Trái đất, và dù sự thật là nó nhỏ hơn, nhưng bề mặt của sao Hỏa mà bạn có thể đứng lên đó tương đương với bề mặt của Trái đất, bởi Trái đất hầu như được bao phủ bởi nước. Bầu khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng, mỏng hơn 100 lần so với trên Trái đất và không thể hít thở khí quyển ở đó, vì 96% là cacbon đioxit. Trên sao Hỏa rất lạnh. Nhiệt độ trung bình là âm 81 độ, mặc dù nhiệt độ trên đó khá đa dạng. Một ngày ở sao Hỏa tương đương với một ngày ở Trái đất, cộng thêm 39 phút. Các mùa và năm trên sao Hỏa dài gấp đôi các mùa và năm trên Trái Đất. Và với bất cứ ai muốn đeo thêm đôi cánh và bay thử một ngày nào đó, lực hấp dẫn trên sao Hỏa ít hơn rất nhiều so với Trái đất. và đó là nơi mà bạn có thể nhảy qua chiếc xe thay vì phải đi vòng qua nó. Bây giờ, như bạn thấy đấy, sao Hỏa không thật sự giống Trái đất, nhưng đó là nơi dễ sống nhất ngoài Trái đất trong hệ mặt trời của chúng ta. Đây là vấn đề. Sao Hỏa xa rất xa, xa chúng ta gấp một ngàn lần so với mặt trăng. Mặt trăng cách 250,000 dặm các phi hành gia Apollo đã mất 3 ngày để đến được đó. Sao Hỏa thì cách 250 triệu dặm và chúng ta sẽ mất 8 tháng để đến được đó 240 ngày. Và nếu chúng ta phóng tên lửa vào một ngày thật cụ thể, vào một thời điểm rất cụ thể, cứ hai năm một lần, khi sao Hỏa và Trái đất thẳng hàng, thì khoảng cách mà tên lửa phải đi sẽ là khoảng cách ngắn nhất. 240 ngày bị nhốt trong cái hộp thiếc với đồng nghiệp là thời gian rất dài. Và trong khi đó, hồ sơ theo dõi các chuyến đến sao Hỏa thì tệ hại. Chúng ta và người Nga, người châu Âu, người Nhật Bản, người Trung Quốc và Ấn Độ, thực ra đã gửi 44 chiếc tên lửa lên đó, và phần lớn trong số đó, hoặc đã nổ hoặc mất tích. Chỉ 1/3 các phi vụ lên sao Hỏa là thành công. Và hiện giờ chúng ta cũng không có tên lửa đủ lớn để lên sao Hỏa. Chúng ta từng có loại tên lửa đó Saturn V. Một vài chiếc Saturn V có thể đưa chúng ta lên sao Hỏa. Nó là cỗ máy hoành tráng nhất mà con người từng chế tạo, và đó là tên lửa đã đưa chúng ta đến mặt trăng. Nhưng chiếc Saturn cuối cùng đựơc dùng năm 1973 để phóng trạm không gian Skylab, và chúng ta đã quyết định làm thứ gì đó mà gọi là con thoi thay vì tiếp tục tiến hành ở sao Hỏa sau khi chúng ta đáp xuống mặt trăng. Tên lửa lớn nhất hiện nay chỉ đủ to bằng một nửa để có thể đưa bất kỳ thứ gì lên sao Hỏa. Vì thế, lên sao Hỏa không hề dễ dàng và điều đó gợi lên một câu hỏi rất thú vị chừng nào sẽ có người đầu tiên thật sự đặt chân lên đó? Hiện, một vài học giả cho rằng nếu chúng ta lên sao Hỏa vào 2050, đó sẽ là một thành tựu lớn. Ngày nay, NASA có vẻ như cho thấy rằng họ có thể đưa con người lên đó vào 2040. Có lẽ họ có thể. Tôi tin rằng họ có thể đưa con người vào quỹ đạo sao Hỏa vào 2035. Nhưng nói thẳng, Tôi không nghĩ họ quan tâm tên lửa phóng lên sao Hỏa vào 2035 hay không vì chúng ta đã ở đó vào thời gian đó rồi. Chúng ta sẽ đáp xuống sao Hỏa vào 2027. Và lý do là người đàn ông này rất quyết tâm làm điều đó. Tên ông ấy là Elon Musk, CEO của Tesla Motors và SpaceX. Thực ra, ông ấy nói với tôi rằng chúng ta sẽ đáp xuống sao Hỏa vào 2025, nhưng Elon Musk lạc quan hơn tôi nhiều -- và sẽ có cách thôi -- nên tôi sẽ cho anh ta vài năm dư ra vậy. Tuy vậy ... bạn sẽ phải hỏi chính mình, ông ấy thật sự có thể làm điều đó vào năm 2025 hoặc 2027? Hãy nhìn một thập kỷ của Elon Musk dưới góc nhìn cụ thể hơn. 10 năm trước ở đâu rồi nhỉ? Đó là xe điện Tesla. Vào năm 2005, rất nhiều người trong ngành công nghiệp xe hơi nói rằng, trong 50 năm tới, chúng ta sẽ không có chiếc xe ôtô điện đàng hoàng. Và đây là ở đâu? Đó là chiếc tên lửa Falcon 9 của SpaceX, nhấc bổng 6 tấn phụ kiện lên Trạm không gian Quốc tế. 10 năm trước, SpaceX không hề phóng hay bắn tên lửa đi đâu cả. Nên tôi cho rằng đây là cuộc cá cược khá hay rằng người đang cách mạng hóa ngành công nghiệp xe hơi trong vòng dưới 10 năm và người đã tạo ra cả một công ty tên lửa trong vòng chưa tới 10 năm sẽ đưa chúng ta lên sao Hỏa vào năm 2027. Bây giờ bạn cần biết điều này: nhà nước và robot không còn điểu khiển cuộc chơi này nữa. Các công ty tư nhân đang nhảy vào ngành vũ trụ và họ sẽ rất hạnh phúc khi đưa bạn lên sao Hỏa. Và đó gợi lên câu hỏi rất lớn. Chúng ta thật sự có thể sống trên sao Hoả? Bây giờ NASA có thể sẽ không đưa chúng ta lên đó cho tới năm 2040, hoặc có thể lên đó trước NASA thời gian dài, nhưng NASA đã có vai trò quan trọng khi tìm ra cách chúng ta sống trên sao Hỏa. Hãy nhìn vấn đề theo hướng này. Đây là thứ bạn cần để sống ở Trái đất: thức ăn, nước, nơi ở và quần áo. Và đây là những gì bạn cần để sống ở sao Hỏa: tất cả những thứ kể trên, cộng thêm oxy. Ví thế, hãy nhìn vào thứ quan trọng nhất trong danh sách này trước tiên. Nước là thứ cơ bản của cuộc sống như chúng ta đã biết, và quá là nặng để chúng ta mang nước từ Trái đất lên sao Hỏa để sống, vì vậy chúng ta cần tìm nước nếu muốn xây dựng cuộc sống trên sao Hỏa. Và nếu bạn nhìn sao Hỏa, nó nhìn rất khô, nhìn cứ như toàn bộ hành tinh là một sa mạc. Nhưng hóa ra lại không phải. Riêng đất trên sao Hỏa thôi đã chứa tới 60% nước. Và một vài tàu vũ trụ mà chúng ta đang có bay xung quanh sao Hỏa đã cho thấy -- nhân tiện, đó là ảnh thật đấy -- rất nhiều vết lõm trên sao Hỏa có chứa một lớp nước đá. Quả là một nơi không tồi để xây dựng thuộc địa. Đây là toàn cảnh một cuộc đào nhỏ thực hiện bởi Phoenix Lander vào năm 2008, chỉ ra rằng ngay bên dưới bề mặt lớp đất là đá -- thứ màu trắng đó là đá. Trong bức tranh thứ hai, được chụp 4 ngày sau bức tranh thứ nhất, có thể thấy vài trong số đó đang bốc hơi. Tàu vũ trụ cũng cho thấy có một lượng nước rất lớn nằm dưới mặt đất trên sao Hỏa cũng như đá băng. Sự thật là, nếu chỉ nước đá tại 2 cực của sao Hỏa tan chảy, phần lớn hành tinh sẽ chìm 30ft dưới nước. Và sẽ có nguồn nước rất lớn trên đó, nhưng đa số trong đó là đá, phần lớn nằm dưới đất, cần rất nhiều năng lượng và nhân lực để lấy nó. Đây là thiết bị đã được nung nóng tại đại học Washington vào năm 1998. Nó cơ bản là một máy hút ẩm công nghệ thấp. Và hóa ra là bầu khí quyển sao Hỏa thường là 100% ẩm thấp. Nên, thiết bị này có thể tách toàn bộ lượng nước con người cần hoàn toàn từ bầu khí quyển trên sao Hỏa. Việc tiếp theo chúng ta phải lo lắng là chúng ta sẽ thở cái gì. Thẳng thắn mà nói tôi đã bị sốc khi biết rằng NASA đã tìm ra cách giải quyết. Có một nhà khoa học tại MIT tên là Michael Hecht. Và anh ấy đã phát triển cỗ máy này, Moxie. Tôi yêu thứ này. Đó là cỗ máy đảo ngược tế bào nhiên liệu, về cơ bản, là hút khí quyển trên sao Hỏa và bơm ra khí oxy. Và bạn phải nhớ rằng CO2 cacbon đioxit chiếm 96% bầu khí quyển của sao Hỏa CO2 cơ bản là 78% khí oxy. Bây giờ, người du lịch tiếp theo mà NASA gửi lên sao Hỏa vào 2029 sẽ có một trong những thiết bị trên tàu, và thiết bị này có thể sản xuất đủ khí oxy để giúp một người sống vô thời hạn. Nhưng bí mật là -- và đó chỉ dành cho thử nghiệm -- bí mật là ban đầu thứ này được thiết kế theo tỉ lệ 1/100. Tiếp theo, chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ sử dụng thủy canh để trồng thực phẩm, nhưng chúng ta sẽ không thể trồng nhiều hơn 15 đến 20 phần trăm thức ăn cần ít nhất là cho tới khi nước chảy trên bề mặt của sao Hỏa và chúng ta thực sự có tiềm năng và khả năng để trồng trọt. Trong lúc đó, phần lớn thức ăn chúng ta sẽ đến từ Trái đất, và là thức ăn khô. Và sau đó chúng ta cần vài chỗ nghỉ ngơi. Đầu tiên chúng ta có thể sử dụng tòa nhà bơm hơi cũng như chính phi thuyền không gian. Nhưng điều này chỉ có hiệu quả vào ban ngày. Có quá nhiều bức xạ mặt trời và bức xạ từ các tia vũ trụ. Vì vậy chúng ta sẽ phải đi dưới lòng đất. Bây giờ, hóa ra đất trên sao Hỏa, nhìn chung, rất tốt để làm gạch. Và NASA cũng đã nhìn ra điều này. Họ sẽ cho một ít nhựa polymer vào gạch, đặt chúng vào lò vi sóng, và sau đó bạn sẽ có thể xây nhà với những bức tường cực kỳ dày. Hay chúng ta có thể sống dưới lòng đất trong hang động hoặc các bồn dung nham, những thứ đó nhiều vô kể. Và cuối cùng là quần áo. Trên Trái đất chúng ta có cả mét bầu khí quyển ở trên chúng ta, tạo ra 15 pounds ( khoảng 7kg) áp lực đè lên chúng ta, và chúng ta liên tục đẩy áp lực đó ra. Trên sao Hỏa, hầu như không có trọng lực. Nên Dava Newman, một nhà khoa học tại MIT, đã tạo ra bộ quần áo không gian trơn bóng này. Nó sẽ giúp chúng ta đứng yên, ngăn chặn bức xạ và giữ ấm cho chúng ta. Hãy nghĩ về điều này một chút nào. Thức ăn, nhà ở, quần áo, nước, oxy... có thể lo liệu được. Chúng ta thực sự có thể. Nhưng vẫn còn một chút khó khăn và phức tạp. Vì thế dẫn đến điều tiếp theo-- một bước đi rất lớn -- sống cuộc sống tốt đẹp trên sao Hỏa. Đó chính là địa khai hóa hành tinh: làm cho nó trở nên giống Trái đất hơn, tái cấu trúc toàn bộ hành tinh. Nghe có vẻ rất kiêu ngạo, nhưng sự thật là công nghệ làm ra tất cả mọi thứ tôi sắp nói thật sự tồn tại. Đầu tiên, chúng ta sưởi ấm sao Hỏa. Sao Hỏa cực kỳ lạnh lẽo vì bầu khí quyển rất mỏng. Câu trả lời nằm ở đây, tại cực Bắc và cực Nam của sao Hỏa, cả 2 đầu đều được bao phủ bởi một lượng cacbon đioxit đông lạnh đáng kinh ngạc -- đá khô. Nếu chúng ta làm nóng nó, nó bốc hơi trực tiếp vào bầu khí quyển và làm đặc bầu khí quyển như trên Trái đất. Và như chúng ta biết, CO2 is khí nhà kính cực mạnh. Bây giờ, các làm mà tôi yêu thích nhất là xây dựng một cánh buồm mặt trời thật lớn và tập trung vào nó -- nó hoạt động như một cái gương -- và tập trung vào cực Nam của sao Hỏa trước tiên. Khi hành tinh quay, nó sẽ nung nóng tất cả số lượng đá khô đó, làm nó bốc hơi và đi vào bầu khi quyển. Thật sự nó sẽ không mất quá lâu để nhiệt độ trên sao Hỏa bắt đầu tăng lên, có lẽ ít hơn 20 năm. Ngay bây giờ, vào một ngày tuyệt vời tại xích đạo, giữa mùa hè trên sao Hỏa, nhiệt độ trên sao Hỏa có thể lên tới 70 độ, nhưng sau đó chúng tụt xuống âm 100 độ về đêm. ( Cười ) Những gì chúng ta đang tiến đến là hiệu ứng nhà kính: tăng nhiệt độ vừa đủ để thấy rất nhiều đá trên sao Hỏa -- đặc biệt là đá nằm trong đất -- tan chảy. Sau đó sẽ có phép màu thật. Khi bầu khí quyển đặc lại, mọi thứ sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ được bảo vệ bởi bức xạ, chúng ta ấm hơn, làm hành tinh ấm hơn, vì vậy chúng ta sẽ có nước chảy có thể trồng trọt được. Sau đó nước bốc hơi vào không khí, lại hình thành nên một tầng khí nhà kính. Sẽ có mưa và tuyết trên sao Hỏa. Và một bầu khí quyển dày hơn, sẽ tạo ra đủ áp lực và chúng ta có thể vứt bỏ bộ quần áo không gian ấy. Chúng ta chỉ cần 5 pounds áp lực để tồn tại. Đến cuối, sao Hỏa sẽ trở nên rất giống British Colombia. Chúng ta sẽ vẫn còn vấn đề phức tạp như tạo bầu khí quyển có thể thở, và nói thẳng ra có thể mất 1000 năm để hoàn thiện. Nhưng con người thông minh vô cùng và cực kỳ dễ thích nghi. Không ai biết được công nghệ tương lai sẽ làm được những gì hay cơ thể con người có thể làm nên điều kỳ diệu gì. Trong ngành sinh học ngay lúc này đây, chúng ta đang ngay trên bờ vực của việc có thể hoàn toàn điều khiển gen của mình, gen trong cơ thể chúng ta đang làm gì, và chắc chắn rằng cuối cùng, sẽ là tiến hóa của loài người. Chúng ta có thể tạo ra các giống loài con người trên Trái đất chỉ khác một chút so với loài người trên sao Hỏa. Nhưng bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ sống như thế nào? Sẽ giống như trên Trái đất thôi. Ai đó sẽ xây dựng một nhà hàng, người nào đó sẽ xây một công ty đúc sắt. Người khác sẽ àm phim tài liệu về sao Hỏa và bán bộ phim đó ở Trái đất. Vài tên ngốc sẽ bắt đầu chương trình truyền hình thực tế. ( Cười ) Sẽ có những công ty phần mềm, sẽ có những khách sạn, những quán bar. Từng này là chắc chắn: nó sẽ là sự kiện đột phá nhất trong cuộc đời chúng ta, và tôi cho rằng đó sẽ là điều xúc động nhất. Hỏi thử một bé gái 10 tuổi xem cô bé có muốn lên sao Hỏa không. Những đứa trẻ đang học tiểu học sẽ chọn sống trên đó. Bạn còn nhớ khi con người lên mặt trăng không? Khi điều đó xảy ra, mọi người nhìn nhau và nói, "Nếu có thể làm việc này, chúng ta có thể làm mọi thứ". Chúng ta sẽ nghĩ gì khi chúng ta tạo ra được khu thuộc địa trên sao Hỏa? Quan trọng nhất là, đó sẽ khiến chúng ta trở thành giống loài du lịch vào không gian. Có nghĩa là con người vẫn sẽ sống sót cho dù có chuyện gì xảy ra trên Trái đất. Chúng ta sẽ không bao giờ là những loài người cuối cùng. Cám ơn. ( Vỗ tay ) Tôi muốn giới thiệu với các bạn một người phụ nữ tuyệt vời. Tên cô ấy là Davinia Davinia sinh ra ở Jamaica, di dân qua Mỹ năm 18 tuổi, và hiện đang sống ở vùng ngoại ô bang Washington, DC Cô ấy không phải là một chính trị viên quyền lực, cũng không phải người vận động phiếu bầu. Chắc cô ấy sẽ nói với bạn rằng mình không có gì nổi bật cả, nhưng thật ra cô ấy là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Điều tuyệt vời về Davinia đó là mỗi tuần cô ấy đều sẵn sàng dành thời gian để quan tâm đến người khác: họ không phải láng giềng, không cùng bang, thậm chí khác quốc tịch những người có lẽ cô ấy sẽ không bao giờ gặp. Davinia bắt đầu có ảnh hưởng vài năm trước khi cô ấy liên lạc với tất cả bạn bè trên Facebook, vận động họ quyên góp tiền xu để thành lập quỹ khuyến học cho các bé gái. Dù ban đầu cô ấy không kì vọng điều gì lớn lao, nhưng lúc sau, với 700,000 xu (7,000 USD) mà cô ấy nhận được, có 120 bé gái đã được đến trường. Tuần trước, khi chúng tôi gặp nhau, cô ấy nói rằng ngân hàng chỗ cô ấy bắt đầu bàn tán xôn xao mỗi khi cô ấy đẩy cả một xe đầy tiền xu đến đó. Giờ thì Davina không còn đơn độc nữa. Phải nói là không hề. Cô ấy là một phần của một phong trào đang nở rộ. Và những người như Davina còn được gọi với cái tên: Công dân toàn cầu.. Trước nhất, một công dân toàn cầu phải tự xác định được mình không thuộc về một bang, một bộ lạc hay quốc gia nào cả, mà là một thành viên của toàn thể nhân loại, và đó phải là người sẵn sàng hành động vì niềm tin đó, để giải quyết những thách thức lớn nhất của thế giới. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm kiếm, hỗ trợ và vận động những công dân toàn cầu. Họ có mặt ở tất cả các quốc gia và giữa mọi nhân khẩu. Tôi muốn nói với các bạn rằng tương lai của thế giới phụ thuộc vào các công dân toàn cầu. Tôi tin rằng nếy chúng ta có nhiều công dân toàn cầu hơn trên thế giới, thì mỗi thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt - từ tình trạng nghèo đói, thay đổi khí hậu, bất bình đẳng giới - những vấn đề này sẽ có thể giải quyết được. Về bản chất, chúng đều là vấn đề của toàn cầu, và chỉ được giải quyết triệt để một khi công dân toàn cầu buộc các nhà lãnh đạo đưa ra giải pháp. Lúc này sẽ có người lập tức đáp trả: điều này xem ra có phần viễn vông, thậm chí còn đáng sợ nữa. Do đó, hôm nay tôi muốn chia sẻ mấy điều về mình với các bạn, làm thế nào mà tôi lại đứng đây, và điều này có liên hệ gì với Davina và, có thể là với cả các bạn nữa. Tôi lớn lên ở Melbourne, Úc, và từng là một trong những đứa trẻ phiền phức không bao giờ ngừng hỏi "Tại sao?" Có lẽ bạn cũng từng như thế. Tôi thường hỏi mẹ tôi toàn những chuyện phiền phức. Mấy câu đại loại như, "Mẹ, sao con không được mặc đẹp và chơi với những con rối cả ngày?" "Tại sao mẹ muốn ăn khoai tây chiên với thứ đó?" "Tôm là gì, sao mình phải đặt nó trên vỉ nướng? (đồng âm với Barbie). (tiếng cười) "Mà mẹ ơi, kiểu tóc này. Tại sao?" (tiếng cười) Kiểu tóc xấu nhất, tôi nghĩ vậy. giờ vẫn xấu. Là cậu bé hay hỏi "Tại sao", tôi từng tin mình có thể thay đổi thế giới và không gì chứng minh được rằng tôi không thể. Vào năm 12 tuổi và đang ở năm nhất trung học, Tôi bắt đầu quyên góp tiền cho các đất nước đang phát triển. Bọn tôi là một đám trẻ rất hăng hái, đã quyên góp được nhiều nhất trong các trường ở Úc. Nên nhóm tôi được thưởng một chuyến đến Philippines để học hỏi thêm. Khi đó là năm 1998. Chúng tôi được đưa đến một khu ổ chuột ở ngoại ô Manila. Tôi kết bạn với một cậu tên là Sonny Boy, cậu ấy sống trên một núi rác bốc khói, theo đúng nghĩa đen luôn. Người ở đó gọi nó là "Smoky Mountain". Nhưng đừng để cái tên lãng mạn đó đánh lừa bạn, vì nó chẳng hơn gì một bãi rác bốc mùi mà mỗi ngày những đứa trẻ như Sonny Boy tốn hàng giờ lục tung lên chỉ để tìm ra thứ gì đó có giá trị. Chính buổi tối ở cùng với cả nhà Sonny Boy đã thay đổi tôi mãi mãi, vì khi đến giờ đi ngủ, chúng tôi chỉ nằm trên nền bê tông nhỏ như vầy, bằng nửa phòng ngủ của tôi tôi, Sonny Boy, và người nhà cậu ấy, 7 người nằm thành đường thẳng dài thế này, xung quanh chúng tôi toàn là mùi rác và gián bò khắp nơi. Và tôi không ngủ ngay, tôi nằm đó và nghĩ, "Tại sao có người phải chịu sống cảnh như thế này trong khi tôi lại có quá nhiều? Tại sao cơ hội để Sonny Boy thực hiện ước mơ của mình lại phụ thuộc vào nơi cậu ấy sinh ra, hay vào cái mà Warren Buffett gọi là "giải độc đắc lúc mới lọt lòng"? Tôi chỉ không thể hiểu, và tôi cần phải hiểu tại sao. Giờ đây, khi lớn lên tôi mới hiểu rằng sự nghèo khó mà tôi thấy ở Philippines là do những quyết định chủ quan, được đưa ra hoặc không từ một loạt bộ máy thực dân và chính phủ tham nhũng chính là những kẻ có tất cả, chỉ trừ lòng quan tâm đến Sonny Boy. Tất nhiên, họ không tạo ra "Ngọn núi khói", nhưng họ có liên quan. Và nếu chúng ta muốn giúp những đứa trẻ như Sonny Boy, thì nó không chỉ dừng lại ở việc cho cậu ấy vài đồng hoặc giúp dọn dẹp bãi rác nơi cậu ấy sống, bởi vì cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ khác. Và một khi tôi phát triển những dự án cộng đồng trong những năm tới giúp xây trường học, đào tạo giáo viên, và giải quyết vấn đề HIV và AIDS, tôi nhận ra rằng việc phát triển cộng đồng cần được thực hiện trên động lực của chính cộng đồng, và tổ chức từ thiện là cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ. Ta cần đối mặt với những thách thức này trên phạm vi toàn cầu, bằng một cách có hệ thống. Và điều tốt nhất tôi có thể làm là cố gắng huy động một lực lượng công dân đông đảo trở về để thuyết phục các nhà lãnh đạo tham gia vào sự thay đổi hệ thống đó. Đó là lý do vì sao một vài năm sau đó, tôi cùng với một nhóm bạn ở đại học tham gia vào hoạt động đưa chiến dịch "Đẩy lùi nghèo đói" đến Úc. Chúng tôi có giấc mơ tổ chức buổi hoà nhạc nhỏ vào khoảng thời gian của G20, với những nghệ sĩ Úc ở địa phương, vào một ngày, nó bỗng trở thành sự thật khi chúng tôi nhận được điện thoại từ Bono, the Edge và Pearl Jam, họ đều đồng ý tham gia để quảng bá buổi hoà nhạc của chúng tôi. Tôi có hơi phấn khích vào ngày hôm đó, bạn thấy đó. (tiếng cười) Nhưng ngạc nhiên hơn nữa, chính phủ Úc nghe thấy tiếng nói chung của chúng tôi, và họ đồng ý đầu tư gấp đôi vào việc phát triển sức khoẻ toàn cầu thêm 6.2 tỉ đô la nữa. Tôi cảm giác như -- (tiếng vỗ tay) Giống như sự thừa nhận đáng kinh ngạc của các bạn vậy. Khi tập hợp công dân lại, chúng tôi thuyết phục được chính phủ làm điều mà không ai nghĩ tới, và hành động để sửa chữa vấn đề xa xôi bên kia lãnh thổ. Nhưng đây là vấn đề: Nó không tồn tại. Đã có một sự thay đổi trong chính phủ, vậy mà sáu năm sau, tất cả chỗ tiền đó biến mất. Chúng tôi đã học được gì? Chúng tôi học được rằng 1 cuộc vận động là không đủ. Chúng ta cần một sự thay đổi bền vững, chứ không phải một thứ thay đổi theo tâm trạng thất thường của 1 chính trị gia hoặc là dấu hiệu của một đợt suy thoái kinh tế. Và nó cần phải diễn ra ở khắp mọi nơi; nếu không, mỗi một chính phủ sẽ viện lại cái cớ quen thuộc họ không có khả năng gánh gánh nặng toàn cầu một mình. Và đây là những gì chúng tôi bắt tay vào làm. Và khi chúng tôi bắt đầu làm, chúng tôi tự hỏi, làm thế nào để tạo đủ áp lực và xây dựng một lực lượng đủ lớn để thắng trận chiến này về dài? Chúng tôi chỉ có thể nghĩ ra 1 cách. Chúng tôi phải tìm cách biến sự phấn khích ngắn hạn của những người tham gia chiến dịch "Đẩy lùi nghèo đói" thành niềm đam mê dài hạn. Nó phải là một phần nhân cách của họ. Vì vậy, năm 2012, chúng tôi đồng sáng lập một tổ chức có mục đích như trên. Và chỉ có một cái tên duy nhất cho nó: Công dân toàn cầu. Điều quan trọng không phải là tổ chức này của ai. Mà chính là mọi công dân cùng nhau hành động. Thống kê cho chúng tôi biết rằng trong tổng số những người có để tâm đến vấn đề toàn cầu, chỉ có 18% đã biến nó thành hành động. Không phải là mọi người không muốn hành động. Thường là do họ không biết phải làm thế nào, hoặc họ cho rằng hành động của mình sẽ không có tác dụng gì. Nên chúng tôi phải tìm cách tuyển dụng và vận động hàng triệu công dân từ hàng chục quốc gia để gây áp lực lên các nhà lãnh đạo ở nước mình để họ cư xử vị tha. Và khi làm như vậy, chúng tôi phát hiện ra một điều thật li kì, khi bạn xem sứ mệnh của mình là công dân toàn cầu, đột nhiên bạn tìm thấy được những đồng minh không tưởng. Bạn thấy đó, nghèo đói không phải vấn đề duy nhất mang tính toàn cầu. Thay đổi khí hậu cũng vậy, nhân quyền, bình đẳng giới, thậm chí xung đột. Chúng tôi thấy mình là đồng minh với những ai đang tìm hướng đi để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhau này. Nhưng chúng tôi đã thực sự làm gì để tuyển dụng và tham gia cùng các công dân toàn cầu đó? Thực ra, chúng tôi dùng một ngôn ngữ quốc tế: Âm nhạc. Chúng tôi tổ chức Lễ hội Công dân Toàn cầu ở trung tâm thành phố New York, ở Central Park, và chúng tôi đã thuyết phục được vài nghệ sĩ lớn trên thế giới tham gia. Chúng tôi tìm cách để lễ hội diễn ra cùng lúc với cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, để những nhà lãnh đạo nào cần nghe tiếng nói của chúng tôi sẽ không thể làm ngơ được. Nhưng có một trở ngại thế này: Vé tham dự không thể mua bằng tiền. Mà phải tìm cách để đạt được. Bạn phải làm một nhiệm vụ với tư cách một công dân toàn cầu, và chỉ khi hoàn thành thì bạn mới đủ điểm để đạt yêu cầu. Hành động là tiền. Tôi không hề xem quyền công dân là một thứ để cảm thấy tự hào. Với tôi, là công dân thì phải hành động, đó là yêu cầu của chúng tôi. Và thật kỳ diệu, nó có hiệu quả. Năm ngoái, chỉ tính riêng New York đã có hơn 155,000 công dân đạt đủ điểm yêu cầu. Tính trên thế giới, công dân của hơn 150 nước đã đăng kí Và năm ngoái, chúng tôi có hơn 100,000 thành viên mới mỗi tuần trong cả năm. Bạn thấy đó, không cần phải tạo ra công dân toàn cầu từ con số không. Chúng ta đã có mặt khắp mọi nơi rồi. Chúng ta chỉ cần được phân công và động viên để bắt đầu hành động. Và tôi tin đây chính là bài học lớn mà chúng ta học từ Davina, người đã hành động từ 2012 với tư cách công dân toàn cầu. Đây là những gì cô ấy đã làm. Chuyện không diễn ra trong một sớm một chiều đâu. Cô ấy bắt đầu bằng cách viết thư, gửi email đến văn phòng các chính trị gia. Cô ấy làm việc tình nguyện ở tổ chức cộng đồng địa phương. Đó là khi cô ấy tích cực hoạt động trên mạng xã hội và bắt đầu thu thập tiền xu- rất nhiều tiền xu. Có thể bạn sẽ thấy như thế là không nhiều. Bấy nhiêu thôi làm sao nên chuyện? Kì thực là nên chuyện lớn luôn đấy, vì cô ấy đâu chỉ một mình. Hành động của cô ấy, cùng với 142,000 công dân toàn cầu khác, đã khiến chính phủ Mỹ đổ tiền ra gấp đôi để đầu tư cho Hội Giáo dục Toàn cầu Còn đây là giáo sư Raj Shah, giám đốc của USAID, đang tuyên bố sẽ đầu tư. Bạn thấy đó, khi hàng ngàn công dân toàn cầu tìm được cảm hứng từ nhau, Thật tuyệt vời khi chứng kiến sức mạnh tập thể. Công dân toàn cầu như Davinia đã thuyết phục được Ngân Hàng Thế giới đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống nước sạch và vệ sinh. Đây là chủ tịch ngân hàng Jim Kim đang tuyên bố đầu tư 15 tỉ đô la trên sân khấu của Công dân Toàn cầu, và thủ tướng Modi của Ấn Độ khẳng định cam kết xây nhà vệ sinh ở mỗi hộ gia đình và trường học trên toàn Ấn Độ trước 2019. Các thành viên của tổ chức được MC Stephen Colbert khuyến khích đã tiến hành "tấn công" trang Twitter của Na Uy. Erna Solberg, thủ thướng nước này, đã nhận được thông điệp, và hứa sẽ đầu tư gấp đôi cho chương trình giáo dục cho các bé gái. Các công dân toàn cầu cùng với Rotarians kêu gọi chính phủ Canada, Anh và Úc thúc đẩy đầu tư vào diệt trừ bệnh bại liệt Họ liên kết lại và hứa đầu tư 665 tỉ đô la. Nhưng sau tất cả, chúng tôi lại đối mặt với vài thử thách Bạn có lẽ đang tự hỏi làm sao chúng tôi thuyết phục được các nhà lãnh đạo thế giới duy trì mối quan tâm của họ đến vấn đề toàn cầu? Thật vậy, chính khách Mỹ quyền lực, Tip O'Neill từng nói, "Tất cả hoạt động chính trị đều thuộc về địa phương." Đó là những gì giúp các chính trị gia được bầu: Tìm kiếm, đạt được và giữ vững quyền lực qua việc giải quyết các vấn đề địa phương vì lợi ích toàn quốc gia. Tôi trải nghiệm điều này lần đầu khi tôi 21 tuổi Tôi tham dự 1 buổi họp với một bộ trưởng ngoại giao khi đó của Úc mà tôi sẽ không nói tên. [Alexander Downer] (tiếng cười) Lúc gặp riêng, tôi bày tỏ với ông ấy nguyện vọng chấm dứt tình trạng bần cùng. Tôi nói,"Thưa Bộ trưởng, đây là cơ hội ngàn năm có một của Úc để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ. Chúng ta làm được." Và ông ấy cắt lời tôi, khinh khỉnh nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lùng và thờ ơ, rồi nói, "Hugh này, chẳng tên nào quan tâm tới viện trợ nước ngoài đâu." Ngoại trừ ông ta không dùng từ "funk" Ông ta nói tiếp. Ông ta nói, lo xong chuyện nhà đã, rồi hẵn lo chuyện thiên hạ. Tôi thấy lối nghĩ này lạc hậu, mà còn nguy hiểm nữa. Hay như ông quá cố của tôi nói: vớ va vớ vẩn (BullShit). Chủ nghĩa địa phương đã sinh ra tư tưởng phân chia trắng-đen sai lệch nó xem người nghèo nước này và nước khác hoàn toàn đối lập nhau. Nó vờ vịt rằng ta có thể tách mình và nước mình khỏi nước khác. Cả thế giới này mới đúng là nhà chúng ta. vậy mà ta vẫn cứ "sống chết mặc nó". Nhìn đi, chuyện gì xảy ra khi ta phớt lờ Rwanda, khi mặc kệ Syria, khi chúng ta bỏ qua thay đổi khí hậu. Các nhà chính trị cũng nên "quan tâm chút" chứ, vì ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và sự nghèo khó quét tới tận nhà chúng ta rồi. Giờ đây, những công dân toàn cầu họ hiểu được điều này. Chúng ta sống trong thời đại có lợi cho công dân toàn cầu, nơi mà mọi tiếng nói cá nhân đều được tôn trọng. Bạn còn nhớ không lúc Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ được ký, vào năm 2000 đấy? Thời đó, chúng ta giỏi lắm cũng chỉ gửi được một lá thư khẩn. và chờ đến cuộc bầu cử tiếp theo. Không hề có mạng xã hội. Ngày nay, hàng tỉ công dân có nhiều phương tiện hơn, tiếp cận với thông tin nhiều hơn Có tiềm năng ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Cả vấn đề và cách giải quyết đều ở ngay trước mặt chúng ta. Thế giới thay đổi rồi, và những ai trong chúng ta nhìn xa hơn đang đi đúng lộ trình của lịch sử. Vậy chúng ta đi tới đâu rồi? Chúng ta có lễ hội tuyệt vời này chúng ta đã ghi điểm thành công ở vài chính sách, và công dân trên toàn thế giới đang gia nhập đội ngũ. Nhưng chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh chưa? Chưa. Con đường chúng ta phải đi còn dài lắm. Nhưng đây là cơ hội chúng ta thấy. Khái niệm công dân toàn cầu, đúng rành rành về lý nhưng tới giờ còn vài điểm chưa thiết thực, lại xuất hiện trùng với thời điểm chúng ta được ban đặc ân sống. Là công dân toàn cầu, ta hiện có được thời cơ đặc biệt để nhanh chóng tạo ra thay đổi tích cực có quy mô trên toàn thế giới. Vậy trong những năm tháng tới, công dân toàn cầu sẽ giúp các lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo Mục tiêu Toàn cầu mới vì Phát triển Bền vững được giám sát và triển khai Công dân toàn cầu sẽ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hàng đầu để xoá bỏ các bệnh như bại liệt và sốt rét. Công dân toàn cầu sẽ tham gia từ khắp năm châu địa cầu, tăng tần suất hoạt động, chất lượng và ảnh hưởng của họ. Những giấc mơ này không hề ngoài tầm với. Tưởng tượng xem, một đội ngũ từ 1 triệu người thành 10 triệu, được kết nối, nắm được tình hình, cùng nhau hành động với "không" luôn là câu trả lời miễn cưỡng. Những năm qua, Tôi cố liên lạc lại với Sonny Boy. Đáng tiếc, tôi không làm được. Chúng tôi gặp nhau lâu trước khi mạng xã hội ra đời. và địa chỉ của cậu ấy đã bị chính quyền thay đổi, chuyện thường ngày ở các khu ổ chuột. Tôi muốn ngồi tâm sự với cậu ấy, dù giờ này cậu ấy ở đâu, và nói cậu ấy nghe thời gian ở "Ngọn núi khói" với tôi ý nghĩa thế nào. Nhờ cậu ấy và rất nhiều người khác, Tôi hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia phong trào của quần chúng, họ là những đứa trẻ sẵn sàng dời mắt khỏi màn hình để nhìn ra thế giới, những công dân toàn cầu. Những công dân toàn cầu là những người ở cạnh nhau, những người luôn hỏi "Vì sao? ", những người không nói lời từ chối, và trân quý những khả năng tuyệt vời của ngôi nhà chúng ta chung sống. Tôi là 1 công dân toàn cầu Bạn thì sao? Cảm ơn. (tiếng vỗ tay) [Vào ngày 3/4/2016, chúng ta chứng kiến vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử.] [Hồ sơ Panama vạch trần việc những người quyền lực và giàu có] [đang giấu một khoản tiền lớn trong tài khoản nước ngoài.] [Điều đó có ý nghĩa gì?] [Chúng tôi đã đề nghị Robert Palmer của tổ chức Global Witness giải trình.] Tuần này, đã có một dòng chảy mạnh mẽ, rối ren và xoay quanh những câu chuyện phát ra từ sự rò rỉ của 11 triệu tài liệu từ một công ty luật ở nước Panama gọi là Mosack Fonseca. Việc phát tán các văn bản từ Panama vén tấm màn che một phần rất nhỏ của thế giới ngầm ngoài khơi bí ẩn. Ta cũng hiểu được cách các khách hàng, ngân hàng hay luật sư tìm đến các công ty như Mossack Fonseca và yêu cầu: "OK, chúng tôi muốn một công ty ma, bạn có thể làm được không?" Bạn thực sự có thể xem các emails, các tin nhắn trao đổi, và có thể nhìn thấy cơ chế làm việc của quá trình này, cách thức nó hoạt động. Dĩ nhiên, điều này đã có nhiều hậu quả ngay lập tức. Thủ tướng nước Iceland đã từ chức. Chúng tôi cũng có thông tin rằng một đồng minh của Bashar Al-Assad, một nhà độc tài tàn bạo ở Syria, cũng có các công ty ma này. Gần đây, có một vài cáo buộc về dấu vết khối lượng 2 tỷ USD dẫn đến Tổng thống Nga, Vladimir Putin thông qua người bạn chí cốt của ông, người đồng thời là nghệ sĩ Cello hàng đầu. Và sẽ có rất nhiều nhà tài phiệt ngoài kia và một số sẽ nơm nớp lo sợ về những bộ thông tin tiếp theo và tài liệu cơ mật sắp tới. Điều này giống như cốt truyện của một bộ phim gián điệp hay tiểu thuyết John Grisham vậy. Nó rất là xa vời với tôi, bạn và những thường dân khác. Tại sao ta lại nên quan tâm đến sự kiện này? Sự thật là nếu những cá nhân giàu có và quyền lực ấy có thể giữ tiền của họ ở những thiên đường thuế và không nộp các khoản thuế đáng ra họ phải nộp, nó đồng nghĩa là sẽ có ít ngân sách hơn cho các dịch vụ công quan trọng như y tế, giáo dục, đường xá. Và chúng ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Bây giờ, ở tổ chức của tôi -- Globle Witness, sự phơi bày này thật là phi thường. Các phương tiện truyền thông và các nhà lãnh đạo chính trị đang bàn về cách cá nhân dùng các tài khoản bí mật nước ngoài che dấu và ngụy trang tài sản của mình-- vấn đề mà chúng tôi đã lên tiếng và phanh phui suốt thập kỷ qua. Tôi nghĩ chắc rất nhiều người sẽ thất vọng và bổi rối bởi thế giới này, và khó hiểu về cách mà thế giới ngầm bên ngoài hoạt động. Tôi thích ví nó như một con búp bê Nga. Bạn có một công ty ẩn bên trong một công ty khác, bên trong một công ty khác nữa, với mục đích là che đậy và làm cho nó hầu như là không thể để lần ra thân phận thật sự của người đằng sau chúng. Và rất khó cho những cơ quan thi hành pháp luật hay cơ quan thuế, các nhà báo, các tổ chức xã hội hiểu rõ việc đang diễn ra. Nhưng điều này cũng hay ho là có rất ít thông tin về vấn nạn này ở Hoa Kì. Phải chăng là vì những người Mỹ nổi tiếng chưa bị nêu tên trong sự kiện, trong vụ bê bối lần này? Không phải là vì các nhà tài phiệt Mỹ không cố gắng che dấu tài sản của mình bên ngoài. Chỉ là bởi đây là cách mà thiên đường thuế hoạt động, Mossack Fonseca có rất ít khách hàng Mỹ. Tôi nghĩ nếu ta thấy sự rò rỉ này phát ra từ Vùng đảo Cayman, hay thậm chí từ Delaware, Wyoming hay Nevada, bạn sẽ thấy vô số trường hợp và ví dụ dẫn đến người Mỹ. Sự thật là trong số các bang của Mỹ, bạn chỉ cần ít thông tin, cung cấp ít thông tin hơn cả thông tin để làm thẻ thư viện là bạn đã có một công ty. Loại bí mật đó ở nước Mỹ đã cho phép nhân vụ ở các trường học chặt chém học sinh rất nhiều. Nó cho phép những kẻ lừa đảo hút máu các nhà đầu tư còn non nớt. Nó là một chuỗi hành động ảnh hưởng đến toàn chúng ta. Tại Global Witness, chúng tôi muốn thấy điều này diễn ra trong thực tế. Nó thực sự diễn ra như thế nào? Vì thế chúng tôi đã gửi một điều tra viên làm gián điệp tới 13 hãng luật ở Manhattan. Anh ta giả làm như một thủ tướng châu Phi có nhu cầu chuyển quỹ đen tới Mỹ để mua nhà, du thuyền, máy bay phản lực. Và điều bất ngờ là hầu hết họ, trừ duy nhất một hãng ra đã đề xuất điều tra viên của chúng tôi những cách thức để di chuyển quỹ đen này. Đây là tất cả các cuộc họp sơ bộ, và không ai coi chúng tôi là khách hàng, và dĩ nhiên là không tiền, không bạn, nhưng nó cho thấy trở ngại của hệ thống này. Nó cũng quan trọng khi ta thôi nghĩ toàn bộ đều là vấn đề cá nhân. Đây không chỉ là về một cá nhân luật sư, người gặp gỡ gián điệp của chúng tôi và đưa ra đề xuất. Cũng không là về một chính trị gia cấp cao cụ thể người bị khơi ra trong vụ bê bối. Đây là về cách một hệ thống hoạt động, mà dung túng sự tham nhũng, trốn thuế, nghèo nàn và mất cân bằng. Để giải quyết vấn nạn này, chúng ta cần thay đổi luật chơi. Ta cần thay đổi quy tắc của trò chơi để làm quá trình này khó khăn hơn. Nó có thể khá là u ám và mờ mịt, như ta không thể làm được gì, như chẳng có gì thay đổi, và như thể các tài phiệt quyền lực vẫn còn tồn tại. Nhưng tự nhiên là một người lạc quan, tôi cho rằng chúng tôi đang bắt đầu tạo ra sự thay đổi. Vài năm vừa qua, ta đã chứng kiến một sự thúc đẩy mạnh hơn hướng tới sự minh bạch khi nói tới quyền sở hữu công ty. Nó đã được đề cập ở buổi nghị sự chính trị bởi thủ tướng Anh -- David Cameron tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 tổ chức ở Bắc Ireland năm 2013. Và từ đó, liên minh châu Âu đang tạo ra những trung tâm đăng ký cấp quốc gia cho những chủ thực sự sở hữu và điều hành công ty khắp Châu Âu . Một trong những điều đáng buồn là, Hoa Kì đang bị tụt lại phía sau. Đã có một luật ban hành của hai Đảng được giới thiệu trong Hạ viện và Thượng viện, nhưng nó chẳng có hiệu quả nhiều như chúng ta trông đợi. Vì thể chúng tôi thực mong là sự rò rỉ của Hồ sơ Panama, với cái nhìn rõ hơn về thiên đường thuế, sẽ đóng vai trò vạch trần trong Hoa Kì và khắp thế giới. Đối với chúng tôi tại Global Witness, đây là thời điểm để thay đổi. Chúng tôi cần sự tức giận của thường dân về việc những người che dấu danh tính của họ đằng sau các công ty ma. Chúng tôi cần những nhà lãnh đạo kinh tế lên tiếng -- "Bí mật như thế này là gây bất lợi cho kinh tế." Chúng tôi cần những nhà cầm quyền chính trị nhận ra vấn đề, và cam đoan thay đổi luật lệ để phanh phui bí mật này. Cùng nhau, ta có thể chuỗi hoạt động ngầm này mà đang tạo cơ hội cho sự trốn thuế, tham nhũng và rửa tiền để phồn vinh hơn. Tôi đã dành 38 năm qua cố gắng để trở nên vô hình Tôi là một biên tập viên. Tôi làm việc cho The New Yorker, và việc biên tập cho tạp chí này giống như chơi ở vị trí chặn ngắn cho đội bóng chày trong Major League Baseball từng động thái nhỏ đều bị xem xét bởi các nhà phê bình Lạy trời bạn đừng phạm phải sai lầm nào. Để làm rõ hơn: các biên tập viên không được chọn cái gì để đưa vào tạp chí. Chúng tôi làm việc với từng câu, hay từng đoạn văn, từng chữ, từng dấu chấm câu. Công việc của chúng tôi kĩ lưỡng trong từng chi tiết Chúng tôi đặt dấu tách âm, là hai dấu chấm, lên trên chữ "i" trong từ "naïve" Chúng tôi tự đặt ra qui luật (chấm câu và chính tả). Mỗi xuất bản phẩm đều có qui luật riêng. Của The New Yorker thì rất đặc biệt. Đôi khi chúng tôi bị trêu đùa vì điểm này. Thử nghĩ xem -- chúng tôi vẫn còn viết chữ "teen-ager" có dấu gạch nối, như thể từ đó mới được đặt ra. Nhưng khi bạn thấy dấu gạch nối trong từ "teen-age" và dấu tách âm trên từ "coöperate", thì bạn biết được mình đang đọc tạp chí The New Yorker Việc biên tập cho The New Yorker là một quá trình máy móc. Có một công việc liên quan được gọi là hiệu đính hay đọc rà soát để kiểm tra lỗi Mặc dù công việc biên tập khá máy móc, nhưng hiệu đính lại là một công việc đầy nghệ thuật. Chúng tôi đưa ý kiến đến tác giả thông qua biên tập viên để cải thiện việc nhấn mạnh ý của câu. hay chỉ ra những chỗ vô tình bị lặp lại và đưa ra cách viết khác hấp dẫn hơn. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho tác giả có bài viết tốt. Lưu ý rằng chúng tôi không đưa trực tiếp các bản in thử đến tác giả, mà đưa cho biên tập viên, Việc này thường xuyên tạo nên thế cục "cớm tốt cớm xấu" mà biên tập viên -- nói chung -- luôn bị coi là người xấu. Nếu làm việc tốt, chúng tôi như người vô hình, nhưng một khi phạm lỗi, biên tập viên chúng tôi lại trở nên hiện hữu rành rành Đây là lỗi gần đây nhất mà tôi mắc phải. [Thứ ba tuần trước, Sarah Palin, hiện thân trước Trump về chủ nghĩa dân túy no-nothingism trong Đảng Cộng Hòa, tán thành ông Trump.] "Những biên tập viên truyền thuyết của The New Yorker đâu rồi?" một độc giả hỏi "Có phải ý tác giả muốn viết là 'know-nothingism' không ?" Ouch. Không thể biện hộ cho lỗi lầm này. Nhưng tôi thích như vậy "no-nothingism." Nó có thể là từ riêng người Mỹ dùng để nói về "chủ nghĩa vô chính phủ (Nga)" mà. (Tiếng cười) Và đây là, một độc giả khác trích dẫn một đoạn văn từ tạp chí: [Ruby đã 76 tuổi, nhưng bà ấy vẫn giữ nguyên tác phong đầy uy quyền của mình; chỉ có dáng đi run rẩy mới chứng tỏ tuổi của bà ấy là sai.] Ông ấy nói thêm: "Chắc hẳn, ai đó ở The New Yorker biết nghĩa của từ 'belied', và nghĩa đó hoàn toàn trái ngược với nghĩa cần dùng trong câu này. Thôi nào! Hãy viết cho đàng hoàng vào." Belie: là gây/tạo ra một ấn tượng sai/giả dối. Đáng lẽ từ cần dùng nên là "betrayed-để lộ ra" E.B. White từng viết về dấu phẩy trong The New Yorker. "Chúng hạ xuống với độ chính xác của những con dao mổ đang vạch trên cơ thể người." (Tiếng cười) Và đúng vậy, chúng tôi thường nhận được những lời phàn nàn về dấu phẩy. "Thật sự có đến hai dấu phẩy trong 'Martin Luther King, Jr., Boulevard' sao?" Tuy không có trên bảng ký hiệu, nhưng vâng, đó là nét đặc trưng của The New Yorker cho từ "Jr." Một độc giả vui tính khác viết: ["Làm ơn, các bạn có thể đuổi việc, hay ít nhất, đình chỉ, tên cuồng dấu phẩy, trong đội ngũ biên tập không?"] (Tiếng cười) À, vâng. Trong trường hợp này, các dấu phẩy đều được đặt đúng chỗ, ngoại trừ một chỗ đáng lẽ không nên có giữa 2 từ "maniac" và "on". (Cười) Ngoài ra, nếu mà có đặt các dấu quanh từ "at least" chúng tôi có lẽ sẽ cải biến bằng cách sử dụng các dấu gạch ngang quanh cụm từ đó: "... -- or, at least, restrain --" Hoàn hảo. (Vỗ tay) Tiếp theo còn có cái này: "Yêu các bạn, yêu tạp chí của các bạn, nhưng các bạn có thể ngừng viết những con số lớn bằng chữ được không?" [two and a half million-hai triệu rưỡi...] Không. (Cười) Nỗi lòng tột bực từ một độc giả khác khắt khe về chính tả: ["Những thứ dài giống như sợi dây đó là vocal cords; không phải là chords."] Độc giả bức xúc còn viết thêm, "Tôi không chắc mình là người đầu tiên phàn nàn về lỗi hiệu đính nghiêm trọng như thế này, nhưng tôi dám chắc mình không phải là người cuối cùng. Thật là xấu hổ!" (Cười) Tôi từng thích nhận thư từ. Có một hiệp ước giữa tác giả và biên tập viên. Biên tập viên không được bao giờ phản bội tác giả, không được công khai những câu chuyện cười dở tệ mà phải bị cắt hay những câu chuyện diễn biến dài dòng. Một biên tập viên xuất sắc giúp tác giả tránh khỏi những sự làm lố, thừa thải. Các biên tập viên, cũng, có quy tắc hành nghề; Chúng tôi không công khai những trường hợp sai sót của nhau. Tôi cảm thấy không trung thực khi tiết lộ chúng tại đây, vậy nên hãy nhìn vào những việc chúng tôi làm tốt. Dù sao đi nữa, tôi cũng đã có tiếng là nghiêm khắc rồi. Nhưng tôi làm việc với các tác giả những người biết cách hợp tác với tôi Tôi đã biết Ian Frazier, hay "Sandy" từ đầu những năm 80. Và ông là một trong những tác giả yêu thích của tôi. mặc dù đôi khi câu ông viết khiến biên tập viên phải ngập ngừng. Đây là một câu trích từ câu chuyện về Đảo Staten sau cơn bão nhiệt đới Bão Sandy: [Một cảng tàu bị phá vỡ ở giữa và bị mất một nửa nghiêng xuống về phía mặt nước biển, các ống đỡ và dây điện nghiêng về phía trước giống như khi bạn mở một hộp mì sợi và nó trượt ra ngoài vậy.] (Cười) Điều này sẽ không bao giờ có qua ở các nhà ngữ pháp học thời xưa. Nhưng tôi có thể làm gì? Về mặt ngữ nghĩa, nên thế từ "like" thành "as" nhưng nghe vậy thì có vẻ kì cục. như thể tác giả sắp sửa làm phép so sánh theo phong cách Hô-me mở rộng -- "như khi bạn mở một hộp mì ống." (Cười) Tôi quyết định dựa trên việc cơn bão đã trao sự trừng phạt thích đáng lên Sandy. và thế là giữ nguyên câu. (Cười) Nói chung, nếu tôi nghĩ cái gì đó bị sai sai, tôi liền tự chất vấn 3 lần. Tôi kể cho Sandy nghe lúc vô ý xảy ra cách đây không lâu và ông ấy nói, "Chỉ 3 lần thôi?" Thế là, ông ấy học được cách chịu đựng. Gần đây, ông có viết một câu chuyện cho "Talk of the Town", đó là phần nằm đầu cuốn tạp chí với những mẫu truyện ngắn về các chủ đề từ buổi triễn lãm của Ricky Jay tại Viện Bảo tàng Metropolitan đến giới thiệu túi đựng thức ăn ở Pháp. Truyện của Sandy là nói về sự trở lại quận Bronx (tp New York) của Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Sonia Sotomayor. Có 3 điều tôi tự hỏi mình. Thứ nhất, là ngữ pháp. Nữ thẩm phán đang mặc đồ đen và Sandy viết là, [Khuôn mặt và đôi tay của bà nổi bật lên như trong một trức tranh cổ xưa, sẫm màu.] Giờ thì, không giống với cơn bão, với từ "like" này, tác giả không có lý do gì để mô tả sự thiệt hại của cơn bão. "Like" trong nghĩa này là giới từ, và giới từ này kèm theo tân ngữ, là một danh từ. Vậy nên "like" ở đây nên thay bằng "as". "Cứ như trong một bức tranh cổ xưa, sẫm màu." Thứ hai, là vấn đề chính tả. Tác giả đang nêu ra ai đó người đang hỗ trợ thẩm phán: ["Chỉ còn ít phút nữa thôi. Chúng ta sẽ nhờ người đưa micro cho thẩm phán,"] Mic'ed? Ngành công nghiệp âm nhạc đánh vần "mic" vì đó là cách nó được đánh vần dựa trên thiết bị. Tôi chưa bao giờ thấy nó được sử dụng như một động từ với lối viết như thế. và tôi quẫn trí đến nỗi khi nghĩ rằng từ "mic'ed" đó sẽ được đưa vào tạp chí trong sự chờ đợi thấp thỏm của tôi. (Cười) Điểm khác biệt của New Yorker trong lối viết tắt cho từ "microphone" là "mike" Cuối cùng, là vấn đề về ngữ pháp khó và cách dùng mà đại từ trong đó phải có cùng số ngữ pháp như là nhóm từ đứng trước nó [mọi người quanh đây đều nín thở] "Their" là số nhiều và "everyone", từ đứng trước nó, là số ít. Bạn sẽ không bao giờ nói, "Everyone were there." mà là Everyone was there. Everyone is here. Nhưng mọi người lúc nào cũng nói như vầy, "Everyone held their breath" Để đem lại tính hợp pháp, các biên tập viên gọi nó là " "their" số ít" như thể gọi nó là số ít thì nó sẽ không còn là số nhiều nữa. (Cười) Đó là bổn phận của tôi khi tôi thấy nó lên báo và phải cố loại bỏ nó. Tôi đã không thể để, "Everyone held her breath," hay "Everyone held his breath," hay "Everyone held his or her breath." Dù tôi thay đổi cách nào đi chăng nữa. Thế là tôi liền hỏi, qua biên tập viên, liệu tác giả sẽ xem xét việc thay đổi thành "All in the vicinity held their breath," bởi vì "all" là số nhiều. Nhưng không được. Tôi lại cố: ""All those present held their breath?" Tôi nghĩ cách nói này cũng gần đúng nghĩa. Nhưng BTV đã chỉ ra rằng chúng ta không thể có "present" và "presence" trong cùng một câu. Khi mà bản in thử cuối cùng trở lại, tác giả đã chấp nhận thay từ "as" cho từ "like," và "miked" cho "mic'ed." Nhưng câu "Everyone held their breath," ông ấy vẫn giữ nguyên lập trường. Hiệu đính được 2/3 là tốt rồi. Cùng một vấn đề, trong mẫu chuyện về túi đựng thức ăn ở Pháp, có sự sử dụng vô cớ từ f bởi một người Pháp. Tôi tự hỏi, khi mà lên báo, sẽ càng làm các độc giả khó chịu hơn nữa. (Tiếng cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Tin tức định hình cách chúng ta nhìn thế giới như thế nào? Đây là thế giới với hình dạng thật của nó - dựa trên hình thù của lục địa Và đây là cách mà tin tức đã định hình cái người Mỹ nhìn thấy. Bản đồ này -- (Tán thưởng) -- bản đồ này chỉ số giây đồng hồ mà các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ dành cho các mục tin tức về các quốc gia, vào tháng Hai năm 2007 -- chỉ một năm trước Còn đây là tháng mà Bắc Triều Tiên đồng ý dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân Ở đây là một trận lụt lớn ở Indonesia Và ở Paris, khi tổ chức IPCC công bố nghiên cứu khẳng định tác động của con người đến biến đổi khí hậu Các tin tức về Hoa Kỳ chiế 79 phần trăm tổng số tin Và khi chúng ta bỏ qua Hoa Kỳ và xem xét 21 phần trăm còn lại Chúng ta thấy phần lớn là về Iraq -- là hình màu xanh to ở kia -- còn lại hầu như không có gì Ví dụ kết hợp cả Nga, Trung Quốc và Ấn độ đạt chưa đến 1% Khi chúng ta phân tích tất cả các tin tức và chỉ bỏ qua một tin thì thế giới sẽ trông như thế này Đó là tin tức gì? Cái chết của Anna Nicole Smith Tin tức này đã che mờ tất cả các quốc gia khác ngoại trừ Iraq và đã nhận được gấp 10 lần tin tức về báo cáo của IPCC Và câu chuyện tiếp tục; như chúng ta đều biết, Britney thời gian gần đây quá nổi bật Vậy tại sao chúng ta không được nghe nhiều hơn về thế giới? Một lý do là các mạng truyền thông đã giảm số lượng các ban biên tập tin quốc tế đi một nửa. Ngoài các tiểu ban chỉ một nhân sự của ABC tại Nairobi, New Delhi and Mumbai, không có tiểu ban tin tức nào ở Châu Phi, Ấn Độ hay Nam Mỹ nơi cư trú của hơn hai tỷ người Sự thật là đưa tin về Britney rẻ hơn. Và sự thiếu thông tin toàn cầu này còn đáng lo hơn khi chúng nhìn vào nơi mà mọi người tìm thông tin Chủ yếu là các bản tin truyền hình địa phương, thật không may là nó chỉ dành 12 phần trăm cho tin tức quốc tế Thế còn website thì sao? Hầu như các tin tức đại chúng cũng không khá hơn Năm ngoài Pew và Trường Colombia đã phân tích 14000 tin tức xuất hiện trên trang đầu của Google News Và thực thế chúng chỉ bao trùm 24 sự kiện Tương tự, một nghiên cứu về nội dung điện tử cho thấy hầu hết tin tức toàn cầu từ các biên tập viên của Hoa Kỳ được lấy từ các tin từ dịch vụ của AP và Reuters, và không đặt chúng đúng ngữ cảnh để mọi người có thể hiểu được mối liên hệ với nó Và nếu bạn đặt mọi thứ với nhau, nó có thể giải thích tại sao ngày nay một sinh viên đại học cũng như những người Mỹ ở bậc học thấp hơn biết về thế giới ít hơn so với 20 năm trước Và nếu bạn nghĩ đơn giản là vì chúng ta không quan tâm thì bạn có thể đã sai. Những năm gần đây, người Mỹ nói họ luôn theo sát tin tức thế giới đạt đến tỉ lệ trên 50 phần trăm. Câu hỏi đúng phải là: liệu người Mỹ chúng ta có thực sự muốn thế giới bị bóp méo này trong một thế giới ngày càng liên kết lẫn nhau? Tôi biết chúng ta có thể làm hơn thế. Và chúng ta có thể không? Xin cảm ơn. Tôi có một lý do nữa để lạc quan: biến đổi khi hậu. Có thể bạn không tin, nhưng đây là sự thật: Ngày 12 Tháng 12 năm 2015, tại Paris, trong kì họp của Liên Hợp Quốc, 195 chính phủ đã tập hợp lại và nhất trí -- nếu bạn từng làm việc với các chính phủ, bạn biết điều đó khó khăn như thế nào -- nhất trí quyết định thay đổi hướng đi của nền kinh tế toàn cầu để bảo vệ những người dễ chịu tổn thương nhất và cải thiện cuộc sống của tất cả chúng ta, Đó là một thành tựu đáng nể. (Vỗ tay) Nhưng điều đó còn đáng nể hơn nếu bạn xem xét tình trạng của chúng ta chỉ một vài năm trước đây, năm 2009, tại Copenhagen. Ai còn nhớ tới Copenhagen? Vâng, sau nhiều năm làm việc hướng tới một thỏa thuận khí hậu, cũng các chính phủ đó đã nhóm họp tại Copenhagen và gặp thất bại thảm hại. Tại sao nó lại thất bại thảm hại? Vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự chia rẽ về quan điểm sâu sắc giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Vì vậy, sáu tháng sau thất bại này, tôi đã được gọi đến để chủ trì các cuộc đàm phán biến đổi khí hậu toàn cầu. Bạn có thể tưởng tượng, thời điểm hoàn hảo để bắt đầu công việc mới này. Thái độ của thế giới với biến đổi khí hậu như ở trong thùng rác. Không một ai tin rằng một thỏa thuận toàn cầu là điều có thể. Thực ra, tôi cũng có suy nghĩ tương tự. Nếu các bạn hứa không nói cho ai ngoài những khán giả tuyệt vời này của TED, tôi sẽ tiết lộ một bí mật mà may mắn thay, đã được chôn vùi trong lịch sử. Trong buổi họp báo đầu tiên của tôi, một phóng viên đã hỏi, "Um, bà Figueres, bà nghĩ một thỏa thuận toàn cầu là điều có thể xảy ra hay không?" Và không suy nghĩ gì, tôi đã nghe thấy chính mình nói rằng, "Khi tôi còn sống thì không thể." Vâng, bạn có thể tưởng tượng được bộ dạng đội ngũ báo chí của tôi lúc đó, trông họ đã hoảng sợ như thế nào trước người phụ nữ Costa Rica điên rồ này và cũng là sếp mới của họ. Và tôi cũng cảm thấy sợ. Tôi không thấy sợ chính tôi vì tôi đã quen thuộc với bản thân mình. Tôi cảm thấy sợ bởi những hậu quả của những gì tôi vừa nói, bởi những hậu quả đối với cái thế giới mà tất cả con cháu chúng ta sẽ phải sống. Đó thực ra là một khoảnh khắc khủng khiếp đối với tôi, và tôi nghĩ lại, không, từ từ đã, từ từ đã. "Không thể" không phải là sự thật, mà nó là thái độ. Nó chỉ là một thái độ mà thôi. Và tôi quyết định ngay lúc đó rằng tôi sẽ thay đổi thái độ của mình và tôi sẽ giúp thế giới thay đổi thái độ về biến đổi khí hậu. Vì vậy, tôi không biết -- À, chỉ cần cái này? Cảm ơn. Tôi không biết -- bạn sẽ làm gì nếu bạn được giao nhiệm vụ giải cứu hành tinh. Hãy viết điều đó trong mô tả công việc của bạn. Và bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm thực hiện nó, nhưng bạn hoàn toàn không có thẩm quyền, bởi vì chính phủ có quyền lực tối cao trong mọi quyết định họ đưa ra. Vâng, tôi thực sự muốn biết bạn sẽ làm gì vào sáng thứ hai đầu tiên, nhưng đây là điều tôi đã làm: Tôi đã hoảng sợ. (Cười) Và tôi đã hoảng sợ thêm một lần nữa, bởi tôi nhận ra rằng tôi chẳng nghĩ ra cách nào để giải quyết vấn đề này. Và rồi tuy nhận ra rằng mình chẳng nghĩ ra cách nào để giải quyết vấn đề này, nhưng tôi có biết một điều: chúng ta phải thay đổi thái độ đối với cuộc bàn luận này. Vì bạn không thể thành công nếu thiếu sự lạc quan. Và ở đây, tôi sử dụng một từ rất đơn giản là "lạc quan", tuy nhiên hãy hiểu nó với ý nghĩa rộng hơn. Hãy hiểu nó như lòng can đảm, hy vọng, tin tưởng, đoàn kết, niềm tin cơ bản rằng con người có thể đến với nhau và có thể giúp đỡ nhau vì số phận tốt hơn của nhân loại. Bạn có thể tưởng tượng suy nghĩ của tôi rằng nếu thiếu nó, không có cách nào chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng của Copenhagen. Và trong sáu năm, tôi không ngừng lạc quan một cách lì lợm vào hệ thống, mặc cho câu hỏi từ cánh nhà báo là gì-- và tôi dần có câu trả lời tốt hơn - và mặc kệ các bằng chứng mâu thuẫn với quan điểm của tôi. Và tin tôi đi, đã có rất nhiều bằng chứng như vậy, Nhưng sự lạc quan không ngừng vào hệ thống. Và rất nhanh chóng, chúng ta bắt đầu nhìn thấy những thay đổi diễn ra trong nhiều khu vực, tạo ra bởi hàng ngàn người, trong đó có nhiều bạn ở đây ngày hôm nay, và tôi cảm ơn các bạn. Và cộng đồng TED này sẽ không ngạc nhiên nếu tôi nói với bạn những khu vực đầu tiên trong đó chúng ta thấy sự thay đổi đáng chú ý là... công nghệ. Chúng ta bắt đầu thấy những công nghệ sạch, cụ thể là công nghệ năng lượng tái tạo, bắt đầu giảm giá và gia tăng khả năng, đến mức độ mà ngày nay chúng ta đã xây dựng nhà máy điện mặt trời tập trung có khả năng cung cấp năng lượng cho toàn bộ thành phố, chưa nói đến những gì ta đang làm với tính lưu động và những tòa nhà thông minh. Và với sự thay đổi trong công nghệ, chúng ta đã có thể bắt đầu hiểu rằng có một sự thay đổi trong phương trình kinh tế, bởi vì chúng ta đã có thể nhận ra chi phí cho biến đổi khí hậu là rất lớn, và có những rủi ro phức tạp. Nhưng cũng có những lợi thế kinh tế và những lợi ích nội tại, vì việc phổ biến các công nghệ sạch sẽ mang lại cho chúng ta không khí sạch hơn, sức khỏe tốt hơn, giao thông tốt hơn, nhiều thành phố đáng sống hơn, an ninh năng lượng tốt hơn, khả năng tiếp cận năng lượng nhiều hơn cho các nước đang phát triển. Tóm lại, một thế giới tốt hơn những gì chúng ta có bây giờ. Và với sự hiểu biết đó, bạn đã nên chứng kiến, trong thực tế, một phần của bạn là, quá trình lan tỏa sự khéo léo và cảm giác phấn khích đầu tiên thông qua các chính phủ không mang tính quốc gia, khu vực tư nhân, lãnh đạo ngành công nghiệp, các công ty bảo hiểm, các nhà đầu tư, lãnh đạo thành phố, cộng đồng đức tin, bởi vì tất cả đều bắt đầu hiểu, điều này thực sự có thể có lợi cho họ. Điều này có thể thực sự cải thiện mức lợi nhuận sau thuế của họ. Và đó không chỉ là những nghi ngờ thông thường, Tôi phải nói với bạn, giám đốc điều hành của một công ty dầu khí lớn đã đến gặp tôi đầu năm ngoái và nói rằng - tất nhiên theo cách riêng tư - ông không biết ông sẽ thay đổi công ty của mình như thế nào, nhưng ông ấy sẽ thay đổi nó, vì ông quan tâm tới khả năng tồn tại lâu dài. Vâng, bây giờ chúng ta có một sự thay đổi trong phương trình kinh tế, và từ đó, với sự hỗ trợ lớn hơn từ tất cả mọi người, đã không mất nhiều thời gian trước khi ta thấy các chính phủ quốc gia thức tỉnh nhận ra thực tế rằng đây là lợi ích quốc gia của họ. Và khi chúng tôi yêu cầu các nước bắt đầu xác định họ có thể đóng góp như thế nào vào những nỗ lực toàn cầu nhưng dựa trên lợi ích quốc gia của họ, 189 quốc gia trong số 195, 189 quốc gia đã gửi kế hoạch chống biến đổi khí hậu toàn diện của họ, dựa trên lợi ích quốc gia của họ, đi kèm với các ưu tiên của họ, phù hợp với kế hoạch phát triển bền vững quốc gia của họ, Tốt, một khi bạn bảo vệ các lợi ích cốt lõi của các quốc gia, sau đó bạn có thể hiểu rằng các quốc gia đã sẵn sàng để bắt đầu hội tụ vào chung một con đường, đi theo một phương hướng chung mà có lẽ sẽ mất một vài thập kỷ, nhưng qua những thập kỷ đó, nó sẽ đưa chúng ta tới nền kinh tế mới, một nền kinh tế ít cacbon, bền vững hơn. Và những đóng góp quốc gia hiện có trên bàn đàm phán đại diện cho các chính phủ quốc gia là vẫn chưa đủ để chúng ta có một nền khí hậu ổn định, nhưng đó mới chỉ là những bước đầu tiên, và sẽ được cải thiện theo thời gian. Việc đo lường, báo cáo và thẩm tra tất cả những nỗ lực mang tính ràng buộc pháp lý. Và số điểm kiểm tra chúng tôi sẽ thu được năm năm một lần để đánh giá tiến độ chung hướng tới mục tiêu bị ràng buộc pháp lý, và bản thân con đường hướng tới một nền kinh tế ít cácbon và bền vững hơn là ràng buộc pháp lý, Và đây là phần quan trọng hơn: Chúng ta đã có những gì trước đây? Một số rất ít các quốc gia đã thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải trong ngắn hạn, những cam kết này hoàn toàn chưa đủ và hơn nữa, phần lớn bị coi là một gánh nặng, Bây giờ chúng ta có những gì? Giờ ta có tất cả các nước trên thế giới đóng góp với mức độ khác nhau từ cách tiếp cận khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng tất cả đóng góp vào một mục tiêu chung và theo một con đường với tính toàn vẹn môi trường, Vâng, một khi bạn có tất cả những điều này và bạn đã thay đổi sự hiểu biết này, bạn sẽ thấy rằng các chính phủ đã có thể đi đến Paris và thông qua Hiệp định Paris. (Vỗ tay) Vì thế, khi tôi nhìn lại trong sáu năm qua, đầu tiên tôi nhớ ngày Hiệp định Paris được thông qua, tôi không thể diễn tả nổi sự hưng phấn trong phòng, 5,000 người nhảy ra khỏi chỗ ngồi của mình, khóc, vỗ tay, la hét, giằng xé giữa sự hưng phấn và hoài nghi vẫn còn vào những gì họ vừa nhìn thấy, vì rất nhiều người đã làm việc nhiều năm hướng tới điều này, và cuối cùng đã thành sự thật. Và không chỉ có những người đã trực tiếp tham gia. Một vài tuần trước, tôi ở cùng một đồng nghiệp người đang cố đưa ra quyết định việc tặng người vợ tuyệt vời của mình Natasha một viên ngọc trai Tahitian; và một khi anh đã quyết định mình sẽ mua gì, người thợ kim hoàn nói với anh, "Anh rất may mắn vì đã mua cái này lúc này, bởi vì những viên ngọc trai có thể sẽ sớm không còn vì biến đổi khí hậu, " "Nhưng," người thợ kim hoàn nói, "anh có nghe, việc các chính phủ vừa ra một quyết định, và Tahiti có thể có một cơ hội." Đúng là một sự xác nhận tuyệt vời mà có lẽ đây là niềm hy vọng, đây là một cơ hội có khả năng đến. Tôi là người đầu tiên nhận ra chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Chúng ta chỉ mới bắt đầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực tế, chúng ta cần phải chắc chắn rằng mình gia tăng gấp đôi nỗ lực trong vòng năm năm tới chính là năm năm cấp bách. Nhưng tôi tin chúng ta đã vượt qua sáu năm từ những điều không thể tới những điều giờ không thể dừng lại. Và chúng ta đã làm điều đó thế nào? Tiêm nhiễm sự lạc quan chuyển đổi cho phép chúng ta đi từ sự đối đầu tới hợp tác, cho phép chúng ta hiểu rằng lợi ích quốc gia và địa phương không nhất thiết phải khác với nhu cầu toàn cầu, và nếu hiểu được điều đó, chúng ta có thể gộp chúng lại và có thể kết hợp chúng hài hòa. Và như tôi mong đợi các vấn đề toàn cầu khác sẽ đòi hỏi sự chú ý của chúng ta trong thế kỷ này - an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia, di cư bắt buộc - Tôi thấy chúng ta chắc chắn vẫn chưa biết mình sẽ giải quyết những vấn đề đó như thế nào. Nhưng ta có thể dùng một trong số những gì đã làm đối với biến đổi khí hậu và chúng ta có thể hiểu rằng chúng ta phải giải thích lại tâm lý tổng bằng không. Bởi vì chúng ta đã được dạy để tin rằng luôn có người chiến thắng và kẻ thua cuộc, sự mất mát của bạn là cái lợi của tôi. Bây giờ chúng ta đang ở trong một thế giới mà chúng ta đã đạt tới ranh giới của hành tinh và chúng ta không chỉ kết nối với nhau, mà còn ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, mất mát của bạn không còn là cái lợi của tôi. Chúng ta hoặc là thua cả hoặc tất cả đều có thể là người chiến thắng, Nhưng chúng ta sẽ phải quyết định giữa không và tổng. Chúng ta sẽ phải quyết định giữa việc lợi ích bằng không cho tất cả hoặc sống cuộc sống mà tất cả chúng ta là một tổng thể. Chúng ta đã làm điều đó một lần. Và có thể làm lại một lần nữa. Cảm ơn. (Vỗ tay) [Âm nhạc] Amanda Palmer: Trạm kiểm soát mặt đất gọi Major Tom, Trạm kiểm soát mặt đất gọi Major Tom, Uống viên năng lượng và đội mũ bảo hộ lên. Al Gore: [Đếm ngược] Mười, Chín, Tám, Bảy, Sáu ... AP: Trạm kiểm soát mặt đất gọi Major Tom, AG: Năm, Bốn, Ba, Hai, Một. AP: Bắt đầu đếm ngược, động cơ sẵn sàng. Kiểm tra bộ phận đánh lửa và cầu cho tình yêu của Chúa sẽ luôn bên cậu. AG: Phóng. AG: Đây là trạm kiểm soát mặt đất gọi cho Major Tom, Cậu thành công rồi Báo chí muốn biết Cậu mặc áo hiệu nào. Đã đến lúc rời khỏi tàu nếu cậu có gan. "Đây là Major Tom gọi cho trạm kiểm soát mặt đất, Tôi đang bước khỏi cửa và đang lơ lửng một cách khác thường và những vì sao hôm nay trông thật khác. Tôi đang lơ lửng trong cái hộp thiết của mình. Trên cả thế giới, Trái đất màu xanh và tôi chẳng thể làm gì cả." [Âm nhạc] " Dù đã đi qua 100 000 dặm, tôi thấy mình vẫn rất vững chắc tàu của tôi hẳn biết phải đi đâu. Xin nói với vợ tôi: Tôi yêu cô ấy rất nhiều và hẳn cô ấy cũng biết điều đó." Trạm kiểm soát mặt đất gọi Major Tom, quỹ đạo bay của cậu lệch rồi, có gì đó không ổn. Cậu nghe thấy tôi không, Major Tom? Cậu nghe thấy tôi không, Major Tom? Cậu nghe thấy tôi không, Major Tom? Cậu có nghe .... "Tôi đang lơ lửng trong một cái hộp thiết, xa hơn cả Mặt Trăng. Trái đất màu xanh và tôi chẳng thể làm gì cả. [Âm nhạc] "Tôi không phải là một nhà tiên tri hay một người đàn ông thời đồ đá, chỉ là một người thường với tiềm năng của một siêu nhân .. ... Tôi đang sống." David Bowie, 1947-2016] [Vỗ tay] Tháng sau, tôi sẽ bước sang tuổi 44, và tôi có cảm giác năm 44 tuổi sẽ là một năm tốt đẹp, năm của sự vẹn toàn. Tôi có cảm giác đó, không phải do tôi linh cảm mà do tôi đọc được rằng nó là một năm tốt trong quyển sách của Norman Mailer viết năm 1968. "Anh ta cảm nhận ở cái tuổi của anh ta, tuổi 44..." Mailer đã viết trong "The Armies of the Night," "...cảm giác như thể anh ta là một thể thống nhất của xương, cơ, tim, trí tuệ và cảm xúc để thành một người đàn ông, như thể anh ta đã đạt tới rồi." Vâng, tôi biết Mailer không phải viết về tôi. Nhưng tôi biết ông chính là đối tượng trong quyển sách của ông, giống như tất cả chúng ta, các bạn và tôi, tuổi càng nhiều, bước đi càng chậm, đều trải qua chuỗi sự kiện đáng nhớ từ khi sinh ra: qua những điều tuyệt vời và sự quản thúc thời thơ ấu; tự do và thất bại thời niên thiếu; quyền tự quyết và những dấu mốc tuổi trưởng thành; sự thừa nhận và cam chịu tuổi già, Có nhiều kiểu mẫu cho cuộc đời, chúng là của chung. Như Thomas Mann đã viết: "Cái gì sẽ xảy ra với tôi thì cũng xảy ra với họ." Chúng ta không đơn giản sống theo những kiểu mẫu này. Mà còn ghi lại chúng. Chúng ta viết chúng vào sách, thành những chuyện kể mà chúng ta đọc và xác nhận. Sách cho chúng ta biết chúng ta đã, đang và sẽ là ai. Chúng tồn tại hàng nghìn năm. Như James Salter đã viết, "Cuộc đời bước sang trang khi nó trải qua bất cứ điều gì." 6 năm trước, một suy nghĩ nảy ra trong tâm trí: nếu cuộc đời là những trang sách, thì đâu đó có những đoạn văn dành cho mỗi độ tuổi khác nhau. Nếu tôi tìm thấy chúng, tôi có thể tập hợp chúng thành một câu chuyện. tôi có thể gom chúng thành một cuộc đời một cuộc đời dài, một trăm năm cuộc đời, toàn bộ những chuỗi sự kiện lớn giống nhau qua những điều may mắn nhất mà chúng ta đều trải qua. Khi tôi 37 tuổi, William Trevor viết đó là "một độ tuổi chín chắn," Tôi thường trầm ngâm về thời gian và tuổi tác. Căn bệnh di truyền và sau đó là một chấn thương đã khiến tôi nhận ra rằng tuổi tác không còn là điều vô thực. Thêm nữa, tuổi tác chỉ trì hoãn những việc khó tránh khỏi, thời gian nhìn thấu cái nào không xảy ra. Có một chút nản chí. Tuy vậy một danh sách sẽ kéo dài. Để ghi chép một năm cuộc đời bằng những đau thương chồng chất và dựa trên những điều thoáng qua, sẽ cho chính mình và những người khác cái nhìn lướt qua về tương lai, dù chúng ta có tạo ra nó hay không. Khi tôi bắt đầu biên soạn danh sách của mình, tôi nhanh chóng bị ám ảnh, tìm kiểm từng trang một cho từng độ tuổi. Đây là điều chúng ta đều bước qua mỗi năm trong một trăm năm đầu. 27 tuổi .... giai đoạn của những phát giác bất ngờ," 62 tuổi, ... những suy giảm về sự nhạy bén." Dĩ nhiên tôi để ý rằng sự sáng suốt chỉ là tương đối. Đối với những người mới, chúng ta hiện sống lâu hơn, và lão hóa chậm hơn. Christopher Isherwood đã dùng cụm từ " chiếc lá vàng" để mô tả một người ở tuổi 53, chỉ một thập kỷ sau Lord Byron đã dùng nó để mô tả chính anh ta ở độ tuổi 36. (Cười lớn) Tôi cũng nhận thấy rằng cuộc đời có thể quay ngoắt đột ngột, khôn lường từ năm này qua năm khác, Cùng một độ tuổi, mỗi người trải qua một cách khác nhau. Kể cả như thế, như một danh sách tổ hợp, trên trang sách, rõ ràng như hình phản chiếu trên gương, là cuộc đời mà chúng ta đang sống: ở tuổi 20 "chúng ta chưa chẳc chắn biết mình là ai;" tuổi 30 sôi nổi từ "... mảnh đất khô cằn bước sang cuộc đời tích cực ;" bài học tuổi 40 "...tiến nhẹ tới cánh cửa của những căn phòng [mà tôi] sẽ không quay lại" Tôi đã ở đó. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều ở đó. Milton Glaser, nhà thiết kế đồ họa vĩ đại người có trí tưởng tượng tuyệt vời mà các bạn thấy ở đây, năm nay đã 85 tuổi, suốt những năm qua với đầy "...sự chín chắn và tôn sùng", theo Nabokov, đã nhắn tôi rằng, giống như nghệ thuật và màu sắc, văn học giúp chúng ta nhớ điều chúng ta đã trải qua. Và khi tôi chia sẻ danh sách với ông tôi ông gật đầu đồng thuận. Ông đã 95 tuổi và sắp qua đời, như Roberto Bolano đã viết, " ... giống như chưa bao giờ chết" Và nhìn lại, ông nói với tôi, đúng vậy, Proust đã đúng, ở tuổi 22, chúng ta đều chắc rằng sẽ không chết, giống như một nhà tử vong học tên Edwin Shneidman đã đúng rằng ở tuổi 90, chúng ta đều chắc rằng mình sẽ chết. Nó đã xảy đến với ông ấy, cũng như với họ. Bây giờ danh sách đã hoàn thành: 100 năm cuộc đời. Và khi nhìn lại, tôi biết rằng tôi vẫn chưa xong. Tôi vẫn có cuộc đời để sống, vẫn còn nhiều trang để bước sang. Và nhắc tới Mailer, tôi mong chờ tuổi 44. Cám ơn. (Vỗ tay) Chu kỳ hành kinh. Máu. Kinh nguyệt. Thô tục. Bí mật. Bị che dấu. Tại sao? Một chu kỳ sinh học tự nhiên mà mỗi bạn gái và mỗi phụ nữ phải trải qua hàng tháng trong suốt khoảng phân nửa cuộc đời họ Một hiện tượng mà rất quan trọng có liên quan đến sự sống và sự duy trì nòi giống của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta lại coi đó là một điều cấm kỵ. Chúng ta cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ khi nói về điều này. Khi tôi bị hành kinh lần đầu tiên, Tôi được bảo rằng phải giữ bí mật với người khác thậm chí là với anh và bố tôi. Sau đó khi đề tài này xuất hiện trong sách giáo khoa, giáo viên dạy môn sinh học bỏ qua chủ đề này. (Cười) Bạn biết tôi học được gì từ điều này không? Tôi đã học được rằng nó thực sự xấu hổ khi nói về điều này. Tôi đã học cách cảm thấy xấu hổ về cơ thể mình. Tôi đã học cách không để tâm đến nó để hợp với khuôn phép. Nghiên cứu ở nhiều nơi trên Ấn Độ cho thấy rằng ba trong mỗi mười bé gái không có hiểu biết về kinh nguyệt ở chu kỳ đầu tiên. Và ở nhiều nơi ở Rajasthan con số này lên tới chín trên mười bé gái không hiểu biết về nó. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết phần lớn các bé gái mà tôi đã từng trò chuyện không biết gì về kinh nguyệt ở chu kỳ đầu nghĩ rằng họ bị bệnh bạch cầu và họ sẽ chết sớm. Vệ sinh lúc hành kinh là một rủi ro lớn cho sự sinh sôi của các căn bệnh viêm nhiễm Tuy nhiên ở Ấn Độ, chỉ khoảng 12% các bé gái và phụ nữ sử dụng cách hợp vệ sinh trong chu kỳ của họ Nếu bạn làm một phép toán, 88% bé gái và phụ nữ sử dụng những cách không hợp vệ sinh trong chu kỳ của họ Tôi là một trong số đó. Tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ tên là Garhwa, ở Jharkhand, nơi mà thậm chí chỉ mua băng vệ sinh cũng bị coi là đáng hổ thẹn. Nên khi tôi bắt đầu hành kinh, Tôi phải sử dụng những mảnh vải cũ. Và sau mỗi lần dùng tôi phải giặt để sử dụng lại Nhưng để giữ chúng, Tôi phải giấu và để nó ở nơi tối tăm, ẩm thấp nhờ đó không ai biết được tôi đang hành kinh Sau nhiều lần giặt mảnh vải trở nên thô ráp khiến tôi thường xuyên bị mụn nhọt và viêm nhiễm. Tôi đã dùng nó trong năm năm cho tới khi tôi rời khỏi nơi đó. Một vấn đề nữa mà tôi gặp phải là sự cấm đoán của xã hội đặt lên những bạn gái khi họ hành kinh. Tôi nghĩ tất cả các bạn nhận thức được điều này nhưng tôi vẫn liệt kê ở đây để cho số ít những người không biết. Tôi đã từng không được phép động vào hay ăn rau trộn. Tôi không được ngồi ghế sofa hay giường của các thành viên trong gia đình Tôi phải giặt ga giường sau mỗi kì kinh, dù nó có bị bẩn hay không. Tôi được cho là dơ bẩn và bị cấm không được đến đền thờ hay động vào bất kỳ đồ vật nào liên quan đến thần linh Bạn sẽ tìm thấy những biển báo ngoài đền cấm không cho bé gái và phụ nữ đang hành kinh vào trong Trớ trêu thay, phần lớn, chính những người phụ nữ lớn hơn lại áp đặt những điều cấm đoán này lên những cô gái trẻ hơn trong gia đình Sau đó, họ lớn lên với sự chấp nhận điều cấm này như một lẽ thường. Và nếu không có sự can thiệp nào, nó sẽ là một điều lạ lẫm và là nhận thức sai truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong nhiều năm làm việc trong lĩnh vực này, Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện về những bạn gái phải ăn và rửa bát của họ riêng. Họ không được tắm trong suốt kỳ kinh nguyệt, và ở nhiều gia đình họ còn bị tách biệt khỏi người nhà. Khoảng 85% bé gái và phụ nữ ở Ấn Độ sẽ làm theo những hủ tục cấm đoán này mỗi tháng ở chu kỳ của họ Bạn có tưởng tượng được điều này ảnh hưởng tới lòng tự trọng và tự tôn của một bé gái thế nào không? Tổn thương về mặt tâm lý mà điều này gây ra ảnh hưởng đến tính cách của họ thành tích học tập và các mặt khác trong những năm đầu trưởng thành của họ Tôi đã phải làm theo những hủ tục ấy trong suốt 13 năm, đến khi tôi có cuộc trò chuyện với bạn mình, Tuhin, đã thay đổi nhận thức của tôi về kinh nguyệt mãi mãi. Năm 2009, Tuhin và tôi đang học lớp đào tạo sau đại học về thiết kế Chúng tôi đã yêu nhau sau đó và tôi đã rất thoải mái trò chuyện về kỳ kinh nguyệt với anh ấy. Tuhin biết rất ít về nó. (Cười) Anh ấy ngạc nhiên khi biết con gái phải chịu những cơn đau và có kinh hằng tháng (Cười) Phải. Anh ấy bị sốc khi biết về sự cấm đoán đặt lên những bé gái và phụ nữ khi họ hành kinh bởi chính gia đình và xã hội họ. Để giúp tôi về những cơn co thắt, anh ấy lên mạng tìm hiểu về kinh nguyệt Khi anh ấy nói cho tôi, Tôi nhận thấy rằng mình cũng biết rất ít về điều này. Và tất cả niềm tin của tôi trở nên hoang đường. Đó là lúc chúng tôi tự hỏi: Nếu chúng tôi, được giáo dục tốt, nhưng lại ít hiểu biết về kinh nguyệt, thì sẽ có hàng triệu bạn gái ngoài kia cũng sẽ như vậy. Để học -- để hiểu về vấn đề này rõ hơn, Tôi đã dành một năm để nghiên cứu về sự thiếu hiểu biết này và nguyên nhân đằng sau. Trong khi mọi người tin rằng sự thiếu hiểu biết và quan niệm sai lầm này là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn trong quá trình nghiên cứu Tôi nhận ra rằng đây cũng là hiện tương phổ biến ở thành thị. Và ở cả tầng lớp trí thức tại đây. Khi nói chuyện với nhiều bậc phụ huynh và giáo viên, Tôi nhận ra rằng phần lớn họ thực sự muốn giáo dục cho bé gái về kỳ kinh nguyệt trước khi họ bước vào giai đoạn này. Và -- nhưng họ không có biện pháp đúng đắn. Và bởi vì điều này vẫn là điều cấm kỵ, họ cảm thấy lo lắng, xấu hổ khi nói về nó. Kinh nguyệt xuất hiện ở các bé gái đang học lớp sáu và bảy, nhưng chương trình giảng dạy của chúng ta chỉ dạy chúng về chu kỳ này khi chúng học lên lớp tám và chín. Và bởi vì nó là một điều cấm kỵ, giáo viên vẫn bỏ qua chủ đề này. Nên trường học không dạy những bạn gái về nó. bố mẹ không nói về nó. Vậy thì những bé gái phải làm sao? Hai thập kỷ trước và bây giờ -- không có gì thay đổi Tôi đã chia sẻ những gì tôi tìm được với Tuhin và chúng tôi tự hỏi: Nếu chúng tôi có thể tạo thứ gì đó mà có thể giúp bạn gái hiểu hơn về kinh nguyệt -- thứ để giúp phụ huynh và giáo viên có thể trò chuyện một cách thoải mái với những bé gái? Trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi đã tập hợp rất nhiều câu chuyện. Các câu chuyện này viết về kinh nghiệm của bạn gái trong chu kỳ của họ. Những câu chuyện này làm cho nhiều bạn gái tò mò và thấy thú vị khi nói chuyện về kinh nguyệt với nhóm bạn thân của mình. Đó là điều chúng tôi mong muốn. Chúng tôi muốn thứ gì đó khiến bạn gái tò mò và thúc đẩy họ tìm hiểu về nó. Chúng tôi muốn sử dụng các câu chuyện để dạy bạn gái về kỳ kinh nguyệt. Nên chúng tôi đã làm một bộ truyện tranh, nơi mà các nhân vật hoạt hình nói về những câu chuyện của họ và qua đó giáo dục bạn gái về kinh nguyệt một cách vui vẻ và hấp dẫn. Để tượng trưng cho những bạn gái ở từng giai đoạn khác nhau của tuổi dậy thì, chúng tôi có ba nhân vật. Pinki, là người chưa có hiểu biết về chu kỳ của mình, Jiya đã có chút kiến thức về điều này từ minh họa qua sách vở và Mira là người am hiều nhất về kỳ kinh nguyệt của mình. Còn có một nhân vật thứ tư, Priya Didi. Nhờ cô ấy, bạn gái hiểu hơn về nhiều khía cạnh của quá trình trưởng thành và cách giữ vệ sinh trong mỗi chu kỳ. Khi soạn quyển sách này, chúng tôi đã lo rằng những tranh minh họa trong đó sẽ bị phản đối và bị cho là nhay cảm về văn hóa. Trong giai đoạn thử nghiệm bản đầu tiên, chúng tôi thấy các bé gái rất thích nó. Họ rất hứng thú khi đọc và khi biết thêm nhiều điều về chu kỳ của mình. Phụ huynh và giáo viên cảm thấy thoải mái khi nói về điều này với các bé gái nhờ quyến truyện, và đôi lúc thậm chí cả các bạn trai cũng thích đọc nó. (Cười) (Vỗ tay) Quyển truyện tranh đã giúp chúng ta tạo ra một môi trường nơi mà kinh nguyệt không còn là một điều cấm kỵ. Rất nhiều tình nguyện viên đã dùng cuốn truyện này để dạy cho các bé gái để cải thiện nhận thức về kinh nguyệt tại các buổi hội thảo tại nhiều nơi ở Ấn Độ. Và một trong số họ đã lấy cuốn truyện để dạy cho những tu sĩ trẻ và đem nó đến tu viện ở Ladakh. Chúng tôi cho ra phiên bản cuối cùng của cuốn truyện "Menstrupedia Comic" và xuất bản vào tháng chín năm ngoái. Và cho đến nay, hơn 4,000 bạn gái đã được dạy cùng với cuốn truyện ở Ấn Độ và -- (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Và 10 quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi đang dịch nó sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và liên kết với các tổ chức địa phương để quyển sách trở nên gần gũi hơn với các quốc gia khác. 15 trường học ở nhiều nơi trên Ấn Độ đã cho quyển sách vào chương trình học để dạy cho các bé gái về kinh nguyệt. (Vỗ tay) Tôi rất ngạc nhiên khi thấy các tình nguyện viên, mỗi cá nhân, phu huynh, giáo viên, hiệu trưởng, đã cùng chung tay và giúp cho cộng đồng nhận thức rõ hơn về kinh nguyệt, đảm bảo rằng nhũng bé gái sẽ được học về điều này khi đến tuổi và giúp phá bỏ điều cấm kỵ này. Tôi mơ về một tương lai mà kinh nguyệt không còn là một điều đáng nguyền rủa, không còn là một căn bệnh, mà là một thay đổi đáng hoan nghênh trong cuộc đời của mỗi bé gái. Và tôi muốn -- (Vỗ tay) Và tôi muốn kết thúc với một yêu cầu nhỏ với tất cả các bậc phụ huynh ở đây. Gửi các bậc cha mẹ, nếu các bạn thấy xấu hổ khi nói về kinh nguyệt, thì con gái của bạn cũng sẽ vậy. Vậy làm ơn hay suy nghĩ tích cực về nó. (Cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Làm thế nào các bạn có thể tìm thấy một con khủng long? Nghe có vẻ không khả thi, phải không? Không đâu. Và câu trả lời phụ thuộc vào công thức mà tất cả các nhà cổ sinh vật học sử dụng. Và tôi sẽ nói cho các bạn bí quyết. Đầu tiên, tìm những tảng đá đã có năm tuổi thích hợp Thứ hai, những tảng đá đó phải là đá trầm tích Và thứ ba, các lớp của những tảng đá kia phải được phơi ra một cách tự nhiên Tất cả chỉ có vậy. Tìm ba thứ đó và lăn lộn trên mặt đất, rất có thể các bạn sẽ tìm thấy hoá thạch. Bây giờ hãy để tôi giảng giải cho bạn về công thức này. Các sinh vật chỉ tồn tại ở những khoảng thời gian địa chất nhất định. Vì vậy bạn phải tìm những tảng đá có năm tuổi thích hợp, tuỳ thuộc vào mối quan tâm của bạn là gì. Nếu bạn muốn tìm bọ ba thuỳ, bạn phải tìm những tảng đá có rất nhiều năm tuổi ở kỷ Đại Cổ Sinh những tảng đá có niên đại cách đây khoảng 500 - 250 triệu năm về trước Bây giờ, nếu các bạn muốn tìm thấy khủng long, đừng tìm ở kỷ Đại Cổ Sinh, bạn sẽ không tìm thấy chúng đâu. Chúng còn chưa tiến hoá. Bạn phải tìm những tảng đá trẻ hơn hình thành ở Đại Trung Sinh, và trong trường hợp tìm khủng long, đá phải cách đây 235 và 66 triệu năm về trước. Khá dễ để tìm những tảng đá có niên đại thích hợp, bởi vì địa chất trái đất, một cách thô sơ, đã được khám phá. Đây là thông tin khó có được. Lịch sử trái đất ẩn chứa bên trong những tảng đá, từng chương xếp chồng lên nhau, những chương lâu đời nhất nằm phía dưới và những chương mới nhất nằm phía trên. Nếu việc đó dễ dàng như vậy, các nhà địa chất sẽ rất vui mừng. Không phải vậy. Thư viện của trái đất thì cũ kỹ. Nó không có thủ thư để sắp xếp trật tự. Hoạt động qua những mảng thời gian rộng lớn, vô số quá trình địa chất có thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến các tảng đá cổ. Nhiều trang bị huỷ hoại ngay sau khi được hình thành. Một vài trang thì bị ghi đè, gây khó khăn trong việc giải mã những khung cảnh đã mất từ lâu. Những trang tìm thấy nơi cư trú theo dòng thời gian thì chưa thực sự được lưu giữ. Không giống như mặt trăng -- vệ tinh đầy đá, lạnh lẽo -- trái đất còn đang sống, xáo động bởi những lực kiến tạo và phá hủy cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi địa chất của nó Những phiến đá mặt trăng được mang về bởi các phi hành gia của Apollo tất cả tồn tại trong niên đại của Hệ Mặt Trời Đá mặt trăng vĩnh cửu. Ngược lại, đá ở trái đất đối mặt với các hiểm họa từ khối thạch quyển. Tất cả sẽ bị phá hủy, thông qua một vài sự kết hợp của quá trình cắt xén, nén, gấp, xé toạc, đốt và nướng. Do đó, cuốn sách về lịch sử Trái Đất thì chưa hoàn thiện và rối rắm. Thư viện thì lớn và rất ấn tượng -- nhưng cũ kỹ. Và sự phức tạp cũ kỹ này nằm trong những phiến đá mà ý nghĩa của nó thì thật sự khó hiểu cho đến tận ngày nay. Thiên nhiên đã không cung cấp danh mục cho các nhà địa chất-- danh mục này phải được tạo ra. 5000 năm sau khi người Sume học cách ghi lại suy nghĩ của họ trên những phiến đất sét, những gì về Trái Đất vẫn còn bí hiểm với con người. Chúng ta không biết về địa chất, không biết gì về thời cổ đại của hành tinh của chúng ta và không biết gì về mối liên kết của chúng ta trong suốt thời gian dài. Mãi cho đến khi bước sang thế kỷ 19 những mập mờ đó đã được xoá bỏ đầu tiên, với việc xuất bản ấn phẩm "Lý thuyết của Trái đất" của James Hutton, trong đó ông nói với chúng ta rằng Trái Đất không cho thấy dấu vết của sự bắt đầu và không có viễn cảnh của một kết thúc; và sau đó, với việc in bản đồ Vương Quốc Anh của William Smith bản đồ địa chất quy mô quốc gia đầu tiên, cho phép chúng ta lần đầu tiên-- tiên đoán về nơi một số loại đá nhất định có thể xuất hiện. Sau đó, bạn có thể nói những câu như, "Nếu chúng ta tới đó, chúng ta phải ở trong kỷ Jura," hoặc, "Nếu chúng ta đi lên trên ngọn đồi đó, chúng ta phải ở kỷ Phấn Trắng." Vậy bây giờ, nếu bạn muốn tìm bọ ba thùy, tìm cho mình một bản đồ địa chất tốt và đi tới những tảng đá của kỷ Đại Cổ Sinh. Nếu bạn muốn tìm những con khủng long như tôi, tìm thấy những tảng đá của Đại Trung Sinh và đi đến đó. Tất nhiên bây giờ, bạn chỉ có thể kiếm được một hóa thạch trong đá trầm tích, đá hình thành từ cát và bùn. Bạn không thể có được hóa thạch trong đá hỏa sinh được hình thành bởi dung nham, giống như đá granit, hay trong một tảng đá bị biến chất do bị nung và nén. Và bạn phải tới sa mạc. Không phải vì loài khủng long sống nhiều trong các sa mạc; chúng sống trên mọi vùng đất và trong mọi môi trường có thể tưởng tượng được. Bạn cần phải đi đến một sa mạc ngày hôm nay, một nơi mà không có quá nhiều cây bao trùm lên những tảng đá, và một nơi mà sự xói mòn luôn làm lộ ra những mẩu xương mới ở bề mặt. Vì vậy hãy tìm ba thứ đó: đá đúng niên đại, đá trầm tích, ở sa mạc, và lăn lộn trên mặt đất, và bạn phải đi bộ cho đến khi thấy xương nhô ra khỏi đá. Dưới đây là một bức ảnh mà tôi đã chụp ở phía Nam Patagonia. Mỗi viên sỏi mà bạn nhìn thấy trên mặt đất là mẩu nhỏ của xương khủng long. Vì vậy, khi bạn đang ở đúng thời điểm, bạn không cần băn khoăn sẽ tìm thấy các hóa thạch hay không; bạn sẽ tìm thấy hóa thạch. Câu hỏi đặt ra là: bạn sẽ tìm thấy cái gì đó có ý nghĩa khoa học? Và để giải quyết việc đó, tôi sẽ thêm phần thứ tư vào công thức của chúng ta, đó là: tránh càng xa các nhà cổ sinh vật học khác càng tốt (Cười) Không phải là tôi không thích các nhà cổ sinh vật học khác. Khi bạn đi đến một nơi nhìn chung chưa bị khám phá, bạn có một cơ hội tốt hơn không chỉ tìm kiếm hóa thạch mà còn có thể tìm thấy một cái gì đó mới mẻ với khoa học Đó là công thức tìm khủng long của tôi, và tôi đã áp dụng nó trên toàn thế giới. Vào mùa hè năm 2004, tôi đã đi đến dưới cùng của Nam Mỹ, tới dưới cùng của Patagonia, Argentina, để tìm kiếm khủng long: một nơi mà có đá trầm tích đúng niên đại, trong một sa mạc, một nơi rất ít có các nhà cổ sinh học ghé thăm. Và chúng tôi đã tìm thấy nó. Đây là xương đùi của một con khủng long ăn thực vật khổng lồ. Xương dài 2.2m. Dài hơn 7 feet. Thật không may là cái xương ở nơi rời rạc. Chúng tôi đã đào, đào và đào, và không có môt cái xương nào khác xung quanh Nhưng nó khiến chúng tôi mong muốn trở lại vào năm sau. Và vào ngày đầu tiên của mùa khai quật tiếp theo đó, Tôi đã tìm thấy thứ này: một cái xương đùi 2m khác lần này nó không bị rời rạc. lần này còn có 145 xương khác của một loài ăn thực vật khổng lồ. Và sau ba mùa khai quật khó khăn, cực nhọc các mỏ đá trông giống thế này. Và ở đó bạn thấy đuôi của con thú to lớn đó quấn quanh tôi. Gã khổng lồ nằm trong mộ này, loài mới của khủng long, chúng tôi cuối cùng đã gọi nó "Dreadnoughtus schrani" Dreadnoughtus dài 85 feet từ mũi đến đuôi. Chiều cao tới vai khoảng 2.5 tầng nhà, và suốt cuộc đời chúng được vỗ béo, nó nặng 65 tấn. Đôi khi người ta hỏi tôi "Dreadnoughtus có lớn hơn T.rex không?" Đó là khối lượng của tám, chín con T. rex. Một trong những điều thú vị khi làm một nhà cổ sinh vật học là khi bạn tìm thấy một loài mới, bạn có thể đặt tên cho nó. Và tôi luôn nghĩ đó là một sự xấu hổ rằng những con khủng long to lớn, ăn thực vật thường được miêu tả là thụ động, ì ạch trên mặt đất. (Cười) Chúng không như vậy. Động vật ăn cỏ lớn có thể cáu kỉnh, và chúng có thể bảo vệ lãnh thổ-- bạn không muốn gây rối với một con hà mã hay tê giác hoặc một con trâu nước. Một con bò rừng ở Yellowstone làm thương nhiều người hơn những con gấu xám. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng một con Dreadnoughtus 65 tấn trong mùa sinh sản, bảo vệ lãnh thổ? con vật đó sẽ vô cùng nguy hiểm, đe dọa mọi thứ xung quanh, và chính nó sẽ không có gì để sợ hãi. Và đúng như tên gọi, "Dreadnoughtus," hoặc, "không sợ gì cả." Để to lớn như vậy, một con vật như Dreadnoughtus phải có một cấu tạo cơ thể hiệu quả. Đó cổ dài và đuôi dài giúp nó tỏa nhiệt ra môi trường, kiểm soát nhiệt độ của nó một cách thụ động. Và rằng cổ dài cũng phục vụ như một cơ chế lấy thức ăn siêu hiệu quả. Dreadnoughtus có thể đứng ở một nơi và với cái cổ đó ăn sạch phần lớn thảm thực vật, hấp thụ hàng ngàn tấn calo trong khi tiêu tốn ít năng lượng. Và những con vật này tiến hoá dáng đứng giống như những con chó bun, đem lại cho nó sự thăng bằng tốt, bởi vì khi bạn 65 tấn, theo nghĩa đen bạn lớn như một ngôi nhà, hình phạt khi bị ngã là cái chết. Chúng là những con vật to khỏe, nhưng chúng sẽ không bị dính đòn như thế. Dreadnoughtus ngã, xương sườn gãy và phổi thủng. Các cơ quan trong cơ thể vỡ ra. Nếu bạn là một con Dreadnoughtus 65 tấn, bạn sẽ không ngã trong đời, dù chỉ một lần. Sau khi xác con Dreadnoughtus được chôn và phân hủy bởi vô số vi khuẩn, sâu, côn trùng, xương của nó bị biến đổi một chút, thay đổi cấu trúc phân tử bởi nước ngầm ngày càng trở nên giống một nầm mồ đá. Khi từng lớp đá trầm tích tích tụ lại, áp lực từ mọi hướng đè lên như một bàn tay bằng đá lâu dài và chắc, giữ từng cái xương thành một khung bền vững Và sau đó là một thời kỳ dài.... không có gì cả. Từng kỷ nguyên đơn điệu, không một sự kiện gì xảy ra. Rất lâu sau, bộ xương cứ nằm đó không thay đổi dưới một cân bằng hoàn hảo trong cái mồ đá của nó. Trong lúc đó, lịch sử Trái Đất tiếp tục được viết lên. Những con khủng long có thể thống trị thêm 12 triệu năm nữa trước khi quyền thống trị bị dập tắt bởi một đợt tận thế bừng lửa. Những mảng lục địa trôi dạt. Động vật có vú trỗi dậy. Kỷ Băng Hà tới. Và sau đó, ở Đông Phi, Một loài linh trưởng xa lạ tiến hóa vượt trội về tư duy Những linh trưởng não nhăn này không đặc biệt nhanh hay mạnh. Nhưng chúng xuất sắc về việc xâm lược lãnh thổ, và trong quá trình phân tán vượt qua cả kỷ lục xâm chiếm lãnh thổ của khủng long, họ phân tán khắp hành tinh, cưỡng đoạt mọi hệ sinh thái mà họ gặp phải, dọc đường, phát minh ra văn hóa, công cụ kim loại, hội họa các điệu nhảy và âm nhạc và khoa học Và các con tàu vũ trụ lần lượt đưa 12 linh trưởng xuất sắc nhất đến bề mặt của mặt Trăng. Trong 7 triệu năm Homo sapien rong rủi trên hành tinh, có lẽ không thể tránh khỏi một con linh trưởng nào đó giẫm phải mồ của gã khổng lồ bị chôn vùi bên dưới vùng đất Nam Patagonia cằng cỗi Tôi là con linh trưởng đó. Và tôi đứng đó, một mình giữa sa mạc, tôi không quên rằng cơ hội của bất kỳ ai xem được mẫu hoá thạch là rất nhỏ. Nhưng Trái Đất đã có nhiều năm tuổi Theo thời gian, những điều không thể thành có thể Đó là điều kì diệu của địa lý Vì vậy, vố số sinh vật sống và chết đi trên trái đất này để lại một số lượng hoá thạch khổng lồ Từng hoá thạch là một điều kì diệu nhưng tổng thể, là điều hiển nhiên 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất và tiệu diệt sạch loài khủng long. Chuyện này dễ dàng không xảy ra Nhưng chúng ta chỉ có một lịch sử và đó là sự thật duy nhất chúng ta có. Nhưng riêng sự thật này không phải không né được Dao động nhỏ nhất trong quỹ đạo của tiểu hành tinh xa xôi ấy có thể làm nó bay trượt Trái Đất một khoảng lớn Cái chính, ngày tai họa mà khủng long bị quét sạch, tạo nên một thế giới mới ngày nay mà chúng ta biết không nhất thiết phải xảy ra Đó đã có thể là một ngày khác -- Thứ năm, chẳng hạn-- trong suốt 63 tỉ ngày mà khủng long tồn tại Nhưng trong thời gian địa chất, không có khả năng, gần như là một sự kiện không thể lại xảy ra. Theo dòng từ tổ tiên hình giun kỷ Cambrian cho đến động vật linh trưởng biết mặc đồ vô số ngã rẽ trong các nhánh tiến hóa dẫn ta đến thực tại độc nhất này. Xương của loài khủng long Dreadnoughtus ở dưới mặt đất 77 triệu năm Ai có thể tưởng tượng được rằng một loài thú có vú đơn lẻ giống chuột chù sống trong những kẽ hở ở thế giới của khủng long có thể tiến hóa trở thành có tri giác có khả năng mô tả và thấu hiểu loài khủng long mà chúng phải kinh sợ? Tôi đã một lần đứng ở thượng nguồn dòng sông Missouri bước dọc theo nó. Ở đó, chả có gì ngoài tiếng nước chảy róc rách phát ra từ dưới một hòn đá, trong tảng đá ở trong bãi cỏ, ở cao trên núi Bitterroot. Dòng bên cạnh đó chảy suốt vài trăm thước và kết thúc trong một cái ao nhỏ. Hai dòng nước-- chúng trông y hệt nhau, Nhưng một dòng chỉ là dòng nước nhỏ vô danh, còn dòng kia là sông Missouri. Bây giờ xuống đến miệng dòng Missouri, gần St. Louis, và có thể thấy một cách khá rõ rằng dòng sông đó quả thật rất lớn. Nhưng nếu đi lên đến dãy Bitterroots và nhìn xuống Missouri, với tầm nhìn của con người, chúng ta không thấy gì đặc biệt Bây giờ hãy quay lại kỷ Phấn Trắng và nhìn lại những tổ tiên nhỏ bé của chúng ta, Bạn sẽ không bao giờ đoán được rằng chúng mang một ý nghĩa đặc biệt và chúng có thể chẳng mang ý nghĩa gì nếu không có tiểu hành tinh gây tai hoạ kia. Bây giờ, tạo ra một nghìn thế giới trong một nghìn hệ mặt trời nữa và để chúng hoạt động. Bạn sẽ không bao giờ có kết quả giống nhau. Không nghi ngờ gì, những hành tinh này sẽ kì diệu đến không thể nhưng chúng sẽ không là thế giới của chúng ta và cũng không sở hữu lịch sử của chúng ta. Có vô số những lịch sử mà chúng ta có thể có. Chúng ta chỉ có một, Wow, chúng ta đã có một lịch sử thật tuyệt. Những chú khủng long như Dreadnoughtus có thật. Quái vật biển như Mosasaur có thật. Chuồn chuồn với sải cánh rộng như một con đại bàng và sâu đá có chiều dài của một chiếc xe hơi thực sự đã tồn tại. Tại sao cần phải học về quá khứ xưa cũ? Bởi nó cho chúng ta viễn cảnh và sự khiêm tốn. Loài khủng long chết trong cuộc đại tuyệt chủng thứ 5 của thế giới quét sạch trong một thiên tai vũ trụ mà bản thân chúng không có lỗi Chúng không biết điều đó đến và chúng không có sự lựa chọn. Chúng ta, ngược lại, có sự lựa chọn. Và những hoá thạch cho chúng ta biết sự tồn tại của chúng ta trên hành tinh này là bấp bênh và chóng vánh. Hiện tại, loài người chúng ta đang gây ra tai hoạ môi trường trên tỉ lệ địa chất rất rộng lớn và nghiêm trọng, nó rất có thể là cuộc tuyệt chủng thứ 6. Chỉ khác với khủng long, chúng ta có thể thấy nó xảy ra. Và khác với khủng long, chúng ta có thể làm gì đó. Lựa chọn nằm ở chúng ta. Cảm ơn! ( Vỗ tay) Một số người cho rằng những bài nói của TED có khuôn mẫu chung: "Đứng trên thảm đỏ nói về điều gì đó" "Chia sẻ kỉ niệm tuổi thơ" " Tiết lộ bí mật thầm kín" "Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động đầy ý nghĩa." Không phải. Một bài nói TED không chỉ đơn giản như vậy. Thực tế, nếu lạm dụng những cách này, bạn sẽ chỉ nói những điều sáo rỗng hoặc thao túng cảm xúc. Nhưng mọi bài nói nổi tiếng của TED đều có một điểm chung, và tôi muốn chia sẻ điều ấy với các bạn, vì suốt 12 năm qua, tôi đã có chỗ ngồi thuận lợi, lắng nghe hàng trăm diễn giả bậc thầy của TED, như những người này. Tôi đã giúp họ chuẩn bị bài nói cho giờ vàng, và trực tiếp học từ họ. những bí mật tạo nên bài nói tuyệt vời. Và dù cho các diễn giả và chủ đề của họ đều có vẻ hoàn toàn khác nhau, thực ra họ đều có một công thức chung. Và đó là Nhiệm vụ đầu tiên của một diễn giả là truyền tải vào tâm trí người nghe một món quà đặc biệt -- một vật thể lạ lẫm và đẹp đẽ mà chúng ta gọi là "Ý tưởng" Để tôi chỉ cho bạn điều đó. Đây là Haley. Cô ấy sắp diễn thuyết cho TED và rõ ràng cô ấy rất lo lắng. (Video) Diễn giả: Haley Van Dyck! (vỗ tay) Suốt khoảng thời gian 18 phút, 1.200 người, hầu hết chưa bao giờ gặp nhau nhận ra rằng bộ não của họ bắt đầu liên kết với não Haley và với nhau. Họ gần như bắt đầu có chung một dạng sóng não Họ không chỉ có chung cảm xúc Mà thậm chí có gì đó đáng kinh ngạc hơn diễn ra. Hãy quan sát bộ não của Haley một chút. Có hàng tỉ nơ ron liên kết với nhau thành một mớ lộn xộn khó tưởng. Nhưng hãy để ngay đây, chỗ này -- một vài triệu tế bào liên kết với nhau để thể hiện môt ý tưởng duy nhất. Và kỳ diệu là, sự liên kết này cũng được hình thành cùng lúc trong não bộ của tất cả những người đang lắng nghe. Đúng vậy, chỉ trong vài phút, một liên kết với hàng triệu nơ ron được truyền tải tới 1200 bộ não chỉ bằng việc mọi người lắng nghe và quan sát khuôn mặt. Khoan đã --- vậy thì ý tưởng là gì cơ? Bạn có thể hiểu nó là một dạng thông tin giúp bạn hiểu và định hình thế giới. Ý tưởng rất đa dạng, đa kích thước, từ phức tạp và lý tính đến đơn giản và thẩm mỹ. Đây là một vài ví dụ được chia sẻ trên sân khấu TED. Ngài Ken Robinson -- óc sáng tạo là chìa khóa cho tương lai con trẻ. (Video) Ngài Ken Robinson: Tôi cho rằng óc sáng tạo giờ đây cũng quan trọng trong dạy học như việc đọc viết và nên được coi trọng như nhau. Chris Anderson: Elora Hardy - công trình làm từ tre rất đẹp. (Video) Elora Hardy: Tre mọc quanh ta, tre mạnh mẽ, tre tao nhã, tre vững vàng trước động đất. CA: Chimamanda Adichie -- một người không chỉ có một "nhãn mác". (Video) Chimamanda Adichie: Câu chuyện nhỏ tạo nên định kiến và vấn đề là không phải định kiến không chính xác, mà là chúng chưa hoàn chỉnh. CA: Não bộ bạn ngập tràn ý tưởng, và không chỉ ngẫu nhiên. Chúng liên kết với nhau chặt chẽ. Chúng chọn lọc và taọ nên một phức hợp kỳ diệu là thế giới quan cá nhân của bạn. Là hệ thống hoạt động của não bộ bạn. Là cách bạn định hình thế giới. Và chúng được hình thành từ hàng triệu các ý tưởng đơn lẻ Ví dụ, nếu một thành phần nhỏ trong thế giới quan của bạn nghĩ rằng mèo con thật đáng yêu, thì khi bạn nhìn thấy bức hình này, bạn sẽ phản ứng như thế này. Nhưng nếu một phần khác lại nghĩ loài báo rất nguy hiểm, rồi nhìn bức ảnh này, bạn sẽ phản ứng hơi khác một chút. Vì vậy, lý do ý tưởng tạo nên thế giới quan của bạn là trọng yếu khá rõ ràng. Chúng khiến bạn trở nên đáng tin hết mức có thể một chỉ dẫn đến thế giới thực đáng sợ nhưng tươi đẹp ngoài kia. Những người khác nhau có thế giới quan khác nhau. Ví dụ, Bạn phản ứng thế nào khi nhìn bức hình này: (Video) Dalia Mogahed: Bạn nghĩ gì khi nhìn tôi? "Một phụ nữ trung thực". "chuyên gia" hay thậm chí là "em gái"? hay là "bị áp bức","tẩy não", "một tên khủng bố"? CA: Dù bạn trả lời thế nào, có hàng triệu người ngoài kia sẽ phản ứng rất khác bạn. Đó là lý do ý tưởng quan trọng như vậy. Nếu như được truyền đạt đúng, chúng có khả năng thay đổi, mãi mãi, suy nghĩ của một người về thế giới, và định hình hành động của họ trong hiện tại và cả tương lai. Ý tưởng là nguồn lực mạnh mẽ nhất giúp hình thành văn hóa nhân loại. Nên nếu bạn công nhận rằng nhiệm vụ đầu tiên của diễn giả là xây dựng ý tưởng trong bộ não của thính giả, đây là bốn chỉ dẫn giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ ấy: Một: giới hạn bài nói với duy nhất một ý chính. Ý tưởng là những thứ phức tạp; bạn phải cắt bớt nội dung để có thể tập trung vào một ý mà bạn tâm đắc nhất, và tự tạo cơ hội để bạn có thể diễn giải ý ấy một cách chính xác. Bạn phải nhắc đến bối cảnh, chia sẻ ví dụ, và mô tả thật sinh động. Hãy chọn một ý tưởng thôi, và biến nó thành cái sườn của toàn bộ bài diễn thuyết, để mọi thứ bạn đề cập đều liên kết với ý ấy bằng nhiều cách. Hai, cho khán giả lí do để lắng nghe. Trước khi bạn bắt đầu xây dựng ý tưởng trong đầu thính giả, bạn phải được họ cho phép làm điều ấy. Và công cụ chính để đạt được điều ấy? Sự tò mò. Khơi gợi sự tò mò của thính giả. Sử dụng những câu hỏi hấp dẫn, gợi tranh luận để làm rõ tại sao một điều gì đó vô nghĩa và cần giải thích. Nếu bạn gợi ra sự thiếu liên kết trong thế giới quan của một người, họ sẽ mong muốn được hàn gắn lỗ hổng kiến thức ấy. Và khi bạn đã thắp lên mong muốn ấy, việc bắt đầu xây dựng ý tưởng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ba, xây dựng ý tưởng, từng chút một, từ những khái niệm mà thính giả đã rõ. Bạn có thể dùng sức mạnh ngôn ngữ để kết nối những khái niệm có sẵn trong đầu của thính giả -- nhưng không phải ngôn ngữ của bạn, mà là của họ Bắt đầu từ điểm nhìn của họ. Diễn giả thường quên rằng rất nhiều thuật ngữ và khái niệm họ quen thuộc lại hoàn toàn xa lạ với thính giả. Lúc này, ẩn dụ lại có vai trò cốt yếu trong việc giải thích mối liên kết này, vì chúng làm rõ trạng thái lý tưởng của luận điểm, dựa trên những ý tưởng mà thính giả đã hiểu. Ví dụ, khi Jennier Khahn muốn giải thích một công nghệ sinh học mới lạ tên CRISPR, cô nói: "Tựa như lần đầu tiên bạn dùng một chương trình soạn thảo văn bản để chỉnh sửa DNA. CRISPR cho phép bạn "cắt" và "dán" thông tin di truyền rất dễ dàng." Một lời giải thích sinh động như vậy sẽ tạo ra khoảnh khắc "aha!" rất thoả mãn ngay khi nó nhảy vào đúng vị trí của não bộ ta. Vì vậy, việc thử diễn thuyết với một người bạn đáng tin rất quan trọng, và tìm ra những điểm mà họ còn mơ hồ. Bốn, đây là lời khuyên cuối cùng: Khiến ý tưởng của bạn đáng được chia sẻ. Nói cách khác, tự hỏi bản thân bạn câu hỏi: "Ý tưởng này sẽ có lợi với ai?" Và tôi muốn bạn phải thành thật khi trả lời. Nếu ý tưởng ấy chỉ phục vụ bạn hay tổ chức của bạn, thì, tôi rất tiếc, nhưng chúng không cần phải được chia sẻ. Thính giả sẽ nhận ra ngay. Nhưng nếu bạn tin rằng ý tưởng ấy tiềm tàng khả năng thắp sáng một ngày của ai đó hoặc thay đổi quan điểm của ai đó theo hướng tích cực hoặc truyền cảm hứng cho ai đó thay đổi, thì bạn đã nắm được công thức cốt yếu của một bài diễn thuyết tuyệt vời, bài diễn thuyết có thể là món quà cho thính giả và tất cả chúng ta. Bạn cần biết bao nhiêu về một người trước khi bạn chịu cho họ vay tiền? Giả sử bạn muốn cho một người ngồi hai hàng ghế sau lưng vay $1000. Bạn sẽ cần biết gì về người ấy trước khi sẵn sàng cho mượn tiền? Mẹ tôi chuyển từ Ấn Độ đến Mỹ ở độ tuổi gần bốn mươi. Bà là một bác sĩ ở Brooklyn, và thường xuyên cho bạn bè, hàng xóm đến khám sức khoẻ dù có họ trả tiền ngay hay không. Tôi nhớ mình đã gặp bệnh nhân của mẹ ở cửa hàng tạp hoá hay trên vỉa hè, và thỉnh thoảng họ sẽ đến và trả tiền luôn cho các buổi khám trước. Bà sẽ cảm ơn họ, và hỏi về gia đình và sức khoẻ họ. Bà làm thế bởi bà tin tưởng họ. Phần lớn chúng ta giống như mẹ tôi. Chúng ta sẽ tin tưởng người quen biết hay người sống gần ta. Nhưng phần lớn chúng ta có lẽ sẽ không cho người lạ mượn tiền trừ khi chúng ta hiểu biết chút ít về họ. Ngân hàng, công ty thẻ tín dụng và các tổ chức tài chính không hề biết các thông tin cá nhân của ta, nhưng họ có cách để tin tưởng ta, bằng cách xem điểm tín dụng. Điểm tín dụng được tạo ra bằng sự tổng hợp và phân tích các số liệu tiêu thụ của chúng ta. Và nhờ đó, chúng ta dễ dàng mua các hàng hoá và sử dụng các dịch vụ cần thiết, từ mua điện đến mua nhà, hay mạo hiểm thành lập doanh nghiệp. Nhưng ... có 2.5 tỉ người khắp thế giới không có điểm tín dụng. Đó là một phần ba dân số thế giới. Họ không tích điểm được vì họ chưa có các hồ sơ công cộng chính thức, không tài khoản ngân hàng, không có lịch sử tín dụng hay không có số bảo hiểm xã hội. Và vì họ không có điểm này, họ không thể sử dụng các sản phẩm tài chính hay tín dụng để nâng cao đời sống. Họ không được tin tưởng. Vậy chúng tôi muốn tìm cách để tạo ra sự tin tưởng và giúp 2.5 tỉ người này tiếp cận các sản phẩm tài chính. Vậy chúng tôi đã tạo ra một phần mềm trên điện thoại giúp xây dựng điểm tín dụng cho họ bằng các giữ liệu di động. Có hơn 1 tỉ điện thoại trên thị trường. Và mọi người đều có chung mục đích sử dụng như ta. Họ nhắn tin bạn bè, tìm phương hướng, họ lướt mạng và thậm chí thực hiện các giao dịch tài chính. Qua thời gian, các dữ liệu này sẽ được lưu trữ trong điện thoại, và nó tạo ra một bức tranh tổng thể về một người. Khách hàng cho phép chúng tôi sử dụng và lưu giữ các dữ liệu qua ứng dụng di động. Nó giúp chúng tôi hiểu được mức độ tin tưởng của những người như Jenipher, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở Nairobi, Kenya. Jenipher 65 tuổi, và là chủ một hàng ăn suốt nhiều thập kỉ trong trung tâm kinh tế quận. Bà ấy có 3 người con trai đang học ở trường nghề, và còn là người lãnh đạo của một chama ở địa phương, tức nhóm tiết kiệm tài chính. Hàng ăn của Jenipher phát đạt. Và tiền bà ấy mỗi ngày đủ chi trả cho phí sinh hoạt. Nhưng bà không có sự an toàn về tài chính. Một trận trái gió trở trời có thể khiến bà rơi vào nợ nần. Và bà không có thu nhập tuỳ dụng để nâng cao đời sống gia đình, hay cho trường hợp khẩn cấp, hay để đầu tư phát triển doanh nghiệp. Nếu Jenipher muốn lập tín dụng, có rất ít sự lựa chọn. Bà có thể vay khoản nhỏ, nhưng phải lập một nhóm giúp thuyết phục về sự đáng tin vay tiền. Và dù làm được thế, số tiền vay vẫn có thể không đủ sức thúc đẩy việc kinh doanh, trung bình khoảng $150. Vay nặng lãi cũng là một lựa chọn, nhưng lãi suất lại 300%, rất nguy hiểm. Và vì Jenipher không có bất cứ lịch sử tín dụng nào, bà không thể đến ngân hàng và xin khoản vay doanh nghiệp. Nhưng một ngày, con trai bà thuyết phục bà tải ứng dụng của chúng tôi và nộp hồ sơ vay. Jenipher trả lời một vài câu hỏi trên điện thoại và bà cho phép chúng tôi sử dụng một số dữ liệu chính trên điện thoại. Và đây là những gì chúng tôi thấy. Vậy, tin xấu trước. Jenipher có tài khoản tiết kiệm thấp và không có lịch sử vay mượn. Đây là các yếu tố khiến cho các ngân hàng lâu nay hay từ chối. Nhưng còn một số điểm khác trong lịch sử cho chúng tôi thấy bức tranh về tiềm năng của bà. Ví dụ như, chúng tôi thấy bà thường xuyên gọi cho gia đình ở Ugandan. Và, số liệu cho thấy tỷ lệ trả nợ tăng 4% ở những người thường xuyên liên lạc so với số ít người thân. Và chúng tôi còn thấy bà di chuyển nhiều trong một ngày, và thật sự bà có xu hướng di chuyển khá thường xuyên, bà không ở nhà thì cũng ở hàng ăn. Số liệu cho thấy tỷ lệ trả tiền tăng 6% ở những khách hàng nhất quán trong địa điểm mà họ thường xuyên lui tới. Và chúng tôi còn thấy bà giao tiếp nhiều với nhiều người khác nhau trong một ngày và bà có một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ. Và số liệu cho thấy người giao tiếp với hơn 58 người khác nhau thường sẽ là người vay tốt. Trong trường hợp Jenipher, bà giao tiếp với 89 liên lạc khác nhau, cho thấy tăng điểm 9% về khả năng trả nợ. Đây chỉ là một vài trong hàng nghìn số liệu mà chúng tôi nhìn vào để hiểu độ tin cậy của một người. Và sau khi phân tích các số liệu khác nhau này, chúng tôi quyết định mạo hiểm cho Jenipher vay mượn. Đây là số liệu không bao giờ tìm thấy trên giấy tờ hay bất cứ số liệu tài chính nào. Nhưng nó thể hiện độ tin tưởng. Bằng việc xem xét không chỉ thu nhập, ta có thể thấy người ở thị trường đang lên có vẻ rất mạo hiểm và khó đoán nhưng thật ra rất cởi mở và có khả năng trả nợ. Điểm tín dụng chúng tôi giúp 200,000 người ở Kenya vay chỉ trong năm ngoái. Và tỉ lệ hoàn trả là 90%..., không khác tỉ lệ hoàn trả của ngân hàng. Với những điều đơn giản như điểm tín dụng, chúng tôi đã cho nhiều người khả năng tự xây dựng tương lai mình. Khách hàng chúng tôi sử dụng khoản vay để chi tiêu cho gia đình, trường hợp khẩn cấp, di chuyển hay tái đầu tư lại vào doanh nghiệp của mình. Họ giờ đang xây dựng nền kinh tế và cộng đồng tốt hơn để nhiều người có thể thành công. Trong hai năm sử dụng sản phẩn của chúng tôi, Jenipher đã tăng khoảng tiết kiệm 60%. Bà cũng đã mở thêm 2 hàng ăn và chuẩn bị kế hoạch để mở nhà hàng. Bà còn đang xin khoản vay nhỏ cho doanh nghiệp ở ngân hàng thương mại, vì bà đã có lịch sử tín dụng và cho thấy bà xứng đáng với khoảng vay. Tôi gặp Jenipher ở Nairobi tuần trước, và bà nói với tôi bà rất hạnh phúc vì đã bắt tay khởi nghiệp. Bà nói, "Chỉ có con trai tin rằng tôi có thể làm điều này. Tôi không nghĩ tôi vay nợ nổi." Trước đây bà đã cứ đinh ninh rằng có một thế giới hoàn toàn đóng cửa với bà. Công việc của chúng tôi đã giúp mở rộng thế giới cho Jenipher và hàng tỉ người xứng đáng được tin tưởng như bà. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Tiếng đàn Cello) *Cello: đại hồ cầm (Nhạc ngưng) Trên chuyến bay tới đây, Tôi hồi tưởng về mẹ tôi. Tôi tự học cách chơi đàn cello, Tôi chưa bao giờ đi học. Tôi đã học đại trung cầm, nhưng tôi chọn cello và bắt đầu chơi bởi vì tôi thích chơi nó. Nhưng mẹ tôi là cảm hứng cho tôi. Vậy mà trước đây tôi đã không nhận ra điều đó, bởi vì bà nhận bằng âm nhạc thông qua một khoá học đăng ký trên mail, Trường Âm nhạc Hoa Kỳ. Trong khi chăm hai đứa con, bà nhận bài học mỗi tuần trên mail, và luyện tập. Và cứ vào cuối năm, bà sẽ biểu diễn độc tấu. Tôi đón sinh nhật 50 tuổi vào tháng này, và tôi mất rất lâu mới nhận ra rằng bà chính là nguồn cảm hứng lớn. Tôi sẽ tiếp tục -- vâng, cảm ơn mẹ. (Vỗ tay) Bà cũng là một trong những người diệu kỳ nhất mà tôi biết. hơn cả một nhạc công tuyệt vời. Tôi thực sự muốn chơi một bản ngắn cho mẹ tôi và mẹ của quý vị nữa. (Tiếng Cello lại du dương) (Nhạc ngưng) Bình thường khi nghe cello, quý vị nghĩ tới bản này. (Chơi bản Bach Cello Suit No.1) Hôm nay chúng tôi không chơi như thế. (Cười lớn và vỗ tay) (Trống) (Cello) Hey! (Các đoạn lặp tiết tấu âm trên sân khấu) (Tiếng đàn Cello và đoạn lặp tiết tấu) (Nhạc ngưng) (Vỗ tay và cỗ vũ) Tôi là một họa sĩ, nhưng có một chút khác biệt. Tôi không vẽ, tôi cũng chẳng biết vẽ. Giáo viên công nghệ của tôi hồi cấp 3 viết trên sổ liên lạc của tôi rằng tôi là một "thảm họa". Có lẽ bạn không muốn nhìn vào bức tranh của tôi đâu Nhưng có 1 việc mà tôi biết làm: Tôi biết lập trình, Tôi có thể viết code Và mọi người nói tôi rằng 100 năm trước, người như tôi không hề tồn tại, rằng điều này là bất khả thi. nghệ thuật xuất phát từ dữ liệu là một điều mới mẻ nó là sản phẩm của thời đại chúng ta, nó là 1 thứ rất quan trọng để nghĩ tới như là một thứ rất là "thực tại" Quả thực là vậy. Nhưng có một loại nghệ thuật đã xuất hiện từ rất lâu đó là việc sử dụng thông tin, thông tin trừu tượng, để làm nên những sản phẩm đầy cảm xúc. Nó được gọi là âm nhạc. Chúng ta đã sáng tác ra âm nhạc từ 10 ngàn năm trước đây, đúng không? Và nếu bạn nghĩ rằng âm nhạc là nốt, hợp âm, những phím đàn hay những giai điệu. Đó là những thuật toán Đó là những hệ thống được tạo nên để phát ra theo thời gian, để giúp chúng ta cảm nhận. Tôi đến với nghệ thuật qua âm nhạc. Tôi đã được học phối âm, vào khoảng 15 năm trước, tôi bắt đầu viết các bản phối được thiết kế để có thể thấy được sự tương đồng giữa âm thanh và hình ảnh, dùng hình ảnh để miêu tả một cấu trúc âm nhạc hay là để sử dụng âm thanh để cho bạn thấy sự tuyệt vời về những thứ thuộc về hội họa. Những điều đang thấy trên màn hình được phác họa từ cấu trúc âm nhạc của những nghệ sĩ trên sân khấu và hoàn toàn không tình cờ khi chúng giống như một cái cây bởi ẩn dưới cấu trúc sinh học của cái cây là những thứ đầu tiên cho ta thông tin về cấu trúc âm nhạc Vì vậy một khi bạn biết làm điều này, khi bạn biết lập trình với phương tiện truyền thông, bạn có thể làm nên những thứ khác tuyệt vời. Đây là một dự án tôi thực hiện cho Liên hoan Phim Sundance Ý tưởng rất đơn giản: bạn lấy mỗi bộ phim đoạt giải "Phim có hình ảnh đẹp nhất" rồi tăng tốc lên trong vòng 1 phút sau đó nối chúng lại với nhau Kết quả là trong 75 phút, tôi có thế cho bạn thấy lịch sử điện ảnh của Hollywood. Và điểu mà bạn thấy được là lịch sử của việc chỉnh sửa phim của Hollywood. Phía bên trái, đó là phía Casablanca còn bên phải, đó là Chicago. và bạn thấy rằng Casablance dễ theo dõi hơn đó là bởi vì độ dài trung bình của một cảnh phim vào những năm 1940 là 26 giây. và hiện nay chỉ còn khoảng 6 giây. Đây là dự án được lấy cảm hứng bởi một vài dự án được tài trợ bởi Chính phủ liên bang Mĩ vào đầu những năm 2000, để dựa vào một cảnh phim mà tìm được một diễn viên trong các video khác. Tôi viết lại code để hệ thống nhận diện một người rất quen thuộc một người không bao giờ cần phải theo dõi theo cách này đó là Britney Spears. Tôi đã tải về 2000 bức ảnh chụp lén của Britney Spears và lập trình máy tính để tìm ra gương mặt của cô và chỉ mình cô thôi. Tôi có thể chạy bất kì cảnh phim nào của cô và làm mắt cô ta nằm chính giữa khung hình dự án này nhắc lại một chút ý kiến dư luận về việc bị theo dõi trong xã hội chúng ta Chúng ta luôn lo lắng về việc bị theo dõi, nhưng rồi danh vọng lại ám ảnh chúng ta nhiều hơn. Cảnh bạn đang thấy trên màn hình là sự hợp tác của tôi, với 1 nghệ sĩ tên Lían Amaris. Điều cô làm nhìn rất đơn giản và dễ hiểu nhưng rất khó để thực hiện Cô ta ghi hình lại 72 phút chuẩn bị đi ngủ ghi hình ở ngoài trời và kéo dài nó ra 3 ngày và chiếu nó trên một nút giao thông ở chế độ chậm tại New York. Tôi cũng có mặt ở đó với đoàn làm phim Chúng tôi quay lại tất cả mọi thứ. và chúng tôi đảo ngược lại mọi quá trình, tăng tốc chúng trở lại thành 72 phút, vì thế nó trông như cô ấy đang di chuyển một cách bình thường còn tất cả mọi thứ thì cứ trôi qua nhanh chóng Một lúc nào đó, tôi nhận ra rằng điều tôi đang làm là phác họa những chân dung. Khi bạn nghĩ về bức chân dung, bạn sẽ nghĩ đến những thứ như thế này. Người đàn ông bên trái là Gilbert Stuart Ông ta là hoạ sĩ vẽ chân dung đầu tiên ở Mĩ. Và ở bên phải là bức chân dung ông ta vẽ George Washington năm 1796. Đây được gọi là chân dung Lansdowne. Và nếu bạn nhìn vào bức tranh này, bạn sẽ thấy rất nhiều biểu tượng. Chúng ta thấy cầu vồng bên ngoài cửa sổ, một thanh gươm và một cây bút lông ngỗng trên bàn. Tất cả những thứ này có ý nói lên rằng George Washington là người cha của đất nước. Còn đây là bức chân dung của tôi về George Washington. Đây là một bảng chữ để khám mắt chỉ là thay vì những chữ cái, đó là các từ ngữ. Đây là 66 từ Mà George Washington sử dụng nhiều hơn các tổng thống khác trong bài diễn văn của mình Từ "quý ông" có tính biểu tượng và hùng biện rất riêng Và từ này rất là quan trọng nên là từ được ông dùng nhiều nhất Bảng khám mắt này là của George W.Bush, tổng thống đương nhiệm khi tôi làm thứ này Và bạn thấy từ "quý ông" được thế chỗ bằng từ "khủng bố", Điều này cho chúng ta biết rất nhiều về lịch sử nước Mĩ, và cho bạn nhiều cách nhìn khác nhau hơn là khi bạn nhìn vào một chuỗi các bức vẽ Những bản này cho ta những bài học lịch sử về nước Mĩ thông qua những từ vựng lịch sử của những người lãnh đạo. Ronald Reagan dành rất nhiều thời gian nói về thâm hụt ngân sách. Bill Clinton dành thời gian để nói về thế kỉ mà ông không còn là tổng thống nữa, nhưng vợ ông thì có thể. Lyndon Johnson là tổng thống đầu tiên đọc diễn văn Thông điệp liên bang trên truyền hình vào giờ vàng; ông bắt đầu các đoạn văn với với từ "tối nay". Và Richard Nixon... hay chính xác hơn, William Safire, người viết kịch bản cho ông, dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về ngôn ngữ và để chắc chắn rằng sếp của ông được miêu tả như một nhà hùng biện chân thật Dự án này được trình bày trên một dãy cái bức điêu khắc Những dãy hộp đèn để ngoài trời. Và nếu bạn để ý, chúng được dùng để đo mắt... nên nếu bạn lùi 20 bước, bạn vẫn đọc rõ dòng chữ giữa 2 vạch đen thì mắt bạn 20/20. (Tiếng cười) Đây là một chân dung. và còn rất nhiều nữa Có rất nhiều cách để thực hiện điều này với những dữ liệu. Tôi bắt đầu tìm cách để nghĩ làm sao tôi có thể vẽ một bức chân dung dân chủ hơn, những thứ thiên về đất nước tôi nhiều hơn Mỗi 10 năm, chúng ta tiến hành "điều tra dân số" nước Mĩ. Chúng ta thực sự đếm người, tìm nơi họ sống, và nghề họ làm, ngôn ngữ mà họ dùng ở nhà. Đây là những thứ quan trọng, rất quan trọng. Nhưng nó không thực sự nói lên được họ là ai Nó không nói lên được ước mơ hay niềm cảm hứng của họ. Nên vào năm 2010, tôi quyết định làm một cuộc điều tra riêng. Và tôi bắt đầu tìm những tập dữ liệu chứa nhiều những miêu tả được việt bởi những thường dân Mĩ. Và hóa ra rằng có một tập dữ liêu đã có sẵn ở đó để chờ ta lấy. Đó là các trang web hẹn hò trên mạng. Nên vào năm 2010, tôi tham gia 21 trang hẹn hò khác nhau, giả làm người đồng tính, trai thẳng, hay nữ đồng tính, nữ chính gốc,... ở tất cả các vùng của Mĩ và tôi tải về thông tin cá nhân của 19 triệu người sử dụng khoảng 20% người trưởng thành của dân số nước Mĩ. Tôi bị "rối loạn ám ảnh cưỡng chế". Bệnh tình biểu hiện ngày càng rõ. Nhưng hãy cứ nghe tiếp đã. (Tiếng cười) Và điều tôi làm làm phân loại chúng ra theo vùng Và tôi phân tích các từ ngữ. Có những hồ sơ hẹn hò vào năm 2010 với từ "cô đơn" được highlight. Nếu bạn nhìn những thứ này trên bản đồ, hãy tưởng tượng màu càng sáng thì từ đó được sử dụng càng nhiều bạn có thể thấy rằng Appalachia là một nơi khá đơn độc. Bạn cũng có thể thấy rằng Nebraska cũng không vui vẻ lắm. Đây là bản đồ về giới tính, nên bạn có thể thấy rằng phụ nữ ở Alaska cần được tiếp xúc nhiều hơn với đàn ông ở nam New Mexico, để có những khoảng khắc tốt đẹp. Và tôi phân tích kĩ hơn nữa, và tôi có thể cho bạn thấy đàn ông ở phía đông Long Island thích được đánh vào mông hơn đàn ông ở phía tây Long Island. Đây sẽ là điều khó quên nhất sau buổi nói chuyện này. Bạn sẽ ghi nhớ sự thật này trong, khoảng...30 năm nữa. (Tiếng cười) Khi bạn đưa những thứ này lên trên bản đồ Bạn sẽ có được những bản đồ và làm giống như cách làm "bảng khám mắt" bạn sẽ thay thế tên của các thành phố ở nước Mĩ bằng từ mà người dân sử dụng thường xuyên hơn ở những nơi khác. Nếu bạn từng hẹn hò ai ở Seattle, thì đó là điều tuyệt vời. Bạn có "xinh đẹp" Bạn có "nhói tim" Hay là "biểu diễn", hoặc "thuốc lá". Họ chơi trong ban nhạc và hút thuốc. Và ngay bên phải phía trên bạn thấy "email". Đó là Redmond,Washington, trụ sở chính của Tập Đoàn Microsoft. Có một số thì bạn đoán được-- như, Los Angeles là "diễn" và San Francisco là "gay". Có một số thì có vẻ sốc hơn. Ở Baton Rouge, họ nói về việc có thân hình hấp dẫn; ở hạ lưu New Orleans, họ vẫn nói về cơn lũ. Người dân ở thủ đô nước Mĩ sẽ nói rằng họ " đáng quan tâm". Người ở Baltimore, Maryland, nói rằng họ "sợ hãi". Đây là New Jersey. Tôi thì lớn lên ở một nơi nằm giữa "phiền phức" và "cay độc" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và thành phố New York, từ phổ biến nhất là "hiện tại" "Hiện tại tôi là bồi bàn, nhưng thực sự tôi là diễn viên." (Tiếng cười) "Hiện tại tôi là giáo sư ngành kĩ sư tại đại học NewYork, nhưng tôi lại là họa sĩ". Nếu bạn nhìn phía trên, bạn thấy "khủng long" Đó là Syracuse. Chỗ ăn tuyệt nhất ở Syracuse, New York, là quán nổi tiếng Dinosaur Barbecue của Hell's Angels Đó là nơi mà bạn sẽ hẹn hò ai đó. Tôi sống ở nơi nằm giữa "vô điều kiện" và "giữa hè", ở Midtown Manhattan. Và đây là North Brooklyn đã được nâng cấp, chúng ta có "DJ" và "quyến rũ" và "hiện đại" và "nhã nhặn" Đó có thể trông giống bức chân dung dân chủ hơn. Và ý tưởng là, nếu như chúng ta làm một tấm bản đồ đỏ và xanh dựa vào những gì chúng ta muốn làm vào tối thứ sáu? Đây gọi là chân dung tự họa. Dựa vào email của tôi, khoảng 500,000 mail được gửi trong 20 năm. Bạn có thể nghĩ về nó như là một bức hình tự sướng Bây giờ, điều tôi đang làm là thử một phương trình vật lý dựa vào dữ liệu cá nhân tôi. Bạn hãy tưởng tượng mọi người mà tôi từng quen thuộc Nó bắt đầu từ giữa và nổ tung với một big bang Và mọi người có lực hấp dẫn qua lại lực hấp dẫn dựa vào lượng email mà họ gửi cho nhau, người mà họ gửi thư qua lại. Và dựa vào phân tích tình cảm nữa nếu tôi nói "tôi yêu bạn," thì đối với tôi bạn nặng hơn. Và bạn bị hút vào các email của tôi ở chính giữa như những ngôi sao chính. Tất cả tên đều được viết bằng tay. Thỉnh thoảng bạn lập nên dữ liệu này và dùng nó cùng với dữ liệu thời gian thực để giải thích một vấn đề cụ thể ở một thành phố nào đó. Đây là súng lục bán tự động Walther PPK 9mm từng được dùng trong vụ nổ súng ở French Quarter, New Orleans vào ngày Lễ Tình Nhân 2 năm trước trong một cuộc cãi nhau vì chỗ đậu xe. Và những điếu thuốc của tôi. Đây là căn nhà tôi ghi hình Dự án này dính tới một chút kĩ thuật Tôi có một dây sên được quấn vào trục cam, và một máy tính điều hành nó. Cái máy tính và những thứ này được giấu trong cái hộp. Cây súng được hàn cố định trên một miếng thép Một sợ dây đi vòng qua cò súng, Và cái máy tính luôn online. Máy tính theo dõi kênh 911 của sở cảnh sát New Orleans, vì thế mỗi khi có vụ nổ súng ở New Orleans, (Tiếng súng) cây súng sẽ lẩy cò. Hiện giờ không có gì xảy ra nên không có viên đạn nào Có một luồng sáng, một tiếng nổ lớn và quan trọng hơn, nó nằm trong hộp kín. Có khoảng 5 vụ nổ súng ở New Orleans mỗi ngày, vì thế 4 tháng sau khi thứ này được làm ra, cái hộp này chưa đầy đạn Bạn biết đây là gì không -- đây gọi là "diễn họa dữ liệu." Khi bạn làm nó đúng, nó rất là sáng tỏ Nhưng khi bạn làm sai, bạn sẽ giống như bị gây mê Nó biến con người thành những con số. Nên hãy cẩn thận! Một thứ cuối cùng cho bạn. Tôi đã dành mùa hè năm ngoái làm một họa sĩ cho Times Square. Và Times Square ở New York như là một ngã tư của thế giới. Một trong những thứ mà mọi người ít để ý rằng đây là nơi được chụp ảnh Instagram nhiều nhất Khoảng 5 giây 1 lần, sẽ có người chụp ảnh tự sướng tại Times Square. Tính ra 17000 tấm mỗi ngày, và tôi đang giữ tất cả. (Tiếng cười) Đó là ảnh của những người được chụp chính diện Tất cả nền văn minh. sẽ sử dụng công nghệ tân tiến nhất có thể để làm nên nghệ thuật. Và đó là trách nhiệm của người họa sĩ phải đặt những câu hỏi về ý nghĩa của công nghệ và cách nó phản ánh nền văn hóa chúng ta. Nên điều cuối cùng tôi muốn nói là: Chúng ta có nhiều hơn là chỉ những con số. Là con người, chúng ta có giấc mơ và ý tưởng. Và việc biến chúng ta những con số thống kê là một hiểm họa. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin chào. Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi, lần đầu tiên trong đời tôi bước ra khỏi những bức tường của Dải Gaza. Tôi rất vui khi được tới đây. (Vỗ tay) Tôi luôn ước mơ được trở thành phi công, được lái máy bay, được tự do bay lượn trên bầu trời, được chạm vào bầu trời. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Đơn giản thôi, tôi sống ở Gaza, ở đó không hề có sân bay. Tất cả các đường biên giới đều khép lại. Chúng tôi sống ở một trong những nhà tù lớn nhất thế giới. Điều duy nhất tôi có thể làm là ngước nhìn lên bầu trời. Những ngày may mắn là những ngày chúng tôi có điện để dùng trong vòng 4 hay 5 tiếng. Khi trời lạnh, chúng tôi nhóm lửa trước cửa hay trên mái nhà. Thi thoảng chúng tôi cũng nấu ăn nữa. Công việc của tôi ở Gaza là sắp xếp mọi thứ để các nhà báo tới được quê hương tôi để kể lại những câu chuyện đang xảy ra ở Gaza. Có những buổi sáng, tôi phải tới gần khu vực biên giới để đón một nhà báo nào đó. Nếu có điều gì xảy ra với nhà báo đó, hoặc nếu người đó muốn viết một phóng sự mà chính phủ không muốn được đưa ra, những điều tồi tệ có thể xảy ra. Dẫn đường giúp các nhà báo các đoàn làm phim, phóng viên, chính là công việc của tôi. Tôi tin thành công của mình tới từ việc xây dựng mối quan hệ không chỉ với nhà báo hay phóng viên, mà cả những cộng đồng nằm trong dải Gaza. Những cộng đồng không muốn câu chuyện của họ được kể ra này, tôi chưa bao giờ coi họ chỉ như những câu chuyện hay con số. Mà giống như tôi, họ đều là con người. Tôi đã gây dựng biết bao mối quan hệ trong vòng 10 năm. Và bạn biết không? Nó cho tôi cơ hội được tiếp cận những người, những câu chuyện mà không ai tiếp cận được Trong một số trường hợp cụ thể Tôi cảm thấy tôi mạnh mẽ hơn khi là phụ nữ Có rất nhiều nhà báo là nam giới, họ muốn viết một bài về tình trạng nghiện thuốc ở đây. Vấn đề đó bắt đầu nảy sinh từ khi Dải Gaza hình thành. Vì sự cấm vận ở Gaza, các đường hầm giúp con người có tiện nghi cơ bản như đồ ăn, vật liệu xây dựng, hay những thứ khác mà chúng tôi cần. Nhưng giờ thì không, vì phía Ai Cập đã cho ngập nước những hầm này và họ không còn làm việc nữa rồi. Thuốc phiện được nhập lậu, và nhiều người trẻ giờ đã bị nghiện rồi. Theo truyền thống của người Palestine, đàn ông không được đi vào nhà. Nên không nhà báo nam nào viết bài được Nhưng tôi thì khác. Tôi có một người chồng tuyệt vời, người ủng hộ tôi mặc cho mọi điều tiếng mà anh ấy hứng chịu từ bên ngoài. Anh ấy ở nhà với hai con của chúng tôi, và tôi đang có một bé nữa ở đây. (Vỗ tay) Khi làm việc, tôi gọi anh ấy hai giờ một lần, và anh ấy biết nếu không nhận được tin từ tôi anh ấy nên gọi một người, người giúp tôi tiếp cận những câu chuyện, và cũng là người tôi tin tưởng. Có một lần ở Gaza, khi nhà báo người Anh Alan Johnston bị bắt cóc, tôi được một tạp chí Mỹ nhờ sắp xếp một cuộc gặp mặt với những kẻ bắt cóc ở Gaza, và tôi đã làm Người phóng viên viết bài đó và tôi được yêu cầu gặp mặt bên ngoài khách sạn anh ấy đang ở. Họ tới, đưa chúng tôi đi trong một xe tải màu đen có cửa sổ đen, ngày hôm đó họ mang mặt nạ. Và họ đưa chúng tôi đi, xa thật xa tới giữa một cánh đồng. Họ giữ điện thoại di động của chúng tôi và chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với tên bắt cóc ngay tại cánh đồng đó. Tôi cảm thấy rất sợ hãi ngày hôm đó, và tôi sẽ không bao giờ quên. Vậy tại sao tôi lại làm công việc này? Bởi vì nếu tôi không làm điều này một phần lớn trong câu chuyện về Gaza sẽ biến mất. Có một vài câu chuyện tôi muốn kể các bạn nghe về đất nước tôi. Và không phải tất cả đều xấu. Tôi yêu tổ quốc, dù rằng chúng tôi đang sống rất khổ cực -- cấm vận, nghèo đói, thất nghiệp -- nhưng ở đây có sự sống. Ở đây có những con người mộng mơ và họ mang trong mình năng lượng tuyệt vời Chúng tôi có âm nhạc và trường dạy nhạc tuyệt đỉnh. Chúng tôi có những vũ công parkour và họ nhảy trong những căn nhà đổ nát. Gaza là nơi duy nhất trong cả thế giới Ả rập có người theo Đạo Hồi và Thiên Chúa sống trong tình yêu thương chan hòa. (Vỗ tay) Trong thời gian chiến tranh, điều khó khăn nhất với tôi là bước ra khỏi nhà vào mỗi sáng, rời xa những đứa con của tôi. Tôi chụp hình chúng lại mỗi ngày vì tôi không biết chắc rằng tôi có thể quay lại với chúng hay không. Là một người sắp xếp và nhà báo ở Gaza thực sự rất khó khăn và nguy hiểm. Nhưng khi nghe tiếng vỏ đạn và tiếng bom nổ ở đâu tôi lập tức tiến về phía đó, bởi vì tôi muốn là người đầu tiên tới đó, bởi vì có những câu chuyện cần được kể ra. Khi con tôi còn nhỏ và chúng tôi nghe âm thanh từ chiến tranh tôi thường nói với chúng rằng đó là tiếng pháo hoa đấy. Giờ chúng đã lớn và hiểu chuyện rồi. Tôi có những cơn ác mộng khủng khiếp bởi những điều tôi chứng kiến trong chiến tranh đặc biệt là những cái xác không còn sự sống của trẻ em. Tôi còn nhớ một cô bé, tên Hala. Cô bé là người duy nhất sống sót trong gia đình của mình. Hình ảnh của bé sẽ ở trong tôi mãi mãi. Tôi sẽ không bao giờ quên cô bé ấy. Tôi tự hào rằng tôi có thể đứng đây và nói chuyện cùng các bạn hôm nay. Tôi tự hào vì tôi có thể kể cho các bạn những câu chuyện buồn vui, những câu chuyện về một góc của thế giới, ở Gaza. Tôi tự hào vì bản thân là người nữ sắp xếp đầu tiên ở Gaza. Và thật buồn cười là ở đó mọi người gọi tôi là ngài Rambo, bằng tiếng Gaza (Cười lớn) Tôi hi vọng một ngày nào đó có cơ hội để kể câu chuyện về những phụ nữ khác, về những phụ nữ tuyệt vời mà tôi biết tại đất nước tôi. Tôi hi vọng một ngày tôi có thể giúp những phụ nữ tại quê hương trở thành người sắp xếp như tôi. Và tất nhiên có đôi lúc, tôi cảm thấy không thể tiếp tục được nữa, tôi cảm thấy rất chán nản. Nhưng tôi lại nhớ những lời này: "Đừng giới hạn thử thách, mà hãy thử thách giới hạn của mình. Đừng để ai ngăn cản bạn thực hiện giấc mơ của chính mình." Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Liệu chúng ta có làm hết sức mình để chống lại biến đổi khí hậu không? Tôi đặt ra câu hỏi này dù không phải người làm chiến dịch xanh thực tế là, tôi còn chẳng biết tái chế ra sao nữa. Tôi đặt vấn đề với cái nhìn một chuyên gia quan sát việc tạo các chính sách tài chính và một người trăn trở rằng lịch sử sẽ đánh giá chúng ta như thế nào. Một ngày nào đó, chiếc nhẫn này của ông nội tôi sẽ được trao cho con trai tôi, Charlie. Và tôi không biết liệu thế hệ của nó hay thế hệ tiếp sau đó nữa liệu có làm được điều mà chiếc nhẫn này làm làm với 2 thế hệ trước đó không. Ông tôi là thợ mỏ. Vào thời đó, đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển là điều nên làm. Giờ thì không phải vậy nữa bởi khí nhà kính do than tạo ra. Nhưng ngày nay, tôi lo rằng ngành mà tôi đang làm việc sẽ bị đánh giá khắt khe hơn vì ảnh hưởng của nó tới khí hậu toàn cầu-- thậm chí lớn hơn ngành ông tôi làm việc. Tất nhiên ngành tôi làm việc chính là ngành ngân hàng, và nó sẽ được nhớ tới vì cuộc khủng hoảng năm 2008 -- một cuộc khủng hoảng đẩy tâm điểm chú ý lên tài chính và chính phủ xa thật xa, khỏi những lời hứa quan trọng, như lời hứa tại Hội nghị Khí hậu Copenhagen 2009 về việc dành ra 100 tỷ đô hàng năm giúp các nước đang phát triển bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển qua dùng năng lượng sạch. Lời hứa đó đang dần bị bóp méo rồi. Và đây là vấn đề thực tế, bởi sự chuyển đổi dùng năng lượng sạch cần phải xảy ra càng sớm càng tốt. Lí do thứ nhất là, bởi khí nhà kính khi thải ra, bị giữ lại ở tầng khí quyển rất lâu. Và lí do thứ hai, ngày nay nếu một quốc gia đang phát triển chỉ sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sau này việc chuyển đổi sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Vậy nên trên phương diện khí hậu, lịch sử sẽ nói rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra sai thời điểm. Câu chuyện này không đến nỗi u ám quá thế. 3 năm về trước, Tôi cho rằng chính phủ có thể sử dụng các công cụ với mục đích cứu thoát hệ thống tài chính để đối đầu với thách thức trên toàn cầu Và những lý lẽ đó ngày càng rõ rệt chứ không yếu đi. Hãy cùng nhắc lại xem các công cụ đó trông như thế nào nhé. Khi khủng hoảng tài chính 2008 xảy ra, các ngân hàng trung tâm tại Mỹ và Anh bắt đầu mua lại trái phiếu chính phủ dưới chính sách mang tên "Nới lỏng định lượng." Tùy vào những gì xảy ra với những trái phiếu đó khi chúng đến kỳ, đây chính là một dạng khác của in tiền. Và quả thực là họ in tiền. Chỉ mình Mỹ đã tạo ra giá trị tới 4 ngàn tỷ đô-la. Điều này không thể thực hiện đơn lẻ được. Mà phải là tinh thần hợp tác tuyệt vời, của 188 quốc gia tạo nên Quỹ Tiền tệ Quốc Tế, IMF, chấp nhận phát hành đồng tiền riêng trị giá tới 250 tỷ đô-la -- chính là Quyền rút vốn đặc biệt -- để tăng nguồn tiền trên toàn thế giới. Khi khủng hoảng lan tới Châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, ông Mario Draghi, đã tuyên bố "sẽ làm mọi điều có thể." Và họ làm vậy thật. Ngân hàng Nhật Bản lặp lại tương tự -- cùng một lời cam kết ấy -- là làm "bất cứ điều gì" để nền kinh tế hồi phục trở lại. Trong cả 2 trường hợp, "mọi điều có thể" nghĩa là hàng ngàn tỷ đô được tung ra thêm nhờ chính sách in tiền cho tới ngày hôm nay. Điều này cho thấy rằng khi đối mặt với thách thức toàn cầu, những người tạo ra chính sách có thể nhanh chóng hành động cùng nhau, để đưa ra những chính sách mạo hiểm như việc in tiền. Quay trở lại câu hỏi ban đầu: Có thể in tiền hỗ trợ chống BĐKH không? 3 năm về trước, ý tưởng dùng tiền theo cách này bị coi là cấm kỵ. Khi mổ xẻ vấn đề và thấy rằng tiền là nguồn hữu hạn, chính phủ sẽ dễ bị choáng ngợp bởi yêu cầu từ người dân của họ để in nhiều tiền hơn nữa cho nhiều việc: giáo dục, y tế, phúc lợi -- kể cả quốc phòng. Có những ví dụ rất tồi tệ trong quá khứ về việc in tiền -- in tiền không kiểm soát -- dẫn tới siêu lạm phát. Ví dụ: Cộng hòa Weimar năm 1930; Gần đây là Zimbabwe, 2008, giá cả nhu yếu phẩm như bánh mỳ tăng gấp đôi mỗi ngày. Nhưng tất cả những vấn đề này càng làm cuộc tranh luận tiến xa hơn, đến nỗi việc in tiền cho người dân giờ được bàn bạc công khai trên truyền thông tài chính thậm chí trong cả tuyên ngôn chính trị nữa Nhưng quan trọng hơn là tranh luận không dừng lại ở đó với việc in tiền tệ quốc gia. Bởi biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, có vài lý do rất thuyết phục vì sao ta nên tiếp tục in loại tiền tệ quốc tế được IMF phát hành, để làm quỹ hỗ trợ. Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), chính là đơn vị kế toán điện tử của IMF giúp chính phủ các nước trao đổi các loại quỹ với nhau. Nghĩ tới nó như là mạng lưới giao dịch ngang hàng, giống Bitcoin cho chính phủ vậy. Và nó mang tính toàn cầu thực sự. Mỗi 1 trong 188 thành viên của IMF đều có mức SDR riêng sử dụng như vốn trao đổi ngoại tệ. Đây chính là nguồn tài sản quốc gia mà mỗi nước dùng để tránh không bị khủng hoảng tiền tê. Và bản chất đó chính là lí do vì sao, trong cơn cao trào của khủng hoảng tài chính năm 2009, IMF phát hành thêm 250 tỷ đô-la -- như là một hành động thống nhất toàn cầu để bảo vệc các quốc gia lớn hay nhỏ đã chẳng may sa cơ lỡ bước. Nhưng đây -- đây mới là phần đáng để lưu tâm. Hơn một nửa số tiền SDR in vào năm 2009 đó trị giá 150 tỷ đô-la -- phần lớn vào tay các quốc gia phát triển, những nước có ít nhu cầu sử dụng nguồn trao đổi ngoại tệ này, bởi họ có tỷ giá trao đổi linh hoạt. Vì thế nguồn tiền được in năm 2009 đó, rơi hết vào tay các thị trường phát triển, là thực sự không cần thiết. Và tới nay nó vẫn chưa được đụng tới. Có một ý tưởng thế này. Bước đầu tiên, sao ta không dùng tới chỗ tiền đó, cái nằm trong SDR năm 2009 đó, dùng để chống biển đổi khí hậu? Chúng có thể được dùng để mua trái phiếu được Quỹ Khí hậu của Liên Hợp Quốc phát hành. Quỹ này thành lập năm 2009, sau thỏa thuận về khí hậu ở Copenhagen. Nó được xây dựng nhằm mục đích kết nối quỹ cho các quốc gia đang phát triển giúp họ thực hiện các sự án về khí hậu. Đây là quỹ thành công nhất trong các quỹ có dạng tương tự, nó gây được gần 10 tỷ đô-la. Nhưng nếu ta dùng chỗ tiền SDR dư đã được phát hành đó, nó có thể vực dậy các chính phủ, giúp họ thực hiện lời hứa về 100 tỷ đô-la 1 năm đã đi lệch hướng do khủng hoảng tài chính. Nó cũng có thể -- cũng có thể được dùng như một thử nghiệm. Nếu hệ quả lạm phát của việc sử dụng SDR là không đáng kể, đó sẽ là tiền đề để tiếp tục sử dụng quỹ tiền SDR được phát hành thêm 5 năm 1 lần chẳng hạn, với cam kết rằng các nước trong khu vực phát triển sẽ trích ra một phần trong nguồn được cấp của họ cho Quỹ Khí hậu Xanh. In tiền tệ quốc tế theo cách này có một số lợi thế so với việc in tiền tệ quốc gia. Thứ nhất rằng rất dễ nhận ra là sử dụng tiền để chống lại biến đổi khí hậu là việc có lợi cho tất cả mọi người. Không ai hưởng lợi hơn ai cả. Vậy là mâu thuẫn hơn thua không phát sinh. Công bằng mà nói bởi vì cần thống nhất quá nhiều quốc gia để phát hành thêm quỹ SDR, việc in tiền khó mà không bị kiểm soát. Cái cuối cùng ta đạt được là sự thống nhất hành động toàn cầu hướng tới -- và là hành động được kiểm soát trên toàn cầu -- hướng tới lợi ích chung của thế giới. Và, điều ta học được từ việc in tiền này là, các mối lo ngại có thể được kìm hãm nhờ ban hành luật. Ví dụ như, việc phát hành thêm SDR mỗi 5 năm có thể được giới hạn, khiến tổng số tiền tệ quốc tế không bao giờ vượt quá 5% của nguồn ngoại tệ trao đổi toàn cầu. Điều đó quan trọng vì nó làm giảm bớt mối quan ngại kì cục mà nước Mỹ có thể có rằng SDR có thể thách thức sự thống trị của đồng đô-la Mỹ trên thị trường tài chính thế giới. Và thực tế là, tôi nghĩ điều duy nhất mà đồng SDR có thể tước khỏi đồng đô-la Mỹ với kế hoạch này chỉ là biệt danh của nó, "đồng tiền xanh." Bởi vì dù cho có giới hạn đó đi chằng nữa, IMF cũng có thể tiếp tục phát hành thêm -- sau lượng tiền SDR khổng lồ năm 2009 đó -- khoảng 200 tỷ đô-la SDR nữa vào năm 2014. Vậy giả sử rằng, điều đó nghĩa là các quốc gia phát triển sẽ đóng góp vào tới 300 tỷ đô-la tiền SDR vào Quỹ Khí hậu Xanh. Gấp 30 lần giá trị quỹ hiện tại. Và bạn biết đó, nghe hoành tránh như vậy, nó mới chỉ bắt đầu giống như là "mọi điều có thể" thôi. Và để thấy rằng với số tiền đó ta có thể làm những điều kì diệu gì, thế này nhé: vào năm 2009, Nauy hứa sẽ cấp cho Brazil 1 tỷ đô-la nếu họ thực hiện được mục tiêu chống nạn chặt phá rừng. Kể từ đó chương trình này đã giúp giảm 70% rừng bị chặt phá trong thập kỉ vừa qua. đó là giảm khoảng 3.2 tỷ tấn lượng khí CO2 thải ra, bằng với việc Mỹ không có ôtô trên đường trong 3 năm liền. Vậy ta có thể làm gì với thêm 300 dự án được tài trợ vì khí hậu như vậy nữa, được tổ chức trên phạm vi toàn cầu? Ta có thể loại bỏ xe hơi cho cả 1 thế hệ. Vì vậy, hãy thôi lý sự xem liệu ta có thể cùng gây quỹ chống biến đổi khí hậu không. Câu hỏi thực tế ở đây là: Ta có lo lắng đủ tới thế hệ tương lai để đặt cược với các chính sách như đã làm khi cứu hệ thống tài chính không? Suy cho cùng, ta có thể làm được, ta đã làm nó rồi, và giờ đây cũng vậy. Ta buộc, buộc phải làm "mọi điều có thể." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thật thú vị là ở Mỹ, chi phí y tế cao nhất là cho các bệnh tim mạch, dù công hay tư. Không có bất kì sự so sánh nào hết. Ở Châu Phi, nơi mà bệnh tim mạch gây tổn hại chính lại bị ngó lơ hoàn toàn Và tình trạng này không hợp lý chút nào. Chúng ta cần phải làm gì đó. Tình trạng sức khỏe của người dân gắn liền với sự phát triển của một quốc gia. 17 triệu người chết mỗi năm vì bệnh tim. 32 triệu ca nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hầu hết xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi. 85% gánh nặng thế giới do bệnh tim mạch nằm ở những nước đang phát triển, chứ không phải ở phương Tây nhưng 90% tài nguyên lại nằm ở phương Tây Ai đang gặp nguy cơ? Những con người như các bạn. Không phải chỉ người Châu Phi mới nên lo lắng về vấn đề này. Tất cả các bạn sẽ có lúc phải đến Châu Phi cũng nên quan tâm tới vấn đề tồi tệ này. Đã có ai ở đây từng thắc mắc rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn trở về phòng vào ban đêm và bắt đầu đau ngực, khó thở, vã mồ hôi? Bạn đang có 1 cơn đau tim. Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Liệu bạn có bay ngay về Mỹ, Đức, Châu Âu? Không, bạn sẽ chết. 50% sẽ chết trong vòng 24h nếu không được điều trị. Đó là những gì đang xảy ra. Nhìn vào bản đồ của Mỹ - ở đây, 10 triệu người ở đây, 10 triệu người ở đó. Tới khi bạn 50 tuổi, hầu như không còn ai sống sót được ở Nigeria - tuổi thọ trung bình là 47. Không phải vì nhiều người không thể sống sót khỏi bệnh tật lúc còn nhỏ họ vượt qua được nhưng họ không sống sót được sau khi họ 45 tuổi và 50 tuổi. Và đó là độ tuổi mà họ sung sức nhất. Là khoảng thời gian mà họ cần đóng góp cho sự phát triển của Châu Phi. Nhưng họ không làm được điều đó. Cách tốt nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo đói là giết chết các bậc cha mẹ. Nếu bạn không thể bảo vệ cha mẹ, bạn không thể đảm bảo được an toàn cho những đứa trẻ Châu Phi. Những yếu tố nguy cơ là gì? Ai cũng biết nên tôi sẽ không nói nhiều về chúng nữa Sau đây là những thông tin cơ bản: Cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, ít vận động Những dấu hiện tiêu biểu. Tại Tanzania, 30% dân số cao huyết áp. 20% đang được chữa trị. Chỉ dưới 1% được điều trị đầy đủ. Nếu chỉ chữa mỗi cao huyết áp ở Châu Phi sẽ có 250000 mạng sống được cứu mỗi năm 1 con số thật đáng kinh ngạc! Giải quyết thật dễ dàng. Hãy nhìn vào tình hình tại Mautitius. Chỉ trong vòng 8 năm, chúng ta đang đứng đây để nói về HIV, sốt rét, đều là điều tốt. Chúng ta không thể phạm lại sai lầm mà chúng ta đã làm với sốt rét và HIV. Trong 8 năm ngắn ngủi, những bệnh không lây nhiễm sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn tới cái chết ở Châu Phi. Đó là thứ cần phải nhớ. Ta không thể đối phó với nó trong những tình huống thế này. Đây là 1 bệnh viện điển hình tại Châu Phi. Ta không thể phụ thuộc vào giới thượng lưu họ luôn sang Mỹ, Đức, Anh để chữa bệnh. Thật không thể tin được! Không thể chỉ dựa vào hỗ trợ từ nước ngoài. Đây là thực trạng: các nước đang trên đà phát triển. Trước 11/9, Mỹ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, vấn đề riêng của nước họ. Vậy nên họ chi tiền để giải quyết những vấn đề đó. Tôi không thể yêu cầu họ. Đó không phải là trách nhiệm của họ, đó là trách nhiệm của tôi. Tôi phải tự giải quyết rắc rối của chính mình. Nếu như họ giúp, điều đó thật tuyệt vời! Nhưng đó không phải là mong đợi của tôi. Những dấu hiệu xấu về chăm sóc y tế hay nghiên cứu ở Châu Phi yêu cầu 1 cái nhìn mới. Chúng ta không thể tiếp tục làm theo cách hiện tại. Nếu như nó không hiệu quả, chúng ta phải tìm các giải pháp thay thế. Tôi ở đây để nói về các giải pháp đó. Nó là 1 dấu hiệu khó khăn cho 1 số chúng tôi. Một vài năm trước, chúng tôi bắt đầu nghĩ về nó. Mỗi người đều biết vấn đề là gì. Nhưng Không ai biết về giải pháp. Chúng tôi quyết định rằng: cần phải hành động hơn là chỉ dùng lời nói. Mọi người đã sẵn sàng chi tiền, như là tiền viện trợ miễn phí cho các nước đang phát triển. Nói về đầu tư bền vững, không ai quan tâm. Bạn không thể quyên tiền được. Tôi đã từng làm trong ngành dịch vụ chăm sóc y tế tại Mỹ-- Tôi sống ở Nashville, Tennessee, thủ đô chăm sóc y tế tại Mỹ. Rất dễ dàng quyên tiền để kinh doanh dịch vụ y tế. Nhưng khi nói với họ, bạn biết đó, về dự định làm thế tại Nigeria ai cũng bỏ chạy Thật sai trái hết mức. Các bạn thính giả ở đây, nếu muốn giúp Châu Phi, hãy đầu tư vào sự phát triển bền vững. Hãy để tôi dẫn bạn tham quan cuộc sống 1 ngày tại Viện Tim, để bạn hiểu những gì chúng tôi đang làm và tôi sẽ nói thêm 1 ít về nó. Chúng tôi đang cho thấy rằng: việc chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, giống như bất kì nơi nào tốt nhất trên thế giới, cũng có thể được thực hiện tại 1 quốc gia đang phát triển. Chúng tôi có 25 nhân viên y tế hiện nay - tất cả đều được huấn luyện, được công nhận tại Mỹ, Canada hay Anh. Chúng tôi có mọi phương thức có thể làm được tại Vanderbilt, Cleverland Clinic - bất kì đâu ở Mỹ - và chúng tôi thực hiện nó chỉ với giá bằng khoảng 10% chi phí bạn cần bỏ ra cho những thứ này tại Mỹ. (Vỗ tay) Thêm vào đó, chúng tôi có chính sách không ai bị bỏ mặc vì khả năng chi trả có hạn. Chúng tôi chăm sóc cho tất cả mọi người. (Vỗ tay) Dù bạn có 1 đô la, 2 đô la cũng không quan trọng. Và tôi sẽ nói với các bạn chúng tôi đã làm như thế nào. Chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi chọn lựa những thiết bị của chúng tôi rất kĩ. Chúng tôi sử dụng các đơn vị mô đun. Các đơn vị này đa chức năng có từng thành phần mô đun riêng. Dễ dàng sửa chữa, vì vậy chúng tôi không lựa chọn những thứ không bền và không thể sử dụng lâu dài. Chúng tôi chú trọng vào việc huấn luyện, và chúng tôi đảm bảo rằng quá trình này có thể tái tạo được. Rất sớm thôi chúng ta đều sẽ chết đi, nhưng vấn đề vẫn nằm ở đó, trừ phi chúng ta có người kế vị sẽ tiếp tục từ nơi chúng ta đã dừng lại. Chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi tự sản xuất 1 vài thứ. Chúng tôi không mua các liều thuốc xạ trị. Chúng tôi lấy các máy phát từ các công ty. Chúng tôi chế tạo nó trong nhà. Điều này giảm giá thành xuống. Vậy nên, 1 liều thuốc xạ trị ở Mỹ có giá là 250 đô la -- khi chúng tôi sản xuất nó xong, giá sẽ khoảng 2 đô la. (Vỗ tay) Chúng tôi nhận thấy rằng cách duy nhất để thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo là thông qua giáo dục và công nghệ. Tất cả những vấn đề đang bàn tới nếu chúng ta mang theo sự phát triển vào, tất cả chúng sẽ biến mất. Công nghệ là 1 bộ cân bằng tuyệt vời. Chúng ta làm nó hoạt động như thế nào? Tự chăm sóc đã được chứng minh là 1 việc hiệu quả có chi phí thấp Nó mở rộng cơ hội cho vùng trung tâm lân cận, và chúng ta có thể sử dụng chuyên môn theo 1 cách thông minh. Đây là cách các trung tâm của chúng tôi được thiết lập. Chúng tôi hiện đang có 3 trung tâm tại Carribean, và đang lên kế hoạch cho cái thứ 4. Và chúng tôi đã quyết định tiến vào trung tâm Châu Phi hơn. Chúng tôi sẽ thành lập Viện Tim Tây Phi ở Port Harcourt, Nigeria. Dự án này sẽ bắt đầu trong vòng vài tháng nữa. Chúng tôi mong sẽ mở cửa vào năm 2008-09. Và chúng tôi sẽ mở các trung tâm khác. Mô hình này có thể sử dụng cho mọi loại bệnh. Tất cả đơn vị, trung tâm được nối với nhau thông qua 1 bộ chuyển mạch trung tâm về máy chủ, và tất cả hình ảnh được công bố để các trạm xem lại. Và chúng tôi đã thiết kế giải pháp y học từ xa này, độc quyền của riêng chúng tôi, và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những gì đã học được với bất kì ai có hứng thú với nó. Bạn vẫn có thể có lợi nhuận. Chúng tôi bảo đảm rằng nền tảng y học từ xa cho phép truy cập tới các chuyên gia y tế ở bất kì đâu trên thế giới, chỉ cần nhấn vào nút này. Tôi sẽ cho bạn thấy điều này xảy ra như thế nào. Đây là Viện Tim. Bác sĩ từ mọi nơi có thể đăng nhập. Tôi có thể gọi bạn đang ở Thụy Sĩ và nói "Nghe này, hãy vào hệ thống của chúng tôi. Hãy nhìn vào Mrs. Jones. Nhìn tình trạng của bà ấy,hãy cho biết bạn nghĩ gì." Họ sẽ đưa chúng tôi thông tin cần thiết, và chúng tôi sẽ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. BN không phải di chuyển đi đâu hết. Họ không cần phải trải qua cảm giác lo sợ bởi vì thiếu chuyên môn. Chúng tôi cũng dùng hệ thống ghi chép y học điện tử. Tôi vui mừng khi nói rằng thứ mà chúng tôi đã làm 80% cơ sở y tế tại Mỹ không có, và tất nhiên công nghệ nằm ở đây. Nhưng các bạn biết đó, họ có đồ mắc tiền. Bởi vì nếu bạn không có nó ở Nashville, bạn có thể tới Birmingham, chỉ sau 2 giờ, bạn sẽ có được nó. Nếu không thể đến Cleverland, bạn có thể tới Cincinnati. Chúng tôi không có những thứ xa xĩ đó nên chúng tôi phải tự làm nên điều này. Khi chúng tôi làm được nó, chúng tôi sẽ giảm giá phí chăm sóc xuống. Và chúng tôi sẽ mở rộng ra vùng ngoại ô, làm cho nó dễ chi trả hơn. Và ai cũng có được sự chăm sóc họ đáng phải có. Không chỉ là công nghệ, chúng tôi nhận ra được điều đó. Phòng bệnh phải là 1 phần của giải pháp, chúng tôi nhấn mạnh điều này. Nhưng các bạn biết đó, các bạn phải nói với mọi người họ cần phải làm gì. Không dễ dàng để nói với mọi người thứ có giá rất cao và họ về nhà nhưng không thể làm được. Họ cần sống, và họ cần thức ăn. Chúng tôi khuyến cáo tập thể dục là cách hiệu quả, dễ dàng và đơn giản nhất. Chúng tôi có những cuộc tuần hành mỗi năm, mỗi tháng Ba, tháng Tư. Chúng tôi chia mọi người thành những nhóm và cho họ tham gia các thử thách. Nhóm nào giảm cân nhiều nhất sẽ có giải thưởng. Nhóm nào ghi nhận được quãng đường xa hơn bởi máy đo sức đi bộ của chân, chúng tôi sẽ trao giải cho họ. Chúng tôi luôn làm điều này. Chúng tôi khuyến khích họ đi cùng trẻ em. Bằng cách đó chúng tôi có thể cho bọn trẻ tiếp xúc với những vấn đề này từ rất sớm. Bởi vì khi chúng hiểu được nó là gì, chúng sẽ nhớ rất lâu. Để làm việc này chúng tôi đã tạo ra ít nhất 100 nhân viên có tay nghề chỉ trong Jamaica, và những người này là các bác sĩ có chuyên môn và được đào tạo đặc biệt. Chúng tôi đã chăm sóc hơn 1000 bệnh nhân nghèo-những người có lẽ đã chết, bằng 4 máy tạo nhịp miễn phí trong người những bệnh nhân bị tắt nghẽn tim hoàn toàn. Những người hiểu biết về tim mạch, đều biết tim tắt nghẽn hoàn toàn nghĩa là cầm chắc cái chết. Nếu như không có máy tạo nhịp này, bạn sẽ chết. Nên chúng tôi hài lòng với điều đó. 1 cách gián tiếp, chúng tôi đã tiết kiệm cho chính phủ Jamaica 5 triệu đô la từ những người có thể tới Miami hay Atlanta để chữa bệnh. Và chúng tôi hy vọng đã cứu sống được nhiều mạng sống. Cuối năm nay, chúng tôi sẽ đóng góp hơn 1 triệu đô la cho việc chăm sóc người nghèo. Trong 4 tháng đầu, số tiền sẽ là 340.000 đô, trung bình 85.000 đô mỗi tháng. Chính phủ sẽ không làm điều đó vì họ có những nhu cầu khác. Họ cần chi ngân sách cho nơi khác. Nhưng chúng tôi vẫn làm được điều này. Nhiều người nói: "Các anh làm điều đó như thế nào?" Đây là cách chúng tôi làm điều này. Ít nhất 4000 người giàu có tại Jamaica đang chuyển tới Miami để chữa bệnh đã tự thú nhận rằng họ không tới Miami bởi vì Viện Tim Carribbean. Và, nếu họ qua Miami, họ sẽ chi nhiều hơn 8 tới 10 lần. Và họ cảm thấy hạnh phúc khi bỏ ra số tiền tương ứng tại quê nhà để nhận được cùng 1 chất lượng khám chữa bệnh. Và với số tiền đó - với mỗi một BN có tiền để chi trả, nó cho chúng tôi cơ hội để chăm sóc cho ít nhất 4 người nữa không có tiền chi trả. (Vỗ tay) Để có thể đi vào hoạt động, quá trình này phải bền vững. Do đó, chúng tôi nhấn mạnh việc huấn luyện kĩ năng. Đó là việc rất quan trọng. Chúng tôi đã tiến xa hơn 1 bước: chúng tôi đã tạo mối quan hệ với Đại học Công nghệ Jamaica, nơi mà hiện giờ tôi đang có 1 cuộc hẹn. Và chúng tôi đang bắt đầu 1 chương trình kĩ thuật y sinh, để chúng tôi đào tạo những người bản địa, người có thể tự sửa chữa các thiết bị đó. Bằng cách đó, chúng tôi không phải đối mặt với sự lỗi thời và những vấn đề tương tự. Chúng tôi cũng bắt đầu chương trình đào tạo công nghệ chăm sóc sức khỏe - đào tạo những người siêu âm tim, những thứ tương tự vậy. Bây giờ, với kiểu đào tạo này, nó tạo cho họ động lực. Bởi vì bây giờ họ sẽ có bằng cử nhân chẩn đoán hình ảnh và tất cả những thứ như vậy. Trong quy trình này, tôi muốn bạn chỉ nghe từ những người được đào tạo điều này có nghĩa gì với họ. Tôi là Jason Topping. Tôi là bác sĩ nội trú năm cuối chuyên ngành gây mê hồi sức tại Bệnh viện Đại học Tây Ấn Độ. Tôi tới Viện Tim vào năm 2006 như 1 phần trong chương trình học gây mê hồi sức. Tôi dành 3 tháng tại Viện Tim. Đồng nghiệp của tôi không nghi ngờ gì về các tiện ích của việc đào tạo mà tôi nhận được ở đây, và mọi người ngày càng có hứng thú đặc biệt trong siêu âm tim và sử dụng nó trong các thiết lập của chúng tôi. Sharon Lazarus: Tôi là bác sĩ siêu âm tim tại Viện Tim Carribbean 2 năm qua. Tôi được đào tạo tại viện này. Tôi nghĩ khía cạnh đào tạo bác sĩ tim mạch mà Viện Tim Caribbean đã giới thiệu ở Jamaica rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh tim mạch. Ernest Madu: Bài học rút ra là nó có thể thực hiện được, và tồn tại bền vững, và ai cũng có thể được sử dụng nó. Ai nói rằng người nghèo không thể có được sự chăm sóc tốt nhất? Ai đã cho phép chúng ta đóng vai Chúa trời? Đây không phải là quyết định của tôi. Công việc của tôi là đảm bảo mỗi người, không quan trọng số mệnh của bạn là gì, bạn sẽ có cơ hội nhận được sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong đời. Bến dừng kế tiếp là Viện Tim Tây Phi, chúng tôi dự định sẽ xây dựng ở Port Harcourt, Nigeria, như tôi đã nói từ trước. Chúng tôi sẽ làm 1 trung tâm ở Tây Phi. Chúng tôi sẽ nhân rộng hệ thống này tới các lĩnh vực khác, như điều trị lọc máu. Và bất kì ai có hứng thú về bất kì trường hợp chăm sóc sức khỏe nào, chúng tôi sẽ vui mừng hỗ trợ các bạn, sẽ nói cho các bạn về cách chúng tôi làm và những điều các bạn có thể làm. Nếu như chúng ta làm vậy, chúng ta có thể thay đổi bộ mặt của việc chăm sóc sức khỏe ở Châu Phi. Châu Phi đã rất tốt đối với chúng ta, đã đến lúc chúng ta nên trả lại cho nó. Tôi sẽ làm. Những ai muốn tham gia, tôi đều vui mừng chào đón các bạn tham gia. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trong 16 phút tới, tôi sẽ đưa bạn tới một cuộc hành trình đó thực sự là một giấc mộng lớn của nhân loại: để hiểu về mã của sự sống. Với tôi, mọi thứ bắt đầu từ nhiều, nhiều năm về trước khi lần đầu tiên tôi thấy máy in 3D. Khái niệm thật là quyến rũ. Một máy in 3D cần ba nguyên tố: một ít thông tin, ít nguyên liệu thô và ít năng lượng, từ đó nó có thể tạo ra bất thứ vật gì chưa từng có trước đó. Tôi làm bên y học, tôi đã trở về nhà và nhận ra rằng tôi thực sự đã biết về máy in 3D. Tất cả mọi người đều hiểu. Đó là mẹ tôi. (cười) Mẹ tôi lấy ba nguyên tố: một vài thông tin, ở đây ý là thông tin giữa ba và mẹ tôi, nguyên liệu thô và năng lượng giống như công cụ vậy, đó là thức ăn và sau vài tháng, tạo ra tôi. và tôi chưa từng tồn tại trước đó. Vì vậy cú sốc về mẹ tôi là phát hiện ra bà ấy là một máy in 3D ngay lập tức tôi bị thôi miên về ý nghĩ ấy, Trước tiên là về thông tin. bao nhiêu lượng thông tin quá trình đó cần để tạo nên một con người? nó nhiều hay ít? Bao nhiêu ngón tay bạn có thể dùng để tạo nên? Vâng, khi tôi bắt đầu nghiên cứu về y tôi đã mường tượng con người như là mảnh ghép Lego khổng lồ. Hãy tưởng tượng rằng những khối xây dựng là những mảnh ghép nhỏ và khí hydro ở đây, khí các-bon ở đây, và khí ni-tơ thì ở đây. Ở sự giống nhau đầu tiên, nếu tôi có thể kể ra số mảnh ghép để tạo nên một con người, thì tôi có thể tạo nên nó. Bây giờ, bạn có thể chạy vài con số và điều xảy ra thực sự là một con số ngạc nhiên. vì vậy con số về những mảnh ghép, lượng thông tin nơi tay tôi để tạo nên một em bé, tương tự như toàn bộ những ngón tay để tạo nên con tàu Titanic vậy phức tạp hơn gấp 2,000 lần. Đó là điều diệu của sự sống Từ bây giờ bất kỳ khi nào bạn thấy một phụ nữ mang thai thì cô ấy đang tạo ra một lượng thông tin lớn nhất mà bạn không thể đong đếm được. Quên đi khối lượng lớn dữ liệu, quên bất kì chuyện gì bạn nghe Đây là lượng thông tin lớn nhất tồn tại (hoan nghênh) May mắn thay, tạo hóa luôn khôn khéo hơn một nhà vật lý trẻ, và trong bốn tỷ năm, đã điều khiển để gói gém thông tin này trong một tinh thể nhỏ bé mà chúng ta gọi là DNA. Lần đầu tiên chúng ta biết tới nó vào năm 1950 khi mà Rosalind Franklin, một nữ khoa học tuyệt vời đã chụp một bức ảnh về nó. nhưng nó khiến chúng ta mất hơn 40 năm để chạm vào bên trong tế bào con người, đưa tinh thể này ra, mở nó ra, và lần đầu tiên nghiên cứu về nó. Mật mã xuất hiện hoàn toàn bảng chữ cái đơn giản, bốn chữ cái là: A, T, C và G. Và để tạo nên một con người, bạn cần phải có ba tỷ các chữ cái đó. ba tỷ. Ba tỷ là bao nhiêu? Nó hoàn toàn không có nghĩa như là một con số, phải không? Vì vậy tôi nghĩ sao tôi có thể giải thích bản thân mình rõ hơn về sự to lớn và khổng lồ về mật mã này. Nhưng thưc sự... ý tôi là tôi có vài sự giúp đỡ, người tốt nhất có thể giúp tôi giới thiệu về mật mã đó chính là người đầu tiên dẫn tới dãy số đó, Tiến sĩ Craig Venter. Chào mừng tiến sĩ Craig Venter đến với sân khấu. (hoan nghênh) không phải là người đàn ông bằng da bằng thịt, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử đó là loại gen đặc trung của loài người, được in ra từng trang, từng chữ một: 262,000 trang tài liệu nặng 450 ký, được chuyển từ Mỹ sang Canada cảm ơn Bruno Bowden, Lulu.com, một khởi đầu, và làm mọi thứ. Một kỳ công đáng kinh ngạc Tuy nhiên đó chỉ là nhận thức thị giác về Mã của sự sống là gì. Và bây giờ, đầu tiên, tôi làm chút gì đó vui vui. tôi có thể lật bên trong một quyển và đọc hãy để tôi lấy một quyển thú vị nào ...như quyển này. chú giải nhé, nó thực sự là quyển quan trọng. Để tôi nói bạn biết thế nào là mã của sự sống. Hàng ngàn, hàng ngàn và hàng ngàn và hàng tỷ các ký tự. Nó rõ ràng có nghĩa. để lật đến phần đặc trưng nào Để tôi đọc cho bạn: (cười) "AAG, AAT, ATA." Với bạn đó chỉ là những chữ cái câm, nhưng dãy chữ cái này nói lên màu mắt đối với Craig. tôi sẽ cho bạn xem phần khác của cuốn sách Nó chỉ mới là một chút phức tạp. Nhiễm sắc 14, sách 1132: (cười) Như bạn có thể tưởng tượng (cười) "ATT,CTT,GTT" Đó là một người may mắn, bởi vì nếu bạn thiếu chỉ 2 chữ cái trong dãy đó 2 chữ cái trong 3 tỷ chữ cái anh ta sẽ mắc một căn bệnh ghê gớm: chứng sơ hóa u nang. Căn bệnh chúng ta không có thuốc chữa, không biết cách cứu chạy, chỉ là 2 chữ cái của sự khác nhau quyết định cái gì là chúng ta. Một quyển sách tuyệt vời, một quyển sách vĩ đại một quyển sách vĩ đại đã giúp tôi hiểu và cho bạn thấy vài điều rất phi thường. Mỗi người chúng ta, điều gì đã tạo nên tôi tôi và bạn, bạn chỉ là khoảng 5 tỷ chữ cái, một nửa quyển sách này. Phần còn lại, chúng ta hoàn toàn đồng nhất. 500 trang sách điều kỳ diệu của cuộc sống mà bạn đang sở hữu Phần còn lại, tất cả chúng ta đều chia sẻ. Nghĩ đến nó một lần nữa khi chúng ta nghĩ chúng ta khác nhau. Đó là giá trị mà chúng ta chia sẻ. Đến bây giờ khi tôi có được sự chú ý từ bạn, câu hỏi tiếp theo là: Tôi đọc nó bằng cách nào Sao tôi biết chúng có nghĩa gì? Vâng, tuy bạn có thể giỏi về trang bị của người Thụy Điển Sách hướng dẫn này không là gì cả bạn có thể khoác lát trong đời bạn. (cười) Và cho đến năm 2014, hai nhà diễn giả TED nổi tiếng Peter Diamandis và Craig Venter, quyết định để nhóm họp một công ty mới. Tuổi thọ người được sinh ra, với một sứ mệnh: thử nghiệm mọi thứ chúng ta có thể thử và nghiên cứu mọi thứ chúng ta có thể từ những quyển sách này với một mục tiêu: khiến giấc mơ về y học cá nhân hóa thành hiện thực am hiểu những việc gì nên làm để có sức khỏe tốt hơn và bí mật trong những quyển sách này là gì? 1 nhóm nghiên cứu, 20 nhà khoa học dữ liệu nhiều và nhiều người khác nữa, thích thú làm việc cùng nhau Quan niệm vô cùng đơn giản. Chúng ta sử dụng công nghệ được gọi là máy học. Một mặt, chúng ta có hàng ngàn gen. Mặt khác, chúng ta thu thập dữ liệu của loài người: kiểu hình, máy quét, máy NMR, mọi thứ bạn có thể nghĩ ra. Trong đó, ở hai mặt đối nghịch, đó là bí mặt về chuyển dịch. Và ở chính giữa, chúng ta dựng nên cái máy. Ta tạo dựng nên cái máy và chúng ta vận hành nó vâng, chính xác không phải là 1 cái máy mà là nhiều, nhiều cái máy để cố gắng hiểu và chuyển dịch gen thành loại kiểu hình. Những ký tự này là gì? và chúng làm những gì? Đó là phương pháp tiếp cận cho mọi vấn đề, tuy nhiên, sử dụng nó trong gen thì thực sự phức tạp. Từng chút một, chúng ta nuôi dưỡng để tạo nên những thách thức khác. Chúng ta bắt đầu từ sự mở màn, từ những điểm chung. Những điểm chung đó đều rất dễ chịu, vì chúng là chung Mọi người đều có chúng. Vậy nên chúng ta bắt đầu tự đặt vấn đề: Ta có thể đoán ra chiều cao? Chúng ta có thể đọc sách và đoán ra chiều cao của bạn Vâng, chúng ta có thể độ chính xác khoảng 5 cen ti mét BMI được kết nối với phong cách sống của bạn, nhưng ta vẫn có thể, ở trong sân bóng chày độ chính xác khoảng 8 kg. Ta có thể đoán màu mắt không? Ta có thể. Chính xác 80%. Ta có thể đoán màu da không? Vâng ta có thể đúng 80%. Ta có thể đoán tuổi thọ không Có thể, vì theo diện mạo mật mã thay đổi trong suốt cuộc đời ta. Nó trở nên ngắn hơn, mất vài mảnh hoặc là lồng ghép vào nhau. Chúng ta đọc được dấu hiệu đó, và ta tạo nên mô hình. Bây giờ, một thử thách thú vị: Liệu ta có thể đoán được khuôn mặt? Nó thì phức tạp một chút, vì khuôn mặt con người bị phân tán bởi hàng ngàn ký tự. Và nó là vật thể rất khó định dạng. Nên ta phải tạo nó thành một khối vẹn toàn. để học và dạy một cái máy Khuôn mặt là cái gì, và ấn định và đè nén nó. Và nếu bạn thấy thoải mái với cái máy học, bạn sẽ hiểu thách thức ở đây là gì. Bây giờ, sau 15 năm, 15 năm sau ta sẽ đọc dãy số đầu tiên tháng 10 năm nay, chúng tôi bắt đầu thấy vài dấu hiệu. Đó là một khoảnh khắc xúc động. Điều bạn thấy ở đây là chủ đề chúng tôi đang thí nghiệm. Đó là khuôn mặt chúng ta. chúng tôi tạo khuôn mặt thật của thực thể, giảm bớt đi điều phức tạp. Bởi vì không phải mội thứ trên mặt bạn những nét đặc trưng và khuyết điểm, sự bất cân đối đến với cuộc sống của bạn chúng tôi đối xứng khuôn mặt và cho chạy thuật toán. Bây giờ tôi chiếu cho bạn xem kết quả, Đây là dự đoán chúng tôi lấy thử từ máu (hoang nghênh) Đợi một chút. Trong giây phút này, mắt bạn đang nhìn trái và phải, trái và phải, và não bộ bạn muốn những bức ảnh này được đồng nhất. Và tôi muốn bạn làm một bài tập khác phải trung thực hãy tìm sự khác nhau, cái nào nhiều. Tổng số dấu hiệu lớn nhất là giớ tính, sau đó là độ tuổi, BMI, cấu thành sắc tộc của con người. Tỷ lệ dựa vào những dấu hiệu đó phức tạp hơn nhiều. Nhưng điều bạn thấy ở đây, mặc dù là khác nhau, để bạn nhận thấy rằng chúng ta đang ở vị trí đúng, rằng chúng ta ngày gần nhau hơn Và điều đó tiếp cho bạn thêm cảm xúc. Đây là một thực thể khác theo thứ tự, và đây là dự đoán. Khuôn mặt nhỏe hơn một chút, chúng tôi không trình bày hoàn toàn hộp sọ tuy nhiên, vẫn chính xác. Đây là thực thể trong phòng thí nghiệm của chúng tôi và đây là khuôn mặt dự đoán. Những người này chưa từng được máy thử nghiệm thấy. Điều đó được gọi là bộ "held out" tuy nhiên đây là những người bạn sẽ không bao giờ tin chúng tôi công bố mọi thứ trên sự xuất bản khoa học, bạn có thể đọc nó. Tuy nhiên, chúng ta đang trên sân khấu Chris thách thức tôi. Giả sự tôi có thể thử đoán một người nào đó bạn có thể nhận diện. Vậy nên, trong lọ máu nhỏ này, và hãy tin tôi, bạn không hề biết ta phải làm gì để có lọ máu này ngay bây giờ, đây trong lọ máu nhỏ này là thông tin về sinh học chúng tôi cần phải hoàn thành toàn chuỗi gen. Chúng tôi cần con số này. Chúng tôi cho chạy thử chuỗi này, và tôi sẽ làm cùng bạn. Chúng ta bắt đầu từ lớp biểu bì tất cả hiểu biết chúng ta có. Trong lọ máu nhỏ, chúng tôi đoán anh ấy là nam. Và vật thể là nam. chúng tôi đoán cao một mét bảy sáu, Vật thể cao một mét bảy bảy. Chúng tôi đoán anh ấy 76, vật thể là 82. Chúng tôi đoán tuổi là 38. Vật thể là 35. Chúng tôi đoán màu mắt. khá tối. Chúng tôi đoán màu da của anh ta đây là dự đoán của chúng tôi. và đây là khuôn mặt anh ấy. Bây giờ, giây phút khám phá: người này là vật thể. (cười) Và tôi cố tình làm điều đó. Tôi thật cá biệt và tính cách sắc tộc khác biệt. Phía nam Châu Âu, Ý, họ chưa bao giờ có mẫu này và điều đó là khác biệt, sắc tộc là chỗ phức tạp cho hình mẫu với chúng tôi Nhưng đây là điểm khác. một điều chúng tôi dùng để nhận biết con người chưa bao giờ được ghi trong gen. đó là tự do của chúng ta sẽ là, đó là cách chúng ta nhìn nhận Trong trường hợp này, không phải là kiểu tóc mà là kiểu râu của tôi. tôi sẽ cho bạn thấy, tôi sẽ trong trường hợp này, chuyển dịch nó nó không là gì ngoài photoshop, không hình mẫu và râu ở trên vật thể. tất nhiên, chúng tôi làm nhiều hơn, nhiều hơn trong cảm giác. Tại sao chúng tôi làm điều đó? chắc chắn là không phải vì chiều cao hay là tạo nên bức hình đẹp về máu huyết của bạn. Chúng tôi làm nó vì cùng công nghệ và cùng phương pháp, máy học về mật mã này giúp chúng ta hiểu về cách chúng ta làm việc, cách cơ thể ta hoạt động, cách cơ thể ta trưởng thành cách mà mầm bệnh nảy nở trong cơ thể chúng ta, cách mà bệnh ung thư lớn lên và phát triển cách mà dược phẩm trị liệu và nếu chúng hoạt động trong cơ thể chúng ta. Đó là một thử thách lớn. Đó là thách thức ta cần chia sẻ cùng với hàng ngàn nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Đó được gọi là y học cá nhân hóa. Đó là khả năng di chuyển từ phương pháp thống kê nơi bạn là một chấm nhỏ trên đại dương đến phương pháp cá nhân hóa, nơi chúng ta đọc hết những quyển sách này và ta có thể hiểu chính xác ta là như thế nào. Đó thật sự là một thách thức phức tạp, bởi vì những quyển sách này cho đến hôm nay chúng ta thực sự chỉ biết được 2% bốn quyển sách trong hơn 175 quyển. Và đó không phải là chủ đề bài nói của tôi vì chúng ta sẽ học nhiều hơn. Có những bộ trí óc tốt nhất về chủ đề này trên thế giới. Sự đoán sẽ tốt hơn hình mẫu sẽ chính xác hơn. và chúng ta học hỏi càng nhiều, chúng ta sẽ chạm trán với những quyết định mà ta chưa hề đối mặt trước đây về cuộc sống, về cái chết, về việc nuối nấng con cái. và đó là cuộc cách mạng không thể định nghĩa được trong phạm vi của khoa học và công nghệ. Đó phải là cuộc bàn luận của toàn thế giới Chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến tương lai mà ta đang tạo dựng như một côn người. Chúng ta cần tương tác với sự sáng tạo, với các họa sĩ, các nhà triết học, với các chính trị gia. Bao gồm tất cả mọi người bởi đó là tương lai của loài chúng ta không sợ hãi, với hiểu biết rằng là quyết định chúng ta thực hiện trong năm tới sẽ thay đổi quá trình lịch sử mãi mãi. Xin cảm ơn, (hoang nghênh) Tôi đang cầm trên tay một thứ rất cổ. Nó cổ hơn bất cứ hiện vật nào, già hơn cuộc sống trên Trái Đất, thậm chí hơn cả lục địa và đại dương. Cái này được hình thành từ hơn 4 tỉ năm trước vào những ngày sớm nhất của hệ mặt trời khi các hành tinh vẫn đang được hình thành. Mảnh vụn niken và sắt này trông có vẻ không đặc biệt, nhưng khi cắt nó ra, bạn sẽ thấy nó rất khác so với kim loại trên Trái Đất Loại mẫu này cho biết những tinh thể kim loại chỉ có thể hình thành ở ngoài vũ trụ nơi mà kim loại nóng chảy nguội đi cực kì chậm, khoảng vài độ mỗi triệu năm. Cái này từng là một phần của vật thể to hơn nhiều, một phần triệu còn lại sau khi các hành tinh được hình thành. Chúng tôi gọi những vật thể này là các tiểu hành tinh. Tiểu hành tinh là hàng xóm vũ trụ già nhất và nhiều nhất. Biểu họa này cho thấy các tiểu hành tinh gần Trái Đất đang quay quanh Mặt Trời. tức hình tròn màu vàng kia và quay quanh gần trục Trái Đất, tức hình tròn màu xanh. Kích thước của Trái Đất, Mặt Trời và các tiểu hành tinh được phóng đại để bạn có thể thấy rõ hơn. Các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu về những vật thể này, phát hiện ra những cái mới mỗi ngày, liên tục lập bản đồ không gian gần Trái Đất. Đa số công việc này được tài trợ bởi NASA. Tôi nghĩ nghiên cứu về tiểu hành tinh như một dự án công khai khổng lồ, nhưng thay vì xây dựng xa lộ, chúng tôi vẽ họa đồ ngoài vũ trụ, xây dựng một kho lưu trữ mà tồn tại lâu dài sau các thế hệ. Đây là 1,556 tiểu hành tinh gần Trái Đất vừa được phát hiện năm ngoái. Và đây là tất cả những tiểu hành tinh gần Trái Đất được biết đến với con số mới nhất là 13,733. Mỗi loại có hình ảnh, thống kê riêng và nó có hành trình xác định quay quanh Mặt Trời Mặc dù các tiểu hành tinh khác nhau nhưng ta có thể đoán được hành trình của chúng trong hàng chục năm Và đường đi của một số tiểu hành tinh có thể được dự đoán với số liệu chính xác. Ví dụ, các nhà khoa học ở Jet Propulsion Laboratory tiên đoán nơi mà thiên thạch Toutatis sẽ tới trước 4 năm với sai số khoảng 30km Trong vòng 4 năm đó, Toutatis đi được 8.5 tỉ km. Đó là độ chính xác phân số của 0.000000004. (cười) Lí do mà tôi có mảnh nhỏ tiểu hành tinh đẹp đẽ này bởi giống như những người hàng xóm khác, thiên thạch đôi lúc rơi xuống bất ngờ (cười) Ngày này vào 3 năm trước, một tiểu hành tinh nhỏ phát nổ khi qua thành phố Chelyabinsk, Nga. Thiên thạch đó có chiều dài khoảng 19m hoặc to như một cửa hàng tiện lợi. Cứ 50 năm, những thiên thạch ở kích cỡ này đâm vào Trái Đất. Cách đây 66 triệu năm, một thiên thạch lớn hơn nhiều đâm vào Trái Đất, gây nên sự tuyệt chủng hàng loạt. 75% động thực vật biến mất. bao gồm cả loài khủng lòng. Vật thể ấy dài khoảng 10km và 10km là gần với độ cao hành trình của máy bay phản lực 747. Vì vậy lần tới khi đang trên máy bay, bạn hãy đặt chỗ gần cửa sổ, nhìn ra ngoài và tưởng tượng một viên đá rất lớn đang nằm ở dưới mặt đất, và nó quẹt một phát qua đầu cánh máy bay bạn Nó lớn đến nỗi mà máy bay của bạn phải mất tới 1 phút mới bay qua. Đó là kích cỡ của thiên thạch đã đâm vào Trái Đất. Thứ luôn chỉ ở trong lòng tôi rằng các tiểu hành tinh được coi như là mối đe dọa cho hành tinh này Và từ đó, có một nỗ lực được tập trung tiến hành để khám phá và thống kê các vật thể này. Tôi thực may mắn khi là một phần của nỗ lực này. Tôi là thành viên của nhóm các nhà khoa học sử dụng Kính thiên văn NEOWISE của NASA. Giờ đây, NEOWISE không được thiết kế để tìm các tiểu hành tinh Nó được thiết kế quay quanh Trái Đất và nhìn xa hơn ngoài hệ mặt trời nhằm tìm ra những ngôi sao lạnh nhất và dải ngân hà sáng nhất. Nó đã làm rất tốt với thiết kế với vòng đời 7 tháng. Nhưng ngày nay, 6 năm sau, nó vẫn đang hoạt động. Chúng tôi đã sửa lại nó để khám phá và nghiên cứu tiểu hành tinh. Và mặc nó là một con robot không gian nhỏ bé tuyệt vời nhưng bây giờ nó như một chiếc xe đã qua sử dụng. Chất cryogen được dùng để làm lạnh bộ phận cảm ứng của nó không còn nên chúng tôi đùa rằng bộ phận điều hòa của nó bị hỏng. Trên hồng hồ đo quãng đường nó chỉ 920 triệu dặm, nhưng nó vẫn hoạt động tốt và cứ 11 giây nó sẽ chụp ảnh bầu trời. Nó đã chụp được 23 tấm ảnh từ khi tôi bắt đầu nói với bạn. Một trong những lí do mà NEOWISE rất quý giá là nó nhìn bầu trời bằng hồng ngoại nhiệt phổ rộng. Tức là thay vì nhìn thấy ánh sáng mặt trời mà các thiên thạch phản xạ NEOWISE thấy được nhiệt mà chúng tỏa ra Đây là một khả năng quan trọng vì một số thiên thạch đen như than vậy và sẽ rất khó khắn để nhận ra với loại kính thiên văn khác Nhưng với NEOWISE, dù sáng hay tối, mọi thiên thạch đều sáng chói Các nhà thiên văn đang sử dụng mọi kĩ thuật theo ý họ để phát hiện và nghiên cứu thiên thạch. Năm 2010, một cột mốc lịch sử đã được đạt tới. Cả cộng đồng cùng nhau phát hiện ra hơn 90% số thiên thạch lớn hơn cả vật thể dài 1 km có khả năng gây nên cuộc hủy diệt lớn trên Trái Đất. Nhưng công việc chưa dừng tại đó. Một vật thể có 140m hoặc lớn hơn có thể tàn sát một đất nước cỡ trung Cho đến giờ chúng tôi mới chỉ tìm thấy 25% trong số chúng. Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm các thiên thạch gần Trái Đất Chúng ta là sinh vật duy nhất có thể hiểu được các tính toán hay tạo nên kính thiên văn. Chúng ta biết làm sao để tìm ra các vật thể này. Đây là trách nhiệm của chúng ta. Nếu chúng ta tìm thấy một thiên thạch nguy hiểm với mức báo động nguy cấp ta có thể di chuyển hướng đi của nó Không như động đất, bão tố hay núi lửa phun trào, ảnh hưởng của một thiên thạch có thể được dự đoán chính xác và được ngăn chặn. Những gì chúng ta cần là lập bản đồ không gian gần Trái Đất. Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm trên bầu trời Cảm ơn. (vỗ tay) Khi tôi mang thai sinh đôi được ba tháng, anh Ross chồng tôi và tôi đã đi siêu âm lần thứ hai. Lúc đó tôi 35 tuổi, và tôi biết điều đó có nghĩa là rủi ro chúng tôi có một đứa bé mang dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn. Ross và tôi đã nghiên cứu các dị tật bẩm sinh thường thấy, và chúng tôi cảm thấy khá sẵn sàng. Nhưng không có gì có thể giúp chúng tôi chuẩn bị tinh thần trước chẩn đoán dị thường mà chúng tôi sắp phải đối mặt. Bác sĩ giải thích rằng một em trong cặp song sinh, Thomas, có một dị tật bẩm sinh hiểm nghèo gọi là khuyết não. Điều đó có nghĩa là não bộ của em không được hình thành đúng bởi một phần hộp sọ của em bị khuyết. Những đứa trẻ được chuẩn đoán như vậy thường sẽ chết lưu hoặc chết sau vài phút, vài giờ hoặc vài ngày sau khi sinh. Nhưng đứa còn lại của cặp song sinh, Callum, lại khỏe mạnh theo như những gì bác sĩ có thể cho thấy, và cặp song sinh này là tương đồng, tương đồng về gen. Sau khi chất vấn nhiều câu hỏi đại loại như tại sao chuyện này lại có thể xảy ra, việc bỏ một thai đã được tính đến, và trong khi việc này không phải là không khả thi, nhưng nó tiềm ẩn một số rủi ro đối với sức khỏe của song thai và tôi, nên chúng tôi đã quyết định mang thai đến kỳ. Và thế là tôi, một bà bầu 3 tháng, còn 6 tháng mang thai phía trước, và tôi phải tìm cách kiểm soát huyết áp và tâm trạng của mình. Cảm giác như thể bị một người bạn cùng phòng chĩa một khẩu súng đã lên đạn vào người trong sáu tháng vậy. Nhưng tôi đã nhìn sâu vào họng súng đó lâu đến nỗi tôi đã nhìn thấy một tia sáng phía cuối đường hầm. Dù cho chúng tôi chẳng thể làm gì để ngăn chặn bi kịch này, tôi muốn tìm cách để khiến cuộc sống ngắn ngủi của Thomas có một ảnh hưởng tích cực nào đó. Nên tôi đã hỏi y tá của mình về việc hiến tạng, mắt và mô. Cô ấy đã liên hệ với tổ chức cung cấp tạng địa phương, Hội đồng Cấy ghép Washington Regional. WRTC đã giải thích cho tôi rằng khi được sinh ra Thomas còn quá nhỏ để có thể hiến tạng cho việc cấy ghép, và tôi đã bị sốc: Tôi không ngờ việc đó cũng có thể bị từ chối. Nhưng họ nói rằng em sẽ là một chọn lựa tốt nếu hiến tạng để nghiên cứu. Điều này giúp tôi nhìn Thomas theo một hướng mới. Thay vì chỉ là một nạn nhân của một căn bệnh, tôi nhận ra rằng con tôi có thể là chìa khóa để mở ra một bí ẩn trong y học. Vào ngày 23 tháng 3, 2010, cặp song sinh đã được sinh ra và đều chào đời. Và y như lời của bác sĩ, Thomas bị khuyết mất phần trên của hộp sọ, nhưng nó có thể bú, bú từ bình, ôm ấp và nắm lấy ngón tay chúng tôi như một đứa bé bình thường, và nó đã ngủ trên tay chúng tôi. Sáu ngày sau, Thomas qua đời trên tay Ross với sự hiện diện của cả gia đình chúng tôi. Chúng tôi gọi WRTC, họ gửi một chiếc ô tô đến nhà chúng tôi và mang Thomas đến Trung tâm Y tế Trẻ em Quốc gia. Sau đó vài giờ,chúng tôi nhận được điện nói rằng việc lấy tạng đã thành công, và những phần tạng của Thomas sẽ được chuyển đến bốn nơi khác nhau. Máu cuống rốn sẽ được chuyển đến Đại học Duke. Gan sẽ được chuyển đến một công ty liệu pháp tế bào là Cytonet ở Durham. Giác mạc sẽ được chuyển đến Viện Nghiên cứu Mắt Schepens, thuộc Trường Y học Harvard, và võng mạc sẽ được chuyển đến Đại học Pennsylvania. Vài ngày sau đó, chúng tôi đã tổ chức tang lễ cùng bà con họ hàng gần, trong đó có cả bé Callum, và cơ bản chúng tôi đã khép lại chương này trong cuộc đời mình. Nhưng tôi vẫn tự hỏi, Hiện giờ chuyện gì đang xảy ra? Những nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cái gì? Và liệu điều đó có đáng để hiến tạng hay không? WRTC đã mời Ross và tôi đến một buổi hồi phục tâm lý, và chúng tôi đã gặp gỡ với khoảng 15 gia đình khác nữa, những người cũng đã hiến tạng người thân của họ để cấy ghép. Một vài người trong số họ thậm chí đã nhận được những bức thư từ những người được nhận nội tạng, nói lời cảm ơn. Tôi được biết thậm chí họ còn có thể gặp gỡ nhau nếu họ cùng ký vào một thỏa thuận từ bỏ, rất giống như nhận con nuôi mở vậy. Và tôi đã rất hào hứng khi nghĩ có lẽ mình có thể viết một bức thư hoặc có thể nhận được một bức thư và biết được điều gì đã xảy ra. Nhưng tôi đã thất vọng khi biết quá trình này chỉ có ở những người hiến tạng để cấy ghép. Tôi ghen tị. Tôi nghĩ mình cấy ghép sự ghen tị. (Tiếng cười) Nhưng những năm sau đó, tôi đã biết thêm rất nhiều về hiến tạng, thậm chí tôi còn có được một công việc trong lĩnh vực này. Và tôi đã nảy ra một ý tưởng. Tôi đã viết một bức thư có mở đầu là, "Gửi Nhà nghiên cứu." Tôi đã giới thiệu về mình, và hỏi rằng liệu tôi có thể biết lý do họ đã yêu cầu võng mạc của trẻ sơ sinh vào tháng ba, 2010, và liệu gia đình tôi có thể đến thăm phòng nghiên cứu của họ hay không. Tôi đã gửi thư điện tử cho ngân hàng mắt đã thu xếp việc hiến tạng, Tổ chức Mắt Old Dominion và hỏi rằng liệu họ có thể gửi nó đến đúng người được không. Họ nói rằng họ chưa từng làm điều này bao giờ, và họ không dám chắc sẽ có phản hồi, nhưng họ sẽ không cản trở, và họ sẽ chuyển nó đi. Hai ngày sau, tôi đã nhận được trả lời từ TS. Arupa Ganguly của trường Đại học Pennsylvania. Bà cảm ơn tôi đã hiến tạng và giải thích rằng bà đang nghiên cứu về retinoblastoma, vốn là một căn bệnh ung thư võng mạc hiểm nghèo ảnh hưởng đến những trẻ em dưới năm tuổi, và bà đồng ý mời chúng tôi đến phòng nghiên cứu. Sau đó chúng tôi trò chuyện qua điện thoại, và một trong những điều đầu tiên bà nói với tôi là bà không thể hình dung nổi cảm giác của chúng tôi, và rằng Thomas đã có một hi sinh tột cùng, và bà cảm thấy mắc nợ chúng tôi. Tôi nói, "Không có gì cản trở việc nghiên cứu của tiến sĩ, nhưng thực sự chúng tôi đã không chọn nghiên cứu nào. Chúng tôi hiến tạng cho một hệ thống và hệ thống đó đã chọn nghiên cứu của bà." Tôi nói, "Có một điều nữa là, những điều tồi tệ xảy ra với trẻ em hàng ngày, và nếu Tiến sĩ không muốn có những võng mạc này có lẽ chúng đang bị vùi dưới đất rồi. Cho nên việc được tham gia vào nghiên cứu của bà đã mang đến cho cuộc sống của Thomas một tầng ý nghĩa mới. Nên đừng bao giờ cảm thấy áy náy khi sử dụng những mô này" Sau đó, bà giải thích cho tôi nó hiếm như thế nào. Bà đã gửi yêu cầu xin mô mắt từ sáu năm trước với tổ chức National Disease Research Interchange. Bà chỉ nhận được một mẫu mô phù hợp với tiêu chuẩn của bà, và đó chính là của Thomas. Sau đó, chúng tôi lên lịch ngày đến thăm phòng nghiên cứu, và chúng tôi chọn ngày 23/3/2015, cũng là ngày sinh nhật của cặp song sinh. Sau khi cúp máy, tôi gửi cho bà một vài bức ảnh của Thomas và Callum, sau đó vài tuần, chúng tôi nhận được chiếc áo phông này trong hòm thư. Sau đó vài tháng, Ross, Callum và tôi lên xe và bắt đầu chuyến hành trình. Chúng tôi gặp Arupa và các nhân viên của bà, Arupa nói khi tôi nói với bà đừng áy náy, bà cảm thấy nhẹ nhõm, và rằng bà đã không nhìn nhận sự việc dưới góc độ của chúng tôi. Bà cũng giải thích rằng Thomas có một mật danh. Cũng tương tự như Henrietta Lacks được gọi là Hela, Thomas được gọi là RES 360. RES có nghĩa là nghiên cứu, và 360 có nghĩa nó là mẫu vật thứ 360 trong vòng khoảng 10 năm. Bà cũng chia sẻ với chúng tôi một tài liệu độc nhất, và đó là cái nhãn vận chuyển được dùng để gửi võng mạc của nó từ DC đến Philadelphia. Hiện giờ cái nhãn này giống như của gia truyền đối với chúng tôi vậy. Nó cũng giống như huân chương quân đội hay giấy xác nhận kết hôn vậy. Arupa cũng giải thích rằng bà đang sử dụng võng mạc và RNA của Thomas trong nỗ lực vô hiệu hóa những gen gây nên sự hình thành khối u, và thậm chí bà còn cho chúng tôi xem một vài kết quả dựa trên RES 360. Sau đó bà đưa chúng tôi đến bên chiếc tủ đông và chỉ cho chúng tôi hai mẫu vật mà bà vẫn còn, những thứ vẫn còn được ghi nhãn là RES 360. Chỉ còn hai mẫu nhỏ. Bà nói bà giữ chúng bởi bà không biết đến khi nào bà mới có thể có thêm. Sau đó, chúng tôi tới phòng hội thảo nghỉ ngơi một lát và ăn trưa cùng nhau, và các nhân viên phòng thí nghiệm đã tặng Callum một món quà sinh nhật. Đó là một bộ dụng cụ thí nghiệm dành cho trẻ con. Và họ cũng ngỏ lời mời nó tới chỗ họ thực tập. (Tiếng cười) Và để kết lại, tôi có hai thông điệp đơn giản ngày hôm nay. Một là có lẽ hầu hết chúng ta đều không nghĩ tới việc hiến tạng để nghiên cứu. Tôi biết tôi đã không nghĩ đến. Tôi nghĩ tôi cũng như mọi người. Nhưng tôi đã làm. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, tôi cổ võ điều này, và nó đã giúp gia đình tôi thanh thản rất nhiều. Và thứ hai là nếu bạn có làm việc với mô người và thắc mắc về người đã hiến tạng và gia đình họ, hãy viết cho họ một bức thư. Nói rằng bạn đã nhận được mô đó, và kể về công việc bạn đang làm, và mời họ tới thăm phòng nghiên cứu của bạn, bởi vì chuyến viếng thăm đó thậm chí có lẽ khiến bạn mãn nguyện hơn là đối với họ. Và tôi cũng muốn nhờ các bạn một điều. Nếu các bạn thu xếp được một trong những chuyến viếng thăm này, hãy cho tôi biết về điều đó. Phần còn lại về câu chuyện gia đình tôi là chúng tôi đã đến thăm cả bốn cơ sở đã được nhận những phần hiến tạng của Thomas. Chúng tôi đã gặp những con người tuyệt vời đang làm những việc đầy cảm hứng. Cách tôi nhìn nhận giờ đây là Thomas đã vào được Harvard, Duke và Penn -- (Tiếng cười) Và nó đã có một công việc ở Cytonet, và nó có những đồng nghiệp và những cộng sự vốn là những người đứng đầu trong lĩnh vực của họ. Và họ cần nó để làm công việc của họ. Và một cuộc đời có vẻ như ngắn ngủi và nhạt nhòa lại trở thành quan trọng, trường cửu và có ý nghĩa. Và tôi cũng chỉ mong cuộc sống của tôi được ý nghĩa đến vậy mà thôi. Cảm ơn. (Hoan hô) Có lẽ bạn sẽ chẳng hề ngạc nhiên việc tôi không thích vào viện hay đi đến bệnh viện. Còn bạn? Tôi chắc rằng đa số các bạn cũng vậy, phải không? Nhưng tại sao? Sao chúng ta lại ghét bệnh viện đến thế? Hay đó chỉ là một thực tế mà ta phải sống chung? Do đồ ăn dở? Do phí gửi xe đắt đỏ? Do mùi nồng? Hay do nỗi sợ vô danh? Ừ thì, tất cả những thứ đó, và hơn thế nữa. Bệnh nhân thường phải đi một quãng đường rất xa để đến được bệnh viện gần nhất, và việc tiếp cận dịch vụ y tế càng là một vấn đề khó khăn tại các khu vực nông thôn, ở Mỹ, và cả ở những quốc gia có dân cư thưa thớt như Thụy Điển. Và cả khi mà bệnh viện nhiều hơn, thì người nghèo và người già vẵn sẽ gặp khó khăn do thiếu phương tiện di chuyển thuận tiện và phù hợp với họ. Và nhiều người đang tránh né tất cả dịch vụ y tế, và họ bỏ lỡ việc được điều trị thích đáng vì lý do chi phí. Chúng tôi thấy rằng 64% dân Mỹ đang tránh né việc điều trị bởi vì chi phí. Và ngay cả khi được điều trị, bệnh viện thường làm ta ốm nặng thêm. Sai sót y khoa theo báo cáo là đứng thứ ba trong những nguyên nhân gây chết ở Mỹ, chỉ sau ung thư và bệnh tim. Nguyên nhân thứ ba gây ra cái chết. Tôi đã ở trong ngành dịch vụ y tế hơn 20 năm và mỗi ngày tôi đều chứng kiến sự lỗi thời và sự gián đoạn của hệ thống bệnh viện. Để tôi cho các bạn hai ví dụ. Bốn trên mười bác sĩ y khoa Nhật và năm trên mười bác sĩ y khoa Mỹ đang kiệt sức. Ở quê hương tôi, đất nước Hà Lan, chỉ có 17 triệu dân sinh sống. Sang những năm sắp tới chúng tôi thiếu 125,000 y tá. Nhưng tại sao chúng ta lại thành thế này, trong cái tư tưởng phải gom mọi loại người bệnh lại với nhau trong một tòa nhà lớn? À, chúng ta phải quay về thời Hy Lạp cổ đại. năm 400 trước công nguyên, những ngôi đền trị bệnh được dựng nên, nơi mọi người có thể đến để được chuẩn đoán bệnh, điều trị và phục hồi. Và phải khoảng 2,000 năm sau đó, chúng ta nhìn thấy những trung tâm chăm sóc tôn giáo trong suốt quá trình Cách mạng công nghiệp, nơi các bệnh viện được thành lập như những dây chuyền lắp ráp dựa trên những nguyên tắc của Cách mạng công nghiệp, để đem lại hiệu quả và đưa được sản phẩm, trong trường hợp này là các bệnh nhân, ra khỏi bệnh viện sớm nhất có thể. Hơn một thế kỉ qua, chúng ta đã thấy nhiều phát kiến thú vị. Chúng ta đã tìm ra cách để sản xuất insulin. Chúng ta phát minh ra máy điều hòa nhịp tim và tia X-ray, và chúng ta thậm chí đã bước vào kỷ nguyên mới tuyệt vời của liệu pháp gen và tế bào. Nhưng sự thay đổi lớn nhất để sửa lại toàn bộ hệ thống bệnh viện vẫn còn ở phía trước. Và tôi tin rằng giờ là lúc, chúng ta có cơ hội, để cách mạng hóa toàn bộ hệ thống và quên đi hệ thống bệnh viện hiện tại của chúng ta. Tôi tin rằng đây là lúc để tạo ra một hệ thống mới tập trung về việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nghiên cứu gần đây cho thấy 46% dịch vụ bệnh viện có thể dời về nhà bệnh nhân. Thế là rất nhiều. Và phần lớn trong đó là cho những người bệnh kinh niên. Nhờ đó, các bệnh viện có thể và nên rút gọn lại thành các trung tâm chăm sóc nhỏ hơn, linh hoạt và cơ động tập trung vào chăm sóc cấp tính. Để các khoa như sơ sinh, hồi sức, cấp cứu và hình ảnh vẫn tiếp tục tồn tại ở bệnh viện, ít nhất tôi tin trong tương lai gần sẽ vậy. Vài tuần trước đó, tôi gặp một đồng nghiệp, mẹ của cô ấy được chuẩn đoán là ung thư không thể chữa được, và cô nói, "Neils, thật khó quá. Quá khó khi chúng tôi biết rằng bà ấy chỉ còn sống được vài tháng, nhưng thay vì được vui đùa cùng con cháu, giờ đây mỗi tuần ba lần bà phải dành hai tiếng đồng hồ lên xuống Amsterdam chỉ để được kiểm tra và điều trị." Và điều đó thật sự làm tan nát trái tim tôi, vì chúng ta đều biết rằng một y tá chuyên nghiệp cũng có thể lấy máu tại nhà, đúng không? Và nếu bà ấy cũng có thể được kiểm tra và điều trị tại nhà, bà có thể làm những việc có ý nghĩa hơn với bà và những tháng cuối đời. Mẹ của tôi, giờ đã 82 tuổi -- Chúa phù hộ bà -- bà đang tránh việc đến bệnh viện vì bà thấy thật khó để lên kế hoạch và quản lý chuyến đi. Vậy nên tôi và các chị tôi cùng giúp bà. Nhưng có nhiều người già đang tránh việc điều trị và đợi lâu đến mức nguy hiểm cho tính mạng dẫn tới việc hồi sức tích cực tốn kém. Tiến sĩ Covinsky, một nhà nghiên cứu lâm sàng tại ĐH California, ông kết luận rằng một phần ba các bệnh nhân trên 70 tuổi và hơn nửa các bệnh nhân trên 85 tuổi, rời bệnh viện với tình trạng suy nhược hơn lúc họ đến. Và một vấn đề rất thiết thực mà nhiều bệnh nhân gặp phải khi họ phải đến bệnh viện là: Tôi có thể đi đâu cùng với bạn đời của mình, cùng chú chó cưng của mình? Nhân tiện, đó là chú chó của chúng tôi. Nó thật dễ thương phải không? (Cười) Nhưng nó không chỉ là vấn đề tiện lợi. Nó cũng là về sự chịu đựng và chi phí không cần thiết của việc chăm sóc y tế. Một người bạn của tôi, Art, gần đây anh ấy phải vào viện chỉ vì một ca tiểu phẫu, và phải nằm trong bệnh viện suốt hơn hai tuần, chỉ vì anh ấy cần một loại thuốc kháng sinh dạng truyền tĩnh mạch đặc trị. Vậy nên anh phải nằm trên giường bệnh trong hai tuần và việc đó làm tốn hơn 1000€ mỗi ngày. Thật quá nực cười. Và những chi phí này thật sự là trung tâm của vấn đề. Chúng ta đã từng thấy qua phần lớn những nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, phí tổn chăm sóc y tế tăng trong tỷ lệ phần trăm GDP trong những năm trước đó. Chúng ta thấy ở đây là hơn 50 năm trước, phí tổn chăm sóc y tế đã tăng từ khoảng 5% ở Đức lên 11% hiện tại. Tại Mỹ, chúng ta từng thấy sự tăng trưởng từ 6% lên hơn 17% hiện giờ. Và phần lớn những chi phí này được dùng để đầu tư những tòa nhà bệnh viện to lớn, sáng bóng. Và những tòa nhà này không hề linh động, và chúng duy trì một hệ thống nơi các giường bệnh cần được lấp đầy để bệnh viện hoạt động được hiệu quả. Chẳng có động cơ nào để một bệnh viện hoạt động với ít giường hơn. Chỉ nghĩ đến điều này đã khiến bạn muốn bệnh, phải không? Vấn đề ở đây là: chi phí cho việc điều trị bạn tôi Art tại nhà có thể rẻ hơn mười lần so với tại bệnh viện. Và đó là điều mà chúng tôi đang nhắm đến. Trong tương lai giường bệnh sẽ ở ngay trong nhà của chúng ta. Và nó đang được bắt đầu. Chăm sóc tại gia trên toàn cầu đang tăng trưởng 10% mỗi năm. Và từ kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng logistic và công nghệ đang khiến những giải pháp chăm sóc sức khỏe tại gia có hiệu quả. Công nghệ đã cho phép chúng ta làm những việc một thời đã từng là độc quyền của các bệnh viện. Các phép thử chuẩn đoán như các xét nghiệm máu và glucose xét nghiệm nước tiểu, bây giờ có thể được thực hiện với tất cả sự thoải mái ở nhà. Và càng lúc càng nhiều các thiết bị kết nối mà chúng ta thấy như máy điều hòa nhịp tim và máy bơm insulin có thể sẽ chủ động báo hiệu nếu cần được giúp đỡ ngay. Và tất cả những công nghệ này đang kết hợp lại với nhau để tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn về sức khỏe của bệnh nhân. và sự hiểu biết đó và mọi thông tin dẫn tới sự kiểm soát tốt hơn và ít sai sót y tế hơn -- hãy nhớ, nguyên nhân thứ ba dẫn đến cái chết tại Mỹ. Và tôi chứng kiến nó mỗi ngày đi làm. Tôi làm trong ngành logistic và với tôi, chăm sóc tại gia có hiệu quả. Chúng tôi thấy một người giao hàng giao thuốc đến tận nhà bệnh nhân. Một y tá đi cùng anh ta và thực sự phân phối thuốc tại nhà bệnh nhân. Đơn giản vậy thôi. Nhớ anh bạn Art của tôi không? Giờ anh ấy có thể thoải mái tiêm thuốc kháng sinh dạng truyền tĩnh mạch tại nhà: không đồ bệnh, không thức ăn dở và không còn nguy cơ về những siêu khuẩn kháng thuốc kháng sinh mà bạn chỉ bị nhiễm trong các bệnh viện. Và còn hơn thế nữa. Giờ đây những người già có thể được sự điều trị cần thiết một cách thoải mái ngay tại nhà với những người thân của họ ở bên cạnh. Và chẳng cần phải lái xe hàng giờ liền chỉ để được xét nghiệm và điều trị. Ở Hà Lan và Đan Mạch, chúng tôi đã thấy các phòng khám ung thư đạt được những thành công tốt đẹp trong việc tổ chức hóa trị liệu tại nhà người bệnh, đôi khi còn cùng những bệnh nhân khác. Những cải thiện tốt nhất cho những bệnh nhân này là những cải thiện trong việc giảm stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Chăm sóc sức khỏe tại gia cũng đã giúp họ lấy lại cảm giác bình thường và tự do trong sinh hoạt, và thực sự giúp họ quên đi bệnh tật. Nhưng chăm sóc sức khỏe tại gia, Niels -- sẽ thế nào nếu tôi còn không có một căn nhà, nếu tôi là kẻ vô gia cư, hay tôi có nhà nhưng lại chẳng có một người để chăm sóc mình hay thậm chí để ra mở cửa? À, đã có nền kinh tế chia sẻ, hay như cách tôi thích gọi nó, Airbnb cho chăm sóc tại gia. Tại Hà Lan, chúng tôi thấy các nhà thờ và các tổ chức chăm sóc sức khỏe kết nối những người cần chăm sóc và bầu bạn với những người thật sự có một căn nhà cho họ và có thể lo liệu việc chăm sóc và bầu bạn với họ. Chăm sóc tại gia đang dần rẻ hơn, dễ dàng đơn giản hóa hơn và có thể bố trí nhanh chóng hơn -- ở những vùng nông thôn mà chúng ta từng nói đến và cả trong những tình huống khủng hoảng nhân đạo thì cũng thường an toàn, nhanh, rẻ hơn khi bố trí tại nhà, Chăm sóc sức khỏe tại gia rất thích hợp ở những nơi phồn thịnh nhưng cũng càng hợp với những cộng đồng thua thiệt. Chăm sóc sức khỏe tại gia hiệu quả ở những nước phát triển cũng như những nước đang phát triển. Vậy nên tôi mong mỏi được giúp cải thiện những bất tiện trong đời sống bệnh nhân nhờ vào việc chăm sóc sức khỏe tại gia. Tôi muốn giúp mọi thứ thuận tiện hơn, người già có thể được có được những điều trị họ cần trong không gian thoải mái tại nhà, cùng với những người bạn đời của họ. Tôi muốn tạo ra sự thay đổi và giúp đảm bảo rằng chính bệnh nhân chứ không phải căn bệnh của họ đang kiểm soát cuộc đời họ. Với tôi, đó là chuyển việc chăm sóc sức khỏe đến tận nhà. Cảm ơn. (Vỗ tay) Thiết kế là một việc phi thường và bí ẩn, nó mang những ý nghĩa khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Nhưng các dự án thiết kế đầy cảm hứng đều có một điểm chung: chúng bắt đầu từ một ước mơ. Ước mơ càng táo bạo, thì thiết kế lại càng cần vĩ đại để đạt được ước mơ đó. Đây cũng là lý do mà những nhà thiết kế vĩ đại nhất hầu hết đều là những kẻ có hoài bão lớn nhất và nổi loạn nhất và phá cách nhất. Đây đã là tình trạng xuyên suốt lịch sử, tới tận năm 300 trước Công nguyên, khi một đứa trẻ 13 tuổi lên ngôi vua của quốc gia châu Á nhỏ bé, xa xôi và nghèo đói. Ông ta ao ước có thật nhiều đất đai, sự giàu sang và quyền lực bằng chinh phạt. Kĩ năng thiết kế của ông ta - nghe có vẻ không đúng cho lắm - lại trở nên cần thiết để ông ta có thể làm được điều ông ta muốn. Vào thời điểm đó, tất cả vũ khí đều được làm thủ công với những đặc điểm khác nhau. Nên, nếu một cung thủ dùng hết tên trên chiến trường, anh ta chưa chắc có thể sử dụng tên của cung thủ khác để bắn từ cây cung của mình. Nghĩa là các cung thủ sẽ trở nên kém hiệu quả hơn trong chiến đấu. và đồng thời dễ bị tấn công hơn. Doanh đã giải quyết vấn đề này bằng việc yêu cầu rằng mọi cung và tên phải được thiết kế giống nhau. để chúng có thể dễ dàng thay thế. Tương tự với dao, rìu, giáo, khiên và tất cả các loại binh khí khác. Quân đội của ông ta đã thắng hết trận này tới trận khác, và trong suốt 15 năm, vương quốc nhỏ của ông ta đã thành công trong việc chinh phạt tất cả những nước lớn, giàu có và hùng mạnh ở xung quanh, để thành lập Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh. Ngày nay, rõ ràng, không một ai, lại nghĩ đến việc mô tả Doanh Chính như một nhà thiết kế đương thời -- phải không? Vậy mà, các thiết kế đầy ngẫu hứng, nhưng vô cùng tài hoa của ông ta lại giúp ông ta hoàn thành ý nguyện. Cũng xin kể thêm một trường hợp tương tự, người cũng dùng bạo lực để giành lấy những gì ông ta muốn. Đó là Edward Teach, còn được biết tới như một trùm cướp biển người Anh - Râu Đen Vào thời kì hoàng kim của cướp biển, những tên cướp biển như Teach khủng bố những vùng biển chung. Giao thương thuộc địa đang nở rộ, và nghề cướp biển có thu nhập rất cao. Những tay cướp biển như ông ta nhận ra cách thu được nhiều chiến lợi phẩm nhất, họ cần tấn công kẻ thù của mình thật tàn bạo để chúng đầu hàng mỗi khi thấy mặt. Nói cách khác, họ có thể chiếm thuyền mà không tốn một viên đạn, hay thương vong về người. Vậy nên Edward Teach tự gọi mình là Râu Đen và đóng vai một tên cường bạo. Ông ta mặc áo khoác dày và đội mũ to để tăng chiều cao. Ông ta để râu đen và dày để che đi khuôn mặt. Ông ta treo súng ngắn ở trên vai. Ông ta thậm chí nhét cả diêm bên vành nón để khi quẹt cháy, chúng tí tách đầy hăm dọa trước những lúc thuyền ông ta chuẩn bị tấn công. Và cũng như mọi tên cướp biển bấy giờ, ông ta treo một lá cờ đáng sợ: đầu lâu xương chéo, bởi chúng mô tả cái chết trong nhiều nền văn hóa, suốt bao thế kỉ, rằng ý nghĩa của chúng rất dễ nhận ra, ngay cả trong thế giới của những vùng biển chung vô học và vô luật: đầu hàng hay là chết. Rõ ràng, những ai hiểu ý đều đầu hàng mỗi khi giáp mặt. Nói như vậy, thật dễ hiểu vì sao Edward Teach và đồng bọn cướp biển của mình lại được coi là những nhà tiên phong của thiết kế truyền thông hiện đại, và vì sao biểu tượng chết chóc của họ -- (Cười) còn nữa -- vì sao biểu tượng chết chóc của họ - đầu lâu xương chéo là tiền thân cho các logo ngày nay, giống như những chữ cái đỏ, to phía sau lưng tôi, nhưng, tất nhiên, một thông điệp khác hẳn. (Cười) Nhưng, thiết kế cũng được dùng cho những mục đích cao quý hơn bởi một nhà thiết kế xứng tầm, một y tá người Anh ở thế kỉ 19, Florence Nightingale. Nhiệm vụ của bà là chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho mọi người; Nightingale sinh ra trong một gia đình danh giá và giàu có, những người khiếp đảm trước chuyện bà sẵn lòng làm việc tại các bệnh viện quân y trong thời gian chiến tranh Krym. Tại đó, bà nhanh chóng nhận ra rằng có rất nhiều bệnh nhân chết vì nhiễm trùng bởi các khu vực tồi tàn và dơ bẩn, hơn là bởi các vết thương. Từ đây, bà vận động để mở các phòng khám sáng hơn, sạch sẽ hơn và thoáng khí hơn Quay trở lại Anh, bà bắt đầu một chiến dịch mới, lần này là cho các bệnh viện dân sự, và quyết tâm để mô hình tương tự cũng được áp dụng cho chúng. Khu khám Nightingale, như được gọi, là mô hình bệnh viện thống trị cho hàng thập kỉ về sau, và các đặc điểm của nó vẫn còn được áp dụng cho tới ngày nay. Nhưng, bấy giờ, thiết kế ấy bị coi như một công cụ của Kỉ nguyên Công nghiệp. Nó được tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa, nhưng vẫn còn bị hạn chế ở nhiều mặt và được ứng dụng rộng rãi cho các mục đích thương mại hơn là theo mục đích ban đầu của Florence Nightingale, Râu Đen và Doanh Chính. Tới thế kỉ 20, đặc tính thương mại này trở nên mạnh mẽ, đến nỗi nhà thiết kế nào từ bỏ nó đều bị cho là kì quặc. Giữa những nhà thiết kế vĩ đại, có một vị anh hùng cho tôi, đó là László Moholy-Nagy. Ông là một họa sĩ, nhà thiết kế người Hungary người mà những thử nghiệm của mình có sức ảnh hưởng lên công nghệ ứng dụng lớn đến mức chúng vẫn còn tác động lên ảnh kỹ thuật số mà chúng ta nhìn thấy qua màn hình điện thoại và máy tính Ông cải tiến trường phái thiết kế Bauhaus những năm 1920 ở Đức, bất chấp sự xa lánh của một số đồng nghiệp cũ khi ông đấu tranh để mở một Bauhaus ở Chicago nhiều năm sau. Những ý tưởng của Moholy táo bạo và sắc sảo hơn cả, song cách tiếp cận của ông lại quá thực nghiệm, như thể sự quyết tâm của ông, cái cách ông nhìn và đặt vấn đề, và quan điểm của ông không phù hợp với thời cuộc. Buồn thay, điều tương tự cũng xảy đến cho một nhà thiết kế lạc bầy khác: Richard Buckminster Fuller. Đó không chỉ là một người có tầm nhìn phi thường khác mà còn là một nhà hoạt động, người toàn tâm cho sự thiết lập một xã hội luôn chấp thuận lối suy nghĩ cầu tiến Và ông bắt đầu nghĩ đến tầm quan trọng của môi trường trong thiết kế của những năm 20 Giờ đây, bất chấp những nỗ lực của ông ông thường bị chế nhạo như kẻ quái gở bởi rất nhiều người trong ngành thiết kế và phải thừa nhận rằng một số thí nghiệm của ông đã thất bại như chiếc xe bay chưa từng được cất cánh nhưng, mái vòm trắc địa công thức thiết kế của ông để xây dựng chỗ trú ẩn khẩn cấp từ những mảnh gỗ, kim loại hay plastic thừa ra những cây lắt nhắt, mảnh chăn cũ, các tấm nhựa -- chỉ là bất kỳ vật gì có thể dùng được vào lúc ấy Là một trong những kỳ công lớn nhất trong thiết kế của nhân loại và cung cấp nơi trú ẩn thiết yếu nhất cho rất nhiều người trong những tình trạng khẩn cấp từ trước đến giờ. Giờ đây, nó khuyến khích và truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế cấp tiến như Bucky và Moholy đã đưa tôi đến với thiết kế Tôi bắt đầu sự nghiệp là một nhà báo và thông dịch viên nước ngoài. Tôi viết về chính trị, kinh tế và các hoạt động đoàn thể, và tôi có thể chọn lựa để chuyên về bất kỳ lĩnh vực nào trong đó. nhưng tôi chọn ngành thiết kế, vì tôi tin rằng đó là công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta tùy ý sử dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống Cảm ơn, những người yêu mến ngành thiết kế của TED. (Tiếng vỗ tay) Và như việc tôi ngưỡng mộ thành tựu của các nhà thiết kế chuyên nghiệp, chúng thật sự phi thường và rộng lớn, Tôi cũng tin tưởng rằng thiết kế mang lại lợi ích lớn lao từ nguồn cội đến những suy nghĩ sau này và sự đột phá bởi sự phá cách của nó. Chúng ta đang nằm trong một khoảnh khắc đáng nhớ của thiết kế, vì đây là lúc mà hai trường phái đang tiệm cận với nhau Bởi vì dù chỉ những tiến bộ rất cơ bản trong công nghệ số cũng cho phép chúng vận hành một cá,ch phát triển độc lập trong hay ngoài phạm vi thương mai, để theo đuổi hoài bão tương lai và chủ nghĩa trung hòa. Vậy trên lý thuyết, những nền tản cơ bản là gây quỹ, điện toán đám mây, truyền thông đang tạo ra sự tự do lớn hơn cho những nhà thiết kế chuyên nghiệp và cung cấp nhiều nguồn lực cho những người thiết kế ngẫu hứng và hy vọng, một phản hồi rõ ràng về những ý tưởng của họ. Bây giờ, vài ví dụ yêu thích của tôi là ở Châu Phi nơi một thế hệ những nhà thiết kế trẻ đang phát triển một cách lạ thường những công nghệ mạng đa vật thể (IoT) để thực hiện giấc mơ cái thiện y tế của Florence Nightingale ở những nước mà mọi người tiếp xúc với điện thoại di động còn nhiều hơn với nước sạch. Một người trong số đó là Arthur Zang. Anh ta là một thanh niên, kỹ sư thiết kế Cameroonian người đã tích hợp một máy tính bảng vào trong Cardiopad một thiết bị đo tim di động. Nó có thể dùng để đo điện tim ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Dữ liệu được gửi qua mạng điện thoại tới những bệnh viện hiện đại cách đó hàng ngàn dặm để phân tích. Và nếu có vấn đề gì được phát hiện bởi những chuyên gia ở đó, một phương pháp điều trị phù hợp được đề nghị. Và phương pháp này đã giúp nhiều bệnh nhân không cần đi xa, gian khổ, đắt đỏ và thường vô nghĩa đến bệnh viện, mà làm nó giống hơn nhiều rằng tim của họ thật sự được kiểm tra. Arthur Zang đã bắt đầu thực hiện Cardiopad tám năm trước, vào năm cuối đại học. Nhưng anh ta không thuyết phục được nguồn tài trợ nào đầu tư thực hiện dự án. Anh ấy đăng ý tưởng đó lên Facebook, nơi một nhà chức trách Cameroonian đã nhìn thấy và cố gắng thuyết phục chính quyền tài trợ cho anh ta. Bây giờ anh ta đang phát triển không chỉ Cardiopad, mà những thiết bị y tế di động khác để điều trị trong những điều kiện. Và anh ta không làm một mình, bởi vì có nhiều nhà thiết kế khác sáng tạo và có đầu óc kinh doanh đang theo đuổi những dự án của mình. Và để kết thúc, tôi sẽ nói về vài người trong số họ. Một là Peek Vision. Đây là một nhóm các bác sỹ và nhà thiết kế ở Kenya, những người đã tự phát triển IoT (Internet of Thing), dưới dạng một bộ khám mắt xách tay. Sau đó là Gabriel Maher, đang phát triển một ngôn ngữ thiết kế mới cho phép chúng ta biểu hiện sự tinh tế của sự thay đổi đặc điểm giới tính không cần dựa vào những định kiến truyền thống. Tất cả những nhà thiết kế này, và còn nhiều nữa, đang theo đuổi giấc mơ bằng cách tạo ra sự tự do mới của họ, bằng những quy luật của thiết kế chuyên nghiệp và những sự đột phá của những kẻ nổi loạn, ngông nghênh. để đem lại thành tự cho tất cả chúng ta. Cám ơn. (vỗ tay) Đây là bài diễn thuyết về công nghệ gene drive (phát động gen), nhưng tôi xin được bắt đầu bằng một câu chuyện ngắn. 20 năm trước, một nhà sinh vật học tên là Anthony James đã luôn suy nghĩ về ý tưởng tạo ra loại muỗi không truyền bệnh sốt rét. Đó là một ý tưởng tuyệt vời, và gần như một thất bại hoàn toàn. Một điều đáng lưu ý, đó là tạo ra muỗi kháng bệnh sốt rét là việc cực kì khó. James cuối cùng đã thành công, chỉ mới vài năm trước, bằng cách thêm vào một vài loại gene làm cho ký sinh trùng sốt rét không thể sống sót trong muỗi. Nhưng ý tưởng này lại nảy sinh một vấn đề khác. Giờ bạn có một con muỗi kháng bệnh sốt rét, làm cách nào để nó thay thế những con muỗi mang bệnh sốt rét khác? Có một vài lựa chọn, nhưng kế hoạch A cơ bản là nuôi một đàn muỗi biến đổi gene, thả chúng ra ngoài tự nhiên, và hy vọng chúng sẽ truyền gene tới thế hệ sau. Vấn đề là bạn sẽ phải thả số muỗi gấp mười lần so với số muỗi bản địa để kế hoạch này có hiệu quả. Thế nên, trong một ngôi làng có 10,000 con muỗi, bạn sẽ phải thả thêm 100,000 con. Vậy bạn có thể đoán được rằng, chiến lược này không được lòng dân làng cho lắm. (Cười) Sau đó, vào tháng Giêng năm ngoái, Anthony James nhận được email từ một nhà sinh vật học tên là Ethan Bier. Bier nói rằng ông và học sinh cao học của mình Valentino Gantz đã tình cờ phát hiện ra một công cụ có thể bảo đảm một đặc tính gene không những có thể di truyền mà còn phát tán cực kì nhanh chóng. Nếu họ đúng, vấn đề mà ông và James đã nghiên cứu trong 20 năm sẽ được giải quyết. Để thử nghiệm, họ cấy ghép cho 2 con muỗi gene chống sốt rét và công cụ mới mà tôi sẽ giải thích cho các bạn một lát sau: gene drive. Cuối cùng, họ sắp đặt sao cho bất cứ con muỗi nào thừa kế gene chống bệnh sốt rét không có mắt màu trắng như bình thường, mà có mắt màu đỏ. Mục đích của việc đó là để dễ dàng nhận biết muỗi nào có mang gene chống sốt rét. Họ lấy ra 2 con muỗi chống sốt rét mắt màu đỏ bỏ chúng trong một hộp có 30 con mắt màu trắng bình thường, và để cho chúng sinh sản. Sau 2 lần nhân giống, chúng đã sản sinh ra 3,800 con muỗi con. Đó không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đây mới là điều đáng ngạc nhiên: khi ta bắt đầu thí nghiệm với chỉ 2 con muỗi mắt màu đỏ và 30 con mắt màu trắng, thì ta thường cho rằng kết quả phần lớn muỗi con sẽ có mắt màu trắng. Thay vì thế, khi James mở hộp, tất cả 3,800 con muỗi đều có mắt màu đỏ. Khi tôi hỏi Ethan Bier về khoảnh khắc đó, ông trở nên hào hứng đến mức hét lên trong điện thoại. Đó là bởi vì việc chỉ thu được muỗi mắt màu đỏ đi ngược lại định luật được coi là nền tảng tuyệt đối trong sinh học, quy tắc di truyền Mendel. Nói ngắn gọn, quy tắc nói rằng khi một giống đực và một giống cái giao phối, con của chúng sẽ thừa hưởng nửa DNA từ mỗi bố mẹ. Bởi vậy nếu muỗi ban đầu mang gene aa và muỗi mới mang gene aB, ở đó B là gene chống bệnh sốt rét con của chúng sẽ mang 1 trong 4 hoán vị gene sau: aa, aB, aa, Ba. Thay vì vậy, với gene drive, chúng đều mang gene aB. Theo lý thuyết sinh học, điều này là không thể. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Đầu tiên, đó là sự phát minh ra công cụ chỉnh sửa gene gọi là CRISPR vào năm 2012. Nhiều bạn có thể đã nghe nói về CRISPR, nên tôi xin nói ngắn gọn rằng CRIPSR là công cụ các nhà nghiên cứu dùng để chỉnh sửa gene một cách chính xác, dễ dàng và nhanh chóng. CRISPR làm điều này bằng cách tận dụng một cơ cấu đã có sẵn trong vi khuẩn. Nói đơn giản, có một protein có chức năng như cái kéo và cắt DNA, và có một phân tử RNA có khả năng điều khiển cái kéo đó tới bất kì chỗ nào trên hệ gene bạn muốn. Thế là một công cụ như phần mềm chỉnh sửa văn bản cho gene ra đời. Bạn có thể bớt hay thêm gene hay chỉ chỉnh sửa một “chữ cái” duy nhất trong gene. Và bạn có thể làm vậy đối với bất cứ sinh vật nào. Được rồi, các bạn có nhớ tôi đã nói rằng công nghệ gene drive ban đầu có 2 vấn đề? Thứ nhất đó là rất khó để cấy ghép cho một con muỗi gene kháng sốt rét. Vấn đề đó giờ đã được giải quyết, nhờ có CRISPR. Nhưng vấn đề còn lại là về mặt phương pháp. làm thế nào để lan truyền rộng rãi một đặc tính gene? Cách giải quyết vấn đề này rất sáng tạo. Vài năm trước, một nhà sinh vật học ở Harvard tên là Kevin Esvelt đã băn khoăn chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta làm cho CRISPR có thể thêm vào không chỉ gene mới mà còn cả cơ chế sao chip và dán gene. Nói cách khác, nếu CRISPR có thể tự sao chép và dán chính nó thì sao? Bạn sẽ có một cỗ máy chỉnh sửa gene tuần hoàn. Và đó chính là điều đã xảy ra. Công nghệ gene drive CRISPR mà Esvelt tạo ra không chỉ bảo đảm rằng một đặc tính gene có thể di truyền, mà nếu được sử dụng trong các tế bào mầm, nó sẽ tự động sao chép và dán gene mới vào nhiễm sắc thể của từng cá thể một. Nó như một công cụ tìm kiếm và thay thế toàn cầu, hay theo thuật ngữ khoa học, nó làm cho một đặc tính dị hợp trở nên đồng nhất. Vậy, điều này có ý nghĩa gì? Có một điều, chúng ta đang sở hữu một công cụ vô cùng mạnh mẽ, nhưng cũng khá đáng sợ. Cho đến bây giờ, việc gene drive hoạt động không hiệu quả là 1 điều khá may mắn. Bình thường khi thay đổi trật tự gene của một sinh vật nào đó, chúng ta cũng làm giảm khả năng tiến hoá của nó. Vậy các nhà sinh vật học có thể biến đổi gene bao nhiêu ruồi giấm họ muốn mà không cần lo lắng. Nếu có vài con thoát ra, quy luật chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải chúng. Điều phi thường, mạnh mẽ và đáng sợ về gene drive đó là quy luật này không còn đúng nữa. Giả sử gene sinh vật của bạn không có tật nguyền lớn nào trong quá trình tiến hoá, ví dụ như một con muỗi không thể bay, công nghệ gene drive CRISPR sẽ lan truyền sự biến đổi trong gene một cách rộng rãi đến tất cả các cá thể trong 1 quần thể. Một gene drive hiệu quả đến vậy hiện giờ chưa thể chế tạo được, nhưng James và Esvelt nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn có thể. Tin tốt lành là điều này mở ra nhiều cơ hội Nếu bạn chỉ cấy ghép gene drive chống sốt rét cho 1% số muỗi Anophen, loài muỗi truyền bệnh sốt rét, các nhà nghiên cứu ước tính nó sẽ lan truyền tới toàn bộ quần thể muỗi chỉ trong vòng 1 năm. Vậy trong 1 năm, bạn có thể loại bỏ sốt rét gần như hoàn toàn. Thực tế, chúng ta vẫn còn cần một vài năm nữa mới làm được điều đó, tuy vậy, có 1000 đứa trẻ trong 1 ngày mất mạng do bệnh sốt rét. Trong vòng 1 năm, con số đó có thể trở thành 0. Điều này cũng đúng đối với bệnh sốt dengue, bệnh chikungunya và bệnh sốt vàng. Và tốt hơn nữa, giả sử bạn muốn loại bỏ một sinh vật ngoại lai xâm lấn, ví dụ như tách giống cá chép châu Á ra khỏi Ngũ Đại Hồ. Tất cả những gì bạn cần làm là cấy ghép một gene drive làm cho lũ cá chỉ có thể sinh được cá con đực. Sau một vài thế hệ sẽ không còn giống cái, không còn cá chép nữa. Theo lý thuyết, điều này nghĩa là ta có thể phục hồi hàng trăm sinh vật bản địa đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Được rồi, đó là tin tốt, và đây là tin xấu. Gene drive có hiệu quả đến nỗi chỉ cần vô tình thả các sinh vật cũng có thể làm thay đổi cả giống nòi của chúng, và thường rất nhanh chóng. Anthony James thực hiện biện pháp phòng tránh rất tốt. Ông nuôi muỗi trong phòng thí nghiệm sinh học khép kín và sử dụng giống không sinh ra tại Mỹ để kể cả khi một số con thoát ra, chúng sẽ chết đi mà không thể giao phối với những con khác. Nhưng nếu một vài con cá chép châu Á với gene drive đực được vô tình mang từ Ngũ Đại Hồ về châu Á, chúng có thể xoá sổ toàn bộ quần thể cá chép châu Á. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, do sự liên kết chặt chẽ của thế giới. Thực ra, đó là lý do chúng ta gặp vấn đề sinh vật ngoại lai xâm lấn. Và đó mới chỉ là cá. Những con vật như ruồi và muỗi, không có cách nào ngăn chúng thoát ra được. Chúng luôn bay qua mọi ranh giới và biển khơi. Một tin xấu nữa là 1 gene drive sẽ không chỉ tác động đến sinh vật mục tiêu. Đó là vì sự di truyền của gene giữa các quần thể hay nói đơn giản hơn, các sinh vật ở các vùng lân cận có thể giao phối với nhau. Nếu chuyện đó xảy ra, gene drive có thể lây lan, ví dụ, gene drive từ cá chép châu Á có thể lây sang loài cá chép khác. Sẽ là không tồi nếu gene drive mang lại một đặc điểm bề ngoài, như màu mắt. Thực ra, chúng ta rất có thể sẽ nhìn thấy một loại ruồi giấm trông rất lạ trong tương lai không xa. Nhưng sẽ là một thảm hoạ nếu gene drive được thiết kế để loại bỏ hoàn toàn cả một loài sinh vật. Điều đáng lo cuối cùng, đó là công nghệ cấy ghép gene và thêm gene drive vào một sinh vật có thể thành thứ mà bất cứ phòng thí nghiệm nào có thể sử dụng được. Một sinh viên đại học có thể sử dụng được. Một học sinh cấp 3 tài năng với một số thiết bị có thể sử dụng được. Giờ thì tôi đoán chắc rằng điều này nghe thật kinh khủng. (Cười) Thú vị thay, gần như tất cả các nhà khoa học tôi nói chuyện cùng dường như đều nghĩ gene drive không đáng sợ hay nguy hiểm đến vậy. Một phần bởi vì họ tin rằng các nhà khoa học sẽ sử dụng công nghệ một cách thận trọng và có trách nghiệm. (Cười) Tới bây giờ, điều đó vẫn đúng. Nhưng gene drive cũng có một số hạn chế. Trước hết chúng chỉ ảnh hưởng tới các sinh vật sinh sản hữu tính, nên thật may là chúng không thể sử dụng để biến đổi gene cho virus hay vi khuẩn. Còn nữa, đặc tính gene chỉ lan truyền tới thế hệ kế tiếp. Bởi vậy thay đổi hay loại bỏ cả 1 quần thể chỉ thiết thực khi sinh vật đó có chu kì sinh sản ngắn, như côn trùng hay động vật có xương sống như chuột hay cá. Đối với voi hay người, sẽ mất vài thế kỷ để một đặc tính gene lan truyền đủ rộng và đem lại thành quả. Hơn nữa, kể cả với CRISPR, việc cấy ghép một đặc tính gây hại cũng không dễ dàng gì. Giả sử bạn muốn làm cho ruồi giấm ăn trái cây tươi thay vì trái cây hỏng, với mục địch phá hoại ngành nông nghiệp Mỹ. Đầu tiên, bạn phải tìm ra gene nào kiểm soát loại thức ăn mà con ruồi muốn ăn, một công đoạn tốn thời gian và rắc rối. Sau đó bạn phải biến đổi những gene này để thay đổi tập tính của con ruồi theo cách bạn mong muốn, một công đoạn còn tốn thời gian và rắc rối hơn. Và chưa chắc nó sẽ có tác dụng, vì gene kiểm soát tập tính của một sinh vật rất phức tạp. Vậy nếu bạn là một tên khủng bố và phải lựa chọn giữa một công trình nghiên cứu mệt nhọc cần nhiều năm làm thí nghiệm tỉ mỉ mà vẫn không thu được kết quả, và việc làm nổ tung mọi thứ? Bạn chắc sẽ lựa chọn cách thứ hai. Điều này đặc biệt đúng vì ít nhất theo lý thuyết, việc thiết lập một gene drive ngược là khá dễ dàng. Đó là loại gene drive làm đảo ngược lại sự biến đổi của gene drive ban đầu. Vậy nếu không thích tác dụng của gene drive đầu tiên, bạn chỉ cần cấy ghép một gene drive mới xoá bỏ tác dụng đó, ít nhất là theo lý thuyết. Vậy công nghệ này sẽ dẫn ta đi tới đâu? Giờ chúng ta đang sở hữu khả năng biển đổi cả một nòi giống theo ý muốn. Chúng ta có nên làm vậy? Phải chăng chúng ta đang là thần thánh? Tôi không chắc lắm. Nhưng tôi có thể nói điều này: đầu tiên, có một số những người rất thông minh vẫn đang tranh cãi về cách điều chỉnh tác dụng của gene drive. Cùng lúc đó, một số những người rất thông minh khác đang làm việc miệt mài để tạo ra những lá chắn, ví dụ như những gene drive tự điều chỉnh, hay có tác dụng giảm dần sau một vài lần nhân giống. Điều đó thật tuyệt vời. Nhưng vẫn cần có một cuộc bàn luận về công nghệ này. Vì tầm ảnh hưởng của gene drive, cuộc bàn luận này phải có quy mô toàn cầu. Sẽ như thế nào nếu Kenya muốn sử dụng gene drive nhưng Tanzania lại không? Ai có thể quyết định việc có nên thả một sinh vật mang gene drive biết bay? Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi đó. Tôi nghĩ tất cả những gì chúng ta có thể làm đó là bàn luận một cách trung thực về những rủi ro và lợi ích và chịu trách nghiệm cho sự lựa chọn của chúng ta. Ý tôi là, không chỉ bàn luận đến lựa chọn sử dụng gene drive, mà còn lựa chọn không sử dụng nó. Loài người thường có xu hướng cho rằng sự lựa chọn an toàn nhất là giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng đúng. Gene drive mang lại những rủi ro cần được chúng ta xem xét, nhưng sốt rét vẫn đang tồn tại và giết 1000 người trong 1 ngày. Để đối phó, chúng ta phun thuốc trừ sâu, gây hại trầm trọng đến các sinh vật khác, bao gồm động vật lưỡng cư và nhiều loài chim. Bởi vậy, khi bạn nghe về gene drive trong những tháng sắp tới, tin tôi đi, bạn sẽ nghe về chúng, hãy ghi nhớ điều này. Hành động để thay đổi có thể là 1 việc đáng sợ, nhưng đôi khi, không hành động còn tệ hơn. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng bạn tạo ra 1 thiết bị có thể ghi lại ký ức giấc mơ và suy nghĩ của tôi rồi chuyển chúng từ não tôi sang bạn. Chắc hẳn đó là công nghệ thay đổi ngoạn mục đúng không? Nhưng thực tế, chúng ta đã sở hữu thiết bị này, và nó được gọi là hệ thống giao tiếp của con người và lối truyền đạt hiệu quả. Để hiểu cách thức hoạt động của công cụ này, chúng ta phải nhìn vào bên trong bộ não mình. Và chúng ta phải đặt câu hỏi cách khác. Ta cần hỏi làm cách nào mạng nơ ron trong não tôi liên kết với những kỷ niệm của tôi, làm thế nào những ý tưởng được truyền đến não của bạn. Tôi nghĩ có 2 yếu tố cho phép ta giao tiếp. Đầu tiên, não của bạn có cấu tạo vật lý thích hợp để nhận sóng âm mà tôi đang truyền đến. Tiếp đến, chúng ta có cùng giao thức thần kinh cho phép chúng ta giao tiếp. Làm sao ta biết điều đó? Ở phòng thí nghiệm của tôi tại Princeton, chúng tôi cho chụp MRI chức năng não của một số người trong khi họ đang nói hoặc nghe những câu chuyện thường ngày. Và để cho bạn một ý nghĩa của câu nói của bạn, hãy cho tôi 20 giây để kể câu chuyện mà chúng tôi dùng trong thí nghiệm, được kể bởi nhà kể chuyện tài năng Jim O'Grady. (Âm thanh) Jim O'Grady: Khi tôi đang nghĩ ra câu chuyện, tôi biết nó hay, rồi tôi bắt đầu thêu dệt cho nó -- (Cười) bằng cách thêm vào một yếu tố mỹ miều. Các nhà báo gọi đó là "quá trình chế biến" (Cười) Và họ khuyên không nên vượt qua làn ranh này. Nhưng tôi vừa thấy một sự việc vượt rào: một trưởng khoa quyền lực bị ném bánh vào mặt. Và tôi khá thích thú." Uri Hason: Bây giờ ta hãy nhìn vào bên trong não và xem thử điều gì xảy ra khi bạn nghe những câu chuyện như thế. Hãy bắt đầu với một người nghe và vùng trong não của người đó: vùng vỏ não thính giác liên quan đến âm thanh từ tai đến. Như bạn thấy, trong vùng não đặc biệt này, những phản ứng xuất hiện khi câu chuyện bắt đầu. Bây giờ chúng ta xem những phản ứng này và so sánh chúng với những phản ứng của người nghe khác trong cùng vùng não. Và chúng ta hỏi: Những phản ứng ở những người nghe giống nhau đến mức nào? Bạn có thể xem 5 người nghe này. Chúng tôi quét não của họ trước khi nghe chuyện, khi họ đang nằm trong buồng tối và chờ câu chuyện bắt đầu. Như bạn thấy, vùng não phập phồng trong đầu họ, nhưng những phản ứng thì rất khác, và không đồng bộ. Tuy nhiên, ngay sau đó khi câu chuyện bắt đầu, một vài thứ tuyệt vời xảy ra. (Âm thanh) JO: tôi đang viết câu chuyện của tôi và tôi biết nó hay, và rồi tôi thêu dệt nó-- UH: đột nhiên bạn thấy các phản ứng trong các đối tượng theo câu chuyện, và các phản ứng lên xuống theo cách thức rất giống nhau trong não của mọi người nghe. Thật vậy, đây là điều đã xảy ra trong đầu bạn khi bạn nghe lời nói của tôi. Chúng ta gọi đó là hiệu ứng "thần kinh đồng bộ." Và để giải thích cho bạn về hiệu ứng thần kinh đồng bộ, tôi xin giải thích hiệu ứng bắt nhịp vật lý. Tôi có 5 máy đập nhịp. Hãy xem 5 chiếc máy đập nhịp như là 5 bộ não. Chúng giống như những người nghe trước khi câu chuyện bắt đầu, những máy này đang gõ nhịp, nhưng chúng gõ lệch nhịp. (Tiếng tíc tắc) Hãy nhìn điều gì xảy ra khi tôi nối chúng với nhau bằng cách đặt chúng trên hai ống hình trụ này. (Tíc tắc) Bây giờ 2 ống này bắt đầu lắc lư. Sự rung truyền qua gỗ và nối tất cả các máy lại với nhau. Bây giờ hãy lắng nghe tiếng tíc tắc. ( Tiếng tíc tắc đồng bộ) Đây là gọi là sự đồng bộ vật lý. Chúng ta quay lại bộ não và đặt câu hỏi: Đồng bộ thần kinh dẫn đến điều gì? Nó có đơn giản như âm thanh mà người nói đang tạo ra không? Đó là âm của các từ. Hay là ý mà người nói muốn truyền đạt. Vậy để kiểm tra, chúng tôi đã làm thí nghiệm sau, Trước hết, chúng tôi lấy câu chuyện và cho chạy ngược lại. Các âm thanh vẫn được giữ như bản gốc, nhưng bị đảo vị trí nên mất ý nghĩa. Và nó nghe giống thế này. (Âm thanh) JO: (không hiểu được) Chúng tôi tô màu hai não để chỉ ra vùng nào trong não của mọi người phản ứng giống nhau. Như bạn thấy, âm thanh tạo sự đồng bộ hay đồng tuyến trong mọi bộ não ở vùng vỏ não âm thanh, nhưng không truyền sâu hơn vào bên trong não. Chúng ta lấy những âm thanh này và xây dựng lại các từ. Vậy nếu chúng ta lấy câu nói của Jim O'Grady rồi trộn các từ lên, chúng ta sẽ có một chuỗi các từ. (Âm thanh) JO: con vật ... sự việc kết nối... ngay giữa ... bánh người ... tiềm tàng ... câu chuyện của tôi UH: Bạn có thể thấy các từ bắt đầu tạo đồng tuyến tính trong vùng ngôn ngữ bên ngoài nhưng chỉ dừng tại đó. Chúng ta có thể lấy các từ và làm câu với các từ đó. (Âm thanh) JO: Và họ khuyên không nên vượt qua làn ranh này. Anh ấy nói: " Jim thân mến, Câu chuyện hay. Chi tiết thú vị. Cô ta chỉ biết anh ấy qua tôi phải không?" UH: Bây giờ bạn có thể thấy các phản ứng bên trong các vùng ngôn ngữ các vùng này điều khiển ngôn ngữ nhận được trở thành đồng tuyến tính hay tương đồng giữa mọi người nghe. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta dùng câu chuyện mạch lạc, hấp dẫn và đầy đủ để làm các phản ứng lan truyền sâu vào trong não đến những vùng điều khiển cao hơn, bao gồm vỏ não vùng trán và vỏ não thùy đỉnh, thì mới làm cho chúng có phản ứng giống nhau. Chúng tôi tin những phản ứng trong vùng điều khiển cao cũng đồng tuyến tính hoặc trở nên đồng bộ ở các người nghe nhờ ý nghĩa nhận được từ người nói, chứ không phải các từ hay âm thanh. Và nếu chúng tôi đúng, thì sẽ có một dự đoán đột phá ở đây nếu tôi nói với bạn cùng ý tưởng dùng hai nhóm từ rất khác nhau, những phản ứng não của bạn sẽ tương ứng. Để kiểm tra, chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm sau trong phòng lap. Chúng tôi lấy câu chuyện tiếng Anh và dịch sang tiếng Nga. Bây giờ bạn có 2 hệ thống âm thanh và ngôn ngữ khác biệt chứa cùng nội dung. Rồi bạn cho người Anh nghe câu chuyện tiếng Anh và người Nga nghe câu chuyện tiếng Nga, và chúng ta có thể so sánh những phản ứng giữa các nhóm. Khi chúng tôi làm thí nghiệm đó, chúng tôi không thấy các phản ứng tương đồng trong vùng vỏ não âm thanh ở vùng ngôn ngữ vì ngôn ngữ và âm thanh rất khác nhau. Thế mà bạn lại thấy các phản ứng ở vùng điều khiển cao rất giống nhau giữa các nhóm này. Chúng tôi tin rằng đó là vì họ hiểu câu chuyện theo cách giống nhau, đúng như chúng tôi xác định, bằng kiểm tra sau khi câu chuyện kết thúc. Chúng tôi nghĩ rằng, dòng đồng tuyến tính là cần thiết để giao tiếp. Ví dụ, khi bạn nói, tôi không phải là người Anh bản ngữ. Tôi lớn lên với ngôn ngữ khác, đó là trường hợp của nhiều người trong số các bạn ở đây. Như vậy, chúng ta có thể giao tiếp. Bằng cách nào? Tôi nghĩ chúng ta có thể giao tiếp vì chúng ta dùng mã giống nhau để diễn tả ý nghĩa. Cho đến lúc này, tôi chỉ mới nói về điều xảy ra trong não người nghe, trong não bạn, khi bạn đang nghe câu chuyện. Nhưng điều gì xảy ra trong não người nói, trong não tôi, khi tôi đang nói với bạn? Để nhìn vào não người nói, chúng tôi bảo người nói vào máy quét, chúng tôi quét não người ấy và so sánh não người ấy với phản ứng của não người nghe đang lắng nghe câu chuyện. Bạn phải nhớ rằng việc tạo lời nói và hiểu lời nói là các quá trình rất khác nhau. Chúng ta có hỏi: chúng có gì giống nhau? Thật ngạc nhiên, Chúng tôi thấy tất cả các hình thức phức tạp bên trong người nghe đều đến từ não người nói. Vậy việc tạo lời nói và hiểu lời nói phụ thuộc vào một quá trình rất giống nhau. Và chúng tôi đã tìm ra sự giống nhau càng lớn giữa não người nghe và não người nói, thì sự giao tiếp càng tốt. Vậy tôi biết nếu bạn đang bị rối, hy vọng đó không phải là trường hợp của chúng ta, là do các phản ứng não của bạn rất khác với não của tôi. Nhưng tôi cũng biết nếu bạn hiểu tôi, thì não của bạn này ... và của bạn kia ... và của bạn kia nữa đang phản ứng rất giống não tôi. Bây giờ, hãy tập trung những thông tin này lại và đặt câu hỏi: Làm thế nào để truyền tải một ký ức tôi đang có từ não của tôi sang não của bạn? Chúng tôi đã làm thí nghiệm sau. Chúng tôi cho mọi người xem, lần đầu tiên trong đời, một tập phim truyền hình "Sherlock" trên BBC, đồng thời scan não của họ. Rồi chúng tôi bảo họ quay lại máy quét và bảo họ kể lại câu chuyện cho 1 người cũng chưa bao giờ xem phim đó. Chúng ta hãy đi vào chi tiết. Hãy nghĩ về cảnh này, khi Sherlock vào taxi ở London tài xế chính là kẻ giết người mà Sherlock đang truy tìm. Theo tôi, với tư cách là người xem, có một chi tiết đặc biệt trong não tôi khi tôi xem cảnh đó. Chi tiết đặc biệt đó có thể diễn ra lại trong não tôi bằng cách nói lại các từ: Sherlock, London, sát thủ. Và khi tôi truyền những từ này đến não của bạn, bạn phải xếp lại chúng trong não của mình. Thật vậy, chúng ta thấy chi tiết đó xuất hiện trong não của bạn. Và chúng tôi đã ngạc nhiên khi thấy chi tiết trong não bạn lúc tôi mô tả cho bạn các cảnh trong phim lại rất giống với chi tiết tôi có khi tôi xem phim một vài tháng trước cũng được scan. Điều đó muốn về cơ chế khi chúng ta kể chuyện và truyền thông tin. Bởi vì, ví dụ như bây giờ bạn đang nghe rất chăm chú và cố gắng hiểu điều tôi đang nói. Và tôi biết điều đó không dễ. Nhưng tôi hy vọng ở 1 thời điểm trong bài phát biểu, ta đồng điệu và bạn hiểu tôi. Tôi nghĩ trong vài giờ, vài ngày, vài tháng, bạn gặp ai đó ở một bữa tiệc, và bạn nói với họ về buổi hội thảo này, và đột nhiên giống như là người ấy đang ở đây với chúng ta. Bây giờ ta xem bằng cách nào ta có được cơ chế này và cố gắng chuyển những ký ức, kiến thức cho mọi người, điều đó thật tuyệt đúng không? Nhưng khả năng giao tiếp của ta phụ thuộc vào khả năng chúng ta có vùng kiến thức giống nhau. Vì, ví dụ, nếu tôi đang dùng những từ tiếng Anh đồng nghĩa "hackney carriage" thay cho "cab," tôi biết tôi sẽ bị lệch pha với hầu hết các bạn đang ở đây. Việc đồng tuyến phụ thuộc không chỉ vào khả năng hiểu các khái niệm cơ bản; nó còn phụ thuộc vào khả năng phát triển vùng kiến phổ thông, khả năng tiếp nhận và có cùng hệ thống ý thức. Vì chúng ta biết trong nhiều trường hợp, người ta hiểu cùng 1 câu chuyện theo nhiều cách khác nhau. Vậy để kiểm tra trong phòng lab, chúng tôi đã làm thí nghiệm sau. Chúng tôi lấy một câu chuyện của J.D. Salinger ở đó một người chồng lạc mất vợ trong một bữa tiệc, và ông ta gọi bạn thân nhất để hỏi, "Có thấy vợ tôi đâu không?" Một nửa số người xem nghĩ người vợ có vấn đề với anh bạn thân này. Còn một nửa người xem, nói người vợ thì đàng hoàng còn anh chồng thì hay ghen. Câu này trước khi câu chuyện bắt đầu cũng đủ làm những phản ứng não của những người tin rằng người vợ ngoại tình trở nên giống nhau trong vùng điều khiển cao và khác với phản ứng não của nhóm kia. Nếu một câu đủ làm cho não bạn trở nên giống với người có suy nghĩ như bạn và rất khác người có suy nghĩ khác bạn, thì bạn hãy nghĩ hiệu ứng này sẽ tác động mạnh lên cuộc sống thật, khi chúng ta nghe cùng một tin tức được truyền thông từ ngày này sang ngày khác trên các kênh khác nhau như Fox News hay The New York Times, những thông tin đó cho chúng ta những cái nhìn khác nhau về thực tế. Tóm lại. Nếu mọi thứ suôn sẻ như chương trình tối nay, tôi đã dùng khả năng phát âm để đưa âm thanh vào não bạn. Và tôi đã dùng cách đưa này để truyền những chi tiết trong não tôi gồm ký ức và các ý tưởng vào trong não bạn. Ở đây, tôi bắt đầu khám phá cơ chế thần kinh ẩn chứa trong giao tiếp của chúng ta. Ta biết trong tương lai điều đó cho phép ta cải thiện và làm cho giao tiếp dễ dàng hơn. Nhưng những nghiên cứu cũng cho thấy giao tiếp phụ thuộc trên nền kiến thức chung. Chúng ta phải quan tâm đến quy mô xã hội nếu ta thiếu nền tảng kiến thức chung và thiếu khả năng nói với người khác thì mọi việc sẽ khác đi vì chúng ta để cho các kênh truyền thông lớn điều khiển quyền được nói, và nhào nặn, điều khiển cách thức chúng ta suy nghĩ. Tôi không biết cách nào để sửa điều tai hại đó vì tôi chỉ là nhà khoa học. Nhưng có thể một cách để làm điều đó là quay lại cách thức tự nhiên hơn của giao tiếp, đó là đối thoại, trong cách đó không chỉ tôi nói với bạn, mà một cách còn tự nhiên hơn nữa, là tôi nói và tôi lắng nghe, và chúng ta cùng nhau cố gắng đạt được nền tảng kiến thức chung và ý tưởng mới. Vì sau tất cả, chính người chúng ta giao tiếp sẽ xác định chúng ta là ai. Và mong muốn được kết nối với những bộ não khác là điều rất cơ bản đã được bắt đầu từ lúc còn rất nhỏ. Cho tôi kết thúc với một ví dụ từ cuộc sống riêng của tôi mà tôi cho đó là một ví dụ tốt về cách thức giao tiếp với người khác giúp ta xác định ta là ai. Đây là Jonathan của tôi lúc còn rất nhỏ. Hãy nhìn cách nó phát triển một trò chơi âm thanh với vợ tôi, chỉ từ mong muốn và niềm vui được kết nối với người khác. (Cả hai cùng phát âm) (Cười) Hãy nghĩ làm thế nào khả năng của con trai tôi giao tiếp với chúng tôi và với người khác trong đời nó sẽ hình thành người đàn ông mà nó sẽ trở thành. Hãy nghĩ cách thức bạn thay đổi trên những điều cơ bản ngày thường từ những tương tác và giao tiếp với người khác trong đời bạn. Hãy giữ liên lạc với mọi người. Hãy truyền bá ý tưởng của bạn, vì sự kết nối tất cả chúng ta với nhau, sẽ làm chúng ta tuyệt vời hơn khi riêng lẻ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Là một nghệ sĩ phác họa ý tưởng, Tôi thường tìm kiếm những cách mới lạ để tiếp cận các chủ đề nhạy cảm. Tôi làm ở các lãnh vực như hội họa, điêu khắc, làm phim và biểu diễn. Nhưng bất kể ở lĩnh vực nào, 2 chất liệu ưa thích của tôi là lịch sử và đối thoại. Vào năm 2007, tôi làm ra "Lotus," có đường kính 7.5 feet ( ~2,4 m), khối kính hình hoa sen nở nặng 600 pound (270 kg). Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự siêu việt và sự thanh tịnh trong tâm trí. Nhưng khi nhìn kỹ hơn bông sen này sẽ thấy xen lẫn ở từng cánh hoa hình ảnh con tàu nô lệ. Biểu tượng này được lấy cảm hứng từ tập sách về nô lệ ở Anh, sau này được các nhà bãi nô dùng để vạch trần sự tàn ác của thời nô lệ. Ở Mỹ, ta không thích nói về nô lệ, cũng như khi xem xét nó dưới khía cạnh một ngành công nghiệp toàn cầu. Nhưng qua việc sử dụng biểu tượng Phật giáo, Tôi hy vọng có thể phổ cập và siêu việt hóa lịch sử đau thương của người Mỹ đen và khuyến khích bàn luận về quá khứ chung của ta Để làm ra "Lotus," chúng tôi tạo hình hơn 6000 họa tiết nhỏ. Sau đó, chúng tôi nhận được đơn đặt hàng của thành phố New York làm một bản bằng thép cao 28 ft (8,5m) một kết cấu bền vững lâu dài tại Học viện Eagle cho Young Men, ngôi trường dành cho sinh viên gốc Phi và Mỹ Latinh, hai nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lịch sử này. Hai nhóm này đang bị ảnh hưởng lớn bởi một hiện tượng gần đây, cho phép tôi không nói ra. Tôi đang sưu tầm các cổ vật gỗ gốc Châu Phi từ các cửa hàng bán đồ lưu niệm và "chợ trời" trên khắp thế giới. Độ xác thật và gốc gác của chúng còn rất nhiều tranh cãi, nhưng nhiều người khẳng định những thứ này gắn liền với quyền lực, hay thậm chí là ma thuật. Chỉ mới gần đây, tôi tìm ra cách ứng dụng chúng vào công việc của mình. (Tiếng súng nổ) Từ 2012, thế giới chứng kiến các vụ giết người: Trayvon Martin, Michael Brown, Eric Garner, Sandra Bland, Tamir Rice và vô số các người dân da đen không được vũ trang bởi chính tay cảnh sát, những người tự do đi khắp nơi mà không hề bị một hình phạt nào. Khi tưởng nhớ các nạn nhân này và đã không ít lần tôi, một công dân tuân thủ luật pháp, giáo sư tại Ivy League bị theo dõi và quấy rầy bởi nòng súng của mấy ông cảnh sát. Tôi làm ra hình tương này gọi đơn giản là "BAM." Qan trọng là phải xóa dấu hiệu nhận biết của các nhân vật mới này làm chúng trông giống như nhau, và dễ dàng bị bỏ qua. Để làm điều này, tôi làm ra chúng bằng thứ sáp màu nâu và rất dày trước khi đặt lên những bia tập bắn nơi tôi tạc lại chúng bằng đạn. Nó rất thú vị, giải trí với những khẩu súng và máy quay tốc độ cao. Nhưng sự tôn trọng dành cho các biểu tượng này khiến tôi không thể bóp cò, cảm giác như thể tôi đang bắn chính mình. Rốt cuộc, người quay phim đi cùng tôi, Raul, bắn những phát súng đó. Sau đó, tôi thu lượm các mảnh vụn tạo hình bằng đất rồi đúc chúng đầu tiên bằng sáp và cuối cùng bằng đồng giống như hình ảnh các bạn đang thấy, vốn hàm chứa các dấu vết của một quá trình bạo lực giống như vết thương hoặc sẹo. Gần đây, khi tôi giới thiệu công trình này ở Miami, một quý bà nói với tôi rằng bà cảm nhận từng phát súng bắn vào tâm hồn bà Bà ấy cũng cảm thấy rằng những tác phẩm nghệ thuật này gợi nhớ các nạn nhân của những vụ giết chóc trên cũng như các nhân khác của bạo lực chủng tộc trong suốt lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng "Lotus" và "BAM" còn hơn cả lịch sử Hoa Kỳ. Trong khi trưng bày tại Berlin năm ngoái, một sinh viên ngành triết hỏi tôi cái gì đã gợi nhớ những vụ giết chóc gần đây. Tôi cho cậu ấy xem bức ảnh về cảnh treo cổ trên bưu thiếp từ những năm đầu thế kỷ XX và nhắc cậu ta rằng kiểu hành hình này đã kéo dài hơn 500 năm. Nhờ những câu hỏi như của cậu sinh viên nọ và các cuộc đàm luận sắc sắc về lịch sử và sắc tộc chúng ta mới có thể đạt những tiến bộ trên phương diện cá nhân và xã hội. Tôi mong công trình nghệ thuật của mình mang lại một không gian an toàn cho kiểu trao đổi chân thật này và một cơ hội cho mọi người được tiếp xúc với nhau trong cuộc trò chuyện thật sự và cần thiết. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Khi tôi nghĩ về những giấc mơ, giống như nhiều người trong số các bạn, tôi nghĩ về bức ảnh này. Tôi tám tuổi khi tôi xem Neil Armstrong bước xuống từ tàu vũ trụ lên bề mặt của Mặt trăng. Tôi chưa từng xem điều gì giống vậy trước đó, và tôi cũng không hề xem điều gì giống như vậy về sau này. Chúng ta lên mặt trăng vì một lý do đơn giản: John Kennedy cam kết với chúng ta về một thời hạn. Và khi thời hạn đó vắng bóng, chúng ta vẫn mơ về nó. Leonard Bernstein nói có 2 điều cần thiết để đạt được thành tích vĩ đại: một kế hoạch, và không đủ thời gian. (Cười lớn) Thời hạn và cam kết là bài học lớn đang mờ nhạt dần của Apollo. Và chúng tạo nên nghĩa của từ "bắn tên lửa lên mặt trăng (moonshot)". Và thế giới của chúng ta thật sự rất cần những lãnh đạo chính trị sẵn sàng đặt ra những giới hạn liều lĩnh để đạt được những thành tích giấc mơ lớn giống như quy mô của Apollo một lần nữa. Khi tôi nghĩ về những giấc mơ, Tôi nghĩ về những nghệ sĩ nam giả nữ của LA và Stonewall và hàng triệu người khác mạo hiểm mọi thứ để công khai khi điều đó rất nguy hiểm và về bức ảnh này khi Nhà Trắng được thắp sáng trong màu sắc cầu vồng, vâng -- (Vỗ tay) chúc mừng những công dân Mỹ đồng tính nam và đồng tính nữ có quyền được kết hôn. Nó là bức ảnh mà trong những giấc mơ hoang dại nhất tôi cũng không thể tưởng tượng được khi tôi 18 và biết rằng tôi là người đồng tính và cảm thấy xa lạ với đất nước của mình và với giấc mơ của tôi vì nó. Tôi nghĩ về bức ảnh này của gia đình tôi mà tôi không bao giờ mơ tôi có thể có -- (Vỗ tay) và những đứa trẻ của tôi đang cầm bản tin này. Tôi chưa từng mơ có thể được in quyết định của Toà án Tối cao. Chúng ta cần nhiều hơn sự dũng cảm của các nghệ sĩ nam giả nữ và phi hành gia. (Cười lớn) (Vỗ tay) Nhưng tôi muốn nói về sự cần thiết để chúng ta mơ nhiều hơn một chiều, bời vì có vài điều về Apollo mà tôi không biết khi tôi lên tám, và vài điều về việc sắp xếp bảy sắc cầu vồng. Trong 30 phi hành gia từ các chương trình gốc Mercury, Gemini và Apollo chỉ có bảy cuộc hôn nhân còn bền vững. Những hình ảnh biểu tượng của các phi hành gia bật nhảy trên Mặt trăng che khuất chứng nghiện rượu và trầm cảm trên Trái đất. Thomas Merton, tu sĩ dòng Trappist Đã hỏi thế này khi Apollo trên Mặt Trăng, "Chúng ta được gì khi lên đến mặt trăng nếu chúng ta không thể vượt qua vực thẳm chia cách chúng ta khỏi chính mình?" Và chúng ta được gì thông qua quyền được kết hôn nếy chúng ta không thể vượt qua sự mâu thuẫn và khoảng cách tình cảm thường xuyên chia cách chúng ta khỏi người ta yêu? Và không chỉ trong hôn nhân. Tôi đã thấy những cuộc đấu đá nội bộ tổn thương, phá hoại, bi thảm nhất trong cộng đồng LGBT và AIDS, ung thư vú và các hoạt động phi lợi nhuận tất cả nhân danh tình yêu. Thomas Merton cũng viết về chiến tranh giữa các vị thánh và nói rằng "có một hình thức phổ biến của bạo lực hiện đại mà sự duy tâm dễ bị khuất phục nhất: sự tích cực và sự kích động Sự điên cuồng hoạt động của chúng ta vô hiệu hoá các việc ta làm cho hoà bình. Nó phá huỷ khả năng nắm giữ hoà bình bên trong chúng ta." Một cách thường xuyên, những giấc mơ của chúng ta trở thành sự cố định những mảnh vỡ của tương lai phá huỷ khả năng của chúng ta để có thể có mặt với cuộc sống ở giây phút hiện tại. Giấc mơ của chúng ta về cuộc sống tốt hơn cho tương lai của nhân loại hay cho những con người ở một đất nước khác tách chúng ta khỏi những con người xinh đẹp đang ngồi cạnh chúng ta ngay tại giây phút này. Đó là cái giá phải trả của sự tiến bộ, chúng ta nói như thế. Bạn có thể lên đến Mặt trăng, hoặc bạn có thể có sự ổn định trong cuộc sống gia đình. Và chúng ta không thể thai nghén giấc mơ trong cả hai chiều cùng một lúc. Và chúng ta không đặt tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với sự ổn định khi nó liên quan đến đời sống tình cảm. Điều đó giải thích tại sao công nghệ để chúng ta nói chuyện với nhau phát triển theo chiều dọc, nhưng khả năng lắng nghe và hiểu nhau chẳng đi về đâu cả. Khả năng truy cập dữ liệu của chúng ta đã vượt qua mái nhà, nhưng khả năng có được niềm vui, lại ở dưới mặt đất. Nhưng ý tưởng này, hiện tại và tương lai của chúng ta loại trừ lẫn nhau, để phát huy tiềm năng để làm của chúng ta, chúng ta phải hy sinh tiềm năng sâu xa để sống, rằng số lượng điện trở trong một mạch có thể được nhân đôi và nhân đôi nhưng sức chứa của ta cho lòng trắc ẩn và nhân loại và sự thanh thản và tình yêu một cách nào đó lại bị giới hạn là một lựa chọn sai lầm và ngột ngạt. Giờ đây, tôi không đơn giản gợi ý cái ý tưởng nhàm chán về cân bằng công việc - cuộc sống. Có tốt không nếu tôi dành nhiều thời gian hơn với lũ trẻ ở nhà nhưng tâm trí tôi lại ở một nơi khác khi tôi đang làm việc đó? Tôi thậm chí không nói về chánh niệm. Chánh niệm bỗng nhiên trở thành một công cụ để nâng cao năng suất. (Cười lớn) Đúng không? Tôi nói về việc ước mơ một cách mạnh dạn trong nhiều chiều của cuộc sống chúng ta như điều chúng ta làm trong các ngành công nghiệp và công nghệ. Tôi nói về một sự xác thực táo bạo cho phép chúng ta khóc với nhau, một sự khiêm nhường anh hùng cho phép ta cởi bỏ những chiếc mặt nạ để sống thật. Đó là sự bất lực của chúng ta để có mặt với nhau, sự sợ hãi khi khóc trước mặt nhau, đã làm phát sinh rất nhiều những vấn đề mà chúng ta điên cuồng cố gắng giải đáp từ đầu, từ sự bế tắc của Quốc hội đến sự vô nhân tính kinh tế. (Vỗ tay) Tôi nói về cái mà Jonas Salk gọi là Kỷ nguyên B, một kỷ nguyên mới mà chúng ta háo hức và tò mò và khoa học về sự phát triển của nhân loại giống như chúng ta háo hức về sự phát triển của công nghệ. Chúng ta không nên thu nhỏ từ cơ hội này chỉ bởi vì chúng ta không thực sự hiểu nó. Có một thời gian chúng ta không hiểu về không gian. Hoặc bởi vì chúng ta quen hơn với công nghệ và các hoạt động. Đó là định nghĩa cơ bản về việc bị mắc kẹt trong vùng an toàn. Chúng ta cảm thấy thoải mái tưởng tượng về những thành tựu công nghệ không thể tưởng tượng được. Năm 2016, là quy mô của cuộc sống chúng ta hét lên đòi sự công bằng trong trí tưởng tượng của ta. Giờ đây, chúng ta ở đây để ước mơ, nhưng có lẽ nếu chúng ta trung thực về điều đó, Mỗi chúng ta đang theo đuổi giấc mơ của riêng mình. Bạn biết đấy, nhìn vào thẻ tên để thấy ai có thể giúp mình và giấc mơ của mình, đôi khi nhìn thẳng mà bỏ qua tình người. Tôi không thể bị bạn làm phiền lúc này. Tôi có một ý tưởng để cứu thế giới. Đúng không? (Cười lớn) Nhiều năm trước, có một lần tôi có một công ty xinh đẹp tạo ra những chuyến đi dài để liên kết các công dân anh hùng. Và chúng tôi có câu thần chú này. "Nhân loại. Giống nòi. Cả hai." Và chúng tôi khuyến khích mọi người thử nghiệm thật nhiều với lòng tốt. Kiểu như, "Đi giúp mọi người dựng lều." Và đã có rất nhiều lều được dựng. (Cười) "Mua kem que cho mọi người." "Giúp mọi người sửa xe bị xẹp lốp dù cho bạn biết rằng hàng người xếp hàng để ăn tối sẽ dài hơn đấy." Và mọi người thực sự làm việc đó đến nỗi mà nếu bạn bị xẹp lốp xe trên đường AIDS, bạn sẽ gặp vấn đề để sửa nó, vì có quá nhiều người hỏi bạn xem bạn có cần được giúp đỡ không. Trong một vài ngày, cho hàng chục ngàn người, chúng tôi tạo ra những thế giới mà mọi người nói rằng họ mong muốn thế giới sẽ được như thế. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thử nghiệm tạo ra thế giới này trong vài ngày tiếp theo đây? Thay vì đến gặp ai đó và hỏi "Bạn làm nghề gì?" hãy hỏi họ "Giấc mơ của bạn là gì?" hay "Những giấc mơ dang dở của bạn là gì?" Bạn biết đấy, "TED." "Quan tâm đến mơ ước của nhau" (Tend to Each other's Dreams)" (Vỗ tay) Có thể là "Tôi muốn trở nên tỉnh táo." hoặc "Tôi muốn xây nhà trên cây với con tôi." Bạn biết đây, thay vì đến gặp một người mà mọi người đều muốn gặp, hãy đến gặp một người đơn độc và hỏi họ nếu họ muốn một cốc cà phê. Tôi nghĩ rằng điều ta sợ nhất là việc chúng ta sẽ bị từ chối cơ hội thực hiện tiềm năng của mình, là việc chúng ta sinh ra là để ước mơ và chúng ta có thể chết mà không bao giờ có cơ hội. Tưởng tượng chúng ta sống trong một thế giới nơi mà ta đơn giản là nhận ra nỗi sợ hãi sâu sắc tồn tại trong mỗi người và yêu quý lẫn nhau nhiều hơn bởi vì ta biết rằng là con người thì phải sống với nỗi sợ hãi đó. Đó là thời gian để chúng ta mơ trong nhiều chiều cùng một lúc, và ở đâu đó, vượt lên tất cả những điều kỳ diệu chúng ta có thể, và sẽ, và phải làm nằm trong vùng có tất cả những điều ta không thể tin được ta có thể trở thành. Giờ là lúc chúng ta bước vào không gian đó và bước ra với sự thực là chúng ta cũng có những ước mơ ở đó. Nếu Mặt trăng có thể ước mơ, tôi nghĩ rằng đó cũng là ước mơ của nó cho chúng ta. Tôi rất vinh dự được nói chuyện với các bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong không gian từng đủ chứa một tranzito, giờ đủ để chứa một tỷ tranzito như thế. Điều đó giúp một chiếc máy tính có kích thước bằng cả căn phòng giờ có thể đựng vừa trong túi bạn. Bạn có thể nói tương lai thật nhỏ bé. Là một kĩ sư, tôi được truyền cảm hứng từ cuộc cách mạng thu nhỏ của máy tính. Là một nhà vật lí học, tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể dùng nó để giảm số lượng người chết vì một trong những căn bệnh lan rộng nhanh nhất trên Trái Đất: ung thư. Khi tôi nói điều đó, hầu hết mọi người nghĩ rằng chúng tôi đang nghiên cứu cách chữa trị ung thư. Và đúng vậy. Nhưng hóa ra có một cơ hội đáng kinh ngạc để cứu sống nhiều người nếu được phát hiện và phòng ngừa sớm ung thư. Trên thế giới, hơn 2/3 số ca chết vì ung thư hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng những phương pháp mà ta đã biết đến ngày nay. Những thứ như vắc xin, chụp chiếu thường xuyên, và tất nhiên, ngừng hút thuốc. Nhưng ngay cả khi có những công cụ và kĩ thuật tối tân nhất, vài khối u không thể bị phát hiện đến khi chúng phát triển được 10 năm, khi đã có đến 50 triệu tế bào ung thư. Sẽ ra sao nếu có công nghệ tốt hơn để phát hiện những tế bào chết người này sớm hơn, khi chúng có thể bị cắt bỏ, khi chúng mới bắt đầu phát triển? Để tôi cho bạn biết kĩ thuật thu nhỏ sẽ đưa ta đến đâu. Đây là chiếc kính hiển vi trong phòng thí nghiệm mà nhà giải phẫu bệnh dùng để xét nghiệm mẫu mô, như sinh thiết hay xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Chiếc kính hiển vi trị giá 7000$ này phải được sử dụng bởi những người có nhiều năm được đào tạo chuyên về phát hiện tế bào ung thư. Đây là bức ảnh từ một đồng nghiệp của tôi ở trường đại học Rice, Rebecca Richards-Kortum. Những gì cô ấy và cả đội đã thực hiện là thu nhỏ cả chiếc kính hiển vi thành một bộ phận trị giá 10$, và gắn ở đầu của một sợi quang. Điều đó có nghĩa là thay vì lấy mẫu thử từ bệnh nhân và đem đi soi, ta có thể đem chiếc kính đến chỗ bệnh nhân Khi đó, thay vì cần một chuyên gia để xem xét ảnh chụp, ta có thể thiết lập để máy tính có thể phân biệt tế bào bình thường và ung thư. Điều này rất quan trọng, bởi vì điều họ phát hiện ra khi làm việc ở những vùng nông thôn là ngay cả khi họ có thể chụp chiếu di động trên xe, có thể đến tận nơi đó thực hiện việc kiểm tra và lấy mẫu thử gửi đến bệnh viện trung tâm để phân tích, vài ngày sau đó, người phụ nữ nhận được điện thoại báo kết quả bất thường và được mời đến gặp. Một nửa số họ không đến vì không đủ kinh phí đi lại. Với chiếc kính hiển vi được tích hợp và phân tích bằng máy tính, Rebecca và đồng nghiệp có thể tạo ra chiếc xe được thiết lập cả chẩn đoán và chữa trị bệnh. Điều đó có nghĩa là họ có thể chẩn đoán và thực hiện liệu pháp ngay tại chỗ, vì vậy không ai không thể theo kịp. Đó chỉ là một ví dụ cho việc thu nhỏ có thể cứu sống nhiều người. Là một kĩ sư, chúng tôi nghĩ về nó như một sự thu nhỏ đúng nghĩa. Bạn lấy một vật lớn và làm cho nó nhỏ lại. Nhưng những gì tôi nói với bạn về máy tính là chúng làm thay đổi cuộc sống của ta khi chúng trở nên nhỏ vừa đủ cho ta đem theo mọi nơi. Vậy sự thay đổi tương đương trong y học thì như thế nào? Tưởng tượng bạn có một máy dò tìm nhỏ đến mức chúng có thể lưu thông trong cơ thể bạn, tự tìm ra khối u và phát tín hiệu ra bên ngoài? Nghe cứ như khoa học viễn tưởng. Nhưng thật sự công nghệ nano cho phép chúng ta làm được điều đó. Công nghệ nano cho phép ta thu nhỏ bộ phận làm nên máy dò tìm từ độ rộng của một sợi tóc là 100 micro mét nhỏ hơn 1000 lần chỉ còn 100 nano mét. Điều đó có mối quan hệ mật thiết sâu sắc. Thì ra chất liệu có thể thay đổi đặc tính ở thước đo nano, Bạn lấy một chất liệu thông dụng như vàng, và nghiền nó ra thành bụi, thành những mẩu vàng nano, nó biến đổi từ màu vàng thành màu đỏ. Nếu bạn lấy một chất hiếm hơn như cadimi selenua tạo thành một khối tinh thể lớn màu đen nếu bạn tạo ra tinh thể nano từ chất liệu này bỏ vào trong chất lỏng, và chiếu sáng lên, chúng sẽ phát sáng. Và chúng phát ra màu lam, lục, vàng, cam, đỏ, chỉ tùy thuộc vào kích thước chúng. Thật là điên rồ! Bạn có thể tượng tượng một vật như thế trong thế giới vĩ mô? Như thể tất cả chiếc quần jeans trong tủ của bạn được làm hoàn toàn từ sợi bông, nhưng chúng có màu khác nhau chỉ dựa vào kích cỡ của chúng (Cười) Là một nhà vật lý học, điều thú vị không kém đối với tôi là không chỉ màu sắc của chất liệu thay đổi ở thước đo nano; cách chúng di chuyển trong cơ thể cũng thay đổi. Và đó là sự quan sát chúng tôi đang thực hiện để tạo ra máy dò tìm ung thư tốt hơn. Để tôi chỉ cho bạn thấy điều này. Đây là một mạch máu trong cơ thể. Bao quanh mạch máu là một khối u. Chúng tôi sẽ tiêm các phần tử nano vào mạch máu và xem cách chúng di chuyển từ dòng máu vào khối u. Hóa ra mạch máu của nhiều khối u có lỗ hở hở để phần tử nano có thể lọt ra khỏi dòng máu để vào khối u. Chúng có lọt ra hay không phụ thuộc vào kích thước của chúng. Nên trong ảnh này, cái nhỏ hơn, 100 nano mét, phần tử nano màu xanh đang lọt ra ngoài, và cái lớn hơn, 500 nano mét, phần tử nano màu đỏ đang bị mắc kẹt trong dòng máu. Nó có nghĩa là với tư cách một kĩ sư, tùy thuộc vào cách tôi làm một vật liệu to hay nhỏ, tôi có thể thay đổi nơi nó đi đến trong cơ thể bạn. Trong phòng thí nghiệm của tôi, gần đây chúng tôi tạo ra máy dò tìm ung thư nano nhỏ đến mức nó có thể di chuyển trong cơ thể và tìm kiếm khối u. Chúng tôi thiết kế chúng để lắng nghe sự xâm nhập của khối u; âm thanh của sự truyền tín hiệu hóa học khối u cần để lan rộng. Để một khối u thoát khỏi phần mô nó được sinh ra, nó cần tạo ra chất hóa học gọi là enzim để làm mòn khung mô. Chúng tôi thiết kế các phần tử nano này có thể được kích hoạt bởi enzim. Một enzim có thể kích hoạt 1000 phản ứng hóa học trong một giờ. Trong ngành kĩ thuật, chúng tôi gọi nó là sự khuếch đại tỉ lệ 1/1000, khiến cho nó cực nhạy. Nên chúng tôi đã làm được một máy dò tìm ung thư cực nhạy. Nhưng làm sao để tôi gửi tín hiệu đã kích hoạt này ra thế giới bên ngoài, nơi tôi có thể thao tác được? Để làm vậy, chúng tôi sử dụng một bộ phận nữa của sinh học phân tử nano, có liên quan đến quả thận. Thận là một bộ lọc. Công việc của nó là lọc máu và đưa chất thải ra nước tiểu. Hóa ra những gì thận lọc được cũng phụ thuộc vào kích thước Trong bức ảnh này, bạn có thể thấy thấy mọi thứ nhỏ hơn 5 nano mét đi từ máu, qua thận, vào trong nước tiểu, và mọi thứ lớn hơn đều được giữ lại. Nếu tôi làm một máy dò tìm ung thư 100 nano mét, tiêm vào trong máu, nó có thể lọt vào khối u và được kích hoạt bởi enzim khối u để phát ra dấu hiệu đủ nhỏ để được lọc ra khỏi thận và đi vào nước tiểu, tôi có được một dấu hiệu ra bên ngoài để tôi có thể phát hiện. Nhưng có một vấn đề nữa. Đó là một dấu hiệu rất nhỏ, vậy làm sao tôi phát hiện được? Thật ra, dấu hiệu cũng chỉ là một phân tử. Đó là những phân tử tôi tạo ra với tư cách là kĩ sư. Chúng hoàn toàn nhân tạo, và được thiết kế để tương thích với công cụ được lựa chọn. Nếu chúng tôi muốn dùng một công cụ đắt tiền cực nhạy gọi là là khối phổ kế, chúng tôi sẽ tạo một phân tử lớn nhất định Hay nếu chúng tôi muốn làm thứ gì đó rẻ và di động. Chúng tôi tạo phân tử có thể lấy được trên giấy như que thử thai. Trên thực tế, có rất nhiều bài kiểm tra trên giấy đang dần trở nên có giá trị trong lĩnh vực gọi là chẩn đoán trên giấy. Điều đó sẽ dẫn chúng ta đến đâu? Những gì tôi sắp nói tiếp theo, với tư cách một nhà nghiên cứu lâu năm thể hiện giấc mơ của tôi. Tôi không nói đó là một lời hứa, đó là một giấc mơ. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần có giấc mơ để luôn phấn đấu, ngay cả, và đặc biệt, với nhà nghiên cứu ung thư. Những gì tôi sắp nói với bạn là điều tôi hi vọng xảy ra với công nghệ, mà cả đội tôi và tôi luôn tận tâm tận lực để biến nó thành hiện thực. Đây, tôi ước rằng một ngày nào đó, thay vì phải dùng nhiều phương tiện chụp chiếu đắt tiền để nội soi đại tràng, chụp nhũ ảnh, hay xét nghiệm tế bào cổ tử cung, chỉ cần một mũi tiêm, chờ trong một giờ, và thử nước tiểu trên một mẩu giấy. Tưởng tượng điều đó có thể thực hiện mà không cần sự ổn định của nguồn điện, hay chuyên gia y tế ở đó. Họ có thể ở cách xa và được kết nối bằng hình ảnh trên điện thoại thông minh Tôi biết điều này như một giấc mơ nhưng trong phòng thí nghiệm chúng tôi đã thử nghiệm trên chuột, cho kết quả tốt hơn phương pháp hiện hữu trong việc chẩn đoán ung thư phổi, ung thư đại tràng và ung thư buồng trứng. Và tôi hi vọng điều này có nghĩa là một ngày nào đó chúng ta có thể phát hiện khối u ở bệnh nhân sớm hơn 10 năm sau khi chúng bắt đầu phát triển, ở mọi tầng lớp xã hội, ở mọi nơi trên toàn thế giới dẫn tới việc được điều trị sớm hơn, và ta có thể cứu được nhiều sinh mạng hơn bây giờ, nếu được phát hiện sớm hơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trông tôi có "thực" không? Hi vọng là có. Không biết các bạn có thấy tôi không, nhưng tôi sẽ nhìn về phía trước và hi vọng các bạn đang ở đó. Tôi đã vẽ nửa vòng tròn trên cát ở phía trước tôi để tôi không bước ra ngoài đó và nhìn như đang lơ lửng trên không vậy. Giờ đây tôi đang đứng giữa không gian mở, dưới một cây cọ trên bãi biển, nơi trước đây từng là sân khấu này. Tôi có 12 phút dành cho các bạn. Tôi đã đặt giới hạn như vậy. Vợ tôi, Navid, từng nói rằng việc có vô số khả năng là kẻ thù lớn nhất của một nhà sáng chế. Ví dụ như chiếc váy này: tôi đã nhờ cô ấy thiết kế giống trang phục mà một tu sĩ ở Cairo vào thế kỷ 23 sẽ mặc. Nhưng chúng tôi chỉ có 3 ngày để làm nó, và chất liệu duy nhất chúng tôi có mà một vỏ mền cũ mà có người đã bỏ lại. Nhưng cô ấy đã may được, và nó thật tuyệt. Cô ấy nhìn nó và nói, "Khái niệm được chứng minh -- sáng tạo cần bị bó buộc." Với 12 phút này, tôi sẽ kể các bạn nghe về khám phá vĩ đại nhất của tôi. Cả đời tôi, khát vọng lớn nhất chính là cuộc sống vĩnh hằng, và tôi biết nhiều người khác cũng vậy. Bạn sẽ thấy vui khi biết rằng điều đó sẽ thành sự thực. Tôi đã 318 tuổi rồi. Tuổi thọ trung bình của con người bây giờ là 432 tuổi, và tôi muốn làm việc để kéo dài tuổi thọ của con người ra vô tận. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ sẽ có một ngày, chúng ta được thỏa mãn ước muốn đó. Nhưng điều ngược lại vẫn xảy ra: càng sống lâu, ta càng muốn sống tiếp, ta càng không muốn chết. Sao mà trách được chứ? Vũ trụ bao la quá. Không khi nào hết thứ để khám phá cả. Ngay hôm qua thôi, Tôi đọc về việc bạn có thể chèo thuyền trên Europa từ hòn đảo này tới hòn đảo khác khắp cả hành tinh, một số hòn đảo có các ngôi làng mà bạn có thể tới thăm và ở lại và ngủ dưới bóng râm của sao Mộc. Và có hòn đảo này chỉ có một nhạc sỹ ngồi chơi man-đô-lin cho đại dương nghe. Và có những hòn đảo không người và chưa từng có người ở đó, và bạn có thể thoải mái đặt những ngón chân lên cát nơi chưa ngón chân nào từng chạm vào nó cả Bạn có thể dành ra 400 năm chỉ để làm điều đó mà thôi. Giờ đây Mặt Trăng đang lên cao về phía Đông Bắc. Tôi thấy các thành phố bằng mắt của mình. Chúng kết nối lại như các dây thần kinh: Mariapolis ở cực Nam, Ramachandran thì ở Xích đạo. Và New Tehran thì ở Biển Yên bình. Đó là nơi tôi và Navid gặp nhau. Chúng tôi đều là những nghệ sỹ ở khu trung tâm. Ngày hôm đó khi đang đi sát nhau trên Quảng Trường Azadi, chúng tôi va vào nhau. Tôi quay qua xin lỗi và cô ấy, không nói lời chào hay giới thiệu bản thân hay gì cả, đã nói,"Vậy chứ bạn nghĩ tại sao mình lại không đi xuyên qua nhau luôn?" Ban đầu tôi nghĩ, "Cô nghĩ cô là ai vậy?" Nhưng chủ yếu do câu hỏi làm tôi khó chịu, bởi câu trả lời đơn giản quá. Tôi nói, "Ta không đi xuyên qua nhau bởi các hạt cơ bản thì có khối lượng và bởi khoảng không giữa các hạt cơ bản đó được lấp đầy bởi năng lượng liên kết cũng có khối lượng nữa cái này ai cũng biết được 800 năm rồi." Cô ấy chắc đang ở trong trạng thái thích chọc ghẹo người lạ. Hoặc là cô ấy đang tán tỉnh tôi, bởi cô ấy nhìn tôi và nói, "Tôi cũng nghĩ bạn sẽ nói vậy. Nghĩ kĩ hơn đi." Và cô ấy cởi dây thắt lưng, cái mà tôi đang mang đây, và nói, "Vu trụ được cấu tạo sao cho các phân tử có khối lượng. Nếu không có hạn chế cơ bản đó, dù ta có đi xuyên qua nhau với tốc độ ánh sáng thì ta cũng không biết được." Và chuyện tình chúng tôi bắt đầu từ đó. Navid và tôi không bao giờ hết chuyện để nói. Không bao giờ. Điều đó thật tuyệt vời. Chúng tôi giống những người hùng cùng trèo lên một dãy núi và tới cùng một cảnh quan hùng vĩ mới, và những tổ hợp từ ngữ mới và hoàn hảo cứ tuôn ra để miêu tả cảnh đẹp đó. Và cả hai quên chúng ngay khi vừa nói ra, quẳng chúng qua một bên và tiếp tục cuộc phiêu lưu mới, cứ như thế Có lần, Navid nói việc nói chuyện giống như làm bánh mỳ vậy, mình luôn cho thêm một ít bột mỳ rồi thêm một ít nước, gấp nhỏ và lật qua lật lại và không bao giờ nướng bánh cả. Nếu tôi khát khao cuộc sống vĩnh hằng thì Navid lại thích được chạm vào. Cô ấy như là một thiên tài vậy. Tất cả những gì cô ấy làm là về nó. Cơ thể tôi giống tranh sơn dầu của cô ấy, và cô ấy sẽ di đầu ngón tay chậm thật chậm trên mặt tôi tới nỗi tôi không cảm thấy gì cả. Và cô ấy phát cuồng với giây phút mà tôi bắt đầu không phân biệt được đâu là tôi và đâu là cô ấy. Hoặc cô ấy cứ nằm ườn ra rúc vào vai của tôi và nói, "Pilar, sao làm vậy đã quá?" Tôi sẽ nói, "Em đâu biết!" Và cô ấy luôn có câu trả lời khôi hài cho câu hỏi mắc cười của cô ấy, Nhưng tới giờ câu trả lời mà tôi nhớ được, là "Thấy đã vậy là bởi vũ trụ tự chọn giới hạn cho nó, và ta là tác phẩm của nó." Thật hài hước khi so sánh tương lai trong trí tưởng tượng với tương lai thực tế. Ngày trước các nhà khoa học cho rằng con người có thể tự đông lạnh và thức dậy trong tương lai. Và họ đã làm được -- nhưng họ cũng chết. Ngày trước các nhà khoa học cho rằng con người có thể thay thế nội tạng và kéo dài tuổi thọ hàng trăm năm. Và họ làm được điều đó, nhưng cuối cùng họ cũng phải chết. Ngày trước Trái Đất là nơi con người sống. Giờ đây, nó là nơi con người tới để chết. Nên khi Navid bắt đầu yếu đi, bạn bè nghĩ tôi sẽ làm giống mọi người, đó là tạm biệt cố ấy và đưa cô ấy tới Trái Đất, để không ai trong chúng tôi phải nhìn thấy cô ấy hoặc ở cạnh hoặc nghĩ về cô ấy -- về việc cô ấy không còn sống nữa. Hơn bất cứ điều gì, họ không muốn ở bên cạnh cơ thể của cô ấy. Họ dùng từ riêng cho nó là "tàn úa," mặc dù cô ấy rất yêu thích cơ thể của mình những thay đổi mà nó phải trải qua, tuân theo quy luật tự nhiên mà cô ấy không cản lại được. Tôi đã đưa Navid tới Trái Đất. Nhưng tôi đi cùng cô ấy. Tôi nhớ có một người bạn nói ngay trước khi chúng tôi đi, "Tôi thấy việc này thật cao ngạo giống như các quy tắc chẳng là gì cả, làm như tình yêu của 2 người đặc biệt lắm" Nhưng tôi đã làm vậy. Ví thể, ngay cả ở Trái Đất, Tôi vẫn tìm cách kéo dài cuộc sống. Tôi không nhận ra là còn có thể có câu trả lời nào khác. Tôi nhớ mãi điều mà Navid nói với tôi ngày hôm đó ở Quảng Trường Azadi, rằng không có hạn chế cơ bản ấy -- một vũ trụ cho vật chất khối lượng -- chúng ta sẽ không tồn tại. Đó là 1 nguyên tắc. Một nguyên tắc nữa là mọi khối lượng đều dần dần phai tàn đi. Và không thể tồn tại trong vũ trụ mà không có khối lượng. Tôi biết. Tôi đã thử mọi cách rồi. Tôi thử tạo một hộp photon để làm rối trường năng lượng Higgs. Tôi thử ghi lại các chuyển động hạ nguyên tử trong cơ thể và chiếu lại chúng trong vòng lặp kín Tất cả đều thất bại. Nhưng đột phá cuối cùng của tôi là tạo ra một chiều không gian xoắn với giới hạn của một vật thể mà thời gian di chuyển chậm hơn rất nhiều, nhưng hình chiếu của nó sẽ di chuyển với tốc độ bình thường. Vật thể đó sẽ xuất hiện trong vũ trụ dưới dạng ảnh toàn ký -- ở đây mà không ở đây. Khi tôi biết mình đã thành công, Tôi chạy thật nhanh tới phòng cô ấy, quá hạnh phúc để nói rằng tôi làm được điều đó rồi, di chuyển trong không gian một cách bình thường dưới mọi cách nhìn, kể cả của tôi, và tôi nằm xuống cạnh cô ấy, và quên mất rồi ngã ngay vào người cô ấy. Tôi đã tìm ra cách để trường sinh, mà phải hi sinh điều Navid yêu thích nhất, đó là chạm và được chạm vào. Và cô ấy đuối tôi ra ngoài. Dù gì tôi cũng được nhìn thấy. Con người giờ sống được tới 400 tuổi và chúng tôi vẫn phải chết. Và khi cái chết đến, nó vẫn làm người ta khó chịu, và cánh tay họ rời ra với những vệt màu xanh và tím bên trong, và nhịp thở của họ ngày càng chậm dần, như thể họ đang chìm vào giấc ngủ vậy. Tôi luôn nghĩ rằng đời chỉ có nghĩa khi là cuộc phiêu lưu. Và cái chết là một vấn đề mà ta tạm thời chưa tìm được lời giải. Nhưng có thể cuộc sống có ý nghĩa chỉ bởi vì nó có điểm kết thúc. Có thể nghịch lý là ở đó: giới hạn mà không giới hạn chúng cho phép ta tự do hoàn toàn. (Thở dài) Hồi sáng nay có một cơn giông. Dự báo là tối nay có một cơn nữa, nhưng giờ thì bầu trời trong veo. Ở đây tôi không thấy gió, nhưng tôi có hỏi người trông nom mới đi qua xem thời tiết ra sao, và cô ấy nói ấm áp, như bơ tan ra vậy. Trả lời y hệt như vợ tôi vậy. Tôi phải tìm đường về với xác thịt. Cho tới lúc đó, tôi không lấy gì ngoài không gian mà bạn cho tôi cả. Tôi là Rich Baraniuk. Và cái mà tôi muốn nói một chút hôm nay là vài ý tưởng mà tôi nghĩ mới nổi lên gần đây với tất cả những gì được nói đến trong 2 ngày này Thực ra, có nhiều điểm khác nhau về chúng rất khó để nói hết, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức. Có ai nhớ những thứ này? (Tiếng cười) Đây là những bằng ghi âm dài và chũng đã được thay thế, đúng không. Chúng đã biến mất hơn hai thập kỷ bởi những công nghệ số hóa, đúng không. Và tôi nghĩ đó là nhân chứng tốt nhất khi Thomas đang chơi nhạc lúc chúng ta đến căn phòng này hôm nay. Chuyện đã xảy ra cho thế giới âm nhạc là có một nền văn hóa hay là một hệ sinh thái đã được tạo ra đó là, nếu bạn lấy vài từ từ Apple, các khẩu hiệu mà chúng ta tạo ra,rip, mix và burn. Ý tôi là bất cứ ai trên thế giới được tự do và được cho phép để tạo ra một bản nhạc mới và những ý tưởng âm nhạc. Bất cứ ai trên thế giới đều được cho phép để rip hay là sao chép những ý tưởng âm nhạc sử dụng chúng một cách sáng tạo. Bất cứ ai cũng được cho phép để mix chúng bằng nhiều cách khác nhau, vẽ ra những mối liên hệ giữa những ý tưởng âm nhạc và mọi người có thể ghi chúng ra đĩa hay tạo ra những sản phẩm khác và tiếp tục chu trình. Và nó được tạo ra, giống như tôi nói, một cộng đồng sôi nổi bao gồm những người làm việc liên tục để liên kết những ý tưởng âm nhạc. sáng tạo và giữ cho chúng không lỗi thời, đúng không. Hit single của hôm nay không phải là hit single của năm trước, đúng không. Nhưng, tôi không ở đây hôm nay để nói về nhạc. Tôi ở đây để nói về sách. Cụ thể hơn là sách in và các loại tài liệu học tập mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong trường Có ai ở đây đã từng đến trường? (Tiếng cười) Vậy mọi người có nhận ra rằng có một cuộc khủng hoảng trong các trường học trên thế giới? Tôi hy vọng rằng tôi sẽ không tốn nhiều thời gian về nó, nhưng cái mà tôi muốn nói đến là và sự mất liên kết xuất hiện khi một tác giả xuất bản một cuốn sách điều đó thực sự, là quá trình xuất bản -- chỉ là vì nó phức tạp, nó nặng nề, nên sách mới mắc -- tạo ra một bức tường giữa các tác giả và sách và cuối cùng là độc giả và sách, họ là giáo viên, học sinh hay chỉ là người đọc thông thường. Và hơn thế nữa nếu bạn nói một ngôn ngữ khác với một trong những ngôn ngữ nhiều người sử dụng trên thế giới, và đặc biệt là tiếng Anh Và tôi sẽ gọi những người đó là bị rào cản đóng cửa, bởi vì họ thực sự đóng cánh cửa để chia sẻ tri thức với thế giới. Và vì vậy cái mà tôi muốn nói hôm nay là cố gắng nói những ý tưởng đó đúng vậy, chúng ta vừa thấy văn hóa âm nhạc và cố gắng liên kết chúng với cách mà chúng ta nghĩ về sách in, sử dụng chúng và để giảng dạy. Đó là cái mà tôi muốn nói đến và thực sự, bằng cách nào chúng ta có thể tới chúng ta muốn đến từ nơi chúng ta đang ở? Vì vậy, điều đầu tiên tôi muốn các bạn làm là một thí nghiệm ý nghĩ nhỏ. Tưởng tượng rằng lấy tất cả sách trên thế giới. Mọi người tưởng tượng những cuốn sách và tưởng tượng đang xé những trang sách. giải phóng những trang sách và số hóa chúng và lưu trữ chúng trong một chỗ mới lớn, liên kết và toàn cầu. Nghĩ về nó giống như là iTunes dành cho sách. Và rồi tưởng tượng rằng chúng đều mở, nên mọi người có thể thay đổi, đùa với nó và phát triển nó. Tưởng tượng chúng đề miễn phí nền bất cứ ai cũng có thể truy cập đến tất cả những tri thức này và tưởng tượng sử dụng công nghệ thông tin và vì vậy bạn có thể cập nhật, nâng cấp và đùa vui với chúng. trên một cán cân thời gian mà thời gian tính bằng giây thay vì năm. Thay vì tái bản mỗi hai năm, một cuốn sách, tưởng tượng nó tái bản mỗi 25 giây. Vì vậy, tưởng tượng chúng ta có thể làm vậy và tưởng tượng chúng ta có thể đặt con người vào đó Vì vậy chúng ta có thể thực sự xây dựng một hệ sinh thái không chỉ với tác giả, mà là tất cả mọi người, những người mà có thể hay muốn trở thành tác giả với nhiều ngôn ngữ khác nhau và tôi nghĩ nếu mọi người có thể làm vậy, nó có thể thể được gọi, tôi chỉ sẽ liên hệ nó như là hệ sinh thái tri thức. Vì vậy, thực sự đây là một giấc mơ và bạn có thể nghĩ về nó như là chúng ta cố gắng làm cho bất cứ ai trên thế giới Ý tôi là mọi người trên thế giới trở thành DJ tri thức của chính họ, tạo nên tài liệu học tập, chia sẻ chúng với thế giới, liên tục sáng tạo chúng. Vì vậy,đây là một giấc mơ. Thực sự, giấc mơ này được nhận ra. Hơn hai năm rưỡi nay, chúng tôi đang làm việc cật lực tại đại học Rice ( Rice University ) về một dự án gọi là Các Liên Kết ( Connections ). và vì vậy cái mà tôi muốn nói đến cho phần còn lại của buổi nói chuyện là nói với các bạn một chút về công việc mà mọi người đang làm với Các Liên Kết ( Connections ), cái mà các bạn có thể nghĩ là đối âm với bài nói của Nicholas Negroponte hôm qua, Nơi mà họ đang làm việc với phần cứng để mang tri thức đến thế giới Chúng tôi đang làm việc về công cụ mã nguồn mở và nội dung Vì vậy, giống như là đăt nó vào viễn cảnh này. Những người nào đang sử dụng những công cụ đó? Điều đầu tiên là Có một cộng đồng những giáo sư kỹ thuật, từ Cambridge tới Kyoto, đang phát triển nội dung trong lĩnh vực kỹ thuật điện để phát triển cái mà bạn nghĩ là một cuốn sách siêu lớn, đúng vậy, bao gồm tất cả các mảng của kỹ thuật điện và không chỉ vậy, nó còn có thể được điều chỉnh theo từng học viện riêng biệt. Nếu những người như Kitty Jones -- đúng vậy, một người đóng cửa -- một giáo viên nhạc tư và mẹ từ Champagne, Illinoise, muốn chia sẻ những bài giảng tuyệt vời của cô ta với thế giới, về việc làm cách nào dạy trẻ em chơi nhạc Tài liệu của cô ta được dùng trên 600000 lần mỗi tháng một con số rất lớn. Thực sự, rất nhiều truy cập đến từ Anh, trong trường phổ thông bởi vì bất cứ ai liên quan đến giảm tải học đường, điều đầu tiên là môn nhạc bị bỏ và vì vậy, đây là dấu hiệu của sực cực thiếu về nội dung mở, miễn phí này. Nhiều giáo viên đang sử dụng tài liệu này. Và, về ripping thì như thế nào? Và bản quyền, tái sử dụng? Một đội ngũ những người tình nguyện tại đại học Texas ( University of Texas ) - El Paso, những sinh viên tốt nghiệp dịch những ý tưởng trong cuốn siêu sách về kỹ thuật này và trong vòng một tuần, nó trở thành một trong những tài liệu nổi tiếng nhất được sử dụng rộng rãi ở Châu Mỹ Latin và đặc biệt là ở Mexico, bởi vì tính có thể mở rộng. Mọi người, tình nguyện viên và kể cả những công ty dịch những tài liệu này sang những ngôn ngữ Châu Á như là tiếng Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan, để mang tri thức xa hơn nữa. Và những người mixing thì như thế nào? Mixing nghĩa là gì? Mixing nghĩa là xây dựng những khóa học theo ý mình nghĩa là xây dựng những cuốn sách tùy ý. Những công ty như National Instruments, những người nhúng những giả lập tương tác mạnh mẽ vào các tài liệu này, vì vậy chúng ta có thể đi xa hơn cả những cuốn sách in bình thường tới một trải nghiệm mà tất cả những tài liệu giảng dạy, mà bạn có thể tương tác thực sự và chơi đùa và thực sự học khi bạn làm vậy. Chúng tôi đang làm việc với tổ chức Giáo Viên Không Biên Giới ( Teachers Without Borders ) những người cảm thấy thú vị với việc mix các tài liệu của chúng tôi. Họ sẽ sử dụng Các Liên Kết ( Connections - dự án được nói đến ở đầu bài ) như là nền tảng của họ để phát triển và phân phối tài liệu giảng dạy cho những giáo viên về việc dạy như thế nào ở 84 quốc gia trên thế giới. TWB hiện tại đang tập huấn 20000 giáo viên ở Iraq hỗ trợ bởi USAID và với họ, ý tưởng có thể remix và tùy chỉnh là cực kỳ quan trọng, bởi vì phân phối nội dung miễn phí đến mọi người thực sự được yêu thích bởi nhiều người trong thế giới phát triển đối lập với văn hóa chủ nghĩa đế quốc, rằng nếu bạn không cho phép những người với khả năng tái bối cảnh tài liệu, dịch nó sáng ngôn ngữ của họ và sở hữu chúng điều đó là không tốt. nhưng tổ chức khác chúng tôi từng làm việc với, UC Merced, mọi người biết về UC Merced. Nó là một trường đại học ở California, ở thung lũng trung tâm, cách làm việc giống như các đại học cộng đồng. Họ đang phát triển rất nhiều giáo trình khoa học và kỹ thuật của họ để truyền bá vòng quanh thế giới bằng hệ thống của chúng tôi và họ đang cố gắng phát triển tất cả các công cụ phần mềm của họ hoàn toàn mã nguồn mở Chúng tôi đang làm việc với AMD. Họ có một dự án gọi là 50 trên 15 ( 50 by 15 ), dự án này cố gắng mang kết nối internet đến 50 phần trăm dân số thế giới vào năm 2015. Chúng tôi sẽ cung cấp nội dung cho họ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, và chúng tôi đang làm việc với một số lượng lớn các tổ chức. Cụ thể hơn, rất nhiều dự án được tài trợ bởi Hewlett Foundation, tổ chức đã có vai trò đầu tàu trong mảng nội dung mở này. Và burn, tôi nghĩ điều này khá là thú vị. Burn là một khái niệm của việc tạo ra những sản phẩm cụ thể của những nội dung đó và tôi nghĩ mọi người đã nhận được, tôi nghĩ tất cả các bạn đã nhận được một trong những cuốn sách nhạc này trong giỏ quà của các bạn. Một món quà nhỏ cho các bạn. Chỉ để nói nhanh cho các bạn, đây là một cuốn sách in về kỹ thuật. Nó có khoảng 300 trang, bìa cứng. Nó có giá... Ai đoán được giá của nó? Giá của nó là bao nhiêu trong hiệu sách? Khán giả: 65 đô. Richard Baraniuk: cuốn này có giá 22 đô cho một sinh viên. Tại sao nó có giá chỉ 22 đô? Bởi vì nó được xuất bản theo nhu cầu và nó được phát triển từ kho tài liệu mở này. Nếu cuốn sách này được xuất bản bởi một nhà xuất bản thông thường, nó sẽ có giá ít nhất là 122 đô. Vì vậy, cái mà chúng ta đang thấy ở đây là việc chuyển đổi việc xuất bản từ một quá trình thông thường của một tác giả, sang tài liệu của cộng đồng tác giả mà cụ thể, là được điều chỉnh tùy theo mỗi lớp và xuất bản theo nhu cầu với giá rất thấp, kể cả thông qua Amazon, hay xuất bản trực tiếp thông qua một công ty ấn bản theo yêu cầu, như là Coop. Và tôi nghĩ đây là một mảng cực kỳ thú vị bởi vì có một mảng rất lớn bên dưới thị trường xuất bản rộng lớn này. Chúng ta không nói đến kết thúc của Harry Potter Chúng ta đang nói đến những cuốn sách về những phương trình vi phân bán phần siêu hình học. Những cuốn sách mà có thể bán 100 bản mộ năm, 1000 bản một năm. Có một thu nhập khổng lồ lâu dài bên dưới thị trường rộng lớn để chống đỡ những dự án mở như của chúng tôi, nhưng cũng để chống đỡ cho những nhà xuất bản theo yêu cầu, như là Coop, công ty đã xuất bản hai cuốn sách này, và tôi nghĩ một trong những điều mà bạn nên mang theo từ bài nói này, là có một điều sắp xảy ra, đúng vậy. Vô trung gian. Nó sẽ xảy ra trong ngành công nghiệp xuất bản và nó sẽ mạnh dần trong những năm kế, và tôi nghĩ rằng vì lợi ích thực sự của chúng ta, và cho lợi ích của thế giới. Và làm sao để làm được? Và điều gì làm cho tất cả mọi chuyện xảy ra? Có rất là nhiều công nghệ, và mảng công nghệ duy nhất mà tôi muốn nói tới là XML. Bao nhiều người biết về XML? Tuyệt! Nó là tương lai của web, đúng không nào. Nó biểu diễn về ngữ nghĩa của lời bình, nội dung, và cái mà các bạn có thể nghĩ về XML trong trường hợp này, là nó là cái khung mà chúng ta đặt xung quanh những trang web này. Các bạn có nhớ là chúng ta đã lấy cuốn sách và xé những trang giấy của nó? Cái mà XML sẽ làm là cơ bản là nó sẽ biến những trang đó thành những khối Lego. XML là những núm nhỏ trên khối Lego cho phép chúng ta kết nối những nội dung với nhau bằng vô số cách và nó cung cấp cho chúng ta một cái sườn để chia sẻ nội dung. Nó cho phép bạn lấy hệ sinh thái này từ trạng thái ban đầu, tất cả nội dung, tất cả những trang mà bạn xé ra khỏi cuốn sách và tạo ra những cổ máy học tập có tính phức tạp cao hơn, đúng không? Sách, khóa học, bộ khóa học. Nó mang đến cho bạn khả năng cá nhân hóa trải nghiệm học tập với mỗi cá nhân sinh viên. vì vậy mỗi sinh viên có thể có một cuốn sách hay là một khóa học được tinh chỉnh phù hợp với phương pháp học tập, hoàn cảnh, ngôn ngữ của sinh viên đó và điều đó làm họ hứng thú học tập. Nó cho phép bạn tái sử dụng tài liệu bằng nhiều cách khác nhau, và nhiều cách ngạc nhiên. Nó cho phép bạn trao đổi ý tưởng đề cập đến những ngành mảng liên hệ với nhau như thế nào và tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Chúng có ý tưởng này sáu nằm rưỡi trước bởi vì tôi dạy những điều trong sách. Và công việc của tôi, như Chris nói. Tôi là một giáo sư kỹ thuật điện. Tôi dạy về xử lý tín hiệu và thách thức của tôi là giảng về bài toán này -- wow, khoảng phân nửa các bạn đã ngủ gục khi nhìn thấy phương trình này -- (Tiếng cười) nhưng bài toán khô khan này thực sự là trung tâm của mạng lưới mạnh mẽ này, mạng lưới liên kết công nghệ -- kết nối những ứng dụng rất tuyệt như là những chương trình tổng hợp nhạc tới những cơ hội kinh doanh lớn, nhưng cũng điều hành bởi tài sản trí tuệ. Và cái mà tôi nhận ra là không có cách nào mà tôi là một kỹ sư, có thể viết cuốn sách này một cách hoàn chỉnh. Chúng tôi cần một cộng đồng để làm việc đó và chúng tôi cần một công cụ mới để có thể kết nối các ý tưởng, và tôi nghĩ rằng cái chúng tôi đang cố gắng làm là làm cho giấc mơ của Minksy thành hiện thực, nơi mà bạn có thể tưởng tượng tất cả sách trong thư viện có thể nói chuyện với nhau, đúng vậy, và những giáo viên dạy bất cứ đối tượng nào, bạn biết đấy. Nó là những mối liên hệ giữa các ý tưởng về tất cả các khía cạnh của công việc giảng dạy. Và bây giờ quay lại bài toán, tưởng tượng, điều này là có thể. Rằng mỗi phương tình mà bạn click vào trong cuốn sách điện tử mới của bạn là cái gì đó mà bạn có thể mở ra và thí nghiệm. Đúng vậy, vì vậy tưởng tượng rằng sách đại số của con bạn, lớp 7. Bạn có thể click vào mộn phương trình và một công cụ mở ra để thí nghiệm phương trình đó, phá phách với nó một tí, và hiểu nó, bởi vì chúng ta thực sự không hiểu cho đến khi chúng ta làm. Cú pháp như mathML ( một ứng dụng để mô tả công thức toán ) cho hóa học. Tưởng tượng sách in hóa học thực sự hiểu cấu trúc của việc hình thành phân tử như thế nào. Tưởng tượng nhạc XML mà thực sự cho phép bạn đào sâu vào cấu trúc ngữ nghĩa của bài nhạc, chơi nó, và hiểu nó. Không nghi ngờ tại sao mà mọi người thích nó, đúng không? Thậm chí cả 3 nhà uyên bác. (Tiếng cười) Và điều thứ hai, và đây là điều mà tôi bị gọi là nói dối. Điều kiện cần thứ hai là sở hữu trí tuệ, bởi vì thực sự tôi đứng trên đây và tôi đã nói về văn hóa âm nhạc vĩ đại như thế nào. Chúng ta có thể chia sẻ, rip, mix và burn, nhưng thực sự tất cả là phi pháp. và chúng ta có thể thể bị kiện ăn cắp bản quyề vì việc đó, bởi vì những bản nhạc này đã được đăng ký bản quyền. Nó được sở hữu, hầu hết bằng những ngành công nghiệp lớn. Vì vậy, thực sự chìa khóa ở đây là chúng ta không thể để nó xảy ra. Chúng ta không thể để cho những thứ Napster xảy ra ở đây. Vì vậy, cái mà tôi phải làm là làm cho mọi chuyện hợp pháp ngay từ lúc đầu và cái mà chúng tôi phải làm là tìm một cái sườn sở hữu trí tuệ mà làm cho việc chia sẻ an toàn, và làm cho nó có thể được hiểu một cách dễ dàng, và cảm hứng ở đây được lấy từ phần mềm mã nguồn mở, những thứ như Linux và GPL ( Giấy phép bản quyền mã nguồn mở ). Và những ý tưởng, những bản quyền sáng tạo chung. Bao nhiều người từng nghe đến những sáng tạo chung? Nếu bạn chưa từng nghe, bạn nên biết về nó. Bên dưới mỗi mảnh tài liệu trong Các Liên kết ( Connections - tên của một dự án ) và trong rất nhiều những dự án khác, bạn có thể tìm thấy logo của họ. Click vô logo đó sẽ đưa bạn đến một tài liệu hoàn toàn có lý, con người đọc được, một hành động nói cho bạn chính xác cái gì bạn có thể làm với nội dung này. Thực sự, bạn tự do để chia sẻ, làm đủ mọi chuyện, sao chép, thay đổi, thậm chí kiếm tiền từ chúng nếu bạn có đóng góp. Bởi vì trong việc xuất bản học đường và nhiều xuất bản giáo dục, nó thực sự là ý tưởng của việc chia sẻ kiến thức, vì vậy, tạo nên ảnh hường, rằng tại sao người ta viết, không nhất thiết làm ra tiền. Chúng ta không nói về Harry Potter. Chúng ta đang nói về thị trường lớn ở đây. Nó hợp pháp, vì vậy nếu bạn muốn xây dựng nó một cách rất cẩn thận, và những sáng tạo chung cất cánh. Hơn 43 triệu sản phẩm trên thế giới, đăng ký với bản quyền sáng tạo chung. Không chỉ sách, mà cả nhạc, hình ảnh, video và thực sự có một lượng lớn những người hiểu biết thực sự đăng ký bản quyền nhạc để làm cho nó miễn phí cho mọi người, những người làm tất cả những ý tưởng về re-sampling, rip, mixing, burning và chia sẻ. Vì vậy tôi muốn kết luận với chỉ vài điểm. Chúng tôi đã xây dựng ý tưởng này. Chúng tôi có hơn 500000 khách viếng thăm riêng biệt mỗi tháng, chỉ với trang của chúng tôi. khóa học mở của MIT, một trang nội dung mở lớn khác, cũng có lượng người truy cập tương tự, nhưng làm cách nào chúng tôi bảo vể chúng? Làm cách nào để chúng tôi bảo vệ chúng cho tương lai và điều đầu tiên mọi người nghĩ là quản lý chất lượng, đúng không. Bởi vì chúng tôi nói rằng ai cũng có thể đóng góp vào cái chung này. Ai cũng có thể đóng góp bất cứ gì, vì vậy đây có thể là một vấn đề. Vì vậy, nó không cần nhiều thời gian tới khi mọi người bắt đầu đóng góp tài liệu ví dụ như là đồ lót, thực sự là một chuẩn tốt. Vấn đề duy nhất là nó ăn cắp ý tưởng từ một tạp chí phụ nữ Pháp và khi bạn đến trang web khóa đó, nó chỉ tới một trang web bán đồ lót. Và vì vậy đây là một vấn đề nhỏ, vì vậy chúng tôi cần một ý tưởng quản lý chất lượng rõ ràng và đây thực sự là ý tưởng về duyệt và duyệt ngang hàng xuất hiện. Các bạn đến TED. Tại sao các bạn đến TED? Bởi vì Chris và đội của anh ta đảm bảo rằng mọi thứ có chất lượng rất, rất tốt, đúng không, và vì vậy chúng tôi cần phải có thể làm điều tương tự Và chúng tôi cần phải có thể thiết kế cấu trúc và cái mà chúng tôi đang làm là thiết kế một phần mềm xã hội cho phép mọi người xây dựng quá trình duyệt bài ngang hàng của riêng họ và chúng tôi gọi những thứ đó là những thấu kính và cơ bản cái mà chúng cho phép là bất cứ ai cũng có thể phát triển tiến trình duyệt bài ngang hàng của họ, vì vậy họ có thể tập trung vào nội dung mà họ nghĩ là thực sự quan trọng và bạn có thể nghĩ TED như là một thấy kính tiềm tàng. Vì vậy tôi chỉ muốn kết thúc bằng cách nói, bạn có thể thực sự nhìn điều này như là một lời kêu gọi. Các Kết Nối ( Connections ) và nội dung mở là tất cả về chia sẻ tri thức. Tất cả các bạn ở đây đã thấm nhuần một lượng khổng lồ kiến thức và cái mà tôi muốn làm là mời mỗi người trong các bạn tiếp tục đóng góp cho dự án này và cho các dự án khạc thuộc dạng này, bởi vì tôi nghĩ, cùng nhau, chúng ta có thể thực sự thay đổi viễn cảnh của nền giáo dục và xuất bản giáo dục. Cảm ơn rất nhiều. Giá trị của cái không có là: từ cái không có, luôn có một cái gì đó Đây là một bài văn tôi viết năm 11 tuổi và tôi nhận một điểm B+ (cười) Những gì tôi sắp trình bày: từ cái không sẽ tạo cái hữu, và quá trình đó như thế nào Và tôi sẽ cố để trình bày chủ đề này trong vòng 18 phút hạn chế chúng tôi được phép và theo luật của TED và thực sự có điều gì đó đem đến một kinh nghiệm suýt chế nhưng kinh nghiệm súyt chết lại tốt cho sự sáng tạo (Cười) OK Ừ, tôi cũng muốn giải thích rằng bởi vì Dave Eggers đã nói rằng anh ta sẽ chất vấn tôi nếu tôi nói dối hoặc không thật về luật chung của quá trình sáng tạo Và tôi đã từng như thế đối với một nửa khán giả là những nhà khoa học Khi tôi nói chúng ta, không cần thiết là tôi đang ám chỉ bạn Tôi đang nói về bản thân tôi, não bên phải và bên trái của tôi và cơ quan kiểm duyệt ở giữa nhắc nhỡ những gì mà tôi nói không đúng tôi đồng thời làm điều đó bằng cách đánh giá những gì liên quan đến sự sáng tạo của chính bản thân bao gồm một số sự kiện đã xảy ra, và thật sự Sự không có xảy ra thậm chí sớm hơn cái giây phút mà tôi đang chuẩn bị tạo ra một điều mới và cái đó bao gồm tự nhiên, và sự nuôi nấng và điều mà tôi cho là ác mộng Trong phạm vi của tự nhiên, mặc dù chúng ta có quan sát hay không chúng ta được trang bị bẩm sinh điều gì đó có thể trong não của chúng ta, với một vài dị thể mà tạo ra hiệu ứng gần như thần bí Và một số người sẽ cho rằng chúng ta được sinh ra với điều đó và với một số người khác, như mẹ của tôi sẽ cho rằng thiên phú của tôi là từ kiếp trước Một số người sẽ cho rằng sự sáng tạo là một chức năng từ sự bất thường gì đó của bộ não như hội chứng van Gosh -- nghĩa là bạn có một tí gì rối loạn hoặc suy nhược tinh thần tôi cần nói, với ai đó - gần đây tôi đọc được rằng van Gosh không hẳn là bị rối loạn tinh thần rằng ông có thể mang triệu chứng nghẽn mạch não tại thái dương và điều đó đã tạo ra nguồn sáng tạo của ông, và tôi không hẳn -- Tôi cho rằng có điều gì đó trong bộ não Và tôi sẽ đề cập rằng ở tôi đã phát sinh ra triệu chứng nghẽn mạch não tại vùng thái dương một vài năm trước nhưng nó xảy ra vào lúc tôi viết tác phẩm gần đây nhất và một số người cho rằng tác phẩm đó thật khác biệt Tôi nghĩ rằng một phần của nó cũng bắt đầu với một ý thức của cuộc khủng hoảng bản sắc: bạn biết đó, tôi là ai, tại sao tôi là một cá thể như thế này tại sao tôi không có màu da đen như mọi người? Và đôi khi bạn đươc trang bị với kĩ năng nhưng chúng không hẳn là kĩ năng mà tạo nên sự sáng tạo Tôi đã từng vẽ. Nghĩ rằng mình sẽ là một nghệ sĩ và tôi vẽ một chú chó tí hon bức vẽ cũng tạm được nhưng không thật sự sáng tạo bởi vì tất cả những gì tôi thực hiện chỉ đơn thuần mang một chiều hướng Và tôi cảm nhận là có thể tôi đã bắt chước từ một quyển sách nào đó Và tôi cũng không thật sự nổi bật trong lãnh vực mà tôi muốn và bạn thấy đó, những điểm số này trông không tệ tí nào cả nhưng nó chắc chắn là không thể dự đoán rằng tôi sẽ tạo dựng cuộc sống từ cách sắp xếp ngôn từ một cách nghệ thuật Và, một trong những nguyên tắc sáng tạo bắt nguồn từ sự khủng hoảng khi còn bé Và tôi cũng có điều thông thường mà nhiều người có và như bạn biết, đó là kì vọng mà người khác đặt cho tôi cái món đồ đó, luôn tiện chỉ ra tôi được tặng cái vật đó khi mà chỉ vừa lên 9 và với mong ước rằng nó sẽ giúp tôi trở thành bác sĩ, ngay từ rất bé từ tuổi lên 5 đến 15: tôi có những hoài bão lâu dài và điều đó được xem như là nghề tay trái của tôi và điều đó cũng dẫn đến cảm giác thất bại Nhưng thật ra có điều gì đó rất thật trong cuộc sống của tôi xảy ra khi tôi khoảng chừng 14 tuổi Vào năm 1967, trước hết là anh của tôi bị phát hiện, rồi sau đó bố tôi sáu tháng sau đó, rằng họ bị ung bứu ác tính Mẹ tôi cho rằng có điều xấu gì đó đang xảy ra và mẹ quyết định phải tìm ra nguyên cớ. rồi bà sẽ khắc phục nó Cha của tôi là mục sư Baptist, và ông tin tưởng vào màu nhiệm và rằng Chúa sẽ xóa đi niềm ác đó nhưng rồi, cả hai đều qua đời cách nhau sáu tháng Sau cái mất của họ, mẹ tôi tin rằng đó là định mệnh, hoặc lời nguyền -- bà suy ngẫm về hầu hết các lý do trong vũ trụ rằng tại sao tổn thương đó xảy ra với bà Mọi thứ trừ sự ngẫu nhiên. Bà không tin tưởng vào sự ngẫu nhiên Mọi việc xảy ra vì một lí do gì đó Và một trong những nguyên nhân, bà cho rằng do chính mẹ của bà người mất đi khi bà còn rất trẻ, đang giận dữ đối với bà Từ đó tôi mang khái niệm mơ hồ về cái chết vây quanh tôi bởi vì mẹ cho rằng tôi sẽ là người kế tiếp, rồi sau đó sẽ là bà Và khi bạn phải đối mặt với viễn cảnh chết chóc sắp xảy ra bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ rất nhiều về mọi chuyện Bạn sẽ trở nên rất sáng tạo, trong mối cảnh để tồn tại Và khi đó, điều này đặt ra câu hỏi chính của tôi Và tôi vẫn còn thắc mắc những điều này cho tới nay Rằng: tại sao những điều đó xảy ra, và chúng xảy ra như thế nào? Còn mẹ tôi thì hỏi điều này: Làm cách nào mà tôi tạo nên cái đó Thật tuyệt vời khi đặt những câu hỏi đó, khi mà bạn đang viết truyện Bởi vì sau cùng, trong khuôn khổ từ một đến 300 trang bạn sẽ phải tìm câu trả lời cho tại sao chúng xảy ra, và xảy ra như thế nào xảy ra theo thứ tự gì. Dưới những ảnh hưởng gì? Trong phương cách của người kể chuyện/ viết chuyện, làm cách nào để tạo ra những tác dụng đó? Đó cũng là điều mà các khoa học gia cùng chất vấn, theo tôi nghĩ Phần nào đó liên quan đến vũ trụ học, và tôi phải tạo nên sự học hỏi cho chính vũ trụ của tôi như là tác giả của vũ trụ đó Và bạn thấy đó, có rất nhiều điều cần suy đi ngẫm lại để tạo nên điều đó, để tìm hiểu về điều đó -- năm này qua tháng nọ, một cách thường xuyên Khi nghĩ về sự sáng tạo, tôi cho rằng nó chính là sự tri cảm hoặc bất lực để kiềm chế sự liên thông hầu như về mọi mặt trong cuộc sống Và tôi cũng cảm nhận được rất nhiều điều từ những gì đang xảy ra ở tại hội thảo này về hầu hết những gì đang xảy ra Và tôi sẽ dùng sự liên tưởng này, như là một ẩn dụ về cơ học lượng tử, mà tôi cũng không thật sự rành nhưng tôi sẽ sự dụng cơ học này như là một tiến trình để giải thích tại sao tôi sử dụng nó như là một ẩn dụ Trong cơ học lượng tử, đương nhiên chúng ta có năng lượng và chất đặc đen Và cũng như vậy khi đặt câu hỏi về tại sao nhiều việc xảy ra như thế Có rất nhiều điều không thể hiểu, và bạn không hiểu được chúng ngoài trừ sự vắng mặt của chúng Nhưng mà khi bạn bắt đầu liên tưởng trong câu chuyện, bạn muốn kết hợp chúng tạo nên một tổng lực mà lớn hơn đơn lực điều mà bạn muốn tìm là cái quan trọng. Cái ý nghĩa. Và đó là điều bạn muốn tìm trong tác phẩm của tôi, một ý nghĩa riêng và nguyên tắc của sự hoài nghi chính là một phần của cơ học lượng tử như những gì mà tôi hiểu về cơ học này. (Cười) Và điều này xảy ra thường xuyên trong tác phẩm của tôi Và hiệu ứng đầy kinh hãi của người quan sát mà khi bạn đang tìm kiếm điều gì ở đó như bạn biết, có nhiều việc xảy ra cùng một lúc và bạn đang nhìn nó trong những cách khác nhau, thì bạn đang cố tìm ra một sự tương đương Hoặc đó là những gì nằm trong câu chuyện này. Và khi bạn cố gắng quá độ thì bạn chỉ có thể viết về "sự gần như" Bạn sẽ không tìm tòi được gì Và điều mà bạn muốn tìm kiếm, điều mà bạn mong ước để tìm, trong sự bất ngờ, sẽ không còn tồn tại Đến đây, tôi không muốn bỏ qua mặt bên kia của những gì đang xảy ra trong vũ trụ như nhiều khoa học gia đã từng Và do đó tôi sẽ đề cập đến thuyết chuỗi học và cần nói rằng những người đầy sáng tạo thì có tính đa chiều hướng và tôi nghĩ rằng sự khắc khoải mang 11 mức độ khác nhau (Cười) Và tất cả mức độ điều xảy ra cùng một lúc Và cần hỏi sâu về sự mơ hồ Và tôi sẽ liên tưởng sự mơ hồ đó với sự bất biến của vũ trụ học Và bạn sẽ không biết về điều đang xảy ra, nhưng điều gì đó đang diễn ra Và đối với tôi, sự mô hồ thật là khó diễn tả Cuộc sống tôi có điều này. Sự mơ hồ trong đạo đức Điều đó luôn dự cánh ở đó. Và như một ví dụ việc này xảy ra gần đây với tôi tôi đọc về nó trong một bài xã luận do một người phụ nữ viết về chiến tranh ở Iraq. Và bà nói rằng "Cứu một người đang bị đắm chìm, bạn có trách nhiệm với anh ta cho cuộc sống" Đây là một thành ngữ Trung Hoa nổi tiếng, bà nói rằng Và điều đó có nghĩa rằng: bởi vì chúng ta đến Iraq, chúng ta nên lưu lại đó cho đến khi sự việc được giải quyết. Có thể đến cả 100 năm Và tôi chợt nghĩ đến một thành ngữ khác là rằng "cứu một con cá đang đắm chìm" những người đánh cá đạo Phật thường nói điều đấy vì họ không được phép giết hại bất cứ thứ gì và do để kiếm sống, và có được miếng ăn họ phải tìm cách phân giải rằng họ đang cứu vớt con cá đang bị chết chìm nhưng rủi thay, con cá chết đi trong quá trình cứu vớt Bây giờ những gì gói gọn trong cả những phép ẩn dụ về chết đuối đó -- thật ra, một nghĩa là từ sự giải thích của mẹ tôi và đó là một thành ngữ Trung Hoa nổi tiếng, bởi vì bà nói với tôi rằng "Cứu một người đang đắm chìm, bạn sẽ mang trách nhiệm suốt đời cho người đó" Và lời này cảnh báo rằng - đừng vướng bận vào công việc của người khác hay là bạn sẽ gỡ không ra nổi Được rồi. Tôi nghĩ rằng nếu ai đó thật sự đuối chìm, bà sẽ cứu họ nhưng cả hai câu nói, cứu một con cá đang đắm chìm hoặc là một người đang đắm chìm, đối với tôi điều này liên quan đến mục tiêu Và trong cuộc sống của tất cả chúng ta, trong tình huống nào đó, chúng ta sẽ phản ứng Và rồi sau đó chúng ta có ý định đó là sự mơ hồ về ý định mà chúng ta muốn thực hiện và khi chúng ta làm điều gì và kết quả của nó có thể không như dự định ban đầu Có thể sự việc bất thành. Và rồi, trách nhiệm của chúng ta là gì? Chúng ta cần phải làm điều gì? Để chúng ta sống tốt hoặc là làm gì đó để bào chữa và nói rằng, thế đấy, dự định của tôi đều tốt cả cho nên tôi không thể mang trách nhiệm cho tất cả? đó là nhập nhằng (mơ hồ) trong đời tôi điều này làm tôi thật bức rức và dẫn đến việc tôi viết quyển sách mang tên Cứu rỗi con cá đang đắm chìm Khi mà tôi tìm ra câu hỏi này, tôi thấy rất nhiều ví dụ về nó. Đầy rẫy mọi nơi Tôi thấy gợi ý mọi nơi phần nào đó, tôi biết chúng luôn hiện diện trong cuộc sống Và trong lúc viết, điều đó đã xảy ra. Tôi kiếm được gợi ý này và dòng tư tưởng nọ và tôi hiểu rằng dù rằng chúng thật hiển nhiên ở đó, nhưng chúng không dễ tìm điều cần thiết là, tôi phải có mục tiêu. và khi tôi có được câu hỏi, tôi tìm được tiêu điểm và những điều tưởng rằng tạp nhạp vô giá tri trong cuộc sống trong câu hỏi này, chúng lại trở thành xác đáng Và dường như nó diễn ra mọi lúc Bạn cho rằng có gì đó thật là ngẫu nhiên hoặc may mắn mà bạn được vũ trụ trợ giúp và điều này có thể giải thích đươc vì giờ đây bạn có một tiêu điểm và bạn chú tâm đến nó nhiều hơn Nhưng khi bạn áp dụng điều này Bạn bắt đầu nhìn nhận sự việc với mục tiêu của bạn Liệu bạn có giúp đỡ em trai bạn trong lúc em gặp khó khăn? Tại sao nên và tại sao không? Có điều gì đó có thể cần chú ý hơn như tôi cho rằng, vấn đề nhân quyền ở Miến Điện Tôi nghĩ là không nên đến Miến Điện; vì nếu tôi đi, tôi sẽ tỏ ra rằng tôi tán thành chế độ quân sự ở đó Cho đến một lúc, tôi phải tự hỏi "Tại sao chúng ta cần có kiến thức, tại sao chúng ta phải có giả định" mà người khác gán cho ban? Tôi cảm nhận điều như thế trong lúc trưởng thành và nghe từ cha tôi những nguyên tắc đạo đức cha tôi là một mục sư Baptist Kết cuộc, tôi quyết định đi đến Miến Điện trong dự định của tôi và vẫn không rõ rằng nếu tôi đến đó kết quả của nó sẽ ra sao nếu tôi viết truyện và rồi khi đến thời điểm, tôi sẽ phải đối mặt với nó (nguyên tắc đạo đức). Chúng ta đều bận lòng với việc trong cuộc sống mà ta hiểu biết về đến điểm này chúng ta hỏi rằng, trên phương diện cá nhân ta làm được gì? không phải ai cũng có thể đến châu Phi, hoặc được làm ở bệnh viện vậy ta sẽ làm gì nếu ta có ý thức đạo đức, cảm giác này như thế nào? Đồng thời, một trong điều quan trong nhất mà chúng ta nhìn thấy và nói đến ngày nay là tội diệt chủng và nó dẫn đến câu hỏi này khi tôi tìm hiểu về những việc mang sự mơ hồ về đạo đức và hoài nghi và tôi suy ngẫm về mục tiêu của tôi Tôi hiểu ra rằng tôi đã tự hỏi điều này khi còn thơ rằng tại sao tôi lại ở đây, và ý nghĩa cuộc sống tôi như thế nào và chổ đứng nào của tôi trong vũ trụ? điều này dường như thật minh bạch, nhưng lại rất mơ hồ trong vài mặt, chúng ta đều không thích sự mơ hồ trong đạo đức tuy nhiên nó lại vô cùng cần thiết Khi viết một câu truyện, tôi bắt đầu từ đó đôi lúc tôi tìm trợ giúp từ vũ trụ, dường như là vậy mẹ tôi cho rằng linh hồn của bà ngoại tôi đã dìu dắt tôi trong quyển đầu tiên bởi vì tôi dường như hiểu cả những việc mà tôi không ngờ đến thay vì viết về bà tôi qua đời ngẫu nhiên từ sử dụng quá liều thuốc phiện trong khi đang sản khoái trong câu chuyện, tôi lại viết rằng bà tự sát và đó hóa ra là những gì đã xảy ra và mẹ tôi cho rằng sự hiểu biết đó chắc chắn là đến từ bà tôi Cũng có những trường hợp khác, thật kì lạ đã giúp ích trong việc tìm kiếm thông tin để tôi viết sách Như trong tình huống này, tôi đang viết về câu chuyện mà bao gồm nhiều chi tiết, giai đoạn lịch sử, một địa điểm và tôi cần thông tin lịch sử mà thật phù hợp rồi tôi mở ra quyển sách này, và tôi -- trang đầu tiên mà tôi lật ra có chính xác bối cảnh, và thời điểm về nhân vật mà tôi cần hiểu đến trong cuộc loạn Bình Thiên Quốc xảy ra gần ở Qualin, phía ngoài địa phận đó và một nhân vật mà tự cho là con của Chúa Bạn sẽ thắc mắc sao có những chuyện xảy ra ngẫu nhiên như thế? Lạ thật, điều gì là ngẫu nhiên? Điều gì tình cờ? Điều gì là vận may? Những gì mà bạn cảm nhận từ vũ trụ mà không thể tìm được lời giải thích? và điều này cũng được mô tả trong câu chuyện Đây là những việc mà tôi luôn nghĩ đến ngày qua ngày Đặc biệt là khi việc tốt xảy ra cũng cụ thể khi việc xấu xảy ra Nhưng tôi nghĩ có gì đó rất là ngẫu nhiên và tôi muốn biết đến những thành phần đó để có thể cảm tạ, và cũng cố gắng tìm kiếm chúng trong cuộc sống Bởi vì, xin nhắc lại lần nữa, tôi nghĩ khi tôi biết về điều đó thì chúng xảy ra thường xuyên hơn Một lần khác khi tôi đến một chỗ nọ cùng với một số bạn, chúng tôi chạy vô hướng đến một chốn khác và rồi chúng tôi dừng lại ở nơi dân địa phương một ngôi làng xinh đẹp và trong sạch Rồi chúng tôi dạo bước qua ba thung lũng và ở thung lũng thứ ba, có điều gì đó thật kì lạ và quái gỡ tôi cảm nhận sự bất an. Ngay lúc đó tôi biết rằng đây phải là bối cảnh của quyển sách và khi viết về một trong quanh cảnh, sự việc xảy ra ở thung lũng thứ ba đó Một vài lý do gì đó, tôi lại viết về những ụ đá hình tháp mà một người đàn ông đang xay đắp Tôi không hiểu rõ tại sao, nhưng tôi lại suy diễn cảnh đó một cách sinh động Rồi tôi bị chựng lại và một người bạn hỏi nếu tôi muốn đi dạo với cô ta và vài chú chó tôi đồng ý. Và khoảng 45 phút sau đó khi dạo dọc bờ biển, thì tôi gặp được cảnh này và đó là một người đàn ông, Trung Quốc và ông ta đang xây đắp nên những ụ đá, không cần đến keo hoặc những gì khác và tôi hỏi làm cách nào ông làm được thế? và ông nói rằng, thế đấy, mọi vật trong cuộc sống đều có một sự cân bằng và điều này chính là ý nghĩa của câu chuyện mà tôi viết Tôi có rất nhiều ví dụ - Tôi cũng có rất nhiều minh họa như thế khi viết chuyện và tôi không thể giải thích chúng Có phải do tôi đã dựng nên một màng lọc mà tạo ra sự trùng khớp khi viết về những việc này? hoặc đây là một sự ngẫu nhiên mà không giải thích được, như sự bất biến của vũ trụ? Một sự việc mà chính tôi cũng cho là những sự cố Như tôi từng nói, mẹ tôi không tin vào sự ngẫu nhiên Thế đâu là bản chất của những sự cố? và làm như thế nào chúng ta có thể gán trách nhiệm và nguyên nhân cho chúng ngoài mặt pháp lý? Tôi có thể quan sát cách chính nhân khi tôi đến cái ngôi làng Dong xinh đẹp đó, ở Quí Châu, vùng nghèo nhất ở TQ Và khi tôi thấy nơi xinh đẹp đó. Tôi biết rằng tôi muốn quay trở lại Rồi cơ hội này đến với tôi khi National Geographic hỏi rằng r Tôi trả lời tôi muốn viết về ngôi làng này của người Singing, bộ tộc Singing Và họ đồng ý. Trong khoảng thời gian mà tôi nhìn thấy nơi ấy cho đến khi tôi lại đến đó một tai nạn kinh khủng xảy ra. Một người đàn ông lão niên, ngủ quên và đánh rơi cái mềm giữ ấm của ông ta vào đống lữa 60 ngôi nhà bị thiêu rụi, và 40 khác bị hư hoại Trách nhiệm được quy cho gia đình này Những con trai của ông bị bắt sống cách xa làng 3 kilomet, trong một chuồng bò và lẽ nhiên, người phương Tây chúng ta sẽ cho rằng "Ừ, chỉ là tai nạn. Thật là không công bằng Họ là những con trai, không phải người cha" và khi tôi viết chuyện, tôi phải bỏ qua những đức tin đó Nó mất một thời gian, nhưng tôi phải bỏ qua cái suy nghĩ đó, và rồi đến nơi đó, hiện diện ở đấy và rồi tôi có 3 cơ hội đến nơi đấy trong những mùa khác nhau và tôi bắt đầu cảm nhận điều gì lạ trong lịch sử mà đã xảy ra, và về bản chất sống của ngôi làng rất nghèo này và khi bạn tìm niềm vui, lễ nghi, phong tục, và chỗ nối với những gia đình khác. Tôi hiểu tại sao trách nhiệm được xem như là công lý và tôi cũng có thể biết về nghi thức mà họ sử dụng một nghi thức đã không dùng đến 29 năm qua. Nghi thức đễ phái một số đàn ông một thầy Phong Thủy phái một số đàn ông trên ngựa ma đến thế giới bên kia đến đây, bạn và tôi ở phương diện người phương Tây sẽ cho rằng đây là mê tính. Nhưng sau khi ở đó một thời gian và trông thấy những điều ngạc nhiên xảy ra bạn sẽ chất vấn rằng thật ra những đức tin nào đang có tác dụng trên thế giới quyết định mọi việc xảy ra như thế nào và như tôi lưu lại với họ, tôi viết nhiều hơn về câu chuyện đó khi tôi nghĩ đến nhiều hơn về những đức tin đó, tôi thấy rằng chúng quan trọng với tôi -- để tin vào điều đó, bởi vì chúng làm cho câu chuyện trở nên thật và đó là điểm mà tôi sẽ tìm được trả lời cho tại sao tôi cảm nhận những câu hỏi đấy trong cuộc sống thời gian trôi qua, đương nhiên việc bút sách không luôn nhanh chóng vào lúc này khi tôi đang nói về điều đó tại TED quyển sách đến và rồi lại đi. Khi được phát hành, nó không còn là câu chuyện của tôi trong tay của người đọc truyện, họ suy giải cách khác nhau Nhưng khi quay trở lại với câu hỏi này, làm cách nào tôi có thể tạo nên điều gì đó từ sự không có và làm cách nào để tôi tạo nên chính cuộc sống của tôi? tôi nghĩ đến điều ấy bằng sự chất vấn và tự bảo rằng sẽ không có sự thật tuyệt đối tôi tin vào sự cụ thể, sự cụ thể của câu chuyện về quá khứ, sự đặc trưng của quá khứ những điều mà xảy ra ở thời điểm đó trong câu chuyện và tôi cũng tin rằng khi nghĩ về những điều này suy nghĩ về vận may, số phân, ngẫu nhiên và cơ rủi Ý chúa, và sự đồng diễn của lực huyền bí tôi sẽ suy ra một số khái niệm về chúng, làm cách nào mà ta tạo ra chúng Tôi phải nghĩ về vai trò của tôi. Vị trí của tôi trong vũ trụ và tôi trở nên như thế là do dự tính của ai đó, hay là do tôi tạo nên? tôi cũng tìm được đáp án một cách đầy ý nghĩa, trở nên những gì được tưởng tượng nhưng rồi hiện diện trong cái thế giới thật, thế giới ảo và đó là cách tôi tìm những mảnh vụn của sự thật, không phải tuyệt đối hoặc hoàn chỉnh và chúng phải đến từ mọi cơ hội bao gồm những gì tôi chưa hề nghĩ tới và câu trả lời cũng chưa thật hoàn chỉnh Hơn hẳn, nếu có một câu trả là, nó cũng nên dùng để nhắc nhở bản thân tôi rằng không có điều gì là tuyệt đối và mang tín hoàn thiện. Bởi vì tôi sẽ tìm thấy điều gì lạ và chỉ với đán án nửa vời, câu trả lời hoàn thiện hơn sẽ đến điều đơn giản là hãy tưởng tượng và hình dung bản thân tôi trong câu chuyện cho đến khi mà chỉ một - và chỉ một sự minh bạch giữa tôi và câu chuyện mà tôi viết và bằng cách đó tôi phát hiện rằng, nếu tôi cảm nhận điều đó trong câu chuyện trong một câu chuyện -- tôi nghĩ rằng tôi đang tiến gần đến hiểu biết hơn về lòng trắc ẩn, cảm nhận về nó bởi vì ở mọi việc về câu hỏi tại sao việc diễn ra như thế, cảm nhận về điều đó là cần thiết tôi phải trở thành câu chuyện để có thể hiểu hơn về nó Chúng ta đang đi đến đoạn cuối của bài diễn văn và tôi sẽ tiết lộ cái gì trong cái giỏ, và đó là sự thần bí vật mà làm biến đổi cuộc sống của ta mà thật tuyệt vời, và lưu lại với chúng ta Và đây là cô ấy. Cảm ơn rất nhiều! (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ cho các bạn xem cách chiếc máy tính bảng này và bộ kính thực tế ảo mà tôi đang mang đây hoàn toàn cách mạng hóa việc giảng dạy các môn khoa học. Và tôi cũng sẽ cho các bạn thấy cách chúng giúp cho các giáo viên khoa học làm việc hiệu quả hơn gấp hai lần. Nhưng trước khi cho các bạn biết làm thế nào những điều trên lại khả thi, hãy nói qua về việc tại sao việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học lại thật sự quan trọng. Nghĩ kĩ lại, thế giới đang đang phát triển cực kì nhanh. Đi kèm với sự phát triển đó là những thách thức lớn hơn, những thách thức như đối phó với vấn đề ấm lên toàn cầu, giải quyết nạn đói và thiếu nước sạch hay chiến đấu với dịch bệnh, đại loại như thế. Và chính ai sẽ giúp chúng ta giải quyết tất cả những thách thức to lớn này? Sau cùng, chỉ có thể là những học sinh trẻ tuổi này. Đây là thế hệ của những nhà khoa học trẻ tài ba tiếp theo. Theo nhiều cách, tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào họ cho những phát kiến mới, vĩ đại sau này để giúp chúng ta giải quyết mọi thách thức trước mắt. Vài năm trở lại đây, 1 người bạn và tôi đang giảng dạy cho các sinh viên đại học như các em này, chỉ có điều các sinh viên theo học chúng tôi lại trông hơi giống thế này. (Cười) Đúng thế, đó là thực tế ở đây ở quá nhiều các trường đại học trên thế giới: các sinh viên tỏ ra chán nản, buông thả và đôi khi còn chẳng biết vì sao mình đăng kí học 1 môn nào đó ngay từ đầu. Vậy nên chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những phương pháp dạy mới và sáng tạo, nhưng những gì tìm được lại khá gây thất vọng. Chúng tôi thấy những quyển sách được chuyển thành sách điện tử, những tấm bảng đen đã bị hóa thành những video trên YouTube và những bài giảng độc thoại bị biến thành MOOC - các khóa học trực tuyến đại chúng mở. Càng nghĩ về nó, tất cả những gì chúng ta đang làm ở đây là đem cùng 1 nội dung và cùng 1 hình thức, mà mang nó đến cho nhiều sinh viên hơn -- điều đó rất tuyệt, đừng hiểu nhầm ý tôi, rõ là rất tuyệt -- nhưng phương pháp giảng dạy này dù ít hay nhiều cũng như cũ, chẳng có cải tiến nào thực sự ở đây. Vậy nên chúng tôi bắt đầu từ nơi khác. Chúng tôi nhận thấy các mô hình mô phỏng chuyến bay luôn chứng tỏ là có hiệu quả hơn rất nhiều khi áp dụng vào thực tiễn, trong công tác đào tạo các phi công bay huấn luyện. Nên chúng tôi nghĩ: Tại sao lại không áp dụng điều này cho khoa học? Tại sao lại không xây dựng 1 phòng thí nghiệm mô phỏng ảo? Vâng, chúng tôi đã làm được. Chúng tôi cơ bản tạo ra 1 phòng thí nghiệm thực tế ảo, tương tác 1-1, được mô phỏng đầy đủ, nơi mà các sinh viên có thể tiến hành thí nghiệm với các phương trình toán học có thể được mô phỏng như thể xảy ra ở phòng thí nghiệm thực. Không chỉ những mô phỏng đơn giản -- chúng tôi còn tạo ra những mô phỏng nâng cao cho các trường đại học hàng đầu như MIT, để mang đến cho các sinh viên này các nghiên cứu điều trị ung thư mới nhất. Tất nhiên, các trường đại học có thể tiết kiệm hàng triệu dollar bằng việc để các sinh viên thực hiện các thí nghiệm ảo trước khi họ bước chân vào phòng thí nghiệm thật. Không chỉ thế; bây giờ, họ còn có thể hiểu được -- ngay cả ở cấp độ phân tử bên trong cỗ máy -- điều gì đang xảy ra trong các cỗ máy. Và họ đột nhiên cũng có thể thực hiện cả các thí nghiệm nguy hiểm. Lấy ví dụ ở đây, khi học về vi khuẩn salmonella, 1 đối tượng quan trọng mà nhiều trường không thể dạy được vì những lý do an toàn. Chúng tôi kiểm tra các sinh viên rồi đưa cho các giảng viên 1 bảng kết quả đầy đủ, để họ có thể hiểu rõ sinh viên của mình đang ở mức nào. Không dừng lại ở đó, vì chúng tôi đã thấy được tầm quan trọng khi sinh viên thực sự kết nối với lớp học. Chúng tôi mang đến các nhà thiết kế trò chơi để tạo ra những câu chuyện vui và hấp dẫn. 1 ví dụ khác, như trường hợp này, nơi các sinh viên phải điều tra hiện trường 1 án mạng CSI bí ẩn sử dụng các kĩ năng khoa học cốt lõi. Phản hồi nhận được sau khi chúng tôi triển khai dự án trên tích cực đến không ngờ. Hiện chúng tôi có 300 sinh viên, đều đam mê điều tra các vụ mưu sát CSI khi đang theo học các kỹ năng khoa học. Điều tôi thích nhất ở đây là khi thấy các sinh viên tìm đến mình ít lâu sau, đều tỏ vẻ ngạc nhiên và 1 chút bối rối, và nói, "Em vừa dành 2 tiếng trong phòng thí nghiệm ảo, và...và thậm chí còn chưa check Facebook." (Cười) Đó là sự hào hứng và say mê của các sinh viên đối với điều này. Và rồi, để tìm hiểu xem liệu nó có thực sự hiệu quả, 1 nhóm các nhà tâm lý học đã làm 1 cuộc khảo sát với 160 sinh viên -- từ Đại học Stanford và Đại học Công nghệ Đan Mạch. Những gì họ làm chỉ là chia các sinh viên thành 2 nhóm. 1 nhóm chỉ sử dụng các phòng thí nghiệm ảo, nhóm còn lại chỉ sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống, trong cùng 1 khoảng thời gian. Để rồi, điều thú vị là họ cho các sinh viên 1 bài kiểm tra trước và sau khi thực hiện thí nghiệm, để có thể đánh giá chính xác khả năng tiếp thu của các sinh viên. Và những gì họ nhận thấy là hiệu quả học tập đã tăng hơn 76% một cách đáng kinh ngạc khi sử dụng các phòng thí nghiệm ảo thay vì các phương pháp truyền thống. Nhưng còn thú vị hơn, phần thứ hai của cuộc khảo sát đã thăm dò những tác động của giáo viên trong quá trình học tập. Và họ phát hiện ra khi bạn kết hợp các phòng thí nghiệm ảo với sự hướng dẫn và chỉ dạy từ giảng viên, thì hiệu quả học tập sẽ tăng tới mức 101%, gấp đôi nếu so với khi chỉ có mỗi tác động từ giảng viên trong cùng một khoảng thời gian. Vài tháng trở lại đây, chúng tôi bắt đầu tự hỏi -- chúng tôi đang có 1 đội ngũ tuyệt vời gồm các nhà tâm lý học, các giảng viên, các nhà khoa học và các nhà phát triển trò chơi -- và chúng tôi cũng tự hỏi: Làm thế nào để chúng tôi giữ được lời hứa là luôn luôn tìm cách đổi mới giáo dục? Tới hôm nay, tôi rất hứng khởi để giới thiệu điều chúng tôi đã phát kiến và đang miệt mài làm việc để tạo ra. Tôi sẽ giải thích ngắn gọn nó là gì. Về cơ bản, tôi lấy chiếc điện thoại của mình ra -- hầu hết sinh viên đều có thứ này, điện thoại thông minh -- và tôi cắm nó vào bộ kính thực tế ảo, cũng khá rẻ. Giờ, điều tôi có thể làm là đặt chân đúng nghĩa vào thế giới ảo này. Chúng tôi sẽ để vài người trong số các bạn trải nghiệm điều này, bởi vì đây thực sự là điều bạn phải thử để cảm nhận đầy đủ sức lôi cuốn của nó. Nó đúng nghĩa là đặt chân vào phòng thí nghiệm ảo này. Thấy tôi trên màn ảnh không? Khán giả: Có. Michael Bodekaer: Tuyệt vời! Về cơ bản là tôi biến điện thoại của mình thành 1 phòng thí nghiệm mô phỏng đắt tiền của Ivy League với mọi thiết bị đáng kinh ngạc mà tôi có thể tương tác. Tôi có thể, ví dụ, nhặt ống truyền dịch rồi làm thí nghiệm với nó. Tôi có máy E-Ggel, PCR và -- ồ, đằng kia, tôi có một chuỗi những máy móc tân tiến, và ở đây, tôi thậm chí có cả kính hiển vi điện tử của mình. Ý tôi là ai lại đi mang theo kính hiển vi điện tử trong túi? Và ở đây, tôi có 1 cỗ máy, tôi có thể làm nhiều thí nghiệm khác nhau trên cỗ máy này. Còn ở đây, có 1 cánh cửa, tôi có thể dùng nó để tới các thí nghiệm khác. Tôi có thể làm nhiều việc trong các phòng thí nghiệm. Và đây là máy tính bảng học tập của tôi. Một chiếc máy thông minh cho phép tôi đọc các lý thuyết liên quan. Như các bạn thấy, tôi có thể tương tác với nó. Tôi có thể xem các video có nội dung liên quan tới thí nghiệm tôi sắp thực hiện bây giờ. Ở đây, tôi có Marie. Cô ấy là giảng viên -- kiêm trợ lý thí nghiệm -- và những gì cô ấy làm là hướng dẫn tôi trong suốt buổi thí nghiệm. Và sẽ sớm thôi, các giảng viên sẽ có thể đúng nghĩa đưa bản thân mình vào trong cái thế giới ảo tôi đang đứng ngay bây giờ và giúp tôi, hướng dẫn tôi xuyên suốt buổi thí nghiệm. Bây giờ, trước khi tôi trình bày xong điều này, tôi muốn cho các bạn xem 1 điều thú vị hơn nữa, theo tôi -- 1 điều mà bạn sẽ không thể nào làm được ở ngoài đời thực. Đây là máy PCR. Giờ tôi sẽ tiến hành thí nghiệm này, và những gì tôi làm chỉ là thu nhỏ bản thân mình lại 1 triệu lần tới kích cỡ của 1 phân tử -- và tôi thấy rất thích, các bạn cũng nên thử xem. Cảm giác bây giờ giống như tôi đang ở bên trong cỗ máy và quan sát được tất cả DNA và các phân tử. Tôi thấy cả polymerase và các enzyme và hơn nữa. Giờ tôi có thể thấy được, cách DNA tái tạo hàng triệu lần, giống như trong cơ thể bạn lúc này. Tôi có thể cảm nhận và thấu hiểu cách mọi thứ hoạt động. Bây giờ, tôi hy vọng điều này mang đến cho bạn chút ít cảm nhận về những khả năng của những phương pháp giảng dạy mới này. Và tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng mọi thứ các bạn vừa thấy cũng dùng được cho các iPad và laptop mà không cần chiếc kính đó. Tôi nói điều đó là vì 1 lý do hết sức quan trọng. Để chúng ta thật sự có thể truyền cảm hứng và động lực cho thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học, chúng ta thật sự cần các giảng viên thúc đẩy việc ứng dụng những công nghệ mới vào phòng học. Và theo nhiều cách, tôi tin rằng điều vĩ đại kế tiếp, một bước nhảy khổng lồ trong giáo dục khoa học không phải phụ thuộc vào công nghệ, mà tùy vào quyết định của các giảng viên về việc có tiến tới và áp dụng các công nghệ này vào các lớp học hay không. Và đó là hy vọng của chúng tôi rằng nhiều trường học, học viện và giảng viên sẽ hợp tác với các công ty công nghệ để khai thác hết tiềm năng khoa học. Và, cuối cùng, tôi xin chia sẻ với các bạn 1 câu chuyện nhỏ đã tạo cảm hứng cho tôi. Đó là câu chuyện về Jack Andraka. Vài người các bạn hẳn đã biết cậu ấy. Jack tìm ra 1 phép thử chi phí thấp và đột phá cho việc điều trị ung thư tuyến tụy vào tuổi 15, Và khi Jack chia sẽ câu chuyện của mình, làm thế nào có được bước đột phá này, cậu cũng giải thích rằng có 1 thứ gần như cản trở cậu thực hiện bước đột phá đó. Và đó là việc cậu không thể tiếp cận đến các phòng thí nghiệm thật, vì cậu còn quá nhỏ tuổi và thiếu kinh nghiệm để được vào. Bây giờ, tưởng tượng rằng nếu chúng ta có thể mang các phòng thí nghiệm ảo hàng triệu dollar của Ivy League tới với các học sinh như Jack, trên toàn thế giới, và mang đến cho chúng những cỗ máy mới và tuyệt nhất mà bạn nghĩ ra được điều đó sẽ khiến cho bất kì nhà khoa học nào ở đây nhảy cẫng lên trong vui sướng. Rồi tưởng tượng xem điều đó sẽ tạo cảm hứng và động lực thế nào cho cả 1 thế hệ mới các nhà khoa học trẻ tài ba, sẵn sàng cách tân và thay đổi thế giới. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi xin được hỏi quý khán giả một câu hỏi Các bạn đã bao giờ nói dối lúc nhỏ chưa? Ai có xin giơ tay lên nào Ồ! Đây là nhóm người thành thật nhất tôi từng gặp (Cười) Trong suốt 20 năm qua, Tôi đã nghiên cứu về cách mà trẻ con tập nói dối Và hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn một số kết quả mà chúng tôi tìm được Để bắt đầu, tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của anh Richard Messina một người bạn của tôi và là hiệu trưởng một trường tiểu học Một ngày kia anh nhận được một cuộc gọi. Người gọi nói rằng, "Thưa ông Messina, con trai tôi Johnny sẽ không đến trường hôm nay bởi vì nó đang ốm" Messina hỏi lại, "Xin hỏi tôi đang nói chuyện với ai vậy?" Và người gọi trả lời, "Tôi là bố tôi." (Cười lớn) Câu chuyện này (Cười) đã thể hiện hoàn hảo ba suy nghĩ phổ biến về trẻ em và nói dối. Thứ nhất, trẻ em chỉ bắt đầu nói dối sau khi vào tiểu học. Thứ hai, trẻ em nói dối rất tệ. Người lớn có thể dễ dàng nhận ra. Và thứ ba, nếu trẻ em nói dối từ khi còn rất nhỏ, thì nhất định chúng có một số sai lệch về tính cách và chúng sẽ trở thành những kẻ nói dối kinh niên. Sự thật là, cả ba định kiến trên đều sai. Chúng ta đều đang chơi trò đoán mò với trẻ em trên toàn thế giới. Đây là một ví dụ. Trong một trò chơi, chúng tôi yêu cầu trẻ đoán đúng con số trên lá bài. Và chúng tôi bảo rằng nếu chúng thắng, chúng sẽ được một phần quà rất lớn. Nhưng ở giữa trò chơi, chúng tôi sẽ lấy cớ đi ra khỏi phòng. Và trước khi ra khỏi phòng, chúng tôi bảo chúng không được nhìn lén lá bài Dĩ nhiên, chúng tôi có đặt máy quay phim trong phòng để theo dõi nhất cử nhất động. Bởi vì mong muốn thắng trò chơi quá lớn, hơn 90 phần trăm trẻ em đều sẽ nhìn lén ngay khi chúng tôi rời khỏi phòng. (Cười) Vấn đề quan trọng là: Khi chúng tôi quay lại và hỏi bọn trẻ chúng có nhìn lén hay không, liệu tất cả bọn trẻ có nhìn lén đều sẽ thú tội hay chúng sẽ nói dối về việc làm của mình? Chúng tôi nhận thấy rằng dù cho bất kỳ giới tính, quốc gia, tôn giáo nào, trong số trẻ em hai tuổi, 30 phần trăm nói dối, 70 phần trăm sẽ thú thật về sự gian lận của chúng. Với trẻ ba tuổi, 50 phần trăm nói dối và 50 phần trăm nói thật. Với trẻ bốn tuổi, hơn 80 phần trăm nói dối. Và với trẻ em trên bốn tuổi, hầu hết chúng đều nói dối. Như các bạn thấy, nói dối là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ em. Và một số trẻ em bắt đầu nói dối từ rất sớm, thậm chí từ khi mới hai tuổi. Vậy nên, hãy tập trung vào những đứa trẻ nhỏ hơn. Tại sao chỉ một số mà không phải tất cả trẻ nhỏ nói dối? Trong nấu ăn, các bạn cần nguyên liệu ngon để làm ra được các món ăn ngon. Để nói dối giỏi thì ta cần hai nguyên liệu chính. Nguyên liệu đầu tiên là thuyết nhận thức, hay còn gọi là khả năng đọc suy nghĩ. Đọc suy nghĩ là khả năng nhận thức được mỗi người có những hiểu biết khác nhau về một tình huống. và khả năng phân biệt được giữa cái mà tôi biết và cái mà bạn biết. Khả năng đọc suy nghĩ rất quan trọng khi nói dối bởi vì nguyên tắc cơ bản của nói dối là tôi biết rằng bạn không biết những gì tôi biết. Vì vậy, tôi có thể nói dối bạn. Nguyên liệu cơ bản thứ hai để nói dối giỏi là khả năng tự chủ. Đó là khả năng điều tiết lời nói, biểu cảm gương mặt và ngôn ngữ cơ thể của bạn, để bạn có thể nói dối thuyết phục. Và chúng tôi nhận thấy rằng ở các trẻ nhỏ có khả năng đọc suy nghĩ và tự chủ vượt trội bắt đầu nói dối từ rất sớm và là những kẻ nói dối tinh vi. Hóa ra, hai khả năng này cũng rất quan trọng với tất cả chúng ta để có thể hoạt động tốt trong xã hội. Thực tế, sự suy kém trong khả năng tự chủ và đọc suy nghĩ liên quan đến những vấn đề nguy hiểm trong sự phát triển, như là hội chứng tự kỷ hay rối loạn tăng động giảm chú ý. Cho nên, nếu bạn phát hiện ra đứa con hai tuổi của bạn nói dối lần đầu, thay vì trở nên cảnh giác, bạn nên ăn mừng (Cười lớn) bởi vì đó là dấu hiệu con bạn đã bước sang một cột mốc mới của sự phát triển thông thường. Và bây giờ, trẻ em có phải là những kẻ nói dối tệ? Bạn nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng nói dối? Các bạn có muốn thử không? Có? OK. Bây giờ tôi sẽ chiếu hai đoạn phim. Trong hai đoạn phim này, hai đứa trẻ sẽ trả lời câu hỏi của nhà khoa học, "Con có nhìn lén không?" Bạn hãy thử nói cho tôi biết đứa trẻ nào nói dối và đứa trẻ nào nói thật. Đây là đứa trẻ đầu tiên. Các bạn sẵn sàng chưa? Người lớn: Con có nhìn lén không Trẻ em: Không. Kang Lee: Và đây là đứa trẻ thứ hai. Người lớn: Con có nhìn lén không Trẻ em: Không. Kang Lee: Nếu bạn nghĩ đứa trẻ đầu tiên nói dối, hãy giơ tay lên. Và nếu bạn nghĩ đứa trẻ thứ hai nói dối, hãy giơ tay lên. Và sự thật là, đứa trẻ đầu tiên nói thật, đứa trẻ thứ hai nói dối. Có vẻ là rất nhiều các bạn là những kẻ nhận biết trẻ em nói dối tệ. (Cười) Chúng tôi đã chơi trò chơi tương tự với rất nhiều người lớn đến từ nhiều tầng lớp khác nhau. Và chúng tôi cho họ xem rất nhiều đoạn băng. Trẻ em nói dối trong một nửa số băng. Và trong nửa còn lại, trẻ em nói thật. Và hãy xem những người lớn này làm ra sao. Bởi vì số kẻ nói dối bằng số kẻ nói thật, Nếu bạn đoán bừa, tỉ lệ đoán trúng của bạn sẽ là 50:50 Cho nên nếu bạn đoán đúng tầm 50 phần trăm bạn là một kẻ nhận biết trẻ em nói dối tệ. Hãy bắt đầu với sinh viên đại học và sinh viên luật, những người có ít kinh nghiệm với trẻ em. Không, họ không đoán được trẻ em nói dối. Kết quả của họ chỉ tầm ngẫu nhiên. Vậy còn những nhân viên xã hội và luật sư bảo vệ quyền trẻ em thì sao, những người làm việc với trẻ em hằng ngày? Liệu họ có nhận biết được trẻ em nói dối? Không, họ không thể. (Cười) Vậy còn các thẩm phán, các nhân viên hải quan, và cảnh sát, những người phải đối mặt với những kẻ nói dối hằng ngày? Liệu họ có biết được trẻ em nói dối? Không, họ không thể. Vậy còn bố mẹ thì sao? Liệu bố mẹ có biết được con của người khác nói dối? Không, họ không thể. Vậy chứ bố mẹ có thể nhận biết được chính con mình đang nói dối không? Không, họ không thể. (Cười lớn) (Vỗ tay) Vậy bây giờ bạn sẽ hỏi tại sao lại khó nhận ra trẻ em nói dối như vậy. Để tôi minh họa điều này với chính con trai tôi, Nathan. Đây là biểu cảm gương mặt của nó khi nó nói dối. (Cười lớn) Khi trẻ em nói dối, biểu cảm mặt của chúng khá bình thản. Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài bình thản, đứa trẻ thật ra đang trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, như là sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ và có thể là một chút vui thú của nói dối. (Cười) Rủi thay, những cảm xúc đó rất thoáng qua hoặc được ẩn giấu. Vì vậy, chúng hầu như vô hình với chúng ta. Cho nên, trong suốt năm năm qua, chúng tôi đã cố gắng tìm ra cách để làm lộ diện những cảm xúc tiềm ẩn này. Và chúng tôi đã có được đột phá Chúng tôi biết rằng bên dưới lớp da mặt, có một hệ thống mạch máu dày đặc. Khi chúng ta trải qua những cảm xúc khác nhau, lưu lượng máu ở mặt chúng ta thay đổi nhẹ. Và những thay đổi này được điều khiển bởi một hệ thống tự động vượt qua khỏi sự tự chủ của chúng ta. Bằng việc quan sát sự thay đổi của lưu lượng máu trên mặt, ta có thể biết được các cảm xúc tiềm ẩn của con người. Rủi thay, những thay đổi lưu lượng máu trên mặt do cảm xúc này quá nhỏ để có thể phát hiện ra được bằng mắt thường. Vì vậy, để giúp chúng ta có thể nhận ra cảm xúc trên khuôn mặt con người, chúng tôi đã phát triển một công nghệ hình ảnh mới được gọi là "nhận dạng hình ảnh dưới da." Để tạo ra công nghệ này, chúng tôi dùng máy quay phim để thu biểu hiện con người khi họ trải qua các cảm xúc ẩn giấu khác nhau. Sau đó, sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh, chúng tôi trích ra những hình ảnh dưới da của các thay đổi về lưu lượng máu trên mặt Qua các hình ảnh dưới da này, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những thay đổi của lưu lượng máu trên mặt liên hệ với các cảm xúc tiềm ẩn khác nhau. Nhờ công nghệ này, chúng ta có thể biết được các cảm xúc liên hệ với việc nói dối, và nhờ vậy có thể phát hiện được khi một người nói dối. Chúng ta có thể làm vậy mà không xâm phạm đến họ, cách biệt họ, không tốn kém, và với độ chính xác cao đến 85 phần trăm, cao hơn rất nhiều với xác suất ngẫu nhiên. Hơn nữa, chúng tôi còn phát hiện ra hiệu ứng Pinocchio. Không, không phải hiệu ứng Pinocchio này. (Cười) Đây mới là hiệu ứng Pinocchio thật. Khi con người nói dối, lưu lượng máu ở má giảm, và lưu lượng máu ở mũi tăng. Dĩ nhiên, nói dối không phải là trường hợp duy nhất khiến chúng ta bộc lộ các cảm xúc tiềm ẩn. Vậy chúng ta tự hỏi bản thân, ngoài việc phát hiện ra nói dối, công nghệ này có thể dùng cho các mục đích nào nữa? Một ứng dụng khác là trong học đường. Ví dụ, với công nghệ này, chúng ta có thể giúp giáo viên toán này phát hiện ra học sinh nào trong lớp đang lo lắng cực độ về chủ đề mà anh ta đang dạy để anh có thể giúp em học sinh đó Chúng ta cũng có thể sử dụng công nghệ này trong y tế. Ví dụ, mỗi ngày tôi skype với bố mẹ tôi, sống cách đây hàng ngàn dặm. Với công nghệ này, tôi không những có thể biết cuộc sống của họ như thế nào mà còn đồng thời biết được nhịp tim, độ stress của họ, tâm trạng của họ và họ có đang bị đau không. Và có thể trong tương lai, nguy cơ họ bị đau tim hoặc tăng huyết áp. Bạn có thể tiếp tục hỏi: Liệu chúng ta có thể dùng công nghệ này để nhận biết cảm xúc của các chính trị gia (Cười) Ví dụ, trong một cuộc tranh luận. Câu trả lời là có. Qua các băng thu hình TV, chúng ta có thể biết được nhịp tim của các chính trị gia, tâm trạng và độ stress, và có thể trong tương lai, liệu họ có đang nói dối chúng ta không. Chúng ta có thể dùng công nghệ này trong nghiên cứu thị trường. ví dụ như, để tìm ra nhóm người thích loại sản phẩm nhất định. Chúng ta còn có thể dùng nó trong hẹn hò. Ví dụ như, nếu như bạn hẹn của bạn đang cười với bạn, công nghệ này có thể giúp bạn biết được liệu cô ấy thật sự thích bạn hay cô ấy chỉ đang tỏ ra lịch sự với bạn. Và trong trường hợp này, cô ấy chỉ đang tỏ ra lịch sự với bạn. (Cười lớn) Công nghệ nhận dạng hình ảnh dưới da này còn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Có rất nhiều ứng dụng sẽ được tìm ra mà chúng ta không biết đến hôm nay. Tuy nhiên, một điều tôi biết chắc rằng nói dối sẽ không bao giờ còn như xưa nữa. Xin cám ơn rất nhiều. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn thú nhận một điều. Tôi thích lục sọt rác của người khác. Không phải gì bệnh hoạn đâu. Tôi thường chỉ lục tìm mấy thứ đồ điện tử cũ, những thứ tôi có thể đem về xưởng và tháo ráp. Tôi hơi bị cuồng ổ đĩa quang. Mỗi ổ có 3 mô-tơ khác nhau, từ đó ta có thể chế những thứ biết di chuyển. Có công tắc để tắt, mở. Thậm chí còn có cả đèn laser cực đỉnh để biến một con robot hay ho thành một con robot bá đạo. Tôi đã chế được nhiều thứ từ rác, trong số đó có vài thứ thậm chí còn có vẻ khá hữu dụng. Nhưng điều quan trọng là, với tôi, rác chỉ là một cơ hội để chơi đùa, để sáng tạo và để chế ra những thứ giúp tôi giải khuây. Đây là thứ tôi thích làm nên tôi đã biến nó thành một phần công việc của tôi. Tôi quản lý một phòng thí nghiệm sinh học của một trường đại học, ở đó chúng tôi coi trọng óc tò mò và khám phá hơn hết. Chúng tôi không tập trung hẳn lên một vấn đề cụ thể nào, cũng không tìm cách chữa một loại bệnh nào cụ thể. Đây chỉ là nơi mà người ta có thể tới và đặt ra những câu hỏi đầy say mê rồi tìm lời giải. Và từ lâu rồi, tôi đã nhận ra rằng thách thức mọi người chế tạo ra các trang thiết bị họ cần từ đống rác mà tôi tìm được là cách tuyệt vời để nuôi dưỡng óc sáng tạo. Và như thế, các nghệ sĩ và nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu tìm đến phòng thí nghiệm của tôi. Và đó không chỉ vì chúng tôi coi trọng những ý tưởng độc đáo, mà còn vì chúng tôi thẩm định và xác nhận chúng với tiêu chuẩn khoa học nghiêm ngặt. Một ngày, trong lúc đang tháo lắp thứ gì đó, tôi chợt nảy ra một ý nghĩ: Liệu tôi có thể xem sinh học như linh kiện điện tử không? Liệu tôi có thể tháo rời một hệ thống sinh học, xáo ghép từng phần rời nhau, rồi ráp chúng lại theo một cách mới mang tính sáng tạo không? Phòng thí nghiệm của tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề này, và tôi muốn cho bạn xem kết quả. Có ai biết đây là trái gì không? Khán giả: Táo! Andrew Pelling: Đúng rồi. Là táo. Còn một điều tôi muốn bạn để ý: trái táo này đỏ hơn hầu hết những trái táo khác. Và đó là do chúng tôi đã cấy tế bào của con người vào nó. Chúng tôi đã lấy một trái táo Macintosh hoàn toàn bình thường, loại bỏ toàn bộ tế bào và DNA của táo, và cấy vào đó tế bào của con người. Và thứ chúng tôi có được sau khi loại bỏ hết tế bào của táo chính là vách cellulose này. Đây là thứ quy định hình dạng và kết cấu của thực vật. Và những lỗ nhỏ bạn nhìn thấy kia là nơi có các tế bào táo lúc trước. Sau đó chúng tôi tiếp tục và cấy vào đó vài tế bào động vật có vú, như bạn thấy màu xanh kia. Kết quả là chúng bắt đầu tự nhân lên và lấp đầy vách khung. Chuyện này có vẻ kì lạ là vậy, nhưng nó thật sự gợi nhớ cách cấu thành mô của chúng ta. Và trong đợt nghiên cứu tiền lâm sàng, chúng tôi đã phát hiện rằng những vách cellulose này có thể đem cấy vào cơ thể người, và cơ thể sẽ tự cung cấp các tế bào và máu giúp nuôi sống chúng. Đây là khi mọi người bắt đầu hỏi tôi: "Andrew, anh có thể làm ra các bộ phận cơ thể bằng táo không?" Và tôi đáp: "Bạn tìm đúng nơi rồi đó." (Cười) Tôi đã đem chuyện này nói với vợ tôi. Cô ấy là người chế tác nhạc cụ và cô chạm khắc gỗ khá nhiều trong công việc. Tôi hỏi cô ấy: "Em có thể, ừm, khắc vài chiếc tai - theo đúng nghĩa đen - lên một trái táo cho bọn anh không?" Và cô ấy đã làm vậy. Tôi mang những chiếc tai cô ấy làm tới phòng thí nghiệm. Và chúng tôi bắt đầu sửa soạn chúng. Vâng, tôi hiểu mà. (Cười) Phòng thí nghiệm này được lắm nhé. (Cười) Rồi chúng tôi cấy tế bào vào đó. Và đây là kết quả. Nghe này, phòng thí nghiệm của tôi không sản xuất kinh doanh tai. Mọi người thực ra đã nghiên cứu vấn đề này hàng chục năm rồi. Vấn đề ở đây là: các vách tế bào hiện có trên thị trường có thể thực sự đắt đỏ và đầy rắc rối, vì chúng có nguồn gốc từ các vật phẩm thuộc sở hữu tư, từ động vật hay tử thi. Trong khi đó, chúng tôi đã dùng một quả táo giá vài xu. Một điều thật sự tuyệt vời nữa ở đây là làm ra những thứ này cũng không quá khó. Các trang thiết bị bạn cần có thể được tạo ra từ rác, và chỉ cần xà bông và nước cho bước chế biến thiết yếu nhất. Vì vậy chúng tôi đã đăng toàn bộ chỉ dẫn lên mạng dưới dạng một nguồn mở. Sau đó chúng tôi thành lập một công ty tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu phát triển một bộ dụng cụ giúp ai cũng có thể dễ dàng làm những thứ này ở nhà chỉ với một chiếc bồn rửa và một mỏ hàn. Điều tôi thực sự tò mò là một ngày nào đó, liệu chúng ta có thể tự sửa, tu bổ, và nâng cấp cơ thể chính mình với đồ chế tạo trong bếp ra không? Nhân nói đến bếp, đây là mấy cây măng tây. Ăn vừa ngon lại vừa làm nước tiểu của ta có mùi hơi kì. (Cười) Tôi đang ở trong bếp khi tôi phát hiện ra rằng nếu nhìn xuống phần cuống của măng tây, ta sẽ thấy đầy những mạch nhỏ xíu này. Quan sát chúng ở phòng thí nghiệm, ta sẽ thấy những cấu trúc này được tạo ra từ cellulose như thế nào. Hình ảnh này làm tôi nghĩ đến hai thứ: mạch máu của chúng ta và cấu tạo, tổ chức của các dây thần kinh và tuỷ sống. Vậy câu hỏi ở đây là: Ta có thể cấy sợi trục và tế bào thần kinh vào trong các ống dẫn này không? Vì nếu có, biết đâu chúng ta có thể dùng măng tây làm mối nối để nối những dây thần kinh bị hỏng và đứt lại. Hay thậm chí có thể cả tuỷ sống. Đừng hiểu lầm tôi nhé việc này đầy thách thức phi thường, cũng thật sự rất khó thực hiện; và chúng tôi chẳng phải nhóm duy nhất nghiên cứu đề tài này. Nhưng sử dụng măng tây thì đúng chỉ có chúng tôi. (Cười) Hiện nay chúng tôi đã có được những dữ liệu thí điểm rất hứa hẹn Và chúng tôi đang hợp tác với các kỹ sư công nghệ mô và nhà giải phẫu thần kinh để xác định những gì thực sự khả thi. Bạn nhé, tất cả những phần việc tôi vừa giới thiệu, những thứ tôi đã chế tạo đầy xung quanh tôi trên sân khấu đây và những dự án khác của phòng thí nghiệm chúng tôi, tất cả đều là kết quả trực tiếp của việc tôi nghịch rác của bạn. Chơi đùa - chơi đùa là phần thiết yếu trong thực nghiệm khoa học của tôi. Đó là cách tôi huấn luyện tư duy của mình để trở nên độc đáo và sáng tạo, để quyết định làm tai người từ táo. Vậy, lần tới khi ai trong các bạn nhìn thấy mấy thứ đồ công nghệ cũ, hỏng hóc, trục trặc, đáng vứt đi, hãy nhớ tới tôi. Vì tôi muốn nó. (Cười) Nghiêm túc đó, làm ơn tìm bất cứ cách nào để liên lạc với tôi và hãy cùng xem ta chế được gì. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy giơ tay và cho tôi biết, có bao nhiêu bạn biết ít nhất một người trên màn bạc? Wow, gần như tất cả. Đúng vậy, họ đều rất nổi tiếng trong lĩnh vực của mình. Và bạn có biết họ giống nhau điều gì không? Họ đều mất vì bệnh ung thư tuyến tuỵ. Tuy nhiên, dù đây là tin rất buồn, nhưng cũng nhờ những câu chuyện cá nhân của họ mà chúng ta nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm chết người của bệnh này Nó đã trở thành nguyên nhân thứ 3 trong số các ca tử vong do ung thư, và chỉ 8% bệnh nhân sống hơn 5 năm. Đó là một con số cực kì nhỏ, nhất là khi bạn so sánh với ung thư ngực, với tỉ lệ sống sót gần 90%. Bởi vậy không gì bất ngờ khi việc chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư tuyến tuỵ nghĩa là đối mặt gần như chắc chắn với án tử hình. Điều đáng sửng sốt, là trong vòng 40 năm trở lại đây con số này vẫn không thay đổi, mặc dù đã có rất nhiều tiến triển trong việc trị những khối u khác Vậy làm thế nào để việc điều trị ung thư tuyến tuỵ đạt hiệu quả hơn? Với tư cách một doanh nhân ngành y sinh, Tôi thích làm việc với những vấn đề hóc búa, để hiểu được những hạn chế của chúng và cố gắng tìm những giải pháp mới mẻ và sáng tạo có thể thay đổi cục diện của vấn đề. Tin xấu đầu tiên về bệnh ung thư tuyến tuỵ là tuyến tuỵ ở giữa bụng của bạn, theo nghĩa đen Nó được biểu thị bằng màu da cam trên màn hình. Nhưng bạn khó có thể thấy được nó đến khi tôi lược bỏ hết những cơ quan phía trước. Tuyến tuỵ được bao quanh bởi rất nhiều nội tạng quan trọng, như gan, dạ dày và ống mật. Vì khả năng lây lan của khối u tới những cơ quan này là lý do tại sao ung thư tuyến tuỵ là một trong những khối u gây đau đớn nhất. Việc tuyến tuỵ nằm ở chỗ khuất cũng cản trở các bác sĩ làm phẫu thuật loại bỏ khối u, cách thường dùng để chữa ung thư, như ung thư ngực. Vì những lý do này, chỉ hoá trị liệu là phương pháp chữa trị duy nhất đối với bệnh nhân ung thư tuyến tuỵ. Điều này dẫn đến tin xấu thứ hai. Những khối u tuyến tuỵ có rất ít mạch máu. Tại sao chúng ta cần quan tâm đến mạch máu trong khối u? Hãy suy nghĩ trong giây lát về cách thức hoạt động của hoá trị liệu. Thuốc được tiêm vào mạch máu và được truyền đi khắp cơ thể đến khi tìm thấy khối u. Điều đó giống như khi bạn lái xe trên đường cao tốc để tới một nơi nào đó. Nhưng sẽ thế nào nếu không có lối ra trên đường cao tốc dẫn tới địa điểm đó? Bạn sẽ không bao giờ tới đó được. Và đó chính là vấn đề của phương pháp hoá trị liệu và bệnh ung thư tuyến tuỵ. Những thuốc này truyền khắp cơ thể bạn. Chúng sẽ đến các cơ quan khoẻ mạnh, nhìn chung gây độ độc hại cao cho bệnh nhân, nhưng lại tác động rất ít đến khối u. Bởi vậy, hiệu quả của phương pháp này rất hạn chế. Theo tôi, dường như nó phản tác dụng nếu sử dụng hoá trị liệu toàn thân chỉ để chữa trị cho một cơ quan nhất định. Tuy trong 40 năm trở lại đây, rất nhiều tiền của, nghiên cứu và nỗ lực được đổ vào để tìm ra những loại thuốc mới, đủ mạnh để chữa bệnh ung thư tuyến tuỵ, nhưng vẫn chưa có thay đổi nào trong cách ta truyền thuốc cho bệnh nhân. Sau hai tin không mấy tốt lành này, tôi sẽ báo cho các bạn một tin tốt, hy vọng là thế. Cùng một cộng sự ở trường MIT và Bệnh viện Trung Ương Massachusetts tại Boston, chúng tôi đã tạo nên bước ngoặt trong việc chữa trị ung thư bằng cách biến việc thấm thuốc cục bộ thành hiện thực. Chúng tôi cho bạn nhảy dù ngay xuống nơi bạn cần đến, tránh việc bạn phải chạy lòng vòng trên đường cao tốc. Chúng tôi gắn thuốc vào những thiết bị trông như thế này. Chúng dẻo tới mức có thể gấp được vừa vặn vào trong ống thông, để bác sĩ có thể cấy ghép chúng trực tiếp lên trên khối u với một phẫu thuật tối thiểu. Nhưng chúng cũng đủ cứng để một khi được đặt đúng trên khối u, chúng sẽ có tác dụng như một cái lồng. Chúng sẽ thật sự ngăn khối u, từ việc lan đến các cơ quan khác, đến làm chậm lại quá trình di căn. Những thiết bị này cũng có thể tự phân huỷ. Nghĩa là một khi ở trong cơ thể, chúng sẽ bắt đầu tan ra, chỉ truyền thuốc tới bộ phận cần thiết một cách từ từ và hiệu quả hơn so với phương pháp chữa trị toàn thân hiện nay. Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, chúng tôi đã chứng minh rằng phương pháp chữa trị cục bộ này có thể cho kết quả điều trị cải thiện gấp 12 lần. Vậy với việc sử dụng một loại thuốc quen thuộc và bằng cách chỉ truyền thuốc tới nơi cần nhất, chúng tôi thu được hiệu quả mạnh gấp 12 lần, làm giảm ảnh hưởng độc hại tới cơ thể. Chúng tôi đang làm việc không ngừng nghỉ để đưa công nghệ này đến tầm cao mới. Chúng tôi đang hoàn thành công đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng và mẫu động vật bắt buộc trước khi yêu cầu FDA phê chuẩn cho việc thử nghiệm lâm sàng. Hiện nay, phần lớn các bệnh nhân ung thư tuyến tuỵ đều sẽ tử vong. Hy vọng một ngày nào đó, chúng tôi có thể giúp họ giảm nỗi đau đớn, kéo dài tuổi thọ và biến ung thư tuyến tuỵ thành bệnh có thể chữa khỏi được. Bằng việc thay đổi cách truyền thuốc vào cơ thể, chúng ta không chỉ làm cho thuốc có tác dụng mạnh mẽ hơn và ít độc hại hơn, mà còn mở ra cơ hội phát hiện những cách giải quyết sáng tạo mới cho hầu hết các vấn đề nan giải khác cho bệnh nhân ung thư tuyến tuỵ và hơn thế nữa. Cảm ơn rất nhiều. Tôi là người đưa tin trong chiến tranh suốt 15 năm trước khi nhận ra rằng tôi thật sự có một vấn đề. Có điều gì đó không đúng với tôi. Đó là khoảng một năm trước 11/9 và nước Mỹ vẫn chưa có chiến tranh. Chúng tôi không nói về PTSD Chúng tôi cũng không nói về ảnh hưởng của chấn thương và chiến tranh lên tinh thần con người Tôi đã từng ở Afghanistan trong vài tháng với Khối liên minh miền Bắc khi họ đang chiến với Taliban Và lúc Taliban có lực lượng không quân, họ có máy bay chiến đấu, họ có xe tăng, họ có pháo, và chúng tôi đã bị đánh bại trầm trọng một vài lần Chúng tôi đã thấy vài điều rất xấu xa. Nhưng tôi không nghĩ nó ảnh hưởng đến tôi Tôi không nghĩ nhiều về nó. Tôi về nhà ở New York, nơi tôi sống. Rồi một ngày khi tôi đi tàu điện ngầm, đó là lần đầu tiên trong đời, tôi thật sự biết sợ. Tôi bị hoảng tột độ. Tôi sợ còn hơn lúc ở Afghanistan. Mọi thứ tôi nhìn thấy như thể sắp giết chết tôi, nhưng tôi không hiểu tại sao. Tàu đi quá nhanh. Lại có quá nhiều người. Đèn thì quá sáng. Mọi thứ quá ồn ào, mọi thứ di chuyển quá nhanh. Tôi tựa lưng vào một cái cột đỡ và chờ đợi. Đến khi tôi không thể chịu được nữa, tôi chạy trốn khỏi ga tàu và cứ đi mãi không cần biết nơi nào. Sau đó, tôi phát hiện rằng tôi bị PTSD ngắn hạn: Rối loạn stress sau chấn thương. Vì được tiến hóa từ động vật nên chúng ta rất biết cách sinh tồn, và khi cuộc sống bạn đang gặp nguy hiểm, bạn muốn phản ứng lại những tiếng động lạ. Bạn muốn ngủ thật nhanh và dậy thật nhanh. Bạn muốn có những cơn ác mộng và hồi ức về những thứ có thể đã giết chết bạn. Bạn muốn nổi giận vì nó khiến bạn muốn chiến đấu, hoặc suy nhược vì nó làm bạn nhớ ngày xưa. Bảo trọng. Nó không dễ chịu cho lắm. nhưng vậy còn hơn bị vùi dập. Đa số mọi người đều ổn định lại khá nhanh sau khoảng vài tuần, vài tháng. Tôi từng bị khủng hoảng nặng nề nhưng rồi cũng hết. Tôi không biết nó liên quan đến trận chiến tôi đã thấy. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi bị điên, và rồi tôi lại nghĩ, à bây giờ tôi không còn điên nữa rồi. Tuy nhiên, khoảng 20% số người bị PTSD dài hạn hoặc mãn tính. Họ không quen những thứ mới mẻ. Họ không quen với cuộc sống đời thường, nếu không được giúp đỡ. Chúng ta biết những người dễ bị tổn thương bởi PTSD dài hạn là những người từng bị bạo hành lúc nhỏ, người bị thương lúc nhỏ, những người có trình độ học vấn thấp, những người có người thân bị tâm thần. Nếu bạn phục vụ ở Việt Nam và anh bạn đồng ngũ bị tâm thần phân liệt, Bạn rất có khả năng bị PTSD dài hạn ở Việt Nam. Vậy tôi bắt đầu tìm hiểu về cái này như một nhà báo, và nhận ra có điều gì đó khác lạ đang xảy ra Những con số dường như đi sai hướng. Mỗi cuộc chiến mà chúng tôi đã đấu vì đất nước, bắt đầu với cuộc Nội Chiến, sức ảnh hưởng của cuộc chiến đã suy yếu. Vì vậy, tỉ lệ thương vong cũng giảm theo. Nhưng tỉ lệ tàn tật lại tăng. Chúng đáng ra nên đi cùng một hướng, nhưng rồi chúng lại đi khác. Cuộc chiến gần đây tại Iraq và Afghanistan đã gây ra,nhờ ơn trời tỉ lệ thương vong chỉ bằng 1/3 ở Việt Nam. Nhưng chúng cũng tạo ra -- chúng cũng gây ra tỉ lệ tàn tật gấp 3 lần Khoảng 10% quân đội Mỹ chủ động tham gia chiến đấu, 10% hoặc thấp hơn. Họ bắn người, giết người, rồi họ bị bắn, nhìn đồng đội bị bắn. Vô cùng đau đớn. Đó chỉ là 10% quân đội chúng ta. Khoảng một nửa quân đội chúng ta được xếp vào danh sách được đền bù vì bị PTSD từ chính phủ. Nhưng sự tự sát không thể được lý giải một cách hợp lý với việc này. Tất cả chúng ta đều được nghe về con số đau lòng là khoảng 22 cựu binh bình quân trên đất nước này tự sát Hầu hết mọi người không nhận ra rằng đa số những vụ tự tử đó là cựu binh từ chiến tranh Việt Nam, thế hệ đó và quyết định của họ để có cuộc sống riêng thật ra không liên quan đến chiến tranh 50 năm về trước. Sự thật là, không có một kết nối thống kê nào giữa chiến đấu và tự tử. Nếu bạn trong quân đội và bạn tham gia nhiều cuộc chiến đấu Bạn không có nhiều khả năng tự tử hơn nếu bạn không tham gia. Một nghiên cứu cho thấy nếu bạn dàn trận đến Iraq hoặc Afghanistan bạn sẽ ít khả năng sẽ tự tử sau này hơn. Tôi từng học ngành nhân chủng học hồi đại học, làm vài nghiên cứu về vùng đất Navajo và viết luận án về những người Navajo chạy đường dài. Gần đây, khi đang nghiên cứu PTSD, tôi chợt có suy nghĩ rằng trở lại với công việc tôi làm khi còn trẻ và tôi cá rằng Navajo, Apache, Comanche -- những bộ tộc này rất hiếu chiến -- Tôi cá họ không bị PTSD như chúng ta. Khi chiến binh của họ trở về từ trận chiến với quân đội Mỹ hoặc đánh đấu lẫn nhau, tôi cá họ ngay tức khắc trở về với cuộc sống bộ tộc. Và có lẽ những thứ xác định tỉ lệ mắc PTSD dài hạn không phải những gì đã xảy ra ngoài kia mà là nơi bạn quay về. Nếu bạn trở về với một cộng đồng gần gũi, đoàn kết, bạn có thể hồi phục rất nhanh. Còn nếu bạn trở về một nơi hiện đại nhưng đầy định kiến, bạn có thể không bao giờ hồi phục được. Nói cách khác, có lẽ vấn đề không phải ở họ, những cựu binh; mà là ở chúng ta. Con người chắc chắn khó thích nghi với xã hội hiện đại với mỗi chuẩn mực chúng ta đặt ra. Khi sự giàu có tăng lên trong một xã hội thì tỉ lệ tự tử cũng sẽ tăng theo. Nếu sống trong một xã hội hiện đại, bạn có lẽ phải chịu đựng gấp 8 lần những sự muộn phiền trong cuộc sống hơn là sống ở nơi làng quê nghèo khó. Xã hội hiện đại có tỉ lệ tự sát, lo lắng, buồn bực, cô độc và bạo hành trẻ em cao nhất trong lịch sử loài người. Tôi thấy một nghiên cứu so sánh phụ nữ ở Nigeria, một trong những nước hỗn độn, bạo lực, mục nát và nghèo nhất ở châu Phi, với phụ nữ ở Bắc Mỹ. Tỉ lệ đau buồn nhiều nhất thuộc về nhóm phụ nữ thị thành ở Bắc Mỹ. Đó cũng là nhóm giàu nhất. Trở lại với quân đội Mỹ. 10% đang trong chiến đấu. Khoảng 50% được xếp vào danh sách đền bù PTSD. Khoảng 40% cựu binh hoàn toàn bình thường khi ở nước ngoài nhưng khi về nước lại cảm thấy lạc loài và u buồn. Vậy chuyện gì đang xảy ra với họ? Chuyện gì đang đến với những người này, những cựu binh về nước có vấn đề nào đó mà chính họ không rõ nguyên do? Có lẽ là thế này: họ đã trải nghiệm sự gần gũi đặc trưng của đơn vị mình khi còn ở nước ngoài. Họ ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau, thi hành nhiệm vụ cùng nhau, và đặc biệt họ tin tưởng nhau tuyệt đối. Rồi khi hồi hương họ không còn được như vậy nữa họ trở về sống với một xã hội hiện đại mà con người nơi đó chưa từng ở quân ngũ. Thực khó khăn cho bất kỳ ai. Chúng ta cứ quan tâm đến PTSD, mà với đa số những người này, nó còn không phải bệnh. Ý tôi là chắc chắn họ bị tổn thương tinh thần. và họ cần được chữa trị. Nhưng với nhiều người, thứ làm họ phiền muộn nhiều thực tế là sự lạc loài. Có lẽ chúng ta đã không đúng đắn theo một vài hướng nào đó, chỉ cần thay đổi một chút để hòa hợp có lẽ mọi chuyện sẽ ổn. "Rối loạn stress sau chấn thương." Chỉ cần nói điều đó với vài người cũng có thể khiến họ khựng lại, cố hình dung ra một loại bệnh không hề tồn tại trong họ để giải thích cho thứ cảm giác họ đang cảm nhận. Và thực tế, cảm xúc đó cực kỳ không tốt. Bệnh tinh thần trầm trọng có thể dẫn tới tự tử. Những con người này đang gặp nguy hiểm. Và việc hiểu nguyên do là rất cần thiết. Quân đội Israel có tỉ lệ mắc PTSD là 1%. Lý luận cho rằng tất cả dân cư Israel đều phục vụ cho quân đội. nên khi những người lính trở về, họ không phải đi từ quân đội mà trở về với cuộc sống trái ngược với nó, họ trở về với một cộng đồng nơi ai cũng hiểu và từng trải về quân đội. Mọi người đều đã và đang ở đó hoặc sẽ ở đó, mọi người đều hiểu tình cảnh họ đồng trải giống như họ là một đại gia đình. Chúng ta biết rằng nếu lấy một con chuột làm tổn thương nó rồi nhốt nó vào lồng một mình, bạn có thể giữ những thương tích đó của nó gần như mãi mãi. Và nếu bạn vẫn thí nghiệm y nguyên như vậy rồi để nó ở lồng cùng những con khác, sau một vài tuần, nó lại ổn. Sau 9/11 tỉ lệ giết người ở New York đã giảm 40%. Tỉ lệ tự tử giảm, Tỉ lệ tội phạm bạo lực cũng giảm. Ngay cả cựu binh của cuộc chiến trước, những người bị PTSD cũng nói rằng các triệu chứng của họ giảm sau khi 9/11 diễn ra. Lý do là khi bạn làm tổn thương cả xã hội, chúng tôi không tách rời mà hợp thành một thể khác. Chúng tôi đến với nhau, hợp nhất lại. Nói đơn giản, chúng tôi thành một gia đình và quá trình đến với nhau thật tuyệt vời, nó giúp rất nhiều những người đang bị mắc bệnh tinh thần thấy ổn. Trong một trận đánh nhanh ở Luân Đôn, số bệnh nhân vào viện tâm thần đã giảm khi các cuộc đánh bom diễn ra. Chỉ một thời gian ngắn, đất nước mà quân Mỹ trở về-- thành một đất nước thống nhất. Chúng tôi gắn bó với nhau. Chúng tôi hiểu những khó khăn và mối đe dọa đè lên mình. Chúng tôi cố gắng giúp đỡ nhau và giúp đất nước này. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Quân lính Mỹ bây giờ, những cựu binh trở về một đất nước bị chia rẽ nặng nề thành hai bên chính trị đối lập đấu đá nhau, buộc tội nhau là kẻ phản nước, tội đồ của quốc gia là kẻ làm mất sự bảo an và hao mòn tài sản đất nước. Sự phân hóa giàu nghèo lên đến đỉnh điểm. Mọi thứ chỉ tệ hơn. Phân biệt chủng tộc thật kinh khủng. Có những cuộc biểu tình và thậm chí nổi loạn trên đường phố đấu tranh vì bất bình đẳng chủng tộc. Và các cựu binh biết rằng dân tộc họ thay đổi như vậy, hay chính xác những trung đội thay đổi theo hướng đó sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài. Chúng ta đã quen với điều đó. Những chiến binh đi xa và trở lại rồi nhìn ngắm đất nước mình, họ hiểu cái gì đang diễn ra. Đó là nơi họ đã chiến đấu và bảo vệ. Không màng đau thương. Không màng sợ hãi. Đôi lúc, chúng ta tự vấn bản thân rằng liệu có thể giúp họ không hay đúng hơn theo tôi nghĩ là liệu ta có thể giúp chính mình không. Nếu có, tôi tin họ-- những cựu chiến binh sẽ ổn. Đã đến lúc đất nước ta cùng đoàn kết lại, để giúp những người đã chiến đấu vì chúng ta. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay ) Khi những chuyến tàu chở khách đi qua những vùng quê, nhiều người khăng khăng họ sẽ không bao giờ thay thế loài ngựa. Chưa đầy một thế kỷ sau, con người lặp lại tiên đoán đó với xe hơi, điện thoại, radio, truyền hình, và cả máy tính. Mỗi phát minh đều vấp phải phản đối. Thậm chí, vài chuyên gia còn khẳng định chúng sẽ không tồn tại lâu. Tất nhiên, họ chẳng thể dự đoán chính xác tương lai hay phát minh mới nào sẽ trở nên phố biến. Nhưng lần này đến lần khác, chúng ta thất bại trong việc dự đoán công nghệ nào ở hiện tại sẽ thay đổi tương lai. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra một mô tiếp tương tự trong đời sống: chúng ta không thể dự đoán thay đổi của chính mình. Ba nhà tâm lí nghiên cứu khả năng dự đoán thay đổi của ta trong một tài liệu xuất bản năm 2013 gọi là "Ảo tưởng Cái kết của lịch sử". Được đặt tên theo dự đoán của nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama rằng Nền dân chủ phổ quát là dạng cuối cùng của chính phủ, hay như cách ông gọi nó là " Cái kết của lịch sử", nghiên cứu của họ nhấn mạnh cách ta nhìn nhận bản thân như sản phẩm cuối tại mọi thời điểm. Các nhà nghiên cứu tuyển lựa hơn 7.000 người tham gia từ 18 đến 68 tuổi. Họ yêu cầu một nửa số người tham gia báo cáo tình trạng cá nhân hiện thời, những giá trị, và sở thích, đối chiếu với mười năm trước. Một nửa kia mô tả những khía cạnh trong tính cách hiện tại của mình. và dự đoán chúng sẽ thế nào trong mười năm tới. Dựa trên những câu trả lời, các nhà nghiên cứu tính toán mức độ thay đổi đã báo cáo hoặc dự đoán của mỗi người . Cho mỗi nhóm tuổi trong mẫu, họ so sánh những thay đổi được dự đoán với những gì được báo cáo. Rồi so sánh mức độ mà nhóm 18 tuổi nghĩ rằng mình sẽ thay đổi với mức độ mà nhóm 28 tuổi đã báo cáo trước đó. Đa số, tại mọi lứa tuổi, việc ước tính thay đổi trong tương lai của mỗi người khác biệt với những thay đổi mà nhóm lớn hơn báo cáo. Nhóm 20 tuổi hi vọng vẫn thích cùng loại thức ăn lúc 30, nhưng nhóm 30 cho thấy họ đã thay đổi khẩu vị. Nhóm 30 dự đoán sẽ có cùng những người bạn thân lúc 40, nhưng nhóm 40 đã mất liên lạc với hầu hết trong số đó. Nhóm 40 dự đoán sẽ duy trì cùng những giá trị cốt lõi trong tương lai nhưng nhóm 50 tuổi đã xem xét lại chúng. Nhìn chung, dù người lớn tuổi ít thay đổi hơn người trẻ, họ vẫn đánh giá sai khả năng thay đổi của mình. Ảo tưởng Cái kết của lịch sử tồn tại bất cứ lúc nào trong đời: ta có xu hướng nghĩ rằng thay đổi cá nhân là thuộc về quá khứ. Hệ quả của dạng suy nghĩ này là ta có thiên hướng đầu tư quá mức vào lựa chọn tương lai dựa trên sở thích hiện tại. Trung bình, một người sẵn lòng trả nhiều hơn 60% để xem nhạc sĩ yêu thích hiện tại của họ mười năm sau so với số tiền hiện trả để xem nghệ sĩ yêu thích từ mười năm trước. Trong khi số tiền xem hòa nhạc thì không mấy đáng kể, ta lại dễ mắc những tính toán sai lệch tương tự trong những sự kiện quan trọng hơn, như chọn nhà, bạn đời, hay cả công việc. Không có cách nào để dự đoán sở thích của ta sẽ ra sao trong tương lai. Không có ảo tưởng Cái kết lịch sử, sẽ rất khó để lên những kế hoạch dài hạn. Thế nên, lý thuyết này áp dụng cho đời sống cá nhân, vậy còn thế giới ngoài kia? Liệu ta có thể tự tin rằng mọi thứ sẽ tiếp diễn y hệt trong tương lai? Nếu vậy, may thay, có vô số ghi chép nhắc nhớ ta rằng thế giới đang thay đổi, thi thoảng theo hướng tốt hơn. Những sự kiện trong quá khứ không phải là Cái kết của lịch sử, Và điều đó vừa là một sự xoa dịu vừa là nguồn ngọn tranh cãi. Tôi muốn nói về mại dâm. Tôi không như phần lớn thuyết trình viên mà quý vị nghe về mại dâm trước đây. Tôi không phải cảnh sát hay nhân viên xã hội. Tôi không phải là học giả, nhà báo hay chính trị gia. Và khi bạn đọc lời giới thiệu của Maryam, thì tôi không phải là nữ tu. (Cười) Hầu hết những người tôi vừa kể sẽ nói rằng bán dâm là đồi bại; rằng không ai muốn chọn nghề đó; rằng nó rất nguy hiểm; vì phụ nữ bị lạm dụng và bị giết hại. Thật vậy, phần lớn sẽ nói, "Nên có luật cấm!" Có thể với bạn, điều đó nghe ra rất hợp lý. Với tôi nó cũng hợp lý cho đến những tháng cuối năm 2009, khi đó tôi đang làm 2 công việc ít lương và tạm bợ. Mỗi tháng lương của tôi chỉ vừa đủ bù số tiền tôi rút trước ở ngân hàng . Tôi kiệt quệ và cuộc sống của tôi không có lối thoát. Như nhiều người trước tôi, tôi nghĩ bán dâm là một chọn lựa tốt hơn. Xin đừng vội nói tôi sai lầm -- Tôi từng mơ trúng số. Nhưng nó không xảy ra dễ dàng, và tôi phải trả tiền thuê nhà. Vậy tôi đã đăng ký làm trong một nhà chứa. Nhiều năm trôi qua, tôi có nhiều thời gian suy nghĩ. Tôi xem xét lại ý tưởng của mình về mại dâm trước đó. Tôi đã có nhiều ý tưởng để tìm hướng đi và suy nghĩ về bản chất công việc trong xã hội tư bản. Tôi nghĩ về bất bình đẳng giới và công việc của phụ nữ liên quan đến tình dục và sinh sản. Tôi có kinh nghiệm về bóc lột và bạo lực nơi làm việc. Tôi nghĩ về điều cần thiết để bảo vệ những người bán dâm khỏi những lạm dụng này. Có thể bạn cũng nghĩ đến họ. Trong bài nói chuyện này, Tôi sẽ đưa bạn đi qua 4 cách thức hợp pháp được áp dụng cho mại dâm trên khắp thế giới, và giải thích tại sao các cách đó không ổn; tại sao việc cấm ngành mại dâm lại càng làm trầm trọng vấn đề ở đó người bán dâm càng dễ bị tổn thương. Rồi tôi sẽ nói về điều chúng tôi, người bán dâm, thật sự mong muốn. Cách thức thứ nhất là tội phạm hóa. Nửa thế giới, bao gồm Nga, Nam Phi và phần lớn Hoa Kỳ, quy định mọi người liên quan mại dâm là tội phạm. Vậy bao gồm người mua dâm, kẻ bán dâm và người trung gian. Các nhà lập pháp trong các nước này mong muốn nỗi sợ bị bắt sẽ ngăn cả người ta mua dâm. Nhưng nếu bạn bị ép phải chọn lựa giữa tuân giữ pháp luật và nuôi sống bản thân hay gia đình, bạn sẽ chọn công việc với bất cứ giá nào, và chấp nhận nguy hiểm. Tội phạm hóa là một cái bẫy. Thật sự khó để tìm một việc bình thường khi bạn có tiền án tội phạm. Giới chủ có thể sẽ không thuê bạn. Tóm lại bạn luôn cần tiền, bạn sẽ phải tiếp tục làm nghề không chính thức và ít ràng buộc. Luật pháp buộc bạn tiếp tục bán dâm, đó chính là điều ngược lại với hiệu quả mong muốn. Việc tội phạm hóa làm bạn trở thành đối tượng bị ngược đãi bởi chính công quyền. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị ép phải đút lót hay thậm chí phải làm tình với cảnh sát để khỏi bị bắt. Ví dụ, cảnh sát và cai tù ở Campuchia lập hồ sơ các đối tượng bán dâm để điều đó chỉ có thể được gọi là tra tấn: chĩa súng đe dọa, đánh đập, điện giật, cưỡng dâm và bỏ đói. Nhiều thứ đáng lo ngại khác: nếu bạn bán dâm ở những nơi như Kenya, Nam Phi hay New York, một cảnh sát có thể bắt bạn nếu bạn bị chặn lại mà có bao cao su, vì bao cao su có thể là bằng chứng hợp pháp để nói bạn đang bán dâm. Rõ ràng điều đó càng tăng nguy cơ HIV. Hãy tưởng tượng, nếu bị phát hiện mang theo bao cao su, và nó là bằng chứng chống lại bạn. Điều đó là động cơ mạnh để bỏ chúng ở nhà, đúng không? Người bán dâm làm việc trong hoàn cảnh này bị buộc phải lựa chọn rất khó khăn giữa nguy cơ bị bắt và quan hệ không an toàn. Bạn chọn cái nào? Bạn có bỏ bao cao su vào xách để đi làm không? Còn về chuyện, nếu bạn lo lắng mà mang theo thì cảnh sát sẽ cưỡng dâm bạn khi họ bắt bạn vào xe bịt bùng? Cách thứ 2 là hợp thức hóa mại dâm trong một số nước là một phần tội phạm hóa, ở đó việc mua bán dâm là hợp pháp, nhưng lại bao vây các hoạt động đó, như chứa mại dâm hay môi giới bán dâm ngoài đường đều bị cấm. Luật như thế -- ở Anh và Pháp -- muốn nói với người bán dâm như chúng tôi: "Ê, chúng tôi không quan tâm bạn có bán dâm hay không, hãy bảo đảm là việc đó ở trong phòng kín và tuyệt đối riêng tư nhé." Theo cách này, kinh doanh mại dâm được hiểu là hai hay nhiều hơn cùng làm trong ngành mại dâm. Làm chung là phạm pháp, nên nhiều người chúng tôi phải làm một mình, do đó chúng tôi trở nên dễ bị tổn thương do bạo lực. Và cũng sẽ bị bắt bớ nếu chúng tôi chọn cách phạm luật khi làm việc cùng nhau. Cách đây vài năm, một người bạn của tôi bị khủng hoảng sau khi bị tấn công nơi làm việc, vậy tôi bảo cô ấy có thể tiếp khách ở chỗ tôi trong một thời gian. Trong thời gian đó, chúng tôi gặp một gã lỗ mãng. Tôi bảo gã đó biến nếu không tôi gọi cảnh sát. Gã nhìn hai chúng tôi và nói, "Bọn gái gọi chúng mày không thể gọi cớm. Chúng mày làm việc chung mà, thế là phạm pháp đấy." Hắn có lý. Cuối cùng hắn bỏ đi như không chuyện gì xảy ra, nhưng việc biết chúng tôi đang phạm luật cho phép gã đó hăm dọa chúng tôi. Hắn cảm thấy tự tin và bỏ đi. Việc cấm bán dâm ngoài đường cũng gây ra nhiều điều tai hại hơn là lợi ích. Trước hết, để tránh bị bắt, gái đứng đường có thể gặp nguy hiểm khi cố tránh bị phát hiện và điều đó có nghĩa là làm việc một mình hay ở nơi cô lập như trong rừng tối ở đó họ rất dễ bị tấn công. Nếu bạn bị bắt vì bán dâm ngoài đường, bạn phải trả tiền phạt. Làm sao mà bạn đóng phạt rồi không quay lại đứng đường? Đó là vì tiền mà bạn cần và bạn phải ra đường liền ngay sau đó. Vậy tiền phạt lũy tiến, và bạn bị rơi vào vòng luẩn quẩn của việc bán dâm để lấy tiền đóng phạt vì đã bán dâm. Xin phép nói về Mariana Popa người làm ở Redbridge, Đông Luân Đôn. Những cô gái đứng đường ở khu đó thường thì đứng thành nhóm chờ khách để được an toàn nhờ số đông và để nói cho nhau về cách tránh những gã nguy hiểm. Nhưng vì cảnh sát quá thẳng tay với người bán dâm và mua dâm, nên cô phải làm việc một mình để khỏi bị bắt. Cô ta bị đâm chết vào sáng sớm ngày 29 tháng 10, 2013. Lúc đó cô ta làm việc trễ hơn bình thường để cố trả số tiền phạt vì đã nhận lời gạ gẫm. Vậy nếu việc kết tội người bán dâm làm tổn hại họ, thì tại sao không kết tội người mua dâm? Đây là mục đích của cách thứ ba tôi muốn nói đến -- luật về bán dâm của người Thụy Điển hay Bắc Âu. Theo cách nói ẩn của luật này thì việc bán dâm bản chất là có hại nên để giúp người bán dâm bạn vô tình xóa đi quyền chọn lựa của họ. Dù có cải thiện các hỗ trợ cho cái được mô tả là tiếp cận "đòi hỏi cấp bách", thì vẫn không thấy cải thiện được vấn đề. Mại dâm vẫn luôn nhiều ở Thụy Điển như trước. Tại sao lại như vậy? Vì người bán dâm thường không có sự chọn lựa nào khác để tăng thu nhập. Nếu bạn cần tiền, chỉ có áp lực tiền bạc là tồn tại nó bắt buộc bạn phải hạ giá hoặc gợi ý những thao tác tình dục nguy hiểm hơn. Nếu bạn cần nhiều khách hàng, có lẽ bạn cần tìm sự trợ giúp của một người quản lý. Như bạn thấy, thay vì cấm cái được gọi là quảng bá mại dâm, thì một luật như thế còn làm cho cho người mua dâm thêm cơ hội lạm dụng. Để giữ an toàn trong công việc của tôi, tôi tránh nhận cuộc hẹn với người gọi tôi từ số điện thoại ẩn. Nếu cuộc gọi từ nhà hay khách sạn, tôi cố lấy tên đầy đủ và thông tin chi tiết. Nếu tôi làm việc ở Thụy Điển, khách hàng sẽ rất ngại cho tôi các thông tin đó. Có thể tôi không có lựa chọn khác ngoài việc chấp nhận cuộc hẹn của 1 người ẩn danh dù không biết liệu người ấy bạo lực. Nếu bạn cần tiền của họ, bạn cần bảo vệ khách hàng khỏi cảnh sát. Nếu bạn làm việc bên ngoài, có nghĩa là bạn làm việc một mình hay ở nơi biệt lập, thì đó như là bạn gây tội ác cho chính mình. Có nghĩa là bạn vào xe của họ nhanh hơn, ít thời gian thương lượng dẫn đến quyết định vội vàng. Gã này có vẻ nguy hiểm hay chỉ do đang căng thẳng? Bạn có thể lường hết những nguy cơ không? Có thể bạn không lường hết được? Vài điều tôi thường nghe là, "Mại dâm có lẽ là ổn nếu chúng ta chấp nhận nó hợp pháp và quản lý nó." Chúng ta gọi đó là cách tiếp cận hợp pháp hóa, và nó được áp dụng ở những nước như Hà Lan, Đức và ở tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ. Nhưng nó lại không phù hợp với quyền con người. Và trong ngành mại dâm được nhà nước quản lý, bán dâm có thể chỉ xảy ra trong một vài nơi được chỉ định hay tụ điểm, và người bán dâm phải buộc tuân theo những quy định đặc biệt, như là đăng ký và kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Hợp pháp hóa nghe có vẻ rất hay trên giấy tờ, nhưng những cảnh sát cố tình làm cho việc cấp phép ngành mại dâm trở nên rất đắt đỏ và rất khó thực hiện. Nó tạo ra một hệ thống 2 mức độ: hợp pháp và phi pháp. Đôi khi chúng ta gọi đó là "tội phạm hóa cửa sau." Những chủ nhà chứa giàu và có nhiều quen biết có thể thỏa mãn những quy định, nhưng những người thiếu điều kiện thì xem đó là rào cản không thể vượt qua. Và thậm chí nếu nó khả thi trên nguyên tắc, thì việc xin giấy phép hay nơi hợp lý sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Nó không phải là sự lựa chọn cho người tuyệt vọng và cần tiền ngay tối nay. Họ tìm đến hay ẩn trốn trong những nơi có thể bị lợi dụng. Trong hệ thống 2 mức độ đó, người dễ bị tổn thương thường bị buộc làm việc phi pháp, vậy họ vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ tội phạm như tôi đã trình bày trên đây. Vậy. Có vẻ như tất cả những cố gắng kiểm soát hay ngăn ngừa mại dâm đều làm cho sự việc thêm nguy hiểm đối với người bán dâm. Vì sợ luật pháp, họ phải làm việc đơn lẻ ở nơi biệt lập, và tạo cho khách hàng và thậm chí cảnh sát có cơ hội lạm dụng vì biết họ sẽ bỏ qua và không tố cáo. Tiền phạt và biên bản tội phạm buộc người ta che đậy việc bán dâm, hơn là dừng bán dâm. Trừng phạt người mua dâm làm cho người bán dâm liều lĩnh nguy hiểm và đẩy họ vào những nhà chứa với nhiều nguy cơ bị lạm dụng. Những luật này cũng tô đậm hình ảnh xấu và sự khinh ghét người bán dâm. Cách đây 2 năm, nước Pháp làm dự luật như Thụy Điển, người dân xem đó như tín hiệu thực hiện những tấn công pháp lý chống lại người bán dâm ngoài đường. Ở Thụy Điển, các thăm dò ý kiến cho thấy có thêm nhiều người muốn bắt nhốt người bán dâm hơn trước khi luật được áp dụng. Nếu sự cấm đoán gây hại, thì bạn hỏi, tại sao công chúng đón nhận? Trước hết, bán dâm luôn là phương tiện kiếm sống của các nhóm nhỏ ít được biết đến: người da màu, nhập cư, người ít may mắn, người đồng tính, chuyển giới, đặc biệt là phụ nữ chuyển giới. Đây là những nhóm bị chú ý nhiều nhất và bị phạt nặng nhất bởi luật cấm. Tôi không nghĩ đây là tình cờ. Những luật này được ủng hộ bởi vì chúng nhắm đến những người mà các cử tri không muốn nhìn thấy hay không biết đến. Tại sao người ta ủng hộ việc cấm? Vâng, nhiều người có nỗi sợ có thể hiểu được về nạn buôn người. Người ta nghĩ rằng phụ nữ nước ngoài bị bắt cóc và bán để làm nô lệ tình dục có thể được cứu bằng cách cấm triệt để mại dâm. Vậy hãy nói về nạn buôn người. Lao động cưỡng bức xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt những ngành có nhận người nhập cư hoặc người dễ bị tổn thương, và điều đó cần được xử lý. Nhưng nó chỉ được xử lý tốt nhất với luật nhắm tới từng vụ lạm dụng đặc biệt này, không phải nhắm tới ngành nghề. Khi 23 người di cư Trung Quốc không giấy tờ chết đuối trong khi mò ốc sò ở Vịnh Morecambe năm 2004, không có lời kêu gọi nào về việc cấm ngành hải sản để cứu những nạn nhân buôn người. Giải pháp là rất rõ ràng để cho người nhân công được bảo vệ hợp pháp, là cho phép họ kháng cự lại lạm dụng và trình báo lại cho chính quyền mà không sợ bị bắt. Cách thức mà nạn buôn người được xác định có ý nói tất cả những người di cư không giấy tờ bị buộc phải vào ngành mại dâm. Thật vậy, nhiều người di cư đã chọn, vì thiếu tiền để sống, đã chọn cách giao mình cho những kẻ buôn người. Nhiều người làm như vậy với ý thức là họ sẽ bán dâm khi họ đến nơi. Và đó thường là trường hợp mà những kẻ buôn người đòi phí cắt cổ, ép buộc người di cư làm việc mà họ không muốn làm và lạm dụng họ khi họ dễ bị xâm hại . Đó là sự thật của mại dâm, nhưng cũng là của người làm nông, ngành khách sạn và giúp việc nhà. Cuối cùng, không ai muốn bị bắt phải làm những việc như vậy, nhưng đó là sự thử vận của nhiều người di cư, vi những gì mà họ bỏ lại phía sau. nếu người ta được phép di cư hợp pháp họ sẽ không giao mình cho những kẻ buôn người. Những vấn đề nảy sinh từ vấn đề tội phạm của di cư, như chỉ là khi họ phạm tội với việc bán dâm. Đây là bài học lịch sử. Nếu bạn cố gắng ngăn cấm cái gì đó mà người ta muốn hay cần làm thì liệu việc uống rượu hay vượt biên hay nạo thai hay mại dâm, thì bạn gây phức tạp hơn là bạn giải quyết. Việc cấm đoán tạo ra một khác biệt cho số người đang làm việc đó. Nhưng nó tạo ra khác biệt lớn đến mức ảnh hưởng đến sự an toàn của họ khi làm việc đó. Tại sao người ta lại ủng hộ cấm đoán? Là người theo phong trào phụ nữ, tôi biết bán dâm là một vấn đề bất bình đẳng xã hội sâu sắc. Ở đó, phần lớn người mua dâm bằng tiền là nam giới, và phần lớn người bán dâm là nữ giới nghèo. Bạn có thể đồng ý với tôi và vẫn có thể nghĩ cấm là một chính sách khủng khiếp. Trong một thế giới bình đẳng và tốt đẹp hơn, có thể có ít người bán dâm để kiếm sống, nhưng bạn có thể làm luật cho một thế giới tốt hơn được tồn tại. Nếu ai đó cần bán dâm vì họ quá nghèo hay vì họ vô gia cư hay vì họ không giấy tờ và không thể tìm được một việc hợp pháp, việc lấy đi sự chọn lựa không làm cho họ bớt nghèo không cho họ nhà ở cũng không đổi tình trạng nhập cư của họ. Người ta lo lắng mại dâm đang trở nên tồi tệ. Hãy hỏi chính mình: có phải sẽ tồi tệ hơn là nhịn đói hay đứng nhìn con đói? Không ai muốn trừng phạt người giàu đến nhà chứa hay đi làm móng, dù phần lớn người phục vụ ở đó là người nghèo, phụ nữ di dân. Đó là vấn đề phụ nữ di dân, nghèo và đặc biệt là bán dâm, vấn đề này làm một số nhà nữ quyền lo lắng. Và tôi có thể hiểu tại sao ngành bán dâm lại gây nhiều phản ứng như vậy. Người ta có nhiều cảm nghĩ rất phức tạp khi nói về tình dục. Nhưng chúng ta không thể hoạch định chính sách dựa trên cảm xúc được, nhất là không nên dựa trên ý nghĩ của người bị ảnh hưởng bởi các chính sách này. Nếu chúng ta khăng khăng tiêu diệt nghề mại dâm, thì chúng ta sẽ càng lo lắng hơn về những biểu hiện kỳ lạ của bất bình đẳng giới, hơn là những nguyên nhân sâu xa. Những người bị ám ảnh bởi câu hỏi: " bạn có muốn con gái bạn làm nghề này không?" Đó là một câu hỏi sai. Đúng ra là phải tưởng tượng nó đang làm. Nó có được bảo vệ ở nơi làm tối nay? Sao nó không được an toàn hơn? Vậy chúng ta xem đó là tội phạm, là một phần tội phạm, theo chính sách của Thụy Điển hay Bắc Âu và cách hợp pháp hóa, các chính sách đó đều gây hại. Một điều tôi chưa bao giờ nghe hỏi là: "Người bán dâm muốn gì?" Sau hết, chúng tôi là những người bị tác động của luật này. New Zealand không xem mại dâm là tội phạm năm 2003. Thật đau lòng khi biết rằng Không xem là tội phạm và hợp pháp hóa không phải là đồng nghĩa. Không xem là tội phạm có nghĩa là xóa bỏ điều luật nhằm trừng phạt ngành mại dâm, và đối xử mại dâm như bất kỳ nghề khác. Ở New Zealand, người ta có thể làm việc với nhau để an toàn, và người chủ bán dâm có nhiệm vụ báo cáo với nhà nước. Người bán dâm có thể từ chối tiếp khách bất cứ lúc nào, với bất kỳ lý do gì, và 96% người bán dâm nói rằng họ cảm thấy luật pháp bảo vệ quyền của họ. Thật ra, ở New Zealand không tăng số người bán dâm, và việc không tội phạm hóa làm cho mại dâm an toàn hơn. Nhưng bài học của New Zealand không chỉ là luật pháp tốt, mà còn được dựa trên sự hợp tác với người bán dâm; được biết đến với Tổ chức Mại dâm New Zealand. Luật làm cho nghề mại dâm được an toàn hơn, khi họ chịu nghe chính người bán dâm. Ở Anh, tôi tham gia nhóm trợ giúp người bán dâm, Đại học Mở cho Người Bán dâm và Cộng đoàn Bán dâm Anh. Và chúng tôi hình thành phong trào đòi hỏi không tội phạm hóa và tự định danh. Biểu tượng chung của phong trào là chiếc dù đỏ. Chúng tôi được ủng hộ bởi những tổ chức toàn cầu như UNAIDS, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế. Nhưng chúng tôi cần nhiều liên kết hơn. Nếu bạn quan tâm đến bình đẳng giới hay nghèo đói hay di cư hay y tế cộng đồng, thì quyền người bán dâm có thể làm bạn quan tâm. Hãy nhớ đến chúng tôi trong các phong trào của bạn. Điều đó có nghĩa không chỉ lắng nghe người bán dâm khi họ nói mà còn làm cho tiếng nói của họ vang lên. Hãy chống lại những ai bắt chúng tôi im lặng, người dám nói gái mại dâm bị ngược đãi quá mức, bị làm tổn hại quá mức để đòi hỏi điều tốt nhất cho họ, hay nói họ bị chú ý quá nhiều và quá khác biệt trong thực tế cuộc sống, mà không có người đại diện, họ là hàng ngàn nạn nhân không có tiếng nói. Việc phân biệt giữa người bị nạn và người được luật pháp chấp nhận là ảo tưởng. Nó tồn tại chỉ để làm tồi tệ hơn hình ảnh của người bán dâm và nó dễ dàng phớt lờ chúng tôi. Không nghi ngờ, nhiều người trong các bạn làm việc để kiếm sống. Bán dâm cũng là một công việc. Cũng như các bạn thôi, vài người chúng tôi thích việc của mình, vài người thì rất ghét. Cuối cùng, hầu hết chúng tôi có cảm xúc phức tạp. Nhưng điều mà chúng tôi cảm nhận về công việc của mình thì không quan trọng. Và điều mà những người khác cảm nhận về công việc chúng tôi cũng không quan trọng. Điều quan trọng là chúng tôi có quyền làm việc một cách an toàn và theo cách của chúng tôi. Người bán dâm là con người thật. Chúng tôi đã có những kinh nghiệm và những phản ứng trước những trải nghiệm đó. Nhưng những yêu cầu của chúng tôi không phức tạp. Bạn có thể cần tìm người đẹp hộ tống ở New York, người bán dâm ở Campuchia, người đứng đường ở Nam Phi và mỗi cô gái trên bản phân công ở nơi tôi làm tại Soho, và tất cả họ sẽ nói với bạn giống như vậy. Bạn có thể nói chuyện với hàng nghìn người bán dâm và vô số tổ chức hỗ trợ người bán dâm. Chúng tôi muốn không bị tội phạm hóa và có quyền như mọi người lao động. Hôm nay, tôi chỉ là một người bán dâm trên sàn diễn, nhưng tôi muốn mang đến một thông điệp từ khắp nơi trên thế giới. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là James Risen. Có lẽ bạn biết ông là nhà báo đoạt giải Pulitzer làm việc cho The New York Times. Một thời gian dài trước khi ta biết đến Edward Snowden, Risen đã viết một cuốn sách, tiết lộ rằng Cơ quan An ninh Quốc gia đang nghe lén điện thoại của dân chúng. Nhưng đó là 1 chương khác trong quyển sách có sức ảnh hưởng về sau còn lớn hơn. Trong đó, ông mô tả hành động khủng khiếp của tình báo Mỹ khi CIA thật sự trao lại cho Iran bản thiết kế chế tạo bom nguyên tử. Nếu thấy điều này thật điên rồ, hãy đọc nó. Đúng là không thể tin được. Nhưng bạn có biết ai không thích chương đó không? Chính là chính phủ Hoa Kỳ. Trong gần mười năm sau đó, Risen trở thành đối tượng điều tra của chính phủ các công tố viên buộc ông phải ra toà làm chứng chống lại người cung cấp thông tin cho mình. Và suốt thời gian đó, ông trở thành ví dụ điển hình mới nhất cho hành động truy tố nguồn tin mật và theo dõi nhà báo của chính phủ. Căn cứ theo Tu Chính Án Thứ Nhất: báo chí có quyền đăng tải tin mật vì lợi ích của công chúng. Nhưng giới truyền thông không thể nào thực hiện được quyền này một khi họ không lấy được tin, và cũng không bảo vệ được danh tính của những người đã dũng cảm cung cấp tin cho họ. Cho nên, khi chính phủ đến gõ cửa, Risen cũng làm như những người dũng cảm đi trước: từ chối tiết lộ thân phận nguồn tin và nói ông thà vào tù còn hơn. Vậy nên từ 2007 đến 2015, Risen phải sống dưới viễn cảnh bị đưa vào nhà tù liên bang. Vài ngày trước phiên toà xét xử, một chuyện lạ đã xảy ra: Sau nhiều năm cho rằng vụ này phải có Risen ra làm chứng, chính phủ đột ngột từ bỏ mọi ép buộc của họ với Risen. Thì ra họ phát hiện, trong thời đại giám sát điện tử nhà báo và nguồn tin chẳng có mấy nơi để trốn. Thay vì cố ép Risen làm nhân chứng rồi thất bại, họ có thể dùng quá trình sử dụng công nghệ để buộc tội ông. Vậy là bên công tố có được nhật ký cuộc gọi của Risen, hoàn toàn âm thầm, không cần ông có đồng ý không. Họ có được lịch sử email, thông tin tài chính và ngân hàng, báo cáo tín dụng, cả danh sách chuyến bay của ông cũng được ghi lại. Một trong số chúng trở thành bằng chứng buộc tội Jeffery Sterling, người được cho là nguồn tin của Risen, cũng là kẻ tiết lộ bí mật của CIA. Thật đáng buồn khi đây chỉ là một trong số nhiều trường hợp. Tổng thống Obama luôn hứa sẽ bảo vệ những nguồn tin mật, rồi sau đó lại cho Bộ Tư pháp đứng đằng sau truy tố họ nhiều hơn tất cả các chính quyền khác cộng lại. Giờ ta đã biết để lộ thông tin trở thành rắc rối như thế nào, nhất là khi chính phủ xem gần hết mọi chuyện họ làm là bí mật. Từ sau vụ 11/9, hầu như mọi chuyện hệ trọng liên quan tới an ninh quốc gia đều nhờ người tố giác với nhà báo mới có được. Nên chúng ta đành nhìn báo chí thất bại trong công việc của mình, việc mà đáng lẽ Tu Chính Án Thứ Nhất phải bảo vệ vì chính phủ ngày càng có khả năng theo dõi mọi người. Nhưng nếu như chính phủ có thể dùng công nghệ để cánh nhà báo không thực hiện được quyền của mình, thì báo chí cũng có thể sử dụng công nghệ để bảo vệ nguồn tin của mình hiệu quả hơn bao giờ hết. Và họ có thể làm được điều này ngay khi cuộc nói chuyện bắt đầu, thay vì chờ đến lúc sự thật phơi bày mới ra làm chứng. Chưa có phần mềm truyền thông vào lúc Risen viết ra quyển sách nay đã ra đời và có khả năng chống giám sát tốt hơn nhiều so với dùng emails hoặc điện thoại thông thường. Một đơn cử cho loại phần mềm này là SecureDrop, một hệ thống miễn phí dành cho người cung cấp tin mật được nhà hoạt động Internet sáng giá đã qua đời là Aaron Swartz tạo ra và hiện đang được phát triển tại tổ chức phi lợi nhuận mà tôi làm, Quỹ ủng hộ quyền tự do báo chí. Thay vì gửi email, bạn sẽ vào trang web của một cơ quan thông tin, như trang của The Washington Post ở trên đây. Từ đó, bạn có thể tải lên một văn kiện hay gửi thông tin đi rất giống với thao tác trên bất cứ hình thức liên lạc nào. Sau đó, tài liệu này sẽ được mã hoá và lưu vào máy chủ chỉ có cơ quan thông tin mới có quyền truy cập. Chính phủ không thể đòi thông tin một cách bí mật nữa, và đa số những thông tin họ muốn có sẽ không thể có được ngay. Mà thật ra SecureDrop mới chỉ là một phần nhỏ trong bài toán lớn nhằm bảo vệ quyền tự do báo chí trong thế kỷ 21. Ngặt một nỗi, hiện giờ chính phủ trên toàn thế giới đang không ngừng phát triển công nghệ gián điệp nhằm đưa tất cả chúng ta vào chỗ nguy hiểm. Chỉ có phát triển, chúng ta mới có thể đảm bảo điều cần thiết không chỉ là tạo ra những nguồn tin thành thạo công nghệ, phơi bày chuyện sai trái chuyên nghiệp như Edward Snowden. Ta cũng cần bảo vệ nhân viên chăm sóc cựu chiến binh tiếp theo, người báo động cho chúng ta biết các bệnh viện đã quá tải, hay nhân viên môi trường tiếp theo, người đánh hồi chuông cảnh tỉnh về nguồn nước bẩn của nhà máy Flint, hay một thành viên từ Wall Street cảnh báo cho ta về đợt khủng hoảng tài chính tiếp theo. Tóm lại, những công cụ này được tạo ra không chỉ để giúp đỡ cho ai dám đứng ra phơi bày tội ác, mà còn để bảo vệ mọi quyền hiến định của chúng ta. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi biết rằng TED có các chủ đề lớn lao, nhưng tôi muốn nói chuyện với các bạn về một điều nhỏ thôi. Rất nhỏ, đó chỉ là một từ. Chính là "lạc lõng". Nó là 1 trong những từ yêu thích của tôi, vì chính nghĩa đen của nó. Ý tôi là, 1 người không hòa nhập được với tập thể. Hoặc 1 người khó hòa nhập. Hay như thế này: 1 người thích nghi kém với môi trường và tình huống mới. Tôi chính là một kẻ lạc loài. Và tôi đại diện cho những người lạc lõng khác ở đây vì tôi không phải là người duy nhất. Tôi sẽ kể 1 câu chuyện của 1 kẻ lạc lõng Những năm tuổi 30 của tôi, giấc mơ trở thành 1 nhà văn gõ cửa nhà tôi. Thực ra thì nó đến qua hòm thư là 1 bức thư thông báo tôi đã giành 1 giải thưởng văn học lớn cho 1 truyện ngắn của mình. Câu chuyện về cuộc đời tôi với tư cách vận động viên bơi lội và cuộc sống tệ hại ở nhà và 1 chút về việc mất mát đau buồn có thể khiến bạn phát điên ra sao. Phần thưởng là 1 chuyến đi New York để gặp các biên tập viên và đại diện lớn và các tác giả khác. Nó là giấc mơ cho 1 người mong ước trở thành nhà văn, phải không? Bạn biết tôi làm gì khi bức thư gửi đến nhà tôi không? Với tính cách của mình, tôi đặt lá thư lên bàn bếp rót 1 ly vodka to đùng thêm đá và chanh và tôi ngồi đó trong bộ đồ lót cả ngày chỉ nhìn chằm chằm lá thư đó. Tôi nghĩ về những cách mà mình đã làm hỏng mọi thứ trong đời. Tôi là ai mà có thể tới New York và giả vờ là 1 nhà văn? Tôi là ai chứ? Tôi sẽ nói cho các bạn. Tôi là một kẻ lạc loài. Như rất nhiều đứa trẻ khác, tôi xuất thân từ 1 gia đình ngược đãi và tôi đã may mắn thoát được khỏi đó. Tôi đã trải qua 2 cuộc hôn nhân cực kỳ thất bại Tôi bị đuổi khỏi đại học không chỉ 1 mà 2 lần thậm chí có thể cả lần thứ 3 nữa, nhưng tôi không kể đâu. (Khán phòng cười) Tôi cũng đã từng phải cai nghiện vì lạm dụng thuốc. Và tôi đã từng ngồi tù 2 lần. Vậy là tôi lên đúng sân khấu rồi đấy. (Khán giả cười) Nhưng lý do thực sự mà tôi nghĩ rằng mình là kẻ lạc loài vì con gái tôi mất ngay vào hôm nó được sinh ra và tôi vẫn chưa tìm ra cách để sống với điều đó. Sau khi con bé mất, tôi sống không nhà cửa trong 1 thời gian dài dưới 1 cây cầu chui chìm sâu trong trạng thái vật vờ vì đau đớn và mất mát mà 1 vài trong số chúng ta đã từng trải qua. Nếu tất cả chúng ta sống đủ lâu, chúng ta đều sẽ trải qua. Bạn biết không, những người vô gia cư là những kẻ lạc loài anh hùng nhất vì họ khởi đầu cũng như chúng ta. Bạn thấy đấy, tôi không thể hòa nhập trong gần như tất các phạm trù: là con gái, là vợ, là mẹ và là sinh viên. Và giấc mơ trở thành nhà văn đó giống như một hạt cát nhỏ buồn bã trong cổ họng tôi. Tôi lên máy bay tới New York nơi có các nhà văn, dù không định như vậy. Những người bạn lạc loài, tôi gần như có thể thấy đầu bạn tỏa sáng tôi có thể chỉ ra các bạn. Đầu tiên, bạn sẽ thấy thích đấy. Bạn được chọn 3 nhà văn nổi tiếng mà bạn muốn gặp những người này sẽ tìm họ cho bạn. Bạn có cuộc hẹn ở khách sạn Gramercy Park và được uống rượu scotch tới khuya với những con người thông minh, tuyệt vời ấy. Và bạn được phép giả vờ mình cũng thông minh và tuyệt vời. Bạn còn được gặp nhiều biên tập viên, tác giả và đại diện trong những bữa trưa và bữa tối xa hoa. Hãy hỏi tôi chúng xa hoa thế nào đi? Khán giả: Xa hoa tới mức nào? Tôi thú nhận nhé, tôi đã cuỗm 3 cái khăn ăn (Khán giả cười) từ 3 nhà hàng khác nhau. Tôi nhét thực đơn vào trong quần. (Khán giả cười) Tôi chỉ muốn có gì đó để kỷ niệm để khi về nhà, tôi còn có thể tin được nó đã xảy đến với mình. Bạn biết đấy, 3 nhà văn mà tôi muốn gặp là Carole Maso, Lynne Tillman và Peggy Phelan. Họ không phải những tác giả nổi tiếng bán chạy nhất, nhưng với tôi, họ là những tượng đài của các nhà văn nữ. Carole Maso đã viết 1 cuốn sách về sau trở thành kinh thánh nghệ thuật của tôi Lynne Tillman giúp tôi tin tưởng rằng những câu chuyện của mình có thể trở thành 1 phần của thế giới Và Peggy Phelan nhắc nhở tôi rằng trí tuệ quan trọng hơn nhan sắc. Họ không phải những nhà văn nữ theo xu hướng nhưng họ đã mở lối đi riêng với những câu chuyện cá nhân của mình. Tôi thích nghĩ nó như dòng nước chảy qua Hẻm Núi Lớn. Tôi gần như chết vì sung sướng khi được ngồi cùng những nữ tác giả hơn 50 tuổi này. Lý do việc này khiến tôi gần như chết vì sung sướng là vì tôi chưa từng trải qua niềm vui nào như vậy. Tôi chưa từng ngồi trong căn phòng như thế Mẹ tôi chưa từng học đại học. Và sự nghiệp viết lách của tôi lúc đó gần như chết yểu. Những đêm đầu tiên ở New York, tôi như muốn lăn ra ngay tại đó. Tôi đã nghĩ "Tôi có thể chết ngay lúc này. Thế này là quá tuyệt." Một vài người ngồi đây có thể hiểu những gì xảy ra sau đó. Đầu tiên, họ đưa tôi đến văn phòng Farrar, Straus & Giroux. Farrar, Straus & Giroux giống như nhà xuất bản trong mơ của tôi Ý tôi là, T.S. Eliot và Flannery O'Connor đã từng xuất bản sách tại đó. Biên tập viên chính ngồi nói chuyện với tôi rất lâu cố thuyết phục rằng tôi có thể viết 1 cuốn sách về giai đoạn làm vận động viên bơi của mình. Như 1 quyển hồi ký ấy. Suốt thời gian anh ta nói với tôi, tôi chỉ ngồi đó cười và gật đầu như một con ngốc và khoanh tay trước ngực trong khi không thể thốt ra một lời nào. Cuối cùng, anh ta vỗ vai tôi y như 1 huấn luyện viên bơi. Và anh ta chúc tôi may mắn, cho tôi vài quyển sách rồi tiễn tôi ra cửa. Tiếp đến, họ dẫn tôi tới văn phòng W.W. Norton, tôi khá chắc rằng mình sẽ bị dẫn ra ngoài vì đi đôi giày Doc Martens. Nhưng điều đó không xảy ra. Ở văn phòng Norton tôi cảm thấy như có thể vươn tay lên bầu trời đêm và chạm vào mặt trăng trong khi các vì sao điểm tên bạn dọc theo Dải Ngân hà. Nó có ý nghĩa với tôi như vậy đó. Bạn hiểu chứ? Biên tập viên chính, Carol Houck Smith, nhìn thẳng vào mặt tôi với đôi mắt tròn, sáng và mạnh mẽ rồi nói "Hãy gửi cái gì đó tới cho tôi ngay!" Hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là những người từ TED sẽ chạy ngay tới hòm thư, đúng chứ? Tôi thì phải mất cả thập kỷ chỉ để nghĩ tới việc cho cái gì đó vào phong thư và dán tem. Vào buổi tối cuối cùng, tôi có 1 buổi đọc sách tại Câu lạc bộ Thơ Quôc gia. Vào cuối buổi đọc đó, Katherine Kidde từ Cơ quan đại diện Kidde, Hoyt & Picard bước tới chỗ tôi, bắt tay và đề nghị được đại diện cho tôi, ngay tại đó. Tôi đứng đờ ra đó, tai như bị ù đi vậy. Bạn đã từng bị như vậy chưa? Tôi gần như sắp khóc vì những người trong căn phòng đó, ai cũng ăn mặc đẹp đẽ và điều duy nhất tôi thốt ra được là: "Tôi không biết, hãy cho tôi thời gian suy nghĩ". Cô ấy nói "Được thôi" và quay đi. Tất cả những đề nghị dành cho tôi, và hạt sạn buồn bã trong cổ họng đó... Tôi đang cố kể cho các bạn vài điều về những người như tôi. Những kẻ lạc lõng, chúng tôi không phải lúc nào cũng biết hi vọng hay nói "có" hay chọn những điều lớn lao dù nó ở ngay trước mắt. Đó là một nỗi hổ thẹn của chúng tôi Đó là nỗi hổ thẹn vì muốn điều gì tốt đẹp Đó là nỗi hổ thẹn vì muốn cảm thấy ổn. Đó là nỗi hổ thẹn vì không tin tưởng rằng mình xứng đáng ở trong căn phòng với những người mà chúng tôi ngưỡng mộ. Nếu có thể, tôi sẽ quay trở lại rèn luyện bản thân. Tôi sẽ giống y hệt như những người phụ nữ hơn 50 tuổi đã giúp đỡ mình. Tôi sẽ dạy bản thân mong muốn nhiều thứ, cách đứng lên và yêu cầu chúng. Tôi sẽ nói: "Bạn! Chính là bạn đó! Bạn cũng thuộc về nơi này." Tất cả chúng ta đều hưởng ánh hào quang và chúng ta chẳng là gì nếu không có nhau. Thay vì như vậy, tôi bay về Oregon và khi ngắm nhìn những cây xanh và mưa tôi cảm thấy tiếc cho chính mình. Tôi nghĩ về việc nếu là nhà văn, tôi sẽ là 1 nhà văn lạc lõng. Điều tôi muốn nói là tôi bay về Oregon, không có hợp đồng sách, không có đại diện, chỉ cảm thấy tâm trí và trái tim đầy những kỉ niệm vì đã được ngồi gần những tác giả tuyệt vời đó. Kỷ niệm là phần thưởng duy nhất tôi cho phép bản thân nhận. Vậy mà, khi ngồi ở nhà trong bóng tối, khi chỉ mặc độc bộ đồ lót đó, tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng của họ nói rằng: "Đừng nghe bất kỳ ai bảo bạn phải im lặng hay thay đổi câu chuyện của mình." Họ nói: "Hãy cho câu chuyện của bạn 1 tiếng nói của riêng bạn." Họ nói: "Có khi kể câu chuyện đó ra chính là điều cứu rỗi cuộc đời bạn." Giờ tôi là 1 phụ nữ trên 50 tuổi, như các bạn thấy đấy. Và cũng là 1 nhà văn, 1 người mẹ, và 1 người giáo viên. Bạn đoán xem ai là học trò yêu quý của tôi. Dù không phải đúng vào ngày lá thư mơ ước đến với tôi, nhưng tôi đã viết 1 cuốn hồi ký có tựa là "The Chronology of Water". Trong đó có các mẩu chuyện về nhiều lần tôi cố gắng "tái tạo" bản thân sau nhiều sự lựa chọn khủng khiếp, câu chuyện về những điều có vẻ là thất bại chỉ là một cánh cổng kì lạ dẫn tới những điều tốt đẹp. Tất cả những gì tôi phải làm là đưa vào đó tiếng nói của mình. Hầu hết các nền văn hóa đều có 1 thần thoại về việc theo đuổi ước mơ, gọi là hành trình của người hùng. Nhưng tôi lại thích 1 thần thoại khác hơi khác loại kia một chút hoặc bị đánh giá thấp hơn, gọi là thần thoại của kẻ lạc loài. Nó như thế này: ngay cả trong những thời khắc thất bại chính lúc đó, bạn vẫn rất tuyệt vời. Bạn vẫn chưa biết đâu nhưng bạn có khả năng tự xây dựng lại bản thân một cách vô hạn. Đó chính là nét đẹp của bạn. Bạn có thể là một kẻ xay xỉn, hay kẻ sống sót khỏi sự bạo hành, bạn có thể từng là kẻ lừa đảo, hay một người vô gia cư, bạn có thể mất hết tiền của, công việc, mất chồng hoặc mất vợ, hay tồi tệ hơn hết, mất đi đứa con. Bạn có thể phát điên. Bạn có thể ngập chìm trong thất bại nhưng tôi chỉ ở đây để nói cho bạn rằng bạn thật đẹp. Câu chuyện của bạn xứng đáng được lắng nghe, bởi vì bạn, kẻ lạc loài hiếm thấy và phi thường này, "giống loài" mới này, là người duy nhất trong căn phòng có thể kể được câu chuyện theo cách mà chỉ mình bạn làm được. Và tôi sẽ lắng nghe. Xin cảm ơn. (Khán phòng vỗ tay) Việc phát hiện phiến đá của người ngoài hành tinh trên hành tinh RH-1729 đã khiến các nhà khoa học trên thế giới chạy đua tìm lời giải. Đội kỹ sư của bạn đã phát triển một máy thăm dò để nghiên cứu nó. Cỗ máy là tập hợp của 27 mô-đun khối vuông có khả năng thực hiện tất cả thử nghiệm cần để phân tích phiến đá. Các mô-đun có thể tự lắp ghép thành một khối lập phương lớn 3x3x3, với mỗi đơn vị mô-đun nằm ngẫu nhiên trong khối lập phương, theo vị trí ngẫu nhiên. Nó cũng có thể tự phân rã rồi tái ghép theo bất kỳ hướng nào. Giờ đến công việc của bạn. Cỗ máy cần một lớp bảo vệ đặc biệt ứng với từng loại môi trường khắc nghiệt mà nó phải bay qua. Lớp màu đỏ bảo vệ nó khỏi cái lạnh của không gian sâu thẳm, lớp màu tím bảo vệ khỏi nhiệt độ cực cao khi băng qua bầu khí quyển RH-1729, và màu xanh lá bảo vệ khỏi những cơn bão điện từ ở hành tinh khác. Bạn có thể phủ từng mặt của cả 27 mô-đun theo bất cứ cách nào bạn muốn, nhưng mỗi mặt chỉ có thể áp dụng một lớp phủ màu duy nhất. Bạn cần nghĩ ra cách phủ màu cho cỗ máy sao cho các khối có thể tái lắp ghép để chỉ hiện lớp phủ màu đỏ, sau đó là tím, cuối cùng là xanh lá. Bạn sẽ làm thế nào để phủ sơn cho cả 27 khối lập phương để cỗ máy có thể hoàn thành chuyến đi? Dừng video tại đây nếu muốn tự tìm đáp án. 1. Có thể sơn 27 khối màu xanh, đỏ, tím 2. Mỗi mặt chỉ được sơn một màu 3. 27 khối đã sơn phải ghép lại thành khối 3x3x3 với mặt ngoài toàn đỏ ,xanh, tím Bạn có thể bắt đầu bằng việc sơn bên ngoài cỗ máy bằng màu đỏ, nếu nghĩ mình sẽ cần nó thường xuyên. Sau đó, tách nó thành 27 mảnh, và nhìn xem bạn có gì đây. Có tám khối góc có ba mặt màu đỏ, mười hai khối cạnh có hai mặt đỏ, sáu khối chỉ có một mặt đỏ, và một khối tâm duy nhất không màu. Tới đây, bạn đã phủ hết thảy 54 mặt đỏ, nên cần làm điều tương tự với màu xanh lá và màu tím. Khi hoàn tất, bạn sẽ có 54 mặt đỏ 54 mặt xanh lá, và 54 mặt tím. Tất cả là 162 mặt, bằng chính xác số mặt mà cỗ máy có. Không có mặt nào bị lãng phí ở đây. Để làm việc này, chỉ có thể áp dụng tính đối xứng bậc cao. Bạn có thể dùng nó để giải quyết vấn đề. Hãy nhìn khối trung tâm. Bạn nên sơn nó ba mặt xanh và ba mặt tím, để có thể dùng như một khối góc, và không có mặt nào bị lãng phí. Sẽ cần những khối tâm không mang cả màu tím hay xanh lá. Nên bạn lấy hai khối góc có ba mặt đỏ và sơn ba mặt trống của một khối bằng màu tím, và ba mặt trống của khối còn lại bằng màu xanh lá. Tiếp với sáu khối chỉ có một mặt đỏ. Mỗi khối còn năm mặt chưa được phủ. Bạn chia chúng thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên, bạn sơn ba mặt xanh lá và hai mặt tím; Nhóm thứ hai, bạn sơn ba mặt tím và hai mặt xanh lá. Sử dụng tính đối xứng, bạn lặp lại quá trình với những khối còn lại. Việc này giúp bạn có sáu khối với một mặt xanh lá, sáu khối với một mặt đỏ, sáu khối với một mặt tím. Tính tổng những mặt đã sơn, bạn sẽ thấy tám khối góc ứng với mỗi màu, sáu khối cạnh cho mỗi màu, sáu khối mặt ứng cho mỗi màu, và một khối trung tâm. Điều đó nghĩa là bạn chỉ cần thêm sáu khối cạnh màu tím và xanh lá. Và còn đúng sáu khối như thế. Mỗi khối, bạn sơn hai mặt xanh và hai mặt tím. Giờ, bạn có một cỗ máy được sơn phết hoàn hảo để hoàn tất chuyến đi. Nó tự tái sắp xếp thành đỏ khi di chuyển trong không gian, tím khi thâm nhập bầu khí quyển của RH-1729, và xanh lá khi bay qua những cơn bão điện từ. Khi tới được phiến đá, bạn nhận ra mình đã đạt tới mong ước hàng thế kỉ của con người: Giao tiếp với người ngoài hành tinh. Vào năm 1919, một nhà toán học Đức gần như không ai biết tới tên Theodor Kaluza gợi ra một ý tưởng rất táo bạo và, trong một chừng mực nào đó, vô cùng kỳ quái Ông cho rằng vũ trụ của chúng ta có thể thực ra có nhiều hơn ba chiều mà chúng ta đã biết. Tức là ngoài trái, phải, trước, và lên, xuống, Kaluza đề xuất rằng có thể có những chiều khác của không gian mà vì một số lý do chúng ta chưa thể thấy chúng. Bây giờ, khi ai đó đưa ra một ý tưởng táo bạo và kỳ quái, đôi khi nó chỉ đơn giản là táo bạo và kỳ quái, nhưng nó chẳng hề có quan hệ gì đối với thế giới quanh ta. Ý tưởng này, tuy nhiên -- mặc dù chúng ta chưa biết được liệu nó đúng hay sai, và cuối cùng tôi sẽ nói về các thí nghiệm mà, trong vài năm tới, có thể cho chúng ta biết nó đúng hay sai -- ý tưởng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới vật lý trong thế kỷ trước và tiếp tục cho ra đời hàng loạt các nghiên cứu phá cách. Vì thế tôi muốn kể cho bạn vài điều về câu chuyện về những chiều không gian thêm ấy. Vậy chúng ta đi tới đâu đây? Để bắt đầu chúng ta cần một chút chuyện hậu kỳ. Về năm 1907. Đây là năm mà Einstein tắm mình trong hào quang của việc khám phá ra thuyết tương đối và quyết định theo đuổi một dự án mới -- cố gắng để hiểu rõ trường lực khổng lồ và rộng khắp của lực hấp dẫn. Và trong thời điểm đó, có rất nhiều người xung quanh cho rằng dự án đã được giải quyết từ trước đó. Newton đã trình bày cho thế giới thuyết về lực hấp dẫn vào cuối thế kỷ 17 nó hiệu quả, mô tả được sự chuyển động của các hành tinh, chuyển động của mặt trăng và kể cả chuyển động giả của quả táo rơi từ trên cây, trúng đầu người bên dưới. Tất cả đều có thể được mô tả sử dụng thành quả của Newton. Nhưng Einstein nhận ra rằng Newton đã bỏ sót vài điều, bởi vì chính Newton đã viết rằng mặc dù ông hiểu cách tính toán tác dụng của lực hấp dẫn, ông đã không tìm hiểu được cách thức hoạt động của nó. Làm thế nào mà Mặt trời, cách xa 93 triệu dặm (~149,67 triệu km), lại có thể tác động tới chuyển động trên Trái đất? Làm thế nào mà Mặt trời vượt qua khoảng chân không trơ trụi và gây tác động? Và đó là nhiệm vụ mà Einstein đặt ra cho bản thân -- tìm hiểu cách hoạt động của từ trường. Hãy để tôi cho các bạn thấy ông đã tìm thấy điều gì. Einstein tìm ra rằng trung gian trung chuyển lực hấp dẫn chính là không gian. Ý tưởng là thế này: Hãy tưởng tượng không gian là giá đỡ của vạn vật. Einstein cho rằng không gian phẳng mịn, nếu không có vật chất hiện hữu. Nhưng nếu có vật chất trong môi trường, ví dụ như Mặt trời, nó khiến các sợi không gian oằn xuống và uốn cong. Và sự uốn khúc này truyền lực hấp dẫn. Ngay cả Trái đất cũng làm cong không gian quanh no. Bây giờ xét tới mặt trăng. Mặt trăng được giữ trong quỹ đạo, theo các ý tưởng này thì, bởi vì nó lăn trong một máng trong môi trường cong mà Mặt trời, mặt trăng, và trái đất đều có thể tự tạo bởi chính sự tồn tại của chúng. Chúng ta đi đến một cái nhìn toàn cảnh cho vấn đề này. Trái đất giữ được quỹ đạo bởi nó lăn trong một máng trong môi trường cong tạo bởi sự tồn tại của mặt trời. Đây là quan niệm mới về cách hoạt động của lực hấp dẫn. Bây giờ, quan niệm này được kiểm chứng vào năm 1919 qua các quan sát thiên văn Nó thực sự hiệu dụng. Nó mô tả được các số liệu. Và điều này khiến cho tên tuổi Einstein được biết đến trên toàn thế giới. Và nó khiến cho Kaluza suy nghĩ. Ông, cũng như Einstein, đã tìm kiếm thứ chúng ta gọi là "Thuyết đồng nhất" Đó là một giả thuyết mà có thể diễn tả toàn bộ các lực tự nhiên từ một nhóm quan điểm, một nhóm nguyên lý, một phương trình tổng thể, nếu có thể. Vì thế Kaluza tự nói với mình, Einstein đã thành công trong việc mô tả lực hấp dẫn qua sự uốn khúc của không gian -- thực ra là, không gian và thời gian, nói một cách chính xác. Có thể tôi cũng dùng được cách này với các lực khác đã biết, điều mà, ở thời kỳ này, được biết đến là lực điện từ -- ngày nay chúng ta biết về các lực khác, nhưng vào thời đó đó là lực khác duy nhất mà người ta nghĩ tới. Bạn biết đấy, lực gây ra điện năng và sự hút từ, v.v... Vì thế Kaluza nói rằng, tôi cũng có thể dùng được cách này và diễn tả lực điện từ dưới dạng sự uốn khúc. Câu hỏi ở đây là: sự uốn khúc của cái gì? Einstein đã sử dụng không gian và thời gian, sự uốn khúc, để diễn giải lực hấp dẫn. Có vẻ như chẳng còn thứ gì có thế gấp khúc hoặc uốn cong nữa. Vì thế Kaluza cho rằng, ừ, có thể có nhiều chiều không gian. Ông nói, nếu tôi muốn diễn giải một lực khác, có thể tôi cần thêm một chiều không gian khác. Vì thế ông tưởng tượng rằng có 4 chiều không gian, không phải ba, và tưởng tượng rằng điện từ trường cũng uốn khúc trong chiều không gian thứ tư ấy. Bây giờ đây là vấn đề: khi ông viết ra những phương trình diễn tả các đường uốn khúc trong một vũ trụ có bốn chiều không gian, chứ không phải ba, ông tìm thấy chính những phương trình mà Einstein đã tìm ra trước đó trong không gian ba chiều -- những phương trình cho lực hấp dẫn -- nhưng ông cũng tìm thấy một phương trình khác liên hệ với chiều không gian mới này. Và khi ông nhìn vào phương trình ấy. Nó không khác gì so với phương trình mà các nhà khoa học đã biết để diễn tả lực điện từ trường. Tuyệt diệu -- nó đã bật ra. Ông vô cùng hào hứng với nhận định này đến nỗi ông chạy quanh nhà hò hét, "Chiến thắng!" -- ông đã tìm ra Đồng nhất thuyết. Bây giờ rõ ràng rằng, Kaluza là người rất coi trọng lý thuyết. Ông, thực ra rằng -- có câu chuyện rằng khi ông muốn học bơi, ông đọc một cuốn sách, một luận thuyết về bơi -- (Tiếng cười) -- rồi lao ra biển. Đây là người đàn ông sẵn sàng mạo hiểm vì lý thuyết. Bây giờ, cho chúng ta những người thực tế hơn một chút, hai câu hỏi lập tức bật ra từ quan sát của ông. Câu thứ nhất: nếu có nhiều chiều không gian khác, chúng ở đâu? Chúng ta dường như chẳng thấy được chúng. Và câu thứ hai: lý thuyết này có còn đúng, khi áp dụng vào cuộc sống thực tiễn? Câu hỏi đầu tiên được giải đáp vào năm 1926 bởi Oskar Klein. Ông gợi ý rằng các chiều không gian có thể có hai biến thể -- có thể có những chiều không gian lớn, dễ thấy, nhưng cũng có những chiều không gian siêu nhỏ uốn khúc, uốn khúc nhỏ tới mức dù chúng có ở quanh ta, ta cũng không thấy được. Để tôi chỉ cho bạn thấy một thứ. Hãy tưởng tượng bạn đang nhìn một vật như cáp điện của đèn giao thông chẳng hạn. Nó ở Manhattan. Bạn ở Central Park -- hơi không liên quan -- nhưng dây cáp trông như một chiều từ một điểm quan sát phía xa, nhưng bạn và tôi đều biết rằng nó có độ dày. Rất khó để thấy được nó từ đằng xa. Nhưng nếu chúng ta phóng lớn lên và chọn góc nhìn của, giả dụ, một chú kiến nhỏ bò qua lại -- những con kiến quá nhỏ bé chúng có thể chạm tới mọi chiều không gian -- chiều dài, và cả chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Và tôi hy vọng rằng bạn trân trọng điều này. Rất mất thời gian để bắt lũ kiến làm việc đó. (Tiếng cười) Nhưng nó cho thấy sự thực rằng chiều không gian có thể gồm hai dạng: to và nhỏ. Và quan niệm rằng có thể những chiều không gian lớn quanh ta là những chiều chúng ta dễ thấy, nhưng cũng có thể có những chiều không gian uốn khúc, gần như phần cong của sợi dây cáp, quá nhỏ nên tới giờ chúng vẫn không thể được quan sát. Để tôi cho bạn thấy nó sẽ trông như thế nào. Vậy nếu chúng ta nhìn vào, giả dụ, chính không gian -- Tôi chỉ có thể chỉ ra được, tất nhiên, hai chiều trên một màn hình. Một trong số các bạn sẽ sửa chữa điều này trong tương lai, nhưng bất kể thứ gì không phẳng trên một màn hình là một chiều không gian mới, nhỏ dần, nhỏ dần, nhỏ dần, và nhỏ tới mức siêu vi của không gian -- đây là ý tưởng: có thể có những chiều không gian phụ uốn khúc khác. Đây là một hình tròn nhỏ -- nhỏ tới mức ta không thấy được chúng. Nhưng nếu bạn là một con kiến siêu nhỏ bò loanh quanh, bạn có thể đi trên những chiều không gian lớn mà chúng ta đều biết -- như các đường kẻ ô kia -- nhưng bạn cũng có thể chạm tới chiều không gian uốn khúc siêu nhỏ nhỏ tới mức chúng ta chẳng thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc với bất kỳ quang cụ chuyên dụng bậc nhất nào. Nhưng chìm sâu trong cấu trúc không gian, quan niệm cho rằng có thể có nhiều chiều không gian khác, như chúng ta thấy ở đây. Đó là một lời giải thích về việc vũ trụ có thể có nhiều chiều hơn là những chiều ta thấy được. Nhưng còn về câu hỏi thứ hai mà tôi đã đưa ra: Liệu lý thuyết này còn đúng khi áp dụng vào thực tiễn? Vâng, hóa ra là Einstein và Kaluza và nhiều người khác đã cố gắng làm sáng tỏ công trình khuôn mẫu này và ứng dụng nó vào vật lý vũ trụ như được hiểu tại thời đó, và chính xác thì nó không hiệu quả. Ví dụ như, họ không thể tính toán đúng được khối lượng của electron theo như giả thuyết này. Rất nhiều người đã nghiên cứu nó, nhưng tới thập niên 40, và chính xác là thập niên 50 quan niệm lạ lùng nhưng rất hấp dẫn này về việc hợp nhất các quy luật vật lý đã không còn được chú ý tới. Cho tới khi những điều tuyệt vời xảy ra trong thời đại của chúng ta. Trong kỷ nguyên của chúng ta, một cách tiếp cận mới để thống nhất các quy luật vật lý được theo đuổi bởi các nhà vật lý như tôi, và rất nhiều người khác trên thế giới, Lý Thuyết Siêu Dây, như các bạn thường gọi. Và điều tuyệt vời là lý thuyết siêu dây ban đầu hầu như không liên quan đến ý tưởng về các chiều không gian khác, nhưng khi chúng tôi nghiên cứu lý thuyết dây, chúng tôi nhận thấy rằng nó làm sống lại quan niệm đó qua một dạng hoàn toàn mới. Để tôi giải thích cách thức cho các bạn. Lý thuyết siêu dây -- nó là gì vậy? Nó là một lý thuyết tập trung trả lời câu hỏi: đâu là những phần tử căn bản không còn phân tách ra được tạo ra thế giới vật chất? Quan niệm đó là như thế này: Hãy tưởng tượng chúng ta quan sát những vật thông thường, như ngọn nến trong giá cắm, và tưởng tượng là chúng ta muốn biết nó làm từ gì. Vì thế chúng ta đi sâu vào bên trong và khám phá các phần tử. sâu vào bên trong -- chúng ta đều biện nếu vào đủ sâu chúng ta sẽ thấy các nguyên tử. Chúng ta đều biết rằng các hạt nguyên tử không phải là điểm cuối cùng. Chúng có những đám mây electron di chuyển xung quanh hạt nhân trung tâm gồm các neutron và proton. Thậm chí các neutron và proton lại chứa những hạt nhỏ hơn chúng ở bên trong gọi là hạt quark Đó là điểm cuối các quan niệm thường gặp. Đây là quan điểm mới của lý thuyết dây. Sâu bên trong các hạt phân tử, còn có những thứ khác. Thứ khác này nhảy nhót trong các sợi năng lượng. Nó trông như một sợi dây dao động -- đó là nơi bắt nguồn của lý thuyết dây. Cũng giống như các sợi dây mà bạn nhìn thấy trên chiếc đàn cello có thể rung theo các hình thức khác nhau, các dây năng lượng này cũng dao động theo các hình thức khác nhau. Chúng không tạo ra các nốt nhạc khác nhau. Tuy nhiên chúng tạo ra các phân tử khác nhau cấu thành nên thế giới vật chất. Vì thế nếu những quan niệm này đúng, đây là khung cảnh siêu vi của vũ trụ. Nó được xây dựng bởi một số lượng lớn các sợi năng lượng dao động siêu nhỏ, dao động với các tần số khác nhau. Những tần số khác nhau này tạo ra các phân tử khác nhau. Các phân tử khác nhau này chịu trách nhiệm làm nên cuộc sống giàu màu sắc quanh ta. Và đó bạn thấy được sự đồng nhất, bởi vì những phân tử vật chất, electron và quark, phân tử phóng xạ, photon, graviton, đều được tạo nên từ một thực thể. Vì thế vật chất và các lực tự nhiên đặt cạnh nhau trong luận đề về các dây dao động. Và đó là điều mà chúng tôi muốn nói khi nhắc tới Đồng nhất thuyết. Đây là phần thu hút. Khi bạn nghiên cứu về toán ứng dụng trong lý thuyết dây, bạn nhận ra rằng nó không hiệu quả trong một vũ trụ chỉ có ba chiều không gian. Nó cũng không hiệu quả trong một vũ trụ có bốn, năm, hoặc sáu chiều. Cuối cùng, bạn có thể nghiên cứu các phương trình, cho thấy rằng nó đúng chỉ khi đặt trong không gian 10 chiều. và một chiều thời gian. Nó đưa chúng ta về với quan điểm của Kaluza và Klein -- và thế giới của chúng ta, khi được mô tả chính xác, có nhiều chiều hơn những chiều ta thấy. Và bạn có thể nghĩ về nó và nói rằng OK, bạn biết đấy, nếu bạn có các chiều không gian khác, và chúng uốn khúc lại vô cùng nhỏ, ừ, có lẽ chúng ta không thấy chúng nếu chúng đủ nhỏ. Nhưng nếu có một nền văn minh siêu nhỏ của lũ người xanh lè sống ở đó, và nếu họ đủ nhỏ và chúng ta không thể thấy họ, thì cũng đúng thôi. Một trong những giả thuyết khác của lý thuyết dây -- không, đó không phải một trong những giả thuyết khác của lý thuyết dây. (Tiếng cười) Nhưng nó kéo theo một câu hỏi: có phải chúng ta đang cố giấu đi cac chiều không gian khác đó, hoặc chúng đang nói với chúng ta điều gì đó về thế giới? Trong khoảng thời gian còn lại, tôi muốn kể với bạn hai điều. Điều đầu tiên, rất nhiều người trong chúng ta tin rằng những chiều không gian khác chứa đựng câu trả lời cho câu hỏi có lẽ là sâu sắc nhất của vật lý lý thuyết và khoa học lý thuyết. Và câu hỏi đó là: khi chúng ta nhìn vào thế giới vật chất, như các nhà khoa học đã làm hàng trăm năm qua, có khoảng 20 hằng số mô tả vũ trụ. Ví như khối lượng phân tử, như electron và quark, độ lớn lực hấp dẫn, độ lớn của lực điện từ -- một danh sách gồm khoảng 20 con số được đo đạc với độ chính xác đến kinh ngạc, nhưng không ai có lời giải thích được tại sao những con số đó lại có giá trị như vậy. Vậy, liệu lý thuyết dây có cho câu trả lời? Chưa đâu. Nhưng chúng tôi tin rằng câu trả lời cho câu hỏi về giá trị của những con số có thể dựa trên dạng của những chiều không gian thêm này. Và điều tuyệt vời là, nếu những con số này có giá trị sai khác so với các số liệu sẵn có, vũ trụ mà chúng ta biết sẽ chẳng hề tồn tại. Đây là một câu hỏi chuyên sâu. Tại sao những con số đó lại vừa vặn đủ để các ngôi sao phát sáng và các hành tinh được hình thành, khi chúng ta nhận ta nếu các bạn làm lộn xộn các con số này -- nếu tôi cho hiện lên 20 con số này rồi cho các bạn làm lộn xộn chúng, thì bất cứ thay đổi nhỏ nào cũng khiến vũ trụ biến mất. Vậy liệu chúng ta có thể giải thích 20 con số đó? Và lý thuyết dây gợi ý rằng 20 con số đó liên quan tới các chiều không gian khác. Để tôi chỉ cho bạn. Khi chúng ta nói về các chiều không gian khác nhau trong lý thuyết dây, nó không chỉ là một chiều không gian khác, như trong quan điểm cũ của Kaluza và Klein. Đây là những gì lý thuyết dây nói về các chiều không gian khác. Chúng gồm những dạng hình học đan xen dày đặc. Đây là ví dụ về mô phỏng Calabi - Yau -- cái tên không quá quan trọng. Nhưng như bạn có thể thấy, các chiều không gian thêm tự gấp lại và uốn vào nhau theo một cấu trúc hết sức thú vị. Và ý tưởng cho rằng nếu các chiều không gian khác trông như thế này, thì khung cảnh siêu vi của thế giới vật chất sẽ trông như thế này trên thang đo nhỏ nhất. Khi bạn vung tay, bạn sẽ di chuyển qua lại các chiều không gian này liên tục, Nhưng chúng quá nhỏ nên chúng ta không thể biết. Vậy đâu là ẩn ý vật lý, liên quan tới 20 con số này? Cân nhắc điều này. Nếu các bạn nhìn vào nhạc cụ, một cái kèn Pháp, lưu ý rằng sự dao động của các dòng không khí bị ảnh hưởng bởi hình dáng của nhạc cụ. Trong lý thuyết dây, các con số là thể hiện cách mà các dây dao động. Vậy cũng như những luồng khí đó bị ảnh hưởng vởi sự xoắn vặn của nhạc cụ, các sợi dây sẽ bị ảnh hưởng bởi các mẫu dao động hình học. Để tôi nối lại vài sợi dây trong câu chuyện. Và nếu bạn quan sát những dây nhỏ này dao động -- chúng sẽ ở đó sau 1 giây nữa -- ngay kia, chú ý rằng cách chúng dao động bị ảnh hưởng bởi dạng hình học của những chiều không gian này. Vì thế nếu chúng ta biết chính xác các chiều không gian trông như thế nào -- chúng ta chưa biết, nhưng nếu ta biết -- chúng ta có thể tính toán được các nốt có thể chơi được, hay các dang thù hình dao động. Và nếu chúng ta có thể tính toán các thù hình dao động tồn tại, chúng ta có thể tính được 20 con số kia. Và nếu câu trả lời thu được từ các phép tính trùng khớp với giá trị của các con số đó đã được định trước qua các thỉ nghiệm tỉ mỉ, chính xác, trong nhiều trường hợp đó có thể là giải thích cơ sở về cấu trúc của vũ trụ. Vấn đề thứ hai mà tôi muốn giải quyết đó là: làm thế nào để kiểm chứng về các chiều không gian này một cách trực tiếp hơn? Liệu đây chỉ là một cấu trúc toán học thú vị có thể giải thích một vài chi tiết chưa giải thích được của thế giới, hay chúng ta có thể thực chất kiểm chứng những chiều không gian này? Và chúng tôi nghĩ -- và nó, tôi nghĩ, rất thú vị -- rằng trong năm năm tới chúng ta sẽ có thế kiểm chứng sự tồn tại của những chiều không gian này. Đây là lý do. Tại CERN, Geneva, Thụy Sỹ, một chiếc máy đang được xây dựng, gọi là Large Hadron Collider. (máy va chạm hạt cơ bản) Đó là một chiêc máy phóng các phân tử qua một đường thông, theo hai hướng ngược nhau, với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Hầu như là các hạt phân tử sẽ được ngắm về phía nhau, nên sẽ có một vụ va chạm trực diện. Hy vọng là nếu vụ va chạm tạo đủ năng lượng, nó có thể phóng ra một vài mảnh vụn từ các chiều không gian của chúng ta, đẩy chúng vào các chiều không gian khác. Làm thế nào để chúng ta biết được điều đó? À, chúng tôi sẽ đo lượng năng lượng sau va chạm, rồi so sánh nó với lượng năng lượng ban đầu, và nếu có ít năng lượng hơn sau vụ va chạm, nó có thể là bằng chứng cho thấy năng lượng bị cuốn đi. Và nếu nó bị cuốn đi theo thù hình mà ta tính toán được, nó sẽ cho thấy rằng các chiều không gian khác là có tồn tại. Để tôi cho các bạn xem ý tưởng đó. Vậy hãy tưởng tượng chúng ta có một loại hạt gọi là graviton -- đó là loại mảnh vụn mà chúng ta hy vọng sẽ phóng ra nếu các chiều không gian khác có thật. Nhưng đây là cách tiến hành thí nghiệm. Bạn chọn các phân tử này. Bạn phóng chúng vào nhau. Bạn phóng chúng vào nhau, và nếu chúng ta đúng, một phần năng lượng của sự va chạm sẽ biến thành mảnh vụn và bay vào các chiều không gian khác. Vậy đây là loại thí nghiệm chúng ta sẽ cân nhắc trong 5, 7, 10 năm tới. Và nếu thì nghiệm này có kết quả, nếu chúng ta nhận thấy loại phân tử bị phóng ra bằng cách chú ý vào lượng năng lượng bị hụt trong các chiều không gian của chúng ta so với lúc chúng ta bắt đầu, nó sẽ cho thấy các chiều không gian khác là có thật. Và đối với tôi đây là một chuyện rất đáng kể, và một cơ hội đáng chú ý. Trở về thời Newton với không gian tuyệt đối -- không cung cấp gì ngoài một đấu trường, một sân khấu trong đó các sự kiện của vũ trụ xảy ra. Einstein đến và nói à, không gian và thời gian có thể uốn khúc, đó là lực hấp dẫn. Và bây giờ lý thuyết dây xuất hiện và nói, ừ, lực hấp dẫn, cơ học lượng tử, điện từ trường -- tất cả trong một. nhưng nếu vũ trụ có nhiều chiều không gian hơn những thứ chúng ta thấy. Và đây là một thí nghiệm có thể kiểm chứng chúng trong thời của mình. Khả năng đáng kinh ngạc. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Thông qua lịch sử, ta hiểu được cách ăn mặc của người Hy Lạp cổ, đời sống sinh hoạt của họ, cách họ đấu tranh... nhưng còn cách nghĩ của họ thì sao? Trong suy nghĩ thuần túy của chúng ta, những ý niệm sâu sắc nhất của con người khả năng tưởng tượng, nhận thức, ước mơ, từ xưa tới nay đều giống nhau. Một khả năng khác nữa là có lẽ những biến đổi xã hội định hình nền văn hóa đã thay đổi bản chất tư duy của con người. Có thể ý kiến của chúng ta mỗi người mỗi khác. Thật ra nó là vấn đề tranh cãi thuộc về triết học đã có từ lâu. Nhưng liệu khoa học có trả lời được câu hỏi này không? Ở đây, tôi muốn nói nếu chúng ta có thể tái hiện kiến trúc của một thành phố Hy Lạp cổ đại chỉ bằng vài viên gạch, thì những ghi chép về văn hóa cũng có bản chất như tài liệu khảo cổ, như hóa thạch về tư duy con người. Và thật ra, khi tiến hành phân tích tâm lý và ngôn ngữ trong vài cuốn sách cổ xưa nhất, vào thập niên 70, Julian Jaynes đã đề xuất một giả thuyết rất táo bạo và cấp tiến: khi nhìn những người sống cách đây chỉ 3000 năm, chúng ta thời nay sẽ gọi họ là bệnh nhân tâm thần phân liệt. Tuyên bố này được ông dựa trên sự thật: thế hệ người đầu tiên được tả lại trong những cuốn sách này đều cư xử một cách nhất quán, dù điều kiện văn hóa và địa lý khác nhau, cứ như họ đang lắng nghe và làm theo lời nói của ai đó mà họ tin là Chúa, hay các vị thần... mà ngày nay chúng ta gọi là ảo giác. Và phải bẵng đi một thời gian, họ mới hiểu ra chính bản thân họ là người tạo ra, cũng như sở hữu những giọng nói phát ra từ bên trong này. Và nhờ phát hiện này, họ có được sự chiêm nghiệm: là khả năng nghĩ về chính ý nghĩ của mình. Giả thuyết của Jaynes chính là, trạng thái có ý thức, theo cách hiểu đơn giản nhất của ta ngày nay, tại thời điểm chúng ta thấy mình làm chủ sự tồn tại của mình, là một tiến trình văn hóa còn khá mới. Học thuyết này khá tuyệt vời, nhưng lại có một vấn đề lớn nó được xây dựng chỉ trên vài thí nghiệm nhất định. Vậy câu hỏi đặt ra là: giả thuyết cho rằng sự suy nghiệm hình thành mới được 3000 trong lịch sử nhân loại này có thể được kiểm chứng một cách đa dạng và khách quan hay không. Và để giải quyết được câu hỏi này là cả một vấn đề. Không chỉ đơn giản theo kiểu vào một ngày đẹp trời Plato đã viết, "Chào, tôi là Plato đây, từ nay trở đi, tôi hoàn toàn sở hữu được ý thức nội quan." (Cười) Và chính điều này cho ta thấy bản chất của vấn đề là gì. Chúng ta cần thấy được bề nổi của một khái niệm chưa từng nói tới. Bản thân từ "chiêm nghiệm" không xuất hiện một lần nào trong những quyển sách chúng tôi muốn phân tích. Nên cách giải quyết chúng tôi nghĩ ra chính là tạo ra không gian từ. Đây là một không gian rất lớn chứa đựng mọi từ ngữ mà khoảng cách giữa hai từ khác nhau bất kỳ trong đó cũng thể hiện được mức độ giống nhau giữa chúng. Lấy ví dụ thế này, bạn sẽ thấy khoảng cách giữa "chó" và "mèo" là rất gần, nhưng cặp từ "bưởi" và "logarit" lại vô cùng xa nhau. Và điều này chắc chắn đúng với mọi cặp từ trong không gian đó. Và chúng ta có nhiều cách xây dựng không gian từ khác nhau. Cách trên cần tìm người có chuyên môn, cũng hơi giống với dò từ điển. Còn cách khác nữa, là tin vào một quan niệm đơn giản, nếu hai từ có liên quan nhau, chúng sẽ thường xuất hiện trong cùng một câu, cùng một đoạn văn, cùng một loại tài liệu, và chúng thường đứng chung một cách có chủ ý thay vì tình cờ. Và giả thuyết cơ bản này, phương pháp đơn giản này, khi sử dụng vài thủ thuật điện toán để "trị" một sự thật hóc búa: không gian của từ ngữ vô cùng phức tạp và đa chiều, cho kết quả khá hiệu quả. Và để cho bạn thấy sự hiệu quả của phương pháp này, đây là kết quả khi chúng tôi áp dụng nó để phân tích vài từ quen thuộc. Điều đầu tiên ta thấy chính là các từ tự động sắp xếp trên quan hệ ngữ nghĩa. Ở đây có họ từ trái cây, cơ quan trong cơ thể, bộ phận của máy vi tính, thuật ngữ khoa học, v.v... Thuật toán cũng nhận ra chúng tôi xếp từ theo thứ tự khái niệm. Ví dụ, nhóm từ thuật ngữ khoa học chia làm hai loại nhỏ là thuật ngữ thiên văn và thuật ngữ vật lý. Và có những thứ phân loại rất kĩ lưỡng. Ví dụ, từ "thiên văn học", hơi kì lạ khi nó nằm ở đó, nhưng đó mới là vị trí chính xác của nó: vừa thuộc nhóm từ khoa học, chỉ bản chất của nó, và bản thân nó lại vừa chứa đựng những thuật ngữ thiên văn khác. Và chúng ta có thể phân tích sâu hơn nữa. Thật ra, nếu nhìn vào đống từ này một lúc lâu, và vẽ ra đường đi ngẫu nhiên cho chúng, bạn sẽ cảm thấy như mình đang làm thơ vậy. Và cảm giác này một phần là do đi vào không gian từ này cũng như đi vào trường tư duy. Và điều cuối cùng thuật toán này cũng giúp trực giác của chúng ta biết được những từ và nhóm từ nào nên được chiêm nghiệm trước tiên. Ví dụ, những từ như "bản ngã", "tội lỗi", "lí do", "cảm xúc", quan hệ rất gần với "suy niệm", trong khi những từ khác chẳng hạn "đỏ", "bóng đá", "nến", "chuối", chúng cách xa nhau vô cùng. Một khi chúng ta đã dựng được không gian thì câu hỏi về lịch sử của quá trình suy niệm, hay lịch sử của bất cứ khái niệm nào những vấn đề trước đây có phần trừu tượng, mơ hồ giờ đây sẽ trở nên sáng tỏ, và khoa học định lượng sẽ có cơ hội đóng góp hơn. Chúng tôi chỉ việc lấy những gì được ghi lại trong sách, phân tích chúng bằng thuật toán, đem toàn bộ những từ này xếp theo quỹ đạo và chiếu chúng vào không gian, sau đó chúng tôi tự hỏi liệu có phải mất rất lâu để quỹ đạo này trở nên giống với khái niệm "suy niệm" của chúng ta hay không. Và nếu trả lời được, ta sẽ phân tích được lịch sử của suy niệm theo lối sống của Hy Lạp cổ đại, vì hiện giờ đó là tài liệu đáng tin nhất mà chúng tôi có. Vậy là chúng tôi lấy hết sách ra, xếp theo thứ tự thời gian và lấy những từ được dùng trong mỗi quyển chiếu vào không gian, rồi chúng tôi hỏi: mỗi từ trong đó ở gần dòng suy niệm tới đâu, và tính trung bình ra. Rồi chúng tôi tự hỏi có phải, càng về sau này thì những cuốn sách này có quan hệ càng gần với sự suy niệm hay không. Và đây đúng thật là cách sống của người Hy Lạp cổ. Nên bạn thấy đó, những quyển sách cổ nhất viết theo phong cách Homer rất ít tương đồng với những quyển mà chúng ta hiểu được. Nhưng chỉ bốn trăm năm TCN, sự tương đồng tăng lên rất nhanh và có khi lên tới năm lần đối với những quyển có niên đại gần với thời điểm mà khái niệm "suy niệm" ra đời. Và một trong những chuyện hay nhất chính là giờ đây, ta có thể hỏi liệu những điều này có còn đúng với những nền văn hóa khác. Và chúng tôi kiểm tra tương tự với văn hóa Judeo-Christian, và được kết quả gần giống vậy. Một lần nữa, cuốn Cựu Ước có rất ít sự tương đồng và sau đó sự tương đồng lại tăng nhanh trong cuốn Tân Ước. Và gần nhất trong sự suy niệm của chúng ta là cuốn "Sách Tự Thú của Thánh Augustine", khoảng 400 năm sau khi Chúa ra đời. Và điều này rất quan trọng vì thánh Augustine được công nhận bởi các học giả, nhà ngữ văn học, các sử gia, là một trong những người đặt nền móng cho "suy niệm". Thật ra, có người còn cho rằng ông là cha đẻ của tâm lý học hiện đại. Cho nên, thuật toán của chúng tôi, có đặc tính đa dạng, khách quan, và tất nhiên, cực kỳ nhạy: chỉ mất chưa tới một giây để đưa ra những kết luận quan trọng nhất cho tiến trình nghiên cứu lâu đời này. Và một phần nào đó, vẻ đẹp của khoa học giờ đây có thể được diễn giải và khái quát thông qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Và tương tự, chúng tôi tự hỏi con người biết ý thức từ bao giờ, có lẽ đó là câu hỏi khó nhất chúng ta có thể hỏi mình và không biết chừng nó sẽ đoán được phần nào tương lai của ta. Nói đúng hơn, liệu những gì ta nói hôm nay có thể là ngụ ý cho những gì ta sẽ nghĩ đến mấy ngày sau, mấy tháng sau, thậm chí vài năm sau này. Cũng như việc nhiều người trong chúng ta đeo máy cảm biến để đếm nhịp tim, nhịp thở, gen, với hy vọng sẽ phòng được bệnh tật, chúng ta cũng có thể tự hỏi, liệu việc phân tích và theo dõi lời nói, những gì ta viết trên mạng xã hội như twitter, email, có thể đoán trước những vấn đề sẽ xảy ra trong tư duy chúng ta. Và cùng với Guillermo Cecchi, người anh em chung nhóm dự án, chúng tôi đã tìm hiểu việc này. Chúng tôi đã phân tích đoạn ghi âm đoạn nói chuyện của 34 người những người có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt cao. Thế này, vào ngày thứ nhất, chúng tôi phân tích đoạn nói chuyện, sau đó chúng tôi xem thử đoạn nói chuyện đó có thể đoán được gì trong vòng ba năm tới, về khả năng người đó bị bệnh tâm thần. Nhưng dù đã hy vọng rất nhiều, chúng tôi vẫn thất bại liên tục. Vì ngữ nghĩa học không cung cấp đủ thông tin để thấy trước trật tự của tư duy trong tương lai. Nhưng như thế cũng được rồi, vì chúng tôi đã phân biệt được nhóm phân liệt và nhóm xuất chúng, đại loại như cách chúng tôi đã phân tích những văn bản cổ, nhưng không phải để đoán khả năng bệnh tâm thần nhé. Nhưng rồi chúng tôi phát hiện có lẽ điều quan trọng nhất không phải là họ nói cái gì, mà là cách họ diễn đạt. Cụ thể hơn, vấn đề không phải là từ vựng được sử dụng thuộc nhóm nào, mà chính là khoảng cách và tốc độ "nhảy" nghĩa giữa hai nhóm từ khác nhau. Và thế là chúng tôi nghĩ ra một giải pháp gọi là "tính mạch lạc về nghĩa", nó đánh giá độ nhất quán của bài nói về mặt chủ đề chung, và loại nghĩa của từng nhóm từ. Và kết quả là, trong 34 người này, thuật toán đánh giá độ mạch lạc về ngữ nghĩa có thể dự đoán chính xác tới 100% ai sẽ mắc bệnh tâm thần, và ai không. Và đây chính là thứ không bao giờ đạt được hay thậm chí là gần được khi sử dụng mọi thiết bị có trong phòng khám hiện giờ. Tôi cũng nhớ rất rõ ràng, trong lúc tôi thực hiện dự án này, lúc tôi ngồi trước máy tính, tôi thấy rất nhiều dòng trạng thái của Polo trên Twitter. Cậu ấy là học trò đầu tiên của tôi hồi còn dạy ở Buenos Aires, khi đó cậu ấy đang sống ở New York. Và tôi thấy gì đó trong mấy dòng Tweet của cậu ấy. Tôi không nói chính xác ra được, vì không có gì tường minh hết, nhưng tôi có linh cảm rõ rệt, một dự cảm mạnh mẽ nói rằng có gì không ổn rồi. Và khi tôi gọi ngay cho Polo, thì sự thật là, cậu ấy bị ốm. Và chính sự thật giản đơn này: thông qua việc cảm nhận ngôn từ, tôi có thể "đánh hơi" được cảm giác của cậu ấy. Dù rất đơn giản, nhưng cách này lại giúp ích rất nhiều. Điều tôi nói với bạn hôm nay chính là chúng ta càng ngày càng hiểu được làm thế nào để chuyển dự cảm, cái mà ai cũng có, cái mà chúng ta hay bàn tới, thành một dạng thuật toán. Một khi làm điều này, ta có thể thấy trước tinh thần của mình ở một trạng thái rất khác, dựa trên những phân tích khách quan, đa dạng và tự động về những điều mà chúng ta viết, những lời mà chúng ta nói. Cám ơn. (Vỗ tay) Giữa vùng ngực và bụng là nơi bạn sẽ tìm thấy một trong những cơ quan trọng nhất bạn không ngờ là mình có: cơ thắt thực quản dưới, hay còn gọi là LES. Khi hoạt động bình thường, vòng mô góp phần quan trọng trong việc ăn uống của chúng ta. Nhưng khi trục trặc, LES là nguyên nhân chính gây ra chứng ợ nóng - cảm giác nóng rát, đôi khi cảm thấy vị chua, co thắt ngực mà ta đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Chúng ta biết rằng con người đã chiến đấu với chứng ợ nóng từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay. Nhưng gần đây, tỷ lệ mắc bệnh này đã tăng lên đáng kể, và phổ biến trên toàn thế giới. Khi các triệu chứng của ợ nóng trở nên thường xuyên và mãnh liệt hơn - hai lần một tuần hoặc mỗi tuần - thì nó được chuẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, hay còn gọi là GERD. Nhưng nguyên nhân gây bệnh là gì, và làm thế nào để chữa khỏi? Ợ nóng bắt đầu tại khu vực được gọi là đoạn nối giữa dạ dày thực quản nơi cơ thắt thực quản dưới lưu trú. Các cơ vòng này được điều hòa bởi một hệ thống các dây thần kinh phức tạp kết nối với não bộ, tim và phổi. Thức ăn sau khi đi từ thực quản vào dạ dày. Nhiệm vụ của cơ này là ngăn không cho thức ăn trào ngược lên. Cơ này co thắt, siết chặt lối vào dạ dày và tạo nên vùng áp suất cao ngăn ngừa axit trong dạ dày thấm ra ngoài. Nhưng nếu cơ này giãn ra sai thời điểm hoặc dần suy yếu, nó sẽ trở thành một cái nắp đậy hỏng, khiến cho áp suất ở khu vực này bị giảm, làm cho axit trong dạ dày- thậm chí, là thức ăn trào lên thực quản, đôi khi xa hơn, tới miệng. Nguyên nhân của sự việc này từ lâu được cho là do chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm như caffeine và bạc hà có chứa các thành phần có thể gây ra sự giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến nó mất khả năng làm việc. Các loại thực phẩm có tính axit khác, như cam quýt và cà chua, có thể làm trầm trọng thêm sự kích thích thực quản khi chúng rửa trôi axit dạ dày. Đồ uống có ga cũng vậy, tạo ra bong bóng trong dạ dày, buộc van phải mở. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện thức ăn không phải là nguyên nhân duy nhất. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, vì nicotin trong thuốc lá làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Uống rượu quá nhiều cũng có thể gây ra tác động tương tự. Phụ nữ mang thai cũng thường bị ợ nóng nhiều hơn, do áp lực của bào thai đè lên trên dạ dày và cả sự thay đổi hormone trong cơ thể. Béo phì có thể gây ra chứng thoát vị gây rối loạn rào cản chống trào ngược, vốn giúp bảo vệ ta khỏi chứng ợ nóng. Nhiều loại thuốc, kể cả thuốc hen suyễn, cao huyết áp, thuốc ngừa thai, và trầm cảm cũng có thể gây ra các tác dụng ngoài ý muốn lên cơ này. Một cơn ợ nóng không phải là điều đáng lo ngại. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, nó có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, theo thời gian, khiến càng nhiều axit thoát ra ngoài. Và nếu không điều trị kịp thời, có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo thời gian, một lượng axit không đổi rò rỉ do chứng ợ nóng có thể tạo thành mô sẹo, thu hẹp ống thực quản, làm khó nuốt thức ăn hơn. Sự trào ngược cũng có thể làm hỏng các tế bào lót thực quản - tạo nên một chứng hiếm gặp gọi là Barrett thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. May thay, ta có thể dễ dàng điều trị ợ nóng bằng các loại thuốc giúp trung hòa hoặc giảm axit dạ dày. Trong trường hợp bệnh nặng, một số người chọn phẫu thuật để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới, làm giảm thiểu cơn đau. Nhưng ta có thể chữa khỏi bệnh, trước khi đến mức đó. Giảm tiêu thụ một số loại thực phẩm, không hút thuốc và duy trì cân nặng lý tưởng đều làm giảm đáng kể sự trào ngược. Với sự chăm sóc đúng đắn, ta có thể giúp cơ thắt thực quản dưới giữ lại các chất hóa học cần thiết trong dạ dày và tránh được cảm giác nóng rát. Tôi nghĩ rằng sứ mệnh cuộc đời tôi là truyền tải sự cấp bách của biến đổi khí hậu qua những tác phẩm của mình, Tôi từng tới Bắc Cực để phác hoạ câu chuyện đang dần được hé lộ về băng tan, và về phía Nam tới xích đạo để thu thập tài liệu về hậu quả nước biển dâng. Gần đây nhất, tôi đi thăm bờ biển băng giá ở Greenland và quần đảo nằm rất thấp so với mực nước biển ở Maldives, kết nối hai vùng miền có vẻ không liên quan đến nhau nhưng đều đang gặp nguy hiểm như nhau trên hành tinh chúng ta. Những bức tranh của tôi khám phá những khoảnh khắc chuyển giao, đầy biến động và bình yên của phong cảnh làm cho người xem có thể kết nối cảm xúc với một nơi bạn có thể không bao giờ có cơ hội tới thăm. Tôi chọn việc truyền tải vẻ đẹp của những nơi này thay vì sự tàn phá. Nếu bạn có thể cảm nhận được sự hùng vĩ của những phong cảnh đó, có lẽ bạn sẽ có động lực để bảo vệ và gìn giữ chúng. Tâm lý học chỉ ra rằng chúng ta hành động và quyết định dựa vào trên hết là cảm xúc của chính mình. Và nghiên cứu đã chứng minh rằng nghệ thuật ảnh hưởng tới cảm xúc một cách mạnh mẽ hơn so với một bản tin đáng sợ. Các chuyên gia dự đoán băng sẽ sớm tan hết vào năm 2020. Và mực nước biển sẽ dâng lên từ 2 đến 10 feet (0.6 đến 3 m) vào trước cuối thế kỷ này. Tôi đã cống hiến cả sự nghiệp mình để phác hoạ rõ nét những dự đoán này bằng một phương tiện gần gũi, có thể làm chúng ta động lòng theo cách mà những con số thống kê không làm được. Hành trình của tôi bắt đầu với việc đi tới những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khi hậu. Tại những nơi đó, tôi chụp hàng nghìn tấm ảnh. Khi về phòng tranh, tôi vẽ từ ký ức về trải nghiệm của mình và những tấm ảnh, tạo nên những tác phẩm với kích thước lớn đôi khi có chiều rộng tới hơn 10 feet. Tôi vẽ bằng sáp mềm, tuy khô như chì than nhưng có màu sắc rất sống động. Tôi gọi tác phẩm của tôi là bức vẽ, nhưng người khác lại gọi là bức tranh Tôi thì thấy rùng mình, khi họ gọi tôi là "hoạ sĩ tô màu bằng ngón tay." (Cười) Nhưng tôi không sử dụng bất kì công cụ nào và tôi luôn dùng ngón tay và lòng bàn tay mình để thao tác với các sắc tố trên giấy. Vẽ là một hình thức thiền định đối với tôi Nó giúp tâm hồn tôi yên bình Tôi không coi những gì tôi đang vẽ là băng hay nước. Thay vào đó, hình ảnh được rút gọn đến mức có hình thức cơ bản nhất về màu sắc và hình dạng . Khi tác phẩm đã hoàn chỉnh, tôi mới có thể trải nghiệm mọi thứ một cách đồng bộ, như một tảng băng trôi nổi trên mặt nước thủy tinh, hay một đỉnh sóng với bọt biển Trung bình, để vẽ một bức cỡ này, tôi mất khoảng, như các bạn thấy đấy, 10 giây. (Cười) (Vỗ tay) Thật ra, đúng hơn là 200 - 250 tiếng cho một bức với kích thước đó. Nhưng thật ra tôi đã vẽ từ khi tôi có thể cầm một cây bút màu. Mẹ tôi là họa sĩ, và khi tôi lớn lên, chúng tôi luôn có đồ để vẽ tranh khắp nơi trong nhà. Mẹ tôi có tình yêu đặc biệt với nhiếp ảnh điều đó đã đưa bà ấy đến những mảnh đất xa xôi nhất, và gia đình tôi và tôi đã thực sự có đủ may mắn để tham gia và ủng hộ bà trong những cuộc hành trình này. Chúng tôi cưỡi lạc đà ở Bắc Phi và ngồi trên xe trượt tuyết chó gần Bắc Cực. Vào tháng Tám năm 2012, Tôi đã dẫn đoàn thám hiểm đầu tiên của tôi tham gia một nhóm các nghệ sĩ và học giả lên bờ biển phía tây bắc của Greenland. Mẹ tôi đáng lẽ phải dẫn chuyến đi này. Mẹ tôi và tôi đang trong giai đoạn lập kế hoạch, vì chúng tôi đã có ý định đi cùng nhau, thì bà được chuẩn đoán bị u não. Căn bệnh ung thư đã nhanh chóng lan ra cơ thể và tâm trí của bà, và bà đã qua đời sáu tháng sau đó. Trong những tháng bà mang bệnh tâm huyết của bà với chuyến thám hiểm không hề thay đổi, và tôi đã hứa sẽ hoàn thành mong ước đó của bà. Niềm đam mê của mẹ tôi đối với Bắc Cực vang vọng qua trải nghiệm của tôi ở Greenland, và tôi cảm thấy được sức mạnh cũng như sự mong manh của cảnh quan. Kích thước tuyệt đối của tảng băng trôi thật khiêm nhường. Các cánh đồng băng sống động với những chuyển động và âm thanh theo một cách tôi không hề mong đợi. Tôi mở rộng quy mô của tác phẩm của mình để mang tới cho bạn cảm giác choáng ngợp mà tôi đã trải qua. Tuy nhiên, trong khi sự hùng vĩ của băng là điều hiển nhiên, nó cũng rất dễ bị tổn thương . Từ thuyền của chúng tôi, Tôi có thể nhìn thấy nước đá tan chảy dưới ánh mặt trời ấm áp trái mùa. Chúng tôi đã có dịp đến thăm nhiều cộng đồng người Inuit ở Greenland mà bây giờ phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Những người dân bản địa nói với tôi các khu vực rộng lớn của biển băng đã không còn đóng băng như ngày trước. Và không có băng, việc săn bắn của họ và thu hoạch đang giảm nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống và sự tồn tại của họ Các sông băng tan chảy ở Greenland là một trong những nhân tố lớn nhất góp phần tăng mực nước biển, mà đã bắt đầu nhấn chìm một số hòn đảo thấp nhất của thế giới . Một năm sau khi chuyến đi của tôi đến Greenland, Tôi đến thăm Maldives, đất nước thấp nhất và bằng phẳng nhất thế giới Trong khi tôi ở đó, tôi thu thập được hình ảnh và cảm hứng cho một sáng tạo mới của công việc: bản vẽ của sóng vỗ trên bờ biển của một quốc gia mà có thể hoàn toàn bị nhấn chìm trong thế kỉ này. Các sự kiện khủng khiếp xảy ra mỗi ngày trên quy mô toàn cầu và cá nhân. Khi tôi ở Greenland, Tôi thả tro của mẹ tôi giữa các băng tan chảy. Bây giờ bà ấy trở thành một phần của cảnh quan bà ấy đã yêu rất nhiều, ngay cả khi nó cũng biến đổi và ở một dạng mới. Trong số nhiều quà tặng mẹ tôi đã cho tôi là khả năng tập trung vào mặt tích cực, chứ không phải tiêu cực. Những bức vẽ của tôi ca tụng vẻ đẹp của những cảnh quan đang dần mất đi. Tôi hy vọng chúng sẽ là minh chứng cho cảnh quan tuyệt đẹp đang biến đổi, ghi lại quá trình chuyển đổi và tạo cảm hứng cho cộng đồng toàn cầu để hành động vì tương lai. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Các bạn thấy gì? Hầu hết mọi người thấy một tiệm cắt tóc Nhưng tôi lại thấy một cơ hội một cơ hội cho sức khỏe Một cơ hội cho sự công bằng về sức khỏe Với những người đàn ông da đen, tiệm cắt tóc không chỉ là nơi mà bạn có thể cắt tóc hoặc cạo râu Không, nó còn có ý nghĩa hơn rất nhiều Về mặt lịch sử, tiệm cắt tóc là một nơi an toàn cho những người đàn ông da đen Đó là nơi chúng tôi tìm thấy tình bạn, sự gắn kết và khuây khỏa Là nơi giúp chúng tôi thoát khỏi sự căng thẳng của công việc cực nhọc và đôi khi là cuộc sống gia đình Là nơi chúng tôi không cần phải lo lắng về cách mà thế giới bên ngoài nhìn nhận chúng tôi Là nơi chúng tôi không cảm thấy bị đe dọa hay làm ảnh hưởng đến ai Là nơi của sự trung thành và tin tưởng Bởi vậy, Đó là một trong số ít nơi chúng tôi có thể mạnh dạn khi là chính mình và chỉ nói chuyện Những cuộc nói chuyện như vậy là điều cốt lõi ở những tiệm cắt tóc của người da đen Tôi nhớ những lần tới tiệm cắt tóc với cha tôi khi còn nhỏ Cứ vào thứ bảy cách tuần chúng tôi đến tiệm cắt tóc của bác Mike Và đều đặn như vậy, một nhóm người cũng ở đó mỗi lần chúng tôi tới, hoặc ngồi chờ thợ cắt tóc ưa thích của họ hoặc chỉ để tận hưởng không khí nơi đây Tôi nhớ những lời chào vui vẻ, nồng nhiệt chào đón chúng tôi mỗi lần chúng tôi tới đây “Chào Rev”, họ thường nói vậy với bố tôi Ông là một mục sư, và họ chào đón ông như một người nổi tiếng "Chào anh bạn trẻ, cháu thế nào?" họ nói với tôi, khiến tôi cảm thấy thật đặc biệt Chủ đề của những cuộc trò chuyện khá rộng Những người đàn ông hay nói về chính trị, thể thao, âm nhạc tin tức thế giới, tin tức trong nước, tin tức ở khu phố họ sống Cũng có vài câu chuyện về phụ nữ và mọi việc ra sao khi là một người đàn ông da đen ở Mỹ Họ cũng trò chuyện về chủ đề sức khỏe nhiều lần Những cuộc nói chuyện về sức khỏe thường dài và sâu sắc Họ thường kể lại những khuyến nghị của bác sĩ như cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hoặc ăn ít đồ rán hơn hoặc ngừng hút thuốc hoặc giảm thiểu căng thẳng Họ nói về những cách khác nhau giúp bạn giảm căng thẳng như đơn giản hóa đời sống tình yêu (Cười) tất cả những cách điều trị huyết áp cao Có rất nhiều câu chuyện về huyết áp cao ở tiệm cắt tóc Bởi vì gần 40% đàn ông da đen gặp vấn đề đó Nghĩa là hầu như mọi người đàn ông da đen hoặc bị huyết áp cao hoặc biết một người khác gặp vấn đề đó Đôi khi, những cuộc trò chuyện ở tiệm cắt tóc nói về hậu quả khi bệnh huyết áp cao không được quan tâm đầy đủ "Ông nghe chuyện Jimmy chưa? Ông ấy mới bị đột quỵ" "Ông nghe chuyện Eddie chưa? " Ông ấy mới mất tuần trước Một cơn đau tim Ông ấy 50 tuổi." Đàn ông da đen tử vong vì huyết áp cao nhiều hơn các nguyên nhân khác, dù cho hàng thập kỷ tiến bộ về y tế và khoa học đã chứng minh tử vong do huyết áp cao có thể tránh được bằng sự chẩn đoán kịp thời và phương pháp điều trị thích hợp Vậy tại sao huyết áp cao nguy hiểm một cách khác thường đối với đàn ông da đen? Vì bệnh huyết áp cao thường không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, một phần bởi vì sự thiếu tham gia của chúng tôi vào hệ thống y tế cơ bản Những người đàn ông da đen, đặc biệt là những người bị huyết áp cao, thường ít được chăm sóc sức khỏe cơ bản hơn những nhóm khác Nhưng tại sao vậy? Một số nghiên cứu mới đây của chúng tôi về vấn đề sức khỏe, tiết lộ rằng đối với nhiều người, phòng khám làm liên tưởng tới sự sợ hãi, sự hoài nghi, thiếu tôn trọng, và khó chịu không cần thiết Phòng khám chỉ là nơi bạn đến khi cảm thấy không được khỏe Và khi bạn tới đó, có thể bạn phải đợi hàng giờ mà không được cung cấp thông tin và được đánh giá bởi những bác sĩ thiếu cảm xúc người chỉ dành cho bạn 10 phút và không coi trọng cuộc trò chuyện Vì vậy không có gì lạ khi một vài người không muốn bị làm phiền và nhìn chung là không muốn đi khám bệnh, đặc biệt nếu họ thấy sức khỏe mình vẫn ổn Nhưng ở đây xảy ra vấn đề Bạn có thể vẫn cảm thấy ổn trong khi bệnh huyết áp cao tàn phá các cơ quan quan trọng nhất của bạn Đây là Denny Moe, chủ tiệm cắt tóc Denny Moe's Superstar ở Harlem Thật may mắn vì Denny là thợ cắt tóc của tôi trong tám năm qua Một lần, anh ấy nói với tôi Này Doc, anh biết không, rất nhiều đàn ông da đen tin thợ cắt tóc của họ còn hơn là tin vào bác sĩ Điều đó khiến tôi ngạc nhiên, lúc đầu, nhưng không quá nhiều nếu bạn nghĩ về nó Đàn ông da đen thường gắn bó với thợ cắt tóc của họ trung bình như thời gian giữa tôi và Denny khoảng 8 năm Và cứ cách hai tuần, đàn ông da đen lại đi cắt tóc một lần Không chỉ tin tưởng thợ cắt tóc vào vẻ ngoài hay kiểu tóc họ tạo nên, mà bạn còn tin tưởng chia sẻ những chuyện bí mật và đôi khi là đời tư của mình Denny, giống như những thợ cắt tóc khác, anh ấy còn hơn cả một nghệ sĩ, một doanh nhân và một người bạn tâm giao Anh ấy là một nhà lãnh đạo, người ủng hộ nhiệt tình vì hạnh phúc của cộng đồng Lần đầu tiên tôi đến tiệm cắt tóc của Denny, anh ấy không chỉ đang cắt tóc mà còn lên kế hoạch cho cuộc vận động tranh cử thể hiện quan điểm với khách hàng và cộng đồng của mình Với sự tuyên truyền tích cực, và hoạt động đầu tư cộng đồng, tiêu biểu cho các tiệm cắt tóc người da đen, dĩ nhiên, tiệm cắt tóc như vậy là một nơi hoàn hảo để chia sẻ về bệnh huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác trong cộng đồng Trước hết, tiệm cắt tóc không phải là một cơ sở y tế, nên không gây ra tâm lý tiêu cực mà cơ sở y tế mang lại. Khi bạn ở trong một tiệm cắt tóc, bạn đang ở trong phạm vi của mình, giữa những người bạn chia sẻ quá trình của bạn, những trắc trở và nguy cơ sức khỏe của bạn Thứ hai, bởi tiệm cắt tóc là nơi kết nối, nơi của sự gắn bó và tin tường, nên đó là nơi bạn cởi mở hơn để trò chuyện về vấn đề sức khỏe và đặc biệt là bệnh huyết áp cao Cuối cùng, các cuộc nói chuyện về huyết áp cao có đủ yếu tố làm nên cuộc nói chuyện tuyệt vời: sự căng thẳng và huyết áp cao, thực phẩm và huyết áp cao, các mối quan hệ và huyết áp cao, Và mọi việc ra sao khi là một người đàn ông da đen ở Mỹ cùng với huyết áp cao Nhưng bạn có thể làm nhiều hơn là chỉ nói về bệnh huyết áp cao trong tiệm cắt tóc Bạn có thể hành động cụ thể Ở đây chúng tôi có cơ hội hợp tác với Denny Moe và trao quyền cho cộng đồng giải quyết những bất bình đẳng về sức khỏe mà duy nhất ảnh hưởng đến Khi việc khám sàng lọc huyết áp cao mở rộng từ các phòng khám, bệnh viện tới cộng đồng vào những năm 1960 và 70, những bác sĩ người da đen như tiến sĩ Eli Saunders ở Baltimore và tiến sĩ Keith Ferdinand ở New Orleans đã đi đầu trong việc đưa nâng cao sức khỏe đến các trung tâm cộng đồng trong khu dân cư người da đen Những người tiên phong này đã mở đường cho hành trình chuyên sâu của tôi với những tiệm cắt tóc và vấn đề sức khỏe, bắt đầu tại trường y ở Chicago Dự án nghiên cứu đầu tiên mà tôi tiến hành khi là sinh viên y khoa nhằm giúp thiết lập những can thiệp y tế mà những người đàn ông da đen quan tâm Chúng tôi đã tiến hành trên khoảng mười hai nhóm mục tiêu những người đàn ông da đen có những điểm giống nhau, và biết được rằng đối với họ, cảm giác khỏe mạnh là được mọi người nhận thấy là khỏe mạnh cũng như là họ cảm thấy thực sự khỏe mạnh, và cảm thấy khỏe mạnh liên quan mật thiết đến vẻ ngoài ổn Công việc này đã dẫn đến sự phát triển của dự án Brotherhood, một phòng khám cộng đồng do tiến sĩ Eric Whitaker sáng lập cung cấp dịch vụ y tế dành riêng cho đàn ông da đen Một phần của dịch vụ này bao gồm việc cắt tóc tại chỗ như phần thưởng cho những người đến chăm sóc sức khỏe với một mái tóc được cắt miễn phí, để cho họ biết rằng chúng tôi cũng đánh giá cao vẻ ngoài của họ cũng như cảm nhận của họ, và điều gì quan trọng với họ cũng quan trọng với chúng tôi Nhưng trong khi chỉ có một dự án Brotherhood thì lại có hàng nghìn tiệm cắt tóc người da đen là nơi giao thoa giữa sức khỏe và việc cắt tóc Điểm dừng chân tiếp theo trong hành trình của tôi là Dallas, Texas, là nơi chúng tôi biết rằng các thợ cắt tóc không chỉ sẵn sàng mà hoàn toàn có thể tham gia vào việc cung cấp dịch vụ y tế cần thiết để cải thiện sức khỏe của khách hàng và cộng đồng của họ Chúng tôi đã hợp tác với một nhóm thợ cắt tóc người da đen tuyệt vời và dạy họ cách đo huyết áp cách tư vấn khách hàng và giới thiệu họ đến gặp bác sĩ giúp kiểm soát huyết áp cao Những người này không chỉ sẵn sàng làm mà còn làm rất tốt Trong khoảng thời gian 3 năm, các thợ cắt tóc đã đo được hàng nghìn trường hợp huyết áp cao giới thiệu hàng trăm người đàn ông da đen đến gặp các bác sĩ để nhận được chăm sóc y tế cho bệnh huyết áp cao của họ Quan hệ đối tác giữa bác sĩ và thợ cắt tóc làm tăng 20% số lượng đàn ông có thể đạt được mức huyết áp mục tiêu và trung bình giảm 3 điểm trong lượng huyết áp ở mỗi người tham gia Nếu suy luận rằng ba điểm giảm đối với mỗi người đàn ông da đen bị huyết áp cao ở Mỹ, chúng tôi sẽ ngăn ngừa được 800 người tử vong do đau tim, 500 do đột quỵ và 900 người tử vong do huyết áp cao chỉ trong một năm Trải nghiệm của chúng tôi với các tiệm cắt tóc không khác gì khi ở New York, nơi cuộc hành trình dẫn đường cho tôi Với một đội trợ lý nghiên cứu đa dạng đáng kinh ngạc, nhân viên y tế cộng đồng và các tình nguyện viên, chúng tôi đã có thể hợp tác với hơn 200 tiệm cắt tóc và cộng đồng đáng tin cậy khác để đạt số lượng trên 7,000 người đàn ông da đen ở độ tuổi lớn hơn Và chúng tôi khám sàng lọc và tư vấn về bệnh huyết áp cao cho mỗi người trong số họ Nhờ có Denny Moe và vô số những thợ cắt tóc khác và những nhà lãnh đạo cộng đồng đã chia sẻ triển vọng cơ hội và sự trao quyền để tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng của họ chúng tôi không chỉ có thể làm giảm lượng huyết áp ở những người tham gia, mà còn có thể tác động đến những chỉ số sức khỏe khác Vậy bạn nhìn thấy điều gì? Tiệm cắt tóc của bạn là gì? Đâu là nơi dành cho bạn, nơi mọi người bị ảnh hưởng bởi một vấn đề duy nhất có thể tìm ra một giải pháp duy nhất? Khi tìm thấy nơi đó, bạn sẽ thấy cơ hội Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi là lính thủy đánh bộ của Đại đội Vũ khí 1/1 thuộc trung đội 81 đóng ở Camp Pendleton, California. Oorah! Khán giả: Oorah! (Tiếng cười) Tôi nhập ngũ một vài tháng sau vụ 11/9, và cảm thấy giống như tất cả mọi người vào thời điểm ấy, tràn đầy lòng yêu nước, sự căm hờn và ước muốn làm một điều gì đó và thực tế là lúc đó tôi chẳng có việc gì để làm cả. Tôi chỉ mới 17, vừa tôt nghiệp cấp 3 vào mùa hè trước đó, sống ở căn phòng phía sau căn nhà của bố mẹ tôi trong một thị trấn nhỏ nơi tôi lớn lên ở phía bắc Indiana gọi là Mishawaka Tôi có thể đánh vần từ đó cho ai có hứng thú nghe (Tiếng cười) Mishawaka có rất nhiều điều hay ho nhưng không phải là một trung tâm văn hóa bởi vậy tiếp xúc của tôi với phim ảnh giới hạn trong những vở kịch tôi đóng hồi cấp 3 và các hiệu Phim Bom Tấn, mong cô ấy yên nghỉ (Tiếng cười) Tôi nghiêm túc về diễn xuất tới mức tôi đã tham gia thử giọng cho Julliard hồi học lớp 12 rồi bị đánh trượt, không muốn học lên tiếp, tôi không nộp đơn vào đâu cả, đó là lựa chọn sáng suốt. Tôi cũng thất bại khi thử trải nghiệm nghề diễn ở LA như tôi thường được nghe, về những diễn viên tới LA, chỉ với 7 đô la tìm kiếm công việc và sự thành công. Tôi đã đi tới tận Amarillo, Texas trước khi xe của tôi bị hỏng. Tôi dùng hết số tiền tôi có để sửa nó cuối cùng tới được Santa Monica còn chưa tới LA ở lại đó 48 giờ, chỉ lang thang trên bãi biển quay trở lại xe, về nhà. kết thúc sự nghiệp diễn xuất. (Tiếng cười) 17 tuổi, Mishawaka ... nhà của bố mẹ, trả tiền thuê nhà, bán máy hút bụi ... bán hàng qua điện thoại, cắt cỏ quanh khu hội chợ 4-H. đó là thế giới của tôi cho đến tháng 9, 2001. Sau ngày 11 đó, tôi cảm thấy tràn đầy ý thức về nghĩa vụ, và cảm thấy bực bội nói chung với bản thân với cha mẹ, chính phủ; không có sự tự tin, không công việc đáng tôn trọng với cái xe nhỏ xíu cà tàng mà tôi lái đến California rồi trở về Tôi gia nhập và thích là một lính thủy đánh bộ. Đó là một trong những điều tự hào nhất trong cuộc đời tôi. Sử dụng vũ khí rất hay, cảm giác lái và kích nổ những thứ đắt đỏ rất tuyệt. nhưng tôi nhận ra điều làm tôi yêu thích nhất điều mà tôi ít trông đợi nhất khi gia nhập chính là con người những gã cực dị - một đám đủ loại tính cách hỗn tạp từ khắp nơi trên đất Mỹ trên bề nổi thì tôi chẳng có gì chung cả. Và theo thời gian, những sự bất cần chính trị và cá nhân đưa tôi đến với quân đội đều tan biến, và với tôi, quân đội đồng nghĩa với bạn bè Và sau đó, khi phục vụ được một vài năm vài tháng trước khi được điều tới Iraq, Tôi bị trật khớp xương ức trong một tai nạn xe đạp leo núi và bị chăm sóc y tế cách ly. Những người không ở trong quân đội sẽ cảm thấy khó hiểu, nhưng không được điều động tới Iraq hoặc Afghanistan làm cõi lòng tôi tan nát. Tôi nhớ rất rõ ràng việc mình rời khỏi bệnh viện trên một cái cáng và toàn bộ tiểu đội đợi ở bên ngoài để chắc chắn rằng tôi ổn Sau đó, đột nhiên tôi trở thành dân thường lần nữa. Tôi biết tôi muốn thử diễn xuất lần nữa, bởi vì - đây là ý kiến cá nhân tôi - Tôi nghĩ vấn đề của dân thường thì quá nhỏ so với quân đội. ý tôi là bạn có thể than phiền gì nữa chứ? "Trời nóng quá. Ai đó nên bật điều hòa lên đi chứ." "Xếp hàng mua cafe thật quá lâu." Tôi từng là thủy quân. Tôi biết cách tồn tại Tôi sẽ đến NY để trở thành diễn vên Nếu không suôn sẻ, Tôi sẽ sống ở công viên và ăn rác qua ngày sau tiệm Panera Bread Tôi lại thử giọng cho Julliard và lần này tôi may mắn được vào Nhưng tôi bị bất ngờ bởi sự phức tạp khi chuyển đổi từ quân đội qua đời thường Và tôi khá là khỏe mạnh; Tôi không nghĩ mình thích ứng được với thay đổi với tổn thương thể chất và tinh thần Nhưng dù sao, điều đó vẫn rất khó. Một phần vì tôi học trường diễn xuất -- tôi không thể biện minh cho việc tới lớp ngữ âm và ngôn luận, ném quả bóng năng lượng tưởng tượng về phía cuối lớp, tập diễn để tìm lại chính mình -- (Tiếng cười) khi bạn bè đang phục vụ quân đội ở nước ngoài không có tôi những cũng có thể vì tôi không biết làm sao để áp dụng những điều tôi học trong quân ngũ vào cuộc sống. Ý tôi là về cả mặt thực tế lẫn tình cảm. Thực tế, tôi phải có việc làm. Và tôi là một lính thủy đánh bộ. quen với việc bắn súng tự động và súng cối Không có nhiều chỗ trên thế giới để áp dụng những kĩ năng này vào. Về mặt tinh thần, tôi vật lộn tìm ý nghĩa cuộc sống. Trong quân đội, mọi thứ đều có ý nghĩa. Mọi việc bạn làm hoặc ngập trong truyền thống hoặc có ý nghĩa thiết thực Bạn không thể hút thuốc vì bạn không muốn làm lộ vị trí của mình. Bạn không chạm vào mặt vì bạn phải duy trì một mức độ sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Nhìn thẳng khi "Colors" vang lên, thể hiện sự tôn trọng với người đi trước. Đi thế này, nói thế này cũng vì như vậy. Đồng phục của bạn được giữ đến từng cm. Bạn tuân thủ những quy tắc đó ra sao thể hiện bạn là loại Lính thủy nào Thứ hạng của bạn cho thấy thành tích và sự tôn trọng bạn dành được. Đời thường thì không có thứ hạng. Ở đây bạn chỉ là một thân thể, tôi thấy phải liên tục chứng minh bản thân lần nữa. Và sự tôn trọng người ta dành cho tôi khi còn mặc quân phục không tồn tại khi tôi không mặc nó Tôi không cảm nhận được ... một ý thức cộng đồng nào, trong khi ở quân đội, tôi cảm nhận được dạng ý thức này. Có bao nhiêu lần trong cuộc đời bạn rơi vào cảnh cận kề cái chết cùng với bạn mình và họ liên tục chứng minh rằng họ sẽ không bỏ rơi bạn. Trong khi đó, tại trường học diễn xuất... (Tiếng cười) Lần đầu tiên, tôi thật sự, nhận ra là các nhà viết kịch nhân vật và vở kịch không liên quan gì tới quân đội, nhưng lại mô tả được kinh nghiệm quân ngũ của tôi bằng một cách mà trước đây tôi không thể diễn tả được. Và tôi cảm thấy bản thân trở nên bớt hung hăng vì lần đầu tiên tôi có khả năng diễn đạt cảm xúc bằng ngôn từ và nhận ra nó giá trị như thế nào. Và khi tôi nhớ lại thời gian mình ở quân ngũ, tôi không nghĩ ngay về các cuộc diễn tập, về sự kỉ luật hay sự đau đớn; mà là những khoảnh khắc đầy tình người, những xúc cảm tuyệt vời: bạn bè nghỉ không phép vì họ nhớ gia đình, bạn bè ly dị, cùng nhau buồn đau, cùng nhau chúc mừng, tất cả đều trong bối cảnh của quân đội. Tôi thấy bạn bè vật lộn trong những hoàn cảnh đó và tôi thấy những lo âu hiện lên trong họ và tôi, không thể diễn tả cảm giác của chúng tôi về điều đó. Quân đội và sân khấu thật ra rất giống nhau. Bạn thấy một nhóm người cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ lớn lao hơn bản thân họ; không phải vì bạn. Bạn có một vai trò, bạn phải biết vai trò của mình trong đội. Mỗi đội đều có một thủ lĩnh hay đạo diễn; đôi khi họ rất thông mình, đôi khi thì không. Bạn buộc phải trở nên thân thiết với người xa lạ trong một thời gian ngắn; kỉ luật cá nhân, tự chăm sóc bản thân mình Tôi nghĩ, tuyệt làm sao khi tạo ra một không gian kết hợp hai thế giới tưởng chừng khác nhau này, mang tới sự hứng thú cho một nhóm người mà, nếu nhắc tới nghề của họ, có thể suy nghĩ nhiều hơn về một vấn đề hơn là những sự kiện phải-vui mà tôi nhớ bị bắt tham dự hồi ở quân ngũ (Tiếng cười) những sự kiện đều có ý tốt nhưng hơi phản cảm, như "Một buổi hẹn hò với hoạt náo viên San Diego Chargers bạn trả lời một câu hỏi về văn hóa pop, và nếu trả lời đúng bạn có một buổi hẹn là một buổi đi dạo có hộ tống ở boong diễn hành với một hoạt náo viên đã có chồng và đang có bầu -- (Tiếng cười) Tôi không có ý gì cả, tôi thích hoạt náo viên. Vấn đề là, sẽ thật tuyệt nếu sân khấu được trình bày qua các nhân vật dễ liên tưởng mà không tỏ ra coi thường. Nên chúng tôi lập nhóm phi lợi nhuận Nghệ thuật trong Quân đội trong nỗ lực của chúng tôi, cố gắng kết nối hai cộng đồng tưởng chừng khác biệt này. Chúng tôi chọn vở kịch hay đoạn thoại từ kịch Mỹ đương đại đa dạng trong độ tuổi và sắc tộc như chính khán giả trong quân ngũ, lấy một nhóm diễn viên kịch tài năng, trang bị cho họ những lời thoại ý nghĩa giữ giá trị sản xuất thấp nhất có thể -- không màn, không trang phục, không ánh sáng, chỉ lời thoại -- nhấn mạnh tất cả vào ngôn ngữ và chứng minh sân khấu có thể được dàn dựng ở bất cứ đâu. Nó thực sự có sức mạnh, khi bước vào căn phòng toàn người lạ và tự nhắc bản thân về tình người trong ta và khả năng thể hiện bản thân cũng có giá trị như khẩu súng trên vai vậy. Và với một tổ chức như quân đội, tự hào vì có từ viết tắt cho từ viết tắt, bạn có thể hoàn toàn bối rối nếu phải diễn tả một trải nghiệm của mình. Và tôi nghĩ không tập thể nào tốt hơn nên được trang bị khả năng diễn tả cảm xúc như tập thể đang bảo vệ tổ quốc này. Chúng tôi đi khắp nước Mỹ và thế giới từ Walter Reed ở Bethesda, Maryland, tới trại Pendleton, tới trại Arifjan ở Kuwait, tới USAG Bavaria, quay lại Broadway ở New York nhiều lần. Và với những nghệ sỹ chúng tôi mang theo, đó là cửa sổ nhìn ra nền văn hóa mà họ không cách nào tiếp cận được. Và với quân đội cũng y như vậy. Và trong sáu năm vừa qua, Tôi luôn nhớ rằng diễn xuất là rất nhiều thứ. Là một nghề, là hành động chính trị là kinh doanh, là -- bất cứ tính từ nào bạn thấy thích hợp nhất Nhưng nó cũng là một nghĩa vụ. Tôi đã không hoàn thành được, vì thế nên mỗi khi được phục vụ ngành dịch vụ tối cao này, là quân đội, đối với tôi, một lần nữa -- không có gì tuyệt hơn điều này cả. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng tôi sẽ diễn một cảnh của Marco Ramirez, mang tên "Ta không phải Người Dơi." Một diễn viên xuất chúng và là bạn tốt của tôi, Jesse Perez, sẽ đọc lời thoại, và Matt Johnson, tôi mới gặp cách đây vài giờ. Họ sẽ diễn cùng nhau lần đầu tiên, và ta sẽ coi nó đi tới đâu Jesse Perez và Matt Johnson. (Vỗ tay) JP: Giờ là giữa đêm bầu trời đỏ rực một màu phóng xạ. Và nếu nheo mắt, bạn có thể thấy mặt trăng qua lớp khói thuốc và khí thải máy bay bao trùm toàn thành phố, như cái mùng ngăn lối đi của các thiên thần (Tiếng trống) Và nếu bạn nhìn đủ cao, bạn sẽ thấy tôi đang đứng trên rìa của tòa nhà 87 tầng. Và trên đó, nơi của các tượng đá và những tháp đồng hồ đã hỏng chúng nằm yên và đã chết cả trăm năm nay rồi, trên đó có tôi. (Tiếng trống) Và tôi là Người Dơi chính hiệu. (Tiếng trống) Tôi có xe Dơi và boomerang Dơi và hang dơi thật xịn, thật đấy. Chỉ cần là nơi để chổi căn phòng phía sau hay lối thoát hiểm , và quần jeans cũ Danny cho tôi sẽ biến mất. Và áo phông có cổ màu navy của tôi, cái áo tôi mặc khá đẹp nhưng bị lủng ở gần mông khi bị vướng vào hàng rào kẽm gai sau nhà Arturo nhưng không vấn đề gì vì tôi cho áo trong quần rồi và mọi thứ quá ổn thôi. Cái áo xanh đó -- cũng biến mất luôn! Và tôi như là, là ... biến đổi hoàn toàn. (Tiếng trống) Không ai rút dây lưng và quất người Dơi vì nói hỗn cả. (Tiếng trống) Hay vì không nói hỗn. Và không ai gọi Người Dơi là đần hay ngu hay gầy còm nhom cả. Và không ai đuổi việc em trai người Dơi ở Công ty Taxi Phía Đông khi họ cắt giảm chi phí cả. Bởi họ không có gì ngoài sự tôn trọng. Và không phải tôn trọng vì sợ, mà là tôn trọng thực sự ấy. (Tiếng cười) Bởi không ai sợ bạn cả. Người Dơi không làm hại ai cả. (Tiếng trống) Không bao giờ. (Nhịp trống đôi) Bởi người Dơi chỉ muốn cứu giúp mọi người thôi và trả hóa đơn giúp bà ngoại và ra đi trong hạnh phúc Và cuối cùng trở nên siêu nổi tiếng. (Tiếng cười) Oh-- và giết Joker nữa. (Trống rền) Đêm nay, như mọi đêm, tôi một mình. Và tôi trông xem rồi tôi chờ đợi như một con đại bàng hoặc như là -- không, như đại bàng ấy. (Tiếng cười) Áo choàng tôi phấp phới trong gió vì nó dài quá dài và đôi tai nhọn vểnh lên, và mặt nạ che nửa mặt tôi nữa, và tôi có đồ chống đạn trên ngực để không ai làm đau tôi được. Và không ai -- không ai! -- ngăn cản người Dơi ... thực thi công lý cả. (Trống) (Tiếng cười) Từ chỗ tôi đứng, tôi có thể nghe được tất cả. (Im lặng) Đâu đó trong thành phố, một cụ già đang nhặt những hộp xốp trong thùng rác lên và cho một miếng gà sốt mè ai đó nhổ ra vào miệng của mình. Và đâu có một bác sĩ có quả đầu dở tệ mặc áo choàng màu đen cố tìm cách chữa một căn bệnh mà sẽ khiến chúng ta tuyệt chủng vào một ngày nào đó. Và đâu đó một người đàn ông, chú mặc đồ lao công, loạng choạng về nhà khi say xỉn sau khi tiêu nửa tháng lương vào một chai bia hơn một lít giá cắt cổ và nửa còn lại vào 4 tiếng ở nhà một cô nàng nào đó mà đèn đường khu đó bị bắn bể hết rồi bởi những người thích làm việc trong bóng tối. Cách chú lao công nửa dãy nhà, một nhóm cô hồn không biết làm gì, ngoài đợi chú lao công với cái xích xe đạp rỉ sét nhìn mặt giống Louisville Sluggers, và nếu chúng thấy chú không có xu nào mà chắc chắn là vậy, chúng sẽ tẩn chú tới khi tay chúng đau, tới khi chú không còn răng ăn cháo nữa. Nhưng chúng quên mất còn tôi. Chúng chẳng quan tâm Kị sỹ bóng đêm, với một bụng đầy mì ống phô mai từ cửa hàng thực phẩm và xúc xích Vienna cắt nhỏ. (Tiếng cười) Bởi chúng thà tin rằng tôi không tồn tại. Từ tầng 87, tôi nghe một tên cô hồn nói, "Xì tiền ra đây!" -- nói nhanh vậy đó, "Đưa chỗ tiền chết tiệt đó đây!" Tôi thấy chú lao công lẩm bẩm trong cơn say và người trắng nhợt, và từ tầng thứ 87 tôi nghe tiếng dạ dày chú như muốn trào ngược ra Tôi nhào xuống, nhanh như cắt giống như là bóng đêm, như là, "Vút!" Và tôi ném phi tiêu Dơi vào một bóng đèn đường. (Tiếng chũm chọe) Và tụi nó ồ lên, "Trời, mẹ kiếp! Đứa nào vừa tắt đèn thế?" (Tiếng cười) "Cái gì thế kia?" "Cái gì chứ?" "Có giỏi thì ra đây lão kia!" "Nghe thấy gì không?" "Nghe gì? Làm gì có gì. Không có mà -- chẳng có con dơi nào đâu!" Nhưng rồi ... một thằng cô hồn ăn ngay một cú vào đầu -- bụp! Thằng thứ hai đấm bừa vào cái áo choàng đen trước mặt nó, nhưng trước khi nó kịp đấm trúng, tôi nắm lấy nắp thùng rác và -- trúng giữa ngay bụng nó! Thằng đầu tiên quay lại nhảy lên và đá, nhưng tôi cũng biết judo karate nữa, nên tôi -- (Tiếng trống) Hai lần! (Tiếng trống) (Tiếng cười) (Tiếng trống) Nhưng trước khi tôi kịp làm gì, tất cả đều nghe tiếng "click-click." Và đột nhiên mọi thứ chìm vào yên lặng. Thằng cô hồn còn lại đang đứng trong tay nó khẩu súng đang chĩa thẳng lên, như đang nắm giữ con tin của Chúa như đang đe dọa bắn thủng mặt trăng một lỗ. Đứa cô hồn bị đánh vào đầu, đứa mà cố đá tôi, và đứa còn lại ăn một cú vào bụng đó, đều lẩn tránh dạt ra khỏi bóng người trước mặt chúng. Và kẻ đang say, chú lao công ấy, đã lủi vào một góc, và cầu khấn Thánh Anthony vì chú ta chỉ nhớ có ông ấy mà thôi. (Nhịp trống đôi) Và còn tôi: đôi mắt trắng lóe lên, áo choàng nhẹ bay trong gió. (Nhịp điệu) Lồng ngực đã chống đạn thở gấp, tim tôi đập như đang đánh mã Morse: "Gây sự với tao một lần thôi mau lên nào thử đi." Và thằng cô hồn đang đứng đó, thằng đang cầm súng -- nó cười. Và nó hạ thấp tay xuống. Chĩa súng vào tôi và tha cho mặt trăng. Nó nhắm ngay giữa đôi tai nhọn của tôi, như mục tiêu và nó là lính đặc nhiệm. Và chú lao công thì vẫn cầu nguyện Thánh Anthony, nhưng không được đáp lại. Và chỉ trong một giây, dường như ... tôi có thể thua. Không đời nào! (Tiếng trống) Pằng! Pằng! Ka ka! "Đừng giết tôi!" Gãy! Trật cổ tay! Cổ! Chém! Da gặp acid: "Ahhhhhhh!" Tên cô hồn nằm sõng soài còn tôi đứng trên nó và tay tôi giờ đang cầm súng tôi ghét súng, ghét phải cầm súng vì tôi là người Dơi. Và, dấu hoa thị: Người Dơi không thích súng bởi ba mẹ anh bị giết bởi súng đã lâu rồi. Nhưng chỉ trong tích tắc, đôi mắt tôi sáng lên, và tôi đang cầm thứ này tôi có thể nói với thằng cô hồn bằng một ngôn ngữ hắn hiểu. Click-click! (Nhịp điệu) Và tên cô hồn này sẽ bốc hơi ngay biến về nơi khỉ ho cò gáy chết tiệt nào mà từ đó chúng bò ra. Giờ chỉ còn tôi và chú lao công. Tôi nâng chú ấy dậy, lau khô mồ hôi và nước hoa rẻ tiền khỏi trán chú. Chú ta van xin tôi đừng đánh và tôi nắm cổ áo chú thật chặt, kéo sát mặt chú ấy gần lại chú cao hơn nhưng áo choàng đã giúp tôi, nên chú lắng nghe khi tôi nhìn thẳng vào mắt chú. Và tôi nói hai từ: "Về đi." Và chú ấy đi về, cứ vài ba mét lại ngoảnh lại. Tôi bay nhảy từ chỗ này qua chỗ kia trên con đường đó bởi tôi biết nơi chú sống. Tôi thấy chú run rẩy lấy chùm chìa khóa ra và mở cửa vào tòa nhà. Tôi quay trở lại giường trước khi chú kịp bước qua cửa chính. Tôi nghe chú vặn mở vòi nước tự rót cho mình một ly nước ấm. Để chiếc ly lại vào bồn rửa. Và tôi nghe tiếng bước chân. Bước chân chậm dần khi vào tới phòng của tôi Và chú mở cửa phòng chậm, cực kì chậm. Và chú bước vào, chú chưa làm vậy bao giờ. (Nhịp trống) Rồi chú nhìn xa xăm, da mặt chú có màu của vỉa hè trong nắng. Và tôi làm bộ mới thức dậy và tôi nói, "Có chuyện gì vậy Bố?" Chú lao công không nói gì với tôi. Nhưng tôi thấy, cánh tay chú mềm đi và chú quay đầu lại phía tôi. Để tôi nhìn thấy khuôn mặt chú, thấy đôi mắt chú. Nước chảy trên gò má chú, nhưng không phải mồ hôi. Và chú đứng đó thở đều, như nhớ lại đôi mắt lóe trắng của tôi, nhớ lại áo giáp chống đạn của tôi, và nhớ lại chú là bố tôi. Lâu thật lâu tôi không nói gì cả. Và chú quay đi, đặt tay lên núm cửa. Chú không nhìn về phía tôi, nhưng tôi nghe chú lẩm nhẩm hai từ: "Xin lỗi." Tôi nhoài người ra, mở cửa sổ một khe nhỏ xíu. Nếu bạn nhìn đủ cao, bạn sẽ thấy tôi. Và từ chỗ tôi đứng -- (Tiếng chũm chọe) Tôi có thể nghe thấy mọi thứ. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cưỡi con chiến mã còi cọc, nhân vật chính Don Quixote chống lại đạo quân người khổng lồ. Trong mắt gã, sứ mệnh của gã là đánh tan lũ gớm ghiếc này nhân danh nàng thơ Dulcinea. Tuy nhiên, hành động quả cảm này thể hiện sự kém cỏi bên trong. Người phò tá Sancho Panza đã giải thích cho gã hết lần này đến lần khác, rằng kia không phải người khổng lồ; mà chỉ là những cối xay gió, Don Quixote không nao lòng, cắm ngọn thương vào cánh quạt của những cối xay. Không bao giờ nản chí, gã hiệp sĩ hiên ngang, ngày càng chìm đắm trong sứ mệnh của mình. Bản hùng ca này gói gọn tất cả những gì người ta yêu mến ở Don Quixote, sự hùng tráng, phi logic, và câu chuyện đầy cảm động của Alonso Quijano, người tuy vụng về nhưng dũng cảm Don Quixote của Mancha, được biết đến như là Hiệp sĩ của vẻ mặt âu sầu. Được phát hành nguyên bản thành hai tập, tác phẩm tường thuật theo bước Don Quixote rong ruổi khắp vùng trung tâm và phía Bắc Tây Ban Nha để chiến đấu với những đạo quân quái vật. Mặc cho ảo tưởng kiêu căng của Don Quixote, người sáng tạo ra ông, Miguel de Cervantes chưa bao giờ tưởng tượng nổi sách của ông sẽ trở thành tiểu thuyết bán chạy mọi thời đại. Trừ đi năm năm nhập ngũ, thêm năm năm làm nô lệ cho hải tặc, Cervantes dành hầu hết cuộc đời sống như một nhà văn khắc khổ và một nhà soạn kịch. Cho mãi đến cuối những năm 50 tuổi, ông mới cho xuất bản tác phẩm hay nhất của mình; một tiểu thuyết kiểu hiệp sĩ mang tính chất châm biếm sử thi. Thời điểm này, sách trung cổ thường ghi lại các cuộc phiêu lưu của những hiệp sĩ và điều răn của họ, thống trị văn hóa châu Âu. Dù là một người hâm mộ, nhưng Cervantes chán ngấy những mô típ lặp lại chỉ toàn tập trung liệt kê các phẩm chất anh hùng hơn là phát triển nhân vật. Như lời thách thức, ông đã viết Don Quixote, câu chuyện về một quý tộc Tây Ban Nha, người chẳng làm gì cả, dành cả ngày để đọc các tiểu thuyết về hiệp sĩ. Bị những câu chuyện này làm điên đảo, gã tự xưng là hiệp sĩ bảo vệ những kẻ bị áp bức. Mọi người trong làng cố thuyết phục gã từ bỏ ý nghĩ điên rồ này, bằng cách đốt bỏ vài quyển sách lệch lạc trong thư viện riêng. Nhưng không gì có thể cản bước Don Quixote. Gã mặc lên bộ giáp cũ kĩ, cưỡi con chiến mã gầy guộc, và rời làng đi tìm kiếm vinh quang. Tiểu thuyết của Cervantes kể chuyện như là tập hợp những đoạn miêu tả chi tiết những nguy hiểm của người hiệp sĩ dũng cảm. Không giống những tiểu thuyết về hiệp sĩ cũng như những truyện giả tưởng khác, tiểu thuyết của Cervantes đào sâu vào cuộc sống nội tâm của nhân vật chính. Don Quixote ngày càng chín chắn theo mạch chuyện khi trải qua một biến cố đáng chú ý. Sự khải huyền đầy tính văn chương này dẫn đến việc nhiều học giả đã gọi Don Quixote là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên. Và sự phát triển nhân vật này không diễn ra một mình. Từ rất sớm, Don Quixote đã nhận được sự ủng hộ củangười cận vệ trong làng là Sancho Panza. Sancho và Don Quixote học hỏi theo hai hướng đối lập: một người theo chủ nghĩa thực dụng, người kia theo chủ nghĩa lý tưởng. Tình bạn sinh động và lớn dần của họ thường được cho là giống với bộ đôi anh hùng và trợ thủ, truyền cảm hứng cho hàng trăm bộ đôi giả tưởng khác. Don Quixote là một thành công lớn. Rất nhiều bản in được xuất bản khắp châu Âu trong suốt thế kỷ mười bảy. Thậm chí ở Mỹ, nơi đạo Thiên chúa cấm tất cả tiểu thuyết vì cho rằng chúng gây hoang tưởng tội lỗi, người đọc vẫn thưởng thức những ấn phẩm lậu của Don Quixote. Cuốn sách cũng nhận được ngày càng nhiều lời yêu cầu từ độc giả. Sau khi một nhà văn đối thủ cố gắng thu lợi bất chính bằng một bản giả mạo, Cervantes đã chính thức công bố tập tiếp theo như lời đáp trả. Giờ đây, được xuất bản song song với tập đầu như một câu chuyện hoàn chỉnh, tập thứ hai kể về nơi huyền thoại bắt đầu, ngay khi Don Quixote và Sancho trở thành anh hùng dân tộc. Ngoài đời thật, Cervantes vẫn bao hàm thành công của cuốn tiểu thuyết trong thế giới của nhân vật của ông. Nhận thức trái ngược này đã tạo ra một sự phức tạp trong tâm lý, khi hiệp sĩ và kẻ hầu cận suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện. Không may, Cervantes bán rất ít quyền phát hành. Ông mất trong cô độc khi đã quá giàu có và nổi tiếng. Nhưng lí luận của ông về năng lực sáng tạo và chủ nghĩa cá nhân đã truyền cảm hứng cho nghệ thuật, văn học, văn hóa đại chúng, và cả cách mạng chính trị. Don Quixote chứng minh rằng trí tưởng tượng định hình hành động, cho chúng ta khả năng thay đổi, và là một con người. Đầu tiên, một vài giới thiệu Mẹ của tôi, Jennie, đã chụp một tấm hình Đó là cha của tôi, Frank, đứng chính giữa Và bên trái của ông, những chị em của tôi Mary Catherine, Judith Ann. Theresa Marie John Patrick đang ngồi trên đùi của ông và Kevin Michael ở bên phải của ông Và trong cái áo gió xanh nhạt, Susan Diane. Tôi Tôi thích được lớn lên trong một đại gia đình Và một trong những niềm thích thú của tôi là chọn những cái tên Nhưng vào lúc mà đứa trẻ thứ bảy chào đời chúng tôi hầu như không còn tên lót nào để đặt. Đó đã là một thảo luận kéo dài trước khi chúng tôi nhất trí với cái tên Jennifer Bridget. Mỗi bậc cha mẹ trong khán đài này biết được niềm vui và sự hứng thú khi chọn một cái tên cho đứa con mới chào đời. Và tôi đã rất hứng thú và vui mừng khi giúp mẹ tôi trong cái khoảnh khắc đáng nhớ đặc biệt đó. Nhưng điều này không như vậy ở mọi nơi. Tôi du lịch rất nhiều và tôi thấy rất nhiều. Nhưng nó đã khiến tôi ngạc nhiên khi biết rằng tại một vùng đất thuộc Ethiopia, cha mẹ trì hoãn đặt tên cho những đứa con mới chào đời của mình 1 tháng hoặc lâu hơn. Tại sao lại trì hoãn? Tại sao lại không tận dụng thời khắc kỷ niệm đặc biệt này? À, họ trì hoãn vì họ lo sợ. Họ lo sợ rằng con của họ sẽ chết. Và sự mất mát này có thể một chút dễ chịu hơn khi không có tên Một khuôn mặt không có tên có thể sẽ giúp họ cảm thấy bớt một chút liên quan. Chúng ta ở đây thuộc một phần của thế giới thời khắc của niềm vui, hứng khởi, mơ mộng về tương lai của đứa bé trong khi ở thế giới khác, các bậc cha mẹ bị lấp đầy bởi những nỗi sợ, không dám mơ tưởng về tương lai của đứa con mình trước đó một vài tuần. Sao lại có thể như vậy? Làm sao có thể rằng 2.6 triệu em bé tử vong trên toàn thế giới trước khi chúng được tròn tháng tuổi? 2.6 triệu. Đó là dân số của Vancouver. Và điều kinh ngạc là: Tại sao? Trong nhiều trường hợp, chúng ta đơn giản là không biết. Bây giờ, tôi nhớ gần đây đã thấy một biểu đồ hình tròn được cập nhật. Và biểu đồ đó được dán nhãn, "Nguyên nhân tử vong ở trẻ dưới năm tuổi trên toàn thế giới Và phần khá lớn của biểu đồ hình tròn đó, khoảng 40% -- 40% được dán nhãn là "sơ sinh" "sơ sinh" không phải là một nguyên nhân tử vong. Sơ sinh chỉ đơn giản là một tính từ, một tính từ mà nghĩa của nó là dưới một tháng tuổi. Với tôi, "sơ sinh" nghĩa là "chúng tôi không biết" Hiện tại, tôi là nhà khoa học. Tôi là bác sĩ Tôi muốn sửa chữa nhiều điều. Nhưng bạn không thể sửa chữa những điều mà bạn không thể xác định được. Do đó, bước đầu tiên của chúng tôi để khôi phục giấc mơ của những cha mẹ đó là trả lời câu hỏi: Tại sao những đứa bé tử vong? Do đó hôm nay, tôi muốn nói về một phương pháp tiếp cận mới, một phương pháp tiếp cận mà tôi cảm thấy sẽ không những giúp chúng ta biết tại sao những đứa bé tử vong mà còn khởi đầu cho việc thay đổi hoàn toàn cả lĩnh vực y tế toàn cầu. Nó được gọi là " Y tế công cộng chính xác" Với tôi, y học chính xác đến từ một nơi vô cùng đặc biệt. Tôi được đào tạo là một bác sĩ chuyên khoa ung thư. Tôi theo đuổi nó vì tôi muốn giúp đỡ mọi người sống khỏe hơn. Nhưng thường điều trị của tôi khiến họ cảm thấy tệ hơn. Tôi còn nhớ những thiếu nữ được chuyển đến phòng khám của tôi bởi những người mẹ của họ những người trưởng thành, những người phải được giúp đỡ để vào phòng khám của tôi bởi mẹ của họ Họ đã quá yếu bởi điều trị mà tôi đã thực hiện với họ. Nhưng tại thời điểm, ở những tuyến đầu, trong cuộc chiến với ung thư, chúng tôi có quá ít công cụ. Và các công cụ chúng tôi đã có không thể phân biệt giữa tế bào ung thư mà chúng tôi muốn tấn công và những tế bào khỏe mạnh khác mà chúng tôi cần giữ gìn Và do đó các tác dung phụ mà tất cả các bạn đã quá quen thuộc với-- rụng tóc, dạ dày suy kiệt hệ miễn dịch kém, do đó nhiễm trùng trở thành nỗi đe dọa đáng kể-- luôn rình rập xung quanh chúng ta. Và sau đó tôi chuyển sang lĩnh vực công nghệ sinh học. Và tôi làm trong tiếp cận mới với những bệnh nhân ung thư vú mà có thể làm tốt hơn trong việc chỉ ra các tế bào khỏe mạnh trong những tế bào không khỏe mạnh hoặc ung thư Đó là một loại thuốc có tên Herceptin Và điều mà Herceptin cho phép chúng tôi làm là nhắm đến chính xác với ung thư vú dương tính-HER2 tại thời điểm đó, là thể đáng sợ nhất của ung thư vú. Và sự chính xác đã giúp chúng tôi tấn công các tế bào ung thư, trong khi tác động sơ sài và nhẹ nhàng hơn trên các tế bào bình thường. Một bước đột phá vĩ đại. Nó giống như một phép màu, quá lớn đến nỗi mà hôm nay, chúng tôi đang khai thác tất cả những công cụ đó-- dữ liệu lớn, giám sát bệnh nhân, cấu trúc gen và hơn thế nữa -- để ngăn chặn nhiều loại bệnh khác nhau Điều đó đang cho phép chúng tôi hướng đến những cá nhân với những trị liệu chính xác tại đúng thời điểm. Y học chính xác đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Mọi thứ đã thay đổi. Và tôi muốn mọi thứ thay đổi lần nữa. Do đó tôi đã tự hỏi bản thân mình: Tại sao chúng ta nên giới hạn phương cách thông minh hơn, chính xác hơn, tốt hơn này trong ngăn chặn bệnh tật ở thế giới giàu có? Ồ, xin đừng hiểu lầm tôi-- Tôi không nói về việc sẽ mang những thuốc đắt tiền như Herceptin đến thế giới đang phát triển, mặc dù tôi thật sự muốn như vậy. Điều mà tôi đang nói về là chuyển từ y học chính xác nhắm đến từng cá nhân để ngăn chặn các vấn đề y tế công cộng đến các dân tộc. Được rồi, tôi biết có thể bạn sẽ nghĩ, "Bà ta điên mất rồi". "Bạn không thể làm như thế được. Điều đó quá tham vọng?" Nhưng đây là điều: chúng tôi đang thực hiện nó theo cách hạn chế. và nó đã bắt đầu tạo nên sự khác biệt lớn. Đây là điều đang diễn ra. Như tôi đã nói với bạn rằng tôi được đào tạo là một bác sĩ ung thư Nhưng giống như nhiều, nhiều bác sĩ khác, những người được đào tạo tại San Francisco thập niên 80 Tôi cũng được đào tạo làm bác sĩ điều trị AIDS Đó là quãng thời gian kinh khủng. AIDS đã là một bản án tử hình. Tất cả những bệnh nhân của tôi đã chết. Bây giờ, mọi thứ đã tốt hơn, nhưng HIV/AIDS vẫn còn là một thách thức to lớn với toàn cầu. Trên thế giới, khoảng 17 triệu phụ nữ đang sống chung với HIV. Chúng tôi biết rằng khi những người phụ nữ này có thai, họ có thể lây truyền vi rút cho những đứa con của họ. Chúng tôi cũng biết khi không được điều trị, một nữa số trẻ sẽ không sống đến hai tuổi. Nhưng chúng tôi biết điều trị kháng vi rút có thể đảm bảo rõ ràng rằng cô ấy sẽ không truyền vi rút cho con của mình. Vậy chúng tôi làm gì? À, phương pháp tiếp cận "một lộ trình phù hợp tất cả", giống như sự bùng nổ của hóa trị nghĩa là chúng tôi xét nghiệm và điều trị mọi phụ nữ có thai trên toàn cầu Điều đó sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng nó chỉ không khả khi. Vì vậy, thay vào đó, chúng tôi nhắm đến những nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất Chúng tôi biết tại một số nước châu Phi cận sa mạc Sa-ha-ra chúng tôi có thể xét nghiệm và điều trị phụ nữ mang thai ở nơi mà tỷ lệ cao nhất Phương pháp tiếp cận chính xác với một vấn đề y tế công cộng này đã cắt giảm gần như một nửa lây truyền HIV từ mẹ sang con trong năm năm gần đây (vỗ tay) Sàng lọc phụ nữ mang thai tại các vùng cụ thể thuộc thế giới đang phát triển là một ví dụ mạnh mẽ của y tế công cộng chính xác có thể thay đổi nhiều điều với một khoảng cách lớn Do đó... Chúng tôi làm như thế nào? Chúng tôi có thể làm được vì chúng tôi biết. Chúng tôi biết đối tượng để nhắm đến điều gì để nhắm tới nơi nào để nhắm đến và nhắm đến như thế nào. Và rằng, với tôi, là những yếu tố quan trọng của y tế công cộng chính xác ai, cái gì, ở đâu và như thế nào. Nhưng chúng ta hãy cùng trở lại với 2.6 triệu trẻ đã chết trước khi tròn 1 tháng tuổi Đây là vấn đề: chúng ta đã không biết. Nó có thể là không tin được, nhưng cách mà chúng ta tìm ra nguyên nhân của chết sơ sinh tại một số nước với tỷ lệ chết sơ sinh cao nhất Đây là một cuộc nói chuyện với người mẹ. Một nhân viên y tế hỏi một người mẹ, người vừa mất đứa con của cô ta, Đứa bé có đã nôn mửa không? Chúng có đã sốt không? Và buổi nói chuyện đó đã thực hiện khoảng ba tháng sau khi đứa bế mất Đặt bạn trong hoàn cảnh của người mẹ đó. Đó là một cuộc trò chuyện xé lòng, hết sức đau khổ. Và tệ hơn -- nó không có lợi gì, bởi vì chúng ta có thể biết là có sốt hoặc nôn mửa, nhưng chúng ta không biết tại sao. Do đó sự thiếu sót trong hiểu biết về kiến thức ấy chúng ta không thể ngăn ngừa người mẹ đó, gia đình đó, hay những gia đình khác trong cộng đồng đó khỏi tổn thương bởi cùng một bi kịch. Nhưng nếu chúng ta áp dụng phương pháp tiếp cận y tế công cộng chính xác? Có thể nói, ví dụ như, chúng ta tìm ra tại các khu vực cụ thể của Châu Phi nơi mà các em bé chết vì nhiễm khuẩn lây truyền từ mẹ sang con, được biết đến là liên cầu khuẩn Nhóm B Trong điều kiện thiếu vắng điều trị, người mẹ có nguy cơ cao gấp bảy lần rằng đứa bé kế tiếp của cô ta sẽ chết. Khi chúng ta xác định được vấn đề, chúng ta có thể ngăn ngừa cái chết đó với một số thứ rẻ và an toàn như penicillin. Chúng ta có thể làm được điều đó vì sau đó chúng ta sẽ biết. Và đây là điều cốt lõi: khi chúng ta biết, chúng ta có thể mang sự can thiệp đúng đắn đến đúng đối tượng dân cư, tại đúng nơi để bảo vệ mạng sống Với phương pháp tiếp cận này, và với những can thiệp này và những người khác như họ Tôi không nghi ngờ rằng tiếp cận y tế công cộng chính xác có thể giúp đỡ thế giới chúng ta đạt được mục tiêu 15 năm của mình. Và rằng là mạng sống một triệu đứa trẻ sẽ được cứu mỗi năm. Một triệu trẻ mỗi năm. Và tại sao chúng ta dừng ở đó? Một tiếp cận mạnh mẽ như vậy trong y tế công cộng -- tưởng tượng xem điều gì là có thể Tại sao chúng ta không thể ngăn chặn suy dinh dưỡng hiệu quả hơn? Tại sao chúng ta không thể ngăn chặn ung thư cổ tử cung ở phụ nữ? Và tại sao không là loại trừ bệnh sốt rét? (vỗ tay) Vâng, hãy vỗ tay cho điều đó! (vỗ tay) Do đó, bạn biết đó, tôi sống trong hai thế giới khác nhau, một thế giới của những nhà khoa học, và một thế giới khác với những chuyên gia y tế công cộng. Lời hứa của y tế công cộng chính xác là mang hai thế giới đến gần với nhau. Nhưng bạn biết đó, tất cả chúng ta sống trong hai thế giới: một thế giới giàu có và một thế giới nghèo nàn. Và điều tôi thích thú nhất về y tế công cộng chính xác là cầu nối của hai thế giới. Mỗi ngày trong thế giới giàu có, chúng tôi mang những tài năng và công cụ không thể tin được -- mọi điều tùy ý sử dụng chúng tôi-- là nhắm đến chính xác những căn bệnh theo những cách mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng sẽ là có thể. Chắc chắn, chúng ta có thể đưa những tài năng và công cụ đến để ngăn những đứa bé chết ở thế giới nghèo nàn. Nếu chúng ta làm như vậy, sau đó mọi cha mẹ sẽ có tự tin để đặt tên cho con mình tại thời khắc đứa bé đó được sinh ra, dám ước mơ rằng cuộc sống đứa trẻ đó sẽ được tính bằng thập kỉ, không phải hàng ngày. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Chào buổi tối. Một số trong các bạn hẳn đã nhận ra họ của tôi là Nutt (kẻ ngốc) Và nếu bạn đã nhận ra, bạn được tha thứ vì đã tự hỏi làm sao một cô ngốc cuối cùng lại đi đến một vùng chiến sự. Thực ra là tôi đã được đề nghị, ngay khi tốt nghiệp trường y, và chấp nhận làm tình nguyện viên cho UNICEF tại Somalia, đất nước đang bị chiến tranh với mức lương một dollar. Và, tôi phải được trả một dollar đó để trong trường hợp Liên Hợp Quốc cần ban hành một lệnh di tản thì tôi sẽ được bảo vệ. Cuối cùng tôi đã đến một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Và bây giờ, một số các bạn có thể đang tự hỏi, và tôi muốn cam đoan một lần nữa là tôi đã nhận trước được một nửa số tiền đó (cười) Nhưng mà các bạn thấy đó, với 50 cents trong túi tôi đã đến Baidoa, Somali. Phóng viên gọi nó là "Thành phố chết" Và họ gọi nó là thành phố chết Vì 300,000 người đã mất mạng ở đó -- 300,000 người, đa số do nạn nói và dịch bệnh gây ra bởi chiến tranh Tôi là thành viên của đội có nhiệm vụ tìm ra giải pháp tốt nhất cách tốt nhất để ứng phó với thảm họa nhân đạo này. Đó là thời điểm xảy ra nạn diệt chủng Rwanda Các nguồn tiền viện trợ cho vùng đã cạn kiệt Và đáng buồn là nhiều tổ chức viện trợ đã bị buộc phải đóng cửa. Và câu hỏi mà tôi đã được trao nhiệm vụ giúp trả lời câu hỏi mà tình nguyện viên nào cũng tự hỏi trong vùng chiến sự đó: chúng ta là cái quái gì bây giờ? Bạn biết đó, tình hình an ninh ở Somali vào lúc đó -- và không có gì thay đổi cho tới giờ -- có thể được mô tả như phim "Mad Max" theo kiểu phim "A Clockwork Orange" Và tôi nhớ rất rõ ràng khi tôi tới đó được vài ngày Tôi đến một phòng khám phát đồ ăn. Có khoảng một chục người phụ nữ đang đứng xếp hàng họ đang ôm chặt lấy những đứa trẻ Sau khoảng 20 phút nói chuyện với một người phụ nữ trẻ tôi nghiêng người về trước và cố gắng đặt ngón tay mình và trong lòng bàn tay của con cô ấy Và khi tôi làm vậy, tôi phát hiện ra rằng đứa bé đã lạnh cứng Đứa bé đã cứng đờ, và bàn tay nhỏ bé không còn sự sống đó đang co quắp lại Đứa trẻ đã chết nhiều giờ trước Do thiếu ăn và mất nước. Sau đó tôi đã biết được là đứa trẻ đang hấp hối khi người mẹ trẻ bị giam giữ trong vòng hai ngày bởi một vài đứa trẻ vị thành niên trang bị khẩu Kalashnikov trong tay, bọn chúng cố gắng kiếm tiền từ người phụ nữ thứ mà rõ ràng cô ấy không hề có. Đây là cảnh mà tôi đã chứng kiến trong những vùng chiến sự đó; nơi mà trẻ em, chỉ tầm tám tuổi -- cao chừng này -- chúng chưa bao giờ đến trường nhưng chúng đã chiến đấu, và giết người với khẩu súng trường tự động. Liệu đây là cách thế giới vận hành sao? Một vài người sẽ nói chiến tranh là không thể tránh khỏi Từ hồi con người xuất hiện là đã có chiến tranh rồi Ta luôn nói không bao giờ nữa nhưng lại xảy ra hết lần này đến lần khác. Nhưng tôi sẽ nói với các bạn là tôi đã thấy điều tệ hại nhất trong số những việc mà con người có thể làm đối với người khác, và tôi vẫn tin rằng vẫn có thể có cách khác. Biết tại sao không? Bởi vì 20 năm làm công việc này, đi đến và rời khỏi các vùng chiến sự trên thế giới đã giúp tôi hiểu được rằng Có những phương diện của vấn đề này mà chúng ta, những con người đang chung sống với nhau, có thể thay đổi được-- không phải bằng bạo lực hay áp bức, hay xâm lược mà đơn giản bằng cách nhìn vào các lựa chọn mà ta có và có những lựa chọn thiên về hòa bình thay vì cái giá của chiến tranh chứ không phải vì chiến tranh thay cho cái giá của hòa bình Làm như thế nào? Vâng, tôi muốn mọi người xem xét: có ít nhất 800 triệu vũ khí nhỏ và nhẹ đang được mua bán trên thế giới hiện nay. Phần lớn người dân, như đứa bé đó, chết trong những vùng chiến sự trên thế giới; chết trong tay của các nhóm vũ trang khác nhau các nhóm này dựa vào nguồn cung vô tận của vũ khí rẻ, dễ sử dụng và hiệu quả để cưỡng hiếp, đe dọa và bạo hành người dân lần lượt từng nhóm một. Rẻ cỡ nào? Ở một vài nơi trên thế giới bạn có thể mua súng AK-47 với giá chỉ 10 dollars Tại nhiều nơi mà tôi đã làm việc, người ta mua súng trường tự động dễ hơn mua nước sạch để uống. Và bây giờ là phần quan trọng: Chúng ta có thể làm gì về việc này? Để trả lời câu hỏi đó, hãy cùng nhìn vào bản đồ thế giới. Bây giờ hãy cộng tất cả các nước đang có chiến tranh lại, và số lượng người chết hoặc bị di tản do bạo lực con số thật kinh hoàng -- hơn 40 triệu người Nhưng các bạn cũng thấy một số điều khác trên bản đồ bạn sẽ thấy là đa số các nước này nằm ở Nam Bán Cầu. Bây giờ hãy nhìn tới các nước nằm trong top 20 nước xuất khẩu vũ khí nhỏ trên thế giới. Và chúng ta thấy gì? Các nước được tô màu xanh. Các bạn sẽ thấy là hầu hết các nước này nằm ở Bắc Bán Cầu, chủ yếu là các nước phương Tây. Điều này cho ta biết gì? Điều này cho ta biết là đa số người chết trong chiến tranh sống ở các nước nghèo và đa số những người kiếm lợi từ chiến tranh sống trong các nước giàu -- những người như các bạn và tôi. và nếu chúng ta đi xa hơn những vũ khí nhỏ một chút. Nếu chúng ta nhìn vào toàn bộ vũ khí được mua bán trên thế giới? Ai bán được nhiều nhất? Khoảng 80 phần trăm số vũ khí này đến từ không một nước nào khác ngoài năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, và nước Đức. thật là sốc phải không? Bây giờ, một vài người có thể nói "Ờ, đúng, mà khoan đã, ...Nutt (cô ngốc) " (cười) Trường đại học rất tuyệt đối với tôi. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. (Cười) Nhưng bạn có thể nói với chính mình, Bạn biết đấy, tất cả vũ khí đó ở vùng chiến sự -- không phải là lý do mà là hệ quả của sự bạo lực mà họ gánh chịu ngày này qua ngày kia. Bạn biết đấy, ở Iraq và Afghanistan, nơi người ta cần vũ khí để duy trì luật pháp và trật tự để có được hoà bình và an ninh, để chống khủng bố -- dĩ nhiên là một điều tốt. Hãy cùng xem xét giả thuyết đó một chút bởi vì bạn thấy có một sự bùng nổ về mua bán vũ khí nhỏ từ khi Chiến tranh Khủng Bố bắt đầu trên thực tế, các giao dịch vũ khí đã nhiều gấp ba lần trong vòng 15 năm qua. Và bây giờ hãy so sánh với số lượng người chết trực tiếp do xung đột vũ trang trên thế giới trong cùng khoảng thời gian. Bạn thấy gì nào? Bạn sẽ thấy, thực tế, con số cũng tăng lên khoảng ba tới bốn lần. Hai con số cùng tăng và chấm dứt ở cùng một điểm Bây giờ ta có thể xem xét vòng lặp của lập luận ở đây liệu số người chết tăng lên là do số vũ khí tăng lên hay là ngược lại. Nhưng điều chúng ta thật sự cần ghi nhớ ở đây Điều ta có thể rút ra được là ta cần xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ, đặc biệt là khi vũ khí được chuyển tới Iraq cho Quân Đội Iraq, hoặc cho phe nổi dậy ở Syria, rất nhiều vũ khí trong số đó bây giờ đang ở trong tay ISIS; hoặc khi bạn xem xét số vũ khí được chuyển tới Libya bây giờ đang được vận chuyển dọc khu vực Sahel, và rơi vào tay của các nhóm như Boko Haram và al Quaeda và các nhóm vũ trang khác. Và vấn đề nằm ở đó. Bởi vì, các bạn thấy đó, vũ khí nhỏ ở một nơi nào đó là đe doạ ở khắp mọi nơi, bởi vì chúng hiếm khi dừng lại tại điểm dừng đầu tiên. Chi tiêu trên đầu người cho chiến tranh mỗi năm hiện giờ rơi vào khoảng 249 dollars 249 dollars mỗi người khoảng 12 lần nhiều hơn chi tiêu cho viện trợ quốc tế, tiền mà người ta dùng cho giáo dục cho tiêm phòng và chống suy dinh dưỡng ở Nam Bán Cầu. Nhưng ta có thể thay đổi cán cân đó. Ta làm như thế nào? Về bản chất đó là vấn đề cung và cầu, nên ta có thể giải quyết ở cả hai phía. Bên phía cung, ta có thể bắt nhà nước của chúng ta chấp nhận cơ chế minh bạch vũ khí quốc tế như Hiệp Ước mua bán vũ khí làm cho các nước giàu chịu trách nhiệm nhiều hơn về đích đến của các vũ khí và mục đích sử dụng của chúng. Ở tại nước Mỹ, nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, Tổng thống Obama đã làm đúng khi kí Hiệp ước mua bán vũ khí, nhưng nó không có hiệu lực, không tạo được ràng buộc cho đến khi nó được thông qua và phê chuẩn bởi Thượng Nghị Viện Đây là chỗ ta phải cất tiếng nói. Bạn biết đó, cắt giảm lượng vũ khí nhỏ -- không giải quyết được vấn đề chiến tranh. Tăng cười kiểm soát cơ chế cũng sẽ không giải quyết được vấn đề. Nhưng nó là một bước quan trọng để đi đúng hướng. Và nó phụ thuộc vào chúng ta công dân của những nước giàu để thay đổi. Về phía cầu thì sao ? Bạn biết đó, hàng thế hệ con người trên khắp thế giới đã mất mát bởi chiến tranh. Ta có thể chặn cái vòng bạo lực lẩn quẩn đó bằng cách đầu tư vào giáo dục và củng cố luật phát và phát triển kinh tế, đặc biệt cho phụ nữ. Cá nhân tôi đã thấy hiệu quả tuyệt vời của những nỗ lực đó trên khắp thế giới. Nhưng đây là điều muốn nói: Các nỗ lực cần có thời gian, có nghĩa là nếu cá nhân các bạn, nếu các bạn muốn quyên góp thì làm ơn, quyên góp bằng bất cứ cách nào Nhưng biết rằng cách bạn quyên góp cũng quan trọng như số tiền bạn quyên góp. Quyên góp thường xuyên như quyên góp hàng tháng là cách quyên góp hiệu quả nhất, bởi vì nó cho phép các tổ chức nhân đạo lập kế hoạch và đầu tư dài hạn, và giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh những cuộc chiến mà chúng ta sẽ quên đi nhanh chóng. Khi tôi bắt máy bay đi Somali lần đầu tiên với tư cách bác sĩ trẻ tôi không biết sống với chiến tranh là như thế nào. Nhưng tôi có thể nói là bây giờ thì tôi hiểu rồi. Và tôi hiểu cảm giác nằm trên giường trong đêm đen kịt và nghe tiếng "pop-pop-pop-pop-pop" ám ảnh của súng tự động và tự hỏi mình với sự sợ hãi tột độ tôi còn sống được bao nhiêu phút nữa trước khi đạn găm vào người. Tôi có thể nói cho các bạn biết nỗi sợ khủng khiếp và ám ảnh như thế nào nỗi sợ mà hàng triệu người trên khắp thế giới phải đối mặt hàng ngày. đặc biệt là trẻ em. Sau nhiều năm làm công việc này, thật đáng buồn là chiến tranh đã giết quá nhiều người xung quanh tôi. Và trong ít nhất một vài trường hợp, chiến tranh cũng đã xém giết chết tôi. Nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, đó cũng là lý do để tôi đứng dậy và làm việc mỗi ngày là chúng ta có thể chọn lựa một lựa chọn khác ở đây. Bởi vì bạn thấy đó, chiến tranh là của chúng ta, của con người. Chúng ta mua , bán, truyền bá và tiến hành chiến tranh Do đó chúng ta không phải là không có khả năng giải quyết nó. Ngược lại, chúng ta là những người duy nhất làm được điều đó. Cảm ơn rất nhiều, chúc các bạn nhiều thành công trong cuộc sống. (Vỗ tay) Tôi sống với niềm đam mê thuần tuý là tạo ra những bức ảnh biết kể chuyện. Chụp ảnh có thể xem như sự ghi lại một khoảnh khắc cô đọng lại tại một khoảnh khác nào đó. Mỗi khoảnh khắc hay bức ảnh là một mảnh ghép hữu hình trong bức tranh ký ức của ta khi thời gian trôi qua. Nhưng sẽ thế nào nếu bạn có thể ghi lại nhiều khoảnh khắc trong 1 bức hình? Sẽ ra sao nếu một bức hình thực sự phá vỡ quy luật thời gian để những khoảnh khắc ngày-đêm đẹp nhất được cô đọng lại một cách liền mạch trong một bức ảnh duy nhất? Tôi đã nghĩ ra một ý tưởng chụp ảnh tên là "Ngày đến Đêm" và tôi tin nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận thế giới. Tôi biết nó đã thay đổi tôi. Quá trình của tôi bắt đầu từ việc chụp lại những địa điểm nổi tiếng, những nơi xuất hiện trong ký ức của hầu hết chúng ta. Tôi chọn điểm chụp thuận lợi nhất, và không hề thay đổi hay di chuyển. Tôi ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua của con người và ánh sáng. Tại mỗi nơi bất kì, tôi đều chụp trong khoảng 15 đến 30 giờ và chụp hơn 1,500 bức ảnh, sau đó tôi chọn ra những tấm đẹp nhất của ngày và đêm. Lấy thời gian làm thước đo, tôi lần lượt ghép những khoảnh khắc đó thành một bức hình toàn vẹn, vẽ ra chuyến du hành có ý thức của chúng ta với thời gian. Tôi có thể đưa bạn tới Paris để ngắm cảnh từ Cầu Tournelle. Và cho bạn thấy những người chèo thuyền buổi sáng dọc dòng sông Seine. Và đồng thời, tôi có thể dẫn bạn tới Nhà thờ Đức Bà rực rỡ trong đêm. Và giữa không gian đó, bạn sẽ thấy sự lãng mạn của Kinh đô Ánh sáng. Tôi xuất thân là một thợ chụp ảnh đường phố ở độ cao hơn 12m, và mỗi thứ bạn thấy trong bức ảnh này đều thật sự xảy ra trong ngày. "Ngày đến đêm" là một dự án toàn cầu, và tác phẩm của tôi luôn nói về lịch sử. Tôi bị quyến rũ bởi ý tưởng mình sẽ đến chơi một nơi như Venice và ngắm nhìn nó vào một dịp cụ thể nào đó. Và tôi quyết định đi xem lễ hội đua thuyền Regata Storica, một sự kiện lịch sử diễn ra từ năm 1498. Những chiếc thuyền và trang phục trông giống y hệt khi đó. Có một điều quan trọng tôi thực sự muốn các bạn hiểu: đây không phải là tua nhanh thời gian, đây là thứ mà tôi phải mất từ sáng đến tối mới chụp được. Tôi là kẻ miệt mài thu thập những khoảnh khắc diệu kỳ. Với một động lực, chính là nỗi sợ sẽ bỏ lỡ một trong số chúng. Toàn bộ ý tưởng này đến với tôi năm 1996. Tạp chí LIFE cử tôi đi chụp một bức ảnh toàn cảnh của dàn diễn viên và đoàn làm phim Romeo và Juliet của Baz Luhrmann. Tôi đi đến đó và phát hiện: nó là một quảng trường. Nên cách duy nhất để có một tấm hình toàn cảnh là chụp hàng loạt ảnh khoảng 250 tấm nhỏ rồi ghép lại. Vậy là tôi đã chụp được cảnh DiCaprio và Claire Danes ôm nhau. Và khi tôi lia máy ảnh sang bên phải, Tôi nhìn thấy một tấm gương trên tường và tôi thấy hình phản chiếu của hai người họ trong gương. Và chỉ lúc đó, cho đúng tấm hình đó Tôi hỏi họ: "Các bạn hôn nhau chỉ vì một bức ảnh này sao?" Và sau đó tôi trở về xưởng làm việc của mình ở New York, và dán hết 250 bức ảnh này bằng tay đứng lùi lại và thốt lên: "Ôi, tuyệt quá này, mình đang thay đổi thời gian bằng một bức ảnh!" Và ý tưởng đó đã theo tôi suốt 13 năm cho đến khi công nghệ cuối cùng cũng bắt kịp với ước mơ của tôi. Đây là một bức hình tôi chụp ở Bến Santa Monica, từ Sáng đến Tối. Và tôi sẽ cho bạn xem một đoạn phim ngắn cho bạn thấy ở cảnh vật quanh tôi trông thế nào khi tôi chụp những bức hình này. Trước hết, bạn phải hiểu để có được góc nhìn như thế này, tôi phải ở trên cao suốt, và thường được cần cẩu đưa lên hay ngồi trong cần cẩu. Đây là một ngày chụp trung bình, 12-18 tiếng, không ngừng nghỉ chụp hết lại những gì diễn ra trong ngày. Một trong những điều tuyệt nhất là tôi thích ngắm mọi người. Và hãy tin tôi đi, đây là chỗ ngồi tốt nhất của toà nhà. Nhưng đây mới chính là cách tôi thực hiện những bức ảnh này. Khi tôi quyết định được góc ngắm và địa điểm, tôi cũng phải chọn ra ngày bắt đầu và đêm kết thúc. Và tôi gọi nó là véc-tơ thời gian. Einstein mô tả thời gian như một tấm vải. Xem bề mặt của nó là tấm đệm lò xo: co rồi dãn theo tác dụng trọng lực. Tôi cũng coi thời gian như một tấm vải, trừ chuyện tôi cán bằng nó, ép nó thành một mặt phẳng. Một trong những điểm độc đáo của tác phẩm cũng là, nếu bạn nhìn vào mọi bức ảnh của tôi, sẽ thấy véc-tơ thời gian thay đổi: thỉnh thoảng tôi đi từ trái sang phải, có khi từ trước ra sau, trên xuống dưới, thậm chí là đường chéo. Tôi đang khám phá một thể liên tục không gian-thời gian trong một bức ảnh tĩnh, hai chiều. Khi tôi thực hiện những bức hình này, Thật sự trong đầu tôi là cả một mớ bòng bong về thời gian. Tôi xây dựng nên một bức hình dựa trên thời gian, và đây là cái tôi gọi là tấm biển lớn. Ta có thể mất đến vài tháng để hoàn tất nó. Điều thú vị về tác phẩm này là tôi không thể kiểm soát bất cứ thứ gì khi lên trên đó vào bất cứ ngày nào trong lịch bấm máy. Nên tôi chẳng bao giờ biết trước ai sẽ ở trong ảnh, cảnh mặt trời mọc/lặn đó có đẹp không. Không biết. Chỉ tới giai đoạn cuối, khi tôi hài lòng với ngày chụp của mình, và kế hoạch không có gì thay đổi, tôi mới quyết định ai được lên hình, ai không được, và nó hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian. Tôi sẽ chọn những khoảnh khắc tuyệt nhất sau một tháng chỉnh sửa. và sẽ ghép chúng lại liền mạch thành một tấm biển lớn. Tôi gộp cả ban ngày và ban đêm hệt như lúc tôi nhìn thấy nó, tạo ra một sự hài hoà độc nhất giữa hai thế giới trái ngược nhau này. Hội hoạ luôn có ảnh hưởng lớn với mọi tác phẩm của tôi và tôi luôn hâm mộ Albert Bierstadt, danh hoạ vĩ đại của phong trào Hudson River School. Ông đã truyền cảm hứng cho loạt ảnh tôi chụp ở các Vườn Quốc gia. Đây là bức Thung lũng Yosemite của Bierstadt. Đây là bức hình tôi chụp ở Yosemite. Đây chính là câu chuyện chủ đề trong ấn phẩm tháng 1 năm 2016 của tạp chí National Geographic. Tôi mất hơn 30 giờ để có bức hình này. Tôi đã ở bên cạnh một vách đá, chụp lại đường đi của sao và ánh trăng, ánh trăng đã soi sáng dãy El Capitan. Và tôi cũng chụp lại bước đi thời gian qua toàn bộ phong cảnh ấy. Dĩ nhiên, tuyệt nhất là được thấy những khoảnh khắc diệu kì của nhân loại khi thời gian chuyển đổi từ ngày đến đêm. Và trong một ghi chú cá nhân, tôi đã đem bản sao bức hoạ của Bierstadt, cho vào túi. Và khi mặt trời bắt đầu ló dạng trong thung lũng, cả người tôi bắt đầu rung lên vì phấn khích. vì khi nhìn vào tranh, tôi phải thốt lên, "Chúa ơi, con đang có ánh sáng giống y hệt của Bierstadt 100 năm trước đây." "Ngày tới Đêm" nói về tất cả mọi thứ, nó như một tổ hợp của tất cả những gì tôi yêu quý về lĩnh vực nhiếp ảnh. Nó nói về phong cảnh, nó nói về nhiếp ảnh đường phố, nói về màu sắc, về kiến trúc, góc chụp, tỷ lệ, và đặc biệt là lịch sử. Đây là một trong những khoảnh khắc lịch sử tôi đã chụp lại được, lễ Nhậm chức Tổng thống của Barack Obama năm 2013. Và nếu bạn nhìn kĩ vào bức hình này, bạn có thể thấy rõ bước đi của thời gian trên những màn hình lớn kia. Bạn có thể thấy Michelle đang đứng đợi với các con, tổng thống đang chào đám đông, ông đọc lời tuyên thệ, và bây giờ ông đang nói chuyện với người dân. Có rất nhiều thử thách khi tôi tạo ra những bức ảnh như vầy. Như trong chính bức hình cụ thể này, Tôi đã ở trên một xe cẩu cao tới 12m và nó không đứng im cho lắm. Nên mỗi lần trợ lí và tôi thay đổi thế đứng, đường chân trời cũng bị thay đổi theo. Vậy, mỗi bức hình mà bạn thấy, nhân tiện đây, có khoảng 1,800 tấm hình trong hình này, chúng tôi phải đánh dấu chỗ đứng của mình mỗi lần tôi bấm chụp. (Vỗ tay) Tôi đã học được rất nhiều điều tuyệt vời khi thực hiện công việc này. Tôi nhận ra hai yếu tố quan trọng nhất chính là tính kiên nhẫn, và năng lực quan sát. Khi ngắm chụp một thành phố như New York từ trên cao, tôi phát hiện ra rằng những con người trong ô tô những người tôi gặp hàng ngày, nhìn họ không còn giống như người ngồi ô tô nữa. Tôi thấy họ như một đàn cá khổng lồ, đó là hình thái bao quát rõ nét nhất. Và khi họ thể hiện nhịp sống của New York, tôi nghĩ bức hình này bắt đầu bắt được điều đó. Nếu nhìn kĩ hơn vào tác phẩm của tôi, bạn sẽ thấy có những câu chuyện đang xảy ra. Bạn nhận ra Quảng trường Thời Đại là một hẻm núi, là bóng tối và ánh mặt trời. Nên tôi quyết định, trong tấm hình này, tôi sẽ chia đều thời gian. Vì thế khi nào có bóng, nó là ban đêm và khi nào có mặt trời, nó là ban ngày. Thời gian là một điều kì diệu mà ta không bao giờ hiểu tường tận được. Nhưng bằng một cách duy nhất và đặc biệt, Tôi tin rằng những bức hình này sẽ cho nó một diện mạo mới. Chúng đại diện cho một trường phái hiện thực mới của thị giác siêu hình. Khi bạn dành 15 tiếng để quan sát một nơi, bạn sẽ thấy mọi thứ khác hơn một chút so với khi chúng ta chỉ đem máy ảnh ra, chụp một bức, và rồi lại đi ngay. Đây là một ví dụ hoàn hảo. Tôi gọi nó là "Tự sướng ở thánh đường Sacré-Coeur". Tôi nhìn nó trong 15 giờ toàn bộ những người này còn không nhìn vào Sacré-Coeur. Họ thích dùng nó làm hình nền hơn. Họ đi tới đó, chụp một tấm hình, rồi đi mất. Và tôi phát hiện ra đây là một ví dụ tuyệt vời, cho sự xa rời giữa cái mà ta tin chỉ có con người mới được trải nghiệm với cái mà loài người chúng ta cần trải nghiệm thực sự. Động tác chia sẻ trải nghiệm bỗng dưng được coi trọng hơn cả bản chất của việc trải nghiệm. (Vỗ tay) Và cuối cùng, bức ảnh mới nhất của tôi, có ý nghĩa đặc biệt với riêng tôi thế này: đây chính là Vườn Quốc gia Serengeti ở Tanzania. Và nó được chụp ở trung tâm Seronera, đây không phải hồ chứa nước nhé. Tôi chủ định đến đây vào giai đoạn đỉnh điểm của mùa di trú với hy vọng chụp được nhiều loài động vật nhất. Không may thay, khi chúng tôi đến đó, tại giai đoạn đỉnh điểm của mùa di trú, xuất hiện một trận hạn hán kéo dài 5 tuần. Vì thế tất cả động vật đều bị kéo lại gần khu vực có nước. Tôi tìm ra được hố nước này, và thấy, nếu mọi thứ tiếp tục diễn ra như thế này, đó là một cơ hội thực sự để tôi chụp lại một thứ độc nhất. Chúng tôi mất 3 ngày xem xét tình hình, và tôi không hề chuẩn bị tâm lý để chứng kiến những gì xảy ra vào ngày bấm máy. Tôi chụp trong 26 giờ trong một chỗ khuất tầm nhìn, ở độ cao khoảng 5.5m. Những gì tôi chứng kiến thật không tưởng. Mà thật ra, chắc chỉ có trong Kinh thánh. Chúng tôi thấy, trong suốt 26 giờ, tất cả những loài đấu nhau để sinh tồn, lại chia nhau một nguồn nước duy nhất. Nguồn tài nguyên mà lẽ ra con người phải ngừng tranh nhau trong vòng 50 năm tới. Thậm chí bọn thú còn chẳng gầm gừ với nhau. Có vẻ chúng hiểu được điều mà con người chúng ta không hiểu. Rằng nguồn tài nguyên quý giá này, nguồn nước là cái tất cả chúng ta phải chia sẻ. Khi tôi tạo nên bức hình này, Tôi nhận ra rằng "Ngày tới Đêm" chính là một cách mới để nhìn nhận, cô đọng lại thời gian, khám phá không gian-thời gian như một thể liên tục bằng một bức hình. Vì công nghệ phát triển cùng với nhiếp ảnh, ảnh chụp không chỉ truyền đạt một ý nghĩa sâu xa hơn về thời gian và ký ức, mà còn cho ra một hình thức mới để kể những gì chưa từng kể, tạo nên một góc nhìn vô tận vào trong thế giới của chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Điều gì mà người Pháp làm tốt hơn những người khác ? Nếu bạn thực hiện một cuộc khảo sát thì 3 đáp án đứng đầu sẽ là tình yêu, rượu và sự than vãn (khán giả cười) Có thể là như thế Nhưng tôi muốn thêm vào một điều nữa Toán học Bạn có biết rằng Paris có nhiều nhà toán học hơn bất cứ thành phố nào trên thể giới ? Và nhiều con đường mang tên những nhà toán học nữa. Và nếu bạn xem thống kê của huy chương Fields thường được gọi là giải Nobel toán học, được trao cho những nhà toán học dưới 40 tuổi, bạn sẽ nhận thấy rằng người Pháp đạt được nhiều huy chương trên đầu người hơn bất kì một nước nào khác. Vậy Toán học có gì hấp dẫn? Sau tất cả, toán học luôn có vẻ mơ hồ và ngu ngốc chỉ có những con số, phép tính và các quy luật để áp dụng Toán học có thể rất trừu tượng nhưng nó không ngu ngốc chút nào và nó không chỉ là tính toán. Toán học là sự lí giải và chứng minh cho hoạt động cốt lõi Nó là sự tưởng tượng, là năng lực mà chúng ta ca tụng nhiều nhất. Nó là quá trình tìm hiểu sự thật Sẽ không có điều gì giống được với cảm giác ập đến sau nhiều tháng suy nghĩ miệt mài, bạn cuối cùng cũng hiểu được lập luận đúng để giải quyết vấn đề của bạn Nhà toán học vĩ đại - André Weil so sánh toán học -- không đùa đâu -- với sự niềm vui nhục dục. Nhưng hãy chú ý là cảm giác đó có thể tồn tại hàng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày Thành tựu đạt được có thể lớn. Những chân lí toán học tiềm ẩn thấm vào cả thế giới của chúng ta Chúng ta không thể cảm thấy chúng bằng giác quan nhưng có thể thấy chúng qua ống kính toán học. Hãy nhắm mắt lại một lúc và suy nghĩ về những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Những hạt vô hình từ không khí xung quanh đang chạm vào bạn hàng tỉ tỉ hạt mỗi giây, tất cả hoàn toàn hỗn loạn. Nhưng, chuyển động của chúng có thể được dự đoán một cách chính xác bằng vật lí toán học Và bây giờ hãy mở mắt để nhìn thống kê vận tốc của các hạt này. Đường cong chuông Gauss nổi tiếng, hay đường phân phối chuẩn -- của độ lệch so với giá trị trung bình Đường cong này cho ta thấy thống kê của vận tốc hạt Cũng như đường đồ thị dân số cho ta biết thống kê tuổi của con người. Đó là một trong những đồ thị quan trọng nhất. Nó xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều lý thiết và thí nghiệm như là một ví dụ điển hình cho sự phổ biến, điều trân quý đối với các nhà toán học. Về đồ thị này nhà khoa học nổi tiếng Francis Galton đã phát biểu "Nếu người Hy Lạp biết về nó, họ sẽ phong nó thành thần. Nó là định luật tối thượng của sự phi lí" Và cũng không có cách nào tốt hơn để cụ thể hoá vị thần này như mô hình của Galton. Mô hình này bao gồm những chiếc ống chằng chịt và những trái banh nhỏ sẽ rơi ngẫu nhiên, sang phải, hoặc trái, hoặc trái ... Tất cả đều hoàn toàn ngẫu nhiên và hỗn loạn Hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi ta nhìn những quỹ đạo ngẫu nhiên đó cùng một lúc. (Lắc mô hình) Cần phải tập thể thao một chút, bởi vì chúng ta phải "khai thông" một vài đợt "tắc nghẽn giao thông" ở đây Aha Tôi nghĩ rằng sự ngẫu nhiên sẽ chơi tôi một vố trên sân khấu Nó đây rồi Vị thần tối cao của sự phi lý đường cong Gauss, bị mắc kẹt trong chiếc hộp trong suốt này, giống Dream trong truyện "The Sandman". Tôi đã cho mọi người thấy đường cong này, nhưng đối với sinh viên, tôi luôn giải thích tại sao nó không thể là đường cong khác. và điều này đang chạm đến bí ẩn của vị thần đó, thay thế một sự trùng hợp đẹp đẽ bằng một sự lí giải đẹp đẽ. Tất cả khoa học đều như thế. Và những lí giải toán học này không chỉ dùng để mua vui. Chúng còn thay đổi cách nhìn của chúng ta về thế giới. Ví dụ như, Einstein, Perrin, Smoluchowski, họ đều dùng sự phân tích toán học của những quỹ đạo ngẫu nhiên và đường cong Gauss để giải thích và chứng minh thế giới của chúng ta cấu tạo bởi nguyên tử. Đó không phải là lần đầu tiên mà toán học đã cách mạng hoá cái nhìn của chúng ta về thế giới. Hơn 2000 năm về trước, vào thời đại của người Hy Lạp cổ đại điều đó đã diễn ra rồi. Ngày đó, chỉ một phần nhỏ của thế giới đã được khám phá, và trái đất được xem như vô tận. Nhưng Eratosthenes thông thái, bằng cách sử dụng toán học, đã có thể đo được trái đất với sự chính xác đến hai phần trăm. Đây là một ví dụ khác. Năm 1673, Jean Richer đã nhận thấy rằng một con lắc đung đưa hơi chậm hơn ở Cayenne so với ở Paris. Chỉ từ quan sát này, và nền toán học thông thái, Newton đã đi đến kết luận đúng đắn rằng Trái đất hơi dẹt ở các cực, khoảng 0.3 phần trăm -- nhỏ đến mức bạn không hề nhận thấy trên hình ảnh thực của trái đất. Những câu chuyện này cho thấy rằng toán học có thể đưa chúng ta đi xa hơn trực giác của chính mình, đo đạc Trái Đất tưởng chừng vô tận, thấy được những nguyên tử vô hình hay tìm ra sự thay đổi không thể thấy được của hình dạng. Và nếu như có một điều bạn nên mang về nhà sau cuộc nói chuyện này chính là điều này : Toán học cho phép chúng ta vượt xa hơn trực giác và khám phá những vùng đất ngoài tầm tay với của chúng ta. Đây là một ví dụ gần nhất mà tất cả chúng ta đều có liên quan đến: tìm kiếm trên mạng. Hệ thống World Wide Web, hơn một tỉ trang web -- bạn có muốn vào hết tất cả ? Công nghệ điện toán có thể giúp, thế nhưng chúng sẽ vô dụng nếu không có mô hình toán học đề tìm những thông tin ẩn giấu trong dữ liệu. Bây giờ hãy giải quyết một vấn đề nhỏ. Tưởng tượng rằng bạn là một thám tử đang điều tra một vụ án, và có rất nhiều người chứng kiến sự việc. Bạn sẽ muốn thẩm vấn ai đầu tiên ? Câu trả lời dễ nhận thấy là : nhân chứng chính. Bạn thấy đấy, cứ cho rằng người số bảy kể cho bạn một câu chuyện nhưng khi bạn hỏi anh ấy biết câu chuyện ấy từ đâu thì anh ta lại chỉ người số 3. Và có thể người số 3, cũng sẽ chỉ người số 1 là nguồn tin chính. Vậy người số 1 là nhân chứng chính, cho nên tôi muốn thẩm vấn anh ta trước tiên. Và từ sơ đồ, ta cũng thấy rằng người thứ 4 cũng là nhân chứng chính. và có thể tôi cũng muốn thẩm vấn anh ta trước tiên, bởi vì có nhiều người chỉ về anh ấy. Được rồi, chuyện đó có vẻ dễ, nhưng bây giờ nếu bạn có hàng tá nhân chứng ? Và sơ đồ này, Tôi có thể xem đây là tất cả những nhân chứng trong một vụ án phức tạp, nhưng nó cũng có thể chỉ là các trang web liên kết với nhau, tham chiếu nội dung của nhau. Những web nào là xác thực nhất? Không rõ ràng cho lắm. Hãy truy cập vào PageRank, một trong những nền tảng ban đầu của Google. Thuật toán này sử dụng quy luật ngẫu nhiên của toán học để tự động xác định những web thích đáng nhất, giống như cách mà chúng ta dùng sự ngẫu nhiên trong mô hình thí nghiệm của Galton. Cho nên hãy đưa vào sơ đồ này một số những viên bi kỹ thuật số nhỏ và để chúng di chuyển một cách ngẫu nhiên qua đồ thị. Cứ mỗi lần chúng đến một vị trí, chúng sẽ đi đến vị trí tiếp theo thông qua một vài đường dẫn ngẫu nhiên. Và lặp lại lần nữa, lần nữa, lần nữa. và với các cột nhỏ cao dần lên chúng ta sẽ có được số liệu về số lần mỗi trang web được truy cập nhờ những viên bi kỹ thuật số này. Bắt đầu nào. Sự ngẫu nhiên, sự ngẫu nhiên. Và dần dần, Hãy để cho chúng hoàn toàn ngẫu nhiên để tăng niềm vui. Và hãy nhìn đây: từ sự hỗn loạn sẽ xuất hiện giải pháp. Những cột cao nhất tương ứng với những trang web một cách nào đó liên kết tốt hơn những trang khác, và được chuyển hướng đến nhiều hơn những trang khác. Và chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng đâu là trang web chúng ta muốn truy cập đầu tiên. Một lần nữa, giải pháp đã phát sinh từ sự ngẫu nhiên. Tất nhiên, từ thời điểm đó, Google đã có nhiều thuật toán phức tạp hơn, nhưng như vầy là đã đẹp rồi. Và còn nữa, đây chỉ là một vấn đề trong hàng triệu. với sự ra đời của lĩnh vực kĩ thuật số, ngày càng nhiều vấn đề được giải quyết bằng phân tích toán học, khiến cho công việc của nhà toán học trở nên ngày càng có ích hơn, đến mức một vài năm trước, công việc đó được xếp thứ hạng đầu tiên trong hàng trăm công việc trong một nghiên cứu về những công việc tốt nhất và tệ nhất được công bố bởi Wall Street Journal năm 2009. Nhà toán học -- công việc tốt nhất trên thế giới. Đó là bởi vì các ứng dụng của toán: lí thuyết truyền thông, lý thuyết thông tin, lý thuyết trò chơi, cảm biến nén, học máy (trí tuệ nhân tạo), phân tích đồ thị, phân tích điều hoà, và tại sao không phải là quá trình ngẫu nhiên, lập trình tuyến tính, hoặc mô phỏng chất lỏng ? Mỗi lĩnh vực trên đều có những ứng dụng công nghiệp khổng lồ. Và thông qua chúng, ta có thể kiếm nhiều tiền từ toán học. và hãy để tôi khẳng định rằng nhắc đến việc dùng toán học tạo ra tiền, người Mĩ từ lâu đã trở thành vô địch thế giới, với những tỉ phú tiêu biểu, thông thái, và những công ti khổng lồ tuyệt vời, sau cùng, tất cả đều dựa vào những thuật toán tốt. Bây giờ với tất cả sự hoàn mĩ, hữu dụng và giàu có này, toán học quả thật rất thu hút. Nhưng bạn có nghĩ rằng cuộc sống của một nhà nghiên cứu toán học là dễ dàng ? Nó luôn đầy sự hỗn tạp, sự thất vọng, và những cuộc chiến vô vọng tìm kiếm sự hiểu biết. Để tôi cho bạn thấy một trong những ngày tiêu biểu của tôi, một nhà toán học hay tôi nên nói là một trong những đêm tiêu biểu. Vào thời điểm đó, tôi đang ở tại Viện nghiên cứu Cao Cấp ở Princeton nơi là nhà của Albert Einstein trong nhiều năm và được cho là một trọng những thánh đường của nghiên cứu toán học trên thế giới. Và trong đêm đó tôi đang làm việc với một chứng minh khó mà vẫn chưa được hoàn thành. Chứng minh về tính chất về sự ổn định nghịch lí của plasmas, một đám mây electrons. Trong thế giới hoàn hảo của plasma, không có sự va chạm và không có sự ma sát để tạo nên sự ổn định như chúng ta thường làm. Nhưng, nếu bạn xáo trộn nhẹ trạng thái cân bằng của plasma, bạn sẽ thấy rằng các lá chắn điện sẽ tự động biến mất, hoặc bị kiềm hãm lại, như thể bởi một lực kì bí nào đó. Hiệu ứng nghịch lí này, được gọi là Landau giảm xóc là một trong những điều quan trọng nhất của vật lí plasma, và nó đã được khám phá bằng những ý tưởng toán học. Nhưng, vẫn còn thiếu sự hiểu biết toàn diện về mặt toán học của hiện tượng này và cùng với cựu học sinh và cộng sự của tôi Clément Mouhot, ở Paris vào lúc đó, chúng tôi đã nghiên cứu hàng tháng trời để chứng minh điều này. Thật ra, tôi đã vô tình công bố rằng chúng tôi có thể giải quyết nó. Nhưng sự thật là, Chứng minh đó không đúng. Bất chấp hơn 100 trang giấy về những lập luận toán học phức tạp, và hàng tá khám phá, và sự tính toán khổng lồ, nó vẫn không đúng. Và vào một đêm ở Princeton, một lỗ hỗng cụ thể trong một chuỗi lập luận đã làm tôi muốn nổ tung. Tôi đã từng dành tất cả năng lượng, kinh nghiệm và mưu mẹo của mình nhưng vẫn không được. 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng.., không được. Khoảng 4 giờ sáng, tôi đi ngủ với tinh thần kiệt quệ. Và rồi một vài giờ sau, tôi thức dậy, "Ôi, đã đến giờ đưa lũ trẻ tới trường --" Cái gì đây ? Có một giọng nói trong đầu tôi, tôi thề đấy. "Đem phần tử thứ hai sang phía bên kia, Chuyển đổi và nghịch đảo Fourier trong L2" (khán giả cười) Khỉ thật đó là nơi đáp án bắt đầu! Bạn thấy đấy, Tôi tưởng rằng tôi đã nghĩ ngơi nhưng thật ra bộ não của tôi vẫn tiếp tục hoạt động. Trong những khoảnh khắc đó, bạn sẽ không nghĩ đến sự nghiệp hay đồng nghiệp của bạn, mà chỉ hoàn toàn là một trận chiến giữa vấn đề và bạn. Có thể nói rằng không có hại gì nếu bạn được thăng chức vì bạn đã làm việc chăm chỉ. và sau khi chúng tôi hoàn thành quá trình phân tích Landau giảm xóc, tôi đã may mắn nhận được huy chương Fields mà tôi hằng khao khát từ tay của vị tổng thống Ấn Độ, ở Hyderabad vào ngày 19 tháng Tám, 2010 -- một vinh dự mà những nhà toán học không bao giờ dám mơ đến một ngày mà tôi sẽ luôn nhớ trong suốt cuộc đời mình. Bạn nghĩ sao , trong những dịp như thế ? Tự hào, đúng chứ ? và biết ơn những cộng tác viên đã giúp tôi thực hiện điều này. Và bởi vì nó là một hành trình chung, bạn cần phải chia sẻ nó, không chỉ với những cộng tác viên. Tôi tin rằng mọi người đều trân trọng sự rộn ràng của những nghiên cứu toán học, và chia sẻ những câu chuyện đầy nhiệt huyết của con người và ý tưởng đằng sau chúng Và tôi đã làm việc với nhân viên của mình tại viện Henri Poincaré, cùng với những cộng sự và những "nghệ sĩ" truyền thông toán học trên toàn thế giới, để chúng tôi có thể tự mình lập nên một viện bảo tàng toán học tại đó. Cho nên trong một vài năm nữa, khi bạn đến Paris, sau khi đã nếm thử bánh mì baguette và macaron giòn ngon tuyệt, hãy đến gặp chúng tôi tại viện Henri Poincaré, và chia sẻ những giấc mơ toán học của bạn. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Thế giới đầy những vật thể đáng kinh ngạc và kho tàng di sản văn hóa phong phú. Và khi ta có thể tiếp cận được chúng ta cảm thấy choáng ngợp, ta bị thu hút mạnh mẽ. Nhưng rất thường xuyên, con người sống mà không được thực sự tiếp cận với nghệ thuật và văn hóa. Những gì có thể được kết nối khi ta bắt đầu khám phá các di sản, những địa danh đẹp và nghệ thuật trên thế giới này? Trước khi chúng ta bắt đầu bài thuyết trình này, tôi chỉ muốn chú ý tới một số điểm sau. Trước hết, tôi không phải là chuyên gia về nghệ thuật hay văn hóa. Tôi chỉ tình cờ đến với nó, nhưng giờ tôi đang rất yêu nó. Thứ hai, tất cả những thứ tôi sẽ cho các bạn thấy thuộc về các bảo tàng, kho lưu trữ và các tổ chức tuyệt vời là đối tác của chúng tôi. Không gì trong số đó thuộc về Google. Và cuối cùng, những gì bạn thấy phía sau tôi đã có thể xem được ngay lúc này trên điện thoại di động, trên máy tính xách tay của các bạn. Đây là nền tảng hiện nay của chúng tôi, nơi bạn có thể dễ dàng khám phá hàng ngàn bảo tàng và vật thể sẵn có, với những chi tiết có độ phân giải cực kỳ cao. Sự đa dạng về nội dung chính là điều tuyệt vời ở đây. Nếu chúng tôi chỉ có hội họa châu Âu, hay mỹ thuật hiện đại, tôi nghĩ nó sẽ hơi nhàm chán. Ví dụ như tháng này, chúng tôi giới thiệu kênh "Lịch Sử Người Da Đen" với 82 triển lãm có chọn lọc, nói về nghệ thuật và văn hóa trong cộng đồng đó. Chúng tôi cũng có một số vật tuyệt vời đến từ Nhật Bản, xoay quanh chủ đề nghề thủ công, mang tên "Tạo ra tại Nhật Bản." Và một trong những triển lãm yêu thích của tôi, mà thực ra chính là ý tưởng của bài nói này, -- Tôi không ngờ sẽ trở thành một người say mê búp bê Nhật Bản. Nhưng giờ thì tôi như vậy, nhờ có triển lãm này, nó đã thực sự cho tôi biết nhiều điều về sự lành nghề đằng sau cái hồn của một con búp bê Nhật. Tin tôi đi, điều đó rất thú vị. Hãy tin tôi. Vậy, hãy tiếp tục luôn. Một điểm ngắn gọn mà tôi muốn trình bày trong nền tảng này, mà bạn có thể chia sẻ với con mình và bạn bè ngay lúc này, là bạn cũng có thể ghé thăm tất cả những học viện ảo tuyệt vời này. Gần đây, chúng tôi có một ý tưởng là hợp tác với Bảo tàng Guggenheim ở New York, nơi bạn có thể được trải nghiệm thế nào là thực sự đang ở đó. Bạn có thể xuồng tầng trệt và tôi cho rằng rõ ràng là, phần lớn các bạn đã đến đây. Và các bạn có thể chiêm ngưỡng được kiệt tác kiến trúc đó. Nhưng hãy hình dung sự tiếp cận này có ý nghĩa thế nào với một đứa trẻ ở Bombay, hiện đang học kiến trúc, và chưa có cơ hội đến Bảo tàng Guggenheim. Bạn rõ ràng có thể nhìn ngắm những vật trưng bày tại bảo tàng này, bạn có thể xem kỹ hơn, và làm được những điều khác nữa. Có rất nhiều thông tin ở đây. Nhưng đây không phải mục đích bài nói của tôi hôm nay. Điều này đang tồn tại ngay lúc này. Những gì ta đang có chính là nền tảng của một tương lai đầy lý thú phía trước khi đề cập tới văn hóa nghệ thuật và khả năng tiếp cận nghệ thuật và văn hóa. Tôi đứng trên sân khấu hôm nay cùng người bạn hiện tham gia chương trình nghệ sĩ lưu trú tại văn phòng của chúng tôi ở Paris, tên Cyril Diagne, là giáo sư giảng dạy thiết kế tương tác tại Đại học ECAL ở Lausanne, Thụy Sĩ. Cyril và nhóm kỹ sư của chúng tôi đang làm việc cùng nhau để cố gắng tìm ra những liên kết và làm hiển thị một vài trong số đó. Giờ tôi sẽ trình bày nhanh thôi. Vật bạn thấy phía sau tôi -- ồ, để dễ hiểu hơn: Nhìn thấy vật thực tế luôn luôn tốt hơn. Trong trường hợp mọi người nghĩ tôi đang cố sao chép vật thực. Tiếp tục nào. Vật bạn đang thấy phía sau tôi là Thần Vệ nữ của Berekhat Ram. Nó là một trong những vật cổ nhất thế giới, được tìm thấy tại Cao nguyên Golan khoảng 233,000 năm trước đây, và hiện đang được đặt tại Bảo tàng Israel ở Jerusalem. Nó cũng là một trong những vật cổ nhất trên nền tảng của chúng tôi. Phóng to lên nào. Chúng ta bắt đầu từ một vật này. Nếu chúng ta thu nhỏ hình lại và thực sự thử trải nghiệm vụ nổ lớn về văn hóa của riêng ta? Nó sẽ trông như thế nào? Đây là việc chúng tôi làm hàng ngày tại Viện Văn hóa -- hơn sáu triệu đồ tạo tác văn hóa được các học viện chọn lọc và đưa đến đây, để thực sự tạo ra những kết nối này. Bạn có thể du hành xuyên thời gian, bạn có thể hiểu hơn về xã hội của chúng ta qua đây. Bạn có thể nhìn vào nó qua cảnh trông xa của hành tinh ta, và quan sát xem nó sẽ thế nào nếu không có biên giới, nếu chúng ta chỉ tổ chức nghệ thuật và văn hóa. Ta cũng có thể sắp xếp chúng theo mốc thời gian, việc mà đối với một kẻ mê dữ liệu như tôi, là vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể dành hàng giờ nhìn vào mỗi thập kỉ và những đóng góp trong thập kỉ đó, trong những năm đó cho mỹ thuật, lịch sử và văn hóa. Chúng tôi rất muốn dành hàng giờ chỉ cho các bạn xem mọi thập kỉ, nhưng hiện giờ không đủ thời gian. Vì vậy bạn có thể thực sự tự làm điều này trên điện thoại của mình. (Vỗ tay) Nhưng nếu các bạn không phiền và có thể vỗ tay lúc sau, tôi không muốn hết thời gian, vì tôi muốn cho các bạn xem rất nhiều thứ thú vị. Rất nhanh thôi: bạn có thể di chuyển từ đây đến một ý tưởng rất hay khác. Vượt lên trên bức ảnh đẹp, đồ họa hay, mục đích là gì, nó có ích như thế nào? Ý tưởng tiếp theo xuất phát từ việc thảo luận với những người phụ trách mà chúng tôi có tại các bảo tàng, mà tiện thể, là những người tôi vô cùng yêu mến, bởi họ đã cống hiến cả đời mình cố gắng kể những câu chuyện này. Một người phụ trách nói với tôi, "Amit, sẽ thế nào nếu anh có thể tạo ra bảng biểu của người phụ trách ảo nơi toàn bộ sáu triệu vật này được trưng bày cho ta có thể thấy được những mối liên kết giữa chúng?" Tin tôi đi, bạn có thể dành rất nhiều thời gian, nhìn ngắm những vật khác nhau. và hiểu được chúng đến từ đâu. Đó là một trải nghiệm Ma trận điên rồ. (Cười) Tiếp tục nào, lấy ví dụ từ họa sĩ Vincent Van Gogh nổi tiếng thế giới đã được trình bày rất hợp lý trên nền tảng này. Nhờ có những học viện đa dạng trong dự án, chúng tôi có được hơn 211 tác phẩm hội họa tuyệt vời với độ nét cao của họa sĩ này, giờ được sắp xếp rất đẹp trong tầm mắt. Và khi nó được phân giải, và khi Cyril đi sâu hơn, bạn có thể thấy toàn bộ chân dung tự họa, tranh tĩnh vật. Nhưng tôi chỉ muốn nhấn mạnh một ví dụ, rất đúng thời điểm: "Phòng Ngủ." Đây là một tác phẩm hội họa có ba bản sao -- một ở Bảo tàng Van Gogh tại Amsterdam, một ở Bảo tàng Orsay tại Paris, và một ở Viện Nghệ thuật Chicago, nơi hiện nay đang tổ chức một buổi họp hợp nhất cả ba tác phẩm này trong thực tế. Tôi nghĩ sẽ chỉ diễn ra đến lần hai này thôi. Nhưng nó được hợp nhất kỹ thuật số và ảo để bất cứ ai cũng nhìn ngắm được theo một cách rất khác, và bạn sẽ không bị xô đẩy như khi xếp hàng trong đám đông. Hãy đưa các bạn đi tham quan "Phòng Ngủ" nhanh thôi, để bạn có thể trải nghiệm điều mà chúng tôi làm với mỗi vật. Chúng tôi muốn hình ảnh nói lên nhiều nhất có thể trên một nền tảng kỹ thuật số. Tất cả những gì bạn cần là kết nối internet và một chiếc máy tính. (Vỗ tay) Và Cyril này, nếu anh có thể vào sâu hơn, nhanh thôi. Xin thứ lỗi, vì đang trực tuyến nên hãy cho Cyril một chút thời gian -- điều này có thể thực hiện được với mọi vật: mỹ thuật hiện đại, đương đại, thời kỳ Phục Hưng, vv., thậm chí cả điêu khắc. Đôi khi bạn không biết điều gì có thể thu hút mình đến với một tác phẩm nghệ thuật hay một bảo tàng hay một khám phá văn hóa. Vậy nên với bản thân tôi, quả là một thử thách vì khi tôi quyết định làm việc này toàn thời gian tại Google, mẹ tôi đã không ủng hộ. Tôi yêu mẹ, nhưng bà nghĩ tôi đang lãng phí cuộc đời với thứ bảo tàng này. Và đối với bà, bảo tàng là thứ bạn tới khi đang trong kỳ nghỉ, bạn đánh dấu và thế là xong, phải không? Và mất khoảng bốn năm rưỡi, tôi mới thuyết phục được người mẹ Ấn Độ kính yêu của mình rắng thực sự, điều này rất đáng giá. Và cách mà tôi làm là, một ngày tôi nhận ra là bà rất thích vàng. Nên tôi bắt đầu chỉ cho bà xem toàn bộ vật có chất liệu vàng. Và điều đầu tiên mẹ hỏi tôi là, "Chúng ta mua những thứ này thế nào?" (Cười) Và rõ ràng, lương tôi không cao đến thế, nên tôi nói, "Chúng ta không thể làm vậy, mẹ à. Nhưng mẹ có thể khám phá chúng qua mạng." Và rồi giờ đây mẹ tôi -- mỗi lần gặp tôi, đều hỏi, "Còn vàng, còn bạc trong dự án của con nữa không? Chỉ cho mẹ được không?" Và đó là ý tưởng tôi đang gắng làm rõ. Bạn bắt đầu thế nào không thành vấn đề, miễn là bạn có tham gia. Một khi đã tham gia, bạn sẽ bị cuốn hút. Tiếp tục nào, thực ra có một ý tưởng khá tinh nghịch, để làm rõ mục đích tiếp cận, và tôi sẽ nói nhanh thôi về ý tưởng này. Ta đều biết thật tuyệt khi được trực tiếp chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng ta cũng biết hầu hết chúng ta không thể, thậm chí với những ai đủ tài chính, nó vẫn khá phức tạp. Cyril, ta có thể bắt đầu chuyến đi nghệ thuật được không? Ta gọi nó là gì nhỉ? Chúng tôi chưa có một cái tên hay cho nó. Nhưng về cơ bản, chúng tôi có khoảng 1,000 học viện, 68 đất nước tuyệt vời. Nhưng hãy bắt đầu với Rembrandt. Có lẽ chỉ đủ thời gian cho một ví dụ. Nhưng nhờ sự đa dạng, chúng tôi có khoảng 500 tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Rembrandt từ 46 học viện và 17 quốc gia. Giả dụ như vào kỳ nghỉ tiếp theo của mình, bạn muốn đến xem từng tác phẩm một. Đó là lịch trình của bạn, bạn có thể sẽ đi 53,000 kilomet, ghé thăm khoảng 46 học viện, và một thông tin thêm, bạn có thể sẽ thải ra 10 tấn CO2. (Cười) Nhưng hãy nhớ, đó là nghệ thuật, nên bạn có thể biện minh cho điều này bắng một cách nào đó. Hãy tiếp tục với điểm tiếp theo, một thứ thuộc chuyện môn và thú vị hơn một chút. Toàn bộ những gì chúng tôi cho các bạn xem sử dụng siêu dữ liệu để tạo nên kết nối. Nhưng rõ ràng ngày nay chúng ta có một thứ thú vị mà nhiều người nói tới, là máy học (machine learning). Nên điều chúng tôi suy nghĩ là, hãy bỏ qua siêu dữ liệu, mà nhìn vào những gì máy học có thể làm phụ thuộc hoàn toàn vào nhận dạng thị giác với toàn bộ bộ sưu tập này. Thứ chúng tôi tạo ra được là bản đồ rất thú vị này, các cụm này không có thông tin hệ quy chiếu nào, mà chỉ sử dụng hình ảnh để nhóm các vật vào với nhau. Đối với chúng tôi, mỗi cụm chính là một khám phá nghệ thuật. Nhưng chúng tôi muốn chỉ các bạn xem một trong số đó nhanh thôi, chính là cụm tranh chân dung tuyệt vời này chúng tôi đã tìm được từ các bảo tàng trên toàn thế giới. Nếu anh có thể phóng to thêm một chút, Cyril. Để cho các bạn thấy, bạn có thể du ngoạn qua các bức chân dung. Về cơ bản, bạn có thể làm tương tự với tranh thiên nhiên, hay tranh vẽ ngựa và các cụm thì rất phong phú. Khi nhìn thấy những bức chân dung này, chúng tôi đã nghĩ, "Này, liệu ta có thể làm gì đó vui vui cho lũ trẻ, hay thứ gì đó nghịch nghịch để khiến mọi người hứng thú với tranh chân dung? Bởi tôi chưa thực sự thấy trẻ nhỏ thực sự hào hứng muốn tới phòng trưng bày tranh chân dung. Tôi muốn cố gắng nghĩ ra điều gì đó. Nên chúng tôi đã tạo ra một thứ gọi là kết nối chân dung. Nó khá là dễ hiểu, nên tôi sẽ để Cyril đưa gương mặt ưu tú của anh ấy lên. Và cơ bản là, khi anh ấy di chuyển đầu, ta đang kết nối các bức chân dung khác nhau từ nhiều bảo tàng trên khắp thế giới. (Vỗ tay) Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng khi tôi cho cháu trai và chị gái mình xem, phản ứng của họ thật phi thường. Tất cả những gì họ hỏi tôi là, "Khi nào ta có thể đi xem thứ này?" Và nhân tiện, nếu tốt bụng, Cyril này, liệu anh có thể cười và tìm một bức hạnh phúc? Ồ, thật hoàn hảo. Nhân tiện, điều này không được tập trước. Chúc mừng, Cyril. Hay lắm. Ồ, chà. Hãy tiếp tục thôi; nếu không sẽ hết cả thời gian mất. (Vỗ tay) Nghệ thuật và văn hóa cũng có thể rất vui phải không? Với thử nghiệm cuối cùng của chúng tôi -- chúng tôi gọi những việc này là "thử nghiệm" -- thử nghiệm cuối cùng này quay lại với máy học. Chúng tôi cho các bạn xem các cụm, cụm thị giác, nhưng sẽ thế nào nếu chúng tôi yêu cầu máy đặt tên những cụm này? Sẽ thế nào nếu nó có thể tự động gắn nhãn, không sử dụng siêu dữ liệu nào? Thứ chúng tôi có là kiểu trang tìm kiếm này, nơi chúng tôi đã ghép được khoảng 4,000 nhãn. Và chúng tôi chưa làm gì đặc biệt ở đây, mà chỉ thu thập bộ sưu tập thôi. Và chúng tôi tìm thấy nhiều mục thú vị. Ta có thể bắt đầu với những chú ngựa, một mục rất đơn giản. Bạn cho rằng sẽ nhìn thấy chiếc máy đưa đến những hình ảnh về ngựa, phải không? Và bạn cũng để ý rằng, ngay kia, có một hình ảnh rất trừu tượng nhưng máy vẫn nhận biết được và nhóm lại vào mục 'ngựa'. Chúng tôi cũng có một cái đầu ngựa tuyệt vời ở đây. Và mỗi bức có những nhãn tên thể hiện lý do nó được nhóm vào mục này. Vậy hãy tiếp tục với một điều khác rất khôi hài và thú vị với tôi, vì tôi không hiểu mục này xuất hiện thế nào. Nó được gọi là "Lady in Waiting." (Người thị nữ) Cyril này, nếu anh thực hiện nhanh, các bạn có thể thấy những hình ảnh tuyệt vời về những người phụ nữ đang chờ đợi hay tạo dáng, tôi đoán vậy. Tôi không thực sự hiểu. Nhưng tôi đã cố tìm cách liên lạc hỏi bảo tàng, "Đây là gì? Chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy?" Và điều này thật lôi cuốn. Trở lại với vàng một chút, tôi muốn tìm kiếm 'vàng' và thử xem máy gắn nhãn toàn bộ vàng thế nào. Nhưng thực ra, nó không gắn nhãn là vàng. Vì ta đang sống ở thời hiện đại, nên nó đánh dấu là "bling-bling" (lấp lánh). (Cười) Tôi đang làm khó Cyril, vì tôi đang nói quá nhanh. Cơ bản là, bạn tìm thấy ở đây tất cả những vật lấp lánh mà các bảo tàng trên thế giới sắp xếp cho bạn. Và cuối cùng, để kết thúc bài nói và những thử nghiệm này, điều tôi mong các bạn cảm nhận sau đây là niềm hạnh phúc và cảm xúc. Và ta sẽ thấy điều gì khi ta thấy niềm hạnh phúc? Nếu ta thực sự nhìn ngắm toàn bộ những vật được gắn nhãn "niềm hạnh phúc," bạn cho rằng sẽ thấy sự hạnh phúc, tôi đoán vậy. Nhưng có một thứ rất hấp dẫn và thú vị xuất hiện chính là tác phẩm nghệ thuật này của Douglas Coupland, người bạn cũng đang tham gia chương trình lưu trú nghệ sĩ, mang tên, "Tôi Nhớ Trí Óc Thời-Tiền-Internet của Mình." Tôi không biết vì sao chiếc máy cảm thấy nhớ trí não tiền Internet của nó, đã được gắn nhãn ở đây, nhưng đó là một suy nghĩ rất thú vị. Đôi khi tôi cũng nhớ trí óc thời tiền Internet của mình, nhưng không phải khi khám phá nghệ thuật và văn hóa trên mạng. Vậy nên hãy lấy điện thoại, máy tính của bạn ra, ghé thăm các bảo tàng. Và một lời kêu gọi nữa gửi tới những chuyên viên lưu trữ, sử gia, người phụ trách bảo tàng tuyệt vời, những người đang ngồi tại bảo tàng, bảo tồn nền văn hóa này. Điều nhỏ nhất ta có thể làm là tiếp cận nghệ thuật và văn hóa mỗi ngày cho ta và con cháu chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Môt cách để thay đổi gen của chúng ta là tạo ra các gen mới như Craig Venter đã từng nói với chúng ta. Một cách khác là thay đổi lối sống của chúng ta Và chúng tôi đang nhận thấy được những thay đổi đó mạnh mẽ và sống động như thế nào, bạn không cần phải đợi một thời gian dài để thấy được những hiệu quả của nó. Khi bạn ăn uống lành mạnh hơn, kiểm soát stress, tập thể dục và yêu thương nhiều hơn, máu trong não sẽ lưu thông tốt hơn và lượng oxi lên não nhiều hơn. Hơn nữa, não bộ của bạn sẽ thực sự lớn lên Những điều được nghĩ là không thể ít năm trước nay đã có thể được đánh giá. Robin Williams là người đã xác định được điều đó một vài năm trước tất cả chúng ta. Bây giờ, có một số điều mà bạn có thể làm để làm cho bộ não của bạn sản sinh ra những tế bào não mới. Một số thứ mà tôi thích, như chocolate và trà, việt quất, một lượng vừa phải chất cồn, kiểm soát stress và hợp chất canabanoid ở trong cần sa. Tôi chỉ là người truyền đạt thôi đấy nhé (tôi chưa thử cần sa đâu) ( cười) Ồ, chúng ta đang nói đến vấn đề gì nhỉ? ( Cười ) Và một số thứ có thể làm cho tình trạng của bạn xấu đi, tức là làm cho số lượng tế bào não của bạn giảm đi. Những yếu tố thường được nghĩ tới là chất béo bão hòa và đường, nicotine, các opiate ( chế phẩm có thuốc phiện), cocaine, lạm dụng chất cồn, và stress dai dẳng. Da của bạn sẽ nhận được nhiều máu hơn khi bạn thay đổi lối sống, nên bạn sẽ già chậm hơn, da của bạn cũng sẽ ít nhăn nheo hơn. Trái tim của bạn được tưới máu tốt hơn, Chúng tôi đã nhận thấy được rằng nó thực sự làm đảo ngược lại được diễn tiến của bệnh tim mạch. Đó là những động mạch bị tắc mà các bạn có thể thấy ở phía trên trái màn hình, chỉ sau 1 năm đã trở nên ít tắc một cách trông thấy. Và đây là hình ảnh PET scan (chụp bằng positron) của tim ở phía dưới trái màn hình, màu xanh có nghĩa là không có máu lưu thông. Và 1 năm sau -- màu cam và trắng chỉ ra rằng lưu lượng máu đã trở về tối đa. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng bạn có thể làm ngừng lại và đảo ngược diễn tiến của ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm, xa hơn nữa, có thể cả ung thư vú, đơn giản chỉ bằng cách thực hiện những thay đổi trên trong lối sống. Chúng tôi nhận thấy sự phát triển của khối u trong môi trường nuôi cấy bị kìm hãm. 70% trong nhóm thực hiện thay đổi đạt được điều này, trong khi chỉ có 9% ở trong nhóm chứng. Những sự khác biệt này là hết sức có y nghĩa. Thậm chí cả cơ quan sinh dục của bạn cũng nhận được nhiều máu hơn, do đó bạn tăng cường được khả năng tình dục của mình. Một trong những quảng cáo chống thuốc lá hiệu quả nhất được thực hiện bởi bộ y tế, chỉ ra rằng nicotine, làm co các mạch máu của bạn, có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, và cả chứng bất lực nữa. Một nửa đàn ông hút thuốc mắc chứng bất lực. Điều đó gợi cảm như thế nào cơ chứ ? Bây giờ, chúng tôi sắp xuất bản một nghiên cứu -- một nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể thay đổi biểu hiện của gen ở những đàn ông mắc ung thư tiền liệt tuyến Đây là bản đồ nhiệt và những màu khác nhau, và dọc theo bên phải là những gen khác nhau Và chúng tôi thấy rằng trên 500 gen có xu hướng thay đổi làm hoạt hóa những gen tốt, những gen giúp ngăn ngừa bệnh làm bất hoạt những gen gây bệnh Và vì vậy những phát hiện này theo tôi có sức mạnh to lớn đem lại niềm hy vọng mới và những sự lựa chọn mới cho nhiều người Và những công ty như Navigenix và DNA Direct và 23andMe, nơi cung cấp tiểu sử gen của bạn, tạo cho một số người cảm giác, " Ôi, vậy sao, tôi có thể làm gì đây ?" Các gen không quyết định toàn bộ số phận của chúng ra, và nếu chúng ta thực hiện những thay đổi này -- chúng thuộc về bẩm chất, nhưng chúng ta có thể tạo ra những thay đổi lớn hơn là chúng ta đã từng làm khi đó chúng ta có thể thực sự thay đổi cách mà các gen của chúng ta được biểu hiện. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đã bao giờ bạn được một người bạn gốc Hoa hỏi, "Bạn tuổi con gì?" chưa? Đừng cho rằng họ đang chào hỏi xã giao. Nếu bạn nói, "Tôi tuổi Thân," họ sẽ biết ngay bạn 24, 36, 48 hoặc 60 tuổi. (Cười lớn) Hỏi con giáp của bạn chính là cách hỏi tuổi lịch sự của họ. Khi bạn nói ra mình tuổi con gì, họ sẽ bắt đầu đánh giá bạn. Họ sẽ đánh giá điềm may, rủi của bạn, tính cách, con đường sự nghiệp và vận hạn của bạn trong năm đó. Khi bạn tiết lộ tuổi của bạn và bạn đời mình, họ sẽ hình dung ra cả một bức tranh về đời sống cá nhân của bạn. Có lẽ bạn không tin vào 12 con giáp. Nhưng vì 1/4 dân số thế giới chịu ảnh hưởng từ nó, sẽ tốt hơn nếu bạn hiểu chút ít về nó. Vậy thật ra 12 con giáp là gì? Hầu hết người phương Tây nghĩ tới các cung Hoàng đạo của Hy Lạp cổ đại, gồm có 12 ký hiệu đại diện cho 12 tháng. Hệ Can chi của Trung Hoa thì khác. Nó là một chu kỳ 12 năm, mỗi năm có một loài vật đại diện, bắt đầu bằng năm Tý (chuột) và kết thúc bằng năm Hợi (lợn), và không hề có liên hệ gì với các chòm sao. Ví dụ, nếu bạn sinh năm 1975, thì bạn cầm tinh con Thỏ (hoặc Mão). Bạn thấy con vật đại diện cho năm sinh của mình chưa? Tổ tiên người Hoa chúng tôi đã tạo ra một hệ thống vận hành rất công phu dựa trên thuyết âm-dương, ngũ hành, và 12 con giáp. Trải qua hàng ngàn năm, nền văn hoá dân gian này có ảnh hưởng tới những quyết định hệ trọng của con người, như đặt tên, cưới hỏi, sinh con, và cách đối đãi giữa người và người. Và trong đó có một số các ẩn ý khá thú vị. Người Hoa tin rằng có vài con giáp vượt trội hơn so với số còn lại. Nên các bậc cha mẹ luôn chọn ra những năm thuận lợi để sinh con, vì họ tin rằng sự kết hợp giữa các thành viên hợp tuổi nhau (Tam Hạp) sẽ mang phúc tới cho cả gia đình. Và ngay cả khi chọn người yêu, chúng tôi cũng để tâm đến con giáp. Tôi tuổi Hợi; tôi sẽ rất hợp với ai tuổi Dần, Mùi và Mão. Người Hoa tin rằng có vài loài vật vốn là kẻ thù không đội trời chung. Vì tôi tuổi Hợi, tôi phải cẩn trọng với người tuổi Tỵ. Giơ tay lên nếu bạn tuổi Tỵ nào. Chút nữa chúng ta gặp riêng nhé. (Cười lớn) Chúng tôi tin rằng có những con giáp may mắn hơn những con còn lại, chẳng hạn như Rồng (tuổi Thìn). Khác với văn hoá phương Tây, người Hoa xem rồng là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh, thịnh vượng. Ai cũng mong muốn có được một đứa con tuổi Rồng. Ba mẹ của Jack Ma hẳn rất tự hào. Và không chỉ mình họ sinh được con tuổi Rồng. Năm 2012 là năm con Rồng, tỉ lệ sinh ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan tăng 5%. Có nghĩa là có thêm 1 triệu em bé ra đời. Với niềm tin cố hữu muốn sinh quý tử, tỉ lệ bé trai - bé gái vào năm đó là 120 - 100. Khi những cậu bé tuổi Rồng lớn lên, chúng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt trên đường sự nghiệp lẫn tình duyên. Theo thông cáo báo chí của đài BBC và chính phủ Trung Quốc, tháng 1/2015, số ca sinh mổ chạm mốc cao nhất. Tại sao vậy? Vì đó là tháng cuối cùng của năm Ngọ tính theo Âm Lịch. Không phải vì họ thèm khát có đứa con tuổi Ngọ đâu, mà vì họ không muốn sinh con tuổi Mùi, vốn là một con giáp xui xẻo. (Cười lớn) Nếu bạn tuổi Mùi, đừng tủi thân nhé. Đây là những nhân vật sinh năm Mùi. Tôi chẳng thấy họ thất bại chỗ nào cả. (Cười lớn) Tuổi Dần cũng không được yêu thích, vì loài cọp có tính khí thất thường. Tỉ lệ sinh ở nhiều vùng của Trung Quốc giảm mạnh trong những năm Dần. Có lẽ ta nên xem xét hệ 12 con giáp theo hướng ngược lại, vì những ai tuổi Dần và Mùi sẽ ít gặp cạnh tranh hơn. Có lẽ họ mới là người may mắn. Tôi đã xem qua top 300 nhân vật giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes, và thấy khá thú vị vì những nhân vật mang hai con giáp ít được yêu thích nhất là Dần và Mùi đều ở vị trí cao nhất của bảng xếp hạng, thậm chí còn cao hơn tuổi Rồng. Cho nên, có lẽ ta nên cân nhắc, cạnh tranh ít hơn sẽ tốt hơn nhiều. Một điều cuối cùng thú vị khác nữa: nhiều quyết định đầu tư của người Hoa dựa trên niềm tin vào bảng thống kê 12 con giáp. Dù cho niềm tin và truyền thống của hệ Can Chi đã tồn tại suốt hàng ngàn năm, xu hướng áp dụng nó để quyết định những chuyện trọng đại chỉ thực sự nổ ra cách đây vài thập kỷ. Tổ tiên của chúng tôi ngày trước bận chống nghèo, chống hạn hán, cũng như nạn đói, bạo loạn, bệnh dịch và nội chiến. Và cuối cùng người Trung Hoa mới có thời gian, tiền bạc và công nghệ để tạo ra một cuộc sống lý tưởng mà họ hằng ước ao. Chính quyết định của một tập thể gồm 1.3 tỷ người đã gây ra biến động kinh tế và nhu cầu trong mọi phương diện, từ dịch vụ y tế và giáo dục đến tài sản và tiêu thụ hàng hoá. Vì Trung Quốc giữ vai trò quan trọng với kinh tế toàn cầu và địa chính trị, quyết định của họ khi coi trọng 12 con giáp và những truyền thống khác rốt cuộc lại ảnh hưởng tới mọi người trên toàn thế giới. Có ai ở đây tuổi Thân không? Năm 2016 là năm con Khỉ. Khỉ là loài thông minh, hay tò mò, sáng tạo và nghịch ngợm. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là một phụ nữ Hồi giáo người Mỹ gốc Iran, giống như tất cả các bạn. Tôi cũng là diễn viên hài về công bằng xã hội, điều mà tôi cho là 1 công việc thật sự. Để giải thích kĩ hơn, tôi sẽ kể tại sao tôi tới được đây. Tôi đã trình diễn trên khắp nước Mỹ. Nước Mỹ thật tráng lệ phải không nào? Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chuỗi những nhà hàng waffle và đi đâu cũng thấy người bị tiểu đường. Cũng khá đặc biệt đấy chứ. Dân số Mỹ có thể chia ra làm 3 nhóm chính: nhóm đa số những người tử tế, những kẻ thích chỉ trích và dân Florida. (Tiếng cười) Ngoài Florida ra, nhóm phiền phức nhất là những kẻ thích chỉ trích. Họ chỉ là thiểu số. nhưng họ che đậy khuyết điểm bằng cách to tiếng. Họ bị hội chứng Napoleon trong nhân khẩu học, và có 1 số đàn ông mang giầy cao gót đấy. Là diễn viên hài về công bằng xã hội, mục tiêu của tôi là biển đổi họ, vì họ ghét nhiều thứ quá, dẫn đến những hậu quả tiêu cực, như phân biệt chủng tộc, bạo lực và Ted Nugent. Đây chưa phải là 1 danh sách đầy đủ; Còn thiếu khoảng 3 hay 7 thứ gì đó Nhưng mấu chốt là, chúng ta phải đương đầu với nhóm này. Nhưng mỗi người mỗi kiểu và nó không thật sự hiệu quả nếu gộp chung họ lại, phải không? Nên tôi đã phân loại những kẻ thích chỉ trích một cách khoa học Tôi đem thành viên cả nhóm đó, đặt vào một cái đĩa petri, như một nhà khoa học vậy. và đây là cái tôi tìm ra. (Tiếng cười) Đầu tiên, chúng ta có đám quậy phá (troll) đây là đám chỉ trích trên mạng mà bạn thường gặp. Họ là những người tự thôi việc để có thể đăng video lên Youtube cả ngày. Ngoài ra có những kẻ chỉ trích lướt-qua. Hiện tại, những kẻ đó dừng ở đèn đỏ, đợi cho đèn xanh sáng lên và khi đèn xanh, họ hét lớn, "Biến về đất nước của mày đi!" Đã có lúc, họ thật sự bước ra khỏi xe và tỏ thái độ vào mặt bạn. nhưng giờ thì không được vậy nữa -- đó là dấu hiệu tụt hậu của nước Mỹ đấy. (Tiếng cười) Nhóm tiếp theo là những kẻ chỉ-trích-mù-quáng- cố-ghét-cho-bằng-được- và-được-các-hội-nhóm-bao-che- Đám này chỉ trích thông qua một tổ chức tưởng như là tốt đẹp như nhà thờ hay nhóm phi lợi nhuận, và họ thường thích lập luận kiểu cổ hủ. Nhưng nhóm mà tôi thấy thích thú nhất là chỉ trích ngẫu hứng Đây là chị em của nhóm bầu cử ngẫu hứng -- họ không tự quyết định được! Họ như là nô lệ tư tưởng hết ghét rồi lại không ghét một thứ gì đó. Và họ làm vậy bởi họ không có đủ thông tin. Đây là nhóm mà tôi muốn xử lý bằng hài kịch công bằng xã hội. Tại sao dùng hài kịch? Bởi trên thang điểm từ hài kịch tới tờ rơi, người Mỹ thường thích hài kịch hơn, như bạn cũng thấy trên biểu đồ đó. (Tiếng cười) Hài kịch rất được ưa chuộng. Và nhân tiện nói luôn, đây là biểu đồ chính xác về mặt toán học dựa trên những số liệu giả. (Tiếng cười) Giờ câu hỏi là: Tại sao hài kịch về công bằng xã hội lại thành công? Bởi, thứ nhất, nó mang lại tiếng cười sảng khoái. Và khi bạn cười lớn, bạn sẽ ở trạng thái cởi mở hơn. Và trong giây phút cởi mở đó, một hài kịch gia công bằng xã hội giỏi có thể ấn hàng tá thông tin vào đầu bạn và nếu họ thực sự xuất sắc, thăm khám trực tràng nữa (Tiếng cười) Luật chơi với môn hài kịch công bằng xã hội là thế này: một là, nó không mang tính định kiến. Đây không phải hài kịch chính trị, hay công lý, và không ai chống lại công lý cả. Hai là, nó mang tính kêu gọi và gần gũi nó làm bạn cảm thấy như ngồi trong một cái bánh mỳ kẹp vậy. Ba là, nó đâm lén một cách hài hước, giống như nghe một mẩu chuyên luận thú vị về bất bình đẳng thu nhập gói ghém trong một chuyện cười thâm thúy về phân vậy. (Tiếng cười) Bản thân tôi nhìn hài kịch công bằng xã hội thế này Vài năm về trước, tôi thu thập một nhóm hài kịch gia Hồi giáo người Mỹ một cách phi vũ lực -- (Tiếng cười) Chúng tôi đã đi khắp đất nước tới Alabama, Arizona, Tennessee, Georgia-- những nơi người Hồi giáo được yêu mến -- và diễn hài độc thoại. Chúng tôi gọi tour diễn "Người Hồi giáo tới đây!" (Tiếng cười) Chúng tôi chuyển thể nó thành phim, và sau khi bộ phim ra mắt, một nhóm chỉ trích dành ra 300,000 đô la cho chiến dịch quảng bá bài trừ Hồi giáo với MTA -- đó là hệ thống tàu điện ngầm New York. Những tấm áp phích đó vô cùng xúc phạm chưa kể thiết kế rất cẩu thả -- Ý là nếu như bạn muốn trở nên mù quáng sao không dùng phông chữ đẹp hơn. (Tiếng cười) Chúng tôi quyết định, tại sao không làm chiến dịch áp phích của riêng mình chứ để nói những điều tốt về người Hồi giáo, và quảng bá bộ phim luôn. Nên tôi và anh bạn Dean Obeidallah quyết định làm chiến dịch chống-lại-cố-chấp-với-áp-phích-đẹp. Chúng tôi gây quỹ, làm việc với MTA trong hơn 5 tháng ròng, tấm áp-phích được duyệt, hai ngày sau ngày mà đáng lẽ chúng được phát hành, MTA quyết định cấm toàn bộ chúng, vì nó nội dung liên quan tới chính trị Hãy coi thử một vài tấm áp-phích nhé. Đây này. Sự thật về người Hồi giáo Họ sáng chế ra khái niệm bệnh viện. OK. Sự thật: người Hồi giáo trưởng thành chống đẩy được nhiều hơn trẻ con Hồi giáo. (Tiếng cười) Sự thật: họ sáng tạo ra Justin Timberlake. (Tiếng cười) Coi một cái nữa nè. Sự thật xấu xí về họ: họ có công thức nấu frittata tuyệt hảo. (trứng chiên Ý) Rõ ràng, món đó bị MTA coi là có hơi hướng chính trị. Hoặc là thế, hoặc viết tích cực về người Hồi giáo là mang tính chính trị -- nhưng đâu phải. Nó mang tính công lý chứ. Nên chúng tôi thay đổi chiến dịch chống-lại-cố-chấp- với-áp-phích-đẹp biến nó thành chiến dịch chống-lại-cố-chấp với-một-vụ-kiện-hoành-tráng. (Tiếng cười) Tóm lại tôi muốn kể là một nhóm hài kịch gia không-xu-dính-túi đương đầu với một cơ quan lớn của thành phố New York và nhóm hài kịch gia đã thắng. (Vỗ tay và reo mừng) Xin cảm ơn. Chiến thắng là một cảm giác lạ lùng. tôi nghĩ, "Có phải đây thường là cảm giác của mấy ả tóc vàng hoe? Vì thế thì thật tuyệt!" (Tiếng cười) Đây là một ví dụ nữa. Tôi đi đâu cũng bị hỏi: "Sao người đạo Hồi không lên án khủng bố?" Có chứ. Nhưng được, tôi để bị nhử coi sao. Tôi phát hành trang web thedailydenouncer.com. Nó là trang web lên án khủng bố mọi ngày trong tuần, trừ cuối tuần ra thôi. Một ví dụ nữa đây. Những mẩu tin thường viết dưới dạng hoạt hình ngắn, "Tôi lên án khủng bố! Tôi cũng lên án mấy người mà không bỏ giấy vô máy photo!" Mục đích trang web là lên án khủng bố đồng thời cho thấy việc đó lố bịch thế nào khi bạn liên tục phải lên án khủng bố. Nhưng nếu bạn không quá cố chấp, thì hài kịch công bằng xã hội cũng hữu dụng trong nhiều trường hợp lắm. Ví dụ như, tôi và anh bạn hài kịch gia Lee Camp đi tới đảo Cayman để điều tra về những ngân hàng ngoại biên. Mỗi năm, nước Mỹ thất thoát khoảng 300 tỷ đô-la vào các thiên đường trốn thuế như vậy. Không phải khoe khoang, nhưng cứ vào cuối mỗi tháng, tôi có khoảng 5-15 đô-la tiền thu nhập khả dụng. Chúng tôi tới những ngân hàng trên đảo Cayman đó và hỏi liệu có thể mở tài khoản với tám đô-la và 27 cent. (Tiếng cười) Quán lý ngân hàng thường đợi 30-45 giây trước khi gọi bảo vệ. Đội bảo vệ đi ra, vung vẩy vũ khí, còn chúng tôi co rúm lại trong sợ hãi và bỏ chạy, bởi -- và đây là luật cuối cùng của hài kịch công bằng xã hội -- đôi khi nó làm bạn muốn bĩnh luôn ra quần. Hầu hết việc tôi làm là muốn tạo sự hài hước. Nhằm tạo sự kết nối và tiếng cười. Nhưng đúng, đôi khi tôi bị đuổi chạy té khói bởi đội bảo vệ. Đôi khi tôi nhận tweet xấu tính và thư chỉ trích. Đôi khi tôi nhận thư thoại nói là nếu tôi còn tiếp tục kể chuyện cười, họ sẽ giết tôi và cả gia đình tôi. Và những lời đe dọa chết chóc đó chắc chắn không vui xíu nào. Nhưng mặc những mối nguy thường trực đó, tôi vẫn tin hài kịch công bằng xã hội là một trong những vũ khí tốt nhất ta có. Ý tôi là, ta đã thử nhiều cách để tiếp cận tới công bằng xã hội, như chiến tranh hay thi đấu nhảy trên băng Nhưng rồi, vẫn còn quá nhiều thứ tệ hại. Tôi nghĩ đã tới lúc ta thử kể một chuyện cười thật hay về phân rồi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã sống ở vùng nông thôn Miền Đông Châu Phi được 10 năm, và tôi muốn chia sẻ với các bạn quan điểm về đói nghèo toàn cầu. Tôi tin rằng thất bại lớn nhất của nhân loại là việc chúng ta bỏ mặc hơn 1 tỉ đồng loại của mình phía sau. Đói khát, nghèo khổ cùng cực: thường được coi là những vấn đề to lớn và không thể khắc phục được, quá lớn để có thể giải quyết Nhưng là người thực hành trực tiếp, tôi tin rằng đây là những vấn đề có thể được giải quyết, nếu chúng ta lựa chọn chiến lược đúng đắn. Ac-si-met là một nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, ông ấy dạy rằng nếu ta chọn đúng đòn bẩy để dựa vào ta có thể di chuyển trái đất. Trong cuộc chiến chống lại cái nghèo, tôi tin rằng có 3 đòn bẩy chắc chắn mà chúng ta có thể dựa vào. Tôi sẽ chỉ nói về những đòn bẩy, và lí do chúng biến cái nghèo thành cuộc chiến ta có thể thắng trong đời. Nghèo đói cùng cực là gì? Lần đầu đến nông thôn Miền Đông Châu Phi, tôi đã ngủ ở một gia đình nhà nông. Họ là những con người tuyệt vời. Họ mời tôi vào nhà. Chúng tôi cùng nhau ca hát và ăn 1 bữa tối mộc mạc. Họ cho tôi mền để nằm ngủ trên sàn nhà. Nhưng sáng hôm sau, thì lại không có gì để ăn cả. Và vào giờ ăn trưa, tôi chứng kiến với cảm giác muốn bệnh tăng dần khi cô con gái lớn của gia đình nấu cháo đặc thay cho bữa trưa. Trong bữa ăn đó, mỗi đứa trẻ uống một cốc cháo để sống sót. Tôi không thể diễn tả sự xấu hổ của mình khi họ đưa cho tôi một cốc cháo, và tôi biết mình phải nhận lấy sự hiếu khách của họ. Trẻ em cần thức ăn không chỉ để tồn tại mà để phát triển thể chất và tinh thần. Mỗi ngày không đủ ăn, lũ trẻ dần mất đi 1 phần tương lai của mình. Ở những gia đình nghèo khó cùng cực, trong mỗi 3 trẻ lại có 1 bị còi cọc vĩnh viễn vì không được ăn đủ suốt phần đời của mình. Khi việc đó kết hợp với khó khăn tiếp cận nền y tế, 1 trong 10 trẻ đói cùng cực chết trước khi chúng lên 5 tuổi Và chỉ có 1/4 số trẻ tốt nghiệp trung học, vì không đủ tiền đóng học phí. Sự đói nghèo cùng cực đã kìm hãm tiềm năng của con người bằng mọi cách. Chúng ta tự cho mình là một giống loài có suy nghĩ, cảm xúc và lòng nhân đạo, nhưng khi chưa giải quyết được vấn đề này cho tất cả mọi cá thể ta chưa đáp ứng được giá trị đó, vì mỗi cá thể trên hành tinh này đều quan trọng. Đứa trẻ này quan trọng, Những đứa trẻ này quan trọng, Bé gái này quan trọng, Chúng ta thấy những thứ như thế này và chúng ta cảm thấy buồn bã, nhưng nó như là những vấn đề quá lớn. Chúng ta không biết làm sao để hành động hiệu quả. Nhưng hãy nhớ Ac-si-met của chúng ta. Nghèo đói toàn cầu có những đòn bẩy mạnh mẽ. Nó là 1 vấn đề như bao vấn đề khác Với tư cách là người sống và làm việc trên thực địa, tôi tin rằng có lời giải cho những vấn đề này. Nên trong 10 phút tiếp theo, đừng đau buồn vì tình trạng của thế giới. Hãy kích hoạt não của chúng ta. Hãy dành nhiệt huyết để tìm ra giải pháp và tìm xem những đòn bẩy đó là gì. Đòn bẩy thứ nhất: Hầu hết người nghèo trên thế giới là nông dân. Hãy xem việc này đặc biệt như thế nào. Nếu bức tranh này biểu thị nạn nghèo trên trái đất thì một nửa trong số họ có nguồn thu nhập chủ yếu đến từ làm nông. Việc này làm tôi rất hào hứng. Tất cả những người này, cùng một nghề nghiệp. Điều này ý nghĩa nhường nào. Khi nhà nông làm việc năng suất hơn, thì hơn nửa số dân nghèo trên thế giới kiếm được nhiều tiền hơn và thoát khỏi cái nghèo. Và còn tuyệt hơn nữa. Sản phẩm của nông nghiệp chính là thức ăn. Khi họ làm việc năng suất hơn, họ sẽ có nhiều thức ăn hơn, và họ không chỉ giúp chính mình, mà còn cung cấp thức ăn đến cộng đồng và các nền kinh tế. Và khi nông dân trở nên năng suất hơn, họ làm giảm sức ép lên môi trường. Chỉ có 2 cách để cung cấp thức ăn cho nhân loại: Chúng ta có thể khiến đất canh tác hiện nay đạt năng suất cao hơn, hoặc chúng ta có thể đốn rừng để có nhiều đất canh tác hơn điều mà sẽ gây ra thảm hoạ môi trường. Về cơ bản, những người nông dân là một điểm tựa rất quan trọng. Khi người nông dân sản xuất nhiều hơn, họ kiếm nhiều tiền hơn, thoát khỏi cái nghèo. họ cung cấp thức ăn cho cộng đồng và giảm thiểu sức ép lên môi trường đất. Những người nông dân là tiêu điểm của thế giới. Và nhìn họ không giống như thế này, mà giống người phụ nữ này hơn. Hầu hết nông dân hiện nay là phụ nữ. Hãy nhìn sự mạnh mẽ và ý chí toát ra từ người phụ nữ này. Cô ấy có thể lực mạnh mẽ, ý chí bền vững, và cô ấy sẽ làm mọi thứ có thể để con mình có một cuộc sống tốt hơn. Nếu chúng ta phải đặt tương lai nhân loại vào 1 người duy nhất, thì tôi sẽ rất mừng nếu đó là cô ấy. (Vỗ tay) Chỉ có một vấn đề là: Nhiều nhà nông vẫn ít tiếp cận với các công cụ, kiến thức cơ bản. Hiện thời, họ lấy một ít hạt giống lưu trữ từ năm trước, trồng nó xuống đất và dùng 1 cái cuốc để cày. Những công cụ và kĩ thuật này đã có từ thời Đồ Đồng, và đó là lý do mà nhiều nông dân vẫn rất nghèo khổ. Nhưng lại có một tin tốt nữa, Đòn bẩy số hai: Nhân loại thực sự đã giải quyết vấn đề về nền nông nghiệp nghèo nàn cả thế kỉ trước. Để tôi cho các bạn thấy 3 yếu tố cơ bản nhất trong nông nghiệp. Đầu tiên, hạt giống lai được tạo ra khi ta kết hợp hai loại hạt với nhau. Và khi bạn thụ phấn giống cây cho sản lượng cao và giống cây chịu được hạn hán với nhau, bạn được một giống lai thừa hưởng những đặc tính tốt từ cây bố mẹ của chúng. Tiếp theo, là phân bón thường, nếu dùng một cách hợp lí, thì vẫn sẽ ổn về mặt môi trường. Chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ phân bón cho một cái cây còn cao hơn tôi, thì bạn đã thu lại được 1 sản lượng rất lớn. Đây là yếu tố đầu vào của làm nông. Những đầu vào này cần được kết hợp với kỹ năng tốt. Khi họ gieo hạt giống và trồng nó với một lượng lớn phân trộn, người nông dân đã nhân bội vụ mùa của mình lên. Những công cụ và kỹ năng này sẽ làm tăng gấp ba năng suất nông nghiệp ở tất cả những khu vực lớn trên thế giới, và giúp nhiều người thoát tình trạng đói nghèo. Chỉ là chúng ta chưa thể đưa những thứ này đến cho tất cả mọi người, Cụ thể là vùng Châu Phi hạ Sahara. Vậy nên, đây là thông tin tuyệt vời. Nhân loại thực ra đã giải quyết cái nghèo do nông nghiệp cả thế kỷ trước, về mặt lý thuyết là vậy. Chỉ là ta chưa đem những thứ này đến cho tất cả mọi người. Tại thế kỉ này, nguyên nhân nhiều người vẫn nghèo có thể là do họ sống ở những vùng hẻo lánh. Họ không thể tiếp cận những thành tựu này. Vậy nên, kết thúc cái nghèo đơn giản chỉ là vấn đề về vận chuyển hàng hoá và dịch vụ với chất lượng được kiểm chứng đến cho họ. Hiện giờ chúng ta không cần thêm nhiều nhân tài. Những người chuyển phát khiêm tốn mới giúp chấm dứt sự nghèo đói. Đây là ba đòn bẩy, và đòn bẩy trọng yếu nhất đơn giản chỉ là vận chuyển. Ở nơi nào mà các công ty lớn, chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận lập ra mạng lưới vận chuyển hàng hóa cải thiện đời sống, thì chúng ta sẽ loại bỏ được sự nghèo đói. Được rồi, nghe rất hay về mặt lý thuyết, nhưng thực tế thì thế nào? Các mạng lưới vận chuyển này như thế nào? Tôi muốn chia sẻ ví dụ cụ thể mà mình biết rõ nhất, tổ chức của tôi, One Acre Fund. Quỹ chỉ phục vụ cho nông dân, và việc của chúng tôi là cung cấp những dụng cụ cần thiết để thành công Bắt đầu bằng việc đưa các yếu tố đầu vào đến các vùng nông thôn Ban đầu việc này có vẻ rất thách thức, nhưng nó khá khả quan. Để tôi cho các bạn xem. Bằng mạng lưới các nông dân của mình, chúng tôi mua nguyên liệu, và trữ nó trong 20 nhà kho như thế này. Và trong quá trình vận chuyển, chúng tôi thuê hàng trăm chiếc xe tải loại 10 tấn và đưa chúng đến những cánh đồng mà người dân đang chờ đợi. Sau đó họ lần lượt nhận chúng và mang chúng về nông trại. Đối với nông dân nông thôn thì nó kiểu như Amazon. Quan trọng hơn, vận chuyển ở thực tế còn bao gồm cả cách để thanh toán nữa. Nông dân trả tiền dần dần cho chúng tôi, đủ để bù đắp hầu hết mọi chi phí. Và chúng tôi quản lý mọi thứ bằng sự đào tạo. Những nhân viên của chúng tôi ở vùng nông thôn đã hướng dẫn thực tế cho người nông dân ở tại đồng 2 tuần một lần Những nơi có dịch vụ của chúng tôi, nông dân dùng những công cụ đó để thoát khỏi cái nghèo. Đây là Consolata, một nông dân trong chương trình. Hãy nhìn sự tự hào trên gương mặt ấy. Cô ấy đã đạt được một thành công giản đơn mà tôi tin rằng đó là quyền đúng đắn của bất kì người lao động chăm chỉ nào trên hành tinh. Giờ đây, tôi tự hào rằng chúng tôi đã phục vụ khoảng 400,000 nông dân như Consolata. (Vỗ tay) Chìa khoá chính là việc vận chuyển linh hoạt. Ở mỗi khu vực, chúng tôi thuê một nhân viên nông thôn người sẽ đưa dịch vụ của chúng tôi tới khoảng 200 nông dân, với khoảng 1000 người sống trong những hộ gia đình này. Ngày nay, chúng tôi có 2000 nhân viên nông thôn với số lượng tăng chóng mặt. Đây là đoàn vận chuyển của chúng tôi, và đây chỉ mới là một tổ chức thôi. Còn rất nhiều các công ty, chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận có những đạo quân vận chuyển giống như vậy. Và tôi tin rằng ngay giờ phút này đây cùng nhau, ta có thể vận chuyển phương tiện làm nông đến tất cả mọi nông dân. Để tôi cho bạn thấy khả thi đến đâu. Đây là bản đồ của Châu Phi hạ Sahara, đặt cạnh bản đồ của Hoa Kỳ để làm mốc. Tôi chọn Châu Phi hạ Sahara vì đây là khu vực lớn để vận chuyển tới. Việc này rất thử thách. Nhưng chúng tôi đã nghiên cứu mỗi mẫu đất 50x50 dặm ở châu lục này, và chúng tôi thấy rằng hơn một nửa số nông dân chỉ sống ở các khu vực tô đậm này Về tổng thể đây là một khu vực khá nhỏ. Nếu bạn đặt những khu vực này lại với nhau lên trên bản đồ của nước Hoa Kỳ, thì chúng chỉ chiếm mỗi phía Đông Hoa Kỳ. Chúng ta có thể gọi pizza ở bất kì đâu trong khu vực này và chúng sẽ được đưa tới trước nhà bạn tươi ngon và nóng hổi. Nếu nước Mỹ có thể giao pizza tới một khu vực với kích cỡ như thế này vậy thì các công ty Châu Phi, chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận có thể chuyển dịch vụ nông nghiệp đến tất cả mọi nông dân. Điều này là có thể. Tôi sẽ tổng kết lại bằng việc khái quát hoá. Trong mỗi mặt phát triển của nhân loại, chúng ta đã tìm ra những công cụ hiệu quả để kết thúc đói nghèo. Ta chỉ cần gửi chúng đi thôi, Trong mỗi mảng phát triển của nhân loại những thiên tài đã phát minh ra những công cụ rẻ, năng suất từ rất lâu trước kia. Nhân loại đã được trang bị đầy đủ những giải pháp đơn giản và hiệu quả để giái quyết cái nghèo. Chúng ta chỉ cần đưa chúng đến những khu vực nhỏ nhắn kia. Một lần nữa dùng bản đồ của Châu Phi hạ Sahara làm ví dụ, hãy nhớ rằng vùng nông thôn nghèo tập trung ở phần được tô xanh này. Vùng đô thị nghèo lại còn nhỏ hơn nữa, chỉ trong những chấm xanh này. Một lần nữa, dùng bản đồ Hoa Kỳ làm mốc, chúng ta gọi nó là những khu vực có thể vận chuyển tới được. Thực ra, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại chúng ta có sẵn rất nhiều cơ sở hạ tầng vận chuyển có sẵn. Ở toàn cầu, các công ty, chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận đã có những đạo quân vận chuyển đủ khả năng để bao phủ hết khu vực tương đối nhỏ này. Chúng ta chỉ thiếu sự quyết tâm mà thôi. Nếu chúng ta sẵn lòng, mỗi người chúng ta đều có một vai trò. Đầu tiên chúng ta cần thêm người theo đuổi nghiệp phát triển con người đặc biệt nếu bạn sống ở 1 nước đang phát triển Chúng ta cần thêm nhân viên y tế, giáo viên, người hướng dẫn cho nông dân, các đại lý bán sản phẩm cải thiện đời sống. Đây là những người vận chuyển đã dành sự nghiệp của mình để giúp đời sống của người khác. Nhưng chúng tôi cũng cần nhiều sự trợ giúp Đây chỉ là những vị trí trong mỗi mình tổ chức của tôi, và còn rất nhiều tổ chức khác. Việc này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng chuyên môn của bạn không quan trọng sẽ luôn có vị trí cho bạn trong cuộc chiến này. Và dù lực lượng hậu cần có vững chắc tới đâu đi nữa, chúng tôi vẫn cần thêm nguồn lực. Đây là vấn đề lớn nhất của chúng tôi. Về các nhà đầu tư tư nhân, chúng tôi cần một khoản lớn vốn mạo hiểm, tài sản tư nhân, vốn lưu động, đều có sẵn tại những thị trường mới xuất hiện. Nhưng vẫn có những hạn chế cho các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này thường vật lộn để kiếm lời khi phục vụ người cực nghèo nên các tổ chức thiện nguyện vẫn rất quan trọng. Ai cũng có thể cho đi, nhưng ta cần thêm sự lãnh đạo. Ta cần thêm những nhà hảo tâm có tầm nhìn và những lãnh đạo toàn cầu, người quan tâm đến việc phát triển con người và dẫn dắt nhân loại quét sạch đói nghèo ra khỏi hành tinh này. Nếu bạn thấy hứng thú, hãy xem qua trang web này. Ta cần thêm nhiều người dẫn đầu hơn Nhân loại từng đưa con người lên mặt trăng Ta chế tạo ra những siêu máy tính nằm gọn trong túi áo và kết nối với bất kì ai trên hành tinh này. Chúng ta chạy marathon với tốc độ 5 dặm một phút. Chúng ta là những con người đặc biệt. Nhưng chúng ta bỏ lại hơn một tỉ đồng loại ở phía sau. Cho tới khi tất cả các bé gái như này có cơ hội để phát triển toàn bộ tiềm năng, thì chúng ta còn thất bại để trở thành một loài giàu lòng nhân ái đích thực. Về phương diện hậu cần mà nói, thì việc kết thúc đói nghèo khả quan đến không ngờ. Chúng ta chỉ cần vận chuyển hàng hoá và dịch vụ đến cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta sẵn lòng, thì mỗi người chúng ta đều có vai trò. Hãy cùng bố trí thời gian, sự nghiệp và của cải của chúng ta. Hãy cùng chấm dứt nạn nghèo khổ cùng cực trong thời đại này. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày nay 40 triệu người Mỹ đang mắc nợ do sự chuyển đổi nền kinh tế của họ. Quá nghèo, không trả nổi học phí đại học, nên giờ họ nợ các chủ nợ hơn 1 nghìn tỉ đô la Mỹ. Họ cố tìm kiếm mọi công việc có thể để trả dứt khỏi món nợ đã bám chặt lấy mình. Ở nước Mỹ, ngay cả một con bạc vỡ nợ cũng có được cơ hội thứ hai. Nhưng gần như là bất khả thi để một người Mỹ dứt được món nợ sinh viên của mình. Ngày xửa ngày xưa trên đất Mỹ, vào đại học không đồng nghĩa tốt nghiệp trong nợ nần. Cha của anh bạn tôi, Paul, tốt nghiệp từ Đại học bang Colorado nhờ vào Luật G.I. Bill. Vào thời của ông ấy, giáo dục đại học là miễn phí hoặc gần như miễn phí, bởi vì nó được xem như một thứ hàng hóa công. Nhưng không còn thế nữa. Khi Paul cũng tốt nghiệp từ Đại học Bang Colorado, anh ấy làm thêm để chi trả cho tấm bằng Ngữ văn Anh của mình. 30 năm trước, học phí bậc đại học khá hợp lí và có thể chi trả, số nợ nần dồn lại, đến khi tốt nghiệp, bạn có thể trả hết. Nhưng không còn thế nữa. Con gái của Paul nối gót cha, duy có một điểm khác biệt: khi cô ấy tốt nghiệp năm năm trước, có một món nợ khổng lồ đi kèm. Những sinh viên như Kate phải đi vay nợ bởi chi phí cho giáo dục đại học đã trở nên không chi trả nổi với rất nhiều nếu không muốn nói hầu hết gia đình Mỹ. Nhưng thế thì sao? Vay tiền để chi trả cho một nền giáo dục đắt đỏ cũng không hẳn là tệ nếu bạn có thể trả được hết nợ bằng khoản thu nhập tăng lên bạn kiếm được nhờ nền giáo dục đó. Nhưng đó mới là vấn đề. Ngay cả một sinh viên tốt nghiệp đại học vào năm 2001 cũng có thu nhập cao hơn 10% so với sinh viên tốt nghiệp năm 2013. Vậy là... học phí tăng lên, công quỹ ít hơn, thu nhập của gia đình giảm, thu nhập cá nhân thấp. Liệu có ai biết rằng hơn 1/4 người buộc phải vay nợ không trả nổi khoản vay đại học không? Thời khắc tồi tệ nhất cũng có thể là thời khắc huy hoàng nhất, bởi những sự thật chắc chắn sẽ soi đến theo cái cách mà bạn không thể bỏ qua. Hôm nay tôi muốn nói đến ba trong số đó. 1.2 nghìn tỷ đô la khoản nợ sinh viên khiến điều này trở nên quá rõ ràng rằng giáo dục đại học là một sản phẩm tiêu dùng mà bạn có thể mua. Tất cả chúng ta bàn về giáo dục theo cách mà các nhà kinh tế đang làm, coi đó là một khoản đầu tư bạn tạo ra để cải thiện loại cổ phiếu con người bằng cách huấn luyện họ làm việc. Khoản đầu tư tạo ra để sắp xếp và phân loại con người nhờ đó các nhà tuyển dụng có thể thuê họ dễ dàng hơn. U.S. News & World Report xếp hạng các trường đại học như thể bản báo cáo tiêu dùng đánh giá các loại máy giặt. Sử dụng đầy những từ ngữ thông tục. Giáo viên được gọi là "người cung cấp dịch vụ", sinh viên là "người tiêu dùng". Xã hội học và Shakespeare, bóng đá và khoa học, đều là "nội dung tiêu dùng" cả. Khoản nợ sinh viên sinh lãi. Chỉ không từ bạn thôi. Khoản nợ của bạn vỗ béo cho nền công nghiệp vay nợ sinh viên. Hai con gorilla nặng 800 pound -- Sallie Mae và Navient -- được đăng lên năm ngoái là khoản lãi gộp từ 1.2 tỷ đô la. Và cũng giống như khoản thế chấp nhà, khoản vay sinh viên có thể dồn góp, đóng gói, cắt lát và băm nhỏ, rồi bán trên Phố Wall. Những trường cao đẳng, đại học đầu tư vào những khoản nợ được đảm bảo này được lợi nhuận gấp đôi. Một lần từ học phí của bạn, và lần nữa từ lãi suất khoản vay. Với đống tiền kiếm được đó, liệu chúng ta có ngạc nhiên khi vài cơ sở kinh doanh giáo dục đại học đã bắt đầu quảng cáo sai sự thật, câu kéo và lèo lái... kiếm tiền từ thứ ngu dốt mà họ đang giả bộ đào tạo? Thứ ba: tấm bằng là một thương hiệu. Nhiều năm trước giáo viên của tôi từng viết, "Khi sinh viên bị đối xử như những nhà tiêu dùng, họ sẽ trở thành tù nhân của cơn nghiện và lòng đố kỵ." Y như việc có thể bán đi bán lại cho khách các bản nâng cấp của một chiếc iPhone, ta cũng có thể bán cho con người nhiều giáo dục hơn nữa. Đại học là một trường trung học khác, chúng ta đã nói vậy. Nhưng sao phải dừng ở đó? Còn có thể bán thêm cho mọi người các chứng chỉ và tái chứng chỉ, bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Giáo dục đại học cũng được đem mua bán như một món hàng thương mại. Mua một tấm bằng, cũng như việc bạn mua một chiếc Lexus hay chiếc túi Louis Vuitton, để làm mình khác với mọi người. Như thế bạn có thể là thứ đồ khiến người ta ghen tị. Bằng cấp là một thứ thương hiệu. Nhưng những sự thật này thường bị giấu bởi lời mời chào bán hàng om sòm. Chẳng có ngày nào trôi qua mà không có vài kẻ có chức trên ti vi nói với chúng ta rằng, "Bằng đại học là thứ cực cần thiết để bước lên chiếc thang tiến vào cuộc sống trung lưu." Và bằng chứng thường được đưa ra như là một phần thưởng của đại học: người tốt nghiệp đại học trung bình kiếm 56% hơn so với người tốt nghiệp trung học. Hãy cùng xem xét con số đó kĩ hơn, bởi vì có vẻ như, việc này làm sai lệch đi những câu chuyện chúng ta hay nghe về những người tốt nghiệp đại học làm nhân viên pha chế hay thu ngân. Trong 100 người tham gia bất kì hình thức giáo dục sau trung học nào, 45 người không hoàn thành đúng hạn, bởi nhiều lí do, bao gồm cả tài chính. Trong số 55 người tốt nghiệp, 2 người sẽ thất nghiệp, 18 người khác làm việc lương thấp. Vậy, người tốt nghiệp đại học kiếm được nhiều hơn người tốt nghiệp trung học, nhưng liệu nó có bù đắp được cho mức học phí cắt cổ và khoản lương bỏ lỡ khi học đại học? Giờ cả các nhà kinh tế học cũng thừa nhận học đại học chỉ là phần thưởng với những ai hoàn thành nó. Nhưng đó chỉ bởi lương của người học hết trung học đã bị cắt giảm tối đa, hàng thập kỉ nay. Suốt nhiều thập kỉ, người lao động với tấm bằng trung học không có được phần chia công bằng từ những gì họ làm ra. Và nếu họ nhận được những gì họ đáng ra phải có, thì học đại học sẽ là một khoản đầu tư tệ với nhiều người. Phần thưởng đại học ư? Với tôi đó là chiết khấu trung học. 2 trong số 3 người nhập học sẽ không tìm được một công việc thích hợp. Và tương lai, với họ, có vẻ không hứa hẹn mấy -- trên thực tế, nó rõ ràng ảm đạm. Và họ chính là những người phải chịu đựng mặt tồi tệ nhất của khoản vay sinh viên. Và những người này, đáng tò mò và cũng đáng buồn, là những người rao giảng lớn tiếng nhất về thứ gọi là phần thưởng đại học. Đó không chỉ là quảng cáo phi đạo đức, nó còn độc ác. Vậy chúng ta làm gì đây? Sẽ thế nào nếu sinh viên và phụ huynh coi giáo dục đại học như một thứ hàng hóa? Có vẻ như mọi người đều vậy. Vậy thì, cũng như mọi thứ hàng hóa khác, bạn sẽ đòi được biết thứ bạn đang chi trả cho là gì. Khi bạn mua thuốc, bạn sẽ được biết một loạt tác dụng phụ. Khi bạn mua sản phẩm giáo dục đại học, đáng ra bạn phải có tờ cảnh báo giúp người tiêu dùng chọn lựa với thông tin đầy đủ. Khi bạn mua một chiếc xe, bạn biết mỗi gallon xăng có thể đi được bao nhiêu mile. Nhưng ai biết phải kì vọng gì từ một tấm bằng, ví dụ như, Canada học. Nhân tiện, đó là một bằng có thật. Sẽ ra sao nếu có ứng dụng cho điều đó? Thứ mà tạo ra quan hệ giữa chi phí cho một tấm bằng với thu nhập mong đợi. Hãy gọi nó là Học phí dựa trên thu nhập hoặc IBT. Ai trong số các bạn viết ứng dụng này đi. Hãy khám phá thực tại. (Cười) Có ba ưu điểm, ba lợi ích của Học phí dựa trên thu nhập. Người dùng nào cũng có thể tìm hiểu anh hoặc cô ấy sẽ kiếm được bao nhiêu với đại học và ngành cụ thể. Người dùng đủ thông tin sẽ khó để trở thành nạn nhân của mánh khóe từ kẻ hám lợi, của những lời rao bán. Và còn để lựa chọn thật khôn ngoan. Tại sao bất kì ai cũng chịu chi cho đại học nhiều hơn chừng 15% từ thu nhập có thêm của họ? Lợi ích thứ hai của Học phí dựa trên thu nhập. Bằng cách liên kết chi phí với thu nhập, những nhà quản lý đại học sẽ buộc phải quản lý chi phí tốt hơn, hay tìm ra những sáng kiến để làm thế. Ví dụ, tất cả sinh viên ở đây đóng học phí tương đương nhau cho mọi chuyên ngành. Rõ ràng là bất công, và cần phải thay đổi. Một sinh viên kĩ sư dùng nhiều tài nguyên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và làm việc hơn hơn một sinh viên triết học. Nhưng sinh viên triết học, kết quả, lại đang trợ giúp cho sinh viên kỹ sư. Người mà sau này sẽ tiến lên và kiếm được nhiều hơn. Tại sao hai người mua cùng một món hàng, trả như nhau, nhưng một người lại chỉ nhận được một nửa hoặc 1/3 dịch vụ. Thực tế, người tốt nghiệp đại học, ở vài chuyên ngành, dành 25% thu nhập trả cho khoản vay sinh viên, trong khi những người khác là 5%. Thứ bất công đó sẽ kết thúc khi chuyên ngành được định giá đúng hơn. Giờ thì tất nhiên, tất cả dữ liệu này... và các bạn phải có ai viết app này chứ hả? Tất cả dữ liệu này phải được thiết kế gọn gàng có thể là do hãng kiểm toán công kiểm tra để tránh gian lận thống kê. Chúng ta biết về thống kê, phải không? Nhưng dù là như thế, lợi ích thứ ba và lớn nhất của Học phí dựa trên thu nhập, đó là nó sẽ giải thoát cho người Mỹ khỏi nỗi sợ và sự phá sản có thể bởi mua phải một món hàng lỗi. Có lẽ, đến lúc, người Mỹ già hay trẻ sẽ nhận ra, như diễn giả nói trước tôi đây, tính tò mò của họ, lòng ham học,... khi anh bắt đầu học thứ mình yêu thích, yêu thích thứ được học, theo đuổi đam mê... được kích thích bởi trí tuệ, bước vào con đường tìm tòi tri thức mà họ thực sự mong muốn. Cuối cùng, đó là Eric và Kevin, 2 năm trước, chính xác là kiểu người trẻ này, đã tạo cảm hứng cho tôi, làm việc cùng tôi, và đến nay vẫn vậy, cùng nghiên cứu về những khoản nợ sinh viên tại Mỹ. Cảm ơn vì đã lắng nghe. Chiến tranh là 1 phần cuộc sống của tôi khi tôi còn nhớ được. Tôi sinh ra ở Afganistan, chỉ 6 tháng sau khi Xô Viết xâm lược, mặc dù lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang diễn ra, Tôi có ý niệm về sự chịu đựng và nỗi sợ quanh mình. Những trải nghiệm đầu đời ảnh hưởng lớn đến cách tôi nghĩ về chiến tranh và xung đột. Tôi biết rằng khi con người có vấn đề cơ bản về quyền lợi đối với hầu hết bọn họ, đầu hàng không phải là lựa chọn. Đối với những loại xung đột này-- khi quyền con người bị xâm phạm, khi đất nước họ bị chiếm đóng, khi họ bị áp bức và làm nhục -- họ cần có cách để phản kháng và chống trả lại. Có nghĩa là bất kể bạo lực kinh khủng và tàn khốc đến thế nào, nếu người ta thấy rằng đó là lựa chọn duy nhất họ sẽ dùng nó. Đa số chúng ta quan tâm đến mức độ bạo lực trên thế giới. Nhưng chúng ta không thể kết thúc chiến tranh bằng cách nói rằng bạo lực là trái đạo đức. Thay vào đó, ta cần cho bọn họ một công cụ ít nhất cũng mạnh mẽ và hiệu quả bằng bạo lực. Đây là công việc tôi làm. Trong 13 năm qua, tôi dạy mọi người ở trong một vài tình huống khó khăn nhất trên thế giới làm sao để sử dụng đấu tranh bất bạo động để xử lý xung đột. Hầu hết mọi người khi nghe đều liên tưởng tới Gandhi và Martin Luther King. Nhưng con người đã sử dụng biện pháp bất bạo động hàng ngàn năm rồi. Thực ra hầu hết các quyền mà chúng ta có ngày nay trên đất nước này là phụ nữ là người dân tộc thiểu số là công nhân, là người có xu hướng tình dục khác nhau và công dân quan tâm tới môi trường - chúng ta không được trao những quyền này. Những quyền này dành được do người ta chiến đấu vì chúng và hi sinh vì chúng. Nhưng vì chúng ta không học được từ lịch sử này, đấu tranh bất bạo động là kỹ thuật luôn bị hiểu lầm. Vừa đây tôi có gặp 1 nhóm nhà hoạt động người Etiopia, họ kể cho tôi nghe vài điều mà tôi được nghe rất nhiều. Nói rằng họ đã cố gắng thực hiện hành vi bất bạo động nhưng nó không có tác dụng. Nhiều năm trước họ tổ chức 1 cuộc biểu tình. Chính phủ bỏ tù tất cả mọi người, và như vậy là chấm dứt hết. Ý tưởng đấu tranh bất bạo động tương đồng với biểu tình đường phố là 1 vấn đề nan giải có thực. Vì mặc dù biểu tình là cách tốt để thể hiện rằng người ta muốn thay đổi, một mình họ, họ không thể thực sự tạo ra đổi thay - ít nhất là đổi thay cơ bản. (Cười) Những đối thủ mạnh sẽ không đưa cho người dân những gì họ muốn chỉ vì người dân thỉnh cầu ôn hòa... hoặc cả khi không ôn hòa. (Cười) Đấu tranh bất bạo động hiệu quả khi hủy hoại được địch thủ, không phải về thể chất, mà là xác định các thể chế mà một đối thủ cần để tồn tại, và tước đi nguồn sức mạnh từ những thể chế ấy. Các nhà hoạt động bất bạo động có thể trung lập quân đội bằng cách làm quân lính tê liệt. Họ có thể phá vỡ nền kinh tế bằng đình công và tẩy chay. Và họ có thể thách thức tuyên truyền chính phủ bằng cách tạo ra truyền thông thay thế. Có nhiều phương pháp có thể được sử dụng để làm việc này. Đồng nghiệp và người cố vấn của tôi là Gene Sharp, đã chỉ ra có 198 phương pháp thực hiện hành vi bất bạo động. Và biểu tình chỉ là 1 trong số đó. Để tôi đưa ra 1 ví dụ gần đây. Cách đây vài tháng, Guatemala bị khống chế bởi các cựu nhân viên quân đội thoái hóa có quan hệ với tội phạm có tổ chức. Người dân, nhìn chung, nhận thức được vấn đề, nhưng đa số lại cảm thấy bất lực khi xử lý việc này - đến khi 1 nhóm người chỉ với 12 dân thường, kêu gọi bạn bè trên Facebook để gặp ở quảng trường trung tâm, giơ tấm bảng với thông điệp: "Renuncia YA" nghĩa là hãy từ chức đi. Trước sự ngạc nhiên của họ, 30,000 người cùng tham gia. Họ ở đó hàng tháng vì biểu tình lan rộng ra cả nước. Một mặt, những người tổ chức đã ném hàng trăm quả trứng vào nhiều tòa nhà chính phủ với thông điệp: "Nếu các người không có huevos" -- can đảm (tiếng lóng) -- "để ngăn chặn các ứng viên thoái hóa chạy chân vào nhà nước, chúng tôi cho các người mượn." (Cười) (Vỗ tay) Tổng thống Molina trả lời bằng cách thề rằng sẽ không thoái vị. Và các nhà hoạt động nhận ra rằng họ không thể chỉ biểu tình và yêu cầu Tổng thống từ chức, Họ cần để cho ông ta không còn lựa chọn nào. Nên người dân đã tổ chức cuộc tổng đình công, mà người dân khắp cả nước từ chối đi làm, chỉ riêng Thành phố Guatemala, hơn 400 doanh nghiệp và trường học đóng cửa. Trong khi đó, nông dân cả nước chặn các ngã đường chính. Trong 5 ngày, Tổng thống, cùng với hàng tá những nhân viên chính phủ, đã đồng loạt từ chức. (Vỗ tay) Người dân dùng hành vi bất bạo động một cách sáng tạo và dũng cảm - là nguồn cảm hứng lớn lao cho tôi gần như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ví dụ, gần đây có 1 nhóm nhà hoạt động Uganda đã thả 1 thùng heo ra đường. Bạn có thể thấy rằng cảnh sát bối rối vì không biết xử lý lũ heo. (Cười) Lũ heo được sơn màu của đảng cầm quyền. Trong đó 1 con đội mũ cái mũ mà người dân đều nhận ra. (Cười) Các nhà hoạt động khắp thế giới đã nắm bắt mục tiêu tốt hơn. nhưng những hành độc cô lập thường ít hiệu quả nếu chúng không nằm trong 1 mục tiêu lớn. Một vị tướng sẽ không điều hành binh đoàn ra trận trừ phi ông ta có 1 kế hoạch đánh thắng cuộc chiến. Tuy nhiên đây là cách đa số phong trào bất bạo động hoạt động. Đấu tranh bất bạo động chỉ phức tạp như chiến tranh quân sự, nếu không thì nhiều hơn. Người tham gia phải được đào tạo tốt, có mục tiêu rõ ràng, và lãnh đạo phải có chiến lược về cách đạt được mục tiêu. Kỹ thuật chiến tranh được phát triển qua hàng ngàn năm với nguồn lực lớn lao và một số người đầu óc tốt dâng hiến cho việc hiểu và cải tiến kỹ thuật này. Trong khi đó, đấu tranh bất bạo động hiếm khi được nghiên cứu có hệ thống, và ngay cả số lượng nghiên cứu tăng lên, nhưng chỉ có vài chục người trên thế giới có thể dạy môn này. Việc này thật nguy hiểm, vì chúng ta biết cách tiếp cận cũ trong việc giải quyết xung đột không thích hợp với những thách thức mới mà chúng ta đang đối mặt. Chính phủ Mỹ gần đây thừa nhận rằng họ đang bế tắc trong cuộc chiến chống ISIS. Nhưng điều mà người ta không biết là chúng ta đã chống lại ISIS sử dụng hành vi bất bạo động. Khi ISIS bắt Mosul vào tháng 6 2014, tuyên bố rằng họ đang đưa ra 1 chương trình học ở trường công lập mới, dựa trên tư tưởng cực đoan của mình. Nhưng ngày đầu tiên ở trường, không có đứa trẻ nào xuất hiện. Đơn giản vì phụ huynh không gởi chúng đến. Họ nói với nhà báo rằng họ thà để con học ở nhà hơn là để con họ bị tẩy não. Đây là 1 ví dụ chỉ 1 hành động thách thức chỉ ở 1 thành phố. Nhưng nếu hành động này được kết hợp với hàng tá các hành động kháng bất bạo động đã diễn ra chống lại ISIS? Điều gì xảy ra nếu việc tẩy chay của cha mẹ là 1 phần của chiến lược lớn nhằm xác định và cắt đi nguồn lực mà ISIS cần hoạt động; lao động lành nghề cần sản xuất thức ăn, kỹ sư chiết và tinh luyện dầu; hạ tầng truyền thông và mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, cơ sở kinh doanh địa phương, mà ISIS dựa vào? Thật khó hình dung làm sao đánh bại ISIS với hành vi bất bạo động. Nhưng đã đến lúc ta cần thách thức cách ta nghĩ về xung đột và các lựa chọn chúng ta phải đối mặt. Đây là ý tưởng đáng lan tỏa: hãy học về cách hành vi bất bạo động vận hành và cách chúng ta biến nó trở nên mạnh mẽ hơn, chỉ như cách chúng ta hay làm với công nghệ và hệ thống khác, cần được liên tục tinh luyện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu con người Chúng ta có thể cải tiến hành vi bất bạo động tới mức nó ngày càng được sử dụng nhiều ở nơi có chiến tranh. Bạo lực là công cụ xung đột sau đó có thể bị cấm giống như cách dùng tên và cung tên, bởi vì ta thay thế chúng bằng vũ khí có hiệu quả hơn Với sự sáng tao của con người, ta có thể biến đấu tranh bất bạo động mạnh mẽ hơn so với công nghệ chiến tranh mới và tối tân nhất. Hy vọng lớn nhất đối với nhân loại không dựa vào lên án bạo lực mà làm cho bạo lực trở nên mất tác dụng. Cảm ơn (Vỗ tay) Chúng ta đang sống trong một đất nước dùng thuốc những bác sỹ như tôi sẽ kê 4.5 tỷ đơn trong năm nay, tính riêng ở Hoa Kỳ. Nghĩa là cứ mỗi đàn ông, phụ nữ hay trẻ nhỏ được kê 15 đơn Và hầu hết chúng ta, đều có trải nghiệm dùng thuốc như là thường lẫn lộn lượng thuốc, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ, một cỡ thuốc cho mọi liều dùng, mà thường nhất là không tuân theo hướng dẫn sử dụng. Nên dẫn đến sự lãng phí kinh khủng, tiêu tốn thời gian, tiền bạc và sức khoẻ. Và trong thời đại định hướng dữ liệu, kết nối, phát triển theo cấp số nhân, tôi nghĩ ta có thể và phải làm tốt hơn. Vậy hãy thử tìm hiểu sâu về những thử thách chúng ta đang có và vài ứng phó khả dĩ. Hãy bắt đầu với sự thật là nhiều loại thuốc không hiệu quả cho bệnh nhân được kê đơn Top 10 loại thuốc tăng trưởng ở Hoa Kỳ trong năm nay, chúng chỉ có tác dụng cho một phần tư tới một phần 23 người dùng. Nếu bạn trong nhóm có hiệu quả thì tốt nhưng những người khác thì sao? Và thuốc, tệ thay, đôi khi chúng không hiệu quả, có thể vẫn gây ra tác dụng phụ Một phần tư chúng ta -- uống aspirin *thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm nguy cơ bệnh mạch vành, thường kháng aspirin mà không biết. Và cũng có cùng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hoá trong làm chết hàng ngàn người mỗi năm. Đây là những phản ứng đối lập của thuốc Qua một số ước tính, nó là nguyên nhân thứ tư dẫn đến cái chết, tại Hoa Kỳ Ông tôi đã qua đời, sau chỉ một liều kháng sinh gây ra thận hư. Giờ đây, tác dụng đối lập và tác dụng phụ của thuốc thường gắn với thách thức trong kê liều Tôi được đào tạo về Nhi khoa (cho trẻ em) và nội khoa (cho người lớn) vì thế có đêm tôi trực NICU *Phòng chăm sóc tích cực cẩn trọng liều dùng tới từng phần nhỏ milligram, trong đơn thuốc cho trẻ NICU. Đêm tiếp -- tôi trực phòng cấp cứu, chữa trị cho một người nặng 181.4 kg hay cho một bệnh nhân ngoại trú suy kiệt mà thông thường sẽ được kê cùng liều thuốc theo sách vở. Nghĩa là thường thì liều sẽ bị thấp cho bệnh nhân đầu tiên, và quá cao cho bệnh nhân thứ hai. Và ngoài tuổi tác và cân nặng, chúng ta có xu hướng ngó lơ khác biệt về giới tính và chủng tộc khi kê liều, Giờ đây, hơn thế này, chúng tôi biết chúng tôi có một thử thách lớn với sự không hợp tác hoặc kém tuân thủ điều trị. Nhiều người cần uống thuốc nhưng lại không uống hoặc uống không đúng Các bạn biết đó, 40% người trưởng thành ở Hoa Kỳ trên 65 tuổi hiện có từ năm đơn thuốc trở lên Có khi có 15 đơn trở lên. Chỉ cần tăng sự tuân thủ chút thôi có thể tiết kiện tiền và cứu mạng đáng kể. Vì vậy, khi chúng ta nghĩ về tương lai bạn nên nghĩ hiện tại chúng ta đang ở đâu, chúng ta thường nghe về thuốc nhắm đích, thuốc cá nhân hoá, thuốc thông minh, vạn vật kết nối Internet, liệu pháp gene, trí tuệ nhân tạo, là ta đã tiến đến kỷ nguyên y học chuẩn xác. Nhưng thực tế, chúng ta vẫn trong thời đại của y học kinh nghiệm, y học thử nghiệm lâm sàng. Tôi nghĩ chúng ta có thể làm tốt hơn. Nếu ta có thể hình dung lại cách dùng thuốc dễ hơn thì sao? Để dùng đúng liều và kết hợp thuốc phù hợp cho bạn? Nếu ta có thể vượt qua ranh giới của máy cắt thuốc và máy fax tới kỷ nguyên kết quả tốt hơn, chi phí thấp hơn cứu được mạng và tiết kiệm không gian trong tủ thuốc của ban? Ồ, tôi nghĩ giải quyết phần nào mọi vấn đề mới nổi là chúng ta có thể đo đạc và kết nối thông tin chăm sóc sức khoẻ. Ngày nay, chúng ta chủ yếu khi có bệnh mới chữa trị, thông tin mờ tịt không thông suốt. Chúng ta có tiềm năng tiến đến chăm sóc sức khoẻ chủ động, liên tục và tức thời. Và phần nào bắt đầu với tự lượng giá sức khoẻ, ngày nay chúng ta có thể đo được nhiều hành vi và sinh lý của mình, thường lắp trong các thiết bị đo và điện thoại, đó là khởi đầu để kết nối ta với bác sĩ và tư vấn viên sức khoẻ, để họ có thể đưa ra những dự phòng, chuẩn đoán và điều trị tối ưu hơn Khi chúng ta làm vậy, chúng ta có thể làm những điều thú vị, Lấy ví dụ như bệnh cao huyết áp, đứng thứ nhất trong yếu tố nguy cơ gây chết sớm và bệnh tật toàn thế giới. Xấp xỉ một nửa người lớn ở Hoa Kỳ bị cao huyết áp Chưa đến một nửa số đó kiểm soát tốt bệnh Điều đó là hiển nhiên vì cần đến hai hoặc ba loại thuốc khác nhau. Thật khó để tuân thủ và điều chỉnh liều thuốc huyết áp của bạn. Có 500 cái chết có thể phòng ngừa vì không kiểm soát tốt cao huyết áp ở Hoa Kỳ, mỗi ngày. Nhưng giờ đây ta đang ở kỷ nguyên của máy đo huyết áp được kết nối -- FDA (cục quản lý dược Hoa Kỳ) vừa cấp phép máy đo huyết áp có thể đưa vào đồng hồ Đây là mẫu máy đo huyết áp sóng siêu âm không cần quấn vào bắp tay nó có thể liên tục stream huyết áp của bạn. Vì vậy, trong tương lai, tôi có thể thay vì đo huyết áp từng thởi điểm trong bệnh viện, thì bác sĩ có thể theo dõi số đo và xu hướng tức thời của nó để có thể điều chỉnh khi cần. nhờ sự trợ giúp của thuật toán định liều huyết áp hoặc sử dụng thiết bị kết nối Internet. Công nghệ giờ còn có thể tiên tiến hơn. Đồng hồ thông minh của tôi còn có cả chip EKG (đo điện tim) bên trong, thứ có thể được xử lý bằng trí thông minh nhân tạo. Tôi đang đeo một miếng dán cỡ cái băng cá nhân nó có thể stream trực tiếp dấu hiệu sống của tôi lúc này. Hãy xem nhé. Chúng thực ra hơi có vấn đề lúc này (Cười) Giờ thì dấu hiệu sống theo thời gian thực của tôi không chỉ cho tôi hay nhóm nghiên cứu y học của tôi, nó có thể là dữ liệu hồi cứu của tôi, dùng để chỉnh liều và thuốc cho tương lai. Thậm chí cân nặng của tôi có thể được đo rất kỹ. Cân nặng, hình thể của tôi, khối lượng cơ thể, lượng mỡ, lượng cơ cần có là bao nhiêu, và dùng để tối ưu những dự phòng hay liệu pháp tương lai. Và không chỉ là những am hiểu về công nghệ, Giờ đây, những kỹ sư của MIT đã biến đổi wifi để chúng ta kết nối và thu thập dấu hiệu sống liên tục từ nhẫn và nệm thông minh được kết nối, chúng ta có thể chia sẻ dữ liệu số này, hình ảnh giải phẫu số hoá và thậm chí có thể thu thập từ đám đông, để chia sẻ thông tin sức khoẻ như ta chia sẻ trên Google Maps khi lái xe, để nâng cao hiểu biết về sức khoẻ toàn cầu thay cho kinh nghiệm lái xe. Thật là tuyệt. Chúng ta giờ có khả năng thu thập thông tin Thì liệu phòng xét nghiệm từ các trung tâm chuyển đến từng nhà, điện thoại hay thậm chí trong cơ thể bạn để đo nồng độ thuốc hay những biến đổi khác thì ra sao? Và dĩ nhiên, ta đang sống trong thời đại công nghệ gene Nên tôi đã giải mã trình tự gene mình, ít hơn 1000 đô-la Để tôi bắt đầu có thể hiểu được dược động học của tôi nghĩa là những tác động của gene tới liều dùng của thuốc hay là kết hợp các loại thuốc với nhau Hãy tưởng tượng nếu bạn là bác sĩ hay dược sĩ có những thông tin tổng hợp này cho công việc của mình cộng với trí thông minh nhân tạo - AI hay tôi thích gọi là IA -- sự cải thiện thông minh, để nâng cấp thông tin, để hiểu rõ và cải tiến hơn nữa 18.000 loại thuốc, để kê đúng liều và kết hợp đúng thuốc cho bạn. Tuyệt quá, nếu mà giờ ta có thể, tối ưu thuốc và liều dùng, nhưng vấn đề là, ta vẫn đang sử dụng công nghệ đáng kinh ngạc này để theo dõi liều dùng. Và tất nhiên, những công nghệ này phát triển, thành những máy phát thuốc được kết nối, app nhắc nhở, lọ thuốc thông minh có thể gửi tin hay tweet cho bạn hay mẹ nếu bạn không chịu uống thuốc, Pillpack được phân phối bởi Amazon, nên ta được đưa thuốc ngay đúng ngày, vận chuyển bằng drone. Vì thế, những điều này là khả thi ngày nay nhưng ta vẫn phải uống nhiều thuốc. Nếu ta có thể làm nó đơn giản hơn thì sao? Tôi nghĩ một trong những cách tốt hơn là dùng liều tổng hợp Một liều tổng hợp là tổng hợp nhiều loại thuốc trong một liều. Ngày nay chúng đã phổ biến, như thuốc cảm cúm không kê đơn. Và đã có những nghiên cứu liều dự phòng tổng hợp thành công, kết hợp giảm cholesterol (statins), huyết áp, aspirin, trong một nghiên cứu ngẫu nhiên vừa công bố làm giảm yếu tố nguy cơ đáng kể so với giả dược. Nhưng những thuốc này không cá nhân hoá, tức chúng không tối ưu hoá cho cá thể Nếu có thể tối ưu thuốc tổng hợp cá nhân hoá thì sao? nó được hình thành trên nền tảng là bạn, phù hợp với bạn thậm chí mỗi ngày. Vâng, chúng ta đang trong kỷ nguyên in 3D, bạn có thể in niềng răng, tai nghe trợ thính, dụng cụ chỉnh hình thậm chí tôi còn scan và in một cái quần bò vừa vặn với mình. Những điều này làm tôi nghĩ nếu chúng ra có thể in 3D thuốc tổng hợp cá thể hoá thì sao ta? Ví dụ, thay vì uống lần sáu viên, mình tổng hợp thành một viên. Vừa dễ uống, lại nâng cao tinh thần tuân thủ điều trị và có tiềm năng kết hợp cả chất bổ như là Vitamin D hay CoQ10 vậy. Với sự giúp đỡ, tôi gọi những thứ này là "IntelliMed", Dược thông minh -- và với sự giúp đỡ của đội kỹ sư IntelliMed Chúng tôi đã tạo nên nguyên bản máy in thuốc IntelliMed Đây là cách nó vận hành: thay vì nguyên viên, chúng ta có những viên thuốc cỡ micromét, mỗi viên nặng vài miligam, được phân loại và lựa chọn dựa trên liều lượng và sự kết hợp cần cho mỗi cá nhân Và tất nhiên, đây là liều và kết hợp thuốc bạn có thể uống cùng nhau được, cục FDA cũng thông qua. Chúng ta có thể thay đổi dược động học bởi sắp xếp lớp các thành phần khác nhau trong viên thuốc micro. Và khi in, ta in được thuốc kết hợp bạn cần cho mỗi ngày bất kỳ. Và ta lại bắt đầu với thuốc generic cho những vấn đề phổ thông nhất Có khoảng 90% thuốc được kê ngày nay là thuốc generic giá rẻ và mỗi lần chúng ta in thuốc, ta có thể thêm vào vài thứ hay ho hấp dẫn. Ta có thể in tên bệnh nhân, hạn dùng, ngày trong tuần uống, mã QR. Ta có thể in thuốc liều giảm dần cho bệnh nhân cần giảm từ từ steroid hoặc giảm dần thuốc giảm đau. Vậy, đây thực sự là hình ảnh nguyên mẫu máy in thuốc IntelliMed của chúng tôi Hãy nhìn lên đây. Nó có khoảng 16 xi-lanh khác nhau mỗi cái chứa mỗi loại thuốc micro, Giờ bạn có thể điều chỉnh trên phần mềm liều lượng cá nhân. Và khi tôi làm xong, một cánh tay robot sẽ chỉnh lại chiều cao của những nang thuốc này và giải phóng thuốc micro. Giờ tôi có thể -- Quá trình tự động sẽ xoay và tuần tự, để chắc chắn thuốc micro được nạp. Và khi tôi bấm nút in, những viên này sẽ rơi xuống thông qua thiết bị Giờ tôi lấy viên thuốc tổng hợp cá nhân hoá cho tôi ra, với liều lượng và thành phần hợp cho tôi. và chúng ta có thể thấy, nếu nhìn sau những thanh này, có thể thấy toàn bộ quá trình, ta có thể thấy xi-lanh thuốc được chọn, thuốc rơi xuống từ những xi-lanh khác nhau, và được tổng hợp thành một viên nang đơn. Giờ, tuyệt quá. Tôi có thể in thuốc trên nền tảng của tôi, thay vì uống một lần sáu viên, Giờ tôi chỉ cần một liều duy nhất. Đồng hồ thông minh của tôi thì đang đo huyết áp. Tôi cần điều chỉnh thuốc huyết áp của mình nhìn nồng độ coumadin, thấy máu tôi loãng quá, nên tôi giảm liều thuốc coumadin, thuốc chống đông máu. Nó có thể thay đổi phù hợp từng ngày một cách thông minh, đã được bác sĩ hay chuyên gia tim mạch của tôi lập trình Và bạn có thể tưởng tượng những máy in lớn hơn, nhanh hơn thế này có thể đặt ở góc nhà thuốc, trong phòng bác sĩ, phòng khám khu dân cư, Nhưng nó có thể tháo ghép thành những phần nhỏ, có thể đặt ở nhà bạn, để tổng hợp thành những kiện thế này chuyển đi bằng drone được. Có thể in thuốc tổng hợp cá nhân, mỗi sáng tại gian bếp hay ngăn chứa đồ nhà tắm Và tôi nghĩ thứ này có thể phát triển theo một cách phi thường để gia tăng sự tuân thủ điều trị khắp toàn cầu. Cho nên, tôi hy vọng có thể tái hiện lại tương lai ngành dược theo hướng mới, chuyển từ thuốc đa liều, một cỡ thuốc một, tuân thủ điều trị kém, sự phức tạp tới một kỷ nguyên thuốc theo yêu cầu, chuẩn xác và cá nhân hoá để có thể đưa ta và cá thể hoá sức khoẻ chính ta cho sức khoẻ và nền y học trên toàn thế giới nữa. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Host: Daniel, tuyệt quá đi Thiệt là hay. Hỏi anh xíu, Cho tới bao lâu nữa, thì những bệnh nhân ngoại trú mà anh đề cập có thể in thuốc tại nhà? Daniel Kraft: Ồ, đây là chỉ nguyên mẫu Chúng tôi nghĩ tại những điểm quy định được tự động tổng hợp và đặc biệt tại những nhà chăm sóc bệnh, những người uống đa loại thuốc, và họ thường nhầm lẫn, là những nơi hoàn hảo để bắt đầu công nghệ này Những thứ này chưa dự định phát triển thành máy in trong nhà bạn Chúng ta cần sự thông minh và sáng suốt để sử dụng chúng, nhưng có quá nhiều thách thức trong liều lượng, tuân thủ và sự chuẩn xác và giờ ta có những công nghệ mới đáng ngạc nhiên này có thể kết hợp và nâng tầm, tôi nghĩ ta cần tiếp cận như thế để thực sự tiếp xúc và nuôi dưỡng một tương lai thật sự của thuốc và sức khoẻ. Host: Hay quá, cảm ơn anh. DK: Cảm ơn. (Vỗ tay nhịp nhàng) Sử dụng thời gian hợp lý nghĩa là gì? Tôi dành rất nhiều thời gian nghĩ về việc sử dụng thời gian của mình như thế nào. Có lẽ là quá nhiều -- Như là tôi bị ám ảnh về điều đó vậy. Bạn bè nghĩ tôi như vậy đấy. Nhưng tôi cảm thấy mình phải như vậy, bởi vì gần đây, tôi cảm thấy chút ít thời gian của tôi đang trôi qua, và khi điều đó xảy ra, giống như là một phần cuộc sống của tôi đang trôi qua. Cụ thể là, giống như là chút ít thời gian của tôi thấm thoát trôi đi vào nhiều việc khác nhau, như công nghệ chẳng hạn Đây là một ví dụ, Nếu thông báo này xuất hiện -- bao nhiêu người trong số các bạn từng nhận thông báo như này? Tôi được gắn thẻ trong một bức ảnh. Khi nó hiện lên, tôi không thể không ấn vào nó ngay lập tức. Đúng chứ? Biết đâu đó là bức ảnh xấu? Nên tôi phải ấn vào nó ngay. Nhưng tôi không chỉ ấn "Xem ảnh", mà thực tế là tôi tiêu tốn vào đó 20 phút. (Cười) Nhưng tệ nhất là tôi biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế, và mặc dù biết trước mà tôi cũng không tránh khỏi lặp lại việc đó lần sau. Hay tôi thấy bản thân mình trong một tình huống như này, tôi kiểm tra email và kéo xuống để tải thư mới, Nhưng vấn đề là 60 giây sau, tôi lại kéo xuống một lần nữa. Tại sao tôi lại làm thế nhỉ? Nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi sẽ gợi ý cho bạn lý do tại sao. Bạn nghĩ cái gì tạo ra nhiều tiền ở nước Mỹ hơn cả phim ảnh, công viên trò chơi và bóng chày cộng lại? Máy đánh bạc. Làm sao máy đánh bạc có thể mang lại nhiều tiền như vậy khi mà chúng ta chỉ dùng ít tiền để chơi? Chúng ta chơi bằng tiền xu. Làm sao có thể vậy được? Thực ra thì... điện thoại của tôi cũng là máy đánh bạc. Mỗi lần tôi sử dụng điện thoại, Giống như tôi đang đánh bạc để xem, mình sẽ nhận được gì? Mình sẽ nhận được gì? Mỗi lần tôi kiểm tra hòm thư, cũng giống như tôi đang đánh bạc, để xem mình sẽ nhận được gì. Mỗi lần tôi cuộn xuống để xem tin tức, là tôi đang đánh bạc để xem, mình sẽ nhận được gì mới? Và vấn đề nằm ở chỗ, một lần nữa, biết được cách thức hoạt động, và là một nhà thiết kế, tôi biết rõ về mặt tâm lý học của vấn đề, tôi biết chính xác điều gì đang diễn ra nhưng điều đó không giúp tôi có thêm bất kỳ lựa chọn nào, tôi vẫn bị mắc kẹt ở đó. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Vì nó đặt chúng ta vào mối quan hệ "tất cả hoặc không gì cả" với công nghệ, đúng chứ? Khi bạn để chế độ "mở", bạn luôn được kết nối và cũng luôn bị phân tâm, hoặc khi bạn để chế độ "tắt", nhưng rồi bạn băn khoăn, liệu mình có bỏ lỡ điều gì quan trọng? Nói cách khác, bạn bị phân tâm hoặc bạn sợ bỏ lỡ điều gì đó. Phải không? Vậy nên chúng ta cần khôi phục lại quyền lựa chọn. Chúng ta muốn có một mối liên hệ với công nghệ cho chúng ta tự lựa chọn về cách dành thời gian với nó, và sẽ cần có sự giúp đỡ của những nhà thiết kế, vì biết về vấn đề này không giúp được gì. Chúng ta cần sự giúp đỡ về mặt thiết kế. Vậy điều đó sẽ như thế nào? Tôi sẽ lấy một ví dụ mà tất cả chúng ta đều gặp phải: trò chuyện bằng tin nhắn văn bản. Giả sử có hai người. Bên trái là Nancy, đang làm việc với một tài liệu nào đó, và bên phải là John, Đột nhiên John nhớ ra, "Mình cần hỏi Nancy về tài liệu đó trước khi quên mất" Khi John gửi tin nhắn đó cho Nancy, nó làm cô ấy mất tập trung, Đó là điều mà chúng ta vẫn hay làm, gây mất tập trung lẫn nhau, cả bên trái và bên phải. Và điều này phải trả giá, vì mỗi khi chúng ta làm gián đoạn lẫn nhau, sẽ mất trung bình khoảng 23 phút, để chúng ta tập trung trở lại. Trên thực tế, chúng tôi tập trung vào hai dự án khác nhau trước khi quay trở lại dự án ban đầu mà ta đang làm dở. Nghiên cứu của Gloria Mark kết hợp với Microsoft, đã chỉ ra điều này. Và nghiên cứu của bà cũng cho thấy nó thực sự tạo ra những thói quen xấu. Càng bị gián đoạn bởi tác động bên ngoài, càng tạo điều kiện và rèn luyện chúng ta tự làm gián đoạn bản thân. Trên thực tế, cứ ba phút rưỡi chúng ta lại tự làm gián đoạn bản thân. Điều này thật điên rồ. Vậy giải pháp là gì? Vì Nancy và John ở trong mối quan hệ "tất cả hoặc không gì cả" Có thể Nancy muốn ngắt kết nối, nhưng rồi cô ấy lại lo lắng: Lỡ đâu mình bỏ lỡ thông tin gì quan trọng? Thiết kế có thể khắc phục vấn đề này. Giả sử ở bên trái vẫn là Nancy, bên phải là John. Và John nhớ ra cần phải gửi tài liệu cho Nancy Khác biệt ở chỗ, Nancy có thể ghi chú là đang tập trung. Giả sử cô ấy kéo thanh trượt và nói rằng, "Mình muốn tập trung trong 30 phút" Và rồi cô ấy tập trung. Khi John muốn gửi tin nhắn cho cô ấy, anh ấy có thể không để ý đến điều đó vì John đang có nhu cầu và có suy nghĩ này, và anh ấy cần làm ngay trước khi quên mất. Ngoại trừ lần này, nó giữ lại những tin nhắn này để Nancy vẫn có thể tập trung được, nhưng John có thể gạt bỏ điều này ra khỏi suy nghĩ. Nhưng điều này chỉ hiệu quả nếu có thêm một điều kiện nữa, đó là Nancy cần biết rằng nếu có điều gì thực sự quan trọng, thì John vẫn có thể làm gián đoạn cô ấy. Nhưng thay vì liên tục gây ra những gián đoạn ngẫu nhiên hay thiếu cân nhắc, chúng ta hãy tạo ra những sự gián đoạn có cân nhắc. Vậy chúng ta đang làm hai việc sau. Chúng ta tạo ra sự lựa chọn mới cho cả Nancy và John, Nhưng cũng có một điều khó nhận thấy mà chúng ta đang làm. Đó là thay đổi câu hỏi mà chúng ta vẫn đang cố gắng trả lời. Mục đích của nhắn tin thay vì: thiết kế để có thể dễ dàng gửi tin nhắn -- đó là mục đích của nhắn tin, phải thực sự dễ dàng để gửi tin nhắn cho ai đó -- chúng ta thay đổi thành điều gì đó sâu sắc hơn và giàu giá trị nhân văn, đó là tạo ra sự giao tiếp hiệu quả nhất có thể trong mối quan hệ giữa hai người. Vậy là chúng ta đã nâng cấp mục tiêu. Vậy thì, những nhà thiết kế có thực sự quan tâm đến vấn đề này? Liệu họ có muốn thảo luận về những giá trị nhân văn hơn của con người không? Để tôi kể cho các bạn một câu chuyện. Mới khoảng hơn một năm trước đây, tôi có hỗ trợ tổ chức một cuộc gặp mặt giữa một số nhà thiết kế hàng đầu về công nghệ và Thích Nhất Hạnh. Thích Nhất Hạnh là người phát ngôn quốc tế của phương pháp Thiền Chánh Niệm. Và đó là cuộc gặp rất thú vị. Bạn hãy tưởng tượng, hình dung về một căn phòng -- mà ở một bên là rất nhiều chuyên gia công nghệ, và bên kia căn phòng là rất nhiều nhà sư Phật giáo, cạo đầu, trong những bộ áo chùng dài màu nâu Và các câu hỏi về các giá trị nhân văn sâu sắc nhất của con người, như là tương lai của công nghệ sẽ ra sao khi bạn đang thiết kế cho những câu hỏi và những giá trị nhân văn sâu sắc nhất? Và cuộc trò chuyện tập trung vào lắng nghe một cách sâu sắc hơn về việc những giá trị này có thể là gì. Ông ấy đã đùa trong buổi nói chuyện nếu như, thay vì kiểm tra chính tả, bạn hãy kiểm tra lòng trắc ẩn, nghĩa là, bạn có thể đánh dấu một từ mà có thể vô tình làm tổn thương -- là làm người khác tổn thương. Vậy, liệu cuộc trò chuyện kiểu này có thể xảy ra trong thực tế, chứ không chỉ trong những cuộc gặp được sắp xếp trước hay không? Câu trả lời là có, và một trong số đó là Couchsurfing. Nếu bạn chưa biết, Couchsurfing là một trang web kết nối những người đang tìm chỗ ở với những chỗ ở miễn phí từ những người khác. Một dịch vụ rất tuyệt vời Mục đích thiết kế của họ là gì? Mục đích thiết kế của bạn là gì nếu bạn làm việc cho Couchsurfing? Có thể bạn sẽ nghĩ đó là làm sao để kết nối khách và chủ nhà. Đúng không? Đó là một mục đích khá hay. Nhưng giống như mục đích của việc nhắn tin trước đó, chúng ta đang cố gắng truyền tải một thông điệp. Vậy mục tiêu nhân văn, sâu sắc hơn là gì? Họ thiết lập mục tiêu là cần phải tạo ra những mối quan hệ và những trải nghiệm tích cực và dài lâu giữa những người chưa từng gặp nhau trước đó. Và điều tuyệt vời nhất là vào năm 2007, họ đã giới thiệu một cách để đo lường việc này, điều này thật đáng kinh ngạc. Và đây là cách nó hoạt động. Với mỗi mục tiêu thiết kế, bạn phải có thước đo tương ứng để biết bạn đang thực hiện ra sao -- một cách đo lường thành công. Vậy những gì họ làm là, giả sử có hai người gặp gỡ nhau, họ lấy số ngày hai người đó ở bên nhau, sau đó ước tính có bao nhiêu giờ trong những ngày đó -- mà hai người đã dành cho nhau? Và sau khoảng thời gian hai người bên nhau, họ hỏi cả hai: Trải nghiệm của hai bạn thú vị chứ? Hai bạn đã có những trải nghiệm đẹp với đối phương phải không? Và trong khoảng thời gian tích cực này họ trừ ra khoảng thời gian hai người dành ra trên mạng, vì đó là phí tổn trong cuộc sống của mọi người. Tại sao nên coi đó là thành công? Và những gì còn lại được mọi người coi là "thời gian vui vẻ dành cho nhau", hoặc chỉ là "thời gian tuyệt vời" được tạo ra. Khoảng thời gian này sẽ không tồn tại nếu Couchsurfing không tồn tại. Bạn có thể tưởng tượng nó sẽ truyền cảm hứng thế nào khi đi làm mỗi ngày và đánh giá thành công của bạn trong khoảng thời gian thuần thực tế đóng góp vào cuộc sống của mọi người điều này rất tích cực, mà sẽ không bao giờ tồn tại nếu bạn không làm điều nên làm tại nơi làm việc hôm nay? Liệu bạn có thể tưởng tượng được cả thế giới làm theo cách này hay không? Bạn có thể tưởng tượng một mạng xã hội -- giả sử bạn thích nấu ăn, và nó đo lường thành công dựa trên số buổi nấu ăn được tổ chức và những bài báo về nấu ăn bạn thích đọc, trừ đi những bài báo bạn không thích đọc hay thời gian mà bạn dành cho những thứ mình không thích? Hãy hình dung về mạng xã hội chuyên nghiệp thay vì đo lường thành công dựa trên những kết nối được tạo ra hay những tin nhắn gửi đi, thì thành công được đánh giá dựa trên số việc làm mọi người nhận được hoặc họ hài lòng khi được nhận Và trừ đi thời gian mọi người lên mạng. Hay tưởng tượng về các dịch vụ hẹn hò, như Tinder hoặc các công ty tương tự, thay vì tính số lần trượt qua trái hoặc phải mà mọi người vẫn làm, như cách mà họ đang dùng để đánh giá ngày nay, thì hãy đánh giá những mối quan hệ sâu sắc lãng mạn, trọn vẹn mà mọi người tạo ra bất kể điều đó là gì đối với họ Nhưng bạn có thể hình dung về một thế giới làm việc theo cách đó, nó giúp bạn sử dụng thời gian hợp lý chứ? Để làm được điều này cần một hệ thống mới, bởi vì có thể bạn đang nghĩ rằng, nền kinh tế internet hiện nay -- hay kinh tế hiện nay nói chung được đo bằng thời gian. Càng nhiều tài khoản bạn có, bạn càng có thể sử dụng nhiều hơn càng dành nhiều thời gian hơn, đó là cách chúng ta đánh giá thành công. Nhưng chúng ta đã giải quyết vấn đề này từ trước đó. Chúng ta giải quyết vấn đề này với thực phẩm hữu cơ, khi nói rằng chúng ta cần đánh giá mọi thứ theo cách khác. Chúng ta đã nói rằng đây là một loại thực phẩm khác. Vì vậy không thể chỉ dựa vào giá cả để so sánh; đây là một loại thực phẩm khác. Hay với chứng chỉ về kiến trúc xanh (Leed), chúng ta cho rằng đây là một kiểu kiến trúc tòa nhà khác biểu trưng cho những giá trị khác nhau về bảo vệ môi trường bền vững. Nếu chúng ta cũng có điều tương tự như thế trong công nghệ thì sao? Nếu chúng ta có những điều mà các mục tiêu và mục đích của nó là nhằm tạo ra những đóng góp tích cực cho cuộc sống con người? Và nếu chúng ta có thể đánh giá điều đó theo một cách khác, thì nó sẽ thực sự hiệu quả? Hãy tưởng tượng bạn đưa gian trưng bày cao cấp này lên cửa hàng ứng dụng. Tưởng tượng bạn có các trình duyệt web giúp bạn tiếp cận các loại sản phẩm thiết kế này. Bạn có thể hình dung sẽ thú vị thế nào khi sống và tạo ra thế giới như vậy chứ? Chúng ta có thể tạo ra thế giới đó ngay hôm nay. Với các lãnh đạo doanh nghiệp, tất cả những việc cần làm -- là dành ưu tiên cho một cách đánh giá mới, đó là hệ thống đánh giá sự đóng góp tích cực cho cuộc sống con người. Và hãy thảo luận chân thành về điều đó Có thể sẽ có chút khó khăn khi bắt đầu, Nhưng hãy bắt đầu thảo luận. Với các nhà thiết kế, có thể đánh giá lại thành công, xác định lại về mặt thiết kế. Có thể nói rằng, các bạn có nhiều khả năng hơn so với nhiều người trong cùng tổ chức trong việc tạo ra những lựa chọn cho tất cả chúng ta. Có thể giống như trong y học, chúng ta có lời thề Hippocrate để thừa nhận trách nhiệm và giá trị cao hơn cho việc chữa trị cho bệnh nhân. Nếu các nhà thiết kế có điều gì đó tương tự, đối với loại thiết kế mới này thì sao? Và những người dùng, tất cả chúng ta -- chúng ta có thể yêu cầu công nghệ hoạt động theo cách này. Hiện tại có vẻ khó khăn, nhưng McDonald's đã không có món salad cho đến khi khách hàng của họ yêu cầu. Và cũng chỉ đến khi khách hàng đòi hỏi thì Walmart mới bày bán thực phẩm hữu cơ. Chúng ta phải yêu cầu loại công nghệ mới này. Và chúng ta có thể làm được. Và thực hiện việc đó rốt cuộc sẽ thay đổi một thế giới được thúc đẩy và hoạt động hoàn toàn dựa trên thời gian được sử dụng, sang thế giới được thúc đẩy bằng việc sử dụng thời gian một cách ý nghĩa. Tôi muốn sống trong thế giới này, và muốn có cuộc thảo luận này. Hãy bắt đầu thảo luận ngay từ bây giờ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tất cả chúng ta đều có định kiến. Ví dụ, một số người thường nghĩ thật khó để thay đổi những bộ máy nhà nước yếu kém. Khi nghĩ về bộ máy cầm quyền, chúng ta thường nghĩ chúng cổ lỗ sĩ, nguyên tắc đến cứng nhắc, và có lẽ là do phía lãnh đạo quá quan liêu nên không đủ khả năng thay đổi. Vậy hôm nay tôi muốn đối đầu với quan niệm này. Tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện về một bộ máy chính quyền đồ sộ không chỉ tự bước lên con đường cải cách mà còn thu được những kết quả khá ngoạn mục trong chưa đầy 3 năm. Đây là một lớp học bình thường trong một trường công ở Ấn Độ. Có 1 triệu ngôi trường như thế ở Ấn. Ngay cả tôi là người sống cả đời ở Ấn Độ, cũng thấy đau lòng khi bước vào một trong những trường này. Trước năm 11 tuổi, 50% trẻ không thể theo kip chương trình học và cũng không có cơ may học lại. 11 tuổi mà không làm nổi phép cộng đơn giản, cũng không viết được một câu đúng ngữ pháp. Đó là những thứ mà ta nghĩ một đứa bé 8 tuổi có thể làm. Đến năm 13, 14 tuổi, chúng có khuynh hướng bỏ học. Ở Ấn Độ, trường công không chỉ miễn học phí mà còn miễn phí cả sách vở, và bữa ăn, có khi còn cho học bổng bằng tiền nữa. Thế mà hôm nay, 40% phụ huynh lại quyết định lôi con mình ra khỏi các trường công rồi cho chúng học ở trường tư với bao chi phí phải tự trả. Để so sánh, trong một nước giàu có hơn, như nước Mỹ, mà tỉ lệ học trường tư chỉ 10%. Đó là hiện trạng đáng báo động của hệ thống giáo dục công của Ấn. Trong tình hình như vậy tôi nhận một cuộc gọi vào mùa hè 2013 từ một quý bà rất nổi tiếng tên là Surina Rajan. Lúc đó, bà ấy đứng đầu Sở Giáo Dục Học Đường của tiểu bang Haryana, Ấn Độ. Bà nói với nhóm tôi, "Mọi người thấy đó, tôi đứng đầu sở này cũng 2 năm rồi. Tôi đã thử nhiều cách, mà không hiệu quả gì cả. Mọi người có thể giúp tôi không?" Tôi xin nói sơ qua về bang Haryana. Haryana là một tiểu bang có 30 triệu dân. Có 15.000 trường công và hơn 2 triệu trẻ theo học các trường này. Về cơ bản, sau cuộc gọi đó, tôi đã hứa giúp một tiểu bang và hệ thống giáo dục lớn bằng hệ thống của Peru hay của Canada. Khi tôi bắt đầu dự án này, Có 2 điều khiến tôi đau đầu. Một là, tôi chưa bao giờ làm bất cứ việc gì như vậy. Hai là, có thể nhiều người khác đã làm mà không hiệu quả cho lắm. Khi tôi và các thành viên chung nhóm quan sát mọi nơi trong nước rồi nhìn ra thế giới, chúng tôi không tìm thấy một ví dụ tiêu biểu nào có thể đem về áp dụng cho Haryana. Tôi biết chúng tôi phải tự làm. Thế đấy, chúng tôi đã tự xoay sở, thế nhưng khi vừa bắt đầu, chúng tôi lại nhận được đủ loại ý kiến. Người ta nói: " Chúng ta hãy thay đổi cách tuyển giáo viên, hãy tuyển những hiệu trưởng mới, đào tạo họ và gửi họ đi học tập ở nước ngoài, hãy đưa công nghệ vào lớp học." Cuối tuần đầu, chúng tôi có 50 ý tưởng trên bàn, tất cả đều tuyệt và có vẻ chuẩn. Không chúng tôi không thể nào thực hiện hết 50 ý tưởng đó. Tôi nói, " Gượm đã, dừng lại đi. Trước hết, chúng ta hãy xác định mình muốn gì." Vậy với nhiều ý kiến đồng ý, phản đối và tranh luận, Haryana đã tìm được một mục tiêu: vào 2020, chúng tôi muốn 80% trẻ đạt được trình độ kiến thức theo chương trình. Như thế những chi tiết không quan trọng ở đây, nhưng điều quan trọng là mức độ chính xác của mục tiêu. Vì nó cho phép chúng tôi tiếp nhận được toàn bộ những ý kiến đóng góp cũng như quyết định ý tưởng nào sẽ được áp dụng. Ý tưởng này có hỗ trợ mục tiêu này không? Nếu có thì giữ nó. Nhưng nếu không đúng hay chúng ta không chắc, thì hãy để nó riêng ra. Nghe ra có vẻ đơn giản, việc tạo ra một mục tiêu đặc biệt ngay từ đầu cho phép chúng ta thấy rõ và tập trung vào công cuộc cải tổ. Khi nhìn lại hai năm rưỡi vừa qua, đó là điều lạc quan lớn với chúng tôi. Vậy mục tiêu đã có, chúng tôi cần nhìn ra cái gì là vấn đề, cái gì bị trục trặc. Trước khi vào các trường, nhiều người đã nói với chúng tôi rằng chất lượng giáo dục rất thấp vì hoặc là giáo viên lười, họ không đến trường, hoặc là họ không có khả năng, thật sự họ không biết cách dạy. Vâng, khi vào các trường, chúng tôi nhận thấy cái gì đó khác với điều nghe thấy. Hầu hết mọi ngày, phần lớn giáo viên đều ở trường. Và khi bạn nói chuyện với họ, bạn nghĩ họ rất có khả năng dạy các lớp tiểu học. Nhưng họ không dạy. Tôi đến một trường ở đó các giáo viên đang lo xây một phòng học và một toilet trẻ em. Tôi đến trường khác hai giáo viên vừa đi ngân hàng gần đó để gửi tiền học bổng vào tài khoản của học trò. Vào giờ ăn, phần lớn giáo viên dùng thời gian để nấu bữa ăn trưa, giám sát và phục vụ học trò. Chúng tôi hỏi các giáo viên, "Điều gì đang xảy ra, tại sao các thầy cô không dạy?" Và họ trả lời, "Đây chính là câu hỏi chúng tôi chờ đợi. Khi thanh tra đến thăm chúng tôi, họ chỉ kiểm tra đúng một điều. Toilet xây xong chưa, ăn trưa chưa. Hiệu trưởng trường này đi họp ở trụ sở chính, cũng chỉ là để thảo luận những chuyện đó." Bạn xem, đó là những gì đã xảy ra, hơn 2 thập niên nay, Ấn Độ đang gặp thách thức về cơ hội tiếp cận giáo dục, làm sao có đủ trường, có đủ số ghi danh và đưa học trò tới trường. Vậy chính phủ phát động nhiều chương trình để nhắm tới những thách thức này, và giáo viên trở thành những nhân tố nội tại của những chương trình này. Không phải ngoại tại mà là nội tại. Bây giờ, điều cần thiết không phải là đào tạo giáo viên hay kiểm tra xem họ có mặt không mà là nói cho họ biết rằng điều quan trọng nhất đối với họ là vào lớp và dạy. Họ cần được giám sát, đánh giá và khen thưởng về chất lượng dạy chứ không phải về các thứ khác. Vậy khi chúng tôi xem qua hệ thống giáo dục, khi chúng tôi nghiên cứu kỹ hơn, chúng tôi tìm thấy vài nguyên nhân sâu xa đang tạo ra và định hình cách thức mọi người hành xử trong hệ thống. Chúng tôi nghĩ chỉ khi chúng tôi thay đổi được những vấn đề đặc biệt này, chúng tôi mới có thể làm được những việc khác. Chúng tôi có thể đào tạo, trang bị công nghệ cho trường, nhưng hệ thống cũng chẳng thay đổi. Và việc xác định những vấn đề cốt lõi không rõ ràng này trở nên phần quan trọng nhất của chương trình. Vậy, chúng tôi có mục đích và chúng tôi đối mặt với vấn đề, và chúng tôi cần hình dung ra giải pháp là gì. Rõ ràng chúng tôi không muốn rơi vào vòng luẩn quẩn, chúng tôi nói, " Ta hãy quan sát và xem thử ta tìm được gì." Và chúng tôi tìm ra những thực nghiệm tiên phong đơn giản và thú vị ở trong cả nước và trên thế giới. Những tổ chức phi chính phủ và những tổ chức khác làm được những điều đơn giản. Nhưng điều cũng thú vị là không tổ chức nào trong số đó có đủ tầm cỡ. Tất cả các tổ chức đó chỉ đạt tối đa đến 50, 100 hay 500 trường. Trong khi đó, chúng tôi tìm một giải pháp cho 15.000 trường. Vậy chúng tôi tìm nguyên nhân, Nếu những tổ chức này hoạt động tốt, tại sao chúng không vươn ra đủ tầm cỡ? Điều xảy ra là khi một tổ chức phi chính phủ đến, họ không chỉ mang đến những chuyên gia mà họ còn mang đến những phương tiện hỗ trợ. Vậy họ có thể mang đến tiền bạc, có thể đưa nhân sự đến, họ có thể đưa đến công nghệ. Và trong 50 hay 100 trường mà họ làm việc, những phương tiện hỗ trợ này thật sự tạo được khác biệt. Nhưng làm gì có chuyện người đứng đầu của tổ chức này đến gặp lãnh đạo của sở giáo dục và nói, "Hãy áp dụng kế hoạch này cho 15.000 trường." Vậy thì người nhân viên đó đào đâu ra được số tiền để phát triển chương trình này cho 15.000 trường? Họ không có đủ tiền, không đủ nguồn phương tiện. Do đó, những sáng kiến không thể mở rộng. Vậy lúc bắt đầu dự án, điều chúng tôi nói là, "Dù chúng tôi có phải làm gì thì điều đó cũng phải nhân rộng, nó phải được áp dụng cho 15.000 trường." Do đó, nó phải hoạt động với ngân sách hiện tại và các phương tiện của nhà nước. Nói ra thì nghe dễ lắm. (Cười) Tôi nghĩ đúng ngay lúc đó, cả nhóm ghét tôi. Khi chúng tôi bỏ nhiều giờ liền trong văn phòng, nơi quán cà phê, thậm chí trong quán bar, vò đầu bứt tai và nói, "Các giải pháp ở đâu, làm sao chúng ta giải quyết được vấn đề này? Cuối cùng, tôi nghĩ chúng tôi đã tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề trong số đó. Tôi xin đưa ví dụ. Trong mục tiêu học hiệu quả, một trong những điều mà người ta nói đến là việc học thực dụng. Trẻ không cần nhớ những thứ trong sách vở, chúng cần các hoạt động, và đó là cách học hiệu quả hơn. Điều đó có nghĩa là cho học sinh những thứ như hạt, que đếm, bàn tính bằng hạt. Nhưng chúng tôi không có tiền để mua những thứ đó cho 15.000 trường với 2 triệu trẻ. Chúng tôi cần giải pháp khác. Chúng tôi chưa nghĩ ra gì cả. Một hôm, một thành viên của chúng tôi đến một ngôi trường và thấy một giáo viên nhặt que củi và sỏi ở ngoài vườn rồi đưa vào lớp và đưa cho học trò. Đó là thời điểm phát kiến vĩ đại của chúng tôi. Vậy trong các sách giáo khoa ở Haryana sau mỗi khái niệm, chúng tôi có một bảng tóm tắt gồm những chỉ dẫn cho giáo viên, với lời nhắc nhở "Để dạy khái niệm này, bạn có thể tổ chức hoạt động này. Tiếp đến, để thực hiện hoạt động này, bạn có thể dùng những đồ vật này từ môi trường xung quanh, có ở ngoài vườn hay ngay trong lớp học, bạn nên dùng những vật dụng đó để trợ giúp trẻ học." Và chúng tôi thấy tất cả giáo viên ở Haryana dùng nhiều đồ vật theo sáng kiến này để giảng dạy. Theo cách này, bất cứ cái gì chúng tôi phát thảo, chúng tôi đều có thể áp dụng cho 15.000 trường liền ngay sau đó. Bây giờ, điều này đã mang tôi đến điểm cuối. Làm sao bạn có thể áp dụng điều gì đó cho 15.000 trường và 100.000 giáo viên? Sở giáo dục từng có một chu trình rất thú vị. Người ta gọi là "Chuỗi Hy Vọng." Họ viết một lá thư từ ban lãnh đạo và gửi đến cấp tiếp theo, là văn phòng quận. Họ hy vọng mỗi văn phòng quận, sẽ có một nhân viên nhận được thư, mở ra đọc rồi gửi thư đó cho cấp tiếp theo, đó là khu văn phòng. Rồi bạn hy vọng ở mỗi văn phòng, ai đó sẽ nhận được thư, mở ra đọc và gửi tiếp đến| 15.000 hiệu trưởng. Rồi ta hy vọng một các hiệu trưởng sẽ nhận được thư, đọc và hiểu nó rồi cho áp dụng. Nghe có vẻ buồn cười. Chúng ta biết công nghệ là câu trả lời, nhưng chúng ta cũng biết hầu hết các trường không có máy vi tính và email. Tuy nhiên, cái mà giáo viên có là smartphone. Họ liên tục nhận SMS, trên Facebook và trên WhatsApp. Điều xảy ra ở Haryana là tất cả các hiệu trưởng và giáo viên được chia thành 100 nhóm WhatsApp và bất cứ thứ gì cần đều được chia sẻ, nó được đưa lên trang của các nhóm WhatsApp. Tin sẽ lan nhanh như cháy rừng. Bạn có thể biết ngay ai đã nhận nó, ai đã đọc nó. Giáo viên có thể đặt câu hỏi làm rõ vấn đề một cách trực tiếp. Điều thú vị là, nó không chỉ là những người đứng đầu trả lời các câu hỏi này. Một giáo viên nào đó từ một nơi khác của tiểu bang cũng có thể xung phong trả lời câu hỏi. Mọi người hành động như đồng đội của nhau, và mọi việc tiến triển. Hôm nay, khi bạn đến 1 trường ở Haryana, mọi thứ rất khác. Giáo viên đã quay lại lớp, họ đang giảng bài. Thường thì với cách dạy mới. Khi thanh tra đến thăm lớp, thanh tra không chỉ kiểm tra hệ thống toilet mà còn chất lượng dạy. Một lần mỗi quý, tất cả học sinh cả tiểu bang được đánh giá kết quả học tập và trường nào làm tốt sẽ được thưởng. Trường nào không đạt sẽ phải giải trình cẩn thận. Đương nhiên, họ sẽ được hỗ trợ để làm tốt hơn trong tương lai. Trong lĩnh vực giáo dục, rất khó để thấy được kết quả nhanh chóng. Khi mọi người nói về cơ chế, về sự thay đổi vĩ mô, họ nói về thời hạn từ 7 đến 10 năm. Nhưng ở Haryana thì không. Trong năm vừa rồi, có 3 công trình nghiên cứu độc lập, để đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng đều chỉ ra rằng có điều gì đó cốt lõi, điều gì đó độc đáo đang diễn ra ở Haryana. Học lực của bọn trẻ không còn chậm so với chương trình, chúng bắt đầu có tiến bộ. Haryana là một trong một vài tiểu bang của cả nước đang có tiến bộ rõ rệt, và chắc chắn là tiểu bang có tỷ lệ cải thiện giáo dục cao nhất. Đó mới chỉ là những dấu hiệu đầu tiên, con đường còn dài phía trước, nhưng điều đó cho chúng ta nhiều hy vọng ở tương lai. Mới đây, tôi có đến một ngôi trường, và lúc tôi rời đi, tôi tình cờ gặp một quý bà, tên bà là Parvati, bà ta là mẹ của một đứa trẻ, và bà ta mỉm cười. Tôi nói, " Tại sao bà cười, có chuyện gì sao?" Bà trả lời, "Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra nữa, nhưng tôi chỉ biết là con cái chúng tôi đang thực sự học, chúng thấy rất vui, và hiện nay, tôi không cần tìm trường tư để gửi chúng vào nữa." Tôi trở lại câu hỏi lúc đầu: Hệ thống nhà nước có thể thay đổi được không? Tôi hoàn toàn tin là được. Tôi tin chỉ cần cho họ đòn bẩy đúng, thì dời núi cũng không phải chuyện bất khả thi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi còn là một đứa trẻ tôi đã trải nghiệm một số thứ thật sự ấn tượng, tôi đã dành hầu hết thời gian tìm kiếm chúng và tôi đã tìm sai chỗ. Điều tôi trải qua không phải là thực tế ảo. Nó là âm nhạc. Và đây là nơi câu chuyện bắt đầu. Đó là tôi, đang lắng nghe 'White Album' của ban nhạc Beatles. Và cái nhìn trên khuôn mặt tôi là cảm xúc mà tôi vẫn đang tìm kiếm bấy lâu nay. Âm nhạc đi thẳng vào mạch cảm xúc, đi vào trong mạch máu bạn và thẳng vào trái tim bạn. Nó khắc sâu mọi trải nghiệm. Xin bắt đầu? (Âm nhạc) Đây là McKenzie Stubbert tài năng và Joshua Roman. Âm nhạc -- (Vỗ tay) Vâng. Âm nhạc khiến cho mọi thứ có cộng hưởng cảm xúc hơn. Hãy xem nó giúp cho bài nói này của tôi thế nào. Đoạn nhạc hay được nghe đúng lúc sẽ hòa nhập vào chúng ta đến từng tế bào. Khi tôi nghe bản nhạc đó từ mùa hè năm ấy với người con gái đó, tôi ngay lập tức được đưa về lại đó lần nữa. Hey, Stacey. Tuy nhiên, đây là phần câu chuyện mà tôi có một chút tham lam. Tôi đã nghĩ nếu tôi thêm nhiều chi tiết lên trên nền nhạc. Tôi có thể làm cho cảm giác thậm chí mãnh liệt hơn. Vì vậy tôi đã chọn làm nghề đạo diễn video ca nhạc. Và đây là những sản phảm của tôi. Đây là em trai tôi, Jeff. Xin lỗi về điều này, Jeff. (Tiếng cười) Đây là tôi, vậy là công bằng rồi nhé. Những bước nhảy thật tuyệt vời. Có lẽ tôi nên làm 1 vũ công thì hơn. (Tiếng cười) Những thí nghiệm này lớn dần lên, và theo thời gian, chúng trông giống thế này đây. Tuy nhiên, cái tôi tìm kiếm vẫn không thay đổi, là cất giữ tiếng sét trong chai. Ngoại trừ, tôi không đang làm vậy. Việc thêm ảnh động vào âm nhạc và chèn yếu tố hội thoại, chưa bao giờ bằng sức mạnh mà âm nhạc thuần túy mang lại cho tôi. Đây không phải là điều mà bạn muốn nhận ra khi bạn dành hết cuộc đời và sự nghiệp để trở thành đạo diễn video âm nhạc. Tôi vẫn luôn tự hỏi mình rằng, tôi đã đi sai đường chăng? Và tôi bắt đầu suy nghĩ: nếu tôi có thể cùng hợp tác với khán giả nhiều hơn nữa, Tôi sẽ có thể làm bạn cảm nhận nhiều hơn giống tôi vậy. Thế là Aaron Koblin và tôi bắt đầu sử dụng công nghệ mới mà có thể cho bạn trải nghiệm nhiều hơn trong các video, ví dụ như quê nhà của bạn trong "The Wildest Downtown", hay chân dung vẽ tay của bạn trong "The Johnny Cash Project" và cả các giấc mơ tương tác của bạn trong "3 Dreams of Black". Chúng tôi đang cố gắng vượt ra khỏi màn ảnh, để gắn kết sâu rộng hơn tới trái tim và trí tưởng tượng của người xem. Nhưng vậy vẫn chưa đủ, Vẫn chưa có được trải nghiệm nguyên thủy của âm nhạc đối với tôi. Do đó, tôi đã theo đuổi 1 công nghệ mới mà tôi chỉ mới đọc qua trong truyện giả tưởng. Và sau vài năm tìm kiếm, tôi đã tìm được 1 nguyên mẫu. Đó là dự án Nonny de la Pena của phòng thí nghiệm Mark Bolas ở USC. Và khi tôi dùng thử, tôi biết đó chính là cái tôi đang tìm. Tôi có thể cảm nhận được tiếng sét. Nó được gọi là thực tế ảo (VR). Đây là nó 5 năm về trước, khi tôi tìm hiểu nó. Và đây là nó bây giờ. Tôi nhanh chóng xây dựng kịch bản cho môi trường mới này, và trong quá trình đó, chúng tôi nhận ra vài điều: VR sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng trong lịch sử âm nhạc và điện ảnh. Thật sự nó sẽ là dụng cụ truyền tải tồn tại cuối cùng. Tôi nghĩ vậy vì nó là dụng cụ đầu tiên thực hiện việc chuyển hóa từ cách biểu đạt, suy nghĩ của đạo diễn về 1 trải nghiệm, tới trải nghiệm thật của khán giả. Các bạn trông có vẻ chưa rõ lắm. Tôi sẽ giải thích thêm, đừng lo. (Tiếng cười) Nếu chúng ta quay về lịch sử của các dụng cụ, và hãy đoán xem, nó bắt đầu xung quanh 1 đống lửa, với 1 câu chuyện hay. Tộc trưởng kể cho chúng ta nghe về chuyến săn voi ma-mút trên Bắc Cực ngày hôm đó. Chúng ta nghe lời ông ấy kể và hình dung ra diễn biến ấy bên trong chúng ta. Điều tương tự xảy ra khi chúng ta nhìn vào các nét khắc trong hang động mô tả về chuyến đi săn ấy, câu chuyện về chuyến đi săn ma-mút, buổi biểu diễn, buổi phát sóng radio, chương trình truyền hình hay một bộ phim. Tất cả các công cụ ấy cần có cái gọi là "tạm ngưng nghi ngờ", vì nó tồn tại 1 khoảng cách giữa thực tế của câu chuyện và cách biên dịch riêng của nhận thức của chúng ta vể câu chuyện đó vào trong thực tại của chúng ta. Tôi dùng từ "nhận thức" để diễn tả cảm giác hiện thực mà chúng ta nhận được từ các giác quan về thế giới xung quanh. Và thực tế ảo đã khỏa lấp khoảng cách ấy. Giờ đây, bạn có thể đang trên Bắc Cực đi săn với trưởng tộc. Hoặc bạn có thể là chính trưởng tộc ấy. Hoặc bạn thậm chí có thể vào vai chú voi ma-mút. (Tiếng cười) Còn đây là điều đặc biệt của thực tế ảo. Trong tất cả các công cụ khác, nhận thức của bạn cảm nhận từ công cụ. Trong thực tế ảo, nhận thức của bạn chính là công cụ. Do đó tiềm năng của VR là rất lớn. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn nào? Trình độ phát triển kĩ thuật tới đâu rồi? À thế này, chúng ta đang ở bước này. Trình độ hiện tại của VR tương đương với những năm đầu tiên của phim ảnh. Đây là bộ phim Lumiere Brothers nó dường như đã làm cả rạp phim phải bỏ chạy vì họ nghĩ đoàn tàu sẽ đâm thẳng vào họ. Tương tự như thời gian đầu của công cụ này, trong VR, chúng ta sẽ phải vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu và phải tham gia vào câu chuyện. Phải tốn hàng thế kỉ để công cụ phim ảnh tìm ra được giải pháp tối ưu nhất để truyền tải cốt truyện dưới dạng của 1 bộ phim. Trong VR ngày nay, chúng ta đang đi từng bước nhỏ hơn là thực hiện những đột phá lớn. Chúng tôi đã làm được 15 bộ phim trong năm vừa rồi tại công ty Vrse của chúng tôi, và chúng tôi đã rút ra được vài kinh nghiệm quan trọng. Chúng tôi tìm thấy cách độc đáo để tiếp cận các giác quan của bạn, cảm giác của bạn và ngay cả cơ thể bạn nữa. Hãy để tôi chỉ cho các bạn thấy. Vì mục đích của màn biểu diễn demo này, chúng tôi sẽ thực hiện trên tất cả các hướng mà bạn có thể nhìn thấy được, và mô tả chúng trên 1 màn hình thật to này. Đây, nhìn xem. Đầu tiên, di chuyển của camera trong VR rất là nhiêu khê. Nếu làm không đúng sẽ làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu. Chúng ta nghiệm ra rằng nếu di chuyển camera theo 1 đường thẳng với tốc độ cố định, bạn có thể sẽ cảm thấy rất thoải mái. Ngày đầu tiên ở phim trường, họ bảo tôi phải học thuộc tất cả các quy luật trước khi cố gắng thay đổi 1 quy luật nào đó. Chúng tôi đã không làm như vậy. Chúng tôi đã không học bất kì quy luật nào cả, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng thay đổi chúng để xem điều sáng tạo kì diệu nào sẽ xảy ra. Trong thước phim này, tôi đã thêm gia tốc vào khi chúng ta bay lên khỏi mặt đất. Tôi làm vậy vì tôi muốn cho bạn cảm giác thực tế thế nào khi bay lên khỏi mặt đất thật sự. Trong VR, tôi có thể làm cho bạn được điều đó. (Âm nhạc) Không quá bất ngờ, âm nhạc cũng rất quan trong trong VR. Nó hướng dẫn cảm nhận của chúng ta. Trong thước phim này chúng tôi thực hiện với Zach Richter đến từ tờ New York Times và bạn tôi, JR, chúng tôi đưa các bạn lên trực thăng, và mặc dù bạn đang bay với độ cao 2000 feet phía trên Manhattan, bạn vẫn không có cảm giác sợ hãi. Bạn cảm thấy thật tuyệt vời cho nhân vật JR. Âm nhạc đã đưa bạn tới đó. (Âm nhạc) Đối nghịch với những suy nghĩ thường có, vẫn phải có kịch bản trong thực tế ảo, nhưng hoàn toàn khác so với phim ảnh, nơi mà chúng ta chỉ có 1 màn ảnh lớn hình chữ nhật. Kịch bản trong VR chính là nhận thức của bạn và cách mà thế giới vận động xung quanh bạn. Trong bộ phim "Waves of Grace", hợp tác giữa Vrse, Hoa Kì, Gabo Arora và Imraan Ismail, chúng tôi cũng nhận thấy vai trò quan trọng của việc quay cận cảnh trong VR. Cận cảnh trong VR nghĩa là bạn đến thật gần ai đó. Và điều đó đồng nghĩa việc mang nhân vật đó vào trong không gian cá nhân bạn, không gian mà chúng ta thường chỉ dành cho những người mình yêu quý. Và bạn sẽ cảm thấy gần gũi với nhân vật này bởi vì đó là cảm giác thật của bạn. Đạo diễn cho VR không giống như phim ảnh. Nó thiên về cách sắp xếp cách tiếp cận cho người xem hơn. Một công cụ mà chúng tôi dùng để hướng sự chú ý của các bạn đó là "âm thanh không gian". Tôi có thể để 1 âm thanh phía trước bạn, phải hay trái đều được, ngay cả phía sau bạn cũng được, và khi bạn xoay đầu thì âm thanh đó sẽ xoay theo bạn. Vì vậy, tôi có thể sử dụng cách đó để hướng sự chú ý của bạn tới nơi mà tôi muốn bạn đến. Lần tới bạn sẽ nghe ai đó hát bên tai bạn, đó có thể là Bono (Tiếng cười) VR làm cho chúng ta cảm thấy mình là 1 phần của thứ gì đó. Trong suốt lịch sử loài người, chúng ta sống trong những gia đình bé nhỏ. Chúng ta bắt đầu trong những cái hang, sau đó phát triển thành chi và các bộ tộc, và rồi làng và thị trấn, và bây giờ chúng ta là những công dân toàn cầu. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta được lập trình để quan tâm đến những điều gần gũi với chúng ta nhất. Và VR làm cho mọi người và mọi nơi trở nên gần gũi. Đó là lí do tại sao nó hoạt động như 1 cỗ máy biết thông cảm. Bộ phim của chúng tôi "Clouds Over Sidra" sẽ đưa bạn tới 1 trại tị nạn ở Syria, và thay vì xem những câu chuyện của người dân ở đó thì bây giờ nó trở thành câu chuyện về chính chúng ta ở đây. Nhưng chúng ta sẽ đi đâu từ đây? Điều lí thú ở đây đó là với tất cả những công cụ có từ trước, định dạng và cấu trúc bộ phim là cố định. Phim ảnh là 1 chuỗi những khung hình. từ Muybridge và con ngựa của ông ấy cho tới bây giờ, Cấu trúc đó chưa bao giờ thay đổi. Nhưng nếu coi VR là 1 cấu trúc, 1 công cụ vì vẫn chưa đầy đủ. Nó không sử dụng phim nhựa, giấy hay bất kì tín hiệu TV nào cả. Nó sử dụng tất cả các giác quan của chúng ta. Chúng ta sử dụng các giác quan như là những bút vẽ trên khung tranh, nhưng hiện tại là 2 bút vẽ. Cuối cùng, chúng ta sẽ có thể biết được xem tất cả các giác quan của ta có được dùng hết hay không, và chúng ta sẽ có cơ hội trải nghiệm bất cứ thứ gì mà chúng ta chọn. Và chúng ta gọi đó là thực tế ảo, nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta đi quá giới hạn của việc mô phỏng thực tế ảo? Và chúng ta gọi nó là gì đây? Thay vì kể cho bạn nghe về 1 giấc mơ, tôi có thể làm bạn sống trong giấc mơ đó luôn thì sao? Thay vì cho bạn đến thăm vài nơi trên Trái Đất. bạn có thể lướt sóng trọng lực trên rìa lỗ đen vũ trụ, hoặc tạo lập ra dải ngân hà, hoặc giao tiếp với người khác mà không bằng lời nói mà chính bằng suy nghĩ thôi thì sao? Như vậy không còn là thực tế ảo nữa. Và thật sự mà nói, tôi không biết nó được gọi là gì nữa. Nhưng tôi hy vọng các bạn thấy được chúng ta đang hướng về đâu. Và tôi, ngay lúc này đây, đang lý giải cho 1 công cụ mà chính tôi đang nói là đang ở bước thử nghiệm. Vậy thì hãy trải nghiệm nó. Trong tay các bạn giờ đây đang có 1 mảnh bìa cứng. Hãy kéo dây ra. Ấn vào nút nguồn để mở khóa điện thoại. Cho những ai đang theo dõi ở nhà, chúng tôi đang tải lên 1 hướng dẫn chỉ bạn cách tải dữ liệu VR về điện thoại của các bạn và bạn có thể trải nghiệm nó bằng kính VR của Google của chính bạn. Chúng ta đã chơi trong những hộp bìa cứng khi còn nhỏ và bây giờ khi lớn lên, chúng ta hy vọng chúng tôi có thể mang lại chút ít cảm giac đó 1 lần nữa, bằng việc đeo các miếng bìa cứng đó lên đầu chúng ta. Các bạn chuẩn bị tham gia vào một buổi xem thực tế ảo với nhiều người nhất trong lịch sử Và trong giây phút này đây, chúng ta sẽ cùng xem 1 thứ tại chính xác cùng 1 thời điểm. Hy vọng sẽ ổn. Đếm ngược thế nào nhỉ? Tôi không hình dung ra được. Khán giả: 15, 14, 13, 12, 11,10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 (Tiếng chim hót) (Tiếng động cơ xe lửa) Khán giả: (Shreiks) (Video) JR: Để tôi kể cho bạn nghe cách tôi chụp hình ảnh bìa cho tạp chí New York Times, "Walking New York". Tôi đã bị treo lơ lửng ngoài trực thăng và tôi phải được treo thẳng đứng để có thể chụp được. Và khi tôi vào đúng vị trí -- bạn biết đấy, vì có gió, nên chúng tôi phải làm đi làm lại vài lần và tôi cứ tiếp tục chụp đi chụp lại. (Video) Giọng nữ: Hỡi Chúa trời, bảo vệ chúng con khỏi ác quỷ, vì ngài là Chúa trời, là ánh sáng. Ngài đã lấy đi cuộc sóng mà Ngài đã cho chúng con. Hãy giúp chúng con. Mong Ngài mang bình yên cho những ai đã mất đi người thân. Giúp chúng con hồi sinh. (Âm nhạc) (Video) (Tiếng trẻ con) Tiếng trẻ con: Hiện tại ở Zaatari, con nít nhiều hơn người lớn. Thỉnh thoảng tôi nghĩ chúng tôi là những người chịu trách nhiệm. Chris Milk: Các bạn thấy thế nào? (Vỗ tay) Đây là cách quá đơn giản để khiến các bạn phải đứng lên khen ngợi tôi. Tôi đã làm cho tất cả các bạn đứng dậy. Tôi biết các bạn sẽ vỗ tay vào cuối buổi thôi. (Vỗ tay) I tin rằng tất cả những người trên hành tinh này cần phải được trải nghiệm những thứ mà bạn vừa thưởng thức qua. Bằng cách đó, chúng ta có thể cùng nhau tạo dựng, không phải là 1 nền tảng kĩ thuật, mà là 1 nên tảng nhân ái. Và vào tháng 11 năm ngoái, tờ New York Times và Vrse đã tiến hành 1 dự án mang tên "The Displaced". Dự án đã phát đi 1 triệu kính thực tế ảo của Google cho các thành viên mua báo tờ ngày chủ nhật. Nhưng điều kì lạ đã xảy ra trong sáng Chủ nhật hôm đó. Rất nhiều người đã nhận được nó nhưng họ không phải là những người đặt mua tờ báo. Và chúng tôi bắt đầu thấy điều này trên Instagram, rất nhiều. Thấy quen chứ? Âm nhạc đã đưa tôi đi tìm kiếm thứ mà tưởng như không thể có được trong rất lâu rồi. Giờ đây, hàng triệu trẻ em vừa có được trải nghiệm tuyệt vời trong thời trẻ thơ của chúng mà chính tôi đã từng trải qua. Tuy nhiên tôi nghĩ trải nghiệm này của chúng còn lớn hơn của tôi rất nhiều. Hãy cùng nhau chờ đợi xem nó sẽ dẫn chúng tới đâu. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Là một người Hawaii, mẹ và dì tôi luôn kể cho tôi những câu chuyện về Kalaupapa -- chỗ của người Hawaii bị hủi được bao quanh bởi những vách biển cao nhất trên thế giới. Và họ còn kể về Cha Damien- nhà truyền giáo người Bỉ đã dâng trọn cuộc đời cho cộng đồng Hawaii. Là một y tá trẻ, cô tôi đã đào tạo cho các xơ chăm sóc những người mắc hủi còn lại gần 100 năm sau khi cha Damien qua đời vì bệnh phong cùi. Tôi nhớ những câu chuyện cô kể về chuyến đi trên con la xuống đường ven vách đá dọc đường xe lửa khi đó chú tôi đàn những bản nhạc cô tôi thích bằng đàn ukulele trên suốt đường về Kalaupapa. Bạn biết đấy, khi còn bé, tôi đã luôn tò mò về một vài thứ. Đầu tiên là sao một nhà truyền đào người Bỉ lại chọn một cuộc sống hoàn toàn cô lập ở Kalaupapa dù biết mình không tránh khỏi việc mắc bệnh hủi từ chính cộng động mà ông đã cố tìm cách giúp đỡ. Và hai là, vi khuẩn hủi đã đến từ đâu? Và tại sao người Kanaka Maoli, những người Hawaii bản địa, lại quá nhạy cảm về sự phát triển của bệnh hủi hay còn gọi "mai Pake?" Điều này khiến tôi tò mò điều gì làm chúng ta độc đáo so với người Hawaii -- cụ thể là việc hình thành gen. Tôi không nghĩ về điều đó đến hồi phổ thông, qua dự án gen di truyền ở người tôi nhận ra mình không phải người duy nhất đang cố liên hệ giữa sự độc đáo gen di truyền của tổ tiên với tiềm năng về sức khỏe thể chất và bệnh tật của chúng ta. Bạn biết đó, một dự án 2.7 tỉ đô la hưá hẹn về thời đại của thuốc phòng tránh bệnh dựa trên cấu tạo đặc biệt của gen di truyền. Từ đó tôi luôn cảm thấy rõ ràng để đạt được giấc mơ đó, chúng ta cần sự phối hợp của nhiều nhóm người khác nhau để tập hợp đủ màu sắc của biến thể gen di truyền ở người trên hành tinh này Vì thế 10 năm về sau, tôi tiếp tục ngạc nhiên khi biết 96 phần trăm nghiên cứu gen về liên kết giữa biến thể gen phổ biến và những căn bệnh đặc trưng tập trung hầu hết vào người gốc châu Âu. Giờ đây, bạn không cần bằng tiến sĩ để thấy rằng bốn phần trăm còn lại là những thành phần đa dạng. Trong nghiên cứu của mình, tôi phát hiện ra rằng khoảng một phần trăm thực sự tập trung vào những cộng đồng bản địa như tôi. Từ đó dấy lên câu hỏi: Dự án gen di truyền ở người thực sự dành cho ai? Cũng giống việc chúng ta có màu mắt và tóc khác, chúng ta tạo ra những loại thuốc khác dựa trên sự đa dạng trong gen. Vậy có bao nhiêu người trong các bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng 95 phần trăm thử nghiệm khoa học đặc biệt dựa trên những cá thể gốc châu Âu? Thành kiến này và sự thiếu tổ chức trong việc tham gia của người bản địa vào những thử nghiệm khoa học và nghiên cứu di truyền là một phần kết quả trong lịch sử của sự thiếu tin cậy. Ví dụ vào năm 1989, những nhà nghiên cứu từ đại học bang Arizona (ASU) tập hợp mẫu máu của bộ tộc Havasupai ở Arizona hứa hẹn chỉ sử dụng để giảm bớt sự nghiêm trọng của tiểu đường loại 2 đã gây nhức nhối cộng đồng, nhưng họ lại quay vòng và sử dụng những mẫu thí nghiệm này-- mà không để ý nhận thức người Havasupai-- để nghiên cứu về tâm thần phân liệt, cận huyết, và thách thức câu chuyện về nguồn gốc tộc Havasupai. Khi người Havasupai phát hiện ra, họ đã thắng kiện với $700,000 bồi thường, và cấm đại học ASU trong việc nghiên cứ liên quan đến bộ tộc. Sự việc lên đến đỉnh điểm như hiệu ứng domino với một số bộ tộc địa phương ở vùng Đông Bắc - bao gồm bộ tộc Navajo, một trong những bộ tộc lớn nhất trong nước-- đã đặt một lệnh cấm về nghiên cứu di truyền. Hiện giờ mặc cho sự thiếu tin cậy của lịch sử, tôi vẫn tin rằng những người bản địa sẽ có lợi từ nghiên cứu di truyền. Và nếu chúng ta không làm gì đó sớm, sự phân biệt trong chăm sóc sức khoẻ sẽ ngày một rộng hơn. Hawaii là ví dụ điển hình với tuổi thọ trung bình cao nhất so với trung bình ở Mỹ, và những người bản địa Hawaii như tôi chết gần một thập kỉ trước những người ngoài bản địa, vì chúng ta có tỉ lệ tiểu đường loại hai và béo phì cao, cũng như nguyên nhân tử vong cao thứ nhất, thứ hai ở Mỹ bệnh tim mạnh và ung thư. Vì thế làm sao chúng ta chắc chắn nhóm người cần chuỗi gen di truyền nhất không phải là người hưởng lợi cuối? Tầm nhìn của tôi là muốn nghiên cứu di truyền trở nên thực tiễn hơn và có thể điều hành công nghệ chuỗi gen. Thông thường, gen được xâu chuỗi ở phòng thí nghiệm. Đây là hình ảnh chuỗi gen thông thường của bạn. Nó lớn. Kích cỡ ngang một chiếc tủ lạnh. Ở đây rõ ràng có sự hạn hẹp về thể chất. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn có thể xâu chuỗi gen của ruồi? Nếu như bạn có thể cất vừa một chuỗi gen vào túi của mình? Chuỗi cấu trúc nano này bằng một phần 10,000 kích cỡ của chuỗi gen truyền thống. Nó không hề có hạn chế thể chất tương tự và không bị trói buộc trong phòng thí nghiệm với những chuỗi ngoại lai, những thùng hoá học cỡ lớn hay máy giám sát. Nó cho phép chúng ta giảm thiểu sự máy móc và phát triển công nghệ xâu chuỗi gen theo cách hoà nhập và hợp tác, kích hoạt và đẩy mạnh cộng đồng bản địa... như những nhà khoa học công dân. 100 năm sau tại Kalaupapa, chúng ta có công nghệ xâu chuỗi khuẩn hủi trên thực tế, bằng cách dùng chuỗi gen di dộng thông qua truy cập mạng từ xa và tính toán qua dữ liệu đám mây. Nhưng giá như đó là những gì người Hawai mong muốn. Ở vùng đất của chúng ta, thì học tập theo phong tục của ta. Sự hiểu biết về phong tục bản địa là khoa học về đối nhân xử thế. Chúng ta sẽ bắt đầu từ nguồn tham khảo ở bộ lạc tập trung về giáo dục cộng đồng bản địa trong chức năng và hạn chế của kiến thức về gen di truyền. Tất nhiên chúng ta muốn có một trung tâm nghiên cứu tập quán bản địa để thu thập những kinh nghiệm và giáo dục thế hệ khoa học bản địa tương lai. Cuối cùng, những người bản địa cần trở thành đối tác chứ không phải đối tượng nghiên cứu. Cho những người ngoài kia đã làm giống như cha Damien, cộng đồng nghiên cứu cần đặt mình vào nền văn hoá bản địa hoặc họ sẽ cố gắng vô ích. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ không bao giờ quên tiếng cười đùa cùng bạn bè. Tôi sẽ không bao giờ quên giọng nói của mẹ trước khi tôi đi vào giấc ngủ. Và tôi sẽ không bao giờ quên âm thanh êm dịu của nước nhỏ giọt xuống dòng suối. Hãy hình dung nỗi sợ của tôi, nỗi sợ hãi rất nguyên sơ, khi tôi được 10 tuổi, tôi được bảo là mình sẽ bị mất thính giác. Và suốt 5 năm sau đó, chuyện bắt đầu xảy ra cho đến khi tôi bị xếp vào diện bị điếc hoàn toàn. Nhưng tôi tin việc mất đi thính lực là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tôi từng được nhận. Bạn biết đấy, tôi phải trải nghiệm thế giới theo một cách đặc biệt. Và tôi tin rằng những kinh nghiệm đặc biệt mà những người khuyết tật có được sẽ giúp chúng ta tạo dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người -- bất kể người đó có khuyết tật hay không. Tôi từng là luật sư bảo vệ quyền lợi người khuyết tật, và tôi đã dành nhiều thời gian tập trung vào việc thực thi pháp luật, đảm bảo rằng các điều luật được thông qua. Và sau đó, tôi nhanh chóng phải tìm hiểu về các chính sách quốc tế, vì tôi được mời làm việc cho Công Ước Liên Hiệp Quốc về bảo vệ quyền lợi người khuyết tật. Với vai trò là lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ, tôi cố gắng hết sức để thuyết phục mọi người về những khả năng của người khuyết tật. Nhưng đâu đó trên suốt chặng đường, và sau vài lần đổi công tác mà ba mẹ tôi không mấy hài lòng -- (Cười) Tôi tình cờ tìm ra một phương án mà tôi tin rằng nó có thể là một công cụ đủ mạnh để giải quyết một vài vấn đề lớn nhất thế giới, khuyết tật hay không. Và phương pháp đó gọi là thiết lập tư duy. Thiết lập tư duy là quá trình đổi mới và giải quyết vấn đề. Có năm bước: Đầu tiên, xác định vấn đề và hiểu rõ mặt hạn chế của nó. Thứ hai, quan sát mọi người trong tình huống thực tế, và cảm thông với họ. Thứ ba, ném ra cả trăm ý tưởng, càng nhiều càng tốt, càng điên rồ càng tốt Thứ tư, thử nghiệm: tập hợp bất cứ thứ gì bạn có thể bất cứ thứ gì bạn tìm thấy, để mô phỏng giải pháp và kiểm chứng nó và trao chuốt nó. Và cuối cùng, bổ sung: đảm bảo giải pháp mà bạn mang đến đủ khả năng chống đỡ được. Warren Berger nói rằng thiết lập tư duy dạy chúng ta có cái nhìn đa chiều, để hệ thống lại, lọc lại và thử nghiệm và, có lẽ quan trọng nhất là, hỏi những câu ngu ngốc. Người thiết lập tư duy tin rằng tất cả mọi người đều sáng tạo. Họ tin vào việc mang mọi người đi theo phương pháp kỷ cương cùng nhau, bởi vì họ muốn chia sẻ nhiều quan điểm tập hợp chúng lại và cuối cùng hợp nhất chúng lại. để tạo thành một thứ mới mẻ. Thiết lập tư duy là một phương pháp rất hiệu quả và linh hoạt nó đã được ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Tôi nhận thấy tiềm năng giải quyết được các vấn đề mà tôi đối mặt, vì thế tôi quyết định quay trở lại trường để học lấy tấm bằng cao học ngành hoạch định xã hội học. Nó giúp ta biết cách để áp dụng thiết kế tạo ra thay đổi tích cực trên thế giới. Trong thời gian học ở đó. tôi đã yêu thích nghề mộc. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra là mình đã bỏ sót điều gì đó. Khi bạn làm việc với một dụng cụ, ngay trước khi nó đánh ngược trở lại bạn - có nghĩa là một vật hoặc công cụ bật ngược lại -- nó tạo ra âm thanh. Tôi không nghe được âm thanh đó. vì thế tôi ĐÃ quyết định, sao không tìm cách giải quyết? Giải pháp của tôi là một cặp kính bảo vệ được thiết kế để báo vào thị giác người sử dụng nhằm hỗ trợ thay đổi công cụ, trước khi tai con người nghe được nó. Tại sao các nhà thiết kế dụng cụ không nghĩ tới điều này trước đó? (Cười) Có hai lí do: Một, tôi là người mới bắt đầu. Tôi không đặt nặng việc thành thạo hoặc sự hiểu biết thông thường. Thứ hai: Tôi bị điếc. Kinh nghiệm độc nhất thế giới giúp tôi thấm nhuần giải pháp của mình. Và khi tôi tiếp tục, tôi vẫn tiếp tục vận dụng thật nhiều giải pháp được tạo ra dành riêng cho người khuyết tật, và cuối cùng đã được chọn, được chở che và yêu thương bởi xu thế chủ đạo, dù có khuyết tật hay không. Đây là dụng cụ gọt khoai hiệu OXO. Nó đơn thuần được thiết dành cho người bị chứng viêm khớp, nhưng nó cũng rất tiện lợi, ai cũng thích nó. Thông điệp ở đây là: Nó được thiết kế dành cho người điếc. Như bạn biết đó, mọi người cũng rất thích nó. (Cười) Tôi bắt đầu nghĩ: Nếu như chúng ta thay đổi cách nghĩ của mình? Nếu chúng ta bắt đầu thiết kế dành cho người khuyết tật trước -- không theo nguyên tắc? Như bạn thấy, khi chúng tôi thiết kế dành cho người khuyết tật trước, chúng tôi tình cờ tìm ra các giải pháp mà không hề nghĩ trước đó, nhưng thường là tốt hơn so với việc thiết kế theo nguyên tắc. Điều này làm tôi thấy hứng thú, bởi vì điều đó có nghĩa là năng lượng tiêu hao để giúp ai đó bị khuyết tật có thể dùng lực đẩy, đúc nặn và chơi với nó như sức ảnh hưởng của sự sáng tạo và cải tiến. Điều này chuyển chúng tôi từ lối suy nghĩ cố gắng thay đổi những trái tim và lối suy nghĩ thiếu sự khoan dung, để trở thành một nhà giả kim, loại pháp sư mà thế giới này liều lĩnh cần có để giải quyết các vấn đề to lớn. Giờ tôi cũng tin rằng người khuyết tật có tiềm năng rất lớn trở thành các nhà thiết kế cùng với quá trình thiết lập tư duy này. Thiếu sự hiểu biết từ khi còn rất nhỏ, tôi đã là một nhà thiết lập tư duy, điều chỉnh kỹ năng của mình. Những nhà thiết lập tư duy là, trở thành người giải quyết vấn đề. Vậy thử hình dung việc lắng nghe một cuộc trò chuyện và chỉ hiểu khoảng 50% câu chuyện. Bạn không thể yêu cầu họ lặp lại từng lời một. Họ sẽ chỉ tức giận với bạn mà thôi. Mà thậm chí không nhận ra điều đó, giải pháp của tôi là nghe được âm thanh bị chặn lại mà tôi nghe thấy, đó là nhịp điệu, và biến nó thành một giai điệu, đặt nó lên môi và đọc. Vài năm sau đó, nhiều người nhận xét bài viết của tôi có giai điệu trong đó. Vâng, đó là vì tôi cảm nhận các cuộc nói chuyện bằng giai điệu. Tôi cũng trở nên thật sự, thật sự giỏi trong việc gặp thất bại. (Cười) Thật sự từ bỏ. Kì học đầu tiên ở Tây Ban Nha, tôi bị điểm D. Nhưng tôi cũng học được rằng khi tôi tự vực mình dậy và thay đổi một vài thứ xung quanh mình, Kết cục tôi đã thành công. Tương tự như vậy, việc thiết lập tư duy khuyến khích mọi người thất bại và thất bại thường xuyên, bởi vì cuối cùng, bạn sẽ thành công. Có rất ít các cuộc cách mạng vĩ đại trên thế giới này có được từ những người thành công ngay từ lúc đầu. Tôi cũng từng nếm trải bài học này từ thể thao. Tôi không bao giờ quên huấn luyện viên đã nói với mẹ tôi, "Nếu như cô ấy không bị điếc, cô ấy sẽ nằm trong đội tuyển quốc gia." Nhưng điều mà huấn luyện viên và tôi thậm chí không biết được lúc đó là, việc mất thính giác thật sự giúp tôi vượt trội trong thể thao. Việc mất thính giác không những làm bạn thích nghi với hành vi của mình mà còn làm bạn thích ứng với các cảm giác thể chất. Có một ví dụ, đó là khoảng cách tâm điểm thị giác của tôi tăng lên. Hãy hình dung một cầu thủ bóng đá đang chạy xuống phía cánh trái. Hình dung có một thủ môn, như tôi chẳng hạn, và bóng đang đi về phía cánh trái. Một người có thính giác bình thường sẽ thấy mục tiêu theo hướng đó. Tôi có thuận lợi là nhìn thấy quang cảnh rộng. Vì thế tôi dẫn dắt các cầu thủ ở đây, đang di chuyển đi xuống sân. Và tôi bắt kịp họ ngay lập tức vì thế nếu bóng sượt qua, tôi có thể xoay trở lại vị trí và sẵn sàng cho cú ghi điểm. Như các bạn thấy đó, tôi đã là một nhà thiết lập tư duy gần như cả đời mình. khả năng quan sát của tôi được mài giũa vì thế tôi chọn những thứ này mà không chọn những thứ khác. Sự kiên định cần thích nghi đã biến tôi trở thành người có ý tưởng lớn và giải quyết các vấn đề. Tôi thường phải làm điều này mà bị các giới hạn và miễn cưỡng. Đây là điều mà các nhà thiết kế phải thường xuyên thỏa hiệp. Công việc của tôi gần đây hầu hết đưa tôi tới Haiti. Các nhà thiết lập tư duy thường tìm kiếm những trạng thái cực đoan, vì nó phù hợp với các thiết kế tốt nhất của họ. Và Haiti -- Ở đó giống như một cơn bão kinh hoàng. Tôi đã sống và làm việc với 300 người bị điếc. Nó đã được xây dựng lại sau trận động đất năm 2010. Nhưng một năm rưỡi sau đó, ở đó vẫn không có điện. Vẫn không có nguồn nước uống an toàn; vẫn không có các cơ hội nghề nghiệp; tội ác vẫn tràn lan và không bị trừng trị. Các viện trợ quốc tế cứ đến rồi đi. Nhưng họ đến với những giải pháp đã vạch ra trước. Họ không đến để sẵn sàng quan sát và thích ứng dựa trên sự cần thiết của cộng đồng ở đó. Có một tổ chức cho họ dê và gà. Nhưng họ không nhận ra rằng có quá nhiều người đói trong cộng đồng. Khi những người khiếm thính đến ngủ qua đêm và không thể nghe được, mọi người đã tràn vào sân và nhà của họ trộm số dê và gà đó, kết cuộc thì chúng bị lấy đi hết. Bây giờ, nếu tổ chức đó bỏ chút thời gian để quan sát những người khiếm thính, quan sát cộng đồng, họ sẽ nhận ra vấn đề của mình và có lẽ họ sẽ nghĩ ra một giải pháp hữu hiệu, cái gì đó như là đèn mặt trời, soi sáng hàng rào bảo vệ ở đó vào ban đêm để đảm bảo an toàn cho họ. Bạn không cần là một nhà thiết lập tư duy để đưa các ý kiến như tôi đã chia sẻ với các bạn hôm nay. Bạn có tính sáng tạo. Bạn là một nhà thiết kế -- tất cả mọi người ai cũng vậy. Hãy để mọi người như tôi giúp các bạn. Hãy để những người khuyết tật giúp bạn nhìn được nhiều hướng, và theo phương pháp, giải quyết các vấn đề lớn lao nhất. Là thế đấy. Cảm ơn! (Vỗ tay) Đây là máy gia tốc hạt lớn (LHC) Có chu vi 27 km; Đó là thử nghiệm khoa học lớn nhất từng có. Hơn 10,000 nhà vật lý, kỹ sư từ 85 nước trên thế giới cùng hợp sức suốt vài thập kỷ qua để xây dựng cỗ máy này. Cái chúng tôi làm là gia tốc các proton -- Hidro nguyên tử -- khoảng 99.999999 phần trăm tốc độ ánh sáng. Đúng không? Ở tốc độ đó, chúng đi xung quanh chu vi 27 km đó 11,000 lần trên giây. Và chúng tôi cho chúng va chạm với 1 tia proton khác nữa đi vào hướng ngược lại. Chúng tôi cho chúng va chạm bên trong những máy phân tích khổng lồ. Chúng cơ bản là các camera kỹ thuật số. Và đây là cái tôi đang làm việc, ATLAS. Bạn có cảm giác về kích cỡ-- bạn có thể chỉ thấy những tiêu chuẩn kích cỡ Châu Âu bên dưới. (Tiếng cười) Bạn có cảm giác về kích cỡ -- 44 mét bề rộng, đường kính 22 mét, nặng 7,000 tấn. Và chúng tôi tái hiện lại các điều kiện ít hơn một phần tỷ của 1 giây sau khi vũ trụ ra đời -- lên tới 600 triệu lần/ 1 giây bên trong máy phân tích đó -- những con số khổng lồ. Và nếu bạn thấy những mẩu kim loại ở đó-- đó là các miếng nam châm khổng lồ mà uốn cong các hạt điện tích, do đó nó có thể đo tốc độ di chuyển của chúng. Đây là bức ảnh khoảng 1 năm trước đây. Các miếng nam châm ở trong đó. Và, 1 lần nữa, tiêu chuẩn EU theo kích thước người thật, so sánh và bạn sẽ ước lượng được tỉ lệ. Ở trong đó, các vụ nổ Big Bang nhỏ sẽ được hình thành, đâu đó vào mùa hè năm nay. Thực sự, sáng nay, tôi nhận được email thông báo hôm nay chúng tôi vừa hoàn thành công việc xây dựng mảnh cuối cùng của ATLAS. Nên hôm nay công việc sẽ được hoàn thành. Tôi muốn nói rằng tôi đã lên kế hoạch cho TED, nhưng tiếc là không được. Thật trùng hợp lại đúng vào ngày hôm nay. (Vỗ tay) Vâng, đó là 1 thành tựu tuyệt vời. Bạn có thể hỏi,"Tại sao? Tại sao lại hình thành các điều kiện giống với ít hơn một phần tỷ giây sau khi vũ trụ ra đời?" Chà các nhà vật lý hạt không là gì nếu không tham vọng. Và mục đích của ngành vật lý hạt là hiểu được mọi thứ được làm từ cái gì, và làm thế nào mà vật chất lại dính vào nhau. Và khi nói đến "mọi thứ", tôi muốn nói đến bạn và tôi, trái đất, mặt trời, hàng trăm tỉ mặt trời trong dải ngân hà của chúng ta và hàng trăm tỉ dải ngân hà khác trong vũ trụ có thể quan sát được. Mọi thứ một cách tuyệt đối. Nào, bạn có thể nói," Ok, nhưng tại sao không chỉ nhìn nó? Bạn biết đó? Nếu bạn muốn biết tôi làm từ gì, hãy nhìn tôi đây này." Chà, chúng tôi thấy rằng khi bạn nhìn lại đúng lúc, vũ trụ ngày càng nóng hơn, đặc hơn và đơn giản hơn. Nào, tôi không biết lý do thự sự nào giải thích cho điều đó, nhưng có vẻ điều đó đúng. Quay trở lại buổi bình minh của vũ trụ, chúng tôi tin nó rất đơn giản và dễ hiểu. Tất cả sự phức tạp này dẫn tới những thứ tuyệt vời đó-- não người -- là tài sản của một vũ trụ già nua giá lạnh và tinh vi. Trở lại vạch xuất phát, ở 1/1 tỉ giây đầu tiên, chúng tôi tin, hay chúng tôi quan sát được, nó rất đơn giản. Nó gần như là tưởng tượng có 1 bông hoa tuyết trong tay bạn, và bạn nhìn nó, và nó là 1 vật thể phức tạp cực kỳ nhưng cũng rất đẹp. Nhưng khi bạn đun nóng , nó sẽ tan chảy thành một vũng nước, và bạn sẽ có thể thấy nó thực sự được hình thành từ H2O, nước. Vậy nó cùng một cảm giác tương tự khi chúng ta nhìn lại đúng lúc để hiểu được vũ trụ hình thành từ cái gì. Và như ngày nay, nó được tạo ra từ những thứ này. Chỉ là 12 hạt vật chất, dính với nhau bởi 4 lực tự nhiên. Hạt quark, các hạt màu hồng này, tạo nên proton và neutron 2 hạt này tạo nên hạt nhân nguyên tử trong cơ thể bạn. Electron -- thứ mà quay xung quanh hạt nhân -- được giữ trong quỹ đạo bởi lực điện từ photon mang lực điện từ. Hạt quark dính với nhau bởi các thứ khác có tên gluon. Và những anh chàng này, đây, là lực hạt nhân yếu, có lẽ là chúng ta ít biết đến nhất. Nhưng thiếu nó, mặt trời sẽ không chiếu sáng. Và khi mặt trời chiếu sáng, bạn có số lượng dồi dào các vật được gọi là hạt neutrino đổ xuống. Nếu bạn nhìn ngón tay cái của mình -- khoảng diện tích 1 xentimet vuông -- có thứ gì đó có thứ gì đó như là 60 tỉ hạt neutrino trên 1 giây từ mặt trời, di chuyển qua mỗi xentimet vuông cơ thể bạn. Nhưng bạn không cảm nhận được vì lực yếu đúng như tên gọi của nó. phạm vi rất ngắn và rất yếu, nên chúng chỉ bay qua cơ thể bạn thôi. Và những hạt này đã được phát hiện trong thế kỷ gần đây. Hạt đầu tiên, electron, được phát hiện năm 1897, và hạt cuối cùng, tau neutrino, vào năm 2000. Tôi đang định nói, trên đường ở Chicago. Tôi biết đó là 1 nước lớn, Mỹ nhỉ? Trên đường. Tương tự với vũ trụ, nó chỉ ở trên đường. (Tiếng cười) Cái này được phát hiện năm 2000, nên bức ảnh này còn tương đối mới. Một trong những điều tuyệt vời, thực ra tôi thấy, rằng khi chúng ta khám phá bất cứ cái nào trong số chúng, khi bạn nhận ra chúng nhỏ bé đến chừng nào. Chúng là 1 bước tiến về kích cỡ từ toàn bộ vũ trụ có thể quan sát được. Khoảng 100 tỉ dải ngân hà, cách 13,7 tỉ năm ánh sáng -- 1 bước tiến về kích cỡ từ nó tới Montery, tương tự như từ Monterey tới những hạt này. tinh xảo đến từng chi tiết, và tuy nhiên chúng tôi đã khám phá ra tập hợp hoàn chỉnh. Một trong những tiền bối nổi tiếng nhất của tôi tại trường Đại học Manchester, Ernest Rutherford phát hiện ra hạt nhân nguyên tử, từng nói thế này," Khoa học tất cả chỉ là vật lý hay là sưu tập tem." Tôi không cho ông có ý xúc phạm các ngành khoa học còn lại, mặc dù ông đến từ New Zealand, cho nên điều đó cũng có thể. (Tiếng cười) Nhưng ý ông là những gì chúng ta đã làm là sưu tập tem ở đó-- OK, chúng ta đã khám phá ra các hạt, nhưng trừ khi bạn hiểu lý do đằng sau cho dạng đó -- tại sao nó có kết cấu như vây? bạn thực sự đã sưu tập tem-- chứ không phải làm khoa học. May thay, chúng ta có 1 trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 để củng cố mẫu đó. Đó là các định luật Newton về vật lý hạt. Nó được gọi là "mô hình tiêu chuẩn" -- biểu thức toán học đơn giản, đẹp đẽ. Bạn có thể dán nó vào mặt trước áo phông, trông rất chi là duyên dáng. Đây này (Tiếng cười) Tôi đã ăn gian 1 chút vì tôi đã làm rộng nó ra với các chi tiết đẹp. Biểu thức này cho phép bạn tính toán mọi thứ diễn ra trong vũ trụ chứ không chỉ là trọng lực -- mà diễn ra trong vũ trụ. Vậy, bạn muốn biết tại sao bầu trời màu xanh, tại sao hạt nhân nguyên tử dính với nhau về nguyên tắc, bạn có 1 chiếc máy tính đủ lớn -- tại sao DNA lại có hình dạng như thế. Về nguyên tắc, bạn có thể tính toán điều đó từ biểu thức đó. Nhưng có 1 vấn đề. Có ai có thể nhìn thấy cái gì đây không? Một chai sâm banh cho người nói đươc nào. Tôi sẽ làm nó dễ hơn, thực ra bằng cách chỉ ra dòng này. Cơ bản, mỗi thuật ngữ này để chỉ vài 1 hạt nào đó. Nên Ws để chỉ Ws, và chúng dính với nhau như thế nào. Những hạt này mang lực yếu, các hạt Zed, tương tự thế. Nhưng có 1 ký hiệu phụ trong biểu thức này: H. Đúng vậy, H. H viết tắt cho hạt Higgs. Các hạt Higg chưa được phát hiện. Nhưng chúng rất cần thiết, thực sự cần thiết để biểu thức toán học đó có nghĩa. Các phép tính tinh vi đến từng chi tiết mà chúng ta có thể làm với biểu thức tuyệt vời đó sẽ là không thể nếu thiếu 1 thứ nữa. Đó là 1 dự đoán -- suy đoán về 1 hạt mới. Nó làm gì? Chúng tôi có thời gian dài đễ nghĩ ra những tương đồng tốt. Trở lại những năm 80, khi chúng tôi cần tiền cho dự án LHC từ chính phủ Anh, Thủ tướng Margaret Thatcher thời ấy nói, "Nếu các anh có thể giải thích bằng ngôn ngữ mà 1 chính trị gia có thể hiểu cái quái mà các anh đang làm, các anh sẽ nhận được tiền. Tôi muốn biết cái hạt Higg này nó làm gì." Và chúng tôi đi đến với sự tương đồng này và nó có vẻ ổn. Cái mà hạt Higgs làm là nó cho các hạt cơ bản khối lượng. Và bức tranh này là toàn bộ vũ trụ -- và không có nghĩa chỉ là không gian, nó bao gồm tôi, và bên trong cơ thể bạn -- toàn bộ vũ trụ tràn ngập trường Higg. Các hạt Higg. Sự tương đồng là những người này trong 1 căn phòng sẽ là các hạt Higg. Bây giờ, khi 1 hạt di chuyển qua vũ trụ, nó có thể tương tác với các hạt Higg. Nhưng hãy tưởng tượng ai đó không nổi tiếng di chuyển qua căn phòng. Thì mọi người sẽ lờ đi, không để ý đến. Người đó cứ đi qua căn phòng rất nhanh, bằng tốc độ ánh sáng. Người đó vô trọng lượng. Và hãy tưởng tượng ai đó cực kỳ quan trọng nổi tiếng và thông minh bước vào phòng. Mọi người vây quanh người đó và lối vào thì tắc nghẽn. Gần như người đó bị nặng hơn. Anh ta có thêm trọng lượng. Đó chính xác là cơ chế làm việc của Higg. Bức ảnh này là electron và hạt quark trong cơ thể bạn và trong vũ trụ quanh ta nặng và lớn vì chúng được các hạt Higg bao quanh. Chúng đang tương tác với trường Higg. Nếu bức hình đó là đúng, thì chúng ta phải phát hiện ra chúng trong LHC. Nếu nó không đúng -- bởi vì nó khá là một cơ chế phức tạp, mặc dù nó là thứ đơn giản nhất chúng tôi có thể nghĩ được-- thì bất kể chức năng của Higg là gì kiểu gì nó cũng phải xuất hiện ở LHC. Đó là 1 trong các nguyên nhân tối ưu lý giải tại sao chúng tôi đã xây dựng cỗ máy khổng lồ này. Tôi rất vui vì bạn đã nhận ra Margaret Thatcher. Thực ra, tôi đã nghĩ đến việc làm cho nó quan trọng về mặt văn hóa, nhưng -- (Tiếng cười) dẫu sao. Vậy, đó là 1 hạt. Quan trọng đó là lời đảm bảo cho phát hiện của LHC. Có nhiều thứ khác nữa. Các bạn đã nghe đến nhiều vấn đề lớn trong ngành vật lý hạt. Một trong số đó bạn đã nghe nói đến : vật chất tối, năng lượng tối. Có 1 vấn đề khác nữa, là các lực trong tự nhiên -- nó khá đẹp, thực sự là-- khi bạn quay trở lại đúng thời điểm trong quá khứ, chúng thay đổi mạnh mẽ. Chúng thay đổi mạnh mẽ. Lực điện từ, lực giữ chúng ta gần nhau, mạnh hơn khi bạn đi tới nhiệt độ cao hơn. Lực mạnh, lực hạt nhân mạnh giúp các nhân dính với nhau, trở nên yếu đi. Và bạn đang thấy mô hình tiêu chuẩn -- bạn có thể tính toán mức độ thay đổi của chúng -- là các lực -- 3 lực chứ không chỉ mỗi trọng lực -- gần như đến cùng nhau ở 1 điểm. Như thể có 1 siêu lực, trở lại lúc khởi điểm của thời gian. Nhưng chúng bỏ lỡ. Nào, có 1 giả thuyết có tên siêu đối xứng, gấp đôi số lượng các hạt trong mô hình tiêu chuẩn. Cái này mới đầu nhìn trông chẳng đơn giản tí nào. Nhưng thực ra, với giả thuyết này, chúng ta thấy rằng các lực tự nhiên dường như hợp nhất với nhau, trở lại vụ nổ Big Bang. Lời dự đoán cực kỳ đẹp. Mô hình không được xây dựng để làm việc đó, nhưng nó lại thực hiện. Và các hạt siêu đối xứng đó là ứng cử viên rất mạnh cho vật chất tối. Thế nên 1 giả thuyết hết sức thuyết phục rằng đó là ngành vật lý chính thống. Và nếu tôi đặt tiền vào đó, tôi sẽ đặt tiền vào -- theo 1 cách rất không khoa học -- rằng các hạt đó sẽ sinh sản trong LHC. Nhiều thứ khác nữa mà LHC có thể khám phá ra. Nhưng trong vài phút cuối này, tôi muốn mọi người nhìn nhận từ 1 góc độ khác. về điều mà theo tôi -- về ý nghĩa thực sự của ngành vật lý hạt đối với tôi -- ngành vật lý hạt và vũ trụ học. Và theo tôi nó đã cho chúng ta 1 câu chuyện kể tuyệt vời -- gần như 1 câu chuyện về tạo hóa, -- về vũ trụ, từ ngành khoa học hiện đại trong suốt vài thập kỷ gần đây. Và nó xứng đáng, theo tinh thần của bài diễn thuyết của Wade Davis, để ít nhất là được ngang tầm với các câu chuyện tuyệt vời về tạo hóa của những con người của vùng cao Andes và phía Bắc băng giá. Theo tôi, đây là 1 câu truyện về sự tạo hóa, tuyệt vời không kém. Câu chuyện là thế này : chúng ta biết rằng vũ trụ bắt đầu cách đây 13.7 tỉ năm, trong tình trạng nóng và đặc, nhỏ hơn nhiều so với 1 nguyên tử. Nó bắt đầu mở rộng khoảng gấp 1 triệu tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ trên 1 giây -- Tôi nghĩ là tôi đã hiểu đúng -- sau vụ nổ Big Bang. Trọng lực tách ra khỏi các lực khác. Vũ trụ sau đó trải qua 1 đợt mở rộng theo số mũ được gọi là đợt bơm phồng. Trong khoảng 1/ 1 tỉ giây đầu tiên, Trường Higg nhảy vào và các hạt quark và gluon, electron tạo ra chúng ta , có khối lượng. Vũ trụ bắt đầu mở rộng và nguội đi. Sau 1 vài phút, có khí H2 và He trong vũ trụ. Chỉ có vậy. Vũ trụ có khoảng 75% là H2, 25% He. Và ngày nay vẫn vậy. Nó bắt đầu mở rộng khoảng 300 triệu năm. Sau đó ánh sáng bắt đầu đi qua vũ trụ. Vũ trụ đủ lớn để trở nên trong suốt khi ánh sáng đi qua, và đó là những gì chúng ta thấy trong sóng hiển vi nền vũ trụ mà George Smoot đã mô tả như đang nhìn vào mặt của Chúa. Sau khoảng 400 triệu năm, ngôi sao đầu tiên hình thành, và H2 và He bắt đầu tham gia quá trình tạo ra các nguyên tố nặng hơn. Vậy, các nguyên tố của sự sống -- C, O2 và Fe, tất cả các nguyên tố chúng ta cần để tạo nên con người -- thì tạo ra các thế hệ sao đầu tiên, sau đó hết nhiên liệu, nổ tung, kéo các nguyên tố đó trở lại vũ trụ. Sau đó chúng lại đổ vào thế hệ sao và hành tinh khác. Và trên 1 số hành tinh đó, O2 được tạo ra trong thế hệ sao đầu tiên có thể hợp nhất với H2 để hình thành nước, nước ở thể lỏng trên bề mặt. Trên ít nhất là 1 hành tinh, và có thể chỉ có duy nhất 1 trong số đó, sự sống nguyên sơ được tiến hóa, kéo dài hơn 1 triệu năm, những thứ đó tiến hóa có dáng đi thẳng, và để lại dấu chân cách đây khoảng 3.5 triệu năm ở các vùng đầm lầy ở Tanzania, và cuối cùng đặt 1 dấu chân trên 1 thế giới khác nữa. Và đã xây dựng nền văn minh này, bức tranh tuyệt vời này, chuyển bóng tối thành ánh sáng, và bạn có thể thấy nền văn minh từ không gian. Như 1 trong những vị anh hùng vĩ đại của tôi, Carl Sagan từng nói, có những thứ -- và thực ra, không chỉ những thứ đó, nhưng tôi đã nhìn xung quanh -- có những thứ, như tên lửa Saturn V, và Sputnik, DNA, văn học, khoa học -- có những thứ mà các nguyên tử H2 làm khi được cho 13.7 tỉ năm. Hết sức nổi bật. Và các định luật vật lý. Đúng không? Các định luật đúng của vật lý -- chúng cân bằng 1 cách hoàn hảo. Nếu lực yếu đã khác 1 chút thì C và O2 sẽ không bền vững bên trong tâm các ngôi sao, và trong vũ trụ sẽ chẳng có ngôi sao nào. Và tôi nghĩ đó là 1 -- 1 câu chuyện tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Cách đây 50 năm thì tôi đã không thể kể câu chuyện đó, vì chúng ta không biết đến nó. Nó khiến tôi cảm thấy rằng nền văn minh kia -- như tôi đã nói , nếu bạn tin các câu chuyện tạo hóa mang tính khoa học, nổi lên thuần khiết là kết quả của các định luật vật lý, và 1 vài nguyên tử H2 sau đó tôi nghĩ, đối với tôi dẫu sao, nó khiến tôi thấy hết sức giá trị. Vậy, đó là máy gia tốc hạt lớn (LHC). Chắc chắn là, khi LHC hoạt động vào mùa hè này, nó sẽ viết chương tiếp theo của cuốn sách đó. Và tôi chắc chắn sẽ cực kỳ phấn khởi mong đến ngày nó được bật. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn là nhóm những cá nhân thật hấp dẫn... đối với một nhà tâm lý học (Cười) Tôi có cơ hội trong những ngày qua lắng nghe một số cuộc hội thoại của các bạn và xem các bạn tương tác với nhau. Và tôi nghĩ sẽ hợp lý khi nói rằng, đã có, 47 người trong số khán giả ở đây, tại thời điểm này, có các triệu chứng tâm lý mà tôi muốn thảo luận ngày hôm nay. (Cười) Và tôi nghĩ các bạn chắc muốn biết đó là những ai. (Cười) Nhưng thay vì chỉ ra các bạn này, điều này khá vô cớ và bất lịch sự, tôi nghĩ rằng tôi sẽ kể bạn nghe một vài câu chuyện mà trong đó bạn có thể thoáng thấy bản thân mình. Tôi nghiên cứu trong lĩnh vực được biết đến là tâm lý học tính cách, là một phần của khoa học tính cách bao quát toàn bộ lĩnh vực, từ thần kinh đến sự tường thuật. Và điều chúng tôi cố gắng làm, bằng cách riêng của mình, là tạo ra ý nghĩa làm thế nào mỗi chúng ta -- mỗi các bạn -- ở những khía cạnh nhất định, giống tất cả những người khác, giống một số những người khác và không giống một ai cả. Giờ đây, bạn có thể đã tự nhủ, "Tôi chẳng hề thú vị. Tôi là người nhàm chán thứ 46 ở vùng Tây bán cầu." Hoặc bạn cũng có thể tự nhủ, "Tôi rất thú vị, kể cả khi tôi bị phần lớn mọi người xem như một tên đại ngốc." (Cười) Nhưng chính sự nhàm chán tự chẩn đoán và sự "đần độn" vốn có của bạn làm cho tôi, một nhà tâm lý học, thực sự bị cuốn hút. Hãy để tôi giải thích tại sao. Một trong những phương pháp tiếp cận có ảnh hưởng nhất trong khoa học tính cách được biết đến là đặc điểm tâm lý, nó sẽ đặt bạn vào một cái khuôn năm chiều đã được thiết lập sẵn, và miêu tả các khía cạnh khác biệt phổ biến giữa con người. Họ gọi từ viết tắt là OCEAN. "O" là viết tắt của " sự sẵn sàng với trải nghiệm," trái ngược với những người khép kín. "C" là viết tắt của "sự tận tâm," đối nghịch với những người có cách sống ủy mị. "E" -- "hướng ngoại", tương phản với những người hướng nội. "A" -- "cá thể dễ chịu" trái ngược với những người hoàn toàn khó chịu. và "N" - cá thể nhạy cảm," trái ngược với những người ổn định hơn. Những nhân tố này có quan hệ mật thiết với hạnh phúc của chúng ta, với việc ta sống như thế nào. Và chúng ta biết rằng, ví dụ, sự cởi mở và sự tận tâm là yếu tố dự đoán rất tốt về thành công trong cuộc sống nhưng những người cởi mở thành công nhờ sự táo bạo và, đôi khi, lập dị. Những người tận tâm đạt được nó bằng việc tuân thủ thời hạn, để kiên trì, đồng thời sở hữu niềm đam mê. Sự hướng ngoại và tính dễ chịu đều có ích để làm việc tốt với mọi người. Những người hướng ngoại, ví dụ, tôi thấy rất thú vị. Trong lớp học, tôi thỉnh thoảng đưa cho sinh viên một thực tế cơ bản mà có thể ngầm tiết lộ tính cách của họ: Tôi nói rằng người lớn hầu như không thể liếm khuỷu tay của mình. (Cười) Bạn có biết điều đó không? Một số bạn chắc đã thử liếm khuỷu tay của mình rồi. Nhưng những người hướng ngoại trong số các bạn có thể không những thử, mà đã liếm thành công khuỷu tay của người ngồi bên cạnh họ. (Cười) Đó chính là người hướng ngoại. Hãy để tôi giải thích chi tiết hơn về sự hướng ngoại bới vì nó quan trọng và nó hấp dẫn, và nó giúp ta hiểu được cái tôi gọi là ba đặc tính tự nhiên. Thứ nhất, bản chất sinh học -- sinh lý thần kinh. Thứ hai, bản chất xã hội hay đặc tính tự nhiên thứ hai, liên quan đến văn hoá và các khía cạnh xã hội của cuộc sống. Và thứ ba, điều làm bạn là chính bạn -- đặc tính riêng -- điều tôi gọi là bản chất đặc trưng của bạn. Để tôi giải thích. Một trong những điều định nghĩa người hướng ngoại là họ cần sự kích thích. Và sự kích thích đó có thể đạt được bằng cách tìm những điều thú vị: tiếng ồn, các bữa tiệc và các sự kiện xã hội ở TED -- bạn thấy những người hướng ngoại tạo thành một lõi nam châm. Họ tụ tập lại với nhau. Và tôi nhìn thấy bạn. Những người hướng nội thường dành thời gian ở những không gian yên tĩnh trên tầng hai, nơi họ có thể giảm thiểu sự kích thích -- và có thể bị hiểu nhầm là khó gần gũi, nhưng bạn không nhất thiết phải là kẻ khó gần gũi. Có thể đơn giản là bạn nhận ra bạn làm tốt hơn khi bạn có cơ hội hạ thấp mức độ của sự kích thích. Thỉnh thoảng nó là sự kích thích từ bên trong, từ cơ thể bạn. Caffeine, ví dụ, có tác dụng nhiều hơn với người hướng ngoại hơn là hướng nội. Khi người hướng ngoại đến văn phòng vào 9h sáng và nói "Tôi thực sự cần một ly cà phê," họ không đùa đâu -- họ thật sự cần nó. Người hướng nội không làm tốt được như thế đặc biệt ở công việc họ đang làm -- và họ đã uống cà phê -- ở những công việc được đẩy nhanh, và được ước lượng, người hướng nội có thể tỏ ra không biết ước lượng. Nhưng đó là một sự hiểu nhầm. Vì thế đây sẽ là kết luận khá thú vị: chúng ta không giống với những gì trông thấy, điều đó sẽ đưa đến ý tiếp theo. Tôi muốn nói, trước khi đề cập đến điều này, một vài thứ về sự quan hệ tình dục, mặc dù có thể tôi không có đủ thời gian. Nên, nếu các bạn muốn tôi -- vâng, các bạn muốn chứ? Được thôi. (Cười) Có nhiều nghiên cứu được thực hiện về mức độ thường xuyên mà các cá nhân tham gia vào quan hệ vợ chồng, được chia theo nam, nữ; hướng nội, hướng ngoại. Tôi muốn hỏi các bạn: Bao nhiêu lần một phút -- ôi, tôi xin lỗi, đó là nghiên cứu trên chuột -- (Cười) Bao nhiêu lần một tháng những người đàn ông hướng nội tham gia quan hệ? 3.0. Đàn ông hướng ngoại? Nhiều hơn hay ít hơn? Vâng, nhiều hơn. 5.5 -- gần như là gấp đôi. Phụ nữ hướng nội: 3.1. Phụ nữ hướng ngoại? Thành thật mà nói, trên cương vị một người đàn ông hướng nội mà tôi sẽ giải thích sau -- tôi thấy họ là những người hùng. 7.5. Họ không những làm với đàn ông hướng ngoại, mà còn với cả một vài người hướng nội nữa. (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta giao tiếp khác nhau, người hướng ngoại và người hướng nội. Người hướng ngoại, khi họ giao tiếp, muốn có nhiều sự va chạm theo sau bởi sự gần gũi. Họ thích đứng gần để giao tiếp thoải mái. Họ thích nhìn vào mắt, hay chia sẻ ánh nhìn. Chúng tôi thấy trong một số nghiên cứu họ sử dụng các từ ngữ thân mật nhiều hơn khi họ gặp một ai đó. Khi một người hướng ngoại gặp Charles, nó nhanh chóng trở thành "Charlie," rồi "Chuck," và rồi "Chuckles bé bỏng." (Cười) Trong khi đối với những người hướng nội, nó vẫn là "Charles," cho tới khi họ được cho phép trở nên thân mật hơn bởi người mà họ đang nói chuyện cùng. Chúng ta nói chuyện theo những cách khác nhau. Người hướng ngoại thích ngôn ngữ trắng đen phân biệt, chắc chắn, đơn giản. Người hướng nội thích -- và tôi phải nói lại với bạn rằng tôi là một người cực hướng nội mà bạn có thể tưởng tượng ra -- chúng tôi nói khác nhau. Chúng tôi thích các ngữ cảnh phức tạp, nhiều nghĩa, câu từ lắt léo -- (Cười) Nhiều hay ít hơn. (Cười) Là nó vốn có. (Cười) Không đặt quá nhiều trọng điểm vào nó -- như vậy. Khi chúng tôi nói, thỉnh thoảng chúng tôi nói qua nhau. Tôi có một hợp đồng tôi chia sẻ với một đồng nghiệp người mà khác tôi hoàn toàn như hai người có thể khác nhau. Đầu tiên, tên anh ấy là Tom. Tên tôi thì không. (Cười) Thứ hai, anh ấy cao 6ft5. Tôi có xu hướng không được như thế. (Cười) Và thứ ba, anh ấy là người hướng ngoại tiêu biểu bạn có thể tìm được. Tôi thì lại rất hướng nội. Tôi bị quá tải rất nhiều, Tôi còn không thể uống cà phê sau 3h vào buổi chiều mà buổi tối có thể ngủ được. Chúng tôi phái đến dự án này một người tên là Michael. Và Michael xém nữa đã phá hỏng dự án. Người đã phái anh ta đến hỏi Tom và tôi, "Các bạn nghĩ gì về Michael?" Vâng, tôi sẽ kể bạn nghe Tom nói gì trong một phút nữa. Anh ấy nói bằng giọng hướng ngoại điển hình. Và sau đây là những gì đôi tai hướng ngoại nghe những gì tôi nói, mà nó thực sự khá chính xác. Tôi nói, "Vâng, Michael đúng là có khuynh hướng nhiều lần hành xử một cách mà nhiều người chúng ta thấy có lẽ quyết đoán hơn bình thường cần thiết." (Cười) Tom đảo mắt và nói, "Brian, đó là những gì tôi vừa nói: nó là một thằng khốn!" (Cười) (Vỗ tay) Đối với một người hướng nội, Tôi có thể nhẹ nhàng ám chỉ một số phẩm chất "khốn" nhất định trong hành vi của người này, nhưng tôi sẽ không dùng đến một từ đó. (Cười) Nhưng người hướng ngoại nói, "Nếu nó đi như thế, nói như thế, thì tôi gọi nó là như thế." Và chúng tôi hiểu sai nhau. Đó là một điều gì đó chúng ta nên chú ý? Đương nhiên. Nó rất quan trọng rằng chúng ta biết điều này. Đó có phải tất cả những gì chúng ta là? Có phải chúng ta chỉ là một loạt các tính trạng? Không, không phải. Nên nhớ rằng, chúng ta giống một vài người và không giống một ai. Làm thế nào điều đó mang phong cách của riêng bạn? Như Elizabeth hay George, bạn có thể chia sẻ sự hướng ngoại hay loạn thần kinh. Nhưng có những tính năng đặc trưng của Elizabeth trên hành vi của bạn, hay của George trên bạn, làm chúng ta hiểu bạn hơn là một loạt các tính trạng? Làm chúng tôi yêu bạn? Không chỉ vì bạn là một loại người nhất định. Tôi thấy không thoải mái đặt mọi người vào những chuồng chim bồ câu. Tôi còn không nghĩ rằng chim bồ câu thuộc về chuồng chim bồ câu. Vậy điều gì làm chúng ta khác biệt? Đó là những điều chúng ta làm trong cuộc sống -- các dự án cá nhân. Bạn có một dự án cá nhân ngay lúc này, nhưng có thể không ai biết nó ở đây. nó liên quan đến con bạn -- bạn đã quay lại bệnh viện ba lần, và họ vẫn không biết bệnh gì. Hay nó có thể là mẹ bạn. Và bạn đã nổi điên. Đây là những tính trạng tự do. Bạn rất dễ chịu, nhưng bạn hành xử không dễ chịu để có thể phá vỡ những rào cản hành chính trong bệnh viện để có thể có điều gì đó cho mẹ bạn, hay con bạn. Những đặc tính tự do là gì? Chúng là khi chúng ta khởi động một kịch bản để có thể đẩy nhanh một dự án cốt lõi trong cuộc sống. Và nó là những gì quan trọng. Đừng hỏi mọi người bạn thuộc loại nào; hỏi họ "Những dự án cốt lõi trong cuộc sống của bạn là gì? và chúng ta kích thích những tính trạng tự do đó. Tôi là người hướng nội, Nhưng tôi có dự án cốt lõi là dạy học. Tôi là một giáo sư. Và tôi yêu quý các học sinh của mình, Và tôi yêu quý lĩnh vực mình nghiên cứu. Và tôi không thể đợi để kể với họ những điều mới, những điều thú vị, những điều tôi không thể đợi để kể với họ. Nên tôi hành xử như một người hướng ngoại, bởi vì vào 8h sáng, các sinh viên cần một chút hài hước, một chút để giữ họ tỉnh táo trong những ngày học tập gian khổ. Nhưng chúng ta cần cẩn thận khi chúng ta hành động khỏi nhân vật của mình. Thỉnh thoảng chúng ta thấy chúng ta không chăm sóc bản thân. Tôi thấy, ví dụ, sau một thời gian giả hướng ngoại Tôi cần một nơi nào đó để sửa chữa chính mình. Như Susan Cain nói trong cuốn sách "Im lặng (Quiet)" Trong chương nói về giáo sư kỳ lạ người Canada người lúc đó đang giảng dạy ở Harvard, tôi thỉnh thoảng vào nhà vệ sinh nam để thoát khỏi đám đông những người hướng ngoại quá khích. (Cười) Tôi nhớ một ngày nọ, khi tôi đang nghỉ trong một buồng vệ sinh, cố gắng tránh sự quá kích thích. Và một người hướng ngoại đến bên tôi -- không phải trong buồng vệ sinh tôi ngồi, nhưng ở buồng bên cạnh -- và tôi có thể nghe nhiều tiếng ồn, mà chúng tôi ghét -- ngay cả của chính mình, đó là lý do tại sao chúng tôi giật nước trong và sau khi hành sự. (Cười) Và tôi nghe giọng nói, "Hey, có phải Tiến sĩ Little đó không?" (Cười) Nếu có thể làm gì để chắc chắn làm táo bón một người hướng nội trong sáu tháng, đó là nói chuyện trong lúc hành sự. (Cười) Đó là nơi tôi đi đây. Đừng đi theo tôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi chúng ta thiết kế những sản phẩm mới cho mục đích dịch vụ hay thương mại cách duy nhất để bạn biết sản phẩm đó có tốt hay không và nếu thiết kế đó tốt hay không là xem việc chúng được sử dụng trong thực tế, trong ngữ cảnh nhất định Tôi lại nghĩ về điều đó mỗi khi tôi đi ngang qua Highbury Fields ở phía bắc London. Nơi đó rất là đẹp. Có không gian mở lớn màu xanh lá cây Có những tòa nhà thuộc thời đại Georgia ở xung quanh Nhưng lại có những vũng bùn cắt ngang ở giữa Mọi người rõ ràng không muốn đi vòng ngoài rìa khuôn viên Thay vào đó, họ muốn đi một lối tắt, và lối tắt đó dần dần được hình thành. Bây giờ, lối tắt này được gọi là lối đi mong muốn, và nó thường là lối đi được lựa chọn nhiều nhất. Tôi thấy chúng rất thú vị bởi vì đây chúng thường là điểm mà tại đó thiết kế và thực nghiệm bắt đầu tách biệt. Và lúc này, tôi nên xin lỗi, bởi vì các bạn sẽ bắt đầu thấy điều này ở khắp mọi nơi Nhưng hôm nay, tôi sẽ chỉ chọn ba ví dụ tôi thấy thú vị và chia sẻ những gì chúng thực sự nhắc nhở tôi về việc ra mắt các sản phẩm mới và dịch vụ Ví dụ đầu tiên là ở thủ đô của Brazil - Brasilia Và nó nhắc tôi rằng thỉnh thoảng, chúng ta chỉ cần phải tập trung thiết kế cho một nhu cầu thực tế tốt nhất có thể. Bây giờ, Brasilia rất hấp dẫn, Thành phố được thiết kế bởi kiến trúc sư Niemeyer vào thập niên 50 Đó là thời hoàng kim của ngành hàng không, nên ông ấy bố cục giống như một máy bay, như bạn có thể thấy ở đây. Hơi đáng lo ngại một xíu ông ấy đặt phần lớn công trình chính phủ quan trọng ở buồng lái. Nhưng nếu bạn phóng to ngay giữa trung tâm Brasilia ngay điểm màu đỏ trên hình bạn sẽ thấy nó dày đặc những lối đi tự tạo. Chúng chính xác là ở khắp mọi nơi. Lúc này, họ nghĩ rằng họ đã dự đoán tương lai của thiết kế này Họ nghĩ trong tương lai chúng ta không cần phải đi bộ nữa chúng ta có thể lái xe nên những đường đi bộ hoặc vỉa hè là không cần thiết. Nhưng bạn có thể thấy đi bộ là nhu cầu thực tế Những lối đi tự tạo này rất nguy hiểm. Nếu chúng ta chọn một cái, ngay giữa này, bạn có thể thấy nó băng ngang qua một đường xe 15 làn Nên hoàn toàn không ngạc nhiên lắm khi Brasilia có tỉ lệ tai nạn của người đi bộ cao gấp năm lần so với tỉ lệ trung bình ở Mỹ. Con người rất sáng tạo. Họ luôn tìm ra con đường tốt nhất để tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian. Không phải tất cả lối đi này đều nguy hiểm Tôi nhớ chuyến bay của mình ở đây hồi tôi ở Heathrow. Nhiều người trong chúng tôi rất bực mình khi phải đối mặt với lối đi bắt buộc này thông qua khu vực miễn thuế. Tôi rất là kinh ngạc khi thấy có bao nhiêu người đã từ chối đi lối đi dài, đánh vòng phía bên trái mà cứ đi cắt ngang về bên phải đi qua lối đi tự tạo. Câu hỏi thú vị ở đây là: Những người thiết kế nghĩ gì khi họ thấy hành động này của chúng ta? Họ có nghĩ là chúng ta ngốc quá? Họ có nghĩ là chúng ta lười biếng? Hay họ chấp nhận rằng đơn giản sự thật nó phải như vậy Đây là sản phẩm của họ Và chúng ta góp một phần rất đáng kể vào sản phẩm đó. Nên công việc của chúng ta là thiết kế cho những nhu cầu thật tốt nhất có thể vì nếu không thì thế nào khách hàng cũng sẽ tự thiết kế. Một ví dụ thứ hai tôi muốn chia sẻ là ở Đại học California. Nó nhắc tôi rằng thỉnh thoảng cách tối ưu để có thiết kế tốt nhất là cứ đưa chúng vào sử dụng. Bây giờ, khuôn viên trường đại học rất thú vị chúng đầy rẫy những đi lối tự tạo Tôi nghĩ là bởi vì sinh viên luôn trễ học và họ thì rất thông minh Nên khi cuống cuồng tới lớp họ luôn tìm những lối tắt. Và những người thiết kế biết điều đó. Nên khi họ xây xong công trình họ đợi vài tháng sau cho những lối đi tự tạo được hình thành. Và sau đó họ lát đá cho chúng. (Tiếng cười) Một cách tiếp cận hết sức thông minh. Thực tế, cứ đưa ra phiên bản dùng thử của một dịch vụ nó sẽ giúp chúng ta biết mọi người muốn gì Ví dụ, Ayr Muir ở Boston biết ông ấy muốn mở một nhà hàng. Nhưng không biết nên mở ở đâu thực đơn nên có những món gì. Ông ấy đã chạy thử một dịch vụ, trường hợp này là xe bán đồ ăn và ông thay đổi vị trí bán mỗi ngày. Ông viết những thực đơn khác nhau trên tấm bảng trắng để phát hiện ra mọi người họ muốn gì. Bây giờ, ông ấy đã làm chủ một chuỗi các nhà hàng. Nên nó rất là hiệu quả khi chạy thử một cái gì đó để biết điều khách hàng muốn Ví dụ thứ ba cũng là ví dụ cuối tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là UNIH Nó nhắc tôi rằng thế giới không ngừng thay đổi và chúng ta phải thích ứng với những thay đổi đó. Như các bạn có thể đoán đây là một bệnh viện Tôi đã đánh dấu ở bên trái này đây khu vực khoa Ung bướu. Các bệnh nhân thường nghỉ lại ở khách sạn nằm phía dưới góc phải này. Ở đây từng có một tổ chức chăm sóc bệnh nhân họ để xe ô tô để những bệnh nhân sử dụng Nhưng họ nhận thấy rằng khi bệnh nhân bắt đầu được hóa trị họ hiếm khi muốn đi ô tô. Họ quá buồn nôn nên chỉ muốn đi bộ về khách sạn. Và một con đường chéo tự tạo bạn có thể thấy ở đây hình thành Thậm chí bệnh nhân còn gọi nó là "Đường mòn hóa trị" Bây giờ khi bệnh viện nhận thấy điều này họ cố gẳng trải cỏ lại và lờ nó đi. Nhưng sau một thời gian họ nhận thấy đây là một nhu cầu quan trọng thật sự cần thiết cho các bệnh nhân nên bệnh viện lát gạch cho lối đi đó Và tôi nghĩ công việc chúng ta sẽ thường phải lát gạch cho những lối đi như thế. Nếu ta nhìn lại con đường ở phía bắc London lần nữa, lối đi tự tạo không phải lúc nào cũng ở đó Có lí do để nó xuất hiện. Đó là do người dân đi đến sân vận động Arsenal Football Club vào những ngày thi đấu từ trạm xe điện ngầm bạn thấy góc dưới bên phải này. Giờ thì bạn thấy lối đi đó. Nếu chúng ta quay ngược lại vài năm trước, khi sân vận động mới bắt đầu khởi công không hề có lối đi tự tạo nào. Nên công việc của chúng ta là để ý xem khi nào những lối đi đó bắt đầu hình thành và khi có thể, thì lát gạch cho chúng như ai đó đã làm ở đây. Ai đó làm một cái rào chắn mọi người vẫn đi qua vòng bên dưới như bạn thấy và họ phải lát gạch thôi (Tiếng cười) Nhưng tôi nghĩ đây là một lời nhắc tuyệt vời, rằng thế giới thật ra nó thay đổi đó Nó không ngừng thay đổi vì nếu bạn nhìn phía trên cùng của bức ảnh có một lối đi khác đang hình thành. Nên ba ví dụ này nhắc tôi là chúng ta cần thiết kế cho những nhu cầu có thật của con người Tôi nghĩ đồng cảm với nhu cầu của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất dẫn đến thành công trong kinh doanh. Thiết kế cho những nhu cầu thật và thiết kế chúng tốt nhất có thể, vì nếu bạn không làm chúng đủ tốt người khác sẽ làm, và thường là khách hàng Thứ hai, thường cách tốt nhất để biết cái mọi người thật sự muốn là cứ ra mắt dịch vụ của bạn. Câu trả lời hiếm khi nằm trong văn phòng. Hãy ra ngoài và nhìn xem mọi người thật sự muốn gì. Và cuối cùng. một phần nhờ vào công nghệ thế giới chúng ta thay đổi liên tục ngay khoảnh khắc này Nó đang không ngừng thay đổi. Những con đường sẽ tiếp tục xuất hiện nhanh hơn bao giờ hết. Công việc của chúng ta là chọn những lối đi thích hợp và lát gạch cho chúng. Cảm ơn các bạn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Mỗi cuối tuần trong ký ức của tôi, cha tôi thức dậy vào ngày thứ Bảy, mặc một cái áo sờn và ông sẽ cạo sạch bánh xe cũ với âm thanh chát tai của ngôi nhà mà chúng tôi sống. Tôi thậm chí không gọi nó là sự khôi phục; đó là một nghi lễ, là sự phấn chấn. Ông dành nhiều năm cho việc cạo sơn bằng súng nhiệt cũ và con dao sáng loáng, và sau đó ông sơn lại những chỗ ông đã cạo, chỉ để bắt đầu lại vào năm sau. Cạo rồi cạo lại, sơn rồi sơn lại; công việc tu sửa căn nhà cũ không có dự định hoàn thành. Ngày cha tôi bước sang tuổi 52, tôi nhận được một cú điện thoại. của mẹ tôi, cho tôi biết rằng các bác sĩ đã tìm thấy một khối u trong dạ dày của ông, ung thư giai đoạn cuối, và ông chỉ còn sống được 3 tuần. Tôi ngay lập tức chuyển đến Poughkeepsie, New York, để ở bên cha tôi những ngày cuối, không biết được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Để giữ cho mình phân tâm, tôi xắn tay áo và bắt đầu hoàn thiện những gì ông không thể hoàn thành -- khôi phục lại ngôi nhà cũ của chúng tôi. Thời hạn ba tuần dần đến và khi nó đến, ông ấy vẫn sống. Ba tháng sau, ông tham gia cùng tôi Chúng tôi thay thế và sơn lại nội thất. Sau sáu tháng, các cửa sổ cũ đã được đánh bóng, và trong 18 tháng, mái hiên mục nát cuối cùng đã được thay thế. Và cha tôi, đứng cùng tôi bên ngoài, ngưỡng mộ công việc đã hoàn thành, tóc trên đầu ông , đã rụng hết, ông quay sang tôi và nói "Con biết không, Michael, ngôi nhà này đã cứu sống bố. " Vì vậy, tôi quyết định đi học kiến trúc năm sau đó. (Cười) Nhưng ở đó, tôi đã học được một điều khác về các công trình. Sự công nhận dường như đến với những người thích các hình khối mang tính lãng mạng và điêu khắc, như ruy băng, hay... dưa muối? (Cười) Và tôi nghĩ đây là hình một chú ốc sên. Một thứ gì đó đã làm tôi khó chịu. Tại sao các kiến ​​trúc sư giỏi nhất, kiến trúc vĩ đại nhất -- tất cả đều đẹp và có tầm nhìn và đầy sáng tạo thì rất hiếm, và lại phục vụ cho rất ít người? Và hơn thế nữa: Với tất cả những tài năng sáng tạo này, ta có thể làm gì hơn? Khi tôi sắp bắt đầu kỳ thi cuối cùng của mình, tôi quyết định tạm tách khỏi cuộc sống cú đêm để đến nghe bài giảng của Tiến sĩ Paul Farmer, một nhà hoạt động y tế hàng đầu cho người nghèo trên toàn thế giới. Tôi ngạc nhiên khi nghe một bác sĩ nói về kiến ​​trúc. Ông nói, các công trình làm con người bệnh nặng hơn, và với những người nghèo nhất trên thế giới, điều này gây ra các vấn đề cấp dịch bệnh. Trong một bệnh viện ở Nam Phi, giả sử, một bệnh nhân gãy chân đến, chờ đợi trong hành lang không thông gió, bước ra với căn bệnh lao kháng thuốc. Các thiết kế để kiểm soát nhiễm trùng đã không được nghĩ đến, và có người đã chết vì nó. "Những kiến ​​trúc sư đâu?" Paul nói. Nếu bệnh viện đang làm con người bệnh nặng hơn, thì các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế có thể giúp chúng tôi có nơi chữa bệnh ở đâu? Mùa hè năm sau, tôi đang trong một chiếc Land Rover với một vài bạn cùng lớp, rong ruổi trên sườn đồi Rwanda. Năm tiếp theo, tôi sống tại một nhà khách cũ ở Butaro, nơi từng là một nhà tù sau cuộc diệt chủng. Tôi ở đó thiết kế xây dựng một bệnh viện mới với Tiến sĩ Farmer và đội của ông. Nếu hành lang đang làm cho bệnh nhân bị bệnh nặng hơn, liệu chúng ta có thể thiết kế các hành lang bên ngoài và để mọi người đi ở bên ngoài? Nếu hệ thống cơ khí hiếm khi làm việc, liệu ta có thể thiết kế một bệnh viện có thể thở qua hệ thống thông gió tự nhiên, và cùng lúc giảm ô nhiễm môi trường? Và những trải nghiệm của bệnh nhân thì sao? Bằng chứng chỉ ra, một góc nhìn ra thiên nhiên hoàn toàn có thể cải thiện sức khỏe. Vậy tại sao chúng ta không thể thiết kế một bệnh viện mà mỗi bệnh nhân có thể nhìn khung cảnh bên ngoài qua cửa sổ? Đơn giản là, thiết kế này có thể khiến bệnh viện chữa lành được vết thương. Thiết kế là một chuyện; xây dựng được nó lại là việc hoàn toàn khác. Chúng tôi làm việc với Bruce Nizeye, một kỹ sư xuất sắc, và anh ấy có suy nghĩ khác về việc xây dựng so với cái tôi đã được dạy ở trường. Khi chúng tôi khởi công trên đỉnh đồi lớn này, thuê xe ủi đất rất đắt và khó khăn để đến mặt bằng, Bruce đề nghị làm việc đó bằng tay, dụng một phương pháp ở Rwanda gọi là "Ubudehe", có nghĩa là "công trình công cộng cho cộng đồng." Hàng trăm người đến với xẻng và cuốc, và chúng tôi đã khai quật đồi trong một nửa thời gian và một nửa chi phí sử dụng máy ủi đó. Thay vì nhập khẩu đồ nội thất, Bruce lập một nhóm, và ông đưa về thợ mộc để dạy những người khác cách làm đồ nội thất thủ công. Và ngay trên công trường, 15 năm sau nạn diệt chủng ở Rwanda, Bruce kiên quyết chúng tôi có những người lao động từ mọi nền tảng, và rằng một nửa trong số họ là phụ nữ. Bruce đã sử dụng việc xây dựng để hàn gắn, không chỉ đối với những người bị ốm, mà cho toàn thể cộng đồng nói chung. Chúng tôi gọi đó là chế tạo địa phương hay "lo-fab", nó có bốn yếu tố: thuê tại địa phương nguồn cung trong khu vực, đào tạo ở nơi bạn có thể, và quan trọng nhất, suy nghĩ mỗi quyết định thiết kế như là một cơ hội đầu tư vào giá trị ở nơi mà bạn phục vụ. Nghĩ về nó như phong trào thực phẩm địa phương, nhưng đối với kiến ​​trúc. Và chúng tôi tin chắc cách xây dựng này có thể được nhân rộng trên khắp thế giới, Thay đổi cách nói đánh giá kiến ​​trúc Sử dụng cách xây dựng lo-fab thậm chí quyết định thẩm mỹ có thể thiết kế để tác động đến cuộc sống của người dân Ở Butaro, chúng tôi dùng một hòn đá núi lửa tìm thấy trong trong khu vực, được coi là phiền phức bởi nông dân chất đống trên lề đường. Chúng tôi đã làm việc với các thợ xây để cắt những viên đá và xếp chúng thành những bức tường của bệnh viện Và khi họ bắt đầu vào góc này được bao bọc xung quanh toàn bộ bệnh viện, họ đã rất giỏi trong việc ghép những viên đá với nhau, họ yêu cầu chúng tôi phá tường gốc và xây lại Và bạn có thể thấy Nó thật đẹp. Và vẻ đẹp, với tôi, xuất phát từ thực tế rằng những bàn tay cắt đá và họ thành xây chúng thành bức tường này, chỉ được thực hiện ở nơi này với đá từ đất Khi bạn đi ra ngoài và nhìn những tòa nhà trong thế giới của bạn đừng chỉ băn khoăn "Dấu ấn môi trường là gì?" một câu hỏi quan trọng, nhưng chúng ta có thể hỏi "Dấu ấn của con người mà làm ra nó là gì ? " Chúng tôi bắt đầu một thử nghiệm mới dựa trên những câu hỏi đó và thử nó trên khắp thế giới. Giống như ở Haiti, nơi chúng tôi giúp hỏi rằng liệu một bệnh viện mới có thể chấm dứt dịch tả? Trong bệnh viện 100 giường này, chúng tôi thiết kế một chiến lược đơn giản làm sạch chất thải y tế ô nhiễm trước khi nó được thải ra nguồn nước và các đối tác tại Trung tâm Les GHESKIO đã được cứu sống nhiều mạng người vì nó. Hoặc ở Malawi: chúng tôi hỏi liệu một trung tâm sinh nở có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. tỷ lệ tử vong đó ở Malawi rất cao trên thế giới. Dùng 1 chiến lược được nhân rộng trên toàn quốc chúng tôi thiết kế một trung tâm sinh nở có thể thu hút phụ nữ và gia đình họ đến bệnh viện sớm hơn sinh an toàn hơn. Hoặc ở Congo trung tâm giáo dục liệu có thể được sử dụng để bảo vệ động vật hoang dã bị săn trộm để lấy ngà và thịt dẫn đến dịch bệnh toàn cầu, và chiến tranh. một trong những nơi khó với tới nhất trên thế giới, chúng tôi sử dụng bùn,đất và gỗ để xây dựng một trung tâm dạy ta bảo tồn đa dạng sinh học Ngay cả ở Mỹ, chúng tôi đặt vấn đề lại cho trường đại học lớn nhất cho người khiếm thính. Cộng đồng khiếm thính thông qua ngôn ngữ ký hiệu cho thấy sức mạnh truyền thông Chúng tôi thiết kế khuôn viên đại học đánh thức cách chúng ta giao tiếp, bằng lời nói và không lời. Và ngay cả ở Poughkeepsie, quê hương của tôi, chúng tôi nghĩ về cơ sở hạ tầng công nghiệp cũ. Chúng tôi tự hỏi: có thể sử dụng nghệ thuật,văn hóa và thiết kế để hồi sinh thành phố này và các thành phố khác Rust Belt trên đất nước chúng ta, và biến chúng thành các trung tâm cho sự đổi mới và tăng trưởng Trong mỗi dự án, chúng tôi hỏi một câu hỏi đơn giản: kiến ​​trúc có thể làm gì hơn? Và bằng cách hỏi câu hỏi đó, chúng tôi buộc phải xem xét chúng ta làm gì để tạo công ăn việc làm, làm thế nào chúng ta có thể dùng nguồn lực khu vực và làm thế nào chúng ta có thể đầu tư trong giá trị của cộng đồng khi chúng tôi phục vụ. tôi đã học kiến trúc có thể là động lực để thay đổi. Khoảng một năm trước, tôi đọc một bài báo Về một nhà lãnh đạo nhân quyền không mệt mỏi và dũng cảm tên là Bryan Stevenson. (Vỗ tay) Và Bryan đã có một tầm nhìn xa về kiến ​​trúc Ông và nhóm của ông đã ghi phóng sự hơn 4000 trường hợp treo cổ người mỹ gốc phi đã xảy ra ở Nam Mỹ. Và họ có kế hoạch để đánh dấu tất cả các quận những nơi vụ treo cổ xảy ra, và xây dựng một đài tưởng niệm quốc gia cho các nạn nhân bị treo cổ ở Montgomery, Alabama. Những nước như Đức và Nam Phi và, tất nhiên, Rwanda, thấy cần thiết phải xây dựng đài tưởng niệm để phản ánh về sự tàn bạo của quá khứ để chữa lành vết thương của quốc gia của họ. Chúng tôi vẫn chưa làm được điều này ở Mỹ. Vì vậy, tôi đã gửi một email: đến info@equaljusticeintiative.org "Gửi Bryan" Tôi nghĩ rằng dự án của bạn có lẽ là dự án quan trọng nhất, chúng tôi có thể làm ở Mỹ và có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự phân biệt chủng tộc Nhân tiện, Bạn có biết ai sẽ thiết kế nó? " (Cười) Đáng ngạc nhiên và sửng sốt Bryan liên lạc lại với tôi, và mời tôi gặp mặt với đội của ông và nói chuyện Không cần nói ra, Tôi hủy bỏ tất cả các cuộc họp của tôi và lên một chuyến máy bay đến Montgomery, Alabama Khi tôi tới đó, Bryan và nhóm của ông đón tôi, và chúng tôi đi vòng quanh thành phố. Và họ đã dành thời gian để chỉ ra rất nhiều nhiều công trình trên toàn thành phố đã được đánh dấu với lịch sử của Liên Bang, và có rất ít còn dấu hiệu lịch sử của chế độ nô lệ Và sau đó ông dẫn tôi đến một ngọn đồi Có thể nhìn toàn thành phố. Ông chỉ ra sông và đường ray xe lửa nơi từng là cảng kinh doanh nô lệ lớn nhất ở Mỹ đã từng thịnh vượng. Và sau đó đến nhà tròn Capitol , nơi George Wallace đã đứng trên bậc thềm và tuyên bố "Phân biệt chủng tộc mãi mãi" Và sau đó đến ngọn đồi bên dưới Ông nói: "Ở đây chúng ta sẽ xây dựng một đài tưởng niệm mới điều đó sẽ thay đổi bản sắc của thành phố và của quốc gia này ". Đội của chúng tôi đã làm việc cùng nhau trong năm qua để thiết kế đài tưởng niệm này. Các đài tưởng niệm sẽ đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thông qua một hình thức cổ điển gần giống loại hình công trình như đền Parthenon hoặc các hàng cột ở Vatican. Nhưng khi chúng ta bước vào, mặt đất trũng xuống dưới chân và thay đổi nhận thức của chúng tôi, nơi mà chúng tôi nhận ra những chiếc cột gợi lên hình ảnh người bị treo cổ, những gì xảy ra tại quảng trường công cộng. Và khi chúng ta tiếp tục, chúng ta bắt đầu thấy được số lượng lớn của những người vẫn chưa được yên nghỉ. Tên của họ sẽ được khắc trên các dấu tích treo trên chúng ta. Và ngay bên ngoài sẽ là một cánh đồng của những chiếc cột danh tính Nhưng đây là những cột tạm thời, chờ trong hỏa ngục để được đặt tại các quận nơi những vụ treo cổ xảy ra. Trong vài năm tới, nơi này sẽ là nhân chứng, như một trong các dấu mốc được tạo và hiện diện rõ ràng ở những quận đó. Đất nước chúng ta sẽ bắt đầu được chữa lành từ hơn một thế kỷ của sự im lặng Khi chúng ta nghĩ về nó nên xây dựng thế nào chúng tôi nhớ đến Ubudehe, quá trình xây dựng chúng tôi đã học được ở Rwanda Chúng tôi tự hỏi nếu chúng ta có thể lấp đầy các cột với đất từ ​​các địa điểm nơi những vụ giết người xảy ra. Brian và nhóm của ông đã bắt đầu thu thập đất và giữ gìn nó trong lọ cá nhân với các thành viên trong gia đình cộng đồng, lãnh đạo và con cháu Bản thân hành động thu thập đất là một giải pháp chữa bệnh tinh thần. Như một hành động phục hồi công lý Một thành viên trong nhóm EJI ghi chú trong bộ sưu tập đất từ nơi Will McBride bị hành hình, "Nếu Will McBride đổ một giọt mồ hôi, một giọt máu, một sợi tóc Tôi cầu nguyện tôi đào nó lên, và toàn bộ cơ thể của ông sẽ được yên nghỉ. " Chúng tôi có kế hoạch phá mặt bằng trên đài tưởng niệm cuối năm nay và nó sẽ là nơi cuối cùng để lên tiếng của các hành động đã tạo nên viết sẹo cho quốc gia này. (Vỗ tay) Khi cha tôi nói với tôi rằng ngôi nhà này nhà của chúng tôi đã cứu sống ông Điều tôi không biết là ông đã được đề cập đến một mối quan hệ sâu sắc hơn nhiều giữa kiến ​​trúc và bản thân chúng ta Các công trình không đơn giản là tác phẩm điêu khắc biểu cảm. Chúng làm hiện hữu bản thân và nguyện vọng của chúng ta như là một xã hội. Kiến ​​trúc vĩ đại có thể cho chúng ta hy vọng. Kiến ​​trúc vĩ đại có thể chữa lành vết thương. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là trưởng nhóm nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo tại Google; nói cách khác, đó là những quy tắc công nghệ để máy tính và thiết bị làm được những gì mà não người làm được. Và việc này làm chúng tôi thấy hứng thú với não người thật cũng như khoa học thần kinh, và đặc biệt là với những gì mà não của chúng ta có thể thực hiện tốt hơn nhiều so với máy tính. Về lịch sử, một trong số đó chính là khả năng tri nhận, là quá trình biến đổi những gì ở thế giới bên ngoài như âm thanh và hình ảnh thành dạng khái niệm trong tư duy. Khái niệm rất quan trọng với não, cũng khá hữu ích trên máy tính. Ví dụ, những thuật toán tri giác cho máy mà nhóm tôi viết ra, chính là thứ giúp bạn tìm được hình ảnh trên Google Photo, căn cứ vào trong hình có gì. Đối lập với tri nhận là sáng tạo: là biến khái niệm đã biết thành sản phẩm của thế giới. Trong năm qua, khả năng tri nhận nhân tạo mà nhóm tôi nghiên cứu đã bất ngờ kết nối được với khả năng sáng tạo nhân tạo và nghệ thuật nhân tạo. Tôi nghĩ Michlangelo có một hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ song đôi giữa tri nhận và sáng tạo. Đây là câu trích dẫn ưa thích của ông: "Tảng đá nào cũng có linh hồn là bức tượng, và một thợ điêu khắc có nhiệm vụ khám phá ra nó." Nên tôi nghĩ điều Michelangelo muốn nói đến chính là chúng ta sáng tạo được nhờ tri nhận, và bản thân sự tri nhận đó là hành động tưởng tượng và là nguyên liệu cho sáng tạo. Cơ quan thực hiện mọi quá trình tri nhận và sáng tạo diễn ra, tất nhiên, là bộ não. Tôi sẽ bắt đầu bằng một chút lịch sử nói về hiểu biết của chúng ta về não. Nói thế này, khác hẳn trái tim hay nội tạng, bạn thật sự không nói được gì nhiều chỉ bằng việc quan sát bộ não, nhất là khi nhìn bằng mắt thường. Những bác sĩ phẫu thuật đầu tiên quan sát bộ não đã đặt tên cho cấu trúc bề mặt của nó mọi cái tên thú vị, chẳng hạn như thuỳ hải mã, nghĩa là "con tôm nhỏ". Nhưng tất nhiên cái tên đó cũng không nói được gì nhiều về những gì đang thực sự diễn ra bên trong. Tôi nghĩ người đầu tiên phát triển hiểu biết thật sự về những gì đang diễn ra trong não bộ là nhà giải phẫu thần kinh vĩ đại người Tây Ban Nha, Santiago Ramón y Cajal, vào thế kỷ 19, ông là người dùng kính hiển vi và chất nhuộm màu đặc biệt có thể điền vào hay minh hoạ kĩ lưỡng từng tế bào trong não với độ tương phản cao, để bắt đầu hiểu được hình thái của chúng. Và đây là kiểu bản vẽ mà ông diễn tả các nơ-ron thần kinh vào thế kỷ 19. Đây là ảnh minh hoạ cho não chim. Như bạn thấy, có cực kỳ nhiều loại tế bào khác nhau, mà ngay cả thuyết tế bào cũng còn khá lạ lẫm với chúng. Và những cấu trúc này, những tế bào này có nhiều nhánh, các nhánh có thể truyền đi rất rất xa lúc bấy giờ, điều này nghe thật khó tin. Tất nhiên khi đó nhìn chúng như những sợi dây điện. Những người ở thế kỷ 19 sẽ thấy chúng y như vậy; cuộc cách mạng về lưới điện và điện khi ấy đang diễn ra. Nhưng bằng nhiều cách, những bản vẽ giải phẫu kích thước µm của Ramón y Cajal's, như ảnh này, vẫn còn vài điểm chưa vượt trội. Hơn một thế kỷ sau, giờ đây chúng ta vẫn đang nỗ lực hoàn thành điều mà Ramón y Cajal đã bắt đầu. Đây là những dữ liệu thô từ các cộng tác viên làm việc tại Viện nghiên cứu khoa học thần kinh Max Planck. Cộng tác viên của chúng tôi đã vẽ từng mẩu nhỏ của mô não. Toàn bộ hình mẫu ở đây có kích thước thật chỉ 1 mm khối, và ở đây, các bạn đang xem một mẩu rất rất nhỏ của nó. Đường kẻ bên trái khoảng 1 micrômét (µm). Những cấu trúc bạn đang thấy là ti tể có kích thước cấp độ vi khuẩn. Và đây là những lát cắt liên tiếp của khối mô vô cùng nhỏ này. Chỉ với mục đích đối chiếu, thì đường kính trung bình của 1 sợi tóc khoảng 100 µm. Do đó, ta đang nhìn thấy một thứ nhỏ hơn rất rất nhiều so với một sợi tóc. Và từ hàng loạt những lát cắt có kích thước hiển vi của hạt electron, ta có thể tạo ra bản vẽ 3D để dựng lại cấu trúc nơron như thế này. Vậy nên những bản vẽ này cũng giống với bản của Ramón y Cajal. Chỉ có vài nơron sáng lên thôi, vì nếu không, chúng ta sẽ không thấy được gì hết. Quá nhiều nơron chen chúc, cấu tạo vô cùng phức tạp, tất cả các sợi nơron đều nối với nhau, tạo ra mạng lưới chằng chịt. Do đó, Ramón y Cajal có hơi cấp tiến so với thời của mình, và những hiểu biết về bộ não dần phát triển trong những thập kỷ tiếp theo. Nhưng chúng ta vốn biết nơron sử dụng điện để hoạt động, và cho đến Thế chiến II, công nghệ mới đủ tiên tiến để tiến hành các thí nghiệm điện thật sự trên nơron thật để hiểu rõ hơn cách chúng vận hành. Đây cũng là thời điểm máy vi tính được phát minh, chủ yếu dựa trên ý tưởng mô phỏng lại bộ não nó là một "cái máy thông minh", như cách mà Alan Turing gọi, một trong những người tiên phong cho khoa học máy tính. Warren McCulloch và Walter Pitts quan sát bản vẽ của Ramón y Cajal mô tả vỏ não thị giác, như bạn đang thấy. Đây là phần vỏ não phụ trách xử lý hình ảnh được mắt ghi nhận. Với McCulloch và Pitts, trông nó như một sơ đồ mạch điện. Nên có rất nhiều chi tiết trong bản vẽ của hai người không chính xác cho lắm. Nhưng về ý tưởng cốt lõi xem vỏ não thị giác như vi mạch điện tử truyền thông tin từ mạch này qua mạch khác theo tầng, lại hoàn toàn chính xác. Chúng ta hãy bàn một chút sẽ cần những gì để quá trình xử lý thông tin hình ảnh diễn ra. Bước căn bản chính trong quá trình tri nhận là nhìn vào ảnh, như hình này, và nói: "Đó là một con chim" là chuyện vô cùng đơn giản mà não ta thực hiện. Nhưng bạn nên hiểu rằng để máy tính hiểu được hình ảnh, vài năm trước vẫn còn là chuyện bất khả thi. Với hệ thống máy tính thế hệ đầu thì việc này không dễ thực hiện. Vậy những gì diễn ra giữa các điểm ảnh, giữa hình vẽ một con chim, và từ "con chim", về bản chất là một tập hợp nơron với các nơron nối với nhau thành mạng lưới nơron, như sơ đồ tôi vẽ đây. Mạng lưới này có thể mang tính sinh học, nằm trong hai vỏ não thị giác, hay ngày nay, chúng ta có thể mô phỏng những mạng lưới như vậy trên máy tính. Và tôi sẽ cho bạn xem nó trông thế nào. Bạn có thể xem các điểm ảnh là lớp nơron thứ nhất, và thật ra, đó là cách mà mắt hoạt động đó là các nơron trong võng mạc. Tiếp theo chúng chạy thẳng ra trước đi lần lượt vào trong các lớp nơron sau, từng lớp một, tất cả nối lại bằng các sợi xi-náp có khối lượng khác nhau. Trạng thái của mạng lưới này đặc trưng bởi độ bền của những sợi xi-náp. Chúng khắc hoạ đặc tính giống hệ mạch điện tử của mạng lưới này. Và cuối cùng, bạn có một sợi nơron hay một bó nhỏ gồm các sợi nơron bật sáng và hô lên "con chim". Giờ tôi sẽ biểu diễn ba thành phần: điểm ảnh ở đầu vào, sợi tiếp hợp xi-náp trong mạng lưới nơron, và con chim ở đầu ra là ba biến số: X, W và Y. Biến X có thể có hàng triệu giá trị. nghĩa là hàng triệu điểm ảnh trong hình. Biến W có hàng tỉ hay cả ngàn tỉ giá trị, tương ứng với khối lượng khác nhau của toàn bộ xi-náp trong mạng nơron. Và với biến Y, chỉ có 4 giá trị, là số giá trị mà mạng nơron xuất ra. "B-i-r-d" có 4 kí tự đúng không? Giờ thì hãy giả sử ta có biểu thức đơn giản này: X "x" W =Y. Tôi đặt dấu nhân trong ngoặc kép vì đó mới là những gì đang thực sự diễn ra, tất nhiên rất phức tạp, gồm hàng loạt các bài toán được giải. Đây là một biểu thức. Gồm có 3 biến số. Và ta đều biết nếu như ta có 1 đẳng thức, bạn sẽ tìm được 1 biến khi biết 2 biến còn lại. Nên vấn đề mắc phải để nhận ra đó là hình vẽ một con chim chính là đây: đây là nơi Y là biến chưa biết, và W, X là 2 biến đã biết. Bạn biết được mạng nơron, bạn biết số điểm ảnh. Như bạn thấy, chuyện này khá dễ giải quyết. Chỉ cần lấy tích của 2 x 3 là xong. Tôi sẽ cho bạn xem một mạng lưới neuron nhân tạo mà nhóm tôi dựng mới đây, dựng lại hệt như vậy. Mạng lưới này đang chạy trên một chiếc điện thoại di động, và tất nhiên, khả năng tuyệt vời vốn có của chiếc điện thoại chính là nó có thể thực hiện hàng tỉ, hàng ngàn tỉ thao tác mỗi giây. Bạn đang nhìn thấy một chiếc điện thoại đang nhìn lần lượt những bức ảnh có hình chim, và nó không hô lên "Đúng rồi, đây là chim," mà lại xác định mỗi loài chim với một mạng lưới tương tự như bộ não. Nên trong bức tranh đó, X và W là hai đại lượng đã có, và Y là ẩn. Tôi đang chú thích cho một phần rất hóc búa, dĩ nhiên rồi, để hiểu làm cách nào mà ta tìm được biến W. não chúng ta thật sự làm được chuyện này sao? Nhưng chúng ta chưa học về những mô hình thế này bao giờ mà? Nên bước này chúng ta học cách giải ra W, nếu ta làm giả bài này với cách giải của đơn thức bằng cách xem chúng là các con số, chúng ta biết cách giải đúng: 6 = 2 x W, thì lấy 6 chia 2 là tiêu đời. Vấn đề chính là phép chia này đây. Vậy, phép chia này... Chúng ta sử dụng phép chia vì nó nó nghịch đảo với phép nhân, nhưng tôi đã nói vừa nãy, Phép nhân này thật ra không chỉ là một phép nhân. Đây là một phép tính cực kỳ phức tạp, vô cùng lắt léo; và không có phép tính nghịch đảo. Nên chúng ta phải tìm cách khác để giải biểu thức này mà không được dùng phép chia. Trong khi cách giải lại không rối rắm. Đừng sợ, hãy dùng một mẹo nhỏ trong môn đại số, hãy chuyển 6 qua vế bên phải. Giờ thì chúng ta vẫn đang dùng phép nhân. Và số 0 đó, hãy coi nó là lỗi đi. Có nghĩa là, nếu ta giải đúng được W, thì lỗi sẽ bằng 0. Và nếu ta chưa giải đúng được, thì lỗi đó sẽ lớn hơn 0 nhiều. Nên giờ ta chỉ có thể đoán sao để lỗi có giá trị nhỏ nhất, và đó là chuyện mà máy vi tính rất thành thạo. Vậy bạn vừa mới đoán: giả sử W = 0 ? Vậy thì số lỗi = 6. W = 4 thì sao? Vậy lỗi = 4. Rồi sau đó máy tính sẽ như chơi trò bịt mắt bắt dê, và đuổi theo lỗi cho đến khi nó gần chạm tới 0. Nó sẽ tiến dần về giá trị đúng của W. Thật ra sẽ không có giá trị hoàn toàn chính xác, nhưng sau mười mấy lần, chúng ta có được W = 2.999, là giá trị gần đúng nhất. Và đây chính là quá trình học tập. Hãy nhớ điều đang diễn ra từ nãy đến giờ là cách thức chúng ta sử dụng rất nhiều giá trị đã biết của X và Y để tìm ra mối quan tâm của ta là W, thông qua quá trình lặp đi lặp lại. Đó cũng chính là phương pháp học tập của chúng ta. Khi còn nhỏ người lớn cho ta xem rất nhiều hình ảnh và nói "đây là con chim", "còn đây không phải". Qua thời gian, và qua việc học đi học lại, chúng ta giải được W, là giải được các kết nối nơron. Nên giờ đây chúng ta đem X và W đã cố định để tìm Y; đó là sự tri nhận nhanh hằng ngày. Chúng ta hiểu rằng mình có thể giải W, đó là học tập, khó hơn nhiều, vì chúng ta phải giảm thiểu lỗi sai, bằng cách sử dụng phương pháp luyện tập. Khoảng 1 năm trước,thành viên Alex Mordvinstev của nhóm tôi, quyết định làm thí nghiệm xem chuyện gì xảy ra nếu ta cố tìm X, khi đã biết 1 giá trị W và 1 giá trị Y. Nói cách khác, bạn biết đó là con chim, và bạn cũng biết là hệ thần kinh của mình được dạy, đó là chim vậy thì bức hình một con chim là gì? Hoá ra khi sử dụng 1 quá trình giống như quá trình giảm thiểu lỗi, có thể giảm thiểu sai sót của mạng lưới được dạy để nhận ra chim, và kết quả... là một bức hình gồm nhiều loài chim. Đây là bức hình có nhiều loài chim được tạo ra hoàn toàn từ 1 hệ thần kinh đã được dạy để nhận ra các loài chim, chỉ bằng việc tìm X thay vì tìm Y, và làm đi làm lại quá trình đó. Đây là một ví dụ khác. Đây là tác phẩm của thành viên Mike Tyka của nhóm tôi, cậu ấy gọi nó là "Đoàn thú tuần hành". Nó làm tôi nhớ tới các tác phẩm của William Kentridge, khi ông cứ phác ra các hình vẽ, rồi bôi, rồi vẽ phác lại, rồi lại bôi, và tạo ra một kiểu phim theo cách này. Trong tranh này, Mike đã đa dạng hoá biến Y thành nhiều loài thú khác nhau, trong một mạng lưới được thiết kế để nhận biết và phân biệt mỗi loài có nhiều loài khác nữa. Và giờ bạn có được một bức như tranh biến hình động vật của hoạ sĩ Escher. Ở đây cậu ấy và Alex cùng thử giảm không gian của biến Y còn 2 chiều, để tạo ra một bản đồ có mặt mọi thứ khác nhau mà mạng lưới này nhận ra. Khi thực hiện tổng hợp như vậy hay tạo ra hình ảnh trên toàn bộ bề mặt, đa dạng giá trị Y trên mặt phẳng, bạn có thể tạo ra một loại bản đồ có tất cả những thứ mà mạng lưới nhận biết được. Tất cả các loài thú đều ở ngay đây; "armadillo" ngay vị trí trung tâm. Bạn có thể tạo bản đồ cho những mạng lưới khác nữa. Đây là mạng lưới được thiết kế để nhận diện các khuôn mặt, để phân biệt mặt người này, người kia. Còn đây, chúng ta đang chọn Y có giá trị là "tôi", là thông số giúp nhận ra gương mặt tôi. Và khi dùng Y để tìm X, nó cho ra một thứ rất điên, đại loại như tranh lập thể, siêu thực vẽ tôi đang phê thuốc từ nhiều góc nhìn khác nhau cùng lúc. Sở dĩ nó như nhiều góc nhìn khác nhau cùng một lúc là vì mạng lưới được thiết kế để tránh sự mơ hồ khi nhận diện một gương mặt khi nhìn ở góc này so với khi nhìn ở góc khác, hay trong điều kiện chiếu sáng khác nhau. Nên khi bạn thực hiện việc tái cấu tạo, nếu không sử dụng kiểu hình ảnh hướng dẫn hay thông số hướng dẫn để làm mẫu, thì bạn sản phẩm nhận được là một bức hình rối mắt ở mọi góc nhìn, vì mọi thứ trông rất mờ ảo. Đây là kết quả khi Ales sử dụng mặt mình làm hình ảnh mẫu trong quá trình tối ưu hoá mạng lưới để tái hiện gương mặt tôi. Nên có thể bạn thấy nó không hoàn hảo. Vẫn còn khá nhiều chuyện để làm để cải thiện tối đa quá trình tái cấu trúc. Nhưng giờ thì có được bức tranh một gương mặt liền mạch sử dụng mặt tôi làm hình hướng dẫn. Bạn không cần phải bắt đầu vẽ với tờ giấy trắng hay tiếng ồn trắng. Khi tìm X, bạn có thể bắt đầu với X, bản thân nó đã là một hình. Đó là điều mà tôi minh hoạ hôm nay. Hệ thần kinh nhân tạo này được thiết kế để phân loại tất cả vật thể khác nhau, như công trình nhân tạo, động vật... Ở đây, đầu tiên ta có bức tranh với những đám mây, và khi ta tối ưu hoá hình này, về căn bản, hệ thần kinh nhân tạo đang xác định mấy đám mây có hình gì. Và khi nhìn bức hình này càng lâu, bạn càng thấy được nhiều thứ tạo ra từ những đám mây đó. Bạn cũng có thể dùng hệ nhận diện khuôn mặt để tạo ảo giác cho nền này, và sẽ có được một sản phẩm điên khùng. (Cười) Hay như vầy, Mike có vài thí nghiệm nữa cậu ấy lấy hình đám mây, tạo hiệu ứng ảo, phóng đại, rồi chỉnh ảo, phóng, rồi chỉnh, rồi lại phóng. Và bằng cách này, tôi nghĩ bạn sẽ nhận được một hệ thần kinh đang thấy lâng lâng, hay là sự kết hợp tự do, trong đó bạn sẽ thấy mạng lưới ấy đang ăn cái đuôi của mình. Nên mỗi hình đều là ảnh nền cho hình "tôi sẽ thấy gì kế tiếp? tôi sẽ nhìn thấy gì kế tiếp? tôi sẽ nhìn thấy gì kế tiếp?" Tôi đã đem trưng bày bức tranh cho nhóm dự thính bài giảng "Giáo dục Cấp cao" ở Seattle xem ngay sau khi ma tuý được hợp thức hoá. (Cười) Tôi sẽ kết thúc nhanh thôi bằng việc nhấn mạnh rằng công nghệ không có giới hạn. Tôi chỉ mới cho bạn xem những ví dụ thị giác vì chúng nhìn vui mắt. Chứ công nghệ không chỉ thuần về thị giác. Cộng tác viên của chúng tôi, hoạ sĩ Ross Goodwin, đã có nhiều thí nghiệm có cả một camera chụp hình, và sau đó 1 cái máy tính trong balô của cậu ấy viết 1 bài thơ bằng mạng nơron, dựa vào nội dung của hình ảnh ghi nhận. Hệ thần kinh nhân tạo viết ra bài thơ đó đã được học một kho ngữ liệu lớn về thơ ca thế kỷ 20. Và bài thơ đó, bạn biết không, thật ra cũng không dở lắm đâu. (Cười) Tóm lại, Tôi nghĩ người tên Michelangelo đó, Ông ấy đã đúng; Sự tri nhận và sáng tạo có liên quan mật thiết với nhau. Những hệ thần kinh nhân tạo mà ta vừa thấy vốn chỉ được thiết kế để tiếp nhận, phân biệt, để nhận biết những sự vật khác nhau của thế giới, giờ có thể làm ngược lại, tạo ra cái mới. Một trong những điều tôi cảm giác được không chỉ là Michelangelo thật sự nhìn ra bức điêu khắc bên trong tảng đá, mà ông thấy bất kì sinh vật nào, thực thể nào, trong hay ngoài hành tinh chỉ cần biết tri nhận, sẽ có thể sáng tạo vì có cơ chế chung dùng cho cả hai quá trình ấy. Tôi cũng nghĩ rằng sự tri nhận và sáng tạo không thể nào chỉ con người mới có. Chúng ta bắt đầu có những mẫu máy tính làm được những thứ này. Và điều đó không có gì lạ; bộ não chính là bộ máy. Và sau cùng, máy tính bắt đầu trở thành công cụ thiết kế trí tuệ nhân tạo. Điện tử đã trở thành bằng chứng chứng minh rằng ta có thể làm ra trì tuệ nhân tạo. Và cuối cùng chúng ta đã có thể hoàn thành những hoài bão mà các tiền nhân để lại, chính là Turing, Von Neumann McCulloch và Pitts. Và tôi nghĩ điện toán không chỉ tập trung cho việc tính toán, để chơi Candy Crush hoặc những trò khác. Từ đầu, máy tính được tạo ra theo hình mẫu là não người. Và nhờ máy tính, chúng ta hiểu về bộ não mình rõ hơn để có thể cải tiến chúng. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Trong biên niên sử Ai Cập cổ đại, vua Thutmose III đã mô tả một loài chim ngoại lai thần kỳ có khả năng "cho trứng mỗi ngày". Tín đồ Hỏa giáo xem chúng như những linh hồn mà tiếng gáy có thể kể về cuộc chiến vĩnh cửu giữa bóng tối và ánh sáng. Người La Mã đem chúng đến doanh trại để dự báo chiến thắng sắp tới. Ngày nay, loài gia cầm này có một vị trí quan trọng, nhưng ít long trọng hơn, -- trên đĩa của chúng ta. Gà hiện đại có nguồn gốc từ giống Gà rừng lông đỏ, một phần lai giống từ ba loài họ hàng gần khác, tất cả đều là giống bản địa của Ấn Độ và Đông Nam Á. Những cây nứa trong vùng cho ra một lượng lớn trái chỉ một mùa mỗi hàng thập kỷ. Khả năng đẻ trứng hàng ngày của loài Gà rừng có thể là sự tiến hóa để tận dụng lợi thế của những bữa tiệc hiếm có này, làm tăng số lượng cá thể khi thức ăn phong phú. Chúng có những đặc điểm khiến con người dễ khai thác bao gồm khả năng bay kém cùng không gian sống tối thiểu khiến chúng dễ bắt giữ và nuôi nhốt. Những con gà được thuần hóa sớm nhất, đã hiện diện ít nhất từ 7.000 năm trước, vốn không được gây giống để làm thức ăn, mà cho những việc ít liên quan đến thức ăn hơn. Sự hiếu chiến của những con gà trống nòi, có những chiếc cựa sắc, làm cho những cuộc chọi gà trở thành môn giải trí phổ biến. Hơn hai ngàn năm trước công nguyên, gà được du nhập từ lưu vực sông Ấn vào Trung Hoa và Trung Đông theo các đoàn xiếc thú và được dùng cho các nghi lễ tôn giáo. Nhưng chính Ai Cập mới là nơi một chương mới trong tiểu sử của loài gia cầm này bắt đầu. Khi ấp trứng, gà mái sẽ không đẻ thêm lứa mới mà ngồi ấp một lứa từ 6 trứng suốt 21 ngày. Cho tới hơn một ngàn năm trước Công nguyên, Người Ai Cập đã học được cách ấp trứng gà nhân tạo bằng cách đặt chúng trong những cái giỏ đặt trên tro ấm. Điều đó khiến gà mái đẻ trứng liên tục mỗi ngày, biến một món cao lương chỉ dành cho quý tộc hoặc các lễ hiến tế tôn giáo trở thành món ăn hàng ngày. Cùng lúc với người Ai Cập học cách ấp trứng nhân tạo, người Phoenici đã mang loài gà đến với châu Âu, nơi chúng nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong bầy vật nuôi của người châu Âu. Trong một quãng thời gian dài, địa vị được tôn kính của loài gà tiếp tục tồn tại song song với chức năng thực phẩm. Người Hy Lạp cổ dùng gà trống chiến như một ví dụ truyền cảm hứng cho các binh sĩ trẻ. Người La Mã còn xem loài gà như những nhà tiên tri. Vào cuối thế kỷ thứ 7, gà được xem là biểu tượng của đạo Cơ đốc. Hơn vài thế kỷ sau, gà được con người mang theo tới bất cứ nơi nào, xuất hiện khắp thế giới nhờ vào thương mại, xâm lược và thuộc địa hóa. Sau Chiến tranh Thuốc phiện, nhiều dòng họ Trung Hoa di cư đến Anh và cùng lúc mang theo loài gà. Điều này đã gây ra một hiện tượng được gọi là "Cơn sốt gà" hay "Cơn sốt nhất thời", khi mà nông dân khắp châu Âu cố gắng lai tạo giống mới với những đặc tính cụ thể. Xu hướng này thu hút sự chú ý của Charles Darwin, người luôn nghi vấn liệu quá trình chọn lọc tương tự có thể xảy ra trong tự nhiên. Darwin quan sát hàng trăm con gà khi hoàn thành công trình lịch sử giới thiệu về Thuyết Tiến hóa của mình. Nhưng đóng góp to lớn nhất của loài gà cho khoa học vẫn còn ở phía trước. Đầu thế kỷ 20, bộ ba nhà khoa học người Anh tiến hành lai chéo quy mô lớn đối với những chú gà, dựa trên nghiên cứu của Gregor Mendel về di truyền. Với sự đa dạng di truyền, cùng nhiều đặc tính rõ rệt, và chỉ cần 7 tháng để có một thế hệ mới, gà là đối tượng vô cùng thích hợp. Nghiên cứu này đã dẫn đến Bảng Punnett nổi tiếng, thường được dùng để thể hiện các kiểu di truyền nhận được khi lai một cặp bố mẹ cho trước. Từ đó, nhiều sự lai giống đã làm cho loài gà mập và nhiều nạc hơn, và cho phép chúng đẻ nhiều trứng hơn bao giờ hết. Chăn nuôi gà chuyển đổi sang mô hình nhà máy, khu công nghiệp nơi gà bị nhốt trong một không gian không lớn hơn tờ giấy. Và dù có những nông trại thả vườn nhờ vào quyền vật nuôi và các quan tâm về môi trường, hầu hết loài gà ngày nay, hơn 22 tỷ con, đều được nuôi theo kiểu trang trại. Từ đấu sĩ đến lễ vật tiến vua, cho đến bạn đồng hành và vật thí nghiệm, loài gà có nhiều vai trò quan trọng trong nhiều thế kỷ qua. Và dù không thể có trước những quả trứng, lịch sử đầy thú vị của loài gà cũng kể cho chúng ta nhiều điều về lịch sử của chính loài người. Đã từng có một ngôi sao. Giống như mọi vật thể khác, nó được sinh ra; lớn lên gấp gần 30 lần so với khối lượng của mặt trời và tồn tại trong quãng thời gian rất dài. Chính xác là bao lâu thì con người không thể trả lời. Giống như vạn vật trong cuộc sống, nó tồn tại đến ngày cuối cùng trong chu kì hoạt động của nó khi trái tim, nguồn sống của nó, cạn hết năng lượng. Nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết. Nó biến thành một siêu tân tinh và đang trong quá trình tỏa ra một lượng năng lượng cực lớn, chiếu sáng phần còn lại của thiên hà và lượng năng lượng tỏa ra của nó, trong một giây, bằng lượng năng lượng mà mặt trời tỏa ra trong 10 ngày. Và nó tiến hóa trong một vai trò khác ở dải thiên hà. Những vụ nổ siêu tân tinh rất dữ dội. Nhưng những ngôi sao phát ra tia gam-ma thậm chí còn dữ dội hơn. Trong quá trình trở thành một siêu tân tinh, ngôi sao sụp đổ vào tâm dưới trọng lượng của chính nó và nó bắt đầu quay nhanh hơn, giống như khi người trượt tuyết kéo cánh tay về gần cơ thể. Theo đó, nó bắt đầu quay rất nhanh và nó tăng từ trường của mình lên rất nhiều. Các vật chất quanh ngôi sao cũng bị kéo vòng quanh, và một phần năng lượng từ chuyển động quay đó sẽ được truyền cho vật chất và từ trường thì ngày càng lớn hơn. Như vậy, ngôi sao sẽ có thêm năng lượng để chiếu sáng cả thiên hà thông qua sự chiếu sáng và giải phóng tia gamma. Ngôi sao mà tôi nhắc tới trong câu chuyện của mình trở thành cái mà người ta gọi là một ngôi sao từ. Và bây giờ là thông tin cho bạn, từ trường của ngôi sao nhiễm từ là hơn 1.000 nghìn tỉ lần từ trường của Trái Đất. Những hiện tượng giải phóng năng lượng lớn nhất từng được các nhà thiên văn ghi nhận mang tên vụ nổ tia gamma bởi vì chúng tôi xem chúng như những sự vỡ tung hay vụ nổ, vụ mạnh nhất ghi nhận được là của ánh sáng tia gamma. Ngôi sao của chúng ta, như trong câu chuyện này, đã trở thành một ngôi sao từ tính, được xem như một vụ nổ tia gamma trong thời gian mạnh nhất của vụ nổ. Mặc dù những vụ nổ tia gamma là những hiện tượng có năng lượng lớn nhất mà các nhà thiên văn học từng đo được từ trước đến nay, nhưng chúng ta không thể quan sát chúng bằng mắt thường. Chúng ta phải sử dụng những phương pháp khác để nghiên cứu về ánh sáng tia gamma này. Mắt thường không thể nhìn thấy chúng. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần rất rất nhỏ trong quang phổ điện từ mà chúng ta gọi là ánh sáng khả kiến. Và xa hơn thế, chúng ta dựa vào những phương pháp khác. Còn với tư cách những nhà thiên văn học, chúng ta nghiên cứu dải ánh sánh rộng hơn và chúng ta dựa vào những phương pháp khác để làm điều đó. Trên màn hình, nó trông giống như thế này. Bạn đang nhìn thấy một đồ thị. Đó là đường biểu diễn của ánh sáng. Đó là một đồ thị thể hiện mật độ của ánh sáng theo thời gian. Đó là biểu đồ ánh sáng của tia gamma. Các nhà thiên văn học dựa vào loại biểu đồ này để giải thích mật độ ánh sáng thay đổi thế nào theo thời gian. Ở phía bên trái, bạn sẽ nhìn thấy mật độ ánh sáng khi không có vụ nổ, và phía bên phải là mật độ ánh sáng khi vụ nổ xảy ra. Trước đây, tôi có thể nhìn được loại đồ thị này. Nhưng sau đó, tôi đã mất đi thị lực. Tôi đã hoàn toàn mất đi thị lực do căn bệnh kéo dài, và vì thế mà tôi mất đi khả năng nhìn đồ thị này và luôn cả cơ hội làm việc của mình. Đó là sự chuyển biến mạnh mẽ đối với tôi về nhiều mặt. Theo chuyên môn mà nói, nó khiến tôi phải phải từ bỏ nghiên cứu khoa học. Tôi đã ao ước tiếp cận và nghiên cứu loại ánh sáng đầy năng lượng này và tìm ra nguồn gốc thiên văn của nó. Tôi muốn trải nghiệm sự kì thú của vũ trụ, sự hào hứng và niềm vui bằng cách khám phá hiện tượng về một thiên thể khổng lồ. Tôi đã nghĩ rất lâu và rất nhiều về việc này, khi tôi bỗng nhiên nhận ra rằng tất cả đồ thị của ánh sáng là một bảng các con số được chuyển thành một biểu đồ có thể nhìn thấy được. Vì vậy, tôi cùng với các cộng sự đã cố gắng làm việc và chuyển tất cả các con số thành âm thanh. Tôi đã tiếp cận được các dữ liệu, và hôm nay tôi có thể nghiên cứu ở trình độ như một nhà thiên văn giỏi nhất, bằng cách sử dụng âm thanh. Và điều mọi người có thể làm, đa phần là bằng mắt, trong hàng trăm năm qua, thì giờ đây tôi có thể làm nó bằng âm thanh. (Tiếng vỗ tay) Lắng nghe vụ nổ tia gamma này, mà các bạn đang thấy -- (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Nghe tiếng nổ mà bạn đang nhìn thấy trên màn hình mang lại điều gì đó cho tai trên cả vụ nổ thực tế. Và bây giờ tôi sẽ cho chạy tiếng nổ. Nó không phải là âm nhạc, nó là âm thanh. (Âm thanh kĩ thuật) Đây là dữ liệu đã được chuyển thành âm thanh và nó vẽ ra dao động âm thanh. Quá trình này gọi là âm thanh hóa. Nghe âm thanh này sẽ mang những thứ khác đến tai ngoài tiếng nổ thực tế. Khi tôi kiểm tra những khu vực có tần số thấp cực mạnh, hoặc dòng âm bass -- Tôi sẽ mở dòng bass ngay đây. Chúng ta thường chú ý những đặc tính cộng hưởng của những khí mang điện như gió mặt trời. Và tôi muốn các bạn lắng nghe cái mà tôi đã nghe. Bạn sẽ nghe nó giống như một sự giảm âm lượng rất nhanh. Và bởi vì bạn có thể nhìn thấy nên tôi sẽ cho bạn một đường màu đỏ để báo hiệu rằng cường độ ánh sáng đang được đổi sang âm thanh. (Âm rền và tiếng huýt sáo) Tiếng (huýt sáo) là tiếng ếch ở nhà, đừng quan tâm đến nó. (Cười) (Âm rền và tiếng huýt sáo) Tôi nghĩ là bạn đã nghe thấy nó, đúng không? Vậy cái chúng ta phát hiện là những tiếng nổ kéo dài đủ để hỗ trợ sóng cộng hưởng, là những thứ được tạo ra bởi những trao đổi năng lượng giữa các hạt bị kích thích, tùy vào âm lượng. Bạn có nhớ là tôi đã nói về vấn đề ngôi sao bị kéo vòng quanh? Nó truyền năng lượng với sự phân bố tần suất và từ trường được quyết định bởi kích thước. Bạn có thể nhớ là chúng ta đang nói về một ngôi sao siêu lớn đã trở thành một ngôi sao mang từ tính cực mạnh. Trong trường hợp đó thì dòng phun ra từ ngôi sao nổ có thể liên quan tới vụ nổ tia gamma này. Điều này có nghĩa gì? Nghĩa là sự hình thành của ngôi sao có thể là một phần rất quan trọng trong các vụ nổ của những siêu tân tinh. Lắng nghe tiếng của vụ nổ tia gamma mang lại cho chúng ta khái niệm rằng việc sử dụng âm thanh như một tín hiệu hiển thị bổ sung có thể hỗ trợ các nhà thiên văn trong việc tìm kiếm nhiều dữ liệu hơn. Đồng thời, tôi cũng thực hiện phân tích, đo đạc từ các kính thiên văn khác, và kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng khi sử dụng âm thanh như một tín hiệu hiển thị bổ sung các nhà thiên văn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn trong đó và bây giờ thì có nhiều thông tin hơn được tiếp cận. Khả năng chuyển thông tin thành âm thanh này tạo ra một bước thay đổi to lớn trong ngành thiên văn học. Và thực tế thì một lĩnh vực khả kiến có thể được tận dụng để những ai quan tâm có thể tìm hiểu thứ gì ở trên thiên đường là một điều đáng mong chờ. Khi tôi mất đi thị lực, tôi nghĩ rằng mình không thể tiếp cận được số lượng và chất lượng thông tin như một nhà thiên văn bình thường. Mãi cho đến khi chúng tôi đổi mới với quy trình âm thanh hóa tôi mới tìm lại được hi vọng để trở nên có ích hơn trong lĩnh vực này tôi mới làm việc hết sức để là một phần trong đó. Việc tiếp cận thông tin không phải là nội dung duy nhất trong ngành thiên văn học mà nó là một phần quan trọng. Vấn đề nằm ở cả cơ thể, và khoa học thì không theo kịp. Cơ thể là thứ thay đổi -- bất cứ ai cũng có thể gặp khuyết tật vào bất kì thời điểm nào. Ví dụ là hãy nghĩ về, các nhà khoa học đã đạt đến đỉnh cao sự nghiệp. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ bị khuyết tật? Họ có cảm thấy khó giao tiếp như tôi đã từng? Việc tiếp cận thông tin thôi thúc chúng tôi tiếp tục cố gắng. Nó tạo ra những cơ hội bình đẳng để thể hiện tài năng của chúng tôi và đưa ra điều chúng tôi muốn thực hiện trong cuộc sống của mình, dựa vào niềm đam mê và không phụ thuộc vào những rào cản sắp tới. Khi chúng tôi trao cho mọi người cơ hội vươn tới thành công không giới hạn, điều đó sẽ mang lại một cuộc sống sung túc và viên mãn. Và tôi nghĩ việc sử dụng âm thanh trong thiên văn sẽ giúp chúng tôi đạt được điều đó và cống hiến cho khoa học. Trong khi các nước khác nói rằng nghiên cứu bằng các kĩ thuật tri giác trong việc nghiên cứu dữ liệu không thích hợp với ngành thiên văn bởi vì không có nhà thiên văn khiếm thị trong lĩnh vực này, thì Nam Phi lại khẳng định rằng: "Chúng tôi muốn những người khuyết tật đóng góp cho khoa học." Và ngay bây giờ tôi đang làm việc tại Đài quan sát Thiên văn Nam Phi, tại Văn phòng Phát triển Thiên văn. Ở đó, chúng tôi nghiên cứu các kĩ thuật âm thanh hóa và các phương pháp phân tích có ảnh hưởng đến trẻ em khiếm thị ở trường khiếm thị Athlone. Các học sinh sẽ học về thiên văn qua radio, và chúng sẽ học về phương pháp âm thanh hóa để nghiên cứu các hiện tượng thiên văn như sự phun trào năng lượng khổng lồ từ mặt trời, được biết đến như các siêu bão mặt trời. Điều mà chúng tôi học được cùng với các học sinh -- những đứa trẻ khuyết tật với nhiều khiếm khuyết và hạn chế trong giải quyết vấn đề -- điều mà chúng tôi học được cùng chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà mọi thứ đang được vận hành ở trình độ khoa học chuyên môn. Tôi xin mạn phép được gọi đây là sự phát triển. Và nó đang xảy ra ngay lúc này đây. Tôi nghĩ rằng khoa học dành cho tất cả mọi người. Nó thuộc về con người, và nó phải đến được với mọi người, vì chúng ta tự nhiên đã là những nhà khám phá. Tôi nghĩ nếu chúng ta giới hạn người khuyết tật trong nghiên cứu khoa học, thì chúng ta sẽ tách rời chính mình với lịch sử và xã hội. Tôi mơ đến một trình độ khoa học nơi mà mọi người đề cao sự tôn trọng và thật sự tôn trọng nhau, nơi mà mọi người trao đổi các dự án và cùng nhau nghiên cứu. Nếu những người khuyết tật được tham gia nghiên cứu khoa học, một vụ nổ, một vụ nổ cực lớn của kiến thức sẽ xảy ra, tôi chắc chắn là như vậy. (Âm thanh kĩ thuật) Đó là một vụ nổ cực lớn. Cảm ơn các bạn Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Một gã ăn mặc xoàng xĩnh tên Estragon, ngồi dưới gốc cây trong buổi chiều tà và vật vã tháo ủng. Người bạn Vladimir của gã, tới và nhắc nhở bạn hiền đang lo âu của mình rằng họ phải đợi một người tên Godot. Thế là bắt đầu một cuộc tranh luận không có hồi kết rằng khi nào Godot đến, sao phải đợi hắn ta, hay liệu họ có đang ở đúng gốc cây không. Từ đây, vở kịch "Chờ đợi Godot" ngày càng trở nên lạ lùng - nhưng nó được đánh giá là vở kịch đã thay đổi bộ mặt của kịch hiện đại. Được chắp bút bởi Samuel Beckett giữa những năm 1949 và 1955, nó đặt ra một câu hỏi đơn giản nhưng khuấy động - các nhân vật nên làm gì? Estragon: Đừng làm gì cả. Thế an toàn hơn. Vladimir: Hãy chờ xem anh ta sẽ nói gì? Estragon: Ai? Vladimir: Thì Godot ấy. Estragon: Ý hay đấy. Những đoạn hội thoại khó hiểu và kiểu lập luận vòng vo chính là điểm nhấn của thể loại Kịch phi lý, một khái niệm được hình thành ngay sau Thế chiến thứ hai và khiến các nghệ sĩ chật vật để tìm ra ý nghĩa trong vô vọng. Kịch phi lý không có cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ đối thoại để đặt nghi vấn về ý nghĩa của chúng và nêu lên sự bất định sâu sắc trên sân khấu. Trong khi điều này có vẻ chắc chắn, sự vô lí lại được xây dựng theo lối hài hước. Điều này được thể hiện trong cách tiếp cận độc đáo của Beckett để viết nên vở "Chờ đợi Godot", thể loại mà ông gọi là "Bi kịch mang tính chất trào lộng". Nghịch lí thay, các nhân vật bị dính vào một câu hỏi hóc búa muôn thuở: chờ đợi trong vô vọng một người lạ mặt để cho họ một mục đích, nhưng mục đích duy nhất của họ lại đến từ việc chờ đợi. Khi chờ đợi, họ chìm ngập trong buồn bực, nỗi sợ tâm linh và còn nghĩ đến tự sát. Nực cười thay, có một sự hài hước xảy ra đối với họ, thể hiện qua ngôn ngữ và hành động. Sự tương tác giữa họ là những cách chơi chữ kì dị, lặp từ và lộng ngữ, cũng như hài hình thể, hát, nhảy, và liên tục đổi mũ cho nhau. Thật khó để biết rằng khán giả sắp cười hay khóc - hay Beckett có thấy điều gì khác biệt giữa hai việc đó. Sinh ra tại Dublin, Beckett học tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ý trước khi đến Paris, nơi ông dành phần lớn cuộc đời để viết kịch, thơ và văn xuôi. Dù có một tình yêu trường tồn với ngôn ngữ, ông vẫn tạo ra nhiều khoảng lặng bằng những gián đoạn chặt chẽ, khoảng dừng và tĩnh lặng trong các tác phẩm của mình. Đây chính là mấu chốt trong dấu ấn của ông với nhịp độ ngắt quãng và khiếu hài hước kì lạ, đã trở nên phổ biến trong thể loại Kịch phi lý. Ông cũng xây dựng một nhân vật bí ẩn, và từ chối xác nhận hay phủ nhận bất cứ một suy đoán nào về ý nghĩa tác phẩm của mình. Điều này khiến khán giả tò mò, làm tăng sự thích thú của họ với thế giới siêu thực và các nhân vật bí ẩn của ông. Sự thiếu rõ ràng trong ý nghĩa khiến cho Godot liên tục mở ra những cuộc tranh luận. Các nhà phê bình đưa ra vô số cách giải thích về vở kịch, dẫn đến một vòng lặp của sự mơ hồ và suy đoán phản ánh nội dung của vở kịch. Nó được xem như là biểu tượng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Công xã Paris, và Ireland, phần thuộc Anh. Vai trò của hai nhân vật chính cũng làm nổ ra nhiều tranh luận sôi nổi. Họ có thể là những người sống sót sau Khải huyền, một cặp đôi lâu năm, hai kẻ thất bại, hay thậm chí là hiện thân của cái tôi và bản năng của Freud. Beckett đã nói rằng điều duy nhất ông có thể chắc chắn là Vladimir và Estragon "đội mũ quả dưa". Như những lời nhận xét phê bình cùng những tình tiết điên rồ, ngôn ngữ của họ thường vòng vo như thể vừa tranh luận vừa đùa giỡn, quên luôn dòng suy nghĩ, và nhớ lại ngay khi dừng nghĩ về nó. Vladimir: Có lẽ chúng ta nên bắt đầu lại. Estragon: Như vậy lại hay Vladimir: Sẽ rất khó đấy! Estragon: Chúng ta có thể bắt đầu từ bất cứ điều gì. Vladimir: Đúng, nhưng anh phải quyết định. Beckett nhắc chúng ta rằng như cuộc sống thường nhật, thế giới sân khấu không phải lúc nào cũng hợp lí. Nó có thể vừa là thực tại lẫn ảo mộng, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm. Và dù một bài tự sự ngắn vẫn rất lôi cuốn, thì một vở kịch hay vẫn khiến chúng ta suy nghĩ - và chờ đợi. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng một kẻ đánh bom tự sát 19 tuổi lại dạy cho tôi một bài học đáng giá. Nhưng quả thật là vậy. Cậu ta đã dạy tôi đừng bao giờ tự coi như mình biết điều gì đó về những người mà mình không biết. Vào một buổi sáng thứ 5, tháng 7 năm 2005, kẻ đánh bom và tôi, một cách vô tình, bước lên cùng một toa xe cùng lúc, đứng cách nhau khoảng vài bước chân. Tôi không thấy cậu ta. Thật ra, tôi không nhìn bất kì ai. Bạn biết là không nên nhìn ai trên xe điện ngầm, nhưng tôi đoán cậu ta đã nhìn tôi. Tôi đoán cậu ta đã nhìn tất cả chúng tôi, khi bàn tay anh ta rà quanh nút kích nổ. Tôi vẫn thường hay tự hỏi: lúc đó anh ta nghĩ gì? Đặc biệt trong những thời khắc quyết định ấy. Tôi biết đó không phải do tư thù. Anh ta không đưa ra mục tiêu là giết hay làm bị thương tôi, Gill Hicks. Ý tôi là - anh ta không hề biết tôi. Không hề. Thay vào đó, anh ta đã gán cho tôi một cái mác đầy bất công mà tôi không mong muốn. Tôi đã trở thành kẻ thù của anh ta. Đối với anh ta, tôi là "kẻ khác," là "bọn chúng", đối nghịch với "chúng tôi" Cái mác "kẻ thù" đã cho phép anh ta phi nhân hóa chúng tôi. Nó cho phép anh ta nhấn nút kích nổ. Và anh ta đã không hề lựa chọn ai cả. 26 người đã thiệt mạng chỉ trong toa tàu của tôi hôm đó, và suýt chút nữa tôi là số 27. Trong giây phút nghẹt thở ấy, chúng tôi như bị ném vào một bóng tối quá rộng lớn tới nỗi như sờ nắm được; cảm giác giống như chân ngập trong nhựa đường vậy. Chúng tôi không hề biết chúng tôi là kẻ thù Chúng tôi chỉ là 1 nhóm người đi tàu, mà trong vài phút trước đây, tuân thủ theo đúng những quy cách đi tàu: không nhìn thẳng mắt người khác, không nói chuyện và không giao tiếp với bất cứ ai. Tuy nhiên trong khoảnh khắc tối tăm ấy, chúng tôi đã kết nối lại với nhau. Chúng tôi đã giúp đỡ nhau. Chúng tôi gọi tên nhau, giống như việc điểm danh vậy, chờ đợi người kia trả lời. "Tôi là Gill. Tôi ở đây. Tôi còn sống. OK." "Tôi là Gill. Tôi đây này. Còn sống. OK." Tôi không quen Alison. Nhưng tôi chờ cô ấy lên tiếng từng phút một. Tôi không biết Richard. Nhưng việc anh ấy còn sống hay không rất quan trọng với tôi. Tất cả những gì tôi chia sẻ với họ là tên của tôi. Họ không hề biết rằng tôi là giám đốc tại Ủy ban Thiết kế. Và đây là chiếc vali thân thuộc của tôi, cũng được cứu ra khỏi toa tàu sáng hôm ấy. Họ không hề biết tôi xuất bản các bài báo về kiến trúc và thiết kế, và tôi là thành viên kì cựu thuộc Royal Society of Arts, rằng tôi đã mặc đồ màu đen -- bây giờ vẫn vậy -- rằng tôi lúc trước hút thuốc xì gà. Tôi giờ không còn hút xì gà nữa. Tôi thích rượu gin và mê xem các bài nói của TED, và dĩ nhiên, tôi chưa từng mơ sẽ đứng đây, trụ trên đôi chân giả, và nói chuyện với các bạn. Tôi là một phụ nữ trẻ người Úc làm được những chuyện kì diệu ở Luân Đôn. Và tôi đã không sẵn sàng để ra đi ngày hôm ấy. Tôi khát khao sống tới nỗi dùng khăn choàng làm garô quấn quanh chân của mình, và tôi đã bỏ ngoài tai mọi thứ, chỉ tập trung và lắng nghe bản thân mình, để được bản năng dẫn dắt. Tôi giảm nhịp thở của mình lại. Nâng đùi cao lên. Tôi cố giữ lưng mình thẳng và cố không nhắm mắt lại. Tôi đã giữ như vậy trong suốt gần 1 tiếng, 1 tiếng để ngẫm lại cả cuộc đời của mình cho tới thời điểm đó. Có lẽ tôi nên cố gằng làm nhiều hơn nữa. Có lẽ tôi đã có thể trải nghiệm nhiều hơn, đi đây đi đó nhiều hơn. Có lẽ tôi nên chạy bộ, học nhảy và học yoga. Nhưng ưu tiên hàng đầu của tôi lúc nào cũng là công việc. Tôi sống để làm việc. Địa vị trên tấm danh thiếp cá nhân luôn quan trọng với tôi. Nhưng nó không có ý nghĩa gì lắm trong khoang tàu ngày hôm ấy. Ngay khi tôi cảm nhận cái chạm đầu tiên từ một thành viên đội cứu hộ, Tôi đã không thể nói được, không thể nói dù chỉ là tên tôi, "Gill". Tôi phó thác số phận mình cho họ. Tôi đã cố làm những gì có thể, và bây giờ thì tôi đã được cứu. Tôi hiểu rằng lòng nhân ái là thế nào, khi tôi thấy thẻ bệnh nhân của tôi khi tôi được đưa vào bệnh viện. Và trên thẻ ghi là: "Phụ nữ chưa xác định danh tính". Phụ nữ chưa xác định danh tính. Bốn từ đó là món quà cứu rỗi tôi. Điều họ cho tôi biết đó là mạng sống tôi đã được cứu, bởi vì tôi là một con người. Không khác biệt nào có thể làm thay đổi nỗ lực phi thường của đội cứu hộ để cứu mạng tôi, để cứu mạng cho rất nhiều người vô danh, và đặt mạng sống của chính họ vào vòng nguy hiểm. Với họ, không quan trọng là tôi giàu hay nghèo, màu da của tôi là gì, tôi là nam hay nữ, khuynh hướng giới tính của tôi là gì, tôi bầu cử cho ai, tôi có học hay không, hoặc tôi có niềm tin tôn giáo hay không. Không có điều gì quan trọng hơn mạng sống quý giá của một con người. Tôi nhìn nhận mình là một nhân chứng sống. Tôi là bằng chứng rằng tình yêu và sự tôn trọng vô điều kiện không chỉ có thể cứu mà còn có thể thay đổi cuộc sống con người Đây là tấm ảnh rất đẹp của 1 người trong đội cứu hộ, Andy, và tôi chụp chung vào năm ngoái. 10 năm sau sự kiện ấy, tại đây, chúng tôi nắm tay nhau. Xuyên suốt những phút giây hỗn độn đó, tay tôi luôn được nắm chặt. Mặt tôi được vỗ về. Tôi đã cảm thấy gì? Tôi cảm thấy được yêu. Điều che chở cho tôi khỏi sự thù ghét và mong muốn trả thù, điều cho tôi can đảm để nói rằng: điều còn lại với tôi là tình yêu. Tôi đã được yêu thương. Tôi tin tưởng rằng tiềm năng cho những thay đổi tích cực là hoàn toàn rất lớn vì tôi biết chúng ta có thể làm điều đó. Tôi biết được sự vĩ đại của lòng nhân ái. Vì vậy nó đã để lại trong tôi vài suy nghĩ và đưa cho chúng ta những câu hỏi lớn: Có phải thứ đoàn kết chúng ta vĩ đại hơn nhiều thứ làm chúng ta chia rẽ? Có cần thiết phải có một sự cố thảm khốc để chúng ta thấy gần gũi như cùng một dòng máu, như những con người với nhau? Và khi nào chúng ta mới phát huy được sự tinh thông của thời đại này để vượt lên sự chịu đựng đơn thuần và đi đến sự chấp nhận cho tất cả những ai chỉ được gắn mác cho tới khi chúng ta quen biết họ? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Ngành ngư học, nơi nghiên cứu về các loài cá. Nó trông như một từ dài và nhàm chán, nhưng nó thực sự khá thú vị, bởi vì ngư học là từ chứa "ology" duy nhất với "YOLO" đi cùng . ( Tiếng cười) Bây giờ, những khán giả là các bạn trẻ chắc các bạn đã biết, YOLO là viết tắt của cụm từ "bạn chỉ sống một lần " và vì tôi chỉ có một cuộc sống, tôi dùng nó để thực hiện điều tôi luôn mơ ước được làm : tìm ra các kỳ quan bí ẩn của thế giới và khám phá các loài vật mới. Và đó là những gì tôi làm. Trong vài năm gần đây, chúng tôi tập trung vào các hang động để tìm ra các loài mới. Và nó cho thấy, có rất nhiều loài cá mù sống trong hang ở đó. Bạn chỉ cần biết nơi để tìm, và có thể là phải ốm một chút. ( Tiếng cười ) Bây giờ, cá mù cho tôi biết rất nhiều về sinh học và địa chất. Nó chỉ cho tôi biết tại sao nơi sinh sống của chúng thay đổi và phải di chuyển để bị mắc kẹt trong các hang nhỏ thế này, và nó nói lên sự tiến hóa về thị giác, tại sao chúng trở nên mù. Ở hiện tại, mắt cá về cơ bản là giống với mắt chúng ta. Như tất cả các loài có xương sống, dần dần loài cá bắt đầu thích nghi với sự tối tăm, lạnh giá của môi trường hang động, qua rất nhiều thế hệ, chúng mất đi đôi mắt và thị giác và cuối cùng trở thành một loài cá không có mắt giống thế này. Bây giờ, mỗi loài cá mù đã phát triển theo những hướng hơi khác nhau, mỗi loài có một môi trường sống khác biệt và câu chuyện sinh học cho chúng ta, và đó là lý do vì sao nó rất thú vị khi tìm thấy một loài mới. Và đây là một loài mới mà chúng tôi muốn giới thiệu, từ miền Nam Ấn Độ. Chúng tôi đặt tên nó là Amblyopsis hoosieri, cá mù Ấn Độ . ( Tiếng cười ) Chúng có họ hang gần nhất với cá mù ở Thổ Nhỹ Kỳ, trong hệ thống hang động Mammoth. Và chúng bắt đầu tách ra khi sông Ohio phân cách chúng vài triệu năm về trước. Và thời gian đó, chúng đã biểu lộ những khác biệt tinh tế trong cấu trúc di truyền đằng sau sự mù lòa. Đó là gen được gọi là rhodopsin, được coi cực kỳ quan trọng cho thị giác. Chúng ta có nó, và các loài khác cũng có, ngoại trừ một loài đã mất toàn bộ chức năng của gen đó, và số còn lại duy trì chúng. Điều đó đã thiết lập các thí nghiệm tự nhiên tuyệt vời mà chúng ta có thể xem xét các gen chi phối thị giác chúng ta, và gốc rễ của việc tạo sao chúng ta có thể nhìn. Nhưng các gen của những con cá mù cũng có thể cho biết về khoảng thời gian của địa chất sâu, có lẽ không hơn quá nhiều so với loài này . Và đây là loài mới chúng tôi tìm ra từ Madagascar chúng tôi gọi nó là Typhleotris mararybe. Có nghĩa là " căn bệnh nặng" ở Malagasy, để thấy tôi đã rất khó khăn để thu thập loài này. Bây giờ, tin vào nó hoặc không, bơi xung quanh các hố sâu đầy những điều chết chóc, và các hang động đầy phân dơi không phải là điều sáng suốt bạn nên làm trong cuộc đời bạn, nhưng YOLO. ( Tiếng cười ) Tôi yêu loài cá này mặc dù sự thật là chúng đã cố để giết chúng tôi, và đó là vì loài này ở Madagascar, họ hàng gần nhất của chúng cách 6000 km, đó là loài cá mù ở Úc. Hiện tại không có cách nào để một con cá mù nước ngọt dài 3 inch có thể bơi qua Ấn Độ Dương, nên những gì chúng ta thấy khi so sánh DNA của các loài trên chỉ ra rằng chúng đã tách ra hơn 100 triệu năm, hoặc khoảng thời gian mà các Nam lục địa được kéo lại với nhau. Thực tế các loài không hoàn toàn tự di chuyển. Các lục địa đã mang theo chúng. Thông qua DNA, chúng cho ta mô hình chính xác này và cách tính để xác định khoảng thời gian của các sự kiện địa chất cổ đại. Và đây là một loài cực mới Tôi thậm chí không được phép cho bạn biết tên của nó, nhưng tôi cho bạn biết rằng nó là một loài mới từ Mexico, và nó có lẽ đã tuyệt chủng. Có lẽ chúng tuyệt chủng vì hệ thống hang động mà chúng sống được biết đã bị phá hủy khi một con đập được xây gần đó. Thật không may cho cá mù, vùng nước ngầm chúng sinh sống cũng là nguồn nước chính của chúng ta. Chúng tôi thực sự không biết chúng có họ hang gần nhất với loài nào. Chúng không giống với loài nào ở Mexico, nên có thể là loài nào đó ở Cuba, hay Florida, hay Ấn Độ. Nhưng dù nó là gì, nó có thể cho chúng tôi biết cái gì đó mới về địa chất của vùng Caribbean, với sinh học làm thế nào để chẩn đoán tốt hơn một số loại mù lòa. Nhưng tôi cũng hi vọng tìm ra loài này trước khi chúng tuyệt chủng. Và tôi sẽ dùng cuộc sống của tôi như là một nhà ngư học cố gắng để tìm ra và cứu những chú cá mù nhút nhát mà có thể cho ta biết rất nhiều về địa chất của hành tinh và trong sinh học sao ta có thể nhìn. Cảm ơn. ( Vỗ tay ) Bạn hãy thử tưởng tượng mình là một người lính đang trong trận chiến. Bạn có thể là một đấu sĩ La Mã, một xạ thủ thời trung cổ hay một chiến binh Zulu. Dù là ở thời nào, ở đâu, có những thứ không hề thay đổi. Khi nồng độ adrenaline của bạn tăng lên, những phản xạ học được sẽ dẫn đến hành động của bạn, chúng nói rằng bạn phải bảo vệ bản thân và đồng đội và đánh bại kẻ thù. Còn bây giờ, bạn hãy hình dung mình đang đóng vai một người do thám xem nào. Một nhà do thám không có nhiệm vụ tấn công hay phòng thủ. Họ cần phải thông đạt sự việc. Họ sẽ là người ra ngoài, vẽ lại địa hình, định vị những chặng đường hiểm trở. Còn nữa, một nhà do thám sẽ nắm được có một cây cầu bắc qua sông ở một địa thế thuận lợi. Nhưng trên hết, họ muốn biết chắc ở đó có gì, càng chính xác càng tốt. Trong một đội quân thật, cả người lính và người do thám đều quan trọng. Bạn có thể hiểu là mỗi vai có một lối tư duy khác nhau: đó là hình ảnh ẩn dụ cho cách ta xử lý thông tin và ý tưởng trong đời sống hằng ngày. Cái tôi muốn nói hôm nay chính là: khả năng đánh giá đúng, dự đoán chính xác, quyết định hợp lý, hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn tư duy. Để minh họa cho những hoạt động tư duy, tôi sẽ đưa các bạn quay về nước Pháp thế kỉ 19, là nơi mà mảnh giấy tưởng chừng vô hại này lại gây ra một trong những vụ bê bối chính trị lớn nhất lịch sử. Năm 1894, chính các sĩ quan Pháp đã đưa chuyện này ra ánh sáng. Ban đầu, tờ giấy bị xé và ném vào sọt rác, nhưng khi họ ghép chúng lại với nhau, họ đã phát hiện có ai đó trong doanh ngũ đang bán bí mật quân sự cho Đức. Cho nên họ tiến hành một cuộc điều tra lớn, và nghi ngờ của họ nhanh chóng tập trung vào người này, Alfred Dreyfus. Ông có lí lịch trong sạch, chưa từng có hành vi sai phạm, không hề có động cơ nào tìm thấy. Nhưng Dreyfus là người Do Thái duy nhất được giữ chức sĩ quan, và không may lúc đó, quân đội Pháp vô cùng kì thì bộ tộc Semitic. Họ so nét chữ của Dreyfus với nét chữ trên mẩu giấy đó và kết luận chúng trùng khớp với nhau, dù tới những chuyên gia phân tích nét chữ cũng không dám chắc chúng tương đồng, mà cũng không hề gì. Vì sau đó họ đã lục soát căn hộ của Dreyfus, để truy tìm dấu vết tình báo. Họ lục tung đống tài liệu của ông và không tìm được gì. Điều này càng khiến họ tin rằng Dreyfus không chỉ có tội, mà còn ranh ma nữa, vì rõ ràng ông đã giấu hết chứng cứ trước khi họ đến nhà lục soát. Tiếp theo, họ đi điều tra lai lịch của ông xem liệu có bất cứ chi tiết buộc tội nào không. Họ nói chuyện với giáo viên của ông, và biết được hồi còn đi học, ông đã học nhiều ngoại ngữ, càng làm rõ ông có tham vọng cấu kết với chính phủ nước ngoài thời gian sau này. Giáo viên của ông cũng nói rằng Dreyfus mệnh danh là người có trí nhớ tốt,, điều này cũng rất đáng nghi, đúng không? Bạn biết đó, vì một điệp viên phải ghi nhớ rất nhiều thứ. Cho nên vụ việc được đưa ra tòa và Dreyfus bị kết tội. Sau đó, họ đưa ông ra quảng trường công và tiến hành tước bỏ huy hiệu trên đồng phục ông rồi bẻ đôi thanh gươm của ông. Đây được gọi là Buổi giáng chức Dreyfus. Và ông phải chịu án tù chung thân tại một nơi đặt tên rất khéo: Đảo Quỷ, là một vùng khô cằn sỏi đá ở ngoài khơi bờ biển Nam Mĩ. Thế là ông bị đẩy ra đó, và trong suốt những ngày đơn độc, ông đã viết thư cho chính phủ Pháp, hết lá này đến lá khác, cầu xin họ điều tra lại vụ việc để thấy được ông vô tội. Nhưng nước Pháp hầu như đã coi đó là kết quả cuối cùng rồi. Tôi thấy có một chỗ rất hay ho trong Vụ án Dreyfus chính là tại sao các sĩ quan ấy lại cực kì quả quyết rằng Dreyfus có tội. Ý tôi là, có khi bạn cho rằng họ dựng chuyện để gài ông ấy, là họ cố tình đẩy ông vào tù. Nhưng các nhà sử học không hề nghĩ đến điều này. Chúng ta chỉ có thể nói, các sĩ quan đã một mực tin rằng Dreyfus có tội là chính xác. Đó chính là thứ khiến ta tự hỏi: Chuyện này phản ánh gì về tư duy con người khi ta xem những chứng cứ vụn vặt là đủ thuyết phục để luận tội một người? Đây là ví dụ cho cái mà khoa học gọi là "Lý giải có động cơ'. Đây là hiện tượng mà những động cơ hình thành vô thức, chính là những khát khao và nỗi sợ của chúng ta, quy định cách ta lý giải thông tin. Một số thông tin, ý tưởng, nghe ra thì như chúng cùng phe với ta. Ta muốn chúng thắng. Ta muốn bênh vực chúng. Còn những thông tin, ý tưởng khác đều là kẻ thù, và chúng ta muốn bắn hạ chúng. Nên đây là lí do tôi gọi lý giải có động cơ là "tư duy người lính." Chắc hầu hết các bạn chưa từng lấn lướt một sĩ quan Pháp gốc Do Thái nào vì tội phản quốc, tôi nghĩ thế, nhưng khi xem thể thao hay chính trị, chắc bạn thấy được mỗi khi trọng tài tuyên bố rằng đội mà bạn thích phạm lỗi, đó là ví dụ, vậy là bạn hào hứng tìm cho ra lý do tại sao anh ta sai. Nhưng khi anh ta tuyên bố đội đối thủ phạm lỗi: thiệt hết sẩy! Đó là ví dụ hay mà tôi nhớ ra thôi, đừng mổ xẻ nó kĩ quá. Hay như vầy, chắc bạn từng đọc một bài báo hay bài nghiên cứu bàn về chính sách gây tranh cãi nào đó, Án tử hình chẳng hạn. Thì, khi các nhà nghiên cứu chứng minh, giả sử bạn ủng hộ án tử hình nhé, hoặc họ đưa ra được bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả, bạn sẽ hồ hởi tìm bằng được mọi lí do khiến bài nghiên cứu được trình bày tệ tới vậy. Nhưng nếu nó chứng tỏ án tử hình hiệu quả, đó sẽ là bài nghiên cứu hay. Và ngược lại: nếu các bạn không ủng hộ án tử hình, cũng giống vậy. Đánh giá của chúng ta bị chi phối rất nhiều trong vô thức, tùy vào phe mà chúng ta chọn.. Và bè phái có ở khắp nơi. Nó quy định cách chúng ta nghĩ về sức khỏe, các mối quan hệ, cách chúng ta muốn bầu cử, cũng như quan điểm của ta về công bằng hay đạo đức. Điều tôi sợ nhất về lý giải có động cơ còn gọi là tư duy người lính, là độ vô thức kinh khủng của nó. Chúng ta vẫn có thể tin là mình khách quan và công bằng rồi cuối cùng hủy hoại cuộc đời của một người vô tội. Tuy nhiên, may cho Dreyfus, chuyện vẫn chưa kết thúc. Đây là thượng tá Picquart. Ông là một sĩ quan cấp cao khác của quân đội Pháp, giống hầu hết mọi người, ông cho rằng Dreyfus có tội. Cũng giống nhiều người trong quân đội, ông cũng có lúc chống lại tộc Semitic. Nhưng tại một thời điểm nào đó, Picquart bắt đầu nghi ngờ: "Lỡ chúng ta hiểu lầm Dreyfus thì sao?" Chuyện là, ông đã phát hiện bằng chứng chứng tỏ công việc tình báo cho Đức vẫn diễn ra, ngay cả khi Dreyfus đã vào nhà giam. Và ông cũng phát hiện rằng một sĩ quan khác trong quân đội có nét chữ hoàn toàn khớp với bản ghi chép, mà còn khớp hơn bản viết tay của Dreyfus. Anh đã đem những phát hiện này đưa cho cấp trên, nhưng thất vọng thay cho ông, họ cũng không thèm quan tâm hay nghiêm túc lí giải những gì ông phát hiện, họ kiểu như, "Ờ, Picquart à, những thứ này chỉ cho thấy còn một gián điệp nữa hắn biết nhái theo nét chữ của Dreyfus, hắn đã tiếp quản hoạt động gián điệp sau khi Dreyfus đi khỏi. Nhưng Dreyfus vẫn có tội." Cuối cùng, Picquart cũng giải oan thành công cho Dreyfus. Nhưng ông đã mất đến 10 năm, và trong mười năm đó, bản thân ông cũng vào tù mấy năm vì tội bất trung với quân đội. Nhiều người thấy Picquart không phải anh hùng thật sự trong vụ này vì ông cũng từng kì thị người Semitic và tệ thật, tôi đồng ý. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, sự thật Picquart từng kì thị tộc Semitic lại khiến cho điều ông làm đáng ngưỡng mộ hơn, vì ông từng có cùng những định kiến, và cùng lí do để có định kiến với các sĩ quan đồng nghiệp của mình, nhưng nỗ lực tìm ra sự thật và giữ vững nó của ông đã vượt lên tất cả. Nên đối với tôi, Picquart là một ví dụ điển hình cho người sở hữu "tư duy do thám." Động lực không phải là bênh vực ý này, chống lại ý kia, mà để biết thực hư thế nào trong vụ này càng trung thực và chính xác càng tốt, ngay cả khi sự thật chẳng đẹp đẽ hay dễ chịu gì. Đây chính là cách tư duy mà tôi đặc biệt đam mê. Và trong vài năm qua, tôi đã nghiên cứu để tìm cho ra điều gì làm nên tư duy do thám. Tại sao có người, ít ra là đôi khi, lại có thể gạt bỏ định kiến, sự thiên vị và động lực của mình chỉ để tìm ra được sự thật và chứng cứ càng khách quan càng tốt? Câu trả lời chính là cảm xúc. Cho nên, nếu tư duy người lính gắn liền với cảm xúc thể hiện qua việc phòng thủ hay lòng trung thành, thì tư duy do thám cũng vậy. Có điều nó gắn với những cảm xúc khác. Ví dụ, người do thám rất tò mò. Họ thường hay nói là họ thấy vui khi họ học được điều gì mới hay muốn tìm lời giải cho một câu đố. Óc tò mò của họ thường bị kích thích khi bắt gặp chuyện gì đó đi ngược lại mong muốn của họ. Người do thám cũng có những phẩm chất khác nhau. Họ có xu hướng nói rằng, với họ, tự xét lại niềm tin là một việc làm đúng đắn, và họ ít khi nhận xét một người hay thay đổi suy nghĩ trông thật yếu đuối. Quan trọng hơn cả, nền tảng của người do thám, cái khẳng định giá trị cá nhân của họ không gắn với việc mức độ đúng-sai của họ khi bàn về một vấn đề. Cho nên họ có thể tin rằng án tử hình hiệu quả. Nhưng nếu nhiều nghiên cứu chỉ ra nó không hiệu quả, họ có thể nói, "Ủa, hình như tôi nhầm rồi. Nhưng không có nghĩa là tôi xấu xa hay ngu ngốc." Hàng loạt những đặc trưng này do các nhà nghiên cứu tìm ra và tôi cũng thấy được chúng có thể giúp phán đoán đúng. Điều chủ yếu tôi muốn nhắn nhủ với các bạn qua những đặc trưng này chính là: điều quan trọng không phải là bạn thông minh cỡ nào hay biết nhiều bao nhiêu. Thật ra, chúng không hề liên quan đến chỉ số IQ. Chúng nói về cách bạn cảm nhận. Có một câu nói mà tôi luôn tâm đắc, của Saint-Exupéry. Ông là tác giả cuốn "Hoàng tử bé." Ông nói, "Nếu bạn muốn đóng một con tàu, đừng thúc giục thuyền viên của mình đi khai thác gỗ, ra lệnh và chỉ định nhiệm vụ cho họ. Thay vào đó, hãy dạy họ cách khao khát về vùng đại dương mênh mông vô tận." Nói cách khác, tôi tin rằng, nếu ta thật sự muốn cải thiện đánh giá của mình khi là cá thể và khi ở trong một tập thể, cái ta cần nhất là không chỉ là những bài học logic thuần lý thuyết, hay lời nói hoa mĩ, môn xác xuất hay kinh tế học, dù những thứ đó cũng tương đối giá trị. Nhưng thứ chúng ta cần nhất để áp dụng tốt những qui tắc này là một bộ óc tư duy do thám. Chúng ta cần thay đổi cách cảm nhận. Chúng ta cần học cách cảm thấy tự hào thay vì xấu hổ khi chúng ta thấy được mình có thể mắc sai lầm. Chúng ta cần học cách cảm thấy tò mò thay vì cảnh giác khi chúng ta bắt gặp một số thông tin đi ngược lại niềm tin của mình. Cho nên câu hỏi tôi muốn nhắc các bạn là: Các bạn mong muốn điều gì nhất? Bạn khao khát bảo vệ niềm tin của riêng mình, hay muốn thấy thế giới càng rõ ràng càng tốt? Cảm ơn. (Vỗ tay) Ở nước Mỹ tự do, chúng tôi thực hiện một chuyến đi lắng nghe và học hỏi. Chúng tôi không chỉ gặp những công tố viên mà cả những nhà lập pháp, những tù nhân trong tiểu bang của chúng tôi và những tù nhân địa phương. Chúng tôi đã đến các trung tâm giam giữ nhập cư. Chúng tôi gặp rất nhiều người. Và thấy rằng sự chuộc lỗi và sự thay đổi có thể xảy ra ở trong nhà tù, trại giam và những trung tâm giam giữ nhập cư, mang đến hi vọng cho những người muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn sau thời gian ở tù. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta cũng cân nhắc đầu phía trước của đường ống dẫn vào nhà tù này. Sẽ như thế nào nếu chúng ta can thiệp vào với sự cải tạo như một giá trị cốt lõi -- với tình yêu và lòng trắc ẩn như những giá trị cốt lõi? Chúng ta sẽ có một xã hội an toàn hơn, lành mạnh hơn và đáng để nuôi dưỡng con trẻ. Tôi muốn giới thiệu đến mọi người James Cavitt. James đã ở tù 12 năm trong nhà tù liên bang San Quentin và được tha bổng trong 18 tháng. Bây giờ, James, giống như bạn và tôi, còn hơn cả những điều tồi tệ nhất mà anh ấy đã từng làm. Anh ấy là người cha, người chồng, người con, là nhà thơ. Anh ấy đã bị kết án; anh ấy đang trả nợ, và làm việc chăm chỉ để nâng cao những kĩ năng tạo ra sự chuyển đổi trở lại với một cuộc đời tươi đẹp hơn khi anh ấy quay trở lại cộng đồng. Giờ thì James, như hàng triệu người ngồi sau song sắt, là một minh chứng cho những điều đang xảy ra nếu chúng ta tin rằng những sai lầm không thể định nghĩa con người chúng ta. rằng chúng ta đều xứng đáng với sự cứu thế và nếu chúng ta ủng hộ những người bị ảnh hưởng bởi việc bắt giữ hàng loạt, chúng ta có thể chữa lành cho nhau Tôi muốn giới thiệu James với các bạn ngay bây giờ, và anh ấy sẽ chia sẻ hành trình chuộc lỗi của mình qua những lời kể. James Cavitt: Cảm ơn John. TED, chào mừng đến San Quentin Có rất nhiều tài năng phía sau những bức tường của nhà tù Những kĩ sư phần mềm tương lai, những doanh nhân, thợ thủ công, nhạc sĩ và nghệ sĩ. Bài hát này được truyền cảm hứng bởi tất cả những công việc mà những người đàn ông và phụ nữ trong kia đang thực hiện để tạo ra cuộc đời và tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân họ sau thời gian ở tù. Bài hát này có tựa đề, "Nơi tôi sống." Tôi sống ở 1 thế giới nơi hầu hết mọi người đều sợ đặt chân đến Bị bao bọc bởi những bức tường bê tông cao, những song thép, nơi dây thép gai đã cắt đi những hy vọng cho 1 ngày mai tươi đẹp hơn. Tôi sống trong một thế giới nơi giết những kẻ giết người để dạy mọi người rằng giết người là sai trái. Hãy tưởng tượng. Có tốt hơn không tưởng tượng một thế giới nơi người được chữa lành giúp chữa lành cho người bị thương và trở nên mạnh mẽ. Có lẽ sau đó tất cả chúng ta đều sẽ hát "Bài hát chuộc lỗi." Tôi sống ở thế giới được gọi là "địa ngục trần gian" bởi những người bị mắc kẹt bên trong Nhưng tôi vừa nhận thức rõ rằng nhà tù -- nó thực sự là cái bạn tạo ra. Bạn thấy đấy, mặc dù thực tế khắc nghiệt, tôi vẫn có một tia hy vọng. Tôi biết rằng sự tự do của tôi rồi sẽ đến, nó chỉ là vấn đề thời gian. Và vì thế tôi đã coi bước đầu tiên như thể nó là chặng đường cuối của tôi, và tôi nhận ra rằng bạn không cần phải tự do để trải nghiệm sự tự do. Và chỉ vì bạn tự do, không có nghĩa là bạn có sự tự do Nhiều người chúng ta, trong nhiều năm, đang phải chiến đấu với con quỷ bên trong. Chúng ta mỉm cười bước đi khi bên trong ta thực sự đang gào thét: tự do! Bạn có hiểu không? Chúng ta đều bị giam giữ; chỉ là ở những nơi khác nhau. Với tôi, tôi chọn được tự do từ những nhà tù chính tôi tạo ra. Bí quyết là: sự tha thứ. Hành động là bằng chứng của tôi. Nếu chúng ta muốn tự do, thì chúng ta phải nghĩ khác đi. Bởi vì sự tự do ... nó không phải là một nơi. Nó là một cách nghĩ. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Piano) John Legend: Những tên cướp biển già, vâng, họ cướp tôi. Bán tôi cho những chiếc tàu buôn. Vài phút sau khi họ đưa tôi từ chiếc hố không đáy. Bàn tay tôi được tạo ra mạnh mẽ bởi bàn tay của sự quyền năng. Chúng tôi gửi đến thế hệ này cảm giác chiến thắng. Bạn sẽ giúp tôi hát những bài hát củasự tự do chứ? Bởi vì tất cả những gì tôi từng có -- những bài ca chuộc lỗi. những bài ca chuộc lỗi. Giải phóng bản thân khỏi ách nô lệ tinh thần. Không ai khác ngoài bản thân ta có thể giải phóng tâm trí của mình. Không 1 chút sợ hãi năng lượng nguyên tử bởi không ai có thể ngưng đọng thời gian. Mất bao lâu để họ giết những nhà tiên tri của chúng ta trong khi chúng ta chỉ đứng ở ngoài và nhìn? Một số nói đó chỉ là 1 phần của cuộc sống, chúng ta phải lấp đầy quyển sách ấy. Bạn sẽ giúp tôi hát lên những bài hát của sự tự do chứ? Bởi vì tất cả những gì tôi có -- những bài ca chuộc lỗi. Những bài ca chuộc lỗi. (Piano) Giải phóng bản thân khỏi ách nô lệ tinh thần. Không ai khác ngoài bản thân ta có thể giải phóng tâm trí của mình. Không 1 chút sợ hãi năng lượng nguyên tử bởi không ai có thể ngưng đọng thời gian. Mất bao lâu để họ giết những nhà tiên tri trong chúng ta trong khi chúng ta chỉ đứng ở ngoài và nhìn? Một số người nói đó chỉ là một phần của cuộc sống, chúng ta phải lấp đầy quyển sách ấy. Bạn sẽ giúp tôi hát lên những bài hát của sự tự do chứ. Bởi tất cả những gì tôi có -- những bài ca chuộc lỗi. Những bài ca chuộc lỗi. Những bài ca của sự tự do. Bởi tất cả những gì tôi có -- những bài ca chuộc lỗi. Những bài ca chuộc lỗi. Những bài ca chuộc lỗi. (Piano) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi từng có một giấc mơ lặp đi lặp lại trong đó tôi bước vào một căn phòng cả biển người, và tôi cố gắng không nhìn vào mắt ai. Cho đến khi vài người chú ý tôi, và tôi hoảng hốt. Có một người bước đến tôi, và nói, " Chào, tên tôi là tàm tạm. Còn tên bạn là gì? Và tôi chỉ im lặng, không thể đáp lời. Sau vài giây im lặng kì lạ, anh ta nói “Anh quên tên rồi à?” Và tôi vẫn im lặng Và sau đó, tất cả mọi người trong phòng từ từ bắt đầu quay lại đồng thanh hỏi tôi: (Lồng tiếng, nhiều giọng nói) “Anh quên tên rồi à?” Khi tiếng đồng thanh lớn dần tôi muốn trả lời,nhưng rồi lại không. Tôi là một nghệ sĩ thị giác. Một số tác phẩm của tôi có tính hài hước, nhưng một số khác lại vừa bi vừa hài. Và có một thứ tôi rất là thích làm đó là tạo ra những thước phim hoạt hình mà trong đó tôi lồng tiếng cho tất cả các mẫu loại nhân vật Tôi từng làm một con gấu. (Video) Gấu (giọng Safwat Saleem): Xin chào. (Tiếng cười) Safwat Saleem: Tôi cũng là cá voi. (Video) cá voi (giọng SS): Xin chào (Tiếng cười) SS: Tôi là cái thiệp chúc mừng (Video) thiệp chúc mừng (giọng SS): Chào (Tiếng cười) SS: Và nhân vật tôi yêu thích nhất là con quái vật Frankenstein. (Video)quái vật Frankenstein (giọng SS): (tiếng càu nhàu) (Tiếng cười) SS: Tôi phải càu nhàu thật nhiều cho lần đó. Vài năm về trước, tôi đã tạo ra một video giáo dục nói về lịch sử của trò chơi điện tử Và lần đó, tôi lồng tiếng cho Space Invader. (Video) Space Invader (giọng SS): Xin chào SS: Giấc mơ trở thành hiện thực (Tiếng cười) Và khi video đó được đăng lên mạng, tôi chỉ ngồi trước máy tính, nhấn “refresh” liên tục, phấn khởi chờ phản hồi. Bình luận đầu tiên xuất hiện (Video) Comment: Tuyệt vời. SS: Thế chứ! Tôi nhấn "refresh." (Video) Comment: Một video xuất sắc. Tôi hóng video tiếp theo. SS: Đây chỉ mới là phần đầu của video thôi Tôi sẽ làm phần kế sau. Tôi lại nhấn ''refresh" (Video) Comment: Phần HAI đâu? Đâu rồi? Tôi cần nó NGAY BÂY GIỜ! (Tiếng cười) SS: Mọi người, trừ mẹ tôi ra, khen tôi nức nở, trên mạng! Tôi cảm thấy mình đã đến đích. Tôi tiếp tục nhấn “refresh” (Video) Comment: Giọng anh ta chói tai. Không xúc phạm SS: Ok, chấp nhận. Làm mới. (Video) Comment: Sao không làm lại video nói dễ nghe hơn được không? SS: Ok, ít nhất phản hồi có mang tính xây dựng. Nhấn “làm mới” (Video) Comment: Đừng để anh này lồng tiếng nữa Không hiểu được anh ta đâu SS: Làm mới (Video) Comment: Không theo dõi được vì giọng Ấn độ. SS: Được rồi, có hai điều. Thứ nhất, giọng tôi không phải Ấn Độ, mà là giọng Pakistan, được chứ? Và thứ hai, rõ ràng tôi có giọng Pakistan. (Tiếng cười) Những lời bình như thế cứ tiếp tục đến vì thế tôi thấy mình nên lơ chúng đi và bắt đầu làm phần hai. Tôi ghi âm giọng mình lại, . Nhưng mỗi lần ngồi xuống chỉnh sửa lại, tôi lại không thể. Mỗi lần như thế làm tôi nhớ lại hồi còn nhỏ, lúc mà tôi nói năng rất khó khăn. Tôi nói lắp một thời gian dài. Trong lớp tôi là đứa trẻ không hề phát biểu khi thắc mắc – hay biết câu trả lời Mỗi lần điện thoại reng, tôi chạy vào nhà tắm để không trả lời điện thoại. Nếu là gặp tôi, ba mẹ sẽ nói là tôi đi vắng. Tôi ở trong nhà tắm rất lâu. Và tôi từng ghét giới thiệu bản thân, nhất là trong hội nhóm. Tôi luôn luôn nói lắp, và thường sẽ có người hỏi, “Quên tên rồi à?” Và sau đó người ta cười. Trò đùa không hề cũ đi. (Tiếng cười) Cả tuổi thơ, tôi cảm giác nếu mình nói, rõ ràng có thứ gì đó sai sai với mình, rằng tôi không bình thường. Vì thế hầu như tôi đều im lặng, Các bạn thấy đó, cuối cùng có tiếng nói trong công việc với tôi là một bước ngoặt lớn. Mỗi lần ghi âm lại mình, tôi vụng về nói đi nói lại mỗi câu và sau đó quay lại và chọn cái mà nghe đỡ nhất. (Lồng tiếng) SS: Chỉnh sửa âm thanh giống như Photoshop giọng nói Tôi có thể làm chậm lại, tăng tốc lên, làm trầm hơn, vang hơn. Và nếu tôi nói lắp trong lúc nói, nếu tôi nói lắp trong lúc nói, tôi chỉ cần quay lại và sửa lại. Đó là ảo thuật. SS: Sử dụng giọng nói đã qua chỉnh sửa kĩ càng trong công việc là một cách để tôi cảm thấy bình thường với mình. Nhưng sau những lời bình trên video, tôi không còn cảm thấy bình thường nữa. Vì thế tôi ngưng sử dụng giọng nói trong công việc Kể từ đó, tôi đã nghĩ rất nhiều về khái niệm bình thường. Và cuối cùng tôi đã hiểu cái "bình thường" gắn nhiều với sự kì vọng Để tôi đưa các bạn ví dụ Tôi tình cờ đọc câu chuyện về nhà văn Hy Lạp cổ, Homer Homer đề cập rất ít sắc thái trong văn viết. Và cả kể cả khi ông ta có dường như lại làm chúng đi sai lệch Ví dụ, biển được tả như rượu đỏ Mặt người đôi lúc màu xanh và cừu màu tím Nhưng không chỉ có Homer, Nếu như các bạn nhìn vào văn học cổ Trung Quốc cổ, Aixơlen, Hy Lạp, Ấn Độ và kể cả bản gốc Hebrew Bible họ đều đề cập rất ít sắc thái. Và lý thuyết phổ biến nhất lý giải trường hợp này là các nền văn hóa bắt đầu nhận ra một màu sắc chỉ khi họ có khả năng tạo ra loại màu đó Vì vậy căn bản, nếu bạn có thể tạo một màu chỉ sau khi bạn có thể thấy nó. Như màu đỏ, đối với nhiều nền văn hóa thì khá dễ tạo ra họ bắt đầu thấy được màu đỏ từ rất sớm. Nhưng xanh dương thì lại khó tạo ra hơn 1 số văn hóa chưa học cách tạo màu này đến khi về sau này. Họ cũng chẳng thấy nó cho đến mãi sau này. Sau này, kể cả khi một loại màu xuất hiện xung quanh họ, họ đơn giản không có khả năng thấy được nó. Nó vô hình. Nó không thuộc về nhận thức thông thường của họ. Và câu chuyện đó đã giúp tôi đặt kinh nghiệm bản thân vào đúng ngữ cảnh. Nên khi lần đầu tôi đọc những bình luận trên video. phản ứng ban đầu của tôi là tự tiếp nhận nó Nhưng những người bình luận không biết rằng tôi nhận thức cao như thế nào về giọng của tôi. Họ hầu như nhận xét giọng tôi không bình thường với một người lồng tiếng Thế cái gì mới là bình thường? Những nhà phê bình sẽ tìm thấy nhiều lỗi trong bài bạn viết nếu họ nghĩ bạn da đen. Chúng ta biết những vị giáo sư ít giúp đỡ sinh viên nữ hay dân tộc thiểu số. Lý lịch với những cái tên nghe giống da trắng sẽ được gọi lại nhiều hơn lý lịch với tên da đen. Tại sao lại như vậy? Vì những kì vọng mà chúng ta nghĩ là bình thường Chúng ta nghĩ thật bình thường khi mà một học sinh da đen mắc lỗi chính tả. Thật bình thường khi một sinh viên nữ hay dân tộc thiểu số không thành đạt Và thật quá đỗi bình thường khi thuê một nhân viên da trắng tốt hơn da đen Các nghiên cứu chỉ ra loại phân biệt này trong hầu hết trường hợp, là sự thiên vị xuất phát từ mong muốn giúp người thân cận hơn là hại người mà mà bạn chẳng liên quan. Và không liên quan đến người bắt đầu từ sớm. Tôi sẽ đưa ra ví dụ Một thư viện theo dõi những nhân vật trong bộ sưu tập sách trẻ em mỗi năm tìm thấy trong 2014 chỉ có 11 phần trăm số sách có một nhân vật da màu Và mới năm trước, con số này chỉ có 8 phần trăm mặc dù một nửa trẻ em Mỹ ngày nay gia cảnh dân tộc thiểu số Một nửa đấy. Vậy nên có hai vấn đề lớn ở đây Đầu tiên, trẻ được bảo rằng chúng có thể là mọi thứ chúng có thể làm bất kì cái gì hầu hết nhũng câu chuyện trẻ da màu đọc là về những người không hề giống chúng Thứ hai là nhóm dân tộc đa số không nhận ra họ giống người thiểu số nhiều đến mức nào từ trải nghiệm hằng ngày, hi vọng giấc mơ, nỗi sợ và cả tình yêu thương lẫn nhau. Thú vị nhỉ! (Tiếng cười) Giống như màu xanh theo người Hy Lạp cổ thiểu số không thuộc cái bình thường vì ''bình thường'' đơn thuần được tạo nên từ cái chúng ta tiếp xúc và hiện hữu quanh ta Đây là khi mọi thứ trở nên khó khăn. Tôi có thể chấp nhận khái niệm bình thường trước đây : bình thường là tốt và những điều ngoài định nghĩa hẹp của bình thường thì tệ. Hoặc tôi có thể thách thức khái niệm trước đây của bình thường với công việc với giọng nói với giọng điệu của tôi và với việc đứng trên sân khấu này dù tôi sợ chết đi được muốn ở nhà tắm cho rồi. (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Video) Cừu (Giọng SS): Tôi đang dần tập nói lại trong công việc của tôi Cảm giác thật tuyệt vời. Không có nghĩa là tôi sẽ không suy sụp nếu lần tới cả tá người chê bai tôi nói (Tiếng lầm bầm) nghều ngào (Tiếng cười) Nghĩa là bây giờ tôi có cái nhìn sâu hơn về rủi ro và từ bỏ không phải là một lựa chọn Người Hy Lạp Cổ không tự nhiên thức dậy và thấy được rằng bầu trời màu xanh. Mất hàng thế kỉ để con người nhận ra những gì họ bỏ qua từ rất lâu. Vì thế ta phải không ngừng suy xét khái niệm " bình thường " vì làm vậy sẽ giúp xã hội thấy được bầu trời chân lý. (Video) Các nhân vật: Cảm ơn ( 5 lần) Quái vật Frankenstein: (Tiếng gầm gừ) (Tiếng cười) Thử tưởng tượng bạn là một thành viên của một nhóm phi hành gia du hành đến sao Hỏa hoặc một vài hành tinh xa hơn nữa. Hành trình có thể kéo dài cả năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Không gian trên tàu và các nguồn lực có giới hạn. Vậy nên bạn và phi hành đoàn phải tìm cách tạo ra lương thực bằng nguồn lực ít ỏi. Giả sử bạn có thể mang theo vài túi hạt giống và chỉ gieo chúng trong vài giờ? Nếu những cây ấy cho ra nhiều hạ giống hơn, cung cấp đủ lương thực cho cả phi hành đoàn với một vài túi hạt giống này trong suốt quá trình du hành? Các nhà khoa học của NASA hiện tại đã tìm ra một cách để làm được điều này. Họ đã làm những việc quả thật khá thú vi. Nó có liên quan tới các vi sinh vật, là nhưng sinh vật đơn bào. Và họ sử dụng khí hidro từ nước. các loại vi khuẩn họ sử dụng được gọi là hydrogenotrophs, và với loại vi khuẩn này, họ có thể tạo ra một chu kỳ cacbon có thể duy trì sự sống trên tàu du hành vũ trụ. Những phi hành gia có thể thở ra khí CO2, sau đó vi khuẩn sẽ sử dụng loại khí này và tạo ra hoa màu giàu dưỡng chất và hàm lượng cacbon. Các nhà phi hành gia có thể ăn những loại hạt giàu carbon này và thở ra carbon dưới dạng CO2, vi khuẩn này thu nạp CO2 để tạo ra loại hạt dinh dưỡng, rồi lại được thải ra dưới dạng CO2 bởi các nhà phi hành gia. Theo cách này, một vòng tròn CO2 khép kín được tạo ra. Tại sao điều này lại quan trọng? Chúng ta cần carbon để sinh tồn, ta thu nạp chúng từ thực phẩm. Trong chuyến du hành dài ngày, bạn không thể thu nạp được carbon trên đường đi, vì vậy bạn phải tìm cách tái tạo chúng trên tàu du hành. Đây là giải pháp thông minh phải không? Nhưng vấn đề là, nghiên cứu đó không đi đến đâu cả. Chúng ta chưa đến Sao Hỏa. Chúng ta chưa đến một hành tinh nào khác. Điều này đã từng được thực hiện vào những năm 60 và 70. Vậy nên một đồng nghiệp của tôi, Tiến sĩ John Reed, và tôi, thấy hứng thú với việc tái tạo cacbon trên Trái Đất. Chúng tôi muốn tìm ra những giải pháp kĩ thuật để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu Và chúng tôi đi đến nghiên cứu này bằng cách đọc các bài báo được phát hành vào những năm 60 -- 1967 và sau đó -- những bài nghiên cứu về đề tài này. Và chúng tôi nghĩ đây là ý tưởng rất hay. Chúng tôi nghĩ, Trái đất thực ra giống như tàu vũ trụ. Nó có không gian và tài nguyên hữu hạn, và trên Trái đất, ta rất cần phải tìm ra cách để tái tạo carcon hiệu quả hơn. Vậy nên chúng tôi có ý tưởng liệu có thể sử dụng những ý tưởng của NASA và áp dụng chúng cho vấn đề carbon trên Trái Đất? Liệu chúng ta có thể tạo ra những vi khuẩn NASA này để tạo ra những sản phẩm giá trị ngay trên Trái đất không? Chúng tôi thành lập công ty vì ý tưởng này Và trong công ty, chúng tôi phát hiện ra những vi khuẩn hydrogenotrophs này -- thứ mà tôi sẽ gọi là nhà siêu tái chế cacbon tự nhiên -- chúng tôi hiểu được chúng là một nhóm vi khuẩn đầy sức mạnh nhưng hầu như không được nghiên cứu hoặc bị bỏ qua, và chúng thực sự có thể tạo ra các sản phẩm giá trị. Nên chúng tôi bắt đầu nuôi cấy nhóm vi khuẩn này trong phòng thí nghiệm. Rồi phát hiện ra có thể tạo ra amino axit cần thiết từ CO2 bằng những vi khuẩn này. Chúng tôi thậm chí tạo ra một bữa ăn giàu chất đạm có cấu trúc amino axit tương tự như đạm có ở một số động vật. Chúng tôi nuôi cấy chúng nhiều hơn, và tìm ra cách tạo ra dầu. Dầu được dùng để tạo ra rất nhiều sản phẩm. Chúng tôi tạo ra dầu giống như dầu của cây họ cam, có thể dùng làm gia vị hoặc mùi hương, nhưng cũng có tác dụng như nước tẩy rửa tự phân hủy hoặc thậm chí là xăng máy bay. Chúng tôi tạo ra dầu giống như dầu cọ. Dầu cọ được dùng để chế phẩm nhiều hàng hóa tiêu dùng cho cá nhân hay công nghiệp. Chúng tôi bắt tay với các nhà sản xuất để mở rộng công nghệ này, và hiện chúng tôi đang làm việc với họ để đưa các sản phẩm này ra thị trường. Chúng tôi tin rằng công nghệ này thực sự có thể giúp chúng ta tái chế CO2 thành những sản phẩm giá trị mang lại lợi ích -- thứ lợi ích cho hành tin này đồng thời cho công việc kinh doanh. Đó là điều chúng tôi đang làm. Nhưng mai sau, công nghệ này và những loại vi khuẩn này có thể giúp chúng ta làm được nhiều hơn thế nếu ta nâng cấp nó lên. Chúng tôi tin rằng công nghệ này có thể giúp giải quyết một vấn đề về nông nghiệp và cho phép chúng ta tạo ra một loại nông nghiệp bền vững, làm tiền đề để mở rộng và đáp ứng nhu cầu thị trường tương lai. Và tại sao chúng ta lại cần một nền công nghiệp bền vững? Đã có những ước lượng rằng dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ vào năm 2050, và chúng ta được dự báo cần tăng sản lượng lương thực lên 70%. Ngoài ra, ta cần rất nhiều tài nguyên và nguyên liệu thô để tạo ra hàng hóa tiêu dùng. Vậy mở rộng sao để đáp ứng nhu cầu? Nông nghiệp hiện đại không thể đáp ứng được. Có một vài lí do như sau. Thứ nhất, nông nghiệp hiện đại đang thải ra lượng lớn nhất khí nhà kính. Thực tế, nó thải ra lượng khí nhà kính nhiều hơn xe hơi, xe tải, máy bay và tàu hỏa cộng lại. Một lí do nữa là nó chiếm nhiều diện tích đất. Chúng ta đã dùng hết 19.4 triệu dặm vuông cho hoa màu và gia súc. Diện tích đó rộng thế nào? Gần bằng diện tích cả Nam Mỹ và Châu Phi cộng lại. Để tôi cho bạn một ví dụ cụ thể. Ở Indonesia, một phần rừng nhiệt đới đang phát triển bị chặt bỏ với diện tích xấp xỉ Ireland, từ năm 2000 tới 2012. Hãy thử nghĩ đến các loài vật, sự đa dạng sinh học, bị chặt bỏ cùng cây xanh, từ các loài cây, côn trùng tới động vật. Một bồn trũng cacbon tự nhiên bị phá bỏ. Để tôi cho bạn biết thực tế. Sự chặt phá rừng này chủ yếu để dọn đất trồng cây cọ. Như tôi đã đề cập trước đó, dầu cọ được dùng để sản xuất rất nhiều sản phẩm. Trên thực tế, theo thống kê hơn 50% hàng tiêu dùng được sản xuất từ dầu cọ. Những thứ như kem, bánh quy ... Và cả dầu nấu ăn nữa. Bao gồm luôn nước giặt, kem bôi, xà bông. Bạn và tôi đều có rất nhiều đồ vật ở trong bếp và nhà tắm được sản xuất từ dầu cọ. Vậy nên tôi và bạn trực tiếp hưởng lợi từ việc chặt phá rừng nhiệt đới. Nông nghiệp hiện đại có một vài vấn đề, và chúng ta cần giải pháp nếu muốn phát triển bền vững. Tôi tin rằng vi sinh có thể là một phần câu trả lời -- đặc biệt là, những nhà siêu tái chế cacbon này. Toàn bộ chúng, giống như cây cối, là nhà tái chế tự nhiên trong hệ sinh thái của chúng. Và chúng sinh tồn ở những nơi đặc biệt, như các khe hay suối nước nóng. Ở những hệ sinh thái đó, chúng nhận cacbon và tái chế thành những dưỡng chất mà hệ sinh thái đó cần. Và chúng giàu chất dinh dưỡng, như dầu hay chất đạm, khoáng chất và carbs. Và thực ra, những vi sinh này đã là một phần cuộc sống hàng ngày của ta. Nếu bạn thưởng thức một ly vang đỏ vào tối thứ Sáu, sau một tuần dài mệt mỏi, vậy là bạn đang thưởng thức sản phẩm từ vi sinh. Nếu bạn uống bia từ nhà nấu bia địa phương -- cũng là sản phẩm của vi sinh. Bánh mì, phô mai, hay sữa chua cũng vậy. Đều là sản phẩm từ vi sinh. Nhưng vẻ đẹp và sức mạnh của những nhà siêu tái chế cacbon này nằm ở thực tế chúng có thể sản sinh trong vòng vài giờ chứ không phải vài tháng. Điều đó có nghĩa ta có thể gieo trồng nhanh hơn nhiều so với những gì ta đang làm. Chúng lớn lên trong bóng tối, nên trồng mùa nào cũng được trên mọi vùng miền hay địa điểm. Chúng có thể được trồng trong hộp ở không gian bị giới hạn. Ta có thể tiến tới nông nghiệp thẳng đứng. Thay vì nông nghiệp truyền thống cần quá nhiều diện tích đất, ta có thể phát triển thẳng đứng, và như vậy sản xuất được nhiều hơn trên cùng mật độ. Nếu ta phát triển công nghệ này và dùng những vi sinh tái chế cacbon, ta sẽ không cần chặt hạ diện tích rừng nhiệt đới nào nữa để tạo ra lương thực và hàng hóa mà chúng ta tiêu thụ. Bởi vì, ở quy mô lớn, ta có thể thu hoạch gấp 10,000 lần hoa màu trên một diện tích đất ví dụ, nếu ta trồng đậu nành -- nếu ta trồng cùng lượng đậu nành trên cùng diện tích đất trong thời gian một năm. Mười ngàn lần thu hoạch hơn trong một năm. Đó chính là nông nghiệp kiểu mới mà tôi muốn nhắc đến. Và đây là cách phát triển một hệ thống cho phép ta đáp ứng nhu cầu của 10 tỷ dân một cách bền vững. Và đâu sẽ là sản phẩm của nền nông nghiệp mới này? Ta đã tạo ra được bữa ăn có chất đạm, nên bạn có thể hình dung thứ gì đó gần giống đậu nành, hoặc bắp, hay bột lúa mì. Ta đã tạo ra dầu, nên bạn có thể hình dung thứ gì đó gần giống dầu dừa hoặc dầu oliu hay dầu đậu nành. Hoa màu dạng này có thể thực sự cung cấp chất dinh dưỡng để ta làm ra mì ống và bánh mì, bánh kem, các đồ ăn dinh dưỡng khác. Hơn thế nữa, vì dầu được dùng để chế tạo nhiều hàng hóa, sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng, bạn có thể nghĩ tới nước giặt, xà bông, kem bôi, vân vân, khi ta sử dụng hoa màu loại này. Chúng ta không chỉ đang mất dần không gian, mà nếu tiếp tục phát triển dưới khả năng có thể với nông nghiệp hiện đại, ta đang cướp đi sự phồn thực của một hành tinh đẹp. Nhưng không nhất thiết phải như vậy. Chúng ta có thể hình dung một tương lai no đủ. Hãy tạo ra các hệ thống giữ cho Trái đất, tàu vũ trụ của chúng ta, không chỉ tránh va chạm, mà còn phát triển các hệ thống và các cách sống có lợi cho chính cuộc sống chúng ta và 10 tỷ con người trên hành tinh này vào năm 2050. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Xin chào. Tên tôi là Marwa, và tôi là một kiến trúc sư. Tôi sinh ra và lớn lên tại Homs, một thành phố ở trung tâm phía tây Syria và tôi luôn luôn sống ở đây Sau sáu năm chiến tranh, Homs hiện giờ là một thành phố bị hủy diệt hơn nửa. Gia đình tôi và rất may mắn, chỗ chúng tôi vẫn không sao. Mặc dù trong hai năm, chúng tôi giống tù nhân ở nhà. Bên ngoài kia là các cuộc biểu tình và trận chiến và bom đạn và xạ thủ bắn tỉa Vợ chồng tôi từng quản lý một studio kiến trúc ở quảng trường chính cũ kĩ của thành phố. Nó đã mất, giống như là hầu hết toàn bộ thành phố. Hơn nửa các vùng lân cận của thành phố đã trở thành đống đổ nát. Sau lệnh ngừng bắn vào cuối 2015, phần lớn Homs đã trở nên im lặng hơn hoặc sôi nổi hơn. Kinh tế hoàn toàn sụp đổ, và con người vẫn đang đánh nhau. Những tiểu thương có sạp trong ngôi chợ cũ kỹ của thành phố bây giờ phải trao đổi hàng hóa bên vệ đường. Ở dưới căn hộ của chúng tôi là một người thợ mộc, những tiệm bánh bao, một anh đồ tể, một nhà in,những phân xưởng và nhiều thứ khác Tôi bắt đầu đi dạy bán thời gian cùng chồng mình, người đã thử qua rất nhiều nghề, chúng tôi đã mở một hiệu sách nhỏ. Những người khác đều tìm cách để sống qua ngày. Khi tôi nhìn thành phố hoang tàn của mình, dĩ nhiên, tôi tự hỏi bản thân: Điều gì đã dẫn đến cuộc chiến tranh vô nghĩa này? Syria vốn dĩ là mảnh đất của sự chịu đựng, đã quen với sự thay đổi từ bao đời, mang trong mình rất nhiều niềm tin, nguồn gốc, phong tục, hàng hóa, thức ăn. Làm thế nào mà đất nước tôi-- một đất nước với những người dân sống hòa thuận bên nhau và bàn luận về những khác biệt rất thoải mái-- làm thế nào mà lại dẫn đến nội chiến, bạo lực, mất kiểm soát và sự ghen ghét giữa các bè phái lần đầu xuất hiện? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh -- xã hội, chính trị và kinh tế. Chúng đều giữ vai trò quan trọng. Nhưng tôi tin rằng có một lý do chủ chốt đã bị bỏ qua và rất cần được phân tích, bởi chúng ta sẽ dựa vào đó chủ yếu để chắc chắn rằng chuyện này không xảy ra lần nữa Và lý do đó chính là kiến trúc. Kiến trúc ở nước tôi giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành, chỉ đạo và mở rộng xung đột giữa các bè phái đang xung đột, và điều này có lẽ cũng đúng với các nước khác. Chắn chắn có một sự liên hệ giữa kiến trúc của một nơi với tính cách của cộng động sinh sống ở đây. Kiến trúc là yếu tố chủ chốt quyết định một cộng đồng sẽ tan rã hay sẽ chung sống cùng nhau. Xã hội Syria từ lâu đã tồn tại cùng một lúc nhiều truyền thống và xuất thân khác nhau. Người Syria đã trải qua sự thịnh vượng của nền thương mại mở cửa và những cộng đồng bền vững. Họ đã được tận hưởng ý nghĩa đích thực khi thuộc về một nơi nào đó, và điều đó đã được thể hiện qua những công trình xây dựng của họ, qua những Nhà thờ Hồi giáo và Công giáo được xây dựng liên tiếp nhau, qua những khu chợ Hồi giáo đa dạng và những địa điểm công cộng, và những tỉ lệ và kích thước dựa trên nguyên lý của lòng nhân đạo và sự hoà hợp Nền kiến trúc hòa trộn này vẫn có thể hiểu được khi chỉ còn là tàn tích. Một thành phố cổ của người Islam ở Syria được xây dựng từ nhiều lớp quá khứ, hòa hợp và gói trọn cả tâm hồn của nó. Các cộng đồng cũng vậy. Con người sống và làm việc cùng nhau ở một nơi cho họ quyền sở hữu và làm họ cảm thấy mình đang ở nhà. Họ chia sẻ một sự tồn tại thống nhất đáng kể. Nhưng từ hơn thế kỉ trước, sự cân bằng mỏng manh này đã dần dần bị can thiệp bởi; đầu tiên, bởi những nhà đầu tư đô thị trong giai đoạn thuộc địa, khi người Pháp cảm thấy thích thú, họ di dời cái mà họ xem là những thành phố Syria lạc hậu. Họ can thiệp vào những con đường thành phố và dịch chuyển những tượng đài. Họ gọi đó là sự phát triển, và đó chỉ là sự bắt đầu cho một quá trình tháo dỡ lâu dài và từ tốn. Đô thị học truyền thống và kiến trúc của thành phố chúng tôi đảm bảo rằng sự tương đồng và của cải không đến từ sự chia rẽ, mà đến từ sự gắn kết. Nhưng thời gian trôi qua, cái cũ trở nên vô dụng và cái mới trở nên đắt giá Sự hòa điệu giữa hoàn cảnh kiến trúc và hoàn cảnh xã hội đã bị giẫm đạp bởi yếu tố hiện đại -- những khối nhà bê tông hung bạo chưa hoàn thành, sự phá hủy thẩm mỹ đầy bê tha, kiến trúc đô thị gây chia rẽ cộng đồng bằng tầng lớp, tín ngưỡng hay sự sung túc. Và điều tương tự đang diễn ra với cộng đồng của chúng tôi. Vì hình dáng của các công trình kiến trúc thay đổi nên cách sống và ý thức về tài sản của các cộng đồng cũng bắt đầu thay đổi. Từ một người đăng ký sự hòa hợp, của cải, kiến trúc đã trở thành phương tiện của sự khác biệt, và những cộng đồng bắt rời xa khỏi những công trình xây dựng từng gắn kết họ, và tâm hồn của nơi từng đại diện sự tồn tại thường xuyên của họ Trong khi rất nhiều lý do dẫn đến chiến tranh Syria, chúng ta cũng không nên đánh giá thấp con đường mà thông qua việc dẫn đến mất mát tương đồng tự hào, phân khu đô thị và kiến trúc sai lệch, vô nhân đạo đã nuôi dưỡng sự phân chia theo bè phái và sự căm ghét. Ngày qua ngày, thành phố thống nhất đã trở thành một trung tâm thành phố với những khu ổ chuột trong bán kính. Và kết quả là, những cộng đồng liền mạch đã trở thành những nhóm xã hội riêng biệt, bị xa lánh khỏi người khác và cả nơi ở. Theo quan điểm của tôi, mất đi cảm giác thuộc về một nơi nào đó và khả năng chia sẻ nó với một người khác làm cho nơi đó dễ dàng bị phá hủy hơn. Một ví dụ rõ ràng chính là hệ thống nhà ở không chính thức từng chứa đựng, trước chiến tranh, hơn 40% dân số. Vâng, trước chiến tranh, gần nửa dân số Syria sống trong những khu ổ chuột, những khu vực ngoại vi không được xây dựng đàng hoàng, được làm từ vô số dãy hộp khối trần chứa người trong đó, những người chủ yếu thuộc về một nhóm, cho dù là dựa trên địa phương, tầng lớp, nguồn gốc hay tất cả điều đó. Kiến trúc đô thị hạng thấp được chứng minh là một điềm báo của chiến tranh. Xung đốt sẽ xảy ra dễ dàng hơn giữa những khu vực bị phân biệt -- nơi mà những "người khác" sống. Sợi dây từng để kết nối thành phố với nhau -- kể cả khi thông qua xã hội: những công trình liền mạch hay là thông qua kinh tế: thương mại trong chợ hay qua tôn giáo: sự hiện diện đồng tồn tại đều bị mất trong quá trình hiện đại hóa sai lầm và thiếu tầm nhìn của môi trường xây dựng. Hãy nói tôi một lời nói riêng. Khi tôi đọc về kiến trúc đô thị hỗn tạp ở các nơi khác trên thới giới, bao gồm những khu vực dân tộc lân cận ở các thành phố Anh Quốc hay xung quanh Paris hoặc Brussels. Tôi nhận thấy khởi đầu của loại bất ổn định chúng tôi đã trải qua thật kinh khủng tại Syria. Chúng tôi có những thành phố bị tàn phá nghiêm trọng, như là Homs, Aleppo, Daraa và rất nhiều nơi khác,, và gần nửa dân số nước ta đã chết. May mắn thay, chiến tranh sẽ kết thúc, và câu hỏi là, là một kiến trúc sư, tôi phải hỏi rằng: Chúng tôi sẽ xây dựng lại như thế nào? Chúng tôi nên tuân theo những nguyên lí nào để tránh lặp lại những lỗi giống nhau? Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên tập trung vào việc xây dựng những nơi khiến họ cảm thấy mình có thể sở hữu. Kiến trúc và kế hoạch cần phải ghi nhận lại một vài giá trị truyền thống để làm nên điều kiện cho sự đồng tồn tại và hòa bình, những giá trị của vẻ đẹp không phô bày sự khoe khoang, nhưng tốt hơn là, sự tiếp cận và xoa dịu, những giá trị đạo đức thúc đẩy sự độ lượng và sự chấp thuận, kiến trúc là để cho mọi người tận hưởng chứ không chỉ là bậc thượng lưu, cũng giống như những ngõ tối ở thành phố cổ của Islam, những thiết kế hòa hợp thúc đẩy cảm nhận của cộng động. Có một khu vực gần đây tại Homs có tên là Baba Amr đã bị phá hủy hoàn toàn. Gần hai năm về trước, tôi đã giới thiệu mẫu thiết kế này trong một cuộc thi UN-Môi trường sống để xây dựng lại nó. Ý tưởng là xây dựng một công trình đô thị được lấy cảm hứng từ một cái cây, có khả năng lớn lên và phát triển ra một cách hữu cơ, lặp lại một cây cầu truyền thống bắc qua những ngõ cổ, và kết hợp những căn hộ, những sân riêng, những cửa hàng, những phân xưởng, những nơi để đỗ xe và chơi đùa và giải trí, cây cối và những khu vực có bóng râm. Nhưng mà nó đi lại với sự hoàn hảo, tất nhiên rồi. Tôi vẽ nó trong những giây phút có điện hiếm hoi. Và có rất nhiều cách để thể hiện sự thân thuộc và cộng đồng thông qua kiến trúc. Nhưng khi so với những khối nhà tự do và mất kết nối được đề nghị bởi dự án chính để xây dựng Baba Amr. Kiến trúc không phải là trục mà đời sống con người xoay quanh, nhưng nó có sức mạnh để đề nghị và cả điều hành hoạt động con người. Ở khía cạnh đó, sự dàn xếp, sự giống nhau và kết hợp xã hội đều là nhà sản xuất và sản phẩm của kiến trúc đô thị hiệu quả. Kiến trúc đô thị liền mạch của thành phố cổ ở Islam and rất nhiều thị trấn Châu Âu cổ, là một ví dụ, thúc đẩy sự kết hợp, trong khi những hàng dài nhà ở vô hồn hay là những khối tháp, thậm chí khi chúng rất sang trọng thường thúc đẩy sự cô lập và "những cái khác" Thậm chí những điều đơn giản như những nơi có bóng râm hoặc cây ăn quả hay uống nước trong thành phố này có thể làm nên sự khác biệt trong cách cảm nhận về thành phố, và dù họ xem nó như một nơi bao la, một nơi đáng giữ gìn, đóng góp, hay họ cho rằng đó là một nơi bị xa lánh tràn ngập sự tức giận Để có nơi để cho, kiến trúc của nó cũng cần làm vậy. Các công trình kiến trúc của chúng tôi rất có ý nghĩa. Thành phố phản ánh tâm hồn của chúng tôi và cho dù là trong hình dáng của những khu ổ chuột xi măng tầm thường hay nhà ở xã hội bị đổ nát hay những thị trấn cũ kĩ vỡ nát hay là những rừng nhà chọc trời, những kiểu mẫu đô thị tạm thời xuất hiện xuyên suốt Trung Đông đã trở thành một nguyên nhân của sự xa lánh và chia của cộng đồng. Chúng ta có thể học tập từ điều này. Chúng ta có thể học cách để tái xây dựng bằng một cách khác, làm cách nào để tạo ra một nền kiến trúc không chỉ có giá trị thực tiễn và kinh tế đối với các khía cạnh trong đời sống con người mà còn có giá trị đối với nhu cầu xã hội, tinh thần và tâm lý. Những điều này đều đã bị bỏ qua trong các thành phố Syria trước chiến tranh. Chúng ta cần tái hính thành những thành phố được chia sẻ bởi những cộng đồng đã sinh sống ở đây. Nếu chúng ta làm như thế, mọi người sẽ cảm thấy không cần thiết để tìm kiếm sự sự tương đồng khác với những gì xung quanh họ bởi vì họ sẽ cảm thấy như ở chính nhà mình. Tôi là người Anh. (Cười) (Vỗ tay) Chưa bao giờ cụm từ "tôi là người Anh" lại nghe đáng thương như vậy. (Cười) Tôi đến từ một hòn đảo nơi nhiều người tin rằng có rất nhiều sự tiếp nối qua hàng ngàn năm. Trong lịch sử chúng tôi thường bắt người khác thay đổi nhưng chúng tôi thì không. Thế nên đây là một cú shock lớn với tôi khi tôi thức dậy vào buổi sáng 24 tháng 6 và phát hiện ra đất nước tôi đã bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu, thủ tướng của chúng tôi đã từ chức, và Scotland đang cân nhắc về một cuộc trưng cầu dân ý có thể là dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên Hiệp Vương Quốc Anh. Đó là một cú shock cho tôi, cũng như rất nhiều người khác, tuy nhiên điều đó cũng đã tới, khi vài ngày sau đó, một cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ở đất nước tôi. Đã có lời kêu gọi trưng cầu ý dân lần hai, gần như sau một trận đấu thể thao, khi mà chúng tôi yêu cầu đối thủ đấu lại. Mọi người đều đổ lỗi cho nhau. Người dân đổ lỗi cho thủ tướng vì đã kêu gọi trung cầu dân ý ngay từ đầu. Họ đổ lỗi cho lãnh đạo phe đối lập vì đã không kiên trì đấu tranh. Người trẻ buộc tội người già. Người có học buộc tội người ít học. Cuộc khủng hoảng trầm trọng ấy thâm chí còn tệ hơn bởi những yếu tố bi kịch nhất của nó: Sự bài ngoại và phân biệt chủng tộc ở Anh đã đạt tới mức tôi chưa thấy bao giờ trong suốt cuộc đời. Mọi người giờ đều nói rằng đất nước tôi đang trở thành Tiểu Anh Quốc, hay như một đồng nghiệp của tôi nói, có khi nào ta sắp biến thành một công viên hồi tưởng những năm 1950 trôi trên dòng biển Đại Tây Dương. (Cười) Nhưng thắc mắc của tôi, chúng tôi có nên shock đến vậy sau những gì chúng tôi đã trải qua? Có phải đó là những gì diễn ra sau một đêm? Hay có những nhân tố sâu xa nào đó đã khiến chúng tôi thành ngày hôm nay? Tôi muốn quay trở lại và đặt ra 2 câu hỏi rất cơ bản. Đầu tiên, Brexit cho thấy điều gì, không chỉ cho đất nước tôi, mà cho tất cả mọi người trên thế giới? Và thứ hai, chúng ta có thể làm gì với nó? Chúng ta nên phản ứng như thế nào? Câu hỏi đầu tiên Brexit cho thấy điều gì? Nhận thức là một điều tuyệt vời. Brexit dạy chúng ta nhiều điều về xã hội của nước mình và xã hội của các nước trên thế giới. Nó làm rõ theo cái cách mà chúng ta dường như không nhận ra về xã hội đang bị chia cắt ra sao. Kết quả bỏ phiếu thể hiện rõ qua tuổi tác học vấn, tầng lớp và địa lý. Giới trẻ hóa ra không phải là số đông, mà lại là những người muốn ở lại. Người lớn tuổi lại rất muốn rời Liên minh châu Âu. Về địa lý, London và Scotland là những nơi thể hiện mạnh mẽ nhất ý muốn là một phần của EU, trong khi ở các nơi khác của Anh lại đang rất lưỡng lự. Sự khác biệt đó là những thứ chúng ta cần phải nhận ra và cân nhắc nghiêm túc. Nhưng trên hết, cuộc bỏ phiếu đã dạy cho chúng ta về bản chất của chính trị ngày nay. Nền chính trị hiện nay không chỉ đơn thuần là trái hay phải. Không chỉ đơn thuần là thuế và chi tiêu. Mà đó là toàn cầu hóa. Ranh giới sai lầm của chính trị ngày nay là giữa những người đi theo toàn cầu hóa và những người sợ toàn cầu hóa. (Vỗ tay) Nếu chúng ta tìm hiểu lý do những người muốn ra đi -- chúng ta là "Leavers," ngược lại với "Remainers" -- Ta thấy hai yếu tố trong cuộc trưng cầu thực sự quan trọng. Thứ nhất là vấn đề nhập cư và thứ hai là chủ quyền quốc gia, chúng đại diện cho mong muốn của người dân muốn giành lại kiểm soát cuộc sống họ cùng với cảm giác các chính trị gia không đại diện cho họ. Nhưng chúng là những quan điểm biểu hiện của sự sợ hãi và xa lánh. Chúng đại diện cho sự quay về về với chủ nghĩa quốc gia và biên giới theo cách mà nhiều người không chấp nhận. Điều mà tôi muốn đưa ra là bức tranh này còn phức tạp hơn như thế, những ai theo chủ nghĩa quốc tế, như bản thân tôi, và tôi chắc chắn mình có trong bức tranh đó, cần đưa bản thân mình quay trở về trong đó để có thể hiểu rõ chúng ta làm gì để trở thành chúng ta ngày hôm nay. Khi nhìn vào biểu đồ bỏ phiếu suốt Vương quốc Anh, ta có thể thấy rõ sự phân hoá. Màu xanh thể hiện những người muốn ở lại và màu đỏ là những người muốn ra đi. Khi tôi nhìn vào nó, bất ngờ là tôi cảm thấy rất ít thời gian trong cuộc đời mình tôi thực sự sống trong những vùng màu đỏ. Tôi bỗng nhiên nhận ra, khi nhìn vào top 50 vùng ở Anh có nhiều người chọn ra đi nhất, tôi đã giành tổng cộng bốn ngày trong cuộc đời mình ở đó. Ở một vài nơi, tôi thậm chí còn không biết tên của khu vực tiến hành trưng cầu. Đó thực sự là một cú sốc với tôi, Và nó cho thấy rằng những người như tôi những người cho rằng mình là hoà nhập, cởi mở và khoan dung, có thể chúng tôi không biết xã hội và đất nước mình gần như đã trở thành những gì mà chúng tôi tin tưởng. (Vỗ tay) Thử thách bắt đầu khi chúng tôi cần tìm ra một con đường mới để thuật lại quá trình toàn cầu hóa cho những con người đó, để nhận ra đối với những người không nhất thiết phải đến trường đại học, không nhất thiết phải lớn lên với Internet, không có cơ hội để đi du lịch, họ có thể không tin những câu chuyện kể lại mà chúng ta tin, trong sự ảo tưởng về tự do. (Vỗ tay) Điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần tìm kiếm nhiều sự ủng hộ và thấu hiểu. Trong những người ra đi, một phần nhỏ cổ suý sự sợ hãi và căm ghét trong chính trị, tạo ra sự dối trá và nghi ngờ cho mọi người, ví dụ, ý nghĩ về cuộc bỏ phiếu ở châu Âu có thể giảm số người tị nạn và xin tị nạn đến Châu Âu, trong khi việc bỏ phiếu rời đi chẳng có ý nghĩa gì với mức độ nhập cư từ bên ngoài Liên minh Châu Âu. Nhưng đối với đa số người muốn rời đi mối quan tâm chính là sự kém hiệu quả của sự thành lập chính quyền. Đây là cuộc bỏ phiếu chống của nhiều người, với cảm giác không ai đại diện cho họ, và họ không thể tìm ra đảng phái nào cho họ tiếng nói, vì vậy họ từ chối sự thành lập chính quyền. Điều này lặp lại trên khắp Châu Âu và các xã hội dân chủ. Chúng ta thấy nó cùng với sự ảnh hưởng của Donald Trump ở Hoa Kỳ, cùng với sự phát triển chủ nghĩa quốc gia của Viktor Orbán ở Hungry, cùng với ảnh hưởng đang lên của Marine Le Pen ở Pháp. Bóng ma của Brexit có trong xã hội của tất cả chúng ta. Câu hỏi thứ hai tôi nghĩ chúng ta cần đặt ra, chúng ta phản ứng lại như thế nào? Với tất cả những người muốn tạo ra một xã hội tự do, cởi mở và khoan dung, chúng cần phải khẩn cấp tìm ra một tầm nhìn mới, một tầm nhìn của sự bao dung, và mang tính toàn cầu, một tầm nhìn mang con người đến với chúng ta thay vì bỏ họ lại phía sau. Tầm nhìn của toàn cầu hoá, là điều phải bắt đầu bằng nhận thức của những lợi ích tích cực của toàn cầu hoá. Sự đồng lòng của các nhà kinh tế học là tự do thương mại, sự lưu thông của tài chính, sự dịch chuyển của con người xuyên quốc gia, mang lợi cho tất cả mọi người. Sự đồng lòng giữa những học giả về quan hệ quốc tế rằng toàn cầu hóa mang đến độc lập, mang đến sự hợp tác và hòa bình. Nhưng toàn cầu hóa cũng mang đến nhiều hệ quả. Nó tạo ra người thắng kẻ thua. Lấy ví dụ về sự di cư, chúng ta biết rằng nhập cư thực sự là một cơ hội với toàn thể nền kinh tế trong hầu hết các trường hợp. Nhưng chúng ta cũng phải nhận thức được có những hậu quả mang đến rất quan trọng, khi những người nhập cư trình độ thấp có thể làm giảm lương của hầu hết những người nghèo khổ nhất trong xã hội và cũng có thể tạo áp lực lên giá nhà đất. Như vậy không phải nó không mang lại tác động tích cực, nhưng thực tế có thêm nhiều người chia sẻ những lợi ích này và nhận thức được điều đó. Vào năm 2002, Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, đưa ra một bài phát biểu tại trường đại học Yale, và chủ đề của bài phát biểu là toàn cầu hoá hội nhập. Trong bài phát biểu đó, ông ấy đã đưa ra thuật ngữ đó. Và ông ấy nói, và tôi diễn giải lại, " Ngôi nhà kính của toàn cầu hóa phải được mở ra cho tất cả mọi người nếu như muốn nó được bảo đảm. Tin tưởng mù quáng và sự thờ ơ là mặt tiêu cực của việc bài trừ và thù ghét toàn cầu hóa." Ý kiến về toàn cầu hóa đó đã được đưa ra một cách ngắn gọn năm 2008 trong một buổi hội thảo về quản trị cao cấp bao gồm rất nhiều lãnh đạo của các nước Châu Âu. Nhưng giữa cuộc khủng hoảng năm 2008, quan niệm đó đã biến mất không dấu vết. Toàn cầu hóa đã biến mất để phục vụ cho chủ nghĩa tự do kiểu mới. Nó được coi là một phần của chương trình cho giới thượng lưu hơn là dành cho tất cả mọi người. Và nó cần phải được nhận thức lại ở mức độ lớn hơn nhận thức cơ bản của ngày hôm nay. Vậy, câu hỏi đặt ra là, chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Làm thế nào chúng ta cân bằng giữa một bên là sự sợ hãi cố hữu, sự xa lánh và một bên là sự cự tuyệt mãnh liệt để đánh bại chủ nghĩa dân tộc và tính bài ngoại? Câu hỏi này dành cho tất cả chúng ta. Là một nhà khoa học xã hội, tôi nghĩ khoa học xã hội đưa ra một số điểm bắt đầu. Chúng ta cần thay đổi theo hướng cả về tư tưởng và thực tế, tôi muốn đưa ra cho các bạn bốn ý tưởng để khởi đầu. Tư tưởng đầu tiên liên quan đến giáo dục công dân. Điều nổi bật của Brexit là khoảng cách giữa nhận thức quần chúng và kinh nghiệm thực tế. Đã có đề xuất rằng chúng ta nên chuyển sang chế độ xã hội tiếp theo, nơi mà sự thật và sự hiển nhiên không còn quan trọng, và những lời nói dối ngang bằng với sự rõ ràng của sự thật. Vậy, làm sao ta có thể -- (Vỗ tay) Làm sao để xây dựng lòng tin và sự rõ ràng cho xã hội dân chủ tự do của chúng ta? Chúng ta cần bắt đầu với nền giáo dục, nhưng cũng cần nhận thức được việc có những lỗ hổng lớn. Năm 2014, một cuộc thăm dò dư luận của hãng Ipsos Mori, công khai 1 cuộc khảo sát trên quan điểm của người nhập cư, khảo sát cho thấy số lượng người nhập cư đang tăng lên, vì vậy những lo lắng chung về vấn đề nhập cư cũng tăng lên, mặc dù nó rõ ràng không đưa đến quan hệ nhân quả, vì điều này tương tự như chúng ta không chỉ làm việc với con số mà còn với những câu chuyện chính trị truyền thông về nó. Nhưng cuộc khảo sát cũng cho thấy có một lượng lớn những thông tin sai lệch và hiểu nhầm về bản chất của việc nhập cư. Ví dụ, những quan điểm về vấn đề này ở Vương quốc Anh, phần lớn đều cho rằng số lượng trại tỵ nạn có số lượng nhập cư nhiều hơn so với trước kia, nhưng họ cũng cho rằng trình độ giáo dục của người di cư thấp hơn nhiều trong tổng thể so với trình độ thực của họ. Chúng ta cần đính chính những thông tin sai lệch này, khoảng cách từ nhận thức đến thực tế trong những mặt chính của toàn cầu hóa. Và điều đó không chỉ là điều mà ta bỏ quên ở trường học, dù khởi đầu điều đó từ trường học rất cần thiết. Đó cần phải là sự cống hiến cho xã hội trong suốt cuộc đời và sự tham gia của cộng đồng trong việc thú đẩy toàn xã hội. Điều thứ hai, tôi nghĩ đó là một cơ hội là một ý tưởng thúc đẩy sự tương tác xuyên suốt giữa các cộng đồng khác nhau. (Vỗ tay) Một điểm nổi bật thu hút sự chú ý của tôi, chính là thái độ về nhập cư ở Vương quốc Anh, hẳn là một sự trớ trêu, khi những khu vực của đất nước có nhiều người tán thành sự nhập cư nhất có tỷ lệ người nhập cư cao nhất. Ví dụ, Luân Đôn và Đông Nam có số lượng dân nhập cư lớn nhất, và họ cũng đồng thời là khu vực tán thành nhất. Còn trong những khu vực có số lượng dân nhập cư thấp nhất thì lại bài trừ và không ủng hộ việc di cư. Do đó, cần thúc đẩy những chương trình trao đổi. Ta cần đảm bảo những thế hệ trước, những người không thể đi xa được kết nối với mạng Internet. Ta cần khuyến khích, dù ở cấp địa phương hay quốc gia, thay đổi nhiều hơn, tham gia nhiều hơn tương tác nhiều hơn với những người ta không quen biết và những người ta cho rằng không cần thiết phải hoà hợp. Điều thứ ba, tôi nghĩ là điều cốt yếu, mặc dù, đây là một điều khá cơ bản, chúng ta phải đảm bảo tất cả đều cùng chia sẻ những lợi ích của toàn cầu hóa. Sự miêu tả của tờ Financial Times sau vụ Brexit thật sự nổi bật. Đó là bi kịch khi những người ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu lại là những người được hưởng nhiều lợi ích vật chất nhất khi giao dịch thương mại với Liên minh Châu Âu. Nhưng vấn đề ở đây là họ đã không nhận ra những lợi ích đó. Họ không tin rằng họ thực sự được hưởng những lợi ích vật chất khi tính lưu động và giao dịch tăng lên trên khắp thế giới. Tôi suy nghĩ với những câu hỏi, chủ yếu là về tị nạn, một trong những điều tôi dành rất nhiều tâm huyết ủng hộ chính là phát triển các quốc gia trên khắp thế giới để thúc đẩy sự hòa hợp của những người tị nạn, chúng ta không thể chỉ hưởng lợi từ những người nhập cư, mà còn phải quan tâm tới cộng đồng bản xứ ở địa phương đó. Tuy nhiên nhìn vào đó, một chính sách cần thiết là cung cấp hệ thống y tế và giáo dục tốt hơn, cùng với an sinh xã hội trong những khu vực đông dân nhập cư để giải quyết những âu lo của cộng đồng địa phương. Nhưng trong khi ta khích lệ các nước đang phát triển, chúng ta lại không thể học từ họ và chấp nhận họ trong xã hội của mình. Hơn thế, nếu ta thực sự có ý định nghiêm túc trong việc bảo đảm lợi ích kinh tế của toàn xã hội, các doanh nghiệp và tập đoàn của ta cần một mô hình toàn cầu để nhận ra chính họ cũng cần chịu trách nhiệm về con người. Ý tưởng thứ tư và cũng là cuối cùng tôi muốn đưa ra là ý tưởng về ý thức trách nhiệm trong chính trị. Có rất ít nghiên cứu về khoa học xã hội mà so sánh thái độ đối với toàn cầu hoá. Tuy nhiên theo kết quả từ các cuộc khảo sát từ trước, ta có thể thấy một sự đa dạng lớn từ các quốc gia khác nhau và thời gian quá trình của các quốc gia đó trong thái độ và chấp nhận người nhập cư và sự di chuyển về một mặt và mặt khác là tự do giao thương. Nhưng một định lý mà tôi nghĩ được đưa ra từ cái nhìn thoáng qua số liệu đó là ý tưởng về một xã hội phân cực ít chấp nhận toàn cầu hoá. Đó là xã hội giống Thuỵ Điển ngày trước, hay Canada ngày nay, nơi có thể chế chính trị ôn hoà, khi cánh trái và cánh phải hợp tác, khi ta khuyến khích thái độ đón nhận đối với toàn cầu hoá. Và những gì diễn ra trên thế giới hiện nay là sự phân cực đầy bi kịch, sự thất bại trong việc đối thoại giữa các quan điểm chính trị, và khoảng cách trong các trung tâm tự do có thể thúc đẩy trao đổi và hiểu biết chung. Ta có thể chưa đạt được hôm nay, nhưng ít nhất ta đã kêu gọi được các chính trị gia và giới truyền thông từ bỏ sự sợ hãi và trở nên dễ dàng hơn với nhau. (Vỗ tay) Những ý tưởng đó rất có tiềm năng, và được bao gồm bởi nó cần một quá trình chia sẻ. Tôi vẫn là người Anh. Tôi vẫn là một người châu Âu. Tôi vẫn là một công dân toàn cầu. Đối với những ai tin rằng đặc trưng của chúng ta là không độc quyền, chúng ta cần hợp tác để khẳng định toàn cầu hoá mang mọi người tới với chúng ta và không để ai thụt lùi phía sau. Chỉ khi đó ta mới hài hoà được dân chủ và toàn cầu hoá. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hai trăm năm là tuổi của nền khoa học hiện đại. Phải nói ra rằng thành tích của chúng ta không tốt lắm. Máy móc của chúng ta vẫn bị hỏng hóc. Nhà của chúng ta không trụ được qua các trận động đất lớn. Nhưng chúng ta không nên trách các nhà khoa học vì đơn giản rằng: họ chưa có nhiều thời gian. 200 năm không phải là thời gian quá dài, trong khi thiên nhiên đã có 3 tỷ tuổi để làm ra được một vài chất liệu tuyệt vời nhất, mà chúng ta mơ ước sở hữu. Hãy nhớ, những vật liệu này đã được kiểm tra chất lượng qua 3 tỷ năm. Ví dụ về cây củ tùng. Chúng mang nặng cả trăm tấn trong thời gian hàng trăm năm ở mọi thời tiết lạnh, nóng, dưới tia tử ngoại. Còn nữa, nếu nhìn cấu trúc dưới kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao và bạn tự hỏi, nó được làm từ thứ gì, thật ngạc nhiên, nó được làm từ đường. Không giống loại đường ta uống trà. Nó là một dạng sợi nano được gọi là cellulose nanocrystalline . Cellulose Nanocrystalline này rất cứng, nếu lấy cùng khối lượng, nó cứng gấp 10 lần thép. Và nó được làm từ đường. Thế là các nhà khoa học trên toàn thế giới tin rằng nanocenlluose sẽ trở thành vật liệu quan trọng nhất cho toàn bộ ngành công nghiệp. Nhưng đây là vấn đề: hãy nói bạn muốn mua nửa tấn nanocellulose để làm thuyền hay máy bay. Bạn có thể lên Google, eBay, thậm chí trên Alibaba. Bạn sẽ không tìm thấy. Đương nhiên, bạn sẽ tìm thấy hàng nghìn bài báo khoa học -- những tạp chí danh tiếng, các nhà khoa học nói đó là một vật liệu tuyệt vời, với nó, ta có thể làm được nhiều thứ. Nhưng không có nguồn hàng. Vậy ở Đại học Hebrew, cùng với đối tác tại Thụy Điển, chúng tôi đã quyết định tập trung vào sự phát triển quy trình quy mô công nghiệp để sản xuất nanocellulose. Và đương nhiên, chúng tôi không muốn chặt cây. Thế là chúng tôi tìm kiếm một nguồn khác từ vật liệu thô, và chúng tôi đã tìm được một nguồn -- đó chính là bùn của công nghiệp giấy. Lý do: loại bùn này có rất nhiều. Riêng châu Âu tạo ra 11 triệu tấn chất này mỗi năm. Nó tương đương với một quả núi cao 3 km, với diện tích bằng một sân bóng đá. Chúng ta tạo ra quả núi này mỗi năm. Vậy đối với mọi người, đó là một vấn đề môi trường, và đối với chúng tôi, đó là mỏ vàng. Vậy bây giờ ở Israel, chúng tôi đang sản xuất trên quy mô công nghiệp chất nanocellulose, và sắp tới đây sẽ sản xuất ở Thụy Điển. Chúng tôi có thể làm nhiều thứ với vật liệu này. Ví dụ, chúng tôi đã chỉ ra rằng bằng cách thêm một lượng nhỏ nanocellulose vào sợi coton giống như sợi trên áo sơ mi của tôi, nó làm tăng độ bền lên gấp bội. Vậy chất này có thể dùng để làm những thứ thật tuyệt vời, như vải đệm trong công nghiệp và ứng dụng y khoa. Nhưng không chỉ có thế. Ví dụ, cấu trúc kiến trúc tiền chế, khung chịu lực, như nhà lều mà bạn thấy đây, chúng đang được trưng bày tại khu kiến trúc của Venice Biennale. Thiên nhiên không dừng lại ở phần tuyệt vời trong thế giới thực vật. Hãy nghĩ về côn trùng. Ví dụ, bọ chét mèo có khả năng nhảy cao gấp 100 lần chiều cao cơ thể của chúng. Thật tuyệt vời. Có nghĩa là tương đương với 1 người đứng giữa đảo Liberty ở bến cảng New York, rồi tung người, bay qua đầu tượng Nữ Thần Tự Do. Tôi chắc chắn mọi người đều thích làm được như vậy. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Làm sao loài bọ chét đó làm được? Hóa ra cơ thể chúng tạo ra được chất liệu tuyệt vời này, được gọi là resilin. Nói cách đơn giản, reslin, một loại protein, là cao su đàn hồi nhất trên Trái Đất. Bạn có thể kéo căng nó bạn có thể bóp méo nó, và hầu như nó không mất một tí năng lượng nào ra ngoài môi trường. Khi bạn thả tay ra -- bụp một phát! Nó trả lại tất cả năng lượng bạn vừa truyền vào. Vậy tôi nghĩ mỗi người sẽ thích có được chất liệu này. Nhưng có 1 vấn đề: bắt một con bọ chét mèo rất khó. (Cười) Tại sao? Vì nó nhảy giỏi quá. (Cười) Rồi bạn cũng bắt được một con thật. Chúng ta trích lấy ADN của nó và xem thử làm thế nào bọ chét mèo tạo ra resilin, rồi bạn cấy ADN đó vào một tổ chức sống không quá đặc biệt như một loài cây cỏ. Đó là điều chúng tôi đã làm. Bây giờ chúng tôi có khả năng tạo ra nhiều resilin. Đội của tôi quyết định làm điều gì đó thật hay tại trường đại học. Chúng tôi quyết định ghép chất liệu mạnh mẽ nhất được tạo ra từ thực vật với chất đàn hồi nhất được tạo ra từ côn trùng -- tức là nonocellulose và resinlin. Kết quả thật tuyệt vời. Chất được tạo ra rất cứng, đàn hồi và trong suốt. Thế là có nhiều thứ có thể làm với chất liệu này. Ví dụ giày thể thao thế hệ tiếp theo, với loại giày này ta có thể nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn. Thậm chí để làm màn hình cảm ứng cho máy tính hay điện thoại thông minh, Nó sẽ không bị vỡ. Còn vấn đề với việc cấy ghép, chúng ta cần đưa những bộ phận nhân tạo vào trong cơ thể, phải dán keo và bắt ốc vít những bộ phận đó vào cơ thể ta. Tôi sẽ nói rằng đó không phải là một ý hay. Tại sao? Vì không thành công được. Chất tổng hợp sẽ không làm gì được, giống như chiếc nĩa nhựa này, nó không đủ cứng để chịu được lực ép vào. Nhưng đôi khi chúng cứng quá, vì thế thuộc tính cơ học của chúng không phù hợp với các mô bao xung quanh. Nhưng thật ra, còn có lý do cơ bản hơn nữa. Lý do là trong tự nhiên, không ai lấy đầu tôi đặt lên cổ tôi rồi bắt vít, hoặc lấy da tôi rồi dán lên cơ thể tôi. Trong tự nhiên, mọi thứ phải tự lắp ráp. Vậy mỗi tế bào sống, ở thực vật, côn trùng hay ở người, có một gen được mã hóa cho một khối cấu tạo sinh học nano. Nhiều lúc chúng là protein. Lúc khác, chúng là enzyme tạo ra những chất liệu khác, như polysaccharides, axit béo. Đặc tính phổ biến của tất cả các chất này là chúng không kết hợp với bất kỳ chất nào khác. Chúng tự nhận ra nhau và tự kết hợp thành kết cấu -- tạo thành khung ở đó các tế bào sinh sôi và tạo ra mô. Chúng phát triển thành cơ quan và kết hợp lại để tạo thành sự sống. Tại Đại Học Hebrew, cách đây 10 năm, chúng tôi đã quyết định tập trung vào chất liệu sinh học quan trọng nhất cho người, đó là collagen. Tại sao lại là collagen? Vì collagen chiếm 25% trọng lượng khô của cơ thể chúng ta. Trong cơ thể, chúng ta không có gì nhiều hơn collagen, ngoài nước. Cho nên tôi hay nói, bất kỳ chất gì thay thế các bộ phận của cơ thể người đều có chứa collagen. Phải thừa nhận rằng trước khi chúng tôi bắt đầu dự án, đã có trên 1000 loại cấy ghép được làm từ collagen. Bạn biết không, nó đơn giản như chất độn da để xóa nếp nhăn, làm căng môi, và nhiều thứ cấy ghép phức tạp khác như van tim. Vậy vấn đề ở đâu? Vấn đề là nguồn chất liệu. Nguồn cung cấp collagen đến từ cơ thể chết: heo chết, bò chết và xác người. Vậy an toàn là vấn đề lớn. Nhưng không phải là vấn đề duy nhất. Chất lượng cũng là vấn đề nan giải. Ở đây, tôi có một quan tâm cá nhân. Đây là cha tôi, Zvi, đang ở cơ sở làm rượu ở Israel. Một van tim, giống như hình tôi chỉ lúc nảy, được cấy ghép trong người ông cách đây 7 năm. Bây giờ, các tài liệu khoa học nói rằng những van tim này sẽ hư hỏng sau 10 năm cấy ghép. Đúng vậy: chúng được làm từ những mô cũ, đã sử dụng, như bức tường gạch này đang rơi rụng từng mảng. Dĩ nhiên, tôi có thể lấy những viên gạch lại và xây thành bức tường mới. Nhưng nó không giống trường hợp cấy ghép. Vì thế Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ đã có thông báo vào năm 2007, đề nghị các công ty tìm kiếm lựa chọn tốt hơn. Đó là điều chúng tôi đã làm. Chúng tôi quyết định ghép tất cả 5 gen người có liên quan đến việc tạo loại collagen type 1 trong cơ thể người vào cây thuốc lá chuyển gen. Thế là hôm nay loại cây đó đã có khả năng tạo dòng collagen mới cho người, hoàn toàn mới. Thật tuyệt vời. Mọi thứ đang xảy ra. Ngày nay ở Israel, chúng tôi trồng 25000 m2 loại cây này trong những nhà kính trên khắp cả nước. Những nông dân nhận cây con. Chúng giống như cây thuốc là bình thường, chỉ khác là chúng có 5 gen người. Chúng được dùng để chế tạo collagen type 1. Chúng tôi trồng từ 50 đến 70 ngày, thu hoạch lá, rồi chuyển trên những xe tải lạnh đến nhà máy. Ở đó, quy trình chiết xuất collagen bắt đầu. Bây giờ, nếu bạn làm món pesto -- cơ bản cũng giống vậy thôi. (Cười) Bạn nghiền lá, lấy nước cốt có chứa collagen. Chúng tôi cô đặc protein, chuyển protein sang phòng làm sạch để lọc sau cùng, và kết quả là collagen tương đồng với collagen trong cơ thể chúng ta -- dòng sản phẩm hoàn toàn mới với chất này chúng tôi sẽ làm cấy ghép y khoa: như độn xương rỗng cho những vết gãy nghiêm trọng, cứng khớp đốt sống. Và gần đây thậm chí chúng tôi còn đưa vào thị trường châu Âu một loại thuốc mỡ được dùng cho người bị loét chân do tiểu đường, nó được đánh giá tốt ở mức lâm sàng. Đây không phải là khoa học giả tưởng. Mà là người thật, việc thật. Chúng tôi đang dùng thực vật để tạo bộ phận cấy ghép y khoa thay thế các phần trong cơ thể người. Gần đây nữa, chúng tôi có thể chế tạo sợi collagen còn dai hơn cả gân mắt cá chân gấp 6 lần. Thật tuyệt vời. Cùng với các đối tác từ Ireland, chúng tôi nghĩ về điều này: thêm resilin vào những sợi này. Bằng cách đó, chúng tôi có thể làm ra siêu sợi với độ chịu lực gấp 3,8 lần, độ dẻo gấp 3 so với ban đầu. Thế thì, trong tương lai, khi bệnh nhân được cấy ghép gân hay dây chằng nhân tạo làm từ loại sợi này, thì sau khi phẫu thuật, họ cử động còn tốt hơn trước khi bị tổn thương. Vậy tương lai sẽ thế nào? Trong tương lai, chúng ta tin tưởng sẽ có thể làm nhiều chất liệu sinh học nano từ tự nhiên như collagen, nanocellulose, resilin và nhiều thứ nữa. Như thế chúng ta sẽ chế tạo được những bộ phận cấy ghép hoạt động tốt hơn, thậm chí tạo được tim. Ngày nay, quả tim nhân tạo này không giống tim từ người hiến tặng. Nó sẽ tốt hơn. Nó hoạt động tốt hơn và tuổi thọ dài hơn. Một lần bạn Zion Suliman của tôi nói với tôi một câu rất hay. Anh ấy nói: "Nếu bạn muốn có một ý tưởng hay, bạn nên mở một quyển sách cũ." Và tôi nghĩ sách đã được viết rồi. Nó được viết từ 3 tỷ năm về tiến hóa. Và văn bản của nó chính là ADN của sự sống. Tất cả những gì chúng ta cần làm là đọc văn bản này, nhận lấy món quà của thiên nhiên gửi cho chúng ta và tiến bộ từ đó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi rất vui khi được ở đây Tôi rất vui khi các bạn ở đây vì điều này khá là kì cục. nhưng tôi mừng là chúng ta đều ở đây. Và ở đây, ý tôi không phải là nơi này. Hay chỗ này. Mà là chính tại đây. Ý tôi là Trái Đất. ý tôi không phải nói về chúng ta, những người trong hội trường này, mà là sự sống, tất cả sự sống trên Trái Đất - "tiếng cười" từ đa bào cho đến đơn bào, từ vi khuẩn đến nấm, và cả gấu biết bay nữa. (cười) Điều thú vị là, Trái Đất là nơi duy nhất mà chúng ta biết có sự sống tồn tại -- 8,7 triệu loài. Ta đã tìm kiếm ở nơi khác, có thể chưa kĩ lưỡng như chúng ta đã có thể nhưng vẫn tìm kiếm và chẳng phát hiện gì Trái Đất là nơi duy nhất mà ta biết có sự sống tồn tại. Trái Đất đặc biệt chứ? Đây là câu hỏi mà tôi cần lời giải đáp từ khi còn bé, tôi đoán rằng 80% hội trường này, cũng nghĩ vậy và muốn biết câu trả lời tương tự. Để biết liệu có hành tinh nào khác ngoài kia trong hệ mặt trời và hơn thế nữa mà có thể duy trì sự sống, bước đầu là tìm hiểu sự sống ở đây cần những gì. Hóa ra, trong tất cả 8.7 triệu loài, nó chỉ cần ba điều. Một là, tất cả sự sống trên Trái Đất cần năng lượng. Những thực thể sống phức tạp như chúng ta hấp thụ năng lượng từ mặt trời, nhưng sâu trong lòng đất chỉ có thể lấy từ các thứ như phản ứng hóa học Có rất nhiều nguồn năng lượng khác nhau sẵn có trên mọi hành tinh. Hai là, mọi sự sống cần thức ăn hay chất dinh dưỡng. đây có vẻ là một yêu cầu cao, đặc biệt nếu bạn muốn một quả cà chua ngon lành. (cười) Tuy nhiên, mọi sự sống trên Trái Đất đều lấy dinh dưỡng chỉ từ sáu nguyên tố hóa học, và các nguyên tố này có thể tìm thấy ở bất cứ hành tinh nào trong hệ mặt trời của ta. Vậy điều đó nghĩa điều quan trọng nhất, khó nhất để có được là nước, không phải sừng nai. (cười) mặc dù sừng nai cũng khá là ngầu. (cười) Không phải nước đóng băng, không phải nước ở dạng ga, mà nước ở thể lỏng. Đó là những gì mà mọi sự sống cần để tồn tại. Và nhiều thiên thể của hệ mặt trời không có nước ở dạng lỏng, nên chúng ta sẽ không tìm ở đó. Các thiên thể khác ở hệ mặt trời có thế chứa nhiều nước lỏng, thậm chí nhiều hơn Trái Đất, nhưng chúng bị mắc kẹt dưới lớp băng, vì thế thật khó để tiếp cận hay lấy nó, Thậm chí rất khó để biết liệu có sự sống ở đó không. Vậy chúng ta chỉ còn vài thiên thế khác để nghiên cứu. Vì thế hãy đơn giản hóa vấn đề. Hãy chỉ nghĩ đến nước lỏng trên bề mặt một hành tinh. Chỉ có ba thực thể trong hệ mặt trời để tìm hiểu, khi nhắc đến nước lỏng trên bề mặt của một hành tinh, theo thứ tự xa dần từ mặt trời, đó là: sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa. Nếu bạn muốn một bầu khí quyển để nước có thể ở dạng lỏng bạn phải rất cẩn thận với bầu khí quyển đó. không thể có quá nhiều khí, quá dày hay quá nóng, nếu như vậy sẽ giống như sao Kim, và bạn không thể có được nước lỏng. Nhưng nếu quá ít khí, quá mỏng hay quá lạnh, mọi thứ sẽ giống như sao Hỏa, quá lạnh. Vậy Kim Tinh quá nóng, Hỏa Tinh quá lạnh, và Trái Đất thì vừa phải Nhìn các bức ảnh phía sau tôi và các bạn sẽ thấy ngay những nơi mà có sự sống tồn tại trong hệ mặt trời. Đó là một vấn đề kiểu Goldilocks, nó đơn giản đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể hiểu. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc các bạn hai điều Từ câu chuyện Goldilocks mà chúng ta có thể không bận tâm nhiều nhưng tôi lại nghĩ nó khá là liên quan. Điều thứ nhất: Nếu bát của gấu mẹ quá nguội khi Goldilocks bước vào phòng, liệu đó có nghĩa nó sẽ lạnh mãi như vậy? Hay đó có thể là vừa đủ vào thời điểm khác? Khi Goldilocks bước vào phòng để tìm ra câu trả lời mà chúng ta có trong truyện. Điều này cũng đúng với các hành tinh Chúng không phải tĩnh vật. Chúng thay đổi. Chúng biến đổi. Chúng tiến hóa. và bầu khí quyển cũng vậy. Để tôi cho các bạn một ví dụ. Một bức ảnh ưa thích của tôi về Sao Hỏa. Nó không có độ phân giải cao nhất , cũng không sống động nhất. Nó cũng không phải mới nhất, nhưng nó cho thấy đáy sông cắt vào bề mặt của hành tinh; Lòng sông được khắc chạm bởi dòng chảy của chất lỏng; Mà mất hàng trăm hoặc hàng nghìn hay chục nghìn năm để hình thành. Điều này không khả thi ở Sao Hỏa. Bầu khí quyển sao Hỏa ngày nay quá mỏng và lạnh để nước ổn định như một chất lỏng. Hình ảnh này cho bạn biết khí quyển của sao Hỏa đã thay đổi, rất nhiều. Nó thay đổi từ trạng thái chúng ta định nghĩa là có thể định cư, bởi ba điều kiện cho sự sống đã có từ lâu. Vậy bầu không khí đó đã đi đâu để cho nước có thể ở dạng lỏng trên bề mặt? Một ý kiến cho rằng không khí thoát khỏi không gian Các phân tử khí có đủ năng lượng để thoát ra khỏi trọng lực của hành tinh rời khỏi không gian, và không bao giờ trở lại Và điều này xảy ra hầu hết với các thiên thể có khí quyển Sao chổi có đuôi đó là bằng chứng cho sự trốn thoát của không khí nhưng sao Kim cũng có bầu khí quyển thoát ra theo thời gian sao Hỏa và Trái Đất cũng vậy. Đó chỉ còn là vấn đề về nhiệt độ và quy mô Ta muốn biết lượng không khí đã rò rỉ qua thời gian để có thể giải thích sự thay đổi này Làm thế nào không khí lấy năng lượng để thoát ra? Làm thế nào phân tử có đủ năng lượng để thoát Có hai cách nếu chúng ta bớt đi vài thứ một chút. Thứ nhất, ánh mặt trời Ánh sáng tỏa ra từ mặt trời được hấp thụ bởi các phân tử khí và sưởi ấm các phân tử. Vâng, đúng là tôi đang nhảy, nhưng chúng (cười) Ôi ở đám cưới của tôi tôi còn không nhảy (cười) Chúng lấy năng lượng để trốn thoát và thoát khỏi trọng lực của hành tinh chỉ bằng cách làm nóng Cách thứ hai để lấy năng lượng là từ gió mặt trời. Chúng là các phân tử, khối, vật chất bắn ra khỏi bề mặt mặt trời và chúng bay tứ tung trong hệ mặt trời với vận tốc 400 km/s đôi khi nhanh hơn bão mặt trời và chúng va chạm nhiều hành tinh trong không gian về phía các hành tinh và bầu khí quyển của chúng chúng có thể cung cấp năng lượng cho các phân tử khí để thoát ra. Đây là điều mà tôi quan tâm vì nó liên quan đến khả năng cư trú Tôi nói rằng có hai điều từ câu chuyện Goldiocks tôi muốn các bạn chú ý và nhớ về nó điều thứ hai thì hơi khó để hiểu Nếu bát của gấu bố quá nóng, bát của gấu mẹ thì quá nguội không phải bát của gấu con còn lạnh hơn ư? Nếu chúng ta nghĩ theo hướng đó? Điều này bạn đã chấp nhận suốt cuộc đời của mình khi bạn nghĩ về nó nhiều hơn nó không đơn giản đến vậy Hiển nhiên khoảng cách giữa 1 hành tinh và mặt trời quyết định nhiệt độ hành tinh đó Điều này chắc chắn tạo ra sự cư trú nhưng vẫn còn nhiều thứ chúng ta nên quan tâm tới Có thế chính những chiếc bát lại giúp xác định kết quả câu chuyện điều gì là vừa đủ Tôi có thể nói cho bạn nhiều đặc điểm khác nhau của ba hành tinh trên ảnh hưởng đến khả năng cư trú vì lí do cá nhân liên quan đến nghiên cứu của tôi và sự thực là tôi đang đứng đây nhấp chuột còn bạn thì không (cười) Tôi muốn nói trong khoảng 1-2 phút về từ trường Trái Đất có, sao Kim và sao Hỏa thì không Từ trường được sinh ra sâu trong lòng của một hành tinh bằng cách dẫn điện các chất lỏng hỗn độn tạo nên lớp từ trường lớn bao quang trái đất Nếu bạn có la bàn bạn sẽ biết Bắc là hướng nào Sao Kim, sao Hỏa không như thế Nếu bạn dùng la bàn ở sao Kim và sao Hỏa Chúc mừng, bạn đã bị lạc (cười) Điều này có ảnh hưởng tới sự cư trú? Vậy, ảnh hưởng thế nào? nhiều nhà khoa học cho rằng từ trường của 1 hành tinh có chức năng là lá chắn cho khí quyển làm chệch hướng các phân tử gió mặt trời ra khỏi hành tinh trong hiệu ứng kiểu trường lực liên quan tới điện tích của những phân tử này Tôi muốn coi nó như là tấm kính chắn hắt hơi cho hành tinh (cười) vâng, nhiều đồng nghiệp của tôi sau khi xem sẽ nhận ra đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người gió mặt trời được so sánh với nước mũi (cười) vậy tác động là Trái Đất có thể được bảo vệ trong hàng tỷ năm vì chúng ta có từ trường Khí quyển không thể thoát được sao Hỏa, mặt khác, không được bảo vệ bởi vì không có từ trường và qua hàng tỉ năm có thể không khí đã bị hút đi để giải thích sự thay đổi từ một tinh cầu có thể cư trú sang hành tinh như ta biết ngày nay Các nhà khoa học khác cho rằng từ trường hoạt động giống chiếc buồm trên thuyền cho phép hành tinh tương tác với năng lượng từ gió mặt trời nhiều hơn là nó có thể tự mình tương tác chiếc buồm này tích tụ năng lượng từ gió mặt trời Từ trường có thể thu thập năng lượng từ gió mặt trời cho phép càng nhiều sự thoát khí xảy ra Ý kiến này cần được kiểm chứng nhưng tác động và cách nó hoạt động có vẻ rõ ràng vì chúng ta biết rằng năng lượng từ gió mặt trời được tích trữ vào khí quyển trên Trái Đất Năng lượng đó được dẫn dọc các đường sức từ xuống các vùng cực tạo nên cực quang tuyệt đẹp. Nếu bạn từng thấy nó, quả là tuyệt vời Chúng ta đã năng lượng đi vào Ta đang cố tìm cách ước lượng xem có bao nhiêu phân tử ra ngoài và từ trường có ảnh hướng tới điều này hay không vậy tôi đã đặt ra vấn đề cho các bạn ở đây mà vẫn chưa có hướng giải quyết Ta chưa có câu trả lời Chúng ta đang tiếp tục tìm Chúng ta tìm thế nào? Chúng ta cho các tàu vũ trụ tới cả 3 hành tinh. Một vài tàu đang vào quỹ đạo có cả tàu MAVEN đang quay quanh sao Hỏa thứ mà tôi liên quan và được trích ra ở đây, từ ở trường đại học Colorado Nó được thiết kế để đo lượng khí thoát ra Ta có vài số liệu tương đồng ở sao Kim và Trái Đất Khi đã có tất cả các số liệu kết hợp chúng với nhau chúng ta có thể hiểu bằng cách nào 3 hành tinh tác động với môi trường không gian với khu vực xung quanh và ta có thể biết được liệu từ trường có quan trọng đối với sự sống hay không. Khi đã có câu trả lời, tại sao ta nên quan tâm? ý tôi là tôi quan tâm sâu sắc cũng như về mặt kinh tế nhưng cũng sâu sắc (cười) Trước tiên, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho ta biết nhiều hơn về cả 3 hành tinh sao Kim Trái Đất sao Hỏa không những về cách chúng tương tác với môi trường ngày nay mà cả cách đây hàng tỉ năm liệu chúng có từng cư trú được hay không Nó sẽ cho ta biết về bầu khí quyển xung quanh và gần ta. Hơn nữa, điều mà ta biết từ các hành tinh trên có thể áp dụng ở bất cứ bầu khí quyển nào. bao gồm cả những thiên thể ta đang quan sát quanh các vì sao Ví dụ, tàu vũ trụ Kepler được lắp ráp và điều khiển ở Boulder theo dõi 1 vùng trời kích cỡ bằng con tem đã được 2 năm. con tàu tìm thấy được hàng nghìn hành tinh với kích cỡ bằng con tem trên bầu trời mà chúng ta cho rằng không khác mấy với vùng khác của bầu trời Chúng ta đã đi qua 20 năm từ không biết về bất cứ hành tinh nào ngoài hệ mặt trời tới bây giờ, có rất nhiều hành tinh mà chúng ta không biết phải nghiên cứu cái nào trước mọi sự thúc đẩy đều có ích thực tế, dựa vào sự theo dõi của tàu Kepler và các quan sát khác, giờ chúng ta tin rằng Trong 200 tỉ ngôi sao trong riêng Dải Ngân hà thôi trung bình, cứ 1 ngôi sao lại có 1 hành tinh Thêm vào đó, ước tính cho thấy ở đâu đó giữa 40 và 100 tỉ trong hành tinh này chúng ta định nghĩa có thể cư trú được chỉ ở dải ngân hà của ta thôi Chúng ta theo dõi các hành tinh này nhưng vẫn chưa biết hành tinh nào có thể sống được giống như là bị mắc kẹt trong chấm đỏ này (cười) trên sân khấu này vậy. biết rằng có thế giới khác ngoài kia và cực kì muốn biết thêm về chúng muốn tra hỏi chúng và tìm ra nếu có thể, một vài thứ có gì đó giống bạn bạn chưa thể làm thể, bạn vẫn chưa thể đi đến đó và bạn phải sử dụng công cụ bạn phát triển quanh bạn ở sao Kim Trái Đất sao Hỏa. và bạn phải áp dụng chúng lên các trường hợp khác và hy vọng mình đang tạo nên sự liên hệ hợp lý từ dữ liệu rằng bạn có thể quyết định ứng viên phù hợp nhất cho các hành tinh có thể cư trú hay không. cuối cùng thì, tính đến giờ, ít nhất, Trái Đất là chấm đỏ của chúng ta, ở đây Đây là hành tinh duy nhất mà ta biết là có thể sinh sống được mặc dù sẽ sớm thôi chúng ta sẽ biết hơn nữa Nhưng hiện tại đây là hành tinh duy nhất có thể sống được và nó là chấm đỏ của ta Tôi rất vui vì chúng ta ở đây Cám ơn. (vỗ tay) Đây là một khu rừng nhân tạo. Khu rừng có thể trải dài hàng mẫu đất, hoặc có thể chỉ vừa vặn trong một khoảng trống nhỏ nhỏ như khu vườn nhà bạn. Mỗi một khu rừng này chỉ khoảng hai năm tuổi. Tôi có một khu rừng ở sân sau nhà mình. Nó thu hút rất nhiều chủng loài sinh học. (Tiếng chim hót) Tôi được đánh thức mỗi sáng như một nàng công chúa Disney. (Cười) Tôi là một doanh nhân người tạo điều kiện cho việc trồng rừng một cách chuyên nghiệp. Chúng tôi đã giúp đỡ những nhà máy, trang trại, trường học, các gia đình, các khu nghỉ dưỡng, chung cư, công viên công cộng, và thậm chí là vườn thú có một khu rừng như thế. Rừng không phải là một mảnh đất tách biệt nơi mà các loài động vật sống với nhau. Rừng có thể là một phần không thể thiếu trong cuộc sống đô thị của chúng ta. Đối với tôi, rừng là nơi cây cối rậm rạp tới nỗi bạn không thể đi vào được. Không quan trọng nó lớn hay nhỏ thế nào. Hầu hết thế giới chúng ta đang sống ngày nay đã từng là rừng. Đó là trước khi con người can thiệp vào. Sau này ta xây dựng thành phố trên các khu rừng, như São Paulo, quên mất rằng ta cũng thuộc về tự nhiên, như 8,4 triệu loài khác trên Trái Đất. Môi trường sống của chúng ta đã không còn là môi trường sống tự nhiên. Nhưng đối với chúng tôi thì không phải. Một vài người và tôi, nay tạo nên các khu rừng này một cách chuyên nghiệp bất cứ nơi nào và khắp mọi nơi. Tôi là một kỹ sư công nghiệp. Lĩnh vực của tôi là chế tạo ô tô. Trong công việc trước đây của tôi ở Toyota tôi đã học được cách chuyển đổi nguyên liệu tự nhiên thành sản phẩm. Ví dụ như, chúng tôi trích nhựa từ cây cao su, chuyển nó thành cao su thô và từ đó làm ra lốp xe - sản phẩm cuối. Nhưng các sản phẩm này có thể sẽ không trở thành tài nguyên nữa. Chúng tôi tách các nguyên tố ra khỏi tự nhiên và biến đổi chúng thành quá trình không thuận nghịch. Đó là sản phẩm công nghiệp. Mặt khác, tự nhiên hoạt động theo hướng hoàn toàn ngược lại. Hệ thống tự nhiên sản xuất bằng cách mang các nguyên tố lại với nhau, nguyên tử nối tiếp nguyên tử Hầu hết sản phẩm tự nhiên trở lại thành nguồn tài nguyên. Đó là một vài điều mà tôi học được khi tôi tạo nên một khu rừng ở sân sau nhà mình. Và đó là lần đâu tiên tôi làm việc với tự nhiên, hơn là chống lại nó. Từ đó, tôi đã trồng 75 khu rừng như thế ở 25 thành phố trên thế giới. Mỗi khi tôi làm ở một địa điểm mới, tôi tìm thấy những yếu tố đơn lẻ cần để tạo nên rừng hiện hữu ở ngay xung quanh chúng ta. Điều chúng ta phải làm là đem các yếu tố đó lại với nhau và để cho tự nhiên tiếp nhận chúng. Để trồng rừng chúng ta bắt đầu với đất. Chúng ta chạm, cảm nhận và thậm chí nếm nó để nhận ra đặc tính nào mà nó thiếu. Nếu đất được tào thành từ quá trình cố kết các phần tử nhỏ nó sẽ nén chặt đến nỗi nước không thể thấm qua. Chúng tôi trộn các sinh chất địa phương có sẵn xung quanh, để giúp đất trở nên xốp hơn. Bây giờ nước có thể thẩm thấu qua. Nếu đất không có khả năng chứa nước, chúng tôi sẽ trộn thêm sinh chất -- là các vật liệu có tính thấm nước như than bùn hoặc xác mía, từ đó đất có thể giữ nước và duy trì độ ẩm. Để phát triển, cây cối cần nước, ánh sáng và dinh dưỡng. Sẽ ra sao nếu đất không có dinh dưỡng? Ta không thêm dưỡng chất trực tiếp vào đất. Đó là cách làm công nghiệp. Nó đi ngược lại với tự nhiên. Thay vào đó chúng ta cung cấp vi sinh vật cho đất. Chúng sản xuất các chất dinh dưỡng trong đất một cách tự nhiên. Chúng tiêu thụ các sinh khối chúng ta đã trộn vào đất, vì vậy công việc của chúng chỉ là ăn và nhân bản. Và khi số lượng của chúng tăng lên, đất bắt đầu thở lại. Nó trở nên có sức sống. Chúng ta nghiên cứu các loài cây bản địa tại chỗ. Sao ta kết luận được nó là loài bản địa? À, bất cứ thứ gì tồn tại trước sự can thiệp của con người là bản địa. Đó là quy luật đơn giản. Chúng ta nghiên cứ một công viên quốc gia để tìm ra phần cuối còn lại của một khu rừng tự nhiên. Chúng ta nghiên cứu các lùm cây thiêng liêng, hoặc các khu rừng thiêng liêng quanh các ngôi đền cũ. Và nếu chúng ta không tìm thấy bất cứ thứ gì, chúng ta sẽ đến các bảo tàng để xem hạt giống hoặc gỗ của các loài cây từng tồn tại rất lâu trước đây. Chúng ta nghiên cứu những bức tranh cũ, thơ văn địa phương, để nhận diện các loài cây bản địa. Khi ta biết về các loài cây, chúng ta chia chúng thành bốn lớp: lớp cây bụi, lớp cây con, lớp cây và lớp tán. Chúng ta cố định tỷ lệ mỗi lớp, sau đó quyết định phần trăm mỗi loài cây trong tổ hợp. Nếu ta trồng một rừng cây ăn quả, chúng ta tăng tỉ lệ cây ăn quả. Nếu trồng một vườn hoa, một khu rừng thu hút rất nhiều chim và ong, hoặc có thể đơn giản là cánh rừng vạn niên thanh bản xứ. Chúng ta sưu tập các hạt giống và làm chúng nảy mầm. Ta cần chắc chắn rằng các loài cây thuộc cùng một lớp không được trồng cạnh nhau, không thì chúng sẽ cạnh tranh không gian đứng khi chúng lớn lên. Chúng ta trồng cây non gần nhau. Trên bề mặt, chúng ta rải một lớp rơm dày, để khi trời nóng đất vẫn có thể giữ ẩm. Khi trời lạnh, sương chỉ bám trên lớp rơm, nên đất vẫn thở được trong thời tiết giá lạnh. Đất rất mềm- mềm đến mức rễ cây có thể đâm xuyên qua dễ dàng, nhanh chóng. Ban đầu, trông có vẻ như rừng không phát triển, thực ra nó đang phát triển bên dưới. Trong 3 tháng đầu tiên, rễ cây chạm đến độ sâu 1 mét. Rễ cây tạo thành cấu trúc mạng lưới, giữ chặt đất. Vi khuẩn và nấm sống trong mạng lưới này. Vì vậy nếu một vài dưỡng chất không sẵn có ở gần nơi cây sống, những vi khuẩn này sẽ đến lấy chất dinh dưỡng từ cây. Bất cứ khi nào trời mưa, thần kì thay, nấm xuất hiện qua đêm. Và đó có nghĩa là bên dưới đất có một mạng lưới nấm mạnh mẽ. Một khi những chiếc rễ này được thành lập, Rừng bắt đầu phát triển trên bề mặt. Khi rừng phát triển ta tiếp tục tưới nước cho nó trong 2 đến 3 năm tiếp tiếp theo. chúng ta muốn giữ nước và dưỡng chất cho cây của chúng ta mà thôi, vì vậy chúng ta loại bỏ cỏ dại phát triển trên mặt đất. Rừng chặn ánh sáng. Thậm chí, rừng trở nên rậm rạp đến nỗi ánh nắng không thể chạm tới mặt đất nữa. Giờ cỏ không thể mọc bởi vì chúng cần ánh sáng. Ở bước này, mỗi hạt nước rơi xuống đây sẽ không bốc hơi trở lại khí quyển. Cánh rừng rậm rạp này ngưng tụ không khí ẩm và giữ lại hơi ẩm cho nó. Ta giảm dần rồi ngưng tưới nước. Và thậm chí khi không tưới nước, nền rừng vẫn ẩm và đôi khi tối. Bây giờ, khi một chiếc lá rơi xuống tầng rừng này, Nó sẽ phân rã ngay lập tức. Sự phân rã nhiên liệu sinh học tạo thành mùn, là thức ăn cho rừng. Khi rừng phát triển, rất nhiều lá rụng xuống- tức là nhiều mùn được tạo ra hơn. là nhiều thức ăn cho rừng tiếp tục lớn. Và cánh rừng này tiếp tục phát triển theo cấp số nhân. Một khi đã thành lập, cánh rừng sẽ tự tái sinh -- gần như mãi mãi. Trong cánh rừng tự nhiên thế này, không quản lý là sự quản lý tốt nhất. Đó là một bữa tiệc rừng nhiệt đới tí hon. (cười) Rừng lớn theo tổng thể. Nếu cùng một giống cây -- cùng một loài -- được trồng một cách độc lập, nó sẽ không phát triển nhanh. Đó là cách ta tạo ra khu rừng trăm tuổi chỉ trong 10 năm. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) "Mẹ à, mấy người này là ai?" Đó là một câu hỏi ngây ngô của con gái tôi Alia khi con bé được khoảng 3 tuổi. Khi đó, vợ chồng tôi và con bé đang đi dạo tại một trong những khu thương mại sầm uất ở Abu Dhabi. Alia nhìn chằm chằm vào tấm poster cao lớn đặt chính giữa khu thương mại. Đó là hình ba nhà lãnh đạo của các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Con bé rúc vào người tôi, tôi cúi xuống và giải thích rằng đây là những nhà lãnh đạo của UAE họ làm việc rất chăm chỉ để phát triển đất nước và giữ vững sự đoàn kết. Con bé hỏi," Mẹ, tại sao ở đây, nơi chúng ta sống, và cả Li-băng, chỗ ông bà ở, mình chưa từng thấy hình phụ nữ trên tường hả mẹ? Tại vì phụ nữ không quan trọng hả mẹ?" Đây có lẽ là câu hỏi khó nhất tôi phải trả lời từ khi là một người mẹ cũng như trong hơn 16 năm làm việc của mình. Tôi lớn lên ở quê nhà Li-băng, là em út trong gia đình có hai chị em, có bố là một phi công cần mẫn là giám đốc điều hành của hãng hàng không Li-băng và một người mẹ làm nội trợ cùng người bà của tôi Bố tôi luôn ủng hộ chị em tôi đi học mặc cho những định kiến xã hội lúc đó chỉ khuyến khích con trai, chứ không phải là con gái được học tập. Tôi là một trong số ít những cô bé thời đó xa nhà đi du học từ năm 18 tuổi. Bố tôi không có con trai, và tôi, theo một cách nào đó, trở thành con trai của ông. Sau một vài thập kỉ, tôi nghĩ rằng mình không làm quá tệ trong vai trò một đứa con trai mà ông có thể tự hào. Tôi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân và tiến sĩ kỹ sư điện, làm Nghiên cứu và phát triển ở Anh, và tư vấn ở Trung Đông, tôi luôn làm việc trong một môi trường toàn đàn ông. Và thực sự tôi chưa hề tìm được một hình mẫu lý tưởng để noi theo. Thế hệ của mẹ tôi không hứng thú với vai trò lãnh đạo lắm. Đôi khi, tôi cũng được đàn ông giúp đỡ, nhưng chẳng ai thực sự hiểu những gì tôi phải đối mặt cả, những áp lực càng nặng khi tôi đã làm mẹ của hai đứa trẻ. Mặc dù phụ nữ phương Tây luôn sẵn sàng cho chúng tôi lời khuyên nhưng cuộc sống và ràng buộc của họ khác với chúng tôi Vậy nên phụ nữ Ả rập thế hệ này phải tự trở thành hình mẫu cho chính mình. Chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn đàn ông Ả rập, và phải chịu nhiều sức ép từ chuẩn mực xã hội hơn phụ nữ phương Tây. Vậy nên, tôi cho rằng chúng tôi, những phụ nữ bất hạnh bị áp bức thực sự có được những bài học hữu ích và quý báu khó có được để chia sẻ những bài học đó sẽ trở nên hữu ích cho bất kỳ ai muốn phát triển trong thế giới hiện đại. Đây là ba bài học của tôi. ["Chuyển c*t của họ thành năng lượng"] (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Có một từ mà mọi người truyền tai nhau là chìa khóa của thành công: sự kiên cường. Vậy, kiên cường chính xác là gì và làm thế nào để phát triển nó? Tôi tin kiên cường đơn giản là khả năng chuyển cứt thành nhiên liệu. Công việc trước của tôi, trước công ty hiện tại, Tôi làm cùng người đàn ông tôi sẽ gọi là John Tôi chung đội với John và làm việc rất chăm chỉ, hi vọng được anh ấy nhận ra tôi giỏi và sẽ hỗ trợ tôi kết thân với cộng sự công ty Tôi lúc đó, ngoài những việc với những dự án tư vấn, còn đang chuyên tâm viết về chủ đề nữ quyền trong kinh tế Một ngày, tôi có cơ hội trình bày nghiên cứu này trước các học viên MBA John cũng là một người đến nghe lần đầu nghe chi tiết bài nghiên cứu của tôi. Trong khi tôi đang thuyết trình, tôi có thể thấy thấp thoáng thấy John Mặt anh ta chuyển sang màu hồng đậm và anh ta trườn người dưới ghế trong sự xấu hổ. Tôi kết thúc bài thuyết trình với tràng pháo tay sau đó chúng tôi vội ra ngoài và lên xe. Và anh ta bùng nổ. "Những gì cô làm ở đó không chấp nhận được! Cô là nhà tư vấn, không phải nhà hoạt động!" Tôi nói,"John, tôi không hiểu. Tôi đã giới thiệu những số liệu về bình đẳng giới và vài kết luận về thế giới của người Ả Rập. Đúng, những chỉ số của chúng tôi luôn nằm ở top dưới nhưng những gì tôi nói và trình bày không đúng sao?" Rồi anh ấy đáp: "Tất cả những lập luận cô đưa ra đều sai. những điều cô đang làm là nguy hiểm và sẽ phá vỡ kết cấu xã hội" Anh ngập ngừng, và nói "Khi phụ nữ đã có con, vị trí của họ là ở nhà" Thời gian như đứng lại và tất cả những gì tôi nghĩ và lặp lại trong bộ óc rối bời của mình là: "Hãy quên mối quan hệ cộng sự này đi, Leila. Nó sẽ không bao giờ xảy ra" Vài ngày sau tôi mới thực sự hiểu được vụ việc này và ảnh hưởng của nó, nhưng khi đó, tôi đã đi đến ba kết luận. Thứ nhất, đó là vấn đề của anh ấy, góc nhìn của anh ấy. Có thể có rất nhiều người giống như anh ấy, Nhưng tôi sẽ không cùng quan điểm với họ Thứ hai, tôi cần nhanh chóng kiếm người ủng hộ khác. (Cười lớn) Nhân tiện, tôi kiếm được một người, anh ý rất tuyệt vời. Và thứ ba, tôi sẽ cho John thấy rằng phụ nữ khi làm mẹ vẫn có thể làm được gì. Tôi áp dụng bài học này khá tốt trong cuộc sống của mình Trong sự nghiệp của tôi, tôi đã nhận được nhiều sự khích lệ, nhưng tôi cũng thường gặp những phụ nữ, đàn ông và các cặp đôi những người rõ ràng không tán thành với chồng tôi và tôi vì đã chọn con đường vợ chồng cùng có việc làm. Nên khi bạn gặp một cặp đôi nói thẳng với bạn tại cuộc họp gia đình hoặc cuộc họp mặt bạn bè, rằng, bạn phải biết bạn không phải là người mẹ tốt, cho dù bạn cố gắng nhiều cho sự nghiệp, đúng không ? Sẽ là dối trá nếu bảo rằng lời lẽ đó không tổn thương tôi. Hai cô con gái là những điều tuyệt vời nhất tôi có, và tôi không chịu đựng nổi ý nghĩ tôi sẽ làm chúng thất vọng. Nhưng giống như đã làm với John, Tôi luôn nhắc nhở mình rằng đó chỉ là suy nghĩ của họ, quan điểm của riêng họ. Nên thay vì đáp lại, tôi chỉ cười lớn với họ khi tôi thấy, ánh sáng lóe lên, câu nói sâu trong tâm trí tôi. [Hãy vui vẻ,nó sẽ khiến người ta bực bội] (Vỗ tay) Bạn thấy đấy, một người phụ nữ trẻ trong tình huống này có 2 lựa chọn. Bạn có thể quyết định tiếp thu những lời lẽ tiêu cực người khác nói về bạn, để nó khiến bạn cảm thấy thất bại, giống như thành công là thứ quá xa vời để đạt được, hoặc bạn có thể xem những tiêu cực đó là vấn đề của họ, và thay vào đó, biến nó thành năng lượng cho bản thân bạn. Tôi đã học được rằng luôn theo lựa chọn thứ hai, và nó khiến tôi ngày càng mạnh mẽ. Chính xác như người ta hay nói thành công là cách trả thù tốt nhất. Một số phụ nữ Trung Đông đủ may mắn để lấy được người chồng hết lòng ủng hộ sự nghiệp của họ Sửa lại: Tôi nên nói là "đủ thông minh", bởi vì việc cưới ai là sự lựa chọn của chính bạn, và bạn nên chọn người ủng hộ mình nếu bạn muốn có một sự nghiệp lâu dài. Cho đến hôm nay, đàn ông Ả Rập vẫn không ủng hộ sự bình đẳng trong gia đình. Đơn giản chỉ bởi vì xã hội không mong điều đó, và thậm chí phản đối như thế là không nam tính. Với phụ nữ Ả Rập, xã hội của chúng ta vẫn định kiến rằng nguồn hạnh phúc duy nhất của người phụ nữ chính là sự hạnh phúc và thành đạt của chồng con họ. Người phụ nữ gần như tồn tại vì gia đình của mình. Mọi thứ đang dần thay đổi, nhưng sẽ vẫn cần thời gian. Đến nay, có nghĩa là phụ nữ Ả Rập đi làm vẫn phải làm sao để duy trì tổ ấm gia đình, và chăm sóc tốt cho những đứa trẻ đồng thời tự lo cho sự nghiệp của mình. Để đạt được điều đó, tôi đã tìm ra một con đường khó là bạn cần phải áp dụng kỹ năng công việc vào cả cuộc sống cá nhân. Bạn phải hoạch định cuộc đời của mình. Và đây là cách mà tôi áp dụng vào cuộc sống tôi. Bạn nên biết một điều rằng ở Trung Đông gần như mỗi gia đình đều có sự trợ giúp bên trong nhà. Do đó vấn đề là làm sao để tìm được người trợ giúp hiệu quả. Như những gì tôi đã làm trong kinh doanh, tôi lựa chọn người giúp đỡ mình chăm sóc con cái khi tôi đi làm dựa vào giới thiệu. Cristina đã làm việc được 4 năm với chị gái của tôi và cô ấy làm việc rất tốt. Giờ cô ý là một thành viên trong gia đình tôi, luôn ở cạnh chúng tôi từ khi Alia được 6 tháng tuổi. Cô ấy hoàn thành tốt việc nhà trong khi tôi đi làm, Tôi trao cho cô ấy quyền quyết định trong điều kiện tốt nhất của cô ấy và những đứa con của tôi, y như là tôi làm với nhân viên tài năng. Bài học này áp dụng được vào bất kì tình huống chăm sóc trẻ nào của bạn, kể cho đó là người giúp việc, nhà trẻ, hay người trông trẻ bán thời gian. Hãy chọn lựa kỹ lưỡng, và trao cho họ quyền. Nếu nhìn vào lịch của tôi, bạn sẽ thấy mỗi ngày làm việc một tiếng rưỡi từ 7 giờ tối đến 8h30 tối theo giờ Ả Rập điều được dành cho gia đình. Đây là thời gian đặc biệt. Tôi đã làm như thế kể từ khi Alia còn nhỏ. Tôi làm hết khả năng đảm bảo khoảng thời gian này để tôi có thể ở nhà lúc đó và dành thời gian cho con cái, hỏi về một ngày của chúng, kiểm tra bài tập về nhà, đọc truyện cho con trước khi đi ngủ và ôm hôn, cưng nựng chúng. Nếu mà tôi đang đi xa, ở bất kì múi giờ nào, tôi gọi cho chúng qua Skype kể cả khi tôi cách xa hàng dặm. Con trai của chúng tôi Burhan được 5 tuổi, và cháu đang học đọc và làm toán cơ bản. Đây lại là một thổ lộ nữa: Tôi phát hiện con gái tôi thật sự thành công trong việc dạy dỗ thằng bé hơn tôi. (Cười) Bắt đầu như một trò chơi, nhưng Alia thích đóng làm cô giáo của em trai nhỏ, và tôi phát hiện rằng mỗi lần chúng chơi văn ngữ của Burhan tốt hơn hẳn, và Alia có thêm ý thức trách nhiệm của mình hơn, và chúng nó gắn bó với nhau hơn, cả hai đều có lợi. Những người phụ nữ Ả Rập thành công mà tôi biết đã tìm được cho mình những cách riêng để sắp xếp cuộc sống khi họ vẫn tiếp tục sát cánh chia sẻ trách nhiệm với chồng trong gia đình. Nhưng đây không chỉ là sống sót trong vai trò là vừa làm việc và làm mẹ. Đây cũng là ở trong đúng hiện tại. Khi tôi ở với con, tôi cố gắng gác lại công việc khỏi cuộc sống riêng. Thay vì lo lắng dành được bao nhiêu phút trong ngày với con, tôi tập trung biến những phút đó thành khoảng khắc đáng nhớ, khoảng khắc mà khi tôi nhìn các con, nghe chúng, kết nối với chúng. ["Hãy chung tay, đừng cạnh tranh."] Những phụ nữ Ả Rập thế hệ của tôi không được coi trọng trong mắt công chúng khi họ lớn lên. Ở mức độ nào đó, tôi nghĩ, nó giải thích tại sao rất ít phụ nữ làm chính trị tại thế giới Ả Rập. Tuy nhiên, mặt khác của nó là chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian phát triển kĩ năng xã hội của mình đằng sau tấm màn, trong quán cà phê, trong phòng khách, trên điện thoại, một kĩ năng sống rất cần thiết để thành công: đó là kết nối. Một phụ nữ Ả Rập bình thường có một mạng lưới bạn bè và người quen rất rộng. Phần lớn họ cũng đều là phụ nữ. Ở phương Tây, người phụ nữ tham vọng thường so sánh bản thân với người khác mong được chú ý đến như người phụ nữ thành đạt nhất trong phòng. Điều này dẫn đến cái chúng ta hay gọi là hành vi cạnh tranh giữa các phụ nữ thành đạt. Nếu chỉ có 1 vị trí duy nhất cho người đứng đầu bạn không thể chừa chỗ cho người khác, cũng như đưa họ lên. Phụ nữ Ả Rập, nói chung, không rơi vào cái bẫy tâm lý này. Sống trong một xã hội phụ hệ, họ nhận ra rằng bằng cách giúp đỡ nhau, họ đều có lợi. Trong công việc trướci, tôi là phụ nữ làm cao nhất tại Trung Đông, nên bạn có thể nghĩ rằng việc đầu tư vào làm quen các đồng nghiệp nữ khác không đem lại nhiều lợi cho tôi và thay vào đó tôi nên dành thời gian của mình lập mối quan hệ với đồng nghiệp nam. Nhưng tôi đã vượt qua 2 bước ngoặt lớn nhất nhờ sự trợ giúp của phụ nữ. Trưởng phòng marketing là người đầu tiên đề nghị tôi làm lãnh đạo toàn cầu trẻ tới Hội thảo Kinh tế Thế giới. Cô ấy biết về những tiếp xúc truyền thông và xuất bản của tôi, và khi được hỏi nói lên ý kiến, cô ý đã nhấn mạnh tên tôi. Người khác là một cô tư vấn trẻ người Saudi và là bạn, người đã giúp tôi bán dự án đầu tiên tại Ả Rập Xê-út, một thị trường mà tôi thấy khó khăn để thu hút khi là một phụ nữ. Cô ấy giới thiệu tôi tới một khách hàng và nhờ sự giới thiệu đó tôi có được dự án đầu tiên trong rất nhiều dự án tại Saudi. Hôm nay, tôi có hai chị cấp cao trong đội của tôi, và tôi thấy làm cho họ thành công là chìa khóa thành công cho bản thân. Phụ nữ tiếp tục thăng tiến trên thế giới, không nhanh lắm, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục. Cả thế giới Ả Rập cũng đang tiến bộ, mặc cho những vấn đề gần đây. Riêng năm nay, UAE đã bổ nhiệm 5 nữ bộ trưởng trong nội các, nâng tổng số 8 nữ bộ trưởng Đó gần 28% của nội các chính phủ, và nhiều hơn rất nhiều nước phát triển. Đây là bức tranh con gái Alia của tôi thích nhất. Không nghi ngờ gì, đó là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt Nhưng đó cũng là kết quả của những phụ nữ Ả Rập mạnh mẽ không từ bỏ và luôn phá bỏ các rào cản. Đây là kết quả của những phụ nữ Ả Rập mỗi ngày đều quyết định như tôi biết cứt thành nhiên liệu, hoạch định cuộc đời họ, gác công việc ra khỏi đời tư, và đoàn kết, không ganh đua. Khi tôi nhìn vào tương lai, tôi mong muốn con gái mình khi nó đứng trên bục này khoảng 20, 30 năm nữa nó có thể tự hào xưng là mẹ của con gái nó là cha của con gái nó. Tôi mong con trai tôi lúc đó sẽ hiểu "con trai của mẹ" hoặc "thằng bé của mẹ" theo hai nghĩa hoàn toàn khác. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là cháu tôi. Bé tên là Yahli. Bé được 9 tháng tuổi. Mẹ bé là bác sỹ, và bố bé là luật sư. Đến lúc Yahli học đại học, nghề nghiệp bố mẹ cháu làm sẽ thay đổi rất đáng kể. Năm 2013, các nhà nghiên cứu ở ĐH Oxford đã nghiên cứu về tương lai của việc làm Họ kết luận rằng cứ 2 việc thì có 1 việc có rủi ro cao sẽ bị thay thế bởi máy móc. Học máy (machine learning) là công nghệ có trách nhiệm lớn trong sự thay đổi này. Nó là ngành có tác động mạnh nhất trong trí tuệ nhân tạo. Nó cho phép máy móc học từ dữ liệu và bắt chước một vài điều mà con người có thể làm Công ty của tôi, Kaggle, hoạt động dựa trên sự vượt trội của học máy. Chúng tôi tập hợp hàng trăm nghìn chuyên gia để giải quyết những vấn đề quan trọng cho công nghiệp và học viện Nó cho chúng tôi một góc nhìn độc đáo về điều máy tính có thể làm và không thể làm và những công việc có thể bị tự động hóa và bị đe dọa Học máy bắt đầu xâm nhập ngành công nghiệp những năm đầu thập niên 90 Nó bắt đầu với những việc đơn giản. Những việc như đánh giá rủi ro tín dụng của các đơn xin vay vốn sắp xếp hộp thư bằng cách đọc các ký tự viết tay từ mã bưu điện. Vài năm qua, chúng ta đã có những bước nhảy vượt bậc Học máy giờ có khả năng xử lý những việc cực kì phức tạp Năm 2012, Kraggle đã thử thách cộng đồng tạo ra một thuật toán biết chấm điểm các bài luận cấp 3. Thuật toán thắng cuộc đã chấm điểm được như điểm của thầy cô giáo. Năm ngoái, chúng tôi đưa ra một thử thách còn khó hơn. Qua các bức ảnh về mắt, bạn có thể chẩn đoán một bệnh về mắt tên là võng mạc tiểu đường? Một lần nữa, thuật toán thắng cuộc có chẩn đoán đúng như kết quả của bác sỹ khoa mắt. Nên với những dữ liệu thích hợp, máy móc sẽ làm tốt hơn cả con người trong những việc như vậy Một giáo viên có thể đọc 10 000 luận án trong sự nghiệp 40 năm. Một bác sỹ khoa mắt có thể khám 50 000 đôi mắt. Máy có thể đọc hàng triệu bài luận án hoặc khám hàng triệu đôi mắt trong vòng vài phút. Chúng ta không có cơ hội nào để chiến thắng máy móc ở những việc có khối lượng lớn và tần suất cao. Nhưng có những việc ta được nhưng máy móc thì không. Việc mà máy móc tiến bộ rất chậm là giải quyết những tình huống mới. Chúng không thể giải quyết những việc chưa từng gặp thường xuyên Những hạn chế cơ bản của máy học là nó cần phải học từ nguồn dữ liệu khổng lồ trước đó Con người thì không như vậy. Chúng ta có khả năng kết nối các sợi chỉ gần như không liên quan để giải quyết các vấn đề ta chưa gặp phải bao giờ. Percy Spencer là một nhà vật lý làm việc với radar trong thế chiến thứ 2, khi anh nhận thấy magnetron làm chảy thanh sôcôla của anh. Anh đã biết kết nối hiểu biết về sóng điện từ và những hiểu biết về nấu ăn để có thể phát minh -- đoán xem ? lò vi sóng. Đây là một ví dụ khá xuất sắc về sự sáng tạo Nhưng những sự thụ phấn này xảy ra với chúng ta từ những điều nhỏ hàng nghìn lần mỗi ngày. Máy móc không thể cạnh tranh trong việc giải quyết các tình huống mới, Và điều này đặt ra giới hạn cơ bản về những việc sẽ bị máy móc hóa Điều này có ý nghĩa gì với tương lai công việc ? Tương lai của bất cứ nghề nào nằm ở câu trả lời của một câu hỏi duy nhất: Công việc đó đơn giản, hay lặp lại và có khối lương lớn thế nào Và liên quan đến giải quyết các vấn đề mới như thế nào? Những công việc lặp lại với khối lương lớn máy móc sẽ ngày càng thành thạo Hôm nay chúng chấm điểm tiểu luận chẩn đoán một số bệnh Vài năm tiếp theo, chúng sẽ kiểm soát quản lý sổ sách chúng sẽ đọc các thủ tục trong các hợp đồng pháp lý Chúng ta vẫn cần kế toán và luật sư Họ sẽ thực hiện các các khoản thuế phức tạp các vụ kiện tụng mới Máy móc sẽ thu hẹp vai trò của họ và khiến khó kiếm được những việc trên Như đã đề cập Máy tính không thực hiện các tình huống mới Các bản thảo của các chiến dịch quảng cáo để thu hút ngươi tiêu dùng Cần phải khác biệt chiến lược kinh doanh là tìm kiếm các khoảng trống trên thị trường điều mà không một ai khác làm Chỉ có con người có thể tạo các bản thảo cho các chiến dịch quảng cáo và chỉ có con người có thể phát triển các chiến lược kinh doanh Nên Yahli cho dù quyết định của cháu là gì hãy đón nhận các thử thách hằng ngày Có như vậy, cháu mới có thể dẫn trước máy móc Cảm ơn (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhà thiết kế sản phẩm. Bạn vừa thiết kế một sản phẩm, một loại sản phẩm mới có tên "hệ thống miễn dịch cho con người". Bạn đang quảng bá sản phẩm này cho một anh quản lý có tính hoài nghi và ghét những gì vô nghĩa. Hãy gọi anh ta là Bob đi. Ít ra chúng ta cũng biết cái tên Bob, đúng chứ? Chuyện tiến hành ra sao? Bob, tôi có một ý tưởng tuyệt vời này đó là một sản phẩm hoàn toàn mới cho sức khỏe cá nhân. Nó gọi là hệ thống miễn dịch con người. Tôi nhìn thấy từ khuôn mặt anh là anh đang có một vài vấn đề với nó. Đừng lo lắng. Tôi biết là nó rất phức tạp. Tôi không muốn nói với anh những chi tiết quá phức tạp, Tôi chỉ muốn nói về tính năng tuyệt vời của sản phẩm này. Đầu tiên, nó sử dụng sự dư thừa rất thông minh bằng cách có hàng triệu bản sao của từng thành phần-- bạch cầu, tế bào máu trắng-- trước khi chúng thật sự cần thiết dùng để tạo nên chiếc đệm lớn chống lại những gì bất ngờ. Và nó tận dụng khéo léo sự đa dạng không chỉ có bạch cầu, mà còn có tế bào B, tế bào T, những tế bào chết tự nhiên, kháng thể. Nhiều thành phần không quá quan trọng. Quan trọng là tập hợp sự đa dạng các mục tiêu khác nhau có thể đối mặt với không ít thì nhiều cuộc cải tiến có thể gây chú ý. Và sự thiết kế hoàn toàn theo kết cấu khối. Bạn có rào cản bề mặt trên da, bạn nhanh chóng phản ứng lại hệ thống miễn dịch bẩm sinh và sau đó bạn đánh giá cao hệ thống miễn dịch thích nghi. Điều đáng nói là, nếu một hệ thống hỏng, hệ thống khác có thể thay thể, tạo ra một hệ thống hoàn toàn rõ rệt. Tôi biết mình lạc mất bạn, Bob, hãy ở lại cùng tôi, vì đây là tính năng giết chóc thật sự. Sản phẩm hoàn toàn có khả năng thích nghi. Nó có thể phát triển các kháng thể mục tiêu chống lại những mối đe dọa chưa từng có trước đây. Thật ra nó cũng tiến hành thận trọng, dò xét và phản ứng lại từng mối đe dọa nhỏ, và hơn nữa, ghi nhớ từng mối đe dọa trước đó, trong trường hợp chúng lặp lại lần nữa. Điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn hôm nay thật sự không chỉ là sản phẩm riêng lẻ. Sản phẩm được ghi vào hệ thống lớn của cơ thể người, và nó hoạt động vô cùng hài hòa với hệ thống đó, để tạo ra mức độ bảo vệ sinh học chưa từng có trước đó. Nên Bob à, chỉ cần nói thật với tôi, cậu nghĩ gì về sản phẩm của tôi? Và Bob có thể nói điều tương tự, Tôi thật lòng đánh giá cao nỗ lực và niềm đam mê có trong bài thuyết trình của bạn, blah blah blah -- (Cười) Nhưng thật ra, nó hoàn toàn vô lí. Có vẻ như bạn đang nói rằng điểm quan trọng trong sản phẩm của bạn chính là nó không đạt hiệu quả và khá phức tạp. Họ không dạy bạn 80 - 20? Và hơn nữa, bạn đang nói rằng sản phẩm này được ấp ủ. Nó phản ứng mạnh mẽ, làm mọi thứ rối tung khi lướt qua và thật sự được thiết kế vì lợi ích của một ai đó. Tôi xin lỗi khi chia sẻ điều này, tôi không nghĩ đây là kẻ chiến thắng. Nếu chúng ta đồng ý với triết lí của Bob, tôi nghĩ chúng ta thật sự Tính hiệu quả thì lúc nào cũng quan trọng trong thời gian ngắn. Ít phức tạp, hiệu quả hơn, đáng đồng tiền. Ai lại nói không với điều đó? Không may là có một rắc rối nhỏ, và đó là người dùng sản phẩm này, bạn hoặc tôi, có lẽ sẽ chết trong vòng một tuần vào mùa đông tiếp theo, khi chúng ta gặp phải xu hướng vi khuẩn cúm mới. Trước hết tôi dần quan tâm đến sinh học và kinh doanh, sự trường thọ và tính kiên cường, khi tôi được hỏi một câu hỏi lạ thường bởi CEO của một công ti kĩ thuật toàn cầu. Và câu hỏi là: Chúng ta phải làm gì để đảm bảo công ti tồn tại 100 năm? Một thắc mắc có vẻ vô hại, nhưng thật ra, có lẽ tinh tế hơn bạn nghĩ, xem xét rằng một công ti trung bình của Mĩ hiện nay có thể mong một chu kì chỉ 30 năm. Đó là ít hơn một nửa chu kì mà nhân viên có thể mong muốn tận hưởng. Hiện tại, nếu bạn là một CEO của một công ti, bị các nhà đầu tư gây rối và chống chọi với sự thay đổi, chúng ta có thể tha thứ cho bạn dù cho không lo nhiều về chuyện xảy ra sau 30 năm. Nhưng có vài điều có lẽ giúp bạn tỉnh giấc vào ban đêm: khả năng là công ti của bạn sẽ không tiến triển trong vòng 5 năm, bình quân hiện tại là 32% Đó là một trong 3 cơ hội mà công ti bạn sẽ tiếp quản hoặc sẽ thất bại chỉ trong vòng 5 năm. Hãy quay lại với câu hỏi của CEO chúng tôi: Nơi nào tốt hơn để hướng đến lời khuyên hơn là tự nhiên, trong việc liên quan đến sống và chết đối với sự tồn tại của một công ti? Trong vai trò là nhà sinh học rởm, tôi quyết định liên hệ nhà sinh học thực thụ ngay lập tức, người bạn của tôi Simon Levin, giáo sư sinh học kiêm toán học tại trường đại học Princeton. Chúng tôi cùng nhau nhìn vào hệ thống sinh học đa dạng, kéo dài từ những khu rừng rậm nhiệt đới tự nhiên đến những khu rừng được quản lí và ngư nghiệp. Và chúng ta tự vấn bản thân câu hỏi: Điều gì khiến những hệ thống này đàn hồi và khả năng chịu đựng cao? Và điều chúng ta tìm thấy đó là 6 nguyên tắc tương tự mà chúng ta thấy củng cố sự kì diệu của hệ miễn dịch của cơ thể thật sự lần lượt tiếp tục xuất hiện, từ dư thừa đến thiếu hụt. Thật ra, chúng ta thấy chúng không chỉ trong hệ thống bền vững về mặt sinh học, chúng ta cũng hiểu ra chúng rất khác biệt của các hệ thống xã hội lâu đời, như đế chế La Mã và nhà thờ công giáo, tin điều đó hay không. Chúng ta cũng điều tra doanh nghiệp và phát hiện rằng những tài sản tương tự cũng khắc họa doanh nghiệp có tính kiên cường và tồn tại lâu, và chúng tôi chú ý sự vắng mặt từ những doanh nghiệp tồn tại ngắn hạn. Trước tiên hãy nhìn vào những gì xảy ra khi hệ thống miễn dịch tổng thể sụp đổ. Tòa nhà xinh đẹp là một phần của ngôi đền Shitennoji phức tạp ở Osaka, Nhật Bản. Thật ra, đó là một trong những ngôi đền cổ nhất ở Nhật. Nó được xây bởi một nghệ nhân người Hàn, vì trong lúc đó, Nhật Bản vẫn chưa xây đền miếu nào. Và nghệ nhân này bắt tay thành lập công ti xây dựng đền miếu. Thật ngạc nhiên, công ti của anh ta, Kongō Gumi, vẫn tồn tại khoảng 1428 năm sau đó. Thật ra, nó trở thành công ti điều hành liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Vì vậy, Kongō Gumi hiện nay thế nào? Tôi e là không được tốt lắm. Công ti mượn nợ nhiều trong suốt thời gian để đầu tư vào bất động sản. Và khi bong bóng nổ tung, nó không thể tái cấp vốn cho các khoản vay. Công ti phá sản, và nó được tiếp quản bởi một công ti xây dựng khác. Điều đáng buồn là sau 40 thế hệ quản lí chặt chẽ bởi gia đình Kongō, Kongō Gumi không chống cự nổi sự sụp đổ ngoạn mục trong khả năng áp dụng nguyên tắc thận trọng. Nói đến thất bại của công ti: chúng ta hoàn toàn quen thuộc với sự thất bại của Kodak, công ti đã tuyên bố phá sản vào tháng 1 năm 2012. Tuy nhiên có điều thú vị hơn chính là câu hỏi: Tại sao Fujifilm -- cùng sản phẩm, cùng áp lực từ công nghệ kĩ thuật số, cùng lúc -- tại sao Fujifilm có thể tồn tại và phát triển? Fujifilm dùng tiềm lực trong hóa học, khoa học vật chất và quang học để đa dạng hóa nhiều lĩnh vực khác nhau, bắt đầu từ mĩ phẩm đến y dược, các hệ thống y học và bộ phận nhân tạo. Một vài nỗ lực đa dạng hóa này thất bại. Nhưng nhìn chung, nó có thể thích nghi các danh mục một cách hiệu quả để tồn tại và phát triển. Là một CEO, ông Komori, áp đặt, chiến lược thành công vì nó có "nhiều túi và ngăn kéo" hơn kẻ địch. Ý ông là, họ có thể tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn kẻ địch. Fujifilm tồn tại vì nó áp dụng những nguyên tắc thận trọng, đa dạng, và thích nghi. Nhà máy bùng cháy thảm khốc, giống cái chúng ta thấy ở đây, hoàn toàn bị hủy diệt, trong một đêm, nhà máy duy nhất cung cấp cho Toyota những van cho hệ thống phanh xe hơi. Bài kiểm tra cuối cùng liên quan tính đàn hồi. Việc sản xuất xe đặt nền móng cho việc phanh gấp. Sau đó thì Toyota có thể khôi phục công nghiệp sản xuất xe thế nào? Bạn có thể hình dung mất bao lâu không? Chỉ 5 ngày. Từ việc không có van phanh đến việc hoàn toàn khôi phục trong 5 ngày. Điều này xảy ra thế nào? Toyota quản lí hệ thống các nhà cung cấp trên tinh thần hợp tác nó có thể làm việc nhanh chóng và suôn sẻ với các nhà cung cấp nhằm mục đích tái sản xuất, lấp đầy khoảng trống thắng van bị mất và đưa việc sản xuất xe vào hệ thống trực tuyến lần nữa. Toyota áp dụng các nguyên tắc của tính đơn lẻ của hệ thống cung cấp, được lồng vào hệ thống hợp nhất. và tính năng dư thừa để có thể tái thiếp lập, khoảng trống êm ả và tồn tại. Thật may là một vài công ti không chống cự ngọn lửa thảm khốc. Nhưng chúng ta đọc báo chí mỗi ngày về các công ti không chống chọi nổi sự gián đoạn công nghệ. Sau đó thì gã khổng lồ tiêu dùng quang học có thể tránh sự gián đoạn công nghệ, và thậm chí lợi ích từ nó? Và đúng vậy, sự gián đoạn công nghệ không chỉ là một vấn đề lớn trong phần mềm và điện tử. Essilor cẩn thận lướt qua môi trường có tính cạnh tranh đối với công nghệ có khả năng đột phá. Nó đòi hỏi những công nghệ đó ngay từ ban đầu, trước khi chúng trở nên đắt đỏ hoặc các nhà cạnh tranh huy động, và sau đó nó tự mình phát triển công nghệ, thậm chí gặp rủi ro thất bại hoặc rủi ro việc tự gián đoạn. Essilor đứng đầu trong lĩnh vực này, và đem lại hiệu suất ngoạn mục suốt hơn 40 năm, bằng cách dùng các nguyên tắc về sự thận trọng và thích nghi. OK, nếu những nguyên tắc này tác dụng, bạn có thể nghĩ, tại sao chúng không giống nhau trong việc kinh doanh? Tại sao chúng ta không dùng các từ này mỗi ngày? À, thay đổi nên bắt đầu từ não bộ. Nếu chúng ta nghĩ lại cái tên Bob trước đó, để áp dụng các nguyên tắc củng cố sự kì diệu của hệ miễn dịch của nhân loại, trước tiên chúng ta cần có lối nghĩ khác về kinh doanh. Điển hình hiện nay, khi chúng ta nghĩ về kinh doanh, chúng ta dùng cái mà tôi gọi là "tư duy máy móc". Chúng ta đặt nhiều mục tiêu, chúng ta phân tích các vấn đề, chúng ta thiết lập và bám chặt các kế hoạch, và hơn bất cứ thứ gì khác, chúng ta nhấn mạnh tính hiêu quả và hiệu suất ngắn hạn. Giờ, đừng hiểu sai ý tôi - đây là cách thiết thực và hiệu quả để nhấn mạnh những thách thức tương đối đơn giản trong các môi trường tương đối bền vững. Đó là cách mà Bon -- và có lẽ nhiều người trong chúng ta, gồm cả tôi -- xử lí hầu hết rắc rối kinh doanh chúng ta đối mặt mỗi ngày. Thật ra, đó là một hình mẫu trí tuệ khá tốt cho doaah nghiệp -- bao gồm mọi thứ -- cho tới khoảng giữa những năm 1980, khi sự kết hợp của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ và viễn thông khiến cho doanh nghiệp càng năng động và khó đoán. Nhưng còn những tình huống năng động và khó đoán hơn mà chúng ta hiện đang đối mặt thì sao? Tôi nghĩ ngoài lối suy nghĩ máy móc, giờ chúng ta cần thông thạo nghệ thuật tư duy sinh học, được thể hiện qua 6 nguyên tắc. Mặt khác, chúng ta cần nghĩ một cách khiêm tốn và tinh tế về khi nào và cách nào chúng ta có thể định dạng, hơn là điều khiển, những tình huống khó đoán và phức tạp. Có một chút khác biệt giữa việc ném một quả bóng và giải phóng một chú chim. Qủa bóng sẽ bay theo đường thẳng có lẽ hướng về mục tiêu đã đặt ra, và chú chim chắc chắn sẽ không như vậy. Vậy bạn nghĩ sao? Nghe có vẻ khá không thực tế, hơi lí thuyết suông nhỉ? Không hẳn là vậy. Mỗi một công ti nhỏ suy nghĩ tự nhiên và hoạt động về mặt sinh học. Tại sao? Vì nó thiếu nguồn tài nguyên để định hình môi trường thông qua ép buộc bạo lực. Nó thiếu cán cân để hỗ trợ sự thay đổi, và nó luôn nghĩ về sự khác biệt lớn đối với công ti khởi nghiệp muốn tồn tại. Hiện tại, điều đáng cười là, dĩ nhiên, mỗi một công ti lớn khởi đầu từ doanh nghiệp qui mô nhỏ. Nhưng nói theo cách nào đó, nhiều công ti mất khả năng suy nghĩ và hành động về mặt sinh học. Họ cần khôi phục lại khả năng suy nghĩ về mặt sinh học để tồn tại và phát triển trong môi trường hiện tại. Vì vậy không chỉ nghĩ về đặc tính ngắn hạn. Mỗi công ti tôi biết dùng nhiều thời gian nghĩ về câu hỏi trọng tâm của chiến lược: Trò chơi cạnh tranh tốt ra sao? Ngoài ra, hãy cân nhắc về câu hỏi thứ hai khá quan trọng và liên quan đến sinh học: Trò chơi đó sẽ kéo dài bao lâu? Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn biết, một trong những điều tôi muốn nói thẳng thắn ở đây đó là tôi thực sự đứng ở đây một cách tình cờ ý tôi là không phải tại đây, mà chính ở thời điểm này của cuộc đời, thật ra trong hoàn cảnh của tôi Tôi sẽ xem nó như là điều bất ngờ. Nhưng điều mà tôi muốn nói với các bạn hôm nay nôm na là cách chúng ta có thể sử dụng công nghệ đễ làm cho những điều tình cờ diễn ra thường xuyên hơn Bởi vì tôi thực sự nghĩ đến thời điểm mà mình kết thúc điều bất ngờ hôm nay, thì công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Vì thế, hôm nay tôi muốn chia sẻ một ít về đời tư của mình, bởi vì tôi muốn các bạn hiểu rõ bối cảnh diễn ra điều tôi nói. Và tôi nghĩ bạn sẽ hiểu tại sao cuộc đời tôi lại có hai niềm đam mê vĩ đại là trẻ em và giáo dục. Và khi tôi đặt chúng vào bối cảnh Tôi sẽ đề cập đến công nghệ: và lý do tôi tin công nghệ là 1 công cụ rất đa năng và mạnh mẽ có thể giúp chỉ ra một vài thách thức này. Tiếp đó tôi sẽ nói về sự khởi đầu mà Chris đã đề cập đó là sự ra đời của dự án AMD 50x15 Cuối cùng tôi sẽ về điểm khởi đầu, và nói thêm một ít, với hy vọng sẽ thuyết phục các bạn một điều là vào thời buổi này những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải coi trọng không chỉ công việc làm ăn của mình mà còn phải có sứ mạng với xã hội. Giờ các bạn đã rõ rồi, tôi sẽ bắt đầu, Tôi là anh cả của 4 người em gái trong gia đình. Vì sống trong cảnh âm thịnh dương suy nên tôi học được khá nhiều mánh để hoà thuận với nửa kia của TG (cười) Và tôi hy vọng các bạn có thể hình dung được hoàn cảnh Tôi ra đời tại 1 cái ấp nhỏ ở Mexico một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu và cha mẹ tôi đều có học vấn thấp. Nhưng thật may là tôi và 4 em gái đều được học hành tử tế. Điều đó cho thấy sự coi trọng rất lớn, của ba mẹ tôi đối với giáo dục. Ba mẹ tôi đánh giá rất cao việc học, và tôi sẽ nói về điều đó sau. Nhưng điều mà thúc đẩy tôi học tập chính là tình hiếu kỳ vô hạn mà tôi có khi còn là một đứa trẻ, nhờ vào một cái máy hát gọi là Victrola. Cha tôi lượm được nó trong 1 bãi đồng nát và sửa được nó, giúp nó hoạt động trở lại. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể hiểu làm sao mà ông ta có hiểu biết nhiều đến như vậy, nhưng khi được ngồi cạnh ông, lúc đó tôi chỉ mới vài tuổi đầu và cùng nghe vài bản nhạc của Mozart ông ấy đã nói với tôi Mozart đã trở thành 1 nhà soạn nhạc trữ tình huyền thoại như thế nào, về bản nhạc ông thích nhất Claire de Lune sẽ bước đầu khai sáng cho tôi về âm nhạc cổ điển. Ông ấy kể tôi nghe về Johann Strauss, và cách ông ấy tạo ra điệu vanxơ một điệu nhảy đi vào lịch sử. Và một chút về lịch sử nữa, khi ông ấy bật bản nhạc 1812 Overture của Tchaikovsky bằng cái Victrola ông ấy đã nói về nước Nga, về cuộc chiến tranh vệ quốc đã diễn ra vào năm 1812 và 1 cách nào đó, bản nhạc này đã tái hiện phần nào sự kiện đó. Mặc dù lúc ấy tôi vẫn còn nhỏ, nhưng ông ấy đã dạy cho tôi rất nhiều Và có lẽ với các bạn, cái loa này không có vẻ gì công nghệ cao nhưng hãy nghĩ về thời gian mà nó xuất hiện, khoảng giữa những năm 40, thì chiếc loa ấy hiện đại. Một trong những điều rất quan trọng khi chắt lọc từ những kinh nghiệm chính là bổ sung cho nó hoàn thiện, khi mà mọi người hỏi tôi: Ba mẹ cậu đã đối xử ra sao với cậu khi cậu còn nhỏ? Tôi luôn nói rằng họ rất nghiêm khắc và không phải kiểu nghiêm khắc mà mọi người thường nghĩ, khi mà cha mẹ la mắng hay roi vọt con cái. Họ nghiêm khắc theo cách, mà khi tôi lớn lên, ba mẹ luôn nhắn nhủ rằng, có hai điều cực kỳ quan trọng mà tôi phải nhớ Thứ nhất là trước khi tôi đi ngủ tôi phải có cảm giác trong ngày hôm nay tôi đã đóng góp một chút gì đó, và đóng góp một cách hết sức mình. Điều thứ hai họ nói chính là họ tin ở tôi rằng dù tôi có ở đâu hay đi đến đâu, tôi sẽ luôn làm những việc đúng đắn. Thật sự, tôi không biết bao nhiêu bạn sẽ nói điều đó với con của mình nhưng nếu bạn làm, xin hãy tin tôi, đứa nhỏ sẽ áp lực lắm đó (cười) Nhất là khi nghe đến đoạn con sẽ luôn làm điều đúng đắn. Khi mà tôi đi nhậu với bạn bên ngoài, tôi đã cảm thấy tội lỗi rất nhiều. (cười) và rất cẩn thận. Một trong những điều đã xảy ra với công nghệ là nó chỉ có thể có ích nếu nó hữu dụng, nhưng nó cũng có thể có ích nếu như nó dễ truy cập, và nó có thể có ích nếu nó vừa túi tiền. Và trong thế giới ngày nay, trở nên hữu dụng, hợp tiền và dễ dùng không còn cần thiết nữa khi công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Vì thế, khi các bạn làm việc cũng như tôi, chúng ta đều phải làm thật chăm chỉ để biến công nghệ trở nên hữu dụng và hữu ích. Và đối với tôi, điều đó rất quan trọng Bây giờ, công nghệ đã thay đổi rất nhiều từ ngày có Victrola. Bạn biết đấy, bây giờ chúng ta có hệ thống máy tính vô cùng mạnh mẽ. Một thứ mà mọi người đề cập đến như một ứng dụng sát thủ là Internet. Mặc dù chúng tôi không tin Internet là một ứng dụng sát thủ Những gì chúng tôi tin là Internet là sự kết nối giữa con người và ý tưởng. Internet trở thành điểm kết nối giữa người vs người, ý tưởng với ý tưởng Và sức mạnh kết nối mọi người và ý tưởng có thể khá tuyệt vời. Và như vậy, chúng tôi tin rằng thông qua tất cả những thay đổi đã xảy ra, hôm nay, chúng ta có được một cơ hội lớn. Nếu chúng ta có thể kết nối mọi người và ý tưởng mạnh mẽ hơn - mặc dù và bạn thấy rất nhiều sản phẩm đa dạng đã xuất hiện trên thị trường, điều cốt yếu với tôi là bao nhiêu sản phẩm có thể kết nối con người một cách hữu ích thuận tiên và dễ dàng và đường nhiên là giá rẻ bất kể người giàu hay nghèo, họ đều có thể có một cơ hội để sử hữu thứ công nghệ này. Chính vì thế mà chúng tôi rất muốn hiện thực hóa điều đó một chút đề tạo ra một sự khởi đầu VÀ một vài năm sau đó tại AMD chúng tôi đã nêu lên một ý tưởng nếu như chúng ta gọi ý tưởng đó là 50x15 điều mà chúng ta hướng đến là vào cuối năm 2015 một nửa dân số thế giới sẽ được kết nối internet để họ có thể chia sẽ nhiều ý tưởng với nhau Biết rằng chúng tôi ko thể làm một mình và không có nghĩa là không thể Chúng tôi luôn cảm thấy việc này có thể được giài quyết bằng cách hợp tác với chính phủ, các ngành công nghiệp hệ thống giáo dục, các đối tác và có thể là với đối thủ cạnh tranh Vì vậy, nó thực sự là một sáng kiến khá cao cả, nếu như bạn nghĩ vậy, nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi phải bắt đều thực hiện nó trong những năm tới, một điều rất táo bạo và rất thử thách điều mà đã bắt chúng tôi phải làm mọi thứ theo cách khác biệt Và tôi sẽ nói về nó sau, vì tôi tin rằng kết quả sẽ cực kỳ mỹ mãn và tôi chỉ có thể phỏng đoán và hứng thú về điều mà tôi nghĩ sẽ diễn ra trong 8 năm nữa khu chúng ta đạt được sáng kiến 2015 nơi mà ta đang đứng năm này qua năm khác. Đồ họa này của bạn bè tôi ở Gapminder.com Bạn nào mà chưa biết đến trang web này thì bạn nên thử tìm hiểu nó. Và bạn sẽ thấy cách truy nhập Internet đã thay đổi trong thời gian qua ra sao? và vì thế, dựa trên biểu đồ này, tôi có thể kết luận mục tiêu 2015 của chúng tôi đã làm được đến đâu điều dễ thấy ở ba điểm này. Một cái là Phương Tây định hình phần lớn bởi Châu Âu và Mỹ đã có bước tiến triển rõ rệt Sự kết nối ở hai khu vực này thực sự là 1 hiện tượng và vẫn đang tăng lên Và thực tế là, việc đạt 100% mục tiêu là hoàn toàn có thể thậm chí trước năm 2015. Phần về các nước mới nổi như Trung Quốc & Ấn Độ, quá trình tiến triển tốt và ổn định Nhưng còn những vùng chưa phát triển như châu phi, nam mỹ hay những vùng khác quá trình diễn ra khá chậm. Và thật ra, Tôi vừa đến Nam Phi Và có cơ hội nói chuyện với Tổng thống Mbeki và một trong những điều được bàn bạc là cái gì đã cản trở tốc độ kết nối Và 1 trong những nguyên nhân là, tại Nam Phi, phải trả 100 đô/tháng để được sử dụng kết nối băng thông rộng. Đó là điều ko thể, quá mắc ngay cả so với Mỹ có thể kết nối một cách thông thường Vì vậy, chúng tôi đã nói về cách thức mà có lẽ mọi người có thể hợp tác để làm giá cả rẻ hơn. hãy nhìn vào biểu đồ, nhìn cái phía cuối, nó là biểu đồ logarit theo thang điểm ngang và hãy nhìn khúc cuối chúng ta vần cách khá xa mục tiêu 50x15 vào năm 2015 Nhưng điều đó động viên chúng tôi rất nhiều Chúng tôi tin đó là 1 hiện tượng sẽ thay đổi rất nhiều điều sẽ buộc chúng tôi nghĩ thật khác biệt và chúng tôi luôn mong muốn hợp tác với nhiều đối tác hơn trên thế giới để có thể đạt được mục tiêu đó. Giờ thì tôi muốn nói về mục tiêu 50x15, và có 1 điều cực quan trọng đó là đây không phải là 1 dự án từ thiện. Đó chính là một thương vụ mạo hiểm. Nếu xét đến một phần nhỏ của thế giới này và gọi nó là thị trường giáo dục. Khi các bạn nhìn vào các học sinh tiểu học chúng ta hiện có hàng trăm, hàng triệu học sinh như thế trên toàn thế giới. người sẽ được lợi ích cực kỳ lớn khi được kết nối internet. Vì vậy, khi chúng tôi nhìn vào đó, chúng tôi thấy một cơ hội cho 1 thương vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của thị trường đó. Và khi bắt tay vào làm, ngay từ lúc bắt đầu chúng tôi nhận thức rõ rằng, việc này không phải từ thiện. nó là đầu tư làm ăn, một thương vụ đánh trúng vào phần khó nuốt nhất của thị trường này. Bởi vì với 3 năm kinh nghiệm, chúng tôi biết rằng trong thị trường này, cho dù là giáo dục hay các nước chưa phát triển, thì việc đầu tư vào nó bao giờ cũng yêu cầu rất cao về chất lượng và độ tin cậy cùng với đó là chi phí thấp và khả năng truy cập tốt, và các thứ linh tinh khác thằng thắng là, nếu ko thực sự đầu tư thì bạn sẽ ko bao giờ thấu được, và chút nữa tôi sẽ giải thích kỹ hơn Đó là một sáng kiến tập trung vào các giải pháp đơn giản, dễ tiếp cận và trọng tâm là con người Ý của chúng tôi là như chiếc PC được phát minh 1980 và có thể nói là một phần náo đó trong suốt 20 năm chúng không thay đổi gì Chúng vẫn y như cũ về màu sắc và tính năng và nói thẳng ra là tôi có thể đã phật lòng một vài khách hàng của tôi khi nói như vậy nhưng thực lòng mà nói nếu như bạn ko để ý đến tên gọi của các dòng Pc bạn có thể sẽ ko biết ai làm ra chúng. vì tuy chúng rất đa dạng nhưng lại đa dạng theo nhiều kiểu khác nhau cho nên con người đã ko được làm trọng tâm để xử lí phân khúc này của thị trường, vì vậy chúng tôi thực sự tin rằng điều đó là rất quan trọng. Nó gợi cho tôi rất nhiều cuộc nói chuyện mà chúng tôi được nghe sáng nay, về phòng mổ hiện đại được thiết kế dành riêng cho châu phi và chúng tôi cũng đang làm 1 điều tương tự Và phải tiếp cận vấn đề thật tinh tế tôi nói vậy bởi vì một vài nơi trên thế giới, chính phủ có vai trò chủ yếu trong việc phát triển công nghệ. các nơi khác thì ko bởi vì tại nơi đó đã có sẵn một cơ sở hạ tầng đầy đủ tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. và một vài nơi khác thì ko. cho nên chúng tôi phải thật nhạy cảm để hiểu cách phát triển công nghệ tại đó từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và điều cuối cùng, cũng rất quan trọng là ý niệm chúng tôi chưa chia sẻ rộng rãi đây là điều mà chỉ có chúng tôi tin tưởng, đó chính là thành công lớn nhất của sáng kiến này có thể đạt được bằng cách thúc đẩytích hợp những hệ thống đầu cuối tại địa phương có nghĩa là... tôi cho bạn 1 ví dụ nước Nam Phi nơi tôi từng ghé tôi đã phần nào thấy được những thách thức của họ. một nước có 45 triệu dân và là 1 thị trường mới nổi. đang trên đà phát triển mạnh mẽ. họ có mục tiêu giảm chi phí kết nối. họ có 1 công ty máy tính đang sản xuất máy tính cho họ họ cũng phát triển mội trường đào tạo phần mềm tại các trường đại học. đó chính là ý tưởng nền tảng để tạo ra 1 hệ sinh thái phát triển cho phần cứng lẫn phần mềm cần thiết cho trường học. thật ngạc nhiên là tôi biêt được tại Nam Phi có 18 thổ ngữ, trước đó tôi cứ tưởng chỉ có 2 - là anh văn và Afrikaans. và để cung gặp cầu trong 1 hệ thống giáo dục phức tạp này nó chỉ làm được bằng nội lực tôi ko nghĩ thị trường này khả thi cho các công ty đa quốc gia khai thác và ko thể chỉ phá giá và bán ra thị trường vì thế chúng tôi tin, những khu vực đó nơi mà dân số đông và cơ sở hạ tầng thiếu thốn thì việc tích hợp các hệ thống đầu cuối tại địa phương là rất quan trọng để thành công. Đây là bức ảnh 1 lớp học được trang bị máy tính tại Mexico, quê hương tôi. phòng học đặc biết này tọa lạc tại Michoacan. Các bạn có thể đã biết đến Mexico Michoacan là 1 bang rất sặc sỡ. những đứa trẻ luôn mặc trang phục rất màu sắc và thật là tuyệt vời, khi thấy những đứa trẻ có trong tay sức mạnh sức mạnh của máy tính. Và tôi phải nói với các bạn rằng thật dễ khi nhận ra tác động của công nghệ và sự kết nối có thế mang đến cho cuộc sống và nền giáo dục của bọn trẻ. Mới đây chúng tôi đã khai trương một phòng thí nghiệm cho 1 trường học tại West Cape Nam Phi ngôi trường đó mang tên Nelson Mandela School và nếu bạn thấy gương mặt và hoạt động của mấy đứa nhỏ khi chúng được tiếp xúc với máy tính, nó thật đáng nhớ Và gần đây, chúng gửi cho chúng tôi rất nhiều lá thư kể về chúng đã thích thú ra sao về những điều đã giúp cải thiện cuộc sống và cả ước mơ học tập của chúng trong tầm tay, điều đó thật đáng nhớ Chúng tôi hiện đã thuê thêm 30 kỹ sư tại 18 nước khác nhau nên chúng tôi có thể để kết nối hàng triệu người trong 1 nỗ lực tìm hiểu điều gì trong thị trường đặc biệt này cần và yêu cầu Và phải nói thật là hàng triệu chưa nhiều nếu so với hàng tỷ người đang cần được kết nối nó chỉ là khởi đầu. Và chúng tôi cần phải học tập thêm rất nhiều và chúng tôi đang học rất nhiều về thứ mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp sứ mạng này hiệu quả. ví dụ như dự án 1 laptop cho mỗi học sinh Có thể bạn từng nghe Đây là sự hợp tác giữa MIT và một nhóm các công ty - Google tham gia, Red Hat - và AMD là một thành phần quan trọng. Các thiết bị điện tử của dự án One Laptop per Child đều dựa trên công nghệ AMD đó là một bộ vi xử lý. Và sự sáng tạo của họ còn hơn thế nữa một trong những mục tiêu của One Laptop per Child, là pin đc kéo dài trong 10 giờ. Bởi vì 1 ngày học sẽ dài 8 tiếng, và bạn muốn học sinh có thể sử dụng cái laptop của chúng trong vòng 1 ngày mà ko phải sạc lại pin. Các kỹ sư thật sự cải tiến chúng rất nhiều và tuổi thọ pin trên sản phẩm này ngay bây giờ là 15 giờ - bằng kết quả của nhiều lần cải tiến vì họ đam mê và động lực để có thể làm điều này. Chúng tôi mong điều này sẽ triển khai vào cuối năm nay.chúng tôi rất vui trước những cơ hội mà nó mang lại trong việc giáo dục. Đó là một sản phẩm tập trung cho thị trường giáo dục, không chỉ ở các nước đang phát triển, mà còn ở các nước phát triển nữa, vì 1 vài nơi ở Mỹ, dự án này có thể tác động to lớn đến giáo dục giúp việc học trở nên vui và hiệu quả hơn chúng tôi cũng hợp tác vs TED trong dự án này, với kiến trúc cho nhân loại, và cùng với những người chiến thắng giải TED Cameron Sinclair, chúng tôi đang có một cuộc thi mà chúng tôi đã cấp cho cộng đồng kiến trúc để có được thiết kế tốt nhất cho một phòng thí nghiệm máy tính ở một khu vực mới nổi. Và chúng tôi thực sự vui mừng khi được trở thành một phần của điều đó và không thể chờ đợi để xem kết quả của những hoạt động thú vị này. Hãy để quay lại lúc bắt đầu để kết thúc bài nói này. Tôi sẽ đề cập một trong những điều rất quan trọng với chúng tôi trong công việc, trong kinh doanh là để có thể có đam mê về việc giải quyết những vấn đề này. Rất khó để tính toán và biết được liệu vụ đầu tư này khả thi hay không Tôi thực sự tin rằng bạn phải có một niềm đam mê cho nó. Và có một điều mà tôi đã học được từ cha mẹ và tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại - đặc biệt là từ cha tôi. Và mất một thời gian tôi mới hiểu được Khi tôi vào đại học, ông ấy nói "Con là người đầu tiên của gia đình được học đại học. và con phải hiểu 1 điều rất quan trọng là đó là 1 tiến trình của văn minh đó là thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước. Vì thế, đây là cơ hội của con để có thể làm tốt hơn những gì cha đã làm." thật ra, tôi thực sự không hiểu những gì ông ấy nói với tôi vào thời điểm đó. Tôi đã xông xáo vào đại học, và chơi và nghiên cứu, và lại chơi, và lại nghiên cứu, nhưng khi tốt nghiệp thì tôi biết yêu Tôi tốt nghiệp, rồi về nhà lấy vợ Và vào ngày cưới, cha tôi đến với tôi dặn dò" Con biết đấy, cha nhắc con 1 lần nữa, đó là thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước. con phải là một người chồng tốt hơn cha, vì đó là cách con giúp mọi thứ tốt hơn." chính lúc ấy tôi mới hiểu Vì tôi biết ông là 1 người chồng tuyệt vời và bây giờ lại một lần nữa tôi cảm thấy áp lực, như hồi xưa lúc tôi còn nhỏ. sau đó vài năm tôi có con con đầu lòng, và cha đã đến bên tôi tại bệnh viện, chúng tôi cùng nhau nhìn qua tâm kính để thấy được đứa bé, lúc đó ông ấy nói "ba phải nhắc con lần nữa, thế hệ này phải tốt hơn nên con sẽ phải là người cha tốt hơn cha Khi đó, tôi cảm nhận 1 trách nhiệm rất lớn mà ông ấy đặt vào tôi, vì ông ấy quả thực là 1 người cha tuyệt vời Nhưng quan trọng là ông đã cho tôi một niềm đam mê để mỗi buổi sáng khi thức giấc tôi luôn muốn làm mọi thứ tốt hơn, thực sự tỉnh giấc và nghĩ về sứ mệnh của tuộc đời mình nó không chỉ là 1 CEO của 1 công ty TOP 500 mà chính là khi tôi xong việc và nhìn lại thì cuộc đời này sẽ trở nên tốt hơn, bởi một phần công sức của tôi điều mà mỗi chúng ta đều có thể làm được. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Liệu có sự sống nào ngoài Trái Đất trong hệ mặt trời hay không? Đó quả là câu hỏi khó nhằn. Bạn biết đấy, là một nhà khoa học về các hành tinh, chúng tôi không xem trọng việc đó cho tới gần đây. Carl Sagan luôn nói: "Những khẳng định phi thường cần những bằng chứng phi thường." Và lời tuyên bố có sự sống ngoài Trái Đất cần phải rõ ràng, phải to lớn và có mặt mọi nơi để mọi người có thể tin tưởng. Vậy chúng tôi biến nó thành hiện thực như thế nào? Chúng tôi quyết định đầu tiên phải tìm nguyên liệu của sự sống. Sự sống cần: nước lỏng -- chúng ta phải có một dung môi, không phải băng, mà dưới dạng chất lỏng. Chúng ta cũng cần năng lượng. Và cả vật liệu hữu cơ -- những thứ tạo nên chúng ta, cũng là thứ mà ta cần hấp thụ. Chúng ta phải có những yếu tố này trong môi trường từ rất lâu rồi để có thể tự tin mà nói rằng sự sống, trong khoảnh khắc đầu tiên ấy, có thể bùng lên và phát triển và tiến hóa. Tôi phải nói cho các bạn rằng từ rất sớm trong sự nghiệp khi nhìn vào 3 yếu tố này, tôi không tin chúng ở ngoài Trái Đất trong bất cứ thời gian nào hay với số lượng thế nào. Vì sao? Vì tôi chỉ nhìn vào những hành tinh gần. Sao Kim quá nóng. Nó không hề có nước. Sao Hỏa khô và cằn cỗi. Nó cũng không có nước. Từ sao Hỏa nước trong hệ mặt trời đều đóng băng. Nhưng những quan sát gần đây đã thay đổi tất cả. Sự chú ý hiện tại được đưa đến đúng chỗ, chúng tôi nhìn sâu hơn và thực sự bắt đầu trả lời câu hỏi về sự sống. Vậy khi nhìn vào hệ mặt trời, nơi nào có khả năng? Chúng tôi đang tập trung vào bốn địa điểm. Hỏa tinh và ba vệ tinh của các hành tinh xa: Titan, Europa và Enceladus nhỏ. Có cái gì ở sao Hỏa? Hãy nhìn vào bằng chứng. Ban đầu ta lầm tưởng sao Hảo giống như mặt trăng toàn miệng núi lửa, cằn cỗi và là một hành tinh chết. Và 15 năm trước, chúng tôi đã bắt đầu hàng loạt nhiệm vụ đi đến sao Hỏa để xem liệu nước đã từng tồn tại trên đó trong quá khứ làm thay đổi địa chất hành tinh không. Chúng tôi cần nhận ra điều đó. Thực sự chúng tôi đã bất ngờ ngay lập tức. Những bức ảnh với độ phân dải cao chỉ ra đồng bằng, thung lũng sông và rãnh từng ở đó trong quá khứ. Trong thực tế, Curiosity (tên robot) -- đã đi lang thang khắp nơi trong gần ba năm -- thực sự cho chúng tôi thấy nó đang ngồi trên một lòng sông cổ, nơi nước đã từng chảy cực mạnh. Không phải ngày một ngày hai, mà có lẽ trong hàng trăm triệu năm. Nếu mọi thứ đã từng ở đó, bao gồm cả chất hữu cơ, Có lẽ sự sống đã bắt đầu. Curiosity cũng khoan vào lòng đất đỏ và tìm thấy những vật chất khác. Thứ tìm được làm mọi người cực kì hưng phấn. Bởi vì không phải sao Hỏa đỏ đâu, nó là vật chất màu xám, sao Hỏa xám. Chúng tôi đưa nó vào xe, thử nó, và đoán xem? Nó có vị hữu cơ -- cacbon, hiđrô, ôxi, nitơ, phốtpho, lưu huỳnh -- chúng đều ở đó. Vậy sao Hỏa trong quá khứ, với rất nhiều nước, có lẽ từng mội thời gian dài, đã có sự sống, có lẽ từng nhen nhóm, có lẽ đã phát triển. Và sự sống vẫn còn đó chứ? Chúng tôi không biết. Nhưng một vài năm trước chúng tôi bắt đầu dò xét các hố va chạm. Vào mùa hạ, những đường tối sẽ xuất hiện dưới những hố này. Càng quan sát, chúng tôi càng thấy nhiều hố, càng nhiều hiện tượng này. Chúng tôi phát hiện hơn cả tá chúng. Ít tháng sau, chuyện cổ tích đã thành hiện thực. Chúng tôi thông báo cho cả thế giới rằng đã biết những đường này là gì. Đó là nước. Những cái hố đang rỉ nước vào mùa hạ. Nước đang chảy xuống. Vậy bây giờ ta phải làm gì -- khi nhìn thấy nước? Nó chỉ ra rằng sao Hỏa có đầy đủ mọi thứ cần thiết cho sự sống. Có thể trong quá khứ, hai phần ba bán cầu bắc là đại dương. Bây giờ nó có nước chảy. Nước lỏng thì ở trên bề mặt. Nó có tất cả điều kiện cần. Ta sẽ làm gì tiếp đây? Chúng tôi sẽ bắt đầu nhiệm vụ tìm sự sống trên sao Hỏa. Mọi thứ đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Chúng tôi đi vào hệ mặt trời, đây là vệ tinh nhỏ Enceladus. Đây không phải là nơi sinh sống truyền thống, vùng gần mặt trời. Nơi này xa hơn hơn nhiều. Nó đáng lẽ phải là băng phủ trên một cái lõi silic. Nhưng chúng ta đã tìm thấy gì? Cassini đã ở đó từ 2006, và nhìn lại sau nhiều năm nó bay qua Enceladus khiến tất cả kinh ngạc. Enceladus phun từng lớp nước vào hệ mặt trời và đưa chúng trở lại bề mặt. Thật là một môi trường thú vị. Một vài tháng trước, Cassini bay qua cột nước này và đo được các hạt silic. Những hạt silic này đến từ đâu? Chúng chắc hẳn đến từ đáy đại dương. Năng lượng thủy triều tạo bởi sao Thổ kéo và ép mặt trăng này -- làm cho băng tan, tạo thành đại dương. Nhưng nó cũng làm tương tự với lõi. Giờ thứ duy nhất chúng tôi có thể nghĩ đến làm điều tương tự trên Trái Đất ... là những miệng phun thủy nhiệt. Miệng phun thủy nhiệt sâu trong đại dương được phát hiện vào năm 1977. Các nhà hải dương học hoàn toàn bất ngờ. Và giờ có hàng nghìn miệng phun dưới biển. Ta tìm thấy gì? Các nhà đại dương học đi xuống và quan sát những miệng phun này, chúng tràn đầy sự sống mặc cho nước là axit hay kiềm đều không quan trọng. Vậy miệng phun thủy nhiệt là nơi sống tuyệt vời cho sự sống trên Trái Đất. Còn Enceladus? Chúng tôi tin nó có nước và đã có nước trong khoảng thời gian khá lâu, và chúng tôi tin nó có miệng phun thủy nhiệt với có lẽ vật chất hữu cơ phù hợp, nó là nơi sự sống có thể tồn tại. Không chỉ vi sinh vật có lẽ sẽ phức tạp hơn vì nó có thời gian để tiến hóa. Một vệ tinh khác tương tự là Europa. Galileo đến quỹ đạo của sao Mộc năm 1996 và có những quan sát tuyệt vời về Europa. Chúng tôi tin rằng dưới lớp vỏ băng của Europa là đại dương. Nhiệm vụ Galileo chỉ ra điều đó, nhưng chưa thấy miệng phun nào. Nhưng chúng tôi không tìm chúng. Kính Hubble, vài năm trước, khi quan sát Europa, thấy những cột nước phun ra từ những vết nứt ở bán cầu nam, giống như Enceladus. Những vệ tinh này, không nằm trong vùng sinh sống truyền thống mà nằm phía ngoài hệ mặt trời, có nước lỏng. Và nếu có chất hữu cơ, đây có thể có sự sống. Đó là một loạt khám phá tuyệt vời bởi vì những vệ tinh đã có môi trường như thế trong hàng tỉ năm. Sự sống bắt đầu trên Trái Đất sau khoảng 500 triệu năm đầu, và giờ chúng ta ở đây. Những vệ tinh này thật lý tưởng. Một vệ tinh nữa chúng tôi đang quan sát là Titan. Titan là vệ tinh khổng lồ của sao Thổ. Nó to hơn nhiều so với sao Thủy. Nó có bầu khí quyển rộng. Rất rộng, chủ yếu là nitơ và một ít mêtan và êtan mà bạn phải dò chúng qua ra đa. Và trên bề mặt, Cassini tìm thấy chất lỏng Chúng tôi thấy những hồ, một số gần như bằng Biển Đen của chúng ta. Nhưng đó không phải nước lỏng mà là mêtan. Nếu có một nơi nào trong hệ mặt trời có sự sống không giống ta, nơi nước được thay thế bằng dung môi khác và nó có thể là mêtan, nó có thể là Titan. Vậy có sự sống ngoài Trái Đất trong hệ mặt trời không? Chúng tôi cũng chưa biết, nhưng chúng tôi vẫn miệt mài theo đuổi. Dữ liệu mà chúng tôi đang nhận thực sự rất thú vị và nói chúng tôi buộc chúng tôi phải suy nghĩ về chúng theo những cách mới và ấn tượng. Tôi tin chúng tôi đang đi đúng hướng. Trong mười năm nữa, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó. Nếu chúng tôi trả lời và câu trả lời tích cực, sự sống ở mọi nơi trong hệ mặt trời. Hãy nghĩ về điều đó. Có thể chúng ta không đơn độc. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chúng ta đáng đánh cắp thiên nhiên của trẻ em Tôi không nói ta huỷ hoại thiên nhiên mà ta đáng lẽ phải bảo vệ mặc dù đó cũng là một vấn đề Ý tôi là ta đã định nghĩa thiên nhiên theo một cách quá khắc khe và nông cạn đến nỗi những khái niệm đó không giúp trẻ em hiểu về thiên nhiên khi chúng lớn lên Nhưng có cách khắc phục Để tôi diễn giải Con người đang dùng một nửa trái đất để sống và trồng trọt và chăn nuôi Toàn thể loài người chúng ta nặng hơn các sinh vật khác 10 lần Ta làm đường xuyên rừng Ta làm ô nhiễm cát và biển Ta làm ô nhiễm đất bởi thuốc hoá học và làm ô nhiễm cả không khí Khi bạn thở bạn hấp thụ CO2 nhiều hơn 42% so với lúc năm 1750 Và những thay đổi này xảy ra cùng với nhau trong Kỷ Nhân Sinh Các nhà địa chất học đưa ra khái niệm này cho thấy thời đại hiện tại của con người và mức ảnh hưởng của ta với thiên nhiên Đó chỉ là một đề xuất, nhưng lại có ích để nghĩ vầ ảnh hưởng lớn của ta với trái đất Vậy, điều này đặt thiên nhiên ở đâu? Thiên nhiên là gì khi mọi thứ đều nhân tạo 25 năm trước, Bill McKbben có viết vì thiên nhiên không bị ảnh hưởng bởi con người và vì biển đổi khí hậu cho thấy mọi thứ đều bị con gười thay đổi nên thiên nhiên không còn nữa Cuốn sách của ông tên " Cái Kết Của Thiên Nhiên" Tôi không đồng tình Tôi không đồng ý vì ta cũng là động vật Ta có mặt trên hành tinh cùng với mọi loài động vật khác và thực vật cũng như vi sinh vật Cho nên tôi nghĩ rằng thiên nhiên không là những gì không bị con người tác động Mà thiên nhiên ở mọi nơi có sự sống mọi nơi có nhiều loài chung sống mọi nơi có cây lá, bầu trời và sự sống và phát triển Với khái niệm trên mọi thứ có vẻ khác Giờ tôi biết thiên nhiên có nhiều phần và giao tiếp với ta theo nhiều cách ví dụ như Yellowstone hay Mongollian hay Great Barrier Reef hay Serengeti Nơi mà ta cho là vườn địa đàng trước khi ta làm xáo trộn Và ít bị tác động bởi hoạt động loài người Những nơi này ít có đường sá và nhiều thứ giống vậy nhưng vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi con người Hãy lấy Bắc Mỹ làm vì dụ vì ta đang họp nahu tại đây 15000 năm trước, khi con người mới đến họ bắt đầu biến đổi thiên nhiên dẫn đến diệt chủng nhiều sinh vật lớn từ voi răng mấu đến lười đất khổng lồ và loài mèo cổ những sinh vật này không còn tồn tại nữa Và khi chúng diệt chủng hệ sinh thái bị ảnh hưởng Hiệu ứng va chạm biến đồng cỏ thành rừng biền rừng của loài này sang loài khác và những vườn địa đàng này cũng vậy thậm chí trông hoàn hảo như gợi nhớ về quá khứ trước loài người nhưng ta đang thực sự thấy những gì con người làm. Không chỉ từ thuỷ tổ, nhưng cả dân bản địa và đến những kẻ xâm chiếm thuộc địa Và những lục địa khác cũng tương tự Con người có ảnh hưởng đến thiên nhiên suốt thời gian dài Gần đây, có người nói với tôi "Oh, vẫn còn những nơi hoang dã." và tôi nói," Đâu, tôi muốn xem" và họ nói: "Amazon" Tôi nói: "À, tôi đã đến Amazon" Tuyệt vời. Tôi đến Manú National Park là Peruvian Amazon nhưng đó là một khu rừng mưa lớn trong một công viên quốc gia một trong những công viêng đa dạnh sinh học Và khi tôi đến đó, tôi thấy con người Người ta sống ở đó hàng trăm năm Họ sống, và không chỉ đi rừng mà còn có quan hệ với cả mọi thứ Họ săn bắn, trồn trọt thuần giống dùng vật liệu thiên nhiên để xậy nhà và lợp nhà thậm chí coi động vật hoang dã là thú cưng Con người ở đó và tác động môi trường một cách có ý nghĩa tích cực như bạn thấy Tôi đã đi cùng với một nhà nhân loại học và ông kể tôi nghe khi đang trên sông rằng không có nơi bỏ hoang ở Amazon Câu nói này ám ảnh tôi bởi vì nó có nghĩa rằng con người ở khắp nơi Và nhiều khu rừng nhiệt đới khác cũng vậy và không chỉ riêng chúng. Con người ảnh hưởng thiên nhiên trong quá khứ và tiếp tục trong hiện tại thậm chí những nơi ít ai để ý đến Vậy, nếu định nghĩa thiên nhiên là những gì chưa bị tác động bởi con người hoặc không có con người nếu tất cả cho rằng ta không có thiên nhiên thì có lẽ chúng đã sai Có lẽ ta nên định nghĩa theo sự tồn tại của nhiều loài theo sự có mặt của sự sống Nếu ta làm vậy ta sẽ có gì? một phép lạ Ngay lập tức, thiên nhiên ở xung quanh ta Ngay lập tức, ta thấy con tằm này ăn lá cây và ta nhận biết nó và nó ở Chattanooga Và nhìn vào chỗ trống đó Ý tôi là ít nhất cả tá thực vật sinh sống hỗ trợ sự sống của côn trùng và đây hoàn toàn là thiên nhiên, không nhân tạo Đây là thiên nhiên ngay dưới mũi chúng ta mà ta không để ý và cũng có một nghịch lý. Vậy thiên nhiên phần hoang dã, không nhân tạo của khu đô thị, hay vùng ngoại ô nông nghiệp bay dưới radar nó bắt đầu hơn hẳn vườn quốc gia bởi vì vườn quốc gia là nhân tạo trong thế kỷ 21 Hồ Crater ở Nam Oregon, vườn quốc gia gần tôi nhất là vùng đất có vẻ từ quá khứ nhưng lại được quy hoạch kỹ lưỡng Vấn đề họ gặp phải là white bark pine White bark pine là loài thực vật khổng lồ rất đẹp mọc ở nơi rất cao và đang gặp vài vấn đề về dịch bệnh những nốt phồng xuất hiện những con bọ Để đối phó, công viên đã trồng vỏ cây trắng xung quanh họ đang quản lý thiên nhiên hoang dã và dùng chất chống bọ nữa tôi đã thấy khi đang leo núi những điều này rất đỗi bình thường Công viên quốc gia bị quản lý Hoang dã được giữ ở một cấu trúc nhất định Lửa bị dập tắt Lửa được bắt đầu loài không bản địa bị dời đi loài bản địa được bảo vệ Và thật ra, theo tôi thấy Công Viên Baff làm những điều trên dập lửa, tạo lửa quản lý chó sói và bò rừng bison Sẽ rất khó để nơi này hoang dã (cười) (vỗ tay) Nực cười hơn, nơi mà ta yêu nhất là nơi đôi khi ta ghét nhất Nhiều người thích tới đó và bởi vì ta muốn chúng ổn định trong một thế giới thay đổi chúng trở nên mỏng manh hơn bao giờ Nghĩa là đó là nơi tệ nhất để đi nghỉ mát bởi vì bạn không làm gì được hết Bạn không thể leo cây Bạn không được câu cá bạn không thể làm lửa trại Bạn không được nhặt trái thông Có rất nhiều luật lệ mà một đứa trẻ sẽ nghĩ đây là thiên nhiên tệ nhất Bởi vì trẻ em không thích leo núi trong vòng 5 tiếng rồi ngắm cảnh đẹp Đó là những gì người lớn làm nhưng trẻ em thì kiếm một chỗ và chỉ một chỗ đó dọc đất, xây nhà,.... Hơn nữa, những vườn địa đàng này thường xa khu dân cư và rất khó để tham quan và chỉ dành cho người giàu và đó là một vấn đề thực tế Tờ Bảo Tồn Thiên Nhiên khảo sát người trẻ và hỏi họ có thường ra ngoài không 2 trong số 5 người nói có ít nhất một lần một tuần số còn lại ở trong nhà và họ hỏi trở ngại là gì 61% cho biết là không có thiên nhiên xung quanh Điều này thật điên rồ 71% người Mỹ chỉ mất 10 phút đi bộ tới công viên và tui chắc là những nước khác cũng vậy không tính sân sau nhà bạn mấy con lạch hay khu đất trống mọi người sống gần thiên nhiên và mọi đứ trẻ cũng vậy Ta chỉ quên nhận thức thiên nhiên Ta coi quá nhiều David Attenborough thiên nhiên rất quyến rũ (cười) Ta quên rằng thiên nhiên ngay trước cửa thiên nhiên là cái cây bên đường ví dụ: Philadenphia chiếc tàu điện này bạn thấy ở chỗ bị bỏ hoang Giờ đây giống như bắt đầu của High Line nó rất giống, trừ việc chưa bị thành công viên mặc dù người ta đang biến nó nên, nó vẫn còn một chút thiên nhiên giữa lòng Philadelphia và nếu bạn biết lỗ trống ở đâu bạn có thể lên đến đỉnh và thấy nó hoàn toàn hoang dã trên thành phố Philadelphia cây cỏ đều lên từ hạt và từ sinh trưởng hoàn toàn thiên nhiên Và nằm ngay giữa thành phố Và họ đến đó làm những thăm dò thấy có hơn 50 loài Và không chỉ thực vật mà đây là cả một hệ sinh thái nó tạo đất và cô lập carbon không có thụ phấn nó thật sự là một hệ sinh thái vậy hoa học gia gọi đó là những hệ sinh thái tiểu thuyết bởi vì chúng có quá nhiều loài không thuần và cũng vì chúng quá ngộ Chúng chỉ không giống những gì ta thấy Từ lâu ta từ bỏ những hệ sinh thái tiểu thuyết Ta bàn về vùng nông nghiệp tái sinh rừng không bị quản lý rừng thế hệ 2, bờ đông rừng phát triển sau khi nông nghiệp dời đi và dĩ nhiên, có thể Hawaii nơi hệ sinh thái cổ điển vẫn bình thường nơi loài nhập cư ở nhiều Rừng ở đây có cây phong Queensland thuộc họ dương xỉ ở Đông Nam Á Bạn cũng có thể tạo một hệ sinh thái cổ điển rất đơn giản chỉ cần ngưng cắt cỏ (cười) Ilkka Hanski là nhà sinh thái Phần Lan và làm một thí nghiệm Ông chỉ ngưng cắt cỏ sau vài năm, một số sinh viên đến và họ làm kiểm tra khu vườn và thấy có 375 loài thực vật bao gồm 2 loài sắp tiệt chủng Vậy khi bạn lên High Line of Philadelphia đứng giữa hoang dã giữa sự đa dạng và mầu mỡ bạn có thể nhìn sang bên cạnh và bạn sẽ thấy khu vui chơi trường học và đó là như thế những đứa trẻ có theo tôi nhiều hành tinh được xem là thiên nhiên nhưng nơi đây sẽ không như vậy Không có gì ngoài con người. Và tôi muốn bắt một cái thang cho những đứa trẻ đến với nơi tuyệt vời này Tôi thấy đây là một trách nhiệm nếu ta cho thiên nhiên này là không thể chấp nhận ta có thể san lấp Và khi mọi thứ thay đổi ta phải xem lại định nghĩa thiên nhiên Để không đánh mất thiên nhiên cho trẻ em ta phải làm 2 việc Thứ nhất, thiên nhiên không phải những gì "ban đầu" "ban đầu" không có lý Thiên nhiên đã bị tác động ngàn năm và định nghĩa đó loại trừ thiên nhiên mà con người đang liên hệ và thiên nhiên mà trẻ em không biết Điều thứ 2 là ta phải để trẻ em tiế xúc với thiên nhiên bởi vì không đụng đến là không yêu (vỗ tay) Ta có nhiều vấn đề về môi trường khí hậu thay đổi môi trường sống bị tàn phá là điều mà tôi lo sợ nhưng để giải quyết ta cần con người khôn ngoan và tận tuỵ và quan tâm thiên nhiên Và cách duy nhất để phát triển thế hệ yêu thiên nhiên là để trẻ em tiếp xúc thiên nhiên Thuyết sinh thái Fort Thuyết bảo tồn Fort mỗi nhà sinh thái, nhà sinh học tôi biết mỗi chuyên gia bảo tồn tôi biết xây lâu đài khi họ còn nhỏ nếu một thế hệ không biết xây lâu đài thì thế hệ đó không yêu thiên nhiên Và tôi không muốn nói với đứa trẻ trong một chương trình đặc biệt cho trẻ nghèo ở Philadelphia và dắt chúng đến công viên Tôi không muốn nói rằng bông hoa chúng cầm là loài nhập cư và phải bỏ đi tôi nghỉ tôi phải học từ đứa trẻ này bất kể thực vật từ nơi nào chúng đều đẹp và đáng giá Cám ơn (vỗ tay) Có điều này phải nói là tôi rất thích khi có lần đọc được ở đâu đó, rằng một trong những điều góp phần tạo nên thành công cho loài người về mặt chủng loài đó là sự mất đi lông của chúng ta -- rằng sự thiếu lông, hay sự trần truồng của chúng ta kết hợp với việc phát minh ra quần áo, giúp chúng ta có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vì vậy có khả năng sống sót trong bất kỳ môi trường khí hậu nào. Và bây giờ chúng ta đã phát triển tới mức ta không thể sống sót nếu thiếu quần áo. Và nó không chỉ là một tiện ích, giờ đây nó còn là một sự truyền tải. Mọi thứ mà chúng ta chọn để khoác lên mình là một câu chuyện, câu chuyện về những nơi ta đã đến, những việc ta đã làm, hay con người ta muốn trở thành. Tôi từng là một đứa trẻ cô đơn. Tôi đã có một khoảng thời gian khó tìm bạn để chơi cùng, và rồi tôi lại chơi một mình. Tôi đã làm cho mình rất nhiều thứ đồ chơi. Tôi bắt đầu với kem lạnh. Hồi đó ở quê tôi có một cửa hàng Baskin-Robbins, và họ bày bán kem lạnh từ đằng sau quầy tính tiền trong những cái thùng các-tông lớn, sức chứa năm ga-lông như vầy. Và có ai đó đã nói với tôi -- Lúc đó tôi tám tuổi -- họ nói là khi họ đã xong việc với mấy cái thùng này, họ sẽ rửa sạch nó đi và để nó ở phía sau, và nếu tôi muốn họ sẽ cho tôi một cái. Tôi đã mất đến hai tuần để lấy hết can đảm, rồi tôi xin, và họ đã cho. Họ cho tôi một cái -- Tôi về nhà với cái thùng các-tông xinh xắn như vầy. Tôi cố gắng nghĩ xem mình có thể làm được gì với thứ vật liệu kì lạ này -- cái vòng kim loại với mặt đầu trên và dưới. Tôi bắt đầu lật nó lên đầu của mình, và tôi nhận ra, "Chờ đã -- đầu mình thật sự vừa y với cái này luôn." (Cười) Phải, tôi cắt ra một cái lỗ, thêm vào đây một ít axetat và tôi đã tự làm được cho mình một chiếc mũ không gian. (Cười) Tôi cần một nơi để đeo chiếc mũ không gian này, nên tôi tìm ra một cái hộp giữ lạnh cách nhà mình vài khối nhà. Tôi đẩy nó về nhà, và trong tủ quần áo ở phòng khách của bố mẹ tôi, tôi đã biến nó thành một chiếc tàu không gian. Tôi bắt đầu với một cái bảng điều khiển làm bằng các-tông. Tôi cắt một cái lỗ làm màn hình rada. và đặt ở dưới một cái đèn pin để làm nó sáng lên. Tôi đặt lên một màn hình quan sát, thứ tôi dùng để thay thế cho bức tường phía sau -- và đây là nơi tôi nghĩ rằng mình là một người vô cùng thông minh -- và tôi tự tiện sơn màu đen lên bức tường phía sau tủ quần áo rồi đính lên một rừng sao, nó được tôi thắp sáng bằng đèn Giáng Sinh tôi tìm được trên gác, và rồi tôi lao vào những phi vụ không gian. Vài năm sau đó, Bộ phim "Jaws" (Hàm cá mập) được ra mắt. Tôi chưa đủ tuổi để được xem nó, nhưng tôi cũng đắm chìm vào cơn sốt "Jaws", như bao người khác trên nước Mỹ lúc bấy giờ. Ở khu phố của tôi có một cửa hàng bày bán một bộ đồ "Jaws" trước cửa sổ, và mẹ tôi chắc đã nghe lén tôi nói với một người nào đó về việc tôi thấy bộ đồ này trông tuyệt vời đến mức nào, bởi vì vài ngày trước ngày hội Halloween, bà ấy đã làm tôi sửng sốt khi tặng tôi bộ đồ "Jaws" này. Giờ thì tôi đã nhận ra có một chút ngụ ý về những người trong độ tuổi nhất định khi họ phàn nàn rằng trẻ em không biết rằng mình may mắn đến thế nào, nhưng để tôi cho các bạn xem một kiểu mẫu ngẫu nhiên của những bộ trang phục điển hình phù hợp với trẻ em mà bạn có thể mua online ngay bây giờ... ... và đây là bộ đồ "Jaws" mà mẹ tôi đã mua cho tôi. (Cười) Đây là gương mặt cá mập làm bằng giấy mỏng và một tấm poster "Jaws" đằng trước ngực áo bằng nhựa vinyl. (Cười) Và tôi rất thích nó. Một vài năm sau, bố tôi cho tôi xem bộ phim có tên "Excalibur." Thật ra tôi đã xin ông ấy cho xem hai lần, đây không phải chuyện nhỏ đâu, bởi vì nó là một bộ phim người lớn xếp hạng R. Nhưng nó không có cảnh máu me, mổ xẻ hay lộ ngực để làm tôi muốn xem lại nó lần nữa đâu. Họ đã giúp tôi -- (Cười) Nó là một cái áo giáp. Đối với tôi, cái áo giáp trong "Excalibur" đẹp đến ngất ngây. Họ là những hiệp sĩ đúng nghĩa trong bộ áo giáp rực rỡ và bóng loáng như gương. Và hơn nữa, những hiệp sĩ trong "Excalibur" mặc áo giáp của họ ở mọi nơi. Họ mặc mọi thời điểm, trong bữa tối, khi đi ngủ. (Cười) Tôi kiểu như, "Họ đọc được suy nghĩ của mình à? Mình muốn mặc áo giáp mọi lúc mọi nơi!" (Cười) Nên tôi trở lại với vật liệu yêu thích của mình, nó như liều thuốc gây nghiện trung gian vậy, mấy tấm bìa cạc-tông lõi gợn sóng, và tôi dùng nó làm một bộ áo giáp cho mình, nó được trang bị đầy đủ với lá chắn cổ và một con ngựa trắng. Giờ thì tôi đã bán hết hàng, đây là một bức ảnh về bộ áo giáp mà tôi làm. (Cười) (Vỗ tay) Lúc này, đây chỉ là bộ áo giáp đầu tiên mà tôi tự làm lấy cảm hứng từ "Excalibur." Vài năm sau đó, Tôi lại thuyết phục bố mình làm cho tôi một bộ áo giáp phù hợp. Qua khoảng một tháng, ông bảo tôi lấy mấy tấm lợp mái làm bằng nhôm nhôm gọi là tôn và vẫn là một trong những vật liệu phụ tùng tôi luôn yêu thích những cái đinh tán. Trong tháng đó, tôi và bố cẩn thận làm thành một bộ áo giáp nhôm có các khớp nối với những đường cong phức tạp. Chúng tôi khoan vài lỗ trên cái mũ để tôi có thể thở, và tôi đã kịp hoàn thành nó cho lễ Halloween và mặc nó đến trường. Bây giờ, đây là một điều trong buổi nói chuyện này mà tôi không có slide để diễn tả cho các bạn, vì không có bức hình nào chụp bộ giáp này. Tôi đã mặc nó đến trường, có một nhiếp ảnh gia chụp kỉ yếu hay đi quanh các hội trường, nhưng ông ấy chẳng bao giờ thấy tôi, với những lí do dần trở nên rõ ràng. Có những điều tôi không lường trước về việc mặc một bộ giáp hoàn toàn bằng nhôm đến trường. Trong lớp Toán học kì 3, Tôi đang đứng ở cuối lớp, và tôi đứng ngay đó luôn vì bộ giáp không cho phép tôi ngồi xuống. (Cười) Đó là điều thứ nhất tôi không lường trước. Và rồi cô giáo của tôi nhìn tôi đầy lo âu và ngay giữa tiết học cô nói, "Con thấy ổn chứ?" Tôi thầm nghĩ, "Cô đang đùa mình sao? Mình có thấy ổn không? Mình đang mặc một bộ giáp đó! Mình đang có một khoảng thời gian rất là--" Và tôi kể cho cô nghe tôi cảm thấy tuyệt như thế nào, khi cả lớp học bắt đầu dịch chuyển sang trái và dần biến mất khỏi tầm nhìn tăm tối của tôi, sau đó tôi tỉnh dậy và phát hiện mình nằm trong phòng y tế. Tôi vừa mới ngất xỉu do kiệt sức vì phải tỏa nhiệt khi tôi mặc bộ giáp. Và khi tôi tỉnh dậy, Tôi không thấy ngượng ngùng gì về việc mình vừa mới ngất xỉu trong lớp cả, Tôi chỉ thắc mắc, "Ai đã lấy bộ giáp của mình rồi? Bộ giáp đâu rồi?" Được rồi, tua nhanh qua vài năm sau đó, Tôi và một vài đồng nghiệp được thuê tổ chức một show cho Discovery Channel, có tên "MythBusters." Và sau 14 năm, Tôi học được từ nghề nghiệp làm sao để xây dựng các phương pháp từ thực nghiệm và làm sao để kể những câu chuyện về chúng trên TV. Tôi còn học được từ sớm rằng trang phục đóng một vai trò chủ chốt trong câu chuyện này. Tôi sử dụng trang phục để thêm vào sự hóm hỉnh, hài hước, màu sắc và sự thuật lại rõ ràng trong những câu chuyện mà chúng tôi kể. Sau đó chúng tôi làm một tập phim có tên "Dumpster Diving." và tôi lại học được thêm một ít về những hàm ý sâu sắc hơn về ý nghĩa của trang phục đối với tôi. Trong tập phim "Dumpster Diving," câu hỏi mà chúng tôi cố gắng trả lời là: Việc nhảy vào một thùng rác liệu có an toàn như trong những bộ phim khiến bạn tin như vậy? (Cười) Tập phim có hai phần riêng biệt nói về nó. Một là nơi một diễn viên đóng thế chỉ chúng tôi cách nhảy ra khỏi mấy tòa nhà và rơi xuống một túi khí. Và cái thứ hai là việc hoàn thành một trải nghiệm: chúng tôi phải bỏ bỏ đầy rác vào thùng và nhảy vào nó. Tôi muốn chia việc này thành hai yếu tố trực quan trên, và tôi nghĩ, "Được rồi, phần đầu tiên chúng mình đang huấn luyện, vì vậy nên mặc một bộ đồ nỉ. Oh! Nên để chữ 'Stunt Trainee' sau lưng của mấy bộ đồ nữa. Nhưng ở phần thứ hai, tôi lai muốn thứ gì đó trông thật nổi bật -- "Mình biết rồi! Mình nên mặc giống Neo trong 'The Matrix.'" (Cười) Vậy nên tôi tới đường Haight. Tôi mua vài đôi bốt cao đến đầu gối và có khóa. Tôi tìm được một cái áo choàng dài lướt thướt trên eBay. Tôi có kính râm, thứ mà tôi phải dùng kính áp tròng mới thấy đường mà mặc. Ngày mà buổi thử nghiệm diễn ra, và tôi bước ra khỏi xe với bộ trang phục này. và mấy người trong đoàn cứ tăm tia tôi... và bắt đấu ráng nín cười - nụ cười quái đản của họ. Họ trông giống, "(Cười lớn)" Và tôi cảm nhận được hai điều riêng biệt vào lúc đó. Tôi thấy mình hoàn toàn bối rối dù trên thực tế là mọi người trong đoàn đã biết quá rõ là tôi sẽ mặc bộ đồ kiểu này. (Cười) Nhưng cái máu đạo diễn trong người tôi đã nhắc nhở tôi rằng một cảnh tốc độ cao được quay chậm, cái áo choàng mượt mà đó trông từ đằng sau tôi khá là đẹp. (Cười) Năm năm sau khi "MythBusters" khởi chiếu, chúng tôi được mời tham dự lễ hội Comic-Con ở San Diego. Tôi mới biết về Comic-Con được vài năm mà chưa bao giờ có dịp đi dự. Đó là một huyền thoại lớn -- đó là thánh địa về trang phục. Mọi người từ khắp thế giới bay đến đây để trình diễn những sáng tác tuyệt diệu của họ trên sàn diễn ở San Diego. Và tôi cũng muốn tham gia. Tôi quyết định sẽ mặc một bộ trang phục được chọn kĩ lưỡng mà che kín toàn bộ người tôi. và tôi sẽ đi dạo quanh lễ hội Comic-Con San Diego một cách "ẩn danh". Bộ trang phục tôi chọn là gì? Quỷ đỏ. Đó không phải trang phục của tôi đâu, đó là Quỷ đỏ thật đấy. (Cười) Nhưng tôi dành hàng tháng để lắp ráp những mẩu hình trong bộ Quỷ đỏ chính xác nhất có thể, từ đôi bốt đến cái thắt lưng rồi đến cái quần đến bàn tay phải của sự diệt vong. Tôi tìm được một người làm đầu và ngực giả của Quỷ đỏ và tôi mặc nó vào. Tôi còn đeo cả kính áp tròng được làm trong đơn đặt hàng của tôi. Tôi mặc nó trên sàn diễn ở Comic-Con Tôi không thể nói cho bạn nghe mặc bộ đồ đó thì cái ấy nóng như thế nào đâu. (Cười) Toát mồ hôi! Tôi nên nhớ cái này. Người tôi ướt sũng mồ hôi rồi cặp kính áp tròng lại làm tôi đau mắt và chẳng có thứ gì đáng lo vì tôi đang yêu cuồng nhiệt mà. (Cười) Không chỉ với quá trình mặc bộ đồ này vào và rảo bước trên sàn lễ hội, mà còn với cộng đồng của những người hóa trang khác. Nó không được gọi là hóa trang ở Comic-Con, nó gọi là "cosplay." Về diện mạo, cosplay mang nghĩa người mà ăn mặc giống như nhân vật họ yêu thích trong phim hay truyền hình và đặc biệt là anime, nhưng nó còn hơn thế nữa. Đây không phải là những người chỉ tìm một bộ trang phục và mặc nó vào -- họ kết hợp nhiều thứ lại. Họ bẻ cong chúng theo ý muốn của họ. họ thay đổi chúng để trở thành một nhân vật họ muốn xuất hiện trong tác phẩm. Họ cực kì thông minh và tài năng. Họ để cho những lá cờ quái dị bay lên và nó thật đẹp. (Cười) Nhưng hơn thế nữa, họ diễn tập với những bộ trang phục cùa mình. Tại Comic-Con hay trong bất kỳ lễ hội nào, bạn không chỉ chụp ảnh những người xung quanh. Bạn tiến đến và trò chuyện, "Hey, tôi thích trang phục của bạn, tôi có thể chụp một bức ảnh không?" Và rồi bạn dành thời gian để họ tạo dáng. Họ đã phải làm việc vất vả để tạo dáng sao cho bộ đồ của họ trông đẹp trước ống kính của bạn. Và nhìn nó rất đẹp. Và tôi luôn giữ nó trong tim. Tại những lể hội kế tiếp, Tôi học được dáng đi xiêu vẹo của Heath Ledger trong vai Joker từ phim "The Dark Knight." Tôi học được làm sao để trở thành một Ringwraith đáng sợ trong "Lord of the Rings," và tôi thực sự đã làm một vài đứa trẻ hoảng sợ. Tôi học được tiếng "hrr hrr hrr" -- tiếng cười mà Chewbacca hay làm. Và sau đó tôi đã ăn mặc giống Vô diện trong "Spirited Away." Nếu bạn không biết về phim "Spirited Away" và đạo diễn của phim, Hayao Miyazaki, trước hết, mời bạn xem nó. (Cười) Nó là một kiệt tác, và là một trong những bộ phim yêu thích để đời của tôi. Phim kể về một cô bé tên Chihiro và bị lạc vào thế giới thần linh, trong một công viên giải trí bị bỏ hoang ở Nhật Bản. Và cô bé đã tìm được đường trở lại với sự giúp đỡ của hai người mà cô ấy kết bạn -- một con rồng bị bắt giữ tên Haku và một con yêu tinh cô đơn tên là Vô diện. Vô diện rất đơn độc và nó rất muốn kết bạn, và nó nghĩ ra cách kết bạn là quyến rũ người khác đến bên nó và biến ra vàng từ tay mình. Nhưng việc này cũng không được lắm đến sau cùng, nó trở thành một kẻ hung hãn cho tới khi Chihiro giải cứu cho Vô diện Chihiro đã giải thoát cho nó. Vì vậy tôi làm ra bộ trang phục Vô diện và mặc nó trên sàn diễn Comic-Con. Và tôi tập luyện rất cẩn thận từng cử chỉ của Vô diện. Tôi quyết không nói ra bất cứ lời nào trong bộ trang phục này. Khi người khác hỏi xin chụp một tấm, tôi gật đầu và e dè đứng kế bên họ. Họ chụp một tấm ảnh và tôi bí mật vòng ra sau chiếc áo choàng lấy ra một đồng tiền vàng bằng sôcôla. Và đợi đến lúc chụp hình xong, tôi sẽ giơ nó ra cho họ. Ah, ah ah! -- giống vậy. Và mọi người bật thốt lên. "Thánh thần ơi! Tiền vàng từ Vô diện! Chúa ơi, quá xá ngầu luôn!" Và tôi cảm nhận được, rồi lại bước tiếp và nó thật sự rất tuyệt diệu. Và khoảng 15 phút sau có chuyện xảy ra. Có ai đó chụp lấy tay tôi và trả lại đồng tiền vào đó. Và tôi nghĩ chắc họ trao đồng tiền cho tôi như một món quà đáp lại, nhưng không phải, đây là một trong những đồng tiền mà tôi đưa cho họ. Tôi không hiểu tại sao. Và tôi tiếp tục đi, chụp thêm vài tấm hình. Và rồi chuyện này lại diễn ra. Bạn hiểu không, tôi không thể thấy bất kì thứ gì trong bộ đồ đó Tôi chỉ có thể thấy thông qua miệng -- Và nhìn thấy giày của mọi người. Nhưng khi lần thứ ba một người lại trả lại tôi đồng tiền, tôi muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Vậy nên tôi hơi nghiêng đầu để thấy tốt hơn chút, và những gì tôi thấy là một ai đó bước ra xa tôi trông như vầy. Và rồi tôi ngã ngửa: nhận tiền vàng của Vô diện là một điềm gở. Trong bộ phim "Spirited Away," những xui xẻo luôn theo sau những người lấy tiền vàng của Vô diện. Đây không phải là chuyện về quan hệ giữa nghệ sĩ và khán giả; đây là cosplay. Chúng tôi, tất cả chúng tôi ở sàn diễn đó tự đặt mình trong một câu chuyện có ý nghĩa đối với chúng tôi. Và chúng tôi làm cho nó mang màu sắc của riêng mình. Chúng tôi đã kết nối với thứ gì đó quan trọng bên trong mỗi người. Và việc hóa trang là cách mà chúng tôi tiết lộ về bản thân với những người khác. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bạn sẽ làm gì nếu bạn phải tìm ra thông tin đằng sau 11.5 triệu tài liệu, thẩm tra và tìm ra ý nghĩa của chúng? Đó là một thử thách mà một nhóm các nhà báo phải đối mặt cuối năm ngoái. Một người ẩn danh tự xưng là John Doe bằng cách nào đó đã tìm cách sao chép hồ sơ trong gần 40 năm của công ty luật Panama Mossack Fonseca. Đây là một trong nhiều công ty trên toàn thế giới chuyên về lĩnh vực lập tài khoản trốn thuế ở các thiên đường thuế nước ngoài giống như ở British Virgin Islands, cho những người giàu và quyền lực, những người thích giữ bí mật. John Doe đã tìm cách sao chép từng bảng tính từ công ty này, từng hồ sơ khách hàng, từng email, từ năm 1977 đến nay. Nó cho thấy bộ lưu trữ lớn nhất của thông tin nội bộ vào hệ thống trốn thuế mà người ta đã từng thấy. Nhưng nó cũng cho thấy một thử thách khổng lồ cho báo chí điều tra Hãy thử nghĩ xem: 11,5 triệu tài liệu, chứa đựng bí mật của nhiều người ở hơn 200 quốc gia khác nhau. Bạn bắt đầu từ đâu với một nguồn tài liệu lớn như vậy? Bạn bắt đầu từ đâu để bắt đầu kể một câu chuyện có thể ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách của thế giới và có thể ảnh hường hầu như đến tất cả mọi người ở mọi ngôn ngữ , thỉnh thoảng theo cách mà họ thậm chí cũng không biết. John Doe đã đưa thông tin cho hai nhà báo ở tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung. Anh ấy nói rằng mình được thúc đẩy bởi-- và tôi trích dẫn -- "Quy mô của sự bất công mà các tài liệu có thể tiết lộ." Nhưng một người đơn độc không thể tìm ra ý nghĩa của một số lượng lớn thông tin như vậy. Nên tờ Süddeutsche Zeitung tìm đến tổ chức của tôi ở Washington, DC, Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế. Chúng tôi quyết định làm điều ngược lại với những gì chúng tôi được dạy để làm nhà báo: chia sẻ. (cười) Về bản chất, phóng viên điều tra là những con sói đơn độc. Chúng tôi quyết liệt bảo vệ các bí mật của mình, thỉnh thoảng thậm chí khỏi các biên tập viên, bởi chúng tôi biết thời khắc chúng tôi nói ra câu chuyện chúng tôi có, họ sẽ muốn câu chuyện đó ngay lập tức. Thẳng thắn mà nói, khi bạn có một câu chuyện hay bạn muốn giữ vinh quang đó cho chính mình. Nhưng không nghi ngờ gì, chúng ta đang sống trong một thế giới dần thu hẹp, và truyền thông phần lớn rất chậm bắt kịp với điều này. Vấn đề chúng tôi đưa ra càng ngày càng trở nên xuyên quốc gia hơn. Các tập đoàn khổng lồ hoạt động trên cấp độ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng môi trường và sức khoẻ mang tính toàn cầu. Vì vậy, dòng tài chính và khủng hoảng kinh tế cũng là toàn cầu. Nên lấy làm lạ rằng báo chí đã quá muộn để kể câu chuyện ở quy mô toàn cầu. Và cũng lấy làm lạ rằng báo chí đã quá chậm để đánh thức những khả năng mà công nghệ mang lại, thay vì sợ hãi chúng. Lý do các nhà báo sợ hãi công nghệ là: các tổ chức lớn nhất trong ngành đang trải qua thời kỳ khó khăn do con người thay đổi cách tiêu thụ tin tức. Các mô hình kinh doanh quảng cáo nhằm duy trì các tờ báo bị đổ vỡ. Và điều này đã đưa báo chí vào cuộc khủng hoảng, buộc các tổ chức phải xem xét lại cách họ hoạt động. Nhưng ở đâu có khủng hoảng, ở đó cũng có cơ hội. Thử thách đầu tiên mà sau này sẽ được biết tới là Hồ sơ Panama là làm cho các tài liệu dễ tìm kiếm và dễ đọc Có gần năm triệu email, hai triệu bản PDF cần được scan và lập mục lục, và hàng triệu tài liệu và các loại giấy tờ khác. Tất cả chúng đều cần được cất giữ tại một vị trí an toàn trên dữ liệu đám mây. Tiếp theo chúng tôi mời các phóng viên cùng xem các văn bản. Tổng cộng, phóng viên từ hơn 100 tổ chức truyền thông ở 76 quốc gia từ BBC ở Anh đến tờ Le Monde ở Pháp đến tờ Asahi Shimbun từ Nhật Bản. "Những đôi mắt bản xứ rà soát những cái tên ở bản xứ" chúng tôi gọi ý tưởng này như thế người phù hợp nhất để nói cho bạn chuyện gì quan trọng với Nigeria còn ai hơn một nhà báo Nigeria? Ai hiểu biết về Canada hơn một người Canada? Chỉ có hai quy tắc cho tất cả những người được mời tham gia: chúng tôi đều đồng ý chia sẻ tất cả những gì chúng tôi tìm thấy với mọi người, và chúng tôi đồng ý công bố cùng nhau vào cùng một ngày. Chúng tôi chọn các đối tác truyền thông dựa trên sự tin tưởng đã được xây dựng qua các dự án hợp tác nhỏ từ trước và cũng từ các tư liệu từ các văn bản. Trong vài tháng sau đó, tổ chức nhỏ phi lợi nhuận của tôi với ít hơn 20 người đã mời được 350 phóng viên đến từ 25 nhóm ngôn ngữ. Vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử đã tạo ra sự hợp tác báo chí lớn nhất lịch sử: 376 cặp mắt bản địa làm công việc mà các nhà báo thường không làm, làm việc vai kề vai, chia sẻ thông tin, nhưng không nói cho ai khác, Để nó trở nên rõ ràng vào thời điểm này rằng để tạo ra tiếng vang lớn nhất, đầu tiên chúng tôi cần sự im lặng lớn nhất. Để quản lý dự án trong nhiều tháng chúng tôi tạo nên một toàn soạn ảo được bảo mật. Chúng tôi sử dụng hệ thống giao tiếp được mã hoá, và chúng tôi xây dựng một công cụ tìm kiếm được thiết kế riêng. Bên trong toà soạn ảo, các phóng viên có thể thu thập thông tin quanh các chủ đề nổi bật lên từ các tài liệu. Ví dụ, những ai quan tâm đến kim cương máu hay nghệ thuật có thể chia sẻ thông tin về việc làm thế nào để lãnh thổ miễn thuế được dùng để che giấu sự giao thương cho các nhu cầu đó Những ai quan tâm đến thể thao có thể chia sẻ thông tin về việc các ngôi sao thể thao nổi tiếng đưa bản quyền hình ảnh của họ đến các công ty ở nước ngoài và như thế có thể tránh thuế ở các nước nơi họ tiến hành giao thương. Nhưng có lẽ điều thú vị nhất là con số các nhà lãnh đạo và các chính trị gia của thế giới có mặt trong các tài liệu -- những người như Petro Poroshenko ở Ukraine, cộng sự gần gũi với Vladimir Putin ở Nga và thủ tướng Anh David Cameron, thông qua người cha quá cố của ông,Ian Cameron. Chôn sâu trong các tài liệu là các tổ chức nước ngoài bí mật, như Wintris Inc., một công ty ở quần đảo British Virgin mà thực ra thuộc về Thủ tướng đương nhiệm Iceland. Tôi muốn đề cập tới Johannes Kristjansson, một phóng viên Iceland đã được chúng tôi mời tham gia dự án, như một người đàn ông cô độc nhất trên thế giới. Trong chín tháng, ông từ chối nhận tiền để làm công việc này và sống bằng thu nhập của vợ mình. Ông dán giấy lên các cửa sổ nhà mình để tránh những con mắt tò mò trong suốt mùa đông dài ở Iceland. Và khi ông không thể thanh minh cho nhiều lần vắng mặt của mình, bởi anh đã làm việc đến đỏ mắt, đêm này qua đêm khác, tháng này qua tháng khác. Trong suốt thời gian đó, anh ấy ngồi trên lượng thông tin có thể hạ bệ nhà lãnh đạo của đất nước mình. Giờ đây, khi bạn là một phóng viên điều tra và bạn có một khám phá tuyệt vời, như Thủ tướng nước bạn có thể liên quan đến một công ty nước ngoài bí mật và công ty đó có lãi suất tài chính trong các ngân hàng Iceland -- vấn đề chính mà nhờ đó ông ta được bầu-- bản năng của bạn là muốn hét lên thật to. Thay vào đó, là một trong số ít những người anh ấy có thể chia sẻ, Johannes và tôi chia sẻ một sự hài hước cay đắng "Wintris đang tới đó," anh ấy thường nói như thế. (Cười) (Vỗ tay) Chúng tôi là những fan bự của "Game of Thrones." Khi những phóng viên như Johannes muốn hét lên, họ hét lên trong toà soạn ảo, và họ biến tiếng hét đó thành những câu chuyện bằng cách chuyển những tài liệu đó thành hồ sơ vụ án đăng ký công ty trốn thuế chính thức, và cuối cùng bằng cách đặt câu hỏi cho những người mà chúng tôi định gọi tên Hồ sơ Panama thực sự cho phép các phóng viên nhìn thấy thế giới qua một lăng kính khác với mọi người. Trong khi chúng tôi nghiên cứu các câu chuyện, không liên quan đến mình, một vụ bê bối chính trị lớn xảy ra ở Brazil. Một nhà lãnh đạo mới được bầu lên ở Argentina. FBI bắt đầu truy tố các quan chức ở FIFA, tổ chức kiếm soát giới bóng đá chuyên nghiệp. Hồ sơ Panama thực sự có các thông tin độc nhất cho từng sự kiện xảy ra. Cho nên bạn có thể tưởng tượng ra áp lực và những kịch tính có thể đã huỷ hoại những gì chúng tôi đang cố gắng làm. Bất kỳ ai trong số các nhà báo này, họ cũng có thể đã phá vỡ hiệp ước. Nhưng không ai làm thế. Và vào ngày 3 tháng 4 năm nay, vào đúng 8h tối giờ Đức, chúng tôi đồng thời công bố ở 76 quốc gia. (Vỗ tay) Hồ sơ Panama nhanh chóng trở thành một trong những câu chuyện lớn nhất của năm. Đây là cảnh ở Iceland một ngày sau khi chúng tôi công bố. Đó là cuộc biểu tình đầu tiên trong số nhiều cuộc biểu tình Thủ tướng Iceland đã phải từ chức. Đó là vụ từ chức đầu tiên trong nhiều vụ từ chức khác Chúng tôi phát hiện ra nhiều người nổi tiếng, như Lionel Messi, cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất thế giới. Và đã có một số hậu quả không lường. Những thành viên tình nghi của một tổ chức ma tuý Mexico bị bắt sau khi chúng tôi công bố thông tin về nơi ẩn náu của chúng. Chúng đã sử dụng địa chỉ để đăng ký một công ty nước ngoài. (Cười) Có một sự châm biếm trong những việc chúng tôi có thể làm. Công nghệ -- mạng Internet -- đã phá vỡ mô hình kinh doanh báo chí lại cho phép chúng tôi tái tạo lại chính nền báo chí Và sự năng động này đang tạo ra sự minh bạch và tác động chưa từng có Chúng tôi cho thấy làm thế nào mà một nhóm các nhà báo có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi thế giới bằng cách áp dụng phương pháp mới và kỹ năng báo chí cũ vào số lượng lớn các thông tin bị rò rỉ. Chúng tôi đưa tất cả các bối cảnh quan trọng quanh những gì John Doe cung cấp. Và bằng cách chia sẻ tài nguyên, chúng tôi có thể đào sâu -- sâu hơn và xa hơn những gì hầu hết các tổ chức truyền thông cho phép lúc này, vì các vấn đề tài chính. Giờ đây, nó là một nguy cơ lớn, và nó có thể không hiệu quả cho tất cả các câu chuyện, nhưng chúng tôi cho thấy với hồ sơ Panama bạn có thể viết về bất kỳ quốc gia nào hầu như từ bất cứ đâu, và sau đó chọn chiến trường để bảo vệ công việc của bạn. Hãy thử tìm một toà án có thể chặn việc kể câu chuyện từ 76 nước khác nhau. Hãy thử dừng việc không thể dừng. Không lâu sau khi chúng tôi công bố, tôi nhận được tin nhắn gồm 3 chữ từ Johannes: "Wintris đến rồi." (Cười) Nó đã đến, và có lẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho báo chí. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Gerard, cảm ơn anh. Tôi đoán anh sẽ gửi tràng pháo tay này đến 350 nhà báo những người đã làm việc cùng anh, đúng không? Vâng, một số câu hỏi tôi muốn hỏi anh. Câu hỏi thứ nhất, anh đã làm việc trong bí mật trong vòng hơn một năm với 350 đồng nghiệp từ khắp thế giới -- có giây phút nào anh nghĩ rằng sự rò rỉ có thể xảy ra, sự hợp tác này có thể bị phá vỡ bởi ai đó đăng một bài báo? Hoặc ai đó không ở trong nhóm đăng thông tin mà họ biết được? Gerard Ryle: chúng tôi có một loạt các khủng hoảng, cả chuyện khi một số vụ lớn xảy ra trên thế giới, các nhà báo từ những nước đó muốn xuất bản ngay lập tức. Chúng tôi phải giúp họ bình tĩnh lại. Khủng hoảng lớn nhất chúng tôi trải qua là khoảng một tuần trước khi công bố Chúng tôi gửi một loạt các câu hỏi đến các cộng sự của Vladimir Putin, nhưng thay vì trả lời, Điện Kremlin lại tổ chức họp báo và tố cáo chúng tôi và tố cáo toàn bộ sự việc như là, tôi đoán, một âm mưu của phương Tây. Vào thời điểm đó, Putin nghĩ là nó chỉ nhắm vào ông ta. Và, đương nhiên, rất nhiều biên tập viên trên toàn thế giới rất lo lắng về điều này. Họ nghĩ câu chuyện sắp bị lộ. Bạn có thể tưởng tượng lượng thời gian họ bỏ ra, lượng tài nguyên, tiền bạc bỏ ra. Nên tôi đã phải dành tuần cuối cùng giúp mọi người bình tĩnh lại, giống như một vị tướng, khi bạn đang phải kìm quân: "Bình tĩnh, giữ bình tĩnh." Và cuối cùng, mọi người đã làm được. BG: Và vài tuần sau đó, anh đã công bố rất nhiều tài liệu cùng một cơ sở dữ liệu mở cho tất cả mọi người có thể tìm kiếm thông qua từ khoá. GR: Chúng tôi rất tin rằng các thông tin cơ bản về các thiên đường trốn thuế đều cần được công khai. Giờ đây, chúng tôi không xuất bản các tài liệu mật của các nhà báo chúng tôi đang làm việc cùng. Nhưng những thông tin cơ bản như tên của một người, công ty ở nước ngoài của họ là gì, và tên của công ty đó, tất cả đều có sẵn trên mạng. Thực tế là, nguồn dữ liệu lớn nhất cơ bản là có ngoài kia. BG: Gerard, cảm ơn vì công việc anh đã làm. GR: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói với bạn về tương lai của tiền. Hãy bắt đầu bằng câu chuyện về nền văn hóa tồn tại ở Micronesia vào đầu thế kỉ 19, nền văn hóa Yap. Tôi muốn kể cho các bạn về người Yap bởi vì cách thức thú vị mà họ tạo ra tiền. Họ dùng những chiếc đĩa đá vôi gọi là Rai. Lúc này, người Yap không hề di chuyển những tảng đá Rai hay trao đổi chúng như cách chúng ta làm với tiền xu, bởi vì sự thực là đá Rai rất lớn. Tảng lớn nhất nặng khoảng 4 tấn và rộng 12 bộ. Vì thế họ chỉ đánh dấu ai sở hữu phần nào của tảng đá. Chuyện kể về những người thủy thủ khi mang một tảng đá qua đại dương đã gặp rắc rối và tảng đá rớt xuống biển. Đoàn thủy thủ trở về đất liền và kể cho mọi người nghe về những gì xảy ra. Rồi mọi người quyết định đoàn thủy thủ sở hữu tảng đá -- tại sao không? -- nó vẫn được tính. Mặc dù nằm dưới đáy đại dương, tảng đá vẫn là một phần của nền kinh tế Yap. Với bạn thì đây có lẽ chỉ là một nền văn hóa nhỏ bé tồn tại một trăm năm trước. Nhưng những điều tương tự cũng diễn ra ở Tây phương, và người Yap vẫn còn dùng những loại đá này. Năm 1932, ngân hàng Pháp yêu cầu Hoa Kỳ chuyển đổi tài sản của họ từ đô la thành vàng. Nhưng việc vận chuyển số vàng sang châu Âu quá bất tiện. Nên thay vì như vậy, một người được cử tới nơi số vàng được cất và dán nhãn sở hữu của Pháp. Và mọi người đều đồng ý rằng Pháp sở hữu số vàng này. Nó cũng tương tự như những tảng đá Rai. Điều tôi muốn nhấn mạnh khi đưa ra hai ví dụ này đó là không tồn tại giá trị vốn có nào về một tờ đô la hay tảng đá hay đồng xu. Thứ khiến những vật này có giá trị là bởi ta đã quyết định rằng chúng có giá trị. Và bởi vì ta quyết định điều đó, nên chúng có giá trị. Tiền chính là những trao đổi và giao dịch mà ta có với nhau. Tiền không mang tính khách quan. Đó là câu chuyện được lượm lặt mà ta kể cho nhau về giá trị. Một tập hợp những chuyện tưởng tượng. Và đó là một khái niệm thật sự quyền lực. Trong hai thập niên vừa qua, chúng ta bắt đầu dùng tiền thông qua kỹ thuật số. Tôi được nhận lương ở tài khoản, tôi trả tiền thuê nhà bằng chuyển khoản, tôi đóng thuế online. Và hàng tháng, một số tiền lại bị trừ khỏi tài khoản tôi và được tích vào quỹ tương hỗ trong tài khoản hưu trí của tôi. Những tương tác này chỉ đơn thuần là thay đổi nhị phân 0 và 1 trên máy tính. Chẳng có gì hữu hình, như tảng đá hay đồng xu. Tiền giao dịch qua kỹ thuật số khiến cho việc trả tiền toàn cầu khả thi trong giây lát. Khi nó hoạt động, đó là nhờ những tổ chức rộng lớn bảo đảm chính xác mỗi một con số 1 và 0 thay đổi trên máy tính. Và khi nó không hoạt động, thì lỗi thuộc về những tổ chức lớn này. Hoặc ít ra, họ có trách nhiệm sửa chữa lỗi sai. Và nhiều lần, họ không sửa. Có nhiều không tương thích trong hệ thống. Phải tốn bao lâu để các công ty thẻ tín dụng Mỹ tạo ra chip và pin? Một nửa số thẻ tín dụng của tôi không hoạt động tại châu Âu. Đó là không tương thích. Việc chuyển tiền xuyên quốc gia và từ hệ thống này sang hệ thống khác rất đắt đỏ: không tương thích. Một nhà khởi nghiệp tại Ấn Độ có thể thành lập công ty online trong vài phút, nhưng với bà việc thu nợ và nhận lương thật khó khăn: không tương thích. Việc tiếp cận tiền qua kỹ thuật số và khả năng tự do giao dịch của chúng ta đang bị hạn chế bởi những người canh cổng này. Và có nhiều chướng ngại vật trong hệ thống đang làm trì trệ mọi thứ. Lý do là vì tiền thông qua kỹ thuật số không thực sự là tiền của tôi, đó là tín hiệu vào nằm trên các cơ sở dữ liệu thuộc về ngân hàng, công ty thẻ tín dụng hay công ty đầu tư của tôi. Và các công ty này có quyền nói ''không''. Nếu tôi là một người dùng Paypal và Paypal vô cớ buộc tội tôi gian lận, đó chính là vấn đề. Tài khoản của tôi bị đóng băng, và tôi không được trả lương. Các tổ chức này đang trong giai đoạn đổi mới. Bao nhiêu người trong số các bạn sử dụng Facebook, Google hình ảnh, Instagram? Hình ảnh của tôi có ở khắp mọi nơi. Chúng ở trên điện thoại cá nhân, máy tính xách tay, trong điện thoại cũ, trên tài khoản Dropbox. Chúng có ở tất cả các trang web và dịch vụ khác nhau. Và hầu hết các dịch vụ này không liên kết hoạt động với nhau. Chúng không tương kết với nhau. Kết quả là, thư viện hình ảnh của tôi là một mớ hỗn độn. Việc tương tự xảy ra khi các tổ chức kiểm soát nguồn tiền. Nhiều dịch vụ không tương kết với nhau, rồi ngăn chặn ta thanh toán. Và điều này khiến việc giao dịch tăng giá. Gần đây, chúng ta vừa trải qua hai giai đoạn của đồng tiền. Trong thế giới analog, chúng ta phải, giải quyết những mục tiêu hữu hình này, và tiền di chuyển ở một tốc độ xác định -- tốc độ của con người. Trong thế giới kỹ thuật số, tiền có thể đi xa hơn và nhanh hơn nhiều, nhưng ta lại phải phó mặc cho những tổ chức gác cổng này. Tiền chỉ di chuyển ở tốc độ của các ngân hàng. Chúng ta sắp sửa bước vào một giai đoạn tiền tệ mới. Tương lai của tiền đã được lập trình sẵn. Khi chúng ta kết hợp phần mềm với tiền tệ, tiền không còn là một đơn vị giá trị tĩnh nữa, và chúng ta không phải dựa vào các tổ chức an ninh. Ở thế giới được lập trình sẵn, chúng ta loại bỏ con người và các tổ chức khỏi những vòng lặp. Và khi điều này xảy ra, chúng ta không cảm nhận được việc giao dịch nữa. Tiền sẽ được định hướng bởi phần mềm, và nó sẽ lưu thông một cách an toàn và bảo mật. Tiền điện tử là bước mở màn của tiến trình này. Tiền điện tử là loại tiền kỹ thuật số không được quản lý bởi bất kỳ chính phủ hay ngân hàng nào. Đó là tiền được thiết kế để làm việc trong một thế giới không cần trung gian. Bitcoin là loại tiền điện tử phổ biến nhất, nhưng có đến hàng trăm loại tiền điện tử. Ethereum, Litecoin, Stella, Dogecoin, và chúng chỉ là một trong số những loại phổ biến. Và chúng là tiền thật. Nhà hàng sushi dưới phố nhà tôi dùng Bitcoin. Tôi có một ứng dụng trên điện thoại mà có thể dùng để mua sashimi. Nhưng không chỉ cho những giao dịch nhỏ. Tháng 3 vừa rồi, có một giao dịch lên đến 100,000 bitcoin. Tương đương với 40 triệu đô la Mỹ. Tiền điện tử được dựa vào một lĩnh vực toán học đặc biệt có tên là mật mã học. Mật mã học là khoa học về bảo mật thông tin, và có hai thành tố thật sự quan trọng: giấu thông tin bằng cách đưa về dạng chưa mã hóa, và kiểm tra nguồn của một thông tin. Mật mã học củng cố nhiều hệ thống quanh ta. Và nó mạnh mẽ đến nỗi nhiều lúc chính phủ Hoa Kỳ liệt nó vào một loại vũ khí. Trong thế chiến thứ II, việc giải mã các hệ thống như Enigma là tối quan trọng để giải mã các tín hiệu truyền đi của kẻ thù và lật ngược tình thế cuộc chiến. Ngày nay, bất cứ ai với một trình duyệt mạng hiện đại cũng đều đang vận hành một hệ mật cực kỳ phức tạp. Đó là thứ dùng để bảo mật những tương tác của ta trên Internet. Đó là thứ đảm bảo an toàn khi ta nhập vào một mật khẩu và gửi đi thông tin tài chính tới các trang mạng. Vậy những gì mà các ngân hàng từng đem đến cho ta -- sự chuyển tiền kỹ thuật số đáng tin cậy -- giờ đây chúng ta có thể tiếp xúc với một ứng dụng mật mã thông minh. Và điều này có nghĩa là ta không cần phụ thuộc vào ngân hàng để bảo mật các giao dịch nữa. Chúng ta có thể tự làm điều đó. Bitcoin được dựa vào ý tưởng tương tự mà người Yap đã dùng, đó là kiến thức tập hợp toàn cầu về chuyển đổi. Trong Bitcoin, tôi tiêu tiền bằng cách chuyển đổi Bitcoin, và nhận lương khi người ta chuyển Bitcoin tới cho tôi. Hãy tưởng tượng các bạn có một tờ giấy thần kỳ. Vậy thì cách mà tờ giấy này làm việc đó là tôi có thể cho bạn một tờ và nếu bạn viết lên một thứ gì đó, kỳ diệu là nó cũng sẽ xuất hiện trên tờ giấy của tôi. Ví dụ bạn cho mọi người tờ giấy này và mọi người viết ra những chuyển đổi họ đang thực hiện trong hệ thống Bitcoin. Tất cả những chuyển đổi này được sao lại trên tờ giấy của những người khác. Và tôi có thể nhìn vào tờ giấy của tôi và tôi sẽ có một danh sách tất cả các chuyển đổi đang diễn ra trong toàn nền kinh tế Bitcoin. Đây chính là những gì đang diễn ra với khối chuỗi Bitcoin, một danh sách tất cả những giao dịch tại Bitcoin. Ngoại trừ, nó không diễn ra trên giấy tờ. Nó được hoàn thành qua mã vi tính, vận hành trên hàng ngàn máy tính mạng trên toàn cầu. Tất cả những máy tính này đang dần dà xác nhận ai sở hữu Bitcoin nào. Vì thế hệ chuỗi Bitcoin chính là mấu chốt trong cách Bitcoin vận hành. Nhưng Bitcoin thực sự từ đâu đến? Mật mã được thiết kế để tạo ra Bitcoin mới dựa vào một lịch trình. Và cách mà nó vận hành đó là để có được những Bitcoin này, tôi phải giải một bài toán mật mã bất kỳ. Hãy tưởng tượng bạn có 15 con xúc xắc, và chúng ta liên tục đảo những con xúc xắc này. Cứ khi nào những con xúc xắc xoay đến mặt sáu chấm, chúng ta thắng. Điều này rất gần với những gì những chiếc máy tính đang làm. Chúng đang liên tục cố gắng để cho ra con số chính xác. Và khi chúng làm được, ta nói rằng chúng vừa giải ra bài toán. Chiếc máy tính mà vừa hoàn thành bài toán công khai cách làm tới những chiếc còn lại trong hệ thống và nhận phần thưởng: những bitcoin mới. Và trong khi giải bài toán ấy, những chiếc máy tính này đang thực sự giúp bảo mật hệ chuỗi Bitcoin và thêm vào danh sách các giao dịch. Thực ra trên thế giới có những người đang điều hành phần mềm này, và ta gọi họ là những thợ đào Bitcoin. Ai cũng có thể trở thành một thợ đào Bitcoin. Ngay lúc này bạn có thể tải về phần mềm và chạy nó trên máy tính cá nhân và cố kiếm một vài bitcoin. Tôi không nói sẽ đề xuất điều này, bởi ngay lúc này, bài toán quá khó và hệ thống thì quá mạnh, đến nỗi nếu tôi cố đào Bitcoin trên laptop của mình, tôi có thể sẽ không thấy Bitcoin nào trong 2 triệu năm nữa. Những thợ đào chuyên nghiệp sử dụng phần cứng đặc biệt được thiết kế để giải toán rất nhanh. Ngày nay, mạng lưới Bitcoin và cả phần cứng đặc biệt này, có những ước đoán rằng năng lượng nó tiêu tốn bằng với năng lượng tiêu thụ của một quốc gia. Vì vậy, chuỗi tiền điện tử đầu tiên hơi chậm cũng như cồng kềnh một chút. Nhưng thế hệ tiếp theo sẽ tốt hơn và nhanh hơn nhiều. Tiền điện tử là bước đầu tiên để bước vào thế giới tiền tệ được lập trình toàn cầu. Và trong thế giới của tiền tệ lập trình, tôi có thể trả tiền cho bất cứ ai một cách bảo mật mà không cần đăng nhập hay xin quyền truy cập hay chuyển đổi hoặc lo lắng tiền của mình gặp vấn đề. Và tôi có thể tiêu tiền ở mọi nơi trên thế giới. Đây là điều cực kỳ tuyệt vời. Đó là ý tưởng đổi mới không giới hạn. Internet gây ra sự bùng nổ đổi mới, bởi vì nó được xây dựng hướng tới một kiến trúc mở. Và cũng giống như Internet đã thay đổi cách ta giao tiếp, tiền lập trình sẽ thay đổi cách chúng ta thanh toán, cấp phát và định đoạt giá trị. Vậy tiền lập trình đã tạo ra kiểu thế giới nào? Hãy tưởng tượng một thế giới nơi tôi có thể cho thuê dữ liệu y tế của tôi tới một công ty chuyên về dược. Họ có thể phân tích dữ liệu diện rộng và cung cấp cho tôi chứng thực mật mã thể hiện họ chỉ đang sử dụng dữ liệu của tôi theo như ký kết. Và họ có thể trả tôi theo những gì họ khám phá ra. Thay vì đăng nhập vào các thiết bị trực tuyến và lấy hóa đơn truyền hình cáp, sẽ ra sao nếu cái ti vi phân tích thói quen xem truyền hình của tôi và đề xuất nội dung với giá tốt phù hợp với túi tiền mà tôi sẽ hài lòng? Hãy tưởng tượng khi Internet không có quảng cáo, bởi vì thay vì chú ý đến nội dung xem khi chi trả, ta chỉ trả tiền thôi. Thật thú vị là những thứ như dịch vụ chi trả nhỏ sẽ thực sự thay đổi cách hoạt động của sự bảo mật trên thế giới, bởi khi ta có nhiều hơn khả năng phân phối các giá trị, con người sẽ sử dụng tiền và năng lượng của người dùng vào nhiều thứ có tính kiến tạo hơn. Nếu phải tốn một phần xu khi gửi đi một email, liệu ta có bị spam nữa không? Chúng ta chưa ở trong thế giới ấy, nhưng nó đang đến. Ngay lúc này, giống như ta đang ở trong một thế giới của chiếc ô tô đầu tiên. Loại tiền điện tử đầu tiên, như chiếc ô tô đầu tiên, chậm, khó hiểu và khó sử dụng. Tiền kỹ thuật số, giống như con ngựa và cái xe chở, hoạt động rất tốt, và cả nền kinh tế thế giới được xây dựng trên nó. Nếu là người đầu tiên trong khu mình sống sở hữu chiếc ô tô có động cơ đốt trong, hàng xóm của bạn có thể sẽ nghĩ rằng bạn điên rồ: "Tại sao anh lại cần cái máy vụng về, bự chảng lại còn hư hỏng suốt, dùng lửa thay đèn, và còn chậm hơn cả một con ngựa chứ?'' Nhưng ai trong ta cũng biết câu chuyện này rốt cuộc là thế nào. Chúng ta đang tiến vào kỷ nguyên mới của tiền lập trình. Và nó rất thú vị, nhưng cũng hơi đáng sợ một chút. Tiền điện tử có thể được dùng trong giao dịch bất hợp pháp, cũng giống như tiền mặt dùng cho tội ác trong thế giới hiện nay. Khi mọi giao dịch của ta là trực tuyến, điều đó có ý nghĩa gì với việc giám sát -- ai có thể thấy những việc ta làm? Ai giành lợi thế trong thế giới mới ấy và ai thì không? Tôi có phải bắt đầu trả cho những thứ mà trước đây tôi không phải trả hay không? Liệu ta có trở thành nô lệ của các thuật toán và các chức năng tiện ích? Tất cả công nghệ mới đến cùng với sự đánh đổi. Internet mang lại nhiều cách lãng phí thời gian. Nhưng nó cũng gia tăng đáng kể năng suất. Điện thoại di động thật phiền bởi chúng khiến ta cảm thấy như ta phải ở trạng thái kết nối mọi lúc. Nhưng chúng cũng giúp tôi giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. Nền kinh tế sẻ chia mới sẽ loại bỏ một vài việc làm. Nhưng nó sẽ tạo ra những nghề nghiệp mới, linh động. Với tiền lập trình, chúng ta tách nhu cầu đối với những tổ chức lớn, đáng tin cậy ra khỏi kiến trúc của mạng lưới. Và điều này đẩy việc đổi mới tiền tệ ra rìa, nơi nó thuộc về. Tiền lập trình dân chủ hóa tiền tệ. Và bởi vì điều này, mọi thứ sẽ thay đổi và mở ra theo những cách mà ta không thể dự báo được. Cảm ơn. (Vỗ tay) Nhưng vấn đề phức tạp nhất trong thời đại chúng ta có thể được giải quyết với những kĩ thuật đơn giản, nếu chúng ta biết mơ ước. Khi còn nhỏ, tôi phát hiện ra rằng sự sáng tạo là chìa khóa để đi từ giấc mơ tới hiện thực. Tôi học được nó từ bà của tôi, Dr. Ruth Tichauer, một người tị nạn Do Thái đã định cư ở trung tâm dãy Andes. Đó là cách tôi đã lớn lên: được khuyến khích để nhìn vượt lên trên giới hạn. Một phần quá trình giáo dục của tôi bao gồm việc giúp bà ấy ở các vùng sâu vùng xa, cộng đồng bản địa. Tôi trân trọng những kỉ niệm đó, vì chúng giúp tôi hiểu về cuộc sống bên ngoài thành phố, một cuộc sống với rất nhiều trình trạng, không rào cản như ngôn ngữ hay văn hóa. Trong suốt những chuyến đi đó, bà tôi từng đọc thuộc lòng bài thơ của Kipling: "Thứ bị chôn giấu. Đi và tìm nó. Đi và tìm phía sau những ngọn núi. Thứ bị lạc phía sau những ngọn núi. Đi lạc và đang chờ đợi người. Đi!" Những năm tiếp theo, tôi trở thành sinh viên y khoa. một trên một trăm đứa trẻ được sinh ra khắp thế giới mắc một số vấn đề về tim. Có một phần của vấn đề này tôi nghĩ tôi có thể giải quyết -- một phần của vấn đề mà tôi đã dành cuộc đời mình để nghiên cứu. Vấn đề bắt đầu trong quá trình mang thai. Thai nhi cần phải tồn tại trong cơ thể người mẹ. Sự sống đó phụ thuộc vào sự trộn lẫn giữa máu của động mạch chủ và phổi. Lúc ra đời, sự trộn lẫn này buộc phải dừng lại. Nếu nó không đóng lại, tim của đứa bé sẽ xuất hiện một lỗ hổng. Nguyên nhân là do sự sinh non và các bệnh di truyền. Nhưng theo những gì chúng ta biết ngày nay sự thiếu oxy cũng có thể là một trong số các nguyên nhân. Như các bạn thấy trên biểu đồ, tần số xuất hiện của loại lỗ hổng này tăng đáng kể theo độ cao. Video: (trẻ sơ sinh khóc) Khi ta quan sát những bệnh nhân với bệnh trạng này, họ có vẻ rất khó thở. Để đóng lỗ thủng này, đại phẫu từng được coi là biện pháp duy nhất. Một đêm nọ, bạn tôi Malte đang cắm trại trong vùng Amazon. Thứ duy nhất không bị đốt cháy trong lửa là một cành cây bơ xanh. Và rồi cảm hứng bắt đầu từ đó. Thế là chúng tôi dùng cành cây đó như là mẫu cho phát minh đầu tiên. Nó có thể đóng các lỗ thủng trong tim của những đứa trẻ. Cuộn dây là một đoạn của dây điện tự quấn quanh nó. Nó có lẽ chẳng hấp dẫn gì với bạn bây giờ, nhưng đó là nỗ lực thành công đầu tiên của chúng tôi để tạo ra một thiết bị cho vấn đề lớn này. Trong video này, chúng ta có thể thấy cách một ống thông cực nhỏ đưa cuộn dây vào trong tim. Cuộn dây sau đó sẽ đóng lỗ thủng lại. Sau khoảnh khắc truyền cảm hứng đó, tiếp đến là một chuỗi nỗ lực lâu dài để phát triển một nguyên mẫu. Các thí nghiệm và thực nghiệm tốn hàng ngàn giờ làm việc trong phòng thí nghiệm Cuộn dây nếu có hiệu quả sẽ cứu sống nhiều sinh mạng. Tôi trở về Bolivia từ Đức, nghĩ rằng mọi nơi chúng tôi tới, chúng tôi đều có cơ hội để tạo nên sự khác biệt. Cùng với vợ và đồng nghiệp, Dr. Alexandra Heath, chúng tôi bắt đầu khám cho các bệnh nhân. Sau khi chữa trị thành công cho các bệnh nhân với cuộn dây, chúng tôi cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết. Nhưng chúng tôi sống ở nơi cao 12.000 bộ. Và, các bệnh nhân ở đó cần một thiết bị đặc biệt để chữa bệnh tim của họ. Lỗ hổng của các bệnh nhân khác nhau theo độ cao, vì lỗ hổng giữa các động mạch lớn hơn. Hầu hết các bệnh nhận không đủ khả năng để được chữa trị kịp thời, và họ chết. Cuộn dây đầu tiên chỉ có thể chữa trị thành công cho một nửa số bệnh nhân ở Bolivia. Cuộc nghiên cứu lại bắt đầu. Chúng tôi trở về với các bản vẽ. Sau nhiều thử nghiệm, và với sự giúp đỡ từ những người bạn bản địa của bà tôi trên núi, chúng tôi có được một thiết bị mới. Từ nhiều thế kỉ, những phụ nữ bản địa đã kể các câu chuyện qua những hình thêu bằng khung cửi, và kĩ thật bất ngờ đó đã giúp chúng tôi trong thiết bị mới. Chúng tôi lấy phương thức dệt lụa truyền thống này và thực hiện một thiết kế từ một chất liệu thông minh có thể ghi lại hình dạng. Dường như lần này, Phương pháp dệt cho phép chúng tôi tạo ra một thiết bị liền mạch không bị rỉ sét vì nó được làm chỉ từ một mảnh. Nó có thể tự thay đổi thành nhiều cấu trúc phức tạp bởi một quá trình được phát triển trong nhiều thập kỉ. Như các bạn thấy, thiết bị đi vào cơ thể qua những con đường tự nhiên. Các bác sĩ chỉ phải đóng ống thông qua lỗ thủng. Thiết bị của chúng tôi sẽ mở rộng, tự đặt vào vị trí và đóng lỗ thủng. Chúng tôi có một hệ thống phân phát tuyệt với được sử dụng rất dễ dàng vì nói tự mình hoạt động. Và đại phẫu chẳng còn cần thiết nữa. (Vỗ tay) Là bác sĩ, chúng tôi chiến đấu với những căn bệnh cần rất nhiều thời gian và nỗ lực để điều trị -- nếu nó đúng như vậy. Đây là đứa bé ban nãy, sau quá trình điều trị. Như các bạn thấy -- (Vỗ tay) Như các bạn thấy, một khi thiết bị được đặt vào, bệnh nhân được chữa khỏi 100%. Từ bắt đầu cho đến kết thúc, cả quá trình chỉ tốn mất 30 phút. Điều đó vô cùng giá trị từ cả góc nhìn của y học lẫn nhân đạo. Chúng tôi vô cùng tự hào rằng một số bệnh nhân trước đây của mình trở thành một phần của nhóm -- một nhóm, nhờ vào sự tương tác gần gũi với các bệnh nhân, cùng làm việc với chúng tôi. Cùng nhau, chúng tôi chỉ có một ý nghĩ: giải pháp tốt nhất cần phải thật đơn giản. Chúng tôi đánh mất nỗi sợ hãi về việc sáng tạo ra những điều mới. Con đường đó, không hề dễ. Rất nhiều chường ngại vật xuất hiện trong suốt khoảng thời gian. Nhưng chúng tôi nhận được sức mạnh từ các bệnh nhân của mình. Khả năng phục hồi và dũng khí của họ truyền cảm cho sự sáng tạo của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo không một đứa trẻ nào bị bỏ sót, không phải vì chi phí hay khoảng cách. Vì vậy chúng tôi phải bắt đầu một nền tảng với mô hình 1-1. Chúng tôi sẽ cung cấp một thiết bị miễn phí để chắc chắn rằng mọi đứa trẻ đều được chữa trị. Bây giờ chúng ta đang sống ở rất nhều quốc gia, nhưng chúng ta cần phải có mặt ở mọi noi. Tất cả điều này bắt đầu từ một ý tưởng bất khả thi và thật sự sẽ tiếp tục nó: Không một đứa trẻ nào bị bỏ rơi. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi tôi quyết định tạo ra một tác phẩm ở Manshiyat Naser, khu vực lân cận bãi phế thải tập trung tại Cairo ở Ai Cập, Tôi không hề nghĩ rằng dự án này lại là trải nghiệm con người tuyệt vời nhất mà tôi có. Là một nghệ sĩ, tôi luôn hướng nhân theo cách tô đẹp thêm cho khu dân cư nghèo lạc hậu bằng việc mang nghệ thuật đến và hi vọng nó sẽ tỏa sáng cộng đồng bị cô lập này. Lần đầu tiên tôi được nghe về cộng đồng Công Giáo Ai Cập này là vào năm 2009 khi các nhà chức trách Ai Cập dưới quyền Hosni Mubarak quyết định giết 300,000 con heo vì sợ lây nhiễm virut H1N1. Họ từng là người nhân giống heo. Heo và các động vật khác được nuôi bằng chất thải hữu cơ mà họ thu thập hàng ngày. Sự kiện này làm mất nguồn sống của họ. Khi đặt chân tới Manshiyat Naser lần đầu, nó giống như mê cung vậy. Tôi đi tìm Tu viện Thánh Simon trên đỉnh núi Muqattam. Nếu bạn rẽ phải, đi thằng, lại rẽ phải, rồi rẽ trái bạn sẽ lên tới đỉnh núi. Nhưng để tới đó, bạn phải né giữa các xe tải chở đầy rác và những xe tuk-tuk lao vun vút, loại xe chạy nhanh nhất trong cả khu vực đó. Mùi rác trên xe tải bốc lên rất nặng, và xe cộ ồn ào tới mức không thể chịu được. Thêm tiếng ồn đinh tai từ máy nghiền trong các khu nhà xưởng dọc đường nữa. Từ ngoài nhìn vào chỉ thấy hỗn loạn, những mọi thứ được sắp xếp rất trật tự. Họ tự gọi mình là người Zaraeeb, là những người phối giống heo, đã thu gom rác thải ở khắp Cairo và tự phân loại vài thập kỉ nay rồi. Họ đã phát triển một trong những hệ thống hiệu quả và mang lại lợi nhuận nhất trên quy mô toàn cầu. Thế nhưng chỗ này vẫn được coi là bẩn thỉu, nhỏ bé và cách biệt bởi họ làm việc với rác thải. Ý tưởng ban đầu của tôi là tạo một bức hình ghép, bức hình bạn chỉ có thể nhìn trọn vẹn từ một điểm duy nhất. Tôi muốn tự thử thách bản thân bằng cách vẽ hình lên vài tòa nhà và bức tranh tổng thể chỉ thấy được từ một điểm trên núi Muqattam. Núi Muqattam là niềm tự hào của cộng đồng dân cư ở đó. Đó là nơi họ xây dựng Tu viện Thánh Simon, một nhà thờ 10,000 chỗ ngồi được đục đẽo trong lòng núi. Lần đầu tiên tôi đứng trên đỉnh núi và nhìn xuống khu dân cư, Tôi tự hỏi, làm sao tôi có thể thuyết phục tất cả người chủ của những tòa nhà đó cho tôi vẽ lên? Và rồi Magd tới. Magd là người hướng dẫn của Nhà thờ. Anh ta nói người duy nhất tôi cần thuyết phục là Cha Samaan, là người lãnh đạo cả cộng đồng. Nhưng để thuyết phục Cha Samaan, tôi cần thuyết phục Mario, một nghệ sĩ người Ba Lan chuyển tới sống ở Cairo 20 năm trước và là người vẽ tất cả các tác phẩm của Nhà thờ trong Hang. Tôi rất biết ơn Mario. Anh ấy là trụ cột của dự án. Anh ấy sắp xếp cho tôi gặp mặt Cha Samaan, và bất ngờ là Cha thích ý tưởng đó. Cha hỏi tôi đã từng vẽ ở những đâu và kế hoạch của tôi thế nào. Ông chỉ lo lắng về những gì tôi định viết. Trong mọi tác phẩm, tôi viết những lời nhắn với thư pháp Ả rập. Tôi đảm bảo rằng những tin nhắn đó có nội dung liên quan tới nơi tôi vẽ nhưng có tầm nhìn rộng hơn, để bất cứ ai trên thế giới cũng hiểu được nghĩa của nó. Nên với Manshiyat Naser, tôi quyết định viết chữ Ả rập với ngôn từ của St. Athanasius Alexandria một giám mục ở thế kỷ 13, người từng nói: (Ả rập), trong tiếng Anh nghĩa là, "Ai muốn nhìn rõ ánh mặt trời cần phải lau sạch mắt trước." Điều thực sự quan trọng là cả cộng đồng thấy gắn kết với câu nói đó. Và với tôi lời dẫn này hoàn toàn phản ánh tinh thần của dự án. Cha Samaan ban phước lành cho dự án, và sự chấp thuận của ông được người dân hưởng ứng. Hàng trăm thùng sơn, một tá thang kéo tay, vài chuyến đi và về từ Cairo, một đội xuất chúng từ Pháp, Bắc Phi, Trung Đông và Hoa Kỳ, và mất một năm lên kế hoạch và làm công tác hậu cần, giờ đây, đội của tôi và vài thành viên từ cộng đồng địa phương đã làm nên bức vẽ lớn trải dài 50 tòa nhà, và với các chữ thư pháp tôi dùng màu sắc nổi bật lên. Chỗ này xanh, chỗ kia vàng, rồi cam nữa. Vài người khác mang các bao tải cát và đặt chúng lên đỉnh các tòa nhà để giữ các thang kéo tay này một vài người khác lắp đặt và tháo dỡ các thang nâng di chuyển chúng từ tòa nhà này qua tòa nhà khác Ban đầu, tôi đánh số các tòa nhà trên bản vẽ của tôi, mà không tương tác gì với người dân cả. Mọi người không hiểu tại sao phải làm vậy. Nhưng rồi, những con số đó thân thuộc như tên gọi trong nhà. Tòa nhà đầu tiên là nhà của Chú Ibrahim. Chú là một người rất có đam mê. Luôn luôn hát và cười đùa vui vẻ, và các con của chú ấy cứu tôi khỏi con bò tót khi nó tấn công tôi trên lầu bốn. (tiếng cười) Thực ra, con bò thấy tôi bên cửa sổ và nó lao ra ban công. (tiếng cười) Vậy đó. Chú Ibrahim luôn đứng ngoài ban công và nói chuyện với tôi khi tôi đang vẽ. Tôi nhớ chú từng kể chú đã không lên núi 10 năm rồi, rằng chú chưa bao giờ có ngày nghỉ. Chú nói nếu chú nghỉ làm, ai sẽ xử lý rác thải? Ngạc nhiên thay, khi dự án kết thúc, chú leo lên tận đỉnh núi để ngắm nhìn tác phẩm. Chú nói chú tự hào khi nhà chú được vẽ lên, và chú nói dự án này là dự án vì hòa bình và -- xin lỗi -- (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Chú nói đây là dự án vì hòa bình và vì sự đoàn kết nó mang mọi người lại gần nhau hơn. Cách chú nhìn dự án thay đổi hoàn toàn, và cách tôi nhìn người dân cũng vậy, dựa vào công sức họ đóng góp. Rác thải mà ai cũng ghê tởm ấy không phải là của họ. Họ chỉ kiếm sống nhờ nó thôi. Họ không sống trong bãi rác. Họ sống nhờ bãi rác. Tôi tự vấn bản thân và băn khoăn thực sự dự án này có mục đích gì? Không phải làm nơi này đẹp lên bằng cách mang nghệ thuật tới đây. Mà là để thay đổi cách nhìn và mở ra những kênh đối thoại để kết nối với các cộng đồng ta không hề biết đến. Ngày qua ngày, bức thư pháp đang dần thành hình, và chúng tôi vẫn luôn háo hức leo lên đỉnh núi và ngắm hình nó. Đứng ngay tại điểm đó mỗi ngày giúp tôi nhận ra biểu tượng phía sau bức tranh lớn này. Nếu bạn muốn nhìn thấu ai đó, có lẽ bạn nên thay đổi góc nhìn. Có những nghi ngờ và khó khăn, như sợ hãi và căng thẳng. Không đơn giản để làm việc với môi trường này, đôi khi có những con heo ở bên dưới khi bạn vẽ hoặc trèo qua khỏi đống rác để đi vào thang kéo. Nhưng chúng tôi vượt qua nỗi sợ độ cao, thang chòng chành, mùi nồng nặc của rác và cả áp lực về thời gian nữa. Sự tận tình của người dân làm tôi quên đi mọi thứ. Tòa nhà thứ 3 là của Chú Bakheet và Dì Fareeda. Ở Ai Cập họ nói thế này, "Ahsen Nas," tức là "những người tuyệt vời." Họ thực sự tuyệt vời Chúng tôi hay nghỉ giải lao trước nhà của họ và đám con nít hàng xóm hay chơi cùng chúng tôi. Tôi bị ấn tượng và kinh ngạc bởi đám con nít ở Manshiyat Naser. Vài ngày đầu, chúng từ chối mọi thứ mà chúng tôi cho chúng, kể cả bánh kẹo hay đồ uống. Tôi hỏi Dì Fareeda, "Tại sao vậy dì?" Dì nói ba mẹ chúng dạy phải từ chối mọi thứ từ người lạ chúng không biết vì họ sợ những người đó còn khó khăn hơn mình nữa. Tới lúc này tôi thực sự nhận ra Cộng đồng Zaraeeb là nơi lý tưởng để đưa ra chủ đề về cách nhìn. Chúng ta phải tự chất vấn về cái nhìn sai lệch của mình và những nhận xét ta đưa ra nhắm vào những cộng đồng chỉ vì họ khác biệt. Chúng tôi nhớ bị trễ giờ tại nhà Chú Ibrahim khi heo của chú phối giống trên sân thượng ăn hết các bao tải cát giữ thang kéo. (tiếng cười) Nhà của Chú Bakheet và Dì Fareeda thường là nơi tụ họp. Mọi người tập trung ở đó. Tôi nghĩ đó là ý của Chú Ibrahim khi chú nói dự án vì hòa bình và đoàn kết, vì tôi thực sự cảm thấy sự kết nối giữa mọi người. Ai cùng cười khi chào chúng tôi, cho chúng tôi đồ uống và mời chúng tôi dùng bữa trưa với gia đình họ. Đôi khi, bạn đang ở tầng trệt, có người mở cửa sổ ra và cho bạn một ít trà. Rồi lên lầu hai cũng vậy. Cứ thế cho tới đỉnh tòa nhà. (tiếng cười) (vỗ tay) Tôi chưa bao giờ uống nhiều trà như lúc ở Ai Cập. (tiếng cười) Và thành thật mà nói, chúng tôi có thể xong sớm hơn, nhưng mất thêm ba tuần vì cứ nghỉ uống trà như vậy. (tiếng cười) Ở Ai Cập họ cũng hay nói, "Nawartouna," nghĩa là, "Bạn khai sáng chúng tôi." Ở Manshiyat Naser họ luôn nói vậy với chúng tôi. Bức thư pháp này, thực ra -- tôi dùng sơn phát quang màu trắng cho phần chữ nên khi hoàn thành dự án, chúng tôi thuê máy chiếu ánh sắc đen và chiếu vào khu dân cư, làm mọi người đều bất ngờ. Chúng tôi muốn nói rằng họ mới là người mang ánh sáng cho chúng tôi. (vỗ tay) Công đồng Zaraeeb rất đoàn kết, trung thực, và cần cù, và họ biết giá trị của mình. Người dân Cairo gọi họ là "người Zabaleen," nghĩa là "người sống trong rác," nhưng trớ trêu thay, người dân ở Manshiyat Naser gọi người Cairo bằng cái tên đó. Họ nói, chính đám đó mới xả rác ra, chứ không phải họ. (tiếng cười) (vỗ tay) Mục đích là để lại điều gì đó cho cộng đồng này, nhưng tôi cảm thấy chính họ đã để lại giá trị cho chúng tôi. Bạn thấy đấy, dự án nghệ thuật này chỉ là nền cho trải nghiệm tuyệt vời này. Tác phẩm đó rồi cũng biến mất, thành cát bụi, và hiện đang có người xây lấn ra trên lầu hai trước tòa nhà Chú Ibrahim, và nó che mất một phần bức tranh, nên có lẽ tôi phải quay lại và sơn lại nó. (tiếng cười) Nó mang lại trải nghiệm, những câu chuyện, và những khoảng khắc. Nhìn từ dưới những con đường, bức tranh có vẻ rất phân tán, mỗi mảng màu riêng biệt, cô độc. Nhưng kết nối lại thư pháp này hé lộ cho ta lời nhắn đầy sức mạnh về điều chúng ta cần phải nghĩ trước khi đánh giá một ai đó. Ai muốn nhìn rõ ánh mặt trời cần lau sạch mắt trước. Cảm ơn. (vỗ tay) Chào mọi người. Tôi mang đến một tã giấy. Bạn sẽ biết tại sao ngay đây thôi. Tã giấy có độ sạch tuyệt vời. Chúng có thể thấm hút rất nhiều khi bạn đổ nước lên, một thí nghiệm được cả hàng triệu trẻ làm mỗi ngày. (Cười) Nhưng lý do tôi nói về nó ở đây là chúng được thiết kế một cách rất thông minh. Chúng được làm từ chất được gọi là vật liệu hút chất lỏng. Nó là một chất liệu đặc biệt mà khi bạn đổ nước vào, nó sẽ hút được rất nhiều, có thể gấp nghìn lần thể tích của nó. Và đây là một loại polyme công nghiệp vô cùng hữu dụng. Nhưng điều nhóm chúng tôi thử làm tại Viện MIT là tìm hiểu liệu chúng ta có thể làm gì đó tương tự cho não người. Có thể làm nó lớn hơn, nó đủ lớn để bạn có thể nhìn vào bên trong và thấy tất cả những khối nhỏ xíu, phân tử sinh học, thấy được cấu trúc không gian 3 chiều của chúng, thấy được cấu trúc thực tế của não, liệu bạn có làm được không? Nếu chúng ta làm được, có lẽ chúng ta sẽ hiểu tường tận hơn về cách thức tổ chức của não để tiếp cận được suy nghĩ và cảm xúc và hành động và cảm giác. Chúng ta thử chỉ ra chính xác những thay đổi xảy ra trong não đã gây ra bệnh tật, những bệnh như Alzheimer, động kinh và Parkinson, đó là những bệnh mà ta có quá ít cách trị liệu, chữa trị, và chúng ta chưa biết nguyên nhân hay nguồn gốc và điều làm cho những bệnh đó xuất hiện. Nhóm của chúng tôi tại MIT đang cố gắng có cái nhìn khác về cách khoa học thần kinh được hình thành trên một trăm năm qua, Chúng tôi là nhà thiết kế, nhà phát minh, Chúng tôi cố gắng tìm ra cách xây dựng công nghệ cho phép chúng ta nhìn vào não và chỉnh sửa. Lý do là, não vô cùng, vô cùng phức tạp. Vậy chúng ta học được từ thế kỷ đầu của khoa học thần kinh rằng não là một mạng lưới rất phức tạp, được làm từ những tế bào chuyên biệt được gọi là nơ ron với những hình dạng rất phức tạp, và dòng điện chạy qua các nơ ron có hình dạng phức tạp này. Hơn nữa, nơ ron được kết nối trong các mạng lưới. chúng được nối bởi những đầu nối nhỏ gọi là khớp thần kinh, có trao đổi hóa học và cho phép các nơ ron liên lạc được với nhau. Độ đậm đặc của não thật không tin nổi. Trong một milimet khối của não, có khoảng 100.000 nơ ron và có thể có 1 tỷ kết nối. Nhưng còn hơn nữa. Vậy, nếu bạn có thể phóng to một nơ ron, thì đó chỉ là một cách diễn đạt theo nghệ thuật. Điều bạn thấy là hàng nghìn, hàng nghìn loại phân tử sinh học, đó là những bộ máy siêu vi được làm theo mô hình 3D phức tạp, và cùng với nhau chúng điều tiết những xung điện, và những trao đổi hóa học để cho phép các nơ ron liên lạc với nhau để tạo ra những thứ như suy nghĩ, cảm xúc và vân vân. Bây giờ chúng ta vẫn chưa biết cách thức các nơ ron trong não được sắp xếp để hình thành các mạng lưới, và ta cũng không biết cách các phân tử sinh học được tổ chức bên trong các nơ ron để hình thành các bộ máy có tổ chức và phức tạp. Nếu ta thật sự muốn hiểu điều này, ta cần có những công nghệ mới. Nhưng nếu ta có thể có được những bản đồ thế này, nếu ta nhìn được tổ chức của phân tử và nơ ron và mạng lưới nơ ron, có thể ta hiểu được cách thức bộ não quản lý thông tin từ những vùng giác quan, kết hợp với xúc giác và cảm giác, và tạo ra các quyết định và hành động của ta. Chúng ta có thể chỉ ra hình thức chính xác của các thay đổi phân tử xảy ra trong sự phức tạp của não. Mỗi lần ta biết cách những phân tử này thay đổi, thì chúng đã tăng số lượng và thay đổi nguyên mẫu, ta có thể dùng những thay đổi này như là mục tiêu của thuốc chữa mới, cho cách thức mới để phân phối năng lượng trong não để chỉnh lại những thao tác trong não bị sai lệch của bệnh nhân đang chịu những rối loạn não. Chúng ta thấy xuất hiện nhiều công nghệ mới ở thế kỷ qua để đương đầu với khó khăn đó. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đã thấy hình scan của não được chụp bằng máy MRI. Đương nhiên, những máy này có lợi thế to lớn là chúng không tác hại đến não, chúng có thể dùng trên đối tượng người sống. Nhưng chúng cũng còn rất thô. Mỗi vệt mà bạn thấy, nhiều người gọi là những hình khối, có thể chứa hàng triệu nơ ron. Vậy nếu nó không đạt được mức độ phân giải ở đó nó có thể xác định được vị trí phân tử đang thay đổi hay những thay đổi trong hệ thống của những mạng lưới này đang đóng góp vào khả năng của chúng ta về nhận thức và sức mạnh con người. Ở thái cực khác, bạn có kính hiển vi. Đương nhiên kính hiển vi sẽ dùng ánh sáng để nhìn vào những vật vô cùng nhỏ. Trong nhiều thế kỷ, chúng được dùng để nhìn những thứ như vi khuẩn. Đối với khoa học thần kinh, kính hiển vi là cách khám phá ra nơ ron đầu tiên, cách đây khoảng 130 năm. Chúng ta không thể thấy phân tử dạng đơn lập với một kính hiển vi cũ kỹ. Bạn không thể nhìn những kết nối bé xíu này. Vậy nếu chúng ta muốn tăng khả năng quan sát bộ não, để tiếp cận được cấu trúc thực địa, chúng ta cần có công nghệ tốt hơn nữa. Cách đây vài năm, nhóm của tôi nghĩ: Tại sao chúng ta không làm ngược lại? Nếu nó quá rối rắm không thể phóng to bộ não, tại sao chúng ta không làm cho bộ não to lên? Ý tưởng đó bắt đầu với 2 sinh viên tốt nghiệp trong nhóm tôi, Fei Chen và Paul Tillberg. Bây giờ nhiều sinh viên khác trong nhóm đang tham gia giúp chương trình này. Chúng tôi quyết định tìm hiểu liệu có thể dùng chất tổng hợp, như chất trong tã giấy trẻ em, và cài đặt nó trong não. Nếu ta có thể làm điều đó chính xác, và bạn thêm nước vào, bạn có thể thổi phình to bộ não lên để ở đó bạn có thể phân biệt những phân tử sinh học với nhau. Bạn sẽ thấy những kết nối và có được bản đồ não. Điều đó vô cùng khó khăn. Chúng tôi mang hình mẫu đến đây. Chúng tôi có chất liệu tinh khiết làm tã giấy trẻ em. Mua qua mạng thì dễ hơn là tự làm, thực ra thì chất đó có trong những cái tã giấy này. Tôi đặt cái muỗng nhỏ ở đây trong chất tổng hợp tinh khiết này. Và ở đây chúng ta có nước. Điều chúng ta sẽ làm là quan sát xem liệu chiếc muỗng trong chất liệu tã trẻ em có thể tăng kích thước. Bạn sẽ thấy nó tăng kích thước khoảng 1000 lần ngay trước mắt bạn. Tôi có thể đổ nhiều nước vào, nhưng tôi nghĩ bạn đã thấy rồi đó là một phân tử rất thú vị, và nếu có thể dùng nó đúng đắn, chúng ta có thể phóng to phần bên trong bộ não theo cách mà bạn không thể làm với những công nghệ trong quá khứ. Vậy, cần một ít hóa chất. Cái gì sẽ xảy ra trong chất tổng hợp làm tã giấy trẻ em? Nếu bạn có thể phóng to nó, nó phải giống như cái bạn thấy trên màn hình đây. Chất tổng hợp là chuỗi các nguyên tử được xếp dài theo những đường mỏng. Những chuỗi này rất nhỏ, khoảng bằng độ rộng của một phân tử sinh học, và những chất tổng hợp này rất đậm đặc. Chúng cách xa nhau bằng kích thước của một phân tử sinh học. Thật tuyệt vời vì chúng ta có thể di chuyển mọi thứ riêng biệt trong bộ não. Nếu ta thêm nước vào, điều xảy ra là chất có thể phồng lên này sẽ hút nước, chuỗi polymer sẽ di chuyển riêng biệt giữa chúng, và toàn bộ chất này sẽ phồng to lên. Và bởi vì những chuỗi này quá nhỏ và cách nhau chỉ bằng một phân tử sinh học, nên chúng ta có thể đưa vào não và làm cho nó đủ lớn để xem. Thậy là bí ẩn, rồi sau đó: Làm sao để tạo những chuỗi polymer trong não khi chúng ta cũng có thể di chuyển các phân tử sinh học riêng biệt? Nếu chúng ta có thể làm điều đó, chúng ta có thể có được bản đồ thực địa của não. Chúng ta có thể nhìn rõ cả hệ thống trong não. Để minh họa, chúng tôi làm vài đoạn hoạt hình, theo cách vẽ không gian 3 chiều, chúng tôi nhìn thấy cái mà các phân tử sinh học thể hiện và cách mà chúng ta tách chúng ra. Bước 1: điều mà ta cần làm trước hết là gắng mỗi phân tử sinh học, chúng có màu vàng ở đây, với 1 cái định vị, một cái móc kết nối. Chúng ta cần kéo những phân tử của não rời nhau ra, và để làm điều đó, chúng ta cần có một cái tay cầm nhỏ cho phép những phân tử polymer này kết với chúng và cho phép dùng lực kéo của chúng. Bây giờ, nếu bạn chỉ lấy chất tổng hợp trong tã giấy và đưa vào trong não, đương nhiên, nó sẽ ở trên. Vậy chúng ta cần tìm ra một cách để đưa các phân tử polymer vào trong. Và đây là nơi chúng ta gặp may. Hóa ra, bạn có thể làm được những khối, được gọi là phân tử đơn hợp, và nếu bạn cho chúng vào não và kích hoạt các phản ứng hóa học, bạn có thể làm cho chúng hình thành những chuỗi dài này, ngay trong mô não. Chúng sẽ uốn quanh những phân tử sinh học và xen giữa chúng, hình thành những mạng lưới phức tạp này cho phép bạn kéo những phân tử ra xa nhau. Một khi mỗi tay cầm nhỏ này được cuốn xung quanh, chất polimer sẽ nối tay cầm, và đó là cái ta cần để kéo các phân tử rời nhau ra. Đây là giây phút chờ đợi. Chúng ta cần phân tích mẫu này với một chất hóa học để kéo giãn tất cả những phân tử ra khỏi nhau, và khi chúng ta thêm nước vào, chất có thể phồng lên này sẽ hút nước, chuỗi polymer sẽ căng ra, nhưng các phân tử sinh học sẽ tách ra xa nhau. Và rất giống với hình vẽ trên quả bong bóng, rồi bạn thổi bong bóng đó lớn lên, hình vẽ đó cũng giống như vậy, các phân tử của mực vẽ đã tách xa nhau. Đó là điều chúng tôi đã có thể làm bây giờ, nhưng trong không gian 3 chiều. Còn cái này nữa. Như bạn thấy đấy, chúng tôi đã dùng màu đánh dấu tất cả những phân tử sinh học thành màu nâu. Đó là bởi vì chúng giống nhau. Phân tử sinh học được làm từ những nguyên tử giống nhau, nhưng theo trật tự khác nhau. Vậy chúng ta cần một thứ sau cùng để có thể nhìn thấy chúng. Chúng tôi phải mang đánh dấu chúng, với thuốc nhuộm sáng để phân biệt. Vậy một loại phân tử sinh học có thể có màu xanh. Một loại phân tử sinh học khác có màu đỏ. Và cứ thế tiếp tục. Đó là bước cuối. Bây giờ chúng ta dường như có thể nhìn một bộ não và nhìn từng phân tử riêng biệt, vì chúng ta đã đẩy chúng ra xa nhau đủ để chúng ta có thể phân biệt chúng. Vậy hy vọng ở đây là ta có thể làm cái không thấy thành cái thấy được. Chúng ta có thể biến đổi những thứ nhỏ và không rõ và làm chúng phình to ra cho tới khi chúng trở thành những điểm chứa thông tin về sự sống. Đây là một video giống như vậy. Chúng ta có ở đây một não nhỏ trong một cái đĩa -- đó là một mẩu của nhỏ của não. Chúng ta cho polymer vào, và chúng ta thêm nước vào. Điều bạn sẽ thấy là, ngay trước mắt bạn -- video này được tăng tốc khoảng 60 lần -- miếng mô não này đang lớn dần lên. Nó có thể tăng độ lớn lên 100 lần hay còn nhiều hơn nữa. Và phần hay nhất là, vì những phân tử polymer rất nhỏ, chúng ta đang tách những phân tử sinh học ra. Đó là một sự dàn trải trơn tru. Chúng ta không làm biến dạng thông tin. Chúng ta chỉ làm cho chúng trở nên dễ quan sát mà thôi. Vậy chúng ta có thể lấy được mạch điện trong não -- đây là một mẩu của não ví dụ có chứa trong đó trí nhớ -- và chúng ta phóng to lên. Chúng ta có thể bắt đầu thấy cách các mạch điện hình thành. Có thể ngày nào đó chúng ta sẽ đọc được trí nhớ. Có thể chúng ta sẽ thấy được cách hình thành các mạch điện để tạo ra được cảm xúc, cách tổ chức mạng lưới não để làm cho chúng ta trở thành chính chúng ta. Và đương nhiên, hy vọng chúng ta có thể thấy rõ các vấn đề trong não ở mức độ phân tử. Sẽ thế nào nếu chúng ta có thể nhìn vào phân tử trong não và chỉ ra đây là 17 phân tử bị biến thái trong mô não đang bị động kinh hay bị thay đổi do bệnh Parkinson hoặc bị bệnh gì khác? Nếu chúng ta có được danh sách tổng hợp của những trục trặc, chúng trở thành mục tiêu chữa trị của chúng ta. Ta có thể tìm ra thuốc kết nối những thứ này. Ta có thể nhắm đến năng lượng cho những phần khác nhau của não để có thể giúp mọi người bệnh Parkinson hay động kinh hay những điều kiện khác đang ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới. Bây giờ, điều thú vị sắp xảy ra. Hóa ra trong ngành y sinh học, có những vấn đề khác mà sự phồng to lên có thể giải quyết được. Đây là một mẩu sinh thiết từ bệnh nhân ung thư vú. Hóa ra nếu bạn nhìn bệnh ung thư, nếu bạn nhìn hệ thống miễn dịch, nếu bạn nhìn sự lão hóa nếu bạn nhìn sự phát triển -- tất cả những quá trình này đều liên quan đến những hệ thống sinh học ở quy mô lớn. Nhưng đương nhiên, vấn đề bắt đầu từ những phân tử nano nhỏ bé này, đó là những bộ máy làm cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể ta hoạt động. Vậy điều chúng ta đang cố gắng làm là tìm hiểu liệu ta có thể dùng công nghệ này để vẽ bản đồ về thành phần cơ bản của sự sống trong sự đa dạng rộng lớn của các dạng bệnh tật. Ta có thể chỉ ra những thay đổi trong một khối u mà ta có thể theo dõi một cách thông minh và dùng những loại thuốc có thể diệt chính xác những tế bào mà ta muốn không? Như các bạn biết đấy, nhiều loại thuốc có nguy cơ tác hại rất cao. Đôi khi, đó chỉ là những phỏng đoán. Tôi hy vọng chúng ta có thể biến một cú phóng đầy rủi ro thành một hành động an toàn. Nếu bạn nghĩ về vụ phóng phi thuyền lên mặt trăng, ở đó họ đã đáp xuống mặt trăng, vì nó được thực hiện trên nền tảng khoa học vững chắc. Chúng ta hiểu lực hấp dẫn; chúng ta hiểu khí động học. Chúng ta biết cách chế tạo tên lửa. Những nguy hiểm trong khoa học đã được kiểm soát. Cũng phải kể đến những thành công ngành kỹ thuật. Nhưng trong y khoa, chúng ta không có những luật cần thiết. Chúng ta có tất cả các luật tương tự như luật hấp dẫn, như khí động học chưa? Tôi nghĩ với công nghệ như tôi đang nói đến hôm nay, thật sự chúng ta có thể làm được những việc này. Chúng ta có thể vẽ bản đồ những phần tử cấu tạo nên hệ thống cơ thể sống, và tìm ra cách chữa trị bệnh tật làm ta đau khổ. Bạn biết không, vợ tôi và tôi có 2 đứa trẻ, hy vọng một đứa sẽ làm kỹ sư sinh học để làm cho cuộc sống tốt hơn là so với cuộc sống hiện tại của chúng tôi. Tôi hy vọng nếu chúng tôi có thể biến sinh học và y khoa từ những thử nghiệm có nhiều rủi ro thành những cơ hội và may mắn, và biến chúng thành những thành công nhờ vào kỹ năng và sự làm việc chăm chỉ, và thế giới sẽ tiến bộ vượt bậc. Cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) Ngồi bên lửa trại, bạn có thể cảm nhận sức nóng, ngửi thấy mùi khói gỗ và nghe thấy tiếng nổ vụn. Nếu đến quá gần, nó sẽ làm mắt bạn rát bỏng và xộc cay vào lỗ mũi. Bạn có thể nhìn mãi ánh lửa rực cháy như thể chúng xoắn lại, bập bùng trong sự hóa thân không hồi kết. Nhưng chính xác là bạn đang nhìn vào cái gì? Lửa rõ ràng không phải là chất rắn, cũng không phải chất lỏng. Hòa trộn cùng không khí, nó giống chất khí nhưng có thể nhìn thấy rõ ràng, và thoáng qua nhanh hơn. Và nhìn từ góc độ khoa học, lửa khác với khí, bởi khí có thể tồn tại ở một trạng thái vô thời hạn, trong khi lửa cuối cùng cũng tắt. Một quan niệm sai cho rằng lửa là plasma, trạng thái thứ tư của vật chất trong đó các nguyên tử bị tước đi các electron. Giống như lửa, và không giống như các loại vật chất khác, plasma không tồn tại trong trạng thái ổn định của trái đất. Chúng chỉ hình thành khi khí được tiếp xúc với điện trường hoặc được làm nóng đến nhiệt độ hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn độ. Ngược lại những nhiên liệu như gỗ và giấy bị đốt cháy ở một vài trăm độ, còn kém xa ngưỡng thường được coi là plasma. Vậy nếu lửa không phải là chất rắn, lỏng, khí, hay plasma, nó là cái gì? Hóa ra lửa thực sự không phải là vật chất. Thay vào đó, nó là cảm giác trải nghiệm của phản ứng hóa học được gọi là sự đốt cháy. Theo một cách nào đó, lửa như những chiếc lá đổi sắc vào mùa thu, mùi của hoa quả khi chín, hay một con đom đóm nhấp nháy ánh sáng. Tất cả những biểu hiện cảm quan này cho ta biết một phản ứng hóa học đang diễn ra. Điều khác biệt về lửa là nó có sự tham gia của nhiều giác quan cùng một lúc, tạo ra một trải nghiệm sống động mà ta mong đợi từ một vật thể. Sự đốt cháy tạo ra trải nghiệm của các giác quan sử dụng nhiên liệu, sức nóng và khí oxi. Ở lửa trại, khi gỗ được làm nóng đến nhiệt độ đốt cháy, lớp vỏ của các tế bào bị phân hủy, giải phóng đường và các phân tử khác vào không khí. Những phân tử này, sau đó, phản ứng với oxy trong không khí, hình thành khí cacbonic và nước. Đồng thời, những giọt nước trong thân gỗ, bốc hơi, giãn nở, làm đứt gãy phần gỗ xung quanh, và thoát ra cùng với tiếng kêu răng rắc. Khi lửa nóng lên, khí cacbonic và hơi nước được tạo ra bởi quá trình đốt cháy mở rộng. Giờ, lửa đã bớt đặc, nó cao lên như một cái cột mỏng. Trọng lực là nguyên nhân của sự giãn nở và cao lên, tạo nên hình chóp đặc trưng của ngọn lửa. Không có trọng lực, phân tử sẽ không phân chia theo mật độ và ngọn lửa có hình dạng hoàn toàn khác. Ta có thể thấy tất cả những điều này vì sự đốt cháy cũng tạo ra ánh sáng. Các phân tử phát ra ánh sáng khi được làm nóng và màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào nhiệt độ của các phân tử. Những ngọn lửa nóng nhất có màu trắng hoặc xanh dương. Loại phân tử trong lửa cũng có thể ảnh hưởng đến màu lửa. Chẳng hạn, bất kỳ nguyên tử carbon không phản ứng nào từ các khúc gỗ đều tạo thành những cục bồ hóng nhỏ bốc lên và phát ra ánh sáng màu vàng cam vốn rất quen thuộc với lửa trại. Các chất như đồng, canxi clorua và kali clorua có thể thêm màu sắc đặc trưng của riêng chúng vào hỗn hợp. Bên cạnh ngọn lửa đầy màu sắc, lửa cũng tiếp tục sinh nhiệt khi cháy. Nhiệt này duy trì ngọn lửa bằng cách giữ nhiên liệu ở hoặc trên nhiệt độ đánh lửa. Cuối cùng, dù rằng, những đám cháy nóng nhất cũng hết nhiên liệu hoặc oxy. Sau đó, những ngọn lửa xoắn rít lên một tiếng cuối cùng và biến mất với một làn khói như thể chưa bao giờ ở đó. Hãy tưởng tượng bạn đang đi trong một khu rừng Tôi đoán rằng bạn đang nghĩ đến một tập hợp rất nhiều cây, cái mà chúng ta những người đi rừng gọi là rừng cây, với những thân cây xù xì và những vòm cây xinh đẹp. Đúng vậy, cây chính là nền móng của những khu rừng nhưng một khu rừng thì ẩn chứa nhiều hơn các bạn có thể nhìn thấy bên ngoài nó và hôm nay tôi muốn thay đổi cách mà các bạn vẫn luôn nghĩ về những khu rừng Các bạn thấy đấy, ở bên dưới đất ngầm là một thế giới hoàn toàn khác thế giới của một tập hợp vô tận những đường mòn sinh học cái mà kết nối những cái cây và cho phép chúng trò chuyện với nhau và cho phép khu rừng cư xử như thể chúng là một sinh vật cá thể riêng biệt Nó có thể gợi cho bạn về một loại trí khôn nào đó. Làm thế nào mà tôi biết điều này? Sau đây là câu chuyện của tôi Tôi sinh ra và lớn lên ở những khu rừng thuộc vùng British Columbia Tôi thích nằm dài trên tầng đáy rừng và nhìn lên những vòm cây Chúng thật là khổng lồ Và ông nội của tôi cũng vậy. Ông là một tiều phu, ông thường chọn chặt những cây tuyết tùng từ khu rừng nhiệt đới nội địa. Ông dạy cho tôi về cái cách những khu rừng yên ắng và gắn kết với nhau, và làm thế nào mà gia đình tôi cũng gắn chặt với điều đó. Thế là tôi theo những bước chân của ông. Ông và tôi có một sự tò mò đối với những khu rừng, và cái thời khắc mà tôi thốt lên "aha" lần đầu tiên đó là ở ngôi nhà phụ bên hồ của chúng tôi. Con chó tội nghiệp Jigs của chúng tôi bị trượt chân ngã vào một cái hố Thế là ông nội chạy vào cùng một cái xẻnh để cứu con chó đáng thương. Nó ở dưới đó, lặn ngụp trong đống bùn lầy. Nhưng lúc mà ông nội đào sâu vào tầng đáy rừng, ngay lập tức tôi bị mê hoặc bởi những cái rễ, và ở dưới đó, sau này tôi khám phá ra rằng chúng là những khuẩn ti thể màu trắng và ở dưới nữa là những tầng khoáng sản đỏ và vàng. Rốt cuộc,ông nội và tôi cũng cứu được con chó, nhưng chính vào thời khắc đó tôi nhận ra rằng màu sắc của rễ và đất mới thật sự là nền móng của khu rừng Và tôi muốn biết về chúng nhiều hơn nữa. Nên tôi nghiên cứu về lâm nghiệp Nhưng tôi sớm nhận ra bản thân đang làm việc cùng những con người quyền lực điều hành việc thu hoạch vì thương mại. Mức độ của việc chặt trắng rừng đang ở mức báo động. tôi sớm nhận ra rằng bản thân mâu thuẫn bởi một phần trong đó. Không chỉ thế, việc phun tưới và chặt những cây bạch dương và cây roi để dọn đường cho việc trồng những cây thông và linh sam có giá trị thương mại hơn cũng trở thành một ác mộng kinh hoàng. Dường như chẳng điều gì có thể ngăn chặn cái cỗ máy công nghiệp tàn nhẫn này lại nữa. Nên tôi đã quay trở lại trường và nghiên cứu về một thế giới khác Các bạn thấy đấy, các nhà khoa học vừa khám phá ra trong ống nghiệm rằng một rễ giống cây thông có thể truyền cacbon đến rễ giống cây thông khác Nhưng điều này xảy ra trong phòng thí nghiệm, và tôi tự hỏi, liệu nó có thể xảy ra trong một khu rừng chăng? Tôi nghĩ là có. Cây ở trong những khu rừng cũng có thể chia sẻ thông tin bên dưới đất ngầm. Nhưng điều này thực sự gây tranh cãi, và một số người nghĩ rằng tôi bị điên rồi, tôi đã có 1 khoảng thời gian khó khăn xin trợ cấp cho nghiên cứu Nhưng tôi vẫn kiên trì, và rốt cuộc tôi đã thực hiện một vài cuộc thí nghiệm trong rừng sâu, 25 năm trước. Tôi làm 80 bản tái tạo của 3 loài: cây roi, cây linh sam, và cây tuyết tùng đỏ miền Tây Tôi phát hiện cây roi và linh sam được kết nối với nhau trong 1 mạng lưới ngầm trừ cây tuyết tùng đỏ. Nó ở trong riêng thế giới của nó. Tôi tập hợp tất cả dụng cụ thí nghiệm của tôi, và tôi chẳng còn đồng nào cả, nên phải làm thí nghiệm với giá rẻ Nên tôi đến Canadian Tire -- (Cười) mua một vài túi nylon, băng dán và vải màn, một đồng hồ hẹn giờ, một bộ đồ bảo hộ, một mặt nạ phòng hơi độc. Sau đó mượn một vài thứ đồ công nghệ cao từ trường đại học: một máy đo phóng xạ, một máy đo tần số nháy, một khối phổ kế, kính hiển vi. Sau đó tôi lấy một vài thứ rất nguy hiểm: những ống tiêm đầy chất phóng xạ cacbon-14 khí cacbon đioxin và một vài bình cao áp đựng chất đồng bị cacbon-13 khí cacbon đioxin. Tất nhiên tôi đã được sự chấp thuận hợp pháp (Cười) Ồ, tôi quên một vài thứ, một thứ cực kì quan trọng: bình diệt côn trùng bình xịt hơi cay và bộ lọc cho mặt nạ phòng hơi độc. Vậy đấy. Vào ngày đầu tiên của cuộc thí nghiệm, chúng tôi đến vùng đất đó và bị một con gấu xám và con của nó rượt đuổi. Tôi đã không mang theo bình xịt hơi cay. Và các bạn biết đấy, đây là cách mà những cuộc nghiên cứu rừng ở Canada diễn ra. (Cười) Nên tôi quay lại vào ngày hôm sau, con gấu xám và gấu con đã bỏ đi. Lúc đó, chúng tôi mới thật sự bắt đầu, tôi mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng, đeo mặt nạ phòng hơi độc, sau đó trùm túi nylon lên những cái cây. Tôi lấy ra những ống tiêm khổng lồ, tiêm vào mấy cái túi cùng với máy dò chất đồng vị bền khí cacbon đioxin, bắt đầu với cây bạch dương. Tôi tiêm cacbon-14, khí phóng xạ, vào cái bao của cây bạch dương. Sau đó đến cây linh sam, tôi tiêm chất đồng vị bền cacbon-13 khí cacbon đioxin. Tôi sử dụng hai chất đồng vị, bởi vì tôi băn khoăn liệu có thể có hai cách giao tiếp đang diễn ra giữa những loài này hay không. Sau đó tôi chuyển sang cái túi cuối cùng, mẫu tái tạo thứ 80, và vụ con gấu xám mẹ lại tái diễn. Con gấu bắt đầu rượt đuổi tôi, và lần này tôi đã cất mấy cái ống tiêm trên đầu mình, tôi đập mấy con muỗi và nhảy lên xe tải, và tôi nghĩ, "Đây chính là lí do tại sao người ta làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm." (Cười) Tôi đợi khoảng một tiếng đồng hồ. Tôi phát hiện ra rằng mấy cái cây mất chừng này thời gian để hút khí CO2 bằng cách quang hợp, biến nó thành đường, và đưa xuống rễ, và có lẽ là, tôi giả định, vận chuyển chất cacbon ngầm đó đến hàng xóm của chúng. Sau khi thời gian một tiếng đồng hồ kết thúc, tôi kéo cửa kính xuống, để thăm dò con gấu xám mẹ Ồ tốt, nó đang ở đằng kia chén mấy chùm việt quất. Tôi xuống xe và tiếp tục công việc đang dang dở. Tôi đi đến cái túi đầu tiên có cây roi và mở cái bao ra. Tôi chạy máy đo phóng xạ trên mấy cái lá. Kkhh! Tuyệt vời. Cái cây bạch dương đã hấp thu khí phóng xạ. Sau đó là đến khoảng khắc sự thật được hé lộ. Tôi đi đến cái cây linh sam Dỡ cái bao ra. Tôi cho chạy máy đo phóng xạ trên mấy cái lá kim, và tôi đã nghe thấy âm thanh tuyệt vời nhất thế gian. Kkhh! Đó là âm thanh của cây roi đang nói chuyện với cây linh sam, và cây bạch dương nói, "Chào, tôi có thể giúp gì cho bạn không?" Và cây linh sam đáp, "Tuyệt, bạn có thể chuyển cho tôi một ít cacbon không? Bởi vì có ai đó đang trùm vải màn lên khắp cơ thể tôi." Tôi đi đến cây tuyết tùng, và cho chạy máy đo phóng xạ lên mấy cái lá, và đúng như tôi đã nghi ngờ, chỉ là một sự im ắng. Cây tuyết tùng có thể giới riêng của nó. Nó không kết nối được với mạng lưới nối cây roi và cây linh sam. Tôi đã rất hào hứng, Tôi chạy tới chạy lui giữa các mảnh đất và kiểm tra tất cả 80 mẫu tái tạo. Kết quả đã trở nên hoàn toàn rõ ràng. C-13 và C-14 đã chỉ cho tôi thấy rằng cây tuyết tùng và cây linh sam đã thực hiện một cuộc đối thoại hai chiều sống động. Và hóa ra ở thời điểm đó, vào mùa hè, cây bạch dương đã chuyển nhiều cacbon đến cây linh sam hơn là cây linh sam chuyển cho cây bạch dương, đặc biệt là khi cây linh sam được phủ màn. Trong những cuộc thí nghiệm sau này, chúng tôi lại khám phá ra điều ngược lại, rằng cây linh sam chuyển nhiều cacbon cho cây bạch dương hơn, bởi vì cây linh sam vẫn lớn lên trong khi cây bạch dương rụng hết lá. Và hóa ra rằng hai loài này phụ thuộc lẫn nhau, như là yin và yang. Và lúc đó, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng với tôi Tôi biết rằng tôi đã có một phát hiện lớn, cái mà sẽ thay đổi cách mà chúng ta nhìn nhận về cách thức mà những cái cây sử dụng để tương tác với nhau không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn có cả hợp tác. Và tôi đã tìm ra bằng chứng vững chắc cho mạng lưới giao tiếp ngầm đồ sộ này, và một thế giới khác. Bây giờ, tôi thật sự hy vọng và tin rằng khám phá của tôi sẽ thay đổi cách chúng ta sử dụng lâm nghiệp, từ chặt phá và phun chất hóa học trở thành những phương pháp toàn diện và bền vững hơn, những phương pháp mà ít đắt đỏ hơn và thực tế hơn. Lúc đó tôi đang nghĩ gì? Tôi sẽ quay lại thời điểm đó. Làm cách nào mà chúng tôi làm thí nghiệm trong một môi trường phức tạp như rừng cây? Là những nhà khoa học về rừng, chúng tôi phải thực hiện nghiên cứu trong những khu rừng Và điều đó thực sự rất khó khăn, như tôi đã chỉ cho các bạn thấy. Và chúng tôi phải thực sự giỏi trong việc chạy trốn khỏi lũ gấu. Nhưng hơn cả, chúng tôi phải kiên trì Mặc cho tất cả những thứ chồng chất lên chúng tôi. Và chúng tôi phải nghe theo trực giác và kinh nghiệm của mình và biết đặt ra những câu hỏi. Sau đó chúng tôi phải thu thập dữ liệu và xác nhận chúng. Đối với tôi, tôi đã thực hiện và công bố hàng trăm cuộc thí nghiệm trong rừng. Một vài trong số những vườn ươm lâu đời nhất của tôi hiện nay đã 30 năm tuổi rồi. Bạn có thể đến đến thăm chúng. Đó là cách mà khoa học rừng hoạt động. Bây giờ tôi muốn nói về khoa học. Bằng cách nào mà cây roi và cây linh sam trò chuyện với nhau? Sự thật là chúng đã trao đổi không chỉ bằng ngôn ngữ cacbon và còn thông qua ni-tơ và và phốt-pho nước, những dấu hiệu phòng ngự, những hóa chất Alen và kích thích tố -- những thông tin. Và bạn biết rồi đấy, tôi phải nói rằng, trước tôi, những nhà khoa học đã nghĩ rằng trong quá trình cộng sinh dưới đất ngầm này có một loài gọi là Mycorrhiza đã tham gia vào. Mycorrhiza nghĩa là "nấm rễ cộng sinh". Các bạn sẽ thấy chúng sinh sôi nảy nở khi các bạn đi xuyên qua khu rừng. Chúng là nấm. Những cây nấm, thế nhưng, chỉ là bề nổi của tảng băng trôi mà thôi, bởi vì lấy ra từ những thân cây đó là những sợi nấm cấu tạo nên khuẩn ty thể và khuẩn ty thể đó ăn sâu và chiếm đóng rễ của toàn bộ cây cối. Và ở nơi mà tế bào nấm tương tác với tế bào rễ, diễn ra một sự trao đổi cacbon để lấy dinh dưỡng, và nấm sẽ lấy chất dinh dưỡng đó bằng cách phát triển qua đất và bao phủ lên mọi mẩu đất. Mạng lưới đó dày đặc đến nỗi mà có thể có hàng trăm ki-lô-mét khuẩn ty thể chỉ bên dưới một bước chân. Và không chỉ thế, khuẩn ty thể đó còn kết nối những cá thể khác trong khu rừng, những cá thể đó không chỉ cùng loài, mà còn là giữa các loài, như roi và linh sam và nó hoạt động tương tự như mạng Internet. Các bạn thấy đấy, như tất cả mạng lưới khác, mạng lưới nấm rễ cộng sinh cũng có những điểm giao và đường dẫn. Chúng tôi vẽ ra sơ đồ này bằng cách nghiên cứu những chuỗi DNA ngắn của mọi cái cây và mọi cá thể nấm trong một mảnh rừng linh sam Trong bức hình này, những vòng tròn đại diện cho cây linh sam, hay những điểm giao và những đường thẳng đại diện cho những con đường nấm nối nhau, hay những đường dẫn Những điểm giao lớn nhất, tối màu nhất là những điểm giao bận rộn nhất. Chúng tôi gọi chúng là những cây trung tâm, hoặc trìu mến hơn, những cây mẹ, bởi vì hóa ra những cây trung tâm đó nuôi dưỡng cây con, những cây sinh trưởng ở tầng dưới tán. Và nếu các bạn có thể thấy những chấm màu vàng ở kia, chúng là những cây con thành lập bên trong mạng lưới của những cây mẹ già hơn. Trong mỗi khu rừng, một cây mẹ có thể được kết nối đến hàng trăm cây khác Và bằng việc sử dụng máy dò chất đồng vị, chúng tôi khám phá ra rằng những cây mẹ sẽ chuyển lượng cacbon thừa qua mạng lưới nấm rễ cộng sinh đến những cây giống con ở tầng dưới tán, và chúng tôi lên kết điều này với vệc khả năng sống sót của cây con tăng đến bốn lần. Mà, ta nhận thấy rằng tất thảy chúng ta luôn yêu thương con cái của mình, và tôi tự hỏi, liệu cây linh sam có nhận ra họ hàng của nó, như gấu xám mẹ và gấu con không? Nên chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm, chúng tôi trồng cây những cây mẹ cùng với cây con của chúng và cây giống khác, Và hóa ra chúng vẫn nhận biết được họ hàng của mình. Những cây mẹ chiếm đóng họ hàng của chúng với một mạng lưới nấm rễ cộng sinh lớn hơn Chúng chuyển nhiều cacbon xuống đất ngầm hơn Chúng thậm chí còn hạn chế sự tranh giành giữa những cái rễ để tạo nên một khoảng không gian cho con của chúng. Khi cây mẹ bị thương hoặc chết đi, chúng vẫn chuyển những thông điệp trí khôn đến thế hệ cây con sau Chúng tôi lại dùng máy dò chất đồng vị để dò cacbon di chuyển từ cây mẹ đang bị thương xuống thân của nó đi vào mạng lưới nấm rễ cộng sinh và đến với cây con lân cận, không chỉ có cacbon mà còn có những tín hiệu phòng ngự. Và hai chất này đã tăng sức đề kháng của những con đối với những căng thẳng trong tương lai Vậy nên những cái cây biết nói chuyện. (Vỗ tay) Cảm ơn. Thông qua những cuộc trò chuyện qua lại, chúng làm tăng khả năng chống chọi của toàn bộ cộng đồng. Điều này có lẽ sẽ nhắc nhở bạn về cộng đồng, và gia đình của chúng ta, à thì, ít nhất là một vài gia đình. (Cười) Chúng ta hãy quay lại điểm xuất phát, Rừng không chỉ đơn giản là một nơi tập hợp rất nhiều cây, mà chúng là hệ thống phức tạp hơn với những trung tâm và mạng lưới chồng chéo lên nhau, kết nối những cái cây và cho phép chúng trò chuyện chúng cung cấp những con đường cho việc phản hồi và thích nghi, và điều này làm khu rừng trở nên sôi nổi Đó là bởi vì có rất nhiều cây mẹ và nhiều mạng lưới chồng chéo. Những chúng cũng rất dễ gặp nguy hiểm, nguy hiểm không chỉ từ việc bị quấy nhiễu bởi tự nhiên như những con bọ cánh cứng thích tấn công những cây cổ thụ lớn mà còn từ việc chặt chọn lọc và chặt trắng. Các bạn thấy đấy, các bạn có thể chặt một hoặc hai cây mẹ, nhưng điều gì cũng có giới hạn của nó, bởi vì cây mẹ giống như những cái đinh của một chiếc máy bay. Nếu các bạn tháo ra một hoặc hai cái, chiếc máy bay vẫn bay ngon lành, nhưng nếu bạn tháo ra quá nhiều, hoặc tóm lấy cánh của nó, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ tức thì. Vậy bây giờ các bạn đang nghĩ gì về những khu rừng? Khác hơn rồi chứ? (Khán giả) Đúng vậy. Tuyệt. Tôi rất vui. Vậy, nhớ lại những gì tôi nói trước đó rằng tôi hy vọng nghiên cứu của tôi, những khám phá của ôi sẽ thay đổi cách mọi người lợi dụng lâm nghiệp. Tôi muốn kiếm tra 30 năm sau đó ở đây tại miền Tây Canada này. Nơi này cách chúng ta khoảng 100 ki-lô-mét về phía Tây, ngay trên rìa Công Viên Quốc Gia Banff Toàn là đồi trọc. Nó không còn nguyên vẹn nữa. Vào năm 2014, Viện Tài nguyên Thế giới báo cáo rằng Canada trong 10 năm trở lại đây có tỉ lệ nạn phá rừng cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, và tôi cá rằng các bạn đã nghĩ đó là Brazil. Ở Canada, tỉ lệ là 3.6% mỗi năm. Bây giờ, theo đánh giá của tôi, nó gấp bốn lần tỉ lệ bền vững. Mà sự phá hoại hàng loạt ở phạm vi này được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ thủy văn, làm xuống cấp môi trường hoang dã tự nhiên, và thải ra khí nhà kính vào tầng khí quyển, cái mà sẽ gây nên nên nhiều sự tàn phá hơn và nhiều cây bị chết mầm non hơn nữa Không chỉ vậy, chúng ta vẫn tiếp tục trồng một hoặc hai loài và chặt sạch tất cả những cây dương lá rung và cây roi. Những khu rừng bị đơn giản hóa như vậy thiếu sự đa dạng, và chúng dễ bị nhiễm bệnh và côn trùng tấn công Và khi khí hậu biến đổi, sẽ gây nên một trận cuồng phong của những sự kiện kinh hoàng, như sự bùng nổ của bọ cánh cứng đục gỗ thông đã càn quét toàn bộ vùng Bắc Mỹ, hay vụ hỏa hoạn trong một vài tháng gần đây ở Alberta Vậy tôi muốn quay lại câu hỏi cuối cùng: thay vì làm suy tàn những khu rừng, làm thế nào ta có thể củng cố lại chúng và giúp chúng đương đầu với sự biến đổi khí hậu? Các bạn biết đấy, điều vĩ đại ở những khu rừng và cũng là những hệ thống phức tạp đó là việc chúng có một khả năng tự chữa lành cực kì mạnh mẽ. Trong những cuộc thí nghiệm gần đây, Chúng tôi nhận ra, với việc cắt mảnh và sự duy trì của cây mẹ và sự tái sinh cho sự đa dạng loài, gen và kiểu gen rằng những mạng lưới nấm rễ cộng sinh này, phục hồi rất nhanh chóng. Với ý tưởng này, tôi muốn chỉ cho bạn 4 giải pháp đơn giản sau đây. Chúng ta không thể lừa phỉnh chính mình rằng chúng quá phức tạp để thực hiện. Đầu tiên, ta đều cần phải đi ra khỏi những khu rừng Ta cần phải tái thiết sự can thiệp địa phương vào khu rừng của chính chúng ta. Các bạn thấy đấy, hầu hết những khu rừng bây giờ được quản lí theo phương pháp một cách áp dụng cho tất cả, nhưng khả năng quản lí rừng tốt đòi hỏi phải có kiến thức về điều kiện địa phương. Thứ hai, ta cần bảo vệ lấy những khu rừng già. Chúng là những kho gen, cây mẹ và mạng lưới nấm rễ cộng sinh. Đồng nghĩa với việc giảm chặt rừng. Ý tôi không phải cấm chặt, mà là hạn chế đi Và thứ ba, khi chúng ta chặt cây, chúng ta phải bảo vệ di sản, những cây mẹ và mạng lưới, và gỗ, những bộ gen, để chúng có thể truyền lại trí khôn cho thế hệ cây con sau để chúng có thể chống chọi với những căng thẳng trong tương lai đang đến gần Ta cần phải trở thành những người bảo vệ môi trường thiên nhiên. Và cuối cùng, thứ tư và cũng là điều cuối cùng, ta cần phải tái tạo lại những khu rừng với sự đa dạng loài, kiểu gen và kết cấu bằng cách trồng và để cho sự tái tạo tự nhiên diễn ra. Ta cần phải cung cấp cho Mẹ Thiên Nhiên những công cụ cần thiết để sử dụng trí thông minh của bà cho việc tự chữa lành. Và ta cần phải nhớ rằng những khu rừng không chỉ là một đống cây đấu đá lẫn nhau, chúng còn là những siêu cộng tác. Bây giờ quay lại với Jigs. Cú ngã của Jigs ở ngôi nhà phụ đã chỉ cho tôi thấy thế giới khác này, và nó đã thay đổi cái nhìn của tôi về những khu rừng. Tôi hy vọng ngày hôm nay đã thay đổi cách các bạn nghĩ về những khu rừng. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bất cứ khi nào trên đường đi làm, tôi đều tự hỏi nước uống hàng ngày từ đâu mà có, và phân, nước tiểu của mình đi đâu. (Cười) Vì thế tôi có biệt danh "Công Chúa Bốc Mùi" trong nhà, và nó phá hủy những kì nghỉ của gia đình, vì điều này không bình thường. Nhưng nghĩ về chuyện đang diễn ra là bước đầu tiên trong việc khám phá siêu năng lượng thật sự là gì trong việc đi vệ sinh. (Cười) Yeah. Nếu sử dụng hợp lí, chúng ta có thể sống khỏe hơn và xinh đẹp hơn. Kiểm tra phong cảnh ở Santa Fe, New Mexico. Chỉ chú ý vào từ ngữ và cảm xúc thoáng qua tâm trí. Cây cối được tưới nước thải đã qua xử lý Điều đó có thay đổi gì trong bạn? Tôi hình dung có lẽ nó như vậy. Và điều đó tương đối ổn. Cách chúng ta cảm nhận về điều này sẽ quyết định chính xác cách chúng ta có thể đổi mới. Và tôi muốn giải thích quá trình, nhưng tôi nên dùng ngôn ngữ nào đây? Ý tôi là, tôi có thể dùng những từ thô tục như "cứt" và "nước tiểu", sau đó bà tôi sẽ không xem video này nữa. Hoặc tôi có thể dùng những từ trẻ con như "đi cầu" và "đi tiểu". Eh. Hoặc tôi có thể dùng những từ khoa học như "phân" và "đi vệ sinh". Humph. Tôi sẽ dùng hỗn hợp. (Cười) Đó là những gì tôi hiểu. (Cười) Vì vậy, ở khu vực ngoại ô, việc đi vệ sinh và nước qua sử dụng sẽ đưa vào nhà máy xử lí ngay trong cộng đồng. Nó trông giống như một công viên hơn là nhà máy xử lí. Phân ở phía đáy những tầng sỏi đá -- không liên quan đến ai -- cung cấp thức ăn đặc cho những cây trồng ở đầm lầy. Và nước sạch và trong đến từ bên kia len lỏi trong lòng đất để tưới cho sân của mỗi người. Mặc dù chúng sống trong sa mạc, chúng cũng có ốc đảo của riêng mình. Cách tiếp cận này được gọi là quản lí nguồn nước tích hợp, tổng thể hay còn gọi là chu trình đóng. Dù bạn muốn gọi đó là cách gì, nó mâu thuẫn với tình hình hiện tại cách chúng ta nghĩ về hệ thống vệ sinh, liên quan việc chứa, xử lí, loại bỏ nó. Nhưng với cách này, chúng ta có bước tiến tốt hơn. Chúng ta đang thiết kế để tái sử dụng ngay từ đầu, vì mọi thứ cần được tái sử dụng, chỉ khi chúng ta đang Thông thường, chỉ làm vậy với những nơi đẹp thật đẹp. Nhưng điều quan trọng nhất về hệ thống này không nằm ở hiệu quả của nó. Mà là cách chúng ta cảm nhận nó. Bạn có muốn hệ thống này trong sân nhà bạn? Tại sao không? Tôi thật sự tò mò về vấn đề này. Tại sao chúng ta không thấy sự đổi mới trong hệ thống vệ sinh? Tại sao đó không được gọi là làm mới? Và tôi càng quan tâm hơn về vấn đề mà tôi làm cho tổ chức phi lợi nhuận, Recode. Chúng tôi muốn gia tăng sự chấp nhận của xây dựng bền vững và phát triển thực tiễn. Chúng tôi muốn nhiều cải tiến hơn. Nhưng rất nhiều lần, toàn bộ sự phân loại đổi mới -- thứ có thể giúp chúng ta sống cuộc sống tốt đẹp hơn -- hóa ra lại là bất hợp pháp. Những quy tắc và mật mã của hôm nay được viết trong giả thuyết rằng các biện pháp tối ưu vẫn được duy trì, việc cập nhật vẫn tiếp diễn mãi mãi. Sự đổi mới không phải lúc nào cũng là vĩnh hằng. Hóa ra cách chúng ta cảm nhận về bất cứ cải tiến cụ thể mới nào liên quan mọi việc chúng ta làm: cách chúng ta nói về nó, cách chúng ta khuyến khích mọi người học tập, những câu chuyện đùa, qui tắc ... Và điều đó quyết định sự sáng tạo của chúng ta. Cho nên, đó là lí do đầu tiên chúng tôi không đổi mới hệ thống vệ sinh. Chúng ta khá là không thoải mái khi nói về hệ thống vệ sinh, đó là lí do tôi được gọi yêu là "Công chúa vệ sinh". Lí do thứ hai là: chúng ta nghĩ vấn đề " được giải quyết ngay tại Mĩ. Nhưng không hẳn là vậy. Ngay tại Mĩ, chúng tôi vẫn còn mắc bệnh khi uống phải nguồn nước bẩn. 7 triệu người mắc bệnh mỗi năm, hằng năm có 900 người chết. Và chúng tôi không dựa vào cái nhìn tổng thể để khiến nó tốt hơn. Chúng tôi vẫn chưa giải quyết được. Nơi tôi sống ở Portland, Oregon, tôi không thể để Echo đi bơi, vì chúng ta thỉnh thoảng xả thải thô trên sông, Nước mưa và chất thải cùng đi vào nhà máy xử lí. Có quá nhiều nước mưa chảy vào con sông. Và không chỉ có Portland. 40% các đô thị tự báo cáo về rác thải hoặc được xử lí một phần trong đường ống. Những người làm biếng tiếp tục sống với hiện trạng là một nửa thứ các bạn đi vệ sinh ra sẽ làm đất đai màu mỡ. Phân nửa khác được đem đi đốt hoặc chất thành đống rác. Nếu làm vậy thì thật lười biếng vì nhiều chất dinh dưỡng đáng ngạc nhiên trong việc đi vệ sinh Điều đó so sánh với phân lợn; chúng ta là động vật ăn tạp, chúng cũng vậy. Hãy nghĩ về việc đi vệ sinh là dưỡng chất miễn phí cho cây trồng. (Cười) Việc tương đối lười biếng khác diễn ra chính là chúng ta nhanh chóng di chuyển các loại thuốc chúng ta đưa vào đường ống. Trung bình một nhà máy có thể xử lí một nửa lượng thuốc được đưa vào. Phân nửa đi thẳng ra đâu bên kia Lấy ví dụ về một li cốc tai chứa thuốc -- hóc môn, hợp chất chất béo hữu cơ, vicodin áp dụng cho cá, cho chó, cho trẻ con. Nhưng điều này không phải vấn đề chúng ta cần đối mặt. Nếu lật ngược vấn đề, ta có thể tạo nguồn lực mà có thể giải quyết nhiều vấn đề khác. Tôi muốn bạn cảm thấy thoải mái với ý tưởng này, nên hãy tưởng tượng vài thứ tôi sẽ cho bạn thấy, nhiều công nghệ, và thái độ đó cho thấy, "Ta sẽ tiếp tục tái sử dụng nó Hãy thiết kế để nó trở nên đẹp đẽ" -- buổi tập huấn cao cấp ngu ngốc. (Cười) Tôi nghĩ bạn đã sẵn sàng. Tôi nghĩ nền văn hóa đã sẵn sàng cho buổi tập huấn cao cấp ngu ngốc. Và có 3 lí do để đăng kí ngay hôm nay. Thứ nhất: chúng ta có thể làm màu mỡ cây trồng Mỗi người thải ra vài thứ trong lúc đi vệ sinh có thể cung cấp một nửa cho nguồn thức ăn của chúng ta, phụ thuộc chế độ ăn kiêng. Phân màu nâu đậm trong nhà vệ sinh có nguyên nhân từ đâu? Thứ không xài nữa, vi khuẩn. Đó là carbon. Và carbon, nếu chúng ta để ngấm vào đất, sẽ cản trở những khoáng chất và dinh dưỡng trong đất. Bùm! Thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn. Cuối cùng cũng xong! Công dân khỏe mạnh hơn. Những phân bón hóa học theo định nghĩa không có carbon bên trong. Tưởng tượng nếu chúng ta có thể chuyển phân bón động vật và con người, chúng ta có thể không cần phải phụ thuộc phân bón liên quan hóa thạch. những khoáng chất ở khá xa. Hình dung ta có thể tiết kiệm bao nhiêu năng lượng. Bây giờ chúng ta lo lắng về chất thải công nghiệp đang gây ô nhiễm chu kì tái sử dụng này. Điều đó có thể được nhấn mạnh. Nhưng chúng ta cần chia sẻ sự bất tiện khi đề cập vấn đề đi vệ sinh cho nên chúng ta có thể bình tĩnh nói về cách chúng ta muốn tái sử dụng. và những thứ chúng ta không muốn tái sử dụng. Và hiểu ra rằng: nếu chúng ta đổi cách tiếp cận cải thiện hệ thống vệ sinh, có thể bắt đầu làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Còn nhớ carbon trong phân? Nếu ta có thể để nó ngấm vào lòng đất, sẽ bắt đầu tiếp nhận CO2 chúng ta thải vào không khí. Điều đó giúp làm chậm quá trình trái đất nóng lên. Tôi muốn chỉ bạn thấy những tâm hồn dũng cảm những người có can đảm tiến hành cách tiếp cận huấn luyện cao cấp ngu ngốc. Những người sống tại New Mexico -- tại sao họ lại làm được? 'Vì họ sống trong sa mạc sao? Vì họ tiết kiệm tiền? Yeah. Nhưng quan trọng hơn, họ cảm thấy thoải mái khi thấy những thứ đi xuống toilet là một nguồn tài nguyên. Đây là một ngôi nhà bình thường ở Portland, Oregon. Ngôi nhà này là đặc biệt bởi vì họ có một nhà vệ sinh ủ biến việc đi vệ sinh qua thời gian thành việc thay đổi đất. Nước đi vệ sinh và nước tắm, sẽ đi vào đất đến những con lạch có lớp phủ, và sau đó tưới nước Khi họ nhận được sự đồng ý, nhưng lại không được phép ở Oregon. Nhưng lại được phép tại 5 bang xung quanh. Đó là Recode -- tổ chức của tôi - chiến dịch thay đổi mật mã đầu tiên. Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời nơi tiếp cận quản lý nước tổng hợp là cách ít tốn chi phí nhất. Đây là những tòa nhà chung cư 3 tầng ở trung tâm Portland, và chúng không được đưa vào hệ thống cống. Bằng cách nào? À, nước đi vệ sinh sẽ được tái sử dụng trong toilet, làm mát những hệ thống cơ khí, tưới nước cho đất. Và một khi tòa nhà tận dụng kĩ lưỡng mọi thứ -- như đã biết, có phân trong đó -- được xử lí với tiêu chuẩn cao nhất liên quan đến cây trồng và vi khuẩn, và sau đó thấm vào nước dưới lòng đất. Và cách đó thì ít tốn chi phí hơn là nâng cấp cống quanh cơ sở hạ tầng. Đó là lí do cuối cùng chúng ta thấy háo hức thật sự khi làm gì đó một cách khác biệt: chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều tiền. Đây là sự cho phép đầu tiên tại bang Oregon. Những con người dũng cảm và phóng khoáng ngồi lại và cảm thấy thoải mái khi nói "Yeah, phân cũng thật thú vị." (Cười) "Chúng ta hãy tiến hành." (Vỗ tay) Bạn biết không? Tôi tiếp tục đưa ra nhiều ví dụ mà mọi người đang tái sử dụng những thứ có sẵn. Tại sao? À, khi chúng ta nhìn vào cơ sở hạ tầng xuống cấp -- và nó cũ mèm-- và chúng ta nhìn thấy chi phí nâng cấp, 3/4 chi phí chỉ dùng cho đường cống lượn ngoằn ngoèo quanh thành phố. Và khi chúng ta xây cái mới, chúng ta cải tiến, có lẽ sẽ dễ xử lí và tái sử dụng mọi thứ có sẵn. San Francisco nhận ra điều này thật dễ hiểu khi đầu tư vào việc hạ giá cho từng hộ gia đình tái sử dụng nước sau khi đi vệ sinh và nước mưa để tưới sân, vì số lượng nước mà bản thân họ cũng như cộng đồng tiết kiệm sẽ tăng lên. Nhưng sao tất cả những dự án này lại có tính đổi mới? Cũng liên quan đến tiền bạc thôi. Nhưng điều quan trọng hơn là, họ cảm thấy thoải mái với ý tưởng về buổi tập huấn nâng cao ngu ngốc. Hãy thử hình dung nếu chúng ta đi theo sự cải tiến hệ thống vệ sinh theo cách chúng ta có, như là, năng lượng mặt trời. Hãy suy nghĩ -- năng lượng mặt trời từng là thứ không phổ biến và khá đắc. Giờ nó là một phần của năng lượng hơn bao giờ hết. Và nó đang dần phục hồi. Giờ chúng ta có nguồn năng lượng tương tự mặt trời mà không thay đổi với biến động trái đất Điều gì đang thúc đẩy sự cải tiến đó? Đó là chúng ta. Chúng ta đang nói về năng lượng. Thật thoải mái khi nói về năng lượng. Nhiều người thậm chí còn nói về nhiều vấn đề của nguồn tài nguyên có hạn từ nguồn gốc của năng lượng hiện nay. Chúng ta khuyến khích những nghiên cứu tốt nhất và sáng tạo nhất trong vấn đề này những tấm pin mặt trời tốt hơn, nguồn pin tốt hơn, tất cả mọi thứ. Hãy nói về nguồn gốc của nước chúng ta uống hằng ngày, nước tiểu và phân chúng ta thải về đâu. Nếu chúng ta có thể vượt qua sự không thoải mái khi nói về chủ đề này, chúng ta có thể tạo ra thứ gì đó hình thành mỏ vàng tương lai. Mỗi lần bạn rửa toilet, tôi muốn bạn suy nghĩ, "Nước tiểu và phân của ta sẽ đi đâu?" Chúng có được dùng thật hữu ích không? (Cười) "Hay chúng sẽ trở thành mối nguy hại cho đường cống? Nếu bạn không biết, hãy tìm hiểu. Và nếu bạn không tìm thấy đáp án, hãy nghĩ về cách chúng ta giao tiếp với những người có thể tiến hành thay đổi mà bạn đã cải thiện tình hình vệ sinh, hoặc bạn đã sẵn sàng cho việc tái sử dụng. Cách mọi người cảm nhận sẽ quyết định chính xác chúng ta có thể sáng tạo cỡ nào. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bạn muốn trở thành người thế nào? Một câu hỏi đơn giản, dù bạn biết câu trả lời hay không, thì bạn vẫn đang trả lời qua hành động mỗi ngày của mình. Câu hỏi này sẽ giúp bạn định hình thành công nghề nghiệp hơn bất kì điều gì khác. Bởi vì cách bạn thể hiện và đối xử với người khác nói lên mọi điều. Dù bạn đề cao người khác qua việc tôn trọng họ, khiến họ cảm thấy mình có giá trị, được tôn trọng và lắng nghe. Hay bạn kéo người khác xuống qua việc khiến họ cảm thấy nhỏ bé, xúc phạm, coi thường hay bị gạt ngoài cuộc. Việc bạn chọn trở thành người như thế nào cực kì quan trọng. Tôi đang nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi khiếm nhã. Hành vi khiếm nhã là gì? Đó là sự thiếu tôn trọng. Có nhiều loại hành vi khiếm nhã như chế giễu, coi thường người khác, gây tổn thương họ, châm chọc một cách xúc phạm hay cả nhắn tin trong giờ họp. Hành vi đối với người này là khiếm nhã nhưng với người kia thì không. Nhiều người cảm thấy vừa nhắn tin vừa nói chuyện là hành động khiếm nhã nhưng một số người khác không nghĩ vậy. Nó tùy vào quan niệm mỗi người. Tất cả đều do cách nhìn nhận của một người về thế nào là thiếu tôn trọng. Dù ta không cố ý tỏ ra thiếu tôn trọng nhưng hành động vô tình vẫn gây hậu quả. Hơn 22 năm trước, Khi bước vào một phòng bệnh ngột ngạt, tôi đau lòng khi thấy cha mình từng rất khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, nằm trên giường với chằng chịt dây dợ trên người ông ấy. Ông ấy nằm viện là vì áp lực công việc quá mức. Trong hơn mười năm, ông ấy đã phải chịu đựng người chủ quái đản. Lúc đó tôi nghĩ chắc chỉ mình cha tôi rơi vào trường hợp này. Nhưng vài năm sau đó, tôi chứng kiến và trải qua nhiều trường hợp xúc phạm danh dự khi lần đầu đi làm. Mỗi ngày đi làm tôi đều nghe những điều đại loại như "Cô thật ngớ ngẩn, không phải làm như vậy," "Cô chỉ có quyền nói khi tôi hỏi." Vì vậy tôi làm theo bản năng. Tôi nghỉ việc, quay lại trường nghiên cứu ảnh hưởng của những hành vi khiếm nhã. Ở đó tôi gặp Christine Pearson, cô đã nghiên cứu lý thuyết về những hành thiếu tôn trọng, dù nhỏ, có thể gây ra hậu quả lớn như là công kích và bạo lực. Chúng tôi cho rằng sự thiếu tôn trọng ảnh hưởng đến thành tích. Vì vậy chúng tôi bắt tay nghiên cứu, và tìm ra vài điểm đáng ngạc nhiên. Chúng tôi khảo sát tại trường đào tạo kinh doanh, làm việc với nhiều nhóm khác nhau và nhờ họ viết lại về trải nghiệm bị đối xử thô lỗ, thiếu tôn trọng hay thiếu tế nhị. Và các ứng viên trả lời về phản ứng của mình. Một người kể về một ông chủ từng nói những lời xúc phạm: "Việc này con nít còn làm được." Có người chế giễu công việc của người khác ngay trước mặt đội nhóm. Chúng tôi nhận thấy sự thiếu tôn trọng làm giảm động lực làm việc. 66% nỗ lực ít hơn, 80% mất thời gian cho việc lo lắng và 12% bỏ việc. Sau khi chúng tôi công bố kết quả trên, có hai sự việc xảy ra. Một, các công ty gọi cho chúng tôi, Cisco đọc các số thống kê, mất chút ít thời gian ước lượng rằng hành vi thiếu tôn trọng làm thiệt hại 12 triệu đô mỗi năm. Hai, những người trong ngành đặt ra câu hỏi "Làm thế nào biết được thành tích nhân viên bị ảnh hưởng bởi hành vi khiếm nhã?" Tôi đã từng thắc mắc điều này. Cùng với Amir Erez, chúng tôi so sánh những nạn nhân của hành vi khiếm nhã với những người không bị đối xử thiếu tôn trọng. Chúng tôi phát hiện nhóm đầu làm việc kém hiệu quả hơn hẳn. Câu hỏi khác đặt ra: dĩ nhiên nhóm bị đối xử thiếu tôn trọng sẽ bị ảnh hưởng thành tích, thế còn những người không bị ảnh hưởng trực tiếp thì sao? Nếu họ chỉ đứng đó và chứng kiến thì sao? Chúng tôi tự hỏi nhân chứng có bị ảnh hưởng gì không. Vì vậy nghiên cứu tiếp tục. Năm đối tượng chứng kiến một tình huống: người tới trễ bị đối xử thiếu tôn trọng. Người làm thí nghiệm quát: "Tại sao cô tới trễ, cô thật vô trách nhiệm. Tự kiểm điểm đi! Thế làm sao làm được việc gì ngoài đời?" Một nghiên cứu khác trong nhóm nhỏ, chúng tôi kiểm tra hành vi xúc phạm ảnh hưởng các đồng nghiệp ra sao. Điều đáng ngạc nhiên là ngay cả nhân chứng cũng thể hiện thành tích kém cỏi hơn rất nhiều. Hành vi thô lỗ như bệnh truyền nhiễm. Nó dễ lây lan, và chúng ta bị nhiễm khi gần nó. Bệnh này không giới hạn chỉ ở chỗ làm. Ta sẽ bị nhiễm nó ở bất cứ đâu: ở nhà, trên mạng, ở trường và trong cộng đồng ta sinh sống. Hành vi này ảnh hưởng đến cảm xúc, động lực, thành tích và cách chúng ta cư xử. Nó thậm chí ảnh hưởng đến sự tập trung và tâm trí của chúng ta. Ảnh hưởng này tác động không chỉ khi ta bị đối xử thiếu tôn trọng mà còn cả khi ta chỉ chứng kiến: nhìn thấy hoặc nghe thấy những lời xúc phạm. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Chúng tôi cho mọi người các cụm từ để đặt thành câu. Nhưng chúng được đưa ra theo chủ đích. Một nửa số người tham gia nhận 15 từ ngữ thiếu tôn trọng, mất lịch sự, cắt ngang, xúc phạm, làm phiền. Nửa còn lại nhận danh sách các từ không liên quan đến hành vi thô lỗ. Điều đáng ngạc nhiên là: nhóm nhận các từ tiêu cực bỏ lỡ thông tin trên màn hình máy tính gấp năm lần so với nhóm còn lại. Khi tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy nhóm nhận các từ tiêu cực mất nhiều thời gian hơn khi quyết định, và đưa ra nhiều quyết định sai hơn khi chúng tôi ghi lại thí nghiệm này. Đây là vấn đề lớn, nhất là khi chúng ta rơi vào tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Steve, nhà vật lý học, kể với tôi về vị bác sĩ anh làm việc chung, người này luôn tỏ ra thiếu tôn trọng với các nhân viên và y tá trong bệnh viện. Steve kể tôi nghe về tình huống người bác sĩ này la mắng các thành viên trong đội. Ngay sau đó, nhóm của họ kê sai liều thuốc cho bệnh nhân. Thông tin liều lượng nằm ngay trong bảng hướng dẫn, nhưng cuối cùng cả đội lại bỏ sót. Lúc đó họ thiếu tập trung để xem kĩ bảng hướng dẫn. Sơ suất đơn giản nhưng hại chết bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu Israel chỉ ra rằng hành vi thiếu tôn trọng sẽ ảnh hưởng xấu đến chẩn đoán của bác sĩ và quá trình làm việc của họ. Nguyên nhân chủ yếu là do hành vi thiếu tôn trọng khiến họ không sẵn sàng chia sẻ thông tin và họ cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng đội. Điều này không chỉ xảy ra trong ngành y mà có ở tất cả các ngành khác. Vậy hành vi khiếm nhã rõ ràng đem lại thiệt hại lớn, nhưng tại sao nó lại xảy ra quá nhiều? Vì vậy chúng tôi khảo sát những người có hành vi thô lỗ. Lý do đầu tiên là vì căng thẳng. Người ta làm việc quá mức. Lý do tiếp theo là vì họ hoài nghi về việc đối xử tử tế với người khác sẽ khiến họ có vẻ ít giống lãnh đạo. Họ tự hỏi: Người tốt có phải luôn bét? Hay phải chăng kẻ xấu mới thành công? (cười) Rất dễ có suy nghĩ như vậy nhất là khi chúng ta xem một vài ví dụ điển hình trong các cuộc nói chuyện. Nhưng trong cuộc đua đường dài mọi việc lại không như vậy. Morgan McCall và Michael Lombardo đã nghiên cứu rất kĩ khi họ ở Center for Creative Leadership. Họ phát hiện ra lý do số một khiến lãnh đạo thất bại đó là vô tâm và hay bắt bớ. Vẫn luôn có những lãnh đạo thành công dù có cách hành xử thiếu văn hóa. Nhưng dù sớm hay muộn, những người hành xử thiếu văn minh sẽ từ từ hủy hoại chính họ. Ví dụ như, những người như vậy sẽ bị gậy ông đập lưng ông khi họ trong tình huống yếu thế hay khi họ đang cần giúp đỡ. Họ sẽ không có ai bênh vực. Còn người tốt thì sao? Tử tế có đem lại lợi ích không? Có. Bạn tử tế không có nghĩa bạn là đồ ngốc. Không kéo người khác xuống không có nghĩa là bạn nâng họ lên. Tử tế đúng mực thể hiện trong cử chỉ nhỏ, như mỉm cười hay vui vẻ chào hỏi khi gặp nhau, biết lắng nghe người khác. Tuy nhiên mâu thuẫn, đấu tranh hay góp ý trên tinh thần tôn trọng cũng là thể hiện cử chỉ tử tế. "Sự thật mất lòng", bạn góp ý thẳng thắn nghĩa là bạn quan tâm người khác. Đó cũng là tử tế. Trong một hãng công nghệ sinh học, nhóm của tôi thấy rằng những người coi trọng hành vi tử tế được quý trọng hơn cả lãnh đạo, và họ làm việc cực kì hiệu quả. Tại sao tử tế mang lại lợi ích? Là vì khi đó mọi người coi bạn là một nhân tố quan trọng: ấm áp và tài năng, thân thiện và thông minh. Nói cách khác, cư xử tử tế không chỉ giúp ích cho người khác, mà là cho chính bạn. Nếu bạn tử tế, bạn sẽ được xem là lãnh đạo. Nếu bạn làm việc tốt, bạn sẽ được xem là thân thiện và tài giỏi. Nhưng sau đó còn có một vấn đề khác liên quan đến nghi vấn về vai trò lãnh đạo: Nhân viên muốn lãnh đạo làm gì cho họ? Chúng tôi thu thập dữ liệu từ 20,000 nhân viên khắp thế giới. Và câu trả lời cực kì đơn giản: Họ muốn được tôn trọng. Được đối xử tôn trọng còn quan trọng hơn là được công nhận, hơn cả những lời góp ý hữu ích, hơn cả cơ hội học hỏi. Những người cảm thấy được tôn trọng sẽ có sức khỏe tốt hơn, tập trung hơn, gắn bó công việc lâu hơn và làm việc hăng say hơn. Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Làm thế nào bạn nâng người khác lên và khiến họ thấy được tôn trọng? Điều tuyệt vời là bạn không mất nhiều công sức. Việc nhỏ tạo thay đổi lớn. Cám ơn người khác, chia sẻ thành tích, lắng nghe, đặt vấn đề khiêm tốn, công nhận người khác và mỉm cười đều mang lại hiệu quả. Patrick Quinlan, cựu CEO của Ochsner Health System, tiết lộ cho tôi phương pháp 10-5. Nếu bạn trong phạm vi 10 feet của ai đó, hãy nhìn và mỉm cười. Nếu trong phạm vi 5 feet, hãy nói xin chào. Ông ấy giải thích rằng hành động tử tế lan rộng, mức độ hài lòng của bệnh nhân cũng tăng theo. Tử tế và tôn trọng có thể thúc đẩy hiệu quả làm việc của tổ chức. Doug Conant, bạn của tôi, giữ chức CEO của Campbell's Soup Company năm 2001, thị trường của công ty lúc đó sụt giảm một nửa. Doanh số giảm, nhiều người bị sa thải. Giám đốc Gallup lúc đó nói đây là tổ chức thiếu gắn kết nhất mà họ từng nghiên cứu. Khi Doug tới văn phòng ngày đầu tiên, anh thấy toàn bộ văn phòng được bao quanh bởi hàng rào gai thép. Có một tháp canh trong khu vực đậu xe. Anh liền nói văn phòng trông như một nhà tù. Thật khó chịu. Trong năm năm, Doug đã xoay chuyển mọi thứ. Trong chín năm, họ phá vỡ mọi thành tích trước đó của công ty. đạt được nhiều giải thưởng, gồm giải thưởng công sở tốt nhất. Anh ấy đã làm những gì? Ngày đầu tiên, Doug nói với nhân viên rằng anh yêu cầu rất cao trong công việc, và họ sẽ làm việc tử tế với nhau. Anh sẽ làm gương, và mong các lãnh đạo khác cũng như vậy. Doug đơn giản là có tiêu chuẩn vững chắc và tử tế với mọi người. Những cuộc nói chuyện hàng ngày với các nhân viên của mình dù là ở trong công ty, hay quán cafe hay cuộc họp, Doug đều thể hiện rất tốt khiến nhân viên thấy họ được tôn trọng. Một cách khác Doug khiến nhân viên thấy được coi trọng và được chú ý là anh đã viết tay hơn 30,000 thư cảm ơn gửi cho các nhân viên. Và anh trở thành tấm gương cho các lãnh đạo khác. Mỗi ngày các lãnh đạo có khoảng 400 cuộc nói chuyện nội bộ. Mỗi cuộc nói chuyện chưa tới vài phút. Mấu chốt là tạo ra những cuộc nói chuyện hay và sâu sắc. Sự tử tế nâng người khác lên. Chúng ta sẽ khiến người khác làm việc hiệu quả nhất nếu chúng ta tử tế. Sự thiếu tôn trọng sẽ bào mòn hiệu quả công việc, kìm hãm tiềm năng dù nhân viên chỉ là người chứng kiến. Nghiên cứu của tôi chỉ ra khi môi trường tôn trọng được tạo ra, chúng ta làm việc hiệu quả, sáng tạo, hạnh phúc và sống lâu hơn. Nhờ đó ta làm việc tốt hơn. Mỗi người chúng ta cần lưu tâm hơn để nâng những người xung quanh chúng ta lên, dù ở chỗ làm, hay ở nhà, online, ở trường và trong cộng đồng. Mỗi khi mở miệng, hãy nghĩ: Bạn muốn trở thành người thế nào? Hãy cùng nhau đẩy lùi hành vi thiếu tôn trọng và lan tỏa hành vi tử tế. Vì nó tạo ra giá trị đẹp. Cám ơn. (vỗ tay) Giai thoại Châu Phi trỗi dậy đang gặp thử thách. Cách đây khoảng 10 năm, tôi kể về Châu Phi, một Châu Phi đầy hy vọng và cơ hội, Châu Phi của các doanh nhân, một Châu Phi rất khác những gì bạn thường nghe đến như Châu Phi chết chóc, nghèo đói và bệnh tật. Và những gì tôi vừa nói, trở thành một phần trong giai thoại Châu Phi trỗi dậy mà chúng ta biết đến ngày nay. Tôi muốn kể bạn nghe hai câu chuyện về Châu Phi trỗi dậy này. Câu chuyện đầu tiên về Rwanda, một quốc gia đã trải qua nhiều gian nan, khổ cực Và Rwanda quyết định trở thành trung tâm công nghệ, trung tâm công nghệ lục địa. Đó là quốc gia có nhiều đồi núi và thung lũng, thế nên không dễ dàng gì để đưa dịch vụ đến với người dân. Vậy Rwanda đã phản ứng thế nào? Để cứu sống người, nước này đã dùng máy bay không người lái để vận chuyển thuốc men, vắc xin và máu tới những người ở vùng sâu vùng xa bẳng cách hợp tác với công ty Zipline, với UPS và với Gavi, một liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng. Bằng cách này, quốc gia sẽ cứu được nhiều người. Đây là một phần đổi mới chúng ta muốn thấy ở Châu Phi trỗi dậy. Câu chuyện thứ hai về một thứ chắc rằng hầu hết các bạn đã thấy hoặc sẽ nhớ. Các nước ở Châu Phi thường gặp nhiều lũ lụt và hạn hán, và xu hướng này có chiều tăng lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Khi điều này xảy ra, họ thường đợi quốc tế quyên góp tiền bạc hỗ trợ. Hãy nhìn bức tranh em nhỏ bị ruồi đậu đầy trên mặt, xác động vật chết và nhiều thứ khác nữa. Hiện nay những quốc gia này, gồm 32 nước dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Châu Phi quyết định thành lập cơ quan “Kiểm soát rủi ro Châu Phi”. Tổ chức này làm gì? Đây là quỹ bảo hiểm thời tiết, và việc các nước này làm là đóng bảo hiểm hàng năm, khoảng 3 tỉ đô la một năm bằng vốn của mình, theo đó mỗi khi họ gặp hạn hán hay lũ lụt, quỹ này sẽ chi trả cho họ, họ có thể dùng số tiền này để chăm lo cho người dân, thay vì phải đợi viện trợ đến. Năm trước Kiểm soát Rủi Ro Châu Phi đã chi 26 triệu đô la Mỹ cho Mauritania, Senegal và Niger. Số tiền này chi viện cho 1,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Người dân đã có thể tiếp tục cuộc sống, mua thức ăn cho gia súc, nuôi con trẻ đến trường và giữ được dân ở lại quê hương thay vì tha hương sang nơi khác. Vâng đó là những câu chuyện tiêu biểu về một Châu Phi tự lực tự cường và tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề của mình. Thế nhưng giai thoại này đang gặp thử thách bởi vì châu lục này không còn hoạt động tốt trong hai năm gần đây. Mức tăng trưởng đạt 5% trong 15 năm gần đây, nhưng dự báo tăng trưởng năm nay chỉ đạt 3%. Tại sao? Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bấp bênh giá hàng hóa sụt giảm. Nhiều quốc gia vẫn thiên về sản xuất hàng hóa vậy nên hoạt động của họ bị giảm sút. Và hiện nay vụ Brexit khiến họ không dễ thở gì. Tôi không hề nghĩ Brexit có thể xảy ra nó có thể là một trong những lý do gây nên bất ổn toàn cầu chúng ta đang gặp phải. Giờ chúng ta đang ở trong thế cuộc rồi, và tôi nghĩ đã đến lúc xét lại và nói ra những gì các quốc gia Châu Phi làm đúng? Họ đã mắc phải sai lầm nào? Làm thế nào chúng ta có dữ liệu và rút ra bài học để Châu Phi có thể tiếp tục phát triển? Vâng tôi sẽ nói về sáu điều mà tôi nghĩ chúng tôi đã làm đúng. Điều đầu tiên là quản lý nền kinh tế đã được tốt hơn. Những năm 80 và 90 là thập kỷ đánh mất, khi Châu Phi hoạt động kém hiệu quả, và một số các bạn sẽ nhớ đến bìa tạp chí “Econimist” rồi thốt lên, “Lục địa bị mất.” Nhưng đến những năm 2000, các nhà chính sách rút ra rằng họ cần quản lý môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn, đảm bảo tính bền vững, giữ lạm phát ở mức thấp một con số, giảm thâm hụt tài chính dưới 3% GDP, tạo điều kiện ổn định cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, để họ tin tưởng đầu tư vào nước mình. Đó là số điều đúng đắn số một. Số hai, nợ công. Năm 1994, tỉ lệ nợ trên GDP của các quốc gia Châu Phi là 130% Và họ không còn khoảng không tài chính. Họ không thể dùng vốn để đầu tư phát triển bởi vì họ cần trả nợ. Có lẽ một số khán giả ở đây từng làm công tác viện trợ các nước Châu Phi nhằm miễn trừ nợ cho họ. Rồi những chủ nợ cá nhân, đa phương và song phương họp lại với nhau và quyết định thành lập Sáng kiến của các nước nghèo mắc nợ cao (HIPC) miễn trừ nợ cho họ. Nhờ đó miễn trừ nợ năm 2015 làm cho tỉ lệ nợ trên GDP giảm xuống còn 30%, và dành ra đủ vốn để đầu tư và tái đầu tư. Thứ ba là các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Chính phủ tham gia vào các ngành kinh tế mà họ chưa từng có kinh nghiệm. Họ điều hành các công ty, làm ăn thua lỗ. Trong số đó, một số phải tái cơ cấu, thương mại hóa, tư nhân hóa hoặc đóng cửa, các công ty này bớt được gánh nặng cho chính phủ. Điều thứ bốn là một điều thú vị. Cách mạng viễn thông xảy ra, và các nước Châu Phi nhảy vào. Năm 2000, chúng tôi có 11 triệu thuê bao. Ngày nay, chúng tôi có khoảng 687 triệu thuê bao ở lục địa. Và việc này làm cho chúng tôi đi xa, vươn lên với công nghệ di động mà Châu Phi đang dẫn đầu. Ở Kenya, dịch dụ tiền di động phát triển như M-Pesa mà nhiều bạn biết đến chỉ qua một thời gian cả thế giới nhận ra rằng Châu Phi đã tiên phong về mảng công nghệ này. Và dịch vụ tiền di động cũng cung cấp nền tảng tiếp cận nguồn năng lượng mới. Bạn biết đó, người ta bây giờ có thể trả tiền năng lượng mặt trời bằng thẻ nạp giống như thanh toán tiền điện thoại vậy. Đây là một bước phát triển đúng đắn. Chúng tôi cũng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và y tế, nhưng chưa đủ Nhưng dù sao cũng là tiến bộ. Trong 15 năm qua, 250 triệu trẻ em được tiêm chủng. Các xung đột cũng giảm. Đã từng có nhiều cuộc xung đột xảy ra ở lục địa. Nhiều người biết rõ điều đó. Nhưng rồi sự việc tệ hơn và các lãnh đạo gồng mình đối phó các cuộc đảo chính. Nhiều hình thức xung đột mới nổ ra, tôi sẽ nói ở phần sau. Ngoài những điều này, châu lục này cũng có những khác biệt rõ rệt mà tôi muốn kể cho các bạn, bởi vì bên cạnh mặt tối các quốc gia Côte d'Ivoire, Kenya, Ethiopia, Tanzania and Senegal hiện nay đang thực hiện rất tốt. Nhưng chúng tôi đã sai cái gì? Tôi đưa ra tám điểm. Lỗi lầm nhiều hơn thành tích. (Cười) Và đây là 8 điểm chúng ta làm sai. Đầu tiên là dù đã phát triển chúng tôi không tạo đủ việc làm. Thanh niên không có việc làm. 15% thanh niên không có việc làm trên toàn châu lục, và vấn đề thất nghiệp trở nên trầm trọng. Điều thứ hai chúng tôi phạm phải là chất lượng phát triển thấp. Ngay cả những công việc hiện nay đều có năng suất thấp chúng tôi chuyển đổi mô hình nông nghiệp năng suất thấp sang buôn bán năng suất kém và làm trong ngành không chính thống ở các khu đô thị. Điều thứ ba là bất bình đẳng gia tăng. Chúng tôi đã có nhiều tỉ phú hơn xưa. Tài sản của 50 tỉ phú trị giá 96 tỉ đô la nhiều hơn 75 triệu người trên lục địa cộng lại. Nghèo đói là điều thứ bốn, tỉ lệ người dân nghèo giảm nhưng không phải luôn ở mức đó bởi dân số đang gia tăng. Gia tăng dân số là việc chưa được quan tâm đúng mức trên lục địa. Tôi nghĩ chúng tôi cần kiểm soát việc này. cụ thể như cách giáo dục nữ giới. Đây thực sự là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Điều thứ 5, chúng tôi ít đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chúng tôi có nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Vốn này giúp ích cho một số quốc gia, nhưng vẫn là chưa đủ. Lượng điện tiêu thụ ở Châu Phi trong tiểu sa mạc Sahara Châu Phi mới bằng Tây Ban Nha. Tổng sản lượng tiêu thụ chỉ bằng một mình Tây Ban Nha. Nhiều người dân còn sống trong bóng đêm, và như Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Phi phát biểu gần đây, Châu Phi không thể phát triển trong bóng tối được. Nhưng thứ khác chúng tôi không làm là nền kinh tế duy trì cơ cấu như xưa có từ hàng mấy thập kỷ trước. Mặc dù chúng tôi đang phát triển, cấu trúc nên kinh tế không thay đổi mấy. Chúng tôi vẫn đang xuất khẩu hàng hóa, vậy đang xuất khẩu hàng hóa gì? Đó là lao động. Ngành tạo ra giá trị gia tăng chỉ chiếm 11%. Chúng tôi không tạo đủ công việc cho thanh niên, Và giao dịch mậu dịch nội bộ thấp. Giao dịch thương mại giữa các nước chiếm chỉ khoảng 12%. Tiếp đến là một vấn đề nghiệm trọng khác. Đó là chính phủ. Chính phủ là một vấn đề trầm trọng. Chúng tôi có các thể chế yếu kém, và đôi khi không có các thể chế, tôi nghĩ nó có thể dẫn lối cho tham nhũng. Tham nhũng là vấn đề chúng tôi chưa có đủ khả năng giải quyết, chúng tôi phải đấu tranh đến cùng, và minh bạch hơn cách thức quản lý nền kinh tế cách thức quản lý tài chính. Chúng tôi cũng cần đề phòng các cuộc xung đột mới, hình thức xung đột mới, như cuộc xung đột Boko Haram ở Nigeira nước tôi và Al-Shabaab ở Kenya. Chúng tôi cần liên minh với các đối tác quốc tế, các nước phát triển để cùng nhau chống lại chúng. Mặt khác, chúng tôi tạo ra thực trạng mới không phải mô hình phù hợp cho giai thoại Châu Phi trỗi dậy. Và cuối cùng, vấn đề giáo dục. Hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia chúng tôi đã sụp đổ. Chúng tôi không đào tạo các kỹ năng cần thiết cho tương lai. Thế nên chúng tôi phải tìm cách giảng dạy tốt hơn. Đó là những việc chúng tôi chưa làm đúng. Hiện giờ chúng ta đang ở đâu? Tôi tin rằng con đường phía trước là học quản lý thành công. Thông thường, khi người ta hay các quốc gia đạt được thành công, họ quên mất điều gì làm nên thành công. Học ra được điều gì làm bạn thành công, kiểm soát và duy trì nó là sống còn của chúng ta. Vậy nên những thứ tôi nói là làm đúng, chúng ta phải học để làm đúng lần nữa, Quản lý tốt nên kinh tế, tạo tính ổn định là thiết yếu, định đúng giá và nhất quán chính sách. Chúng tôi thường xuyên không kiên định. Chế độ này qua đi, chế độ khác bước đến, và chính quyền bỏ đi hết các chính sách điều hành tồn tại trước đó. Hậu quả là gì? Hành động này gây ra bất ổn cho nhân dân, bất ổn cho doanh nghiệp. Họ không biết làm thế nào để đầu tư và đầu tư ra sao. Về vấn đề nợ: chúng ta phải quản lý thành quả đã có để giảm thiểu nợ công, nhưng giờ các nước vay mượn thêm. và mọi người thấy đó tỉ lệ nợ trên GDP bắt đầu tăng lên, ở một số quốc gia, nợ đang trở nên trầm trọng, vì thế chúng ta phải tránh nó. Đó là quản lý thành công. Điều tiếp theo là chú trọng giải quyết những vấn đề khác chưa được làm tốt. Trước hết đó là cơ sở hạ tầng. Vâng, hầu hết các nước hiện nay nhận ra họ phải đầu tư vào lĩnh vực này, và đang cố gắng làm tốt nhất có thể. Chúng ta phải như thế. Trọng điểm nhất là năng lượng. Anh không thể phát triển trong bóng tối được. Tiếp đến là quản lý quốc gia và chống tham nhũng: chúng ta phải chiến đẩu. Chúng ta phải làm quốc gia trở nên minh bạch. Và trên hết, chúng ta phải cổ vũ giới trẻ. Có nhiều thiên tài trong giới trẻ chúng ta. Tôi thấy nó hàng ngày. Đó chính là điều khiến tôi thức dậy mỗi sáng và cảm giác sung sức lên đường. Chúng ta phải giải phóng tài năng của người trẻ, thúc họ đứng lên, hỗ trợ họ sáng tạo và cải tiến và dẫn đầu xu hướng. Tôi biết họ sẽ đưa chúng ta đi đúng hướng. Và đến phụ nữ cùng trẻ em gái: Chúng ta phải nhận phụ nữ và trẻ em gái như món quà. Họ sở hữu sức mạnh riêng, và chúng ta phải lôi sức mạnh đó ra để họ có thể đóng góp cho châu lục. Tôi tin chắc rằng khi chúng ta làm những việc này giai thoại Châu Phi trỗi dậy không có phải là nhất thời. Mà là xu hướng tất yếu. Một xu hướng và nếu chúng ta cứ duy trì, giải phóng người trẻ, nếu giải phóng phụ nữ, đôi lúc chúng ta bước lùi lại, hoặc đi sang ngang nhưng xu hướng thì sáng tỏ. Châu Phi sẽ tiếp tục đi lên. Và tôi nói bạn nghe những doanh nhân trong khán phòng này, đầu tư ở Châu Phi không phải chỉ cho hôm nay, mà còn cho ngày mai nữa, Đây không phải điều ngắn hạn, đây là xu hướng lâu dài. Mà nếu bạn không đầu tư vào Châu Phi, bạn sẽ bỏ lỡ một trong những cơ hội tiềm năng nhất trên thế giới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong bài chia sẻ, chị đã nói về tham nhũng Và chị được biết đến, nổi tiếng với tên “chiến binh chống tham nhũng kiên cường”. Nhưng xảy ra hậu quả. Nhiều người đáp trả lại, và mẹ chị bị bắt cóc. Vậy chị xử lý việc này ra sao? Thật sự rất khó khăn vất vả. Cảm ơn chị đã đề cập đến chuyện mẹ tôi bị bắt cóc. Một chủ đề khó khăn với tôi. Nhưng tôi hiểu khi bạn chống lại tham nhũng, khi bạn sờ đến túi tiền của những kẻ trộm tiền, chúng sẽ không im lặng đâu. Nó sẽ phản bác và vấn đề của bạn là khi chúng tìm cách đe dọa bạn, bạn sẽ từ bỏ, hay chiến đấu tiếp? Bạn có tìm cách tiếp tục và đáp trả lại? Tôi nói với đồng nghiệp rằng chúng ta sẽ đánh trả. Chúng ta phải tạo ra những bộ máy như thế. Chúng ta phải tìm cách chặn những người này làm hư hại di sản của tương lai. Và đó là những chúng tôi đã làm. Dù không có chính phủ hỗ trợ, chúng tôi vẫn theo đuổi lý tưởng đó. Ở nước tôi, không có ai đứng lên đấu tranh với tham nhũng. cho chúng tôi ngoài chúng tôi. Thêm nữa, nó đi kèm với hậu quả. và chúng tôi phải nỗ lực hết sức mình. Tôi rất cảm ơn bạn và cảm ơn TED đã cho chúng tôi cơ hội nói với những kẻ đó, anh sẽ không thắng đâu, Chúng tôi không hề bị đe dọa chút nào. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn chị rất nhiều về bài chia sẻ và công việc quan trọng chị làm. (Vỗ tay) Đó là ngày làm việc thứ ba của tôi tại một start-up rất nổi ở Thung lũng Silicon vào đầu năm 2013. Tuổi của tôi gấp đôi tuổi của hàng tá kỹ sư trong phòng làm việc. Tôi đã được nhận vào một công ty bởi vì tôi là một chuyên gia dày dạn trong lĩnh vực của mình nhưng trong căn phòng đặc biệt này tôi cảm thấy như người mới trong các thiên tài công nghệ. Tôi đã nghe họ nói và nghĩ rằng điều tốt nhất tôi có thể làm là vô hình. Và rồi đột nhiên, một người 25 tuổi, đang chủ trì cuộc họp nhìn chằm chằm vào tôi và hỏi, "Nếu bạn ra mắt một tính năng và không ai sử dụng nó," liệu nó có tung ra thị trường?" (Tiếng cười) "Tung ra một tính năng"? Vào lúc đó, Chip biết mình đang ở trong một con tàu đang lặn sâu. (Tiếng cười) Tôi đã thực sự không biết gì khi anh ấy đề cập về nó. Tôi chỉ ngồi đó một cách lúng túng, và may là anh ấy chuyển sang người khác. Tôi trượt sâu xuống ghế, và mong là cuộc họp sớm kết thúc. Đó là lời giới thiệu của tôi về Airbnb. Tôi đã được hỏi và được mời bởi ba nhà đồng sáng lập năm 1980s gia nhập công ty của họ, để giúp họ start-up công nghệ đang phát triển mạnh và biến nó thành một thương hiệu khách sạn toàn cầu, với tư cách là cố vấn riêng cho CEO Brian Chesky. Bây giờ, tôi là một doanh nhân chuyên mảng khách sạn năm 26 đến năm 52 tuổi, vì vậy tôi đoán đã học được vài thứ trong quá trình và tích lũy kiến ​​thức dịch vụ khách hàng. Nhưng sau tuần đầu tiên, tôi nhận ra rằng thế giới "kết nối" mới mạnh mẽ và táo bạo không cần nhiều vốn hiểu biết cũ rích của tôi về ngành khách sạn. Một hiện thực tàn nhẫn làm rung chuyển tôi: Tôi cần phải đóng góp những gì? Tôi chưa từng làm ở một công ty công nghệ trước đây. Năm năm rưỡi trước, tôi chưa bao giờ nghe nói về "nền kinh tế chia sẻ", tôi cũng không có ứng dụng Uber hay Lyft trên điện thoại. Đây không phải là môi trường quen thuộc của tôi. Vì vậy, tôi đã quyết định ngay lúc đó rằng tôi có thể chạy lên đồi, hoặc phán xét về những thiên tài trẻ tuổi này, hoặc thay vào đó, biến sự phán xét thành sự tò mò, và xem tôi có thể hòa hợp đôi mắt tinh tường tinh tường của mình với tầm nhìn mới của họ không. Tôi tự nhận mình là một Margaret Mead hiện đại giữa các thanh niên trẻ tuổi này, và tôi dần nhận ra rằng tôi có rất nhiều điều mang đến cho họ như họ đã làm với tôi. Càng quan sát và tìm hiểu về từng thế hệ một, tôi càng nhận ra rằng chúng ta thường không tin tưởng lẫn nhau để thực sự chia sẻ vốn hiểu biết ở thế hệ mình. Chúng tôi có thể chia sẻ chung một lãnh thổ, nhưng chúng ta không nhất thiết phải tin tưởng lẫn nhau để chia sẻ vốn hiểu biết đó. Dựa vào môi trường làm việc hiện đại, tôi tin rằng Hiệp định (Hợp đồng) thương mại của chúng ta ở thời điểm này đang mở ra những cầu nối tri thức giữa các thế hệ để tất cả chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Gần 40% chúng ta đang sống ở Hoa Kỳ đang dưới quyền của một ông chủ trẻ hơn mình, và con số đó đang tăng lên nhanh chóng. Quyền lực đang đổ vào giới trẻ hơn bao giờ hết bởi sự phụ thuộc ngày càng tăng của chúng ta vào DQ: trí tuệ kỹ thuật số (Digital Intelligence). Chúng ta đang thấy những nhà sáng lập trẻ doanh nghiệp vào tầm 20 tuổi. đến khi 30 tuổi họ trở thành các ông lớn trên thế giới Ấy thế, chúng ta lại hy vọng những nhà lãnh đạo kỹ thuật số trẻ tuổi này bằng cách kỳ diệu nào đó thể hiện sự khôn ngoan trong quan hệ, mà chúng ta, những tiền nhân phải mất nhiều thập kỷ để học hỏi. Thật khó để khơi dậy trí tuệ cảm xúc của bạn. Nhiều bằng chứng cho thấy các công ty đa dạng về giới tính và sắc tộc hoạt động có hiệu quả hơn. Nhưng tuổi tác thì sao? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, vì lần đầu tiên, chúng tôi có tới năm thế hệ cùng làm việc một lúc, một cách ngẫu nhiên. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần có thêm một chút chủ ý về cách chúng ta làm việc tập thể. Một số nghiên cứu ở Châu Âu nói rằng những tập thể đa dạng về tuổi tác làm việc hiệu quả và thành công hơn. Vậy tại sao chỉ có 8% của các công ty có tổ chức chương trình mang tính đa dạng và hòa nhập mà đã thực sự mở rộng chiến lược đó để biến tuổi tác như yếu tố nhân khẩu học quan trọng ngang với giới tính, sắc tộc? Có lẽ họ đã bỏ quên lời nhắc nhở: thế giới đang già đi! Một trong những nghịch lý ở thời chúng ta là những 'baby boomers' sống năng nổ và nhiệt huyết hơn. Chúng ta thực chất đang làm việc chậm hơn, nhưng chúng ta lại cảm thấy mình tham gia ít hơn. Vài người trong chúng ta cảm thấy giống như một vỏ hộp sữa - vỏ hộp sữa cũ với cái nhãn hết hạn được đóng dấu ngay thẳng trên trán nhăn nheo. Đối với người trung niên, đây không hẳn là một cảm giác, đó là thực tế tàn nhẫn, khi ta đột nhiên mất việc, và điện thoại ngừng đổ chuông. Về lí mà nói, đa số chúng ta lo lắng rằng mọi người sẽ nhìn nhận kinh nghiệm như là một trách nhiệm, chứ không phải là một thế mạnh. Các bạn hẳn đã nghe nói về cụm này nhiều hoặc có thể là khá mới (một thành ngữ) "Về thể chất, tuổi 60 là tuổi 40 mới. Đúng không? Khi nói đến quyền lực tại nơi làm việc ngày hôm nay, tuổi 30 lại là tuổi 50 mới. Như vậy, điều này nghe khá thú vị, phải không? (Tiếng cười) Thật ra, quyền lực đã trẻ hóa 10 tuổi. Hay chúng ta sẽ sống lâu thêm 10 năm nữa. Gộp cả hai thành một. Xã hội đã tạo ra một khoảng cách 20 năm tuổi một cách bất hợp lý. Độ tuổi trung niên đã từng là 45 đến 65, nhưng tôi đề nghị nó nên được kéo dài thành cuộc đua marathon tuổi trung niên dài 40 năm, từ 35 đến 75. Nhưng chờ đã - có một điểm tích cực. Tại sao chúng ta trở nên thông minh hơn và khôn khéo hơn về lòng nhân đạo khi về già? Đỉnh cao của sức mạnh thể chất có thể là tuổi 20 của chúng ta, đỉnh cao về tài chính và tiền lương của chúng ta có thể là tuổi 50, nhưng đỉnh cao cảm xúc của chúng ta là ở tuổi trung niên và hơn thế nữa, bởi vì chúng tôi đã phát triển nhận dạng mẫu về bản thân và những người khác. Vậy làm thế nào chúng ta có thể khiến các công ty chạm vào trí tuệ của những người trung niên đó, cũng như cách họ nuôi dưỡng những thiên tài trẻ của họ là tốt? Các công ty thành công nhất, ở hiện tại và trong tương lai sẽ thực sự học được cách tạo ra một ma thuật thần kỳ giữa cả hai. Đây là cách ma thuật giúp đỡ cho tôi ở Airbnb: Tôi được chỉ định một người bạn đồng hành trẻ tuổi, thông minh, người đã giúp tôi phát triển một bộ phận khách sạn. Ngay từ ban đầu, Laura Hughes thấy rằng tôi hơi bị lạc lõng trong môi trường này, vì vậy cô ấy thường ngồi cạnh tôi trong các cuộc họp để cô ấy là dịch giả công nghệ của tôi, và tôi viết ghi chú của cô ấy và hướng dẫn tôi rằng: Điều này có nghĩa là gì. Khi Laura 27 tuổi, cô ấy đã làm việc cho Google được 4 năm. và sau đó là một năm rưỡi tại Airbnb khi tôi gặp cô ấy. Giống như những đoàn quân thanh niên của cô, cô ấy đã thực sự trở thành người có vai trò quản lý, trước khi nhận được bất kỳ khóa đào tạo lãnh đạo chính thức. Tôi không quan tâm nếu bạn ở trong thế giới B - B, thế giới B - C, thế giới C - C, hoặc thế giới A - Z, kinh doanh về cơ bản là từ H đến H; người sang người. Chưa hết, cách tiếp cận của Laura về sự lãnh đạo đã thực sự được hình thành trong thế giới kỹ thuật, và nó hoàn toàn là định hướng số liệu. Một trong những điều cô ấy nói với tôi trong vài tháng đầu là "Tôi thích cái cách bạn lãnh đạo, là tạo ra một tầm nhìn hấp dẫn, như trở thành Sao Bắc Đẩu cho chúng ta. " Theo tư duy thực tế của tôi, giờ có bao nhiêu phòng mà người giúp việc có thể dọn dẹp trong ca làm việc 8 tiếng, có thể không quá quan trọng trong một thế giới 'kết nối'. Kiến thức về quá trình của tôi như "Làm thế nào để bạn hoàn thành công việc?" đều dựa trên sự hiểu biết về động lực ngầm của mỗi con người trong tầm hiểu biết, là vô cùng có giá trị, trong một công ty nơi hầu hết mọi người không có nhiều kinh nghiệm tổ chức. Khi tôi dành nhiều thời gian hơn ở Airbnb, Tôi nhận ra rằng có thể một loại đàn anh mới đang xuất hiện tại nơi làm việc. Không phải là đàn anh trong quá khứ, người thực sự được coi trọng với sự tôn kính. Không. Điều nổi bật về những người đàn anh hiện đại là sự liên quan của họ, khả năng họ sử dụng trí tuệ vô hạn và áp dụng nó vào các vấn đề hiện đại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thực sự đề cao trí tuệ ngang với sự gián đoạn. Và có thể đó là thời gian - không chỉ có thể, ĐÓ là thời gian - để chúng tôi chắc chắn thay đổi lại từ "đàn anh" và cho nó một điểm nhấn mới. Người đàn anh hiện đại như là thực tập sinh và như là một người cố vấn, bởi vì họ nhận ra, trong một thế giới đang thay đổi nhanh, tâm trí và sự tò mò của lính mới như là chất xúc tác cho liều thuốc phép sự sống, không chỉ cho bản thân mà cho mọi người xung quanh. Sự ngẫu hứng liên thế hệ đã được biết đến trong âm nhạc và nghệ thuật: nghĩ rằng Tony Bennett và Lady Gaga hoặc Wynton Marsalis và Young Stars of Jazz. Đoạn nhạc ngắn này trong giới kinh doanh thường được gọi là "cố vấn lẫn nhau": DQ thanh niên cho Gen X và boomer EQ. Tôi đã trải nghiệm kiểu tương hỗ giữa các thế hệ đó với Laura và các nhà khoa học dữ liệu tài ba khác khi chúng tôi đã thực sự làm lại và phát triển hệ thống đánh giá ngang hàng của Airbnb, sử dụng óc phân tích của Laura và trực giác của tôi, lấy con người làm nhân. Với phép màu hoàn hảo về thuật toán và trí tuệ con người, chúng tôi đã có thể tạo ra được vòng phản hồi tức thời Điều đó đã giúp ông chủ của chúng tôi hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Công nghệ cao đáp ứng sự tương tác cao (thành ngữ). Tại Airbnb, tôi cũng được học như một người đàn anh hiện đại rằng vai trò của tôi là thực tập sinh và cố vấn riêng. Công cụ tìm kiếm rất tuyệt vời để cung cấp cho bạn một câu trả lời, nhưng một hướng dẫn khôn ngoan, có thể cung cấp cho bạn câu hỏi đúng. Google hiện vẫn không hiểu, ít nhất là chưa hiểu, sắc thái như một trái tim và tâm trí con người một cách tinh tế. Sau này, điều làm tôi bất ngờ, hàng tá nhân viên trẻ tại Airbnb đã tìm tôi cho các buổi tư vấn riêng. Nhưng trong thực tế, chúng tôi thường chỉ cố vấn lẫn nhau. Tóm lại, CEO Brian Chesky đã mang đến cho tôi kiến ​​thức về chuyên ngành, nhưng những gì tôi đóng góp được chính là sự khôn ngoan đầy giá trị của tôi Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần cho nghỉ hưu thuật ngữ "công nhân tri thức" và thay thế nó bằng "công nhân khôn ngoan." Chúng tôi có năm thế hệ tại nơi làm việc ngày hôm nay, và chúng ta có thể hoạt động như các quốc gia độc lập riêng biệt, hoặc ta có thể thực sự bắt đầu tìm cách thu hẹp những đường viền thế hệ này. Và đã đến lúc chúng ta cần nhìn vào cách thay đổi lại định nghĩa của sự khôn ngoan. Do vậy, nó thực sự chảy theo cả 2 hướng, từ già đến trẻ và từ trẻ đến già. Làm thế nào để áp dụng được điều này? Một cách cá nhân rằng, bạn có thể tiếp cận với ai để xây dựng một mối quan hệ "cố vấn lẫn nhau"? Và một cách có tổ chức, làm thế nào để bạn có thể tạo ra các điều kiện để thúc đẩy một dòng chảy "khôn ngoan" giữa các thế hệ? Đây là "nền kinh tế chia sẻ mới". Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Ngày 29, tháng 6, năm 2016. Gửi người anh em yêu quý của tôi: Hôm nay tôi viết cho anh, người đã thua cuộc chiến của kỷ nguyên này. Lúc này đây, ngay trong cuộc đời chúng ta, khi thế giới đầy rẫy những tổn thương, thù hận và sợ hãi, tôi chỉ biết viết cho anh lá thư này, kể cả khi hai ta đều biết ẩn sau danh xưng "anh" và "tôi" là muôn vàn thân phận. Tôi viết cho anh vì tại giờ phút này đây, cái thế giới đầy biến động của chúng ta làm tôi hoảng sợ. Và tôi tin, nó cũng làm anh sợ nữa. Hình như nhân loại chúng ta đều có những nỗi sợ chung. Nhưng có lẽ nỗi sợ ấy, phần nhiều là nỗi sợ lẫn nhau. Anh sợ thế giới lý tưởng của tôi, còn tôi lại sợ thế giới lý tưởng của anh. Anh có nhận ra bản thân mình sợ hãi khi biết bão sắp tới ngay cả khi nó chưa tới không? Kể cả lúc này đây anh cũng đang sợ, tôi nói đúng chứ, hả người anh em? Nỗi muộn phiền và bồn chồn đó liệu có ai biết nó nhắc chúng ta về nỗi sợ trước cuộc đại suy thoái của thập niên 30 không? Chắc anh không biết đâu, vì nỗi sợ hãi đối phương của chúng ta không xuất hiện đồng thời. Trong ván đấu này, tôi thấy nỗi sợ của anh khi đứng trước tôi, trước một thế giới mà tôi một mực tin là lý tưởng cho chúng ta đã già như một thế hệ. Cũng phải mất rất lâu mới tới lượt tôi sợ anh, chỉ vì từ khi bắt đầu, tôi chưa hề nghĩ anh có gì để tôi sợ. Tôi nghe tiếng anh, nhưng tôi chẳng để tâm khi anh cứ lải nhải từ năm này qua tháng nọ rằng, cái thế giới lý tưởng của tôi chẳng có gì hay với anh, với nhiều người trong các anh, những ai sống ở đầu bên kia thế giới công nghiệp hoá. Cái thế giới rộng mở và dễ dàng mà tôi tâm đắc đó, khi con người và hàng hoá đi lại dễ dàng, thuận lợi nhờ công nghệ tiên tiến phát triển ra toàn cầu, hoá ra, nó lại không phải là một sự giải phóng đối với anh. Tôi đã đi qua những thành phố nơi anh sống và chỉ trơ mắt ra nhìn, mà không hiểu. Tôi biết ở quảng trường thành phố Stephenville, Texas trải qua nhiều thế hệ, đây là địa bàn của các văn phòng luật sư, cũng vì tội phạm ở đây cứ luân phiên vào tù ra khám. Tôi biết những xưởng vũ khí ở Wagner, South Dakota, cũng như hội trường của cựu binh VFW đã gánh chịu những lời chế nhạo về giấc mơ vỡ vụn của một tập thể. Tôi đã thấy ở cửa hàng Wal-Mart của Lancaster, Pennsylvania, có nhiều vô cùng những người trẻ mới hai, ba chục tuổi trông như sắp chầu trời, với làn da lốm đốm mẩn đỏ mái tóc lơ thơ, xơ xác, hàm răng ố vàng, sắp rụng, và ánh nhìn chứa đựng nỗi mất mát. Tôi có thấy những bạn trẻ mà tôi gặp ở Paris, ở Florence, ở Barcelona, họ có bằng cấp nhưng không việc làm. Họ cứ làm thử việc này việc kia đến tận 30, mà đời vẫn chưa chịu bước sang trang mới, vì họ sống trong một nền kinh tế chỉ muốn tạo ra thật nhiều tài sản chứ không phải việc làm. Tôi có đọc báo thấy nhiều nơi ở London đang trở thành miền đất hứa, của những kẻ siêu giàu của thế giới dùng tiền bẩn mua nhà, và đề cao người thành phố, những cặp đôi trẻ khởi nghiệp bằng cách tự lực cánh sinh. Tôi có nghe thấy nền tảng của cuộc đời anh đang dần sụp đổ. Anh từng tin tưởng vào sự nghiệp của mình, giờ thì không thể nữa. Anh từng có khả năng nuôi con mình, đảm bảo chúng có một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc đời mình, giờ thì không thể nữa. Anh từng được dạy, hãy nhìn ra giá trị của việc mình làm, giờ thì không. Ngày xưa, sở hữu một căn nhà là chuyện bình thường, giờ thì không. Tôi không thể nào nói tôi không biết tới những điều này. Chỉ là, tâm trí tôi đang mải mê tạo ra viễn cảnh mai này con người sẽ sống trên sao Hoả, trong khi thực tế, chúng ta đang chật vật trên hành tinh này. Tôi bị chi phối, bởi việc làm thế nào để trở nên bất tử, ngay cả khi chúng ta hôm nay chết còn sớm hơn thế hệ trước. Tôi từng nghe qua hết mọi thứ, nhưng không chú tâm. Tôi có nhìn, nhưng tôi không thấy. Tôi có đọc, nhưng không hiểu. Tôi chỉ quan tâm khi anh bắt đầu biểu quyết và hô hào, và chỉ khi hành động của anh bắt đầu có trọng lượng, tôi mới bắt đầu sợ sệt. Tôi chỉ chịu nghe khi anh tiến tới, phá nát các tổ chức liên kết châu lục, rồi đưa những kẻ mị dân lên làm lãnh đạo. Chỉ đến khi đó, nỗi đau ngày xưa của anh mới trở thành nỗi bận tâm của tôi. Tôi hiểu rằng, con người thường phải biết đau mới chịu tìm cách chữa cơn đau đó. Giờ đây tôi tự hỏi, liệu anh có nhẫn nhịn thêm chút nữa nếu tôi sát cánh bên anh từ khi nỗi đau của anh mới bắt đầu không? Tôi tự vấn bản thân tại sao khi ấy ta không là đồng đội. Một phần là do tôi trúng bùa mê của bọn phù thuỷ bậc thầy mang tên "cải cách", và trở thành kẻ tôn sùng chủ nghĩa cách tân, toàn cầu hoá, và sự tháo gỡ rào cản giữa các quốc gia để mở ra thiên hình vạn trạng. Chỉ một thay đổi hiệu quả thôi cũng khiến tôi tin vào mọi thay đổi khác. Và có lẽ tôi đã mù quáng. Có lẽ tôi đã không lường được hậu quả của cuộc cải cách. Có lẽ tôi đã nhận định sai tầm quan trọng của cội nguồn, truyền thống, lễ nghi, sự ổn định cũng như giá trị con người. Và một khi tôi càng tôn sùng lý tưởng của mình, một lý tưởng ủng hộ sự thay đổi và mở rộng, tôi sẽ càng đẩy anh lại gần vị trí đối đầu với tôi, anh sẽ càng bám vào nó, tìm cách giữ vững nó sống với nó, và trở thành nó. Giờ tôi đã hiểu được những gì trước đây chưa hiểu rằng khác biệt màu da hay hình thể dị thường không phải là bất lợi lớn nhất. Còn có một bất lợi khác khó thấy, thầm lặng hơn cả chính là khi có đầy đủ những tố chất vượt trội nhưng lại thấy mình không còn như xưa nữa; là khi thấy thời của mình là ngày hôm qua, còn ngày mai, là thời của người khác; là khi thấy thế giới ngày càng lạ lẫm và không còn là nhà mình nữa. Tôi không nói những phẩm chất đẹp đẽ từ lâu đời sẽ không tiêu biến. Chúng sẽ không tiêu biến ngay đâu. Tôi muốn nói, anh hãy học cách sống trong một kỷ nguyên mới, ở đó, có được màu da và cơ thể đủ tiêu chuẩn sẽ không là lợi thế nữa. Dù cho sự cơn giận của anh chuyển thành thù hận, xin hiểu rằng thế giới này không có chỗ cho những điều đó. Nhưng để tôi thừa nhận với anh, người anh em à, chính tôi cũng từng quên mất địa vị là một gánh nặng. Tôi đã quên rằng chạy theo những gì xã hội mưu cầu chưa chắc có lợi cho bản thân ta. Một điều tương tự đã diễn ra với nền kinh tế của thế giới ta đang sống. Vì tôi không thể và cũng không mong mình có thể đem sự bình đẳng và đa dạng của hôm nay về quá khứ, mà mặt khác, tôi phải hiểu rằng có khi có được cái ta muốn rồi, ta sẽ thấy hụt hẫng. Nên tương tự thế, tôi không thể, cũng như không muốn ước mình sẽ lại sống trong một thế giới mãi mãi đoàn kết, gắn bó, không ngừng tạo ra những cái mới. Thay vào đó, tôi phải hiểu đã tới lượt anh được tận hưởng. Anh đã huyên thuyên suốt nhiều năm rằng những gì anh đang có không tốt đẹp như những gì tôi nhận xét. Nhưng trước khi anh kịp cằn nhằn một lời nào nữa về đời sống khó khăn, thời thế đối thay, lương bổng thất thường, cơ hội ngày càng tiêu biến, về nỗi khổ khi phải đem con tới nhà trẻ để đi trực ca 3 giờ sáng. Trước khi anh kịp than hết, tôi sẽ ra cú phản đòn bằng chính lý luận của tôi: đời sống của anh hôm nay dễ dàng bao nhiêu, thoải mái độ nào trong thực tế. Ngôn ngữ là một trong những tài sản duy nhất chúng ta sở hữu chung, và đôi khi, tôi lợi dụng gia tài chung này của chúng ta để khiến anh hoang mang làm anh lạc hướng, đồng thời biện minh cho mình; để anh tin lời tôi rằng, điều gì có lợi cho tôi sẽ có lợi cho tất cả chúng ta, Khi đó, tôi sẽ dàn ra trước mặt anh những từ như "nền kinh tế chung" "sự chia rẽ" và "nguồn cung ứng toàn cầu". Giờ thì tôi đã hiểu ra bản chất của việc mình làm vào những khi ấy, chính là dùng lời nói rẻ mạt để gạ lấy nỗi đau của anh, mang nó về đánh bóng, rồi tìm cách đem đổi nó lấy niềm tin của anh với tên gọi mới rất mĩ miều là "tự do". Tôi từng muốn tin, và muốn anh tin rằng nền kinh tế lý tưởng của tôi, cái bộ máy đã giúp đời tôi trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết, cũng chính là hệ thống lý tưởng cho anh. Tôi đã tỏ ra hạ mình trước anh, và nói: sẽ thật sai lầm nếu anh đi ngược với lợi ích kinh tế của mình, "anh đang đi ngược với lợi ích của mình", nói cứ như thể tôi thật sự hiếu anh muốn gì vậy. Đó chỉ là luận điệu kinh tế đoán mò của riêng tôi thôi. Tôi có một yếu điểm, là chỉ cho người khác lợi ích về mặt kinh tế, phớt lờ những yếu tố như phẩm chất, lòng kiêu hãnh của anh cũng như thông điệp mà anh muốn nói với những kẻ thờ ơ với mình. Nên giờ đây, chúng ta lâm vào cảnh này, một khoảnh khắc đáng sợ nhưng không khó giải thích của nạn mị dân, chia rẽ, bài ngoại, hận thù và sợ hãi. Và tôi lo cho cả anh và tôi, nếu chúng ta cứ tiếp tục thế này, tôi không lắng nghe, anh cảm thấy bị coi thường, anh cứ phải gào lên để tôi nghe thấy. Tôi sợ chúng ta sẽ bị viễn cảnh tương lai của riêng mình huyễn hoặc để rồi không còn muốn lắng nghe nhau. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn, nếu chúng ta cứ sống thế này thì sẽ đổ máu mất. Đã có dấu hiệu của các trận chiến trong những bài báo đọc mỗi ngày. Có thể sẽ xảy ra các cuộc vây hãm, tấn công, tình trạng lưu đày, đóng quân, ly khai. Không, tôi không hề phóng đại mọi thứ đâu. Chiến tranh có thể trở thành đề tài nóng ở những nơi mà nó đã đi qua. Con người nơi đó sẽ luôn nuôi hy vọng trả thù. Nhưng đây sẽ không chỉ là cuộc trả đũa sơ sài, hời hợt sử dụng từ ngữ nặng nề như chúng ta trong cuộc cãi vả. Mọi thứ sẽ kinh khủng hơn nhiều. Tôi sẽ mặc nhận rằng cả anh và tôi đã lựa chọn đi tới nước này. Chúng ta tự tạo cho mình khái niệm "người ta". Trong thân phận là cha mẹ, láng giềng và công dân, chúng ta chứng kiến và đôi khi ngó lơ, mặc nhau muốn sống sao thì sống. Chúng ta không thù hận từ lúc mới sinh. Trong vai trò là một ai đó, tôi đã "khơi dậy" lòng khát khao trả thù trong anh, và giờ đây, khát khao trả thù đó của anh đã quay lại, buộc tôi phải tìm kế tẩu thoát, phải từ bỏ những mối liên hệ còn lại giữa chúng ta, dù ở giảng đường hay trong khu phố, dù ở phi trường hay công viên mà chúng ta từng đứng chung. Để rồi chúng ta đối mặt với một vấn đề không hề xa lạ do chính chúng ta tự gánh lấy. Đó chính là vấn đề trong mối quan hệ giữa chúng ta. Chúng ta đã lựa chọn đối đầu nhau, để tới được đây. Vẫn còn nhiều mối liên hệ khác dẫn ta thoát khỏi mối thù này. Nhưng ta sẽ phải buông bỏ vài thứ, bạn tôi ơi, hãy bắt đầu với những điều chúng ta trân trọng ở hiện tại. Thử nghĩ xem, nếu ta thôi sống trong mộng tưởng về một xã hội bắt người này, người kia phải trả giá. Hãy thử nghĩ, sẽ tốt bao nhiêu nếu tôi bỏ được thói quen tìm cách có lại ngày hôm qua đã mất, hay chỉ mải mê lo về một ngày mai chưa tới về công việc, ăn uống, học hành, về những thứ không bao giờ đem lại cảm giác an tâm. Vấn đề chỉ được giải quyết nếu việc đầu tiên ta làm được là thừa nhận rằng chúng ta đã quá hờ hững với nhau. Nếu thời khắc nguy hiểm này tồn tại một điều gì đó để ta có thể hy vọng, thì chính là đây. Từ rất lâu rồi, chúng ta chỉ chạy theo những giấc mơ huyền ảo và hậu quả là ta lờ đi ước mơ thiết thực nhất của nhau, ước mơ được lắng nghe, được tháo gỡ những gút mắt về nhau, được sống cùng nhau trong hoà bình. Chúng ta hãy dũng cảm để chấp nhận giấc mơ của nhau trước khi tìm tới những giấc mơ xa vời nào khác. Hãy dũng cảm làm điều đó. Chân thành gửi anh, người anh em. (Vỗ tay) Làm thế nào chúng ta xây dựng một xã hội không cần nhiên liệu hóa thạch? Nó là một thách thức rất phức tạp, và tôi tin những nước đang phát triển có thể đi đầu trong sự chuyển đổi này. Và tôi biết rằng đây là một tuyên bố gây tranh cãi, nhưng thực tế là có quá nhiều thứ đang bị đe dọa ở các nước của chúng ta nếu chúng ta để nhiên liệu hóa thạch là trung tâm cho sự phát triển của mình. Chúng ta có thể làm khác đi. Và đã đến lúc, thật sự đến lúc, để vạch trần chuyện hoang đường rằng một đất nước phải lựa chọn giữa một bên là phát triển và một bên là bảo vệ môi trường, các loại năng lượng tái tạo, chất lượng cuộc sống. Tôi đến từ Costa Rica, một nước đang phát triển. Chúng tôi có gần 5 triệu dân, và chúng tôi sống ở ngay giữa châu Mỹ, vì thế rất dễ dàng để nhớ chúng tôi sống ở đâu. Gần 100% điện của chúng tôi là từ các nguồn năng lượng tái tạo, 5 trong số đó. (Tiếng vỗ tay) Thủy lợi, địa nhiệt, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối. Quý vị có biết rằng năm ngoái trong 299 ngày, chúng tôi đã không dùng bất cứ năng lượng hóa thạch nào để tạo ra tất cả nguồn điện cho mình không? Đó là một thành tựu tuyệt vời, tuy vậy nó lại che giấu một nghịch lý, đó là gần 70% sự tiêu thụ năng lượng của chúng tôi là dầu. Tại sao vậy? Vì hệ thống giao thống của chúng tôi hoàn toàn dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch, cũng giống như hầu hết các nước khác. Vì thế nếu ta ví chuyển đổi năng lượng như một cuộc đua marathon, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta đến được vạch đích, làm thế nào chúng ta khử được carbon cho phần còn lại của nền kinh tế? Và công bằng mà nói nếu chúng ta không thành công thì ai sẽ thành công nữa? Vì thế đó là lý do tôi muốn nói về Costa Rica với quý vị, vì tôi tin chúng tôi là một ứng viên tuyệt vời trong việc đi đầu về tầm nhìn cho sự phát triển không cần nhiên liệu hóa thạch. Quý vị có thể đã biết một điều về đất nước chúng tôi, đó là chúng tôi không có quân đội. Vì thế tôi sẽ đưa quý vị trở lại năm 1948. Năm đó, nước tôi đang kết thúc cuộc nội chiến. Hàng nghìn người Costa Rica đã chết, và những gia đình bị chia cắt đau đớn. Tuy vậy, một ý tưởng đáng kinh ngạc đã chiến thắng những trái tim và khối óc: chúng tôi sẽ phục hồi lại đất nước, và nền Cộng hòa thứ hai sẽ không có quân đội. Vì thế chúng tôi đã giải tán quân đội. Và tổng thống đương nhiệm lúc đó, José Figueres, đã tìm ra cách có tác động mạnh mẽ, đó là đập đổ các bức tường của 1 căn cứ quân sự. Năm tiếp theo, 1949, chúng tôi đã đưa quyết định đó vĩnh viễn vào hiến pháp mới, và đó là lý do vì sao tôi có thể kể cho quý vị về câu chuyện đó gần 70 năm sau. Và tôi rất vui mừng. Tôi mừng vì họ đã đưa ra quyết định đó trước khi tôi ra đời, vì nó cho phép tôi và hàng triệu người khác sống trong một đất nước rất yên ổn. Và quý vị có thể nghĩ đó là do may mắn, nhưng không phải như vậy. Đó là một hình mẫu cho những lựa chọn thận trọng. Trong những năm 40, người Costa Rica được hưởng nền giáo dục và y tế miễn phí. Chúng tôi gọi đó là những phúc lợi xã hội. Bằng cách giải tán quân đội, chúng tôi có thể chuyển chi phí quân đội thành chi tiêu xã hội, và đó là bánh dẫn cho sự ổn định. Trong những năm 50 -- (Vỗ tay) Trong những năm 50, chúng tôi bắt đầu đầu tư vào thủy điện, và điều đó đã giúp chúng tôi tránh xa khỏi cạm bẫy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện, đó là việc mà thế giới ngày nay đang phải chiến đấu. Trong những năm 70 chúng tôi đầu tư vào các công viên quốc gia, và nó đã giúp chúng tôi tránh xa khỏi logic đầy vết rạn nứt: phát triển, phát triển, phát triển bằng mọi giá mà chúng ta thấy mọi nước khác ôm khư khư, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong thập niên 90, chúng tôi tiên phong trong việc đóng phí cho dịch vụ sinh thái và nó giúp chúng tôi đẩy lùi nạn phá rừng và thúc đẩy du lịch sinh thái - động lực chính cho sự phát triển ngày nay Vì vậy đầu tư vào bảo vệ môi trường không hề gây tổn hại cho nền kinh tế chúng tôi Khá ngược ngạo. Và nó không có nghĩa là chúng tôi hoàn hảo cũng không có nghĩa chúng tôi không có sự mâu thuẫn Nó không phải điểm chính. Điểm chính là, nhờ vào những lựa chọn của bản thân mình, chúng tôi đã phát triển khả năng phục hồi trong việc đối mặt với các vấn đề tăng trưởng. Ngoài ra, nếu quý vị xem xét một đất nước như của chúng tôi, chỉ số GPD bình quân đầu người là khoảng 11.000 dollar, phụ thuộc vào cách quý vị tính toán. Nhưng theo chỉ số tăng trưởng xã hội, Chúng tôi tuyệt đối đứng bên ngoài khi nói đến chuyển chỉ số GPD thành tăng trưởng xã hội. Giải tán quân đội, đầu tư vào tự nhiên và con người, cũng đã làm nhiều thứ trở nên mạnh mẽ. Nó làm nên một câu chuyện, câu chuyện về một đất nước nhỏ bé với một ý tưởng lớn lao, và nó được trao quyền để được lớn lên cùng với câu chuyện đó. Vậy, câu hỏi đặt ra là, ý tưởng lớn nào dành cho thế hệ ngày nay? Và tôi tin những gì tiếp theo đây là dành cho thế hệ này để ngưng sử dụng nhiên liệu hóa thạch mãi mãi, tương tự việc chúng tôi đã làm với quân đội. Nhiên liệu hóa thạch tạo ra biến đổi khí hậu. Chúng ta biết điều đó, và chúng ta biết chúng ta dễ bị tổn thương trước ảnh hưởng của biến đội khí hậu. Là một nước đang phát triển, nó là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi để phát triển mà không cần đến nhiên liệu hóa thạch gây tác hại tới người dân ở vị trí đầu tiên của chúng tôi. Bởi vì tại sao chúng tôi tiếp tục nhập khẩu dầu cho phương tiện giao thông khi chúng tôi có thể sử dụng điện thay vào đó? Hãy nhớ là, đây là đất nước nơi điện được sản xuất từ nước của các con sông, nhiệt lượng của những ngọn núi lửa, những tua bin gió, các tấm năng lượng mặt trời, chất thải sinh học. Loại bỏ nhiên liệu hóa thạch nghĩ là phá vỡ hệ thống giao thông của chúng tôi để chúng tôi có thể cung cấp năng lượng cho xe hơi, xe bus, tàu lửa bằng điện thay vì bằng năng lượng không tái tạo được. Và để tôi nói cho quý vị biết, giao thông vận tải đã trở thành vấn đề sống còn cho người Costa Rica chúng tôi bởi vì mô hình chúng tôi đang có không hoạt động cho chúng tôi. Nó đang gây hại cho mọi người, gây hại cho các công ty, và gây hại cho sức khỏe của chúng tôi. Bởi vì một khi các chính sách và cơ sở hạ tầng thất bại, đây sẽ là những gì xảy ra thường xuyên mỗi ngày. 2 tiếng vào buổi sáng, 2 tiếng vào buổi tối. Tôi không hiểu được tại sao chúng ta lại chấp nhận chuyện này như lẽ thường tình. Nó vô cùng tồi tệ khi buộc phải lãng phí thời gian của chúng ta cho việc này mỗi ngày. Và đường cao tốc này thực sự khá tốt so với những gì quý vị thấy ở các nước khác nơi mà giao thông đang bùng nổ. Quý vị cũng biết, người Costa Rica được gọi là "presa." Presa nghĩa là "bị cầm tù." Và mọi người đang chuyển sang bạo lực ở đất nước mà đáng lẽ ra phải hạnh phúc trong cuộc sống yên bình (pura diva). Nó đang xảy ra. Cho nên nhiều thứ đang bị đe dọa. Tin mừng là khi chúng ta nói về việc làm sạch giao thông vận tải và cách di chuyển khác, thì chúng ta không nói về những điều không tưởng xa xôi ngoài kia. Chúng ta đang nói về di chuyển bằng điện, điều đang xảy ra ngày nay. Đến năm 2022, xe ô tô điện và ô tô thường được hy vọng sẽ đồng giá với nhau, và các thành phố cũng đã áp dụng thử xe buýt chạy bằng điện. Và những phương tiện rất tuyệt vời này đang tiết kiệm tiền, và chúng còn giảm thiểu sự ô nhiễm. Vậy nếu chúng ta muốn loại bỏ giao thông vận tải chạy bằng dầu, chúng ta có thể, vì bây giờ chúng ta có nhiều lựa chọn mà trước kia chúng ta không có. Điều đó thật tuyệt vời. Nhưng tất nhiên, một vài người sẽ cảm thấy khó chịu với ý tưởng này, và họ sẽ đến và nói với quý vị rằng thế giới này dính chặt với dầu, Costa Rica cũng vậy, đó là sự thật. Đó là điều họ nói với qúy vị. Và quý vị biết câu trả lời cho lý lẻ này là gì không? Năm 1948, chúng tôi đã không nói rằng thế giới bị dính chặt với quân đội nên chúng ta cũng hãy giữ lại quân đội. Không, chúng tôi đã đưa ra một lựa chọn rất dũng cảm, và lựa chọn đó đã làm nên một sự khác biệt hoàn toàn. Vì vậy đã đến lúc thế hệ này trở nên dũng cảm thêm một lần nữa và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch mãi mãi. Và tôi sẽ cho quý vị 3 nguyên nhân tại sao chúng ta phải làm điều này. Thứ nhất, mô hình giao thông vận tải và đô thị hóa của chúng ta đã bị hỏng, vì vậy đây là thời điểm tốt để xác lập lại đô thị và vận tải tương lai của chúng ta. Chúng ta không muốn các thành phố được dựng lên cho xe cộ. Chúng ta muốn những thành phố dành cho con người nơi chúng ta có thể đi bộ và sử dụng xe đạp. Và chúng ta muốn phương tiện giao thông công cộng, phải thật nhiều, những phương tiện công cộng sạch sẽ và tiện lợi. Vì nếu chúng ta cứ tiếp tục thêm vào những đoàn xe hơi thông thường, các thành phố của chúng ta sẽ trở nên không chịu nổi. Thứ hai, chúng ta phải thay đổi, nhưng thay đổi từ từ sẽ không đủ. Chúng ta cần sự thay đổi mang tính biến đổi. Và có một vài dự án thay đổi từng bước ở nước của tôi, và tôi sẽ là người đầu tiên tán dương họ. Nhưng đừng tự đùa bản thân mình. Chúng ta không nói về một cái kết với những chiếc xe điện đẹp đẽ ở đây và vài chiếc xe buýt điện ở kia trong khi chúng ta tiếp tục đầu tư vào cùng một kiểu cơ sở hạ tầng, thêm nhiều xe hơi, nhiều con đường, thêm nhiều dầu. Chúng ta đang nói về cách thoát khỏi xăng dầu, và chúng ta không thể đạt được điều đó bằng phương pháp từ từ. Thứ ba, và quý vị đều biết điều này, thế giới đang thèm khát nguồn cảm hứng. Nó muốn những câu chuyện về sự thành công trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nên tôi tin Costa Rica có thể trở thành nguồn cảm hứng cho các nước khác, như khi chúng thôi đã tiết lộ vào năm ngoái rằng chúng tôi đã không sử dụng bất kì nhiên liệu hóa thạch nào trong nhiều ngày để sản xuất ra toàn bộ điện của mình. Tin tức này lan truyền trên khắp thế giới. Và nó cũng làm tôi vô cùng tự hào, một người phụ nữ Costa Rica, Christiana Figueres, đã giữ vai trò quyết định trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận khí hậu Paris. Vì vậy chúng tôi phải bảo vệ tài sản kế thừa này và phải làm gương. Vậy tiếp theo sẽ là gì? Người dân. Làm sao chúng ta để người dân sở hữu được điều này? Làm sao chúng ta khiến người dân tin rằng nó hoàn toàn khả thi để xây dựng một xã hội không có nhiên liệu hóa thạch? Rất nhiều công việc cần được thực hiện ngay từ lúc mới bắt đầu. Đó là lí do vì sao trong năm 2014 chúng tôi tạo ra Costa Rica Limpia. "Limpia" nghĩa là "sạch", vì chúng tôi cần thêm sức mạnh cũng như tạo động lực cho người dân. Nếu người dân không bị thu hút, thì các quyết định về hệ thống giao thông sạch sẽ sa lầy bởi vô tận, ý của tôi là những cuộc thảo luận vô tận về kĩ thuật, và bởi các cuộc vận động hành lang dồn dập của nhiều nhóm lợi ích chung khác nhau. Ham muốn trở thành một đất nước xanh sử dụng nguồn năng lượng tái tao đã trở thành một phần câu chuyện của chúng tôi. Chúng tôi không thể để bất cứ ai lấy đi điều đó từ mình. Năm ngoái, chúng tôi đưa người dân từ bảy tỉnh thành của mình đến nói chuyện về việc thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng tới họ, và năm nay chúng tôi cũng đưa tới một nhóm người Costa Rica khác để nói về năng lượng tái tạo được. Và quý vị biết không Những người này bất đồng với nhau gần như mọi thứ chỉ trừ năng lượng tái tạo được giao thông sạch và không khí sạch. Nó mang mọi người tới gần nhau. Và chìa khóa cho sự tham gia này là giúp mọi người cảm thấy mình không nhỏ bé. Mọi người cảm thấy bất lực, và họ mệt mỏi vì không được lắng nghe. Cho nên việc chúng tôi làm là những điều cụ thể, và chúng tôi dịch những vấn đề kỹ thuật sang ngôn ngữ toàn dân để cho người dân thấy họ có vai trò và có thể thực hiện nó cùng nhau. Lần đầu tiên, chúng tôi dõi theo những lời hứa mà mình đã thực hiện về hệ thống giao thông sạch, và các chính trị gia biết họ phải thực hiện nó, nhưng điểm bùng phát sẽ đến khi chúng ta thiết lập các liên minh người dân, các doanh nghiệp, những người ủng hộ cho phương tiện giao thông công cộng điều đó sẽ làm cho giao thông bằng điện trở nên bình thường, đặc biệt là ở một nước đang phát triển. Cho đến khi cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra, tôi tin các ứng cử viên sẽ phải đưa ra vị thế của mình trên việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Bởi vì câu hỏi này phải nằm trong xu hướng chính trị chủ đạo của chúng tôi. Và tôi nói với quý vị rằng, đây không phải là câu hỏi về chính sách khí hậu hay nghị sự về môi trường. Nó nói về một đất nước mà chúng tôi muốn và về những thành phố chúng tôi có những thành phố chúng tôi muốn và ai là người đưa ra sự lựa chọn. Bởi vì cuối cùng, điều chúng tôi muốn nói chính là sự phát triển cùng với nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn tốt cho người dân, cho người Costa Rica đang tồn tại ngày nay và đặc biệt cho thế hệ chưa được sinh ra của chúng ta. Đây là bảo tàng quốc gia của chúng tôi. Nó tươi sáng là yên bình, Và khi quý vị đứng trước nó, thật khó tin khi đây từng là những doanh trại quân đội vào cuối thập niên 40. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới không có quân đội ở nơi này, và đây là nơi việc loại bỏ các loại nhiên liệu hóa thạch sẽ được công bố một ngày không xa. Và chúng tôi sẽ làm nên lịch sử một lần nữa. Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Các bạn, chúng ta có một vấn đề. (Cười) Tăng trưởng kinh tế chững lại, và đó là một vấn đề lớn. Nền kinh tế toàn cầu ngừng tăng trưởng. Chuyện này không mới. Sự phát triển thật ra đang chậm lại trong suốt 50 năm qua. Nếu cứ tiếp tục như thế, chúng ta cần phải học cách để sống trong một thế giới ngừng tăng trưởng trong thập niên tới. Điều này thật đáng sợ vì khi nền kinh tế không phát triển, con cháu chúng ta sẽ không thể có cuộc sống no đủ. Điều đáng sợ hơn là, nếu cái bánh kinh tế không to ra, thì phần bánh của chúng ta nhỏ lại. Ta phải chiến đấu khốc liệt để có phần to hơn. Điều này tạo ra những sức ép và xung đột nghiêm trọng. Tăng trưởng rất quan trọng. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử của tăng trưởng, những giai đoạn tăng trưởng mạnh luôn được hỗ trợ bởi những cuộc cách mạng sản xuất lớn. Điều này đã xảy ra ba lần, mỗi lần cách nhau 50-60 năm. Động cơ hơi nước vào giữa thế kỉ 19, cơ khí hoá sản xuất vào đầu thế kỷ 20, Cảm ơn, Ngài Henry Ford. Và làn sóng tự động hóa đầu tiên vào những năm 1970. Tại sao những cuộc cách mạng sản xuất này tạo ra sự phát triển lớn trong nền kinh tế? Vì chúng đã cải thiện năng suất lao động một cách mạnh mẽ. Vấn đề khá đơn giản: để phát triển, bạn cần phải sản xuất nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Cần có nhiều lao động hơn, nhiều vốn hơn hoặc năng suất cao hơn. Mỗi lần như thế, năng suất được đẩy mạnh. Tôi ở đây hôm nay để nói với các bạn rằng chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một sự biến đổi lớn tiếp theo, và rất ngạc nhiên là sự thay đổi này, sẽ một lần nữa xuất phát từ khâu sản xuất. Điều đó sẽ đưa chúng ta ra khỏi suy thoái và nó sẽ thay đổi cách mà sự toàn cầu hoá hoạt động trong thập kỉ trước. Tôi ở đây để nói với các bạn về sự kì diệu của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, mà chúng ta đang tiến tới. Ý tôi không phải là ta ngừng cải tiến sản xuất kể từ cuộc cách mạng trước. Thực ra, chúng ta đã có vài ý tưởng thất bại để cố gắng tái sinh nó. Nhưng không một lần nào ta tạo ra sự đột biến mà ta cần để tiếp tục phát triển lại. Ví dụ, chúng ta đã thử chuyển các nhà máy ra nước ngoài, để giảm giá thành sản xuất và tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Không những ta không cải thiện được năng suất, mà ta chỉ tiết kiệm được vốn trong thời gian ngắn. Bởi vì, về lâu dài, "lao động giá rẻ" không hề rẻ. Sau đó, chúng ta thử mở rộng nhà máy, và ta chuyên môn hoá chúng theo sản phẩm. Ý tưởng là chúng ta có thể sản xuất thật nhiều một loại sản phẩm và dự trữ để bán theo nhu cầu. Điều này đã làm tăng năng suất trong một thời gian. Nhưng nó làm cho chuỗi phân phối của chúng ta rất cứng nhắc. Ví dụ ở ngành bán lẻ quần áo. Các công ty quần áo có lịch sử lâu đời, họ đã xây dựng trên toàn cầu các chuỗi cung ứng rất cứng nhắc. Khi các hãng cạnh tranh khác nhanh nhạy hơn, như Zara, bắt đầu bổ sung nguồn hàng nhanh hơn, từ hai bộ sưu tập mỗi năm cho đến một bộ sưu tập mỗi tháng, không một hãng nào có thể bắt kịp nhịp độ như vậy. Phần lớn các hãng đó hiện nay đều gặp khủng hoảng. Thế nhưng, tất cả các khuyết điểm này, vẫn tồn tại ở các nhà máy ta biết hiện nay. Nếu bạn nhìn kỹ lại, chúng vận hành chẳng khác gì 50 năm trước cả. Chúng ta chỉ đổi địa điểm, quy mô và cách chúng vận hành. Bạn có thể kể tên những thứ trông giống 50 năm trước không? Thật là điên rồ. Chúng ta làm mọi cách để thay đổi cách mô hình này vận hành, và chúng ta đang chạm tới giới hạn. Sau tất cả các cố gắng để sửa đổi cách ta sản xuất đều thất bại, chúng ta tưởng ta có thể phát triển ở trên lĩnh vực khác. Ta quay sang phát triển công nghệ... Ta đã cải tiến được rất nhiều. Chỉ kể tên một thứ: Internet. Ta hy vọng nó sẽ tạo ra tăng trưởng. Đúng thế, nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó tạo nên cuộc cách mạng trong truyền thông, dịch vụ và giải trí. Nhưng nó chưa giúp tăng năng suất nhiều. Thực ra, điều ngạc nhiên đó là năng suất đang giảm, bất kể tất cả các nỗ lực cải tiến này. Hãy tưởng tượng - ngồi văn phòng, lướt Facebook, xem video trên Youtube, chúng làm ta kém năng suất hơn. Lạ đúng không... (Cười) Đó là lý do kinh tế không tăng trưởng. Chúng ta thất bại trong việc cơ cấu lại không gian sản xuất, và sự cải tiến trong công nghệ khiến chúng ta xao nhãng điều đó. Nhưng nếu chúng ta kết hợp các nguồn lực đó? Nếu nền công nghiệp đương đại và những thành tựu công nghệ kết hợp để tạo ra sự cải tiến công nghiệp tiếp theo? Bingo! Đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, và nó đang diễn ra. Các công nghệ hiện đại nhất đang được ứng dụng trong sản xuất, Một chương mới! Nó sẽ cải thiện hơn một phần ba năng suất trong công nghiệp. Con số đó rất lớn, và sẽ giúp ích rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Tôi sẽ nói về vài thứ trong đó. Bạn đã từng thấy những con robot trong công nghiệp chưa? Chúng có kích cỡ tương đương người, Chúng hỗ trợ con người sản xuất, và chúng có thể được lập trình để thực hiện nhiều công việc phức tạp khác nhau. Trong các nhà máy hiện nay, chỉ có 8% khâu sản xuất được tự động hoá, Công việc càng ít phức tạp, chúng càng lặp lại lặp lại. Trong 10 năm tới, sẽ là 25%. Điều đó có nghĩa, tới năm 2025, các robot tiên tiến sẽ thay thế công nhân, và sẽ cải thiện 20% năng suất, sản xuất nhiều hơn 20% lượng sản phẩm, và làm kinh tế tăng trưởng thêm 20%. Đây không phải bối cảnh trong phim viễn tưởng, Robot đang phục vụ chúng ta, ngay bây giờ. Năm ngoái tại Mỹ, chúng giúp Amazon chuẩn bị và vận chuyển các đơn hàng cho ngày Cyber Monday, (giống Black Friday) ngày mà ta mua hàng qua mạng nhiều nhất. Cyber Monday năm ngoái, ở Mỹ, đã đạt kỷ lục vô tiền khoáng hậu về số lượng đơn hàng được đặt. 3 tỷ đô la đã được chi ra hôm đó cho việc mua sắm các thiết bị điện tử. Đó là tăng trưởng thực sự. Và xuất hiện một ngành sản xuất hấp dẫn, đó là in 3D. Công nghệ này đã phát triển mạnh trong việc "in" chất dẻo, và nó đang phát triển trên chất liệu kim loại. Đó là các ngành công nghiệp lớn. Sản xuất chất dẻo và kim loại chiếm 25% trong tổng giá trị sản xuất toàn cầu. Hãy lấy một ví dụ từ thực tế. Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, ống phun nhiên liệu là một trong những bộ phận phức tạp nhất, vì lý do sau: nó được lắp ráp bởi 20 chi tiết khác nhau, chúng đều phải được sản xuất riêng rẽ và sau đó mới được lắp ráp cẩn thận lại. Các tập đoàn trong ngành này hiện đang sử dụng kỹ thuật in 3D, điều đó cho phép họ sản xuất 20 thiết bị riêng rẽ đó chỉ trong một lần "in." Kết quả thì sao? Năng suất tăng 40%, sản xuất nhiều hơn 40% số sản phẩm, tăng trưởng thêm 40% cho ngành đó. Thực sự, điều thú vị nhất trong cuộc cách mạng sản xuất này vượt xa khỏi việc tăng năng suất. Đó là việc sản xuất những sản phẩm tốt hơn, thông minh hơn. Đó là việc thay đổi cán cân thị trường. Hãy tưởng tượng một thế giới mà bạn có thể mua chính xác sản phẩm bạn muốn, với những chức năng bạn cần, với thiết kế bạn mong muốn, với cùng giá và thời gian sản xuất với sản phẩm được sản xuất hàng loạt, như xe ô tô, hay quần áo, hoặc điện thoại của bạn. Cách mạng công nghiệp mới đã biến chúng thành hiện thực. Các robot hiện đại có thể được lập trình để có thể tham gia bất cứ khâu sản xuất nào, mà không yêu cầu cài đặt hay các hỗ trợ nào khác. In 3D giúp ta ngay lập tức sản xuất mọi loại sản phẩm có thiết kế đặc biệt. Ta có thể sản xuất một lô sản phẩm nào đó với cùng giá và thời gian sản xuất với lô sản xuất hàng loạt. Đó chỉ là một số ví dụ để cho thấy, cách mạng công nghiệp đang ở ngay đây. Không những năng suất được cải thiện, mà việc sản xuất còn trở nên linh hoạt, đó chính là những yếu tố tăng trưởng ta còn thiếu. Nhưng chưa hết, ta sẽ còn phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ khác khi sản xuất phát triển trở lại. Nó sẽ tạo ra sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế vĩ mô. Đầu tiên, các nhà máy sẽ được phát triển trên thị trường sân nhà của nó. Trong sự thay đổi toàn diện này, việc nguồn cung gần với khách hàng sẽ là tiêu chuẩn mới. Sau đó, các nhà máy sẽ được cơ cấu lại, nhỏ hơn, gọn nhẹ hơn. Quy mô không quan trọng nữa, linh hoạt mới là yếu tố quyết định. Chúng sẽ hoạt động theo nguyên tắc đa sản phẩm và phù hợp mọi nhu cầu. Sự thay đổi này sẽ mang tính cách mạng. Toàn cầu hoá sẽ bước vào kỷ nguyên mới. Các liên kết thương mại xuyên châu lục, sẽ được thay thế bằng các mối liên kết theo vùng, Châu Á - Châu Á; Châu Âu - Châu Âu. Khi bạn nghĩ lại, bạn sẽ thấy mô hình cũ thật điên rồ. Bạn phải chất hàng vào kho vận chuyển, rồi phân phối chúng toàn thế giới, trước khi chúng đến tay khách hàng. Trong mô hình mới, việc nguồn cung rất gần thị trường tiêu thụ, sẽ an toàn hơn rất nhiều cho môi trường. Trong các nền kinh tế phát triển, sản xuất sẽ quay về sân nhà, tạo ra nhiều việc làm hơn, năng suất cao hơn và tăng trưởng mạnh hơn. Đó là tin tốt, phải không? Nhưng có một vấn đề với tăng trưởng. Nó không tự nhiên đến. Các nền kinh tế phát triển cần nắm lấy cơ hội đó. Ta cần đào tạo lại lực lượng lao động trên quy mô lớn. Ở hầu hết các nước, như Pháp - là quốc gia của tôi, chúng tôi dạy bọn trẻ rằng, sản xuất không có tương lai. Đó là thứ quá cũ kỹ rồi. Chúng ta phải thay đổi điều đó, và dạy các môn về sản xuất ở bậc đại học. Chỉ các quốc gia cải cách mạnh mẽ mới có thể nắm bắt cơ hội tăng trưởng này. Đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển. Tất nhiên, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác sẽ không còn là đại công xưởng của thế giới nữa. Thực sự thì, mô hình đó không hiệu quả trong tương lai xa, khi các quốc gia đó trở nên giàu hơn. Năm ngoái, giá thành sản xuất ở Brazil đắt ngang với Pháp. Cho tới năm 2018, giá thành sản xuất ở Trung Quốc sẽ đắt ngang với Mỹ. Cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ tăng tốc độ chuyển giao của các nền kinh tế mới nổi này tới một mô hình mới, chiếm lĩnh bởi việc tiêu thụ trong nước. Và đó là tin tốt, bởi vì đó là nơi tăng trưởng được tạo ra. Trong 5 năm tới, hàng tỷ người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế nhiều hơn năm nước đứng đầu châu Âu cộng lại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 là cơ hội cho tất cả chúng ta. Nếu ta tận dụng cơ hội, ta sẽ có tăng trưởng bền vững trên toàn nền kinh tế. Điều đó có nghĩa chúng ta giàu hơn, và con cháu ta sẽ có tương lai tốt hơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là một bác sĩ chăm sóc sau trị liệu hôm nay tôi muốn trình bày với các bạn về chăm sóc sức khỏe. Tôi muốn muốn nói về sức khỏe và về việc chăm sóc cho những người đau yếu nhất trong đất nước chúng ta -- những người đối mặt với vấn đề sức khỏe phức tạp và nghiêm trọng. Tôi cũng muốn nói với bạn về vấn đề chi phí. Và điểm gặp nhau của 2 vấn đề này, bạn cũng nên vô cùng cẩn thận -- nó làm tôi khiếp sợ. Tôi cũng xin nói với bạn về y tế chăm sóc sau điều trị: một mô hình chăm sóc cho nhóm bệnh hiểm nghèo, được xây dựng trên thứ họ cần. Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm là dựa trên giá trị nhân phẩm giúp cho họ sống tốt hơn và lâu hơn. Đó là một mô hình chăm sóc biết nói ra sự thật và cam kết với từng cá nhân và đến gặp bệnh nhân tại nơi họ sống. Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện của bệnh nhân đầu đời của tôi. Đó là ngày đầu tôi bước vào đời bác sĩ, với chiếc áo choàng trắng... tôi chập chững vào bệnh viện và gặp ngay một quý ông, Harold, 68 tuổi, đến khoa cấp cứu. Ông ta bị đau đầu khoảng sáu tuần và cơn đau càng ngày càng tồi tệ hơn. Khám nghiệm cho thấy ông bị ung thư đã di căn trong não. Bác sĩ điều trị bảo tôi đến nói chuyện với ông Harold và gia đình ông về triệu chứng, dự đoán và các phương án điều trị. 5 tiếng đồng hồ trong nghề mới tôi chỉ biết làm một việc duy nhất. Tôi bước tới bước lui, ngồi xuống, nắm tay ông Harols, nắm tay vợ ông ta và chỉ biết thở dài. Ông nói, " Tin xấu phải không con trai?" Tôi trả lời, "Không" Cứ như vậy chúng tôi nói, lắng nghe và chúng tôi chia sẻ. Một lúc sau đó, tôi nói, "Ông Harold, điều gì có ý nghĩa với ông? Điều gì là thiêng liêng đối với ông?" Ông trả lời, "Gia đình tôi." Tôi nói, "Ông thật sự muốn làm gì?" Ông vỗ vào đầu gối tôi và nói, "Tôi muốn đi câu cá." Tôi nói, "Tôi cũng biết câu." Harold đi câu vào hôm sau. Ông chết 1 tuần sau đó. Khi tôi hoàn thành đợt thực tập, tôi nghĩ về Harold. Và tôi nghĩ đó là một cuộc đối thoại quá đặc biệt. Đó là cuộc đối thoại dẫn chúng ta đến khủng hoảng, đến mối đe dọa lớn nhất đến lối sống Mỹ ngày nay, đó là chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Vậy chúng ta biết gì? Chúng ta biết rằng những người bệnh trầm kha cần chi đến 15% GDP-- khoảng 2,3 ngàn tỷ đô la. Vậy số người bệnh không chữa được cần đến 15% GDP. Nếu chúng ta tính cho 2 thập niên tới với số tăng của bùng nổ dân số, theo tỷ lệ này con số sẽ là 60% GDP. 60% tổng sản phẩm quốc nội của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ -- số đó vẫn chưa đủ nếu chăm sóc sức khỏe cách này. Nó phải chi cho từng thùng sữa, cho tiền học phí. Nó phải chi cho mọi thứ chúng ta cần và mỗi thứ chúng ta biết hiện nay. Còn phải tính đến sự bấp bênh của kinh tế thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chúng ta tạm bỏ qua các thống kê và con số. Hãy nói về giá trị của những đồng tiền chúng ta bỏ ra. Cách đây khoảng 6 năm, tạp chí Dartmouth Atlas quan tâm đến từng đồng chi phí cho y tế -- cho những người không còn nhiều thời gian sống. Chúng ta nhận thấy những bệnh nhân có chi tiêu bình quân đầu người cao nhất là những người phải chịu đau đớn, trầm cảm nhiều nhất. Và thường là họ chết sớm hơn. Sao lại như thế? Chúng ta sống trong Hiệp Chủng Quốc, có hệ thông chăm sóc sức khỏe tốt nhất hàng tinh. Chúng ta chi cho những bệnh nhân này gấp 10 lần nhiều so với nước đứng nhì thế giới. Điều đó không có ý nghĩa gì. Nhưng điều chúng ta chắc chắn là, tính trong 50 nước trên hành tinh với hệ thống chăm sóc sức khỏe được tổ chức, chúng ta ở hàng thứ 37. Các nươc Đông Âu cũ và các nước Châu Phi cận Sahara được xếp cao hơn chúng ta cả về chất lượng và giá trị. Điều mà tôi trải nghiệm mỗi ngày trong nghề của tôi, và tôi tin tưởng, điều mà nhiều người trong các bạn trải nghiệm trong đời: càng nhiều thì càng thiếu. Những cá nhân qua càng nhiều xét nghiệm, càng rung chuông, càng thổi còi, càng hóa trị, càng mổ xẻ càng nhiều thứ nữa -- nhiều loại can thiệp của chúng ta, thì chất lượng sống của họ càng xuống cấp. Và thường là cuộc sống của họ bị cắt ngắn. Vậy, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta đang làm gì vậy? Tại sao vậy? Thực tế rất u tối, thưa quý vị, chúng ta là như thế, công nghiệp y tế -- bác sĩ áo choàng trắng -- đang ăn trộm tiền của bạn. Lấy cắp những cơ hội chọn lựa cách thức bạn muốn sống trong những hoàn cảnh đau ốm. Chúng ta chỉ biết nhắm đến bệnh tật, chữa trị, mổ xẻ và thuốc men. Chúng ta quên mất nhân tính. Làm sao ta có thể chăm sóc con người mà lại không hiểu con người? Chúng ta làm nhiều thứ; chúng ta cần làm nhiều thứ cho vấn đề này. 3 mục tiêu của chăm sóc sức khỏe là: một, tìm hiểu bệnh nhân rõ hơn. Hai, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Ba, giảm chi phí bình quân đầu người cho việc theo bệnh. Chúng tôi, nhóm chăm sóc sau điều trị, năm 2012, làm việc với bệnh trầm kha -- ung thư, bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận, bệnh tâm thần -- làm thế nào chúng tôi hiểu bệnh nhân rõ hơn? "Tôi muốn được ở nhà, thưa bác sĩ." "Tốt, chúng tôi sẽ đến nhà chăm sóc bạn." Chất lượng cuộc sống được cải thiện. Hãy để ý, họ là con người. Hai: sức khỏe cộng đồng. Làm sao chúng tôi có cái nhìn khác biệt đối với những bệnh nhân này, và cam kết với họ một cách đặc biệt, sâu sắc hơn, và giúp họ suy nghĩ về cái chết một cách thoải mái hơn? Làm thế nào để chúng ta quản lý nhóm bệnh nhân này, những bệnh nhân chăm sóc tại nhà, 94%, năm 2012, đã không cần phải đến bệnh viện? Không phải vì không thể. Nhưng họ không cần. Chúng tôi đến với họ để chăm sóc. Chúng tôi vẫn giữ được giá trị và chất lượng. Ba: chi phí bình quân đầu người. Đối với nhóm người này, hôm nay số tiền lên đến 2,3 tỷ đô la và trong 20 năm lên đến 60% GDP, chúng tôi giảm chi phí chăm sóc gần 70%. Nhưng chi nhiều hơn cho những giá trị họ mong muốn, để sống tốt hơn và lâu hơn, và giảm được 2/3 số tiền. Khi thời gian của Harold hết, chăm sóc sau trị liệu không còn. Chăm sóc sau trị liệu là một mô hình kéo dài từ lúc chuẩn đoán cho đến cuối đời. Hàng giờ, tuần, tháng, năm, liên tục -- với trị liệu, không trị liệu. Hãy gặp Christine. Ung thư cổ tử cung giai đoạn III, ung thư di căn bắt đầu ở cổ tử cung, lan ra khắp cơ thể. Cô ta ở tuổi ngũ tuần và cô ta vẫn sống. Đó không phải là hết đời, đó là cuộc sống. Đó không phải là tuổi già, đó là con người. Đây là Richard. Bệnh phổi giai đoạn cuối. "Richard, điều gì là thiêng liêng đối với ông?" "Con cái, vợ và chiếc Harley của tôi." (Cười) "Được rổi! Tôi không thể chở bạn đi chơi với nó được vì tôi chỉ có thể đạp xe thôi, nhưng hãy xem tôi có thể làm gì đây." Richard nhìn tôi, ông rất yếu. Với giọng nói thều thào, ông nói có thể là ông chỉ còn vài tuần hay vài tháng. Rồi chúng tôi nói chuyện. Tôi lắng nghe và cố gắng nghe-- không dễ chút nào. Phải dùng suy đoán để hiểu. Tôi nói. "Thôi được rồi, đến đâu hay đến đó," chúng tôi quen vậy rồi. Và tôi đến thăm Richard nơi ông sống. 1 hay 2 cuộc điện thoại mỗi tuần, nhưng ông khỏe ra trong giai đoạn cuối của bệnh phổi. Bây giờ, bác sĩ chăm sóc sau điều trị không chỉ dành cho người già, không chỉ cho người trung niên. Mà cho mọi người. Hãy gặp Jonathan bạn tôi. Chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu Jonathan và cha của cậu ta đến với chúng ta hôm nay. Jonathan ở tuổi đôi mươi, và tôi gặp cậu ấy cách đây vài năm. Lúc ấy cậu phải đối mặt với ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối, rồi di căn lên não. Cậu bị đột quỵ, cậu phải qua phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Khi gặp cậu ta và gia đình, cậu ghép tủy xương được vài tuần, chúng tôi lắng nghe và khuyến khích họ, họ nói, "hãy giúp chúng tôi hiểu -- ung thư là gì?" Làm sao chúng ta tránh được bệnh nếu không hiểu cái chúng ta phải đối mặt? Làm sao chúng ta giải quyết được khi không ai có khả năng biết chúng ta đối đầu với cái gì, để rồi phải tiếp tục và lại giao mạng mình cho bác sỹ, cũng là con người thôi, để biết liệu có nên chữa cách này hay cách khác hay không? Ông Trời mới biết bác sỹ có thể làm gì cho bạn. Nhưng có nên can thiệp hay không? Thôi bỏ qua đi. Tất cả những bằng chứng liên quan đến chăm sóc sau điều trị ngày nay cho thấy đại đa số người được chăm sóc sống tốt hơn và lâu hơn. Có một bài báo quan trọng ở tờ Y Khoa Anh năm 2010. Một nghiên cứu ở Harvard bởi những người bạn đồng nghiệp của tôi. Ung thư phổi giai đoạn cuối: một nhóm được chăm sóc sau điều trị, và một nhóm tương tự nhưng không có chăm sóc đó. Nhóm được chăm sóc ít bị đau đớn hơn, ít bị trầm cảm hơn. Họ ít nhập viện hơn. Thưa quý vị, họ sống lâu hơn từ 3 đến 6 tháng. Nếu chăm sóc sau điều trị là thuốc ung thư, thì mọi bác sỹ ung thư trên hành tinh này đều kê đơn với thuốc đó rồi. Tại sao họ không làm chứ? Một lần nữa, vì chúng tôi đây, bác sỹ với áo choàng trắng, được đào tạo và có thần chú để đối đầu với cái này, mà không biết phải làm sao với cái kia. Đó là nơi tất cả chúng ta sẽ đến. Nhưng bài nói chuyện hôm nay không phải về cái chết, mà là về cuộc sống. Cuộc sống dựa trên các giá trị của chúng ta, điều mà chúng ta cho là thiêng liêng và cách mà chúng ta muốn viết nên những chương cuộc đời mình, dù cho nó là chương cuối hay còn 5 chương nữa. Điều chúng ta biết, điều chúng ta kiểm chứng được, là bài nói chuyện này không cần diễn ra hôm nay -- không phải tuần tới, cũng không phải năm tới. Điều quan trọng là cuộc sống của chúng ta hôm nay và cuộc sống của chúng ta khi già và cuộc sống của con cháu chúng ta. Không phải là trong phòng bệnh viện hay giường bệnh tại nhà, mà là ở nơi chúng ta đến mọi thứ chúng ta cảm nhận. Y tế sau điều trị là câu trả lời để cam kết với mọi người, để thay đổi chuyến đi mà mỗi chúng ta phải đối mặt, và để làm cho nó tốt hơn. Đối với đồng nghiệp của tôi, đối với bệnh nhân của tôi, đối với chính phủ của tôi, đối với mọi người, tôi hỏi liệu chúng ta đứng dậy chúng ta kêu đau và đòi hỏi được chăm sóc tốt nhất, thì chúng ta có thể sống tốt hơn ở hiện tại hay không và được bảo đảm một cuộc sống tốt hơn cho ngày mai hay không? Chúng ta cần thay đổi hôm nay để chúng ta có thể sống ngày mai. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Vào tháng 7 năm 1911, vị giáo sư 35 tuổi - tốt nghiệp từ Yale rời trại trong rừng mưa nhiệt đới cùng nhóm của mình. Sau khi trèo qua một ngọn đồi dốc và lau khô mồ hôi trên trán, ông ấy tả lại khung cảnh dưới chân mình. Ông ấy thấy hiện ra từ dưới tán lá dầy của rừng mưa nhiệt đới mê cung kiến trúc đan xen nhau một cách khó tin này được xây bằng đá granite, kết hợp tuyệt đẹp. Điều đáng kinh ngạc ở dự án này nó là dự án đầu tiên được tài trợ bởi National Geographic, và nó đã cho tạp chí của NatGeo một trang bìa tuyệt đẹp vào năm 1912. Vị giáo sư này đã sử dụng thiết bị chụp ảnh tiên tiến nhất lúc đó để ghi lại hình ảnh khu vực, và thay đổi vĩnh viễn bộ mặt của thám hiểm. Nơi đó là Machu Picchu, được phát hiện và thăm dò bởi Hiram Bingham. Khi nhìn thấy nơi này, ông ấy đã hỏi, "Thật là một giấc mơ không tưởng. Có thể là gì được chứ?" Vậy nên hôm nay, 100 năm sau, tôi mời các bạn tới đây để tham gia môt hành trình tuyệt vời cùng tôi, một giáo sư 37 tuổi từ đại học Yale. (tiếng cổ vũ) Chúng tôi cũng chẳng làm gì ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để vẽ nên bản đồ cả đất nước. Đây là giấc mơ bắt đầu từ Hiram Bingham, nhưng chúng tôi sẽ mở rộng nó ra toàn thế giới, khiến thám hiểm khảo cổ học trở nên không hạn chế, bao quát hơn, đạt tới một quy mô mới mà trước đây là không thể. Đó là lí do tại sao tôi vô cùng hào hứng được chia sẻ với các bạn hôm nay rằng chúng tôi sẽ bắt đầu kế hoạch của TED Prize 2016 tại Mỹ Latin, cụ thể hơn là Peru. (vỗ tay) Cảm ơn. Chúng ta sẽ tiếp quản giấc mơ không tưởng của Hiram Bingham và biến nó thành một tương lai tuyệt vời mà chúng ta đều có thể góp sức. Vậy Peru không chỉ có Machu Picchu. Nó có những trang sức vô cùng lộng lẫy, giống như các bạn có thể thấy ở đây. Có những bức tượng con người bằng gốm tuyệt vời của Moche. Có cả Những đường vẽ Nazca và vải dệt tuyệt đẹp. Là một phần trong kế hoạch của TED Prize, chúng tôi sẽ bắt tay với những tổ chức tuyệt vời, đầu tiên là DigitalGlobe, nhà cung cấp lớn nhất toàn thế giới về hình ảnh vệ tinh thương mại chất lượng cao. Họ sẽ giúp chúng tôi xây dựng một nền tảng điện toán đám đông đáng kinh ngạc mà họ có. Có thể vài người đã dùng nó trong vụ mất tích MH370 để tìm kiếm chiếc máy bay. Tất nhiên, họ cũng sẽ cung cấp cho chúng tôi hình ảnh vệ tinh. National Geographic sẽ giúp chúng tôi rèn luyện và tất nhiên là thám hiểm. Thêm nữa là việc cung cấp nội dung phong phú cho kế hoạch, bao gồm những hình ảnh lưu trữ mà các bạn thấy ở phần đầu buổi nói chuyện và một vài đoạn băng dữ liệu. Chúng tôi đã bắt đầu dựng và lên kế hoạch chi tiết, và tôi thật sự rất phấn khích. Vậy đây là phần tuyệt vời. Nhóm của tôi, dẫn đầu bởi Chase Childs, đã bắt tay vào xem xét những tấm ảnh vệ tinh. Tất nhiên, những gì bạn thấy ở đây chỉ là một vùng dữ liệu 0.3 mét. Đây là khu vực tên Chan Chan ở phía Bắc Peru. Nó có từ năm 850 sau Công nguyên. Một thành phố thật sự tuyệt, nhưng hãy nhìn kĩ hơn. Đây là loại và chất lượng dữ liệu mà các bạn đều có thể xem được. Các bạn có thể thấy từng khối kiến trúc, từng tòa nhà. Và chúng tôi thật sự đã bắt đầu tìm ra những vùng đất lạ trước kia. Chúng tôi có thể nói rằng là một phần của kế hoạch này, tất cả các bạn đều giúp tìm thấy hàng ngàn vùng đất lạc mất xưa kia, giống như nơi này, và vùng đất đầy hứa hẹn nơi đây. Thật không may, chúng tôi cũng phát hiện những khu vực bị trộm cắp nghiêm trọng, như các bạn thấy ở đây. Rất nhiều vùng đất ở Peru đang bị đe dọa, nhưng điều tuyệt vời là tất cả dữ liệu sẽ được chia sẻ với những nhà khảo cổ học đứng lên bảo vệ những vùng đất này. Vậy nên tôi vừa ở Peru về, gặp mặt Bộ trưởng Bộ Văn hóa và cả UNESCO. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với họ. Cũng để cho các bạn biết, ở khu vực sẽ có cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, là điều chắc chắn cần thiết để đảm bảo người dân ở Peru và khắp Mỹ Latinh đều có thể tham gia. Đồng chủ tịch chính - người điều tra nghiên cứu của dự án là quý ngài đây, Giáo sư Luis Jaime Castillo, giáo sư tại Học viện Công giáo. Là một nhà khảo cổ học Peru đáng kính đồng thời là nguyên phó chủ tịch, Giáo sư Castillo sẽ giúp chúng tôi hợp tác và chia sẻ dữ liệu với các nhà khảo cổ học để họ có thể khám phá ra những vùng đất này. Ông cũng quản lí chương trình vẽ bản đồ nhờ máy bay không người lái, mà các bạn có thể thấy vài tấm ảnh từ đó sau lưng tôi đây và đây. Tất cả những dữ liệu này sẽ được đưa vào dự án, đồng thời ông cũng giúp ghi hình lại các khu vực mới các bạn tìm ra. Một đối tác khác của chúng tôi sẽ giúp đỡ trong việc rèn luyện, vươn xa hơn, cũng như các đơn vị bảo vệ khu vực là Sustainable Preservation Initiative, đứng đầu bởi Giáo sư Larry Coben. Vài người có thể không biết rằng có những nơi mà tồn tại song song các cộng đồng nghèo nhất thế giới với những vùng khảo cổ nổi tiếng nhất. Việc mà SPI làm là giúp củng cố những cộng đồng này, cụ thể là nữ giới, với định hướng làm kinh tế mới và dạy họ kinh doanh. Tức là giúp cho họ tạo nên những món đồ thủ công tuyệt tác để bán cho khách du lịch. Điều này cho phụ nữ khả năng giữ gìn di sản văn hóa của họ và làm chủ nó. Tôi đã có dịp dành chút thời gian cùng 24 người phụ nữ ở một khu vực khảo cổ nổi tiếng là Pachacamac, ngay ngoài Lima. Những người phụ nữ này truyền cảm hứng đến khó tin và điều tuyệt vời là SPI sẽ giúp chúng ta tạo nên biến chuyển cho những cộng đồng xung quanh khu vực mà các bạn đã góp phần tìm ra. Peru chỉ mới là khởi đầu. Chúng tôi sẽ mở rộng nền tảng này ra toàn thế giới nhưng tôi đã nhận được hàng ngàn email tham gia từ mọi người khắp thế giới -- giáo sư, giảng viên, sinh viên, và những nhà khảo cổ học khác -- những người rất nóng lòng được giúp. Thực tế, họ đã đề xuất cả những địa điểm tuyệt vời cho chúng tôi để giúp khám phá, bao gồm Atlantis. Tôi không biết liệu chúng tôi có đi tìm Atlantis không, song chẳng thể đoán được. Và tôi phải nói rằng, nếu như những gì nhóm của tôi đã tìm ra trong vài tuần qua là dấu hiệu nào đó, thì những gì thế giới này tìm ra sẽ vượt qua những gì chúng ta tưởng tượng. Giờ thì hãy ngồi vững trên lưng lạc đà nhé. Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Có một câu hỏi lớn giữa cuộc sống ta trong nền dân chủ hiện nay: Làm sao để chống khủng bố mà không phá hủy nền dân chủ, không gây hại đến nhân quyền? Tôi đã dành hầu hết sự nghiệp của mình để làm việc với nhà báo, với blogger, với các nhà hoạt động, cùng các nhà nghiên cứu nhân quyền trên toàn thế giới và đi đến một kết luận rằng nếu xã hội dân chủ của chúng ta không đảm bảo được việc bảo vệ nhân quyền, tự do báo chí và một Internet tự do và rộng mở, thì những hệ tư tưởng cực đoan rất dễ còn tiếp tục. (Tiếng vỗ tay) Tôi đã nói xong. Cảm ơn mọi người. Không, đùa thôi. (Tiếng cười) Thật ra, tôi muốn nói rõ hơn về điều này Một trong những quốc gia dẫn dầu trong vấn đề này là Tunisia, quốc gia duy nhất đạt kết quả từ Cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả Rập với một cuộc cách mạng dân chủ thành công. Năm năm sau, Họ đang chịu những cuộc tấn công nghiêm trọng của khủng bố, và những cuộc tuyển mộ tràn lan của ISIS. Nhiều người Tunisia đang kêu gọi chính quyền làm bất kể điều gì để đảm bảo an toàn cho họ. Họa sĩ tranh biếm họa người Tunisia, Nadia Khiari đã tóm lại việc này bằng lời thoại của nhân vật sau: "Tôi không quan tâm đến nhân quyền, Tôi không quan tâm đến cách mạng. Tôi không quan tâm đến nền dân chủ và tự do. Tôi chỉ muốn được an toàn thôi." "Vừa lòng chưa?" người cai ngục hỏi. "Anh an toàn rồi đấy." Nếu người Tunisia có thể tìm ra cách để đối phó với vấn đề khủng bố của họ mà không kết thúc ở nơi này, họ sẽ trở thành một hình mẫu không chỉ cho vùng của họ, mà cho tất cả chúng ta. Thực tế thì xã hội công dân của ta, các nhà báo và nhà hoạt động từ một phía thì đang bị tấn công bởi những nhóm chủ nghĩa cực đoan và, ở nhiều quốc gia, thì còn bởi chính nhà nước của họ. Chúng ta đang chứng kiến những bloggers và nhà báo bị bỏ tù, bị kết tội và đe dọa bởi chính nhà nước của họ, đa số đó là các nước đồng minh với phương Tây trong cuộc chiến với khủng bố Chỉ ba ví dụ. Một người bạn, đồng nghiệp cũ của tôi Hisham Almiraat, đã bị kết tội đe dọa an ninh đất nước, cùng với sáu nhà hoạt động khác ở Morocco. Blogger người Saudi, Raif Badawi bị bỏ tù và đánh đập vì xúc phạm đạo Hồi và phê phán hệ thống cai trị của Saudi trên blog. Gần đây hơn, đại diện người Thổ Nhĩ Kỳ của Phóng Viên Không Biên Giới, Erol Önderoglu, đã bị giam giữ và kết tội tuyên truyền khủng bố, vì anh và một số nhà hoạt động khác đã ủng hộ truyền thông của người Kurd. Những biện pháp chống khủng bố nhanh chóng trở thành sự đàn áp quốc gia mà không có sự bảo vệ chắc chắn cho những cộng đồng thiểu số và cho những tranh luận vì hòa bình; điều này cần được ủng hộ bởi một truyền thông địa phương ngay thẳng, độc lập. Nhưng khi việc đó không thật sự diễn ra, thì Washington đang kết hợp với Silicon Valley và Hollywood để đổ hàng triệu -- hàng trăm triệu đô vào cái gọi là "counter-messaging" một từ cách điệu cho tuyên truyền tài liệu xấu. Để chống lại việc tuyên truyền khủng bố tràn lan trên toàn Internet, ở châu Âu, những Đơn vị Tham chiếu Internet đang được mở ra để mọi người có thể báo cáo những nội dung cực đoan mà họ tìm thấy và kiểm duyệt nó. Vấn đề là, mọi việc tuyên truyền, giám sát và kiểm duyệt hoàn toàn thất bại trong việc nói lên rằng những người có tiếng nói đáng tin nhất, những người có thể đại diện các ý tưởng đáng tin và giải pháp cho những vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị trong cộng đồng của họ nơi khiến người ta theo chủ nghĩa cực đoan ngay từ đầu, đang bị bịt miệng bởi chính quyền của họ. Tất cả những điều này cộng lại càng làm giảm đi tự do trên toàn thế giới. Freedom House (Nhà Tự Do), một tổ chức về nhân quyền, báo cáo rằng năm 2015 là năm thứ 10 liên tiếp đánh dấu sự suy tàn của tự do trên toàn cầu. Và không chỉ là vì hành động của những chính quyền độc tài. Mà còn do những chính quyền dân chủ đang tăng cường xử lý những người bất đồng quan điểm, những người tố giác và những nhà báo điều tra. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon báo rằng "phòng chống chủ nghĩa cực đoan và đẩy mạnh nhân quyền đi chung với nhau." Không phải nói rằng chính quyền không nên đảm bảo an toàn cho ta tất nhiên là họ nên nhưng ta cần sự giám sát, thông suốt công khai và trách nhiệm đối với luật pháp. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa cực đoan đang loại trừ xã hội công dân ở một số nước Từ năm 2013, ở Bangladesh, hơn một tá những blogger và những nhà hoạt động cộng đồng bị tàn sát, theo đúng nghĩa đen, bởi những người cực đoan nhưng chính quyền lại không làm gì nhiều. Ở thành phố Raqqa, Syria những người như Ruqia Hassan và Naji Jerf bị ám sát vì báo cáo ra ngoài lãnh thổ của ISIS. Cộng đồng mạng gọi là "Raqqa đang âm thầm bị tàn sát" dựa nào sự mã hóa chắc chắn để lan truyền báo cáo của họ và bảo vệ họ khỏi bị đánh chặn và giám sát Giới lãnh đạo ở những nước như Mỹ, Anh, và nhiều nước dân chủ khác đang nhằm vào việc sử dụng luật để làm yếu đi, hoặc cấm hoàn toàn việc mã hóa bởi vì những kẻ xấu cũng đang dùng nó. Chúng ta cần phải đấu tranh cho quyền được dùng mã hóa của người dân. Hoặc không, ngành báo điều tra và sự bất đồng quan điểm sẽ trở nên khó khăn hơn ở nhiều nơi hơn. Và những kẻ xấu - tội phạm và người cực đoan sẽ vẫn tìm được cách trao đổi với nhau. Thật đáng khen cho những công ty đứng lên cho quyền được mật mã hóa của người dùng. Nhưng đến vấn đề về kiểm duyệt, thì mọi việc trở nên rắc rối hơn. Vâng, có một vấn đề thật sự về những thông tin cực đoan lan tràn khắp Internet. Và Facebook, Youtube và Twitter là một trong nhiều công ty báo cáo rằng họ đã phải gỡ xuống hàng trăm nghìn nội dung, cho ngưng hoạt động các tài khoản có liên quan đến chủ nghĩa cực đoan. Vấn đề ở chỗ, cơ chế thi hành của họ hoàn toàn rỗng tuếch và gây thiệt hại ngoài dự kiến. Ví dụ như Iyad el-Baghdadi một nhà hoạt động đã đùa về ISIS trên Twitter. Tài khoản của anh ta đã bị ngưng hoạt động Bởi vì anh có họ giống với một thủ lĩnh ISIS. Tháng 12 trước, Một số phụ nữ có tên là Isis, là tên của một nữ thần Ai Cập, đã bị ngưng hoạt động tài khoản. Và người phụ nữ này, sống ở Mỹ, là một lập trình viên báo cáo trên Twitter về việc tài khoản Facebook của mình bị ngưng hoạt động, và đã thu hút đủ sự chú ý của truyền thông để phục hồi tài khoản của mình. Nhưng đó là vấn đề, cô ấy phải thu hút chú ý của truyền thông. Và các nhà báo cũng không ngoại lệ. David Thomson, một chuyên viên về khủng bố và phóng viên của Radio France International đã bị xóa những báo cáo của mình trên Facebook và bị ngưng hoạt động tài khoản một vài ngày vì nó có bao gồm ảnh cờ của ISIS, mặc dù anh chỉ báo cáo ISIS, chứ không khuyến khích. Và rồi một số người như người đàn ông Ai Cập này, Ahmed Abdellahy, gần đây đã báo cáo trong một sự kiện ở Washington DC rằng một số tranh luận của anh với người cực đoan anh hiện đang tranh luận trên mạng xã hội với những người theo ISIS, và cố gắng thay đổi họ. Một số tranh luận của anh với họ bị xóa cái mà anh tin rằng sẽ có thể bảo vệ họ khỏi những quan điểm khác biệt. Không rõ là Facebook có biết về phạm vi của thiệt hại ngoài dự kiến, hoặc các công ty khác cũng vậy. Nhưng ta biết rằng các nhà báo, các nhà hoạt động và tranh luận công khai đang bị "bịt miệng" để dập tắt những phát biểu mang tính cực đoan. Những công ty này có sức mạnh rất lớn lên công chúng, vì vậy, họ nên có trách nhiệm. Họ cần phải đưa ra đánh giá tác động để tìm ra và sửa đổi những vấn đề mà chúng ta đang thấy rõ. Họ cần phải thông suốt hơn trong cơ chế thi hành, và họ cần phải có những cơ chế về kêu gọi và phàn nàn rõ ràng, để người khác có thể phục hồi nội dung của mình. Tới giờ, tôi đã nói được 10 phút về cách mà những chính quyền và các công ty làm khó cho những người như thế này. Đây là ảnh của những thành viên của mạng xã hội công dân, Tiếng Nói Toàn Cầu, mà tôi đồng sáng lập nên hơn 10 năm trước với bạn tôi, Ethan Zuckerman. Thú vị thay, khoảng 5 năm trước, ngay sau cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ả rập nhà khoa học dữ liệu Gilad Lotan đã tạo ra một hệ thống bản đồ của những người trong Tiếng Nói Toàn Cầu là những người dùng nhiều của Twitter trong cuộc Nổi Dậy Nhân Dân Ảrập. Và anh phát hiện rằng những người này đóng vai trò cầu nối thông tin quan trọng giữa các nhà hoạt động và nhà báo xuyên suốt cách mạng Tunisia và Ai Cập. Chúng ta phải đảm bảo những người này không chỉ sống sót mà còn phải phát triển mạnh mẽ. Đa số họ vẫn còn đang hoạt động, một số phải đi tù hoặc phải đi trốn hoặc lưu đày. Trên khắp thế giới, những người không thể chịu được cảnh sợ hãi và áp bức đang đoàn kết lại trong và ngoài cộng đồng của họ. Chúng ta phải làm tất cả có thể để thúc đẩy các chính quyền và công ty cố gắng hơn để bảo vệ quyền lợi cho họ. Chúng ta cũng phải quan tâm đến những lựa chọn cá nhân, chính trị, tiêu dùng và kinh doanh liệu có ảnh hưởng đến những người như họ. Thêm nữa, nếu bạn có theo dõi tin tức, thì rõ ràng là "một mình" thì không bao giờ đủ cả. Chúng ta phải có trách nhiệm tham gia hoặc ít nhất là ủng hộ cộng động đang lớn lên của những cá nhân và nhóm những người đang đấu tranh cho công lý xã hội, khả năng duy trì sinh thái, chính quyền trách nhiệm, nhân quyền, tự do báo chí và một Internet tự do và rộng mở trên toàn thế giới. Tôi tin rằng, sau cùng thì chúng ta có thể vượt qua mạng lưới kỹ thuật số mạnh của chủ nghĩa cực đoan,chính sách mị dân, và đố kị. Nhưng... Chúng ta phải làm điều này bằng cách đẩy mạnh mạng lưới toàn cầu của công dân trên toàn thế giới bởi những con người làm việc chăm chỉ mỗi ngày mang rủi ro cho mình vì một thế giới tương lai hòa bình, tự do và rộng mở. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) Tôi đã làm vỡ đầu một người đàn ông khiếm thị. Tôi không khiến anh ta ngẫm nghĩ -- Tôi đã làm vỡ đầu anh ta, theo nghĩa đen. Chúng tôi đi bộ cùng nhau, anh ấy thì đang níu vai tôi, tôi ước lượng nhầm về khoảng cách giữa hai chúng tôi, khiến anh ta đập đầu vào một chiếc cổng. (Cười) Năm mũi khâu trên trán anh ta. Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy mình là giáo viên tồi nhất thế giới. Tôi thực sự không biết phải xin lỗi thế nào. May mắn thay, El Pulga là kiểu người khá thoải mái. Và cho đến giờ, anh ấy nói rằng tôi là huấn luyện viên để lại dấu ấn quan trọng nhất trong sự nghiệp của anh. (Cười) Sự thật là, khi tôi bắt đầu làm việc tại học viện cho người khiếm thị, tôi đã bất ngờ vì rất nhiều điều. Rất nhiều điều họ làm, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được họ có thể làm được: họ bơi, luyện tập thể thao, chơi bài. uống trà yerba mate, và có thể rót nước nóng mà không tự làm bỏng. Nhưng khi tôi nhìn họ chơi bóng đá -- điều đó thật tuyệt vời. Họ có một sân đất, cầu môn hoen rỉ và lưới đã rách. Những người khiếm thị tham gia học viện sẽ chơi bóng ở đó, giống như việc tôi làm ở sân bóng gần nhà tôi. Nhưng họ chơi mà không có khả năng nhìn. Quả bóng tạo ra tiếng động để họ có thể định vị được. Họ có một người hướng dẫn đứng sau cầu môn đội đối thủ để biết được sẽ đá bóng vào đâu. Và họ dùng những tấm che mắt. Có một số người vẫn có thể nhìn thấy một chút, và họ đeo tấm che mắt để tất cả đều bình đẳng. Khi tôi cảm thấy thoải mái hơn với họ, tôi đã xin một tấm che mắt cho mình, tôi đã đeo nó vào và thử chơi. Tôi đã chơi bóng đá cả đời mình. Đây là lúc nó trở nên tuyệt vời hơn: trong vòng hai giây, tôi không biết mình đang đứng đâu nữa. Tôi học ngành giáo dục thể chất vì tôi vô cùng thích thành tích cao. Tôi bắt đầu làm việc tại học viện là do tình cờ. Công việc khác của tôi là làm việc với Đội tuyển Chèo thuyền Quốc gia của Argentina, và tôi cảm thấy đó là việc tôi làm tốt. Ở đây, mọi thứ khó gấp đôi. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày đầu tiên khi tôi khởi động với đội. Tôi xếp họ thành hàng trước mặt tôi -- tôi thường làm vậy với đội chèo thuyền, và tôi nói, "Được rồi, mọi người cúi xuống," giống thế này. Khi tôi ngẩng lên, hai người đang ngồi, ba người đang nằm và những người còn lại thì đang ngồi xổm. (Cười) Làm sao ở đây tôi có thể làm điều tương tự như đã làm ở đó? Tôi đã mất một thời gian. Tôi bắt đầu tìm kiếm các công cụ để học từ họ, từ những giáo viên đã làm việc với họ. Tôi học được rằng không thể giải thích một trận bóng trên bảng phấn như một huấn luyện viên làm. nhưng tôi có thể sử dụng một khay nhựa và một số nắp chai để họ có thể theo dõi được bằng cách sờ các vật. Tôi cũng học được rằng họ có thể chạy trên đường đua nếu tôi chạy cùng và nắm một sợi dây thừng. Vậy nên chúng tôi bắt đầu tìm kiếm tình nguyện viên để giúp chúng tôi chạy cùng họ. Tôi rất thích làm điều đó, và tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong những gì chúng tôi làm. Lúc đầu thì khá khó khăn, và bất tiện, nhưng tôi quyết định sẽ vượt qua sự bất tiện này. Và đã có thời gian, nó trở thành công việc lôi cuốn nhất tôi từng có. Tôi nghĩ đó là khi tôi băn khoăn: Sao chúng tôi không thể trở thành một đội cũng có thành tích cao? Đương nhiên, thiếu một thứ: Tôi cần phải tìm ra điều họ muốn, nhân vật chính thực sự của câu chuyện này. Ba tiếng huấn luyện, chơi bóng đá trên sân đó là không đủ. Chúng tôi phải luyện tập khác đi. Chúng tôi bắt đầu luyện tập chăm chỉ hơn, và kết quả thật tuyệt vời; họ mong muốn được tập nhiều hơn. Tôi bắt đầu hiểu rằng họ cũng băn khoăn vì sao họ không thể có thành tích cao. Khi chúng tôi cảm thấy sẵn sàng, chúng tôi tới gõ cửa CENARD. CENARD là Trung tâm Thể thao Thành tích cao Quốc gia ở đây tại Argentina. Việc khiến họ lắng nghe những gì chúng tôi cần nói khá khó khăn. Nhưng việc còn khó khăn hơn rất nhiều là khiến các vận động viên khác luyện tập ở đó có sự coi trọng công bằng với chúng tôi. Trên thực tế, họ cho chúng tôi dùng sân tập chỉ khi không có đội nào đang sử dụng. Và chúng tôi được biết đến với cái tên "những người khiếm thị." Không phải ai cũng biết thực sự chúng tôi đang làm gì ở đó. Giải Vô địch Thế giới 2006 là bước ngoặt trong lịch sử đội bóng của chúng tôi. Lần đầu tiên nó được tổ chức tại Buenos Aires. Đó là cơ hội để chúng tôi cho mọi người thấy rằng chúng tôi đã và đang làm gì trong suốt thời gian qua. Chúng tôi đã tới được vòng chung kết Chúng tôi đã phát triển với tư cách là một đội. Chúng tôi đã đấu với đội Brazil trong trận chung kết. Họ là đội giỏi nhất của giải. Họ thắng áp đảo ở mọi trận đấu. Hầu như không ai tin rằng chúng tôi có thể thắng trận đấu. Hầu như không ai cả -- ngoại trừ chúng tôi. Vào các cuộc họp trước trận, trong phòng thay đồ, mỗi lần khởi động, đều có mùi của chiến thắng. Tôi thề là mùi đó có tồn tại. Tôi cảm nhận thấy mùi đó vài lần cùng với đội, nhưng đặc biệt tôi nhớ rõ nó vào cái ngày trước khi chúng tôi thi đấu trận chung kết đó. Liên hiệp Bóng đá Argentina đã mở ra cơ hội cho chúng tôi. Chúng tôi đã được luyện tập tại AFA, nơi Verón, Higuain và Messi luyện tập. Lần đầu tiên, chúng tôi cảm thấy như một đội tuyển quốc gia đích thực Vào 7:30 sáng của ngày trước trận đấu chúng tôi đang thảo luận chiến lược trong phòng khách, thì một chàng trai trẻ tới gõ cửa, gián đoạn cuộc thảo luận của chúng tôi, Cậu ta đề nghị chúng tôi tới nhà thờ, cậu ta đến mời chúng tôi tới nhà thờ. Tôi cố đuổi cậu ta đi, tôi nói đây là không phải là thời điểm thích hợp, và sẽ tốt hơn nếu chúng tôi tới đó vào một ngày khác. Cậu ta cứ khăng khăng mong tôi cho cậu đưa những người trong đội tới nhà thờ, vì vào ngày đó, có một mục sư tạo ra những điều kỳ diệu sẽ ở đó. Tôi hơi sợ khi hỏi về kiểu điều kỳ diệu mà cậu ta nói tới, và cậu ta trả lời nhẹ như không, "Huấn luyện viên à, hãy để tôi đưa đội tới nhà thờ, và khi chúng tôi trở lại, tôi đảm bảo một nửa trong số họ sẽ có thể nhìn thấy được." (Cười) Một số chàng trai trong đội bật cười, nhưng thử tưởng tượng mình là một người khiếm thị và có ai đó nói điều đó với bạn. Tôi không biết phải nói gì. Tôi đã không nói gì cả; tạo ra không khí yên lặng đến khó xử. Tôi không muốn cậu ta cảm thấy tệ, vì cậu thực sự tin điều này có thể sẽ xảy ra. Một cầu thủ đã chữa cháy cho tôi, khi anh ấy đứng lên và tự tin nói, "Juan à," -- đó là tên chàng trai đó -- Gonza đã nói với cậu rồi, đây không phải là lúc thích hợp để tới nhà thờ. Thêm nữa, hãy làm rõ điều này nhé: nếu chúng tôi tới nhà thờ, và tôi có thể nhìn thấy được khi trở lại, tôi sẽ đánh cậu rất đau nếu tôi không thể thi đấu vào ngày mai." (Cười) (Vỗ tay) Juan rời đi và cười lớn từ bỏ ý định, và chúng tôi tiếp tục với cuộc nói chuyện trước trận đấu. Tối hôm đó khi tôi đi ngủ. Tôi bắt đầu mơ về trận đấu ngày hôm sau, tưởng tượng điều gì có thể sẽ xảy ra, chúng tôi sẽ chơi thế nào. Và đó là khi tôi chú ý thấy mùi vị chiến thắng mà tôi đã nhắc tới trước đây. Và đó là vì sao vào thời điểm đó, tôi đã nghĩ nếu những cầu thủ khác có cùng khao khát như Diego khi bước chân vào trận đấu, việc chúng tôi không chiến thắng là không thể. Ngày tiếp theo sẽ rất tuyệt vời. Chúng tôi thức dậy vào lúc 9 giờ sáng, trận đấu diễn ra vào lúc 7 giờ tối, và chúng tôi đã rất háo hứng để nhập cuộc. Chúng tôi rời AFA, và chiếc xe buýt tràn ngập cờ mọi người tặng chúng tôi. Chúng tôi nói về trận đấu, và chúng tôi có thể nghe thấy mọi người bấm còi và cổ vũ, "Cố lên Murciélagos! Hôm nay chính là ngày quan trọng! Thử thách cuối cùng!" Các chàng trai hỏi tôi, "Họ có biết chúng ta không? Họ có biết chúng ta sẽ thi đấu không?" Một số người còn theo xe đi tới CENARD. Chúng tôi tới nơi và thấy một cảnh tượng tuyệt vời Trên hành lang từ phòng thay đồ dẫn tới sân thi đấu tôi đi cạnh Silvo, người đang níu vai tôi để tôi có thể dẫn anh đi. May mắn thay, không có chiếc cổng nào trên đường đi cả. (Cười) Khi chúng tôi tới sân đấu, anh hỏi tôi về mọi thứ. Anh ấy không muốn bỏ lỡ bất cứ chi tiết nào. Anh nói, "Hãy kể tôi nghe về những gì anh thấy, nói tôi biết ai đang chơi trống." Tôi cố gắng giải thích những gì đang diễn ra với nhiều chi tiết nhất có thể. Tôi kể với anh, "Khán đài chật kín người, rất nhiều người không thể vào được có bóng bay xanh và trắng khắp trên sân đấu họ đang căng một lá cờ Argentina khổng lồ che phủ toàn bộ khán đài chính." Đột nhiên, anh ngắt lời tôi và hỏi, "Anh có nhìn thấy lá cờ có chữ 'San Pedro' không?" Đó là thành phố nơi anh sống. Tôi bắt đầu nhìn lên khán đài và trông thấy một lá cờ trắng nhỏ có dòng chữ phun sơn đen: "Silvio ơi, gia đình cậu và toàn bộ San Pedro đang ở đây." Tôi cho anh biết và anh đáp lời, "Đó là mẹ tôi đấy, hãy nói tôi biết bà ở đâu, tôi muốn vẫy tay chào bà." Tôi chỉ anh ấy về phía lá cờ và đưa tay anh hướng về nơi họ đang ngồi và anh vẫy cánh tay về hướng đó. Khoảng 20 tới 30 người đứng dậy và vỗ tay cho anh. Và khi điều đó diễn ra, tôi thấy được gương mặt anh thay đổi thế nào, và anh ấy cảm động ra sao. Tôi cũng thấy thật cảm động, hai giây sau, cổ họng tôi nghẹn lại. Điều đó thật kỳ lạ -- Tôi cảm thấy vừa phấn khích vì điều đang diễn ra, vừa tức giận và đau đớn vì anh không thể thấy được những điều này. Một vài ngày sau, khi tôi kể anh nghe về cảm xúc tôi đã trải qua, anh ấy cố gắng trấn an tôi, anh nói, "Gonza, đừng cảm thấy tệ, tôi đã có thể thấy họ, theo một cách khác, nhưng tôi thề với anh là tôi đã thấy tất cả họ." Trận đấu bắt đầu. Chúng tôi đã không thất bại; đó là trận chung kết. Khán giả đã rất im lặng, giống như ở đây, vì trong môn bóng đá cho người khiếm thị, mọi người đều phải giữ trật tự để các cầu thủ có thể nghe thấy trái bóng. Họ chỉ được phép cổ vũ khi trận đấu đã kết thúc. Và 8 phút trước khi trận đấu kết thúc đám đông đã cổ vũ rất lớn, việc họ đã không làm trong 32 phút đầu. Khi Silvio, người có ngón chân quặp, đã đá được bóng theo góc, họ đã cổ vũ hết mình một cách đáng kinh ngạc. Giờ đây, nếu bạn tới CENARD, bạn sẽ thấy một tấm áp phích lớn trên cửa, có hình đội bóng của chúng tôi, Los Murciélagos. Họ là một hình mẫu đội tuyển quốc gia, ai trong CENARD cũng biết họ là ai, và sau khi giành chiến thắng tại hai Giải Vô Địch Thế Giới và hai huy chương Paralympic. không một ai hoài nghi về việc họ là những vận động viên có thành tích cao. (Vỗ tay) Tôi đã rất may mắn được huấn luyện đội bóng này trong 10 năm, đầu tiên là một người hướng dẫn và sau đó là huấn luyện viên của họ. Tôi cảm thấy họ đã cho tôi nhiều hơn nhiều so với những gì tôi đã đem lại cho họ. Năm ngoái, họ đề xuất tôi huấn luyện một đội tuyển quốc gia khác, Powerchair Fútbol. Đó là đội tuyển quốc gia gồm những chàng trai trẻ ngồi xe lăn chơi bóng đá. Họ sử dụng xe lăn có gắn động cơ và dùng cần điều khiển để lái, vì cánh tay họ không đủ mạnh để sử dụng các xe lăn truyền thống. Họ đã thêm một cái hãm xung vào xe, là bộ phận an toàn bảo vệ chân cho họ, trong khi cho phép họ đá được bóng. Đó là lần đầu tiên mà, thay vì là người xem, họ giờ đây là những nhân vật chính. Đó là lần đầu tiên cha mẹ, bạn bè và anh em họ có thể xem họ chơi. Đối với tôi, đó là một thử thách, với sự bất tiện, bất an, và nỗi lo tương tự tôi đã có khi bắt đầu làm việc với những người khiếm thị. Nhưng giờ tôi có thể tiếp cận tất cả từ một vị trí kinh nghiệm hơn. Đó là lý do vì sao từ ngày đầu tiên, tôi đã coi họ là những vận động viên trên sân bóng, và ở ngoài sân, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ và không mang trong mình định kiến, vì việc đối xử với họ thật tự nhiên sẽ khiến họ cảm thấy tốt nhất. Cả hai đội đều chơi bóng đá; thứ từng là không thể dành cho họ. Họ đã phải thích ứng với các quy tắc để làm việc này, phải không? Và cả hai đội đã phá bỏ một quy tắc giống nhau -- quy tắc cho rằng họ không thể chơi bóng đá. Khi quan sát họ chơi bóng, bạn không thấy sự khuyết tật, mà thấy sự cạnh tranh. Vấn đề bắt đầu xảy ra khi trận đấu đã kết thúc, và họ rời sân đấu, rồi họ bước vào chơi trò chơi của chúng ta, trong một xã hội có những quy tắc mà không thực sự nhìn nhận họ hay quan tâm đến họ. Tôi học được từ thể thao rằng sự khuyết tật phụ thuộc chủ yếu vào những quy tắc của trò chơi. Tôi tin nếu ta thay đổi một số quy tắc trong trò chơi của ta, ta có thể giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn cho họ. Chúng ta đều biết có những người khuyết tật, ta thấy họ hàng ngày. Nhưng có lẽ qua việc không tiếp xúc trực tiếp với họ, chúng ta không nhận thức được những vấn đề họ đối mặt mỗi ngày, ví dụ như việc lên xe buýt, tìm một công việc, xuống tàu điện ngầm, hay băng qua đường khó khăn thế nào với họ. Có một sự thật là trách nhiệm xã hội ngày càng lớn trong việc gắn kết sự tham gia của những người khuyết tật. Nhưng tôi nghĩ thế vẫn chưa đủ. Tôi nghĩ rằng thay đổi cần đến từ tất cả chúng ta. Trước hết, bằng cách bỏ đi thái độ thờ ơ của ta với người khuyết tật, và rồi bằng việc tôn trọng những quy tắc có cân nhắc tới họ. Chỉ có một số quy tắc thôi, nhưng chúng có tồn tại. Tôi đã làm vỡ đầu một người khiếm thị -- El Pulga. (Làm vỡ đầu: Thành ngữ chỉ sự mở mang đầu óc) Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng hai đội bóng này cũng đã khiến tôi mở mang đầu óc. Họ dạy tôi rằng vượt trên tất cả, bạn cần phải va chạm vào cuộc sống và chơi mọi trận đấu trong giải đấu tuyệt đẹp này mà chúng ta gọi là cuộc đời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Có một lần tôi mơ thấy ác mộng Tôi đang đứng giữa khu đất vắng đầy mìn Trong thực tế, tôi thích việc đi bộ nhưng mỗi lần muốn đi, tôi lại lo lắng Tôi có ý nghĩ rằng tôi có thể sẽ mất đi cái chân Nỗi sợ tiềm ẩn này bắt đầu từ 10 năm trước sau khi tôi gặp Mohammed, người sống sót sau trận bom chùm vào mùa hè năm 2006 trận chiến Israel-Hezbollah ở Lebanon Mohammed, như nhiều người sống sót khác trên toàn thế giới phải sống trong hậu quả để lại nặng nề của bom đạn chùm ngày qua ngày Trong cuộc xung đột diễn ra một tháng nổ ra tại Lebanon Tôi vẫn đang làm việc cho hãng thông tấn AFP tại Paris Tôi còn nhớ cách tôi dán mắt lên màn hình, theo dõi một cách lo lắng những tin tức Tôi đã muốn tự trấn an với bản thân rằng những trái bom đang rơi xuống không trúng nhà bố mẹ tôi Khi tôi đến Beirut với nhiệm vụ tìm hiểu về cuộc chiến Tôi thấy nhẹ nhõm khi đoàn tụ với gia đình mình, cuối cùng họ cũng kiểm soát được để trốn khỏi miền Nam Lebanon Ngày chiến tranh chấm dứt, tôi nhớ rằng tôi đã thấy hình ảnh đó một trong các đường bị khóa, trong những người di tản háo hức chạy đến phía nam, trở về nhà của họ, bất kể họ đang kiếm thứ gì Ước lượng khoảng bốn triệu chùm đạn đã được rãi ở Lebanon trong suốt 34 ngày xung đột Mohammed mất cả đôi chân trong tuần cuối cùng của cuộc chiến. Sự thật là anh ta sống cách nhà bố mẹ tôi 5 phút thật dễ dàng để chứng kiến anh ấy trong nhiều năm qua Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đầu chúng tôi gặp mặt Tôi đã thấy một bé trai người đã chịu đựng những chấn thương thể xác và cảm xúc Tôi thấy một thiếu niên người đã cố gắng làm hình xăm cho bạn anh ấy, với giá 5 đô la Và tôi biết chàng trai trẻ, thất nghiệp ấy đã dành hàng tiếng đồng hồ lên Internet cố gắng gặp cô gái có thể trở thành bạn gái của anh ta Số phận của anh ta và cả sự ảnh hưởng của việc mất đi đôi chân đã trở thành thực tế hằng ngày Những người sống sót sau dư chấn của trận bom như Mohammed phải giải quyết rất nhiều vấn đề chưa từng xảy đến với họ Ai có thể tưởng tượng rằng những công việc hằng ngày ta làm như đến bãi biển hay nhặt thứ gì đó trên sàn nhà lại trở thành những căng thẳng và lo lắng? Đó là những gì đã diễn ra với Mohammed, với đôi chân giả cứng đờ. 10 năm trước, tôi không hề biết bom chùm là gì cũng không biết những hệ lụy khủng khiếp của nó Tôi biết rằng thứ vũ khí này được sử dụng bừa bãi ở nhiều nơi trên thế giới là chuyện thường ngày bất chấp phân biệt giữa mục đích quân sự hay một đứa trẻ Tôi ngây thơ hỏi bản thân mình "Một cách nghiêm túc, ai đã tạo ra những vũ khí đó? Và với mục đích gì?" Để tôi giải thích cho các bạn bom chùm là gì Nó là một chiếc hộp lớn chứa đầy những quả bom nhỏ Khi nó được rơi từ trên trời xuống nó sẽ mở giữa không trung để phóng thích hàng trăm quả bom nhỏ Chúng rải khắp những vùng đất rộng và trong vụ va chạm, chúng rơi xuống và phát nổ. Những quả không nổ rơi xuống như những quả mìn nằm trên mặt đất chờ đến mục tiêu tiếp theo Nếu có ai đó vô tình giẫm lên nó hoặc nhặt chúng lên chúng có thể phát nổ. Những vũ khí này là cực kỳ khó lường trước điều đó làm mối đe dọa ngày càng lớn hơn. Hôm nay, người nông dân có thể làm việc trên ruộng bình thường Ngày mai, ông ấy sẽ nhóm lửa và đốt vài cành cây và một quả bom gần đó có thể nổ tung vì nhiệt độ cao Vấn đề là trẻ con nhầm những quả bom ấy với đồ chơi bởi vì chúng trông giống như những quả bóng nảy hay lon sôđa Là 1 nhiếp ảnh gia tư liệu, một vài tháng sau khi xung đột kết thúc, tôi quyết định trở về Lebanon để gặp những người còn sống sót Và tôi gặp một vài người đó là Hussein và Rasha cả hai đều đã mất đi đôi chân do bom gây ra Câu chuyện của họ giống với rất nhiều những đứa trẻ khác trên toàn thế giới và là những bằng chứng cho những hậu quả kinh kinh hoàng của việc liên tục sử dụng thứ vũ khí này Đó là khi tôi gặp Mohammed, vào tháng 1 năm 2007. Lúc đó cậu 11 tuổi và tôi gặp cậu ấy đúng 4 tháng sau khi tai nạn xảy ra Khi tôi gặp cậu lần đầu cậu vẫn đang trải qua vật lý trị liệu đau đớn để hồi phục khỏi những vết thương Tôi vẫn sốc vì ở độ tuổi trẻ như vậy, Mohammed đã phải vật lộn để làm quen với cơ thể mới. Cậu ấy còn bị tỉnh giấc lúc nửa đêm để gãi ngứa ngón chân đã mất. Điều đã kéo tôi đến với câu chuyện của cậu là việc nhận ra tức thì về những khó khăn Mohammed phải đối mặt trong tương lai là việc cậu ấy đã vất vả khi phải thích nghi với chấn thương ở độ tuổi 11 sẽ tăng lên gấp bội phần. Kể cả trước khi bị khuyết tật, cuộc sống của Mohammed cũng không hề đơn giản. Cậu ấy được sinh ra ở trại Rashidieh cho những người tị nạn Palestine và đó cũng là nơi cậu ấy sống. Lebanon có khoảng 400,000 người tị nạn Palestine và họ phải chịu đựng việc bị phân biệt đối xử. Họ không được phép làm việc ở khu vực công hay làm một chuyên môn nhất định và bị từ chối quyền sở hữu cá nhân Đây là một trong những lí do tại sao Mohammed không hối hận việc bỏ học sau chấn thương. Cậu ấy nói: "Bằng đại học để làm gì khi mà bạn không thể tìm được việc làm?" Sử dụng bom chùm tạo nên một vòng luẩn quẩn những ảnh hưởng lên cộng động, không chỉ riêng cuộc sống của những nạn nhân. Rất nhiều người bị chấn thương bởi thứ vũ khí này đã bỏ học, và không thể tìm được việc hoặc thậm chí mất việc, từ đó mất đi khả năng chu cấp cho gia đình. Đấy là chưa kể đến những cơn đau thể chất liên tục và việc bị cô lập. Những vũ khí này ảnh hưởng đến những người nghèo nhất của nghèo. Chi phí điều trị cao là một gánh nặng cho cả gia đình. Họ rốt cuộc phải nhờ cậy vào những tổ chức nhân đạo, mặc dù nó không đủ và không bền vững đặc biệt khi những chấn thương đòi hỏi việc hỗ trợ lâu dài 10 năm sau chấn thương của Mohammed Anh ấy vẫn không đủ tiền để mua 1 cái chân giả tử tế. Phải thận trọng với những bước đi , Vì những lần ngã trong nhiều năm đã khiến anh xấu hổ trước bạn bè. Anh ấy đùa rằng kể từ lúc mất chân, có vài lần anh ấy cố đi bằng tay. Một trong những hậu quả vô hình tồi tệ nhất của thứ vũ khí này là những vết sẹo tinh thần mà nó để lại. Trong một chẩn đoán y tế của Mohammed anh ấy có những dấu hiệu của PTSD. Anh ấy phải chịu đựng căng thẳng, chán ăn, mất ngủ và có những biểu hiện tức giận. Sự thật là Mohammed chưa từng được nhận một hỗ trợ nào để hồi phục hoàn toàn. Nỗi ám ảnh hiện tại của anh ấy là phải rời Lebanon bằng bất cứ giá nào kể cả nó có nghĩa là phải tham gia 1 chuyến đi nguy hiểm cùng với những người tị nạn khác bơi đến châu Âu qua Địa Trung Hải. Mặc dù biết chuyến đi sẽ mạo hiểm thế nào, anh ấy nói: "Kể cả tôi có chết trên đường đi, thì cũng không sao." Đối với Mohammed, nếu ở đây thì anh cũng sẽ chết. Bom chùm là một vấn đề toàn cầu, bởi vì vũ khí này tiếp tục hủy diệt và làm tổn hại cả cộng đồng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với giám đốc tập đoàn Mine Advisory, Jamie Franklin, ông ấy nói, "Nước Mỹ đã thả hơn 2000 nghìn tấn bom xuống Lào. Nếu họ không thể tìm được mục tiêu ở Việt Nam, sẽ có những vùng đất không thả bom ở Lào để máy bay thả hàng xuống trước khi hạ cánh, vì rất nguy hiểm khi hạ cánh với máy bay chứa hàng." Theo như Uỷ ban Chữ thập đỏ Quốc Tế, chỉ ở riêng Lào - một trong những nước nghèo nhất trên thế giới- 9 đến 27 triệu quả bom chưa nổ vẫn còn lại. Khoảng 11,000 người đã chết hoặc bị thương từ năm 1973. Vũ khí chết người này được sủ dụng bởi hơn 20 lực lượng trong những trận xung đột ở hơn 35 quốc gia, ví dụ nư Ukraine, Iraq và Sudan. Hơn nữa, 119 bang đã kí hiệp ước quốc tế để cấm bom chùm, nó được gọi là Convention on Cluster Munitions (CCM) Nhưng một vài trong số những quốc gia sản xuất bom chùm lớn nhất đó là Mỹ, Nga và Trung Quốc đã không kí hiệp ước này và tiếp tục sản xuất chúng, ban hành luật để sản xuất chúng trong tương lai, tiếp tục giữ những vũ khí này trong kho dự trữ và có thể sẽ sử dụng chúng trong tương lai. Bom chùm được sủ dụng gần đây nhất là trong cuộc xung đột ở Yemen và Syria. Theo như cuộc nghiên cứu về đầu tư toàn cầu về những nơi sản xuất bom chùm bởi Pax, một tổ chức phi chính phủ ở Hà Lan những tổ chức tài chính đã đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ cho những công ti sản xuất bom chùm. Số đông những tổ chức này là của những quốc gia chưa kí hiệp ước CCM. Trở lại với Mohammed, Một trong số ít công việc mà anh ấy tìm được là nhặt những quả chanh. Khi tôi hỏi anh ấy rằng có an toàn không khi làm việc này, anh ấy nói, "Tôi không chắc" Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bom chùm thường làm ô nhiễm những khu vực mà nông ngiệp là nguồn thu nhập chính. Dựa theo nghiên cứu của Handicap International, 98% những người bị giết hay bị thương bởi bom chùm là dân thường. 84% những người thương vong là con trai. Trong những quốc gia mà người dân không có sự lựa chọn nào ngoài việc làm những công việc như vậy, Họ chỉ đơn giản là làm nó và mạo hiểm. Mohammed là con trai duy nhất trong 3 người chị gái. Anh ấy vẫn luôn hi vọng sẽ hỗ trợ được cho gia đình, nhưng không thể làm được. Anh ấy cố làm rất nhiều việc, nhưng anh ấy không thể giữ việc nào do những khuyết tật thể chất và môi trường kém thân thiện hơn đối với người khuyết tật, phải nói là kém nhất. Anh ấy bị tổn thương rất nhiều khi đi ra ngoài xin việc, và anh ấy từ chối với một số tiền nhỏ để bố thí cho anh ấy. Anh ấy nói: "Tôi không ở đây để xin tiền tôi chỉ muốn kiếm chúng." Bây giờ Mohammed đã 21 tuổi. Anh ấy thất học, và anh ấy giao tiếp với tin nhắn thoại. Đây là 1 trong những tin nhắn của anh ấy. (tiếng A Rập) Anh ấy nói: " Giấc mơ của tôi là được chạy, và tôi khá chắc rằng một khi đã bắt đầu chạy, tôi sẽ không bao giờ dừng. " Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Hãy tưởng tượng bạn là người chăn nuôi lợn. Bạn sống trong một trang trại nhỏ ở Philipines Những con thú của bạn là nguồn thu duy nhất của gia đình. khi chúng khỏe mạnh. Bạn biết là vào 1 ngày nào đó, một trong những chú heo có thể bị cúm, triệu chứng cảm của lợn. Sống trong không gian chật hẹp, 1 chú heo ho và hắt hơi, có thể dẫn tới chú heo tiếp theo cũng ho và hắt hơi, cho đến khi dịch bệnh chiếm lấy trang trại của bạn. Nếu như nó là 1 virut đủ tệ, thì sức khỏe của đàn heo có thể ra đi trong chớp mắt. Nếu bạn gọi cho bác sĩ thú y, ông ấy hoặc bà ấy sẽ đến thăm trang trại của bạn, lấy những mẫu thử từ mũi và miệng của mấy chú heo. Nhưng sau đó họ sẽ phải lái xe về thành phố để kiểm tra những mẫu tại phòng thí nghiệm của họ. Hai tuần sau đó, bạn mới biết kết quả. Hai tuần có thể vừa đủ thời gian để cho dịch bệnh lan rộng hơn và lấy đi nguồn kiểm sống của bạn. Nhưng không cần phải làm theo cách đó. Ngày nay, những người nông dân có thể tự kiểm tra những mẫu đó. Họ có thể dùng ngay những chiếc bút và lau vào mũi và miệng những chú lợn cùng với mẩu giấy lọc nhỏ, đặt mẩu giấy lọc đó vào một chiếc ống nhỏ, và trộn vào đó một ít hóa chất mà sẽ trích xuất vật liệu di truyền từ mũi và mõm những chú lợn đó. Và không cần phải rời trang trại của mình, họ lấy những mẫu gen di truyền đó và đặt vào một chiếc máy phân tích nhỏ, bé hơn một chiếc hộp giày, lập trình nó để phát hiện ra DNA hoặc RNA của virut cúm, và trong vòng một tiếng sau cho kết quả, Hiện thực này là có thể bởi vì ngày nay chúng ta sống trong kỉ nguyên của công nghệ DNA tiên tiến. Mỗi chúng ta thực sự có thế tự mình kiểm tra DNA bản thân. DNA là phân tử lớn mang các cấu trúc di truyền để tạo nên thế giới sự sống. Con người có DNA. Lợn có DNA. Ngay cả vi sinh vật và một vài loại virut cũng có DNA. Những cấu trúc di truyền được mã hóa trong DNA mô tả cách mà cơ thể chúng ta phát triển, lớn lên, chuyển hóa . Và trong nhiều trường hợp, những thông tin tương tự có thể mô tả sự lan truyền dịch bệnh. Thông tin di truyền của bạn được gắn vào chuỗi phân tử dài và xoắn, chuỗi xoắn kép DNA có khoảng hơn ba tỷ kí hiệu, kéo dài tới cả hai đầu. Nhưng những dòng mang những thông tin giá trị thực ra lại rất ngắn. dài khoảng vài nghìn ký hiệu. Vì vậy chúng tôi đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi dựa vào DNA, chúng ta thực sự không cần phải đọc tất cả ba tỷ kí hiệu đó Điều đó có thể giống như việc đói bụng vào ban đêm và phải lướt qua cả quyển danh bạ điện thoại từ đầu đến cuối, dừng lại ở từng dòng, chỉ để tìm ra số điện thoại của cửa hàng pizza gần nhất. ( Cười lớn ) Thật may mắn, ba thập kỷ trước, con người đã bắt đầu phát minh ra công cụ có thể tìm kiếm những dòng đặc biệt mang thông tin di truyền. Những cỗ máy DNA này rất tuyệt vời. Chúng có thể tìm được bất cứ dòng nào trong DNA. Nhưng một lần họ tìm ra nó, DNA đó rất nhỏ, và được bao quanh bởi rất nhiều những DNA khác, và điều những cố máy này sẽ làm tiếp theo đó là sao chép những gen chính, và một bản sao nối trước bản sao khác, hàng nghìn và hàng nghìn bản sao, cho đến khi bộ gen được hoàn thiện, đến khi chúng ta có thể hình dung ra nó, dịch nó, đọc nó, hiểu được nó, cho đến khi chúng ta có thể trả lời : Chú lợn của tôi có bị cúm hay không ? Hoặc có những câu hỏi khác ẩn trong chính DNA của chúng ta : Liệu tôi có nguy cơ mắc ung thư? Liệu tôi có phải con cháu của người Do Thái? Có thật đó là con trai tôi? ( Cười lớn ) Khả năng này để khiến cho những bản sao của DNA, đơn giản như cái tên của nó đã thay đổi thế giới của chúng ta. Những nhà khoa học dùng nó hàng ngày để nhận biết và đưa ra kết luận đối với triệu chứng, để tạo ra những loại thuốc hiệu quả, để sửa đổi thức ăn, để đánh giá thức ăn nào là an toàn hoặc khi nào nó bị nhiễm độc bởi những vi khuẩn chết người. Ngay cả thẩm phán cũng sử dụng kết quả kiểm tra của những chiếc máy này ở tòa án để phán quyết khi nào thì một người vô tội hay có tội dựa vào chứng cứ lấy từ DNA. Phát minh ra công nghệ sao chép DNA đã được nhận giải Nobel Hóa học vào năm 1993. Nhưng trong 30 năm, Sức mạnh của những nghiên cứu gen đã bị bó buộc và xa rời thực tiễn, hoặc bị những tiến sĩ khoa học đứng đầu quản lý. Rất nhiều công ty trên thế giới đang làm việc để tạo ra công nghệ truy cập tương tự đến với những người như người nông dân chăn lợn, như bạn. Tôi đã đồng sáng lập một trong số những công ty này. Ba năm trước, cùng với một nhà sinh vật học và một người bạn của tôi, Zeke Alvarez Saavedra, chúng tôi đã quyết định làm một cỗ máy DNA cá nhân thứ mà mọi người đều sử dụng được. Mục tiêu của chúng tôi là mang công nghệ DNA đến với nhiều người hơn dưới góc nhìn mới mẻ Chúng tôi bắt đầu làm việc trong một tầng hầm Chúng tôi đặt một câu hỏi đơn giản : Thế giới sẽ ra sao nếu như mọi người đều có thể nghiên cứu DNA? Chúng tôi rất hiếu kì, hiếu kì giống như các bạn khi tôi cho các bạn xem bức tranh này vào năm 1980. ( Cười lớn ) Lúc đó bạn sẽ nghĩ : " Wow! Ngay bây giờ tôi có thể gọi cho dì Glenda của tôi từ xe và chúc mừng sinh nhật dì ấy. Tôi có thể gọi bất cứ ai, bất cứ khi nào. Đây là tương lai! Bạn có thể chưa biết, bạn có thể chạm vào chiếc điện thoại kia để đặt bữa tối cho bạn và cho dì Glenda để tổ chức cùng nhau. Với một vài cú chạm, bạn đã đặt quà cho bà ấy. Và thêm một lần bấm nữa, và bạn đang "like" Auntie Glenda trên Facebook. Bạn làm tất cả việc này, khi đang ngồi trong toilet ( Cười lớn ) Rõ ràng khó dự đoán được công nghệ mới có thể đưa chúng ta đến đâu. Và điều tương tự đúng với với công nghệ ADN cá nhân ngày nay Ví dụ, tôi chưa bao giờ tưởng tượng một người nông dân chân chất, hay tất cả mọi người, có thể sử dụng một cỗ máy DNA cá nhân. Tiến sĩ Paul Thomas trồng nấm cục để kiếm sống. Chúng ta có thể thấy anh ấy trong bức ảnh này, đang cầm trên tay nấm cục đầu tiên của nước Anh, tại một trong những nông trại của anh ấy. Nấm cục là loại nấm kí sinh mọc ngược từ một cây nấm sinh trưởng trên nhánh của những cây sống. Và đó là một loài nấm hiếm. Một vài loại trị giá lên đến 3000, 7000 đô-la hoặc nhiều hơn cho 1 kg Tôi đã học được từ Paul rằng số tiền vốn mà một người nông dân trồng nấm bỏ ra có thể rất lớn. Khi anh ấy tìm được loại nấm mới và trồng trên nông trại của mình, anh ấy gặp phải vấn đề bị làm nhái -- những cây nấm nhìn và có cảm giác như thật. Nhưng chúng có chất lượng kém hơn. Và dù cho luyện đôi mắt tinh tường như Paul, ngay cả khi nhìn dưới kính hiển vi, nhưng cây nấm này vẫn có thể vượt kiểm duyệt. Vì vậy để trồng được giống nấm có chất lượng tốt nhất, những người đầu bếp thế giới buộc phải tẩy chay. Paul phải dùng đến nghiên cứu DNA. Điều đó không phải là sự đột phá sao ? Tôi cược là bạn sẽ không bao giờ nhìn vào những cây nấm risotto đen sì mà không nghĩ về cấu trúc gen của chúng. ( Cười lớn ) Nhưng máy DNA cá nhân cũng có thể cứu được cuộc sống của con người. Nhà phát minh Ian Goodfellow là một người nghiên cứu về virus ở trường đại học Cambridge. Năm ngoái anh ấy đã đến Sierra Leone. Khi dịch Ebola lan ra Bắc Phi, anh ấy đã nhanh chóng nhận rằng bác sĩ ở đây thiếu những thiệt bị cơ bản để phát hiện và chống lại dịch bệnh. Kết quả xét nghiệm có thể mất đến cả tuần điều này là quá lâu đối với người bệnh và gia đình họ - những người đang ở trong nỗi lo lắng. Ian quyết định đưa phòng thí nghiệm của anh ấy đến Makeni, Sierra Leone. Ở đây chúng ta thấy Ian Goodfellow đang chuyển hơn 10 tấn trang thiết bị vào trong lều mà anh ấy có thể chuẩn bị để nhận biết và chuẩn đoán virut và xử lý nó trong vòng chưa đến 24 giờ. Nhưng đáng ngạc nhiên, khi những thiết bị tương tự mà Ian có thể sử dụng tại phòng thí nghiệm ở Anh để xác định gen và chuẩn đoán Ebola chưa từng hoạt động ở những điều kiện như thế này Chúng ta đang nói đến cái nóng 35 độ C và độ ấm đến 90% ở đây. Nhưng thay vào đó, Ian có thể sử dụng máy DNA cá nhân đủ bé để đặt ở trước máy điều hòa không khí để giữ bộ gen của virus và để cứu sống mọi người. Đây có thể được xem như nơi lý tưởng cho nghiên cứu DNA, nhưng hãy đi đến một môi trường đầy thách thức: môi trường ngoài trái đất Hãy cùng nói về nghiên cứu DNA ngoài vũ trụ. Khi nhà du hành sống ở Trạm không gian Quốc tế, họ đang cách trái đất ở độ cao 250 dặm họ đang bay với tốc độ 17000 dặm một giờ. Hãy hình dung -- Bạn đang nhìn thấy 15 lần mặt trời lặn và mọc mỗi ngày. và bạn đang sống trong môi trường không trọng lượng, trôi nổi. Và dưới những điều kiện này, cơ thể chúng ta không thể hoạt động bình thường Một trong số đó là hệ thống miễn dịch của chúng ta bị suy giảm, làm cho nhà du hành dễ bị nhiễm trùng hơn. Một cô gái 16 tuổi, một học sinh cấp 3 đến từ New York, Anna-Sophia Boguraev, băn khoăn rằng thứ đã làm thay đổi DNA của nhà du hành vũ trụ có thể có mối liên hệ với sự suy giảm miễn dịch này, và trong một cuộc thi khoa học mang tên "Genes In Space " Anna- Sophia nghĩ ra một ý tưởng để kiểm tra giả thiết này sử dụng máy DNA cá nhân ở Trạm không gian Quốc tế. Ở đây, chúng ta thấy Anna-Sophia vào ngày 8/4/2016, ở Cape Canaveral, đứng xem thí nghiệm của cô ấy phóng lên Trạm không gian Quốc tế. Đám mây khói kia là từ tên lửa đang mang thí nghiệm của Anna-Sophia đến Trạm không gian Quốc tế, nơi mà, 3 ngày sau, nhà du hành Tim Peake thực hiện thí nghiệm của cô ấy trong môi trường không trọng lực. Máy DNA cá nhân bây giờ đã ra ngoài vũ trụ, nơi mà họ có thể theo dõi các điều kiện sống và bảo vệ mạng sống của những phi hành gia Một ý tưởng thí nghiệm ADN của cô bé 16 tuổi bảo vệ cuộc sống của những phi hành gia có thể xem như một chuyện hiếm có, một thiên tài tuổi trẻ. Với tôi, đó là dấu hiệu cho điều gì đó to lớn hơn: công nghệ DNA đó cuối cùng có thể đến với mỗi người trong các bạn. Vài năm trước, một sinh viên cao đẳng đã bắt tay với máy tính cá nhân, có thể tạo ra một ứng dụng, một ứng dụng ngày nay là mạng xã hội với hơn một tỷ người dùng. Liệu chúng ta tạo ra một thế giới nơi nhà nhà đều có một máy ADN cá nhân? Tôi biết nhiều gia đình đã sẵn sàng sống với thế giới đó. Gia đình Daniel, là một ví dụ, xây dựng một phòng thí nghiệm ADN ngay tại căn hầm ngôi nhà ở ngoại ô Chicago. Đây không phải là gia đình của một tiến sĩ khoa học Đó là một gia đình bình thường như bất cứ gia đình nào. Họ chỉ là thích dành thời gian cùng với nhau để vui vẻ, sáng tạo nhiều thứ. Hiện tại, Brian là giám đốc điều hành tại một công ty cổ phần tư nhân, Vào buổi tối cuối tuần, ông ấy làm thí nghiệm với DNA cùng với các con của mình, 7 tuổi và 9 tuổi, giống như cách khám phá thế giới sự sống. Lần gần đây nhất tôi gọi cho họ, họ đang kiểm tra sản phẩm do chính họ phát triển tại sân vườn sau nhà Họ đang kiểm tra khoai tây mà họ vừa thu hoạch, lấy lớp da mỏng của củ khoai, đặt vào ống kiểm tra, trộn nó với hóa chất nhận biết DNA và sau đó sử dụng máy sao chép gen tại nhà để kiểm tra những củ khoai tây ấy có bị biến đổi gen tính trạng không. Đối với gia đình Daniel, máy DNA cá nhân giống như bộ "đồ chơi" hóa học của thế kỉ 21. Nhiều người trong chúng ta có thể chưa từng chuẩn đoán điều kiện di truyền trong bồn rửa bát hoặc xét nghiệm quan hệ cha con tại nhà ( Cười lớn ) Nhưng chúng ta chắc chắn đã chạm tới cột mốc lịch sử nơi mà mỗi người trong chúng ta đều thực sự có thể tự kiểm tra DNA ở trong căn bếp của mình. Bạn có thể sao chép và phân tích DNA và giải nghĩa những thông tin hữu ích từ nó. Và vào lúc như vậy là sự biển đổi sâu sắc nhất định sẽ xảy ra; khoảnh khắc mà một sự biến đổi, mạnh mẽ của công nghệ mà trước đây, bị giớ hạn và lãng quên, cuối cùng cũng trở nên gần gũi với mỗi người chúng ta, từ những người nông dân cho đến các em học sinh. Hãy nghĩ về khoảnh khắc này khi mà điện thoại không còn bị ràng buộc bởi sợi dây, hoặc khi mà những chiếc máy tính ngày càng nhỏ lại và đặt ở trong ngôi nhà hoặc văn phòng của bạn. Làn sóng của cuộc cách mạng máy DNA cá nhân có thể khó để dự đoán. nhưng có 1 điều chắc chắn : Cách mạng kĩ thuật sẽ không lùi bước, và công nghệ DNA đã sẵn sàng để lan tỏa nhanh hơn cả trí tưởng tượng của chúng ta Vậy nên nếu bạn hiếu kì, hãy đến gần và cá nhân hóa DNA -- ngay hôm nay Tò mò về ADN nằm trong chúng ta. ( Cười lớn ) Cảm ơn. ( Vỗ tay ) Là một người yêu thích ngành giải phẫu con người, tôi rất hào hứng khi chúng ta tập trung nói về cơ thể của chúng ta. Thông qua các hoạt động như y tế dự phòng, trao quyền cho bệnh nhân và tự giám sát bản thân, cho đến những mối bận tâm hàng ngày Tất cả chỉ để tạo ra một kết nối lành mạnh giữa chúng ta và cơ thể chúng ta. Dù tất cả những điều này đều chú trọng tới sức khỏe cơ thể, nhưng kiến thức chung của cộng đồng về giải phẫu cơ thể vẫn còn thiếu. Nhiều người không biết vị trí những cơ quan trọng yếu, hay thậm chí là chức năng của chúng. Đó là lý do môn giải phẫu người là một môn học khó và mất nhiều thời gian. Bao nhiêu người ở đây biết được điều đó qua giải phẫu học? Ôi, tốt phần lớn các bạn làm trong ngành y. Như các bạn, tôi đã bỏ ra vô số thời gian để ghi nhớ hàng trăm cấu trúc. Điều mà không sinh viên giải phẫu nào có thể làm mà không cần minh họa. Vì rốt cuộc, dù bạn có nhớ từng cấu trúc nhỏ hay không, thì những minh họa y khoa vẫn khiến cho việc học giải phẫu trở nên hấp dẫn. Khi nhìn vào những minh họa, chúng ta thực sự đang xem một cuốn hướng dẫn về chính cơ thể mình Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta học xong? Những hình minh họa đẹp đẽ này đều bị đóng lại trong những trang sách y khoa, hay trên màn hình, chỉ được tra cứu khi cần. Và đối với mọi người, minh họa y khoa chỉ có thể được nhìn thấy một cách thụ động trên tường của phòng khám. Từ thời kỳ đầu của y khoa hiện đại, minh họa y khoa, và giải phẫu học, đã tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục y học. Nhưng giờ đây có một việc hấp dẫn đang xảy ra Các nghệ sĩ đang đem giải phẫu học ra khỏi thế giới y học và có tham vọng đưa giải phẫu học đến với công chúng. Trong 9 năm qua, tôi đã tập hợp và chia sẻ xu thế về nghệ thuật giải phẫu này tới công chúng, tất cả từ quan điểm của một họa sĩ minh họa y khoa của tôi Trước khi tôi cho các bạn thấy các nghệ sĩ khai phá giải phẫu học như thế nào thì cần phải hiểu tầm ảnh hưởng của hội họa tới giải phẫu học trong quá khứ Giải phẫu học, tự bản thân nó là khoa học hình ảnh, và những nhà giải phẫu học đầu tiên hiểu được điều này sống vào thời Phục Hưng. Họ nhờ các họa sỹ giúp quảng bá những khám phá của họ đến với đồng nghiệp ở nơi công cộng. Việc làm này không chỉ để giảng dạy mà còn để giải trí, và đã tạo ra một vài hình ảnh mô tả giải phẫu kỳ lạ nhất. Giải phẫu bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu giữa khoa học, nghệ thuật và văn hóa, kéo dài hơn 500 năm. Các nghệ sỹ đã vẽ các xác chết bị mổ xẻ như thể vẫn còn sống, đứng trong những tư thế hài hước như kiểu múa thoát y về giải phẫu. Bây giờ mà thấy những hình này trong sách giáo khoa thì sao nhỉ Họ còn thể hiện những cái chết rất thảm, như là bị lột da một cách đau đớn. Những phần chi bị cắt lìa thường được mô tả trong các tranh tĩnh vật tả thực Thậm chí một vài hình còn đưa vào những hình tượng văn hóa nổi tiếng. Đây là Clara, một con tê giác nổi tiếng, đến châu Âu vào giữa thập niên 1700 lúc đó được xem tê giác là 1 dịp hiếm hoi thú vị. Cho cô tê giác này vào hình minh họa cũng giống như cho người nổi tiếng vào quảng cáo ngày nay. Việc tô màu tạo ra chiều sâu và độ rõ nét hoàn toàn mới cho hình giải phẫu làm cho hình ảnh trở nên vô cùng ấn tượng. Vào đầu thế kỷ 20, sự cân bằng hoàn hảo giữa khoa học và nghệ thuật cũng đã bị tác động vời sự xuất hiện của những họa sỹ minh họa y khoa. Họ đã tạo ra một hình ảnh phổ quát về giải phẫu học trông không như người sống, cũng chẳng như người chết, mà thoát ra khỏi những ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật. Việc nhấn mạnh vào độ chính xác không kiểu cách này hoàn toàn là vì lợi ích của giáo dục y học. Và đây là những gì chúng ta học được ngày nay. Nhưng tại sao minh họa y khoa, cả quá khứ và hiện tại, lại lôi cuối trí tưởng tượng của chúng ta? Chúng ta bẩm sinh bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của cơ thể con người. Và minh họa y khoa thì vẫn là nghệ thuật Không gì có thể tạo ra một cảm xúc từ vui sướng cho tới hoàn toàn ghê tởm, hơn cơ thể con người. Và ngày nay, những họa sĩ được trang bị cảm xúc đó, đang đưa giải phẫu học ra khỏi thế giới y học, tiếp thêm sức mạnh cho nó thông qua nghệ thuật theo những cách sáng tạo nhất. Một ví dụ hoàn hảo là họa sĩ đương đại người Tây Ban Nha, Fernando Vicente. Ông lấy tranh minh họa giải phẫu cơ thể nam giới ở thế kỷ 19 rồi phủ lên trên hình ảnh cơ thể phụ nữ gợi cảm. Phụ nữ trong tranh của ông khiêu khích chúng ta nhìn sâu vào bên trong cơ thể họ. từ đó tạo nên một hình ảnh tính nữ mạnh mẽ, mà trước đây còn thiếu vắng trong lịch sử minh họa giải phẫu. Tính mỹ thuật cũng được thể hiện trong việc chỉnh sửa và phục hồi cơ thể người. Đây là hình X-quang của một phụ nữ bị gãy xương và trật mắt cá chân khi trượt pa-tin. Để cho thấy ảnh hưởng của chấn thương, cô đã nhờ kiến trúc sư Federico Carbajal ở Montreal thực hiện một tác phẩm tạo hình bằng dây về cái chân khốn khổ của mình. Hãy nhìn mấy đinh vít đỏ tươi được phóng lớn ở trong tác phẩm. Đây là những đinh vít phẫu thuật thật được dùng để tái định vị mắt cá của cô ấy. Dụng cụ y khoa này đã được sử dụng lại trong nghệ thuật. Mọi người thường hỏi tôi tại sao tôi chọn nghệ thuật này để triển lãm online hoặc triển lãm tại phòng trưng bày. Với tôi, đó là một sự cân bằng giữa kỹ thuật và ý tưởng giúp mở rộng ranh giới của giải phẫu học như một cách thức để hiểu bản thân. đó là lý do tác phẩm này của Michael Reedy tác động tôi. Những họa tiết đáng sợ thường được xếp cạnh những chi tiết hài hước. Ví dụ, hãy nhìn khuôn mặt cô này. Chú ý có những vết đỏ. Michael thể hiện những tổn hại về da đầy ám ảnh với những quái vật hoạt hình điên loạn đang quậy phá, chọc tức ở hình nền Bên phần hình phản chiếu, ông vẽ hình ảnh giải phẫu toàn bộ cơ thể và phủ lên đó những hạt lấp lánh, khiến bức hình trông như kẹo vậy. Bằng cách này, Michael làm quan điểm phổ biến về giải phẫu vốn rất gần gũi với bệnh tật và chết chóc trở nên nhẹ nhàng Khái niệm tiếp theo có thể hơi vô nghĩa, nhưng giải phẫu người không còn giới hạn ở con người nữa. Hồi còn nhỏ, bạn đã bao giờ ước đồ chơi của mình có sự sống chưa ? Jason Freeny đã biến những ước mơ đó thành hiện thực bằng những mổ xẻ đồ chơi đầy ma thuật. (Cười) Người ta có thể nghĩ rằng như này là không lành mạnh đối với các nhân vật tuổi thơ hồn nhiên, nhưng Jason nói về những mổ xẻ của mình như này: Sợ hãi là điều tôi chưa bao giờ thấy ở một đứa trẻ trước tác phẩm của tôi. Mà luôn là sự ngạc nhiên, sửng sốt và mong muốn được khám phá. Nỗi sợ hãi hình ảnh giải phẫu và nội tạng là do tiếp thu từ người khác. Tạo hình giải phẫu cũng mở rộng ra các lĩnh vực chính trị và xã hội. Trong tác phẩm " Giải phẫu chiến tranh" của Noah Scaling, chúng ta thấy một khẩu súng được cắt ra để lộ những cơ quan của người. Nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ nhận ra khẩu súng không có não. Và nếu tiếp tục quan sát, bạn có thể sẽ thấy Noah cố ý để trực tràng ở họng súng. Tiếp theo là họa sỹ mà tôi theo dõi nhiều năm nay, xem anh khuấy động công chúng bằng giải phẩu. Danny Quirk là một họa sỹ trẻ, tác phẩm của anh thể hiện các chủ thể đang tự mổ xẻ mình. Anh bẻ cong quy luật minh họa trong y khoa. bằng việc đưa vào các vùng sáng tối tương phản mạnh. Điều đó tạo ra hiệu ứng 3-D, rất thuận lợi cho việc vẽ trực tiếp trên da người. Danny khiến tác phẩm trông như thể da người thực sự đã bị lột ra. Hiệu ứng này trông cũng rất ngầu và giống với hình xăm, dễ dàng đưa vào trong một hình minh họa y khoa. Hiện Danny đang đi khắp thế giới, dạy về giải phẫu cho công chúng qua các hình vẽ trên người, đó là lý do mọi người thấy bị sốc khi biết anh đã bị loại khỏi những chương trình minh họa y khoa. Nhưng anh ấy vẫn ổn. Có rất nhiều nghệ sĩ đang tách giải phẫu học ra khỏi thế giới y khoa lẫn thế giới nghệ thuật rồi đem ra đặt ngoài đường. SHOK-1 ở Luân Đôn vẽ những biểu tượng X-quang khổng lồ về văn hóa đại chúng. Các bức X-quang của anh thể hiện hình ảnh giải phẫu của văn hóa và ngược lại, cách thức văn hóa trở thành một phần của giải phẫu. Bạn sẽ ngưỡng mộ các tác phẩm của anh vì vẽ các bức X-quang bằng tay thôi, chứ chưa nói tới dùng bình phun sơn đã cực kỳ khó rồi. Nhưng đây là một họa sĩ đường phố, vô tình sở hữu bằng cấp về hóa học ứng dụng. Nychos, một họa sỹ đường phố người Áo, đã nâng thuật ngữ "vẽ bóc tách" lên một tầm cao mới, đã vung vẩy hình nội tạng người và động vật lên các bức tường trên thế giới. Chịu ảnh hưởng bởi truyện tranh và nhạc heavy metal, Nychos đưa vào giải phẫu học một năng lượng đầy trẻ trung và lôi cuốn làm tôi say đắm. Các họa sĩ đường phố cho rằng nghệ thuật là của công chúng. Và giải phẫu học đường phố lôi cuốn đến vậy là vì nó được tách rời hoàn toàn khỏi thế giới y học. Nó bắt bạn phải ngắm nhìn nó, và phải đối diện với nhận thức của mình về giải phẫu học, liệu bạn thấy nó đẹp, thô tục, bệnh tật, hay đầy cảm hứng, giống như tôi. Tất cả những phản ứng này nảy sinh là do sự gần gũi của chúng ta và thường là do sự thay đổi quan hệ với giải phẫu học. Tất cả những họa sỹ mà tôi giới thiệu hôm nay đều lấy minh họa y khoa để làm nghệ thuật Nhưng với họ, giải phẫu không chỉ là một thứ để học thuộc, mà còn là nền tản để ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của cơ thể người; để mô tả nó theo cách chúng ta có thể liên tưởng, cho dù là thông qua hoạt hình, vẽ trên cơ thể hay vẽ nghệ thuật đường phố. Nghệ thuật vẽ giải phẫu có sức mạnh để vượt xa khỏi những trang sách y học, thổi bùng sự phấn khích của công chúng, và tiếp thêm nhiệt huyết cho thế giới y khoa, nhất là kết nối chính nội tâm của ta với cơ thể của ta thông qua nghệ thuật. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi dành phần lớn thời gian nghĩ về những bé gái, điều này khá kỳ cục khi nó do một người đàn ông trưởng thành nói ra. Nhưng tôi có như vậy. Tôi thường nghĩ về những cô bé, và tôi nghĩ chủ yếu do tôi cũng có một bé gái. Đây là con gái tôi, và tôi nghĩ các bạn sẽ rất quý con bé. Con bé thông minh và vui tính, đối xử tốt với mọi người, và là một người bạn tốt. Nhưng khi tôi nói về con gái mình, từ mà tôi dùng nhiều nhất là "vận động viên." Con tôi rất thể thao. Con bé khỏe khoắn và rất nhanh, có sự thăng bằng tuyệt vời và kiểm soát cơ thể tốt. Con bé đã ba lần liên tiếp đạt chức vô địch bang với môn võ Shaolin Kempo. Đến chín tuổi, con bé đã đi được nửa đường tới đai đen. Con gái tôi rất thể thao. Khi một người đàn ông cao gần 1m9 và nặng hơn 120kg đứng trước mặt, nói rằng con gái mình rất thể thao, bạn có thể nghĩ đó là sự phản chiếu từ anh ta. Nhưng không phải vậy. (Cười) Thời trung học, vợ tôi hai lần là cầu thủ đội tuyển bóng đá bang và vận động viên đội tuyển bóng chuyền bang, còn tôi thì chơi "Dungeons and Dragons." Và đó là lý do vì sao, mặc dù con gái tôi là một vận động viên, con bé cũng vô cùng kỳ cục, và tôi yêu điều đó. Con bé đi lại quanh nhà trong tấm áo choàng lửa mà nó tự tay làm. Con bé ngồi trên Ngai Vàng Sắt -- (Cười) dù thậm chí chưa từng xem "Trò Chơi Vương Quyền," chủ yếu vì chúng tôi không phải những phụ huynh tồi tệ nhất trên đời. Nhưng con bé biết có một người được gọi là Mẹ Rồng, và con bé rất thích tự gọi mình như vậy. Con bé cực kỳ mê truyện tranh. Giờ thì nhân vật yêu thích của bé là Groot. Con bé yêu quý Groot, và vô cùng thích Hulk Phi Thường. Nhưng thực tâm nhất thì con gái tôi rất thích Chiến Tranh giữa các Vì Sao. Con tôi là một Jedi. Mặc dù đôi khi nó cũng là một Sith, đó là một lựa chọn tôi có thể tôn trọng. (Cười) Nhưng đây là câu hỏi tôi cần phải đưa ra. Vì sao khi con gái tôi mặc trang phục hóa trang, dù là Groot hay Hulk Vĩ Đại, dù là Obi-Wan Kenobi hay Darth Maul, tại sao mọi nhân vật con bé hóa trang thành đều là nam? Những nữ siêu anh hùng đâu hết rồi? Và đó không thực sự là câu hỏi của tôi, bởi có rất nhiều nữ siêu anh hùng. Câu hỏi của tôi thực sự là, các thứ của nữ siêu anh hùng đâu hết rồi? Trang phục ở đâu? Đồ chơi ở đâu? Bởi vì mỗi ngày, con gái tôi vui chơi khi mặc trang phục hóa trang cũng là đang học nhiều điều qua một quá trình, đối với nghề nghiệp của tôi, giáo sư nghiên cứu truyền thông, chúng tôi nói đến giáo dục công chúng. Nó nói tới việc các xã hội được dạy về các hệ tư tưởng như thế nào. Việc các bạn học trở thành đàn ông hay phụ nữ là thế nào, cư xử đúng mực ở nơi công cộng là thế nào, là một người yêu nước và có cách hành xử tốt là thế nào. Về toàn bộ những mối quan hệ xã hội cấu thành nên những con người chúng ta. Nói ngắn gọn, nó nói về cách ta học những gì ta biết về người khác, và về thế giới. Nhưng chúng ta sống trong một xã hội bị truyền thông làm bão hòa 100%. Điều đó có nghĩa là mọi khía cạnh thuộc sự tồn tại của con người ngoài những chức năng cơ thể cơ bản của các bạn theo cách nào đó đều chịu tác động của truyền thông. Từ chiếc xe bạn đang lái đến thực phẩm mà bạn ăn đến trang phục bạn mặc đến cách bạn xây dựng các mối quan hệ đến chính ngôn ngữ bạn sử dụng để hình thành suy nghĩ -- toàn bộ những điều này bị can thiệp bằng một cách nào đó. Vậy nên lời giải đáp trong xã hội chúng ta cho câu hỏi về cách ta học những gì ta biết về người khác và thế giới phần lớn là qua truyền thông. Vậy thì ta có thể suy được rằng, trong xã hội chúng ta, truyền thông không chỉ đơn thuần là những công nghệ và thiết bị phân phối thông tin. Chúng còn tồn tại như các pháp nhân. Và khi sự phân phối thông tin bị ràng buộc bởi lợi ích tài chính, thì sẽ có vấn đề xảy ra. Vấn đề đó lớn thế nào? Hãy nghĩ về điều này: vào năm 1983, 90% truyền thông Mỹ thuộc quyền sở hữu của 50 công ty. Trong bất cứ thị trường nào, 50 công ty thực hiện việc gì đó là rất nhiều công ty. Đó là rất nhiều thế giới quan khác nhau. Vào năm 2015, số lượng đó giảm xuống còn sáu, sáu công ty. Đó là đơn vị NBCUniversal thuộc Comcast, tập đoàn AOL Time Warner, Công Ty Walt Disney, các tập đoàn News Corp., Viacom, và CBS. Sáu công ty này sản xuất chín trên mười bộ phim bạn xem, chín trên mười chương trình truyền hình, chín trên mười ca khúc, chín trên mười cuốn sách. Vậy thì câu hỏi của tôi với các bạn là, nếu sáu công ty kiểm soát 90% truyền thông Mỹ, thì họ có bao nhiêu tầm ảnh hưởng đến những thứ bạn được phép xem mỗi ngày? Bởi trong các nghiên cứu, chúng ta nói rằng truyền thông không thể bảo ta nghĩ gì, và họ không thế; họ làm điều đó rất tồi. Nhưng đó đâu phải việc củahọ Truyền thông không bảo chúng ta nghĩ gì. Mà truyền thông bảo chúng ta cần nghĩ về điều gì. Họ kiểm soát cuộc nói chuyện, và khi kiểm soát cuộc nói chuyện, họ không cần phải khiến bạn nghĩ những gì họ muốn bạn nghĩ. Họ sẽ chỉ khiến bạn nghĩ tới những thứ họ muốn bạn nghĩ tới, và quan trọng hơn, không nghĩ tới những thứ họ không muốn bạn nghĩ tới. Họ kiểm soát cuộc nói chuyện. Thực tế việc đó được làm thế nào? Lấy một trong các công ty đó làm ví dụ. Để đơn giản, Chúng ta hãy nói một chút về Công ty Walt Disney. Lý do vì sao tôi chọn Công ty Walt Disney là, Có bất cứ ai trong căn phòng này chưa từng xem một bộ phim của Disney? Hãy nhìn xung quanh. Chính xác rồi. Tôi chọn Disney vì họ có cái chúng tôi gọi là 100% thâm nhập trong xã hội chúng ta. Tất cả mọi người đều đã tiếp xúc với Disney, vì vậy đó là một ví dụ dễ hiểu. Từ năm 1937, Disney đã thu được lợi nhuận chủ yếu từ bán đồ công chúa cho các cô bé, đóng góp phần lớn vào tài chính của công ty. Đương nhiên, trừ khi cô công chúa mà cô con gái của bạn thích, như con gái tôi, là cô gái này. Bạn thấy đấy, vào năm 2012, Disney mua lại LucasFilm với tổng giá trị bốn tỷ đôla, và ngay sau đó, khiến các cửa hàng Disney tràn ngập đồ liên quan đến Han Solo và Obi-Wan Kenobi, với Darth Vader và Luke Skywalker và Yoda, nhưng lại không có Công chúa Leia. Vì sao? Bởi công chúa này làm rối loạn việc giáo dục công chúng cho những công chúa này. Vì vậy Disney không đưa Công chúa Leia vào chuỗi sản phẩm trong cửa hàng, và khi mọi người tới Disney và hỏi, "Này, đồ liên quan đến Công Chúa Leia đâu?" Disney nói, "Chúng tôi không có ý đưa Công chúa Leia vào bán tại cửa hàng." Những người hâm mộ tức giận viết lên Twitter với hashtag #WeWantLeia (#ChúngTôiMuốnLeia.) Và Disney nói "Đợi đã, chúng tôi không có ý đó. Ý chúng tôi là, chúng tôi chưa bán sản phẩm nào của Công chúa Leia, nhưng chúng tôi sẽ bán." Và đó là vào năm 2012, và bây giờ là 2015, nếu bạn tới một cửa hàng của Disney, như tôi vừa làm, và tìm kiếm mặt hàng Công chúa Leia, bạn có biết có bao nhiêu sản phẩm Công chúa Leia trong cửa hàng không? Không có, vì Disney không có ý định đưa Công chúa Leia vào cửa hàng. Và bạn đừng nên ngạc nhiên vì đó là chính sách của họ khi họ mua Marvel vào năm 2009 với 4.5 tỉ đôla. Bởi khi bạn kiếm được rất nhiều lợi nhuận bán công chúa cho các bé gái, bạn cũng sẽ muốn kiếm được lợi nhuận từ các bé trai Ngoài các siêu anh hùng còn gì tốt hơn để bán? Vậy nên Disney đã tiếp cận được Đội trưởng Mỹ và Thor, Hulk Vĩ Đại, và họ thậm chí còn tiếp cận được tới một nhóm siêu anh hùng mà chưa một ai nghe đến tên. Marvel bán siêu anh hùng giỏi như vậy đó. Năm ngoái, họ phát hành bộ phim "Vệ Binh Dải Ngân Hà." Đó là một bộ phim chắc chắn đáng lẽ không thành công. Không ai biết họ là ai trừ những kẻ mê truyện tranh như tôi. Một trong số các nhân vật là cái cây biết nói. Một nhân vật khác là chú chồn dáng người. Nó đáng lẽ không thành công. Và họ đã thành công lớn với bộ phim "Vệ Binh Dải Ngân Hà." Nhân vật ở giữa này, tên là Gamora. Cô ấy do Zoe Saldana thủ vai, và cô ấy mạnh mẽ, thông minh và rất nhanh và chiến đấu như một ninja vậy, và cô ấy là người phụ nữ da màu xinh đẹp, và con gái tôi vô cùng thích cô. Vì vậy giống như mọi ông bố kỳ cục khác, tôi đã đi mua cho con gái đồ Gamora, và khi đến cửa hàng, tôi biết được một điều rất thú vị. Nếu tôi muốn mua cho con bé một chiếc balô Gamora, ừm, Gamora còn không có trên đó. Họ đáng lẽ nên tiếp thị cho nó là "một vài" thành viên Vệ Binh Dải Ngân Hà. (Cười) Và nếu tôi muốn mua cho con hộp cơm trưa, cũng không có Gamora, và nếu tôi muốn mua cho bé cái áo phông cô ấy cũng không có trên đó. Và trong thực tế, nếu tôi đến cửa hàng, như tôi đã làm vậy, và nhìn vào đồ trưng bày, bạn sẽ thấy một ảnh nhỏ hình Gamora ngay đây, nhưng nếu bạn nhìn vào các mặt hàng thực sự trên giá đồ đó, Gamora không xuất hiện trên bất cứ thứ nào. Giờ thì, tôi có thể đã lên Twitter dùng hashtag #WheresGamora (#GamoraỞĐâu), như hàng triệu người hâm mộ đã làm trên toàn thế giới, nhưng sự thật là tôi thậm chí không bất ngờ đến thế, vì tôi đã ở đó khi Disney phát hành "The Avengers." Trong năm này, chúng ta có một bộ phim Avengers mới, "Đế Chế Ultron," và chúng ta rất hào hứng, vì không chỉ có một mà tới hai nữ siêu anh hùng, Phù Thủy Scarlet và Góa Phụ Đen. Và chúng ta đã rất hào hứng Nhưng có một sự thật về điều này. Ngay cả khi Scarlett Johansson, một trong những diễn viên nữ nổi tiếng nhất nước Mỹ, thủ vai Góa Phụ Đen, và Góa Phụ Đen là ngôi sao của không phải một, không phải hai, mà là năm bộ phim khác nhau của Marvel, thì cũng không có một chút mặt hàng nào liên quan đến Góa Phụ Đen. Không có. Và nếu bạn tới cửa hàng Disney và tìm một bộ phục trang Góa Phụ Đen, các bạn sẽ tìm được Đội Trưởng Mỹ và Hulk Vĩ Đại. Bạn sẽ thấy Người Sắt và Thor. Bạncó thể thấy Cỗ Máy Chiến Đấu nhân vật thậm chí không xuất hiện trong phim lâu đến vậy. Người bạn sẽ không tìm được là Góa Phụ Đen. Và bạn cũng có thể đã lên Twitter với hashtag, như nhiều người đã làm, #WheresNatasha. (#NatashaỞĐâu) Nhưng tôi mệt phải làm việc đó. Tôi mệt mỏi phải làm như vậy. Giờ đây trên toàn đất nước, có những đứa trẻ chơi với bộ đồ chơi mô hình Cycle Blast Quinjet, có hình Đội Trưởng Mỹ cưỡi mô-tô lao ra từ một chiếc phản lực đang di chuyển và nó thực sự rất tuyệt vời. Bạn có biết nó tuyệt cỡ nào? Tuyệt đến mức khi nó diễn ra trong phim, thì chính Góa Phụ Đen đã làm điều đó. Hình cô ấy không chỉ bị xóa đi, mà còn bị thay thế bởi một nhân vật nam. Vậy việc này nói cho chúng ta biết điều gì? Ý tôi là, trong vòng năm năm tiếp theo, Disney và Warner Bros. và nhiều các hãng phim khác sẽ phát hành hơn 30 phim chiếu rạp dài với các nhân vật truyện tranh, và trong số 30 bộ phim đó, có chính xác hai phim sẽ có nhân vật nữ chính. Hai. Giờ thì, sẽ có các nhân vật nữ trong các bộ phim còn lại, nhưng họ sẽ là người đồng hành, họ sẽ là người tình, họ sẽ là thành viên các nhóm. Họ sẽ không phải là nhân vật chính. Và nếu điều ta học được, điều ta biết được về những người khác và về thế giới qua truyền thông, thì những công ty này đang dạy con gái tôi rằng ngay cả khi con bé mạnh mẽ, thông minh và rất nhanh và chiến đấu như một ninja, tất cả đều đúng với con bé, thì nó cũng không có nghĩa lý gì cả. Con bé sẽ hoặc là bị lờ đi như Gamora hoặc bị xóa đi và thay thế bởi một cậu bé như Góa Phụ Đen vậy. Và điều này thì thật bất công. Thật bất công với con bé và với cả con trai và con gái của bạn. Nhưng vấn đề ở đây là: Tôi đang nuôi lớn một bé gái, và con bé có một chút "tomboy", mà tiện thể đó là một từ tồi tệ khi gọi một cô gái. Điều cơ bản được nói ra là, các nét tính cách định nghĩa bạn, không thực sự là của bạn, chúng chỉ được mượn cho bạn một lúc từ các cậu bé. Nhưng bạn có biết rằng con bé sẽ phải buồn bao nhiêu trong cuộc đời vì có một chút tomboy trong mình? Không. Không chút nào. Mọi người nghĩ nó dễ thương. Họ sẽ cho rằng con bé hăng hái, vì trong xã hội này, cái gọi là tính cách con trai bên trong các cô bé, được coi là sự nâng cấp, một điểm cộng. Tôi không nuôi lớn một cậu bé, như Mike. Mike là cậu bé ở Florida, 11 tuổi, và vấn đề là thứ cậu thích nhất trên đời là chương trình "Ngựa Con Bé Nhỏ của Tôi: Tình Bạn Diệu Kỳ," giống như hàng triệu đứa trẻ khác ở Mỹ. Chương trình thì được quảng bá tới các bé gái, từ năm đến chín tuổi, nhưng có hàng triệu bé trai và những người đàn ông trưởng thành thích "Ngựa Con Bé Nhỏ của Tôi: Tình Bạn Diệu Kỳ." Họ có một câu lạc bộ. Họ tự gọi mình là Bronies, những người anh em ngựa con, những anh chàng thích ngựa con. Tôi tình cờ là một trong số đó. Và điều mà Mike và bản thân tôi và hàng triệu các cậu bé và đàn ông khác học được trong thế giới đàn bà, ẻo lả của "Ngựa Con Bé Nhỏ của Tôi" là gì? Ừm, họ học được rằng cần học tập chăm chỉ và làm hết sức, chơi hết mình, và có diện mạo đẹp và cảm thấy vui và làm việc có ích, và thượng đế đã giữ cho ta không dạy cho các cậu bé những quan niệm yếu đuối này. Vì vậy các đứa trẻ khác ở khu Mike sống đã bắt nạt và đánh cậu bé và chúng trêu chọc cậu, và ở tuổi 11, Mike về nhà, tìm một chiếc thắt lưng, quấn nó quanh cổ, và treo mình trên tầng trên của giường. Vì chúng ta đã phát triển một cái xã hội mà bạn thà chết như một cậu bé hơn là có suy nghĩ thích đồ cho con gái. Và đó không phải lỗi của Mike. Đó là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã làm cậu bé thất vọng. Chúng ta đã làm con cái mình thất vọng. Chúng ta phải làm điều tốt hơn cho chúng. Chúng ta phải ngừng việc chỉ làm ra những nữ siêu anh hùng xuất hiện trên áo phông có màu hồng và chỉ dành cho các cô bé. Chúng ta phải dừng lại. Và khi tôi đang chuẩn bị bài nói này, mọi người nói với tôi, "Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra đâu" Và tôi đáp "Ồ thật sao?" Vì chỉ trong năm nay, Target đã thông báo họ sẽ ngưng việc chia các gian đồ chơi theo giới tính. Họ sẽ xếp lẫn vào với nhau. Giờ thì, trước khi chúng ta gãy vai vì vỗ lưng tán dương Target, trong tuần này họ đã phát hành áo phông in một trong các cảnh hình tượng nhất trong "Chiến Tranh giữa các Vì Sao: Niềm Hy Vọng Mới" có Công Chúa Leia đối đầu với Chúa Tế Bóng Đêm của Sith, trên áo phông mà cô ấy bị thay thế một cách bí ẩn bởi Luke. Vậy nên đừng vội vỗ lưng tán dương nhau nhiều quá. Cũng trong tuần này, Disney ra thông báo hãng sẽ không chia đồ hóa trang Halloween theo giới tính nữa, tôi vì thế mà nói, "Cảm ơn Disney, trừ việc hãng bạn chỉ làm phục trang của siêu anh hùng nam vậy thì còn nghĩa lý gì việc ai sẽ mặc chúng? Chỉ trong tuần này, Mattel, nơi tạo ra Barbie, thông báo rằng họ sẽ phát hành một dòng sản phẩm nữ siêu anh hùng DC. Và điều khôi hài là, họ đã gặp các bé gái và hỏi các cô bé xem muốn thấy gì ở búp bê, và bạn có thể thấy đấy, các búp bê này có bắp chân và khuỷu tay có thể bẻ được nên có thể làm được các thứ siêu anh hùng làm. Và hãy mua chúng đi. Và đừng chỉ mua chúng cho con gái bạn, hãy mua cho cả con trai. Vì quan trọng là các cậu bé chơi cùng và đóng vai các nữ siêu anh hùng cũng như con gái tôi chơi cùng và đóng vai các siêu anh hùng nam vậy. Và trên thực tế, điều tôi mong muốn là một thế giới nơi mà mọi người đến cửa hàng sẽ có một lưu đồ trong đầu rằng liệu họ nên mua đồ chơi này cho bé trai hay bé gái, và nó là một lưu đồ thực sự đơn giản vì sẽ chỉ có một câu hỏi trong đó. Câu hỏi là "Đồ chơi này có dùng được với bộ phận sinh dục không?" (Cười) Nếu câu trả lời là có, thì đó không phải là đồ chơi trẻ em. (Cười) Và nếu câu trả lời là không, thì nó dành cho cả các cậu bé và cô bé. Thực sự rất đơn giản. Vì hôm nay là vì tương lai của tương lai, và trong tương lai của tôi, các cậu bé và cô bé được tôn trọng như nhau, có giá trị ngang nhau, và quan trọng nhất, được đại diện như nhau. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Công nghệ tạo được ảnh hưởng có lẽ là lớn nhất trong vài thập niên vừa qua. Chứ không còn là truyền thông đại chúng. Cũng không phải là khối dữ liệu toàn cầu. Không phải là rô bốt. Thậm chí không phải trí thông minh nhân tạo Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng đó chính là công nghệ cơ bản của hệ thống tiền tệ kỹ thuật số Bitcoin. Hệ thống đó được gọi là blockchain. Nó không phải là từ ngữ thời thượng trên thế giới, nhưng tôi tin nó là thế hệ tiếp theo của internet, và nó đầy hứa hẹn đối với mọi nền kinh tế, mọi xã hội và đối với tất cả các bạn, từng người một. Như bạn biết, trong vài thập niên qua, chúng ta đã có mạng thông tin internet. Và khi tôi gửi bạn một email, một file Power-Point hay thứ gì đó, tôi không gửi bạn bản gốc, tôi chỉ gửi bạn bản copy. Thật tuyệt. Đây là thời đại mọi người được bình đẳng trước thông tin. Nhưng khi thông tin trở thành tài sản -- như là tiền bạc, tài sản kinh tế như chứng khoán và các mối quan hệ, khách hàng trung thành, sở hữu trí tuệ, âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, lá phiếu, carbon credit hay loại tài sản nào khác -- thì việc gửi bản copy chẳng có ý nghĩa gì cả Ví dụ, nếu tôi gửi cho bạn 100 đô la, thì điều quan trọng là số tiền đó không còn ở chỗ tôi nữa -- (Cười) và tôi không thể gửi lại nữa. Đó được gọi là vấn đề "gửi-đôi" của người viết mã phần mềm trong khoảng thời gian dài. Vì thế hôm nay chúng ta hoàn toàn tin vào những tổ chức trung gian uy tín-- như ngân hàng, chính phủ, công ty truyền thông lớn, công ty thẻ tín dụng và vân vân -- để xây dựng lòng tin vào nền kinh tế của chúng ta. Và những tổ chức trung gian này thực hiện tất cả thương vụ và quá trình giao dịch của mọi hình thức thương mại, từ việc xác nhận giá trị, xác định danh tính của mọi người, thông qua kiểm tra, sắp xếp và lưu trữ. Nói chung, các tổ chức này làm những việc rất hữu ích. Nhưng có phát sinh vấn đề. Trước hết, chúng quá tập trung. Có nghĩa là các tổ chức đó có thể bị tin tặc tấn công và nguy cơ ngày càng cao -- Hãng JP Morgan, chính phủ liên bang Hoa kỳ, công ty Linkedlm, Home Depot và các công ty khác đã rất khó khăn mới phát hiện ra vấn đề. Họ loại hàng tỷ người khỏi nền kinh tế toàn cầu, ví dụ, những người không có đủ tiền thì không thể có một tài khoản ngân hàng. Họ làm chậm các quá trình. Có thể mất 1 giây để gửi 1 email đi khắp thế giới, nhưng nó có thể mất vài ngày hay vài tuần để tiền có thể chuyển qua hệ thống banking của 1 thành phố. Và họ hưởng lợi lớn từ các giao dịch -- từ 10 đến 20 % số tiền chỉ để gửi tiền đến một nước khác. Họ lấy dữ liệu của ta, nghĩa là chúng ta không thể buôn bán nó hoặc dùng nó để quản lý tốt hơn cuộc sống của ta. Sự riêng tư của chúng ta bị xâm phạm. Và vấn đề lớn nhất là họ tranh thủ sự hào phóng của thời đại kỹ thuật số một cách bất công: chúng ta tạo ra của cải, nhưng cũng gia tăng khoảng cách giàu nghèo Vậy nếu Internet không chỉ truyền đạt thông tin Mà còn có thể truyền tải giá trị thực có thể đáp ứng mức độ toàn cầu phục vụ cho hàng triệu máy tính và mọi người có thể truy cập. là nơi mọi loại tài sản, từ tiền cho đến âm nhạc, đều có thể được lưu trữ, di chuyển, giao dịch, trao đổi và quản lý, mà không cần bất kỳ hình thức quản lý trung gian nào? Và nếu có một môi trường thuận lợi cho tài sản? Năm 2008, nền công nghiệp tài chính sụp đổ và có thể rất thuận lợi để một người vô danh hay một nhóm mang tên Satoshi Nakamoto tạo ra một loại giao dịch ở đó họ phát triển một giao thức cho tiền kỹ thuật số bằng mã nguồn mở được gọi là Bitcoin. Mã nguồn có thể giúp người ta thiết lập lòng tin và thực hiện giao dịch mà không cần bên thứ ba. Hành động có vẻ đơn giản này làm tóe lên một tia lửa đã làm cháy thế giới, mọi người phấn khích hay sợ hãi hay không quan tâm ở nhiều nơi khác nhau. Vậy đừng nhầm lẫn về Bitcoin -- Bitcoin là một tài sản; có giá trị tăng hoặc giảm, và có thể làm bạn quan tâm nếu bạn là nhà đầu tư. Tổng quát hơn, nó là một mã nguồn. Nó không phải là tiền tệ chính thức được quản lý bởi một quốc gia. Điều này lại càng hay. Nhưng điều thật sự thú vị ở đây chính là mã nguồn mở. Nó được gọi là blockchain. Vậy lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, bất kỳ nơi đâu người ta có thể tin tưởng lẫn nhau và giao dịch trực tiếp với nhau. Vậy lòng tin đã được thiết lập mà không cần bất kỳ một thiết chế nào, nhưng lại cần với sự hợp tác với nhau, cần mã nguồn và cần bộ mã thông minh. Vì lòng tin là mẹ đẻ của công nghệ. Tôi gọi đó là "Giao Thức Lòng Tin." Bây giờ có lẽ các bạn tự hỏi: Làm sao mà điều đó có thể thực hiện được? Không vấn đề gì! Tài sản -- tài sản kỹ thuật số như tiền, nhạc hay bất cứ thứ gì -- không được lưu trữ ở một nơi tập trung, nhưng chúng được phân phối khắp nơi trong một hệ thống toàn cầu, ở mức độ cao nhất của mã nguồn. Khi một giao dịch được thực hiện, nó sẽ được gửi khắp nơi, thông qua hàng triệu hàng triệu máy tính. Khắp nơi trên thế giới, có một nhóm người được gọi là "miners." từ này có 2 nghĩa. Đừng hiểu "miners" theo nghĩa "trẻ con" mà phải hiểu là "người đào mỏ Bitcoin." Họ sở hữu sức mạnh khổng lồ của máy tính qua các đầu ngón tay -- gấp 10 đến 100 lần sức mạnh của Google. Những 'miners' này làm rất nhiều việc. Mỗi 10 phút trôi qua, được xem là 1 nhịp tim của thế giới mạng, một đơn vị thông tin được tạo ra với tất cả những giao dịch của 10 phút trước đó. Rồi các 'miners' vào việc, cố gắng giải quyết một số vấn đề gai góc. Và họ hoàn thành: 'miner' nào tìm ra đầu tiên kết quả và đóng gói, thì được thưởng trong hệ tiền kỹ thuật số, trong hệ thống Bitcoin blockchain, thì được thưởng bằng Bitcoin. Rồi -- đến phần chính -- gói đó được gửi đến gói trước và gói này lại được gửi ngược về phía trước nữa để tạo ra một chuỗi các gói hoàn thiện. Mỗi gói được đóng dấu thời gian, giống như đóng dấu kỹ thuật số. Vậy nếu tôi muốn xử lý một gói và nói với bạn này hay bạn kia, hãy trả một món tiền, thì tôi phải 'xử lý' gói đó, cùng tất cả những gói trước, toàn bộ quá trình thương mại trên chuỗi trao đổi blockchain, không phải chỉ trên một máy nhưng thông qua hàng triệu máy tính, đồng thời, tất cả đều dùng mức độ cao nhất của mã nguồn, trong khả năng của nguồn tài nguyên số lớn nhất trên toàn thế giới tất cả đang mời gọi tôi. Biết rằng làm rất khó. Việc đó rất an toàn so với hệ thống máy tính của chúng ta ngày nay. Blockchain. Đó là cách hệ thống hoạt động. Đơn vị tiền Bitcoin trong hệ thông blockchain chỉ là một ví dụ. Còn nhiều đơn vị khác nữa. Đơn vị Ethereum blockchain đã được phát triển bởi Vitalik Buterin, người Canada. Chàng trai này mới 19 tuổi, Blockchain này sở hữu những khả năng tuyệt vời. Một trong những khả năng đó là xây dựng những hợp đồng thông minh. Giống như tên gọi của nó, "hợp đồng thông mình". Đó là loại hợp đồng tự thực hiện, và hợp đồng đó gồm gia công, củng cố, quản lý và hoàn thiện và chi trả -- hợp đồng này giống như một tài khoản ngân hàng -- trên những thỏa thuận giữa hai người với nhau. Ngày nay, trên hệ thống Ethereum blockchain, có nhiều dự án cho nhiều lĩnh vực từ việc thiết kế một hướng đầu tư mới trong thị trường chứng khoán đến việc tạo ra một hình mẫu mới của nền dân chủ, ở đó các nhà chính trị chịu trách nhiệm trước công dân. (Vỗ tay) Vậy để hiểu sự thay đổi triệt để này, nó mang đến đến điều gì, hãy quan sát một nhà máy, những dịch vụ tài chính. Bạn có nhận ra điều đó không? Rất giống chiếc máy Rube Goldberg. Nó là chiếc máy phức tạp một cách buồn cười để làm những việc vô cùng đơn giản, như là bóc quả trứng hay đóng cửa. Thật sự, tôi thấy nó giống hệ thống dịch vụ tài chính, Thật đấy. Xem này, bạn gõ số thẻ của mình ở cửa hàng góc phố, và một dòng tín hiệu số đi qua hàng chục công ty, mỗi công ty lại có cả một hệ thống máy tính, trong số đó cũng còn những máy từ thập niên 1970 nó còn già hơn nhiều người trong khán phòng này, và 3 ngày sau, một kết quả xuất hiện. Nhưng với hệ thống tài chính của blockchain, không một kết quả nào xuất hiện cả, vì thanh toán và hiển thị kết quả chỉ là một hoạt động, nó chính là sự thay đổi toàn cục. Vậy ở Phố Wall và khắp nơi trên thế giới, hệ thống tài chính đang đối mặt với một đảo lộn khủng khiếp từ hiện tượng này, và mọi người lo sợ liệu ta có bị thay thế, hay tự hỏi làm thế nào để ta áp dụng công nghệ này một cách thành công? Tại sao bạn cần phải cẩn thận? Cho phép tôi nói về một vài ứng dụng của nó. Sự thịnh vượng. Thời kỳ đầu của Internet, mạng thông tin, mang lại cho chúng ta của cải nhưng không có sự phồn thịnh, vì sự bất công xã hội đang lớn dần. Đó là tâm điểm của mọi cơn giận dữ và chủ nghĩa cực đoan rồi đến chủ nghĩa bảo hộ và bài ngoại, rôi còn nhiều thứ tồi tệ nữa, chúng ta đang chứng kiến tất cả những thứ đó lớn dần lên trong thế giới ngày nay, Brexit là trường hợp mới nhất. Ta có thể phát triển cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề bất bình đẳng này không? Vì chỉ có một giải pháp duy nhất đó là chia lại của cải, đánh thuế người này và chia bớt cho người cho người kia. Chúng ta có thể làm kế hoạch để chia của cải được không? Liệu ta có thể thay đổi cách thức tạo ra của cải ngay từ giai đoạn đầu bằng cách dân chủ hóa sự sáng tạo của cải, khuyến khích mọi người tham gia vào nền kinh tế, và phải bảo đảm rằng họ được hưởng chính đáng hay không? Hãy cho phép tôi trình bày 5 cách thực hiện. Một là: Bạn có biết quyền sở hữu đất của 70% dân số thế giới đang vô cùng bấp bênh không? Vậy, bạn có một nông trại nhỏ ở Honduras, một nhà độc tài lên nắm quyền, hắn nói, "tôi biết anh có vài giấy tờ gì đó liên quan đến nông trại của anh, nhưng hệ thống máy tính của chính phủ có bằng chứng bạn tôi sở hữu nông trại đó." Sự việc đó đã xảy ra tràn lan ở Honduras, Và vấn đề này xảy ra ở bất kỳ nơi nào. Hernando de Soto, nhà kinh tế học nổi tiếng của Mỹ Latin, nói rằng đây là vấn đề nan giải nhất của thế giới liên quan đến kinh tế, nó còn quan trọng hơn cả việc sở hữu một tài khoản ngân hàng, vì nếu bạn không có được giấy tờ hợp lê về đất đai, bạn không thể thế chấp, và bạn không thể lập kế hoạch tương lai. Vì thế ngày nay, các công ty đang làm việc với chính phủ để đưa các giấy tờ sở hữu đất đai lên mạng blockchain. Khi đã ở đó, thì nó sẽ không bị thay đổi tùy tiện nữa. Tin tặc không thể tấn công. Quyền sở hữu đó tạo điều kiện phát triển thịnh vượng cho hàng tỷ người. Thứ hai: nhiều người nói về Uber về Airbnb, về TaskRabbit về Lyft và vân vân như là một phần của nền kinh tế biết chia sẻ. Đây là một ý tưởng rất mạnh mẽ, các công ty đó có thể kết hợp với nhau, tạo ra của cải và chia sẻ sự thịnh vượng. Tôi nghĩ ... thực ra những công ty này chẳng chia sẻ gì đâu. Thực tế, họ rất thành công mà đâu cho ai cái gì. Họ gộp những dịch vụ lại, rồi bán trọn gói. Sẽ thế nào nếu Airbnb là công ty có vốn lên đến 25 tỷ đô la, có một ứng dụng phân phối trên mạng blockchain, chúng ta gọi là B-Airbnb, và nó được sở hữu bởi những người có phòng dư ra để cho thuê. Khi ai đó muốn thuê phòng, họ vào mạng dữ liệu blockchain và xem thông tin chi tiết, chọn trong số đó, và họ tìm được phòng thích hợp, và blockchain giúp họ làm hợp đồng, giúp xác định các bên, giúp thực hiện việc thanh toán chỉ thông qua chi trả kỹ thuật số -- được xây dựng trong hệ thống. Thậm chí blockchain phụ trách xếp hạng, vì nếu mạng blockchain xếp một phòng ở mức 5 sao, thì phòng đó đúng như vậy, nó được xếp hạng như thế, không thay đổi được. Vậy sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế biết chia sẻ trong Thung Lũng Silicon có thể bị khuấy động, và có thể làm phát triển sự phồn thịnh. Thứ ba: dòng tiền tệ lớn nhất từ các nước phát triển chảy đến các nước đang phát triển không phải là dòng tiền đầu tư thương mại, thậm chí không phải là hỗ trợ nước ngoài. Mà chính là kiều hối do cá nhân gửi về. Có sự di dân toàn cầu; những người đã rời vùng đất tổ tiên, và họ đang gửi tiền về quê nhà. Số tiền đó lên đến 600 tỷ đô la mỗi năm và còn đang tăng, vì những người này rất nhớ quê hương. Analie Domingo là một quản gia. Cô ta sống ở Toronto, và mỗi tháng cô ra ngân hàng Western Union với một ít tiền mặt để gửi tiền cho mẹ ở Manila. Chi phí gửi khoảng 10%; cần từ 4 đến 7 ngày để nhận được số tiền đó; mẹ cô ta không bao giờ biết khi nào thì tiền đến nơi. Rồi phải mất thêm 5 giờ để đi nhận tiền. Cách đây 6 tháng, Analie Domingo đã dùng ứng dụng Abra của mạng blockchain. Từ điện thoại di động, cô gửi 300 đô la. Nó chuyển tin thẳng đến điện thoại của mẹ không cần qua bất kỳ trung gian nào. Rồi mẹ cô nhìn vào điện thoại -- giống như là giao diện Uber, có mấy "nhân viên" Abra phục vụ. Bà bấm chọn 1 nhân viên, nhân viên này ở mức 5 sao đó nhé, người đó chạy 7 phút. Anh ta đến nhà bà và đưa tiền peso Philipin cho bàn, rồi bà bỏ vào ví. Tất cả chỉ mất vài phút, và chỉ tốn 2 %. Đây là một cơ hội lớn cho sự thịnh vượng. Thứ tư: tài sản lớn nhất của thời đại số là dữ liệu. Dữ liệu thật sự là một loại tài sản mới, có thể lớn hơn các loại tài sản trước đây, như là đất ở thời kinh tế nông nghiệp, hay nhà máy công nghiệp, thậm chí tiền bạc. Chính tất cả các bạn -- chúng ta -- đang tạo ra dữ liệu này. Chúng ta tạo ra tài sản, chúng ta để lại những thông tin dạng số trong suốt cuộc đời mình. Những thông tin này được tập hợp lại thành hình ảnh của chính bạn, đó là con người ảo của bạn. Người ảo có thể cho bạn biết về bạn nhiều hơn, vì bạn không thể nhớ mình đã mua gì cách đây một năm, hay đã nói cách đây 1 năm. Và chính bạn không sở hữu được người ảo của mình-- đó là vấn đề rất lớn. Vậy ngày nay, có những công ty làm việc để tạo ra những cá nhân trong hộp đen, đó là người ảo của bạn và họ giao cho bạn sở hữu người ảo đó. Và hộp đen này luôn theo bạn dù bạn đi khắp nơi, hộp đen này rất cẩn thận. Nó chỉ biết cho đi vài mẩu thông tin bé tí tẹo chỉ khi cần thiết thôi. Trong nhiều giao dịch, người bán thậm chí không cần biết bạn là ai. Họ chỉ cần biết họ được trả tiền đầy đủ. Rồi avatar này quét tất cả những dữ liệu để bạn có thể quản lý. Đó là điều tuyệt vời, vì nó có thể giúp chúng ta bảo vệ sự riêng tư của mình, và sự riêng tư là nền tảng của xã hội tự do. Chúng ta hãy giữ lấy tài sản do chúng ta tạo ra hãy quản lý chúng, ở nơi chúng ta có thể sở hữu thông tin cá nhân của chính mình và quản lý nó một cách có trách nhiệm. Cuối cùng -- (Vỗ tay) Cuối cùng, mục số 5: có nhiều người tạo ra được nhiều sản phẩm trí tuệ mà họ lại không được hưởng công xứng đáng, vì hệ thống sở hữu trí tuệ có vấn đề. Nó bị phá hủy do thời kỳ đầu của Internet. Ví dụ trường hợp âm nhạc. Những nhạc sĩ chỉ nhận được vài xu lẻ từ hệ thống sinh lời to lớn. Cách đây 25 năm, nếu bạn là nhạc sỹ, và bạn viết viết được một bài hát ăn khách, nó bán được 1 triệu đĩa đơn, thì bạn có thể lấy được tiền bản quyền khoảng 45.000 đô la. Còn ngày nay, bạn viết được một bài hát nổi tiếng, nó có được một triệu lược tải, bạn không được 45 ngàn đô la đâu, bạn được 36 đô la thôi, đủ để mua một cái bánh pizza lớn. Thế là Imogen Heap, ca sĩ - nhạc sĩ đoạt giải Grammy, đưa nhạc của mình lên mạng blockchain. Cô ta gọi đó là "Mycelia." Và nhạc của cô ta có được một hợp đồng rất tốt. Nhạc được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bạn muốn nghe bài hát phải không? Nó miễn phí, hoặc chỉ tốn vài xu để rót vào một tài khoản số. Bạn muốn đưa bài hát đó vào một phim của mình, thì đó là chuyện khác, quyền sở hữu trí tuệ được quy định rất rõ. Bạn muốn tạo một đoạn chuông điện thoại? Thì đó là chuyện khác nữa. Cô ta xem bài hát của mình như là một sản phẩm thương mại. Nó được đưa vào hệ thống để tiếp thị cho chính nó, để bảo vệ quyền tác giả, vì bài hát có được một hệ thống nhận chi trả gửi về tài khoản ngân hàng, tất cả số tiền đó sẽ đến với người nghệ sỹ, và người ta quản lý hệ thống thật sự tốt hơn những hệ thống trung gian khác. Bây giờ, -- (Vỗ tay) Đây không chỉ đối với tác giả bài hát, mà nó dành cho tất cả mọi nhà sáng tạo, như hội họa, như phát minh, khám phá khoa học, báo chí. Có nhiều người không được hưởng xứng đáng công sức của mình, và với blockchain, họ sẽ có thể làm mưa tiền qua mạng blockchain. Điều đó thật tuyệt vời. Vậy ta có 5 khả năng từ hàng chục khả năng có thể giải quyết vấn đề cho sự phồn thịnh, đó là một trong những vấn đề nan giải mà blockchain là giải pháp khả thi. Đương nhiên, công nghệ không tạo được sự thịnh vượng -- mà là con người. Nhưng như tôi trình bày với bạn, một lần nữa, vị thần công nghệ đã thoát ra khỏi đèn, thần được gọi đến bởi một hay vài người không tên tuổi vào lúc nào đó trong lịch sử nhân loại, và vị thần cho chúng ta 1 cơ hội, một cơ hội để tìm lại cho mình một chỗ trong bức tranh kinh tế phồn thịnh và làm thay đổi trật tự trước đây, và giải quyết những vấn đề khó khăn nhất của thế giới, nếu chúng ta biết nắm lấy cơ hội. Cảm ơn. (Vỗ tay) Có những thứ ta sẽ nói khi bất chợt gặp người lạ hay một người hàng xóm đi ngang qua. Ta sẽ nói "Chào, bạn khoẻ không? Hôm nay trời đẹp thật. Bạn thấy thế nào?" Những câu này nghe thật vô bổ, nhỉ? Và có khi chúng vô bổ thật. Về nghĩa đen, chúng chẳng mang nội dung gì. Nhưng ta dùng chúng không phải để hỏi sức khoẻ hay thời tiết. Chúng có một hàm ý khác. Chúng có ý nghĩa về mặt xã hội. Khi ta nói những câu này, ý ta là: Tôi có nhìn thấy bạn ở đó. Tôi bị "cuồng" nói chuyện với người lạ. Tôi giao tiếp bằng ánh mắt, chào hỏi, đề nghị giúp đỡ và lắng nghe họ. Và nhờ vậy tôi biết đủ thứ chuyện. Khoảng 7 năm trước, tôi bắt đầu ghi lại mọi trải nghiệm của mình để hiểu tại sao chúng xuất hiện. Và tôi phát hiện có một điều gì đó rất đẹp đang diễn ra. Giống như trong thơ ca vậy. Những trải nghiệm này có ý nghĩa rất sâu sắc. Chúng là những niềm vui bất ngờ, là những kết nối cảm xúc chân thật giữa người và người, là những khoảnh khắc tự do. Một ngày nọ, tôi đang đứng ở góc đường, chờ đèn đi bộ chuyển xanh, khi ấy tôi sống ở New York, và tôi đứng đó, ngay trên nắp của một cái cống thoát nước mưa, giống như nếu đứng đó sẽ qua đường nhanh hơn vậy. Rồi có một ông lão lớn tuổi đứng kế tôi. Ông mặc áo khoác trùm kín người, đội một chiếc mũ nồi, trông như bước từ phim ra vậy. Và ông nói với tôi, "Đừng đứng đó. Cháu sẽ bị nuốt mất đấy." Nghe buồn cười, nhỉ? Nhưng tôi đã nghe lời ông. Tôi lùi lại một bước để đứng lên lề. Và ông cười, bảo: "Đúng rồi đấy. Ai mà biết được ông chỉ quay đi một lát rồi quay lại, và thoắt cái, cháu biến mất tiêu thì sao?" Chuyện này nghe kỳ cục, nhưng cũng tuyệt vời lắm. Ông lão ấy rất hiền, và ông hạnh phúc vì cứu được tôi. Đó là sợi dây nhỏ liên kết chúng ta. Chỉ một phút thôi, tôi cảm thấy sự tồn tại của mình được công nhận, và họ thấy tôi đáng được cứu. Buồn một cái là, ở nhiều nơi trên thế giới, con người được dạy rằng kẻ lạ vốn nguy hiểm, chúng ta không được tin họ, họ sẽ hại chúng ta. Nhưng đa phần, người lạ không nguy hiểm. Chúng ta sợ ở gần họ vì chúng ta không biết rõ về họ. Chúng ta không biết họ muốn gì. Cho nên, thay vì dựa vào cảm nhận để ứng xử với người đối diện, chúng ta chỉ quan tâm họ có phải "người lạ" hay không. Tôi có một đứa con gái bốn tuổi. Khi tôi chào hỏi người khác trên đường, con bé hỏi sao tôi làm vậy. Nó hỏi: "Người quen của mẹ hả mẹ?" Tôi nói: "Không, là hàng xóm của mình thôi." "Mấy người đó là bạn của nhà mình hả mẹ?" "Không phải, nhưng mà chào hỏi họ cũng tốt chứ con." Nghĩ cho kỹ thì tôi nói với con bé như thế vì ý tôi là thế, mà đúng hơn là nhờ linh tính của phụ nữ tôi biết không phải người lạ nào mình gặp cũng là người tốt. Chào hỏi thân thiện là tốt, và cũng tốt nếu biết khi nào nên xa cách, nhưng hai điều này không có nghĩa là chúng ta phải sợ người lạ. Có hai lợi ích to lớn khi ta dùng linh cảm thay cho nỗi sợ. Lợi ích đầu tiên: linh cảm sẽ giải phóng chúng ta. Khi bạn cân nhắc, mình nên dùng linh cảm thay vì dò xem họ là "loại người nào"? điều đó nói thì dễ, làm mới khó. "Loại người" là thứ chỉ có bộ não mới sử dụng. Trong quá trình giao tiếp, "loại người" là đường tắt chúng ta chọn để tìm hiểu ai đó. Hễ nhìn thấy ai, dù là đàn ông, phụ nữ, thanh niên, người già, da màu gì, trắng hay đen, kẻ lạ hay người quen, ta đều sử dụng kết quả sau khi gõ vào "ô tìm kiếm loại người". Nhanh thật đấy, dễ thật đấy, và cũng đầy định kiến thật đấy. Điều đó còn cho thấy, ta không nhìn người khác như những cá thể. Tôi có quen một nhà nghiên cứu người Mỹ hay đi du lịch tới vùng Trung Á và châu Phi, đi một mình. Cô ấy đã đi qua các thị trấn và thành phố với tư cách là một người lạ hoàn toàn. Cô ấy không hề có ràng buộc, hay sự nối kết nào khi tới đó. Hoàn toàn xa lạ. Chiến lược tồn tại của cô ấy là thế này: hãy để cho một người lạ nhìn bạn như một cá thể thật sự. Nếu bạn làm được, thì ai cũng có thể nhìn bạn là một cá thể. Lợi ích thứ hai của sử dụng linh tính liên quan tới sự thân mật. Tôi biết rằng hơi mâu thuẫn, khi để "người lạ" bên cạnh "thân mật", nhưng những sự tương tác mau lẹ này có thể dẫn tới loại cảm giác mà bên xã hội học gọi là "thoáng thấy thân thiết." Đó là trải nghiệm rất ngắn, chứa đựng sự hoà hợp về cảm xúc và ý nghĩa. Đó là cảm giác tuyệt vời xuất hiện khi tôi được ông lão cứu khỏi cái cống thoát nước tử thần, hay cảm giác mình là một phần của xã hội khi trò chuyện với ai đó trên tàu điện tới chỗ làm. Có khi mọi chuyện còn tiến xa hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện con người sẽ thấy thoải mái khi nói thật và bày tỏ bản thân với người lạ hơn là khi họ thừa nhận bản thân với gia đình và bạn bè. Do đó, nhiều khi họ thấy người lạ hiểu mình hơn người thân. Chuyện này được đưa lên bản tin theo một cách đau buồn. "Người dưng còn hiểu mình hơn cả người thương!" Tiêu đề hay chứ, nhỉ? Mà hình như tôi đi lạc đề mất tiêu rồi. Điều quan trọng của những nghiên cứu này chính là trò chuyện với người lạ có ý nghĩa lớn thế nào; làm thế nào mà cảm giác đặc biệt thân thiết với người lạ lại quan trọng với ta không kém gì khi ta ở với bạn bè và người thân. Vậy làm thế nào chúng ta lại giao tiếp với người lạ tốt đến thế? Có hai lý do. Thứ nhất: Chúng ta chỉ lướt qua nhau. Chẳng để lại hậu quả gì. Rất dễ để nói thật với người mà ta sẽ không bao giờ gặp lại đúng không? Điều đó có ý nghĩa rất lớn. Thứ hai: ta sẽ chẳng biết được chuyện sẽ còn thú vị tới đâu. Chúng ta luôn có định kiến khi nói chuyện với người thân. Vì chúng ta luôn mong họ hiểu mình. Ta luôn tin rằng họ hiểu, và mong rằng họ đọc được ý nghĩ của ta. Hãy tượng tượng bạn đang dự tiệc, và bạn không ngờ rằng bạn mình hay một nửa của mình không hiểu rằng bạn muốn về sớm. Lúc đó bạn trong đầu bạn nghĩ "Em đã nháy mắt ra hiệu cho anh còn gì." Nhưng với một người lạ, ta phải "bắt đầu từ con số không" Chúng ta phải giải thích toàn bộ, chúng ta là ai, thấy họ thế nào; chúng ta giải thích cặn kẽ những câu đùa ít người biết. Rồi sao? Có khi họ có hiểu chúng ta thêm một chút. Rồi nhé. Giờ ta đã hiểu, trò chuyện với người lạ cũng quan trọng đấy, vậy thì làm sao để bắt đầu câu chuyện? Có những luật bất thành văn mà chúng ta phải tuân theo. Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá sẽ có những luật khác nhau. Hầu như ở mọi nơi trên đất Mỹ, người ta đều có mong đợi chung khi nói chuyện với người lạ sự cân bằng giữa lịch sự và riêng tư. Đây là mong đợi trong tiềm thức mỗi người. Bây giờ, có hai người sắp đi qua nhau trên đường. Người này sẽ nhìn người kia từ xa. Đó là sự "công nhận tồn tại của nhau". Và khi lại gần, họ sẽ không nhìn nhau nữa để cho người kia một khoảng không gian riêng. Với những nền văn hoá khác, người ta sẽ đi thật xa nhau ra để khỏi phải nhìn nhau. Người ở Đan Mạch nói với tôi, ở Đan Mạch, người ta không muốn nói chuyện với người lạ tới nỗi, thà họ lỡ trạm dừng khi xe buýt đi ngang qua còn hơn phải nói "làm ơn cho qua" khi họ muốn xuống xe. Thay vào đó, họ mang theo túi đựng đồ nặng và dùng động tác xách túi để ngụ ý muốn qua thay vì nói "làm ơn cho qua". Tôi nghe nói ở Ai Cập, sẽ là bất lịch sự nếu làm lơ người lạ, và họ có cả một nền văn hoá ứng xử thân thiện. Người lạ có thể xin một hớp nước của nhau. Hay thậm chí, bạn chỉ cần hỏi đường ai đó, rất có thể họ sẽ mời bạn vào nhà uống trà. Những "luật bất thành văn" sẽ lộ diện nếu ta phá vỡ nó, hay lúc ta thay đổi môi trường sống và cố gắng làm quen với những "luật bất thành văn" ở đó. Nhiều khi để biết luật, ta cần phải phá luật. Nếu bạn chưa rõ, tôi muốn bạn thử cách này, được chứ? Tình huống sẽ thế này: tìm một người đang nhìn bạn. Đó là một tín hiệu tốt. Điều đầu tiên là mỉm cười. Nếu bạn đi qua ai trên đường hay hành lang tới đây, hãy mỉm cười. Rồi xem thử chuyện gì xảy ra. Theo một kiểu tam giác khác. Đây là bạn. Đây là người lạ. Còn đây là một cái gì đó mà cả hai người đều thấy và bình luận, một tác phẩm trong phòng tranh chẳng hạn, hay một người đang thuyết giáo trên đường, hay ai đó mặc đồ trông buồn cười. Cứ thử xem nào. Cứ bình luận về cái thứ ba đó, và xem thử liệu có cuộc hội thoại nào bắt đầu không. Tôi còn một cách nữa, gọi là: để ý. Thường thì chúng là những lời khen. Tôi rất thích nhìn giày của người khác. Dù đôi giày tôi đang mang không được đẹp mấy, nhưng với tôi, đã là giày thì đều đẹp. Và giày cũng ở ngang mức độ vừa phải chừng nào đó là những lời khen về nó Người ta luôn muốn khoe với bạn đôi giày đẹp mình đang mang. Chắc bạn đã từng thử qua nguyên lý 'chó và trẻ con'. Có lẽ ngượng nếu ta đi bắt chuyện với người lạ trên đường. Vì ta không biết họ sẽ phản ứng thế nào. Nhưng bạn luôn có thể bắt chuyện với chó hay đứa bé. Một chú chó, hay một bé con, sẽ luôn là cầu nối giữa người lớn với nhau, và từ cách họ phản ứng, bạn sẽ biết họ có muốn nói chuyện tiếp hay không. Còn điều cuối cùng, tôi muốn bạn thử chính là "bộc bạch". Thật sự, việc làm này rất nguy hiểm, nhưng mang lại kết quả rất đáng thử. Thế này, lần tới khi nói chuyện với người lạ, và người đó làm bạn thấy thoải mái, hãy thử tiết lộ một sự thật về mình, một điều gì đó thật sự riêng tư. Bạn sẽ hiểu được cái mà tôi gọi là "cảm giác được thấu hiểu". Đôi khi trong cuộc nói chuyện, có người hỏi tôi "Bố bạn làm gì?" hay "Bố bạn sống ở đâu?" Và có lúc tôi "khai" hết toàn bộ, ông qua đời khi tôi còn nhỏ. Và trong những khoảnh khắc đó, họ luôn chia sẻ lại những mất mát của riêng mình. Chúng tôi thường dùng bí mật của mình để đáp lại người kia, thậm chí khi họ là người lạ. Đến đây, có thể kết luận rồi. Khi bạn trò chuyện với người lạ, bạn biến những cuộc gặp bất ngờ đẹp đẽ thành lời tự sự về cuộc đời mình, và đời họ. Bạn sẽ tạo được mối nhân duyên bất ngờ. Nếu không trò chuyện với người ta, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả. Chúng ta mất rất nhiều thời gian dạy con mình phải hành động thế nào trước "người lạ". Vậy sao ta không tự dành thời gian đó để dạy chính mình? Chúng ta có thể bỏ được những suy nghĩ khiến ta nghi ngại nhau. Chúng ta có thể tạo ra được những thay đổi lớn. Cám ơn. (Vỗ tay) Bê tông là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ta có thể tìm thấy nó từ nơi vỉa hè thành phố, đến cầu bắc ngang sông, và những tòa nhà chọc trời. Nhưng vật liệu vững chắc này có một khuyết điểm: nó rất dễ bị rạn nứt nghiêm trọng làm tiêu tốn mười tỷ đô la để sửa chữa mỗi năm. Sẽ ra sao nếu ta có thể giải quyết vấn đề đó, bằng cách tạo ra bê tông tự làm lành vết nứt? Ý tưởng này không còn xa vời. Mấu chốt nằm ở việc thấu hiểu cấu tạo của bê tông, và tận dụng được nó. Bê tông được cấu tạo từ đá thô và cát hạt, được gọi là cốt liệu cát, trộn với xi măng và một hỗn hợp bột gồm đất sét và đá vôi. Khi pha nước vào, xi măng trở thành vữa xây với cốt liệu cát, hỗn hợp nhanh chóng cứng lại thông qua một phản ứng được gọi là ngậm nước. Vật liệu thu được cuối cùng đủ vững để chống đỡ các tòa chọc trời cao tới hàng trăm mét. Người ta sử dụng rất nhiều công thức để tạo xi măng trong hơn 4000 năm qua, bản thân bê tông lại có tuổi thọ ngắn đáng kinh ngạc. Sau 20 đến 30 năm, các quá trình tự nhiên như co rút bê tông, đóng và tan băng, và tải nặng dẫn đến nứt vỡ. Bên cạnh những miếng vỡ lớn đếm được, những vết nứt nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Bê tông thường được sử dụng như lớp hỗ trợ xung quanh cốt thép. Trong khối bê tông, ngay cả những vết nứt nhỏ cũng có thể trở thành kênh dẫn nước, oxy, và CO2 để ăn mòn thép, dẫn tới những sụp đổ thảm họa. Ở những cấu trúc được sử dụng liên tục như cầu và đường cao tốc, việc phát hiện những vấn đề này trước khi thảm họa xảy ra là một thách thức lớn và tốn kém. Nhưng nếu không làm vậy, có thể gây nguy hiểm cho hàng ngàn người. May thay, ta đã thử nghiệm với loại vật liệu có thể tự sửa lỗi. Một số giải pháp được lấy ý tưởng từ cơ chế tự chữa tự nhiên của bê tông. Khi nước đi vào những vết nứt nhỏ, nó khiến canxi oxit của bê tông ngậm nước. Kết quả là canxi hydroxit - CA(OH)2 phản ứng với CO2 trong không khí, bắt đầu một quá trình được gọi là tự khắc phục, các tinh thể canxi cacbonat vi mô hình thành và dần lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên, những tinh thể này chỉ có thể khắc phục các vết nứt với kích thước nhỏ hơn 0.3mm chiều rộng. Các nhà khoa học vật liệu đã tìm ra cách xử lý vết nứt với kích thước gấp đôi bằng cách pha keo ẩn vào hỗn hợp bê tông. Nếu cho các xơ dính và ống vào hỗn hợp, chúng sẽ mở ra khi một vết nứt hình thành, tiết ra chất dính và khóa chặt khoảng trống. Nhưng hóa chất kết dính thường hoạt động rất khác so với bê tông. Theo thời gian, những chất kết dính có thể gây nên những vết nứt tồi tệ hơn. Có lẽ cách tốt nhất để xử lý những vết nứt lớn là cho bê tông công cụ để tự phục hồi. Các nhà khoa học đã tìm ra một số loại vi khuẩn và nấm có thể sản xuất khoáng chất bao gồm canxi cacbonat cần thiết cho sự tự phục hồi. Hỗn hợp bê tông thử nghiệm gồm các bào tử vi khuẩn hoặc nấm cùng với các chất dinh dưỡng trong hỗn hợp bê tông, nơi chúng có thể ngủ yên suốt trăm năm. Khi các vết nứt xuất hiện và nước chảy vào bê tông, bào tử nảy mầm, phát triển và tiêu thụ chất dinh dưỡng xung quanh, điều chỉnh môi trường, tạo điều kiện hoàn hảo cho canxi cacbonat phát triển. Các tinh thể này dần lấp đầy khoảng trống, và sau khoảng ba tuần, những hạt vi khuẩn chăm chỉ có thể hoàn tất việc sửa chữa vết nứt lên đến gần 1mm chiều rộng. Khi các vết nứt được phục hồi, vi khuẩn hoặc nấm sẽ trở lại thành bào tử và ngủ yên — sẵn sàng cho chu kỳ tự phục hồi kế tiếp khi các vết nứt mới xuất hiện. Dù đã nghiên cứu rộng rãi, người ta vẫn đang tìm cách triển khai kỹ thuật này trước khi đưa vào quy trình sản xuất bê tông toàn cầu. Nhưng chúng có tiềm năng rất lớn để tạo ra loại bê tông bền bỉ và lâu dài — giúp giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế và môi trường Cuối cùng, những vi sinh vật này buộc ta phải xem xét cách nhìn của ta về thành phố, khi mang vào đó những rừng bê tông vô hồn. Kiến thức thông thường về thế giới hiện nay cho thấy bây giờ là thời điểm của sự tuột dốc trầm trọng. Và không gì ngạc nhiên, khi những tin xấu quanh chúng ta, từ ISIS tới sự bất bình đẳng, căng thẳng chính trị, biến đổi khí hậu, Brexit, và vân vân. Nhưng đó là vấn đề, và nghe có vẻ hơi kỳ lạ. Tôi thật sự không mua bản tường thuật u sầu như này, và tôi nghĩ bạn cũng không. Nhưng không phải là tôi không nhìn thấy những vấn đề. Tôi cũng đọc tin tức như các bạn. Điều khiến tôi mâu thuẫn là kết luận mà rất nhiều người đưa ra từ các tin đó, cụ thể là chúng ta đều quá ảo tưởng bởi vì các vấn đề vẫn chưa thể giải quyết và chính phủ của chúng ta thì bất lực. Tại sao tôi lại nói vậy? Tôi không phải là một người lạc quan. Nhưng truyền thông cố gắng chỉ trích các thương vụ buôn bán bằng những quy kết ấn định và không đưa ra câu trả lời tôi luôn bực dọc về điều ấy. Vì thế, vài năm trước tôi đã quyết định trở thành một nhà báo, tôi thử xem mình có thể làm tốt hơn không bằng cách đi vòng quanh thế giới và hỏi người dân về cách thức họ đã xử lý những thách thức lớn về kinh tế lẫn chính trị. Và điều khiến tôi ngạc nhiên. Đó là hóa ra có rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý của sự tiến bộ ngoài xã hội, thường xảy ra ở những nơi ít ngờ tới đến nhất, và chúng khiến tôi tin rằng những thách thức toàn cầu hiện nay có lẽ không phải là không thể giải quyết. Không chỉ dựa vào các giải pháp trên lý thuyết; mà các giải pháp này đều đã được thử nghiệm. Và chúng khiến chúng ta có hy vọng. Và tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy bằng cách kể về 3 quốc gia mà tôi đã ghé qua Canada, Indonesia và Mexico các quốc gia đó đã vượt 3 vấn đề được cho là không thể giải quyết. Câu chuyện của họ đáng quan tâm vì nó chứa những công cụ mà ta có thể dùng, và không chỉ đối với các vấn đề cụ thể và còn cho nhiều điều khác. Những gì mà mọi người nghĩ về quê hương Canada của tôi hiện nay, nếu họ nghĩ về Canada, họ nghĩ nó lạnh, buồn tẻ, người Canada khá lịch thiệp. Họ cho rằng chúng tôi luôn nói "xin lỗi" bằng giọng buồn cười. Đó hoàn toàn là sự thật. (Tiếng cười) Xin lỗi. (Tiếng cười) Nhưng Canada cũng rất quan trọng bởi vì thắng lợi của Canada qua một vấn đề hiện đang gây chia rẽ ở rất nhiều nước trên thế giới: vấn đề nhập cư. Canada ngày nay là một trong các nước chào đón người nhập cư nhiều nhất, thậm chí khi so sánh với các quốc gia thân thiện với dân nhập cư khác. Tỷ lệ nhập cư của Canada cao hơn Pháp 4 lần, và tỷ lệ công dân nước ngoài được sinh ra cũng cao gấp đôi của Thụy Điển. Trong khi, Canada tự nhận họ nhận dân tị nạn Syrian nhiều gấp 10 lần năm ngoái so với Mỹ. (Tiếng vỗ tay) Và bây giờ Canada nhận thêm nhiều người hơn. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi người Canada điều gì làm cho họ tự hào nhất về đất nước mình, họ sẽ nói rằng đó là "sự đa văn hóa" một từ đáng khinh tại hầu hết các nơi, thứ hai, hơn cả "Hockey". Hockey. (Tiếng cười) Nói cách khác, khi các quốc gia khác đang điên cuồng xây dựng rào chắn để ngăn người nhập cư, Canada lại muốn mở rộng cửa đón họ vào. Và đây là thật sự là một điều thú vị. Canada không phải lúc nào cũng như vậy. Đến giữa thập niên 60, Canada theo chính sách phân biệt chủng tộc dân nhập cư Họ gọi đó là "Canada Trắng" và như bạn có thể thấy, họ không chỉ nói về tuyết. Vậy điều gì đã thay đổi Canada như ngày hôm nay? Dù mẹ tôi ở Ontario có thể nói với bạn điều gì đó, câu trả lời chẳng liên quan gì đến đức hạnh. Người Canada vốn không phải tốt hơn những người khác. Lời giải thích thực sự liên quan đến người đàn ông từng là lãnh đạo Canada năm 1968, Pierre Trudeau, người là cha đẻ của thủ tướng hiện nay. (Tiếng vỗ tay) Điều chúng ta cần biết đầu tiên về Trudeau là ông rất khác so với các vị lãnh đạo trước. Ông là một người Pháp tại một nước bị cai trị lâu năm bởi bộ phận người Anh. Ông ấy là người có trí tuệ. Thậm chí ông ấy cũng rất biết cách ăn mặc. Ý tôi là, thật đấy, ông ấy còn tập Yoga. Ông ấy vui chơi cùng The Beatles. (Tiếng cười) Và như những người mê nhạc jazz, ông có thể nổi cáu bất cứ lúc nào. Nhưng ông ấy tạo ra một trong các thay đổi tiến bộ nhất chưa từng xảy ra tại bất cứ quốc gia nào. Cách thức của ông ấy, theo tôi hiểu, gồm hai phần. Thứ nhất, Canada loại bỏ các quy định nhập cư dựa theo sắc tộc lỗi thời, và thay thế chúng bằng các chính sách "mù màu" đa dạng hơn chú trọng vào giáo dục, kinh nghiệm và các kỹ năng ngôn ngữ. Và những điều đó sẽ làm tăng lên cơ hội cho người mới đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Phần thứ hai, Trudeau tạo ra chính sách đầu tiên trên thế giới về sự đa dạng văn hóa để thúc đẩy hội nhập và ý tưởng rằng sự đa dạng là chìa khóa cho đặc tính của Canada. Và nhiều năm sau đó, Ottawa đã tiếp tục đẩy mạnh thông điệp này, nhưng cùng thời điểm đó, người Canada đã sớm nhận ra sự thay đổi trong nền kinh tế, những lợi ích thiết thực của sự đa văn hóa ở xung quanh họ. Và những ảnh hưởng tích cực này đã nhanh chóng kết hợp tạo ra đất nước Canada với tư tưởng phóng khoáng như ngày hôm nay. Chúng ta hãy nhìn sang một đất nước khác, và một vấn đề khác nhạy cảm hơn, Hồi giáo cực đoan. Năm 1998, người dân Indonesia đã xuống đường và lật đổ kẻ độc tài lâu năm, Suharto. Đó là một giây phút kinh ngạc, nhưng cũng đáng sợ vô cùng. Với 250 triệu người, Indonesia là đất nước có cộng đồng người Hồi Giáo đông nhất trên thế giới. Là nơi khá nóng, diện tích lớn và khó kiểm soát, với hơn 17,000 hòn đảo, nơi mà mọi người nói gần 1000 ngôn ngữ. Hiện tại thì, Suharto đã từng là một kẻ độc tài, một kẻ độc ác. Nhưng ông ấy cũng là kẻ bạo chúa có sức ảnh hưởng, ông luôn cẩn trọng trong việc giữ tôn giáo ra khỏi chính trị. Vì vậy các chuyên gia lo sợ nếu ông ấy không kiểm soát tốt sự tách biệt đó, thì có thể Indonesia đã tan vỡ, hoặc nhóm cực đoan sẽ chiếm sự kiểm soát và khiến Indonesia thành một "phiên bản nhiệt đới của Iran" Và đó có vẻ là chính xác những gì đã xảy ra đầu tiên. Trong kỳ tuyển cử đầu tiên của Indonesia vào năm 1999, các đảng Hồi giáo đã đạt được 36% phiếu bầu, và những hòn đảo phải gánh chịu các cuộc nổi loạn và tấn công khủng bố giết chết hàng nghìn người. Tuy nhiên, kể từ đó Indonesia đã thay đổi ngoạn mục. Khi người dân trở nên sùng đạo hơn ở cấp độ cá nhân Tôi đã thấy nhiều người mang khăn trùm đầu hơn so với 1 thập kỷ trước-- tình hình chính trị của đất nước đã chuyển sang theo hướng trái ngược. Indonesia hiện nay là một nước dân chủ khá khuôn khép. Tuy nhiên, các đảng Hồi giáo cũng sụt giảm dần lượng ủng hộ, từ mức 38% năm 2004 xuống 25% năm 2014 Như các vụ khủng bố, cũng xảy ra ít hơn. Và trong khi một vài người Indonesia gần đây đã gia nhập vào ISIS, thì số lượng cũng khá nhỏ tỷ lệ đầu người ít hơn nhiều so với Bỉ. Hãy nghĩ tới một đất nước cộng đồng hồi giáo khác có thể nói những điều tương tự. Năm 2014, tôi đến Indonesia hỏi vị tổng thống hiện nay, một chuyên gia kỹ thuật có tên là Joko Widodo, "Tại sao Indonesia lại thịnh vượng khi rất nhiều nước hồi giáo khác đang lụi tàn?" "Những gì chúng tôi nhận ra", ông nói, "là, để đương đầu với chủ nghĩa cực đoan. chúng tôi cần xử lý bất bình đẳng trước." Các đảng phái của Indonesia, như các đảng phái ở những nơi khác, đều cố gắng tập trung vào các vấn đề như giảm đói nghèo và chống tham nhũng. Nên đó là những gì Joko và những người đi trước đã làm, bằng cách xóa bỏ sự đe dọa của Hồi giáo. Họ đàn áp mạnh tay với khủng bố, nhưng đảng dân chủ Indonesia cũng đã nhận ra bài học từ những thời kì đen tối của sự độc tài, cụ thể là, sự đàn áp chỉ làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan hơn. Vì vậy, họ đã tiến hành chiến tranh với sự khéo léo đặc biệt. Họ sử dụng cảnh sát thay vì quân đội. Họ chỉ giam giữ ai đó khi có đủ bằng chứng Tổ chức các phiên tòa công khai. Họ còn cử các lãnh tụ Hồi giáo vào các nhà tù để thuyết phục kẻ thánh chiến rằng khủng bố là không Hồi giáo. Và tất cả những nỗ lực trên cũng đã được đền đáp xứng đáng, khi tạo ra một đất nước không thể tưởng được so với 20 năm về trước. Và qua ví dụ này, tôi hy vọng, tính lạc quan của tôi, sẽ bắt đầu làm rõ hơn. Vấn đề nhập cư hay chủ nghĩa hồi giáo không phải bất khả thi để giải quyết. Giờ hãy theo tôi đến chuyến đi cuối cùng, đó là Mexico. Trong cả 3 câu chuyện, chuyện này có lẽ làm tôi ngạc nhiên nhất, khi các bạn cũng biết, đất nước vẫn đang mắc kẹt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vài năm trước đây, Mexico đã làm điều mà nhiều quốc gia khác từ Pháp, Ấn Độ hay cả Mỹ chỉ có thể mơ đến. Nó phá vỡ sự tê liệt chính trị đã áp bức trong suốt thời gian dài Để hiểu được điều đó, chúng ta cần trở lại thời gian năm 2000, khi Mexcico cuối cùng cũng trở thành nước dân chủ. Thay vì sử dụng sự tự do mới để đấu tranh cải cách, Các nhà chính trị Mexico đã dùng nó để giải quyết vấn đề khác. Quốc hội bế tắc, và các vấn đề của đất nước -- thuốc phiện, nghèo đói, tội phạm, tham nhũng -- xoay khỏi tầm kiểm soát. Mọi chuyện trở nên tệ đi vào năm 2008, Lầu Năm Góc cảnh báo rằng Mexico có nguy cơ bị sụp đổ. Đến 2012, một người tên Enrique Pena Nieto bằng cách nào đó ông được bầu làm tổng thống. Trước hết, Pena hầu như không lấy cảm hứng nhiều từ sự tự tin của ông ấy. Chắc chắn, ông ấy đẹp trai nhưng ông bước ra từ đảng mục nát Mexico trong thời gian lãnh đạo, PRI, và ông ta nổi danh vì sự lăng nhăng của mình. Thực tế, ông ấy trông như một anh chàng dễ thương thấp bé nhẹ cân nên phụ nữ thường gọi ông ấy là "bombon", cưng, trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên "bombon" này đã sớm làm mọi người ngạc nhiên bởi đưa ra lệnh ngừng bắn giữa ba đảng phái mâu thuẫn chính trị của đất nước. Và trong 18 tháng tiếp theo, họ cùng nhau trải qua một sự cải cách toàn diện đáng kinh ngạc. Họ đã phá vỡ sự xuất hiện các mầm mống độc quyền âm ỉ ở Mexico. Họ tự do hóa lĩnh vực năng lượng gỉ. Họ tái cấu trúc từ trường học đến nhiều thứ khác. Để đánh giá mức thành tựu cải cách này, hãy cố gắng tưởng tượng quốc hội Hoa kỳ thông qua việc cải cách vấn đề nhập cư, vận động cải cách tài chính và ngân hàng. Bây giờ, hãy tưởng tượng Quốc hội đang làm điều đó cùng một thời điểm. Đó là điều Mexico đã làm. Không lâu trước đây, tôi đã gặp Pena và hỏi ông đã quản lý nó như nào. Tổng thống chiếu rọi tôi với nụ cười đầy hào quang của ông -- (Tiếng cười) và trả lời ngắn gọn rằng, đó là "sự thỏa thiệp". Tất nhiên, tôi đã hỏi chi tiết hơn, và câu trả lời đầy đủ hơn thốt ra rằng "thỏa hiệp, thỏa hiệp và thỏa hiệp nhiều hơn." Thấy không, Pena biết ông ấy cần sớm xây dựng lòng tin. thế nên ông bắt đầu bàn với phe đối lập vài ngày sau đợt bầu cử của ông. Để tránh khỏi áp lực từ các lợi ích đặc biệt, ông ấy giữ những cuộc gặp của họ nhỏ và bí mật, và rất nhiều người tham gia sau đó đã nói rằng đó là cuộc gặp mặt riêng tư, tràn ngập thứ rượu tequila, nó đã giúp xây dựng sự tự tin. Nên sự thật tất cả các quyết định cũng phải được nhất trí, và Pena còn đồng ý thông qua vài sự ưu tiên của các đảng khác trước cái của ông. Thượng nghị sĩ Santiago Creel, nói với tôi, "Nhìn xem, tôi không nói tôi đặc biệt hay là bất cứ ai đặc biệt", nhưng nhóm đó, thật sự đặc biệt." Bằng chứng ư? Khi Pena tuyên thệ, hiệp ước giữ vững, và Mexico đã tiến lên lần đầu sau nhiều năm. Bueno. Vậy chúng ta đã thấy làm sao ba quốc gia này trải qua ba thử thách lớn lao của họ. Và nó rất tốt họ, phải không? Nhưng ý tưởng tích cực gì cho chúng ta? Trong khóa học nghiên cứu những thứ này và hàng ngàn chuyện thành công khác, như cách Rwanda cùng tự kéo bản thân về sau cuộc nội chiến hoặc Brazil đã giảm đi sự bất bình đẳng, hoặc Hàn quốc đã giữ nền kinh tế của họ phát triển nhanh và xa hơn bất kỳ nước nào trên trái đất này, tôi đã chú ý một vài mối đe dọa phổ biến. Trước khi trình bày chúng, tôi báo trước điều này. Tôi nhận ra, dĩ nhiên, tất cả các quốc gia đều độc nhất. Nên bạn không thể đơn giản lấy những gì đã làm ở một nước, áp dụng nó vào nước khác và mong nó cũng hiệu quả như thế. Không giải pháp cụ thể nào hiệu quả được mãi mãi. Bạn cần thích nghi chúng vì sự thay đổi hoàn cảnh. Đã nói, bằng cách tẩy xóa những câu chuyện này đến bản chất của chúng, bạn hoàn toàn có thể lọc ra một vài công cụ để giải quyết vấn đề mà nó sẽ hiệu quả ở các nước khác và trong phòng họp và trong các bối cảnh khác nhau. Số một, nắm lấy điểm tột cùng. Trong tất cả các ví dụ mà chúng ta xem, sự cứu vớt đến từ thời điểm sự nguy hiểm tồn tại. Và nó không phải trùng hợp. Như Canada: khi Trudeau lên nắm quyền, ông ấy đối diện với hai nguy cơ tiềm ẩn. Đầu tiên, dù đất nước rộng lớn và thưa dân của ông rất cần thêm nhân số, nguồn cung cấp công nhân da trắng của nó, Châu Âu, đã dừng việc xuất khẩu họ khi nó cuối cùng đã phục hồi từ Thế Chiến II. Vấn đề còn lại đó là chiến tranh lạnh của Canada giữa cộng đồng Pháp và Anh đã trờ thành cuộc chiến nóng. Quebec đang đe dọa rút khỏi, và chính người Canada thật sự giết những người Canada khác qua chính trị. Hiện giờ, các quốc gia luôn đối đầu với những khủng hoảng. Phải không? Không có gì đặc biệt cả. Nhưng sự thiên tài của Trudeau là nhận ra rằng cuộc khủng hoảng Canada đã càn quét tất cả bức rào thường cản trở cuộc cải cách. Canada đã phải mở cửa. Nó không có sự lựa chọn. Và họ phải cân nhắc tính đồng nhất. Lần nữa, nó không có sự lựa chọn. và nó đã đem lại cơ hội ngàn năm có một cho Trudeau để phá vỡ quy tắc cũ và viết ra quy tắc mới. Và cũng như những anh hùng khác, ông ấy đủ thông minh để nắm bắt nó. Số hai, sức mạnh trong những suy nghĩ pha tạp. Điểm tương đồng nổi bật khác giữa những người xử lý vấn đề tốt đó là, họ đều là những người thực dụng. Họ sẽ lấy những câu trả lời tốt nhất từ bất cứ nơi nào họ tìm được, và họ sẽ không đưa chi tiết như là buổi tiệc hay tư tưởng hay sự đa cảm lấn vào con đường của họ. Như tôi đã đề cập lúc đầu, đảng viên dân chủ Indonesia đủ khéo léo để trộm lấy nhiều lời hứa vận động hay nhất của người Hồi Giáo cho bản thân họ. Họ còn mời một vài đảng viên Cấp Tiến vào liên minh cai trị của họ. Hiện giờ, nó khiến nhiều giáo sĩ thế tục Indonesia phát sợ. Nhưng bởi cưỡng ép đảng viên Cấp Tiến để giúp thống trị, nó nhanh chóng đưa ra sự thật họ không giỏi ở công việc này, và nó xáo trộn họ lên trong tất cả các thỏa hiệp bẩn thỉu và nỗi nhục nhã hèn hạ là một phần của chính trị hiện nay. Và nó xúc phạm hình ảnh của họ rất nhiều đến nỗi không bao giờ sửa được. Số ba, làm mọi người vui lòng trong vài thời điểm. Tôi biết tôi đã nêu cách khủng hoảng cấp cho các lãnh đạo nền tự do đặc biệt. Và đúng vậy, nhưng sự giải quyết vấn đề thường đòi hỏi nhiều hơn là sự dũng cảm. Nó cũng cần thể hiện sự kiềm chế, chỉ khi đó là thứ cuối cùng bạn muốn làm. Như Trudeau: khi ông nhậm chức, ông ấy dễ dàng đặt các cử tri cốt lõi của ông lên hàng đầu, đó là cộng đồng Pháp của Canada. Ông ấy đã có thể làm hài lòng một vài người vào mọi thời điểm. Và Pena đã có thể sử dụng khả năng của ông để tấn công đối thủ, như nó là truyền thống ở Mexico. Nhưng thay vào đó, ông đã chọn ôm lấy kẻ thù, trong khi bắt buộc đảng của ông thỏa hiệp. Và Trudeau buộc mọi người dừng nghĩ đến những điều hạn bộ tộc và nhìn nhận sự đa văn hóa, không phải ngôn ngữ và màu da, như những gì làm họ trở thành người Canada chân chính. Không ai hiểu mọi thứ họ muốn, nhưng mọi người chỉ đủ hiểu rằng sự thương lượng đã nắm quyền. Thế nên ngay tại điểm này bạn có thể đang nghĩ, "Được, Tepperman, nếu các giải pháp ngoài đó như anh cứ khăng khăng đòi, thì vì sao nhiều quốc gia không sử dụng chúng?" Không như họ đòi hỏi năng lực đặc biệt để thành công. Ý tôi, không một nhà lãnh đạo nào chúng ta đã thấy là siêu anh hùng cả. Họ không hoàn thành bất cứ điều gì nhờ bản thân họ, và họ đều có rất nhiều sai lầm. Như tổng thống đảng dân chủ đầu tiên của Indonesia, Abdurrahman Wahid. Người đàn ông này rất thiếu sức lôi cuốn ông một lần đã ngủ gục ngay giữa bài diễn văn của mình. (Tiếng cười) Câu chuyện có thật. Vậy điều này cho chúng ta biết rằng trở ngại thật không phải là khả năng, và cũng không phải là tình thế. Đôi khi nó đơn giản hơn nhiều Tạo ra những sự thay đổi lớn bao gồm giữ lấy những rủi ro lớn, và giữ lấy các rủi ro lớn khá đáng sợ. Trải qua nỗi sợ ấy cần sự can đảm, và như bạn biết, các nhà chính trị dũng cảm rất hiếm. Nhưng không có nghĩa là chúng ta, cử tri không thể đòi hỏi dũng khí từ nhà lãnh đạo chính trị của mình. Mà đó là lý do vì sao chúng ta đưa họ nhậm chức ngay đầu tiên. Và như tình hình thế giới hiện nay, thật sự không có sự lựa chọn khác. Câu trả lời đang ở ngoài kia, nhưng bây giờ nó tùy vào chúng ta bầu chọn giới nữ hơn và giới nam đủ can đảm để tìm họ, để trộm lấy họ và để bắt họ làm việc. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tin tốt là robot kiến thử nghiệm của bạn đã thành công! Tin xấu là bạn vô tình trang bị cho chúng khả năng bắn những tia laser chết chóc ... và bạn không thể tắt đi. Bạn chỉ có năm phút để ngăn chúng lại trước khi súng laser hoạt động. Cho đến khi đó, robot kiến của bạn sẽ di chuyển trong lồng với tốc độ chính xác là một mét mỗi phút. Nếu va phải con khác hoặc đến cuối đường, chúng sẽ lập tức xoay lại và di chuyển về điểm xuất phát. Hết năm phút, chúng sẽ khởi động tia laser, đào tẩu, và tuôn ra thế giới bên ngoài, hủy diệt bất cứ nơi nào chúng đến. Cơ hội duy nhất của bạn để ngăn chúng lại là cài hai miệng hút chân không khẩn cấp vào lồng kiến và hút hết lũ kiến trước khi chúng tẩu thoát. Những miệng hút ngăn chúng di chuyển ra bên ngoài nhờ một màng chắn bao bên ngoài ống và bất cứ con kiến nào đi qua cũng sẽ bị hút và dừng hoạt động. Một khi đã lắp đặt, bạn không thể rút miệng hút vì sẽ để một cái lỗ mà lũ robot kiến có thể thoát ra, nên hãy chọn đúng chỗ để lắp. Lồng kiến được làm từ những cái ống dài hàng mét. Khi tới ngã tư, những robot kiến sẽ ngẫu nhiên chọn hướng trái, phải hay thẳng. Chúng chỉ quay lại khi chạm phải một con robot kiến khác hoặc đi hết đường. Không may, có hàng trăm robot kiến sống bên trong ống, và chỉ cần một con thoát ra cũng đủ gây hàng đống tổn thất. Trong vòng ít hơn năm phút, bạn sẽ đặt hai miệng hút chân không ở đâu để hút hết lũ kiến? Tạm dừng video nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời. Câu trả lời trong: 3, 2, 1 Với những robot kiến bò khắp ống, có vẻ việc ngăn chúng thoát ra là không thể. Nhưng đáp án đơn giản hơn bạn tưởng. và đây là lí do. Tưởng tượng chỉ có hai robot kiến bò về phía nhau. Khi chạm mặt, chúng lập tức đổi hướng. Sẽ ra sao nếu chúng vượt qua nhau mà không chạm mặt? Chúng trông giống hệt nhau cả trước và sau khi gặp, chỉ là đổi vị trí cho nhau. Điều này đúng với mọi cặp robot kiến gặp nhau. Vì đặc điểm của từng robot kiến là không quan trọng bạn chỉ cần tìm ra đâu là nơi nên đặt hai miệng hút để bắt được bất kì con kiến nào đi qua mà không bị gián đoạn trong ít nhất năm phút, bắt đầu từ bất kì điểm nào của lồng kiến. Sẽ dễ hơn nhiều nếu khái quát hóa và giải quyết. Đặt miệng hút tại các nơi có ba đến bốn ống giao nhau có vẻ là một chiến lược tốt vì đó là nơi các robot kiến có thể thay đổi hướng đi và bỏ qua miệng hút. Chỉ có bốn nút giao... Bạn sẽ chọn hai nút nào? Nút giao trên cùng bên phải phải là một trong số chúng. Nếu không, một con kiến bò xuống từ nút giao này đến cuối đường sẽ cần bốn phút để bò ngược lại chỗ nút giao và đi theo bất kì hướng nào trong ít nhất một phút để đến nút giao còn lại. Nếu đặt một miệng hút ở trên cùng bên phải, chỉ còn một lựa chọn có ích khá là nút góc cuối bên trái. Để hiểu cách nó hoạt động, hãy tưởng tượng một con kiến đang ở bất cứ đâu trong lồng. Kịch bản tệ nhất, một con kiến sẽ bắt đầu từ bên phải ngay miệng hút, di chuyển ra xung quanh. Nhưng trong tất cả kịch bản tệ nhất, con kiến sẽ chỉ di chuyển xa nhất là bốn mét trước khi bị hút vào miệng hút. Không còn lựa chọn nào ngoài hai nút giao này để đảm bảo tất cả các robot kiến đều sẽ bị hút trong năm phút. Hút được hết chúng, bạn sẽ ngăn được cuộc khủng hoảng. Trước khi gây họa với lũ robot kiến lần nữa, bạn chỉ mong có một con thú ăn kiến làm trợ thủ. Còn gì ngầu hơn nếu nó có thể bay và khạc lửa? Làm thể nào mà nó có thể gây họa cơ chứ? (tiếng nhạc) Rainn Wilson: Một mình sao buồn quá! Tôi thấy hơi mất mát, và đã đến lúc tạo ra kết nối thực sự. Tôi là ai ư? (tiếng trống) Tôi là một người đàn ông da trắng độc thân, 45 tuổi, Tôi yêu động vật. Có việc làm ổn định. Tôi là một người dễ gần. Tôi có một cơ thể khỏe mạnh. Ai là người tôi đang tìm kiếm? Tôi đang tìm kiếm một ý tưởng làm bạn đời của mình. Bạn có đang sở hữu ý tưởng phù hợp với tôi? (Video) Ron Finley: Bạn sẽ cảm thấy sao nếu không thể tiếp cận thực phẩm tốt cho sức khỏe? Làm vườn chính là giải pháp trị liệu và táo bạo nhất bạn có thể làm. RW: Ồ, chúng ta đang làm bẩn tay trong ngày đầu tiên hẹn hò đấy nhỉ? RF: Làm vườn là giải pháp trị liệu và táo bạo nhất anh có thể làm. Mọi người ở đây đang lâm vào tình trạng thực phẩm bẩn. Tôi muốn cho mọi người thấy tự trồng thực phẩm như hái ra tiền vậy. RW: Anh như siêu anh hùng đồ ăn vậy! (Tiếng nhạc) Eric McKean: Tôi biên soạn từ điển. Công việc của tôi là đưa mọi từ vào từ điển RW:Tôi cũng thích từ ngữ, thích nhiều như bất kỳ nhà-soán-tự-điển nào. Sẽ thế nào nếu cô thích một từ mà cô tự bịa ra? như là.... " scuberfinkles" chẳng hạn? Beau Lotto: Anh cho là đang thấy thực tại? RW: À, tôi có hơi cận, nhưng đúng vậy. BL: Anh không thể, ý tôi là, não anh không tiếp xúc với thế giới này. Trên thực tế, cả các thông tin tri giác mà mắt và tai anh đang nhận, hoàn toàn vô nghĩa vì nó có thể nghĩa là bất cứ thứ gì. Cái cây đó có thể là một vật lớn ở rất xa hoặc một vật rất nhỏ ở gần và não bộ không cách nào biết được. Có lần tôi nghĩ là thấy Chân to hóa ra lại là một con chó béc-giê. Isabel Behncke Izquierdo: Loài khỉ Bonobo, cùng với tinh tinh, là họ hàng gần con người nhất. Khỉ Bonobo giao phối thường xuyên và ngẫu nhiên để điều hòa mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề xã hội. RW: Tôi chỉ tò mò thôi nhé: Chúng ta có mâu thuẫn nào hay vấn đề xã hội nào cần giải quyết không? IBI: Hãy nhớ, anh đang hẹn hò với ý tưởng của tôi chứ không phải tôi. J.McGonigal: Đây là khuôn mặt của một người mà, bất chấp nghịch cảnh đang trên đà chiến thắng lịch sử. RW: Chiến thắng lịch sử? JM: Một chiến thắng lịch sử là kết quả đầy tích cực, anh thậm chí không biết là nó có thể cho đến khi anh đạt được nó. Anh đang không thể hiện vẻ mặt đó. Anh đang làm mặt kiểu " Tôi sống không tốt" RW: Arthur này, tôi muốn thành thật với anh. Tôi đang gặp gỡ các ý tưởng khác nữa. Tôi hẹn hò khá nhiều. Tình hình là vậy. Arthur Benjamin: Tôi bảo này: Toán học không chỉ giải bài toán tìm X nó cũng giải quyết câu hỏi vì sao, RW: Anh có muốn ăn bánh không? AB: Số Pi (pie) ? 3,14159265358979.... Reggie Watts: Nếu chúng ta định làm một việc gì, chúng ta phải đưa ra quyết định. Vì nếu không quyết định, chúng ta không có sức mạnh. Không có sức mạnh, chúng ta chẳng có gì để cung cấp những người thực sự muốn giải quyết tất cả vấn đề của xã hội hiện tại. RW: Và "nếu bạn chọn không quyết định thì bạn vẫn đưa ra một lựa chọn" --Rush JM: Đúng vậy! Đây chính là khuôn mặt cần thấy ở hàng triệu nhà giải pháp trên thể giới, khi chúng ta cố gắng giải quyết những thách thức của thế kỉ tới. RW: Thế, chia đôi tiền chứ? AB: 3846264338327950 28241... 971? RW: Anh có muốn hôm nào xem phim hay gì đó không? RF: Không! Hãy cùng trồng cái gì đó. RW: Cùng trồng đi! Hay đấy, giờ tôi đang trồng cái gì đấy? Bonobo! IBI: Bonobos! (Cười lớn) Bonobos. RWatts: thú vị chứ? RW: Tôi muốn có ý tưởng của anh. RWatts: Anh biết ở Nga người ta nói gì rồi đấy. RW: Hm? RWatts: "scuberfincle" (tiếng cụng chai) Thật buồn cười đôi khi bạn quên đi. Một hôm tôi về thăm mẹ, và bà kể tôi nghe câu chuyện này mà tôi hoàn toàn không nhớ gì về nó ngày đó, mỗi hai mẹ con lái xe cùng nhau, khi mẹ dừng xe lại, và tới lúc mẹ ra khỏi xe rồi, đi vòng qua để mở cửa cho tôi, tôi đã chuồn ra khỏi xe rồi và giả bộ chết. (tiếng cười) (vỗ tay) Vì người ta chết thì như vậy. (tiếng cười) Tôi còn nhớ, đó là trò mà tôi hay tự chơi để khuây khỏa mỗi khi tôi cảm thấy chán hay hoang mang. (tiếng cười) Trật tự nào. (tiếng cười) Ai cũng nói ta đang sống trong thời kì quá tải thông tin. Tôi không rõ nữa, tôi chỉ biết rằng tôi có quá nhiều email quảng cáo. Tôi nhận được email như thế từ một siêu thị, tôi sẽ không nói tên đâu vì lý do luật pháp, nhưng tôi sẽ gọi nó là "Siêu thị an toàn." (tiếng cười) Tôi nhận được email trong đó họ viết thế này: "Ba tuần nữa là Siêu thị an toàn khai trương ở Ngã tư Vua!!!" Và tôi cực ghét nó, không chỉ bởi tôi còn không nhớ tôi đăng kí nhận tin khi nào, mà còn bởi cách họ nghĩ rằng tôi thấy háo hức về chuyện một cửa hàng khai trương. Vậy nên tôi cuộn xuống dưới cuối bức email, và tôi nhấn "Từ chối nhận tin." Và tôi nghĩ vậy là xong rồi. Nhưng một tuần sau, tôi lại nhận được email, "Chỉ còn hai tuần Siêu thị an toàn tại Ngã tư Vua mở cửa!!" Và tôi nghĩ, hiển nhiên, là do tôi nhấn chưa đủ mạnh. Vậy nên tôi thử lại lần nữa. Chờ mà xem, một tuần trôi qua, bạn đoán thử xem, "Siêu thị an toàn khai trương tại Ngã tư Vua trong một tuần nữa!!!" Và vấn đề là đây: Mạng internet cho ta truy cập mọi thứ: những cũng cho mọi thứ truy cập ta. Đã đủ khó để phân biệt giữa những điều thực sự quan trọng trong thế giới này với những thứ tiểu tiết, nữa là còn phải nhận email từ các chuỗi siêu thị và trò chơi Candy Crush. Tôi thực sự cảm thấy khó chịu, và tôi nghĩ, OK, tôi sẽ viết một email rất nặng lời, việc mà tôi làm rất tốt. (tiếng cười) Và tôi nghĩ, không -- Tôi sẽ tìm ra mánh khóe của nó. Và tôi hồi đáp như thế này, "Tôi thực sự rất ngóng chờ!!!" (tiếng cười) "Bạn cần gì ở tôi?" Và họ hồi âm, một gã tên Dan viết thế này, "Chào James, tôi đã nhờ một đồng nghiệp nhận yêu cầu của anh." (tiếng cười) Làm như tôi cần giúp đỡ ấy. Và tôi nói, "Dan, kế hoạch là gì? Tôi đang nghĩ tới pháo hoa, lâu đài bằng hơi ..." (tiếng cười) "Tôi không chắc ý anh là gì." (tiếng cười) Tôi nói, "Tôi chỉ háo hức phát cuồng về việc khai trương!" (tiếng cười) "Anh có muốn đặt một lâu đài hơi không hay để tôi?" Anh ta đáp, "Tôi nghĩ anh hiểu nhầm rồi." (tiếng cười) "Một cửa hàng sắp khai trương, nhưng không có ăn mừng gì cả." Tôi nói,"Nhưng mấy cái email 'Còn 3 tuần', 'Còn 2 tuần' thì sao? Tôi háo hức quá." (tiếng cười) "Xin lỗi vì đã làm anhthất vọng." (tiếng cười) Tôi nói, "Đừng lo, Hãy ăn mừng luôn đi! Với lại, tiền cọc cho lâu đài hơi không được hoàn lại đâu." (tiếng cười) "Nếu ta không dùng nó, ta sẽ mất trắng đó Dan." (tiếng cười) Anh ta đáp,"Ông Veitch, tôi không chịu trách nhiệm với việc này." Tôi nói,"Ta không thể đổ tội được. Tóm lại: vụ này do tôi và anh làm." (tiếng cười) (vỗ tay) "Câu hỏi: Anh sẽ ở đó để đảm bảo mọi người cởi giày ra chứ?" (tiếng cười) Thành thật mà nói, mối quan hệ của tôi và Dan ngày càng tệ, bởi tiếp đó tôi nhận được email này: "Cảm ơn bạn đã gửi email - Mã hồ sơ của bạn là ..." (tiếng cười) Thật là tức điên. Tôi viết lại,"Dan?" (tiếng cười) Và tôi nhận được -- và thật sự, tôi cảm thấy... -- và tôi, tôi Và tôi nhắn,"Danny?" Và tôi nghĩ, thật tệ quá. Tôi chỉ đang đi thu gom mã hồ sơ mà thôi. Tôi nhắn,"D-Dog?" (tiếng cười) "Cửa hàng khai trường rồi." (tiếng cười) Tôi nói,"Nhưng Dan, chắc họ sẽ băn khoăn tại sao không có lâu đài hơi." Và tôi lại nhận email thế này. Và có thể có là kết thúc của câu chuyện, nhưng rồi tôi nghĩ rằng bất kể thứ gì -- mọi thứ -- kể cả nhàm chán như là bước ra khỏi xe ô tô, cũng rất hài hước nếu bạn làm đúng cách. Vậy nên, tôi hồi đáp thế này: [Cảm ơn bạn đã gửi email - mã hồ sơ của bạn #0000001.] (tiếng cười) (vỗ tay) Và chúng tôi cứ, uh ... (tiếng cười) Giống như là đang khiêu vũ. Một mối quan hệ thật đẹp. Chúng tôi cứ tiếp tục như vậy. Thật rất là đáng yêu. Thành thật mà nói, cũng tốn sức lao động lắm, và tôi còn phải làm những việc khác nữa, tùy bạn tin hay không. Vậy nên tôi dùng một phần mềm tự động gửi email. Và mỗi lần tôi nhận email từ Siêu thị an toàn, nó sẽ tự gửi email lại. Tôi thiết lập nó thế này, "Cảm ơn bạn đã gửi email - mã hồ sơ của bạn là..." Và có một công thức mà tôi viết để tăng mã hồ sơ lên mỗi lần. Và tôi đưa nó lên máy chủ để nó chạy. (tiếng cười) Tôi nói thật là -- xong tôi lại quên mất nó. (tiếng cười) Tôi kiểm tra lại hôm vừa rồi, hóa ra là đã có một số email qua lại liên tục. Đã tới số 21,439 rồi. (Vỗ tay) Và nó mang lại cho tôi cảm giác thỏa mãn vô cùng khi biết những phần mềm máy tính này sẽ liên tục trao đổi email vĩnh viễn. Và theo tôi nghĩ, như vậy không tệ xíu nào. Vậy nên các bạn chỉ cần nhớ: nếu như bạn cảm thấy chán nản với bộ máy hành chính và sự nhàm chán thường ngày, đừng chống lại sự hoang mang. Hãy để nó là chất xúc tác cho sự hài hước. (tiếng cười) Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) 12 năm trước, lần đầu tiên tôi mua một cái máy quay để quay lại mùa thu hoạch ô-liu ở ngôi làng người Palestine ở bờ Tây. Tôi đã nghĩ tôi ở đó là để làm một bộ phim tài liệu và sau đó sẽ di chuyển đến những nơi khác của thế giới. Nhưng có thứ gì đó cứ đem tôi quay trở lại. Bây giờ, thông thường, khi những khán giả quốc tế nghe về nơi đó, họ chỉ muốn cuộc xung đột đó biến mất. Cuộc xung đột Israel-Palestine rất tồi tệ, và chúng ta chỉ ước gì nó biến mất Chúng ta có cảm xúc giống nhau về mọi cuộc xung đột trên thế giới. Nhưng mỗi lần chúng ta chú ý vào một bản tin, dường như lại có thêm một đất nước nữa châm ngòi cuộc chiến. Vậy nên tôi băn khoăn liệu chúng ta không nên bắt đầu nhìn cuộc xung đột theo hướng khác -- thay vì chỉ đơn giản là ước những cuộc xung đột kết thúc, liệu chúng ta nên tập trung vào việc làm thế nào để tiến hành xung đột. Điều này trở thành câu hỏi lớn đối với tôi, điều mà tôi theo đuổi cùng với đội mình ở tổ chức phi lợi nhuận Just Vision. Sau khi chứng kiến nhiều dạng tranh đấu khác nhau ở Trung Đông, Tôi bắt đầu chú ý đến một số nét chung trên những cuộc xung đột giành chiến thắng Tôi tự hỏi liệu những biến đổi này có xảy ra trong mọi tình huống, và nếu có, bài học nào chúng ta có thể lượm lặt để mở ra những cuộc xung đột có tính xây dựng ở Palestine, Israel hay bất cứ nơi nào khác. Có vài bài khoa học về điều này Trong một nghiên cứu về 323 cuộc xung đột chính trị lớn từ năm 1900 đến năm 2006, Maria Stephan và Erica Chenoweth nhận thấy rằng những chiến dịch phi bạo lực hầu như có khả năng 100% thành công so với những chiến dịch bạo lực. Những chiến dịch phi bạo lực cũng ít gây nên tổn hại về thể chất đến những ai tiến hành chiến dịch, cũng như đối thủ của họ. Và, quan trọng hơn, chúng hiển nhiên dẫn đến xã hội yên bình và dân chủ hơn. Nói cách khác, kháng cự phi bạo lực là một cách hiệu quả và mang tính xây dựng để tiến hành xung đột. Nhưng nếu đó là một lựa chọn dễ dàng, tại sao nhiều nhóm không áp dụng nó? Nhà khoa học chính trị Victor Asal và các đồng nghiệp đã xem xét một vài nhân tố định hướng một đảng chính trị lựa chọn chiến thuật Và hóa ra yếu tố dự báo chính xác nhất một phong trào đi theo hướng bạo lực hay phi bạo lực không phải là liệu nhóm đó đứng về cánh tả hay cánh hữu nhiều hơn, không phải nhóm này chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của niềm tin tôn giáo không phải liệu nó nổi lên chống lại chế độ dân chủ hay độc tài và càng không phải mức độ đàn áp mà nhóm đó đang phải đối mặt. Yếu tố dự báo nhất trong quyết định theo phong trào phi bạo lực là tư tưởng của nhóm đó về vai trò của phụ nữ trong đời sống cộng đồng. (vỗ tay) Khi một cuộc vận động bao gồm đàm luận xung quanh bình đẳng giới, nó nhanh chóng gia tăng khả năng phi bạo lực, và vì vậy, cũng gia tăng khả năng thành công. Bài nghiên cứu này đối lập với tài liệu tham khảo của tôi về trật tự chính trị ở Israel and Palestine. Tôi cũng nhận thấy rằng các phong trào sẵn sàng để phụ nữ vào vị trí lãnh đạo, giống như tư liệu mà tôi quay lại ở ngôi làng tên Budrus, thì thường có khả năng đạt được mục đích hơn. Ngôi làng bị đe dọa bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới khi Israel bắt đầu xây dựng rào ngăn cách. Kế hoạch này đỏi hỏi xóa sổ khu trồng oliu của cộng đồng này, nghĩa trang của họ và cuối cùng cô lập ngôi làng từ mọi phía. Lấy cảm hứng từ lãnh đạo địa phương họ khởi động chiến dịch kháng cự phi bạo lực để ngăn điều đó xảy ra. Họ phải đối đầu với nghịch cảnh khủng khiếp. Nhưng họ có một vũ khí bí mật: một cô gái 15 tuổi người quả cảm đứng chặn trước một xe lu chuản bị bật gốc một cây oliu, và cô chặn đứng nó. Giây phút đó, cả cộng đồng Budrus nhận ra điều gì là có thể nếu họ ưng thuận và ủng hộ phụ nữ tham gia vào đời sống cộng đồng. Vậy nên những phụ nữ Budrus đứng ra tiền tuyến ngày qua ngày, dùng sự sáng tạo và quyết đoán để vượt qua vô số rào cản trong suốt 10 tháng không vũ trang. Và bạn có thể đoán rằng, cuối cùng họ chiến thắng. Rào cản bị thay đổi hoàn toàn biến thành đường hòa bình quốc tế công nhận, và những người phụ nữ Budrus được biết đến khắp cả bờ Tây vì nhiệt huyết sôi sục của họ. (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Tôi muốn dừng lại một chút, mong các bạn giúp đỡ, bởi tôi muốn đánh đổ hai quan niệm rất sai lầm có thể từ đây sinh ra. Thứ nhất tôi không tin rằng bản chất phụ nữ ôn hòa hơn đàn ông. Nhưng tôi tin rằng ngày nay, phụ nữ cảm nhận quyền lực khác đàn ông. Phải điều hướng từ vị trí ít sức mạnh hơn về mọi mặt trong cuộc sống, phụ nữ thường xuất chúng hơn trong việc gây áp lực một cách kín đáo để thay đổi những nhân tố mạnh mẽ hơn. Từ "gian manh", thường được gán cho phụ nữ một cách xúc phạm, ám chỉ thực tế là phụ nữ thường phải tìm cách tiếp cận gián tiếp chứ không trực tiếp để giành chiến thắng. Và tìm phương án khác ngoài đối đầu trực tiếp là cốt lõi của kháng cự phi bạo lực. Điểm dễ hiểu lầm thứ hai. Tôi đã kể rất nhiều những trải nghiệm ở vùng Trung Đông, và giờ một số bạn sẽ nghĩ giải pháp ta cần làm là giáo dục cộng đồng Hồi giáo và Ả rập để họ đối xử tốt với phụ nữ hơn. Nếu ta làm vậy, họ sẽ dễ giải quyết xung đột hơn. Họ không cần ta giúp đỡ như thế. Phụ nữ đã trở thành một phần của trào lưu mạnh mẽ nhất từ vùng Trung Đông, nhưng dường như họ vô hình với cộng đồng quốc tế. Ống kính dường như chỉ tập trung vào đàn ông những người tham gia vào các cuộc đối đầu nhiều hơn mà chúng ta không thể không nói tới trên báo chí Những gì chúng ta thuật lại không những xóa sổ vai trò phụ nữ trong những căng thẳng của khu vực mà còn làm sai lệch đi bản chất chính những cuộc đấu tranh ấy Vào cuối những năm 1980, một cuộc nổi loạn dấy lên ở Gaza, và nhanh chóng lan ra bờ Tây và Đông Jerusalem. Được biết đến như Phong trào Intifada đầu tiên, và bất cứ ai còn nhớ gì về nó thường tưởng tượng tới hình ảnh này: Đàn ông Palestin ném đá vào xe tăng Israel. Những mẩu tin lúc đó khiến đá, cocktail Molotov và lốp xe bốc cháy là những hoạt động duy nhất diễn ra trong phong trào đó. Giai đoạn này cũng được biết tới bởi phi bạo lực có tổ chức lan rộng dưới hình thức đình công, biểu tình và việc tạo ra các chế tài song song. Trong phong trào này, toàn dân Palestine cơ động, bất kể thế hệ, tư tưởng hay tầng lớp. Họ làm được vậy dựa vào mạng lưới của các cộng đồng, và cách họ hành động cũng như các dự án bình đẳng thách thức sức mạnh của Israel để tiếp tục thống trị bờ Tây và Gaza. Theo tin từ quân đội Israel, 97% hoạt động của Intifada đầu tiên là hoạt động phi vũ trang. Và đây là điều không ai đưa tin vào thời điểm đó. Trong 18 tháng diễn ra phong trào, phụ nữ chính là người cầm đầu sau cánh gà: Phụ nữ Palestine từ khắp mọi nẻo chịu trách nhiệm di tản hàng trăm ngàn người trong một cố gắng chung nhằm rút lại sự cho phép chiếm đóng. Naela Ayyash, người tham vọng xây dựng một nền kinh tế Palestine tự chủ bằng cách ủng hộ phụ nữ ở Gaza tự trồng rau trong vườn nhà, một hoạt động được coi là bất hợp pháp bởi chính phủ Israel ở thời điểm đó; Rabeha Diab, người chiếm quyền kiếm soát của cơ quan chức năng trong suốt cuộc nổi dậy khi mà người lãnh đạo bị trục xuất; Fatima Al Jaafari, người nuốt các tờ rơi chứa nội dung chỉ đạo của phiến quân để phát tán rộng rãi khắp vùng lãnh thổ mà không bị bắt giữ; và Zahira Kamal, người đảm bảo tính lâu dài của cuộc nổi dậy bằng cách dẫn dắt tổ chức từ 25 người phụ nữ lên 3000 người trong một năm. Bất chấp những thành tựu phi thường của họ, không một ai được nêu tên khi trích dẫn Phong trào Intifada đầu tiên Ta làm điều này với các khu vực khác nữa. Ví dụ, trong sách lịch sử, và trong trí nhớ của chúng ta đàn ông là gương mặt đại diện để phát biểu cho xung đột những năm 1960 về công bằng chủng tộc tại Mỹ. Nhưng phụ nữ cũng là một nhân tố chủ chốt, vận động, tổ chức, nói chuyện trên đường phố. Bao nhiêu người nghĩ tới Septima Clark khi nghĩ về kỉ nguyên Quyền Công Dân ở Mỹ? Rất ít người. Nhưng bà đóng vai trò thiết yếu trong mọi giai đoạn của phong trào, bằng cách đẩy mạnh học chữ và giáo dục. Bà bị che giấu, bỏ qua, giống như mọi phụ nữ khác trong vai trò chủ đạo của mình trong phong trào vì Quyền Công Dân ở Mỹ. Đây không phải vấn đề danh tiếng. Nó còn sâu xa hơn thế nhiều. Những câu chuyện ta kể ảnh hưởng sâu sắc tới việc ta tự nhìn nhận bản thân, và ta nghĩ các phong trào hoạt động thế nào và giành thắng lợi ra sao. Những câu chuyện về phong trào giống như Intifada đầu tiên hoặc về kỷ nguyên Quyền Công Dân Mỹ vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc tới cách mà người Palestine, người Mỹ và người dân toàn thế giới sẽ chọn lựa lần tới khi họ gặp điều gì đó bất công để có đủ dũng khí đứng lên chống lại nó. Nếu ta không ca ngợi những phụ nữ và vai trò then chốt trong xung đột của họ chúng ta đã bỏ qua các tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Không có tấm gương, sẽ rất khó để phụ nữ đứng lên giành lại vị trí đúng đắn của họ trong cộng đồng. Như ta đã thấy, một trong những nhân tố quyết định sự thành hay bại của các phong trào chính là niềm tin của họ với vai trò của phụ nữ trong cộng đồng. Đây là câu hỏi liệu chúng ta có đang dần tiến tới xã hội hòa bình và dân chủ hơn. Trong một thế giới đang có quá nhiều biến động, và biến động ngày càng nhanh, càng mạnh, vấn đề không phải ta đối mặt với xung đột thế nào mà thay vào đó sẽ là câu chuyện về việc ta tiến hành xung đột ra sao. Cảm ơn. (vỗ tay) Tôi ở đây hôm nay để nói về hai ý tưởng, mà ít nhất theo như tôi quan sát ở Khan Academy, là điều cốt lõi, hoặc là những yếu tố đòn bẩy đối với việc học. Và đó là ý tưởng về sự làm chủ và tư duy. Tôi thấy điều này khi làm việc với anh em họ của tôi. Nhiều người ban đầu gặp vấn đề với môn toán, vì có những lỗ hổng trong khi học. Và chính vì điều này, khi học môn đại số họ có vẻ bỡ ngỡ với một số vấn đề của môn tiền đại số, và do đó, họ nghĩ bản thân mình không có tố chất toán học. Hoặc là cứ tới lớp tính toán, là họ lại gặp vấn đề với đại số. Tôi thấy điều này những ngày đầu khi tôi tải video lên YouTube, và tôi thấy nhiều người không phải anh em họ của tôi xem chúng. (Cười) Lúc đầu, những bình luận đơn giản là để cảm ơn. Tôi nghĩ rằng chuyện này thật lớn lao. Tôi không biết bạn dành bao lâu trên YouTube. Hầu hết các bình luận không phải "Cảm ơn''. (Cười) Chúng khó chịu hơn thế. Nhưng rồi các bình luận trở nên căng thẳng hơn, các học sinh nói chúng lớn lên mà không thích học toán. Môn toán khó hơn khi chúng tiếp xúc với những bài toán cao cấp. Lúc chúng học đại số, có quá nhiều lỗ hổng kiến thức không thể lấp đầy. Chúng nghĩ chúng không có tố chất toán học. Nhưng khi chúng lớn hơn, chúng dần tìm được cơ sở và quyết định gắn bó. Chúng tìm thấy nơi như Khan Academy và chúng đã có thể lấp đầy những lỗ hổng và nắm vững các khái niệm, và điều đó củng cố thêm rằng tư duy không bất động; rằng chúng hoàn toàn có thể học toán học. Và bằng nhiều cách, đó cũng chính là cách mà bạn cần để làm chủ cuộc sống. Đó là cách mà bạn được học trong võ thuật. Trong võ thuật, bạn sẽ học những kỹ năng của đai trắng đủ lâu, và chỉ khi bạn nắm vững nó bạn mới lên được đai vàng. Đó là cách bạn học chơi một nhạc cụ: đầu tiên là tập đi tập lại những bản nhạc cơ bản và chỉ khi nào nắm vững nó, bạn mới đến với những bản khó hơn. Nhưng điều ta cần để ý -- không phải là cách thức tạo nên một khuôn mẫu học thuật truyền thống, cái kiểu mẫu mà đa số ta lớn lên từ đó. Theo truyền thống, chúng ta thường sắp xếp học sinh theo nhóm tuổi, và ở trung học, theo độ tuổi và năng lực nhận thức. và chúng ta xếp chúng vào một không gian. Và thứ hiển nhiên xảy đến, nếu ta đang ở trong một lớp tiền đại số trung học, và bài học bấy giờ là về số mũ, giáo viên sẽ giảng về số mũ, rồi chúng ta sẽ về nhà và làm bài tập. Sáng hôm sau, chúng ta sẽ sửa bài tập, rồi giờ học hôm sau, bài tập, giờ học, bài tập. Việc này sẽ tiếp diễn trong hai hay ba tuần, sau đó là bài kiểm tra. Lúc đó, có lẽ tôi sẽ đạt khoảng 75% thôi, còn bạn có lẽ là 90%, hoặc giả là 95%. Và cho dù bài kiểm tra chỉ ra những kiến thức ta bị hỏng, tôi vẫn không nắm được 25% vấn đề. Cho dù có là học sinh A, 5% mà anh ta không nắm gồm những gì? Cho dù ta chỉ ra được những lỗ hổng, cả lớp vẫn cứ tiếp tục với những môn học khác, một môn học có lẽ còn cao cấp hơn được xây dựng trên những lỗ hổng ấy. Đó có thể là loga hoặc số mũ âm. Và quá trình này tái diễn, và bạn lập tức nhận ra rằng thật là kỳ lạ. Tôi không hề biết về 25% của những thứ căn bản nhất, và giờ tôi còn phải học một thứ cao cấp hơn. Và điều này sẽ tiếp diễn hàng tháng, hàng năm trời, cho tới một lúc nào đó, có lẽ tôi đang ở một lớp học đại số hoặc lượng giác và tôi bế tắc. Không phải vì đại số khó nhằn hay học sinh không đủ thông minh. Lý do là tôi nhìn thấy một phương trình và chúng liên quan đến số mũ và 30% tôi không biết đang hiện ra. Rồi tôi bắt đầu không quan tâm nữa. Để làm rõ điều này ngớ ngẩn đến mức nào, hãy tưởng tượng nếu ta làm việc khác bằng chính cách này. Ví dụ như xây nhà. (Cười) Chúng ta mang nhà thầu đến và nói, ''Chúng ta được yêu cầu xây móng nhà trong hai tuần. Hãy làm gì các cậu có thể.'' (Cười) Thế là họ làm những gì có thể làm. Trời có thể mưa. Ta có thể thiếu một vài nguyên vật liệu. Và hai tuần sau, thanh tra công trình tới, nhìn quanh, nói, ''OK, bê tông chỗ kia vẫn còn ướt lắm, phần này vẫn chưa ổn lắm ... Tôi sẽ chấm nó đạt 80%.'' (Cười) Bạn nói, ''Tuyệt! Đạt điểm C rồi. Hãy xây tầng một nào.'' (Cười) Tương tự. Chúng ta có hai tuần, làm điều bạn có thể, thanh tra công tình tới, đạt 75%. Tuyệt, một điểm D cộng. Tầng hai, tầng ba, và đột nhiên, trong khi đang xây tầng ba, cả công trình sụp đổ. Và nếu bạn phản ứng lại như cách thông thường bạn được giáo dục, hay cách nhiều người làm, bạn có lẽ sẽ nói, ôi nhà thầu của ta tệ quá, hoặc là có lẽ ta cần kiểm tra kỹ lưỡng và thường xuyên hơn. Nhưng điều sai lầm nằm ở quá trình. Chúng ta áp chế thời gian khi phải làm việc gì đó, khăng khăng vào một đầu ra đầy biến động, và ta gặp vấn đề khi kiểm tra và xác định những lỗ hổng ấy, thế rồi ta lại xây lên ngay trên chúng. Do đó ý tưởng làm chủ việc học chính là làm ngược lại. Thay vì áp chế, cố canh chỉnh thời gian và thời điểm làm việc gì đó, khăng khăng về một đầu ra đầy biến động, điểm A, B,C ,D, F -- hãy làm ngược lại. Thứ biến đổi là khi nào và bao lâu một học sinh phải làm một việc gì đó, và điều bất di bất dịch chính là chúng thực sự nắm rõ vấn đề. Và rất quan trọng để nhận ra rằng điều này không chỉ khiến học sinh học số mũ tốt hơn, mà còn củng cố sức mạnh tư duy. Nó khiến chúng nhận ra rằng khi gặp phải 20% lỗi sai, không có nghĩa là DNA của ta phải nhận điểm C. Có nghĩa là ta chỉ cần tiếp tục làm việc. Phải có sự chịu đựng; tính nhẫn nại; phải có cơ sở cho việc học. Giờ, nhiều nhà hoài nghi sẽ nói, này, mọi thứ thật tuyệt vời, về mặt lý luận, ý tưởng về việc học làm chủ này và quan hệ của nó với tư duy, học sinh nắm vững cơ sở cho việc học. Điều này mang nhiều ý nghĩa, nhưng lại phi thực tế. Để thực sự làm được nó, mỗi học sinh phải tự vận động. Cần có sự cá nhân hóa, cần có gia sư riêng và tài liệu học tập cho mỗi học sinh. Và đây không phải ý tưởng mới - từng có các thử nghiệm ở Winnetka, Illinois, 100 năm trước, nơi họ áp dụng cách học làm chủ và thấy kết quả tích cực, nhưng họ cho rằng sẽ không thể cân bằng bởi về logic là rất khó. Giáo viên phải đưa ra tài liệu học tập khác nhau cho học sinh, các đánh giá cần thiết. Nhưng ngày nay, nó không còn phi thực tế nữa. Ta có công cụ để thực hiện. Học sinh được giải thích đúng lúc và tốc độ của chúng? Có video theo yêu cầu về điều đó. Chúng cần luyện tập? Chúng cần phản hồi? Có những bài tập thiết kế cho học sinh. Và khi điều đó xảy ra, mọi thứ theo guồng xảy ra theo. Một, học sinh có thể thực sự nắm vững các khái niệm, và cũng tự xây dựng tư duy lòng kiên trì, sự bền bỉ, chúng dần làm chủ việc học của bản thân. Và những điều tích cực có thể bắt đầu xảy ra ngay trong lớp học. Thay vì tập trung vào bài giảng, học sinh có thể tương tác với nhau. Chúng có thể hiểu vấn đề hơn qua tài liệu. Chúng có thể học qua mô phỏng, đối thoại Socrat. Để làm rõ những điều ta đang nói cũng như bi kịch của những tiềm năng bị đánh mất, tôi muốn nói một chút về một thí nghiệm về suy nghĩ. Đặt chân tới Tây Âu 400 năm về trước, một trong những vùng đất văn minh của nhân loại, bạn sẽ nhận ra có đến 15% dân số biết đọc. Và tôi nghi ngờ rằng nếu bạn yêu cầu một ai đó biết đọc, một nhà tu chẳng hạn, rằng ''Người nghĩ khoảng bao nhiêu phần trăm dân số biết đọc?'' Họ có thể sẽ trả lời rằng, "Ồ, trong một nền giáo dục vĩ đại, có lẽ là 20 hoặc 30%.'' Nhưng nếu tiến đến thời đại này, chúng ta thừa biết rằng ước đoán ấy hoàn toàn bi quan, bởi gần 100% dân số thế giới biết đọc. Tuy nhiên nếu tôi hỏi câu hỏi tương tự: ''Bạn nghĩ có bao nhiêu phần trăm dân số có thể nắm vững việc tính toán, hoặc hiểu về hóa hữu cơ, hay có khả năng đóng góp vào những nghiên cứu về ung thư?'' Nhiều người có lẽ đáp rằng, ''Ồ, với nền giáo dục vĩ đại, có lẽ là 20, 30% gì đấy.'' Nhưng sẽ sao nếu con số đó chỉ dựa vào kinh nghiệm của chính bạn trong bối cảnh thiếu tính làm chủ, trải nghiệm của bạn với bản thân hay việc quan sát bạn bè, nơi bạn được dạy dỗ trong những khuôn mẫu như lớp học, cộng thêm những lỗ hổng này? Thậm chí khi bạn đạt 95%, 5% bạn bỏ lỡ là gì? Và những lỗ hổng cứ thế tăng lên -- bạn học lên cao, bạn đột nhiên rơi vào bế tắc và bảo, ''Tôi sẽ không là nhà nghiên cứu ung thư; không là một nhà vật lý; không là một nhà toán học gì cả.'' Tôi nghi ngờ rằng vấn đề chính là ở đó, nhưng nếu bạn được phép học hành trong một môi trường tự chủ, được cho phép tự xác định cơ sở cho việc học của bản thân, và khi mắc lỗi sai, hãy chấp nhận nó -- xem thất bại ấy là dịp để học hỏi -- phần trăm những người có thể thực sự nắm vững tính toán hoặc hiểu về hóa hữu cơ, thực tế chiếm gần 100%. Và điều này này thậm chí không phải là thứ ''có cũng tốt''. Tôi nghĩ nó là một thiết yếu của xã hội. Chúng ta phấn khích với danh xưng mà ta dùng để gọi thời đại công nghiệp và chúng ta đang tiến vào cuộc cách mạng thông tin này. Và rõ ràng là điều gì đó đang diễn ra. Ở thời kỳ công nghiệp, xã hội là một kim tự tháp. Dưới đáy kim tự tháp này, bạn cần nhân lực. Ở giữa kim tự tháp, bạn cần một quá trình xử lý thông tin, một tầng hành chính quan liêu, và trên đỉnh kim tự tháp, bạn có những chủ sở hữu của thủ phủ ấy và những nhà khởi nghiệp của bạn và lớp học sáng tạo của bạn. Nhưng chúng ta biết rõ thứ đã xảy ra, khi tiến vào cuộc cách mạng thông tin này. Cái đáy của kim tự tháp, sự tự động, đang dần chiếm xu thế. Thậm chí ở tầng giữa, tầng xử lý thông tin, ở nơi đó máy tính cực kỳ giỏi. Vậy như một xã hội, chúng ta tự hỏi: Toàn bộ năng suất mới tạo ra là nhờ công nghệ này, nhưng ai tham gia vào? Liệu công nghệ ấy có trở thành cái đỉnh của kim tự tháp, mà khi đó, những người khác làm gì? Chúng vận hành thế nào? Hay là chúng ta sẽ làm điều gì đó tham vọng hơn? Chúng ta có thực sự cố gắng đảo ngược chiếc kim tự tháp, nơi bạn có một lớp học sáng tạo rộng lớn, nơi hầu hết mọi người có thế tham dự như một nhà khởi nghiệp, một nghệ sỹ, một nhà nghiên cứu? Và tôi không nghĩ rằng đó là viễn tưởng. Tôi thực sự nghĩ rằng nó dựa trên ý tưởng rằng nếu ta để mọi người khai phá tiềm năng bằng cách nắm vững những khái niệm, bằng khả năng áp dụng cơ sở vào việc học, rằng họ có thể đến đây. Và khi bạn nghĩ về điều đó như một công dân toàn cầu, điều đó thật tuyệt. Ý tôi là, nghĩ về sự công bằng mà ta có, và cái mốc mà nền văn minh nhân loại có thể cán đến. Và vì vậy, tôi rất lạc quan về điều đó. Tôi nghĩ rằng được sống sẽ là môt trải nghiệm tuyệt vời. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thích thử thách, và cứu lấy Trái đất có lẽ là một thử thách hay. Chúng ta đều biết Trái đất đang gặp rắc rối. Chúng ta đang tiến vào thời kỳ 6X -- đợt tuyệt chủng lớn thứ sáu của hành tinh. Tôi thường tự hỏi liệu có một tổ chức nào là Liên minh của các Sinh vật (United Organization of Organisms) -- hay gọi tắt là "Uh-Oh"-- (Tiếng cười) -- nơi mỗi sinh vật được quyền bỏ phiếu liệu chúng ta có được phép ở lại hành tinh hay bị tống khứ đi? Tôi nghĩ là cuộc bỏ phiếu đó đang diễn ra ngay hiện tại. Tôi sẽ trình bày với các bạn trọn bộ sáu giải pháp nấm học, sử dụng nấm mốc, và những giải pháp này đều dựa trên sợi nấm. Nấm sợi len lỏi ở mọi địa hình, chúng kết giữ đất lại, chúng cực kì bền bỉ. Sợi nấm này chịu đến 30,000 lần trọng lượng của nó. Chúng là phân tử tháo rời xuất sắc của tự nhiên -- các ảo thuật gia đất. Chúng tạo ra tầng đất mùn trải khắp các lục địa trên Trái đất. Chúng ta đã khám phá rằng có sự vận chuyển đa chiều chất dinh dưỡng giữa các loài thực vật, được trợ giúp bởi sợi nấm -- vì vậy sợi nấm được coi là người mẹ mang dinh dưỡng từ cây tống quân sủi và cây bulô sang cho cây độc cần, tuyết tùng và thông Douglas. Dusty và tôi, chúng tôi thường đùa rằng, đây là nhà thờ chúng tôi đến mỗi Chủ nhật Tôi yêu những cánh rừng già, và tôi là một người Mỹ yêu nước bởi vì chúng ta có những cánh rừng như thế. Hầu hết các bạn đều quen thuộc với nấm mỡ. Nói thật tình, tôi thường gặp trở ngại lớn khi tôi nhắc đến nấm trước mặt bất cứ ai, họ đều lập tức nghĩ đến nấm mỡ hay mấy loại nấm thần kỳ, mắt họ long lên, và họ nghĩ tôi hơi điên. Vì vậy tôi mong có thể vĩnh viễn phá bỏ định kiến của nhóm người này. Chúng tôi gọi đó là "mycophobia", nỗi sợ hãi vô cớ không giải thích được khi gặp nấm mốc. Nấm sinh trưởng rất nhanh. Ngày thứ 21, ngày 23, ngày 25. Nấm sản sinh ra chất kháng sinh mạnh. Trên thực tế, chúng ta có họ hàng gần với nấm mốc hơn bất kì loài nào khác trong giới động vật. Một nhóm 20 nhà nghiên cứu về vi sinh vật nhân chuẩn đã xuất bản một tờ báo 2 năm trước, trong đó dựng ra opisthokonta -- một siêu giới nối liền Động vật và Nấm. Cả hai đều có chung những mầm bệnh. Nấm không thích bị vi khuẩn làm mục rữa, và vì vậy những thứ kháng sinh tốt nhất đều xuất phát từ nấm, Và đây là một cây nấm đã qua thời huy hoàng của nó. Sau khi hình thành bào tử, chúng vẫn mục rữa. Nhưng tôi cho các bạn hay, chu trình sống của các loài vi sinh vật diễn ra trên những cây nấm mục có liên quan mật thiết đến sức khoẻ của cả khu rừng. Chúng giúp cây lớn mọc lên, chúng tạo ra cánh đồng đất mục nuôi dưỡng sợi nấm. Và đây chúng ta thấy một cây nấm đang tạo bào tử. Và các bào tử đang nảy mầm. rồi sợi (thân) nấm hình thành và lan toả xuống đất. Mỗi inch vuông (6.5 cm vuông) đất có thể có đến 8 dặm (13 km) những tế bào như thế này. Bàn chân tôi đang bao phủ khoảng 300 dặm (480 km) thể sợi của nấm. Đây là một bức ảnh hiển vi do Nick Read và Patrick Hickey chụp. Và hãy chú ý là khi sợi nấm phát triển, nó chiếm lấy một vùng đất rồi bắt đầu hình thành mạng lưới. Tôi làm công việc chụp ảnh hiển vi điện tử trong nhiều năm, tôi có hàng ngàn bức ảnh hiển vi điện tử như thế, và khi tôi chăm chú quan sát sợi nấm, tôi nhận ra chúng là những màng tế bào lọc siêu nhỏ. Chúng ta thở ra khí cacbon dioxit, sợi nấm cũng thế. Chúng hấp thụ oxi cũng như chúng ta. Nhưng đây là những dạ dày và phổi thiết yếu nằm ở ngoại biên. Và tôi cho các bạn biết một khái niệm mới, chúng là những màng tế bào thần kinh nối dài. Và giữa những khoảng trống này là những lỗ hổng siêu nhỏ, và khi chúng neo giữ đất, những lỗ này hấp thụ nước. Chúng là những giếng nước nho nhỏ. Trong những giếng nước này, các cộng đồng vi sinh bắt đầu hình thành. Như vậy lớp đất xốp không chỉ kháng được xói mòn, mà còn tạo ra một hệ vũ trụ vi sinh tạo điều kiện cho hàng loạt những sinh vật khác phát triển ồ ạt. Tôi đề xuất lần đầu vào đầu những năm 90 rằng hệ sợi chính là Internet tự nhiên của Trái đất. Khi bạn nhìn vào sợi nấm, chúng đâm nhánh tua tủa. Và nếu có một nhánh bị gãy, thì rất nhanh, nhờ những mấu nối -- có lẽ các kỹ sư Internet gọi chúng là các điểm nóng -- vẫn còn nhiều con đường khác để vận chuyển chất dinh dưỡng và thông tin. Sợi nấm là vật có tri giác. Nó biết là bạn đang ở đấy. Khi bạn bước qua những khu vực địa hình, nó nhảy đến nơi dấu chân để lại, cố chiếm được mớ tàn dư. Tôi tin rằng sự phát minh ra Internet máy tính là một hệ quả không tránh khỏi của một mô hình sinh học đã được chứng minh thành công từ trước. Trái đất phát minh ra Internet cho lợi ích của riêng nó, và chúng ta hiện giờ, sinh vật tối cao trên hành tinh này, đang tìm cách sử dụng tài nguyên để bảo vệ sinh quyển. Đi xa hơn nữa, vật chất tối cũng dựa theo mô hình của sợi nấm. Tôi tin rằng vật chất sinh ra cuộc sống, cuộc sống trở thành tế bào, tế bào trở thành sợi, chuỗi trở thành mạng lưới, hệ thống mạng lưới. Và đây chính là mô hình chúng ta sẽ thấy xuyên suốt cả vũ trụ. Hầu hết các bạn có lẽ không biết rằng nấm là những sinh vật đầu tiên tiến lên đất liền. Chúng lên đất liền 1.3 tỉ năm trước, và thực vật cũng nối gót vài trăm triệu năm sau đó. Làm sao có thể như thế được? Có thể, bởi vì sợi nấm sản sinh ra axit oxalic và nhiều loại axit và enzym khác, làm đá trở nên lỗ rỗ, hấp thụ canxi và những khoáng chất khác và tạo nên canxi oxalat. Khiến cho đá vỡ vụn, và là bước đầu tiên trong quá trình hình thành đất. Axit oxalic là 2 nguyên tử cacbon dioxit kết hợp với nhau. Vì thế nấm và thể sợi tách riêng cacbon dioxit ra dưới dạng canxi oxalat. Và tất cả các hợp chất oxalat khác cũng đều tách được cacbon dioxit từ những muối vô cơ đang hình thành và được đưa ra khỏi nền đá. Điều này được khám phá lần đầu năm 1859. Đây là một bức hình do Franz Hueber chụp. Bức hình này chụp Ả rập Saudi những năm 1950. 420 triệu năm trước, sinh vật này đã xuất hiện. Nó có tên là Prototaxites. Prototaxites, nếu đặt nằm xuống, dài khoảng 3 feet (90 cm). Những loài thực vật cao nhất trên Trái đất thời bấy giờ cũng chưa tới 2 feet (60 cm). Tiến sĩ Boyce, tại Đại học Chicago, xuất bản một bài báo trong Tập san Địa chất học năm ngoái, xác định Prototaxites là một loài nấm khổng lồ, một cây nấm khổng lồ. Xuyên khắp các địa hình trên Trái đất lác đác những cây nấm khổng lồ này. Xuyên khắp mọi lục địa. Và chúng đã tồn tại trong hàng chục triệu năm. Chúng ta đã có vài đợt tuyệt chủng, và khi chúng ta tiến lên -- 65 triệu năm trước -- hầu hết quý vị biết về sự kiện này -- chúng ta có một vụ va chạm thiên thạch. Trái đất bị một thiên thạch va phải, vô số mảnh vụn rơi vào khí quyển. Ánh sáng mặt trời bị che khuất, và nấm mốc ngự trị Trái đất. Những sinh vật gắn bó với nấm được đền đáp xứng đáng, bởi nấm không cần ánh sáng. Gần đây hơn, ở Đại học Einstein, người ta vừa chứng minh được nấm dùng phóng xạ như một nguồn năng lượng, cũng giống như thực vật dùng ánh sáng. Vì vậy, viễn cảnh nấm xuất hiện ở một hành tinh nào đó, theo tôi là một kết luận khả quan, ít nhất là trong suy nghĩ của tôi. Sinh vật lớn nhất trên Trái đất nằm ở phía Đông Oregon. Tôi không thể quên được nó. Nó rộng 2,200 mẫu Anh (900 hécta). 2,200 mẫu. 2,000 năm tuổi, Sinh vật lớn nhất trên hành tinh này là một tấm thảm sợi nấm, dày chỉ một lớp tế bào. Làm thế nào sinh vật này có thể to đến dường ấy, mà chỉ dày có một lớp tế bào, trong khi chúng ta có đến 5-6 lớp da bảo vệ cơ thể? Sợi nấm, trong điều kiện thích hợp, sẽ sinh ra một cây nấm -- chúng mọc lên mạnh mẽ đến nỗi có thể xuyên thủng nhựa đường. Chúng tôi tham gia vào nhiều thí nghiệm, tôi sẽ cho bạn xem 6, nếu tôi có thể, biện pháp cứu lấy thế giới. Phòng thí nghiệm Battelle và tôi hợp tác ở Bellingham, Washington, có 4 đống hỗn hợp chứa đầy diesel và các chất thải từ dầu khác. Một đống được dùng làm đối chứng, một được xử lý bằng enzym, một được xử lý bằng vi khuẩn, và đống này được chúng tôi tiêm vào sợi nấm. Sợi nấm hấp thụ dầu. Sợi nấm đang tạo ra enzyme -- peroxydases -- giúp bẻ gãy các liên kết cacbon-hydro. Đây là những liên kết gắn kết hydrocacbon lại với nhau. Vây là sợi nấm bị bão hoà bởi dầu, và rồi, kihi chúng tôi trở lại 6 tuần sau đó, khi giở hết những tấm vải dầu ra, tất cả những đống kia đều đã chết, đen sạm và bốc mùi. Chúng tôi nhìn lại đống của mình, nó được bao trùm bởi hàng trăm cân nấm bào ngư -- và màu sắc đã nhạt hẳn đi. Các enzyme đã tái sản xuất hydrocacbon thành cacbonhydrat -- đường của nấm. Một số cây nấm là những cây nấm vui vẻ. Chúng rất to. Chúng cho chúng tôi thấy mình đã hấp thụ được bao nhiêu chất dinh dưỡng. Nhưng còn một chuyện khác mới chính là Chúng tạo bào tử, những bào tử này thu hút côn trùng, côn trùng đẻ trứng, trứng nở ra ấu trùng. Rồi chim cũng đến, mang theo hạt giống, và đống dầu trở thành một ốc đảo của sự sống. Trong khi ba đống còn lại đã chết, đen sạm và bốc mùi, và chỉ số PAH -- hydrocacbon thơm -- từ 10,000 phần triệu giảm xuống còn chưa tới 200 trong 8 tuần. Hình ảnh cuối cùng chúng tôi chưa có -- cả đống dầu là một bờ hào xanh của sự sống. Đây là những sinh vật mở đường. Những loài vật tiên phong mở cửa cho những cộng đồng sinh học khác. Tôi đã phát minh ra những bao vải bố -- hào chắn từ sợi nấm, và cho vào đó sợi nấm -- dùng những gạch đá vỡ vụn do bão bạn có thể thả các bao vải bố này xuôi dòng từ một nông trại thải ra E. coli, hay những chất thải khác, hay một nhà máy với nhiều chất độc hoá học, và nó sẽ giúp cải tạo môi trường sống. Chúng tôi lập một vùng thử nghiệm ở Hạt Mason, Washington, và chúng tôi thấy số lượng trực khuẩn giảm đáng kể. Và tôi sẽ cho bạn xem một biểu đồ ở đây. Biểu đồ này theo thang loga, 10 mũ 8. Có hơn 100 triệu tập đoàn mỗi gam, và 10 mũ 3 ở vào khoảng 1,000. Trong 48-72 giờ, ba chủng nấm này đã giảm số lượng trực khuẩn xuống 10,000 lần. Hãy nghĩ đến hiệu quả của nó. Đây là một biện pháp tiết kiệm đất sử dụng vật liệu vỡ vụn từ bão -- và chúng ta có thể yên tâm rằng năm nào cũng đều có bão. Và cây nấm này, đặc biệt hơn, đã thu hút chúng tôi qua thời gian. Đây là vợ tôi Dusty với một cây nấm mang tên Fomitopsis officinalis -- Agaricon. Đây là một loài nấm chỉ có ở rừng già, được Dioscorides miêu tả lần đầu vào năm 65 sau Công nguyên. như một phương thuốc chữa lao phổi. Loài nấm này mọc ở bang Washington, Oregon, Bắc California, British Columbia, giờ có lẽ đã tuyệt chủng ở châu Âu. Có thể trông không to lắm -- hãy đến gần hơn. Đây là một loài nấm cực hiếm. Nhóm chúng tôi -- chúng tôi có một nhóm chuyên gia -- chúng tôi thám hiểm rừng già 20 lần vào năm ngoái. Chúng tôi đã tìm thấy một mẫu vật để có thể nuôi cấy. Bảo tồn gien của những loài nấm trong rừng già theo tôi là tuyệt đối quan trọng đối với sức khoẻ con người. Tôi đã từng tham gia vào chương trình BioShield của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chúng tôi đã giao về hơn 300 mẫu nấm được luộc trong nước nóng, và sợi nấm thu hoạch các chất chuyển hoá ngoại bào này. Vài năm trước, chúng tôi đã thu về kết quả. Chúng tôi có ba giống nấm Agaricon khác nhau chúng có công hiệu rất cao đối với virut đậu mùa. tiến sĩ Earl Kern, của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết bất kỳ hợp chất nào có chỉ số chọn lọc từ 2 trở lên được xem là công hiệu. Từ 10 trở lên là rất công hiệu. Nấm của chúng tôi nằm trong khoảng rất hiệu nghiệm. Có một bài báo đã kiểm định bạn có thể xem qua -- nó được kiểm định bởi DOD, nếu bạn Google "Stamets" hay "đậu mùa". Hay bạn có thể vào trang NPR.org và nghe một bài phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, phấn khởi trước điều này, tự nhiên chúng tôi hướng đến virut cúm. Đây là lần đầu tôi cho xem thông tin này. Chúng tôi có ba chủng nấm Agaricon có công hiệu cao đối với virut cúm. Đây là chỉ số chọn lọc -- đối với đậu mùa, bạn thấy hàng 10 và 20 -- giờ đối với virut cúm, đối chứng với ribavirin, chúng ta có độ hoạt động đặc biệt cao. Và chúng tôi sử dụng tinh chất thiên nhiên với liều lượng tương đương với dược phẩm nguyên chất. Chúng tôi thử nghiệm với virut tuýp A -- H1N1, H3N2 -- cũng như virut tuýp B. Chúng tôi lại thử nghiệm với hỗn hợp và với hỗn hợp này chúng tôi thử nghiệm với H5N1, và chúng tôi đạt được chỉ số chọn lọc hơn 1,000. (Vỗ tay) Lúc đó tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ có lý khi cho rằng chúng ta phải cứu lấy cánh rừng già để góp phần vào việc bảo vệ đất nước. (Vỗ tay) Tôi có hứng thú với những loại nấm kí sinh trên côn trùng -- chúng giúp diệt côn trùng. Nhà của chúng tôi đang bị phá hoại bởi kiến đục gỗ. Nên tôi đã vào trang chủ của EPA, họ đang giới thiệu những nghiên cứu về loài metarhizium của một nhóm nấm giúp diệt kiến đục gỗ và mối. Tôi đã làm một việc chưa ai từng làm. Tôi đã lấy sợi nấm khi nó ngừng sinh bào tử. Đây là những bào tử -- bên trong những bào tử đó, Tôi đã tái tạo lại mẻ cấy biến chúng thành dạng không bào tử. Vậy là ngành công nghiệp đã tốn hơn 100 triệu đôla chỉ để sản xuất mồi nhử để ngăn không cho mối đục khoét ngôi nhà bạn. Nhưng chúng cũng chẳng phải tay vừa, và chúng sẽ tránh xa những bào tử này khi chúng đến gần. vì thế tôi đã biến mẻ cấy thành dạng không bào tử. Và tôi lấy chiếc đĩa búp bê Barbie của con gái tôi. Tôi đặt nó ngay nơi đàn kiến đục gỗ dùng làm bãi đục khoét mỗi ngày trong nhà tôi, và bọn kiến bị thu hút đến sợi nấm, vì ở đó không có bào tử. Chúng mang đến cho kiến chúa. Một tuần sau, tôi không còn thấy bất kỳ đống mùn cưa nào cả. Và thế là -- một điệu nhảy tinh tế giữa bữa ăn tối và cái chết -- sợi nấm bị những con kiến ăn đi, chúng trở thành xác ướp và, bùm, cây nấm mọc ra từ ngay đầu. (Tiếng cười) Giờ thì sau khi hình thành, những bào tử cự tuyệt. Căn nhà không còn thích hợp để xâm chiếm nữa. Và bạn đã có một giải pháp gần như vĩnh cửu ngăn không cho mối trở lại. Và khi nhà tôi xuống cấp, tôi đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên đối với kiến đục gỗ, mối và kiến lửa. Chúng tôi thử dùng tinh chất, và trông lạ chưa kìa, chúng tôi có thể dẫn côn trùng đi nhiều hướng khác nhau. Đây là một hứa hẹn lớn. Tôi nhận được bằng sáng chế thứ hai -- và đây là một phát minh lớn. Nó được mệnh danh là sáng chế Alexander Graham Bell -- Nó bao trùm hơn 200,000 loài. Và đây là công nghệ có sức huỷ diệt lớn nhất, theo lời các quản trị viên ngành công nghiệp thuốc trừ sâu, họ từng được chứng kiến. Nó có thể cải cách hoàn toàn ngành công nghiệp thuốc trừ sâu trên cả thế giới. Bạn có thể đào tạo 100 tiến sĩ với tư tưởng này, bởi vì giả thuyết của tôi là nấm kí sinh trên côn trùng, trước khi tạo bào tử, thu hút những loài côn trùng mà sau này sẽ bị tiêu diệt bởi chính những bào tử này. Thế là tôi nảy ra ý tưởng về Hộp Sự Sống (Life Box) vì tôi cần một hệ thống sinh dưỡng. Hộp Sự Sống -- bạn sẽ được nhận một đĩa DVD từ Hội nghị TED -- bạn thêm đất, thêm nước, bạn sẽ có địa y và nấm kí sinh cùng với bào tử, ví dụ như nấm Agaricon. Hạt giống sẽ được nuôi sống bởi sợi nấm này. Và khi bạn cho hạt giống vào đây, bạn sẽ trồng được -- rất có thể -- cả một khu rừng già trong một chiếc hộp cạc-tông. Tôi muốn tái dựng lại hệ thống sinh dưỡng, và sử dụng bìa cạc tông trên toàn thế giới, và đó sẽ trở thành những dấu chân sinh thái. Nếu bạn có thể tạo một trang web như Youtube, với giao diện tương tác, chỉ số bưu điện riêng biệt -- nơi mọi người cùng nhau tham gia, và với hệ thống ảnh vệ tinh, như Virtual Earth hay Google Earth, bạn có thể xác định lượng cacbon đang được lọc bởi những cây trồng từ Hộp Sự Sống. Bạn có thể lấy một đôi giày sinh dưỡng từ cạc-tông, bạn có thể thêm nước -- tôi chế tạo thứ này dành cho người tị nạn -- bắp, đậu, bí hoặc hành. Tôi thử với vài thùng chứa -- vợ tôi bảo nếu tôi làm được thì ai cũng có thể -- và cuối cùng tôi đã trồng một khu vườn hạt giống. Và rồi bạn thu hoạch hạt giống -- nhân tiện xin cảm ơn Eric Rasmussen vì sự giúp đỡ của anh -- bạn đang thu hoạch cả một khu vườn hạt giống. Bạn có thể thu hoạch hạt, và bạn chỉ cần một vài hạt bắp -- tôi cho sợi nấm vào, và tôi ghép hạt đó vào lõi bắp. Đây, ba lõi bắp, không cần loại ngũ cốc nào khác -- hàng loạt những cây nấm sẽ mọc lên. Sử dụng quá nhiều từ ngân hàng carbon, đáng lẽ cộng đồng này sẽ phải chết đi. Những hãy xem chuyện gì xảy ra. Những cây nấm này sẽ được thu hoạch, nhưng quan trọng hơn, sợi nấm đã chuyển đổi cellulose thành đường nấm. Tôi đã nghĩ, làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở đất nước này? Và chúng tôi đã cho ra đời Econol. Sản xuất ethanol từ cellulose sử dụng sợi nấm làm trung gian -- bạn sẽ thu được mọi lợi ích tôi vừa miêu tả. Nhưng đi từ cellulose để có ethanol vẫn không khôn ngoan về mặt sinh thái, và tôi nghĩ là chúng ta cần phải tỏ ra khôn ngoan về việc sản xuất năng lượng. Vì thế chúng tôi đã tạo những ngân hàng carbon trên hành tinh, tái tạo đất -- có nhiều loài động vật chúng ta phải kết hợp. Tôi nghĩ rằng sử dụng sợi nấm có thể giúp cứu lấy thế giới. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ngày nay cụm từ chấn động não gợi lên một nỗi sợ hơn bao giờ hết, và cá nhân tôi biết nó. Tôi đã chơi bóng bầu dục 10 năm, bị đá vào đầu cả ngàn lần. Và tôi phải nói với các bạn, thứ còn tệ hơn nhiều là vài tai nạn xe đạp mà tôi bị đập đầu, và tôi vẫn đang chịu đựng ảnh hưởng của cái gần đây nhất khi đứng trước các bạn ngày hôm nay. Nỗi sợ quanh chấn thương đầu cũng có bằng chứng của nó. Có thông tin rằng việc lặp lại chấn thương đầu có thể gây ra mất trí sớm, như bệnh Alzhemier, và chấn thương não mãn tính. Đó là chủ đề bộ phim "Concussion" của Will Smith. Vậy là mọi người bị cuốn vào bóng bầu dục và thứ họ thấy trong quân đội, nhưng có lẽ bạn không biết lái xe đạp cũng là nguyên nhân chính gây chấn thương não ở trẻ nhỏ, chấn thương liên quan đến thể thao nữa. Một điều nữa tôi nên nói là bạn có lẽ không biết mũ bảo hiểm sử dụng trong đạp xe và bóng đá và nhiều hoạt động khác, không được thiết kế và thử nghiệm khả năng bảo vệ con bạn khỏi chấn thương não. Thực tế chúng được thiết kế và thử về khả năng bảo vệ khỏi bể hộp sọ. Tôi luôn luôn được hỏi câu hỏi này từ những cặp bố mẹ, họ hỏi tôi, "Anh có cho con mình chơi bóng bầu dục không?" Hoặc "Tôi có nên cho con chơi bóng đá không?" Tôi nghĩ về nó như một lĩnh vực mà chúng ta còn rất lâu mới trả lời được với bất kì sự tự tin nào. Vì vậy tôi nhìn câu hỏi đó theo một cách nhìn khác, và tôi muốn biết, làm sao để ta ngăn chặn chấn thương đầu? Liệu nó có thể không? Hầu hết các chuyên gia đều cho là không, nhưng việc chúng tôi đang làm trong phòng thí nghiệm bắt đầu đưa ra những chi tiết hơn xung quanh chấn động đầu để chúng ta có hiểu biết tốt hơn. Lý do chúng ta có khả năng tránh bể hộp sọ với mũ bảo hiểm khá là đơn giản. Chúng tôi biết cách nó hoạt động. Chấn động lại bí hiểm hơn nhiều. Để các bạn cảm nhận được chuyện gì đang diễn ra trong chấn động não, tôi sẽ chiếu đoạn phim này như thứ mà bạn thấy khi tra trên Google, "Chấn động não là gì?" Trang CDC hiện lên, và video này sẽ nói toàn bộ câu chuyện. Bạn đang thấy đầu di chuyển về phía trước, bộ não chậm lại phía sau, rồi khi não bắt kịp và đâm sầm vào hộp sọ. Nó nẩy ngược lại và chạy đến phía khác của hộp sọ. Bạn sẽ chú ý đến điểm nổi bật của đoạn phim, được tài trợ bởi Giải Bóng bầu dục Quốc gia (NFL), là mặt ngoài của não bộ, nơi đụng vào hộp sọ, trông như là nó bị tổn hại và bị thương, vậy là nó nằm ở bề mặt ngoài của não. Và điều tôi muốn làm với đoạn phim này là nói cho các bạn biết có một vài thứ có thể đúng, tượng trưng cho những gì mà các nhà khoa học nghĩ rằng sẽ xảy ra với 1 cú chấn động não, nhưng có lẽ có nhiều cái sai trong video này. Một thứ mà tôi đồng ý và tôi nghĩ các chuyên gia cũng đồng ý là não bộ có những chức năng này. Nó di chuyển chậm hơn hộp sọ sau đó bắt kịp và di chuyển tới lui và dao động. Chúng ta suy nghĩ đúng về điều này. Tuy nhiên, số lượng chuyển động mà bạn thấy ở bộ não trong video này có lẽ không đúng tí nào. Có rất ít khoảng trống trong hộp sọ, chỉ vài milimet thôi, và nó được đổ đầy với dịch não tủy, có chức năng như 1 lớp bảo vệ. Và do đó bộ não di chuyển rất ít trong hộp sọ. Vấn đề khác trong video là bộ não được thể hiện là 1 khối cứng chắc khi di chuyển tới lui, và nó cũng không đúng tí nào. Não của bạn là một trong những thứ mềm nhất trong cơ thể và bạn có thể nghĩ rằng nó là 1 kiểu thạch rau câu. Vậy nên khi đầu bạn di chuyển tới lui, não bạn bị xoắn, bị vặn vẹo và biến dạng, và các mô bị kéo dãn ra. Và do đó hầu hết các chuyên gia, tôi nghĩ rằng sẽ đồng ý chấn động não không hề xảy ra ở bề mặt của não mà sẽ xảy ra ở nơi nào đó sâu bên trong não tiến về trung tâm của não bộ. Bây giờ, chúng ta tiếp cận với vấn đề này bằng cách cố tìm hiểu cơ chế của chấn động não và để tìm ra cách phòng tránh nó chúng tôi sử dụng 1 thiết bị như thế này. Đây là 1 cái máng bảo vệ hàm. Nó có những bộ cảm biến bên trong cơ bản giống như những cái có trong điện thoại di động của bạn: bộ gia tốc, con quay hồi chuyển, và khi một người nào đó bị đụng vào đầu, nó có thể báo cho bạn biết rằng đầu của họ di chuyển như thế nào trong 1 ngàn mẫu 1 giây. Nguyên lý đằng sau máng bảo vệ hàm là: Nó vừa với hàm răng của bạn. Răng của bạn là một trong những thứ cứng nhất cơ thể. Vì vậy nó cứng cỡ hộp sọ của bạn và đưa cho bạn kết quả đo cách hộp sọ di chuyển chính xác nhất. Người ta đã thử những cách tiếp cận khác bằng mũ bảo hiểm. Chúng tôi đã xem xét các cảm biến khác trên da và tất cả đều di chuyển quá nhiều, cho nên chúng tôi thấy rằng cách này là cách đáng tin cậy nhất để lấy kết quả đo chính xác. Bây giờ chúng tôi có thiết bị này, chúng tôi vượt qua những nghiên cứu trên tử thi bởi vì bạn chỉ có thể biết càng nhiều thông tin về chấn động não bằng cách khám nghiệm tử thi, và chúng tôi muốn biết được và nghiên cứu trên cơ thể người sống. Vậy nên, ở đâu mà chúng tôi có thể tìm ra 1 nhóm các tình nguyện viên đồng ý ra ngoài kia và đụng đầu vào nhau trong những công việc hằng ngày và duy trì cơn chấn động não? Tôi là một trong những tình nguyện viên đó và đây là đội bóng thân thiện tại Stanford. Đây là phòng thí nghiệm của chúng tôi, và tôi muốn cho các bạn thấy cơn chấn động não đầu tiên chúng tôi đo được với thiết bị này. Một trong những thứ tôi nên làm rõ là thiết bị này có 1 con quay hồi chuyển cho phép bạn đo được độ xoay của cái đầu. Hầu hết các chuyên gia nghĩ rằng nó là yếu tố quan trọng có thể bắt đầu nói với chúng ta rằng chuyện gì đang xảy ra trong cơn chấn động. Hãy xem video này. Bình luận viên (BLV): Cougars thêm người vào phút chót, nhưng Luck có thời gian, và Winslow đã té. Tôi hy vọng anh ấy ổn. (Khán giả la lên) Trên cùng màn ảnh các bạn, bạn sẽ thấy anh đi ra con đường nhỏ phía sau này, được cách ly, an toàn. Đây là cú chấn động ở tốc độ thực tế. Bạn sẽ nghe thấy nó. Cú đá được thực hiện bởi -- David Camarillo: Xin lỗi, ba lần có lẽ là quá mức. Nhưng bạn hiểu được ý tưởng này. Cho nên khi bạn chỉ nhìn vào đoạn phim ở đây, hầu hết bạn chỉ thấy được là anh ấy bị đụng vào đầu rất mạnh và anh ấy bị thương. Nhưng khi chúng tôi xuất dữ liệu ra khỏi máng bảo vệ hàm mà anh ấy đang đeo, chúng tôi có thể thấy rất nhiều chi tiết, nhiều thông tin có giá trị hơn. Và một trong những thứ chúng tôi để ý là anh ấy bị đụng vào phần dưới thấp bên trái của mặt nạ mà anh ấy đang mang. Và nó có 1 chút khác thường ở đây. Đầu anh ấy không di chuyển sang phải. Thực tế, nó quay sang trái trước. Sau đó cổ bắt đầu bị nén lại, lực của cú đâm làm nó quay ngược về bên phải. Vậy cử động trái phải này là 1 kiểu hiện tượng giựt dây và chúng tôi nghĩ rằng nó có thể là nguyên nhân gây chấn thương não bộ. Bây giờ, thiết bị này chỉ được giới hạn để đo sự chuyển động của hộp sọ, nhưng cái mà chúng tôi muốn biết là chuyện gì đang diễn ra bên trong não bộ. Vì vậy chúng tôi hợp tác với nhóm cùa Svein Kleiven tại Thụy Điển. Họ đã phát triển 1 mô hình phần tử hữu hạn của bộ não. Và đây là 1 mô phỏng việc sử dụng dữ liệu từ máng bảo vệ hàm của chúng tôi từ vụ chấn thương mà tôi đã cho các bạn xem, và cái mà bạn thấy đó là bộ não -- đây là 1 mặt cắt ngang bên phải phía trước của não đang bị xoắn vặn như tôi đã trình bày. Bạn có thể thấy nó không hề giống với video của CDC. Bây giờ, các màu mà bạn đang nhìn chỉ mức độ bị kéo giãn của mô não. Màu đỏ là 50%. Điều này có nghĩa là não bị kéo giãn ra lên tới 50% độ dài thật của nó, mô não ở 1 vùng nhất định. Và vấn đề chính tôi muốn các bạn chú ý tới là điểm màu đỏ này. Nó rất gần với trung tâm bộ não và liên quan tới việc nói chuyện, bạn không nhìn thấy nhiều màu như thế này ở bề mặt như video CDC đã miêu tả. Bây giờ, để giải thích chi tiết cặn kẽ hơn về việc chúng tôi nghĩ chấn động não đã xảy ra như thế nào, tôi muốn nhắc tới 1 thứ là chúng tôi và những người khác đã quan sát là chấn động não có khả năng xảy ra khi bạn bị tông và đầu của bạn xoay về hướng này. Nó giống trong bóng bầu dục, nhưng dường như nguy hiểm hơn. Vậy chuyện gì có thể xảy ra? 1 thứ bạn sẽ chú ý trong não người là khác với các loài vật khác chúng ta có 2 bán cầu đại não. Chúng ta có bán cầu não trái và bán cầu não phải. Và điều quan trọng cần chú ý trong biểu đồ này là dưới phải phần trung tâm não phải và não trái là 1 rãnh nứt lớn đi sâu vào trong não. Và trong rãnh nứt đó, cái mà bạn không thể thấy trong bức ảnh này là, bạn phải tin tôi, đó là 1 tấm sợi mô. Nó được gọi là liềm não, và nó chạy từ trước ra sau hộp sọ, và nó khá cứng. Do đó nó cho phép khi bạn bị đánh vào đầu và đầu bạn xoay theo hướng trái - phải này, lực tác động có thể dẫn truyền nhanh chóng tới ngay vùng trung tâm não bộ. Bây giờ, ở dưới cùng rãnh nứt này có gì? Nó là những dây dẫn của não bạn, và thực tế bó màu đỏ dưới đáy rãnh nứt này là bó xơ đơn độc lớn nhất nối bán cầu não trái và bán cầu não phải. Nó được gọi là thể chai. Và chúng tôi nghĩ rằng nó có thể là một trong những cơ chế hay gặp nhất của chấn động não, và khi lực tác động di chuyển xuống toàn não, nó đụng phải thể chai, tạo nên sự phân cách giữa não trái và não phải và có thể giải thích được một vài triệu chứng của chấn động não. Khám phá này cũng phù hợp với những gì chúng tôi đã nhìn thấy trong căn bệnh về não mà tôi đã nhắc tới, bệnh não mãn tính sau chấn thương. Đây là hình ảnh của 1 cựu chuyên gia bóng bầu dục tuổi trung niên, và cái mà tôi muốn chỉ ra là nếu các bạn nhìn vào thể chai, và tôi sẽ mở lại trang trước để bạn thấy được kích thước bình thường của nó và kích thước của người có bệnh não mãn tính sau chấn thương. Nó bị teo khá nhiều. Và điều tương tự cũng xảy ra cho các buồng tâm thất. Những buồng tâm thất này lớn hơn nhiều. Và cũng tương tự với mô não gần trung tâm não bộ đã chết sau 1 thời gian. Vì vậy những gì chúng ta quan sát được khá phù hợp. Bây giờ có 1 vài tin tốt ở đây, và tôi hy vọng tôi sẽ gieo cho bạn 1 niềm hy vọng vào cuối buổi nói chuyện này. Một trong các thứ chúng tôi chú ý tới, đặc biệt là trong cơ chế chấn thương là, tuy có sự truyền xung động nhanh chóng xuống rãnh nứt này, nó vẫn cần 1 thời gian nhất định để dẫn truyền. Và chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi có thể làm chậm sự di chuyển của hộp sọ đủ lâu để não không bị chậm lại so với hộp sọ thay vào đó nó di chuyển đồng bộ cùng với hộp sọ, do đó chúng ta có thể ngăn chặn được cơ chế chấn động này. Vậy chúng ta làm cái đầu di chuyển chậm lại như thế nào? (cười) Một mũ bảo hiểm khổng lồ. Vậy nên với nhiều không gian hơn, bạn có nhiều thời gian hơn, và nó hơi nghiêng về đùa giỡn 1 tí, nhưng một vài người trong số các bạn đã từng thấy cái này. Đây là bóng đá bong bóng, và nó là 1 môn thể thao đích thực. Thực tế tôi đã thấy 1 vài người trưởng thành chơi môn này trong khu tôi ở vài ngày trước, và theo những gì tôi biết chưa có ghi chép gì về chấn động não cả. (cười) Nhưnng trong tất cả các mức độ, nguyên lý này thực sự hiệu quả, nhưng nó đã đi quá xa. Đây không phải là thứ gì đó thực tế như đi xe đạp hay chơi bóng đá. Và do đó chúng tôi đang hợp tác với 1 công ty ở Thụy Điển có tên là Hövding. Một vài người trong số các bạn đã từng thấy được các sản phẩm của họ, và họ đang sử dụng cùng nguyên lý khí động học để tạo cho bạn thêm không gian để ngăn ngừa chấn động não. Các cháu nhỏ, đừng thử làm chuyện này ở nhà nhé! Anh chàng diễn viên đóng thế này không đội mũ bảo hiểm. Thay vào đó anh ta đeo 1 miếng đệm cổ, và trong miếng đệm này có những con cảm biến (sensor), cùng 1 loại cảm biến trong máng bảo vệ hàm của chúng tôi, và nó phát hiện khả năng anh ấy sẽ ngã, và sẽ kích hoạt, làm nổ túi khí, cùng 1 cách hoạt động với túi khí trong chiếc xe hơi của bạn về cơ bản. Và trong những thí nghiệm chúng tôi thực hiện trong phòng thí nghiệm của mình với thiết bị của họ, chúng tôi thấy rằng nó có thể giảm đáng kể nguy cơ chấn động não trong 1 vài trường hợp nếu như so sánh với mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Vậy nên đó là 1 bước phát triển khá thú vị. Nhưng để chúng ta thực sự nhận ra những lợi ích của công nghệ trong việc phòng tránh chấn động não, nó cần phải đáp ứng những quy định. Đó là thực tế. Và thiết bị này được bán ở châu Âu nhưng không được lưu hành ở Mỹ, và có lẽ là hoàn toàn không được bán. Vậy nên tôi muốn cho các bạn biết lý do tại sao. Có một vài nguyên nhân tốt cũng như nguyên nhân không được tốt cho lắm. Nón bảo hiểm của xe đạp được quy định bắt buộc liên bang. Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng được trao quyền chấp thuận bất kì việc buôn bán nón bảo hiểm xe đạp nào, và đây là thử nghiệm họ sử dụng. Nó trở lại với những thứ tôi kể với các bạn đầu buổi nói chuyện về những mảnh vụn sọ não. Đây là những gì thử nghiệm này kiểm tra. Và đó là thứ quan trọng cần phải làm. Nó có thể cứu mạng bạn, nhưng nhiêu đó không đủ, tôi sẽ nói vậy. Ví dụ 1 thứ mà thử nghiệm này không đánh giá là nó không nói bạn rằng túi khí được kích hoạt đúng thời gian và thời điểm hay không, và có kích hoạt lúc không cần tới không? Tương tự vậy, nó không nói với bạn rằng cái mũ bảo hiểm này có khả năng ngăn ngừa được chấn động não hay không? Và nếu bạn nhìn vào mũ bảo hiểm của các VĐV bóng bầu dục, cái không được cấp phép, chúng vẫn có cách kiểm tra tương tự nhau. Chúng cũng sẽ không được Nhà nước cấp phép kiểu gì đi nữa. Họ có 1 bộ máy công nghiệp, đó là cách ngành công nghiệp làm việc. Nhưng trong bộ máy này, tôi có thể kể với các bạn rằng họ hơi bị cố chấp trong việc nâng cấp tiêu chuẩn của họ. Vì vậy trong phòng thí nghiệm của chúng tôi, chúng tôi không những nghiên cứu về mặt cơ chế chấn động mà chúng tôi còn muốn hiểu được làm thế nào để đặt ra 1 tiêu chuẩn kiểm tra tốt hơn? Và chúng tôi hy vọng chính phủ có thể sử dụng kiểu thông tin này để khuyến khích đổi mới bằng cách cho người tiêu dùng biết họ được bảo vệ như thế nào với một chiếc mũ bảo hiểm đó. Và tôi muốn quay trở lại với câu hỏi đầu tiên mà tôi đã hỏi, đó là tôi có thoải mái cho con tôi chơi bóng bầu dục hay đạp xe đạp hay không? Và nó có thể chỉ là kết quả từ kinh nghiệm đau thương của chính bản thân tôi. Tôi lo lắng cho con gái của tôi hơn, Rose, khi để nó chạy xe đạp. Nó chỉ mới một tuổi rưỡi, và nó đã sẵn sàng chạy xuống những con đường ở San Francisco. Đây là đoạn cuối của một trong những con đường đó. Và mục tiêu của tôi là - và tôi tin nó có thể thành sự thật - phát triển hơn nữa những công nghệ này, và trong thực tế, chúng tôi đang nghiên cứu một thứ nhất định trong phòng thí nghiệm có thể sử dụng tối ưu không gian có sẵn bên trong mũ bảo hiểm. Và tôi tự tin rằng chúng tôi có thể làm được trước khi con gái tôi chuẩn bị đi phương tiện 2 bánh, một thứ có sẵn trong thực tế có thể giảm nguy cơ chấn động não và tuân thủ các quy định đã đề ra. Và đó là những gì tôi muốn làm -- và tôi biết điều này đối với 1 vài người trong số các bạn là tương lai trước mắt, Tôi có 1 vài năm để kể cho các bậc phụ huynh khi tôi được hỏi có an toàn không khi cho trẻ con tham gia những hoạt động trên. Và tôi khá may mắn khi có 1 đội ngũ tuyệt vời ở Stanford đang làm việc cật lực cho vấn đề này. Do đó tôi hy vọng sẽ quay trở lại trong 1 vài năm nữa với câu chuyện hoàn chỉnh, nhưng bây giờ tôi sẽ nói với bạn rằng Làm ơn đừng sợ hãi khi nghe cụm từ "Chấn động não". Vẫn có hy vọng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn biết đấy, tôi không được sinh ra để làm chuyên gia nuôi dạy con cái. Trên thực tế, chính bản thân tôi cũng không hứng thú về lĩnh vực này. Ngày nay, có một lối giáo dục làm rối tung cuộc đời của lũ trẻ, cản trở những cơ hội phát triển bản thân của chúng. Ngày nay, nhiều bố mẹ có kiểu giáo dục làm cản đường của con cái. Tôi đoán điều tôi muốn nói là, chúng ta dành quá nhiều thời gian lo lắng về những ông bố bà mẹ không dành đủ thời gian cho con cái, trong việc học hành và dạy dỗ chúng, và tôi đồng ý với điều đó. Nhưng ở thái cực khác, sự can thiệp quá nhiều cũng gây không ít tác hại cho chúng, bố mẹ cảm thấy con mình không thể thành công, họ luôn giữ con khư khư, canh chừng mọi việc, lên kế hoạch tỉ mỉ, và hướng con cái vào cho được những trường, ngành nghề theo ý họ. Khi ta nuôi dạy con cái theo cách này, tôi xin nói, vì Chúa biết, trong việc nuôi dạy hai đứa tuổi teen của tôi, chính tôi cũng từng có những khuynh hướng này, và rồi con cái chúng ta phải sống một thời thơ ấu gông cùm. Tuổi thơ bị kìm kẹp sẽ như thế này. Ta giữ chúng thật an toàn cho ăn, cho uống, rồi ta muốn chắc chắn rằng chúng được học trường tốt, học trong lớp chọn ở một trường tốt, và chúng được hạng cao trong lớp chọn tại trường tốt. Nhưng không những chỉ điểm số mà còn phải có giấy khen và phần thưởng rồi thể thao,hoạt động và tài lãnh đạo nữa. Ta nói với con, đừng chỉ tham gia,hãy tự lập một câu lạc bộ,vì trường muốn thấy điều đó. Và hãy kiểm tra xem đã làm gì được cho cộng đồng. Cho nhà trường thấy rằng con biết quan tâm người khác. (Cười) Tất cả những điều này được thực hiện để hy vọng về một sự hoàn hảo Chúng ta muốn bọn trẻ thể hiện mình ở mức độ hoàn hảo, còn chúng ta thì chưa bao giờ bị bắt buộc phải làm gì từ bản thân, vì như thế là đòi hỏi quá mức, chúng tôi nghĩ, đương nhiên, là cha mẹ, ta phải tranh luận với các giáo viên, với hiệu trưởng, với huấn luyện viên, và với giám khảo và phải hành động như người giữ trẻ và như vệ sĩ và như thư ký. Rồi với con chúng ta, những quý tử của chúng ta, chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian để khuyến khích, dỗ dành, gợi ý, giúp đỡ, mặc cả, cằn nhằn khi có thể, để bảo đảm rằng chúng không mắc sai lầm, không khép kín bản thân, không hủy hoại tương lai, để vinh dự được vào trong một số ít đại học từ chối hầu hết các ứng viên. Và đây là danh sách những điều một đứa bé thường gặp ở thời thơ ấu bị kèm cặp. Trước hết, không có thời gian chơi tự do. Không ở trong phòng buổi chiều, ta nghĩ, vì mọi thứ phải thật đa dạng. Đến mức mà mỗi bài tập ở nhà, mỗi bài kiểm tra, mỗi hoạt động là 1 thời điểm quyết định cho tương lai mà chúng ta nghĩ ra cho chúng, và chúng ta miễn cho chúng khỏi làm việc nhà, và chúng ta thậm chí còn chấp nhận cho chúng ngủ ít để hoàn thành các mục còn chưa làm trong danh sách đã đề ra. Để có danh sách các việc này, chúng ta nói rằng vì muốn chúng hạnh phúc, nhưng khi chúng vừa từ trường về đến nhà, điều chúng ta thường hỏi đầu tiên là về bài tập về nhà và điểm số. Ở bọn trẻ nhìn thấy trong nét mặt chúng ta sự chấp thuận, tình yêu, sự tự hào của chúng ta về chúng, đến từ những điểm A. Rồi chúng ta đi cạnh bọn trẻ và reo mừng khen ngợi như một huấn luyện viên chó tại giải Westminster-- (Cười) thúc đẩy chúng nhảy lên cao hơn tý nữa và phóng xa hơn tý nữa, từ ngày này qua ngày khác. Khi chúng vào trung học, chúng không tự hỏi, "Điều gì làm tôi quan tâm trong việc học và trong các hoạt động? Chúng đến gặp các giáo viên tư vấn và họ nói, "Điều gì tôi cần làm để vào được một trường đại học tốt?" Rồi khi chúng bắt đầu các lớp ở trung học, và chúng bị điểm B, hoặc không may bị điểm C, chúng gửi tin nhắn cho bạn chúng và nói, "Có ai vào được đại học tốt với những điểm số thế này chưa?" Và bọn trẻ, không thèm quan tâm chúng sẽ đi đâu khi xong trung học, chúng thở dài. Chúng buông tay cho số phận. Chúng cảm thấy trống rỗng. Chúng hơi già trước tuổi, với mong ước mau thành người lớn và tự nói " Bạn đã làm như thế là đủ rồi, những cố gắng mà bạn làm ở thời thơ ấu đã nhiều lắm rồi." Và bây giờ chúng tàn úa vì lo lắng và trầm cảm và một vài em tự hỏi, đến tuổi nào mình mới có cuộc sống có ý nghĩa đây? Ở vị trí bố mẹ, chúng ta dường như chắc chắn rằng mọi cố gắng của bọn trẻ là cần thiết. Chúng ta thường cho chúng thấy chúng ta tin rõ ràng rằng chúng sẽ không có tương lai nếu chúng không vào được một trong một vài đại học hay nghề nghiệp mà chúng ta định hướng cho chúng. Hoặc có thể, có thể thôi nhé, chúng ta chỉ sợ chúng không có một tương lai làm chúng ta hãnh diện với bạn bè nhờ vào những logo của trường chúng học mà ta dán sau xe. Vâng. (Vỗ tay) Nhưng nếu bạn nhìn việc chúng ta làm, nếu bạn can đảm nhìn nhận nó một cách rõ ràng, bạn sẽ thấy rằng không chỉ bạn làm cho bọn trẻ nghĩ giá trị của chúng đến từ các xếp loại và điểm số, mà còn làm chúng nghĩ bạn luôn chiếm trí não đang phát triển của chúng, như chính bạn đang tái hiện phiên bản phim "Being John Malkovich," chúng ta gửi cho bọn trẻ thông điệp: "Ê nhóc con, bố mẹ không nghĩ con có thể làm gì được mà không có bố mẹ." Và với sự bao cấp của bạn, bao cấp về sự an toàn, về định hướng và sự nắm tay chỉ việc chúng ta đã lấy đi của trẻ cơ hội tự xây dựng cho mình khả năng xoay xở, đó chính là nguyên lý cơ bản của tâm lý con người, nó còn quan trọng hơn sự tự cảm nhận về chính mình mỗi khi được khen. Khả năng xoay xở được xây dựng khi thấy hành động của mình dẫn đến kết quả, không à-- Đây rồi. (Vỗ tay) Không phải bố mẹ bạn làm thay cho bạn, nhưng chính hành động của bạn dẫn đến kết quả. Vậy hay đơn giản, nếu con chúng ta cần phát triển khả năng xoay xở, và chúng phải làm điều đó, thì chúng phải làm tất cả từ suy nghĩ, lên kế hoạch, quyết định, làm việc, hy vọng, sao chép, thử nghiệm và sai lầm, mơ ước và trải nghiệm cuộc sống cho chính bản thân chúng. Có phải tôi muốn nói mỗi đứa trẻ đang làm việc chăm chỉ và đầy hào hứng và không cần cha hay mẹ dự phần hay quan tâm đến việc của chúng, và chúng ta chỉ cần quay lưng lại cho chúng tự đi? Ê, không phải vậy. (Cười) Tôi không muốn nói vậy. Tôi muốn nói, khi chúng ta xem thành tích, điểm số, giấy khen, phần thưởng như là mục tiêu của tuổi thơ, thì tất cả chỉ thúc đẩy bọn trẻ cố vào cho được một trường đẳng cấp hoặc chọn cho được sự nghiệp trong nhóm đỉnh, đó là một định nghĩa quá hẹp cho sự thành công của con cái chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể giúp chúng có được một vài chiến thắng nho nhỏ bằng cách hỗ trợ toàn diện -- như là chúng sẽ có thành tích tốt hơn nếu ta giúp chúng làm bài tập ở nhà, chúng có lẽ sẽ phải kéo dài thời gian phụ thuộc khi ta cứ giúp chúng mãi -- tôi muốn nói là tất cả những điều đó chỉ gây bất lợi dài hạn cho sự trưởng thành của chúng. Tôi muốn nói, chúng ta nên bớt quan tâm đến các nhóm trường đặc biệt chúng có thể nộp đơn hay vào học và ta hãy quan tâm nhiều hơn đến thói quen, suy nghĩ, kỹ năng và khả năng chăm sóc sức khỏe để chúng luôn có thể thành công dù phải đi đâu. Tôi muốn nói, bọn trẻ cần chúng ta bớt bị ám ảnh về thành tích và điểm số, ta cần quan tâm đến nền tảng từ tuổi thơ nhắm đến thành công được xây dựng trên tình yêu và việc nhà. (Cười) (Vỗ tay) Tôi đã nói việc nhà hả? Tôi đã nói là việc nhà à? Đúng rồi. Tôi xin trình bày lý do. Nghiên cứu về con người với lượng thời gian dài nhất từ trước đến này được gọi là Grand Study của trường Y thuộc Harvard. Nghiên cứu cho thấy rằng thành công trong đời, thành công mà chúng ta chờ đợi ở con cái, thành công trong sự nghiệp đến từ việc nhà khi còn nhỏ, và bạn nên bắt đầu việc nhà càng sớm càng tốt, và rằng não trạng sẵn sàng xắn tay vào việc, một bộ não biết nói, có việc khó, ai đó phải làm chứ, có thể là tôi, một bộ não biết nói, tôi sẽ đóng góp cố gắng của mình để cải thiện tình hình, đó là động lực thúc đẩy bạn xông vào việc. Giờ đây tất cả chúng ta đều biết điều đó. Bạn biết rồi đó nhé. (Vỗ tay) Chúng ta cần chú ý đến điều đó vì sự ảnh hưởng của tuổi thơ được xếp đặt, lúc đó chúng ta miễn giảm việc nhà cho con cái, rồi chúng đến tuổi trường thành và đi làm mà vẫn còn chờ một danh sách việc để làm theo, nhưng có ai làm danh sách cho đâu, và quan trọng hơn, sự thiếu nội lực, thiếu phản xạ để xắn tay áo và vào việc và nhìn xung quanh rồi suy nghĩ, làm sao để tôi trở nên hữu ích cho đồng nghiệp? Làm sao để tôi có thể dự kiến trước vài bước cho điều mà ông chủ cần? Một phát hiện thứ 2 cũng rất quan trọng của nghiên cứu Harvard Grant Study đó là hạnh phúc trong cuộc sống đến từ tình yêu, không phải từ công việc, mà là tình yêu con người: vợ, chồng, bạn bè, gia đình. Vậy từ thời thơ ấu, con chúng ta cần học biết yêu thương, và chúng không thể yêu người nếu chúng không biết yêu chính mình, và chúng sẽ không yêu chính mình nếu ta không trao cho chúng tình yêu vô vị lợi. (Vỗ tay) Đúng. Vậy thì, thay vì bị ám ảnh bởi bằng cấp và điểm số khi con cái về nhà từ trường, hay chúng ta về nhà từ công sở, chúng ta cần đóng công nghệ lại, để điện thoại xa ra, và nhìn vào mắt chúng và cho chúng nhìn thấy niềm vui tỏa ra từ khuôn mặt bạn chính niềm vui mà chúng ta có khi nhìn chúng lúc mới chào đời. Rồi chúng ta phải nói, "Ngày hôm nay của con thế nào? Con thích cái gì nhất trong ngày hôm nay?" Khi con gái tuổi teen của bạn trả lời, "Bữa ăn trưa," như con tôi đã nói thế, thì tôi lại muốn nghe về bài kiểm tra toán, chứ không phải bữa trưa, bạn củng phải để tâm đến bữa trưa. Bạn nói, " Điều gì tuyệt vời ở bữa ăn trưa hôm nay?" Bọn trẻ cần biết con người chúng mới quan trọng đối với ta, chứ không phải điểm trung bình của chúng. Vậy bạn nghĩ, việc nhà và tình yêu thương, nghe có vẻ rất hay, nhưng làm ơn, hãy thực tế. Các đại học muốn thấy điểm và thứ hạng cao, bằng khen và phần thưởng, tôi xin nói với bạn về mấy thứ đó. Chính các trường danh giá nhất đòi hỏi điều đó ở sinh viên của họ, nhưng sau đây mới là tin tốt lành. Điều tuyệt vời lại trái ngược với các tiêu chuẩn trong bảng xếp hạng của đại học -- (Vỗ tay) bạn không cần vào một trong các trường danh tiếng nhất để được hanh phúc và thành công trong đời. Người hạnh phúc và thành công đi học trường công, vào một trường đại học nhỏ không ai để ý, học ở đại học cộng đồng, thậm chí đi học ở một đại học đâu đó và học chẳng ra sao. (Vỗ tay) Bằng chứng có đầy trong khán phòng này, trong cộng đồng của chúng ta, điều đó là sự thật. Và nếu chúng ta có thể mở rộng chọn lựa của mình để nhìn đến một vài trường khác, có thể loại bỏ tự ái, thì ta sẽ chấp nhận và trân trọng sự thật và rồi ta nghĩ, đây không phải là tận thế dù con chúng ta không vào được một trong các trường danh tiếng. Và quan trọng hơn, nếu tuổi thơ của bọn trẻ không theo một thời khóa biểu hà khắc thì khi chúng vào đại học, bất kỳ trường nào, chúng sẽ học với đam mê của mình, được thúc đẩy bởi sở thích riêng, có khả năng và sẵn sàng phát triển nắng lực cá nhân. Tôi phải thừa nhận với bạn. Tôi có 2 con, Sawyer và Avery. Chúng đang ở tuổi teen. Trước đây, tôi nghĩ tôi đã đối xử với Sawyer và Avery như cây bon sai -- (Cười) tôi đã cắt tỉa, tạo dáng và tạo hình theo khuôn mẫu con người hoàn hảo có thể đủ hoàn hảo để bảo đảm cho chúng được vào một trong những trường đại học khó nhất. Nhưng tôi đã nhận ra, sau khi làm việc với hàng nghìn đứa trẻ, con của người khác-- (Cười) và sau khi nuôi lớn hai con của tôi, tôi nhận ra chúng không phải là cây bon sai. Chúng là hoa dại thuộc nhóm và loài lạ -- (Cười) và việc của tôi là cho chúng một môi trường đầy dinh dưỡng, để làm chúng mạnh mẽ thông qua việc nhà và yêu thương chúng như chúng có thể yêu người khác và biêt đón nhận tình yêu còn trường đại học, chuyên ngành và nghề nghiệp là phụ thuộc vào chúng. Việc của tôi không phải là làm cho chúng trở thành người theo ý tôi, mà là hỗ trợ chúng trở thành chính con người của chúng một cách tự tin. Cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn đã nghe tin gì chưa? Một cuộc cách mạng năng lượng sạch đang diễn ra. Và ở nơi tôi sống Berkeley, California, dường như mỗi ngày lại có 1 tấm pin mặt trời được lắp đặt, xe điện trên các lối vào nhà. Có lúc lượng điện của Đức lấy một nửa từ năng lương mặt trời, Ấn Độ cũng cam kết sản xuất năng lượng mặt trời gấp 10 lần lượng hiện có ở California, vào năm 2022. Thậm chí năng lượng hạt nhân cũng trở lại. Bill Gates đang hợp tác với các kĩ sư ở Trung Quốc, có tới 40 công ty cùng bắt tay để tạo ra lò phản ứng hạt nhân chạy bằng chất thải, không bị rò rỉ và rẻ hơn than đá. Và bạn có thể băn khoăn: Vấn đề nóng lên toàn cầu sẽ được giải quyết dễ dàng hơn ta nghĩ? Đó là câu hỏi mà chúng ta đang thắc mắc, vì thế tôi và các đồng nghiệp đã nghiên cứu sâu các dữ liệu. Chúng tôi đã hơi hoài nghi về một số mặt của cuộc cách mạng năng lượng sạch, nhưng những gì chúng tôi tìm thấy rất đáng ngạc nhiên. Điều đầu tiên là năng lượng sạch đang tăng lên. Đây là lượng điện từ năng lượng sạch 20 năm qua. Nhưng tỉ lệ phần trăm lượng điện toàn cầu từ nguồn năng lượng sạch, lại giảm từ 36% xuống còn 31%. Và nếu bạn quan tâm đến biến đổi khí hậu, thì phải đi theo hướng ngược lại tiến đến 100% điện từ năng lượng sạch, nhanh nhất có thể. Bạn có thể tự hỏi, "5% lượng điện toàn cầu đáng bao nhiêu chứ?" Đó thực chất là một số lượng lớn. Tương đương với 60 nhà máy hạt nhân cỡ Diablo Canyon, nhà máy hạt nhân của California, hoặc 900 trang trại năng lượng mặt trời cỡ Topaz, 1 trong những trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, và chắc chắn là lớn nhất California. Lý do chính là đơn giản vì năng lượng hóa thạch đang tăng nhanh hơn năng lượng sạch. Điều này cũng dễ hiểu. Rất nhiều nước nghèo trên thế giới vẫn sử dụng gỗ, phân bón và than củi làm nguồn năng lượng chính, và họ cần nhiên liệu hiện đại. Nhưng có một vấn đề khác là, 1 nguồn cụ thể trong số các nguồn năng lượng sạch đó đang giảm rất mạnh, chứ không chỉ giảm vừa. Năng lượng hạt nhân. Bạn có thể thấy sản lượng của nó giảm 7% trong 10 năm qua. Năng lượng mặt trời và gió đã tạo bước tiến lớn, nên họ hay nói rằng năng lượng hạt nhân không quan trọng, vì năng lượng mặt trời và gió sẽ bù đắp khoảng cách. Nhưng dữ liệu cho thấy một điều khác. Tổng lượng điện kết hợp từ năng lượng mặt trời và gió, còn chưa đến một nửa sự suy giảm điện hạt nhân. Hãy xem xét kĩ hơn ở nước Mỹ. Trong vài năm gần đây, 2013, 2014 chúng ta đã tạm dừng 4 nhà máy điện hạt nhân. và gần như thay thế bằng nhiên liệu hóa thạch, nên kết quả là chúng ta đã xóa sổ lượng điện sạch gần bằng sản xuất từ năng lượng mặt trời. Và nó không phải là duy nhất cho chúng ta. California được cho là nơi đi đầu về năng lượng sạch và khí hậu, nhưng khi nhìn vào dữ liệu, cái ta thấy là trên thực tế, California giảm khí thải chậm hơn tốc độ trung bình cả nước, từ năm 2000 đến 2015. Còn Đức thì sao? Họ đang sản xuất nhiều năng lượng sạch. Nhưng khi bạn nhìn vào dữ liệu, Chất thải của Đức đã tăng lên từ năm 2009, và không ai nói với bạn rằng họ có thể đáp ứng cam kết về khí hậu vào năm 2020. Lý do không khó để hiểu. Mặt trời và gió cung cấp năng lượng 10-20% thời gian, có nghĩa là khi mặt trời không chiếu sáng, gió không thổi, vẫn cần điện cho bệnh viện, nhà, thành phố, nhà máy. Dù pin đã có nhiều cải tiến mới gần đây, sự thực là chúng sẽ không bao giờ hiệu quả như lưới điện. Mỗi khi bạn sạc pin rồi rút ra, nó sẽ mất khoảng 20-40% năng lượng. Đó là lí do tại sao ở California, chúng ta phải xử lí đống pin mặt trời đang có -- chúng ta mới có được 10% điện từ năng lượng mặt trời khi mặt trời lặn, mọi người đi về nhà bật điều hòa, tivi, và mọi thiết bị khác trong nhà, chúng ta cần khí đốt tự nhiên dự trữ. Vậy chúng ta đang chất đống khí tự nhiên bên cạnh ngọn núi. Việc đó vẫn ổn trong một thời gian, nhưng rồi cuối năm ngoái nó đã rò rỉ. Đây là Aliso Canyon. Rất nhiều khí metan đã thoát ra, Tương đương nửa triệu xe ô tô trên đường. Nó coi như đã thổi bay mọi cam kết về khí hậu của năm. Thế còn Ấn Độ? Đôi khi phải đi nhiều nơi để có được dữ liệu chính xác, nên chúng tôi đến Ấn Độ vài tháng trước, Gặp các quan chức cấp cao -- năng lượng mặt trời, hạt nhân -- và họ nói, " Chúng tôi đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn cả Đức và California. Chúng tôi không có dự trữ khí tự nhiên. Và đó mới là bắt đầu. Chúng tôi muốn đạt 100 GW vào năm 2022. Nhưng năm ngoái chúng tôi chỉ đạt 5GW, và năm trước đó cũng 5 GW." Hãy xem xét kỹ hơn năng lượng hạt nhân. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã xem xét hàm lượng carbon của các loại nhiên liệu khác nhau, và năng lượng hạt nhân thải ra rất ít, thậm chí ít hơn năng lượng mặt trời. Rõ ràng năng lượng hạt nhân cung cấp rất nhiều năng lượng -- 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần. Trong 1 năm, 1 nhà máy có thể cung cấp năng lượng 92% thời gian. Điều thú vị là khi bạn nhìn vào các nước đã triển khai các nguồn năng lượng sạch khác nhau, có rất ít nước làm được như vậy ở tiến độ phù hợp để đối phó với biến đổi khí hậu. Năng lượng hạt nhân có vẻ là lựa chọn tốt, nhưng có một vấn đề lớn, cái mà tôi chắc chắn các bạn đều biết, đó là mọi người thực sự không thích nó. Có 1 nghiên cứu, 1 cuộc khảo sát trên toàn thế giới, không chỉ ở Mỹ hay Châu Âu, khoảng một năm rưỡi trước đây. Và điều họ thấy là hạt nhân là 1 trong những loại năng lượng ít phổ biến nhất. Thậm chí dầu còn phổ biến hơn hạt nhân. Dù hạt nhân tốt hơn than đá, mọi người không sợ than như sợ hạt nhân, điều đó hoạt động trên vô thức của chúng ta. Vậy chúng ta sợ điều gì? Có 3 thứ. Sự an toàn của các nhà máy -- lo ngại về sự rò rỉ và gây thiệt hại; chất thải từ nhà máy; và cả mối liên hệ với vũ khí. Tôi nghĩ, một cách dễ hiểu, các kĩ sư xem xét vấn đề này và tìm cách sửa chữa kĩ thuật. Đó là lí do Bill Gates ở Trung Quốc xây lò phản ứng tiên tiến. và 40 doanh nghiệp đang xử lý vấn đề này. Bản thân tôi rất vui. Chúng tôi có báo cáo: "Làm sao để năng lượng hạt nhân rẻ?" Cụ thể, lò phản ứng thorium cho thấy nhiều hứa hẹn. Khi nhà khí hậu học James Hansen hỏi liệu tôi có muốn đến Trung Quốc với anh ấy xem chương trình hạt nhân tiên tiến của Trung Quốc, Tôi đã đồng ý. Chúng tôi ở đó với các kĩ sư MIT và UC Berkeley. Và tôi đã nghĩ rằng Trung Quốc có thể làm được năng lượng hạt nhân như họ đã làm được với nhiều thứ khác -- sản xuất lò phản ứng hạt nhân nhỏ trên dây chuyền, vận chuyển như Iphones hay MacBooks và đưa đi toàn thế giới. Tôi sẽ mua một cái ở nhà tại Berkeley. Nhưng cái mà tôi thấy hoàn toàn khác xa. Các bài phát biểu rất thú vị và đầy hứa hẹn; họ đang làm việc với nhiều lò phản ứng. Đến khi thử lò phản ứng thorium, chúng tôi đều háo hức. Sau bài thuyết trình, họ nói đến lịch trình, và họ nói, "Chúng tôi sẽ có 1 lò phản ứng thorium muối sẵn sàng bán cho toàn thế giới vào năm 2040." Tôi như kiểu: "Cái gì?" (Cười) Tôi nhìn đồng nghiệp kiểu, "Xin lỗi -- các bạn có thể nhanh hơn không? Vì chúng ta đang ở trong cuộc khủng hoảng khí hậu. Nhân tiện thành phố của bạn đang rất ô nhiễm đấy." Và họ đã trả lời kiểu, "Tôi không chắc anh nghe được gì về chương trình thorium, nhưng chúng tôi không có 1/3 ngân sách, và cục năng lượng của anh thì không sẵn sàng với những dữ liệu các anh có về lò phản ứng thử nghiệm." Và tôi nói:" Tôi có một ý tưởng. Anh biết anh mất đến 10 năm mô tả lò phản ứng chứ? Hãy bỏ qua phần đó, và thương mại hóa nó ngay. Tiết kiệm tiền và thời gian đấy." Người kĩ sư nhìn tôi và nói, "Để tôi hỏi bạn một câu hỏi: Bạn có mua 1 chiếc xe khi chưa nghe mô tả không?" Các lò phản ứng khác thì sao? Có 1 lò phản ứng đang đưa vào hoạt động và họ sắp bán nó. Đó là 1 lò phản ứng khí nhiệt độ cao Nó không bị rò rỉ. Nhưng nó lớn và cồng kềnh, 1 phần của sự an toàn, và không ai nghĩ nó sẽ rẻ hơn những lò phản ứng chúng ta có. Những cái chạy bằng rác thải là ý tưởng hay nhưng sự thật là, chúng ta chưa biết làm nó thế nào. Rủi ro là nó sẽ tạo nhiều chất thải hơn, và phần lớn nghĩ là nếu bao gồm cả chất thải của quá trình, sẽ chỉ làm chiếc máy đắt hơn, chỉ thêm một bước phức tạp nữa. Sự thật là, chúng ta sẽ làm được bao nhiêu trong số đó. Chúng tôi đã đến Ấn Độ hỏi về chương trình hạt nhân. Chính phủ nói trước cuộc đàm phán khí hậu Paris họ dự định xây 30 nhà máy hạt nhân. Nhưng khi đến đây và phỏng vấn người dân thậm chí xem xét tài liệu nội bộ, họ nói sẽ chỉ làm khoảng 5 nhà máy. Hầu hết trên thế giới, đặc biệt là các nước giàu, họ không nói về việc xây dựng lò phản ứng mới, Mà là phá bỏ các lò phản ứng, trước khi vòng đời của nó kết thúc. Đức đang ép các nước láng giềng làm điều đó. Tôi đã đề cập đến nước Mỹ -- chúng ta có thể mất nửa số lò phản ứng trong 15 năm tới, xóa bỏ 40% sự giảm phát thải đáng lẽ phải đạt theo Kế hoạch Năng lượng sạch Tất nhiên, Nhật Bản dừng hết các nhà máy hạt nhân, thay thế bằng than, khí tự nhiên, dầu đốt, và sẽ chỉ để 1/3-2/3 hoạt động trở lại. Khi đã điểm qua các con số, và cộng lại -- bao nhiêu nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc và Ấn Độ sẽ mở ra trong 15 năm tới, bao nhiêu nhà máy có nguy cơ bị xóa bỏ -- đây là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất. Điều chúng tôi thấy là thế giới có nguy cơ mất đi năng lượng sạch gấp 4 lần lượng đã mất 10 năm qua. Nói cách khác, chúng ta không ở trong cuộc cách mạng năng lượng sạch; chúng ta đang có khủng hoảng năng lượng sạch. Dễ hiểu vì sao các kĩ sư tìm kiếm cách sửa chữa kỹ thuật đáp lại nỗi sợ của mọi người với hạt nhân. Nhưng khi bạn cho đó là thách thức lớn, và họ sẽ mất rất lâu để giải quyết, thì có một vấn đề là: sửa chữa kĩ thuật có thực sự giải quyết nỗi sợ của mọi người? Hãy bàn đến sự an toàn. Bất chấp mọi người nghĩ gì, khó mà tìm ra cách làm năng lượng hạt nhân an toàn hơn. Mọi tạp chí y học từng nhìn nhận nó -- đây là nghiên cứu mới nhất từ tập san khoa học Anh "Lancet", 1 trong những tập san uy tín nhất thế giới -- hạt nhân là an toàn nhất để tạo năng lượng đảm bảo. Ai cũng sợ rủi ro. Vậy hãy nhìn vào dữ liệu rủi ro -- Fukushima, Chernobyl -- Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra điều tương tự: phần lớn tổn hại đến từ sự hoảng loạn của con người, và họ hoảng loạn vì họ sợ hãi. Nói cách khác, thiệt hại không đến từ máy móc hay bức xạ. Nó đến từ sự sợ hãi. Còn về chất thải? Ai cũng lo lắng về chất thải. Điều thú vị về chất thải là nó có rất ít. Đây chỉ là từ một nhà máy. nếu mang tất cả chất thải hạt nhân ở Mỹ, đặt vào một sân vận động, chồng đống lên, nó sẽ chỉ cao 6.1 mét. Mọi người nói nó sẽ đầu độc con người hay gì đó -- không, nó chỉ ở đó và được kiểm định. Nó không nhiều lắm. Ngược lại, chất thải không kiểm soát từ sản xuất năng lượng -- mà chúng ta gọi là "ô nhiễm", giết 7 triệu người mỗi năm, đe dọa nghiêm trọng đến mức độ nóng lên toàn cầu. Sự thật là ngay cả khi có thể dùng chất thải làm nhiên liệu, vẫn sẽ luôn còn nhiên liệu sót lại. Có nghĩa là sẽ luôn có người nghĩ nó là vấn đề lớn với lý do có thể không nhiều như chất thải thực sự như chúng ta nghĩ. Vậy còn về vũ khí? Có thể điều ngạc nhiên nhất là chúng ta không thể tìm ra ví dụ về nước có điện hạt nhân và sau đó quyết định có vũ khí hạt nhân. Thực tế, nó hoạt động ngược lại. Chúng tôi thấy cách duy nhất chúng ta biết để loại bỏ lượng lớn vũ khí hạt nhân là dùng plutonium trong đầu đạn hạt nhân làm nhiên liệu trong nhà máy hạt nhân, Nếu muốn thế giới loại bỏ vũ khí hạt nhân, chúng ta cần nhiều năng lượng hạt nhân hơn nữa. (Vỗ tay) Khi tôi rời Trung Quốc, kĩ sư đã đưa Bill Gates đến kéo tôi sang một bên, và nói, "Michael, tôi đánh giá cao sự quan tâm của anh trong các công nghệ cung cấp hạt nhân khác nhau, nhưng có một vấn đề cơ bản hơn, là không có đủ nhu cầu toàn cầu. Chúng ta có thể sản xuất máy trên dây chuyền, chúng ta biết làm sao để chúng rẻ, nhưng không có người muốn chúng." Hãy làm năng lượng mặt trời và gió hiệu quả và duy trì nó. Hãy đẩy nhanh chương trình hạt nhân tiên tiến. Tôi nghĩ chúng ta nên tăng gấp 3 số tiền đầu tư. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất, nếu muốn vượt qua khủng hoảng khí hậu, là phải nhớ rằng nguyên nhân cuộc khủng hoảng năng lượng sạch không từ bên trong máy móc của chúng ta, mà là từ bên trong bản thân chúng ta. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là một người bình thường ở đâu đó, hơi giống diễn viên Idris Elba, hay ít ra cũng giống ông ta cách đây 20 năm. Tôi không biết gì khác về ông ta, trừ một lần ông ta cứu tôi một cách liều mạng. Người này chạy băng qua 4 làn đường cao tốc giữa đêm tối để đưa tôi ra khỏi nơi nguy hiểm sau một tai nạn xe có thể giết chết tôi. Đương nhiên, sự việc làm tôi vô cùng cảm động, nhưng cũng để lại trong tôi một tình cảm nung nấu, dai dẳng muốn biết được tại sao ông ta làm điều đó, động lực nào đã thúc đẩy ông quyết định làm điều mà tôi phải nợ cả đời, ông đã liều mạng mình để cứu một người xa lạ? Nói cách khác, động lực của lòng vị tha ở ông hay ở bất kỳ ai là gì? Nhưng trước hết cho phép tôi kể điều đã xảy ra. Đêm hôm đó, tôi 19 tuổi đang lái xe về nhà ở Tacoma, Washington, theo trục cao tốc số 5, thì một con chó nhỏ chạy ra ngay trước xe tôi. Và tôi đã làm điều không nên làm, đó là quẹo để tránh nó. Tôi đã hiểu ra tại sao không nên làm như thế. Tôi vẫn va phải con chó, và làm cho xe tôi vẽ một đường ngoằn ngoèo, rồi quặt ngang đường cao tốc, cho tới lúc nó dừng ở làn đường nhanh nhất của cao tốc, xe đối đầu với dòng lưu thông rồi tắt máy. Lúc đó tôi nghĩ mình chết chắc, nhưng không nhờ hành động của người đàn ông can đảm đã quyết định, trong tích tắc khi thấy xe tôi lâm nạn, tấp xe vào lề và chạy băng qua bốn làn đường cao tốc trong đêm tối để cứu tôi. Rồi sau đó ông khởi động lại xe tôi khi đưa tôi trở lại an toàn và biết chắc chắn là tôi ổn rồi mới lái xe đi. Ông ta không nói cho tôi biết tên, và tôi có lẽ tôi cũng quên mất lời cảm ơn. Vì thế trước khi tôi tiếp tục, tôi muốn dành một phút để cảm ơn người xa lạ kia. (Vỗ tay) Tôi nói với các bạn về chuyện đó vì sự việc tối hôm đó đã thay đổi đời tôi ở một mức độ nào đó. Tôi trở thành nhà nghiên cứu tâm lý học, và tôi cố gắng tìm hiểu khả năng chăm sóc người khác của con người. Khả năng đó từ đâu tới, nó phát triển như thế nào, và mức độ lớn nhất của nó là gì? Những câu hỏi này rất quan trọng để hiểu được những phương diện cơ bản của bản chất xã hội loài người. Nhiều người, và điều này bao hàm mỗi người từ triết gia và nhà kinh tế cho đến dân thường tin rằng bản chất con người được xây dựng trên sự ích kỷ, rằng chúng ta chỉ có động lực tìm sự thoải mái của riêng mình. Nhưng nếu điều đó là đúng, thì tại sao một số người như người xa lạ đó lại cứu tôi, làm những điều vì người khác, như giúp đỡ người khác bất chấp biết bao nguy hiểm và nguy hại đến chính bản thân mình? Để trả lời cho câu hỏi này ta cần tìm ra những nguyên nhân gốc rễ của hành động tuyệt vời vì người khác, và lý do làm cho người ta dấn thân vào những việc khác với mọi người như vậy. Nhưng cho tới gần đây, rất ít nghiên cứu về chủ đề này được quan tâm. Những hành động của người cứu tôi có chứa khái niệm hóc búa nhất của lòng vị tha, đó là một thái độ tự nguyện cao cả được thúc đẩy bởi ý muốn giúp người khác. Vậy đó là một hành động vị tha để mang lại lợi ích cho người khác. Điều gì có thể lý giải một hành động như thế? Một câu trả lời rõ ràng, đó là lòng trắc ẩn, nó là chìa khóa dẫn đến lòng vị tha. Nhưng rồi câu hỏi tiếp theo là, tại sao một số người hình như có lòng trắc ẩn nhiều hơn người khác? Câu trả lời có thể là do não của những người có lòng vị tha rất khác về cấu trúc. Để minh họa, tôi bắt đầu từ trường hợp đặc biệt nhất, trường hợp bệnh tâm thần. Một cách tiếp cận chung để hiểu những phương diện tự nhiên của con người, như sự ham muốn giúp người khác, là tìm hiểu chính những người bị thiếu những tình cảm đó, và người bệnh tâm thần chính là 1 nhóm như vậy. Bệnh tâm thần là sự rối loạn phát triển do di truyền rõ nét, tạo ra một cá tính lạnh lùng và vô cảm có khuynh hướng chống lại xã hội và đôi khi có hành vi rất bạo lực. Một lần kia, tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, những đồng nghiệp và tôi tiến hành một số nghiên cứu hình ảnh về não lần đầu tiên trên những thiếu niên bệnh tâm thần, những kết quả tìm thấy của chúng tôi và những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng người có bệnh tâm thần thể hiện rõ nét 3 đặc tính. Thứ nhất, dù họ không vô cảm trước cảm xúc của người khác, họ lại vô cảm trước những đau khổ của người xung quanh. Đặc biệt, họ khó nhận ra những sự diễn đạt lo sợ trên nét mặt ví dụ như nét mặt này. Sự diễn đạt nỗi sợ phát ra lời cầu xin khẩn cấp, thể hiện cơn đau cảm xúc, khẩn nài sự cảm thông và sự giúp đỡ đến những người họ gặp, điều đó có nghĩa là những người thiếu lòng trắc ẩn sẽ có khuynh hướng vô cảm với những tín hiệu này. Một phần trong não, phần quan trọng nhất để nhận ra những biểu hiện của sự sợ hãi được gọi là hạch amygdala. Rất hiếm khi có người thiếu hoàn toàn hạch amygdala, những người này có rất ít khả năng nhận ra những biểu hiện sợ hãi của người khác. Trong khi ở người lớn và trẻ em bình thường khi hạch amygdala hoạt động thì thấy xuất hiện gai lớn đó là lúc họ nhìn những biểu hiện của nỗi sợ, hạch amygdala của người bệnh tâm thần không phản ứng đủ trước biểu hiện này. Đôi khi họ không có một phản ứng nào cả, đó có thể là lý do tại sao họ không bình thường trước những tín hiệu này. Cuối cùng, hạch amygdala của người bệnh tâm thần nhỏ hơn bình thường khoảng 18 đến 20% về hình thể. Tất cả những phát hiện này đều đáng tin cậy, chính xác và rất thú vị. Xin lưu ý, mục tiêu chính của tôi không phải là tìm hiểu tại sao người ta không quan tâm đến người khác, mà là tìm hiểu tại sao họ lại quan tâm. Vậy câu hỏi ở đây là, có phải trạng thái của người có lòng vị tha cao đẹp, đối lập với trạng thái bệnh tâm thần, còn nói về lòng trắc ẩn và sự ham muốn giúp đỡ người khác, có phải lòng vị tha xuất phát từ bộ não khác biệt với não người tâm thần? Có phải não mạnh khỏe, có thể nhận ra nỗi sợ của người khác dễ dàng hơn, hạch amygdala hoạt động tốt hơn trước loại biểu hiện này và có thể có hình dạng lớn hơn mức trung bình? Theo nghiên cứu của tôi, cả ba đều đúng. Chúng tôi đã phát hiện ra điều này qua thử nghiệm trên nhóm người có lòng vị tha tuyệt vời. Có những người đã hiến một quả thận của mình cho một người không quen biết. Họ là những người chấp nhận một cuộc phẫu thuật đau đớn cắt đi một quả thận mạnh khỏe của mình để cấy vào một người xa lạ đau ốm mà họ chưa bao giờ gặp và có thể là không bao giờ gặp. "Tại sao người ta có thể làm điều đó?" đây là câu hỏi chính. Câu trả lời có thể là não của những người có lòng vị tha tuyệt vời này có một vài tính chất rất đặc biệt. Họ có thể nhận ra nỗi sợ của người khác dễ dàng hơn. Theo nghĩa đen, họ phát hiện một cách dễ dàng hơn khi nào người khác đau khổ. Đây có thể là một yếu tố vì amygdala của họ phản ứng mạnh hơn đối với tín hiệu này. Và xin nhớ rằng đây chính là phần não chúng tôi thấy bị hạn chế ở những người bệnh tâm thần. Sau cùng, người có lòng vị tha rõ nét có amygdala lớn hơn mức trung bình khoảng 8%. Tóm lại, những dữ liệu này nói lên sự liên hệ trực tiếp của kích thước hạch amigdala đến các nhóm người, từ người bệnh tâm thần nặng, đến những người có lòng từ bi bao la có những hành động vô cùng nhân ái. Nhưng tôi nên thêm rằng điều làm cho những người từ bi trở nên khác biệt không phải là họ vị tha hơn mức trung bình. Mà chính là, điều mà thậm chí không bình thường ở chính con người họ, họ rất từ bi và vị tha không chỉ đối với người trong nhóm những người thân quen bạn bè và gia đình. Phải vậy không? Vì nếu lo lắng cho người mà bạn yêu thương và giống bạn thì đâu có gì là tuyệt vời. Lòng từ bi tuyệt vời của họ mở rộng cho mọi người, thậm chí đến với người ngoài mối quan hệ quen biết đến với người không thuộc cùng nhóm xã hội, đến với người hoàn toàn xa lạ, như trường hợp người đàn ông cứu tôi. Tôi có may mắn được hỏi nhiều người hiến thận bằng cách nào họ có được lòng thương người rộng lớn như vậy đến mức mà có thể cho một người xa lạ quả thận của mình. Và tôi nhận ra rằng đó là câu hỏi quá khó để trả lời. Tôi nói, " Làm thế nào bạn có thể làm điều đó khi mà nhiều người khác không làm? Bạn là 1 trong khoảng 2000 người Mỹ đã hiến 1 quả thận cho người xa lạ. Điều gì làm bạn trở nên đặc biệt như vậy?" Họ trả lời thế nào? Họ nói, "Không gì cả. Tôi không có gì đặc biệt cả. Tôi giống mọi người thôi." Và tôi nghĩ đó là một câu trả lời ý nghĩa, vì nó gợi ra rằng lòng vị tha của những người này không giống thế này, mà giống thế này hơn. Vòng tròn không có tâm. Những người vì tha nhân thật sự không nghĩ về chính họ, không cho mình như là trung tâm của vũ trụ, không nghĩ mình quan trọng hơn hay tốt đẹp hơn người khác. Khi tôi hỏi một người tại sao việc cho thận có ý nghĩa đối với cô ta, cô ta trả lời, "Vì điều đó giúp người khác." Người hiến thận khác nói, "Tôi không có gì khác biệt. Tôi không phải là người duy nhất. Nghiên cứu của bạn sẽ cho thấy tôi cũng giống như bạn thôi." Tôi nghĩ sự mô tả hay nhất cho sự vắng bóng tuyệt diệu của lòng ích kỷ là sự khiêm nhường, đó là đức tính, nói theo cách nói của Thánh Augustine, làm con người trở thành thiên thần. Tại sao vậy? vì nếu có cái tâm ở giữa vòng tròn đó, nó sẽ không còn là hình dạng của chiếc nhẫn nữa, bạn không còn sự "nhẫn" nại của lòng từ bi để có thể chăm sóc ai không bất kỳ ai. Tôi nghĩ đây là điều phân biệt người vị tha tuyệt vời với người bình thường. Nhưng theo tôi nhiều người cho rằng việc không đặt mình ở trung tâm là khả thi và thậm chí có thể là số đông nghĩ như vậy. Tôi nghĩ như vậy vì ở một mức độ xã hội, sự mở rộng của lòng vị tha và lòng trắc ẩn luôn hiện diện ở mọi nơi. Nhà tâm lý học Steven Pinker và những học giả khác nhận xét tất cả mọi người trên thế giới đang trở nên khó chấp nhận những đau khổ của đồng loại, điều đó làm giảm bớt những hình thức tàn ác và bạo lực, từ hành hạ động vật, bạo lực gia đình cho tới bản án tử hình. Và nó làm tăng các hoạt động vị tha Cách đây một trăm năm, người ta cho là hão huyền vì làm gì có chuyện xem là bình thường đối với việc hiến máu, tặng tủy cho người hoàn toàn xa lạ ở thời nay. Có phải từ 100 năm nay người ta có thể nghĩ việc hiến thận cho một người xa lạ chỉ là việc bình thường và thường ngày như là ngày nay ta nghĩ đến việc cho máu và tủy không? Có thể. Vậy những thay đổi ngoạn mục, tận gốc rễ này là gì? Một phần, đó dường như là nhờ vào sự tăng về của cải và nâng cao tiêu chuẩn sống. Khi xã hội trở nên giàu có hơn và tốt đẹp hơn, hình như người ta mở rộng mối quan tâm ra bên ngoài, như vậy tất cả các hình thức của lòng vị tha hướng đến người xa lạ càng tăng lên, từ việc tình nguyện đến thiện nguyện bác ái cho đến thậm chí việc hiến tặng thận. Nhưng tất cả những thay đổi này cũng dẫn đến một kết quả kỳ cục và nghịch lý, đó là thậm chí thế giới đang trở nên một nơi tốt hơn và nhân bản hơn, và đúng là như vậy, thì cũng có một thực tế ở đó thế giới trở nên tồi tệ hơn và bạo lực hơn, mà nó không đáng như vậy. Tôi không biết chính xác tại sao lại như vậy, nhưng tôi nghĩ có thể chính việc chúng ta biết nhiều hơn tình trạng đau khổ của con người ở nơi khác, làm cho chúng ta cảm nhận và lo lắng nhiều hơn về nỗi đau con người ở khắp nơi. Nhưng những thay đổi thật rõ ràng để chúng ta nhận thấy rằng gốc rễ của lòng vị tha và lòng trắc ẩn là 1 phần trong bản chất con người và sự ác độc, bạo lực cũng vậy, nhưng có thể phần tốt đẹp lớn hơn, và trong khi vài người dường như tự bản thân có nhiều đồng cảm hơn với sự đau khổ của người khác, thì tôi nghĩ rằng khả năng thay đổi chính mình để không còn xem mình là trung tâm và biết mở rộng lòng với cả những người xa lạ là trong tầm tay của tất cả mọi người. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn được trả lương bao nhiêu Đừng trả lời lớn tiếng. Nhưng hãy giữ con số đó trong đầu bạn Giờ thì: Bạn nghĩ người đang ngồi kế bạn được trả lương bao nhiêu? Một lần nữa, đừng trả lời thành tiếng. (Tiếng cười) Ở chỗ làm, theo bạn thì đồng nghiệp ngồi ở căn phòng, hoặc bàn làm việc, kế bên bạn được trả bao nhiêu? Bạn có biết được không? Bạn có nên biết không nhỉ? Thật ra thì, khi hỏi bạn mấy câu đó tôi thậm chí còn thấy không thoải mái lắm. Nhưng công nhận đi -- bạn cũng muốn biết đúng không. Hầu hết chúng ta thấy khó chịu với ý nghĩ phải công khai lương của mình. Chúng ta không nói với hàng xóm, và chắc chắn là không nói với đồng nghiệp của mình. Bởi vì ai cũng cho rằng nếu như tất cả mọi người đều biết lương của nhau, thì mọi thứ chắc loạn lên mất. Sẽ có cãi cọ, sẽ có đánh nhau. Thậm chí có thể còn có vài người bỏ việc nữa. Nhưng nếu chính việc giữ bí mật đó, mới thực sự, là nguyên nhân gây ra cãi cọ thì sao? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bật mí cái bí mật đó? Và nếu chính sự cởi mở sẽ giúp mọi người cảm thấy công bằng hơn, và hợp tác hơn, trong công ty thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyện lương bổng được minh bạch hoàn toàn? Trong vài năm vừa rồi, Tôi đã có dịp hỏi han những lãnh đạo doanh nghiệp họ nghi ngờ những chuẩn mực vận hành công ty mà chúng ta đang làm theo. Và vấn đề về lương bổng luôn xuất hiện. Và các câu trả lời luôn gây ngạc nhiên. Thì ra, sự minh bạch về lương, việc công khai lương bổng một cách tự do ở chỗ làm giúp tạo một môi trường làm việc tốt hơn cho cả nhân viên và cho cả tổ chức. Khi người ta không biết lương của mình so với đồng nghiệp như thế nào, họ thường hay nghĩ mình bị bóc lột hơn và thậm chí còn nghĩ là mình bị phân biệt đối xử. Liệu bạn có muốn làm việc ở một nơi mà bạn có suy nghĩ bị bóc lột hoặc bị phân biệt? Nhưng chính việc giữ bí mật lương đã gây nên điều đó, và nó là một thói quen phổ biến từ xưa, bất chấp thực tế rằng ở Mỹ, luật đảm bảo quyền người lao động về vấn đề thảo luận mức lương của họ. Lấy một trường hợp nổi tiếng cách đây mấy chục năm, ban quản lý tạp chí Vanity Fair thực sự đã lưu hành một thông báo rằng: "Nghiêm cấm việc các nhân viên bàn luận về lương được nhận." "Nghiêm cấm" việc thảo luận về lương được nhận. Giờ, những thông báo đó không còn phù hợp nữa. Những nhà văn nổi tiếng ở New York như Dorothy Parker, Robert Benchley và Robert Sherwood, tất cả những nhà văn của Hội Algonquin Round Table Đã quyết định đấu tranh cho minh bạch và ngày hôm sau đi làm Ai cũng treo tấm bảng ghi lương của mình trên cổ. (Tiếng cười) Thử tưởng tượng việc tới cơ quan mà số tiền lương được viết trước ngực cho mọi người thấy. Nhưng rốt cục tại sao các công ty lại không khuyến kích thảo luận về lương? Tại sao có người ủng hộ, có người kịch liệt phản đối? Thì ra là ngoài những nguyên nhân đã được đưa ra, Giữ kín lương thực sự là một cách để tiết kiệm rất nhiều tiền. Bạn thấy đó, giữ bí mật lương dẫn đến cái mà các nhà kinh tế gọi là "Bất đối xứng thông tin" Đây là khi trong một cuộc thương lượng, một bên nắm thông tin trội hơn hẳn bên còn lại. Và trong việc bàn bạc khi tuyển dụng, thăng tiến hay tăng lương mỗi năm người tuyển dụng có thể dùng sự bí mật đó để tiết kiệm rất nhiều tiền. Việc thương thuyết nhằm tăng lương sẽ khá hơn bao nhiêu nếu bạn biết lương của mọi người. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng phi đối xứng thông tin có thể khiến thị trường bất ổn. chỉ cần ai đó để quên bảng lương trên máy photo thì đột nhiên tất cả mọi người sẽ chửi nhau. Thực ra, họ còn cảnh báo sự phi đối xứng thông tin còn dẫn đến sự thất bại toàn bộ thị trường. Và tôi nghĩ điều đó không còn xa nữa. Lý do là đây: Thứ nhất, hầu hết nhân viên không hề biết so với đồng nghiệp họ được trả bao nhiêu. Trong một cuộc khảo sát 70,000 nhân viên năm 2015 2/3 trong số họ được trả theo mức thị trường họ bảo rằng họ cảm thấy bị bóc lột. Và trong số những người cảm thấy bị bóc lột đó 60% cho rằng họ có ý định bỏ việc, mặc kệ lý do gì - vì bị trả kém hay được trả rất hời hay theo giá thị trường. Giả sử bạn được khảo sát, thì bạn sẽ nói gì? Bạn có bị bóc lột không? Mà chờ một chút -- Làm sao bạn biết được, khi mà bạn không được phép nói về điều đó? Thứ hai, phi đối xứng thông tin, việc bí mật lương. khiến người ta dễ lờ đi sự phân biệt đối xử đã tồn tại trong thị trường ngày nay. Trong một báo cáo năm 2011 của Viện Nghiên cứu chính sách dành cho Phụ nữ, chênh lệch lương giữa đàn ông và phụ nữ là 23% 77 cent của tờ 1 đôla đến từ đây. Nhưng trong Chính phủ Liên bang lương được gắn vào các bậc nhất định và ai cũng nắm được mình đang ở bậc nào, chênh lệch lương rút lại còn 11% Và điều này xảy ra trước việc kiểm soát bất kì yếu tố nào khác mà các nhà kinh tế còn tranh luận có nên kiểm soát hay không. Nếu thực sự chúng ta muốn thu hẹp khoảng cách lương có lẽ chúng ta nên công khai bảng lương. Nếu sự thất bại toàn bộ thị trường trông như vậy thì sự công khai là cách duy nhất để đảm bảo sự công bằng. Giờ, tôi nhận ra để người ta biết bạn làm được gì có thể không thoải mái, nhưng liệu có ít khó chịu hơn việc cứ tự hỏi mình có bị phân biệt hay không, hay vợ, con, chị em mình có bị trả lương không xứng? Công khai là cách tốt nhất cho sự công bằng, và minh bạch trong lương cũng vậy. Đó là lý do tại sao mà các lãnh đạo kinh doanh và doanh nghiệp đã thử nghiệm việc chia sẻ về lương trong nhiều năm. ví dụ như Dane Atkinson. Dane là một doanh nhân về chuỗi là người đã khởi nghiệp nhiều công ty trong điều kiện giữ bí mật lương và thậm chí đã lợi dụng điều kiện đó trả hai người năng lực như nhau hai mức lương khác nhau đáng kể dựa trên khả năng thương lượng. Và Dane đã chứng kiến sự bất bình xảy ra đúng như hệ quả của nó. Cho nên, khi thành lập một công ty mới, SumAll, ông ta đã cam đoan thực hiện minh bạch lương ngay từ đầu Các kết quả thu được thật bất ngờ. Và sau nhiều nghiên cứu liên tiếp khi người ta biết họ được trả thế nào so với những đồng nghiệp khác ra sao, họ chắc chắn sẽ làm việc chăm chỉ hơn để cải thiện năng suất, khả năng dấn thân cao hơn, chứ không nghỉ việc. Đó là lý do Dane không đơn độc Từ những công ty khởi nghiệp như Buffer, cho đến 10 trong 1000 các nhân viên Whole Foods, nơi mà không chỉ có lương được công khai cho mọi người thấy, mà dữ liệu về năng suất làm việc ở cửa hàng và các phòng ban cũng có sẵn trên mạng nội bộ của công ty để mọi người đều nhìn thấy. Hiện nay, minh bạch lương có nhiều kiểu. mỗi công ty mỗi kiểu có khi các khoản lương được dán lên cho tất cả xem. Có nơi thì chỉ giữ trong nội bộ công ty. Có chỗ đăng công thức tính lương, và những nơi khác đăng các mức lương, đính kèm tên mọi người vào mức của họ Vậy thì bạn không cần phải làm mấy cái bảng cho tất cả nhân viên đeo rồi đi lại trong công ty. Và bạn cũng không phải là người duy nhất đeo một cái bảng bạn đã làm ở nhà. Nhưng tất cả chúng ta có thể đi những bước dài tới minh bạch lương Vì nhiều trong số các bạn có quyền hướng về phía trước tới sự minh bạch: Đã đến lúc đi về phía trước rồi Và đối với những ai không có quyền đó: Đã đến lúc đứng lên vì quyền của mình. Vậy bạn được trả lương bao nhiêu? Và ra sao so với những người làm chung với bạn? Bạn nên biết. Và họ cũng vậy. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay) Khi khánh thành trường Mott Hall Bridges vào năm 2010, mục tiêu của tôi đơn giản chỉ là mở trường học để khép lại những cảnh sống tối tăm. Lúc đó nhiều người cho rằng việc này thật liều lĩnh, vì trường chúng tôi nằm ở khu Brownsville (thuộc Brooklyn), một trong những khu nghèo nàn và thiếu thốn nhất của thành phố New York. Giống như nhiều trường thành thị có tỉ lệ đói nghèo cao khác, chúng tôi cũng đối mặt với vô vàn khó khăn, chẳng hạn như tuyển được giáo viên biết đồng cảm với sự hỗn tạp đặc trưng của một khu dân cư nghèo, thiếu hụt đầu tư cho công nghệ, với sự thờ ơ của phụ huynh, cùng những băng nhóm dụ dỗ cả những em mới lên mười. Đó là lí do vì sao tôi quyết định thành lập trường công này, với khởi điểm chỉ có 45 học sinh. Trong đó, 30 % học sinh có nhu cầu đặc biệt. 80% không đạt chuẩn về môn Anh văn và Toán. Chưa hết, toàn bộ học sinh của trường đều dưới mức nghèo. Nếu không có trường của chúng tôi, làm sao các em đi học được? Và nếu các em không đi học, tương lai các em sẽ thế nào? Đáp án cho câu hỏi này thật rõ khi tôi hỏi một cậu bé 13 tuổi: "Này cậu bé, con đoán ngày này năm năm sau, con đang làm gì?" Cậu bé trả lời: "Không biết tới lúc đó con có còn sống không." Tôi cũng hỏi chuyện một phụ nữ trẻ khác, cô ấy nói mục tiêu suốt đời của mình là làm ở một tiệm thức ăn nhanh. Tôi không thể chấp nhận được chuyện này. Rõ ràng họ không hề ý thức được có cả một vùng đất mang tên "cơ hội" ở bên ngoài khuôn viên họ đang sống. Chúng tôi gọi học sinh là "học giả", vì các em cần học suốt đời. Và những kĩ năng học được hôm nay sẽ là hành trang cho các em khi vào đại học hay đi làm. Tôi đã chọn hai màu tím và trắng, vốn là màu của hoàng gia, vì tôi muốn nhắc học sinh của mình rằng xuất thân của các em không hề thấp kém, rằng thông qua con đường học vấn trong tương lai, các em sẽ thành kĩ sư, nhà khoa học, doanh nhân, thậm chí là những nhà lãnh đạo nắm giữ cả thế giới. Tính đến bây giờ, trường tôi đã có 3 khoá học có tỉ lệ tốt nghiệp 98%. (Vỗ tay) Tỉ lệ tốt nghiệp 98 % đấy nhé! Con số này tổng cộng là gần 200 học sinh, trong đó nhiều em đang theo học những trường cấp 3 danh tiếng nhất của thành phố New York. (Vỗ tay) Vào một ngày tháng Giêng lạnh lẽo, Vidal Chastanet, một học sinh trường tôi, đã gặp Brandon Stanton, nhà sáng lập của diễn đàn nổi tiếng "Người New York". Brandon đã chia sẻ câu chuyện về một chàng trai đến từ Brownsville từng tận mắt chứng kiến cảnh bạo lực, như cảnh một người đàn ông bị quăng từ trên mái nhà xuống. Tuy nhiên, cậu thanh niên ấy vẫn bị thuyết phục bởi một hiệu trưởng, người đã mở trường học vì tin vào tương lai của mọi đứa trẻ. Vidal chính là hiện thân cho câu chuyện của nhiều em nhỏ bất hạnh khác đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Đây là lí do tại sao chúng ta phải ưu tiên cho giáo dục. Câu chuyện Branton chia sẻ đã khiến hàng triệu người xúc động . Nhờ đó, 1.4 triệu đô đã được quyên góp giúp học sinh của tôi được đến tham quan các trường cao đẳng đại học, tham dự những chương trình STEAM mùa hè, cũng như xin học bổng từ các trường cao đắng. Xin các bạn hiểu rằng khi 200 học sinh từ Brownsville đến thăm trường Havard, các em giờ đã nhận ra mình hoàn toàn có cơ hội vào ngôi trường mình yêu thích. Và những điều bất khả dĩ vốn đóng chặt trong suy nghĩ của những con người thiệt thòi này giờ đã được thay bằng hi vọng và mục tiêu. Một cuộc cách mạng giáo dục đang diễn ra tại trường chúng tôi, với những con người cống hiến tình thương, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ, và tri thức. Tất cả những điều này là nguồn động lực lớn với các em. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản vậy. Luôn có những yêu cầu khắt khe cho một hệ thống giáo dục chưa hoàn thiện. Nhưng đội ngũ giáo viên trường chúng tôi luôn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hợp tác soạn ra chương trình giảng dạy tốt nhất. Họ không chỉ làm việc khi đến trường, mà còn làm vào cuối tuần, và thậm chí thường dùng tiền của mình để cung cấp những tài liệu mà trường chúng tôi không có. Là hiệu trưởng của trường, tôi cần phải theo sát những mục tiêu đã đề ra. Do vậy, tôi có mặt trong các giờ học để quan sát và gửi phản hồi đến các giáo viên, vì tôi luôn mong họ cũng sẽ thành công như chính tên trường chúng tôi vậy. Tôi cũng sẵn lòng gặp họ mỗi ngày, vì vậy ai trong số họ cũng có số điện thoại di động của tôi, kể cả các em đã tốt nghiệp cũng thế. Đây là lí do tại sao tôi vẫn nhận được cuộc gọi và tin nhắn vào lúc 3 giờ sáng. (Khán giả cười) Nhưng tất cả chúng tôi móc nối với nhau để thành công, và những nhà lãnh đạo giỏi đều làm thế. Thế hệ tương lai đang ngồi trong lớp chúng tôi. Chúng tôi có trách nhiệm lo cho các em. Đó cũng là trách nhiệm của mọi người ở đây, và những ai đang theo dõi qua màn hình. Chúng ta phải tin vào tài năng của các em và luôn nhắc các em trong quá trình dạy học rằng tri thức là sức mạnh. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Sao phải bận tâm? Mọi thứ đã được sắp đặt. Phiếu của tôi sẽ không giá trị đâu. Các lựa chọn thật tệ. Bầu cử chỉ dành cho kẻ ngốc thôi. Có lẽ bạn đã từng có những suy nghĩ như vậy. Có lẽ bạn thậm chí đã nói những điều đó. Và nếu đúng, không phải chỉ mình bạn làm vậy, và bạn cũng không hoàn toàn sai. Ván bài chính sách công ngày nay đã bị gian lận rất nhiều. Còn cách nào khác mà hơn nửa số trường hợp giảm thuế liên bang đều dành cho những người giàu nhất chiếm 5% dân số Mỹ? Và quả thực quyền lựa chọn của chúng ta thường là rất tệ. Đối với rất nhiều người trong phổ chính trị, Ví Dụ A là cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Nhưng vào bất cứ năm nào, bạn có thể nhìn lá phiếu một lượt từ trên xuống và thấy rất nhiều điều không gây cảm hứng chút nào. Nhưng dù có những điều này, tôi vẫn tin việc bầu cử có quan trọng. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng tôi tin chúng ta có thể khơi lại niềm vui của việc bầu cử. Hôm nay, tôi muốn nói về việc ta có thể làm điều đó thế nào, và vì sao. Đã từng có một thời kỳ trong lịch sử Mỹ, việc bầu cử rất vui, khi nó không chỉ đơn giản là nghĩa vụ phải có mặt tại nơi bầu cử. Thời kỳ đó được gọi là "phần lớn lịch sử Mỹ." (Cười) Từ Cuộc Cách Mạng tới Kỷ Nguyên Quyền Công Dân, Hoa Kỳ đã có một văn hóa bầu cử sôi nổi, tạo cơ hội cho các cá nhân tham gia tích cực, và ồn ào. Đó là biểu diễn đường phố, tranh biện ngoài trời, phong tục nhịn ăn, hay tiệc tùng, diễu hành, và những đêm đốt lửa, pháo hoa. Vào thế kỉ 19, dân di cư và các bộ máy chính trị thành phố đã giúp duy trì văn hóa bầu cử này. Văn hóa đó đã lớn mạnh dần với liên tiếp các làn sóng người bầu cử mới. Trong thời kỳ Tái Thiết, khi những cử tri Mỹ gốc Phi mới, những cư dân Mỹ gốc Phi mới, bắt đầu tận dụng quyền của họ, họ ăn mừng trong các buổi diễu hành kỷ niệm dịp đặc biệt đã liên kết sự giải phóng với quyền được bầu cử mới được thiết lập. Vài thập kỷ sau, những người phụ nữ đòi quyền bầu cử đã mang tinh thần đầy tính kịch vào cuộc đấu tranh của họ, với việc mặc đồ trắng cùng nhau diễu hành để đấu tranh cho đặc quyền của mình. Và Phong Trào Quyền Công Dân, với nỗ lực thực hiện lời hứa về quyền bình đẳng công dân đã từng bị tước bỏ do luật kỳ thị màu da Jim Crow, đã đặt quyền bầu cử làm trung tâm. Từ Mùa Hè Tự Do tới cuộc diễu hành ở thành phố Selma, thế hệ các nhà hoạt động xã hội biết rằng quyền bầu cử rất quan trọng, biết rằng cảnh tượng và việc thực hiện quyền lực chính là cách để thực sự nắm được quyền lực. Nhưng đã hơn 50 năm kể từ khi Selma và Đạo Luật về Quyền Bầu Cử, và nhiều thập kỉ kể từ đó, văn hóa bầu cử trực tiếp này gần như là biến mất. Nó đã bị giết chết bởi truyền hình và mạng internet. Chiếc đi-văng đã thay thế cho những khu vực cộng đồng. Màn hình đã biến người dân thành khán giả. Mặc dù chia sẻ hình ảnh hài hước về chính trị trên truyền thông là việc khá thú vị, nhưng đó lại là kiểu tư cách công dân khá yên lặng. Đó là thứ mà nhà xã hội học Sherry Turkle gọi là "ở một mình cùng nhau." Điều chúng ta cần hiện nay là một văn hóa bầu cử với việc cùng nhau ở cùng nhau, trực tiếp xuất hiện, bằng những cách ồn ào và đầy nhiệt huyết, để thay bằng việc "hãy có trách nhiệm đi" hay "thực hiện nghĩa vụ của bạn," việc bầu cử sẽ tạo cảm giác như là "tham gia câu lạc bộ" hoặc hay hơn là, "tham dự bữa tiệc." Thử tưởng tượng hiện nay trên khắp đất nước, ở các địa phương nhưng trên toàn đất nước, nếu chúng ta phối hợp nỗ lực để khơi lại các cách tham gia và vận động bầu cử trực tiếp: các chương trình ngoài trời với các ứng cử viên và mục tiêu của họ bị chế nhạo hay ca ngợi theo kiểu đầy châm biếm; các bài phát biểu ngoài trời bởi các cư dân; các buổi tranh biện tổ chức trong các quán rượu; các con phố với nghệ thuật chính trị, áp phích và tranh tường thủ công; cuộc đấu giữa các ban nhạc biểu diễn với các nghệ sĩ đại diện cho ứng cử viên của họ. Toàn bộ những điều này nghe có vẻ hơi giống thế kỉ 18, nhưng thực ra, nó không cần phải giống thế kỉ 18 hơn vở nhạc kịch Broadway "Hamilton" chẳng hạn ý tôi muốn nói về sự đương đại sôi nổi. Và sự thật là ngày nay, trên khắp thế giới, hàng triệu người đang bầu cử như vậy. Ở Ấn Độ, những cuộc bầu cử thì đầy màu sắc và được tổ chức nơi công cộng. Ở Brazil, ngày bầu cử mang lại không khí hội hè và lễ hội hóa trang. Ở Đài Loan và Hồng Kông, bầu cử đi kèm quang cảnh vô cùng ấn tượng và bắt mắt của các buổi biển diễn đường phố. Bạn có thể sẽ hỏi, ở đây tại Mỹ, ai có thời gian cho những thứ như thế? Và tôi sẽ cho bạn biết rằng trung bình một người Mỹ dành 5 tiếng xem TV mỗi ngày. Bạn có thể sẽ hỏi, ai có động lực chứ? Và tôi cho bạn biết, bất cứ công dân nào muốn được nhìn thấy và lắng nghe không phải như một trụ cột, hay đề tài gây tranh cãi, mà với tư cách người tham dự, sáng tạo. Vậy chúng ta làm điều đó thế nào? Đơn giản bằng việc khiến nó diễn ra. Đây là lý do tôi và nhóm đồng nghiệp khởi động dự án mang tên "Niềm vui Bầu cử." Tại bốn thành phố của Hoa Kỳ -- Philadelphia, Miami, Akron, Ohio, và Witchita, tiểu bang Kansas -- chúng tôi đã tập hợp các nghệ sĩ và nhà hoạt động xã hội, nhà giáo, chính trị gia, hàng xóm, cư dân, để cùng nhau tạo nên các dự án có thể khích lệ văn hóa bầu cử ở các địa phương. Ở Miami, đó có nghĩa là tiệc thâu đêm đầy sôi động với DJ và cách duy nhất để tham dự tiệc là chứng tỏ mình đã đăng ký bầu cử. Ở Akron thì lại là các vở kịch chính trị biểu diễn trên sàn xe tải sàn phẳng di chuyển qua nhiều khu dân cư. Ở Philadelphia, đó là cuộc truy tìm khó báu chủ đề bầu cử xung quanh thị trấn thuộc địa cổ. Và ở Wichita lại có nghệ thuật graffiti và tổng hợp các bản nhạc từ nhiều nghệ sĩ tại khu vực North End để kêu gọi mọi người đi bầu cử. Có 20 dự án kiểu này, tất cả đều vô cùng đẹp và đa dạng, và đang thay đổi mọi người. Để tôi kể bạn nghe về hai trong số chúng. Ở Miami, chúng tôi đã ủy thác một nghệ sĩ trẻ tên Atomico, để sáng tạo các hình ảnh sống động, sôi nổi cho seri hình dán "Tôi bầu cử" mới. Nhưng vấn đề là, Atomico chưa bao giờ bầu cử. Anh ấy thậm chí còn chưa đăng ký. Vậy nên khi anh bắt đầu tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các hình dán này, anh cũng bắt đầu bỏ đi cảm giác bị đe dọa bởi chính trị. Bản thân anh đã đi đăng ký, và rồi anh tìm hiểu thông tin về cuộc bầu cử chính sắp diễn ra, và vào ngày bầu cử, anh đến không chỉ để phát hình dán, mà còn trò chuyện với những người đi bỏ phiếu khác và khuyến khích mọi người bầu cử, và nói về cuộc bầu cử với những người đi ngang qua. Tại Akron, một công ty kịch mang tên Wandering Aesthetics đã dựng những vở kịch diễn ra trên xe tải như vậy. Và để làm việc đó, họ đã kêu gọi mọi người gửi đến các bài diễn thuyết, độc thoại, đối thoại, thơ ca, trích đoạn của bất cứ thứ gì có thể đọc to lên và kết nối chúng thành một màn trình diễn. Họ đã nhận được hành tá bài gửi. Mộ trong số đó là bài thơ được viết bởi chín học viên trong một lớp học tiếng Anh, tất cả trong số đó là lao động di cư gốc Mỹ Latinh từ làng Hartville, bang Ohio ở gần đó. Tôi muốn đọc các bạn nghe một đoạn bài thơ này. Nó mang tên "Niềm vui Bầu cử." "Tôi muốn được đi bầu cử lần đầu vì mọi thứ đã đổi thay với người gốc Mỹ Latinh. Tôi đã từng sợ hãi ma quỷ. Giờ tôi lại sợ hãi loài người. Có ngày càng nhiều bạo lực và phân biệt chủng tộc. Bầu cử có thể thay đổi điều này. Bức tưởng biên giới chẳng là gì cả. Nó chỉ là bức tường thôi. Bức tường hổ thẹn là thứ gì đó. Bầu cử là vô cùng quan trọng để chúng ta có thể phá bỏ bức tường hổ thẹn này. Tôi có niềm đam mê trong tim. Bầu cử cho tôi tiếng nói và sức mạnh. Tôi có thể đứng lên và làm điều gì đó." Dự án "Niềm vui Bầu cử" không phải chỉ về niềm vui. Đó là về sự đam mê này. Đó là về cảm xúc và niềm tin này, và nó không phải chỉ là nhiệm vụ của tổ chức chúng tôi. Hiện nay trên toàn đất nước, người di cư, người trẻ, cựu chiến binh, những con người từ những nền tảng khác nhau đang cùng nhau tạo nên hoạt động đầy đam mê và vui vẻ này quanh các cuộc bầu cử, trong các bang đỏ và xanh, trong các cộng đồng nông thôn và thành phố, những người từ mọi nền tảng chính trị. Điểm chung giữa họ đơn giản là: công việc của họ bắt nguồn từ nơi họ sống. Bởi hãy nhớ rằng, mọi quyền công dân đều thuộc địa phương. Khi chính trị chỉ là một cuộc bầu cử tổng thống, chúng ta la ó và hét vào màn hình, rồi suy sụp và kiệt sức. Nhưng khi chính trị là về chúng ta và hàng xóm chúng ta và những người trong cộng đồng ta cùng nhau tạo nên những trải nghiệm của tập hợp các tiếng nói và trí tưởng tượng, chúng ta mới bắt đầu nhớ ra rằng việc này có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta bắt đầu nhớ ra rằng đây là việc của chính quyền tự trị. Điều làm tôi trở về câu hỏi đầu tiên tôi đã nêu ra. Sao phải bận tâm? Có một cách để trả lời câu hỏi này. Bầu cử quan trọng vì nó là một cử chỉ mang lại hạnh phúc và thể hiện niềm tin. Nó khơi dậy cái tinh thần chung làm mọi xã hội phát triển. Khi chúng ta bầu cử, ngay cả trong tức giận, chúng ta đã góp phần vào một lựa chọn chung đầy sáng tạo. Việc bầu cử giúp chúng ta có được quyền lực chúng ta hằng mong ước. Không có gì lạ khi xã hội dân chủ và nghệ thuật kịch hát phát triển cùng một thời gian ở Hy Lạp cổ đại. Cả hai đều kéo những cá nhân ra khỏi vỏ bọc của cái tôi riêng tư của họ. Cả hai đều tạo ra những trải nghiệm cộng đồng tuyệt vời trong những khoảnh khắc được sẻ chia. Cả hai đều khơi dậy trí tưởng tượng và nhắc nhở chúng ta rằng cuối cùng, mọi liên kết giữa chúng ta đều là tưởng tượng, và có thể được tưởng tượng lại. Khoảnh khắc này, khi mà chúng ta nghĩ về ý nghĩa của sự tưởng tượng, quan trọng một cách cốt lõi, và khả năng của chúng ta để tiếp nhận tinh thần đó, và để hiểu ra rằng có một cái gì đó lớn lao hơn ngoài kia, không chỉ là vấn đề của sự hiểu biết đơn thuần. Đó không chỉ là vấn đề về thời gian hay về kiến thức. Đó là vấn đề về tinh thần. Nhưng hay để tôi trả lời cho bạn câu hỏi, "Sao phải bận tâm?" theo một cách đỡ trừu tượng và có phần rõ ràng hơn. Tại sao phải quan tấm đến bầu cử? Vì không có chuyện không bầu cử. Không bỏ phiếu cũng là bầu cử, cho tất cả những gì bạn căm ghét và phản đối. Việc không bỏ phiếu có thể được tô vẽ như một hành động phản đối quy tắc và thụ động, nhưng thực tế không bỏ phiếu là đang chủ động trao quyền lực cho những kẻ suy nghĩ đi ngược lại với bạn, và những kẻ hạnh phúc khi thấy bạn bỏ đi. Việc không bầu cử là dành cho những kẻ khốn nạn. Thử tưởng tượng đất nước này sẽ đi đâu nếu những người phe bảo thủ năm 2010 quyết định rằng, bạn biết đó, chính trị quá là rắc rối, bầu cử quá là phức tạp. Phiếu bầu của chúng ta sẽ không thể hiện cái gì đâu. Họ đã không im lặng mà chống đối. Họ đứng dậy, và trong khi đứng dậy, họ đã thay đổi nền chính trị của nước Mỹ. Thử tưởng tượng nếu những người ủng hộ Donald Trump và Bernie Sanders quyết định không làm đảo lộn tình hình chính trị và thổi bay khuôn phép trước đây của chính trị Mỹ. Họ đã làm điều đó bằng cách bầu cử. Chúng ta đang sống trong một thời đại, bị chia rẽ, thường rất tối tăm, khi ở mọi nơi, người ta luôn nói về cách mạng và sự cần thiết của cách mạng để xoay chuyển nền dân chủ hiện tại. Vậy, đây là vấn đề: nền dân chủ hiện tại đã cho chúng ta hướng dẫn cách mạng rồi. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, cử tri trẻ, cử tri Mỹ Latin, cử tri gốc Á, cử tri có thu nhập thấp, đều có tỉ lệ đi bỏ phiếu thấp hơn 50 phần trăm. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kì năm 2014, tỉ lệ là 36 phần trăm, thấp nhất trong 70 năm. Và trong cuộc bầu cử tại địa phương của bạn, tỉ lệ đi bầu là xấp xỉ 20 phần trăm. Tôi muốn bạn tưởng tượng nếu nó là 100 phần trăm. Hãy tưởng tượng 100 phần trăm. Huy động 100 phần trăm đi bầu, và thật nhanh chóng, chúng ta có cách mạng. Thật nhanh chóng, ưu tiên chính sách của đất nước thay đổi một cách ngoạn mục, và các cấp chính phủ trở nên sâu sát hơn một cách bất thường với mọi người dân. Vậy cần những gì để huy động 100 phần trăm? Chà, chúng ta cần chống lại những nỗ lực đang diễn ra ngay bây giờ trên khắp đất nước để làm việc bầu cử trở nên khó khăn hơn. Nhưng cùng lúc, chúng ta phải liên tục tạo ra một văn hóa bầu cử tích cực mà người dân muốn thuộc về, tham gia, và cùng nhau trải nghiệm. Chúng ta phải tạo ra mục đích. Chúng ta phải tạo ra niềm vui. Nên vâng, hãy làm nên cách mạng, một cuộc cách mạng của tinh thần, của ý tưởng, của chính sách và quyền được tham gia, một cuộc cách mạng chống lại sự ích kỉ, một cuộc cách mạng chống lại cảm giác bất lưc làm người ta thỏa mãn. Hãy cùng bầu cử và làm nên cách mạng, và trong khi làm điều đó, hãy cùng vui vẻ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Alexios Komnenos, Hoàng đế Byzantine, dẫn quân gặp tộc người Scythia trong trận chiến. Để lấy may, ông mang theo một thánh tích của tín đồ Cơ đốc giáo chiếc mạng che mặt của Mẹ Đồng trinh Mary. Thật không may, nó không có tác dụng. Đội quân không chỉ bị đánh bại, mà khi tháo chạy, Hoàng đế bị đâm vào vùng mông. Tệ hơn, gió mạnh khiến thánh tích trở nên quá nặng để mang theo, nên ông đã giấu nó trong bụi rậm khi tẩu thoát. Nhưng kể cả khi tháo chạy, ông đã giết vài tên Scythia và giải cứu một vài đồng đội. Ít nhất, đây là cách con gái Alexios Anna kể lại câu chuyện, viết lại sau gần 60 năm. Bà đã dành thập kỷ cuối của cuộc đời để viết nên cuốn sử ký dài 500 trang về triều đại của cha bà tên là Alexiad. Được viết bằng tiếng Hy Lạp, cuốn sách lấy khuôn mẫu là sử thi Hy Lạp cổ đại và các tác phẩm lịch sử. Nhưng nhiệm vụ của Anna khó khăn hơn các tác giả truyền thống: là một công chúa viết về chính gia đình mình, bà phải cân bằng lòng trung thành với hoàng tộc và nghĩa vụ mô tả các sự kiện một cách chính xác, thuật lại các vấn đề như cú đâm vào mông đầy xấu hổ của Alexios. Cả một đời nghiên cứu và tham gia vào chính quyền của cha đã trang bị cho bà những điều cần thiết để làm công việc này. Anna được sinh ra vào năm 1083, chỉ một thời gian sau khi cha bà lên nắm quyền cai trị La Mã, sau một thập kỷ của các cuộc nội chiến tàn bạo và các cuộc nổi dậy. Đế chế ở bờ vực suy vong khi ông lên nắm quyền và bị đe dọa từ tứ phía: đế chế Seljuk từ phía Đông, người Norman từ phía Tây, và những kẻ xâm lược tộc Scythia từ phía Bắc. Suốt tuổi thơ và thời niên thiếu của Anna Alexios liên tục chiến đấu với các chiến dịch quân sự để bảo vệ biên giới, thậm chí, tạo lập phe đồng minh bất ổn với người Crusader. Trong khi đó ở Constantinople, Anna có cuộc chiến riêng của mình. Bà được kỳ vọng phải nghiên cứu các môn được coi là chuẩn mực với một công chúa Byzantine, như lễ nghi và kinh thánh, nhưng bà lại thích thần thoại cổ và triết học. Để tiếp cận nguồn tài liệu này, bà phải học đọc và nói tiếng Hy Lạp cổ, bằng cách học trong bí mật vào ban đêm. Cuối cùng, nhận ra bà thật sự nghiêm túc, cha mẹ bà cho bà theo học thầy. Anna mở rộng vốn hiểu biết về văn học cổ đại, hùng biện, lịch sử, triết học, toán học, thiên văn và y dược. Một học giả, thậm chí, còn phàn nàn việc bà luôn yêu cầu thêm nhiều câu phê bình của Aristotle đã khiến ông hoa cả mắt. Ở tuổi 15, Anna cưới Nikephoros Bryennios để chấm dứt các xung đột cũ giữa gia đình họ và tăng sức mạnh cho vương triều của Alexios. May mắn thay, Anna và Nikephoros cuối cùng cũng chia sẻ được nhiều sở thích trí tuệ, tổ chức và tranh luận về các học giả hàng đầu thời ấy. Trong khi đó, hành trình của đội quân của Alexios bắt đầu gặt hái thành công khi chiếm lại được nhiều phần lãnh thổ. Khi cha bà đã có tuổi, Anna và chồng giúp đỡ cha mẹ việc triều chính. Thời gian này, Anna được cho là đã ủng hộ việc giảng hòa với người dân trong tranh chấp với chính phủ. Sau cái chết của Alexios, anh trai Anna, John lên ngôi và Anna quay trở lại với triết học và học thuật. Chồng bà khi viết lịch sử đã tranh luận rằng ông của anh vốn có thể tạo ra một đế chế tốt hơn là Alexios, nhưng Anna không đồng ý. Bà bắt đầu viết Alexiad, giải thích cho những công đức của cha bà khi còn trị vì. Kéo dài từ cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 của lịch sử Byzantine, Alexiad kể lại các sự kiện quan trọng của vương triều Alexios và phản ứng của chính Anna với các sự kiện đó, như việc bật khóc khi nghĩ về cái chết của cha mẹ và chồng bà. Bà có thể đã kèm vào các đoạn văn đầy cảm xúc với hy vọng giúp tác phẩm của bà phù hợp hơn với một xã hội tin rằng phụ nữ không nên viết về chiến trận và đế chế. Dù lòng trung thành với cha được thể hiện rõ trong ghi chép tốt đẹp về đế chế của ông, bà cũng thêm vào những chỉ trích và quan điểm của bà về các sự kiện. Trong những thế kỷ sau khi bà mất, Alexiad của Anna được sao chép nhiều lần, và vẫn là nhân chứng vô giá về triều đại của Alexios ngày nay. Qua tường thuật lịch sử bi tráng của bà, Anna Komnene đã bảo vệ được vị trí của mình trong lịch sử. Tôi còn nhớ lần đầu tiên đến một nhà hàng sang trọng, một nhà hàng thực sự sang trọng. Đó là bữa tối tuyển dụng cho một công ty luật, và tôi nhớ rằng đầu tiên cô bồi bàn đi xung quanh và hỏi liệu chúng tôi có dùng rượu vang không, nên tôi nói: "Vâng, tôi muốn vang trắng". Và cô ấy hỏi ngay lập tức: "Anh muốn dùng Sauvignon blanc hay Chardonnay?' Tôi nhớ mình đã nghĩ, "Thôi nào cô gái, hãy thôi mấy từ tiếng Pháp hoa mỹ ấy đi và mang cho tôi ít vang trắng." Nhưng tôi đã dùng khả năng suy luận và nhận ra rằng Chardonnay và Sauvignon blanc là hai dòng vang trắng khác nhau, vì vậy nên tôi đã nói rằng tôi sẽ uống Chardonnay, vì thực lòng nó dễ phát âm nhất đối với tôi. Tôi đã trải qua nhiều lần như vậy trong suốt hai năm đầu là sinh viên luật ở Yale, bởi vì, bỏ qua vẻ bề ngoài, tôi là một kẻ ngoài cuộc. Tôi không thuộc tầng lớp thượng lưu. Tôi không đến từ vùng Đông Bắc hay San Francico. Tôi đên từ một thị trấn thép ở phía Nam Ohio, đó là một thị trấn đang phải đấu tranh trên nhiều lĩnh vực những lĩnh vực là biểu hiện của những cuộc đấu tranh lớn hơn của tầng lớp lao động tại Hoa Kỳ. Ma túy xuất hiện giết chết rất nhiều người, những người mà tôi biết. Bạo lực gia đình và ly hôn làm tan nát nhiều gia đình. Và cảm giác bi quan tràn ngập. Nghĩ tới tỷ lệ tử vong đang gia tăng tại những nơi này và nhận ra rằng với nhiều người ở đây, các vấn đề mà họ đang đối mặt thực sự đang gây ra tỷ lệ tử vong ngày càng tăng trong chính cộng đồng của họ, nên cuộc đấu tranh là có thực. Tôi có một ghế đầu trong cuộc đấu tranh đó. Gia đình tôi cũng là một phần trong cuộc đấu tranh ấy từ lâu. Tôi sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả. Các chất nghiện gây hại đến cộng đồng của tôi, cũng gây hại cho gia đình tôi, thậm chí đáng buồn thay, cả mẹ tôi. Tôi nhận thấy rất nhiều vấn đề trong chính gia đình mình, những vấn đề đôi khi là do thiếu tiền, đôi khi do tình trạng thiếu tiếp cận với các nguồn tài nguyên và vốn xã hội đã thực sự tác động tới cuộc sống của tôi. Nếu các bạn thấy cuộc sống của tôi năm tôi 14 tuổi và nói: "Điều gì sẽ xảy đến với đứa trẻ đó? ", các bạn sẽ kết luận rằng tôi sẽ phải đấu tranh với cái mà gọi một cách học thuật là sự thăng tiến. Sự thăng tiến là một thuật ngữ trừu tượng, nhưng nó đánh vào một thứ cốt lõi trong trái tim của Giấc mơ Mỹ. Nó là ý thức, và nó đánh giá liệu những đứa trẻ như tôi, người lớn lên trong một cộng đồng nghèo khó, liệu có được sống một cuộc sống tốt hơn, liệu chúng có cơ hội nào để sống một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, hay sẽ tiếp tục sống trong tình cảnh mà chúng được sinh ra. Thật không may, một trong những thứ chúng tôi học được là sự vươn lên ấy không đủ cao như chúng tôi muốn ở đất nước này, và thú vị thay, nó được phân bố theo vị trí địa lý. Một ví dụ điển hình là Utah. Tại Utah, một đứa trẻ nghèo thực sự đang sống tốt, có lẽ đang phần nào sống trong giấc mơ Mỹ. Nhưng nếu bạn nghĩ tới quê hương tôi ở khu vực phía Nam, tại Appalachia hay phía Nam Ohio, có rất ít khả năng cho những đứa trẻ như vậy sẽ phát triển. Giấc mơ Mỹ tại những khu vực này thực sự chỉ là một giấc mơ. Vậy vì sao chuyện đó xảy ra? Một lí do rõ ràng chính là do kinh tế hoặc kết cấu. Các bạn hãy nghĩ về những khu vực này Họ bị bao vây bởi xu hướng kinh tế tồi tệ, bị bao quanh bởi các khu công nghiệp như than và thép những thứ khiến họ khó có thể vươn lên. Đó chắc chắn là một vấn nạn. Và cả vấn đề chảy máu chất xám, nơi những người tài, vì không tìm được công việc tay nghề cao tại quê hương, cuối cùng phải chuyển đến nơi khác, vì vậy họ không dựng xây việc kinh doanh hay tổ chức phi lợi nhuận tại nơi họ sinh ra, mà chuyển đến nơi khác và mang theo cả tài năng của mình. Có nhiều trường học thất bại ở những khu vực này, thất bại trong việc mang đến cho trẻ em nền giáo dục tiến bộ, thứ có thể cho các em cơ hội trong cuộc đời sau này. Những điều này đều rất quan trọng. Tôi không có ý loại bỏ những hàng rào cấu trúc này. Nhưng khi nhìn lại cuộc đời và chính cộng đồng của mình có gì đó khác vẫn tiếp diễn, có gì đó khác vẫn có ý nghĩa. Nó rất khó để đo lường nhưng vô cùng thực tế. Thứ nhất, sự tuyệt vọng đang tồn tại trong chính cộng đồng nơi tôi lớn lên. Đó là cảm giác của những đứa trẻ mà lựa chọn của chúng không có giá trị. Dù cho có chuyện gì xảy ra, dù có làm việc chăm chỉ đến mức nào, dù cho chúng có cố gắng vươn lên bao nhiêu đi nữa, cũng không có điều tốt đẹp nào xảy đến cả. Rất khó khăn để lớn lên với thứ cảm giác này. Rất khó khăn để chấp nhận suy nghĩ ấy, và nó đôi khi dẫn đến những nơi đầy âm mưu. Hãy lấy ví dụ bằng một vấn đề chính trị đang khá nóng, chính sách nâng đỡ các thành phần bị thiệt thòi. Tùy theo quan điểm chính trị của mình, bạn sẽ nghĩ rằng chính sách đó là khôn ngoan hoặc không trong thúc đẩy sự đa dạng ở nơi làm việc hay trong lớp học. Nhưng nếu bạn lớn lên tại khu vực như thế, bạn sẽ thấy chính sách ấy như một công cụ để kìm hãm bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thuộc tầng lớp lao động da trắng. Bạn sẽ thấy nó không chỉ là vấn đề về chính sách tốt hay xấu, mà thực sự là một âm mưu, nơi những người có quyền lực chính trị và tài chính đang chống lại bạn. Bạn có thể thấy âm mưu này gây tổn hại cho bạn theo nhiều cách -- nhận thức được và tồn tại thực sự, và nó dập tắt hi vọng. Nên nếu bạn nghĩ về việc bạn sẽ làm trong tương lai khi bạn lớn lên trong thế giới đó, bạn có thể đáp lại theo 2 cách. Thứ nhất, bạn có thể nói rằng: " Tôi sẽ không làm việc chăm chỉ, bởi vì dù tôi có chăm chỉ thế nào cũng không quan trọng." Bạn cũng có thể trả lời cách khác rằng: "Tôi sẽ không đi theo các con đường truyền thống để sự thành công như là giáo dục đại học hay một công việc danh giá, vì những người quan tâm đến thứ ấy không hề giống như tôi. Họ sẽ không bao giờ chấp nhận tôi." Khi tôi được nhận vào Đại học Yale, một thành viên trong gia đình đã hỏi tôi có phải tôi đã giả vờ giàu có để được hội đồng xét tuyển chấp nhận không. Nghiêm túc đấy. Rõ ràng là không hề có ô nào hỏi về sự giàu có để điền vào trong lá đơn ứng tuyển, nhưng nó nói lên sự bất ổn thực sự ở nhữngkhu vực này bạn phải giả vờ là một người khác để vượt qua nhiều rào cản xã hội này. Đó là một vấn đề nghiêm trọng. Thậm chí nếu bạn không từ bỏ hi vọng, thậm chí nếu ban nghĩ, ví dụ như, rằng sự lựa chọn có quan trọng và bạn muốn có những lựa chọn sáng suốt, bạn muốn làm những điều tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình, đôi khi rất khó khăn để thậm chí biết được những lựa chọn ấy là gì nếu bạn sống trong một cộng đồng như của tôi. Ví dụ, tôi đã không biết rằng phải học trường luật để trở thành một luật sư. Tôi đã không biết rằng các trường đại học ưu tú, theo như những gì các nghiên cứu vẫn nói, thì rẻ hơn cho những trẻ em nghèo bởi những trường đại học này có được những nguồn tài trợ lớn hơn, có thể mang tới nhiều gói hỗ trợ tài chính hào phóng hơn. Tôi vẫn nhớ tôi đã nhận ra điều này khi tôi nhận được lá thư hỗ trợ tài chính từ Yale, 10 nghìn đô la từ nguồn hỗ trợ theo nhu cầu, một thứ mà tôi chưa bao giờ nghe tới trước đó. Nhưng lúc đó tôi đã quay sang nói với cô của tôi rằng: "Cháu nghĩ điều này có nghĩa là lần đầu tiên trong đời cháu nghèo khó được đền đáp thực sự thỏa đáng". Vậy là tôi đã không được tiếp cận thông tin đó bởi vì mạng lưới xã hội xung quanh tôi không hề được tiếp cận với thông tin đó. Tôi học được từ cộng đồng của mình cách bắn súng, và làm thế nào để bắn cho chuẩn. Tôi đã học cách làm những chiếc bánh quy ngon tuyệt. Nhân tiện, bí quyết là bơ lạnh chứ không phải bơ nóng. Nhưng tôi đã không được học cách vươn lên Tôi không được học làm sao để có những quyết định đúng đắn về giáo dục và các cơ hội mà bạn nên đưa ra để có cơ hội trong nền kinh tế tri thức thế kỉ 21. Các nhà kinh tế gọi giá trị mà chúng ta thu được từ mạng lưới xã hội, từ bạn bè , đồng nghiệp và gia đình là "vốn xã hội". Vốn xã hội mà tôi có được không phù hợp với nước Mỹ thế kỉ 21, và nó đã được thể hiện. Có thứ gì đó khác thật sự quan trọng đang diễn ra mà cộng đồng chúng tôi không thích nói đến, nhưng lại rất thực. Những đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động nhiều khả năng phải đối mặt với thứ gọi là trải nghiệm tuổi thơ bất lợi, một từ hoa mĩ cho chấn thương thời thơ ấu: liên tục bị đánh hay la mắng, bị bố mẹ thờ ơ, chứng kiến bố mẹ mình bị người khác đánh đập, chứng kiến ai đó sử dụng ma túy hoặc lạm dụng rượu bia. Tất cả những điều này đều là ví dụ cho chấn thương thời thơ ấu, và chúng khá quen thuộc trong gia đình tôi. Quan trọng là chúng không chỉ quen thuộc trong gia đình tôi hiện nay. Chúng còn theo các thế hệ sau. Vậy nên ông bà tôi, lần đầu tiên có con, họ đã hi vọng rằng họ sẽ nuôi dưỡng những đứa con của mình một cách thật tốt. Họ thuộc tầng lớp trung lưu, họ có thể kiếm được đồng lương tốt trong một nhà máy thép. Nhưng điều cuối cùng xảy ra là họ gây ra nhiều chấn thương tuổi thơ cho những đứa con mà sẽ đi theo nhiều thế hệ sau đó. Mẹ tôi 12 tuổi khi bà ấy chứng kiến bà ngoại tôi thiêu cháy ông ngoại. Tội lỗi của ông là về nhà trong tình trạng say rượu sau khi bà tôi bảo với ông, "Nếu anh say xỉn về nhà, tôi sẽ giết anh." Và bà tôi đã cố làm điều đó. Hãy tưởng tượng điều đó ảnh hưởng thế nào đến tâm trí một đứa trẻ. Chúng ta nghĩ những thứ này rất hiếm hoi, nhưng một nghiên cứu của Quỹ Ủy thác Trẻ em Wisconsin đã cho thấy 40% trẻ em nghèo phải đối mặt với nhiều trường hợp chấn thương thời thơ ấu, so với 29% những đứa trẻ sống trong điều kiện tốt. Và hãy nghĩ đến ý nghĩa của điều đó. Nếu bạn là một đứa trẻ trong một gia đình nghèo khó, gần một phần hai các bạn phải đối mặt với nhiều trường hợp chấn thương thời thơ ấu. Đay không phải một vấn đề đơn lập. Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Chúng ta biết điều gì sẽ xảy đến với những đứa trẻ trải qua cuộc sống như thế. Chúng có nhiều khả năng sẽ nghiện ma túy, bị tống vào tù, bỏ học ở tuổi học trung học, và quan trọng hơn cả, chúng có nhiều khả năng sẽ đối xử vs con cái của mình như những gì bố mẹ chúng đã làm với chúng. Sự tổn thương, sự hỗn loạn trong gia đình. là món quà tồi tệ nhất cho những đứa trẻ của chúng ta, và là món quà không ngừng trao đi. Tổng kết tất cả điều đó sự thất vọng, sự tuyệt vọng, sự hoài nghi về tương lai, chấn thương tuổi thơ, vốn xã hội thấp, và bạn bắt đầu hiểu tại sao tôi, ở tuổi 14, đã sẵn sàng trở thành một con số khác, trở thành một đứa trẻ khác không thể đánh bại số phận. Nhưng điều không ngờ tới đã xảy ra. Tôi đã đánh bại số phận. Mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp với tôi. Tôi tốt nghiệp trung học, đại học rồi tôi học trường luật, và giờ thì tôi có một công việc khá tốt. Vậy điều gì đã xảy ra? Vâng, một điều đã xảy ra đó là ông bà của tôi, chính là người ông bà mà một người đã đốt cháy người kia, họ thực sự chỉnh chu trong thời gian tôi ở bên họ. Họ cho tôi một căn nhà kiên cố, một mái ấm bình yên. Họ chắc chắn rằng bố mẹ tôi không thể làm những điều một đứa trẻ cần, nên họ bước vào và lấp đầy vai trò ấy. Bà tôi đã làm hai điều thật sự có ý nghĩa. Thứ nhất, bà mang tới một gia đình bình yên cho phép tôi tập trung vào bài tập về nhà và những thứ mà một đứa trẻ cần chú tâm. Nhưng bà cũng là một người phụ nữ sâu sắc một cách đáng kinh ngạc, dù bà thậm chí không được học trung học. Bà nhận ra thông điệp mà cộng đồng dành cho tôi, rằng lựa chọn của tôi không quan trọng, rằng mọi thứ đều chống lại tôi. Bà đã nói với tôi: "JD, đừng bao giờ giống như những kẻ thua cuộc nghĩ rằng mọi thứ đều chống lại mình. Cháu có thể làm bất kỳ điều gì cháu muốn." Và bà cũng nhận ra rằng cuộc sống là không công bằng. Rất khó để đạt được sự cân bằng đó, để nói với một đứa trẻ rằng cuộc sống không công bằng, cũng như nhận ra và vun đắp trong chúng sự thật rằng lựa chọn của chúng rất quan trọng. Nhưng bà tôi thì có thể. Điều thực sự có ích còn lại là Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Chúng ta nghĩ về Thủy quân lục chiến như một bộ quân phục, tất nhiên là vậy, nhưng với tôi, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là khóa học cấp tốc 4 năm về giáo dục nhân cách. Nó dạy tôi cách dọn giường ngủ, giặt quần áo, thức dậy sớm, quản lí tài chính như thế nào. Đây là những thứ mà tôi không được học từ cộng đồng của tôi. Tôi nhớ lần đầu tiên khi tôi đi mua một chiếc xe hơi. Tôi đã đề nghị một thỏa thuận với lãi suất thấp 21,9%, và tôi đã sẵn sàng kí văn bản. Nhưng tôi đã không thực hiện thỏa thuận đó, vì tôi đã đi và mang theo nó tới chỗ sĩ quan của tôi người đã nói với tôi: "Đừng có ngu ngốc như thế chứ, hãy đến công đoàn tín dụng địa phương và có được thỏa thuận tốt hơn." Và đó những gì tôi đã làm. Nhưng nếu không có Thủy quân Lục chiến, tôi đã không thể tiếp cận với những kiến thức đó, Thành thực mà nói, tôi đã có thể đã phải gánh chịu một tai họa tại chính. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói là tôi đã rất may mắn có được những người chỉ dẫn những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời tôi. Từ Thủy quân, từ bang Ohio, từ đại học Yale, và những nơi khác nữa, có những người đã bước vào và lấp đầy những khoảng trống của vốn xã hội mà khá rõ ràng để thấy được trong con người tôi. Điều đó đến từ sự may mắn, nhưng rất nhiều trẻ em không có được may mắn ấy, và tôi nghĩ điều này đặt ra câu hỏi quan trọng cho tất cả chúng ta về việc làm thế nào để thay đổi điều đó. Chúng ta cần đặt câu hỏi về việc làm sao để mang đến cho trẻ em nghèo đến từ gia đình tan vỡ, được tiếp cận với ngôi nhà tràn đầy yêu thương. Chúng ta cần đặt câu hỏi về việc chúng ta sẽ chỉ dạy các bậc cha mẹ có thu nhập thấp như thế nào về cách tương tác tốt hơn với con cái của họ, và với bạn đời của họ. Chúng ta cần đặt câu hỏi làm sao chúng ta cung cấp vốn xã hội, và sự chỉ dẫn cho trẻ em nghèo. Chúng ta cần nghĩ xem làm sao để dạy trẻ em tầng lớp lao động về không chỉ kĩ năng cứng, như đọc, làm toán, mà cả kĩ năng mềm, như giải quyết mâu thuẫn và quản lí tài chính. Hiện giờ, tôi không có tất cả câu trả lời, tôi không biết tất cả giải pháp cho vấn đè này, nhưng tôi biết rằng: tại phía Nam Ohio ngay bây giờ, có một đứa trẻ đang mong bố về, tự hỏi liệu khi ông ấy bước qua cánh cửa, ông sẽ đi bình tĩnh hay sẽ say xỉn vấp ngã. Có một đứa trẻ mà mẹ nó ghim một cây kim trên cánh tay và bất tỉnh, và nó không biết vì sao mẹ lại không nấu bữa tối cho nó, và nó đi ngủ với bụng đói vào tối đó. Có một đứa trẻ không hi vọng vào tương lai nhưng mong muốn dữ dội sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng cần ai đó cho chúng thấy điều đó. Tôi không có tất cả câu trả lời, nhưng tôi biết nếu xã hội chúng ta không bắt đầu đặt ra những câu hỏi tốt hơn về việc sao tôi may mắn như vậy và làm sao để mang đến sự may mắn như thế tới nhiều cộng đồng của chúng ta hơn và trẻ em của đất nước ta. chúng ta sẽ tiếp tục có những vấn đề rất nghiêm trọng. Xin cảm ơn. ( Vỗ tay) Đây là điệu Bop. Bop là một điệu nhảy để giao tiếp. Nhảy là một ngôn ngữ, và nhảy giao tiếp là một cách biểu lộ bắt nguồn từ một cộng đồng. Nhảy giao tiếp không do bất cứ ai biên đạo. Ta Không xác định được thời gian nó ra đời Mỗi thể loại có những bước nhảy mà mọi người đều đồng tình, nhưng nó thực sự là về mỗi cá nhân và bản sắc sáng tạo của họ. Vì lẽ đó, những điệu nhảy giao tiếp đã xuất hiện, thay đổi và nhanh chóng lan truyền rộng khắp. Các điệu nhảy này có lịch sử rất lâu đời. Qua các điệu nhảy giao tiếp Mỹ gốc Phi, ta thấy được tầm ảnh hưởng của nền văn hóa châu Phi và Mỹ gốc Phi tới lịch sử chúng ta qua hơn 200 năm Hiện tại luôn luôn chứa đựng quá khứ. Và quá khứ định hình con người ta trong hiện tại và trong tương lai. (Vỗ tay) Điệu Juba ra đời từ trải nghiệm của những người nô lệ châu Phi trong đồn điền. Được đưa đến châu Mỹ, và lột bỏ đi một ngôn ngữ nói chung, điệu nhảy này là cách những nô lệ châu Phi nhớ về nguồn gốc của mình. Nó thường giống thế này. Vỗ đùi, di chuyển chân liên tục và vỗ nhẹ tay: đây là cách họ lách luật cấm đánh trống từ các chủ nô, ứng biến các giai điệu phức tạp y như việc tổ tiên đã chơi trống ở Haiti hay trong các cộng đồng Yoruba ở Tây Phi. Nó có giá trị lưu giữ các truyền thống văn hóa tồn tại và duy trì cảm giác tự do nội tại trong tình trạng bị giam cầm. Cũng chính tinh thần nổi loạn này đã tạo nên điệu Cakewalk, điệu nhảy này nhại lại thói kiểu cách của xã hội thượng lưu phương Nam -- đây là cách để những người nô lệ chỉ trích chủ của họ. Điều đặc biệt ở điệu nhảy Cakewalk này là nó được biểu diễn cho các chủ nô xem, nhưng họ chưa bao giờ biết là chính mình đang bị giễu cợt. Bạn có thể nhận ra điệu nhảy này. Vào thập niên 1920 -- điệu Charleston. Điệu Charleston được tạo nên từ sự ứng biến và nhạc cảm, sau đó đã phát triển thành điệu Lindy Hop, nhảy swing, và thậm chí Kid n Play, mà ban đầu được gọi là Funky Charleston. Bắt nguồn từ cộng đồng da màu gắn bó gần quận Charleston, Nam Carolina, điệu Charleston đã lan tỏa khắp các vũ trường, nơi phụ nữ trẻ đột nhiên được tự do đá gót giầy và chuyển động chân. Giờ đây, nhảy giao tiếp là về cộng đồng và sự kết nối, nếu bạn biết các bước nhảy, có nghĩa bạn là thành viên của một nhóm. Nhưng nếu cả thế giới say mê nó thì sao? Hãy xem điệu Twist. Không bất ngờ gì khi biết được Điệu Twist ra đời vào thế kỷ 19. và được đưa đến Mỹ từ Congo trong thời kỳ nô lê. Nhưng vào cuối thập kỷ 1950, ngay trước khi diễn ra Phong trào Quyền Công dân, điệu Twist đã được phổ biến bởi Chubby Checker và Dick Clark. Đột nhiên, tất cả mọi người đều nhảy điệu Twist: thiếu niên da trắng, những đứa trẻ ở Mỹ La-tinh, và nó bắt đầu xuất hiện trong các bài hát và bộ phim. Qua nhảy giao tiếp, ranh giới giữa các nhóm người trở nên mờ đi. Câu chuyện được tiếp nối vào thập kỷ 1980 và 1990. Cùng với sự xuất hiện của hip-hop, nhảy giao tiếp Mỹ gốc Phi ngày càng hiện diện nhiều hơn, nhờ có bề dày lịch sử của nó, đã định hình văn hóa và được định hình bởi văn hóa Ngày nay, những điệu nhảy này tiếp tục phát triển lớn mạnh và lan tỏa. Vì sao chúng ta nhảy? Để di chuyển, để thả lỏng cơ thể, để biểu lộ cảm xúc. Vì sao chúng ta nhảy cùng nhau? Để chữa lành vết thương, để ghi nhớ, để nói lên: "Chúng ta nói cùng một ngôn ngữ. Chúng ta tồn tại và chúng ta tự do." Điều tôi muốn làm là kéo chúng ta xuống cống rãnh, thực ra là xuống tận các cống xả nước thải bởi vì tôi muốn nói về bệnh tiêu chảy. Và cụ thể là, tôi muốn nói về việc "thiết kế" bệnh tiêu chảy. Các nhà sinh vật tiến hóa nói về "thiết kế" thực ra họ muốn nói về sự "thiết kế" bởi chọn lọc tự nhiên. Điều đó khiến tôi đặt tiêu đề, "Sử dụng tiến hóa để Thiết kế các Vi sinh vật gây bệnh một cách thông minh." Tôi cũng chèn thêm một tiểu đề nghe có vẻ nhạo báng nữa. Nhưng tôi không làm thế này cho hay. Tôi thực sự nghĩ rằng tiểu đề này giải thích điều mà những người giống tôi, những người ngưỡng mộ Darwin, cách họ thực sự nhìn vào vai trò của một sự vật trong lĩnh vực khoa học sức khỏe và y học. Đó thực sự không thân thiện dành cho nhà sinh học tiến hóa. Bạn thấy được một tiềm năng vô cùng lớn, nhưng bạn thấy rất nhiều người bảo vệ lĩnh vực của mình, và có thể rất ngoan cố, khi có ai đó cố gắng đưa ra các ý tưởng. Toàn bộ bài nói chuyện hôm nay sẽ nhằm giải quyết hai câu hỏi tổng quát. Một là, tại sao một số sinh vật gây bệnh lại nguy hiểm hơn? Và một câu hỏi gần gũi là, làm sao kiểm soát được tình thế này khi chúng ta biết đáp án cho câu hỏi đầu tiên? Cách khiến sinh vật nguy hiểm lành tính hơn? Và tôi sẽ bắt đầu bài nói chuyện với, như tôi đã nói, với các sinh vật gây bệnh tiêu chảy. Và trọng tâm khi tôi nói về các sinh vật gây bệnh tiêu chảy, và cũng tập trung khi tôi nói về mọi sinh vật khác, gây ra bệnh truyền nhiễm cấp tính, là nghĩ về vấn đề từ quan điểm của các vi khuẩn, cách nhìn của vi khuẩn. Và cụ thể là, nghĩ về ý tưởng cơ bản mà tôi nghĩ là có lý hơn so với vô số các biến số khác nhằm giải thích về tính gây hại của các sinh vật gây bệnh. Và ý tưởng đó là từ quan điểm của vi trùng, sinh vật gây bệnh di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác, và thường chúng phải dựa vào sự khỏe mạnh của vật chủ để truyền chúng sang vật chủ khác. Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Khi bạn nhiễm bệnh, không dựa vào sự di chuyển của vật chủ để lan truyền. Và khi bạn mắc bệnh, thì lý thuyết tiến hóa nói cho ta rằng chọn lọc tự nhiên sẽ ưu ái những vi sinh vật, bóc lột hơn, giống kẻ săn mồi hơn. Nên chọn lọc tự nhiên sẽ ưu ái sinh vật mà có nhiều khả năng gây ra tổn thất hơn. Nếu việc lan truyền sang vật chủ khác yêu cầu vật chủ phải di chuyển, thì chúng ta kỳ vọng rằng kẻ chiến thắng trong cuộc đua sẽ là các sinh vật lành tính hơn. Nếu mầm bệnh không cần vật chủ phải khỏe mạnh và năng động, và chọn lọc tự nhiên ưu ái các mầm bệnh mà lợi dụng được các vật chủ đó, kẻ thắng trong cuộc đua là những kẻ lợi dụng vật chủ để trở nên thành công trong sinh sản. Nhưng nếu vật chủ cần di chuyển mới lan truyền được mầm bệnh, thì phần lành tính hơn là kẻ chiến thắng. Vậy nên tôi sẽ ứng dụng ý tưởng này với các bệnh tiêu chảy. Các vi sinh vật gây tiêu chảy thường lan truyền theo ba cách sau. Chúng có thể truyền do tiếp xúc giữa người với người, tiếp xúc người-thức ăn-người, khi ai đó ăn phải thức ăn nhiễm bệnh, hoặc chúng có thể lan truyền qua nước. Và khi chúng truyền đi theo dòng nước, thì không giống như 2 mô hình lan truyền đầu, những mầm bệnh này không cần vật chủ khỏe mạnh vẫn lan truyền được. Người ốm liệt giường vẫn truyền bệnh cho 10, thậm chí hàng trăm cá nhân khác. Một cách để minh họa là biểu đồ này, nhấn mạnh rằng nếu có một người ốm liệt giường, thì phải có ai đó dọn sạch những đồ đạc bị nhiễm bẩn. Người đó sẽ đi giặt những đồ nhiễm bẩn đó, và rồi nước giặt đó có thể đi vào nguồn nước uống. Người ta sẽ tới những nơi mà nguồn nước uống đã bị nhiễm bẩn, và mang nước đó về cho gia đình, hoặc có thể uống ngay tại chỗ. Điểm chính yếu là một người không di chuyển vẫn truyền được bệnh cho nhiều người khác. Và do đó, lý thuyết cho chúng ta thấy rằng khi các sinh vật gây tiêu chảy truyền đi theo dòng nước, ta kỳ vọng chúng giống kẻ săn mồi nguy hiểm hơn. Và bạn có thể kiểm chứng ý tưởng này. Cách kiểm chứng là nhìn vi khuẩn tiêu chảy, và xem liệu những vi khuẩn thường được theo dòng nước có nguy hiểm hơn không. Và câu trả lời là -- Có. Tôi đưa tên các vi khuẩn ra đây chỉ cho đầy đủ thôi, nhưng điểm chính ở đây là-- (Cười) có thể nói rằng có nhiều vi khuẩn ở đây, nhưng điều chủ yếu là các điểm dữ liệu này chỉ ra mối tương quan thuận và mạnh giữa mức độ một sinh vật được lan truyền bởi nước, với mức độ nguy hiểm của chúng, số người chết mà chúng gây ra trên số ca nhiễm không được chữa. Biểu đồ cho thấy chúng ta đi đúng hướng. Nhưng với tôi, biểu đồ này cho thấy rằng chúng ta cần thêm một số câu hỏi khác. Nhớ rằng câu hỏi thứ hai tôi đưa ra lúc ban đầu là, làm thế nào chúng ta sử dụng kiến thức này để khiến các sinh vật gây bệnh tiến hóa trở nên lành tính hơn? Biểu đồ gợi ý nếu bạn ngăn việc truyền qua đường nước, thì bạn có thể khiến các sinh vật gây bệnh chuyển từ phía tay phải của biểu đồ sang phía tay trái. Nhưng nó không cho bạn biết bao lâu. Ý tôi là, nếu phải mất hàng ngàn năm, thì không hề liên quan kiểm soát mầm bệnh. Nhưng nếu việc đó xảy ra chỉ trong vài năm, thì đó có thể là một cách rất quan trọng để kiểm soát một vài vấn đề nhức nhối mà chúng ta vẫn chưa kiểm soát được. Nói cách khác, điều này gợi ý chúng ta có thể thuần hóa các sinh vật này. Chúng ta có thể khiến chúng tiến hóa trở nên không quá nguy hiểm cho chúng ta. Và do đó, như tôi đã nghĩ về điều này, tôi tập trung vào sinh vật này, đó là kiểu sinh học El Tor của một sinh vật gọi là Vibrio cholerae. Mà đó là một loài sinh vật chịu trách nhiệm cho việc gây ra bệnh tiêu chảy. Và lý do mà tôi cho rằng đây thực sự là một sinh vật tuyệt vời để nghiên cứu là chúng ta hiểu được tại sao nó lại nguy hiểm. Nó nguy hiểm vì nó sản xuất ra một độc tố, độc tố được giải phóng khi sinh vật này đi vào đường ruột. Nó khiến các chất dịch chảy từ những tế bào lót thành ruột vào trong lumen, tức là vào trong đường ruột của chúng ta, và dịch lỏng đó chỉ đi theo một đường duy nhất, là ra ngoài. Và nó cuốn sạch hàng ngàn kẻ cạnh tranh khác mà vốn khiến đời sống của Vibrios khó khăn hơn. Điều xảy ra khi bạn mắc phải một sinh vật, tạo ra nhiều độc tố. Sau vài ngày nhiễm bệnh, cuối cùng bạn có -- loại phân không ghê tởm như tưởng tượng. Nó trông như nước đục. Và nếu bạn lấy một giọt nước đó, bạn có thể tìm thấy hàng triệu vi sinh vật gây tiêu chảy. Nếu sinh vật này sản sinh ra nhiều độc tố, thì bạn có thể tìm được 10, hay 100 triệu. Nếu nó không tạo ra nhiều độc tố, thì bạn có thể tìm được số lượng ít hơn. Vậy, nhiệm vụ là nghĩ ra được cách xác định xem liệu bạn có thể khiến một sinh vật như thế này tiến hóa theo hướng lành tính bằng cách ngăn chặn việc lan truyền bằng nước, theo đó cho chỉ cho phép sinh vật này lan truyền bằng tiếp xúc người-với-người, hoặc tiếp xúc người-thức ăn-người-- cả hai cách đều yêu cầu phải có người khá khỏe và linh động để truyền bệnh. Hiện tại, tôi có thể nghĩ ra vài thí nghiệm khả thi. Một là thu thập thật nhiều chủng khác nhau của sinh vật này -- một số sản sinh rất nhiều độc tố, một số sản sinh ít -- và lấy các chủng này và tung ra các quốc gia khác nhau. Một số nước có thể có nguồn cấp nước sạch, nên không thể có sự lan truyền bằng nước: bạn kỳ vọng rằng sinh vật đó sẽ tiến hóa theo hướng lành tính ở các nước này. Ở các nước khác mà sự lan truyền bằng nước là phổ biến, bạn kỳ vọng những sinh vật này tiến hóa về mức độc hại cao hơn, đúng không? Thí nghiệm này có một vấn đề đạo đức nhỏ. Tôi đã hi vọng nghe thấy ít nhất là một vài tiếng kêu kinh ngạc. Điều đó khiến tôi hơi lo lắng. (Cười) Nhưng dù sao thì, tiếng cười khiến tôi cảm thấy tốt hơn một chút. Và vấn đề đạo đức này là một vấn đề lớn. Để nhấn mạnh, thì đây là cái mà chúng ta đang thực sự nói đến. Đây là một cháu gái đang hấp hối. Cháu đã được truyền nước, đã tươi hơn, nhưng chỉ trong vài ngày cháu đã trông như một người hoàn toàn khác. Nên chúng ta không muốn thực hiện thí nghiệm như thế. Nhưng thú vị là, một sự việc tương tự đã xảy ra vào năm 1991. Năm 1991, sinh vật gây tiêu chảy này xâm nhập vào Lima, Peru, và chỉ trong 2 tháng nó đã lan tới các khu lân cận. Tôi không biết điều gì đã xảy ra, và tôi không có liên quan gì, tôi thề. Tôi nghĩ rằng không có ai biết cả, nhưng tôi không phản đối việc, một khi nó đã xảy ra rồi, xem liệu dự đoán mà chúng ta sẽ đưa ra dự đoán tôi đã đưa ra trước đây, có thực sự đúng không. Sinh vật đó tiến hóa theo hướng lành tính ở một nơi như Chile, là một trong những nước có nguồn cấp nước được bảo vệ tốt nhất ở châu Mỹ Latin? Và nó có tiến hóa trở nên nguy hiểm hơn ở một nơi như Ecuador, nơi có nguồn nước được bảo vệ kém nhất? Còn ở Peru thì trung bình. Vậy nên, với tài trợ từ Quỹ Bosack-Kruger, tôi thu thập được rất nhiều chủng từ các nước này và đo lường sự sản sinh độc tố của chúng trong phòng thí nghiệm. Và chúng tôi thấy rằng ở Chile -- chỉ trong 2 tháng sau khi xâm nhiễm Peru đã có vài chủng vào được Chile -- và khi bạn nhìn vào các chủng này, ở phía xa về tay trái của biểu đồ này, bạn thấy có sự biến thiên lớn trong khả năng sản sinh độc tố. Mỗi chấm tương ứng với một cá nhân khác nhau-- rất nhiều biến thể mà chọn lọc tự nhiên có thể tác động lên. Nhưng điểm thú vị là, nếu bạn nhìn vào những năm 1990, chỉ trong vài năm các sinh vật này đã tiến hóa thành lành tính hơn. Chúng tiến hóa tới việc sản sinh ít độc tố hơn. Và để cho các bạn thấy được tầm quan trọng của điều này, thì nếu nhìn vào năm 1995, chúng ta thấy chỉ có một ca tiêu chảy, tính trung bình, được thông báo từ phía Chile mỗi 2 năm. Nó được kiểm soát. Đó là số lượng chúng ta có ở châu Mỹ, tiêu chảy xuất hiện theo địa phương, và chúng tôi không nghĩ là có vấn đề ở đây. Họ đã giải quyết được vấn đề ở Chile. Trước khi chúng ta quá tự tin thì nên xem xét một số nước khác, để chắc chắn sinh vật này không tiến hóa theo hướng lành tính. Ở Peru thì không. Và ở Ecuador-- nhớ rằng đây là nơi có sự tiềm năng truyền nhiễm bằng nước cao nhất-- dường như nó trở nên nguy hiểm hơn. Có rất nhiều biến động trong mỗi trường hợp, nhưng có điều gì đó về môi trường sinh sống của con người, và tôi nghĩ cách giải thích hợp lý duy nhất là mức độ lan truyền bằng nước, ưu ái các chủng nguy hiểm ở nơi này, và chủng lành tính ở nơi kia. Điều này có tính động viên rất lớn, nó gợi ý một điều gì đó mà chúng ta có thể sẽ muốn làm, nếu chúng ta có đủ tiền, có thể sẽ cho ta một món rất hời. Nó có thể sẽ khiến các sinh vật này tiến hóa theo hướng lành tính, nên nếu có người bị mắc bệnh, thì họ sẽ bị mắc các chủng lành tính. Nó sẽ không gây ra bệnh nghiêm trọng. Nhưng còn có một khía cạnh thực sự thú vị khác của việc này, và đó là nếu bạn có thể kiểm soát sự tiến hóa của tính độc, sự tiến hóa của mức độ nguy hiểm, thì bạn cũng có thể kiểm soát sự kháng lại thuốc kháng sinh. Ý tưởng rất đơn giản. Nếu bạn có một sinh vật độc hại, một phần lớn dân số sẽ mang triệu chứng, một phần lớn dân số sẽ dùng thuốc kháng sinh. Bạn sẽ có áp lực rất lớn ưu ái sự kháng kháng sinh, nên bạn đạt được tính độc tăng, dẫn tới sự tiến hóa của khả năng kháng kháng sinh tăng. Và một khi bạn có khả năng kháng kháng sinh tăng, các thuốc kháng sinh không tiêu diệt được các chủng nguy hiểm nữa. Bạn đã có mức độ độc tính cao hơn. Vậy nên bạn có một vòng luẩn quẩn. Mục tiêu là đảo ngược điều này. Nếu bạn có thể tạo ra sự giảm độc tính mang tính tiến hóa bằng cách làm sạch nguồn cấp nước, thì bạn có thể có được sự giảm mang tính tiến hóa trong khả năng kháng kháng sinh. Chúng ta có thể tới những quốc gia trước và xem xét. Chile có tránh được vấn đề kháng kháng sinh hay không, còn Ecuador có phải là đang bắt đầu gặp phải vấn đề hay không? Nếu chúng ta nhìn vào đầu những năm 1990s, một lần nữa ta thấy sự biến thiên lớn. Trong trường hợp này, ở trục Y, ta có đo lường về tính nhạy cảm với kháng sinh-- và tôi sẽ không bàn thêm về điều đó. Nhưng ta có biến thiên lớn trong tính nhạy cảm với kháng sinh ở Chile, Peru và Ecuador, và không có xu hướng nào trong những năm này. Nhưng nếu ta nhìn vào cuối những năm 1990, chỉ nửa thập kỷ sau, ta thấy rằng Ecuador bắt đầu có vấn đề về tính kháng. Sự nhạy cảm với kháng sinh đi xuống. Và ở Chile, bạn vẫn có tính kháng kháng sinh. Có vẻ như Chile tránh được hai mối nguy. Họ có sinh vật tiến hóa lành tính, và vấn đề kháng kháng sinh không phát triển. Những ý tưởng này có thể áp dụng được cho các loài khác, miễn bạn hiểu lí do một số sinh vật tiến hóa theo hướng độc tính. Và tôi muốn cho bạn thấy một ví dụ nữa, vì chúng ta đã nói một chút về sốt rét. Và ví dụ mà tôi muốn đưa ra là, hoặc ý tưởng mà tôi muốn nói, câu hỏi là, chúng ta có thể làm gì để khiến sinh vật gây sốt rét tiến hóa theo hướng lành tính? Sốt rét được truyền đi bởi muỗi, và thường nếu bạn bị sốt rét, và bạn cảm thấy ốm, thì muỗi sẽ dễ đốt bạn hơn. Và bạn có thể chứng minh, bằng cách xem xét số liệu trong các tài liệu, rằng các bệnh truyền đi bởi vector là nguy hiểm hơn so với các bệnh không có vector. Nhưng tôi nghĩ có một ví dụ thực sự ấn tượng về việc ta có thể thực nghiệm để chứng minh thực tế điều này. Trong trường hợp lan truyền bằng nước, chúng ta sẽ muốn làm sạch nguồn cấp nước, và xem liệu ta có thể khiến những sinh vật đó tiến hóa theo hướng lành tính không. Trong trường hợp sốt rét, điều chúng ta muốn có là nhà chống muỗi. Và logic thì hơi khó thấy trong trường hợp này. Nếu bạn làm nhà chống muỗi, khi có người ốm, người đó nằm trên giường- hoặc trong bệnh viện chống muỗi, người đó nằm trên giường bệnh viện -- và muỗi không thể đốt họ được. Nếu bạn là một biến thể độc hại ở một nơi có nhà chống muỗi, thì bạn là một kẻ thất bại. Các mầm bệnh duy nhất được truyền đi là mầm gây bệnh cho người nhưng vẫn đủ sức để đi ra ngoài và bị muỗi đốt. Vậy nếu bạn làm nhà chống muỗi, thì bạn có thể khiến các sinh vật này tiến hóa theo hướng lành tính. Và có một thí nghiệm tuyệt vời đã được thực hiện mà gợi ý rằng chúng ta thực sự nên làm thế. Và thí nghiệm đó được thực hiện tại Bắc Alabama. Để cho bạn thấy được bối cảnh, tôi đã đánh dấu ngôi sao tại vị trí trung tâm trí thức của Mỹ này, là ngay tại đây, tại Louisville, Kentucky. Và thí nghiệm thực sự tuyệt này được thực hiện cách đây 200 dặm về phía Nam, ở Bắc Alabama, bởi Nhà chức trách thung lũng Tennessee. Họ đã xây đập trên sông Tennessee. Họ khiến nước ngừng chảy. Họ cần điện, thủy điện. Và khi bạn có nguồn nước tù, bạn có muỗi. Họ phát hiện ra trong cuối những năm 30- 10 năm sau khi xây đập-- rằng người dân ở Bắc Alabama bị mắc sốt rét, và khoảng 1/3 đến một nửa dân số bị mắc sốt rét. Bản đồ này cho thấy vị trí của một số con đập. OK, Nhà chức trách thung lũng Tennessee đã hơi mắc kẹt một chút. Lúc đó không có DDT, không có chloroquine: họ làm gì? Họ quyết định chống muỗi cho mọi căn nhà ở Bắc Alabama. Họ làm thế. Họ chia Bắc Alabama thành 11 vùng, và trong vòng 3 năm, với khoảng 100 đô-la mỗi căn nhà họ đã chống muỗi cho mọi căn nhà. Và đây là số liệu. Mỗi hàng ở đây biểu thị 1 trong 11 vùng đó. Và dấu hoa thị biểu diễn thời gian việc chống muỗi hoàn tất. Và cái mà bạn thấy được là chỉ bằng việc chống muỗi cho nhà, không gì khác, đã xóa sổ bệnh sốt rét. Và kết quả này ngẫu nhiên được xuất bản năm 1949, trong cuốn giáo khoa hàng đầu về sốt rét, tên là "Boyd's Malariology." Nhưng hầu như không có chuyên gia sốt rét nào biết cả. Điều này là quan trọng, vì nó nói cho ta biết rằng nếu bạn có tỷ lệ bị đốt trung bình, thì bạn có thể xóa sổ sốt rét bằng những ngôi nhà chống muỗi. Giờ, tôi cho rằng bạn có thể làm được việc này ở rất nhiều nơi. Như là, giống như khi bạn đi vào vùng sốt rét, châu Phi hạ Sahara. Nhưng khi bạn đi vào những vùng có tỷ lệ bị đốt rất cao, như Nigeria, thì chắc hẳn bạn không xóa sổ bệnh được. Nhưng đó là khi bạn nên ưu ái sự tiến hóa theo hướng lành tính. Nên theo tôi, đó là một thí nghiệm đang chờ được tiến hành, và nếu nó xác nhận dự đoán, thì chúng ta sẽ có một công cụ rất mạnh. Theo một cách nào đó, mạnh hơn nhiều so với các công cụ chúng ta đã xem xét, vì hầu hết mọi thứ đang được tiến hành ngày nay là dựa vào những thứ như thuốc chống sốt rét. Và chúng ta biết rằng, mặc dù thật là tuyệt khi cung cấp thuốc chống sốt rét giá rẻ và thường xuyên, bạn biết rằng khi bạn khiến các thuốc này trở nên rất sẵn có thì bạn sẽ có sự kháng lại các thuốc này. Và do đó đó là giải pháp ngắn hạn. Đây là giải pháp dài hạn. Cái tôi đang đưa ra đây là chúng ta có thể khiến tiến hóa xảy ra theo chiều hướng ta muốn, thay vì luôn đấu tranh với tiến hóa như một vấn đề mà cản trở các nỗ lực kiểm soát mầm bệnh của chúng ta ví dụ như bằng thuốc chống sốt rét. Bảng mà tôi vừa đưa ra là để nhấn mạnh rằng tôi mới chỉ nói về 2 ví dụ. Nhưng như tôi đã nói, kiểu lý luận này áp dụng được cho các bệnh truyền nhiễm khác, và nên là vậy. Khi chúng ta đối mặt với bệnh truyền nhiễm, và đó là các hệ thống sống. Chúng ta làm việc với các hệ thống sống; Chúng ta làm việc với hệ thống tiến hóa. Do đó nếu bạn làm gì đó với hệ thống này, chúng sẽ tiến hóa cách này hay cách khác. Và tôi chỉ muốn nói rằng ta cần làm rõ cách chúng sẽ tiến hóa, ta cần điều chỉnh sự can thiệp của chúng ta để đạt được nhiều kết quả nhất từ các can thiệp đó, chúng ta có thể khiến các sinh vật này tiến hóa như ta muốn. Tôi không có thời gian nói chuyện này, nhưng tôi muốn đưa ra đây, chỉ để khiến các bạn hiểu được rằng thực sự có các giải pháp để kiểm soát sự tiến hóa của tính gây hại của một số mầm bệnh nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt. Và điều này liên hệ với nhiều ý tưởng khác mà tôi đã đề cập. Ví dụ, đầu ngày đã có thảo luận về, cách thực sự làm giảm tỷ lệ truyền nhiễm HIV qua đường tình dục? Điều này nhấn mạnh chúng ta cần hiểu được cách nó sẽ hoạt động. Nó có thể được giảm bớt nếu ta thay đổi nền kinh tế của khu vực không? Nó có thể được giảm bớt nếu ta can thiệp theo cách mà khuyến khích mọi người chung thủy với bạn tình hơn, và những cách khác. Nhưng điều chủ chốt là hiểu được cách làm giảm, vì nếu ta làm giảm được, sẽ có sự thay đổi mang tính tiến hóa của virus. Và dữ liệu thực sự ủng hộ điều này: rằng bạn thực sự khiến virus tiến hóa theo hướng lành tính. Và điều đó sẽ đóng góp thêm vào tính hiệu quả của các nỗ lực kiểm soát bệnh. Một điều khác mà tôi rất thích về việc này, bên cạnh thực tế là nó mang lại một chiều kích hoàn toàn mới tới việc nghiên cứu kiểm soát bệnh, đó là, thường thì kiểu can thiệp mà bạn muốn, mà chỉ ra rằng nên được tiến hành, cũng là kiểu can thiệp mà người khác muốn. Nhưng mọi người vẫn chưa thể biện minh được cho chi phí. Đây là cái mà tôi đang nói đến. Nếu ta biết rằng ta sẽ được lợi rất nhiều từ việc cấp nước sạch, thì tôi cho rằng ta có thể nói, hãy nỗ lực với khía cạnh kiểm soát đó để ta có thể thực sự giải quyết được vấn đề, mặc dù, nếu bạn nhìn vào tần suất nhiễm, bạn sẽ cho rằng mình không thể giải quyết được vấn đề đủ tốt chỉ bằng cách làm sạch nguồn cấp nước. Tôi xin kết thúc, cảm ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Trong chuyến du ngoạn lên vùng cao nguyên New Guinea, tôi có nói chuyện với một người đàn ông có ba vợ. Tôi hỏi, "Anh muốn lấy bao nhiêu người vợ?" Rồi chúng tôi im lặng một lúc lâu, và tôi tự đoán "Anh ta muốn có năm, mười người, hay 25 người vợ?" Và anh ta ngả về phía tôi, thì thầm "Không." (Cười) 86% cộng đồng trên thế giới cho phép đàn ông có nhiều vợ: đó là chế độ đa thê. Nhưng trong 86% này chỉ có khoảng 5% đến 10% đàn ông thật sự có nhiều vợ. Có nhiều bạn đời có khi là một vấn đề nhức nhối. Thật ra, các bà vợ có thể tị nạnh nhau, có khi bà này còn đầu độc cả con của bà kia. Và các ông chồng phải có thật nhiều bò, dê, tiền bạc và đất đai, để xây cả một "hậu cung" cho mình. Chúng ta là loài kết đôi. 97% động vật có vú không kết đôi để nuôi con; nhưng con người thì có. Tôi không có ý nói các bạn đừng kết đôi, vì chúng ta thật sự là loài chung thủy với bạn đời. Tôi đã xem xét vấn đề ngoại tình ở 42 nền văn hoá khác nhau, và chỉ thật sự thấy được vài yếu tố liên quan đến gen, cũng như về tư duy cho hành vi đó. Ngoại tình rất phổ biến trên thế giới, nhưng con người sinh ra là để yêu thương. Công nghệ đang thay đổi tình yêu như thế nào? Tôi sẽ nói: gần như không hề. Tôi nghiên cứu về não bộ. Tôi và đồng nghiệp đã tiến hành quét não của hơn 100 người, gồm những người vừa bắt đầu tình yêu đẹp, những người vừa bị tình yêu chối từ và những người yêu nhau đã lâu. Và chúng ta có thể "yêu nhau dài lâu". Từ lâu, tôi đã xác định được con người chúng ta có ba hệ vận hành não riêng biệt cho việc kết đôi và sinh sản: ham muốn tình dục, cảm giác yêu thương mãnh liệt và sợi dây buộc chặt chúng ta về mặt tinh thần với bạn tình. Và ba hệ thống này cùng với nhiều phần khác của não sẽ chi phối đời sống tình dục, tình yêu và gia đình của chúng ta. Nhưng chúng nằm sâu bên dưới phần vỏ não, sâu bên dưới hệ viền, là phần điều khiển cảm xúc, cũng như tạo ra cảm xúc của ta. Chúng thuộc phần quan trọng nhất của não, nối với năng lượng, sự tập trung, khao khát, động cơ, ham muốn của chúng ta. Trong trường hợp này, giải thưởng lớn nhất trong đời chính là: một người để ghép đôi. Từ đời tổ tiên đến nay, chúng đã được 4,4 triệu tuổi, và sẽ không đổi dù bạn có vuốt sang phải hay trái khi dùng Tinder. (Cười) (Vỗ tay) Không có gì lạ khi nói công nghệ đang thay đổi cách tán tỉnh nhau: thư điện tử, tin nhắn, các biểu tượng ngộ nghĩnh để bày tỏ cảm xúc, các tin nhắn sex, bấm "thích" khi thấy hình, ảnh chụp tự sướng của nhau... Chúng ta đang chứng kiến nhiều luật và điều cấm mới khi tán tỉnh. Nhưng, bạn có chắc điều này đang thay đổi tình yêu một cách chóng mặt không? Vậy còn cuối những năm 40, khi nhà di động đang là cơn sốt và bỗng nhiên ta có phòng ngủ di động thì sao? (Cười) Còn phát minh ra thuốc tránh thai nữa? Nhờ có nó mà nỗi sợ mang thai ngoài ý muốn và mất mặt biến mất, cuối cùng phụ nữ đã có thể thể hiện bản năng tình dục của mình. Kể cả những trang hẹn hò cũng không thay đổi tình yêu. Tôi là trưởng ban tư vấn kỷ thuật cho trang Ghépđôi.com, cũng được 11 năm rồi. Tôi luôn nói với họ, và họ cũng đồng ý với tôi, rằng đây không phải web hẹn hò, mà chỉ là web giới thiệu mà thôi. Khi bạn vào bar ngồi, hay trong quán cà phê, hoặc ghế đá công viên, bộ não cũ kỹ của bạn đột nhiên tỉnh như con mèo vừa ngủ dậy, và bạn mỉm cười hay cười lớn và lắng nghe rồi lũ lượt cặp kè nhau như ông bà ta cách đây trăm ngàn năm. Chúng tôi có thể giới thiệu cho bạn nhiều người, nhiều web hẹn hò khác nhau, nhưng thuật toán ghép đôi thật duy nhất ở đây là não người. Công nghệ sẽ không thay đổi được nó. Công nghệ sẽ không thay đổi đối tượng chúng ta chọn để yêu. Tôi nghiên cứu đặc điểm sinh học của tính cách, và tôi đã tin bốn kiểu tư duy, hành xử cơ bản nhất của chúng ta phát triển có liên kết với hệ tác nhân dopamine, serotonin, testosterone và estrogen. Do đó dựa vào khoa học não bộ, tôi đã làm ra một bảng khảo sát để đo độ biểu hiện của các đặc trưng tính cách xem thử các tính cách của bạn có liên quan bao nhiêu đến bốn hệ thống trong não bộ. Sau đó tôi đăng bài khảo sát đó lên nhiều web hẹn hò khác nhau của 40 quốc gia. Đã có hơn 14 triệu người làm bài khảo sát, và tôi quan sát được ai sẽ bị ai thu hút, một cách tự nhiên. Kết quả thế này, ai có hệ dopamin hoạt động mạnh có xu hướng tò mò, sáng tạo, tuỳ hứng, năng nổ. Tôi tưởng tượng căn phòng này có nhiều người như thế, họ sẽ để ý những người giống mình. Những người tò mò, sáng tạo cần những người giống họ. Còn những ai có hệ thần kinh tiết nhiều hormone serotonin thường sống theo kiểu truyền thống, quy củ, coi trọng tôn ti trật tự, cũng như có niềm tin mãnh liệt, lòng mộ đạo do serotonin sinh ra. Và kiểu người truyền thống sẽ bị cuốn hút bởi kiểu giống họ. Hai trường hợp đầu bị thu hút bởi người giống mình. Còn hai trường hợp sau, là kiểu đối lập với mình. Những ai có tuyến testosterone hoạt động mạnh thường phân tích và suy luận tốt, thẳng thắn và quyết đoán, họ sẽ chú ý tới người có tính cách đối lập: là người có hàm lượng estrogen cao, những người không giỏi ăn nói, không giỏi giao tiếp, những người có trực giác tốt cũng như rất tận tâm và giàu cảm xúc. Bẩm sinh ai cũng có cách chọn bạn tình riêng. Công nghệ ngày nay sẽ không thay đổi cách chọn ấy. Nhưng công nghệ đang tạo ra một xu hướng mới mà tôi thấy là đặc biệt quan trọng. Nó có liên hệ với cái gọi là "Mâu thuẫn của chọn lựa" Trong nhiều triệu năm, con người sống trong từng nhóm săn bắt nhỏ. Họ không có cơ hội lựa chọn mình sẽ yêu ai trong số 1000 người trên web hẹn hò. Sự thật là gần đây tôi nghiên cứu mâu thuẫn của chọn lựa. và tôi nghĩ trong não chúng ta có một nơi chứa sự lãng mạn. Không biết đó là gì, nhưng rõ ràng, sau khi đọc hàng loạt dữ liệu, ta sẽ "khoanh vùng" năm tới chín đối tượng đặc biệt. rồi sau đó rơi vào một trạng thái gọi là "quá tải nhận thức", và rốt cuộc bạn chẳng chọn ai. Nên tôi bắt đầu cho rằng chính sự quá tải thông tin này đã dẫn đến một kiểu hẹn hò mới mà tôi gọi là "yêu chậm." Tôi nghĩ ra khái niệm này khi làm cho trang Ghépđôi.com. Mỗi năm trong sáu năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu về "Người độc thân ở Mỹ". Thay vì khảo sát người dùng của trang Match chúng tôi khảo sát công dân Mỹ. Hơn 5000 người được khảo sát đủ đại diện cho người Mỹ theo quy định của phía điều tra dân số. Chúng tôi thu thập dữ liệu của hơn 30.000 người, và cứ qua mỗi năm, tôi lại nhận thấy vài nét đặc trưng giống nhau. Mỗi năm trôi qua tôi đều tự hỏi trong hơn 50% số người trải qua "tình một đêm", không hẳn là năm ngoái, chỉ là từng trải qua, thì 50% đó đều có một người bạn để "thoả mãn nhu cầu" trong cuộc đời của mình, và hơn một nửa trong số đó từng sống chung với bạn tình một thời gian dài trước hôn nhân. Người Mỹ cho rằng đây là lối sống buông thả. Nhưng từ lâu tôi không nghĩ đây là buông thả, vì cách sống này quá đặc thù rồi. Theo thuyết của Darwin, có một lời giải thích thế này: con người sẽ không đồng loạt cư xử điên rồ như thế. Rồi tôi đọc được một bài thống kê giúp tôi ngộ ra mọi thứ. Đó là một bài báo chuyên ngành rất thú vị, viết rằng trong 67% người độc thân trên đất Mỹ ngày nay, những người đang sống thử khá lâu với bạn tình, chưa kết hôn bởi vì sợ phải ly hôn. Họ sợ gánh những hậu quả về mặt xã hội, về pháp lý, cảm xúc, cũng như về kinh tế, sau khi ly hôn. Và tôi nhận ra, đó không hẳn là buông thả mà chỉ là thận trọng. Những người độc thân ngày nay muốn tìm hiểu cặn kẽ về bạn tình trước khi tiến tới hôn nhân. Bạn tìm đọc rất nhiều về cẩm nang chăn gối, không chỉ xoay quanh cách họ "yêu", mà còn xem họ có tử tế, có biết lắng nghe bạn không. và ở tuổi tôi, còn xem họ có biết giỡn không. (Cười) Trong thời đại có quá nhiều chọn lựa như hôm nay, chúng ta ít phải đối mặt với nỗi sợ mang thai hay bệnh tật và chúng ta chẳng thấy quan hệ trước hôn nhân là đáng xấu hổ, Tôi nghĩ chúng ta đang tập yêu từ từ. Và thật ra điều chúng ta đang chứng kiến là sự kéo dài của giai đoạn "ràng buộc thử" trước khi "ràng buộc thật" bằng hôn nhân. Ngày xưa hôn nhân là cột mốc bắt đầu một mối quan hệ, giờ đây, nó là cột mốc kết thúc. Nhưng não người... (Cười) Não người luôn nhảy múa hân hoan, thật vậy, nước Mỹ ngày nay có 86% người độc thân sẽ kết hôn ở tuổi 49. Và ngay cả những nước có tỉ lệ kết hôn thấp, họ đang nghĩ đến chuyện kết hôn với bạn tình của mình. Cho nên, tôi thấy rằng: khi kéo dài giai đoạn "ràng buộc thử", nếu chúng ta có thể rời khỏi những người không hợp, có lẽ khi kết hôn rồi, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn. Tôi đã nghiên cứu 1.100 người đã kết hôn ở Mỹ, tất nhiên, không phải trên trang Match.com và tôi hỏi họ rất nhiều. Trong số đó có một câu, "Nếu được kết hôn lại, bạn có chọn người ở hiện tại không?" Và 81% đã trả lời "Có." Thật ra, thay đổi lớn nhất trong tình yêu và hôn nhân hiện đại không phải là trình độ công nghệ. Cũng chẳng phải "yêu chậm" nữa. Mà chính là việc phụ nữ có chỗ đứng trong thị trường việc làm ở mọi quốc gia trên thế giới. Hàng triệu năm trôi qua, tổ tiên chúng ta sống theo từng nhóm săn bắt và hái lượm. Công việc của người phụ nữ là đi hái quả và tìm rau. Họ đóng góp 60% - 80% cho bữa tối của gia đình. Vợ chồng đều đi làm từng là quy luật. Và người phụ nữ có vai trò kinh tế, xã hội và giới tính, ngang với nam giới. Nhưng rồi xã hội thay đổi từ khoảng 10.000 năm trước, chúng ta bắt đầu định cư ở các nông trại và cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có một ràng buộc thật sự, phải lấy đúng người, hợp gia cảnh, hợp đạo, hợp về dòng dõi, quan hệ xã hội, chính trị. Người đàn ông được xem trọng hơn: họ làm những công việc đội đá vá trời. Họ mang hàng hoá ra chợ, rồi về nhà với một khoản tiền tương xứng. Rồi cũng chính thay đổi này khơi nguồn cho những niềm tin về chữ "trinh" trước khi lấy chồng, về những cuộc hôn nhân sắp đặt, dùng hôn ước để trói buộc; niềm tin rằng đàn ông là trụ cột của gia đình, rằng phụ nữ chỉ nên làm nội trợ và quan trọng nhất, là vợ phải yêu kính chồng, đến khi "cái chết chia lìa đôi ta". Xưa rồi. Những quan niệm này, ở nhiều nơi đang dần và đã bị thủ tiêu. Chúng ta hiện đang trong thời kì "cách mạng hôn nhân". Chúng ta đang bỏ lại sau lưng 10,000 năm văn minh trồng trọt để tiến về một mối quan hệ quân bình về giới tính, điều mà cá nhân tôi thấy phù hợp với tinh thần ngày xưa của tổ tiên. Tôi không phải người lạc quan hoá mọi thứ; vẫn còn rất nhiều chuyện đáng buồn. Tôi đã nghiên cứu về ly hôn ở 80 nền văn hoá, về vấn đề ngoại tình của nhiều người. Có hàng đống vấn đề đằng sau đó. Như thi hào William Butler Yeats từng nói, "Tình yêu là một điều dối lừa." để tôi bổ sung: "Không ai hiểu ra mà toàn mạng." (Cười) Ai cũng có vấn đề riêng, nhưng tôi nghĩ nhà thơ Randa Jarrell đã tóm gọn nó nhất. Ông nói, "Dưới bầu trời tối tăm, phiền hà của hôn nhân, ai vĩ đại nhất cũng có thể thất bại, bé nhỏ nhất cũng có thể thắng lợi." Nhưng tôi sẽ để lại một lời này: tình yêu và sự gắn bó vẫn sẽ chiến thắng, công nghệ không thể thay đổi được. Và tôi sẽ kết luận rằng mọi quan niệm về quan hệ con người cần phải cân nhắc những điều bất di bất dịch trong cách cư xử của loài người: chính là khao khát mạnh mẽ nhưng lại mềm dẻo và căn bản nhất từ khi sinh ra: Yêu. Cám ơn. (Vỗ tay) Kelly Stoetzel: cám ơn rất nhiều, Helen. chúng ta còn một diễn giả nữa ở đây là đồng nghiệp của cô. Cô ấy nhìn vấn đề với quan điểm khác. Esther Perel là nhà tâm lý trị liệu cho các cặp đôi. Nếu cô phân tích dữ liệu, thì Esther phân tích câu chuyện của các cặp đôi khi họ tìm đến cô ấy. Hãy mời cô ấy lên đây nào. Esther? (Vỗ tay) Nào, Esther, khi xem Helen nói chuyện, trong đó có điểm nào là đồng điệu với góc nhìn của chị trong công việc mà chị muốn chia sẻ không? Esther Perel: bài nói chuyện này rất thú vị, vì một mặt yêu là một nhu cầu mọi lúc mọi nơi của mỗi người. Nhưng cách chúng ta yêu cách ta nhìn nhận tình yêu, những quy luật che lấp tình yêu tôi nghĩ về căn bản, chúng đang thay đổi. Cho đến giờ, chúng ta vẫn yêu theo một kiểu hình xây dựng trên nền tảng về bổn phận và ràng buộc, về nhu cầu của mọi người và lòng chung thuỷ. Chúng ta dần chuyển sang một kiểu hình mới, coi trọng quyền tự do chọn lựa của cá nhân, có lợi cho hạnh phúc của cá nhân. Do đó, suy nghĩ đầu tiên của tôi là nhu cầu được yêu không thay đổi, nhưng bối cảnh và cách thức điều tiết tình yêu của chúng ta thay đổi rất nhiều. Theo mâu thuẫn của chọn lựa, một mặt, chúng ta thích cái mới lạ và sự vui vẻ trong tình yêu, nên chúng ta muốn có nhiều chọn lựa. Nhưng đồng thời, khi chị nói về "quá tải thông tin", tôi cũng thấy có rất nhiều người sợ phải đối mặt với sự mập mờ, ngờ vực của bản thân khi có quá nhiều chọn lựa, và nỗi sợ có tên là "FOMO" đó dắt mũi chúng ta đi. "FOMO" là nỗi sợ bỏ lỡ một điều gì đó, kiểu như "Sao tôi biết được tôi tìm được "người đó", "một nửa hoàn hảo" chưa ?" Do đó, chúng ta tạo ra trạng thái "Mập mờ ổn định". "Mập mờ ổn định" là khi bạn quá sợ ở một mình nhưng lại chưa sẵn sàng xây dựng mối quan hệ gần gũi với ai. Đó là thủ thuật duy trì sự "mờ ám" của một mối quan hệ và đồng thời, trì hoãn việc chia tay. Trên Internet có ba trạng thái quan hệ chính: Một là kiểu đóng băng và sôi tăm, chiến thuật trì hoãn thông minh cho thấy một kiểu quan hệ xem trọng bản chất mờ ám, không định nghĩa được nhưng đồng thời luôn tạo cho bạn đủ cảm giác thoải mái và đủ không gian tự do sau những giới hạn mờ ám đó. (Cười) Đúng không? Còn có kiểu ma ám. Và "ám" ở đây, căn bản là bạn không công khai nhắn tin qua lại cho người kia, không phải đối diện với sự dằn vặt bạn gây ra cho họ, vì chính bạn đang tự dằn vặt bằng nỗi đau vô hình. (Cười) Đúng không? Trong lúc nghe chị nói, những từ này xuất hiện trong đầu tôi giống như từ ngữ có khả năng tạo ra thực tế vậy, và đồng thời, tôi cũng muốn hỏi chị: Chị có nghĩ khi bối cảnh thay đổi, thì bản chất của tình yêu vẫn được giữ nguyên không? Chị nghiên cứu não, tôi nghiên cứu các mối quan hệ và câu chuyện, nên tôi nghĩ những gì chị nói là chính xác một phần. Nhưng tôi không biết là bối cảnh thay đổi bao nhiêu... thì sẽ thay đổi ý nghĩa của tình yêu. Và nếu ý nghĩa của tình yêu thay đổi, nó có thay đổi nhu cầu hay nhu cầu yêu không liên quan gì tới bối cảnh? HF: Wow! À... (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta có ba điều cần bàn, nhỉ? Điều thứ nhất: rõ ràng chúng ta đã thay đổi, giờ chúng ta cần một người để yêu, và trải qua hàng ngàn năm, chúng ta cần lấy đúng người, hợp từ gia cảnh cho đến dòng tộc. Và thật ra, trong nghiên cứu 5.000 người mỗi năm của tôi, Tôi đã hỏi: "Bạn đang tìm kiếm gì?" Và mỗi năm trôi qua, có hơn 97% số người khảo sát... EF: mong muốn ngày càng nhiều? HF: Không phải. Điều căn bản là: hơn 97% số người khảo sát muốn tìm một người trân trọng họ, một người họ có thể tin tưởng và tâm sự, một người có thể làm họ cười, có thể dành thời gian bên họ, và cũng nên dễ nhìn nữa. Luôn luôn là vậy. Và chắc chắn, có hai phần EP: Chị biết tôi gọi đó là gì không? Họ không thường nói như vậy. HF: Hoàn toàn chính xác. EP: Họ nói họ cần một người có thể luôn bên cạnh họ, hỗ trợ họ về kinh tế, chăm con. Nền kinh tế chúng ta đi từ sản xuất tới dịch vụ. (Cười) Nền kinh tế đi theo hướng đó, và giờ lại áp dụng vào hôn nhân. HF: Phải, rõ ràng như vậy. Nhưng thú vị là, trải qua ngàn năm, ai cũng muốn làm cha mẹ tốt, trong khi bề trên lại muốn ta lấy được người ưng ý nhưng cũng không nhiều bằng muốn làm cha mẹ tốt. Bạn thấy mọi khía cạnh của vấn đề này rồi chứ. Nhân cách có hai phần chính: thứ nhất là nền văn hoá, nơi mà bạn lớn lên và học hỏi thứ hai, bản chất của bạn. Về cơ bản, những gì tôi muốn nói là bản chất của bạn. Và bản chất chắc chắn sẽ thay đổi khi thời thế thay đổi và niềm tin trong xã hội thay đổi. Nói đến mâu thuẫn của lựa chọn, không cần phải bàn, vì nó rất hóc búa. Nhiều triệu năm trôi qua, chỉ cần nhìn thấy một người vừa ý ở phía bên kia quầy bar, bạn đã "liều mình" rồi. EP: Thì đúng, nhưng mà... HF: Tôi muốn nói thêm điều này. Quan trọng là, trong xã hội săn bắt hái lượm, một chồng thường có hai, hoặc ba vợ. Không công bằng chút nào! Và tôi không ủng hộ chế độ đa thê, nhưng quan trọng là, chúng ta luôn có lựa chọn khác. Loài người luôn... sự thật, bộ não được tạo ra để cân bằng mọi thứ khi ta nỗ lực và quyết định: Tôi nên tiến, hay dừng? Tôi nên ra đi, hay ở lại? Cơ hội tôi có là gì? Tôi sẽ làm sao khi đến đó? Và tôi nghĩ chúng ta đang hình dung ra kết quả của vấn đề. KS: Cám ơn hai người rất nhiều. Chắc sẽ có một triệu người chờ ăn tối cùng hai người đấy! (Vỗ tay) Cám ơn, cám ơn. Tôi muốn các bạn tưởng tượng lại thế giới một lần nữa. Tôi muốn các bạn xem một tấm bản đồ, được vẽ bởi Ben Henning, về hành tinh bằng một cách mà đa số các bạn chưa bao giờ thấy nó trước đây Đây là một hình ảnh mà bạn thấy quen thuộc. Tôi đã đủ già dặn để hiểu tôi đã được sinh ra trước khi tôi thấy hình ảnh này. Dĩ nhiên những lời đầu tiên tôi nói là "moona, moona," nhưng tôi nghĩ rằng mẹ tôi có một tưởng tượng đặc biệt về thứ mà con bà có thể nhìn thấy trên màn hình TV đen trắng nhấp nháy. Mới có vài thế kỉ trôi qua kể từ khi hầu hết chúng ta, nghĩ rằng Trái Đất là hình cầu. Khi chúng ta lần đầu thấy những hình ảnh này vào những năm 1960, thế giới đã thay đổi với một tốc độ đáng kinh ngạc. Trong quy luật nho nhỏ của mình về địa lí nhân văn, một người vẽ bản đồ tên Waldo Tobler đã vẽ tấm bản đồ mới về hành tinh này, và các bản đồ này hiện nay đã lan rộng. và giờ tôi sẽ cho các bạn xem một trong số đó. Tấm bản đồ này là bản đồ thế giới, nhưng nó là một tấm bản đồ mà bạn sẽ thấy hơi lạ lẫm. Nó là tấm bản đồ mà chúng ta kéo dài những địa điểm, sao cho những khu vực đông dân được vẽ to hơn, và những khu vực, như là Sahara và dãy núi Himalaya, nơi có ít người sinh sống, được vẽ co lại. Mọi người trên Trái Đất đều có một lượng không gian bằng nhau. Các thành phố có màu sáng rực rỡ. Các tuyến đường cho thấy cáp ngầm dưới biển và các tuyến đường thương mại. Và có một đường đặc biệt từ cảng Đại Liên, Trung Quốc qua Singapore, qua kênh đào Suez, qua Địa Trung Hải và vòng đến Rotterdam. Và nó cho bạn thấy tuyến đường của con tàu lớn nhất thế giới chỉ một năm trước, con tàu mà chở nhiều thùng hàng hóa đến nỗi mà khi dỡ hàng, nếu tất cả xe tải đều đi thành một đoàn, chúng sẽ dài 100 km. Đó là cách thế giới được liên kết. Đây là số lượng hàng chúng ta luân chuyển quanh thế giới, chỉ trên một con tàu, một hành trình bằng đường biển, trong năm tuần. Chúng ta đã sống trong thành phố một thời gian dài, nhưng đa số chúng ta không sống ở thành phố. Đây là Çatalhöyük, một trong những thành phố đầu tiên của thế giới. Trên đỉnh của nó 9,000 năm trước, người ta phải đi trên mái nhà người khác để đi về nhà mình. Nếu bạn nhìn kĩ vào bản đồ thành phố, bạn sẽ thấy không có con phố nào, bởi đường phố là thứ chúng ta phát minh ra. Thế giới thay đổi. Nó thay đổi bằng cách thử và sai. Chúng ta chậm rãi và dần dần tìm ra cách để sống tốt hơn. Và thế giới đã thay đổi nhanh một cách đáng kinh ngạc gần đây. Chỉ trong vòng sáu, bảy, hay tám thế hệ chúng ta đã nhận ra chúng ta là một loài. Chỉ trong vòng vài thập niên gần đây mà những tấm bản đồ như thế này mới có thể được vẽ ra. Một lần nữa, ẩn sau là tấm bản đồ dân số thế giới, nhưng trên đó, bạn thấy những mũi tên chỉ chúng ta đã lan khỏi Châu Phi như thế nào với niên đại chỉ bạn nơi chúng ta nghĩ ta đã đến vào một thời điểm nhất định. Tôi phải vẽ lại tấm bản đồ này mỗi vài tháng, bởi ai đó lại khám phá ra rằng thời điểm đó đã sai. Chúng ta đang tìm hiểu về chính chúng ta với một tốc độ đáng kinh ngạc. Và chúng ta đang thay đổi. Rất nhiều thay đổi là dần dần. Nó lớn dần lên. Chúng ta không nhận thấy thay đổi bởi chúng chỉ có cuộc đời ngắn ngủi, 70, 80, và nếu may mắn thì là 90. Biểu đồ này cho bạn thấy tốc độ gia tăng hàng năm của dân số thế giới. Nó rất thấp khoảng 1850, và sau đó tốc độ gia tăng dân số bắt đầu tăng đến thời điểm tôi sinh ra, khi chúng ta lần đầu thấy những hình ảnh này từ mặt trăng, dân số toàn cầu đang tăng hai phần trăm một năm. Nếu như tình trạng này vẫn tăng 2% một năm trong vài thập kỉ tiếp theo thì toàn bộ trái đất sẽ bị bao trùm bởi những bộ phân của loài người mà tất cả đang chạm vào nhau Và mọi người sẽ sợ hãi Họ sợ vì sự tăng trưởng dân số và họ gọi là "Bùng nổ dân số" vào năm 1968 Nhưng sau đó,nếu bạn nhìn vào cuối đồ thị sự tăng trưởng bắt đầu giảm Thời kì mười năm năm 70, 80 , 90 , và năm 2000 và thậm chí trong thời kìa mười năm tốc độ tăng trưởng đang giảm Trái đất đang ổn định Chúng ta đang hướng tới 9,10,11 tỉ người trong cuối thế kỷ. Sự thay đổi đó,bạn có thể thấy sự hỗn loạn Bạn có thấy chiến tranh thế giới lần 2 Bạn có thể thấy đại dịch cúm năm 1918 Bạn có thể thấy nạn đói của Trung Quốc Chúng là sự kiện chúng ta nhắm đến. Chúng ta tập trung vào sự kiện kinh khủng. Chúng ta không có xu hướng tập trung về sự thay đổi dần dần. và những câu chuyện tin tức tốt. Chúng ta lo lắng về mọi người. Chúng ta lo lắng có bao nhiêu người ở đây. Chúng ta lo lắng về việc bạn có thể làm thế nào để tránh xa mọi người . Nhưng đây là bản đồ thế giới thay đổi lần nữa để làm cho diện tích lớn càng xa mọi người từ mỗi khu vực. vì vậy nếu bạn muốn biết đi đâu để tránh xa tất cả mọi người, đây là nơi tốt nhất để đi. Và mỗi năm, khu vực này trở nên rộng hơn, bởi vì mỗi năm, chúng ta đang rời ra vùng đất trên toàn cầu. Chúng ta di chuyển đến những thành phố. Chúng ta đang xếp đặt dày đặc hơn Có loài sói lại ở Châu Âu, và những con sói đang di chuyển qua phía Tây trên khắp lục địa Thế giới của chúng ta đang thay đổi. Bạn có đang lo lắng. Đây là một bản đồ trình bày nơi nước đổ trên hành tinh của chúng ta. Bây giờ chúng ta biết điều đó. Và bạn có thể nhìn thấy đâu là Çatalhöyük, ở đâu 3 lục địa Phi, Á và Âu gặp nhau, và bạn có thể thấy có rất nhiều người sống ở đây trong khu vực có rất ít nước. Và bạn có thể thấy khu vực trong đó có rất nhiều mưa. Và chúng ta có thể có chút phức tạp hơn. Thay vì làm bản đồ được định hình bởi con người, chúng ta có thể định hình bản đồ bởi nước, và sau đó chúng ta có thể thay đổi nó hàng tháng để hiển thị lượng nước rơi trên những phần rất nhỏ của toàn cầu. Và bạn có thể thấy gió mùa di chuyển khắp hành tinh, và hành tinh hầu hết xuất hiện để có một sự xúc động. Và tất cả điều này chỉ trở nên khả thi trong cuộc đời của tôi để thấy điều này nơi chúng ta đang sống. Chúng ta có đủ nước. Đây là bản đồ của nơi chúng ta trồng lương thực của chúng ta trên thế giới. Đây là những khu vực mà chúng ta sẽ dựa vào nhất cho lúa và ngô và ngũ cốc. Mọi người lo lắng rằng sẽ không đủ thực phẩm, nhưng chúng ta biết, nếu chúng ta ăn ít thịt hơn và cho động vật ăn ít hơn các loại cây trồng. nó sẽ đủ thực phẩm cho tất cả mọi người miễn là chúng ta nghĩ về bản thân mình cùng là một nhóm người Và chúng ta cũng biết về điều chúng ta làm ngày nay thật sự tồi tệ Bạn sẽ xem được bản đồ này của thế giới trước . Đây là bản đồ được tạo nên bằng cách lấy hình ảnh vệ tinh nếu bạn nhớ những vệ tinh xung quanh Trái Đất trong trình chiếu đầu tiên của tôi và đưa ra những hình ảnh về Trái Đất trông như thế nào về đêm. Khi bạn thường nhìn thấy bản đồ, trên bản đồ bình thường, các loại của bản đồ hầu hết bạn sẽ được sử dụng, bạn nghĩ bạn đang nhìn bản đồ của nơi chúng ta sống. Nơi ánh sáng đang bừng sáng lên là nơi con người sinh sống Nhưng ở đây, trên hình ảnh này của thế giới nhớ rằng chúng ta đã kéo dài bản đồ lần nữa Mọi nơi có mật độ giống nhau của con người trên bản đồ này Nếu một khu vực không có con người chúng tôi đã thu hẹp nó đi làm nó biến mất. Vậy chúng tôi cho mọi người thấy với sự nổi bật công bằng. Giờ đây, ánh đèn không còn chỉ cho bạn nơi có con người, bởi vì con người ở khắp mọi nơi Bây giờ ánh đèn trên bản đồ, ánh đèn ở Luân Đôn, ánh đèn ở Cairo, ánh đèn ở Tokyo ánh đèn trên bờ Đông của nước Mỹ ánh đèn chỉ cho bạn nơi con người sống những người rất hoang phí nanwng lượng rằng họ có thể có đủ điều kiện để tiêu tiền cung cấp ánh đèn thắp sáng bầu trời vì vậy các vệ tinh có thể rút ra một hình ảnh giống như thế này Và những khu vực là bóng tối trên bản đồ hoặc là khu vực con người không truy cập được đến vì mất quá nhiều năng lượng, hoặc khu vực nơi con người gây cho, nhưng họ đã học được ngăn chặn chiếu ánh sáng lên bầu trời Và nếu tôi có thể cho bạn thấy bản đồ này nhộn nhịp theo thời gian bạn có thể thấy rằng Tokyo đã thực sự trở nên tối hơn, bởi vì kể từ khi thảm họa sóng thần ở Nhật Bản, Nhật Bản đã phải dựa vào 1/4 lượng điện ít ỏi bởi vì nó ngừng hoạt động những nhà máy điện hạt nhân đi. Và thế giới không dừng lại. Bạn chỉ cần chiếu ít ánh sáng lên bầu trời Đó là con số vô cùng lớn của câu chuyện tin tức tốt trên thế giới. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đang giảm và đã giảm xuống với một tỉ lệ đáng kinh ngạc. Một vài năm trước đây, con số những trẻ sơ sinh tử vong trên thế giới giảm 5% trên một năm. Nhiều trẻ hơn đang được đến trường và học viết và đọc và được kết nối với internet và được tiếp tục đến trường đại học hơn bao giờ hết trước đây ở một tỉ lệ đáng kinh ngạc, và con số cao nhất của những người trẻ đi học đại học trên thế giới là nữ giới, không phải nam giới. Tôi có thể cho bạn những tin tức tốt sau những câu chuyện tin tức tốt về những gì đang nhận được tốt hơn trên hành tinh, nhưng chúng ta hướng đến tập trung vào tin tức xấu đó ngay lập tức. Rebecca Solnit, tôi nghĩ, đặt nó rực rỡ, khi cô ấy giải thích: " Sự tăng thêm của tiền lãi, sự thay đổi rất tinh tế mà có thể tạo thành tiến độ và chỉ làm cho thời đại chúng ta hoàn toàn khác với quá khứ"-- quá khứ đã ổn định hơn nhiều-- " một sự đối chiếu bị khuất bởi các chất không có tính kịch của sự thay đổi dần dần ngắt quãng bởi sự xáo động thỉnh thoảng." Thỉnh thoảng, những điều tồi tệ xảy ra. Bạn đang thể hiện những điều khủng khiếp trên những tin tức mỗi đêm trong tuần. Bạn không nói về dân số chậm lại. Bạn không nói về thế giới trở nên kết nối hơn. Bạn không nói về sự cải thiện đáng kinh ngạc trong sự am hiểu. Bạn không nói về chúng ta học bắt đầu như thế nào để lãng phí ít hơn và tiêu thụ ít hơn. Đây là bản đồ cuối cùng của tôi Trên bản đồ này, chúng tôi đưa ra những biển và đại dương. Bây giờ bạn đang nhìn vào khoảng 7.4 tỷ người với bản đồ được vẽ tương ứng với số người đó. Bạn đang nhìn vào hơn một tỷ ở Trung Quốc và bạn có thể thấy thành phố rộng nhất thế giới ở Trung Quốc, nhưng bạn không biết tên của nó Bạn có thể thấy Ấn Độ là ở trung tâm của thế giới này. Bạn có thể thấy Châu Âu là ở trên rìa. Và chúng ta ở Exeter ngày nay đang ở rìa xa của hành tinh. Chúng ta đang trên một loại đất đá bé xíu ra khỏi Châu Âu nó bao gồm ít hơn 1% của thế giới của người trưởng thành, và ít hơn 0.5% của thế giới của trẻ nhỏ. Chúng ta đang sống trong một thế giới ổn định, một thế giới thành thị hóa, một thế giới già đi một thế giới kết nối. Có rất nhiều, rất nhiều điều phải lo sợ nhưng không cần cho chúng ta để sợ hãi lẫn nhau như chúng ta đã làm và chúng ta cần thấy rằng chúng ta đang sống trên một thế giới mới. Cảm ơn các bạn rất nhiều. ( Tiếng vỗ tay ) Tôi chuẩn bị nói về sự thất bại của trực giác mà nhiều người trong chúng ta thường gặp phải. Nó thật ra là sự thất bại trong việc phát hiện một mối nguy hiểm nhất định. Tôi sẽ mô tả một viễn cảnh mà tôi nghĩ vừa kinh khủng vừa có thể sẽ xảy ra, và đây không phải sự kết hợp tốt khi nó xảy ra. Thế nhưng thay vì sợ, hầu hết các bạn sẽ cảm thấy rằng điều tôi đang nói thật ra rất tuyệt Tôi sẽ mô tả cách mà những thứ ta gặt hái được từ trí thông minh nhân tạo (AI) có thể hủy diệt chúng ta. Thực ra, tôi nghĩ rất khó để xem làm sao chúng có thể không tiêu diệt chúng ta hoặc làm cho chúng ta tự hủy diệt mình. Nhưng nếu các bạn giống tôi, bạn sẽ thấy rằng nó rất vui khi nghĩ về những điều này. Và phản ứng đó là một phần của vấn đề. OK? Phản ứng đó sẽ làm bạn lo lắng. Và nếu tôi thuyết phục được các bạn trong buổi nói chuyện này rằng chúng ta có thể sẽ phải hứng chịu một nạn đói toàn cầu, hoặc do biến đổi khí hậu hoặc do một số thiên tai khác, và rằng cháu chắt của các bạn hay của họ, rất có thể sẽ phải sống như thế này, thì bạn sẽ không nghĩ, "Tuyệt vời. Tôi thích buổi nói chuyện này." Nạn đói không vui vẻ gì đâu. Tuy nhiên cái chết do khoa học viễn tưởng lại rất hài hước. mà một trong số những thứ làm tôi lo lắng nhất về việc phát triển AI là chúng ta dường như không thể sắp xếp một phản ứng cảm xúc thích hợp nào cho những mối nguy hiểm trước mắt. Tôi không thể sắp xếp thứ phản ứng này, nên tôi mới đưa ra buổi nói chuyện này. Nó như thể chúng ta đứng trước hai cánh cửa. Sau cánh cửa thứ nhất, chúng ta ngưng quá trình xây dựng các loại máy móc thông minh. Phần cứng và phần mềm máy tính không cải tiến tốt hơn nữa vì vài lí do. Giờ hãy dành thời gian suy nghĩ tại sao điều này có thể xảy ra. Ý tôi là, dựa vào giá trị của trí thông minh và sự tự động hóa, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ nếu ta hoàn toàn có thể. Điều gì có thể khiến chúng ta dừng làm việc này? Một cuộc chiến hạt nhân quy mô lớn? Một đại dịch toàn cầu? Va chạm thiên thạch? Hay Justin Bieber trở thành tổng thống Mỹ? (Cười) Vấn đề là, thứ gì đó sẽ phải hủy diệt nền văn minh như chúng ta đã biết. Bạn phải tưởng tượng nó sẽ phải tồi tệ như thế nào để ngăn chúng ta tiếp tục cải tiến công nghệ vĩnh viễn, thế hệ này qua thế hệ khác. Gần như theo định nghĩa, đây là thứ tồi tệ nhất xảy ra trong lịch sử nhân loại. Vậy nên lựa chọn duy nhất, và nó nằm sau cánh cửa số hai, đó là chúng ta tiếp tục cải tiến các máy móc thông minh năm này qua năm khác. Tới một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ tạo ra những cỗ máy thông minh hơn mình, và một khi chúng ta sở hữu các cỗ máy thông minh hơn mình, chúng sẽ bắt đầu tự cải tiến. Sau đó, chúng ta mạo hiểm với thứ mà nhà toán học Ij Good gọi là sự "bùng nổ trí tuệ" và quá trình đó có thể sẽ tiến xa ra khỏi chúng ta. Và giờ, điều này thường hay bị biếm họa, như tôi có ở đây, nỗi sợ trước một đội quân robot độc ác sẽ tấn công chúng ta. Nhưng đó chưa phải là viễn cảnh dễ xảy ra nhất. Không phải những cỗ máy của chúng ta tự nhiên trở nên ác độc Mối lo thật sự là khi chúng ta tạo ra những cỗ máy tài giỏi hơn chúng ta quá nhiều để rồi, dù chỉ một khác biệt nhỏ nhất giữa mục tiêu của chúng và ta thôi cũng có thể hủy diệt chúng ta. Hãy nghĩ đến mối quan hệ giữa chúng ta loài kiến. Chúng ta không ghét chúng. Chúng ta không cố tình làm hại chúng. Thực tế đôi khi chúng ta cố gắng không làm hại chúng. Chúng ta bước qua chúng trên vỉa hè. Nhưng mỗi khi sự xuất hiện của chúng xung đột cực kì với một trong các mục đích của chúng ta, Ví dụ như khi xây dựng một tòa nhà như thế này, chúng ta tiêu diệt chúng không lo lắng. Có nghĩa là một ngày nào đó khi chúng ta tạo ra các cỗ máy cho dù chúng có ý thức hay không, cũng sẽ đối xử với chúng ta theo sự bất chấp tương tự như thế. Bây giờ, tôi nghi ngờ rằng điều này có vẻ quá xa với nhiều người Tôi cá là có một số người đang nghi ngờ rằng AI siêu thông minh có thể xảy ra, ít nhiều không thể tránh khỏi. Nhưng sau đó bạn phải tìm ra điều sai với một trong các giả định sau. Và chỉ có 3 giả định. Trí thông minh là một vấn đề của quá trình xử lí thông tin trong các hệ thống vật lí. Thực ra, điều này hơn một chút so với giả định. Chúng ta đã tạo ra trí thông minh hạn hẹp trong các cỗ máy của mình rồi, Và rất nhiều máy móc cũng đã hoạt động ở mức độ của trí thông minh siêu việt rồi. Và chúng ta biết rằng chỉ có vật chất mới có thể tạo cơ hội cho "trí thông minh không giới hạn," một khả năng suy nghĩ linh hoạt trên nhiều lĩnh vực, bởi vì bộ não chúng ta quản lí nó. Đúng chứ? Ý tôi là, chỉ có các hạt nhân trong đây, và miễn là chúng ta tiếp tục xây dựng hệ thống các nguyên tử để biểu lộ những hành động thông minh nhiều hơn nữa, cuối cùng chúng ta sẽ, trừ khi chúng ta bị gián đoạn, cuối cùng chúng ta sẽ xây dựng được trí tuệ không giới hạn cho máy móc của mình. Cần phải nhận ra rằng tiến độ không quan trọng. bởi vì bất kì quá trình nào cũng đủ để đưa chúng ta vào khu vực kết thúc. Ta không cần định luật Moore để tiếp tục. Ta không cần phát triển theo cấp số nhân. Chúng ta chỉ cần tiếp tục bước đi. Giả định thứ hai là chúng ta sẽ tiếp tục đi. Chúng ta tiếp tục cải tiến những cỗ máy thông minh của mình. Và dựa vào giá trị của trí thông minh -- Ý tôi là, trí thông minh hoặc là nguồn gốc của tất cả mọi thứ chúng ta đánh giá hoặc chúng ta cần nó để bảo vệ tất cả mọi thứ chúng ta coi trọng. Nó là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Vì thế chúng ta muốn làm điều này. Chúng ta có những vần đề nhất định phải liều mạng giải quyết. Chúng ta muốn chữa khỏi các căn bệnh như Alzheimer hay ung thư. Chúng ta muốn nắm vững hệ thống kinh tế. Chúng ta muốn cải thiện khoa học khí hậu. Cho nên chúng ta sẽ làm nó nếu có thể. Tàu đã rời khỏi trạm, và không thể kéo phanh nữa. Và điều cuối: chúng ta không đứng trên đỉnh cao của trí thông minh, hay có thể là chỗ nào đó gần nó. Và điều này thực sự là cái nhìn sâu sắc quan trọng. Đây là thứ làm tình trạng của chúng ta bất ổn, và nó cũng làm trực giác của chúng ta về rủi ro trở nên không đáng tin. Bây giờ hãy xem xét một người thông minh nhất trên đời. Hầu như trong danh sách của các bạn đều sẽ có tên John von Neumann. Ý tôi là, ấn tượng mà von Neumann tạo ra đối với mọi người xung quanh, và nó cũng bao gồm những nhà toán học và vật lí vĩ đại ở thời của ông ta, được lưu truyền khá tốt. Nếu một nửa câu chuyện về ông chỉ đúng 50%, không cần bàn cãi ông là người thông minh nhất từng sống trên đời. Vậy hãy xét về chuỗi phân bố của trí thông minh. Ở đây là John von Neumann. Tiếp theo là các bạn và tôi. Và tiếp là con gà. (Cười) Xin lỗi, một con gà. (Cười) Không lí do gì tôi phải làm buổi nói chuyện này tệ hại hơn cần thiết. (Cười) Tuy nhiên, có vẻ có khả năng rất lớn là chuỗi phân bố trí thông minh mở rộng ra xa hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng, và nếu chúng ta tạo ra những cỗ máy thông minh hơn mình, chúng có thể sẽ khai phá dải phân bố này theo cách ta không thể tưởng tượng, và vượt xa chúng ta theo cách ta không thể tưởng tượng. Và quan trọng là nhận ra rằng điều này đúng với tính hấp dẫn của sự mau lẹ. Đúng chứ? Hãy cứ tưởng tượng nếu ta tạo ra một AI siêu thông minh mà không tài giỏi hơn nhóm các nhà nghiên cứu trung bình ở Stanford hay MIT. Vâng, các mạch điện tử hoạt động nhanh hơn khoảng một triệu lần so với các mạch sinh hóa, nên cỗ máy này có thể suy nghĩ nhanh hơn khoảng một triệu lần so với trí não đã tạo ra nó. Rồi bạn cài đặt nó chạy một tuần, và nó sẽ thực hiện 20.000 năm làm việc ở trình độ trí tuệ của con người, tuần này qua tuần khác. Thậm chí làm sao ta hiểu được, dù ít nhiều hạn chế, một bộ óc thực hiện kiểu quá trình như vậy? Một điều khác thật sự đáng lo lắng, đó là, tưởng tượng ra một viễn cảnh tốt nhất. Nào hãy tưởng tượng chúng ta tìm ra một thiết kế cho AI siêu thông minh mà không có các vấn đề an toàn. Lần đầu tiên chúng ta có được một bản thiết kế hoàn hảo. Nó như thể chúng ta nhận được một lời tiên tri xảy ra chính xác như trong dự định. Vâng, cỗ máy này sẽ là một thiết bị tuyệt vời giúp tiết kiệm nhân lực. Nó có thể thiết kế một cỗ máy có khả năng tạo ra cỗ máy khác thực hiện các công việc thể chất, chạy bằng ánh sáng mặt trời, nhiều hơn hoặc ít hơn cho các chi phí nguyên liệu. Vậy chúng ta đang nói tới sự kết thúc cho nỗi cực nhọc của con người. Chúng ta cũng nói về sự chấm dứt cho các công việc trí óc. Vậy loài khỉ giống chúng ta sẽ làm gì trong tình huống này? Vâng, chúng ta được tự do chơi Frisbee và nhắn tin với từng người. Thêm vài LSD và vài lựa chọn cho bộ quần áo đáng ngờ, và cả thế giới sẽ như ở Burning Man. (Cười) Bây giờ, điều đó có lẽ nghe rất tốt, nhưng thử hỏi bản thân xem điều gì sẽ xảy ra dưới trật tự kinh tế và chính trị của chúng ta bây giờ? Có vẻ là chúng ta sẽ chứng kiến một mức độ phân biệt giàu nghèo và nạn thất nghiệp chưa từng thấy trước đây. Sự thiếu tự nguyện trong việc lập tức đưa sự giàu có mới này vào phục vụ cho toàn nhân loại, một vài "tỷ tỷ phú" đươc vinh danh trên trang bìa của các tờ tạp chí kinh tế trong khi phần còn lại của thế giới thì chịu cảnh chết đói Người Nga và Trung Quốc sẽ làm gì khi họ nghe được tin một số công ty trong Thung lũng Silicon chuẩn bị triển khai một AI siêu thông minh? Cỗ máy này có khả năng sẽ tiến hành chiến tranh dù cho trên mặt đất hay trên mạng, với sức mạnh chưa từng có. Đây là viễn cảnh "thắng làm vua". Dẫn trước sáu tháng trong cuộc đua này tương đương với bị dẫn trước 500.000 năm, ít nhất là vậy. Vì vậy, thậm chí nó có vẻ chỉ là những tin đồn cho kiểu đột phá như thế nhưng cũng đủ khiến loài người cáu tiết. Và giờ, một trong những điều đáng sợ nhất, theo tôi nghĩ ngay tại thời điểm này, chính là những thứ mà các nhà nghiên cứu về AI nói khi họ muốn được yên tâm. Và thời gian là lí do thường nhất cho việc chúng ta không cần phải lo lắng. Các bạn biết không, đây là một con đường dài. Có thể là 50 hay 100 năm nữa. Một nhà nghiên cứu đã nói, "lo lắng về độ an toàn của AI cũng như lo lắng về bùng nổ dân số trên sao Hỏa." Đây là phiên bản của Thung lũng Silicon về việc "đừng làm cái đầu nhỏ của bạn lo lắng về nó." (Cười) Có vẻ chả ai chú ý rằng xem xét trên phạm vi thời gian là hoàn toàn vô căn cứ. Nếu trí thông minh chỉ là một vấn đề về xử lí thông tin, và chúng ta tiếp tục cải tiến các cỗ máy, chúng ta sẽ tạo ra được vài dạng của siêu trí tuệ. Và chúng ta không biết sẽ tốn bao nhiêu thời gian để tạo ra những điều kiện thực hiện việc này một cách an toàn. Tôi xin nhắc lại. Chúng ta không biết sẽ tốn bao nhiêu thời gian để tạo ra những điều kiện thực hiện việc này một cách an toàn. Và nếu bạn chưa nhận ra, 50 năm không còn như xưa Đây là 50 năm tính theo nhiều tháng. Đây là thời gian chúng ta tạo ra iPhone. Đây là thời gian "Gia đình Simpson" được chiếu trên TV. 50 năm không quá nhiều để thực hiện một trong số những thử thách lớn nhất mà loài người từng đối mặt. Một lần nữa, chúng ta có vẻ không thế đưa ra một phản ứng cảm xúc phù hợp cho thứ mà chúng ta có đủ lí do để tin rằng nó sẽ xảy ra. Nhà khoa học máy tính Stuart Russell có một phép loại suy rất hay ở đây. Ông nói, tưởng tượng chúng ta nhận được tin nhắn từ nền văn minh ngoài hành tinh, ghi rằng: "Loài người trên Trái Đất, Chúng ta sẽ đáp xuống hành tinh các người trong 50 năm nữa. Chuẩn bị đi." Và giờ chúng ta chỉ đếm ngược từng tháng đến khi phi thuyền mẹ đáp xuống? Chúng ta sẽ cảm thấy nhiều cấp bách hơn. Một lí do khác bảo chúng ta không nên lo lắng là các cỗ máy này không làm gì khác ngoài chia sẻ giá trị với chúng ta bởi vì chúng thật sự sẽ là những phần mở rộng của chúng ta. Chúng sẽ được cấy vào não chúng ta, và chúng ta về cơ bản trở thành hệ thống cảm xúc của chúng. Giờ hãy xem xét rằng con đường an toàn và đầy thận trọng duy nhất phía trước, được đề xuất, chính là cấy trực tiếp công nghệ này vào não chúng ta. Hiện giờ nó có lẽ thật sự là con đường an toàn, thận trọng duy nhất, nhưng thường thì mối lo lắng an toàn của một người về công nghệ phải được tính toán khá kĩ càng trước khi bạn đính nó vào đầu mình. (Cười) Vấn đề sâu hơn là xây dựng một AI siêu thông minh riêng lẻ có vẻ dễ dàng hơn là tạo ra một AI siêu thông minh và có được ngành khoa học thần kinh hoàn chỉnh mà cho phép chúng ta chúng ta tích hợp trí óc của mình và nó. Và giả sử các công ty và các chính phủ làm việc này có thể sẽ nhận ra bản thân đang trong cuộc đua chống lại loài người, giả sử rằng thắng cuộc đua này là có cả thế giới, miễn là bạn không hủy diệt nó vào thời điểm kế tiếp, thì nó có vẻ như là bất kể cái gì dễ hơn sẽ được hoàn thành trước. Bây giờ, đáng tiếc là tôi không có giải pháp cho vấn đề này, ngoại trừ đề nghị chúng ta cần nghĩ về nó nhiều hơn. Tôi nghĩ chúng ta cần thứ gì đó như Manhattan Project trong chủ đề về trí thông minh nhân tạo. Không vì để tạo ra nó, bởi tôi nghĩ chúng ta chắc chắn sẽ làm được, mà để hiểu cách ngăn ngừa cuộc chạy đua vũ trang và xây dựng nó theo cách phù hợp với lợi ích của chúng ta. Khi chúng ta nói về AI siêu thông minh có thể tự thay đổi, có vẻ như chúng ta chỉ có một cơ hội để làm những điều kiện ban đầu đúng đắn, và thậm chí sau đó chúng ta sẽ cần phải ta hứng chịu những hậu quả kinh tế chính trị khi làm nó đúng đắn. Nhưng khoảnh khác ta thừa nhận rằng xử lí thông tin là nguồn gốc của trí thông minh, rằng một số hệ thống tính toán phù hợp là nền tảng cho trí thông minh và chúng ta thừa nhận rằng chúng ta tiếp tục cải tiến những hệ thống này, và chúng ta thừa nhận rằng chân trời của nhận thức có thể rất xa so với những gì chúng ta đang biết, thì chúng ta phải công nhận rằng chúng ta đang trong quá trình tạo ra một loại thánh thần. Bây giờ sẽ là thời điểm tốt để chắc chắn rằng nó là thánh thần mà chúng ta có thể sống chung Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vậy, đã ai từng nghe về CRISPR chưa? Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn chưa từng. Đây là 1 công nghệ chỉnh sửa gene, rất tiện lợi và cũng gây nhiều tranh cãi vì nó làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi thú vị. Chúng ta có nên hồi sinh voi ma mút lông xoăn? Chúng ta có nên chỉnh sửa phôi thai loài người? Và điều làm tôi hứng thú đó là: Làm cách nào chúng ta có thể biện hộ cho việc quét sạch toàn bộ 1 loài mà ta cảm thấy nguy hại cho con người khỏi bề mặt Trái Đất, sử dụng công nghệ này? Ngành khoa học này đang phát triển nhanh hơn so với các cơ chế kiểm soát nó. Và vì vậy, trong vòng 6 năm gần đây, tôi đã tự thực hiện sứ mệnh của mình để đảm bảo rằng càng nhiều người hiểu được những loại công nghệ này và sứ mệnh của chúng CIRSPR hiện giờ trở thành 1 chủ đề của các phương tiện truyền thông và các từ ngữ thường được sử dụng để miêu tả là "rẻ" và "dễ dàng". Vì vậy điều mà tôi muốn làm là đi sâu hơn 1 chút vào vấn đề và nhìn vào 1 số bí ẩn và thực tế xung quanh CRISPR. Nếu bạn đang cố gắng chỉnh sửa 1 đoạn gene, điều đầu tiên bạn phải làm là làm tác động lên DNA. Sự hư hại này ở dạng phá vỡ cấu trúc sợi đơn DNA qua chuỗi xoắn kép. Và sau đó các quá trình sửa chữa của tế bào khởi động và sau đó chúng tôi khiến cho các cơ chế sửa chữa này chỉnh sửa theo ý của chúng tôi, không phải là một sửa chữa tự nhiên Đó là cách CRISPR hoạt động. Nó là 1 hệ thống có 2 phần. Bạn có protein Cas9 và 1 thứ gọi là RNA mồi. Tôi thích gọi nó là mồi dẫn. Cas9 này - tôi thích nhân hóa chúng - vậy nên Cas9 là 1 thứ nhìn giống Pac - Man muốn nhai vụn DNA, và RNA mồi là dây xích giữ nó khỏi đoạn gene cho tới khi nó tìm được vị trí chính xác nơi nó kết hợp được. Và sự kết hợp của 2 thứ này được gọi là CRISPR. Đây là hệ thống mà chúng tôi mượn lấy từ hệ thống miễn dịch của 1 loài vi khuẩn rất rất cổ. Phần thú vị về nó chính là RNA mồi, chỉ có 20 chữ cái, là mục tiêu của hệ thống. Nó thiết kế rất dễ dàng, và mua nó với giá rất rẻ. Đây là 1 phần mô đun của hệ thống; những thứ khác ở vẫn như vậy Chuyện này làm nó trở thành hệ thống sử dụng rất dễ dàng và đầy sức mạnh. RNA mồi và protein Cas9 kết hợp với nhau chạy dọc chiều dài đoạn gene, và khi chúng tìm được 1 vị trí mà RNA mồi kết hợp được, nó sẽ chèn vào giữa 2 mạch đơn của chuỗi xoắn kép chia đôi nó ra, kích hoạt protein Cas9 cắt, và đột nhiên, bạn có 1 tế bào hoàn toàn bị stress bởi vì bây giờ nó đang có 1 DNA bị bẻ gãy. Nó sẽ làm gì đây? Nó gọi bộ phận phản ứng đầu tiên của nó. Có 2 con đường sửa chữa chính. Con đường thứ nhất giữ các DNA và nối 2 mảnh lại với nhau Đây không phải là 1 hệ thống có hiệu quả, bởi vì chuyện xảy ra là có vài lúc 1 base rơi ra hay 1 base mới được thêm vào. Điều này chấp nhận được, kiểu như phá hủy 1 gen nhưng nó không phải là con đường mà chúng tôi thật sự mong muốn để chỉnh sửa gene. Con đường thứ 2 thú vị hơn nhiều. Cách sửa chữa này, nó lấy 1 mảnh DNA tương đồng. Và nhắc các bạn nhớ, trong 1 cơ thể lưỡng bội như con người, chúng ta có 1 bản sao của gene từ cha và 1 bản sao từ mẹ, vậy nên nếu 1 bản sao bị hư hại, nó có thể sử dụng chromosome còn lại để sửa chữa. Đây là nơi mọi thứ bắt đầu. Sự sửa chữa được thực hiện, và bây giờ đoạn gene lại an toàn. Cách mà chúng tôi có thể chiếm quyền điều khiển là chúng tôi có thể cho vào 1 đoạn DNA sai, 1 đoạn tương đồng ở 2 đầu tận nhưng sai khác ở giữa. Bây giờ, bạn có thể cho bất cứ thứ gì bạn muốn vào trung tâm và tế bào sẽ bị đánh lừa. Vậy nên bạn có thể thay thế 1 chữ cái, bạn có thể lấy bớt chữ ra, nhưng quan trọng nhất, bạn có thể nhét thêm vào 1 DNA mới, như 1 kiểu ngựa Trojan. CRISPR sẽ trở nên rất tuyệt vời trong rất nhiều những cải tiến khoa học mà nó chuẩn bị xúc tác. Thứ làm cho nó trở nên đặc biệt là hệ thống nhắm mục tiêu theo mô đun này. Ý tôi là, chúng tôi đã ghép DNA vào tế bào hàng chục năm rồi, đúng không? Nhưng bởi vì hệ thống nhắm mục tiêu theo mô đun, chúng tôi có thể đặt chúng vào chính xác nơi chúng tôi muốn Vấn đề là có rất nhiều thảo luận về việc nó quá rẻ và dễ dàng của nó. Và tôi đang điều hành 1 phòng thí nghiệm cộng đồng. Tôi đang bắt đầu nhận được email từ nhiều người nói những thứ đại loại như "Hey, tôi có thể tới vào đêm ra mắt và có thể sử dụng CRISPR để thiết kế bộ gene của tôi không?" (cười) Kiểu như, rất nghiêm túc. Tôi: "Không, anh không thể làm thế." (cười) "Nhưng tôi nghe bảo nó rẻ và dễ lắm mà" Chúng ta sẽ tìm hiểu về nó 1 chút. Nó rẻ tới mức nào? Đúng là nó rẻ. để mà so sánh Nó sẽ có mức giá trung bình như vật liệu cho 1 thí nghiệm từ hàng ngàn đô la tới hàng trăm đô la, và nó cũng rút ngắn thời gian. Nó có thể giảm thời gian từ vài tuần xuống vài ngày. Thật tuyệt vời. Bạn vẫn cần 1 phòng thí nghiệm chuyên nghiệp để làm công việc này; bạn không làm bất cứ thứ gì vô nghĩa ngoài phòng thí nghiệm chuyên nghiệp. Ý tôi là, đừng nghe ai nói rằng bạn có thể làm được điều này trên bàn bếp nhà bạn. Nó thực sự không dễ dàng để làm được. Chưa kể đến cuộc chiến bằng sáng chế sắp diễn ra, ngay cả khi bạn phát minh ra thứ gì đó, Viện Broad và UC Berkeley đang trong cuộc chiến cho bằng sáng chế tuyệt vời này Rất thú vị khi xem nó diễn ra, bởi vì họ buộc tội lẫn nhau gian lận và sau đó họ có người nói rằng "Ồ, đúng rồi, tôi kí lên cuốn sổ của tôi ở đây hay ở kia nè." Chuyện này sẽ không kết thúc vài năm Và khi đó, bạn có thể cá rằng bạn sẽ phải trả cho ai đó 1 số tiền lệ phí cấp giấy phép khổng lồ để sử dụng được nó. Vậy nên, nó có thực sự rẻ không? Nó chỉ rẻ khi bạn làm nghiên cứu cơ bản và bạn có 1 phòng thí nghiệm. Vậy còn dễ dàng thì sao? Hãy nhìn vào mệnh đề này. Quỷ dữ luôn nhìn vào chi tiết. Chúng tôi thực sự không biết nhiều về chúng trong các tế bào Chúng vẫn là 1 kiểu hộp đen bí ẩn. Ví dụ, chúng tôi không biết tại sao 1 vài RNA mồi hoạt động thực sự tốt và một vài cái khác lại không. Chúng tôi không biết tại sao 1 vài tế bào muốn sửa chữa theo con đường này và 1 số tế bào khác lại không. Và bên cạnh đó, cả 1 vấn đề to lớn về việc đưa được hệ thống vào 1 tế bào trong lần thử đầu tiên. Trong đĩa petri, điều này không khó lắm, nhưng nếu bạn cố thử làm điều này trên 1 cơ thể, nó trở nên rắc rối. Nó sẽ được nếu bạn sử dụng thứ gì đó như máu hay tủy xương - đây là những mục tiêu của khá nhiều nghiên cứu hiện nay. Có 1 câu chuyện tuyệt vời về 1 cô gái nhỏ nào đó được cứu sống khỏi căn bệnh máu trắng bằng cách rút hết máu ra, chỉnh sửa lại nó, rồi truyền trả ngược về bằng 1 tiền chất của CRISPR. Và đây là 1 hướng nghiên cứu mà mọi người đang hướng tới. Nhưng hiện nay, nếu bạn muốn đưa nó vào toàn bộ cơ thể, bạn chắc hẳn phải dùng tới virus. Bạn lấy 1 con virus, cho CRISPR vào trong nó, cho virus lây nhiễm vào tế bào. Nhưng bây giờ bạn có virus trong đó rồi, và chúng ta không biết tác dụng lâu dài của việc đó là gì. Thêm nữa, CRISPR có một vài tác dụng không mong muốn, một tỉ lệ rất nhỏ, nhưng nó vẫn có. Chuyện gì sẽ xảy ra theo thời gian với điều này? Đây không phải là những câu hỏi dễ dàng và có những nhà khoa học đang cố gắng trả lời nó, và họ hy vọng sẽ giải quyết được nó. Nhưng nó không phải là thứ cắm vào là chạy, không phải bằng 1 cú đá dài hơi. Vậy nên: nó có thật sự dễ dàng? Nếu bạn dành 1 vài năm làm việc trên 1 hệ thống cụ thể của bạn, thì câu trả lời là "Có". Bây giờ, thứ còn lại là chúng ta không thật sự biết nhiều về việc cụ thể để làm ra được bằng cách thay thế 1 vài điểm cụ thể trong đoạn gene. Chúng tôi còn cách rất xa với việc tìm ra Ví dụ: làm cách nào để cho 1 con heo mọc cánh. Hay thậm chí có thêm 1 cái chân nữa. Điều này tuyệt vời đúng không? Nhưng chuyện đang xảy ra là CRISPR đang được sử dụng bởi hàng chục ngàn nhà khoa học để thực hiện các công việc thật sự quan trọng, như làm các mô hình bệnh học tốt hơn trên động vật, hay tìm ra chu trình tổng hợp nên các chất giá trị và đưa vào sản xuất công nghiệp trong các thùng lên men, hay thậm chí làm những nghiên cứu cực kì cơ bản về sự hoạt động của gene. Đây là câu chuyện của CRISPR mà chúng tôi nên kể, và tôi không thích các phương diện hào nhoáng của nó đang nhấn chìm tất cả những thứ này đi. Rất nhiều các nhà khoa học làm rất nhiều nghiên cứu để biến CRISPR thành hiện thực và thứ thu hút tôi là những nhà khoa học này đang được xã hội chúng ta hỗ trợ. Hãy nghĩ về điều đó đi. Chúng tôi đã có cơ sở hạ tầng cho phép 1 tỉ lệ dân số nhất định dành toàn bộ thời gian làm nghiên cứu. Điều này làm chúng tôi trở thành người phát minh ra CRISPR, và tôi muốn nói điều này làm chúng tôi trở thành người trông nom CRISPR. Tất cả chúng tôi đều có trách nhiệm với nó. Vậy nên tôi mong bạn thực sự tìm hiểu về những loại công nghệ này, bởi vì, thật sự, chỉ có cách đó chúng ta mới có thể dẫn đường cho sự phát triển của các công nghệ này, lợi ích của các công nghệ này và đảm bảo rằng, cuối cùng, đây là kết quả khả quan cho cả hành tinh và chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi Dorothy còn là một cô bé cô bị cuốn hút bởi con cá vàng của mình. Cha cô giải thích rằng cá bơi được nhờ quẫy nhanh chiếc đuôi để đẩy mình đi trong nước. Không chút chần chừ, Dorothy đáp lại, "Vâng, thưa bố. Và cá bơi ngược lại bằng cách quẫy đầu." (cười) Trong tâm trí cô bé, điều đó là hiển nhiên như bao điều khác Cá bơi ngược bằng cách quẫy đầu của chúng. Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những con cá bơi ngược. Chúng ta đưa ra những giả định và những lập luận sai lầm. Ta có những thành kiến. Chúng ta tự cho mình đúng, mọi người sai. Chúng ta e sợ điều tồi tệ. Chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo viễn vong. Ta bảo bản thân thứ làm được và không được Trong tâm trí chúng ta, cá bơi ngược bằng cách điên cuồng quẫy đầu ta thậm chí không để ý chúng. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe năm sự thật về tôi Trong đó một cái là giả. Một: Tôi đã lấy bằng danh dự toán học tại Harvard năm 19 tuổi. Hai: Tôi hiện đang điều hành một công ty xây dựng tại Orlando. Ba: Tôi đã đóng vai chính trong một phim. Bốn: Tôi mất đi thị giác do một căn bệnh di truyền hiếm gặp. Năm: Tôi từng là một phụ tá luật sư cho hai Tòa Thẩm phán Tối cao Hoa Kỳ. Cái nào là lời nói dối? Thật sự là, tất cả đều đúng. Vâng, tất cả đều đúng. (vỗ tay) Hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến những show truyền hình. (cười) Tôi cũng như mọi người thôi. Đó là một chương trình trên NBC: "Saved by the Bell: The New Class." Tôi đã đóng vai Weasel Wyzell, một nhân vật trông rất mọt sách. Vai diễn này quả là một thách thức cho tôi khi tôi là một cậu bé 13 tuổi. (cười) Tại sao bạn lại nghi ngờ điều thứ tư, rằng tôi bị mù? Tại sao vậy? Chúng ta thường mặc định về những thứ gọi là khuyết tật. Là một người mù, tôi gặp phải những mặc định rất sai lầm về khả năng của mình. Tuy nhiên, mục đích hôm nay không về việc tôi bị mù. Mà là về tầm nhìn. Việc bị mù dạy tôi sống một cuộc sống với đôi mắt mở to. Dạy tôi nhận thức những con cá bơi ngược được tạo ra trong tâm trí ta. Việc bị mù buộc tôi phải tập trung. Khi nhìn bằng mắt thì thế nào? Gấp gáp và thụ động. Bạn chỉ cần mở mắt ra là đã thấy thế giới. Tai nghe không bằng mắt thấy. Đúng không nào? Vâng, đó là những gì tôi nghĩ. Từ 12 đến 25 tuổi, võng mạc của tôi dần trở nên tệ hơn. Thị lực của tôi ngày càng trở nên bất thường. cứ như trong nhà cười với gương và ảo giác. Người bán hàng tôi bắt gặp trong cửa hàng ra là manơcan. Khi chạm tay xuống bồn rửa tay, tôi chợt nhận ra mình đang chạm vào bồn tiểu thay vì bồn rửa khi tay tôi nhận ra hình dáng thực. Một người bạn miêu tả bức ảnh tôi đang cầm, thứ duy nhất tôi thấy là một bức tranh vẽ. Những vật thể xuất hiện, biến dạng rồi biến mất trong thực tế của tôi. Tôi thấy rất khó khăn và mệt khi cố nhìn mọi thứ. Tôi đã phải chắp ghép những phân mảnh, những hình ảnh thoáng qua, cố gắng phân tích những manh mối, tìm kiếm logic trong chiếc kính vạn hoa đang vỡ vụn, đến khi không thấy gì nữa. Tôi học được rằng những gì ta thấy không hoàn toàn là sự thật. Nó không phải là thực tế khách quan. Những gì ta thấy là những thực tế ảo cá nhân độc nhất được tạo ra hoàn hảo bởi não của chúng ta. Dùng ít kiến thức khoa học thần kinh giải thích. Trong cấu trúc não bộ, thị giác chiếm 30%, xúc giác chiếm 8%, và thính giác chiếm 2-3%. Mỗi giây, mắt bạn có thể gửi đến vỏ não thị giác hơn hai tỷ mẩu thông tin. Phần còn lại của cơ thể chỉ gửi đi một tỷ thông tin. Vậy, thị giác chiếm 1/3 bộ não theo thể tích và có thể khẳng định rằng khoảng 2/3 dữ liệu xử lý của não bộ. Ngạc nhiên hơn, những ảo tưởng bạn thấy quả thất rất hấp dẫn. Không sai: những gì bạn thấy chỉ là ảo tưởng. Đây mới là điều thú vị. Khi bạn nhìn một thứ gì đó, não bộ sẽ qui chiếu với những thứ bạn biết về thế giới này, những kiến thức, kí ức, quan điểm, cảm xúc, và sự chuyên tâm của bạn. Tất cả những thứ này được liên kết với thị giác trong não bộ. Những liên kết này diễn ra cả hai chiều, và thường xuyên vô thức. Ví dụ, thứ bạn thấy sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, và tâm trạng của bạn có thể thay đổi những gì bạn thấy. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh. Nếu bạn được yêu cầu ước tính tốc độ đi bộ của một người đàn ông trong một video, chẳng hạn, câu trả lời sẽ khác nếu bạn được yêu cầu nghĩ về con báo hoặc rùa. Một ngọn đồi dường như dốc hơn khi bạn vừa mới leo, và cột mốc dường như xa hơn nếu bạn đang mang chiếc balô nặng. Chúng ta đang có mâu thuẫn căn bản ở đây. Những gì bạn thấy là một công trình mà tâm trí bạn tự tạo ra, bạn chỉ trải nghiệm nó thụ động, như những miêu tả trực tiếp từ thế giới xung quanh. Các bạn tạo ra hiện thực của mình, và các bạn tin nó. Tôi tin vào hiện thực cho đến khi nó tan vỡ. Sự suy thoái thị giác phá vỡ các ảo tưởng của tôi. Các bạn thấy đấy, nhìn chỉ là một cách để chúng ta định hình hiện thực. Ta tạo nên hiện thực của mình bằng rất nhiều cách. Lấy sợ hãi làm ví dụ. Nỗi sợ hãi bóp méo hiện thực của bạn. Với logic của nỗi sợ hãi, bất cứ điều gì cũng tốt hơn là sự không chắc chắn. Nỗi sợ làm mọi thứ mất đi giá trị, khiến bạn sợ hãi vì những thứ bạn biết, khiến bạn cảm thấy tồi tệ với những thứ mơ hồ, tạo ra cái cớ để cản trở bạn. Các nhà tâm lý gọi nó bằng thuật ngữ: tư duy lệch lạc. (cười) Đúng không nào? Nỗi sợ khiến những thứ ta không biết trở nên đáng sợ. Sự sợ hãi chỉ là ngộ nhận. Khi bạn đối mặt với nhu cầu lớn nhất để nhìn nhận bản thân và suy nghĩ một cách nghiêm túc, nỗi sợ hãi sẽ khiến bạn nhụt chí, từ trong thâm tâm, thu hẹp và bóp méo quan điểm của bạn, nhấn chìm khả năng tự ngẫm của bạn bằng một lượng lớn cảm xúc gây rối. Khi bạn có một cơ hội hấp dẫn để dấn thân, sợ hãi sẽ khiến bạn chùn bước, làm cho bạn chỉ dám đứng nhìn lời tiên tri trở thành hiện thực. Khi tôi được chuẩn đoán mù, Tôi biết mù loà sẽ huỷ hoại cuộc đời tôi. Mù loà là án tử cho sự tự do của tôi. Đó là cái kết cho những thành tựu. Mù có nghĩa rằng tôi sẽ sống một cuộc đời không có ý nghĩa, nhỏ bé và buồn tẻ, và gần như là đơn độc. Tôi biết chứ. Đó là một viễn tưởng của nỗi sợ hãi, nhưng tôi lại tin nó. Nó không thật, nhưng là hiện thực của tôi, cũng giống như những chú cá bơi ngược trong tâm trí của Dorothy. Nếu tôi đã không đối mặt với thực tế nỗi sợ của tôi, tôi đã sống trong sợ hãi. Tôi chắc chắn về điều đó. Vậy làm sao để có cái nhìn rộng hơn? Là một phương pháp rèn luyện. Điều này có thể học được, luyện tập được. Tôi sẽ tóm tắt rất ngắn gọn. Hãy có trách nhiệm với bản thân mình trong từng phút giây, từng suy nghĩ, và trong từng chi tiết. Hãy nhìn thấu nỗi sợ của bạn. Nhận thức được những nhận định sai. Hãy khai thác những ưu điểm bản thân. Và để những định kiến ngủ yên. Hãy thay đổi quan niệm sai lầm giữa may mắn và thành công. Hãy chấp nhận ưu và khuyết điểm của bạn, và thấu hiểu sự khác biệt. Hãy mở lòng với sự khoan dung. Những nỗi sợ, những định kiến, những anh hùng, kẻ phản diện trong bạn, đều là lời tự bào chữa, những duy lý, những tóm lược, những luận cứ, sự đầu hàng của bạn. Chúng đều là những hư cấu bạn tự cho là thực tế. Hãy chọn cách nhìn thấu chúng. Bạn là người tạo ra thực tế của mình. Điều này hoàn toàn từ trách nhiệm bản thân. Tôi đã chọn cách ra khỏi căn hầm sợ hãi và dấn thân vào cuộc thám hiểm phía trước. Tôi đã sống một cuộc sống ý nghĩa. Không đơn độc, Tôi đã chia sẻ cuộc đời mình cùng Dorothy, người vợ xinh đẹp của tôi, với bộ ba, chúng tôi gọi là Tripskys, và thành viên mới nhất của gia đình, em bé Clementine. Nỗi sợ của bạn là gì? Bạn tự lừa dối bản thân điều gì? Bạn đã thêm thắt và tạo nên những ảo tưởng như thế nào? Bạn tự tạo ra thực tế nào cho bản thân? Trong sự nghiệp, đời sống cá nhân của bạn, trong các mối quan hệ, trong trái tim và tâm hồn bạn những con cá bơi ngược gây thiệt hại rất lớn. Chúng là cội nguồn của những cơ hội bị bỏ lỡ và những tiềm năng chưa thực hiện chúng tạo ra sự bất an và mất niềm tin, khi bạn tìm kiếm sự thoả mãn và kết nối. Tôi khuyên bạn nên tìm ra chúng. Helen Keller đã nói rằng thứ duy nhất còn tệ hơn mù loà chính là có thị lực mà không có tầm nhìn. Với tôi, mù loà là một ân huệ tuyệt vời, vì mù loà đem đến cho tôi tầm nhìn. Mong rằng bạn có thể thấy cái mà tôi thấy. Xin cám ơn. (vỗ tay) Bruno Giussani: Isaac, chỉ một câu nữa, trước khi anh rời sân khấu. Đây là câu hỏi của những doanh nhân, người thực hiện và nhà sáng tạo. Anh là CEO của một công ty tại Florida, và có lẽ rất nhiều người đang thắc mắc, Làm sao có thể là một CEO khi bị mù? Cụ thể anh đã gặp những khó khăn nào và làm sao để vượt qua chúng? IL: Vâng, khó khắn lớn nhất đã trở thành một ân huệ đối với tôi. Tôi không thấy được phản hồi qua vẻ mặt của mọi người. (cười) BG: Tiếng ồn ở kia ư? IL: Vâng. Ví dụ như, trong cuộc họp lãnh đạo nhóm của chúng tôi, tôi không thấy được biểu cảm khuôn mặt hay cử chỉ. Tôi học được cách thu thập phản hồi bằng lời nói hơn. Tôi yêu cầu mọi người nói cho tôi biết họ nghĩ gì. Và như vậy, như tôi đã nói, việc này thật sự là một ân huệ với bản thân tôi và với công ty, bởi vì chúng tôi giao tiếp ở một mức độ sâu hơn, chúng tôi tránh những thứ mơ hồ, và hơn hết, nhóm của tôi biết rằng những gì họ nghĩ mới thực sự là vấn đề. BG: Isaac, cảm ơn anh đã đến với TED. IL: Cảm ơn anh, Bruno. (vỗ tay) Ngôn ngữ tôi đang nói bây giờ đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu, có thể là một điều hay hơn hoặc tệ hơn. Nhưng hãy đối mặt với nó, nó là ngôn ngữ của Internet, là ngôn ngữ của tài chính, của điều khiển giao thông đường bay, của âm nhạc phổ biến, và của ngoại giao. Tiếng Anh đang ở khắp mọi nơi. Ngay bây giờ, tiếng quan thoại được nói bởi nhiều người hơn, nhưng nhiều người Trung Quốc đang học tiếng Anh hơn là người nói tiếng Anh học tiếng Trung Quốc. Mới đây tôi nghe rằng có 24 trường đại học ở Trung Quốc bây giờ đang dạy tất cả bằng tiếng Anh. Tiếng Anh đang thượng trị. Và thêm vào đó, nó được dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này hầu hết tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại bây giờ -- có khoảng 6000 ngôn ngữ -- sẽ không còn được nói nữa. Sẽ chỉ còn lại vài trăm ngôn ngữ. Và còn hơn thế nữa, ta đang tại thời điểm nơi mà biên dịch lập tức cho các bài phát biểu trực tiếp không những khả thi mà còn dần được cải thiện qua mỗi năm. Lý do mà tôi kể những điều đó cho các bạn là bởi vì tôi biết là chúng ta đến một thời điểm mà câu hỏi sẽ là: Tại sao chúng ta phải học tiếng nước ngoài -- trừ phi tiếng Anh có thể là ngôn ngữ nước ngoài? Tại sao phải bận tâm để học một ngôn ngữ khác khi ta đang đạt đến mức mà hầu như mọi người trên thế giới có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung? Tôi nghĩ có rất nhiều lý do, nhưng trước tiên tôi muốn nói về một điều mà các bạn rất có thể đã nghe qua, bởi vì thực sự nó nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ. Và đó là một ý tưởng là ngôn ngữ dẫn đường cho sự suy nghĩ, rằng từ vựng và ngữ pháp của các ngôn ngữ khác nhau cho mỗi người một loại trải nghiệm khác biệt, đại khái như vậy. Đó là một ý tưởng tuyệt diệu đầy lôi cuốn nhưng nó lại là một cạm bẩy. Không phải chỉ vì nó không hoàn toàn đúng. Ví dụ như trong tiếng Pháp và Tây Ban Nha từ vựng cho cái bàn, không biết lý do gì, được đánh dấu là từ giống cái. Vì vậy , để được "la table" hay "la mesa" bạn phải cứ phải chấp nhận vậy. Đã được thể hiện rằng nếu bạn nói được những ngôn ngữ trên và khi được yêu cầu hãy tưởng tượng cái bàn nói như thế nào và sự diễn ra thường xuyên hơn là tình cờ người nói tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha nói rằng cái bàn nói với một giọng cao của giống cái. Vậy nếu bạn là người Pháp hay Tây Ban Nha, đối với bạn, cái bàn là một cô gái, và ngược lại nếu bạn là một người nói tiếng Anh. Thật khó để bác bỏ những dữ liệu như thế, và nhiều người sẽ nói rằng đó nghĩa là bạn có quan điểm thế giới như thế nếu nói được một trong những ngôn ngữ đó. Nhưng bạn phải coi chừng bởi vì tưởng tượng rằng nếu một ai đó đặt chúng ta dưới kính hiển vi, những người chúng ta là những người nói tiếng Anh bản xứ. Vậy quan điểm thế giới là gì từ tiếng Anh? Ví dụ, hãy xem một người nói tiếng Anh. Trên màn hình đó là Bono. Anh ấy nói tiếng Anh. Tôi đoán chừng anh ấy có một thế giới quan. Đây là Donald Trump. Theo cách của ông, ông ấy cũng nói tiếng Anh. (Tiếng cười) Và đây là cô Kardashian, cô ấy cũng là một người nói tiếng Anh. Vậy đây là ba người nói ngôn ngữ Anh. Vậy thế giới quan của ba người này có điểm gì chung? Thế giới quan nào thông qua ngôn ngữ tiếng Anh đã hợp nhất họ? Đấy là một khái niệm đầy nguy hiểm. Vì ta đang dần dần đồng ý rằng ngôn ngữ dẫn đường cho ý tưởng, nhưng nó có xu hướng đưa đến những rung động tâm lý mơ hồ. Nó không phải là vấn đề cho bạn một đôi kính khác để nhìn thế giới. Nếu thật là vậy, thì tại sao phải học ngôn ngữ? Nếu nó không phải là sẽ thay đổi cách bạn suy nghĩ, vậy những lý do khác là gì? Có một số lý do. Một trong số đó là nếu bạn muốn hấp thụ một nền văn hóa, nếu bạn muốn uống nó vào, nếu bạn muốn trở thành một phần của nó, thì mặc là ngôn ngữ có dẫn tới văn hóa hay không -- và điều đó có vẻ đáng nghi ngờ -- nếu bạn muốn hấp thụ văn hóa, bạn phải kiểm soát tới một mức độ nào đó cái ngôn ngữ mà nền văn hóa đang được sử dụng. Không còn cách nào khác. Có một sự mô phỏng thú vị về điều nầy. Tôi phải đi hơi tối nghĩa, nhưng thực sự bạn nên tìm nó ra. Có một bộ phim do đạo diễn người Gia nã đại là Denys Arcand -- đọc bằng tiếng Anh trên trang là "Dennis Ar-cand," nếu bạn muốn tìm kiếm ông ta. Ông đã làm một bộ phim được gọi là "Chúa Giêsu của Montreal." Và rất nhiều các nhân vật là những người Canada gốc Pháp sống động, hài hước, đam mê, thú vị, những người phụ nữ nói tiếng Pháp. Có một cảnh gần cuối, nơi họ phải đưa một người bạn đến một bệnh viện nói tiếng Anh. Trong bệnh viện, họ phải nói tiếng Anh. Họ nói tiếng Anh nhưng nó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ không muốn nói tiếng Anh. Và họ nói chậm hơn, phát âm không chuẩn, không dùng được tiếng phổ thông. Đột nhiên những nhân vật mà bạn phải lòng trở thành cái vỏ của họ, chỉ còn là cái bóng của chính mình. Để tiếp thu một nền văn hóa và nếu chỉ phân tích con người qua một loại rèm thưa là không thật sự hiểu được nền văn hóa. Vì vậy đến mức độ chỉ vài trăm ngôn ngữ sẽ còn lại, một lý do để tìm hiểu chúng là bởi vì chúng là những vé để ta có thể tham gia trong văn hóa của những người nói những ngôn ngữ đó, chỉ bởi đức hạnh của sự thật rằng nó là mật mã của họ. Vì vậy đó là một lý do. Lý do thứ hai là, đã được cho thấy rằng nếu bạn nói được hai ngôn ngữ, bệnh mất trí sẽ ít có thể xãy ra. và rằng bạn có lẽ một người đa nhiệm hơn. Và đây là những yếu tố thiết lập từ rất sớm, và vì vậy sẽ cung cấp cho bạn một vài ý niệm rằng khi nào nên cho con em học một ngôn ngữ khác. Song ngữ là điều lành mạnh. Và sau đó, lý do thứ ba là ngôn ngữ cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vị hơn nhiều so với điều ta thường nghe. Vậy ví dụ trong tiếng Ả Rập: "kataba," ông viết, "Yaktubu," ông viết, bà viết. "Uktub", viết, trong câu mệnh lệnh. Chúng có điểm gì chung? Tất cả chúng đều có điểm chung các phụ âm ngồi ở giữa như trụ cột. Chúng ngồi yên, và các nguyên âm nhảy múa xung quanh các phụ âm. Ai sẽ không muốn cuồn cuộn những từ xung quanh trong miệng? Bạn có thể làm như thế từ tiếng Hebrew, bạn có thể làm thế từ ngôn ngữ chính của nước Ethiopia: Amharic. Vậy mới là vui. Hoặc ngôn ngữ sắp từ theo trật tự khác nhau. Học cách để nói chuyện với thứ tự khác nhau cũng giống như lái xe ngược chiều khi bạn đi đến quốc gia nào đó, hoặc cảm giác bạn nhận được khi bạn sức dầu xung quanh mắt của bạn và cảm thấy cay cay. Ngôn ngữ có thể làm như thế. Vậy hãy xem một ví dụ, "Chú mèo đội mũ trở về" một cuốn sách mà tôi chắc chắn tất cả chúng ta thường đọc, như "Moby Dick." Một cụm từ trong nó là, "Bạn có biết nơi tôi tìm thấy ông ta? Bạn có biết nơi ông đã ở? Ông đang ăn bánh trong bồn tắm, Vâng đúng như vậy!" Bây giờ, nếu bạn học sách đó với tiếng phổ thông Trung Quốc, bạn cần phải nắm vững, "Bạn có thể biết, tôi đã ở đâu ông ta thấy? Ông ta đã cái bồn bên trong ăn nhồi nhét bánh, Không có sai lầm nhai nhồi nhét!" Điều đó cho ta cảm giác tốt. Hãy tưởng tượng có thể làm điều đó trong rất nhiều năm. Hoặc, có bao giờ bạn học tiếng Campuchia? tôi thì chưa, nhưng nếu tôi học, Tôi sẽ nhai cuộn quanh trong miệng của tôi không chỉ là một chục nguyên âm giống như tiếng anh, mà là hơn 30 nguyên âm khác nhau nghiền và rịn ra chung quanh trong miệng của người Campuchia như ong trong tổ. Đó là những gì ngôn ngữ có thể đem đến cho bạn. Và nói chính xác hơn, chúng ta đang sống trong một thời đại rất dễ dàng để tự học một ngôn ngữ khác. Lúc trước thường là bạn phải đi đến một lớp học, và ở đó có một giáo viên siêng năng -- một giáo viên thiên tài ở đó -- nhưng người chỉ ở đó trong thời gian nhất định và bạn đã phải đi giờ đó, và giờ đó có nghĩa là không phải lúc nào cũng được Bạn phải đi đến lớp học Nếu bạn không đi được, bạn phải có một cái đã gọi là đĩa nhạc. Tôi bắt đầu học từ những đĩa như thế. Nhưng đĩa nhạc chỉ chứa được bấy nhiêu dữ liệu, hoặc một băng cát-sét, hoặc thậm chí đồ cổ được biết là đĩa CD. Ngoài những thứ đó bạn có những cuốn sách vô dụng, Lúc trước là như vậy. Hôm nay bạn có thể nằm xuống, nằm trên sàn phòng khách nhà bạn, nhấm nháp bourbon, và dạy cho mình bất kỳ ngôn ngữ nào bạn muốn với những bộ tuyệt vời như Rosetta Stone. Tôi khuyên bạn cũng nên dùng thứ ít được biết đến Glossika. Bạn có thể học bất cứ lúc nào, vì vậy bạn học nhiều hơn và tốt hơn. Bạn có thể cho mình thú vui mỗi sáng trong các ngôn ngữ khác nhau. Tôi học "Dilbert" trong nhiều ngôn ngữ khác nhau vào mỗi buổi sáng ; nó có thể nâng cao kĩ năng của bạn. Một chuyện không thể làm 20 năm trước, khi ý tưởng của việc học bất kỳ ngôn ngữ nào bạn muốn trong túi của bạn, đến từ điện thoại của bạn, như khoa học viễn tưởng đối với những người sành điệu. Vì vậy, tôi đề nghị rằng bạn nên tự học ngôn ngữ khác hơn là chỉ biết ngôn ngữ tôi đang nói, bởi vì bây giờ là thời gian tốt nhất để học. Nó là điều cực kỳ thú vị. Nó sẽ không thay đổi ý tưởng của bạn nhưng nó sẽ chắc chắn gây chấn động trong tâm tư bạn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay ) Chào buổi tối. Hành trình của tôi đến giai đoạn này bắt đầu khi tôi đến nước Mỹ ở độ tuổi 17. Bạn thấy đấy, tôi là một trong 84 triệu người dân Mỹ là dân nhập cư hoặc là con của dân nhập cư. Mỗi chúng ta có một ước mơ khi đến đây, ước mơ mà luôn bị thay đổi và luôn phải bị đổi hướng. Tôi là một trong những người may mắn. Ước mơ đã được đổi của tôi giúp tôi đến với công việc hiện tại hôm nay: đào tạo những người nhập cư làm việc cho văn phòng chính phủ và mở đầu vận động hướng về dân chủ toàn diện. Nhưng tôi không muốn bạn nghĩ việc đó dễ dàng, rằng người Mỹ mở rộng vòng tay chào đón tôi. Việc đó vẫn chưa thực sự xảy ra. Và tôi đã học được một số bài học mà tôi muốn chia sẻ với bạn, bởi vì tôi nghĩ rằng cùng nhau ta có thể làm nền dân chủ nước Mỹ tốt hơn và mạnh hơn. Tôi được sinh ra ở Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, và khi tôi 4 tuổi, gia đình tôi chuyển tới Belize, có lẽ là nước có nền dân chủ bé nhất thế giới. Và ở độ tuổi 17, tôi chuyển tới nước Mỹ, nước có nền dân chủ hùng mạnh nhất thế giới. Tôi đến vì muốn học văn học Anh. Bạn thấy đấy, là 1 đứa trẻ, tôi vùi đầu trong sách vở, và tôi nghĩ, sao không làm việc đó kiếm tiền khi lớn lên? Nhưng sau khi tôi tốt nghiệp đại học và có một tấm bằng tốt nghiệp, tôi thấy bản thân làm việc không lý tưởng này tới việc khác. Có lẽ đó là sự lạc quan tôi có về nước Mỹ đã khiến tôi mất một lúc để hiểu rằng mọi việc sẽ không thay đổi. Cánh cửa mà tôi tưởng đã rộng mở thực ra chỉ mở hé -- cánh cửa này của nước Mỹ sẽ mở rộng nếu bạn có đúng tên, đúng màu da, đúng mạng lưới quan hệ, nhưng nó có thể đóng sầm trước mặt bạn nếu bạn có sai tôn giáo, sai tình trạng nhập cư, sai màu da. Và tôi không thể chấp nhận điều đó. Vậy tôi bắt đầu sự nghiệp như một doanh nhân xã hội, mở một tổ chức dành cho những người trẻ như tôi-- Tôi còn trẻ khi mới thành lập tổ chức đó -- tìm hiểu về nguồn cội tới tiểu lục địa Ấn Độ. Trong công việc đó, tôi làm người biện hộ cho người Nam Á và người nhập cư khác. Tôi vận động thành viên của Quốc hội về những vấn đề chính sách. Tôi tình nguyện làm thăm dò vào ngày bỏ phiếu. Nhưng tôi không thể bỏ phiếu, và tôi không thể tranh cử. Nên vào năm 2000, khi được công bố rằng phí đơn xin nhập tịch sẽ lớn hơn gấp đôi từ 95 đô đến 225 đô, tôi quyết định đã đến lúc nộp đơn trước khi tôi không thể chi trả. Tôi điền một tờ đơn dài, trả lời câu hỏi về những mối liên hệ hiện tại và trước đây của tôi. Và khi đơn đã được nộp, dấu vân tay của tôi sẽ được lấy, một bài kiểm tra cần phải học trong quãng thời gian dài vô tận đợi xếp hàng. Bạn có thể gọi nó là rà soát cùng cực. Và rồi, vào tháng 12 năm 2000, tôi cùng hàng trăm người nhập cư khác tại một sảnh ở Brooklyn nơi chúng tôi tuyên thề lòng trung thành tới đất nước từ lâu chúng tôi đã coi là nhà. Hành trình của tôi từ sinh viên quốc tế tới công dân Mỹ mất 16 năm, một khoảng thời gian ngắn nếu so với câu chuyện của người nhập cư khác. Và sớm sau đó tôi đã thực hiện bước chính thức để trở thành một công dân Mỹ, cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, năm 2001, đã thay đổi khung cảnh nhập cư trong vài thập kỉ tới. Thành phố tôi, thành phố New York, khi đó đang quay cuồng và hồi phục, và giữa chuyện ấy, chúng tôi đang trong một chu kỳ bầu cử. Hai điều đã xảy ra khi chúng tôi đối mặt với sự mất mát và cuộc hồi phục ở New York. Cử chi bầu Michael Bloomberg là thị trưởng thành phố New York. Chúng tôi cũng nhận đề nghị một cuộc trưng phiếu Văn phòng Sở Nhập cư cho thành phố New York. Năm tháng sau cuộc bầu cử đó, thị trưởng mới được bầu chỉ định tôi làm Ủy viên đầu tiên ở Sở Nhập cảnh cho văn phòng mới được thành lập này. Tôi muốn bạn quay lại thời điểm đó. Tôi còn là một phụ nữ trẻ nhập cư từ Belize. Tôi phải loạng choạng với rất nhiều công việc ở Mỹ trước khi tôi bắt đầu một tổ chức cộng đồng trong một tầng hầm nhà thờ ở Queens. Cuộc tấn công 11/9 đã đem những cú sốc lớn tới cộng đồng của tôi. Những thành viên gia đình tôi, những người trẻ tôi làm việc cùng, đã chịu đựng sự quấy rối liên tiếp ở trường, ở nơi làm việc và ở sân bay. Và tôi bây giờ cũng sẽ diễn tả nỗi lo lắng của họ về chính phủ. Không công việc nào hoàn hảo cho tôi hơn. Và đây là 2 điều tôi đã học được khi trở thành Ủy viên. Đầu tiên, những người New York có ý tốt ở trong chính quyền thành phố nắm giữ những vị trí chính phủ không biết những người nhập cư sợ hãi như thế nào với việc thực thi pháp luật. Phần lớn chúng ta không thực sự biết được điểm khác, giữa một cảnh sát trưởng, một cảnh sát địa phương và một đặc vụ FBI. Và phần lớn chúng ta, khi thấy ai đó mặc đồng phục đi qua khu phố sẽ thấy tò mò hoặc là lo lắng. Vậy nên nếu bạn là cha mẹ nhập cư không có giấy tờ, mỗi ngày khi bạn nói tạm biệt với con bạn, tiễn chúng tới trường và đi làm, bạn không biết có bao nhiêu phần trăm rằng bạn sẽ được gặp chúng vào cuối ngày. Bởi vì một cuộc đột kích ở nơi làm việc của bạn, cơ hội chạm trán với cảnh sát địa phương có thể thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi. Điều thứ hai tôi học được đó là khi những người như tôi, những ai hiểu nỗi sợ đó, ai đã học một ngôn ngữ mới, ai đã điều hướng hệ thống mới, khi những người như chúng tôi đang ngồi ở bàn, chúng tôi ủng hộ những nhu cầu cộng đồng khác với người khác có thể làm. Tôi hiểu cảm giác sợ hãi là như thế nào. Những người nhà tôi đã trải qua nó. Những người trẻ tôi đã làm cùng đã bị quấy rối, không chỉ bởi bạn cùng lớp, mà còn bởi giáo viên của họ. Chồng tôi, rồi đến bạn trai tôi, nghĩ kĩ trước khi đeo ba lô hay để mọc râu bởi vì anh ấy đi du lịch quá nhiều. Điều tôi học được vào năm 2001 đó là phiếu bầu của tôi quan trọng nhưng rằng giọng nói và quan điểm của tôi cũng quan trọng. Và đó là ba thứ sau --- phiếu bầu, giọng nói và quan điểm của người nhập cư - làm tôi nghĩ có thể giúp cho nền dân chủ của ta mạnh mẽ hơn. Chúng ta thực sự có sức mạnh để thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử, để giới thiệu những vấn đề mới vào cuộc tranh luận chính sách và để thay đổi bộ mặt của sự lãnh đạo nam quyền người da trắng, cũ nhạt mà chúng ta có ở đất nước ta ngày nay. Vậy ta làm điều đó thế nào? Nào, đầu tiên hãy nói về những phiếu bầu. Nó sẽ không làm bạn ngạc nhiên rằng đa số cử tri ở nước Mỹ là da trắng. Nhưng nó sẽ khiến bạn ngạc nhiên biết rằng cứ ba cử tri thì một người là da đen, người La Tinh hay người Châu Á. Nhưng vấn đề là đây: nó không quan trọng ai có thể bỏ phiếu, nó quan trọng ai bỏ phiếu. Vậy nên năm 2012, nửa số cử tri La tinh và Mỹ-Châu Á đã không bỏ phiếu. Và những phiếu bầu này không chỉ quan trọng trong bầu cử tổng thống. Chúng quan trọng với cả bầu cử địa phương và bang. Năm 2015, Lan Diep, người con trai cả của một người tị nạn chính trị từ Việt Nam, tranh cử một vị trí vào Hội đồng thành phố San Jose. Anh ta thua cuộc bầu cử với 13 phiếu. Năm nay, anh ấy phủi thất bại của chiến dịch đó và quay lại tranh cử vị trí đó, và lần này anh ta thắng, với 12 phiếu bầu. Từng lá phiếu của chúng ta đều quan trọng. Và khi những người như Lan đang ngồi ở bàn chính trị, họ có thể tạo nên khác biệt. Ta cần những giọng nói đó. Ta cần những giọng nói đó một phần bởi vì nền lãnh đạo Mỹ không giống với cư dân Mỹ. Có hơn 500,000 văn phòng địa phương và bang ở Mỹ. Ít hơn 2% những văn phòng đó phụ trách bởi người Mỹ-Châu Á hay La tinh, hai nhóm người nhập cư lớn nhất ở nước ta. Ở thành phố Yakima, Washington, có 49% dân số là người Mỹ-La tinh, chưa hề có một người La tinh nào trong hội đồng thành phố tới năm nay. Ba người La tinh mới được nhận vào Hội đồng thành phố Yakima năm 2016. Một trong số đó là Carmen Mesndez. Cô ấy là thế hệ đầu tiên học đại học. Cô lớn lên phần thì ở Colima, Mexico, và phần còn lại ở Yakima, Washington. Cô ấy là một bà mẹ đơn thân, một người ủng hộ cộng đồng. Giọng nói của cô ấy trong Hội đồng thành phố Yakima đang ủng hộ thay mặt cộng đồng La tinh và toàn bộ cư dân Yakima. Và cô là một tấm gương cho con gái mình và những người La Tinh khác. Nhưng điều thứ ba chưa được khai thác ở nền dân chủ Mỹ là quan điểm mà dân nhập cư mang lại. Ta đã phải đấu tranh được ở đây. Chúng ta đến vì cơ hội kinh tế và học tập. Ta đến vì tự do chính trị và tôn giáo. Chúng ta đến trong cuộc theo đuổi tình yêu. Sự tận tâm đó, sự cam kết với nước Mỹ chúng ta cũng mang đến dịch vụ công cộng. Những người như Athena Salman, người lần đầu tiên thắng một chỗ trong Nhà bang Arizona tuần trước. Bố Athena lớn lên tại bờ Tây và chuyển tới Chicago, nơi ông ấy gặp mẹ cô. Mẹ cô ấy mang một phần dòng máu Ý, một phần Mexico và một phần Đức. Họ cùng nhau chuyển đến Arizona và xây dựng cuộc sống. Athena, khi cô vào nhà bang, sẽ đấu tranh cho nguồn cấp tiền giáo dục mà sẽ giúp cho những gia đình như gia đình mình để họ có thể đạt được ổn định về tài chính mà chúng ta luôn mong muốn. Lá phiếu, tiếng nói và quan điểm của dân nhập cư là những thứ mà tất cả chúng ta cần phải hành động để đưa vào nền dân chủ Mỹ. Nó không chỉ là việc của tôi. Mà cũng là việc của bạn. Và nó sẽ không dễ dàng. Chúng ta không bao giờ biết khi đưa thêm một yếu tố mới vào phương trình sẽ thay đổi những gì. Và có một chút đáng sợ. Bạn sợ rằng tôi sẽ cướp vị trí của bạn trên bàn, và tôi sợ rằng tôi sẽ không bao giờ có một vị trí trên bàn. Và tất cả chúng ta đều sợ rằng chúng ta sẽ mất đất nước này mà chúng ta biết và yêu thương. Tôi sợ rằng bạn sẽ cướp nó khỏi tôi, và bạn sợ rằng tôi sẽ cướp nó khỏi bạn. Hãy nhìn xem, năm nay cuộc bầu cử diễn ra rất cam go, điều nhắc nhở là những người có lịch sử nhập cư như tôi có thể bị loại bỏ bởi ý thích của một nhà lãnh đạo. Nhưng tôi đã chiến đấu để ở đất nước này và tôi sẽ tiếp tục làm vậy mỗi ngày. Nên sự lạc quan của tôi chưa bao giờ lung lay, bởi tôi biết có hàng triệu người nhập cư như tôi, trước mặt tôi, sau lưng tôi và quanh tôi. Đó cũng là đất nước của chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đó là vào tháng 4 năm ngoái khi tôi đang đi chơi tối với bạn chúc mừng sinh nhật một người bạn. Chúng tôi chưa gặp nhau khoảng một vài tuần; đó là một buổi tối hoàn hảo, khi chúng tôi tụ tập lại với nhau. Vào cuối buổi tối, tôi bắt chuyến tàu ngầm cuối cùng trở lại về phía bên kia thành phố London. Chuyến đi diễn ra suôn sẻ. Tôi trở lại nhà ga nơi tôi ở và bắt đầu đi bộ 10 phút về nhà. Khi đi đến khúc rẽ vào đường nhà tôi, nhà ở ngay trước mắt tôi, tôi nghe tiếng bước chân ngay sau lưng và chúng đến từ nơi nào đó và tiếng đó trở nên dồn dập. Trước khi tôi kịp nhận ra điều gì, một bàn tay đã bịt miệng tôi lại để tôi không thể thở được, và một thanh niên trẻ ngay sau tôi kéo tôi xuống mặt đất, đập đầu tôi nhiều lần xuống vỉa hè cho đến khi mặt tôi bắt đầu chảy máu, đá vào lưng, cổ và hắn bắt đầu cưỡng hiếp tôi, xé nát quần áo của tôi và quát tôi "Im mồm," khi tôi đang cố khóc cầu cứu. Với mỗi cái đập đầu vào nền bê tông, một câu hỏi vang lên trong đầu tôi mà tôi nhớ cho đến tận hôm nay: "Đây sẽ cách tất cả sẽ kết thúc ư?" Tôi đã không nhận ra rằng mình bị theo dõi trên cả quãng đường kể từ giây phút tôi rời nhà ga. Và vài tiếng đồng hồ sau, tôi đứng trước cửa đồn cảnh sát không mặc áo và đi chân trần, họ chụp ảnh tất cả những vết thương và vết cắt trên cơ thể tôi để làm chứng cứ trên tòa. Hiện tại, tôi chỉ có vài từ để miêu tả cảm giác bất lực, xấu hổ, buồn bã và bất công mà tôi đã trải qua vào giây phút ấy và những tuần tiếp theo. Nhưng rất muốn tìm được cách kiềm chế những cảm xúc này vào một cái gì đó để giúp tôi vượt qua, tôi quyết định làm điều mà tôi thấy thoải mái nhất: tôi viết về nó. Nó bắt đầu như một bài tập tẩy rửa. Tôi viết thư cho người cưỡng bức tôi, nhân cách hóa hắn ta là "bạn," để xác nhận hắn là một thành phần của cộng đồng mà hắn đã cưỡng bức hung bạo đêm đó. Nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn từ hành động của hắn, tôi viết: "Đã bao giờ bạn nghĩ về những người trong cuộc đời bạn?" Tôi không biết họ là ai. Tôi cũng không biết gì về bạn. Nhưng tôi chỉ biết điều này: bạn không chỉ tấn công tôi vào đêm đó. Tôi là con gái, là người bạn. Tôi là người chị, là người học trò. Tôi là chị họ, là cháu, Tôi là một hàng xóm; Tôi là một nhân viên phục vụ trong một quán cà phê tại trạm tàu. Và tất cả những người có quan hệ với tôi tạo nên cộng đồng của tôi. Và bạn đã cưỡng bức từng người trong họ. Bạn đã xúc phạm sự thật rằng tôi sẽ không bao giờ ngừng đấu cho và vì tất cả những người đại diện: rằng thế giới này có nhiều người tốt hơn kẻ xấu." Nhưng, để sự cố này không làm tôi mất niềm tin vào sự đoàn kết của cộng đồng tôi và toàn thể nhân loại, tôi nhớ lại sự kiện đánh bom khủng bố 7/7 vào tháng 7 năm 2005 tại giao thông London và cách những lãnh đạo của London thời điểm đó và cả bố mẹ tôi nữa, đã khăng khăng rằng chúng tôi sẽ trở lại đường ngầm hôm sau chúng tôi nhất định không bị thay đổi bởi những người làm ta thấy nguy hiểm. Tôi bảo với kẻ tấn công mình, "Bạn đã tấn công được tôi, nhưng hiện tại tôi vẫn trở lại là mình. Cộng đồng của tôi sẽ không cảm thấy nguy hiểm đi bộ về nhà lúc tối. Chúng tôi sẽ về nhà với tàu cuối, và chúng tôi sẽ đi bộ một mình, bởi vì chúng tôi sẽ không bị cái ý tưởng chúng tôi tự đặt mình vào nguy hiểm nếu làm thế. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh, như quân đội, khi mà một thành viên trong cộng đồng gặp nguy hiểm. Và đây là cuộc chiến bạn sẽ không thắng." Vào thời điểm viết lá thư này-- (Vỗ tay) Cảm ơn mọi người! (Vỗ tay) Vào thời điểm viết lá thư này, tôi đang học chuẩn bị thi tại Oxford, và tôi đang làm cho một tờ báo sinh viên ở đó. Thay vì có đủ may mắn khi có bạn bè và gia đình ủng hộ, tôi vẫn thấy bị cô lập. Tôi không hề biết ai đã trải qua việc này trước đây; ít nhất tôi không nghĩ tôi có. Tôi đọc tin tức, thống kê và biết việc cưỡng bức thường xuyên xảy ra, nhưng tôi không thể nói tên được một người mà nói ra được việc này trước đây. Nên trong một quyết định khá tự phát, tôi quyết định đăng bức thư của mình lên tờ báo sinh viên, với hy vọng tới những người ở Oxford đã trải qua chuyện tương tự và đồng cảm với tôi. Ở cuối lá thư, tôi có yêu cầu họ viết về chuyện của họ với cái tag, "#KhôngCóTội," để nhấn mạnh rằng nạn nhân của những vụ cưỡng bức có thể giải bày mà không cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi vì những gì xảy ra với mình và chứng minh rằng chúng tôi có thể đứng lên. Điều tôi không ngờ tới rằng hầu như chỉ qua một đêm bức thư được đăng đó lan truyền như virus. Ngay sau đó, chúng tôi nhận được hàng trăm câu chuyện từ nam nữ trên khắp thế giới, và chúng tôi bắt đầu đăng trên một trang web do tôi lập. Và cái tag đã trở thành một chiến dịch. Có một bà mẹ người Úc trong độ tuổi 40 đã miêu tả vào một buổi tối bên ngoài, bà đã bị đi theo tới nhà vệ sinh bởi một người đàn ông liên tục chạm vào mông bà. Có một người đàn ông ở Hà Lan đã tả về việc anh bị người quen cưỡng hiếp trong lần đi London và đã không được ai coi trọng khi anh trình báo vụ việc. Tôi nhận được tin nhắn riêng trên facebook từ nạn nhân ở Ấn Độ và Nam Mỹ, rằng, làm thế nào để mang thông điệp của chiến dịch tới đó? Một trong những sự cống hiến đầu tiên từ một người phụ nữ tên Nikki người bị chính cha mình quấy rầy lúc trưởng thành. Và những người bạn đã mở lòng về những trải nghiệm đã xảy ra từ tuần trước tới những gì xảy ra mấy năm trước, mà tôi chưa từng biết đến. Và càng nhiều những tin nhắn chúng tôi nhận được, càng nhiều những thông điệp niềm tin đi theo đó -- mọi người cảm thấy mạnh mẽ bởi lời nói của cộng đồng đứng lên đấu lại cưỡng bức và sự đổ lỗi cho nạn nhân. Một phụ nữ tên Olivia, sau khi kể câu chuyện bị tấn công, bởi một người mà chị tin và chăm sóc trong thời gian dài, nói, "tôi đã đọc rất nhiều câu chuyện đăng ở đây, và tôi cảm thấy hy vọng rằng nhiều phụ nữ đã tiếp tục sống, thì tôi cũng có thể. Được truyền cảm hứng, tôi hy vọng một ngày tôi có thể mạnh mẽ như họ. Tôi chắc chắn tôi sẽ." Mọi người trên thế giới bắt đầu tweet cái hashtag này và bức thư được đăng bởi báo chí quốc gia, cũng như được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhưng một điều tôi lo về sự chú ý của truyền thông rằng lá thư này rất thu hút. Để điều gì đó trở thành tin tức trang đầu, như cái tên "tin tức" của nó, chúng ta có thể coi đó là điều gì mới hoặc điều bất ngờ. Nhưng bạo lực tình dục không là điều mới nữa. Bạo lực tình dục, cùng với những bất công khác, luôn được đăng trên truyền thông. Nhưng qua chiến dịch này, những bất công không chỉ là câu chuyện tin tức, chúng là những trải nghiệm đầu tiên đã ảnh hưởng tới người thực, người đã tạo ra, với sự ủng hộ của người khác, điều họ cần mà trước đây họ chưa có: một nơi để bày tỏ, để chắc chắn họ không cô đơn hoặc để đổ lỗi cho những gì xảy ra với họ và mở lòng giúp giảm sự kỳ thị xung quanh vấn đề này. Tiếng nói của những người bị ảnh hưởng trực tiếp ở ngay đầu câu chuyện -- không phải là lời nói của nhà báo hoặc bình luận trên mạng xã hội. Và đó là lý do câu chuyện là một tin tức. Ta sống trong một thế giới cực kỳ liên kết với sự gia tăng của mạng xã hội, đó chính là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho thúc đẩy sự thay đổi xã hội. Nhưng nó cũng giúp chúng ta tăng cường phản ứng lại, từ những phiền toái nhỏ nhất như "Oh, tàu tôi bị chậm rồi," tới những bất công lớn của chiến tranh, nạn diệt chủng, tấn công khủng bố. Phản ứng mặc định của chúng ta đã trở thành phản ứng với bất kỳ bất công bằng cách tweet, lên facebook, hashtag -- bất cứ cách nào cho thấy chúng ta cũng phản ứng lại. Vấn đề với việc phản ứng theo cách đại chúng này là có thể đôi khi chúng ta không thực sự phản ứng lại, không theo nghĩa là thực sự làm gì, làm cách nào đó. Nó có thể làm chúng ta cảm thấy tốt hơn, như chúng ta đã đóng góp cho cộng đồng, nhưng thực sự nó chẳng thay đổi điều gì. Và một điều nữa, đôi khi nó còn át đi tiếng nói của người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bất công người cần được lắng nghe nhất. Lo lắng cũng là một xu hướng phản ứng lại những bất công để xây nên nhiều bức tường hơn, nhanh chóng chỉ tay với hy vọng đưa ra được lời giải dễ dàng cho vấn đề phức tạp. Một tờ báo lá cải của Anh, có đăng bức thư của tôi, với một tiêu đề rằng "Sinh viên Oxford lập chiến dịch online để làm xấu mặt kẻ tấn công." nhưng nó chưa thực sự bao giờ để làm xấu mặt ai. Nó để làm cho mọi người lên tiếng và để làm người khác nghe. Những lời đùa chia rẽ trên Twitter đã nhanh chóng tạo ra nhiều bất công, bình luận về sắc tộc và tầng lớp của kể tấn công tôi để thúc đẩy chính kiến của hộ. Và một số thậm chí buộc tội tôi đã bịa ra mọi chuyện để thúc đẩy, và tôi trích nguyên văn, "chương trình nữ quyền ghét đàn ông." (Tiếng cười) Tôi biết, đúng thế? Như thể là tôi sẽ "Này mọi người! Xin lỗi tôi không thể làm, tôi đang bận cố ghét toàn bộ đàn ông vào lúc tôi 30 tuổi." (tiếng cười) Bây giờ, tôi gần như chắc chắn rằng những người này không hề nói điều mà họ nghĩ. Nhưng nó như thể là họ là người đứng sau ngồi thoải mái trong căn nhà họ khi trên mạng xã hội, mọi người quên rằng họ đang làm là một hành vi công khai mà những người khác đọc và bị ảnh hưởng. Trở lại câu chuyện của tôi về việc trở lại cuộc sống, một điều mà tôi quan tâm khác về vấn đề nổi lên từ phản ứng trực tuyến với bất công là nó dễ tạo cho chúng ta hình ảnh như bên bị ảnh hưởng, dẫn đến cảm giác bị đánh bại, một loại rào cản tâm lý với việc nhìn thấy cơ hội tích cực hoặc để thay đổi sau một tình huống tiêu cực. Một vài tháng trước khi chiến dịch bắt đầu hoặc điều này xảy ra với tôi, tôi đã đến một sự kiện TEDx ở Oxford và tôi thấy Zelda la Grange phát biểu, từng là thư ký riêng của Nelson Mandela. Một chuyện cô ấy kể thực sự làm tôi ấn tượng. Cô ấy kể về khi Mandela bị đưa đến tòa án bởi Hiệp hội Bóng bầu dục Nam Phi sau khi ông ấy ra lệnh điều tra các vấn đề thể thao. Trên tòa, ông ấy lên gặp luật sư của Hiệp hội Bóng bầu dục Nam Phi, bắt tay với họ và nói chuyện với từng người bằng tiếng của họ. Và Zelda muốn phản đối rằng họ không xứng với sự tôn trọng của ông ấy sau bất công này mà họ gây ra cho ông ấy. Ông ấy đã quay sang cô này và nói, "Mình không bao giờ được để đối thủ xác định căn cớ cho trận đấu." Thời điểm mà nghe được những lời này, tôi thực không biết vì sao chúng quan trọng nhưng tôi cảm thấy chúng có, và tôi đã viết lại vào quyển vở của mình. Nhưng tôi đã nghĩ về lời này rất nhiều lần kể từ đó. Trả thù, hay biểu hiện của sự thù hận hướng tới những kẻ đã bất công với ta có thể giống như bản năng của con người khi đối mặt với sai trái nhưng ta cần phá vỡ những quy luật này nếu chúng ta hy vọng biến những điều tiêu cực của sự bất công thành thay đổi tích cực của xã hội. Làm ngược lại tiếp tục để kẻ thù xác định căn cớ cho trận chiến, tạo ra hai thế cực, mà ta người đã chịu đựng trở thành người bị ảnh hưởng đối đầu với họ, các thủ phạm. Và như chúng ta đã trở lại lối cũ, chúng ta không thể để nền tảng của sự liên kết và cộng đồng thành nơi chúng ta giải quyết sự thất bại. Nhưng tôi không muốn ngăn cản những phản ứng trên mạng xã hội, bởi sự phát triển của chiến dịch #KhôngCóTội gần như toàn bộ với mạng xã hội. Nhưng tôi muốn cổ vũ cách tiếp cận quan tâm hơn tới cách chúng ta phản ứng với sự bất công. Tôi nghĩ bắt đầu chúng ta nên tự hỏi hai điều Đầu tiên: Tại sao ta lại cảm thấy bất công này? Trong trường hợp của tôi, có vài câu trả lời. Người nào đó đã tổn thương tôi và người tôi yêu, với giả thuyết rằng hắn không phải chịu tránh nhiệm hoặc nhận ra tổn thương hắn đã gây ra. Không chỉ vậy, ngàn người đàn ông và phụ nữ chịu khổ mỗi ngày từ bạo lực tình dục, trong im lặng, nhưng vấn đề là chúng ta không chú ý đến như những vấn đề khác. Nó vẫn là một vấn đề nhiều người đổ lỗi cho nạn nhân. Tiếp theo, hãy tự hỏi: Nhận ra những lý do này làm thế nào ta có thể hoán đổi? Với tôi, đó là bắt kẻ tấn công tôi chịu tránh nhiệm -- và nhiều người khác. Đó là bắt họ chịu tránh nhiệm hậu quả họ đã gây ra. Đó là đem sự chú ý tới vấn nạn bạo lực tình dục, trao đổi thoải mái giữa bạn bè, gia đình, trên truyền thông mà đã bị lơ là quá lâu và nhấn mạnh rằng nạn nhân không nên thấy có tội vì những gì đã xảy ra với họ. Ta vẫn còn một chặng đường dài để giải quyết triệt để vấn đề này. Nhưng bằng cách này, Ta có thể sử dụng mạng xã hội như công cụ tích cực vì công bằng xã hội như công cụ để giáo dục, để khuyến khích trò chuyện, để cho những nhà chức trách nhận thức được vấn đề bằng cách lắng nghe những người bị ảnh hưởng. Bởi vì đôi khi những câu hỏi này không có câu trả lời dễ dàng. Trên thực tế, chúng hiếm khi có. Nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể cho chúng phản hồi. Trong những trường hợp bạn không thể nghĩ ra làm thế nào để đảo ngược cảm giác bất công bạn vẫn có thể nghĩ, có thể đó không là điều bạn có thể, nhưng là điều bạn không thể. Bạn không thể xây thêm bức tường bằng cách đấu lại bất công với thành kiến hơn thù hằn hơn. Bạn không thể nói với những người bị ảnh hưởng trực tiếp bằng sự bất công. Và bạn không thể đáp trả với sự bất công, chỉ với cách quên nó đi vào ngày hôm sau, chỉ bởi vì Twitter đang chạy tiếp. Đôi khi, không phản ứng ngay, trớ trêu thay, lại là hành động ngay lập tức tốt nhất mà ta có thể làm. Bởi vì chúng ta có thể tức giận, buồn bã, và thúc đẩy bởi sự bất công, nhưng hãy suy nghĩ đến những phản ứng của ta. Hãy để ta bắt họ chịu tránh nhiệm, mà không giảm giá trị văn hóa mà phát triển từ chính sự xấu hổ và bất công của ta. Hãy để ta nhớ rằng sự khác biệt, đôi khi đã bị lãng quên bởi người dùng mạng, giữa chỉ trích và xúc phạm. Hãy để ta không quên nghĩ trước khi nói, chỉ bởi vì ta có màn hình trước mặt. Và khi ta tạo tin nhiễu trên mạng xã hội. đừng làm át những điều mà người bị ảnh hưởng cần mà thay vào đó hãy làm tăng âm lượng giọng nói họ, để mạng trở thành nơi bạn không phải là cá biệt nếu bạn nói về điều gì đã thực sự xảy ra với bạn. Tất cả những cách quan tâm này tới bất công gợi lên yếu tố chủ chốt mà mạng được xây dựng nên: để tạo mạng lưới, để có tín hiệu, để kết nối -- tất cả những điều này ám chỉ đem mọi người gần nhau không phải đẩy họ ra xa. Bởi vì nếu bạn tìm kiếm từ "công bằng" trong từ điển, trước sự trừng phạt, trước sự thi hành pháp luật hoặc cơ quan tư pháp, bạn thấy: "Sự duy trì điêu đúng đắn." Và tôi nghĩ có ít thứ "đúng" hơn trong thế giới này hơn là đem con người lại gần nhau, hơn là những sự hợp nhất. Và nếu ta để mạng xã hội truyền tải điều này, và để nó truyền tải thực sự một dạng công bằng mạnh mẽ. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Một buổi sáng tháng Mười nóng nực, Tôi xuống chuyến tàu đi xuyên đêm ở Mandalay, cố đô hoàng gia của Burma, bây giờ là Myanmar. Trên phố tôi bắt gặp một nhóm đàn ông với dáng vẻ thô kệch đang đứng bên cạnh những chiếc xe kéo của mình. Một người đi về phía tôi và mời chào đưa tôi đi tham quan xung quanh. Mức giá mà anh ta đưa ra thật bất ngờ. Nó còn rẻ hơn một thanh sô-cô-la tôi mua ở nhà. Thế là tôi leo lên xe kéo của anh ta, và anh ta bắt đầu chậm rãi đưa tôi qua các cung điện và những ngôi chùa. Lúc đi anh ta kể tôi nghe chuyện anh ta từ quê lên thành phố. Anh có một tấm bằng về toán học. Ước mơ của anh là trở thành một giáo viên. Nhưng cuộc sống quá khắc nghiệt dưới chế độ độc tài quân sự, và cho đến giờ, đây là cách duy nhất để anh kiếm sống. Anh ta nói với tôi, nhiều đêm phải ngủ lại trên chiếc xe kéo của mình để có thể kiếm được những vị khách đầu tiên xuống chuyến tàu đêm. Chẳng mấy chốc chúng tôi nhận ra, ở nhiều phương diện chúng tôi có rất nhiều điểm chung chúng tôi đều đang ở độ tuổi đôi mươi, đều say mê với văn hóa ngoại quốc, thế nên anh đã mời tôi về nhà mình Chúng tôi dần rời xa những con phố rộng, đông đúc, và bắt đầu đi vào những hẻm nhỏ, gồ ghề, vắng vẻ. Có rất nhiều căn lều mục nát xung quanh. Tôi thực sự mất đi cảm giác về nơi mình đang đi, và tôi nhận ra bất cứ chuyện gì đều có thể xảy ra với mình lúc này. Tôi có thể bị cướp giật hoặc đánh thuốc hoặc thứ gì đó tệ hại hơn. Không ai có thể biết được. Cuối cùng anh dừng lại và dẫn tôi vào trong một ngôi nhà tranh, nơi chỉ có duy nhất một phòng rất nhỏ. Và sau đó anh ta cúi xuống, với tay dưới gầm giường. Có gì đó khiến tôi đông cứng lại. Tôi chờ đợi xem anh ta sẽ lôi ra thứ gì. Và cuối cùng anh kéo ra một chiếc hộp. Trong nó là những bức thư anh ta từng nhận được từ những vị khách nước ngoài, và anh dán lên một vài bức thư những tấm hình đen trắng đã mờ của những người bạn nước ngoài mới của mình. Khi chúng tôi tạm biệt nhau tối hôm đó, Tôi nhận ra anh ta đã chỉ cho tôi thấy bí mật của việc du lịch, đó chính là dám mạo hiểm, đi vào sâu bên trong lẫn hướng ra ngoài những nơi mà bạn chưa từng đi, để thử làm những điều không chắc chắn, những thứ còn mơ hồ, thậm chí là nỗi sợ hãi. Ở nhà, sẽ rất dễ mắc sai lầm cho rằng chúng ta kiểm soát được mọi thứ. Ở thế giới bên ngoài, mỗi khoảnh khắc đều nhắc cho bạn rằng không phải như vậy, và bạn cũng không thể hiểu hết tất cả mọi điều. Mọi nơi, "Con người đều mong ước được ổn định" Ralph Waldo Emerson đã nhắc nhở chúng ta, "nhưng chỉ khi chúng ta bất ổn thì mới có hi vọng cho chúng ta." Tại buổi hội thảo này, chúng ta đủ may mắn để nghe những khám phá và những ý tưởng mới mẻ thú vị và, thực sự là, về tất cả các cách mà tri thức đang được mở rộng một cách đầy hứng thú về phía trước. Nhưng ở điểm nào đó, tri thức bị cạn kiệt. Và đó là thời điểm mà cuộc đời bạn thực sự được quyết định: khi nào bạn yêu; bạn mất đi một người bạn; ánh sáng vụt tắt. Và sau đó khi bạn lạc lối hay bất an hay phải tự lo cho mình, bạn tìm ra mình là ai. Tôi không tin vô tri là hạnh phúc. Khoa học rõ ràng đã làm cuộc sống của chúng ta tươi sáng hơn, kéo dài hơn và khỏe mạnh hơn. Và tôi mãi biết ơn những thầy cô đã chỉ cho tôi những quy luật vật lý và chỉ ra rằng ba nhân ba bằng chín. Tôi có thể đếm nó trên những ngón tay của mình bất kể ngày hay đêm. Nhưng khi một nhà toán học nói với tôi rằng âm ba nhân âm ba bằng chín, đó lại là một loại logic dường như rất đáng tin cậy. Mặt khác, sự đối lập của tri thức không phải luôn là sự vô tri. Nó có thể là sự kỳ diệu. Hay bí ẩn. Hay một khả năng. Và trong cuộc đời mình, tôi nhận ra những thứ mà tôi không biết đã nâng tôi lên và đẩy tôi về phía trước nhiều hơn những điều tôi biết chắc. Cũng là những điều tôi không biết đã mang tôi đến gần mọi người xung quanh tôi hơn. Đã tám tháng Mười Một những năm gần đây, tôi đi dọc nước Nhật với Dalai Lama. Và mỗi ngày ông đều nói với tôi một điều điều mà dường như cho con người ta cảm giác yên lòng và tự tin nhất là "Tôi không biết" "Điều gì sẽ xảy ra với Tây Tạng?" "Khi nào chúng ta có được một thế giới hòa bình?" "Cách tốt nhất để nuôi lớn trẻ nhỏ là gì?" "Thực sự" người đàn ông thông thái này nói "Tôi không biết" Nhà kinh tế học đạt giải Nobel hòa bình Daniel Kahneman đã dành hơn 60 năm cho đến nay để nghiên cứu về hành vi của con người, và kết luận của ông là chúng ta luôn tự tin về những gì mà chúng ta nghĩ là mình biết hơn là chúng ta nên. Như ông nói, chúng ta có "một khả năng vô hạn để lờ đi sự vô tri của chúng ta." Chúng ta biết đội của mình sẽ thắng cuối tuần này và chúng ta chỉ nhớ tri thức trong những dịp hiếm hoi khi chúng ta đúng Thường thì chúng ta ở trong bóng tối. và đó là nơi sự thân thuộc tồn tại. Bạn có biết người yêu bạn sẽ làm gì vào ngày mai không? Bạn có muốn biết không? Cha mẹ của tất cả chúng ta, như một vài người gọi họ là Adam và Eve có thể không bao giờ chết nếu họ vẫn đang ăn quả từ cây đời. nhưng giây phút họ bắt đầu gặm trái từ cây tri thức của điều thiện và điều ác, họ đã mất đi sự trong sáng của mình. Họ bắt đầu biết xấu hổ và phiền muộn, tự nhận thức về bản thân. Và họ biết rằng, có lẽ hơi muộn, rằng chắc chắn có những thứ mà chúng ta cần phải biết, nhưng có quá nhiều thứ tốt hơn không nên khám phá. Khi tôi là một đứa trẻ, đương nhiên là tôi biết mọi thứ. Tôi đã dành 20 năm trong các lớp học để thu thập dữ liệu, và tôi thực sự ở trong ngành kinh doanh thông tin, viết các bài báo cho tạp chí Time. Tôi thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Nhật khoảng hai tuần rưỡi, và tôi trở lại với một bài luận 40 trang giải thích từng chi tiết mới nhất về những ngôi đền, thời trang, môn bóng chày, và cả linh hồn của Nhật. Nhưng dưới tất cả những điều đó, có những thứ mà tôi không thể hiểu điều mà đã lay động tôi vì nhiều lý do mà tôi vẫn không thể giải thích được, nên tôi đã quyết định đến sống ở Nhật. Cho đến giờ tôi đã ở đó khoảng 28 năm, Tôi thực sự không thể kể cho bạn quá nhiều về ngôi nhà đã tiếp nhận tôi. Một ngôi nhà tuyệt vời, vì mỗi ngày tôi lại khám phá ra điều gì đó mới lạ, và trong quá trình này, nhìn quanh từng góc nhỏ và thấy hàng trăm nghìn thứ Tôi sẽ không bao giờ biết. Tri thức là một món quà vô giá. Nhưng ảo tưởng về tri thức có thể nguy hiểm hơn cả sự vô tri. Nghĩ rằng bạn biết về người yêu của bạn hay kẻ thù của bạn có thể giả dối hơn việc thừa nhận bạn sẽ không bao giờ biết về họ. Mỗi sáng ở Nhật, khi mặt trời tràn ngập căn hộ nhỏ bé của chúng tôi, Tôi cố gắng hết sức không xem dự báo thời tiết, ví nếu tôi xem, tâm trí tôi sẽ trở nên u ám, xao nhãng, thậm chí khi mà ngày đó rất tươi sáng. Tôi đã là một người cầm bút toàn thời gian khoảng 34 năm. Và có một thứ mà tôi học được là sự chuyển đổi sẽ đến khi tôi không còn làm chủ mọi thứ, khi tôi không biết điều gì sẽ đến, khi tôi không thể cho rằng tôi vĩ đại hơn mọi thứ xung quanh mình. Và điều tương tự cũng đúng với tình yêu hay trong những thời điểm khủng hoảng. Đột nhiên, chúng ta quay trở lại chiếc xe kéo đó và chúng ta đi trên những con phố đầy ánh sáng và rộng lớn; chúng ta được nhắc về quy luật đầu tiên của du lịch và vì thế, quy luật của cuộc đời là bạn chỉ mạnh khi bạn sãn sàng đầu hàng Có lẽ, cho đến cuối cùng trở thành một con người quan trọng hơn nhiều việc trở thành người biết mọi thứ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) "Chúng ta đang tuyên chiến với ung thư và sẽ chiến thắng vào năm 2015" Quốc Hội và Viện Ung Thư Quốc Gia đã tuyên bố điều này vào năm 2003. Hiện tại, không biết bạn thế nào, nhưng tôi không tin điều này. Tôi không nghĩ chúng ta đã chiến thắng và tôi không nghĩ là bất cứ ai ở đây nghi ngờ điều này. Giờ tôi sẽ đưa ra lý do chính khiến chúng ta chưa chiến thắng trong cuộc chiến này là vì chúng ta đang chiến đấu một cách mù quáng. Tôi xin chia sẻ câu chuyện về một người bạn tốt của tôi. Tên của cậu ấy là Ehud. Vài năm trước, Ehud được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư não Không chỉ là ung thư não bình thường Mà là một trong những loại có nguy cơ tử vong cao nhất. Nguy hiểm đến nỗi Bác sĩ đã nói với cậu ấy rằng họ chỉ có 12 tháng Và họ phải tìm ra cách điều trị cho cậu ấy trong 12 tháng đó. Họ phải tìm ra cách điều trị, nếu không thì cậu ấy sẽ chết. Tin tốt là - họ nói có rất nhiều lựa chọn điều trị khác nhau Tin xấu là để xác định phương pháp điều trị có hiệu quả hay không Họ phải mất khoảng 3 tháng. Đồng nghĩa là họ không thể thử hết mọi biện pháp. Hiện tại Ehud đang trong liệu pháp điều trị đầu tiên Trong khoảng thời gian này, vài ngày sau khi bắt đầu điều trị Ehud nói với tôi, "Adam, tớ nghĩ biện pháp này có tác dụng." Tớ nghĩ chúng ta may mắn rồi. Có gì đó đang xảy ra." Tôi hỏi cậu: "Thật hả? Sao cậu biết, Ehud?" Cậu nói, "Ừm, tớ thấy trong người rất khó chịu. Chắc có gì đang diễn ra rồi. Hẳn là vậy." Well, không may là ba tháng sau, chúng tôi nhận được tin nó không hiệu quả. Và vậy nên Ehud tiếp tục liệu pháp thứ hai. Và mọi chuyện vẫn tương tự "Tớ thấy khó chịu lắm, hẳn phải có gì đó đang diễn ra." Và ba tháng sau, chúng tôi lại nhận được tin xấu. Ehud tiếp tục trải qua liệu pháp điều trị thứ ba, rồi thứ tư. Và rồi, như dự đoán, Ehud mất. Khi một người thân thiết với bạn phải chống chọi, trải qua đau đớn bạn sẽ thấy cảm xúc dâng trào. Nhiều thứ cùng một lúc xảy ra trong đầu bạn Với tôi, hầu hết là tức giận. Tôi tức rằng, tại sao ta không thể giúp cậu ấy nhiều hơn? Và tôi bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn nữa về việc đó Hóa ra, đó không phải là thứ tốt nhất mà các bác sĩ đã làm cho Ehud. Đó không phải thứ tốt nhất mà bác sĩ có thể làm cho bệnh nhân ung thư nói chung Chúng ta thực sự không làm tốt với tất cả các chẩn đoán ung thư Tôi sẽ đưa ra một vài số liệu, và tôi chắc rằng vài người ở đây từng thấy chúng rồi Thông tin này sẽ cho các bạn thấy số lượng người thực tế chết vì ung thư, cụ thể là phụ nữ Mỹ từ những năm 1930. Bạn sẽ thấy rằng có rất ít sự tiến bộ. Nó vẫn là vấn đề rất lớn. Nhưng bạn vẫn sẽ thấy vài thay đổi. Ví dụ là số bệnh ung thư phổi đang gia tăng Cảm ơn nha thuốc lá. Và bạn cũng thấy được là bệnh ung thư dạ dày từng là căn bệnh ung thư giết người nhiều nhất về cơ bản đã được loại trừ Làm sao được như vậy? Có ai biết không ? Tại sao nhân loại không còn phải chống chọi với ung thư dạ dày nữa? Thành tựu đột phá nào của công nghệ y khoa đã xuất hiện để cứu nhân loại khỏi bệnh ung thư dạ dày? Có phải là do có loại thuốc mới hay do chẩn đoán tốt hơn? Các bạn đoán đúng rồi đó . Đó là nhờ việc phát minh ra tủ lạnh, và việc chúng ta không còn ăn thịt ôi thiu nữa. Do vậy tới nay điều tốt nhất xảy ra với chúng ta ở phạm vi y học của nghiên cứu ung thư là sự phát minh ra cái tủ lạnh. ( cười ) Và vậy nên - ừ tôi biết. Chúng ta không làm tốt ở đây. Tôi không muốn thu nhỏ sự tiến bộ và bất cứ những gì đã thực hiện được trong việc nghiên cứu ung thư. Hãy nhìn xem, ta có hơn 50 năm nghiên cứu ung thư và có những phát hiện lớn giúp ta biết thêm nhiều về bệnh ung thư Nhưng dù có vậy, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn phía trước Một lần nữa , tôi sẽ nhắc lại lý do chính tại sao ta làm chưa đủ tốt việc đó là do ta đang chiến đấu một cách mù quáng Và đó là lí do có chẩn đoán hình ảnh. Là nơi tôi trở nên hữu dụng Và để cho bạn cảm nhận tốt nhất về chẩn đoán hình ảnh mà bệnh nhân ung thư não hiện nay được thực hiện cũng như cho bệnh nhân ung thư nói chung, Hãy nhìn vào hình chụp cắt lớp PET ở đây Bắt đầu nào. Đây là hình chụp cắt lớp PET/CT. và trên hình PET/CT này bạn có thể nhìn thấy gì xương của bạn nằm ở đâu và ảnh PET cũng sẽ cho bạn biết khối u nằm ở đâu Bây giờ, thứ bạn có thể nhìn thấy về cơ bản là một phân tử đường đã được thêm một thẻ nho nhỏ nó phát tín hiệu ra ngoài cơ thể "Này, tôi đang ở đây" và hàng tỉ phân tử đường như vậy được tiêm vào bệnh nhân chúng đi khắp toàn bộ cơ thể tìm kiếm các tế bào đang đói đường. Bạn sẽ thấy ở đây trái tim, ví dụ, sáng lên đó là vì trái tim đang cần nhiều đường. Bạn cũng đang thấy bàng quang cũng sáng lên. đó là do bàng quang là bộ phận đang thải đường ra khỏi cơ thể chúng ta Bạn có thể thấy những chỗ đáng báo động và ở đây chúng là những khối u. Đây thực sự là công nghệ tuyệt vời. Lần đầu tiên, chúng ta có thể nhìn thấy bên trong cơ thể con người. mà không cần phải nhặt ra từng tế bào và đặt chúng dưới kính hiển vi với cách không xâm lấn cho phép ta nhìn vào bên trong cơ thể và hỏi "Này, ung thư có di căn không? "Ở đâu?" Và ảnh PET này cho bạn thấy rất rõ ràng đâu là chỗ có nguy cơ và đâu là những khối u Như vậy các điều kỳ diệu có vẻ như, rất không may, là chúng không đủ to lớn. Bạn thấy đó, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ. Có ai đoán được có bao nhiêu tế bào ung thư trong những khối u đó ? Có khoảng 100 triệu tế bào ung thư đấy, và nhớ rằng con số này đã được giảm bớt trong từng mỗi một blip nhỏ mà bạn đang thấy trên màn hình Cần tới ít nhất 100 triệu tế bào ung thư để có thể thấy trên ảnh. Nếu xem ra số lượng đó rất lớn đối với bạn thì bởi vì con số lớn thiệt. Đây thực sự là một số lượng lớn khó tin, bởi vì thứ chúng ta cần là một vật có thể phát hiện sớm, để chữa trị có nghĩa. Ta cần phát hiện u lúc vài ngàn tế bào hay lý tưởng hơn là chỉ một vài tế bào. Rõ ràng chúng ta còn hơi xa với điều đó. Giờ ta cùng thử một thí nghiệm ở đây. Các bạn hãy tưởng tượng mình là bác sĩ phẫu thuật thần kinh hiện đang trong phòng mổ, và trước mắt bạn đang có một bệnh nhân. và nhiệm vụ của bạn là lấy khối u ra ngoài Vì vậy, bạn nhìn xuống bệnh nhân, Da và sọ của bệnh nhân đã được gỡ ra bạn nhìn vào trong não họ. Và tất cả những gì bạn biết là có một khối u cỡ quả bóng gôn nằm ở thùy trán phải của não người này đại loại là vậy. Bạn thấy mọi thứ giống nhau, bởi vì tế bào ung thư và các tế bào não mạnh khỏe thực sự nhìn rất giống nhau. Nên bạn dùng ngón cái của mình và bắt đầu ấn nhẹ vào não vì các khối u thường cứng hơn, và bạn tiếp tục như vậy và nói, " Hình như khối u nằm ngay đây" Sau đó dùng dao và bắt đầu cắt khối u thành từng miếng, từng miếng nhỏ. Và rồi bạn lấy khối u ra rồi tới khi bạn nghĩ " Được rồi, xong rồi. Tôi đã lấy khối u ra rồi" Và ở giai đoạn này, -- mọi thứ nghe khá điên rồ -- là lúc bạn đối mặt với thử thách lớn nhất trong cuộc đời. Bởi vì bạn cần phải quyết định, nên dừng lại và để bệnh nhân xuất viện với nguy cơ còn sót lại vài tế bào ung thư mà tôi không thế thấy hay là nên cắt dư ra một ít nữa khoảng chừng 1 inch xung quanh khối u để chắc rằng đã cắt hoàn toàn khối u? Vì vậy, quyết định này không đơn giản và thật không may đó là quyết đinh mà bác sĩ phẫu thuật thần kinh gặp mỗi ngày khi họ gặp các bệnh nhân của mình. Nên khi nói chuyện với bạn mình chúng tôi nói, "Chắc hẳn phải có cách hay hơn." Không phải kiểu đùa với bạn là có cách tốt hơn Thì có cách khác hay hơn thật. Điều đó thật khó tin. Thế là chúng tôi xem xét lại. Bạn còn nhớ hình PET rồi đường v.v Chúng tôi nói, này, thay vì dùng các phân tử đường, hãy dùng các miếng vàng nhỏ tí xíu này rồi lập trình thêm các hóa chất thú vị bao quanh chúng Hãy làm chúng tự truy tìm các tế bào ung thư. Rồi sau đó chúng tôi sẽ tiêm chúng vào người các bệnh nhân, để các hạt đó đi khắp cơ thể họ kiểu như là một điệp viên ngầm, đi thăm từng tế bào trong cơ thể ta lần lượt tới mỗi tế bào và hỏi, "Tế bào này là ung thư hay khỏe mạnh?" Nếu là tế bào khỏe mạnh, chúng sẽ đi tiếp. Nếu là ung thư, chúng sẽ bám vào và phát sáng và báo "Này, nhìn tôi đi, tôi ở đây nè." thông qua những chiếc máy ảnh thú vị mà chúng tôi đã phát triển. Khi đó tôi có thể chỉ bác sĩ lấy ra chỉ những khối u và để phần não mạnh khỏe lại. Chúng tôi đã thử nghiệm và nó có kết quả tốt Nên tôi sẽ cho các bạn xem một ví dụ. Những gì mà bạn đang xem ở đây là hình ảnh của một bộ não chuột, và chúng tôi đã cấy vào bộ não của con chuột này một khối u nhỏ. Nên khối u phát triển trong não nó và sau đó chúng tôi đã nhờ một bác sĩ phẫu thuật cho chú chuột này như một bệnh nhân lấy khối u ra lần lượt từng miếng, từng miếng một Và khi vị bác sĩ làm như vậy, chúng tôi chụp ảnh xem vàng ở đâu. Do đó chúng tôi bắt đầu bằng cách tiêm vàng vào con chuột, và chúng ta sẽ thấy ngay đây, chính ở bên trái tấm hình ở phía dưới cho thấy vàng ở đâu. Điều tốt đẹp nhất là những hạt vàng này đã thực sự tìm ra được khối u, rồi phát sáng để nói: "Này, khối u ở đây" Như vậy, giờ thấy khối u rồi nhưng khoan chỉ cho bác sĩ. Tôi sẽ yêu cầu bác sĩ bắt đầu cắt bỏ khối u, và ở đây bạn thấy bác sĩ mới lấy được một phần tư khối u và bạn thấy một phần tư đó bây giờ đã biến mất Bác sĩ tiếp tục lấy tiếp phần tư thứ hai và ba, và giờ đã lấy hết khối u. Ở giai đoạn này, bác sĩ gặp lại chúng tôi và hỏi, "Được, tôi xong rồi. Các bạn muốn tôi làm gì?" Tôi nên giữ mọi thứ yên như vậy hay lấy thêm một ít ở xung quanh? chúng tôi nói ," Khoan, chờ chút". Ông quên hai chỗ, thay vì cắt phần rìa lớn xung quanh chỉ cần lấy những phần nhỏ xíu này ra. Và rồi bác sĩ cắt lấy nó ra và nhìn này, phần ung thư giờ đã bị loại bỏ hết. Giờ đây, điều quan trọng không phải ung thư đã hoàn toàn bị loại bỏ ở não họ, hay não của con chuột này. Điều quan trọng nhất là ta không lấy phần não khỏe trong ca mổ. Giờ ta có thể thấy được nơi mà khi bác sĩ giải phẫu lấy khối u ra, họ biết rõ phải làm gì, chứ không còn dùng tay đoán. Và lý do cần lấy hết toàn bộ khối u là chính những phần dư bé xíu sót lại này, sẽ tái phát thành khối u để khối u phát triển trở lại. Thực tế, nguyên nhân 80-90% những ca phẫu thuật ung thư não thất bại là vì những phần dư thừa sót lại những khối u nhỏ còn sót lại, còn lại ở đó Như vậy, điều này rõ ràng là rất tốt đẹp, nhưng tôi muốn nói về nơi ta hướng đến từ đây. Ở phòng làm việc của tôi ở Stanford, chúng tôi tự hỏi ta giờ nên làm gì Và tôi nghĩ hướng đi của chẩn đoán hình ảnh là khả năng nhìn vào trong cơ thể con người và thực sự thấy từng mỗi một tế bào riêng biệt. Khả năng như vậy sẽ cho phép chúng ta thực sự lấy các khối u nhanh hơn, trước khi nó đạt 100 triệu tế bào, để còn có đường cứu chữa. Khả năng để nhìn thấy mỗi và từng tế bào cho phép ta đặt ra những câu hỏi sâu sắc. Hiện tại ta đã đạt trình độ mà ta bắt đầu có thể hiểu tế bào ung thư. ví dụ như, thuốc điều trị có tác dụng với bạn hay không ? Nếu không đáp ứng, chúng tôi sẽ biết để ngưng điều trị ngay lập tức sau vài ngày điều trị, chứ không phải ba tháng. Và để cho những bệnh nhân giống Ehud phải trải qua loại nhiều thuốc trị liệu khó chịu để họ không phải chịu đựng thêm tác dụng phụ khủng khiếp vì thực tế thuốc không giúp được họ. Thẳng thắn mà nói ta còn cách chiến thắng khá xa trong cuộc chiến chống ung thư, thực tế là vậy. Nhưng ít ra tôi vẫn tin rằng ta sẽ thắng với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tốt hơn bằng cách không mù quáng. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi viết bài thơ này sau khi nghe một nữ diễn viên khá nổi tiếng trả lời một người phóng viên rất nổi tiếng ở trên tivi "Gần đây tôi thật sự rất thích dùng Internet Tôi chỉ ước rằng Internet được sắp xếp gọn gàn hơn." Thì... (Cười) nếu tôi điểu khiển Internet, bạn có thể đấu giả trái tim tan vỡ của bạn trên eBay, lấy số tiền đó, vào trang Amazon mua một quyển danh bạ của một đất nước bạn chưa bao giờ đặt chân đến, gọi điện cho người dân ở đó cho đến khi bạn tìm thấy một người nào mà có thể tán tỉnh rất hay bằng một tiếng nước ngoài. (Cười) Nếu tôi được quản lý Internet, bạn có thể Mapquest xem tình cảm của người yêu bạn đang bay về hướng nào. Rẽ trái khi cáu kỉnh, rẽ phải khi bận bịu, đi ngược lại khi đang suy tư, đi đến khi quay về với nụ hôn nồng nàn và tình yêu tuyệt vời, và bạn có thể đi thông qua và hiểu được mọi giao điểm của cảm xúc. Nhiều lúc, tôi nông cạn như cái nồi nướng bánh, nhưng tôi vẫn có thể vươn xa tới mọi phương hướng. Nếu tôi làm chủ Internet, Napster, Monster và Friendster.com sẽ trở thành một trang web lớn. Nếu như vậy bạn có thể vừa nghe nhạc hay trong lúc giả vờ tìm việc làm nhưng thật ra bạn thật sự đang tán gẫu với bạn bè. (Cười) Tôi thề, nếu tôi điều hành trang web, bạn có thể email người chết. (Cười) Họ sẽ không hồi âm cho bạn-- (Cười) nhưng bạn sẽ nhận được một tin trả lời tự động. (cười) Tên của họ trong hộp thư đến của bạn (cười) Thì đó thật ra cũng là cái duy nhất bạn muốn. Với một tin nhắn với nội dung, "Hey, tôi đây. Tôi nhớ anh." (Cười) Hãy nghe tôi, bạn sẽ thấy chết là sung sướng nhất. Còn bây giờ bạn phải về nuôi dạy con bạn và tạo ra hòa bình và thèm kẹo." Nếu tôi thiết kế Internet, childhood.com sẽ trở thành một cái vòng lặp đi lặp lại của một thằng bé trong một khu vườn, dùng cây trượt tuyết để làm cây kiếm, cái nắp thùng rác làm tấm khiêng, hét lên, "Tôi là vua của những trái cam. Tôi là vua của những trái cam. Tôi là vua của những trái cam." Bây giờ hãy theo tôi, được chứ? (Cười) Grandma.com sẽ trở thành trang web dạy nấu bánh quy và cách tắm. một, hai, ba. Trang web đó kết nối với trang hotdiggitydog.com. Đó là ông của tôi. Chúng sẽ dẫn bạn tới người cha của bạn , người cảnh sát cũ cộc cằn mà đang sống với người vợ thứ tư của ông ấy. Ông ấy tạo một tập tin gửi tới mẹ của bạn, người mà ông ấy không còn quan tâm nhưng vẫn gửi quà đều đặn mỗi Christmas người đã tải về thằng bé trong khu vườn, ông vua của những trái cam người mà sau này lớn lên trở thành tôi -- đứa con trai mà thường thường đi xa mức cho phép. Nếu tôi là ông vua của Internet, tôi đoán tôi vẫn phải chết, đúng không? Nhưng lúc đó, có lẽ tôi đã có tiền lãi mua nhà thấp nhất có thể và có cái của quý lớn nhất có thể (Cười) vì vậy tôi sẽ cấm thư rác trong ngày đầu tiên tôi đi làm. Mà chắc tôi sẽ không cần nó. Chắc tôi sẽ trở thành một thần đồng internet, và tôi, tôi thích nâng cấp tôi thành một vị thần, và có lẽ cứ như thế pop-- tôi sẽ trở thành không dây. (cười) Hả? Có lẽ Google sẽ muốn thuê tôi. Tôi có thể lục tung máy chủ và tưởng lửa của bạn như một con vi rút cho đến khi World Wide Web trở nên thông thái, hoang dại, nề nếp, như phép màu của thế giới hiện đại có thể thay đổi nó, nhưng, ooh-eee, bạn có muốn biết cái máy Mac và PC của bạn sẽ trở nên lạ thường và không-PC như thế nào khi tôi làm vậy không, ông-thần-vĩ-đại.net? Tôi nghĩ nó cũng như cuộc đời. Không phải là bạn có thể hay không. Mà là bạn có làm hay không? Chúng ta có thể làm thay đổi giao diện. Chúng ta có thể lấy bài "You've got Hallelujah" làm bài quốc ca của mạng thông tin mỗi lần may mắn mà chúng ta đăng nhập. Bạn không đọc một lời cầu nguyện. Bạn không viết một bài thánh ca. Bạn không tụng một câu kinh. Bạn gửi một email đầy thân ái tới một người nào đó mà bạn đang nghĩ đến tại dah da la dat da dah da la dat dot com. Cám ơn, TED. (Tràng pháo tay) Tôi là một họa sĩ. Tôi vẽ những bức tranh trừu tượng khổ lớn, tức là tôi vẽ người ta như thế này. Nhưng tối nay tôi ở đây để trò chuyện về một vấn đề cá nhân đã thay đổi cuộc sống và cái nhìn của tôi với các bạn. Đó là một thứ ta đều trải qua, và tôi hi vọng rằng trải nghiệm của tôi sẽ giúp ích cho ai đó. Về lai lịch của tôi, tôi là đứa bé nhất trong tám người con. Vâng, nhà tôi có tám con. Tôi có sáu anh trai và một chị gái. Để các bạn có thể tưởng tượng nó ra sao, khi gia đình tôi đi nghỉ, cả nhà phải dùng một chiếc xe buýt. (Cười) Bà mẹ siêu phàm sẽ chở chúng tôi đi khắp thị trấn để chúng tôi tham gia những hoạt động ngoài giờ học, không phải trong xe buýt. Chúng tôi cũng có một chiếc xe con. Mẹ sẽ chở tôi đến các lớp vẽ, và không chỉ một vài lớp. Bà đưa tôi đến tất cả các lớp vẽ từ khi tôi 8 tuổi đến khi tôi 16 tuổi, vì hồi đó tôi chỉ muốn học vẽ. Bà còn dự một lớp cùng tôi ở thành phố New York. Giờ, vì là con thứ tám và con út, nên tôi đã học được một số kĩ năng sinh tồn. Thứ nhất: đừng để anh trai bạn thấy bạn làm gì ngu ngốc. Vậy nên tôi học cách im lặng và gọn gàng và cẩn thận tuân theo các điều luật và kỉ cương. Nhưng hội họa là nơi tôi tạo ra các điều luật đó. Đó là thế giới riêng của tôi. Năm 14 tuổi, tôi đã biết tôi rất muốn trở thành họa sĩ. Kế hoạch lớn của tôi là trở thành một bồi bàn để có tiền vẽ. Vậy là tôi tiếp tục rèn luyện các kĩ năng. Tôi học cao học và có bằng thạc sĩ nghệ thuật, và tại triển lãm đầu tiên của tôi, anh trai tôi hỏi, "Mấy cái chấm đỏ cạnh các bức tranh là gì vậy?" Không ai bất ngờ hơn tôi. Chấm đỏ có nghĩa là bức tranh đã được bán và tôi sẽ trả được tiền thuê nhà của tôi bằng cách vẽ tranh. Căn hộ lúc đó của tôi có bốn ổ điện, và tôi không thể dùng lò vi sóng và máy nướng bánh mì cùng lúc, nhưng, tôi vẫn có thể trả tiền thuê nhà. Nên tôi rất hạnh phúc. Đây là một bức vẽ từ hồi đó. Tôi muốn nó phải chân thực nhất có thể. Nó phải thật chân thực.. Đây là nơi tôi tách biệt và tự chủ bản thân mình. Từ đó, tôi bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh người trong nước. Bồn tắm và vòi sen là môi trường đóng kín hoàn hảo. Thật riêng tư, và nước là thử thách đầy cam go khiến tôi bận rộn trong mười năm qua. Tôi đã vẽ khoảng 200 bức như thế, một vài bức cao từ 6 tới 8 feet, như bức này đây. Với bức này, tôi trộn bột trong nước tắm để khiến nó trông mờ ảo và tôi đã đổ dầu ăn trên bề mặt và vẽ hình ảnh một cô gái, và khi thắp sáng nó, nó đẹp đến nỗi tôi không thể chờ thêm để sơn lên nó. Chính sự tò mò tột độ đã thôi thúc tôi, lúc nào tôi cũng tìm thứ gì đó mới mẻ để thêm vào: nhựa vinyl, hơi nước, thủy tinh. Có một lần tôi đã cho hết lọ Vaseline lên đầu và tóc mình chỉ để xem xem trông sẽ như thế nào. Đừng làm giống tôi nhé. (Cười) Mọi thứ đều suôn sẻ. Tôi đã định hướng được cho mình.. Tôi phấn khích và tràn đầy động lực và quanh tôi là những nghệ sĩ, những người luôn sắp sửa mở những sự kiện. Tôi cũng đạt được một vài thành công và được công nhận và tôi đã chuyển đến sống ở một căn hộ có nhiều hơn 4 cái ổ điện. Mẹ tôi và tôi sẽ thức thật khuya để nói chuyện về những ý tưởng mới nhất và truyền cảm hứng cho nhau. Bà ấy tạo ra những món đồ gốm tuyệt đẹp. Tôi có một cậu bạn tên Bo, người vẽ bức tranh vợ cậu và tôi đang nhảy múa trên bờ biển, và cậu ta gọi nó là The Light Years - Những năm ánh sáng. Tôi hỏi cậu ý nghĩa của nó, và cậu ta trả lời là, ''Đó là khi cậu trưởng thành, không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa lo lắng về những trách nhiệm trong đời.'' Đó chính là ý nghĩa. Ý nghĩa của những năm ánh sáng. Vào ngày 8 tháng 10, 2011, những năm ánh sáng chấm dứt. Mẹ tôi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi. Nó di căn vào xương bà, và nằm trong não bà. Khi bà cho tôi biết sự thật, tôi đã ngã quỵ. Tôi đã mất tất cả. Và khi tôi bình tĩnh lại và nhìn bà, tôi nhận ra vấn đề không phải ở tôi. Vấn đề là phải làm gì đó để giúp bà. Bố tôi là bác sỹ, và vì vậy chúng tôi có thể trông cậy vào ông và ông đã chăm sóc mẹ tôi rất chu đáo. Nhưng tôi cũng muốn làm mọi thứ để có thể giúp bà, cho nên tôi đã thử mọi cách. Việc gì chúng tôi cũng làm. Tôi thử các loại thuốc thay thế, chế độ ăn kiêng, thải độc, châm cứu. Cuối cùng, tôi hỏi bà, ''Có phải đây là những điều mẹ muốn con làm không?'' Và bà trả lời, "Không.'' Bà nói, ''Con hãy tự lo cho mình. Rồi mẹ sẽ cần đến con thôi.'' Bà biết điều gì đang diễn ra, và biết rõ những điều bác sỹ và các chuyên gia và internet không biết: cách mà bà muốn vượt qua mọi chuyện. Tôi chỉ cần hỏi bà. Tôi nhận ra nếu tôi cố sửa chữa điều gì, tôi sẽ bỏ lỡ nó. Nên tôi chỉ bắt đầu ở bên cạnh bà, cho dù điều đó có nghĩa gì hay mọi chuyện ra sao đi nữa, chỉ cần thật tâm lắng nghe bà. Nếu trước đây tôi phản kháng lại thì giờ đây tôi đang đầu hàng, từ bỏ việc cố gắng kiểm soát những điều không thể kiểm soát và chỉ ở đó với bà. Thời gian trôi đi chậm rãi, và ngày giờ không còn quan trọng nữa. Chúng tôi tạo ra một lịch trình. Mỗi sáng sớm tôi sẽ nằm trên giường bà và ngủ với bà. Anh trai tôi sẽ mang bữa sáng tới và chúng tôi háo hức khi nghe tiếng anh đánh xe xuống đường. Tôi giúp mẹ thức dậy và đỡ tay bà và giúp bà đi bộ xuống bếp. Bà tự làm cho mình một chiếc cốc tròn lớn bà thích uống cà phê trong đó, và cả bánh mỳ soda Irish vào bữa sáng. Sau đó bà sẽ tắm, và bà yêu việc này. Bà thích nước ấm, nên tôi đều làm theo ý bà, như trong một cái spa. Thỉnh thoảng chị gái đến giúp tôi. Chúng tôi chuẩn bị sẵn những chiếc khăn ấm và dép đi trong nhà để bà không bị lạnh chân. Tôi sẽ sấy tóc cho bà. Các anh trai của tôi sẽ tới vào buổi tối và đưa con theo, và đây là điều bà ý nghĩa nhất trong ngày của bà. Dần dà, chúng tôi dùng một chiếc xe lăn, và bà thì không còn muốn ăn quá nhiều, và bà dùng chiếc tách trà nhỏ nhất mà chúng tôi có để uống cà phê. Tôi không thể tự giúp bà được nữa, cho nên chúng tôi đã mướn một người đến giúp đỡ việc tắm rửa. Những công việc hàng ngày này trở thành nghi lễ quan trọng của chúng tôi và chúng tôi lặp lại chúng hàng ngày khi căn bệnh phát triển. Điều đó thật khiêm nhường và đau đớn và đó chính xác là nơi tôi muốn. Chúng tôi gọi nó là ''một nỗi đau đẹp đẽ.'' Bà mất vào ngày 26 tháng 10 năm 2012. Một năm ba tuần sau khi phát hiện bệnh. Bà đã đi xa mãi mãi. Các anh, chị, bố và tôi đã cùng bảo bọc và quan tâm lẫn nhau. Như thể những biến động trong nhà và tất cả những vai trò vốn có của mỗi thành viên bỗng biến mất và chúng tôi đã ở cùng nhau trong một điều xa lạ ấy trải qua cùng những khung bậc cảm xúc và chăm sóc lẫn nhau. Tôi rất biết ơn họ. Là một người dành hầu hết thời gian một mình trong phòng tranh, tôi không biết rằng sự kết nối ấy quan trọng, có tác dụng chữa lành đến vậy. Đây là điều quan trọng nhất. Đó luôn là điều tôi luôn muốn. Sau lễ tang, tôi trở lại làm việc tại phòng tranh. Tôi dọn đồ và lái xe trở lại Brooklyn, và vẽ vời là những gì tôi luôn làm, đó là những gì tôi đã làm. Và đây là những điều đã xảy ra. Nó giống như một sự giải thoát mọi thứ đã vụn vỡ trong tôi. Là nơi cực kỳ an toàn là nơi tôi tạo ra tất cả những bức vẽ khác của mình, không có thật. Nó không xảy ra. Và tôi đã lo lắng, bởi vì tôi không muốn vẽ thêm nữa. Vậy nên tôi đã vào rừng. Tôi nghĩ, mình sẽ thử ra ngoài xem sao. Tôi mang theo sơn, và tôi không phải là họa sỹ phong cảnh, nhưng tôi không thực sự chuyên về mảng vẽ nào, cho nên tôi không bị gò bó, không kỳ vọng, điều cho phép tôi táo bạo và phóng khoáng. Tôi đã để một trong những bức vẽ còn ướt ngoài trời qua đêm bên cạnh một bóng đèn trong khu rừng. Vào buổi sáng hôm sau nó bị phủ đầy côn trùng. Nhưng tôi không quan tâm. Nó không hề ảnh hưởng. Tôi mang tất cả cả các bức tranh trở lại phòng làm việc, và phá chúng, khắc vào chúng, và đổ sơn pha loãng vào chúng đổ nhiều sơn vào trên đầu, vẽ lên chúng. Tôi không định làm gì, nhưng tôi đã xem những gì xảy ra. Đây là bức bị côn trùng bám. Tôi không hề cố thể hiện một không gian thực. Chính là sự xáo trộn và không hoàn hảo khiến tôi hứng thú và điều gì đó bắt đầu xảy đến. Tôi lại tò mò. Đây là một bức nữa từ khu rừng. Mặc dù lúc đó có một sự cảnh báo. Tôi đã không thể kiếm soát bức vẽ nữa. Nó phải là về ám chỉ và gợi mở, không phải giải thích hay mô tả. Và bề mặt náo loạn, xáo trộn, không hoàn hảo đó là điều dẫn nên câu chuyện. Tôi bắt đầu tò mò như thời còn đi học. Vì vậy tiếp theo tôi muốn điểm xuyến nhân vật vào những bức tranh, con người và tôi yêu môi trường mới này, cho nên tôi muốn có cả con người và bầu không khí này. Khi nảy ra ý tưởng về cách thực hiện, tôi cứ bị đau đầu và nôn mửa, cứ như thể là adrenaline, nhưng với tôi đó là dấu hiệu tốt. Và bây giờ tôi muốn cho mọi người xem công việc dang dở của tôi. Đây là một vài thứ tôi chưa cho ai xem, và nó giống như xem trước vậy, cho buổi triển lãm sắp tới của tôi, cho những bức vẽ trước giờ của tôi. Không gian mở rộng thay vì bồn tắm cách biệt. Tôi đang hướng ngoại thay vì khép mình. Nới lỏng sự kiểm soát, thưởng thức sự không hoàn hảo, cho phép -- cho phép sự không hoàn hảo. Và trong sự không hoàn hảo ấy, bạn có thể tìm thấy một thứ mỏng manh Tôi có thể cảm nhận ý định sâu thẳm nhất trong tôi, điều ảnh hưởng nhất tới tôi, sự gắn kết con người mà có thể xảy ra trong không gian nơi mà kháng cự và điều khiển không tồn tại. Tôi muốn vẽ về điều đó. Đây là những gì tôi học được. Chúng ta sẽ trải qua những mất mát lớn lao trong đời, như mất việc hay cả sự nghiệp, các mối quan hệ, tình yêu, tuổi trẻ ta chẳng hạn. Chúng ta sẽ mất đi sức khỏe, người thân yêu. Những mất mát này là bất khả kháng. Chúng không được báo trước, và chúng làm ta ngã quỵ. Tôi muốn nói là, hãy mặc chúng. Cứ ngã quỵ Hãy khiêm nhường. Đừng cố thay đổi nó hay thậm chí muốn nó khác đi. Đó là bản chất. Và rồi có một không gian mà ở đó bạn cảm nhận được sự yếu ớt của bản thân mình, điều quan trọng nhất với bạn, ý định sâu thẳm nhất trong bạn. Và hãy cứ kết nối trong tò mò với những điều và những người thực sự hiện diện ở đây, những người còn trên cõi đời này. Đó là tất cả những gì chúng ta đều muốn. Hãy nắm lấy cơ hội tìm kiếm điều gì đó đẹp đẽ trong sự xa lạ, trong sự bất đoán, và thậm chí là trong nỗi đau. Cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn có để ý khi bảo ai đó nói về thay đổi họ sẽ làm để cuộc sống tốt hơn, họ thường rất hào hứng, đúng không? Dù đó là tập chạy điền kinh, học thói quen cũ, hoặc học kỹ năng mới, đối với hầu hết mọi người, các dự án tự thay đổi chiếm một không gian cảm xúc rất tích cực. Tự thay đổi là hành động nhiệt huyết, đầy năng lượng, thậm chí hăng hái. Ý tôi là chỉ cần nhìn qua vài tựa sách "tự lực" bạn sẽ thấy: "Đánh thức người khổng lồ trong bạn", "Sức mạnh của hiện tại", hoặc tựa mà tất cả chúng ta đều thích, "Bạn rất cừ: Cách để ngưng nghi ngờ chính mình và bắt đầu cuộc sống hoàn mỹ". (Cười) Khi nói đến tự thay đổi, ai ai cũng không khỏi cảm thấy hào hứng. Nhưng còn một kiểu thay đổi khác chiếm một không gian cảm xúc rất khác. Thay đổi tổ chức. Nếu giống hầu hết mọi người, khi nghe câu "Công ty chúng ta sắp cải tổ cơ cấu", bạn sẽ nghĩ, "Uh-oh". (Cười) "Sa thải." Máu dồn lên não, đầu bạn quay cuồng, cố tìm nơi nào đó để chạy trốn. Ừ thì bạn có thể chạy, nhưng không thể trốn được. Đa số chúng ta dành thời gian làm việc trong các tổ chức. Và do thay đổi trên toàn cầu, thay đổi cải tiến trong công nghệ, và các nhân tố khác, thực tế là tổ chức của chúng ta phải liên tục thích nghi. Thật vậy, Tôi gọi đây này là kỷ nguyên của biến đổi không ngừng. Khi tôi nói ý này cho vợ tôi, Nicola, cô ấy nói, "Biến đổi không ngừng ư? Nghe thật là mệt mỏi." Có thể đó chính xác là những gì bạn đang nghĩ -- và có thể bạn đúng. Đặc biệt nếu chúng ta tiếp cận việc thay đổi tổ chức theo cách trước đây. Nhưng vì chúng ta không thể trốn, nên chúng ta cần phân tích 2 điều. Thứ nhất, tại sao thay đổi lại mệt mỏi? Và thứ hai, làm sao giải quyết? Trước hết, hãy thừa nhận rằng thay đổi rất khó. Người ta thường chống lại thay đổi, đặc biệt khi nó ảnh hưởng đến họ. Nhưng có những thứ mà các tổ chức làm khiến việc thay đổi càng khó hơn và mệt mỏi hơn mức cần thiết cho mọi người. Đầu tiên, các lãnh đạo thường chờ quá lâu để hành động. Hệ quả là, mọi việc toàn diễn ra trong chế độ khủng hoảng. Và dĩ nhiên, việc đó rất mệt mỏi. Hoặc khi cấp bách, những gì họ làm là chỉ tập trung vào kết quả ngắn hạn, nhưng không đưa ra hy vọng nào cho tương lai. Hoặc chỉ thực hiện các phương án hời hợt, làm một lần rồi thôi, với hy vọng chúng sẽ giúp doanh nghiệp trở lại bình thường ngay khi hết khủng hoảng. Kiểu tiếp cận này giống kiểu mà một số sinh viên hay dùng khi chuẩn bị các bài kiểm tra chuẩn. Để có điểm thi cao, giáo viên sẽ tập trung dạy đề kiểm tra. Cách đó có thể có tác dụng; kết quả kiểm tra đúng là cao hơn. Nhưng nó không hoàn thành mục tiêu căn bản của giáo dục: chuẩn bị cho sinh viên đi đến thành công qua quá trình. Trước những khó khăn đó, chúng ta có thể làm gì để thay đổi cách cải tổ tổ chức để thay vì thấy mệt mỏi, ta sẽ thấy hào hứng và tích cực? Để làm thế, chúng ta cần tập trung vào 5 quy tắc chiến lược, tất cả đều có một điểm chung: đặt con người lên trước. Quy tắc thứ nhất để đặt con người lên trước là truyền cảm hứng thông qua mục đích. Đa số quá trình thay đổi đều nhằm vào tài chính và vận hành. Những mục tiêu này quan trọng và hấp dẫn đối với lãnh đạo, nhưng không mấy hào hứng đối với hầu hết mọi người trong tổ chức. Để khuyến khích toàn diện, sự thay đổi cần gắn với mục đích sâu sắc hơn. Ví dụ LEGO. Tập đoàn LEGO đã trở thành một công ty toàn cầu phi thường. Dưới tài lãnh đạo xuất sắc, thực tế họ cũng đã trải qua một loạt thay đổi. Dù mỗi lần thay đổi đều tập trung vào mỗi cái khác nhau, nhưng kim chỉ nam kết nối và dẫn đường cho tất cả chúng chính là mục đích mạnh mẽ của Lego: truyền cảm hứng và phát triển nhà xây dựng của tương lai. Mở rộng toàn cầu ư? Đó không chỉ là vấn đề tăng doanh số, mà còn là tạo điều kiện cho thêm nhiều trẻ em được chơi gạch xếp hình LEGO. Đầu tư và đổi mới ư? Không chỉ có phát triển sản phẩm mới, mà còn phải tạo cơ hội cho trẻ em trải nghiệm niềm vui khi vừa chơi vừa học. Rõ ràng, mục tiêu sâu sắc đó sẽ tích cực thúc đẩy nhân viên LEGO. Quy tắc thứ hai cho việc đặt con người lên trước là dồn toàn lực. Quá nhiều cải tổ chẳng khác gì những lần cắt giảm nhân sự; sa thải nhân viên dưới hình thức cải tổ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, có thể bạn sẽ phải đưa ra những quyết định đau lòng để thu nhỏ công ty, tương tự như khi bạn phải giảm cân để chạy điền kinh. Nhưng chỉ giảm cân thôi sẽ không giúp bạn về đích trong thời gian cho phép. Để chiến thắng bạn cần dồn toàn lực. Bạn cần dồn toàn lực. Thay vì chỉ cắt giảm chi phí, bạn cần nghĩ đến những sáng kiến sẽ giúp bạn chiến thắng giai đoạn trung hạn, có sáng kiến để tăng trưởng, đưa ra các hành động thay đổi chính cho cách hoạt động của công ty, và quan trọng là, đầu tư để phát triển lãnh đạo và tài năng. Quy tắc thứ ba cho việc đặt con người lên trước là tạo điều kiện cho người có khả năng cần thiết để thành công trong quá trình thay đổi và hơn thế nữa. Mấy năm qua tôi đã tham gia rất nhiều cuộc thi 3 môn phối hợp. Nói thật là tôi không giỏi đến thế, nhưng đúng là tôi có tài đặc biệt; tôi tìm ra xe đạp của mình cực kỳ nhanh. (Cười) Khi tôi vừa thi xong môn bơi, hầu như chẳng còn chiếc xe đạp nào nữa. (Cười) Vận động viên 3 môn đều biết là mỗi môn -- bơi, lái xe đạp, chạy -- đều cần khả năng năng khác nhau, công cụ khác nhau, kỹ năng khác nhau, kỹ thuật khác nhau. Tương tự, khi chúng ta thay đổi cơ cấu, chúng ta cần chắc rằng mình sẽ đưa cho mọi người kỹ năng và công cụ cần thiết trong suốt quá trình. Chronos, một công ty phần mềm toàn cầu, đã nhận ra nhu cầu phải thay đổi từ xây dựng sản phẩm -- sản phẩm phần mềm -- sang xây dựng dịch vụ phần mềm. Để giúp mọi người chấp nhận sự thay đổi đó, đầu tiên họ đầu tư công cụ mới cho phép nhân viên giám sát việc sử dụng các tính năng cũng như độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ mới. Họ cũng đầu tư phát triển kỹ năng để nhân viên của họ có thể giải quyết vấn đề dịch vụ khách hàng ngay tại chỗ. Quan trọng nữa là, họ còn củng cố hành vi hợp tác cần có để mang đến trải nghiệm khách hàng tận tình chu đáo. Nhờ những đầu tư này, thay vì cảm thấy choáng ngợp khi thay đổi, nhân viên Chronos lại cảm thấy tràn trề năng lượng và hào hứng với vai trò mới của mình. Trong kỷ nguyên biến đổi không ngừng, thay đổi mang tính liên tục. Do đó, quy tắc thứ tư của tôi là thấm nhuần văn hóa học hỏi không ngừng. Khi Satya Nadella trở thành CEO của Microsoft vào tháng 2 năm 2014, ông đã dấn thân vào hành trình thay đổi đầy tham vọng nhằm chuẩn bị cho công ty cạnh tranh trong thế giới di động đám mây. Hành trình này bao gồm thay đổi chiến lược, cơ cấu và quan trọng là, văn hóa. Văn hóa của Microsoft lúc đó theo kiểu bế quan tỏa cảng -- không có lợi cho việc học hỏi. Nadella tập trung vào vấn đề này. Ông dồn hết tài lãnh đạo và tầm nhìn của mình để tạo ra văn hóa học hỏi đầy sống động, chuyển từ lối tư duy cố hữu, ở đó, vai trò của bạn là tỏ ra mình là người thông minh nhất, đến lối tư duy phát triển, trong đó, vai trò của bạn là lắng nghe, học hỏi và làm bật khả năng của mọi người. Những ngày đầu, nhân viên Microsoft đã nhận ra thay đổi này trong văn hóa -- bằng chứng rõ ràng của Microsoft của việc đặt con người lên trước. Quy tắc thứ năm và cuối cùng của tôi đặc biệt dành cho lãnh đạo. Khi thay đổi, lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, có đường đi nước bước rõ ràng với các cột mốc, và cần phải gắn kết mọi người với các thành quả. Nói cách khác, bạn là người chỉ dẫn. Nhưng để được lòng mọi người, bạn còn cần phải hòa đồng. Lãnh đạo hòa đồng rất quan trọng trong việc đặt con người lên trước. Tôi sống ở vùng Vịnh San Francisco. Tại thời điểm này, đội bóng rổ của chúng tôi là đội giỏi nhất giải. Chúng tôi đã vô địch năm 2015, và năm nay cũng đang thắng thế. Có nhiều thứ để lý giải điều này. Họ có một số cầu thủ xuất sắc, nhưng một trong những lý do chính là huấn luyện viên chính, Steve Kerr, là một nhà lãnh đạo hòa đồng. Khi Kerr đến Warriors năm 2014, đội Warriors đang dự định đại cải tổ. Họ chưa từng vô địch quốc gia kể từ năm 1975. Kerr về và có một tầm nhìn rõ ràng, và ông lập tức bắt tay vào việc. Ngay từ đầu, ông đã hòa mình vào với cầu thủ và nhân viên. Ông tạo ra một môi trường tranh luận mở và kêu gọi đề xuất. Trong các trận đấu ông hay hỏi, "Ai thấy tôi đang bỏ qua cái gì không?" Ví dụ điển hình nhất là trong trận thứ 4 vòng chung kết 2015. Đội Warriors còn một trận nữa thì Kerr quyết định thay đổi đội hình ra sân; một động thái dũng cảm. Đội Warriors thắng trận đó và tiếp tục thắng vô địch. Và ai cũng thấy là động thái đó chính là chìa khóa chiến thắng. Thú vị là, đó thật ra không phải ý của Kerr. Đó chính là ý tưởng của trợ lý 28 tuổi, Nick U'Ren. Nhờ phong cách lãnh đạo của Kerr, U'Ren thấy thoải mái khi đưa ra ý kiến. Và Kerr không chỉ lắng nghe, mà còn thực hiện ý tưởng đó và sau đó, đã dành hết công lao cho U'Ren -- mọi hành động đều nhất quán với tài lãnh đạo rất hòa đồng của Kerr. Trong kỷ nguyên của biến đổi không ngừng, các công ty sẽ liên tục thay đổi. Nhưng thay đổi không nhất thiết phải mệt mỏi. Chúng ta có một nghĩa vụ với bản thân, với các tổ chức và với xã hội đó là mạnh dạn thay đổi phương thức thay đổi của chúng ta. Để làm thế, chúng ta cần bắt đầu đặt con người lên trước. Cám ơn. (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Trevor Copp: Khi "Bước Nhảy Hoàn Vũ" lần đầu lên sóng, nó không hề giống thứ chúng ta vừa xem. (Cười lớn) Jeff và tôi từng là vũ sư toàn thời gian khi chương trình khiêu vũ trên truyền hình gây sốt trở lại, và chuyện đó thật khó tin. Ý tôi là, một hôm chúng tôi nói "điệu foxtrot", và mọi người vẫn kiểu "Điệu nhảy của cáo?" (Cười lớn) Thế mà hôm sau họ đã nói với chúng tôi về những điểm thú vị của một bước nhảy tựa lông hồng. Và điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên. Ý tôi là, tất cả những chuyện điều mà chỉ đám mê khiêu vũ chúng tôi mới hay bàn, như tại sao điệu salsa khác với điệu rumba trong thi đấu và cách di chuyển của điệu tango không giống điệu waltz, tất cả những chuyện đó khi ấy mới được công chúng để ý, và nó làm thay đổi tất cả. Nhưng song song với sự phấn khích đó, sự phấn khích rằng đột nhiên, bằng cách nào đó, chúng tôi được coi là ngầu-- (Cười lớn) còn có một sự nghi ngờ. Rằng tại sao lại như vậy và tại sao lại là bây giờ? Jeff Fox: Khi Trevor nhảy với tôi trong các buổi huấn luyện hoặc để cho vui, chúng tôi dẫn nhau qua lại, đổi chỗ cho nhau, không cần phải liên tục dẫn bước. Chúng tôi thậm chí đã làm ra một hệ thống đổi vai dẫn và theo trong khi chúng tôi nhảy, như một cách chơi lần lượt và công bằng. Cho tới khi chúng tôi sử dụng hệ thống đó trong một màn biểu diễn ở một lễ hội nhỏ thì chúng tôi nhận được một cái vỗ vai quan trọng. Lisa O'Connell, biên kịch và nhà sản xuất của một trung tâm nhạc kịch, đã giữ chúng tôi lại sau buổi diễn và nói, "Hai người có biết việc đó mang tính chính trị thế nào không?'' (Cười lớn) Và đó là bắt đầu của tám năm hợp tác tạo ra một vở kịch không chỉ giúp chúng tôi phát triển hệ thống đổi vai nhảy mà còn khám phá thêm về tác động của việc bị bó buộc trong một vai trò duy nhất và tệ hơn nữa, bị định hình bởi vai trò đó. TC: Bởi vì, tất nhiên, điệu Latin cổ điển và khiêu vũ phòng tiệc không chỉ là một hệ thống khiêu vũ mà còn là một cách tư duy, và tồn tại, và kết nối với nhau, và là thứ thể hiện những giá trị của cả một thời kỳ. Dù vậy, vẫn luôn có một thứ không hề thay đổi: người đàn ông dẫn bước, và người phụ nữ theo sau. Salsa đường phố, hay tango thi đấu, đều giống nhau cả-- đàn ông dẫn, phụ nữ theo. Đây là sự đào tạo giới tính. Bạn không chỉ học nhảy -- bạn còn học "làm đàn ông " và "làm phụ nữ". Đây là một di sản. Và một khi là di sản, chúng ta sẽ không vứt bỏ nó đi, nhưng chúng ta cần biết nó là của quá khứ. Không phải là của hiện tại. Như với văn của Skakepeare vậy: trân trọng nó, phục hưng nó--tuyệt! Nhưng biết rằng nó là lịch sử. Nó không đại diện cho cách chúng ta nghĩ ngày nay. Vì vậy chúng tôi tự hỏi: Nếu ta tối giản tất cả chúng lại điều gì là cốt lõi của khiêu vũ? JF :À thì, nguyên tắc chính của khiêu vũ là một người dẫn, người kia theo. Bộ máy vẫn sẽ vận hành như nhau, mặc kệ vai trò của ai ra sao. Chuyển động vật lý chả quan tâm đến giới tính của bạn đâu. (Cười lớn) Nếu chúng tôi muốn đổi mới dạng đã có sẵn, chúng tôi cần biến nó trở nên tiêu biểu hơn cho cách mà chúng ta tương tác ở đây, bây giờ, trong năm 2015. Khi bạn nhìn vào phòng nhảy, đừng chỉ nhìn những thứ có ở đó, hãy nhìn những thứ không có. Một cặp đôi luôn chỉ có một người đàn ông và một người phụ nữ. Cùng với nhau. Chỉ có vậy. Luôn như thế. Vậy, những cặp đồng giới và bất phân giới không tồn tại. Ở hầu hết các cuộc thi khiêu vũ thế giới, hiếm khi trên sàn đấu xuất hiện những cặp nhảy đồng giới, và nhiều trường hợp, luật hoàn toàn cấm họ tham gia. TC: Hãy thử cái này: Tìm kiếm hình ảnh trên Google, "vũ công Latin chuyên nghiệp" và sau đó tìm một người Latin thực sự. (Cười lớn) Bạn sẽ mất nhiều ngày trời. Những gì bạn tìm được là hàng loạt đôi nhảy người Nga da trắng, dị giới, nhuộm da đậm như màu gỗ gụ. (Cười lớn) Không có người da đen hay người Châu Á, không có các cặp hai màu da, tức là về cơ bản, những người không phải người da trắng đều biến mất. Ngay cả trong mô hình chỉ-da-trắng-và-dị-giới này, cô gái vẫn không được cao hơn, chàng trai không được thấp hơn. Cô gái không được cứng rắn hơn, Chàng trai không được nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn đem một điệu khiêu vũ phòng tiệc dịch thành một đoạn đối thoại và cho nó vào trong một bộ phim, chúng ta, với tư cách một nền văn hóa, sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Đàn ông ra lệnh, phụ nữ hưởng ứng. Không mối quan hệ nào -- đồng tính, dị tính, hay cái gì khác -- mà chúng ta coi là tương đối lành mạnh trông như vậy cả, ấy thế mà, họ chiếu nó vào giờ cao điểm, họ phủ lên nó lớp trang điểm, thêm ít lấp lánh, đưa nó ra bằng chuyển động, không phải bằng lời, thì chúng ta, với tư cách một nền văn hóa, lại đón nhận và tán dương. Chúng ta đang cổ vũ cho sự vắng mặt của chính mình. Quá nhiều người đã biến mất khỏi môn nhảy đôi. (Âm nhạc) (Vỗ tay) JF: Bạn vừa thấy hai người đàn ông nhảy với nhau. (Cười lớn) Và bạn nghĩ nó trông có vẻ... hơi lạ lùng. thú vị -- thậm chí lôi cuốn -- nhưng hơi kỳ cục. Ngay cả những người thích hình thức nhảy đồng giới cũng thừa nhận rằng dù khiêu vũ đồng giới có thể rất năng động và mạnh mẽ và thú vị, thì nó cũng khá là không phù hợp. Nói về mặt thẩm mỹ, nếu Alida và tôi làm tư thế nắm tay đóng của khiêu vũ phòng tiệc... như này sẽ được xem là đẹp. (Cười lớn) Nhưng sao thế này lại không? (Cười lớn) Bạn thấy chưa, hình ảnh mặc định của người dẫn là phải to lớn và nam tính còn người theo thì nhỏ bé và nữ tính-- đây là một điểm chướng ngại. TC: Vì vậy chúng tôi muốn nhìn điều này từ một khía cạnh hoàn toàn khác. Sẽ thế nào nếu chúng ta giữ ý tưởng về dẫn và theo nhưng bỏ đi quan điểm rằng nó liên quan đến giới tính? Hơn nữa, sẽ thế nào nếu một cặp đôi có thể dẫn và theo nhau và sau đó đổi chỗ? Rồi lại đổi ngược lại? Sẽ ra sao nếu nó giống một cuộc hội thoại, lần lượt nghe và nói, như ta làm trong cuộc sống? Sẽ ra sao nếu ta khiêu vũ y như thế? Chúng tôi gọi nó là "Dẫn Luân Chuyển" JF: Hãy thử điều này với một điệu Latin, salsa. Với salsa, có một bước chuyển chủ chốt, gọi là dẫn chéo người. Ta dùng nó như dấu câu để chia ý. Có thể hơi khó để nhìn ra nếu bạn không quen nhìn nó, vậy nên nó đây. Lại lần nữa cho các bạn ngồi ghế rẻ tiền. (Cười lớn) Và đây là động tác đó một lần nữa, đẹp và chậm. Bây giờ, nếu ta áp dụng cách suy nghĩ dẫn-luân-chuyển cho bước chuyển này, bước dẫn chéo người trở thành một điểm mà người dẫn và người theo có thể đổi chỗ. Người theo có thể quyết định thay thế người dẫn, hoặc người dẫn chọn không dẫn nữa, từ đó biến nó thành bước dẫn chéo người ngược. Đây là chuyển động chậm của nó. Và đây là hình ảnh của nó khi chúng tôi dùng trong bài nhảy lúc đầu. Với sự cải tiến đơn giản này, điệu nhảy chuyển từ độc dẫn sang hài hoà. Ai cũng có thể dẫn. Ai cũng có thể theo. Và quan trọng hơn, bạn có thể đổi ý. Đây chỉ là một ví dụ về cách áp dụng nó, nhưng một khi tín hiệu xuất hiện, điều gì cũng có thể xảy ra. TC: Hãy xem cách nghĩ Dẫn Luân Chuyển có thể áp dụng cho điệu walts như thế nào. Bởi vì, tất nhiên, nó không chỉ là một cơ cấu chuyển vai dẫn; mà là một cách nghĩ thực có thể làm cho bài nhảy hiệu quả hơn. Xem nào: điệu walts. Điệu walts là một điệu nhảy xoay vòng Nghĩa là đối với người dẫn, họ dành nửa bài nhảy đi lùi về sau, hoàn toàn không thấy đường. Và bởi vì vị trí của người theo, thì về cơ bản, không ai thấy được họ đang bước đến đâu. (Cười lớn) Vậy là bạn đang ở trên sàn nhảy đây, và thử tưởng tượng cái cặp mù lòa kia tiến đến chỗ bạn mà xem. JF: Raaaaaah! (Cười lớn) TC: Thực tế đã có nhiều tai nạn xảy ra vì điểm mù này. Nhưng sẽ thế nào nếu các đôi thực hiện được một động tác chuyển trong một giây thôi? Sẽ có thể tránh khỏi nhiều tai nạn. Thậm chí nếu một người dẫn cả bài nhảy nhưng thực hiện được bước chuyển này, thì vẫn sẽ an toàn hơn nhiều, đồng thời, mang được mỹ quan mới vào điệu waltz. Bởi vì vật lý chả quan tâm gì đến giới tính của bạn đâu. (Cười lớn) JF: Chúng tôi đã dùng Dẫn Luân Chuyển ở các CLB, các trung tâm hội nghị và trong "Điệu Mở Màn", vở kịch chúng tôi dựng cùng Lisa, trên các sân khấu ở Bắc Mĩ và châu Âu. Và nó chưa bao giờ mất đi sự thu hút. Tức là, ngoài cái nhìn kì lạ khi thấy hai người đàn ông nhảy với nhau, nó luôn rất khêu gợi và thu hút. Nhưng vì sao? Bí mật nằm ở điều khiến Lisa xem buổi diễn đầu tiên của chúng tôi là "mang tính chính trị". Không chỉ vì chúng tôi chuyển đổi giữa dẫn và theo; mà vì chúng tôi kiên định với dáng vẻ, cá tính và sức mạnh của mình, dù cho chúng tôi đang giữ vai trò gì. Chúng tôi vẫn là chính mình. Và đó mới chính là sự tự do chân chính-- không chỉ là sự tự do được đổi vai trò, mà còn là sự tự do khỏi bị định hình bởi bất cứ vai trò nào bạn nắm giữ, sự tự do được sống thật là chính mình. Hãy quên đi việc một người dẫn, hay người theo, phải trông thế nào. Hãy cứ là người theo nam tính hay người dẫn nữ tính. Hãy là chính mình . Rõ ràng là, điều này cũng được áp dụng ngoài sàn nhảy, nhưng trên sàn nhảy, ta có cơ hội hoàn hảo hơn để cải thiện một mô hình cũ, để kế thừa một truyền thống xưa, và khiến nó trở nên tiêu biểu hơn cho thời đại và cách ta sống ngày nay. TC: Jeff và tôi đều từng khiêu vũ với cả nam và nữ và chúng tôi yêu khiêu vũ. Nhưng chúng tôi khiêu vũ với nhận thức rằng nó là một thứ thuộc về lịch sử đã làm nhiều thành phần trên phổ bản dạng phong phú của chúng ta hiện nay phải câm lặng và biến mất. Chúng tôi sáng tạo ra Dẫn Luân Chuyển như một cách để tách ra khỏi những ý tưởng không thuộc về mình và đưa khiêu vũ trở lại đúng bản chất của nó: nghệ thuật tinh tế của chăm sóc lẫn nhau. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Bạn là một quân nhân bậc hàm cao được điều đến Afghanistan. Bạn chịu trách nhiệm cho cuộc sống của hàng trăm đàn ông và phụ nữ, và căn cứ của bạn bị tấn công. Súng cối nã đạn xung quanh bạn. Chật vật trong làn khói bụi, bạn cố gắng hết sức để giúp đỡ người bị thương và rồi trườn bò đến boongke gần đó. Bạn vẫn còn tỉnh táo nhưng vụ nổ khiến bạn mờ mắt, bạn nằm nghiêng một bên và dò xét lại chuyện gì vừa xảy ra. Khi bạn có lại được tầm nhìn, bạn nhìn thấy một khuôn mặt đẫm máu đang nhìn trừng trừng bạn. Hình ảnh ấy rất đáng sợ, nhưng bạn nhanh chóng hiểu ra nó không phải thật. Hình ảnh đó tiếp tục tìm đến bạn vài lần trong ngày và khi bạn ngủ. Bạn không nói với ai vì sợ sẽ mất việc hoặc bị xem là yếu đuối. Bạn đặt tên cho hình ảnh đó, Khuôn mặt Đẫm máu trong Boongke và gọi tắt là BFIB. Bạn giấu kín BFIB trong tâm hồn, ám ảnh bạn, trong vòng bảy năm tới. Giờ hãy nhắm mắt lại. Bạn có nhìn thấy BFIB không? Nếu có, bạn đang bắt đầu nhìn thấy khuôn mặt của những vết thương vô hình trong chiến tranh, còn gọi là rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý và chấn thương tâm lý não. Dù tôi không bị rối loạn căng tăng sau chấn thương tâm lý tôi không hề xa lạ với căn bệnh này. Khi tôi còn nhỏ, hè nào tôi cũng đến thăm ông bà. Ông tôi đã giới thiệu tôi về tác dụng của chiến đấu tâm thần. Khi ông tôi làm lính hải quân phục vụ cho Chiến tranh Hàn Quốc, một viên đạn đâm xuyên cổ ông và khiến ông không thể la khóc. Ông nhìn một quân y bỏ mặc mình, bảo rằng ông là kẻ vô dụng, và mặc kệ ông chờ chết. Nhiều năm sau, khi vết thương đã lành và ông trở về nhà, ban ngày ông hiếm khi kể về những gì đã xảy ra. Nhưng ban đêm tôi hay nghe tiếng ông la hét tục tĩu vọng từ phòng ông ra ngoài sảnh Và ban ngày tôi luôn thông báo mỗi khi vào phòng ông, cẩn thận không làm ông giật mình hay kích động. Ông sống những ngày còn lại của cuộc đời cô lập và kín tiếng, không bao giờ tìm cách thể hiện bản thân, và lúc ấy tôi vẫn chưa biết cách dẫn lối ông. Tôi không biết gọi bệnh tình của ông là gì cho đến khi tôi 20 tuổi. Theo đuổi bẳng đại học chuyên ngành liệu pháp nghệ thuật, hiển nhiên tôi bị cuốn hút vào nghiên cứu về chấn thương tâm lý. Và khi ngồi trong lớp học về rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, hoặc gọi tắt là PTSD, nhiệm vụ giúp đỡ những quân nhân khốn khổ như ông tôi bắt đầu hình thành. Chúng ta có nhiều dạng căng thẳng sau chấn thương xuyên suốt lịch sử chiến tranh: nhớ nhà, tình yêu người lính, sốc do đạn trái phá, cái nhìn ngàn dặm, ví dụ vậy. Và khi tôi đang theo học, một cuộc chiến tranh mới nổ ra, và nhờ áo giáp và xe quân đội hiện đại, quân nhân có thể sống sót sau những vụ nổ mà trước đây không thể vượt qua. Nhưng chấn thương vô hình lại bước sang một tầm mới, và điều này thúc đẩy các bác sĩ quân y và các nhà nghiên cứu thực sự hiểu ảnh hưởng của chấn thương tâm lý não, hay TBI, và PTSD đến não bộ. Nhờ sự phát triển của công nghệ và hình ảnh thần kinh, giờ ta đã biết một người sau khi trải qua chấn thương tâm lý vùng Broca, vùng ngôn ngữ lời nói ở não, ngưng hoạt động. Thay đổi sinh lý này, hay còn được gọi là nỗi khiếp sợ không nói nên lời, đi kèm với dấu hiệu bệnh tâm thần, nỗi sợ bị phán xét hay hiểu lầm, có khi là bị loại khỏi nghĩa vụ, đã dẫn đến những đau khổ vô hình của các quân nhân. Cựu binh qua các thế hệ đều chọn cách không kể về những gì đã xảy ra, và chịu đựng một mình. Công việc đầu tiên của tôi hoàn toàn như tôi mong đợi là nhà trị liệu nghệ thuật ở trung tâm quân y lớn nhất cả nước, Walter Reed. Sau khi làm vài năm cho đơn vị thần kinh bệnh nhân thực vật, tôi được chuyển đến Trung tâm Tinh anh Dũng cảm Quốc gia, NICoE, đi đầu trong lĩnh vực chữa bệnh TBI cho quân nhân vẫn còn tại ngũ. Tôi tin vào liệu pháp nghệ thuật, nhưng tôi phải thuyết phục các quân nhân, những người đàn ông to cao, vạm vỡ, khỏe mạnh, nam tính, và một số phụ nữ nữa, thuyết phục họ thử làm nghệ thuật như là một liệu pháp tâm lý. Kết quả rất bất ngờ. Những tác phẩm sống động, tượng trưng được tạo bởi các nam nữ quân nhân, và mỗi một tác phẩm đều có một câu chuyện. Chúng tôi thấy rằng liệu pháp nghệ thuật không can hệ đến vấn đề ngôn ngữ lời nói của não bộ. Làm nghệ thuật thâm nhập vào cùng một vùng giác quan tạo ra chấn thương tâm lý. Quân nhân có thể dùng nghệ thuật để nhìn lại những sự việc đã qua mà không bị đe dọa. Rồi họ sẽ có thể dùng lời nói vào tác phẩm, tái liên kết bán cầu não trái và phải. Chúng tôi thấy điều này áp dụng với mọi loại hình nghệ thuật, vẽ, sơn, cắt dán, nhưng loại hình có tác động mạnh nhất có vẻ là làm mặt nạ. Cuối cùng, những vết thương vô hình này không chỉ có tên gọi, mà chúng còn có cả khuôn mặt. Và khi các quân nhân làm mặt nạ, họ có thể thấu hiểu được nỗi đau của mình. Và thật tuyệt vời khi điều đó giúp họ vượt qua nỗi đau và chữa lành vết thương. Bạn còn nhớ BFIB chứ? Đó là một chuyện có thật của một bệnh nhân của tôi, và khi ông tạo mặt nạ, ông đã có thể rũ bỏ được hình ảnh ám ảnh ấy, Ban đầu, đó là một thứ khiến cho người quân nhân ấy nản lòng, nhưng cuối cùng ông bắt đầu xem BFIB như một chiếc mặt nạ, chứ không phải vết thương lòng, và sau buổi hôm ấy, ông trao chiếc mặt nạ cho tôi và nói, "Melissa, hãy giữ gìn nó." Cuối cùng, chúng tôi giữ BFIF trong một cái hộp để bảo quản, và khi người quân nhân ấy rời NICoE, ông ấy bỏ lại BFIB. Một năm sau, ông ấy chỉ nhìn thấy BFIB hai lần, và cả hai lần ấy BFIB đều mỉm cười và người quân nhân không còn cảm thấy lo lắng. Hiện tại, mỗi khi người quân nhân ấy bị ám ảnh bởi quá khứ đau thương, ông lại tiếp tục vẽ. Mỗi khi ông vẽ những hình ảnh khó chịu ấy, ông lại ít nhìn thấy chúng hay không còn thấy chúng nữa. Các nhà triết học hàng ngàn năm qua vẫn thường nói sức mạnh sáng tạo liên hệ mật thiết với sức mạnh hủy diệt. Ngày nay khoa học cho chúng ta thấy phần não bộ chịu trách nhiệm cho chấn thương tâm lý cũng có thể là nơi chữa lành vết thương. Và liệu pháp nghệ thuật giúp ta thấy làm sao tạo mối liên hệ đó. Chúng tôi bảo một quân nhân miêu tả việc làm mặt nạ ảnh hưởng thế nào đến quá trình trị liệu, và đây là câu trả lời của ông. (Video) Người quân nhân: Bạn chỉ chăm chú vào chiếc mặt nạ. Bạn chỉ chăm chú vẽ, và với tôi, nó giúp tôi trút đi gánh nặng, vì vậy tôi có thể làm được. Và hai ngày sau khi tôi nhìn lại nó, tôi có cảm giác, "Trời đất, đây là bức tranh, đây là chìa khóa, đây là câu đố." và từ đó mọi thứ tăng tiến. Ý tôi là từ đó tôi không biết việc trị liệu đi tới đâu nữa, vì mọi người cứ, "Kurt, giải thích này, giải thích kia". Và lần đầu tiên trong 23 năm, tôi có thể nói chuyện thoải mái với bất kỳ ai. Tôi có thể kể cho bạn nghe về điều đó ngay bây giờ nếu tôi muốn, vì nó đã được khai thông. Rất tuyệt. Và nó cho phép tôi đặt 23 năm PTSD và TBI ở cùng một chỗ điều này chưa bao giờ xảy ra. Xin lỗi. Melissa Walker: Năm năm qua, chúng tôi có hơn 1000 chiếc mặt nạ được tạo ra. Rất đáng nể phải không? Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi ước gì mình có thể chia sẻ điều này với ông tôi, nhưng tôi biết rằng ông sẽ rất vui khi biết chúng tôi đang tìm cách để giúp đỡ quân nhân hôm nay và mai sau chữa lành vết thương, và tìm những phương pháp sâu trong tâm trí mà họ có thể dùng để chữa lành bản thân. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Chúng ta hãy nói về lòng tin. Chúng ta biết lòng tin là điều cơ bản, nhưng còn hơn thế nữa, vì khi tin ai thì điều kỳ diệu sẽ xuất hiện. Xin hãy giơ tay lên nếu bạn đã từng là người thuê hay cho thuê phòng trên trang mạng Airbnb. Wow! Nhiều lắm. Ai sở hữu tiền ảo Bitcoin? Số lượng cũng rất nhiều. Và xin hãy đưa tay lên nếu bạn đã từng dùng trang hẹn hò Tinder để tìm tình yêu của đời mình. (Cười) Cũng khó mà đếm hết được vì các bạn cũng có vẻ thích đấy. (Cười) Đó là những ví dụ về cách thức công nghệ tạo ra những giao thức mới để giúp ta tin tưởng 1 người không biết, 1 công ty không quen, hay 1 ý tưởng xa lạ. Nhưng cùng lúc đó, thì niềm tin vào các thiết chế như ngân hàng, chính phủ và thậm chí các cơ sở tôn giáo -- lại đang sụp đổ. Vậy điều gì đang xảy ra, và còn bạn, bạn đặt niềm tin vào ai? Ta hãy bắt đầu ở Pháp với 1 trang mạng -- tôi tạm gọi là 1 công ty -- với cái tên nghe rất buồn cười, BlaBlaCar. Đó là một trang kết nối người có xe hơi và người đi không có xe, họ muốn chia với nhau chi phí cho quảng đường dài. Một chuyến đi trung bình là 320 km. Vậy đó là ý tưởng rất hay để có được người bạn đồng hành thích hợp. Những thông tin cá nhân và những nhận xét của người khác giúp ta chọn bạn đồng hành. Bạn có thể biết họ có hút thuốc lá hay không, loại nhạc họ thích là gì, bạn có thể biết họ có mang chó theo không. Nhưng thực ra các thông tin đó có đúng hay không thì chỉ biết khi bạn và họ nói chuyện trên xe. Tôi biết: (Cười) Bla, bạn không nói nhiều, bla bla, bạn muốn tán gẫu, và bla bla bla, bạn huyên thuyên trên suốt chặng đường từ London đến Paris. (Cười) Thật ấn tượng, ý tưởng này rất hiệu quả, ấn tượng vì nó ngược lại với điều chúng ta được dạy khi còn trẻ không được lên xe hơi của người lạ. Còn nữa, BlaBlaCar chở được hơn 4 triệu người mỗi tháng. Tính ra số hành khách của nó còn nhiều hơn của công ty đường sắt cao tốc Eurostar hay của hãng hàng không giá rẻ JetBlue. BlaBlaCar là 1 minh hoạt đẹp cho cách thức mà công nghệ giúp hàng triệu người khắp thế giới có được niềm tin vào nhau. Niềm tin xảy ra khi chúng ta chấp nhận rủi ro để làm 1 điều gì mới hay khác với cách mà ta thường làm. Chúng ta cùng xem nhé. Tôi muốn bạn nhắm mắt lại. Có một người nhìn tôi vói cặp mắt mở to kìa. Tôi đang ở trên sân khấu. Tôi có thể thấy bạn đấy. Vậy hãy nhắm mắt lại. (Cười) Tôi sẽ làm phép thử này với bạn. Tôi muốn bạn tưởng tượng có một cái hố ở giữa bạn và một thứ mà bạn không biết. Đó có thể là một người bạn vừa gặp. Có thể là một nơi bạn chưa bao giờ đến. Có thể là thứ gì đó bạn chưa thử bao giờ. Bạn tưởng tượng được chưa? Tốt. bạn có thể mở mắt ra. Bạn hãy nhảy từ một nơi chắc chắn, để bắt lấy một cơ hội với người không quen hay với cái gì đó xa lạ, bạn cần một sức mạnh để kéo bạn qua cái hố đó, và sức mạnh đáng kinh ngạc đó là lòng tin. Lòng tin là một khái niệm khó nắm bắt, nhưng chúng ta phải dựa vào lòng tin để mọi việc trôi chảy. Tôi tin các con mình khi chúng nói chúng sẽ tắt đèn trước khi ngủ. Tôi tin phi công sẽ lái an toàn để đưa tôi đến đây. Đó là một từ chúng ta dùng rất nhiều, mà không phải lúc nào ta cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó, ta cũng không rõ cách nó được dùng trong các hoàn cảnh sống khác nhau. Thực ra, có hàng trăm định nghĩa vè lòng tin, và hầu hết các định nghĩa đều có thể lược giản về việc chấp nhận rủi ro khi cho rằng một điều gì đó là đúng. Nhưng tôi không thích dạng định nghĩa này, vì nó làm cho niềm tin có vẻ rất hợp lý và dường như đoán được, như thế nó không nói lên được bản chất lòng tin khi nó giúp ta làm một việc gì đó và định nghĩa đó không cho ta thấy được cách thức nó làm cho chúng ta mạnh mẽ để kết nối với những người khác. Vậy tôi xin định nghĩa hơi khác một tí. Tôi định nghĩa niềm tin như là mối quan hệ với những gì không quen biết. Khi bạn nhìn lòng tin qua lăng kính này, nó sẽ giải thích tại sao niềm tin là khả năng duy nhất giúp bạn vượt qua sự không chắc chắn, để đặt sự tin tưởng vào người xa lạ, để cho mọi việc tiến triển. Con người rất đặc biệt ở việc trao niền tin. Bạn có nhớ lần đầu bạn khai báo tài khoản ngân hàng ở một trang web không? Đó là một hành động trao niềm tin. Tôi nhớ rất rõ đã nói với bố tôi rằng con muốn mua 1 chiếc xe hơi Peugeot màu xanh đã qua sử dụng trên eBay, và bố đã nghiêm giọng nói rằng người bán là "Phù Thủy Vô Hình" và có thể đó không phải là ý hay. (Cười) Vậy công việc của tôi, nghiên cứu của tôi nhắm đến cách thức công nghệ làm ra được chất kết dính xã hội, tạo được niềm tin giữa con người, và đó là một đối tượng vô cùng hấp dẫn để nghiên cứu, vì ở đó có nhiều thứ mà ta chưa biết. Ví dụ: Nam và nữ tin vào công nghệ kỹ thuật số với mức độ có khác nhau không? Cách tạo niền tin trực tiếp từ người đến người đã chuyển thành niềm tin online? Lòng tin có thay đổi không? Vậy nếu bạn nghĩ sẽ tìm ra một người bạn tình trên trang Tinder, bạn có thích tìm được một chuyến đi trên trang BlaBlaCar hay không? Nhưng từ việc nghiên cứu hàng trăm trang mạng và thị trường, tôi tìm thấy một điểm chung giữa mọi người, và tôi gọi đó là "leo lên đống niềm tin" Cho tôi dùng BlaBlaCar như ví dụ để nói về niềm tin trong cuộc sống. Mức độ đầu, bạn phải tin vào ý tưởng. Rồi bạn phải tin vào ý tưởng về việc chia sẻ chuyến đi là an toàn và đáng để làm. Mức độ thứ 2 là về việc tin tưởng vào hệ thống mạng, trang BlaBlaCar sẽ giúp bạn tìm ra những thứ không ổn. Và mức độ thứ 3 là việc dùng thông tin mạng để quyết định liệu người kia có đáng tin cậy không. Lần đầu tiên chúng ta phải tin cùng 1 lúc nhiều điều như thế, nó có vẻ rất kỳ cục và thậm chí có vẻ rất liều, nhưng chúng ta đạt đến được một điểm ở đó các ý tưởng dường như bình thường. Sự thay đổi thái độ của ta thường rất nhanh. Nói cách khác, niềm tin cho chúng ta cơ hội và sự đổi mới. Thế là một ý tưởng lôi cuốn tôi, và tôi muốn bạn xem xét nó, đó là liệu chúng ta có thể hiểu rõ hơn lý do chính của những đổ vỡ và những thay đổi của những cá nhân trong xã hội thông qua lăng kính niềm tin. Thực ra, niềm tin chỉ phát triển trong 3 giai đoạn chính trong suốt lịch sử nhân loại: niềm tin ở địa phương, niềm tin vào thiết chế và giai đoạn mà chúng ta đang bước vào, đó là niềm tin rộng khắp. Vậy là trong thời gian rất dài, cho tới giữa thập niên 1800, niềm tin được xây dựng trên những quan hệ rất gần gũi. Ví dụ tôi sống trong 1 ngôi làng với các bạn ở 5 dãy ghế đầu của khán phòng, và chúng tôi biết rõ nhau, rồi tôi muốn mượn tiền. Người đàn ông có đôi mắt đẹp này có thể cho tôi mượn, và nếu tôi không trả, các bạn biết ngay tôi là kẻ quỵt tiền. Tôi sẽ bị mang tiếng, và các bạn sẽ không còn muốn dính líu với tôi. Đó là niềm tin dựa trên khu vực sống và dựa trên trách nhiệm cá nhân. Đến giữa thế kỷ 19, xã hội đi vào giai đoạn thay đổi lớn. Người ta đổ về các thành phố đang lớn nhanh như London hay San Francisco, và một nhân viên ngân hàng địa phương ở đó được thay thế bằng một tập đoàn lớn họ không biết bạn với tư cách cá nhân. Chúng ta đã bắt đầu đặt niềm tin vào hệ thống hộp đen của chính quyền, những thứ như hợp đồng hợp pháp, luật lệ và bảo hiểm, và bớt tin trực tiếp vào người khác. Niềm tin phải dựa vào thiết chế và dựa trên ban hội. Người ta nói nhiều về vấn đề niềm tin dựa trên thiết chế và trên danh tiếng công ty đang giảm mạnh và tiếp tục đi xuống. Tôi thật sự sửng sốt trước sự sụp đổ của niềm tin: sự nghe lén của những công ty điện thoại, xì căng đan khí thải của Volkswagen, lạm dụng lan rộng trong Giáo Hội Công Giáo, sự việc chỉ một nhân viên ngân hàng quèn đi tù thay cho các quan chức đã gây ra khủng hoảng tài chính nặng nề, hay mới đây, hồ sơ Panama tiết lộ những người giàu khai thác hệ thống thuế ở nước ngoài. Điều làm tôi thật sự ngạc nhiên là tại sao những nhà lãnh đạo quá sức khó khăn nói lời xin lỗi, tôi muốn nói là xin lỗi thành thật, khi đã làm niềm tin của chúng ta tan vỡ? Thật dễ để kết luận rằng niềm tin vào thiết chế không còn ổn nữa. vì chúng ta được vỗ béo bằng những lời hứa ngọt ngào của nhóm lãnh đạo không trung thực, nhưng điều đang xảy ra còn nguy hiểm hơn những nghi ngờ lan rộng về quy mô và cấu trúc của các thiết chế. Chúng ta nghĩ rằng niềm tin vào thiết chế không còn phù hợp ở thời đại kỹ thuật số. Những quy ước về cách thức niềm tin được xây dựng, được quản lý, bị mất và làm lại -- trong những thương hiệu, địa vị lãnh đạo và trong toàn hệ thống -- bị đảo lộn. Thật thú vị, nhưng nó rất khủng khiếp, vì nó bắt chúng ta phải suy nghĩ lại cách thức mà niềm tin được xây dựng và bị phá hủy nơi khách hàng, nơi nhân viên, thậm chí cả nơi người thân. Một ngày nọ, tôi nói với tổng giám đốc của 1 thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới, chúng tôi cũng hay nói chuyện, lần này tôi đề cập cách làm ăn của Airbnb. Ông ta thừa nhận với tôi rằng ông ta bối rối trước thành công của Airbnb. Ông ta không hiểu nổi cách thức một công ty chỉ nhờ vào niềm tin của một người sẵn lòng trao cho một người xa lạ mà có thể phát triển trên 191 đất nước. Cho nên tôi nói với ông ta tôi có một lời thú nhận, và ông ta nhìn tôi một cách tò mò, và tôi nói -- tôi chắc chắn nhiều người trong các bạn cũng nghi ngờ -- Tôi không để ý treo lại khăn tắm khi tôi rời phòng khách sạn, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên khi tôi thuê phòng trên Airbnb. Lý do tại sao tôi không bao giờ quên xếp khăn khi tôi là khách trên Airbnb vì biết chủ cho thuê sẽ đánh giá người thuê trên mạng, và xếp hạng đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thỏa thuận, đàm phán của khách trong tương lai. Đó là minh họa đơn giản về cách thức niềm tin online làm thay đổi thái độ của ta trong thế giới thật, làm cho ta có trách nhiệm hơn đến mức mà ta không thể tưởng tượng nổi. Tôi không nói chúng ta không cần khách sạn hay các hình thức chính quyền truyền thống Nhưng điều ta không thể chối cãi là cách thức niềm tin trong xã hội đang thay đổi, nó đang tạo ra sự thay đổi lớn so với thế kỷ 20 ở đó niềm tin được xác định bởi thiết chế còn ở thế kỷ 21 niềm tin được nuôi dưỡng bởi sự bình đằng. Niềm tin không còn từ trên truyền xuống. Nó đảo lộn và không còn giới hạn. Nó không còn bí ẩn và không đi theo 1 đường. 1 công thức mới của niềm tin là được chia đều trong cộng đồng và dựa trên tinh thần trách nhiệm. Và sự thay đổi này bắt đầu tăng tốc với sự xuất hiện của mạng blockchain, công nghệ kế toán online làm cơ sở cho sự phát triển của Bitcoin. Xin hãy nói thật với nhau, cách thức hoạt động của mạng blockchain làm cho chúng ta điên đảo. Một trong những lý do là nó bao gồm việc xử lý những khái niệm rất phức tạp với những tên gọi kỳ cục. Tôi muốn nói đến các thuật toán mật mã và hàm băm để xếp dữ liệu, những người được gọi là thợ đào mỏ Bitcoin, kiểm tra các giao dịch -- tất cả được tạo ra bởi 1 người bí ẩn có tên Satoshi Nakamoto. Đó là niềm tin của số người đông đảo chưa bao giờ có trước đây. (Vỗ tay) Nhưng chúng ta hãy thử tưởng tượng. "Nhà Kinh Tế" tuyên bố hùng hồn về mạng blockchain như là một hệ thống có thể bảo đảm cho mọi thứ trên đó. Cách dễ hiểu nhất để mô tả là hãy tưởng tượng những khối dữ liệu trên bảng excel, với những thông tin các tài sản. Nó có thể là một thương hiệu. Nó có thể là một cổ phần thương mại. Nó có thể là một tài sản trí tuệ, như là quyền sở hữu bài hát. Khi được giao dịch từ nơi được lưu giữ này đến một nơi nào khác, sự di chuyển tài sản đó được đóng dấu thời gian và được lưu lại một cách công khai trên mạng blockchain. Thật đơn giản. Đúng vậy. Hiệu quả thực sự của mạng blockchain là loại bỏ can thiệp của bên thứ ba, như là luật sư, hay người mô giới uy tín, hoặc không cần can thiệp của chính phủ nhờ thế giao dịch trở nên dễ dàng. Vậy nếu ta cứ muốn giữ các thủ tục rườm rà đòi hỏi niềm tin trước đây, thì bạn vẫn phải tin vào ý tưởng này, bạn vẫn phải tin vào hệ thống mạng, nhưng bạn không cần phải tin vào người khác theo nghĩa truyền thống. Việc áp dụng này thật rộng lớn. Cùng theo cách đó, Internet thổi tung các cánh cửa để mở ra thời đại thông tin luôn hữu dụng cho mọi người, mạng blockchain sẽ làm cách mạng niềm tin trên toàn cõi địa cầu. Tôi cố ý chờ đến lúc cuối để nói về Mạng Uber, vì tôi nhận ra rằng đó là một ví dụ về sự lạm dụng gây tranh cãi, nhưng khi nói về một dạng mới của niềm tin thì nó là trường hợp đáng nghiên cứu. Bây giờ ta xét đến các trường hợp lạm dụng của việc phân quyền trong niềm tin. Chúng ta luôn chứng kiến và nó có thể tạo ra những sai lầm khủng khiếp. Tôi không ngạc nhiên khi chúng ta thấy các phản đối của các hãng taxi trên khắp thế giới muốn nhà nước cấm hệ thống Uber vì cho rằng nó không an toàn. Ở London, tôi tình cờ chứng kiến những vụ phản đối, và tôi đọc trang tweet của Matt Hancock, bộ trưởng thương mại Anh Ông ta viết, "Có ai biết số người dùng ứng dụng Uber mà mọi người đang đang tranh cãi không? (Cười) Cho tới hôm nay tôi cũng chưa biết." Các hãng taxi, họ đã hợp thức hóa các thủ tục của có niềm tin theo thiết chế. Họ hợp thức hóa ý tưởng mà họ muốn loại bỏ để có niềm tin trực tiếp của khách hàng, và các đăng ký trực tuyến đã tăng đến 850% trong 24 giờ. Đó là một minh họa mạnh mẽ về thay đổi niềm tin có thể ảnh hưởng đến thái độ cá nhân hay cả một ngành nghề, bạn không thể lội ngược dòng nước. Mỗi ngày, 5 triệu người thực hiện động tác trao niềm tin và lên đường cùng với Uber. Tại Trung Quốc, trên mạng Didi, hệ thống tìm bạn đi chung xe, 11 triệu chuyến đi mỗi ngày. Tức là 127 chuyến trong 1 giây, cho thấy rằng đây là một hiện tượng liên văn hóa. Điều lý thú là cả chủ xe và người đi chung đều cho rằng việc thấy 1 cái tên và hình của ai đó và những xếp loại đánh giá trên mạng làm cho họ cảm thấy an tâm hơn, và khi bạn đã có kinh nghiệm, thì thái độ của họ luôn đẹp hơn so với khi dùng taxi. Uber và Didi là những ví dụ rõ ràng cho cách thức mà công nghệ tạo ra niền tin giữa người với người trong hướng và theo quy mô tích cực mà trước đây chưa từng có. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta cảm thấy thoải mái trong xe người lạ. Chúng ta tình cờ gặp ai đó, rồi quyết định là người đó có vẻ hợp với mình. Chúng ta chia sẻ nhà ở với người không quen biết. Đó chỉ là sự bắt đầu, vì sự thay đổi lớn hiện tại không chỉ là công nghệ. Nó tạo ra chính sự thay đổi niềm tin, phần tôi, tôi muốn giúp mọi người hiểu kỷ nguyên mới của niềm tin nhờ thế ta sớm có được niềm tin và chúng ta có thể bắt lấy cơ hội để xây dựng lại các hệ thống ở đó mọi sự được minh bạch hơn,toàn diện và chúng ta có trách nhiệm hơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin hãy gặp Jane. Cô đang trong thời gian nguy hiểm của thai kỳ. Suốt 24 tuần, cô buộc phải nằm trong bệnh viện, để được giám sát các cơn tiền co thắt. Cô ấy không phải là người hạnh phúc nhất. Một phần vì điều này đòi hỏi các kĩ thuật viên và chuyên gia sử dụng các loại dây đai phiền phức để theo dõi các cơn co thắt tử cung của cô. Lí do khác khiến Jane không vui vẻ là vì cô ấy đang lo sợ. Đặc biệt cô ấy lo sợ về điều sẽ xảy ra sau 10 ngày nằm điều trị ở bệnh viện. Điều gì sẽ xảy ra khi cô ấy về nhà? Nếu cô ấy sinh non, điều đó sẽ thật kinh khủng. Là một phụ nữ Mỹ gốc Phi, cô ấy có nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần hoặc có thai chết lưu. Vì vậy về cơ bản Jane có 1 hoặc 2 chọn lựa: ở lại bệnh viện, trở thành một tù nhân công nghệ cho đến khi sinh, và dành hết quãng đời còn lại để trả viện phí; hoặc trở về nhà sau 10 ngày và hy vọng điều tốt nhất. Không có lựa chọn nào có vẻ hấp dẫn. Vì tôi bắt đầu nghĩ về những câu chuyện như thế và nghe về những câu chuyện như vậy, tôi bắt đầu tự hỏi bản thân và tưởng tượng: Có sự thay thế nào khác không? Có cách nào mà chúng ta có thể hưởng các lợi ích từ việc giám sát đáng tin cậy mà chúng ta có được từ các đối tác uy tín trong bệnh viện trong khi ai đó ở nhà vẫn sinh hoạt bình thường? Với suy nghĩ đó, tôi khuyến khích mọi người trong nhóm nghiên cứu hợp tác với các nhà khoa học về vật liệu thông minh, và tất cả chúng tôi cùng nhau suy nghĩ động não. Và sau một quá trình dài, chúng tôi có được một viễn cảnh, một ý tưởng, về một hệ thống có thể đeo lên người tương tự như chúng ta đeo trang sức hay tự sử dụng như băng cứu thương. Và sau nhiều thử thách vất vả cùng nhiều năm nỗ lực cố gắng, chúng tôi đã đưa ra được bản dán điện tử linh hoạt này được sản xuất bằng cách sử dụng quy trình tương tự được dùng để tạo ra chip máy tính, ngoại trừ những thiết bị điện tử được chuyển từ một bản vật liệu bán dẫn vào một vật liệu linh hoạt mà có thể kết nối với cơ thể con người. Những hệ thống này mỏng như tóc người. Nó có thể đánh giá tất cả các loại thông tin mà ta muốn. như là: sự vận động của cơ thể, nhiệt độ cơ thể, sóng điện của cơ thể vân vân. Chúng tôi còn có thể thiết kế để các hệ thống này có thể tích hợp các nguồn năng lượng, và có thể có khả năng truyền tải không dây. Và khi chúng tôi bắt đầu xây dựng các loại hệ thống này, chúng tôi cũng bắt đầu tự thử nghiệm chúng trên bản thân trong nhóm nghiên cứu. Thêm vào đó, chúng tôi còn bắt đầu tiếp cận một vài đối tượng lâm sàng ở San Diego, và thử chúng lên nhiều bệnh nhân trong nhiều thử nghiệm lâm sàng khác nhau, kể cả thai phụ như Jane. Đây là hình một thai phụ tại phòng thí nghiệm của bệnh viện đại học chúng tôi đang được theo dõi các cơn co tử cung với các loại dây đai bình thường. Thêm vào đó, những miếng dán co giãn của chúng tôi đang nằm đây. Bức ảnh này cho thấy những sóng dao động thể hiện nhịp tim của bào thai, chỗ màu đỏ tương ứng với những thứ được trang bị với các loại dây đai bình thường, và màu xanh dương tương ứng với những ước tính của chúng tôi sử dụng hệ thống điện tử co giãn và các thuật toán. Tại thời điểm hiện tại, chúng tôi tự cho mình 1 cú đập tay khích lệ tinh thần lớn. 1 vài thứ chúng tôi đã hình dung đang bắt đầu trở thành hiện thực, và chúng tôi đang thực sự thấy điều này trong bối cảnh lâm sàng. Nhưng vẫn còn có một vấn đề. Vấn đề là, cách mà chúng tôi sản xuất các hệ thống này không hiệu quả, năng suất thấp và rất dễ bị lỗi. Thêm vào đó, khi chúng tôi nói chuyện với 1 số y tá trong bệnh viện, họ khích lệ chúng tôi để đảm bảo rằng hệ thống điện của chúng tôi hoạt động đồng bộ với hệ thống điển hình đang sử dụng trong bệnh viện. Chúng tôi đã suy nghĩ và nói rằng: "Đợi một chút. Thay vì làm nó dính được, hãy cải tiến nó thành chất keo và có thể giải quyết vấn đề về việc sản xuất nó." Bức ảnh mà bạn đang xem là khả năng của chúng tôi để tích hợp những bộ cảm biến này vào trong miếng băng keo đơn giản chỉ cần lột nó khỏi miếng dính phụ. Công việc đang được tiến hành trong nhóm nghiên cứu cho phép chúng tôi, tích hợp các mạch nguyên vẹn vào keo dính linh hoạt để làm những việc như khuếch đại tín hiệu và số hóa chúng, phân tích và mã hóa chúng để truyền đi bằng tín hiệu không dây. Tất cả những thứ này được tích hợp vào cùng 1 loại keo dính y tế được sử dụng trong bệnh viện. Vì vậy khi chúng tôi tới điểm này, chúng tôi đã có 1 vài thách thức khác, từ cả kĩ thuật tới quan điểm sử dụng, để đảm bảo rằng chúng tôi có thể làm cho nó hoạt động được trên thực tế. Trong rất nhiều cuộc tranh luận về sức khỏe kĩ thuật số, người ta tin và bám vào ý tưởng chúng ta có thể số hóa dữ liệu 1 cách đơn giản, truyền tin không dây, gửi nó tới đám mây lưu trữ, và trong đám mây đó, chúng ta có thể trích lấy những thông tin có ý nghĩa để giải thích. Và thực sự bạn có thể làm được tất cả điều đó, nếu như bạn không lo lắng về 1 vài thách thức năng lượng. Hãy dành 1 vài phút để suy nghĩ về Jane. Cô ấy không sống ở Palo Alto hay ở Beverly Hills. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải nghĩ thấu đáo về kế hoạch dành cho Jane và chi phí mà cô ấy phải trả để gửi những thông tin này 1 cách liên tục. Có thách thức khác mà không phải ai trong ngành y tế có thể thoải mái bàn luận về nó. Và đó là, Jane không tin lắm vào các cơ sở y tế. Cô ấy, những người như cô ấy, tổ tiên cô ấy không được hưởng những gì tốt nhất từ các bác sĩ và bệnh viện hay các công ty bảo hiểm. Có nghĩa là chúng ta phải lưu tâm tới sự riêng tư. Jane có thể không cảm thấy mừng cho lắm về những dữ liệu đang được lưu trữ trong đám mây. Và Jane không thể bị đánh lừa; cô ấy có đọc tin tức. Cô ấy biết rằng nếu như Chính phủ Liên bang có thể bị xâm nhập, nếu như Fortune 500 có thể bị xâm nhập, thì bác sĩ của cô ấy cũng có thể bị. Và với suy nghĩ đó trong đầu, chúng tôi nảy ra ý kiến. Chúng tôi không thể thông minh hơn tất cả hacker trên thế giới, nhưng có lẽ chúng tôi có thể giới thiệu cho họ thấy 1 mục tiêu thông minh hơn. Sẽ ra sao nếu như chúng tôi có thể, thay vì có những thuật toán diễn giải dữ liệu chạy trong đám mây lưu trữ, nếu như chúng tôi có những thuật toán chạy trong những mạch tích hợp nhỏ đó tích hợp vào những miếng dán này? Và do đó khi chúng tôi kết hợp chúng lại với nhau, điều này có nghĩa là bây giờ chúng tôi có thể nghĩ về tương lai khi 1 người như Jane vẫn có thể sống cuộc sống bình thường của cô ấy, cô ấy vẫn được theo dõi, nó vẫn được làm theo cách mà cô ấy không phải kiếm 1 công việc khác để trả tiền cho kế hoạch này, và chúng tôi cũng có thể giải quyết 1 số thắc mắc của cô ấy về sự riêng tư. Vì vậy tại thời điểm này, chúng tôi cảm thấy chúng tôi đang làm rất tốt. Chúng tôi hoàn thành nó, chúng tôi bắt đầu giải quyết 1 số câu hỏi về sự riêng tư và chúng tôi cảm thấy, câu chuyện đã sắp kết thúc. Mọi người sống hạnh phúc về sau, đúng không? À, không nhanh như vậy đâu. (cười) 1 trong những thứ chúng tôi ghi nhớ như tôi đã đề cập tới từ trước, là Jane không tin tưởng lắm vào cơ sở y tế. Chúng tôi phải nhớ rằng đang có sự gia tăng và giãn rộng khoảng cách về sức khỏe, và có sự bất bình đẳng về quản lý chăm sóc sức khỏe thích hợp. Và điều này có nghĩa là bức tranh đơn giản về Jane và dữ liệu của cô ấy - ngay cả khi cô ấy cảm thấy thoải mái được truyền không dây tới đám mây, cho phép bác sĩ can thiệp nếu cần thiết - không phải là 1 câu chuyện hoàn chỉnh. Vì thế những gì chúng tôi sắp làm là nghĩ về cách để có 1 bên trung gian đáng tin cậy giữa những người như Jane và người cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ, chúng tôi đã bắt đầu hợp tác với các nhà thờ và để nghĩ tới các y tá đang là thành viên của nhà thờ, những người tới từ 1 cộng đồng đáng tin cậy như người chăm sóc sức khỏe cho những người như Jane. Việc khác nữa chúng tôi đang làm là các công ty bảo hiểm, đang thu hút 1 vài ý tưởng đã nêu. Họ nhận ra rằng có lẽ tốt hơn nếu trả 1 đô la ngay bây giờ cho 1 thiết bị đeo trên người và 1 người theo dõi sức khỏe, hơn là sau này phải trả 10 đô la khi đứa bé bị sinh non và phải vào đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh một trong những đơn vị tốn kém nhất trong bệnh viện. Điều này chúng tôi đã học được trong 1 thời gian dài. Quá trình lặp đi lặp lại việc tấn công và tháo gỡ cùng 1 vấn đề và cảm thấy không hoàn toàn thoải mái, và xác nhận vấn đề kế tiếp, đã giúp chúng tôi tiến xa trên con đường của việc cố gắng không chỉ cải tiến công nghệ này mà còn đảm bảo nó có thể sử dụng cho những người có lẽ cần nó nhất. Một bài học khác chúng tôi có được rất khiêm tốn, đó là khi công nghệ và sự tiến bộ đang tăng tốc, chúng tôi phải nhớ rằng con người đang sử dụng công nghệ này, và chúng tôi phải để tâm rằng những người này -- họ có khuôn mặt, họ có tên và cuộc sống của họ. Và trong trường hợp của Jane, hy vọng là có 2 cuộc sống. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vì thế, tôi đã có công việc đầu tiên của mình là một lập trình viên máy tính ngay trong những năm học đại học đầu tiên về cơ bản, khi vẫn là một thiếu niên Không lâu sau khi tôi bắt đầu công việc, trong lúc đang viết phần mềm cho công ty, thì người quản lý ở đó tiến đến chỗ tôi và thì thầm vào tai tôi "Hắn có phát hiện nếu tôi nói dối không?" Không có một ai khác trong phòng cả. "Ai có thể nhận ra anh đang nói dối?" "Và tại sao ta phải nói thầm?" Ông quản lý chỉ tay vào chiếc máy tính trong phòng. "Hắn có phát hiện nếu tôi nói dối không?" Vâng, ông quản lý này đang ngoại tình với cô tiếp tân. ( Cười) Và tôi vẫn chỉ là một đứa oắt con. nên tôi nói thầm lại với anh ta, " Có chứ, nó biết khi nào ông nói dối đấy." (Cười) Vâng, tôi cười nhưng thực ra là cười bản thân. Ngày nay, có những hệ thống máy tính có thể nhận diện trạng thái cảm xúc, ngay cả việc nói dối thông qua phân tích nhân diện. Các nhà quảng cáo và thậm chí cả chính quyền rất hứng thú với điều này. Tôi đã trở thành 1 lập trình viên vì tôi từng là đứa trẻ say mê Toán và Khoa học. Nhưng khoảng thời gian đó, tôi cũng học về vũ khí hạt nhân. và tôi trở nên rất quan ngại về vấn đề đạo đức của khoa học. Tôi đã rất bối rối. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình, tôi cần phải bắt đầu làm việc càng sớm càng tốt. Vì vậy nên tôi nói với bản thân, này, hãy chọn một ngành kỹ thuật giúp tôi có thể dễ dàng kiếm việc mà lại không phải quan tâm đến những câu hỏi đạo đức phiền phức. Vì vậy nên tôi chọn máy tính. (Cười lớn) Vậy đấy! haha Tôi cười vì chính mình! Ngày nay, các nhà khoa học máy tính xây dựng hệ điều hành có thể điều khiển thứ mà một tỉ người xem hằng ngày. Họ đang phát triển những chiếc xe có thể tự quyết định nó sẽ cán qua ai. Họ thậm chí còn đang tạo ra nhiều máy móc, vũ khí, có thể tiêu diệt loài người trong chiến tranh. Chung quy lại đều liên quan tới đạo đức Trí tuệ nhân tạo là đây. Ta không chỉ sử dụng những thuật toán để đưa ra mọi quyết định mà còn cả những chuyện chưa từng xảy ra Ta đưa cho máy móc những câu hỏi không có một đáp án đúng nào cả, những câu hỏi chủ quan những câu hỏi mở và mang tính giả định. Chúng ta hỏi những câu hỏi như, "Công ty nên thuê ai?" "Những gì bạn nên được biết từ bạn bè?" "Phạm nhân nào có khả năng tái phạm cao?" "Dòng tin hay bộ phim nào nên được đề xuất cho mọi người?" Nhìn xem, đúng, chúng ta đã sử dụng máy tính một thời gian dài, nhưng lần này thì khác. Đây là một bước ngoặt lịch sử, vì ta không thể trông cậy vào sự tính toán cho các quyết định chủ quan thế này như cái cách chúng ta dựa vào nó để lái máy bay, xây cầu, để đi lên mặt trăng. Máy bay liệu có an toàn hơn? Cây cầu có lắc lư và sập không? Thế đấy, chúng ta đều có một chuẩn mực thống nhất và khá rõ ràng, và ta có những quy luật của tự nhiên hướng dẫn. Chúng ta không hề có những điểm tựa hay tiêu chuẩn như vậy cho các quyết định về những vấn đề phức tạp của con người. Để làm vấn đề phức tạp hơn, phần mềm của ta ngày càng trở nên hùng mạnh, nhưng nó đồng thời trở nên khó hiểu và phức tạp hơn. Gần đây, trong thập kỷ gần đây, các thuật toán phức tạp đã đạt được những bước tiến lớn. Chúng có thể nhận diện khuôn mặt người. Chúng có thể giải mã được chữ viết tay. Chúng có thể nhận biết thẻ tín dụng giả và chặn tin rác và chúng có thể phiên dịch ngôn ngữ. Chúng có thể phát hiện khối u trong phim chụp y khoa. Chúng đánh bại con người trong cờ vua và Go. Đa phần những tiến bộ này đến từ phương pháp "máy tính tự học" Máy tính tự học khác với lập trình truyền thống, ở chỗ bạn đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chính xác, kỹ lưỡng cho máy tính. Đúng hơn là bạn cho một đống dữ liệu vào hệ thống, bao gồm dữ liệu chưa được sắp xếp, như loại chúng ta tạo ra trong thế giới số Và hệ thống học bằng cách lướt qua các dữ liệu này. Và quan trọng hơn, những hệ thống này không hoạt động dựa trên logic một-câu-trả-lời-duy-nhất. Chúng không cho ra câu trả lời đơn giản mà có tính xác suất hơn "Cái này có nhiều khả năng là cái bạn đang muốn tìm." Lợi thế ở đây là: biện pháp này rất hiệu quả. Trưởng hệ thống Al của Google gọi nó là, "sự hiệu quả bất hợp lý của dữ liệu." Bất lợi ở đây là, ta không thật sự hiểu cái mà hệ thống học được. Thực tế, đó là sức mạnh của nó. Cái này khác với việc đưa ra hướng dẫn cho máy tính; Nó giống hơn với việc huấn luyện một loại chó cưng bằng máy mà chúng ta không thật sự hiểu hay kiểm soát. Vậy nên đó là vấn đề của ta. Nó là vấn đề khi mà hệ thống trí tuệ nhân tạo hiểu sai sự việc. Nó cũng là vấn đề khi nó hiểu đúng sự việc, bởi vì chúng ta không thể phân biệt được khi nó là một vấn đề chủ quan. Chúng ta không biết được vật này đang nghĩ gì. Thử xem xét một thuật toán thuê -- một hệ thống dùng để thuê nhân viên, dựa vào hệ thống máy móc tự học. Một hệ thống như vậy sẽ được đào tạo dựa trên dự liệu của nhân viên cũ và được hướng dẫn để tìm và thuê những người tương tự với nhân viên xuất sắc hiện có ở công ty. Nghe có vẻ tốt đấy. Tôi từng tham dự một hội nghị bao gồm quản lý nhân sự và các lãnh đạo, những nhân vật cấp cao, dùng hệ thống như vậy khi thuê Họ cực kỳ phấn khích về việc đó. Họ nghĩ rằng hệ thống này sẽ giúp việc thuê người khách quan và ít thiên vị hơn, và cho phụ nữ và người thiểu số một cơ hội tốt hơn chống lại những người quản lý thiên vị. Đúng là người thuê người thường có sự thiên vị. Tôi biết vậy. Trong những việc đầu tiên của tôi với vai trò lập trình viên, quản lý trực tiếp của tôi thỉnh thoảng sẽ đến chỗ tôi rất sớm vào buổi sáng hoặc rất muộn vào buổi chiều, để nói, "Zeynep, cùng đi ăn trưa nào!" Tôi bị bối rối bởi giờ giấc thất thường. Bây giờ là 4g chiều mà ăn trưa ư? Tôi thì thiếu tiền, mà bữa trưa miễn phí. Cho nên tôi luôn đi Sau đó tôi nhận ra chuyện gì đang diễn ra. Những quản lý trực tiếp của tôi chưa hề thông báo với cấp trên rằng lập trình viên họ thuê cho việc quan trọng là một thiếu nữ mặc quần jeans và đi giày thể thao đi làm. Tôi làm tốt việc, chỉ ăn mặc không đúng và sai độ tuổi và giới tính. Cho nên việc tuyển chọn không dựa theo giới tính và sắc tộc rõ ràng tốt cho tôi. Nhưng với những hệ thống này, nó phức tạp hơn, và đây là lý do: Bây giờ, hệ thống tính toán có thể đưa ra đủ mọi loại kết luận vể bạn dựa trên những vết tích số của bạn, ngay cả khi bạn không hề tiết lộ những việc đó. Chúng có thể đưa ra kết luận về xu hướng tình dục của bạn, tính cách bạn, quan điểm chính trị của bạn. Chúng có sức mạnh dự đoán với sự chuẩn xác cao. Nhớ rằng - ngay cả những việc bạn không hề tiết lộ. Đây chỉ mới là việc suy luận Tôi có một người bạn thiết kế những hệ thống tính toán như vậy để dự đoán khả năng mắc bệnh trầm cảm lâm sàng hoặc hậu thai sản từ những dự liệu truyền thông xã hội. Kết quả thật đáng ấn tượng. Hệ thống của cô ấy có thể dự đoán được khả năng mắc trầm cảm hàng tháng trước khi các triệu chứng xuất hiện -- hàng tháng trước. Không hề có triệu chứng, nhưng lại có dự đoán. Cô mong rằng nó được sử dụng cho việc can thiệp sớm. Tuyệt vời! Nhưng giờ đặt nó vào viễn cảnh tuyển chọn. Ở buổi họp quản lý nhân sự này, tôi tiếp cận một quản lý cấp cao của một công ty lớn, và nói rằng, "Này, nếu như, ngoài sự hiểu biết của bạn, hệ thống của bạn đang gạt bỏ người có thể bị trầm cảm cao trong tương lai? Hiện tại họ không hề bị trầm cảm, chỉ là trong tương lai có khả năng. Nếu như hệ thống loại bỏ những phụ nữ có khả năng mang thai trong một vài năm tới nhưng hiện không mang thai? Nếu nó chọn những người có tính hung hăng vì đó là bản chất làm việc ở đây?" Bạn không thể thấy điều này qua việc xem tỉ lệ giới tính Điều đó có thể được cân bằng. Và vì đây là máy móc tự học, chứ không phải mã hóa truyền thống, không hề có một biến số nào có tên "có khả năng trầm cảm cao", "có khả năng mang thai cao", "tính cách hung hăng". Bạn không chỉ không biết hệ thống của bạn lựa chọn dựa trên tiêu chí gì, bạn còn không biết phải bắt đầu tìm từ đâu. Nó là một hộp đen. Nó có khả năng tiên đoán, nhưng bạn không hiểu nó. Tôi hỏi cô, "Bạn có chốt an toàn nào để đảm bảo rằng hộp đen của bạn không làm gì mờ ám?" Cô ấy nhìn tôi như thể tôi vừa đạp lên 10 cái đuôi chó. (Cười lớn) Cô nhìn tôi chằm chằm và nói, "Tôi không muốn nghe thêm một từ nào về vấn đề này nữa." Và cô ấy bỏ đi. Cho bạn biết- cô ấy không thô lỗ Rõ ràng rằng: điều tôi không biết không phải là vấn đề của tôi, đi đi, ánh nhìn chết người. (Cười lớn) Một hệ thống như vậy có thể ít thiên vị hơn những người quản lý theo cách nào đó. Và nó có khả năng ra quyết định tài chính. Nhưng nó cũng có thể dẫn đến một thị trường việc làm ổn định nhưng lén lút cô lập những người có khả năng trầm cảm cao. Liệu đây có phải là xã hội mà chúng ta muốn gầy dựng, khi mà chúng ta còn thậm chí không biết chúng ta làm vậy, bởi vì chúng ta phó thác việc ra quyết định cho những cỗ máy mà chính chúng ta cũng không hiểu rõ? Một vấn đề khác là: những hệ thống này được huấn luyện dựa trên những dữ liệu lấy từ các hành động của chúng ta, dấu ấn của con người. Chúng có thể phản ánh những thiên vị của chúng ta, và những hệ thống này có thể bắt nhịp những thiên vị của chúng ta và phóng đại chúng và thể hiện chúng lại cho chúng ta, trong khi chúng ta lại tự bảo bản thân, "Chúng ta đang tính toán một cách trung lập, khách quan." Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng trên Google, phụ nữ ít được cho thấy những thông cáo việc làm lương cao hơn đàn ông. Và các tìm kiếm tên của người Mỹ gốc Phi sẽ dễ dẫn đến những cảnh báo tiền án tội phạm hơn, ngay cả khi người đó không hề phạm tội. Những thiên vị tiềm ẩn và những thuật toán hộp-đen như vậy được các nhà nghiên cứu thỉnh thoảng tìm ra nhưng thỉnh thoảng chúng ta không hề biết, có thể có các hậu quả nặng nề. Ở Wisconsin, một bị cáo bị kết án sáu năm tù vì trốn tránh cảnh sát. Bạn có thể không biết rằng, các thuật toán ngày càng được sử dụng trong việc ân xá và kết án nhiều hơn. Ông ta muốn biết: Kết quả này được tính toán như thế nào? Nó là một hộp đen thương hiệu. Công ty từ chối để cho thuật toán của mình bị chất vấn ở các phiên tòa mở. Nhưng ProPublica, một tổ chức điều tra phi lợi nhuận, đã kiểm tra chính thuật toán họ dùng để tra cứu các dữ liệu công cộng, và nhận ra rằng các kết quả của chúng rất thiên vị và khả năng dự đoán của nó rất ảm đạm, chẳng hơn đoán mò bao nhiêu, và nó kết luận sai các bị cáo da đen có thể thành phạm nhân tương lai nhiều gấp đôi bị cáo da trắng. Thử nhìn vào vụ án này: Người phụ nữ này đón chị đỡ đầu của bà trễ từ một trường ở quận Broward, Florida, chạy xuống phố với một người bạn của bà. Họ nhìn thấy một chiếc xe đạp trẻ em không khóa và một chiếc xe máy trên hiên nhà và họ nghịch ngợm nhảy lên nó. Trong khi họ đang tăng tốc, một người phụ nữ chạy ra và la lên rằng, "Hey, đó là xe đạp của con tôi!" Họ quăng chiếc xe lại, chạy đi, nhưng họ bị bắt. Cô sai, cô ngu ngốc, nhưng cô vẫn chỉ mới 18 tuổi. Cô đã phạm một vài tội vị thành niên. Trong khi đó, một người đàn ông bị bắt vì trộm đồ ở Home Depot -- một mớ đồ trị giá $85, một tội ăn cắp vặt. Nhưng ông có hai tiền án cướp có vũ khí. Nhưng thuật toán lại chấm điểm cô ấy có khả năng phạm tội cao hơn ông ta. Hai năm sau, ProPublica nhận thấy rằng cô ấy không hề tái phạm. Nhưng cô ấy chỉ khó kiếm được việc làm với tiền án như v6a5y. Ngược lại, ông ta tái phậm và hiện đang bị ở tù tám năm cho tội ác sau này. Rõ ràng, chúng ta cần kiểm tra các hộp đen của chúng ta và không để chúng có những sức mạnh không kiểm soát này. (Vỗ tay) Kiểm tra rất tuyệt vời và quan trọng, nhưng chúng không giải quyết hết các vấn đề của chúng ta. Ví dụ như thuật toán trang chủ hùng mạnh của Facebook -- bạn biết đấy, cái đánh giá mọi thứ và quyết định sẽ cho bạn xem cái gì từ bạn bè và những trang bạn theo dõi. Liệu bạn có nên được cho xem thêm một bức ảnh trẻ con nữa? (Cười lớn) Một thông điệp u tối từ một người quen? Một mẩu tin quan trọng nhưng phức tạp? Không hề có câu trả lời đúng nào. Facebook tối đa hóa các tương tác trên trang chủ: thích, chia sẻ, bình luận. Vào tháng 8/2014, biểu tình diễn ra ở Ferguson, Missouri, sau vụ thảm sát một thiếu niên Mỹ Phi bởi một cảnh sát da trắng, dưới điều kiện mờ ám. Tin tức về các buổi biểu tình tràn ngập trên trang chủ Twitter không được thanh lọc bởi thuật toán, nhưng không hề hiện ra trên Facebook của tôi. Liệu đó có phải do các bạn trên Facebook của tôi? Tôi tắt thuật toán của Facebook, và rất khó để làm vậy vì Facebook luôn muốn bạn ở dưới sự kiểm soát của thuật toán, và thấy rằng bạn bè tôi đang nói về vấn đề đó. Chỉ là do thuật toán không cho tôi thấy điều đó. Tôi đi tìm hiểu và phát hiện ra rằng đây là một vấn đề phổ biến. Câu chuyện ở Ferguson không hề thân thiện với thuật toán. Nó không được "yêu thích". Ai sẽ bấm "thích"? Nó không hề đơn giản để bình luận. Thiếu các lượt yêu thích và bình luận, thuật toán lại hiển thị nó cho càng ít người, cho nên chúng ta không hề thấy nó. Thay vào đó, trong tuần đó, Thuật toán của Facebook lại làm nổi bật mẩu tin về ALS Thử Thách Chậu Đá. Một động cơ cao cả; đổ chậu nước đá, quyên góp từ thiện, tốt thôi. Nhưng nó rất được thuật toán yêu thích. Cỗ máy đưa ra quyết định này cho chúng ta. Một cuộc hội thoại quan trọng nhưng khó khăn có thể vừa bị giết chết, nếu như Facebook là cổng thông tin duy nhất. Cuối cùng, các hệ thống này có thể phạm lỗi theo nhiều cách không giống gì hệ thống con người. Quý vị còn nhớ Watson, hệ thống máy móc thông minh của IBM quét sạch các người thi con người trong trò Jeopardy? Nó là một người chơi tuyệt vời. Nhưng ở màn cuối của Jeopardy, khi được hỏi: "Sân bay lớn nhất của thành phố này được đặt tên theo một anh hùng Thế Chiến II, sân bay lớn nhì được đặt tên theo một trận đánh trong Thế Chiến II." (Nhạc nền Jeopardy) Chicago. Hai người chơi con người đoán đúng. Ngược lại, Watson lại trả lời "Toronto" -- cho một phân mục thành phố Mỹ! Một hệ thống ấn tượng phạm một lỗi mà không một con người nào sẽ mắc phải, ngay cả một học sinh cấp 2. Cỗ máy thông minh của chúng ta đã thất bại theo nhiều cách không hề giống con người, theo những cách chúng ta không ngờ tới và không chuẩn bị cho. Sẽ thật tệ nếu như một người không được nhận vào một công việc mà họ đủ tiêu chuẩn, nhưng nó sẽ còn tệ gấp ba lần nếu như lý do là vì sự tắc nghẽn thông tin trong một thủ tục phụ nào đó. (Cười lớn) Vào tháng 5/2010, một khủng hoảng nhỏ ở Wall Street xảy ra do hệ thống phản hồi trong thuật toán "bán" của Wall Street làm bốc hơi một trị giá 1000 tỉ đô trong 36 phút. Tôi không hề muốn nghĩ đến "lỗi" đó là gì khi nói đến các vũ khí tự phát nguy hiểm. Cho nên vâng, con người luôn thiên vị. Các người đưa ra quyết định và những người gác cổng, trong tòa án, trên báo chí, trong chiến tranh,... họ phạm sai lầm; nhưng đó chính xác là điều tôi muốn nói. Chúng ta không thể trốn tránh những câu hỏi khó. Chúng ta không thể phó thác trách nhiệm của chúng ta cho máy móc. (Vỗ tay) Trí tuệ nhân tạo không cho chúng ta một thẻ "Trốn tránh đạo đức miễn phí" Nhà khoa học dữ liệu Fred Benenson gọi đây là tẩy rửa toán học. Chúng ta cần điều ngược lại. Chúng ta cần nuôi dưỡng các hoài nghi về các thuật toán, các khó khăn và điều tra. Chúng ta cần đảm bảo tính trung thực của các thuật toán, sự rõ ràng ý nghĩa và qua kiểm tra. Chúng ta cần chấp nhận rằng khi đem toán học và tính toán vào các vấn đề phức tạp, nhiều tầng giá trị của con người không hề đem đến tính khách quan; mà ngược lại, sự phức tạp của các vấn đề của con người xâm lấn các thuật toán. Vâng, chúng ta có thể và nên sử dụng tính toán để giúp chúng ta đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Nhưng chúng ta cần chịu trách nhiệm cho các quyết định mang tính đạo đức của chúng ta, và sử dụng thuật toán nội trong khuôn khổ đó, chứ không phải như một phương tiện để từ bỏ và phó thác trách nhiệm của chúng ta cho người khác giữa người với người. Máy móc thông minh tồn tại ở đây. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần .... hơn các giá trị nhân bản và đạo đức nhân văn. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi đứng trước các bạn như một người đàn ông sống 1 cuộc đời trọn vẹn ở đây ngay lúc này Nhưng trong khoảng 1 thời gian dài, Tôi đã sống vì cái chết. Tôi từng là 1 chàng trai trẻ, tin rằng... Jihad: Chiến tranh Hồi giáo "Thánh chiến" (Jihad) là từ ngữ để chỉ vũ lực và hung bạo. Tôi cố gắng sửa chữa những sai lầm ấy bằng sức mạnh và sự căm phẫn Tôi quan tâm sâu sắc đến những gì người khác phải chịu đựng và khao khát được vơi đi những khổ đau của họ. Tôi đã từng nghĩ "Chiến tranh Hồi giáo" bằng bạo lực là cao quý, nghĩa hiệp, và là cách tốt nhất đỡ giúp đỡ. Vào thời điểm rất nhiều đồng bào của tôi-- đặc biệt là những người trẻ tuổi-- có nguy cơ bị cực đoan hóa bởi những nhóm như al-Qaeda, Tổ chức Hồi giáo tự xưng và các tổ chức khác, khi những tổ chức này tuyên bố rằng sự tàn nhẫn và bạo lực của chúng là Thánh chiến chân chính, Tôi muốn nói rằng lý tưởng của họ về Thánh chiến là sai-- hoàn toàn sai trái-- cũng như lý tưởng của tôi hồi đó. Thánh chiến nghĩa là đấu tranh hết sức. Bao gồm sự cố gắng và lòng mộ đạo tự tẩy uế, và cống hiến. Thánh chiến muốn nói đến sự chuyển biến tích cực từ việc học hỏi, từ sự khôn ngoan và tưởng nhớ Chúa. Thánh chiến tượng trưng cho những tất cả những điều trên Đôi khi Thánh chiến mang nghĩa chiến đấu, nhưng chỉ đôi khi, với những điều kiện nghiêm ngặt, không vượt qua các quy tắc và giới hạn. Trong Đạo Hồi, lợi ích của 1 hành động phải vượt trội so với tổn thất và khó khăn nó mang lại. Quan trọng hơn, những câu kinh trong kinh Koran liên quan đến Thánh chiến hoặc chiến đấu không bác bỏ những câu kinh nói về lòng vị tha, sự nhân từ hay kiên nhẫn. Tuy nhiên tôi tin rằng không nơi nào trên Trái Đất ủng hộ một cuộc Thánh chiến bạo lục bởi nó sẽ dẫn tới những tổn thất lớn hơn. Nhưng lý tưởng về Thánh chiến đã bị xuyên tạc. Nó bị hiểu sai thành đấu tranh vũ lực ở bất kì nơi nào Hồi Giáo gặp khó khăn là trở thành chủ nghĩa khủng bố bởi những kẻ hồi giáo cực đoan như al-Qaeda, Tổ chức Hồi giáo tự xưng IS và những tổ chức khác. Nhưng tôi nhận ra rằng Thánh chiến đích thực là cố gắng hết sức để củng cố và sống với những phẩm chất Chúa yêu quý: trung thực, đáng tin cậy, lòng cảm thông, nhân từ, sự tôn trọng, thật lòng. giá trị con người mà chúng ta thường chia sẻ Tôi sinh ra ở Bangladesh nhưng hầu như sinh sống và học tập ở Anh cha tôi là một giảng viên và chúng tôi đến Anh vì công việc của ông ấy. Năm 1971, chúng tôi trở về Bangladesh và mọi thứ đã thay đổi. Cuộc đấu tranh giành tự do tác động đến chúng tôi rất khủng khiếp. các gia đình, những người hàng xóm trở nên thù địch nhau. Tôi chứng kiến cuộc chiến, đời sống cực khổ của gia đình tôi khi mới 12 tuổi, 22 cái chết thảm khốc của người thân tôi và cả tội giết người của em trai tôi Tôi chứng kiến những đoàn quân giết động vật bên đường để ăn, nạn đói bao trùm lấy tôi, hỗn loạn, bạo lực man rợ -- bạo lực phi nghĩa. Tôi từng là một chàng trai một thiếu niên, với nhiều hoài bão. Tôi muốn được học tập, nhưng tôi đã không thể đến trường trong suốt 4 năm. Sau cuộc chiến dành độc lập cha tôi bị bắt vào tù trong 2 năm rưỡi và tôi đã từng đến trại giam mỗi tuần để thăm ông ấy, và phải tự học ở nhà. Cha tôi được thả tự do vào năm 1973 và ông bỏ sang Anh như một người tị nạn và chúng tôi cũng sớm theo ông. Lúc đó tôi mới 17. Những năm tháng đấu tranh đã cho tôi một nhận thức sắc bén về mọi tội ác và bất công trên thế giới. Và tôi đã có một khát vọng cao cả -- rất mãnh liệt và cao cả -- để sửa chữa những sai lầm ấy và giúp đỡ những nạn nhân của sự áp bức. Trong thời gian học cao đẳng ở Anh, tôi đã tìm đến những người đã chỉ cho tôi con đường để thực hiện khát vọng ấy và giúp đồng bào tôi vượt qua. Và tôi thay đổi tư tưởng -- đủ để chấp nhận bạo lực chính nghĩa thậm chí cả một đức tin trong một số tình huống. Vậy là tôi dính vào Chiến tranh Hồi giáo ở Afghanistan Tôi muốn bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo ở Afgan chống lại quân Xo-viet Và tôi cho rằng đây mới là Thánh chiến: là nghĩa vụ cao cả, sẽ được Chúa ban phước lành. Tôi trở thành người thuyết pháp Tôi từng là một trong những kẻ tiên phong trong Chiến tranh Hồi giáo ở Anh. tôi đi tuyển mộ, đi gây quỹ, huấn luyện Tôi biến Thánh chiến đích thực thành những thứ bẩn thỉu khi phát biểu với vai trò những kẻ Hồi giáo phát xít -- những kẻ lợi dụng lý tưởng của Thánh chiến để biện minh cho ham muốn về sức mạnh, quyền lực, và bá chủ thế giới: ham muốn bẩn thỉu ấy vẫn tồn tại dến ngày nay bới những nhóm Hồi giáo phát xít như al-Qaeda, Tổ chức Hồi giáo tự xưng, v.v Suốt 15 năm hoạt động, tôi đã chiến đấu ở Kashmir và Burma trong một thời gian ngắn ngoài Afganistan ra. Mục tiêu của chúng tôi là đánh đuổi những kẻ xâm lăng mang hàng cứu trợ tới những nạn nhân bị áp bức và tất nhiên là xây dựng một nhà nước Hồi giáo, một danh hiệu Quốc vương Hồi giáo theo Luật thánh. Và tôi thực hiện một cách công khai. Mà không vi phạm bất kì luật pháp nào. Tôi đã rất tự hào và hãnh diện khi là người Anh -- Tôi vẫn là tôi. Và tôi không để lòng thù dịch chống lại chúng, đất nước tôi, cũng không thù hằn với những công dân không theo đạo Hồi, và bây giờ tôi vẫn như vậy Trong một chiến trường ở Afghanistan, một vài người đàn ông Anh và tôi đã thề độc với nhau trước một cậu bé người Afghan, tên Abdullah, một cậu bé ngây thơ, dễ thương và luôn luôn nở nụ cười. Cậu bé rất nghèo Và nhiều cậu bé như vậy làm những việc vặt ở trại tập trung. Thằng bé khá hạnh phúc, nhưng tôi biết chắc rằng -- cha mẹ cậu bé rất nhớ nó. Và họ luôn hy vọng cậu bé sẽ có một tương lai tốt hơn. Một người đàn ông trở nên bất lực vô cùng vì chiến tranh, dường như khoảng thời gian chịu đựng ấy càng khiến anh ta đau đớn. Vào một ngày, tôi thu hồi một quả đạn pháo chưa nổ ở một chiến hào, và tôi phải đặt nó trong một phòng thí nghiệm tạm bợ Tôi đã bỏ ra ngoài uống rượu, vì một cuộc tranh cãi nhỏ nhặt -- luôn luôn là chuyện nhỏ nhặt Vài giờ sau tôi trở về, và phát hiện anh ta đã chết Anh ấy cố gắng lấy số thuốc nổ từ quả pháo, Nó đã phát nộ, cái chết của anh ta rất bi thảm, các thiết bị bị thổi bay với khoảng cách tương tự nhau đã chứng minh tôi vô tội. Và rồi tôi bắt đầu tự hỏi. Cái chết của anh ta là do đâu? Tại sao tôi lại sống sót? Tôi cứ thế mang nó trong lòng. Tôi đã tìm ở Kashmir. Tôi cũng đi tuyển mộ người Philipine Bosnia và Chechnya Nhưng những câu hỏi ấy ngày càng chồng chất. Nhưng sau đó ở Burma, Burma: là tên tiếng Anh của Myanmar tôi đánh bại những chiến binh ở Rohingya, hầu hết họ là thanh thiếu niên, sinh ra và được nuôi dạy ở trong rừng, mang theo súng máy và súng bắn lựu. Tôi đã gặp 2 đứa bé 13 tuổi rất lễ phép và có giọng nói nhẹ nhàng. Chúng nhìn lấy tôi, cầu xin hãy đưa chúng đến Anh. Chỉ đơn giản để được đến trường -- đó là ước mơ của bọn trẻ. Gia đình tôi -- Con tôi tuổi cũng tầm như vậy -- có một ngôi nhà ở Anh được đi học, được sống an toàn. Và tôi không thể không ngạc nhiên khi... bọn trẻ ấy mong muốn ước mơ ấy nhiều đến dường nào khi nói chuyện với những người khác. Là nạn nhân của cuộc chiến: 2 cậu bé này, phải ngủ màm trời chiếu đất bị bóc lột tàn ác bởi thủ lĩnh của chúng, phục vụ tham vọng cá nhân, sức mạnh và quyền lực. Tôi xớm được chứng kiến những cậu bé như thế phải đi giết người trong các cuộc đụng độ giữa các nhóm đối lập. Và nó diễn ra ở khắp nơi... Afghanistan, Kashmir, Burma, Philipines, Chechnya; Các tiểu lãnh chúa sử dụng các thanh niên dễ tổn thương như một vũ khí giết chóc dưới danh nghĩa "Thánh chiến". Người Hồi đối đầu lẫn nhau. Họ không bảo vệ nhau để chống lại những kẻ xâm lược, giải thoát họ khỏi ách áp bức. Trẻ em bị lơi dụng, bị nhẫn tâm áp bức, chúng lao vào những cuộc đối đầu vì 2 chữ " Thánh chiến" mà tôi đã nói. Và nó vẫn còn tiếp diễn đến tận hôm nay Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh Hồi giáo đẫm máu mà tôi đã tham gia ở nước ngoài rất khác biệt -- giống như việc đứng giữa một bức màn ngăn cách và những thứ tôi cho đó là nghĩa vụ thiêng liêng Tôi phải cân nhắc thật kĩ tất cả hoạt động của tôi ngay tại Anh. Tôi đảm nhận các buổi truyền giáo, tuyển mộ, gây quỹ, huấn luyện, nhưng thứ quan trọng nhất, mang tính cực đoan -- đưa những thanh niên đến các trận chiến và chết. đó là việc tôi đã từng làm -- chúng hoàn toàn sai trái. Tôi đã lôi kéo họ vào cuộc chiến Hôi giáo từ giữa những năm 80, đầu tiên là ở Afghanistan, Và thời điểm tôi chấm dứt là năm 2000. Tôi đã hoàn toàn mất phương hướng. Tôi được mọi người ủng hộ, tung hô, thậm chí ca tụng về những việc đã làm để xây dựng nên tên tuổi họ. Nhưng trước khi tôi tính đến việc ra đi, năm 2000, tôi từ bỏ toàn bộ, 15 năm lãng phí. Điều gì khiến nó thất bại? Chúng tôi quá bận để nói đến đạo đức, và là nguyên nhân khiến chúng tôi mù quáng. Và chúng tôi đã không tự trao cơ hội cho bản thân để xây dựng phẩm chất đạo đức. Chúng tôi tự nói bản thân, rằng "ta chiến đấu vì áp bức", nhưng chiến tranh luôn để lại những tổn thất. Từ những cái chết, chúng tôi trở thành công cụ, đồng lõa trong việc gây ra những khổ đau để dành lấy tư lợi từ những phần tử tàn bạo. Vì vậy theo thời gian, 1 khoảng thời gian rất dài,, tôi đã sáng mắt ra. tôi bắt đầu dám dám đối mặt với sự thật, dám suy nghĩ, dám đương đầu trước những câu hỏi khó khăn. Tôi đã chạm tới tâm hồn mình. Tôi đã rút ra được bài học gì? Rằng những người đang chiến đấu trong Hồi giáo cực đoan, Rằng những kẻ bị lôi kéo bởi những kẻ cực đoan, họ cũng là người như chúng ta. Nhưng tôi tin những người như vậy vẫn có thể thay đổi. Họ có thể giành lại trái tim mình và chữa lành chúng bằng cách lấp đầy nó bằng lòng nhân đạo. Chúng ta phớt lờ những thứ đang diễn ra, Khi nhận ra chúng ta dễ dàng chấp nhận điều nói ra mà không cân nhắc kĩ càng. Và khi chúng ta bỏ qua những món quà và lợi ích mà nhiều người trong chúng ta ấp ủ ngay cả những khoảnh khoắc đơn giản trong cuộc sống họ, Tôi tham gia trận chiến vì cho rằng đó là điều đúng đắn. Nhưng bây giờ tôi bắt đầu đặt câu hỏi làm thế nào để biết điều tôi đã biết. Tôi không ngừng nói với những người khác chấp nhận sự thật ấy, nhưng tôi đã thất bại trong việc giải thích những nghi ngờ sao cho phải lý. Mọi người có thể thay đổi những cáo buộc này từ những trải nghiệm của tôi, từ hành trình của tôi, thông qua việc nghĩ rộng hơn, từ việc phản chiếu, suy nghĩ kĩ càng, biết mình là ai. Và tôi đã tìm ra được chúng, Tôi đã chứng kiến những hiểu lầm và sự bất công cho cộng đồng người Hồi giáo. từ những xem xét đầy ngờ vực trong tất cả những quyền lợi chúng tôi đòi hỏi, những chân lý không thể khước bỏ, những chân lý không thể chối cãi, Những hiểu biết của tôi ngày càng sâu sắc hơn. trong thế giới đầy rẫy sự thay đổi và mâu thuẫn, tôi chứng kiến những kẻ truyền giáo ngu ngốc, chỉ những kẻ truyền giáo đó, giống như tôi đã từng là, không thấy được mâu thuẫn giữa huyền thoại và viễn tưởng trong những quyền lợi mà chúng đòi hỏi. Vì vậy tôi hiểu rằng hiểu rõ con người mình quan trong như thế nào, nhận thức về chính trị và sự cần thiết của việc hiểu sâu và rộng về những lời cam kết và việc làm của chúng ta, nó tác động đến người khác như thế nào Vì vậy hôm nay tôi đến đây để thỉnh cầu mọi người đặc biệt những người tin tưởng mạnh mẽ vào phong trào vũ trang Hồi giáo hãy từ chối những quyền lợi độc đoán ấy; buông bỏ tức giận, căm thù bạo lực; học cách sửa sai mà không phải cố gắng biện minh cho những tội ác, bất công và việc làm vô nghĩa. Thay vì tạo những thứ không mấy đẹp đẽ và hữu ích để ta sống lâu hơn. Đây là cách để tiếp cận với thế giới, cuộc đời của tôi bằng tất cả tình yêu thương. Học cách đi lên hoặc vun đắp những hạt giống tốt để thấy những điều tốt đẹp và niềm tin vào mọi người và thế giới xung quanh Bằng cách này, chúng ta có trách nhiệm hơn với bản thân với mọi người, tới cộng đồng, và với tôi, thánh Allah. Đó là mới Thánh chiến -- Thánh chiến đích thực. Cảm ơn mọi người. Năm 2015, ta đã chứng kiến hai bước đột phá tuyệt vời cho nhân loại. Đầu tiên, việc áp dụng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (MTPTBV), các kế hoạch quy mô lớn cho nhân loại chống lại nạn đói, [thúc đẩy] phát triển kinh tế và sức khỏe, nằm trong các mục tiêu về môi trường. Thứ hai, sau 21 năm đàm phán, ta đã thông qua Thỏa thuận Paris, về mặt pháp lý, tất cả các quốc gia phải giữ sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C, nhắm đến mức 1,5. Hôm nay, sau ba năm, ta vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Tôi nghĩ đã đến lúc lùi lại và tự hỏi liệu các nhà lãnh đạo thế giới có thực sự hiểu những gì đã ký tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ba năm trước. Đây là những mục tiêu phổ quát, tham vọng, thay đổi toàn diện sự thịnh vượng chung của nhân loại trên trái đất. Nhưng cũng có những vấn đề tiềm ẩn. Đó là những mâu thuẫn vốn có giữa các mục tiêu này, trong đó, là nguy cơ theo đuổi mục tiêu ưa thích bằng chi phí của nước khác. Lấy ví dụ về Mục tiêu thứ 8, về công việc tốt và tăng trưởng kinh tế. Nếu tiếp tục khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sẽ không thể đạt được Mục tiêu thứ 13. Ba năm sau, đơn giản phải thừa nhận rằng những hành động của ta là hạn chế để có thể thực sự giải quyết chúng một cách đầy đủ, tập thể và phổ quát. Điều này đòi hỏi ta phải lùi lại một bước. Tôi nghĩ ta phải hỏi khó bản thân: Liệu còn có cơ hội hoàn thành Mục tiêu Phát triển Bền vững trước 2030? Liệu có thực sự đáng để đánh đổi điều không phù hợp với mô hình phát triển hiện tại của ta? Nhưng sự hợp sức của chúng ta có thực sự thúc đẩy thay đổi? Và liệu đó có phải là bảng đánh giá con người - trái đất xem trọng các mục tiêu về khát vọng xã hội và kinh tế trong việc hỗ trợ sự sống trên hành tinh này? Bây giờ, công dân toàn cầu đã bắt đầu nhận ra rằng ta đang đối mặt với sự gia tăng về thảm họa môi trường; Một hành tinh ổn định là điều kiện tiên quyết để có được hạnh phúc cho con người trên Trái đất. Ta cần xác định vùng triển khai an toàn trên hệ thống Trái đất ổn định trong khuôn khổ ranh giới hành tinh đã được cộng đồng khoa học giới thiệu năm 2009. Nó đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới trong chính sách, kinh doanh và xã hội như khuôn khổ cho sự phát triển bền vững trong Kỷ Nhân sinh. Slide này cho thấy khuôn khổ với chín quy trình môi trường điều chỉnh sự ổn định trong hệ thống trái đất, tạo nên một vùng triển khai an toàn, nơi ta có cơ hội cao đạt được hạnh phúc cả sự thịnh vượng và công bằng cho con người. Ở vùng màu vàng, ta sẽ đi vào vùng nguy hiểm không ổn định; và màu đỏ, khả năng cao là vượt điểm giới hạn, vượt qua khả năng phục hồi của Trái đất để cung cấp phúc lợi xã hội và kinh tế cho nhân loại. Giờ, ta có thể, một cách khoa học, định lượng các ranh giới này, để có được một giá trị Trái đất ổn định cho nhân loại. Nhưng ta phải vượt lên trên nó và chấp nhận các Mục tiêu Phát triển Bền vững nếu thực sự muốn đạt được thì lúc này, phải thực hiện chúng trong vùng an toàn này. Chúng ta cần đạt được MTPTBV trong Ranh giới Hành tinh (RGHT). Nhưng thưa các bạn, điều này thậm chí là không đủ. Cần nhận ra rằng các Mục tiêu Phát triển Bền vững đã có cách đây 12 năm. Đó chỉ là cột mốc. Đó là mục tiêu mà ta cần đạt được và hướng về sự thay đổi để có một tương lai tốt đẹp cho tất cả con người trên Trái đất, hơn chín tỷ người trong một vùng Trái đất ổn định vào năm 2050 và hơn thế nữa. Đây là một nhiệm vụ, và để thực sự khám phá nó, không chỉ dừng lại ở quan điểm, chúng tôi đã tập hợp giới khoa học, nhà tư tưởng, nhà cải cách và bắt đầu phát triển mô hình động lực hệ thống phức tạp hoàn toàn mới, mô hình Earth-3, được xây dựng trên mô hình đã tồn tại trong 50 năm qua. Và nó đây. Một tác phẩm tuyệt vời. Nó có một mô-đun về khí hậu, sinh quyển và kinh tế toàn cầu; Nó có thuật toán và toàn bộ những thành tựu tuyệt vời. Nó khiến các nhà khoa học phấn khích. (Tiếng cười) Ý tôi là, chỉ là một tác phẩm đẹp thôi sao? Tôi muốn dành cả buổi tối để nói cho bạn nghe về nó, nhưng tôi sẽ làm bạn thất vọng. Tôi không thể làm được. Trên thực tế, điều duy nhất tôi có thể làm chỉ là đảm bảo rằng đây là lần đầu tiên nó được thực hiện. Không một ai từng thực sự cố gắng kết hợp phân tích Mục tiêu Phát triển Bền vững với ranh giới hành tinh. Và chúng tôi đã tìm thấy mô hình và xu hướng hội tụ, cho ta rất nhiều niềm tin vào khả năng của con người trong việc lên kế hoạch phát triển kinh tế, các tài nguyên từ nước, thực phẩm và năng lượng, tăng trưởng dân số, thu nhập bình quân đầu người, theo những hướng nhất quán và hệ thống. Thế nên, đây là lần đầu tiên ta có cơ hội mạnh mẽ để khám phá tương lai của khả năng đạt được MTPTBV trong RGHT. Bằng cách nào? Nhìn này. Ở đây, bạn có những dữ liệu thực tế, được điều chỉnh từ 1970-2015: 100.000 điểm dữ liệu toàn cầu, xây dựng trên khả năng của bảy vùng, dựa trên tất cả các Mục tiêu Phát triển Bền vững này. Một ví dụ về cách hiệu chỉnh, đây bạn có [dữ liệu] cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững về xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và thực phẩm. Và đây, bạn có trong vòng tròn bảy vùng của thế giới, chúng sẽ phát triển thế nào cho đến năm 2015 trong mối liên quan với GDP bình quân đầu người, với những xu hướng hội tụ phổ quát này, điều này cho phép ta tạo sự hồi quy giúp mô phỏng tương lai cho đến năm 2050 cho thấy xu hướng dọc theo các đường ở đây để đạt MTPTBV. Điều này cho ta cơ hội thực hiện một số tình huống, thử nghiệm các tình huống khác nhau trong tương lai: như kinh doanh, biến đổi toàn cầu, phương án đầu tư vào kinh doanh, lựa chọn quản trị khác nhau, chính sách, tài chính để khám phá những viễn cảnh về khả năng đạt được MTPTBV trong RGHT của chúng ta. Và kết quả làm chúng tôi ngạc nhiên. Đây sẽ là lần đầu tiên nó được công bố. Thực sự không nên phổ biến bên ngoài căn phòng này. Bây giờ, nó được trình bày dọc theo hai trục. Trục y ở đây cho thấy khả năng của ta trong Ranh giới Hành tinh. Càng lên cao, bạn càng gần vùng an toàn. Trên trục x là các Mục tiêu Phát triển Bền vững; càng về bên phải, càng nhiều mục tiêu đạt được. Tất cả chúng ta đều muốn ở góc trên bên phải, thế giới an toàn và công bằng cho tương lai. Giờ, điểm bạn thấy là năm 1980. Chúng ta đã ở trong vùng hoạt động an toàn nhưng không đạt nhiều MTPTBV. Đây là xu hướng cho đến năm 2015. Vì vậy, đây là thế giới thông thường, với số lượng mục tiêu ngày càng tăng, đưa hàng triệu người thoát nghèo nhưng trả giá bằng chi phí cho vùng an toàn của Trái đất. Bây giờ, đây là kịch bản thường trực, trong tương lai. Nếu tiếp tục như ngày hôm nay, ta sẽ có thể đạt được một số mục tiêu nhưng trả giá bằng chi phí cho sự ổn định của Trái đất. Giờ, giả như ta đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và mỗi đồng minh giúp ta tăng 1%/năm trong thu nhập thậm chí, gấp ba lần trong nền kinh tế thế giới vào năm 2050? Điều đó sẽ giúp chúng ta đi theo quỹ đạo. Ta sẽ đạt được nhiều thành tựu MTPTBV hơn nhưng vẫn phải trả giá cho nguy cơ gây bất ổn hành tinh. Nhưng giả như chúng ta đặt mục tiên khó hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu tăng khả năng đảm bảo cam kết lên 30% trên tất cả các lĩnh vực trong xã hội, từ khí hậu đến các hiệp định thương mại? Một viễn cảnh khó hơn sẽ đưa ta vươn lên hơn một chút, nhưng vẫn thất bại với MTPTBV, và không đạt được một vùng an toàn cho nhân loại. Và điều này dẫn ta đến một kết cục thất vọng, rằng ta sẽ, ngay cả khi chọn viễn cảnh thông thường về việc đạt mục tiêu và vượt qua Ranh giới Hành tinh. Chúng ta cần suy nghĩ cấp tiến. Cần hướng đến một tương lai biến đổi, đột phá, nơi ta bắt đầu suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp. Mô hình hóa, sự tham gia, đàm phán đã cho phép chúng tôi xác định năm thay đổi thực sự có khả năng đưa ta đến đó. Việc đầu tiên là giảm một nửa lượng khí thải mỗi thập kỷ dọc theo con đường khoa học đến Paris, tăng gấp đôi đầu tư vào năng lượng tái tạo, tạo ra một nền dân chủ năng lượng toàn cầu, cho phép ta đạt được một số mục tiêu. Thứ hai là chuyển đổi nhanh sang hệ thống thực phẩm bền vững, đầu tư 1% mỗi năm vào tăng cường bền vững và hướng tới thực hiện và đầu tư vào các giải pháp sẵn có ngày hôm nay. Thứ ba là chuyển đổi mô hình phát triển, và học hỏi từ nhiều quốc gia đang phát triển đã tiến bộ rất nhanh. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đạt tăng trưởng kinh tế như Trung Quốc, nhưng vẫn nằm trong vùng các tham số môi trường của một nền văn minh sinh thái? Thứ tư, tái phân phối của cải. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta [đồng ý] rằng 10% người giàu nhất không được phép tích lũy tối đa hơn 40%, thu nhập quốc dân một sự tái phân phối của cải mạnh mẽ, cải cách khả năng công bằng giữa các vùng? Và cuối cùng, thứ năm, nâng cao triệt để trong giáo dục, y tế, tiếp cận công việc, tránh thai, đầu tư nhiều vào phụ nữ trên toàn cầu, cho phép ta đạt được các MTPTBV về giới tính, bất bình đẳng, kinh tế và phát triển đô thị. Bây giờ, nếu ta hướng đến thực hiện tất cả năm điều này [đã thử nghiệm], và nó sẽ cho ta một hành trình tuyệt vời hướng tới vùng hoạt động an toàn trên Trái đất. Nó cho ta thấy rằng ngay cả một người bảo thủ, dựa trên kinh nghiệm, mô hình động lực về hệ thống phức tạp, ta đang ở trong giai đoạn có thể nghĩ về sự biến đổi trong 12 năm tới và hơn thế, điều có thể đưa ta vào vùng hoạt động an toàn và hoàn thành các mục tiêu về kinh tế và xã hội đầy tham vọng. Điều này thực sự khá đáng mừng, dù thực tế, ta không đi theo quỹ đạo này. Vì vậy, tóm lại: ta bây giờ, ba năm sau khi triển khai hoạt động về MTPTBV, phải vẽ một đường và kết luận rằng ta không thể hoàn thành như lời hứa, và không chỉ vậy, ta đang gặp rủi ro khiến thế hệ sau có ít khả năng đạt được chúng bởi nguy cơ đẩy hệ thống Trái đất vượt quá điểm giới hạn. Trên thực tế, ta đang đối mặt với nguy cơ về 'Trái Đất nóng', nơi ta làm suy yếu và tạo ra những bất ổn địa chính trị khiến cuộc sống của hàng tỷ người trở nên khó khăn hơn. Điều này, với tất cả sự trung thực, thực sự làm tôi sợ. Nhưng đó cũng là lý do tôi đứng đây tối nay, vì vẫn còn lối đến thành công. Hệ thống Trái đất vẫn kiên cường. Nó vẫn đang cung cấp các dịch vụ chức năng sinh thái cho phép ta trở về vùng hoạt động an toàn. Nhưng ta cần phải suy nghĩ khác đi. Cần phải xem đây là một hồi chuông cảnh tỉnh và cũng là một cơ hội để thay đổi, sang số và bắt đầu nghĩ về MTPTBV như kế hoạch thay đổi trong vùng hoạt động an toàn trên Trái đất. Nói cách khác, ta có thể xây dựng một thế giới an toàn và công bằng. Chỉ cần ta thực sự hòa hợp với nó. Và hãy cùng làm điều đó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn các bạn hãy nhắm mắt lại... và tưởng tượng mình đang ngồi giữa một cánh đồng rộng lớn, với mặt trời sắp lặn bên phải bạn. Và khi mặt trời lặn, tưởng tượng tối nay bạn không chỉ nhìn thấy những ngôi sao, mà còn có thể nghe thấy âm thanh của chúng với những ngôi sao sáng nhất là những nốt nhạc to nhất và những ngôi sao xanh và nóng hơn sẽ tạo thành những âm vực cao hơn. (Âm nhạc) Và bởi vì mỗi chòm sao được tạo thành bởi nhiều ngôi sao khác nhau, chúng sẽ hình thành nhịp điệu riêng của mình, như là chòm sao Bạch Dương, hình con cừu đực. (Âm nhạc) Hay là chòm sao Lạp Hộ với hình cung tên. (Âm nhạc) Hay chòm sao Kim Ngưu, hình con bò. (Âm nhạc) Chúng ta sống trong một vũ trụ mang tính âm nhạc, và chúng ta có thể tận dụng điều đó để trải nghiệm từ một góc nhìn mới, và để chia sẻ góc nhìn đó với nhiều người hơn. Để tôi giải thích rõ hơn. (Âm nhạc ngừng) Khi tôi nói tôi là một nhà thiên văn học, mọi người thường khá ấn tượng. Và khi tôi nói tôi cũng là nhạc sĩ, họ sẽ phản ứng: "Chúng tôi biết" (Cười) Hình như mọi người đều biết có một sự liên kết sâu sắc giữa âm nhạc và vũ trụ. Thực ra đó là một quan niệm cũ; nó có niên đại hơn 2000 năm từ thời Pytago. Có lẽ bạn biết Pytago từ những định lý như Định lý Pytago -- (Cười) Và ông ấy đã nói rằng: "Mỗi tiếng động đều có hình hài, và âm nhạc ở khắp mọi nơi." Do đó ông ấy cho rằng Sự vận động của các hành tinh quanh mặt trời tạo nên bản nhạc hài hòa. Và nếu bạn hỏi: "Tại sao ta không nghe thấy gì?" ông ấy sẽ nói bạn không thể vì bạn không biết nó như thế nào; yên lặng thật sự nghe như thế nào. Giống như kiểu bạn phải chờ đến khi mất điện mới phát hiện ra sự khó chịu khi phải nghe cái tủ lạnh kêu. Có lẽ bạn tin nó, nhưng không phải ai cũng tin, trong đó có Aristotle. (Cười) Đúng từng chữ luôn. (Cười) Tôi sẽ diễn giải nguyên văn lời ông. Ông ấy nói đó là một ý hay, nhưng giả như có cái gì đó khổng lồ như chính bầu trời đang chuyển động và tạo âm thanh nó sẽ không chỉ là âm thanh, mà sẽ ồn như tiếng đất sập vậy. Chúng ta tồn tại, vì thế không có âm nhạc trên địa cầu. Ông ấy cũng cho rằng não chỉ có tác dụng làm nguội máu, vậy nên ... (Cười) Nhưng tôi muốn các bạn biết rằng ở một vài khía cạnh, cả hai đều đúng. Và chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách hiểu được điều gì làm âm thanh có tính nhạc. Có vẻ giống như một câu hỏi ngớ ngẩn, nhưng có khi nào bạn tự hỏi tại sao khi chơi các nốt nhất định cùng một lúc, âm thanh tương đối dễ chịu và êm dịu, như là hai âm này -- (Âm nhạc) trong khi những âm khác thì căng hay chói tai hơn nhiều, như là hai âm này. (Âm nhạc) Đúng không? Tại sao lại thế? Sao lại có những âm này? Sao bạn có thể đúng tông hay lệch tông? Đáp án cho câu hỏi này đã được tìm ra bởi chính Pytago. Giờ hãy nhìn vào sợi dây ở phía xa bên trái kia. Nếu bạn uốn cong sợi dây đó, nó sẽ tạo thành một âm khi dao động qua lại rất nhanh. (Nốt nhạc) Nhưng giờ nếu bạn cắt đi một nửa, bạn sẽ có hai sợi tách biệt, mỗi sợi sẽ dao động nhanh gấp hai lần. Và điều đó sẽ tạo ra một âm tương tự. Hoặc nhanh gấp ba lần, hoặc bốn lần -- (Nốt nhạc) Vậy bí mật của sự hòa âm thật ra chỉ là những tỷ lệ đơn giản: tỷ lệ càng đơn giản, âm thanh mà hai âm đó tạo ra càng dễ chịu. Và tỷ lệ càng phức tạp, chúng sẽ càng chói tai. Và sự tương tác giữa việc căng và thả, hay sự hòa âm và sự bất hòa âm, được gọi là âm nhạc. (Âm nhạc) (Âm nhạc ngừng) (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Nhưng còn nữa. (Cười) Vậy hai đặc điểm của âm nhạc thường được cho là âm vực và nhịp điệu, thật ra chúng là hai phiên bản của cùng một thứ, tôi sẽ cho các bạn biết. (Nhịp điệu chậm rãi) Là nhịp điệu phải không? Điều gì xãy ra khi chúng ta tăng tốc. (Nhịp điệu bắt đầu nhanh hơn) (Cao độ) (Cao độ thấp dần) (Nhịp chậm) Vậy thì khi một nhịp điệu bắt đầu xảy ra hơn 20 lần mỗi giây, não của bạn sẽ lật ngược. Bạn sẽ dừng nghe nó như một nhịp và bắt đầu nghe như một âm độ. Vậy điều này liên quan gì với thiên văn? Đó là khi chúng ta biết đến hệ TRAPPIST-1. Đây là một hệ ngoại hành tinh được khám phá vào tháng 2 năm 2017, nó khiến mọi người thích thú bởi vì có bảy hành tinh cỡ Trái Đất đang quay quanh một ngôi sao đỏ tí hon. Và chúng ta nghĩ có ba hành tinh có nhiệt độ thích hợp để nước ở dạng lỏng. Cũng rất gần thôi khi trong một vài năm tới, chúng ta sẽ có thể biết các chất trong khí quyển của chúng như khí oxi và metan, dấu hiệu của sự sống. Nhưng vấn đề là hệ TRAPPIST quá nhỏ. Vì thế ở đây chúng ta có quỹ đạo của các hành tinh đá nhỏ trong hệ mặt trời: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa và tất cả bảy hành tinh kích cỡ Trái Đất của TRAPPIST-1 có thể nằm trọn trong quỹ đạo của Sao Thủy. Tôi phải phóng to lên 25 lần để các bạn thấy quỹ đạo của những hành tinh TRAPPIST-1. Nó thực ra khá giống với kích thước sao Mộc và mặt trăng của nó, mặc dù đó là bảy hành tinh cỡ Trái Đất quay quanh một ngôi sao. Một lý do khác khiến mọi người thích thú là nghệ sĩ dựng hình như này. Bạn có một ít nước lỏng, một ít đá, có thể một ít đất, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn màu cam diệu kỳ này. Nó làm mọi người thích thú, và sau vài tháng, một vài tờ báo xuất hiện cho rằng nó có thể giống thế này hơn. (Cười) Vì thế có những dấu hiệu rằng vài bề mặt có thể là dung nham nóng chảy và có những tia X nguy hiểm đến từ ngôi sao trung tâm -- Tia X sẽ phá hủy sự sống và thậm chí xé toạc bầu khí quyển. May mắn là, chỉ cách đây vài tháng vào năm 2018, vài tờ báo xuất bản với những phương pháp tinh tế hơn, và họ đã nhận ra nó trông như thế này. (Cười) Vậy chúng ta biết là một vài trong số đó có nguồn cung cấp nước khổng lồ - đại dương toàn cầu - và một vài có khí quyển dày đặc, vì vậy đó đúng là nơi để tìm sự sống tiềm năng. Nhưng có vài thứ thú vị hơn nữa về hệ này, đặc biệt là với tôi. Đó là TRAPPIST-1 là một chuỗi cộng hưởng. có nghĩa là cứ mỗi hai quỹ đạo của ngoại hành tinh, tiếp theo là quỹ đạo ba vòng, và tiếp theo là bốn, và sáu, chín, 15 rồi 24. Bạn có thể thấy những tỷ lệ rất đơn giản về sự chuyển động của các hành tinh này. nếu bạn tăng tốc tốc độ, bạn có thể thấy nhịp điệu, đúng không? Ví dụ cứ mỗi nhịp là một lần một hành tinh xoay tròn. Bây giờ chúng ta đều biết nếu tăng tốc, bạn sẽ tạo ra nhưng âm vực, và trong riêng trường hợp này, những âm vực đó sẽ hòa vào nhau, tạo thành sự hài hòa giống như con người. Hãy cùng nghe thử TRAPPIST-1. Đầu tiên bạn sẽ nghe một âm cho mỗi quỹ đạo của mỗi hành tinh, và hãy nhớ trong đầu, âm thanh sẽ đến từ chính hệ này. Tôi sẽ không tạo ra âm hay nhịp điệu, Tôi chỉ sắp chúng vào ngưỡng nghe của con người. Và sau khi tất cả bảy hành tinh đều đi vào, bạn sẽ nhìn thấy -- bạn sẽ nghe thấy một tiếng trống mỗi lần hai hành tinh thẳng hàng. Đó là khi chúng xích lại gần nhau và tạo cho nhau một lực hấp dẫn. (Một quãng) (Hai quãng) (Ba quãng) (Bốn quãng) (Năm quãng) (Sáu quãng) (Bảy quãng) (Tiếng trống) (Âm nhạc ngừng) Đó cũng chính là âm thanh của ngôi sao, ánh sáng của nó đã chuyển thành âm thanh. Bạn có lẽ sẽ tự hỏi sao nó khả thi được. Và thật tốt khi liên tưởng đến một dàn nhạc. Khi mọi người trong một dàn nhạc cùng nhau bắt đầu, họ không thể bị tách ra, đúng không? Tất cả họ đều phải hòa hợp, họ phải chắc chắn nhạc cụ của mình cộng hưởng với những người khác, và điều tương tự cũng xảy ra với TRAPPIST-1 từ lúc sơ khai. Khi những hành tinh được hình thành, chúng quay quanh một đĩa khí, và khi ở trong đĩa đó, chúng có thể trượt xung quanh và điều chỉnh quỹ đạo của mình cho đến khi chúng hoàn toàn đồng điệu. Và điều đó thì tốt bởi vì hệ này thì rất nhỏ -- có nhiều khối trong không gian chật hẹp, nếu mỗi chuyển động của quỹ đạo không được điều chỉnh kỹ, chúng sẽ rất nhanh chóng phá vỡ quỹ đạo của nhau, phá hủy toàn bộ hệ thống. Vì thế thật ra âm nhạc đã cứu cả hệ thống, và cả những sinh vật sống tiềm năng. Nhưng hệ mặt trời tạo ra âm thanh thế nào? Tôi không thích cho bạn biết điều này, nhưng nó không đẹp đâu. (Cười) Vì thế, có một điều là hệ mặt trời của chúng ta lớn hơn rất rất nhiều, và để nghe thấy cả tám hành tinh, ta phải bắt đầu với Hải Vương Tinh gần cuối ngưỡng nghe của người, và sau đó Sao Thủy ở tít trên cùng nằm gần đỉnh ngưỡng nghe của chúng ta. Nhưng vì hành tinh của chúng ta không nhỏ, chúng đang trải rộng ra -- chúng đã không phải điều chỉnh quỹ đạo, vì thế giống như chúng đang chơi những nốt ngẫu nhiên những lúc ngẫu nhiên. Tôi xin lỗi, nhưng nó như thế này. (Một quãng) Đó là Hải Vương tinh. (Hai quãng) Thiên Vương tinh. (Ba quãng) Sao Thổ. (Bốn quãng) Sao Mộc. Và sau đó, đó là Sao Hỏa. (Năm quãng) (Sáu quãng) Trái Đất. (Bảy quãng) Sao Kim. (Tám quãng) Và đó là Sao Thủy -- OK, OK, Tôi sẽ dừng lại. (Cười) Vì vậy, đó là giấc mơ của Kepler. Johannes Kepler là người tìm ra quy luật chuyển động của hành tinh. Ông ấy hoàn toàn bị thu hút bởi ý nghĩ rằng có sự liên kết giữa âm nhạc, thiên văn và hình học. Và ông ấy đã dành toàn bộ cuốn sách chỉ để nghiên cứu ra loại nhạc cụ dung hòa với những hành tinh hệ mặt trời và nó thật sự rất rất khó. Sẽ dễ hơn nhiều nếu ông ấy sống ở TRAPPIST-1, hay có thể là... K2-138. Đây là một hệ mới được phát hiện vào tháng 1 năm 2018 với năm hành tinh, và cũng như TRAPPIST, từ khi được phát hiện, tất cả đã được chỉnh kỹ lưỡng. Chúng đã được chỉnh thành một cấu trúc đưa ra bởi Pytago, hơn 2000 năm trước. Nhưng hệ này có tên chính thức là Kepler vì được phát hiện bằng kính thiên văn Kepler. Và vì thế, trong vài tỷ năm qua, chúng đã đánh mất sự điều chỉnh, nhiều hơn TRAPPIST một chút, và vì thế, những gì chúng ta sẽ làm là quay ngược thời gian và tưởng tượng chúng sẽ tạo ra âm thế nào giống như lúc hình thành. (Âm nhạc) (Âm nhạc dừng lại) (Vỗ tay) Cảm ơn. Bậy giờ, có lẽ bạn đang tự hỏi: Điều này sẽ đi xa cỡ nào? Thật sự có bao nhiêu âm nhạc ngoài kia? Và đó là thắc mắc của tôi mùa thu vừa qua khi tôi đang làm tại trạm thiên văn "U of T," và một nghệ sĩ Robyn Rennie cùng cô con gái Erin đã liên lạc với tôi. Robyn yêu bầu trời đêm, nhưng cô ấy không thể chiêm ngưỡng trong khoảng 13 năm bởi vì mất đi thị giác. Và họ tự hỏi rằng liệu tôi có thể làm gì đó. Vì vậy tôi đã thu thập những âm thanh mà tôi nghĩ phát ra từ vũ trụ và sắp xếp chúng thành "Vũ trụ âm thanh của chúng ta" . Đây là chương trình thiên văn dựa vào âm thanh khám phá ra nhịp điệu và sự hài hòa của vũ trụ. Và Robyn đã rất cảm động về màn trình diễn này đến nỗi khi cô ấy về nhà, cô ấy đã vẽ buổi trình diễn tuyệt đẹp này theo trải nghiệm của cô ấy. Và tôi đã sửa lại nó bằng cách vẽ thêm Sao Mộc lên. (Cười) Vậy thì ... trong chương trình này, tôi chọn mọi người từ nhiều cấp độ thị giác và đưa họ đến một chuyến du lịch âm thanh của vũ trụ, từ bầu trời đêm cho đến con đường rìa có thể quan sát được của vũ trụ. Nhưng điều này chỉ mới là khởi đầu để trải nghiệm vũ trụ với thị giác và thính giác mới, tôi hy vọng bạn có thể cùng tham gia. Cảm ơn (Vỗ tay) Trong những khu rừng nhiệt đới tươi tốt của Úc, chim chóc đậu trên các nhánh thấp và thong thả bước đi trên mặt đất, tận hưởng bóng râm và trái cây nhiệt đới. Nhưng rừng không phải của riêng chúng. Một con dingo đang rình rập trong bóng tối, và trái cây không thể thỏa mãn cơn thèm khát của nó. Những con chim bay đến nơi an toàn. Tất cả trừ đà điểu đầu mào, không thể bay khỏi mặt đất trên đôi cánh bé nhỏ. Thay vào đó, nó tấn công, làm con dingo phải chạy trốn, bằng một cú đá với móng vuốt sắc nhọn. Đà điểu đầu mào là một trong số khoảng 60 loài chim không biết bay. Chúng sống ở khắp nơi trên thế giới, từ những vùng xa xôi, hẻo lánh của nước Úc đến thảo nguyên châu Phi và bờ biển Nam cực. Chúng bao gồm một số loài vịt, các loài cánh cụt, vài loài sống vùng đầm lầy, đà điểu, chim emus khổng lồ và chim kiwi nhỏ. Dù tổ tiên của chúng đều biết bay, nhiều loài chim ngày nay đã mất đi khả năng này. Bay có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời, đặc biệt là để trốn thoát kẻ thù, săn mồi, và thực hiện những chuyến đi dài. Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt: tiêu tốn một lượng năng lượng lớn, hạn chế kích thước và trọng lượng cơ thể. Một con chim không bay, năng lượng của nó được bảo tồn. Do đó, nó có thể tồn tại khi lượng thức ăn khan hiếm, hoặc ít chất dinh dưỡng hơn so với những con bay lượn. Ví dụ, Takahe của New Zealand, sống gần như hoàn toàn trên vùng đồng cỏ miền núi. Với những loài làm tổ hoặc tìm thức ăn trên mặt đất, khuynh hướng này, thậm chí, còn diễn ra mạnh mẽ hơn. Khi không phải đối mặt với các áp lực bên ngoài buộc chúng phải bay, chim có thể ngừng bay chỉ trong một vài thế hệ. Sau đó, qua hàng ngàn hoặc hàng triệu năm, cơ thể chúng thay đổi để thích nghi với các tập tính mới này. Xương trước đây rỗng giúp giảm trọng lượng, trở nên dày đặc hơn. Lông cứng biến thành lông mềm. Đôi cánh thu nhỏ lại, và trong vài trường hợp hoàn toàn biến mất. Và chỗ nhô ra ở phần mở rộng của xương ức, nơi các cơ dùng để bay bám vào, co lại hoặc biến mất. Ngoại trừ chim cánh cụt, dùng cơ bắp và chỗ nhô ra này cho việc bơi lội. Thông thường, tập tính ngừng bay phát triển sau khi một loài chim bay đến một hòn đảo không có kẻ săn mồi. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, chúng sẽ còn phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Ví dụ, khi những người định cư đến mang theo chó, mèo, và những loài gặm nhấm bẩn thỉu. Những con vật này thường săn những con chim không biết bay, và có thể khiến chúng bị tuyệt chủng. Ở New Zealand, chồn ecmin được những người châu Âu đem đến, đã đe dọa nhiều loài chim không bay bản địa. Một số loài đã tuyệt chủng, nhiều loài khác đang bị đe dọa. Vì vậy, dù có lợi thế là tiết kiệm năng lượng, nhiều loài chim không bay chỉ có một cơ hội rất nhỏ trước khi đi theo con đường của loài dodo. Nhưng một số loài chim không bay đã cùng tồn tại bên cạnh vô số những kẻ săn mồi. Không giống hầu hết các loài chim không bay nhỏ, đến và đi rất nhanh, những gã khổng lồ này đã tồn tại suốt hàng chục triệu năm. Tổ tiên của chúng xuất hiện cùng lúc với những động vật có vú nhỏ đầu tiên, và sống sót nhờ không ngừng tiến hóa và phát triển cùng lúc với các loài thú săn mồi có vú. Hầu hết những loài chim như emus và đà điểu, có kích thước rất lớn, nặng hơn khả năng nâng của cánh cả vài chục kg. Chân dày, vững chắc, và cơ đùi phát triển giúp chúng trở thành những vận động viên đáng gờm. Dù không còn sử dụng cánh để bay, nhiều loài trong số này dùng cánh cho các mục đích khác. Rút đầu vào dưới cánh để giữ ấm, phô bày để hấp dẫn bạn tình, che chở cho trứng, hoặc thậm chí, dùng để định hướng khi chạy trên đồng bằng. Chúng có thể không bay được nữa, nhưng vẫn luôn vỗ cánh. Triết gia vĩ đại Aristotle từng nói nếu thứ gì không tồn tại, thì không có từ ngữ diễn tả nó, và nếu không có từ ngữ để diễn tả một cái gì đó, thì thứ đó không hề tồn tại. Vậy khi ta nói về bầu cử, sống trong một nền dân chủ được xác nhận, chúng ta biết mình đang nói về cái gì. Chúng ta có từ ngữ. Chúng ta có vốn từ vựng. Chúng ta biết phòng bỏ phiếu là cái gì. Chúng ta biết lá phiếu là cái gì. Nhưng còn những quốc gia, nơi dân chủ không hề tồn tại, những quốc gia nơi mà không có từ ngữ nào để diễn tả những khái niệm làm cơ sở cho một xã hội dân chủ? Tôi làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ bầu cử, nói cách khác, chúng tôi giúp đỡ những nền dân chủ non trẻ tổ chức cái thường được gọi là những cuộc bầu cử đầu của họ. Khi mọi người hỏi tôi làm gì, tôi thường nhận được lời đáp trả này. "Ồ, vậy bạn là một trong những người đi khắp thế giới để áp đặt nền dân chủ phương Tây lên những quốc gia không thể vận dụng nó." Thực ra, Liên Hợp Quốc không hề áp đặt cái gì lên bất cứ ai. Hoàn toàn không, và ngoài ra, điều chúng tôi làm đã được đặt nền tảng vững chắc trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948. Điều 21, tuyên bố rằng ai cũng cần phải có quyền lựa chọn chính quyền cho họ. Vậy đó chính là nền tảng công việc. Tôi chuyên về sự tiếp cận của cộng đồng. Điều đó nghĩa là gì? Lại một biệt ngữ khác. Thực ra nó có nghĩa là thiết kế những chiến dịch thông tin để cho các ứng cử viên và cử tri những người mà chưa hề có cơ hội để tham gia hay để bỏ phiếu hiểu ở đâu, khi nào, làm thế nào để đăng kí; ở đâu, khi nào, làm sao để bỏ phiếu; tại sao, tại sao việc tham gia là quan trọng. Vì thế có lẽ tôi sẽ sắp đặt một chiến dịch đặc biệt hướng tới những người phụ nữ để đảm bảo rằng họ có thể tham gia, rằng họ có thể là một phần của quá trình. Và cả những người trẻ tuổi nữa. Tất cả mọi hạng người. Những người khuyết tật. Chúng tôi cố gắng tiếp cận mọi người. Và điều đó không phải bao giờ cũng dễ dàng vì thường trong công việc này, giờ tôi đã nhận ra sau bao năm làm việc rằng ngôn ngữ đang thiếu thốn, và bạn phải làm gì? Afghanistan. Đó là một đất nước với tỉ lệ mù chữ cao, và điều tôi đang nói đến là, vào năm 2005, chúng tôi tổ chức hai cuộc bầu cử vào cùng một ngày. Lí do là bởi công việc hậu cần là vô cùng khó khăn, có vẻ sẽ hiệu quả hơn nếu làm như vậy. Nó đã hiệu quả, Nhưng mặt khác, việc giải thích hai cuộc bầu cử thay vì một thậm chí còn phức tạp hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi dùng rất nhiều hình ảnh, và đến khi bỏ phiếu thực sự, chúng tôi gặp vấn đề, bởi có quá nhiều người muốn tham gia, chúng tôi có 300 ứng cử viên cho 52 ghế ở Wolesi Jirga, tức là cuộc bầu cử Quốc hội. Và cho Hội đồng tỉnh, còn nhiều ứng cử viên hơn thế. Chúng tôi có 330 ứng cử viên cho 54 vị trí Vậy nói về thiết kế của lá phiếu, lá phiếu trông như thế này. Đó là khổ của một tờ báo. Đây là lá phiếu bầu Quốc hội -- (Tiếng cười) Vâng, và -- đây là lá phiếu bầu Hội đồng tỉnh. Thậm chí còn nhiều hơn. Vậy bạn thấy đấy, chúng tôi đã dùng nhiều biểu tượng và tương tự. Và chúng tôi có vấn đề khác ở Nam Sudan. Miền nam Sudan là một câu chuyện hoàn toàn khác. Chúng tôi có quá nhiều người, tất nhiên, chưa từng bầu cử, nhưng chúng tôi có mức độ mù chữ cực kì, cực kì cao, cơ sở hạ tầng rất, rất tồi tệ. Ví dụ -- Ý tôi là, đó là một nước với kích cỡ ít nhiều bằng với bang Texas. Chúng tôi có 7 km đường được lát, 7 km trong toàn bộ đất nước, và nó bao gồm cả đường băng nơi chúng tôi hạ cánh máy bay ở sân bay Juba. Nên vận chuyển vật liệu cho bầu cử, vv là khó khăn quá chừng. Người dân không có cả ý niệm về hòm phiếu trông như thế nào. nó rất phức tạp, nên giao tiếp bằng lời nói hiển nhiên là cách nên thực hiện, nhưng có đến 132 ngôn ngữ. Vì thế đó là điều cực kì thách thức. Rồi tôi đến Tunisia năm 2011. Đó là mùa xuân Ả Rập. một lượng lớn hi vọng được sinh ra bởi làn sóng to lớn đang bùng nổ trong khu vực này. Có Libya, có Ai Cập, có Yemen. Nó là một khoảnh khắc lịch sử cực kì lớn lao. Tôi đang ngồi cùng ủy ban bầu cử, và chúng tôi nói về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc bầu cử, và tôi nghe họ sử dụng những từ tôi thực sự chưa nghe đến bao giờ, và tôi đã làm việc với người Iraq, tôi đã làm việc với người Jordan, người Ai cập, và đột nhiên họ sử dụng những từ ấy, và tôi chỉ nghĩ, "Điều này thật kì lạ." Và điều dẫn đến việc này là từ " quan sát viên". Chúng tôi thảo luận về quan sát viên bầu cử, và Ủy ban bầu cử đang nói về "mulahiz" trong tiếng Ả Rập. Từ này nghĩa là "nhận thấy" với ý nghĩa có dạng bị động, giống như trong, "Tôi nhận thấy anh ta mặc áo màu xanh nhạt." Liệu tôi có đi kiểm tra xem chiếc áo có thật là màu xanh hay không không? Đó là vai trò của một quan sát viên bầu cử Nó rất tích cực, nó được quản lí bởi mọi loại hiệp ước, và nó có chức năng kiểm soát đó trong nó. Và rồi tôi nghe được rằng ở Ai Cập, họ dùng thuật ngữ "mutabi", nghĩa là "theo dõi". Vậy chúng tôi giờ đang có người theo dõi của một cuộc bầu cử. Vậy điều đó cũng không đúng cho lắm, bởi có một thuật ngữ đã được chấp nhận và thông dụng, đó là từ "muraqib", nghĩa là "người kiểm soát". Nó có khái niệm của sự kiểm soát. Vì vậy tôi nghĩ, ba từ cho cùng một khái niệm. Điều này không tốt. Và cùng với đồng nghiệp, tôi nghĩ có lẽ vai trò của chúng tôi là thực sự giúp bảo đảm cho những từ ngữ được hiểu rõ và thực sự tạo ra một công trình tham khảo có thể được áp dụng khắp khu vực Ả Rập. Và đó là điều chúng tôi đã làm. Vì vậy cùng với những đồng nghiệp này, chúng tôi khởi xướng "Từ điển thuật ngữ bầu cử Ả-rập", và chúng tôi làm việc ở 8 nước khác nhau. Điều đó nghĩa là thực sự định nghĩa 481 thuật ngữ mà tạo nên nền tảng cho mọi thứ bạn cần biết nếu bạn đang định tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ. Và chúng tôi định nghĩa chúng, và làm việc với những đồng nghiệp Ả Rập và đi đến sự đồng tình về việc đâu là từ ngữ phù hợp để sử dụng trong tiếng Ả Rập. Do tiếng Ả Rập rất phong phú, và đó là một phần của vấn đề. Nhưng có tới 22 quốc gia nói tiếng Ả Rập, và họ dùng tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, thứ tiếng Ả Rập được dùng khắp cả khu vực trong báo chí và phát thanh truyền hình, dĩ nhiên, từ quốc gia này đến quốc gia khác trong ngôn ngữ hàng ngày và sử dụng nó thay đổi -- tiếng địa phương, lối nói thông tục, vv Vậy đó là một lớp bổ sung khác của sự phức tạp. Vậy thì theo một cách nào đó bạn có vấn đề là ngôn ngữ chưa đủ chín, nếu bạn thích, những từ mới đang xuất hiện, những cách biểu đạt mới. Và chúng tôi định nghĩa tất cả thuật ngữ, và rồi chúng tôi có tám thông tín viên trong khu vực. Chúng tôi đệ trình bản thảo cho họ, họ hồi đáp lại chúng tôi. "Vâng, chúng tôi hiểu những định nghĩa. Chúng tôi đồng ý với nó, nhưng đây là điều chúng tôi nói trong đất nước của chúng tôi." Bởi vì chúng tôi không định dung hòa hay ép buộc sự dung hòa. Chúng tôi đang cố gắng tạo điều kiện cho sự hiểu biết giữa mọi người. Như vậy trong phần bôi vàng, bạn thấy những cách biểu đạt thông dụng ở những quốc gia khác nhau. Vậy cái này, tôi lấy làm vui mừng khi nói phải mất ba năm để xuất bản cái này bởi vì cuối cùng chúng tôi cũng hoàn thiện bản thảo và chính thức đưa nó vào thực tế ngồi cùng với ủy ban bầu cử ở tất cả những nước khác nhau kia, thảo luận và định nghĩa và chau chuốt lại bản thảo, và cuối cùng xuất bản nó vào tháng 11 năm 2014 tại Cairo. Và nó đã trải qua một quãng đường dài. chúng tôi đã xuất bản 10,000 bản. Tới giờ, đã có khoảng 3,000 lượt tải về từ Internet trong định dạng PDF. Tôi vừa mới nghe được từ một đồng nghiệp rằng họ vừa mới sử dụng nó ở Somalia. Họ đang sắp sản xuất một phiên bản ở Somalia, bởi chẳng có gì ở Somalia cả. Thật tốt khi biết điều đó. Và Tổ chức Ả Rập cho Cơ quan Quản lí Bầu cử mới thành lập này, đang cố gắng để chuyên nghiệp hóa cách mà bầu cử được vận hành trong khu vực họ cũng đang sử dụng nó. Và Liên đoàn Ả Rập hiện đã xây dựng một đơn vị quan sát toàn Ả Rập, và họ đang sử dụng nó. Điều đó thật là tuyệt. Tuy nhiên, công việc tham khảo này khá khó khăn. Nó phức tạp, và một vài thuật ngữ có hơi chuyên môn, nên một người bình thường có thể không cần biết ít nhất 1/3 trong số đó. Nhưng những người Trung Đông đã và đang thiếu bất kì hình thức nào ta biết đến như là giáo dục công dân Nó là một phần giáo trình của chúng ta ở trường học. Điều đó thực sự không tồn tại ở phần đó của thế giới, và tôi cảm thấy rằng đó thực sự là quyền của mọi người để được biết những điều trên hoạt động như thế nào. Và đó là một điều tốt khi nghĩ về việc tạo ra một công trình tham khảo cho những người bình thường, và luôn nhớ rằng hiện tại chúng ta có một nền tảng để làm việc cùng, và chúng ta cũng có cả công nghệ, để chúng ta có thể tiếp cận mọi người sử dụng ứng dụng điện thoại, video, hoạt ảnh. Có mọi thể loại công cụ có thể được dùng để truyền cho mọi người những ý tưởng lần đầu tiên bằng chính ngôn ngữ của họ. Chúng ta đã nghe không ít đau khổ về Trung Đông. Chúng ta nghe về sự hỗn loạn của chiến tranh. Chúng ta nghe về khủng bố. Chúng ta nghe về chủ nghĩa bè phái và tất cả những tin tức tiêu cực đáng sợ cứ đến tai ta mọi lúc. Điều mà chúng ta không nghe là điều gì những người dân thường đang suy nghĩ? Họ đang khao khát điều gì? Hãy cho họ phương tiện, hãy cho họ từ ngữ. Đại đa số dân chúng đang im lặng bởi vì học không có phương tiện ngôn từ. Đại đa số im lặng cần được biết. Đã đến lúc phải cung cấp cho dân chúng công cụ tri thức mà họ có thể đem đến hiểu biết cho mình. Đại đa số im lặng không cần phải im lặng. Hãy giúp họ có được tiếng nói. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Một vài người bị ám ảnh bởi rượu Pháp. Những người khác thích chơi gôn hoặc say mê văn học. Tôi phải thừa nhận rằng một trong những thú vui tuyệt nhất đời tôi có chút đặc biệt. Tôi không thể diễn tả bản thân thích ngắm các thành phố từ trên trời đến nhường nào từ cửa sổ máy bay. Một vài thành phố thì bận rộn và yên bình, như Dusseldorf hay Louisville. Số khác thì tràn đầy năng lượng như New York hay Hồng Kông. Và Paris hay Istanbul là những thành phố với bề dày lịch sử Với tôi những thành phố như những cá thể sống. Và khi tôi khám phá ra chúng từ trên cao, tôi muốn tìm kiếm những đại lộ và cao tốc đã cấu trúc nên nơi ấy. Đặc biệt là vào ban đêm, khi người đi lại khiến những con đường rực đỏ và ánh vàng: hệ thống giao thông của thành phố thực hiện chức năng quan trọng của nó ngay trước mắt bạn. Nhưng khi đang ngồi trong ô tô của mình sau 1h30 phút đi lại mỗi ngày, sự thật lại quá khác biệt. (Cười) Không có gì cả -- không radio công cộng, không podcast -- (Cười) Thậm chí không có sự tĩnh lặng khiến khoảnh khắc trở nên đáng sống. (Cười) Liệu có vô lý rằng chúng ta tạo ra những chiếc ô tô chạy được 130 dặm một giờ và bây giờ chúng ta lái chúng với cùng vận tốc ở thế kỷ của ngựa kéo? (Cười) Duy tại nước Mỹ, chúng ta đã mất 29.6 tỉ giờ đi lại vào năm 2014. Với ngần ấy thời gian, người Ai Cập cổ đại đã có thể xây 26 cái kim tự tháp Giza. (Cười) Chúng ta làm vậy mỗi năm. Một sự lãng phí đáng kể về thời gian, năng lượng và tiềm năng con người. Trong nhiều thập kỷ, giải pháp cho tắc nghẽn giao thông đơn giản là xây thêm đường mới hoặc mở rộng những con đường cũ. Và nó đã có tác dụng. Điều này thể hiện rõ ở Paris, khi thành phố phá hủy hàng trăm công trình lịch sử để tạo ra 85 dặm đại lộ giao thông thân thiện với các phương tiện. Và việc này vẫn có tác dụng ở các thành phố nổi bật đang phát triển nhanh. Nhưng ở nhiều trung tâm đô thị đồ sộ hơn, sự bành trướng mạng lưới hầu như là không thể: môi trường sống quá dày đặt, bất động sản, quá đắt và tài chính công, quá thiếu ổn định. Hệ thống giao thông thành phố của chúng ta đand trở nên tắc nghẽn, suy yếu, và chúng ta cần chú ý đến điều đó. Cách nghĩ hiện tại của ta không hiệu quả. Để giao thông thông suốt, ta cần một nguồn cảm hứng mới. Sau 16 năm làm việc trong lĩnh vực vận tải, tôi đã vỡ lẽ khi nói chuyện với một khách hàng ngành công nghệ sinh học. Cô ấy cho tôi biết làm cách nào phương pháp của cô tận dụng triệt để những đặc tính của hệ thống giao thông của ta. "Ôi", Tôi nghĩ, "Hệ thống giao thông của chúng ta -- tất cả các tĩnh mạch và động mạch trong cơ thể chúng ta tạo nên những sự liên kết kì diệu mỗi ngày." Khoảng khắc này tôi nhận ra rằng sinh học đã được áp dụng trong kinh doanh vận tải trong hàng tỉ năm qua. Nó đã kiểm nghiệm vô số các giải pháp để vận chuyển chất dinh dưỡng, khí và protein. Đó thật sự là phòng thí nghiệm lưu thông phức tạp nhất trên thế giới. Vậy, sẽ ra sao nếu giải pháp cho các trở ngại giao thông lại nằm ở trong ta? Tôi muốn biết: Tại sao máu chảy trong các tĩnh mạch cả cuộc đời ta, mà các thành phố lớn lại bị tắt nghẽn giao thông hàng ngày? Và thực tế là bạn đang nhìn vào hai mạng lưới rất khác nhau. Tôi không biết bạn nhận ra không, nhưng mỗi chúng ta có đến 60,000 dặm mạch máu trong cơ thể -- 60,000 dặm. Nó gấp 2 lần rưỡi chu vi Trái Đất, bên trong bạn. Điều đó có nghĩa là mao mạch ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta, không chỉ dưới lớp da của ta. Nhưng nếu bạn nhìn thành phố của chúng ta, vâng, chúng ta có vài hệ thống tàu điện ngầm và vài đường hầm và cầu cống, và một vài chiếc trực thăng trên trời. Nhưng phần lớn giao thông tập trung trên mặt đất, trên bề mặt. Nên nói theo cách khác, trong khi hệ thống mao mạch sử dụng 3 chiều hướng bên trong ta, hệ thống giao thông đô thị chủ yếu là 2 chiều. Và vì vậy điều chúng ta cần là sử dụng chiều dọc đó. Nếu mạng lưới bề mặt bị bão hòa, hãy nâng giao thông của ta lên. Khái niệm của Trung Hoa về chiếc xe buýt có thể cho xe lưu thông bên dưới -- mở mang tầm mắt về những cách nghĩ mới về không gian và chuyển động bên trong các thành phố của ta. Và chúng ta có thể lên cao hơn, treo các phương tiện lên như ta đã làm với hệ thống điện. Tel Aviv và Abu Dhabi đang nói về việc kiểm tra các hệ thống vỏ từ tính treo tối tân. Và chúng ta có thể tiếp tục leo trèo, và bay. Việc một công ty như Airbus đang nghiêm túc nghiên cứu về taxi đô thị bay được cho ta biết điều gì đó. Ô tô bay cuối cùng cũng đi từ giấc mơ khoa học viễn tưởng sang các thương vụ hấp dẫn. Và đó là một khoảnh khắc thú vị. Vì thế xây dựng hệ thống vận tải 3-D này là một trong số các cách giảm thiểu và giải quyết tắc nghẽn giao thông. Nhưng đó không phải cách duy nhất. Chúng ta phải đặt câu hỏi về những lựa chọn quan trọng như phương tiện ta sử dụng. Hãy tưởng tượng một cảnh tượng rất quen thuộc: Bạn vừa dành 42 phút lái xe. Hai đứa nhóc sau lưng bạn không chịu ngồi yên. Và bạn bị trễ giờ. Bạn thấy chiếc xe chạy như rùa bò trước mắt mình chứ? Nó luôn xuất hiện những lúc bạn trễ giờ, đúng chứ? (Cười) Người tài xế ấy đang tìm chỗ đậu xe. Không có bãi đậu xe trong khu vực, nhưng làm sao anh ta biết? Theo ước tính có đến 30 phần trăm việc tắc nghẽn giao thông là do tài xế tìm chỗ đậu xe. Bạn có thấy 100 chiếc ô tô quanh mình không? 85 chiếc trong số ấy chỉ có một hành khách. 85 tài xế này có thể vừa một chiếc buýt đỏ ở Luân Đôn. Vậy nên câu hỏi là: Tại sao ta lại lãng phí quá nhiều không gian nếu như đó là thứ ta cần nhất? Tại sao chúng ta lại làm như thế với chính mình? Ngành sinh học sẽ không bao giờ làm thế. Không gian bên trong các động mạch được sử dụng triệt để. Trong mỗi nhịp tim, áp lực máu cao đè nén hàng triệu tế bào hồng cầu thành những dòng khí oxy khổng lồ nhanh chóng lan đi khắp cơ thể. Và không gian nhỏ bên trong các tế bào hồng cầu cũng không bị lãng phí. Trong tình trạng khỏe mạnh, hơn 95% lượng oxy được sử dụng. Bạn có thể tưởng tượng nếu các phương tiện ta sử dụng trong thành phố đầy đến 95%, tất cả không gian mà bạn có thêm để đi bộ, đạp xe và thưởng ngoạn thành phố? Lý do máu luôn đủ là vì các tế bào hồng cầu không đi đến các cơ quan hay mô nhất định; nếu không thì, chúng ta đã bị tắt nghẽn trong các mạch máu. Không, chúng được chia sẻ. Chúng được chia sẻ bởi tất cả các tế bào của cơ thể. Và bởi vì hệ thống của chúng ta quá mở rộng, mỗi một tế bào trong số 37 triệu tế bào có nguồn cung oxy riêng ngay khi cần. Máu là một dạng phương tiện tập hợp lẫn riêng lẻ. Nhưng đối với thành phố của ta, chúng ta lại bị mắc kẹt. Chúng ta mắc kẹt trong cuộc tranh luận không hồi kết giữa việc tạo ra một xã hội lưu thông chính bằng ô tô hay phương tiện vận chuyển lớn. Tôi nghĩ chúng ta nên đi xa hơn cả việc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể tạo ra các phương tiện kết hợp sự tiện lợi của ô tô với tính hiệu quả của tàu hỏa và xe buýt. Hãy tưởng tượng. Bạn đang ngồi thoải mái trên một chiếc tàu hỏa đô thị êm và nhanh, cùng với 1,200 hành khách khác. Vấn đề với tàu hỏa đô thị là thỉnh thoảng bạn phải dừng 5, 10, 15 lần trước khi đến trạm đích. Sẽ thế nào nếu trên chuyến tàu ấy bạn không phải dừng lại? Trên chuyến tàu này, các toa tàu có thể tách ra linh hoạt trong khi bạn đang di chuyển và trở thành những chiếc xe buýt tốc hành, không người lái đi trên một hệ thống đường thứ hai. Và không cần đến một trạm dừng nào, hay chuyển tàu lâu, bạn giờ đang ngồi trên một chiếc xe buýt hướng thẳng đến ngoại ô nơi bạn sống. Và khi bạn gần tới, toa tàu bạn đang ngồi tách ra và tự lái vào thẳng cửa nhà bạn. Nó vừa mang tính tập hợp vừa riêng lẻ. Đó là một trong các phương tiện chung tương lai, tách và tự điều khiển được Ngay lúc này ... như thể việc đi bộ trong một thành phố ồn ào, những chiếc taxi bay, xe buýt tách rời và các buồng từ tính treo không có gì là lạ lẫm, tôi nghĩ có một tác động khác sẽ khiến giao thông đô thị trở nên thú vị. Nếu bạn nghĩ về nó, thế hệ ô tô tự điều khiển chỉ đang cố tìm cách thâm nhập vào mạng lưới giao thông tạo bởi con người và vì con người. Chúng đang cố gắng thông thạo những luật giao thông đơn giản, và bắt chước sự bất định của con người, một điều nhiều thử thách hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi tất cả giao thông thành phố không có người lái? Chúng ta sẽ còn cần đèn giao thông không? Chúng ta có cần làn đường? Giới hạn tốc độ thì sao? Các tế bào hồng cầu không chảy thành dòng. Chúng không bao giờ dừng trước đèn đỏ. Tại các thành phố không người lái đầu tiên, bạn sẽ không có đèn đỏ và làn đường. Và khi tất cả ô tô tự điều khiển và kết nối với nhau, mọi thứ sẽ được dự đoán và thời gian phản xạ đạt mức tối thiểu. Chúng có thể lái xe nhanh hơn và có thể tận dụng bất kỳ ưu tiên hợp lý nào để tự tăng tốc hoặc tăng tốc những chiếc ô tô khác. Vì vậy thay cho những luật lệ giao thông cứng nhắc, dòng chảy sẽ được kiểm soát bởi một mắt lưới các thuật toán linh hoạt và tự điều chỉnh. Kết quả: một loại giao thông kỳ lạ pha trộn giữa tính thông suốt và nhanh nhạy của các xa lộ tại Đức và sức sáng tạo của các giao lộ ở Mumbai. (Cười) Giao thông sẽ rất hiệu quả. Như máu của chúng ta vậy. Và bằng một nghịch lý phi thường, mạng lưới giao thông càng được robot hóa bao nhiêu, thì chuyển động của nó càng hệ thống và sống động bấy nhiêu. Vâng, ngành sinh học hội tụ tất cả các đặc tính của mạng lưới giao thông tối ưu thời nay. Nhưng quá trình này đã diễn ra hàng tỉ năm, và trải qua nhiều vòng lặp và biến đổi. Chúng ta không thể chờ hàng tỉ năm để cách mạng hệ thống vận tải của ta. Lúc này chúng ta có hoài bão, những khái niệm, và công nghệ để tạo ra mạng lưới giao thông 3-D, phát minh ra các phương tiện mới và thay đổi giao thông thành phố. Hãy làm điều đó. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn nào đã xem phim "Lũ Chim" của Alfred Hitchcock rồi? Có ai sợ phim đấy đến rụng rời tay chân không? Nếu thế thì bây giờ các bạn về cũng chưa muộn đâu. (Tiếng cười) Thế, đây là máy bán tự động cho quạ. Và trong mấy ngày nay, rất nhiều bạn đã hỏi tôi, "Làm thế nào anh đạt được thế này? Anh bắt đầu làm cái này như thế nào?" Và câu chuyện bắt đầu, giống như nhiều ý tưởng vĩ đại, hoặc là ý tưởng mà kiểu gì bạn cũng không bỏ ra khỏi đầu được, từ một buổi tiệc cocktail. Chừng 10 năm trước, tôi đang dự một buổi tiệc cocktail cùng một người bạn, và chúng tôi ngồi đó, và anh chàng đang than phiền về lũ quạ, rằng quạ đầy chật sân nhà anh, tạo ra một mớ lộn xộn bẩn thỉu. Và anh ấy nói với tôi rằng thật đấy, ta cần phải cố gắng trừ tiệt cái lũ này. Ta phải thịt chúng vì chúng tạo ra mớ lộn xộn bẩn thỉu. Tôi nói điều đó thật ngu ngốc, cậu biết đấy, có lẽ ta nên đào tạo chúng làm cái gì đấy hữu ích thì hơn. Và anh ấy nói điều đó là không thể. Và chắc hẳn là có nhiều bạn đồng quan điểm với tôi, là khó chịu khủng khiếp -- khi ai đó nói với bạn là không thể được đâu. Thế là, tôi dành 10 năm tiếp theo đọc thêm về loài quạ trong thời gian rảnh. (Tiếng cười) Và sau 10 năm như thế, vợ tôi cuối cùng nói, "Xem này, anh thấy đấy, anh phải làm cái việc mà anh cứ nói hoài, và dựng cái máy bán tự động." Thế là tôi làm thật. Nhưng một phần lí do khiến tôi thấy việc này thú vị là vì tôi bắt đầu nhận ra rằng chúng ta biết rất rõ về tất cả các loài sinh vật đang dần tuyệt chủng trên hành tinh này, do hậu quả của việc con người mở rộng diện tích ở, và có vẻ như chẳng ai chú ý tới cái loài sinh vật đang sống -- đang tồn tại. Và tôi đang đề cập cụ thể đến các loài sinh vật cộng sinh với người, đó là những loài đã thích nghi với sinh thái của loài người, các loài như chuột, gián và quạ. Và khi tôi bắt đầu quan sát chúng, tôi nhận ra rằng chúng thích nghi cực kì tốt. Chúng đã trở nên vô cùng xuất sắc trong việc sống chung với chúng ta. Và để đáp lại, chúng ta suốt ngày chỉ cố diệt mạng chúng. Và để giết chúng, chúng ta nuôi dạy chúng thành loài kí sinh. Chúng ta cho chúng đủ lí do để có các phương án thích nghi mới. Thế, ví dụ nhé, chuột đẻ con vô cùng nhanh nhạy. Và gián, ai đã tìm cách tống khứ chúng đều biết đấy, thật sự đã miễn dịch với tất cả các loại độc dược mà chúng ta sử dụng. Thế nên, tôi nghĩ là, hãy xây dựng cái gì đó mà có lợi cho cả đôi bên. Vâng, thế thì hãy dựng cái gì đó có lợi cho cả hai phía, và tìm cách nào đó để xây dựng quan hệ mới với các loài sinh vật này. Và thế là tôi dựng máy bán tự động. Nhưng câu chuyện máy bán tự động sẽ thú vị hơn một chút nếu các bạn biết chút ít về loài quạ. Hóa ra là, quạ không chỉ cùng tồn tại với con người -- chúng phát triển cực kì mạnh. Chúng có ở mọi nơi trên hành tinh, trừ Bắc Cực, và đỉnh cực Nam của Nam Mỹ. Và trong tất cả các khu vực khác, hiếm khi ta tìm thấy chúng sinh sôi cách con người hơn năm ki-lô-mét. Thế nên, có lẽ ta không nghĩ về chúng, nhưng chúng luôn ở quanh ta. Và không đáng ngạc nhiên, với sự tăng dân số của loài người, hơn nửa dân số loài người đang sống ở đô thị. Và trong số này, chín phần mười của sự tăng dân số diễn ra tại đô thị. Ta cũng quan sát thấy sự bùng nổ dân số quạ. Thế, thống kê số quạ cho thấy có lẽ ta đang thấy số cá thể đang tăng theo cấp số mũ. Thế, điều đó không đáng ngạc nhiên lắm. Nhưng điều thật sự thú vị với tôi và việc tìm ra lũ chim này đang thích nghi theo một cách khá bất thường. Và tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Thế, đây là Betty. Một nàng quạ New Caledonian. Và những chú quạ này dùng que gậy trong thiên nhiên để lấy côn trùng và đủ thứ khác từ các mảnh gỗ. Đây, nó đang cố lấy một miếng thịt ra khỏi một cái ống. Nhưng các nhà nghiên cứu có một vấn đề. Họ lẫn lộn và chỉ bỏ một mảnh dây kim loại trong đó. Và cô quạ chưa từng có cơ hội làm điều này trước đây. Các bạn thấy đấy, mọi việc chẳng suôn sẻ lắm. Thế là cô quạ thích nghi. Nào, việc này hoàn toàn không được gợi ý. Nó chưa bao giờ thấy ai làm cái này từ trước. Không ai dạy cô bẻ cái này thành móc, không ai cho cô thấy điều này có thể xảy ra. Nhưng cô quạ đã tự làm một mình. Thế, hãy nhớ là nó chưa bao giờ thấy ai làm thế này nhé. Đúng rồi. (Tiếng cười) Vâng. Được rồi. (Vỗ tay) Đây là đoạn các nhà nghiên cứu hoảng lên. (Tiếng cười) Thế hóa ra là, càng ngày chúng ta càng hiểu được rằng loài quạ thật sự, thật sự rất thông minh. Não của chúng theo tỉ lệ, cũng giống như tỉ lệ não tinh tinh. Có rất nhiều chuyện kể về các loại trí thông minh khác nhau của loài quạ. Ví dụ, ở Thụy Điển, quạ sẽ chờ ngư dân thả lưới qua các lỗ trong băng. Và khi ngư dân đi mất, lũ quạ sà xuống, kéo lưới lên, và ăn cá hoặc mồi. Việc này khá là gây khó chịu cho ngư dân. Một câu chuyện khác hẳn nhé, ở Đại học Washington, vài năm trước, họ đang làm một thí nghiệm, trong đó họ bắt vài chú quạ trong khuôn viên trường. Vài sinh viên ra ngoài và vợt được vài chú quạ, mang chúng vào, và được -- cân, đo và làm đủ thứ trên đời, và rồi lại thả chúng đi. Và họ rất lấy làm thú vị khi phát hiện ra rằng cho tới hết tuần, những con quạ này, mỗi khi chính những sinh viên này đi bộ quanh trường, lũ quạ này sẽ gào rú và chạy vòng quanh, khiến cuộc sống các sinh viên này thật thê thảm. Sự thú vị giảm đi nhiều khi sự việc này tiếp diễn vào tuần sau đó. Và tháng sau. Cho tới khi các sinh viên tốt nghiệp và rời trường, và -- vô cùng vui sướng được đi khỏi, tôi chắc vậy -- vài lần trở lại sau đó, và thấy rằng lũ quạ vẫn nhớ họ. Thế -- đại ý câu chuyện, đừng chọc tức lũ quạ. Thế nên bây giờ, sinh viên Đại học Washington nghiên cứu lũ quạ này phải đeo bộ tóc giả khổng lồ và cái mặt nạ to bự lúc nghiên cứu. (Tiếng cười) Khá thú vị đấy. Thế, ta biết lũ quạ này rất khôn, nhưng càng đào sâu tìm hiểu, tôi càng thấy rõ rằng thật ra chúng có một cơ chế thích nghi còn quan trọng hơn. Video: Loài quạ đã trở nên vô cùng xuất sắc trong việc sống ở các môi trường đô thị mới này. Trong thành phố Nhật Bản này, chúng đã chế tạo ra cách ăn loại thức ăn mà bình thường chúng không ăn nổi: thả nó vào dòng xe cộ. Vấn đề bây giờ là lượm lặt các mảnh mà không bị xe cán. Chờ đèn đỏ dừng dòng xe lại. Rồi, an toàn nhặt nhạnh cái hạt đã nứt. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Joshua Klein: Vâng, vâng. Thú vị thật. Thế, ý nghĩa của việc này không phải là lũ quạ dùng ô-tô để làm nứt hạt. Thật ra là, trò đấy cũ rồi. Cái này xảy ra chừng 10 năm trước ở một nơi gọi là Thành phố Sendai, một trường dạy lái ở ngoại ô Tokyo. Và từ lúc đó, mọi con quạ trong khu vực này đều học được hành động này. Và bây giờ, mọi con quạ trong vòng năm cây số đều đứng bên vệ đường, chờ được lấy bữa trưa. Thế là, chúng học hỏi lẫn nhau. Và nghiên cứu xác minh điều này. Quạ bố mẹ có vẻ như là dạy quạ con. Chúng học từ bè bạn. Nếu tôi có thêm chút thời gian, tôi sẽ kể cho các bạn một trường hợp quạ thiếu chung thủy minh họa điều kia tốt lắm. Điểm mấu chốt ở đây là, chúng đã phát triển sự thích nghi văn hóa. Và như đã nghe ngày hôm qua, đó là chiếc hộp Pandora thần thoại, khiến loài người chìm vào muôn trùng rắc rối và ta đã bắt đầu thấy rắc rối hiện lên với lũ quạ. Chúng có khả năng thích nghi rất nhanh chóng và linh hoạt với những thách thức mới và tài nguyên mới trong môi trường, điều vô cùng hữu dụng nếu anh sống ở đô thị. Thế, ta biết rằng có rất nhiều quạ. Ta biết chúng rất khôn, và ta biết chúng có thể dạy cho nhau. Và khi mọi thứ này trở nên rõ ràng đối với tôi, tôi nhận ra điều duy nhất hiển nhiên phải làm là dựng một máy bán tự động. Và đó chính là điều chúng tôi làm. Đây là máy bán tự động cho quạ. Và nó sử dụng qui trình đào tạo Skinnerian để hình thành hành vi của quạ, qua bốn giai đoạn. Khá là đơn giản. Cơ bản là, chúng tôi đặt cái này ra ngoài cánh đồng, hay chỗ nào đó có thật nhiều quạ, và chúng tôi đặt tiền xu và hạt lạc khắp xung quanh chân máy. Và cuối cùng thì lũ quạ ghé qua, và ăn lạc, và quen dần với sự hiện diện của cái máy ở đó. Và cuối cùng, chúng ăn hết sạch lạc. Và khi chúng thấy là có lạc ở trên khay này, chúng nhảy lên và tự phục vụ. Và khi chúng đi mất, cái máy phun ra nhiều tiền xu và lạc hơn, và cuộc đời thật tuyệt diệu, nếu anh là quạ. Thế thì anh có thể quay lại lúc nào cũng được, và tự lấy một hạt lạc. Thế là, khi chúng thật sự quen với điều đó, chúng tôi tiếp tục đến bước 'quạ quay lại.' Nào, chúng đã quen với tiếng động của máy, và chúng cứ quay lại, và đào ra những hạt lạc này, từ đống đồng xu ở đó. Và khi chúng thật sự sướng rồi, chúng tôi đi bước tiếp theo, cản trở chúng. Và chúng tôi chuyển tới giai đoạn thứ ba, chỉ cho chúng một đồng xu thôi. Nào, cứ như khi chúng ta đã quen có điều gì đó tốt, lũ quạ tức vô cùng. Thế, chúng làm việc chúng vẫn làm trong tự nhiên khi tìm kiếm vật gì đó -- chúng quét mọi thứ ra khỏi đường đi bằng mỏ. Và chúng làm điều đó ở đây, khiến cho đồng xu rơi xuống rãnh, và khi điều đó xảy ra, chúng được một hạt lạc. Và sự việc này tiếp diễn trong một thời gian. Lũ quạ học được rằng tất cả những gì chúng phải làm là xuất hiện ở đó, chờ đồng tiền rơi ra, đặt đồng xu vào rãnh, và rồi chúng sẽ có lạc. Và khi chúng thật sự thoải mái với qui trình đó, chúng tôi chuyển tới giai đoạn cuối cùng, trong đó chúng xuất hiện và chả có gì xảy ra cả. Và đây là điểm ta sẽ thấy sự khác biệt giữa quạ và các động vật khác. Sóc, ví dụ nhé, sẽ xuất hiện, tìm hạt lạc, bỏ đi. Quay lại, tìm hạt lạc, bỏ đi. Chúng sẽ làm lại có lẽ là nửa tá lần trước khi chúng phát ngán và rồi chúng bỏ đi thật, chơi trong dòng xe cộ. Quạ, mặt khác, xuất hiện, và chúng cố tìm hiểu. Chúng biết là cái máy này đang chơi đểu chúng, qua ba giai đoạn hoạt động. (Tiếng cười) Chúng kết luận là nhất định còn có nhiều hơn. Thế là, chúng chọc và mổ cái máy và đủ thứ trên đời. Và cuối cùng một chú quạ nào đấy có sáng kiến rằng, "Ê, có rất nhiều xu nằm rải rác, từ giai đoạn đầu tiên, rải rác trên mặt đất," nhảy xuống, nhặt đồng xu lên, thả vào rãnh. Và rồi, chúng ta lại quay lại cuộc chạy đua thôi. Con quạ đó tạm thời được độc quyền ăn lạc cho tới khi bạn nó tìm ra làm thế như thế nào, và thế là xong. Thế, điều quan trọng trong việc này đối với tôi không phải là chúng ta có thể đào tạo cho quạ nhặt lạc lên. Chú ý nhé, mỗi năm tiền lẻ trị giá 216 triệu đô-la bị mất nhưng tôi không chắc tôi có thể nhờ cậy lũ quạ để mang lại hiệu quả đầu tư. Thay vào đó, tôi nghĩ ta nên nhìn bức tranh toàn cảnh hơn. Tôi nghĩ là quạ có thể được đào tạo để làm những việc khác nữa. Ví dụ, tại sao lại không đào tạo chúng nhặt rác ở sân vận động sau mỗi trận đấu? Hay tìm các linh kiện đắt tiền từ các thiết bị điện tử bỏ đi? Hay là hoạt động tìm kiếm cứu hộ? Điểm chính, điểm mấu chốt trong mọi sự đối với tôi là rằng chúng ta có thể tìm ra các hệ thống đôi bên cùng có lợi cho các sinh vật này. Chúng ta có thể tìm ra cách tương tác với các sinh vật khác mà không phải là tiêu diệt chúng, nhưng là tìm trạng thái cân bằng với chúng, một sự cân bằng hữu dụng. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng cách thực hiện một thí nghiệm. Tôi sẽ trình chiếu ba video về một ngày mưa. Nhưng tôi đã thay đổi phần âm thanh của một trong những video này, và thay vì sử dụng âm thanh của mưa, tôi đã thêm vào âm thanh của thịt xông khói rán. Và tôi muốn các bạn suy nghĩ kĩ lưỡng xem clip nào sử dụng tiếng của thịt xông khói. (Tiếng mưa rơi) (Tiếng mưa rơi) (Tiếng mưa rơi) Được rồi. Thực ra, tôi đã nói dối. Đó đều là tiếng rán thịt. (Tiếng thịt chiên xèo xèo) (Tiếng vỗ tay) Điều tôi muốn không phải làm bạn thấy đói mỗi khi bạn thấy cảnh trời mưa, mà để cho thấy là bộ não chúng ta chấp nhận sự dối trá có điều kiện. Chúng ta không tìm kiếm sự chính xác. Vì vậy trong một khía cạnh của sự lừa dối, tôi xin trích lời một trong những tác giả tôi ưa thích. Trong "The Decay of Lying", Oscar Wilde đưa ra ý tưởng rằng mọi nghệ thuật tồi tề đều từ việc sao chép tự nhiên và là thực tế. và tất cả nghệ thuật tuyệt vời đều đi kèm với nói dối và lừa gạt, kể về những điều tốt đẹp và không có thật. Nên khi bạn đang xem một bộ phim và điện thoại reo, chuông điện thoại, thực tế, không reo. Nó được thêm vào sau đó trong giai đoạn hậu kì ở studio. Tất cả những gì bạn nghe được đều là giả. Mọi thứ, trừ những đoạn đối thoại, là giả. Khi bạn xem phim và thấy cảnh một con chim đang vỗ cánh (tiếng chim vỗ cánh) Họ đã không thực sự thu âm từ con chim. Nghe sẽ giống thật hơn nếu bạn thu âm tiếng một tờ giấy hay lắc găng tay làm bếp. (Tiếng vỗ) Âm thanh tàn thuốc cháy (Tiếng thuốc lá cháy) Nó thực tế nghe đáng tin hơn nếu bạn nắm lấy quả bóng Saran Wrap nhỏ rồi thả tay ra. (Tiếng quả bóng Saran Warp được thả) Những cú đấm? (Âm thanh cú đấm) Ôi, để tôi tua lại một lần nữa (Âm thanh cú đấm) Nó thường được tạo ra bằng cách cắm con dao vào rau củ, thông thường là bắp cải. (Tiếng bắp cải bị dao đâm) Cái kế tiếp -- là âm thanh xương gãy. (Tiếng xương gãy) À, không có ai thực sự bị thương cả. Nó thực ra là... Tiếng bẻ cần tây hoặc xà lách đông lạnh. (Tiếng bẻ xà lách đông lạnh hoặc cần tây) (Tiếng cười) Để tạo ra đúng âm thanh không phải là điều dễ dàng giống như một cuộc dạo chơi đến siêu thị và đi tới khu vực rau củ. Nhưng thực chất việc đó phức tạp hơn thế nhiều. Vậy hãy cùng lật ngược kĩ thuật sự sáng tạo ra hiệu ứng âm thanh Một trong những câu chuyện tôi yêu thích đến từ Frank Serafine. Ông đóng góp cho kho tàng của chúng ta, là nhà thiết kế âm thanh tuyệt vời cho '"Tron", "Star Trek" và nhiều phim khác. Ông là một phần trong đội ngũ Paramount, đoạt giải Oscar âm thanh xuất sắc nhất cho phim "Cuộc truy đuổi dưới đáy trùng khơi". Vào thời kì chiến tranh lạnh, trong thập niên 90, họ đã được yêu cầu sản xuất âm thanh động cơ chân vịt của tàu ngầm. Và họ gặp một vấn đề nhỏ: Họ không thể tìm được một chiếc tàu ngầm ở West Hollywood. Về cơ bản, điều họ đã làm là, họ đến bể bơi ở của một người bạn, và Frank thực hiện một viên đạn pháo, hoặc quả bom. Họ đặt một chiếc mic ở dưới nước và một chiếc mic ở trên đầu, bên ngoài bể bơi. Và đây là âm thanh của chiếc mic đặt dưới nước. (Tiếng sụt dưới nước) Thêm vào cái mic ở phía trên, nó nghe khá giống với cái này: (Tiếng nước bắn) Bây giờ họ lấy âm thanh đó và giảm nó xuống một quãng tám, đại khái giống như làm chậm lại bản thu âm. (Tiếng nước bắn tại quãng tám thấp hơn) Và họ loại bỏ rất nhiều những tần số cao. (Tiếng nước bắn) Và kéo nó xuống một quãng tám khác. (Tiếng nước bắn tại quãng tám thấp hơn) Rồi họ thêm vào một chút tiếng nước bắn từ cái mic ở phía trên. (Tiếng nước bắn) Và bằng cách lặp vòng tròn âm thanh đó, họ đã có được điều này: (Tiếng chân vịt quay) Vậy nên, sự sáng tạo và kỹ thuật đi cùng với nhau để tạo ra ảo giác rằng chúng ta đang ở trong chiếc tàu ngầm. Nhưng một khi bạn đã tạo ra được âm thanh của mình và bạn đồng bộ nó với hình ảnh, bạn muốn những âm thanh này sống trong thế giới của câu chuyện. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là thêm vào hiệu ứng tiếng vang. Và đây là công cụ âm thanh đầu tiên tôi muốn nói đến. Tiếng vang là dư âm của âm thanh sau khi âm thanh gốc đã kết thúc. Vì vậy nó giống như là -- tất cả âm thanh dội lại từ các chất liệu, từ những vật thể và các bức tường xung quanh âm thanh. Lấy một ví dụ, âm thanh của một phát súng. Âm thanh ban đầu ngắn hơn thời gian nửa giây. (Tiếng phát súng) Bằng cách thêm vào tiếng vang, chúng ta có thể làm cho nó giống như được thu âm trong một nhà tắm. (Tiếng súng vang trong nhà tắm) Hoặc giống như được thu âm trong một nhà nguyện hoặc một nhà thờ. (Tiếng súng vang trong nhà thờ) Hoặc trong một hẻm núi. (Tiếng súng vang trong hẻm núi) Vì vậy âm vang mang lại cho chúng ta rất nhiều thông tin về không gian giữa người nghe và nguồn âm thanh gốc. Nếu âm thanh là hương vị, thì tiếng vang giống như là mùi vị của âm thanh. Nhưng tiếng vang còn có thể làm nhiều hơn thế. Lắng nghe một âm thanh với tiếng vang ít hơn rất nhiều so với các hành động trên màn hình sẽ ngay lập tức làm cho chúng ta biết rằng chúng ta đang lắng nghe một bình luận viên, một người kể chuyện khách quan không tham gia vào các hành động trên màn hình. Tương tự như vậy, những khoảnh khắc tình cảm thân mật trong phim điện ảnh thì thường không có tiếng vang, bởi vì đó là cách mà nó sẽ phát ra nếu ai đó đang nói bên tai chúng ta. Trên một phương diện hoàn toàn khác, thêm nhiều tiếng vang cho một giọng nói sẽ làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang nghe một đoạn hồi tưởng, hoặc có thể chúng ta đang ở trong đầu của một nhân vật hoặc là chúng ta đang nghe giọng nói của Chúa. Hoặc thậm chí có quyền lực lớn hơn trong phim Morgan Freeman. (Tiếng cười) Vậy nên -- (Tiếng vỗ tay) Nhưng còn những công cụ khác hoặc các mánh khoé mà nhà thiết kế âm thanh sử dụng là gì? Vâng, đây là một thứ quan trọng khác. Nó là sự yên lặng. Một vài khoảnh khắc yên lặng sẽ làm cho chúng ta chú ý. Và trong thế giới phương Tây, chúng ta không dùng sự im lặng bằng lời nói. Chúng được xem như là sự vụng về hoặc bất lịch sự. Vì vậy sự im lặng trước khi giao tiếp bằng lời nói có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng. Nhưng hãy tưởng tượng một bộ phim thực sự hoành tráng của Hollywood, nơi mà nó đầy rẫy các vụ nổ và các khẩu súng tự động. Âm thanh to ngừng lại sẽ không còn ầm ĩ nữa, sau một thời gian. Vì vậy theo một cách âm - dương, im lặng cần độ ồn và độ ồn cần sự im lặng để cho bất kỳ cái nào trong chúng có tác dụng. Nhưng im lặng nghĩa là gì? Vâng, nó phụ thuộc vào cách mà nó được dùng trong mỗi bộ phim. Im lặng có thể đặt chúng ta vào trong đầu của một nhân vật hoặc là suy ngẫm. Chúng ta thường liên hệ sự im lặng với... sự nghiền ngẫm, trầm tư, ở sâu trong suy nghĩ. Nhưng ngoài việc có một ý nghĩa, sự im lặng trở thành một tấm vải trống mà người xem được mời vẽ lên đó những suy nghĩ của riêng họ. Nhưng tôi muốn làm rõ điều này: không có cái gì giống như sự im lặng. Tôi biết điều này có vẻ như là tuyên bố hoang đường nhất từ trước nay ở TED Talk. Nhưng cho dù nếu bạn bước vào một căn phòng không có tiếng vang nào và không có bất cứ âm thanh bên ngoài nào, bạn vẫn có thể nghe thấy được âm thanh bơm máu của bản thân. Trong rạp chiếu phim, theo truyền thống, không có bất kỳ khoảnh khắc im lặng nào bởi vì âm thanh của máy chiếu. Ngay cả trong thế giới âm thanh vòm ngày nay, thực sự không có khoảnh khắc im lặng nào nếu bạn lắng nghe xung quanh. Luôn luôn có một vài dạng tiếng ồn nào đó. Vậy bây giờ, khi không có cái gì giống như sự im lặng, các nhà làm phim và thiết kế âm thanh sẽ sử dụng cái gì thay cho sự im lặng? Như là một từ đồng nghĩa, họ thường dùng âm thanh bối cảnh xung quanh. Âm thanh bối cảnh xung quanh là những âm thanh nền riêng biệt, chúng đặc trưng cho từng địa điểm. Mỗi địa điểm có một âm thanh duy nhất, và mỗi phòng đều có một âm thanh riêng, được gọi là tông của căn phòng. Và đây là đoạn ghi âm của một cái chợ ở Morocco. (Tiếng của giọng nói, nhạc) Còn đây là đoạn ghi âm Quảng trường Thời đại ở New York. (Tiếng của giao thông, còi ôtô, giọng nói) Tông của căn phòng là sự thêm vào của tất cả tiếng ồn bên trong nó: máy thông gió, máy sưởi, tủ lạnh. Đây là một bản ghi âm căn hộ của tôi tại Brooklyn. (Bạn có thể nghe tiếng thông gió, ấm nước, tủ lạnh và giao thông trên đường) Âm thanh bối cảnh làm việc theo cách nguyên thuỷ nhất. Chúng có thể nói chuyện trực tiếp với não chúng ta trong tiềm thức. Cho nên, chim líu lo ngoài cửa sổ của bạn có thể biểu đạt trạng thái bình thường, cũng có thể là vì, như là một giống loài, chúng ta đã quen với âm thanh đó mỗi buổi sáng trong hàng triệu năm. (Tiếng chim líu lo) Mặt khác, các âm thanh công nghiệp đã được giới thiệu đến chúng ta nhiều hơn thời gian gần đây. Mặc dù cá nhân tôi thực sự rất thích chúng chúng đã được dùng bởi người hùng của tôi, David Lynch và thiết kế âm thanh của ông ấy, Alan Splet âm thanh công nghiệp thường bao hàm ý nghĩa tiêu cực. (Tiếng ồn từ máy móc) Những hiệu ứng âm thanh có thể kết nối với bộ nhớ cảm xúc của chúng ta. Đôi khi, chúng có thể rất quan trọng khi mà chúng trở thành một nhân vật trong một bộ phim. Tiếng sấm sét có thể biểu thị sự can thiệp của thần thánh hay sự giận dữ. (Tiếng sấm sét) Những tiếng chuông nhà thờ có thể gợi cho chúng ta nhớ về thời gian đã qua, hoặc có lẽ là về cái chết của chính mình. (Tiếng chuông ngân) Và âm thanh kính vỡ có thể chỉ sự kết thúc của một mối quan hệ hoặc là một tình bạn. (Tiếng kính vỡ) Các nhà khoa học tin rằng những âm thanh chói tai, ví dụ như nhạc cụ hơi hoặc kèn được chơi rất lớn, có thể làm chúng ta nhớ đến tiếng động vật gầm rú trong tự nhiên và vì thế, tạo nên một cảm giác kích thích hoặc sợ hãi. (Tiếng chơi nhạc cụ hơi và kèn) Và bây giờ chúng ta đã nói về các âm thanh trên màn hình. Nhưng đôi khi, nguồn gốc của một âm thanh không thể được nhìn thấy. Đó là cái mà chúng ta gọi là âm thanh ngoài màn hình, hay "acousmatic". Những âm thanh ngoài màn hình -- thuật ngữ "acousmatic" xuất phát từ Pythagoras ở Hy Lạp cổ đại, người đã quen với việc dạy học đằng sau bức màn hay rèm cửa trong nhiều năm, không để lộ bản thân cho các học trò của mình. Tôi nghĩ nhà toán học và triết học đã nghĩ rằng, theo cách đó, học trò của ông có thể tập trung hơn vào giọng nói, vào từ ngữ của ông và vào ý nghĩa của nó, chứ không phải là hình ảnh ông ấy nói. Đại loại như là trong phim "Phù thuỷ xứ Oz", hay "1984" Anh Cả, tách rời giọng nói với nguồn gốc của nó, tách rời nguyên nhân và kết quả phần nào tạo ra cảm giác có mặt đồng thời ở khắp nơi, và vì thế, cảm thấy quyền lực. Có một truyền thống mạnh mẽ về âm thanh ngoài màn hình. Các nữ tu sĩ trong những tu viện ở Rome hay Venice thường hát trong các căn phòng ở nơi dành cho dàn đồng ca, gần với trần, tạo ra ảo giác là chúng ta đang lắng nghe các thiên thần trên thiên đường. Richard Wagner nổi tiếng với việc tạo ra các dàn nhạc ẩn được đặt trong một cái hốc sàn nhà hát nằm giữa sân khấu và người xem. Và anh hùng của tôi, Aphex Twin, nổi tiếng trốn trong góc tối các câu lạc bộ. Tôi nghĩ điều mà các bậc thầy này đã biết đó là bằng việc giấu đi nguồn gốc, bạn có thể tạo ra cảm giác thần bí. Nó được nhìn thấy nhiều lần trong điện ảnh, với Hitchcock và and Ridley Scott trong phim "Alien." Nghe một âm thanh mà không biết nguồn gốc của nó sẽ tạo ra trạng thái căng thẳng. Ngoài ra, nó còn có thể giảm thiểu các giới hạn hình ảnh nhất định mà đạo diễn có và cho thấy cái gì đó không có trong lúc quay phim. Nếu những điều này nghe hơi lý thuyết suông, tôi muốn trình chiếu một đoạn video ngắn. (Tiếng rít từ đồ chơi) (Tiếng máy đánh chữ) (Tiếng trống) (Tiếng bóng bàn) (Tiếng mài dao) (Tiếng chà đĩa nhạc) (Tiếng cưa gỗ) (Tiếng phụ nữ hét lên) Điều mà tôi đang cố chứng minh với những công cụ này là âm thanh là một thứ ngôn ngữ. Nó có thể đánh lừa chúng ta bằng cách chuyên chở ta về mặt địa lý; nó có thể thay đổi tâm trạng; nó có thể thiết lập nhịp đi; nó có thể làm chúng ta cười hoặc làm chúng ta sợ hãi. Ở cấp độ cá nhân, tôi đã phải lòng với thứ ngôn ngữ này một vài năm về trước, và bằng cách nào đó đã quyết định làm cho nó trở thành một nghề nghiệp. Tôi nghĩ rằng với công việc của chúng tôi thông qua thư viện âm thanh, chúng tôi đang cố gắng mở rộng vốn từ vựng của ngôn ngữ đó. Và theo cách đó, chúng tôi đưa ra những công cụ phù hợp cho các nhà thiết kế âm thanh, nhà làm phim, và nhà thiết kế trò chơi điện tử và ứng dụng, để tiếp tục kể những câu chuyện thậm chí còn hay hơn và tạo ra những sự lừa gạt tốt đẹp hơn. Cám ơn đã lắng nghe. (vỗ tay) (Nhạc) Tôi bước xuống đường đến bệnh xá St.James Để gặp cô gái của tôi Cô ấy đang nằm trên một chiếc bàn gỗ dài Thật lạnh giá, thật tĩnh lặng, thật đẹp đẽ Tôi quay đến gặp bác sĩ "Cô bé rất yếu", ông ấy cất tiếng Tôi quay lại để nhìn cô ấy Ôi chúa ơi cô đang nằm đó thật lạnh giá Tôi đi xuống phòng rượu của ông bạn cũ Joe Ở một góc phòng Người ta đang phục vụ rượu như bình thường Vẫn là những người cũ ấy Joe McKenedy đứng bên trái tôi Con mắt ông ấy đỏ ngầu Ông quay sang đám đông quanh mình Và đã nói rằng " Hãy để cô ấy đi đi, Chúa sẽ phù hộ cô ấy" Dù ở bất kì nơi đâu Cô ấy cũng có thể tìm kiếm khắp thế giới rộng lớn này Nhưng sẽ chẳng tìm thấy người đàn ông nào như tôi đâu Cô ấy có thể tìm kiếm khắp thế giới rộng lớn này Và sẽ chẳng bao giờ tìm thấy người đàn ông nào khác như tôi Khi tôi chết, xin Chúa hãy chôn cất tôi Trong chiếc mũ rộng vành 10 đô của tôi Đặt 1 mảnh vàng 20 đô vào dây đồng hồ của tôi Để những người bạn của tôi biết rằng tôi đã ra đi rất thanh thản Để 6 kẻ đánh bạc khiêng quan tài của tôi và 6 cô gái hợp xướng sẽ hát cho tôi nghe một bài Xe tang của tôi sẽ có một ban nhạc Jazz Tiễn tôi trên con đường dài đến địa ngục Giờ thì câu chuyện của tôi đã kết thúc Hãy cùng chìm trong cơn say mới Và nếu có ai đó hỏi bạn Hãy nói với họ rằng tôi đã có giai điệu buồn từ bệnh xá St.James rồi. Hôm nay, tôi ở đây để nói cho mọi người về một từ đầy quyền lực, người ta có thể sẽ làm gần như là mọi thứ, để tránh nó. Ngành công nghiệp tỉ đô phát triển mạnh mẽ được nhờ nỗi sợ với cái từ đó còn với những người đã được gắn mác với từ đó sẽ phải khó khăn vượt qua phong ba bão bùng vây quanh nó. Tôi chẳng rõ liệu bạn có để ý, rằng tôi mập. Chẳng phải kiểu nói lẩm bẩm sau lưng tôi hoặc là những từ có vẻ vô hại như mũm mĩm hay tròn tròn. Tôi cũng chẳng phải kiểu người đồng hồ cát hấp dẫn hay đẫy đà. Do đó đừng dùng mấy từ hoa mỹ ngọt ngào ấy Tôi M-Ậ-P theo đúng nghĩa. Điều đó chẳng thể phủ nhận. Khi tôi bước ra sân khấu, có lẽ nhiều người đang nghĩ "Ôi, hôm nay sẽ rất buồn cười cho xem, bởi ai ai cũng biết rằng người mập thường rất khôi hài." (Khán phòng cười) Hoặc là tự hỏi: "Cô này lấy đâu ra sự tự tin đó nhỉ?" Vì phụ nữ mập mà lại tự tin thì có vẻ không tưởng. Những người quan tâm đến thời trang có lẽ sẽ thấy tôi rất tuyệt vời trong chiếc đầm Beth Ditto này. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn mọi người. Dù có thể có mấy người nghĩ "Ừm, nếu mặc màu đen thì nhìn ốm hơn đấy!' (Khán phòng cười) Có lẽ bạn đã từng tự hỏi, có thể trong vô thức rằng liệu tôi có bị tiểu đường, hay vài bệnh tương tự hoặc tôi hay ăn carbohydrate sau 7 giờ tối. (Khán phòng cười) Nghe vậy chắc hẳn mấy bạn đang quýnh lên vì lỡ ăn carbs tối qua đồng nghĩa với việc lại phải đi tập gym tiếp. Những tư tưởng này luôn ngấm ngầm hiện diện. Những tư tưởng này có ở từng cá nhân, từng tập thể và có thể ở mỗi người trong số chúng ta. Tư tưởng này được gọi là 'Hội chứng sợ béo' (Fatphobia) Như mọi hội chứng ám ảnh khác, hội chứng sợ béo đã ăn sâu bám rễ vào những thể chế phức tạp như chủ nghĩa tư bản, chế độ phụ quyền và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, rất khó để ta thấy được điều ấy huống chi là phủ nhận. Ta sống trong một thời đại mà người mập được coi như thể là người xấu lười biếng, tham lam, bệnh hoạn, thiếu trách nhiệm và bị người khác nghi ngờ về tư cách đạo đức. Và ta thường coi người ốm là một người hoàn mỹ, toàn tính tốt đẹp có trách nhiệm, thành công, dẫn dắt mọi xu hướng mới, thành thước đo cho 'cách sống đúng đắn' Ta thấy được những đánh giá này ở khắp nơi, trên truyền thông, chính sách y tế công phòng mạch bác sĩ và trong những cuộc đối thoại hằng ngày và trong quan điểm mỗi người. Thậm chí ta thường đổ lỗi cho người mập rằng họ đáng chịu sự phân biệt bởi, xét cho cùng, nếu ta không thích béo thì cứ giảm cân đi Đơn giản mà! Tư tưởng kì thi người mập này đã trở nên quan trọng, bám sâu vào đầu óc ta mỗi khi ta đánh giá chính mình hay một người đến mức ta quên tự hỏi vì sao ta lại có thành kiến về họ và sự khinh thị này có từ đâu. Nhưng ta cần phải đặt ra câu hỏi này, vì những giá trị to lớn ta gán cho ngoại hình ảnh hưởng đến ta. Và liệu rằng ta có muốn sống trong một xã hội mà người ta không được hưởng quyền con người cơ bản nếu đi ngược lại những điều vô lý về một hình mẫu chuẩn mực nào đó? Khi tôi lên 6, Chị tôi từng dạy balê cho mấy bé gái ở ga-ra nhà tôi tôi hơn tụi nó cả chiều ngang lẫn chiều dọc trong buổi diễn đầu tiên nghĩ đến được mặc váy xòe hồng, tôi cực kì háo hức tôi sẽ lấp lánh cho mà xem khi mấy đứa kia chui lọt vô bộ đồ thun và tuyn dễ dàng, không có chiếc váy xòe nào đủ to cho tôi Tôi nhất quyết không để ai loại mình khỏi buổi diễn Thế là tôi quay sang mẹ tôi và la lớn lên rằng 'Mẹ ơi, con không cần đầm tutu (đồng âm với 22) con cần đầm 44.' (Khán phòng cười) Cảm ơn mẹ rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) và không phải lúc nào tôi cũng nhận ra mặc chiếc váy 44 lộng lẫy đó chính là khởi đầu hành trình trở thành một nhà ủng hộ người béo Tôi không nói rằng việc yêu bản thân là một bước nhảy dễ dàng trên con đường đầy hoa hồng để chấp nhận bản thân từ cái ngày đó ở lớp múa trái lại tôi sớm nhận rằng đi ra khỏi cái bình thường của mọi người là tự đến một nơi thật chán nản và bị cô lập Suốt 20 năm qua, tôi đã lan truyền và chỉnh sửa lại những thông điệp này và nó cũng là cả một hành trình gian nan mọi người vẫn luôn cười nhạo thẳng vào mặt, xúc phạm tôi khi vượt qua xe tôi và nói tôi bị ảo tưởng Tôi cũng nhận được nụ cười từ người lạ người hiểu phải như thế nào để dám bước ngoài đường với bước chân mạnh mẽ và đầu ngẩng cao (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn mọi người Trải qua bao thăng trầm, cô bé 6 tuổi mạnh mẽ ấy vẫn ở trong tôi và giúp tôi đứng trước các bạn hôm nay với tư cách một người mập hiên ngang một người chỉ từ chối nghe theo những tiếng nói áp đảo bảo tôi phải đi đứng bằng chính cơ thể tôi thế nào (Tiếng vỗ tay) và tôi không đơn độc tôi thuộc một cộng đồng quốc tế gồm những người, thay vì miễn cưỡng chấp nhận cơ thể chúng tôi thật sự và có thể sẽ luôn mập thế này chúng tôi chủ động chọn cách phát triển trong chính hình dáng chúng tôi có hôm nay Chúng tôi trân trọng thế mạnh và hợp tác chứ không chống lại giới hạn của chúng tôi chúng tôi xem trọng sức khỏe một cách toàn diện hơn là chỉ số BMI lỗi thời Thay vì thế, chúng tôi xem sức khỏe tinh thần, giá trị bản thân và sự cảm nhận trong cơ thể là yếu tố cần thiết cho sức khỏe toàn diện Chúng tôi không tin rằng sống trong một cơ thể mập là rào cản tới mọi thứ, thật đấy. Các bác sĩ, học giả và người viết blog đã từng viết vô số tuyển tập về các khía cạnh trong vấn đề phức tạp này Có các fashionista ngoại cỡ (fatshionista) tái khẳng định cơ thể và vẻ đẹp của họ bằng cách mặc bikini dành cho người mập và áo crop top để lộ phần da thịt mà chúng ta được dạy là phải giấu đi. có những vận động viên mập chạy marathon, dạy yoga hay đánh quyền cước họ bất chấp, chẳng thèm quan tâm đến quan niệm đương thời họ đã dạy tôi rằng tư tưởng tiến bộ về cơ thể là liều thuốc cho văn hóa mặc cảm về cơ thể của chúng ta Để cho rõ rằng, tôi không nói mọi người không nên thay đổi cơ thể mình nếu đó là điều họ muốn Khẳng định lại bản thân chính là một viêc thể hiện sự yêu bản thân tuyệt đẹp và nó giống với hàng triệu việc khác từ kiểu tóc, hình xăm đến tạo đường nét cơ thể hoocmon, phẫu thuật thẩm mỹ và vâng, cả giảm cân nữa Đơn giản thôi: Đó là cơ thể của bạn và bạn quyết định điều tốt nhât cho nó Cách tôi làm việc tuyên truyền hoạt động là làm mọi việc mà người ta nghĩ người mập chúng tôi không nên làm và có rât nhiều việc như thế là mời mọi người tham gia cùng tôi và sáng tạo nghệ thuật về nó Điểm chung trong hầu hết những việc trên vẫn luôn là chiếm lại những nơi thường khắt khe với người mập từ sàn catwalk đến buổi diễn ở club từ hồ bơi công cộng đến sàn nhảy nổi tiếng và chiếm lại không gian ấy không chỉ là một khẳng định nghệ thuật mạnh mẽ nhưng còn là một cách xây dựng cộng đồng tiến bộ Nó thật đúng với phim AQUAPORKO (Khán phòng cười) về đội bơi nghệ thuật của những phụ nữ mập tôi thành lập một nhóm bạn ở Sydney Ảnh hưởng của việc thấy một đám phụ nữ mập ngang bướng trong những chiếc mũ và đồ bơi hoa hòe đá chân lên trời, kệ mặc người ta không nên bị đánh giá thấp (Khán phòng cười) Trong suốt sự nghiệp tôi, tôi luôn học được rằng thân hình mập là thế mạnh và một cơ thể mập mà không chịu khuất phục sẽ làm người ta bật ngửa khi đạo diễn Kate Champion của công ty sân khấu khiêu vũ danh giá Force Majeure mời tôi làm cộng tác viên nghệ thuật trong một tác phẩm diễn bởi toàn vũ công mập Tôi gần như nhảy vào chộp lấy cơ hội Và thật, theo nghĩa đen đấy "Không có gì để mất" (Nothing to Lose) là tác phẩm do người ngoại cỡ trình diễn họ lấy kinh nghiệm sống động của bản thân để tạo ra một tác phẩm đa dạng và chân thực như chính họ và nó còn có cả balê nữa Chính một bài nhảy của người mập của một công ty uy tín như thế nói nhẹ nhàng là, đã gây tranh cãi vì chưa một tiền lệ nào như thế trên sân khấu nhảy đương đại cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới mọi người hoài nghi ý bạn là sao? vũ công mập? mập cỡ như cỡ 10, cỡ 12, kiểu vậy ư? Họ học nhảy ở đâu? Họ có đủ sức bền cho toàn bộ chương trình không? nhưng, bất chấp sự nghi ngờ đó "Không có gì để mất" cháy vé và thành công trong Lễ hội Sydney chúng tôi được truyền thông đánh giá tích cực đi lưu diễn, thắng giải và được đưa tin bằng hơn 27 thứ tiếng Những hình ảnh tuyệt vời của nhóm được toàn thế giới biết đến Tôi không thể đếm được bao nhiêu lần những người ngoại cỡ từng nói tôi là buổi diễn đã thay đổi cuộc sống họ cách nó giúp thay đổi quan hệ của họ với chính cơ thể mình và cơ thể người khác và nó làm họ đối đầu với chính định kiến của họ nhưng tất nhiên, công việc chọc tức một số người này không thể thiếu những kẻ chống đối Họ vẫn luôn nói tôi tôn vinh việc béo phì tôi nhận được những lời đe dọa giết người đáng sợ và sự quấy rối vì dám tập trung vào thân hình và cuộc sống người mập và đối xử với chúng tôi như người có giá trị với những câu chuyện đáng được kể họ vẫn luôn gọi tôi là ISIS của nạn dịch béo phì (Khán phòng cười) một nhận xét ngớ ngẩn đến mắc cười nhưng nó cũng chỉ ra sự hoảng sợ cái khiếp đảm thật sự mà nỗi sợ mập khơi dậy được. chính nỗi sợ này đang nuôi sống ngành công nghiệp ăn kiêng thứ đang ngăn cản ta sống yên ổn với thân hình chính mình vì muốn nhìn giống bức hình sau ăn kiêng trước khi chúng ta thực sự bắt đầu sống vì vấn đề nghiêm trọng mà ta đều biết nhưng không muốn nói là nỗi sợ mập nhà hoạt động vì người mập không sợ nó bằng cách ủng hộ quyết tâm cá nhân và sự tôn trọng cho mọi người chúng ta thay đổi được sự do dự trong việc chấp nhận sự đa dạng và bắt đầu trân trọng chính cơ thể mình bằng vô số phương thức Cảm ơn mọi người. (Tiếng vỗ tay) Vào mùa xuân năm 2016, Một cuộc chiến pháp lí giữa Apple và cục Điều tra Liên bang đã thu hút sự chú ý của thế giới. Apple đã xây dựng một tính năng bảo mật vào sản phẩm điện thoại của họ để bảo vệ dữ liệu trong thiết bị khỏi tầm tay của bất cứ ai trừ người sở hữu nó. Điều đó có nghĩa là tội phạm, hacker và vâng, kể cả chính phủ đều bị khóa ngoài. Đối với khách hàng của Apple, đây là một điều tuyệt vời. Nhưng chính phủ lại không vui vẻ như vậy. Bạn thấy đấy, Apple đã đưa ra một quyết định tỉnh táo để thoát khỏi sự giám sát. Apple cố gắng để việc giám sát trở nên khó khăn nhất có thể đối với chính phủ và bất cứ ai khác. Có hai hệ điều hành điện thoại thông minh trên thị trường toàn cầu. iOS và Android. iOS được tạo nên bởi Apple. Android tạo nên bởi Google. Apple đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để đảm bảo những sản phẩm của họ an toàn nhất có thể. Apple mặc định mã hóa mọi dữ liệu lưu trữ trên iPhone, và tin nhắn văn bản được gửi từ khách hàng này của Apple sang khách hàng khác đều được mã hóa mặc định mà người dùng không phải làm gì cả. Điều này có nghĩa là, nếu cảnh sát tịch thu một chiếc iPhone có cài mật khẩu, họ sẽ rất khó khăn để khai thác dữ liệu từ nó, đấy là nếu họ có thể. Ngược lại, bảo mật của Android thực sự không được tốt như thế. Điện thoại Android, hay ít nhất là đa số điện thoại Android được bán cho khách hàng, không mặc định mã hóa dữ liệu lưu trữ trong thiết bị, và ứng dụng tin nhắn cài sẵn trong Android không sử dụng mã hóa. Vậy nếu như cảnh sát tịch thu một chiếc điện thoại Android, khả năng là họ sẽ có thể khai thác mọi dữ liệu họ muốn từ thiết bị đó. Hai chiếc điện thoại từ hai trong những công ty lớn nhất thế giới; một cái mặc định bảo vệ dữ liệu, một cái thì không. Apple chuyên bán những sản phẩm sang trọng. Nó phổ biến ở thị trường cao cấp. Và chúng ta sẽ kì vọng một nhà sản xuất hàng cao cấp có những sản phẩm mà có nhiều tính năng hơn. Nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu iPhone. Đó là chỗ mà Android trở nên cực kì phổ biến: thị trường trung và thấp cấp, điện thoại thông minh dành cho 1.5 tỉ người không thể hoặc không muốn tiêu 600 đô la cho một chiếc điện thoại. Nhưng sự phổ biến của Android đã dẫn đến cái tôi gọi là "sự cách biệt an ninh kĩ thuật số." Tức là, giờ đây có một khoảng cách ngày càng lớn giữa sự riêng tư và an toàn của người giàu có, người có thể mua những thiết bị mặc định bảo vệ dữ liệu, và của những người nghèo, mà thiết bị của họ hiếm có thể bảo vệ họ một cách mặc định. Vậy nên, hãy nghĩ đến những khách hàng trung bình của Apple: chủ ngân hàng, luật sư, bác sĩ, chính trị gia. những cá nhân này ngày càng sở hữu điện thoại thông minh nhiều hơn chúng mã hóa những cuộc gọi của họ, những tin nhắn của họ, mọi dữ liệu trên thiết bị của họ mà họ không cần phải thực sự làm gì để bảo vệ thông tin của họ. Ngược lại, những người nghèo và dễ bị tấn công trong xã hội của chúng ta đang sử dụng những thiết bị khiến họ hoàn toàn dễ dàng bị giám sát. Ở hoa Kì, nơi tôi sống, người Mĩ gốc Phi dễ bị nghi ngờ hơn hoặc hay bị chú ý hơn, và hay trở thành mục tiêu cho sự giám sát của bang. Nhưng người Mĩ gốc Phi cũng chiếm đa số rất hay sử dụng những thiết bị Android mà chẳng làm gì để bảo vệ họ khỏi sự giám sát đó. Đây là một vấn đề. Chúng ta phải nhớ rằng giám sát là một công cụ. Một công cụ dùng bởi những người có quyền lực đối với những người không có quyền lực. Và trong khi tôi nghĩ nó hoàn toàn tuyệt vời khi những công ty như Apple khiến việc mã hóa dễ dàng hơn cho mọi người, nếu như những người duy nhất có thể bảo vệ chính họ khỏi cái nhìn của chính phủ là những người giàu có, quyền lực thì đó là vấn đề. Và nó không chỉ là một vấn đề sự riêng tư hay an ninh mạng. Nó là vấn đề quyền công dân. Vậy sự thiếu bảo vệ mặc định của Android không chỉ là vấn đề cho những người dùng dễ bị tấn công phải phụ thuộc vào những thiết bị này. Đây thực chất là một vấn đề của nền Dân chủ. Tôi sẽ giải thích ý của mình. Những phong trào xã hội hiện đại cần đến công nghệ -- từ Black Lives Matter đến Mùa Xuân Ả Rập đến Occupy Wall Street. Những người tổ chức và thành viên của những phong trào này ngày càng giao tiếp và hợp tác bằng điện thoại thông minh nhiều hơn. Và vì vậy, điều tự nhiên khi chính phủ thấy bị đe dọa bởi những phong trào này họ sẽ nhắm tới những người tổ chức và điện thoại của họ. Giờ đây, rất có thể một Martin Luther King tương lai hay một Mandela hay một Gandhi sẽ có một chiếc iPhone và được bảo vệ khỏi sự giám sát của chính phủ. Nhưng khả năng cao là họ sẽ có một chiếc Android rẻ tiền trị giá 20 đô la trong túi. Và nếu chúng ta không làm gì để giải quyết sự cách biệt an ninh kĩ thuật số, nếu chúng ta không làm gì để bảo đảm mọi người trong xã hội có được những lợi ích như nhau từ việc mã hóa và có khả năng tự bảo vệ khỏi sự giám sát của chính quyền như nhau, thì không chỉ những người nghèo và dễ bị tổn thương phải chịu sự giám sát, mà những phong trào quyền công dân tương lai cũng có thể bị đàn áp trước khi chúng đạt đến hiệu quả cao nhất. Cảm ơn. (Vỗ tay) Helen Walters: Cảm ơn anh rất nhiều, Chris. Tôi có một câu hỏi dành cho anh. Chúng ta thấy gần đây báo chí đưa tin Mark Zuckerberg từ Facebook đã che camera của anh ấy lại và làm gì đó với jack cắm tai nghe của anh ấy. Vậy tôi muốn hỏi anh một câu hỏi cá nhân, đó là: Anh có làm vậy không? Và, thay mặt mọi người ở đây, đặc biệt là chính tôi, Chúng ta có nên làm vậy không? Chúng ta có nên che những thứ đó lại không? Christopher Soghoian: Dán một nhãn dán, thực ra, tôi thích băng cá nhân, bởi bạn có thể bóc nó ra và dán lại bất cứ khi nào bạn muốn gọi điện hoặc Skype. Dán một nhãn dán trên webcam có lẽ là điều tốt nhất cho sự riêng tư nếu xét về sự đầu tư đáng tiền. Đúng là có những phần mềm độc hại có thể chiếm được web cam của bạn, thậm chí khi đèn không sáng. Nó được bọn tội phạm sử dụng. Nó được bọn theo đuôi sử dụng. Bạn có thể mua phần mềm "do thám bạn gái cũ" trên mạng với giá 19.99 đô la. Điều đó thật kinh khủng. Và sau đó, tất nhiên, nó được chính phủ sử dụng. Và tất nhiên có cả bạo lực tình dục bao gồm trong đó, nghĩa là loại giám sát này có thể được dùng hiệu quả nhất để gây bất lợi cho phụ nữ và những người dễ bị hạ nhục trong xã hội. Kể cả khi bạn nghĩ bạn chẳng có gì phải giấu, thì ít nhất, nếu bạn có những đứa con, là trẻ vị thành niên trong gia đình, hãy đảm bảo bạn có gắn một nhãn dán lên camera của chúng và bảo vệ chúng. HW: Wow. Cảm ơn rất nhiều. CS: Cảm ơn. HW: Cảm ơn, Chris. Hơn một thập kỷ nay, Tôi đã nghiên cứu những thanh niên bị đuổi khỏi trường học, gọi là "học sinh bỏ học." Khi rốt cuộc họ bị đánh bại bởi hệ thống giáo dục, họ lang thang trên đường phố, nơi họ dễ bị tấn công bạo lực, sự quấy nhiễu, tàn bạo và bắt giam của cảnh sát. Tôi đi theo những thanh niên này trong suốt nhiều năm, qua sự sắp xếp của các tổ chức, cố gắng để hiểu cái mà chúng ta gọi là "hệ thống nhà tù - trường học." Khi bạn nhìn vào một bức ảnh như thế này, của những thanh niên tôi nghiên cứu, bạn sẽ thấy không ổn, Một cậu bé tay cầm chai rượu, cậu ấy 14 tuổi và hôm đó là ngày đi học. Những người khác khi nhìn bức ảnh này, có thể nhìn thấy các băng nhóm, lũ côn đồ, bọn tội phạm. Còn tôi lại thấy điều khác biệt. Tôi nhìn những thanh niên này qua một góc nhìn đó là vào tài sản mà họ đã mang lại cho hệ thống giáo dục. Bạn có muốn cùng với tôi thay đổi cách mà chúng ta áp đặt cho những thanh niên từ "có nguy cơ" đến "có triển vọng" không? (Vỗ tay) Làm thế nào tôi biết được những thanh niên này có tiềm năng và triển vọng để thay đổi? Tôi biết điều đó bởi vì tôi từng là một trong số họ. Tôi đã lớn lên ở nội thành trong nghèo đói, mà không có bố -- ông bỏ rơi tôi trước khi tôi được sinh ra. Chúng tôi sống nhờ phúc lợi, đôi khi không có nhà ở, và rất nhiều lần bị đói. Khi tôi 15 tuổi, Tôi đã bị bắt giam 3 lần vì 3 trọng tội. Người bạn thân của tôi đã bị giết. Ngay sau đó, Khi tôi đứng bên cạnh chú mình, ông ấy bị bắn. Và trong lúc tôi đợi xe cấp cứu đến trong hơn một tiếng đồng hồ, ông ấy đã chết trên đường vì mất quá nhiều máu. Tôi đã mất hết niềm tin và hy vọng với thế giới, và tôi đã từ bỏ hệ thống vì hệ thống làm tôi thất vọng. Tôi chẳng còn gì để cống hiến và cũng chẳng có ai còn gì cho tôi. Tôi nghĩ về định mệnh. Tôi còn không tin mình có thể sống để đón sinh nhật 18 tuổi. Lý do tôi ở đây ngày hôm nay là vì một người giáo viên đã quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ để chạm tới tâm hồn tôi. Người giáo viên này, Ms. Russ ... là người giáo viên luôn luôn xen vào công việc của bạn. (Cười lớn) Cô ấy giống như một người giáo viên có thể nói, "Victor, cô ở đây vì em bất cứ khi nào em sẵn sàng." (Cười lớn) Tôi đã không sẵn sàng. Nhưng cô ấy đã hiểu một nguyên tắc cơ bản về những thanh niên như tôi. Chúng tôi như những con sò biển. Chúng tôi sẽ chỉ mở ra khi nào chúng tôi sẵn sàng. và nếu bạn không ở đó khi chúng tôi sẵn sàng, chúng tôi sẽ đóng vỏ lại. Cô Russ đã ở đó vì tôi. Cô ấy hiểu về văn hoá, cô tôn trọng cộng đồng, con người và gia đình tôi. Tôi kể cho cô ấy câu chuyện về chú Ruben. Chú ấy đưa tôi đến làm cùng chú vì tôi hết sạch tiền, và chú biết tôi cần tiền. Chú thu lượm vỏ chai để sống. Vào 4 giờ sáng trong một ngày đi học, chúng tôi đã ném những vỏ chai vào thùng xe tải, và vỏ chai bị vỡ. Bàn tay và cánh tay tôi bắt đầu chảy máu đôi giày tennis và quần tôi đều dính máu. Và tôi đã hoảng sợ và đau đớn, tôi phải ngừng làm việc. Và chú tôi, nhìn thẳng vào tôi và nói, "Mijo, estamos buscando vida." "Chúng ta đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, chúng ta cố gắng tạo ra thứ gì đó từ con số không." Cô Russ nghe câu chuyện của tôi, kể chúng ở lớp học và nói, "Victor, đây chính là sức mạnh của em. Đây là động lực của em. Gia đình, văn hóa, cộng đồng đã dạy em đạo lý làm việc chăm chỉ và em sẽ sử dụng nó để trao quyền cho chính mình trong thế giới học thuật rồi em có thể trở lại và trao quyền cho cộng đồng của mình." Nhờ sự giúp đỡ của cô Russ, Cuối cùng tôi đã trở lại trường học. Tôi còn hoàn thành các khoản tín dụng đúng hạn và tốt nghiệp cùng với lớp tôi. (Vỗ tay) Nhưng cô Russ nói với tôi ngay trước khi tốt nghiệp, "Victor, cô rất tự hào về em. Cô biết em có thể làm được. Bây giờ là lúc em vào đại học." (Cười lớn) Đại học sao? Tôi á? Man, cô giáo đang chế giễu chuyện mình học đại học sao? Tôi đã nộp đơn với sự cố vấn và hỗ trợ của cô giáo. tôi đã nhận được thư chấp thuận, và một trong những dòng thư có viết, "Bạn đã được nhận học ở dạng thử thách." Tôi nói: "Thử thách? Tôi đang trong thời gian thử thách rồi, nó không tính sao?" (Cười lớn) Nó là một thử thách học thuật, không phải thử thách tù treo. Nhưng những giáo viên như cô Russ làm gì để thành công với những thanh niên như những người mà tôi đang nghiên cứu? Tôi đề nghị 3 chiến lược. Thứ nhất: hãy thoát khỏi cách nhìn thiển cận của chúng ta trong giáo dục, "Những người này đến từ một nền văn hóa bạo lực, một nền văn hóa nghèo nàn. Những người này dễ tổn thương ; những người này ăn chơi. Những người này là cái thùng trống rỗng cho chúng ta lấp đầy bằng kiến thức Họ có vấn đề, còn chúng ta có giải pháp." Thứ hai. Hãy coi trọng những câu chuyện mà thanh niên đem đến cho ngôi trường. Những câu chuyện về chiến thắng những điều không thể vượt qua rất có ảnh hưởng. Và tôi biết bạn biết vài câu chuyện như thế. Những câu chuyện này rất giống với những trải nghiệm ẩn chứa lòng can đảm, cá tính mạnh mẽ và sự bền bỉ trong đó. Hãy giúp những người trẻ sàng lọc những câu chuyện này. Hãy giúp họ cảm thấy tự hào vì con người họ, bởi vì hệ thống giáo dục của chúng ta hoan nghênh gia đình, văn hóa của họ. cộng đồng của họ. và kỹ năng đặt cho họ phải học cách để tồn tại. Và tất nhiên chiến lược thứ ba là chiến lược quan trọng nhất: nguồn lực. Chúng ta phải cung cấp nguồn lực đầy đủ cho những người trẻ. Chỉ lòng can đảm thôi là chưa đủ. Bạn có thể ngồi đó cho tôi biết thứ bạn muốn, "Này anh bạn, hãy vươn lên bằng những thứ anh có trong tay đi nào." Nhưng nếu tôi được sinh ra mà không có gì trong tay... (Cười lớn) Làm sao tôi có thể vươn lên? (Vỗ tay) Đào tạo công việc, hướng dẫn, tư vấn,... Dạy cho thanh niên học hỏi từ sai lầm của họ thay vì buộc tội họ, và đẩy họ ra khỏi lớp học như những con vật. Còn thế này thì sao? Tôi đề nghị chúng ta thực hiện sức mạnh công lý trong mọi trường trung học Mỹ. (Vỗ tay) Chúng tôi đã ra ngoài thực hiện ý tưởng này trong cộng đồng Watts ở LA với 40 bạn trẻ bị đuổi khỏi trường học. William là một trong số họ. William là một đứa trẻ mắc đủ các tội. Cậu ta bị đuổi, cậu ta là một thành viên của băng nhóm, tội phạm. Và khi chúng tôi gặp cậu ta, cậu ta đã không hợp tác. Nhưng tôi nhớ những gì cô Russ thường nói. "Này, chú ở đây vì cháu bất cứ khi nào cháu sẵn sàng." (Cười lớn) Rồi dần dần dần dần cậu bé bắt đầu mở lòng. Và tôi nhớ cái ngày cậu ta thay đổi. Chúng tôi ở trong một nhóm lớn, và một cô gái trẻ trong dự án của chúng tôi đã khóc vì cô kể chúng tôi nghe câu chuyện đầy cảm động của cô ấy bố cô ấy bị giết và báo chí đăng ảnh thi thể của ông ấy vào hôm sau. Và cô ấy khóc, tôi không biết phải làm gì, nên tôi đã để cô ấy khóc, và William đã chịu đựng đủ. Cậu ta đập tay lên bàn rồi nói, "Này, mọi người ơi! Ôm tập thể nào!" (Vỗ tay) Nước mắt và nỗi đau của cô gái ấy biến thành niềm vui và tiếng cười cô ấy biết rằng cộng đồng luôn ở sau lưng cô, và William đã học được rằng cậu ấy có mục đích sống: giúp đỡ và kết nối những tâm hồn trong cộng đồng của chính cậu ấy. Cậu ấy kể chuyện cho chúng tôi. Chúng tôi kể lại câu chuyện của cậu ấy từ câu chuyện của một nạn nhân đến câu chuyện của người sống sót cậu ta vượt qua nghịch cảnh. Chúng tôi đề cao giá trị của nó. William đã trở lại trường trung học, có được giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ và trở thành một nhân viên bảo vệ, và bây giờ cậu đang làm việc ở một trường học địa phương. (Vỗ tay) Thần chú của cô Russ thần chú của cô luôn luôn là, "khi bạn dạy bằng trái tim, thì lý trí sẽ đi theo." Nhà văn vĩ đại Khalil Gibran nói rằng, "Thoát khỏi khổ đau sẽ bật lên những tâm hồn vĩ đại nhất. Những nhân cách vĩ đại chai lỳ với những vết sẹo." Tôi tin rằng trong cuộc cách mạng giáo dục mà chúng ta đang nói tới chúng ta cần mời những tâm hồn lớp trẻ cùng làm việc, và khi họ có thể thay đổi... nhận ra lòng can đảm, sự bền bỉ và cá tính của họ mà họ đã phát triển thành tích học tập của họ sẽ được cải thiện. Hãy tin tưởng vào những người trẻ. Hãy cung cấp cho họ những nguồn lực đúng đắn. Tôi sẽ nói cho bạn biết điều cô giáo đã làm với tôi. Cô ấy đã tin tưởng tôi rất nhiều và cô ấy dạy cho tôi phải tin tưởng vào bản thân mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói với các bạn | về những đứa con của tôi. Tôi biết mọi người đều nghĩ con họ là đứa trẻ tuyệt vời nhất, xinh đẹp nhất trên đời. Nhưng con tôi thật sự như vậy. (Cười) Tôi có 696 người con, chúng là những đứa trẻ thông minh, sáng tạo, thích đổi mới, tài năng và kiên cường nhất mà bạn gặp. Bất kể học sinh nào tôi vinh dự được dạy trong lớp đều là con tôi. Nhưng, vì bố mẹ thật sự của chúng không giàu và, tôi muốn nói rõ, vì đa số họ là người da màu, họ sẽ hiếm khi nhìn thấy ở chính bản thân sự tuyệt vời mà tôi thấy ở họ. Vì những gì tôi thấy ở họ là chính bản thân tôi -- hoặc tôi từng như vậy. Tôi là con gái của hai đấng sinh thành siêng năng, có học vấn đại học, người Châu Phi-Mỹ mà đã chọn sự nghiệp để phục vụ cho cộng đồng: bố tôi là ngoại trưởng; mẹ tôi là giáo viên. Sự giàu có chưa bao giờ là ước mơ quan trọng ở nhà tôi. Vì không được giàu có, chúng tôi đã sống ở khu phố cũng không giàu có, và một hệ thống giáo dục cũng không giàu có. May thay, chúng tôi gây ấn tượng bằng sự giáo dục thành công trong chương trình tình nguyện chống phân biệt chủng tộc. đã đưa những đứa trẻ nội thành -- da màu -- đến học ở trường ngoại thành cho trẻ giàu và da trắng. Khi năm tuổi, tôi phải bắt chuyến xe buýt dài một giờ đồng hồ đến một nơi xa xôi để nhận sự giáo dục tốt hơn. Khi năm tuổi, tôi từng nghĩ mọi người đều có cuộc sống giống như tôi. Tôi nghĩ rằng mọi người đều được đi học và có những người dùng màu nâu để vẽ chân dung gia đình họ, trong khi đó tất cả người khác lại dùng màu hồng đào. Khi năm tuổi, tôi đã nghĩ mọi người đều như tôi. Nhưng khi lớn lên, tôi bắt đầu nhận ra nhiều thứ, như là: Tại sao bạn hàng xóm tôi không phải dậy lúc năm giờ sáng và đi học mất một giờ đồng hồ? Tại sao tôi học chơi violin trong khi hàng xóm tôi không có lấy một lớp học về âm nhạc? Tại sao hàng xóm tôi đang học và đọc tài liệu mà tôi đã học ba năm trước đó? Các bạn thấy đấy, khi lớn lên, Tôi bắt đầu có cảm giác bất ổn trong bụng, như thể tôi đang làm điều mà tôi không nên làm; được nhận điều gì đó không phải của tôi; nhận một món quà nhưng với tên người nào đó ghi trên nó. Tất cả những thứ tuyệt vời mà tôi được đón nhận và trải nghiệm, tôi thấy như tôi không được có nó. Đáng ra tôi không nên có thư viện, phương tiện thể thao được trang bị đầy đủ, hay sân bóng an toàn để vui chơi. Tôi đáng ra không được có nhà hát với cái vở kịch theo mùa và lễ hội âm nhạc các loại nghệ thuật trên sân khấu. Tôi đáng lẽ không được có phòng sinh học hay hóa học được trang bị đầy đủ, xe buýt trường đưa tôi đến tận nhà, phần ăn trưa ở trương được chuẩn bị sạch sẽ hay cả máy lạnh. Đó là những thứ mà các con tôi không có. Bạn thấy đấy, khi lớn lên, trong khi tôi cảm kích với cơ hội tuyệt vời mà tôi được nhận, đâu đó luôn có một sự nhức nhối trường tồn Nhưng còn những người khác thì sao? Có cả ngàn đứa trẻ khác cũng như tôi cũng xứng đáng với cơ hội này. Sao không phải ai cũng được có điều đó? Tại sao một nền giáo dục phát triển chỉ dành cho người giàu? Cứ như tôi có vài sự hối tiếc của người sống sót vậy Tất cả hàng xóm tôi đều trải qua đoàn tàu giáo dục đổ nát mà tôi được cứu ra bởi xe buýt vậy. Tôi giống như nhà giáo Moses đang gào thét "Hãy cho người dân tôi được học ở trường chất lượng tốt!" (Cười) Tôi đã được thấy tận mắt một nửa còn lại được đối xử và giáo dục như thế nào. Tôi thấy miền đất hứa cho giáo dục, và tôi không thể sống một cuộc đời để biện hộ cho sự bất bình đẳng đó. Bây giờ tôi đang dạy trong một hệ thống giáo dục mà tôi từng trốn tránh. Tôi biết rõ những công cụ tôi được đưa khi còn là một học sinh, và giờ đây khi là một giáo viên, tôi không được tiếp cận với chúng để dạy học sinh của tôi. Có vô số đêm tôi khóc trong thất vọng, giận dữ và đau khổ, vì tôi không thể dạy những đứa con của tôi theo cách tôi đã từng được dạy. vì tôi không được tiếp cận với những tài nguyên hay công cụ giống trước mà đã được sử dụng để dạy tôi. Những đứa con tôi xứng đáng nhiều hơn thế. Chúng ngồi và cứ làm khó tôi trong học kì này: "Khoảng cách thành tích, khoảng cách thành tích!" Thật sự có khó hiểu để hiểu rằng tại sao những đứa trẻ này học tốt còn những đứa kia thì không? Tôi nói thật đấy. Tôi nghĩ chúng ta đã hiểu sai tất cả. Tôi nghĩ chúng ta, như Gloria Ladson-Billings nói, búng vào thế giới quan và ngôn ngữ bạn và gọi nó bằng chính nó. Nó không về khoảng cách thành tích; nó là nợ nần giáo dục, cho tất cả tài nguyên giảng dạy đi trước mà chưa bao giờ được đầu tư trong nền giáo dục cho trẻ da đen và nâu thời gian qua. Một bí mật ít ai biết về lịch sử Mỹ là tổ chức Mỹ duy nhất được thành lập đặc biệt dành cho người da màu lại là buôn bán nô lệ của Mỹ -- và vài người sẽ phản đối hệ thống giam cầm này, nhưng đó lại là chủ đề cho TED Talk khác. (Cười) Hệ thống trường công của đất nước này được xây dựng, mua và trả cho việc buôn bán nô lệ và nhân công. Trong khi người Phi-Mỹ bắt làm nô lệ và bị cấm đi học nhân công của họ đã thành lập một tổ chức mà họ đã từng bị loại bỏ ra. Từ đó, mọi vụ án trong tòa, chính sách và cải cách giáo dục là một nỗ lực để cải tiến hệ thống giáo dục, hơn là chỉ dừng lại và nhận ra rằng: chúng ta đã làm sai ngay từ ban đầu. Sự đơn giản hóa thái quá trong lịch sự nền giáo dục Mỹ. Được rồi, hãy kiên nhẫn với tôi. NgườI Da Đen bị giữ lại -- bạn biết đấy, cả những thứ nô lệ ấy. Với sự giúp đỡ của người da trắng tốt bụng họ đã xây nên trường cho riêng họ. Mặc dù tách biệt nhưng bình đẳng là được Tuy nhiên chúng ta đều biết những thứ mà tách biệt, thì không thể nào bình đẳng được. Enter Brown v. the Board of Education of Topeka, Kansas năm 1954; sự tách ra hợp pháp của các chủng tộc giờ đây là bất hợp pháp. Nhưng rất ít người chú ý đến mọi vụ việc trong toà án từ ngày đó, nó không xây nên được miền đất hứa của giáo dục cho mọi trẻ em như Brown v. Board đề cập đến. Vài người tranh cãi rằng trường học ngày nay ngày càng phân biệt đối xử hơn bao giờ hết khi chúng ta đã cố gắng để xoá bỏ điều đó ngay từ bước đầu. Dạy bọn trẻ về xoá bỏ phân biệt chủng tộc, Hòn Đá Nhỏ Thứ Chín, Quyền Của Công Dân, là một khoảnh khắc rất kì quặc trong lớp, khi tôi phải nghe đứa trẻ hỏi, "Nếu trường học được xoá bỏ sự phân biệt vào 1954, sao không có đứa trẻ da trắng nào ở đây?" (Cười) Những đứa trẻ này không hề ngốc. Chúng biết chuyện gì đang diễn ra, và chuyện gì không. Chúng biết rằng khi nói về giảng dạy, người Da Đen chẳng quan trọng và họ chưa bao giờ quan trọng cả. Những năm qua, tôi cố gắng rất nhiều để vun đắp cho các con tôi một niềm yêu đọc sách. Tôi làm một lớp học thư viện giản dị với sách mà tôi đã gom góp lại từ những tiệm sách cũ. mấy tiệm đồ cũ -- bạn biết đấy. Nhưng mỗi khi tôi nói những từ kinh khủng ấy, "Lấy sách ra và đọc," bạn sẽ nghĩ tôi đang tuyên chiến. Nó là tra tấn. Ngày nọ, sau khi tôi nghe về trang web gọi là DonorsChoose, nơi giáo viên được tạo nên danh sách điều ước với dụng cụ họ cần cho lớp học và người tài trợ giấu tên sẽ chu cấp chúng tôi liều mạng và ghi một danh sách điều ước với phòng thư viện trong mơ cho vị thành niên. Hơn 200 cuốn sách mới toanh được gửi tới phòng tôi từng quyển một. Mỗi ngày đều có đơn hàng mới và bọn trẻ la lên trong niềm vui sướng, "Giống như Giáng Sinh vậy đó!" (Cười) Rồi chúng hỏi, "Ms.Summer, tất cả sách này từ đâu vậy?" Và tôi trả lời, "Người lạ mặt từ khắp đất nước muốn các em có chúng." Và bọn trẻ đáp, vô cùng hoài nghi, "Nhưng chúng mới toanh mà." (Cười) Tôi trả lời rằng, "Các em xứng đáng nhận sách mới mà." Tất cả trải nghiệm trúng tim đen tôi khi một trong những cô gái của tôi, trong khi mở bìa sách ra quả quyết nói "Cô Summer -- cô biết không, con biết cô mua những quyển sách này, vì cô là giáo viên người luôn mua đồ cho tụi con. Nhưng khi biết là một người lạ mà con không hề quen quan tâm nhiều về con như thế nghe cũng tuyệt đó chứ." Biết rằng người lạ chăm sóc cho chúng là một ân huệ mà bọn trẻ không được ban. Từ buổi từ thiện, có nhiều đứa trẻ đăng kí sách để được đem về nhà, và rồi trả lại và kêu lên, "Cuốn này hay lắm nha!" (Cười) Giờ đây khi tôi nói, "Lấy sách ra và đọc," bọn trẻ chạy ầm đến thư viện của tôi. Không phải là chúng không muốn đọc, mà thay vì đó, chúng sẽ đọc vui vẻ nếu có nhiều sách ở đó. Nói về tổ chức, hệ thống trường công chưa bao giờ làm đúng bởi trẻ da màu. Chúng ta vẫn tập trung đến kết quả cuối hay là điểm thi, và lo lắng. Ta tự chuốc lấy tai họa và tự hỏi, "Sao nó lại trở nên tệ như thế? Làm sao ta đến được đây?" Thật sao? Nếu bạn bỏ bê một đứa trẻ đủ lâu, bạn không có quyền để ngạc nhiên khi mọi thứ trở nên xấu đi. Đừng trở nên khó hiểu hay bối rối hay ngớ ngẩn bằng cái khoảng cách về thành tích. khoảng cách thu nhập, tỉ lệ bị bỏ tù, hay sự chênh lệch về hoàn cảnh gia đình là cái "nó" mới ngay hiện tại. Những vấn đề ta có trên cả nước là những vấn đề ta tự tạo nên trên cả nước. Chất lượng giáo dục của bạn là trực tiếp tương ứng với cơ hội vào đại học, cơ hội việc làm, cơ hội trong tương lai. Cho đến khi ta được sống trong một thế giới mà mọi trẻ em đều có giáo dục chất lượng tốt không quan trọng họ sống ở đâu, hay màu da của họ, có những thứ ta có thể làm trên quy mô lớn. Quỹ trường không nên bị quyết định bởi thuế tài sản hay lợi nhuận kinh tế nào đó nơi mà trẻ giàu tiếp tục được thừa hưởng lợi ích nhờ tiền chính phủ, trong khi trẻ nghèo tiếp tục có thức ăn và tài nguyên khác lấy từ miệng họ. Thống đốc, Thượng nghị sĩ, thị trưởng, thành viên hội đồng thành phố nếu chúng ta gọi là trường công trường công, nó nên chỉ có vậy thôi. Nếu không, ta nên gọi nó đúng hơn là: bảo hiểm trợ cấp. "Trường công: làm trẻ em nghèo vẫn nghèo từ 1954." (Cười) Nếu chúng ta, với tư cách một đất nước, tin rằng giáo dục là "bộ cân bằng tốt", vậy nó chỉ nên như thế: công bằng và hợp lí. Đến khi đó, sẽ không có nền dân chủ trong giáo dục dân chủ. Trong quy mô vừa phải: nói về lịch sử, giáo dục của người da màu luôn phụ thuộc vào lòng hảo tâm của người khác. Và không may thay, bây giờ nó vẫn vậy. Nếu con bạn hay cháu hay hàng xóm hay chú bé Timmy dưới phố đến học tại trường giàu, thách ủy ban trường quản lý một ngôi trường nghèo hoặc một lớp học nghèo. Xóa bỏ đi sự chia cắt bằng cách thắt chặt giao tiếp và mối quan hệ quan trọng. Khi tài nguyên được chia sẻ, chúng không bị chia ra; chúng sẽ được nhân lên. Và trên quy mô nhỏ: Nếu bạn là con người, hãy quyên góp. Thời gian, tiền bạc, tài nguyên, cơ hội -- bất kể thứ gì trong trái tim bạn. Có những trang web như DonorsChoose nhận ra sự chênh lệch và thực sự muốn hành động. Thợ mộc là ai khi không có công cụ? Diễn viên là ai khi không có sân khấu? Nhà khoa học là ai khi không có phòng thí nghiệm? Bác sĩ là ai khi không có thiết bị? Tôi nói với bạn: chúng là con tôi. phải chăng chúng cũng là con bạn? Cảm ơn. (Vỗ tay) Tháng sáu, 2010 Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Rome, Ý Tôi không đến để ngắm cảnh Tôi đến để giải quyết nạn đói của thế giới. (Cười) Đúng vậy. Tôi là một nghiên cứu sinh 25 tuổi với vũ khí là công cụ thử nghiệm được phát triển tại trường tôi, tôi sẽ giúp Chương trình Lương thực Thế giới giải quyết nạn đói Vì thế tôi sải bước đến tòa nhà trụ sở và liếc mắt qua hàng cờ của Liên hợp quốc và tôi mỉm cười khi thầm nghĩ "Đây chính là kĩ sư". (Cười) Đưa tôi dữ liệu của bạn Tôi sẽ tối ưu hóa mọi thứ (Cười) Cho tôi biết loại thức ăn bạn đã mua địa điểm và thời gian bạn muốn và tôi sẽ cho bạn biết cách để lấy thức ăn tốt nhất, rẻ nhất và nhanh nhất Chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền, sẽ tránh được sự trì trệ và gián đoạn, và điều quan trọng là chúng ta sẽ cứu được nhiều người. Không có chi. (Cười). Tôi đã nghĩ điều này sẽ mất khoảng 12 tháng, Thậm chí có thể 13. Đây không phải là cách nó thành công Sau vài tháng làm dự án, sếp người Pháp của tôi nói với tôi rắng, "Cô biết không, Mallory", "Đây là một ý tưởng tốt", nhưng dữ liệu mà cô cần cho những thuật toán của cô lại không có sẵn. Ý tưởng thì đúng nhưng không đúng lúc, mà ý tưởng đúng vào không đúng thời điểm là một ý tưởng sai lầm". (Cười) Dự án kết thúc. Tôi đã rất đau khổ. Giờ đây khi tôi nhớ lại mùa hè đầu tiên của mình ở Rome, tôi thấy có nhiều thứ thay đổi trong vòng sáu năm qua, và đó là một sự biến đổi hoàn toàn. Đã đến lúc đưa dữ liệu vào thế giới nhân đạo. Điều đó thật thú vị. Thật có cảm hứng. Nhưng ta vẫn chưa xong. Và hãy chuẩn bị, các giám đốc vì tôi sẽ đưa các công ty lên ghế nóng để hành động và đóng vai mà tôi biết họ có thể Những trải nghiệm của tôi tại Rome chứng minh sử dụng dữ liệu là cứu người. Vâng, không phải ở lần thử đầu tiên, nhưng cuối cùng chúng ta cũng thành công. Để tôi cho các bạn thấy tình huống sau. Hãy tưởng tượng bạn phải chuẩn bị bữa sáng, trưa và tối cho 500.000 người và bạn chỉ có một số tiền để làm việc đó, 6,5 triệu đô một tháng chẳng hạn. Vâng, bạn sẽ làm gì? Cách tốt nhất để giải quyết là gì? Bạn có nên mua gạo, lúa mì, đậu gà, dầu ăn không? Tốn bao nhiêu tiền? Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì không. Bạn có khoảng 30 loại thức ăn và bạn phải chọn 5 loại trong số đó. Đó đã là hơn 140.000 sự kết hợp khác nhau. Sau đó với mỗi loại thực phẩm mà bạn chọn, bạn cần cân nhắc về số lượng, chỗ mua, chỗ dự trữ, thời gian để đến đó, Bạn cũng cần phải tìm hiểu về đường xá và phương tiện để đến đó. Và cũng đã có hơn 900 triệu sự lựa chọn. Nếu bạn cân nhắc từng phương án trong vòng 1 giây, bạn sẽ mất hơn 28 năm để xem xét hết tất cả 900 triệu chọn lựa. Nên chúng tôi làm công cụ giúp người quyết định có thể lướt qua tất cả 900 triệu lựa chọn chỉ trong vài ngày. Điều này trở nên thành công ngoài mong đợi Khi thực hiện ở Iraq, chúng tôi đã tiết kiệm được 17% chi phí và điều này có nghĩa là bạn có thể cung cấp thức ăn cho 80.000 người nữa. Tất cả là nhờ việc sử dụng dữ liệu và các hệ thống phức tạp Nhưng chúng tôi không đơn độc. Đơn vị mà chúng tôi hợp tác ở Rome rất đặc biệt. Họ tin tưởng vào sự cộng tác. Họ mời những nhà khoa học. Họ mời những công ty. Và nếu ta thực sự muốn thay đổi lớn trong vấn đề lớn như nạn đói toàn cầu, Chúng ta cần thảo luận với mọi người. Chúng ta cần những người tìm dữ liệu từ các tổ chức nhân đạo dẫn đường, và dàn xếp những sự hợp tác phù hợp với các nhà khoa học, chính phủ. Và có một nhóm mà đáng lẽ ra nên đóng vai trò làm đòn bảy. Bạn có đoán được đó là ai không? Công ty. Những công ty đóng vai trò chính trong việc giải quyết những vấn đề lớn. Tôi đã tham gia khu vực tư nhân khoảng 2 năm Tôi đã thấy những gì công ty có thể làm và những gì họ không làm, và tôi nghĩ có 3 cách mà chúng ta có thể bù đắp, đó là: quyên góp dữ liệu, những nhà khoa học quyết định và công nghệ để thu thập những dữ liệu mới. Đây là quyên góp dữ liệu, là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, nó cũng giúp các doanh nghiệp thành công hơn. Ngày nay, những công ty thu thập rất nhiều dữ liệu, nên điều đầu tiên họ có thể làm là quyên góp dữ liệu đó. Một số công ty đã và đang làm điều đó. Ví dụ như, một công ty viễn thông lớn. Họ chia sẻ dữ liệu của họ ở Sê nê gan và Bờ biển Ngà. và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu bạn quan sát dãy ping được gửi đến những tháp viễn thông bạn có thể biết nơi mọi người thăm quan. Và bạn cũng có thể biết được nơi bùng phát dịch sốt rét và bạn có thể tiến hành các dự báo. Hay lấy ví dụ như một công ty vệ tinh tân tiến. Với dữ liệu do họ chia sẻ và quyên góp, bạn có thể theo dõi được ảnh hưởng hạn hán đến sản xuất lương thực. Do đó bạn có thể tiến hành các biện pháp cứu trợ trước khi quá muộn. Đây là một khởi đầu tốt. Dữ liệu của các công ty cũng có chứa những tài liệu mật. Vì thế, bạn phải cẩn thận. Bạn phải tôn trọng việc bảo mật thông tin, ví dụ như ẩn thông tin dữ liệu. Nhưng ngay cả khi lượng dữ liệu quá nhiều, và tất cả cả công ty đều quyên góp dữ liệu của họ cho nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân đạo, chúng ta cũng không thể khai thác toàn bộ lợi ích của dữ liệu cho mục đích nhân đạo. Tại sao lại thế? Để khai thác triệt để dữ liệu, bạn cần các nhà khoa học quyết định. Những người như tôi. Họ tiếp nhận dữ liệu, sắp xếp, biến đổi thành những thuật toán hữu dụng đó là giải pháp nhanh nhất đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chỉ có một vài nhà khoa học làm việc cho các tổ chức nhân đạo, đa phần họ làm cho các công ty. Và đó cũng là điều thứ hai mà các công ty cần làm. Ngoài việc đóng góp dữ liệu ra, họ cần cung cấp các nhà khoa học của họ. Các công ty sẽ phản ứng ngay: "Đừng hòng lấy đi các nhà khoa học của tôi" Tôi cần từng phút giây quý giá của họ". Nhưng có một giải pháp. Nếu một công ty quyên góp thời gian của một nhà khoa học, thì khoảng thời gian đó sẽ được nhân lên trong dài hạn, khoảng 5 năm chẳng hạn. Tuy chỉ là vài tiếng mỗi tháng, một khoảng thời gian rất ngắn không ảnh hưởng lắm đến công ty, nhưng điều quan trọng hơn là: việc hợp tác lâu dài. Việc hợp tác này giúp bạn xây dựng các mối quan hệ, tìm hiểu và nghiên cứu nguồn dữ liệu, biết được nhu cầu và thách thức mà các tổ chức nhân đạo đang gặp phải. Chúng tôi đã mất 5 năm tại Rome để triển khai ý tưởng này, 5 năm. 3 năm đầu thật là vất vả, dự án vẫn chưa có tiến triển gì cả. Phải mất 2 năm sau đó, sau khi tinh chỉnh và triển khai công cụ, như khi tiến hành ở Iraq và các quốc gia khác. Tôi không nghĩ đó là mốc thời gian vô nghĩa. khi chúng ta dùng dữ liệu để thay đổi cách thức hoạt động. Đó là một khoản đầu tư đòi hỏi sự nhẫn nại Nhưng các kết quả cho thấy một sự thật không thể chối cãi. Ý tưởng này có thể cung cấp thức ăn cho hàng chục ngàn người nữa. Nên khi chúng tôi có được dữ liệu và các nhà khoa học, sẽ có cách thứ ba mà các công ty có thể trợ giúp: cung cấp công nghệ để thu thập những nguồn dữ liệu mới. Bạn thấy đấy, có nhiều điều chúng ta không hề có dữ liệu. Như việc dòng người tị nạn từ Syri đang tràn vào Hi Lạp, và ủy ban tị nạn của LHQ không thể giải quyết được. Hệ thống quản lí dân số hiện tại chỉ là giấy và bút và điều đó có nghĩa là khi một bà mẹ và 5 đứa con bước vào trại, thì cơ bản là trụ sở không thấy được khoảnh khắc này. Tất cả mọi thứ sẽ thay đổi trong vài tuần tới, nhờ sự hợp tác trong khu vực tư nhân. Sẽ có một hệ thống mới được trang bị công nghệ quản lí dựa trên nguồn dữ liệu từ công ty logistics nơi tôi đang làm việc. Với hệ thống mới này, bạn có thể dò nguồn dữ liệu biết chính xác được thời điểm khi người mẹ đó và những đứa con tiến vào trại. Ngoài ra, bạn cũng biết được cô ấy có được nhận tiếp tế tháng này và sau đó không. Thông tin minh bạch làm tính hiệu quả. Đối với các công ty, sử dụng công nghệ để thu thập dữ liệu quan trọng như một phần tất yếu. Họ đã tiến hành nhiều năm qua, do đó đã có những cải tiến về tính hiệu quả hoạt động. Hình dung công ty nước giải khát ưa thích của bạn đang cố gắng kiểm kê hàng hóa và không biết là có bao nhiêu chai ở trên kệ. Điều đó thật ngớ ngẩn. Dữ liệu giúp ra quyết định đúng. Nếu bạn đang đại diện cho một công ty và bạn là người thực tế, không viển vông, bạn sẽ tự nhủ: "Phải, điều này thật tuyệt, Mallory à, nhưng tại sao tôi lại muốn tham gia?" Vâng có một lý do là, ngoài việc PR tốt, viện trợ nhân đạo là một lĩnh vực trị giá 24 tỷ đô, có hơn 5 tỷ người và có thể khách hàng tiếp theo của bạn, sống ở những nước đang phát triển. Hơn nữa, những công ty đang tham gia quyên góp dữ liệu, họ có thể khai thác triệt để nguồn dữ liệu đó. ví dụ như, một công ty thẻ tín dụng đã mở cửa một trung tâm như một điểm đến cho các nhà khoa học, các tổ chức và chính phủ cùng nhau hợp tác. Họ quan sát thông tin từ những lần quẹt thẻ tín dụng và sử dụng để nghiên cứu cách mà các hộ dân ở Ấn Độ sống, làm việc, kiếm và tiêu tiền. Đối với thế giới nhân đạo, điều này cung cấp thông tin về cách bạn giúp mọi người thoát khỏi nghèo đói Nhưng đối với các công ty, họ sẽ nhận được thông tin chi tiết về các khách hàng tiềm năng ở Ấn Độ. Vậy là ai cũng có lợi. Còn đối với tôi, điều tôi thấy hứng thú với việc quyên góp dữ liệu, các nhà khoa học quyết định và công nghệ là ý nghĩa của nó đối với những người trẻ như tôi, những người muốn làm ở các công ty. Các nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động ở thế hệ trẻ quan tâm nhiều hơn về tầm ảnh hưởng công việc họ làm. Chúng tôi muốn tạo nên sự khác biệt, và thông qua việc quyên góp dữ liệu, các công ty có thể tăng khả năng giữ chân các nhà khoa học quyết định. Và đó là điều quan trọng đối với công việc có nhu cầu cao. Quyên góp dữ liệu cũng giúp doanh nghiệp của bạn thành công hơn, và cũng góp phần cách mạng hóa thế giới nhân đạo. Nếu chúng ta phối hợp kế hoạch và logistics trên tất cả các phương diện của hoạt động nhân đạo, chúng ta có thể cung cấp thức ăn, quần áo, chỗ ở cho hàng trăm người nữa, và các công ty cần hành động và đóng vai trò mà tôi biết họ có thể trong việc kiến tạo cuộc cách mạng này. Các bạn có lẽ cũng đã nghe câu "đáng để suy nghĩ". Vâng, đúng hơn thì là suy nghĩ tạo nên thức ăn. Cuối cùng đó cũng là một ý tưởng đúng vào đúng thời điểm. (Cười) Tuyệt vời. Cám ơn. (Vỗ tay) Khi đến TED, bạn thường nghĩ về công nghệ thế giới thay đổi, trở nên đột phá hơn Bạn nghĩ về xe tự lái Bây giờ mọi người đều nói về xe tự lái và tôi thích ý tưởng đó nhưng nếu tôi ngồi trong 1 chiếc xe như thế tôi muốn nó đi thật chậm tôi muốn có quyền điều khiển vô lăng và thắng để phòng rủi ro Không biết các bạn như thế nào, nhưng tôi không sẵn sàng cho xe bus tự lái hay là máy bay tự lái Thế còn một thế giới tự hoạt động? Tôi hỏi các bạn như vậy vì chúng ta đang sống trong thế giới đó Điều đó không nên xảy ra chúng ta là số một Nước Mỹ rộng lớn và đứng đầu Sự Mỹ hóa và toàn cầu hóa trong những năm qua về cơ bản là như nhau Đúng không? Cho dù là tổ chức thương mại thế giới hay là quỹ tiền tệ quốc tê, ngân hàng thế giới, và Bretton Wood Accord trên đồng tiền Chúng từng là các tổ chức của Mỹ là những giá trị, bạn bè, đồng minh, tiền, và tiêu chuẩn của chúng ta Đó từng là cách mà thế giới hoạt động Sẽ thú vị nếu bạn hiểu cách nước Mỹ nhìn thế giới Nó đây Đây là cách chúng ta nhìn thế giới hoạt động Tổng thống Obama bước trên thảm đỏ Ông ý đi xuống chiếc không lực 1 mọi thứ thoải mái và suôn sẻ Tôi không biết có bao nhiêu người xem chuyến đi Trung Quốc tuần trước và thượng đỉnh G20 Chúa ơi. Đây là cách chúng ta hạ cánh xuống Trung Quốc cho cuộc họp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo thế giới Cố vấn an ninh quốc gia còn bị miệt thị trên đường băng không thảm đỏ Ra khỏi phía cuối máy bay với truyền thông và những người khác Sau đó tại hội nghị G20 Đây là Obama (cười) Chào, George Chào, Norman Họ giống như là sắp đi vào đấu trường sinh tử, phải không? Và đúng như vậy. 90 phút và họ nói về Syria Đó là điều mà Putin muốn Ông ta là người mong muốn lên bàn làm phán ở đó Không có nhiều sự giống nhau hay tin tưởng Nhưng đó không phải vì người Mỹ nói ông ý phải làm gì Còn khi cả 20 lãnh đạo ngồi cùng nhau? Rõ ràng khi tất cả lãnh đạo có mặt người Mỹ sẽ đưa họ lên bàn cân (cười) Tập Cận Bình nhìn ổn Angela Merkel vẫn như thường lệ Dáng vẻ đó, bà ý vẫn luôn như vậy Nhưng Putin đang bảo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan làm gì đó và Obama thì như kiểu " Chuyện gì xảy ra đằng kia thế" Các bạn thấy đó. Vấn đề không chỉ là G-20 Vấn đề thực chất là Nó là thế giới G-0 chúng ta đang sống Một luật lệ thế giới mà không một quốc gia hay đồng minh đơn lẻ nào có thể giải guyết được thách thức của lãnh đạo toàn cầu G20 không giải quyết được vấn đề G7, tất cả đồng mình của chúng ta, đó đã là lịch sử Nên sự toàn cầu hóa đang tiếp diễn hàng hóa, dịch vụ, con người, và nguồn vốn đang di chuyển qua các biên giới nhanh hơn bao giờ hết Nhưng Mỹ hóa thì không Nên nếu tôi thuyết phục các bạn rằng Về phần còn lại buổi nói chuyện, tôi muốn nói về 2 điều Tôi muốn nói về hệ quả của toàn cầu hóa Sau đó tôi sẽ nó về Cái chúng ta đang nghĩ ở ngay đây ở Mỹ và New York Vậy tại sao? hệ quả của nó là gì? Tại sao chúng ta ở đây Chúng ta ở đây Vì nước Mỹ này, Đã dành 2 nghìn tỉ đô cho cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan Và đã thất bại Chúng ta không muốn như thế nữa Chúng ta có số lượng lớn người lao động tầng lớp trung lưu cảm thấy họ chẳng hưởng lợi gì từ toàn cầu hóa nên họ không muốn thấy nó cụ thể và chúng ta có cách mạng năng lượng chúng ta không cần OPEC hay Trung đông như trước đây Chúng ta sản xuất tất cả ngay tại nước Mỹ này Nên người Mỹ không muốn trở thành người bảo vệ thế giới hay xây dựng thương mại toàn cầu Người Mỹ thậm chí không còn muốn khích lệ giá trị toàn cầu Khi bạn nhìn sang châu Âu và đồng minh quan trọng nhất trên thế giới là mối quan hệ xuyên đại tây dương nhưng hiện tại nó yếu chưa từng có từ thế chiến thứ II Tất cả khủng hoảng, Đối thoại Brexit, Những rào cản vẫn còn giữa Pháp và Nga , giữa Đức và Thổ, hay giữa Anh và Trung Quốc Trung Quôc không muốn lãnh đạo thêm gì nữa ngoài nền kinh tế và họ muốn có giá trị, tiêu chuẩn, và tiền tệ của riêng mình để cạnh tranh với Mỹ Người Nga thì muốn kiểm soát nhiều hơn Các bạn thấy ở Ukraine ở Baltic, hay Trung Đông nhưng không phải cùng với người Mỹ Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn bế tắc ở đây Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy bắt đầu đơn giản với Trung Đông (cười) Tôi chỉ nói chút ít Nhưng các bạn hiểu được đại ý Nhìn xem, có 3 lý do Tại sao Trung Đông có sự "ổn định" như bây giờ Một là vì có sự sẵn sàng cung cấp mức độ nào đó về quân đội bởi Mỹ và đồng minh Hai là dễ có được lợi nhuận ở đó vì dầu rất đắt đỏ Ba là Người dân ở đó thờ ơ cho dù lãnh đạo của họ có tệ đến đâu Họ không có khả năng, một số không có ý chí để nổi dậy kháng cự Tôi có thể nói với các bạn, ở thế giới G-0 cả 3 thứ trên ngày càng không đúng cũng như là các nước thất bại, khủng bố, người tị nạn và phần còn lại Có phải cả vùng Trung Đông đang tan rã? Không, theo thời gian, người Kurds sẽ làm tốt hơn, và Iraq, Israel, Iran cũng vậy Nhưng nói chung nó thực sự không tốt Thế còn về người đàn ông này Ông ta tận dụng rất tốt những gì mình có rõ ràng là ông ta không tự lựa sức mạnh nhưng về lâu dài tôi không nghĩ vậy Về lâu dài Nếu các bạn nghĩ người Nga đã từng bị kiềm chế bởi Mỹ và phương Tây mở rộng NATO ngay sát biên giới của Nga Khi chúng ta nói Nga đã không đi tới đâu và phương Tây đang chiếm đất của Nga chỉ đợi tới lúc Trung Quốc chi hàng trăm tỷ đô la cho từng quốc gia xung quanh Nga mà họ nghĩ họ có sự ảnh hưởng đến Trung Quốc sẽ ngày càng thống trị Nga đang nhận ra điều đó Và ở thế giới G-0, sẽ là một 10 năm căng thẳng cho Putin Không phải tất cả đều tồi tệ, phải không? Châu Á thực ra tốt hơn nhiều Có những nhà lãnh đạo thực sự ở châu Á Và họ có sự ổn định chính trị Họ đã ở đó lâu rồi Modi ở Ấn Độ Abe, người chắc sẽ có nhiệm kì thứ 3 tại Đảng dân chủ cộng hòa ở Nhật Bản Và tất nhiên Tập Cận Bình người đang củng cố quyền lực nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc Kể từ Mao Có 3 nền kinh tế quan trọng nhất ở châu Á Nhưng họ cũng có những vấn đề Chúng ta thấy xung đột ở biển Đông Chúng ta thấy Kim Jong Un, mới chỉ vài ngày trước, thử nghiệm vũ khí hạt nhân Nhưng các nhà lãnh đạo châu Á thấy không cần thiết phải manh động dẫn tới bài ngoại và thực tế dẫn tới căng thẳng leo thang về chủ quyền biên giới Họ quan tâm tới sự ổn định và phát triển lâu dài của kinh tế và đó là điều họ thực sự đang làm Cùng chuyển sang châu Âu Châu Âu thì hơi đáng sợ Quá nhiều chuyện xảy ra ở Trung Đông được tẩy rửa theo đúng nghĩa đen trên bờ biển châu âu Bạn thấy Brexit và sự quan ngại của những người dân chủ trên toàn liên minh châu Âu Để tôi nói với bạn về tương lai trong thế giới G-0 Sự mở rộng của châu Âu sẽ rất lớn Châu âu sẽ mở rông lên trên ngay sát Nga và bên dưới ngay sát Trung Đông Và nếu thế giới thực sự trở nên phẳng và Mỹ hóa hơn Sẽ không có vấn đề gì cả Nhưng ở thế giới G-0 Những nước gần Nga nhất Và những nước gần trung đông nhất có khả năng kinh tế khác nhau tình hình xã hội khác nhau và tình hình và hệ thống chính trị khác nhau so với trung tâm châu Âu Vậy châu Âu thực sự có khả năng mở rộng dưới trướng G-7 nhưng với G-0, Châu Âu sẽ khôn ngoan hơn Trung tâm Châu âu ở Đức, Pháp, và các nước khác vẫn hoạt động tốt, đúng chức năng, ổn định, thịnh vượng, và giàu có nhưng ở ngoại vi những quốc gia như Hy Lạp hay Thổ đều không ổn chút nào Mỹ Latin, rất nhiều nước dân chủ, làm cho nền kinh tế không tốt Họ đã đối đầu Mỹ hàng thập kỷ Họ đang quay lại ngày càng nhiều Chúng ta thấy điều đó ở Argentina Chúng ta thấy điều đó ở Venezuela khi Maduro sụp đổ Ta sẽ thấy điều đó ở Brazil sau lời buộc tội chính phủ và chúng ta cuối cùng sẽ thấy tổng thống hợp pháp mới được bầu ở đó Đất nước duy nhất các bạn thấy đi ngược với xu hướng là sự không chấp thuận của tổng thống Mexico Pena Nieto Ở đó bạn có thể thấy đang có sự xa cách dần nước Mỹ trong những năm sắp tới (cười) Châu Phi, phải không? Rất nhiều người nói cuối cùng cũng đến thời của châu Phi Ở thế giới G-0, chắc chắn là khoảng thời gian tuyệt vời cho một vài nước châu phi những nước quản lý giỏi với sự đô thị hóa Rất nhiều người thông minh phụ nữ cũng tham gia lao động Việc kinh doanh sẽ trở nên phổ biến Nhưng với hầu hết các nước châu Phi Còn có nhiều hơn những rủi ro có thể xảy đến điều kiện khí hậu khắc nghiệt Sự cuồng tín đến từ cả đạo Hồi và thiên chúa chính phủ cực kỳ yếu kém Biên giới không thể bảo vệ được làn sóng nhập cư Những quốc gia đó sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ Và bạn sẽ thấy sự phân hóa tiếp diễn giữa các nước thành công và thất bại trên châu Phi Cuối cùng, quay lại với Mỹ Tôi nghĩ gì về chúng ta? Vì đang có rất nhiều người bức xúc Không phải ở TEDx, tôi biết, Nhưng ở nước Mỹ, chúa ơi, sau 15 tháng chiến dịch chúng ta nên bức xúc Tôi hiểu điều đó Nhưng có nhiều người tức giận vì họ nó " Washington đã đổ vỡ, Chúng tôi không tin vào những người lập pháp, chúng tôi ghét truyền thông" thậm chí những người theo chủ nghĩa toàn cầu như tôi đang phải chấp nhận điều đó Nhìn xem, tôi nghĩ chúng ta phải nhận ra những người cùng cắm trại với tôi rằng khi bạn bị gấu truy đuổi trong bối cảnh toàn cầu bạn không cần chạy nhanh hơn con gấu bạn chỉ cần chạy nhanh hơn những người còn lại (cười) Tôi mới chỉ nói cho các bạn về những người "cắm trại" cùng chúng ta Phải không? và từ góc nhìn đó, chúng ta ổn có nhiều người trong hoàn cảnh đó nói " Nào cùng kiếm tiền Cùng tới địa ốc NewYork" Cùng gửi con chúng ta tới các trường đại học Mỹ Láng giềng của chúng ta thật tuyệt vời Canada, Mexico và biển xung quanh Bạn có biết Thổ Nhĩ Kỳ ao ước có được địa thế như vậy như thế nào không? Họ là những láng giềng tuyệt vời Khủng bố là một vấn đề ở nước Mỹ Chúa biết chúng ta biết nó ở NewYork này Nhưng ở châu Âu nó còn nghiêm trọng hơn nhiều so với Mỹ Và nghiêm trọng hơn rất nhiều ở Trung Đông hơn là ở châu Âu Có những nhân tố gây ra mức độ lớn đó Chúng ta mới chập nhận 10,000 tị nạn Syria, và chúng ta phàn nàn nhiều về điều đó Bạn biết tại sao không? vì họ không thể bơi tới đây Phải không? Người Thổ chắc rất thích chỉ có 10,000 tỵ nan Syria đến nước họ cũng như người Jordan, Đức, và Anh. Phải không? Đó không phải vấn đề lớn. Bây giờ, điều đó nghe có vẻ tốt. còn đây là thách thức Ở thế giới G-0, cách các bạn dẫn dắt là đi tiên phong nếu chúng ta không muốn là cảnh sát toàn cầu nữa Nếu chúng ta không muốn xây dựng thương mại toàn cầu nữa Nếu chúng ta không khuyến khích giá trị toàn cầu Chúng ta sẽ không còn là chúng ta như trước đây Thế kỷ 21 đã thay đổi Chúng ta cần đi tiên phong thật thuyết phục rằng tất cả những người khác sẽ còn nói không chỉ về họ là những người chạy nhanh hơn thậm chí khi con gấu không đuổi chúng ta đó là nơi tốt để ở Chúng ta muốn vượt qua họ Quá trình bầu cử năm nay không chỉ ra được ý kiến nào hay cho sự đi trước dẫn đầu Hillary Clinton nói rằng nó sẽ giống như thập kỷ 90 Chúng ta vẫn có thể khuyến khích giá trị theo cách cũ Vẫn có thể xây dựng kinh tế toàn cầu theo cách đó và Donald Trump muốn chúng ta quay lại những năm 30 Ông ta nói " làm theo cách của chúng ta không thì nghỉ đi". Phải không Cả hai đều không nhận ra sự thật cơ bản của G-0 là thậm chí nước Mỹ không bị suy giảm Khách quan, nó trở nên khó khăn hơn cho người Mỹ để áp đặt mong muốn của họ thậm chí có tầm ảnh hưởng lớn trên trật tự thế giới Chúng ta có thực sự sẵn sàng đi tiên phong? Chúng ta phải làm gi để sửa chữa nó sau tháng 11 sau khi tổng thống mới xuất hiện chúng ta phải có cuộc khủng hoảng khác bắt chúng ta phải phản ứng lại một cuộc suy thoái chẳng hạn hay một cuộc khủng hoảng tài chính khác Chúa thứ lỗi, một cuộc 9/11 khác hay, nếu không có khủng hoảng chúng ta cần thấy sự trống rỗng, thiếu công bằng, và thách thức đang lớn dần lên trong nước Mỹ Chúng có đủ cấp bách để ép lãnh đạo của chúng ta thay đổi và chúng ta có tiếng nói về những vấn đề đó Thông qua điện thoại di động, từng cá nhân chúng ta có tiếng nói để thuyết phục họ thay đổi Và tất nhiên còn lựa chọn thứ ba lựa chọn mà dễ xảy ra nhất đó là chúng ta chẳng làm gì cả và 4 năm 1 lần các bạn mời tôi quay lại và tôi sẽ nói lại chuyện này lần nữa Cảm ơn các bạn rất nhiều (cười) một nửa lượng lao động đang được dự đoán sẽ bị thay thế bởi các phần mềm và rô bốt trong vòng 20 năm tới và có rất nhiều nhà lãnh đạo đang coi đó là một cơ hội để tăng thêm lợi nhuận máy móc trở nên hiệu quả con người thì phức tạp và khó kiểm soát hơn thật sự thì chúng tôi muốn các công ty là những con người. thực tế, tôi muốn họ trở lên hoàn thiện hơn bởi vì, khi máy móc đảm nhiệm công việc và thực hiện chúng hiệu quả hơn sẽ sớm thôi, chỉ duy nhất công việc dành cho con người đó là loại cần có tính thẩm mỹ cao hơn là hiệu quả để duy trì lòng nhân đạo trong kỉ nguyên máy móc thì chúng ta có thể không có lựa chọn nào hơn là tạo ra tính thẩm mỹ tính thẩm mỹ là một khái niệm trừu tượng theo như tác giả Stendhal, đó chính là lời hứa của hạnh phúc đối với tôi đó là một bàn thắng của Messi (Cười) vì vậy đối với tôi bởi tôi đang đề xuất 4 quy tắc có thể chấp nhận được mà bạn có thể tạo dựng một tổ chức hoàn hảo đầu tiên: làm điều không cần thiết làm điều không cần thiết vài tháng trước, Hamdi Ulukaya CEO và người sáng lập của công ty sữa chua Chobani gây sốc khi ông quyết định trợ cấp cho toàn bộ 2000 nhân viên của ông một vài người gọi đó là 1 trò PR còn lại thì được gọi là hành động chân thật nhưng có một điều khác nữa đáng nói về nó nó hoàn toàn khiến người ta vô cùng ngạc nhiên không có một áp lực từ cổ đông hay thị trường và những công nhân vô cùng ngạc nhiên họ chỉ biết òa khóc khi nghe được tin này hành động như Ulukaya thật đẹp vì họ bảo vệ chúng ta họ tạo ra nhiều thứ từ không gì cả bởi vì chúng hoàn toàn không cần thiết tôi đã từng làm tại một công ty nó là kết quả của sự liên doanh giữa một công ty điện tử lớn và một công ty thiết kế nhỏ chúng tôi đã kết hợp 9000 kĩ sư phần mềm với 1000 kiểu sáng tạo và để hợp nhất nhiều nền văn hóa khác nhau chúng tôi đã cho ra đời một thương hiệu thứ ba, một thương hiệu mới và màu sắc cho thương hiệu là màu cam Khi chúng tôi chuẩn bị ngân sách cho việc ra mắt sản phẩm mới chúng tôi đã quyết định ở phút cuối là cắt giảm việc mua 10000 quả bóng màu cam mà dùng để phát cho toàn thể nhân viên. Chúng thật không cần thiết và là điều khôn ngoan đến cuối cùng tôi đã không nghĩ rằng sau đó quyết định này đánh dấu bắt đầu của cuộc kết thúc việc hai tổ chức sẽ không bao giờ trở thành một và đủ để kết luận rằng , việc sáp nhập cuối cùng sẽ thất bại vậy thì có phải là vì cắt giảm bóng bay màu cam không? không, dĩ nhiên không phải nhưng tâm lí của hành động này dẫn đến mọi thứ như vậy bạn có thể sẽ không nhận ra điều này, nhưng khi bạn bỏ đi thứ không cần thiết bạn sẽ bỏ đi mọi thứ. Dẫn đầu với vẻ đẹp nghĩa là chỉ tập trung vào thứ cần thiết vì vậy sẽ không bỏ đi những quả bóng bay màu cam nguyên lí thứ hai: tạo nên sự quen thuộc tạo nên sự quen thuộc những nghiên cứu chỉ ra rằng cảm xúc của chúng ta ở nơi làm việc phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của chúng ta và đồng nghiệp và những mối quan hệ hơn cả sự tương tác vô cùng nhỏ có hàng trăm mối quan hệ như thế hàng ngày tại các công ty mà chúng có tiềm năng để phân biệt một cuộc sống tốt từ một cuộc sống đẹp chuyên gia về hôn nhân John Gottman nói bí mật của một mối quan hệ lâu bền không phải là những cử chỉ đẹp hoặc lời hứa xa vời mà là những khoảnh khắc gắn kết rất nhỏ nói cách khác, là sự thân thuộc trong mạng lưới liên kết các công ty chúng ta hiểu được sức mạnh của sự yếu kém nhưng lại coi thường sức mạnh của sự liên kết chặt chẽ chúng ta đã quên lời của Richard Bach từng nói "thân thiết không phải kết nổi thân thiết là đối lập của cô đơn vì vậy chúng ta kiến tạo thế nào để tạo Ra sự thân thiết trong tổ chức tổ chức nhân đạo CARE Muốn thực hiện chiến dịch về bình đẳng giới tại các làng quê ở Bắc Ấn Độ nhưng nhanh chóng nhận ra rằng có một cuộc đối thoại với toàn bộ nhân viên vì vậy họ mời với 36 thành viên và cộng sự của họ đến một trong các ngôi đền Khajuraho nổi tiếng với nghệ thuật điêu khắc nhạy cảm và ở đó họ thảo luận mở rộng về các mối quan hệ cá nhân các kinh nghiệm của họ về bình đẳng giới với đồng nghiệp và các cộng sự nó giúp mở rộng tầm nhìn cho người tham gia không chỉ giúp họ gắn kết với cộng động mà còn phá vỡ rào cản vô hình và tạo ra gắn kết lâu dài giữa chính bọn họ không một thành viên đơn lẻ bỏ cuộc trong 4 năm tới vì vậy dó là cách chúng ta tạo ra sự gắn kết không mặt nạ hoặc quá nhiều mặt nạ (Cười) khi Danone, công ty thực phẩm muốn dịch bản tuyên ngôn cho công ty mới thành các sáng kiến về sản phẩm họ tập hợp đội quản lí và 100 nhân viên từ các bộ phận cấp độ, khu vực khác nhau để có một chiến dịch 3 ngày và mọi người đều phải mặc đồng phục trong toàn bộ của họp tóc giả, mũ kì dị hay nhưng cái lông những cặp mắt kiếng bự và như thế Và rồi họ rời đi với những kết quả cụ thể và đầy sự nhiệt tình khi tôi hỏi một người phụ nữ người đã thiết kế trải nghiệm này tại sao nó lại hoạt động bà ta trả lời đơn giản "Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của bộ tóc giả" (Cười) (Vỗ tay) Bởi vì những bộ tóc giả xóa bỏ những giai cấp và những giai cấp xóa bỏ sự thân thiết Theo cả hai hướng, cho CEO và những thực tập sinh Tóc giả làm cho chúng ta sử dụng tài hóa trang của những thứ sai để rồi cho chúng ta thấy được cái đúng của chúng ta Và điều đó không dễ trong cuộc sống hàng ngày Bởi vì mối quan hệ với những tổ chức của chúng tôi thường giống như một cặp vợ chồng đã trưởng thành chịu đựng sự phản bội và những thất vọng và bây giờ tuyệt vọng để đẹp cho nhau lần nữa và cho mỗi chúng ta, bước đầu để đến cái đẹp đòi hỏi sự liều lĩnh lớn Liều để được xấu [hãy xấu] vì vậy nhiều tổ chức ngày nay hứng thú với việcthiết kế những nơi làm việc đẹp đẽ chúng sẽ giống như: khu nghỉ dưỡng hay những quán cafe, sân chơi hay những khuôn viên trường (Cười) Dựa trên những nguyên lí về triết học chúng ta bàn về chơi và trò chơi điện tử ứng dụng hóa và một nhà khởi nghiệp thậm chí còn nói rằng khi một người nào đó bị sa thải là họ đã tốt nghiệp (Cười) Cách nói hoa mỹ ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài nhưng cái xấu đã ăn vào xương tủy như nhà văn Dorothy Parker từng nói để được đúng đắn thì sẽ xấu xí nó không có nghĩa là bạn không thể có niềm vui hoặc là phải nhân nhượng những lời chỉ trích, nhạo báng mà nó có nghĩa là phải nói ra sự thật xấu xí đấy Cũng như nhà sản xuất này muốn chuyển đổi một trong những đơn vị kinh doanh đang gặp khó khăn của nó. Nó xác định, đặt tên và gắn trên bảng lớn tất cả các vấn đề và đã có hàng trăm trong số đó đã trở thành chướng ngại vật đểhiệu suất tốt hơn. Họ đặt chúng trên bảng, chuyển tất cả chúng vào một phòng cái mà họ gọi là căn phòng xấu xí Cái xấu trở nên hữu hình để mọi người nhìn Và nó được chúc mừng. Và căn phòng xấu xí được dùng như sự kết hợp triển lãm gương và phòng điều hành làm sinh thiết trên sinh hoạt để cắt bỏ tất cả các bộ máy quan liêu. bộ phận xấu nhất của cơ thể là bộ não theo nghĩa đen và nghĩa bóng Não của chúng ta làm cho xấu xí những gì không quen thuộc vẽ hiện đại, nhạc phi điệu tính và có thể là jazz nữa Kính VR cho rằng đó là những vật lạ, âm thanh lạ và con người nhưng tất cã chúng ta đều đã từng xấu chúng ta từng là những đứa trẻ kìlạ một đứatrẻ mới ở xóm,một ngườinướcngoài. và chúng ta sẽ xấu trở lại khi chúng ta không thuộc về ai Trung tâm chính trị sắc đẹp một tập thể hoạt động ở Berlin, Gần đâycan thiệp tổ chức một cực đoan nghệ thuật. với sự đồng thuận của người thân nó khai quật xác chết của những người tị nạn đã bị chết đuối ở biên giới châu Âu vận chuyển họ đến Berlin và rồi chôn lại họ tại thủ đô của Đức Ý là để cho phép họ để đạt được điểm đến của họ mong muốn, chỉ khi sau cái chết của họ Những hành động của cái đẹp có thể không đẹp nhưng họ rất cần Vì mọi vật đang có xu hướng trở nên xấu khi chỉ có 1 ý nghĩa, 1 sự thật chỉ là những câu trả lời với không câu hỏi những tổ chức tốt liên tục đặt câu hỏi Họ vẫn chưa hoàn thiện đó là nguyên tắc thứ tư và là nguyên tắc cuối cùng [Vẫn chưa hoàn thiện] Khi tôi ở Paris một người bạn của tôi dẫn tôi đến Neuit Debout viết tắt của "cả đêm" là phong trào biểu tình tự phát đã hình thành để đáp trả bộ luật lao động được đề xuất tại Pháp. Mỗi tối, hàng trăm người tập trung ở cung điện Rồi mỗi tối, họ dựng nên ngôi làng nhỏ tạm thời để nước Pháp cân nhắc quan điểm riêngcủahọ điểm cốt lõi của tổ chức này là một đại hội nơi bất cứ ai có thể nói sử dụng ngôn ngữ ký hiệu thiết kế đặc biệt Giống như Occupy Wall Street và phong trào phản kháng khác Nuit Debout được sinh ra trong một cuộc khủng hoảng Nó rất lộn xộn đầy tranh cãi và mâu thuẫn Nhưng bạn đồng ý với mục tiêu của phong trào hay không mỗi sự tụ tập là một bài học đẹp trong nhân loại Và làm thế nào phù hợp mà Paris thành phố lý tưởng,thành phố của cái đẹp đó là sân khấu Nó nhắc chúng ta rằng như các thành phố lớn các tổ chức đẹp nhất là những ý tưởng đáng để tranh đấu thậm chí và đặc biệt là khi kết quả của họ là không chắc chắn. Họ là những sự chuyển động họ luôn không hoàn hảo và không bao giờ có tổ chức vì vậy họ tránh trở nên tầm thường. họ có cái gì đó mà chúng tôi không biết đó là gì họ luôn bí mật và chúng tôi không thể rời mắt khỏi họ chúng tôi thấy họ thật tuyệt vời vì vậy để làm cái không cần thiết phải tạo ra sự thân thiết phải xấu phải không hoàn thiện đây không phải chỉ có những phẩm chất của các tổ chức đẹp đây là những đặc điểm vốn có của con người Và đây cũng là những phẩm chất về những gì chúng ta gọi là nhà. Và khi chúng ta phá vỡ, và bị gián đoạn, ít nhất chúng ta có thể làm là để đảm bảo là chúng tôi vẫn cảm giác như ở nhà khi ở công ty và chúng tôi sử dụng các tổ chức của mình để tạo cảm giác đó cho người khác. Cái đẹp có thể cứu thế giới khi chúng ta nắm những nguyên tắc này và thiết kế chúng Khi đối mặt với trí thông minh nhân tạo và học hành máy móc chúng ta cần một nền nhân bản triệt để mới Chúng ta phải tiếp thu và phát huy một nền giáo dục thẩm mỹ và tình cảm mới bởi vì nếu không, chúng tôi sẽ cảm giác như người ngoài hành tinh trong các tổ chức và xã hội có đầy đủ máy móc thông minh mà không có sự cảm kích nào Vì những điều không cần thiết vì sự thân thuộc vì cái chưa hoàn thiện và chắc chắn rằng không vì những cái xấu Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào Tôi muốn nói về sự thấu hiểu, và lẽ tự nhiên của việc thấu hiểu, và về bản chất của sự thấu hiểu là gì, vì sự thấu hiểu là thứ mà chúng ta hướng đến, tất cả chúng ta. Chúng ta muốn hiểu về mọi thứ. Tôi khẳng định rằng để thấu hiểu bạn cần có khả năng thay đổi quan điểm cá nhân Nếu không có nó, bạn không có sự thấu hiểu. Vậy, đó là khẳng định của tôi. Và tôi muốn chú trọng đến toán học. Đa số chúng ta cho rằng toán là về phép cộng, trừ nhân, chia, phân số, phần trăm, hình học, số học-- tất cả những thứ đó. Song thật ra, tôi cũng muốn nói về bản chất của toán học Và tôi khẳng định rằng toán học liên quan đến các hoa văn. Sau lưng tôi, bạn thấy một hoa văn thật đẹp, và nó được tạo nên chỉ từ việc vẽ những vòng tròn theo một cách riêng biệt. Vậy, định nghĩa toán học thông thường mà tôi dùng hàng ngày đó là: Trước hết, toán học là về việc tìm ra hoa văn. Và "hoa văn", ý tôi là sự liên kết, một cấu trúc, hay quy tắc nào đó. những quy luật chi phối thứ chúng ta nhìn thấy Thứ hai, Tôi nghĩ toán là về việc thể hiện những kiểu mẫu đó bằng ngôn từ. Ta tạo ra ngôn ngữ nếu ta chưa có nó, và trong toán học, đây là việc thiết yếu. Toán học cũng là về việc đưa ra nhận định và chơi đùa quanh các nhận định này , chỉ để xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ làm điều đó rất sớm thôi Và cuối cùng, toán học là về việc làm những điều thú vị. Toán học cho phép chúng ta thực hiện rất nhiều thứ. Vậy hãy nhìn những hoa văn này. Nếu bạn muốn buộc một nút cà vạt, có các kiểu mẫu cho việc đó. Nút cà vạt có tên. Và bạn còn có thể làm thuật toán cho nút cà vạt. Đây là trái-ra, phải-vào, vô giữa-ra ngoài và thắt. Đây là trái-vào, phải-ra, trái-vào, vô giữa-ra ngoài và thắt. Đó chính là ngôn ngữ chúng ta tạo ra cho mẫu thắt cà vạt. và đó là tất cả về kiểu thắt half-windsor. Đây là một cuốn sách toán về cách thắt dây giày ở trình độ đại học, vì nó có nhiều kiểu mẫu với dây giày. Bạn có thể thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể phân tích nó. Chúng ta có thể tạo ra ngôn ngữ cho nó. Và phép biểu diễn có rất nhiều trong toán học. Đây là chú thích của Leibniz từ năm 1675. Ông ấy sáng chế ra ngôn cho một kiểu mẫu trong tự nhiên. Khi ta ném vật gì lên trời, nó rơi xuống. Tại sao? Ta không biết, nhưng chúng ta có thể biểu diễn nó qua toán học bằng một kiểu mẫu, Đó cũng là một kiểu mẫu. Đó cũng là một ngôn ngữ được phát minh. Để làm gì, bạn đoán được không? Nó thật ra là một hệ thống chú giải cho điệu nhảy nhịp chân. Nó giúp người sáng tác điệu nhảy làm những điều tuyệt vời, những thứ mới mẻ, bởi vì anh ta đã biểu diễn nó. Tôi muốn các bạn nghĩ xem việc biểu diễn một thứ thật sự tuyệt vời như thế nào. Đây là từ "toán học" Nhưng thật ra, chúng chỉ là những chấm tròn thôi , đúng chứ? Vậy thì bằng cách nào những điểm này có thể biểu diễn từ nay? Thật ra thì, chúng có thể. Chúng biểu diễn từ "toán học" và các biểu tượng này cũng thế. và cái này thì chúng ta có thể nghe thấy được Nó nghe thế này. (Bíp) Cách nào đó mà những âm thanh này biểu diễn ngôn từ và khái niệm Làm thế nào điều này lại xảy ra? Có điều gì đó thật tuyệt vời diễn ra về việc biểu diễn mọi thứ. Và tôi muốn nói về phép màu diễn ra khi ta thật sự biểu diễn một điều gì. Ở đây bạn chỉ thấy các đường thẳng với chiều rộng khác nhau Chúng tượng trưng cho những con số của một cuốn sách nào đó. Và tôi thật sự khuyên đọc cuốn này, một cuốn sách rất hay. ( Cười) Hãy tin tôi đi. Được rồi, vậy hãy thử một thí nghiệm, chỉ để chơi đùa quanh những đường thẳng. Đây là một đương thẳng Hãy tạo thêm một đường khác. Vậy mỗi lần di chuyển, chúng ta đi xuống và sang ngang, và chúng ta vẽ một đường mới, đúng chứ? Chúng ta cứ làm đi làm lại chuyện này, và ta chờ xem một kiểu mẫu. Vậy hoa văn này hình thành, và nó là một hoa văn khá đẹp. Nó trông như một đường cong, phải không? Chỉ từ việc vẽ các đường thẳng đơn giản. Giờ tôi có thể thay đổi góc nhìn của mình một chút. Tôi có thể xoay nó. Hãy nhìn đường cong này Nó trông như gì nào? Có phải là một phần của vòng tròn? Thật ra nó không phải một phần của vòng tròn. Vậy tôi phải tiếp tục cuộc điều tra của mình và tìm ra một hoa văn thật sự. Có thể nếu tôi sao chép nó và tạo một chút nghệ thuật? Chà, không. Có lẽ tôi nên kéo dài các đường thẳng thế này, và tìm ra một hoa văn ở đó. Hãy tạo thêm nhiều đường nữa. Chúng la làm thế này. Và sau đó hãy phóng to ra, và thay đổi góc nhìn của chúng ta một lần nữa. Giờ đây ta có thể thấy một thứ bắt đầu chỉ từ những đường thẳng thật ra lại là một đường cong có tên parabola. Nó được biểu diễn bởi một phương trình đơn giản và là một hoa văn thật đẹp. Vạy đây là việc chúng ta làm. Chúng ta tìm ra hoa văn, và biểu diễn chúng. Và tôi nghĩ rằng đây là một định nghĩa hàng ngày hay. Nhưng hôm nay tôi muốn đi sâu hơn một chút và nghĩ về bản chất tự nhiên của nó là gì. Cái gì khiến điều này có thể xảy ra? Có một thứ, sâu hơn một chút, và nó liên quan đến khả năng thay đổi góc nhìn của bạn. Và tôi khẳng định rằng khi bạn thay đổi góc nhìn, và nếu bạn nhìn bằng một quan điểm khác, bạn sẽ học được điều gì đó mới mẻ về thứ mà bạn đang quan sát, hay nhìn vào, hay nghe thấy. Và tôi nghĩ đây là một việc rất quan trọng mà chúng ta làm mọi lúc. Vậy hãy chỉ nhìn vào phương trình đơn giản này, x + x = 2x Đây là một công thức rất đẹp, và nó đúng, bơỉ 5+5 =2.5, vân vân... Chúng ta đã nhìn thấy điều này nhiều lần, và ta biểu diễn nó như thế này. Nhưng hãy nghĩ xem: đây là một phương trình. Nó thể hiện rằng một thứ gì đó bằng một thứ khác. và đó là hay quan điểm khác nhau. Một góc nhìn, nó là tổng. Là thứ gì đó mà bạn cộng lại. Mặt khác, nó là phép nhân, Và chúng là hai cách nhìn khác nhau. Và tôi muốn nói rằng mọi phương trình đều giống thế này, mọi phương trình toán học mà bạn sử dụng dấu bằng đó thật ra là một phép ẩn dụ. Nó là sự tương ứng giữa hai thứ. Chỉ là bạn đang xem xét một thứ gì đó, và nhìn nó từ hai góc nhìn khác nhau. và bạn diễn đạt nó bằng ngôn ngữ. Hãy nhìn phương trình này Đây là một trong những phương trình đẹp nhất. Nó đơn giản nói rằng, đúng, hai thứ kia, chúng đều là -1. Vế bên trái bằng -1, và bên kia là -1 Và điều đó, tôi nghĩ, là một trong những phần trọng điểm nhất của toán học-- bạn đón nhận những góc nhìn khác nhau. Thế nên hãy cứ đùa giỡn. Hãy lấy một con số. Chúng ta biết bốn-phần-ba. Chúng ta biết bốn-phần-ba là gì. Nó là 1.333, nhưng ta phải có ba dấu chấm kia, nếu không thì nó không chính xác là bốn-phần-ba. Nhưng đây chỉ là hệ thập phân. Bạn biết đấy, trong hệ thống số, chúng ta dùng 10 ký tự. Nếu ta đổi lại, và chỉ dùng hai ký tự, đó được gọi là hệ nhị phân. Nó được viết thế này. Giờ thì chúng ta đang nói về con số này. Đây là bốn-phần-ba. Chúng ta có thể viết thế này, và chúng ta có thể chuyển hệ, chuyển số ký tự, và viết nó theo cách khác. Vậy đây là những cách biểu diễn khác nhau của cùng một số. Chúng ta thậm chí có thể viết nó đơn giản như 1.3 hay 1.6 Tất cả tùy thuộc vào số ký tự mà bạn có. Hay có lẽ ta đơn giản hóa và viết nó thế này. Tôi thích cái này, bởi nó nói rằng bốn chia ba. và số này biểu diễn mối quan hệ giữa hai con số. Bạn có bốn trên một tay, và ba trên tay còn lại. Và bạn có thể hình dung điều này bằng nhiều cách. Tôi đang nhìn con số này từ nhiều góc độ khác nhau. Tôi đang chơi đùa. Tôi đang chơi đùa quanh góc nhìn của chúng ta về một thứ gì đó Và tôi đang làm việc đó một cách rất tự do. Chúng ta có thể dùng các đường kẻ ô. Nếu nó là bốn ngang và ba dọc, thì đường này bằng năm, luôn như thế. Nó phải như thế. Đây là một hoa văn đẹp. Bốn và ba và năm. Và hình chữ nhật này, có kích thước 4x3 bạn chắc đã thấy rất nhiều lần. Nó là màn hình máy tính trung bình của bạn. 800x600 hay 1,600 x 1,200 là màn tình ti vi hoặc máy tính. Vậy chúng đều là những biểu hiện đẹp, nhưng tôi muốn tiến xa thêm chút nữa, và chơi với con số này thêm một chút. Ở đây bạn thấy hai vòng tròn. Tôi sẽ xoay chúng thế này. Để ý vòng phía trên bên trái Nó di chuyển nhanh hơn một chút, đúng chứ? Bạn có thể thấy điều này, Thật ra nó chuyển động nhanh gấp đúng bốn phần ba lần. Có nghĩa là khi nó đi được bốn vòng thì đường tròn kia đi được ba vòng Bây giờ hãy tạo hai đường thẳng, và vẽ một chấm khi hai đường thẳng cắt nhau. Và ta được chấm tròn nhảy múa vòng quanh (Cười) Và chấm tròn này đến từ con số kia. Đúng chứ? Giờ thì ta theo nó. Thử đi theo nó xem điều gì sẽ xảy ra/ Đây là tất cả mọi điều về toán học. Nó là về việc nhìn xem điều gì xảy ra. Và thứ này được tạo ra từ bốn-phần-ba. Tôi muốn nói rằng đây là hình ảnh của bốn-phần-ba. Như thế nghe hay hơn nhiều-- (Reo hò) Cảm ơn! (Vỗ tay) Điều này không hề mới mẻ. Nó đã được biết từ rất lâu, nhưng-- (Cười) Nhưng đây chính là bốn-phần-ba Hãy làm một thí nghiệm khác. Bây giờ hãy lấy một âm thanh, âm thanh này: (Bíp) Đây là nốt La chuẩn, 440 Hz. Hãy nhân nó lên 2. Và ta được âm này. (Bíp) Và khi ta phát chúng cùng với nhau, nghe như thế này. Đó là một quãng tám, đúng chứ? Chúng ta có thể chơi trò này. Ta có thể phát một âm thanh, nốt La hệt như trước. Ta có thể nhân nó gấp rưỡi (Bíp) Đó chính là một quãng năm chẵn. (Bíp) Chúng hòa với nhau nghe thật hay. Hãy nhân âm thanh này lên bốn-phần-ba lần. (Bíp) Điều gì xảy ra vậy? Bạn có được âm thanh này. (Bíp) Đây là một quãng bốn chẵn. Nếu âm thanh đầu tiên là nốt La, đây là Rê. Hòa với nhau chúng nghe thế này. (Bíp) Đây chính là âm thanh của bốn-phần ba. Việc tôi đang làm, là tôi đang thay đổi góc nhìn của mình. Chỉ là tôi đang nhìn một con số, dưới một con mắt khác. Tôi cũng có thể làm tương tự với nhịp điệu, đúng chứ? Tôi có thể chọn một nhịp điệu và chơi ba nhịp một lần ( Nhịp trống) trong một quáng thời gian, và tôi có thể chơi một âm thanh khác bốn nhịp trong cùng khoảng đó. (Tiếng chiêng) Nghe có vẻ chán nhỉ, nhưng hãy nghe chúng cùng một lúc. (Tiếng trống và chiêng) (Cười) Này! Vậy, (Cười) Tôi còn có thể làm một cái chiêng nhỏ ( Tiếng trống và tiếng gõ) Bạn nghe được chứ? Vậy, đây chính là âm thanh của bốn-phần-ba Một lần nữa, đây là dạng nhịp điệu. (Tiếng trống và chuông) Và tôi cứ làm việc này mãi, tiếp tục chơi với con số này. Bốn-phần-ba là một con số thật tuyệt. Tôi yêu bốn-phần-ba! (Cười) Thật đấy-- nó là một con số bị đánh giá thấp. Vậy nếu bạn lấy một mặt cầu và nhìn, nhìn vào thể tích của nó, Nó thật ra là bốn-phần-ba của một hình trụ nào đó. Vậy bốn-phần-ba ở trong mặt cầu. Nó là thể tích của mật cầu. Được rồi, vậy tại sao tôi lại đang làm điều này? Tôi muốn nói về việc thấu hiểu một điều có ý nghĩa thế nào. và ý chúng ta là gì, khi ta hiểu một thứ gì đó. Đó là mục đích của tôi ở đây. Tôi khẳng định rằng bạn chỉ hiểu điều gì nếu bạn có khả năng nhìn nó dưới nhiều góc độ khác nhau. Hãy nhìn ký tự này. Một chữ R tuyệt đẹp phải không? Làm thế nào mà bạn biết được điều đó? Hừm, thực tế là, bạn đã nhìn thấy một đống chữ R. và bạn đã khái quát và chắt lọc từ tất cả, và tìm ra một kiểu mẫu. Vậy bạn biết đây là chữ R. Mục đích của tôi là chỉ ra rằng sự thấu hiểu và việc thay đổi góc nhìn liên quan mật thiết đến nhau. Và tôi là một người diễn thuyết, một giáo viên, và tôi thật sự có thể dùng nó để dạy một thứ gì đó, bởi vì khi tôi kể cho ai đó nghe một câu chuyện khác, một phép ẩn dụ, sự so sánh, nếu tôi kể câu chuyện từ một góc nhìn khác, Tôi tạo ra khả năng thấu hiểu. Tôi khiến việc thấu hiểu trở nên có thể. vì bạn phải khái quát hóa mọi thứ bạn nhìn hay nghe thấy, và nếu tôi cho bạn một góc nhìn khác việc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn. Hãy thực hiện một ví dụ đơn giản nữa. Đây là bốn và ba. Đây là bốn hình tam giác. Vậy đây là bốn-phần-ba, theo một cách nào đó. Hãy nhập chúng lại với nhau. Chúng ta sẽ chơi một trò chơi, chúng ta sẽ gấp nó lại. thành một cấu trúc ba chiều. Tôi thích việc này. Đây là một kim tự tháp vuông. Và hãy lấy hai hình như vậy, ghép vào với nhau. Và đây chính là một bát diện đều. Nó là một trong năm khối đa diện đều. Bây giờ chúng ta có thể thay đổi góc nhìn theo nghĩa .đen bởi ta có thể xoay nó quanh mọi trục. và nhìn chúng từ các góc độ khác nhau Và tôi có thể thay đổi các trục, sau đó nhìn nó từ một góc khác, nó là cùng một thứ, nhưng trông khác một chút. Tôi thậm chí có thể làm thêm một lần nữa. Mối lần làm như vậy, một thứ khác sẽ xuất hiện, vậy tôi thực tế có thể học thêm về vật đó khi tôi thay đổi góc nhìn của mình Tôi có thể dùng nó như một công cụ tạo ra sự thấu hiểu. Tôi có thể lấy hai cái này đặt lại với nhau thế này. và xem điều gì xảy ra. Và nó trông hơi giống một bát diện đều. Hãy nhìn khi tôi xoay vòng nó thế này Điều gì xảy ra nào? Và nếu bạn lấy hai cái này, kết hợp lại và xoay nó, nó lại là bát diện đều của bạn, một cấu trúc tuyệt đẹp. Nếu bạn trải phẳng nó ra sàn, đây là bát diện đều Đây là sơ đồ cấu trúc của một bát diện đều và nếu tôi tiếp tục làm điều này. Bạn có thể vẽ ba đường tròn tuyệt đẹp quanh bát diện, và bạn xoay vòng, vậy thực chất ba đường tròn này gắn kết với bát diện. Và nếu tôi lấy cái bơm xe đạp bơm nó lên bạn sẽ thấy nó cũng khá giống bát diện Thấy tôi đang làm gì ở đây chứ? Tôi đang thay đổi góc nhìn mọi lúc Vậy hãy lùi lại một bước-- và thật ra đó là một phép ẩn dụ, lùi lại-- và xem điều chúng ta đang làm. Tôi đang chơi đùa với phép ẩn dụ. Tôi đang chơi đùa với quan điểm và sự tương đồng. Tôi đang kể một câu chuyện theo nhiều cách khác nhau. Tôi đang kể nhiều câu chuyện. Tôi đang kể về một thứ; tôi đang kể về vài thứ. Và tôi cho rằng tất cả những việc này giúp ta thấu hiểu Tôi cho rằng đây chính là bản chất của việc thấu hiểu điều gì đó. Tôi thật sự tin như vậy. Vậy việc thay đổi quan điểm của bạn-- là rất cần thiết đối với con người. Hãy chơi đùa với Trái Đất. Hãy phóng to đại dương, hãy nhìn vào đại dương. Chúng ta có thể làm điều này với bất cứ thứ gì Ta có thể lấy đại dương và nhìn nó gần hơn Ta có thể nhìn các ngọn sóng, Ta có thể đến bãi biển. Ta có thể quan sát đại dương từ một góc khác Mối lần làm như vậy, ta học thêm được một chút về đại dương. và nếu ta đến bờ biển, ta có thể ngửi được nó, phải không? Ta có thể nghe được tiếng sóng. Ta có thể cảm nhận muối trên đầu lưỡi. Vậy tất cả những thứ này là những góc nhìn khác nhau. Và đây là điều tuyệt nhất. Chúng ta có thể đi vào nước, Chúng ta có thể thấy nước từ bên trong. Và bạn biết gì không? Điều này cực kỳ thiết yếu trong toán học và khoa học máy tính. Nếu bạn có thể quan sát một cấu trúc từ bên trong , bạn sẽ thật sự hiểu hơn về nó. Đó là bản chất của nó, theo cách nào đấy. Vậy khi làm việc này, ta đã đi trên hành trình ấy vào trong đại dương, ta sử dụng trí tưởng tượng của mình Và tôi nghĩ đây là một cấp độ sâu hơn, và thật ra là một điều kiện để thay đổi cách nhìn. Chúng ta có thể chơi một trò nhỏ. Bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang ngồi ở đó. Bạn có thể tưởng tượng rằng mình ở trên kia, và rằng bạn đang ngồi đây. Bạn có thể quan sát chính mình từ bên ngoài. Đó thật là một điều kỳ lạ. Bạn đang thay đổi góc nhìn của mình. Bạn đang dùng trí tưởng tượng, và bạn đang quan sát bản thân từ bên ngoài Việc đó đòi hỏi trí tưởng tượng. Toán học và công nghệ máy tính là hai loại hình nghệ thuật viễn tưởng nhất. Và việc thay đổi góc nhìn này nên trở nên quen thuộc với bạn, bởi chúng ta làm điều đó mỗi ngày. Và rồi nó được gọi là sự thấu cảm. Khi tôi quan sát thế giới từ góc nhìn của bạn. Tôi đồng cảm với bạn. Nếu tôi thực sự, thật lòng thấu hiểu thế giới ra sao từ góc nhìn của bạn, tôi sẽ bao dung. Việc đó cần có trí tưởng tượng. Và đó là cách ta đón nhận sự thấu hiểu. Và nó có mặt ở khắp mọi nơi trong toán học và nó ở khắp mọi nơi trong khoa học máy tính, Và có một liên kết rất sâu sắc giữa sự thấu cảm và các môn khoa học này Vậy kết luận của tôi như sau: Để thấu hiểu một điều thật sâu sắc cần có khả năng thay đổi góc nhìn. Vậy lời khuyên của tôi dành cho bạn là Hãy cố gắng thay đổi góc nhìn của bạn. Bạn có thể học toán. Đó là một phương pháp tuyệt vời rèn luyện trí não. Thay đổi góc nhìn giúp cho đầu óc bạn linh hoạt hơn. Nó giúp bạn cởi mở với điều mới, và nó giúp bạn thấu hiểu nhiều điều. Và để dùng một phép ẩn dụ nữa: hãy có một tâm trí như nước. Như vậy sẽ hay lắm. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Một năm trước, ba thành viên trong gia đình tôi bị sát hại dã man bởi tội ác kỳ thị. Hiển nhiên, thật không dễ dàng để tôi có thể đứng đây hôm nay, nhưng vì em trai tôi Deah, em dâu tôi Yusor, và em gái Razan tôi không có lựa chọn nào khác. Hy vọng đến cuối cuộc trò chuyện các bạn sẽ đưa ra cho mình sự lựa chọn, cùng với tôi đứng lên chống lại sự kỳ thị. Vào ngày 27 tháng 12, 2014: buổi sáng ngày em trai tôi kết hôn. Em ấy gọi tôi đến và nhờ tôi chải tóc để chuẩn bị cho buổi chụp hình ngày cưới. Một vận động viên bóng rổ 23 tuổi, cao 1m92, cực kỳ hâm mộ Steph Curry -- (Cười) Một cậu bé người Mỹ học nha sĩ sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời. Khi Deah và Yusor nhảy điệu đầu tiên, Tôi thấy đôi mắt nó tràn đầy tình yêu, niềm vui sướng đáp lại của em dâu, và những cảm xúc bắt đầu tuôn trào trong tôi. Tôi đi ra phía sau hội trường và bật khóc. Và khi bài hát thứ hai kết thúc, nó hướng về phía tôi, ôm chặt tôi trong cánh tay và đung đưa tôi qua lại. Thậm chí ngay lúc ấy, khi mọi thứ thật là hỗn độn, em ấy vẫn đồng điệu với tôi. Thằng bé ôm mặt tôi và nói, "Suzanne, Nhờ có chị, em mới được là chính mình. Cảm ơn chị vì mọi thứ. Em yêu chị." Khoảng 1 tháng sau, tôi về North Carolina thăm nhà một thời gian ngắn, và vào đêm cuối cùng, tôi chạy lên phòng Deah, thích thú nhìn thằng bé cảm thấy thế nào khi trở thành người chồng. Với một nụ cười ngoác như trẻ con Deah nói, "Em rất vui, em yêu cô ấy. Cô ấy là một người tuyệt vời." Và em dâu đúng là như vậy. Ở tuổi 21, cô ấy vừa cùng với Deah được nhận vào trường nha sĩ Đại học NC. Hai đứa có chung tình yêu với bóng rổ, và vì sự hối thúc của em dâu, họ bắt đầu kỳ trăng mật bằng việc đi xem đội nhà ở Giải Bóng rổ chuyên nghiệp, đội LA Lakers. Xem cái cách ném bóng kìa. (Cười) Tôi không bao giờ quên khoảnh khắc ngồi cùng thằng bé -- nhìn nó được tự do sống trong hạnh phúc. Em trai tôi, một đứa bé nghiện bóng rổ giờ đã thay đổi và trở thành một chàng trai trẻ đầy chuyên nghiệp. Em ấy đứng đầu khi còn học lớp nha sĩ, và cùng với Yusor và Yaran, tham gia vào những dự án cộng đồng cả ở địa phương và quốc tế cống hiến cho những người vô gia cư và tị nạn, bao gồm cả dự định về một chuyến cứu trợ nha khoa cho người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ. Razan, mới 19 tuổi mang sự sáng tạo của một sinh viên ngành kỹ thuật kiến trúc phục vụ cộng đồng của cô ấy, làm những gói cứu trợ cho người vô gia cư, cùng nhiều dự án khác. Họ là những người như vậy. Đứng cùng thằng bé đêm ấy, tôi hít một hơi thật sâu, nhìn Deah và nói với nó rằng, "Chị chưa bao giờ được tự hào về em hơn chính giờ phút này." Em ấy kéo tôi vào cơ thể cao lớn, ôm và chúc tôi an giấc, rồi sáng hôm sau tôi đi mà không đánh thức nó để quay về San Francisco. Đó cũng là lần cuối tôi được ôm nó. 10 ngày sau, tôi đang trong ca trực ở bệnh viện đa khoa San Francisco lúc nhận được hàng loạt những tin nhắn khó hiểu thể hiện sự chia buồn. Bối rối, tôi gọi cho bố tôi, người vẫn giữ bình tĩnh, "Vừa có một cuộc xả súng gần nhà Deah tại Chapel Hill. Bị phong toả rồi. Ta chỉ biết có vậy." Tôi dập máy và lập tức tra "xả súng ở Chapel Hill" trên Google. Một kết quả hiện ra. Viết rằng: "Ba nạn nhân bị bắn từ phía sau đầu và được xác nhận tử vong tại chỗ." Tôi đã có linh cảm không lành. Tôi bật ra khỏi ghế và ngất lịm trên sàn bệnh viện thô ráp, oà khóc. Ngay khi tỉnh, tôi nhìn về hướng San Francisco, tê dại và hoang mang. Tôi bước vào ngôi nhà thời thơ ấu và ngã quỵ vào lòng cha mẹ, khóc nức nở. Rồi chạy lên phòng Deah y như ngày trước, chỉ để tìm em ấy, chỉ để tìm lại chỗ trống không bao giờ được lấp lại. Kết quả điều tra và khám nghiệm tử thi đã tái hiện những sự việc diễn ra. Deah ra khỏi xe buýt sau khi ra về từ lớp học, Razan đến cùng ăn tối, khi đó đã ở nhà cùng với Yusor. Đúng lúc bắt đầu ăn, họ nghe tiếng gõ cửa. Khi Deah ra mở cửa, người hàng xóm lên đạn bắn liên tiếp vào nó. Trong những cuộc gọi đến 911, họ nghe thấy tiếng hét của phụ nữ. Người đàn ông quay về phía bếp và bắn một phát vào hông Yusor, khiến cô bất động. Hắn tới gần cô từ phía sau, chĩa nòng súng về phía đầu cô, và bằng một viên duy nhất, xuyên thẳng vào giữa não. Hắn tiếp tục quay về phía Razan, đang la hét cầu xin được sống, và, với kiểu hành quyết, một viên duy nhất tới phía sau đầu, giết con bé. Khi đi ra, hắn bắn Deah một lần cuối -- một viên đạn vào miệng -- trong tổng số tám viên: hai viên ghim vào đầu em ấy, hai viên vào ngực số còn lại vào tứ chi. Deah, Yusor và Razan bị hành quyết ngay chính nơi lẽ ra phải được an toàn: nhà của họ. Trong vòng nhiều thắng, hắn ta từng quấy rầy họ: gõ cửa, doạ dẫm bằng súng trong một vài lần. Trrang Facebook của hắn tràn ngập những bài viết bài trừ tôn giáo. Yusor đặc biệt cảm thấy bị đe doạ từ hắn. Khi cô chuyển tới, Hắn nói với mẹ con Yusor rằng hắn không thích vẻ ngoài của họ. Đáp lại, mẹ Yusor dặn cô bé phải đối xử tốt với người hàng xóm, bới chỉ khi anh ta hiểu họ, anh sẽ nhìn ra thật sự họ là ai. Tôi đoán chúng ta đã trở nên quá quen với sự kỳ thị đến mức ta không thể tưởng tượng nó lại dẫn đến sự bạo lực chết người. Người đàn ông giết hại em tôi tự nộp mình cho cảnh sát ngay sau vụ giết người, nói rằng anh ta đã giết ba đứa trẻ, theo kiểu hành quyết, vì cãi vã chuyện đậu xe. Phía cảnh sát đưa ra công bố sớm hơn dự định vào buổi sáng, nhắc lại lời khai của hắn mà không mảy may nghi ngờ hay điều tra lại. Sự thật là chẳng có cãi vã gì về chuyện đậu xe hết. Không có tranh chấp. Không có vi phạm. Nhưng thiệt hại đã được dựng lên. nhờ sự thần tốc của giới truyền thông, những từ "tranh chấp đậu xe" trở thành những từ khoá tiêu biểu. Tôi ngồi trên giường em trai và nhớ lại lời nó nói, những lời đến thật tự nhiên và chan chứa tình yêu, "Nhờ có chị, em đã được là chính mình." Điều đó chính là động lực để tôi vượt qua nỗi đau đớn và lên tiếng. Tôi không thể nhìn cái chết của gia đình bị biến thành một mẩu tin thỉnh thoảng lên bản tin địa phương. Họ bị người hàng xóm sát hại chỉ bời đức tin của họ, bởi một miếng vải họ đội trên đầu, bởi họ mang diện mạo của người Hồi giáo. Khi ấy tôi cảm thấy thật sự giận dữ khi tưởng tượng nếu thay đổi vị trí, và một người Ả Rập, Hồi giáo hoặc mang diện mạo Hồi giáo giết chết ba người học sinh Mỹ da trắng theo cách hành quyết, tại nhà họ, thì chúng ta sẽ gọi đó là gì? Một vụ khủng bố. Khi người da trắng phạm tội về bạo lực ở Mỹ, họ là người neo đơn, tâm thần bất ổn hoặc có nguyên do tranh chấp đậu xe. Tôi biết rằng tôi phải lên tiếng cho người thân mình, và tôi chỉ biết làm một thứ: Tôi liên lạc tất cả những phóng viên tôi biết qua Facebook. Vài giờ sau, giữa căn nhà đang hỗn loạn trong dòng người đến thăm hỏi, người hàng xóm tên Neal tiến đến, ngồi xuống cạnh ba mẹ tôi và hỏi, "Tôi có thể giúp gì không?" Neal có hơn hai mươi năm kinh ngiệm viết báo, nhưng ông nói rõ ông không ở đây với tư cách một phóng viên, mà là người hàng xóm muốn giúp đỡ. Tôi hỏi ông chúng tôi nên làm gì, kèm hàng loạt yêu cầu phỏng vấn của các tờ báo địa phương. Ông gợi ý mở một cuộc họp báo ở trung tâm cộng đồng ở địa phương. Tới giờ tôi vẫn chưa thể nói hết sự biết ơn với ông. "Cho tôi biết thời gian, tôi sẽ đưa tất cả các kênh truyền hình tới," ông nói. Ông đã giúp những gì chúng tôi không thể tự làm trong cái khoảnh khắc đầy mất mát. Tôi là người tuyên bố họp báo, trên mặt vẫn còn lớp trang điểm tối qua. Và trong vòng chưa đến 24 giờ kể từ vụ án, Tôi được Anderson Cooper phỏng vấn trên kênh CNN. Hôm sau, các tờ báo lớn -- bao gồm cả New York Times, Chicago Tribune -- đăng tin về Deah, Yusor và Razan, cho chúng tôi được giải thích lại sự việc và kêu gọi sự chú ý tới làn sóng kỳ thị Hồi giáo. Dạo gần đây, phân biệt tôn giáo đã trở thành một hình thức cuồng tín được xã hội công nhận. Ta chỉ có thể chịu đựng và mỉm cười. Những cái nhìn khinh bỉ, sự sợ hãi ra mặt khi lên máy bay, những cuộc khám xét ngẫu nhiên tại sân bay xảy ra đến 99%. Không chỉ dừng lại ở đó. Những chính khách thu lợi ích kinh tế và chính trị là nhờ vào chúng ta. Ngay tại nước Mỹ, có những ứng viên tổng thống như Donald Trump, yêu cầu xác minh danh tính người Mỹ theo đạo Hồi, và cấm dân nhập cư và tị nạn theo đạo Hồi được nhập cư. Không phải ngẫu nhiên mà tội ác do kỳ thị gia tăng tỷ lệ thuận với các kỳ bầu cử. Chỉ vài tháng trước, Khalid Jabara, là người Mỹ gốc Lebanon theo đạo Thiên Chúa, bị giết hại ở Oklahoma bởi người hàng xóm -- hắn gọi anh là "tên Hồi giáo bẩn thỉu." Hắn ta từng bị bỏ tù chỉ trong 8 tháng, sau khi cố tình lái xe đâm vào mẹ Khalid. Có thể bạn chưa từng nghe chuyện của Khalid, Vì nó chưa bao giờ xuất hiện trên các bản tin. Điều duy nhất ta có thể làm là gọi chính xác tên nó: tội phạm kỳ thị. Điều duy nhất có thể làm là bàn về nó, bởi lẽ bạo lực và sự kỳ thị có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Không lâu sau khi trở lại làm việc, Tôi là bác sĩ phụ trách ở bệnh viện, khi một bệnh nhân nhìn vào đồng nghiệp tôi, chỉ chỉ mặt cô và nói, "San Bernardino," là tên của một vụ khủng bố gần đây. Ở đây tôi vừa mới mất ba người thân bởi làn sóng kỳ thị Hồi giáo, là nhà tuyên truyền cho dự án của chính mình mục tiêu để giải quyết những xung đột nhỏ, và trên hết -- sự im lặng. Tôi đã từng gục ngã. Bị sỉ nhục. Vài ngày sau, vẫn người bệnh nhân ấy, nhìn tôi và nói, "Những người như cô đang giết chóc ở Los Angeles." Tôi nhìn xung quanh cầu cứu. Lại một lần nữa: sự câm lặng. Tôi đã nhận ra rằng, tôi cần phải lên tiếng cho bản thân. Tôi ngồi xuống giường cô ấy và hỏi, "Tôi đã làm gì khác ngoài việc chăm sóc cô một cách tôn trọng và nhẹ nhàng? Tôi đã làm gì khác ngoài quan tâm cô với tất cả tâm huyết?" Cô cúi đầu nhận ra mình sai, và trước toàn thể mọi người, cô xin lỗi và nói, "Tôi nên biết rõ hơn. Tôi là người Mỹ gốc Mexico. Tôi lúc nào cũng bị đối xử như vậy." Nhiều người trong chúng ta đối mặt những xúc phạm nhỏ ấy hàng ngày. Kỳ lạ là bạn phải trải qua nó, chỉ bởi chủng tộc bạn, giới tính, xu hướng tình dục hay đức tin tôn giáo. Chúng ta đều từng rơi vào hoàn cảnh mà bản thân nhìn thấy điều sai trái nhưng không dám lên tiếng. Có thể do ta không được trang bị kỹ năng để giải quyết ngay tại lúc đó. Có thể ngay bản thân ta cũng không nhận ra định kiến của mình. Chúng ta đều đồng tình rằng sự phân biệt không nên tồn tại, nhưng khi ta thấy nó, ta lại câm lặng, bởi nó khiến ta khó chịu. Nhưng dám lấn sau vào sự khó chịu đó có nghĩa bạn đang dần trở thành một người đồng minh. Có khoảng hơn ba triệu người Hồi giáo sống trên đất Mỹ. Con số chỉ hơn 1% của tổng số dân. Martin Luther King từng nói, "Đến phút cuối, điều ta nhớ tới không phải lời nói của kẻ thù, mà là sự im lặng của những người bạn." Vậy nên điều gì đã khiến cho sự giúp đỡ của Neal thật vĩ đại? Có một số nguyên nhân. Ông xuất hiện với tình hàng xóm ấm áp, những cũng đã mang sự chuyên nghiệp và những mối quan hệ ra dùng đúng lúc cần nhất. Một số khác cũng đã làm tương tự. Larycia Hawkins cống hiến theo cách riêng khi là giáo sư người Mỹ gốc Phi đầu tiên tại Đại học Wheaton đeo hijab thể hiện sự ủng hộ với phụ nữ Hồi giáo đang đối mặt với sự kỳ thị hàng ngày. Kết quả là, cô ấy mất việc. Trong vòng một tháng, cô gia nhập một khoa tại Đại học Virginia, nơi cô ấy hiện đang nghiên cứu về sự đa dạng, chủng tộc, đức tin và văn hoá. Người đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian, là minh chứng cho việc không phải tất cả sự giúp đỡ cần phải lớn lao. Ông hỗ trợ nhiệm vụ của một cô bé Hồi giáo 15 tuổi giới thiệu biểu tượng cảm xúc hijab. (Cười) Đó là hành động nhỏ, nhưng vô tình có ảnh hưởng đáng kể tới việc bình thường hoá và con người hoá Hồi giáo, coi cộng đồng đó là một phần trong "chúng ta" thay vì "những người khác." Tổng biên tập tạp chí Women's Running vừa đăng một tấm hình hijab đầu tiên trên trang bìa một tạp chí thể thao. Đó là những ví dụ cụ thể cho những con người dùng sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn trong học thuật, công nghệ và truyền thông, để bày tỏ sự giúp đỡ một cách thiết thực. Những kiến thức chuyên môn nào bạn có thể cống hiến? Bạn có sẵn sàng vượt qua sự e dè và lên tiếng khi chứng kiến sự phân biệt? Bạn có thể như Neal không? Nhiều người hàng xóm xuất hiện trong câu chuyện. Và bạn, trong cộng đồng mình, đều có ít nhất một người hàng xóm theo đạo Hồi, đồng nghiệp, hoặc người bạn thời còn đi học. Hãy đến với họ. Cho họ biết rằng bạn ủng hộ họ Nhiều người nghĩ nó rất nhỏ, những tôi đảm bảo sẽ mang lại sự khác biệt rất lớn. Không gì có thể đem Deah, Yusor and Razan trở lại. Nhưng khi ta cùng cất tiếng nói, chính là lúc sự kỳ thị bị dập tắt. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi thiết kế các bài tập kỹ thuật cho học sinh cấp 2 và cấp 3, tôi thường dùng các vật liệu ít ai ngờ tới. Ý tưởng của tôi đến từ các vấn đề trong đời sống thường nhật. Ví dụ, một ngày kia, tôi cần một trang phục để tham gia hội chợ truyện tranh, nhưng tôi không muốn bỏ nhiều tiền để mua quần áo, vậy là tôi tự may đồ cho mình ... với một vương miện lấp lánh và chiếc váy. (Cười) Một lần khác, tôi phát hoảng vì trò chơi trên điện thoại yêu thích của mình, Trò Flappy Bird, bị gỡ khỏi kho ứng dụng. (Cười) Vậy là tôi đã rất băn khoăn hoặc không cập nhật điện thoại hoặc không bao giờ chơi nữa. (Cười) Không thoải mái với cả hai lựa chọn, tôi đã làm một việc có ý nghĩa cho tôi. Tôi làm một mô hình của trò Flappy Bird để nó không bao giờ bị tháo khỏi kho ứng dụng. (Cười) (Nhạc) (Tiếng bíp) (Nhạc) (Cười) Một vài người bạn của tôi cũng rất nghiện game này, thế là tôi mời họ cùng chơi với phiên bản của tôi. (Video) Bạn: Á! (Cười) (Video) Bạn: Cái quái gì vậy? (Cười) Và họ nói với tôi rằng nó cũng làm người chơi nổi khùng như phiên bản gốc vậy. (Cười) Thế là tôi tải bản 'demo' của chương trình này lên mạng, và tôi rất ngạc nhiên thấy nó được lan truyền. Đã vượt 2 triệu lượt xem chỉ trong vài ngày. (Cười) Và điều thú vị hơn chính là những lời bình luận của mọi người. Nhiều người cũng muốn làm phiên bản của họ, hoặc hỏi tôi cách làm. Vậy là điều đó dường như khẳng định ý tưởng của tôi rằng qua một dự án sáng tạo chúng ta có thể bày cho người khác làm kỹ thuật. Với số tiền có được từ video đó, chúng tôi có thể cho học sinh trong lớp của chúng tôi làm trò chơi của riêng chúng trong 1 chiếc hộp. Mặc dù đây là một việc khó, nhưng các em học được nhiều khái niệm trong ngành kỹ thuật và lập trình. Và tất cả các em rất muốn tìm hiểu để có thể hoàn thành trò chơi. ( Cười) Trước khi có Flappy Bird Bõ, tôi đã có ý tưởng dùng các dự án kỹ thuật sáng tạo để dạy cho học trò. Khi tôi đang dạy ở 1 trường cấp 2, chúng tôi yêu cầu học sinh cách làm 1 robot từ bộ dụng cụ kỹ thuật tiêu chuẩn. Và tôi thấy nhiều học sinh có vẻ chán. Rồi một vài trong số đó bắt đầu lấy những mẫu giấy và trang trí các người máy của họ. Và rồi nhiều bạn khác cũng làm như vậy, và chúng thích thú với công việc đó. Vậy là tôi tìm cách sáng tạo hơn để đưa môn công nghệ đến với học sinh. Điều tôi nhận thấy là phần lớn các bộ dụng cụ công nghệ được dùng trong trường trông có vẻ không thân thiện. Chúng được làm từ những bộ phận nhựa mà bạn không tùy chỉnh được. Hơn nữa, chúng rất đắt, có giá đến vài trăm đô la một bộ. Tức là không thể mua với ngân quỹ của lớp học. Tôi không biết làm sao, tôi quyết định làm thứ gì đó cho riêng tôi. Tôi bắt đầu với giấy và vải. Chúng ta chơi với những thứ đó khi chúng tôi còn nhỏ, và chúng cũng rất rẻ và có thể được tìm thấy khắp nơi quanh nhà. Và tôi lên một kế hoạch thực hiện để các học sinh có thể tạo ra một sản phẩm sáng tạo dùng vải và nút hình mắt. Học sinh có thể giúp nhau trong lớp, cười vui và trao đổi về kế hoạch. Và quan trọng nhất là các học sinh có thể đưa những sáng kiến của mình vào kế hoạch. Nhờ những thành công của kế hoạch này, tôi tiếp tục tạo ra những chương trình kỹ thuật mới để thử thách học trò của tôi. Và tôi cũng đưa những kế hoạch này ra bên ngoài vào cộng đồng. Và điều thú vị đã xảy ra. Tôi nhận thấy nhiều người từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau đến với nhóm chúng tôi. Và đăc biệt, phụ nữ và người thiểu số đến nhiều hơn tôi nghĩ, và đó là điều mà bạn không thường thấy ở một cơ sở kỹ thuật truyền thống. Bây giờ hãy xem báo cáo của nhân viên tại một công ty công nghệ năm 2016. Phụ nữ chỉ chiếm 19% nhân lực trong ngành công nghệ. Và nhóm thiểu số chỉ chiếm 4%. Đây là số liệu có thể được cho là bình thường nếu bạn vào một câu lạc bộ trường cấp 3, hoặc một lớp kỹ thuật ở cáp 2. Ở đó bạn thấy có vấn đề liên quan đến tính đa dạng đã làm mất đi sự phong phú trong lực lượng lao động ở ngành công nghệ. Một giải pháp có thể là đưa công nghệ đến với học sinh thông qua các chương trình sáng tạo. Tôi không muốn nói là điều đó sẽ giải quyết mọi thứ, nhưng nó có thể đưa công nghệ đến với những ai không quan tâm đến công nghệ nhờ vào cách công nghệ được mô tả và giảng dạy tại trường. Vậy làm cách nào chúng ta thay đổi cách nhìn về công nghệ? Phần lớn học sinh nghĩ công nghệ thật chán hoặc không được chào đón, vậy tôi luôn thiết kết những chương trình theo 3 nguyên tắc. Thứ nhất là có một mặt bằng thấp, có nghĩa là chương trình phải dễ để bắt đầu. Hãy xem hướng dẫn thực hành này. Chương trình đầu tiên mà chúng tôi cho học sinh thực hiện là làm một cái vòng bằng giấy. Bạn sẽ thấy, nó không mất nhiều thời gian để làm đâu, và nó rất dễ ngay cả đối với người bắt đầu. Và một mặt bằng thấp cũng có nghĩa là chúng ta loại bỏ những rào cả về tài chính hay làm cho người ta lừng khừng khi bắt đầu một chương trình. Vậy với giấy, dây đồng, bóng đèn và pin, người ta có thể làm bày học này chưa đến 1 đô la. Thứ hai là có yêu cầu cao. Có nghĩa là phải có không gian để thực hiện, và học sinh phải luôn đối mặt với thách thức. Trước hết sản phẩm phải là một dụng cụ thắp sáng được rồi bạn có thể thêm vào cảm biến và vi điều khiển, và bắt đầu làm chương trình tương tác với môi trường. (Cười) Và cuối cùng, thứ ba là mang tính cá nhân. Có nghĩa là chúng ta có thể làm chương trình đáp ứng được cho bất kỳ ai. Đó là cái hay của việc dùng vật liệu ngày thường; nó rất dễ để điều chỉnh khi dùng giấy và vải. Vậy thậm chí bạn không thích trò Flappy Bird, bạn vẫn có thể làm trò chơi của riêng bạn. (Video) Học sinh: Vậy là trò chơi của chúng ta là về Justin Bieber, vì cậu ấy nhanh nhạy, và trò chơi là giúp chàng thoát được cảnh sát Los Angeles-- (Cười) (Video) Học sinh: Ah, nhưng anh ấy hay thay đổi quá -- chúng ta ở trong đội của anh ấy. (Cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Carlos, cựu lính thủy tham chiến tại VN người tình nguyện ra đi trong 3 chiến dịch và đã bị bắn trong cả 3 lần đó. Năm 1971, ông giải ngũ vì mất sức do có quá nhiều mảnh đạn ghim trên cơ thể khiến máy dò kim loại hoạt động liên tục. Suốt 42 năm tiếp theo, ông trải qua những cơn ác mộng nỗi lo sợ tột cùng khi ở nơi công cộng, sự cách biệt và sầu muộn. Ông tự điều trị bằng rượu Ông kết hôn và ly dị ba lần. Carlos đã bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Về phần mình, tôi là 1 nhà tâm lý học giúp xoa dịu đau khổ của con người, trong 10 năm qua, mục tiêu hướng tới của tôi là những nỗi đau gây ra bởi PTSD giống điều các cựu chiến binh như Carlos đã trải qua. Cho đến gần đây, khoa học nghiên cứu PTSD không còn tiếp tục nữa. Vì vậy, chúng tôi không biết phải làm gì. Chúng tôi kê những thuốc nặng cho cựu chiến binh. Những người khác chúng tôi để nhập viện kết hợp trị liệu gen và với một số khác chúng tôi chỉ nói "Hãy về nhà và cố quên đi những trải nghiệm đó." Gần đây hơn, chúng tôi thử trên chó trị liệu, nơi trú ẩn hoang dã -- nhiều thứ có thể làm giảm căng thẳng tạm thời, nhưng về lâu dài lại không thực sự loại bỏ những triệu chứng PTSD. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Và tôi ở đây để tuyên bố rằng giờ đây chúng ta có thể loại bỏ PTSD, không chỉ là kiểm soát các triệu chứng và ở rất nhiều cựu chiến binh. Vì 1 nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, một cách khách quan và lặp đi lặp lại, cách trị liệu nào loại bỏ các triệu chứng và cách nào không. Và hóa ra là, những cách trị liệu PTSD tốt nhất dùng rất nhiều nguyên tắc tập huấn tương tự cách mà quân đội sử dụng để trang bị cho các học viên trong chiến tranh. Hiện nay, gây ra chiến tranh -- là điều mà chúng ta rất giỏi. Chúng ta tạo ra chiến tranh từ trước khi trở thành con người hoàn chỉnh. Và từ đó, chúng ta đi từ việc sử dụng đá và sức lực tới việc phát triển những hệ thống vũ khí tinh vi và có sức tàn phá khủng khiếp. Để các chiến binh có thể sử dụng những vũ khí này, ta dùng các biện pháp đào tạo tân tiến nhất. Chúng ta rất giỏi gây chiến. Chúng ta cũng rất giỏi đào tạo các chiến binh để đánh trận. Nhưng khi xét đến những hứng chịu của các cựu chiến binh ngày nay, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng chúng ta không giỏi như vậy trong việc trang bị cho họ trở về nhà. Tại sao lại thế? Tổ tiên của chúng ta đã sống chìm sâu trong xung đột và họ chiến đấu tại ngay nơi họ sống. Chỉ đến gần đây trong lịch sử tiến hóa nhân loại, gần như không có nhu cầu học cách trở về nhà từ chiến tranh, vì chúng ta chưa bao giờ thực sự trở về. Nhưng may mắn hiện nay, hầu hết con người sống trong những xã hội hòa bình hơn nhiều, và khi có xung đột, chúng ta, đặc biệt là ở nước Mỹ, có công nghệ để những chiến binh trải qua khóa tập huấn đặc biệt này để họ đi chiến đấu bất cứ nơi đâu trên thế giới và khi họ hoàn thành nhiệm vụ, đưa họ trở lại mảnh đất thực sự yên bình Nhưng hãy thử tưởng tượng một chút xem điều đó sẽ như thế nào. Tôi từng nghe các cựu chiến binh kể rằng một ngày khi họ trong một cuộc hỏa chiến ở Afghanistan nơi họ nhìn thấy sự thảm sát và chết chóc, nhưng chỉ ba ngày sau đó, họ thấy chính mình đang bê thùng nước đá tới sân bóng của con họ. "Mindfuck" là từ phổ biến nhất. (Cười) Nó là từ phổ biến nhất tôi biết để mô tả trải nghiệm này. Và nó chính xác là như vậy. Vì trong khi những chiến binh dành vô số thời gian tập luyện cho chiến tranh, chỉ gần đây chúng ta mới hiểu rằng nhiều người cần tập luyện cách trở lại cuộc sống bình thường. Như mọi khóa tập huấn, cách trị liệu PTSD tốt nhất yêu cầu sự lặp lại. Trong quân đội, chúng tôi không đơn giản đưa học viên súng phóng lựu tự động Mark-19 và nói: Đây là cò, đây là đạn và chúc may mắn" Không. Chúng tôi đào tạo họ theo từng dạng và trong tình huống cụ thể lặp đi lặp lại cho đến khi họ nâng vũ khí lên và nhắm vào mục tiêu nó đã ngấm vào bộ nhớ của mỗi múi cơ đến mức có thể thực hiện mà không cần nghĩ, thậm chí trong tình thế cam go nhất mà bạn có thể tưởng tượng. Tương tự với những cách trị liệu dựa trên việc tập huấn. Đầu tiên là liệu pháp nhận thức, và đây là một dạng hiệu chuẩn lại thần kinh. Khi các cựu chiến binh trở về nhà thế giới quan của họ được xác lập để thấy một môi trường còn nguy hiểm hơn. Nên khi bạn cố phủ lên hệ thần kinh đó một môi trường của thời bình bạn sẽ gặp rắc rối. Bạn bắt đầu chìm đắm trong lo âu về những hiểm họa không có thực. Bạn bắt đầu không tin vào gia đình hay bạn bè nữa. Nó không có nghĩa là không có nguy hiểm trong cuộc sống thường ngày. Nó chỉ là về xác suất chúng ta gặp chúng so với khi ở chiến trường nó thấp hơn rất nhiều. Chúng tôi chưa bao giờ khuyên các cựu chiến binh bỏ hết cảnh báo. Chúng tôi tập cho họ cách điều chỉnh sự cảnh báo theo nơi họ sinh sống. Nếu bạn nhận thấy mình đang ở với những hàng xóm tệ hãy bật nó lên. Ra ngoài ăn tối với gia đình ư? Bạn giảm bớt nó thật nhiều đi. Chúng tôi tập cho các cựu chiến binh để lý trí họ mạnh mẽ, để tính toán một cách hệ thống xác suất thống kê thực sự của các cuộc đụng độ, một IED ở Mỹ trong thời bình. Với đủ tập luyện, những hiệu chuẩn lại này sẽ gắn chặt lại. Cách tiếp theo của trị liệu là hiệu pháp lộ diện, và đây là một loại tập huấn hiện trường, và là cách nhanh nhất cho việc điều trị hiệu quả được chứng minh. Bạn còn nhớ Carlos chứ? Đây là cách mà ông đã chọn. Chúng tôi bắt đầu bằng việc đưa cho ông các bài tập là những thử thách với ông: đi đến một cửa hàng thực phẩm, đi đến một siêu thị mua sắm, đi đến một quán ăn ngồi quay lưng lại với cửa ra vào. và quan trọng là ở trong những môi trường đó. Đầu tiên ông rất lo lắng. Ông muốn ngồi ở chỗ có thể quan sát được căn phòng, nơi mà ông có thể vạch đường trốn thoát, nơi mà ông có thể vươn tay tới các vũ khí tạm thời. và ông đã muốn bỏ đi, nhưng ông đã không làm vậy. Ông nhớ lại các buổi tập huấn ở Thủy quân Lục Chiến, và ông vượt qua được sự bất an của mình và mỗi lần ông làm được điều này sự bất an của ông lại giảm một chút sau đó lại giảm một chút nữa, và cứ tiếp tục giảm thêm, cho đến cuối cùng, ông đã học lại một cách hiệu quả cách ở trong một không gian công cộng và tự vui với chính mình. Ông cũng nghe những cuộn ghi âm về những trải nghiệm chiến đấu của ông nghe đi nghe lại. Ông đã nghe tới khi những ký ức đó không còn khiến ông bất an nữa. Ông trở lại những ký ức này nhiều đến mức não ông không còn tái hiện những trải nghiệm đó trong giấc ngủ của ông nữa. Và khi trò chuyện với ông một năm sau khi đợt điều trị kết thúc ông nói với tôi "Bác sĩ, đây là lần đầu tiên trong 43 năm tôi không còn gặp ác mộng" Đây là sự khác biệt với sự tẩy bộ nhớ. Các cựu chiến binh sẽ luôn nhớ những trải nghiệm thương chấn, nhưng với đủ sự tập luyện, những hồi ức đó sẽ không còn rõ nét hay đau đớn như trước kia nữa. Họ không còn cảm thấy như chúng vừa như mới xảy ra ngày hôm qua và đó là một nơi tốt hơn để sống. Nhưng điều đó luôn rất khó Như mọi khóa tập huấn, nó không thể có hiệu quả với tất cả mọi người. Và còn vấn đề về lòng tin. Đôi khi tôi được hỏi "Nếu ông chưa trải qua làm sao ông có thể giúp tôi?" Điều này có thể hiểu được. Nhưng tại thời điểm quay lại cuộc sống bình thường, bạn không cần đến người đã qua chinh chiến. Bạn không cần tập luyện cho các thao tác trên chiến trường; bạn cần tập luyện cách trở về nhà. 10 năm qua trong sự nghiệp của mình, Tôi được xem những tài liệu chi tiết về những trải nghiệm tệ nhất mà bạn có thể hình dung hằng ngày. Và nó luôn không dễ dàng. Có những lần tôi thấy tim mình tan vỡ hay tôi chìm vào đó quá sâu. Nhưng những trị liệu dựa vào tập luyện này có hiệu quả rất tốt bất cứ thứ gì khiến tôi mệt mỏi lại luôn mang đến điều tuyệt vời vì tôi thấy mọi người đã tốt dần lên. Tôi thấy cuộc sống biến đổi. Carlos bây giờ có thể ra ngoài vui đùa với những đứa cháu của mình, điều mà ông đã không thể làm với chính những đứa con. Và đáng kinh ngạc hơn là sau 43 năm chịu đựng những đau khổ ông chỉ mất 10 tuần tập luyện chăm chỉ để lấy lại cuộc đời mình. Và ông nói với tôi rằng, "Tôi biết rằng tôi không thể lấy lại những năm tháng đó Nhưng ít nhất bây giờ, bất cứ ngày nào còn trên trái đất này Tôi có thể sống trong bình yên" Ông cũng nói: "Tôi hi vọng những cựu chiến binh trẻ tuổi hơn đừng chờ đợi để có sự giúp đỡ mà họ cần" Đó cũng là hi vọng của tôi Vì... Cuộc đời này rất ngắn ngủi và nếu bạn đủ may mắn sống sót sau chiến tranh hay bất kỳ trải nghiệm chấn thương nào chính bạn nợ nó để sống cuộc sống của bạn thật tốt. Và bạn không nên đợi để có khóa tập huấn bạn cần để làm nó xảy ra. Cách tốt nhất để kết thúc những đau khổ của con người gây ra bởi chiến tranh là đừng bao giờ tham chiến. Nhưng loài người chưa làm được điều đó. Cho đến đạt được điều đó, những đau đớn tinh thần chúng ta tạo ra cho những đứa con của mình khi đưa chúng đi để chiến đấu có thể được giảm bớt Nhưng chúng ta phải chắc rằng khoa học, mức năng lượng, giá trị mà chúng ta đặt vào để đưa chúng đến chiến tranh sẽ phản ánh ít nhất cách chúng ta chuẩn bị tốt ra sao để chúng về nhà sum họp. Chúng ta nợ chúng rất nhiều. Cảm ơn (Vỗ tay) John, điều này có vẻ thật đáng sợ. Phải. Cảm giác rằng thế giới đang ở giai đoạn mà ta chưa chứng kiến một thời gian dài. Mọi người không chỉ bất đồng theo cách mà chúng ta quen thuộc, về sự phân chia tả-hữu trong chính trị. Những sự khác biệt sâu sắc hơn nhiều đang diễn ra Điều gì đang xảy ra vậy, và làm thế nào chúng ta lại rơi vào giai đoạn này? Đây là điều khác biệt. Có điều gì đó còn lớn hơn cảm giác ngày tận thế rất nhiều. Một khảo sát được thực hiện bởi Pew Research chỉ ra rằng: Mức độ mà chúng ta cảm thấy về phía bên kia không chỉ -- Chúng ta không chỉ không thích họ; Chúng ta cực kỳ không thích họ, và chúng ta cho rằng họ là một mối đe dọa cho dân tộc. Số lượng người có suy nghĩ như vậy ngày càng tăng, và bây giờ nó đã vượt quá 50% ở cả hai bên. Mọi người sợ hãi, bởi vì có điều gì đó khác so với trước đây nó nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vào bất kì thời điểm nào khi tôi nhìn vào bất cứ sự sắp xếp xã hội nào, tôi luôn sử dụng ba nguyên lý cơ bản của tâm lý đạo đức, tôi nghĩ là chúng sẽ có ích trong trường hợp này Điều đầu tiên mà bạn phải luôn luôn lưu tâm khi nghĩ về chính trị là chúng ta mang tính bộ lạc. Chúng ta đã phát triển theo chủ nghĩa bộ lạc. Một trong những nhìn nhận đơn giản và tuyệt vời nhất về xã hội loài người tự nhiên là thành ngữ Bedouin: "Tôi chống lại anh trai tôi; tôi và anh trai chống lại anh chị em họ; tôi, anh trai và anh chị em họ chống lại những người lạ." Chủ nghĩa bộ lạc đó cho phép chúng ta tạo ra những cộng đồng lớn và tìm lại với nhau để cạnh tranh với những cộng đồng khác. Điều đó giúp chúng ta thoát khỏi rừng và những nhóm nhỏ, nhưng nó lại đem đến sự mâu thuẫn kéo dài. Câu hỏi mà bạn phải nghĩ đến là: Những khía cạnh nào của xã hội chúng ta đang làm điều đó tồi tệ hơn. và điều gì gì làm chúng dịu xuống. Đây quả là một thành ngữ không mấy tích cực. Anh nói rằng điều này thực sự đã ăn sâu vào suy nghĩ của con người ở một mức độ nào đó? Ồ, chắc chắn rồi. Đây chỉ là một mặt cơ bản của nhận thức xã hội loài người. Nhưng chúng ta cũng có thể sống hòa bình với nhau một cách thực sự. chúng ta đã nghĩ ra nhiều cách vui vẻ, như là những trận chiến trò chơi. Ý tôi là thể thao, chính trị -- Đây là tất cả những cách mà chúng ta luyện tập cái bản chất bộ lạc này mà không thực sự làm ai bị thương Chúng ta cũng rất giỏi trong giao thương, khám phá và gặp những người mới. Vì vậy mà chủ nghĩa bộ lạc của chúng ta là một cái gì đó dao động lên xuống -- Chúng ta không phải lúc nào cũng chống lại lẫn nhau, nhưng sẽ không bao giờ có hòa bình thế giới. Kích cỡ của bộ lạc đó có thể thu nhỏ hoặc mở rộng ra. Đúng vậy. Kích cỡ của cái được coi là "chúng ta" và của cái được coi là "bên kia" hay "họ" có thể thay đổi. Và một vài người tin rằng quá trình đó có thể tiếp diễn không thời hạn. Đúng vậy. Chúng ta đã thực sự mở rộng ý nghĩa của bộ lạc được một lúc rồi. Tôi nghĩ là, nơi ta đang tìm thấy cái có thể được gọi là sự phân biệt tả-hữu mới. Sự phân biệt tả-hữu mà chúng ta vẫn thửa hưởng xuất phát từ sự phân biệt giữa lao động với tư bản, và tầng lớp lao động, và Marx. Nhưng tôi nghĩ những gì chúng ta đang chứng kiến, ngày càng tăng là sự chia rẽ trong tất cả chế độ dân chủ phương Tây giữa những người muốn dừng ở mức độ quốc gia, những người có xu hướng địa phương-- và tôi không có ý đó là điều xấu -- những người mà có thiên hướng về nguồn cội nhiều hơn, họ quan tâm về thành phố, cộng đồng và dân tộc của họ. Với những người chống lại chủ nghĩa địa phương và người -- bất cứ khi nào rối trí, tôi lại nghĩ tới bài "Imagine" của John Lennon. "Hãy tưởng tượng không có các quốc gia không phải giết chóc hay hy sinh vì nó." Đây là những người mong muốn một chính phủ toàn cầu hơn, họ không thích các quốc gia độc lập, họ không thích biên giới. Anh cũng có thể thấy điều này ở khắp châu Âu. Có một người với những ẩn dụ tuyệt vời thực ra, là Shakespeare-- viết mười năm trước ở Anh. Tác giả có một ẩn dụ: "Chúng ta là người ở phía trên hay phía dưới cầu rút?" Và nước Anh bị chia rẽ 52-48 ở điểm đó. Và nước Mỹ cũng bị chia rẽ ở điểm đó. Những người trong số chúng ta lớn lên với The Beatles và thứ đại loại như triết học hippie mơ về một thế giới kết nối hơn -- thật là lý tưởng và "làm sao mà người ta lại có thể nghĩ xấu về điều đó?" và những gì mà anh đang nói, thực sự là, hàng triệu người ngày nay không chỉ thấy rằng đó là điều ngớ ngẩn; nó thực sự nguy hiểm và sai trái, họ sợ nó. Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là, đặc biệt ở châu Âu nhưng cả ở đây là vấn đề nhập cư. Tôi nghĩ đây là điểm chúng ta phải nhìn nhận một cách cẩn thận khoa học xã hội về sự đa dạng và nhập cư. Một khi một vấn đề bị chính trị hóa một khi nó tạo nên sự chia rẽ tả-hữu thì ngay cả những nhà khoa học xã hội cũng không thể nghĩ thấu đáo về nó. Sự đa dạng là tốt theo rất nhiều nghĩa. Nó rõ ràng tạo ra nhiều sự đổi mới hơn. Nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhiều từ đó. Đa dạng và nhập cư mang lại rất nhiều điều tốt. Nhưng, tôi nghĩ những gì mà các nhà toàn cầu hóa không nhìn thấy, điều mà họ không muốn nhìn thấy là sự đa dạng dân tộc loại bỏ vốn xã hội và sự tin tưởng. Một nghiên cứu rất quan trọng của Robert Putnam, tác giả của "Bowling một mình," nhìn vào cơ sơ dữ liệu vốn xã hội. Một cách căn bản, càng nhiều người thấy rằng họ như nhau, họ càng tin tưởng lẫn nhau, họ càng có thể có một nhà nước phân chia lại phúc lợi. Các quốc gia Scandinavia rất tuyệt vời bởi vì họ có gia tài là các quốc gia nhỏ, đồng chủng tộc. và điều này dẫn tới một nhà nước phúc lợi cấp tiến, một tập hợp những giá trị tả khuynh nói rằng, "Hãy hạ cầu rút xuống! Thế giới là một nơi tuyệt vời. Những người ở Syria đang chịu đựng-- chúng ta phải chào đón họ." Và đó là một điều tốt đẹp. Nhưng nếu, và tôi đã ở Thụy Điển mùa hè này, nếu sự bàn luận ở Thụy Điển tương đối chính xác về chính trị và họ không thể nói về những mặt tiêu cực, bạn sẽ kết thúc ở chỗ mang rất nhiều người vào. Điều đó sẽ loại bỏ vốn xã hội, làm khó có thể có một nhà nước phúc lợi. và họ có thể sẽ kết thúc giống như những gì ta có ở Mỹ, với một xã hội chia rẽ chủng tộc một cách rõ ràng. Rất không thoải mái khi nói về những điều này. Nhưng tôi nghĩ đây là điều, ở châu Âu và cũng như ở Mỹ, chúng ta cần phải chú ý. Anh nói rằng những người lý trí, những người tự cho rằng họ không phải là những kẻ phân biệt chủng tộc, mà là những người đứng đắn, có những lý lẽ cho rằng chỉ là con người quá khác biệt; rằng chúng ta có nguy cơ bị quá tải nhận thức về những gì mà con người có khả năng bằng cách trộn lẫn những người quá khác biệt. Vâng, nhưng sẽ dễ chịu hơn nếu nói rằng đó không nhất thiết phải là về chủng tộc. Đó là về văn hóa. Có một công trình tuyệt vời của nhà khoa học chính trị Karen Stenner, chỉ ra rằng khi mà con người cho rằng chúng ta là một, chúng ta đều như nhau, có nhiều người có khuynh hướng độc tài chủ nghĩa. Họ không đặc biệt phân biệt chủng tộc khi họ cảm thấy không có mối đe dọa nào cho xã hội và trật tự đạo đức. Nhưng nếu giả sử chúng ta kích hoạt họ bởi ý nghĩ chúng ta sẽ chia rẽ, mọi người đang khác biệt hơn, thì họ sẽ phân biệt chủng tộc, đồng tính hơn, họ muốn tống khứ những kẻ dị biệt. Đây là lúc mà bạn sẽ thấy sự phản ứng độc tài. Bên tả, theo đến cùng những lời của John Lennon làm những điều tạo nên phản ứng độc tài. Chúng ta chắc chắc thấy điều này ở Mỹ với phong trào Cánh hữu khác. Ta thấy nó ở Anh, và ở khắp châu Âu. Nhưng mặt tích cực hơn của việc này tôi nghĩ là các nhà địa phương hay dân tộc chủ nghĩa, họ thực sự đúng -- nếu bạn nhấn mạnh sự tương đồng văn hóa của chúng ta, thì chủng tộc không là vấn đề. Vậy sự đồng hóa tiếp cận sự nhập cư loại bỏ rất nhiều những vấn đề này. Và nếu bạn coi trọng việc có một nhà nước phúc lợi hào phóng, bạn phải nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta là như nhau. Vậy là nhập cư gia tăng và nỗi sợ điều đó là một trong những nguyên nhân của sự chia rẽ gần đây. Vậy những nguyên nhân khác là gì? Nguyên lý tiếp theo của tâm lý học đạo đức là trực giác đi trước lý luận chiến lược theo sau. Bạn có thể đã nghe thấy cụm từ "lý luận động cơ" hay "thiên kiến xác nhận." Có một vài nghiên cứu rất thú vị về trí thông minh và những khả năng bằng lời của chúng ta có thể đã không tiến hóa để giúp chúng ta tìm ra sự thật, mà là giúp chúng ta thao túng lẫn nhau, bảo vệ danh dự của chúng ta Chúng ta rất, rất tốt trong việc biện hộ cho bản thân mình. Và khi chúng ta tính đến những lợi ích nhóm, thì không chỉ tôi, mà là đội của tôi với đội của bạn, ngay cả khi bạn đang đáng giá bằng chứng cho rằng bên bạn sai, chúng ta chỉ không thể chấp nhận điều đó. Đây là lý do vì sao mà bạn không thể thắng một cuộc tranh luận chính trị. Nếu bạn đang tranh luận một điều gì, bạn không thể thuyết phục người khác bằng lý lẽ và bằng chứng, vì đó không phải là cách mà lý luận hoạt động. Vậy bây giờ, hãy đưa cho chúng ta, internet, Google" "Tôi nghe thấy rằng Barack Obama được sinh ra ở Kenya. Để tôi Google -- ôi trời ơi! 10 triệu tìm kiếm! Xem này, đúng rồi!" Đây trở thành một ngạc nhiên không mấy dễ chịu với nhiều người. Truyền thông xã hội thường được định hình bởi những kẻ lạc quan vào công nghệ như đây là một nguồn lực kết nối tuyệt vời giúp mang mọi người lại gần nhau hơn. Nhưng lại có những phản tác dụng không mong muốn. Đúng vậy. Đó là lý do vì sao tôi rất thích quan điểm âm-dương. về bản chất con người, về tả hữu mỗi bên đúng về một số điều nhất định, nhưng lại mù quáng về những điều khác. Bên tả nhìn chung tin rằng bản chất con người là đúng: mang mọi người lại gần nhau, phá hủy các rào cản và mọi thứ sẽ tốt đẹp. Bên hữu -- những người bảo thủ xã hội, không phải những nhà tự do chủ nghĩa những người bảo thủ xã hội nhìn chung tin con người có thể tham lam, nhục dục và ích kỷ, và chúng ta cần có luật lệ, cần có những cấm đoán, Vì thế, nếu bạn phá vỡ các bức tường, cho phép mọi người giao tiếp trên khắp thế giới, bạn sẽ có rất nhiều những thứ đồi trụy và sự phân biệt chủng tộc Anh hãy làm rõ hơn. Điều gì đã thay đổi, đào sâu hơn cảm giác về sự chia rẽ này? Bạn phải thấy sáu đến mười ý khác nhau cùng một lúc Tôi sẽ chỉ liệt kê một vài. Ở Mỹ, một trong những -- thực ra, Mỹ và châu Âu -- một trong những ý lớn nhất là Thế Chiến II. Có một nghiên cứu thú vị của Joe Henrich và những người khác cho rằng nếu đất nước của bạn gặp chiến tranh, đặc biệt là khi bạn còn trẻ, rồi tôi sẽ kiểm tra bạn 30 năm sau đó trong một tình thế khó xử phổ biến hoặc tình thế khó xử của một tù nhân, bạn hợp tác hơn. Bởi vì bản chất bộ lạc của bạn, nếu bạn là -- bố mẹ tôi là thiếu niên trong Thế Chiến II, và họ có thể ra ngoài tìm kiếm nhôm phế liệu để giúp nỗ lực tham chiến. Ý tôi là, mọi người được kéo lại gần nhau hơn. Và những người này tiếp tục, họ khá lên nhờ kinh doanh và chính phủ, họ giữ những vị trí lãnh đạo. Họ rất giỏi trong việc thỏa hiệp và hợp tác. Tất cả họ về hưu trong những năm 90. Chỉ còn những người sinh ra ở giai đoạn bùng nổ dân số cuối những năm 90. Và tuổi trẻ của họ được dùng để chống lại lẫn nhau trong mỗi nước, vào năm 1968 và sau đó. Sự mất mát thế hệ của Thế Chiến II, "Thế hệ tuyệt vời nhất," là vô cùng lớn. Vậy đó là một ý. Một ý khác, ở Mỹ là sự thanh lọc ở cả hai đảng. Đã từng có những người cộng hòa tự do và những người dân chủ bảo thủ. Vậy nước Mỹ đã có một sự lưỡng đảng thực sự giữa thế kỷ 20. Nhưng vì một loạt các yếu tố khác nhau bắt đầu xuất hiện vào những năm 90 chúng ta đã có một đảng tự do và đảng bảo thủ được thanh lọc. Vì vậy bây giờ, người của hai đảng này thực sự khác nhau, và chúng ta thực sự không muốn con cái chúng ta cưới họ, điều mà, vào những năm 60, không có vấn đề gì lắm Vậy, sự thanh lọc của các đảng. Thứ ba là internet, như tôi đã nói, nó chỉ là chất kích thích kinh ngạc nhất cho lập luận và sự phỉ báng diễn ra sau. Lối diễn đạt về những gì đang diễn ra trên internet bây giờ khá đáng lo ngại. Tôi mới chỉ tìm kiếm nhanh trên Twitter về cuộc bầu cử và nhìn thấy hai tweets cạnh nhau. Một cái, phản đói lại bức graffiti phân biệt chủng tộc: "Thật là kinh tởm! Sự xấu xí ở đất nước này, là do #Trump mang lại." Và cái tiếp theo là: "Trang đề tặng Hillary Dối Trá. Kinh tởm!" Ý tưởng "kinh tởm" đang khiến tôi lo ngại. Bởi vì bạn có một sự bất đồng hay sự không đồng ý về một vấn đề nào đó, bạn có thể nổi giận với ai đó. Kinh tởm, như tôi nghe thấy anh nói, làm mọi thứ trầm trọng hơn nhiều. Đúng vậy. Kinh tởm rất khác. Tức giận -- bạn biết đấy, tôi có những đứa con. Chúng cãi nhau 10 lần mỗi ngày, và chúng thương yêu nhau 30 lần mỗi ngày. Bạn chỉ đi tới đi lui: bạn tức giận, bạn không tức giận; bạn tức giận, bạn không tức giận. Nhưng kinh tởm khác. Kinh tởm vẽ nên một người chưa phải là người, quái dị, bị bóp méo, biến dạng về mặt đạo đức. Kinh tởm giống như mực không xóa được. Một nghiên cứu của John Gottman về liệu pháp hôn nhân. Nhìn vào những khuôn mặt này. Nếu một người trong cặp đôi thể hiện sự kinh tởm hay coi thường, điều đó dự báo rằng họ sẽ ly dị sớm thôi, trong khi đó, nếu họ thể hiện sự tức giận, điều đó chả dự báo được gì, bởi nếu bạn có thể xử lý cơn giận tốt, điều đó thực sự tốt. Vậy cuộc bầu cử này là khác. Cá nhân Donald Trump sử dụng từ "kinh tởm" rất nhiều. Ông ta rất dị ứng với vi trùng, vì vậy kinh tởm thành vấn đề -- rất nhiều đối với ông ấy, đấy là điều gì độc nhất với ông ta -- nhưng vì chúng ta phỉ báng lẫn nhau nhiều hơn, và lần nữa, thông qua thế giới quan Manichaean, ý tưởng cho rằng thế giới là một trận chiến giữa thiện và ác khi việc này đang leo dốc, chúng ta có nhiều khả năng không chỉ nói họ sai hay ta không thích họ, mà chúng ta nói họ độc ác, quỷ quái, kinh tởm, ghê tởm. Và rồi chúng ta không muốn dính dáng tới họ. Và đó là lý do tại sao chúng ta đang thấy nó, ví dụ, ở khuôn viên trường học Chúng ta thấy nhiều hơn sự thúc giục để giữ mọi người khỏi khuôn viên làm họ im lặng, xua đuổi họ. Tôi e rằng cả một thế hệ thanh niên này, nếu sự giới thiệu họ với chính trị có quá nhiều kinh tởm, họ sẽ không muốn dính líu đến chính trị khi họ lớn tuổi hơn. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Kinh tởm. Làm thế nào để làm dịu kinh tởm? Bạn không thế làm điều đó bởi lý lẽ. Tôi nghĩ... Tôi đã tìm hiểu kinh tởm nhiều năm, và tôi nghĩ về cảm xúc rất nhiều. Tôi nghĩ rằng ngược lại với kinh tởm thực sự là tình yêu. Tình yêu là tất cả về, giống như.. Kinh tởm là đóng cửa, là biên giới. Tình yêu là phá hủy những bức tường. Vì thế những mối quan hệ cá nhân, Tôi nghĩ, có thể là những phương tiện quyền lực nhất mà chúng ta có. Bạn có thể bị một nhóm người ghê tởm, rồi bạn gặp một người nào khác và bạn thực sự thấy rằng họ là một người thú vị. Và rồi dần dần nó sẽ làm yếu đi hoặc thay đổi hạng của bạn. Bi kịch là, người Mỹ đã từng bị pha trộn hơn nhiều ở các thành phố của họ bởi tả-hữu hay chính trị. Và giờ nó trở thành sự chia rẽ về đạo đức lớn, có rất nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta đang tiến gần hơn đến người giống chúng ta về quan điểm chính trị. Tìm ai đó ở phe bên kia sẽ khó hơn. Vì thế, họ đang ở đó, đang ở rất xa. Sẽ khó hơn để hiểu họ. Anh sẽ nói gì với ai đó hay với những người Mỹ, mọi người nói chung, về cái mà chúng ta nên hiểu về nhau để có thể giúp chúng ta suy nghĩ lại một chút bản năng "kinh tởm" này? Vâng. Một điều thực sự quan trọng để lưu tâm -- có một nghiên cứu bởi nhà khoa học chính trị Alan Abramowitz, cho thấy nền dân chủ Mỹ ngày càng bị chi phối bởi cái gọi là "tính đảng phái tiêu cực." Đó có nghĩa là, được, vậy là có một ứng cử viên, họ thích ứng cử viên đó, họ bầu cho anh ta. Nhưng với sự gia tăng của quảng cáo tiêu cực, truyền thông xã hội và các loại xu hướng khác, ngày càng tăng, cái cách mà các cuộc bầu cử diễn ra rằng mỗi bên sẽ cố gắng làm cho bên kia thật kinh khủng, thật khủng khiếp, rằng bạn sẽ bầu cho gã của tôi theo mặc định. và như vậy chúng ta ngày càng bỏ phiếu chống lại bên kia và không phải cho bên chúng ta, bạn phải lưu ý rằng nếu họ là người cánh tả, họ sẽ nghĩ, "Ồ, tôi đã từng nghĩ những người Cộng hòa rất tệ, nhưng giờ Donald Trump đã chứng minh điều đó. Và giờ mọi người Cộng hòa, tôi có thể hình dung tất cả mọi điều tôi nghĩ về Trump." Điều đó không cần thiết phải thật. Họ nhìn chung không hài lòng với ứng cử viên của họ. Đây là cuộc bầu cử mang tính đảng phái tiêu cực nhất trong lịch sử Mỹ. Vậy đầu tiên bạn phải tách biệt cảm giác của bạn về ứng cử viên với cảm giác về người được trao sự lựa chọn. Và rồi bạn phải thấy rằng, vì chúng ta đều sống trong một thế giới đạo đức riêng biệt -- phép ẩn dụ mà tôi dùng trong cuốn sách là chúng ta đều bị mắc bẫy trong "Ma Trận" hay mỗi cộng đồng đạo đức là một ma trận, một ảo giác đồng thuận. Và vì vậy nếu bạn ở trong ma trận màu xanh, mọi thứ sẽ hoàn toàn thuyết phục rằng phía bên kia -- họ thật cổ lỗ, họ phân biệt chủng tộc họ là những người tệ nhất trên thế giới, và bạn có tất cả cơ sở để ủng hộ điều đó. Nhưng ai đó ở gần nhà bạn đang sống trong một ma trận đạo đức khác. Họ sống trong một trò chơi điện tử khác, và họ thấy một thực tế hoàn toàn khác. Và mỗi người nhìn thấy những mối đe dọa khác nhau cho đất nước. Và điều mà tôi thấy khi đứng ở giữa và cố gắng hiểu cả hai bên là: cả hai bên đều đúng. Có rất nhiều mối đe dọa cho đất nước này, và mỗi bên, một cách không tránh khỏi không thể thấy tất cả chúng. Vậy, anh cho rằng chúng ta cần một dạng đồng cảm mới? Đồng cảm vẫn được định hình là: "Ồ, tôi cảm thấy nỗi đau của bạn. Tôi có thể đặt tôi vào hoàn cảnh của bạn." Và chúng ta áp dụng nó với người nghèo, người thiếu thốn, người đau khổ. Chúng ta thường không dùng nó với người mà chúng ta cảm thấy khác hay ta thấy ghê tởm. Đúng vậy. Nó sẽ như thế nào nếu chúng ta xây dựng loại đồng cảm đó? Thực ra, tôi nghĩ... Đồng cảm là một chủ để rất, rất được quan tâm trong tâm lý học, và đó là một từ rất phổ biến đặc biệt là với cánh tả. Đồng cảm là một điều tốt, và đồng cảm được ưu tiên dành cho các nạn nhân. Vì vậy rất quan trọng để nhấn mạnh rằng với những nhóm mà chúng ta bên cánh tả nghĩ rằng rất quan trọng. Thì thật dễ để đồng cảm, vì bạn hiểu Nhưng đồng cảm thực sự có ý nghĩa nếu bạn làm nó khi mà nó khó thực hiện. Và, tôi nghĩ ... Bạn biết đấy, chúng ta đã có 50 năm dài đối phó với những vấn đề sắc tộc và phân biệt đối xử trong pháp luật, và đó đã là ưu tiên hàng đầu của chúng ta trong một thời gian dài và nó vẫn quan trọng. Nhưng tôi nghĩ năm nay, Tôi mong nó sẽ làm mọi người thấy rằng chúng ta có một đe dọa hiện hữu trong tay chúng ta Sự phân chia tả-hữu của chúng ta, Tôi tin đây là sự chia rẽ quan trọng nhất mà chúng ta đối mặt. Chúng ta vẫn có những vấn đề về chủng tộc, giới và LGBT, nhưng đây là vấn đề nguy cấp của 50 năm tới, và mọi thứ sẽ không tự chúng tốt đẹp hơn. Vì thế chúng ta sẽ cần rất nhiều các cuộc cải cách thể chế, và chúng ta có thể nói về điều đó, nhưng đó sẽ là cả một cuộc trò chuyện dài, không chắc chắn. Nhưng tôi nghĩ nó bắt đầu bằng việc mọi người nhận ra đây là một bước ngoặt. Và đúng, chúng ta cần một kiểu đồng cảm mới. Chúng ta cần phải nhận ra: đây là điều mà đất nước chúng ta cần, và đây là điều mà bạn cần nếu bạn không muốn -- Hãy giơ tay nếu bạn muốn sống bốn năm tới giận giữ và lo lắng như bốn năm trước -- hãy giơ tay. Vậy nếu bạn muốn thoát khỏi điều này, hãy đọc Phật, đọc Jesus, đọc Marcus Aurelius. Họ có mọi loại lời khuyên tuyệt vời về làm thế nào để từ bỏ sợ hãi, điều chỉnh lại mọi thứ, hãy ngừng việc nhìn người khác như kẻ thù. Có rất nhiều chỉ dẫn trong những trí tuệ cổ xưa về loại đồng cảm này. Đây là câu hỏi cuối cùng của tôi. Cá nhân mỗi người có thể làm gì đê giúp hàn gắn? Vâng, rất khó để chỉ quyết định vượt qua những định kiến sâu sắc nhất của bạn. Và có một nghiên cứu chỉ ra rằng những định kiến chính trị sâu sắc và mạng mẽ hơn những định kiến về chủng tộc tại đất nước chúng ta bây giờ. Vì thế tôi nghĩ bạn phải nỗ lực -- đó là yếu tố chính. Hãy nỗ lực để thực sự gặp một ai đó. Mọi người đều có một anh chị em họ, một anh rể, một người ở phe kia. Vậy, sau cuộc bầu cử này -- hãy đợi một hoặc hai tuần, vì có thể một trong hai người sẽ cảm thấy thật khủng khiếp -- nhưng đợi một vài tuần, rồi tiếp cận và nói rằng bạn muốn nói chuyện. Và trước khi bạn làm nó, hãy đọc "Đắc Nhâm Tâm" của Dale Carnegie. (Tiếng cười) Tôi hoàn toàn nghiêm túc. Bạn sẽ học những kỹ thuật. nếu bắt đầu bằng việc công nhận, nếu bắt đầu bằng lời nói, Chú biết đấy, chúng ta không đồng ý với nhau rất nhiều, nhưng một điều mà cháu thực sự tôn trọng ở chú, chú Bob," hay "...về những người bảo thủ các chú, là..." Và bạn có thể thấy điều gì đó. Nếu bạn bắt đầu với việc đánh giá cao, nó giống như phép màu. Đây là một trong những điều tôi học được để ứng dụng vào các mối quan hệ với mọi người. Tôi vẫn mắc rất nhiều những sai lầm ngớ ngẩn, nhưng bây giờ tôi cực kỳ giỏi xin lỗi, và công nhận cái mà người khác đúng. Và nếu bạn làm điều đó, thì cuộc hội thoại sẽ diễn ra rất tốt đẹp, và thực sự rất vui vẻ. Jon, nói chuyện với anh thực sự rất hấp dẫn. Thực sự rằng mặt đất mà chúng ta đang sống đầy những câu hỏi sâu sắc về đạo đức và bản chất con người. Sự thông thái của anh không thể liên quan hơn. Cảm ơn anh rất nhiều vì đã giành thời gian. Cảm ơn, Chris. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Các nhà kinh tế đã tiến hành nghiên cứu hành vi của con người từ hàng trăm năm nay: cách ta đưa ra các quyết định, cách ta hành động theo từng cá nhân và theo nhóm, và cách ta trao đổi những giá trị. Họ nghiên cứu các tổ chức thiết chế tạo thuận lợi cho thương mại, như hệ thống pháp luật, sự hợp tác, và các khu thương mại. Nhưng có một thiết chế công nghệ mới sẽ làm thay đổi cách thức ta trao đổi, buôn bán, và đó được gọi là "blockchain". Hiện giờ, nó chính là một tuyên bố khá táo bạo, nhưng nếu như bạn không nắm được gì từ bài thuyết trình này, thì tôi thật sự muốn bạn nhớ rằng khi công nghệ "blockchain" vẫn còn tương đối mới, thì chính nó chính là sự tiếp nối của một câu chuyện rất nhân văn, và câu chuyện đó là đây. Là con người, chúng ta tìm ra những cách để giảm bớt lòng nghi ngờ về nhau để có thể trao đổi những điều tốt đẹp. Hiện tại, một trong những người đầu tiên khám phá ra ý tưởng về các tổ chức được sử dụng như một công cụ trong kinh tế học để hạn chế sự nghi ngờ của ta về người khác và để có thể trao đổi thương mại chính là chuyên gia kinh tế Nobel Douglass North. Ông đã mất hồi cuối năm 2015, nhưng North có những bước tiên phong về cái được gọi là "kinh tế thiết chế mới." Và điều ông muốn nói về thiết chế này chính là luật lệ chính thống như một hiến pháp, và những rào cản không chính thức,ví như nạn hối lộ. Những tổ chức này thật sự là chất bôi trơn để bánh xe kinh tế hoạt động, và chúng ta có thể thấy hiện tượng đó trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại. Nếu chúng ta nhìn lại lúc con người còn ở thời kỳ săn bắn hái lượm, ta chỉ buôn bán trong phạm vi nhỏ. Chúng ta đã có vài trục trặc, bất bình lúc trao đổi, nhưng ta đã áp chế bạo lực hay các ảnh hưởng xã hội. Vì xã hội phát triển ngày càng phức tạp hơn và lộ trình của thương mại đang phát triển ngày càng xa, cho nên ta đã xây dựng nên những thiết chế đúng đắn hơn, những tổ chức như ngân hàng ngoại tệ, chính phủ, các tập đoàn. Những thiết chế này đã giúp ta quản lý thương mại khi nghi ngờ và phức tạp gia tăng, và sự điều hành của các cá nhân ngày càng giảm sút. Kể cả với Internet, chúng ta cũng đặt những thiết chế trực tuyến giống như vậy. Chúng ta đã xây dựng những trang mạng buôn bán hàng hóa như Amazon, eBay, Alibaba, chỉ hơi khác là những thiết chế này hoạt động nhanh hơn và đóng vai trò trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế. Như Douglass North đã nhận thấy, các thiết chế là một công cụ hạn chế những nghi kỵ để chúng ta có thể kết nối và trao đổi mọi thứ trong xã hội. Và tôi tin, chúng ta đang bước vào một thời kỳ đổi mới căn bản và dài hơi về cách thức chúng ta tương tác và giao dịch, vì, lần đầu tiên, chúng ta có thể hạn chế sự nghi ngờ mà không cần đến các thiết chế chính trị và kinh tế, như ngân hàng, tập đoàn và chính phủ, mà ta có thể thực hiện chỉ với công nghệ. Vậy "blockchain" là gì? Công nghệ "blockchain" là một cơ sở dữ liệu (không tập trung) lưu trữ tài sản và giao dịch thông qua hệ thống "Peer-to-peer". Cơ bản mà nói thì đó là hệ thống lưu trữ chung của những người sở hữu và người nhận. Các giao dịch được thực hiện thông qua mã, dần dần, lịch sử giao dịch đó sẽ được gắn mã khóa thời gian, được liên kết với nhau và được thực hiện theo các mã hóa. Nó tạo ra một hệ thống lưu trữ bất biến của tất cả các giao dịch thông qua mạng này. Lưu trữ này được thực hiện trên mỗi máy tính kết nối mạng. Nó không phải là 1 ứng dụng. Không phải là 1 công ty. Tôi nghĩ nó rất giống với mô tả như Wikipedia. Chúng ta có thể thấy mọi thứ trên Wikipedia. Nó là một cái nhìn tổng hợp luôn thay đổi và được cập nhật. Chúng ta cũng có thể theo dõi những thay đổi này trên Wikipedia, và chúng ta có thể tạo ra "wikis" của riêng mình, vì ở trung tâm, chúng chỉ là một cơ sở dữ liệu. Trên Wikipedia, nó là một platform mở để lưu trữ từ ngữ và hình ảnh. và những thay đổi dữ liệu theo thời gian. Trên "blockchain", bạn có thể nghĩ nó là 1 nguồn mở, mà lưu trữ nhiều loại tài sản. Nó lưu trữ lịch sử của việc giám sát, lưu thông thông tin, quyền sỡ hữu và địa chỉ của các tài sản dưới dạng tiền kỹ thuật số - Bitcoin, một dạng khác của tài sản số giống như là sở hữu một IP. Nó có thể là 1 chứng nhận, thỏa thuận, những đối tượng được đóng gói, thậm chí cả thông tin cá nhân. Đương nhiên, còn có những chi tiết kỹ thuật khác của mạng "blockchain", nhưng chính yếu là ở cách nó hoạt động. Nó là một dạng đăng ký tài khoản công cộng có thể lưu trữ những giao dịch trên 1 mạng và được nhân rộng nên rất an toàn vì khó có thể can thiệp trên từng phiên bản đó. Điều đó đưa tôi đến suy nghĩ về cách thức mà "blockchain" có thể làm giảm bớt những nghi ngờ cho nên tôi cũng nghĩ tới cách mà "blockchain" có thể biến đổi nền kinh tế đến mức triệt để. Vậy, nghi ngờ là một vấn đề lớn trong các nền kinh tế, nhưng tôi xin trình bày 3 hình thức của sự nghi ngờ mà chúng ta đang đối mặt trong hầu hết giao dịch hàng ngày, ở đó. "blockchain" có thể phát huy vai trò của nó. Chúng ta đối mặt với nghi ngờ như không biết rõ người mình đang đàm phán, không hiễu rõ một giao dịch trước khi bắt đầu và không biết phải làm sao nếu giao dịch bị sai sót. Ví dụ, việc không biết người mình đang giao dịch là ai. Nếu bạn muốn mua một smartphone cũ trên eBay. Việc phải làm trước hết là xem bạn mua bán với ai. Họ có phải là người dùng eBay uy tín? Họ có được nhận xét và xếp hạng tốt, hay họ chưa có dòng lý lịch nào? Nhận xét, xếp hạng, đáng giá: đó là những chứng nhận về thông tin cá nhân mà chúng ta cần tạo dựng hôm nay và dùng để xóa bỏ những nghi ngờ về người mà ta đàm phán. Nhưng vấn đề là những thông tin đó bị cắt nhỏ rời rạc. Hãy nghĩ về số lượng nhiều nhận xét mà bạn có. "Blockchain" cho phép chúng ta tạo ra một mặt bằng rộng mở toàn cầu ở đó có thể lưu trữ bất kỳ chứng nhận nào về bất kỳ cá nhân nào từ bất kỳ nguồn nào. Điều đó cho phép ta tạo ra một danh tính người dùng đáng tin và thường trực. Còn hơn cả lý lịch vì bạn có thể tiết lộ 1 cách có chọn lọc những đặc điểm khác nhau về bạn điều đó giúp đơn giản hóa việc mua bán và tương tác, ví dụ, một chính phủ cấp cho bạn một thẻ căn cước, bạn trên 21 tuổi, bằng cách cung cấp những bằng chứng mật mã những chi tiết này tồn tại và được chấp nhận. Việc có căn cước thường trực loại này trong thế giới thực và thế giới số cho phép chúng ta tham gia mọi hành vi thương mại một cách trọn vẹn. Vậy là tôi vừa nói về cách "blockchains" có thể giảm thiểu nghi ngờ ở người mà ta đang đàm phán. Nghi ngờ thứ 2 mà ta thường gặp là không thấy một cách xuyên suốt quá trình tương tác. Ví dụ bạn muốn gửi cho tôi smartphone qua đường bưu điện. Tôi muốn thấy rõ quá trình này. Tôi muốn biết rằng sản phẩm tôi mua đúng là cái được gửi đến tôi qua bưu điện và có những bằng chứng về cách nó được gửi đến tôi. Đây là một sự thực không chỉ dành cho hàng điện tử như smartphone, mà còn cho nhiều loại hàng hóa và thông tin, như là thuốc tây, hàng xa xỉ, và nhiều loại dữ liệu hay sản phẩm mà ta không muốn bị đổi khác. Vấn đề này có ở nhiều công ty, đặc biệt là những công ty sản xuất máy móc tinh vi như smartphone, đó là những công ty đang điều hành tất cả những người bán hàng thông qua một chuỗi cung cấp theo hàng ngang. Tất cả những người này đến nơi làm sản phẩm, họ không có cùng cơ sở dữ liệu. Họ không dùng cùng cơ sở hạ tầng, và như thế sẽ rất khó thấy rõ ràng sản phẩm được hình thành thế nào. Khi dùng "blockchain", ta có thể tạo ra một thực tại chung mà không cần thông qua niềm tin. Tôi muốn nói tất cả những người trong hệ thống không cần biết nhau cũng không cần tin nhau, vì mỗi người đều có thể kiểm tra và xác nhận các giá trị cho mình trên hệ thống chung. Hãy so sánh với mạng Wikipedia. Đó là một cơ sở dữ liệu chung, và thậm chí nó có nhiều người đọc và nhiều người viết cùng lúc, nó vẫn luôn là một cơ sở duy nhất. Vậy chúng ta có thể tạo cơ sở đó trên "blockchain". Ta có thể tạo một cơ sở dữ liệu đa cực mà có tính hiệu quả của một cơ sở tập trung nhưng lại không có quyền lực tập trung. Vậy tất cả những người bán, tất cả các công ty, có thể tương tác bằng cách dùng cơ sở dữ liệu này mà không cần dựa vào các cơ sở khác. Có nghĩa là người mua có thể thấy rõ mọi hoạt động mua bán. Khi một đồ vật di chuyển, ta có thể thấy chứng nhận số của nó hay hình ảnh của nó di chuyển trên "blockchain", cùng với giá trị của nó trên thực tế. Đây là một thế giới hoàn toàn mới mà ở đó tất cả đều được thấy rõ. Trên đây,tôi đã nói về cách "blockchain" có thể làm giảm sự nghi ngờ và cách thức" blockchain" làm tăng sự minh bạch trong vận chuyển giao dịch phức tạp như một chuỗi cung cấp hàng hóa. Sự nghi ngờ cuối cùng mà chúng ta đối mặt là một trong những nghi ngờ không hồi kết và đó là sự không giữ lời. Nếu bạn không gửi chiếc smartphone đó cho tôi thì sao? Tôi có thể lấy lại tiền không? "Blockchain" cho phép chúng ta viết ra mật mã, kèm theo hợp đồng, giữa các cá nhân và đảm bảo những hợp đồng này sẽ được thực hiện không cần bên thứ 3 ép buộc. Ví dụ, với chiếc smartphone, bạn có thể nghĩ tới việc ký quỹ. Bạn đang trả tiền cho nó, nhưng bạn không cần bỏ số tiền đó ra cho đến khi bạn có thể kiểm tra tất cả những điều kiện được thỏa mãn.. Bạn nhận được chiếc điện thoại. Tôi nghĩ đây là một trong những cách thú vị nhất mà "blockchain" làm để hạn chế nghi ngờ, vì nó có nghĩa là ở mức độ nào đó ta có thể hủy những thiết chế và những ràng buộc của nó. Nghĩa là nhiều hoạt động kinh tế có thể được bảo đảm và thực hiện, và loại dần can thiệp của con người ra khỏi việc trao đổi, đó là những nơi mà thông tin được chuyển từ thế giới thực vào trong "blockchain". Tôi nghĩ điều có thể đánh bại Douglass North liên quan đến việc sử dụng công nghệ chính là cách thức làm cho công nghệ hoạt động, mà cái giữ cho "blockchain" được an toàn và đáng tin cậy, lại chính là sự nghi ngại giữa người này với người kia. Còn hơn cả sự nghi ngờ được giảm thiểu và những thiết chế rườm rà như ngân hàng, chính phủ, tập đoàn, chúng ta có thể khai thác tất cả những sự nghi ngờ tập thể và dùng nó để hợp tác, trao đổi nhiều hơn, nhanh hơn và cởi mở hơn. Tôi không muốn bạn nghĩ rằng "blockchain" là giải pháp cho mọi thứ, thậm chí báo giới còn nói nó sẽ xóa nghèo, nó cũng sẽ giải quyết những vấn đề về dược phẩm giả và có thể cứu được những khu rừng nhiệt đới. Sự thật là, công nghệ của chúng ta vẫn còn ở thời kỳ sơ khai, và chúng ta cần thực hiện nhiều thí nghiệm và trải qua nhiều thất bại trước khi chúng ta thật sự hiểu tất cả những vấn đề của nền kinh tế nhân loại. Nhưng có nhiều người làm việc trong lĩnh vực này, từ thiết chế tài chính đến các công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp và đại học. Và một trong những lý do đó là nó không chỉ là sự phát triển kinh tế. Nó còn là sự đổi mới trong khoa học máy tính. "Blockchain" cho chúng ta khả năng về công nghệ để tạo ra kỷ lục trao đổi giữa con người, trao đổi tiền bạc, những loại tài sản kỹ thuật số và tài sản vật chất, thậm chí cả những thông tin cá nhân, với cách hoàn toàn mới. Vậy theo cách nào đó, Chúng ta sẽ có 1 thiết chế công nghệ có được mọi lợi điểm của những thiết chế cổ điển mà chúng ta từng áp dụng trong xã hội, nhưng nó được thực hiện theo cách phân quyền. Thiết chế mới tạo được sự phân quyền bằng cách chuyển nhiều nghi ngờ thành tin tưởng. Vậy tôi nghĩ chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị từ chính bản thân mình, vì ta sẽ đối mặt với một thế giới mà ở đó thiết chế tự chủ và phân quyền có chức năng quan trọng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn Berttina. Tôi nghĩ điều đó đang xảy ra, nó cho chúng ta nhiều cơ hội, và nó rất phức tạp. Theo bạn, tỷ lệ người chấp nhận thiết chế này ước tính là bao nhiêu? Bettina Warburg: Tôi nghĩ đó là câu hỏi hay. Phòng nghiên cứu của tôi tập trung vào hướng các công ty và chính phủ sẽ tiên phong, vì trên thực tế, "blockchain" là một công nghệ phức tạp. Có bao nhiều người thực sự hiểu cách internet hoạt động? Nhưng bạn vẫn dùng nó mỗi ngày đó thôi, vậy tôi nghĩ chúng ta dường như đối mặt với ý tưởng của John Sculley: công nghệ nên là bí ẩn hoặc là thứ đẹp đẽ, và "blockchain" cũng không phải luôn như bây giờ, mà nó sẽ được thay đổi để mọi người tiếp cận sớm hơn họ sẽ dùng và chơi với nó hay tìm được những thứ hay nhất như việc theo dõi thông tin cá nhân, tài sản hay những hợp đồng thông minh nó được dùng ở mức độ của công ty hay chính phủ. BG: Cảm ơn. Cảm ơn đã đến với TED. BW: Cảm ơn. (Vỗ tay) Các phương pháp đo thời gian cổ xưa nhất là quan sát chu kỳ của tự nhiên, dùng những thay đổi kiểu mẫu từ ngày sang đêm, từ mùa này sang mùa khác để tạo ra lịch. Các công cụ chính xác hơn, như đồng hồ mặt trời và đồng hồ cơ dần xuất hiện, giúp việc đo lường thời gian trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chính xác thì ta đo lường cái gì? Liệu thời gian là một thực thể vật lý hay chỉ là một ý niệm trong đầu chúng ta? Thoạt tiên, câu trả lời có vẻ hiển hiện, dĩ nhiên là thời gian tồn tại; nó lúc nào chẳng bày ra trước mắt, và thật khó thể tưởng tượng một vũ trụ không có thời gian. Nhưng hiểu biết của ta về thời gian, nhờ Einstein, đã bắt đầu trở nên phức tạp. Thuyết tương đối của ông cho ta biết con người ai cũng cảm nhận thời gian trôi, nhưng thời gian không phải lúc nào cũng trôi cùng một tốc độ trong tất cả các tình huống, như những người di chuyễn với tốc độ gần bằng với tốc độ ánh sáng hoặc quay quanh một siêu lỗ đen. Einstein đã giải mã được tính uốn cong của thời gian bằng cách kết hợp nó với không gian tạo thành không-thời gian, có thể uốn cong, nhưng vận hành một cách nhất quán, và có thể đoán trước. Lý thuyết của Einstein dường như thừa nhận thời gian quyện chặt vào kết cấu của vũ trụ. Nhưng có một câu hỏi lớn chưa được lý giải trọn vẹn: Tại sao ta có thể di chuyển trong không gian theo bất kỳ hướng nào, nhưng trong thời gian, chỉ một hướng duy nhất? Dù có làm gì đi nữa, quá khứ luôn luôn kiên quyết ở lại phía sau chúng ta. Đây được gọi là hướng thời gian. Khi một giọt màu thực phẩm rơi vào ly nước, theo bản năng, ta biết màu sẽ từ giọt màu, lan rộng khắp ly. Hãy tưởng tượng chứng kiến điều ngược lại. Ở đây, ta thấy thời gian không thể quay ngược. Ta sống trong một vũ trụ nơi màu thực phẩm lan ra trong nước, không phải nơi chúng tụ lại với nhau. Trong vật lý, điều này được mô tả bởi định luật nhiệt động lực học thứ hai, nói rằng theo thời gian hệ sẽ trở nên hỗn loạn, hay tăng entropy. Các hệ trong vũ trụ của ta chuyển từ trạng thái trật tự sang hỗn loạn, và chính các đặc tính đó của nó quyết định hướng thời gian. Vậy nếu thời gian là một đặc tính cơ bản, nó sẽ phải có mặt trong các phương trình cơ bản của chúng ta để mô tả vũ trụ, đúng chứ? Chúng ta hiện có hai hệ phương trình chi phối ngành vật lý. Thuyết tương đối rộng mô tả sự vận hành của những vật thể lớn, và vật lý lượng tử để giải thích cho những thứ vi mô. Một trong những mục tiêu lớn nhất của vật lý lý thuyết trong nửa thế kỷ qua là dung hợp hai thuyết này tạo thành "thuyết vạn vật". Đã có nhiều cố gắng, dù vẫn chưa có lý thuyết nào được chứng minh, xem xét thời gian theo những cách khác nhau. Khá lạ lùng, một lý thuyết gây tranh cãi gọi là phương trình Wheeler-DeWitt, hoàn toàn không chứa thời gian. Giống như thuyết vạn vật hiện nay, phương trình này chỉ là sự suy đoán. Nhưng trong thử nghiệm tưởng tượng, nếu nó hoặc một phương trình tương tự bỏ qua thời gian là đúng, nghĩa là có chăng thời gian không tồn tại ở cấp độ cơ bản? Liệu thời gian có thể chỉ là một loại ảo ảnh được tạo ra bởi những hạn chế trong cách ta nhận thức vũ trụ? Chưa thể biết, nhưng có lẽ đó là một cách nghĩ sai. Thay vì hỏi liệu thời gian có tồn tại như một đặc tính cơ bản, có thể nó tồn tại như một thể đột sinh. Các thuộc tính đột sinh là những thứ không tồn tại trong từng phần của một hệ thống, nhưng lại xuất hiện khi hệ thống đó là một thể hoàn chỉnh. Không thể có thủy triều trong mỗi phân tử nước riêng lẻ, nhưng có thể trong đại dương mênh mông. Phim ảnh tạo ra sự thay đổi theo thời gian bằng cách sử dụng một loạt các hình ảnh tĩnh liên tục thay đổi như thể một dòng chảy, Lật chúng đủ nhanh, não của ta cảm nhận được sự biến đổi thời gian từ chuỗi các hình ảnh tĩnh. Không có bất kì một khung hình nào của bộ phim thay đổi hoặc có chứa thời gian, nhưng thuộc tính đó xuất hiện khi các mảnh ghép được xâu chuỗi với nhau. Chuyển động là có thật, nhưng cũng là ảo ảnh. Có khi nào tính chất vật lý của thời gian cũng là một ảo ảnh? Các nhà vật lý vẫn đang tìm hiểu vấn đề này cùng với những điều khác. Lời giải thích vẹn toàn vẫn còn cách ta rất xa ít nhất là cho đến thời điểm này. Ngày nay, có 1.8 tỷ người trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 24 trên thế giới. Đây là đội quân hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người. Đáp ứng những nhu cầu của họ sẽ là một thách thức lớn nhưng đó cũng là một cơ hội lớn. Họ nắm giữ tương lai chung của chúng ta trong tay. Hàng ngày, chúng ta đọc về những người trẻ dốc hết ý tưởng và nhiệt huyết để đấu tranh cho những thay đổi, về xã hội, chính trị, những thay đổi trong cộng đồng. Hãy tưởng tượng những gì họ sẽ tạo ra: những tiến bộ vượt bậc, những phát minh. Có thể là những phương thuốc mới, phương tiện giao thông mới, những cách giao tiếp mới, hệ thống kinh tế ổn định và thậm chí cả một thế giới hòa bình. Nhưng cơ hội này, sự đầu tư tuổi trẻ này, không được định sẵn. Một tỷ tám phụ nữ và đàn ông trẻ tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa trưởng thành. Liệu họ đã sẵn sàng? Thực tế là, chỉ một số ít đã sẵn sàng. Phần công việc yêu thích của tôi tại UNICEF là việc được nói chuyện, gặp gỡ và lắng nghe những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Họ kể tôi nghe về hy vọng và ước mơ của họ. Và đó là những hy vọng và giấc mơ tuyệt vời cho những điều mà họ sẽ hoàn thành trong cuộc đời. Nhưng họ cũng kể tôi nghe về những nỗi sợ. Họ sợ rằng mình đang phải đối mặt với một chuỗi khủng hoảng nguy cấp. Khủng hoảng về nhân khẩu, khủng hoảng giáo dục, khủng hoảng việc làm, khủng hoảng bạo lực, và khủng hoảng về nữ giới. Nếu nhìn nhận vào những khủng hoảng này, bạn sẽ thấy chúng cấp bách và cần được nêu lên ngay lúc này. Vì họ kể với chúng ta rằng họ đang cảm thấy lo ngại. Họ lo ngại khi không có đủ nền tảng giáo dục cần thiết. Và bạn biết không? Họ nói đúng. Hai trăm triệu thanh thiếu niên bỏ học trên toàn thế giới, gần bằng dân số Brazil. Và khi còn ngồi trên ghế nhà trường họ cảm thấy không được dạy các kỹ năng cần thiết. Trên toàn cầu, sáu trên mười trẻ em và thanh thiếu niên không đạt trình độ cơ bản về đọc hiểu và toán học. Không một quốc gia nào có thể thành công khi mà một nửa người trẻ không biết đọc hoặc viết. Vậy còn số ít người may mắn được học lên cấp hai thì sao? Nhiều đứa trẻ đã bỏ học bởi vì chúng lo sợ rằng chúng không được học những kỹ năng để bươn chải cuộc sống. Và nhiều lúc, cha mẹ chúng không thể chi trả tiếp học phí. Đó là một bi kịch. Và người trẻ cũng nói với tôi về nỗi lo lắng việc làm, khi không thể tìm được một công việc. Và một lần nữa, họ nói đúng. Cứ mỗi tháng, 10 triệu người trẻ sẽ bước vào độ tuổi lao động. Đó là một con số đáng kinh ngạc. Một số sẽ tiếp tục học lên cao, nhưng phần lớn là sẽ đi làm. Và thế giới không tạo ra 10 triệu việc làm mỗi tháng. Cuộc cạnh tranh việc làm luôn diễn ra khốc liệt. Vậy thử tưởng tượng bạn là một người trẻ, phải tìm việc, tìm kế sinh nhai, sẵn sàng gây dựng tương lai, nhưng cơ hội thì khó kiếm tìm. Người trẻ cũng nói với tôi rằng họ lo lắng khi bản thân không có được những kỹ năng cần thiết. Một lần nữa, họ lại đúng. Chúng ta đang ở trong bối cảnh khi mà việc làm trên thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng. Chúng ta đang ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Người trẻ không còn muốn làm việc trên cánh đồng và ở nông thôn nữa. Họ muốn lên thành thị. Họ muốn học những kỹ năng cho công việc tương lai, học hỏi thêm về công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh, có cơ hội học về nền nông nghiệp hiện đại, học về kinh tế và khởi nghiệp, để tự tạo một doanh nghiệp của chính mình. Họ muốn là y tá, chuyên viên X quang, dược sĩ và bác sĩ. Và họ muốn có được những kỹ năng cần thiết cho tương lai. Họ cũng muốn học nghề, như xây dựng và thợ điện. Đây là tất cả các ngành nghề mà một quốc gia cần, cũng như các ngành nghề tới nay chưa được triển khai. Và người trẻ cũng nói với tôi rằng họ sợ bạo lực ở nhà, trên mạng, ở trường, trong cộng đồng. Và một lần nữa, họ lại đúng. Một người trẻ có thể có cả trăm bạn trên mạng xã hội, nhưng khi cần một gương mặt thân quen, một người bạn để trò chuyện, họ lại không tìm được một ai. Họ phải đối mặt với bạo lực, quấy rối và còn hơn thế nữa. Hàng trăm triệu người đang đối mặt với việc bị bóc lột, ngược đãi, và bạo lực. Cứ mỗi bảy phút, một cậu bé hay cô bé vị thành niên đâu đó trên thế giới sẽ bị giết bởi bạo lực. Và những cô gái kể tôi nghe về nỗi sợ cho tương lai của họ. Và buồn thay, họ lại nói đúng. Con gái phải đối mặt với định kiến xã hội và phân biệt đối xử, đối mặt với nạn tảo hôn, và sự nguy hiểm khi mang thai khi còn quá trẻ. Hãy hình dung dân số của Hoa Kỳ rồi nhân đôi số đó lên. Đó là số phụ nữ kết hôn trước sinh nhật 18 tuổi của mình. Sáu trăm năm mươi triệu người. Nhiều người đã làm mẹ khi vẫn còn là một đứa trẻ. Cứ mỗi ba người phụ nữ thì sẽ có một người bị bạo hành thể xác hoặc lạm dụng tình dục trong cuộc sống. Vây nên, không lạ khi các cô gái lo lắng cho tương lai của họ. Những khủng hoảng này có thể không xảy ra với bạn hay xung quanh bạn. Có thể là, bạn đã có cơ hội được giáo dục tốt, có được những kỹ năng thị trường, có được việc làm. Có lẽ bạn chưa bao giờ đối mặt với bạo lực, thành kiến, phân biệt đối xử. Nhưng có tới mười triệu người trẻ khác không có được may mắn vậy. Và họ đang bật báo động cho tương lai của họ. Và đó là lý do vì sao UNICEF và các đối tác chính phủ và tư nhân đang triển khai một sáng kiến toàn cầu. Người trẻ đã tự đặt tên cho nó. Tên là Thế Hệ Không Giới Hạn hoặc Thế Hệ Của Bạn (Gen-U). Họ muốn nói rằng đây là thời điểm, là cơ hội, là tương lai của chúng ta. Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản. Mỗi người trẻ đều được đến trường, học tập, đào tạo, có việc làm phù hợp với độ tuổi trong giai đoạn tới năm 2030. Mục tiêu này là cấp bách, cần thiết, và đầy tham vọng. Nhưng chúng tôi nghĩ có thể đạt được. Do vậy chúng tôi kêu gọi các giải pháp tiên tiến và những ý tưởng mới. Ý tưởng tạo cơ hội cho người trẻ tiến vào tương lai. Chúng tôi không biết hết câu trả lời, vì thế chúng tôi liên hệ các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, học viện, cộng đồng, và các nhà phát minh để nhận sự giúp đỡ. Gen-U là một nền tảng mở, nơi mọi người có thể đến chia sẻ ý tưởng và giải pháp về những gì làm được, và chưa làm được; quan trọng nhất là những gì có thể làm được. Vậy nếu những ý tưởng này có được một chút tiền đầu tư, có thêm các cộng sự tốt, và thêm ý thức chính trị tốt, chúng tôi nghĩ có thể mở rộng và chạm đến hàng ngàn, hàng triệu người trên thế giới. Và với dự án này, chúng tôi cũng thử một thứ mới. Chúng tôi sẽ hợp tác cùng thiết kế và sáng tạo với người trẻ tuổi. Với Gen-U, họ sẽ được ở vị trí người cầm lái, định hướng chúng ta trên đường đi. Tại Argentina, chúng tôi tổ chức chương trình kết nối sinh viên ở các vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh với một thứ họ hiếm khi thấy được: một giáo viên trung học. Vì vậy những học sinh nơi đây tới lớp, được tập hợp do một giáo viên cộng đồng và được kết nối trực tuyến với những trường thành thị. Nơi có những giáo viên trung học, dạy họ về công nghệ kỹ thuật số và có được một nền giáo dục cấp hai tốt mà không phải rời khu vực của họ. Ở Nam Phi có một chương trình được gọi là Techno Girls. Các cô gái từ những vùng khó khăn lân cận đang học chương trình STEM địa phương: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Và họ có một cơ hội để học việc. Đây là cách để sau này họ có thể tham gia các công việc lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và có thể cả kỹ thuật không gian. Ở Bangladesh, chúng tôi có những đối tác chỉ dẫn cho hàng chục ngàn người trẻ trong các ngành nghề, để họ có thể trở thành thợ sửa xe máy, hoặc sửa điện thoại để phục vụ người dân. Đây là một cơ hội để họ tìm thấy kế sinh nhai của mình. Và thậm chí từ đó mở một doanh nghiệp riêng. Và ở Việt Nam, có một chương trình kết nối doanh nhân trẻ với nhu cầu ở cộng đồng địa phương. Với chương trình này, một nhóm được tập hợp và quyết định cùng giải quyết vấn đề giao thông cho người khuyết tật ở khu vực. Với một người hướng dẫn, và một ít tiền đầu tư Bây giờ họ đang phát triển một ứng dụng hỗ trợ cho cộng đồng. Và tôi đã thấy sự thay đổi mà các chương trình này tạo ra. Khi tôi ở Lebanon, tôi có tham dự một chương trình Con gái làm IT hay Con gái có thể làm được. Và trong chương trình này, những cô gái học về kỹ năng máy tính và chương trình STEM có cơ hội làm việc cùng các chuyên gia trẻ tuổi, để họ có thể học trực tiếp như thế nào là một người kỹ sư, một nhà thiết kế hoặc một nhà khoa học. Và khi bạn thấy những cô gái này với nụ cười luôn trên môi, những ngọn lửa cháy bỏng trong ánh mắt, họ thật sự háo hức, gửi gắm niềm tin vào tương lai. Họ muốn thay đổi thế giới. Và bây giờ, với chương trình này, và những vị cố vấn, họ có thể làm những điều đó. Nhưng những ý tưởng và chương trình đang ở bước khởi đầu, mới chỉ tiếp cận được một phần đối tượng chúng ta cần hướng tới. Chúng tôi muốn lấy những ý tưởng này và nhân rộng chúng. Để tiếp cận nhiều người trẻ ở nhiều cộng đồng, ở nhiều nơi trên thế giới. Và chúng tôi muốn mơ lớn. Liệu mọi ngôi trường, mọi nơi trên thế giới, dù cho ở những vùng xa xôi, miền núi, hay thậm chí là ở một trại tị nạn, có thể kết nối mạng trực tuyến? Liệu chúng ta có thể dịch thuật tức thời cho người trẻ, để họ có được một nền giáo dục tốt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, ở mọi nơi trên thế giới? Và liệu có thể thực hiện được việc kết nối giáo dục ở trường học với kỹ năng cần thiết cho công việc tại địa phương? Để họ có thể từ trường học bước chân tới công việc. Và hơn thế nữa, mỗi người chúng ta hỗ trợ được gì? Trong cuộc sống hàng ngày và tại nơi làm việc có những cách nào để hỗ trợ người trẻ? Những người trẻ hỏi chúng tôi về việc học nghề, học việc, những cơ hội thực tập, Chúng ta có thể làm được không? Người trẻ hỏi chúng tôi về chương trình vừa học vừa làm, nơi chúng có thể vừa học vừa kiếm thêm thu nhập. Chúng ta có làm được điều này, tiếp cận cộng đồng gần đó, nơi còn khó khăn, và giúp đỡ họ? Người trẻ cũng nói họ muốn giúp đỡ những người trẻ tuổi khác. Họ muốn nhiều môi trường và có tiếng nói hơn, để có thể tập hợp và giúp đỡ nhau. Ở những trung tâm HIV, các trại tị nạn, và đồng thời cũng ngăn chặn bắt nạt trên mạng và nạn tảo hôn. Chúng ta cần ý tưởng, cả lớn và nhỏ dành cho địa phương và toàn cầu. Và cuối cùng, đây là trách nhiệm của chúng ta. Một thế hệ thanh niên đông đảo sắp thừa kế thế giới của chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là để lại một di sản về sự hy vọng và cơ hội dành cho họ và cùng với họ. Người trẻ tuổi chiếm 25 phần trăm dân số. Nhưng họ nắm 100 phần trăm tương lai chúng ta. Và họ đang kêu gọi một cơ hội đấu tranh xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Lời kêu gọi của họ cũng là của chúng ta. Lời kêu gọi của thời đại. Thời điểm chính là ngay lúc này, nhu cầu là cấp bách. Và 1.8 tỷ người trẻ đang chờ đợi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào mùa hè năm 1895, người ta đổ về bờ biển đảo Coney để tận mắt chứng kiến phiên bản mới nhất của công nghệ tàu lượn siêu tốc: Đường lượn Flip Flap. Tàu lượn vòng đầu tiên của Mỹ nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Chuyến đi gây ra nhiều ca chấn thương cột sống cổ nặng, chấn thương cổ và nguy cơ bị văng ra ngoài, tất cả là do vòng lặp đặt biệt của nó. Ngày nay, tàu lượn siêu tốc có nhiều thủ thuật thú vị hơn, và cũng không cần phải lo đến việc thăm bác sĩ sau đó. Nhưng chính xác là, tàu lượn siêu tốc đã làm gì cơ thể bạn, và người ta đã làm cách nào mà nó vừa đáng sợ và cũng an toàn hơn? Tại trung tâm của tàu lượn siêu tốc là lực hấp dẫn. Không giống như xe hơi hay tàu hỏa, hầu hết tàu lượn siếu tốc chạy trên đường ray gần như hoàn toàn nhờ năng lượng của lực hấp dẫn. Sau khi leo lên đỉnh đầu tiên, tàu lượn bắt đầu một chu kỳ chuyên biệt - tích tụ thế năng trên đường lên và tăng động năng trên đường xuống. Chu trình này lặp đi lặp lại trong suốt chuyến đi, tạo nên vũ điệu hoàn hảo của năng lượng hấp dẫn. Nhưng một biến số quan trọng trong chu trình này không phải lúc nào cũng được xem xét cẩn thận: Chính là bạn đó. Vào thời của Flip-Flap, các nhà thiết kế sợ rằng tàu sẽ bị kẹt tại một điểm nào đó trên đường ray Để giải quyết mối quan tâm hàng đầu này, họ đẩy tàu đi xuống và kéo phanh khi nó đến trạm. Nhưng lực hấp dẫn không chỉ ảnh hưởng đến tàu mà còn cả hành khách. Và trong điều kiện dữ dội của tàu lượn, ảnh hưởng của lực hấp dẫn được nhân lên. Có một đơn vị chung được sử dụng bởi phi công, phi hành gia và các nhà thiết kế tàu lượn được gọi là "lực G". Lực G là lực hấp dẫn quen thuộc bạn cảm thấy khi đứng trên mặt đất - đây là lực hút của trái đất lên cơ thể chúng ta. Nhưng khi hành khách tăng và giảm tốc độ, họ cảm nhận nhiều hoặc ít hơn lực G. Các nhà thiết kế xe hiện đại biết rằng cơ thể có thể chịu đựng được khoảng 5G, nhưng các vòng Flip-Flap thời đó thường xuyên đạt tới 12G. Dưới áp lực như vậy, máu di chuyển nhanh từ não đến chân, làm bạn cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi não cố gắng để giữ tỉnh táo. Và thiếu oxy trong tế bào võng mạc làm suy yếu khả năng xử lý ánh sáng, gây ra mờ mắt hoặc mù tạm thời. Khi các hành khách lộn ngược, máu có thể tràn vào hộp sọ, gây ra hiện tượng thấy toàn màu đỏ được gọi là "redout". Ngược lại, lực G âm sẽ gây ra sự vô trọng lượng. Với cơ thể, vô trọng lượng trong thời gian ngắn thường là vô hại. Nó có thể làm cho người chơi cảm thấy xây xẩm khi các nội dịch bị kẹt trong tai trong của họ ảnh hưởng đển khả năng giữ thăng bằng. Nhưng nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn - và sự hồi hộp - đến từ cái mà các nhà thiết kế gọi là thời gian chơi. Khi hành khách ngồi trên những ghế tách biệt và không có biện pháp phòng ngừa thích hợp, sẽ bị văng ra khỏi ghế. Đai an toàn và dụng cụ bảo hộ của tàu lượn hiện đại giải quyết phần lớn vấn đề này, nhưng nếu hành khách thay đổi cách ngồi sẽ khó khăn hơn trong việc xác định những gì cần phải giữ lại. May mắn thay, các nhà thiết kế hiện đại hiểu rất rõ những gì cơ thể của bạn và tàu lượn có thể chịu được. Các kỹ sư tàu lượn dùng lực này để triệt tiêu lực khác để cân bằng áp lực trong suốt thời gian chơi. Và sự chuyển đổi nhanh từ giá trị dương sang âm của lực G có thể dẫn đến chấn thương cột sống cổ, đau đầu, đau lưng và cổ, họ tránh những thay đổi lớn về tốc độ và phương hướng rất phổ biến trong các đường ray cũ. Các tàu lượn hiện đại cũng cứng cáp hơn, và được tính toán kĩ lưỡng hơn về lực hấp dẫn gánh chịu. Với 5G, cơ thể của bạn cảm thấy nặng hơn gấp 5 lần. Nếu nặng 45 kg bạn sẽ cảm thấy 225 kg khi trên tàu lượn. Các kỹ sư phải tính đến trọng lượng nhân của mỗi hành khách khi thiết kế các thanh đỡ. Tuy nhiên, tàu lượn siêu tốc không dành cho tất cả. Sự tăng nhanh adrenaline, choáng váng hay say tàu sẽ vẫn luôn còn đó. Ngày nay, để hạn chế những bất cập, phần mềm mô phỏng và mô hình 3D đã giúp tàu lượn an toàn và hồi hộp hơn bao giờ hết. Kiến thức chính xác về những giới hạn của cơ thể con người giúp ta xây dựng những tàu lượn nhanh hơn, cao hơn và nhiều vòng hơn mà không bị trật khỏi đường ray. Xin chào mọi người Cảm ơn các bạn [ Jennifer Brea rất nhạy cảm với âm thanh Các thính giả được yêu cầu vỗ tay theo phong cách asl-trong im lặng] tôi của 5 năm trước từng học tiến sĩ ở Havard và tôi yêu du lịch. Tôi đã đính hôn với tình yêu của cuộc đời tôi Khi ở tuổi 28, như bao người đang ở trong độ tuổi mà sức khỏe dồi dào tôi cảm thấy mình bất khả chiến bại Rồi 1 ngày tôi bị sốt, đến tận 104.7 độ f Tôi đáng lý nên đi tới bác sĩ, nhưng tôi chưa từng thực sự ốm bao giờ cả và tôi biết rằng, thường thì, nếu bạn nhiễm virus bạn sẽ ở nhà và làm chút súp gà và 1 vài ngày sau, mọi thứ sẽ ổn thỏa Nhưng lần này thì không như vậy Sau khi phát bệnh tôi cảm thấy choáng váng trong vòng 3 tuần và không thể ra khỏi nhà Tôi đã đâm thẳng vào khung cửa Tôi phải dựa vào tường chỉ để đến phòng tắm Mùa xuân năm đó, tôi bị nhiễm bệnh này tới bệnh khác và mỗi lần tôi đi khám bác sĩ đều nói không có vấn đề gì xảy ra với tôi hết Ông ấy đã làm các xét nghiệm và rồi kết quả của chúng đều như nhau Tất cả những gì tôi có chỉ là các triệu chứng tôi có thể mô tả và hiểu rõ nhưng người khác thì không Tôi biết điều đó có vẻ ngu ngốc nhưng bạn phải tìm cách giải thích những thứ như thế này cho mình và rồi tôi nghĩ có lẽ đó chỉ là vấn đề tuổi tác Có lẽ đây là điều sẽ xảy ra nếu bạn ngoài độ tuổi 25 ( Tiếng cười ) Nhưng rồi các triệu chứng thần kinh xuát hiện Đôi lúc tôi không thể vẻ nổi 1 vòng tròn hoàn chỉnh Và đôi lúc tôi cũng không thể nói hay cử động. Tôi đã gặp mọi chuyên gia bác sĩ về bệnh truyền nhiễm, chuyên khoa da liễu, chuyên khoa nội tiết bác sĩ chuyên khoa tim thậm chí là chuyên gia về tâm thần học Ông ấy nói rằng: "Rõ ràng là bạn đang ốm nhưng không liên quan đến vấn đề tâm lý cả Tôi hy vọng họ có thể tìm ra căn bệnh bạn đang mắc phải" Ngày hôm sau, bác sĩ thần kinh chuẩn đoán tôi bị rối loạn chuyển hóa Ông ấy nói rằng mọi thứ-- những cơn sốt, đau họng, viêm nhiễm xoang các triệu chứng ở dạ dày, thần kinh và ở tim được gây ra bởi chấn thương về cảm xúc bị lạnh nhạt nào đó mà tôi không thể nhớ được Ông ấy nói các triệu chứng đó có thật nhưng không phải do bất cứ tác nhân sinh học nào Tôi đã được học để trở thành nhà khoa học xã hội Tôi đã phải học các số liệu thống kê, lý thuyết xác suất mô hình toán học, sơ đồ thí nghiệm Tôi thấy rằng mình không thể chối bỏ chuẩn đoán của mình mặc dù nó chưa thật đúng nhưng tôi biết rằng từ khóa huấn luyện , sự thật thường phản trực giác nó dễ bị che khuất bởi điều mà ta muốn tin tưởng Vì vậy tôi đã cân nhắc về khả năng chính xác của chuẩn đoán Ngày hôm đó, tôi tiến hành 1 cuộc thí nghiệm nhỏ Tôi đi bộ 3.2 km từ văn phòng của bác sĩ thần kinh về nhà mình và chân mình có cảm giác lạ thường, như kiểu bị giật điện Tôi chuẩn đoán dựa trên cơn đau đó trong đầu tôi chợt có suy nghĩ liệu những cơn đau có điểm chung nào. Và ngay khi tôi bước qua cánh cửa tôi ngã xuống Não và tủy sống của tôi như bị thiêu đốt Cổ tôi cứng đến nỗi tôi không thể chạm cằm vào ngực mình và âm thanh nhỏ nhất-- tiếng sột soạt của tấm ga trải giường bước chân của chồng tôi ở phòng bên cạnh-- có thể là nguyên nhân cơn đau đớn đến tột cùng Tôi đã mất 2 năm tiếp theo ở trên giường Sao bác sĩ lại có thể chuẩn đoán sai chứ ? Tôi đã nghĩ rằng mình mắc phải 1 bệnh hiếm có mà chưa bác sĩ nào gặp phải Rồi tôi lên mạng và tìm thấy hàng ngàn người trên thế giới đang sống chung với những triệu chứng đó họ cũng bị cô lập cũng hoài nghi Một số vẫn có thể làm việc nhưng họ phải ở trên giường cả tối và các ngày cuối tuần chỉ để có thể đi làm vào thứ 2 tuần tới Ngược lại, có những người ốm tới mức họ phải sống hoàn toàn trong bóng tối không thể chịu được giọng nói con người hay cái chạm của người yêu thương Tôi được chuẩn đoán với hội chứng mệt mỏi mãn tính Có thể bạn đã nghe về nó dưới tên hội chứng suy nhược mãn tính Trong nhiều thập kỷ, đó là tên gọi có nghĩa rằng căn bệnh này là hình ảnh phổ biến của căn bệnh nghiêm trọng như bệnh này Dấu hiệu mà chúng tôi đều có đó là khi chúng tôi làm việc gì đó-- về thể chất hay tinh thần-- chúng tôi đều phải trả giá đắt Nếu chồng tôi chạy bộ, anh ấy sẽ đau trong vài ngày tiếp theo Nếu tôi cố đi bộ nửa đoạn đường, tôi sẽ nằm liệt giường 1 tuần Nó là 1 nhà tù hoàn hảo. Tôi biết các vũ công ballet không thể múa, những người kế toán không thể nhẩm tính những sinh viên y dược nhưng không trở thành bác sĩ Không quan trọng bạn từng là ai bạn không thể như trước được nữa Đã 4 năm và tôi vẫn chưa khỏe lại như trước đây khoảnh khắc trước khi tôi đi bộ về nhà từ văn phòng của bác sĩ chuyên khoa thần kinh Thống kê cho thấy khoảng 15 tới 30 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này Trong đó có khoảng 1 triệu người đến từ Mỹ - nơi tôi sinh sống Nó gấp đôi bệnh đa xương cứng về số lượng lẫn tần số mắc phải Bệnh nhân có thể sống nhiều thập kỷ với cách chức năng thể chất của người bị bệnh suy tim xung huyết 25% bệnh nhân như tôi chỉ có thể ở nhà hay nằm liệt giường khoảng 75-85% không thể làm việc bán thời gian Vậy mà bác sĩ vẫn chưa thể chữa khỏi cho chúng ta và khoa học vẫn chưa nghiên cứu về căn bệnh này Tại sao 1 căn bệnh phổ biến và nghiêm trọng như này lại bị y học lãng quên? Khi chuẩn đoán tôi mắc chứng rối loạn chuyển hóa ông ấy đã đưa ra các quan niệm về cơ thể phụ nữ hơn 2500 năm về trước Nhà vật lý người Roman, Galen nghĩ rằng chứng cuồng loạn bị gây ra bởi việc thiếu thân mật đặc biệt ở phụ nữ có ham muốn Người Hy Lạp nghĩ rằng tử cung sẽ khô hạn và đi khắp cơ thể để tìm kiếm độ ẩm để ép vào các cơ quan bên trong đúng vậy-- từ đó gây ra các triệu chứng từ các cảm xúc mãnh liệt đến choáng váng, hoa mắt, và gây liệt Các chữa là kết hôn và trở thành mẹ Ý tưởng đó được phổ biến và không đổi trong hàng ngàn năm, cho đến những năm 1880 khi các chuyên gia thần kinh học cố gắng hiện đại hóa thuyết về chứng cuồng loạn Sigmund Freud phát triển 1 học thuyết rằng trạng thái vô thức có thể gây ra các triệu chứng về thể chất khi phải đối mặt với ký ức hay cảm xúc quá đau đớn mà khi tỉnh táo không thể chịu được Nó chuyển đổi các cảm xúc này thành triệu chứng ở cơ thể Điều này có nghĩa là đàn ông cũng có thể mắc chứng cuồng loạn nhưng tất nhiên phụ nữ luôn dễ mắc hơn Khi bắt đầu tìm hiểu về lịch sử của bệnh mình tôi đã bị ngạc nhiên khi biết được các ý tưởng này vẫn còn rất phổ biến Vào năm 1934, 198 bác sĩ, y tá và nhân viên ở bệnh viện đa khoa địa hạt Los Angeles đột nhiên ốm nghiêm trọng Cơ bắp của họ trở nên yếu đi, cổ và lưng trở nên cứng hơn, các cơn sốt-- đó đều là các triệu chứng tôi có khi tôi được chuẩn đoán lần đầu Các bác sĩ nghĩ đó là dạng mới của bệnh bại liệt Từ đó, có hơn 70 người ngã bệnh trên thế giới họ đều có những triệu chứng giống nhau Tất cả các trường hợp có xu hướng ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn và cuối cùng, khi bác sĩ thất bại trong việc tìm kiếm nguyên nhân họ nghĩ rằng đó chỉ là chứng cuồng loạn xảy ra trên diện rộng Tại sao ý nghĩ lại tồn tại lâu như vậy ? Tôi nghĩ nó liên quan tới sự phân biệt giới tính nhưng tôi cũng nghĩ rằng các bác sĩ thật sự muốn giúp đỡ Họ muốn biết câu trả lời và điều này khiến cho họ chữa bệnh mà từng không có thuốc chữa để giải thích nguồn gốc các bệnh ta chưa bao giờ biết Vấn đề ở chỗ điều này có thể thực sự gây nguy hiểm Vào những năm 1950, 1 nhà tâm lý học tên là Eliot Slater nghiên cứu 1 nhóm gồm 85 bệnh nhân được chuẩn đoán mắc chứng cuồng loạn 9 năm sau, 12 người trong số đó chết và 30 người bị tàn phế Nhiều triệu chứng chưa được chuẩn đoán như đa xơ cứng động kinh, u não. Năm 1980, chứng cuồng loạn có tên chính thức là "chứng rối loạn chuyển hóa" Khi bác sĩ thần kinh chuẩn đoán cho tôi vào năm 2012, ông ấy nói nguyên văn những lời của Freud, và đến tận hôm nay, phụ nữ được chuẩn đoán với căn bệnh đó nhiều gấp 2 - 10 lần Vấn đề của thuyết chứng cuồng loạn hay bệnh tâm lý là nó không bao giờ được chứng minh Nó định nghĩa bởi sự thiếu chứng cứ ví dụ như bệnh ME, ( bệnh về thần kinh ) những giải thích theo tâm lý học đã chặn các nghiên cứu về sinh học Trên thế giới, ME là 1 trong các bệnh được tài trợ ít nhất Ở Mỹ, ta dành hơn 2500 đô la cho mỗi bệnh nhân AIDS mỗi năm 250 đô cho mỗi bệnh nhân bị đa xơ cứng và chỉ 5 đô cho mỗi bệnh nhân bị ME mỗi năm Điều đó chỉ là một vệt sáng, Tôi không chỉ không may mắn Sự thiếu hiểu biết về bệnh tôi mắc phải. của chính các cơ quan, viện nghiên cứu trong khi họ phải là người bảo vệ chúng ta Ta vẫn không biết tại sao ME lại di truyền trong gia đình chúng ta sao bạn lại có thể mắc nó sau bất cứ đợt nhiễm bệnh nào, từ các virus về dạ dày đến virus Epstein-Barr đến bệnh sốt Q hay tại sao phụ nữ lại bị nhiễm nhiều hơn đàn ông gấp 2, 3 lần Vấn đề này còn lớn hơn cả bệnh của tôi Lần đầu tôi bị ốm, những người bạn cũ đã đến thăm, hỏi han tôi Sau đó, tôi trở thành thành viên của nhóm những phụ nữ ngoài 20 với cơ thể dần lão hóa Điều đáng ngạc nhiên là những khó khăn mà chúng tôi đang gặp được quan tâm đến nhường nào Tôi biết 1 phụ nữ với bệnh xơ cứng bì, 1 bệnh tự miễn của mô liên kết, cô ấy được nói rằng nó chỉ là tưởng tượng của mình Trong khoảng thời gian phát bệnh và khám bệnh, thực quản của cô ấy đã bị hỏng nghiêm trọng đến nỗi cô ấy không thể ăn gì được nữa 1 người phụ nữ khác với bệnh ung thư buồng trứng đã được chuẩn đoán với hiện tượng gần tiền mãn kinh trong nhiều năm 1 người bạn ở đại học có bệnh u não nhưng bị nhầm là bệnh lo âu Đây là lý do tại sao nó khiến tôi phải suy nghĩ: từ những năm 1950, tỉ lệ của bệnh nhân bệnh tự miễn dịch đã gấp đôi, gấp ba 45% bệnh nhân cuối cùng cũng được chuẩn đoán đúng bệnh của mình đầu tiên được chuẩn đoán với hội chứng nghi bệnh Giống như chứng cuồng loạn ở người già, điều này liên quan tới giới tính và ta tin vào câu chuyện nào 75% bệnh nhân mắc chứng tự miễn là phụ nữ, và với 1 số bệnh khác, điều này tương đương với 90% Mặc dù những căn bệnh này không thường xảy ra ở phụ nữ, chúng không phải chỉ có ở phụ nữ ME cũng xảy ra ở trẻ nhỏ và hàng triệu đàn ông 1 bệnh nhân từng nói với tôi, những triệu chứng xuất hiện rồi biến mất-- nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ bị nói rằng bạn đang phóng đại các triệu chứng, nhưng đổi lại là đàn ông, bạn được bảo rằng phải mạnh mẽ lên Đàn ông có khi còn khó khăn hơn trong việc được chuẩn đoán Não của tôi không như trước nữa Đây là tin tốt: sau tất cả tôi vẫn có hy vọng Có rất nhiều bệnh từng được nghĩ rằng liên quan tới tâm lý cho đến khi khoa học khám phá cơ chế sinh học của chúng Bệnh nhân động kinh có thể bị kiểm soát bằng vũ lực đến khi điện não đồ đo được hoạt động dị thường ở não Chứng đa xơ cứng có thể bị chuẩn đoán nhầm là liệt do quá khích đến khi quét CAT và MRI phát hiện các chấn thương não Và gần đây ta từng nghĩ rằng bệnh loét dạ dày do tâm trạng căng thẳng gây ra, cho đến khi ta phát hiện ra xoắn khuẩn HP chính là thủ phạm ME chưa từng được giúp đỡ bởi lĩnh vực khoa học điều mà các bệnh khác có nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi ở Đức, các nhà khoa học đang bắt đầu tìm những dấu hiệu về tính tự miễn dịch của chứng viêm não ở Nhật. ở Mỹ, nhà khoa học ở Stanford đang tìm kiếm sự khác thường trong quá trình chuyển hóa năng lượng là sự sai lệch 16 tiêu chuẩn so với bình thường và ở Na-uy, các nhà nghiên cứu đang chạy thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 một loại thuốc ung thư cho vài bệnh nhân gây thuyên giảm hoàn toàn điều cho tôi hy vọng là sự phục hồi của bệnh nhân Chúng tôi quen biết nhau qua mạng xã hội và chia sẻ câu chuyện của mình chúng tôi miệt mài với nghiên cứu đã có Chúng tôi tự thí nghiệm trên chính mình Và trở thành bác sĩ của chính mình vì chúng tôi phải làm vậy Dần dần, tôi đã từng chút tiến bộ cho đến khi, vào 1 ngày đẹp trời, tôi đã có thể ra khỏi nhà Tôi vẫn phải đưa ra những quyết định nực cười: Hôm nay tôi sẽ ngồi ngoài vườn 15 phút hay sẽ gội đầu ? Nhưng nó cho tôi hy vọng rằng mình có thể được chữa khỏi Tôi có 1 cơ thể bệnh tật, vấn đề chỉ có vậy Với sự giúp đỡ đúng đắn, có thể một ngày nào đó tôi sẽ khỏe hơn Tôi đã kết nối với các bệnh nhân trên thế giới, và chúng tôi bắt đầu đấu tranh Chúng tôi đã lấp đầy khoảng trống với thứ gì đó thật tuyệt vời, nhưng điều đó vẫn chưa đủ Tôi vẫn không biết liệu tôi có thể chạy lại như trước, hay đi bộ ở một khoảng cách nào, hay làm những hoạt động chân tay mà giờ tôi chỉ có thể làm trong mơ Nhưng tôi rất biết ơn vì tôi đã đi được đến bước này Quá trình tiến bộ này rất chậm, có lúc thăng, có lúc trầm, nhưng mỗi ngày tôi lại cảm thấy khá hơn Tôi nhớ cảm giác khi tôi phải nằm liệt giường, khi mà không được thấy ánh mặt trời trong nhiều tháng Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chết ở đó Nhưng hôm nay tôi ở đây, cùng với các bạn, và đó là một phép màu Tôi không biết mình sẽ ra sao nếu tôi không phải là 1 trong những người may mắn, nếu tôi đổ bệnh trước khi xuất hiện Internet, nếu tôi không tìm thấy cộng đồng của mình Có lẽ tôi đã tự tử giống bao người khác Có bao nhiêu mạng sống ta có thể cứu nhiều thập ký trước, nếu ta hỏi đúng câu hỏi ? Có bao nhiêu con người ta có thể cứu ngày hôm nay nếu ta quyết định bắt đầu 1 khời đầu mới ? Kể cả khi sự thật về căn bệnh của tôi được khám phá, nếu ta không thay đổi suy nghĩ và văn hóa của chúng ta, ta sẽ làm thế với căn bệnh khác Sống cùng với căn bệnh này đã dạy cho tôi biết khoa học và y học đều là sự cố gắng nổ lực của con người. bác sĩ, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách thì không miễn nhiễm với những định kiến giống nhau mà điều ảnh hưởng đến ta. chúng ta cần suy nghĩ tinh tế hơn về sức khỏe của phụ nữ. hệ thống miễn dịch của chúng ta là vấn đề tranh luận về sự bình đẳng như các phần khác của cơ thể Ta cần lắng nghe câu chuyện của bệnh nhân và ta cần có can đảm để nói "Tôi không biết" "Tôi không biết" là 1 thứ vô cùng đẹp đẽ Nó là khi ta bắt đầu khám phá, phát minh Nếu ta có thể làm vậy, nếu ta có thể tiếp cận sự bao la của thứ ta không biết, và rồi sau đó, thay vào nỗi sợ hãi ta sẽ đón nhận nó với sự tò mò, ngạc nhiên, thán phục Cảm ơn các bạn Cảm ơn Tôi rất vui khi được tới đây. Thứ gì ở Mỹ cũng lớn hơn Châu Âu rất nhiều. Nhìn tôi kìa, to vật vã luôn! (Cười) Thật tuyệt vời! Và TED Talks, nơi mọi người ai cũng có ý tưởng tuyệt vời. Vậy câu hỏi là: Những ý tưởng tuyệt vời đó từ đâu ra? Một câu hỏi gây khá nhiều tranh cãi, nhưng người ta tin rằng người bình thường, là tôi, có khoảng 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Rất nhiều, cho tới khi bạn nhận ra 95% trong số đó y chang những suy nghĩ bạn có hôm trước. (Cười) Và nhiều suy nghĩ của tôi rất tẻ nhạt. Tôi nghĩ những thứ như, "Ồ! Biết rồi. Mình phải lau nhà. Ồ! Mình quên dắt chó đi dạo." Thường nhất là: "Đừng có ăn cái bánh quy đó." (Cười) Vậy là, 95% lặp lại. Có nghĩa là mỗi ngày ta chỉ còn 5% cơ hội để thực sự nghĩ ra thứ gì đó mới. Vài suy nghĩ mới của tôi rất vô ích. Hôm nọ tôi đang xem thể thao trên TV, và tôi đang cố tìm ra lý do nào khiến tôi không khoái nó. Một số khiến tôi tò mò. Thật kỳ cục. (Cười) Bạn nghĩ có đáng phải dẻo đến thế chỉ để nhìn được gót chân ở góc đó không? (Cười) Vấn đề là: Tôi sẽ không đời nào có thể liên quan đến nó, vì tôi sẽ không bao giờ có thể làm được như vậy. Ít nhất là làm được vậy đến lần thứ 2. (Cười) Nhưng tôi sẽ nói thật. Sự thật là tôi chưa từng giỏi thể thao. Tôi đã tới cái tuổi tuyệt vời mà bạn tôi ai cũng nói, "Ôi, ước gì được khỏe như thời 18." Còn tôi luôn thấy hả hê. (Cười) Tôi vẫn như ngày nào. (Cười) (Vỗ tay) Lúc trước tôi không chạy được. Giờ chắc chắn cũng không. (Cười) Rồi tôi nảy ra ý tưởng mới: Sao không làm những người như tôi thích thể thao? Tôi nghĩ thứ thế giới cần bây giờ là Olympics cho người mù tịt thể thao. (Cười) Sẽ vui hơn nhiều. Ta có ba luật cơ bản. Không ma túy, không tham nhũng, không kỹ năng. (Cười) Đó sẽ là... Không, đó là ý tưởng kinh khủng. Và tôi cũng biết vì sao tôi không thích thể thao khi tôi xem qua TV. Vì có đến 97% số đó là đàn ông chạy bộ và đấm đá các thứ, cố gắng để đẹp mã trong mấy bộ đồ thun. Thực ra (Cười) có khi họ cũng thất bại. Có... (Cười) Có quá ít thể thao cho nữ trên TV, khiến một cô gái đang xem có thể được tha thứ vì suy nghĩ, nói thế nào cho hay ta, rằng của quý của mày râu là cái xà beng bạn cần để vực mình ra khỏi ghế và lao tới sân thể thao. (Cười) Sự bất bình đẳng trong thể thao thật đáng kinh ngạc. Tôi hay bị như vầy: Vừa có một ý tưởng mới là ngay lập tức tôi trở về ý tưởng cũ. Thực tế là, trong hiện tại và chưa bao giờ trong lịch sử, có một nước nào trên thế giới mà nam nữ được bình đẳng. Không một nước. 196 quốc gia, chưa bao giờ có trong suốt lịch sử tiến hóa. Đây là hình về lịch sử tiến hóa. (Cười) Chị em mình thậm chí không có trong hình! (Cười) Xem đàn ông tiến hóa kì diệu chưa kìa. Vậy là... (Cười) Nó khiến tôi khó chịu và tôi biết mình phải làm gì đó. Nhưng tôi rất bận. Tôi có cả một sự nghiệp, tôi có ba đứa con, tôi có một mẹ già. Nói thật với các bạn là, một trong những lý do tôi đứng đây là bởi TED Talks nói là tôi có 15 phút cho riêng mình, tôi chưa từng có chừng ấy thời gian. (Cười) (Vỗ tay) Vậy là tôi bận. Dù sao thì tôi đã thử thay đổi thế giới. Chuyện là vầy: Bên trong mỗi người đều có thứ mà tôi gọi là "nút kích hoạt". Nút này sẽ được kích hoạt khi bạn suy nghĩ, "Tôi phải làm gì đó mới được". Nút này sẽ bị kích hoạt bởi mọi loại lí do Có thể khi bạn gặp bất bình đẳng, hoặc khi gặp bất công ở đời, đôi khi bệnh tật ập đến, hay khi bạn sinh ra đã thiệt thòi, hoặc bị thua thiệt. Tôi sinh ra là người đồng tính. Tôi luôn luôn biết, tôi không nghĩ gia đình tôi là người ít ngạc nhiên nhất. Đây là hình khi tôi lên 4. Tôi dễ thương, nhưng bên trong tôi thực sự tin rằng tôi giống Clint Eastwood. (Cười) Nút kích hoạt của tôi được nhấn khi tôi có con, 3 đứa trẻ tuyệt vời được sinh ra với người bạn đời cũ của tôi. Vấn đề là: Tôi làm cho đài truyền hình Anh. Lúc chúng sinh ra, Tôi đã làm chủ chương trình riêng và làm việc trong mắt công chúng. Tôi yêu việc mình làm, nhưng tôi yêu con mình nhiều hơn. Và tôi không muốn chúng lớn lên với bí mật. Năm 1994, khi con trai tôi, đứa út ra đời, theo như tôi biết, không hề có bất kỳ phụ nữ đồng tính công khai trước công chúng ở Anh. Tôi không nghĩ bí mật là tốt. Tôi nghĩ chúng gây ung thư cho tâm hồn. Vì vậy tôi quyết định công khai. Ai cũng nói tôi có thể sẽ mất việc, nhưng tôi nghĩ việc đó rất đáng mạo hiểm. Một địa ngục. Ở Anh, chúng tôi có một bộ phận cực kỳ khắc nghiệt của báo cánh hữu, và họ phát điên. Và sự căm ghét của họ khuấy động thành phần ít ổn định của xã hội, rồi chúng tôi bị dọa giết, nhiều đến nỗi tôi phải đem con đi trốn, và chúng tôi phải nhờ cảnh sát bảo vệ. Và tôi thề với bạn là có nhiều lúc trong đêm tĩnh lặng tôi thực sợ hãi bởi những gì tôi đã làm. Cuối cùng tình hình lắng dịu. Ngoài mong đợi, tôi quay lại làm việc, các con tôi đã và vẫn tiếp tục tuyệt vời. Tôi nhớ khi con trai tôi lên 6, nó có một người bạn đến chơi. Chúng ở phòng bên; tôi có thể nghe chúng nói chuyện. Người bạn nói với con trai tôi, "Có hai mẹ như thế nào?" Nghe vậy tôi lo, tôi áp tai để nghe và con trai tôi đáp, "Tuyệt lắm, bởi vì nếu một trong hai bị bệnh, bạn vẫn còn người khác nấu ăn cho bạn." (Cười) Vậy là nút kích hoạt của tôi cho bình đẳng đồng tính đã được nhấn, và tôi cùng với nhiều người khác đấu tranh vì quyền đồng tính, và đặc biệt, quyền kết hôn với người mà tôi yêu Cuối cùng, chúng tôi đã thành công Và trong năm 2014, vào ngày mà pháp luật đã được thay đổi, Tôi kết hôn với vợ tôi, người tôi thực sự yêu rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng tôi không tổ chức trong âm thầm chúng tôi làm trên sân khấu tại Royal Festival Hall ở Luân Đôn Đó là một sự kiện lớn Cả hội trường sức chứa 2500 người. Chúng tôi mời 150 người thân và bạn bè, sau đó tôi công khai: ai muốn đến và ăn mừng, hãy tới tham gia với chúng tôi. Nó sẽ miễn phí cho bất kỳ ai ai muốn đến. Hai ngàn rưỡi người đã có mặt. (Vỗ tay) Tất cả người bạn có thể nghĩ đến: người đồng tính, dị tính, giáo sĩ Do Thái, bà xơ, người kết hôn, da trắng, da màu, toàn bộ nhân loại đã ở đó Và tôi nhớ đứng trên sân khấu suy nghĩ, "thật tuyệt vời. Công việc đã hoàn thành Tình yêu đã chiến thắng Luật đã thay đổi." Và tôi (Vỗ tay) Và tôi thực sự nghĩ ngày kích hoạt của tôi đã kết thúc. Vì vậy , mỗi năm tại chính hội trường đó Tôi tổ chức một buổi hòa nhạc tuyệt vời để mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ. Chúng tôi tập hợp được dàn nhạc nữ duy nhất trên thế giới chúng tôi chơi nhạc của các nữ soạn nhạc bị lãng quên hay bị bỏ qua, có những nhạc trưởng tuyệt vời, đó là Marin Alsop từ Baltimore đang chỉ huy, Petula Clark hát, còn tôi diễn thuyết về lịch sử của phụ nữ. Tôi thích tìm những truyện truyền cảm hứng từ quá khứ và kể lại chúng. Thường xuyên tới mức lịch sử là cái mà tôi gọi là mô hình núi Rushmore Trông thì hoành tráng nhưng những phụ nữ bị đẩy ra ngoài hoàn toàn. Tôi từng diễn thuyết vào năm 2015 về việc đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, Tôi tin bạn biết về những người phụ nữ tuyệt vời đã chiến đấu cật lực để giành quyền bỏ phiếu của họ ở Anh. Khẩu hiệu của họ là: "Hãy hành động, đừng nói" Và họ đã thành công, bởi vì phụ nữ đã thực sự có lá phiếu trong năm 1928. Nên tôi đang nói về điêu này và như tôi đề cập tới, những gì tôi nhận ra là: Đây không phải một bài học lịch sử; đây không phải khi mọi thứ đã được xử lý. Đây là nơi mà mọi thứ vẫn còn ngổn ngang. Không đâu trên thế giới, tôi lấy ví dụ, phụ nữ đạt được bình đẳng trong cùng một công việc. OK, hãy nhìn qua 100 công ty hàng đầu trong thị trường chứng khoán Luân Đôn vào năm 2016. Tốp 100 công ty: Bao nhiều người phụ nữ điều hành chúng? Bảy. Được thôi. Bảy. Không sao đâu, tôi nghĩ vậy. Đến khi bạn nhận ra 17 trong số đó điều hành bởi mấy ông tên "John". (Cười) Có nhiều người đàn ông tên John quản lý chỉ số cổ phiếu của 100 công ty, (Cười) hơn là số những người phụ nữ. Tận 14 chàng quản lý tên "Dave" nữa (Cười) Tôi tin chắc rằng Dave và John làm việc rất xuất sắc. (Cười) Ok. Nó có gì quan trọng chứ? Vâng, đó là thứ nhức nhối trong vấn đề khoảng cách lương theo giới tính. Không có nơi nào trên thế giới phụ nữ kiếm tiền được như nam giới. Và điều đó sẽ không bao giờ thay đổi trừ khi chúng ta có nhiều phụ nữ hơn đứng đầu ban giám đốc. Chúng ta có rất nhiều luật; Đạo luật Đảm bảo Tiền lương Công bằng được thông qua vào năm 1975 tại Anh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều, rất nhiều phụ nữ từ đầu tháng tháng 11 cho đến cuối năm, khi so sánh với các đồng nghiệp nam của họ, đang làm rất hiệu quả mà lại không công. Trên thực tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính phụ nữ cuối cùng sẽ được trả lương bình đẳng vào ... năm 2133 Yay! (Cười) Đó là con số khủng khiếp. Và đây mới là vấn đề: Hôm kia, trước khi tôi tới diễn thuyết, Diễn đàn Kinh tế Thế giới xem xét lại nó. Cũng tốt thôi, vì nó tệ quá mà, những tận 2133. Bạn biết họ sửa lại thành gì không? Năm 2186. (cười) Vâng, thêm những 53 năm nữa! Chúng ta sẽ không được trả lương bình đẳng vào thế hệ cháu chắt của mình với cái hệ thống như thế này. Và tôi đã phải chờ đợi đủ lâu rồi. Tôi đã chờ đợi một mình đủ lâu rồi. Tôi trở thành người phụ nữ đầu tiên trên kênh truyền hình Anh Quốc vào năm 2016 dẫn một chương trình của khung giờ chiếu cao điểm. Điều đó tuyệt phải không? Tôi rất vui mừng. Thế nhưng (vỗ tay) Nhưng vào năm 2016! Người đầu tiên! TV đã xuất hiên được 80 năm rồi! (Cười) Có thể truyền hình không quá quan trọng, nhưng nó cũng là hiện tượng, phải không? Năm 2016, Liên hợp quốc tìm một đại sứ hoàn toàn mới, đại diện cho sức mạnh của phụ nữ và bình đẳng giới, và họ đã chọn ai? Wonder Woman. Phải, họ chọn một nhân vật hoạt hình. (cười) Bởi vì không có người phụ nữ nào có khả năng đảm nhận công việc ấy. Đại diện cho người phụ nữ ở các vị trí quyền lực thấp đến kinh hãi. Đó là một sự thật ở Quốc hội, và nó cũng đúng ở Nghị viện Anh Quốc. Năm 2015, số nam giới đắc cử vào Nghị viên năm đó còn lớn hơn cả tổng số phụ nữ đã từng là thành viên của Nghị viện. Và sao nó lại là vấn đề? Đây là vấn đề: nếu họ không ngồi ở bàn theo đúng nghĩa đen, tại chiếc bàn để giúp tạo ra những điều luật, thì đừng nên ngạc nhiên khi quan điểm của phụ nữ bị bỏ sót. Đây là một hình mẫu lí tưởng cho những người trẻ thấy được một phụ nữ nắm quyền. Năm 2016, nước Anh có nữ thủ tướng thứ hai, bà Theresa May lên nắm quyền. Ngày bà nắm quyền, bà bị thách thức chỉ được làm một thứ. Làm một thứ duy nhất trong 100 ngày đầu tiên ở trong văn phòng để cố gắng và cải thiện đời sống của nữ giới trên nước Anh. Và bà đã làm gì? Chả gì cả. Bà không làm gì hết. Bởi vì bà quá bận rộn để dọn dẹp đống hỗn lộn mà bọn con trai gây ra. Kể cả khi có nữ lãnh đạo, họ luôn tìm cái gì đó tốt hơn để làm hơn là việc giải quyết vấn đề khó chịu về sự bất bình đẳng. Nên tôi cứ nói về bình đẳng như thể nó quan trọng. Đúng chứ? Nào, hãy xem qua về ngành công nghiệp STEM. Khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học. Thực sự rất quan trọng trên từng khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của ta Có tài liệu dày và đáng kinh ngạc nhất về rào cản vô hình ở ngành công nghiệp STEM. Nếu như việc chữa được bệnh ung thư hay lời giải cho sự nóng lên toàn cầu nằm trong đầu của nhà khoa học nữ trẻ không thể phát triển sự nghiệp? Vì vậy tôi nghĩ về những điều này, và tôi biết mình cần "Hãy hành động, đừng nói" Tôi nói với người bạn tuyệt vời của mình, nhà báo ở Anh tài giỏi Catherine Mayer, chúng tôi thật ngớ ngẩn và tôi nghi ngờ nó do rượu, (cười) Chúng tôi quyết định thành lập một đảng chính trị mới. Bởi điều quan trọng nằm ở đây: nơi mà cả nữ giới và nam giới đều bình đẳng là ở trong hộp lá phiếu đó. Chúng tôi không biết mình đang làm gì, chúng tôi không biết nó phức tạp cỡ nào khi lập một đảng. Tôi nghĩ rằng: "Nó không thể khó khăn vậy, đàn ông họ làm vậy bao năm rồi" (cười) Vì vậy chúng tôi bắt đầu gọi đó là "Đảng bình đẳng cho phụ nữ" Ngay lập tức có người nói với tôi "Tại sao cô lại gọi đó như vậy?" tôi trả lời "Tôi không biết, tôi nghĩ chúng tôi đã làm rõ rồi." (cười) Tôi không muốn những gì chúng tôi làm là một bí mật. Tôi chỉ (cười) Có người nói rằng "Cô không thể gọi thế! Nó quá nữ quyền" Ồ! Cái từ đáng sợ ấy! À! Khó mà có thể nói bao lần tôi nghe có người nói "Tôi không theo chủ nghĩa nữ quyền, nhưng..." Và tôi luôn tin rằng nếu có từ "nhưng" trong một câu, không thể tất cả là hoa hồng trong một khu vườn. Rồi tôi nhận được câu hỏi rất buồn cười, "Cô sẽ đốt áo ngực của mình à?" Phải! Bởi vì áo ngực vốn được làm từ chất liệu dễ cháy. (cười) Đó là tại sao tất cả phụ nữ bắn ra tia lửa khi họ bước đi. (cười) Đôi chút về lịch sử cho các bạn: chả có người phụ nữ nào đốt áo ngực vào những năm 60. Đó chỉ là tin lá cải của một nhà báo Ơn chúa là ngành báo chí đã được cải thiện từ đó. Nên... (cười) Tôi thông báo điều chúng tôi làm ở cuộc phỏng vấn truyền hình và ngay tức khắc, các email được gửi tới Hàng trăm, rồi tới hàng ngàn từ mọi lứa tuổi: từ những người rất trẻ đến những người phụ nữ ở tuổi 90, đến trăm người đàn ông tuyệt vời. Họ viết, "Chúng tôi có thể giúp gì không? Chúng tôi có thể gặp cô tại trụ sở đảng chứ?" Chúng tôi không có trụ sở chính cũng không có đảng! Chúng tôi không có gì cả. Tất cả những gì chúng tôi có là nhóm những người bạn tuyệt vời và thân thiết cố gắng trả lời email 24/7 trong trong bộ đồ ngủ. Chúng tôi đều bận rộn. Rất nhiều trong chúng tôi có công việc, con nhỏ nhưng chúng tôi làm như bao phụ nữ, và chúng tôi chia sẻ công việc. Gần như tức khắc, chúng tôi đồng ý những nguyên tắc cơ bản. Điều đầu tiên: chúng tôi muốn trở thành một đảng duy nhất trên thế giới mà mục đích chính là để nó không cần phải tồn tại nữa. Đó là một ý kiến rất tuyệt. Chúng tôi muốn là một chính trị đảng duy nhất không nghiêng về bên nào. Chúng tôi muốn những người ở cánh trái, cánh phải, từ trung lập, mọi lứa tuổi. Bởi toàn bộ công sức bỏ ra chỉ để đạt mục đích đơn giản: hãy để sự bình đẳng có ở mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, và khi ta hoàn thành, hãy trở về nhà và làm các việc nhà khác (cười) Và chúng tôi muốn thay đổi cách hoạt động chính trị Tôi không biết ở đây có như vậy nhưng ở Anh chúng tôi có 2 chính đảng Họ là những con khủng long của chính trị. Và cách họ nói nhau thực đáng xấu hổ và xấu xa. Tôi chắc chắn rằng bạn chưa bao giờ chửi nhau-- (cười) và nói dối như thế. Chẳng phải tuyệt sao nếu có một chính trị gia nói "Bạn biết không, đối thủ của tôi có lý. Hãy xem nếu như chúng ta có thể hợp tác và giải quyết công việc." (vỗ tay) Và hãy để phụ nữ tham gia chính trị nhiều hơn, Ok? Để phụ nữ tham gia chính trị hơn ngay lập tức bằng cách thành đảng duy nhất có dịch vụ chăm trẻ miễn phí cho các ứng cử viên, để họ có thể ra khỏi nhà và bắt đầu chiến dịch. (vỗ tay) Trong vòng 10 tháng, chúng tôi có hơn 70 chi nhánh của đảng trên khắp nước Anh. Chúng tôi có các ứng viên cho cuộc bầu cử ở London, Scotland và Wales vào tháng 5 năm 2016. Một trong 20 người bầu ứng cử viên của chúng tôi làm thị trưởng Luân Đôn. Và khi những người đàn ông trong cuộc chạy đua thấy được sức ảnh hưởng trước số phiếu bầu của chúng tôi, còn gì tuyệt vời hơn khi họ bắt đầu nói về sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới. (vỗ tay) Tôi từng được hứa sẽ thay đổi khi còn là một đứa trẻ. Điều này sẽ luôn xảy ra: phụ nữ sẽ sánh vai cùng với đàn ông. Những gì tôi nhận lại là những lời hứa sáo rỗng và sự thất vọng thất vọng đủ nhiều để lập ra một đảng chính trị. Nhưng đây là ý tưởng của tôi hôm nay, đây là 5% của tôi. Và cái này thực sự khá ổn. Thực tế là điều này không hề đủ. Nó không đủ cho việc tìm một đảng chính trị cho sự bình đẳng ở từng quốc gia. Cái chúng ta cần là sự thay đổi chấn động trong bối cảnh chính trị toàn cầu. Và điều tuyệt vời về mô hình mà chúng ta tạo ra nó có hiệu quả ở khắp mọi nơi. Nó sẽ có hiệu quả ở Mỹ, ở Úc, ở Ấn Độ. Ta làm ra một công thức hoàn hảo, ai cũng có thể nấu được, và mọi người đều thích nó. Chúng tôi muốn chia sẻ nó. Nếu bạn muốn biết chúng tôi đã làm gì, chúng tôi sẽ chia sẻ. Tưởng tượng xem nếu ta có thể huy động triệu người phụ nữ trên khắp thế giới để nói: "Đủ rồi!" với các cuộc chiến chính trị truyền thống. Nói: "Ngừng cãi vã và hoàn thành công việc đi". Chúng ta có thể thay đổi thế giới. Và tôi muốn như vậy. (vỗ tay) Tôi muốn... (vỗ tay) Tôi muốn điều đó cho con gái và cho con trai của mình. Bởi vì sự thật là: Bình đẳng là tốt hơn cho tất cả. Nào mọi người, hãy bắt đầu! hãy cùng thay đổi thế giới! Tôi biết chúng ta có thể làm được, và rất muốn làm (Vỗ tay) Tôi muốn thử một vài điều mới lạ. Những ai có thể, xin hãy đứng dậy. OK, tôi sẽ gọi những cái tên bất kì. Khi nghe cái tên mà bạn không thể nhận ra, và không thể nói gì về nó, xin hãy ngồi xuống ghế và giữ nguyên vị trí. Người cuối cùng còn đứng, ta sẽ xem người đó biết những gì, OK? (Cười) Được rồi, Eric Garner. Mike Brown. Tamir Rice. Freddie Gray. Vậy với các bạn vẫn còn đứng đây Tôi muốn các bạn quay nhìn phía sau. Một nửa, thậm chí là hơn vậy trong tổng số mọi người vẫn còn đứng. Vậy hãy tiếp tục. Michelle Cusseaux. Tanisha Anderson. Aura Rosser. Meagan Hockaday. Nếu chúng ta nhìn lại, có khoảng bốn người vẫn đang đứng, Thực ra tôi sẽ không rọi đèn vào ai đâu Tôi chỉ nói thế để đảm bảo minh bạch và các bạn có thể ngồi xuống thôi (Cười) Vậy là những người nhận ra nhóm tên đầu tiên biết rằng đó là những người Mỹ gốc Phi bị giết bởi cảnh sát trong hai năm rưỡi vừa qua Điều mà bạn không biết là danh sách còn lại cũng là người Mỹ gốc Phi bị giết trong hai năm qua. Điểm khác biệt giữa những cái tên bạn biết và không biết là giới tính. Vậy để tôi cho bạn biết điều này, chẳng có gì khác biệt về những khán giả ở đây điều này giải thích cho những kiểu nhận dạng mà ta vừa thấy Tôi đã làm điều này cả tá lần trên khắp cả nước Tôi đã làm điều này với các tổ chức nữ quyền. Đã làm với các tổ chức quyền công dân. Với các giáo sư. Với các sinh viên. Với các nhà tâm lý học. Với các nhà xã hội học. Thậm chí là với cả các Nghị sĩ tiến bộ Và ở đâu, nhận thức về mức độ bạo lực của cảnh sát mà phụ nữ da màu phải chịu đựng là cực kì thấp. Bây giờ, thật đáng ngạc nhiên, phải không, đó mới là vấn đề. Ý tôi là, có hai vấn đề liên quan ở đây Có bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ-Phi và có bạo lực đối với phụ nữ, hai vấn đề này hiện nay đang được nói đến rất nhiều Nhưng khi chúng ta nghĩ về người bị liên lụy bởi những vấn đề này, khi chúng ta nghĩ về ai là nạn nhân của những vấn đề này, Tên của những người phụ nữ da màu này chưa từng được biết đến. Bây giờ, các chuyên gia truyền thông nói với chúng ta rằng khi các sự kiện không phù hợp với khung hình có sẵn, mọi người gặp khó khăn kết hợp những sự kiện mới vào cách suy nghĩ của họ về một vấn đề. tên những phụ nữ này đã trượt qua ý thức của chúng ta bởi không có khung hình để chúng ta nhìn thấy họ, không có khung hình để chúng ta nhớ họ, không có khung hình để chúng ta giữ họ lại Và kết quả là, các phóng viên không dẫn tới họ, các nhà hoạch định chính sách không nghĩ về họ, và các chính trị gia không được khuyến khích hoặc yêu cầu họ nói chuyện với họ. Bây giờ, bạn có thể hỏi, sao một khung hình quan trọng vậy Ý tôi là, sau tất cả, vấn đề ảnh hưởng đến những người da màu và vấn đề có ảnh hưởng đến phụ nữ, không nhất thiết phải bao gồm người da đen là phụ nữ và những người phụ nữ là người da màu? Một câu trả lời đơn giản đó là phương pháp thấm nhập tới công lý cộng đồng, và nhiều khi nó không hiệu quả. Nếu không có khung hình cho phép chúng ta nhìn thấy các vấn đề xã hội tác động thế nào đến tất cả thành viên của một nhóm mục tiêu, nhiều người sẽ rơi qua các lỗ hổng của các phong trào của chúng ta bị bỏ rơi và chịu đựng sự cách ly ảo. Nhưng không nhất thiết phải theo cách này. Nhiều năm trước, tôi bắt đầu sử dụng thuật ngữ "sự chồng chéo" để đối phó với thực tế rằng nhiều vấn đề xã hội của chúng ta như là phân biệt chủng tộc và giới tính thường chồng chéo nhau, tạo ra nhiều cấp độ bất công xã hội. Bây giờ, trải nghiệm mà đã dẫn đến sự chồng chéo là cơ hội gặp gỡ của tôi với một người phụ nữ tên là Emma DeGraffenreid. Emma DeGraffenreid là một người phụ nữ Mỹ gốc Phi, một người mẹ và vợ đi làm Thực ra, tôi đã đọc về câu chuyện của Emma từ một ý kiến pháp lý viết bởi một thẩm phán bác bỏ cáo buộc của Emma về phân biệt chủng tộc và giới tinh chống lại một nhà máy sản xuất xe hơi địa phương. Emma, như rất nhiều phụ nữ Mỹ gốc Phi, tìm việc làm tốt hơn cho gia đình và cho người khác. Cô muốn có một cuộc sống tốt hơn cho con và gia đình. Nhưng cô dự tuyển một công việc, và cô ấy đã không được tuyển, và cô tin rằng cô không được tuyển bởi vì cô là một phụ nữ da màu. Bây giờ, các thẩm phán bác bỏ vụ kiện của Emma một cách đáng nghi, và lập luận để bác bỏ vụ kiện là chủ lao động có thuê người Mỹ gốc Phi và chủ lao động có tuyển phụ nữ. Vấn đề thực sự, mặc dù, rằng các thẩm phán không sẵn sàng thừa nhận những gì Emma đã thực sự cố nói, rằng người Mỹ gốc Phi được thuê, thường cho việc công nghiệp, công việc bảo trì, tất cả là đàn ông. Và những người phụ nữ được thuê, thường làm thư ký hoặc công việc quản lý, đều là người da trắng. Chỉ khi tòa nhìn thấy những chính sách kết hợp với nhau thế nào ông ấy mới thấy được sự phân biệt đối xử đôi mà Emma đang phải đối mặt. Nhưng tòa không cho Emma đặt hai nguyên nhân hành động cạnh nhau để kể câu chuyên của cô bởi vì ông tin rằng, bằng cách cho phép cô làm điều đó, cô sẽ có thể có ưu thế. Cô sẽ có lợi thế gấp đôi, trong khi đàn ông da màu và phụ nữ da trắng chỉ có một Nhưng tất nhiên là cả đàn ông da màu và phụ nữ da trắng không cần kết hợp lời khẳng định về phân biệt chủng tộc và cả giới tính để kể về sự phân biệt đối xử mà họ đâng phải chịu đựng Làm sao không có sự bất công khi mà pháp luật từ chối bảo vệ những người phụ nữ da màu đơn giản bởi trải nghiệm của họ không y hệt như của những phụ nữ da trắng và đàn ông da màu? Thay vì mở rộng khung hình để bao gồm phụ nữ Mỹ gốc Phi, tòa án chỉ đơn giản là ném vụ kiện của họ hoàn toàn ra khỏi tòa án. Bây giờ, là một sinh viên pháp luật chống phân biệt, một nhà nữ quyền, một người chống phân biệt chủng tộc, Tôi bị ấn tượng bởi trường hợp này. Với tôi nó như là sự bất công được mũ lên Vì vậy, trước hết, phụ nữ da màu không được phép làm việc tại nhà máy. Thứ hai, tòa án gấp đôi vào việc loại trừ này bằng cách làm cho nó trở nên hợp pháp và không có hậu quả. Vả lại, không có tên cho vấn đề này. Và tất cả chúng ta đều biết rằng, khi không có tên cho một vấn đề, sẽ nhìn thấy vấn đề, và khi bạn không thấy vấn đề, bạn gần như không thể giải quyết nó. Nhiều năm sau đó, tôi đã đến để nhận ra rằng vấn đề mà Emma đã phải đối mặt với là một vấn đề khung hình. Khung mà tòa án đã sử dụng để xem sự phân biệt giới tính và xem sự phân biệt chủng tộc là phiến diện và đã bị bóp méo Đối với tôi, những thách thức mà tôi phải đối mặt là cố gắng tìm hiểu xem liệu có một câu chuyện khác, một lăng kính mà sẽ cho phép chúng tôi thấy sự tiến thoái lưỡng nan của Emma, cho phép chúng ta giải cứu cô khỏi các lỗ hổng trong luật pháp, cho phép các thẩm phán hiểu được câu chuyện của cô. có một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi, sự liên tưởng với điểm nút giao thông sẽ cho phép các thẩm phán hiểu sự tiến thoái lưỡng nan của Emma rõ hơn. Nếu chúng ta cân nhắc về nút giao thông, các con đường đến đó sẽ là cách mà lực lượng lao động được xây dựng dựa trên chủng tộc và giới tính. Và sự đi lại trên những con đường đó sẽ là các đạo luật tuyển dụng và các thủ tục khác sẽ đi ngang qua những con đương đó Hiện tại, bởi Emma đang đồng thời là người da màu và là nữ giới, cô ấy đã được đặt đúng ở nơi mà những con đường ấy chồng chéo lên nhau, đang phải trải nghiệm sự ảnh hưởng cùng lúc bởi sự phân biệt giới tính và chủng tộc của cộng đồng. Một đạo luật--một đạo luật giống như một chiếc xe cứu thương xuất hiện và sẵn sàng chữa trị cho Emma chỉ khi nào mà nó nhận ra rằng cô chỉ bị tổn thương trên con đường chủng tộc hoặc con đường giới tính chứ không phải tại nơi các con đường giao nhau. Cái bạn gọi là bị chèn nén bởi các đa thế lực và rồi từ bỏ để né tránh cho bản thân là gì? Sự chồng chéo trên có lẽ với tôi đã làm được điều ấy. Tôi muốn tiếp tục tìm hiểu về cô gái người Mỹ gốc Phi đó, cũng như những cô gái da màu khác, cũng như những người bị biệt ly khỏi xã hội khác trên toàn thế giới, tất cả phải đổi mặt với mọi sự khó khăn và thử thách như hệ quả của "sự khó khăn chồng chéo", những chồng chéo của chủng tộc và giới tính, của sự kì thị đồng tính,kì thị chuyển giới kì thị ngoại quốc,kì thị người khuyết tật, tất cả các động lực xã hội đó hợp lại và tạo ra những thách thức mà đôi khi khá đặc thù. Nhưng ở một hướng tương tự "sự khó khăn chồng chéo" đó đã làm tăng nhận thức của chúng ta về cách mà phụ nữ da đen sống cuộc sống của họ, điều đó đồng thời phơi bày những sự kiện thảm họa sau những cái chết của phụ nữ Mỹ gốc Phi. Cảnh sát bức ép phụ nữ da đen là vô cùng thực tế. Mức độ bạo lực mà phụ nữ da đen đối mặt thực sự là điều không còn gây ngạc nhiên là một vài trong số họ không thể sống sót ở những cuộc xung đột của họ với cảnh sát. Từ những bé gái da đen chỉ mới 7 tuổi, đến những cụ bà đã 95 tuổi đều đã từng bị cảnh sát giết hại. Họ bị giết hại ngay tại phòng khách nhà họ, hoặc tại phòng ngủ của họ. Họ từng bị giết hại trong xe hơi. Họ từng bị giết khi đi trên phố. Họ từng bị giết trước mặt bố mẹ họ và cũng có người bị giết trước mặt những đứa trẻ của họ. Họ từng bị bắn chết. Họ từng bị dẫm chết. Họ từng bị bóp cổ chết. Họ từng bị hành hạ cho đến chết. Họ từng bị tra tấn bằng điện chết. Họ từng bị giết hại khi cố cầu cứu sự giúp đỡ. Họ từng bị giết khi họ ở một mình, và họ cũng từng bị giết khi họ đang ở cùng với nhau. Họ bị giết hại lúc mua sắm khi là người da đen, lúc lái xe khi họ da đen, bị tổn thương tinh thần khi họ da đen, gia đình nhiễu loạn khi họ da đen. Họ bị giết hại lúc vô gia cư khi họ đã đến Họ bị giết lúc nghe điện thoại di động, cười đùa với bạn bè, ngồi trong xe hơi được báo cáo bị đánh cắp và quay đầu xe lại phía trước Nhà Trắng với đứa trẻ gầy gò ở ghế sau của xe. Vì sao ta không biết những chuyện đó? Tại sự rằng mất mát của họ tồn tại mà không phát sinh một lượng dịch vụ y tế và sự phản đối của cộng đồng tương tự với sự mất mát của những anh em của họ ngoài chiến trường? Lúc này là thời điểm cho sự thay đổi. Vậy chúng ta có thể làm gì? Năm 2014, Diễn đàn Chính sách người Mỹ gốc Phi đã thành lập để yêu cầu rằng chúng ta "gọi tên cô ấy" tại các đại hội, tại các cuộc biểu tình, tại các hội nghị, tại các cuộc họp, ở bất cứ nơi nào và bất cứ nơi đâu rằng thực tế bạo lực đối với người da đen đã đang được bàn luận. Nhưng "gọi tên cô ấy" là chưa thể đủ. Chúng ta phải săn sàng làm nhiều hơn thế. Chúng ta phải sẵn sàng làm chứng, đưa ra những bằng chứng về những thực trạng đau đớn rằng chúng ta chỉ muốn không đối chiếu, sự bạo lực và sự nhục nhã hàng ngày mà nhiều phụ nữ da đen phải chịu đựng, phụ nữ da đen qua màu da, tuổi, sự bộc lộ giới tính, tình dục và năng lực. Do đó chúng ta đang có cơ hội ngay bây giờ -- phát sinh trong tâm thức có một vài hình ảnh mà tôi muốn chia sẻ với các bạn biết đâu sẽ bắt nguồn cho vài thứ-- để cùng nhau làm chứng cho sự bạo lực trên. Chúng ta sẽ nghe ý kiến của hiện tượng Abby Dobson. Và vì chúng ta ngồi đây với những người phụ nữ đó, một số người từng chịu đựng bạo lực và một số đã không sống sót vì bạo lực, chúng ta dành một cơ hội để nhìn ngược lại điều đã xảy ra ở đầu buổi diễn thuyết này, khi chúng ta có thể đã không đứng cho những phụ nữ đó, bởi vì chúng ta không biết tên họ. Vậy ở cuối clip này, tất cả sẽ gọi tên lại Tên của một vài phụ nữ da đen sẽ hiện ra. Tôi muốn các bạn những ai có thể hãy cùng chúng tôi gọi lên những cái tên ấy lớn nhất có thể, ngẫu nhiên, không theo một quy luật nào. Hãy tạo ra một âm thanh vang dội để thể hiện sự quan tâm của ta để trợ giúp cho họ, để cùng ngồi với họ, để làm chứng cho họ, để đưa họ tới ánh sáng. (Hát) Abby Dobson: Hãy gọi đi, hãy gọi tên cô ấy. Hãy gọi đi, hãy gọi tên cô ấy. (Khán giả) Shelly! (Khán giả) Kayla! AD: Oh, hãy gọi tên cô ấy. (Khán giả gọi tên) Hãy gọi đi, gọi đi, hãy gọi tên cô ấy. Hãy gọi tên cô ấy. Với những cái tên Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được, hãy gọi tên cô ấy. KC: Aiyanna Stanley Jones, Janisha Fonville, Kathryn Johnston, Kayla Moore, Michelle Cusseaux, Rekia Boyd, Shelly Frey, Tarika, Yvette Smith. AD: Hãy gọi tên cô ấy. KC: Như đã nói ban đầu, nếu ta không thấy được vấn đề, ta sẽ không giải quyết được Cùng nhau, chúng ta làm chứng cho họ về những người phụ nữ đã bỏ mạng. Nhưng thời gian giờ đây là để chuyển từ bi ai và khổ đau thành hành động và thay đổi. Đó là điều ta có thể làm được. Điều đó phụ thuộc vào ta Xin cám ơn vì đã tới tham dự. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi viết về thức ăn. Tôi viết về cách nấu ăn. Tôi xem đó là việc quan trọng, nhưng tôi có mặt ở đây là để bàn về một vấn đề đã trở nên rất quan trọng đối với tôi trong khoảng 1-2 năm nay. Nó liên quan đến thức ăn, nhưng không phải về việc nấu nướng. Tôi sẽ bắt đầu với bức hình này- một con bò rất đẹp. Tôi không ăn chay - đó là lối sống kiểu Nixon ngày xưa, đúng không? Nhưng tôi nghĩ là bức ảnh này-- (Cười) -- sẽ là phiên bản năm nay của bức ảnh này. Nào, đó chỉ là một cách nói quá. Nhưng vì sao tôi lại nói thế? Bởi vì từ trước tới giờ chỉ có một lần số phận của mỗi người và số phận của cả nhân loại mới quyện chặt vào nhau như thế. Trước đây có bom, và giờ đây cũng có. Và liệu từ đây chúng ta sẽ tiến đến đâu sẽ quyết định không chỉ chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của mỗi người, mà còn là việc chúng ta được thấy trái đất 1 thế kỷ sau hay không, liệu chúng ta có còn nhận ra nó được hay không. Đây cũng là một thảm hoạ diệt chủng, và nấp dưới gầm bàn sẽ không giúp ích được gì. Bắt đầu từ quan điểm hiện tượng nóng lên toàn cầu không chỉ thật, mà còn rất nguy hiểm. Và vì tất cả các nhà khoa học trên thế giới ngày nay tin vào điều đó, và cả Tổng thống Bush cũng đã thấy được vấn đề, hoặc giả vờ như thế, chúng ta có thể xem đây là điều hiển nhiên. Vậy thì xin hãy nghe điều này. Sau sản xuất năng lượng, chăn nuôi là nguồn cung cấp lớn thứ hai của những loại khí tác động xấu đến khí quyển. Gần 1/5 khí nhà kính được thải ra từ việc chăn nuôi -- nhiều hơn vận tải giao thông. Nào, bạn có thể đùa mọi kiểu về rắm bò, nhưng khí methane trong đó độc gấp 20 lần khí CO2 và không chỉ là methane. Chăn nuôi còn là một trong những thủ phạm chính gây thoái hoá đất đai, ô nhiễm nước, không khí, khan hiếm nước và suy giảm đa dạng sinh học. Còn nhiều điều nữa. Một nửa lượng kháng sinh ở đất nước này, không phải cung cấp cho người, mà là cho thú nuôi. Nhưng những danh sách thế này có vẻ cứng nhắc quá, vậy tôi xin nói điều này, nếu bạn là một người cấp tiến, nếu bạn lái xe Prius, mua sắm "xanh", hay tìm mua thực phẩm hữu cơ, bạn đã thành người ăn chay được nửa phần rồi. Nào, tôi không theo chủ nghĩa chống bò hơn là chống nguyên tử, nhưng tất cả đều nằm ở cách chúng ta dùng những thứ này. Trong bức hình chung còn có một miếng ghép khác, mà trong bài nói hay tuyệt của Ann Cooper hôm qua, bạn hẳn đã biết rồi. Không có câu hỏi nào cả -- không hề -- những căn bệnh "lối sống" đó -- tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, vài thứ ung thư -- là những căn bệnh phổ biến ở nơi đây hơn bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Và đó chính là kết quả trực tiếp của chế độ ăn phương Tây. Nhu cầu thịt, bơ sữa và đường bột tinh chế -- cả thế giới tiêu thụ một tỷ lon hay chai Coca mỗi ngày -- nhu cầu của chúng ta về những thứ này, thứ chúng ta muốn, chứ không phải cần-- khiến chúng ta tiêu thụ nhiều calori hơn lượng cần thiết. Và lượng calori thừa đó nằm trong những thức ăn gây bệnh chứ không phải phòng bệnh. Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã nằm ngoài dự đoán. Lúc trước chúng ta không biết rằng ô nhiễm không chỉ làm giảm tầm nhìn. Có thể có vài chứng bệnh phổi xuất hiện đó đây, nhưng thời đấy, đó chưa phải là chuyện lớn lao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sức khoẻ hiện nay giống như có bàn tay của một đế quốc độc ác nhúng vào. Chúng ta được căn dặn, được đảm bảo, rằng càng ăn nhiều thịt, bơ sữa và gia cầm, chúng ta sẽ càng khoẻ mạnh hơn. Không. Tiêu thụ quá nhiều thịt và tất nhiên, thức ăn vặt, lại là một vấn đề vì chúng ta tiêu thụ quá ít thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Nào, tôi không có thời gian đi sâu vào những lợi ích của việc ăn rau quả ở đây, nhưng bằng chứng là rau quả -- và tôi muốn làm rõ điều này -- không phải những thành phần trong rau quả, mà phải là rau quả. Không phải beta-carotene, mà là củ cà rốt. Bằng chứng cho thấy rõ rau quả tốt cho sức khoẻ. Bằng chứng này đang áp đảo ở thời điểm hiện tại. Bạn càng ăn nhiều rau hơn và bớt đi những thứ khác, bạn càng sống lâu. Không tệ lắm. Nhưng hãy trở lại với thịt và quà vặt. Hai thứ này có điểm gì giống nhau? Một: chúng ta chẳng cần thứ nào để có sức khoẻ tốt. Chúng ta không cần thực phẩm từ động vật, và chúng ta chắc chắn không cần bánh mì trắng hay Coca. Hai: cả hai đều đã và đang được tiếp thị rộng rãi, tạo ra nhu cầu không tự nhiên. Chúng ta khi sinh ra chưa hề biết thèm muốn Whoppers hay Skittles. Ba: các cơ quan chính phủ đang ủng hộ những sản phẩm này, đánh mất một chế độ ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường. Nào hãy tưởng tượng hai sự việc đang diễn ra song song. Hãy tưởng tượng chính phủ của chúng ta phát triển một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu khí trong lúc ngăn cản những nguồn năng lượng lâu dài khác. dù biết rằng hậu quả sẽ là ô nhiễm, chiến tranh và giá cả leo thang. Khó tin quá, đúng không? Nhưng họ đã làm như thế. Và họ thực hiện ngay đây. Cả hai vấn đề đều như nhau. Điều đáng buồn là, khi nói đến chế độ ăn uống, ngay cả khi Feds, tờ báo có nhiều thiện chí và cố gắng làm chuyện đúng đắn, cũng đã thất bại. Hoặc là họ không thể thắng nổi những con rối của nền thương mại nông nghiệp, hoặc chính họ là những con rối đó. Vì vậy khi Bộ Nông nghiệp Mỹ chịu công nhận rằng chính rau quả, chứng không phải thực phẩm động vật, giúp chúng ta khoẻ mạnh, họ đã khuyến khích chúng ta, bằng một tháp dinh dưỡng đơn giản quá mức, hãy ăn năm phần rau quả mỗi ngày, và ăn nhiều đường bột hơn. Nhưng họ không hề tiết lộ rằng một số loại đường bột tốt hơn những loại kia, cũng như rau quả và ngũ cốc nguyên chất phải được thay thế cho thức ăn vặt. Nhưng những người vận động hành lang trong ngành công nghiệp sẽ không để chuyện đó xảy ra. Và đoán thử xem. Một nửa trong số những người phát triển tháp dinh dưỡng đều có chân trong ngành thương mại nông nghiệp. Như vậy, thay vì thay thế thực phẩm từ động vật bằng thực vật, cái dạ dày căng phồng của chúng ta chỉ đơn giản trở nên to hơn, và khía cạnh nguy hiểm nhất của nó vẫn giữ nguyên không đổi. Những thứ gọi là chế độ ăn ít chất béo, ít đường -- chúng không phải là giải pháp. Nhưng với hàng loạt những người thông minh tập trung xem xét thực phẩm là hữu cơ hay trồng ở địa phương, hoặc là chúng ta có đối xử tốt với động vật hay không, đơn giản là vấn đề quan trọng nhất vẫn chưa được xem xét. Nào, đừng hiểu lầm tôi. Tôi yêu động vật, và tôi cho là chẳng tốt lành gì cái việc công nghiệp hoá chăn nuôi và vặn vẹo vật nuôi cứ như chúng là cờ lê vậy. Thế nhưng chúng ta không thể nào đối xử tốt với động vật khi chúng ta giết mổ 10 tỉ động vật mỗi năm. Đó là con số của chúng ta. 10 tỉ. Nếu bạn xâu tất cả lại với nhau -- gà, bò, lợn và cừu -- từ trái đất đến mặt trăng, thì chúng sẽ làm được năm chuyến khứ hồi - khứ hồi đấy. Nào, trình độ toán học của tôi không vững lắm, nhưng cũng khá tốt, và còn tuỳ thuộc vào việc một con lợn dài 4ft hay 5ft, nhưng bạn nắm được vấn đề rồi đấy. Đó mới chỉ là nước Mỹ thôi. Và với lượng tiêu thụ khổng lồ những động vật này thải ra các loại khí nhà kính và bệnh tim, tỏ vẻ nhân từ chỉ là để đánh lạc hướng công chúng. Hãy giảm số lượng động vật chúng ta giết mổ trước đã, rồi hãy lo chuyện đối xử tốt những con còn lại. Một vấn đề đánh lạc hướng khác chính là "locavore" vừa được Từ điển New Oxford American Dictionary tôn vinh là "Từ của Năm". Thật đấy. Và "locavore", cho những ai không biết, là từ chỉ những người chỉ ăn thức ăn trồng tại địa phương. Điều này cũng tốt nếu bạn sống ở California, nhưng đối với những người còn lại thì đây là một chuyện buồn. Giữa câu chuyện chính thức -- tháp dinh dưỡng -- và cái mốt "locavore", bạn có hai lựa chọn để cải thiện bữa ăn của chúng ta. (Cười) Tuy nhiên cả hai đều sai cả. Cách đầu tiên, ít nhất là bình dân, và cách thứ hai là quý tộc. Tình hình hiện nay là kết quả của lịch sử phát triển của thực phẩm ở Hoa Kỳ. Và tôi sẽ lướt qua lịch sử, ít nhất trong vòng một trăm năm trở lại, nhanh gọn thôi Một trăm năm về trước, đoán thử xem, Ai cũng là "locavore", đến cả New York cũng có nhiều trang trại lớn gần bên và vận chuyển thực phẩm khắp mọi nơi là một ý nghĩ buồn cười. Mỗi gia đình đều có đầu bếp riêng, thường người mẹ. Những bà mẹ ấy mua và chuẩn bị thức ăn. Điều này giống như cách nhìn lãng mạn của châu Âu. Bơ thực vật chưa hề tồn tại. Trên thực tế, khi bơ thực vật được phát minh, nhiều bang đã ban hành luật quy định nó phải được nhuộm màu hồng để chúng ta đều biết rằng nó không phải bơ thật. Không hề có thức ăn vặt, và đến những năm 1920 trước thời Clarence Birdeye, chưa hề có thực phẩm đông lạnh. Không hề có các hệ thống nhà hàng. Chỉ có nhà hàng ở quanh vùng do người địa phương làm chủ, nhưng không ai nghĩ đến việc mở thêm một nhà hàng mới. Ăn thức ăn dân tộc khác chưa hề được nhắc tới trừ khi bạn là người dân tộc đó. Và những món ăn ngon chỉ toàn là món Pháp. Bên cạnh đó, cho những ai còn nhớ Dan Aykroyd, người đóng giả Julia Child hồi những năm 70 có thể thấy từ đâu mà ông có cái ý tưởng tự đâm mình trong câu chuyện hoang đường này (Cười) Trước đó, ngay cả khi trước thời Julia, những ngày ấy không hề có triết lý nào về thực phẩm cả. Bạn chỉ ăn thôi. Bạn chẳng tuyên bố trở thành ai cả. Không hề có tiếp thị. Không hề có thương hiệu quốc gia. Vitamin chưa được khám phá. Chẳng cần cam kết về sức khoẻ, ít nhất là không có những loại kiểu liên bang phê chuẩn Chất béo, đường bột, protein -- chẳng phân biệt tốt hay xấu, tất cả đều là thực phẩm Bạn ăn thức ăn. Hầu như chẳng thứ gì có nhiều hơn một thành phần, bởi vì chính nó đã là một thành phần. Bánh ngô nướng chưa ra đời. (Cười) Bánh Pop-Tart, khoai tây chiên Pringle, xốt pho mát Cheez Whize, chẳng thứ nào cả. Goldfish (cá vàng) biết bơi. (Cười) Thật khó để tưởng tượng. Người ta trồng lấy thức ăn, và tiêu thụ thức ăn. Vẫn thế, mọi người ăn nội địa. Ở New York, một quả cam là món quà Giáng sinh phổ biến, bởi vì nó được chuyển đến từ tận Florida. Từ những năm 30 trở đi, hệ thống đường sá được mở rộng, xe tải thay thế đường ray, thức ăn tươi bắt đầu vận chuyển nhiều hơn. Cam trở nên phổ biến ở New York. Miền Nam và miền Tây trở thành trung tâm nông nghiệp, và ở những vùng khác, nhà cửa ở ngoại ô thay thế đất nông nghiệp. Những hậu quả của việc này đã quá rõ, ở đâu cũng thấy được. Và sự suy thoái của nông trại gia đình chỉ là một phần của trò chơi, cũng giống như hầu hết những thứ còn lại từ sự mất đi tính cộng đồng thật sự cho đến những khó khăn khi tìm mua một quả cà chua ngon, ngay cả trong mùa hè Cuối cùng California sản xuất quá nhiều thực phẩm tươi để có thể vận chuyển hết, vì vậy tiếp thị thực phẩm đóng hộp và đông lạnh trở nên tối quan trọng. Từ đó sự tiện lợi ra đời. Chúng được bán cho những bà nội trợ cấp tiến thời bấy giờ để giảm gánh nặng việc nhà. Nào, tôi biết bất kì ai từ độ tuổi, để xem, 45 trở lên-- đang nhỏ nước dãi ngay bây giờ đây. (Cười) (Vỗ tay) Giá mà có một lát bít tết Salisbury thì càng tốt hơn nữa nhỉ? (Cười) Dù điều này có giúp giảm công việc nhà, nhưng sự đa dạng của bữa ăn chúng ta cũng sẽ bị giảm theo. Nhiều người trong số chúng ta lớn lên mà chưa từng được ăn rau quả tươi ngoại trừ một vài củ cà rốt sống hiếm hoi hay có thể là món xà lách rau diếp kỳ quặc. Tôi thì chắc chắn -- và tôi không đùa đâu -- chưa hề ăn rau spinach hay bông cải thực sự mãi cho đến năm 19 tuổi. Thật sự có ai cần đâu? Thịt ở khắp nơi. Còn gì dễ dàng, mau no và tốt cho sức khoẻ gia đình bạn hơn là nướng một miếng bít tết? Thế nhưng đến lúc đó thì việc chăn nuôi gia súc đã trở nên phản tự nhiên mất rồi. Thay vì sống hết đời mà ăn cỏ, thứ mà dạ dày của chúng tương thích được, chúng bị bắt ăn đậu nành và ngô. Chúng gặp khó khăn khi tiêu hoá những loại ngũ cốc này, tất nhiên, nhưng đó không là vấn đề đối với nhà sản xuất. Các loại thuốc mới giúp chúng khoẻ mạnh. À, giữ cho chúng sống sót. Khoẻ mạnh là một chuyện khác rồi. Nhờ vào các nguồn trợ cấp trang trại, sự cộng tác tốt đẹp giữa thương mại nông nghiệp và Quốc hội, đậu nành, ngô và gia súc trở thành vua. Và gà nhanh chóng cùng ngồi lên ngôi vị đó. Chính vào thời gian này, chu trình giữa chế độ ăn uống và sự tàn phá hành tinh bắt đầu, điều này chúng ta chỉ mới nhận ra cách đây không lâu. Hãy nghe điều này, từ năm 1950 đến 2000, dân số thế giới tăng gấp đôi. Lượng thịt tiêu thụ tăng gấp năm lần. Nào, ai đó phải ăn hết lượng thịt này, do đó chúng ta có thức ăn nhanh. Và điều này lại giải quyết tình hình một cách tuyệt vời. Nấu ăn tại gia vẫn là bình thường, nhưng chất lượng bữa ăn cứ theo đà mà xuống dốc. Càng ngày càng có ít những bữa ăn với bánh mì, tráng miệng và xúp tự chế biến bởi vì tất cả đều có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng nào. Không phải chúng ngon, mà vì chúng luôn có sẵn. Hầu hết các bà mẹ nấu hệt như mẹ tôi -- một miếng thịt nướng, một phần xà lách làm vội với nước xốt đóng chai, xúp đóng hộp, xà lách trái cây đóng hộp. Có thể có khoai tây hầm hay nghiền hay món ăn ngu ngốc nhất từng có - gạo ăn liền Minute Rice. Để tráng miệng, có kem hay bánh quy mua ở quầy. Mẹ tôi không có ở đây nên tôi có thể nói ra điều này. Nấu ăn kiểu đó chỉ thôi thúc tôi tự học nấu cho mình ăn. (Cười) Cũng không phải hoàn toàn xấu. Cho đến những năm 70, những người cấp tiến bắt đầu nhận ra giá trị của nguồn nguyên liệu địa phương. Chúng ta nhắm vào vườn tược, bắt đầu hứng thú với thực phẩm hữu cơ, chúng ta biết hay trở thành người ăn chay. Chúng ta cũng không phải toàn những kẻ lập dị. Một số vẫn ăn trong những nhà hàng tốt và học cách nấu ăn ngon. Trong lúc đó, sản xuất lương thực trở thành một ngành công nghiệp. Công nghiệp. Có thể chính vì thực phẩm được sản xuất ồ ạt như sản xuất nhựa dẻo, thức ăn có thêm nhiều sức mạnh thần kỳ, hay độc hại, hay cả hai. Nhiều người trở nên sợ chất béo. Số khác thờ bông cải như thánh thần. Nhưng hầu hết họ đều không ăn bông cải. Thay vào đó, họ lại yêu thích yaourt, yaourt cũng tốt như bông cải. Ngoại trừ, thực tế là ngành công nghiệp đang bán yaourt bằng cách biến nó thành một món giông giống như kem. Tương tự, hãy nhìn vào một thanh ngũ cốc sữa chua. Bạn cho rằng đó có thể là một món tốt cho sức khoẻ, nhưng trên thực tế, nếu bạn nhìn vào danh sách nguyên liệu, nó gần giống như một thanh kẹo Snickers hơn là bột yến mạch. Đáng buồn là, chính vào thời điểm này những bữa ăn tối gia đình bị rơi vào quên lãng, nếu không nói là bị mai một. Bình minh thời kỳ hoàng kim của thực phẩm dinh dưỡng, thứ chứa rất nhiều đậu nành và ngô-- những cái được nhồi vào hết mức có thể Hãy nghĩ đến gà miếng đông lạnh. Con gà được nuôi bằng ngô, sau đó thịt gà được xay nhuyễn, trộn với phụ gia từ ngô để thêm chất xơ và chất dính, rồi lại được chiên với dầu ngô. Những gì bạn cần làm chỉ là nấu lại. Còn gì tốt hơn nữa? Bị giết một cách man rợ, đáng thương. Đến những năm 70, nấu ăn tại nhà trở nên tồi tệ đến mức lượng chất béo và gia vị cao trong những loại thức ăn như MgNuggets hay Hot Pockets -- thật sự ai trong chúng ta đều có món yêu thích của mình -- khiến cho những món này hấp dẫn hơn cả những món nhạt được nấu ở nhà. Cùng lúc đó, hàng loạt phụ nữ tham gia vào sản xuất, và đơn giản là nấu ăn không đủ quan trọng để đàn ông tham gia chia sẻ gánh nặng. Giờ đây bạn có đêm pizza, bạn có đêm với microwave, bạn cũng có những đêm chăn súc vật, bạn có những đêm tự-xoay-xở-lấy và vân vân. Mở đường -- cái gì đang mở đường? Thịt, quà vặt, pho mát. Những thứ sẽ giết chết bạn. Giờ chúng ta đang hô hào cho thực phẩm hữu cơ. Tốt. Bằng chứng cho việc mọi thứ thật sự có thể thay đổi, bạn có thể tìm mua thực phẩm hữu cơ tại siêu thị, và thậm chí ở những cửa hàng thức ăn nhanh. Thế nhưng thực phẩm hữu cơ cũng chưa phải là câu trả lời, ít nhất thì không phải là như nó đang được định nghĩa. Cho phép tôi đề ra một câu hỏi. Liệu cá hồi nuôi trong trại nuôi có được coi là hữu cơ khi mồi cho cá chẳng hề giống với thức ăn trong tự nhiên của chúng, thậm chí ngay cả khi mồi cá được cho là hữu cơ, và những con cá lại bị nhốt chặt trong những ao tù, bơi lội ngay trong chất thải của chúng? Và nếu con cá hồi từ Chile và được giết tại đó, rồi sau đó bay 5,000 dặm, cái gì cũng được, sẽ thải ra bao nhiêu carbon vào khí quyển? Tôi không biết. Đóng gói trong thùng xốp cách nhiệt, tất nhiên, trước khi đáp xuống một nơi nào đó ở Hoa Kỳ. và sau đó được xe tải chở thêm vài trăm dặm nữa. Có thể gọi đó là hữu cơ trên lý thuyết, nhưng chắc chắn không phải trên tinh thần. Nào đây là nơi chúng ta tụ hội. Những người locavore, organivore (người chuyên ăn thực phẩm hữu cơ), người ăn chay người ăn chay trường, người sành ăn, và những ăn chỉ đơn thuần hứng thú với ẩm thực. Mặc dù chúng ta đến đây với nhiều quan điểm khác nhau, chúng ta đều phải hành động trên kiến thức của chúng ta để thay đổi cách nghĩ của mọi người về thức ăn. Chúng ta cần phải bắt đầu hành động. Và đây không chỉ là vấn đề công lý xã hội, như Ann Cooper đã nói -- và tất nhiên cô hoàn toàn đúng -- mà còn là cho sự sống còn của thế giới. Điều đã dẫn tôi đi hết một vòng và đưa tôi thẳng đến vấn đề cốt yếu, sự sản xuất và tiêu thụ quá mức thịt và thức ăn nhanh. Như tôi đã nói, 18 phần trăm khí nhà kính đều từ việc chăn nuôi gia súc. Bạn cần bao nhiêu gia súc để sản xuất thức ăn? 70 phần đất nông nghiệp trên trái đất. 30 phần trăm đất liền trên trái đất đều trực tiếp hay gián tiếp cung ứng cho việc nuôi lớn những con vật mà chúng ta sẽ ăn. Và tỉ lệ này theo dự đoán sẽ còn tăng lên trong vòng 40 năm tới. Và nếu con số đến từ Trung Quốc giống với bất kỳ thứ gì họ đang có ngày nay, sẽ không cần đến 40 năm. Không có lý do nào tốt để ăn nhiều thịt như chúng ta đang ăn. Tôi nói điều này với tư cách một người đã ăn kha khá thịt bò nhồi ngô trong suốt cuộc đời. Lý lẽ thường đưa ra là chúng ta cần dinh dưỡng -- thậm chí dù chúng ta trung bình ăn gấp đôi lượng protein mà ngay cả tổ chức đầy tính công nghiệp như Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đề nghị. Nhưng nghe này-- những chuyên gia nghiêm túc về việc giảm bệnh tật đề xuất rằng mỗi người lớn chỉ ăn trên nửa cân Anh thịt mỗi tuần. Bạn nghĩ chúng ta đang ăn bao nhiêu mỗi ngày? Nửa cân. Thế nhưng chẳng phải chúng ta cần thịt để lớn lên cao to và khoẻ mạnh? Chẳng phải ăn thịt là rất cần thiết cho sức khoẻ hay sao? Liệu chế độ ăn quá nhiều rau quả sẽ biến chúng ta thành người độc ác, ẻo lả và lập dị hay không? (Cười) Một số người có thể nghĩ đó là chuyện tốt. Nhưng, không, ngay cả khi chúng ta đều trở thành cầu thủ bóng đá dùng toàn steroid, câu trả lời vẫn là không. Trên thực tế, không có chế độ ăn nào trên hành tinh này đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà không hỗ trợ tăng trưởng, và nhiều cách ăn sẽ khiến bạn khoẻ mạnh hơn cách của chúng ta hiện giờ. Chúng ta không ăn thực phẩm động vật để có đủ dinh dưỡng, chúng ta ăn để tự gánh lấy một dạng suy dinh dưỡng kỳ quặc hơn, và nó đang giết dần chúng ta. Tôi đề nghị, vì lợi ích của sức khoẻ cá nhân và nhân loại người Mỹ hãy ăn ít thịt hơn 50 phần trăm-- đây không đủ để cắt bớt khẩu phần, nhưng đó là khởi đầu. Điều này sẽ khá vô lý, nhưng đó chính xác là những gì nên xảy ra, và là những gì những người cấp tiến, những người tiến bộ phải làm và ủng hộ, cùng với sự tăng lên tương ứng trong tiêu thụ thực vật. Tôi đang viết về thực phẩm, ít nhiều là linh tinh -- cũng có thể gọi là bừa bãi -- trong khoảng 30 năm. Trong khoảng thời gian đó tôi đã ăn và khuyên bảo mọi người đơn giản hãy ăn tất cả mọi thứ. Tôi sẽ không bao giờ ngừng ăn động vật, tôi chắc thế nhưng tôi vẫn nghĩ là vì lợi ích của tất cả mọi người, đây là lúc để dừng việc chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và dừng việc tiêu thụ thiếu cân nhắc này. Ann Cooper nói đúng. Bộ Nông Nghiệp Mỹ không phải là đồng minh của chúng ta ở đây. Chúng ta phải làm mọi thứ với đôi bàn tay của mình, không chỉ để ủng hộ một chế độ ăn tốt hơn cho mọi người -- đó là vấn đề khó -- mà còn cải thiện bữa ăn của chính chúng ta. Và điều này lại khá dễ dàng. Ít thịt, ít quà vặt, nhiều thực vật. Đó là một công thức đơn giản -- ăn thức ăn. Ăn thức ăn thật. Chúng ta có thể tiếp tục tận hưởng thức ăn, và tiếp tục ăn ngon, và thậm chí có thể ăn ngon hơn nữa. Chúng ta có thể tiếp tục tìm kiếm những nguyên liệu mình yêu thích, có thể tiếp tục huyên thuyên về bữa ăn khoái khẩu của mình. Chúng ta sẽ giảm không chỉ lượng calori mà còn giảm "dấu chân carbon" (carbon footprint) của chúng ta. Chúng ta có thể nâng cao tầm quan trọng của thức ăn, không phải hạ xuống và nhờ đó cứu sống chính mình. Chúng ta phải chọn con đường đó. Cám ơn. (Nhạc) Cách đây khoảng 43.000 năm một chú gấu hang nhỏ đã chết trên sườn núi ở rìa Đông Bắc thời cận đại Cộng hòa Slovenia. Cả nghìn năm sau đó, 1 con voi ma mút chết ở phía bắc nước Đức. Vài thế kỷ sau, 1 con kền kền đầu trắng cũng chết trong cùng khu vực. Và chúng ta hầu như không biết điều gì dẫn đến cái chết của các loài đó, nhưng những sinh vật khác nhau, phân bố ở các khu vực và thời điểm khác nhau này lại chịu chung một số phận đáng chú ý. Sau khi chúng chết, mỗi khúc xương trên bộ xương của chúng được con người chế tạo bằng tay thành một cây sáo. Hãy thử nghĩ về chuyện đó. Tưởng tượng bạn sống trong hang 40.000 năm trước. Bạn đã thông thạo cách dùng lửa. Bạn đã tạo ra công cụ săn bắt đơn giản. Bạn đã học được cách tạo ra trang phục từ lông thú để giữ ấm vào mùa đông. Bạn sẽ tạo ra thứ gì tiếp theo? Phát minh ra ống sáo nghe có vẻ phi lý, 1 công cụ tạo ra âm thanh vô nghĩa. Nhưng đó chính xác là những gì ông cha ta đã làm. Bây giờ điều này hóa ra lại phổ biến một cách bất ngờ trong lịch sử các phát minh. Đôi khi con người tạo ra thứ gì đó bởi vì họ muốn sống sót hoặc để nuôi con hoặc để chinh phục làng bên cạnh. Nhưng cũng thường xảy ra, những ý tưởng mới xuất hiện chỉ đơn giản vì nó thú vị. Và đây là điều thực sự kỳ lạ: rất nhiều những phát minh khôi hài, và trông có vẻ phù phiếm cuối cùng lại tạo ra những thay đổi quan trọng trong khoa học, chính trị & xã hội. Lấy ví dụ về phát minh quan trọng nhất thời hiện đại: máy vi tính có thể lập trình. Câu chuyện chuẩn là máy vi tính bắt nguồn từ công nghệ quân sự, vì nhiều máy vi tính trước đó được chế tạo đặc biệt để phá hủy mã hóa thời chiến tranh hoặc tính toán quỹ đạo tên lửa. Nhưng thực tế, nguồn gốc của máy vi tính hiện đại khôi hài và thậm chí liên quan tới âm nhạc nhiều hơn bạn nghĩ. Ý tưởng đằng sau cây sáo, chỉ là đẩy không khí qua những cái lỗ, để tạo ra âm thanh, thậm chí đã được điều chỉnh để tạo ra cây đàn ống đầu tiên vào hơn 2000 năm trước. Ai đó đã nghĩ ra ý tưởng tuyệt vời kích hoạt âm thanh bằng cách dùng ngón tay nhấn thành các cung bậc khác nhau, đã tạo ra những phím đàn đầu tiên. Ngày nay, phím đàn có trong đàn ống, đàn clavico, dương cầm, cho đến piano, đến giữa thế kỷ 19, khi tất cả các nhà phát minh cuối cùng đã nảy ra ý tưởng dùng bàn phím không chỉ để tạo ra âm thanh mà còn là chữ cái. Thực tế, máy đánh chữ sơ khai nhất ban đầu được gọi là "đàn dương cầm viết" Ống sáo và âm nhạc còn dẫn đến những đột phá to lớn hơn. Khoảng một nghìn năm trước, vào đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng, 3 anh em ở Baghdad đã thiết kế 1 thiết bị gọi là đàn ống tự động. Họ gọi nó là "nhạc cụ tự biểu diễn". Ngày nay, nhạc cụ đó đơn giản là 1 hộp nhạc khổng lồ. Chiếc đàn có thể được thiết lập để chơi nhiều bài hát khác nhau bằng cách sử dụng hướng dẫn được mã hóa bởi các phím đặt trên xi lanh quay. Và nếu bạn muốn cái máy chơi 1 bài nhạc khác, bạn chỉ cần đổi xi lanh mới với 1 mã số khác. Hộp nhạc này là loại đầu tiên. Nó có thể lập trình được. Bây giờ, theo khái niệm này, đây là 1 bước tiến nhảy vọt. Toàn bộ ý tưởng về phần cứng & phần mềm có thể hình dung được vào lần đầu tiên phát minh. Và khái niệm vô cùng ảnh hưởng này không đến từ công cụ chiến tranh hay xâm lược, hay từ nhu cầu. Nó đến từ sự thỏa thích kỳ lạ khi ngắm nhìn 1 cái hộp nhạc. Thực tế, ý tưởng về máy móc có thể lập trình được nuôi dưỡng bằng âm nhạc trong suốt 700 năm. Vào những năm 1700, máy tạo ra âm nhạc trở thành đồ chơi của giới thượng lưu Paris. Những người diễn xiếc, dùng cùng loại trục xoay được mã hóa để điều khiển chuyển động của các thiết bị tự động, - một loại người máy thời kỳ sơ khai. 1 trong những điều nổi tiếng nhất của rô bốt loại này là, bạn thử đoán xem, có thể chơi sáo tự động tạo ra bởi nhà phát minh người Pháp tên Jacques de Vaucanson. Và khi Vaucanson đang chế tạo người máy chơi nhạc tự động, ông có 1 sáng kiến khác. Nếu bạn có thể lập trình 1 cái máy tạo ra âm thanh vui vẻ, tại sao không lập trình để nó dệt những họa tiết màu sắc thành vải? Thay vì dùng các mấu của trục xoay để tạo ra nốt nhạc họ sẽ dùng chỉ nhiều màu khác nhau. Nếu bạn muốn vải có họa tiết mới, chỉ cần thiết lập 1 trục xoay mới. Đây là máy dệt được lập trình đầu tiên. Khi đó, làm ra trục xoay rất đắt tiền và tốn nhiều thời gian, nhưng nửa thế kỷ sau, nhà phát minh người Pháp khác là Jacquard đã tìm ra ý tưởng dùng thẻ giấy đục lỗ thay cho trục xoay bằng kim loại. Hóa ra giấy lại là cách rẻ hơn nhiều và dễ uốn hơn khi làm trục xoay lập trình. Hệ thống thẻ đục lỗ đã tạo cảm hứng cho nhà phát minh Charles Babbage tạo ra chiếc máy phân tích, và đó là chiếc máy vi tính lập trình đầu tiên được tạo ra. Và thẻ giấy đục lỗ được lập trình viên máy vi tính sử dụng vào cuối những năm 1970. Và giờ bạn hãy tự hỏi xem: Điều gì thực sự tạo ra máy vi tính hiện đại? Ừ thì, sự can thiệp của quân đội cũng là 1 phần quan trọng của câu chuyện, nhưng việc tạo ra máy tính cũng cần những điều khác như: hộp nhạc, người máy đồ chơi tự thổi sáo, phím đàn dương cầm họa tiết màu sắc được dệt thành vải, và đó chỉ là 1 phần nhỏ của câu chuyện. Có cả danh sách dài các ý tưởng công nghệ thay đổi cả thế giới đến từ việc giải trí như: bảo tàng, cao su, lý thuyết xác suất, ngành bảo hiểm và nhiều thứ khác nữa. Nhu cầu không phải luôn là bắt nguồn của các phát minh. Trạng thái ham vui của ta bắt nguồn từ tính ưa khám phá, tìm kiếm những cơ hội mới ở thế giới xung quanh. Việc tìm kiếm như vậy, là lý do vì sao nhiều kinh nghiệm cho thấy việc bắt đầu bằng những thú vui đơn giản đã dẫn ta tới những đột phá xuất sắc. Tôi thấy điều này gợi ý cho chúng ta cách dạy trẻ em ở trường, và cách khuyến khích sự đổi mới ở môi trường làm việc, và những suy nghĩ vui tươi như thế cũng giúp chúng ta dự đoán được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Thử tưởng tượng, nếu bạn đang ngồi đây, năm 1750 cố gắng tìm ra những thay đổi lớn trong xã hội vào thế kỷ 19, 20, như máy tự động, máy vi tính, trí tuệ nhân tạo, thì 1 cây sáo được lập trình để giải trí cho tầng lớp thượng lưu Paris sẽ hấp dẫn hơn những thứ kia vào lúc đó. Trông có vẻ là trò giải trí, vô bổ, nhưng lại thành khởi đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật có thể thay đổi cả thế giới. Rồi bạn sẽ thấy trong tương lai ở bất cứ nơi đâu người ta cũng vui vẻ. Việc nêu lên ý kiến khá là khó. Tôi hiểu ý nghĩa thực sự của cụm từ này 1 tháng trước khi tôi và vợ được làm bố mẹ Nó là một khoảnh khắc thiêng liêng điều đó rất vui và tự hào nhưng nó cũng rất đáng sợ đặc biệt là khi chúng tôi về nhà từ bệnh viện và chúng tôi không chắc liệu là con tôi có nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ không. Và chúng tôi muốn gọi cho bác sĩ khoa nhi của chúng tôi nhưng chúng tôi không muốn tạo một ấn tượng xấu hay như một người điên Vì vậy chúng tôi đã rất lo lắng Và chúng tôi chờ đợi Khi chúng tôi đến văn phòng bác sĩ ngày hôm sau cô ấy ngay lập tức cho con tôi một đơn thuốc bởi vì nó bị mất nước nghiêm trọng Và con tôi bây giờ đã khỏe và bác sĩ bảo rằng chúng tôi có thể thường xuyên liên lạc với cô ấy. Trong trường hợp đó, tôi đáng lẽ phải lên tiếng, nhưng tôi đã không làm Đôi lúc chúng ta nêu lên ý kiến nhưng chúng ta không nên làm như vậy và tôi đã biết điều đó 10 năm trước khi mà tôi đã làm anh trai sinh đôi của tôi thất vọng Anh trai tôi là người làm phim tài liệu và bộ phim đầu tiên của anh ấy anh đã nhận được một lời đề nghị từ một công ty phân phối anh ấy đã rất phấn khích và anh ấy đã chấp nhận lời đề nghị Nhưng là một chuyên gia đàm phán tôi khăng khăng đòi anh ấy làm một hợp đồng và tôi giúp anh ấy làm Và nó hoàn hảo nó là một lời lăng mạ hoàn hảo Công ty đã cảm thấy bị xúc phạm họ đã rút lời đề nghị và anh trai tôi đã rời đi mà không có cái gì Và tôi đã hỏi mọi người trên toàn thế giới về tình trạng khó xử của việc nêu ý kiến: khi họ có thể khẳng định bản thân, đòi lại lợi ích của họ chia sẻ quan điểm những yêu cầu đầy tham vọng Và làm những câu chuyện đa dạng và phong phú nhưng họ cũng có thể tạo ra một bức tranh tổng thể. Tôi có thể trách mắng sếp khi họ mắc lỗi không? Tôi có thể đối đầu với đồng nghiệp nếu anh ta khiêu khích tôi không? tôi có thể thách thức với những trò đùa quá trớn không? Tôi có thể nói với người thân yêu nhất những bí mật không ai biết không? Và qua những trải nghiệm, tôi đã nhận ra rằng mỗi chúng ta đều có những giới hạn của hành vi có thể chấp nhận . Đôi lúc chúng ta phản ứng thái quá; và đòi hỏi quá nhiều. Đó là điều xảy ra với anh tôi Ngay cả khi nó khó có thể chấp nhận Nhưng đôi lúc chúng ta quá yếu đuối Đó là điều đã xảy ra với vợ chồng tôi. Và phạm vi của hành vi chấp nhận được này khi chúng ta ở trong phạm vi này, chúng ta được hoan nghênh khi chúng ta bước ra khỏi giới hạn này, chúng ta bị trừng phạt theo nhiều cách khác nhau Chúng ta bị sa thải, phải hạ mình hay bị tẩy chay Hoặc bị mất cơ hội thăng tiến hay các hợp đồng Bây giờ, điều đầu tiên chúng ta cần biết là: Giới hạn của chúng ta là gì? Nhưng điều quan trọng là, phạm vi đó không cố định nó luôn biến động Nó rộng hay hẹp phụ thuộc vào hoàn cảnh Và điều quan trọng nhất để xác định đó là sức mạnh của bạn Sức mạnh xác định giới hạn của bạn. Vậy sức mạnh đó là gì? Sức mạnh đó đến từ rất nhiều hình thức. Trong cuộc thương lượng, nó đến từ các lựa chọn Vì vậy, anh trai tôi không có sự lựa chọn anh ấy không có sức mạnh. Công ty đó có rất nhiều lựa chọn họ có sức mạnh Đôi lúc nó là một quốc gia mới như một người nhập cư hoặc một tổ chức mới hay một trải nghiệm mới giống như vợ chồng tôi là một người cha người mẹ mới Đôi lúc nó ở trong công việc, nơi mà ai đó là ông chủ và ai đó là cấp dưới. Đôi lúc nó lại ở trong một mối quan hệ, nơi mà một người đầu tư nhiều hơn người kia. Và điều quan trọng là khi chúng ta có nhiều sức mạnh giới hạn của chúng ta rất rộng. Chúng ta có rất nhiều thời gian trong việc cư xử như thế nào Nhưng khi chúng ta không có sức mạnh, giới hạn của chúng ta hẹp Chúng ta có rất ít thời gian để suy nghĩ Vấn đề là khi giới hạn của chúng ta hẹp, nó xuất hiện một thứ được gọi là tiến thoái lưỡng nan Sự khó xử xảy ra khi nếu chúng ta không bày tỏ quan điểm, chúng ta bị lãng quên nhưng nếu chúng ta phát biểu, chúng ta sẽ bị trừng phạt Rất nhiều người trong các bạn biết cụm từ tiến thoái lưỡng nan và liên tưởng nó đến giới tính. Sự khó xử trong giới tính là khi người phụ nữ không nói lên quan điểm sẽ bị lờ đi và người phụ nữ nói ra sẽ nhận sự trừng phạt Và điều quan trọng là nữ giới cũng có nhu cầu nói lên ý kiến của mình như nam giới nhưng họ lại chịu những rào cản Nhưng nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng trong hai thập kỉ qua sự khác biệt về giới tính không thực sự là sự khó xử về giới tính mà nó là tình thế tiến thoái lưỡng nan Và điều giống như sự khác biệt về giới tính nó thực sự chỉ là sự khác biệt về năng lượng bề ngoài. Thông thường, chúng ta thấy sự khác biệt giữa nam và nữ và nghĩ rằng" Do sinh học. Có cái gì đó khác nhau cơ bản về giới tính'' Nhưng sau khi nghiên cứu Tôi nhận ra rằng lời giải thích tốt nhất cho sự khác biệt về giới tính là năng lực Và vì vậy nó là tình thế tiến thoái lưỡng nan có nghĩa là chúng ta có giới hạn hẹp và chúng ta không có năng lực chúng ta có giới hạn hẹp và tình trạng khó xử rất lớn. Vì vậy chúng ta cần phải tìm cách để mở rộng phạm vi Và trong hai thập kỉ qua tôi và đồng nghiệp đã thấy hai điều quan trọng Thứ nhất: bạn có vẻ mạnh mẽ trong mắt của mình. Thứ hai: bạn có vẻ mạnh mẽ trong đôi mắt của những người khác Khi tôi cảm thấy mạnh mẽ tôi thấy mình tự tin, không e sợ Tôi mở rộng phạm vi của mình Khi mọi người thấy tôi mạnh mẽ, họ cho là tôi có phạm vi rộng hơn. Vì vậy, chúng ta cần công cụ để mở rộng phạm vi của hành vi chấp nhận được. Và bây giờ tôi sẽ cung cấp cho các bạn các công cụ Việc bày tỏ quan điểm rất mạo hiểm nhưng các công cụ sẽ giảm các nguy cơ này Điều đầu tiên tôi chia sẻ cho các bạn đến từ các cuộc đàm phán đây là một khám phá rất quan trọng. Trung bình, phụ nữ có ít đòi hỏi tham vọng hơn sẽ nhận được kết quả tệ hơn nam giới trên bàn thương lượng Nhưng Hannah Riley Bowles và Emily Amanatullah đã khám phá được Có một tình huống nơi mà nữ giới nhận được kết quả như nam giới và có cùng tham vọng Đó là khi họ ủng hộ cho những người khác. Khi họ ủng hộ cho những người khác, họ nhận ra được phạm vi của họ và mở rộng nó trong tâm trí của mình Họ sẽ trở nên quyết đoán hơn. Nó được gọi là " sự ảnh hưởng của gấu mẹ" Như một con gấu mẹ bảo vệ đàn con của mình, khi ta ủng hộ người khác ta có thể bày tỏ tiếng nói của mình. Nhưng đôi lúc, chúng ta cũng phải ủng hộ chính mình. Làm thế nào để làm điều đó? Một trong những công cụ quan trọng, ủng hộ chính bản thân mình là thứ được gọi là xem xét các khía cạnh. Và việc đó vô cùng đơn giản: nó đơn giản là nhìn thế giới qua con mắt người khác. Nó là một trong những công cụ quan trọng để mở rộng phạm vi của mình. Khi tôi thấy được góc nhìn của bạn, tôi nghĩ về điều mà bạn thực sự cần, bạn có nhiều khả năng sẽ cung cấp cho tôi thứ tôi thực sự cần. Nhưng có một vấn đề Việc xem xét các khía cạnh rất khó. Vì vậy, hãy là một thử nghiệm nhỏ. Tôi muốn các bạn giơ tay mình lên như thế này: đưa ngón tay của các bạn lên. Và tôi muốn các bạn viết chữ "E" lên trán của mình nhanh nhất có thể. Được rồi, nó chỉ ra rằng chúng ta có thể viết chữ "E" bằng một trong hai cách, và nó được thiết kế là bài kiểm tra về việc xem xét các khía cạnh. Tôi sẽ cho các bạn xem hai bức hình của một người có chữ E trên trán học sinh cũ của tôi, Erika Hall. Và bạn có thể nhìn thấy ở đây, đây là chữ E đúng Tôi đã vẽ nó như một chữ E của người khác. Đó là xem xét khía cạnh của chữ E Bởi vì nó như một chữ E thuận của ai đó. Nhưng đây là chữ E ích kỉ Chúng ta thường coi mình là trung tâm. Và chúng ta đặc biệt coi mình là trung tâm khi ở trong khủng hoảng. Tôi muốn kể cho các bạn về cuộc khủng hoảng đặc biệt. Một người đàn ông đi vào ngân hàng ở Watsonville, California. Và ông ta nói :"Đưa tôi 2000 đô, hoặc tôi sẽ thổi tung ngân hàng này bằng bom. Bây giờ, quản lí ngân hàng không đưa cho anh ta tiền. Cô ấy lùi lại một bước. Cô ấy thấy được góc nhìn của anh ta. và cô ấy đã nhận ra một điều rất quan trọng. Anh ta yêu cầu một khoản tiền cụ thể. Và cô ấy nói, "Tại sao anh chỉ cần 2000 đô?" Anh ta trả lời:" Bạn của tôi sẽ bị đuổi ra khỏi nhà trừ khi tôi cho anh ấy 2000 đô ngay lập tức" và cô ấy nói:"Ồ, anh không muốn trộm ngân hàng anh muốn trả nợ." (cười) "Tại sao anh không trở lại văn phòng của tôi và chúng tôi có thể cho anh vay tiền" (cười) Việc xem xét góc nhìn nhanh của cô ấy đã làm dịu đi tình hình. Vì vậy khi ta nhìn nhận một góc nhìn của ai đó nó làm ta trở nên đầy tham vọng và quyết đoán nhưng vẫn đáng yêu đây là một cách khác để trở nên quyết đoán nhưng vẫn được quý mến và đó là để báo hiệu sự linh hoạt. Hãy tưởng tượng bạn là một người bán xe và bạn muốn bán cho ai đó một chiếc xe hơi. Bạn có thể bán được hơn nếu bạn cho họ 2 sự lựa chọn. Lựa chọn A: chiếc xe 24000 đô và bảo hành 5 năm. Hoặc lựa chọn B: 23000 đô và bảo hành 3 năm. Nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng khi bạn đưa cho họ một lựa chọn giữa các lựa chọn, điều này sẽ làm giảm sự phòng thủ của họ và họ sẽ có thể chấp nhận lời đề nghị của bạn. Và nó không chỉ đối với nhân viên bán hàng nó còn áp dụng với cha mẹ Khi cháu gái của tôi lên bốn, Nó không muốn mặc quần áo và từ chối tất cả mọi thứ. Nhưng sau đó chị dâu tôi có một ý tưởng tuyệt vời. Chuyện gì xảy ra nếu tôi cho con gái tôi một lựa chọn? Cái áo này hay cái kia? Được rồi, cái đó. Cái quần này hay cái kia? Được rồi, cái đó. Và nó hoạt động hoàn hảo. Và cháu tôi đã mặc quần áo nhanh chóng và không có sự kháng cự nào. Khi tôi hỏi mọi người trên thế giới khi họ thoải mái nói lên ý kiến của mình và câu trả lời đầu tiên là: "Khi tôi có sự ủng hộ xã hôi của khán giả; Vì vậy chúng ta muốn có đồng minh phía mình. Làm thế nào để làm điều đó? Một trong những cách là trở thành mẹ gấu. Khi chúng ta ủng hộ người khác, chúng ta mở rộng phạm vi trong mắt chúng ta và trong mắt của người khác, nhưng chúng ta cũng tìm được những đồng minh mạnh mẽ. Một cách khác để tìm được những đồng minh đặc biệt là những người có vị thế là hỏi họ những lời khuyên. Khi chúng ta xin ai đó những lời khuyên, họ sẽ thích chúng ta bởi vì chúng ta đã coi trọng họ, và thể hiện sự khiêm tốn của mình. Và điều đó có thể giải quyết một tình thế tiến thoái lưỡng nan khác. Và đó là sự khó xử trong việc đề cao bản thân. Việc khó xử trong việc đề cao bản thân là nếu chúng ta không tự quảng bá cho thành tựu của mình thì không ai để ý. Và nếu chúng ta làm việc đó thì sẽ không được yêu mến. Nhưng nếu chúng ta xin họ những lời khuyên về những thành tựu của chúng ta, chúng ta có thể trở nên tài giỏi trong mắt người khác và cũng được yêu mến. Và nó rất mạnh mẽ nó có tác dụng ngay cả khi bạn thấy nó đến. Đã rất nhiều lần trong cuộc sống, khi tôi đã được báo trước rằng có người được khuyên đến xin những lời góp ý của tôi. Tôi muốn bạn biết ba điều về nó: Đầu tiên, tôi đã biết họ sẽ đến để được tư vấn Thứ hai, tôi thực sự đã làm nghiên cứu về lợi ích chiến lược của việc tư vấn. Và thứ ba, nó vẫn hoạt động! Tôi thấy các quan điểm của họ Tôi trở nên đầu tư hơn trong các cuộc gọi của họ, Tôi trở nên tận tâm với họ hơn bởi vì họ cần lời khuyên từ tôi. Một lần khác chúng ta cảm thấy tự tin khi bày tỏ quan điểm là khi chúng ta có chuyên môn. Chuyên môn cho chúng ta sự tin cậy. Khi chúng ta mạnh mẽ, chúng ta đã có uy tín. Chúng ta chỉ cần những bằng chứng tốt Khi chúng ta không có sức mạnh, chúng ta không có uy tín. Chúng ta cần những bằng chứng tốt hơn. Và một trong những cách để chúng ta như một chuyên gia là đi sâu vào đam mê của chúng ta. Tôi muốn mọi người trong vài ngày tới gặp bạn của mình và chỉ cần nói với họ "Tôi muốn bạn miêu tả một niềm đam mê của bạn cho tôi" Tôi đã có những người làm việc này trên toàn thế giới Và tôi hỏi họ, "Bạn thấy điều gì ở những người khác khi họ diễn tả đam mê của họ?" Và câu trả lời thường giống nhau. "Mắt họ sáng lên và mở lớn" ""Họ đã mỉm cười một nụ cười rạng rỡ" "Họ đã khua tay Tôi phải né đi bởi vì họ khua tay về phía tôi" "Họ nói nhanh với một tông giọng cao hơn" (Cười) "Họ cúi người cứ như thể là họ nói cho tôi một bí mật" Và sau đó tôi nó với họ "Điều gì đã xảy ra khi bạn nghe họ nói về đam mê?" Họ nói:"Mắt tôi sáng lên. Tôi cười Tôi nghiêng người" Khi chúng ta đi sâu vào sự đam mê của mình chúng ta đã tiếp thêm sự can đảm để nêu lên ý kiến nhưng chúng ta cũng nhận được sự chấp thuận từ những người khác. Việc khai thác niềm đam mê của chúng ta hoạt động thậm chí ngay cả khi chúng ta yếu thế. Cả nam và nữ sẽ bị đánh giá nếu họ khóc ở nơi làm việc. Nhưng Lizzie Wolf đãchỉ ra rằng khi chúng ta trình bày những cảm xúc mạnh như là đam mê, sự chỉ trích việc khóc sẽ biến mất cho cả nam và nữ. tôi muốn kết thúc bằng một vài từ của người cha quá cố của tôi ông ấy đã phát biểu tại đám cưới của người anh sinh đôi của tôi. Đây là một bức ảnh của chúng tôi. Bố tôi là một nhà tâm lý học như tôi, nhưng tình yêu và đam mê đích thực của ông là phim ảnh, giống anh trai tôi Và ông ấy đã viết một bài phát biểu cho đám cưới của anh tôi về vai trò của chúng tôi trong một vở hài kịch. Ông nói:"Sự dung cảm càng nhẹ nhàng, bạn sẽ càng cải thiện và làm phong phú việc diễn của mình . Những người thấy được trách nhiệm của mình và làm việc để cải thiện thành quả của bản thân phát triển, thay đổi và mở rộng bản thân. Làm thật tốt nó và những ngày của bạn sẽ tràn ngập niềm vui" Điều mà bố tôi nói là chúng ta đã nhận ra được giới hạn và vai trò trong thế giới này. Nhưng ông cũng đã nói bản chất của cuộc nói chuyện này: vai trò và giới hạn luôn mở rộng và phát triển. Vì vậy khi hoàn cảnh yêu cầu nó trở thành một gấu mẹ hung dữ và một người tìm kiếm những lời khuyên. Có bằng chứng tuyệt vời và những đồng minh giỏi. Trở thành một con người thấu đáo đầy đam mê. Và nếu bạn dùng những công cụ này và mỗi chúng ta sử dụng công cụ này bạn sẽ mở rộng phạm vi của các hành vi chấp nhận được và mỗi ngày của bạn sẽ tràn ngập niềm vui. Cảm ơn ( vỗ tay) Câu hỏi được đặt ra ở đây là. [Tiến hóa cơ thể người có hợp đạo lý?] Bởi chúng ta đang bắt đầu có mọi thứ để phát triển chính mình. Chúng ta có thể phát triển vi khuẩn, cây cối... và cả động vật. và giờ ta đã đạt tới mức mà ta phải tự hỏi ta có muốn tiến hóa nhân loại, và nó có hợp đạo lý không? Và khi nghĩ về điều đó, hãy để tôi nói về nó trong lĩnh vực làm giả các bộ phận cơ thể trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là cánh tay giả bằng sắt của một bá tước Đức. Một người yêu chiến đấu và đã mất cánh tay trong một trận chiến. Nhưng không sao cả, ông ấy đã làm một bộ giáp, chỉ việc mặc nó lên và một cánh tay giả hoàn hảo. Đó chính là khởi nguồn khái niệm "cai trị bằng bàn tay sắt". Dĩ nhiên, những bộ phận giả này ngày càng trở nên hữu dụng và ngày càng hiện đại. Bạn cầm được cả trứng luộc lòng đào. Bạn có thể kiểm soát đủ kiểu, và khi bạn nghĩ về điều đó, có những người tuyệt vời như Hugh Herr, người đã tạo ra những bộ phận giả phi thường. Và nàng Aimee Mullins tuyệt vời sẽ bước ra và nói: hôm nay mình muốn cao bao nhiêu? Hoặc anh chàng nào đó sẽ hỏi mình muốn leo kiểu vách đá nào? Hay có ai muốn chạy ma-ra-tông, có ai muốn khiêu vũ không? Và khi bạn thích nghi với những điều này, thì điều thú vị là những bộ phận giả này đã đi vào bên trong cơ thể chúng ta. Những bộ phận giả bên ngoài giờ đã trở thành đầu gối nhân tạo, thành hông nhân tạo. Và chúng đã tiến xa hơn để trở thành không chỉ "có cũng tốt" mà là không thể thiếu. Vậy khi bạn nói về một bộ phận giả là máy trợ tim, bạn đang nói về một thứ không chỉ là "tôi bị mất một chân", mà là "nếu không có cái này, tôi sẽ chết". Khi đó, bộ phận giả trở thành mối quan hệ cộng sinh với cơ thể con người. Bốn người thông minh nhất mà tôi từng gặp... Ed Boyden, Hugh Herr, Joe Jacobson, Bob Lander... đang làm việc tại Trung tâm Phỏng Sinh học Phi thường. Điều thú vị bạn thấy ở đây là những bộ phận giả này giờ được gắn liền với xương. Chúng được gắn vào da, được gắn vào cơ, Và một trong những khía cạnh khác của Ed là ông bắt đầu nghĩ tới việc nối các phần não bộ bằng ánh sáng hoặc các cơ cấu khác trực tiếp với những bộ phận giả này. Nếu làm được điều đó, bạn có thể thay đổi những khía cạnh cơ bản của nhân loại Tốc độ phản xạ của bạn tùy thuộc vào đường kính dây thần kinh. Dĩ nhiên, nếu bạn có dây thần kinh ngoài hoặc nhân tạo, như bằng ánh sáng hay kim loại lỏng, bạn có thể tăng đường kính của nó. Và về mặt lý thuyết bạn thậm chí có thể tăng nó đến mức mà bạn kịp tránh đạn ngay khi thấy tia lửa, Đó là mức độ vĩ đại của những thay đổi mà bạn đang nói đến. Đây là bộ phận giả thuộc thế hệ thứ tư, những chiếc tai trợ thính Phonak. Và lý do khiến chúng thú vị đến vậy là vì chúng đã vượt qua ngưỡng mà một bộ phận giả là một thứ gì đó dành cho người khuyết tật, để trở thành một thứ mà bất kỳ ai "bình thường" cũng đều muốn có. Vì điều mà bộ phận giả này làm, một điều rất thú vị, là không chỉ giúp bạn nghe thấy, mà bạn còn có thể điều chỉnh để có thể nghe được câu chuyện tận ngoài kia. Bạn có siêu thính giác. Bạn nghe được 360 độ, Bạn có thể có nhiễu trắng, Bạn có thể ghi âm, à và tiện thể, họ cũng đưa luôn điện thoại vào. Nên nó vừa có chức năng trợ thính, vừa là điện thoại luôn. Lúc đó thì người ta có thể sẽ tình nguyện muốn có bộ phận giả. Hàng nghìn thứ nho nhỏ ít liên quan này kết hợp lại với nhau, và đó là lúc ta đặt câu hỏi, ta muốn tiến hóa nhân loại trong một hai thế kỷ tới như thế nào? Để trả lời, ta sẽ nhờ tới một triết gia lớn ngài rất vĩ đại dù trót dại mê đội Yankee. (khán giả cười) Và như thủ quân đội Yankee Berra vẫn nói, rất khó đoán được tương lai (khán giả cười) Nên thay vì đưa ra dự đoán cho tương lai, để bắt đầu, hãy nói về điều đang xảy ra hiện tại, với những người như Tony Atala, người đã tái tạo đến hơn 30 bộ phận cơ thể Có lẽ bộ phận giả tốt nhất sẽ không chứa thứ gì bên ngoài, hay bằng titan. Có lẽ thứ tốt nhất là lấy chính mã gen của bạn, tái tạo chính cơ thể mình, vì thứ đó hơn bất kỳ loại bộ phận giả nào. Khi nói về nó, bạn có thể nhắc tới công trình của Craig Venter và Ham Smith. Và điều chúng ta đang cố thực hiện là gắng tìm ra cách để tái lập trình tế bào. Nếu có thể tái lập trình tế bào, bạn sẽ chuyển được tế bào thành các cơ quan. Khi chuyển được chúng thành các cơ quan, bạn có thể làm cho chúng chịu phóng xạ tốt hơn, hấp thụ được nhiều khí oxy hơn, bạn có thể làm chúng hiệu quả hơn trong việc lọc các chất không mong muốn khỏi cơ thể. Và trong vài tuần vừa qua, George Church đã lên mặt báo rất nhiều vì ông đã nói về việc đưa vào một trong số tế bào lập trình được đó toàn bộ hệ gen của con người. Và một khi bạn có thể đưa toàn bộ hệ gen con người vào một tế bào, bạn sẽ bắt đầu đặt câu hỏi, bạn có muốn cải tiến gen nào trong số đó? Bạn có muốn cải tiến cơ thể con người? Bạn muốn cải tiến cơ thể con người ra sao? Khi nào việc cải tiến là phù hợp các quy tắc đạo đức, khi nào là vô đạo đức? Và đột nhiên, ta thấy mình đang chơi một ván cờ đa chiều, nơi ta có thể thay đổi di truyền cơ thể người bằng cách dùng virus tấn công những thứ như AIDS, hay đổi mã gen bằng liệu pháp gen để chữa một số bệnh di truyền. Hay ta có thể thay đổi môi trường, để thay đổi biểu hiện gen trong di truyền ngoại ADN, để truyền sang thế hệ sau. Và đột nhiên, không còn là từng mẩu tí xíu, mà tập hợp của những mẩu đó cho bạn có một phần nhỏ, rồi tất cả các phần tập hợp lại cho bạn một thứ hoàn toàn khác. Rất nhiều người sợ hãi điều này. Và nó có vẻ đáng sợ, nó mang theo rủi ro. Vậy lý gì bạn lại muốn làm điều này? Vì sao ta thực sự muốn thay đổi cơ thể con người một cách căn bản? Câu trả lời nằm ở câu nói của câu nói của Ngài Rees, nhà thiên văn hoàng gia Anh. Một trong những câu nói yêu thích của ông là vũ trụ cực kỳ nhẫn tâm. Điều đó nghĩa là gì? Điều đó nghĩa là nếu lấy bất kỳ ai trong số các bạn, thả ra một nơi bất kỳ trong vũ trụ, thả vào không gian, bạn chết; thả lên Mặt trời, bạn chết; thả lên bề mặt Sao Thủy, bạn chết; thả gần một siêu tân tinh, chết! May thay, điều này chỉ đúng khoảng 80%. Như một nhà vật lý lớn từng nói, có những dòng xoáy sinh học nhỏ trong dòng xoáy nhanh entropi này, tạo ra các loài. Và khi vũ trụ phát tán năng lượng, những dòng xoáy này tạo nên các loài sinh vật. Vấn đề với các dòng xoáy bây giờ là, chúng có xu hướng biến mất. Chúng xoay chiều, biến vào dòng chảy. Và do đó, khi dòng xoáy xoay chiều, khi Trái Đất thành quả cầu tuyết, hay trở nên rất nóng, khi nó bị thiên thạch đâm vào, khi có siêu núi lửa, khi bị bức xạ mặt trời, khi gặp những sự kiện ở mức có khả năng tuyệt chủng như cuộc bầu cử sắp tới... (khán giả cười) thì đột nhiên, sẽ có sự tuyệt chủng định kỳ. Và nhân đây, điều đó đã xảy ra 5 lần trên Trái Đất. Do đó rất có thể một ngày nào đó loài người trên Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng. Không phải tuần sau, tháng tới, có thể vào Tháng Mười một, nhưng có thể sau 10.000 năm nữa. Khi nghĩ về hậu quả của điều đó, nếu bạn nghĩ tuyệt chủng là tự nhiên và phổ biến, bình thường và xảy ra định kỳ, thì đa dạng hóa giống loài chúng ta là bắt buộc về luân lý. Nó thành vấn đề luân lý bắt buộc vì sẽ rất khó tồn tại trên Sao Hỏa nếu ta không thay đổi một cách căn bản cơ thể người Phải không? Bạn đi từ một tế bào, mẹ và cha kết hợp để tạo một tế bào, trở thành 10 nghìn tỉ tế bào. Ta không thể biết nếu thay đổi đáng kể trọng trường, điều tương tự để tạo ra cơ thể có xảy ra không. Ta biết rằng nếu để cơ thể như hiện tại tiếp xúc với lượng lớn chất phóng xạ, ta sẽ chết. Khi nghĩ về điều đó, bạn thực sự cần thiết kế lại mọi thứ để lên được Sao Hỏa. Quên chuyện vệ tinh Sao Hải vương hay Sao Mộc đi. Và mượn ý tưởng của Nikolai Kardashev, hãy nghĩ về sự sống theo một chuỗi thang. Và nền văn minh Sự sống Thứ nhất là nền văn minh bắt đầu bằng việc anh/cô ấy thay đổi bề ngoài. Và ta đã làm điều đó hàng ngàn năm rồi. Bạn thu nhỏ vòng eo, làm cái này cái kia. Bạn đổi vẻ bề ngoài, và tôi nghe nói không phải tất cả đều vì lý do y học. (khán giả cười) Lạ phải không? Nền văn minh Sự sống Thứ hai là một nền văn minh khác, nó thay đổi các phương diện căn bản cơ thể con người. Bạn đưa hooc môn tăng trưởng vào để người cao lên, Bạn đưa chất X vào để người béo lên hay làm giảm chuyển hóa, hoặc làm tất cả mọi việc như vậy, bạn đang biến đổi một cách căn bản chức năng cơ thể. Để thành công dân hệ mặt trời, ta sẽ phải tạo ra nền văn minh Sự sống Thứ ba, và nó rất khác những gì ta có hiện nay. Bạn có thể cắt nối gen với loài D. radiodurans để tế bào có thể tái ráp nối sau khi phơi nhiễm phóng xạ cực mạnh. Có thể bạn sẽ thở với dòng oxy đi thẳng vào máu thay vì qua phổi. Bạn đang nói về sự tái tạo cơ thể thực sự căn bản, và một điều thú vị đã xảy ra trong thập kỷ vừa qua là ta đã khám phá ra thêm rất nhiều hành tinh, một số chúng có thể giống Trái Đất. Vấn đề là, để đến được những hành tinh đó, vật thể nhanh nhất của loài người, tàu Juno và Voyager, và tất cả các thiết bị khác cần 10 ngàn năm để đi từ đây tới hệ mặt trời gần nhất. Vậy nếu bạn muốn khám phá bãi biển ở đâu đó, hay muốn nhìn hoàng hôn với hai mặt trời, bạn đang nói về một việc hoàn toàn khác hẳn, vì bạn phải thay đổi thang thời gian và cơ thể con người theo cách có thể hoàn toàn không nhận ra nổi. và đó là nền văn minh Sự sống Thứ tư. Ta thậm chí không thể hình dung điều đó sẽ như thế nào, nhưng ta đang bắt đầu thoáng thấy các công cụ có thể đưa ta đi xa đến vậy. Để tôi đưa bạn hai ví dụ. Đây là Floyd Romesberg tuyệt vời, một trong những điều Floyd đang thực hiện là ông ta đang chơi với các chất căn bản của sự sống. Tất cả sự sống trên hành tinh này đều làm từ ATCG, bốn chữ cái tạo nên ADN. Tất cả vi khuẩn, cây cối, động vật, con người, lũ bò cái, mọi thứ khác. Điều Floyd đã làm là anh ta thay đổi 2 trong 4 cặp căn bản đó, và nó thành ATXY. Và nó có nghĩa là giờ bạn có một hệ thống vô song để tạo ra sự sống, sinh sản, tiến hóa, không giống phần lớn mọi thứ ở Trái Đất, hay thực chất không hề giống điều gì. Bạn có thể tạo ra cây miễn dịch với mọi vi khuẩn. Có thể bạn tạo ra cây miễn dịch với mọi loài virus. Nhưng sao nó lại thú vị đến vậy? Vì nó nghĩa là ta không phải chỉ là một sản phẩm duy nhất. Nó nghĩa là bạn có thể tạo các chất hóa học thay thế cho cơ thể ta phù hợp với một hành tinh hoàn toàn khác để có thể tạo ra sự sống và di truyền. Thí nghiệm thứ hai, hay là hệ quả của thí nghiệm này, đó là tất cả các bạn, tất cả sự sống đều dựa trên 20 loại axit amin. Nếu bạn không thay thế hai axit amin, nếu không phải ATXY, mà là ATCG +XY, bạn sẽ từ 20 đơn vị cơ bản trở thành 172, và đột nhiên bạn có 172 đơn vị axit amin cơ bản để xây dựng hình thái sự sống dưới hình dạng rất khác. Thí nghiệm thứ hai ta xem xét là một thí nghiệm thực sự kỳ cục đang diễn ra ở Trung Quốc. Bác sĩ này đã cấy ghép hàng trăm chiếc đầu chuột. Phải không? Và vì sao đó là một thí nghiệm thú vị? Trước hết hãy nghĩ đến ghép tim. Một điều người ta vẫn thường làm là đem vợ hay con gái người hiến tạng để người được ghép tạng có thể nói cho bác sĩ "Anh có nhận ra người này không? Anh có yêu cô ấy không? Anh có cảm xúc gì với cô ấy không?" Ngày nay ta cười trước việc đó. Ta cười vì ta biết trái tim chỉ là một khối cơ, nhưng hàng trăm ngàn năm qua, hay mười ngàn năm qua ta vẫn nói "Tôi trao trái tim mình cho nàng. Cô ấy làm tim tôi tan vỡ." Ta nghĩ rằng đó là cảm xúc và ta nghĩ có lẽ cảm xúc được cấy ghép cùng trái tim. Không! Vậy còn bộ não thì sao? Có hai khả năng đối với thí nghiệm này. Nếu bạn làm cho con chuột hoạt động được, khi đó bạn thấy liệu rằng não nó có phải một tờ giấy trắng? Và điều đó có tác dụng đúng không! Khả năng thứ hai: con chuột mới nhận ra Chuột Minnie. Con chuột mới nhớ những gì nó từng sợ, nhớ cách tìm đường trong mê cung. Nếu điều đó đúng, thì ta có thể cấy trí nhớ và ý thức. Khi đó câu hỏi thực sự thú vị là, liệu cơ chế đầu vào-đầu ra duy nhất của ý thức nằm dưới đây? Hay bạn có thể cấy ghép ý thức vào một thứ rất khác, tồn tại trong không gian, và tồn tại được hàng chục ngàn năm, một cơ thể hoàn toàn được tái tạo lại có thể mang theo ý thức trong khoảng thời gian dài đến vậy? Hãy trở lại câu hỏi đầu tiên: Thế vì sao ta lại muốn làm điều đó nhỉ? À, tôi sẽ nói bạn biết, vì đó là bức ảnh tự sướng tối hậu. (khán giả cười) Nó được chụp cách đó 6 tỷ dặm, đó là Trái Đất. Đó là chính chúng ta. Và khi thứ nhỏ bé đó tiếp tục sống, cả loài người sống. Và lý do bạn muốn thay đổi cơ thể người là vì cuối cùng bạn muốn có một bức hình nói rằng, đó là chúng tôi, đó là chúng tôi, và đó là chúng tôi, vì đó là cách loài người vượt qua sự tuyệt chủng tương lai xa. Và đó là lý do tại sao hóa ra không tiến hóa cơ thể con người thực chất lại là vô đạo đức. Dù điều đó có thể đáng sợ, dù nó có thể đầy thách thức, nhưng những gì đang diễn ra sẽ cho phép chúng ta khám phá, sống và tới những nơi ta chưa từng mơ tới hôm nay, nhưng cháu chắt ta mãi sau này có thể mơ tới một ngày nào đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (khán giả vỗ tay) Thật dễ dàng để quên đi tối hôm qua, một tỷ người đã đi ngủ mà không có ánh điện. Một tỷ người. 2.5 tỷ người đã không không có nhiên liệu sạch để nấu ăn hoặc để sưởi ấm. Đó là các vấn đề mà những đất nước đang phát triển gặp phải Và điều đó thật dễ dàng để chúng ta phớt lờ với những người mà có vẻ như xa cách với chúng ta Nhưng ngay cả trong khu vực các nước phát triển, chúng ta vẫn thấy sự căng thẳng của nền kinh tế trì trệ đang ảnh hưởng lên cuộc sống của mọi người quanh ta. Chúng ta thấy điều đó trong toàn bộ mảnh ghép của nền kinh tế, nơi mà những con người liên quan đang dần mất niềm tin vào tương lai và tuyệt vọng về hiện tại Ta nhận thấy từ cuộc bỏ phiếu Brexit. Từ trong chiến dịch Sanders/Trump trên đất nước của chính chúng ta. Thậm chí những đất nước đang vượt qua những khó khăn gần đây từng bước trở thành quốc gia phát triển, ở Trung Quốc chúng ta thấy khó khăn mà chủ tịch Tập gặp phải khi ông ấy bắt đầu sa thải rất nhiều người trong ngành công nghiệp khai thác than đá người thấy được không còn tương lai nào cho họ Vì chúng ta là một phần của xã hội cố gắng tìm cách kiểm soát những vấn đề của các quốc gia phát triển và cả những vấn đề của các quốc gia đang phát triển, chúng ta phải nhìn vào cách chúng ta thực hiện và quản lý những tác động của môi trường tới những quyết định ấy như thế nào. Chúng ta đã và đang giải quyết vấn đề này trong vòng 25 năm, kể từ Rio, nghị định thư Kyoto. Bước tiến gần đây nhất của chúng ta là hiệp định Paris và các thỏa thuận ứng phó khí hậu được phê chuẩn bởi nhiều nước và khu vực trên thế giới Tôi nghĩ chúng ta có thể hy vọng rằng những nghị định này, là những cam kết đầy đủ nhất, nơi mà những quốc gia nói lên những gì mà họ nghĩ họ có thể làm, là điều chắc chắn và sẵn sàng triển khai cho đại đa số bộ phận. Điều không may là... ngay lúc này, khi chúng ta nhìn vào các bản phân tích độc lập về những nghị định về khí hậu dường như càng đẩy mạnh hơn mức độ nghiêm trọng của vấn để trước khi chúng ta nhận ra. Đây là bản đánh giá của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kì về vấn đề sẽ sảy ra nếu các quốc gia chính thức thực hiện những cam kết mà họ đã ký kết tại Paris từ bây giờ cho đến năm 2040. Bản báo cáo dự đoán lượng khí thải CO2 trên toàn cầu trong vòng 30 năm tới. Có 3 thứ mà bạn cần phải suy nghĩ và nhìn nhận. Một là, khí thải CO2 được dự đoán sẽ liên tục tăng trong 30 năm tới. Để kiểm soát khí hậu, cần hạ lượng khí thải CO2 xuống mức thấp nhất bởi lượng khí thải tồn đọng là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên. Điều đó cho thấy rằng chúng ra đang sai lầm trong cuộc chạy đua nhiên liệu hóa thạch Điều thứ 2 mà bạn cần chú ý là một phần của sự tăng vọt này đến từ các nước đang phát triển, từ Trung Quốc, Ấn Độ, từ phần còn lại của thế giới bao gồm Nam Phi và Indonesia và cả Brazil khi mà phần lớn những quốc gia này đẩy người dân họ vào môi trường sống tồi tệ mà chúng ta, các nước phát triển, chẳng thèm quan tâm đến Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý Rằng cứ mỗi năm, có khoảng 10 gigatons cacbon đang được thải vào bầu khí quyển của trái đất và sau đó khuếch tán vào đại dương và đất Hiện nay đã đạt ngưỡng 550 gigatons. Vào cuối 30 năm tới, chúng ta sẽ thải 850 gigatons cacbon ra môi trường và có vẻ như cần phải đi một chặng đường dài để ngăn nhiệt độ trái đất không tăng thêm 2-4 độ C, ngăn chặn sự axit hóa của đại dương và ngăn nước biển dân lên. Ngay lúc này, một dự án được một nhóm người thực hiện, hành động vì cộng dồng và đây là lúc ta cần thay đổi, xin đừng chấp nhận chúng. Nhưng chúng ta cần phải nhận thức thật rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Những quốc gia khác nhau có những lựa chọn về năng lượng khác nhau. tùy vào khả năng tài nguyên thiên nhiên mang lại khí hậu chính sách phát triển xã hội mà họ lựa chọn và phụ thuộc cả vị trí địa lí của quốc gia họ. Đất nước tôi có thường xuyên thiếu ánh nắng mặt trời, hay nằm trong vĩ tuyến trung bình? Sẽ có rất, rất, rất nhiều thứ tác động đến những lựa chọn của các quốc gia này, và mỗi quốc gia lại có lựa chọn khác nhau. Một điều bất khả kháng mà chúng ta cần đề cao là con đường Trung Quốc đã lựa chọn Trung Quốc đã quyết định Và sẽ quyết định lệ thuộc vào than đá Hoa Kì lại đi theo lựa chọn khác. Lệ thuộc vào khí thiên nhiên là kết quả từ những giải pháp nứt vỉa thủy lực và khí đá phiến, thứ mà chúng ta đang sở hữu. Có một giải pháp khác được đưa ra. OECD Châu Âu có một giải pháp. OECD: tổ chức hợp tác và phát triển Việc triển khai năng lượng tái tạo ở Đức rất có triển vọng bởi nơi đây có đầy đủ năng lực để thực hiện. Pháp và Anh thì bày tỏ mối quan tâm đến năng lượng hạt nhân. Nhưng với Tây Âu, việc còn nặng tình với khí thiên nhiên và than đá, và việc nguồn cung khí thiên nhiên đến từ Nga, khiến họ gặp hiều rào cản. Trung Quốc có ít lựa chọn hơn và có nhiều vấn đề phải đối mặt Nếu bạn nhìn vào Trung Quốc, và tự hỏi bản thân Tại sao than đá có vị trí quan trọng như vậy, bạn cần nhớ đến những gì Trung Quốc đã làm. Trung Quốc mang người dân đến với sức mạnh, không phải mang sức mạnh đến với người dân. Nó không làm điện khí hóa nông thôn. Nó làm đô thị hóa. Nó đô thị hóa bởi chi phí nhân công và năng lượng thấp. tạo ra ngành công nghiệp xuất khẩu có thể hỗ trợ sự tăng trưởng không hề nhỏ. Nếu chúng ta nhìn vào chủ trương của Trung Quốc, tất cả chúng ta nhận thấy sự phồn vịnh của Trung Quốc hiện tăng lên một cách kì diệu Năm 1980, 80% dân số Trung Quốc sống dưới mức nghèo đói cùng cực, thu nhập dưới mức chỉ $1.90 một người một ngày. Đến năm 2000, chỉ có 20% dân số là sống dưới mức nghèo đói. -- một nỗ lực rất đáng khâm phục, phải thừa nhận là, chỉ một chút quỹ trong luật tự do nhân sự vừa đủ để chấp nhận ở phương Tây Nhưng tác động của sự thịnh vượng ấy cho phép công dân nhiều cơ hội nhận được chế độ dinh dưỡng tốt hơn Nó cho phép lắp đặt những đường ống dẫn nước. Cho phép đặt những đường ống sinh hoạt, giảm đáng kể các bệnh liên quan đến tiêu chảy, chi phí xử lý ô nhiễm không khí ngoài trời Nhưng đó là năm 1980, thậm chí ngài nay, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân tử vong số một ở Trung Quốc, bởi người nhân không được cung cấp nhiên liệu để nấu ăn và sưởi ấm sạch. Sự thật là, vào năm 2040, có dự đoán rằng sẽ có 200 triệu người ở Trung Quốc không thể tiếp cận nhiên liệu sạch để nấu nướng. Họ đi theo một con đường đặc biệt. Ấn Độ, để đáp ứng nhu cầu cho chính người dân họ, và họ lựa chọn việc đốt than đá. Khi chúng ta nhìn vào báo cáo của EIA về vấn để sử dụng than ở Ấn Độ, Ấn Độ sẽ bổ sung thêm gấp 4 lần năng lượng từ than đá Không phải bởi họ không tìm ra lựa chọn nào khác Mà vì các nước giàu có có thể làm điều họ lựa chọn, Các nược nghèo làm điều họ phải làm. Vậy chúng ta có thể làm gì để kết thúc thải khí từ than đá kịp thời? Chúng ta có thể làm gì để thay đổi những dự đoán đang diễn ra ngay trước mặt? Chúng ta có thể thay đổi chúng nếu chúng ta thật sự có ý chí. Điều đầu tiên, chúng ta phải nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề. Từ bây giờ đến 2040, Sẽ có 800 đến 1600 nhà máy nhiệt điện được xây dựng trên toàn thế giới. Cứ mỗi tuần, sẽ có từ 1 đến 3 nhà máy nhiệt điện 1 gigawatt Bắt đầu hoạt động trên thế giới. Chuyện gì cũng có thể xảy ra, bất kể là gì, bởi vì đất nước là của nhân dân, họ tự đánh giá những lợi ích họ nhận được. và quyết định có thực hiện vì lợi ích đó không. Và điều đó sẽ sảy ra trừ khi họ tìm được lựa chọn khác tốt hơn. Và cứ mỗi 100 nhà máy sẽ nuốt chửng hết từ 1% đến 3% không khí dự trữ của Trái Đất. Vì vậy, cứ mỗi lần bạn về nhà, hãy suy ngẫm mình nên làm gì trước vấn đề nóng lên toàn cầu Vào mỗi cuối tuần, hãy ghi nhớ: sẽ có người nào đó thích thú với một nhà máy than đá sẽ hoạt động trong 50 năm và lấy đi cơ hội để bạn thay đổi nó. Điều mà chúng ta hầu như đã quên là thứ mà Vinod Khosla đã từng nói đến, một người đàn ông gốc Ấn, nhưng là môt nhà tư bản người Mỹ mạo hiểm. Và ông ta nói rằng, trở lại đầu những năm 2000, nếu bạn muốn Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ nguyên liệu hóa thạch, bạn phải sáng tạo ra công nghể có thể vượt qua bài kiểm tra "Chindia", "Chindia" được ghép từ tên 2 nước này. Nó là điều cần phải làm làm dứt điểm đầu tiên, nghĩa là về mặt kĩ thuật, họ có thể thực hiện ngay trên đất nước họ, và nó chắc chắc sẽ được người dân họ đồng thuận. Thứ 2, nó phải là một công nghệ có khả năng mở rộng, nó có thể sử dụng cho nhiều lợi ích khác nhau với cùng một lộ trình với nhiên liệu hóa thạch, vậy là mọi người có thể tận hưởng cuộc sống lần nữa, ai cũng được hưởng thụ. và điều thứ ba, chi phí cần phải hiệu quả mà không cần phải trợ cấp hay ủy quyền. Nó phải tự đứng vững trên chính đôi chân của mình; Nó không thể được chu cấp cho quá nhiều quốc gia Nếu sự thật là những quốc gia này phải đi nài nỉ hoặc có một quốc gia nào đó nói, " Tôi sẽ không làm ăn với anh", để có được sự thay đổi công nghệ đang có. Nếu bạn nhìn vào bài thử nghiệm Chindia, chúng ta chỉ đơn giản là không thể tiến lên, mang những lựa chọn thay thế để đáp ứng nó. Đó là điều mà dự báo của EIA muốn nói với chúng ta. Trung Quốc sản xuất 800 GW điện từ than đá 400 GW từ thủy điện, khoảng 200 GW từ điện hạt nhân và dựa trên năng lượng cơ sở tương đương, đã loại trừ những lần gián đoạn, thì chỉ có khoảng 100 GW từ năng lượng tái tạo. 800 GW điện từ than đá. họ biết trước rất rõ những thiệt hại hơn bất kì quốc gia nào, biết rõ điều thiết yếu lúc này hơn bất kì nước nào. Nhưng đó là có phải là thứ mà họ đang cố gắng thực hiện vào năm 2040 trừ khi chúng ta cho họ lựa chọn tốt hơn. Để tạo cơ hội tốt hơn cho họ, sẽ cần phải đàm phán với chương trình thử nghiệm Chindia. Nếu bạn nhìn vào tất cả những giải pháp còn lại đang ở ngoài kia, chỉ có được hai là có khả năng thực hiện. Một là một khu vực hạt nhân mới như tôi đã đề cập từ trước. Nó là một thế hệ nhà máy hạt nhận mới đang nằm chờ trên bản vẽ trên khắp thế giới, và những người mà đang phát triển chúng nói rằng: Chúng ta có thể xây đựng bản thử nghiệm vào năm 2025 và mở rộng quy mô vào năm 2030, nếu các bạn tạo cơ hội cho chúng tôi Lựa chọn thay thế thứ 2 và có thể thực hiện ngay lúc này là tận dụng quy mô và lợi ích việc sử dụng quang năng để hỗ trợ khí thiên nhiên, mà chúng ta đang sử dụng ngày nay, so với những viên pin vẫn còn đang phải cải tiến thêm. Vậy thì điều gì đang đưa thế hệ hạt nhân mới trở lại? Những quy định lỗi thời và tư duy bảo thủ. Chúng ta không thể áp dụng tư duy khoa học hiện nay về ảnh hưởng phóng xạ đến sức khỏe, tìm cách để truyền tải thông tin đến cộng đồng và chi phối các buổi chạy thử lò hạt nhân mới. Chúng ta cần áp dụng những kiến thức khoa học mới để có thể thay đổi cách chúng ta vận hành nền công nghiệp hạt nhân. Điều thứ 2 là chúng ta tồn tại một ý tưởng đã mất tới 25 năm và 2 đến 5 tỉ đô để phát triển một nhà máy hạt nhân. Điều đó xuất phát từ lịch sử, tư duy quân sự từ những nơi năng lượng hạt nhân sinh ra. Có nhiều dự án thương mại hạt nhân mới nói rằng Tôi có thể chuyển đổi 5% năng lượng trong 1 kilowatt giờ. tôi có thể tạo được 100 GW một năm; tôi có thể chạy thử vào năm 2025; và tôi có thể vận hành ổn định vào năm 2030, chỉ khi các bạn cho tôi cơ hội. Ngay bây giờ, chúng ta chỉ đơn giản là chờ đợi một phép màu. Điều chúng ta cần là một chọn lựa. Nếu họ không thể làm nó an toàn, nếu họ không thể làm nó rẻ hơn, nó không nên được triển khai. Nhưng điều tôi cần ở các bạn không phải mang ý tưởng đó kè kè theo mình nhưng hãy viết thư cho cấp trên của bạn viết thư cho lãnh đạo NGO bạn đang làm NGO: tổ chức phi chính phủ và hãy nói với họ cho mình lựa chọn; nhưng không phải quá khứ Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vì sao Black Lives Matter quan trọng với Mỹ và trên thế giới ? Black Live Matter- Người da đen đáng được sống Black Lives Matter là phong trào nhằm kêu gọi sự hành động Là công cụ để hình dung lại một thế giới nơi người da màu có thể tự do tồn tại và tự do sinh sống Đó là công cụ liên kết để tạo nên sự khác biệt Tôi sinh ra ở một khu phố được kiểm soát rất chặt Tôi đã chứng kiến những đứa em trai và em gái mình liên tiếp bị chặn lại và lục soát bởi những người thi hành công vụ Tôi nhớ lúc nhà tôi bị lùng sục bất ngờ Và một trong những câu hỏi thời bé của tôi là tại sao lại như vậy? Tại sao lại là chúng tôi? Black Lives Matter sẽ có câu trả lời Black Lives Matter đưa ra tầm nhìn mới cho những cô gái da màu quanh khắp thế giới rằng chúng ta xứng đáng có được sự đấu tranh rằng chúng ta xứng đáng để chính phủ địa phương hành động vì chúng ta Và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Vỗ tay) ...và chủ nghĩa ấy không chỉ xảy ra ở Mỹ mà thực tế nó đang xảy ra xuyên khắp địa cầu Cái chúng ta cần hơn bao giờ hết là một bước ngoặc cho quyền của một con người thách thức chủ nghĩa đang bám rễ trong từng lối sống (Vỗ tay) Chúng ta cần sự thay đổi này vì thực tế trong các vấn đề đang thách thức nhiều nhất hiện nay trên thế giới thì người da đen là chủ thể của tất cả các việc bất bình đẳng Tôi nghĩ vấn đề này giống như những việc đang diễn ra thực sự ở lục địa châu Phi đó là biến đổi khí hậu và làm sao mà 6 quốc gia trong số 10 nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu Con người đang quay cuồng bởi thảm họa không đến từ tự nhiên nó buộc chúng ta phải rời bỏ quê hương tổ tiên của mnh và rời bỏ nơi mà không có cơ hội để làm cuộc sống khá hơn Chúng ta cũng thấy thảm họa như là Bão Matthew gần đây nó đã trút sự tàn phá lên nhiều quốc gia khác nhau nhưng nó gây nên thiệt hại phần lớn là ở Haiti Haiti là quốc gia nghèo nhất ở phía Bắc bán cầu và có người da đen cư trú ở đó Điều mà chúng tôi nhìn thấy khi ở Haiti đó là trước khi Bão Matthew ập đến, những con người nơi đây đang thực sự đối mặt với rất nhiều thử thách Họ đã quay cuồng với động đất và với bệnh dịch tả do nhân viên của LHQ mang sang Haiti đến nay vẫn chưa xóa bỏ được nạn dịch ấy Thật quá mức tưởng tượng. Và việc này đáng lẽ đã không xảy ra nếu nước này không có cư dân là người da đen chúng ta phải nhận thức rõ điều này Dù cho có những thách thức ấy, nhưng điều tiếp thêm động lực cho chúng ta đó là, chúng ta đang thấy một sự liên kết xuyên lục địa của người châu Phi họ đang đứng lên, chiến đấu và yêu cầu sự công bằng. (Vỗ tay) Vậy thì Alicia, Cô nói rằng khi người da đen được tự do tất cả họ được tự do Cô có thể cho biết điều này nghĩa là gì không? Vâng. Tôi nghĩ rằng ở đất nước này chủng tộc và sự phân biệt chủng tộc có lẽ đã được nghiên cứu trong xã hội, kinh tế và chính trị. Nhưng cũng có rất ít người thẩm thấu điều này. Thực tế cho thấy rằng ở Mỹ, sắc tộc đang trải dài từ người da đen đến người da trắng Không có nghĩa người có màu da ở giữa không trải qua sự phân biệt chủng tộc mà nghĩa là màu da bạn càng sáng thì bạn sẽ thấy khá hơn. Và khi bạn gần với da màu đen thì bạn sẽ nhận thấy điều không tốt đẹp gì Khi chúng tôi nghĩ rằng làm sao để nói lên vấn đề này ở đây Chúng tôi thường bắt đầu ở một nơi hiếm có sự công bằng Nơi mà người da trắng có mặt nếu chúng ta làm gì có lợi cho người da trắng thì tất cả mọi người sẽ thoải mái tự do Nhưng sự việc không chỉ như vậy Chúng ta phải làm rõ vấn đề này tận gốc và khi giải quyết việc đang diễn ra với cộng đồng người da đen Điều này hình thành một sự sục sôi, đúng không? Vậy thì nổi lên còn hơn là lặn xuống. Để tôi đưa ra một ví dụ Đó là sự khác biệt về lương bổng Chúng ta đã từng nghe rằng phụ nữ chỉ làm ra 78 xu so với 1 đô la của đàn ông Nhưng đó chỉ là số liệu thống kê cho người da trắng Còn sự thật là phụ nữ da đen chỉ làm ra 64 xu so với 78 xu mà người da trắng làm ra. Nếu là phụ nữ Mỹ La Tinh thì chỉ còn 58 xu. Việc này sẽ đi xuống tồi tệ hơn Nếu chúng ta nói đến người phụ nữ bản địa hoặc người phụ nữ chuyển giới Vậy thì, Nếu bạn đang nói về những người bị ảnh hưởng nhiều nhất thì họ ai cũng có quyền hưởng lợi ích và muốn việc này giảm xuống hơn là phải chống chọi với những người không mất quyền lợi Vì vậy tôi rất yêu thích sự sục sôi này nổi lên Sự sục sôi như một ly rượu sâm-banh vậy (Cười) Ai mà không thích một ly rượu sâm-banh chứ, đúng không nào? Rượu sâm-banh và sự tự do, đúng chứ? (Cười) Chúng ta còn muốn gì hơn nữa? Vậy thì, chúng ta đã bàn luận vấn đề này rồi còn vài năm nữa sẽ như thế nào tôi thậm chí không thể tưởng tượng được nhưng tôi chắc sẽ có thay đổi Và tôi biết các bạn đã từng nghe về sự lãnh đạo Các bạn có muốn chia sẻ về những gì các bạn biết về thuật lãnh đạo không? Patrisse, bạn hãy bắt đầu nhé. À, chúng tôi phải nỗ lực cho việc người da đen là người lãnh đạo mà chúng tôi đã được thực hành trong nhiều năm qua (Vỗ tay) Chúng tôi thấy hàng ngàn người da đen đấu tranh cho sự sống của họ mà nhận được rất ít thiết bị sự hỗ trợ Chúng tôi dẩn đầu cho sự chuyển hướng không chỉ về tầm nhìn của mình mà làm sao cho chúng ta có thể nhận rõ thấy được Làm sao chúng ta chiến đấu vì mọi người mà không chỉ chiến đấu vì bản thân? Và tôi cũng cho rằng Sự dẫn đầu giống như mọi người trong quí vị đứng lên vì mạng sống cho người da đen Đây không chỉ đến và xem trên đây, đúng không? Đó là làm sao để trở thành người dẫn đầu chiến dịch này nếu ở nơi làm việc, ở quê nhà của bạn tin rằng động thái này không phải dành cho mình chúng tôi mà cho tất cả người da đen, cho tất cả chúng ta (Vỗ tay) Còn bạn thì sao, Opal? Tôi đã từng có ý tưởng hay về sự phụ thuộc lẫn nhau về làm sao tin tưởng vào đội nhóm của bạn Tôi có một câu thần chú mới sau khi 3 tháng trở lại từ chuyến du lịch đó là hiếm khi người da đen được dẫn đầu nhưng tôi cảm thấyđiều này quan trọng cho sự dẫn đầu của tôi và nhóm tôi cho bước lùi cũng như bước tiến. cho bước lùi cũng như bước tiến. Tôi học được rằng chúng ta phải hiểu người khác nhau sẽ có điễm mạnh khác nhau với nhóm tôi đó là cái cần có để phát triển mạnh mẽ chúng tôi cho họ được chia sẻ và tỏa sáng Suốt chuyến du lịch của tôi với tổ chức mà tôi cùng làm việc chung Tôi đã thấy nhóm tôi phát triển khi không có tôi Họ đã có thể lập ra chương trình mới như là hoạt động quyên góp Và khi tôi quay trở lại Tôi đã dành cho họ sự biết ơn và lời ca ngợi vì họ cho tôi thấy họ có tôi là điểm tựa và tôi thực sự có họ là điểm tựa của mình Bạn biết không, trong quá trình du lịch của tôi Tôi đã được nhắc nhở rằng triết lý Nam Mỹ của Ubuntu là tôi ở đây vì bạn bạn ở đây vì tôi Và tôi nhận ra sự dẫn dắt của tôi cả sự cống hiến làm tôi trở thành một phần lớn trong sự cống hiến mà họ đã làm, đúng không? Tôi phải nhìn ra, tôi phải thấy rằng đó là câu thần chú của tôi "Bình tĩnh và hãy tin tưởng vào đội mình" Và giờ, bình tĩnh và hãy cám ơn đội mình Các bạn biết một trong số điều tôi được nghe trong sự thay đỗi của BLM đó là, trở thành người dẫn dắt cho sự thay đổi đó và đây thực là một khái niệm tuyệt đẹp và tôi nghĩ rằng điều mà phụ nữ thường mang đến cuộc trò chuyện này về sự dẫn đầu thật sự rất gắn kết Còn Alicia thì sao? Vâng Bao nhiêu bạn nghe về sự lãn đạo là cô độc? Tôi nghĩ có một yếu tố cô độc trong sự lãnh đạo nhưng tôi tin rằng không nhất thiết như thế Để chúng ta nhìn ra quan điểm là Có nhiều thứ chúng ta cần phải làm. Một là, đừng xem người lãnh đạo như vị anh hùng Chúng ta là những người bình thường nỗ lực đạt điều phi thường và chúng ta cần được hiểu theo nghĩa này Điều khác tôi biết về sự lãnh đạo là sự khác biết giữa sư lãnh đạo và nổi tiếng? Chúng ta thường giống người nổi tiếng hơn là người đang cố gắng giải quyết vấn đề. Cách chúng ta nhìn nhận người nổi tiếng không thay đổi, đúng không? Chúng ta thích họ ngày này Chúng ta không thích cái họ mặc vào ngày kia Mọi ngẫu nhiên đều có vấn đề, đúng không? Đừng sùng bái người dẫn đầu thì sẽ có nhiều người dẫn đầu hơn. Rất nhiều người sợ làm người dẫn đầu vì họ nhận quá nhiều sự soi mói Chúng ta thật tàn ác với người dẫn đầu Điều cuối cùng tôi học được là không dễ để thành người dẫn đầu như người ta hay nói Rất khó cân nhắc lựa chọn khi bạn dẫn đầu khi bạn phải làm điều đúng, thậm chí mọi người sẽ không thích bạn vì điều đó Và như vậy đấy. Tôi nghĩ cách mà có thễ hỗ trợ người dẫn đầu là hãy nỗ lực với chúng tôi về mặt chính trị không phải về mặt cá nhân. Có những bất hòa nhưng quan trọng chúng ta hãy rèn giũa mỗi ngày Chúng ta sẽ có sự bất hòa khi không có sự không vừa ý vì thế chúng ta sẽ cùng đứng lên Thật tuyệt vời, cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Vậy các bạn đang làm công việc mà phải đối mặt với thực tế hung bạo, đau lòng diễn ra hằng ngày Điều gì cho các bạn hi vọng và truyền cảm hứng trong bối cảnh như vậy? Tôi hi vọng cho tương lại của người da đen Bởi vì chúng ta đang sống trong xã hội đang ám ảnh bởi cái chết đau thương của họ. Chúng ta thấy hình ảnh đau lòng ấy trên màn ảnh trên dòng thời gian Twitter dòng thời gian Facebook nhưng nếu thay vào đó là sự sống của họ thì sao? Chúng tôi tưởng tượng cộng đồng người da đen đang sống thịnh vượng. Và, điều đó truyền cảm hứng cho tôi Ngày đó, người nhập cư là ngườn cảm hứng Trên thế giới người nhập cư đang làm điều tốt nhất có thể để họ có một cuộc sống thịnh vượng. Hiện tại, có hơn 224 triệu người đây không phải nơi gốc của họ. 40% dân số này tăng kể từ năm 2000 Điều này nói với tôi rằng Sự chênh lệch xuyên lục địa này ngày càng tồi tệ hơn Nhưng có số người có nguồn lực và tiền để du lịch, để di chuyển để tằn tiện cho một cuộc sống tốt hơn và cho gia đình cho và những người yêu thương Vài người nhập cư không có trên giấy giờ Họ là người nhập cư trái phép Thậm chí còn truyền cảm hứng cho tôi hơn vì mặc dù xã hội nói rằng không muốn ta ở đây họ không cần chúng ta ở đây nên chúng ta bị tổn thương , bị hành hạ, cướp tiền lương để bị bóc lột và bài trừ chúng ta Nhiều người họ bắt đầu xây dựng cộng đồng Tôi thấy đây là sự kết nối cũng còn mới mẻ của người da đen, người không có giấy tờ chống lại luật pháp để tồn tại Đối với tôi đây thực sự là điều lớn lao và nó truyển cảm hứng cho tôi hằng ngày Cám ơn các bạn Alicia còn bạn? Vậy người trẻ là hiện tại và tương lai, nhưng người già mới truyền cảm hứng cho tôi Vì họ là sự thay đổi của quá trình này Chúng ta biết rằng khi bạn già đi Bạn có thể hơi cực đoan, khó thay đổi Nó đang xảy ra với tôi, tôi biết đúng là vậy. Nhưng tôi bị thuyết phục khi thấy con người có cách riêng họ suy nghĩ về thế giớ và hành động họ đủ dũng cảm để lắng nghe những điều mà chúng ta muốn sống trong một thế giới có sự công bằng Tôi cũng bị thuyết phục bởi hành động của người già khi họ thực hiện sự thay đổi này Tôi bị thuyết phục bời thấy dùng sức mạnh và lãnh đạo và nói rằng " Tôi không thắp đuốc Tôi đang giúp làm sáng ngọn lửa ấy" (Vỗ tay) Tôi thích thế Vâng Về những hành động thì thật tuyệt khi ngồi đây lắng nghe các bạn và chúng tôi bị thuyết phục theo các bạn nhưng người da đen vẫn chưa được tự do Vậy thì nếu có một điều mà bạn muốn khán giả và những người bạn đang xem trên thế giới thực hiện thì bạn muốn điều gì? Được rồi, 2 việc nhanh gọn Đầu tiên gọi Nhà Trắng Người bảo về nguồn nước đang bị chuyển đi khỏi chiến dịch này điều đó gây khó khăn cho sự sống của chúng tôi Điều này gây phức tạo cho sự sống của người da đen Vì vậy hãy gọi Nhà Trắng và yêu cầu họ ngưng làm việc này Có những cái thùng chứa và cảnh sát đang lệnh bắt người nếu chúng tôi nói (Vỗ tay) Điều thứ 2 đó là các bạn có thể làm tham gia vào bất cứ gì là một phần của điều gì đó Nhóm, tập hợp tổ chức không cần phải phi lợi nhuận, bạn hiểu ý tôi chứ Có nhiều nhó đang hoạt động trong cộng đồng để đảm bảo mạng sống cho người da đen Hãy tham gia Đừng ngồi ghé và bảo họ phải nên làm gì Hãy làm cùng chúng tôi Các bạn có muốn thêm gì nữa không Vậy là ổn rồi chứ. Vậy thì... Tôi nghĩ tham giam gì đó giống như nếu bạn cảm thấy thiếu gì đó, hãy bắt đầu Hãy bắt đầu thôi Những cuộc hội thoại này chúng tôi đã có với những người bạn khác Và sau đó thay vì dừng lại ở bài nói bạn phải hành động làm gì đó thực sự Đúng rồi đấy Ý tôi là, tất cả những gì các bạn đã làm Các bạn đã bắt đầu điều gì đó và hãy nhìn lại. Cảm ơn rất nhiều vì đã ở đây với chúng tôi Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Tấm ảnh này lấy từ thẻ tàu điện của tôi khi tôi du học một năm ở Paris vào giữa thập niên 90. Bạn tôi bảo tôi nhìn như một người Pháp vô chính phủ -- (Cười) Nhưng đây là thứ tôi vẫn thấy mỗi sáng khi nhìn vào gương. Trong vòng một tháng sống ở Paris, tôi đã giảm 15 pound và tôi đã có thân hình tuyệt nhất trong cuộc đời vì tôi ăn rất nhiều thực phẩm tươi và tôi đi bộ mỗi khi muốn đi đâu. Lớn lên ở ngoại ô Atlanta, một khu vực xây dựng chủ yếu bởi các đường cao tốc và xe ô tô và nổi tiếng là con đẻ của sự mở rộng Paris đã thay đổi cơ bản cách tôi hiểu về các công trình của thế giới xung quanh tôi và tôi bị ám ảnh bởi vai trò của cơ sở hạ tầng -- nó không chỉ là cách đưa con người từ điểm A tới điểm B, nó không chỉ là cách vận chuyển nước, chất thải hay năng lượng mà nó còn là nền tảng của nền kinh tế. Nó là nền tảng của đời sống xã hội và văn hóa, và nó thực sự ảnh hưởng tới lối sống của chúng ta. Khi tôi về nước, tôi đã thất vọng ngay lập tức, kẹt xe khi tôi vượt qua đoạn cuối của đường cao tốc vành đai. Không những không vận động tay chân, tôi còn không có cả tương tác xã hội với hàng trăm ngàn người đi lướt qua tôi, cũng như tôi, mắt họ chỉ nhìn phía trước với bài nhạc ầm ĩ của họ Tôi tự hỏi đây có phải là một kết quả tất yếu, hay chúng ta có thể thay đổi nó. Liệu có thể thay đổi tình trạng này ở Atlanta thành một nơi mà tôi muốn sống ? Tôi trở lại trường để học kiến trúc và kế hoạch hóa đô thị, phát triển niềm hứng thú với cơ sở hạ tầng và vào năm 1999 tôi đưa ra được một ý tưởng cho đồ án luận văn: tái tạo các tuyến đường sắt cũ quanh trung tâm thành phố thành cơ sở hạ tầng mới để thay đổi đô thị. Nó chỉ là một ý tưởng. Tôi chưa từng nghĩ chúng tôi thật sự sẽ xây dựng nó. Nhưng khi tôi đi làm cho một công ty kiến trúc, và nói chuyện đó với đồng nghiệp của mình, họ đã rất hứng thú với ý tưởng đó. Và khi chúng tôi bắt đầu nói về nó với nhiều người hơn, càng nhiều người muốn nghe về nó. Mùa hè năm 2001, chúng tôi liên lạc với Cathy Woolard, người không lâu sau là chủ tịch hội đồng thành phố. Chúng tôi đã vẽ ra khung cảnh toàn thành phố xoay quanh ý tưởng Atlanta BeltLine, một vòng đai dài 22 dặm cho vận chuyển, đường ray và chuyển cảnh. Tôi đã có hai đến ba buổi họp mỗi tuần trong vòng hai năm rưỡi, và Cathy, nhân viên của cô ấy và các tình nguyện viên cũng thế. Cùng nhau chúng tôi tạo nên bước tiến lớn về con người và ý tưởng. Nó bao gồm những người ủng hộ cộng đồng, họ hay phản đối nhiều thứ, nhưng với Atlanta BeltLine, họ nhận ra họ cần phải đấu tranh vì nó; cả những nhà phát triển, họ thấy cơ hội để tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng đầy mới mẻ của thành phố; và rất nhiều nhà hợp tác phi lợi nhuận, họ nhìn thấy nhiệm vụ của mình ít nhất cũng được hoàn thành một phần nhờ tầm nhìn chung này. Tuy những nhóm người này thường không đứng chung thuyền vì muốn một kết quả giống nhau. Nhưng đó là chúng tôi, và dù nó khá là kì lạ nó lại vô cùng, vô cùng mạnh mẽ. Người dân Atlanta rất yêu mến dự án này vì nó tốt hơn nhiều so với những gì họ nhìn thấy qua kính chắn gió ô tô, và họ biến nó thành sự thật, và tôi đảm bảo với bạn, chúng tôi không thể xây dựng nó bằng cách nào khác. Ban đầu liên minh của chúng tôi khá đa dạng. Tất cả tầng lớp dân chúng đều là một phần câu chuyện của chúng tôi Người dân ở phía cuối của dãy phân bố kinh tế cũng yêu thích nó. Họ chỉ lo sợ rằng họ sẽ không thể ở đó khi nó được xây xong vì họ có thể ra giá quá cao. Và chúng ta đều đã từng nghe về loại chuyện kiểu này đúng không? Nhưng chúng tôi xin hứa rẳng Atlanta BeltLine sẽ khác biệt. và người dân có quyền sở hữu nó, và họ làm nó trở nên tốt hơn những gì chúng tôi tưởng tượng lúc ban đầu, gồm cả khoản trợ cấp đáng kể cho nhà cửa, các công viên mới, công trình nghệ thuật, một vườn ươm và còn nhiều nữa Vả chúng tôi đưa vào các tổ chức và cơ quan được yêu cầu để thực hiện nó. Và quan trọng là nó đây. Bây giờ chúng tôi đang tiến hành những bước đầu và nó đang hoạt động. Phần đường chính đầu tiên của con đường đã được đưa vào sử dụng năm 2012, và nó đã tạo ra hơn 3 tỷ USD tiền đầu tư từ khu vực tư nhân. Nhưng nó không chỉ thay đổi vẻ bề ngoài của thành phố, nó còn thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về thành phố, và những gì chúng ta mong đợi về cuộc sống ở đây. Khoảng 1 tháng trước, tôi phải đưa các con tôi đi cùng tới cửa hàng tạp hóa và chúng đã than phiền về việc đó. vì chúng không muốn đi xe hơi. Chúng nói: "Ba, nếu chúng ta phải đi, chúng ta có thể đạp xe được không?" Và tôi nói: "Tất nhiên là được" Đó là điều người đân Atlanta làm. Chúng tôi đạp xe tới cửa hàng tạp hóa. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn, yeah. Bây giờ, họ không biết điều đó buồn cười thế nào, nhưng tôi biết. Và tôi cũng hiểu rằng sự mong đợi của họ đối với Atlanta rất mạnh mẽ. Kiểu chuyển đổi này chính xác là như sự mở rộng trong thế kỉ trước, phong trào mà chúng ta đầu tư vào đường cao tốc và xe ô tô đã thay đổi về cơ bản cuộc sống ở Mỹ. Đó không phải là một âm mưu lớn. Tất nhiên có vài âm mưu trong đó. Nhưng nó là một động lực văn hóa. Nó là hàng triệu con người đưa ra hàng triệu quyết định trong một khoảng thời gian dài, đã thay đổi về cơ bản không chỉ là cách chúng ta xây dựng thành phố, và còn thay đổi những nguyện vọng về cuộc sống của chúng ta. Những thay đổi này là nền tảng cho việc mở rộng đô thị. Chúng tôi không gọi nó là mở rộng vào thời điểm đó Chúng tôi gọi nó là tương lai. Và nó đúng là thế. Chúng tôi có tất cả những đường cao tốc và khu mua sắm, những ngõ cụt chúng tôi muốn Nó là sự thay đổi triệt để, nhưng nó được xây dựng bởi một động lực văn hóa Vì vậy, quan trọng là không tách rời xây dựng vật chất trong những nơi chúng tôi sống từ những thứ khác mà đang xảy ra ở thời điểm đó. Thời điểm đó, nửa cuối của thế kỉ trước, khoa học đã chữa trị các bệnh và đưa chúng ta lên tới mặt trăng, và cuộc cách mạng giới tính đã phá bỏ rào cản, và phong trào Dân quyền bắt đầu cuộc diễu hành của nó hướng tới việc hoàn thành lời hứa của đất nước chúng ta Tivi, giải trí, đồ ăn, du lịch, kinh doanh,...mọi thứ đều thay đổi và cả công cộng và khu vực tư nhân đã được liên kết với nhau cho chúng ta cuộc sống mà chúng ta muốn. Cơ quan quản lí đường cao tốc liên bang, ví dụ, không tồn tại trước khi có đường cao tốc Hãy suy nghĩ về nó. ( cười) Tất nhiên, ngày nay quan trọng là hiểu và thừa nhận rằng những lợi ích tích lũy với một số nhóm người và không cho người khác. Đó không phải là một động lực văn hóa công bằng Nhưng khi chúng ta nhìn ngày nay kinh ngạc và phẫn nộ , có thể, ở sự mở rộng đô thị trước mắt chúng ta, chúng tôi tự hỏi liệu ta có đang mắc kẹt . Có phải chúng ta đang mắc kẹt với di sản của sự bất công đó? Có phải chúng ta đang mắc kẹt với cảnh tượng giao thông đen tối này? Có phải chúng ta đang mắc kẹt với sự di dời đô thị tràn lan với sự suy thoái môi trường? Có phải chúng ta mắc kẹt với sự cô lập xã hội hay sự phân cực chính trị? đó có phải là tất yếu và kết quả bền vững? Hay là chúng là kết quả của những quyết định văn hóa chung của chúng ta mà chúng ta đã tự đưa ra cho chính mình? Và nếu chúng đúng là thế, chúng ta không thể thay đổi chúng ư? Điều tôi đã học được từ kinh nghiệm ở Atlanta không phải là một bất thường. Những câu chuyện tương tự đang diễn ra khắp nơi, nơi con người đang cải tạo không chỉ những đường sắt cũ mà còn làm xuống cấp đường thủy đô thị và những lòng đường đã lỗi thời, chế tạo ra tất cả những cơ sở hạ tầng trong cuộc sống của họ. Cho dù ở đây tại New York hay tại Houston hay Miami, Detroit, Philadelphia, Seoul, Hong Kong, Singapore, Toronto và Paris, những thành phố lớn nhỏ trên toàn thế giới đang cải tạo và tái thiết cơ sở hạ tầng này cho chính họ, bao gồm khởi nguồn của tất cả những dự án cơ sở hạ tầng này, sông Los Angeles, các nỗ lực phục hồi đã bắt đầu tương tự như một phong trào, được phát triển thành một động lực văn hóa, và bây giờ là trong giai đoạn đầu bị biến đổi thành một số loại cơ sở hạ tầng để khẳng định cuộc sống, điều này với những quá cảnh, công viên, câu cá và chèo thuyền và tái thiết cộng đồng, và tất nhiên, chất lượng nước và kiểm soát lũ lụt . Nó đã cải thiện cuộc sống của con người. Nó đã thay đổi phần còn lại của chúng tôi trong cách nghĩ về Los Angeles. Ở đây không chỉ là những cơ sở hạ tầng. Chúng tôi xây dựng cuộc sống mới cho mình. Đó là một phong trào bao gồm thực phẩm địa phương, nông nghiệp đô thị, bia thủ công, phong trào sản xuất, công nghệ và thiết kế- những điều này, là chỉ số đầu của một thay đổi thật tối ưu trong cách chúng ta xây dựng thành phố. Chúng tôi đang dùng những nơi như thế này và biến đổi chúng thành như vậy. Và ngay sau đây. Và đây là tất cả những thú vị và tốt đẹp. Chúng ta đang thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Tốt hơn cho chúng ta. Và đó là tuyệt vời-- tôi muốn nói rằng Nhưng lịch sử của chúng ta về sự mở rộng, và từ điều mà chúng ta có thể thấy với những dự án xúc tác ngày nay, chúng ta biết và phải ghi nhớ rằng sự thay đổi lớn như thế này thường không có lợi cho tất cả mọi người Các sức mạnh thị trường được giải phóng bởi động lực văn hóa này thường bao gồm dường như không dừng và không thể tránh khỏi thuế tăng, giá cả và giá thuê. Đây là khẩn cấp. Nếu chúng ta quan tâm, chúng ta hãy đứng lên và lên tiếng. Điều này nên được gọi đến hành động bởi vì câu trả lời không thể không cải thiện cộng đồng Câu trả lời không thể không xây dựng công viên, quá cảnh, các cửa hàng tạp hóa. Câu trả lời không thể giữ cộng đồng để giữ cho cho họ giá cả phải chăng. Nhưng chúng ta phải làm theo thông qua và giải quyết những thực tế tài chính. mà chúng ta đang đối mặt. Nó rất khó khăn, và nó không tự xảy ra được. Chúng ta có thể làm điều đó, tôi cam kết đến mục tiêu này ở Atlanta, để đấu tranh cho những người đã làm cho nó có thể ngay từ đầu. Chúng tôi không thể gọi nó là một thành công mà không có họ. Tôi chắc chắn không thể, bởi vì những người mà tôi đã cam kết trong những năm qua đó không là những công dân trừu tượng. Họ là bạn và hàng xóm của tôi. Họ là những người mà tôi yêu quý. Mặc dù nó bắt đầu như bài luận văn tốt nghiệp của tôi và tôi đang làm việc chăm chỉ trong 16 năm với hàng ngàn người để giúp làm cho điều này đi vào cuộc sống tôi biết và tin rằng những người mà BeltLine phục vụ cũng quan trọng như việc liệu nó có được xây hay không Không chỉ ở Atlanta, nhưng tại địa phương hay trên toàn cầu chúng ta phải hiểu, trách nhiệm cho cuộc sống của người dân mà chúng ta đang thay đổi. bởi vì đây là chúng ta. Chúng ta là cuộc sống mà chúng ta đang nói về. Những nơi này không phải là không thể tránh. Những nơi chúng ta sống, không phải không thể tránh khỏi và nếu chúng ta muốn có điều gì đó khác chúng ta phải lên tiếng. Chúng ta phải chắc chắn thay đổi đi kèm với các điều khoản của chúng ta. Và để làm được điều đó chúng ta phải tham gia một cách tích cực trong quá trình thay đổi có triển vọng. Cảm ơn. ( vỗ tay). Năm 1987, Tina Lord rơi vào tình trạng khó khăn. Hãy xem, cô gái đào mỏ cố cưới cho được chàng Cord Roberts ngọt ngào ngay trước ngày anh ta được hưởng gia tài triệu phú. Nhưng khi Cord phát hiện Tina yêu tiền hơn yêu anh ta, thì anh ta liền bỏ rơi cô ta. Maria, mẹ của Cord rất hài lòng cho đến khi Tina và Cord nối lại với nhau. Thế là Maria thuê Max Holden tán tĩnh Tina và Maria muốn Cord không phát hiện ra Tina có bầu với Cord. Tina, vẫn là vợ của Cord nhưng nghĩ là Cord không yêu cô nên cô đã bay đến Achentina với Max. Cuối cùng Cord phát hiện ra những gì đang xảy ra và vội vã chạy theo, nhưng đã quá trể. Tina bị bắt cóc, bị cột vào 1 cái bè và thả xuống thác nước. Người ta nghĩ là cô ta và đứa bé đã chết. Cord hơi buồn một tí, nhưng rồi anh ta quên ngay để theo Kate nhà khảo cổ học rất thông minh, và họ chuẩn bị đám cưới linh đình và Tina, người quay về từ cõi chết, chạy vào nhà thờ trên tay ôm đứa bé. "Dừng lại!" cô ta la to lên. "Tôi đến có trễ quá không? Cord, em về với anh đây. Đây là con trai của anh." Thưa quý vị, đó là cách truyền hình nhiều tập "One Life to Live" dẫn nhập một câu chuyện tình đã kéo dài được 25 năm. (Cười) Bây giờ, nếu bạn xem một phim nhiều tập, bạn biết câu chuyện và các nhân vật có thể được tô vẽ quá lên so với đời thật, và nếu bạn là một fan hâm mộ, bạn sẽ cho rằng sự làm quá đó rất vui, và nếu bạn không phải là fan, có thể bạn sẽ thấy như thế rất tào lao hoặc thiếu chuyên nghiệp. Có thể bạn nghĩ xem phim dài tập thật phí thời gian, ý nghĩa và bài học trong phim đó thật ít ỏi hoặc chẳng có giá trị gì. Nhưng tôi tin điều ngược lại mới là đúng. Phim dài tập phản ảnh cuộc sống, đúng là hơi quá so với thực tế. Vậy có những bài học thực tế mà chúng ta có thể học, và những bài học này cũng quan trọng và mạo hiểm như bất cứ câu chuyện nào của bộ phim. Tôi là fan từ khi tôi còn chạy về nhà từ tram xe buýt sau giờ tan trường cấp 2 thất vọng vì không kịp xem đoạn cuối của đám cưới Luke và Laura, giây phút quan trọng nhất trong phim "General Hospital". (Vỗ tay) Vậy bạn có thể tưởng tượng mức độ tôi yêu 8 năm làm trợ lý giám đốc tuyển nhân sự trong phim "Khi Thế Giới Xoay." Việc của tôi là xem phim nhiều tập, đọc lời thoại phim và cho diễn viên thử giọng để chọn. Tôi rành việc chọn lựa này. (Cười) Và phim dài tập nói tới nhiều vấn đề hơn cuộc sống bình thường, nó là câu chuyện dài, nhưng ở đó cuộc sống có thể được tăng cường độ, và thêm những tình huống rất kịch tính. Cuộc sống chúng ta đi qua bi và hài kịch như những nhân vật. Chúng ta vượt ngưỡng thử thách, đánh nhau với quỷ và tìm thấy lối thoát bất ngờ , và chúng ta làm lại, làm lại và làm lại, nhưng cũng như phim dài tập, chúng ta có thể thay đổi kịch bản cho đời mình, nghĩa là chúng ta có thể học hỏi từ những nhân vật họ di chuyển như ong, tụm lại và túa ra. Và chúng ta có thể dùng những bài học này để viết những câu chuyện đời thường của riêng chúng ta. Phim dài tập dạy ta biết xóa đi nghi ngờ và tin vào khả năng của mình để có thêm cam đảm, hiểu sự yếu đuối, tăng khả năng thích ứng và phục hồi. Quan trọng nhất, chúng cho ta thấy không bao giờ quá trể để thay đổi đời mình. Vậy với những điều đó, hãy bắt đầu với bài học đầu của phim dài tập: đầu hàng không phải là một chọn lựa. (Cười) Erica Kane trong "Tất Cả Con Tôi" là phiên bản chiếu ban ngày của Scarlett O'Hara, là một công chúa cực kỳ kiêu căng rất hay gây hấn và khó lường. Trong 41 năm trên tivi, có lẽ cảnh nổi tiếng nhất của Erica là cảnh cô một mình trong rừng đột nhiên đối mặt với chú gấu xám. Cô ta chết khiếp trước con gấu, "Mày không được làm điều đó! Mày có hiểu không hả? Mày không được đến gần tao! Vì tao là Erica Kane còn mày là thú vật dơ bẩn!" (Cười) Và đương nhiên con gấu bỏ đi, vậy điều chúng ta học được là luôn có những chướng ngại vật và chúng ta có thể chọn hoặc là đầu hàng hoặc là đứng lên và chiến đấu. Tim Westergren ở đài Pandora biết điều này hơn ai hết. Bạn có thể thậm chí gọi anh ấy là Erica Kan của thung lũng Silicon. Tim và người đồng sáng lập đã tạo ra công ty với số vốn 2 triệu đô la. Họ có lời ở năm tiếp theo. Khi nhiều công ty phá sản tại thời điểm đó nhưng Tim chọn con đường chiến đấu. Ông ta vét hết tiền ở 11 thẻ tín dụng và làm tăng số nợ cá nhân thêm 6 con số thế mà vẫn không đủ. Thế là cứ 2 tuần, trong suốt 2 năm, vào ngày trả lương, ông đứng trước nhân viên và cầu xin họ hy sinh tiền lương cho công ty, và họ đồng ý. Hơn 50 người đã cho nợ 2 triệu đô la, và hơn 10 năm sau, Pandora có giá trị lên đến 2 tỷ đô la. Khi bạn tin có một cách đi vòng hay đi xuyên qua bất cứ thứ gì trước mặt bạn, thì đầu hàng không phải là chọn lựa, bạn có thể vượt qua những khó khăn lớn. Điều đó mang lại cho chúng ta 2 bài học về phim dài tập: hy sinh bản thân và xóa những mặc cảm. Đó chính là nỗi sợ. Đó là nhận ra sự thiếu hụt hoặc sai lầm. Thậm chí, có thể đó là sự chấp nhận rằng ta không đặc biệt như ta nghĩ. Stephanie Forrester trong bộ phim "Khỏe và đẹp" nghĩ rằng cô ta đặc biệt. Cô nghĩ cô đặc biệt đến nỗi cô không cần biết đến tầng lớp hạ lưu trong làng, và cô muốn chắc rằng Brook, 1 cô gái trong làng, không được gặp cô. Nhưng sau 25 năm ròng rã với nhiều thăng trầm, Stephanie ngã bệnh và chấp nhận Brooke đến thăm. Họ bỏ qua cho nhau, kẻ thù thành bạn tâm giao và Stephanie chết trong tay của Brooke, và đây là bài học làm sẵn của chúng ta. Hãy xóa cái tôi. Cuộc sống không phải của riêng bạn. Cuộc sống là chúng ta, khả năng cảm nhận niềm vui, tình yêu và khả năng cải thiện thực tế chỉ đến khi chúng ta chấp nhận tình trạng có thể bị thua thiệt và chúng ta nhận trách nhiệm về hành động của mình và sự thụ động của mình, như là Howard Schultz, tổng giám đốc Starbucks. Sau cuộc chạy đua trở thành CEO, Howard rút lui năm 2000, và Starbucks mở rộng nhanh quá và cổ phiếu mất giá. Howard gặp lại cả nhóm năm 2008, việc đầu tiên ông ta làm là xin lỗi tất cả 180.000 nhân viên. Ông xin lỗi. Rồi ông xin mọi người giúp, sự trung thực và ý tưởng quay lại. Rồi Stabucks đã tăng doanh thu lên gấp đôi từ khi Howard quay lại. Vậy việc hy sinh ước muốn của bạn để luôn làm đúng và tìm an toàn tuyệt đối không giúp được ai đâu, cũng chẳng giúp được chính bạn. Hãy bỏ cái tôi. Bài học thứ 3 từ phim dài tập: phát triển là thực tế. Bạn không phải là nhân vật tĩnh. Trên truyền hình, tĩnh đồng nghĩa chán và chán đồng nghĩa biến mất. Các nhân vật được xem là đang hoàn thiện và đang thay đổi. Trên tivi, những thay đổi năng động có thể làm cho vài chuyển đổi khó khăn, đặc biệt khi một nhân vật mới hôm qua được người này đóng vai và hôm nay lại được người khác đóng. Sự đóng trùng vai thường thấy trên phim dài tập. Hơn 20 năm qua, 4 diễn viên khác nhau đã đóng cùng vai chính của Carly Benson trong phim "General Hospital." Mỗi khuôn mặt mới lại như là một cơ hội cho nhân vật. Ở mỗi người, Carly luôn có một viên ngọc để mài dũa, nhưng nhân vật và câu chuyện hợp làm cho diễn viên thay đổi khi đóng. Đây là điều cần nói với bạn. Khi chúng ta không thể đổi khuôn mặt của mình trong đời sống thực, thì chúng ta có thể hoàn thiện nó. Chúng ta có thể chọn vẽ một vòng tròn quanh chân và ở mãi trong đó, hay là chúng ta có thể mở chính mình để đón nhiều cơ hội như Carly, người đi từ sinh viên y tá đến chủ khách sạn, hay như Julia Child. Julia là một điệp viên thời Thế Chiến thứ 2, khi chiến tranh kết thúc, cô lấy chồng, chuyển đến Pháp, và quyết định thử mở một trường dạy nấu ăn. Julia, sách của cô và các chương trình tivi đã thay đổi cách nấu ăn của người Mỹ. Tất cả chúng ta có sức mạnh để thay đổi cuộc sống của riêng mình, để cải thiện và thích nghi. Chúng ta có chọn lựa, nhưng đôi khi cuộc sống chọn sẵn cho ta, và ta không đổi được. Sự việc quá đột ngột. Bạn nằm dài trên mặt đất, bạn không thở được, và bạn cần hồi sức. Bài học thứ tư của phim dài tập: hồi sức khi có thể. (Cười) (Vỗ tay) Năm 1983, trong phim "Ngày của Đời Ta" Stefano DiMera chết vì đột quỵ, nhưng chưa, vì năm 1984 ông ta phải chết khi xe hơi của ông rơi xuống cảng, và cũng chưa, ông ta quay lại năm 1985 với u não. (Cười) Nhưng trước khi khối u có thể giết chết ông, Marlena bắn ông, và ông ngã khỏi sàn catwalk để chết. Thế là hết 30 năm. (Cười) Thậm chí khi chúng ta thấy xác, cũng chưa chắc là chết. Ông ta được gọi kẻ không thể giết được. Đây là bài học cho chúng ta. Khi màn diễn còn đó, hoặc khi bạn còn thở, thì không gì là cố định cả. Sống lại là có thể. Cũng như cuộc sống, phim dài tập đưa đến một kết cục hoành tráng. CBS bỏ chương trình của tôi, "Khi Thế Giới Xoay," vào tháng 12, 2009, và chúng tôi phải làm đoạn kết để chấm dứt vào tháng 6, 2010. Vậy là có 6 tháng để chết và tôi phóng xe lửa thẳng vào núi. Và lúc đó chúng ta đang ở tâm của cơn khủng hoảng kinh tế và hàng triệu người vật vả tìm việc, tôi nghĩ mọi thứ sẽ OK thôi. Thế là tôi chuẩn bị cho mấy đứa nhỏ và rời căn hộ ở New York, và chúng tôi ra đi với gia đình chồng đến Alabama. (Cười) 3 tháng sau, không ổn tí nào. Đó là khi chúng tôi tới phần cuối, và tôi nghĩ không chỉ buổi diễn thật tội tệ. Mà tôi cũng thật bi đát. Tôi thất nghiệp và sống trên tầng 2 tại nhà chồng, và thế là đủ để tôi muốn giết bất kỳ ai tôi gặp. (Cười) Nhưng tôi biết câu chuyện chưa hết, nó không thể dừng. Tôi phải gõ mọi cánh cửa, tôi học được từ phim nhiều tập. Tôi phải can đảm như Erica và từ chối tự vẫn, vậy là mỗi ngày, tôi quyết định phải chiến đấu. Tôi phải cởi mở như Stephanie và hy sinh cái tôi của mình. Tôi phải xin trợ giúp nhiều lần ở nhiều tiểu ban. Tôi phải có khả năng thích nghi như Carly và hoàn thiện kỹ năng, não trạng, và hoàn cảnh của tôi, và rồi tôi phải can trường như Stefano, tự đứng dậy và phục hồi sự nghiệp của mình như là một nhân vật không thể bị giết vùng dậy từ vũng bùn. Ngày kia, tôi có 1 cuộc phỏng vấn. Sau 15 năm trong ngành truyền thông, 9 tháng thất nghiệp và lần phỏng vấn này, tôi đã nhận 1 việc đơn giản. Tôi 37 tuổi và trở lại từ cõi chết. Chúng ta sẽ trải nghiệm những điều tưởng như tận thế, và chúng ta có thể chọn khởi đầu mới. Giống như Tina, người sống sót trong con thác, và do tôi ghét phim có phần kết treo hồi hộp, nên Tina và Cord đã ly dị, nhưng họ tái hôn 3 lần trước khi phim kết thúc ở năm 2012. Vậy hãy nhớ, khi ta còn hơi thở, thì không bao quá trể để thay đổi cuộc đời. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi tôi lên 6, tôi nhận được nhiều quà. Cô giáo lớp một của tôi có ý tưởng tuyệt vời này. Cô muốn chúng tôi trải nghiệm việc nhận quà và học cách khen ngợi người khác. Cô bảo chúng tôi đứng trước lớp, mua cho mỗi đứa một món quà và xếp vào trong góc. Sau đó cô hỏi, "Tại sao chúng ta không đứng tại đây và khen lẫn nhau?" Nếu bạn nghe tên mình, hãy đến nhặt lấy món quà và ngồi xuống." Một ý tưởng thật tuyệt vời, đúng không? Có gì sai sai sao? (Cười) À, bắt đầu với 40 học sinh, và mỗi lần tôi nghe gọi tên ai đó, tôi sẽ cổ vũ nhiệt tình. Và sau đó còn lại 20 người, rồi 10 người, và 5 người ... rồi 3 người. Tôi là một trong số đó. Và lời khen ngừng lại. À, lúc đó, tôi bật khóc. Và cô giáo chợt hoảng hốt. Cô hỏi "Nè, có ai muốn nói lời tốt đẹp về những học sinh này không?" (Cười) "Không ai sao? OK, sao chúng ta không nhận quà và ngồi xuống, Vậy cư xử tốt vào năm sau có người sẽ nói lời tốt đẹp với bạn." (Cười) Như tôi miêu tả điều này với bạn, chắc chắn bạn biết tôi nhớ rất rõ chuyện này. (Cười) Tôi không biết ai cảm giác tệ vào hôm đó. Là tôi hay là cô giáo? Cô chắc cũng nhận ra mình đã biến sự kiện xây dựng đồng đội thành buổi chỉ trích chung cho những đứa trẻ 3 - 6 tuổi. Không hề có sự hài hước. Bạn biết đó, khi bạn xem ai đó bị chế nhạo trên TV, thật là nực cười. Không có gì vui trong ngày hôm đó. Và đó là một cái tôi khác, và tôi có thể chết để tránh tình huống đó -- bị từ chối trước mặt mọi người. Có một phiên bản khác. Thấm thoát 8 năm trôi qua. Bill Gates đến quê tôi. Bắc Kinh, Trung Quốc -- diễn thuyết, và tôi đã thấy thông điệp của ông. Tôi mến người này. Tôi nghĩ, wow, giờ tôi biết mình phải làm gì. Đêm đó tôi đã viết một lá thư cho gia đình nói với họ: "Lúc tôi 25, tôi sẽ mở một công ti lớn nhất thế giới, và công ti đó sẽ mua luôn cả Microsoft." (Cười) Thât ra tôi luôn ôm ấp ý tưởng chinh phục thế giới -- sự thống trị, đúng chứ? Và tôi không hề bịa đặt, tôi đã viết lá thư đó. Và nó đây -- (Cười) Bạn không phải đọc hết một lượt -- (Cười) Lá thư với chữ viết tay xấu nhưng tôi cũng làm bật lên ý chính. Bạn hiểu chứ. (Cười) Cho nên ... đó là một cái tôi khác: một cái tôi muốn chinh phục thế giới. À, 2 năm sau, tôi được giới thiệu một cơ hội đến Mĩ. Tôi vô cùng háo hức, vì đó là nơi Bill Gates sinh sống, đúng chứ? (Cười) Tôi nghĩ đó là sự bắt đầu cho chuyến khởi nghiệp của tôi. Sau đó, thấm thoát lại 14 năm trôi qua. Tôi đã 30. Không, tôi vẫn chưa mở được công ti đó. Thậm chí tôi còn chưa bắt đầu. Tôi đã là một quản lí marketing thực thụ cho công ti Fortune 500. Tôi cảm thấy mình bị tắt ý tưởng; tôi bị mụ mẫm đầu óc. Tại sao lại như vậy? Cậu bé 14 tuổi viết lá thư đó đâu rồi? Không phải vì cậu ta không thử. Mà là vì mỗi lần tôi có ý tưởng mới, mỗi lần tôi muốn thử điều gì đó mới, thậm chí lúc làm việc -- Tôi muốn làm đơn đề nghị, tôi muốn thuyết trình trước mọi người -- tôi cảm giác có cuộc chiến dai dẳng giữa đứa trẻ 14 và 6 tuổi. Một cái tôi muốn chinh phục thế giới -- tạo sự khác biệt -- một cái tôi lo sợ bị từ chối. Và lần nào cái tôi 6 tuổi cũng giành chiến thắng. Và nỗi sợ này cứ tiếp diễn sau khi thành lập công ti. Ý tôi là, tôi đã mở công ti khi tôi 30 -- nếu bạn muốn giống Bill Gates, bạn phải bắt tay vào ngay thôi, đúng chứ? Khi tôi khởi nghiệp, tôi được giới thiệu một cơ hội đầu tư, và sau đó tôi bị từ chối. Và sự từ chối đó làm tổn thương tôi. Tôi cảm thấy rất tệ và quyết định từ bỏ ngay. Nhưng sau đó tôi nghĩ, liệu Bill Gates có từ bỏ sau khi bị từ chối cuộc đầu tư đơn giản? Bất cứ nhà khởi nghiệp nào cũng sẽ từ bỏ như vậy sao? Không thể nào. Và đây là nơi OK, tôi có thể tạo nên công ti tốt hơn. Tôi có thể thành lập đội ngũ hoặc sản phẩm tốt hơn, nhưng chắc chắn một điều: Tôi phải trở thành lãnh đạo tốt hơn. Tôi phải trở thành người tốt hơn. Tôi không thể để cái tôi 6 tuổi áp chế cuộc đời tôi nữa. Tôi phải để cậu ta lại phía sau. Đây là nơi tôi lên mạng và tìm kiếm sự giúp đỡ. Google là bạn của tôi. (Cười) Tôi tìm "Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ bị khước từ?" Tôi thấy có hàng tá bài báo tâm lí học về nguồn gốc của nỗi sợ và sự đau đớn. Sau đó tôi lại thấy nhiều bài báo truyền cảm hứng vô cùng "Đừng tự trách bản thân, chỉ cần vượt qua thôi." Ai không biết chuyện đó? (Cười) Nhưng tại sao tôi lại phải lo sợ? Sau đó tôi tình cờ phát hiện một trang web. Có tên là rejectiontherapy.com. (Cười) "Liệu pháp trị từ chối" là trò chơi do doanh nhân người Canada phát minh. Tên anh ta là Jason Comely. Cơ bản thì trong 30 ngày bạn ra ngoài với ý tưởng này và tìm kiếm sự khước từ, và mỗi ngày bị từ chối trong vài việc, sau đó, bạn gây tê bản thân từ cơn đau đó. Và tôi thích ý tưởng đó. (Cười) Tôi nói, "Bạn biết không? Tôi sẽ làm như vậy. Và tôi cảm thấy mình bị từ chối 100 ngày." Tôi nảy ra ý tường cho sự từ chối của riêng mình, và tôi bắt tay vào làm blog. Và đây là những gì tôi đã làm. Đây là giao diện của blog. Ngày thứ nhất ... (Cười) Mượn 100 đô la từ một người lạ. Đây là nơi tôi đi đến nơi tôi làm việc. Tôi đi xuống lầu và thấy một gã bự con ngồi sau cái bàn. Có vẻ như anh ta là bảo vệ thì phải. Và tôi tiếp cận anh ta. Tôi chỉ đi bộ ngang qua và đó là cuốc bộ dài nhất đời tôi -- tóc phía sau cổ tôi dựng đứng, tôi đang đổ mồ hôi và tim đập thình thịch. Tôi đã tới nơi và nói, "Chào, ngài có thể cho tôi mượn 100 đô la được không?" (Cười) Và anh ta nhìn tôi, "Không." "Tại sao?" Và tôi nói, "Không? Tôi xin lỗi." Sau đó tôi quay đầu bỏ chạy. (Cười) Tôi cảm thấy khá xấu hổ. Nhưng vì tôi tự quay phim mình nên tối đó tôi xem lại mình bị từ chối ra sao. Tôi chỉ thấy bộ dạng hoảng sợ của bản thân. Có vẻ tôi giống đứa trẻ trong "Giác quan thứ sáu." Tôi đã thấy nhiều người chết. (Cười) Sau đó tôi gặp lại người này. Bạn biết đó, anh ấy không đe dọa. Anh ta mập mạp, đáng yêu, cà thậm chí còn hỏi tôi, "Tại sao?" Thật ra, anh ta đã mời tôi tự giải thích. Tôi không thể nói được gì nhiều. Tôi có thể giải thích, có thể thương lượng. Tôi không hề làm như vậy. Tôi chỉ lo bỏ chạy mà thôi. Tôi cảm giác, wow, đây giống như mô hình thu nhỏ cuộc đời mình. Mỗi lần tôi cảm thấy bị từ chối dù là nhẹ nhất, tôi chỉ lo chạy nhanh nhất có thể. Và bạn biết gì không? Ngày hôm sau, mặc cho chuyện gì xảy ra, tôi sẽ không bỏ chạy nữa. Tôi sẽ trấn tĩnh. Ngày thứ hai: Yêu cầu "thêm đầy cái burger" (Cười) Đó là khi tôi còn khoảng một ít burger, tôi ăn trưa xong, và đến quầy thu ngân hỏi, "Chào, tôi có thể thêm đầy không?" (Cười) Anh ta khá là bối rối, "Thêm đầy burger là sao?" (Cười) Tôi nói, "À, thay vì làm đầy nước thì đổi lại là burger thôi." Anh ấy nói "Rất tiếc, chúng tôi không làm đầy burger." (Cười) Đây là nơi sự từ chối diễn ra tôi có thể chạy trốn nhưng tôi đã ở lại. Tôi nói, "À, tôi thích burger của anh, tôi thích món ăn ở đây, và nếu bạn làm đầy cái burger cho tôi, tôi sẽ yêu bạn nhiều hơn." (Cười) Và anh ta nói, "À, được, tôi sẽ nói lại với quản lí, có lẽ chúng tôi sẽ làm, nhưng rất tiếc không phải hôm nay." Sau đó tôi bỏ đi. Và nhân đây, tôi không nghĩ họ đã từng làm đầy cái burger. (Cười) Tôi nghĩ họ vẫn còn ở đó. Nhưng cảm giác giữa sự sống và cái chết thì đây là lần đầu tiên không còn kéo dài nữa, chỉ bởi vì tôi đã giữ lời -- bởi vì tôi không bỏ chạy. Tôi nói, "Wow, tuyệt, tôi đã học được nhiều thứ. Thật tuyệt." Và Ngày thứ ba: Mua bánh doughnut Olympic. Đây là nơi cuộc sống của tôi bị xáo trộn. Tôi đến Krispy Kreme. Đây là cửa hàng doughnut ở trung tâm phía Đông Nam của Mĩ. Tôi chắc chắn họ cũng có vài loại bánh. Và tôi bước vào, tôi nói "Cô có thể làm doughnut có biểu tượng Olympic được không? Cơ bản thì bạn nối 5 cái doughnut lại với nhau ..." Ý tôi là họ không đồng ý, đúng chứ? Người làm bánh doughnut đối với tôi khá nghiêm túc. (Cười) Cô ấy lấy ra một tờ giấy, bắt đầu tô màu và vẽ cái vòng, "Làm sao tôi có thể làm được như vậy?" 15 phút sau, cô trở ra với một cái hộp có vẻ giống những vòng Olympic. Và tôi khá là cảm động. Tôi không thể tin vào mắt mình. Và video đó đạt 5 triệu lượt xem trên Youtube. Thế giới cũng không tin vào điều này. (Cười) Vì chuyện này tôi được lên báo, tham gia buổi talk show, các chương trình khác. Và tôi trở nên nổi tiếng. Có người bắt đầu gửi email cho tôi và nói "Những gì anh làm thật là tuyệt vời." Sự nổi tiếng khắp nơi không ảnh hưởng gì đến tôi. Điều tôi thật sự muốn đó là được học hỏi, và thay đổi bản thân. Tôi đã chuyển 100 ngày bị từ chối còn lại thành sân chơi -- rồi chuyển thành dự án nghiên cứu. Tôi muốn thấy những gì mình có thể học hỏi. Sau đó tôi đã học được rất nhiều thứ. Tôi đã khám phá ra nhiều bí mật. Ví dụ, tôi khám phá nếu không bỏ chạy, nếu tôi bị từ chối, tôi đã có thể chuyển "không" thành "có", và từ ma thuật đó là "tại sao." Một ngày nọ tôi đến một căn nhà xa lạ, tôi cầm hoa này trong tay, gõ cửa và nói, "Tôi có thể trồng hoa trong sân nhà bạn không?" (Cười) Và anh ta nói, "Không." Trước khi anh ta rời khỏi, tôi nói, "Tôi có thể biết lí do không?" Và anh ta nói, "À, tôi có chú chó này sẽ đào bới bất cứ thứ gì " tôi để trong sân. Tôi không muốn lãng phí hoa của anh. Nếu bạn muốn làm vậy, hãy qua đường và nói chuyện với Connie đi. Cô ấy rất thích hoa." Đó là những gì tôi làm. Tôi băng qua đường và gõ cửa nhà Connie. Và cô ấy rất vui khi gặp tôi. (Cười) Và nửa tiếng sau, có một bông hoa trong vườn của Connie. Tôi chắc nó sẽ đẹp hơn lúc này. (Cười) Nhưng tôi đã đi khỏi sau lần từ chối đầu tiên, tôi sẽ nghĩ, à, đó là vì người đó không tin tưởng tôi, đó là vì tôi khá điên rồ, tôi không ăn mặc lịch sự, ngoại hình không ưa nhìn. Không phải những lí do đó. Vì những gì tôi đề nghị không phù hợp điều anh ta muốn. Anh ta tin tưởng viết cho tôi giấy giới thiệu, dùng từ chuyên ngành buôn bán. Tôi đã thay đổi giấy giới thiệu. Một ngày np5 -- và tôi cũng học được rằng tôi có thể phát biểu điều gì đó tận dụng hết mức cơ hội để được chấp nhận. Ví dụ, ngày kia tôi đến Starbucks, hỏi quản lí, "Tôi có thể trở thành người đứng chào cho Starbucks được không?" Anh ta nói, "Người đứng chào cho Starbucks là gì?" "Anh có biết người đứng chào cho Walmart không?" Là những người "chào" bạn trước khi bạn và đảm bảo bạn không lấy trộm thứ gì. Tôi muốn đem trải nghiệm ở Walmart đến với khách hàng Starbucks." (Cười) À, tôi không chắc đó là một việc tốt, thật ra -- Thật ra, tôi khác chắc chắn đó là một việc tồi tệ. Và anh ta thốt lên, "Ồ" -- yeah, đây là dáng vẻ của anh ta, anh ta nói, "Tôi không chắc lắm." Anh ta đáp lại. "Tôi không chắc lắm." Tôi hỏi, "Làm vậy là lạ lắm sao?" Anh ta trả lời, "Uh, thật kì lạ." Nhưng ngay khi anh ta nói, cả cử chỉ cũng thay đổi. Đó là nếu anh ta đặt hết nghi ngờ lên sàn nhà, Anh ta nói, "Uh, bạn có thể làm được, chỉ là đừng có kì quặc." (Cười) Một tiếng sau, tôi là người đứng chào ở Starbucks. Tôi nói "chào" với mỗi khách hàng bước vào, và chúc họ ngày nghỉ vui vẻ. Nhân đây, tôi không biết quĩ đạo sự nghiệp của bạn là gì, đừng là người đứng chào. (Cười) Thật sự rất chán. Nhưng sau đó tôi biết tôi có thể làm được vì tôi có hỏi "Như vậy là quái lắm sao?" Tôi nói về chuyện anh ta đang nghi ngờ. Và vì tôi có hỏi "Làm vậy là lạ lắm sao?" có nghĩa là tôi bình thường. Có nghĩa là tôi thật sự nghĩ mình thích anh ta, xem đây là một chuyện lạ. Và cứ lặp đi lặp lại, tôi đã học được nếu tôi đề cập về mối nghi ngờ của người khác trước khi tôi đặt câu hỏi, tôi có được lòng tin của họ. Mọi người nói đồng ý với tôi nhiều hơn. Và sau đó tôi học được tôi có thể hoàn thành giấc mơ của mình ... chỉ bằng việc đặt câu hỏi. Các bạn biết đó, gia đình tôi 4 đời đều là giáo viên, và bà lúc nào cũng bảo tôi, "Jia, con có thể làm bất cứ chuyện gì con muốn, nhưngtrở thành giáo viên thì tuyệt hơn." (Cười) Tôi muốn trở thành doanh nhân, nên không nghe theo. Nhưng lúc nào tôi cũng mơ mình sẽ đi dạy. Cho nên tôi nói, " Nếu tôi hỏi việc đi dạy ở trường cao đẳng?" Lúc đó tôi đã sống ở Austin, nên tôi đến trường đại học Texas" ở Austin và gõ cửa những giáo sư ở đây "Tôi có thể dạy ở đây không ạ?" Tôi không Nhưng vì tôi không chạy -- tôi vẫn tiếp tục làm -- và ngày thứ ba nói chuyện với giáo sư quả thật gây ấn tượng. Ông nói "Không ai làm như vậy bao giờ." Và tôi bước vào với bài thuyết trình] powerpoint đã được chuẩn bị. Ông nói "Wow, tôi có thể dùng cái này. Cậu nên quay lại trong vòng 2 tháng. Tôi sẽ sắp xếp cho cậu dạy." Và 2 tháng sau, tôi đã được dạy một lớp. Đây là tôi -- bạn có lẽ không thể thấy, đây là một bức ảnh xấu. Bạn biết đó, có lúc bạn bị ánh sáng bỏ qua. (Cười) Nhưng hiện tại -- khi dạy xong, tôi bước ra ngoài và khóc, vì tôi nghĩ tôi có thể hoàn thành giấc mơ đời mình chỉ đơn giản là hỏi han. Tôi từng nghĩ tôi phải hoàn thành tất cả mọi thứ -- phải trở thành một doanh nhân lớn, hoặc có bằng tiến sĩ để đi dạy -- nhưng không, tôi chỉ hỏi, và tôi có thể dạy. Và trong bức ảnh đó, mà bạn không thể thấy được, tôi có trích câu nói của Martin Luther King, Jr. Tại sao? Vì trong nghiên cứu tôi phát hiện những người thật sự thay đổi thế giới, thay đổi cách sống và cách suy nghĩ, là những người được gặp mà bị từ chối phũ phàng ngay từ đầu. Những người như Martin Luther King, Jr., Mahatma Gandhi, Nelson Mandela, hoặc thậm chí là Chúa. Những người này không để việc bị từ chối làm nản chí. Họ thể hiện hành động sau khi bị từ chối để khẳng định bản thân. Và họ nhớ lấy việc bị từ chối. Và chúng tôi không phải những người học cách bị từ chối, trong trường hợp của tôi, việc bị từ chối là lời nguyền đối với tôi, là điều khủng khiếp. Chuyện này làm cuộc sống tôi đảo lộn vì tôi đang tìm cách tránh thoát. Sau đó tôi đã bắt đầu ghi nhớ nó. Tôi xem nó như là món quà lớn nhất trong đời mình. Tôi bắt đầu dạy mọi người cách biến sự từ chối thành cơ hội. Tôi dùng blog cá nhân, bài thuyết trình, dùng quyển sách tôi vừa mới xuất bản, thậm chí thiết kế công nghệ để giúp vượt qua nỗi sợ bị từ chối. Khi bạn bị từ chối trong cuộc sống, khi bạn đối mặt với chướng ngại tiếp theo hoặc thất bại kế tiếp, cân nhắc những khả năng có thể xảy ra. Đừng chạy trốn. Nếu bạn chỉ ôm chúng, chúng cũng có thể trở thành quà của bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cuộc sống chúng ta lệ thuộc vào một thế giới chúng ta không thấy Thử nghĩ về tuần vừa rồi của bạn xem. Có phải bạn đã xem TV, sử dụng định vị, kiểm tra thời tiết và thậm chí đã có một bữa ngon lành? Những thứ này diễn ra trong cuộc sống hàng ngày đều phụ thuộc vào các vệ tinh một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong khi chúng ta không để ý các dịch vụ từ vệ tinh cung cấp, thì thực sự các vệ tinh đó đáng để chúng ta quan tâm khi chúng đang để lại dấu hiệu cuối cùng trên không gian của chúng. Con người trên khắp thế giới sống nhờ vào các vệ tinh mỗi ngày với mục đích thông tin, giải trí và để giao tiếp. Kể cả việc giám sát nông nghiệp và môi trường, kết nối internet, định hướng. Các vệ tinh thậm chí đóng vai trò trong hoạt động của thị trường năng lượng và tài chính. Nhưng những vệ tinh chúng ta phụ thuộc hàng ngày có tuổi thọ nhất định. Chúng có thể cạn kiệt nhiên liệu, chúng có thể gặp sự cố, hoặc chúng chỉ cơ bản hoàn thành xong nhiệm vụ của đời mình. Và lúc này, các vệ tinh thực sự trở thành rác thải vũ trụ, làm hỗn loạn môi trường quỹ đạo. Tưởng tượng bạn đang lái xe trên quốc lộ vào một ngày đẹp trời đầy nắng để làm một công việc vặt. Bạn bật nhạc lớn tiếng, hạ thấp cửa sổ xuống, với những làn gió mát lạnh thổi qua mái tóc. Tuyệt vời, phải không ? Mọi thứ đều suôn sẻ cho đến khi xe của bạn bất ngờ "dở chứng" và dừng lại ngay giữa đường quốc lộ. Và bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ chiếc xe ở lại trên đường quốc lộ. Có lẽ bạn may mắn có thể chuyển được chiếc xe vào lề để tránh đường cho các xe khác. Một vài giờ trước, chiếc xe là một bộ máy hữu ích mà bạn phải sử dụng hàng ngày. Giờ đây, nó chỉ là một đống sắt vụn chiếm lĩnh không gian của mạng lưới giao thông Và tưởng tượng các con đường quốc tế đều bị quá tải bởi các phương tiện hư hỏng đang chắn đường của các phương tiện khác. và tưởng tượng các mảnh vỡ đang vung vãi khắp nơi Nếu một vụ va chạm xảy ra, thì hàng ngàn mảnh vụn nhỏ hơn sẽ trở thành trở ngại mới. Đây là ví dụ điển hình của ngành công nghiệp vũ trụ. Những vệ tinh không còn hoạt động thường bị di rời khỏi quỹ đạo trong nhiều năm, hoặc chỉ được di dời đi như là một giải pháp tạm thời. Và không hề có bất kì luật quốc tế nào về vũ trụ để buộc chúng ta phải dọn dẹp Nên vệ tinh đầu tiên, Sputnik I, được phóng vào năm 1957 và trong năm đó, chỉ có tổng cộng ba vụ phóng các thập kỉ sau, hàng chục nước ở trên thế giới đã phóng hơn hàng ngàn vệ tinh vào quỹ đạo và xu hướng này sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai đặc biệt nếu bạn nghĩ đến hậu quả của việc phóng hơn 900 chòm sao vệ tinh Ta gửi các vệ tinh vào quỹ đạo khác nhau tùy vào mục đích của chúng Nơi phổ biến nhất của vệ tinh là quỹ đạo tầm thấp, có thể chụp ảnh bề mặt trái đất từ độ cao tới 2000km. Các vệ tinh này ảnh hưởng bởi bầu khí quyển trái đất, nên quỹ đạo của chúng dĩ nhiên bị hư hại và cuối cùng là cháy rụi, có lẽ trong vòng vài thập kỉ. Một vị trí phổ biến khác của các vệ tinh là quỹ đạo địa tĩnh với độ cao khoảng 35.000 km Các vệ tinh ở cùng vị trí cao hơn trái đất khi trái đất xoay, để phục vụ các mục đích như giao tiếp hay phát sóng TV. Các vệ tinh ở quỹ đạo cao như thế này có thể tồn tại hàng thế kỉ. Và rồi có một quỹ đạo được gọi là "bãi tha ma" với những vỡ vụn và các vệ tinh bị vứt bỏ nơi các vệ tinh được chủ ý đưa tới vào cuối đời của chúng để chúng tránh khỏi con đường của các quỹ đạo khác Trong số gần 7000 vệ tinh được phóng kể từ những năm 1950 chỉ có 1 phần 7 hiện đang hoạt động, và bên cạnh những vệ tinh không còn hoạt động, là hàng trăm ngàn mảnh vụn kích cỡ viên đá và hàng triệu mảnh vụn li ti cũng đang xoay quanh trái đất Các mảnh vụn là mối nguy lớn đến các chuyến bay không gian, cũng như đối với các vệ tinh mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Hiện nay, do các mảnh vụn và rác này đang ngày càng nguy hiểm, nên các quốc gia và cộng đồng quốc tế đã và đang nỗ lực đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật giúp chúng ta hạn chế việc gia tăng thêm các mảnh vụn. Vì vậy cũng đã có những đề xuất đối với các vệ tinh bay ở quỹ đạo tầm thấp sẽ bị bắn ra khỏi quỹ đạo trong vòng 25 năm, nhưng thời gian như vậy vẫn là quá lâu, đặc biệt đối với một vệ tinh đã không hoạt động trong nhiều năm. Và cũng có cả quy định dành cho những vệ tinh chết ở địa tĩnh phải được chuyển ra bãi tha ma. Nhưng những luật này không được ban hành theo luật quốc tế, và hiển nhiên là sẽ được thực hiện theo cơ chế quốc gia. Những quy định này cũng không dài hạn, không chủ động, cũng như không giải quyết các mảnh vụn đã tồn tại ở đó. Nó chỉ giúp hạn chế sự tạo ra các mảnh vụn trong tương lai Rác thải vũ trụ không phải là vấn đề cá nhân. Và đỉnh Everest thực sự là ví dụ so sánh thú vị hướng tiếp cận mới cách chúng ta tương tác với môi trường, vì nó được trao danh hiệu là bãi rác cao nhất thế giới. Hàng thập kỷ sau các cuộc chinh phục nóc nhà của thế giới, việc hàng tấn rác bị những nhà leo núi bỏ lại đã dấy lên quan ngại, và có thể bạn cũng đã nghe tin có khả năng Nepal sẽ hạn chế số người leo núi bằng việc tăng cường các hình phạt và quy định nghiêm ngặt hơn. Dĩ nhiên, mục tiêu là để khiến các nhà leo núi phải dọn dẹp sạch sẽ khi ra đi, Có thể các tổ chức PLN bản địa sẽ trả tiền cho những nhà leo núi làm giảm lượng rác. hoặc các đoàn thám hiểm nên tổ chức các chuyến đi dọn rác tình nguyện. Nhưng vẫn có nhiều người leo núi cám thấy các nhóm độc lập nên có ý thức tự quản. Không hề có câu trả lời đơn giản và thậm chí các nỗ lực thiện chí trong việc bảo tồn môi trường thường giải quyết được các vấn đề. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không nên cố gắng hết mình để bảo vệ môi trường mà chúng ta phụ thuộc vào và giống như Everest, một nơi xa xôi và thiếu thốn cơ sở hạ tầng môi trường không gian khiến việc xử lý rác trở thành một thách thức. Nhưng cơ bản là ta không thể đạt được những độ cao mới và tạo ra bãi rác thậm chí lớn hơn, thứ mà không thuộc về thế giới này. Thực tế của không gian là nếu một bộ phận của vệ tinh bị hư hại, thì cơ hội sửa chữa được là rất thấp, và tất nhiên giá thành là rất cao. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu chúng ta thiết kế vệ tinh thông minh hơn Giá như như tất cả vệ tinh, không phân biệt quốc gia mà nó được tạo ra đều tuân theo tiêu chuẩn về tái chế, phục vụ hay việc bắn ra khỏi quỹ đạo? Giá như thật sự có những luật lệ quốc tế đủ mạnh để bắt buộc tống khứ những vệ tinh hết sử dụng thay vì di chuyển nó sang quỹ đạo khác như là một giải pháp tạm thời? Hay có thể các nhà sản xuất vệ tinh sẽ bị tính một khoản phí thậm chí trước khi phóng vệ tinh và khoản tiền đó sẽ chỉ được trả lại nếu vệ tinh được tiêu hủy đúng cách hoặc nếu họ dọn dẹp một phần các mảnh vụn Hoặc là vệ tinh cần có công nghệ trên khoang để đẩy nhanh quá trình tiêu hủy. Có một vài động thái đáng khen ngợi Ví dụ như vệ tinh của Anh, Techdemosat -1, phóng vào năm 2014, được thiết kế tiêu hủy vào cuối vòng đời thông qua một cái buồm kéo nhỏ. Nó có thể được sử dụng với những vệ tinh nhỏ nhưng đối với những vệ tinh ở trên các quỹ đạo cao hơn nữa hay với kích cỡ lớn như những chiếc xe buýt, phải cần có một phương pháp khác. Do đó, chúng ta có thể sử dụng những thứ như laser cường độ cao hoặc sử dụng lưới và dây cước để kéo, nghe có vẻ điên rồ trong ngắn hạn. Và sau đó nhiều khả năng là sẽ có ý tưởng về xe cứu hộ quỹ đạo hay kĩ sư vũ trụ. Hãy tưởng tượng nếu cánh tay robot trên một chiếc xe cứu hộ không gian có thể sữa các thành phần bị hư trên vệ tinh, khiến chúng có thể được tái sử dụng. Hoặc giả sử có cánh tay robot có thể tiếp nhiên liệu cho động cơ đẩy trên tàu hoạt động theo nguyên lý đẩy hóa học giống như bạn và tôi đổ xăng cho chiếc xe của mình? Sử dụng robot sữa chữa và bảo trì có thể kéo dài tuổi thọ của hàng trăm vệ tinh xoay quanh trái đất. Bất cứ lựa chọn dọn dẹp hoặc xử lí thải mà chúng ta tìm ra, đó không chỉ là vấn đề về kĩ thuật. Mà còn cả luật lệ và chính trị vũ trụ mà chúng ta cần phải giải quyết. Đơn giản như, chúng ta vẫn chưa có cách khai thác không gian bền vững. Khám phá, đổi mới để thay đổi cách chúng ta sống và làm việc là thứ mà con người phải làm và trong việc khám phá vũ trụ chúng ta đang thật sự vượt qua ranh giới của trái đất. Nhưng khi chúng ta tiến xa hơn trong việc nghiên cứu và cải tiến, chúng ta phải nhớ rằng không bao giờ được chối bỏ trách nhiệm với môi trường Quỹ đạo thấp và đĩa tĩnh sẽ chắc chắn bị quá tải, và chúng ta không thể phóng các vệ tinh mới để thay thế những cái cũ đã hư hại mà không giải quyết nó trước. giống như việc chúng ta không thể bỏ chiếc xe hỏng giữa đường cao tốc. Lần sau khi bạn dùng điện thoại, để kiểm tra thời tiết hoặc sử dụng GPS, hãy nghĩ về công nghệ vệ tinh khiến cho chúng hoạt động. Nhưng cũng hãy nghĩ về ảnh hưởng của vệ tinh lên môi trường xung quanh trái đất, và hãy giúp tuyên truyền thông điệp này để chúng ta có thể chung tay giảm hậu quả. Quỹ đạo trái đất cực kì xinh đẹp và là cánh cổng để chúng ta khám phá. Điều đó phụ thuộc vào ta nếu ta muốn nó như vậy. Cảm ơn. (Vỗ tay) Như mỗi người trong chúng ta, tôi đã có nhiều công việc và mặc dù chúng rất đa dạng, công việc đầu tiên của tôi đã đặt nền móng cho tất cả Tôi đã từng làm bà đỡ cho nhiều nhà trong quảng thời gian tôi 20 tuổi Đỡ đẻ dạy tôi nhiều điều quý giá và thỉnh thoảng còn thú vị như làm thể nào để lái xe lúc 2h sáng khi dưới -10 độ (Cười) hoặc cách làm tỉnh một người cha đã ngất khi nhìn thấy máu (Cười) hoặc cách cắt dây rốn để có được một lỗ rốn đẹp. để có được một lỗ rốn đẹp Nhưng tôi lại không gắn bó nhiều với chúng hoặc dựa vào chúng khi tôi ngưng làm bà đẻ và bắt đầu 1 công việc mới Điều gắn bó với tôi là niềm tin sắt đá rằng mỗi chúng ta sinh ra trên cõi đới này đều mang một giá trị. Khi tôi nhìn vào khuôn mặt của 1 đứa bé mới sinh tôi nhìn thấy được giá trị, cái tính ích kỉ vô tội vạ một đốm sáng. Tôi dùng từ "tâm hồn" để miêu tả đốm sáng đó vì đó là từ duy nhất trong tiếng anh gần nhất với việc gọi tên cái mà mỗi em bé mang đến căn phòng này. Mỗi đứa bé mới sinh như 1 bông hoa tuyết sự pha trộn không thể nhầm lẫn được của sinh học của tổ tiên và của sự bí ẩn. Và rồi đứa bé đó lớn lên, và để hòa nhập với gia đình, để phù hợp với văn hóa, với cộng đồng, với giới tính đứa bé đó bắt đầu hình thành tâm hồn từng lớp 1 Chúng ta được sinh ra theo cách này, nhưng (Cười) nhưng khi chúng ta lớn lên, ta gặp phải rất nhiều chuyện làm chúng ta muốn che giấu đi tính kì quặc và chân thật của tâm hồn mình Ai cũng vậy Mọi người trong căn phòng này đều từng là một đứa bé (Cười) Với một quyền thừa kế riêng biệt Nhưng khi lớn lên chúng ta giành nhiều thời gian che giấu bản thân mình như ta bị thiếu tính chân thật Nhưng những đứa bé kia thì chưa Chúng nói với tôi rằng hãy bộc lộ tâm hồn mình và tìm kiếm đốm sáng đó trong mỗi con người. Nó vẫn luôn ở đó. Và đây là điều tôi học được từ những người phụ nữ nhân công Thông điệp của họ là hãy lạc quan ngay cả khi đau khổ. Thường thì cổ tử cung của người phụ nữ như thế này. Đó là một cơ quan nhỏ và khít ở phía dưới tử cung. Và khi lao động, nó phải duỗi từ đây sang đây. Ui da! Nếu bạn ráng chịu cơn đau đó, bạn sẽ càng đau thêm, và bạn sẽ không thể sinh con được. Tôi không bao giờ quên được điều diệu kỳ đã xảy ra khi một người phụ nữ ngưng kháng cự lại cơn đau và mở ra. Như thể thế gian đã nhìn thấy và trao cho sự giúp đỡ. Tôi không bao giờ quên thông điệp đó, và bây giờ, khi tôi gặp khó khăn hay đau khổ trong cuộc sống và công việc, đương nhiên tôi sẽ chống cự lại trước, nhưng sau đó tôi chợt nhớ lại điều tôi đã học được từ các bà mẹ: hãy mở ra, Hãy tò mò. Hãy hỏi cơn đau vì sao nó lại đến. Một thứ gì đó mới đang được sinh ra. Và còn một bài học tâm hồn đáng nhớ, tôi học được từ Albert Einstein. Ông ta không thuộc một dòng dõi nào, (Cười) nhưng đó là một bài học về thời gian Cuối đời, ông ấy kết luận rằng trải nghiệm bình thường và cứ xoay vòng vè cuộc sống của chúng ta chỉ là ảo giác. Ta đi vòng quanh, ngày càng nhanh, cố tìm một thứ gì đó. Và suốt quãng thời gian đó, bên dưới lớp vỏ thời gian là một không gian hoàn toàn khác nơi quá khứ, hiện tại và tương lai nhập lại thành một và hình thành thời gian. Và ta không đi đến đâu cả. Albert Einstein gọi chiều không gian này, "sự tồn tại". Và nói rằng khi trải qua nó, ông cảm thấy nể phục. Khi tôi đõ đẻ, tôi bị mắc kẹt trong cái vòng quay đó. Đôi khi tôi phải ngồi mấy ngày, nhiều tiếng đồng hồ, để thở cùng với bệnh nhân; chỉ vậy thôi. Và tôi cực kỳ nể phục. Đó là ba điều tôi học được khi làm bà đỡ. Một: hãy mở rộng tâm hồn. Hai: Khi rắc rối xảy đến, hãy cởi mở. Và ba: Đôi khi, hãy thoát khỏi cái vòng quay kinh nghiệm và đi vào thời gian. Những bài học đó đã giúp tôi cả cuộc đời, nhưng nhất là gần đây, khi tôi nhìn vào công việc quan trọng mình đã làm từ trước đến giờ. Hai năm trước, đã được Chúa cưu mang khỏ một căn bệnh ung thư máu hiếm gặp, và liệu pháp duy nhất là cấy ghép tủy sống Và thật bất ngờ, vẫn tìm được của một người phù hợp để ghép, đó chính là tôi, Gia đình tôi có 4 chị em, và khi biết rằng chỉ mình tôi có thể cứu cô ấy, phản ứng của họ là :"Thật sao? Chị à?" (Cười) "Một cặp đôi hoàn hảo?" Cũng khá là điển hình đối với anh chị em. Trong xã hội này, có rất nhiều thứ. Có tính yêu, tính bạn và sự đùm bọc chở che, Nhưng cũng có sự đố kị và ganh đua từ chối và công kích. Trong tình cảm anh chị em, đó là nơi chúng ta bắt đầu hình thành tâm hồn qua nhiều lớp. Khi phát hiện ra chỉ tôi có thể cứu em mình, Tôi bắt đầu tìm kiếm. Và khám phá ra rằng giả thuyết của việc cấy ghép khá là dễ hiểu. Bạn phá hủy tất cả xương tủy của một bệnh nhân ung thư với hàm lượng lớn liệu pháp hóa học, và sau đó thay bằng những tủy sống khỏe mạnh khác từ những người hiến tủy. Sau đó bạn làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng những tế bào đó có thể ghép được cho bệnh nhân. Tôi cũng hoc được rằng cấy ghép xương tủy rất nguy hiểm. Nếu em tôi có thể vượt qua được giai đoạn nguy hiểm này, cô ấy vẫn phải đối đầu với những thử thách khác. Tế bào của tôi có thể sẽ tấn công cơ thể cô ấy. Và cơ thẻ cô ấy có thể từ chối tế bào của tôi. Sự từ chối hay tấn công này, có thể giết cô ấy. Từ chối, tấn công, Những từ đó nghe rất quen thuộc đối với những người làm anh chị em. Em gái tôi và tôi luôn yêu thương nhau, nhưng cũng từ chối và công kích nhau, từ những chuyện bất đồng nhỏ nhặt đến những sự phản bội lớn hơn. Chúng tôi không nói về những chuyện sâu xa; nhưng, cũng giống như bao người khác, chúng tôi lưỡng lự nói sự thật, để che giấu vết thương, để thừa nhận những việc làm sai trái. Nhưng khi tôi biết được nguy hiểm của việc từ chối và tấn công, Tôi nghĩ, đến lúc thay đổi điều này. Nếu như chúng ta có thể mang tủy sống đến các bác sĩ, nhưng làm chuyện ta gọi là " cấy ghép tủy tâm hồn?" Nếu như ta có thể đối mặt bất kì nối đau nào ta gây ra cho nhau, thay vì từ chối và tấn công, ta có thể lắng nghe? Ta có thể tha thứ? Ta có thể hòa nhập? Nếu vậy thì tế bào của ta cũng có thể làm tương tự? Để giải thích cho nhiều người hay hoài nghi, tôi tìm đến lời nhắn của bố mẹ: Tờ the New Yorker. (Cười) Tôi gửi cô ấy một bức tranh từ trang báo để giải thích tại sao chúng ta nên tìm đến nhà vật lý trị liệu trước khi cấy ghép tủy sống vào cơ thể. Nó đây rồi. "Tôi không bao giờ quên ông ấy vì một thứ tôi tự nghĩ ra trong đầu." (Cười) Tôi nói em mình chúng ta có thể đã làm điều tương tự, nghĩ đến những câu chuyện bịa đặt đã chia rẽ chúng tôi. Và nói cô ấy rằng sau khi cấy ghép, tất cả máu chảy trong mạch sẽ là máu của tôi, từ tủy sống của tôi, và trong nhân của mỗi tế bào sẽ hoàn toàn là ADN của tôi. "Chị sẽ luôn ở trong em suốt quãng đời còn lại." Em tôi có vẻ hơi sợ (Cười) "Chị nghĩ ta nên trở nên thân thiết hơn." Khủng hoảng khiến con người ta dại dột, như nghỉ việc hoặc nhảy máy bay và, trong trường hợp em tôi, nói "đồng ý" với những đợt vật lý trị liệu mà chúng tôi bắt đầu quan tâm đến tủy sống Chúng tôi nhìn lại những câu chuyện và kết luận về nhau trách móc nhau rồi hổ thẹn đến khi tình yêu chỉ còn lại cuối cùng. Người ta nói tôi rất dũng cảm khi hiến tủy của mình, nhưng tôi không nghĩ vậy. Hành động mà tôi cho là dũng cảm là một loại hiến và ghép khác kìa, cấy ghép tâm hồn, bắt đầu thổ lộ với nhau, trút bỏ đi danh dự và sự phòng thủ, nâng tầm hạnh phúc và chia sẽ với nhau những tổn thương của tâm hồn. Tôi gợi nhớ lại bài học của các bà đỡ: hãy mở rộng tâm hồn. Đón nhận những sợ hãi và đau đớn. Hãy nể phục. Tôi đứng đây sau khi đã hiến tủy mình, Họ gọi là "hiến", như những hoạt động thôn dã (Cười) Đương nhiên là không phải vậy. Và đây là cô em gái dũng cảm đã nhận tủy của tôi. Sau khi cấy xong, chúng tôi dành nhiều thời gian cho nhau hơn trước. Như thể chúng tôi còn là con gái. Quá khứ và hiện tại hòa làm một. Chúng tôi đi vào thời gian. Tôi rời bỏ vòng quay công việc và cuộc sống đi cùng em mình đến hòn đảo cô đơn của những căn bệnh và sự chữa lành Chúng tôi dành nhiều tháng cho nhau trong sự tách biệt, trong bệnh viện và nhà cô ấy. Xã hội luôn vận động này không bao giờ ủng hộ hoặc công nhận giá trị của việc này. Chúng ta xem nó như sự chi rẽ đối với hiện thực và công việc. Ta lo lắng về việc hao tổn cảm xúc và giá cả tài chính và, dĩ nhiên, là giá cả tài chính. Nhưng tiền lương của tôi thì ở đơn vị mà văn hóa loài người dường như đã quên mất. Tôi được trả công bằng tình yêu. Tôi được trả công bằng tâm hồn. Tôi được trả công bằng em gái của mình. Em tôi nói rằng năm sau khi cấy ghép là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của cuộc đời, ngạc nhiên làm sao. Nhưng nói rằng cuộc đời chưa bao giờ có vị ngọt, đó là vị những chịu đựng về mặt tâm hồn và thành thật mà chúng tôi đã làm cùng nhau, cô ấy trở nên chính bản thân mình đối với mọi người. Cô ấy nói những điều mình cần nói. Cô ấy làm những điều mình muốn làm. Tôi cũng như vậy. Tôi trở nên dũng cảm hơn khi thành thật với mọi người. Tôi nói sự thật, nhưng quan trọng hơn, tôi tìm thấy sự thật trong những người khác. Đó là cho đến khi chương cuối cùng của câu chuyện này tôi mới nhận ra công việc bà đỡ dạy tôi như thế nào. Sau năm hạnh phúc nhất cuộc đời của em gái tôi, bệnh ung thư diễn biến trở lại, và lần này không ai có thể làm gì được. Cô ấy chỉ còn vài tháng để sống. Đêm trước ngày cô ấy mất, tôi ngồi cạnh giường ngủ. Cô ấy trông nhỏ bé và ốm quá. Tôi có thể thấy mạch máu trên cổ. Đó là máu tôi, máu của cô ấy, máu của cả hai chúng tôi. Khi cô ấy qua đời, một phần nào đó trong tôi cũng như chết theo. Tôi cố gắng tìm hiểu, việc trở nên gắn kết với nhau lại càng làm nên mỗi chúng ta, mỗi tâm hồn của chúng ta, và nhờ đối mặt và đón nhận nỗi đau trong quá khứ, ta có thể chạm đến được với nhau, và khi bước khỏi thời gian, ta sẽ được kết nối với nhau mãi mãi. Em tôi đã để lại cho tôi nhiều thứ, và tôi sẽ cho các bạn biết một trong số đó Bạn không cần phải chờ đến lúc đối mặt giữa sự sông và cái chết để hàn gắn mối quan hệ quan trọng đối với bạn, để cho đi tủy sống tâm hồn mình và tìm kiếm nó trong người khác. Ai cũng có thể làm được. Ta có thể đáp trả theo kiểu khác, như dũng cảm tiến tới người khác, và làm gì hoặc cố gắng làm gì khác với từ chối và tấn công. Ta có thể làm điều này với anh chị em mình và vợ hoặc chồng mình và bạn mình và đồng nghiệp. Ta có thể làm với sự chia rẽ và bất hòa xung quanh ta. Ta có thể làm vì tâm hồn của thế giới. Cảm ơn. (Vỗ tay) "Cha mẹ" là gì? "Cha mẹ" là gì? Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Ngày nay, chúng ta có nhà nhận con nuôi, cha mẹ kế, những bà mẹ thay thế (sinh hộ). Rất nhiều cha mẹ phải đối mặt với những câu hỏi khó và những quyết định khó. Có nên nói với con chúng ta về việc hiến tinh trùng? Nếu có, thì khi nào nên nói? Nên dùng từ ngữ như thế nào cho phù hợp? Những người tài trợ tinh trùng thường được cho là "cha đẻ", nhưng chúng ta có nên dùng từ "cha" không? Với tư cách là một nhà triết học và một nhà xã hội học, tôi đã dành nhiều thời gian với những câu hỏi về khái niệm "làm cha mẹ". Ngày hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn những gì tôi học được sau khi nói chuyện với các bậc cha mẹ và trẻ con. Tôi sẽ cho các bạn thấy rằng họ biết điều gì quan trọng nhất ở trong một gia đình, dù rằng gia đình của họ hơi khác biệt một chút. Tôi sẽ cho các bạn thấy sự sáng tạo trong cách họ trả lời những câu hỏi này. Nhưng tôi cũng sẽ cho các bạn thấy những mối lo của các bậc cha mẹ. Chúng tôi phỏng vấn các cặp đôi đã nhận được điều trị vô sinh ở Bệnh Viện Đại Học Ghent, sử dụng tinh trùng từ các nhà tài trợ tinh trùng. Trên dòng thời gian điều trị này, các bạn có thể nhìn thấy hai điểm chúng tôi thực hiện phỏng vấn. Chúng tôi phỏng vấn các đôi khác giới mà người đàn ông, vì một lí do nào đó, không có tinh trùng tốt, và những cặp đồng tính nữ, và tất nhiên họ cần tinh trùng từ người khác. Chúng tôi cũng phỏng vấn trẻ con. Tôi muốn biết những đứa trẻ đó định nghĩa các khái niệm về cha mẹ và gia đình như thế nào. Và đó chính là những gì tôi đã hỏi chúng, tất nhiên không dùng những từ ngữ ấy. Tôi đã vẽ một cây táo. Bằng cách này, tôi có thể hỏi những câu hỏi trừu tượng, mà không khiến lũ trẻ bỏ chạy. Như các bạn thấy, cây táo này không có gì cả. Và nó minh hoạ cách nghiên cứu của tôi. Bằng cách thiết kế những kĩ thuật như vậy, tôi có thể gỉảm tối đa bất kì ý nghĩa hay bối cảnh nào trong cuộc phỏng vấn, bởi vì tôi muốn biết cách nhìn nhận của những đứa trẻ này. Tôi hỏi các em: Gia đình em sẽ trông như thế nào nếu như nó là một cây táo? Và lũ trẻ sẽ lấy những quả táo bằng giấy, tượng trưng cho những người, mà chúng cho là thành viên trong gia đình. Rồi chúng sẽ viết tên lên quả táo và treo lên cái cây. Rồi tôi sẽ bắt đầu hỏi. Hầu hết lũ trẻ đều bắt đầu với một bậc cha mẹ hoặc anh chị em. Một đứa bắt đầu với "Boxer" con chó già đã chết của ông bà. Lúc này, chưa có ai nhắc đến nhà tài trợ tinh trùng. Vậy nên tôi hỏi lũ trẻ về cách chúng được sinh ra. Tôi nói, "Trước khi em được sinh ra, chỉ có mỗi cha mẹ em thôi, hoặc có mỗi hai mẹ của em thôi. Vậy em cho cô biết, làm sao em trở thành một phần của gia đình? Rồi lũ trẻ sẽ giải thích. Một đứa nói rằng, "Cha mẹ em không có hạt giống tốt, nhưng có những người đàn ông khác có thừa những hạt giống tốt. Họ đem những hạt đó đến bệnh viện, rồi thả chúng vào một cái hũ to. Mẹ em đến bệnh viện, rồi lấy ra hai hạt giống, một hạt cho em và một hạt cho em gái của em. Mẹ em cho hạt giống ấy vào trong bụng -- bằng cách nào đó -- rồi bụng của mẹ em to lên, và thế là em được sinh ra". Hmm. Sau khi chúng nhắc đến người tài trợ tinh trùng, tôi bắt đầu hỏi về người ấy, sử dụng những từ ngữ lũ trẻ đã dùng. Tôi nói, "Nếu như người đàn ông ấy là một quả táo, em sẽ làm gì với quả táo ấy?" Và một cậu bé tự lẩm nhẩm suy nghĩ, tay cầm quả táo. Cậu bé ấy nói, "Em sẽ không để quả táo này cùng với những quả khác. Bởi vì ông ấy không phải gia đình của em. Nhưng em cũng sẽ không đặt ông ấy xuống đất. Như thế lạnh lùng quá. Em nghĩ ông ấy nên được đặt ở thân cây, bởi vì ông ấy đã biến gia đình em thành hiện thực. Nếu như ông ấy không cho các hạt giống, mọi thứ sẽ thật buồn bởi vì gia đình em sẽ không có ở đây, và em cũng sẽ không ở đây." Và các bậc cha mẹ cũng dựng nên những câu truyện -- những truyện cổ tích để kể cho con cái. Một cặp đôi giải thích cách họ thụ tinh bằng cách đưa con đến trang trại cho chúng xem cách bác sĩ thú y thụ tinh cho bò. Tại sao không chứ? Đó là cách họ giải thích; cách họ tự tạo ra những câu chuyện về gia đình. Tự làm thôi. Có một cặp đôi khác viết sách -- cho mỗi đứa con một cuốn. Những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc trong quá trình điều trị. Thậm chí họ còn để vé gửi xe ở bệnh viện trong đấy. Vậy các phụ huynh đều tự làm: tự tìm cách, dùng từ ngữ và hình ảnh để kể cho con cái những câu chuyện của gia đình. Và những câu chuyện này rất khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung: đều nói về mong muốn có một đứa trẻ và cuộc thám hiểm để có được đứa trẻ. Nó đều nói rằng đứa trẻ ấy đặc biệt, và được yêu thương nhiều như thế nào. Và những nghiên cứu hiện nay cho thấy những đứa trẻ này lớn lên bình thường. Chúng không có nhiều vấn đề hơn những đứa trẻ khác. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn muốn giải thích quyết định của họ thông qua những câu chuyện họ kể. Họ mong rằng con của họ hiểu được lí do họ quyết định có một gia đình như vậy. Cơ bản là vì niềm lo sợ con cái của họ không đồng tình và sẽ không chấp nhận người cha/mẹ không chung di truyền. Và mối lo này có thể hiểu được, bởi vì chúng ta sống trong một xã hội vô cùng chuộng quan hệ khác giới và quan trọng hoá di truyền -- một thế giới vẫn tin rằng một gia đình thực sự có một mẹ, một cha và những đứa con đẻ của họ. Vậy. Tôi muốn kể cho các bạn về một cậu thanh niên. Cậu ta sinh ra nhờ được hiến tinh trùng, nhưng không trong nghiên cứu của tôi. Một ngày nọ, cậu cãi nhau với cha của mình, và cậu kêu lên, "Giờ ông còn bảo tôi phải làm gì nữa à? Ông có phải là cha của tôi đâu!" Đó chính là những gì các bậc cha mẹ lo sợ. Cậu thanh niên nhanh chóng cảm thấy có lỗi, rồi họ làm lành. Nhưng phản ứng của người cha mới thật đáng ngạc nhiên. Ông nói, "Bộc phát này không liên quan gì đến gen di truyền. Nó là vì thằng bé đang dậy thì -- đang hay gây khó dễ. Đó là những gì chúng hay làm ở tuổi này. Nó sẽ hết thôi." Người cha này cho chúng ta thấy rằng nếu có gì không hay xảy ra, chúng ta không nên ngay lập tức cho rằng đó là bởi vì gia đình hơi khác biệt. Những việc này xảy ra ở mọi gia đình. Thỉnh thoảng, mọi cha mẹ đều nghĩ: Ta có phải là một người cha/mẹ tốt? Những bậc cha mẹ này cũng vậy. Trên hết, họ muốn những gì tốt nhất cho con cái của mình. Nhưng họ cũng thỉnh thoảng nghĩ: Ta có phải là một người cha/mẹ thực sự hay không? Và mối lo này của họ tồn tại trước khi họ trở thành một người cha/mẹ. Từ lúc bắt đầu của điều trị, khi họ gặp chuyên gia cố vấn, họ tập trung lắng nghe bởi vì họ muốn thực hiện thật chính xác. Ngay cả 10 năm sau, họ vẫn nhớ những lời khuyên họ nhận được. Và khi họ nhớ đến chuyên gia cố vấn và những lời khuyên bảo của họ, chúng tôi cùng nhau bàn luận. Và chúng tôi gặp một cặp đồng tính nữ. Họ kể rằng: "Khi con trai tôi hỏi, 'Con có bố không?' chúng tôi sẽ nói, 'không, con không có bố.' Nhưng chúng tôi sẽ không nói gì hơn, trừ khi con hỏi, bởi vì con có thể chưa sẵn sàng để biết. Chuyên gia cố vấn nói vậy." Tôi không biết nữa. Cái này hơn khác so với cách chúng ta trả lời các câu hỏi của trẻ con. Ví dụ như, "Sữa được làm ở nhà máy ạ?" Chúng ta sẽ trả lời, "Không, sữa được vắt từ bò," Rồi chúng ta sẽ nói về người nông dân, và cách sữa được đưa đến các cửa hàng để bán. Chúng ta sẽ không trả lời, "Không sữa không làm từ nhà máy". Có gì đó hơi kì lạ ở đây, và tất nhiên lũ trẻ để ý được điều này. Một cậu bé kể rằng, "Em hỏi cha mẹ em rất nhiều câu hỏi, nhưng cha mẹ hay phản ứng kì lạ. Em có một bạn ở trường, cũng được sinh ra như em. Thế nên nếu em có câu hỏi gì, em cứ hỏi bạn ý thôi." Thông minh phải không? Vấn đề được giải quyết. Nhưng cha mẹ đứa bé không biết chuyện này, và chắc chắn đấy không phải những gì họ nghĩ có thể xảy ra, các chuyên gia cố vấn cũng vậy khi họ nói về sự quan trọng về việc giao tiếp thoáng trong nhà. Và đó là một điều kì lạ ở những lời khuyên nhủ. Khi chúng ta đưa cho người khác thuốc, chúng ta tìm chứng cớ trước. Chúng ta thử nghiệm, chúng ta tìm hiểu thêm. Chúng ta muốn biết tác dụng của loại thuốc này và nó có thể ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người. Và khuyên nhủ thì sao? Chỉ khuyên nhủ thôi không đủ, ngay cả nếu như chuyên gia khuyên bằng những từ ngữ chuyên môn, hay nói thật tận tình. Khuyên nhủ phải có chứng cớ -- chứng minh rằng nó có thể cải tiến cuộc sống con người. Vậy nên cái nhà triết học trong tôi muốn nói cho các bạn một nghịch lý: Tôi khuyên các bạn nên ngừng nghe những lời khuyên. Đúng vậy. Tôi sẽ không kết thúc bài thuyết trình với những gì tồi tệ đã xảy ra; tôi muốn nhắc đến tình yêu thương trong những gia đình này. Các bạn còn nhớ những quyển sách và chuyến đi tới trang trại chứ? Khi cha mẹ làm những gì họ cho là đúng, họ có thể làm được những điều tuyệt vời. Tôi muốn các bạn nhớ rằng, là một thành viên trong gia đình, bất kể gia đình đó khác biệt như thế nào, mọi gia đình đều cần một tình yêu thương lớn lao. Và chúng ta không cần phải là chuyên gia để tạo ra yêu thương. Chúng ta đều làm được. Có thể nó khó thực hiện, và có những lúc, chúng ta cần một vài lời khuyên. Trong trường hợp ấy, hãy nghĩ đến ba thứ này. Chọn lọc các lời khuyên có thể thực hiện được trong gia đình của bạn. Bạn mới là chuyên gia, bởi vì đó là gia đình của bạn. Và cuối cùng, tin vào khả năng và sự sáng tạo của mình, bời vì bạn có thể tự làm được. Cảm ơn. Tôi từng là một người mới làm mẹ và là một giáo sĩ non trẻ vào mùa xuân năm 2004 và thế giới lúc đó thật hỗn loạn. Có lẽ bạn sẽ nhớ. Mỗi ngày, ta đều nghe những báo cáo về tàn phá từ chiến tranh Iraq. Có những làn sóng khủng bố len lỏi khắp hành tinh. Như thể nhân tính đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Tôi còn nhớ cái đêm mà tôi đọc về hàng loạt chuỗi đánh bom trong hệ thống tàu điện ngầm ở Madrid, và tôi bật dậy rồi chạy qua cái nôi nơi mà cô con gái sáu tháng của tôi đang ngủ ngon giấc, và tôi nghe thấy nhịp thở của con bé, tôi nhận thấy cảm giác bồn chồn chảy trong cơ thể mình. Chúng ta đang sống ở thời đại của những thay đổi kiến tạo trong hệ tư tưởng, trong chính trị, tôn giáo, dân sinh. Mọi thứ tưởng như thật bấp bênh. Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng, "Chúa ơi, chúng ta sẽ dẫn dắt con cháu của mình vào một thế giới ra sao?" Và như tôi, một người mẹ và một nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ làm gì với thế giới đó? Dĩ nhiên, tôi biết rõ rằng tôn giáo là một chiến trường đầy rẫy những nguyên tắc trong bối cảnh thay đổi vùn vụt này, và cũng thật rõ ràng rằng tôn giáo là một phần quan trọng của vấn đề. Câu hỏi dành cho tôi là, liệu tôn giáo có thể là một phần của giải pháp? Bây giờ, trong suốt lịch sử, con người đã từng phạm phải những tội ác khủng khiếp và tàn bạo dưới danh nghĩa tôn giáo. Và khi chúng ta bước vào thế kỉ 21, ta rất dễ nhận ra rằng chủ nghĩa tôn giáo cực đoan lại một lần nữa trỗi dậy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng qua quá trình của 15, 20 năm về trước, sự thù địch và bạo lực liên quan đến tôn giáo đã và đang tăng lên khắp thế giới. Nhưng ta thậm chí không cần những nghiên cứu để chứng minh nữa, bởi vì hãy cho tôi biết, bao nhiêu người trong chúng ta ngạc nhiên khi nghe về những câu chuyện của một vụ đánh bom hay một vụ nổ súng, khi sau cùng ta biết được rằng lời cuối cùng được thốt ra trước khi cò súng vang lên hay quả bom kích nổ chính là tên của Chúa? Ngày nay hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi ta học được rằng một người nào đó đã quyết định thể hiện tình yêu của mình với Chúa bằng cách lấy đi mạng sống những người con của Chúa. Tại Mỹ, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan trông như những người da trắng phe Kitô giáo cực đoan phản đối nạn nạo phá thai đi vào khu vực Kiểm soát Sinh sản (PPFA) tại Colorado Springs và giết chết ba người. Nó cũng có thể là một cặp đôi được truyền đức tin từ nhà nước Hồi giáo bước vào một bữa tiệc văn phòng ở San Bernardino và giết chết 14 người. Và ngay cả khi chủ nghĩa tôn giáo cực đoan không dẫn đến bạo lực, nó vẫn được nhắc đến như một vấn nạn về chính trị xã hội, kẻ chủ mưu hiểm độc đang biện minh cho vấn đề lệ thuộc của phụ nữ, sự kì thị những người LGBT, phân biệt chủng tộc, bài trừ Hồi giáo và chống Do Thái. Điều này cần được quan tâm sâu sắc đối với những ai quan tâm đến tương lai của tôn giáo và tương lai của đức tin. Chúng ta cần phải gọi nó bằng đúng tên của nó: một thất bại to lớn của tôn giáo. Nhưng đây không chỉ là thử thách duy nhất mà các tôn giáo phải đối mặt ngày nay. Chính trong cùng một lúc chúng ta lại cần tôn giáo làm một lực lượng mạnh mẽ chống chủ nghĩa cực đoan, và nó đang phải gánh chịu một xu hướng nguy hiểm thứ hai, thứ mà tôi gọi là chủ nghĩa thông lệ. Đó là khi thể chế và lãnh đạo của chúng ta bị mắc kẹt trong một mô hình lặp đi lặp lại như vẹt và làm cho có lệ, không có sự sống, không có tầm nhìn và không có tâm hồn. Tôi sẽ giải thích vì sao tôi có ý như vậy. Một trong những phước lành tốt đẹp của một giáo sĩ Do Thái là được đứng dưới thềm đính hôn, dưới mái vòm hôn lễ, cùng đôi uyên ương, và giúp họ công bố công khai và tuyên thệ với thánh thần tình yêu mà họ dành cho người còn lại. Giờ tôi muốn hỏi các bạn, mặc dù chỉ là suy nghĩ rút ra từ kinh nghiệm hay có thể chỉ là tưởng tượng về sự khác biệt giữa cường độ của trải nghiệm dưới mái vòm hôn lễ với trải nghiệm với lễ kỉ niệm ngày cưới thứ 6 hoặc thứ 7. (Cười) Và nếu như bạn đủ may mắn để có lần kỉ niệm thứ 16 hay 17, cũng như hầu hết mọi người, có lẽ bạn sẽ thức dậy vào buổi sáng nhận ra rằng mình đã quên đặt phòng tại nhà hàng yêu thích của mình và thậm chí quên cả thẻ tín dụng, và sau đó bạn chỉ mong và cầu cho đối phương cũng quên luôn Vâng, tín ngưỡng và nghi lễ cơ bản được thiết kế để thực hiện chức năng của kỉ niệm, nó là một nơi chứa đựng, nơi chúng ta sẽ lưu giữ lại những dấu vết sót lại của cuộc gặp mặt đầy thiêng liêng và hé mở đã sinh ra tôn giáo tại nơi chốn ban đầu. Vấn đề ở chỗ sau vài thế kỉ, ngày tháng vẫn còn trên lịch, nhưng tình yêu thì đã chết từ lâu. Đó là khi ta thấy mình cứ lặp đi lặp lại trong vô tận và vô thức những từ ngữ chẳng có nghĩa lý gì với ta, đứng dậy và ngồi xuống bởi vì có người bảo ta làm vậy, khư khư đố kị che chở cho thứ giáo điều đã hoàn toàn lệch bước ra khỏi thực tại đương thời của chúng ta, cùng việc làm chiếu lệ qua loa đơn giản vì đó là cách mọi thứ luôn luôn được thực hiện. Tôn giáo đang suy yếu tại Mỹ. Trên diện rộng, những nhà thờ Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đều than thở về sự khó khăn trong việc duy trì mối tương quan cho thế hệ trẻ dường như hoàn toàn không có hứng thú, không chỉ với những thể chế đặt tại linh hồn của truyền thống của chúng ta mà còn với tôn giáo. Và điều mà họ cần phải hiểu là có một thế hệ mà ngày nay ghê tởm sự bạo lực từ chủ nghĩa tôn giáo cực đoan hệt như khi họ bị dập tắt bởi những vòng xoáy tín ngưỡng đã héo mòn. Tất nhiên vẫn còn một điểm sáng trong câu chuyện này. Với cuộc khủng hoảng của hai xu hướng đồng thời trong đời sống tôn giáo, vào khoảng 12 hay 13 năm trước, tôi đặt mục tiêu cố gắng xác định liệu có bất kì cách nào để tôi tìm lại được tình yêu với truyền thống Do Thái giáo trong tôi để làm cho nó thêm ý nghĩa và có mục đích lại lần nữa trong một thế giới đang cháy. Tôi bắt đầu băn khoăn liệu chúng ta có thể khai thác những bộ óc vĩ đại của thế hệ chúng ta và suy nghĩ trong một tâm thế táo bạo, mạnh mẽ và giàu tưởng tượng một lần nữa về việc những vòng lặp tín ngưỡng sắp tới trông sẽ như thế nào. Lúc này chúng tôi không tiền, không có không gian, không kế hoạch nhưng chúng tôi có thư điện tử. Vậy nên Melissa bạn tôi và tôi ngồi xuống và chúng tôi viết một email để gửi cho một vài người bạn và đồng nghiệp Nó có nội dung đại khái là: "Trước khi bạn đợi đến những nghi lễ, tại sao ta không cùng đến vào tối thứ Sáu này và cùng xem ta có thể làm gì để chọn ra cho mình một người kế nhiệm Do Thái giáo?" Chúng tôi hy vọng sẽ có chừng 20 người có mặt. Hóa ra có đến hơn 135 người đến. Họ là những người hoài nghi, những người trông đợi, người vô thần và giáo sĩ Do Thái. Đêm đó, nhiều người đã nói rằng đó là lần đầu tiên họ có được một trải nghiệm thú vị về tôn giáo trong suốt cuộc đời mình. Vậy nên tôi bắt đầu thực hiện điều hợp lý duy nhất mà một người sẽ làm trong tình huống như vậy: Tôi nghỉ việc và cố gắng xây dựng ước vọng táo bạo này, một đời sống tôn giáo được sáng tạo và cách tân mà chúng tôi gọi là "IKAR," có nghĩa là "bản chất" hay "trung tâm của vấn đề." Giờ đây, IKAR không còn đơn độc ngoài kia, trong bối cảnh tôn giáo ngày nay. Có nhiều nhà lãnh đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa, nhiều người trong số họ là nữ, đã tiên phong trong việc giác ngộ linh hồn của các giá trị truyền thống. Đó là những người tin chắc rằng đã đến lúc tôn giáo trở thành một phần của giải pháp. Chúng ta đang nhìn lại những giá trị truyền thống thiêng liêng và nhận ra rằng tất cả những giá trị này bao hàm cơ sở để biện minh cho bạo lực và cực đoan, và cũng bao hàm cả cơ sở để chứng minh cho lòng trắc ẩn, sự chung sống và lòng hảo tâm -- đó là khi những người khác đọc một vài đoạn trích và xem đó là lời chỉ dẫn cho lòng căm ghét và báo thù, thì chúng ta có thể xem những đoạn trích đó như chỉ dẫn cho tình yêu và lòng vị tha. Giờ đây, tôi nhận thấy từ nhiều cộng đồng khác nhau như những công ty khởi nghiệp của người Do Thái trên các bờ biển, hay nhà thờ Hồi giáo của một phụ nữ, những nhà thờ đen tại New York và North Carolina, hay chuyến xe buýt thiêng liêng chở các nữ tu đi khắp đất nước mang theo thông điệp của công lý và hòa bình, rằng có một đặc tính chung nổi bật trong các hình thức của tôn giáo được tái sinh trên đất nước này. Và trong khi các thuyết thần học và các tập tục rất khác nhau giữa các cộng đồng riêng lẻ này, điều chúng ta có thể thấy được là sợi dây liên kết chắc chắn giữa họ. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn bốn điều trong số đó ngay bây giờ. Đầu tiên là sự thức tỉnh. Chúng ta đang sống trong thời đại có những cách tiếp cận thông tin chưa từng có trước đây về mọi thảm kịch toàn cầu đang xảy ra khắp nơi trên Trái Đất. Trong vòng 12 tiếng, 20 triệu người đã nhìn thấy hình ảnh hình hài nhỏ bé của Aylan Kurdi bị cuốn trôi tại bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả chúng ta đều đã thấy bức ảnh này. Chúng ta đã nhìn thấy bức ảnh về một đứa trẻ năm tuổi được kéo ra khỏi đống gạch vụn của tòa nhà bé đang ở tại Aleppo. Và một khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh này, chúng ta nhận được lời kêu gọi hãy hành động. Truyền thống của tôi có một câu chuyện về một người du khách đang đi trên đường thì nhìn thấy một ngôi nhà xinh đẹp đang bốc cháy và anh ta nói, “Làm sao mà một thứ xinh đẹp như vậy có thể bị đốt cháy, và thậm chí là không ai thèm quan tâm?” Tương tự, chúng ta biết rằng thế giới của chúng ta đang bốc cháy, và việc chúng ta cần làm là mở rộng trái tim và đôi mắt của mình, và nhận ra rằng trách nhiệm của mình là giúp dập tắt các đám cháy. Đây là một việc cực kỳ khó thực hiện. Các nhà tâm lý học cho biết rằng khi chúng ta biết càng nhiều về những gì đang phá hủy thế giới, thì chúng ta càng không muốn có bất kỳ hành động nào. Đó gọi là sự tê liệt tinh thần. Chúng ta dừng lại ngay tại một điểm nhất định. Vâng, ở một vài nơi, những nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta quên mất rằng chúng ta phải làm mọi người không còn cảm thấy thoải mái. Chúng ta phải thức tỉnh mọi người, kéo họ ra khỏi sự hờ hững và đưa họ vào trong đau khổ, và để khẳng định rằng chúng ta làm những gì chúng ta không muốn làm và nhìn thấy những gì chúng ta không muốn thấy. Bởi vì chúng ta biết rằng xã hội chỉ thay đổi -- (vỗ tay) khi chúng ta kịp thức tỉnh để nhận ra rằng nhà mình đang cháy. Điều thứ hai chính là hy vọng, và tôi muốn nói về hy vọng. Hy vọng không phải là khờ dại, và hy vọng cũng không phải là một thứ thuốc phiện. Hy vọng có thể là một hành động tốt nhất thách thức chính sách chủ nghĩa bi quan và nền văn hóa tuyệt vọng. Bởi vì điều hy vọng có thể làm là đưa chúng ta ra khỏi cái hộp bao bọc chúng ta và ngăn cách chúng ta với thế giới bên ngoài, và nói với chúng ta rằng, “Bạn có thể lại mơ mộng và suy nghĩ cởi mở hơn. Rằng chúng không thể kiểm soát bạn.” Tôi đã nhìn thấy hy vọng đã trở nên hiển nhiên tại một nhà thờ Phi-Mỹ ở phía Nam Chicago vào mùa hè này. Tôi đã đưa con gái bé nhỏ của tôi, nay đã 13 tuổi và cao hơn tôi vài centimet, đến nghe bài thuyết giáo của bạn tôi Rev. Mùa hè năm đó, có hơn 3000 người bị bắn từ tháng Giêng đến tháng Bảy ở Chicago. Chúng tôi bước vào nhà thờ và nghe bài thuyết giáo của Rev. Moss, và sau khi ông dứt lời, một đội hợp ca gồm những người phụ nữ tuyệt vời, 100 người chẵn, đứng dậy và cất tiếng hát. "Tôi cần bạn. Bạn cần tôi. Tôi yêu bạn. Tôi cần bạn để sinh tồn.” Và tôi nhận ra, ngay khoảnh khắc ấy, đây chính là những gì tôn giáo muốn đề cập đến. Đó là việc mang lại cho mọi người nhận thức về mục tiêu, nhận thức về hy vọng, nhận thức về việc họ và những giấc mơ của họ đóng vai trò quan trọng trong cái thế giới mà nói với họ rằng họ chẳng là gì cả. Đặc tính thứ ba là về tầm quan trọng. Truyền thống của những giáo sĩ Do Thái là đi dạo xung quanh với hai mảnh giấy trong túi. Một mảnh giấy viết, “Tôi chẳng là gì ngoài tro bụi.” Điều đó không đúng lắm với tôi. Tôi không thể kiểm soát mọi thứ, và tôi không thể tự làm điều này. Mảnh giấy khác viết, “Cả thế giới được hình thành vì tôi.” Điều đó có nghĩa là tôi không thể làm mọi thứ, nhưng chắc chắn tôi có thể làm được điều gì đó. Tôi có thể tha thứ. Tôi có thể yêu thương. Tôi có thể đứng lên. Tôi có thể biểu tình. Tôi có thể tham gia vào cuộc đối thoại này. Thậm chí bây giờ chúng ta có một nghi thức tôn giáo, một tư thế nghịch lý giữa quyền lực và không có quyền lực Trong cộng đồng của người Do Thái, có một thời điểm thiêng liêng trong năm chúng tôi nằm úp mặt xuống đất nhiều ngày liền. Đó là dấu hiệu của sự phục tùng. Ngày nay, trong cộng đồng của chúng ta, khi chúng ta đứng trên mặt đất, chúng ta đứng thẳng, đưa tay lên trời, và nói rằng, “Tôi mạnh mẽ, tôi có quyền lực, và tôi có giá trị. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng tôi có thể làm được điều gì đó.” Trong một thế giới luôn âm mưu khiến chúng ta phải tin rằng chúng ta vô hình, và bất lực, những cộng đồng và nghi thức tôn giáo có thể nhắc chúng ta rằng bất kể chúng ta tồn tại trên Trái Đất này bao lâu, bất kể những món quà và phúc lành chúng ta nhận được, bất kể các nguồn tài nguyên mà chúng ta có, chúng ta có thể và chúng ta phải tận dụng chúng để cố gắng làm cho thế giới trở nên công bằng hơn một chút và có tình người hơn một chút. Điều thứ tư cũng là điều cuối cùng là tính liên kết. Vài năm trước, một người đàn ông đi dạo trên bãi biển ở Alaska, ông tình cờ bắt gặp một quả bóng đá được viết vài từ tiếng Nhật. Ông ta đã chụp hình quả bóng và đăng lên các trang mạng xã hội, và một cậu bé tuổi vị thành niên đã liên hệ với ông. Cậu bé này đã bị mất mọi thứ trong một trận sóng thần tàn phá đất nước cậu ấy, nhưng cậu bé này lại có thể tìm lại được quả bóng sau khi nó trôi dạt xuyên Thái Bình Dương. Thế giới này thật nhỏ bé. Thật khó để nhớ loài người chúng ta liên kết với nhau như thế nào. Và, chúng ta biết rằng đó là hệ thống đàn áp lợi dụng hầu hết từ những điều sai lầm trong chủ nghĩa cá nhân cơ bản. Tôi sẽ nói cho các bạn biết cách hệ thống này vận hành. Lẽ ra tôi không nên quan tâm đến việc những thanh niên da đen bị cảnh sát quấy rối, bởi vì nhưng đứa con Do Thái da trắng của tôi có lẽ sẽ không bao giờ bị chặn xe vì vi phạm luật giao thông nhưng người da đen thì có. Tuy nhiên, vì đây cũng là vấn đề của tôi. Và đoán xem? Kỳ thị những người đồng tính, những người Hồi giáo và mọi dạng kỳ thị đều là vấn đề của tất cả chúng ta. Và tương tự chủ nghĩa bài Do Thái cũng là vấn đề của chúng ta. Bời vì Emma Lazarus rất đúng đắn. (Vỗ tay) Emma Lazarus rất đúng đắn khi nói rằng trước khi tất cả mọi người đều được tự do, thì không ai tự do cả. Chúng ta ở trong cùng một hoàn cảnh. Và bây giờ, ở một nơi nào đó giao thoa giữa bốn khuynh hướng, sự thức tỉnh, niềm hy vọng, tầm quan trọng và tính liên kết, có một phong trào công lý giữa nhiều tôn giáo đang nảy mầm tại đất nước này tuyên bố sự phản đối, tuyên bố rằng tôn giáo có thể và chắc chắn là một sức mạnh đạo lý trên thế giới. Chúng ta đau lòng vì chủ nghĩa cực đoan sai lệch về tôn giáo, và chúng ta xứng đáng hơn là chủ nghĩa thông lệ của tôn giáo thất bại. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo và cộng đồng tôn giáo phải dẫn đầu trong cải cách văn hóa và tinh thần mà đất nước này và cả thế giới đang rất cần -- một sự thay đổi hướng về tình yêu, về công lý, về công bằng và về lòng tự trọng cho tất cả mọi người. Tôi tin rằng con của chúng ta đáng nhận được những điều đó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khoa học. Một từ gợi lại những ký ức không vui về sự nhàm chán trong những giờ sinh học hay vậy lý ở trường. Nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng những gì bạn làm ở đó hầu như không liên quan đến khoa học. Đó thật sự là mặt "cái gì" của khoa học. Đó chính là lịch sử những gì con người đã tìm ra được. Điều mà tôi quan tâm nhất như một nhà khoa học là mặt "như thế nào" của khoa học. Bời vì khoa học là kiến thức đang trong quá trình hình thành Chúng ta quan sát một việc, đưa ra một lời giải thích cho việc đó, và đặt giả thuyết mà có thể được thử nghiệm bằng một thí nghiệm hay nghiên cứu khác. Đây là một vài ví dụ. Đầu tiên, con người để ý thấy Trái Đất ở phía dưới, bầu trời ở trên, và cả Mặt Trời và Mặt Trăng đều có vẻ quay quanh chúng. Lời giải thích mà họ dự đoán đó là Trái Đất chính là trung tâm của vũ trụ Giả thuyết là: mọi thứ đều xoay quanh Trái Đất. Điều này đã được thử nghiệm khi Galileo sử dụng những chiếc kính thiên văn đầu tiên, và ông nhìn vào bầu trời đêm, điều mà ông nhìn thấy là có một hành tinh, Jupiter, với bốn mặt trăng xoay quanh. Sau đó ông dùng những mặt trăng này để theo dõi đường đi của Jupiter và nhận thấy rằng Jupiter không hề di chuyển quanh Trái Đất mà quay quanh Mặt Trời. Vì thế giả thuyết được đưa ra thất bại. Và điều này dẫn đến việc loại bỏ lý thuyết rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. Một ví dụ khác: Isaac Newton nhận thấy mọi thứ đều rơi xuống Trái Đất. Lời giải thích đặt ra là trọng lực, giả thuyết cho việc mọi thứ đều rơi xuống Trái Đất. Nhưng dĩ nhiên, không phải mọi thứ đều rơi xuống Trái Đất. Vậy ta có loại bỏ trọng lực? Không. Chúng ta sửa lại giả thuyết, rằng trọng lực hút mọi thứ về Trái Đất trừ khi có một lực cân bằng và ngược chiều về hướng ngược lại. Điều này giúp chúng ta học được một điều mới. Chúng ta bắt đầu chú ý hơn đến chim và cánh chim, và hãy nghĩ đến tất cả những phát hiện đã được tìm ra dựa vào ý nghĩ đó. Vì thế những thử nghiệm thất bại, những ngoại lệ, giá trị ngoại lai dạy chúng ta những điều ta không biết và dẫn ta đến những kiến thức mới. Đây là cách khoa học tiến về phía trước. Đây là cách khoa học học. Đôi khi truyền thông, hay hiếm hoi hơn, nhưng đôi khi ngay cả các nhà khoa học đều nói rằng điều gì đó đã được chứng minh một cách khoa học. Nhưng tôi hi vọng rằng các bạn hiểu rằng khoa học không chứng minh điều gì một cách chắc chắn mãi mãi. Hi vọng rằng khoa học vẫn giữ được đủ sự tò mò để tìm kiếm và đủ khiêm tốn để thừa nhận khi chúng ta tìm thấy giá trị ngoại lai tiếp theo, ngoại lệ tiếp theo, mà, giống như mặt trăng của Jupiter, dạy chúng ta những điều ta không thực sự biết. Chúng ta sẽ thay đổi chủ đề tại đây trong vài giây. Chiếc gậy trượng, biểu tượng của y học, mang rất nhiều ý nghĩa, đối với nhiều người, nhưng hầu hết những buổi thảo luận về y học đều biến nó thành vấn đề kỹ thuật. Chúng ta có hành lang Quốc hội, và các phòng họp của các công ty bảo hiểm, cố tìm cách để trả tiền cho nó. Các nhà y đức và dịch tễ học tìm cách tốt nhất để phân phối thuốc, và các bệnh viện và bác sĩ đều ám ảnh với các giao thức và danh sách của họ đang cố tìm cách để sử dụng thuốc một cách an toàn. Đây đều là những việc tốt. Tuy nhiên, họ đều mặc định ở mức độ nào đó rằng sách giáo khoa của y học đã đóng. Ta bắt đầu đánh giá chất lượng chăm sóc sức khoẻ bằng tốc độ chúng ta có thể tiếp cận nó. Tôi không hề bất ngờ rằng trong khí hậu này, rất nhiều viện nghiên cứu việc chăm sóc sức khoẻ bắt đầu trông giống Jilly Lube. (Cười) Vấn đề duy nhất là khi tôi tốt nghiệp từ trường y, tôi không hề có chút khái niệm nào rằng máy móc phải được cắm vào xe của bạn để tìm ra chính xác nó có vấn đề gì, bởi vì sách giáo khoa y học không hề đóng. Y học cũng là khoa học. Y học là kiến thức đang trong thời gian hình thành Chúng ta quan sát, chúng ta đưa ra giải thích cho điều quan sát, và sau đó chúng ta đặt giả thuyết mà có thể kiểm tra. Ngày nay, việc thử nghiệm của hầu hết giả thuyết trong y học là quần thể. Và bạn có thể nhớ từ những ngày nhàm chán trong lớp sinh học rằng quần thể có xu hướng phân bố quanh giá trị trung bình ở dạng đường cong Gaussian hay thường Vì thế, trong y học, sau khi đưa ra giả thuyết từ một lời giải thích dự đoán được, chúng ta thử nghiệm trong một quần thể. Điều đó có nghĩa những gì chúng ta biết trong y học, kiến thức và kinh nghiệm của chúng ta, đều đến từ các quần thể nhưng phát triển rộng hơn đến giá trị ngoại lai tiếp theo, ngoại lệ tiếp theo, mà, giống như mặt trăng của Jupiter, sẽ dạy ta những điều chúng ta chưa thực sự biết. Hiện tôi là bác sĩ giải phẫu người chăm sóc cho bệnh nhân sarcoma. Sarcoma là một dạng ung thư hiếm. Đó là ung thư da thịt và xương. Và tôi có thể nói rằng tất cả bệnh nhân của tôi đều là một giá trị ngoại lai, một điều ngoại lệ. Không hề có ca phẫu thuật nào tôi đã thực hiện cho bệnh nhân sarcoma mà được hướng dẫn bởi một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, điều mà ta xem là bằng chứng dựa vào quần thể tốt nhất trong y học. Mọi người nói về việc nghĩ ra ngoài hộp, nhưng không có chiếc hộp nào trong sarcoma. Điều chúng ta có khi ngâm mình vào một bồn tắm bao quanh bởi sự không chắc chắn và ngoại lệ và điều chưa biết trong sarcoma đó là dễ dàng tiếp cận cái mà tôi nghĩ rằng có hai điều quan trọng nhất cho bất kì ngành khoa học nào: sự khiêm tốn và tò mò. Bởi vì nếu tôi khiêm tốn và tò mò, khi một bệnh nhân hỏi tôi một câu hỏi, và tôi không biết câu trả lời, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp người cũng có thể có một bệnh nhân sarcoma khác. Chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế. Những bệnh nhân có thể nói chuyện với nhau qua phòng chat và các nhóm hỗ trợ. Qua chính những cuộc trò chuyện khiêm tốn và tò mò này mà chúng ta bắt đầu cố gắng và hiểu nhiều điều mới. Ví dụ, một bệnh nhân của tôi bị ung thư ở gần đầu gối. Nhờ cuộc đối thoại khiêm tốn và tò mò trong chương trình hợp tác quốc tế, chúng tôi biết rằng có thể sử dụng mắt cá chân thay cho đầu gối khi phải cắt bỏ phần đầu gối bị ung thư. Sau đó anh ta có thể dùng phần giả để chạy và nhảy và chơi. Anh đã có cơ hội này nhờ vào việc hợp tác quốc tế. Đây là điều mà anh muốn vì anh đã liên lạc với các bệnh nhân từng trải nghiệm điều này. Vì thế ngoại lệ và giá trị ngoại lai trong y học dạy chúng ta những điều chưa biết, và dẫn ta đến những suy nghĩ mới. Bây giờ, điều rất quan trọng, những suy nghĩ mới mà ngoại lệ dẫn chúng ta đến trong y học không chỉ áp dụng cho giá trị ngoại lai và ngoại lệ. Chúng ta không chỉ học được ở bệnh sarcoma cách chữa bệnh sarcoma. Thỉnh thoảng, các giá trị ngoại lai và những ngoại lệ dạy chúng ta những điều rất quan trọng với toàn thể dân số nói chung Giống như một cái cây ở bên ngoài khu rừng, những giá trị ngoại lai và các ngoại lệ thu hút sự chú ý của chúng ta và dẫn chúng ta tới những giá trị sâu sắc hơn nhiều một cái cây có thể có Chúng ta vẫn thường nói về nạn phá rừng, nhưng ta cũng có thể mất một cái cây trong một khu rừng. Cái cây nổi bật đó tạo nên những mối liên hệ định nghĩa một cái cây các mối liên hệ giữ thân cây, rễ cây, và cành cây rất rõ ràng hơn. Kể cả khi nếu cây đó bị uốn cong hay nếu nó có những mối liên hệ không bình thường giữa thân cây, rễ cây, và các cành cây nó vẫn thu hút sự chú ý của chúng ta và cho ta thực hiện những sự quan sát mà ta sau đó sẽ thử nghiệm trong dân số chung Tôi đã nói với bạn rằng sarcomas rất hiếm Chúng chiếm khoảng một phần trăm trong các loại ung thư Có thể bạn cũng biết rằng ung thư được xem như một căn bệnh di truyền Khi nói bệnh di truyền, ý tôi là ung thư gây ra bởi các gen sinh ung được kích hoạt khi ung thư và các gen ức chế khối u bị dừng hoạt động để tạo ung thư Bạn có thể nghĩ rằng chúng ta học về gen sinh ung và gen ức chế khối u từ ca ung thư bình thường như ung thư vú và nhiếp hộ tuyến và ung thư phổi nhưng bạn đã nhầm. Chúng ta học về gen sinh ung và gen ức chế khối u lần đầu tiên từ loại ung thư chỉ chiếm một phần rất nhỏ một phần trăm gọi là sarcoma Vào năm 1966, Peyton Rous nhận giải Nobel vì đã nhận ra rằng trong loài gà có dạng sarcoma di truyền 30 năm sau, Harold Varmus và Mike Bishop phát hiện yếu tố di truyền đó là gì. Đó là một con vi-rut mang một lọai gen gen sinh ung src Bây giờ, tôi sẽ không nói src là loại gen sinh ung quan trọng nhất Tôi sẽ không nói là src là loại gen sinh ung được kích hoạt thường xuyên nhất trong ung thư Nhưng nó là loại gen sinh ung đầu tiên Ngoại lệ và ngoại lai thu hút sự chú ý của ta và dẫn ta tới một điều gì đó dạy ta những thứ rất quan trọng về những điều còn lại của sinh học Hiện giờ, TP35 là loại gen ức chế khối u quan trọng nhất Nó hay bị dừng hoạt động nhất trong số các gen ức chế trong hầu hết mọi ca ung thư. Nhưng ta không học được điều này từ ca ung thư phổ biến Ta học được nó khi bác sĩ Li và Fraumeni đang khám xét các gia đình và nhận ra những gia đình này có quá nhiều khuẩn sarcomas Tôi đã nói là sarcoma rất hiếm Hãy nhớ rằng một trong số một nghìn ca chuẩn đoán nếu nó xảy ra hai lần trong một gia đình nó sẽ quá bình thường trong gia đình đó. Sự thật là chng rất hiếm thu hút sự chú ý của chúng ta và dẫn ta tới lối suy nghĩ mới. Bây giờ, các bạn có thể nói và nói một cách đúng đắn rằng, Kevin, thật tuyệt, nhưng anh không nói về cánh chim anh không nói về những mặt trăng quay xung quanh một sao Mộc nào đó Đây là một con người. Ngoại lai, ngoại lệ này có thể dẫn tới một bước tiến trong khoa học nhưng đây là một con người Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi hiểu tất cả những thứ này rất kĩ. Tôi có cuộc trò chuyện với các bệnh nhân mắc căn bệnh chết chóc hiếm gặp Tôi viết về những cuộc trò chuyện này Chúng đầy ắp những điều tồi tệ Chúng đầy những cụm từ khủng khiếp như "Tôi có tin xấu" hay " Chúng tôi không thể làm gì khác" Thi thoảng chúng chỉ xuất hiện một từ: "giai đoạn cuối" Sự im lặng cũng có thể rất khó chịu Chỗ trống ở đâu trong y dược cũng quan trọng như các từ ngữ ta dùng trong cuộc nói chuyện này Các ẩn số là gì? Những thí nghiệm đã được thực hiện là gì? Làm bài tập này với tôi. Trên màn hình, bạn thấy cụm từ: "không nơi nào" Hãy để ý khoảng trống ở đâu Nếu ta chuyển chỗ trống đó đi "không nơi nào" sẽ trở thành "bây giờ ở đây" mang ý nghĩa hoàn toàn đối lập chỉ bằng cách chỉnh khoảng trống sang một bên Tôi sẽ không bao giờ quên cái đêm tôi bước vào phòng bệnh nhân của mình Tôi đã phẫu thuật rất nhiều hôm đó nhưng tôi vẫn muốn vào và gặp cậu ấy Đó là một cậu bé tôi đã chuẩn đoán ung thư xương vài hôm trước Mẹ cậu và cậu đã gặp các bác sĩ hóa trị từ trước vào hôm đó và cậu đã chấp nhận cho bệnh viện chạy hóa trị Lúc đó gần nửa đêm và tôi bước vào phòng Cậu đang ngủ, nhưng tôi tìm thấy mẹ cậu đang đọc dưới ánh đèn pin ngay bên cạnh cậu. Bà đi ra hành lang để nói chuyện với tôi vài phút Hóa ra thứ mà bà đang đọc là biên bản mà những bác sị hóa trị đã đưa cho bà ngày hôm đó Bà đã học thuộc nó. Bà nói, "Bác sĩ Jones, anh nói với tôi rằng chúng ta không luôn luôn thắng loại ung thư này, nhưng tôi đã xem biên bản này, và tôi nghĩ tôi có thể àm được tôi nghĩ tôi có thể tuân theo cách điều trị khó khăn này Tôi sẽ bỏ việc Tôi sẽ chuyển về với bố mẹ Tôi sẽ giữ cho con mình an toàn." Tôi đã không nói với bà ấy Tôi đã không dừng lại để chỉnh lại suy nghĩ của bà Bà ấy tin vào biên bản mà kể cả khi được tuân theo cũng không chắc sẽ cứu sống được con trai của bà Tôi đã không nói ra. Tôi không điền chỗ trống đó Nhưng một năm rưỡi sau cậu bé dù gì vẫn chết vì căn bệnh ung thư Tôi có nên nói với bà ấy? Giờ, các bạn có thể nói, "Thì sao?" Tôi không có u ác Không ai trong gia đình tôi có u ác Và mọi thứ đều rất ổn nhưng nó có lẽ không quan trọng trong cuộc đời tôi." Và bạn có thể đúng Sarcoma có thể không quan trọng nhiều đến cuộc sống bạn Nhưng chỗ trống ở đâu trong y dược quan trọng với cuộc đời bạn Tôi đã không nói với bạn một bí mật nhỏ Tôi nói rằng trong y học, ta thử nghiệm các phỏng đoán trong quần thể nhưng tôi đã không nói với bạn, và vậy y học thường không bao giờ nói với bạn rằng mỗi lần một cá nhân gặp gỡ y học kể cả nếu cá nhân đó gắn kết chặt chẽ với dân số chung cả cá nhân và các bác sĩ đều không biết ở đâu trong dân số cá nhân đó sẽ đáp xuống Vì vậy, mỗi người khi gặp gỡ y học đều là một thí nghiệm Bạn sẽ là một đối tượng trong một thí nghiệm Và kết quả có thể sẽ tốt hơn hoặc tệ đi với bạn Miễn là y học vẫn phát triển chúng ta sẽ ổn với dịch vụ nhanh, những cuộc trò chuyện can đảm, đầy ắp sự tự tin Nhưng nếu mọi việc không tốt thi thoảng ta muốn một thứ gì khác Một đồng nghiệp của tôi đã cắt bỏ khối u khỏi cánh tay một bệnh nhân Anh ta đã lo cho khối u này Ở hội thảo y học của chúng tôi, anh ta nói về nỗi lo đó rằng đây là một loại u có khả năng cao xuất hiện lại trên cánh tay Nhưng cuộc nói chuyện của anh và bệnh nhân lại là những gì người bệnh nhân muốn nghe đầy ắp sự tự tin Anh nói "Tôi đã kiểm soát được hết và bạn có thể về được rồi" Vợ chồng cô ấy rất vui mừng Họ ra ngoài, ăn mừng, bữa tối trang trọng, mở sâm banh Vấn đề duy nhất là vài tuần sau, cô ấy phát hiện một cục bướu nhỏ vẫn trên vùng đó Hóa ra anh chưa làm xong hết, và cô ấy chưa thể ra về Nhưng điều xảy ra tại thời điểm này hoàn toàn mê hoặc tôi Đồng nghiệp đến nói với tôi "Kevin, anh chăm sóc bệnh nhân này cho tôi được không?" Tôi nói. " Vì sao, anh biết điều đúng đắn phải làm cũng như tôi thôi Anh chưa làm sai điều gì cả" Anh ta nói, "Làm ơn, chăm sóc bệnh nhân này hộ tôi" Anh ấy xấu hổ không phải vì điều anh đã làm mà bởi cuộc trò chuyện anh ấy đã có bởi sự quá tự tin Nên tôi đã thực hiện một ca phẫu thuật xâm lấn hơn và có cuộc nói chuyện khác với bênh nhân sau đó Tôi nói, "Khả năng cao tôi đã làm được hết và cô cũng rất có thể sẽ được ra về, nhưng đây là thí nghiệm chúng ta đang làm Đây là thứ cô sẽ phải xem xét cẩn thận Đây là thứ tôi sẽ phải xem xét cẩn thận Và chúng ta sẽ phối hợp với nhau để xem ca phẫu thuật có thành công không để chữa bệnh ung thư của bạn Tôi có thể đảm bảo vợ chông cô ấy không mở chai sâm banh sau khi nói chuyện với tôi Nhưng giờ cô ấy là một nhà khoa học không chỉ là một đối tượng trong thí nghiệm của mình Và tôi cũng khuyến khích các bạn tìm tòi sự khiêm tốn và sáng tạo ở bác sĩ của bạn Gần 20 tỷ lần mỗi năm, một người bước vào văn phòng của bác sĩ, và trở thành một bệnh nhân, Bạn hoặc ai đó bạn yêu sẽ trở thành bệnh nhân một lúc nào đó rất sớm Bạn sẽ nói với bác sĩ thế nào? Bạn sẽ nói với họ cái gì? Họ sẽ nói với bạn điều gì? Họ không thể nói với bạn điều họ không biết nhưng họ có thể nói với bạn khi nào họ không biết chỉ khi bạn hỏi. Vậy, làm ơn, hãy tham gia cuộc trò chuyện này. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về việc công nghệ đang đi về đâu. Và thường khi công nghệ tìm đến chúng ta, ta ngạc nhiên bởi cái nó mang lại. Nhưng thực sự có một khía cạnh lớn của công nghệ cái mà có thể đoán trước được phần nhiều, là bởi vì các hệ thống công nghệ đều có những thiên hướng, chúng có tính khấn cấp, chúng có những xu hướng. Những xu hướng đó được bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của vật lý, hóa học dây kim loại, những sự chuyển mạch và các hạt điện tử, và chúng sẽ tạo ra những khuôn mẫu xảy ra lặp đi lặp lại. Và những khuôn mẫu đó tạo ra những xu hướng, khuynh hướng. Bạn có thể hầu như nghĩ về nó như một loại trọng lực. Tưởng tượng những hạt mưa rơi xuống thung lũng Quỹ đạo thực sự của một hạt mưa khi nó rơi xuống thung lũng là không thể đoán trước. Ta không thể thấy nơi nó đến, nhưng hướng đi chung vẫn thường nhận ra: Là đi xuống. Vì thế những xu thế và sự khẩn thiết không thể tách rời trong các hệ thống công nghệ cho ta một cảm giác nơi chúng đi tới một dạng thức lớn. Một cách cụ thể hơn, Tôi muốn nói rằng điện thoại là chắc chắn xảy ra, nhưng iPhone thì không. Internet là chắc chắn xảy ra, nhưng Twitter thì không. Vì thế chúng ta có rất nhiều những xu hướng đang xảy ra ngay lúc này, và tôi nghĩ rằng một trong những xu hướng trọng yếu là làm mọi thứ trở nên ngày càng thông minh hơn. Tôi gọi nó là cognifying -- cognification -- cũng được biết như là trí tuệ nhân tạo hay Al. Và tôi nghĩ rằng nó sẽ trở thành một trong những sự phát triển xu hướng, xu thế có tầm ảnh hưởng nhất của xã hội trong 20 năm tới. Và tất nhiên, nó đã ở đây Chúng ta đã có Al, và thường nó làm việc hậu trường, ở trụ sở sau các bệnh viện, nơi nó được dùng để chẩn đoán tia X tốt hơn một bác sĩ thật. Nó làm cho các cơ quan pháp lý, nơi nó được dùng để thông qua bằng chứng hợp pháp tốt hơn một luật sư loài người. Nó được dùng để lái máy bay mà bạn sử dụng để tới đây. Người phi công chỉ lái nó từ 7 đến 8 phút, còn lại Al sẽ đảm nhiệm việc lái. Và tất nhiên, tại Netflix và Amazon, nó làm việc hậu trường chuyên đưa ra các gợi ý. Và đó là thứ ta có hôm nay. Và chúng ta có một ví dụ, ở mặt trước của nó nhiều hơn, với thắng lợi của AlphaGo, người đánh bại Go, nhà vô địch thế giới. Nhưng nhiều hơn thế. Nếu bạn chơi video game, bạn đang chơi lại với một Al. Nhưng gần đây, Google đã dạy Al của họ học cách chơi video games thực sự. Một lần nữa, việc dạy về video games đã được hoàn thành, nhưng học cách để chơi video game là một bước khác nữa. Đó là trí thông minh nhân tạo. Cái chúng ta đang làm là nắm lấy trí tuệ thông minh này và chúng ta đang làm nó ngày càng thông minh hơn. Có ba khía cạnh với xu thế chung này mà tôi nghĩ đã bị xem thường Tôi nghĩ chúng ta sẽ hiểu Al tốt hơn nhiều nếu chúng ta hiểu ba điều này. Tôi nghĩ những điều đó cũng giúp chúng ta có được Al, vì chỉ bằng cách nắm bắt nó ta mới thực sự có thể điều khiển nó. Ta có thể thực sự hướng các đặc trưng bởi chấp nhận xu thế lớn hơn. Để tôi nói cho các bạn ba mặt khác nhau dưới đây. Đầu tiên, sự hiểu biết của bản thân chúng ta có một ý niệm rất nghèo nàn về việc thông minh là gì. Chúng ta có xu hướng nghĩ về sự thông minh chỉ theo một chiều, rằng nó giống như một ghi chép càng ngày càng lớn hơn. Nó bắt đầu với phép đo chỉ số IQ Phép đo khởi đầu cùng với một IQ tương đối thấp của loài chuột, và có thể có nhiều hơn trên một con vượn và cả trên một người ngớ ngẩn nữa, có thể trên một người bình thường như tôi có thể là một thiên tài. Và trí thông minh IQ đang ngày càng mạnh hơn. Điều đó hoàn toàn sai. Đó không phải trí thông minh không phải là trí thông minh loài người. Nó giống một một bản nhạc giao hưởng của các nốt nhạc khác nhau nhiều hơn, và mỗi một nốt nhạc này được chơi trên một công cụ nhận thức khác nhau. Có rất nhiều loại trí thông minh trong đầu của bản thân chúng ta. Chúng ta có lập luận diễn dịch, chúng ta có trí tuệ cảm xúc, chúng ta có trí tuệ không gian; chúng ta có thể có 100 loại khác nhau và tất cả được nhóm lại với nhau, và chúng thay đổi ở cường độ khác nhau với những người khác nhau. Và đương nhiên, nếu chúng ta để ý đến động vật, chúng cũng có một thứ một sự hòa âm khác của các loại trí tuệ khác nhau, và đôi khi những nhạc cụ tương tự đó giống với những thứ chúng ta có Chúng có thể nghĩ với cùng một cách nhưng có lẽ có một cách sắp xếp khác, có lẽ chúng cao hơn loài người ở một số trường hợp, như trí tuệ dài hạn ở một chú sóc thật sự là lạ thường, vì thế nó có thể nhớ nơi nó chôn những quả hạch. Ở những trường hợp khác chúng thấp hơn. Khi chúng ta tạo ra máy móc, chúng ta sẽ bố trí chúng theo cùng một cách, nơi chúng ta sẽ tạo ra một vài loại trí thông minh hơn cả của chúng ta, và nhiều trong số chúng sẽ không giống của chúng ta, bởi vì chúng không cần thiết. Vì vậy chúng ta sẽ nắm lấy những thứ này, những tập hợp nhân tạo, và chúng ta sẽ thêm nhiều trí tuệ nhân tạo vào Al của chúng ta. Chúng ta khiến chúng trở nên rất rất cụ thể. Vì thế về số học, máy tính của bạn đã thông minh hơn bạn rồi; GPS của bạn thông minh hơn bạn trong việc định vị không gian; Google, Bing thông minh hơn bạn về trí nhớ dài hạn. Và chúng ta sẽ lần nữa có lại được những loại suy nghĩ khác nhau và ta sẽ cho chúng vào một chiếc ô tô. Lý do chúng tôi muốn để chúng vào một chiếc ô tô là để nó lái, vì nó không lái giống người lái. Nó không nghĩ giống chúng ta. Nó là một chi tiết nằm trong tổng thể. Nó không bị làm cho sao nhãng, nó không lo lắng về liệu có dời đi với cái lò chưa tắt, hay nó có nên chuyên tâm vào vấn đề tài chính. Nó chỉ lái thôi. (tiếng cười) Chỉ lái thôi, OK? Và chúng ta thậm chí có thể quảng bá về chúng như thể: "không có ý thức." Chúng không có ý thức, chúng không quan tâm đến những điều đó, chúng không bị phân tâm. Nhìn chung, cái chúng ta đang cố gắng làm là tạo ra càng nhiều loại suy nghĩ khác biệt có thể. Chúng ta sẽ đưa dân đến khoảng không của tất cả các loại suy nghĩ khác biệt có thể. Và thực sự có lẽ có một số vấn đề khó khăn trong khoa học và kinh tế mà loại suy nghĩ của loài người không thể có khả năng tự giải quyết. Chúng ta cần một chương trình gồm 2 bước, để sáng lập những loại suy nghĩ mới chúng ta có thể làm việc cùng lúc để giải quyết những vấn đề lớn, như năng lượng tối hay lực hấp dẫn lượng tử chẳng hạn. Cái chúng ta đang làm là tạo ra trí tuệ ngoài hành tinh. Bạn thậm chí có thể nghĩ về nó như những người ngoài hành tinh nhân tạo theo một vài hướng. Và chúng sẽ giúp chúng ta nghĩ khác đi bởi vì suy nghĩ khác biệt là phương tiện của sự sáng tạo của cải và nền kinh tế mới. Ở khía cạnh thứ hai, chúng ta sẽ sử dụng Al về cơ bản để tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất được dựa trên sự thật rằng chúng ta đã tạo ra một vài thứ chúng ta gọi là năng lượng nhân tạo. Trước đó, trong suốt cuộc cách mạng nông nghiệp, mọi thứ được tạo ra phải được làm bởi sức lực cơ bắp của con người hoặc sức mạnh của động vật. Đó đã từng là cách duy nhất để làm mọi thứ. Sáng kiến lớn trong suốt thời kì cách mạng công nghiệp là, chúng ta khai thác năng lượng hơi nước, nhiên liệu hóa thạch, để tạo ra năng lượng nhân tạo chúng ta có thể sử dụng để làm bất cứ thứ gì chúng ta muốn. Vì vậy ngày nay khi bạn lái xe trên đường cao tốc, chỉ cần một cái xoay nhẹ công tắc tương đương với điều khiển 250 con ngựa 250 mã lực chúng ta có thể xây dựng tòa nhà chọc trời, xây thành phố, xây đường, tạo ra các nhà máy sản xuất đại trà các dòng ghế hoặc tủ lạnh vượt xa năng lực của chúng ta. Năng lượng nhân tạo cũng có thể được phân phát qua lưới điện hay một chấn song sắt để đi đến mọi nhà, xí nghiệp, trang trại, và tới bất cứ ai có thể mua năng lượng nhân tạo này, chỉ bằng cách cắm phích điện. Vì thế đây là một nguồn sáng kiến cũng như bởi vì một người nông dân có thể điều khiển máy bơm bằng tay, và chúng có thể thêm năng lượng nhân tạo, là nguồn điện, và anh ta có một máy bơm điện. Và bạn làm tăng nguồn năng lượng lên hàng ngàn hay hàng chục ngàn lần, và cách thức đó mang chúng ta đến với cuộc cách mạng công nghiệp. tất cả những thứ ta thấy, tất cả những tiến bộ giờ ta đang tận hưởng, đều xuất phát từ thực tế chúng ta làm. Bây giờ chúng ta sẽ làm điều tương tự với Al. Ta sẽ phân phát nó theo một hệ thống dây, và bây giờ bạn có thể dùng máy bơm bằng điện. Bạn có thể thêm trí thông minh nhân tạo, và giờ bạn có một máy bơm nhanh. Thứ được tăng công lực gấp 1 triệu lần, sẽ có mặt ở cuộc cách mạng công nghiệp lần hai. Vì thế giờ ô tô sẽ đi trên đường cao tốc, với 250 mã lực nhưng thêm vào đó là 250 trí óc Đó là ô tô tự động lái. nó như một hàng hóa kiểu mới; nó là một tiện ích mới. Al sẽ chảy qua hệ thống đường dây -đám mây- với cách giống như dòng điện. Vì thế mọi thứ chúng ta nạp điện, Chúng ta sẽ nhận thức được. Và tôi muốn nói rằng, công thức cho 10.000 bước khởi nghiệp tiếp theo vô cùng đơn giản, là lấy x và thêm Al. Đó là cách thức mà chúng ta sẽ đang làm. Và đó là cách mà chúng ta sẽ tạo ra cách mạng công nghiệp lần thứ hai. và ngay bây giờ, giờ phút này, bạn có thể đăng nhập Google và bạn có thể mua Al với 6 xu, 100 lượt truy cập. Ngay bây giờ điều này là sẵn có. Khía cạnh thứ ba là khi chúng ta có Al và biểu hiện cho điều đó, chúng ta có robots. Và robots sẽ là các chương trình máy chúng sẽ làm nhiều nhiệm vụ mà chúng ta đã làm. Một việc gồm một mớ các nhiệm vụ, do đó chúng sẽ đánh giá lại việc làm vì chúng sẽ làm một vài nhiệm vụ đó. Nhưng chúng cũng sẽ tạo ra những loại hoàn toàn mới, một số lượng lớn các nhiệm vụ hoàn toàn mới mà chúng ta không biết ta đã muốn làm trước đó. Chúng sẽ thực sự đem lại những loại nghề nghiệp mới, những loại nhiệm vụ mới mà chúng ta muốn làm, chỉ như tự động hóa tạo ra một bó những thứ mới mẻ mà chúng ta không biết ta cần trước đó, và giờ ta không thể sống thiếu chúng. Vì thế chúng sẽ sản sinh thậm chí nhiều nghề hơn chúng lấy đi, nhưng quan trọng là nhiều nhiệm vụ mà chúng ta sẽ giao cho chúng có thể được chỉ rõ dựa theo tính hiệu quả và năng suất. Nếu bạn có thể chỉ rõ một nhiệm vụ, hoặc là bằng tay hoặc thuộc nhận thức, rằng có thể được chỉ ra dựa theo tính hiệu quả hay năng suất, đi tới những chương trình máy tính. Năng suất là nhờ robots. Cái mà chúng ta thực sự giỏi đó là gây lãng phí thời gian. (tiếng cười) Ta thực sự giỏi ở những thứ không có khả năng. Khoa học vốn không hiệu quả. Nó dẫn đến sự thật là bạn thất bại hết lần này đến lần khác. Nó đưa ra sự thật rằng bạn làm những bài test và thí nghiệm không thành, mặt khác bạn đang không học. Nó đưa ra sự thật là nó không có nhiều hiệu quả. Sự đổi mới theo định nghĩa là không hiệu quả, vì bạn tạo ra nguyên mẫu, vì bạn thử những thứ gây thất bại, không làm được việc. Sự khám phá vốn không hiệu quả. Nghệ thuật không hiệu quả. Mối quan hệ của con người không hiệu quả. Đó là tất cả những thứ chúng ta hướng đến, vì chúng không hiệu quả. Hiệu quả là nhờ robots. Chúng ta cũng sẽ học được rằng chúng ta làm việc cùng Al vì chúng suy nghĩ khác chúng ta. Khi Deep Blue đánh bại nhà vô địch cờ vua giỏi nhất thế giới, mọi người nghĩ đó là kết thúc của cờ vua. Nhưng thực tế, hóa ra ngày nay, nhà vô địch cờ vua giỏi nhất thế giới không phải là một Al. không là một con người. Nó là một đội gồm một người và một Al. Thầy thuốc chẩn đoán giỏi nhất không phải một bác sĩ hay Al, Nó là một đội. Chúng ta đang và sẽ làm việc với Al, và tôi nghĩ bạn sẽ được trả lương theo cách bạn làm việc với những chương trình máy. Đó là điều thứ ba, rằng chúng là khác biệt, chúng có ích và chúng sẽ trở thành thứ mà chúng ta làm việc cùng hơn là chống lại. Chúng ta sẽ làm việc cùng hơn là chống lại chúng. Vì vậy, tương lai: Nó đưa chúng ta đi về đâu? Tôi nghĩ rằng 25 năm kể từ bây giờ, họ sẽ nhìn lại nhìn vào sự hiểu biết về Al của chúng ta và nói, "Bạn đã không có Al. Sự thật, bạn thậm chí chưa có Internet, so với cái chúng ta sẽ có sau 25 năm." Ngay lúc này ta chưa có những chuyên gia Al. Có rất nhiều tiền được đổ vào đó, Có hàng tỉ đô-la được chi vào đó; Nó là một món kinh doanh khổng lồ, nhưng chẳng có một chuyên gia nào khi so với cái mà chúng ta sẽ biết sau 25 năm. Vì thế chúng ta chỉ đang ở điểm bắt đầu, ta ở giờ đầu tiên của tất cả những điều này. Chúng ta ở giờ đầu tiên của Internet. Ta ở giờ đầu tiên của cái đang xảy đến. Sản phẩm Al phổ biến nhất trong 20 năm tới là cái mọi người đều sử dụng, chưa từng được phát minh. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn chưa muộn. Cảm ơn. (tiếng cười) (tiếng vỗ tay) Câu chuyện của tôi bắt đầu ở phố Bronx, NY Trong một khu nhà trọ 1phòng Với 2 người chị và người mẹ nuôi của mình Tôi yêu tất cả hàng xóm của mình Mọi thứ ở đó đã từng rất sinh động Nào là vũ hội diễu hành Nói chuyện xã giao qua ban công Và những cuộc trò chuyện náo nhiệt trong những ván bài domino Tôi đã từng gọi đó là nhà Và nó rất ấm cúng Nhưng không đơn giản là vậy Thật ra, tất cả mọi người trong trường ai cũng biết khu tôi sống vì nơi đó là nơi nhiều kẻ đển giao dịch ma túy và cần sa Và khi các giao dịch xuất hiện những mâu thuẫn nên mỗi đêm chúng tôi ngủ chung với tiếng súng Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự lo lắng Lo lắng về sự an nguy Và mẹ tôi cũng vậy Bà ấy lo rằng những cuộc bạo lực có thể lấy đi mạng sống của chúng tôi rằng sự nghèo đói cũng đồng nghĩa Những hàng xóm sống chung với chúng tôi Có thể làm hại chúng tôi Cả tuổi thơ cuộc đời chúng tôi đã sống ở Bronx Nhưng sự lo lắng của mẹ tôi đã thúc bà ấy Và ko lâu sau chúng tôi một lèo đến Connecticut thật nhanh (Cười) Để bắt đầu nhập học ở một trường nội trú với học bổng toàn phần các bạn, đừng bao giờ đánh giá thấp một người mẹ kiên quyết bỏ nơi ở của mình để giữ chúng an toàn (Hú) (Vỗ tay) Tại trường nội trú Là lân đầu tiên trong đời Tôi được ngủ một giấc bình yên Đến nỗi tôi có thể để cửa mở Đặt đôi chân trần trên bãi cỏ Và nhìn ngắm bầu trời đầy sao Những hạnh phúc mới mẽ Nhưng rồi cũng xuất hiện những sự mới khác Rất nhanh sau đó, tôi cảm thấy rằng mình không thuộc về nơi này Tôi nhận ra tôi phát âm không đúng cách Và để mô phỏng cách phát âm sao cho đúng Giáo viên đều đặn dạy tôi những bài phát âm, trước mọi người Để giúp tôi phát âm chính xác những từ cốt lõi Và có một lần cô ấy "dạy" tôi ở hành lang rằng: "Aaassss-king" (hỏi) Cô ấy hét lên "Dena à, không phải là "Axing" (cái rìu) giống như là em đang cứ chạy vòng vòng với cái rìu Thật ngốc Tới đây thì tôi nghĩ bạn có thể tưởng tượng lúc đó các bạncùng lớp đã cười tôi như thế nào Nhưng cô ấy vẫn tiếp tục: Hãy nghĩ đến việc tách đôi con chữ ra thành "ass" và "king" Và rồi lại ghép nó vào để nói cho chuẩn "Hỏi" Và cũng có những khoảnh khắc khác tôi cảm thấy mình không thuộc về nơi đó Một lần nọ, tôi vào phòng của bạn cùng lớp Và tôi cảm thấy ánh mắt nhìn chừng những thứ quý giá Tôi tự nghĩ: "Tại sao cô ấy lại làm như vậy ?" Và vào một lần nọ Khi những người bạn khác bước vào trong phòng của tôi Và họ thét lên: "Oẹ" khi tôi đang bôi dầu bóng lên da đầu mình Và đó là một tổn thương tâm lý nặng nề khi một con người không được là chính mình Khi mà họ bắt buộc phải thay đổi để xã hội chấp nhận họ Đó là một hình thức bạo lực Nhưng sau cùng thì, tôi là một thí dụ hoàn hảo cho sự thành công Tôi đã học ở trường nội trú và cao đẳng ở New England Du học ở Chi Lê Và trở về Bronx làm giáo viên cấp hai Tôi nhận được học bổng Truman Học bổng Fulbright và Soros nữa Và còn nhiều hơn thế nữa (Cười nhỏ) Nhưng tôi sẽ không nói thêm nữa (Cười) Tôi đã hoàn thành cao học( tiến sĩ) ở đại học Columbia (Reo hò) (Vỗ tay) Và tìm được một công việc ở Yale (Vỗ tay) Và tôi cảm thấy tự hào về những gì tôi đã làm được Trong suốt hành trình dài của mình Tôi bị hội chứng giả mạo vĩnh viễn hoặc tôi được mời chỉ để làm bia đỡ đạn Với những thứ không liên quan tới mình Hay là chiếc hộp mà mọi người muốn rũ bỏ Hoặc tôi là một người xuất chúng đồng nghĩa phải rời bỏ những người tôi yêu đó là cái giá tôi và nhiều người phải trả để được học khi là người da màu (Vỗ tay) Tôi đã gò bó mình trong suốt thời gian đó liệu quần mình có bó quá ? Nên duỗi tóc hay uốn tóc ? Nên khẳng định bản thân hay không ? Hay là đơn giản hoá những từ ngữ của tôi thành "cô ấy chỉ đang giận"? Tại sao tôi lại phải rời Bronx Để với tới trình độ giáo dục tốt hơn ? Và trong quá trình thực hiện điều đó, có phải tôi phải cam chịu những kinh hãi phải xóa bỏ đi bản ngã của chính tôi, chính tôi Một cô gái da màu từ Bronx, được nuôi bởi mẹ Antiguan Vì vậy tôi đã đến việc cải cách giáo dục hiện giờ tôi không thể ngừng hỏi học sinh da màu đang tự nhận thức cái gì một nghiên cứu suốt 3 thập kỉ chứng minh rằng học sinh da màu bị ngăn cản và đuổi học gấp 3 lần so với học sinh da trắng và bị phạt khắc nghiệt hơn cùng 1 hành vi các em học được qua sự thiếu thốn cuộc sống trong chương trình giảng dạy The CCBC (Ngân hàng sách thiểu nhi) đã khảo sát gần 4.000 cuốn sách và thấy chỉ có 3% là về người mỹ gốc Phi và họ hiểu rõ hơn qua sự thiếu hụt các giáo viên giống gốc Phi giống các em một bài phân tích từ trung tâm thống kê giáo dục quốc gia nhận thấy 45% từ preK đến trung học là người da màu trong khi giáo viên da màu chỉ 17% người trẻ da màu phải trả học phí cao khi nhà trường thông báo rằng học sinh da màu phải bị kiểm soát họ phải để các tôi ở nhà để có thể thành công mọi trẻ em đều xứng đáng 1 nền giáo dục đảm bảo sự an toàn để học hỏi một cách thoải mái dù là màu da gì. -vỗ tay- tạo ra 1 lớp học thân thiện an toàn dựa trên tinh thần và vật chất là hoàn toàn có thể nơi các học sinh có thể học tốt hết mức tôi biết,vì tôi đã làm vậy trong lớp tôi khi tôi trở về dạy ở Bronx vậy lớp này trong như thế nào ? tôi tập trung cách dạy của tôi vào cuộc sống, lịch sử và cá tính của học sinh và tôi làm các điều này để học sinh biết rằng mọi người xung quanh đang hỗ trợ họ để trở thành người tốt khi tôi không thể kiểm soát bất ổn gia đình học sinh, về các bữa ăn hoặc những người hàng xóm ồn ào khiến chúng không thể ngủ tôi cho các em một lớp học đầy tình thương khiến các em tự hào vì con người các em khiến các em biết các em quan trọng. bạn biết đó mỗi lần tôi nghe và nói từ "asking " hồi ức về thời trung học ùa về tôi ngĩ về từ "ass" và "king" và đặt chúng gần nhau để tôi kết hợp lại ai đó sẽ muốn nghe nó có 1 cách tốt hơn người không bắt bọn trẻ vào ràng buộc đôi một cách để họ giữ gìn mối quan hệ của họ với gia đình và xã hội một cách để dạy họ tin vào bản năng họ và có niềm tin vào thiên bẩm của mình Cám ơn rất nhiều (Vỗ tay) Khi mọi người biết tôi viết sách về cách quản lý thời gian, họ ngộ nhận hai điều: Một là: Tôi luôn đúng giờ. Không phải vậy đâu! Tôi có 4 con nhỏ, và tôi hay đổ tại chúng khi tôi thi thoảng bị trễ giờ, nhưng có khi không phải lỗi tại chúng. Tôi từng trễ buổi nói chuyện của mình về quản lý thời gian. (Cười) Đó thực sự là điều vô cùng trớ trêu. Điều thứ hai họ ngộ nhận là tôi có rất nhiều cách khác nhau để tiết kiệm thời gian ở đâu đó. Đôi khi tôi nghe nói từ các tạp chí rằng họ đang viết bài về chủ đề này, thường về cách để giúp độc giả có thêm thời gian rảnh vào mỗi ngày. Ý tưởng chung là ta sẽ tiết kiệm thời gian của mỗi ngày, từng chút một, tích tiểu thành đại, và ta sẽ có đủ thời gian làm những thứ ta thích. Tôi nghi ngờ toàn bộ giả thuyết này, nhưng tôi luôn quan tâm đến những thứ mà họ kết luận trước khi họ tìm đến tôi. Vài kết luận tôi thích: "Làm việc vặt bằng tay trái khi bạn đang lái ô tô và rẽ phải." (Cười) "Hãy tỏ ra thông thái khi dùng lò vi sóng." Họ nói rằng thời gian sử dụng nên từ ba tới ba phút rưỡi. Nhưng cách đó chẳng hiệu quả đâu. Cái yêu thích của tôi, khá hữu ích ở mức độ nào đó, là ghi băng lại chương trình bạn thích, vậy bạn có thể tua qua phần quảng cáo. Bằng cách đó, bạn tiết kiệm được tám phút cho mỗi nửa giờ, như vậy nếu bạn xem TV trong 2 tiếng, bạn có 32 phút dư để tập thể dục. (Cười) Nó đúng đó. Bạn biết thêm cách nào để có 32 phút tập thể dục không? Không xem TV 2 giờ mỗi ngày, đúng không? (Cười) Ý tưởng mà ta tiết kiệm thời gian từng chút một, tích tiểu thành đại, cuối cùng ta sẽ có đủ thời gian làm việc ta muốn. Nhưng sau khi nghiên cứu về cách người thành công làm việc, và nhìn vào thời gian biểu theo giờ của họ, tôi cho rằng ý tưởng này hoàn toàn không thực hiện được. Ta không xây dựng cuộc sống ta muốn bằng cách tiết kiệm thời gian, Ta xây dựng cuộc sống của ta và thời gian tự nó sẽ sinh ra. Ý tôi là, Tôi vừa làm một dự án về ghi nhật ký, quan sát 1001 ngày của vài người phụ nữ vô cùng bận rộn, Họ có những công việc áp lực, có thể ở cơ quan, việc chăm con, hay chăm sóc bố mẹ, hoạt động xã hội... Những người rất bận rộn! Tôi theo dõi thời gian biểu của họ trong một tuần, vậy tôi biết họ có bao lâu để làm việc và ngủ, và tôi phỏng vấn về phương pháp của họ để viết sách, Một trong số những người phụ nữ đó, có việc ra ngoài vào tối thứ tư, cô ấy về nhà và phát hiện ra bồn đun nước đã bị vỡ, và nước chảy lênh láng khắp tầng hầm nhà. Nếu bạn đã từng trải qua bất cứ điều gì tương tự, bạn biết đó sẽ là một đống bừa bộn thật kinh khủng. Cô ấy giải quyết hậu quả ngay sau đêm đó, hôm sau cô ấy gọi thợ sửa, ngày tiếp theo, đội vệ sinh đến giải quyết tấm thảm đã hỏng, Tất cả những điều này đều được ghi lại, tổng cộng tốn mất bảy giờ trong tuần của cô ấy. BẢY GIỜ. Giống như bạn có thêm một giờ mỗi ngày vậy. Nhưng tôi chắc rằng, nếu bạn hỏi cô ấy vào đầu tuần: "Bạn có bảy giờ để tập ba môn phối hợp không?" "Bạn có bảy giờ để giúp đỡ bảy người khác không?" Tôi chắc rằng cô ấy sẽ nói những điều chúng ta hay nói, "Không, bạn không thấy tôi bận thế nào à?" Nhưng khi cô ấy buộc phải có bảy giờ vì nước đã tràn lênh láng khắp tầng hầm nhà cô ấy, Cô ấy có ngay bảy giờ, và nó cho thấy thời gian có thể điều chỉnh và sắp xếp dễ dàng. Ta không thể tạo ra thêm thời gian, nhưng thời gian sẽ co giãn để phù hợp với thứ ta chọn để làm. Vì vậy, chìa khoá để quản lý thời gian là hãy đối xử với công việc quan trọng của bạn như đối xử với cái bồn nước vỡ vậy. Để làm rõ hơn, tôi sẽ liên hệ với một trong những người bận rộn nhất mà tôi biết. Bận rộn vì cô ấy điều hành 1 công ty nhỏ với 12 nhân viên, cô ấy chăm sáu con nhỏ vào thời gian rảnh. Tôi liên lạc với cô ấy để sắp xếp một cuộc phỏng vấn, về cách "đối mặt với tất cả chúng." Tôi nhớ hôm đó là sáng thứ năm, và cô ấy không thể tiếp tôi vì bận. Tất nhiên rồi, phải không? Nhưng lý do cô ấy không thể tiếp tôi là, cô ấy đi bộ thể dục, đó là một sáng mùa xuân rất đẹp, nên cô ấy muốn ra ngoài đi bộ. Tất nhiên điều đó làm tôi rất tò mò, khi tôi gặp cô ấy, cô ấy giải thích thế này: "Hãy nghe tôi Laura, mỗi việc tôi làm, mỗi phút tôi dùng, là lựa chọn của tôi." Thay vì nói rằng: "Tôi không có thời gian làm việc x, y, z" Cô ấy nói: "Tôi không làm x, y, z vì nó không phải việc cần ưu tiên." "Tôi không có thời gian" thường có nghĩa: "Đó không phải việc quan trọng." Cách diễn đạt đó sẽ đúng hơn nếu bạn thực sự để ý. Có thể nói "Tôi không có thời gian lau rèm cửa," nhưng nó không đúng. Nếu bạn trả tôi $100.000 để lau rèm cửa, tôi sẽ làm ngay và luôn. (Cười) Vì điều đó sẽ không xảy ra, tôi biết rằng đây không phải vấn đề về thiếu thời gian, tôi không muốn làm việc đó thôi. Cách nói này nhắc nhở ta rằng thời gian là do bạn chọn. Chắc chắn rằng, nếu sử dụng thời gian không hợp lý sẽ gây ra nhiều hậu quả, tôi thừa nhận vậy. Nhưng chúng ta đều thông minh, và về lâu dài, ta đủ sức để lấp đầy cuộc sống của mình bằng những việc quan trọng và đáng để làm. Vậy ta làm việc đó thế nào? Làm sao để ta xem những việc quan trọng giống như bể nước bị vỡ? Đầu tiên, ta cần tìm hiểu xem chúng là những việc gì. Tôi muốn cho bạn hai cách để làm điều này. Một, về khía cạnh nghề nghiệp: Tôi chắc rằng vào cuối năm, rất nhiều người sẽ gửi hoặc nhận được bản đánh giá công việc hằng năm. Bạn nhìn lại những thành công của năm qua, những "cơ hội thăng tiến," và việc này có mục đích của nó, và còn hiệu quả hơn nữa khi bạn làm điều này ở tương lai. Vậy nên tôi muốn các bạn giả vờ rằng, bây giờ cuối năm sau. Bạn tự cho mình một bản đánh giá công việc cả năm, đó là một năm tuyệt vời cho công việc của bạn. Bạn đã làm ba đến năm việc nào để giúp điều đó tuyệt vời như vậy? Vậy bạn có thể viết tổng kết công việc cho năm sau ngay bây giờ. Và bạn cũng có thể làm như vậy cho đời tư của bạn. Tôi chắc rất nhiều người giống tôi, bắt đầu tháng 12, bằng việc nhận thiệp được bọc giấy bằng đủ màu sắc nhân dịp ngày lễ mà chúng ta gọi là ngày lễ gia đình. (Cười) Họ viết văn một cách vụng về, miêu tả những người thân của bạn tuyệt vời thế nào, hoặc ấn tượng hơn, những người thân của bạn bận rộn thế nào. Nhưng những lá thư này có mục đích, nó kể với bạn bè và người thân của bạn rằng bạn đã làm những gì quan trọng với bản thân năm vừa qua. Đó là những việc bạn phải làm, nhưng tôi muốn bạn giả vờ rằng, bây giờ là cuối năm sau, đó là một năm vô cùng tuyệt vời cho cả bạn và những người bạn yêu quý. Ba đến năm điều bạn đã làm để làm cho năm đó tuyệt vời là gì? Ngay bây giờ, bạn có thể viết thư mừng năm mới tới gia đình cho năm sau. Nhưng đừng gửi nó. (Cười) Làm ơn, đừng gửi nó, nhưng bạn hãy viết nó. Bây giờ, giữa câu chuyện về lá thư và bản đánh giá công việc, ta có danh sách từ sáu đến mười mục tiêu để phấn đấu trong năm tới. Giờ ta cần chia nhỏ chúng ra thành những bước nhỏ, dễ làm hơn. Có thể bạn muốn viết về tiểu sử gia đình mình. Đầu tiên, bạn nên đọc tiểu sử vài gia đình khác, và hiểu về cách viết chúng. Sau đó nghĩ về vài câu hỏi mà bạn hỏi người thân, lập các cuộc gặp để hỏi họ. Hoặc bạn muốn thi chạy 5 km, vậy bạn cần tìm một cuộc thi và đăng ký, lên kế hoạch tập luyện, và lôi giày tập ở trong tủ ra. Sau đó, rất quan trọng, ta coi những việc quan trọng đó giống như chiếc bồn nước vỡ đó, bằng cách xếp chúng trên thời gian biểu trước tiên. Ta làm việc đó bằng cách nghĩ về tuần làm việc của ta trước khi nó diễn ra. Tôi cho rằng chiều thứ sáu là thời gian rất tốt để làm việc này. Chiều thứ sáu là khoảng thời gian nhà kinh tế cho rằng có "chi phí cơ hội" thấp. Hầu hết chúng ta sẽ không nói điều này vào chiều thứ sáu: "Tôi muốn đẩy nhanh tiến độ cho công việc của mình ngay bây giờ." (Cười) Nhưng ta nên nghĩ về ý nghĩa của những điều này. Hãy dành ít thời gian vào chiều thứ sáu, Tự làm một danh sách gồm 3 việc cần làm: công việc, mối quan hệ, bản thân. Danh sách ba mục này nhắc ta rằng Cần có việc ở cả ba mục đó. Về công việc, ta nghĩ về... Mối quan hệ, bản thân... Không quá nhiều. Dù sao đây chỉ là danh sách ngắn có hai đến ba mục. Sau đó hãy nhìn lại cả tuần sau, lên kế hoạch cho công việc của mình, Cách sắp xếp chúng phụ thuộc vào bạn. Và tôi biết đối với một số người, việc này sẽ khó khăn hơn. Ý tôi là, một số người có cuộc sống khó khăn hơn những người khác. Họ không có thời gian để tham gia lớp học viết văn. Nếu bạn phải tự chăm sóc nhiều con nhỏ, Tôi hiểu. Và tôi không muốn hạ thấp khó khăn của người khác, Nhưng tôi nghĩ vài con số sau đây sẽ kích thích bạn làm việc nhiều hơn. Một tuần có 168 giờ. 24 nhân 7 là 168 giờ. Thực sự ta có rất nhiều thời gian. Nếu bạn làm việc toàn thời gian, nghĩa là 40 giờ mỗi tuần, Ngủ tám giờ mỗi đêm, vậy là 56 giờ mỗi tuần, còn lại 72 giờ cho bạn làm những việc khác. Thực sự là rất nhiều thời gian. Bạn nói bạn làm 50 giờ mỗi tuần, có thể là nghề chính và nghề tay trái, bạn có 62 giờ cho những việc khác. Bạn nói bạn làm việc 60 giờ, bạn có 52 giờ cho những việc khác. Bạn nói bạn làm việc hơn 60 giờ, Bạn chắc không đó? (Cười) Có một nghiên cứu so sánh về thời gian làm việc ước tính theo tuần bằng nhật ký thời gian. Họ thấy rằng những người nói rằng họ làm hơn 75 giờ mỗi tuần họ đã phóng đại cỡ 25 giờ. (Cười) Bạn cũng đoán được như vậy, đúng không? Vậy thì, trong 168 giờ đó, Tôi nghĩ ta có đủ thời gian cho những việc quan trọng. Nếu bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho lũ trẻ, Bạn muốn ôn thi nhiều hơn, bạn muốn tập thể dục trong ba tiếng và làm tình nguyện trong hai tiếng, bạn có thể, thậm chí nếu bạn làm việc nhiều hơn toàn thời gian. Như vậy, ta có rất nhiều gian, bạn biết vì sao không? Ta còn không cần nhiều thời gian đến vậy để làm những điều tuyệt vời. Nhưng khi có thời gian, hầu hết chúng ta là gì? Lấy điện thoại ra, phải không? Bắt đầu xoá vài email. Hoặc, chúng ta lang thang trong nhà hay xem TV. Nhưng những khoảnh khắc nhỏ ẩn chứa sức mạnh lớn. Bạn có thể dùng thời gian rảnh ít ỏi của mình để làm những điều nho nhỏ. Bạn có thể đọc sách trên xe bus trên đường đi làm. Tôi hiểu khi tôi có một công việc cần hai chuyến bus và một chuyến tàu để đi làm. Tôi từng đến thư viện vào cuối tuần để tìm sách đọc. Điều đó làm cho toàn bộ trải nghiệm gần như, gần như rất tuyệt vời. Giờ nghỉ giữa giờ có thể dùng để ngồi thiền hoặc cầu nguyện. Nếu bạn không thể ăn tối với cả gia đình vì bạn phải đi làm, thì ăn bữa sáng với cả gia đình là một sự thay thế không tồi. Ta nên xem xét cả thời gian biểu của ai đó, và đánh giá sự chuyển biến tốt đẹp của nó. Tôi thực sự tin vào điều sau đây. Ta có thời gian, thậm chí nếu ta bận, ta vẫn có thời gian cho những điều quan trọng. Và khi ta tập trung cho chúng, ta có thể xây dựng cuộc sống ta muốn trong quỹ thời gian của ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là một khu bệnh lao, và bức ảnh được chụp vào thời những năm cuối của 1800, cứ 7 người thì có 1 người chết vì bệnh lao. Chúng ta lúc đó chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Có giả thuyết là bạn bị nhiễm bệnh chính vì cơ thể của bạn dể bị tổn thương. Căn bệnh còn được lãng mạn hóa. Nó còn có tên là căn bệnh hao mòn, nó là căn bệnh của những thi sĩ, nghệ sĩ và những người trí thức. Một vài người nghĩ nó mang đến cho bạn xúc cảm mãnh liệt và làm bạn thành một thiên tài sáng tạo. Cho đến thập niên 1950, ta mới biết được rằng bệnh lao là do một loại bệnh truyền nhiễm cao do vi khuẩn gây ra. Điều này không còn lãng mạn như trước nhưng đã khiến chúng ta phát triển thuốc chữa bệnh. Các bác sĩ đã khám phá một loại thuốc mới, iproniazid, khiến họ rất lạc quan tin rằng có thể chữa khỏi bệnh lao, và họ đưa thuốc cho bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy hân hoan. Họ cởi mở hơn, mạnh mẽ hơn. Một báo cáo y khoa đã viết họ đã "nhảy múa vui mừng." Không may thay, điều này không phải là do họ đã đỡ hơn. Nhiều người trong số họ vẫn đang dần chết đi. Một báo cáo y khoa khác mô tả họ trong trạng thái "vui vẻ kì quái." Từ đây, loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên đã ra đời. Khám phá tình cờ không phải là hiếm trong khoa học, nhưng nó đòi hỏi nhiều hơn là chỉ một điều trùng hợp may mắn. Bạn phải nhận diện nó khi tình cờ xảy ra. Là một nhà thần kinh học, tôi sẽ nói cho bạn biết về thí nghiệm đầu tay của tôi bạn có thể gọi nó là vận may -- hãy gọi nó là vận may có tính toán. Nhưng trước hết tôi sẽ nói thêm về gốc gác sự khám phá. Thật may mắn là từ thập niên 1950, ta đã tìm ra một vài loại thuốc khác có thể chữa bệnh lao. Ít nhất là ở Mỹ, nhưng không hẳn ở những nước khác, ta đã đóng cửa các viện cách ly, và hầu hết các bạn đã không phải lo lắng về bệnh lao. Nhưng đa số những gì có thật vào đầu thế kỷ 19, về bệnh truyền nhiễm, vẫn còn xãy ra về các bệnh rối loạn tâm thần. Ta đang ở trong cuộc lan truyền của bệnh dịch rối loạn cảm xúc như trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý PTSD. Cứ 4 người lớn ở Mỹ thì có 1 người mắc bệnh tâm thần, nghĩa là nếu chính bạn chưa trải qua nó hay người nhà bạn cũng chưa trải qua, thì cũng sẽ có ai đó mà bạn biết mắc bệnh, dù họ không nói gì về việc đó. Trầm cảm giờ đây đã vượt HIV/AIDS, sốt rét, tiểu đường và chiến tranh để trở thành mối đe dọa lớn nhất toàn cầu. Cũng giống như bệnh lao của thập niên 1950, ta không biết nguyên nhân của bệnh trầm cảm. Một khi đã phát triển, nó thành bệnh mạn tính, kéo dài suốt đời, và vẫn chưa có cách chữa trị. Loại thuốc chống trầm cảm thứ hai cũng đã được khám phá một cách tình cờ, vào những năm 1950, từ thuốc kháng histamine, thứ gây tâm lý vui buồn thất thường, đó là imipramine. Trong cả hai trường hợp bệnh lao và thuốc kháng histamine, ai đó phải nhận ra là có một loại thuốc được tạo ra để làm một việc -- chữa lao hay chặn các dị ứng -- có thể làm thêm những việc rất khác -- chữa trầm cảm. Và sự tái dụng vào mục tiêu mới nầy thật sự khá thử thách. Khi bác sĩ thấy tác dụng cải thiện tâm trạng của iproniazid họ không thực sự nhận ra tác dụng mới của nó. Họ đã quen xem nó là một loại thuốc chữa lao nên chỉ liệt kê những tác dụng đó như tác dụng phụ, một tác dụng ngược. Như các bạn thấy ở đây, rất nhiều bệnh nhân trong 1954 được ghi nhận ở vào trạng thái hưng phấn. Các bác sĩ thì lại lo ngại tình trạng này có thể ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh lao. Nên họ đã đề nghị chỉ sử dụng iproniazid trong trường hợp lao nặng và với những bệnh nhân có tâm lý ổn định. Điều này đi ngược lại cách ta sử dụng nó như một loại thuốc chống trầm cảm. Họ đã quá quen nhìn nó từ góc độ của một căn bệnh, họ không thấy được giải pháp cho một căn bệnh khác ẩn sau đó. Nói một cách công bằng, lỗi không hoàn toàn nằm ở họ. Chúng ta thường cho rằng chức năng nào đó là bất biến. Ta thường có xu hướng nghĩ đến một vật thể gắn với việc sử dụng và chức năng truyền thống của nó. Suy nghĩ nhất định cũng là nguyên nhân khác, đúng chứ? Đó là sự nhận thức trong khuôn khổ khi chúng ta tiếp cận vấn đề. Và đó là điều gây khó khăn cho ta trong việc tái chế, tôi đoán đó là lý do người ta lại giao một chương trình tivi cho một anh chàng chuyên tái dụng. (Tiếng cười) Tác dụng trong cả hai trường hợp iproniazid và imipramine, rất là mạnh mẽ-- những bệnh nhân đã nhảy múa điên cuồng. Không ngạc nhiên là họ đã nhận ra được tác dụng đó. Nhưng điều này sẽ khiến ta thắc mắc ta đã bỏ sót gì nữa. Iproniazid và imipramine có ý nghĩa nhiều hơn là một nghiên cứu trong sự dùng thuốc trong tác dụng khác. . Chúng có hai điểm chung rất quan trọng. Một là chúng có tác dụng phụ kinh khủng. Trong đó có nhiễm độc gan, tăng hơn 20kg cân nặng, tự tử. Hai là chúng làm tăng nồng độ serotonin, một loại chất hóa học trong não, hay chất dẫn truyền thần kinh. Và nếu chỉ một trong hai có thể đã không quan trọng lắm, nhưng nếu cả hai kết hợp có nghĩa là ta phải phát minh loại thuốc an toàn hơn, và serotonin trở thành một khởi đầu lý tưởng. Vậy là ta đã chế ra thuốc chú trọng đặc biệt tới serotonin, các chất ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc, loại SSRI nổi tiếng nhất là Prozac. Đó là 30 năm về trước, từ đó ta gần như chỉ tập trung tối ưu các loại thuốc đó. SSIR ngày càng tốt hơn những loại thuốc trước đó, nhưng chúng vẫn có tác dụng phụ, gồm có tăng cân, mất ngủ, tự tử -- và mất rất nhiều thời gian bốn đến sáu tuần mới có tác dụng ở người bệnh. Đó là ở những người mà thuốc có tác dụng. Còn ở nhiều người khác thì thuốc không có tác dụng. Có nghĩa là giờ đây, năm 2016 này, ta vẫn chưa có cách chữa cho nhiều dạng rối loạn tâm lý, chỉ có thuốc làm giảm triệu chứng, cũng giống như việc uống thuốc giảm đau thay vì uống kháng sinh. Thuốc giảm đau làm bạn cảm thấy đỡ hơn nhưng nó không có tác dụng chữa bệnh gì cả. Chính sự linh hoạt trong suy nghĩ khiến chúng ta nhận ra rằng iproniazid và imipramine có thể thay đổi mục đích sử dụng theo cách này, nó đưa ta tới giả thuyết serotonin, mà chúng ta đã nhắm vào một cách ngây ngô. Đây là tín hiệu não, serotonin từ một chương quảng cáo SSIR. Nếu bạn chưa rõ, đây là một minh họa. Trong khoa học, ta cố loại bỏ thành kiến, bằng cách thực hành các thí nghiệm "mù đôi" hoặc theo thuyết bất khả tri về những kết quả của thí nghiệm. Nhưng thành kiến đã ăn sâu vào cái chúng ta chọn nghiên cứu và cách chúng ta chọn nghiên cứu. Vì vậy đã tập trung vài serotonin trong 30 năm qua, bỏ qua những thứ khác. Ta vẫn chưa tìm ra cách chữa, nhưng sẽ ra sao nếu serotonin chỉ là một phần trong trầm cảm? Sẽ ra sao nếu nó chẳng phải là phần chính yếu? Có nghĩa là dù ta có bỏ ra bao nhiêu thời gian hay tiền bạc và công sức, thì cũng sẽ chẳng dẫn đến cách chữa. Trong ít năm trở lại đây, các bác sĩ đã tìm ra một loại thuốc thực sự chống trầm cảm kể từ sau SSIR, đó là Calypsol, thuốc này có tác dụng rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ hay 1 ngày, nó không tập trung vào serotonin. Nó chú trọng tới glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh khác. Nó cũng đã được chuyển mục đích sử dụng. Ban đầu nó được sử dụng là một chất gây mê trong phẫu thuật. Nhưng không như những loại thuốc khác, được công nhận khá nhanh, Calypsol mất tới 20 năm để được công nhận như một loại thuốc chống trầm cảm, mặc dù thực tế nó là loại thuốc chống trầm cảm tốt hơn cả những loại thuốc khác. Có lẽ vì nó là loại thuốc tốt hơn nên khó để chúng ta công nhận hơn. Không có dấu hiệu điên cuồng nào về tác dụng của nó. Thế nên năm 2013, tại Đại học Columbia, khi đó tôi đang làm việc với đồng nghiệp là tiến sĩ Chistine Ann Denny, chúng tôi đang thử nghiệm xem Calypsol có chống trầm cảm trên chuột. Calypsol không tồn tại được lâu, nó chỉ có thể ở trong cơ thể bạn trong vòng vài giờ. Chúng tôi thí nghiệm lần đầu. Chúng tôi tiêm Calypsol vào chuột, rồi đợi một tuần, sau đó làm tiếp một thí nghiệm khác để tiết kiệm tiền. Và một thí nghiệm mà tôi đã thực hiện là gây căng thẳng cho chuột, coi đó như một kiểu trầm cảm. Lúc đầu có vẻ như chẳng có tác dụng gì. Vì vậy chúng tôi đáng lẽ đã dừng lại ở đó. Nhưng tôi đã tiếp tục thử nghiệm này trong nhiều năm, và các dữ liệu có vẻ hơi kì quặc. Tôi thấy có gì đó không đúng. Tôi đã quay lại, chúng tôi phân tích lại, xem xét lại liệu chúng đã được tiêm Calypsol trước một tuần hay chưa. Và đây là điều đã xảy ra. Nếu bạn nhìn vào góc xa bên trái, nếu bạn đặt con chuột trong một không gian mới, đây là một chiếc hộp, rất thú vị là con chuột sẽ chạy vòng quanh và khám phá bạn có thể thấy đường màu hồng đo quãng đường chúng chạy. Chúng tôi lại đặt một con chuột khác trong một chiếc cốc đựng bút chì để xem chuột có muốn tương tác với chuôt kia. Đây cũng là một minh họa. Một con chuột bình thường sẽ khám phá. Nó sẽ thích xã giao. Xem điều gì tiếp theo nào. Nếu bạn gây căng thẳng cho con chuột trong kiểu trầm cảm này, tức ở chiếc hộp chính giữa, nó sẽ không thích xã giao, không khám phá. Nó sẽ chỉ nấp sau góc phía sau chiếc cốc. Nhưng nếu chuột đã được tiêm Calypsol ở phía bên phải của bạn, nó khám phá, và tỏ ra thích xã giao. Trông như nó chưa hề bị gây căng thẳng, thật khó tin. Chúng tôi cũng có thể dừng ở đây, nhưng trước đây Christine đã dùng Calypsol như thuốc gây mê, và một vài năm trước, cô nhận thấy nó có một vài tác dụng kì quặc lên tế bào và một số hành vi khác vẫn kéo dài sau khi dùng thuốc, có lẽ là vài tuần. Vì vậy chúng tôi nghĩ, Được rồi, điều này không hoàn toàn là không thể xảy ra, nhưng chúng tôi đã rất hoài nghi. Vậy là chúng tôi làm cái mà ta làm trong khoa học khi chưa chắc chắn chúng tôi lại thí nghiệm lần nữa. Tôi nhớ lúc ở trong phòng thí nghiệm động vật, chuyển lũ chuột từ hết hộp này qua hộp khác thí nghiệm, Christine đã ngồi cả trên sàn với chiếc máy vi tính trên đùi để lũ chuột không nhìn thấy, và cô đã phân tích dữ liệu trên máy tính. Tôi nhớ chúng tôi đã hét lên. mặc dù la hét không phải điều nên làm trong phòng thí nghiệm. khi thí nghiệm thành công, Hình như là lũ chuột đã được bảo vệ khỏi sự căng thẳng, hay chúng đã phấn khích lạ lùng, hay bạn muốn hiểu sao cũng được. Và chúng tôi đã thực sự phấn khởi. Rồi chúng tôi lại hoài nghi bởi điều này tuyệt không tưởng nổi. Chúng tôi lại thí nghiệm lần nữa. Chúng tôi thí nghiệm lại trong mô hình PTSD, thí nghiệm lại trong mô hình sinh lý. Chúng tôi cho vào hormone gây căng thẳng, rồi chúng tôi để các sinh viên làm. Rồi để các cộng tác viên cách nửa vòng trái đất ở Pháp làm. Tất cả họ đều cho ra cùng một kết quả. Dường như việc tiêm chỉ một liều Calypsol đã giúp chống lại căng thẳng trong nhiều tuần. Chúng tôi chỉ mới công bố điều này một năm trước, nhưng các phòng thí nghiệm khác cũng đã xác nhận tác dụng này. Chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân gây trầm cảm, nhưng biết là sự căng thẳng là dấu hiệu khởi đầu trong 80% trường hợp, và biết trầm cảm và PTSD là hai căn bệnh khác nhau, nhưng chúng có một điểm chung. Đúng không? Đó là căng thẳng do chấn thương như trên trận chiến hay các thảm họa tự nhiên hay bạo lực trong cộng đồng hoặc tấn công tình dục gây ra rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, không phải ai trải qua căng thẳng cũng mắc rối loạn khí sắc. Khả năng bị căng thẳng nhưng có thể thích ứng được và không biến thành trầm cảm hay PTSD được gọi là thích ứng căng thẳng, nó khác biệt tùy người. Ta vẫn luôn nghĩ nó là một đặc tính thụ động. Tưởng là sự vắng mặc của các yếu tố mẫn cảm và các yếu tố rủi ro. Nhưng sẽ ra sao nếu chúng hoạt động? Hay là ta có thể kích thích nó, như là mặc thêm áo giáp. Chúng tôi đã tình cờ tìm ra loại thuốc tăng cường thích ứng đầu tiên. Như đã nói, ta chỉ cho vào một lượng thuốc rất nhỏ, nó đã kéo dài trong nhiều tuần, và nó không như những loại thuốc chống trầm cảm trước đây. Nhưng nó lại giống với cái bạn thấy trong thuốc miễn dịch. Với vắc-xin miễn dịch, bạn sẽ được tiêm những liều thuốc và khi nhiều tuần, tháng, năm qua khi bạn thực sự đối mặt với vi khuẩn, không phải vắc-xin trong cơ thể bảo vệ bạn mà là hệ miễn dịch của bạn đã hình thành cơ chế kháng lại và ứng phó với vi khuẩn, bạn thực sự chẳng bao giờ nhiễm bệnh, rất khác với khi bạn đã được trị liệu. Đúng không? Trong trường hợp ấy, bạn bị nhiễm khuẩn, bạn bệnh, bạn uống thuốc kháng sinh để chữa trị những thứ thuốc này thực sự hoạt động để giết vi khuẩn. Hay như tôi đã nói, với loại thuốc giảm đau này bạn sẽ chọn lấy loại thuốc nào đó làm giảm triệu chứng, nhưng nó sẽ không có tác dụng chữa trị, bạn chỉ có thể thấy đở hơn trong khoảng thời gian uống thuốc, đó là lý do mà bạn phải tiếp tục uống mãi. Trong trầm cảm và PTSD -- khi chúng ta bị căng thẳng -- ta chỉ có thuốc làm giảm bệnh. Thuốc chống trầm cảm chỉ có thể làm giảm triệu chứng, đó là tại sao bạn phải liên tục uống thuốc trong suốt thời gian bị bệnh, thường có nghĩa là đến suốt đời. Chúng tôi gọi những loại thuốc tăng cường thích ứng này là ""paravaccines" nghĩa là tương tự vắc-xin, bởi nó hình như có tiềm năng giúp ngăn cản sự căng thẳng và ngăn lũ chuột phát triển trầm cảm và rối loạn căng thẳng hậu chấn thương. Còn nữa không phải thuốc chống trầm cảm nào đều là paravaccine. Chúng tôi cũng đã thử Prozac, và nó không tác dụng. Nếu được áp dụng với con người, chúng ta có thể bảo vệ những người có nguy cơ chống lại các bệnh do căng thẳng gây ra như trầm cảm và PTSD. Đó là những làm sơ cứu, và các lính cứu hỏa, người tị nạn, tù nhân và quản tù. lính chiến, bạn biết đó. Và để cho bạn thấy mức độ ảnh hưởng của những căn bệnh này, trong năm 2010, gánh nặng bệnh tật toàn cầu ước tính khoảng 2,5 nghìn tỉ đô la, vì là các bệnh mạn tính nên chi phí cứ thế cộng dồn và dự đoán sẽ tăng tới 6 nghìn tỉ đô chỉ trong 15 năm tiếp theo. Như tôi đã đề cập, thay đổi mục đích có thể rất khó khăn bởi ta đã có những định kiến từ trước. Calypsol có một cái tên khác, ketamine, còn được gọi là Special K, một loại hóa chất của "hộp đêm" và rất dễ gây nghiện. Nó vẫn được sử dụng khắp thế giới là một loại thuốc gây mê. Nó được sử dụng cho trẻ em. Nó được mang ra chiến trường. Nó là một loại thuốc tình thế ở nhiều quốc gia phát triển, bởi nó không ảnh hưởng đến hô hấp. Nó được WHO liệt vào danh sách những dược phẩm thiết yếu nhất. Nếu ta phát hiện ketamine như một loại paravaccine trước, ta sẽ dễ dàng phát triển nó, nhưng vì thế, ta phải đấu tranh với những định kiến về chức năng và quan điểm ngăn chận sự phát triễn. May thay, nó không phải loại thuốc duy nhất ta phát hiện được có tính năng phòng bệnh, nhưng những thứ thuốc khác chúng tôi tìm thấy thì vẫn còn rất lạ lẫm, chúng phải trải qua quy trình kiểm định FDA -- nếu qua được kiểm tra thì mới có thể được sử dụng cho người. Việc đó sẽ mất nhiều năm. Nên nếu bạn muốn việc này xảy ra sớm hơn, ketamine đã được FDA kiểm định. Nó có tính đặc trưng chủng loại và có sẵn để dùng. Ta có thể phát triển nó với rất ít chi phí và thời gian. Nhưng trên thực tế, ngoài định kiến về chức năng và quan điểm, việc tái chức năng thuốc còn vấp phải một thách thức khác, đó là chính sách. Hiện không có chính sách khuyến khích khi thuốc công khai, không có bằng sáng chế và không còn độc quyền để khuyến khích các công ty dược phẩm phát triển nó bởi nó không tạo ra lợi nhuận. Trường hợp này không chỉ ở ketamine mà còn ở tất cả các loại thuốc. Tuy nhiên, ý tưởng sử dụng thuốc để ngăn ngừa các bệnh tâm thần so với việc chỉ chữa bệnh là hoàn toàn mới lạ trong tâm thần học. Có thể là từ 20, 50, 100 năm sau, chúng ta sẽ nhìn lại chứng trầm cảm và PTSD như cách đã nhìn về các khu bệnh lao trong quá khứ. Đây có thể là khởi đầu cho việc loại bỏ hoàn toàn các bệnh tâm thần. Nhưng như một nhà khoa học vĩ đại đã từng nói, "Chỉ có kẻ ngốc mới chắn chắn mọi thứ. Người thông minh thì vẫn cứ nghiên cứu." Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy cho con gái bạn biết rằng suốt một năm qua, chúng ta thức dậy bên tách cà phê nhưng chợt phát hiện ra tràn ngập các mặt báo buổi sáng là những thi thể, những xác chết đầy máu của chị, vợ, và con chúng ta. Hãy kể cho đứa con bé bỏng của bạn khi cô bé hỏi, như điều mà cô bé nên làm, hãy cho cô bé biết mọi thứ đến quá trễ. Hãy thừa nhận, tự do chỉ là bản hợp đồng, ta không có quyền sở hữu nó. Vẫn còn những luật lệ áp đặt vào quyền riêng tư của ta, trong khi chúng cào xé vào quyền sống ít ỏi của ta, lấy nó đi mà chẳng quan tâm rằng chúng không được phép, không có một luật lệ nào với những kẻ áp bức. Chúng ta được huấn luyện để trốn tránh, để chờ đợi, để co mình lại và lẩn trốn để chờ đợi và chờ đợi nhiều hơn. Chúng ta bị ép phải im lặng. Nhưng hãy kể cho con gái bạn về thời kỳ chiến tranh, về một năm tang thương chẳng kém 20 năm trước, như trong hai thập niên trước, chúng ta lau nước mắt, phủ quanh những chiếc quan tài với quốc kỳ, giải cứu con tin bị giữ trong vũ trường, la om sòm trên đường phố, đặt những thi thể trên nền bê tông cạnh những đài tưởng niệm khóc lóc, ''Dĩ nhiên đây là chuyện của chúng ta,'' hát vang vì những người đã khuất. Trong năm nay, phụ nữ đã khóc. Họ đã khóc. Trong cùng năm ấy, chúng ta đã sẵn sàng. Năm mà chúng ta thôi ức chế và hành động trong sự giao phó đầy khích lệ cũng là năm mà chúng ta nhìn xuống những nòng súng, ca ngợi những con sếu trên bầu trời, cúi đầu và đánh trả, bắt gặp vàng trong bộ hijab, bị đe dọa giết, trở thành những con người yêu nước, rằng, ''Chúng ta 35 tuổi, đến lúc ổn định tìm bạn đời,'' vẽ đường cho những niềm vui ấu trĩ, không hề xấu hổ nhưng sợ sệt, tự gọi mình là những kẻ béo và điều đó dĩ nhiên có nghĩa là hoàn hảo. Năm nay, chúng ta là những người phụ nữ, không phải cô dâu hay món nữ trang, không phải phái yếu, chẳng phải sự khoan nhượng, mà là những người phụ nữ. Hãy dạy dỗ con cái của bạn. Nhắc chúng rằng một năm đã trôi qua dễ dàng hay tầm thường. Một số người trong chúng ta nói lần đầu rằng chúng ta là phụ nữ, nghiêm túc giữ lời thề về sự đoàn kết. Vài người làm trẻ con chán nhưng số khác thì không, và không ai trong chúng ta tự hỏi liệu điều này có làm ta thực tế hay phù hợp hay đúng đắn. Khi cô bé hỏi bạn về năm nay, con gái bạn, hay cháu bạn hay người thừa kế di sản của bạn, từ khi cô bé còn chập chững cho đến khi trưởng thành, cô bé vẫn hồ hởi tự hỏi, cho dù cô bé không thể giải thích về sự hy sinh của bạn cô bé sẽ vẫn giữ lấy lý tưởng của bạn, tò mò hỏi, ''Mẹ đã ở đâu? Mẹ có chiến đấu không? Mẹ có sợ hay đáng sợ không? Điều gì khiến mẹ hối tiếc? Thời ấy mẹ đã làm gì cho những người phụ nữ? Con đường mẹ đã tạo cho con, chỗ nào cần phá vỡ? Mẹ đã làm đủ chưa, và mẹ có ổn không? Và mẹ có phải là người hùng không? Cô bé sẽ hỏi những câu hỏi thật khó. Cô bé sẽ không quan tâm về hình cung lông mày của bạn, hay những mối bận tâm của bạn,. Cô bé sẽ không hỏi những thứ bạn nói. Con gái bạn, đứa bé bạn đã ẵm, muốn biết về hành trang, món quà, điều sau cùng bạn muốn gìn giữ? Khi họ đến cứu những nạn nhân trong đêm, bạn đã ngủ tiếp hay tỉnh dậy? Cái giá của việc thức giấc? Trong năm mà ta cho rằng thời gian đã hết, bạn làm gì với quyền sống của mình? Bạn có cười sự nghèo khổ không? Bạn nhìn ra xa hay nhìn thẳng vào ngọn lửa? Bạn có tận dụng khả năng của mình, hay coi chúng như món nợ? Bạn có bị lừa bởi những tính ngữ như ''thô bỉ'' hay ''ít hơn''? Bạn đã dạy bằng trái tim rộng mở hay bằng nắm đấm? Bạn đã ở đâu? Hãy kể sự thật cho cô bé. Lấy đó làm cuộc sống của bạn. Hãy nói, ''Con gái, mẹ đã đứng đó, trong thời khắc in sâu vào khuôn mặt mẹ, in sâu vào chính nó, trong ký ức của con." Hãy cho cô bé biết sự thật, cách bạn sống bất chấp những luồn lách. Hãy cho cô bé biết bạn đã dũng cảm, và sẽ luôn như vậy, trong sự khích lệ, kể cả khi bạn chỉ còn một mình. Hãy kể rằng cô bé được sinh ra giống như bạn, như cách mẹ bạn sinh ra, giống như các chị gái của bà, vào thời của các huyền thoại, luôn là vậy. Hãy kể rằng cô bé đã được sinh ra vừa đúng lúc, chỉ vừa đúng lúc để dẫn đầu. (Vỗ tay) Hãy để tôi hỏi các bạn một câu hỏi. bạn nghĩ cần bao nhiêu năng lượng hạt nhân để san bằng một thành phố cỡ như San Francisco? Bao nhiêu người nghĩ cần một lượng có kích cỡ như chiếc vali này? OK. hay chiếc xe buýt này? Được rồi. Thực ra, ở điều kiện chuẩn, một lượng uranium cỡ ly cà phê latte buổi sáng của bạn cũng đủ để giết chết 100,000 người ngay lập tức. Hàng trăm ngàn người khác sẽ nhiễm những bệnh khủng khiếp và một số nơi ở thành phố sẽ không thể sống được trong nhiều năm hoặc hàng thập kỉ. Nhưng hãy quên ly latte hạt nhân đó đi, vì vũ khí hạt nhân ngày nay mạnh gấp hàng trăm lần so với những gì chúng ta ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Thậm chí một cuộc chiến tranh hạt nhân có hạn với hàng chục vũ khí hạt nhân cũng có thể dẫn đến cái kết của mọi sự sống trên hành tinh. Vì vậy điều thật sự quan trọng là rằng ngay bây giờ chúng ta có hơn 15,000 vũ khí hạt nhân trong tay của chín quốc gia. Và nếu bạn sống trong một thành phố hoặc gần một cơ sở quân sự, một (vũ khí hạt nhân) nào đó có thể được nhắm vào chính bạn. Trong thực tế, nếu bạn sống ở vùng nông thôn nơi cất giữ vũ khí toàn cầu một cái có thể được nhắm vào bạn. Khoảng 1,800 vũ khí đó đang ở vào mức báo động cao, nghĩa là họ có thể phóng trong vòng 15 phút theo lệnh của tổng thống. Tôi biết đó là điều của vấn đề và có thể bạn bị -- gọi là gì ấy nhỉ -- mệt mỏi tâm lý điều mà chúng ta đã nghe nói trước đây. Tôi sẽ đổi chủ đề một lát và tôi sẽ nói về người bạn tưởng tượng của tôi, người mà tôi thích gọi là Jasmine, chỉ trong giây lát thôi. Jasmine, 25 tuổi, là một phần của một thế hệ mà bận bịu cả về chính trị và xã hội hơn bất cứ thế hệ nào chúng ta biết 50 năm qua. Cô ấy và bạn cô ấy nghĩ chính họ là tác nhân thay đổi, người lãnh đạo và nhà hoạt động. Tôi nghĩ họ là Thế hệ đầy khả năng. Họ thường xuyên phản đối về những vấn đề mà họ quan tâm tới, nhưng vũ khí hạt nhân không trong số đó, cũng phải thôi, vì Jasmine sinh vào năm 1991, ngay hồi kết của Chiến tranh Lạnh. Vì vậy cô ấy đã không nghe nhiều về vũ khí hạt nhân. Cô ấy không bao giờ phải cúi xuống và ẩn nấp dưới bàn ở trường học. Với Jasmine, một nơi trú ẩn bụi phóng xạ là một ứng dụng trên kho ứng dụng Android. Vũ khí hạt nhân giúp chiến thắng trò chơi. Và đó thật sự là một điều hổ thẹn, vì ngay bây giờ, chúng ta cần một Thế hệ đầy khả năng giúp chúng ta đưa ra những quyết định quan trọng về vấn đề vũ khí hạt nhân. Ví dụ như, chúng ta liệu sẽ giảm kho vũ khí hạt nhân trên thế giới, hay chúng ta sẽ tiêu hàng tỉ, có thể một nghìn tỉ đô, để hiện đại hóa chúng để chúng tồn tại trong suốt thế kỉ 21, để khi Jasmine bằng tuổi tôi, cô ấy sẽ nói với con cô ấy và có thể thậm chí là cháu cô ấy về mối đe dọa của sự hủy diệt hạt nhân? Nếu bạn có đang để ý tới những mối đe dọa an ninh mạng, hoặc, ví dụ, nếu bạn có đọc về vi rút Stuxnet hay, vì chúa, nếu bạn đã từng có một tài khoản email hoặc Yahoo hoặc một chiếc điện thoại bị hack, bạn có thể tưởng tượng cả một thế giới mới đau thương gây ra bởi sự hiện đại hóa trong thời kì của chiến tranh mạng. Bây giờ, nếu bạn đang quan tâm đến tiền, một nghìn tỉ đô có thể được sử dụng lâu dài để nuôi dưỡng và giáo dục và sử dụng con người, tất cả những thứ đó có thể giảm mối đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Vậy-- (Vỗ tay) Đây thật sự là điều cấp thiết bây giờ, vì vũ khí hạt nhân-- chúng dễ bị tấn công. Chúng tôi có bằng chứng vững chắc rằng bọn khủng bố đang cố nắm trong tay chúng (vũ khí). Chỉ mới mùa xuân trước, khi bốn người về hưu và hai lái xe taxi bị bắt tại nước Cộng hòa Georgia trong khi đang cố bán vật liệu hạt nhân với giá 200 triệu đô, họ chứng minh rằng những vật liệu đó ở chợ đen vẫn tồn lại và bán rất tốt. Và nó thực sự quan trọng, vì đã có hàng tá tai nạn liên quan đến vũ khí hạt nhân, và tôi cá hầu hết chúng ta chưa bao giờ nghe điều gì về chúng. ngay ở đây tại Mĩ, chúng ta đã thả vũ khí hạt nhân hai lần trên hai bang Carolina. Trong một lần, một trong những quả bom đã rơi ra từ một máy bay không quân, nhưng không nổ vì lõi hạt nhân đã được cất giữ ở một nơi nào khác trên máy bay. Trong một lần khác, vũ khí được trang bị khi rơi xuống đất và năm công tắc được thiết kế để giữ cho nó khỏi nổ đã bị hỏng. May thay, cái thứ sáu không hỏng. Nhưng nếu chuyện đó chưa đủ để bạn chú ý tới, thì đã có sự cố Black Brant năm 1995. Khi một kỹ thuật viên radar Nga thấy cái họ cho là một tên lửa hạt nhân của Mĩ đang bay về phía không phận của Nga. Sau đó, hóa ra nó là một tên lửa của Na Uy đang thu thập dữ liệu về ánh sáng phương Bắc. Nhưng tại thời điểm đó, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã đến trong năm phút khởi động một cuộc tấn công hạt nhân toàn diện để trả đũa lại Hoa Kỳ. Vì vậy, hầu hết các quốc gia hạt nhân trên thế giới đã có cam kết loại bỏ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng hãy cân nhắc điều này: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, hiệp ước được sử dụng rộng rãi nhất để kiểm soát vũ khí trong lịch sử với 190 bên ký kết, không đặt ra một ngày nhất định để các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân loại bỏ vũ khí hạt nhân của họ. Bây giờ, khi John F. Kennedy đưa một người lên mặt trăng và quyết định đưa anh ấy trở về, hay quyết định làm cả hai việc đó, ông ấy không nói,"Này, bất cứ khi nào các bạn đạt được nó." Ông ấy đã cho chúng ta một thời hạn. Ông ấy đã cho chúng tôi một thử thách khó có thể tưởng tượng được chỉ một vài năm trước đó. Và với thử thách đó, ông ấy đã tạo cảm hứng cho các nhà khoa học và tiếp thị, phi hành gia và giáo viên trung học. Ông ấy cho chúng tôi một mơ ước. Nhưng cùng với mơ ước đó, ông ấy cũng đã cho chúng tôi -- hầu hết mọi người cũng không biết cái này - ông ấy cố gắng cho chúng tôi một cộng sự trong hình thức đối thủ đáng gờm trong Chiến tranh Lạnh: Liên bang Xô-viết. Bởi một phần của giấc mơ về chương trình Apollo của Kennedy là nó phải là một sự hợp tác, chứ không phải là sự cạnh tranh, với Liên Xô. Và hiển nhiên là, Nikita Khrushchev, nhà lãnh đạo Liên Xô, đồng tình. Nhưng trước khi đạt được sự hợp tác đó, Kennedy bị ám sát, và một phần của giấc mơ đó bị hoãn lại. Nhưng sự hứa hẹn về một sự chung tay đổi mới giữa hai siêu cường hạt nhân này không hoàn toàn bị dập tắt. Bởi vào năm 1991, năm mà Jasmine ra đời và Liên Xô sụp đổ, hai quốc gia này cùng tham gia vào một dự án thực sự đáng kinh ngạc cho đến nay theo đúng nghĩa của từ đó, tức là khi Mĩ gửi tiền cho Nga khi mà họ cần nó nhất, để đảm bảo nguyên liệu hạt nhân nguyên chất và thuê những nhà khoa học hạt nhân thất nghiệp. Họ làm việc cùng với những nhà khoa học Mĩ để chuyển đổi uranium cấp độ vũ khí thành một loại nhiên liệu có thể dùng để sản xuất năng lượng hạt nhân. Họ gọi nó là, "Megatons to Megawatts." Kết quả là sau 20 năm, hai quốc gia của chúng ta có một chương trình tức là cứ một trong 10 bóng đèn ở Mĩ nhất thiết phải được cấp nhiên liệu bởi những đầu đạn trước kia của Liên Xô. Vậy, hai quốc gia đã cùng nhau làm một điều thực sự táo bạo. Nhưng tin tốt là, cộng đồng thế giới có cơ hội để làm điều gì đó táo bạo không kém ngày nay. Để loại bỏ vũ khí hạt nhân và chấm dứt nguồn cung những nguyên liệu cần thiết để sản xuất chúng, vài chuyên gia bảo tôi rằng cần 30 năm. Sẽ cần một sự phục hưng hay đại loại, các loại của sự đổi mới mà, tốt hơn hay tệ hơn, đã củng cố cả Dự án Manhattan, Dự án mà đã dẫn đến sự ra tăng vũ khí hạt nhân, và chương trình Megatons to Megawatts. Cần có những giới hạn thiết kế. Đây là điều căn bản đối với sáng tạo, những thứ như một nền tảng hợp tác quốc tế; một ngày nhất định, đó là một cơ chế bắt buộc; và một giấc mơ tích cực để tạo cảm hứng cho hành động. Nó sẽ đưa chúng ta tới năm 2045. Giờ đây, 2045 hóa ra là kỉ niệm 100 năm ngày ra đời của vũ khí hạt nhân trong sa mạc New Mexico. Nhưng đây cũng là một ngày quan trọng vì một lý do khác. Nó được tiên đoán là thời điểm ra đời của một trạng thái đặc biệt, một giai đoạn mới trong sự phát triển của con người, khi mà ranh giới giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người mờ đi, khi mà thuật toán và ý thức trở nên hầu như không thể phân biệt và công nghệ tiên tiến giúp ta giải quyết được những vấn đề lớn nhất thế kỉ 21: nạn đói, năng lượng, sự nghèo nàn, mở ra một kỉ nguyên của sự giàu có. Và ta đều có thể đi vào vũ trụ trên con đường trở thành một giống loài đa hành tinh. Giờ đây, những người thực sự tin vào giấc mơ này là những người đầu tiên nói họ chưa biết chính xác làm sao chúng ta tới được đó. Nhưng những giá trị ẩn sau giấc mơ của họ và sự sẵn lòng hỏi "Chúng ta sẽ làm thế nào?" đã truyền cảm hứng cho một thế hệ những nhà đổi mới. Họ đang làm việc ngược từ những kết quả họ muốn, sử dụng những phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo của thiết kế hợp tác. Họ đang vượt qua những trở ngại. Họ đang định nghĩa lại thứ chúng ta đều cho là có thể. Nhưng đây là vấn đề: giấc mơ về sự giàu có đó không tương thích với một thế giới vẫn phụ thuộc vào một học thuyết hạt nhân thế kỉ 20 gọi là "sự hủy diệt lẫn nhau được đảm bảo." Điều quan trọng phải là xây dựng nền tảng cho thế kỉ 22. Điều quan trọng phải là những chiến lược cho sự thịnh vượng chắc chắn của các bên hay, ít nhất là, sự tồn tại chắc chắn của các bên. Giờ đây, mỗi ngày, tôi được gặp những người tiên phong trong lĩnh vực đe dọa hạt nhân. Như các bạn có thể thấy, rất nhiều trong số họ là những phụ nữ trẻ, và họ đang những công việc cực kì thú vị, như Mareena Robinson Snowden, cô ấy đang phát triển những cách mới, những cách tốt hơn, để dò đầu đạn hạt nhân, mà sẽ giúp ta vượt qua những rào cản có tính quyết định sự giải giáp quốc tế. Hay Melissa Hanham, người đang sử dụng ảnh vệ tinh để lý giải điều đang xảy quanh những địa điểm hạt nhân xa xôi. Hay chúng ta có Beatrice Fihn ở Châu Âu, người đã vận động để biến vũ khí hạt nhân thành phi pháp trong các tòa án quốc tế, và vừa giành một thắng lợi lớn tại Liên Hợp Quốc tuần trước. (Vỗ tay) Tuy nhiên, tuy nhiên, với cả bài nói trong một nền văn hóa về những công nghệ "trên trời", quá ít thành viên của Thế hệ của khả năng và những người cố vấn cho họ đang nói về vũ khí hạt nhân. Cứ như thể có một điều cấm kị. Nhưng tôi nhớ vài điều Kennedy nói mà đã thực sự gắn bó với tôi, và đó là những điều kiểu như là con người có thể lớn lao như những cách giải quyết mọi vấn đề chúng ta tạo ra. Ông nói rằng không có vấn đề nào về vận mệnh con người, vượt quá tầm tay con người. Tôi tin điều đó. Và tôi cá nhiều người ở đây cũng tin điều đó. Và tôi biết Thế hệ đầy khả năng tin điều đó. Vì vậy đã đến lúc chúng ta cam kết một ngày nhất định. Hãy kết thúc chương vũ khí hạt nhân vào ngày kỉ niệm 100 năm ngày nó ra đời. Sau tất cả, vào năm 2045, chúng ta sẽ có hàng tỉ người là con tin của mối đe dọa hủy diệt hạt nhân. Chắc chắn là, 100 năm sẽ là quá đủ. Chắc chắn là, một thế kỉ của phát triển kinh tế và sự phát triển của chiến lược quân sự sẽ cho chúng ta những cách tốt hơn để giải quyết xung đột toàn cầu. Chắc chắn là, nếu từng có một công nghệ "trên trời" toàn cầu nào đáng để ủng hộ, thì nó đây. Giờ đây, đối mặt với những mối đe dọa thực sự -- ví dụ như những lần thử vũ khí hạt nhân gần đây của Triều Tiên, diễn ra bất chấp những lệnh trừng phạt -- những người biết suy nghĩ phản đối về việc liệu ta có nên giữ lại một số vũ khí hạt nhân để ngăn chặn tấn công không. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Con số kì diệu là gì? Có phải là 1000? Có phải là 100? 10? Và rồi chúng tôi phải hỏi: Ai phải chịu trách nhiệm cho chúng? Tuy vậy, tôi nghĩ ta có thể đồng ý rằng sở hữu 15,000 (vũ khí hạt nhân) đại diện cho một mối đe dọa toàn cầu cho thế hệ của Jasmine hơn là một lời hứa. Vì vậy đã đến lúc chúng ta đưa ra một lời hứa về một thế giới mà chúng ta phá vỡ sự kiểm soát mà vũ khí hạt nhân áp đặt lên trí tưởng tượng của chúng ta; nơi mà ta đầu tư vào những cách giải quyết sáng tạo đến từ việc nỗ lực từ cái tương lai chúng ta muốn có một cách tuyệt vọng, thay vì khó nhọc bước về phía trước từ cái hiện tại mà mang theo tất cả những hình mẫu tinh thần và thành kiến về quá khứ với nó. Đã đến lúc chúng ta viện đến tài nguyên của ta - những nhà lãnh đạo ở mọi lĩnh vực để giải quyết vấn đề này bằng những cách mới, để hỏi: "Chúng ta sẽ làm thế nào?" Chúng ta sẽ làm sao để thực hiện một lời hứa về sự an toàn cao hơn cho thế hệ của Jasmine trong một thế giới hậu vũ khí hạt nhân? Tôi thực sự mong rằng bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Sẽ thế nào, nếu tôi có thể tạo ra cho bạn 1 đứa trẻ được thiết kế sẵn? Chuyện gì nếu như bạn, đang chuẩn bị làm bố mẹ và tôi, một nhà khoa học, quyết định cùng cộng tác với nhau? Nếu ta không thì sao? Nếu ta nghĩ, "Thật là một ý kiến tồi," nhưng nhiều người trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của ta quyết định làm điều đó? Cùng tua thử 15 năm tính từ bây giờ nhé, Cứ thử tưởng tượng, bây giờ đang là năm 2030 khi bạn đã làm cha làm mẹ. Bé Marianne, cô con gái đang ngồi kế bên bạn vào năm 2030, chúng ta gọi bé là 'tự nhiên' vì cô bé không hề có một sự biến đổi gen nào cả. Và vì các bạn quyết định điều đó một cách có ý thức, nhiều người quen của bạn sẽ đánh giá thấp bạn. Họ nghĩ bạn, như một tên Luddite hay một kẻ kị công nghệ. Bạn thân Marianne, bé Jenna, hàng xóm nhà bạn, lại là một câu chuyện khác hẳn. Bé được sinh ra với nhiều sự nâng cấp và chỉnh sửa về gen. Đúng đấy, 'nâng cấp.' Sự nâng cấp này được giới thiệu sử dụng một loại công nghệ chỉnh sửa gen mới được biết tới bởi 1 cái tên khá ngộ nghĩnh, CRISPR, giống thứ gì giòn giòn, nhưng đây là CRISPR. Nhà khoa học mà bố mẹ Jenna thuê để làm điều này với giá vài triệu đô đã đưa CRISPR vào một bảng phôi thai người. Rồi sau đó, họ dùng phép thử gen, và dự đoán rằng, phôi thai bé nhỏ kia, phôi thai bé Jenna sẽ trở thành mẫu tốt nhất trong nhóm. Và giờ đây, Jenna đã trở thành một con người thực sự. Cô bé đang ngồi trên tấm thảm trong phòng khách nhà bạn và cùng chơi với bé Marianne nhà bạn. Hai gia đình đã biết nhau nhiều năm rồi, và đối với bạn, thật quá rõ ràng rằng Jenna thật là 1 cô bé đặc biệt. Cô bé vô cùng thông minh. Nếu bạn tự thú thật thì, cô bé còn thông minh hơn cả bạn. và cô bé chỉ mới có 5 tuổi. Cô bé xinh xắn, cao ráo, năng động, cùng với rất nhiều ưu điểm khác. Và thực tế là, có cả 1 thế hệ mới với những đứa trẻ được chỉnh sửa gen như Jenna. Và cho đến giờ, có vẻ như là các cháu còn khỏe mạnh hơn cả thế hệ cha mẹ của chúng, hơn cả thế hệ của bạn. Và các bé còn tốn ít chi phí y tế hơn. Bọn trẻ còn miễn nhiễm với 1 loạt các loại bệnh, bao gồm cả HIV/AIDS và cả những bệnh về gene khác. Mọi thứ nghe thật tuyệt, nhưng dù gì thì, bạn vẫn sẽ có cảm giác không an tâm cho lắm, cảm giác bồn chồn, rằng có điều gì đó cứ không đúng cho lắm về Jenna. Bạn cũng có cùng cảm giác đó với những đứa trẻ được chỉnh sửa gen khác mà bạn đã gặp. Bạn cũng vừa mới đọc 1 tờ báo lúc đầu tuần nói rằng có 1 nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ được thiết kế sẵn này có thể sẽ có vài vấn đề, như là dần trở nên hung hãn, và mắc chứng ái kỉ. Nhưng ngay lập tức bạn nghĩ đến là những thông tin bạn vừa nghe được từ gia đình của Jenna. Cô bé rất thông minh. nên sắp tới cô bé sẽ đi học tại 1 ngôi trường đặc biệt, một ngôi trường khác với trường con gái bạn, Marianne và điều này có vẻ đang khiến gia đình bạn trở nên bất hòa. Marianne khóc suốt, và tối qua khi bạn đưa cô bé lên giường đi ngủ, Cô bé hỏi rằng "Bố ơi, liệu Jenna có còn làm bạn với con nữa không?" Lúc này, khi tôi kể cho các bạn câu chuyện tưởng tượng vào năm 2030 này, tôi có cảm giác rằng tôi có thể đã làm 1 số người nghĩ rằng đây chỉ là chuyện viễn tưởng. Đúng chứ? Bạn cho rằng bạn đang đọc 1 cuốn sách viễn tưởng. Hoặc có thể, đang nghĩ theo kiểu Halloween. Nhưng thực tế thì điều này hoàn toàn khả thi, chỉ trong vòng 15 năm nữa. Tôi là 1 nhà nghiên cứu tế bào gốc và gene và tôi có thể nhận ra được công nghệ CRISPR mới này và tầm ảnh hưởng của nó. Và có thể chúng ta sẽ gặp hoàn cảnh tương tự trong thực tế, và nó sẽ phụ thuộc nhiều vào điều chúng ta quyết định hôm nay. Nếu như giờ bạn vẫn nghĩ rằng đó chỉ là giả tưởng, thì hãy biết rằng thế giới khoa học đã có 1 cú sốc lớn vào đầu năm nay, và thậm chí phần lớn công chúng còn không biết gì về điều đó. Những nhà nghiên cứu ở Trung Quốc chỉ vài tháng trước đã công bố sự ra đời của phôi thai người được chỉnh sửa gene. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Và họ đã thực hiện điều đó bằng công nghệ CRISPR. Nó hoạt động không được hoàn hảo, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng họ phần nào cũng đã mở hé ra chiếc hộp Pandora. Và tôi cho rằng sẽ có người tiếp tục sử dụng công nghệ này cố tạo ra những đứa trẻ thiết kế sẵn. Giờ thì trước khi tôi tiếp tục, có thể một số sẽ giơ tay và nói "Dừng lại, Paul. Chờ đã." Chẳng phải điều đó là phạm pháp sao? Đâu thể nào cứ thế mà tạo ra 1 đứa trẻ được thiết kế sẵn được." Và thực ra thì, 1 cách nào đó, bạn đúng. Ở vài quốc gia, bạn không được phép làm điều đó. Nhưng ở nhiều quốc gia khác, bao gồm nước của tôi, nước Mỹ, thì thực ra lại không có luật quy định, nên trên lý thuyết thì bạn được phép làm. Và có 1 diễn biến khác cổ vũ điều này vào đầu năm nay, và điều đó xảy ra tại Anh, không xa cách đây cho lắm. Và nước Anh thì luôn được biết tới là đất nước nghiêm ngặt nhất về vấn đề chỉnh sửa gene người. Việc đó từng được coi là phạm pháp nhưng chỉ vài tháng trước, họ đã tạo ra 1 ngoại lệ. Họ ban hành một điều luật mới cho phép tiến hành biến đổi gene người với mục tiêu cao đẹp là ngăn chặn một loại bệnh di truyền hiếm gặp. Nhưng tôi vẫn nghĩ tất cả những điều này gộp lại đã thúc đẩy chúng ta đến việc chấp nhận việc biến đổi mã gene con người. Nãy giờ tôi đã nói về công nghệ CRISPR. Vậy CRISPR thực chất là gì? Nếu các bạn nghĩ tới công nghệ GMO đã khá quen thuộc, Như cà chua hay lúa mạch GMO, những thứ như vậy, thì công nghệ này cũng giống với công nghệ, được dùng để tạo ra những thực phẩm đó, những tốt hơn rất nhiều, rẻ hơn và nhanh hơn nữa. Vậy công nghệ này là gì? Nó giống như con dao Thụy Sĩ đa năng về gene vậy. Ta có thể coi nó như một con dao gấp đa năng rất nhiều dụng cụ bên trong, một trong những dụng cụ đó cũng giống như kính lúp hoặc là GPS của DNA chúng ta, và nó có thể xác định một điểm cụ thể. Dụng cụ tiếp theo giống cái kéo có thể cắt DNA ngay ở điểm đó. Và cuối cùng là một cái bút dùng để viết lại mã gen tại vị trí đó. Chỉ đơn giản vậy thôi. Và công nghệ này, chỉ mới xuất hiện 3 năm về trước, đã làm bùng nổ cả giới khoa học. Nó phát triển rất nhanh, và làm các nhà khoa học cực kỳ phấn khích, Tôi thừa nhận là tôi cũng rất ấn tượng, chúng tôi dùng nó trong phòng lab, mà tôi nghĩ sẽ có người bước một bước xa hơn, tiếp tục nghiên cứu phôi thai biến đổi gene người và có lẽ sẽ tạo ra những đứa trẻ được thiết kế sẵn. Công nghệ này đang rất phổ biến. Nó chỉ mới ra đời ba năm trước. Ngày nay, hàng ngàn phòng thí nghiệm đã nắm trong tay công nghệ này, và đang thực hiện những thí nghiệm rất quan trọng. Hầu hết họ đều không hứng thú với trẻ biến đổi gen Họ nghiên cứu về bệnh tật con người và những mảng khoa học quan trọng khác. Có nhiều nghiên cứu tốt trong việc ứng dụng CRISPR. Và thực tế là chúng ta giờ có thể thực hiện việc biến đổi gene, thứ đã từng mất hàng năm và tốn hàng triệu đô, có thể làm trong vài tuần với giá vài ngàn đô la Mỹ, với nhà khoa học, điều đó rất tuyệt vời, nhưng cùng lúc đó, nó mở ra một cánh cửa dẫn con người đi quá xa. Và tôi nghĩ, với vài người, cái họ nhắm vào không hẳn là khoa học. Đó không phải là thứ dẫn dắt họ. Mà là một hệ tư tưởng hay việc theo đuổi lợi nhuận. Họ sẽ tiến hành thiết kế trẻ em. Vậy tại sao chúng ta nên quan ngại về điều đó? Từ Darwin, chúng ta biết rằng, nếu quay ngược vào 2 thế kỷ trước, quá trình tiến hóa và di truyền học ảnh hưởng rất lớn đến nhân loại, con người chúng ta hiện nay. Và một số nghĩ nó giống như chủ nghĩa Darwin đang ra đời, hay thậm chí có thể là chủ nghĩa ưu sinh nữa. Tưởng tượng xu hướng đó, ảnh hưởng đó, với sức đẩy tên lửa của công nghệ CRISPR, nó sẽ cực kỳ mạnh mẽ và tràn lan mọi nơi. Và thực tế, chúng ta chỉ cần quay ngược lại thế kỷ trước để chứng kiến sức mạnh của thuyết ưu sinh. Ba tôi, Peter Knoepfler, đã sinh ra tại đây, ở Vienna. Ông là người Vienna, ông ra đời ở đây năm 1929. Và khi ông bà tôi sinh cậu bé Peter bé bỏng, thế giới đã rất khác. Đúng không? Đó là một Vienna khác. Một nước Mỹ khác. Một thế giới khác. Chủ nghĩa ưu sinh bành trướng, và ông bà tôi nhận ra, khá nhanh, tôi nghĩ, rằng họ đang ở sai phía trong sự cân bằng ưu sinh này. Nên dù đây là quê hương của họ, toàn bộ họ hàng thân thuộc, và nơi này đã là quê hương của hàng thế hệ trong gia đình, vì chủ nghĩa ưu sinh, họ quyết định họ phải rời bỏ. Và họ sống sót, nhưng đau đớn trong lòng, và tôi không chắc liệu ba tôi có vượt qua được việc rời bỏ Vienna hay không. Ông ấy đi khi mới 8 tuổi vào năm 1938. Nên giờ đây, khi tôi nhìn thấy một kiểu ưu sinh mới, như bong bóng đang sủi bọt trên mặt nước. Người ta cho rằng nó là một kiểu ưu sinh tốt hơn, hiền lành hơn, tích cực hơn, khác hẳn với tất cả những thứ trong quá khứ. Nhưng tôi nghĩ cho dù nó có tập trung vào việc cố cải thiện con người, thì nó cũng để lại những hậu quả tiêu cực. Và tôi thật sự lo lắng rằng một số người ủng hộ chủ nghĩa ưu sinh mới này, họ nghĩ CRISPR sẽ là một tấm vé để biến điều đó thành hiện thực. Tôi phải thực nhận, bạn biết đấy, chủ nghĩa ưu sinh, chúng ta bàn về việc làm cho con người tốt hơn. Đó là một câu hỏi hóc búa. Thế nào là tốt hơn khi ta nói đến một con người? Tôi thừa nhận rằng, tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta có thể đồng ý rằng, loài người, có thể cải thiện chút ít. Nhìn vào các nhà chính trị gia của chúng ta, ở đây, bạn biết đấy, quay trở lại Mỹ -- Chúa ngăn cấm chúng ta đến đó ngay lúc này. Thậm chí nếu bạn nhìn vào gương, và nghĩ bạn có thể tốt hơn bằng nhiều cách. Tôi thật lòng ước rằng tôi sẽ có nhiều tóc hơn, thay vì hói thế này. Một số nghĩ họ ước được cao hơn, cân nặng khác đi, khuôn mặt khác đi. Nếu chúng ta có khả năng thực hiện được những điều đó, hay thực hiện nó trên con cái của mình, đó sẽ là thứ rất có sức cám dỗ. Tuy nhiên sẽ có những rủi ro đi cùng. Tôi có nói về chủ nghĩa ưu sinh, nhưng sẽ có những rủi ro mang tính cá nhân nữa. Nếu chúng ta quên đi chuyện nâng cấp con người và chỉ cố gắng để giúp họ mạnh khỏe hơn bằng cách biến đổi gene, công nghệ mới mẻ và đầy quyền lực này có thể lại vô tình khiến họ tồi tệ đi. Điều này rất dễ xảy ra. Và có một rủi ro khác nữa, tất cả các nghiên cứu quan trọng về biến đổi gene hợp pháp chỉ được tiến hành trong lab, và không quan tâm đến việc thiết kể trẻ em -- một số người theo con đường thiết kế trẻ em, mọi thứ trở nên tồi tệ, toàn bộ lĩnh vực có thể bị phá hủy. Tôi cũng nghĩ có vẻ như các chính phủ cũng đang bắt đầu quan tâm đến việc biến đổi gene. Ví dụ, bé Jenna tưởng tượng của chúng ta, khỏe mạnh hơn, nếu có một thế hệ mà họ có vẻ như ít tốn chi phí y tế hơn, rất có thể chính phủ sẽ bắt tay vào việc thúc đẩy dân chúng theo con đường biến đổi gene (GM). Nhìn vào chính sách 'một con' của Trung Quốc. Nó được cho rằng đã ngăn chặn việc 400 triệu người nữa được sinh ra. Vì thế rất có thể việc biến đổi gene sẽ được các chính phủ thúc đẩy. Và nếu các trẻ em được thiết kế trở nên phổ biến, trong thời đại kỹ thuật số của ta video lan truyền, truyền thông xã hội -- sẽ thế nào nếu những trẻ ấy được cho là thời thượng, chúng kiểu như sẽ trở nên hợp thời, những Kardashian mới đại loại thế? (Cười) Liệu chúng ta có thể kiểm soát được những xu hướng như thế? Tôi không cố thuyết phục là chúng ta có thể. Nên lần nữa, hôm nay là Halloween và khi chúng ta nói đến việc biến đổi gene, có một nhân vật Halloween được nói đến và gợi cảm xúc hơn bất kỳ điều gì khác, đó là Frankenstein. Hầu hết đó là các loại thực phẩm biến đổi gene (Frankenfoods) hay kiểu như thế. Nhưng nếu giờ ta nghĩ đến điều này và nghĩ về nó trong bối cảnh của nhân loại một ngày như Halloween, nếu các bậc cha mẹ có thể hóa trang gene cho con, chúng ta sẽ nói đến, kiểu như, trường hợp thế hệ Frankenstein 2.0? Tôi không nghĩ thế. Tôi không nghĩ đến mức đó. Nhưng khi chúng ta có thể 'hack' mã con người, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đặt cược vào điều sẽ diễn ra sau đó. Nó sẽ vẫn còn nguy hiểm. Ta có thể nhìn vào quá khứ yếu tố khác khoa học biến đổi (transformative science) và thấy chúng cơ bản là không thể kiểm soát và lan tràn khắp xã hội thế nào. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ, đó là thụ tinh ống nghiệm. Đúng gần 40 năm trước, đứa bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên, Louise Brown, ra đời, đó là sự kiện tuyệt vời, và tôi nghĩ từ đó đến nay khoảng năm triệu trẻ thụ tinh ống nghiệm đã được sinh ra, đem lại niềm hạnh phúc vô biên. Nhiều cha mẹ giờ có thể yêu thương những đứa trẻ đó. Nhưng bạn nghĩ đi, trong bốn thập niên, việc 5 triệu đứa trẻ được sinh ra bằng công nghệ mới là một việc đáng chú ý. Và điều tương tự có thể sẽ xảy ra với việc biến đổi gene trên người và thiết kế trẻ em. Thế nên phụ thuộc vào quyết định của chúng ta vài tháng tới, vài hay nhiều năm tới, nếu đứa trẻ được thiết kế đầu tiên được sinh ra, trong vòng vài thập kỷ, có thể sẽ có hàng triệu người biến đổi gene. Có một khác biệt ở đây nữa, bởi nếu chúng ta, các bạn thính giả, hay tôi nếu chúng ta quyết định sinh một đứa bé được thiết kế gene, thì con cái của chúng cũng bị biến đổi gene, và tiếp tục như thế, bởi chúng được di truyền. Một điểm khác biệt rất lớn. Thế nên, khi suy nghĩ đến tất cả chúng, chúng ta nên làm gì? Có một buổi họp sẽ được tổ chức một tháng nữa kể từ ngày mai tại Washington, D.C. bởi Viện khoa học quốc gia Mỹ để trả lời cho câu hỏi này. Đâu là con đường đúng đắn đối với việc biến đổi gene người? Tôi tin rằng đây là lúc chúng ta cần một sự hoãn lại. Chúng ta phải cấm điều này. Chúng ta không nên cho phép tiến hành tạo ra thế hệ người biến đổi gene, bởi vì nó quá nguy hiểm và khó lường. Bởi có rất nhiều người -- (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy để tôi nói, là một nhà khoa học, khá là đáng sợ khi nói điều này trước công chúng, bởi vì khoa học nói chung không thích việc tự kiểm soát hay những thứ tương tự. Tôi nghĩ chúng ta cần phải tạm ngưng lại, nhưng có nhiều người không chỉ bất đồng ý kiến với tôi, mà thấy hoàn toàn ngược lại. Họ giống như, nhấn số tăng tốc hết cỡ, hãy thiết kế trẻ em đi. Nên trong cuộc họp vào tháng 12 và những cuộc họp khác có vẻ sẽ được tổ chức trong những tháng tới, rất có thể sẽ không có lệnh hoãn nào. Tôi nghĩ một phần vấn đề chúng ta đang gặp phải là tất cả xu hướng này, cuộc cách mạng trong việc biến đổi gene trên người này, công chúng không hề biết về nó. Không có ai nói rằng, nhìn nè, đây là một vấn đề lớn ấy, đây là một cuộc cách mạng, và nó có thể ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Nên một phần mục tiêu của tôi là thay đổi điều đó, để giáo dục, để thu hút cộng đồng và để các bạn bàn luận về việc này. Thế nên tôi hy vọng những cuộc họp này sẽ có chỗ cho công chúng, để họ lên tiếng. Nếu chúng ta quay lại năm 2030 thêm lần nữa, câu chuyện tưởng tượng đó và phụ thuộc vào quyết định của chúng ta, một lần nữa, hôm nay chúng ta không có nhiều thời gian -- trong vài tháng tới, năm tới, hay tới nữa, bởi vì công nghệ này đang lan ra như cháy rừng. Hãy giả như chúng ta trở lại hiện thực đó. Chúng ta đang đứng trong công viên, con cái chúng ta đang đong đưa trên những chiếc xích đu. Đó là đứa trẻ bình thường, hay chúng ta đã quyết định sinh một đứa trẻ được biến đổi? Giả rằng chúng ta đi trên con đường truyền thống, và đó là đứa con của ta đang xoay trên xích đu, thẳng thắn mà nói, chúng thật là một mớ hỗn độn. Tóc của chúng cũng sẽ tràn lan giống như tôi Chúng sẽ có một cái mũi hay bị nghẹt. Chúng không phải HS giỏi nhất thế giới. Chúng thật đáng yêu, bạn yêu chúng, nhưng bên chiếc xích đu kế chúng, bạn thân của chúng là một đứa trẻ GM, và khi hai đứa nhỏ cùng đung đưa như thế, bạn không khỏi so sánh chúng, đúng không? Và đứa trẻ GM đang đu cao hơn, chúng nhìn xinh hơn, học giỏi hơn, chúng không phải hay quẹt mũi vì bị nghẹt. Bạn sẽ cảm thấy thế nào và lần tới bạn sẽ quyết định ra sao? Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn bạn nhìn quanh phòng một phút cố tìm ra kẻ hoang tưởng nhất nơi đây. (cười) Và sau đó hãy chỉ vào người đó. (cười) Ok, đừng làm thật đấy. (Cười) Là nhà tâm lý học tổ chức, tôi dành thời gian tại các công sở, tìm hiểu chứng Paranoia ở mọi nơi. Chứng bệnh do những người thích nhận tạo ra. Người luôn mang nặng lợi ích cá nhân. Đó tất cả những gì bạn làm cho tôi à. Ngược lại là người cho đi. là những người tương tác bằng cách hỏi, Tôi có thể làm gì cho bạn? Đây là một cơ hội để các bạn nghĩ về phong cách của mình. Chúng ta đều có lúc cho và nhận. Cách bạn đổi xử với mọi người trong đa số thời gian, sẽ nói lên bạn là ai Tôi có bài kiểm tra nhỏ giúp bạn tìm ra mình thuộc tuýt nào là cho hay nhận, bạn có thể thử bây giờ. Bài kiểm tra mức độ tự luyến Bước 1: dành ít thời gian để nghĩ về bản thân. (Cười) Bước 2: Nếu chuyển ngay đến bước 2 thì bạn không phải kẻ quá yêu bản thân rồi. (Cười) Điều duy nhất tôi nói ngày hôm nay mà không có số liệu nào nhưng tôi tin rằng bạn càng cười càng lâu với đoạn tranh này thì khả năng bạn là người nhận khá cao đấy. (Cười) Dĩ nhiên, không phải mọi người thích nhận đều tự luyến. Một số thường là những người nhận bị chịu khổ quá nhiều. và cũng có một kiểu khác người thích nhận khác mà ta không nói tới hôm nay, chứng RLNC chống đối xã hội. (Cười) Tôi từng tò mò rằng có bao nhiêu thái cực phổ biến và khảo sát trên 30000 người trong nhiều ngành của các nền văn hóa thế giới. Tôi thấy đa số mọi người đều ở ngay mức giữa cho và nhận. Họ chọn phong cách thứ ba nhóm dung hòa. Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn thường cố gắng cân bằng giữa việc cho và nhận: Có cho có nhận---Tôi sẽ giúp bạn nếu bạn làm điều gì đó cho tôi. Có vẻ đây là cách an toàn để sống. Nhưng nó có phải là cách có hữu ích và hiệu quả nhất? Câu trả lời cho câu hỏi này là Dứt khoát là... có lẽ. (Cười) Tôi nghiên cứu trên hàng chục tổ chức, hàng ngàn người. Tôi cho cả kỹ sư đo lường năng suất của họ đấy nhé. (Cười) Tôi quan sát nhóm sinh viên y khoa thậm chí doanh thu của những người bán hàng. (Cười) Và bất ngờ thay, người biểu hiện tồi tệ nhất trong số các nghề là người cho đi. Các kỹ sư hoàn thành việc ít nhất là những người giúp đỡ nhiều hơn những gì họ nhận. Họ quá bận làm công việc của người khác, nghĩa là họ đã dùng hết thời gian, công sức giành để hoàn thành công việc của họ. Trong trường y, những sinh viên kém nhất là những ai hưởng ứng mạnh mẽ nhất với khẩu hiệu: "Tôi thích giúp đỡ mọi người" Nó cho thấy những bác sĩ mà bạn tin tưởng là những người đến trường y mà không mong giúp đỡ ai cả. (Cười) Những người bán hàng có doanh thu thấp nhất thuộc vào những người hào phóng nhất. tôi tìm đến một trong số họ, người có mức điểm cho đi rất cao và đặt câu hỏi "Sao bạn cứ như hút vào công việc của mình thế?" tôi không hỏi theo kiểu đó đâu (Cười) Giá của sự hào phóng trong bán hàng là gì? Anh ấy trả lời: tôi chỉ dành sự quan tâm sâu sắc tới khách hàng thôi và tôi không bao giờ bán những sản phẩm dở tệ. (Cười) Vì thế chỉ vì tò mò. bao nhiêu trong các bạn tự nhận là người thích cho, nhận hay là dung hòa? Hãy giơ tay lên. Ồ, nhiều người hơn trước khi ta nói về vấn đề này. Nhưng trên thực tế, có một sự thay đổi ở đây, dù người thích cho thường hy sinh bản thân họ nhiều hơn nhưng họ biết cách giúp cho tổ chức của họ tốt hơn. Chúng ta có hàng tá bằng chứng cho điều này rất nhiều nghiên cứu tần suất hành động cho đi tồn tại trong một nhóm hoặc tổ chức nơi có càng nhiều người thích giúp đỡ, chia sẻ và tư vấn thì tổ chức càng tiến bộ hơn thông qua các số liệu thu thập được: lợi nhuận, sự hài lòng từ khách hàng có nhiều nhân viên trung thành hơn-- thậm chí chi phí điều hành thấp hơn. Nên người thích cho dùng phần lớn thời gian giúp đỡ người khác cải thiện đội nhóm của họ không may sau đó họ lại gặp nhiều khó khăn. Tôi muốn nói về những gì cần để xây dựng nền văn hóa nơi những người cho đi thành công. Tôi tự hỏi, nếu người thích cho có kết quả tệ nhất, vậy ai là người có kết quả tốt nhất? Tin tốt là không phải là những người thích nhận. Những người này có xu hướng vươn lên nhanh nhưng thất bại cũng nhanh. và thua dưới tay của nhóm dung hòa. bạn là tuýt dung hòa bạn tin thế giới là "ăn miếng trả miếng". bạn gặp người thích nhận, bạn biết nghĩa vụ của bạn là thay địa ngục trừng phạt những người này. (Cười) đó là cách công lý thực thi. Đa số mọi người là người dung hòa. và nếu bạn chỉ thích nhận, cuối cùng bạn cũng phải trả giá; gieo nhân nào thì gặt quả nấy. và kết luận hợp lý là: người có kết quả tốt nhất là nhóm dung hòa. Nhưng không phải họ. Trong mỗi công việc, tổ chức mà tôi nghiên cứu, kết quả lần nữa thuộc về những người thích cho. Hãy nhìn dữ liệu tôi thu thập từ 100 nhân viên bán hàng, về doanh thu của họ. Bạn thấy đấy người thích cho đạt cả 2 thái cực. Họ nằm trong đa số người có doanh thu thấp nhất nhưng cũng có cả cao nhất. Điều này cũng tương tự với năng suất của các kỹ sư và sinh viên y khoa. Người thích cho thuộc nhóm thấp và cao nhất tại mỗi số liệu thành công mà tôi có thể theo dõi. Câu hỏi đặt ra: Làm sao tạo ra một thế giới có mà nhiều người cho có cơ hội phát triển? Tôi nói về việc làm thế nào tạo ra nó, không chỉ trong các doanh nghiệp mà cả ở trường học, tổ chức phi lợi nhuận thậm chí chính phủ. Bạn đã sắn sàng chưa? ( Nâng ly) Dù gì tôi cũng sẽ làm điều đó nhưng tôi đánh giá cao sự nhiệt tình. (Cười) Điều thực sự quan trọng đầu tiên: là bạn phải biết người cho là những người đáng quý nhất nhưng nếu họ không cẩn thận họ sẽ kiệt sức. vì thế hãy bảo vệ họ. Tôi đã học một bài học lớn từ mạng lưới tốt nhất của Fortune. Nhìn vào anh chàng chứ không phải con mèo nhé. (Cười) Tên anh ấy là Adam Rifkin. Một doanh nhân với nhiều chuỗi thành công dành lượng thời gian khổng lồ để giúp đỡ mọi người. Bí kíp anh có là 5 phút giúp đỡ. Bạn không cần phải trở thành Thánh mẫu Teresa hay Gandhi khi là một người cho. Chỉ cần những đóng góp nhỏ vào giá trị lớn đến cuộc sống người khác. Đơn giản như một lời giới thiệu giữa hai người mà họ có thể hỗ trợ lẫn nhau khi quen nhau. Bạn có thể chia sẻ kiến thức hay một chút phản hồi. Hay thậm chí đơn giản chỉ cần nói: Bạn biết không Tôi sẽ cố thử và tìm ra Nếu tôi có thể nhận ra những ai làm việc thầm lặng. thì năm phút giúp đỡ thực sự có ý nghĩa để giúp người cho tạo ranh giới và tự bảo vệ họ. Vấn đề thứ hai nếu bạn muốn xây dựng nền văn hóa nơi người cho thành công, thì ở đó thì viêc tìm kiếm sự giúp đỡ phải là tiêu chuẩn nơi mọi người nhờ vả nhiều. Nơi này có thể gần nhà của các bạn đấy. (Chẳng lẽ bạn luôn là người cho trong các mối quan hệ?) (Cười) Bạn sẽ thấy với người cho thành công là khi họ nhận ra thật tuyệt khi là người nhận. Nếu bạn điều hành một tổ chức thì dễ làm được điếu đó hơn nhiều. tạo điều kiện mọi người tìm sự giúp đỡ dễ dàng hơn. Tôi và vài đồng nghiệp cùng nghiên cứu tại vài bệnh viện. Và thấy rằng ở một số tầng, các y tá nhờ vả rất nhiều, các tầng khác lại rất ít. Điểm nổi bật ở các tầng có nhiều sự hỗ trợ chính là nơi đó sự giúp đỡ là tiêu chuẩn, nơi có một điều dưỡng chỉ làm duy nhất một việc là giúp đỡ các điều dưỡng khác trong khoa. Khi đã có vị trí đó, họ nói rằng; " không cần phải xấu hổ khi nhờ vả-- nó đáng được khuyến khích". Cần được giúp đỡ không chỉ bảo vệ sự thành công, và danh tiếng của người cho. Nó còn khiến nhiều người cư xử như người cho vì số liệu nói rằng khoảng 75-90% sự giúp đỡ ở các tổ chức bắt đầu từ lời đề nghị. Nhiều người không muốn nhờ vả vì không muốn là kẻ thiếu năng lực, họ không biết bắt đầu ở đâu, không muốn làm gánh nặng. Nếu không ai yêu cầu giúp đỡ, sẽ có nhiều người cho trong tổ chức thất vọng những ai thích bước lên và đóng góp, nếu họ chỉ biết ai được lợi và bằng cách nào. Nhưng theo tôi điều quan trọng nhất, khi tạo ra nền văn hóa để người cho thành công, là suy tính xem bạn sẽ chọn ai vào đội của bạn. Bạn muốn một nền văn hóa của sự hào phóng tôi nghĩ nên mời thật nhiều người cho. nhưng hóa ra không phải người nhận tác động tiêu cực lên nền văn hóa thường giúp tăng gấp 2-3 lần tác động tích cực của người cho. Hãy nghĩ về điều này: một quả táo hư làm hỏng cả thùng táo, nhưng một quả trứng tốt không làm nên một chục trứng tốt Tôi không biết nó nghĩa là gì-- (Cười) nhưng tôi mong bạn có thể. hãy để những người nhận vào đội của bạn và rồi những người cho sẽ ngừng giúp đỡ. họ sẽ nói: tôi bị một đàn rắn và cả mập vây quanh. sao tôi phải đóng góp? Trong khi nếu một người cho vào, sẽ không có sự bùng nổ của hào phóng. Mọi người sẽ đều nghĩ "Tuyệt, anh ấy làm được hết công việc của ta" Nên để thuê, lọc và xây dựng đội ngũ hiệu quả không phải là chọn người cho mà là loại người nhận. Nếu không làm tốt sẽ có lỗi với người cho và người trung gian. Người cho luôn hào phóng khi họ không lo lắng về hậu quả. Và vẻ đẹp của người dung hòa là tuân theo tiêu chuẩn. Vậy làm sao tìm ra người nhận khi chưa quá muộn? Chúng ta rất tệ trong việc tìm ra người nhận, đặc biệt là từ ấn tượng ban đầu. Có một loại tính cách thường đánh lạc hướng chúng ta. Ta thường gọi là Dễ chịu, một thước đo tính cách qua các nền văn hóa. Người dễ chịu thân thiện, ấm áp tốt bụng và lịch sự. Bạn sẽ tìm thấy ở người Canada-- (Cười) Có một cuộc thi quốc gia tìm ra khẩu hiệu của người Canada và điền vào chỗ trống "Người Canada như..." tôi nghĩ người thắng sẽ điền là "si-rô Cây phong" hoặc "khúc côn cầu". Khẩu hiệu người Canada chọn là: Tôi không đùa đâu nhé-- Thuận theo hoàn cảnh như người Canada. (Cười) Bây giờ, dành cho các bạn những ai khá dễ chịu hoặc có hơi " Canada" một chút bạn đã có nó ngay rồi. Sao để nói tôi là bất kỳ điều gì khi mà đang cố thích nghi việc làm hài lòng mọi người? Người khó chịu ít khi làm thế. Họ thiên về chỉ trích, hoài nghi thách thức, còn hơn cả những người học luật. (Cười) Không phải chuyện đùa đâu. (Cười) Nên tôi luôn giả định người dễ chịu là người cho, người khó chịu là kẻ thích nhận. Nhưng khi thu thập dữ liệu, thật sửng sốt khi không có liên quan giữa các đặc điểm, vì thực ra dễ chịu và không dễ chịu là ngụy trang bên ngoài. Làm sao để hài lòng khi tương tác? Trong khi cho-nhận xuất phát từ bên trong: Giá trị của bạn là gì? Ý định với người khác là gì Muốn đánh giá chính xác một người, hãy chọn lúc các chuyên gia trong này đang chờ để vẽ từng cặp một. (Cười) Rất dễ nhận ra người dễ chịu: bởi họ luôn nói có. Kẻ thích nhận khó chịu cũng dễ tìm ra dù cho ta phải gọi họ bằng cái tên khác. (Cười) Chúng ta quên mất hai sự kết hợp khác. Có những người khó chịu thích cho trong nhóm. Bên ngoài họ cục cằn và khó khăn nhưng bên trong họ đặt lợi ích người khác trong tim. Như các kỹ sư hay nói: Người khó chịu thích cho-- có giao diện xấu nhưng hệ điều hành tuyệt vời. (Cười) Chỉ khi họ giúp bạn. (Cười) Người khó chịu-cho được đánh giá thấp nhất vì các phản hồi của họ là chỉ trích chẳng ai muốn nghe nhưng ai cũng cần nghe. Ta cần có một công việc để đánh giá đúng họ như ngừng viết những thứ này càng sớm và nói "này, con nhím kia, hẳn là kẻ thích nhận ích kỷ". Loại thứ hai là một sai lầm nếu quên mất nó-- Người nhận-dễ chịu hay kẻ lừa đảo. Người này"miệng nam mô, bụng bồ dao găm". (Cười) Cách yêu thích để tôi nhận ra họ khi phỏng vấn là hỏi một câu hỏi, Có thể cho tôi biết tên bốn người ảnh hưởng cơ bản lên sự nghiệp của bạn? Người cho sẽ đưa ra 4 cái tên, mà tất cả đều có ảnh hưởng hơn họ. vì họ rất giỏi hôn rồi đá ai đó xuống. Người cho lại đưa ra cái tên ít ảnh hưởng hơn, không có nhiều quyền lực, không có ích lợi với họ. và hãy đối mặt với nó, học cách đoán tính cách bằng việc xem họ đối xử với phục vụ nhà hàng hay tài xế Uber. Nếu ta làm tốt, nếu có thể loại kẻ nhận khỏi tổ chức, khiến cho việc nhờ vả an toàn, bảo vệ những người nhận và làm tốt nó để họ theo đuổi lý tưởng của họ cũng như cố gắng giúp đỡ người khác, ta thực sự sẽ thay đổi định nghĩa của thành công. thay vì là chiến thắng các cuộc thi, con người chỉ thành công khi đóng góp thật sự. Tôi tin con đường thành công ý nghĩa nhất là giúp những người khác thành công. Nếu ta có thể truyền niềm tin rằng ta có thể đảo ngược chứng hoang tưởng thành cái tên. gọi là "Pronoia". Pronoia là niềm tin ảo tưởng rằng người khác đang âm mưu làm bạn hạnh phúc. (Cười) Họ sẽ ở sau lưng bạn và nói những điều tuyệt vời về bạn. Điều tuyệt vời của nền văn hóa của người cho không phải hư ảo-- mà là sự thật. Tôi muốn sống ở nơi có những người cho thành công và tôi mong các bạn sẽ giúp tôi cùng nhau tạo ra thế giới đó. Cảm ơn rất nhiều! (Vỗ tay) Lớn lên ở Kenya, tôi biết mình luôn muốn học ngành hóa sinh. Tôi đã thấy sự ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, nên tôi muốn tạo ra thuốc để trị bệnh. Vì vậy tôi đã làm việc rất chăm chỉ đạt học bổng ở Mỹ, nơi tôi trở thành một nhà nghiên cứu ung thư. Và tôi đã yêu công việc ấy. Với những người muốn chữa bệnh, thì không có lời kêu gọi nào cao hơn. 10 năm sau, tôi trở lại Kenya chỉ để làm điều ấy Một nghiên cứu sinh tiến sĩ với đầu óc tươi mới sẵn sàng để chiến đấu với những căn bệnh đáng sợ đến mức ở Kenya, chúng được coi như án tử hình. Nhưng thay vì làm việc ở một công ty dược, hay một bệnh viện, tôi thấy mình bị thu hút bởi một kiểu phòng thí nghiệm khác làm việc với một kiểu bệnh nhân khác-- một bệnh nhân mà bệnh tình rất nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng tới mỗi cá nhân ở nước tôi một bệnh nhân cần phải khỏe lại nhanh chóng Bệnh nhân đó là chính phủ của tôi. Thấy không, nhiều người sẽ đồng ý rằng hiện nay có nhiều chính phủ không khỏe mạnh Và Kenya đã không phải là ngoại lệ, Khi tôi trở về Kenya vào 2014 có 17% thanh niên thất nghiệp. Ở Nairobi, khu vực thương nghiệp trọng điểm chỉ đứng thứ 177 về chất lượng sống Thật tệ! Giờ, một nền kinh tế chỉ khỏe mạnh khi những thành phần của nó cũng thế. Vậy nên khi chính phủ-- một trong những thành phần quan trọng nhất-- yếu ớt hoặc không khỏe mạnh, thì mọi người và mọi việc đều chịu tổn hại. Đôi khi bạn sẽ dùng băng cứu thương để cố gắng tạm thời ngừng cơn đau. Có lẽ ai đó ở đây đã từng tham gia ở một tổ chức cứu trợ cho một quốc gia Châu Phi xây trường học, bệnh viện, đào giếng-- vì những chính phủ ở đây hoặc không làm hoặc không thể cung cấp những dịch vụ này cho công dân của mình. Chúng ta đều biết đó chỉ là giải pháp tạm thời. Có những điều mà những miếng băng không thể chữa được, như cung cấp một môi trường an toàn cho các doanh nghiệp để họ sẽ có cơ hội bình đẳng trong việc khởi đầu và vận hành thành công. Hoặc những hệ thống sẽ bảo vệ tài sản mà họ tạo ra. Tôi sẽ tranh cãi rằng chỉ có chính phủ mới có thể tạo ra những điều kiện cần thiết ấy để nền kinh tế vận hành. Những nền kinh tế vận hành khi doanh nghiệp có thể nhanh chóng và dễ dàng mở được cửa hàng Các chủ doanh nghiệp tạo ra nguồn thu mới cho chính họ, nhiều công việc mới được thêm vào nền kinh tế và nhiều tiền thuế sẽ được trả cho các dự án cộng đồng. Doanh nghiệp mới tốt cho tất cả mọi người. Nó là một thước đó quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Thế giới có một bảng xếp hạng gọi là "Xếp hạng thuận lợi kinh doanh" để đo độ khó dễ khi khởi nghiệp ở bất cứ nước nào. Và như bạn có thể tưởng tượng, khởi đầu hay vận hành một doanh nghiệp ở một đất nước với một nhà nước ốm yếu, là gần như bất khả thi. Tổng thống Kenya đã biết điều này, đó là lý do tại sao vào năm 2014, ông đã đến phòng thí nghiệm của chúng tôi đề đề nghị hợp tác nhằm giúp Kenya thúc đẩy khởi nghiệp Ông đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng ông ấy muốn Kenya đạt hạng 50 trong bảng xếp hạng này. Khi ông ấy đến vào năm 2014 Kenya chỉ ở mức 136 trên 189. Chúng tôi đã có một công việc khó khăn. May mắn thay, ông ấy đã tới đúng nơi. Chúng tôi không chỉ là một tổ chức cứu trợ Chúng tôi là một nhóm các nhà khoa học máy tính, nhà toán học, kỹ sư và một nhà nghiên cứu ung thư, những người hiểu rõ rằng để chữa bệnh cho một hệ thống lớn như một chính phủ, chúng tôi cần xét nghiệm tổng thể. Và chúng tôi cần đi sâu vào từng bộ phận tới từng mô, tới từng tế bào để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Vậy là với mệnh lệnh từ chính Tổng thống, chúng tôi bắt đầu bằng phương pháp khoa học cơ bản nhất thu thập dữ liệu -- mọi dữ liệu chúng tôi có thể chạm tới -- tạo ra các giả thiết, tạo ra các giải pháp, hết cái này đến cái khác. Vậy là chúng tôi đã gặp hàng trăm nhân viên nhà nước từ nhân viên thu thuế, nhân viên địa chính, cơ quan hành chính những cơ quan chịu trách nhiệm cho việc đăng ký doanh nghiệp Với mỗi nơi, chúng tôi quan sát họ phục vụ khách hàng, chúng tôi lưu trữ các quy trình của họ-- phần lớn là các chỉ dẫn Chúng tôi cũng kiểm tra rất nhiều những giấy tờ trước kia của họ để cố gắng và thực sự hiểu. để cố gắng chẩn đoán xem sự suy giảm chức năng nào đã xảy ra để dẫn đến vị trí thứ 136 kia trên bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Chúng tôi đã tìm thấy gì? Ở Kenya, mất 72 ngày để chủ doanh nghiệp đăng ký tài sản cá nhân, trong khi ở New Zealand chỉ mất 1 ngày là đất nước thứ 2 trong bảng xếp hạng. Mất đến 158 ngày để lắp mạng điện Ở Hàn Quốc, chỉ mất 18 ngày. Và nếu bạn muốn có giấy phép xây dựng, để bạn có thể xây một tòa nha, ở Kenya, bạn sẽ mất 125 ngày Ở Singapore, nơi xếp thứ nhất, bạn chỉ mất 26 ngày. Chúa thương xót, nếu bạn phải ra tòa án để được trợ giúp giải quyết tranh chấp khi thi hành hợp đồng Vì chỉ mỗi quá trình ấy thôi cũng làm bạn mất tới 465 ngày. Nếu như thế vẫn chưa đủ tệ, bạn sẽ mất 40% trong đơn tố tụng vào tiền phí, phí hợp pháp, phí cưỡng chế, phí tòa án. Giờ, tôi biết bạn đang nghĩ gì, sự kém hiệu quả như vậy tồn tại ở một nước Châu Phi hẳn là do tham nhũng. Những tế bào thực hiện công việc hẳn phải tham nhũng tới tận xương. Thực ra, tôi cũng đã nghĩ như vậy khi bắt đầu, Tôi nghĩ mình sẽ tìm thấy rất nhiều vụ tham nhũng Tôi sẽ phải chết hoặc bị ám sát trong quá trình Nhưng khi đào sâu hơn, chúng tôi đã không tìm thấy tham nhũng như kịch bản thông thường những tên găng tơ gian xảo ấn núp trong bóng tối. chờ đợi để bôi trơn bàn tay của bạn bè chúng. Thứ chúng tôi tìm ra là một cảm giác bất lực đáng kinh ngạc, Chính phủ của chúng tôi đã bị ốm vì những nhân viên chính phủ cảm thấy bất lực, Họ cảm thấy mình không có năng lực để vận hành sự thay đổi Và khi con người cảm thấy bế tắc và bất lực họ ngừng việc nhìn thấy vai trò của mình trong một hệ thống lớn hơn Họ bắt đầu nghĩ công việc của mình không có ý nghĩa gì với sự thay đổi Và khi điều đó xảy ra mọi thứ chậm lại xuất hiện những vết nứt và sự kém hiệu quả sinh sôi. Giờ hãy tưởng tượng cùng tôi, nếu bạn có một quá trình phải trải qua không có cách nào khác mà quá trình này lại kém hiệu quả và phức tạp và rất, rất chậm. Bạn sẽ làm gì? Tôi nghĩ bạn có thể thử tìm ai đó để thuê họ làm việc đó cho bạn. Nếu nó không hiệu quả, có lẽ bạn sẽ suy nghĩ đến việc trả ai đó tiền để họ "không chính thức" làm việc trên danh nghĩa của bạn -- đặc biệt là khi bạn nghĩ sẽ không ai sẽ bắt bạn. Không phải vì ý đồ sai trái hay lòng tham, mà chỉ đảm bảo là bạn hoàn thành công việc để có thể làm việc khác. Không may là, đó là sự khởi đầu của tham nhũng. Nếu ta để cho nó vận hành và phát triển thì nó sẽ len lỏi vào toàn bộ hệ thống, và trước khi bạn nhận ra thì cả cơ thể đã lâm bệnh. Hiểu được điều này, chúng tôi phải bắt đầu bằng cách đảm bảo mỗi cá nhân liên quan mà chúng tôi cùng làm việc phải cùng có chung một tầm nhìn cho những gì chúng tôi muốn làm Vì vậy chúng tôi đã gặp mọi người, từ người nhân viên mà nhiệm vụ chính chỉ là tháo kẹp giấy từ các chồng đơn đăng ký, cho tới người soạn thảo văn kiện pháp lý cho văn phòng luật chính phủ cho tới những nhân viên phục vụ các chủ doanh nghiệp kho họ tới để kết nổi với dịch vụ nhà nước. Với họ, chúng tôi đã đảm bảo rằng họ đã hiểu những công việc thường nhật của họ đang tác động tới khả năng của đất nước trong việc tạo ra việc làm mới và thu hút vốn đầu tư. Không vai trò nào là nhỏ bé; mọi người đều quan trọng. Giờ, hãy đoán xem chúng tôi đã bắt đầu thấy được gì? Một tập hợp những nhân viên nhà nước phấn khích và sẵn sàng để thay đổi bắt đầu phát triển và định hình. Cùng với nhau, chúng tôi bắt đầu thực hiện các thay đổi đã tác động tới cách cung cấp dịch vụ ở nước tôi. Kết quả ư? Chỉ trong 2 năm, thứ hạng của Kenya chuyển từ 136 lên 92. Và như một sự công nhận cho cuộc cải cách đáng ghi nhớ mà chúng tôi đã tạo ra chỉ trong một thời gian ngắn, Kenya đã được công nhận là một trong ba quốc gia đứng đầu về cái cách trên thế giới chỉ trong vòng 2 năm. Chúng tôi đã thực sự khỏe mạnh chưa? Chưa Chúng tôi vẫn còn nhiều công việc quan trọng phải làm. Tôi thích nghĩ rằng 2 năm vừa rồi là một chương trình giảm cân. Chính khoảng thời gian đầu tiên sau hàng tháng trời tập luyện chăm chỉ khắc nghiệt bạn cân lại số đo của mình và bạn thấy mình giảm 9 kg. Bạn sẽ cảm thấy không gì có thể cản được mình nữa Giờ, có lẽ một vài người sẽ nghĩ rằng việc này chẳng áp dụng được với mình. Mình không đến từ Kenya. Mình không có ý định làm một nhà đầu tư. Nhưng hãy nghĩ cùng tôi một chút. Lần cuối bạn sử dụng dịch vụ công là khi nào? Có thể là khi bạn lấy bằng lái xe, khi bạn tự đi đóng thuế. Trong một nền kinh tế chính trị mang tính toàn cầu thật dễ để từ bỏ khi ta muốn cái cách nhà nước Chúng ta có thể dễ dàng từ chức vì suy nghĩ rằng chính phủ quá kém hiệu quả, quá tham nhũng, không thể sửa chữa nổi. Thậm chí, ta có thể đem một vài trách nhiệm chính của nhà nước cho các ngành khác, cho các giải pháp cứu trợ, hoặc đơn giản là từ bỏ và thấy bất lực. Nhưng một hệ thống bị ốm không có nghĩa là nó sẽ chết. Chúng ta không thể từ bỏ khi đối mặt với thử thách sửa chữa chính quyền. Cuối cùng, thứ thật sự làm một nhà nước khỏe mạnh là khi những tế bào lành mạnh của nó là bạn và tôi -- đứng lên xắn tay áo từ chối trở nên bất lực. và tin tưởng rằng đôi khi tất cả những gì ta cần làm là tạo ra không gian để những tế bào khỏe mạnh phát triển và vận động. Cảm ơn. Có thứ gì đó về vật lý khiến tôi rất phiền não kể từ khi tôi chỉ là một đứa trẻ. Nó liên quan tới một câu hỏi mà nhiều nhà khoa học luôn tìm kiếm trong 100 năm nay mà vẫn chưa có câu trả lời. Làm thế nào để những thứ nhỏ nhất trong tự nhiên những phần nhỏ của thế giới lượng tử có thể dung hoà với những thứ lớn nhất trong tự nhiên -- trái đất, những vì sao và thiên hà gắn kết với nhau bởi trọng lực? Là một đứa trẻ, tôi bị bối rối bởi những câu hỏi như thế. Tôi sẽ mày mò kính hiển vi và nam châm điện và tôi sẽ tìm hiểu về lực của các vật nhỏ, và về cơ học lượng tử và tôi bị kinh ngạc khi những mô tả đó khớp với sự quan sát của chúng tôi Rồi tôi quan sát những ngôi sao và tôi tìm hiểu rằng chúng ta biết về trọng lực ở mức nào và tôi sẽ suy nghĩ kĩ càng, chắc phải có một cách nào đó để hai hệ thống ấy có thể liên kết. Nhưng rất tiếc là không có. Những cuốn sách nói rằng vâng, ta biết rất nhiều về hai lĩnh vực này một cách riêng biệt, nhưng khi ta thử liên kết chúng lại tất cả mọi thứ bị phá vỡ. Và trong 100 năm qua, không có bất kì ý tưởng nào để giải quyết thảm hoạ vật lý cơ bản này một cách thuyết phục và xác thực Và với một tôi nhỏ bé khi ấy -- một James nhỏ bé, tò mò và đầy hoài nghi -- thì đây là một đáp án hoàn toàn không hài lòng Vâng, tôi chỉ là một thằng nhóc hoài nghi. Tua nhanh tới hiện tại, tháng 12, 2015, khi tôi đang cảm thấy mình đang ở giữa thế giới vật lý đang bị đảo lộn. Mọi chuyện bắt đầu ở CERN khi chúng tôi thấy một dữ liệu rất hấp dẫn, một dấu hiệu của loại hạt mới, một ý niệm mơ hồ về một câu trả lời phi thường cho câu hỏi đó. Vâng, tôi vẫn là một thằng nhóc đầy hoài nghi, tôi nghĩ thế, nhưng giờ tôi đã là một "thợ săn" hạt là một nhà vật lý của dự án Máy gia tốc hạt (LHC), tại CERN một thí nghiệm khoa học lớn nhất từng có Nó là một căn hầm dài 27km ở biên gới Pháp và Thuỵ Sỹ nằm bên dưới mặt đất 100m. Và tại căn hầm này, Chúng tôi sử dụng nam châm siêu dẫn lạnh hơn cả nhiệt độ ngoài vũ trụ để tăng tốc các hạt proton đến gần với tốc độ ánh sáng và cho chúng va chạm với nhau hàng triệu lần mỗi giây, rồi thu thập những gì sót lại sau va chạm để tìm kiếm những hạt chưa được khám phá Việc thiết kế và chế tạo tốn hàng thập kỉ bởi hàng ngàn nhà vật lý đến từ khắp thế giới cho đến mùa hè năm 2015 chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để khởi động máy LHC với năng lượng lớn nhất mà con người từng thí nghiệm Hiện tại, nguồn năng lượng cao hơn là rất quan trọng vì đối với các hạt, cần có sự tương đương giữa năng lượng và khối lượng hạt mà khối lượng là một con số không thay đổi Để tìm ra các loại hạt mới chúng tôi cần đạt tới một con số lớn hơn Để làm được điều đó, cần tạo máy gia tốc lớn hơn, năng lượng cao hơn và máy gia tốc lớn nhất, năng lượng cao nhất thế giới đó chính là LHC. Và rồi, chúng tôi cho các tia proton va chạm với động năng cực lớn chúng tôi thu thập dữ diệu dần dần trong hàng tháng trời Và các hạt mới có thể hiển thị trên dữ liệu dưới dạng những dị điểm-- một sự chênh lệnh nhỏ ngoài mong đợi những cụm nhỏ của các điểm dữ liệu khiến biểu đồ không còn trơn tru, Ví dụ, dị điểm này, sau hàng tháng trời lấy dữ liệu vào năm 2012 đã dẫn đến sự khám phá ra hạt Higgs -- Boson Higgs -- và đạt được một giải Nobel vì đã xác minh được sự tồn tại của nó Bước nhảy về năng lượng trong năm 2015 đã thể hiện cơ hội tốt nhất mà nhân loại từng có để phát hiện ra loại hạt mới một đáp án cho những câu hỏi đã có từ rất lâu bời vì chúng tôi đã sử dụng gần như gấp 2 lần năng lượng khi phát hiện ra Boson Higgs Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã cống hiến cả sự nghiệp chỉ cho khoảnh khắc này Và rõ ràng rằng, đối với tôi, đây là khoảnh khắc mà tôi hằng trông đợi trong suốt cuộc đời 2015 chính là khoảnh khắc này đây. Đến tháng Sáu 2015, máy LHC được khởi động trở lại, Tôi và đồng nghiệp đều nín thở và cắn móng chờ đợi, sau cùng,chúng tôi đã thấy vụ va chạm proton đầu tiên với năng lượng cao nhất từ trước đên giờ. Những tràng vỗ tay, rượu và tiệc mừng Đây là bước ngoặt mới của khoa học Chúng tôi không biết sẽ tìm được gì với nguồn dữ liệu mới này. Nhưng vài tuần sau, chúng tôi thấy một dị điểm Nó không phải dị điểm lớn Nhưng đủ lớn để khiến bạn phải nhướn mày kinh ngạc Nhưng mức độ nhướn mày tính theo thang điểm 10 So với 10 điểm khi bạn phát hiện ra một loại hạt mới thì nó đó chỉ đáng 4 điểm mà thôi. (Tiếng cười) Tôi đã dành hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần trong các cuộc họp nội bộ tranh luận với đồng nghiệp về dị điểm này, chọc và đâm nó với những thí nghiệm tàn nhẫn nhất để xem xét kĩ lưỡng. Nhưng thậm chí sau hàng tháng nghiên cứu trong vô vọng trải qua hàng đêm ở văn phòng và không về nhà ăn tối bằng kẹo ngọt, cà phê phải tính bằng thùng -- chúng tôi là những cái máy biến cà phê ra những biểu đồ -- (Tiếng cười) Dị điểm này vẫn không biến mất. Cho đến vài tháng sau đó, chúng tôi công bố dị điểm này với thế giới với thông điệp rất rõ ràng dị điểm này rất thú vị nhưng không hải là đường cùng Nên chỉ cần chú ý đến nó và thu thập nhiều dữ liệu hơn. Chúng tôi cố gắng dễ chịu hơn với nó. Cả thế giới chào đón nó. Báo chí thích điều này. Mọi người nói nó khiến họ nhớ đến dị điểm nhỏ trong hành trình khám phá boson Higgs. Và hơn hết là những người đồng nhiệp lý thuyết của tôi Tôi rất yêu những người đồng nghiệp ấy -- họ đã viết 500 trang báo cáo về dị điểm này. (Tiếng cười) Thế giới vật lý hạt đang bị đảo lộn. Nhưng điều gì về dị điểm đặc biệt này-- đã khiến hàng ngàn nhà vật lý "mất phong độ" ? Dị điểm này rất khác biệt. Nó cho ta thấy rằng, ta đang thấy một lượng lớn những cuộc va chạm không ngờ tới. khi mà theo dữ liệu chỉ có duy nhất 2 photon, 2 hạt ánh sáng. Điều này rất hiếm. Va chạm hạt không giống như va chạm xe hơi Chúng có những quy luật khác Khi hai hạt va chạm với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng nó thuộc về thế giới lượng tử Và trong thế giới lượng tử hai loại hạt đó có thể tạo ra một hạt mới mà chỉ tồn tại trong một phần ngàn giây trước khi chúng tách ra thành hạt khác và đụng vào cảm biến . Hãy tưởng tượng hai chiếc xe va chạm và rồi biến mất, thay vào đó là một chiếc xe đạp xuất hiện. (Tiếng cười) Và rồi chiếc xe nổ tung thành hai cái ván trượt -- đụng vào cảm biến của ta (Tiếng cười) Hy vọng rằng, không phải theo nghĩa đen. Chúng rất hiếm. Khả năng mà chỉ 2 photon đụng phải cảm biến là rất hiếm. Và bởi tính chất lượng tử đặc biệt của hạt photon, rất ít khả năng để các hạt mới -- những chiếc xe huyền thoại đó có thể sinh ra hai hạt photon. Nhưng một trong những lựa chọn này rất lớn và điều này cần xét đến câu hỏi mà lâu nay vẫn khiến tôi phiền não-- về trọng lực. Trọng lực có vẻ rất lớn lao với các bạn nhưng nó rất nhỏ bé so với những lực khác trong tự nhiên Tôi có thể đánh bại lực hấp dẫn khi nhảy nhưng không thể lấy proton ra khỏi tay Sức mạnh của trọng lực so với những lực khác trong tự nhiên ư? Chỉ là 10 mũ âm 39. Một số thập phân với 39 số 0. Tệ hơn là, tất cả những lực tự nhiên được mô tả chi tiết bởi một thứ mà ta gọi là Mô hình chuẩn - lý thuyết diễn tả toàn vẹn về tự nhiên từ những thứ sơ cấp nhất, và khá rõ ràng, nó là một trong những thành tựu to lớn nhất của loài người -- ngoại trừ trọng lực - không tuân thủ theo Mô hình chuẩn Thiệt điên rồ. Cứ như thể là phần lớn trọng lực đã biến mất đâu đó. Ta có thể cảm nhận một ít trọng lực vậy phần còn lại đã đi đâu rồi? Không ai biết được. Nhưng một cách giải thích theo lý thuyết có thể đưa ra một cách giải quyết đại khái Các bạn và tôi -- thậm chí đằng sau bạn, chúng ta sống trong không gian ba chiều Tôi hi vọng rằng khẳng định này không còn nghi ngờ nữa (Tiếng cười) Tất cả các hạt đã biết cũng tồn tại trong không gian ba chiều Thực tế, 'hạt' chỉ là một tên gọi khác của một lực kích thích trong trường ba chiều một sự lắc lư cố định trong không gian. Quan trọng hơn, tất cả công thức toán học mà ta mô tả đống hỗn độ này, đều dẫn đến kết luận rằng chỉ tồn tại 3 chiều không gian. Nhưng đó chỉ là con số, ta có thể thay đổi nó theo cách ta muốn. Và con người đã "xoay lòng vòng" với các chiều không gian từ rất lâu rồi, nhưng nó luôn là một khái niệm toán học trừu tượng. Ý tôi là, hãy nhìn xung quanh bạn, đằng sau bạn, hãy nhìn quanh, chỉ có 3 chiều không gian thôi. Nhưng nếu không đúng thì sao? Nếu phần trọng lực mất tích đã rò rỉ sang một không gian khác mà chúng ta không thấy được. Làm sao nếu trọng lực cũng mạnh như các loại lực khác, nếu bạn có thể thấy nó trong một chiều không gian khác, và những gì bạn và tôi thấy- một phần nhỏ của trọng lực làm nó trông có vẻ rất yếu? Nếu đúng như vậy, ta nên mở rộng "Mô hình chuẩn" của hạt để thêm vào một hạt mới, một hạt ngoài chiều không gian trọng lực. một graviton đặc biệt tồn tại trong một chiều không gian khác. Qua ánh mắt của các bạn, Chắc rằng các bạn muốn hỏi tôi rằng, Làm sao có thể kiểm nghiệm ý tưởng điên rồ và đầy viễn tưởng này, khi mà ta đang ở trong không gian 3 chiều? Cách mà chúng tôi luôn làm cho va chạm 2 hạt proton -- (Tiếng cười) Hiếm mà sự va chạm dội lại vào một chiều không gian khác, mà có lẽ ở đó, tạo ra một graviton trong tức thời, rồi bật trở lại không gian 3 chiều của máy LHC và tách ra thành hai photon, hai hạt ánh sáng. Và giả thiết, một chiều không gian khác là một trong những khả năng duy nhất, loại hạt mà theo giả thiết -- có thuộc tính lượng tử đặc biệt-- mà nó có thể sinh ra dị điểm- 2 photon. Vậy nên, khả năng để giải thích sự bí ẩn của trọng lực và khám phá một chiều không gian khác-- có lẽ giờ các bạn đã hiểu được, tại sao hàng ngàn chuyên viên vật lý lại "mất phong độ" trước điểm nổi nhỏ bé này. Khám phá mới này có thể viết lại sách giáo khoa. Những hãy nhớ rằng, một thông điệp từ chúng tôi - những nhà thực nghiệm rằng những gì chúng tôi đang làm rất rõ ràng. ta cần thêm dữ liệu nữa Với nhiều dữ liệu hơn, dị điểm này sẽ trở thành một giải Nobel xuất sắc -- (Tiếng cười) Những dữ liệu mới sẽ lấp lại không gian của điểm nổi này và khiến nó trở về một đường trơn tru Chúng tôi thu nhiều hơn - với gấp 5 lần dữ liệu, sau hàng tháng trời dị điểm của ta, được lấp lại bằng phẳng. Báo chí đưa tin về "nỗi thất vọng lớn", về "niềm tin vô vọng", và về những nhà vật lý hạt "đáng buồn". Với giọng điệu như vậy, Chắc các bạn nghĩ chúng tôi đã tắt máy LHC và quay về nhà. (Tiếng cười) Nhưng chúng tôi không làm vậy Tại sao không à? Ý tôi là, nếu tôi đã không tìm ra hạt mới, và sự thật là vậy Nếu tôi không tìm ra loại hạt mới, tại sao tôi lại ở đây? Tại sao tôi lại không tự chịu xấu hổ mà trở về nhà? Nhà vật lý hạt là những nhà khám phá. Phần lớn những gì chúng tôi làm là lập nên những biểu đồ. Hãy để tôi nói theo hướng khác, hãy tạm quên đi máy LHC nhé. Tưởng tượng bạn là một nhà thám hiểm không gian đến một hành tinh lạ tìm người ngoài hành tinh Việc đầu tiên bạn làm là gì? Lập tức đi vòng quanh hành tinh đó, nhanh chóng tìm kiếm một dấu hiệu sống rõ ràng rồi báo cáo lại với trạm Đây là tình trạng của tôi hiện nay Chúng tôi trông đợi ở máy LHC tìm kiếm những lại hạt mới, dễ dàng nhận thấy, và có thể nói rằng không hề có. Ta thấy một sinh vật lạ lấp ló ở một ngọn núi đằng xa Nhưng khi ta lại gần, nó chỉ là một tảng đá Chúng ta phải làm gì bây giờ? Chỉ đơn giản là từ bỏ và bỏ đi? Hoàn toàn không: Ta sẽ là nhà khoa học tệ hại nếu làm vậy Ta sẽ dành hàng thập kỉ để nghiên cứu lập bản đồ lãnh thổ, lấy mẫu đất bằng công cụ chuyên dụng lật tung từng hòn đá, khoan sâu xuống lòng đất. Những loại hạt mới có thể xuất hiện ngay lập tức, như một hạt rõ ràng nổi lên, hoặc là sau nhiều năm lấy dữ liệu thì chúng mới chịu lộ diện. Nhân loại chỉ vừa mới bắt đầu khám phá nó với máy LHC ở mức năng lượng này, chúng tôi còn phải nghiên cứu thêm. Nhưng nếu, sau 10 hay 20 năm, ta vẫn không tìm được hạt mới nào Ta sẽ tạo ra một cái máy lớn hơn. (Tiếng cười) Ta sẽ thử với năng lượng cao hơn Ta sẽ thử với năng lượng cao hơn. Kế hoạch chỉ vừa thử nghiệm với căn hầm 100km dưới mặt đất để va chạm hạt với 10 lần năng lượng của máy LHC. Chúng tôi không biết tự nhiên để hạt mới ở đâu. Chúng tôi chỉ quyết định tiếp tục, Nhưng nếu, thậm chí với một căn hầm 100km, hay một căn hầm 500km hay thâm chí là một máy gia tốc 10,000 km ở giữa không gian ở giữa Trái đất và Mặt trăng, mà vẫn không tìm được loại hạt mới? Có lẽ chúng tôi đã làm sai bài toán vật lý hạt này ư? (Cười) Có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ lại Có lẽ ta cần thêm nhiều nguồn lực, công nghệ và nhiều chuyên gia hơn là hiện tại ta đang có Chúng tôi đã sử sụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ "máy tính tự học" trong cấu tạo của LHC. Tưởng tượng việc thiết kế một thí nghiệm vật lý hạt sử dụng nhiều thuật toán phức tạp để nó có thể tự dạy mình cách tìm ra một chiều không gian khác. Nhưng phải làm sao? Làm sao nếu câu hỏi cuối cùng: Làm sao nếu trí tuệ nhân tạo không thể giúp ta tìm ra đáp án? Làm sao nếu những câu hỏi mở này, sau hàng thế kỉ, dường như không thể trả lời trong một tương lai gần. Phải làm sao nếu câu hỏi mà tôi luôn trăn trở từ khi còn nhỏ, dường như không thể trả lời trong cuộc đời tôi. Nếu thế thì ... sẽ còn hấp dẫn hơn nhiều. Chúng ta buộc phải suy nghĩ theo một cách hoàn toàn khác. Chúng tôi sẽ xem xét lại giả thuyết, và xác định liệu có sai sót ở đâu đó. Và chúng ta sẽ cần động viên nhiều người tham gia nghiên cứu khoa học vì chúng tôi cần tư tưởng mới cho những vấn đề của thế kỉ cũ này. Tôi chưa có câu trả lời, và vẫn đang luôn tìm kiếm nó. Nhưng ai đó -- có thể là ai đó còn đang đến trường thậm chí là ai đó chưa được sinh ra có thể cho chúng tôi một cái nhìn mới về vật lý và chỉ ra nếu chúng tôi đang đi sai hướng. Đây sẽ không phải là kết thúc của vật lý, mà sẽ mở ra một khởi đầu mới. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Sau đây là một sự thật đáng giật mình: 45 năm sau khi ra mắt máy rút tiền tự động, và các máy bán hàng tự động trả tiền, số lượng giao dịch viên ngân hàng tại Mỹ đã tăng xấp xỉ gấp đôi, từ khoảng 1/4 triệu lên đến 1/2 triệu. 1/4 triệu năm 1970 lên khoảng 1/2 triệu ngày nay, với 100.000 nhân viên tăng thêm kể từ năm 2000. Những sự thật này, được đưa ra trong một cuốn sách bởi nhà kinh tế học James Bessen thuộc Đại học Boston, đã làm dấy một câu hỏi đầy hấp dẫn: Những giao dịch viên đó đang làm gì, và tại sao sự tự động hóa vẫn chưa thay thế công việc của họ? Nếu bạn nghĩ về điều này, nhiều sáng kiến vĩ đại trong 200 năm qua đều được thiết kế để thay thế sức lao động của con người. Máy kéo được phát triển để dùng sức mạnh kĩ thuật thay thế cho sự lao lực của con người. Dây chuyền lắp ráp được tạo ra để bù đăp cho sự lắp ráp không đồng nhất của bàn tay con người với sự đồng bộ hóa của máy móc. Máy tính được lập trình để loại bỏ những tính toán hay bị lỗi bởi cách vận hành của bộ não bằng những phép tính số hoàn hảo. Và những kiến tạo này đều đạt thành công. Chúng ta không còn phải đào mương bằng tay, rèn mài công cụ từ kim loại thô hay phải làm kế toán thủ công. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trưởng thành trên thị trường ở Mỹ lại cao hơn trong năm 2016 so với 125 năm về trước, năm 1890, và nó dần tăng lên hầu như mỗi thập kỷ trong vòng 125 năm qua. Điều này gợi lên một nghịch lý. Máy móc dần làm công việc thay cho chúng ta. Vậy tại sao điều này không khiến kĩ năng lao động trở nên thừa thãi và lạc hậu? Tại sao ta còn quá nhiều việc làm vậy? (cười) Tối nay tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này, và theo đó, tôi tiết lộ nó có ý nghĩa gì đối với tương lai của công ăn việc làm và những thử thách mà sự tự động hóa đặt và không đặt ra cho xã hội của chúng ta. Tại sao ta có quá nhiều công việc? Có hai nguyên tắc kinh tế học cơ bản cần được nhắc đến. Một là liên quan tới trí tuệ con người và sự sáng tạo. Điều thứ hai thì dành cho lòng ham muốn vô tận của con người hay sự tham lam, cho gọn. Tôi sẽ gọi điều đầu tiên là nguyên tắc vòng O, và nó xác định kiểu công việc ta làm. Điều thứ 2 thì là nguyên tắc-không bao giờ-đủ, và nó xác định có bao nhiêu công việc đang tồn tại. Hãy bắt đầu với vòng O. ATMs, những máy rút tiền tự động, có 2 ảnh hưởng đối kháng đến nghề giao dịch viên ngân hàng. Khá dĩ nhiên, chúng thay thế nhiều phân đoạn giao dịch. Số lượng giao dịch viên mỗi chi nhánh giảm đến 1/3. Nhưng các ngân hàng mau thấy rằng việc mở chi nhánh mới sẽ rẻ hơn, và số lượng các chi nhánh tăng khoảng 40% trong cùng thời kì đó. Kết quả mang lại là nhiều chi nhánh và nhiều giao dịch viên hơn. Nhưng họ lại đang làm công việc khác. Như thường lệ, công việc xử lý tiền thủ công giảm đi, họ không giống như thợ đếm tiền nữa, mà đúng hơn là nhân viên bán hàng, cải thiện mối quan hệ với khách hàng, giải quyết các vấn đề và giới thiệu những sản phẩm mới như thẻ tín dụng, khoản vay và đầu tư: giao dịch viên ngày càng làm công việc đòi hỏi tri thức hơn. Có một nguyên tắc chung ở đây. Hầu hết công việc mà ta làm đòi hỏi sự đa kĩ năng, với bộ não và cơ bắp, chuyên môn kỹ thuật và sự thông thạo chuyên sâu, hay mồ hôi và cảm hứng theo lời nói của Thomas Edison. Nói chung, tự động hóa vài thành phần của công việc không khiến những phần khác trở nên dư thừa. Thực chất, nó khiển chúng quan trọng hơn. Làm tăng giá trị kinh tế những việc đó. Để tôi đưa ra một ví dụ thực tế. Năm 1986, tàu con thoi Challenger đã phát nổ và rơi trở lại Trái Đất chưa đầy hai phút sau khi cất cánh. Nguyên nhân vụ nổ, khi được tìm ra, là do một vòng O cao su rẻ tiền trong phần tên lửa trợ phóng đã đóng băng trên bệ phóng vào buổi tối hôm trước và thất bại nặng nề chỉ vừa sau khi cất cánh. Trong thương vụ nhiều tỉ đô này chiếc vòng O cao su đơn giản đó lại tạo ra sự khác biệt giữa một nhiệm vụ thành công và một cái chết cay đắng của 7 phi hành gia. Một ẩn dụ khéo léo cho việc thiết lập thảm hại này là sự sản xuất vận hành vòng O, đặt tên bới nhà kinh tế ở Harvard Michael Kremer sau thảm họa Challenger. Khái niệm này xem xét công việc như một loạt các bước lồng vào nhau, liên kết trong một chuỗi. Mỗi một liên kết phải chắc chắn để cho nhiệm vụ được thành công. Nếu bất kỳ thứ gì hỏng, thì nhiệm vụ, hay sản phẩm hay dịch vụ, sẽ đều đi tới thất bại. Chính tình huống không may này để lại một bài học đầy tích cực, cụ thể là sự gia cố trong độ tin cậy của bất kì một liên kết trong chuỗi đề làm tăng giá trị của việc cải thiện các liên kết khác. Thật sự, nếu hầu hết các liên kết đều mỏng manh, việc cái liên kết của bạn không đáng tin cậy là không quan trọng. Dù gì đi nữa cái khác cũng sẽ bị hỏng. Nhưng nếu những liên kết khác trở nên bền bỉ và kiên cố, tầm quan trọng của cái liên kết bạn có trở nên cần thiết hơn. Trong giới hạn đó, mọi thứ đều phụ thuộc vào nó. Lý do vòng O cần thiết đến tàu con thoi Challlenger là bới vì mọi thứ khác đều hoạt động hoàn hảo. Nếu Challenger mà ở trong thời đại của Microsoft Windows 2000 -- (Cười) Độ tin cậy của vòng O sẽ không gây trở ngại gì bởi vì hệ thống cũng sẽ bị tê liệt thôi. (Cười) Và đây là điều bao quát hơn. Trong nhiều công việc, ta chính là những vòng O. Ờ thì các ATM có thể làm nhiệm vụ xử lý tiền mặt nhanh hơn và tốt hơn giao dịch viên, nhưng điều này không khiến họ ăn không ngồi rồi. Nó gia tăng tầm quan trọng về kĩ năng giải quyết vấn đề của họ và mối quan hệ họ có với khách hàng. Nguyên tắc tương tự cũng hiện rõ khi ta xây một tòa nhà, khi ta chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân, hay khi ta đứng dạy cho một lớp đầy học sinh phổ thông. Vì các công cụ ngày được tiến bộ hóa, công nghệ cũng dần khai thác lợi thế của ta và củng cố tầm quan trọng của trình độ chuyên môn, sự đánh giá và tính sáng tạo Và đó dẫn đến nguyên tắc thứ 2: không bao giờ là đủ. Bạn có thể nghĩ, OK, vòng O, biết rồi, rằng công việc mà con người làm là quan trọng. Chúng không xong với máy móc, nhưng chúng vẫn cần được làm. Nhưng điều này không nói lên được là sẽ có bao nhiêu công việc. Chẳng phái nó khá hiển nhiên rằng mỗi lần chúng ta tiến bộ đủ trong việc nào đó, chúng ta đơn giản tự khiến mình thừa thải đi? Năm 1900, 40% tổng việc làm ở Mỹ là ở các nông trại. Ngày nay, chỉ còn ít hơn 2%. Tại sao ngày nay lại có ít nông dân như thế? Đương nhiêu không vì ta ăn ít đi rồi. (Cười) Một thế kỷ phát triển trong sản xuất nông nghiệp tức là bây giờ, vài triệu nông dân có thể nuôi một nước có 320 triệu dân. Thật là một tiến độ tuyệt vời, nhưng nó cũng có nghĩa là chỉ còn vài việc 'vòng O' trong trồng trọt. Dĩ nhiên, công nghệ có thể khai trừ công việc. Trồng trọt chỉ là một ví dụ. Có rất nhiều ngành khác như thế. Nhưng những gì đúng về một sản phẩm, dịch vụ hay nền công nghiệp chưa bao giờ đúng với nền kinh tế nói chung. Nhiều ngành công nghiệp mà chúng ta chuyên về -- sức khỏe và y tế, tài chính và bảo hiểm, điện tử và máy tính -- thì be bé hoặc hầu như không tồn tại vào thế kỷ trước. Nhiều sản phẩm mà ta chi nhiều tiền cho -- máy điều hòa, xe thể thao đa dụng, máy tính và thiết bị di động -- thì là đắt muốn cắt cổ, hay lại chưa được phát minh ra. Vì sự tự động hóa tăng thời gian cho ta, nó cũng nới giãn giới hạn cúa sự khả thi ta phát minh ra sản phẩm mới, ý tưởng mới, dịch vụ mới mà chiếm sự chú ý, ngốn toàn thời gian của ta và kích thích nhu cầu tiêu thụ. Có thể một vài điều này là vô bổ -- cường lực yoga, du lịch mạo hiểm, Pokémon GO-- và tôi khá đồng ý với bạn. Nhưng người ta lại mê chúng, và họ làm cật lực cho chúng. Một người lao động trung bình năm 2015 muốn đạt được một cuộc sống tiêu chuẩn như năm 1915 thì chỉ cần làm việc 17 tuần một năm, 1/3 toàn thời gian. Nhưng hầu hết họ không chọn điều này. Họ sẵn sàng làm việc vất vả để gặt hái thành quả công nghệ có sẵn dành cho họ. Sự dồi dào về vật chất chưa bào giờ triệt bỏ sự nhận thức về thiếu thốn cả. Trong quan niệm trong nhà kinh tế Thorstein Veblen, sự phát minh là mẹ đẻ của sự cần thiết. Bây giờ... Nếu bạn thừa nhận 2 nguyên tắc này, nguyên tắc vòng O và nguyên tắc không bao giờ thấy đủ, thì là bạn đồng ý với tôi. Công việc vẫn tồn tại. Vậy nó có nghĩa là ta không cần lo lắng? Tự động hóa, việc làm, robot và công việc -- liệu chúng sẽ tự tuần hoàn? Không. Đó không phải là tranh luận của tôi. Tự động hóa tạo ra sự giàu có bằng cách cho ta làm nhiều trong quãng thời gian ngắn. Không có luật kinh tế nào nói là ta sẽ sử dụng của cải một cách đúng đắn, và chính đó là điều cần lo ngại hơn. Hãy xét 2 nước sau, Na-uy và Ả Rập Xê-út. Đều giàu có về dầu mỏ, giống như tiền mà phun tự do từ lòng đất vậy. (Cười) Nhưng họ đã chưa sử dụng nó sao cho cân bằng trong việc phát triển sự phồn thịnh của con người. Na-uy là một nước dân chủ thịnh vượng. Nhìn chung, công dân nước này cân bằng giữa công việc và giải trí. Nó thường đứng từ nhất đến tư trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc của từng quốc gia. Ả rập Xê-út là một nước quân chủ chuyên chế nơi nhiều công dân thiếu đi sự phát triển cá nhân. Nó thường xếp thứ 35 trên bản đồ hạnh phúc, là thấp cho một quốc gia giàu có rồi. Chỉ bằng việc so sánh này, nước Mỹ thường xếp thứ 12 hay 13. Sự khác biệt giữa 2 nước này không phải là sự giàu có cũng không phải công nghệ. Mà là cách thức tổ chức. Na-uy đã đầu tư xây dựng một xã hội đầy cơ hội và sự lưu động kinh tế. Ả Rập Xê-út thì nâng cao mức sống khi chèn ép những nỗ lực của người dân. 2 đất nước, đều giàu có, nhưng không phát triển như nhau. Điều này dẫn đến thử thách mà ta đối mặt hôm nay, thử thách mà sự tự động hóa đắt ra. Nó không về việc rằng ta đang thất nghiệp. Nước Mỹ đã có thêm 14 triệu việc làm kể từ khi lũng đoạn kinh tế năm 2008. Mà thách thức ở đây là nhiều công việc ấy lại không phải là việc tốt, và nhiều công dân lại không thể đáp ứng cho những việc tốt mà đang được hình thành. Tăng trưởng việc làm ở Mỹ và ở các nước phát triển trông như một thanh tạ với trọng lượng tăng dần ở cả 2 đầu. Mặt khác, bạn có giáo dục cao, lương cao như bác sỹ và y tá, lập trình viên và kỹ sư, các quản lý tiếp thị và bán hàng. Những nghề này đề tăng cao từng ngày. Tương tự, tăng trưởng việc làm cũng nhanh trong nhiều nghề cấp dưới, giáo dục và kĩ năng thấp như phục vụ ăn uống, lao công, bảo vệ, hỗ trợ sức khỏe tại nhà. Đồng thời, việc làm đang co lại cho bậc cấp độ trung học, lương tầm trung, tiểu tư sản, như công nhân sản xuất và vị trí vận hành, công việc văn phòng và vị trí bán hàng. Những lí do đằng sau sự phân bố này thì không phải là bí ẩn. Nhiều nghành nghề với kĩ năng trung bình sử dụng các luật và thủ tục dễ hiểu mà có thể được mã hóa trong phần mềm và thực thi bằng máy tính. Thử thách mà hiện tượng này tạo ra, gọi là sự phân cực việc làm, tức là loại trừ cấp bậc trong thang kinh tế, bó hẹp tầng lớp tiểu tư sản và có thể tạo ra một xã hội phân tầng hơn. Ở 1 mặt, một nhóm các chuyên gia có lương cao, giáo dục cao làm công việc thú vị, Mặt khác, số lượng lớn các công dân có lương thấp thì có trách nhiệm chính là đáp ứng sự thoải mái và sức khỏe cho giới nhà giàu. Đó không phải là tầm nhìn của tôi về sự tiến bộ, và tôi nghi ngờ nó là của bạn. Nhưng sau đây là 1 vài tin tốt. Ta đã đối mặt nhiều sự chuyển dịch kinh tế quan trọng trong quá khứ, và ta đã vượt qua chúng thành công. Vào cuối thể kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, khi tự động hóa đang loại trừ số lượng lớn việc làm nông nghiệp -- bạn có nhớ máy kéo kia không? vùng nông trại đã đối mặt với rủi ro thất nghiệp hàng loạt, một thế hệ trẻ không cần phải ở trên nông trại nữa nhưng họ lại chưa chuẩn bị cho công nghiệp. Đối mặt thử thách này, họ đã đánh một bước tiến bằng việc đòi hỏi toàn bộ thế hệ trẻ ở lại trường và tiếp tục học đến tuổi 16 trưởng thành. Đây được gọi là bước chuyển trung học, và nó là một điều đắt giá để làm. Họ không chỉ phải đầu tư vào trường học, mà những đứa trẻ cũng không thể làm việc. Mà nó còn trở thành một trong những đầu tư sáng suốt nhất mà nước Mỹ quyết định trong thế kỷ 20. Nó cho ta một lực lượng lao động có kĩ năng, linh hoạt và năng suất nhất trên thế giới. Để thấy rằng việc này tốt ra sao, hãy hình dung ta đem lao động năm 1899 và mang họ đến hiện tại. Cho dù họ có sức khỏe và nhân phẩm tốt, nhiều người sẽ thiếu kĩ năng đọc viết và tính toán cơ bản để làm tất cả trừ các việc tầm thường. Đa số họ sẽ bị thất nghiệp. Qua ví dụ này, cách thức tổ chức của ta là quan trọng hơn cả, đặc biệt đối với trường học, trong việc cho phép ta gặt hái sự thành công về công nghệ. Thật ngu ngốc khi nói rằng không có gì phải lo lắng hết. Rõ ràng ta có thể mắc sai lầm. Nếu Mỹ đã không đầu tư vào trường học và kĩ năng một thế kỷ trước với sự dịch chuyển trung học, ta đã trở thành một xã hội ít thịnh vượng, ít năng động và ít hạnh phúc nhiều lần rồi. Nhưng cũng ngu ngốc khi nói rằng số phận ta là được xắp đặt. Điều đó không phải do máy móc. Cũng chẳng phải thị trường. Nó được quyết định bởi ta và các tổ chức của ta. Tôi bắt đầu bài nói này với một nghịch lý. Máy móc ngày càng làm việc thay ta. Và tại sao nó không làm ta hay các kĩ năng mà ta có trở nên dư thừa? Chẳng phải con đường tới khung cảnh địa ngục kinh tế và xã hội được lót gạch bởi các phát minh sao? Lịch sử cứ luôn gợi ý câu trả lời cho mâu thuẫn ấy. Phần đầu câu trả lời là công nghệ nâng cao trình độ chúng ta, tăng sự quan trọng, giá trị kèm theo cho chuyên môn, óc phán đoán và sự sáng tạo của ta. Đó chính là vòng O. Phần 2 là tài phát minh vô tận và sự khát khao vô hạn -- hay chúng ta không bao giờ thấy đủ cả. Và luôn luôn có công việc mới để ta làm. Điều chỉnh với tốc độ công nghệ thay đổi tạo ra những thử thách thực tế, mà rõ nhất qua sự phân hóa thị trường lao động, và mối đe dọa nó gây nên cho tính biến động kinh tế. Phản ứng là thử thách này thì không mang tính tự động. Nó không miễn phí. Nó không dễ dàng. Nhưng nó linh hoạt. Và đây là một vài tin tốt. Bởi vì ta có tính sản xuất hiệu quả cao, nên ta giàu có. Tất nhiên ta có đủ khả năng để đầu tư cho mình và con cái như Mỹ đã làm một trăm năm trước vậy. Thực vậy, điều đó là bắt buộc. Bây giờ, có lẽ bạn đang nghĩ, Giáo sư Autor đã kể một câu chuyện cảm động về 1 quá khứ xa xôi, quá khứ gần, có thể hiện tại, nhưng cũng không phải tương lai. Bởi vì ai ai cũng biết rằng thời điểm này là khác biệt. Phải không? Thời điểm này có khác không? Tất nhiên là vậy rồi. Mỗi thời điểm là khác nhau. Trong vô vàn sự kiện xuyên suốt 200 năm qua, các học giả và nhà hoạt động xã hội đã đưa ra cảnh báo rằng ta đang cạn kiệt việc làm và tự khiến mình lỗi thời: ví dụ, những người bảo thủ ở đầu thế kỷ 19; Bộ trưởng Lao động Mỹ James Davis vào giữa thời 1920s; Nhà kinh tế từng đạt giải Nobel Wassily Leontief vào 1982; và tất nhiên, nhiều học giả, các chuyên gia, kỹ sư công nghệ và nhân vật truyền thông ngày nay. Những dự báo này khiến tôi trông nhiêu kiêu ngạo vậy. Những nhà tiên tri tự xưng này phán rằng, "Nếu tôi không thể nghĩ về những gì con người sẽ làm trong tương lai, thì bạn, tôi và các con chúng ta cũng sẽ không lo về nó thôi." Tôi không có can đảm để đặt cược lại trí tuệ của con người. Nè, tôi không thể nói bạn là ta sẽ đang làm gì trong một trăm năm tới. Và tương lai không dựa trên trí tưởng tượng của tôi. Nếu tôi là một nông dân ở Iowa vào năm 1900, và một nhà kinh tế từ thế kỷ 21 hạ cánh xuống đồng của tôi và nói, "Này, đoán xem, Nông dân Autor, hàng trăm năm tới, việc làm nông nghiệp sẽ giảm từ 40% trên tổng số công việc xuống 2% đơn giản là do sự gia tăng năng suất. Chú nghĩ 38% người lao động kia sẽ làm gì?" Tôi sẽ không nói rằng, "Ồ, tụi tui xoắn theo thôi. Tui tụi sẽ nào là phát triển ứng dụng, nghiên cứu phóng xạ, hướng dẫn yoga, Bitmoji." (Cười) Tôi sẽ không biết gì hết đâu. Nhưng tôi hy vọng tôi sẽ có sự sáng suốt để nói rằng, "Chà, giảm 95% việc làm nông nghiệp mà không bị thiếu thốn lương thực. Đó là sự phát triển tuyệt vời. Tôi hy vọng rằng nhân loại tìm được những việc đáng để làm với tất cả sự thành công đó." Và nhìn chung, tôi tự tin là ta đã và đang rồi. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi bạn nhìn vào những ngôi sao trong màn đêm, bạn sẽ thấy điều kì diệu. Chúng thật đẹp. Nhưng những gì bạn không thể thấy còn đáng kinh ngạc hơn, bởi những gì ta biết bây giờ là quanh mỗi ngôi sao hay hầu hết mọi ngôi sao, đều có một, hay có thể vài hành tinh. Vậy những điều bức ảnh này không thể hiện tất cả những hành tinh chúng ta biết trong vũ trụ. Nhưng khi nghĩ về các hành tinh, ta thường nghĩ về những gì xa xôi rất khác biệt với Trái Đất. Nhưng chúng ta ở đây, trên một hành tinh, và có quá nhiều điều đáng kinh ngạc về Trái Đất mà chúng ta đang tìm kiếm những điều tương tự trên diện rộng. Và khi tìm kiếm, chúng ta tìm thấy những điều đáng kinh ngạc. Nhưng tôi muốn nói với các bạn về một điều tuyệt vời trên Trái Đất. Đó là, mỗi phút, 400 pao (khoảng 181.4 kg) khí hidro và gần 7 pao ( khoảng 3 kg) khí heli thoát ra khỏi Trái Đất. Đó là lượng khí thoát ra và không bao giờ trở lại. Vâng, hidro, heli và rất nhiều thứ khác tạo nên bầu khí quyển của Trái Đất. Khí quyển chỉ gồm những khí này tập hợp thành một đường viền mỏng màu xanh như được thấy từ Trạm vũ trụ Quốc tế, ở một bức ảnh vài phi hành gia đã chụp. Và lớp bảo vệ mỏng manh bao quanh Trái Đất này là thứ cho phép sự sống phát triển. Nó bảo vệ Trái Đất khỏi rất nhiều va chạm, từ thiên thạch tới những thứ tương tự. Và đó là một hiện tượng đáng kinh ngạc đến nỗi việc nó đang biến mất sẽ khiến bạn hoảng sợ, dù chỉ là chút ít. Vậy quá trình này là thứ tôi nghiên cứu và nó được gọi là sự thất thoát của khí quyển. Sự thất thoát của khí quyển không chỉ có ở Trái Đất. Đó là một phần của một hành tinh, nếu các bạn thắc mắc, bởi vì các hành tinh, không chỉ riêng Trái Đất mà trong khắp vũ trụ, đều có thể trải qua sự thất thoát khí quyển. Và cách nó xảy ra thực sự có thể cho chúng ta biết về bản thân các hành tinh. Bởi khi các bạn nghĩ về hệ Mặt Trời, các bạn thường nghĩ đến bức ảnh này đây. Và các bạn sẽ nói, vậy, có tám hành tinh, có thể là chín. Với những ai bị ám ảnh bởi bức ảnh này, tôi sẽ để thêm hành tinh nữa (cười) Nhờ có phi thuyền New Horizons, chúng ta có cả sao Diêm Vương Và vấn đề ở đây là, giống mục đích buổi nói chuyện và sự thất thoát khí quyển, với tôi, sao Diêm Vương là hành tinh, giống như những hành hinh khác quanh những ngôi sao mà chúng ta không thể thấy cũng đều là hành tinh. Đặc điểm chính của các hành tinh là chúng là những vật thể bị ràng buộc bởi trọng lực. Vì vậy có rất nhiều vật chất dính vào nhau bởi lực hấp dẫn này. Và những vật thể này rất to và trọng lực rất lớn. Chúng có hình cầu là vì vậy Thế nên khi bạn nhìn chúng, kể cả sao Diêm Vương, chúng đều có hình cầu. Nên bạn có thể thấy được trọng lực chiếm vai trò khá lớn. Nhưng đặc điểm khác của các hành tinh mà bạn không thấy ở đây, và đó là một ngôi sao, Mặt Trời mà tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều quay quanh nó. Đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất thoát khí quyển. Về cơ bản mà nói các ngôi sao làm thất thoát khí quyển từ các hành tinh là bởi chúng cung cấp cho các hành tinh hạt, ánh sáng và nhiệt mà có thể gây ra hiện tượng nói trên. Vậy khi bạn nghĩ về khinh khí cầu, hay bạn nhìn vào bức ảnh đèn lồng trong lễ hội ở Thái Lan, bạn sẽ thấy khí nóng ấy có thể đẩy khí lên cao. Và nếu bạn có đủ năng lượng và nhiệt, như Mặt Trời của chúng ta, thì thứ khí siêu nhẹ mà chỉ có thể bị ràng buộc bởi trọng lực có thể thoát ra ngoài không gian. Đây thực sự là lý do dẫn đến sự thất thoát khí quyển trên Trái Đất và cả các hành tinh khác nữa mà tác động lẫn nhau giữa sức nhiệt từ ngôi sao và vượt qua lực hút của trọng lực trên hành tinh. Tôi đã nói là nó xảy ra ở mức 40 pao/ phút với khí hidro và gần 7 pao với khí heli. Nhưng trông nó như thế nào? Vâng, kể cả vào những năm 80, chúng ta chụp bức ảnh Trái Đất bằng tia cực tím, sử dụng tàu vũ trụ Dynamic Explorer của NASA. Vì vậy 2 bức ảnh Trái Đất này cho bạn thấy cái lớp sáng của khí hidro thoát ra có màu đỏ. Bạn cũng có thể thấy đặc điểm khác như oxi và nitơ ở ánh sáng mờ màu trắng đó tại hình tròn cho bạn thấy các cực quang và một số vòng cực xung quanh chí tuyến. Nên những bức ảnh này cho chúng ta thấy rằng bầu khí quyển không chỉ bị ràng buộc trên Trái Đất mà còn tiến xa vào vũ trụ, tôi sẽ nói thêm tại ngưỡng báo động. Nhưng không chỉ Trái Đất trải qua thất thoát khí quyển. Sao Hỏa, hàng xóm thân thuộc của chúng ta, nhỏ hơn Trái Đất khá nhiều, nên nó có ít trọng lực hơn để giữ bầu khí quyển. Cho dù sao Hỏa có bầu khí quyển, rõ ràng nó mỏng hơn nhiều so với Trái Đất. Chỉ cần nhìn trên bề mặt. Bạn có thể thấy những miệng núi lửa mà không hề có khí quyển không thể ngăn chặn những tác động đó. Hơn nữa, chúng ta thấy đây là "hành tinh đỏ" và hiện tượng thất thoát khí quyển góp phần làm cho sao Hỏa trở thành đỏ. Đó là bởi chúng ta nghĩ rằng sao Hỏa từng có một thời ẩm ướt, và khi nước có đủ năng lượng, nó sẽ giải phóng lượng hidro và oxi, bởi hidro quá nhẹ nên nó thoát ra ngoài không gian, còn lại là khí oxi oxi hóa hoặc rỉ sét mặt đất, dẫn đến việc chúng ta thấy được cái màu đỏ rỉ sét quen thuộc ấy. Chẳng sao cả khi nhìn vào ảnh sao Hỏa và cho rằng sự thất thoát khí quyển có lẽ đã xảy ra nhưng NASA có máy thăm dò ở trên sao Hỏa gọi là vệ tinh MAVEN, công việc chính của nó là tìm hiểu về hiện tượng thất thoát khí quyển. Đây là khí quyển sao Hỏa và tàu vũ trụ Volatile Evolution. Kết quả cho ra những bức ảnh rất giống với cái mà các bạn nhìn thấy ở Trái Đất Từ lâu chúng ta đã biết sao Hỏa đang mất khí quyển, nhưng chúng tôi có vài bức ảnh độc. Ví dụ, các bạn có thể thấy vòng tròn màu đỏ là kích cỡ của sao Hỏa, và màu xanh chỉ số hidro thoát ra khỏi hành tinh ấy. Số lượng thoát ra gấp 10 lần kích cỡ của sao Hỏa, bay đủ xa để không còn bị ràng buộc bởi hành tinh nữa. Nó đang thoát ra ngoài không gian. Điều này có thể lý giải vì sao sao Hỏa lại có màu đỏ, từ sự thoát khí hidro. Nhưng hidro không phải khí duy nhất bị mất đi Tôi đang nói tới khí heli trên Trái Đất và cả khí oxi và nitơ nữa, và từ vệ tinh MAVEN, ta còn thấy được số oxi bị mất đi từ sao Hỏa. Bạn có thể thấy được vì oxi nặng hơn, nên nó không thể thoát ra xa như hidro được, nhưng nó vẫn có thể thoát ra khỏi sao Hỏa. Bạn không thấy được tất cả đều bị hãm lại trong vòng tròn đỏ ấy. Nên thực tế là chúng ta không chỉ thấy sự thất thoát khí quyển trên Trái Đất mà còn có thể nghiên cứu nó ở nơi khác và phóng phi thuyền điều tra, giúp chúng ta biết thêm về quá khứ của hành tinh xanh cũng như các hành tinh khác nói chung, và cả tương lai Trái Đất nữa. Nên có một cách chúng ta có thể biết về tương lai là bằng các hành tinh xa xôi mà chúng ta không thể thấy. Nhưng lưu ý rằng, trước khi tôi nói tới đấy, tôi sẽ không đưa ra ảnh sao Diêm Vương kiểu như này bởi nó khá đáng thất vọng, nhưng đó là bởi chúng ta chưa có chúng. Nhưng nhiệm vụ của New Horizons là tìm hiểu về thất thoát khí quyển từ các hành tinh. Vì vậy hãy tiếp tục chờ đợi chúng. Nhưng các hành tinh mà tôi muốn nói tới được gọi là ngoại hành tinh chuyển động. Bất cứ hành tinh quay quanh ngôi sao mà không phải là Mặt Trời thì được gọi là ngoại hành tinh. Và những hành tinh mà chúng ta gọi là đi qua ấy có đặc điểm khá đặc biệt là nếu bạn nhìn vào ngôi sao chính giữa kia thì bạn sẽ thấy nó đang nhấp nháy. Lý do nó nhấp nháy là do các hành tinh khác luôn bay qua nó, và chính vì cái quỹ đạo đặc biệt ấy quỹ đạo các hành tinh chặn ánh sáng từ ngôi sao ấy giúp chúng ta thấy được ánh sáng lấp lánh đó. Bằng cách khảo sát các vì sao trong đêm tối với ánh sáng nhấp nháy, ta có thể tìm thấy các hành tinh. Đây là cách mà chúng ta tìm được hơn 5000 hành tinh trong thiên hà Milky Way, và chúng ta biết ngoài đó còn nhiều nhiều nữa. Vì vậy khi chúng tôi nhìn vào ánh sáng từ các vì sao, cái chúng tôi thấy không chỉ là hành tinh mà còn có cả ánh sáng lờ mờ có thể thu dữ liệu theo thời gian. Ánh sáng yếu hơn khi hành tinh đi xuống ở trước mặt ngôi sao, đó là đốm nhấp nháy mà các bạn thấy lúc trước Không chỉ tìm được các hành tinh mà ta còn nhìn thấy ánh sáng này ở bước sóng khác nhau. Tôi muốn nói khi nhìn Trái Đất và sao Hỏa bằng ánh sáng tử ngoại. Nếu nhìn vào các ngoại hành tinh bằng kính viễn vọng không gian Hubble, chúng ta tìm ra chúng bằng ánh sáng cực tím. bạn sẽ thấy vệt nhấp nháy to hơn nhiều, và ánh sáng từ ngôi sao giảm rõ rệt khi hành tinh đi qua phía trước. Chúng tôi nghĩ đó là do khí hidro bạn có trong không khí bị dãn ra quanh khắp hành tinh đó, điều này làm nó phình to hơn. và có thể chặn ánh sáng mà bạn thấy. Vậy khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể khám phá ra vài ngoại hành tinh đang trải qua quá trình thất thoát khí quyển. Các hành tinh này có thể gọi là sao Mộc nóng, một số chúng mà chúng tôi thấy. Đó là do chúng là hành tinh khí giống sao Mộc, nhưng lại quá gần với ngôi sao chủ, gần hơn những 100 lần so với sao Mộc. Lý do nữa là các khí này đều rất nhẹ mà có thể thoát ra bất cứ khi nào, và tất cả đều nóng lên từ ngôi sao nó khiến cho lượng khí quyển thoát ra nhiều hơn. Không giống 400 pao khí hidro bị mất đi mỗi phút trên Trái Đất mà với các hành tinh này, bạn sẽ mất 1.3 tỉ pao khí hidro mỗi phút. Có thể bạn sẽ nghĩ, điều này có khiến các hành tinh chết không? Đây là câu hỏi khiến mọi người băn khoăn khi họ nhìn vào hệ Mặt Trời bởi các hành tinh gần với Mặt Trời khá cứng trong khi các hành tinh xa hơn thì to hơn và nhiều khí hơn. Phải chăng bạn đã có thể nghiên cứu cái gì đó giống như sao Mộc, gần với Mặt Trời và bỏ hết khí trong nó không? Bây giờ nếu bạn bắt đầu cái gì đó như sao Mộc nóng, bạn thực sự không thể kết luận nó như sao Thủy hay Trái Đất. Nhưng nếu bạn bắt đầu với cái nhỏ hơn, có thể có đủ khí thoát ra, tạo ra tác động đáng kể lên nó và để lại bạn một thứ gì đó rất khác biệt so với thứ bạn vừa bắt đầu. Đó cũng chỉ là tổng quan mà thôi, và khi chúng ta nghĩ về hệ Mặt Trời, chuyện gì sẽ xảy đến với chúng ta trên Trái Đất? Vào tương lai xa, Mặt Trời sẽ trở nên sáng hơn. Và khi nó xảy ra, lượng nhiệt từ Mặt Trời sẽ trở nên cực kì dữ dội. Tương tự khi bạn thấy khí bốc hơi lên từ sao Mộc nóng, khí cũng sẽ bốc hơi trên Trái Đất. Và cái mà chúng ta đang đợi chờ, hay ít nhất là chuẩn bị là sự thực xảy ra trong tương lai za, khi mà Trái Đất trở nên rất giống sao Hỏa. Khí hidro sẽ bị tách ra khỏi nước, thoát ra ngoài không gian nhanh hơn, và chúng ta sẽ bị bỏ lại ở cái hành tinh đỏ khô cằn này. Đừng sợ, nó không xảy ra trong vài tỉ năm nữa đâu, nên cũng có khá thời gian chuẩn bị. (cười) Nhưng tôi muốn các bạn nhận thức được những gì sẽ xảy ra, không chỉ trong tương lai mà còn về vấn đề thất thoát khí quyển đang xảy ra. Có rất nhiều tin tức khoa học đáng kinh ngạc về những gì xảy ra ngoài vũ trụ, và các hành tinh xa xôi khác, và chúng ta tìm hiểu về các hành tinh đó để học về thế giới này. Nhưng khi học về sao Hỏa hay các ngoại hành tinh như sao Mộc nóng, chúng ta thấy được những thứ như thất thoát khí quyển giúp chúng ta hiểu thêm nhiều về Trái Đất. Vì vậy hãy cân nhắc lại khi nghĩ rằng vũ trụ rất xa xôi. Cảm ơn. (vỗ tay) Tại sao mèo lại làm vậy? Mèo dễ thương, mèo đáng yêu và dựa vào 26 tỉ lượt xem của hơn 2 triệu video trên Youtube quay cảnh chúng vồ, nhảy, leo trèo, chen chúc, rình mò, cào cấu, chuyện trò, và kêu rừ... ừ... ừ... có một điều chắc chắn là: mèo rất mang tính giải trí. Một số biểu hiện của chúng, vừa thú vị vừa kì lạ, khiến chúng ta phải tự hỏi rằng: "Tại sao chúng lại làm vậy?" Từ xưa, mèo vừa là động vật săn mồi cỡ nhỏ đơn độc vừa làm mồi cho những động vật ăn thịt lớn hơn. Vừa là kẻ đi săn vừa là con mồi, sự sống còn của giống loài chúng phụ thuộc vào hành vi bản năng như chúng ta vẫn thấy ngày nay ở mèo hoang và mèo nuôi. Những hành vi của chú mèo Grizmo nhà bạn trông có vẻ khó hiểu, trong tự nhiên, những hành vi tương tự đã được phát sinh ở những chú mèo hàng triệu năm trước, có thể khiến Grizmo trở thành một siêu mèo. Nhờ cấu trúc cơ thể khoẻ và khả năng giữ thăng bằng tốt, mèo có thể trèo lên những vị trí cao thuận lợi để khảo sát địa hình và phát hiện con mồi trong tự nhiên. Ngày nay, Grizmo không cần những kỹ năng đặc biệt này để kiếm bữa tối cho mình nữa, nhưng việc nhìn phòng khách từ giá sách chính xác là những gì nó làm theo bản năng. Là loài săn mồi hoang dã, mèo là lũ cơ hội và săn bắt mỗi khi có mồi. Bởi hầu hết con mồi đều rất nhỏ, loài mèo trong tự nhiên cần ăn nhiều lần trong một ngày, và sử dụng chiến lược theo dõi-vồ-giết-ăn thịt để luôn được no. Đó chính là lý do vì sao Grizmo thích rượt đuổi và nhảy lên những đồ chơi nhỏ và ăn những bữa nhỏ trong suốt ngày đêm. Hơn nữa, con mồi bé thường ẩn nấp ở nơi nhỏ hẹp trong môi trường tự nhiên, nên việc Grizmo thích chui vào hộp và những khe hở là do bị thúc ép bởi chính trí tò mò đã giúp đảm bảo cho loài mèo tiếp tục tồn tại hàng triệu năm qua. Trong tự nhiên, loài mèo cần vuốt nhọn để leo trèo, săn mồi, và tự vệ. Việc mài vuốt trên những bề mặt gần đó giúp chúng ở trạng thái tốt và sẵn sàng, giúp duỗi thẳng lưng và cơ chân đồng thời còn giúp giải toả căng thẳng. Thế nên, không phải Grizmo ghét ghế bành, ghế đẩu, ghế dài có đệm, gối, màn, và những thứ khác bạn đặt xung quanh nó. Nó xé những thứ này ra thành từng mảnh và giữ móng vuốt sắc bén nhất bởi vì đó chính là những gì tổ tiên của nó làm để có thể sống sót. Vì cũng là con mồi của những loài động vật khác nên mèo phải tránh để không bị tóm, và trong tự nhiên, loài mèo là cao thủ trong việc tránh thú săn mồi. Thế nên, ngày nay, khi ở trong nhà bạn, Grizmo là một chuyên gia trong việc len lỏi vào những ngóc ngách, tìm kiếm, lẩn trốn vào những nơi không thể nào ngờ tới. Điều này cũng giải thích vì sao nó thích hộp vệ sinh sạch sẽ và không mùi hơn. Rất khó để thú săn mồi có thể phát hiện ra vị trí của nó khi đánh hơi gần đó. Dựa theo những gì ta đã biết về mèo, có vẻ một trong những hành vi nổi trội nhất của chúng vẫn còn là một trong những điều bí ẩn. Loài mèo kêu rừ... ừ... ừ... thường vì vài lý do, như khi chúng vui, căng thẳng, và đói. Nhưng điều lạ là tần số tiếng kêu của chúng, dao động từ khoảng 25 đến 150 hertz, là khoảng âm giúp kích thích tái sinh mô. Vì vậy, việc kêu rừ... ừ... ừ... giúp Grizmo tiện thể chợp mắt, cũng có thể tiếng kêu giúp nó thậm chí là bạn, chữa lành cơ và chân, Chúng phát triển theo thời gian vừa là loài động vật săn mồi đơn độc, đi săn rồi ăn thịt con mồi vừa là con mồi lén lút biết ẩn mình và trốn thoát để sống sót. Vì vậy, loài mèo ngày nay vẫn còn duy trì nhiều bản năng cho phép chúng phát triển trong thế giới hoang dã hàng triệu năm qua. Điều này giải thích phần nào cho những hành động có vẻ kỳ lạ của chúng. Đối với mèo, nhà của chúng ta cũng như khu rừng của chúng. Nếu như vậy thì trong mắt chúng, ta là ai? Là loài mèo khổng lồ, ngu ngốc, không lông, tranh tài nguyên với chúng? Là loài động vật ăn thịt ngu ngốc mà chúng có thể qua mặt mỗi ngày? Hoặc có thể chúng nghĩ ta chính là con mồi. Chúng ta sẽ chia sẻ rất nhiều bí mật hôm nay, các bạn và tôi, và làm như vậy, tôi mong chúng ta có thể chấm dứt một số xấu hổ nhiều người cảm nhận về giới tính. Có bao nhiêu bạn ở đây đã từng bị người lạ huýt sáo? Rất nhiều phụ nữ. Với tôi, lần tôi nhớ nhất là khi người lạ đó là một sinh viên của tôi. Em ấy tiếp cận tôi sau buổi học tối đó và những lời của anh ta đã chứng tỏ điều tôi đã biết: "Em rất xin lỗi, giáo sư. Nếu em biết là cô, em sẽ không bao giờ nói những điều đó." (Cười) Tôi không phải là đối tượng của anh ta khi tôi là giáo sư của anh ta. Quan niệm này,gọi là biểu hiện khách quan, là cơ sở của việc thành kiến giới tính, và chúng ta thấy nó được củng cố qua mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta thấy chính quyền từ chối trừng phạt đàn ông vì cưỡng hiếp phụ nữ. Chúng ta thấy trong các quảng cáo. Có bao nhiêu bạn đã xem quảng cáo dùng ngực của phụ nữ để bán sản phẩm hoàn toàn không liên quan? Hoặc hàng loạt bộ phim diễn tả người phụ nữ là chỉ quan tâm yêu đương? Những ví dụ này có vẻ như vụn vặt và vô hại, nhưng chúng âm thầm, chầm chậm xây dựng thành nền văn hóa khước từ phụ nữ là con người. Chúng ta thấy trường học đuổi một bé gái 10 tuổi về nhà vì quần áo của cô bé làm xao lảng các bạn nam đang cố gắng học, hoặc việc chính quyền từ chối phạt đàn ông cưỡng hiếp phụ nữ hơn và hơn nữa, hoặc một phụ nữ bị giết vì cô ấy yêu cầu người đàn ông dừng hành hạ cô trên sàn nhảy. Truyền thông đóng vai trò lớn về việc duy trì biểu hiện khách quan của phụ nữ. Hãy xem hài kịch cổ điển lãng mạn. Chúng ta được giới thiệu hai loại phụ nữ điển hình trong những phim này, đại khái có hai loại phụ nữ đáng ao ước. Loại đầu tiên là quả bom gợi cảm. Đây là phụ nữ tuyệt đẹp khó tin với thân hình hoàn hảo. Nam chính không khó khăn trong việc nhận ra cô ta thậm chí có quan hệ với cô ấy còn dễ dàng hơn. Loại thứ hai là nữ chính, xinh đẹp nhưng kín đáo làm nam chính rơi vào tình yêu mặc dù lúc đầu không chú ý đến hoặc chưa thích nếu anh ta có chú ý đến. Loại đầu tiên là gái hư. Cô ta sẽ bị tàn phá và lãng quên Cô ấy là quá dễ dãi. Loại thứ 2 đáng mơ ước mà lại thùy mị, nên đáng làm mẹ các con của nam chính sau này. Hôn nhân vật chất. Chúng ta thực sự nói phụ nữ có hai vai trò, nhưng hai vai trò này khó cùng lúc tồn tại trong cùng một người. Trong dịp hiếm có tôi chia sẻ với một người quen tôi nghiên cứu giới tính, nếu họ không kết thúc cuộc trò chuyện ngay sau đó, họ thường khá là tò mò. "Ôi, kể cho tôi thêm đi." Vậy nên tôi kể tiếp. "Tôi thật sự quan tâm nghiên cứu hành vi tình dục của các đôi mang thai và hậu sinh." Lúc này tôi nhận được một loại phản ứng khác. (Cười) "Ồ. Hở. Người có thai cũng quan hệ được? Bạn có nghĩ đến việc nghiên cứu về ham muốn tình dục hay cực khoái chưa? Đó sẽ là thú vị, và gợi cảm." Nói với tôi. Những từ đầu tiên nào đến tâm trí khi bạn hình dung một phụ nữ có thai? Tôi đã hỏi câu hỏi này trong cuộc khảo sát hơn 500 người trưởng thành, và hầu hết đáp lại là "bầu" hoặc "tròn" và "dễ thương." Điều này không làm bất ngờ nhiều. Ta còn gán cho cái gì dễ thương? Những em bé. Cún con. Mèo con. Người sắp già. Phải không? (Cười) Khi chúng ta gán cho một người lớn là dễ thương, dù cho, chúng ta lấy đi rất nhiều thông minh của họ, sự phức tạp của họ. Chúng ta quy họ có tính cách trẻ con. Tôi cũng hỏi đàn ông thích quan hệ tưởng tượng họ đang ở cùng người phụ nữ mang thai, và yêu cầu phụ nữ tưởng tượng họ mang thai, và nói cho tôi những từ đầu tiên đến tâm trí khi họ tưởng tượng quan hệ với nhau. Phần lớn câu trả lời đều cự tuyệt. "Mập mạp." "Bất tiện." "Không gợi cảm." "Kì cục." "Không thoải mái." "Như thế nào?" (Cười) "không đáng làm phiền." "Không đáng để mạo hiểm." Thật sự là điều cuối cùng vướng mắc tôi. Chúng ta nghĩ vậy vì chúng ta ly thân với thai phụ và bà mẹ vì bản năng sinh dục, chúng ta đang loại bỏ các ràng buộc của đối tượng tình dục. Họ trải qua phân biệt giới tính ít hơn? Không hẳn. Điều gì xảy ra thay vì là một loại biểu hiện khác. Trong nỗ lực giải thích cho người khác, một cuộc trò chuyện đã dẫn đến Vệ nữ Willendorf, một bức tượng thời đồ đá cũ mà các học giả cho là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp, từ đó mang tên Vệ nữ. Mặc dù, sau đó giả thiết này bị xem lại, khi các học giả chú ý nhà điêu khắc rõ ràng tập trung vào các đặc điểm sinh sản của bức tượng: ngực lớn, được xem lý tưởng cho con bú; bụng tròn, có thể là bụng bầu thai phụ; còn sót lại màu sơn đỏ, ám chỉ kinh nguyệt hoặc mới sinh. Họ cũng cho rằng bức tượng có ý nghĩa trong việc giữ hoặc đặt nằm xuống bởi vì bàn chân nhỏ, không cho phép bức tượng thoải mái đứng. Tượng cũng không có khuôn mặt. Vì lí do này, người ta cho rằng nó chỉ biểu hiện cho khả năng sinh sản chứ không phải là chân dung một người. Bức tượng chỉ là đồ vật. Giải thích về bức tượng trong lịch sử, từ một bức tượng đại diện cho sự lý tưởng của sắc đẹp và tình yêu đến đại diện cho sự sinh sản. Tôi nghĩ sự biến chuyển này nói nhiều hơn về các học giả có giải thích mục đích của bức tượng hơn mục đích thực sự của bức tượng. Khi phụ nữ mang thai, cô ta không còn khiến đàn ông ham muốn tình dục rơi vào vai trò sinh sản và nuôi dạy con. Làm như thế, cô ấy cũng trở thành tài sản của xã hội, rất được coi trọng nhưng chỉ bởi vì cô ấy mang thai. Đúng không? Tôi buộc phải gọi nó là hiệu ứng Willendorf, và một lần nữa chúng ta thấy nó củng cố nhiều khía cạnh của cuộc sống. Có ai ở đây từng mang thai không? (Cười) Vâng. Rất nhiều, được rồi? Vậy bao nhiêu người từng bị người lạ sờ vào bụng khi mang thai, có lẽ không có xin phép trước? Hoặc bảo bạn rằng có thể hay không thể ăn gì bởi ai đó không phải bác sĩ của bạn, người chăm sóc y tế cho bạn? Hoặc hỏi những thắc mắc riêng tư về kế hoạch sinh sản? Và sau đó nói lý do những lựa chọn đó đều sai? Vâng, tôi cũng vậy. Hoặc người phục vụ từ chối mang li rượu cho bạn? Điều này có thể làm bạn dừng, tôi biết,nhưng hãy nghe tôi. Đây là một bí mật lớn. Thật ra uống điều độ cũng an toàn trong quá trình mang thai. Nhiều người không biết điều này vì bác sĩ không tin thai phụ có bí mật này -- (Cười) nhất là nếu cô ấy ít học hoặc là phụ nữ da màu. Điều này cho thấy, hiệu ứng Willendorf, cũng khá là cổ điển và phân biệt chủng tộc. Nó có mặt khi chính phủ nhắc nhở phụ nữ với mọi đơn kiện phản đối lựa chọn mới mà thành phần trong tử cung không phải của riêng cô ấy, hay khi bác sĩ sản khoa nói, "Thật an toàn khi quan hệ lúc mang thai, có lúc bạn không hề biết. Thà an toàn còn hơn phải hối tiếc? Cô ấy từ chối bàn chuyện đời tư cơ bản và tự quản thân thể dưới lớp bọc "trở thành một người mẹ tốt." Chúng ta không tin cô ấy đưa ra quyết định của mình. Còn nhớ cô ấy dễ thương chứ? Khi chúng ta nói về phụ nữ thỏa mãn tình dục -- xin lỗi. Khi chúng ta nói với phụ nữ quan hệ không đáng mạo hiểm lúc mang thai, điều chúng tôi đang nói với cô ấy là thỏa mãn tình dục không sao cả. Vì vậy điều chúng tôi đang nói với cô ấy quả thực là không sao cả, thậm chí nhu cầu của thai nhi không xung đột với nhu cầu của cô ấy. Cho nên các nhà cung cấp y tế, như bác sĩ sản khoa và phụ khoa của trường Đại học Mỹ có dịp để giáo dục về an toàn tình dục lúc mang thai Vậy những chuyên gia nói gì? ACOG thật ra không công khai tuyên bố chính thức về an toàn tình dục lúc mang thai. Hướng dẫn từ phòng khám Mayo thường tích cực nhưng được trình bày với lời cảnh báo: "Dù hầu hết phụ nữ có thể an toàn khi quan hệ lúc mang thai, đôi lúc tốt nhất là nên cẩn thận." Có người không muốn quan hệ lúc mang thai, chuyện đó không sao. Nhiều người muốn quan hệ lúc mang thai, chuyện đó cũng không thành vấn đề. Điều cần để ngăn cản chính là xã hội nói phụ nữ những gì họ có thể và không thể làm với cơ thể họ. (Vỗ tay) Phụ nữ mang thai không phải con thuyền vô danh, vô dạng cho sinh sản không thể tự mình đứng được. Nhưng sự thật là, bí mật thật sự là, chúng ta nói với tất cả phụ nữ sự thỏa mãn tình dục không sao. Chúng ta từ chối ngay cả công nhận phụ nữ quan hệ với phụ nữ hay phụ nữ thậm chí không muốn có trẻ con. "Ồ, chỉ là một giai đoạn... cô ấy chỉ cần người đàn ông chân chính bên cạnh." Mỗi khi phụ nữ quan hệ đơn giản chỉ vì cảm giác tuyệt, đây như là cuộc cách mạng. Cô ấy là nhà cách mạng. Cô ấy đang đẩy lùi định kiến xã hội mà cô ấy tồn tại chỉ vì sự thỏa mãn cho nam giới hay sinh sản. Người phụ nữ ưu tiên nhu cầu tình dục là đáng sợ, vì một người phụ nữ ưu tiên nhu cầu tình dục chỉ ưu tiên chính mình. (Vỗ tay) Đó là người phụ nữ khắt khe chuyện được đối xử công bằng. Đó là người phụ nữ mà nhất quyết cho rằng bạn nhường quyền lực cho cô ấy và đó là lúc đáng sợ nhất vì chúng ta không thể nhường mà không từ bỏ thêm không gian chúng ta chiếm. (Vỗ tay) Tôi có một bí mật cuối cùng dành cho bạn. Tôi là mẹ của hai cậu con trai và chúng tôi có thể dùng sự trợ giúp của bạn. Dù các con trai tôi thường nghe tôi nói quan trọng khi nam giới nhận ra sự công bằng cho nữ giới và họ thấy cha họ làm gương chuyện này, chúng ta cần chuyện xảy ra trên thế giới để củng cố chuyện gia đình. Đây không phải vấn đề của đàn ông hay phụ nữ. Đây là vấn đề của mọi người, và chúng ta đều đóng vai trò phá vỡ hệ thống bất bình đẳng. Để bắt đầu, chúng ta đã dừng hẳn việc nói với phụ nữ những gì họ có thể hay không với cơ thể họ. (Vỗ tay) Điều này bao gồm không đối xử thai phụ như tài sản chung. Nếu bạn không biết cô ấy, thậm chí không xin chạm bụng. Bạn không là ai hết. Đừng bảo những gì cô ấy có thể ăn hay không thể ăn. Đừng yêu cầu chi tiết về các quyết định y tế của cô. Điều này cũng bao gồm sự hiểu biết mà thậm chí nếu cá nhân bạn phản đối việc phá thai, có thể đấu tranh vì quyền lựa chọn là ở phụ nữ. Khi nói về sự công bằng của phụ nữ, hai bên không cần chống đối nhau. Nếu bạn là ai đó có quan hệ với phụ nữ, hãy ưu tiên sự thỏa mãn của cô ấy. Nếu bạn không biết cách, hãy hỏi. Nếu bạn có con -- (Cười) nói chuyện về giới tính càng sớm khi có thể, vì trẻ không tra từ "giới tính" trong từ điển nữa. Chúng tra trên mạng. Và khi bạn có những cuộc nói chuyện về giới tính, đừng chỉ tập trung vào việc sinh sản. Con người quan hệ vì nhiều lý do, một số vì họ muốn có em bé, nhưng hầu hết quan hệ vì cảm thấy tuyệt. Hãy chấp nhận nó. Dù cho bạn có con hay không, hãy ủng hộ giáo dục giới tính toàn diện không làm con cái chúng ta xấu hổ. (Cười) Không có gì tích cực từ thanh thiếu niên hay xấu hổ vì khao khát quan hệ, cách ứng xử, hơn là STD dương tính và khám thai. Mỗi một ngày, chúng ta đều có cơ hội để phá vỡ sự bất bình đẳng giới. Tôi nghĩ chúng ta có thể đều đồng ý chuyện này đáng thảo luận. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là đầu bếp và là nhà nghiên cứu chính sách thực phẩm. Nhưng tôi đến từ gia đình có truyền thống làm giáo viên. Chị gái tôi là một giáo viên đặc biệt ở Chicago. Bố tôi vừa nghỉ hưu sau 25 năm làm giáo viên lớp năm. Dì và chú tôi là những giáo sư. Anh chị em tôi đều là giáo viên. Các thành viên trong gia đình đều dạy học, trừ tôi. Họ dạy tôi cách duy nhất để có được câu trả lời đúng là hỏi đúng câu hỏi. Vậy thế nào là câu hỏi đúng khi nói đến việc cải thiện kết quả của giáo dục cho trẻ em? Rõ ràng có quá nhiều câu hỏi quan trọng nhưng tôi nghĩ ta có thể bắt đầu với điều sau: Chúng ta nghĩ mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất của một đứa trẻ là gì? Chúng ta mong đợi chúng học được gì nếu như chế độ ăn của chúng nhiều đường và thiếu dinh dưỡng? Chúng có thể học được gì nếu cơ thể chúng bị đói? Và với tất cả nguồn lực chúng ta đổ vào các trường học hãy nên ngừng lại và tự hỏi xem: Chúng ta đã thực sự chuẩn bị cho trẻ thành công chưa? Vài năm về trước, Tôi làm giám khảo cho một cuộc thi nấu ăn mang tên "Chopped" Bốn đầu bếp tham gia thử thách với những nguyên liệu bí ẩn xem ai có thể nấu được món ngon nhất. Ngoại trừ tập phim này - nó là một tập rất đặc biệt Thay vì bốn đầu bếp hăng hái cố gắng len vào ánh đèn sân khấu... việc tôi chẳng hề biết một tí gì... (Cười) Những người này là đầu bếp ở trường. Bạn biết đấy, những người phụ nữ bạn hay gọi 'quý cô bữa trưa", nhưng tôi nhấn mạnh, chúng ta gọi là "cô nấu bếp". Những người phụ nữ này, Chúa phù hộ họ dành cả ngày để nấu ăn cho hàng ngàn đứa trẻ bữa sáng và trưa, với chỉ 2,68 đô mỗi bữa mà chỉ khoảng 1 đô trong đó là tiền thực phẩm. Trong tập ấy, nguyên liệu bí ẩn là hạt diêm mạch. Tôi biết đã lâu rồi các bạn chưa ăn trưa ở trường, và chúng ta đã thực hiện rất nhiều cải cách về dinh dưỡng, nhưng diêm mạch vẫn chưa phải nguyên liệu chính ở các căn tin trường. (Cười) Vì vậy đây là một thử thách. Nhưng món mà tôi không bao giờ quên được nấu bởi 1 người phụ nữ có tên Cheryl Barbara Cheryl là giám đốc dinh dưỡng tại trường Trung học Cộng đồng tại Connecticut. Cô ấy nấu món mì ống ngon tuyệt. Thật kinh ngạc. Đó là món mỳ pappardelle với xúc xích Ý, cải xoăn, phô mai Parmesan. Nó ngon như nhà hàng vậy, ngoại trừ việc cô ấy chỉ đổ hạt diêm mạch, chưa chín, ra đĩa. Đó là một công thức kì lạ, và nó vô cùng giòn. (Cười) Tôi nhận vai một giám khảo khó tính và hỏi tại sao cô làm vậy. Cheryl trả lời: "Thứ nhất, tôi không biết diêm mạch là gì" (Cười) "Nhưng tôi biết vào thứ hai, tại trường tôi, trường cấp 3 Cộng đồng, tôi luôn làm món mỳ Ý." Cheryl giải thích rằng có những học sinh không được ăn bữa nào vào cuối tuần. Không ăn vào thứ bảy. Chủ nhật cũng không có bữa ăn nào. Nên cô nấu mỳ Ý vì cô muốn đảm bảo mình nấu món mà bọn trẻ sẽ ăn. ''Thứ sẽ dính vào dạ dày chúng'', cô nói. ''Thứ sẽ giúp chúng no bụng'.' Cheryl còn nói về việc khi thứ hai bắt đầu, bọn trẻ đói đến mức không thể nghĩ đến việc học hành. Thức ăn là thứ duy nhất mà chúng nghĩ đến. Thứ duy nhất. Và thật không may, các thống kê cho thấy điều tương tự. Bây giờ thử đặt vào vị trí của một đứa trẻ. Chúng ta sẽ tập trung vào bữa ăn quan trọng nhất, bữa sáng. Hãy gặp Allison. Cô bé 12 tuổi, thông minh lanh lợi. Khi lớn lên cô bé muốn trở thành nhà vật lý học. Nếu Allison học tại một trường cung cấp bữa sáng đủ chất cho học sinh, những điều sau sẽ xảy ra. Cơ hội cô bé có một bữa ăn đủ chất bao gồm hoa quả và sữa, ít đường, sẽ tăng đáng kể. Allison sẽ ít có nguy cơ bị tiểu đường so với các bạn. Cô bé ít phải đến phòng y tế hơn. Cô bé sẽ khó mắc lo âu và trầm cảm hơn. Cô bé sẽ ngoan ngoãn hơn. Đi học đúng giờ và đầy đủ hơn. Tại sao? Bởi vì ở trường có một bữa ăn ngon lành đang đợi. Nói chung, Allison có sức khỏe tốt hơn so với những trẻ khác. Thế còn đứa trẻ không có bữa sáng đủ chất tại trường? Hãy cùng gặp Tommy. Cậu cũng 12 tuổi và là một đứa trẻ tuyệt vời. Cậu muốn trở thành bác sĩ. Khi còn học mẫu giáo, Tommy đã không học tốt Toán. Khi cậu lên lớp ba, điểm đọc và toán của cậu ngày càng kém. Khi cậu 11 tuổi, khả năng cao là cậu sẽ bị ở lại lớp. Nghiên cứu cho thấy trẻ em không được cung cấp đủ chất, đặc biệt vào bữa sáng, nhìn chung có khả năng nhận thức kém hơn. Vậy vấn đề này có phổ biến không? Thật không may là có. Để tôi cho bạn 2 con số nghe qua thì có vẻ trái ngược nhưng thực chất là hai mặt của cùng một vấn đề. Một mặt, 1 trong 6 người Mỹ thiếu an ninh lương thực bao gồm 16 triệu trẻ em, gần 20%. Chỉ trong thành phố New York, 474,000 trẻ em dưới 18 tuổi đối diện với nạn đói mỗi năm. Thật điên rồ. Mặt khác, chế độ ăn và dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu cho các bệnh có thể ngăn ngừa tại quốc gia này. Và 1/3 trẻ em mà chúng ta nói đến hôm nay đang dần mắc nguy cơ tiểu đường. Điều khó tưởng tượng nhưng là sự thật, chính là những đứa trẻ đó. Chúng lấp đầy cơ thể bằng calorie có hại và rẻ tiền ở nơi chúng sống hay gia đình chúng có thể chi trả. Nhưng đến cuối tháng, phiếu thực phẩm không còn hay giờ làm bị cắt giảm, khiến họ không chi trả nổi cho thức ăn. Nhưng chúng ta có thể giải quyết vấn đề này chứ? Ta đều biết câu trả lời là gì. Như một phần công việc ở Nhà Trắng, chúng tôi lập một chương trình. Với các trường có 40% trẻ em nghèo, chúng tôi phục vụ bữa sáng và trưa cho mọi trẻ em. Miễn phí. Chương trình này đã thành công trong việc giúp chúng ta vượt qua rào cản khó khăn khi cung cấp cho trẻ bữa sáng đủ chất. Rào cản đó là sự hổ thẹn. Trường học phục vụ bữa sáng trước giờ học, và chỉ dành cho học sinh nghèo. Vì vậy ai cũng biết người nào gặp khó khăn cần trợ giúp. Trẻ em, bất kể cha mẹ chúng kiếm ra nhiều hay ít tiền, chúng cũng có lòng tự trọng cao. Vậy điều gì xảy ra? Những trường triển khai chương trình này nhận thấy điểm toán và đọc tăng 17.5% 17.5%. Nghiên cứu cũng cho thấy khi trẻ có bữa sáng đều đặn đầy đủ dinh dưỡng, cơ hội tốt nghiệp của chúng tăng 20%. 20%. Khi ta cho trẻ dưỡng chất cần thiết, ta cho chúng cơ hội để phát triển, cả ở trường học và hơn thế nữa. Các bạn không cần tin tôi nhưng hãy nói chuyện với Donna Martin. Tôi yêu Donna Martin. Cô là giám đốc dinh dưỡng tại hạt Burke ở Waynesboro, Georgia. Hạt Burke là một trong những quận nghèo nhất tại bang nghèo thứ 5 cả nước. Và khoảng 100% học sinh của Donna ở ngưỡng nghèo khó. Vài năm trước, Donna quyết định vượt xa những tiêu chuẩn mới và xem lại các tiêu chuẩn dinh dưỡng. Cô cải thiện, thêm trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Cô phục vụ bữa sáng trong lớp cho tất cả học sinh. Cô còn thực hiện chương trình bữa tối. Tại sao? Vì rất nhiều học sinh không có bữa tối khi về nhà. Vậy họ phản ứng như thế nào? Bọn trẻ yêu thức ăn. Chúng yêu việc được ăn đủ chất và thích việc không bị đói. Nhưng sự ủng hộ tích cực nhất đến từ một nguồn không ngờ. Tên anh là Eric Parker, anh là huấn luyện viên trưởng đội bóng Burke County Bears. HLV Parker đã huấn luyện những đội tầm thường nhiều năm rồi. Đội Bears thường được xếp hạng giữa... một nỗi thất vọng lớn tại một trong những bang yêu thích bóng bầu dục nhất. Nhưng vào năm Donna thay đổi thực đơn, đội Bears không những thắng giải quận mà còn giành cúp vô địch bang, đánh bại đội Trojans hạt Peach 28-14. (Cười) Và HLV Parker đã nói chiến thắng được là nhờ Donna Martin. Khi ta cho trẻ những dưỡng chất cần thiết, chúng sẽ phát triển mạnh. Và đó không chỉ phụ thuộc vào những người như Cheryl Barbara hay Donna Martin. Nó phụ thuộc vào tất cả chúng ta. Cung cấp cho trẻ dưỡng chất thiết yếu mới chỉ là sự khởi đầu. Đó chỉ là những ví dụ mẫu cho những vấn đề cấp bách của chúng ta. Nếu ta tập trung vào mục tiêu đơn giản là nuôi dưỡng bản thân đúng cách, ta sẽ thấy một thế giới ổn định hơn, ta sẽ có thể cải thiện mạnh năng suất kinh tế, ta có thể thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe và tiến xa hơn nữa để đảm bảo nguồn cung cho thế hệ sau này. Dinh dưỡng là nơi những nỗ lực chung sẽ có ảnh hưởng lớn nhất. Hãy hỏi bản thân: Thế nào là câu hỏi đúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta cung cấp cho bản thân những loại thức ăn giàu dưỡng chất? Hệ quả sẽ là gì? Cheryl Barbara, Donna Martin, HLV Parker và đội Bears hạt Burke... Họ đã có được câu trả lời. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Lúc còn là một đứa trẻ, đang còn bò quanh nhà, tôi nhớ tới những tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ, và chúng có những phân cảnh như thế này, cảnh chiến đấu, cảnh tình yêu. Tôi muốn nói rằng, nhìn xem. Con vật này đang cố chống lại mũi giáo này từ người lính này. Và mẹ tôi đã chụp những bức hình này, thực ra là vào tuần trước, từ tấm thảm của chúng tôi, và tôi nhớ điều này đến tận ngày hôm nay. Có một vật khác, một cái kệ rất cao dạng này với những sinh vật và những ống thoát nước hình con vật và sự khỏa thân -- những thứ khá đáng sợ khi bạn là một đứa trẻ. Điều mà tôi nhớ về những đồ vật này cho đến hôm nay là chúng kể những câu chuyện, bởi vậy, kể chuyện đã trở thành một ảnh hưởng thực sự lớn đến công việc của tôi. Và sau đó có một ảnh hưởng khác. Khi tôi còn là một đứa học sinh trung học, khoảng 15 hoặc 16 tuổi, tôi nghĩ là như những đứa trẻ khác cùng lứa, chúng tôi chỉ muốn làm những gì chúng tôi yêu và chúng tôi tin. Và như vậy, Tôi kết hợp hai thứ mà tôi thích nhất, đó là trượt tuyết và lướt ván buồm. Là những thứ khá tốt ngoài thời tiết u ám ở Thụy Sĩ. Vậy, tôi đã tạo ra sự kết hợp của hai thứ trên: Tôi đã lấy ván trược tuyết của mình và lấy một tấm bảng và ghép một cái chân buồm vào chỗ đó, và một vài dây để xỏ chân, vài miếng kim loại, và tôi đã ở đây, chạy rất nhanh trên hồ băng. Nó thực sự là một cái bẫy chết người. Ý tôi là, điều đó thật sự không thể tin nổi, nó hoạt động tốt bất ngờ, nhưng nó cũng thực sự nguy hiểm. Và tôi nhận ra rằng tôi phải đến trường đào tạo về thiết kế. (Cười) Ý tôi là, hãy nhìn vào những tấm hình ở đây. (Cười) Vì vậy tôi đã đến trường thiết kế, và tôi đã học xong vào đầu những năm 90, và tôi đã thấy điều gì đó kì lạ đang diễn ra ở Thung Lũng Silicon, vì vậy tôi muốn có mặt ở đó, và tôi thấy rằng máy tính đang đến nhà của từng người trong chúng ta. Rằng điều đó sẽ phải thay đổi để có thể ở với chúng ta trong nhà của chúng ta. Và vậy tôi đã có một công việc và tôi làm việc cho một công ty tư vấn, và chúng tôi muốn vào những cuộc họp như thế này, và những nhà quản lý sẽ đi vào, và họ sẽ nói, "Nào, điều mà chúng ta sẽ làm là hết sức quan trọng, bạn biết đấy." Và họ đưa ra mã của những dự án, bạn biết đấy, phần lớn từ "Chiến tranh giữa các vì sao", những thứ như là C3PO, Yoda, Luke. Như vậy trong tương lai, tôi sẽ là nhà thiết kế trẻ này ở phía sau căn phòng, và sẽ giơ tay lên, và muốn hỏi vài câu hỏi. Ý tôi là nhìn lại quá khứ, chắc chắn là những câu hỏi ngớ ngẩn, nhưng những điều như, "Nút Cap Lock này dùng để làm gì?" hay "Nút Num Lock này dùng để làm gì? " "Bạn biết đấy, điều đó?" Bạn biết đấy, người ta có thực sự dùng chúng? Họ có muốn chúng không? Họ có muốn có nó trong nhà của họ không? (Cười) Điều mà tôi nhận ra sau đó là họ không thực sự muốn thay đổi những "di sản"; họ không muốn thay đổi bên trong. Họ đang thực sự tìm chúng tôi, những nhà thiết kế, để tạo ra lớp da, để đặt một vài thứ đẹp đẽ bên ngoài chiếc hộp. Và tôi không muốn trở thành một người tô màu. Đó không phải là điều mà tôi muốn làm. Tôi không muốn trở thành một nhà thiết kế theo cách đó. Và sau đó tôi nhìn thấy câu nói này: "Quảng cáo là cái giá mà công ty phải trả để trở thành không độc đáo." (Cười) Chính vì vậy tôi phải bắt đầu theo cách của tôi. Tôi đã chuyển đến San Francisco, Và tôi thành lập một công ty nhỏ, Fuseproject. Và điều mà tôi muốn làm là những thứ quan trọng. Và tôi muốn thực sự không chỉ làm việc trên lớp da, mà tôi muốn làm việc trên toàn bộ kinh nghiệm của loài người. Và sau đó dự án đầu tiên có vẻ như đã trở nên xoàng xĩnh, nhưng nó đã dùng công nghệ và có thể biến nó thành một điều gì đó mà người dùng sẽ sử dụng theo một cách mới, và có thể tìm ra một vài chức năng mới. Đây là một chiếc đồng hồ chúng tôi tạo ra cho Mini Cooper, công ty sản xuất xe hơi, ngay sau khi nó được tung ra, và đó là đồng hồ đầu tiên có màn hình hiển thị chuyển từ chiều ngang sang chiều dọc. Và nó giúp tôi kiểm tra giờ một cách riêng lẻ, ở đây, không cần phải nâng khuỷa tay. Và những dự án khác hoàn toàn về sự biến đổi, về việc đáp ứng nhu cầu của con người. Đây là một mẫu nhỏ của đồ nội thất dành cho một nhà sản xuất ở Ý, và nó được xếp hoàn toàn phẳng, và sau đó nó sẽ được dựng thành bàn cà phê và ghế đẩu và một số thứ linh tinh khác. Và điều trải nghiệm hơn: đây là một cái đèn trang trí dành cho Swarovski, và điều mà nó làm được là nó thay đổi hình dạng. Như vậy nó đi từ một đường tròn, thành một đường cong, rồi một hình vuông, đến hình số 8, và chỉ với việc vẽ trên một máy tính bảng nhỏ, toàn bộ phần chiếu sáng có thể điều chỉnh thành bất cứ hình gì bạn muốn. Và cuối cùng, Đèn Lá dành cho Herman Miller. Đây là một quá trình khá phức tạp; nó làm chúng tôi mất khoảng bốn năm rưỡi. Nhưng tôi muốn tạo ra một trải nghiệm độc đáo về ánh sáng, một trải nghiệm mới của ánh sáng. Vì vậy chúng tôi phải thiết kế cả ánh sáng và bóng đèn. Và đó là một cơ hội duy nhất, theo tôi, trong thiết kế. Và trải nghiệm mới mà tôi tìm kiếm là đem đến sự lựa chọn cho người dùng để đi từ một ánh sáng ấm, dạng như ánh sáng nhẹ, thành một ánh sáng mạnh hơn để làm việc. Và bóng đèn đã làm được việc đó. Nó cho phép người dùng có thể chuyển, và kết hợp hai màu này. Và nó được thực hiện rất dễ dàng: một người chỉ cần chạm chân đèn, và ở một bên bạn có thể trộn lẫn độ sáng, và ở phía bên kia, màu sắc của ánh sáng. Như vậy tất cả những dự án này đều có ý nghĩa nhân văn gắn liền với nó, và tôi nghĩ, với tư cách là một nhà thiết kế, chúng tôi cần phải thực sự suy nghĩ về cách làm sao chúng tôi có thể tạo ra được một mối quan hệ khác giữa công việc của chúng ta và thế giới, cho dù nó dùng để kinh doanh, hay, như tôi sẽ trình bày, qua một vài dự án cộng đồng. Vì tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng những nhà thiết kế mang lại giá trị cho doanh nghiệp, giá trị cho người dùng nữa, nhưng tôi nghĩ đó là giá trị mà chúng tôi thêm vào những dự án này đã tạo ra giá trị lớn hơn một cách rõ rệt. Và những giá trị mà chúng tôi mang lại có thể về vấn đề môi trường, về sự sống còn, về tiết kiệm năng lượng. Bạn biết đấy, chúng có thể về chức năng và thẩm mĩ; chúng có thể liên quan đến chiến lược kinh doanh. Nhưng nhà thiết kế thực sự là chất dính kết nối những thứ này lại với nhau. Vì vậy Jawbone là một dự án mà bạn đã quen, và nó có một công nghệ nhân văn. Nó cảm giác được da của bạn, nó nằm trên da của bạn, và nó biết khi nào bạn đang nói. Và qua việc nhận biết khi nào bạn đang nói, nó bỏ qua những tiếng ồn mà nó biết được, đó là tiếng ồn xung quanh. Nhưng điều khác làm cho Jawbone có ý nghĩa nhân đạo là chúng tôi đã thực sự quyết định gỡ bỏ toàn bộ các yếu tố kỹ thuật, và tất cả các yếu tố ấu trĩ ra khỏi nó, và cố gắng làm cho nó đẹp nhất có thể. Tôi muốn nói rằng, hãy nghĩ về điều này: sự cẩn thận trong việc lựa chọn kính mát, hay nữ trang, hay phụ kiện là rất quan trọng, vì vậy nếu chúng không đẹp, nó thực sự không thuộc về khuôn mặt của bạn. Và đó chính là điều mà chúng tôi theo đuổi. Nhưng cách mà chúng tôi làm việc với Jawbone thực sự độc đáo. Tôi muốn nhấn mạnh ở một vật nào đó ở đây, ở bên trái. Đây là tấm bảng, đây là một trong những thứ đi vào bên trong để làm cho công nghệ này có thể vận hành được. Nhưng đây là quy trình thiết kế: có một người nào đó đang thay đổi trên bảng, đặt thêm những đường kẻ trên tấm bảng, thay đổi vị trí của con chíp như người thiết kế ở phía bên kia đang làm công việc đó. Vậy đây không còn là việc đắp da cho một công nghệ. Nó đã thực sự là thiết kế từ bên trong. Và khi đó ở phía bên kia của căn phòng, những nhà thiết kế đang tạo nên những điều chỉnh nhỏ, phác họa, vẽ bằng tay, đưa vào máy tính, và tôi gọi điều đó là được thúc đẩy bởi thiết kế. Bạn biết đấy, có một vài sự đẩy và kéo, nhưng thiết kế thực sự giúp định nghĩa toàn bộ trải nghiệm từ trong ra ngoài. Và sau đó thiết kế không bao giờ kết thúc. Và đây là một cách khác mà nó trở nên độc nhất trong cách chúng tôi làm việc, bởi vì chúng không bao giờ kết thúc, bạn phải làm tất cả những thứ khác. Đóng bao bì, trang web, và bạn cần tiếp tục để thực sự chạm đến người dùng, theo nhiều cách. Nhưng làm cách nào để bạn giữ người nào đó nếu điều đó không bao giờ kết thúc? Và Hosain Rahman, giám đốc điều hành của Aliph Jawbone, bạn biết đấy, thực sự hiểu việc bạn cần một cấu trúc khác. Như vậy theo cách này, cơ cấu khác là chúng tôi là đối tác, đó là sự hợp tác. Chúng tôi có thể tiếp tục làm việc và dành toàn bộ sức lực vào dự án này, và sau đó chúng tôi cùng chia sẻ phần thưởng. Và đây là một dự án khác, một cách tiếp cận khác của hợp tác. Cái này gọi là Nước Y, và đây là người đến từ Los Angeles, Thomas Arndt, Gốc Úc, người đã đến với chúng tôi, và điều mà anh ấy muốn làm là tạo ra một loại nước uống tốt cho sức khỏe, hoặc một loại thức uống hữu cơ cho con của anh ấy, để thay thế cho xô-đa chứa nhiều đường đó là thứ mà anh ấy muốn chúng tránh xa. Vì vậy chúng tôi làm việc về chiếc bình này, và nó đối xứng hoàn toàn ở tất cả mọi hướng. Và điều này giúp cho cái bình trở thành một trò chơi. Những cái bình nối lại với nhau, và bạn có thể tạo ra những đường nét, hình dạng khác biệt. (Cười) (Vỗ tay) Cám ơn, (Vỗ tay) Và sau đó khi chúng tôi đang làm điều này, đường nét của cái bình nhìn từ trên xuống gợi chúng tôi nhớ đến chữ Y, và chúng tôi đã nghĩ rằng, được thôi những chữ này, tại sao và tại sao không, là chữ quan trọng nhất mà những đứa trẻ hay hỏi. Vậy chúng tôi gọi nó là Nước Y. Và như vậy đây là một nơi khác mà tất cả mọi thứ cùng đến trong một căn phòng: thiết kế không gian 3 chiều, ý tưởng, nhãn hiệu, chúng trở nên kết nối một cách sâu sắc. Và một điều khác liên quan đến dự án này là chúng tôi đem đến tài sản trí tuệ, chúng tôi mang đến một cách tiếp cận marketing, chúng tôi mang tất cả những điều đó, nhưng tôi nghĩ, vào cuối ngày, điều mà chúng tôi mang lại là những giá trị này, và những giá trị này tạo ra tâm hồn cho công ty mà chúng tôi làm việc cùng. Và có một phần thưởng đặc biệt khi công việc thiết kế của bạn trở thành một nỗ lực sáng tạo, khi người khác có thể trở nên sáng tạo và làm được nhiều thứ hơn với nó. Đây là một dự án khác, mà tôi nghĩ đi theo hướng đó. Đây là dự án một laptop cho một trẻ, laptop giá 100 đô. Tấm hình này thật khó tinh. Ở Nigeria, người dân mang món đồ quý nhất đối với họ ở trên đầu. Cô gái này đi đến trường với chiếc laptop trên đầu. Ý tôi là, với tôi, điều đó có ý nghĩa rất lớn. Nhưng khi Nicholas Negroponte -- và anh ấy đã nói nhiều về dự án này, anh ấy là người sáng lập của OLPC -- đến với chúng tôi khoảng hai năm rưỡi trước, có một vài ý tưởng rõ ràng. Anh ấy muốn mang đến giáo dục, và anh ấy muốn mang đến công nghệ, và đó là cột trụ của cuộc đời anh ấy, nhưng cũng là trụ của nhiệm vụ của Một laptop cho 1 trẻ. Nhưng cột thứ ba anh ấy muốn nói đến là về thiết kế. Và vào lúc đó tôi chưa thực sự làm việc trên máy tính. Tôi thực sự không muốn, từ cuộc phiêu lưu trước. Nhưng điều mà anh ấy nói thực sự rất ý nghĩa, rằng thiết kế phải trở thành điều mà đứa trẻ sẽ thích ở sản phẩm này. Làm sao chúng tôi làm chúng giá rẻ, mạnh mẽ, và hơn nữa, anh ấy nói rằng anh ấy sẽ bỏ nút Cap Lock -- (Cười) -- và cả nút Num Lock nữa. Vì vậy tôi đã bị thuyết phục. Chúng tôi đã thiết kế nó để trở thành một hình tượng, để khác biệt, để trông chúng như dành cho trẻ em, nhưng không phải là một món đồ chơi. Và sau đó việc thêm vào tất cả những công nghệ tuyệt vời mà chúng tôi đã nghe đến, Ăng ten wifi giúp lũ trẻ có thể kết nối; màn hình có thể đọc được dưới ánh nắng; bàn phím, được làm bằng cao su, và nó được bảo vệ đối với môi trường. Bạn biết đấy, tất cả những công nghệ tuyệt với này là có thật bởi vì sự đam mê và những người OLPC và những kĩ sư. Họ đấu tranh với những nhà cung cấp, họ đấu tranh với những nhà sản xuất. Ý tôi là họ đấu tranh như những con vật vì điều này để giữ lại nó. Và theo cách đó dự án đã được tiến hành, cho phép quy trình không phá hủy ý tưởng ban đầu. Và tôi nghĩ đây là một điều thực sự quan trọng. Như vậy, bây giờ bạn có được những hình ảnh này -- bạn thức dậy vào buổi sáng, và bạn thấy những đứa trẻ ở Nigeria và bạn thấy chúng ở Uruguay với những chiếc máy tính, và ở Mông Cổ. Và chúng tôi đã đi xa khỏi màu be mặc định -- ý tôi là nó có nhiều màu sắc; nó vui nhộn. Thật vậy, bạn có thể thấy mỗi chiếc logo có điều gì đó khác biệt. Bởi vì chúng tôi có thể cho thay đổi, trong quá trình sản xuất, hai mươi màu cho X và O, đó là tên của chiếc máy tính, và bằng việc kết hợp chúng ở tầng sản xuất, bạn có được hai mươi nhân hai mươi: bạn có 400 sự lựa chọn khác nhau. Vậy bài học từ việc nhìn những đứa trẻ sử dụng chúng để phát triển thế giới thật khó tin. Nhưng đây là cháu trai Anthony của tôi, ở Thụy Sĩ, và nó có được chiếc máy tính một buổi chiều nọ, và tôi phải lấy nó lại. ĐIều đó thật khó. (Cười) Và đó là một phiên bản mẫu. Và một tháng rưỡi sau, Tôi trở về Thụy Sĩ, và ở đó nó đang chơi với phiên bản của chính nó. (Cười) Như giấy, giấy và bìa cứng. Vậy tôi sẽ kết thúc với một dự án cuối cùng, và dự án này hơi liên quan đến người lớn. (Cười) Một vài người trong các bạn có thể nghe về bao cao su của New York. Thật ra nó vừa được tung ra, tung ra vào ngày Valentines, 14 tháng 2, khoảng 10 ngày trước. Sở Y tế New York đã đến với chúng tôi, và họ muốn một cách phân phối 36 triệu bao cao su miễn phí cho công dân New York. Đó là một nỗ lực khá lớn, và chúng tôi đã làm việc trên chiếc máy phân phát; đây là những máy phân phát. Nó có một đường nét khá thân thiện. Nó khá giống với việc thiết kế một cột chữa cháy, và nó phải dễ sử dụng: bạn phải biết nó ở đâu và nó làm gì. Và chúng tôi cũng thiết kế bao cao su. Và tôi đã ở New York vào lúc tung ra, và tôi đã đi xem tất cả những địa điểm mà chúng được lắp đặt. Đây là ở Puerto Rican, một cửa hàng kinh doanh nhỏ, ở một quán bar ở đường Christopher, ở sảnh chờ. Tôi muốn nói rằng chúng được lắp đặt ở những nhà ở cho người vô gia cư ở khắp mọi nơi. Dĩ nhiên hộp đêm nữa Và đây là thông báo công cộng cho dự án này. (Nhạc) (Cười) Hãy lấy một ít. (Vỗ tay) Như vậy đây thực sự là nơi mà thiết kế có thể tạo ra được sự giao tiếp. Tôi đã ở trong những đại lộ này, và những người đó đã, bạn biết đấy, thực sự vào và lấy chúng. Họ đã cảm thấy phấn khích. Nó đã phá tan tảng băng, nó đã vượt qua sự mặc cảm, và tôi nghĩ đó cũng là điều mà thiết kế có thể làm. Vì vậy tôi đã vứt vài chiếc bao cao su trong phòng và trong tủ, nhưng tôi không chắc nó có phép xã giao ở đây. (Cười) Vâng, được thôi, được thôi. Tôi chỉ có một ít. (Cười) (Vỗ tay) Vậy tôi có nhiều hơn, bạn có thể gặp tôi để lấy một ít lúc sau. (Cười) Và nếu ai đó hỏi là tại sao bạn lại mang theo bao cao su, bạn có thể nói là bạn thích thiết kế của nó. (Cười) Vâng tôi sẽ kết thúc chỉ với một suy nghĩ: nếu chúng ta cùng nhau làm việc để tạo ra giá trị, nhưng nếu chúng ta luôn suy nghĩ về giá trị của công việc mà chúng ta làm, Tôi nghĩ chúng ta có thẻ thay đổi công việc mà chúng ta đang làm. Chúng ta có thể thay đổi những giá trị này, có thể thay đổi công ty mà chúng ta làm việc, và cùng nhau, có thể chúng ta có thể thay đổi thế giới Vâng, cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy hình dung một nhà điêu khắc đang xây một bức tượng chỉ chạm khắc bằng chiếc đục của mình Michelangelo đã diễn tả ý tưởng này theo một cách thanh lịch, "Mỗi một khối đá đều ẩn chứa một bức tượng và việc của người thợ điêu khắc là khám phá ra nó." Nhưng nếu anh ta làm việc theo hướng ngược lại? Không phải từ một khối đá, mà từ một nắm bụi, gắn hàng triệu hạt bụi với nhau thành một bức tượng bằng cách nào đó. Tôi biết đó là là một ý tưởng vô lý. Nó có thể là bất khả thi. Cách duy nhất để có bức tượng từ một nắm bụi là nếu bức tượng tự nó hình thành -- nếu bằng cách nào đó ta có thể kết dính hàng triệu hạt này với nhau để tạo ra bức tượng. Bây giờ, cũng kì lạ như vậy, đó gần như chính là vấn đề tôi làm trong phòng thí nghiệm của tôi. Không phải làm từ đá, mà là từ vật liệu nano. Chúng nhỏ một cách đáng kinh ngạc, những vật thể nhỏ quyến rũ. Chúng nhỏ đến nỗi nếu cái điều khiển này là một hạt nano, thì một sợi tóc sẽ to bằng cả căn phòng này. Và chúng là trung tâm của lĩnh vực ta gọi là công nghệ nano, cái mà chắc chắn chúng ta đã nghe đến, và ai cũng đều nghe về cái cách mà nó sẽ thay đổi mọi thứ. Trong thời gian tôi học cao học, làm việc với công nghệ nano là khoảng thời gian thú vị nhất. Những bước đột phá khoa học luôn xảy ra. Các cuộc hội nghị sôi nổi, có hàng tấn tiền từ các cơ quan tài trợ. Và lý do là khi các vật thể trở nên rất nhỏ, chúng bị chi phối từ các hiện tượng vật lý chi phối các vật thể bình thường, như cái chúng tôi nghiên cứu. Chúng tôi gọi đó là cơ học lượng tử. Và nó là việc bạn có thể điều chỉnh chính xác hoạt động của chúng chỉ bằng những thay đổi dường như rất nhỏ, như thêm vào hay bớt đi một số nguyên tử hoặc uốn cong chất liệu. Nó như là bộ công cụ tối ưu này. Bạn cảm thấy có sức mạnh; thấy như mình có thể làm bất kì điều gì Và chúng tôi đang làm thế Chúng tôi nghĩa là cả thế hệ sinh viên thời tôi Chúng tôi đang cố gắng chế tạo những siêu máy tính bằng vật liệu nano Chúng tôi đang xây dựng các chấm lượng tử để một ngày có thể đi vào trong cơ thể bạn để tìm và chữa bệnh Thậm chí có những nhóm đang cố gắng làm thang máy lên vũ trụ bằng các ống nano carbon. Các bạn có thể tìm những thông tin đó, thật đó. Dù sao, chúng tôi tưởng nó sẽ ảnh hưởng tất cả các nghành khoa học và kỹ thuật, từ tin học đến y học. Và tôi phải công nhận, Tôi đã uống hết Kool-Aid. Ý tôi là, tới nhũng giọt cuối cùng. Nhưng đó là 15 năm trước. và -- các công trình khoa học tuyệt vời đã xuất hiện, rất quan trọng. Cho rất nhiều bài học. Chúng tôi đã không thể áp dụng thứ khoa học đó vào những công nghệ mới -- để có thể tác động đến tất cả mọi người. Và lý do là, những vật liệu nano này giống như một con dao 2 lưỡi vậy. Cũng là điều làm cho chúng thật thú vị-- kích cỡ nhỏ -- cũng khiến chúng khó có thể làm việc cùng được. Đúng nghĩa đen là cố tạc một bức tượng từ một đống bụi. Và chúng tôi không có dụng cụ đủ nhỏ để làm việc với chúng. Nhưng nếu có thì cũng không quan trọng, vì ta không thể lần lượt gắn hàng triệu hạt vào nhau để tạo ra 1 công nghệ. Vì lẽ đó nên, mọi lời hứa and mọi sự háo hức đều chỉ còn lại là: lời hứa và sự háo hức. Ta không có bất cứ robot chữa bệnh siêu nhỏ nào không có thang máy nào lên vũ trụ và thứ mà tôi quan tâm nhất, không có kiểu máy tính nào mới cả. Điều cuối cùng đó, đó là một thứ rất quan trọng. Chúng ta vừa hy vọng rằng tốc độ phát triển của tin học sẽ phát triển không ngừng. Ta đã xây dựng cả một nền kinh tế dựa trên ý tưởng này Và tốc độ này tồn tại là bởi khả năng thêm nhiều công cụ vào trong con chip máy tính. Và những công cụ đó trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và rẻ hơn. Và chính sự hội tụ đó tạo cho ta tốc độ tuyệt vời này. Lấy ví dụ như: nếu tôi có một máy tính to bằng căn phòng mà đã đưa ba người lên mặt trăng và trở về và bằng cách nào đó nén nó lại -- nén lại chiếc máy tính tuyệt nhất thời đại đó để chỉ còn bằng kích cỡ smartphone của bạn -- chiếc smartphone thật thứ mà bạn tiêu 300 đô và vứt đi sau 2 năm, sẽ thổi bay cái máy tính này. Bạn sẽ không bị ấn tượng. Nó không thể làm thứ gì như smartphone của bạn. Nó sẽ chậm, bạn không thể lưu trữ thứ gì, bạn có thể xem được hai phút đầu của một tập phim "Walking Dead" nếu may mắn (Cười) Vấn đề là quá trình -- nó không từ từ. Quá trình sẽ liên tục. Nó sẽ nhân dần lên. Nó sẽ tự phức tạp sau mỗi năm, đến lúc mà khi bạn so sánh công nghệ của một thế hệ và hậu thân của nó, chúng sẽ khác nhau hoàn toàn. Và chúng ta có trách nhiệm duy trì quá trình này. Ta muốn nói điều tương tự sau 10, 20, 20 năm rằng: hãy nhìn thứ ta đã làm được trong 30 năm qua. Nhưng ta biết quá trình này có thể không tồn tại mãi. Thực tế, nó dường như đang đi xuống. Giống như "chầu rượu cuối", phải không ? Nếu bạn để ý, qua những số đo về tốc độ và hiệu suất, quá trình này đã từ từ tạm dừng lại. Vậy nếu ta muốn bữa tiệc tiếp tục, ta cần phải làm những điều mà ta có thể, và đó là đổi mới. Vậy vai trò và nhiệm vụ của nhóm tôi là đổi mới bằng việc sử dụng ống nano carbon, vì chúng tôi nghĩ chúng sẽ mở ra một lối đi để tiếp tục tốc độ này. Chúng giống hệt như tên gọi. Đó là những ống rỗng siêu nhỏ từ nguyên tử carbon. và kích cỡ nano của chúng, cỡ nhỏ đó. sẽ giúp nâng cao những tính chất điện tử nổi bật. Và khoa học nói rằng nếu ta có thể sử dụng chúng trong tin học, ta có thể thấy được sự cải thiện hiệu suất gấp 10 lần. Giống như nhảy cóc vài thế hệ kỹ thuật chỉ qua một bước. Vậy đó. Ta có vấn đề rất quan trọng này và ta đưa ra cơ bản là một giải pháp hợp lý. Khoa học đang hét vào ta và nói, " Đây là điều bạn nên làm để giải quyết vấn đề." Vậy, được thôi, hãy bắt đầu, hãy làm nào. Nhưng bạn lại vừa chạy vào lưỡi phải của con dao đó. "giải pháp hợp lý" này bao gồm một vật liệu ta không thể làm việc cùng. Tôi đã phải sắp xếp hàng tỉ thứ đó để làm một con chip máy tính duy nhất. Vẫn là câu đố đó, vẫn là vấn đề nan giải đó. Tới lúc này, ta nói, "Hãy dừng lại. Hãy đừng đi vào con đường cũ đó. Hãy tìm hiểu xem điều gì còn thiếu. Ta đang không đối diện với thứ gì? Điều gì nhẽ ra đã cần được làm?" Giống như phim "Bố Già", phải không ? Khi Fredo phản bội em trai Michael, ta đều biết việc gì cần phải làm. Fredo phải biến mất. (Cười) Nhưng Michael -- anh ta bỏ qua. Rồi, tôi hiểu. Mẹ của họ vẫn còn sống, điều đó sẽ làm bà ấy bực. Ta vừa nói, "Fredo trong vấn đề của ta là gì ?" Ta đang không đối diện với điều gì? Điều gì ta đã không làm, nhưng cần làm xong để thành công? Và câu trả lời là bức tượng phải tự xây bản thân nó. Chúng ta cần tìm một cách, để trói buộc, thuyết phục hàng tỉ các hạt tự tập hợp lại thành công nghệ. Ta không thể làm hộ chúng, chúng phải tự làm Và đó là cách khó, và không hề tầm thường, nhưng trong trường hợp này, đó là cách duy nhất. Giờ, hoá ra thì, đây không phải là một vấn đề xa lạ. Ta chỉ không tạo ra thứ gì theo cách này. Mọi người không xây dựng bất cứ thứ gì theo cách này. Nhưng nếu bạn nhìn quanh -- sẽ thấy ví dụ ở mọi nơi -- Mẹ thiên nhiên xây dựng mọi thứ theo cách này. Mọi thứ đều được xây dựng từ dưới lên. Bạn có thể ra biển, bạn sẽ tìm thấy những sinh vật đơn giản dùng proterin -- còn là các nguyên tử -- để dùng những hạt cát đơn thuần, chỉ lấy từ đại dương và xây nên những kiến trúc phi thường với vô vàn đa dạng. Và Tự Nhiên không thô sơ, vụng về như chúng ta. Cô ấy thanh lịch và thông minh, xây với những gì có sẵn, từng phân tử một, tạo nên các kết cấu phức tạp và sự đa dạng mà ta không thể với tới. Và cô ấy đã ở mức nano. Cô ấy đã tồn tại hàng trăm triệu năm. Chúng ta là những kẻ đến muộn. Nên ta quyết định rằng sẽ dùng những công cụ giống như thiên nhiên dùng, và đó là hoá học. Hoá học là công cụ còn thiếu. Và hoá học có tác dụng trong trường hợp này vì những vật kích thước nano có cùng cỡ với những phân tử, nên ta có thể dùng hoá học để dẫn chúng đi xung quanh, giống như một công cụ. Đó chính là thứ được làm trong phòng lab. Chúng tôi phát triển hoá học mà đi vào đống bụi, vào trong đống hạt nano, và lấy ra chính xác những gì chúng tôi cần. Sau đó chúng tôi dùng hoá học để sắp xếp, theo nghĩa đen, hàng tỉ hạt thành khuôn mẫu chúng tôi dùng để làm mạch điện. Và vì có thể làm thế, Chúng tôi tạo mạch nhanh hơn rất nhiều lần so với những gì mọi người có thể làm với vật liệu nano ngày trước. Hoá học là công cụ còn thiếu, và mỗi ngày công cụ của chúng tôi càng sắc bén và chính xác hơn. Và cuối cùng-- và chúng tôi hy vọng chỉ trong một vài năm nữa -- chúng tôi có thể đáp ứng một trong những lời hứa ban đầu Giờ, tin học chỉ là một ví dụ. Đó là cái mà tôi quan tâm, và nhóm của tôi đầu tư vào, nhưng còn những thứ khác trong năng lượng tái sinh, trong y học, trong vật liệu kết cấu, lĩnh vực mà khoa học sẽ nói bạn đi theo hướng nano. Để có lợi ích lớn nhất. Nhưng nếu định làm điều đó, các nhà khoa học hôm nay và ngày mai sẽ cần những công cụ mới -- công cụ giống như cái tôi vừa miêu tả. Và họ sẽ cần hoá học. Đó là chìa khóa. Vẻ đẹp của khoa học là khi bạn phát triển những công cụ mới này, chúng sẽ ở ngoài kia. Ở ngoài kia mãi mãi, và ai ở đâu cũng có thể tiếp cận và sử dụng chúng, và giúp đáp ứng những lời hứa của công nghệ nano Cảm ơn vì đã lắng nghe. Tôi rất cảm kích. (Vỗ Tay) OK, vậy là hôm nay tôi muốn trao đổi cách chúng ta nói về tình yêu. và cụ thể là, tôi muốn nói đến sai lầm về cách nói về tình yêu. Hầu hết chúng ta sẽ có thể rơi vào lưới tình một vài lần trong suốt cả quãng đời, và trong tiếng Anh, ẩn dụ này, là "falling" - rơi vào, thực sự là cách chủ yếu để ta nói về trải nghiệm ấy. Không bạn nghĩ thế nào nhưng khi tôi dùng ẩn dụ này, cái mà tôi hình dung ra là một bộ phim hoạt hình kiểu có 1 người đàn ông, anh ta đang đi bộ trên vỉa hè, mà không nhận ra rằng, anh ta đang băng qua 1 hố ga mở nắp và anh ta rơi xuống cái cống bên dưới Tôi hình dung tình yêu theo cách này vì falling chứ không (jumping) nhảy lên. Falling là một sự tình cờ, nó không thể kiểm soát được. Đó là thứ xảy ra mà không có sự đồng ý của ta. Và điều này -- là cách chủ yếu để chúng ta nói về việc bắt đầu một mối quan hệ mới. Tôi là một nhà văn và cũng là một giáo viên tiếng Anh, nghĩa là tôi dùng ngôn từ để kiếm sống Bạn có thể nói rằng tôi được trả tiền để tranh luận về chủ đề ngôn ngữ ta dùng, và tôi muốn chỉ ra rằng rất nhiều ẩn dụ chúng ta sử dụng để nói về tình yêu -- thậm chí hầu hết chúng -- là mớ rắc rối. Vậy thì, chúng ta rơi vào lưới tình. Chúng ta bị tấn công. Chúng ta bị nghiền nát. Chúng ta ngất lịm đi. Chúng ta bùng cháy với đam mê. Tình yêu làm chúng ta điên cuồng, và nó làm chúng ta bệnh. Trái tim ta đau, và sau đó tan vỡ. Vì vậy những ẩn dụ của chúng ta ngang với trải nghiệm yêu một người đến bạo lực cực đoạn hay bạo bệnh. (Tiếng cười) Chúng như thế đấy. Và chúng đặt ta vào vị thế là nạn nhân ở tình huống bất ngờ và không thể tránh khỏi. Một trong những từ yêu thích của tôi là "say mê" (smitten) quá khứ phân của từ của "smite" Và nếu bạn tìm kiếm từ này trong từ điển -- (tiếng cười) bạn sẽ thấy rằng nó được định nghĩa là "nỗi khổ đau thương" và, "yêu rất nhiều". Tôi thử kết hợp từ "say mê" (smite) với những ngữ cảnh riêng biệt, trong kinh Cựu ước. Trong Sách Xuất Hành, có đến 16 trích dẫn của từ smite là từ được Kinh thánh dùng để chỉ sự trả thù của 1 vị thần giận dữ. (tiếng cười) Ở đây chúng ta đang sử dụng cùng 1 từ để nói về tình yêu cái mà ta dùng để giải thích cho nạn dịch châu chấu. (tiếng cười) Phải không nào? Vậy thì, điều này đã diễn ra thế nào? Làm thế nào chúng ta liên hệ tình yêu với nỗi đau khổ vĩ đại? Vi sao ta nói về kinh nghiệm hay về tình yêu 1 cách mạo nhận này như thể chúng ta là nạn nhân? Đó là những câu hỏi khó, nhưng tôi có vài giả thuyết. Và để suy nghĩ thấu đáo cụ thể, tôi muốn dựa trên một phép ẩn dụ ý tưởng về tình yêu như 1 cơn điên dại. Khi tôi lần đầu thực hiện nghiên cứu tình yêu lãng mạn, tôi thấy rằng những phép ẩn dụ điên rồ ở khắp mọi nơi. Lịch sử văn hóa phương Tây đầy những ngôn ngữ đánh đồng tình yêu với bệnh tâm thần. Đây là một vài ví dụ. William Shakespeare: "Yêu thực ra là rồ dại." trong "As You Like It." Friedrich Nietzsche: "Luôn có sự điên rồ trong tình yêu" "Làm tôi trông thật điên dại khi yêu--" (tiếng cười) từ nhà triết học vĩ đại, Beyoncé Knowles. (tiếng cười) Tôi yêu lần đầu tiên khi 20 tuổi, và nó là một mối quan hệ hỗn loạn ngay từ khi bắt đầu. Đó là 1 khoảng cách dài trong vài năm đầu tiên, vì vậy với tôi nó nghĩa là rất thăng và rất trầm. Tôi có thể nhớ được 1 khoảnh khắc cụ thể Lúc đó tôi đang ngồi trên giường trong một khách sạn ở Nam Mỹ, và tôi đang nhìn người tôi yêu bước ra khỏi cửa. Và trời đã muộn rồi, gần như là nửa đêm, chúng tôi đã tranh cãi suốt bữa tối, và khi chúng tôi về phòng, anh ấy ném đồ vào ba lô và lao ra ngoài. Trong khi tôi không còn nhớ được là đã tranh cãi cái gì, tôi lại nhớ rất rõ ràng mình thấy thế nào khi anh ấy bỏ đi. Tôi mới 22 tuổi, đó là lần đầu tiên tôi ở một nước đang phát triển, và tôi hoàn toàn đơn độc. Tôi còn 1 tuần cho đến tận chuyến bay về nhà và tôi biết tên thị trấn nơi tôi đang ở và tên thành phố mà tôi cần đến để bay đi, nhưng tôi không biết làm sao để di chuyển. Tôi không có sách hướng dẫn và chỉ còn ít tiền và tôi không biết tiếng Tây Ban Nha Ai đó thích phiêu lưu hơn tôi có lẽ sẽ coi đây là 1 khoảnh khắc của cơ hội, nhưng tôi chỉ thấy ớn lạnh. Tôi chỉ ngồi đó. Và sau đó tôi trào nước mắt. Mặc dù hoảng sợ, một giọng nói nhỏ lướt qua trong đầu tôi, "Wow. Thật là kịch tính. Mình thực sự phải làm tình yêu này trở nên đúng đắn." (tiếng cười) Bởi vì 1 phần trong tôi muốn cảm thấy khổ sở trong tình yêu. Và nó nghe rất lạ với tôi bây giờ, nhưng ở tuổi 22, tôi khao khát có những trải nghiệm ấn tượng, và vào thời điểm đó, tôi rất vô lí, giận dữ và hoang tàn và đủ kì quặc, tôi nghĩ rằng điều này bằng cách nào đó đã hợp thức hóa cảm xúc tôi có với người vừa mới rời bỏ tôi. Tôi nghĩ là ở mức độ nào đó tôi muốn cảm thấy điên rồ 1 tí, vì tôi nghĩ rằng đó là cách tình yêu hoạt động. Điều này thực ra không mấy ngạc nhiên, theo Wikipedia, có 8 bộ phim, 14 bài hát, 2 album và 1 tiểu thuyết có tựa đề "Điên tình" (Crazy Love) Khoảng nửa giờ sau, anh ta quay lại phòng của chúng tôi. Chúng tôi làm hòa. Chúng tôi đã dành gần như cả tuần hạnh phúc du lịch cùng nhau. Và sau đó, khi về đến nhà, tôi nghĩ, "Nó thật khủng khiếp và tuyệt vời. Đây phải là sự lãng mạn thực sự." Tôi mong chờ tình đầu để cảm thấy như điên dại, và tất nhiên, nó đáp ứng mong đợi này rất tốt. Nhưng khi yêu ai đó như thế -- như thể mọi hạnh phúc của tôi phụ thuộc vào việc anh ấy yêu tôi -- không phải rất tốt cho tôi hoặc cho anh ấy. Nhưng tôi ngờ rằng trải nghiệm tinh yêu này không phải là bất thường. Hầu hết ta cảm thấy có chút điên ở giai đoạn đầu của tình yêu lãng mạn. Trên thực tế, có 1 nghiên cứu xác nhận rằng điều này là bình thường, bởi vì, nói như hóa học thần kinh, tình yêu lãng mạn và bệnh tâm thần không dễ gì phân biệt được. Điều đó là thật. Nghiên cứu này từ năm 1999 đã sử dụng các xét nghiệm máu để thấy rằng mức độ serotonin khi mới yêu rất tương tự với mức serotonin của người được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. (tiếng cười) Vâng, và mức độ thấp của serotonin cũng được liên tưởng với bệnh trầm cảm theo mùa và bệnh trầm cảm. Vậy nên có 1 vài bằng chứng chỉ ra tình yêu được liên kết với những thay đổi tâm trạng và hành vi của ta. Và có những nghiên cứu khác chứng minh rằng hầu hết các mối quan hệ đều bắt đầu theo cách này. Các nhà nghiên cứu tin rằng mức độ thấp của serotonin tương quan với suy nghĩ ám ảnh về đối tượng của tình yêu, giống như cảm giác ai đó dựng trại trong não bạn. Và hầu hết chúng ta cảm nhận theo cách này khi yêu lần đầu. Nhưng tin tốt là, nó không kéo dài lâu đâu -- thường thì chỉ 1 vài tháng cho đến vài năm. Khi tôi trở về từ chuyến đi Nam Mỹ, tôi dành rất nhiều thời gian 1 mình trong phòng, kiểm tra email, khao khát nghe tiếng của người tôi yêu. Tôi đã quyết định rằng nếu bạn bè tôi không thể hiểu nỗi đau khổ của mình thì tôi cũng chẳng cần tình bạn đấy nữa. Vì vậy tôi ngừng đi chơi với hầu hết bạn bè. Và đó có lẽ là năm bất hạnh nhất đời tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi thấy giống như việc của mình là phải đau khổ, bởi nếu tôi có thể đau khổ tôi sẽ chứng minh rằng tôi yêu anh ấy biết bao nhiêu. Và nếu tôi có thể chứng minh điều đó chúng tôi cuối cùng sẽ ở bên nhau. Đây thực là sự điên rồ, bởi lẽ không có quy luật vũ trụ nào nói rằng cứ đau khổ nhiều thì sẽ nhận được thành quả tốt đẹp, nhưng chúng ta nói về tình yêu như thể điều này là đúng vậy. Trải nghiệm tình yêu của chúng ta là cả về sinh học và văn hóa. Sinh học nói với chúng ta rằng tình yêu là điều tốt bằng cách kích hoạt vùng não tưởng thưởng trong não chúng ta, sau 1 mâu thuẫn hay chia tay, tình yêu là đau khổ khi, phần tưởng thưởng hóa học thần kinh bị thu hồi Và trên thực tế -- có thể bạn đã từng nghe điều này nói theo hóa học thần kinh, việc trải qua chuyện chia tay giống như quá trình cai nghiện vậy, cái này làm tôi thấy yên tâm đấy. (tiếng cười) Và sau đó văn hóa của chúng ta sử dụng ngôn ngữ để định hình và củng cố những ý tưởng về tình yêu. Trong trường hợp này, ta nói về ẩn dụ về sự đau khổ sự say mê và điên rồ. Đó là 1 vòng phản hồi thú vị. Tình yêu mạnh mẽ có lúc lại đau đớn, và ta thể hiện điều này trong ngôn từ và những câu chuyện, nhưng rồi ngôn từ và những câu chuyện khiến chúng ta mong đợi tình yêu là mạnh mẽ và đau khổ. Điều thú vị với tôi là tất cả những điều này diễn ra trong nền văn hóa đề cao giá trị 1 vợ 1 chồng suốt đời. Có vẻ như chúng ta muốn nó theo cả 2 cách: chúng ta muốn tình yêu để thấy như điên rồ và chúng ta muốn nó kéo dài cả đời. Nghe kinh khủng thật. (tiếng cười) Để hòa hợp điều này, chúng ta cần sự thay đổi trong văn hóa hoặc trong mong đợi của chúng ta. Vậy nên, tưởng tượng nếu tất cả chúng ta ít thụ động hơn trong tình yêu. Nếu chúng ta quyết đoán hơn, cởi mở hơn, rộng lượng hơn và thay vì rơi vào tình yêu, chúng ta bước vào tình yêu. Tôi biết điều này yêu cầu rất nhiều thứ, nhưng tôi không phải là người đầu tiên gợi ý điều này. Trong cuốn "Chúng ta sống trong ẩn dụ" nhà ngôn ngữ Mark Johnson và George Lakoff gợi ý một giải pháp thực sự thú vị cho tình trạng khó xử này, đó là thay đổi ẩn dụ của chúng ta. Họ chỉ ra rằng các ẩn dụ thực sự định hình cách ta trải nghiệm thế giới, và chúng thậm còn hoạt động như 1 chỉ dẫn cho hành động trong tương lai, như lời tiên đoán tự trở thành sự thực. Johnson và Lakoff gợi ý 1 ẩn dụ mới cho tình yêu: tình yêu là 1 tác phẩm nghệ thuật cộng tác. Tôi thực sự thích cách nghĩ này về tình yêu. Linguists nói về ẩn dụ có sự kế thừa, là 1 cách để xem xét tất cả những hàm ý hay ý tưởng ẩn chứa bên trong 1 ẩn dụ cho trước. Và Johnson và Lakoff nói về mọi thứ mà sự cộng tác trong tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi: sự nỗ lực, thỏa hiệp, kiên nhẫn, có chung mục đích. Những ý tưởng này sắp xếp một cách thú vị với sự đầu tư văn hóa của ta trong cam kết lãng mạn lâu dài, nhưng chúng cũng làm việc tốt với những mối quan hệ kiểu khác -- ngắn hạn, thất thường, quan hệ đa ái, không 1 vợ 1 chồng, vô tính -- bởi vì ẩn dụ này mang lại nhiều ý tưởng phức tạp hơn cho trải nghiệm yêu 1 ai đó. Vì vậy nếu tình yêu là tác phẩm nghệ thuật cộng tác, thì tình yêu là 1 trải nghiệm mang tính thẩm mỹ. Tình yêu là không thể nói trước được, tình yêu là sáng tạo, tình yêu đòi hỏi sự giao tiếp và kỉ luật. nó làm vỡ mộng và đòi hỏi khắc khe về cảm xúc. Và tình yêu liên quan cả niềm vui và nỗi đau. Sau cùng thì, mỗi trải nghiệm về tình yêu đều khác nhau. Khi tôi còn trẻ, sẽ không bao xảy ra chuyện tôi được phép yêu cầu nhiều hơn từ tình yêu, tôi đã không chỉ chấp nhận bất cứ điều gì tình yêu đưa ra. Khi Juliet 14 tuổi lần đầu gặp -- hoặc khi Juliet 14 tuổi không thể ở bên Romeo, người mà cô mới gặp cách đây 4 hôm, cô ấy không thấy thất vọng hay sợ hãi. Cô ấy ở đâu? Cô ấy muốn chết. Phải không nào? Và như 1 sự nhắc lại, vào thời điểm này của vở kịch, hồi 3 cảnh 5, Romeo vẫn chưa chết. Cậu ta vẫn sống, cậu vẫn khỏe mạnh, cậu chỉ là bị xua đuổi khỏi thành phố. Tôi hiểu ra rằng thành Verona thế kỉ 16 không giống như Nam Mỹ bây giờ, và khi tôi đọc vở kịch này lần đầu, cũng ở tuổi 14, nỗi đau khổ của Juliet rất có ý nghĩa với tôi. Định hình lại tình yêu là điều nhận được để sáng tạo với người tôi ngưỡng mộ, hơn là 1 điều chỉ xảy ra với tôi mà không có sự kiểm soát hay chấp thuận của tôi, là sức mạnh. Điều đó vẫn khó khăn. Tình yêu vẫn thấy hoàn toàn điên rồ và đè nén 1 vài ngày , và khi tôi thấy thực sự thất vọng, tôi nhắc nhở chính mình: việc của tôi trong mối quan hệ này là nói với nửa kia về điều tôi muốn làm cùng nhau. Điều này cũng không dễ dàng. Nhưng nó chỉ là tốt hơn rất nhiều so với việc lựa chọn điều mà cảm thấy như sự điên rồ. Phiên bản này của tình yêu không là việc thắng hay thua tình cảm của ai đó. Thay vào đó, nó yêu cầu bạn tin tưởng nửa kia của bạn và nói về mọi thứ khi việc tin tưởng trở nên khó khăn, điều này nghe rất đơn giản, nhưng đây thực sự là 1 kiểu cách mạng, hành động cấp tiến. Đó là bởi bạn dừng việc nghĩ về bản thân và cái bạn được hay mất trong mối quan hệ, và bạn bắt đầu nghĩ về cái bạn phải cho đi. Phiên bản này của tình yêu cho phép chúng ta nói điều như thế, "Này, chúng ta không phải là cộng sự tốt. Có lẽ điều này không dành cho chúng ta." Hay, "Quan hệ này ngắn ngủi hơn tôi dự tính, nhưng nó vẫn là điều gì đó tốt đẹp." Điều tốt đẹp về tác phẩm nghệ thuật cộng tác là nó sẽ không sơn, vẽ hay chạm trổ chính nó. Phiên bản này của tình yêu cho phép chúng ta quyết định nó trông thế nào. Xin cảm ơn. (tiếng vỗ tay) Khi còn nhỏ, Tôi biết mình có siêu năng lực Đúng vậy ( Cười ) Tôi nghĩ mình thật tuyệt, vì tôi thấu hiểu mối xúc cảm của những con người da màu như ông tôi, một người Hồi giáo bảo thủ mẹ tôi, một người phụ nữ Afghan bố tôi, một người đàn ông Pakistan bố mẹ không quá sùng đạo, mà thoải mái, khá tự do Và dĩ nhiên, tôi thấu hiểu những cảm xúc của người da trắng Những người Nauy da trắng trên đất nước tôi Bạn biết đấy Da trắng hay da màu, gì chăng nữa Tôi yêu quý tất cả họ Tôi thấu hiểu tất cả họ ngay cả khi họ không hiểu thấu nhau Họ là những người tôi yêu thương Dù vậy, bố tôi vẫn luôn thực sự lo lắng Ông nhiều lần nói rằng ngay cả khi có được nền giáo dục tốt nhất Tôi vẫn sẽ không được đối xử công bằng Tôi vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử Cách duy nhất để được chấp nhận bởi cộng đồng da trắng là tôi phải trở nên nổi tiếng Bố đã nói với tôi điều này khi tôi 7 tuổi Khi tôi mới 7 tuổi, ông nói "Nghe này, Con nên chọn thể thao, hoặc âm nhạc." Bố không am hiểu về thể thao (ôi chao), vậy nên, chúng tôi đã chọn âm nhạc Khi tôi 7 tuổi, bố đã lấy tất cả đồ chơi và búp bê của tôi và vứt hết chúng đi Thay vào đó, ông đưa tôi một bàn phím Casio xấu xí ( Cười ) và rồi những bài học hát ông bắt tôi luyện tập nhiều giờ mỗi ngày rất nhanh sau đó, ông để tôi biểu diễn cho ngày càng nhiều người Kì làm sao, tôi gần như trở thành một ví dụ hoàn hảo cho chủ nghĩa đa văn hóa tại Nauy Dĩ nhiên, tôi rất tự hào Vì tại thời điểm đó, báo chí đã bắt đầu viết những điều tốt đẹp về cộng đồng da màu, tôi có thể cảm nhận rằng siêu năng lực đang lớn lên trong mình Và khi 12 tuổi, trong lúc đang đi bộ từ trường về nhà tôi rẽ qua hướng khác để mua loại kẹo ưa thích của mình " Chân Muối" Tôi biết, tên nó nghe thật khiếp nhưng tôi vẫn thích chúng lắm. CHúng cơ bản là những viên kẹo nhỏ bé vị cam thảo được làm giống hình bàn chân. Bây giờ, đọc to cái tên đó lên tôi mới biết nghe nó kinh khủng thế nào. Nhưng kể cả thế, tôi vẫn thích chúng lắm Trên đường tới cửa hàng có một người đàn ông da trắng đứng chắn lối tôi vào. Khi tôi đang cố đi vòng qua, ông ta chặn tôi lại và nhìn tôi chằm chằm, ông ta nhổ nước bọt vào mặt tôi, nói : " Biến khỏi lối này con bé da đen khốn nạn con bé Pakistan khốn nạn biến về nơi mày ở đi" Tôi đã hết sức khiếp sợ tôi nhìn ông ta chằm chằm, Tôi quá sợ hãi để gạt nước bọt ra khỏi mặt ngay cả khi nó hòa lẫn với nước mắt. Tôi nhớ đã nhìn quanh, hi vọng rằng phút nào đó người lớn sẽ đến và ngăn ông ta lại Nhưng, người ta cứ vội vã lướt qua, vờ như không thấy tôi Trong phút bấn loạn tôi đã nghĩ : " Làm ơn đi mà, những người da trắng Họ ở đâu vậy? Chuyện gì thế này ? Sao họ lại không đến và cứu tôi chứ ? Không cần nói cũng biết tôi đã không mua kẹo Tôi chỉ chạy thật nhanh về nhà tự nhủ rằng: " Ổn thôi mà". Thời gian trôi qua, tôi ngày một thành công hơn, và bắt đầu bị quấy rầy bởi người da màu Một vài trong số họ cho rằng thật không thể chấp nhận và đáng hổ thẹn khi phụ nữ lại dính líu tới âm nhạc và xuất hiện trên truyền thông Rất nhanh sau đó, tôi bắt đầu bị tấn công tại các buổi hòa nhạc. Tôi nhớ một lần trên sân khấu, lúc nghiêng về phía khán giả điều cuối cùng tôi nhìn thấy là một khuôn mặt của một người da màu sau đó, là một thứ hóa chất gì đó được ném thẳng vào mắt mình Tôi không nhìn thấy gì, chỉ biết mắt mình đầy nước nhưng, tôi vẫn tiếp tục hát Tôi đã bị nhổ bọt vào mặt trên phố Oslo bởi những người đàn ông da màu Họ thậm chí đã định bắt cóc tôi Lời dọa giết luôn rình rập. Tôi vẫn nhớ một người đàn ông để râu đã chặn tôi lại trên phố và nói: " Tao căm ghét mày vì mày gieo rắc vào đầu con gái tao rằng cứ tự do làm theo ý mình " Một người khác nữa cảnh báo tôi rằng hãy coi chừng Hắn nói " âm nhạc là tối kị với đạo Hồi và là nghề của đĩ điếm, và nếu mày cứ tiếp tục, mày sẽ bị cưỡng dâm bụng mày sẽ bị cắt để khỏi sinh ra con điếm nào khác nữa" Một lần nữa, tôi bấn loạn Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa Những người da màu, giờ đây, lại đối xử với tôi như vậy- tại sao ? Thay vì kết nối hai thế giới, Tôi nhận thấy mình đang ngã và rũ xuống giữa hai thế giới đó Tôi cho rằng bị khạc nhổ là một điều gây tổn thương Thế nên, trước lúc tôi 17 tuổi khi lời dọa giết và sự quấy rối luôn rình rập tôi suy sụp rất nhiều. Mẹ đã nói với tôi rằng: "Bố mẹ không che chở cho con được nữa rồi thế nên, con phải đi thôi" Và, tôi đã mua vé một chiều đến Luân Đôn, đóng gói hành lí và rời đi Điều tôi đau đớn nhất lúc đó, là không ai nói gì Tôi có một lối thoát rộng mở để rời Nauy. Những người da màu, da trắng, không ai nói gì cả Không ai nói " Chờ đã, sai rồi chúng ta phải hỗ trợ, phải bảo vệ cô bé" Không ai nói vậy Tôi cảm nhận giống như khi ở sân bay trên băng chuyền hành lí có rất nhiều va li đang hiện ra trước mắt và luôn luôn có một chiếc vali bị bỏ lại không ai muốn nó không ai đến nhận nó Tôi cảm nhận vậy đấy Tôi đã chưa bao giờ thấy mình cô đơn, lạc lõng đến thế Và, sau khi đến Luân Đôn Tôi đã bắt đầu lại sự nghiệp âm nhạc Nơi ở mới, nhưng không may là vẫn câu chuyện cũ Tôi nhớ có một tin nhắn gửi đến, nói rằng tôi sẽ bị giết và máu sẽ chảy thành sông và tôi sẽ bị cường hiếp nhiều lần trước khi chết Đến lúc này, tôi phải nói Tôi đã quen với những tin nhắn như thế nhưng, điều khác biệt là chúng lại bắt đầu đe dọa gia đình tôi Lại một lần nữa, tôi đóng gói hành lí, từ bỏ âm nhạc, và đến Mĩ Quá đủ với tôi rồi Tôi không muốn can hệ vào điều đó nữa và tôi dĩ nhiên không muốn bỏ mạng vì điều gì đó thậm chí không phải giấc mơ của mình. Đó là lựa chọn của bố tôi. Đại loại, tôi lạc lõng và thấy suy sụp Nhưng rồi, tôi quyết định những gì tôi muốn làm là dành nhiều năm tiếp theo của cuộc đời hỗ trợ những con người trẻ tuổi và cố gắng ở đó theo những cách nhỏ bé, bất cứ cách nào có thể. Tôi đã làm tình nguyện viên cho nhiều tổ chức làm việc với những thanh thiếu niên người Hồi giáo ở châu Âu Bất ngờ thay, những gì tôi khám phá là rất nhiều người trẻ đang chịu đựng và tranh đấu Họ đối mặt với nhiều vấn đề về gia đình và cộng đồng những người dường như quan tâm đến danh tiếng bản thân hơn là niềm hạnh phúc và cuộc sống của con cái họ Tôi chớm nhận ra rằng, tôi không đơn độc, không lập dị có rất nhiều người chung hoàn cảnh với tôi đang ở ngoài kia Hầu hết mọi người không hiểu rằng có rất nhiều đứa trẻ như tôi đang lớn lên ở châu Âu những người không thể tự do là chính mình Chúng tôi không được phép là chính mình Chúng tôi không được tự do để kết hôn hoặc hẹn hò với người mình yêu thương Không được tự chọn sự nghiệp Đó là điều bình thường trong xã hội Hồi giáo ở châu Âu Ngay cả khi sống trong xã hội tự do nhất, chúng tôi nào có tự do Cuộc sống, giấc mơ, tương lai đâu có dành cho chúng tôi mà thuộc về bố mẹ và cộng đồng Tôi biết vô số trường hợp những người trẻ đang lạc lõng tưởng chừng như vô hình trong xã hội Nhưng thực ra, lại đang gồng lên chịu đựng một mình. Những cuộc hôn nhân sắp đặt bạo lực và ngược đãi Cuối cùng, sau nhiều năm làm việc với họ, tôi nhận ra rằng mình không thể cứ trốn chạy mãi không thể dành phần còn lại của cuộc đời để sợ hãi và lẩn trốn tôi thực sự phải làm gì đó và tôi cùng nhận ra sự im lặng của bản thân, của cộng đồng đã cho phép sự ngược đãi được tiếp diễn Tôi muốn dùng siêu năng lực hồi nhỏ của mình khiến mọi người với quan điểm khác nhau về vấn đề này hiểu rõ cảm giác của một người trẻ bị mắc kẹt giữa gia đình và đất nước Vì vậy, tôi bắt đầu làm phim và kể những câu chuyện và tôi cũng muốn mọi người nhận thức vể hậu quả chết người khi chúng ta không coi trọng vấn đề này Bộ phim đầu tiên tôi làm về Banaz Một cô gái người Kurd 17 tuổi ở Luân Đôn Một cô gái ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ Cô ấy cố gắng làm đúng mọi thứ Cô kết hôn với người đàn ông do bố mẹ mình chọn cho dù hắn ta đánh và hãm hiếp cô liên tục và, khi cô ấy về nhà cầu cứu bố mẹ, họ nói " Thôi, quay về và làm một người vợ tốt hơn đi" Vì họ không muốn có một đứa con gái li dị vì điều đó, dĩ nhiên mang đến nỗi nhục cho gia đình Banaz bị đánh thậm tệ đến nỗi chảy máu tai và khi cô ấy bỏ đi, rồi tìm được một người đàn ông mà cô ấy yêu thương cộng đồng và gia đình phát hiện và cô ấy biến mất Người ta tìm thấy cô ấy 3 tháng sau đó trong một cái vali được chôn dưới căn nhà Cô ấy đã bị bóp cổ, đã bị đánh tới chết bởi 3 người đàn ông, 3 người anh em họ, theo lệnh của bố và chú cô ấy thêm vào chuỗi thảm kịch của Banaz là cô ấy đã báo cảnh sát Anh 5 lần để yêu cầu giúp đỡ trình báo với họ rằng mình sẽ bị giết bởi chính gia đình Cảnh sát không tin cô, nên họ đã không làm gì cả. Vấn đề ở đây là rất nhiều trong số chúng tôi đối mặt với điều này không chỉ với bố mẹ và cộng đồng mà còn đối mặt với sự hiểu nhầm và sự thờ ơ của đất nước nơi họ lớn lên Khi bị gia đình phản bội, họ nhìn về phía chúng ta và khi chúng ta không hiểu họ chúng ta mất họ mãi mãi Trong lúc thực hiện bộ phim này, nhiều người nói với tôi rằng " Deeyah, cô biết đấy, đó là văn hóa của họ đó là những gì họ làm với con cái họ và chúng ta đâu thể can thiệp" Tôi đảm bảo với bạn rằng tàn sát không phải văn hóa của chúng tôi Bạn biết chứ ? và chắc chắn những người nhìn giống tôi những người phụ nữ trẻ cùng hoàn cảnh xuất thân giống tôi, nên được hưởng quyền lợi và sự bảo vệ công bằng như bất cứ người dân nào, tại sao không ? Trong bộ phim tiếp theo, tôi muốn hiểu tại sao những thiếu niên Hồi giáo ở châu Âu lại bị lôi kéo vào cực đoan và bạo lực nhưng, với chủ đề đó tôi nhận ra mình sắp phải đối mặt với nỗi sợ hãi lớn nhất : những người đàn ông da màu để râu hoặc những người tương tự họ gần như ám ảnh suốt cuộc đời tôi khiến tôi luôn trong sợ hãi và căm ghét sâu cay trong nhiều năm trời Tôi đã dành 2 năm sau đó, phỏng vấn những tên khủng bố bị kết án jihadis và những người cực đoan Những gì tôi được biết, là những gì đã khá rõ ràng rằng : tôn giáo, chính trị, ảnh hưởng niềm tin về thực dân châu Âu và sự thất bại những năm gần đây trong chính sách ngoại giao phương Tây là một phần của bối cảnh đó Nhưng, điều tôi quan tâm hơn cả là con người lí do của từng cá nhân là gì tại sao một vài thanh thiếu niên lại tham gia vào những nhóm khủng bố và điều khiến tôi ngạc nhiên, là tôi thấy những con người bị tổn thương thay vì những con quỷ mà tôi đang tìm kiếm và hi vọng tìm thấy thẳng thắn mà nói Tôi tìm thấy những người bị tổn thương y như Banaz Tôi thấy những thanh niên này bị giày vò và giằng xé trong khi cố thu hẹp sự khác biệt giữa gia đình và đất nước nơi mình sinh ra Tôi cũng biết được rằng các nhóm khủng bố cực đoan đang lợi dụng cảm xúc của những thanh thiếu niên này rồi lôi kéo chúng vào bạo lực " Đến với chúng tôi", chúng nói " từ bỏ tất cả đi, gia đình và đất nước vì họ đã từ bỏ cậu Với gia đình cậu, danh dự của họ quan trọng hơn cậu và với đất nước cậu người Nauy, Anh hay Pháp thực thụ luôn luôn là người da trắng, không có chỗ cho cậu đâu Chúng cũng hứa cho bọn trẻ những gì họ khao khát sự chú ý, chủ nghĩa anh hùng, cảm giác được thuộc về và mục đích, một cộng đồng yêu thương và chấp nhận họ Chúng khiến những con người bất lực cảm thấy mạnh mẽ Những người tưởng như vô hình và câm lặng giờ đây đã được nhìn nhận và lắng nghe Đó là những gì chúng đang làm cho họ Vậy tại sao những nhóm người này đối xử với người trẻ như vậy mà chúng ta lại không ? Có điều là Tôi không cố gắng bào chữa hay tha thứ cho bạo lực Tôi muốn nói rằng, chúng ta phải hiểu Tại sao những thanh thiếu niên này lại bị lôi kéo Tôi muốn chỉ cho các bạn Đây là những bức ảnh hồi thơ bé của một vài nhân vật trong phim Điều khiến tôi thực sự chú ý, là nhiều người trong số họ-- Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này--- nhưng nhiều người không có bố hoặc có người bố gia trưởng rồi những thanh thiếu niên đó tìm được những hình tượng người cha quan tâm và trắc ẩn trong những nhóm cực đoan đó Tôi cũng biết những người, trở nên hung ác vì bạo lực phân biệt sắc tộc họ thấy một lối thoát : để không còn là nạn nhân thì chính họ phải trở nên bạo lực Thực ra, tôi thấy một điều quá đỗi kinh sợ, tôi nhận ra một cảm giác quen thuộc lúc tôi 17 khi rời Nauy Cũng sự bối rối bấn loạn và nỗi buồn ấy cũng cảm giác bị phản bội và không thuộc về bất cứ ai Cảm giác lạc lõng và bị giằng co giữa hai nền văn hóa Phải nói rằng Tôi đã không chọn sự phá hoại Tôi đã cầm máy quay phim thay vì súng Lí do tôi làm vậy là vì siêu năng lực của mình Tôi có thể nhận ra sự thấu hiểu mới là câu trả lời, không phải bạo lực Hãy nhìn nhận con người ta với đầy đủ mọi đức hạnh và khiếm khuyết của họ thay vì cứ tiếp tục biếm họa chúng ta và chúng nó, kẻ côn đồ và nạn nhân Tôi cuối cùng cũng chịu chấp nhận rằng 2 nền văn hóa không nhất thiết phải hòa nhập mà thay vào đó, trở thành một không gian nơi tôi tìm được tiếng nói của riêng mình Tôi ngừng cảm thấy rằng mình phải chọn một phía sau rất nhiều năm tôi mới nhận thức được. Có rất nhiều bạn trẻ trong xã hội ngày nay đang tranh đấu với vấn đề này và họ vẫn đơn độc và điều này lại khiến họ như những vết thương há miệng với một vài người, quan điểm về Hồi giáo cực đoan làm mưng mủ những vết thương há miệng đó Có câu tục ngữ của người châu Phi : " Nếu không chào đón bọn trẻ vào làng chúng sẽ thiêu rụi ngôi làng chỉ để cảm nhận hơi ấm" Tôi muốn hỏi những cha mẹ và cộng đồng Hồi giáo, liệu sẽ vẫn yêu thương chăm sóc con cái mà không ép buộc các con đạt đến sự kì vọng của mình? Liệu có thể chọn con cái thay vì danh dự cá nhân Liệu có hiểu tại sao con cái lại giận dữ và xa lánh khi bố mẹ coi trọng thanh danh hơn hạnh phúc của con? Liệu có thể cố gắng làm bạn với con để chúng có thể tin tưởng bố mẹ và muốn chia sẻ với bố mẹ những trải nghiệm hơn là kiếm tìm nơi nào khác Và những thanh thiếu niên bị xúi giục bởi những phần tử cực đoan các em có thể thú nhận rằng sự cuồng bạo của mình bắt nguồn từ nỗi đau ? Liệu các em có tìm được sức mạnh để kháng cự lại những người đàn ông đó, những người muốn dùng máu của các em cho lợi ích riêng các em có tìm được con đường để sống ? Các em có hiểu ra rằng sự trả thù tốt nhất là khi em sống cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, tự do Cuộc sống do các em làm chủ mà không phải ai khác Tại sao các em lại muốn trở thành một đứa trẻ Hồi giáo hồn rỗng? Còn chúng ta, khi nào chúng ta mới lắng nghe các em ? Liệu có thể hỗ trợ các em biến nỗi đau thành điều gì đó tốt hơn không ? Chúng nghĩ mình không được yêu rằng người lớn không quan tâm việc xảy ra với chúng rằng người lớn không chấp nhận chúng Liệu chúng ta có cách để thay đổi suy nghĩ của các em ? Chúng ta phải làm gì để thấu hiểu và chú ý tới các em trước khi chúng trở thành nạn nhân hoặc kẻ gây ra bạo lực? Liệu chúng ta có thể quan tâm các em như chính bản thân mình ? chứ không chỉ sốc và giận dữ khi nạn nhân của bạo lực trông giống chúng ta? Liệu có thể tìm được cách nào để loại bỏ lòng căm thù và hàn gắn sự chia cắt? Có điều rằng, chúng ta không thể từ bỏ nhau hoặc con cái ngay cả khi con cái từ bỏ chúng ta. Tất cả chúng ta luôn sát cánh về lâu dài, mối thù hằn và bạo lực sẽ không chống lại những kẻ cực đoan nữa Những tên khủng bố muốn chúng ta thu mình trong nỗi sợ hãi đóng cửa và khép chặt trái tim. Chúng muốn chính chúng ta gây thêm nhiều vết thương trong xã hội để chúng lan rộng sự nhiễm trùng Chúng muốn chúng ta như chúng không khoan dung, đầy căm hờn và độc ác. Ngày sau vụ tấn công khủng bố tại Paris Một người bạn đã gửi tôi bức ảnh này Đó là một cô bé da trắng và một cô bé Ả- rập Hai người bạn thân thiết Bức ảnh gây nhức nhối những kẻ khủng bố. Hai bé con ấy, với siêu năng lực của minh đang chỉ ra cách để tiến đến một xã hội mà chúng ta cần phải cùng nhau xây dựng một xã hội hợp tác và tương trợ hơn là ruồng bỏ con cái. Cảm ơn vì đã lắng nghe. ( Vỗ tay ) Trong vài năm trở lại đây, vào mùa hè, tôi đã dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm sinh học biển tại Woods Hole, bang Massachusetts. Và khi ở đó, điều tôi làm là thuê một chiếc thuyền. Và tôi muốn mời các bạn tham gia một chuyến đi thuyền cùng tôi tối nay. Chúng ta đi từ Eel pond vào tới Vineyard Sound, nằm ngay bên bờ Martha's Vineyard, được trang bị máy bay không người lái giúp nhận diện các điểm tiềm năng để từ đó quan sát Đại Tây Dương. Trước đó, tôi định nói là quan sát tầm sâu Đại Tây Dương, nhưng ta không cần xuống quá sâu để tới được những điều chưa biết. Ở đây, chỉ hơn 2 dặm từ nơi được coi là phòng thí nghiệm sinh học biển tuyệt vời nhất thế giới, chúng tôi đã hạ xuống nước một lưới sinh vật phù du và đưa lên mặt nước những thứ mà nhân loại hiếm khi chú ý tới, và thường là chưa từng thấy trước đây. Đây là một trong số những sinh vật chúng tôi thấy trong lưới. Một con sứa. Nhưng hãy nhìn kỹ xem, đang sống trong con vật này là một loài sinh vật khác, rất có thể là hoàn toàn mới lạ đối với khoa học. Một loài hoàn toàn mới. Hay là vẻ đẹp trong suốt khác này với trái tim đang đập, đang phát triển vô tính phía trên đầu nó, thế hệ tiếp theo đó sẽ sinh sản hữu tính. Để tôi nói lại: con vật này đang phát triển vô tính phía trên đầu nó, sẽ sinh sản hữu tính trong thế hệ tiếp theo. Một con sứa kỳ cục? Không hẳn. Đây là hải tiêu. Là một nhóm các loài vật mà theo những gì ta biết, có chung nguồn gốc hệ gen bao quát với ta, và có lẽ là loài không xương sống gần nhất với chúng ta. Hãy gặp anh chị họ của bạn, Thalia democratica. (Cười) Tôi chắc rằng trong buổi sum họp gia đình, bạn đã không dành một chỗ cho Thalia, nhưng để tôi cho các bạn biết, những loài vật này liên quan mật thiết với chúng ta theo những cách mà chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu ra. Vì vậy, lần tới nếu bạn nghe ai nói với giọng điệu nhạo báng rằng kiểu nghiên cứu này chỉ là một chuyến đi câu cá đơn giản, tôi mong các bạn nhớ về chuyến đi ta vừa tham gia. Ngày nay, rất nhiều môn khoa học sinh học chỉ thấy được giá trị ở việc nghiên cứu sâu hơn những gì ta vốn đã biết -- ở việc vẽ ra những lục địa vốn đã được tìm ra. Nhưng một số chúng ta hứng thú với điều chưa biết hơn rất nhiều. Chúng ta muốn khám phá những lục địa hoàn toàn mới, và ngắm nhìn những cảnh tượng tráng lệ chưa được biết tới. Chúng ta khao khát được trải nghiệm cảm giác hoàn toàn bối rối trước những gì ta chưa từng thấy trước đây. Và đúng, tôi đồng ý rằng có rất nhiều sự thỏa mãn cái tôi khi được nói rằng, "Này, tôi là người đầu tiên khám phá ra điều đó." Nhưng đây không phải là một việc làm để tự đề cao, vì với loại hình nghiên cứu khám phá này, nếu bạn không cảm thấy hoàn toàn ngu ngốc trong phần lớn thời gian, thì bạn đang làm khoa học không đủ tốt. (Cười) Mỗi mùa hè tôi lại mang lên boong chiếc thuyền nhỏ này của chúng tôi ngày càng nhiều thứ mà chúng tôi biết rất ít về chúng. Tối nay tôi muốn kể các bạn nghe một câu chuyện về sự sống mà hiếm khi được kể trong một không gian như thế này. Từ vị trí thuận lợi của phòng thí nghiệm sinh học thế kỷ 21 của mình, chúng tôi đã bắt đầu làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của sự sống bằng kiến thức. Chúng tôi cảm thấy sau nhiều thế kỷ nghiên cứu khoa học, mình đang bắt đầu có những bước tiến đáng kể trong việc tìm ra một số nguyên tắc nền tảng nhất của sự sống. Sự lạc quan của chúng tôi đã được phản ánh qua sự phát triển công nghệ sinh học trên toàn cầu, cố gắng sử dụng kiến thức khoa học để chữa bệnh cho con người. Nhứng thứ như ung thư, lão hóa, các bệnh thoái hóa; đây là một số điều không mong muốn mà chúng ta mong có thể chế ngự được. Tôi thường băn khoăn: Vì sao chúng ta lại gặp nhiều khó khăn khi cố gắng giải quyết căn bệnh ung thư? Có phải vì chúng ta đang cố giải quyết vấn đề căn bệnh ung thư, mà không cố gắng để hiểu về sự sống? Sự sống trên hành tinh này có một nguồn gốc chung, và tôi có thể tóm tắt 3,5 tỷ năm lịch sử sự sống trên hành tinh này bằng một hình ảnh duy nhất. Điều bạn thấy đây là đại diện toàn bộ loài đã được biết trên hành tinh. Trong sự mênh mông của sự sống và đa dạng sinh học chúng ta chiếm một vị trí không hề nổi bật. (Cười) Loài khôn ngoan. Lớp cuối cùng trong loài. Và dù tôi không thực sự muốn xem thường những thành tựu của loài chúng ta, nhiều như chúng ta muốn như vậy và thường giả vờ là như vậy, chúng ta không phải là thước đo chuẩn mực của mọi thứ. Tuy nhiên, chúng ta là thước đo của rất nhiều thứ. Chúng ta không ngừng xác định số lượng, phân tích và so sánh, và một số trong đó là tuyệt đối hữu ích và quả thực là rất cần thiết. Nhưng ngày nay việc chú trọng thúc đẩy nghiên cứu sinh học để chuyên môn hóa và tạo ra những kết quả thực tiễn hơn thực ra đang hạn chế khả năng của chúng ta trong việc tìm hiểu về sự sống, thu hẹp những giới hạn và những chiều sâu theo một cách không thể chấp nhận được. Chúng ta đang đo đếm một mảnh hẹp đến đáng kinh ngạc của sự sống, và hy vọng rằng những con số đó sẽ cứu mạng được tất cả chúng ta. Bạn hỏi hẹp đến thế nào à? Để tôi đưa bạn một con số. Theo ước tính gần đây của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia, khoảng 95% đại dương chưa được khám phá. Hãy dành chút thời gian để hiểu. 95% đại dương chưa từng được khám phá. Tôi nghĩ rằng rất an toàn khi nói chúng ta thậm chí không biết được ta không biết bao nhiều phần của sự sống. Vì vậy, không ngạc nhiên rằng mỗi tuần trong lĩnh vực của tôi chúng tôi bắt đầu thấy có ngày càng nhiều các loài mới được thêm vào cây sự sống tuyệt vời này. Ví dụ như loài này -- đã được phát hiện đầu mùa hè này, là loài mới với khoa học, và giờ đang ở nhánh đơn độc trên cây phả hệ của chúng ta. Điều bi kịch hơn là chúng ta biết là có hàng tá các loài khác ngoài đại dương, nhưng những đặc tính sinh học của chúng hoàn toàn chưa được nghiên cứu. Tôi chắc rằng một số các bạn đã nghe về việc một con sao biển thực sự có thể tái tạo cánh của nó sau khi bị mất. Nhưng một số có thể không biết rằng chính cái cánh đó thực sự có thể tái tạo một con sao biển hoàn chỉnh. Và ở ngoài kia có những động vật làm được những điều thực sự ấn tượng. Tôi sẵn lòng cá với bạn rằng nhiều người các bạn chưa bao giờ nghe đến sán dẹp, Schmidtea mediterranea. Con vật nhỏ bé ở ngay đây làm được những điều thực sự làm tôi kinh ngạc. Bạn có thể lấy một trong những con vật này và cắt nó thành 18 mảnh khác nhau, và mỗi mảnh đều có thể tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh trong chưa đầy hai tuần. 18 đầu, 18 thân, 18 bí ẩn. Trong vòng thập kỷ rưỡi vừa qua, tôi đã cố gắng tìm hiểu cách những con vật nhỏ bé này làm điều đó, và cách chúng có thể làm trò ảo thuật này. Nhưng giống mọi ảo thuật gia tài ba, chúng thực sự không sẵn lòng tiết lộ bí mật cho tôi. (Cười) Vì vậy chúng ta ở đây, sau 20 năm nghiên cứu những con vật này, lập bản đồ gen, gãi cằm suy nghĩ, và hàng ngàn thủ thuật cắt cụt và hàng ngàn sự tái tạo, chúng ta vẫn chưa hiểu hoàn toàn những loài vật này làm điều đó thế nào. Mỗi con giun dẹp mỗi đại dương với chúng chứa đầy những ẩn số. Một trong những đặc điểm chung của toàn bộ những loài vật tôi đã đề cập tới là có vẻ như chúng không có bản ghi nhớ nào mà chúng cần để cư xử dựa trên những nguyên tắc mà chúng ta đã rút ra được từ rất nhiều những loài vật được chọn ngẫu nhiên đang sinh sống trên diện tích rộng lớn của các phòng thí nghiệm sinh học trên khắp thế giới. Hãy gặp những loài đoạt giải Nobel. Bảy loài vật đã đưa đến cho chúng ta những sự hiểu biết về hành vi sinh học ngày hôm nay. Con vật nhỏ bé ngay đây -- ba giải Nobel trong 12 năm. Và ấy vậy mà, sau tất cả những sự chú ý chúng nhận được và tất cả những kiến thức ta tạo ra, cũng như phần lớn nhất của những tích lũy, chúng ta đang đứng ở đây, trước một loạt những vấn đề khó giải quyết và rất nhiều những thách thức mới. Và không may, đó là bởi vì bảy loài vật này chỉ tương đương với 0,0009% toàn bộ các loài sống trên hành tinh. Vì vậy tôi bắt đầu hoài nghi rằng chuyên môn của ta đang bắt đầu cản trở sự tiến bộ, ở trường hợp tốt nhất, và ở trường hợp xấu nhất, đang làm chúng ta lạc lối. Đó là bởi vì sự sống trên hành tinh này và lịch sử của nó là lịch sử những kẻ phá nguyên tắc. Sự sống bắt nguồn trên mặt hành tinh này với những sinh vật đơn bào, đã bơi dưới đại dương hàng triệu năm, tới khi một trong số các sinh vật đó quyết định, "Tôi sẽ làm điều gì đó khác biệt hôm nay; hôm nay tôi muốn phát minh ra một thứ gọi là sự đa bào, và tôi sẽ làm điều này." Và tôi chắc đó không phải quyết định phổ biến khi ấy -- (Cười) theo cách nào đó, nó đã làm được. Và rồi, các sinh vật đa bào bắt đầu đến cư ngụ tại toàn bộ những đại dương tổ tiên này, và đã phát triển mạnh mẽ. Và ta có chúng ở đây ngày nay. Những vùng đất đai rộng lớn bắt đầu nổi lên từ bề mặt đại dương, và một sinh vật khác đã nghĩ, "Này, chỗ kia trông có vẻ là khu đất tốt. Tôi muốn chuyển đến đó." "Cậu điên à? Cậu sẽ chết khô ở đó. Không gì có thể sống nếu thiếu nước." Nhưng sự sống tìm cách, và có những sinh vật giờ đây sống trên mặt đất. Khi đã trên mặt đất, chúng có thể đã nhìn lên trời và nói, "Đi trên mây sẽ rất tuyệt, tôi sẽ bay." "Cậu không thể phá luật hấp dẫn, cậu không thể nào bay được." Ấy vậy mà, tự nhiên đã phát minh ra -- rất nhiều lần khác nhau -- các cách để bay. Tôi yêu nghiên cứu các loài phá bỏ các nguyên tắc, vì mỗi lần chúng phá bỏ một nguyên tắc, chúng lại phát minh ra một điều mới mà đã giúp chúng ta có thể có mặt ở đây ngày hôm nay. Những loài vật này không có bản ghi nhớ. Chúng đã phá bỏ những nguyên tắc. Vì vậy nếu chúng ta nghiên cứu những loài vật này, liệu việc nghiên cứu chúng thế nào nên phá bỏ các nguyên tắc? Tôi nghĩ chúng ta cần làm mới lại tinh thần muốn khám phá của ta. Thay vì đưa tự nhiên vào phòng thí nghiệm của mình và tìm hiểu nó ở đó, chúng ta cần đưa khoa học của ta vào phòng thí nghiệm uy nghi này, chính là tự nhiên, và ở đó, với những trang bị công nghệ hiện đại của chúng ta, tìm hiểu mọi hình thái sự sống chúng ta tìm được, và mọi thuộc tính sinh học mới chúng ta có thể tìm được. Chúng ta thực sự có thể đem sự thông minh của ta trở nên ngu ngốc lại -- không manh mối trước sự bao la của những ẩn số. Bởi vì sau tất cả, khoa học không thực sự là về kiến thức. Khoa học là về thiếu kiến thức. Đó là điều chúng ta làm. Antoine de Saint-Exupéry từng viết, "Nếu bạn muốn đóng một con tàu, thì đừng kêu gọi mọi người thu gom gỗ và đừng giao việc cho họ, mà hãy dạy cho họ sự mong mỏi một đại dương bao la vô tận ..." Là một nhà khoa học, một giáo viên, tôi muốn diễn giải lại điều này rằng những nhà khoa học chúng tôi cần dạy những học sinh của mình rằng cần có sự mong mỏi đại dương bao la vô tận là sự thiếu kiến thức của ta. Loài tinh khôn chúng ta là loài duy nhất quyết tâm tìm hiểu về khoa học. Ta, như mọi loài khác trên hành tinh này, là một phần của lịch sử của sự sống trên hành tinh này. Và tôi nghĩ tôi hơi sai khi nói rằng sự sống là một bí ẩn, vì tôi nghĩ rằng thực ra sự sống là bí mật hé mở trong nghìn năm luôn ra hiệu cho loài chúng ta để hiểu được nó. Vậy nên tôi hỏi các bạn: Chúng ta có phải cơ hội duy nhất mà sự sống phải tự tìm hiểu? Và nếu đúng, chúng ta còn chờ cái quái gì nữa? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Các bạn ở đây đã ai từng sử dụng bảng tính điện tử, như là Microsoft Excel? Rất nhiều! Có doanh nhân nào ở đây đã từng dùng bảng tính thủ công? như cha tôi đã làm với doanh nghiệp in nhỏ tại Philadelphia? Ít hơn rất nhiều. đó chính là cách làm của hàng trăm năm trước Vào đầu những năm 1917, tôi bắt đầu nhen nhóm một ý tưởng cái mà sau này là VisiCalc ( bảng tính đầu tiên) Và năm tiếp theo Nó đã chạy trên một sản phẩm mới - máy tính cá nhân Apple II các bạn có thể đã cho rằng mọi thứ đã thay đổi khi mà sáu năm sau đó tờ WSJ đã xuất bản một bài báo Cho bạn biết VisilCalc là gì Và có thể bạn đang dùng nó Steve Jobs trở lại vào 1990 nói rằng " Bảng tính kéo các ngành công nghiệp về phía trước VisiCalc kéo theo sự thành công của Apple hơn bất cứ sự kiện nào" Trong một ghi chú Steve viết: Nếu VisiCalc được viết cho máy tính khác thì bạn sẽ phải phỏng vấn như bây giờ Thế nên, VisiCalc hữu ích rất nhiều cho công việc văn phòng Nó đã hoạt động như thế nào Nó là gì, tôi đã làm gì để nó thực hiện đúng chức năng của mình Tôi học lập trình vào 1966 khi tôi 15 tuổi Chỉ một vài tháng sau khi bức ảnh này được chụp Thời điểm đó thì một vài học sinh đã được tiếp xúc với máy tính Nhưng nhờ vào may mắn và một tinh thần kiên cường Tôi đã đem theo máy tính khắp thành phố Sau phí phạm thời gian ở Woodstock Tôi rời MIT để đi học Nơi mà để kiếm ra tiền I đã làm việc cho đề án Multics Multics là hệ thống chia sẻ thời gian tương tác đầu tiên Các bạn đã từng nghe về hệ thống vận hành Linux và Unix chưa? Chúng xuất phát từ Multics Tôi làm việc cho phiên bản Multics mà chúng ta biết đến như là ngôn ngữ máy tính được phân tích Được sử dụng ở kể cả lĩnh vực ngoài máy tính để tính toán khi đươc đặt ở bộ phận kết nối máy tính Sau khi tốt nghiệp MIT Tôi làm việc cho Digital Equipment Corporation ở đó, tôi làm về phần mềm cho một lĩnh vực mới của việc viết chương trình điện toán hóa Tôi giúp các báo thay đổi máy đánh chữ bằng các máy tính Tôi viết phần mềm Và sau đó ra khỏi ngoài lĩnh vực đến những nơi như là Kansas City Star, Nơi mà tôi dạy những người dùng máy tính và lấy phản hồi Đó là trải nghiệm thực tế khá là khác so với những gì tôi thấy trong phòng thí nghiệm ở MIT Sau đó tôi làm chủ dự án của phần mềm cho bộ xử lý máy tính đầu tiên của DEC Giống như với máy đánh chữ, phần quan trọng là sử dụng giao diện phải vừa nhuần nhuyễn và hiệu quả cho cả những người không chuyên Sau khi làm ở DEC, tôi làm việc cho một công ty nhỏ công ty đó đã tạo ra máy đếm tiền điện tử cho ngành công nghiệp đồ ăn nhanh Nhưng tôi luôn muốn khởi nghiệp với người bạn của mình - Bob Frankston Người tôi gặp lúc còn ở dự án Multics ở MIT Vậy nên tôi quyết định trở lại trường để tập trung học kinh doanh Mùa thu 1977 Tôi theo học MBA ở Đại học kinh doanh Harvard Tôi là một trong số rất ít sinh viên có nền tảng ở lập trình máy tính Vẫn còn một bức ảnh kỷ yếu hồi đó ( khán giả cười) ở Harvard chúng tôi được học theo phương pháp case Chúng tôi sẽ làm 3 trường hợp mỗi ngày Các trường hợp bao gồm vài trang miêu tả các tình huống kinh doanh Họ thường có những triển lãm thường về từ và các con số đặt theo từng tình huống cụ thể Chúng luôn khác nhau Đây là bài về nhà của tôi lại là số, từ đặt theo cách có thể hiểu được Nhiều phép tính toán gần gũi với máy tính bây giờ đây là máy tính của tôi vào Halloween, tôi đã hóa trang thành một chiếc máy tính ( khán giả cười) Bắt đầu mỗi tiết học, giáo sư sẽ gọi ái đó để thuyết trình Sinh viên đó sẽ phải giải thích những điều xảy ra và đưa ra thông tin sau đó giáo sư sẽ ghi lại trên bảng đen trước lớp Sau đó chúng tôi sẽ thảo luận. Một trong những thứ chán nản nhất là khi bạn đã hoàn thành bài tập và ngày hôm sau bạn nhận thấy mình mắc một lỗi nhỏ Mọi con số khác sau đó đều sai hết Và chẳng thể tham gia được nữa Chúng tôi phải điểm danh khi tham gia lớp học Ngồi với 87 con người trong lớp học Tôi mơ giưã ban ngày nhiều Hấu hết các nhà lập trình lúc đó làm việc với những máy tính lớn xấy dựng những hệ thống cách tân, hệ thống tính lương và hóa đơn Tôi đã làm việc chăm chỉ thông qua tương tác và tính toán cá nhân theo nhu cầu Thay vì nghĩ về những bản in thẻ đục lỗ Tôi tưởng tượng một tấm abrng thần kì mà nếu xóa bỏ một con số và viết cái gì khác vào thì mọi con số còn lại tự khắc thay đổi như việc lập trình với các con số Tôi tưởng tượng máy tính mình có chuột và một bảng hiển thị như ở trên một máy bay cứu hỏa Tôi đã gõ vài con số, khoanh tròn và nhấn nút tính tổn Và ngay chính giữa bảng hiện lên đáp án Bây giờ thì tôi đã thực hiện ý tưởng đó và đem nó vào thực tế Bố đã dạy tôi về bản gốc chỉ cho tôi về các mô hình mà ông ấy đã dùng để tìm ra vị trí trên trang giấy cho những thứ mà ông ấy phải in Ông cũng dùng nó để lấy đánh giá từ khách hàng và những sự đồng ý trước khi gửi nó cho các tòa báo Một hành động nhỏ, những gì mình đang cố xây dựng sẽ giúp ta giải quyết vấn đề Giúp ta tìm ra giải pháp với những vấn đề một cách ít tốn kém hơn Vì vậy tôi quyết định làm một bản gốc Tôi đến một trung tâm video có kết nối với hệ thống của Harvard và làm việc Một trong số những vấn đề đầu tiên tôi gặp phải Là làm sau thể hiện giá trị dưới dạng công thức hây để tôi giải thích Chắc các bạn sẽ chỉ một chỗ gõ một vài từ rồi gõ ở một vài chỗ kahsc nữa Đặt vào vài con số và rồi nhiều hơn rồi chỉ nơi bạn muốn đáp án sau đó điểm lần thứ nhất, nhấn dấu trừ, điểm đến lần thứ hai và nhận kết quả Vấn đề là Tôi nên viết gì vào công thức Phải là thứ máy tính hiểu được và khi nhìn vào công thức bạn cần biết nó đang hướng đến đâu trên màn hình đầu tiên tôi nghĩ đến cách các lập trình viên làm nó Khi bạn điểm cái gì đó lần đầu Máy tính sẽ yêu cầu bạn đặt cho nó một cái tên duy nhất rồi nhanh thôi bạn sẽ thấy nó thật là dài lê thê máy tính phải tự động đặt tên và lưu trữ Vậy tại sao không sắp xếp chúng theo trật tự nó được tạo ra Tôi đã thử, 1, 2 Nhanh sau đó tôi nhận ra nếu có nhiều hơn vài con số ta chẳng bao giờ nhớ được vị trí chúng trên màn hình sau đó nghĩ, thay vì để bạn tự đặt các giá trị sao tôi không đặt ra quy tắc sau đó khi bạn chỉ vào một ô máy tính sẽ dựa vào cột và hàng để đặt tên Và nếu dựa trên bản đồ, đặt bảng chữ cái trên cùng và các con số bên lề trái khi chỉ B7 Bạn sẽ biết chính xác vị trí trên màn hình Và nếu phải tự đánh công thức bạn sẽ biết cách làm Giới hạn trong các ô đã giải quyết các vấn đề Và cũng mở ra những khả năng khác như là sắp xếp các ô nhưng vẫn còn chưa thu hẹp lắm Bạn vẫn có thể đặt bất kì giá trị nào vào bất kì ô nào Mãi gần 40 năm sau Bob và tôi đã quyết định xây dựng sản phẩm cùng nhau Tôi tính toán chính xác hơn làm sao chương trình chạy đúng Tôi đã viết một tấm thẻ tham khảo hoạt động như là tài liệu bằn chứng nó cũng giúp tôi đảm bảo rằng giao diện tôi đang viết có thể được giải thích chính xác và lấy được lòng tin của mọi người Bob làm việc trên gác mái ở một căn hộ thuê ở Arlington, Massachusetts. Đây là bên trong gác mái Bob hoãn việc ở hệ thống MIT Multics để mã hóa máy tính ở một thiết bị như này sau đó download bản chạy thử từ một cái Apple II đi mượn qua một đường truyền điện thoại sử dụng một bộ nối không dùng điện sau đó là kiểm tra một trong số những thử nghiệm tôi đã chuẩn bị về thử thách Pepsi Bản in không hoạt động nên tôi phải sao chép mọi thứ nút Save không hoạt động nên mỗi lần nó hỏng tôi lại phải gõ lại toàn bộ ngày hôm sau trên lớp, tôi giơ tay và được gọi, tôi nói ra vấn đề đó Tôi đã làm dự án đó trong 5 năm, trong mọi hoàn cảnh, trường hợp VisiCalc thực sự đã có ích giáo sư hỏi tôi đã làm nó như thế nào Thực ra tôi không muốn kể về chương trình bí mật đó ( khán giả cười) nên tôi bảo: Em đã lấy số này, cộng lại nhân rồi trừ Giáo sư hỏi sao tôi không dùng tỉ lệ tôi đã nói rằng: hah! một tỉ lệ- nó không chính xác lắm tôi đã không bảo rằng phép chia không thực hiện (khán giả cươi) Cuối cùng, chúng tôi đã hoàn thành đủ VisiCalc để đem nó ra trước công chúng Bố tôi đã in một mẫu tham khảo để chúng tôi có thể sử dụng làm marketing tháng 6 năm 1979, nhà xuất bản công bố nó ra toàn thế giới ở một cái rạp nhỏ trong hội nghị máy tính quốc gia ở New York Tờ New York Times đã có một bài báo châm biếm về hội nghị " Cỗ máy trình diễn như là nghi thức tôn giáo... kể cả những tín đồ vây quanh Những họa sĩ ở Coliseum đang thêm vào những vị thần cẩn thận ghi chữ "VISICALC" màu đen khổng lồ trên nền vàng tất cả reo lên "VISICALC" (kinh ngạc) New York Times : " tất cả đều reo lên VISICALC" ( khán giả cười) đó cũng là lần cuối cùng đề cập đến bảng tính điện tử từ những tờ báo kinh doanh nổi tiếng trong khoảng 2 năm hầu hết mọi người vẫn chưa có nó Chỉ một vài đã sở hữu Tháng 10 năm 1979, chúng tôi vận chuyển VisiCalc Nó được đóng gói như thế này và trông như bản chạy trong Apple II Còn lại, như người ta nói, trong lịch sử. Hiện tại, có nhiều hơn lịch sử đã từng nhưng vẫn còn phải chờ một ngày Những thành viên Harvard ở tại lớp học đó. Họ xây dựng một nghi thứ để kỉ niệm những điều đã xảy ra (khán giả cười) Nhưng đó cũng như là một điều nhắ nhở rằng bạn cũng nên có nền tảng, kỹ năng và nhu cầu của riêng mình và xây dựng những khuôn mẫu để khám phá những vấn đề cốt lõi và thông qua đó, cải tiến thế giới Cảm ơn (vỗ tay) Khoảng đầu năm nay, tôi được thông báo mình sẽ trình bày một bài nói trên TED. Nên tôi đã rất hào hứng, rồi lại hoảng, rồi lại tiếp tục hào hứng, rồi lại hoảng, và ở giữa sự hào hứng và hoảng sợ, tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin, và chủ yếu là google về cách để thể hiện một bài nói trên TED sao cho hay. (Cười) Và cùng lúc đó, tôi google về Chimamanda Ngozi Adichie. Bao nhiêu bạn biết đó là ai? (Hưởng ứng) Tôi google về cô ấy bởi vì tôi luôn làm thế, vì tôi là fan mà, nhưng cũng là vì cô ấy luôn có những điều quan trọng và thú vị để nói. Và kết hợp những lần tìm kiếm đó lại cứ dẫn tôi đến những bài nói của cô ấy về sự nguy hiểm của một câu chuyện đơn lẻ, về điều sẽ xảy ra khi chúng ta có một cái nhìn đơn chiều dùng để quan sát một nhóm người nhất định, và nó là một bài nói tuyệt vời. Đó là bài nói tôi sẽ dùng nếu tôi là người nổi tiếng trước. (Cười) Bạn biết đó, kiểu như, cô ấy là người châu Phi và tôi cũng thế, cô ấy là nhà nữ quyền và tôi cũng vậy, cô ấy là người kể chuyện, tôi cũng vậy luôn, hệt như đó là bài nói của mình. (Cười) Nên tôi quyết định sẽ học lập trình, và rồi tôi sẽ hack internet, và tôi sẽ gỡ hết toàn bộ bản sao của bài nói đó, và tôi cố ghi nhớ nó, rồi đến đây và truyền tải như thể đó là bài nói của riêng mình. Kế hoạch đó đang rất trót lọt, ngoại trừ phần lập trình ra, và rồi một buổi sáng cách đây vài tháng, tôi nghe nói đến tin tức về một người vợ của một ứng cử viên tổng thống đã có một bài nói mà -- (Cười) (Vỗ tay) thật kỳ lạ là nghe giống bài nói bởi một người tôi thích, Michelle Obama. (Hưởng ứng) Và thế là tôi quyết định mình nên viết bài nói của riêng mình, và đó là vì sao tôi ở đây để trình bày bài nói đó. Tôi ở đây để nói về sự quan sát của mình về nghệ thuật kể chuyện. Tôi muốn nói với các bạn về sức mạnh của những câu chuyện, dĩ nhiên rồi, nhưng tôi cũng muốn nói về những hạn chế của chúng, đặc biệt là đối với chúng ta, những người hứng thú với công lý xã hội. Từ lúc Adichie trình bày bài nói đó cách đây bảy năm, đã có một sự bùng nổ về nghệ thuật kể chuyện. Chuyện kể ở khắp nơi, và nếu có mối nguy về việc kể một chuyện cũ nhàm chán, tôi nghĩ sẽ phải tán dương rất nhiều về sự dồi dào của rất nhiều câu chuyện và rất nhiều giọng kể. Chuyện kể là thuốc giải cho thành kiến. Thực ra, hiện nay, nếu bạn là tầng lớp trung lưu và có kết nối internet, bạn có thể tải về các câu chuyện chỉ bằng cách nhấn nút hoặc lướt màn hình. Bạn có thể nghe qua podcast về việc phát triển tầng lớp Dalit ở Kolkata như thế nào. Bạn có thể nghe một người bản xứ ở Úc nói về những thử thách và thành công trong việc nuôi dạy con một cách đường hoàng và tự hào. Chuyện kể làm chúng ta biết yêu. Chúng hàn gắn vết nứt, kết lại chia rẽ. Chuyện kể thậm chí giúp ta thấy dễ dàng hơn khi nói về cái chết của con người trong những xã hội của ta, những người bình dị, bởi vì chuyện kể làm ta thấy quan tâm. Đúng không nào? Tôi không chắc lắm, và tôi thật sự làm việc cho một nơi tên là Trung tâm Chuyện kể. Và công việc của tôi là giúp kể những câu chuyện thách thức chuyện kể truyền thống định nghĩa việc sẽ thế nào nếu bạn da đen hay là một người Hồi giáo hay người tị nạn hay bất kì ai mà chúng ta luôn nói tới. Nhưng tôi đến với công việc này sau một thời gian dài làm một nhà hoạt động công lý xã hội, và tôi thật sự ấn tượng với cái cách mà người ta nói về chuyện phi hư cấu như thể nó ý nghĩa nhiều hơn là thuần giải trí, như thể nó là chất xúc tác cho hành động xã hội. Rất thường xuyên người ta nói rằng chuyện kể giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tuy vậy, càng ngày tôi càng lo rằng thậm chí những câu chuyện cảm động nhất, cụ thể là về những người có vẻ như chẳng ai thèm để ý, có thể cản trở hành động cho công lý xã hội. Đó không phải là vì người kể có ý muốn gây hại. Mà khá là ngược lại đấy. Người kể chuyện thường có thành ý tốt như tôi và tôi đồ rằng, như các bạn. Và khán giả của họ thường là những người rất trắc ẩn và dễ đồng cảm. Tuy nhiên, thành ý tốt có thể có những hệ quả khó lường, thế nên tôi muốn nói rằng chuyện kể không màu nhiệm đến vậy. Nên có ba điều -- bởi vì lúc nào cũng là số ba -- ba lý do vì sao tôi nghĩ rằng chuyện kể không nhất thiết phải khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đầu tiên, chuyện kể có thể tạo ra ảo giác của tình đoàn kết. Chẳng có gì giống như cảm giác tốt đẹp mà bạn có từ việc nghe câu chuyện thần kỳ nơi mà bạn cảm thấy mình có thể trèo đèo lội suối, hoặc bạn thấy có thể làm bạn với một tử tù nào đó. Nhưng bạn không hề làm điều đó. Bạn chẳng làm gì hết. Lắng nghe là quan trọng nhưng nó không đủ khiến bạn hành động vì xã hội. Thứ hai, tôi thường nghĩ chúng ta hay hướng về những nhân vật và vai chính những người đáng yêu và nhân ái. Và điều này hợp lý, đúng không? Vì khi bạn thích ai, bạn sẽ để ý họ. Nhưng ngược lại cũng vậy. Nếu bạn không ưa ai, bạn chả thèm ngó họ nữa. Và nếu bạn không quan tâm họ, bạn không phải thấy bản thân có nghĩa vụ đạo đức phải nghĩ về những hoàn cảnh định hình cuộc sống của họ. Tôi học được bài học này vào năm 14 tuổi. Tôi nhận ra rằng thật sự, bạn không phải thích ai đó để nhận ra trí khôn của họ, và bạn chắc chắn không phải thích ai đó để phải đứng cùng phe với họ. Nên khi xe đạp của tôi bị cướp khi tôi đang lái nó -- (Cười) đó là điều khả dĩ nếu bạn lái đủ chậm, như tôi đã làm. (Cười) Chuyện là trong một phút khi tôi đang băng qua sân trong khu Nairobi nơi tôi lớn lên, và đó là một quãng đường gập ghềnh, và khi bạn đang lái xe đạp, bạn không muốn vậy, bạn biết đấy -- (Cười) Và tôi đã làm thế, đạp bàn đạp chậm rãi, và bất thình lình, tôi ngã xuống đường. tôi nằm trên đất, và nhìn lên, và có một đứa nhóc đang bỏ chạy trên chiếc xe đạp của tôi, và nhóc đó khoảng 11 hay 12 tuổi, mà tôi là đứa đo sàn, và tôi khóc to vì đã dành dụm quá trời cho chiếc xe, và tôi cứ khóc lớn, rồi đứng lên, và bắt đầu la hét. Theo bản năng, tôi la lớn, "Mwizi, mwizi!" nghĩa là "cướp" trong tiếng Swahili. Và từ các khu nhà gỗ, tất thảy mọi người ùa ra và bắt đầu đuổi theo. Đó là châu Phi, công lý thực thi bằng hành động. Đúng chứ? Và tôi ở gần đó, thấy họ bao vây thằng nhóc, và họ bắt được nó. Khi nghi phạm bị bắt giữ, thắng bé bị ép trả xe cho tôi, và phải xin lỗi. Lại là một cách xử lý công bằng kiểu Phi đúng không? Và họ đã bắt nhóc đó xin lỗi. Tôi và nó đứng nhìn mặt nhau, và nó nhìn vào tôi, nói xin lỗi, nhưng nó nhìn tôi, với một cơn giận không thèm giấu. Nó giận, rất giận. Và đó là lần đầu tiên tôi đối chất với ai đó người mà không ưa tôi đơn giản vì cái mà tôi đại diện. Nó nhìn tôi với cái nhìn hàm ý, "Mày, với da dẻ sáng bóng và có xe đạp mà đi giận dữ với tao?" Nên đó là bài học khó khăn nhận ra rằng nó không ưa tôi, nhưng bạn biết không, nó đã đúng. Tôi là một đứa trẻ trung lưu sống ở một miền quê nghèo. Tôi có xe đạp, còn nó hiếm khi có đồ ăn. Đôi khi, đó là thông điệp mà ta không muốn nghe, những điều mà làm ta muốn thoát ra khỏi bản thân, điều mà ta cần nghe nhất. Đối với mỗi người kể chuyện đáng yêu đã đánh cắp con tim bạn, thì lại có hơn đó hàng trăm người nói năng líu ríu và rời rạc, những người không được đứng trên sân khấu và ăn mặc đàng hoàng như thế này. Có hàng triệu câu chuyện về cậu-bé-trộm-xe-tức-giận và ta không thể lờ đi đơn giản vì ta không ưa các nhân vật chính trong đó hay là vì đó không phải là đứa nhóc mà ta muốn đem về nhà nuôi từ trại mồ côi. Lí do thứ ba khiến tôi nghĩ rằng chuyện kể không nhất thiết khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn là chúng ta thường quá đầu tư vào hình thức kể chuyện cá nhân mà quên đi bức tranh toàn cảnh. Và khi ta tán thưởng ai đó khi họ kể ta nghe về cảm giác xấu hổ của họ, nhưng ta không nhất thiết phải liên hệ tới sự áp bức đó. Ta gật gù thấu hiểu khi ai đó nói họ cảm thấy bé nhỏ, nhưng ta không liên hệ nó với sự kỳ thị. Những câu chuyện quan trọng nhất, nhất là vì công lý xã hội, là những gì có thể làm cả hai việc, rằng nó vừa cá nhân và vừa cho phép ta khám phá và hiểu chính trị. Nhưng nó không chỉ là về chuyện ta thích đối với chuyện mà ta chọn lờ đi. Càng ngày ta đang sống trong một xã hội nơi các thế lực lớn hơn có ảnh hướng lớn, nhiều người thực sự bắt đầu lấy chuyện kể thay thế tin tức. Đúng chứ? Ta sống trong thời đại chứng kiến sự chối bỏ sự thật, khi mà cảm xúc thắng thế và được dùng để phân tích, khá là chán, đúng không? Nơi mà ta coi trọng cái ta cảm thấy hơn cái ta thật sự biết. Một báo cáo gần đây của The Pew Center về xu hướng ở Mỹ chỉ ra rằng chỉ có 10% thanh niên dưới 30 "đặt nhiều niềm tin vào truyền thông". Giờ nó đã rõ ràng. Nghĩa là người kể đang giành lấy niềm tin ngay chính cái lúc mà phần lớn truyền thông đang đánh mất dần niềm tin công chúng. Đó không phải điều tốt, vì khi chuyện kể trở nên quan trọng và chúng giúp ta có cái nhìn đa chiều, chúng ta cần truyền thông. Từ những năm làm nhà hoạt động công lý xã hội, tôi biết rất rõ rằng ta cần những sự thật đáng tin từ các tổ chức truyền thông kết hợp với quyền năng mạnh mẽ từ tiếng nói của những người kể chuyện. Đó là hướng đi đúng đắn hướng tới công lý xã hội. Trong phân tích cuối cùng, dĩ nhiên, chính công lý là thứ giúp thế giới trở nên tốt hơn, chứ không phải chuyện kể. Phải không? Và nếu chúng ta đi theo công lý, thì tôi nghĩ ta không cần tập trung vào truyền thông hay người kể chuyện. Ta phải tập trung vào khán giả, vào bất cứ ai từng bật radio lên hay nghe một podcast, và đó chính là tất cả chúng ta. Vài suy nghĩ đúc kết là về việc mà khán giả có thể làm để khiến thế giới trở nên tốt hơn. Đầu tiên, thế giới sẽ tốt đẹp lên, tôi nghĩ thế, nếu khán giả tò mò và hoài nghi hơn và hỏi nhiều hơn về bối cảnh xã hội, điều đã tạo ra những câu chuyện họ vô cùng yêu thích. Thứ hai, thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu khán giả nhận ra rằng kể chuyện là lao động trí óc. Và tôi nghĩ nó quan trọng hơn cho khán giả khi có nhiều nút hơn trên các trang web họ yêu thích, nút mà ví dụ có chức năng là, "Nếu bạn thích chuyện này, bấm vào đây để ủng hộ một mục đích mà người kể chuyện của bạn tin tưởng vào." Hay "bấm đây để góp ý tưởng lớn tiếp theo cho người kể chuyện của bạn". Thường thì ta cam kết với các nền tảng, nhưng không nhất thiết với chính người kể. Và cuối cùng, tôi nghĩ khán giả có thể giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng cách tắt điện thoại đi, bước xa ra khỏi màn hình, đi vào thế giới thực, ra ngoài vùng an toàn. Alice Walker từng nói, "Nhìn kĩ vào hiện tại bạn đang tạo dựng. Nó nên trông giống tương lai mà bạn mơ ước." Chuyện kể có thể giúp ta ước mơ, nhưng tất cả là phụ thuộc vào ta tự lập ra kế hoạch cho công lý. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Nếu tôi hỏi bạn về hình ảnh của không khí bạn sẽ tưởng tượng đền điều gì? Hầu hết mọi người nghĩ về một không gian trống hoặc bầu trời trong xanh đôi khi là những cây xanh nhảy múa trong gió Và sau đó tôi nhớ giáo viên hóa thời trung học của tôi với đôi vớ rất dài trước bảng đen, vẽ sơ đồ về các bong bóng này kết nối với các bong bóng khác mô tả chúng chuyển động và va chạm ra sao trong một loại dung dịch hỗn loạn. Nhưng thật sự chúng ta không thường nghĩ về không khí nhiều lắm. Chúng ta thường là để ý đến nó khi có một cảm giác khó chịu xâm nhập vào, như một mùi khủng khiếp hay cái gì đó có thể nhìn thấy như khói hoặc sương, Nhưng nó luôn ở đó. Nó chạm vào tất cả chúng ta ngay bây giờ. Nó thậm chí ở bên trong chúng ta. không khí của chúng ta gần gũi, quan trọng, và thân thiết. Thế nhưng, nó rất dễ dàng bị lãng quên. Vậy không khí là gì? Nó là sự kết hợp của các loại khí vô hình bao bọc trái đất, bị thu hút bởi lực hấp dẫn. Và mặc dù tôi là một nghệ sĩ thị giác, tôi quan tâm đến sự vô hình của không khí. đến cách chúng ta hình dung về nó, làm thế nào để trải nghiệm nó và làm thế nào chúng ta bẩm sinh đã biết về tính cụ thể của nó thông qua việc thở. Tất cả sự sống trên Trái Đất thay đổi không khí qua việc trao đổi khí, và chúng ta đều đang làm việc đó ngay lúc này. Bây giờ, tại sao chúng ta không cùng nhau hít một hơi thở sâu. Sẵn sàng chứ? Vào. ( Hít vào) Và ra. ( Thở ra) Không khí mà bạn vừa thở ra, bạn đã làm carbon dioxide nhiều hơn hàng trăm lần. Khoảng 5 lít không khí trong mỗi lần thở, 17 lần thở trong mỗi phút của 525,600 phút mỗi năm, ta có được khoảng 45 triệu lít không khí, làm carbon dioxide nhiều gấp 100 lần, chỉ riêng với bạn. Và điều đó tương đương với khoảng 18 bể bơi đạt chuẩn Olympic. Với tôi, không khí là vô kể. nó vừa nhỏ như hơi thở của chúng ta mà vừa lớn như hành tinh này. Và thật khó để hình dung ra nó. Có lẽ là không thể hoặc không quan trọng. thông qua thực tế nghệ thuật thị giác của mình, Tôi cố gắng tạo ra không khí, không bằng nhiều hình ảnh, nhưng theo lý trí và xúc giác của mình Tôi cố gắng mở rộng khái niệm thẩm mỹ này, các sự vật có hình dáng thế nào để nó bao gồm cả những điều như: cảm giác như thế nào khi nó ở trên da bạn và trong phổi bạn, và giọng nói của bạn nghe thế nào khi đi xuyên qua nó. Tôi khám phá ra trọng lượng, mật độ, và mùi vị, nhưng quan trọng nhất, tôi nghĩ rất nhiều về câu chuyện đi cùng với các loại không khí khác nhau. Đó là việc tôi thực hiện năm 2014 Gọi là: "Các loại không khí khác nhau: nhật ký của nhà máy," nơi tôi tái tạo không khí từ các thời kỳ khác nhau trong sự tiến hóa của Trái Đất và mời khán giả đến và cùng thở với tôi. Nó thật sự đáng ngạc nhiên, khác biệt rất mạnh mẽ. Bây giờ, tôi không phải là nhà khoa học, nhưng các nhà khoa học khí quyển sẽ tìm ra những dấu vết trong hóa học không khí trong địa chất, một chút kiểu như: làm thế nào đá có thể oxy hóa, và họ sẽ loại suy thông tin và tổng hợp nó, như vậy họ có thể tạo thành một công thức đẹp về không khí ở những thời điểm khác nhau. Rồi tôi đi vào như một nghệ sĩ, lấy công thức đó tái tạo nó bằng cách sử dụng các khí thành phần. Tôi đặc biệt quan tâm đến những khoảng khắc như những ví dụ cho cuộc sống thay đổi không khí nhưng không khí còn có thể ảnh hưởng đến cách cuộc sống phát triển, như không khí thời kì Carboniferous. Nó khoảng từ 300 đến 350 triệu năm trước đây. Là thời đại được biết đến như thời kỳ của người khổng lồ. Vì vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, chất gỗ tiến hóa Đó là chất liệu cứng mà cây được làm nên. Vì vậy cây tạo ra thân một cách hiệu quả vào lúc này. nó trở nên to lớn hơn rải đều lên Trái Đất không ngừng giải phóng oxy, như vậy nồng độ oxy cao gấp đôi như những gì chúng ta có hôm nay Và nguồn không khí giàu có này hỗ trợ lượng côn trùng khổng lồ nhện khổng lồ, chuồn chuồn với cánh dài khoảng 65 cm. Cho việc hít thở, không khí này thực sự tươi mát và sạch sẽ. Nó không có quá nhiều hương vị, Nhưng nó cung cấp cho cơ thể bạn nguồn thúc đẩy năng lượng tinh tế. Nó thực sự tốt cho dư vị khó chịu sau khi say. (Cười) Hoặc không khí của kỉ Great Dying đó là khoảng 252,5 triệu năm trước đây, ngay trước khi khủng long tiến hóa. Đó là một khoảng thời gian rất ngắn, theo như ngành địa chất học, từ khoảng 20 đến 200.000 năm. Rất nhanh. Đây là sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử của trái đất, thậm chí lớn hơn cả khi các loài khủng long chết. 85%-95% các loài lúc này chết đi, và đồng thời với đó là sự tăng vọt đáng kể của khí carbon dioxide, mà rất nhiều nhà khoa học đồng ý là xuất phát từ sự phun trào cùng lúc của nhiều ngọn núi lửa và sự giải thoát cho hiệu ứng nhà kính. Nồng độ oxy vào thời này thấp hơn một nửa những gì ta có ngày nay, khoảng 10% Vì vậy không khí này chắc chắn không dành cho sự sống con người, nhưng vẫn Ok nếu chỉ thở, Và để thở, nó dễ chịu một cách kỳ quặc. Nó thực sự êm dịu, nó khá ấm áp và nó có hương vị một chút như nước soda. Nó có loại phun sương, khá dễ chịu. Vì vậy, với tất cả các suy nghĩ này về không khí trong quá khứ, khá tự nhiên để bắt đầu suy nghĩ về không khí trong tương lai. Thay vì tự suy diễn và làm những gì tôi nghĩ lcó thể là không khí trong tương lai, Tôi phát hiện ra không khí do con người tổng hợp này. Điều đó có nghĩa rằng nó không xảy ra bất cứ đâu trong tự nhiên, nhưng nó được tạo ra bởi con người trong phòng thí nghiệm cho các ứng dụng khác nhau trong các ngành công nghiệp. Tại sao nó là không khí trong tương lai? Vâng, không khí này là một phân tử thực sự ổn định mà thật sự sẽ là một phần của không khí một khi nó được giải phóng, cho 300 đến 400 năm tiếp theo, trước khi nó bị phá vỡ. Nghĩa là khoảng 12 đến 16 thế hệ. Và không khí trong tương lai này có một số phẩm chất thuộc thể xác Nó thực sự rất nặng Nó nặng khoảng tám lần so với không khí chúng ta đang sử dụng để thở. Đó là quá nặng, trên thực tế, rằng khi bạn hít vào, bất cứ điều gì từ bạn nói là loại nghĩa nặng là tốt, vì vậy nó rê xuống cằm của bạn và rơi xuống sàn và ngâm vào khe nứt. Đó là một không khí mà hoạt động khá nhiều giống như một chất lỏng. Bây giờ, không khí này đi kèm với một chiều đạo đức tốt. Con người làm không khí này, nhưng nó cũng gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất đã từng được thử nghiệm. cảnh báo tiềm năng của nó là 24.000 lần carbon dioxide, và nó có tuổi thọ mà của 12-16 thế hệ. Vì vậy, cuộc đối đầu về đạo đức này thực sự là trung tâm cho công việc của tôi (Trong một giọng nói hạ xuống) Nó có một chất lượng khá ngạc nhiên. Nó thay đổi âm thanh của giọng nói của bạn khá đáng kể. Cười Vì vậy,chúng tôi bắt đầu suy nghĩ - ooh! Nó vẫn còn đó một chút Cười Khi chúng ta nghĩ về sự thay đổi khí hậu, có lẽ chúng ta không suy nghĩ về côn trùng khổng lồ và núi lửa phun trào hay giọng nói buồn cười. Các hình ảnh dễ dàng để nghĩ đến là những thứ như sông băng rút lui và gấu Bắc cực trôi giạt trên tảng băng trôi. Chúng tôi suy nghĩ về biểu đồ và đồ thị cột và các chính trị gia liên tục nói chuyện với các nhà khoa học mặc áo nịt. Nhưng có lẽ đến lúc chúng ta bắt đầu suy nghĩ về biến đổi khí hậu trên mức độ cảm xúc cùng mà chúng ta trải qua không khí. Giống như không khí, biến đổi khí hậu là cùng một lúc ở quy mô của các phân tử, hơi thở và hành tinh. Nó ngay lập tức, quan trọng và thân mật, cũng như là vô định hình và cồng kềnh. Chưa hết, nó rất dễ dàng bị lãng quên. Biến đổi khí hậu là những tập thể chân dung tự họa của nhân loại. Nó phản ánh quyết định của chúng tôi khi là cá nhân, khi là chính phủ và các ngành công nghiệp. Và nếu có bất cứ điều gì tôi đã học được từ nhìn vào không khí, mặc dù nó đang thay đổi, nó vẫn tồn tại. Nó có thể không hỗ trợ cuộc sống mà chúng ta sẽ nhận ra, nhưng nó sẽ hỗ trợ một cái gì đó. Và nếu con người chúng ta là một phần quan trọng của sự thay đổi đó, Tôi nghĩ rằng điều quan trọng để chúng ta có thể cảm thấy cuộc thảo luận Bởi vì mặc dù nó là vô hình, con người đang để lại một dấu vết rất sâu sắc trong không khí. Cảm ơn. Vỗ tay. Một trong những thương nhân giàu có nhất vương quốc vừa bị bóc trần tội tham ô của cải. Gần như cả gia tài của hắn đổ dồn vào bộ sưu tập 30 viên đá rubi Miến Điện tuyệt đẹp, và quần chúng ở quảng trường, đang ầm ĩ đòi tịch thu tài sản này để hoàn trả cho các nạn nhân. Nhưng những tên đồng loã với hắn ở toà án đã đưa ra lý lẽ khá thuyết phục rằng ít nhất vài trong số đó là tài sản hắn kiếm được hợp pháp, với thái độ phục vụ tốt với vương thất. Nhà vua cân nhắc trong một phút và ra quyết định. Vì không có cách nào biết được phần nào của chỗ rubi được mua bởi những đồng tiền dơ bẩn, án phạt sẽ được quyết định qua cuộc đấu trí giữa tên thương buôn và cố vấn giỏi nhất của ngài - chính là bạn. Cả hai đều được biết trước luật chơi. Tên thương buôn được phép chia số rubi một cách kín đáo thành ba rương, sau đó, đặt trước mặt bạn. Bạn sẽ được nhận ba tấm thẻ, viết lên mỗi thẻ một số trong khoảng từ 1 đến 30, trước khi đặt một tấm thẻ lên trước mỗi rương. Cả ba rương sẽ đều được mở. Với mỗi rương, bạn sẽ nhận được số rubi tương ứng với số trên tấm thẻ, nếu trong đó có đủ số rubi. Nếu con số của bạn lớn hơn số rubi thực có trong rương, tên vô lại kia sẽ được giữ hết cái rương ấy. Nhà vua đặt ra hai ràng buộc về cách phân chia số rubi. Mỗi rương phải có ít nhất hai viên rubi và một trong số đó phải chứa nhiều hơn đúng sáu viên so với một rương khác — nhưng bạn sẽ không biết rương nào có số lượng ra sao. Sau vài phút cân nhắc, tên thương buôn chia chỗ đá quý, vào ba cái rương trước mặt bạn. Bạn sẽ chọn viết ra những con số nào để cho kẻ tham lam kia sự trừng phạt nặng nhất và lấy được phần bồi thường lớn nhất cho các nạn nhân? Tạm dừng video nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời. Trả lời trong 3 2 1 Quá tham lam có thể phản tác dụng. Và bạn không muốn thế. Nhưng có một cách để đảm bảo bạn có thể lấy được hơn một nửa chỗ đó. Tình huống này mô phỏng trò chơi đối kháng như cờ - chỉ là ở đây bạn không thấy được nước đi của đối thủ. Để đoán ra được số rubi nhỏ nhất có thể chắc thắng, bạn cần nhận ra đâu là kịch bản xấu nhất có thể, nếu tên thương buôn biết trước nước đi của bạn và sắp xếp những viên rubi để giảm thiểu khả năng bạn thắng. Vì không có cách nào biết được rương nào sẽ có nhiều hay ít rubi hơn, bạn nên chọn một số duy nhất cho cả ba. Giả sử bạn viết ba số 9. Và tên buôn kia có thể đặt theo thứ tự số rubi là 8, 14, và 8. Trong trường hợp đó, bạn sẽ chỉ nhận được 9 viên từ rương ở giữa. Hay ngược lại, bạn có thể chắc rằng có ít nhất hai rương có số rubi tối thiểu là 8. Đây là lý do. Ta sẽ bắt đầu bằng giả định điều ngược lại, là có hai rương có 7 viên hoặc ít hơn. Chúng không thể là hai rương chênh nhau 6 viên, vì mỗi rương phải có ít nhất 2 viên. Trong trường hợp đó, cái rương thứ ba phải có nhiều nhất là 13 viên - do 7 cộng 6. Cộng cả ba rương lại. và đáp án lớn nhất có được là 27. Vậy là ít hơn 30, kịch bản đó không thể xảy ra. Bạn giờ đã biết hai trong số ba rương phải có 8 viên hoặc nhiều hơn. Nếu ghi số 8 cho cả ba, bạn sẽ nhận được ít nhất 16 viên-- và đó là số viên mà bạn chắc thắng, như cách bạn suy ra về trường hợp 8, 14, 8. Bạn đã có được hơn nửa số rubi của tên bất chính kia và đòi được bồi thường cho quần chúng. Và dù có xoay xở thế nào để giữ chặt chỗ rubi còn lại, gia sản của hắn chắc chắn đã bị tổn thất lớn. Tội phạm trên mạng đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Chúng tồn tại khắp mọi nơi. Chúng ta nghe về chúng mỗi ngày. Năm nay, hơn 2 tỷ hồ sơ bị mất hoặc bị lấy cắp. Vào năm ngoái, 100 triệu người, hầu hết là người Mỹ, bao gồm cả tôi, đã bị mất dữ liệu bảo hiểm y tế vào tay những kẻ trộm. Điều đặc biệt đáng lo ngại ở đây là trong hầu hết các trường hợp, đã mất hàng tháng trước khi có ai đó trình báo việc dữ liệu bị đánh cắp. Vậy, nếu bạn xem các bản tin buổi tối, chắc bạn sẽ nghĩ, hầu hết việc đó là hoạt động gián điệp hay quốc gia. Và, đúng, một số vụ thì đúng là như vậy. Hoạt động gián điệp, bạn thấy đấy, là một hoạt động được quốc tế chấp nhận. Nhưng trong trường hợp này, nó chỉ là một phần nhỏ trong vấn đề mà chúng ta đang đối mặt. Bạn có hay nghe thấy một vụ xâm nhập bị quy kết là: "kết quả của cuộc tấn công tinh vi tầm cỡ quốc gia?" Thông thường đó là các công ty không sẵn sàng thừa nhận những thiếu sót của họ trong vấn đề bảo mật thông tin. Cũng có nhiều người tin rằng bằng cách quy chụp vụ tấn công cho một quốc gia-dân tộc, bạn đang bắt các nhà chức trách phải có trách nhiệm -- ít nhất là trong một khoảng thời gian. Vậy tất cả các vụ tấn công bắt nguồn từ đâu? Liên Hợp Quốc ước tính rằng 80% các vụ tấn công xuất phát từ các nhóm tội phạm siêu tinh vi và có tổ chức. Đến nay, nó đại diện cho một trong những nền kinh tế bất hợp pháp lớn nhất thế giới, lên tới, giờ hãy nghe điều này, 445 tỷ đô la. Để tôi các bạn hình dung con số đó: 445 tỷ đô la lớn hơn GDP của 160 quốc gia, trong đó có Ireland, Phần Lan, Đan Mạch và Bồ Đào Nha, đó là một số ví dụ. Vậy tổ chức này vận hành ra sao? Những tên tội phạm này hoạt động như thế nào? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Khoảng 1 năm về trước, các nhà nghiên cứu về bảo mật của chúng tôi đang theo dõi một Trojan thông thường nhưng rất tinh vi nhằm vào các ngân hàng gọi là Dyre Wolf. Dyre Wolf sẽ xâm nhập vào máy tính của bạn khi bạn nhấn vào một đường link trong một email lừa đảo mà lẽ ra bạn không nên làm thế. Sau đó nó sẽ ở đó và chờ đợi. Nó sẽ chờ đến khi bạn đăng nhập vào tài khoản ngân hàng. Và khi đó, những kẻ xấu sẽ tiếp cận, đánh cắp các thông tin đăng nhập, và sử dụng chúng để lấy cắp tiền của bạn. Điều này nghe có vẻ khủng khiếp, nhưng sự thật là, trong ngành công nghiệp bảo mật, dạng tấn công này khá là phổ biến. Tuy nhiên, Dyre Wolf có hai cơ chế tấn công hoàn toàn khác biệt -- một là đối với các giao dịch nhỏ lẻ, nhưng nó sẽ hành động theo cách hoàn toàn khác khi bạn thường xuyên làm việc với các giao dịch lớn qua mạng. Đây là những gì sẽ xảy ra. Bạn bắt đầu quá trình giao dịch qua mạng, và trên trình duyệt của bạn sẽ hiện ra một màn hình từ ngân hàng, thông báo rằng đã có vấn đề với tài khoản của bạn, và bạn cần phải gọi điện cho ngân hàng ngay lập tức, kèm theo số điện thoại đến phòng chống lừa đảo của ngân hàng. Vậy là bạn sẽ nhấc máy và thực hiện cuộc gọi. Sau khi nghe xong lời chào tự động thông thường, bạn được gặp nhân viên tổng đài nói tiếng Anh. "Xin chào, Ngân hàng Altoro Mutual. Tôi có thể giúp gì cho bạn?" Và bạn sẽ trải qua một trình tự như mọi lần bạn gọi tới ngân hàng, Cung cấp thông tin về tên và số tài khoản, Và trả lời các câu hỏi bảo mật để xác nhận danh tính đúng như bạn đã báo. Phần lớn chúng ta chắc không biết là, rất nhiều giao dịch quy mô lớn, yêu cầu có hai người ký xác nhận cho giao dịch đó, Cho nên nhân viên tổng đài yêu cầu bạn chuyển máy cho người thứ hai, để trải qua trình tự xác nhận và kiểm chứng y hệt. Nghe bình thường, phải không? Chỉ có một vấn đề: Bạn đang không nói chuyện với ngân hàng. Mà là với những tên tội phạm. Chúng dàn dựng một dịch vụ trợ giúp bằng tiếng Anh, giả mạo giao diện trang mạng của ngân hàng. Điều này được thực hiện hoàn hảo đến mức, chúng trung chuyển từ nửa triệu đến một triệu rưỡi đô la trong mỗi vụ xâm phạm thẳng vào túi bọn chúng. Những tổ chức tội phạm này vận hành như những doanh nghiệp cực kỳ quy củ và hợp pháp. Nhân viên của chúng làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu Họ nghỉ làm cuối tuần. Làm sao ta biết được điều này? Bởi vì các nhà nghiên cứu bảo mật của chúng tôi nhận thấy mức tăng đột biến và lặp lại của phần mềm độc hại vào chiều thứ Sáu Những kẻ xấu, sau cuối tuần nghỉ dài hơi với vợ con, quay lại để xem mọi việc tiến hành ra sao. Chúng dành thời gian truy cập "Mạng Đen". Đó là thuật ngữ mô tả góc khuất ẩn danh của mạng Internet, nơi kẻ trộm có thể hoạt động ẩn danh và không bị phát hiện. Ở đây, chúng rao bán các phần mềm xâm nhập và chia sẻ thông tin về các ngón nghề tấn công mới. Các bạn có thể mua mọi thứ ở đó, từ một phần mềm tấn công cơ bản cho đến phiên bản cao cấp hơn. Thực ra, trong nhiều trường hợp, bạn còn thấy dịch vụ cấp độ vàng, bạc và đồng. Bạn có thể kiểm tra lý lịch. Thậm chí bạn có thể mua các vụ tấn công kèm theo cam đoan hoàn lại tiền -- (tiếng cười) nếu như bạn không thành công. Giờ đâu, những môi trường và khu mua bán này -- Chúng trông giống như Amazon hay eBay. Bạn thấy có sản phẩm, giá cả, xếp hạng và nhận xét. Khi bạn định mua một vụ tấn công, dĩ nhiên là, bạn sẽ mua của một tên tội phạm tiếng tăm với thứ hạng cao chứ? (tiếng cười) Chuyện này chẳng khác nào kiểm tra trên Yelp hay TripAdvisor trước khi thử một nhà hàng mới. Đây là một ví dụ. Ảnh chụp màn hình thực tế của một tên chuyên cung cấp phần mềm độc hại. Để ý thấy chúng là người bán cấp độ 4, với mức độ tín nhiệm là 6. Năm ngoái chúng có 400 nhận xét tích cực, và duy nhất hai nhận xét tiêu cực trong tháng trước. Chúng tôi thậm chí còn thấy những thứ như điều khoản sử dụng. Đây là ví dụ về 1 trang web bạn có thể vào nếu bạn muốn thay đổi danh tính. Họ sẽ bán cho bạn chứng minh thư giả, hộ chiếu giả. Nhưng hãy xem những điều khoản luật lệ ràng buộc khi mua chứng minh thư giả kìa. Cho tôi xin đi. Họ định làm gì cơ chứ? Kiện bạn nếu bạn vi phạm điều lệ đó à? (Tiếng cười) Chuyện này xảy ra vào vài tháng trước. Một trong các chuyên gia bảo mật của chúng tôi đang tìm hiểu một ứng dụng phần mềm độc hại trên Android mà chúng tôi mới phát hiện. Nó được gọi là Bilal Bot. Trong một bài đăng blog, cô ấy nhận định Bilal Bot là một bản beta thay thế mới giá rẻ cho GM Bot, một phần mềm tinh vi hơn và rất phổ biến trong giới tội phạm ngầm. Bài viết đánh giá này không được lòng những kẻ viết ra Bilal Bot. Thế là chúng viết email này cho cô ấy, Biện hộ và tranh luận cho phần mềm của mình Rằng chúng cảm thấy cô ấy đã đánh giá một phiên bản cũ. Chúng yêu cầu cô ấy hãy cập nhật bài blog với những thông tin chính xác hơn thậm chí còn đề nghị một cuộc phỏng vấn để mô tả chi tiết cho cô ấy phần mềm tấn công của chúng giờ đã vượt xa đối thủ như thế nào. Nghe này, Bạn không cần phải đồng ý với hành vi của chúng, nhưng bạn cần tôn trọng bản tính kinh doanh trong những nỗ lực như thế. (Tiếng cười) Vậy chúng ta sẽ ngăn chặn việc này như thế nào? Có vẽ như chúng ta sẽ không thể tìm ra kẻ kẻ phạm tội -- nhớ rằng, chúng hoạt động ẩn danh bên ngoài vòng pháp luật. Chắc chắn chúng ta cũng không thể truy tố bọn chúng. Tôi đề nghị chúng ta nên tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới. Và phương hướng này cần phải xoay quanh một tư tưởng rằng chúng ta phải thay đổi động cơ kinh tế của kẻ tội phạm Và để minh họa cách thức làm việc của nó, hãy nghĩ tới phản ứng thường thấy đối với đại dịch y tế: SARS, Ebola, cúm gà, Zika. Ưu tiên hàng đầu là gì? Chính là nắm được thông tin người nhiễm bệnh và cách dịch bệnh lan truyền. Vậy, chính phủ, tổ chức tư nhân, bệnh viện, y bác sỹ -- Tất cả đều phản hồi một cách cởi mở và nhanh chóng. Đây là một nỗ lực tập thể và xuất phát từ lòng vị tha Để ngăn chặn quá trình lan truyền bệnh và cảnh báo bất cứ ai chưa nhiễm bệnh biện pháp tự phòng tránh và tiêm ngừa. Thật không may, phản ứng với một cuộc tấn công mạng chẳng giống thế chút nào. Các tổ chức đa phần sẽ giữ kín thông tin về vụ tấn công trong nội bộ của họ. Tại sao như vậy? Bởi lẽ họ lo lắng về lợi thế cạnh tranh các vụ kiện tụng hay các quy định luật pháp. Chúng ta cần dân chủ hóa một cách hiệu quả dữ liệu tình báo về các nguy cơ. Chúng ta phải vận động các tổ chức này cởi mở ra và chia sẻ những thông tin cất giấu trong kho lưu trữ nội bộ của họ. Những kẻ xấu đang hành động nhanh chóng; chúng ta càng phải nhanh hơn bọn chúng. Và biện pháp tốt nhất là cần cởi mở và chia sẻ thông tin về vụ việc đã xảy ra. Hãy nghĩ về điều này trong bối cảnh đào tạo các chuyên viên bảo mật Nhớ rằng, họ được lập trình từ trong gien để giữ bí mật Chúng ta cần phải thay đổi quan niệm đó ngay từ gốc rễ của nó. Chúng ta phải vận động chính phủ, các tổ chức tư nhân và công ty bảo mật tự nguyện chia sẻ thông tin mau chóng. Và đây là lý do: bởi lẽ nếu bạn chia sẻ thông tin, điều đó tương đồng với việc tiêm ngừa. Và nếu bạn không chia sẻ, bạn thực chất là một phần của vấn đề, bởi vì bạn đang nâng cao khả năng người khác sẽ bị ảnh hưởng bởi cùng một mánh khóe tấn công. Nhưng còn có một lợi ích to lớn hơn thế. Bằng cách phá hủy các thiết bị của bọn tội phạm gần hơn với thời gian thực Chúng ta phá vỡ kế hoạch của chúng. Chúng ta cảnh báo những người chúng định tổn hại sớm hơn những gì chúng có thể phỏng đoán được Chúng ta hủy hoại tiếng tăm của chúng, Đạp đổ những bản xếp hạng và đánh giá. Chúng ta khiến cho tội phạm mạng chẳng đáng một xu. Chúng ta phá bỏ động cơ kinh tế của bọn người xấu Nhưng để làm được điều này, cần có một người tiên phong Ai đó để thay đổi quan niệm trong ngành công nghiệp bảo mật nói chung. Khoảng một năm trước đây, Tôi và các đồng nghiệp có một ý tưởng táo bạo. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu IBM đem các dữ liệu của chúng tôi một trong những cơ sở lưu trữ dữ liệu về các nguy cơ lớn nhất thế giới và công bố nó? Không chỉ là các thông tin về những vụ việc xảy ra trong quá khứ, mà còn là những gì đang diễn ra ngay gần đây. Nếu như chúng tôi công bố tất cả thông tin công khai trên mạng thì sao? Các bạn có thể tưởng tượng các phản hồi thế nào rồi Đầu tiên là các luật sư: Việc đó có tác động pháp lý thế nào? Rồi đến các doanh nghiệp: Chuyện này có tác động kinh doanh ra sao? Và còn kha khá những người khác đơn giản hỏi chúng tôi có phải bị điên rồi không. Nhưng có một cuộc tranh luận luôn nổi bật lên trong các cuộc đàm thoại của chúng tôi: Sự tự ý thức rằng nếu chúng ta không làm việc này, thì chúng ta là một phần của vấn nạn. Nên chúng tôi đã làm một việc chưa từng thấy trong ngành bảo mật. Chúng tôi đã bắt đầu công bố. Hơn 700 terabytes dữ liệu hữu dụng về các nguy cơ, bao gồm thông tin về các vụ tấn công thời gian thực mà có thể sử dụng để ngăn chặn quá trình phạm tội công nghệ. Và tới nay, hơn 4000 tổ chức đang tận dụng dữ liệu này bao gồm nửa số trong danh sách Fortune 100. Và chúng tôi hy vọng bước tiếp theo sẽ là vận động toàn bộ các tổ chức cùng góp sức trong cuộc chiến này, làm điều tương tự là chia sẻ thông tin của họ cả về thời gian và cách thức của vụ tấn công. Chúng ta đều có cơ hội để ngăn chặn nó, và chúng ta đã biết phải làm thế nào. Tất cả những gì phải làm là nhìn vào biện pháp đổi phó trong ngành y tế, cách họ đối phó với một đại dịch. Nói đơn giản, chúng ta cần phải cởi mở và hợp tác. Cám ơn. (Vỗ tay) Giống như hầu hết mọi người, các bạn đều ý thức được rằng sự phân hoá đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực hơn ở nước ta, đến nỗi sự chia tách giữa phe cánh tả và hữu đã và đang tồn tại một cách tiêu cực trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng bạn cũng có những thắc mắc rất hợp lý liệu nghiên cứu có đúng với trực giác. Và nói cho nhanh thì câu trả lời là đúng. Bằng nhiều nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những người theo chủ nghĩa tự do và bảo thủ đang ngày càng chia rẽ nhau. Họ ngày càng giam mình trong những căn phòng hệ tư tưởng này, "gặm nhấm" những tin tức khác nhau, chỉ nói chuyện với người cùng tư tưởng và ngày càng nhiều người chọn sống ở các vùng khác nhau. Và tôi nghĩ rằng điều đáng báo động nhất là sự gia tăng hận thù giữa hai phe. Chủ nghĩa tự do và bảo thủ, Đảng Tự do và Cộng hoà, càng ngày càng có nhiều người trong số họ không ưa nhau. Bạn sẽ thấy điều này trên nhiều khía cạnh. Họ không muốn làm bạn với đối phương. Không muốn hẹn hò với đối phương. Nhưng nếu có xảy ra, thì họ cũng thấy đối phương không hấp dẫn lắm, và càng ngày họ càng không muốn con cái mình lấy một người ủng hộ cho một Đảng khác, một số liệu rất bất ngờ. Khi làm việc với học sinh của mình trong phòng thí nghiệm, chúng tôi thường thảo luận về cái được gọi là chuẩn mực xã hội -- Là một tín đồ của phim ảnh nên tôi thường hay như thế này, bộ phim về chúng ta ở đây với khuôn mẫu này thuộc thể loại nào? Vậy bộ phim với sự chia rẽ chính trị thì thuộc thể loại nào? Vâng, nó có thể là một bộ phim về thảm họa. Nó chắc chắn là một thảm họa. Cũng có thể là phim chiến tranh. Cũng hợp lý. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong một bộ phim tận thế xác sống. (Cười) Phải không ạ? Chắc các bạn đã có đáp án. Cảnh mọi người đi theo nhóm, không nghĩ đến bản thân mình, bị khống chế bởi vi rút lý trí này đang cố lan truyền căn bệnh của chúng và hủy hoại xã hội. Và chắc bạn cũng nghĩ như tôi rằng bạn là người tốt trong bộ phim tận thế xác sống này, và tất cả những sự ghen ghét và chia rẽ này là do người khác tuyên truyền, vì chúng ta là Brad Pitt, phải không? Tư tưởng độc lập, chính trực, cố gắng gìn giữ những điều chúng ta yêu quý, bạn biết đấy, không phải Không phải thế. Không bao giờ như vậy. Nhưng câu hỏi là thế này: bạn nghĩ họ đang trong bộ phim nào? Phải không? Vâng, họ chắc chắn sẽ nghĩ mình là người tốt trong phim tận thể xác sống. Phải không? Và bạn nên biết rằng họ tự coi mình là Brad Pitt còn chúng ta là xác sống. Và ai bảo là họ sai? Tôi nghĩ rằng thực tế chúng ta đều chỉ là một phần của vấn đề này. Và mặt tốt của nó là chúng ta có thể góp phần là giải pháp. Vậy chúng ta nên làm gì? Chúng ta có thể làm gì để hạn chế sự chia rẽ trong cuộc sống hàng ngày? Chúng ta có thể làm gì để tiếp cận và giao tiếp với người của phe đối diện? Vâng, đây chính là những câu hỏi mà tôi cùng đồng nghiệp, Matt Feinberg, rất hứng thú trong vài năm trở lại đây, và chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này. Và một trong những điều đầu tiên chúng tôi phát hiện ra là sẽ rất hữu ích khi tìm hiểu về sự phân cực nếu bạn biết được rằng sự chia rẽ chính trị xảy ra là do sự chia rẽ đạo đức sâu sắc. Do đó một trong những khám phá mạnh mẽ nhất của lịch sử tâm lý chính trị chính là mô hình này do Jon Haidt và Jesse Graham phát hiện, theo hai nhà tâm lý học, người ở Đảng Tự do và Bảo thủ có xu hướng chấp nhận những giá trị khác nhau theo các mức độ khác nhau Ví dụ, chúng ta thấy người theo CN tự do có xu hướng ủng hộ những giá trị như sự bình đẳng, công bằng, được chăm sóc và bảo vệ khỏi các mối nguy hại hơn so với người ở Đảng Bảo thủ. Và người ở Đảng Bảo thủ ủng hộ các giá trị như lòng trung thành, lòng yêu nước, tôn trọng chính phủ và đạo đức trong sạch hơn so với người theo CN tự do. Cả tôi và Matt đều nghĩ rằng có thể sự chia rẽ đạo đức này sẽ giúp chúng ta hiểu được làm thế nào người ở Đảng tự do và bảo thủ nói chuyện với nhau và tại sao họ dường như hay nói về các chủ đề khác nhau. Do đó chúng tôi tiến hành một nghiên cứu với những người tham gia theo Đảng Tự do và họ được giao một nhiệm vụ là viết một bài luận thuyết phục những người ở Đảng Bảo thủ ủng hộ cho hôn nhân đồng giới. Và kết quả là người của Đảng Tự do có khuynh hướng thiên về các giá trị đạo đức của sự bình đẳng và công bằng theo hướng tự do. Vì thế họ nói như thế này: "Mọi người đều có quyền yêu người mình thích, và "Họ" - những người đồng tính, cũng được hưởng quyền giống như bao người Mỹ khác". Tóm lại, chúng tôi nhận thấy 69% trong số họ đưa ra những dẫn chứng về giá trị đạo đức theo chủ nghĩa tự do, và chỉ có 9% có những dẫn chứng theo chủ nghĩa bảo thủ, ngay cả khi họ được giao nhiệm vụ thuyết phục người của Đảng Bảo thủ. Và khi tiến hành nghiên cứu trên những người theo Đảng Bảo thủ với nhiệm vụ biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính của nước Mỹ, với một lập trường chính trị bảo thủ kiểu mẫu chúng tôi cũng nhận được kết quả không khá hơn, 59% trong số họ sử dụng những luận cứ thiên về giá trị đạo đức bảo thủ hơn, và chỉ 8% mọi người dẫn chứng dựa trên giá trị tự do, ngay cả khi họ được giao nhiệm vụ thuyết phục những người Dân chủ. Các bạn có thể thấy được vấn đề mà chúng ta đang gặp phải? Mọi người thường tôn sùng những giá trị đạo đức của riêng mình. Họ sẵn sàng đấu tranh và hi sinh cho những giá trị của họ. Tại sao họ lại phải từ bỏ chỉ để đồng tình với bạn ? về việc mà rõ ràng họ không muốn đồng tình với bạn? Nếu bạn dùng lời kêu gọi ấy thuyết phục ông chú theo Đảng Cộng hoà có nghĩa là vị ấy không chỉ cần thay đổi quan điểm vị ấy còn cần đổi đi giá trị cơ bản của mình điều đó sẽ chẳng đi đến đâu Điều gì sẽ tốt hơn? Chúng tôi tin vào công nghệ "Tái định hình tinh thần" Chúng tôi đã làm nhiều nghiên cứu Ở một trong số đó chúng tôi đã làm nghiên cứu với người theo Đảng tự do và Bảo thủ họ đều được đọc 3 bài viết trước khi chúng tôi quan sát thái độ của họ Ở bài viết thứ nhất liên quan đến Hiệp định Ủng hộ Môi trường trong đó gợi nên những giá trị tự do về việc chăm sóc, bảo vệ môi trường Trong đó có nói "Bằng nhiều cách khác nhau chúng ta đã gây nên mối nguy hiểm cho môi trường sống" và "Điều quan trọng bây giờ là hành động của chúng ta để ngăn việc phá huỷ Trái đất mà ta đang sống" Một nhóm người khác được chỉ định đọc một bài luận khác hoàn toàn động chạm nhiều đến giá trị bảo thủ và sự tinh khiết đạo đức Đây cũng là bài luận về bảo vệ môi trường trong đó có nói "Giữ rừng, uống nước, bầu trời trong sạch chính là điều quan trọng cuộc sống" "Ta nên chú ý đến sự ô nhiễm ở nơi ta đang sống để biết cảm thấy ghê tởm" Và "Giảm thiểu ô nhiễm giúp chúng ta bảo vệ những điều tinh khiết, tươi đẹp ở nơi chúng ta đang sống" Chúng tôi có nhóm thứ 3 đọc một bài luận không liên quan đến chính trị đây chỉ là nhóm so sánh để chúng tôi có cơ sở đánh giá. Đây là điều chúng tôi phát hiện sau khi khảo sát thái độ với môi trường của họ: những người theo chủ nghĩa tự do, không quan trọng họ đọc gì Họ luôn có xu hướng bảo vệ môi trường Họ sẵn sàng bảo vệ môi trường Nhưng những người bảo thủ, tỏ ra ủng hộ và cấp tiến hơn với những chính sách môi trường và việc bảo vệ môi trường nếu họ đọc bài luận về tính trong sạch của đạo đức thay vì đọc 1 trong 2 bài viết còn lại Người Bảo thủ đọc bài luận này đều nói rằng họ tin vào việc Trái đất nóng lên và tỏ ra lo lắng về việc này mặc dù bài luận không hề đả động đến vấn đề này Đây chỉ là vấn đề liên quan tới môi trường Hiệu ứng của việc định hình đạo đức mạnh mẽ như thế đó Chúng tôi đã nghiên cứu điều này thông qua một lượt những vấn đề chính trị Nếu bạn muốn thay đổi quan điểm của người bảo thủ về vấn đề như hôn nhân đồng giới, bảo hiểm y tế quốc gia điều này giúp ý kiến của bên tự do liên kết với giá trị bên Bảo thủ như lòng ái quốc và việc làm sạch đạo đức Chúng tôi cũng nghiên cứu theo một hướng khác Nếu muốn thay đổi suy nghĩ của bên tự do về vấn đề của bên Bảo thủ như việc nâng cấp quân sự, lấy Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của Mỹ bạn cần trở nên thuyết phục hơn điều này giúp ý kiến của bên bảo thủ liên kết với giá trị bên Tự do giống như sự bình đẳng, công bằng Tất cả những nghiên cứu đều chỉ ra một điều Nếu bạn muốn thuyết phục ai về chính sách nào đó Việc kết nối các chính sách với giá trị đạo đức tiềm ẩn con người là rất hữu ích Và nếu bạn nói điều đó như vậy Nghe có vẻ hiển nhiên, đúng chứ Như kiểu, tại sao chúng ta đến đây tối nay? Tại sao? (Tiếng cười) Điều này vô cùng trực quan Và kể cả thế, đó là điều chúng ta trật vật để làm được Bạn biết đấy, nếu muốn thuyết phục một ai về vấn đề chính trị hãy nói với người đó như nói với cái gương Đừng thuyết phục quá nhiều với lí lẽ của chính bạn về lí do chúng ta tin tưởng vào vài quan điểm chính trị Chúng ta hãy nói một điều khi thuyết phục quan điểm về đạo đức "Đồng cảm là tôn trọng, đồng cảm là tôn trọng" Nếu bạn có thể nhớ điều đó bạn có thể liên kết và bạn có thể thuyết phục được ai đó trong đất nước này Hãy nghĩ lại một lần nữa về bộ phim nào mà chúng ta đang sống trong đó ví như tôi bị cuốn vào bộ phim Đây không phải phim zombie nổi dậy Mà là phim về tình bạn giữa cảnh sát (Tiếng cười) Hãy cuốn vào đó và diễn thử xem (Tiếng cười) Bạn biết thể loại phim có một anh cớm da trắng và da đen hoặc một anh bừa bộn và một anh ngăn nắp Tóm lại, họ không hợp nhau vì sự khác biệt này Nhưng cuối cùng, khi họ đến với nhau và cùng hợp tác tình đoàn kết mà họ cảm nhận được, còn tuyệt vời hơn Và hãy nhớ trong những bộ phim này Điều tồi tệ nhất diễn ra vào giai thoại thứ 2 của phim khi bước đi của hai người ấy trở nên xa cách Có lẽ đó là nơi chúng ta đang sống trong đất nước này giai thoại thứ 2 trong phim về cớm (Tiếng cười) tuy tách rời nhưng lại sớm trở về với nhau Nghe có vẻ ổn đấy nhưng nếu ta thực sự muốn nó xảy ra tôi nghĩ trách nhiệm nằm ở chúng ta Vì thế tôi muốn tất cả các bạn: hãy cùng nhau hàn gắn đất nước Hãy hành động mặc cho các nhà chính trị giới truyền thông, Facebook và Twitter, việc tái phân chia của Quốc hội tất cả những điều đó đã chia rẽ chúng ta Hãy cùng nhau hành động vì đó là lẽ phải. Và hãy cùng nhau hành động vì sự ghen ghét và khinh bỉ này đã ngấm vào máu của chúng ta khiến chúng ta trở nên tha hóa và biến chất và gây nguy hại đến cơ cấu xã hội của chúng ta. Chúng ta mắc nợ người dân và đất nước điều đó khi cố gắng tiếp cận và kết nối. Chúng ta không thể ghét họ lâu đến thế, và chúng ta cũng không thể để họ ghét chúng ta. Sự cảm thông và tôn trọng. Cảm thông và tôn trọng. Nếu bạn suy nghĩ về nó, thì ít nhất chúng ta đang mắc nợ bạn bè của chúng ta. Cảm ơn! Vài lời về việc tôi đã bắt đầu như thế nào, và thực tế có nhiều điều vui thích khi làm nó. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi cực kỳ nhút nhát và rất thu mình. Và như là một cách để tồn tại, tôi muốn đi đến một nơi thật riêng tư, để làm ra cái này cái kia. Tôi thích làm các thứ cho mọi người như là một cách thể hiện tình yêu của tôi với mọi người. tôi thích đến những nơi riêng tư này, và truyền những ý tưởng và niềm say mê của mình vào các đồ vật, và học cách để nói chuyện với đôi tay của mình. Vì vậy, tất cả các động tác làm việc của tôi với đôi tay và sáng tạo ra các đồ vật liên quan rất nhiều đến không chỉ ở lĩnh vực ý tưởng, mà còn rất nhiều với lĩnh vực cảm giác. Và các ý tưởng thì rất hỗn tạp. Tôi sẽ trình bày với các bạn rất nhiều các mẫu loại khác nhau, và không có một sự liên kết nào thực sự giữa cái này với cái khác, trừ việc chúng là những thứ xuất phát từ bộ não của tôi, và chúng đều là những suy nghĩ khác nhau nảy sinh ra khi ta nhìn vào cuộc sống, nhìn ngắm thiên nhiên và các vật thể, và thế là ta có những ý nghĩ tình cờ hay ho về mọi thứ. Khi tôi là một cậu bé, tôi bắt đầu khám phá về chuyển động. Tôi say mê cách mà các thứ chuyển động, vì vậy tôi bắt đầu khám phá chuyển động bằng cách làm các hình động khi lật các trang sách có hình vẽ (flipbook). Và đây là cái mà tôi thực sự thích khi tôi khoảng lớp 7, và tôi nhớ khi tôi làm cái này, tôi nghĩ có một hòn đá nhỏ ở đó, và đường đi của xe cộ như là chúng có thể bay trong không khí, và các nhân vật như thế nào... (Cười) có thể bị bật ra khỏi xe, vì vậy trong tâm trí của mình, tôi nghĩ về quỹ đạo đường đi của xe cộ. Và tất nhiên, khi bạn là một đứa trẻ nhỏ thì luôn luôn có sự hư hạ. Vì thế, nó đã kết thúc với cái này.... (Cười) sự thô bạo vô lý. (Cười) Và đó là cách lần đầu tôi bắt đầu khám phá cách các vật chuyển động, và diễn tả nó. Đến giờ khi tôi đã học đại học, tôi tự làm các máy móc mong manh, nhỏ bé và khá phức tạp. Và điều này thực sự đi đến từ rất nhiều sự hứng thú khác nhau. Khi tôi còn ở trung học, tôi thích lập trình máy tính, vì vậy tôi phân loại các dòng sự kiện có vẻ logic. Tôi cũng rất quan tâm đến khả năng đi đến phòng phẫu thuật và trở thành nhà phẫu thuật, bởi nó làm việc bằng đôi tay của mình theo một cách cực kỳ tập trung. Vì vậy tôi bắt đầu tham dự các khóa học nghệ thuật, và tôi học được cách tạo ra tác phẩm điêu khắc mà cùng mang đến sự say mê khi làm việc chính xác với đôi tay của mình cùng với sự đi lên với nhiều loại dòng năng lượng logic khác nhau qua một hệ thống. Và cả làm việc với dây...tất cả các thứ mà tôi đã làm là quyết định công nghệ có cả hai tính chất của cơ học và nhìn thấy được ở cùng một thời điểm. Vì vậy tôi có thể phân loại các bài tập. Bây giờ, loại máy móc này giống như là tôi có thể vẽ ra. Và nó có đầy những điểm cuối nhỏ bé không quan trọng, giống như là một bàn chân nhỏ ở đây mà đang kéo lê vòng quanh các đường tròn và nó không thực sự có nghĩa gì cả. Nó thực ra chỉ là những trò tiêu khiển tầm phào. Sự liên hệ của tôi với kỹ thuật cũng giống như bất kỳ một kỹ sư nào khác, là tôi thích giải các bài toán. Tôi thích tìm ra lời giải đáp, nhưng kết quả cuối cùng của những gì tôi làm thì thật sự mơ hồ. (Cười) Đó là một sự mơ hồ dễ thương. (Cười) Mẫu tiếp theo mà sẽ được đưa ra là một ví dụ về một loại máy móc khá phức tạp. Tôi tự đưa ra bài toán này. Bởi tôi luôn thích giải quyết vấn đề, Tôi tự đưa ra vấn đề quay cái quay tay theo một hướng, và giải quyết tất cả các vấn đề cơ khí để sao cho hình nhân nhỏ bé này có thể tiến lên, lùi lại. Vì vậy khi tôi bắt đầu cái này, tôi không có một sơ đồ toàn thể cho cái máy, nhưng tôi có định hình về điệu bộ và định hình về hình dáng và cách nó chiếm hữu không gian. Và sau đó là vấn đề về điểm bắt đầu và xây dựng đến điểm cuối cùng. Cái bánh răng nhỏ đó quay ra sau hoặc trước để thay đổi hướng. Và thế là một vấn đề nhỏ được tìm ra. Vì vậy tôi đã làm rất nhiều mẫu, chúng liên quan đến các vấn đề đã tìm ra. Và nó thật sự-hầu như là giống trò chơi chữ bằng mắt thường thấy. Khi tôi nhìn vào vật thể, tôi tưởng tượng chúng đang chuyển động, Tôi tưởng tượng có thể nói với chúng những gì. Cái tiếp theo đây, một cái máy với một cái chạc xương đòn, nó nảy sinh từ trò chơi với chạc xương đòn sau bữa tối. Bạn biết đấy, người ta nói là đừng có nghịch ngợm với đồ ăn -- nhưng tôi lại luôn bày trò như vậy. Thế là tôi có cái chạc xương đòn và tôi nghĩ, nó giống như một anh cao bồi mà ngồi trên ngựa quá lâu. (Cười) Và tôi bắt đầu làm cho anh ta đi trên bàn, và tôi nghĩ "Ồ, tôi có thể chế tạo một cái máy nhỏ để làm như thế" Thế là tôi làm ra cái này, nối kết nó , và cái chạc xương đòn đi lại được, và bởi cái chạc xương đòn là một cái xương, nó là động vật có một điểm mà tôi nghĩ ta có thể chú tâm vào. Và đó là toàn bộ mẫu vật. (Cười) Nó sẽ đủ lớn. (Vỗ tay) Loại công việc này cũng rất giống nghệ thuật múa rối khi ta thấy các đồ vật, có cảm giác, con rối và tôi là người điều khiển con rối đầu tiên vì tôi đang chơi với một vật, nhưng sau đó tôi làm ra cái máy, nó có thể đóng thế cho tôi. và nó có thể có được những động tác mà tôi muốn. Mẫu tiếp theo tôi trình bày với các bạn là một ý nghĩ có tính ý tưởng nhiều hơn rất nhiều, và nó là một bộ phận gọi là "Cái ghế vàng của Cory". Tôi có hình ảnh này trong đầu khi tôi nhìn thấy cái ghế nhỏ của đứa con trai nhỏ, và thấy nó nổ tung ra Và.. thế là tôi nhìn thấy điều đó trong đầu trước, là các mảnh ghép có thể nổ tung với vận tốc xác định, và các mảnh ghép có thể chuyển động ra xa, và sau đó có thể bắt đầu kéo trở lại với cảm giác như là lực hấp dẫn, đến điểm mà chúng đã đạt đến vận tốc xác định trở lại trung tâm. và chúng có thể kết hợp chỉ trong khoảnh khắc, vì thế bạn có thể nhận thấy rằng có một cái ghế ở đó. Với tôi, đó là một cách cảm nhận về sự thoáng qua của khoảnh khắc hiện tại, tôi muốn nói rằng. Bây giờ, cái máy, trường hợp này, là một sự gần đúng thật sự, bởi hiển nhiên ta không thể di chuyển các vật thể vật lý rất nhiều với vận tốc xác định và làm nó dừng lại lập tức. Toàn bộ cái này là ở chỗ độ rộng của 4 chân, và riêng cái ghế thì chỉ khoảng vài inches. (Vỗ tay) Giờ đây, đó là một thứ ý tưởng ngộ nghĩnh, và hôm qua tôi đã nói chuyện về Cái đồng hồ 10000 năm của Danny Hillis. Và ở đây ta có một cái động cơ bên trái, và nó hoạt động thông qua một dãy bánh răng. Có 12 cặp có tỷ lệ rút gọn 50/1, và nghĩa là vận tốc cuối cùng của bánh răng cuối rất chậm mà nó có thể cần 2 tỷ tỷ năm để quay lại như cũ. Thế là tôi đã phát mình nó riêng rẽ bởi nó không phải là vấn đề thực sự. (Cười) Bởi nó có thể chạy liên tục. (Cười) Giờ đây, một suy nghĩ hoàn toàn khác biệt Tôi luôn tưởng tượng mình trong các trạng thái khác nhau. Tôi tưởng tượng mình là cái máy. Tôi sẽ thích cái gì nhỉ? Tôi sẽ thích được tắm trong dầu. (Cười) Vì thế, cái máy này không làm gì cả trừ việc tự tắm nó trong dầu. (Cười) (Vỗ tay) Và nó thật sự, là.. với tôi, nó chỉ thật sự là sự ngọt ngào của dầu. (Cười) Và rồi tôi có cuộc gọi của một người bạn người muốn có một triển lãm nghệ thuật gợi tình, và tôi chẳng có một mẫu nào cả. Nhưng khi cô ấy gợi ý sự xuất hiện trong triển lãm, cái mẫu này đã nảy sinh trong đầu tôi. Và thế nó cũng liên quan, nhưng bạn có thể thấy nó nhiều hơn là một sự gợi tình công khai. Và cái này tôi gọi là "Cái máy với dầu nhờn." Nó chỉ liên tục xuất tinh, và nó... (Cười) đây là một cái máy vui vẻ, tôi sẽ nói với các bạn. (Cười) nó thực sự vui vẻ. Từ góc độ kỹ thuật, đây chỉ là một sự liên kết 4 thanh nhỏ. Và rồi đây lại là một vật được làm ra, một cái quạt nhỏ tôi có được. Và tôi nghĩ, thế còn cử động mở quạt thì sao, và thật đơn giản khi tôi giữ vững cái gì đó. Và trong trường hợp như thế này, tôi cố gẳng để làm cái gì đó thật rõ ràng nhưng cũng không gợi đến các loại động vật, thực vật cá biệt. Với tôi, quá trình là rất quan trọng bởi tôi đang phát minh các máy móc, nhưng tôi cũng phát minh các dung cụ để làm máy móc, và tất cả các thứ đều được che kín lại ngay từ đầu. Và đây là một dụng cụ uốn dây nhỏ. Sau nhiều năm uốn các bánh răng có 1 cặp nhiều lớp, Tôi làm dụng cụ đó, và sau đó tôi làm dụng cụ này để xắp xếp tâm bánh răng rất nhanh, phát triển thế giới kỹ thuật nhỏ bé của tôi. Cuộc sống của tôi hoàn toàn thay đổi khi tôi thấy một máy hàn điểm. (Cười) Và là cái dụng cụ đó. Nó làm thay đổi hoàn toàn những gì tôi có thể làm được. Giờ đây, tôi sẽ làm một việc nghèo nàn là hàn bạc. Đây không phải là cách họ dạy bạn về hàn bạc khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Chỉ là tôi thích nó, say sưa với nó. Tức là, các đồ trang sức thật đều có một ít chất hàn ở trong. Và thế là một cái bánh răng đã hoàn chỉnh. Khi tôi chuyển đến Boston, Tôi tham gia một nhóm gọi là "hội thi điêu khắc thế giới". (Cười) Và ý tưởng, giả thuyết của họ là ta muốn trình bày các tác phẩm điêu khắc trên phố, và không có quy định chủ đề về cái gì là tốt nhất. Có thể bất cứ cái gì hoàn thành lần đầu tiên sẽ chiến thắng. (Cười) Vì thế tôi đã làm, và đây là tác phẩm dự thi đầu tiên của tôi, và tôi nghĩ "Ôi, tôi đang làm một cái xe bò", và tôi sẽ có nó tôi sẽ có chữ viết tay của mình "nhanh hơn" và thế là tôi chạy xuống phố, cái xe bò sẽ nói chuyện với tôi và nó cứ thế ' nhanh hơn, nhanh hơn' Và đó là những gì nó làm. (Cười) Và rồi cuối cùng, tôi quyết định, mỗi lần bạn viết xong từ, Tôi sẽ dừng lại và đưa danh thiếp cho ai đó trên phố. Và tôi có thể không bao giờ thắng cuộc bởi tôi luôn dừng lại. Nhưng tôi đã rất vui. (Vỗ tay) Giờ đây, tôi chỉ có hai phút rưỡi, và tôi sẽ chơi cái này. Đây là một mẫu, theo cách nào đó, với tôi một mẫu hoàn thiện nhất. Vì khi tôi còn bé, tôi cũng chơi ghita rất nhiều. Và khi đó tôi đã có ý nghĩ, tôi đã tưởng tượng rằng tôi có thể làm Tôi có thể có cả một nhà hát buổi tối bằng máy. nơi mà tôi - bạn có thể có một nhóm thính giả, cánh gà sẽ mở ra, và bạn có thể thư giãn bởi các máy móc trên sân khấu. Và thế là tôi tưởng tượng một điệu nhảy rất đơn giản nó có thể là giữa một cái máy và một cái ghế đơn giản, và... Khi tôi làm cái mẫu này, tôi luôn cố gắng tìm ra một điểm sao cho khi tôi nói cái gì đó thật rõ ràng thì nó thật sự đơn giản, nhưng cũng cùng lúc nó rất mơ hồ. Và tôi nghĩ có một điểm giữa sự đơn giản và mơ hồ mà có thể cho phép một người xem có thể có một cái gì từ đó. Và nó đưa tôi đến một ý nghĩ mà tất cả các mẫu này bắt đầu xuất hiện trong đầu tôi, trong trái tim tôi, và tôi làm hết sức để tìm ra một cách để diễn tả chúng với các vật liệu, và luôn cảm thấy thật thô thiển. Đó luôn luôn là một cuộc đấu tranh, nhưng đôi khi tôi xoay xở để có suy nghĩ trong tầm của vấn đề và rồi, nó ở đó, thế là được. Nó không có nghĩa gì cả. Bản thân vật thể không có nghĩa gì. khi mà nó được nhận ra, và ai đó đưa nó vào trong suy nghĩ của họ, và rồi có một vòng tròn được hoàn thiện. Và với tôi, đó là điều quan trọng nhất bởi khi còn là một đứa trẻ, tôi đã muốn nối kết sự say mê với tình yêu, và nghĩa là vòng tròn trọn vẹn đến từ ngay trong nó vượt ra ngoài cả vật lý, đối với những ai nhận ra nó Vậy nên, tôi sẽ chỉ để cái ghế xuống (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là người xây dựng mối quan hệ. Khi nghĩ đến người xây dựng mối quan hệ, có phải bạn nghĩ ngay đến "kiến trúc sư?" Có lẽ là không. Bởi vì phần lớn mọi người nghĩ rằng kiến trúc sư chỉ thiết kế các công trình, nhưng thực sự, chúng tôi thiết kế các mối quan hệ, bởi vì thành phố là về con người. Đó là những nơi mà mọi người có thể tập trung lại với nhau để trao đổi. Và bên cạnh đó, đường chân trời thấy được có những đặc trưng riêng về các loài côn trùng, cây, động vật, thậm chí có cả thời tiết riêng. Nhưng ngày nay, môi trường ở đô thị đang mất cân bằng. Biến đổi khí hậu, cùng sự bất ổn về kinh tế và chính trị, tất cả đều tác động, cộng hưởng và gây áp lực lên thành phố và chính chúng ta, những người sống tại thành thị. Với tôi, ngành nghiên cứu sinh thái đã giúp ta có góc nhìn sâu sắc hơn, vì nhà sinh thái học không chỉ quan sát từng cá thể riêng biệt, họ nhìn vào những mối quan hệ của các cá thể sống và môi trường sống của nó. Họ nhìn vào cách sự đa dạng của hệ sinh thái kết nối với nhau, đó là sự cân bằng, một mạng lưới xã hội giúp duy trì sự sống. Tôi và đội của mình áp dụng kiến thức sinh thái vào kiến trúc giúp xây dựng các mối quan hệ bền vững thông qua thiết kế các không gian vật lý. Dự án tôi sắp cho các bạn thấy hôm nay sử dụng ý tưởng xây dựng mối quan hệ như một chìa khóa khi thiết kế. Đây là một ví dụ. Gần đây, chúng tôi được yêu cầu thiết kế một trung tâm lãnh đạo công bằng xã hội gọi là Trung tâm Arcus. Họ muốn một tòa nhà có thể phá vỡ các rào cản truyền thống giữa các nhóm người khác nhau và nhờ đó, điều kiện cho các buổi trò chuyện ý nghĩa xung quanh sự công bằng xã hội. Những sinh viên muốn một nơi cho sự trao đổi văn hóa. Một nơi giúp họ chuẩn bị thức ăn cùng nhau có thể làm được điều đó. Và họ muốn được chào đón ngoài xã hội. Họ nghĩ một chiếc lò sưởi có thể gắn kết mọi người và giúp những cuộc trò chuyện bắt đầu. Và mọi người muốn toàn bộ quá trình họ đang làm việc trong đó được thể hiện ra bên ngoài. Việc thiết kế kiểu như thế ít có tiền lệ, nên chúng tôi tìm kiếm trên khắp thế giới các ví dụ về các nhà sinh hoạt cho cộng đồng. Nhà cộng đồng là nơi mà tại đó, những mối liên hệ rất cụ thể giữa người với người được thiết lập, như căn nhà này ở Mali là nơi họp của các già làng. Mái nhà thấp giúp mọi người cùng ngồi xuống ngang tầm mắt nhau, thể hiện tính bình đẳng, ý rằng, bạn không thể đứng lên điều hành cuộc họp. Bạn sẽ đụng đầu vào trần nhà. (cười) Tại nhà cộng đồng, luôn có một không gian trung tâm nơi các bạn có thể ngồi thành vòng tròn và thấy nhau. Nên chúng tôi đã tạo ra không gian như vậy ngay chính giữa Trung tâm Arcus, và chúng tôi tạo thêm lò sưởi và nhà bếp cho nó. Thật khó để làm nhà bếp và nhà ăn trong một tòa nhà như vậy với các quy tắc xây dựng, nhưng nó rất quan trọng, nên chúng tôi đã cố gắng. Giờ ta sẽ nói đến không gian trung tâm dùng để phục vụ các buổi họp lớn, và thường là nơi người ta gặp gỡ nhau lần đầu tiên. Nó gần giống như một ngã ba, khuyến khích mọi người gặp gỡ và bắt chuyện với nhau. Giờ bạn có thể đi ngang nhà bếp và thấy gì đó đang xảy ra. Bạn có thể ngồi cạnh lò sưởi và chia sẻ những câu chuyện. Bạn có thể học cùng nhau trong các nhóm nhỏ hay lớn, vì kiến trúc được thiết kế để tạo thuận lợi cho những cơ hội như vậy. Quá trình xây dựng cũng hướng đến xây dựng mối quan hệ. Bức tường này được tạo nên bởi gỗ và vữa, bạn dùng gỗ để xây nó giống hệt cách bạn xây tường bằng gạch. Một phương pháp cổ truyền và ai cũng có thể làm được, và đó đúng là điều chúng tôi muốn. Việc làm đó cũng là một hoạt động tập thể. Điều đó cũng tốt cho hành tinh chúng ta: cây cối hấp thụ các-bon khi chúng lớn lên, và chúng cung cấp oxy, khí các-bon bị kẹt lại bên trong những bức tường và không thể thải ra ngoài bầu không khí. Vì vậy, việc xây tường mang lại hiệu quả tương đương với việc giảm thiểu xe cộ. Chúng tôi chọn phương pháp xây dựng này vì nó kết nối mọi người với nhau và với môi trường. Nhưng liệu có hiệu quả? Điều đó có tạo mối quan hệ và phát triển chúng? Làm sao chúng ta biết được? Ngày càng có nhiều người đến đây hơn, đó là một dấu hiệu, nhờ các cuộc trò chuyện bên lò sưởi và lịch trình dày đặc các sự kiện, mọi người đang nộp đơn vào nhóm Arcus. Thực tế, số hồ sơ gia nhập nhóm Arcus đang tăng lên gấp mười lần kể từ khi tòa nhà mở cửa. Nó hoạt động rất hiệu quả. Nó gắn kết mọi người với nhau. Tôi đã chỉ ra cách kiến trúc gắn kết mọi người theo chiều rộng của trường học. Nhưng tôi tự hỏi các mối quan hệ xã hội có thể được nâng cao theo chiều cao của các tòa nhà cao tầng. Các cao ốc hiện nay chưa được thiết kế tốt để trở thành các tòa nhà công cộng. Trông nó có vẻ cô đơn và hướng nội. Bạn có thể thấy người ta khó xử thế nào khi phải đi chung thang máy. Nhưng trong vài thành phố lớn, tôi thiết kế những tòa cao tầng dựa trên việc tạo ra mối quan hệ giữa người với người. Đây là Aqua. Đó là một khu nhà ở cao tầng tại Chicago nhắm đến người đi làm trẻ và các vợ chồng già không ở với con, phần đông trong số họ là mới tới đô thị. Với hơn 700 căn hộ, chúng tôi muốn thấy liệu chúng tôi có thể dùng kiến trúc để giúp mọi người biết hàng xóm của họ, ngay cả khi căn nhà được thiết kế theo chiều đứng. Chúng tôi phát minh ra cách dùng ban công như một hướng kết nối cộng đồng mới. Hình dạng của tấm sàn hơi thay đổi và chúng xoay khi càng lên phía trên tháp. Kết quả là bạn có thể thấy mọi người từ ban công nhà bạn. Các bạn công được thiết kế lệch. Bạn có thể dựa vào ban công và nói "Hey!" như điều bạn vẫn làm ở sân sau nhà mình. Để ban công thêm phần thoải mái vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm, chúng tôi nghiên cứu gió bằng mô phỏng kỹ thuật số, nhằm thiết kế hình dạng ban công làm giảm tốc độ gió, phân tán gió, giúp ban công thoải mái và ít gió hơn. Giờ bạn chỉ việc ra ban công hoặc sân thượng tại tầng ba, bạn có thể kết nối với bên ngoài, ngay cả khi bạn ở rất cao so với mặt đất. Vậy vai trò của tòa nhà là tạo ra một tập thể đồng thời trong khuôn viên tòa nhà và trong thành phố. Nó rất hiệu quả. Và mọi người bắt đầu gặp gỡ ở trước tòa nhà và chúng tôi còn nghe -- (cười) họ thậm chí còn thành đôi nữa. Nhưng ngoài những mối quan hệ yêu đương, tòa nhà có ảnh hưởng tích cực lên cộng đồng, bằng chứng là mọi người bắt đầu lập nhóm và bắt đầu các kế hoạch lớn cùng nhau, như khu vườn cộng đồng trên mái nhà này chẳng hạn. Vậy tôi đã cho các bạn thấy việc cao ốc trở thành cầu nối xã hội, nhưng các công trình công cộng thì sao? Làm sao để tạo kết nối tốt hơn ở các công trình công cộng và các không gian công cộng, và tại sao nó lại quan trọng? Kiến trúc công cộng sẽ không thành công nếu chúng chỉ được xây cùng một kiểu. Khoảng 15 năm trước ở Chicago, người ta bắt đầu sửa sang các đồn công an cũ, họ đã xây lại chúng khắp thành phố bằng một mẫu y hệt nhau. Và dù họ có ý tốt khi đối xử công bằng với tất cả các cộng đồng, nhưng công chúng lại không cảm thấy muốn đầu tư hay có cảm giác được sở hữu những tòa nhà này. Nó bình đẳng trong việc mọi đồn cảnh sát trông như nhau, nhưng nó lại không công bằng trong việc đáp ứng từng yêu cầu của mỗi người trong cộng đồng. Và bình đẳng là vấn đề rất quan trọng. Bạn biết đấy, trong ngành tôi, có một cuộc tranh cãi về việc liệu kiến trúc có thể làm được gì để cải thiện các mối quan hệ xã hội. Nhưng tôi tin chúng ta cần kiến trúc và tất cả các công cụ ta có để cải thiện các mối quan hệ đó. Ở Mỹ, các chính sách cải cách đã được khuyến nghị để xây dựng lại niềm tin. Nhưng đội chúng tôi muốn biết liệu rằng một phương pháp thiết kế toàn diện hơn có thể tác động tích cực hơn đến chính sách này. Chúng tôi chỉ tự hỏi: Liệu hiết kế có thể giúp tái thiết lòng tin? Vậy nên chúng tôi tìm đến các cư dân và sĩ quan cảnh sát ở Bắc Lawndale ở Chicago, nơi các đồn cảnh sát được biết đến như một pháo đài đáng sợ bao quanh bởi rất nhiều bãi đỗ xe. Ở Bắc Lawndale, người ta sợ cảnh sát và việc phải tới gần đồn cảnh sát, thậm chí khi đi báo án. Vậy nên chúng tôi mở các cuộc thảo luận với sự tham gia của cả cảnh sát và dân. chúng tôi nghĩ ra một ý tưởng hoàn toàn mới cho đồn công an. Chúng tôi gọi nó là "Polis Station". "Polis" trong tiếng Hy Lạp nghĩa là một nơi mang tính cộng đồng. Nó dựa trên ý tưởng rằng bạn sẽ tạo điều kiện tích cực cho việc giao tiếp giữa cảnh sát và quần chúng, bạn có thể tái thiết mối quan hệ đó và cùng lúc thúc đẩy một cộng đồng. Thay vì một đồn công an đáng sợ như một pháo đài, bạn sẽ có một không gian năng động ở khu vực công cộng cạnh đồn -- nơi các cuộc trò chuyên diễn ra, như hàng cắt tóc, quán cà phê hay một sân thể thao chẳng hạn. Cả cảnh sát và trẻ em đều nói thích thể thao. Những thông tin này đến từ chính các cư dân và bản thân các sĩ quan, và với tư cách những người thiết kế, vai trò của chúng tôi là kết nối và đề xuất những bước đi đầu tiên. Nhờ sự giúp sức của thành phố và một số công viên, chúng tôi đã kêu gọi vốn, thiết kế và xây dựng được một sân bóng rổ nhỏ ngay tại bãi đỗ xe của đồn cảnh sát. Đó mới chỉ là khởi đầu. Nhưng nó có xây dựng lại lòng tin không? Người dân ở Bắc Lawndale kể rằng những đứa trẻ sử dụng sân đấu mỗi ngày và họ còn tổ chức các giải đấu như giải này chẳng hạn, và thi thoảng các sĩ quan cũng tham gia. Nhưng hiện tại, họ còn có vài quả bóng rổ trong đồn dành cho lũ trẻ mượn chơi. Và gần đây họ đã nhờ chúng tôi mở rộng các sân bóng và xây một công viên ở đó. Phụ huynh đã kể lại những điều đáng ngạc nhiên. Trước đây, họ sợ tới gần đồn cảnh sát, và giờ họ kể rằng sân bóng ở đây cảm giác còn an toàn hơn bất kỳ sân nào khác gần đó, và họ muốn con mình chơi tại đây. Vậy nên có thể trong tương lai, ở các khu công cộng gần đồn công an, bạn có thể rẽ vào một hàng cắt tóc hay đặt chỗ tổ chức tiệc sinh nhật tại phòng cộng đồng hay làm lại bằng lái xe hay rút tiền từ cây ATM. Đó có thể là nơi để cộng đồng gặp gỡ lẫn nhau và để hiểu thêm về các sĩ quan, hoặc ngược lại. Đây không phải một điều không tưởng. Đó chính là cách bạn thiết kế để xây dựng lại lòng tin, và các mối quan hệ đáng tin. Bạn biết đấy, mọi thành phố đều có công viên, thư viện, trường học và nhiều không gian khác, chúng đều có tiềm năng trở thành một cầu nối xã hội. Nhưng để tái thiết các tòa nhà cho tương lai, ta sẽ cần đến sự hợp tác của những người sống quanh đó. Việc thu hút không chúng không hề dễ, tôi cũng cảm thấy vậy. nguyên nhân có thể do trong trường kiến trúc, chúng ta không học cách để gây hấp dẫn với công chúng khi thực hiện thiết kế. Chúng ta được dạy cách để bảo vệ thiết kế khi gặp phải chỉ trích. Nhưng tôi nghĩ điều đó cũng có thể thay đổi. Nếu chúng ta tập trung vào thiết kế vào tạo ra những mối quan hệ tích cực, vững chắc trong kiến trúc và thông qua kiến trúc, Tôi tin chúng ta có thể thực hiện nhiều hơn là tạo ra một tòa nhà đơn lẻ. Chúng ta có thể giảm căng thẳng và sự phân hoá trong môi trường thành thị. Chúng ta có thể tạo ra các mối quan hệ. Chúng ta có thể giúp hành tinh này sống ổn định hơn. Bạn có thấy không? Kiến trúc sư thực sự là người xây dựng quan hệ. (Cười) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có bao nhiêu bạn ở đây là những nhà sáng tạo? những nhà thiết kế, kỹ sư, doanh nhân, nghệ sĩ, hay có thể bạn là người có trí tưởng tượng lớn? Xin giơ tay lên xem nào? Hầu như tất cả các bạn. Tôi có vài tin cho những nhà sáng tạo chúng ta. Trong vòng 20 năm đến, Sẽ có nhiều thứ thay đổi về cách chúng ta làm việc hơn những thứ đã xảy ra 2000 năm vừa qua. Thực ra, tôi nghĩ ta đang ở buổi bình mình của thời đại mới trong lịch sử loài người. Đến nay, đã có 4 thời kỳ lịch sử lớn được định nghĩa qua cách chúng ta làm việc. Thời kỳ Săn bắt và Hái lượm kéo dài vài triệu năm. và sau đó là thời kỳ Nông nghiệp kéo dài vài nghìn năm. Thời kỳ Công nghiệp kéo dài vài thế kỷ. Và giờ đây Kỷ nguyên thông tin đã trải qua được vài thập kỷ. Hôm nay, chúng ta đang ở điểm bắt đầu một kỷ nguyên vĩ đại mới của nhân loại. Chào mừng đến với Kỷ nguyên tăng cường. Ở thời đại mới này, các kỹ năng tự nhiên của con người sẽ được tăng cường bởi các hệ thống điện toán giúp bạn suy nghĩ, các hệ thống robot giúp bạn sản xuất, và hệ thần kinh kỹ thuật số kết nối với con người với thế giới vượt xa các giác quan tự nhiên. Hãy bắt đầu với sự tăng cường nhận thức. Có bao nhiêu bạn ở đây là nửa người nửa máy? (Cười) Tôi thực sự muốn nói rằng chúng ta đã được tăng cường. Tưởng tượng bạn đang dự tiệc, và có ai đó hỏi bạn câu hỏi bạn không biết trả lời thế nào. Nếu bạn có thứ này, trong vài giây, bạn có thể biết câu trả lời. Nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu sơ khai. Thậm chí Siri cũng chỉ là một công cụ thụ động. Thực tế, trong 3,5 triệu năm qua, những công cụ chúng ta có là hoàn toàn thụ động. Chúng làm chính xác những gì ta nói, không hơn. Công cụ đầu tiên của chúng ta chỉ cắt vào chỗ nào ta đặt. Cái đục chỉ đục vào chỗ mà người thợ nhắm đến. Và ngay những công cụ tiên tiến nhất cũng không làm gì nếu không được điều khiển. Thực ra, cho đến giờ, đây là điều làm tôi thấy thất vọng, chúng ta luôn bị giới hạn bởi nhu cầu đưa ý chí vào công cụ một cách thủ công giống như phải dùng chính tay của mình, ngay cả với máy tính. Nhưng tôi giống với Scotty trong "Du hành giữa các vì sao" hơn. (Cười) Tôi muốn nói chuyện với một máy tính. Khi tôi nói, "Máy tính, chúng ta hãy thiết kế một chiếc ô tô," và nó cho tôi xem chiếc ôtô. Và tôi nói, "Không, trông nhanh hơn, và ít phong cách Đức hơn," và bùm, nó đưa ra cho tôi một tùy chọn. (Cười) Buổi nói chuyện đó có thể sắp thành hiện thực, có thể nhanh hơn nhiều người chúng ta nghĩ, nhưng ngay lúc này, ta đang thực hiện nó. Các công cụ đang thực hiện bước nhảy từ kiểu thụ động sang kiểu sản sinh. Các công cụ thiết kế kiểu sản sinh sử dụng máy tính và các thuật toán để tổng hợp hình học cho ra các thiết kế mới tất cả đều do chính nó tự làm. Mọi thứ nó cần là các mục tiêu của bạn và các ràng buộc. Tôi sẽ cho một ví dụ. Lấy trường hợp về khung máy bay không người lái, bạn chỉ cần nói cho nó biết những thứ kiểu như, máy bay có 4 cánh quạt, bạn muốn nó nhẹ nhất có thể, và muốn nó hiệu quả về khí động học. Máy tính sẽ tìm và đưa ra toàn bộ không gian giải pháp: Từng khả năng có thể giải quyết và đáp ứng các điều kiện của bạn-- hàng triệu giải pháp. Cần các máy tính lớn để thực hiện. Nhưng nó trả về cho ta những thiết kế mà chính chúng ta không bao giờ tưởng tượng được. Máy tính cho ra kết quả này hoàn toàn do nó tự làm-- chưa ai từng vẽ bất cứ thứ gì, và nó bắt đầu hoàn toàn từ đầu. Nhân tiện, không phải ngẫu nhiên mà cái khung máy bay trông giống xương chậu của một con sóc bay. (Cười) Đó là vì các thuật toán được thiết kế để làm việc giống như cách sự tiến hóa diễn ra. Điều thú vị là chúng ta bắt đầu thấy công nghệ này có mặt ở đời sống thực. Chúng tôi làm việc với Airbus đã được vài năm về kiểu máy bay này trong tương lai. Vẫn còn phải chờ. Nhưng gần đây chúng tôi đã sử dụng một trí thông minh nhân tạo thiết kế sản sinh để giải quyết vấn đề này. Đây là một vách ngăn cabin được in 3D được thiết kế bởi máy tính. Nó mạnh hơn thiết kế vách gốc nhưng nhẹ bẳng một nửa, và nó sẽ được dùng cho máy bay Airbus 320 cuối năm nay. Máy tính giờ đây có thể kiến tạo, nó có thể tự đưa ra các giải pháp cho các vấn đề được định nghĩa tốt. Nhưng nó không có trực giác. Chúng sẽ phải bắt đầu lại từ đầu mỗi lần thực hiện, đó là bởi vì chúng không bao giờ học. Không giống như Maggie. (Cười) Maggie thực sự thông minh hơn các công cụ tiên tiến nhất của chúng ta. Ý tôi muốn nói là gì? Nếu chủ nó nhặt dây xích, Maggie biết gần như chắc chắn đã đến lúc đi dạo. Vậy nó đã học thế nào? Vâng, mỗi lúc chủ của nó nhặt dây xích, họ đi dạo. Và Maggie làm ba việc: Nó phải chú ý, nó phải ghi nhớ những thứ xảy ra và nó phải giữ lại và tạo ra một hình mẫu trong đầu nó. Thật thú vị, đó chính xác là cách mà các nhà khoa học máy tính đang cố gắng bắt các trí tuệ nhân tạo làm từ khoảng 60 năm nay. Trở lại năm 1952, Người ta tạo ra máy tính có thể chơi Tic-Tac-Toe. Một thành tựu lớn. 45 năm sau, năm 1997, Siêu máy tính Deep Blue đánh cờ vua thắng Kasparov. Năm 2011, Watson thắng hai người trong trò chơi Jeopardy, đối với máy tính trò này còn khó chơi hơn nhiều so với chơi cờ vua. Thực ra, thay vì làm việc trên những công thức định nghĩa sẵn, Watson đã phải sử dụng suy luận để chiến thắng các đối thủ. Cách đây vài tuần, AlphaGo của DeepMind đã thắng người chơi giỏi nhất thế giới ở môn Go, đây là trò chơi khó nhất chúng ta có. Thực ra, ở Go, số lượng các bước di chuyển có thể có còn nhiều hơn số nguyên tử trong vũ trụ. Do vậy để chiến thắng, AlphaGo cần phải phát triển trực giác. Thực ra, ở một số thời điểm, những người lập trình ra AlphaGo cũng không hiểu tại sao AlphaGo lại làm như vậy. Mọi thứ đang chuyển động rất nhanh Ý tôi là, hãy xem xét trong khoảng thời gian một đời người, máy tính đã phát triển từ một trò chơi trẻ con đến khi đạt đến mức được xem như đỉnh cao của tư duy chiến lược. Về căn bản điều đang xảy ra là máy tính đang phát triển từ thứ giống như Spock đến thứ giống như Kirk nhiều hơn. (Cười) Đúng chứ? Từ logic thuần túy đến trực giác. Bạn sẽ đi qua chiếc cầu này chứ? Hầu hết các bạn sẽ nói "Ồ không!" (Cười) Và bạn đã đưa ra quyết định trong tích tắc. Ở mức độ nào đó bạn biết chiếc cầu đó không an toàn. Và đó chính xác là loại trực quan mà các hệ thống học tập đào sâu ngay lúc này đang bắt đầu phát triển. Sẽ nhanh thôi, bạn sẽ có thể cho máy tính xem những thứ bạn làm, bạn thiết kế, và máy tính sẽ nhìn qua và nói, "Xin lỗi bạn, nó sẽ không hoạt động đâu. Bạn phải thử lại." Hay bạn có thể hỏi nó liệu người ta có thích bài hát mới của bạn hoặc hương vị của cây kem tiếp theo. Hay, quan trọng hơn, bạn có thể cùng với máy tính giải quyết một vấn đề mà bạn chưa từng gặp trước đó. Chẳng hạn, biến đổi khí hậu. Tự chúng ta không làm tốt lắm, chúng ta có thể sử dụng mọi sự trợ giúp có thể. Đó là điều tôi đang nói đến, công nghệ đang tăng cường khả năng nhận thức cho ta nhờ đó ta có thể nghĩ đến và thiết kế những thứ mà trước đây là ngoài tầm khi vẫn là những con người chưa được tăng cường. Thế còn việc tạo ra tất cả những thứ mới mẻ điên rồ mà chúng ta đang phát minh và thiết kế là gì? Tôi nghĩ kỷ nguyên tăng cường con người hướng đến thế giới vật chất nhiều như hướng đến lĩnh vực trí tuệ ảo. Công nghệ sẽ tăng cường chúng ta ra sao? Trong thế giới vật chất, các hệ thống robot. Vâng, chắc chắn có sự sợ hãi rằng robot sẽ tước đoạt việc làm của con người, và điều đó đúng ở một số lĩnh vực. Nhưng tôi quan tâm nhiều hơn đến ý tưởng rằng con người và robot làm việc cùng nhau sẽ tăng cường lẫn nhau, và bắt đầu sống trong một không gian mới. Đây là 1 phòng nghiên cứu thực nghiệm ở San Francisco, Nơi đây, một trong những lĩnh vực được tập trung là robot cao cấp, cụ thể là cộng tác robot và người. Đây là Bishop, một robot của chúng tôi. Chúng tôi làm thí nghiệm cài đặt nó để giúp một người làm xây dựng làm những công việc lặp lại-- các công việc như cắt các lỗ trên vách thạch cao để gắn ổ cắm và công tắc điện. (Cười) Và, đối tác người của Bishop bảo nó cần phải làm gì bằng tiếng Anh và với các cử chỉ đơn giản, giống như nói với một con chó, và Bishop thực hiện theo những chỉ dẫn đó với độ chính xác hoàn hảo. Ta đang sử dụng con người vào những việc mà con người làm tốt: sự hiểu biết, cảm nhận và ra quyết đinh. Ta dùng robot vào những việc mà robot làm tốt: chính xác và lặp lại. Đây là một dự án thú vị nữa mà Bishop đã thực hiện Chúng ta gọi dự án này là HIVE, mục tiêu của dự án là tạo ra một hình mẫu về sự trải nghiệm gồm con người, máy tính và robot làm việc cùng nhau để giải quyết một vấn đề thiết kế phức tạp. Con người đóng vai công nhân. Họ đi tuần quanh công trường, họ thao tác với cây tre-- cũng cần nói thêm, bởi vì tre là vật liệu phi đẳng cấu, rất khó để robot thao tác với nó. Nhưng robot đã cuốn các sợi chỉ này, việc này gần như con người không thể làm. Và chúng tôi đã có một trí tuệ nhân tạo kiểm soát mọi thứ. nó nói cho con người biết cần phải làm gì, robot cần phải làm gì và theo dõi hàng nghìn phần tử riêng lẻ. Điều thú vị là, việc xây dựng căn lều này đơn giản là không thể làm được mà không có sự tăng cường lẫn nhau giữa con người, robot và trí tuệ nhân tạo. Tôi sẽ chia sẻ thêm về một dự án. Dự án này có phần điên rồ. Chúng tôi làm việc với nghệ sỹ Joris Laarman ở Amsterdam và nhóm của ông ở MX3D để thiết kế sản sinh và in bằng robot chiếc cầu tự động xây đầu tiên trên thế giới. Và, khi chúng ta đang nói, thì Joris và một trí tuệ nhân tạo đang thiết kế chiếc cầu này ở Amsterdam. Và khi nó hoàn thành, chúng ta sẽ ấn phím "Chạy," và các robot sẽ tiến hành in 3D bằng thép không gỉ, và sau đó nó sẽ tự in mà không cần sự can thiệp của con người, cho đến khi chiếc cầu hoàn thành. Vậy, máy tính đang tăng cường cho chúng ta khả năng tưởng tượng và thiết kế những cái mới, các hệ thống robot đang giúp chúng ta xây và làm những thứ mà trước đây chúng ta không thể làm được. Nhưng thế còn khả năng cảm nhận và điều khiển những thứ đó của con người thì sao? Thế còn một hệ thần kinh cho những vật chúng ta tạo ra thì sao? Hệ thần kinh của chúng ta, hệ thần kinh con người, cho ta biết những thứ đang diễn ra xung quanh ta. Nhưng hệ thần kinh của những vật chúng ta tạo ra là thô sơ nhất. Ví dụ, ôtô không nói cho Sở công trình thành phố biết rằng nó vừa lọt ổ gà ở góc đường Broadway và Morrison. Tòa nhà không nói cho người thiết kế biết những người trong đó có thích ở đó không, và những người sản xuất đồ chơi không biết là món đồ chơi có thực sự được chơi, chơi ra sao, ở đâu và có vui hay không. Nhìn kìa, Tôi chắc rằng những nhà thiết kế đã nghĩ đến cuộc sống này của Barbie khi họ thiết kế cô ấy. (Cười) Và điều gì xảy ra nếu thực ra Barbie đang rất cô đơn? (Cười) Nếu nhà thiết kế biết trước điều gì thực sự xảy ra trong thế giới thực với các thiết kế của họ-- con đường, tòa nhà, Barbie-- họ đã có thể dùng thông tin đó để tạo ra sự trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Cái đang thiếu là một hệ thần kinh kết nối chúng ta với những thứ do chúng ta thiết kế, tạo ra và sử dụng. Điều gì xảy ra nếu các bạn có thông tin đó nó chảy đến với bạn từ những thứ bạn tạo ra trong thế giới thật? Với mọi thứ chúng ta tạo ra, chúng ta tiêu tốn một lượng lớn tiền và năng lượng thực ra, năm ngoái, khoảng 2 nghìn tỷ USD-- để thuyết phục mọi người mua đồ do chúng ta sản xuất ra. Nhưng nếu bạn có mối liên kết đó với những thứ bạn thiết kế và tạo ra sau khi nó đã có mặt ở thế giới thực, sau khi nó đã được bán hoặc được giới thiệu. Chúng ta đã có thể thay đổi nó. và chuyển từ làm cho mọi người muốn đồ của ta, sang làm ra những thứ mà mọi người muốn, ngay từ đầu. Tin tốt là, chúng ta đang triển khai các hệ thần kinh số để kết nối chúng ta đến những thứ mà ta thiết kế. Chúng tôi đang triển khai một dự án với một vài người ở Los Angeles được gọi là Bandito Brothers và nhóm của họ. Và một trong những thứ mà họ làm là sản xuất những chiếc xe điên rồ để thực hiện những việc cực kỳ điên rồ. Họ là những người điên rồ-- (Cười) theo cách tốt nhất. Và cái mà chúng tôi đang làm với họ là sử dụng một bộ khung xe đua truyền thống và gắn cho nó một hệ thần kinh. Và chúng tôi đã trang bị cho nó hàng tá bộ cảm biến, đặt một tài xế đẳng cấp thế giới đằng sau vô lăng, đưa nó ra sa mạc và chạy một cách điên rồ trong một tuần. Và hệ thần kinh của chiếc xe đã ghi lại mọi thứ xảy ra với chiếc xe. chúng tôi đã ghi lại 4 tỷ điểm dữ liệu; toàn bộ các tác động mà mà nó đã trải qua. Và chúng tôi đã làm điều điên rồ. Chúng tôi lấy toàn bộ dữ liệu đó và nạp vào một trí tuệ nhân tạo thiết kế sản sinh, tên là Dreamcatcher. Chúng ta nhận được gì khi gắn cho công cụ thiết kế một hệ thần kinh, và bạn bảo nó làm cho bạn một cái khung xe tốt nhất? Bạn nhận được cái này. Đây là cái mà con người có thể chưa bao giờ thiết kế được. Ngoại trừ một người đã thiết kế nó, nhưng là một người được tăng cường bởi một trí tuệ nhân tạo thiết kế sản sinh, một hệ thần kinh số và các robot có thể chế tạo ra cái giống như vậy. Vậy nếu đây là tương lai, kỷ nguyên được tăng cường, và chúng ta đang được tăng cường về nhận thức, thể chất và giác quan, thì nó sẽ trông như thế nào? Thiên đường đó sẽ giống như thế nào? Tôi nghĩ ta sẽ thấy một thế giới ở đó, chúng ta sẽ chuyển từ đồ dùng được chế tạo sang đồ dùng được nuôi trồng. Ở đó, chúng ta sẽ chuyển từ đồ dùng được xây dựng sang những thứ được nuôi lớn. Chúng ta đang chuyển từ chỗ bị cách ly sang chỗ được kết nối. Và chúng ta sẽ từ giã việc khai thác để chuyển sang việc cùng chung sống. Tôi cũng nghĩ chúng ta sẽ dịch chuyển từ chỗ muốn đồ dùng biết vâng lời sang đề cao sự tự chủ động. Nhờ vào các khả năng tăng cường, thế giới của chúng ta sẽ thay đổi một cách đáng kể. Chúng ta sẽ có một thế giới đa dạng hơn, kết nối hơn, năng động hơn, phức tạp hơn, thích nghi hơn và, tất nhiên, tươi đẹp hơn. Việc định hình đồ vật mới ra đời sẽ không giống bất kỳ thứ gì mà ta đã từng thấy. Tại sao? Bởi vì cái sẽ định hình đồ vật đó là mối quan hệ đối tác mới giữa công nghệ, tự nhiên và con người. Theo tôi, đó là một tương lai đáng để chờ đợi. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Mỗi mùa hè gia đình tôi đều đi du lịch xuyên thế giới, vượt 3000 dặm để đến Ấn Độ - đất nước đa dạng văn hóa. Ấn Độ luôn nổi tiếng với độ ẩm và cái nóng cháy bỏng của nó. Với tôi, cứu cánh duy nhất khỏi cái nóng là uống thật nhiều nước. Khi ở Ấn Độ, bố mẹ tôi luôn nhắc rằng chỉ được uống nước đã đun sôi hoặc đóng chai, Bởi vì khác với ở Mỹ tôi chỉ cần mở một vòi nước bất kỳ là có nước sạch uống được, thì ở Ấn Độ, nước thường bị nhiễm bẩn. Vậy nên bố mẹ tôi muốn đảm bảo rằng Nước chúng tôi uống là an toàn. Tuy nhiên, tôi sớm nhận ra rằng không phải ai cũng may mắn được hưởng nước sạch như chúng tôi. Trên những con phố đông đúc của Ấn Độ trước cửa nhà ông bà tôi, tôi đã thấy mọi người xếp hàng dài dưới ánh nắng gay gắt đổ đầy nước từ một cái vòi vào xô. Tôi thậm chí còn nhìn thấy những đứa trẻ bằng tuổi tôi đổ đầy những chai nhựa bằng nước bẩn từ rãnh bên đường. Nhìn những đứa trẻ đó phải uống thứ nước mà tôi còn không dám chạm vào vì quá bẩn đã thay đổi thế giới quan của tôi. Khó lòng chấp nhận sự bất công này khiến tôi khao khát muốn tìm 1 giải pháp cho vấn đề nước sạch trên thế giới. Tôi muốn biết tại sao bọn trẻ đó thiếu nước, một thành phần thiết yếu của cuộc sống. Và tôi đã biết rằng chúng ta đang đối diện Với khủng hoảng nước toàn cầu. Có một sự thật bất ngờ rằng, nước chiếm 75% diện tích trái đất Nhưng chỉ có 2,5% trong số đó là nước ngọt và ít hơn 1% nguồn cung nước ngọt của Trái Đất là có sẵn cho con người sử dụng Dân số tăng trưởng, cùng sự phát triển công nghiệp và kinh tế, khiến nhu cầu nước sạch của chúng ta gia tăng, trong khi nguồn cung nhanh chóng cạn kiệt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 660 triệu người khắp thế giới không thể tiếp cận nguồn nước sạch. Đây là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển, và UNICEF ước tính có khoảng 3000 trẻ chết mỗi ngày bởi các bệnh liên quan đến nước. Vậy nên sau khi trở về nhà vào mùa hè năm tôi lên lớp 8, tôi quyết định kết hợp ước vọng giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu với đam mê khoa học của mình. Và tôi cho rằng điều nên làm nhất chính là biến gara nhà tôi thành một phòng thí nghiệm. (Tiếng cười) Thật ra, lúc đầu tôi định biến phòng bếp thành phòng thí nghiệm, nhưng bố mẹ tôi không chịu và đá tôi ra ngoài. Tôi có đọc rất nhiều bài viết về những nghiên cứu liên quan đến nước, và học được rằng hiện nay tại các quốc gia đang phát triển, Có phương pháp bằng năng lượng mặt trời hay SODIS, được dùng để xử lý nước. Trong SODIS, các chai nhựa trong chứa nước bị nhiễm khuẩn được phơi nắng từ 6 đến 8 giờ. Tia bức xạ UV có trong ánh nắng sẽ phá hủy cấu trúc ADN của vi sinh vật gây bệnh và khử trùng nước. Mặc dù SODIS rất dễ áp dụng và tiết kiệm năng lượng vì nó chỉ sử dụng năng lượng mặt trời, nó rất chậm, có thể mất tới 2 ngày nếu trời nhiều mây. Nên để đẩy nhanh quá trình SODIS, một phương pháp mới gọi là quang xúc tác gần đây được đưa vào sử dụng. Vậy 'quang xúc tác' chính xác là gì? Cùng phân tích nào: 'quang'nghĩa là từ mặt trời và 'xúc tác' là một chất dùng để đẩy nhanh phản ứng. Vậy điều mà phương pháp này làm chỉ là đẩy nhanh quá trình khử trùng bằng năng lượng mặt trời. Khi ánh nắng tiếp xúc một chất xúc tác quang hóa như là TiO2, hay còn gọi titanium điôxít, sẽ tạo ra các gốc oxy tự do, như supeoxit, hydro peoxit và hydroxyl. Các gốc tự do này có khả năng loại bỏ vi khuẩn và các chất hữu cơ và rất nhiều chất gây ô nhiễm trong nước uống. Nhưng không may thay, có vài nhược điểm trong cách SODIS quang xúc tác hiện nay được thực hiện. Cách họ làm là bọc các chai nhựa trong với một lớp chất quang xúc tác. Nhưng các chất quang xúc tác như titanium đioxit được sử dụng rộng rãi trong kem chống nắng để chắn các tia UV. Nên khi các chất này được bọc bên trong chai nhựa, chúng cũng chặn lại một số tia UV và làm giảm hiệu quả của quá trình. Đồng thời, vỏ bọc từ chất quang xúc tác cũng không dính chặt vào thành chai lắm, nên một phần sẽ hòa vào nước và con người sẽ uống phải. Cho dù chất TiO2 là vô hại, thì cách này sẽ không hiệu quả nếu bạn uống chất xúc tác vì bạn cần bổ sung nó sau vài lần sử dụng. Vậy nên mục tiêu của tôi là vượt qua nhược điểm của các phương pháp lọc nước hiện thời và tạo ra một phương pháp lọc nước an toàn, bền vững, không tốn kém, và thân thiện với môi trường. Thứ ban đầu tôi tạo cho hội chợ khoa học lớp 8 giờ phát triển thành hỗn hợp chất quang xúc tác để lọc nước. Hỗn hợp này gồm titanium đioxit và xi măng và có thể định hình thành một số hình dáng khác nhau nên rất linh hoạt khi sử dụng. Ví dụ, bạn có thể tạo thành một cây gậy để đặt vào trong chai nước dùng cho cá nhân hay tạo một bộ lọc xốp để lọc nước cho cả gia đình. Bạn thậm chí có thể bọc bên trong một thùng nước để lọc một lượng nước lớn cho nhiều người sử dụng trong thời gian dài. Quá trình tạo ra hỗn hợp này không hề dễ dàng. Bạn biết đấy, tôi không được tiếp cận một phòng thí nghiệm tối tân. Tôi mới chỉ 14 tuổi khi bắt tay làm việc, nhưng tôi đã không cho phép tuổi tác ngăn cản tôi theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học và tìm ra giải pháp cho khủng hoảng nước toàn cầu. Nước không chỉ là một loại dung môi. Nước là một quyền của con người. Và chính bởi vì vậy, tôi đã làm việc cho dự án hội chợ khoa học này từ năm 2012 để mang nó từ phòng thí nghiệm vào thế giới thực. Và mùa hè này, tôi đã thành lập Catalyst for World Water, một doanh nghiệp xã hội nhằm thúc đẩy các giải pháp cho khủng hoảng nước. (Vỗ tay) Một giọt nước không làm nên điều gì, nhưng nếu nhiều giọt chung tay, chúng có thể duy trì sự sống trên hành tinh này. theo nguyên lí nhiều giọt nước gộp vào mới thành đại dương, tôi tin rằng chúng ta cũng cần chung tay để giải quyết vấn đề toàn cầu này. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hộp thư đến của tôi chứa đầy thư thù địch và sỉ nhục cá nhân suốt nhiều năm nay. Vào năm 2010, tôi bắt đầu trả lời những bức thư đó và ngỏ ý với đối phương là chúng tôi nên gặp nhau để uống cà phê và trò chuyện. Tôi đã có hàng trăm cuộc gặp gỡ. Họ đã dạy tôi một điều quan trọng mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Tôi sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, cha mẹ là người Kurd và chúng tôi chuyển đến Đan Mạch khi tôi còn nhỏ. Năm 2007, tôi đúng ra ứng cử một vị trí trong quốc hội Đan Mạch với tư cách là phụ nữ đầu tiên của dân tộc thiểu số. Tôi đắc cử, nhưng tôi sớm nhận ra không phải ai cũng hài lòng về điều đó cũng như tôi phải nhanh chóng làm quen với các tin nhắn thù địch được gửi đến hộp thư của mình. Những email đó thường bắt đầu như thế này: "Một kẻ rác rưởi như bà đang làm gì trong quốc hội của chúng tôi vậy?" Tôi không bao giờ trả lời. Tôi đơn giản là xóa chúng đi. Tôi nghĩ rằng bọn họ và tôi không có điểm gì chung. Họ không hiểu tôi, và tôi không hiểu họ. Một hôm, một đồng nghiệp của tôi trong quốc hội nói tôi nên lưu các thư này lại. "Khi có chuyện gì đó xảy ra với chị, nó sẽ là manh mối cho cảnh sát." (Tiếng cười) Tôi nhớ rõ là cô ấy nói, "Khi có chuyện gì đó" chứ không phải là "nếu." (Tiếng cười) Đôi khi, những lá thư thù địch còn được gửi đến tận nhà tôi. Tôi càng tham gia nhiều cuộc tranh luận công khai, tôi càng nhận được nhiều thư thù địch và những lời đe dọa. Một thời gian sau, tôi dọn đến một địa chỉ bí mật và tôi phải cẩn trọng hơn trong việc bảo vệ gia đình mình. Rồi vào năm 2010, một tên phát xít bắt đầu quấy rối tôi. Đó là một người đàn ông chuyên tấn công phụ nữ Hồi giáo trên đường phố. Theo thời gian, chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Khi tôi ở sở thú với các con mình, điện thoại reo liên tục. Là tên phát xít đó. Tôi cảm nhận được là hắn đang ở rất gần. Nên chúng tôi về nhà. Về đến nhà, con trai tôi hỏi, "Sao người đó lại ghét mẹ dữ vậy?, ông ta thậm chí còn không quen biết mẹ?" "Chỉ là một số kẻ ngu ngốc thôi", tôi nói. Tại thời điểm đó, tôi thực sự đã nghĩ đó là một câu trả lời khá thông minh. Tôi ngờ rằng đó là câu trả lời của hầu hết mọi người chúng ta. Những người khác họ ngu ngốc, bị tẩy não, dốt nát. Chúng ta là những người tốt và họ là những kẻ xấu, chấm hết. Vài tuần sau, tôi đến chơi ở nhà của một người bạn, lúc ấy tôi rất buồn, tức giận, vì sự thù địch và phân biệt chủng tộc tôi gặp phải. Anh ấy đã đề nghị tôi nên gọi điện và gặp gỡ họ. "Họ sẽ giết tôi," tôi nói. Anh nói: "Họ sẽ không bao giờ tấn công một đại biểu Quốc hội Đan Mạch, " "Dù sao đi nữa, nếu họ giết chị, chị sẽ trở thành thánh nữ. " (Tiếng cười) "Đằng nào chị cũng có lợi." (Tiếng cười) Lời khuyên của anh làm tôi bất ngờ, khi về đến nhà, tôi mở máy tính lên và mở thư mục lưu trữ các thư thù địch. Có hàng trăm bức thư. Email bắt đầu với những từ như "khủng bố" "rác rưởi," "đê tiện", "điếm." Tôi quyết định liên lạc với người đã gửi cho tôi nhiều thư nhất. Tên anh ta là Ingolf. Tôi quyết định liên lạc với anh ta thử một lần, ít nhất, tôi có thể nói là tôi đã thử. Tôi đã thấy ngạc nhiên và sốc khi anh ta trả lời điện thoại. Tôi thốt lên, "Xin chào, tên tôi là Özlem. anh đã gửi cho tôi rất nhiều thư thù địch. Anh không biết tôi, tôi không biết anh. Tôi tự hỏi liệu tôi có thể đến gặp anh chúng ta có thể uống cà phê cùng nhau và nói chuyện được không? " (Tiếng cười) Có một sự im lặng ở đầu dây bên kia. Và rồi anh ta nói, "Để tôi hỏi vợ tôi đã." (Tiếng cười) Gì? Tên phân biệt chủng tộc đó có vợ sao? (Tiếng cười) Vài ngày sau, chúng tôi gặp mặt ở nhà anh ta. tôi sẽ không bao giờ quên được giây phút anh ta ra mở cửa và đưa tay ra bắt tay tôi. Tôi cảm thấy thật thất vọng. (Tiếng cười) bởi vì anh ta trông không giống như tôi tưởng tượng. Tôi ngờ rằng đó là một kẻ xấu xa, một căn nhà dơ bẩn, bừa bộn. Hoàn toàn không. Nhà anh ta có mùi cà phê được dọn lên từ một bộ ấm chén giống hệt với bộ bố mẹ tôi sử dụng. Tôi đã ở lại đó hai tiếng rưỡi. Chúng tôi có rất nhiều điểm chung. Ngay cả những định kiến của chúng tôi cũng giống nhau. (Tiếng cười) Ingolf nói với tôi rằng khi anh ấy đợi xe buýt và xe buýt dừng cách anh 10 mét, đó là vì tên lái xe là một "kẻ rác rưởi". Tôi biết cảm giác đó. Khi tôi còn trẻ, tôi đợi xe buýt và nó dừng cách tôi 10 mét, Tôi đã chắc rằng người lái xe là một kẻ phân biệt chủng tộc. Sau khi về nhà Tôi cảm thấy khá mâu thuẫn về những gì vừa xảy ra. Một mặt, tôi rất thích Ingolf. Anh ấy nhẹ nhàng và dễ chịu, nhưng mặt khác, Tôi không thể chịu được ý nghĩ tôi có quá nhiều điểm chung với một người rõ ràng quá phân biệt chủng tộc như vậy. Dần dần, đau đớn thay, tôi nhận ra tôi đã phán xét những người gửi thư thù địch cho tôi như họ đã phán xét tôi. Đây là điểm bắt đầu của #càphêđốithoại. Về cơ bản, tôi ngồi uống cà phê với những người nói những điều tồi tệ nhất với tôi cố gắng hiểu tại sao họ lại ghét những người như tôi trong khi họ thậm chí còn không biết tôi. Tôi đã làm điều này suốt tám năm qua. Đại đa số những người tôi tìm đến đều đồng ý gặp tôi. Hầu hết họ là đàn ông, nhưng cũng có phụ nữ. Tôi có một quy tắc là luôn gặp họ tại nhà của họ với thông điệp ban đầu là tôi tin tưởng họ. Tôi luôn mang theo thức ăn vì khi chúng ta ăn cùng nhau, rất dễ để tìm thấy những đặc điểm chung và cảm thông. Trên hành trình này, tôi đã học được một số bài học quý giá. Những người đã gửi thư thù địch cho tôi là những công nhân, những người chồng, người vợ, cha mẹ như bạn và tôi. Tôi không nói rằng hành vi của họ có thể chấp nhận được, nhưng tôi đã học được cách tránh xa những quan điểm thù địch mà không xa lánh những người bày tỏ quan điểm đó. Và tôi đã phát hiện ra những người tôi đến thăm, họ cũng sợ những người mà họ không biết như tôi đã sợ họ trước khi tôi bắt đầu uống cà phê cùng họ. Một điều thường xảy ra trong các cuộc gặp mặt. Dù là với người theo chủ nghĩa nhân văn hoặc phân biệt chủng tộc, đàn ông, phụ nữ, người Hồi giáo hoặc theo chủ nghĩa vô thần. Tất cả dường như đều nghĩ những người khác đáng trách vì đã có những thù địch và họ đã quơ đũa cả nắm. Tất cả đều tin rằng những người khác cần dừng lại việc phỉ báng những người khác. Họ chỉ ra các chính trị gia, phương tiện truyền thông, hàng xóm hoặc tài xế xe buýt dừng cách xa họ 10 mét. Nhưng khi tôi hỏi, "Còn bạn thì sao? Bạn có thể làm gì? ", câu trả lời thường là "Tôi có thể làm gì? Tôi không có ảnh hưởng. Tôi không có quyền lực." Tôi hiểu cảm giác đó. Phần lớn cuộc đời tôi, tôi cũng từng nghĩ rằng tôi không có bất kỳ quyền lực hoặc ảnh hưởng nào, ngay cả khi tôi là thành viên của quốc hội Đan Mạch. Nhưng hôm nay, tôi biết mọi thứ đã thay đổi. Tất cả chúng ta đều có sức mạnh và ảnh hưởng riêng của mình, vì vậy, chúng ta không bao giờ nên, không bao giờ đánh giá thấp tiềm năng của chúng ta. #càphêđốithoại đã dạy tôi có thể bắt gặp người với những niềm tin khác nhau phỉ báng những người có quan điểm khác họ. Tôi biết tôi đang nói về điều gì. Khi còn nhỏ, tôi từng ghét những người khác mình. Và tại thời điểm đó, quan điểm tôn giáo của tôi rất cực đoan. Nhưng tình bạn của tôi với người Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Do Thái và những người phân biệt chủng tộc đã giúp tôi chống lại những định kiến mình. Tôi lớn lên trong gia đình thuộc tầng lớp lao động, và trên hành trình của mình, tôi đã gặp rất nhiều người muốn nói chuyện với tôi. Họ đã thay đổi quan điểm của tôi. Họ đã biến tôi thành một nhà dân chủ và một người xây dựng cầu nối. Nếu muốn ngăn chặn thù địch và bạo lực, chúng ta phải nói chuyện với càng nhiều người càng tốt càng nhiều thời gian càng tốt càng cởi mở càng tốt. Điều đó chỉ có thể đạt được thông qua tranh luận, đối thoại phản biện và đối thoại gây cấn không làm xấu đi hình ảnh người khác. Tôi sẽ hỏi bạn một câu hỏi. Xin bạn hãy suy nghĩ về nó khi bạn về nhà và trong những ngày tới, nhưng bạn phải thành thật với chính mình. Nó nên dễ dàng, không ai cần phải biết về nó Câu hỏi là.. Ai là người bạn nghĩ xấu? Bạn có nghĩ những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Trump là những người xấu xa? Hoặc những người đã bỏ phiếu cho Tổng thống Erdoğan -Thổ Nhĩ Kỳ là những tên Hồi giáo điên rồ? Hoặc những người đã bầu cho Le Pen - Pháp là những tên phát xít ngu ngốc? Hoặc có lẽ bạn nghĩ rằng những người Mỹ đã bầu cho Bernie Sanders là một lũ trẻ trâu. (Tiếng cười) Những từ đó đã được sử dụng để lăng mạ những nhóm đó. Có lẽ vào lúc này, bạn có nghĩ rằng tôi là một kẻ vọng tưởng? Tôi muốn đưa ra cho bạn một thử thách. Trước khi kết thúc năm nay, tôi thách thức bạn mời một người mà bạn xem là xấu xa, người mà bạn bất đồng ý kiến trong chính trị và / hoặc văn hóa và nghĩ rằng bạn không có bất cứ điểm chung gì. Tôi thách thức bạn mời người đó đến với #càphêđốithoại. Bạn còn nhớ Ingolf không? Về cơ bản, tôi đang yêu cầu bạn tìm một Ingolf trong cuộc sống của bạn, liên lạc với anh ấy hoặc cô ấy và đề nghị gặp để #càphêđốithoại Khi bạn bắt đầu #càphêđốithoại bạn phải nhớ điều này: đầu tiên, đừng bỏ cuộc nếu người đó từ chối. Đôi khi tôi phải mất gần một năm để sắp xếp một cuộc #càphêđốithoại Thứ hai: thừa nhận sự can đảm của người đó. Không chỉ có bạn là người dũng cảm. Người mời bạn vào nhà họ cũng dũng cảm như bạn. Thứ ba: đừng phán xét trong suốt cuộc trò chuyện. Đảm bảo rằng hầu hết cuộc trò chuyện tập trung vào những điểm chung. Như tôi đã nói, hãy mang theo thức ăn. Và cuối cùng, hãy nhớ kết thúc cuộc trò chuyện theo hướng tích cực bởi vì bạn sẽ gặp lại họ. Một cây cầu không thể được xây dựng trong một ngày. Chúng ta đang sống trong một thế giới có rất nhiều người có định kiến và thường cực đoan về những người khác mà không biết nhiều về họ. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta dễ thấy những định kiến của người khác hơn là của mình. Và chúng ta loại nó ra khỏi cuộc sống của mình. Chúng ta xóa những thư thù địch. Chúng ta chỉ đi chơi với người có cùng suy nghĩ với mình và nói về những người khác bằng một thái độ khinh khi. Chúng ta hủy kết bạn trên Facebook, và khi chúng ta gặp những người phân biệt đối xử hoặc phỉ báng người khác, chúng ta không kiên quyết nói chuyện với họ để thách thức các ý kiến của họ. Đó là dân chủ lành mạnh trong xã hội, chúng ta không quan tâm đến trách nhiệm cá nhân trong nền dân chủ. Chúng ta coi dân chủ là một điểu hiển nhiên. Nhưng không phải đâu. Hội thoại là điều khó khăn nhất trong một nền dân chủ và cũng là điều quan trọng nhất. Đây là thách thức tôi dành cho bạn. Tìm Ingolf của bạn. (Tiếng cười) Bắt đầu cuộc trò chuyện. Rãnh đã được đào giữa người và người, vâng, nhưng chúng ta đều có khả năng dựng những cây cầu bắc qua chúng. Hãy để tôi kết thúc bằng cách trích lời của một người bạn, Sergeot Uzan, người đã mất con trai mình, Dan Uzan, trong một cuộc tấn công của bọn khủng bố tại một giáo đường Do Thái ở Copenhagen, năm 2015. Sergio từ chối các đề nghị trả thù và thay vào đó nói rằng.. "Cái ác chỉ có thể bị đánh bại bởi lòng tốt của con người. Lòng tốt đòi hỏi sự can đảm." Bạn thân mến, Hãy can đảm lên. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Là một nhà khảo cổ học, tôi hay được hỏi về nghiên cứu yêu thích của mình. Câu trả lời dễ dàng đó là: chồng tôi, anh Greg. (cười) Chúng tôi gặp nhau ở Ai Cập trong lần khai quật đầu tiên của tôi Đó chính là bài học đầu tiên của tôi trong việc tìm kiếm những điều bất ngờ và tuyệt vời. Thời điểm bắt đầu của sự hợp tác trong lĩnh vực khảo cổ. Nhiều năm sau, tôi cầu hôn anh ấy trước bức tượng đôi của hoàng tử Rahotep và công chúa Nofret tại bảo tàng Cairo từ 4,200 năm trước. Tôi nghĩ rằng chính tôi là người sẽ hỏi Greg sát cánh cùng tôi suốt quãng đời còn lại, vì vậy tôi nên hỏi anh ấy trước mặt hai vị đã hứa ở bên nhau mãi mãi. Những biểu tượng ấy tồn tại bởi khi chúng tôi nhìn vào đó, chúng tôi như nhìn chính bản thân trong gương vậy Họ chính là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng bản chất con người không hề thay đổi Cảm xúc của nghiên cứu khảo cổ học cũng mạnh mẽ như tình yêu vậy, bởi lịch sử cổ đại là người phụ nữ quyến rũ nhất mà ta có thể tưởng tượng. Nhiều nhà khảo cổ đã cống hiến cuộc đời mình để làm sáng tỏ những bí ẩn trong quá khứ phải chịu dưới ánh mặt trời gay gắt gió phương bắc và rừng mưa nhiệt đới rậm rạp. Nhiều cuộc tìm kiếm, tất cả sự sùng bái trước ngôi đền với niềm tin rằng một phát hiện có thể thay đổi lịch sử Lần đầu ở Ai Cập, tôi làm việc tại một nơi ở phía bắc đồng bằng Ai Cập, Mendes, từ 4,200 năm trước trong một nghĩa trang. Đây là bức ảnh của tôi lúc ấy tôi rất vui sướng Xung quanh khu khai quật là những đồng lúa xanh mởn, tôi phát hiện ra chiếc bình nguyên vẹn Tôi lật nó lại và phát hiện ra dấu vân tay của người làm ra cái bình. Trong khoảnh khắc ngắn thời gian như ngừng trôi Tôi không biết mình đang ở đâu. Thời khắc đó tôi nhận ra khi chúng tôi khai quật, chúng tôi đào con người chứ không phải vật. Chưa bao giờ chúng ta hiện diện khi ở giữa thời quá khứ lớn lao như vậy. Tôi khó có thể nói bao lần tôi đứng trước Kim Tự Tháp Giza và tôi luôn không thể nói nên lời. Tôi thấy tôi là người may mắn nhất thế giới. Đó là công trình cho sự vĩ đại của nhân loại và minh chứng cho mọi thứ đều có thể. Nhiều người không công nhận điều ấy, họ tin rằng người ngoài hành tinh xây nên chúng. Điều ấy thật lố bịch! Chúng ta chỉ cần tới lại gần và nhìn vào bàn tay được giấu của con người trên những dấu khắc được để lại bởi những công cụ đã tạo ra chúng. Đại Kim Tự Tháp Giza được xây dựng bởi một loại đá với khoảng hai triệu khối đá, cùng đó là hiệu quả quan liêu đáng kinh ngạc. Không phải Kim Tự Tháp đứng vững trước bài kiểm tra của thời gian mà đó là sự khéo léo của con người. Đó chính là sự vĩ đại của nhân loại. Lịch sử có thể tái lại nhưng chúng ta là duy nhất. Tôi yêu công việc của mình vì tôi được học rằng chúng ta không hề thay đổi. Tôi nghe về trò đùa của mẹ chồng ở Mesopotamia. từ 3,500 năm trước. (cười) Tôi cũng nghe về những người hàng xóm nguyền rủa lẫn nhau. từ 4,600 năm trước ở Ai Cập. Và câu chuyện yêu thích của tôi có từ 3,300 năm trước tại Luxor. Đó là câu khắc miêu tả về một cậu bé trốn học để đi uống. (cười) Bọn trẻ ngày nay thật là.. (cười) Tôi thấy một mô hình rất thú vị, cùng những bức điêu khắc đáng kinh ngạc. Ý tôi là, nó giống như selfie trên đá vậy. Và nhận ra chúng ta luôn lắc đồ trang sức Sau đó đăng lên tường, rồi ám ảnh về những chú mèo. (cười) trong suốt hàng ngàn năm. (cười) (vỗ tay) Những nhà khảo cổ học là những người bảo tồn giá trị văn hóa và là những phát ngôn viên. cho hàng tỷ người và hàng ngàn các nền văn hóa đã có từ trước. Lợi ích khoa học, trí tưởng tượng và đức tin là 3 thứ chúng ta dùng khi hồi sinh. Năm ngoái, các nhà khảo cổ đã có những phát hiện tuyệt vời trong đó là người cổ đại mới ở Nam Phi, các công cụ có từ 3.3 triệu năm trước, đây là những công cụ cổ xưa nhất từng được phát hiện ở Kenya. Và đây là những dụng cụ y tế được tìm thấy trên con tàu Ngọc Trai Đen từ năm 1718. Cái dụng cụ y tế các bạn đang thấy từng được dùng để chữa bệnh giang mai. Ối! ! (cười) Ngoài ra, còn vô vàn những khám phá quan trọng do chính đồng nghiệp của tôi lập nên, mà không làm cho các tiêu đề. Tuy nhiên, tôi tin rằng cái quan trọng nhất mà chúng tôi làm với tư cách là các nhà khảo cổ học chính là nhìn nhận người xưa đã tồn tại xứng đáng được chúng ta học hỏi. Liệu bạn có thể tưởng tưởng thế giới hôm nay sẽ ra sao nếu chúng ta nhìn nhận loài người theo cách này không? Vì vậy, khi khai quật chúng tôi có sự thách thức: nó thường trông như thế này. Bạn không thể nhìn thấy cái gì. Vậy nơi nào nên bắt đầu chuyến khai quật? Đây là một nơi ở miền nam Cairo. Hãy nhìn vào đó. Một lần nữa, bạn không nhìn được nhiều. Cái bạn đang nhìn thấy là ảnh từ vệ tinh WorldView - 3 tức độ phân giải hồng ngoại là 3 mét. Đó có 10 inch. Có nghĩa bạn có thể phóng to lên từ 400 dặm trong vũ trụ. và thấy khung cảnh của bạn Làm sao tôi biết được điều ấy? Bởi tôi là nhà khảo cổ học không gian. Để tôi nhắc lại Tôi là khảo cổ học không gian. Điều ấy có nghĩa là: (vỗ tay) Cảm ơn! Nó có nghĩa là tôi dùng ảnh của vệ tinh và xử lí chúng bằng thuật toán An-go-rít. tôi nhìn vào những sự khác nhau tinh vi trước đèn quang phổ, làm lộ ra những thứ được chôn dưới đất và tôi có thể đào lên và lập địa đồ. Với lại, NASA có chương trình khảo cổ học không gian, hóa ra nó cũng là một nghề. (cười) Nào, hãy nhìn lại lần nữa. Chúng ta trở lại tại miền nam Cairo. Bạn không thể thấy bất cứ cái gì. Hãy chú ý vào hình chữ nhật màu đỏ. Khi chúng tôi xử lí ảnh nhờ thuật toán An-go-rít, tôi nghĩ nó như bức quét vũ trụ CAT. Đây là thứ các bạn nhìn thấy. Thứ có hình dạng thẳng đó là mộ cổ mà trước kìa chưa hề được biết đến hay được khai quật. Và các bạn chính là những người đầu tiên thấy nó sau hàng ngàn năm. (vỗ tay) Tôi nghĩ chúng tôi làm trầy bề mặt vừa đủ với mục đích để lại những thứ để khám phá. Tại đồng bằng Ai Cập một mình, chúng tôi khai quật được 1/1000 của 1% trên tổng số những nơi ở Ai Cập. Khi bạn thêm vào hàng ngàn nơi khác đó, đội của tôi đã phát hiện ra sự so sánh khập khiễng giữa những thứ chúng tôi biết với những gì chúng tôi khám phá được. Khi bạn thấy công việc tuyệt vời mà đồng nghiệp của tôi làm trên khắp thế giới và những gì họ tìm thấy, tôi tin rằng còn hàng triệu địa điểm khảo cổ chưa được khám phá cần được tìm ra. Khám phá ra chúng sẽ không gì ngoài việc mở ra tiềm năng của sự tồn tại. Nhưng chúng tôi cũng có thách thức. Trong năm qua, chúng tôi đã thấy những tin tức đáng sợ về sự phá hủy khủng khiếp đang xảy ra với các địa điểm khảo cổ. và sự bóc lột kinh hoàng bởi những người như ISIL. ISIL đã phá hủy những ngôi đền ở Palmyra. Ai đã quét sạch những ngôi đền? Họ đã phá hủy lăng mộ Jonah. Và chúng tôi đã thấy sự bóc lột hung hăng, nó giống như miệng núi lửa mặt trăng vậy. Biết rằng khát vọng của ISIL là diệt vong cuộc sống hiện đại của con người, đó cũng là sự bành trướng để hủy diệt bản sắc văn hóa. Vô số quân xâm lược đã làm điều tương tự trong suốt lịch sử. Chúng ta biết rằng ISIL có lợi nhuận từ việc cướp bóc những địa điểm khảo cổ, nhưng chúng ta không biết ra sao Nghĩa là bất kì thứ được mua ở siêu thị từ Trung Đông có khả năng tài trợ cho khủng bố. Khi một nơi bị cướp bóc, nó như thể câu đố bị mất đi 90% mảnh vỡ có những phần che khuất không còn nhận ra. Đây hiển nhiên là hành vi trộm cắp danh tính cổ xưa. Chúng ta biết rằng có 2 loại cướp bóc: cướp bóc có yếu tố hình sự như ISIL, và một kiểu cướp bóc địa phương hơn với sự tuyệt vọng vì của cải. Chúng ta sẽ làm như vậy vì miếng ăn. Tôi không đổ lỗi cho những tên trộm địa phương, tôi đổ lỗi cho những người ở giữa những kẻ buôn bán vô đạo đức và thị trường nghệ thuật quốc tế khai thác không rõ ràng, thậm chí phạm pháp. Quy mô cướp bóc đang xảy ra và nó đang tăng lên. Nhưng hiện tại chúng ta không có cách nào để ngăn cản nó. Đây là sự khởi đầu để thay đổi. Đội tôi và tôi vừa hoàn thành một nghiên cứu việc đào mộ trái phép ở Ai Cập. Chúng tôi nhìn vào dữ liệu mã nguồn mở và lập bản đồ của toàn bộ khu vực bị cướp mộ ở Ai Cập. từ năm 2002 đến năm 2013. Chúng tôi còn tìm thấy bằng chứng của việc cướp mộ và nơi bị phá hủy tại 267 địa điểm và vẽ bản đồ của hơn 200,000 cạm bẫy. Thật đáng kinh ngạc! ! Rồi khi đặt các mã lại với nhau, bạn có thể thấy những dấu vết của các cạm bẫy ở đây. Và ở chỗ khác, việc trộm mộ bị tha hóa từ năm 2009, 2011, 2012 cùng với hàng trăm cái bẫy. Đặt các dữ liệu với nhau, cái chúng tôi tìm được, trái ngược với tư tưởng phổ biến cướp mộ không bị xấu đi ở Ai Cập vào năm 2011 sau cuộc nổi dậy Arab Spring. mà vào năm 2009 sau sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi sử dụng dữ liệu lớn để chỉ ra việc cướp bóc là một vấn đề kinh tế. Nếu chúng ta không làm gì để ngăn chặn nó, tất cả địa điểm khảo cổ ở Ai Cập sẽ bị ảnh hưởng bởi trộm cướp vào năm 2040 Vì vậy, chúng ta đang ở điểm cực hạn. Chúng ta là một thế hệ có những công cụ và công nghệ tiên tiến để ngăn chặn việc cướp bóc nhưng hành động của chúng ta vẫn chưa đủ nhanh. Đôi khi những nhà khảo cổ ngạc nhiên với khả năng phục hồi của những địa điểm khảo cổ. Tôi vừa trở lại từ một vùng đất, nơi tôi hợp tác làm nhiệm vụ với Bộ Cổ Vật tại Ai Cập nơi đó tên là Lisht. Nơi này có từ thời Trung Vương Triều Ai Cập giữa năm 2,000 TCN và năm 1,750 TCN Trung Vương Triều là thời kì phục hưng của Ai Cập cổ đại. Sau cuộc nội chiến khốc liệt và sự thách thức của tự nhiên, Ai Cập được phục hồi, với sự hồi sinh của nghệ thuật, kiến trúc và văn học. Đây là khoảng thời gian yêu thích khi học tại Ai Cập, bởi nó dạy ta rất nhiều thứ về việc tồn tại và phát triển sau những thiên tai. Bây giờ tại nơi này, chúng tôi đã vẽ bản đồ của vô số cạm bẫy. Lisht là địa điểm hoàng gia nên phải có hàng ngàn người bị chôn ở đó đã sống và làm việc tại lăng mộ Pharaoh. Bạn có thể thấy trước và sau có hàng chục hố bẫy tại đây. Phía bắc Lisht. Ở đây là phía nam Lisht, trước và sau. Lần đầu chúng tôi tới nơi này, chúng tôi thấy những ngôi mộ của quan lại nhưng đã bị cướp. Để tôi chỉ cho bạn những gì đã bị lấy cắp. Hãy tưởng tượng 1m2 của 2m quan tài đều có đồ trang sức, của cải và bức tạc đáng kinh ngạc. Nhân số lần lên đến hơn một ngàn. Đó là những gì bị lấy đi Khi chúng tôi bắt tay làm việc, đồng giám đốc người Ai Cập của tôi lại gần và nói: "Chúng ta cần tìm hiểu ngôi mộ đã bị tấn công bởi trộm cướp. Nếu chúng ta không làm gì, chúng sẽ quay trở lại." Tất nhiên tôi đã đồng ý, nhưng tôi không nghĩ chúng tôi sẽ tìm được gì. Tôi tin rằng bọn cướp đã lấy đi tất cả. Cái chúng tôi tìm được là sự nhẹ nhõm tuyệt vời nhất. Hãy nhìn vào bức tranh này, nó thật đáng kinh ngạc Chúng tôi bắt đầu tìm những tấm bia được khắc chạm, thậm chí là tước vị của chủ mộ. Ông ấy có chức vị như: "tổng đốc của quân đội" "tổng đốc của kho bạc" Tôi bắt đầu hy vọng có thể sẽ tìm được tên ông ấy. Đối với người Ai Cập cổ, cái tên tồn tại được mãi là mục đích của họ. Và rồi một ngày, nó đã xuất hiện. Đây là tên của ông: Intef. Bạn có thể thấy nó được viết ở đây, bằng chữ tượng hình cổ. Làm việc cùng với đồng đội Ai Cập, chúng tôi đã khôi phục tên của một người từ 3,900 năm trước. (vỗ tay) Làm việc cùng đồng nghiệp người Ai Cập chúng tôi đánh dấu mốc quan trọng này Việc chúng tôi hợp tác với nhau là điều đúng đắn. Chúng tôi tìm thấy cánh cửa cho người chết, hầu hết nguyên vẹn Ở đó chúng tôi biết về Intef và tấm bia của ông ấy. Bạn còn có thể thấy ông ta ngồi đây Tôi nhận ra rằng mọi thứ tôi biết về địa điểm bị trộm mộ đã bị chứng tỏ sai. Hàng ngày chúng tôi làm việc với 70 người Ai Cập tại nơi khảo cổ như những đồng nghiệp và bạn bè Trước sự thù hằn và ngó lơ với những người Trung Đông, từng giây phút như cự tuyệt lại hòa bình vậy. Khi bạn làm việc với người không giống bạn hoặc nghĩ thích bạn, nói thích bạn nhiệm vụ khám phá khảo cổ học của bạn sẽ xóa đi những sự khác nhau. Điều tôi học được hiện tại là khảo cổ học không phải về những gì bạn tìm được mà những gì bạn chứng minh có thể. Đôi khi bạn đi du lịch, bạn tìm được người thân thất lạc không phải người cùng máu mủ mà người cùng lối vào cuốn sách cuộc sống. Đây là Omer Farrouk, anh trai tôi Anh là một Gufti đến từ ngôi làng phía bắc Luxor - Guft. Gufti là một phần văn hóa lễ nghi của Ai Cập học. Họ giúp khai quật và làm việc theo đoàn tổ chức. Omer là giám đốc tác nghiệp (COO) và giám đốc tài chính (CFO) của tôi Tôi không thể làm gì nếu thiếu anh. Nhiều năm về trước, khi tôi chỉ là sinh viên vừa ra trường và Omer là một Gufti trẻ không nói được nhiều tiếng anh. Chúng tôi đã học tập, hoàn toàn tình cờ khi chúng tôi sinh cùng năm, cùng tháng và cùng ngày, chỉ cách có 6 tiếng. Sinh đôi đấy. (cười) Bị ngăn cách bởi đại dương, nhưng luôn được kết nối với nhau bởi Ai Cập cổ đại là mẹ chúng tôi. Tôi biết chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng nhau không phải về trí tuệ mà về phần tâm hồn mà khó có thể giải thích được. (Ả rập) Omer anh tôi em sẽ luôn yêu anh (Tiếng anh) Omer anh tôi em sẽ luôn yêu anh. Trước lần khai quật đầu tiên của tôi tại Ai Cập, cố vấn của tôi, vị giáo sư nổi tiếng nghiên cứu về Ai Cập, ông William Kelley Simpson gọi tôi tới văn phòng ông, đưa tôi tấm séc 2000 đô rồi nói: "Nó sẽ trả kinh phí của em hãy có cuộc phiêu lưu vẻ vang vào mùa hè này, sẽ có một ngày em làm điều ấy cho người nào đó" Vậy nên, giải thưởng TED mong ước của tôi là một phần hòa vốn, cộng với lãi suất. (cười) cho sự hào phóng và hảo tâm của con người. Tôi có một mong ước, Tôi mong chúng ta sẽ tìm ra được hàng triệu nơi khảo cổ chưa được biết đến trên khắp thế giới. Bằng việc tạo ra một đội ngũ thám hiểm của thế kỉ 21 chúng ta sẽ tìm ra và bảo vệ di sản còn đó trên thế giới, bao gồm những chứng cớ về sự hồi phục và sự sáng tạo của nhân loại (vỗ tay) Xin cảm ơn! (vỗ tay) Làm sao chúng ta làm được điều ấy? Chúng tôi đang gây dựng cùng số tiền thưởng của TED trên trực tuyến, crowdsource, nền tảng khoa học công dân cho phép bất kì ai trên thế giới có thể khám phá ra những địa điểm khảo cổ. Trên thế giới chỉ có 200 nhà khảo cổ không gian. Ước muốn của tôi là kêu gọi mọi người cùng nhau tìm và bảo vệ chúng. Bạn chỉ cần đăng nhập, tạo cái tên Tên này được sử dụng rồi nhé. (cười) Bạn sẽ nhận được hướng dẫn và bắt tay làm việc Trước hết tôi muốn nói, dữ liệu GPS và bản đồ địa điểm không được chia sẻ. Chúng tôi muốn coi chúng như dữ liệu bệnh nhân và không tiết lộ vị trí của chúng Bạn sẽ nhận bản thẻ: 20×20m và 30×30m và sẽ tìm những đặc tính ở đó Đội tôi và tôi đang có đợt xử lí dữ liệu lớn từ vệ tinh nhờ thuật toán An-go-rít để bạn tìm kiếm bạn sẽ làm khoa học rất tốt. Bạn bắt đầu tìm kiếm. Bạn thấy được gì? Ngôi đền? Ngôi mộ? Hay kim tự tháp? Bạn thấy nơi nào bị hư hại hay bị cướp? Sau đó đánh dấu xem cái gì ở đó. Bên cạnh là rất nhiều gợi ý về cái chính xác bạn tìm được để giúp bạn Những dữ liệu bạn thu về sẽ được gửi lên cấp trên và tạo ra hệ thống báo toàn cầu để bảo vệ địa điểm khảo cổ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, các nhà khảo cổ học sẽ cùng người chia sẻ khám phá với bạn đưa bạn tới nơi họ bắt đầu khai quật bằng việc sử dùng Periscope, Google+ và mạng xã hội. 100 năm trước, khảo cổ học để làm giàu 50 năm trước, nó vì nhân loại. Giờ đây nó chủ yếu là lý thuyết. Mục đích của chúng tôi là dân chủ hóa quá trình khám phá khảo cổ học và cho phép mọi người cùng tham gia 94 năm trước, Howard Carter tìm ra lăng mộ vua Tut Ai sẽ là người nối tiếp ông? Đó có thể là bạn. Bằng cách tạo ra chương trình này chúng ta sẽ tìm ra hàng triệu nơi ở của hàng tỉ người trước kia. Nếu muốn tìm ra câu trả lời của câu hỏi chúng ta là ai và chúng ta từ đâu tới thì câu trả lời không nằm trong kim thự tháp hay cung điện mà nó nằm ở chính thành phố hay ngôi làng có từ trước. Nếu muốn biết về quá khứ, chúng ta phải đảo lộn kim tự tháp Ý thức rằng lưu giữ quá khứ có ý nghĩa rất lớn. Tức chúng ta cũng xứng đáng được lưu giữ Và câu chuyện vĩ đại nhất từng được kể chính là câu chuyện về hành trình của ta. Nhưng nó sẽ chỉ viết được khi chúng ta làm cùng nhau. Hãy sát cánh cùng tôi. Xin cảm ơn! (vỗ tay) Vào năm 2003, chính phủ Anh đã tiến hành một cuộc khảo sát Và đó là cuộc khảo sát về trình độ toán học của người dân trong nước. Họ đã ngạc nhiên khi phát hiện ra cứ mỗi 100 người trưởng thành trên vương quốc Anh, thì có 47 người yếu các kĩ năng tính toán sơ cấp. Hiện nay, kĩ năng toán học sơ cấp là mức điểm GCSE thấp nhất. Đây là khả năng giải quyết phân số, phần trăm và số thập phân. Do đó số liệu này đã trở thành những điều trăn trở tại Whitehall Các chính sách đã được thay đổi, nhiều nguồn vốn được đem vào đầu tư, và sau đó vào năm 2011 họ lại tiến hành khảo sát lần nữa Vậy theo bạn thì kết quả có thay đổi không? Nó tăng lên 49 người. (Tiếng cười) Và thực tế, khi tôi báo cáo số liệu này tại FT. một trong số độc giả đã đùa và nói, "Số liệu này chỉ gây bất ngờ đối với 51% dân số" (Tiếng cười) Nhưng tôi thực sự thích phản ứng của một học sinh khi tôi đưa ra thông tin này tại một ngôi trường, người mà đã giơ tay lên và nói, "Làm sao tụi em biết được người đã đưa ra kết quả này không nằm trong số 49 người đó?" (Tiếng cười) Rõ ràng, có một số vấn đề về khả năng toán học, bởi chúng là kỹ năng thiết yếu cho cuộc sống, và cũng bởi rất nhiều thay đổi ta muốn đưa vào thế kỷ này bao gồm việc ứng dụng nhiều hơn những con số. Đây không là vấn đề của riêng người Anh Năm nay, OCED đã đưa ra các số liệu về khả năng toán học của người trẻ, và dẫn đầu là nước Mỹ -- gần 40% thanh niên nước Mỹ không có kỹ năng toán học. Anh cũng nằm cùng danh sách và có tới 7 nước khác trong OCED có tỷ lệ trên 20% thanh niên, Đó là vấn đề, bởi nó không nhất thiết phải tệ đến như vậy. Nếu bạn nhìn ở điểm cuối của đồ thị này, bạn sẽ thấy Hà Lan và Hàn Quốc có kết quả là con số 1 chữ số Vậy chắc chắn tồn tại vấn đề về khả năng toán học mà ta muốn đề cập, giải quyết. Và để dễ hình dung hơn, Tôi nghĩ chúng ta nên chia con người một cách tượng trưng thành hai nhóm; rằng có 2 loại người: những người thoải mái làm việc với các con số và có thể làm việc với nó, và những người không thể. Những gì tôi muốn nói hôm nay là tôi tin rằng đó là một cách phân chia sai hoàn toàn. Đó không là sư phân chia bất biến. Tôi nghĩ rằng bạn không cần phải cực kỳ giỏi toán để có thể hứng thú với các con số, và đó nên là điểm bắt đầu của hành trình phía trước. Và 1 trong những cách để ta bắt đầu cuộc hành trình đó, theo tôi, là nhìn vào những con số thống kê. Tôi là người đầu tiên để ý rằng có 1 vấn đề về việc hình hóa các con số. (Tiếng cười) Nó là một phần của toán học mà thậm chí các nhà toán học cũng không mấy hứng thú, Vì không như những dạng toán học khác khi mà hầu hết đều là cụ thể và chắc chắn, thì thống kê lại hoàn toàn trái ngược. Nhưng thật ra, tôi khám phá thế giới toán thống kê khá muộn. Và nếu bạn hỏi giáo sư thời đại học của tôi Hai môn học mà tôi ngán nhất sau excel khi học cao học là gì, ông sẽ trả lời là thống kê và lập trình máy tính, và ngay bây giờ, tôi sẽ cho bạn xem một mô hình thống kê mà tôi xây dựng. Vậy điều gì thúc đẩy tôi thay đổi? Điều gì làm tôi nghĩ thống kê thật ra là một lĩnh vực thú vị? Đó chính là vì thống kê là môn học về con người. Nếu bạn nhìn vào nghĩa gốc của từ thống kê, nó là khoa học của dữ liệu về cộng đồng hay quốc gia mà chúng ta đang sống. Vì thế thống kê là nghiên cứu về chúng ta như là một tổng thể, chứ không phải là từng cá nhân. Tôi nghĩ, là động vật quần cư, chúng ta chia sẻ điều tuyệt vời của việc cá nhân liên hệ với tập thể như thế nào, và với người thân thuộc. Và thống kê trong trường hợp này là công cụ tìm hiểu mạnh mẽ nhất sẽ làm ta bất ngờ. Và có một vài nghiên cứu rất tuyệt vời vài năm gần đây được thực hiện bởi Ipsos MORI. Họ khảo sát hơn 1000 người Anh trưởng thành, và họ đặt câu hỏi, cứ 100 người tại Anh Quốc và xứ Wales, thì có bao nhiêu người theo Hồi giáo? Và câu trả lời trung bình mà cuộc khảo sát nhận được, cũng gần như được xem là đại diện cho hầu hết dân số, là 24 người. Đó là ý kiến mà mọi người nghĩ. Người Anh nghĩ cứ 100 người Anh thì có 24 người theo Hồi giáo. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức đã chỉ ra con số chỉ khoảng mức 5. Như vậy, có một sự khác biệt giữa điều chúng ta nghĩ và nhận thức so với thực tế được thống kê. Và tôi nghĩ điều đó thật thú vị. Điều gì là nguyên nhân của nhận định sai lệch đó? Và tôi đã rất phấn khích với kiểu nghiên cứu này, Tôi bắt đầu đặt câu hỏi mỗi lần thuyết trình. Tôi thích điều đó. Tôi từng thuyết trình tại Trường Nữ học Thánh Paul tại Hammersmith, và tôi cũng có một hội trường giống thế này, ngoại trừ việc được lấp kín hoàn toàn bởi các bé gái 6 tuổi. Và tôi nói; "Các em ơi, Các em có biết có bao nhiêu thiếu nữ mà công chúng Anh nghĩ rằng có thai vào mỗi năm không? Và các em đã bất bình khi tôi tiết lộ công chúng Anh nghĩ rằng có 15 trên 100 thiếu nữ có thai hàng năm. Và chúng hoàn toàn có quyền khi bất bình, vì thật ra, tôi cần phải có gần 200 chấm trắng trên hình trước khi có thể tô vào một chấm, giống như kết quả thống kê chính thức đã chỉ ra. Và cũng giống như chuyện tính toán, đây không là vấn đề của riêng nước Anh. Ipsos MORI đã mở rộng quy mô khảo sát ra toàn thế giới trong những năm gần đây. Và họ đã hỏi người Ả Rập, cứ mỗi 100 người Ả Rập, thì có bao nhiêu người bị thừa cân hay béo phì? Và câu trả lời trung bình của họ là chỉ khoảng hơn phần tư. Đó là họ nghĩ. Chỉ hơn một phần tư người lớn là thừa cân hoặc béo phì. Kết quả chính thức cho thấy, thật ra, nó gần ba phần tư. (Cười) Vì thế, một lần nữa, khác biệt rất lớn. Và tôi thích cái này: họ hỏi người Nhật, cứ 100 người Nhật Bản thì có bao nhiêu người sống ở nông thôn? Câu trả lời trung bình là khoảng 50-50, Họ nghĩ khoảng 56 trên tổng 100 người Nhật sống ở nông thôn. Kết quả chính thức là bảy. Rất nhiều khác biệt kinh ngạc, làm ngạc nhiên nhiều người. nhưng sẽ không ngạc nhiên đối với những ai đã đọc tác phẩm của Daniel Kahneman một nhà kinh tế đoạt giải Nobel. Ông ấy và cộng sự, Amos Tversky, đã dành nhiều năm nghiên cứu sự kết nối giữa những điều mọi người nhận định và thực tế, sự thật là mọi người thật ra có trực giác khá tệ trong thống kê. Và có rất nhiều lý do để giải thích. Kinh nghiệm cá nhân, chắc chắn, có thể ảnh hưởng cách ta nhận định, Nhưng cũng có thể những thứ như truyền thông báo cáo sự việc ngoại lệ, hơn là những điều bình thường. Kahneman có một cách hay khi đề cập điều đó. Ông nói, "ta có thể bị mù trước sự thật" -- có thể là có sai số -- "nhưng ta cũng có thể dối lòng về sự mù mờ đó." Và điều đó có tác động rất lớn đến việc ra quyết định. Vì thế, tại văn phòng thống kê khi chuyện này đang diễn ra, Tôi nghĩ điều này là rất tuyệt. Tôi nói, đây rõ ràng là một vấn đề toàn cầu, nhưng có lẽ địa lý chính là mấu chốt. Đây là những câu hỏi mà ta hướng đến, Bạn biết đất nước của bạn rõ như thế nào? Trong trường hợp này, nó là bạn biết rõ như thế nào về 64 triệu người? Không rõ lắm, kết quả là. Tôi không thể làm điều đó. Vì thế tôi có một ý tưởng, đó là cân nhắc về một hướng tiếp cận tương tự. nhưng phải phù hợp với bối cảnh địa phương. Đây có phải địa phương? Nếu ta đóng khuôn những câu hỏi và nói, bạn biết về địa bàn của bạn rõ như thế nào? thì câu trả lời của bạn liệu có chính xác? Vì thế tôi nghĩ ra một câu đố: Bạn biết rõ về khu vực của bạn ra sao? Nó là một ứng dụng Web đơn giản. Bạn nhập một mật mã và nó sẽ hỏi bạn những câu hỏi dựa trên dữ liệu nhân khẩu của địa phương bạn. Và tôi đã rất tỉnh táo khi thiết kế điều này. Tôi muốn làm nó tiếp cận với nhiều dạng người nhất có thể, không chỉ là 49% người có thể. Tôi muốn mọi người tiếp xúc với nó. Vì thế khi thiết kế câu đố, Tôi được truyền lửa bởi những đồ thị minh họa của Otto Neurath từ năm 1920 đến 1930. Đây là phương pháp dùng để biểu diện con số dưới dạng những hình tượng lặp lại. Và đó là những con số nhưng được hiện trên phông nền. Đây là một cách tuyệt vời để biểu diễn thông số định lượng mà không cần dùng chữ "phần trăm," "phân số" và"tỷ lệ" Đây chính là câu đố. Kết quả của nó là, bạn có những biểu tượng lặp lại bên phía trái của màn hình, và một bản đồ quan sát khu vực mà câu hỏi đang hướng đến bên phải màn hình. Có 7 câu hỏi như thế. Mỗi câu, có một câu trả lời tự chọn giữa mức 0 và 100, và ở cuối câu đố, bạn sẽ có số một điểm tổng kết giữa 0 và 100. Và vì đây là TEDxExeter, Tôi nghĩ ta nên nhìn lại sơ qua những câu đố cho một vài câu hỏi của Exeter. Và câu đố đầu tiên là: Cứ mỗi 100 người, thì có bao nhiêu là dưới 16 tuổi? Tôi thì không hiểu Exeter rõ lắm nên tôi sẽ đoán ở câu này, nhưng việc này sẽ giúp bạn thấy cách câu đố vận hành. Bạn kéo thanh dấu đứng để tô đậm số lượng biểu tượng, và nhấp chuột vào "Nhập" để trả lời, và nó sẽ cho thấy sự khác biệt giữa câu trả lời và thực tế. Và kết quả, tôi đã có một phỏng đoán kinh khủng: 5. Còn câu đố kế tiếp thì sao? Đây là câu hỏi về độ tuổi trung bình, độ tuổi mà một nửa số dân thì trẻ hơn và nửa còn lại thì già hơn. Và tôi nghĩ 35 -- nghe có vẻ trung bình với tôi. (cười) Thật ra, tại Exeter, dân số cực trẻ, và tôi đã đánh giá thấp tác động của những trường đại học trong vùng. Câu đố sẽ khó hơn nếu bạn tiếp tục. Câu này hỏi về quyền sở hữu nhà ở: Cứ mỗi 100 hộ, có bao nhiêu chủ hộ mua nhà với tiền thế chấp hoặc vay? Và tôi đặt cược câu này, vì tôi không muốn có hơn 50 chủ hộ là câu trả lời. (cười) Và thật ra, những câu hỏi trở nên khó hơn, vì khi bạn sống trong khu vực chung sống với một cộng đồng, những điều như tuổi -- những bằng chứng cho việc dân số là già hay trẻ. Chỉ bởi quan sát xung quanh khu vực, là bạn sẽ rõ. Một vài thứ như quyền sở hữu nhà ở thì khó quan sát hơn, thế nên ta quay lại với khám phá của mình, khuynh hướng của ta về bao nhiêu người mà ta nghĩ sẽ làm chủ căn nhà họ. Sự thật là, khi chúng tôi cùng khai câu đố này. dữ liệu nhân khẩu được dựa trên thông tin một vài năm trước. Chúng tôi đã có các ứng dụng trực tuyến cho phép bạn nhập vào mã bưu điện và lấy lại thống kê của nhiều năm trước. Nên trong vài trường hợp, thì đều khá cũ và cũng không cần phải mới. Nhưng tôi rất hứng thú khi thấy những phản ứng nhận được khi tái cấu trúc lại dữ liệu theo cách mà chúng tôi có, bằng cách dùng hình tượng và chấp nhận thực tế là mọi người thường có những định kiến riêng, Kết quả là, phản ứng là, um.. hơn cả những gì tôi mong đợi. Đó là một thời gian dài ấp ủ tham vọng làm ra một trang web thống kê vì nhu cầu của công chúng. (Cười) URL này chứa những từ khóa "thống kê", "gov" và "UK," đây là ba từ mà mọi người ít hứng thú nhất trong một URL. Và điều kỳ diệu chính là khi trang web hoạt động đến 10 giờ kém 15 tối, vì mọi người tương tác với dữ liệu này một cách tự nguyện, khi sử dụng thời gian rảnh của họ. Tôi hứng thú khi thấy được chúng tôi có gần một phần tư triệu người (250.000) chơi với những câu đố trong khoảng 48 tiếng triển khai. Và khơi nguồn một cuộc tranh luận rất lớn trên mạng, trên truyền thông, mà phần lớn là bởi mọi người đang hứng thú với nhận định sai lầm của họ, điều mà tôi không thể hy vọng gì thêm nữa, xét trên vài khía cạnh. Tôi còn thích một điều đó là mọi người gửi nó đến các chính trị gia. Ông biết khu vực mà ông tranh cử rõ như thế nào không? (Cười) Và thay lời kết, nhắc lại hai loại người lúc đầu, Tôi nghĩ nó sẽ rất thú vị khi thấy những người giỏi tính toán sẽ làm những câu đố này ra sao. Nhà thống kê quốc dân của Anh và xứ Wales, John Pullinger, bạn tưởng ông ấy sẽ trả lời tốt. Ông đạt 44 trong khu vực của ông. (Cười) Jeremy Paxman -- thừa nhận sau một ly rượu vang -- 36. Còn tệ hơn. Điều này cho các bạn thấy những con số có thể khơi gợi chúng ta. Chúng làm ta ngạc nhiên. Nên, chúng tôi thường hay nói về thống kê như là khoa học của sự không chắc chắn. Lời kết của tôi cho hôm này là: thực ra, thống kê là khoa học hướng về chúng ta. Đó là lý do ta nên bị hấp dẫn bởi những con số. Cảm ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay) Vào một buổi chiều mùa hè năm 2013, cảnh sát Washington đã giữ, thẩm vấn và khám xét một người có biểu hiện đáng ngờ và tiềm ẩn nguy hiểm. Thực sự tôi không ăn mặc như thế này vào hôm tôi bị bắt nhưng tôi cũng có ảnh ngày hôm đó. Một trải nghiệm kinh khủng, nên tôi cố giữ bình tĩnh. (Cười) Tại thời điểm đó, tôi đang làm thực tập tại văn phòng Dịch vụ Luật sư Công ở Washington DC, hôm đó tôi đến đồn cảnh sát có việc. Tôi đang đi ra, chưa kịp vào xe thì hai chiếc xe cảnh sát ập đến chặn đường tôi, và một cảnh sát đến từ sau tôi. Anh ta bảo tôi dừng lại, tháo ba lô ra, và đặt hai tay lên xe cảnh sát đang ở gần. Rồi gần chục cảnh sát vây quanh hai chúng tôi. Tất cả họ đều có súng lục, vài người có súng trường. Họ lục ba lô của tôi. Họ soát người tôi. Họ chụp ảnh tôi đang dang mình trên xe cảnh sát, rồi họ cười. Khi mọi thứ này diễn ra -- khi tôi trong xe cảnh sát cố lờ đi cái chân run lẩy bẩy, cố bình tĩnh suy nghĩ xem mình nên làm gì -- có gì đó cứ bám lấy tôi rất lạ. Khi tôi nhìn mình trong bức ảnh này, nếu phải miêu tả chính mình, chắc tôi sẽ nói là, "Đàn ông, người Ấn Độ, 19 tuổi, mặc áo thun màu sáng, đeo kính." Nhưng họ chẳng nói bất cứ gì giống như vậy cả. Trên radio cảnh sát, khi mô tả tôi, họ cứ nói: "Đàn ông, người Trung Đông, mang ba lô. Đàn ông, người Trung Đông, mang ba lô." Lời mô tả này cũng được đưa vào báo cáo cảnh sát của họ. Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ được chính phủ của mình mô tả bằng những từ này: "rình mò", "nham hiểm", "khủng bố". Và vụ bắt giữ diễn ra theo hướng này. Họ cho chó nghiệp vụ tìm chất nổ khắp khu vực tôi đã có mặt. Họ gọi chính quyền liên bang để xem tôi có thuộc diện bị theo dõi. Họ cử một số thanh tra vặn hỏi rôi rằng, nếu tôi nói tôi không có gì phải giấu, thì tại sao lại không cho lục soát xe. Tôi nhìn là biết họ không ưa tôi rồi, nhưng không cách gì tôi biết được họ muốn làm gì tiếp theo. Có thời điểm, viên cảnh sát soát người tôi kiểm tra bên hông đồn cảnh sát để tìm máy quay an ninh để coi máy quay đã ghi lại được những gì. Và khi anh ta làm thế, tôi hiểu ngay mình đã nằm gọn trong tay họ rồi. Tôi nghĩ tất cả chúng ta ngay từ nhỏ đều đã quen với hình ảnh cảnh sát, bắt giữ và còng tay, nên rất dễ quên rằng hành động cướp quyền kiểm soát cơ thể người khác mang tính hèn hạ và áp đặt đến mức nào. Nghe có vẻ như ý chính của câu chuyện này là việc tôi đã bị đối xử tệ ra sao vì sắc tộc mình, cũng đúng, tôi nghĩ tôi sẽ không bị bắt nếu tôi là người da trắng. Nhưng thực ra, điều tôi muốn nói hôm nay là chuyện khác. Đó là, sự việc sẽ có thể tệ hơn đến mức nào nếu tôi không giàu có. Ý tôi là, họ nghĩ tôi có thể đang mưu tính đặt bom, và họ điều tra khả năng đó suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, nhưng tôi không bao giờ bị còng tay, cũng không bao giờ bị tống giam. Tôi nghĩ nếu tôi sống ở mấy khu nghèo của người da màu ở Washington DC, và họ nghĩ tôi đang đe dọa mạng sống của cảnh sát, mọi chuyện chắc có kết cục khác. Đúng vậy, trong hệ thống này, tôi nghĩ thà chúng ta làm người giàu bị tình nghi có ý định nổ bom đồn cảnh sát còn hơn làm người nghèo bị tình nghi vì những chuyện nhỏ hơn thế này rất nhiều. Tôi muốn lấy một ví dụ từ công việc hiện tại của tôi. Hiện tôi đang làm việc cho một tổ chức nhân quyền ở DC, tên là Equal Justice Under Law. Để bắt đầu, tôi xin hỏi mọi người câu này. Bao nhiêu người ở đây đã từng bị dính vé phạt đỗ xe? Xin giơ tay. Tôi cũng bị rồi. Khi phải trả tiền phạt, tôi thấy bực bội và rất tồi tệ, nhưng rồi tôi cũng trả, rồi cho qua. Tôi đoán hầu hết mọi người cũng trả tiền phạt như tôi. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không có đủ tiền nộp phạt và gia đình bạn cũng không có tiền để nộp, vậy sẽ thế nào? Có một điều lẽ ra không nên xảy ra khi có luật pháp là, người ta lẽ ra không nên bị bắt và bỏ tù chỉ vì không có đủ tiền nộp phạt. Vậy là sai theo luật liên bang. Nhưng chính quyền địa phương trên cả nước đang làm như vậy với người nghèo. Rất nhiều vụ kiện tụng ở Equal Justice Under Law nhằm vào các nhà tù dành cho người thiếu nợ thời hiện đại. Có một vụ kiện nhằm vào thành phố Ferguson, bang Missouri. Tôi biết khi nói đến Ferguson, nhiều người sẽ nghĩ đến nạn bạo lực cảnh sát. Nhưng hôm nay tôi muốn nói về một khía cạnh khác của mối quan hệ giữa lực lượng cảnh sát và người dân. Ferguson ban hành trung bình hơn hai lệnh bắt giữ trên một người, trên một năm, đa số là vì chưa trả nợ cho tòa án. Khi tưởng tượng tới cảnh mỗi khi ra khỏi nhà, tôi luôn có thể bị cảnh sát kiểm tra biển số xe, xem lệnh bắt vì chưa trả nợ, tóm người tôi như hồi ở DC rồi sau đó tống tôi vào xà lim, tôi thấy như muốn bệnh. Tôi đã gặp rất nhiều người ở Ferguson từng trải qua chuyện này, và tôi đã nghe một vài người tâm sự. Ở nhà tù Ferguson, trong mỗi phòng giam nhỏ chỉ có 1 giường tầng và 1 nhà vệ sinh, nhưng họ lại nhét tận bốn người một phòng. Nên sẽ có hai người ngủ trên giường và hai người ngủ dưới sàn, họ chẳng có nơi nào để đi ngoài nhà vệ sinh bẩn thỉu cạnh đó, không bao giờ chùi dọn. Thực ra không bao giờ họ vệ sinh phòng giam, nên sàn nhà và tường dính đầy máu và dịch nhầy. Không có nước uống, ngoài nước chảy từ vòi nối với nhà vệ sinh. Nước có màu và vị rất kinh, không bao giờ có đủ thức ăn, không được tắm, phụ nữ đến kì kinh nguyệt cũng không có đồ vệ sinh, không có bất kì chăm sóc y tế nào. Khi tôi hỏi một phụ nữ về chăm sóc y tế, cô ấy cười và nói: "Ôi làm gì có. Quan tâm duy nhất anh có được từ cai ngục ở đó là tình dục." Họ tống những người mắc nợ vào nơi như vậy và bảo: ''Chúng tôi sẽ không thả các người ra cho đến khi các người trả hết nợ." Nếu bạn có thể liên lạc với một người trong gia đình có thể xoay sở thế nào đó được một số tiền, may ra bạn mới được tự do. Nếu có đủ tiền thì bạn được thả. Còn nếu không thì bạn cứ ở đó vài ngày hoặc vài tuần, và mỗi ngày, cai tù sẽ đến tận phòng giam và mặc cả giá của tự do cho hôm ấy với những người thiếu nợ. Bạn sẽ ở đó cho đến một lúc nhà giam hết chỗ chứa, và họ muốn đưa người mới vào. Lúc đó họ sẽ nghĩ rằng, "Thôi được, người này coi bộ khó xoay ra tiền, còn người mới chắc là có tiền đây." Bạn ra, họ vào, và cỗ máy cứ thế mà hoạt động. Cách đây 9 năm, tôi có gặp một người đàn ông bị bắt vì ăn xin ở hiệu thuốc Walgreens. Ông ta không thể trả tiền phạt cũng như án phí cho vụ đó. Khi còn nhỏ, nhà bị cháy nhưng ông sống sót, nhờ ông đã nhảy ra khỏi cửa số tầng ba để thoát nạn. Nhưng cú nhảy đó đã làm ông bị chấn thương não và nhiều bộ phận khác trên cơ thể, trong đó có chân. Mất khả năng lao động, ông dựa vào tiền trợ cấp an sinh xã hội để tồn tại. Lúc tôi đến gặp ông tại căn hộ, chẳng có đồ gì giá trị, thức ăn trong tủ lạnh cũng không. Ông đói quanh năm. Ông không có đồ gì đáng giá trong nhà ngoại trừ một tấm bìa các tông nhỏ có tên của những đứa con do tự tay ông viết. Ông rất quý nó. Ông hớn hở khoe nó với tôi. Nhưng ông không trả nổi tiền phạt và án phí vì chẳng có gì để trả. Trong 9 năm qua, ông đã bị bắt 13 lần, và ngồi tù tổng cộng 130 ngày vì vụ ăn xin đó. Có lần ông bị giam suốt 45 ngày. Thử tưởng tượng cảnh bị nhốt từ giờ cho đến tháng 6 trong cái nơi mà tôi vừa tả cho bạn vài phút trước mà xem. Ông kể tôi nghe về những vụ cố gắng tự tử ông chứng kiến trong nhà giam Ferguson; về cái lần có người tìm cách tự treo cổ mình ngoài tầm với của những bạn tù, thế nên tất cả những gì họ có thể làm là hét, hét và hét, để cố gắng làm cai ngục chú ý để họ xuống cắt dây cho người này. Và ông kể rằng mãi hơn năm phút đám cai tù mới phản ứng, và khi họ đến thì người đàn ông đã bất tỉnh. Thế là họ gọi nhân viên y tế và nhân viên y tế đến phòng giam. Họ nói: "Ông ấy sẽ ổn", rồi họ cứ thế để ông ta nằm trên sàn. Tôi đã nghe nhiều chuyện như vậy, nên không lấy làm ngạc nhiên gì, vì tự tử là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các nhà tù địa phương. Nó có liên quan đến việc thiếu chăm sóc y tế tâm thần trong tù. Tôi gặp một người, là mẹ đơn thân có 3 con, kiếm được 7 đô la 1 giờ. Cô sống nhờ phiếu thực phẩm để nuôi mình và các con. Chừng 10 năm trước, cô lĩnh vài vé phạt giao thông và một án tội ăn trộm vặt, mà lại không thể trả tiền phạt và án phí cho những vụ đó. Kể từ đó, cô bị tống giam khoảng 10 lần vì những vụ đó; vì bị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực nên cô cần phải uống thuốc mỗi ngày. Ở nhà tù Ferguson, cô ta không được uống thuốc, vì chẳng ai được uống thuốc cả. Cô ta kể với tôi rằng lúc đó giống như sống trong chuồng suốt hai tuần liền, gặp ảo giác về người và bóng, nghe thấy những giọng nói, cầu xin được uống thuốc để chấm dứt những ảo giác đó nhưng chẳng ai ngó tới. Có điều này cũng không bất thường: 30% số phụ nữ trong các nhà tù địa phương gặp vấn đề tâm thần nghiêm trọng giống như cô ta, nhưng chỉ có một trong sáu người nhận sự chăm sóc tâm thần khi ở tù. Vậy đấy, tôi đã nghe bao câu chuyện về sự giam cầm đáng kinh tởm mà Ferguson đang làm với các tù nhân, và cho đến khi tôi tận mắt chứng kiến điều đó lúc đến thăm nhà tù Ferguson, tôi không biết mình sẽ thấy gì, nhưng tôi cũng không nghĩ mình sẽ thấy cảnh này. Chỉ là một khu cơ quan bình thường, có thể là bưu điện hoặc trường học. Nó làm tôi nghiệm ra rằng những hình thức làm tiền phi pháp này không phải được thực hiện một cách lén lút, mà được tiến hành công khai bởi những viên chức. Họ ảnh hưởng đến chính sách công. Điều này làm tôi nhớ rằng giam giữ người nghèo nói chung, ngay cả bên ngoài bối cảnh nhà tù giam con nợ, vẫn đóng vai trò chủ đạo rõ rệt trong hệ thống tư pháp của chúng ta. Tôi muốn nói về chính sách bảo lãnh ở Hoa Kì. Đối với thể chế này, dù bạn bị bắt hay bạn tự do, quá trình chờ xét xử không phản ánh bạn nguy hiểm đến mức nào hay khả năng bạn bỏ trốn, mà là vấn đề liệu bạn có thể trả tiền bảo lãnh hay không. Bill Cosby buộc phải trả một triệu đôla tiền bảo lãnh, ông ta lập tức kí séc và chẳng hề ở tù đến một giây; còn Sandra Bland thì chết trong tù và cô ta ở tù vì gia đình cô không kiếm nổi 500 đôla để bảo lãnh cô. Thực tế là có đến nửa triệu Sandra Blands trên khắp đất nước này -- nửa triệu người lúc này đang ngồi tù chỉ vì họ không lo nổi khoản tiền bảo lãnh. Chúng ta đều biết nhà tù là nơi giam giữ tội phạm, nhưng về mặt thống kê thì không phải vậy: 3/5 số người ngồi tù là những người đang trong quá trình chờ xét xử. Những người này chưa bị kết tội, và họ cũng không nhận tội. Ngay tại San Francisco, 85% số tù nhân ngồi sau song sắt ở San Francisco là những người bị giam chờ xét xử. Điều này có nghĩa là San Francisco đang dành khoảng 80 triệu đôla mỗi năm cho việc giam giữ chờ xét xử. Nhiều người trong số những người ở tù chỉ vì không thể trả tiền bảo lãnh chỉ đối mặt với những cáo buộc nhẹ đến mức thời gian chờ xét xử của họ còn dài hơn mức án họ phải nhận nếu bị kết tội; điều đó có nghĩa là họ chắc chắn sẽ sớm ra tù nếu họ chỉ việc nhận tội. Vậy lựa chọn sẽ là: "Liệu tôi nên bị giam tại nơi kinh khủng này, xa gia đình và những người nhờ cậy vào tôi, gần như chắc chắn sẽ mất việc, và sau đó kháng án? ", hay là "Tôi cứ nhận tội theo ý muốn của bên công tố, rồi sau đó ra tù?" Vào lúc đó, họ là người bị giam chờ xử, không phải tội phạm; nhưng một khi họ nhận tội, chúng ta sẽ gọi họ là tội phạm, dù những người có tiền sẽ chẳng bao giờ lâm vào tình cảnh đó, vì những người có tiền đơn giản sẽ được tại ngoại. Đến lúc này, các bạn có thể đang băn khoăn, "Gã này đang làm gì trong một chương trình tạo cảm hứng vậy -- (Tiếng cười) "Thật đáng thất vọng. Tôi muốn hoàn lại tiền." (Tiếng cười) Nhưng thực tế thì... ... tôi thấy rằng nói về việc giam giữ đỡ chán hơn nhiều so với chuyện khác, bởi tôi nghĩ nếu ta không nói về những vấn đề này và cùng nhau thay đổi cách nghĩ về việc giam giữ, thì đến cuối cuộc đời, ta vẫn có nhiều nhà tù đầy người nghèo vốn không đáng phải ở tù. Điều đó thực làm tôi phiền lòng. Dù vậy, tôi hào hứng với ý nghĩ rằng những chuyện này có thể khiến ta nghĩ việc giam giữ dưới các khía cạnh khác. Không phải khía cạnh khô khan quan liêu như "cách li tập thể" hay "giam giữ tội phạm phi bạo lực", mà là ở tính nhân văn. Khi ta nhốt một người vào rọ trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm, ta đang làm gì với tinh thần và thể xác người ấy? Với điều kiện kiện nào thì chúng ta mới sẵn sàng làm vậy? Và nếu bắt đầu với cỡ 100 người trong phòng này, chúng ta có thể nghĩ về việc giam giữ dưới góc độ khác này, sau đó ta sẽ thay đổi cái điều bình thường tôi đề cập lúc đầu. Tôi hi vọng giúp các bạn có suy nghĩ rằng nếu ta muốn bất kì thứ gì thay đổi triệt để -- không đơn thuần chỉ là cải cách chính sách bảo lãnh, phạt và phí -- mà còn phải đảm bảo mọi chính sách thay thế đều không làm khó tầng lớp nghèo và ngoài lề theo một kiểu mới. Nếu chúng ta muốn sự thay đổi này, thì suy nghĩ của từng người cũng phải đổi thay. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Nhiều bạn ở đây chắc đã từng xem bộ phim "Người trở về từ Sao Hỏa" Với những người chưa xem thì đây là bộ phim về phi hành gia người bị mắc kẹt ở Sao Hỏa, và nỗ lực của anh ta để sống sót cho đến khi trái đất gửi nhiệm vụ giải cứu mang anh ta về với Trái Đất May mắn là họ kết nối lại được liên lạc với nhân vật, phi hành gia Watney, một lúc nào đó để anh ta không cảm thấy cô đơn cho tới khi được giải cứu. Trong khi bạn đang xem phim, hay thậm chí bạn chưa xem khi mà bạn nghĩ về sao Hỏa, Hầu như các bạn sẽ nghĩ về sự xa xôi và khoảng cách là bao nhiêu. Và, với những thứ khó có thể xảy ra với bạn là, những gì được hậu cần thực sự thích làm việc trên một hành tinh khác -- khi sống ở 2 hành tinh khi có người ở Trái Đất và có robot tự hành trên Sao Hỏa? Vậy nghĩ tới khi bạn có bạn, gia đình và đồng nghiệp ở California, trên bờ biển phía tây hoặc ở những nơi khác trên thế giới Khi bạn đang cố liên lạc với họ một trong những điểu bạn sẽ nghĩ tới đầu tiên là: chờ đã, bây giờ là mấy giờ ở California? Liệu tôi có đánh thức họ dậy? Gọi điện có sao không? Ngay cả khi nếu như bạn đang trao đổi với đồng nghiệp ở Châu Âu, bạn có thể đang nghĩ ngay về: Làm thế nào để có thể đảm bảo việc liên lạc khi mọi người ở xa nhau Lúc này, dù chúng ta không có người trên Sao Hỏa nhưng lại có robot tự hành. và ngay vào lúc này, trên Curiosity (robot tự hành Sao Hỏa của Nasa) là 6:10 sáng. Đúng vậy, 6.10 sáng ở Sao Hỏa Chúng ta có 4 robot tự hành trên Sao Hỏa. Hoa kỳ đã đặt 4 robot tự hành lên Sao Hoa từ giữa những năm 1990, và tôi đã rất may mắn được làm việc với 3 trong số chúng. Đúng vậy, Tôi là kỹ sư tàu vũ trụ, một kỹ sư vận hành tàu vũ trụ, tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL) của NASA tại Los Angeles, California. Và những chú robot tự hành này là những sứ giả robot của chúng ta. Vậy, chúng là tai mắt của chúng ta, và chúng trông chừng hành cho chúng ta cho tới khi chúng ta có thể đưa người lên. qua đó chúng ta học cách hoạt động trên hành tinh khác qua những robot này. trước khi đưa người, chúng ta đưa robots. Và lý do có sự lệch giờ trên Sao Hỏa lúc này, so với giờ ở chỗ chúng ta là bởi vì ngày trên Sao Hỏa dài hơn ngày trên Trái Đất Ngày trên Trái Đất dài 24 giờ, vì đó là khoảng thời gian Trái Đất quay, thời gian cần thiết để quay 1 vòng. Nên ngày của chúng ta dài 24 giờ. Sao Hỏa cần 24 giờ và khoảng 40 phút để quay 1 vòng. Có nghĩa là ngày trên Sao Hỏa dài hơn 40 phút so với ngày trên Trái Đất. Do vậy, nhóm vận hành robot trên Sao Hỏa, như nhóm này, Việc chúng tôi làm là sống trên Trái Đất, nhưng làm việc trên Sao Hỏa. Nên chúng tôi phải nghĩ như là chúng tôi đang ở Sao Hỏa cùng đám robot. Nhiệm vụ của chúng tôi, của nhóm, mà tôi là một thành viên, là gửi mệnh lệnh tới robot để chúng thực hiện vào ngày hôm sau. Để yêu cầu chúng di chuyển hoặc khoan hoặc nói với cô ấy những gì cần làm. Nên trong lúc cô ấy ngủ -- đám robot thực sự ngủ ban đêm vì chúng cần sạc pin và chúng cần đối phó với cái lạnh về đêm trên Sao Hỏa. Do vậy nên chúng cần ngủ. Trong lúc chúng ngủ, chúng tôi làm việc cho chương trình ngày tiếp theo của chúng. Do vậy tôi làm ca đêm trên Sao Hỏa. (Cười) Để đảm bảo bạn đi làm trên Trái Đất trùng với giờ mỗi ngày trên Sao Hỏa -- ví dụ như tôi cần tới chỗ làm vào lúc 5:00 chiều., nhóm này cần có mặt ở chỗ làm vào lúc 5:00 chiều. Giờ Sao Hỏa mỗi ngày, rồi chúng tôi phải tới chỗ làm trên Trái Đất muộn hơn 40 phút mỗi ngày, để đảm bảo trùng giờ với Sao Hỏa. Việc đó giống như là bạn đổi múi giờ hàng ngày. Vậy là ngày thứ nhất bạn tới lúc 8:00, hôm sau muộn hơn 40 phút vào lúc 8:40, hôm sau muộn hơn 40 phút nữa vào lúc 9:20, ngày tiếp là 10:00. bạn cứ tiếp tục thêm vào 40 phút mỗi ngày, rất nhanh bạn sẽ đi làm vào lúc nửa đêm -- nửa đêm theo giờ Trái Đất. Thấy chưa? Bạn có thể tưởng tượng là nó rắc rối thế nào. và đây là chiếc đồng hồ Sao Hỏa. (Cười) Độ nặng của chiếc đồng hồ này đã được điều chỉnh do đó nó sẽ chạy chậm hơn. Và chúng tôi chưa nghĩ ra Tôi có chiếc đồng hồ này năm 2004 Vào thời điểm của Spirit và Opportunity, những robot tự hành thời đó. Chúng tôi vẫn chưa nghĩ về việc chúng tôi sẽ cần đồng hồ Sao Hỏa. Chúng tôi nghĩ rằng, được rồi, Chúng tôi đã có giờ trên máy tính và trên màn hình điều khiển, và có lẽ thế là đủ. Vâng, không quá nhiều. Vì lúc đó chúng tôi không chỉ làm việc theo giờ Sao Hỏa, chúng tôi thực ra đã sống theo giờ Sao Hỏa. Và chúng tôi đã ngay lập tức bị rối về việc giờ là mấy giờ. Nên bạn thật sự sẽ cần thứ gì đó ngay trên cổ tay để cho bạn biết: Giờ là mấy giờ trên Trái Đất? Giờ là mấy giờ trên Sao Hỏa? Và không chỉ có mỗi giờ trên Sao Hỏa là gây bối rối; chúng tôi cũng cần phải nói được với nhau về nó. và một "sol" là 1 ngày Sao Hỏa -- một lần nữa, 24 giờ và 40 phút. Khi chúng tôi trao đổi về thứ gì đó đang diễn ra trên Trái Đất, chúng tôi sẽ nói, "hôm nay". và đối với Sao Hỏa, chúng tôi nói "tosol". (Cười) Yesterday (hôm qua) trở thành "Yestersol" trên Sao Hỏa. Một lần nữa, chúng tôi đã không nghĩ ra là "Ồ, hãy tạo ra một ngôn ngữ". Vô cùng rắc rối. Tôi nhớ ai đó đi tới chỗ tôi và nói, "Tôi muốn làm việc này ngày mai, trên con robot tự hành". Và tôi nói, "Ngày mai, ngày mai, hay là, ngày mai trên Sao Hỏa?" Chúng tôi đã bắt đầu dùng thuật ngữ này vì chúng tôi cần một cách để nói với nhau. (Cười) "Tomorrow" (ngày mai) trở thành "nextersol" hay là "solorrow". Vì mỗi người thích cách dùng từ khác nhau. Vài người có thể nói "soda" và một vài người thì có thể nói "pop". Nên chúng tôi có người nói là "Nextersol" có người lại nói "Solorrow". Và rồi có vài thứ tôi nhận ra sau vài năm làm những nhiệm vụ này, là những người làm việc với robot tự hành, chúng tôi dùng từ "tosol". Những người làm việc với nhiệm vụ hạ cánh mà thiết bị không phải di chuyển, họ dùng từ "tosoul". Nên tôi có thể chỉ được bạn làm nhiệm vụ nào dựa vào giọng Sao Hỏa của bạn. (Cười) Vậy là chúng tôi có đồng hồ và ngôn ngữ, bạn nhận ra chủ đề, phải chứ? Đó là cách giúp chúng tôi không bị rối. Ngay cả ánh sáng ban ngày trên Trái Đất cũng có thể làm chúng tôi bị rối lên. Nếu bạn nghĩ ngay lúc này, bạn tới chỗ làm và lúc này là nửa đêm của Sao Hỏa và có ánh sáng lọt vào từ cửa sổ cũng có thể gây nhầm lẫn. Các bạn có thể thấy bức ảnh chụp phòng điều khiển này cho thấy tất cả các tấm rèm được hạ xuống. Vậy là sẽ không có ánh sáng có thể làm chúng tôi phân tâm. Những tấm rèm được hạ xuống cả tòa nhà khoảng một tuần trước khi hạ cánh, và chúng không được mở lên tới khi chúng tôi rời khỏi giờ Sao Hỏa. Và cũng phải như vậy ở nhà. Tôi làm việc giờ Sao Hỏa ba lần, chồng tôi, được rồi, cả nhà đã sẵn sàng cho giờ Sao Hỏa. Và rồi anh ấy sẽ che các cửa sổ và sử dụng rèm tối vì nó cũng sẽ ảnh hưởng tới cả gia đình bạn. Và ở đây tôi đã sống trong môi trường bóng tối, và anh ấy cũng vậy. Và anh ấy đã quen với việc đó. Nhưng khi tôi nhận những email rên rỉ từ anh ấy khi anh ở chỗ làm. Anh có nên về nhà không? Em đã dậy chưa? Giờ là mấy giờ trên Sao Hỏa? Và tôi quyết định, anh ấy cần một cái đồng hồ Sao Hỏa. (Cười) Nhưng đương nhiên, giờ là 2016, nên có một cái ứng dụng cho việc này. (Cười) Nên giờ thay vì đồng hồ, chúng tôi có thể dùng điện thoại. Nhưng sự ảnh hưởng dính tới gia đình; không chỉ với chúng tôi những người làm việc với robot tự hành mà cả với gia đình của chúng tôi nữa. Đây là David Oh, một trong những giám đốc chuyến bay, anh ấy đang ở bờ biển Los Angeles với gia đình anh vào lúc 1:00 sáng. (Cười) vì chúng tôi hạ cánh trong tháng 8 (hạ cánh robot trên Sao Hỏa) và các con anh không phải tới trường cho tới tháng 9, nên chúng có thể sinh hoạt giờ Sao Hỏa cùng anh trong vòng 1 tháng. Họ thức dậy muộn 40 phút mỗi ngày. Và chúng sinh hoạt cùng lịch làm việc của bố. Họ sống với giờ Sao Hỏa trong 1 tháng và đã có nhứng chuyến phiêu lưu tuyệt vời, như là chơi bowling vào nửa đêm hoặc là tới bãi biển, Và một trong những thứ mà tất cả chúng tôi đã khám phá ra là bạn có thể tới bất kỳ đâu ở Los Angeles vào lúc 3:00 sáng lúc không có tắc đường. (Cười) Chúng tôi rời chỗ làm, và không muốn về nhà và làm phiền các thành viên trong gia đình, và chúng tôi đói, nên thay vì kiếm gì ăn ở gần đấy, chúng tôi quyết định, "Này, có một hàng mở cả đêm rất ngon ở Long Beach, chúng ta có thể tới đó trong 10 phút!" Chúng tôi chạy xe đi -- cứ như những năm 60, đường vắng tanh. Chúng tôi tới đó, và chủ cửa hàng ngạc nhiên, "Các người là ai vậy? Và tại sao lại tới quán tôi lúc 3 giờ sáng?" Và họ nhận ra là có nhiều nhóm người Sao Hỏa, lượn lờ trên đường cao tốc ở LA vào giữa đêm -- vào giữa đêm của Trái Đất. Và chúng tôi bắt đầu gọi chính mình là người Sao Hỏa. nên những ai làm việc với giờ Sao Hỏa sẽ coi nhau là người Sao Hỏa, và tất cả những người còn lại là "Earthlings". (Cười) Và bởi vì bạn đổi múi giờ hàng ngày, bạn bắt đầu thực sự cảm thấy là bạn tách biệt khỏi mọi người. Bạn ở trong thế giới của riêng mình. Nên tôi có cái huy hiệu này trên đó nói "Tôi đã sống theo giờ Sao Hỏa. Sol 0-90." Và có một bức ảnh của nó trên màn hình. Và lý do chúng tôi có cái huy hiệu này là vì chúng tôi làm việc theo giờ Sao Hỏa để có được hiệu quả cao nhất với đám robot tự hành trên Sao Hỏa, để tận dụng tối đa thời gian của chúng tôi. Nhưng chúng tôi không duy trì giờ Sao Hỏa quá ba hay bốn tháng. Cuối cùng, chúng tôi sẽ chuyển tới giờ Sao Hỏa đã được chỉnh sửa. Bởi vì sẽ rất ảnh hưởng cơ thể và gia đình bạn. Trên thực tế, có những chuyên gia giấc ngủ tiến hành các nghiên cứu trên chúng tôi vì rất là không bình thường với con người khi kéo dài ngày của họ. Có khoảng 30 người mà họ có thể làm thử nghiệm về thiếu hụt giấc ngủ Tôi có thể tới làm bài kiểm tra rồi lại ngủ thiếp đi mỗi lần. Và đó là bởi vì, một lần nữa, nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể. Dù chỉ là thoáng qua. Nó thật sự là một trải nghiệm gắn bó sâu sắc với các thành viên khác trong nhóm nhưng không hề dễ để duy trì. Những chú robot tự hành là những bước đầu tiến ra hệ mặt trời. Chúng ta đang học cách để sống trên nhiều hơn một hành tinh. Chúng ta đang thay đổi quan điểm để có cái nhìn đa-hành-tinh Do vậy lần tới bạn xem phim chiến tranh giữa các vì sao, và có người di chuyển từ hệ Dagobah đến Tatoonie, hãy nghĩ về ý nghĩa thực sự của việc có người vươn xa tới vậy. Ý nghĩa của khái niệm khoảng cách giữa họ, họ sẽ cảm thấy tách biệt với người khác như nào và ngay cả các vấn đề hậu cần về thời gian. Chúng ta vẫn chưa đưa người tới Sao Hỏa, nhưng chúng ta hi vọng làm thế. Và giữa những đơn vị như SpaceX hay NASA và tất cả những tổ chức về vũ trụ quốc tế trên thế giới, chúng tôi hi vọng có thể làm thế trong vòng vài thập kỷ tới. Chúng ta sẽ có người trên Sao Hỏa rất sớm, và sẽ thực sự sống xuyên hành tinh. Và những bạn nam bạn nữ trẻ tuổi những người sẽ tới Sao Hỏa có thể là khán giả hoặc thính giả hôm nay. Tôi đã muốn làm việc tại JPL với những nhiệm vụ này từ khi 14 tuổi tôi được đặc cách là một viên trong đó. Và đây là khoảng thời gian đáng nhớ trong chương trình vũ trụ, và tất cả chúng ta ở trong hành trình này cùng nhau. Vậy nên lần tới bạn nghĩ bạn không đủ thời gian trong 1 ngày, hãy nhớ rằng, nó chỉ là vấn đề về giờ của bạn trên Trái Đất. Cám ơn. (Vỗ tay) Xã hội thường đưa ra những quyết định mà không hỏi ý kiến của một phần tư dân số. Chúng ta lựa chọn về việc sử dụng đất, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên mà không có ý kiến và kinh nghiệm của toàn thể nhóm. Xe hơi, một vật vô tri, được đề cập nhiều hơn trong chính sách công so với nhóm dân này. Các bạn có đoán được tôi đang nói đến nhóm người nào không? Đó là trẻ em. Tôi là nhà thiết kế đô thị, và cũng không có gì ngạc nhiên là, các thành phố được thiết kế bởi người lớn. Những nhà quy hoạch, kiến trúc sư, nhà triển khai, chính trị gia, và thi thoảng, một vài công dân có tiếng nói. Hiếm khi bạn cân nhắc đến quan điểm của một nhóm trẻ bốn tuổi, Chỉ cao vừa đủ đến bục đứng tại các phòng hội đồng thành phố. Nhưng hôm nay, tôi muốn hỏi các bạn: Sẽ ra sao nếu chúng ta nhờ trẻ em thiết kế thành phố của chúng ta (Tiếng cười) Trở lại năm 2009, tôi được giới thiệu với một nhóm nhỏ người mà muốn xây dựng một thành phố thân thiện với trẻ em ở Boulder, Colorado. Tôi xuất thân từ một gia đình ủng hộ dân quyền. Và tôi dành cả sự nghiệp cho tới thời điểm đó làm việc với những trẻ em và gia đình có thu nhập thấp. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe về thành phố thân thiện với trẻ em. Vì vậy tôi nghĩ mục đích của nó là để giải toả sự mệt mỏi mà cha mẹ phải đối mặt khi nuôi trẻ nhỏ. Có lẽ chúng ta sẽ đòi quyền được đổi bàn trong nhà hàng. Hoặc tạo không gian vui chơi trong nhà cho những ngày lạnh và mưa gió. Nói cách khác, làm thành phố thân thiện với trẻ em và các gia đình. Nó không hẳn như vậy cho tới sau khi tôi bắt tay vào dự án này, tôi nhận ra rằng mình hoàn toàn sai. Chúng ta sẽ không thiết kế thành phố tốt hơn cho lũ trẻ. Mà chính trẻ em sẽ thiết kế thành phố tốt hơn cho chúng và cho cả chúng ta nữa. Bây giờ, tôi cược rằng các bạn nghi ngờ về ý tưởng này. Và thực ra, tôi cũng đã như vậy. Ý tôi là, phải có lý do để tuổi bầu cử là 18. (Tiếng cười) Làm sao để lũ trẻ có thể hiểu được những ý tưởng phức tạp như cuộc khủng hoảng nhà ở giá rẻ hay cách phát triển mặt bằng quy hoạch giao thông Và thậm chí nếu chúng có ý tưởng, chẳng phải nó rất ngây ngô sao? Hay thậm chí là vô lí? Thành phố có cần một công viên được làm bằng kẹo? (Tiếng cười) Hay một cây cầu với súng phun nước bắn nước vào những người chèo thuyền "Kayak" ở bên dưới (Tiếng cười) Trong khi những quan ngại này nghe có vẻ có lí, tôi đã nhận ra rằng không lắng nghe ý kiến trẻ em trong quy hoạch thành phố là một sai lầm lớn trong thiết kế. Sau tất cả, chẳng phải ta nên tính đến người dùng cuối của thiết kế sao? Nếu chúng ta đang xây công viên để được trẻ em sử dụng rộng rãi thì trẻ em nên có tiếng nói trong thiết kế công viên. Vì vậy với tất cả suy nghĩ này, chúng tôi lập một chương trình là "Growing Up Boulder," và việc của tôi là làm việc với trẻ em từ trẻ sơ sinh đến 18 tuổi để đề xuất sáng kiến về giải pháp thiết kế thành phố. Bạn có thể hỏi ta làm điều đó thế nào? Để tôi kể một ví dụ thực tế. Năm 2012, thành phố Boulder quyết định thiết kế lại một công viên trung tâm lớn, được biết đến như khu đô thị. Không gian này có giới hạn bởi một đầu là chợ nông sản, đầu kia là thư viện công cộng Boulder, và với con sông Boulder chạy xuyên qua trung tâm. Không gian cần thiết kế mới để kiểm soát tốt hơn con lạch khi có lũ quét không tránh được, khôi phục cảm giác an toàn cho khu vực và hỗ trợ mở rộng quy mô chợ nông sản. Vì vậy từ năm 2012 đến 2014, chúng tôi giao việc cho hơn 200 bạn trẻ, lứa tuổi từ trước khi đi học đến học sinh cấp ba. Vậy chúng tôi đã làm việc này như thế nào ? Để tôi giải thích. Đầu tiên, chúng tôi tới thăm bọn trẻ trong những lớp học và giới thiệu dự án: dự án là gì, ý tưởng của trẻ em quan trọng như thế nào và chuyện gì sẽ xảy ra với những sáng kiến của chúng. Trước khi tác động đến bọn trẻ, chúng tôi yêu cầu chúng ghi lại ý tưởng dựa trên những trải niệm của chúng. Sau đó chúng tôi bảo mời bọn trẻ đi một chuyến đi tham quan, để trình bày những gì chúng thích và không thích về không gian thể hiện qua ảnh chụp. Thông qua khung màu xanh, học sinh đánh dấu những thứ chúng thích ở không gian. Ví dụ sinh viên đại học, thích trượt ống xuống con lạch. (Tiếng cười) Sau đó chúng chuyển sang mặt màu đỏ để đánh dấu những thứ không thích, như rác. Những học sinh lớp sáu nghiên cứu khu Cộng đồng bằng cách nghiên cứu địa điểm với vấn đề tương tự trên toàn thế giới. Sau đó, chúng tôi mời bọn trẻ phối hợp những ý tưởng ban đầu của chúng với nguồn cảm hứng mới, để tổng hợp các giải pháp để cải thiện không gian. Mỗi lớp mời một nhà kế hoạch người lớn, hội đồng thành phố và thành viên cộng đồng vào lớp học, để chia sẻ và thảo luận đề xuất của chúng. Các nhà quy hoạch lâu năm của Boulder bước qua các khối đồ chơi và thú nhồi bông để khám phá toàn bộ giờ ra chơi lớp học của học sinh mầm non trong khu Cộng đồng. Những nhà lập kế hoạch ngạc nhiên với ý tưởng của học sinh khi chúng giới thiệu công viên được xây dựng từ vòng thạch. Nó được cho là một sân trượt băng. Và sau đó, khu nghệ thuật công cộng được xây từ hạt nhựa hình động vật. Và trong khi điều này có vẻ buồn cười, nó không khác biệt hoàn toàn so với mô hình mà kiến trúc sư tạo ra. Bây giờ, bốn năm đã trôi qua, và tôi vui mừng thông báo nhiều ý tưởng của trẻ em đang được triển khai trong khu Cộng đồng Ví dụ, lối vào con sông Boulder sẽ được nâng cấp nên trẻ em có thể vui chơi an toàn trong nước. Chiếu sáng trong hầm tối trước đây, để học sinh trung học có thể đi bộ về nhà an toàn sau giờ học vào ban đêm. Và tách riêng đường đi xe đạp và đi bộ, để người đua xe đạp sẽ không đâm vào người đi dạo bên con lạch. Con gái tôi và tôi còn trượt trên một sân trượt băng mới do trẻ yêu cầu, vào mùa đông năm ngoái. Vậy, có phải tất cả ý tưởng của trẻ em đều được thực hiện tại khu vực Cộng đồng? Tất nhiên không. Nền dân chủ là một quá trình lộn xộn. Nhưng cũng như một người lớn có lý lẽ và hiểu biết còn không mong đợi tất cả ý tưởng của mình sẽ được sử dụng, thì một đứa trẻ chín tuổi cũng vậy. Chúng tôi hiện đang sử dụng quá trình này trong tám năm, và suốt quá trình, chúng tôi tìm thấy vài lợi ích đáng kinh ngạc khi thiết kế các thành phố với trẻ em. Đầu tiên, cách suy nghĩ của trẻ em khác với người lớn. Và đó là một điều tốt. Người lớn hay nghĩ về những giới hạn, dự án sẽ mất bao nhiêu thời gian, sẽ tốn bao nhiêu tiền và sẽ nguy hiểm thế nào. Nói cách khác, "Chúng ta có bị kiện không?" (Tiếng cười) Những giới hạn không phải là không có thật nhưng nếu chúng ta giết ý tưởng từ đầu, nó hạn chế sự sáng tạo của chúng ta và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình thiết kế. Trẻ em, mặt khác, suy nghĩ về những khả năng. Đối với trẻ em, giới hạn là bầu trời. Theo nghĩa đen. Khi làm việc với học sinh trung học để thiết kế các công viên thân thiện, họ đã vẽ hình ảnh nhảy dù, cáp treo lượn, (Tiếng cười) và nhảy từ đệm lò xo vào hộp bóng khổng lồ. (Tiếng cười) Một số điều nghe có vẻ xa vời, nhưng sự tương đồng giữa các hoạt động tiết lộ một câu chuyện quan trọng. Thanh thiếu niên của chúng ta muốn có cơ hội trải nghiệm sự hồi hộp. Điều đó tất nhiên, có ích cho giai đoạn phát triển của họ trong đời. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng tôi, như kết nối giữa cảm hứng và thực tế, là hướng chúng về các hoạt động và trang thiết bị mà thực sự có thể được lắp đặt trong một công viên. Đây chính xác là những gì công viên ở Úc đã làm, với các đường cáp rộng lớn của họ và tháp leo cao 30 bộ. Khi trẻ em mơ một không gian, chúng hầu như luôn luôn vui vẻ, chơi và vận động trong thiết kế của họ. Tuy đây không phải là điều mà người lớn ưu tiên, nhưng nghiên cứu cho thấy niềm vui, chơi và di chuyển cũng chính xác là những gì người lớn cần để luôn khỏe mạnh. (Tiếng cười) Có ai không muốn tận hưởng nhà trên cây có chứa một thư viện nhỏ cho mượn và chiếc ghế bằng túi hạt đậu thoải mái để đọc? Hoặc có ai không muốn nghệ thuật công cộng xịt sơn lên một tấm vải mỗi khi bạn bước lên các bậc thang? Ngoài để vui và chơi, trẻ em coi trọng vẻ đẹp trong thiết kế. Khi được giao nhiệm vụ thiết kế nhiều nhà ở giá rẻ, trẻ em từ chối các tòa nhà giống nhau, chung cư màu be mà rất nhiều nhà phát triển ủng hộ, và thay vào đó, sơn màu sắc tươi sáng trên tất cả mọi thứ, từ nhà ở đến thiết bị vui chơi. Chúng đặt hoa giữa đường đi xe đạp và đi bộ, và đặt các băng ghế dọc theo con lạch, để trẻ em có thể đi chơi với bạn bè và tận hưởng sự yên bình của dòng nước. Nó dẫn tôi đến thiên nhiên. Trẻ em có nhu cầu sinh học để kết nối với thiên nhiên, và điều này xuất hiện trong thiết kế của chúng. Chúng muốn thiên nhiên ngay trong sân sau, không phải cách xa bốn khối nhà. Vì vậy, chúng thiết kế cộng đồng kết hợp nước, cây ăn quả, hoa và động vật vào không gian chung của mình. Dù tốt hơn hay tệ hơn, điều này là hợp lý, vì trẻ năm tuổi ngày nay hiếm khi được phép đi bộ bốn khối nhà để tự mình đến công viên. Và thiên nhiên trong khu ngay lập tức mang lại lợi ích cho mọi người, vì nó đã được đưa ra để có hiệu ứng phục hồi cho mọi lứa tuổi. Nó có thể đến như một bất ngờ, nhưng chúng tôi thậm chí còn cân nhắc những nguyện vọng của công dân nhỏ bé nhất trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Từ trẻ mới đi, chúng tôi thấy niềm vui của việc đi bộ đến từ những gì bạn khám phá dọc đường. Khi họ đánh giá khả năng đi bộ của hành lang đường 19 của Boulder, trẻ mới biết đi dành thời gian khám phá lá trong mương và những thứ lấp lánh trên vỉa hè. Chúng nhắc nhở chúng ta chậm lại và thiết kế một con đường nơi hành trình cũng quan trọng như điểm đến. Ngoài cây và thực vật, trẻ em hầu như luôn luôn muốn có động vật trong thiết kế Côn trùng, chim và động vật có vú nhỏ hiện lên nổi bật vào hình ảnh của trẻ em. Cho dù đó là vì chúng gần mặt đất hơn và có thể nhìn thấy châu chấu tốt hơn chúng ta có thể, hoặc đơn giản là vì chúng có sự đồng cảm với những sinh vật khác tốt hơn, trẻ em hầu như luôn luôn bao gồm các loài khác trong thế giới của chúng. Ảnh hưởng toàn diện, trẻ em được bao gồm trong quy hoạch thành phố. Chúng thiết kế cho mọi người, từ bà nội trên xe lăn tới người phụ nữ vô gia cư đang ngủ trong công viên. Trẻ em thiết kế cho các sinh vật sống, không vì xe hơi, cái tôi hay tập đoàn. Cuối cùng, sự khám phá hấp dẫn nhất mà chúng tôi đã thực hiện là thành phố thân thiện với trẻ em thì thân thiện với tất cả mọi người. Bogota, thị trưởng Colombia Enrique Peñalosa quan sát thấy rằng trẻ em là một mốc đánh giá. Nếu chúng ta có thể xây dựng thành công thành phố cho trẻ em, chúng ta sẽ có thành phố thành công cho tất cả mọi người. Hãy suy nghĩ về nó. Trẻ em không thể nhảy lên xe hơi và lái xe đến cửa hàng. Và hầu hết trẻ em không trả nổi một bữa ăn trưa đắt tiền tại quán cà phê. Vì vậy, nếu chúng ta xem xét khi xây dựng thành phố nhu cầu về sự thay đổi hình thái giao thông và các địa điểm ẩm thực rẻ hơn, chúng ta đã đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người khác. Dịch vụ xe buýt giá rẻ hơn và nhiều chuyến thường xuyên hơn, vì vậy nguyện vọng của trẻ em cũng hỗ trợ những người già muốn sống độc lập, sau khi họ không thể lái xe nữa. Đề xuất của thanh thiếu niên về đường đi êm, an toàn, và đường trượt ván cũng hỗ trợ người ngồi xe lăn người muốn đi đường đi dễ dàng hơn hoặc các bậc phụ huynh đẩy một chiếc xe đẩy. Vì vậy, với tôi, tất cả điều này đã tiết lộ điều gì đó quan trọng. Một điểm mù quan trọng. Nếu chúng ta không bao gồm trẻ em trong quy hoạch thì chúng ta đã bỏ qua những ai nữa? Chúng ta có đang lắng nghe người da màu, người nhập cư, người già và người khuyết tật, hay người thu nhập thấp? Những giải pháp thiết kế sáng tạo nào chúng ta đang bỏ sót bởi vì chúng ta không nghe thấy tiếng nói của đầy đủ cộng đồng? Chúng ta không thể biết nhu cầu và mong muốn của người khác nếu không hỏi. Điều đó dành cho trẻ em và cho mọi người khác. Vì vậy, người lớn, hãy ngừng nghĩ rằng con cái là công dân tương lai và thay vào đó, hãy bắt đầu đánh giá chúng như những công dân ngay bây giờ Bởi vì trẻ em đang thiết kế các thành phố làm cho chúng ta hạnh phúc hơn và khoẻ mạnh hơn Các thành phố với thiên nhiên, vui chơi, vận động, kết nối xã hội và vẻ đẹp. Trẻ em đang thiết kế một thành phố mà tất cả mọi người đều muốn sống. Cám ơn. (Vỗ tay) [Bài nói có từ ngữ đồ họa và mô tả về bạo lực tình dục người xem cần cân nhắc] Tom Stranger: Năm 1996, khi 18 tuổi tôi đã tham gia chương trình trao đổi quốc tế Tôi là một người Úc thích thời tiết lạnh nên tôi đã vừa vui và buồn khi tới Iceland chỉ ngay sau khi tạm biệt bố mẹ và các anh Tôi được chào đón tới một gia đình Iceland Họ dẫn tôi đi leo núi, giúp tôi hiểu được tiếng Iceland du dương Tôi hơi vất vả một chút với khoảng thời gian nhớ nhà Tôi đi trượt tuyết sau giờ học và ngủ rất nhiều. Hai giờ ở lớp hóa với ngôn ngữ mà bạn chưa hiểu hết có thể là thuốc an thần khá tốt. (Cười) Giáo viên khuyên tôi tới clb kịch để tham gia nhiều hoạt động tập thể hơn Nhưng cuối cùng tôi không được đóng kịch mà qua nó tôi gặp được Thordis Chúng tôi có mối tình tuổi teen dễ thương, chúng tôi gặp nhau bữa trưa chỉ để nắm tay đi dọc phố cổ Reykjavík. Tôi mời cô ấy tới nhà gặp bạn bè của tôi. Chúng tôi yêu nhau được hơn một tháng khi vũ hội giáng sinh của trường diễn ra. Thordis Elva: Tôi 16 và có mối tình đầu. Đi cùng nhau tới vũ hội giáng sinh là một sự xác nhận với tình cảm này. Tôi thấy mình là cô gái may mắn nhất Không còn là một cô gái mà sẽ là một phụ nữ trẻ một bước trưởng thành lớn của tôi Tôi cũng thử uống rượu rum lần đầu tối đó và nó là một sai lầm. Tôi cảm thấy khó chịu, nửa tỉnh nửa say, giữa cơn buồn nôn trực trào nơi cổ họng. Bảo vệ muốn gọi cho tôi xe cứu thương nhưng Tom đã hành động như một hiệp sỹ bảo họ rằng sẽ đưa tôi về. Nó như trong chuyện cổ tích vậy, cánh tay mạnh mẽ ấy vòng quanh tôi đặt tôi an toàn trên giường ngủ. Nhưng lòng biết ơn đã sớm thành nỗi hoảng sợ khi anh ấy cởi quần áo tôi ra nằm lên tôi. Đầu tôi trống rỗng, thân thể tôi còn quá yếu để phản kháng, và nỗi đau thì thật khủng khiếp. Tôi nghĩ tôi sẽ bị xé ra làm hai. Để tỉnh táo hơn, tôi im lặng đếm thời gian trên đồng hồ. Và kể từ đêm đó, tôi biết rằng có 7200 giây trong hai tiếng. Dù đã khập khiễng trong vài ngày và khóc trong vài tuần tôi biết việc này không giống cưỡng hiếp như trên TV. Tom không phải một tên mất trí có vũ khí anh ấy là bạn trai tôi. Và nó không xảy ra trong một con hẻm tối nó xảy ra trên chính giường tôi. Vào lúc tôi biết việc xảy ra là cưỡng hiếp, Tom đã hoàn thành chương trình trao đổi và trở về Úc. Nên tôi nghĩ thật vô dụng khi viết cho Tom về việc này Và ngoài ra nó là lỗi của tôi ở mặt nào đó. Tôi lớn lên ở nơi mà con gái được dạy rằng họ bị cưỡng bức là có lý do. Váy thì quá ngắn, nụ cười thì quá tươi, hơi thở thì có mùi của rượu. Và tôi thấy có lỗi vì tất cả những điều đó nên người cảm thấy xấu hổ phải là tôi. Mất vài năm để tôi nhận ra chỉ một thứ có thể ngăn tôi không bị cưỡng hiếp tối đó, không phải váy của tôi, hay nụ cười của tôi, cũng không phải niềm tin trẻ con ấy. Điều duy nhất có thể giúp tôi tối đó là người đàn ông cưỡng hiếp tôi phải dừng bản thân lại. TS: Tôi có ký ức mơ hồ về ngày hôm sau: từ ảnh hưởng của việc uống rượu một sự trống rỗng mà tôi cố kiềm chế. Không gì hơn. Nhưng tôi đã không đến nhà Thordis. Cần nói rõ rằng tôi không nhận ra được sai lầm của mình. Từ "cưỡng bức" không hiện ra trong đầu tôi như nó nên thế, tôi cũng không tự hành hạ mình về ký ức đêm trước. Nó không phải sự phủ nhận có ý thức, nó giống như sự thiếu hiểu biết hơn. Định nghĩa của tôi bác bỏ mọi sự thật về tổn thương sâu sắc tôi gây ra với Thordis. Thành thật mà nói, tôi đã không thừa nhận hành động của mình nhiều ngày sau đó và đến khi tôi thừa nhận nó, tôi tự thuyết phục bản thân đó chỉ là sex, không phải cưỡng hiếp. Và đó là một lời nói dối mà tôi luôn cảm thấy có lỗi. Tôi chia tay với Thordis vài ngày sau tôi nhìn thấy cô ấy vài lần trong khoảng thời gian còn lại ở Iceland, cảm thấy nhói đau mỗi lần nghĩ đến. Thật sự tôi biết mình đã làm điều cực kỳ sai trái. Nhưng tôi đã nhấn chìm những ký ức đó buộc chúng với một hòn đá. Khoảng thời gian 9 năm sau có thể đặt tên là "chối bỏ và chạy trốn." Khi tôi nhận ra nỗi đau mình gây ra, tôi không đứng đủ vững để làm điều đó. Dù nó là do rối trí, hay sử dụng chất kích thích, tìm kiếm sự hồi hộp, hay do lời nói trong lương tâm tôi, Tôi từ chối việc đứng yên và im lặng. Và với tiếng động này, tôi cũng vẽ lên các phần khác của cuộc sống để tạo ra bức tranh về bản thân. Tôi là người lướt sóng, một sinh viên khoa học xã hội, một người bạn với những người tốt, một người em và người con được yêu thương, một hướng dẫn viên ngoài trời và cuối cùng, một nhân viên trẻ. Tôi nắm chặt ý nghĩ tôi không là người xấu Tôi không nghĩ mình sinh ra như thế. Tôi được tạo ra từ những điều khác. Trong quá trình trưởng thành đại gia đình và mẫu hình tượng của tôi, những người quanh tôi ấm áp và chân thật tôn trọng phụ nữ. Mất nhiều thời gian để nhìn vào góc tối của bản thân, và đặt ra câu hỏi. TE: Chín năm sau vũ hội giáng sinh tôi đã 25 tuổi, bị suy nhược thần kinh. Tự tôn của tôi bị chôn vùi trong im lặng làm tôi xa lánh những người tôi quan tâm, tự gặm nhấm lòng căm thù và giận dữ mà tôi đã đặt lên bản thân. Một ngày, tôi chạy qua cửa trong nước mắt sau cuộc cãi nhau với người yêu, tôi đi vào một quán cà phê, nơi tôi mượn phục vụ cái bút. Tôi luôn có sổ tay bên mình, chỉ để ghi lại ý tưởng trong phút cảm hứng, nhưng thật ra tôi cần phải làm gì đó, vì trong một giây phút im lặng, tôi nhận ra mình lại đang đếm thời gian. Nhưng hôm đó, nhìn những dòng chữ tuôn chảy từ ngòi bút của tôi, viết lên bức thư đúng trọng điểm nhất mà tôi từng viết, gửi tới Tom. Cùng với bản miêu tả sự bạo lực Tom gây ra cho tôi, dòng chữ "tôi muốn tìm sự tha thứ" trân trối nhìn lại tôi, không ai ngoài chính tôi. Nhưng tôi nhận ra đây là cách để vượt qua vì không quan trọng Tom có xứng đáng được nhận sự tha thứ của tôi hay không, tôi xứng đáng được bình yên. Kỷ nguyên xấu hổ của tôi đã kết thúc. Trước khi gửi thư, tôi nghĩ tới mọi câu trả lời tiêu cực, hay điều dễ xảy ra nhất là không có hồi đáp. Một khả năng tôi không nghĩ tới là thứ tôi nhận được -- Một bức thư từ Tom với đầy sự hối hận Hóa ra anh ấy cũng bị sự im lặng cầm tù Nó đánh dấu tám năm dài thư từ mà Chúa biết rằng không bao giờ là dễ dàng, nhưng luôn chân thật. Tôi giải thoát bản thân khỏi gánh nặng tự đè lên vai và Tom hoàn toàn thừa nhận những gì đã làm Trao đổi thư trở thành nơi phân tích hậu quả tối đó, và nó gỡ bỏ sai lầm chữa lành vết thương bằng từ ngữ. Song nó không là kết thúc với tôi. Có lẽ vì là email nên không thấy nhau đủ, hay nó dễ quá để trở nên dũng cảm khi bạn trốn sau màn hình ở bên kia địa cầu. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện điều mà tôi thấy cần thiết để khám phá toàn bộ câu chuyện. Vì vậy sau tám năm viết thư và gần 16 năm sau tối đó Tôi đủ dũng khí để nói ra ý tưởng điên rồ rằng chúng tôi sẽ gặp nhau và đối mặt với quá khứ lần cuối cùng. TS: Iceland và Úc về mặt địa lý thì như thế này. Ở giữa hai nước là Nam Phi. Chúng tôi quyết định tới Cape Town và ở đó chúng tôi gặp nhau trong một tuần. Nơi đây được chứng minh là nơi lý tưởng để tập trung vào hòa giải và tha thứ. Không nơi nào hàn gắn và quan hệ hữu nghị được thử thách như ở Nam Phi. Như một đất nước, nó tìm kiếm sự thật trong quá khứ, lắng nghe chi tiết lịch sử của mình. Biết về điều này càng tăng ảnh hưởng của Cape Town lên chúng tôi. Trong khoảng thời gian ấy, chúng tôi kể chuyện đời mình cho nhau nghe từ đầu tới cuối. Bao gồm phân tích quá khứ của chúng tôi. Chúng tôi tuân thủ một quy tắc nghiêm ngặt là thành thật, và nó dẫn tới mọi sự phơi bày, khả năng dễ bị tổn thương. Có những lời thú tội đầy dũng cảm và khi chúng tôi hoàn toàn không thể đo lường được trải nghiệm của người kia. Ảnh hưởng của bạo lực tình dục được nói thẳng ra, mặt đối mặt. Có khi, dù cho chúng tôi thấy mọi thứ đều sáng sủa, và thậm chí cả những tràng cười không mong đợi. Và cuối cùng, chúng tôi đã làm tất cả để lắng nghe nhau một cách chân thành. Sự thật mỗi cá nhân được phơi bày không tinh lọc làm tâm hồn chúng tôi nhẹ nhõm. TE: Muốn trả thù là cảm xúc của mỗi người thậm chí là bản năng. Điều tôi muốn làm nhiều năm là khiến Tom đau như tôi đã từng Nhưng nếu tôi không vượt qua thù hằn tôi không chắc mình sẽ ở đây hôm nay. Không thể nói rằng tôi không nghi ngờ gì. Khi máy bay hạ cánh xuống Cape Town, tôi nhớ mình nghĩ, Tại sao tôi không đi trị liệu và uống rượu như người bình thường sẽ làm?" (Cười) Khi chúng tôi tìm sự đồng cảm ở Cape Town như một cuộc tìm kiếm bất khả thi, và điều tôi muốn làm khi đó là từ bỏ về nhà với chồng tôi, Vidir và con trai. Nhưng mặc cho những khó khăn, hành trình này mang tới cảm giác chiến thắng ánh sáng đó bao trùm bóng tối, và điều gì đó sẽ được xây lên từ đống đổ nát. Tôi đọc đâu đó rằng bạn nên thử trở thành người bạn cần khi trẻ hơn. Khi tôi là thiếu niên tôi nên biết nỗi xấu hổ không phải là bản thân tôi, vì có hy vọng sau sự cưỡng hiếp, để tìm được hạnh phúc, như tôi có với chồng tôi hôm nay. Đó là vì sao tôi bắt đầu viết hối hả sau khi về từ Cape Town, một cuốn sách cùng với Tom, mà chúng tôi hy vọng là có ích cho những người ở cả 2 phía của cán cân Thủ phạm-Nạn nhân. Nếu không, thì đây là câu chuyện cần được nghe khi còn trẻ. Mang tới sự chân thật của câu chuyện, tôi nghĩ từ ngữ không tránh được đi kèm với nó -- là nạn nhân, người cưỡng bức -- từ ngữ luôn gắn với chủ đề này, nhưng nó cũng vô nhân đạo về mặt ý nghĩa. Khi 1 người được cho là nạn nhân, họ thường bị xếp vào hàng ngũ bị tổn hại, mất danh dự, yếu kém hơn. Tương tự một người bị coi là cưỡng bức, thì sẽ bị nói là quái vật, vô nhân tính. Làm thế nào chúng ta hiểu nó là gì trong xã hội sản sinh ra bạo lực phủ nhận nhân tính của những người có tội? và làm thế nào -- (Vỗ tay) khích lệ nạn nhân khi ta khiến họ cảm thấy yếu kém hơn? Làm thế nào khi ta bàn giải pháp cho một trong những đe dọa lớn nhất tới cuộc sống của phụ nữ và trẻ con ở khắp nơi. nếu từ ngữ ta dùng chỉ là 1 phần của vấn đề? TS: Từ những gì tôi học được, hành động của tôi tối 1996 là vị kỷ. Tôi cảm thấy mình nên có thân thể Thordis. Tôi đã có sự ảnh hưởng tích cực của xã hội và những ví dụ về cư xử công bằng xung quanh tôi. Nhưng tối đó, tôi đã chọn trở thành người tiêu cực. Người thấy phụ nữ có ít giá trị bên trong, và đàn ông có yêu cầu với thân thể của họ. Ảnh hưởng tôi nói ở bên ngoài tâm trí tôi. Chỉ có tôi ở căn phòng đó được lựa chọn, không phải ai khác. Khi bạn sở hữu điều gì chống lại mọi lỗi lầm của bản thân, tôi nghĩ điều đáng ngạc nhiên có thể xảy ra. Tôi gọi đó là nghịch lý của quyền sở hữu. Tôi nghĩ tôi đã đặt nặng trách nhiệm lên bản thân. Tôi nghĩ bằng của tôi về nhân học có khi sẽ bị đốt. Tuy nhiên tôi học được cách thật sự thừa nhận điều tôi đã làm, và nhận ra nó phải là toàn bộ con người tôi. Tóm lại, điều bạn đã làm không tạo ra tất cả con người bạn. Âm thanh trong đầu tôi dịu đi. Lòng thương hại bản thân chết dần, và được thay bằng sự chấp nhận -- chấp nhận rằng tôi đã tổn thương Thordis, người phụ nữ tuyệt vời đứng cạnh tôi; chấp nhận tôi là 1 phần từ nhóm đàn ông gây ra bạo lực tình dục với người yêu. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của từ ngữ Nói với Thordis tôi cưỡng hiếp cô ấy đã thay đổi hòa ước với bản thân, cũng như với cô ấy. Nhưng điều quan trọng nhất, là sự khiển trách đã chuyển từ Thordis sang tôi. Thường thấy rằng, trách nhiệm được quy cho người phụ nữ mà không phải đàn ông người gây ra nó. Cũng thường thấy, sự chối bỏ và chạy trốn để lại các bên rời xa sự thật. Chắc chắn có một cuộc hội thoại công khai ngay lúc này, và giống như nhiều người, ta cổ vũ việc giảm sự trốn tránh khỏi buổi thảo luận đầy khó khăn nhưng quan trọng này. Tôi nghĩ mình có trách nhiệm để nói về nó. TE: Điều chúng tôi làm không phải là công thức cho những người khác. Không ai có quyền nói ai cách giải quyết nỗi đau sâu thẳm hay sai lầm lớn nhất của họ. Phá vỡ im lặng không bao giờ là dễ dàng, cũng phụ thuộc vào nơi bạn đang ở, nó có thể gây ra chết người khi tiết lộ việc cưỡng hiếp. Tôi nhận ra kể cả những chấn thương khủng khiếp nhất trong đời vẫn là minh chứng cho đặc quyền của tôi, vì tôi có thể nói về nó mà không bị tẩy chay hay bị giết. Nhưng với đặc quyền được nói ấy đi đôi với trách nhiệm sử dụng nó. Đó là điều tôi nợ những ai không có đặc quyền này. Câu chuyện mà chúng tôi vừa kể lại là độc nhất và nó là về vấn đề bạo lực tình dục đang trở thành vấn nạn trên toàn cầu. Nhưng nó không cần đi theo hướng đó. Điều tôi cảm thấy có ích trong hành trình chữa lành của mình là giáo dục bản thân về bạo lực tình dục. Kết quả là tôi đọc, viết và nói về vấn đề này trong hơn thập kỷ đến nay, tới các hội thảo trên toàn thế giới Trong trải nghiệm của tôi, những người tham dự đều là phụ nữ. Đã đến lúc ngừng coi bạo lực tình dục như là vấn đề của phụ nữ. (Vỗ tay) Phần lớn bạo lực tình dục đối với hai giới người phạm phải là đàn ông. Lời nói của họ hiếm khi được nói đúng cách trong cuộc thảo luận này. Nhưng tất cả chúng ta đều cần lắng nghe. Thử tưởng tượng mọi nỗi đau chúng ta có thể làm dịu đi nếu chúng ta dám đối mặt vấn đề với nhau. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hầu hết chúng ta đều cố gắng hết sức làm tốt mọi việc trong cuộc sống bất kể đó là công việc, gia đình, học tập hay mọi thứ khác Tôi cũng vậy. Tôi luôn cố gắng hết khả năng Nhưng một khoảng thời gian trở lại đây, tôi nhận ra bản thân đã không hoàn thiện tốt ngay cả những việc mình quan tâm nhất cho dù là làm một người chồng, một người bạn, một chuyên gia, hay một người cộng sự tôi thật sự không có nhiều tiến bộ cho dù đã dành ra rất nhiều thời gian làm việc chăm chỉ. Qua những cuộc trò chuyện, những nghiên cứu, tôi nhận ra rằng dù chăm chỉ đến đâu, sự đình trệ này hóa ra hết sức bình thường. Nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một vài cách nhìn sâu sắc về lí do và những gì chúng ta có thể làm Tôi học được từ những con người và tập thể hiệu quả dù ở bất kì lĩnh vực nào họ đều làm những gì ta có thể cạnh tranh Họ trải qua cuộc sống với sự luân phiên chủ động giữa 2 vùng: vùng học tập và vùng làm việc Vùng học tập là khi mục tiêu của chúng ta được hoàn thiện Chúng ta thực hiện những hoạt động dành riêng cho sự hoàn thiện, tập trung vào những gì trước đó ta chưa thành thạo, đồng nghĩa chúng ta phải nhìn nhận từ những sai lầm biết mình có thể học được gì từ chúng Điều này rất khác với khi chúng ta đang ở vùng làm việc, là khi mục tiêu phải được thực hiện tốt nhất có thể. Chúng ta tập trung vào những gì bản thân đã nắm vững và cố gắng giảm thiểu mọi sai lầm. Cả 2 vùng nêu trên đều là những phần của cuộc sống nhưng việc hiểu rõ khi nào chúng ta muốn gì ở từng vùng, với những mục tiêu, trọng tâm và sự kỳ vọng giúp ta thể hiện tốt hơn và tiến bộ nhanh hơn. Vùng làm việc tối đa hóa những kết quả trước mắt, trong khi vùng học tập thúc đẩy sự phát triển và hiệu suất tương lai. Lí do nhiều người không hề tiến bộ dù làm việc chăm chỉ là vì chúng ta có xu hướng dành hầu hết thời gian vào vùng làm việc. Điều này cản trở sự phát triển, và không may, sau một thời gian dài, cản trở cả hiệu quả công việc Vậy vùng học tập là như thế nào? Đây là Demosthenes, nhà lãnh đạo chính trị, nhà hùng biện và luật sư vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại. Để trở nên kiệt xuất như vậy, ông ấy đã không dành toàn bộ thời gian chỉ để làm 1 nhà hùng biện hay 1 luật sư, những điều vốn thuộc về vùng làm việc. Thay vào đó, ông ấy thực hiện công việc cho sự tiến bộ. Dĩ nhiên,ông học tập rất nhiều. Ông ấy học luật và triết học với sự hướng dẫn của các cố vẫn song ông cũng nhận ra làm luật sư chính là phải thuyết phục được người khác, nên ông đã nghiên cứu những bài diễn thuyết lớn và cả diễn xuất. Để bỏ được thói quen kì lạ là thường vô tình nhún vai, ông ấy đã tập thuyết trình trước gương, đồng thời treo một chiếc gươm lên trên trần nhà để mỗi lần ông ấy nâng vai lên, nó sẽ bị đau. (Tiếng cười) Để diễn đạt được rõ ràng hơn dù bị tật nói ngọng ông ấy đã phải thuyết trình với những viên đá trong miệng. Ông xây dựng 1 căn phòng dưới lòng đất để luyện tập mà không bị gián đoạn hay quấy rầy người khác Và vì thời điểm đó các phiên tòa đều rất ồn ào, ông ấy đã phải luyện tập bên những bãi biển sao cho giọng nói phát ra to hơn cả tiếng sóng biển. Những gì ông ấy làm ở vùng học tập rất khác với công việc ở tòa án, vùng làm việc của ông. Ở vùng học tập, những gì ông ấy làm được tiến sĩ Anders Ericsson gọi là luyện tập có mục đích Nó bao gồm việc chia nhỏ khả năng thành những nhóm kĩ năng, hiểu rõ nhóm kĩ năng nào chúng ta cần cải thiện, như giữ vai ở vị trí thấp, khả năng tập trung hoàn toàn trong điều kiện thách thức cao vượt ngoài giới hạn kiểm soát Vượt xa những gì mà hiện tại chúng ta có thể làm thường xuyên nhớ lại những lời nhận xét để điều chỉnh và khéo léo chọn lựa sự chỉ dạy từ người thầy nhiều kinh nghiệm bởi các hoạt động dành cho quá trình cải thiện mang những đặc trưng riêng những người thầy giỏi sẽ hiểu về các hoạt động đó và cho ta nhiều nhận xét về mặt chuyên môn. Đây là 1 cách luyện tập ở vùng học tập sẽ mang lại những tiến bộ đáng kể, không chỉ ở khoảng thời gian thực hiện công việc. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trải qua vài năm đầu làm một nghề nào đó, công việc thường bị giậm chân tại chỗ. Điều này đúng trong giảng dạy, y học nói chung, điều dưỡng, và những lĩnh vực khác, bởi lẽ khi chúng ta tự cho rằng bản thân đã đủ tốt, tự thỏa mãn, ta sẽ không còn dành thời gian cho vùng học tập. Chúng ta tập trung toàn bộ thời gian cho công việc, đây không phải một cách hiệu quả để tiến bộ. Những người vẫn luôn dành thời gian cho vùng học tập sẽ tiến bộ không ngừng. Doanh nhân thành đạt dành ít nhất tuần một lần thực hiện các công việc với mục tiêu của sự phát triển. Họ đọc để trau dồi kiến thức, thảo luận cùng đồng nghiệp hoặc các chuyên gia, thử nghiệm những kế hoạch mới, xin lời nhận xét và phản hồi lại Những người chơi cờ giỏi nhất dành rất nhiều thời gian không phải để chơi cờ, điều vốn thuộc về vùng làm việc của họ, mà họ cố gắng dự đoán các nước cờ của những bậc thầy và phân tích chúng. Mỗi chúng ta hầu như dành rất nhiều, rất nhiều giờ để đánh máy tính mà không hề đánh nhanh hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ cần dành ra 10 đến 20 phút mỗi ngày tập trung hoàn toàn để gõ nhanh hơn 10 đến 20% so với tốc độ hiện tại, chúng ta sẽ tiến bộ, đặc biệt nếu ta xác định được các lỗi sai thường mắc và luyện gõ những từ đó. Đó là luyện tập có mục đích. Ở những khía cạnh khác của cuộc sống mà chúng ta quan tâm, việc chúng ta chăm chỉ nhưng không tiến bộ nhiều có phải vì chúng ta luôn ở vùng làm việc? Thật ra, không thể nói rằng vùng làm việc là vô giá trị. Nó vô cùng có ý nghĩa. Khi tôi cần phẫu thuật đầu gối, tôi không nói bác sĩ rằng: "Hãy khám kĩ và tập trung vào những gì cô không biết" (cười) "Chúng tôi sẽ học hỏi từ sai lầm của cô" Tôi tìm kiếm 1 bác sĩ phẫu thuật người mà tôi cảm thấy sẽ làm tốt và tôi muốn cô ấy phải làm tốt. Vùng làm việc cho phép chúng ta thể hiện hết khả năng. Nó còn là động cơ thúc đẩy, và cung cấp cho ta thông tin để xác định trọng tâm tiếp theo khi chúng ta quay lại vùng học tập. Do đó, cách để thể hiện tốt chính là luân phiên vùng học tập và vùng làm việc, chủ động tạo dựng kĩ năng ở vùng học tập, rồi áp dụng những kĩ năng đó vào vùng làm việc. Khi Beyoncé đang lưu diễn, suốt buổi biểu diễn, cô ấy đang ở vùng làm việc, nhưng hằng đêm khi trở về khách sạn, cô ấy quay về với vùng học tập. Cô ấy xem lại đoạn ghi hình buổi diễn vừa rồi. Cô ấy xác định những điểm cần cải thiện, của bản thân, vũ công và nhân viên quay phim Ngay sáng hôm sau, mọi người đều nhận được ghi chú cho những gì cần điều chỉnh và họ sẽ luyện tập trong suốt ngày trước buổi diễn tiếp theo. Đó là một vòng xoáy ốc tiềm năng phát triển không ngừng, chúng ta cần biết khi nào nên học tập, khi nào nên làm việc Chúng ta thường muốn dành thời gian cho cả hai, nhưng thực tế càng ở vùng học tập nhiều ta càng nhanh tiến bộ. Vậy ta có thể làm gì để dành nhiều thời gian ở vùng bọc tập? Trước tiên, hãy tin tưởng và hiểu rằng ta có thể tiến bộ, chúng ta thường gọi là "tư duy cầu tiến" Thứ hai, phải phát triển từng kĩ năng riêng biệt Cần có những mục tiêu được chú trọng, bởi nó cần thời gian và sự nỗ lực. Thứ ba, cần có dự định về cách để tiến bộ những gì có thể làm để tiến bộ, không phải theo cách mà tôi từng tập ghi-ta khi còn trẻ chơi đi chơi lại những bài hát, hãy luyện tập có mục đích. Và thứ tư, hãy làm những điều ít rủi ro bởi nếu ta trông đợi từ những sai lầm, thì hậu quả của chúng không được nghiêm trọng hay thậm chí có tác động to lớn. 1 người làm xiếc trên dây không tập những trò mới mà không có tấm lưới đỡ 1 vận động viên sẽ không thử làm động tác mới khi đang thi đấu giải vô địch. Một lí do trong cuộc sống chúng ta dành rất nhiều thời gian ở vùng làm việc vì môi trường quanh ta chứa những rủi ro cao một cách vô lí Chúng ta tạo ra rủi ro xã hội cho người khác, thậm chí ở trường nơi vốn chỉ dành cho học tập tôi không nói về các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Tôi muốn nói rằng từng phút mỗi ngày, nhiều học sinh từ sơ đẳng đến cao đẳng cảm thấy nếu mình mắc lỗi sẽ bị người khác coi thường Do đó họ luôn bị căng thẳng và gặp những rủi ro không cần thiết cho việc học Họ hiểu rằng lỗi lầm vô tình gây ra nhiều phiền phức khi giáo viên và phụ huynh chỉ muốn nghe những đáp án đúng và bác bỏ những lỗi sai thay vì đón nhận và xem xét để học hỏi, hay khi ta chỉ đi tìm lời giải eo hẹp thay vì khuyến khích các suy nghĩ táo bạo hơn để học hỏi từ đó. Khi toàn bộ bài tập chỉ được chấm bằng một con số hay một chữ cái rồi được tính vào điểm cuối kì thay vì được dùng để luyện tập, sửa lỗi, nhận xét và ôn tập chính chúng ta đã gửi thông điệp rằng trường học là 1 vùng làm việc. Tương tự như vậy ở các cơ quan. Trong các công ty tôi hợp tác, tôi thường chứng kiến văn hóa chấp hành hoàn mỹ với người lãnh đạo luôn thúc đẩy công việc hiệu quả. Điều này khiến nhân viên chỉ dừng ở những gì họ biết và không có sáng tạo, nên khi các công ty cố gắng đổi mới và phát triển họ bị tụt lại phía sau. Ta có thể tạo ra nhiều không gian để phát triển bằng cách nói chuyện với người khác về việc khi nào ta nên ở từng vùng Chúng ta nên làm gì và làm thế nào để tiến bộ? Khi nào chúng ta cần thể hiện và giảm thiểu những sai lầm? Bằng cách này, chúng ta sẽ hiểu rõ thành công là gì, khi nào, và bằng cách nào để hỗ trợ người khác tốt nhất. Nhưng nếu chúng ta nhận ra bản thân luôn ở tình trạng rủi ro cao và cảm thấy không thể bắt đầu những cuộc trò chuyện? Sau đây là 3 việc mà ta có thể làm một cách độc lập. Thứ nhất, có thể tạo ra những hòn đảo ít rủ ro giữa vùng biển rủi ro cao. Cần có không gian nơi sai lầm để lại ít hậu quả. Ví dụ, ta có thể tìm 1 cố vấn hay 1 đồng nghiệp đáng tin cậy người để ta trao đổi những ý tưởng hay tâm sự vấn đề nhạy cảm hay thậm chí sắm vai. Hoặc ta có thể yêu cầu những cuộc họp xin ý kiến phản hồi để xúc tiến dự án. Hoặc có thể sắp xếp thời gian đọc sách, xem vi-đi-ô hay đăng kí khóa học trực tyến Đó chỉ là một vài ví dụ. Thứ hai, ta làm việc và thể hiện như được kì vọng, và nghĩ về những điều có thể làm tốt hơn cho lần sau, giống như Beyoncé đã làm, có thể quan sát và thi đua với các chuyên gia Sự quan sát, suy ngẫm và điều chỉnh chính là một vùng học tập. Và cuối cùng, chúng ta có thể hướng dẫn và làm giảm rủi ro cho người khác qua trao đổi những điều ta cần tiến bộ, đặt câu hỏi về những điều mình chưa biết, xin ý kiến nhận xét, chia sẻ về sai lầm và những gì ta học được từ chúng để người khác có cảm giác an tâm với những việc tương tự Sự tự tin thật sự đến từ việc học tập không ngừng. Vậy sẽ thế nào, nếu thay vì sống mà chỉ làm việc , làm việc , làm việc, trình diễn, trình diễn, trình diễn, chúng ta dành nhiều thời gian hơn để khám phá, học hỏi, lắng nghe, trải nghiệm, suy ngẫm, phấn đấu và trưởng thành? Sẽ thế nào nếu mỗi chúng ta đều có công việc để làm và để tiến bộ? Sẽ thế nào nếu chúng ta tạo ra nhiều hòn đảo và vùng biển với ít rủi ro? Và sẽ thế nào nếu chúng ta hiểu rõ về bản thân và những người cộng sự rằng khi nào ta nên học tập và khi nào nên làm việc, để những nỗ lực của chúng ta mang lại nhiều thành quả hơn, để sự tiến bộ của ta không bao giờ dừng lại, và để vượt qua giới hạn "tốt nhất" của hiện tại? Cảm ơn các bạn. Hãy đặt mọi thứ vào trong bối cảnh của nó, tôi sẽ miêu tả bối cảnh của nơi tôi sinh ra, để những điều mà tôi sẽ nói, và những điều mà tôi sẽ làm -- hoặc những điều mà tôi đã làm được -- sẽ được các bạn hiểu 1 cách chính xác, tại sao và những gì đã thúc đẩy tôi đạt được như ngày nay. Tôi tốt nghiệp PTTH năm 1975, tại Clevelađ, Ohio. Và giống như cha mẹ tôi đã từng làm khi họ kết thúc du học, tôi quay trở về nước. Năm 1986, tôi nhận tấm bằng bác sĩ sau khi tốt nghiệp đại học. Lúc đó, tôi là một thực tập sinh làm công việc bàn giấy, chỉ vừa đủ khả năng tài chính để bảo dưỡng cho chiếc xe ô tô 13 tuổi của mẹ tôi, tôi cũng là 1 bác sĩ được trả lương. Điều khiến rất nhiều trong số chúng ta trở thành chuyên gia (nhiều như trong cộng đồng người Do Thái) là khi chúng ta rời đi và không quay trở lại nơi mà chúng ta đã được đào tạo, tệ hơn, hiện nay, chúng ta đang biến nó thành 1 việc làm thường xuyên. Có lẽ là không, tất nhiên tôi hi vọng là không -- vì đó không phải quan điểm của tôi. Được rồi, đây là vị trí của Nigeria trên bản đồ Châu Phi, và đây là khu vực Delta mà tôi chắc chắn rằng ai cũng đã từng nghe nói đến. Người dân bị bắt cóc ở đây và đây cũng là nơi sản xuất ra dầu, đôi khi tôi nghĩ tất cả sự điên rồ ở Nigeria là do dầu. Đây là 1 slide mà tôi có được từ một bài trình bày cách đây không lâu về Cuộc khủng hoảng đói nghèo. Trong đó Gapminder.org trình bày khoảng cách giữa Châu Phi và phần còn lại của thế giới trong chăm sóc sức khỏe. Rất thú vị. Bạn nghĩ có bao nhiêu người trên chiếc "taxi" này? Dù tin hay không, đây là 1 chiếc "taxi" ở Nigeria. Nó được dùng rất phổ biến ở Lagos -- thủ đô của Nigeria, đây là 1 chiếc xe ôm và ngồi trên đó là cảnh sát. Nào, nói tôi nghe, bạn nghĩ có bao nhiêu cảnh sát ở trên chiếc xe ôm đó? Bây giờ thì sao? Ba. Như vậy, khi những người này -- tin tôi đi không chỉ cảnh sát đâu tôi cũng đã từng là 1 trong số đó -- sử dụng xe ôm ở Lagos, tất cả đều không sử dụng mũ bảo hiểm. Điều này nhắc tôi nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra khi 1 trong số chúng ta ngồi trên 1 chiếc xe ôm như thế, và bị ngã, bị tai nạn và cần đến bệnh viện. Tin hay không thì 1 số trong chúng ta vẫn sống sốt như chúng ta sống sót với sốt rét và cả AIDS. Giống như khi tôi nói với gia đình mình và khi vợ tôi nhắc nhở tôi mọi lần, bất cứ khi nào bạn đến đất nước này, bạn đang mạo hiểm với mạng sống của mình và vợ tôi đúng. Bất cứ khi nào bạn đến đây, nếu bạn thực sự cần sự chăm sóc khẩn cấp -- chăm sóc khẩn cấp trong rất nhiều trường hợp -- khi bạn bị tai nạn, tại Nigeria, tại đây, tai nạn xảy ra ở mọi nơi, Mọi người sẽ đi đâu? Mọi người sẽ đi đâu khi họ cần sự giúp đỡ trong tình huống như vậy? Tôi đang nói về sự chăm sóc tốt nhất, chứ ko phải bất cứ sự chăm sóc thay thế tạm thời nào AIDS, lao, sốt rét, thương hàn -- danh sách vẫn còn tiếp diễn. Tôi đang nói rằng, họ sẽ đi đâu khi họ như tôi? Trở về quê hương -- làm 1 số việc, dạy học, đào tạo và mắc phải 1 trong những bệnh kể trên, hoặc tôi ốm dài ngày bởi 1 trong số những bệnh trong danh sách này, tôi sẽ đi đâu? Hậu quả kinh tế sẽ là gì khi 1 trong số họ chết hoặc tàn tật? Tôi nghĩ đó là vấn đề khá quan trọng. Đây chính là nơi mà họ sẽ đến. Đây không phải là những bức ảnh cũ và cũng không phải là dạng nhà tế bần -- đây là 1 bệnh viện lớn. Thực ra, nó là 1 trong số các bệnh viện chuyên khoa lớn ở Nigeria. Và đây, khoảng 1 năm trước, trong 1 phòng mổ. Đây là dụng cụ nạo phá thai ở Nigeria. Bạn có nhớ chỗ dầu này không? Phải, tôi xin lỗi nếu làm 1 trong số các bạn khó chịu, nhưng tôi nghĩ rằng các bạn cần phải xem điều này. Và đây là dưới sàn, ổn chứ? Bạn có thể nói 1 phần là do kiến thức. Tôi không phải đang biện hộ cho sự nghèo đói. Tôi đang nói rằng chúng ta cần nhiều hơn, không chỉ là tiêm chủng, cho sốt rét, AIDS. Bởi vì tôi muốn được điều trị trong 1 bệnh viện đích thực nếu có chuyện gì xảy ra với tôi. Thực ra, khi tôi bắt đầu chạy quanh và nói, "Này, các chàng trai, cô gái, các bác sĩ chuyên khoa tim ở Mỹ, các bạn có thể cùng tôi về Nigeria và thực hiện 1 nhiệm vụ?" Tôi muốn họ nghĩ rằng, "uhm, vẫn còn hi vọng ở đây." Bây giờ, hãy nhìn cái này. Đây là hệ thống gây mê. Chuyên môn của tôi là Gây mê và điều trị tích cực -- Hãy nhìn vào cái túi này. Nó được buộc bởi loại băng mà chúng ta đã ngưng sử dụng ở Anh. Tin tôi đi, đây là các hình ảnh phổ biến hiện nay. Bây giờ, nếu chuyện như thế này xảy ra ở Anh đây là nơi họ đến -- nơi tôi làm việc -- với những thiết bị chăm sóc chuyên sâu. Được rồi, đây là silde từ bài nói tôi đã được nhận về những thiết bị chăm sóc chuyên sâu ở Nigeria, chúng tôi nhắc đến nó như "Sự sợ hãi đắt đỏ". Bởi vì nó gây sợ hãi và nó rất đắt, nhưng chúng tôi cần có chúng. Ở đây có 1 số vấn đề. Không có giải thưởng nào cho người nói được những vấn đề đó là gì. Tôi nghĩ chúng ta đều biết, 1 vài người trước tôi và sau tôi đã đang sẽ nói nhiều hơn về những vấn đề này. Ở đây có 1 số vấn đề, Vậy, tôi đã là những gì? Cái chúng tôi đang làm là thực hiện 1 nhiệm vụ. Chúng tôi thực hiện 1 số ca mổ tim miễn phí, tôi là người Anh duy nhất, trong 1 đội có 9 bác sĩ phẫu thuật tim, y tá, điều dưỡng người Mỹ. Chúng tôi đều đến đây để thực hiện 1 nhiệm vụ, chúng tôi đã hoàn thành được 3 ca và sẽ còn tiếp tục. Bạn biết không, tôi tin vào những nhiệm vụ, tôi tin vào sự viện trợ và tôi tin vào từ thiện. Họ có chỗ của họ, nhưng họ sẽ đi đâu khi gặp những tình huống mà chúng ta vừa nói? Bởi vì không ai nhận được lợi nhuận gì từ nhiệm vụ này. Như Hans Rosling nói: "Sức khỏe là sự giàu có". Bạn sẽ giàu nhanh hơn nếu bạn có sức khỏe. Chúng tôi đang ở đây thực hiện 1 nhiệm vụ Phẫu thuật tim hở ở Nigeria -- vấn đề lớn. Đây là Mike, Mike đến từ Mississippi. Trông anh ấy có vẻ hạnh phúc không? Chúng tôi mất 2 ngày để sắp xếp địa điểm, nhưng nhìn xem Chúng tôi đã làm được. Nhìn Mike thật hạnh phúc phải ko? Lời khuyên của 1 chủ tịch hội đồng quản trị với chúng tôi là Tôi nói cho bạn biết nhé, bạn không có khả năng bạn không thể làm được, tôi biết mà." Nhìn xem, đó là kỹ thuật viên mà chúng tôi có. Đúng vậy, chúng tôi vẫn đang đi tiếp. (cười) Anh ý đi cùng tôi, kỹ thuật viên gây mê, đến từ nước Anh. Phải, chúng tôi làm việc với những thiết bị quá hạn. Nhìn xem, đây là 1 trong số những vấn đề chúng ta gặp phải ở Nigeria nói riêng và Châu Phi nói chung. Chúng tôi nhận rất nhiều thiết bị được quyên góp. Những thiết bị này đã lỗi thời, không còn hoạt động tốt, hoặc vẫn còn hoạt động và có thể sửa được. đã từ lâu chúng tôi sử dụng những thiết bị đó và tiếp tục công việc. Tuy nhiên chúng tôi có vài vấn đề nghiêm trọng ở đây. Anh ấy đang gọi điện. Anh ta luôn luôn phải gọi điện. Vậy, chúng tôi sẽ làm gì bây giờ? Có vẻ như tất cả những người ở đây là người Mỹ vâng, 1 người Anh, nhưng anh ta chả làm gì, nghĩ rằng anh ta là người Anh trong khi thực tế anh ta là người Nigeria, Tôi đã nghĩ về điều đó. Sự thực là, chúng tôi đã khiến những máy móc đó hoạt động được, nhưng chỉ 1 trong số chúng. Thậm chí còn cũ hơn cái bạn đang thấy trên màn hình Đây là phim X-quang, lý do tôi đưa ra bức ảnh này là để nói cho bạn biết nơi và cách chúng tôi xem phim X-quang. Bạn đã nhìn ra nó là ở đâu chưa? Vâng, 1 cái cửa sổ. Ý tôi là, chả nhẽ cửa sổ lại là 1 màn chiếu để xem phim? Không, làm ơn. Ngày nay, mọi thứ đều có trên PAX. Bạn xem phim X-quang và làm việc với chúng, gửi chúng qua email. Trong khi chúng tôi vẫn sử dụng phim X-quang, vấn đề là chúng tôi thậm chí không có 1 màn chiếu để xem phim! (phải dùng ánh sáng từ cửa sổ) trong khi chúng tôi đang thực hiện các ca phẫu thuật tim. Được rồi, tôi biết nó không phải là AIDS hay sốt rét, tuy nhiên chúng tôi vẫn cần công nghệ -- công nghệ giúp cho trẻ em và người lớn tin tưởng. Mọi người vẫn tin vào thầy phủ thủy -- bệnh tim, khuyết vách ngăn tâm thất được hiểu là 1 cái lỗ ở trong tim. Bạn vẫn nhận những bệnh nhân tin vào điều đó. % bão hòa oxi là 67, bình thường là khoảng 97. Tình trạng của cô ấy đòi hỏi phải được phẫu thuật tim hở và phải được làm khi cô ấy còn nhỏ. Nhưng chúng tôi phải mổ cho cả người đã trưởng thành. Chúng tôi đã thành công và đang tiếp tục. Chúng tôi đã thực hiện được 3 ca (cho người lớn) và đang lên kế hoạch cho ca tiếp theo vào tháng 7. ở phía bắc Nigeria. Vậy đó, chúng vẫn đang thực hiện mổ tim hở, sự khác biệt to lớn ở đây là mọi thứ ko có sẵn mà đều được chuyển đến -- chúng tôi phải mang đến tất cả các loại thiết bị và chúng tôi khá bực tức bởi vì trang thiết bị được lắp đặt bới những người không chuyên Máy thở oxi không hoạt động tốt. Nhưng chúng tôi đã thực hiện được bn ca? 12 Chúng tôi đã điều trị thành công cho 12 bệnh nhân. Đây là bệnh nhân đầu tiên của chúng tôi, được rồi, hãy nhìn cái ghế này. Đây chính là cái mà tôi muốn nói về công nghệ phù hợp. Đây là điều mà chúng tôi đã làm, kê chiếc giường lên bằng ghế, đơn giản vì nó không tự nâng lên được. Đã bao giờ bạn nhìn thấy điều tương tự trước đây? Chưa? Rồi? Không quan trọng, miễn là nó làm được việc. Tôi cam đoan rằng tất cả các bạn đã từng nhìn hoặc nghe thấy điều dưới đây. Chúng ta, quyết tâm, làm càng nhiều việc với hỗ trợ thấp nhất trong thời gian dài nhất -- (vỗ tay) hiện nay chúng ta có khả năng làm mọi điều với chả gì cả. (vỗ tay) Cảm ơn. Đây là công ty đầu tiên của tôi, Sustainable Solutions mục tiêu của công ty là cung cấp rất nhiều thứ mà theo tôi đang thiếu. Họ đặt tay tôi vào ví tiền và nói, "chàng trai, hãy mua các thiết bị đi nào" Hãy lập ra 1 công ty cung cấp việc dạy học, đào tạo, cũng như các công cụ họ cần để tiếp tục công việc. Và đây là 1 trong những ví dụ kinh điển. Bất cứ khi nào bạn mua 1 chiếc quạt thông gió ở bệnh viện, hãy mua thêm 1 chiếc khác cho trẻ em, và 1 chiếc nữa cho đơn vị vận tải. và nó sẽ hoạt động với cái giá 1 nửa và không cần không khí nén. Nếu bạn ở Mỹ, bạn sẽ không biết về những điều này, nhưng chúng tôi biết, bởi vì mục tiêu của chúng tôi là tìm ra công nghệ nào phù hợp với Châu Phi -- đâu là mức giá phù hợp, để tiếp tục công việc. Máy gây mê, hệ thống giám sát đa nhiệm, đèn mổ, máy hút. Loại pin nhỏ này -- hãy nhớ loại 12von sac o to, dùng để sạc, cái gì nhỉ -- máy chơi game cầm tay, điện thoại? Đó chính xác là cách mà nó được thiết kế. Tấm pin năng lượng mặt trời này sẽ sạc nó ... Chúng tôi có cả 1 cái máy sạc tay, đề phòng trường hợp bất chắc. Nếu tất cả các cách trên đều thất bại, và nếu bạn tìm được 1 chiếc ô tô có pin còn chạy lắp pin đó vào, và chiếc máy sẽ tiếp tục làm việc. Đó có phải loại phòng mạch mà bạn mong muốn ko? Quyết định loại thiết bị có thể sử dụng được Hiện nay chúng tôi đang Công nghệ chuyển đổi khí oxi không còn mới Cô đặc khí oxi là 1 công nghệ rất cũ. Công nghệ mới hơn, mà tôi hi vọng chúng tôi sẽ có trong vài tháng tới, là khả năng sử dụng 1 hệ thống quay vòng năng lượng để sản xuất và cung cấp oxi cho máy thở. Zeolite -- 1 loại khoáng chất có khả năng loại bỏ Nitơ khỏi không khí (trong không khí Nitơ chiếm 78%) Nếu bạn loại bỏ khí Nitơ, cái còn lại sẽ là Oxi, khá nguyên chất. Nó không mới. Cái mà chúng tôi đang làm là cố gắng ứng dụng công nghệ này. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của các thiết bị mà chúng tôi sử dụng. Và cũng là điều làm nên sự đặc biệt cho những thiết bị đó. Ngoài những giải thưởng đã đạt được, nó dễ di chuyển, đã được chứng nhận, đăng ký MHRA và CE mark, đối với những ai chưa biết, thì 2 chứng nhận trên của Châu Âu tương đương với FDA của Mỹ Nếu so sánh nó với loại được bày bán trong các siêu thị về giá cả mức độ dễ dàng khi sử dụng, sự thuận tiện. Bức tranh này được chụp năm ngoái. Những sinh viên này tốt nghiệp năm 1986, lớp tôi dạy. Bức ảnh chụp tại Potomac, trước nhà của 1 quý ông khá quen thuộc đối với những ai ở Maryland. Có rất nhiều người ở ngoài ngôi nhà, kể cả chúng tôi, mượn lời Hans Rosling sẽ là vấn đề nếu chỉ bề ngoài nhận được nhiều sự quan tâm, Nhưng cái mà chúng ta thực sự cần là giải pháp cho riêng Châu Phi phù hợp với Châu Phi -- nhìn vào văn hóa, nhìn vào con người, nhìn xem người dân Châu Phi có bao nhiêu tiền. Tôi hi vọng họ sẽ làm như vậy cùng với lòng nhiệt huyết, và sự hi sinh. Bạn phải làm vậy. Người dân Châu Phi phải làm vậy liên kết mọi người với nhau. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) "Bạn bị ung thư". Thật đáng buồn, 40% trong số chúng ta sẽ nghe câu này trong đời, và nửa đó sẽ không qua khỏi. Nghĩa là... cứ 2 trong 5 bạn bè và người thân của bạn bị chẩn đoán mắc một loại ung thư nào đó, và một người sẽ chết. Bên cạnh các đau đớn thể chất khoảng 1 phần 3 số người sống sót sau ung thư tại nước Mĩ rơi vào nợ nần vì chi phí chữa trị. Và những người này có khả năng bị phá sản cao hơn 2.5 lần so với những người không mắc ung thư. Căn bệnh này là phổ biến. Nó làm suy sụp cảm xúc và, với nhiều người, hủy diệt điều kiện tài chính. Nhưng một chẩn đoán mắc ung thư không có nghĩa là một bản án tử. Tìm thấy ung thư sớm, khi nó mới bắt đầu, là một yếu tố tối quan trọng để cải thiện các phương pháp điều trị, giảm sự suy sụp tâm lí và giảm thiểu gánh nặng tài chính. Quan trọng nhất, tìm ra ung thư sớm-- là một trong những một tiêu chính trong nghiên cứu của tôi-- để cải thiện nhiều khả năng sống sót của bạn. Nếu chúng ta nhìn vào một ví dụ về ung thư vú, ta thấy những người được chẩn đoán và chữa trị trong giai đoạn 1 có tỉ lệ sống sót trong 5 năm gần như là 100%-- tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 22% nếu chữa trị tại gian đoạn 4. Và có xu hướng tương tự cho 2 loại ung thư: đại trực tràng và buồng trứng. Bây giờ, chúng ta được biết rằng một sự chẩn đoán sớm và chính xác là tối quan trọng để sống sót. Vấn đề là nhiều công cụ chẩn đoán ung thư phải xâm nhập cơ thể, đắt tiền, thường không chính xác. và chúng có thể mất nhiều thời gian để nhận được kết quả. Tệ hơn, khi dùng cho 1 số loại ung thư, như ung thư buồng trứng, gan hay tuyến tụy, thì đơn giản là không có phương pháp sàng lọc tốt nào, nghĩa là mọi người thường đợi đến khi có triệu chứng rõ ràng, mà chúng lại là những dấu hiệu cho thấy bệnh đã ở giai đoạn cuối. Như một cơn bão đổ bộ vào một khu vực mà không có hệ thống cảnh báo sớm, không có dấu hiệu cảnh báo, cho sự nguy hiểm ở ngay trước mắt bạn khi khả năng sống sót của bạn bị giảm mạnh. Có sự tiện lợi và khả năng tiếp cận các phương án sàng lọc thông thường giá rẻ, không xâm lấn cơ thể và có thể cho kết quả sớm hơn, điều này sẽ cho chúng ta một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến với ung thư. Một sự cảnh báo sớm sẽ cho phép chúng ta đi trước căn bệnh thay vì chi theo dỗi diễn biến trỗi dậy của nó. Đây chính xác là những gì tôi đang làm. Trong 3 năm qua, tôi đã và đang phát triển các kĩ thuật có thể hỗ trợ bác sĩ với sự chẩn đoán ung thư sớm và thường xuyên. Và tôi được tiếp sức bởi sự tò mò sâu sắc với khoa học, và một niềm đam mê thay đổi các số liệu thống kê này. Dù vậy, cuối năm trước, cuộc chiến trở nên cá nhân hóa hơn khi vợ tô bị chẩn đoán mắc ung thư vú. Đó là một trải nghiệm đã thêm những cảm xúc mạnh mẽ và không mong muốn vào những nỗ lực này. Tôi tận mắt chứng kiến sự điều trị thay đổi cuộc sống như thế nào, và tôi cảm nhận sâu sắc sự tàn phá cảm xúc mà ung thư có thể gây ra cho một gia đình, trong trường hợp của chúng tôi gồm cả 2 cô con gái nhỏ. Vì chúng tôi tìm ra bệnh sớm trong buỗi chụp quang tuyến vú định kì chúng tôi có thể tập trung vào phương pháp chữa trị cho cho các khối u, tái khẳng định với tôi sự quan trọng của chẩn đoán sớm. Khác các loại ung thư khác, chụp quang tuyến vú cung cấp một lựa chọn sàng lọc sớm cho ung thư vú. Nhưng, không phải ai cũng làm điều này, hoặc họ đã mắc ung thư vú, trước khi được khuyến cáo chụp quang tuyến vú ở tuổi trung niên. Vậy, vẫn còn rất nhiều thứ để cải thiện trong cả các loại ung thư đã có cách sàng lọc, và, tất nhiên là lợi ích rất lớn cho các loại không có. Một thách thức then chốt trong nghiên cứu ung thư là phát triển phương pháp để việc sàng lọc thường xuyên nhiều loại ung thư khác nhau trở nên dễ tiếp cận hơn. Tưởng tượng một tình huống, trong cuộc kiểm tra định kì của bạn, bác sĩ có thể thực hiện một xét nghiệm nước tiểu đơn giản, không xâm lấn, hoặc các loại dịch khác, và cho bạn kết quả trước cả khi bạn rời phòng khám. Giống như một công nghệ có thể giảm đáng kể số lượng người bị bỏ sót trong một cuộc chẩn đoán ung thư sớm. Nhóm nghiên cứu của tôi gồm các kỹ sư và nhà sinh học đang thật sự nghiên cứu về vấn đề này. Chúng tôi tìm cách để thường xuyên kích hoạt cảnh báo ung thư sớm thông qua cho phép các sàng lọc đơn giản bắt đầu khi một người còn khỏe mạnh và hành động đó có thể chặn ung thư vào thời điểm nó xuất hiện và trước khi nó có thể tiến triển ra khỏi thời kì tiền phát. "Viên đạn bạc" trong trường hợp này là các bao nang nhỏ "khoang thoát hiểm tí hon" thường rụng khỏi tế bào gọi là exosome. Exosome là chỉ thị sinh học quan trọng có thể cung cấp sự cảnh báo sớm về sự phát triển của ung thư. Và vì nó có rất nhiều trong bất kì loại dịch cơ thể nào, bao gồm máu, nước tiểu, nước bọt, chúng vô cùng hấp dẫn cho phương pháp sinh thiết dịch lỏng không xâm lấn. Đây chỉ mới là 1 vấn đề. 1 hệ thốnng tự động để phân loại nhanh các chỉ thị sinh học quan trọng này hiện nay không có. Chúng tôi tạo ra một công nghệ gọi là nano-DLD có khả năng chính xác này: tự động cô lập exosome để hỗ trợ nhanh chóng trong chẩn đoán ung thư. Exosome là vũ khí cảnh báo sớm nhất, nếu ban có, nổi trên mặt sinh thiết dịch lỏng. Và chúng rất, rất nhỏ. Chúng chỉ có đường kính từ 30 đến 150 nanomet. Chúng thật sự nhỏ bé mà bạn có đưa 1 triệu exosome vào 1 tế bào hồng cầu. Giống như sự khác biệt giữa 1 quả bóng golf và một hạt cát mịn. Cần phải có các "thùng rác" nhỏ cho các chất thải không mong muốn từ tế bào, và điều đã được tìm thấy là tế bào thật sự giao tiếp với nhau bằng cách sản xuất và hấp thụ exosome, những thế chứa những thụ thể bề mặt, protein và các vật liệu di truyền khác được thu thập từ tế bào gốc của chúng. Khi bị hấp thụ bởi một tế bào lân cận, exosome giải phóng những gì chúng có vào tế bào nhận, và có thể cài đặt một số vận động thay đổi cơ bản trong gen-- một vài thay đổi là tốt, và đây là nơi ung thư sinh ra, vài cái là xấu. Vì chúng được bao bọc trong vật chất của tế bào mẹ, và chứa một mẫu của môi trường của nó, chúng cung cấp một bức ảnh về sức khỏe tế bào đó và nguyên bản của chúng. Những tính chất này biến exosome thành "người truyền tin" vô giá có thể cho phép bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn ở cấp độ tế bào. Dù vậy, để bắt được ung thư sớm thường xuyên đón đầu các thông điệp này để xác định khi nào ung thư "gây rối" trong cơ thể bạn và tiến hành "đảo chính", đó là lý do sàng lọc thường xuyên là rất quang trọng và vì sao chúng tôi phát triển công nghệ này để làm nó khả thi. Khi các phương pháp chuẩn đoán đầu tiên dựa vào exosome nổi lên, mới năm nay thôi chúng không phải là một phần của các lựa chọn y tế chính. Hơn nữa trong sự nổi lên của chúng, có một điều khác hạn chế sự áp dụng rộng rãi của chúng. đó là hiện tại chưa tồn tại hệ thống tự động cô lập exosome để sàng lọc thường xuyên trở nên dễ tiếp cận và hiệu quả về kinh tế. Tiêu chuẩn vàng hiện nay để cô lập exosome bao gồm siêu li tâm một quá trình đòi hỏi thiết bị thí nghiệm đắt tiền, một phòng lab công nghệ và 30 giờ để xử lí một mẫu. Chúng ta sẽ đến một cách tiếp cận khác để đạt được sự cô lập exosome tự động từ một mẫu thử ví dụ nước tiểu. Chúng tôi dùng kỹ thuật tách dòng liên tục dựa trên chip là 'chuyển bên xác định' (deterministic lateral displacement). Chúng tôi đã hoàn tất nó đều mà công nghiệp bán dẫn đã làm rất thành công trong 50 năm qua. Chúng tôi giảm bán kính của công nghệ này từ cỡ micromet xuống kích cỡ nano thật sự. Vậy nó hoạt động thế nào? Tóm lại là, một tập hợp các trụ nhỏ ngăn cách bởi các khoảng trống có kích thước nano được xếp theo cách nào đó để hệ thống chia các dịch theo cách hợp lí với cách hạt nano có liên quan nhiều đến ung thư bị tách ra thông qua quá trính chuyển hướng từ thành phần nhỏ hơn, lành mạnh hơn. thứ tương phản với các hạt trên di chuyển dạng zigzag xung quanh các trụ trong hướng chảy của dòng dịch. Kết quả là sự chia tách hoàn toàn của 2 quần thể hạt này. Bạn có thể hình dung quá trình chia tách này tương tự tình hình giao thông trên 1 xa lộ chia thành 2 hướng, với 1 hướng đi vào đường hầm thấp nằm bên dưới 1 ngọn núi, và hướng kia đi vòng qua nó (ngọn núi). Ở đây, xe nhỏ hơn có thể đi qua đường hầm trong khi các xe tải lớn hơn có thể chở chất liệu nguy hiểm bị buộc phải đi đường vòng. Giao thông được phân chia một cách hiệu quả dựa vào kích cỡ và hàng hóa mà không cản trở dòng chảy của nó. Đây chính xác là cách hệ thống chúng tôi hoạt động ở một tỉ lệ nhỏ hơn nhiều. Ý tưởng ở đây là sự chia tách cho sàng lọc có thể đơn giản khi thực hiện cho 1 mẫu như nước tiểu, máu hay nước bọt, có thể thành hiện thực trong vài năm tới. Cuối cùng, nó có thể dùng để cô lập và phát hiện exosome mục tiêu có liên quan đến từng loại ung thư cụ thể, cảm nhận và báo cáo về sự có mặt của nó trong vài phút. Cái này có thể giúp sự chẩn đoán diễn ra nhanh và hầu như không đau. Nói rộng ra, khả năng có thể chia tách và làm giàu chỉ thị sinh học với sự chính xác ở cấp độ nano một cách tự động, mở ra cánh cửa để hiểu hơn về các loại bệnh ví dụ ung thư, với khả năng ứng dụng từ chuẩn bị mẫu đến chẩn đoán, và từ giám sát sự kháng thuốc đến liệu pháp. Thậm chí trước khi vợ tôi bị ung thư, đó là một giấc mơ của tôi, tạo điều kiện tự động hóa cho quá trình này-- để sàng lọc thường xuyên dễ tiếp cận hơn, giống như cách Henry Ford làm xe ô tô trở nên dễ tiếp cận với những người dân bình thường thông qua sự phát triển của dây chuyền lắp ráp. Tự động là chìa khóa cho sự tiếp cận. Tinh thần trong các giấc mơ của Hoover, "một con gà mọi cái nồi và 1 chiếc ô tô trong mọi garage". Tôi đang phát triển công nghệ mà cuối cùng có thể cung cấp hệ thống cảnh báo sớm ung thư đến mọi nhà. Điều này cho mọi người phụ nữ và trẻ em cơ hội kiểm tra thường xuyên ngay khi họ còn khỏe mạnh, bắt được ung thư khi nó mới bắt đầu. Nó là hy vọng và mơ ước của tôi để giúp mọi người trên thế giới tránh được cái giá đắt -- và tài chính, sức khỏe và cảm xúc -- điều bệnh nhân ung thư hiện nay phải đối mặt, sự gian khổ mà tôi biết rất rõ. Tôi cũng vui mừng thông báo vợ tôi được chẩn đoán ung thư sớm nên cô ấy điều trị thành công, Và cô ấy giờ, may mắn, đã khỏi ung thư. ( Vỗ tay) Đó là kết quả mà tôi muốn thấy với mọi người bị chẩn đoán mắc ung thư. Với công việc nhóm của tôi đã hoàn thành trong sự chia tách chỉ thị sinh học ở cấp độ nano cho sự chẩn đoán ung thư nhanh vào giai đoạn sớm. Tôi rất lạc quan rằng trong vài thập kỉ nữa công nghệ này sẽ có thể giúp bảo vệ bạn bè, gia đình và các thế hệ sau của chúng ta. Thậm chí khi chúng ta không may bị chẩn đoán mắc ung thư, sự cảnh báo sớm đó sẽ là ngọn hải đăng mạnh mẽ về hy vọng. Cám ơn. (Vỗ tay) Lần cuối cùng tôi nghe thấy giọng của con trai tôi là khi nó đi ra ngoài cửa trên đường tới trường Nó nói to một từ trong bóng tối "tạm biệt mẹ" Vào ngày 20 tháng 4, 1999 Buổi sáng hôm đó, tại Trường cấp 3 Columbine con trai tôi Dylan và bạn của nó Eric đã giết 12 học sinh và một giáo viên làm bị thương hơn 20 người khác trước khi tự sát. 13 người vô tội đã bị giết, bỏ lại những người yêu thương họ trong đau đớn và tổn thương. Những người khác thì bị thương, một số bị hủy hoại dung nhan và tàn tật vĩnh viễn. Nhưng tác động của thảm kịch này không thể được đo bằng số lượng người chết hay bị thương Không có cách nào có thể đo được ảnh hưởng tâm lý của những người có mặt tại trường, hay những người nỗ lực tham gia bảo vệ hay dọn dẹp Không có cách nào định mức được tầm quan trọng của thảm kịch Columbine đặc biệt khi nó có thể là kế hoạch cho những tay súng khác tiếp tục phạm tội ác. Columbine là một cao trào, và khi vụ va chạm chấm dứt cộng đồng và xã hội có thể mất nhiều năm mới có thể hiểu được tác động của nó. Tôi đã phải mất nhiều năm để cố gắng chấp nhận tội ác của con trai. Hành vi tàn nhẫn của nó trước khi chết cho tôi thấy nó là một người hoàn toàn khác so với người tôi biết trước đây Sau đó mọi người hỏi tôi, "Sao bà có thể không biết? Bà làm mẹ kiểu gì vậy?" Tôi vẫn tự vấn bản thân những câu đó. Trước vụ bắn súng, tôi tự cho mình là người mẹ tốt. Giúp đỡ con mình trở thành người có lòng nhân ái, khỏe mạnh, và có trách nhiệm là sứ mệnh quan trọng nhất trong đời tôi. Nhưng bi kịch đó đã cho tôi biết rằng tôi là một bà mẹ thất bại, và cảm giác thất bại đó đã mang tôi tới đây hôm nay. Ngoài bố thằng bé, tôi là người hiểu và yêu Dylan nhất Nếu bất cứ ai biết chuyện gì đã xảy ra thì người đó nên là tôi, phải không? Nhưng tôi không biết. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm khi làm mẹ của một kẻ giết và làm tổn thương người khác. Nhiều năm sau thảm kịch, tôi lùng sục mọi kí ức cố gắng lí giải chính xác bà mẹ như tôi đã thất bại ở điểm nào. Nhưng chẳng có câu trả lời đơn giản nào. Tôi không thể đưa ra cho bạn bất cứ giải pháp nào. Những gì tôi có thể làm đó là chia sẻ những gì tôi đã học được. Khi tôi nói chuyện với những người không biết tôi trước cuộc bắn súng, Tôi phải đối mặt với 3 thách thức. Đầu tiên, khi tôi đi vào một căn phòng như thế này tôi không bao giờ biết liệu có ai ở đây đã trải qua sự mất mát do con trai tôi gây ra chưa. Tôi cảm thấy cần phải chấp nhận nỗi đau mà con trai tôi gây ra người đã không còn sống để làm chuyện đó. vì vậy, từ tận đáy lòng, trước hết tôi thành thật xin lỗi nếu con trai tôi khiến bạn trải qua nỗi đau. Thách thức thứ hai là tôi phải cầu xin sự thấu hiểu và thậm chí lòng trắc ẩn khi tôi nói về việc con trai tôi tự sát. Hai năm trước khi nó chết, nó đã viết một đoạn trong quyển vở rằng nó đang tự rạch da. Nó nói rằng nó rất đau khổ và muốn lấy một khẩu súng kết liễu cuộc đời mình. Tôi không hề biết về điều này cho đến vài tháng sau cái chết của nó. Khi tôi nói về vụ tự sát của con trai, tôi không cố gắng làm giảm đi sự độc ác nó đã tạo ra lúc cuối đời. Tôi đang cố gắng hiểu cách mà ý nghĩ tự sát của nó dẫn đến vụ thảm sát. Sau khi đọc và nói chuyện với chuyên gia, cuối cùng tôi tin rằng vụ ám sát không liên quan đến khao khát muốn giết người mà liên quan đến khao khát muốn chết. Thách thức thứ ba khi tôi nói về vụ ám sát và tự sát của con trai tôi đó là tôi muốn nói về sức khỏe tinh thần xin lỗi -- đó là tôi muốn nói về sức khỏe tinh thần, hay sức khỏe não bộ, tôi muốn gọi như thế vì nó cụ thể hơn, và đồng thời, tôi cũng đang nói về bạo lực. Điều cuối cùng tôi muốn làm là đóng góp vào sự hiểu nhầm xoay xung quanh bệnh tâm thần. Chỉ có một số ít những người tâm thần có xu hướng bạo lực đến những người khác, nhưng những người chết vì tự sát được ước tính chiếm từ 75 đến hơn 90% có một số tình trạng sức khỏe tinh thần chẩn đoán được. Như các bạn đều biết, hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần không thể giúp mọi người và không phải bất cứ ai có suy nghĩ phá hoại đều phù hợp với tiêu chuẩn cho một chẩn đoán cụ thể. Nhiều người có cảm giác sợ hãi, tức giận hay tuyệt vọng kéo dài không bao giờ được đánh giá hay điều trị. Họ chỉ thu hút sự chú ý của chúng ta khi họ có một cuộc khủng hoảng hành vi. Nếu ước tính là chính xác thì một đến hai phần trăm các vụ tự sát liên quan đến vụ sát hại của một người khác, khi tỉ lệ tự sát tăng cao, như chúng tăng lên ở một vùng dân số thì tỉ lệ tự sát-giết người cũng sẽ tăng. Tôi muốn biết Dylan nghĩ gì trước khi nó chết, vì vậy tôi tìm câu trả lời từ những người sống sót trong những vụ tự sát hụt. Tôi đã nghiên cứu và tình nguyện giúp đỡ các hoạt động gây quỹ, và bất cứ khi nào tôi có thể, tôi đều nói chuyện với những người sống sót sau những vụ tự sát hay cố gắng tự sát. Cuộc nói chuyện hữu ích nhất tôi có là với một đồng nghiệp vô tình nghe tôi nói chuyện với người khác trong phòng làm việc của tôi Bà ấy nghe tôi nói rằng Dylan có thể không yêu tôi nếu nó làm điều kinh khủng như thế. Sau đó, khi bà ấy thấy tôi ở một mình bà xin lỗi vì đã nghe trộm cuộc nói chuyện của tôi, nhưng nói rằng tôi đã sai rồi. Bà nói rằng khi là một bà mẹ đơn thân trẻ tuổi của ba đứa con thơ, bà rất suy sụp và phải đến bệnh viện điều trị Lúc đó, bà chắc chắn rằng con mình sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bà chết, vì vậy bà lên kế hoach kết liễu cuộc đời mình. Bà khẳng định với tôi rằng tình yêu của mẹ là sợi dây mạnh nhất trên Trái đất này và bà yêu con mình hơn bất cứ thứ gì trên thế giới này, nhưng bởi vì căn bệnh của mình, bà chắc chắn rằng chúng sẽ sống tốt hơn nếu không có bà. Những gì bà nói và tôi học được từ người khác đó là chúng ta không đưa ra quyết định, để tự kết liễu cuộc đời mình giống như chọn lái xe nào hay đi đâu và tối thứ Bảy. Khi ai đó cực kì muốn tự sát, tức là họ đang ở trong tình trạng sức khỏe khẩn cấp mức độ 4. Suy nghĩ của họ bị suy yếu và họ mất khả năng bảo vệ bản thân. Mặc dù họ có thể lập kế hoạch và hành động có logic, cảm giác đúng đắn bị bóp méo bởi nỗi đau qua cách họ phân tích thực tế. Một số rất giỏi che giấu cảm giác này, và họ thường có lí do đúng đắn để làm điều đó. Chúng ta đôi khi cũng có suy nghĩ tự sát, nhưng ý nghĩ tự sát kéo dài, kiên định và đặt ra kế hoạch tự sát là triệu chứng của bệnh lý, và giống như những bệnh khác, phải phát hiện ra triệu chứng và điều trị trước khi họ chết. Nhưng cái chết của con tôi không đơn thuần là một vụ tự sát. Nó liên quan đến vụ giết người lớn. Tôi muốn biết suy nghĩ tự sát của nó dẫn đến hành động như thế nào. Nhưng nghiên cứu rải rác và không có câu trả lời đơn giản. Con trai tôi có thể đã trải qua trầm cảm kéo dài. Nó theo chủ nghĩa hoàn hảo và muốn tự lực cánh sinh, vì thế nó ít tìm đến sự giúp đỡ từ người khác. Nó đã trải qua sự kiện bắn súng ở trường khiến nó cảm thấy bị hạ thấp, bị làm nhục, và tức giận Và nó cũng có một tình bạn phức tạp với một cậu bé cùng chia sẻ cảm giác tức giận và bị xa lánh như thế và cũng là người cực kì bối rối, có tính kiểm soát và giết người. Và đỉnh điểm của cảm giác dễ bị tổn thương và mỏng manh, Dylan đã dùng súng mặc dù nhà tôi không hề sở hữu chúng. Một chàng trai 17 tuổi có thể cực kì dễ dàng mua súng, một các hợp pháp lẫn bất hợp pháp mà không có sự cho phép hay biết đến của tôi, và sau đó gây ra vụ bắn súng tại trường việc đó dễ kinh khủng. Điều Dylan làm hôm đó làm tan nát trái tim tôi, và giống như mọi nỗi đau, cơ thể và trí óc tôi bị tổn thương nặng nề. Hai năm sau vụ bắn súng, tôi bị ung thư vú, và 2 năm sau đó, tôi lại có vấn đề với sức khỏe tinh thần. Đỉnh điểm của nỗi đau triền miên đó tôi sợ mình sẽ tình cờ gặp người nhà của những người Dylan đã giết, hay bị truyền thông và đám đông giận dữ đến gần. Tôi sợ xuất hiện trên tin tức, sợ khi bị gọi là một người mẹ kinh khủng hay một người đáng khinh. Tôi bắt đầu sợ hãi. Nỗi sợ đầu tiên bắt đầu 4 năm sau vụ bắn súng khi tôi đã sẵn sàng cho lời khai và gặp mặt trực tiếp gia đình nạn nhân. Nỗi sợ thứ 2 bắt đầu 6 năm sau vụ bắn súng, khi tôi chuẩn bị nói trước công chúng về giết người - tự sát lần đầu tiên trong một cuộc hội nghị. Cả hai đều kéo dài trong một vài tuần. Nỗi đau đó xảy ra mọi nơi: ở trong cửa hàng vũ khí, trong văn phòng tôi, hay thậm chí khi đang đọc sách trên giường. Tâm trí tôi đột ngột bị mắc kẹt trong vòng xoáy sợ hãi và dù tôi cố gắng thế nào để bình tâm hay trốn thoát tôi không thể làm nó. có cảm giác như não của tôi đang cố giết mình, và sau đó, lo sợ mình sẽ sợ phải gặm nhấm những suy nghĩ của mình Đó là khi tôi học được rằng tinh thần bị trục trặc là như thế nào, và đó là khi tôi trở thành một người ủng hộ cho sức khỏe trí óc. Bằng phương pháp điều trị, thuốc thang và tự chăm sóc, cuộc sống cuối cùng cũng trở lại với bất cứ thứ gì gọi là bình thường trong mọi trường hợp. Khi tôi nhìn lại tất cả những gì đã xảy ra, tôi có thể thấy sự rối loạn chức năng của con trai tôi có thể đã xảy ra suốt hai năm, khoảng thời gian đủ dài để giúp nó, giá như có ai đó biết nó cần giúp đỡ và biết phải làm gì. Mỗi lần mọi người hỏi tôi, "Làm sao bà lại không biết? ", tôi cảm thấy như bị đấm vào bụng. Nó mang theo sự buộc tội và cảm giác mắc tội mà dù cho có dùng bao nhiêu phương pháp điều trị tôi cũng không bao giờ xóa bỏ nó được. Nhưng đây là điều tôi đã học được: nếu đủ yêu thương để ngăn ai đó muốn tự sát tránh không làm đau bản thân, thì tự vẫn sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng tình yêu không đủ, và tự sát sẽ xảy ra. Đó là nguyên nhân thứ hai dẫn đến cái chết cho những người từ 10 đến 34 tuổi, và 15% thanh niên Mỹ được thống kê có ý định tự sát trong năm qua. Tôi biết rằng dù chúng ta muốn tin bản thân có thể như thế nào, chúng ta cũng không thể biết và kiểm soát điều người chúng ta yêu nghĩ và cảm nhận và niềm tin cứng ngắc rằng chúng ta khác nhau, rằng người chúng ta yêu sẽ không bao giờ nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hay người khác, có thể khiến chúng ta bỏ lỡ điều giấu sau cái nhìn giản đơn. Và nếu cảnh tượng kinh khủng nhất xảy ra chúng ta sẽ phải học cách tha thứ cho bản thân vì không biết hay không hỏi đúng câu hỏi hay không tìm ra đúng phương pháp điều trị. Chúng ta nên nghĩ rằng người chúng ta yêu thương có thể đang trải qua nỗi đau bất chấp họ nói gì hay cư xử như thế nào. Chúng ta nên lắng nghe bằng cả con người mà không đánh giá, và không đưa ra giải pháp. Tôi biết mình sẽ sống với bi kịch này, với tấn bi kịch này, suốt phần đời còn lại. Tôi biết rằng trong tâm trí nhiều người, những gì tôi mất không thể so sánh được với những mất mát của các gia đình khác. Tôi biết sự chiến đấu của tôi không khiến sự mất mát của họ nhẹ nhàng hơn. Tôi biết có người nghĩ tôi không có quyền để đau đớn, mà phải hối lỗi suốt cuộc đời. Cuối cùng những gì tôi biết là: thực tế bi thảm là ngay cả khi chúng ta thận trọng hay trách nhiệm nhất cũng không giúp ích được, nhưng vì yêu thương, chúng ta sẽ không bao giờ ngừng cố gắng để biết điều không thể biết. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi ở đây để nói với các bạn về thành phố thuận tiện cho việc đi bộ. Thành phố này là thế nào? Để định nghĩa thì, đó là thành phố mà ở đó ô tô là phương tiện tự do tùy ý, hơn là một thiết bị cấy ghép nhân tạo. Và tôi muốn nói về lý do vì sao ta cần thành phố thuận tiện cho đi bộ, và làm thế nào để tạo nên thành phố như vậy. Phần lớn các bài nói những ngày gần đây của tôi là về lý do vì sao ta cần nó, nhưng các bạn rất thông minh. Và tôi cũng có bài nói như vậy tròn một tháng trước, và bạn có thể xem trên TED.com. Hôm nay tôi muốn nói về cách chúng ta làm điều đó. Suy nghĩ về điều đó trong thời gian dài, tôi đã nghĩ ra thuyết khái quát về tính thuận tiện cho đi bộ. Đó là một thuật ngữ có phần hơi tỏ vẻ, và hơi mỉa mai, nhưng đó là thứ tôi đã nghĩ nhiều trong thời gian dài, và tôi muốn chia sẻ về điều tôi nghĩ là mình đã tìm ra. Ở thành phố điển hình của Hoa Kỳ -- không phải là Washington, DC, hay New York, hay San Francisco; mà là Grand Rapids hay Cedar Rapids hay Memphis -- ở thành phố điển hình của Hoa Kỳ nơi phần lớn dân sở hữu ô tô và người ta muốn lái xe mọi lúc, nếu bạn muốn họ đi bộ, thì bạn cũng cần chứng minh việc đi bộ đó tốt bằng hay tốt hơn cả việc lái xe. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là bạn cần phải cùng lúc đưa ra bốn điều: cần có lý do thích đáng để đi bộ, việc đi bộ phải an toàn và tạo cảm giác an tâm, phải thoải mái và phải thú vị. Bạn cần phải cùng lúc làm tất cả bốn điều đó, đó là kết cấu bài nói của tôi hôm nay, và tôi sẽ đi sâu vào từng điều. Lý do khiến ta đi bộ là câu chuyện tôi học được từ các vị cố vấn, Andrés Duany và Elizabeth Plater-Zyberk, người sáng lập phong trào New Urbanism (Đô thị hóa mới). Và tôi muốn nói rằng nửa số slide và nửa phần bài nói hôm nay là tôi học được từ họ Đó là câu chuyện về quy hoạch, câu chuyện về sự hình thành nghề quy hoạch. Vào thế kỷ 19, con người cảm thấy ngột ngạt vì các nhà máy tối tăm, quỷ quái, các nhà quy hoạch nói, này, hãy đưa nhà ở ra xa khỏi các nhà máy. Và tuổi thọ đã tăng mạnh ngay lập tức, và ta muốn nói rằng kể từ đó, các nhà quy hoạch vẫn cố gắng để lặp lại trải nghiệm này. Đó là điểm khởi đầu của thứ gọi là quy vùng Euclidian, là sự phân chia cảnh quan thành các khu vực lớn với mục đích sử dụng riêng. Và thông thường khi đến quy hoạch một thành phố, một sơ đồ quy hoạch thế này đã đợi sẵn tôi. Và một bản sơ đồ như vậy đồng nghĩa với việc sẽ không có thành phố thuận tiện cho đi bộ, bởi vì mọi thứ đều nằm xa nhau. Thay vào đó ta có thành phố thuận tiện cho đi bộ nhất của chúng ta, và tôi muốn đề cập tới, đây là kiểu Rothko, và đây là kiểu Seurat. Ông là họa sĩ thuộc trường phái pointilism (vẽ tranh bằng chấm) -- đó là một cách khác để vẽ sơ đồ quy hoạch. Và thậm chí bản đồ Manhattan này cũng khó hiểu vì màu đỏ để chỉ mục đích sử dụng khác nhau theo chiều thẳng đứng. Với những ai theo phong trào Đô thị hóa mới, việc quan trọng là công nhận rằng chỉ có hai cách, đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn người, để xây dựng các cộng đồng, trên thế giới và trong lịch sử. Một là khu kiểu truyền thống. Bạn thấy ở đây là một vài khu như vậy thuộc Newburyport, Massachusetts, được định nghĩa là rất gắn kết và đa dạng -- nơi để sống, làm việc, mua sắm, giải trí, và học tập -- toàn bộ đều trong khoảng cách gần. Và đó là sự thuận tiện cho đi bộ. Có rất nhiều phố nhỏ. Mỗi phố lại rất dễ chịu để đi bộ qua. Và trái ngược với đó là một phát minh xuất hiện sau Thế chiến thứ II, sự mở rộng hỗn độn vùng ngoại ô, rõ ràng là không gắn kết, không đa dạng, và không thuận tiện cho đi lại, vì rất ít phố kết nối với nhau, còn những phố kết nối nhau thì lại quá tải, và bạn sẽ không cho con mình đi lại ở đó. Và tôi muốn cảm ơn Alex Maclean, nhiếp ảnh gia trên không, vì đã có những bức ảnh đẹp tôi đưa các bạn xem hôm nay. Rất thú vị khi chia nhỏ sự mở rộng hỗn độn thành những cấu phần. Rất dễ hiểu, những nơi chỉ dành để sống, những nơi chỉ để làm việc, những nơi chỉ để mua sắm, và các công trình công cộng khổng lồ. Các trường học ngày càng trở nên to rộng hơn, và vì thế, ngày càng xa nhau hơn. Và tỉ lệ của kích thước bãi đỗ xe so với kích thước trường học cho thấy tất cả những gì bạn cần biết, là không đứa trẻ nào từng đi bộ đến ngôi trường này, không đứa trẻ nào sẽ đi bộ đến ngôi trường này. Sinh viên năm bốn và năm ba thì chở sinh viên năm nhất và năm hai, và đương nhiên có số liệu về tai nạn để chứng minh điều đó. Và rồi có các công trình dân sự khổng lồ khác như sân thể thao -- thật tuyệt vời rằng Westin ở khu vực Ft. Lauderdale có tám sân bóng đá và tám sân bóng chày và 20 sân tennis, nhưng hãy nhìn con đường dẫn tới địa điểm đó, bạn có cho con mình đạp xe ở đó không? Và đó là lý do vì sao giờ có "soccer mom" (bà mẹ thường đưa con đi đá bóng). Khi còn nhỏ, tôi có một sân bóng đá, một sân bóng chày và một sân tennis, nhưng tôi có thể đi bộ tới đó, vì nằm trong khu của tôi. Phần cuối cùng của sự hỗn độn mọi người quên không xét tới: nếu bạn muốn tách mọi thứ ra và rồi kết nối lại chỉ với cơ sở hạ tầng cho xe hơi, thì khung cảnh của bạn sẽ trông thế này. Thông điệp chính ở đây là: nếu bạn muốn có một thành phố thuận cho đi bộ, bạn không thể bắt đầu với mô hình hỗn độn, mà bạn cần khung mô hình đô thị. Đây là kết quả của dạng thiết kế đó, như thế này. Và đây là điều mà rất nhiều người Mỹ muốn. Nhưng ta phải hiểu đó là giấc mơ Mỹ gồm hai phần. Nếu bạn mơ ước về điều này, bạn cũng sẽ mơ ước về điều này, thường là tới mức lố bịch, khi chúng ta xây dựng cảnh quan để đáp ứng ô tô trước tiên. Và trải nghiệm khi ở những nơi này -- (Cười) Ảnh này không phải qua photoshop. Walter Kulash đã chụp. Đó là ở thành phố Panama. Đây là một nơi có thực. Và là một tài xế có thể hơi phiền phức, và là một người đi bộ có thể hơi phiền phức ở những nơi thế này. Đây là slide mà các nhà dịch tễ học đã đưa ra nhiều gần đây. (Cười) Việc chúng ta có một xã hội nơi bạn lái xe tới bãi đỗ xe và dùng thang máy để tới máy chạy bộ cho thấy ta đang làm sai điều gì đó. Nhưng ta biết cách cải thiện nó. Đây là hai mô hình trái ngược nhau. Tôi đưa lên slide này, đây là một văn bản quá trình phát triển của Đô thị hóa mới trong gần 30 năm, để cho thấy rằng sự mở rộng hỗn độn và khu truyền thống có những điều như nhau. Vấn đề chỉ là chúng lớn thế nào, và gần nhau đến đâu, chúng xen kẽ nhau ra sao, và bạn có một hệ thống đường phố thay vì là đường cụt hay một hệ thống tổng hợp các con phố? Khi ta xem xét một khu vực trung tâm, một nơi có hy vọng thuận tiện cho đi bộ, và hầu hết đó là những khu trung tâm trong các thành phố ở Hoa Kỳ và thị trấn và làng mạc, ta nhìn chúng và nói muốn sự cân bằng trong các mục đích sử dụng. Vậy điều gì thiếu hay không được miêu tả đủ? Và một lần nữa, ở các thành phố Mỹ điển hình nơi phần lớn người Mỹ sinh sống, đó là sự thiếu nhà ở. Không có cân bằng giữa việc làm với nhà ở. Và bạn có thể hiểu rằng khi đưa nhà ở trở lại những thứ khác cũng bắt đầu quay trở lại, và nhà ở thường là điều trước tiên so với thứ khác. Và đương nhiên, thứ xuất hiện cuối cùng là trường học, vì con người cần dọn đến, những người trẻ cần phải dọn đến, trưởng thành, có con và đấu tranh, và rồi các trường học cuối cùng cũng trở nên tốt. Phần khác của khía cạnh này, khía cạnh thành phố hữu ích, là vận chuyển công cộng, và bạn có thể có một khu thuận cho đi bộ mà không cần nó. Nhưng các thành phố thuận cho đi bộ cần phương tiện vận chuyển công cộng vì nếu là người đi bộ, bạn không tiếp cận được với toàn thành phố, bạn sẽ sắm ô tô, và nếu bạn sắm ô tô, thành phố sẽ bắt đầu tự định hình lại theo nhu cầu của bạn, và các con phố sẽ rộng hơn và các bãi đỗ xe sẽ lớn hơn và sẽ không còn thành phố thuận tiện cho đi bộ nữa. Nên phương tiện công cộng là thiết yếu. Nhưng mỗi trải nghiệm vận chuyển công cộng bắt đầu hoặc kết thúc bằng đi bộ, và rồi ta sẽ nhớ cần tạo tính thuận cho đi bộ quanh các trạm vận chuyển công cộng. Mục tiếp theo, mục lớn nhất, là đi bộ an toàn. Đó là điều phần lớn chuyên gia về điều này nói tới. Điều này quan trọng, nhưng không đủ để khiến mọi người chọn đi bộ. Và có rất nhiều chi tiết động làm nên thành phố thuận tiện cho đi bộ. Đầu tiên là kích thước các dãy nhà. Đây là Portland, Oregon, nổi tiếng với các dãy nhà 60 mét và thuận tiện cho đi bộ. Đây là thành phố Salt Lake. nổi tiếng với các dãy nhà 180 mét, không tiện cho đi bộ. Nếu bạn nhìn vào hai nơi, trông như thể hai hành tinh khác nhau, nhưng hai nơi này đều do con người xây dựng và trên thực tế, chuyện là khi bạn có một thành phố với dãy nhà 60 mét, bạn sẽ có thành phố hai làn xe, hay thành phố hai-đến-bốn làn xe, và một thành phố với dãy nhà 180 mét là thành phố sáu làn xe, và đó là vấn đề. Có số liệu về tai nạn. Khi bạn nhân đôi kích cỡ dãy nhà -- đây là nghiên cứu về 24 thành phố ở California -- khi bạn nhân đôi kích cỡ dãy nhà, bạn gần như nhân tư số tai nạn gây tử vong trên các phố không phải đường cao tốc. Vậy chúng ta có bao nhiều làn đường? Đây là nơi tôi sẽ cho các bạn biết điều tôi nói với mọi khán giả tôi gặp là để nhắc các bạn nhớ về nhu cầu lệ thuộc. Nhu cầu lệ thuộc áp dụng với cả đường cao tốc và đường trong thành phố. Và nhu cầu lệ thuộc chỉ ra rằng khi ta mở rộng đường để chấp nhận sự tắc nghẽn mà ta liệu trước, hay các chuyến đi tăng thêm mà ta liệu trước trong các hệ thống tắc nghẽn, chủ yếu là sự tắc nghẽn đó là nhu cầu bắt buộc, và việc mở rộng được tiến hành, và toàn bộ các chuyến đi tiềm tàng sẵn sàng diễn ra. Người dân chuyển ra xa nơi làm việc hơn và đưa ra các lựa chọn khác để đi lại, và các làn đường lại nhanh chóng đầy xe cộ, nên ta tiếp tục mở rộng đường, và rồi lại đầy. Và ta học được rằng trong các hệ thống tắc nghẽn, ta không thể thỏa mãn ô tô. Đây là từ Tạp Chí Newsweek -- không phải là một ấn phẩm chuyên biệt: "Các kỹ sư ngày nay công nhận rằng xây các con đường mới thường khiến giao thông xấu đi." Phản ứng của tôi khi đọc tin này là, tôi có thể gặp một vài kỹ sư trong đó, vì đó không phải những người mà tôi -- có những ngoại lệ tuyệt vời tôi đang làm việc cùng hiện nay -- nhưng đây không phải là những kỹ sư thường làm việc trong một thành phố, nơi họ nói, "Ồ, con đường đó đông quá, ta cần thêm một làn." Nên một làn được thêm vào, rồi xe cộ đến, và họ nói, "Thấy chưa, tôi đã bảo là ta cần làn đó mà". Điều này áp dụng với cả cao tốc và đường đô thị nếu chúng tắc nghẽn. Nhưng điều tuyệt vời về phần lớn các thành phố tôi làm việc, các thành phố điển hình hơn, là chúng có rất nhiều con đường thực ra là quá khổ với tình trạng tắc nghẽn chúng đang đối mặt. Đây là trường hợp ở thành phố Oklahoma, khi thị trưởng tới tìm tôi, với tâm trạng rất lo ngại, vì họ được nêu tên trong Tạp chí Prevention (Phòng chống) là thành phố tồi nhất cho người đi bộ trên khắp đất nước. Điều đó không thể đúng được, nhưng chắc chắn đủ để khiến thị trưởng làm gì đó để giải quyết. Chúng tôi đã làm nghiên cứu về mức thuận tiện cho đi bộ, và qua việc quan sát số lượng xe trên phố, chúng tôi tìm ra có khoảng 3,000-, 4,000-, 7,000- ô tô và chúng tôi biết rằng hai làn xe có thể chịu được 10,000 ô tô mỗi ngày. Nhìn vào những con số này -- toàn bộ là gần hoặc dưới 10,000 ô tô, và đây là những phố được chỉ định trong kế hoạch trung tâm thành phố mới rộng bốn đến sáu làn xe. Vậy là có sự mất kết nối căn bản giữa số làn đường và số ô tô muốn sử dụng chúng. Vậy việc của tôi là thiết kế lại tất cả phố trong khu vực trung tâm các bề mặt lề đường, và chúng tôi làm điều này tại 50 khu phố, và chúng tôi đang tái xây dựng nó. Và một con đường quá khổ điển hình chẳng dẫn tới đâu cả đang được thu hẹp, và giờ đang được thi công, và hoàn thành được một nửa dự án. Con phố điển hình như thế này, khi bạn làm như vậy, sẽ có chỗ cho các trung điểm. Có chỗ cho làn xe đạp. Chúng tôi đã tăng gấp đôi số chỗ để xe trên phố. Và chúng tôi đã thêm hệ thống xe đạp hoàn chỉnh mà chưa từng tồn tại trước đây. Nhưng không phải đâu cũng có đủ tài chính như thành phố Oklahoma, vì họ có nền kinh tế tài nguyên đang vận hành khá tốt. Thành phố điển hình thì giống với Cedar Rapids hơn, nơi có một hệ thống bốn làn, một hệ thống nửa một chiều. Và hơi khó để quan sát nhưng những gì chúng tôi đã và đang làm; đang trong quá trình ngay giờ đây, đang thi công ngay giờ đây -- đang biến một hệ thống bốn làn, nửa một chiều thành một hệ thống hai làn, hai chiều, và trong khi đó, chúng tôi đã thêm vào 70% chỗ để xe trên phố, điều mà các chủ cửa hàng rất thích, và nó bảo vệ vỉa hè. Chỗ để xe đó khiến vỉa hè an toàn, và chúng tôi cũng thêm một hệ thống xe đạp sôi nổi hơn rất nhiều. Còn các làn đường rộng thế nào? Điều đó thực sự quan trọng. Như theo Andrés Duany nói, quy chuẩn đã thay đổi đến mức con đường điển hình ở khu vực nhỏ ở Mỹ khiến bạn có thể thấy được độ cong của Trái Đất. (Cười) Đây là một khu vực nhỏ nằm ngoài Washington từ thập niên 1960. Hãy quan sát kỹ độ rộng của các con phố. Đây là một khu vực từ thập niên 1980. Thập niên 1960, 1980. Quy chuẩn đã thay đổi đến mức khu nhà cũ của tôi ở South Beach, vào lúc cần sửa con phố không thoát nước đúng, họ phải mở rộng nó và bỏ đi nửa phần vỉa hè, vì quy chuẩn là rộng hơn. Người ta đi nhanh hơn trên các con phố rộng hơn. Họ biết điều này. Các kỹ sư chối bỏ, nhưng người dân lại biết điều đó, vì vậy ở Birmingham, Michigan, họ đấu tranh để có các con phố hẹp hơn. Portland, Oregon, nổi tiếng vì thuận tiện cho đi bộ, mở ra chương trình "Skinny Streets" (Phố Hẹp) ở khu dân cư của mình. Ta biết rằng các phố hẹp an toàn hơn. Nhà phát triển Vince Graham, trong dự án của ông, mà chúng tôi đang tham gia ở South Carolina, ông đến các hội nghị và trình bày về các con đường rộng 6.5m tuyệt vời của mình. Đó là các đường hai chiều, rất hẹp, và ông ấy cũng đưa ra hình ảnh của triết gia nổi tiếng này, người đã nói, "Rộng là đường dẫn tới sự hủy diệt ... hẹp là đường dẫn tới sự sống." (Cười) (Vỗ tay) Điều này rất đúng với phía Nam. Giờ thì: xe đạp. Xe đạp và việc đạp xe là cuộc cách mạng đang diễn ra chỉ ở một số các thành phố Hoa Kỳ. Nhưng bạn xây nó ở đâu, họ sẽ xuất hiện ở đó. Là nhà quy hoạch, tôi ghét phải nói điều đó, nhưng một điều tôi có thể nói là số người sử dụng xe đạp là một chức năng của hạ tầng xe đạp. Tôi nhờ người bạn Tom Brenna từ Nelson\Nygaard ở Portland gửi tôi một số ảnh chụp việc đi lại bằng xe đạp ở Portland. Anh ấy gửi tôi bức này. Tôi hỏi: "Ngày hội đạp xe đi làm à?" Anh trả lời, "Không, đó là thứ Ba mà." Khi bạn làm theo như Portland và đầu tư xây hạ tầng cho xe đạp -- thành phố New York đã tăng gấp đôi số người đi xe đạp bằng cách sơn xanh làn xe đạp. Thậm chí các thành phố xe hơi như Long Beach, California: số lượng người đi xe đạp cũng tăng lên nhờ có cơ sở hạ tầng. Và tất nhiên, thứ thực sự tạo ra điều đó, nếu bạn biết tới Phố 15 ở đây tại Washington, DC -- hãy xem làn xe đạp mới của Rahm Emanuel ở Chicago, làn xe đạp riêng, nơi đỗ xe song song xa khỏi lề đường, xe đạp đi giữa các xe ô tô dừng đỗ và lề đường -- những người đạp xe xanh bạc hà này. Tuy nhiên, nếu, như ở Pasadena, mỗi làn đều là làn xe đạp, thì không làn nào là làn xe đạp cả. Và đây là người đạp xe duy nhất tôi gặp ở Pasadena, nên là ... (Cười) Đỗ xe song song tôi đã nhắc tới -- là một rào chắn thép thiết yếu bảo vệ lề đường và người đi bộ khỏi các phương tiện đang di chuyển. Đây là Ft. Lauderate, ở một bên phố, bạn có thể đỗ xe, còn ở bên kia, bạn không thể. Đây là giờ vàng của phía được đỗ xe. Đây là giờ buồn của phía còn lại. Và cây cối cũng làm chậm ô tô lại. Họ di chuyển chậm hơi khi có cây ở cạnh đường, và đương nhiên, đôi khi họ chậm lại rất nhanh. Toàn bộ những chi tiết nhỏ thôi -- bán kính rẽ của lề đường. 0.3 mét hay 12 mét? Lề đường phải láng mượt thế nào để quyết định tốc độ di chuyển của ô tô và có bao nhiêu không gian để băng qua đường. Và tôi rất thích điều này, vì đó là báo chí khách quan. "Một số người nói đường vào TrungtâmThànhphố không thu hút người đi bộ." Khi mọi khía cạnh của cảnh quan đều láng mượt, khí động lực, và theo hình dòng nước, nó nói lên: "Đây là nơi dành cho xe cộ." Vì thế nên không một chi tiết, không một đặc tính nào, có thể khiến nó diễn ra. Và ở đây, con phố này: đúng, sẽ thoát nước chỉ trong một phút cơn bão một trăm năm, nhưng người phụ nữ tội nghiệp này phải leo lên lề đường mỗi ngày. Vì vậy rất nhanh sau đó, đi bộ thoải mái phải gắn với điều mà mọi loài vật tìm kiếm, cùng một lúc, đó là viễn cảnh và nơi trú ẩn. Chúng ta muốn có thể nhìn thấy dã thú, nhưng ta cũng muốn cảm thấy rằng bên sườn của ta được che đậy. Và vì vậy chúng ta bị thu hút tới những nơi có rìa đường tốt, và nếu bạn không đầu tư cho rìa đường, mọi người sẽ không muốn ở đó. Vậy tỉ lệ phù hợp giữa chiều cao và chiều rộng? Là 1:1? hay 3:1? Nếu bạn lên cao hơn 1:6, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái nữa. Bạn sẽ không thấy được bao quanh. Giờ thì, 6:1 ở Salzburg lại tuyệt đối tốt. Trái ngược với Salzburg là Houston. Bãi đỗ xe là vấn đề chính ở đây. Tuy nhiên, những khoảng trống đó cũng là vấn đề, và nếu khuyết thiếu một góc phố vì quy luật quy vùng lạc hậu, thì bạn có thể khuyết thiếu một mũi trong khu phố của mình. Đó là thứ chúng tôi có trong khu của tôi. Đây là quy luật quy vùng nói rằng tôi không thể xây dựng ở khu vực đó. Như bạn đã biết, Washington, DC đang thay đổi cách quy vùng của nó để cho phép các khu vực như vậy trở thành các khu thế này. Chúng ta cần nhiều sự khác biệt để làm điều đó. Xây dựng nhà hình tam giác có thể rất thú vị, nếu bạn xây nên một căn, mọi người sẽ thích thú. Vì vậy bạn cần lấp đầy toàn bộ những chiếc mũi khuyết thiếu đó. Và cuối cùng, cuộc đi bộ thú vị: dấu hiệu của nhân loại. Chúng ta thuộc loài động vật linh trưởng xã hội. Không gì khiến ta thích thú hơn là những người khác. Chúng ta muốn dấu hiệu của con người. Vì vậy tỉ lệ 1:1 hoàn hảo là điều tuyệt vời. Đây là Grand Rapids, một thành phố rất thuận tiện cho đi lại, nhưng không ai đi bộ trên phố này, con phố kết nối hai khách sạn tốt nhất, vì nếu ở bên trái, bạn có khu đỗ xe ngoài trời, và bên phải, là cơ sở vật chất hội nghị mà rõ ràng được thiết kế để ca tụng khu đỗ xe đó, vậy thì không hấp dẫn được nhiều người. Thị trưởng Joe Riley, trong nhiệm kỳ thứ 10 của mình, thị trưởng của Charleston, ở South Carolina, đã dạy ta rằng chỉ cần 7.6 mét kiến trúc để che đi 76 mét gara. Đây là cái tôi gọi là Gara Chia Pet. Nó nằm ở South Beach. Tầng trệt đang hoạt động. Tôi muốn kết thúc với dự án tôi rất vui khi được chia sẻ này. Đó là do Các Kiến trúc sư Meleca, ở Columbus, Ohio, Bên trái là khu trung tâm hội nghị, với đầy người đi bộ. Bên phải là khu Short North -- đậm chất dân tộc, với các nhà hàng, cửa hiệu tuyệt vời, nhưng đang phải vật lộn. Nó không hoạt động tốt vì đây là chiếc cầu không ai từ trung tâm hội nghị đi qua để vào khu đó. Rồi khi họ xây lại đường cao tốc, họ thêm 24 mét vào cây cầu. Xin thứ lỗi -- họ xây lại cầu qua đường cao tốc. Thành phố chi 1,9 triệu đôla, và họ giao khu vực này cho một nhà phát triển, nhà phát triển xây thứ này và giờ thì Short North đã sôi động trở lại. Và mọi người đều nói, báo chí, không phải các tạp chí quy hoạch, báo chí nói rằng đó là do chiếc cầu. Vậy đấy. Đó là thuyết khái quát của tính thuận tiện cho đi bộ. Hãy nghĩ về thành phố của chính bạn. Hãy nghĩ xem bạn có thể áp dụng thế nào. Bạn cần làm cả bốn điều một lúc. Vì vậy hãy tìm những địa điểm có phần lớn điều trong số đó và sửa chữa những gì có thể, sửa những gì cần sửa ở những điểm đó. Tôi thực sự trân trọng sự chú ý của các bạn, và cảm ơn vì đã tới đây hôm nay. (Vỗ tay) Trên toàn thế giới, hơn 1,5 tỉ người trải qua sự xung đột vũ trang. Vì vậy, họ buộc phải rời bỏ khỏi đất nước của mình, và góp phần tạo ra hơn 15 triệu người di cư. Trẻ em, chắc chắn là những nạn nhân vô tội và đáng thương nhất ... nhưng không chỉ đối mặt ảnh hưởng về thể xác mà còn từ các hậu quả ngầm mà chiến tranh đã gây ra cho gia đình của chúng. Việc trải qua chiến tranh khiến trẻ em có nguy cơ cao bị ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và hành vi. Trẻ em, như chúng ta vẫn thường nghĩ, sẽ cảm thấy lo sợ, bị đe dọa và nguy hiểm. Nhưng đã có tin tốt. Sự quan tâm mà trẻ em nhận được từ gia đình có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến nhân cách của chúng, hơn là những trải nghiệm về chiến tranh mà chúng buộc phải trải qua. Vậy nên thực ra, trẻ em có thể được bảo vệ Bằng sự quan tâm của cha mẹ trong và sau chiến tranh. Trong năm 2011, tôi là sinh viên năm nhất bậc tiến sĩ tại trường đại học Manchester ngành khoa học tâm lý Giống như nhiều người tại đây, Tôi đã xem cuộc khủng hoảng Syria được chiếu trên TV. Gia đình tôi có nguồn gốc từ Syria Và từ khi còn rất sớm, tôi đã mất một vài thành viên trong gia đình Tôi ngồi quây quần bên gia đình và xem TV Chúng tôi đã xem những cảnh: Bom phá hủy những công trình Sự hỗn loạn, tàn phá mọi người la hét và chạy tán loạn Điều đó ám ảnh tôi nhất, đặc biệt là ánh mắt sợ hãi của lũ trẻ. Tôi đã từng là mẹ của hai đứa nhỏ, tính chúng rất tò mò. Đứa năm tuổi và sáu tuổi, cái độ tuổi mà đương nhiên sẽ đặt rất nhiều câu hỏi, và muốn nhận được câu trả lời thuyết phục. vì vậy, tôi đã bắt đầu thử nghĩ sẽ như thế nào để làm bố mẹ trong vùng chiến tranh tại trại tị nạn. Liệu con tôi sẽ thay đổi? Liệu đôi mắt của con gái tôi có còn đầy ắp hạnh phúc Liệu sự thoải mái, vô tư của con trai tôi sẽ trở thành sợ hãi và rụt rè? Sao tôi có thể chịu được? Liệu tôi sẽ thay đổi? Là một nhà tâm lý học và giáo dục cho phụ huynh chúng ta biết rằng trang bị cho bố mẹ những kỹ năng chăm sóc con trẻ có thể tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chúng, và chúng ta gọi đó là huấn luyện cha mẹ Câu hỏi mà tôi đã đặt ra, là chương trình giáo dục phụ huynh có thể hữu dụng cho những gia đình khi mà họ vẫn còn ở trong vùng chiến hay trại tị nạn? Liệu chúng ta có thể đưa ra lời khuyên hoặc huấn luyện để giúp họ vượt qua những khó khăn này? Vì vậy tôi liên hệ với cố vấn tiến sĩ của mình giáo sư Rachel Calam, cùng với ý tưởng sử dụng kĩ năng trong học tập để thay đổi thế giới thực tại. Tôi không dám chắc chính xác mình muốn làm gì. Bà ấy lắng nghe chăm chú và kiên nhẫn và đã nói "Nếu đó là điều em muốn làm, và có ý nghĩa rất nhiều với em, thì hãy làm đi. Hãy tìm những cách để thấy liệu chương trình cho bậc phụ huynh hữu ích với các gia đình trong bối cảnh như vậy." Vì thế trong suốt 5 năm qua, tôi và đồng nghiệp -- Giáo sư Calam và bác sĩ Kim Cartwright -- đã luôn làm việc để hỗ trợ những gia đình đã trải qua chiến tranh và nạn di cư Bây giờ, để biết làm sao giúp các gia đình mà trải qua xung đột giáo dục con trẻ, bước đầu tiên chắc chắn phải là hỏi họ đang gặp khó khăn với những gì, đúng không? Ý tôi điều đó là hiển nhiên. Nhưng thông thường lại là nhạy cảm nhất, chúng tôi đã cố gắng hỗ trợ nhưng thực chất không hề hỏi Đã bao lần chúng tôi cho rằng mình biết rõ những việc làm đúng để tiến hành mà không cần hỏi qua ý kiến trước? Vì thế tôi đã đến các trại tị nạn ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, ngồi xuống cùng với các gia đình, và lắng nghe Tôi lắng nghe những thử thách khi làm bố mẹ, Tôi lắng nghe những khó khăn khi làm bố mẹ Và tôi lắng nghe ước muốn được giúp đỡ của họ. Và có lúc tôi tạm dừng lại, chỉ để nắm lấy đôi bàn tay của họ cùng khóc và cầu nguyện trong im lặng. Họ kể cho tôi về những khó khăn, Họ kể cho tôi về tình trạng thống khổ, khắc nghiệt tại trại tị nạn mà khiến họ gặp khó khăn tập trung việc khác ngoại trừ lao động như đi tìm nước sạch. Họ kể tôi nghe về cách họ nhìn thấy con mình rụt rè nỗi buồn, áp lực, tức giận, tiểu dầm, mút ngón tay, sợ tiếng ồn, sợ ác mộng -- hết sức đáng sợ. Những gia đình này đã trải qua những gì chúng ta đã thường xem trên TV. Những người mẹ -- một nửa số họ giờ là góa phụ do chiến tranh, hoặc thậm chí không biết chồng mình đã chết hay chưa -- nói về cảm xúc của mình khi chịu đựng. Họ chứng kiến con mình thay đổi mà không biết làm cách nào để giúp đỡ. Họ không biết làm sao để trả lời các câu hỏi của chúng. Điều tôi phát hiện thật lạ lùng nhưng tràn đầy cảm hứng đó là những gia đình đó sẵn lòng để hỗ trợ con cái của mình. Mặc cho những thử thách họ đã đối mặt họ luôn cố gắng giúp đỡ con mình. Cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ chức phi lợi nhuận, từ đội ngũ giáo viên trong trại tị nạn, các giáo sư bác sĩ, và những phụ huynh khác. Một người mẹ tôi đã từng gặp trong trại khoảng bốn ngày đã thử hai lần tìm kiếm sự giúp đỡ cho cô con gái tám tuổi của mình mà luôn có những cơn ác mộng tồi tệ. Đáng tiếc thay, những nỗ lực như thế này thường vô ích. Các bác sĩ trong trại tị nạn hầu như luôn bận rộn, hoặc không có kiến thức hoặc thời gian cho những vấn đề cơ bản trên. Các giáo viên và phụ huynh khác trong trại tị nạn cũng thế -- thành phần của trại tị nạn mới sẽ đương đầu với khó khăn mới Vì thế chúng tôi đã bắt đầu suy nghĩ Làm sao để giúp những gia đình này đây? Những gia đình đang trải qua những điều to lớn hơn những gì họ có thể chống chọi Khủng hoảng Syria đã cho thấy rằng việc tiếp cận các gia đình dựa vào một cá nhân là hoàn toàn không thể. Còn cách gì khác có thể giúp họ không? Làm sao chúng ta có thể tiếp cận họ trên diện rộng và tốn ít chi phí. trong lúc khủng hoảng như vậy? Sau hàng tiếng nói chuyện với tổ chức phi lợi nhuận, Một người có sáng kiến cực kỳ thú vị: lan rộng các thông tin về nuôi dạy con bằng giấy gói bánh mì Những giấy gói bánh mì này được chuyển đến gia đình trong vùng xung đột ở Syria thông qua nhân viên tình nguyện. Đó là những gì chúng tôi đã làm. Những tờ gói bánh mì này không thay đổi gì bên ngoài nhiều, ngoại trừ thêm vài thứ vào 2 mảnh tờ giấy. Một là tờ rơi về thông tin dạy con trong đó gồm lời khuyên, kiến thức căn bản được bình thường hoá cho phù hợp với những trải nghiệm của bậc phụ huynh cũng như của con cái họ. Và thông tin về cách mà bố mẹ có thể hỗ trợ chính mình & con cái họ, ví dụ như cách sử dụng thời gian trò chuyện với con cái, cho chúng thấy những ảnh hưởng, kiên nhẫn hơn với chúng, trò chuyện với chúng. Còn mặt kia của tờ giấy là các câu hỏi phản hồi, đương nhiên, sẽ có bút đi kèm. Vậy đó có đơn giản chỉ là một tờ rơi lan truyền hay thực sự là một phương thức truyền tải tâm lý để mang đến sự ấm áp, an toàn, hay là tình cha mẹ? Chúng tôi phân phối khoảng 3000 giấy gói chỉ trong một tuần. Điều kinh ngạc nhất đó là nhận được 60% tỷ lệ phản hồi. Là 60% trong 3000 gia đình đã phản hồi đấy. Tôi không biết hiện tại có bao nhiêu nhà nghiên cứu Nhưng tỷ lệ phản hồi đó quá sức tuyệt vời. Để điều đó xảy ra ở Manchester thực sự là một thành công lớn, để lại sự lạc lõng tại vùng chiến sự Syria thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của những thông điệp này đến các gia đình. Tôi nhớ mình đã phấn khích và háo hức như thế nào khi đọc các phản hồi. Các gia đình để lại hàng trăm lời nhắn -- hầu hết là sự lạc quan và khích lệ. Nhưng tôi yêu thích nhất là, " Cảm ơn vì đã không quên chúng tôi và con cái mình." Đây thực sự đã minh chứng cho tiềm năng trong việc truyền tải hỗ trợ tâm lý đến các gia đình. và kể cả các phản hồi. Cứ tưởng tượng làm giống việc này bằng các hình thức như việc đóng góp sữa mẹ hoặc bộ vệ sinh phụ nữ, thậm chí là rổ thức ăn. Nhưng hãy làm rõ vấn đề này hơn, vì khủng hoảng tị nạn là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến từng cá thể chúng ta. Chúng ta hằng ngày bị đòi hỏi quá nhiều về hình ảnh & số lượng thống kê, Và đó chưa hẳn là quá ngạc nhiên, vì chỉ mới tháng trước, hơn 1 triệu dân tị nạn đã đến châu Âu. Vâng, một triệu đấy. Dân tị nạn đang gia nhập vào cộng đồng của chúng tôi, trở thành hàng xóm chúng tôi, con cái họ thì đi học trường con của chúng tôi. Vậy nên chúng tôi đã chỉnh sửa lại những tờ rơi cho phù hợp với nhu cầu của dân tị nạn châu Âu, và đăng nó trên mạng, tại các khu vực có lượng người tị nạn cao. Ví dụ dịch vụ y tế của Thuỵ Điển sẽ được đăng lên website của họ, và chỉ trong 45 phút, nó được tải về 343 lần -- đã chứng tỏ phần nào tầm quan trọng đối với tình nguyện viên, chuyên gia và phụ huynh khác để truy cập tự do vào các thông báo về cứu trợ tâm lý. Trong năm 2013, tôi đang ngồi trong một lều tị nạn lạnh lẽo với các bà mẹ xung quanh vì tôi đang phỏng vấn một nhóm cụ thể Kế tôi một chút là một bà già và một bé gái trông như 13 tuổi đang nằm cạnh, đầu gác lên gối bà kia. Bé gái im lặng nhất trong nhóm người đó, không hề nói chuyện chân gập lại ngang ngực. Với những người còn lại, và trong lúc tôi thầm cảm ơn các bà mẹ lúc đó, thì bà già kia nhìn tôi trong khi đang hướng về phía cô bé ấy, nói rằng: "Cô có thể giúp chúng tôi bằng...?" Tôi không chắc cô ấy muốn mình làm gì, Tôi nhìn cô bé và cười, nói bằng ngôn ngữ Ả Rập rằng "Salaam alaikum. Shu-ismak?" "Tên em là gì?" Cô bé nhìn tôi bối rối và trông như không muốn trả lời nhưng rồi lại nói: "Halul." Halul là biệt danh cho các cô gái Ả rập, Hala, và chỉ dùng để nói về các cô gái rất trẻ. Lúc đó tôi nhận ra rằng Hala thực ra hơn 13 tuổi nhiều. Hóa ra Hala là một bà mẹ 25 tuổi của ba đứa con nhỏ. Hala từng là một bà mẹ tự tin, dễ mến, đầy tình thương và lương thiện đối với con của cô ấy, nhưng chiến tranh đã thay đổi tất cả. Cô ấy đã sống trong một thị trấn bị đánh bom; và trải qua các trận nổ lớn. Khi các máy bay chiến đấu bay quanh các tòa nhà, thả bom xuống, những đứa trẻ đã sợ hãi và hét toáng lên bởi tiếng ồn đó. Hala liền lấy chiếc gối bịt tai các em lại để ngăn những tiếng nổ lớn, trong khi lòng cô lại gào thét. Khi họ tới trại tị nạn và cô ấy biết rằng cuối cùng mình đã đến nơi khá an toàn, Cô ấy thu mình lại và hành xử như trẻ con. Cô hoàn toàn từ bỏ gia đình mình -- Con cô, chồng cô. Hala không thể chống chọi lâu hơn nữa. Đó là khó khăn phụ huynh gặp phải với kết cục rất đáng thương buồn thay khi nó lại rất phổ biến. Những người trải qua xung đột vũ trang và nạn di cư sẽ đối mặt với vấn đề tâm lý trầm trọng. Và đó là những gì chúng tôi đồng cảm được. Nếu bạn đã trải qua những thời điểm kinh hoàng trong cuộc đời, Nếu bạn mất một người hay thứ gì bạn rất yêu quý, Làm sao bạn có thể tiếp tục đối mặt đây? Bạn có thể tự tin mình đủ khả năng chăm sóc bản thân và gia đình? Những năm đầu đời của một đứa trẻ rất quan trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần, và trong số 1.5 tỉ người đang trải qua khó khăn ấy, nhiều trong số họ đang gia nhập cộng đồng của chúng tôi chúng tôi không thể thờ ơ với những người đang trải qua chiến tranh & nạn di cư Chúng tôi phải ưu tiên những gia đình này cả những người di cư vùng nội địa và trên toàn thế giới. Các tổ chức, nhà hoạch định chính sách phải ưu tiên những người này, Tổ chức WHO, UNHCR cũng như mỗi người chúng ta bất kể mình đang làm gì trong xã hội. Khi chúng ta bắt đầu nhận ra từng khó khăn của một cuộc xung đột, khi chúng ta bắt đầu để ý đến những cảm xúc phức tạp trên khuôn mặt họ, ta sẽ cảm nhận thấy tình người. Khi ta có thể hiểu những nhu cầu của các gia đình này, đây là nhu cầu thực của con người. Khi những nhu cầu này được ưu tiên, các chính sách nhân đạo cho trẻ em được can thiệp sẽ ưu tiên và công nhận vai trò thiết yếu của việc bảo vệ con cái. Sức khỏe tinh thần của các gia đình cần được phổ cập trên toàn thế giới. Những đứa trẻ sẽ ít tiếp xúc với dịch vụ xã hội, tại các nước tị nạn bời vì gia đình họ đã được hỗ trợ từ sớm. Và chúng ta sẽ trở nên cởi mở hơn, nồng nhiệt hơn, thân thiện hơn và càng tin tưởng những người tham gia cộng đồng của mình hơn Chúng ta cần chấm dứt chiến tranh. Chúng ta cần xây dựng một nơi trẻ em có thể mơ về máy bay thả quà xuống chứ không phải bom. Nếu chưa đến khi chúng ta chấm dứt xung đột vũ trang trên toàn thế giới các gia đình sẽ phải tiếp tục di cư, và làm tổn thương con trẻ. Nhưng nhờ cải thiện hỗ trợ trong việc hướng dẫn làm bố mẹ, nó có thể làm suy yếu đi việc kết nối chiến tranh và khó khăn tâm lý, của những đứa trẻ và gia đình chúng. Cảm ơn (Vỗ tay) (Đàn ghi ta bắt đầu) (Tiếng cổ vũ) (Tiếng cổ vũ) (Nhạc kết thúc) Con người sử dụng truyền thông để nói về tình dục trong một thời gian dài Những bức thư tình, làm tình qua điện thoại, ảnh Polaroid khêu gợi. Thậm chí, còn có chuyện một cô gái bỏ trốn với người đàn ông gặp qua điện báo năm 1886. Ngày nay, ta có nhắn tin tình dục (sexting), và tôi là chuyên gia về nó. Không phải người chuyên nhắn tin tình dục đâu nhé. Mặc dù, tôi biết cái này có nghĩa là gì - tôi nghĩ các bạn cũng thế. [nó là dương vật] (Cười) Tôi đã nghiên cứu về lĩnh vực này khi truyền thông bắt đầu chú ý tới nó năm 2008. Tôi đã viết sách về nỗi sợ suy đồi của nhắn tin tình dục. Và đây là những gì tôi tìm thấy: hầu hết mọi người đang lo lắng sai chỗ. Họ đang cố gắng ngăn hoàn toàn việc nhắn tin tình dục. Nhưng để tôi hỏi bạn điều này: Miễn là được đồng thuận từ hai phía, nhắn tin tình dục có gì là sai? Mọi người thích thú với rất nhiều thứ mà bạn có thể chẳng hứng thú gì như là phô mai xanh hoặc rau mùi. (Cười) Nhắn tin tình dục chắc chắn đầy rủi ro như bất kỳ thứ gì hay ho, nhưng miễn là bạn không gửi một bức ảnh đến người không muốn nhận nó, thì chẳng có gì tai hại cả. Điều mà tôi nghĩ đến là vấn đề nghiêm trọng khi mọi người chia sẻ ảnh riêng tư của người khác mà không có sự cho phép của họ. Và thay vì lo lắng về nhắn tin tình dục, tôi nghĩ điều ta cần làm là suy nghĩ nhiều hơn về bảo mật số. Chìa khóa là sự cho phép. Đến bây giờ, hầu hết mọi người nghĩ về nhắn tin tình dục mà không thực sự nghĩ về đồng thuận. Bạn có biết ta đang buộc tội nhắn tin tình dục ở tuổi thiếu niên? Đó có thể là tội vì được tính như nội dung khiêu dâm về trẻ em, nếu có ảnh của ai đó dưới 18 tuổi, bất chấp việc các em chụp ảnh chính mình và chia sẻ một cách tự nguyện. Vì vậy, ta kết thúc với một tình huống pháp lý kỳ quặc: hai người 17 tuổi có thể quan hệ hợp pháp hầu hết các bang ở Mỹ, nhưng lại không được chụp ảnh. Một số bang đã thử thông qua các luật tiểu hình về nhắn tin tình dục nhưng những bộ luật này lặp lại cùng một vấn đề vì họ vẫn đồng ý rằng nhắn tin tình dục là bất hợp pháp. Thật không hợp lý khi cố gắng cấm hoàn toàn nhắn tin tình dục để giải quyết vấn đề xâm phạm quyền riêng tư. Điều đó giống như nói rằng, hãy giải quyết nạn hiếp dâm khi hẹn hò bằng cách xem hẹn hò là bất hợp pháp. Hầu hết thanh thiếu niên không bị bắt vì nhắn tin tình dục, bạn đoán được ai sẽ bị bắt không? Thường là các em bị bố mẹ người yêu ghét bỏ. Có thể vì định kiến giai cấp, phân biệt chủng tộc hay kỳ thị người đồng tính. Hầu hết những công tố viên, tất nhiên, đủ thông minh để không cáo buộc các em tội tàng trữ nội dung khiêu dâm trẻ em nhưng không phải là không có. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học New Hampshire, 7% các vụ bắt giữ về tàng trữ nội dung khiêu dâm trẻ em là thanh thiếu niên, nhắn tin tình dục tự nguyện với những em khác. Tàng trữ nội dung khiêm dâm trẻ em là tội nghiêm trọng, nhưng đừng đánh đồng nó với nhắn tin tình dục ở thanh thiếu niên. Phụ huynh và giáo viên cũng có những phản ứng về nhắn tin tình dục mà không thực sự suy nghĩ về đồng thuận. Thông điệp của họ cho các em thường là: chỉ cần đừng làm điều đó. Tôi hoàn toàn hiểu được điều - có nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng và tất nhiên, đó là khả năng xâm phạm quyền riêng tư. Khi bạn là một thiếu niên, tôi chắc rằng bạn sẽ bảo sao làm vậy, phải không? Chắc hẳn bạn đang nghĩ: "Con tôi sẽ không bao giờ nhắn tin tình dục". Và đó là sự thật, thiên thần nhỏ của bạn có thể không làm thế vì chỉ 33% trẻ trong độ tuổi 16-17 tham gia nhắn tin tình dục. Nhưng, đáng tiếc, khi lớn lên, chúng sẽ làm như thế. Mỗi nghiên cứu của tôi đều cho thấy tỷ lệ trên 50% ở độ tuổi từ 18-24. Và nhìn chung, không có gì sai cả. Mọi người luôn hỏi tôi những điều như: "Không phải nhắn tin tình dục là nguy hiểm sao?" Nó giống như là bạn bỏ lại ví trên ghế đá công viên và mong đợi nó sẽ không bị đánh cắp, phải không? Đây là cách tôi nghĩ về nó: nhắn tin tình dục giống như việc bỏ lại ví ở nhà bạn trai mà thôi. Nếu bạn quay trở lại ngày hôm sau và tất cả số tiền đã biến mất, bạn thực sự nên đá gã đó đi. (Cười) Vậy nên, thay vì buộc tội nhắn tin tình dục để cố ngăn chặn những xâm phạm quyền riêng tư, thay vào đó, ta nên lấy sự chấp thuận làm trung tâm trong cách nghĩ về việc lưu hành thông tin cá nhân của mình. Mỗi công nghệ truyền thông mới đều gây lo ngại về quyền riêng tư. Thực tế, ở Mỹ, các cuộc tranh luận quan trọng đầu tiên về quyền riêng tư là để đáp lại các công nghệ mới vào thời điểm đó. Cuối những năm 1800, mọi người lo lắng về máy ảnh, thứ đột nhiên dễ mang theo hơn trước, và các mục tin lá cải trên báo. Họ lo rằng máy ảnh sẽ bắt được thông tin về họ, mang khỏi bối cảnh và phổ biến nó rộng rãi. Nghe có quen không? Đó là điều ta đang lo ngại: truyền thông xã hội và thiết bị bay không người lái, và dĩ nhiên, cả nhắn tin tình dục. Những lo ngại về công nghệ này, là hợp lý vì công nghệ có thể thổi phồng và phơi bày những hành vi và phẩm chất tồi tệ nhất của chúng ta. Nhưng vẫn có giải pháp. Đã từng có trường hợp như vậy với một công nghệ mới nguy hiểm. Năm 1908, Ford giới thiệu mẫu xe Model T. Tỷ lệ tử vong do giao thông đã tăng lên. Vấn đề từng là việc nghiêm trọng -- trông có vẻ an toàn, phải không? Cách phản ứng đầu tiên của ta là cố thay đổi hành vi của người lái xe, nên ta đã nghĩ ra giới hạn tốc độ và buộc họ nộp phạt. Nhưng những thập kỷ tiếp theo, ta bắt đầu nhận ra bản thân công nghệ xe không chỉ là trung lập. Ta có thể thiết kế chiếc xe để nó an toàn hơn. Nên trong những năm 1920, ta có kính chắn gió chống va đập. Những năm 1950, là dây an toàn. Và những năm 1990, là túi khí. Cả ba lĩnh vực sau: luật pháp, cá nhân và nền công nghiệp theo thời gian đã cùng nhau giúp giải quyết vấn đề mà một công nghệ mới đặt ra. Và chúng ta có thể làm tương tự với bảo mật kĩ thuật số. Tất nhiên, nó lại quay về sự đồng thuận. Ý tưởng như sau. Trước khi ai đó có thể phát tán thông tin cá nhân của bạn, họ cần phải có sự cho phép của bạn. Ý tưởng về xác nhận đồng thuận này đến từ các nhà hoạt động chống cưỡng hiếp, người nói với ta rằng cần có sự chấp thuận cho mọi hành vi tình dục. Ta có những tiêu chuẩn thực sự cao về sự chấp thuận ở nhiều lĩnh vực khác. Hãy nghĩ về làm phẫu thuật. Bác sĩ phải chắn rằng bạn đang nghiêm túc chấp thuận và hiểu rõ về thủ tục y tế đó. Không phải loại chấp thuận như với các điều khoản dịch vụ của iTunes, chỉ cần kéo đến cuối trang và nhấn đồng ý, đồng ý, sao cũng được. (Cười) Nếu nghĩ nhiều hơn về sự đồng thuận, ta có thể có luật bảo mật tốt hơn. Ngay bây giờ, chúng ta không có nhiều sự bảo vệ như vậy. Nếu chồng hoặc vợ cũ của bạn là một người tồi tệ, họ có thể lấy ảnh khỏa thân của bạn, đăng lên một trang web khiêu dâm. Có thể rất khó khăn để gỡ bỏ những hình ảnh này. Và ở rất nhiều bang, sẽ tốt hơn nếu bạn đã chụp ảnh chính mình, vì sau đó, bạn có thể nộp đơn đòi bồi thường bản quyền. (Cười) Ngay bây giờ, nếu ai đó xâm phạm quyền riêng tư của bạn, dù đó là một cá nhân, một công ty hay NSA (cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ), bạn có thể thử nộp đơn kiện, dù có thể không thành công vì nhiều tòa án cho rằng bảo mật kỹ thuật số là không thể. Nên họ không sẵn lòng trừng phạt bất cứ ai vi phạm nó. Tôi vẫn luôn nghe mọi người hỏi rằng: "Chẳng phải ảnh số bằng cách nào đó đã làm mờ ranh giới giữa công cộng và riêng tư vì nó là kỹ thuật số ư? Không! Không! Mọi thứ kỹ thuật số không thể tự động công khai. Điều đó nghe thật vô lý. Học giả pháp lý Đại học New York Helen Nissenbaum nói với chúng tôi, chúng ta có luật pháp, chính sách và quy chuẩn để bảo vệ tất cả các loại thông tin cá nhân, và không phân biệt thông tin có là kỹ thuật số hay không. Tất cả hồ sơ y tế của bạn được số hóa nhưng bác sĩ không thể chỉ chia sẻ chúng với bất cứ ai. Mọi thông tin tài chính của bạn được giữ trong cơ sở dữ liệu số, nhưng công ty thẻ tín dụng không thể đăng lên mạng lịch sử mua hàng của bạn. Luật pháp tốt hơn có thể giúp giải quyết việc xâm phạm quyền riêng tư sau khi nó xảy ra, nhưng một trong những điều đơn giản nhất ta có thể làm là thay đổi bản thân để giúp bảo vệ sự riêng tư của nhau. Chúng ta luôn được bảo đó là riêng tư là riêng của chúng ta, duy nhất, trách nhiệm cá nhân. Chúng ta được bảo, phải liên tục theo dõi và cập nhật cài đặt bảo mật. Chúng ta được bảo, không bao giờ chia sẻ thứ mà mình không muốn cả thế giới thấy. Nghe thật vô lý. Phương tiện truyền thông kỹ thuật số là môi trường xã hội và chúng ta chia sẻ mọi thứ với những người ta tin tưởng cả ngày, mỗi ngày. Như nhà nghiên cứu Princeton Janet Vertesi lập luận, dữ liệu và sự riêng tư của ta, không chỉ mang tính cá nhân, mà thực sự là mối liên hệ giữa cá nhân với nhau. Do đó, một điều thực dễ dàng mà bạn có thể làm là bắt đầu xin phép trước khi bạn chia sẻ thông tin của một ai đó. Nếu bạn muốn đăng ảnh của ai đó, hãy xin phép họ. Nếu bạn muốn chuyển tiếp một email, hãy xin phép. Và nếu bạn muốn chia sẻ ảnh tự sướng khỏa thân của ai đó, hiển nhiên, hãy xin phép. Những thay đổi cá nhân này có thể giúp ta bảo vệ sự riêng tư của nhau, nhưng ta cũng cần sự hỗ trợ của các công ty công nghệ. Những công ty này có rất ít động lực để giúp bảo vệ quyền riêng tư của ta vì mô hình kinh doanh của họ dựa vào việc chúng ta chia sẻ mọi thứ với càng nhiều người càng tốt. Bây giờ, nếu tôi gửi bạn một bức ảnh, bạn có thể chuyển tiếp nó cho bất cứ ai bạn muốn. Sẽ thế nào nếu tôi được quyết định hình ảnh đó có được chuyển tiếp hay không? Điều này nói lên rằng, bạn không có sự cho phép của tôi để gửi hình ảnh đi. Chúng ta luôn làm kiểu này để bảo vệ bản quyền. Nếu mua một cuốn sách điện tử, bạn không thể gửi chúng tới mọi người mà bạn muốn. Vậy sao lại không thử điều này với điện thoại di động? Điều bạn có thể làm là yêu cầu các công ty công nghệ thêm những tính năng bảo vệ này vào các thiết bị và hệ điều hành như là mặc định. Sau cùng, bạn có thể lựa chọn màu sắc cho xe của mình, nhưng túi khí thì luôn là tiêu chuẩn. Nếu chúng ta không nghĩ sâu thêm về bảo mật kỹ thuật số và sự đồng thuận, có thể sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Đã có một cô bé vị thành niên đến từ Ohio - hãy gọi em là Jennifer, vì sự riêng tư của em. Em đã chia sẻ ảnh khỏa thân của mình với bạn trai học trung học, nghĩ rằng em có thể tin cậu ta. Thật không may, cậu ta phản bội em và gửi những bức ảnh đó cho toàn bộ trường học. Jennifer rất xấu hổ và bị sỉ nhục, nhưng thay vì đồng cảm, bạn bè cùng lớp quấy rối cô bé. Chúng gọi em là đồ hư hỏng và gái điếm làm cuộc sống của em khốn khổ. Jennifer bắt đầu bỏ học và điểm số sụt giảm. Cuối cùng, Jennifer đã quyết định kết thúc cuộc đời mình. Jennifer đã không làm gì sai. Tất cả điều em làm là chia sẻ một tấm ảnh khỏa thân. với ai đó mà em nghĩ là có thể tin tưởng. Nhưng luật pháp của chúng ta nói với em rằng em đã phạm một tội khủng khiếp tương đương với tàng trữ nội dung khiêu dâm trẻ em. Các quy tắc giới tính của ta nói với em rằng bằng việc chụp ảnh khỏa thân của chính mình, cô bé đã làm chuyện kinh khủng, đáng xấu hổ nhất. Khi thừa nhận rằng quyền riêng tư là không thể trên phương tiện kỹ thuật số, chúng ta đã xóa bỏ hoàn toàn và tha thứ cho hành vi cực kỳ tồi tệ của bạn trai em. Mọi người vẫn luôn nói với nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền riêng tư: "Bạn đã nghĩ gì vậy? Bạn không nên gửi tấm hình đó." Nếu bạn cố gắng nói khác đi, hãy thử cái này. Tưởng tượng bạn chạy đến bên bạn mình người vừa gãy chân khi trượt tuyết. Họ đã chấp nhận rủi ro để tìm vui và kết thúc không mấy tốt đẹp. Nhưng bạn chắc chắn sẽ không như một kẻ ngốc và nói: ''Ờ thì, tôi cho rằng bạn không nên đi trượt tuyết nữa." Nếu nghĩ nhiều hơn về sự đồng thuận, ta có thể thấy rằng, nạn nhân của xâm phạm quyền riêng tư xứng đáng nhận được sự đồng cảm, chứ không phải lời buộc tội, sự xấu hổ, quấy rối hay trừng phạt. Chúng ta có thể hỗ trợ nạn nhân và có thể ngăn chặn xâm phạm quyền riêng tư bằng việc hợp pháp hóa, thay đổi cá nhân và công nghệ. Vì vấn đề không phải nhắn tin tình dục, mà là bảo mật kỹ thuật số. Và một giải pháp cho đó là sự đồng thuận. Vì vậy, lần sau, khi một nạn nhân của xâm phạm quyền riêng tư đến với bạn, thay vì đổ lỗi cho họ, hãy làm điều này: hãy thay đổi những tư tưởng về bảo mật kỹ thuật số, và hãy đáp lại bằng sự đồng cảm. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hầu hết các bạn đều có thể hiểu cảm giác hiện tại của tôi. Tim tôi đập nhanh trong lồng ngực. Bàn tay tôi đang hơi ướt một chút. Tôi đang đổ mồ hôi. Và hơi thở của tôi hơi nông. Bây giờ, những cảm giác quen thuộc này hiển nhiên là kết quả của việc phải đứng trước hàng ngàn người và diễn thuyết mà có thể sẽ được phát lại trên mạng có lẽ thêm một triệu lần nữa. Nhưng cảm giác vật lý mà tôi trải qua lúc này thật ra là kết quả của cơ chế não bộ - cơ thể căn bản hơn rất nhiều. Hệ thống thần kinh đang sản sinh nhiều loại hormones như cortisol, adrenaline vào trong máu. Đó là những phản ứng rất cơ bản và cần thiết để cung cấp máu và ôxi đến những bộ phận và cơ khi cần để giúp tôi phản ứng nhanh trước những mối nguy tiềm tàng. Nhưng lại có một vấn đề trong quá trình phản ứng này. Rằng nó có thể bị kích hoạt một cách thái quá. Nếu tôi phải trải qua những loại stress như vậy hàng ngày, đặc biệt là trong khoảng thời gian dài, hệ thống cơ thể tôi sẽ bị quá tải. Vậy, về cơ bản, nếu phản ứng này xảy ra không thường xuyên thì nó rất hữu ích đối với sức khỏe và sự sống còn của tôi. Nhưng nếu quá trình này xảy ra quá thường xuyên, nó thực sự có thể khiến tôi yếu đi. Càng ngày càng có nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc bị stress kinh niên và bệnh tật. Những bệnh như bệnh tim hay thậm chí là ung thư, đang được chứng minh là có mối liên hệ tới stress. Và chính vì vậy, sự kích động quá mức từ stress dần dần có thể xen vào các quá trình cơ thể giữ cho tôi được khỏe mạnh. Ta hãy thử tưởng tượng là tôi đang có thai. Áp lực này có thể, đặc biệt là trong quãng thời gian tôi mang thai, có thể có những tác động như thế nào đến sự phát triển của đứa bé trong bụng tôi? Các bạn chắc hẳn sẽ không ngạc nhiên khi tôi nói rằng áp lực như vậy trong quá trình mang thai không hề tốt. Nó còn khiến cho người mẹ sinh non, bởi vì về cơ bản, áp lực truyền thông tin đến tử cung và thông báo rằng đây không còn là nơi an toàn cho đứa bé nữa. Áp lực trong khi mang thai có liên quan đến những việc như huyết áp cao và trẻ sơ sinh nhẹ cân, và nó cũng có thể dẫn đến một loạt những khó khăn về sức khỏe, khiến cho việc sinh nở nguy hiểm hơn đối với cả người mẹ lẫn đứa bé. Tất nhiên áp lực, đặc biệt trong thế giới hiện đại là một việc ai cũng đã từng trải qua, đúng chứ? Có thể các bạn chưa từng phải đứng và thực hiện một buổi TED Talk, nhưng các bạn đã phải thực hiện một bài thuyết trình quan trọng ở chỗ làm, bị mất việc đột ngột, hay một bài kiểm tra quan trọng, một cuộc tranh cái gay gắt với bạn bè hoặc người thân. Nhưng hóa ra, loại áp lực mà ta phải trải qua và vấn đề liệu ta có thể duy trì trạng thái thoải mái đủ lâu để cơ thể làm việc tốt được hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào việc ta là ai. Càng ngày càng có nhiều những nghiên cứu đưa ra rằng những người bị phân biệt đối xử nhiều hơn thường có sức khỏe yếu hơn. Thậm chí một nỗi lo về phân biệt đối xử, như khi bạn lo lắng rằng mình sẽ bị dừng xe khi đang lái xe, có thể có tác động xấu lên sức khỏe của bạn. Giáo sư David Williams từ đại học Harvard, người đi tiên phong trong việc đưa ra các công cụ minh chứng cho những mối liên kết này, cho rằng những người càng cách ly với xã hội, thì càng bị phân biệt đối xử nhiều hơn và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Tôi đã rất chú ý đến vấn đề này trong vòng một thập kỷ qua. Tôi hứng thú với sức khỏe thai phụ sau khi thất bại với một khóa học tiền y khoa, nhưng điều này lại đưa tôi đến với một lối đi nhằm tìm kiếm những cách để giúp đỡ những người đang mang thai. Và thế là tôi trở thành một nhân viên hộ sinh, một tay mơ được đào tạo để có thể hỗ trợ người khác trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Và cũng bởi vì tôi là người La-tinh và nói tiếng Tây Ban Nha, trong lần tình nguyện đầu tiên ở một bệnh viện công ở Bắc Carolina, Tôi đã thấy rõ chủng tộc và giai cấp có ảnh hưởng đến những trải nghiệm của những người phụ nữ tôi trợ giúp. Nếu nhìn vào số liệu thống kê tỉ lệ mắc bệnh trong quá trình mang thai và sinh nở, ta có thể thấy rõ những đặc điểm đã được soạn ra bơi Giáo sư Williams, phụ nữ người Mỹ gốc Phi đặc biệt có những trải nghiệm khác hoàn toàn với phụ nữ da trắng về việc con của họ sinh ra có khỏe mạnh hay không. Trong một số vùng của cả nước, đặc biệt là sâu về phía nam, tỉ lệ tử của các thai phụ và trẻ sơ sinh da màu xấp xỉ với tỉ lệ ở vùng cận sa mạc Sahara. Và cũng ở trong những vùng đó, tỉ lệ tử của thai phụ da trắng gần như bằng không. Thậm chí trên toàn quốc, phụ nữ da màu có tỉ lệ tử vong trong khi mang tha và sinh nở cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ da trắng. Dễ tử vong hơn những 4 lần. Con của họ cũng có tỉ lệ tử vong cao gấp 2 lần trong 1 năm đầu đời so với trẻ sơ sinh da trắng. Và cũng có tỉ lệ sinh non và sinh con nhẹ cân cao hơn từ 2 đến 3 lần. Đây là dấu hiệu của một sự phát triển không đầy đủ. Phụ nữ bản địa cũng có tỉ lệ cao hơn trong các vấn đề này so với phụ nữ da trắng, cũng như một số nhóm người Latinh. Trong vòng 1 thập kỉ làm việc với vai trò của một người hộ sinh rồi chuyển sang làm nhà báo và blogger, tôi đã cố gắng nâng cao sự nhận biết về những người phụ nữ da màu, đặc biệt là da đen, đã có những trải nghiệm khác như thế nào liên quan đến việc sinh đẻ ở nước Mỹ. Nhưng khi tôi đưa cho mọi người những con số đáng báo động này, tôi thường gặp phải những nhận định rằng đây hoặc là về sự nghèo đói hoặc sự không được tiếp cận đến sự chăm sóc. Nhưng hóa ra, cả 2 thứ trên lại chưa nói lên được bức tranh toàn cảnh. Thậm chí những phụ nữa da đen trung lưu còn có những kết quả tệ hơn rất nhiều so với phụ nữ da trắng trung lưu. Thực ra khoảng cách ở trong nhóm này còn rộng hơn. Và tiếp cận đến sự chăm sóc chắc chắn vẫn còn là vấn đề, thì những phụ nữ da màu được hưởng sự chăm sóc nên có trước khi sinh vẫn phải đối mặt với những tỉ lệ rất cao kia. Và rồi chúng ta quay lại lối cũ, từ sự phân biệt đối xử, đến áp lực, rồi đến sức khỏe yếu, nó gần ghép lại thành bức tranh mà nhiều phụ nữ da màu đã trải qua: Phân biệt chủng tộc thực sự đang làm chúng ta ốm đi. Nghe có vẻ không liên quan lắm phải không? Vậy hãy xem xét điều này: dân di cư da màu gốc Latinh thực ra có sức khỏe tốt hơn khi họ mới di chuyển đến Mỹ. Nhưng họ càng định cư lâu ở nước này, sức khỏe họ ngày càng đi xuống. Những người như tôi, sinh ra ở đất Mỹ, có bố mẹ là dân di cư từ Cuba, có xu hướng có sức khỏe tệ hơn so với thời ông bà tôi. Đó là cái các nhà nghiên cứu gọi là "nghịch lí di trú", và nó còn mô tả xa hơn rằng có gì đó trong môi trường ở Mỹ khiến ta bị ốm. Nhưng sư thật là vấn đề rằng sự phân biệt chủng tộc đối với phụ nữ và trẻ em da màu, đặc biệt là da đen, thực sự rất rộng lớn. Tôi có thể nói với các bạn về điều này bao lâu cũng được nhưng tôi sẽ không làm như vậy vì tôi muốn đưa ra cho bạn 1 giải pháp. Và tin vui là giải pháp này đặc biệt không tốn kém chút nào, và nó cũng không yêu cầu bạn phải có trị liệu bằng thuốc đắt tiền hay là những công nghệ tối tân. Giải pháp này được gọi là "Cách của JJ" Hãy gặp gỡ với Jennie Josheph Cô là một nữ hộ sinh ở Orlando, Florida đã làm việc với phụ nữ có thai trong vòng 1 thập kỉ qua. Trong một nơi cô gọi là "phòng khám dễ tiếp cận", Jennie và nhóm của mình đã cung cấp chăm sóc tiền sản cho hơn 600 phụ nữ mỗi năm. Khác hàng của cô chủ yếu là người da màu, người dân Haiti hay người Latinh được đưa đến bệnh viện. Nhưng bằng cách cung cấp chăm sóc tiền sản dễ tiếp cận và đáng tin, Jennie đã đạt được một thành tựu to lớn: hầu hết các sản phụ đều sinh ra được những em bé khỏe mạnh và đủ tháng. Phương pháp của cô khá là đơn giản. Jennie nói rằng tất cả những cuộc hẹn đều được sắp xếp. Mọi thành viên trong nhóm của cô và mọi phút ở trong phòng khám đều phải hỗ trợ hết sức có thể. Không ai bị từ chối do thiếu quỹ. "Cách của JJ" là để làm cho nguồn tài chính hoạt động dù cho có rào cản. Không ai bị trách mắng khi không đến buổi hẹn của mình. Không ai bị lên giọng hay coi thường. Phòng khám của Jennie gợi lại hình ảnh phòng khách của cô mình hơn là phòng khám bình thường. Cô gọi nơi đây là "một lớp học nguỵ trang" Với ghế được xếp theo vòng tròn, chị em ngồi đợi đến lượt và từng người nói chuyện với riêng với 1 nhân viên giáo dục, hoặc trò chuyện theo nhóm theo từng lớp tiền sản. Khi bạn được hẹn đến, bạn được chào đón bởi Alexis hoặc là Trina, hai trong số những trợ lý y tế của Jennie. Cả 2 đều là những bà mẹ trẻ người Mỹ gốc Phi. Cách tiếp cận của họ rất đơn giản và thân thiện. Trong một lần đến thăm tôi đã quan sát được khi Trina trò chuyện với một cô gái chuẩn bị làm mẹ trong khi lấy huyết áp của cô gái đó. Cô gái người Latinh này đang gặp rắc rối với vấn đề nôn mửa. Khi Trina đo xong huyết áp, cô nói: "Hay là ta thử đổi đơn thuốc xem nhé?" "Chúng tôi không thể để cô không ăn uống gì như này được." Từ "chúng tôi" đó thực sự là một phần rất quan trọng trong mô hình của Jennie. Cô nhìn nhận nhân viên là một phần của nhóm, cùng với phụ nữ và gia đình họ có một mục tiêu chung: giúp những thai phụ sinh ra những em bé khỏe mạnh. Jennie nói rằng Trina và Alexis mới là phần cốt lõi trong mô hình chăm sóc của cô ấy. Và rằng vai trò người cung cấp của cô chỉ để hỗ trợ cho công việc của họ. Trina dành rất nhiều thời gian bên điện thoại, nhắn tin cho khách hàng về đủ mọi thứ. Có một cô đã nhắn tin để hỏi liệu đơn thuốc mà cô được kê ở bệnh viện liệu có được sử dụng trong quá trình mang thai hay không. Câu trả lời là không. Một cô khác đã gửi bức ảnh của đứa trẻ được sinh ra với sự hỗ trợ của Jennie. Cuối cùng, khi bạn được hẹn đến để gặp nhà cung cấp, bạn đã tự cân được cân nặng của mình trong phòng chờ, và tự cho ra mẫu nước tiểu trong phòng vệ sinh. Đây chính là tự tách biệt so với mô hình y tế truyền thống, bởi vì nó đặt lại tinh thần trách nhiệm và thông tin vào tay người phụ nữ. Vậy thay vì một hệ thống y tế mà bạn có thể bị mắng mỏ vì không làm theo những lời khuyên của nhà cung cấp, chính là hệ thống thường dành cho phụ nữ có thu nhập thấp, mô hình của Jennie là để hỗ trợ nhiều nhất có thể. Và sự hỗ trợ này cung cấp sự giảm thiểu tối quan trọng đối với áp lực từ phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử mà phụ nữ phải trải qua hằng ngày. Nhưng đây mới là điều tuyệt nhất trong mô hình của Jennie: Mô hình đã thành công ngoài mong đợi. Hãy nhớ lại những con số mà tôi đã đưa ra, rằng phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non quá sớm, và sinh con nhẹ cân, hoặc thậm chí tử vong do những biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Vậy mà Cách của JJ đã gần như loại bỏ những vấn đề này, bắt đầu bằng những "em bé gầy bé" mà Jennie gọi Cô đã có thể khiến cho hầu hết khách hàng sinh được những đứa bé khỏe mạnh, kháu khỉnh, như đứa bé này. Khán giả: Ồ... Đây là một bé gái được sinh bởi một khách hàng ở phòng khám của Jennie vào tháng 6. Thống kê nhân khẩu tương tự trong khu của Jennie, những ai sinh con ở bệnh viện cùng chỗ với thai phụ kia có xu hướng đẻ con nhẹ cân hơn tiêu chuẩn khỏe mạnh gấp 3 lần Jennie đã làm nên sự tiến bộ cho một thứ đã tồn tại hàng thập kỉ, thứ mà tưởng như là không thể giải quyết được. Một vài trong số các bạn có thể nghĩ rằng gặp mặt riêng mà Cách của JJ cung cấp chắc hẳng phải đắt lắm. Nhưng như vậy là không đúng. Đến gặp mặt người cung cấp không phải là cốt lõi trong mô hình của Jennie. Và cũng vì lí do chính đáng. Các cuộc hẹn đắt đỏ, và nhằm duy trì mô hình này, và cô phải gặp rất nhiều khách hàng để có thể trang trải chi phí. Nhưng Jennie không phải dành thời gian cho từng người một, nếu mỗi thành viên trong đội của cô có thể cung cấp sự hỗ trợ, thông tin và sự chăm sóc cần có. Cái hay trong mô hình của Jennie là cô thực sự tin rằng nó có thể được áp dụng ở khá nhiều bất cứ các cơ sở chăm sóc sức khỏe nào. Đây là một cuộc cách mạng trong chăm sóc đang chờ được bùng nổ. Những vấn đề tôi đang chia sẻ với các bạn đây rất lớn Chúng xuất phát từ lịch sử lâu dài của phân biệt chủng tộc, giai cấp, một xã hội dựa trên chủng tộc và phân tầng giai cấp. Chúng bao gồm việc nâng cấp cơ chế sinh lý dùng để bảo vệ chúng ta, nhưng khi bị thúc đẩy quá mức, lại khiến ta ốm yếu hơn. Nhưng nếu có 1 điều tôi học được khi làm một nhân viên hộ sinh là chỉ một chút giúp đỡ không điều kiện có thể có tác động lâu dài. Lịch sử đã chỉ ra rằng con người ta rất kiên cường. Khi ta không thể xóa bỏ phân biệt chủng tộc hay những áp lực từ nó, có lẽ ta chỉ có thể tạo ra một môi trường có sự giảm thiểu những gì người da màu phải đối mặt hằng ngày. Và trong quá trình mang thai, sự giảm thiểu đó có thể là một công cụ tuyệt vời trong việc biến đổi những tác động của phân biệt chủng tộc tới các thế hệ tiếp theo. Cảm ơn. 05 năm trước, tôi có một công việc mơ ước. Tôi là thông tín viên nước ngoài ở Trung Đông đưa tin cho ABC News. Nhưng có một vấn đề nghiêm trọng ở đây, Một vấn đề với nghề của chúng ta, mà tôi cảm thấy ta cần phải sửa chữa. Các bạn biết, tôi đến Trung Đông vào cuối năm 2007, thời điểm vào khoảng giữa cuộc chiến Iraq Nhưng vào thời điểm tôi đến Iraq, chúng ta gần như không thể tìm thấy các câu chuyện về Iraq đang trình chiếu. Việc đưa tin đã không còn cả trong ban biên tập cũng như trên sóng. Và trong số các câu chuyện được phát sóng hơn 80% là nói về chúng ta Chúng ta thiếu các câu chuyện về Iraq, về con người sống ở đó, và những điều đang xãy ra với họ dưới sức ép của chiến tranh. Afghanistan thì đã nằm ngoài chương trình công việc từ trước. Chỉ có chưa đến 1% tin tức năm 2008 đưa tin về cuộc chiến Afghanistan. Nó là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử US nhưng thông tin thì thực sự khan hiếm đến mức những giáo viên mà chúng tôi gặp nói rằng họ gặp rắc rối khi giải thích với sinh viên rằng chúng ta đang làm gì ở đó, trong khi những sinh viên đó có cha mẹ đang chiến đấu và thậm chí hy sinh ở nước ngoài. Chúng ta đã vẽ một bức tranh rỗng, và không chỉ với Iraq và Afghanistan. Từ các vùng xung đột đến biến đổi khí hậu đến tất cả các loại vấn đề xung quanh các khủng hoảng ý tế công, chúng ta đang thiếu cái mà tôi gọi là các vấn đề mức độ đồng loại, vì ở mức độ đồng loại, nên chúng có thể nhấn chìm chúng ta. Và do không hiểu các vấn đề phức tạp ở thời đại chúng ta, chúng ta đang đối mặt những hệ quả thực tiễn nhất định Chúng ta đã giải quyết các vấn đề mà chúng ta không hiểu rõ căn nguyên, không có thông tin liên tục, tức thời, và nơi ở của những người thực hiện chúng chúng ta không biết và đôi khi chính họ cũng không biết lẫn nhau? Khi chúng ta nhìn lại Iraq, vào những năm đó, lúc mà chúng ta đang thiếu vắng thông tin, là những năm mà xã hội đang chia rẽ trong khi chúng ta thì đang tạo điều kiện cho sự ra đời của ISIS, ISIS chiếm Mosul và bạo lực khủng bố đã lan rộng vượt qua biên giới Iraq và lan rộng khắp thế giới. Vào thời điểm đó, tôi đã tiến hành quan sát, Tôi nhìn qua biên giới Iraq và phát hiện một câu chuyện khác mà chúng ta đang bỏ sót: cuộc chiến ở Syria. Nếu bạn là một chuyên gia về Trung Đông, bạn đã biết Syria rất quan trọng ngay từ đầu. Nhưng cuối cùng nó trở thành một trong những câu chuyện bị bỏ quên của Mùa xuân Arab. Tôi đã nhìn thấy trước hậu quả. Syria có quan hệ mật thiết với an ninh khu vực, và sự ổn định toàn cầu. Tôi đã nghĩ rằng chúng ta không thể để nó trở thành một câu chuyện bị bỏ quên khác. Do vậy tôi đã rời công việc mơ ước để xây dựng 01 website gọi là "Syria Deeply." Nó được thiết kế để trở thành 01 nguồn thông tin, tin tức dễ hiểu đối với một vấn đề phức tạp, và trong 4 năm qua, nó đã trở thành kho tài nguyên cho các nhà làm chính sách và các chuyên gia giải quyết xung đột ở Syria. Chúng tôi đã xây dựng nên một mô hình kinh doanh dựa trên thông tin chất lượng cao, nhất quán và tập hợp các ý kiến hàng đầu về vấn đề. Và chúng tôi nhận thấy mô hình đó đã thay đổi quy mô. Chúng tôi đã nhận được các yêu cầu tâm huyết làm những thứ "Deeply." khác Do vậy chúng tôi đã bắt đầu tổ chức lại công việc vì có nhiều việc để làm. Tôi chỉ là một trong nhiều doanh nhân, và chúng tôi cũng chỉ là một trong nhiều start-ups đang cố gắng khắc phục những sai sót của tin tức. Tất cả chúng tôi ở trên cùng chiến hào đều biết có gì đó không đúng với ngành tin tức. Nó đã bị sụp đổ. Niềm tin với truyền thông đang ở mức thấp chưa từng có. Và số liệu thống kê mà bạn đang thấy trên đó là từ tháng 9--- Thực tế được cho là còn tệ hơn nữa. Nhưng ta có thể khắc phục nó. Chúng ta có thể thay đổi ngành tin tức. Tôi biết rằng điều này đúng. Bạn có thể cho rằng tôi quá lý tưởng; Tôi chỉ nghĩ mình là người chăm chỉ & lạc quan Và tôi biết có nhiều người trong chúng tôi ngoài kia. Chúng tôi có các sáng kiến để làm mọi việc tốt hơn, chúng tôi đã chọn ra 03 sáng kiến và tôi muốn chia sẽ cùng các bạn. Sáng kiến số 1: Chúng tôi cần tin tức được xây dựng trên nền tảng kiến thức chuyên môn sâu. Với làn sóng sa thải tại các toàn soạn diễn ra khắp cả nước, chúng ta đã mất đi nghệ thuật chuyên môn. việc đưa tin chuyên ngành đang có nguy cơ tuyệt chủng Đối với việc đưa tin nước ngoài, chúng ta có thể khắc phục bằng cách làm việc với nhà báo địa phương đối xử với họ như như những đối tác và cộng sự, chứ không chỉ là những người giúp việc, cho ta số phone và các đoạn tin ngắn Các phóng viên địa phương của chúng tôi ở Syria, châu Phi và châu Á đem đến cho chúng tôi những câu chuyện mà chắc chắn chúng tôi không thể tự tìm thấy. Như câu chuyện ở ngoại ô Damascus, về một cuộc đua xe lăn đã đem hy vọng đến cho những người bị thương. Hay câu chuyện ở Sierra Leone, về một lãnh đạo địa phương đã ngăn chặn dịch bệnh Ebola bằng cách tự tổ chức đợt kiểm dịch ở địa hạt của anh ấy. Hay câu chuyện ở biên giới Pakistan, về những người tị nạn Afghan bị buộc quay về nhà khi họ chưa sẳn sàng, dưới sự đe dọa của cảnh sát. Các nhà báo địa phương họ là các cố vấn. Họ dạy chúng tôi những điều mới mẻ mỗi ngày, và đem đến cho chúng tôi những câu chuyện quan trọng cần biết. Sáng kiến số 2: Chúng ta cần một lời thề giống như Hippocratic cho ngành báo chí, trước nhất, là không gây hại. (Vỗ tay) nhà báo cần cứng rắn. Chúng ta cần nói sự thật với quyền lực, nhưng chúng ta cũng cần chịu trách nhiệm. Chúng ta cần sống theo lý tưởng của chúng ta, và chúng ta cần thừa nhận khi cái chúng ta đang làm có khả năng gây hại cho xã hội, khi chúng ta quên mất nghề báo như là một dịch vụ công. Tôi đã quan sát việc đưa tin dịch Ebola. Chúng tôi khởi động Ebola Deeply và đã làm hết khả năng Nhưng cái chúng tôi thấy là 01 cộng đồng tràn ngập những thông tin giật gân giải trí, có lúc không chính xác, có lúc sai sự thật hoàn toàn. Các chuyên gia y tế công nói với tôi rằng họ đã trả giá bằng mạng sống con người, bởi vì bằng cách thổi bùng lên sự hoản loạn và tiêp nhận thông tin sai lệch, chúng ta đã gây khó khăn hơn cho mọi người nắm bắt đúng thực chất tình hình diễn ra. Tất cả sự nhiễu loạn đó gây khó khăn để đưa ra quyết định đúng. Chúng ta có thể làm tốt hơn với nghề mình, nhưng đòi hỏi chúng ta thừa nhận đã vừa làm sai như thế nào, và quyết định không lặp lại lần sau. Đó là một sự lựa chọn. Chúng ta phải chống lại sự cám dỗ để sử dụng sự sợ hải cho việc đánh giá. Và quyết định đó phải được đưa ra trong phòng biên tập cá nhân và với các chuyên viên tin tức cá nhân. Bởi vì loài virus chết người kế tiếp sẽ lây lan có thể còn tệ hơn nhiều và hậu quả còn nặng nề hơn nhiều, Nếu chúng ta vẫn làm như trước đó; nếu chúng ta không có trách nhiệm trong việc đưa tin và nó không đúng Sáng kiến thứ 3? Chúng ta cần trân trọng sự phức tạp Nếu chúng ta muốn hiểu được một thế giới phức tạp. Trân trọng sự phức tạp -- (Vỗ tay) đừng đối xử thế giới một cách đơn giản, bởi vì sự đơn giản là không chính xác. Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp Tin tức là sự giáo dục trưởng thành. Công việc của các nhà báo chúng ta là thâm nhập sâu vào sự phức tạp và tìm ra ra các cách mới giúp mọi người hiểu biết nó dễ dàng hơn. Nếu ta không làm vậy, nếu chúng ta giả bộ rằng chỉ có các câu trả đơn giản, chúng ta đang dẫn mọi người rơi vào nguy hiểm. Hiểu biết sự phức tạp là cách duy nhất để biết các mối đe dọa thực sự đang ở quanh ta. Trách nhiệm của chúng tôi là phiên dịch các mối đe dọa và giúp các bạn nhận ra các đe dọa thực sự để các bạn có thể chuẩn bị và biết sẽ làm gì để sẳn sàng cho những điều sắp xãy ra. Tôi là một người lạc quan chăm chỉ. Tôi tin chúng ta có thể khắc phục được những đổ bể. Tất cả chúng ta đều muốn Có những nhà báo vỹ đại đang làm các công việc vỹ đại -- Ta cần những khuôn mấu mới. Tôi thành thật tin rằng đây là thời điểm nhìn nhận lại, hình dung lại cái ta có thể làm. Tôi tin ta có thể khắc phục những đỗ vỡ Tôi biết ta có thể sửa lại ngành báo chí. Tôi biết điều này đáng để cố gắng và tôi thực sự tin rằng cuối cùng, chúng ta sẽ làm được. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bạn đã từng thắc mắc sẽ như thế nào khi sống ở một nơi không hề có luật lệ chưa? Nghe có vẻ khá cool nhỉ. (Cười) Một buổi sáng, bạn thức dậy, bạn phát hiện ra lý do tình trạng vô luật lệ là vì không có chính phủ, do đó không có luật pháp. Trên thực tế, tất cả các cơ quan đều biến mất. Không có trường học, không có bệnh viện, không có cảnh sát, không có ngân hàng, không có câu lạc bộ thể hình, không có bất kỳ dịch vụ nào. Tôi biết một chút về việc nó thế nào, vì khi tôi còn là một sinh viên y năm 1999, tôi làm việc trong một trại tập trung ở Balkans khi xảy ra cuộc chiến Kosovo. Khi cuộc chiến kết thúc, tôi được phép -- khó tin -- từ trường y cho nghỉ một thời gian và theo một số gia đình mà tôi quen ở trại trở về ngôi làng của họ ở Kosovo, và hiểu ra được việc họ lèo lái cuộc sống sau chiến tranh thế nào. Kosovo sau chiến tranh là một nơi rất thú vị vì quân đội NATO ở đó, hầu hết là để chắc rằng cuộc chiến không bùng phát trở lại. Nhưng hơn nữa, đây hoàn toàn là một nơi vô luật pháp, hầu hết các cơ quan xã hội, cả công cộng và tư nhân, đều bị phá hủy. Nên tôi có thể nói với các bạn rằng khi tôi bước vào một hoàn cảnh và môi trường như thế, tôi hết sức rùng mình... trong khoảng 30', bởi vì đó là khoảng thời gian trước khi bạn bước vào một hoàn cảnh nơi bạn nhận ra mình dễ bị tổn thương thế nào. Với tôi, khoảng khắc đó đến khi tôi phải đi qua trạm kiểm soát đầu tiên, và tôi nhận ra khi tôi lái xe lên tôi sẽ đi qua trạm kiểm soát này, đàm phán với một người được trang bị vũ khí hạng nặng, nếu anh ta quyết định bắn tôi luôn lúc đó, thì đó cũng không phải là điều gì bất hợp pháp. Nhưng cảm giác yếu đuối của tôi chẳng là gì so với cảm giác yếu đuối của những gia đình mà tôi quen biết trải qua năm đó. Bạn thấy đó, cuộc sống trong một xã hội mà không hề có một tổ chức xã hội nào đầy rẫy nguy hiểm và bất ổn, và những câu hỏi đơn giản như, "Chúng ta sẽ ăn gì tối nay?" lại rất khó để trả lời. Những câu hỏi về sự an toàn, khi bạn không có bất kỳ một tổ chức an ninh nào, là rất đáng sợ. Một cuộc đấu khẩu giữa tôi và người hàng xóm tầng dưới sẽ biến thành một cuộc bạo lực thứ sẽ kết liễu tôi hay gia đình tôi? Những quan tâm đến sức khỏe khi không có tổ chức y tế nào cũng rất đáng sợ. Tôi nghe nhiều gia đình hỏi những câu hỏi đại loại như, "Đứa con sơ sinh của tôi sốt cao. Tôi phải làm gì đây?" "Người chị đang mang bầu của tôi đang bị chảy máu. Tôi nên làm gì đây?" Tôi nên nhờ ai đây?" "Bác sĩ, y tá ở đâu hết rồi? Nếu tôi tìm thấy họ, họ có đáng tin ko?" Tôi phải trả tiền cho họ thế nào? Bằng loại tiền gì?" "Nếu tôi cần thuốc men, tôi phải tìm chúng ở đâu?" Nếu tôi uống thuốc đó, chúng có phải là thuốc giả ko?" Và còn nhiều nhiều nữa. Nên cuộc sống trong những hoàn cảnh như thế, một đề tài bao quát, một nét đặc trưng bao quát về cuộc sống là hoàn cảnh cực kỳ dễ tổn thương mà họ phải xoay sở ngày này sang ngày khác, bởi thiếu những tổ chức xã hội. Và hoá ra là đặc điểm sống này lại cực kỳ khó giải thích cho những người không sống trong điều kiện như thế hiểu được. Tôi phát hiện ra điều này khi rời khỏi Kosovo. Tôi quay lại Boston, trở thành bác sĩ, tôi trở thành nhà nghiên cứu chiến lực sức khỏe toàn cầu. Tôi tham gia trường y Harvard Brigham, và Ngành Y tế Phụ nữ Toàn cầu. Nhà nghiên cứu như tôi rất muốn giải quyết vấn đề này ngay lập tức. Tôi kiểu như, "Chúng ta có thể làm giảm hoàn cảnh dễ bị tổn thương của người dân sống trong những hoàn cảnh mỏng manh như thế bằng cách nào? Có cách nào chúng ta có thể bắt đầu nghĩ đến việc làm thế nào để bảo vệ và hồi phục nhanh chóng các cơ quan chức năng cấp thiết cho việc tồn tại như cơ quan y tế hay không? Và tôi phải nói rằng, tôi có những đồng nghiệp tuyệt vời. Nhưng một điều thú vị về điều này là, đây là một câu hỏi bất thường đối với họ. Họ kiểu như, "Nếu bạn làm việc trong thời chiến, không có nghĩa là bạn làm trong trại tị nạn, và bạn ghi lại những hành động tàn bạo hàng loạt?" điều mà, dù sao thì cũng rất, rất, rất quan trọng. Nó khiến tôi một lúc để giải thích tại sao tôi lại tha thiết với vấn đề này, cho đến khoảng sáu năm trước. Đó là lúc nghiên cứu bước ngoặc này, nói về việc xem xét và mô tả hậu quả của nền y tế cộng đồng thời hậu chiến, được xuất bản. Nó đưa ra một kế luận đầy kinh ngạc và khó tin. Những nhà nghiên cứu kết luận rằng phần lớn thương vong từ chiến tranh xảy ra sau khi cuộc xung đột kết thúc. Vậy nên thời điểm nguy hiểm nhất cho người sống trong đất nước bị ảnh hưởng xung đột là sau khi chiến sự kết thúc; là sau khi hiệp định hòa bình được ký kết. Đó là khi các giải pháp chính trị đã đạt được. Nghe thì có vẻ ngược ngạo, nhưng tất nhiên là không phải vậy, bởi vì chiến tranh giết chết người dân bằng cách lấy đi các phòng bệnh, từ bệnh viện của họ, từ chuỗi cung ứng của họ. Các bác sĩ bị nhắm làm mục tiêu, bị giết chết; họ đang trên đường chạy. Và vô hình hơn nhưng nguy hiểm chết người hơn là sự phá hủy các thể chế quản lý y tế và tài chính của họ. Vì thế điều này không làm tôi ngạc nhiên chút nào. Nhưng điều đáng ngạc nhiên và khá thất vọng, là những hiểu biết này lại ít tạo được ảnh hưởng đến mức nào, đến cách chúng ta nghĩ về nỗi đau đớn của con người và về chiến tranh. Để tôi cho các bạn vài ví dụ. Năm ngoái, có lẽ bạn còn nhớ, Ebola tấn công Liberia, phía tây Châu phi. Có rất nhiều báo cáo về nhóm 'Bác sĩ không biên giới' đã lên tiếng cảnh báo và kêu gọi viện trợ và giúp đỡ. Nhưng không có nhiều báo cáo trả lời câu hỏi: Tại sao 'Bác sĩ không biên giới' lại có cả ở Liberia? 'Bác sĩ không biên giới' là một tổ chức tuyệt vời, được cống hiến và thiết kế để cung cấp những chăm sóc khẩn cấp cho vùng chiến. Cuộc nội chiến ở Liberia đã kết thúc vào năm 2003 -- 11 năm trước khi bệnh Ebola tấn công. Khi Ebola tấn công Liberia, chỉ có dưới 50 bác sĩ trong cả nước 4.5 triệu dân. 'Bác sĩ không biên giới' ở Liberia bởi vì Liberia vẫn chưa có một hệ thống y tế hoàn chỉnh thật sự, sau 11 năm. Khi động đất xảy ra ở Haiti năm 2010, số tiền viện trợ quốc tế đổ vào là rất đáng kinh ngạc. Nhưng bạn có biết, chỉ có 2% trong số tiền viện trợ đó dùng để tái thiết lại các cơ quan công cộng của Haiti, trong đó có cả ngành y tế? Từ góc nhìn đó, người Haiti vẫn tiếp tục tử vong vì trận động đất thậm chí là ngày nay. Tôi mới gặp người đàn ông này gần đây. Đây là bác sĩ Nezar Ismet. Ông là Bộ trưởng bộ Y tế ở khu tự trị phía bắc Iraq, tại Kurdistan. Tại đây, ông cho biết trong 9 tháng vừa qua, đất nước ông, khu vực của ông, dân số tăng từ bốn triệu đến năm triệu người. Tốc độ tăng là 25%. Hàng ngàn người mới đến đã trải qua những chấn thương khó tin. Các bác sĩ của ông đang làm việc 16 giờ mỗi ngày không lương. Ngân sách của ông không tăng 25%, nó giảm 20%, vì ngân sách chảy vào các mảng an ninh và nỗ lực đền bù ngắn hạn. Khi ngành y tế của ông sụp đổ - và nếu lịch sử có bất kỳ chỉ dẫn nào, nó sẽ -- bạn nghĩ nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến quyết định của năm triệu người trong vùng của ông khi họ nghĩ về việc liệu họ có nên bỏ chạy khỏi kiểu hoàn cảnh sống nguy khó như thế này không? Như các bạn thấy, đây là một chủ đề đầy bực mình với tôi, và tôi đang thật sự muốn hiểu: Tại sao lại có sự trì trệ trong việc bảo vệ và hỗ trợ những hệ thống y tế và an ninh bản địa như thế? Tôi thường chia ra hai lớp quan tâm, hai lớp lý lẽ. Mối quan tâm đầu tiên là về sự suy đồi, người dân sống trong hoàn cảnh đó trở nên sai lạc và không đáng tin. Tôi thừa nhận rằng tôi đã gặp kẻ xấu xa làm về y tế trong những hoàn cảnh như thế. Nhưng tôi cũng sẽ nói rằng điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong tất cả trường hợp tôi đã làm việc, từ Afghanistan đến Libya, Kosova, Haiti, Liberia -- Tôi đã gặp những con người đầy truyền cảm, những người, khi ngân sách quốc gia giảm sút, họ đã mạo hiểm tất cả mọi thứ để cứu lấy hệ thống y tế của mình. Mẹo cho những người ngoài cuộc muốn giúp đỡ là xác định những người đó là ai, và tạo lối đi cho họ. Đó chính xác là những gì đã xảy ra ở Afghanistan. Một trong những câu chuyện chiến thắng thầm lặng trong nỗ lực xây dựng đất nước của chúng tôi ở Afghanistan liên quan đến Ngân hàng Thế giới, năm 2002 đã đầu tư rất nhiều trong việc nhận diện, đào tạo, và đẩy mạnh đội ngũ lãnh đạo ngành y tế Afghanistan. Những người lãnh đạo ngành y tế đã tạo ra một kỳ công khó tin ở Afghanistan. Họ đã nỗ lực tăng khả năng tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe cho đại đa số dân chúng. Họ đã mau chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân Afghanistan, nơi từng có tình trạng tệ nhất thế giới. Trên thực tế, Bộ trưởng Y tế Afghanistan đã làm những điều mà tôi ước ta có thể làm ở Mỹ. Họ dùng các thứ như dữ liệu để đề ra chiến lược. Thật khó tin. (Cười) Một quan tâm nữa tôi rất hay nghe là: "Chúng tôi không chi trả được, chúng tôi không có tiền. Nó không thể duy trì được." Tôi sẽ trịnh trọng công bố rằng tình trạng hiện tại và hệ thống hiện nay chúng ta có là hệ thống đắt đỏ, ít hiệu quả nhất mà chúng ta đã tạo ra. Tình trạng hiện nay là khi chính phủ, như Mỹ, hay là, một nhóm các chính phủ hình thành khối Ủy ban Châu Âu -- họ chi 15 tỉ đô mỗi năm chỉ cho các việc nhân đạo, khẩn cấp, và cứu trợ thiên tai trên thế giới. Không có gì cho việc hỗ trợ nước ngoài, chỉ cứu trợ thiên tai mà thôi. 95% trong số đó chi cho các cơ quan cứu trợ quốc tế, sau đó phải nhập khẩu nguồn lực đến các khu vực đó, và chắp vá thành một kiểu hệ thống y tế tạm thời, thứ có thể tháo dỡ và đem đi khi họ hết tiền. Thế nên công việc của chúng tôi, hóa ra, lại hết sức rõ ràng. Chúng tôi, dưới cương vị là những nhà chuyên môn về chiến lược y tế toàn cầu, công việc đầu tiên là trở nên những nhà chuyên môn trong việc theo dõi độ mạnh, yếu của hệ thống y tế trong những tình huống bị đe dọa. Đó là khi ta thấy các bác sĩ tháo chạy, khi ta thấy nguồn lực y tế cạn kiệt, khi ta thấy các cơ quan sụp đổ -- đó là tình trạng khẩn cấp. Đó là khi chúng ta cần gióng chuông cảnh báo và vẫy tay ra hiệu. Ok? Không phải bây giờ. Tất cả mọi người đều có thể thấy được tình trạng khẩn cấp mà không cần phải nói. Thứ hai: những nơi như nơi tôi làm việc ở Harvard cần phải làm theo kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới ở Afghanistan, chúng ta phải -- và chúng ta sẽ -- xây dựng nền tảng vững chắc để hỗ trợ các nhà lãnh đạo ngành y tế như họ. Họ đang mạo hiểm tính mạng. Tôi nghĩ chúng ta cần hỗ trợ lòng can đảm của họ. Thứ ba: chúng ta phải vươn ra và tạo lập các mối quan hệ mới. Tại trung tâm y tế thế giới, chúng tôi làm một cuộc khởi xướng mới với NATO và các nhà chiến lược an ninh khác để cùng với họ tìm ra điều họ cần làm để bảo vệ các cơ quan y tế trong suốt thời gian triển khai. Chúng tôi muốn họ thấy việc bảo vệ hệ thống y tế và các cơ quan xã hội cấp thiết khác là một phần không thể tách rời trong sứ mạng của họ. Nó không chỉ là về việc tránh thêm thiệt hại, mà còn là thiết lập hòa bình. Nhưng cộng tác viên quan trọng nhất chúng tôi cần giành lấy là các bạn, công chúng Mỹ, và thật ra là công chúng quốc tế. Bởi vì nếu bạn không hiểu được giá trị của các cơ quan xã hội, như hệ thống y tế khi ở hoàn cảnh bấp bênh như thế, bạn sẽ không nỗ lực để cứu lấy chúng. Bạn sẽ không click vào bài báo nói về việc "Hey, tất cả các bác sĩ đang trốn chạy ở nước X. Tôi tự hỏi điều đó có nghĩa là gì. Tôi tự hỏi điều đó có nghĩa gì đối với khả năng của cơ quan y tế, kiểu như, phát hiện ra dịch cúm." "Hmm, điều đó có lẽ không tốt." Đó là điều tôi sẽ nói bạn nghe. Trên màn hình, tôi đưa ra ba người bảo vệ và xây dựng cơ quan Mỹ mà tôi yêu thích. Đằng đó là George C. Marshall, ông ấy là người đã đề xuất ra kế hoạch Marshall Plan để cứu tất cả các cơ quan kinh tế của Châu Âu sau Chiến tranh Thế giới II. Và đây là Eleanor Roosevelt. Hoạt động của bà về quyền con người đã đóng vai trò như nền tảng của tất cả các cơ quan nhân quyền quốc tế. Nhân vật tôi rất yêu thích, Ben Franklin, người đã làm rất nhiều điều để xây dựng các cơ quan chức năng, nhưng lại là 'bà mụ' của nền hiến pháp nước Mỹ. Tôi sẽ nói với các bạn rằng những người này, khi đất nước của chúng ta đang bị đe dọa, hay thế giới của chúng ta bị đe dọa, họ đã không lùi bước. Họ đã không bàn về việc xây dựng những bức tường. Họ bàn về việc xây dựng những cơ quan để bảo vệ sự an toàn của con người, cho thế hệ của họ và cũng là cho thế hệ chúng ta. Và tôi nghĩ thế hệ chúng ta cũng nên làm điều như thế. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi còn là đứa trẻ, tôi là con mọt sách chính hiệu. Tôi nghĩ ở đây cũng có các bạn như vậy. (Cười) Và bạn, bạn cười to nhất đó, chắc đúng bạn rồi. (Cười) Tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ trong vùng đồng bằng bụi bặm bắc Texas, ba tôi là cảnh sát trưởng và ông nội tôi là một mục sư. Gây ra rắc rối là không được phép. Và tôi bắt đầu đọc các sách số học để cho vui. (Cười) Bạn cũng vậy chứ. Nó đã đưa tôi đến việc tạo ra thiết bị laser, máy tính và các tên lửa mô hình, và đã dẫn dắt tôi tạo ra nhiên liệu tên lửa trong phòng ngủ. Theo thuật ngữ khoa học mà nói, chúng ta gọi nó là một ý tưởng sai lầm. (Cười) Vào cùng khoảng thời gian đó, Ra mắt bộ phim của Stanley Kubrick "2001: A Space Odyssey", và cuộc đời tôi đã thay đổi từ đó. Tôi yêu mọi thứ của bộ phim đó, đặc biệt là nhân vật HAL 9000. HAL là một máy tính có tri giác được thiết kế để hướng dẫn phi thuyền Discovery từ Trái Đất tới sao Mộc. HAL cũng là một nhân vật có khiếm khuyết, vì cuối cùng anh ấy đã lựa chọn đề cao nhiệm vụ hơn sự sống con người. HAL là một nhân vật viễn tưởng nhưng anh ta vẫn nói lên nỗi sợ hãi của chúng ta nỗi sợ hãi của việc bị thống trị bởi trí tuệ nhân tạo vô cảm không quan tâm đến loài người chúng ta. Tôi tin rằng những nỗi sợ hãi như vậy là vô căn cứ. Thật vậy, chúng ta đang ở một thời điểm đáng chú ý trong lịch sử loài người, nó được thúc đẩy nhờ sự bất mãn với các giới hạn của cơ thể và trí tuệ chúng ta, chúng ta đang tạo ra các cỗ máy tinh vi, phức tạp, xinh đẹp và duyên dáng thứ sẽ mở rộng trải nghiệm của con người theo những cách vượt xa tưởng tượng. Sau quá trinh công tác từ Học viện không quân đến công tác tại Không quân đến nay, tôi đã trở thành một kỹ sư hệ thống và gần đây tôi được tham gia vào một vấn đề kỹ thuật hỗ trợ cho nhiệm vụ đến sao Hỏa của NASA. Trong các chuyến bay đến Mặt trăng, chúng ta có thể dựa trên hệ thống điều khiển nhiệm vụ ở Houston để quan sát mọi khía cạnh của chuyến bay. Tuy nhiên, sao Hỏa thì xa hơn đến 200 lần và như vậy trung bình phải cần 13 phút để một tín hiệu đi từ Trái đất đến sao Hỏa. Nếu có trục trặc, sẽ không đủ thời gian. Và do vậy một giải pháp kỹ thuật hợp lý đặt ra là cần phải đặt thiết bị điều khiển nhiệm vụ ngay bên trong phi thuyền Orion Một ý tưởng hấp dẫn khác trong hồ sơ nhiệm vụ là đưa các robot giống người lên bề mặt sao Hỏa trước khi con người đặt chân đến, đầu tiên để xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó để phục vụ các thành viên cộng tác của đội ngũ khoa học. Khi tôi xem xét nó dưới góc độ kỹ thuật, thì thấy rõ ràng cái mà chúng ta cần tạo ra là một trí tuệ nhân tạo hiểu biết xã hội thông minh, dễ cộng tác. Nói cách khác, tôi cần tạo ra một thứ rất giống với một HAL nhưng không có khuynh hướng giết người. (Cười) Chúng ta hãy dừng lại trong giây lát. Thực sự chúng ta có thể tạo ra một trí tuệ nhân tạo như vậy không? Thực ra là có thể. Theo nhiều cách, đây là một vấn đề khó khăn về kỹ thuật có liên quan đến AI, chứ không phải một vấn đề lộn xộn về AI cần được giải quyết. Để diễn đạt lại theo ý của Alan Turing, tôi không hứng thú tạo ra một cỗ máy có tri giác. Tôi không tạo ra một HAL. Cái tôi làm là tạo ra một bộ não đơn giản mà có thể đem đến ảo giác của trí tuệ. Nghệ thuật và khoa học điện toán đã đi được một đoạn đường dài kể từ khi HAL trên sóng, và tôi tưởng tượng nếu cha đẻ của anh ta, Dr. Chandra, ở đây hôm nay, ông ấy sẽ có một loạt câu hỏi cho chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng một hệ thống gồm hàng triệu triệu thiết bị, để nhập các luồng dữ liệu, để dự đoán các thất bại và có hành động trước không? Vâng, có thể. Ta tạo ra được các hệ thống giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên không? Được. Ta tạo ra được các hệ thống nhận diện vật thể, xác định cảm xúc, tự biểu hiện cảm xúc, chơi trò chơi và thậm chí đọc khẩu hình không? Được. Ta tạo ra được hệ thống tự lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch lệch với mục tiêu đó và học hỏi từ quá trình trên không? Được Chúng ta có thể tạo ra các hệ thống có khả năng nhận thức tư duy không? Cái này chúng ta đang học. Chúng ta có thể tạo ra các hệ thống có nền tảng đạo đức và luân lý không? Cái này chúng ta phải học cách làm. Vậy chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng có thể tạo ra một hệ thống trí tuệ nhân tạo như vậy cho kiểu nhiệm vụ này và cả các loại khác. Câu hỏi tiếp theo mà bạn phải tự hỏi là, chúng ta có nên sợ nó? Thực chất, mọi công nghệ mới đều đem đến sự lo lắng ở mức độ nào đó. Khi chúng ta thấy xe hơi lần đầu, người ta đã than phiền rằng nó sẽ hủy hoại gia đình. Khi điện thoại lần đầu xuất hiện, người ta đã lo lắng nó sẽ hủy hoại việc giao lưu trò chuyện. Đã có lúc khi chữ viết trở nên phổ biến, người ta đã nghĩ chúng ta sẽ mất khả năng ghi nhớ. Tất cả lo sợ đó đều đúng ở mức độ nào đó, nhưng những công nghệ này cũng mang đến chúng ta những thứ đã mở rộng trải nghiệm của con người một cách sâu sắc. Chúng ta hãy nói thêm về nó một chút. Tôi không sợ việc một AI như vậy được tạo ra, bởi vì cuối cùng nó vẫn sẽ là hiện thân một số giá trị của chúng ta. Hãy nghĩ thế này: xây dựng một hệ thống có nhận thức về cơ bản là khác với xây dựng một hệ thống phần mềm chuyên sâu truyền thống như trước đây. Ta không lập trình nó. Ta dạy nó. Để dạy một hệ thống nhận biết các bông hoa, Tôi cho nó xem hàng nghìn bông hoa thuộc những loại tôi thích. Để dạy một hệ thống cách chơi trò chơi-- Vâng, tôi sẽ làm thế. Bạn cũng sẽ thôi. Tôi thích hoa mà. Nào mọi người. Để dạy một hệ thống chơi game như Go chẳng hạn, Tôi sẽ cho nó chơi hàng nghìn ván Go, trong quá trình đó tôi cũng dạy nó cách phân biệt ván chơi hay và ván chơi dở. Nếu tôi muốn tạo ra một trợ lý pháp lý thông minh nhân tạo, Tôi sẽ dạy nó một số tập sách luật nhưng đồng thời tôi sẽ lồng ghép vào đó ý thức về lòng thương người và công lý là một phần của luật. Theo thuật ngữ khoa học, ta gọi nó là sự thật nền móng, và đây là điểm quan trọng: khi sản xuất các cỗ máy này, chúng ta đang dạy chúng ý thức về các giá trị của chúng ta. Do vậy, tôi tin tưởng vào một trí tuệ nhân tạo bằng với, nếu không muốn nói hơn cả, một con người được giáo dục tốt. Nhưng bạn có thể sẽ hỏi, thế còn các tổ chức biến tướng thì sao, một tổ chức phi chính phủ lắm tiền nào đấy chẳng hạn? Tôi không sợ một trí tuệ nhân tạo trong tay một kẻ đơn độc. Rõ ràng, chúng ta không thể bảo vệ mình trước những hành động bạo lực bất ngờ, nhưng trong thực tế một hệ thống như vậy yêu cầu sự đào tạo cơ bản và đào tạo tinh vi vượt xa các nguồn lực của một cá nhân. Và hơn nữa, nó không giống như việc phát tán virus qua mạng ra khắp thế giới, kiểu bạn chỉ ấn một phím, nó đã lan ra một triệu vị trí và laptop bắt đầu nổ tanh bành khắp mọi nơi. Những chuyện thế này lớn hơn rất nhiều, và chắc chắn ta sẽ dự đoán trước được. Tôi có sợ rằng một trí tuệ nhân tạo như vậy có thể đe dọa toàn nhân loại hay không? Nếu bạn nhìn vào các bộ phim như "The Matrix," "Metropolis," "The Terminator," các chương trình như "Westworld," chúng đều nói về nỗi sợ hãi này. Thực vậy, trong cuốn "Siêu trí tuệ" của triết gia Nick Bostrom, ông đề cập đến chủ đề này và nhận ra rằng một siêu trí tuệ có thể không chỉ nguy hiểm, mà còn có thể đại diện cho một mối đe dọa sống còn với toàn nhân loại. Lý lẽ chủ yếu của Dr. Bostrom là các hệ thống như vậy cuối cùng sẽ có một cơn khát thông tin vô độ; là chúng có lẽ sẽ học cách để học và cuối cùng khám phá ra rằng chúng có các mục tiêu trái ngược với nhu cầu con người. Có một số người ủng hộ Dr. Bostrom. Ông ấy được ủng hộ bởi những người như Elon Musk và Stephen Hawking. Dù rất kính trọng những bộ óc lỗi lạc này, tôi tin rằng họ về căn bản đều sai. Có rất nhiều lý lẽ của Dr. Bostrom cần được mổ xẻ và tôi không có thời gian để mổ xẻ tất cả, nhưng rất ngắn gọn, hãy nghĩ thế này: biết nhiều khác với làm nhiều. HAL là một mối đe dọa với tàu Discovery chỉ trong điều kiện HAL được chỉ huy toàn bộ tàu Discovery. Nghĩa là chúng ta xét về một siêu trí tuệ. Nó sẽ phải có quyền chi phối toàn thế giới chúng ta. Đây là trường hợp của Skynet trong phim "The Terminator" trong đó chúng ta có một siêu trí tuệ có thể chỉ huy ý chí con người, điều khiển mọi thiết bị ở mọi ngõ ngách của thể giới. Thực tế mà nói, điều đó sẽ không xảy ra. Chúng ta sẽ không tạo ra các AI kiểm soát được thời tiết, điều khiển được thủy triều, hay chỉ huy được loài người lộn xộn thất thường chúng ta. Và hơn nữa, nếu một trí tuệ nhân tạo như vậy tồn tại, nó sẽ phải cạnh tranh với nền kinh tế nhân loại, và từ đó cạnh tranh với chúng ta giành các nguồn lực. Và cuối cùng thì -- đừng nói với Siri nhé -- ta luôn có thể rút dây điện. (Cười) Chúng ta đang ở trên một hành trình khó tin cùng tiến hóa với các cỗ máy của mình. Loài người chúng ta hôm nay sẽ không phải là loài người chúng ta sau này. Lo lắng lúc này về sự phát triển của một siêu trí tuệ theo nhiều cách là một sự phân tâm nguy hiểm bởi vì sự phát triển của điện toán tự nó cũng đã đem đến nhiều vấn đề về con người và xã hội mà chúng ta giờ đây phải chú ý tới. Chúng ta sẽ tổ chức xã hội một cách tốt nhất như thế nào khi nhu cầu về sức lao động con người giảm đi? Làm thế nào tôi có thể đem sự hiểu biết và giáo dục đi khắp thế giới và vẫn tôn trọng sự khác biệt? Làm sao tôi có thể mở rộng và nâng cao đời sống qua chăm sóc sức khỏe có nhận thức? Tôi có thể sử dụng điện toán như thế nào để giúp đưa người lên các vì sao? Và đó là điều thú vị. Các cơ hội sử dụng điện toán để nâng cao trải nghiệm đang trong tầm tay chúng ta, ở đây và bây giờ, và chúng ta chỉ vừa bắt đầu. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tiến hóa văn hóa là một đứa trẻ nguy hiểm với bất kỳ giống loài nào thả lỏng nó trên hành tinh của chúng Trước khi bạn nhận ra có chuyện gì, đứa trẻ mới là sơ sinh, lớn lên và tàn phá, và mọi thứ đã quá muộn để đặt lại vị trí cũ. Con người là giống loài từ chiếc hộp Pandora trên Trái Đất. Chính chúng ta đã để bộ sao chép thứ hai ra khỏi hộp và không thể nhét chúng lại được. Chúng ta đang chứng kiến những hậu quả xung quanh mình. Bây giờ, tôi muốn đưa ra một quan điểm từ việc đề cao thuyết tiến hóa văn hóa và nó mang đến một hướng suy nghĩ mới không chỉ những gì diễn ra ở hành tinh này mà những điều có thể đang diễn ra đâu đó trong vũ trụ. Vậy nên trước hết, tôi muốn nói về thuyết tiến hóa văn hóa và học thuyết về Memes, Thứ hai, làm thế nào điều này có thể lý giải câu hỏi: Ai ở ngoài kia? Nếu như thật sự có ai đó Vậy, thuyết tiến hóa văn hóa Thuyết tiến hóa văn hóa được thành lập trên cơ sở phổ thuyết Darwin. Darwin đã có ý tưởng tuyệt vời này. Quả thực, một số người nói Đó là ý tưởng tuyệt nhất một người có thể có. Suy nghĩ đó không phải rất tuyệt sao, rằng có tồn tại một ý tưởng tuyệt nhất có thể có? Các bạn có nghĩ là có thể không? "Không!" (Tiếng cười) Ai đó đã nói không, rất to, từ phía đó. Tôi thì nói có, và nếu có, tôi xin dành giải thưởng cho Darwin. Tại sao? Bởi vì ý tưởng đó rất đơn giản, nhưng lại lý giải toàn bộ kiểu mẫu kiến tạo trên thế gian. Tôi không chỉ nói đến kiến tạo sinh học, còn tất cả thuộc về con người ta nghĩ đến. Tất cả đều là cùng một việc diễn ra Darwin đã nói gì? Tôi biết bạn biết ý tưởng đó, chọn lọc tự nhiên, nhưng tôi xin diễn giải lại cuốn "Nguồn gốc giống loài", 1859 trong một vài câu. Điều Darwin nói là như thế này: Nếu như bạn có các giống loài khác biệt, và điều đó không còn nghi ngờ gì Tôi đã đến Galapagos, và tôi đã đo đạc kích thước mỏ chim và kích thước vỏ rùa, vân vân, và vân vân và tiếp 100 trang sau. (Tiếng cười) Và nếu như có một cuộc tranh giành sự sống đến mức gần như toàn bộ sinh vật đều chết Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi đã đọc Malthus và tính toán phải mất bao lâu để loài voi bao phủ toàn bộ thế giới nếu chúng sinh đẻ không giới hạn, vv. Và tiếp 100 trang sau. Và nếu số ít ỏi còn sống sót truyền lại cho thế hệ sau bất kể thứ gì đã giúp chúng sống sót, thì thế hệ sau này phải thích ứng tốt hơn với hoàn cảnh mà tất cả chuyện này đã xảy ra so với cha mẹ của chúng. Các bạn đã thấy chưa? Nếu, nếu, nếu, thì. Ông không có khái niệm gì về thuật toán, nhưng đó là những điều ông đã miêu tả trong cuốn sách, và là thuật toán tiến hóa mà chúng ta biết ngày nay. Nguyên lý là, bạn chỉ cần ba thứ này--- Biến thể, chọn lọc và di truyền. và theo như Dan Dennett nói, nếu bạn có những thứ này thì bạn bắt buộc phải tiến hóa. Hoặc kiến tạo để thoát khỏi hỗn mang, trong sự vô thức Trên trang này có một từ tôi rất thích. Các bạn nghĩ từ đó là gì? Khán giả: Hỗn mang? Hỗn mang? Không. Ý thức? Không. Khán giả: Không có. Không, không phải "không có" (Tiếng cười) Các bạn thử theo thứ tự à, hmm? Khán giả: Bắt buộc Bắt buộc, chính nó. Bắt buộc, bắt buộc Đó là lý do điều này thật đáng kinh ngạc Không cần nhà kiến tạo, hay kế hoạch, tầm nhìn, hay bất cứ cái gì. Nếu có thứ gì đó bị sao chép với biến thể và nó được chọn, thì bạn buộc phải có sự kiến tạo từ hư không. Bạn không thể ngăn cản nó được. Bắt buộc là từ yêu thích đó của tôi. Vậy, điều này thì liên quan gì đến Memes? Nguyên lý này áp dụng với tất cả mọi thứ mà bị sao chép với biến thể và chọn lọc Chúng ta quá quen với lối suy nghĩ theo ngôn ngữ sinh học Ta nghĩ về gien theo cách này. Darwin thì không, tất nhiên, ông không biết về gien Ông nói chủ yếu về động vật và cây cối, nhưng về cả những ngôn ngữ phát triển và bị tuyệt chủng. Nhưng nguyên lý của phổ thuyết Darwin là bất cứ thông tin nào bị biến thể và chọn lọc sẽ sản sinh ra sự kiến tạo. Và đây là điều Richard Dawkins bàn tới trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1976 của mình: "Gien ích kỷ" Thông tin bị sao chép, ông gọi là cơ chế sao chép Nó chỉ sao chép ích kỷ. Không có nghĩa là nó nằm lỳ trong tế bào theo kiểu: "Tôi muốn được sao chép" Mà là, nó sẽ sao chép nếu có thể, bất kể hậu quả ra sao. Nó không quan tâm đến hậu quả bởi vì nó không thể, bởi vì nó chỉ là thông tin bị sao chép. Và ông muốn thoát khỏi cách mọi người luôn luôn suy nghĩ về gien nên ông nói: "Có cơ chế sao chép nào khác trên hành tinh không?" A, có, có đó. Hãy nhìn quanh bạn. Ở đây cũng được, trong phòng này. Xung quanh ta, vẫn trôi dạt một cách vụng về trong cái nôi nguyên thủy của văn hóa, là một cơ chế khác Thông tin mà chúng ta sao chép từ người này sang người khác, bằng việc bắt chước bằng ngôn ngữ, cách nói chuyện và kể chuyện bằng việc mặc quần áo, bằng cách làm việc. Đây là thông tin sao chép với biến thể và chọn lọc Đây là quá trình kiến tạo đang diễn ra. Ông muốn đặt tên cho cơ chế sao chép mới này Nên ông lấy từ Hy Lạp "Mimeme", có nghĩa là thứ được bắt chước Hãy nhớ lấy, đó là định nghĩa căn bản: "thứ được bắt chước" Và được lược gọn thành Meme, chỉ bởi vì nghe nó hay hơn và tạo ra một Meme hay, một Meme có sức lan tỏa hiệu quả Vậy đó là cách ý tưởng này nảy sinh. Điều quan trọng là phải ghi nhớ định nghĩa này. Toàn bộ khoa học về thuyết tiến hóa văn hóa nhiều phần đã bị sai lệch nhiều phần bị hiểu sai, nhiều phần bị e sợ Nhưng rất nhiều vấn đề trong số đó có thể được ngăn ngừa bằng cách ghi nhớ định nghĩa này. Một Meme không tương đương với một ý tưởng Nó không phải là một ý tưởng. Nó không tương đương với bất cứ thứ gì, quả thật vậy Ghi nhớ định nghĩa này. Đó là thứ được bắt chước hoặc thông tin được sao chép từ người này sang người khác Hãy xem một số Memes. Vâng, mời ngài, người có đeo kính quanh cổ theo cách quyến rũ khác lạ đó ạ Tôi tự hỏi ngài tự phát minh ra ý tưởng đó hay là sao chép nó từ người khác? Nếu ngài sao chép từ người khác, thì đó là một Meme. Và còn, à, tôi không thấy có Memes nào thú vị cả Được rồi các bạn, ai có những Memes thú vị cho tôi nào? À, được, đôi khuyên tai của bạn, Tôi không cho là bạn đã phát minh ý tưởng về khuyên tai Bạn có thể đã đi chơi và mua nó. Ở cửa hàng còn có rất nhiều nữa. Đó là một thứ được truyền từ người này sang người khác Tất cả câu chuyện chúng ta đang kể, phải, tất nhiên, TED là một hội chợ Memes tuyệt vời, các tập hợp của Memes Tuy nhiên, hướng suy nghĩ về Memes, là nghĩ, tại sao chúng lại lan truyền? Chúng là thông tin ích kỷ, chúng sẽ đi sao chép, nếu có thể Nhưng một số chúng sẽ được sao chép, bởi vì chúng tốt, hoặc đúng, hoặc hữu dụng, hoặc đẹp đẽ Một số vẫn được sao chép dù chúng không như thế Một số, rất khó để nói tại sao. Có một Meme đặc biệt lạ lùng mà tôi khá thích. Và rất vui khi nói rằng, như dự đoán, tôi đã thấy nó khi đến đây và tôi chắc chắn các bạn cũng đều thấy nó. Bạn đến khách sạn quốc tế, sang trọng, đẹp đẽ ở đâu đó và bạn đi vào, cởi bỏ quần áo xuống Bạn đi vào nhà tắm, và bạn thấy gì? Khán giả:Xà phòng tắm Xin lỗi? Khán giả: Xà phòng Xà phòng, đúng. Bạn còn thấy gì nữa? Khán giả: Mmm mmm. Bồn rửa mặt, toilet! Bồn rửa, toilet, đúng, chúng đều là Memes, nhưng chúng thuộc kiểu hữu dụng, và rồi có một thứ nữa. (Tiếng cười) Thứ này đang làm gì vậy? (Tiếng cười) Thứ này đã lan truyền đi khắp thế giới Không ngạc nhiên khi các bạn đều thấy nó khi bước vào phòng tắm ở đây. Nhưng tôi đã chụp tấm ảnh này ở một nhà vệ sinh ở sau căn lều tại trại sinh thái trong rừng nhiệt đới ở Assam (Tiếng cười) Ai đã cuộn thứ đó lên trên kia, và tại sao? (Tiếng cười) Một số người không để ý (Tiếng cười) Những người khác thì lười biếng và mắc lỗi Một số khách sạn lại nhân cơ hội này để đính lên càng nhiều Memes với một hình dán nhỏ (Tiếng cười) Vậy tất cả điều này là thế nào? Tôi cho rằng nó ở đó để nói với bạn, ai đó Đã dọn chỗ này, và nó rất sạch sẽ Và bạn biết đấy, thực ra, tất cả điều nó nói là một người khác có khả năng đã lan truyền vi khuẩn từ nơi này sang nơi khác (Tiếng cười) Vậy nên, hãy nghĩ theo hướng này Tưởng tượng một thế giới tràn ngập các bộ não Và quá nhiều Memes so với chỗ trú ẩn chúng có thể tìm thấy Toàn bộ các Memes này đều cố gắng để được sao chép -- Cố gắng, trong dấu ngoặc kép -- tức là, Đó là cách viết tắt cho, nếu chúng có thể sao chép, chúng sẽ làm Chúng đang sử dụng tôi và các bạn như các cỗ máy sao chép và lan truyền cho chúng, Và chúng ta là cỗ máy Meme. Vậy, tại sao điều này lại quan trọng? Sao nó lại hữu dụng? Nó nói với ta điều gì? Nó mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về căn nguyên loài người và làm người nghĩa là gì? Tất cả các học thuyết chính thống của tiến hóa văn hóa của căn nguyên loài người, và điều gì khiến chúng ta khác biệt với các loài khác Các học thuyết khác giải thích bộ não, ngôn ngữ,cách sử dụng công cụ và tất cả những thứ làm chúng ta khác biệt đều là dựa trên gien. Ngôn ngữ hẳn đã hữu ích với các gien. Sử dụng công cụ hẳn đã hỗ trợ sự sống sót, kết đôi của chúng ta vv. Nó sẽ luôn quay lại, như Richard Dawkins đã phê bình từ rất lâu về trước, nó luôn luôn quay về gien. Vấn đề chủ chốt của thuyết tiến hóa văn hóa là: "Không, nó không như vậy." Hiện nay có hai cơ chế sao chép trên hành tinh này. Từ thời khắc tổ tiên của chúng ta, Có lẽ là hai triệu rưỡi năm về trước, khoảng thế, bắt đầu bắt chước, thì đã có một quá trình sao chép mới. Sao chép với sự chọn lọc và biến thể. Một cơ chế sao chép mới đã được thả lỏng, và nó sẽ không bao giờ--- ngay từ lúc đầu, sẽ không bao giờ loài người đã thả lỏng sinh vật mới này, sẽ có thể chỉ sao chép những thứ đẹp đẽ, hữu ích và chân thật, mà không sao chép những thứ khác Trong khi bộ não của họ có một lợi thế từ khả năng sao chép -- nhóm lửa, giữ cho lửa cháy, những kỹ năng săn bắn mới, những thứ như vậy -- Rõ ràng họ cũng sao chép việc cài lông chim lên mái tóc, mặc những quần áo kỳ lạ, hoặc sơn vẽ mặt, đại loại thế. Thế nên, bạn có một cuộc đua tay đôi giữa các gien chúng cố gắng tạo cho con người những bộ não nhỏ bé tiết kiệm để không lãng phí thời gian sao chép những thứ đó, và bản thân các Memes, như là các âm thanh con người tạo ra và sao chép -- Nói cách khác, thứ hóa ra lại là ngôn ngữ cạnh tranh để làm bộ não ngày càng to hơn. Nên, bộ não lớn, trong học thuyết này, được tạo ra bởi Memes. Đó là tại sao, trong "Cỗ máy Meme", tôi đã gọi nó là lực đẩy Meme. Khi các Memes tiến hóa, vì chúng chắc chắn phải thế, chúng tạo ra một bộ não lớn hơn, có khả năng sao chép tốt hơn những Memes đang tạo ra lực đẩy ấy. Đó là vì sao chúng ta rốt cuộc lại có những bộ não dị thường như vậy, Khiến chúng ta tôn sùng tôn giáo, âm nhạc và nghệ thuật. Ngôn ngữ là một loại kí sinh mà chúng ta đã thích nghi với nó, không phải một thứ đã tồn tại từ nguyên thủy trong gien của chúng ta, theo cách nhìn này. Và giống như hầu hết ký sinh trùng, nó có thể trở nên nguy hiểm, nhưng sau đó nó cùng tiến hóa và thích ứng và chúng ta rốt cuộc có mối quan hệ cộng sinh với loại ký sinh mới này. Và như vậy, từ góc nhìn của chúng ta, chúng ta không nhận ra đó là cách nó đã bắt đầu. Vậy, đây là một quan điểm về bản chất con người. Tất cả giống loài khác trên hành tinh này chỉ là những cỗ máy gien, chúng không bắt chước được như thế, hầu như là không thể. Duy có chúng ta là những cỗ máy gien và cả cỗ máy Memes nữa. Các Memes lấy một cỗ máy gien và biến nó thành cỗ máy Meme. Nhưng chưa hết. Chúng ta giờ có một loại Meme mới. Tôi đã tự hỏi trong một thời gian dài, bởi vì tôi đã nghĩ về Memes rất nhiều, Có sự khác biệt nào giữa Memes chúng ta sao chép những từ chúng ta nói với nhau, các cử chỉ ta sao chép, những thứ về con người và tất cả các thứ công nghệ xung quanh ta? Cho tới giờ, tôi vẫn luôn gọi chung tất cả là Memes, nhưng hiện giờ tôi thật sự nghĩ rằng Chúng ta cần một từ mới cho các Memes công nghệ. Hãy gọi chúng là techno-memes, hay temes. Bởi vì các quá trình đang trở nên khác biệt. Chúng ta đã bắt đầu, có lẽ là 5000 năm trước, với việc viết. Ta để kho lưu trữ Memes ra ngoài trên một tấm bảng đất sét, nhưng để đạt được Temes và cỗ máy Temes thật sự, bạn cần có sự biến thể, chọn lọc và sao chép, tất cả được thực hiện cách biệt với con người. Và chúng ta đang tiến tới đó Chúng ta ở điểm phi thường này, nơi đã gần tới đó rằng ở đó có các cỗ máy như vậy. Quả như vậy, trong một thời gian ngắn ở TED, Tôi thấy chúng ta còn tới gần hơn cả trước đó. Nên thật ra, bây giờ các Temes đang bắt buộc các bộ não của chúng ta trở nên ngày càng giống cỗ máy Temes hơn. Những đứa trẻ của chúng ta đang lớn lên rất nhanh, học đọc, học cách sử dụng máy móc. Chúng ta sẽ có mọi kiểu cấy ghép, các loại thuốc bắt buộc chúng ta phải luôn tỉnh táo . Chúng ta sẽ nghĩ mình đang lựa chọn những thứ đó nhưng các Temes đang khiến chúng ta làm như thế. Vậy chúng ta đang ở trên đỉnh điểm của việc có một cơ chế sao chép thứ ba trên hành tinh này. Vậy còn những thứ đang diễn ra ngoài kia trong vũ trụ thì sao? Ngoài kia còn có ai nữa hay không? Mọi người đã hỏi câu hỏi này trong một thời gian dài. Chúng ta đã và đang hỏi câu đó tại TED rồi Năm 1961, Frank Drake đã đưa ra phương trình nổi tiếng của mình, nhưng tôi cho rằng ông ấy đã tập trung sai chỗ. Phương trình đó đã rất hữu ích. Ông ấy muốn ước tính N, số lượng các nền văn minh mà ta có thể liên lạc ngoài kia trong dải ngân hà, và ông ấy thêm vào tỷ lệ hình thành các ngôi sao, xác suất của các hành tinh, nhưng chủ chốt là trí thông minh. Tôi nghĩ đó là hướng suy nghĩ sai lệch. Trí tuệ xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi lớp vỏ bọc. Trí tuệ loài người chỉ là một trong số đó. Song thứ thật sự quan trọng là các cơ chế sao chép bạn có và mức độ của các cơ chế đó, cái sau lại thu nạp từ cái trước. Nên, tôi đề nghị rằng chúng ta không nghĩ về trí tuệ, hãy nghĩ đến cơ chế sao chép. Và dựa vào đó, tôi đề đạt một công thức khác. Một công thức rất đơn giản. N, giữ nguyên, số lượng các nền văn minh có thể liên lạc ở ngoài kia mà chúng ta có thể mong đợi trong ngân hà. Hãy bắt đầu với số lượng các hành tinh trong ngân hà đó. Phần trong số đó mà nhận được cơ chế sao chép đầu tiên. Phần trong số đó nhận được cơ chế sao chép thứ hai. Một phần nhận được cơ chế sao chép thứ ba. Bởi vì chỉ có cơ chế sao chép thứ ba sẽ tiếp cận -- gửi thông tin, gửi thăm dò, ra ngoài đó, và liên lạc với bất cứ nơi đâu khác. Vậy, nếu chúng ta chấp nhận công thức đó, tại sao chúng ta chưa từng nghe thấy gì từ bất kỳ ai ngoài đó? Bởi vì mỗi một bước đi đều nguy hiểm. Tạo ra một cơ chế sao chép mới là nguy hiểm. Bạn có thể vượt qua, chúng ta đã từng vượt qua, nhưng điều đó nguy hiểm. Đi bước đầu tiên, ngay khi sự sống xuất hiện trên trái đất này. chúng ta có thể theo quan điểm Gaia. Tôi rất thích Peter Ward nói chuyện hôm qua: Không phải lúc nào cũng là Gaia Thực ra, các thể sống tạo ra các thứ mà tự giết chúng. Vâng, chúng ta đã vượt qua trên hành tinh này. Nhưng rồi, một thời gian dài sau đó, hàng triệu năm sau, chúng ta có được cơ chế sao chép thứ hai, các Memes. Đó là điều nguy hiểm đấy. Hãy nghĩ tới bộ não lớn. Ở đây chúng ta có bao nhiêu bà mẹ vậy? Các bạn biết tất cả về bộ não lớn rồi. Sinh ra chúng là một điều nguy hiểm. và cả đau đớn nữa. (Tiếng cười) Con mèo của tôi sinh ra bốn chú mèo con lúc nào cũng kêu gừ gừ. À, mm -- có hơi khác một chút (Tiếng cười) Nhưng điều đó không chỉ đau đớn, mà nó giết rất nhiều em bé, giết rất nhiều các bà mẹ, và nó rất tốn kém để sản xuất. Các gien bị buộc phải sản xuất ra lượng myelin này tất cả chất béo để myelin hóa bộ não. Các bạn có biết, ngồi đây, có thể bộ não đang sử dụng 20% năng lượng của cơ thể cho 2% trọng lượng cơ thể? Nó thật sự là một bộ phận rất tốn kém để vận hành. Tại sao? Vì nó đang sản xuất các Memes. Vậy, nó đã có thể giết hết chúng ta. Nó có thể giết hết, và có thể nó đã suýt làm vậy, song bạn thấy đấy, ta không biết Nhưng có thể nó đã suýt làm vậy. Liệu nó đã thử trước đó chưa? Những loài vật khác thì sao? Louise Leakey đã nói vào hôm qua làm thế nào chúng ta trở thành loài duy nhất còn lại của chi này. Điều gì đã xảy ra với các loài khác? Phải chăng thí nghiệm bắt chước này, thí nghiệm thuộc cơ chế thứ hai nguy hiểm tới mức đủ để giết hết mọi người? Vâng, chúng ta đã vượt qua, và đã thích nghi. Nhưng chúng ta đang tiến tới, như tôi mới diễn tả chúng ta đang tiến tới thời điểm của cơ chế sao chép thứ ba. Và điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn -- vâng, lại là sự nguy hiểm. Tại sao? Bởi vì các Temes là các cơ chế sao chép ích kỷ. và chúng chẳng quan tâm đến ta, đến hành tinh của ta, hay bất cứ thứ gì Chúng chỉ là thông tin thôi, sao chúng phải làm thế chứ? Chúng đang lợi dụng chúng ta để hút hết tài nguyên của hành tinh này để sản xuất nhiều máy tính hơn, và thêm nhiều những thứ tuyệt vời chúng ta đang nghe tại đây trong TED. Đừng nghĩ, "À, chúng ta tạo ra Internet cho lợi ích của chính ta." Nó trông có vẻ như vậy với ta thôi. Nghĩ xem, các Temes lan truyền bởi vì chúng buộc phải thế. Chúng ta là những cỗ máy cũ kỹ. Vậy, chúng ta sẽ vượt qua được chứ? Chuyện gì sẽ xảy ra? Vượt qua có nghĩa là gì? Vâng, đại loại là có hai cách để vượt qua. Một là những gì đang hiển nhiên diễn ra xung quanh ta, là các Temes biến chúng ta thành những cỗ máy Temes, với các thứ cấy ghép này với các loại thuốc với việc ta hòa nhập với công nghệ. Và tại sao chúng lại làm vậy? Bởi vì chúng ta tự tái tạo mình. Chúng ta sinh ra các em bé. Chúng ta tạo ra những người mới, nên rất tiện để đeo trên lưng ta, bởi chúng ta vẫn chưa tới giai đoạn khác trên hành tinh này nơi mà lựa chọn kia trở thành khả thi. Mặc dù nó đã tới gần hơn, tôi đã nghe được sáng nay, Nó gần hơn so với tôi đã nghĩ. Nơi mà các cỗ máy Temes sẽ tự tái tạo chúng. Bằng cách đó, sẽ chẳng sao cả nếu khí hậu hành tinh hoàn toàn mất ổn định, và loài người không thể sống ở đây được nữa Bởi vì các cỗ máy Temes, chúng sẽ không cần chúng không yếu ớt, ướt sũng, thở bằng oxy, hay là sinh vật cần sưởi ấm. Chúng có thể sống tiếp mà không cần chúng ta Vậy, đó là hai khả năng. Khả năng thứ hai, tôi không nghĩ chúng ta tới gần như vậy. Nó đang đến, nhưng ta vẫn chưa tới đó. Khả năng đầu, nó cũng đang tới. Nhưng những thiệt hại đã xảy ra với hành tinh này đang cho ta thấy thời điểm thứ ba nguy hiểm ra sao, thời điểm nguy hiểm thứ ba, khi tạo ra cơ chế sao chép thứ ba đó. Và liệu chúng ta sẽ vượt qua được thời điểm nguy hiểm thứ ba này, giống như với thời điểm thứ hai và đầu tiên không? Có lẽ chúng ta sẽ làm được, hoặc có lẽ không. Tôi không biết nữa. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Đó là một bài nói chuyện tuyệt vời SB: Cám ơn. Tôi tự thấy sợ mình luôn. CA: (tiếng cười) Xin chào, tôi là một kĩ sư và tôi chế tạo rô bốt. Và tất nhiên các bạn đều biết rô bốt là gì? Nếu bạn không biết thì bạn nên tìm tới Google hãy hỏi Google rô bốt là gì Hãy làm thế đi. Chúng ta sẽ tìm ở Google và đây là kết quả nhận được Bây giờ, bạn có thể nhìn thấy có rất nhiều loại rô bốt khác nhau nhưng chúng đều có cấu trúc giống với con người Và chúng trông khá quy chuấn bởi vì chúng đều có nhựa, kim loại, động cơ, bánh răng và vân vân. Một số robot trông khá thân thiện Bạn có thể tiến tới và ôm chúng. Một số khác chẳng thân thiện Chúng giống như là "kẻ hủy diệt", Thực tế chúng có thể là "kẻ hủy diệt". Bạn có thể làm nhiều điều tuyệt vời với những robot này Bạn có thể làm những thứ thú vị. Nhưng tôi muốn hướng đến những loại robot khác Tôi muốn tạo những loại robot khác nhau. Và tôi lấy cảm hứng từ những thứ mà không giống chúng ta, mà chúng giống như thế này. Đây là những cá thể sinh học tự nhiên và chúng làm những điều thú vị mà con người không thể và những loại robot hiện nay cũng không thể làm. Chúng làm tất cả những thứ ngầu như di chuyển quanh sàn nhà; chúng vào vườn và ăn rau màu; chúng leo cây; chúng xuống nước và ngoi lên bờ; chúng bẫy và ăn côn trùng. Chúng thực sự làm những việc thú vị. Chúng sống, thở và sau đó chết đi. Chúng ăn thức ăn từ môi trường. Những robots hiện nay không thể làm vậy. Bây giờ, rất là tuyệt vời nếu bạn có thể ứng dụng những đặc điểm này vào robot tương lai vì vậy bạn có thể giải quyết những vấn đề rất thú vị? Tôi sẽ đề cập tới một số vấn đề hiện nay trong môi trường nơi mà chúng ta có thể sử dụng các kĩ năng và công nghệ bắt nguồn từ những động vật và thực vật này, và ta có thể áp dụng để giải các vấn đề đó. Hãy nhìn vào 2 vấn đề môi trường. Chúng đều do con người tạo ra đây là cách con người tương tác với môi trường và làm những điều không hay. Vần đề đầu tiên là áp lực dân số. Nó diễn ra trên toàn thế giới mà ngành nông nghiệp phải sản xuất nhiều lương thực hơn nữa. Và để làm như vậy, Nông dân ngày càng đổ nhiều hóa chất vào đất. Họ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nitrat, và nhiều loại khác để tăng năng suất hoa màu, nhưng nó đem đến những ảnh hưởng tiêu cực. Một trong những ảnh hưởng xấu đó là nếu sử dụng nhiều phân bón cho đất, hoa màu sẽ không ăn hết số phân bón ấy. Mà phần lớn chúng sẽ ở trong đất, và khi trời mưa, những hóa chất này được rửa trôi vào mạch nước. Và qua mạch nước, chúng đổ ra các dòng suối, hồ rồi sông và ra biển. Và nếu bạn cho tất cả những hóa chất, những nitrate này vào môi trường, và sẽ có những sinh vật trong môi trường bị ảnh hưởng, ví dự như các loại tảo. Tảo rất ưa thích nitrate và phân bón, và chúng sẽ hấp thụ những hóa chất này. Chúng sẽ phát triển ồ ạt khi gặp điều điện thuận lợi. Và chúng sẽ sinh ra hàng loạt tảo mới. Đó gọi là sự tảo nở. Vấn đề là khi tảo phát triển nhanh như vậy, chúng sẽ hút hết oxi trong nước Ngay khi điều đó xãy ra thì những sinh vật khác trong nước không thể tồn tại. Vậy chúng ta có thể làm gì? Chúng tôi đang sản xuất loại robot mà có thể ăn tảo tiêu thụ tảo và làm nó an toàn. Đó là vấn đề đầu tiên. Vấn đề thứ 2 cũng do chúng ta tạo ra, đó là ô nhiễm dầu. Dầu được thải ra từ máy móc và tàu mà chúng ta dùng. Thỉnh thoảng những tàu chở dầu thải dầu ra biển, Đó là cách thải dầu ra biển. Sẽ thật tốt khi chúng ta biết cách xử lí nó bằng cách sử dụng robot có khả năng ăn dầu đã được thải ra từ các mõ dầu Và đó là điều chúng tôi làm. Chúng tôi chế tạo robot mà có thể "ăn" ô nhiễm. Để thực sự chế tạo robot, chúng tôi lấy cảm hứng từ 2 sinh vật sống. Ở phía bên phải này là cá mập phơi. Nó là loài cá mập khổng lồ. Chúng không ăn thịt nên bạn có thể bơi cùng chúng, như bạn thấy đấy. Và cá mập phơi há miệng và bơi trong nước và bắt các sinh vật phù du. Khi nó làm vậy, nó tiêu hóa thức ăn, và nó sử dụng năng lượng ấy để tiếp tục di chuyển. Vậy,liệu ta có thể tạo ra robot như vậy giống cá mập phơi có lướt trong nước và "ăn hết" ô nhiễm? Hãy xem nếu ta có thể làm như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi còn lấy cảm hứng từ những loài khác. Đây là hình ảnh của con cà cuống, và chúng thực sự rất dễ thương. Khi chúng bơi trong nước, chúng dùng chân giống mái chèo để tiến về phía trước. Vì vậy chúng tôi lấy 2 sinh vật này và kết hợp chúng để tạo ra 1 loại robot mới. Thực ra bởi vì chúng tôi lấy cảm hứng từ cà cuống và robot của chúng tôi ngồi trên mặt nước, và nó chèo, chúng tôi gọi nó là "row-bot". vì vậy 1 row-bot là một robot mà có thể chèo. Vậy trông nó như thế nào? Và đây là hình ảnh của Row-bot, và bạn thấy đấy, nó không hề giống bất kì loại robot mà ta đã nhìn thấy lúc đầu Google đã lầm; robot không giống như vậy, mà nó giống như thế này. Và tôi có mang một Row-bot ở đây. Tôi sẽ cầm lên cho các bạn. Nó đem đến cảm nhận về kích thước, và nó trông không giống các loại robot khác. OK, nó làm từ nhựa plastic, và chúng ta sẽ nhìn vào các bộ phận tạo nên Row-bot điêu gì khiến chúng đặc biệt. Row-bot gồm 3 phần, và những phần này giống các bộ phận của bất kì sinh vật sống nào. Nó có não, có cơ thể và dạ dày. Nó cần dạ dày để tạo ra năng lượng. bất kì Row-bot nào cũng sẽ có 3 bộ phận đó, và bất kì sinh vật sống nào cũng thế. Vì vậy hãy nhìn vào chúng 1 lần. Nó có cơ thể và được làm từ nhựa plastic, và nó đứng trên mặt nước. Nó có chân chèo ở phía bên đây mái chèo giúp chúng di chuyển giống như con cà cuống vậy. Nó có cơ thể làm từ nhựa, nhưng nó có 1 cái miệng bằng cao su mềm ở đây, và cái miệng ở đây, nó có 2 miệng. Tại sao nó lại có 2 miệng? Một cái là để đưa thức ăn vào và một cái là thải thức ăn ra. Bạn thấy đấy, nó có 1 cái miệng và 1 mông đít, hoặc một... (cười) cái mà để những thứ đó đi ra, giống như 1 sinh vật sống thực thụ. Vì thế nó bắt đầu trông giống cá mập phơi. Và đó là cơ thể của Row-bot. Bộ phận thứ 2 là dạ dày. Chúng ta cần nạp năng lượng cho robot và xử lí ô nhiễm, vì thế khi chất ô nhiễmđi vào chiếc robot này, nó sẽ làm gì đó. Nó có một pin ở giữa được gọi là pin nhiên liệu vi sinh Tôi sẽ để row-bot xuống và nhấc pin nhiên liệu lên. Đây. Thay vì dùng pin, hay hệ thống năng lượng truyền thống, nó có một trong số đó. Đây là dạ dày của row-bot. Và nó thực sự là một cái dạ dày vì bạn có thể cho năng lượng vào phía trong từ các dạng của ô nhiễm, và nó tạo ra điện. Vậy nó là cái gì? Nó hơi giống với pin năng lượng hóa chất, cái mà các bạn có thể bắt gặp ở trường, hoặc thấy nó trên tin tức. Pin nhiên liệu hóa chất dùng hydro và ô xi và kết hợp chúng lại tạo ra điện. Đó là công nghệ được thiết lập tốt và sử dụng trên tàu vũ trụ Apollo. Cái này mới hơn chút. Nó có cùng nguyên lí: nó lấy ô-xi từ một bên, nhưng thay vì dùng hydro ở bên còn lại, nó có một chút soup, và bên trong soup đó là các vi trùng sống. Bây giờ, nếu bạn lấy một it vật liệu hữu cơ- có thể là sản phẩm bỏ đi hoặc thức ăn, có thể một ít bánh mỳ bạn cho nó vào và các vi trùng sẽ ăn nó, và chúng sẽ biến thức ăn đó thành điện. Không chỉ có vậy, nếu bạn chọn đúng loại vi trùng, bạn có thể dùng pin nhiên liệu vi trùng để xử lí ô nhiễm. Nếu bạn chọn đúng loại vi trùng, Những vi trùng này sẽ ăn tảo Nếu bạn dùng các loại vi trùng khác, chúng sẽ ăn dầu mỏ tinh chế và dầu thô. Vậy bạn có thể thấy cách mà cái dạ dày được dùng không chỉ để xử lí ô nhiễm mà còn tạo ra điện từ ô nhiễm. Vì thế robot sẽ di chuyển trong môi trường, đưa thức ăn vào dạ dày, tiêu hóa thức ăn, tạo ra điện, sử dụng nguồn điện đó để di chuyển trong môi trường và tiếp tục như vậy. Ok, hãy cùng xem điều gì xảy ra khi chúng ta chạy row-bot khi rowbot bơi chèo. Đây là một số video, Điều đầu tiên bạn thấy, hi vọng bạn có thể thấy ở đây là miệng của robow mở. Miệng ở đằng trước và phía đáy đều mở, và khi nó đạt độ mở vừa đủ, và robot sẽ bắt đầu bơi về phía trước. Nó di chuyển trong nước để thức ăn đi vào và chất thải đi ra. Khi nó di chuyển đủ rồi nó dừng và khép miệng lại từ từ khép miệng và tiếp đó nó sẽ đứng đây, và tiêu hóa thức ăn. Đương nhiên, những pin nhiên liệu vi trùng này, chúng chứa vi trùng. Điều bạn cần là thật nhiều năng lượng được tạo ra bởi những vi trùng này càng nhanh càng tốt. Nhưng ta không thể ép vi trùng và chúng tạo ra một lượng điện nhỏ mỗi giây. Chúng tạo ra milliwatts hoặc microwatts. Nào hãy xem nó trong từng ngữ cảnh. Ví dụ chiếc điện thoại di động một trong những cái hiện đại khi bạn dùng nó, nó tiêu tốn 1 watt. Vì vậy nó sử dụng năng lượng nhiều gấp ngàn hoặc triệu lần so với pin nhiên liệu vi sinh. Vậy ta xử lý bằng cách nào? Well, khi row-bot đã tiêu hóa xong, khi nó lấy thức ăn vào, nó sẽ đứng lại và đợi cho tới khi đã tiêu thụ hết thức ăn. Qúa trình đó có thể mất hàng giờ, thậm chí vài ngày. Vậy một chu trình điển hình của Row-bot trông như thế này: mở miệng ra, di chuyển, khép miệng lại và đứng lại 1 lúc để đợi. Khi đã tiêu hóa hết thức ăn, nó tiếp tục lặp lại chu trình đó. Nhưng bạn có thấy nó giống 1 sinh vật thực sự không? Nó giống những thứ mà chúng ta làm. Tối thứ 7, chúng ta ra ngoài, mở miệng, lấp đầy dạ dày, ngồi trước TV và tiêu hóa. Và khi nạp đủ, chúng ta tiếp tục làm lặp lại. OK, nếu chúng ta gặp may với vòng tuần hoàn này, vào cuối chu trình chúng ta sẽ có đủ năng lượng dự trữ cho chúng ta làm những việc khác. Ví dụ như chúng ta có thể gửi tin nhắn, có thể gửi tin nhắn và nói, "đây là lượng ô nhiễm mà tôi đã ăn gần đây đó", hoặc " Đây là thứ tôi đã gặp", hoặc " đây là nơi tôi đã ở" Khả năng gửi tin nhắn và nói "đây là nơi tôi đã ở", thực sự rất quan trọng. Nếu ta nghĩ về việc tràn dầu mà ta đã thấy trước đó, hoặc sự bùng nổ của tảo, điều bạn cần làm là đưa Row-bot đến đó, và để chúng ăn hết những ô nhiễm đó, và bạn phải thu nhặt chúng. Tại sao? Bởi vì rowbot hiện tại, rowbot mà tôi có ở đây, chúng chứa động cơ và dây dẫn, và những chi tiết mà bản thân chúng không thể tự phân hủy. Những rowbot hiện nay đều chứa những thứ giống pin độc hại Bạn không thể để chúng trong môi trường, vì vậy bạn cần theo dõi chúng, và khi chúng hoàn thành nhiệm vụ, bạn phải tập hợp chúng lại Hoặc mặt khác, bạn có một robot ít nhiều trông giống một sinh vật, khi chúng đi tới cuối cuộc đời, chúng chết và phân hủy về hư không. Vậy có phải tuyệt vời không nếu những robot này thay vì được từ nhựa, được làm từ những vật liệu khác mà khi bạn vứt nó ở đâu đó, nó sẽ phân hủy thành hư không? Điều đó thay đổi cách chúng ta dùng robot. Thay vì vứt 10 hay 100 ra ngoài môi trường và theo dõi chúng, và khi chúng chết, phải thu gom chúng lại, bạn có thể đặt hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỉ robots ra ngoài môi trường. Chỉ cần dàn chúng ra xung quanh. Bạn biết rằng khi chúng chết đi, chúng sẽ phân hủy hoàn toàn. Bạn không cần bận tâm về chúng. Vì thế điều đó thay đổi cách chúng ta nghĩ về robots. và cách ta sử dụng chúng. Vậy câu hỏi là ta có thể làm được không? vâng được, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng là có thể. bạn có thể tạo ra robots có thể phân hủy được điều thực sự thú vị là bạn có thể dùng những vật liệu tại gia để tạo ra robot có thể phân hủy này Tôi sẽ cho bạn thấy vài thứ, bạn sẽ ngạc nhiên đó. Bạn có thể làm robot từ thạch. Thay vì sử dụng động cơ, thứ mà chúng ta đang có hiện nay, chúng ta có thể tạo ra những thứ gọi là cơ nhân tạo. Cơ nhân tạo là những vật liệu thông minh, bạn sử dụng điện cho chúng, và chúng co rút, hoặc uốn cong hay xoắn. Chúng trông giống như những bó cơ thực thụ. Vậy thay vì sử dụng động cơ, bạn dùng những cơ nhân tạo này. Và bạn có thể tạo cơ nhân tạo từ thạch. Nếu bạn lấy một tí thạch và muối, và làm một thủ thuật nhỏ, bạn sẽ tạo ra cơ nhân tạo. Chúng tôi đã chỉ ra rằng ta có thể tạo ra dạ dày của pin nhiên liệu vi trùng từ giấy. Vậy bạn có thể làm cả một robot từ những vật liệu có thể phân hủy. Bạn ném chúng ra ngoài và chúng sẽ phân hủy hết. Chà, điều này thực sự thú vị. Nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghĩ về robot, nhưng nó cũng cho phép bạn trở nên sáng tạo theo cách chúng ta nghĩ ta có thể làm gì với những robot này. Tôi sẽ lấy 1 ví dụ. Nếu bạn có thể dùng thạch để làm robot, bây giờ, bạn ăn thạch đúng không? vậy tại sao bạn không làm như thế này? Một robot bằng gấu kẹo. Và đây là một số gấu kẹo tôi đã chuẩn bị trước. Đây rồi. Tôi có một gói, và tôi chọn vị chanh. Tôi sẽ ăn miếng kẹo này này, nó không phải là robot, ok? Chúng ta phải giả vờ. Và điều bạn làm là cho nó vào miệng bạn, vị chính khá ngon đấy. Đừng cố nhai kỹ quá, nó là 1 robot, nó không thích vậy đâu. Và sau đó bạn nuốt nó. Và nó xuống dạ dày của bạn. Và khi nó ở trong dạ dày của bạn, nó di chuyển, nghĩ, xoắn, uốn cong, nó làm gì đó. Nó có thể đi sâu hơn xuống ruột, tìm ra liệu bạn có chỗ loét hay ung thư nào không, có thể tiêm, đại loại như vậy. Bạn biết rằng khi nó hoàn thành nhiệm vụ, nó có thể bị dạ dày tiêu hóa, hoặc nếu bạn không muốn điều đó, nó có thể đi xuyên qua bạn, ra toilet, và được phân hủy an toàn trong môi trường. Vậy, một lần nữa nó thay đổi cách ta nghĩ về robot. Vậy, chúng tôi đã bắt đầu xem robot như một vật có thể ăn ô nhiễm, và sau đó chúng tôi nhìn robot như 1 vật ta có thể ăn. Tôi hi vọng đã giúp đưa ra ý tưởng và những thứ ta có thể làm với robot tương lai. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (vỗ tay) Tôi muốn nói rằng thời gian cũng có chủng tộc, thứ mà ta tạm thời hiểu như chủng tộc ở nước Mĩ. Thông thường, ta nói về những vấn đề sắc tộc. Trong cộng đồng người Mĩ gốc Phi mà tôi đến từ, chúng tôi nói đùa về một thứ qua nhiều thế hệ về thứ mà chúng tôi gọi là "thời đại CP", hay "thời đại của những người da màu" Giờ ta không còn gọi người Phi -Mĩ là da màu, nhưng lời nói đùa lâu đời này về việc liên tiếp đến nhà thờ muộn, đến bữa ăn ngoài trời hay sự kiện gia đình và thậm chí cả tang lễ của chính ta, vẫn tồn tại. Cá nhân tôi là một người chú trọng thời gian. Bởi vì như mẹ tôi thường nói khi tôi trưởng thành "Chúng ta sẽ không như người da đen kia" Vậy nên chúng tôi thường đến sớm 30 phút. Nhưng hôm nay tôi muốn nói nhiều hơn về bản chất chính trị của thời gian, Vì nếu thời gian thực sự có dòng dõi, nó sẽ là màu trắng. Thời đại chỉ của người da trắng, Tôi biết, tôi biết, Những tuyên bố như vậy rất dễ gây kích động Liệu ta đã qua thời mà chủng tộc thật sự quan trọng? Lẽ nào chủng tộc không là 1 khái niệm độc đoán? Lẽ nào ta không nên tiến tới việc khai sáng, phát triển bản thân và vứt bỏ những ý niệm như chủng tộc vào "thùng rác lịch sử"? Làm thế nào ta vượt qua được sự phân biệt chủng tộc nếu cứ nói về nó? Có lẽ ta nên "khóa" những khái niệm đó vào 1 chiếc túi thời đại, chôn chúng và đào lên trong 1000 năm nữa, rồi xem kĩ với lối suy nghĩ sáng tỏ hơn và lối giải thích của chính ta trong tương lai. Nhưng bạn thấy đấy, khát vọng giảm bớt tầm ảnh hưởng của chủng tộc và phân biệt chủng tộc thể hiện ở cách ta quản lí thời gian, trong cách ta thuật lại lịch sử, trong cách ta cố gắng đẩy những sự thật tiêu cực của hiện tại về quá khứ, trong cách ta tìm cách chứng minh rằng tương lai ta đang hướng đến là hiện tại ta đang sống. Khi Barack Obama trở thành Tổng thống Mĩ năm 2008, nhiều người Mĩ khẳng định ta đã thắng nạn phân biệt chủng tộc. Tôi đến từ một học viện nơi chúng tôi ủng hộ những cái đến sau như chủ nghĩa hậu hiện đại, phản đối chủ nghĩa cấu trúc và ủng hộ nữ quyền. Tiền tố "sau" giúp hình thành 1 phần lý thuyết phụ chúng tôi sử dụng trong nhiều thuật ngữ để ghi lại cách ta từng sống. Nhưng mình tiền tố không đủ mạnh để làm chủng tộc và phân biệt chủng tộc một điều thuộc về quá khứ. Nước Mĩ chưa từng là "tiền" chủng tộc Nên khẳng định chúng ta vượt qua chủng tộc khi chưa giải quyết được ảnh hưởng của nó với người da đen, người Mĩ La-tinh hay người bản xứ là không thành thật. Chỉ khi ta đã chuẩn bị để ăn mừng tương lai không phân chủng tộc, hoàn cảnh chính trị trở nên đặc biệt về chủng tộc trong vòng 50 năm trở lại. Tôi muốn cho bạn thấy 3 viễn cảnh, về quá khứ, hiện tại và tương lai, vì nó liên quan chống phân biệt chủng tộc và sự thống trị của tộc da trắng. Đầu tiên về quá khứ Thời gian chứa đựng lịch sử, và người da đen cũng vậy. Nhưng ta coi thời gian là vô tận, như thể nó luôn như thế, như thể lịch sử chính trị không hề tồn tại cùng với việc chiếm đoạt đất của người bản địa hay tìm cách tiêu diệt con người nơi đây và tước đoạt quê hương từ người châu Phi. Khi các triết gia châu Âu lần đầu nghĩ về khái niệm hóa thời gian và lịch sử, có câu nói nổi tiếng rằng Châu Phi không thuộc vào lịch sử Thế Giới. Người đó về cơ bản nói rằng người châu Phi là "con hoang" của lịch sử người mà không có tác động tới thời gian hay quá trình tiến hóa. Ý kiến này là ý niệm của nhà cầm quyền da trắng. Lí do Carter G. Woodson viết "Tuần lễ của người da đen" năm 1926. là lí do ta kỉ niệm Tháng lịch sử của người da đen ở Mĩ vào tháng 2. Giờ ta cũng thấy ý kiến rằng người da đen hoặc ra khỏi ranh giới của thời gian hay bị kẹt ở quá khứ, ở viễn cảnh giống như tôi ngay lúc này, một người da màu quả quyết rằng nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn, và một người khác, thường là da trắng, nói với họ, "Tại sao bạn bị kẹt lại ở quá khứ? Sao bạn không tiến lên? Chúng ta có vị tổng thống da màu. Ta đã vượt qua hết thảy." William Faulkner có câu nói nổi tiếng rằng "Quá khứ không chết bao giờ. Nó thậm chí không phải là quá khứ" Nhưng bạn tôi, giáo sư Kristie Dotson nói, "Trí nhớ của ta dài hơn tuổi thọ" Hi vọng và ước mơ của ta đều được gia đình và cộng đồng ủng hộ. Chúng ta không làm được điều xa xỉ như bỏ đi sức sống của quá khứ. Nhưng đôi khi, chính trị diễn biến phức tạp đến nỗi ta không phân biệt được mình đang ở quá khứ hay ở hiện tại. Ví dụ khi những người phản đối quyền cho người da đen đe dọa về việc sát hại người da đen của cảnh sát, và những cảnh tượng họ vẽ ra giống với những điều xảy ra 50 năm trước. Quá khứ sẽ không để ta đi. Nhưng sẽ để ta tiến tới hiện tại. Bây giờ tôi sẽ chứng tỏ rằng việc đấu tranh cho nạn phân biệt chủng tộc mâu thuẫn với cả thời gian lẫn không gian. Tôi có ý gì? Tôi đã nói rồi, là thời đại của riêng người da trắng. Những con người độc tài với từng ngày một. Họ bức chế giá trị thời gian của ta. Và giáo sư George Lipsitz chỉ rõ rằng người da trắng chuyên chế cả về vấn đề xã hội. Về thời gian đấu tranh của tộc người thiểu số để giành được quyền cho bản thân. Hãy cùng tôi nhìn lại lịch sử và đưa ra ví dụ Nếu bạn nghĩ về phong trào dân quyền và lời kêu gọi cho tự do từ người đứng đầu, họ đã thách thức bước tiến của xã hội. Năm 1965, khi mà quyền bầu cử được thông qua, vừa tròn 100 năm kể từ khi Nội Chiến kết thúc và sự kiện trao quyền bầu cử cho cộng đồng Mĩ-Phi. Bất chấp sự thôi thúc của chiến tranh, xã hội thực sự mất 100 năm để hiện diện. Kể từ 2012, cơ quan lập pháp bảo thủ nhà nước Mĩ đã nỗ lực để rút lại quyền bầu cử của người Phi-Mĩ bằng cách thông qua luật ID giới hạn số cử tri và cắt giảm cơ hội bầu cử sớm. Tháng 7, một tòa án liên bang ở Bắc Carolina đã bác bỏ luật cử tri nói rằng nó nhằm vào người Phi -Mĩ. Việc giới hạn sự hiện diện của tộc Phi-Mĩ trong chính phủ là cách cơ bản để ta kiểm soát con người thông qua việc chế ngự thời gian. Nhưng ta cũng thấy xung đột giữa thời gian và không gian xảy ra ở những nơi quy hoạch như Atlanta, Brooklyn, Philadelphia, New Orleans và Washington, DC những nơi mà người da đen sống hàng nghìn đời nay. Nhưng giờ, quá trình quy hoạch lại đô thị được dùng để đẩy cộng đồng này ra, bằng cách hồi sinh nó ở thế kỉ XXI. Giáo sư Sharon Holland từng hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi một người tồn tại trong thời gian đụng độ với người chiếm lĩnh không gian? Những cuộc đấu tranh sắc tộc là cuộc chiến giữa những người được hiểu như chiếm không gian với những người được hiểu như làm nên thế giới. Những người kiểm soát dòng chảy lịch sử được xem như người làm nên thế giới với khả năng làm chủ thời gian. Hay nói cách khác, người da trắng. Nhưng khi Hegel nói châu Phi không thuộc vào Thế Giới, ông ấy ngụ ý rằng nó chỉ là một khu đất rộng chiếm dụng khoảng không ở đáy địa cầu. Người châu Phi đã từng chiếm giữ không gian. Nên hôm nay, khi người da trắng tiếp tục kiểm soát dòng chảy lịch sử, và liên tiếp đối xử với người da đen như thể chúng tôi chỉ chiếm dụng không gian, như thể chúng tôi không đáng được đề cập Sự trôi đi của thời gian được họ dùng để bào chữa cho sự ác liệt với những con người nhạy cảm như chúng tôi, những người bị coi là kẻ chiếm dụng không gian thay vì người làm nên thế giới, người bị đuổi ra khỏi nơi ở bằng cách hồi sinh các quá trình đó ở thế kỉ XXI. Theo mã bưu chính, tuổi thọ ngắn đi chỉ là một ví dụ của việc thời gian và không gian kết hợp theo lối không công bằng với đời sống của người da đen. Trẻ em được sinh ra ở New Orleans số mã 70124, nơi mà 93% người da trắng, có thể sống lâu hơn 25 năm so với trẻ em sinh ra ở đó số mã 70112, nơi 60% là da đen. Trẻ em được sinh ra ở ngoại ô trù phú Maryland thuộc Washington, DC có thể sống lâu hơn 20 năm so với trẻ em được sinh ra ở các khu phố. Ta-Nehisi Coates tranh luận rằng: "Việc xác định đặc trưng của tộc da đen là một tội ác thời đại không thể lờ đi được." Chúng ta trải qua sự phân biệt đối xử, ông ấy bảo ta, không chỉ về kết cấu, mà cả với cá nhân: trong việc đánh mất niềm vui, đánh mất kết nối, đánh mất khoảng thời gian với người ta yêu quý và những năm tháng khỏe mạnh. Trong tương lai, bạn có thấy những người da đen? Liệu họ có tương lai không? Sẽ thế nào nếu bạn thuộc tộc người mà luôn phải chống lại thời gian? Sẽ thế nào nếu dòng tộc của bạn chưa từng tưởng tượng về tương lai? Những xung đột thời - không này giữa người phản đối và nghe theo chính phủ, giữa trưởng giả với người dân không vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về thứ người Mĩ mong muốn cho tương lai của người da đen. Nếu hiện tại có bất cứ chỉ thị nào, con cháu ta sẽ bị thất học, những căn bệnh sẽ gây thiệt hại nặng nề và nhu cầu nhà ở sẽ không được đáp ứng. Vậy nên nếu ta thật sự sẵn sàng để nói về tương lai, có lẽ nên bắt đầu với việc thừa nhận ta đã hết thời gian Chúng tôi những người da đen luôn không còn thời gian. Nó không thuộc về chúng tôi. Cuộc đời chúng tôi chứa đựng việc gấp rút liên miên. Thời gian được sử dụng để thay thế chúng tôi, hay trái lại, chúng tôi yêu cầu được công nhận qua những cuộc gọi không dứt chỉ để kiên nhẫn. Nhưng nếu quá khứ là mở đầu, hãy để chúng tôi nắm lấy cơ hội vì dù sao thời gian đã hết để yêu cầu cấp bách tự do ngay bây giờ. Tôi tin rằng tương lai là do ta tạo thành. Nhưng trước tiên ta phải đồng ý rằng thời gian thuộc về tất cả chúng ta. Mà không, ta đều không có thời gian ngang nhau, Nhưng ta có thể quyết định thời gian là tất nhiên và miễn phí. Ta có thể dừng coi mã bưu chính như điều cơ bản quyết định tuổi thọ của mình. Có thể dừng chiếm thời gian học tập của trẻ em da đen qua việc lạm dụng quyền đuổi thải. Ta có thể dừng chiếm thời gian người da đen qua việc bỏ tù tội phạm phi bạo lực. Cảnh sát có thể chấm dứt việc tước đoạt cuộc đời họ qua việc sử dụng vũ lực. Tôi tin rằng tương lai là do ta tạo thành. Nhưng không thể tới đó từ thời đại của người da màu hay thời đại của tộc da trắng hoặc của bạn hay thậm chí của tôi. Mà là thời đại của chúng ta. Của tất cả chúng ta Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Một ngày nọ, một người bạn của tôi đi taxi đến sân bay và trên đường đi, cô ấy trò chuyện với tài xế taxi, và ông ấy nói với cô ấy, với tất cả sự chân thành, "Tôi có thể nói rằng cô là một người tốt." Và khi cô ấy kể cho tôi câu chuyện đó, cô ấy nói rằng không ngờ điều đó khiến cô cảm động đến nhường nào, rằng nó có ý nghĩa rất lớn với cô. Có vẻ như cô ấy đã phản ứng thái quá với lời nói của một người lạ, nhưng không phải chỉ có cô ấy. Tôi là nhà khoa học xã hội. Tôi nghiên cứu tâm lý của người tốt, và những nghiên cứu cho thấy, hầu hết chúng ta quan tâm sâu sắc đến việc cảm thấy như một người tốt và được nhìn nhận là người tốt. Khái niệm ''người tốt'' của bạn này hay bạn khác và định nghĩa "người tốt" của tài xế taxi là khác nhau, nhưng cho dù định nghĩa của bạn là gì, thì hình ảnh đạo đức quan trọng với hầu hết chúng ta. Bây giờ, nếu ai đó thử nghiệm, như hỏi chúng ta về truyện cười ta kể, hoặc chúng ta nói rằng lực lượng lao động là đồng nhất hay chi phí bôi trơn kinh doanh nó chạm đến vùng nguy hiểm của sự bào chữa. Ý tôi là, thỉnh thoảng chúng ta làm mọi cách để giúp những người yếu thế, hay chúng ta quyên góp làm từ thiện, hay thời gian chúng ta làm tình nguyện không nhận lợi nhuận. Chúng ta làm những việc đó để bảo vệ hình ảnh đạo đức của mình. Nó quan trọng với hầu hết chúng ta. Nhưng sẽ ra sao nếu tôi nói rằng sự khao khát để trở thành người tốt đang ngăn cản chúng ta trở thành người tốt hơn? Nếu tôi nói rằng định nghĩa của chúng ta về "người tốt" quá nông cạn, và không thể đáp ứng được xét về khía cạnh khoa học? Và nếu tôi nói rằng con đường trở thành người tốt hơn chỉ bắt đầu khi ta dừng làm một người tốt? Bây giờ, hãy để tôi nói một chút về bài nghiên cứu cách bộ não con người hoạt động để giải thích. Bộ óc dựa vào các phím tắt để thực hiện các công việc của nó. Có nghĩa là, vào nhiều thời điểm, não bộ hoạt động ngoài tầm kiểm soát của bạn, như chế độ pin yếu tự kích hoạt. Thật ra, đó là tiền đề của duy lý hạn chế. Duy lý hạn chế là ý tưởng đạt giải Nobel cho rằng tâm trí con người là nguồn lưu trữ thông tin giới hạn, sức mạnh xử lý giới hạn, và kết quả là, nó dựa vào các phím tắt để thực hiện rất nhiều công việc. Ví dụ như, một số nhà khoa học ước tính rằng ở bất kỳ thời điểm nào... tốt hơn, ngay lúc này (búng tay)? Được rồi nhé. (Cười) Ở bất kỳ thời điểm nào, 11 triệu mảnh thông tin di chuyển vào tâm trí của bạn. Mười một triệu. Và chỉ 40 trong số chúng được xử lý một cách có ý thức. Vậy là 11 triệu, 40. Ý tôi là, điều này từng xảy ra với các bạn chưa? Các bạn có từng có một ngày thật sự bận rộn với công việc, và các bạn lái xe về nhà, và khi bạn bước vào cửa bạn nhận ra mình thậm chí không nhớ mình về nhà bằng cách nào, như việc bạn qua đèn xanh hay đèn đỏ. Bạn đã ở chế độ tự động lái. Hoặc bạn có từng mở tủ lạnh, tìm kiếm bơ, thề là không có chút bơ nào, và sau đó nhận ra bơ ở ngay trước mặt bạn từ nãy giờ? Đây là những khoảnh khắc "Úi trời" khiến chúng ta cười khúc khích, và đây là những gì xảy ra với một bộ não mà có thể tiếp nhận 11 triệu thông tin chỉ có 40 được xử lý một cách có ý thức. Đó là phần bị hạn chế của duy lý hạn chế. Công việc này theo duy lý hạn chế thật là một việc truyền cảm hứng với các đồng nghiệp Max Bazerman và Mahzarin Banaji, về những thứ chúng tôi gọi là giới hạn đạo đức. Vậy, nó giống như tiền đề của duy lý hạn chế, đó là tâm trí con người bị giới hạn và dựa vào các phím tắt, và những phím tắt đó có thể thỉnh thoảng khiến ta lạc lối. Với duy lý hạn chế, có lẽ nó ảnh hưởng đến loại ngũ cốc chúng ta mua ở cửa hàng tạp hóa, hay sản phẩm chúng ta ra mắt trong phòng họp. Với duy lý hạn chế, tâm trí con người, trong cùng một bộ não, đang ra nhiều quyết định, đó là việc thuê ai tiếp theo hay chuyện cười nào để kể hay quyết định kinh doanh mạo hiểm. Vậy, hãy để tôi đưa ra một ví dụ về duy lý hạn chế ở nơi làm việc. Khuynh hướng vô ý thức là nơi chúng ta thấy được tác động của duy lý hạn chế. Vậy khuynh hướng vô ý thức là những mối liên kết trong suy nghĩ, là những phím tắt bộ não dùng để tổ chức thông tin, rất có thể nằm ngoài nhận thức của bạn, không cần thiết kết nối với những niềm tin có ý thức. Các nhà nghiên cứu Nosek, Banaja và Greenwald đã nghiên cứu dữ liệu từ hàng triệu người, và đây là những gì họ phát hiện, ví dụ, phần lớn người Mỹ da trắng có thể nhanh chóng và dễ dàng liên tưởng người da trắng và những điều tốt hơn là người da đen và những điều tốt, và hầu hết đàn ông và phụ nữ có thể nhanh chóng và dễ dàng liên tưởng đàn ông và khoa học hơn là phụ nữ và khoa học. Và những liên tưởng này không cần thiết phụ thuộc vào những thứ người ta nghĩ một cách ý thức thực sự, họ có thể có những góc nhìn bình đẳng nên đôi khi, 11 triệu hay 40 không liên quan đến nhau. Và đây là một ví dụ khác: xung đột lợi ích. Vì vậy, chúng ta có xu hướng đánh giá thấp giá trị của một món quà nhỏ -- tưởng tượng một cây bút bi hay bữa tối-- món quà nhỏ đó có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chúng ta. Chúng ta không nhận ra rằng tâm trí ta sắp xếp bằng chứng một cách vô thức để ủng hộ quan điểm của người tặng, không cần biết chúng ta đã cố ý thức sao cho thật khách quan và chuyên nghiệp. Chúng ta cũng thấy duy lý hạn chế mặc dù muốn trở thành người tốt, chúng ta vẫn mắc lỗi, và chúng ta những mắc lỗi mà thỉnh thoảng chúng làm tổn thương người khác, hay đôi khi làm tăng sự bất công mặc dù sự nỗ lực của chúng ta, và chúng ta ngụy biện cho lỗi lầm hơn là rút ra bài học. Ví dụ như, khi tôi nhận mail từ một sinh viên nữ ở lớp học nói rằng một bài đọc tôi đã giao, một bài đọc tôi đã giao trong nhiều năm, là phân biệt giới tính. Hoặc khi tôi nhầm hai sinh viên trong lớp có cùng sắc tộc-- tuy không hề giống nhau -- tôi đã nhầm họ với nhau nhiều lần, trước mọi người. Những kiểu lỗi này làm cho chúng ta, làm cho tôi, chạm đến vùng báo động của sự phòng ngự. Chúng làm chúng ta đấu tranh trở thành người tốt. Nhưng cuối cùng việc tôi đang làm với duy lý hạn chế theo Mary Kern nói rằng chúng ta không chỉ dễ mắc lỗi -- những lỗi đó có khuynh hướng phụ thuộc vào việc chúng ta gần vùng giới hạn ra sao. Vậy, hầu như mọi lúc, không ai thách thức đặc tính người tốt của ta, và ta không nghĩ quá nhiều về ngụ ý đạo đức trong những quyết định chúng ta và hình mẫu trong ta sẽ làm chúng ta ngày càng ít hành vi đạo đức. Mặc khác, ai đó có thể thách thức nhận thức hay, trên sự phản chiếu, chúng ta có thể tự thử thách bản thân nên ngụ ý đạo đức trong những quyết định trở nên thật sự nổi bật và trong trường hợp này, chúng ta ngày càng có hành vi người tốt hay nói đúng hơn là trong từng hành vi khiến chúng ta cảm thấy giống như người tốt, dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng giống nhau. Ý tưởng với giới hạn đạo đức là có lẽ chúng ta đánh giá quá mức sự định hướng trong ta đóng vai trò đạo đức quan trọng trong các quyết định. Chúng ta có lẽ đánh giá quá mức sự chú ý của bản thân đang lèo lái những quyết định của chúng ta và có lẽ chúng ta không nhận ra góc nhìn như người tốt của bản thân đang tác động đến hành vi của chúng ta thật sự, chúng ta đang làm việc chăm chỉ để bảo vệ luận điểm người tốt để tránh xa vùng giới hạn, làm cho chúng ta thực sự không có chỗ để học hỏi từ những sai lầm và thực sự trở thành người tốt hơn. Đó có lẽ là vì chúng ta mong đợi điều dễ dàng. Chúng ta có định nghĩa về người tốt hoặc không bạn hoặc là người tốt hoặc không phải. Bạn liêm chính hoặc không. Bạn phân biệt chủng tộc, giới tính, ghét đồng tính hoặc không. Và trong định nghĩa này hoặc kia, không có chỗ để phát triển. Và dù sao thì, đấy không phải là những thứ chúng ta làm cả đời. Trong cuộc sống, nếu bạn cần học tính toán, bạn sẽ đăng ký một lớp học tính toán, hay nếu bạn trở thành cha mẹ, chúng ta chọn một cuốn sách và chúng ta đọc về nó. Chúng ta nói chuyện với chuyên gia, chúng ta học từ lỗi lầm, chúng ta cập nhật tri thức, chúng ta chỉ trở nên tốt hơn. Nhưng khi nói đến trở thành một người tốt, chúng ta nghĩ đó là thứ ai cũng phải biết ai cũng phải làm, mà không có nỗ lực hay phát triển. Vậy suy nghĩ của tôi là sẽ ra sao nếu chúng ta quên đi việc làm một người tốt, bỏ qua điều đó, và thay vào đó, đặt tiêu chuẩn cao hơn, tiêu chuẩn cao hơn của việc trở thành người tốt? Một người tốt đương nhiên vẫn mắc lỗi. Là một người tốt, tôi vẫn thường mắc lỗi. Nhưng là một người tốt, tôi cố gắng học từ lỗi lầm. Tôi mong đợi và học hỏi từ lỗi lầm. Tôi hiểu cái giá của những sai lầm đó. Về những vấn đề như đạo đức, phân biệt, đa dạng và hòa nhập, chúng ta sẽ phải trả giá, và tôi chấp nhận điều đó. Là một người tốt, thực tế, tôi nhận ra lỗi của mình tốt hơn. Tôi không chờ người khác nhận ra chúng. Tôi luyện tập để tìm ra chúng, và kết quả là... Chắc chắn, thỉnh thoảng có chút xấu hổ, không thoải mái. Thỉnh thoảng, chúng ta đặt bản thân vào những tình huống dễ tổn thương. Nhưng qua những tổn thương, như những thứ chúng ta cố gắng làm tốt hơn, chúng ta tiến bộ. Chúng ta cho phép bản thân trở nên tốt hơn. Tại sao chúng ta không dành cho chính mình những thứ đó? Trong mỗi phần đời, chúng ta sẽ dành cho bản thân không gian để trưởng thành-- trừ phần này, phần quan trọng nhất. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn đang truy lùng một người sói vẫn luôn khủng bố khu phố của bạn. Sau nhiều tháng điều tra, bạn thu hẹp còn một trong năm đối tượng tình nghi. Ngài thị trưởng Thợ may Thợ làm bánh Chủ tiệm tạp hóa hay người thợ mộc. Bạn mời họ ăn tối với một kế hoạch đơn giản: bạn sẽ cho một viên thuốc giải độc sói vào mỗi đĩa ăn. Không may, chú dê của bạn đã nuốt mất bốn viên, bạn chỉ còn lại một. May thay, viên còn lại là 50g và liều lượng hiệu quả tối thiểu là 10g. Nếu chia chính xác viên thuốc thành năm phần, bạn sẽ có đủ thuốc cho mọi người. Bạn sẽ phải dùng máy laser để cắt viên thuốc, những công cụ có sẵn còn lại đều không đủ chính xác. Có 8 điểm có thể là điểm đầu và cuối cho mỗi vết cắt. Để sử dụng thiết bị, bạn phải nhập vào những cặp điểm bắt đầu và kết thúc cho mỗi vết cắt và thiết bị sẽ cắt các đường cùng một lúc. Bạn muốn cắt viên thuốc thành bao nhiêu miếng cũng được miễn là các miếng gộp lại thành 10g/ phần. Nhưng bạn không thể gập hay thay đổi quyết định và bạn chỉ được dùng máy một lần duy nhất. Trăng tròn đang lên, ai đó sẽ biến hình và xé xác mọi người trừ khi bạn có thể chữa cho họ trước. Làm thế nào chia chính xác năm phần để chữa cho người sói bí mật và cứu tất cả mọi người? Dừng video tại đây nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời. 3 2 1 Khi bài toán liên quan đến việc cắt và tái phân bổ, sẽ rất hữu ích nếu thử dùng một tờ giấy và cắt ra để xem mình được gì. Nếu cắt BF và DH, ta sẽ có bốn trong khi cần năm. Có thể sẽ có cách cắt bớt một góc để có chính xác 1/5. Cắt đoạn BE trông có vẻ ổn nhưng vết cắt cuối cùng sẽ lấy mất 1/4 của 1/4, còn lại 3/16 phần và tỉ lệ đó thì nhỏ hơn 1/5 không đủ để chữa cho người sói. Sẽ thế nào nếu bắt đầu với BE? Ta vẫn sẽ nhận được 1/4. Vậy có cách nào để cắt nhiều hơn không? Cả DG và CH đều trông rất tiềm năng. Nếu thực hiện một lần cắt nữa từ A đến F, có lẽ ta sẽ bắt đầu nhận ra điều gì đó. Với bốn vết cắt: BE, DG, FA và HC, ta có bốn tam giác và một hình vuông ở giữa. Những mảnh ghép tạo nên hình tam giác cũng có thể được sắp xếp lại để tạo ra một hình vuông giống như cái ở giữa. Nghĩa là ta đã chia viên thuốc thành năm phần bằng nhau rồi đấy! Điều thú vị ở đây chính là dù có thể giải quyết vấn đề bắt đầu từ hình học, thực sự sẽ dễ dàng hơn khi thử nghiệm xem kết quả sẽ thế nào. Sẽ không khả thi nếu hình vuông có 24 điểm cắt bởi chỉ cần 8 điểm ta đã có nhiều lựa chọn hợp lý. Bạn lén đưa thuốc cho từng người trong khu phố khi trăng tròn bắt đầu lên cao. Ngay khi bạn hoàn thành, sự biến hình kinh khủng bắt đầu. Rồi đột nhiên, được đảo ngược. Tính toán của bạn thật hoàn hảo, giờ thì, cư dân và động vật trong thị trấn có thể thở phào nhẹ nhõm! Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian ở trường để học viết chính tả. Và bọn trẻ bây giờ cũng đang mất thời gian học chính tả như chúng ta. Vì lẽ đó, tôi muốn nêu ra với mọi người một vấn đề. Chúng ta có cần học cách viết chính tả mới? Tôi tin rằng chúng ta nên làm như thế. Tốt hơn thế, ta nên đơn giản hóa những gì đã học. Cả vấn đề và câu trả lời đều không mới lạ trong tiếng Tây Ban Nha. Chúng đã và đang được tranh luận trong suốt hàng thế kỷ qua. Từ năm 1492, trong quyển sách ngữ pháp tiếng Tây Ba Nha đầu tiên, tác giả Antonio de Nebrija đã đưa ra một quy luật rõ ràng và đơn giản: "Vì thế, chúng ta phải viết như những gì chúng ta phát âm, và phát âm chúng như cách ta viết". Mỗi âm đều tương ứng với một chữ cái, mỗi chữ cái tương ứng với một âm, và những chữ cái không tương ứng với bất kỳ âm nào sẽ bị loại bỏ. Quy luật này, theo phương pháp ngữ âm, nói rằng từ ngữ cần được viết như cách phát âm, cả hai phải và không phải là gốc của chính tả như chúng ta thực tập hiện nay. Vì tiếng Tây Ban Nha khác với tiếng khác như tiếng Anh, Pháp... luôn chống lại mạnh mẽ việc cách viết chữ khác với cách ta phát âm chúng. Nhưng nay ta cũng không còn theo cách viết dựa theo ngữ âm vì vào thể kỉ 18, khi ta tiêu chuẩn hóa cách viết, một quy luật khác đã dẫn đường cho một phần lớn của quyết định này. Quy luật đó là từ nguyên học, bảo rằng ta phải viết như những từ đã được viết trong ngôn ngữ nguyên thủy, trong tiếng Latin, Hy Lạp. Đó là lý do ta có H câm, chỉ viết mà không phát âm. Và khác với mọi người vẫn thường nghĩ, âm B và V trong tiếng TBN không có phát âm khác nhau. Đó là cách ta có những âm G, mà đôi khi phát âm hơi thở ra như từ "gente", có lúc âm nghe trơn truộc như từ "gato". Tương tự là các âm C, S và Z, ba chữ khi ở một vài vị trí thì lại thành một âm, nơi khác thì hai âm, nhưng không bao giờ là ba âm. Tôi không nói điều gì mà bạn chưa biết từ kinh nghiệm bản thân. Chúng ta đều đi học, chúng ta đều dành một lượng lớn thời gian cho việc học, một lượng lớn thời gian dùng bộ não dể uốn nắng khi còn bé để viết chính tả. trong việc ghi nhớ các quy tắc chính tả và những ngoại lệ. Chúng ta hay được nghe nói nhiều cách, trực tiếp hay gián tiếp, rằng trong chính tả có một điều gì rất căn bản đối với sự trưởng thành của ta. Nhưng tôi có cảm giác rằng những giáo viên không tự hỏi tại sao việc đó quan trọng đến vậy. Thêm nữa, họ không hỏi câu hỏi trước đó, Mục đích của việc đánh vần là gì? Đánh vần có mục đích gì? Sự thực là khi có ai đó hỏi họ câu hỏi này, câu trả lời đơn giản hơn và ít quan trọng hơn là ta thường nghĩ. Chúng ta sử dụng đánh vần để thống nhất cách chúng ta viết, cho mọi người cùng viết giống nhau. Và để cho chúng ta hiểu nhau dể hơn khi ta đọc. Nhưng trai nguoc voi những khía cạnh khác của ngôn ngữ, như việc chấm câu, chẳng hạn, trong chính tả ta không có thể hiện tính cách cá nhân. Trong cách chấm câu thì có. Với dấu chấm, tôi có thể thay đổi ý nghĩa một cụm từ. Với cách chấm câu, tôi có thể áp đặt một nhịp điệu đặc biệt cho những gì tôi viết, nhưng tôi không thể làm vậy với việc đánh vần. Đối với chính tả chỉ có đúng hoặc sai, tùy theo việc nó có tuân thủ với các quy luật hiện hành. Vậy thì có hợp lý hơn không khi ta đơn giản hóa các qui tắc hiện hành để có thể dễ dàng hơn để dạy, học, và sử dụng chính tả một cách chính xác? Có phải sẽ hợp lý hơn không nếu ta đơn giản các qui luật hiện hành để dành tất cả thời gian chúng ta cống hiến ngày hôm nay để dạy chính tả, ta có thể cống hiến cho các vấn đề khác về ngôn ngữ mà sự phức tạp của chúng thật sự xứng đáng với thời gian và công sức? Điều tôi đề nghị không phải là bãi bỏ chính tả, và để mọi người muốn viết cách nào tùy họ. Ngôn ngữ là công cụ sử dụng phổ biến, vì vậy tôi thấy rằng trên cơ bản ta phải sử dụng nó theo các tiêu chuẩn chung. Nhưng tôi cũng thấy quan trọng việc những tiêu chuẩn chung phải càng đơn giản càng tốt, vì khi ta đơn giản việc chính tả, ta không làm giảm chất lượng. khi chính tả được đơn giản, chất lượng ngôn ngữ không bị ảnh hưởng chút nào. Tôi đang làm việc mỗi ngày với văn học TBN Thời Vàng Son, Tôi đọc Garcilaso, Cervantes, Góngora, Quevedo, những người đôi khi viết"hombre' thiếu H, đôi khi viết "escribir" với V, điều đó rõ ràng một cách tuyệt đối với tôi rằng sự khác biệt giữa những văn bản đó và chúng ta là một tục lệ, hay đúng hơn là thiếu tục lệ trong thời kỳ của họ. Nhưng để tôi quay lại với các bậc thầy, vì họ là nhân vật chính trong câu chuyện này. Trước đó, tôi đã đề cập một chút về việc khăng khăng thiếu suy nghĩ mà những thầy cô quấy nhiễu ta về chuyện chính tả. Nhưng sự thực là vì cách ta xử lý những việc trong cuộc sống, nên điều này hoàn toàn hợp lý . Trong xã hội chúng ta, chính tả được xem là chỉ số đặc quyền tách biệt người có văn hóa với người thô bạo, người có học với người vô học, tùy vào ngữ cảnh khi viết. Một người có thể kiếm được việc làm hay không vì viết đầy đủ hay thiếu một chữ H Một người có thể trở thành đối tượng bị nhạo báng công khai khi đặt sai chỗ của chữ B. Vì vậy, trong ngữ cảnh này, tất nhiên là có lý để dành thời gian cho việc chính tả. Nhưng chúng ta không nên quên rằng trải qua lịch sử dài của ngôn ngữ chúng ta, luôn có các giáo viên hoặc là những người liên quan tới việc bắt đầu học viết đã đề xuất việc cải tổ chính tả, đã nhận ra rằng trong cách ta đánh vần đôi lúc là một chướng ngại trong việc truyền tải kiến thức. Ví dụ, nói về trường hợp của chúng ta, ông Sarmiento, cùng với Andrés Bello, dẫn đầu cải cách chính tả lớn nhất trong tiếng Tây Ban Nha, xãy ra giữa thế kỷ 19 ở Chile. Vậy tại sao ta không tiếp tục nhiệm vụ của các bật thầy nầy và bắt đầu cải tiến việc đánh vần của chúng ta? Tại đây, trong nhóm thân mật này có 10,000 người của chúng ta, tôi muốn đưa ra một số thay đổi mà tôi thấy có lý để ta bắt đầu thảo luận. Hãy bỏ chữ H câm, ở những chỗ mà ta viết âm H nhưng không phát âm, cứ để trống khỏi viết gì. (Vỗ tay) Tôi khó mà tưởng tượng lý do cảm tưởng nào có thể biện minh được những rắc rối gây ra bởi âm H câm. B và V, như ta đã nói, chưa bao giờ được phân biệt trong tiếng Tây Ban Nha, (Vỗ tay) Hãy chọn một cái, cái nào cũng được. Chúng ta có thể thảo luận về nó. Mỗi người sẽ có sở thích của mình và đưa ra lập luận. Hãy giữ cái này, loại bỏ cái kia G và J, hãy tách biệt vai trò của chúng G nên giữ âm thanh trơn rõ, như trong "gato", "mago" và "águila" và J nên giữ là âm thanh có hơi ra, như trong"jarabe," "jirafa," "gente," "argentino." Trường hợp của C, S và Z thật là thú vị, vì nó chỉ ra rằng những nguyên tắc ngữ âm chỉ là một cách hướng dẫn, nhưng không phải là nguyên tắc tuyệt đối. Trong một số trường hợp, sự khác biệt khi phát âm cần được giải quyết. Như tôi đã nói trước đây, C,S và Z, đôi chỗ phù hợp với một âm, đôi khi hai âm. Nếu chúng bỏ bớt đi từ ba chữ cái đến hai là điều tốt nhất. Đôi với một số người, những thay đổi này có vẻ hơi quá khích. Chúng thực sự là không. Học Viện Hoàng Gia Tây Ban Nha, và tất cả học viện ngôn ngữ, cũng tin rằng chính tả cần được sửa đổi, ngôn ngữ liên quan đến lịch sử, truyền thống và phong tục, nhưng đồng thời cũng là công cụ thực dụng trong cuộc sống hàng ngày, và đôi khi sự dính liền nầy với lịch sử, truyền thống và phong tục trở thành một trở ngại cho việc sử dụng chúng hiện tại. Thật vậy, điều này giải thích thực tế rằng ngôn ngữ chúng ta khác với các ngôn ngữ các nước láng giềng, trong lịch sử đã được chúng ta tự sửa đổi Ví dụ, từ "ortographia" thành "ortografía, Từ "theatro" sang "teatro", Từ "quantidad" đến "cantidad" Từ "symbolo" đến "símbolo". Và một số âm câm của H đã từ từ được lén lút gỡ bỏ. Trong Tự điển của Học viện Hoàng gia, "arpa" và "armonía" có thể viết có hoặc không có H. và mọi người đều ổn. Hơn nữa tôi thấy rằng đây là một thời điểm đặc biệt thích hợp để có cuộc thảo luận này. Ta thường được nghe rằng ngôn ngữ luôn thay đổi bất ngờ từ dưới lên trên, rằng những người dùng là những người kết hợp từ ngữ mới và thay đổi ngữ pháp. Và người có quyền - đôi khi là học viện, hoặc một tự điển, hay là một bộ hành chính, chấp nhận và kết hợp chúng một thời gian lâu sau khi dùng. Điều này chỉ đúng đối với một số tần lớp của ngôn ngữ Điều này đúng khi nói về từ ngữ, trên cấp độ chữ. Nó không đúng ở cấp độ ngữ pháp, Và gần như, tôi sẽ nói là, điều đó không đúng khi nói về chính tả, mà trong lich sử đã thay đổi từ trên đi xuống. Các qui chế luôn luôn đã được thiết lập và đề xuất thay đổi bởi những tổ chức. Tại sao tôi nói đây là một thời điểm đặc biệt thích hợp? Cho tới hôm nay, văn viết luôn có nhiều hạn chế và riêng tư hơn lời nói. Nhưng trong thời của chúng ta, thời đại của mạng xã hội, một cuộc cách mạng đang xảy ra. Trước đây chưa từng có nhiều người viết như bây giờ. Chưa bao giờ có rất nhiều người viết cho rất nhiều người đọc. Và ở trong mạng xã hội, lần đầu tiên, ta thấy sự sử dụng chính tả một cách sáng tạo đại quy mô, nơi mà ngay cả những người có trình độ học vấn cao với sự đánh vần hoàn hảo, khi sử dụng mạng xã hội, họ hành xử như phần đông người sử dụng mạng xã hội vẫn hành xử. Nghĩa là, họ ít kiểm tra lỗi chính tả và họ dành ưu tiên cho tốc độ và hiệu quả trong giao tiếp. Hiện tại, ta thấy đó sự sử dụng hỗn loạn, cá nhân hóa. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải chú ý tới họ vì có thể họ sẽ cho ta biết rằng một kỷ nguyên tạo ra vị thế mới cho viết lách, tìm kiếm những qui tắc mới cho việc viết văn. Tôi nghĩ ta sẽ sai lầm nếu từ chối, bỏ qua họ. vì chúng ta xem họ như triệu chứng của phân rã văn hóa của thời đại chúng ta. Không, tôi nghĩ rằng ta phải quan sát, tổ chức và phân phối họ trong sự hướng dẫn thích ứng hơn với nhu cầu của thời đại chúng ta. Tôi có thể dự đoán một số phản đối. Sẽ có những người nói rằng nếu chúng ta đơn giản hóa việc đánh vần chúng ta sẽ mất nguồn gốc. Nói đúng ra, nếu chúng ta muốn để bảo tồn nguồn gốc, ta sẽ không đạt đươc bằng chính tả. Chúng ta phải học tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập. Với cách viết đơn giản, ta sẽ giữ lại được nguồn gốc ở những nơi chúng ta đang giữ bây giờ, trong từ điển từ nguyên. Còn một phản đối thứ hai sẽ đến từ những người nói rằng: "Nếu đơn giản hóa chính tả, ta sẽ không phân biệt được những nghĩa khác biệt trong cùng một từ." Đó là sự thật, nhưng nó không phải là một vấn đề. Ngôn ngữ của ta có từ đồng nghĩa, có những từ có nhiều hơn một ý nghĩa, Nhưng chúng ta không nhầm lẫn "banco" nơi chúng ta ngồi với "banco", nơi chúng ta gửi tiền, Hay "traje" mà chúng ta mặc với những thứ ta "trajimos." Ở phần lớn các trường hợp, ngữ cảnh sẽ xua tan nhầm lẫn. Nhưng có một phản đối thứ ba. Đối với tôi, đây là điều dễ hiểu nhất, thậm chí là cảm động nhất, là những người nói: "Tôi không muốn thay đổi. Tôi đã được nuôi dạy như thế này, Tôi đã quen làm theo cách này, Khi đọc một chữ được viết tắt, tôi thấy nhức mắt lắm." (Cười ) Phản đối này, đều có một phần nào trong tất cả chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta nên làm gì? Nên làm những việc luôn được làm như những trường hợp nầy. thay đổi những gì đang tiến tới, trẻ em được dạy quy tắc mới. Những ai không muốn thích nghi vẫn có thể viết như thói quen, và hy vọng, thời gian sẽ hàn gắn các quy tắc mới đúng chỗ. Mọi cuộc cải cách chính tả thành công mà ảnh hưởng đến thói quen khó bỏ đều nhờ có sự thận trọng, thỏa thuận, kiên nhẫn và khoan dung. Đồng thời, ta không thể cho phép sự gắn bó với các tục lệ cũ cản trở chúng ta tiến lên phía trước. Lời tri ân tốt nhất mà chúng ta có thể trả cho quá khứ Là để cải thiện những gì nó đã cho chúng ta. Vì vậy, tôi tin rằng ta phải đạt được một thỏa thuận, các học giả phải đạt được thỏa thuận, và tẩy xóa những quy tắc chính tả của chúng ta, tất cả thói quen ta theo vì truyền thống, ngay cả khi chúng đã vô dụng. Tôi tin rằng nếu chúng ta làm điều đó trong lỉnh vực nhỏ nhưng rất quan trọng trong ngôn ngữ chúng ta sẽ để lại một tương lai tốt hơn cho các thế hệ kế tiếp (Vỗ tay) 28 năm trước, tôi là một người đàn ông đau khổ. Và bạn có lẽ không cho là như vậy khi bạn gặp tôi. Tôi có một công việc tốt ở một tổ chức giáo dục uy tín. Tôi luôn ăn mặc đẹp, tất nhiên. Nhưng bên trong tôi đang bị bào mòn. Bạn thấy đấy, tôi lớn lên trong một gia đình nghiện ngập, khi còn bé, tôi đã bị bế tắc với sự cam chịu bản năng giới tính của mình. Và mặc dù không thể gọi tên, lớn lên như một đứa trẻ đồng tính chỉ làm hoàn cảnh bị cô lập và sự bất an của tôi tệ hơn. Nhưng cơn say khiến tôi quên đi. Như rất nhiều người, tôi nghiện rượu khi còn rất trẻ. Tôi tiếp tục uống kể cả khi vào cao đẳng. Và khi tôi đã tiết lộ giới tính vào đầu những năm 1980, tại một địa điểm duy nhất gặp những người đồng giới khác để giao lưu, để là chính mình, đó là 'gay' ba. Và bạn làm gì ở 'gay' ba? Uống rượu. Và tôi đã uống -- rất nhiều. Câu chuyện của tôi không độc nhất. Như hàng triệu người dân Mỹ, tiến triển căn bệnh của tôi không được chuẩn đoán. Tôi gặp những người, địa điểm và những thứ tôi sẽ chẳng bao giờ lựa chọn. Đã không cho đến khi đối mặt với luật pháp đã cho tôi "cơ hội" được quan tâm, từ đó tôi bắt đầu cuộc hành trình phục hồi của mình. Cuộc hành trình đó tràn ngập tình yêu và sự vui sướng. nhưng cũng có cả những nỗi đau. Như rất nhiều người, tôi mất quá nhiều, bạn bè và gia đình. vì căn bệnh này. Tôi đã nghe quá nhiều chuyện đau lòng. của những người đã mất người yêu thương vì nghiện ngập. Và tôi cũng đã mất vô số người bạn chỉ vì HIV/AIDS. Dịch opioid và dịch AIDS đáng buồn thay, trở nên phổ biến. Chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe trầm trọng nhất hiện nay. Chỉ trong năm 2014, 28,000 người chết vì dùng thuốc quá liều liên quan đến thuốc theo toa và heroin. Trong những năm 1980, rất nhiều người đã chết vì HIV/AIDS. Chính quyền đã cố tình lờ đi. Một vài người còn không nói một lời. Họ không muốn chữa bệnh. Và thật bi thảm, có nhiều sự tương đồng với căn bệnh hiện tại. Một vài còn gọi đó là bệnh dịch đồng tính. Họ đòi hỏi có sự kiểm dịch. Họ muốn tách những nạn nhân vô tội khỏi số còn lại. Tôi e rằng chúng ta đã thua trong trận chiến này. bởi vì họ đổ lỗi cho chúng ta vì đã bị bệnh. Chính sách công bị kìm giữ bởi sự kỳ thị và sợ hãi và cũng kìm giữ những thứ là lòng từ bi, sự quan tâm, nghiên cứu, phục hồi và chữa trị. Nhưng chúng tôi đã thay đổi điều đó. Bởi vì ngoài nỗi đau mất mát, chúng ta nhìn thấy sự thay đổi của xã hội và chính trị. AIDS buộc chúng ta phải hành động; để đứng lên, để lên tiếng và để hành động. Nó cũng buộc cộng đồng LGBT thay đổi. Chúng ta chiến đấu vì cuộc sống của mình bởi im lặng cũng có nghĩa là chết, nhưng chúng ta đã thay đổi, và chúng ta đã làm điều đó. Và bây giờ, chúng ta có cơ hội được nhìn thấy sự kết thúc của HIV/AIDS trong cuộc sống của chúng ta. Những thay đổi này được tiếp nhận rộng rãi bằng sự can đảm, những quyết định không hề dễ dàng của những người muốn tiết lộ giới tính cho hàng xóm, bạn bè và gia đình họ và cho cả đồng nghiệp của họ. Những năm trước, tôi là một tình nguyện viên cho dự án Names. Một sự cố gắng bắt đầu bởi Cleve Jones tại San Francisco để chỉ rằng những người chết vì bệnh AIDS cũng có tên và gương mặt và gia đình và những người yêu thương họ. Tôi vẫn nhớ những ký ức được hé mở về căn bệnh AIDS tại National Mall, vào một ngày đẹp trời tháng 10, năm 1988. Rất nhanh sau đó đến năm 2015 Quyết định của Tòa án tối cao xóa bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới. Tôi và chồng mình, Dave đã đi trên những bậc thang Tòa án tối cao để chào mừng quyết định đó với rất nhiều người khác, và tôi nghĩ đến chúng tôi đã tiến xa như thế nào để giành quyền lợi cho LGBT và chúng tôi cần phải đi bao xa nữa cho những vấn nạn nghiện ngập. Khi tôi được đề cử bởi tổng thống Obama trở thành Trưởng ban Chính sách về thuốc, Tôi đã rất cởi mở về sự phục hồi của mình và về sự thật tôi là người đồng giới. và không có lúc nào, trong quá trình xác nhận -- ít nhất đó là điều tôi biết -- sự thật tôi là người đồng giới tự ứng cử hoặc là tôi sinh ra để làm công việc này. Nhưng bệnh nghiện của tôi đã làm. Có thời điểm, một nhân viên Quốc hội đã nói rằng, không thể nào rằng tôi được xác nhận bởi Thượng viện Hoa Kỳ vì quá khứ của tôi, thay vì sự thật là tôi đã khôi phục từ hơn 20 năm trước, và thay vì sự thật công việc này cần một chút kiến thức về nghiện ngập. (cười) Vì vậy, bạn biết đấy, đây là sự kỳ thị rằng những người rối loạn sử dụng thuốc phải đối mặt từng ngày, và bạn biết, tôi phải kể rằng lý do tại sao tôi thoải mái công bố tôi là người đồng tính hơn là tôi là một người với tiền sử bị nghiện. Gần như mỗi gia đình Mỹ đều bị ảnh hưởng bởi nghiện ngập. Tuy nhiên, không may, việc đó thường không được nói ra 1 cách cởi mở và chân thành. Họ thì thầm về nó. Việc đó bị nhạo báng và khinh miệt. Chúng ta nghe những câu chuyện đó, lần này qua lần khác, trên TV, trên mạng, chúng ta nghe từ chính quyền, từ gia đình và bạn bè. Và những người nghiện trong chúng ta, chúng ta nghe từ họ và bằng cách nào đó chúng ta tin mình không xứng đáng được chăm sóc và điều trị. Hiện nay, ở Mỹ, chỉ có 1 trên 9 người được chăm sóc và điều trị chứng rối loạn. 1 trên 9 Hãy nghĩ về nó. Nói chung, những chứng bệnh khác được chăm sóc và điều trị. Nếu bạn bị ung thư, bạn được điều trị, nếu bạn bị tiểu đường, bạn được điều trị. Nếu bạn bị bệnh tim, bạn được điều trị khẩn cấp, và được yêu cầu chăm sóc. Nhưng bằng cách nào đó, người nghiện họ phải đợi để được chữa trị hoặc thường không được chữa trị kịp thời. Và khi không được chữa trị, họ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng. Và với rất nhiều người đó có nghĩa là chết hoặc giam giữ. Chúng ta đã từng đi con đường đó. Đã rất lâu, đất nước chúng ta từng tin rằng bắt giữ có thể giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta không thể. Hàng thế kỷ qua, khoa học đã chứng minh đó là vấn đề về thuốc -- đó là căn bệnh mãn tính và mọi người thừa hưởng điều đó và phát triển nó. Vậy, chính quyền của ông Obama đã có thay đổi trong chính sách về thuốc. Chúng tôi đã phát triển và triển khai một kế hoạch toàn diện mở rộng dịch vụ phòng ngừa, dịch vụ khám chữa bệnh, sớm can thiệp và hỗ trợ phục hồi. Cải cách tư pháp hình sự. Xóa bỏ rào cản, tạo cơ hội cho người bệnh. Y tế công cộng an toàn công cộng song song làm việc ở cấp cộng đồng. Cảnh sát là lực lượng chính hướng dẫn họ đi điều trị thay vì bỏ tù và giam giữ. Người tuân thủ luật pháp, những người phản ứng đầu tiên khác dùng quá liều naloxone sẽ có cơ hội được chăm sóc. Đaọ luật chăm sóc giá cả hợp lý là sự mở rộng lớn nhất của việc chữa trị chứng rối loạn cho một thế hệ, và kêu gọi lồng ghép dịch vụ chữa trị với chăm sóc ban đầu. Nhưng về cơ bản, các công tác trên là chưa đủ. Trừ khi chúng ta thay đổi nhận thức về người nghiện tại Mỹ. Nhiều năm trước, khi cuối cùng tôi cũng hiểu rằng tôi có vấn đề và tôi biết mình cần được giúp đỡ, nhưng tôi quá sợ hãi để yêu cầu. Tôi cảm thấy mọi người sẽ nghĩ tôi ngu ngốc, và bạc nhược, nghĩ tôi vi phạm đạo đức. Nhưng tôi nói đến sự hồi phục bởi vì tôi muốn làm nên sự thay đổi. Tôi muốn chúng ta thấy được mình cần phải cởi mở và thẳng thắn về bản thân việc chúng ta có thể làm. Tôi công bố sự hồi phục của mình không phải để chúc mừng bản thân. Tôi công bố vì muốn thay đổi quan niệm cộng đồng, thay đổi chính sách cộng đồng và thay đổi sự phát triển của dịch bệnh và trao quyền cho hàng triệu người Mỹ những người vẫn còn bế tắc cởi mở và thẳng thắn thừa nhận bản thân. Con người không chỉ là bệnh tật. Tất cả chúng ta có cơ hội thay đổi quan niệm của cộng đồng và thay đổi chính sách cộng đồng. Tất cả chúng ta đều biết ai đó họ bị nghiện, và chúng ta có thể góp phần của mình để thay đổi cái nhìn về những người nghiện tại Mỹ. Vậy khi chúng ta thấy một người nghiện, đừng nghĩ họ là kẻ say rượu, nghiện ngập, ma túy hoặc bạo lực -- nhìn vào con người họ; giúp đỡ họ; trao lòng tốt và lòng nhân từ. Cùng nhau, chúng ta là một phần của một phong trào đang phát triển tại Mỹ để thay đổi cái nhìn về người nghiện. Cùng nhau thay đổi chính sách công cộng. Chúng ta đảm bảo cho việc người nghiện sẽ được quan tâm khi họ cần, như mọi loại bệnh khác. Chúng ta có thể là một phần của phong trào phát triển, không ngừng để cho hàng triệu người Mỹ tiếp cận quá trình phục hồi và đặt dấu chấm hết cho dịch bệnh này. Cảm ơn rất nhiều. (tiếng vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói về một vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Đó không phải là vũ khí hạt nhân, không phải là vấn đề di cư, và đó cũng không phải là bệnh sốt rét. Tôi đến đây để nói về những bộ phim. Bằng tất cả sự nghiêm túc, điện ảnh thực sự rất quan trọng. Phim mang đến tính giải trí cao, và truyền tải đến chúng ta thông qua việc kể chuyện. Kế chuyện là một yếu tố quan trọng. Những câu chuyện cho ta biết về những giá trị xã hội, nó dạy cho ta những bài học, và nó chia sẻ, bảo tồn lịch sử nhân loại. Những câu chuyện thật tuyệt vời. Nhưng nó không cho bất kỳ một ai một cơ hội như nhau để xuất hiện trong đó, đặc biệt là những câu chuyện nào được kể dưới hình thức một bộ phim Mỹ. Ở phim, có đủ những sự thú vị, nữ giới vẫn thường bị xóa sổ và cho ra ngoài lề trong rất nhiều câu chuyện. Tôi lần đầu tiên nghiên cứu về hiện tượng này 10 năm trước trong nghiên cứu đầu tay về giới tính ở các bộ phim không hạn chế độ tuổi. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành hơn 30 cuộc điều tra. Nhóm chúng tôi đã rất mệt mỏi. Và tôi đã hứa với tư cách là nghiên cứu viên và nhà hoạt động là sẽ chiến đấu với sự thiên vị này ở Hollywood. Vậy nên hôm nay, tôi muốn là chia sẻ với các bạn về cuộc khủng hoảng đó. Tôi muốn nói về sự bất bình đẳng giới trong phim. Tôi muốn nói về cách nó đang diễn ra hằng ngày, sau đó tôi sẽ nói với các bạn cách mà chúng ta khắc phục nó. Tuy nhiên, tôi có một lưu ý trước khi bắt đầu rằng: dữ liệu của tôi thực sự rất đáng buồn. Nên đầu tiên tôi muốn gửi lời xin lỗi, bởi vì tôi sẽ khiến các bạn có cảm giác tồi tệ. Nhưng tôi sẽ nói về nó vào lúc cuối, và tôi muốn đề xuất vài cách giải quyết để sửa chữa cho mớ rắc rối của chúng ta trong một thời gian rất dài. Hãy bắt đầu với sự nghiêm trọng của tình trạng này. Mỗi năm, nhóm nghiên cứu chúng tôi kiểm tra top 100 phim ăn khách nhất ở Mỹ. Những gì chúng tôi làm là xem mỗi lời nói hay tên diễn viên trên màn hình. Hiện tại, để được tính vào những cuộc điều tra của tôi, là tất cả diễn viên đều phải nói một từ. Đây là một quán bar rất tệ. (Cười) Như vậy đến nay chúng tôi đã xem xét 800 bộ phim, từ năm 2007 đến 2015, chia mỗi diễn viên trên màn hình theo giới tính, chủng tộc, dân tộc, xu hướng tính dục và các nhân vật có khuyết tật. Hãy khảo sát vài xu hướng có vấn đề. Đầu tiên, nữ giới vẫn thường vắng mặt trên màn ảnh. Qua 800 phim và 35.205 nhân vật, nữ giới chỉ chiếm ít hơn một phần ba. Ít hơn một phần ba! Không có sự thay đổi nào từ 2007 đến 2015, và so với kết quả của tôi với một số ít ví dụ của phim từ năm 1946 đến 1955, thì không có thay đổi nào trong hơn một nửa thế kỷ qua. Hơn một nửa thế kỷ qua! Nhưng nữ giới là một nửa dân số. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào dữ liệu này, một điểm chính của ngày hôm nay, vấn đề thậm chí trở nên tệ hại hơn. Thông qua 100 phim ăn khách nhất năm ngoái, có đến 48 phim không có diễn viên da đen hay người Mỹ gốc Phi nào, không một ai. 70 phim không có diễn viên châu Á hay người Mỹ gốc Á là phái nữ. Đều không có. 84 phim đã đều không xuất hiện một diễn viên nữ bị khuyết tật nào. Và 93 phim thì không có diễn viên đồng tính nữ, lưỡng tính hay chuyển giới. Đó không phải là sự thiên vị. Mà đó là sự xóa bỏ, và tôi gọi điều này là dịch bệnh của sự vô hình. Bây giờ, khi ta chuyển chủ đề tới nhân vật chính, thì câu chuyện vẫn có vấn đề. Trong 100 bộ phim năm ngoái, chỉ có 32 phim xuất hiện nhân vật nữ chính. Chỉ có ba phim trên 100 phim xuất hiện nhân vật nữ chính từ cộng đồng thiểu số, và chỉ duy nhất một phụ nữ khoảng 45 tuổi hoặc già hơn tại thời điểm chiếu rạp . Hãy nhìn vào biểu đồ này. Ngoài các số mà bạn chỉ thấy, nữ giới thường có khuynh hướng dâm dục trong phim hơn bạn diễn nam giới của họ. Vấn đề hiển nhiên, với tần suất gấp ba lần, họ bị thể hiện sự khêu gợi thông qua quần áo, bán khoả thân, và cơ thể họ nhiều khả năng sẽ rất thanh mảnh. Thi thoảng trong phim hoạt hình, nữ giới thường rất gầy, kích cỡ vòng eo của họ xấp xỉ bằng chu vi của bắp tay. (Cười) Chúng ta thích nói rằng các cô gái này không có chỗ chứa tử cung hay bất kỳ nội tạng khác nào. (Cười) Không đùa nữa, giả thuyết đã có, nghiên cứu xác nhận, sự thu nhận tư tưởng nữ phải gầy và sự kỳ thị giới dẫn đến sự ám ảnh về thân hình thanh mảnh, không hài lòng về cơ thể mình, và sự tự kỳ thị giữa một bộ phận khán giả nữ với nhau. Rõ ràng, những gì ta thấy trên màn ảnh và những gì chúng ta thấy trên thế giới, chúng không kết nối với nhau. Không kết nối với nhau! Vấn đề là, nếu ta sống trong thế giới của phim, ta sẽ bắt gặp ngay sự khủng hoảng dân số trong đó. Vì vậy, ngay khi tôi nhận ra những điều này, Tôi muốn tìm ra lý do, và hóa ra là có hai nguyên nhân cho sự bất bình đẳng trên màn hình: gồm giới tính nhà sản xuất và các quan điểm lỗi của khán giả. Hãy hiểu chúng thật nhanh chóng. Nếu bạn muốn thay đổi bất kỳ hiện tượng nào tôi vừa nói, tất cả những gì bạn phải làm là thuê đạo diễn nữ. Hóa ra, những nữ đạo diễn có liên quan đến những bộ phim ngắn và phim độc lập, nhiều cô gái và phụ nữ trên màn ảnh, nhiều câu chuyện mà phụ nữ ở vị trí trung tâm, nhiều câu chuyện hơn với phụ nữ 40 tuổi hoặc hơn trên màn ảnh, cái mà tôi nghĩ là một tin tốt lành cho những người ngồi đây. Nhiều người từ cộng đồng thiểu số hơn, (Cười) Xin lỗi. (Cười) Thế nào cũng được. Nhiều diễn viên tới từ các cộng đồng thiểu số về mặt chủng tộc và dân tộc, và quan trọng nhất, nhiều phụ nữ hơn làm việc sau máy ảnh trong những vai trò sản xuất then chốt. Đó là câu trả lời đơn giản cho vấn đề tôi vừa đề cập. Phải vậy không? Thực sự là không. 800 phim, 2007-2015, 886 đạo diễn. Duy nhất có 4.1 % là phụ nữ. Duy nhất có ba người là Mỹ gốc Phi hay da đen, và duy nhất một phụ nữ là người châu Á. Vậy nên tại sao rất khó khăn để có thêm những đạo diễn nữ nếu họ là một phần của giải pháp? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi làm nghiên cứu phỏng vấn với nhiều người trong ngành phim và hỏi họ về đạo diễn. Hóa ra, cả nam và nữ đều nói rằng, Khi nghĩ đến đạo diễn, họ nghĩ đến nam giới. Họ tin nhận thấy những đặc điểm lãnh đạo thường là của nam giới. Vì vậy khi họ thuê một đạo diễn để điều khiển một đội, một con tàu, có tầm nhìn xa hay tài lãnh đạo như tướng Patton, chúng tôi thấy rằng -- họ đều nghĩ đến nam giới. Nhận thức về đạo diễn hoặc nhà lãnh đạo không tương đương với nhận thức của một phụ nữ. Những vai trò không tương xứng, điều đó đã được các nghiên cứu tâm lý chỉ ra. Điều thứ hai làm nên sự bất bình đẳng giới tính trên màn ảnh, là sự nhầm lẫn của khán giả. Tôi không cần nói với đám đông này là 50% người mua vé đến rạp phim là nữ giới trong nước này. Phải không? Nhưng họ vẫn không được coi là đối tượng khá giả chính. Hơn nữa, còn những suy nghĩ rằng liệu một người phụ nữ có thể làm nhân vật chính không. Nếu như đặt phụ nữ ở trung tâm bộ phim đó, thì nó sẽ không có lãi bằng với bộ phim với nhân vật chính là nam. sự hiểu lầm này thật tốn kém. Đúng không? Đặc biệt trong những thành công của các loạt phim như "The Hunger Games," "Pitch Perfect" hay các phim không phải do Hollywood làm: "Star Wars: The Force Awakens." Những dữ liệu kinh tế chỉ ra rằng giới tính của nhân vật chính không quyết định thành công về mặt doanh thu của phim ở Mỹ. Nhưng cái gì quyết định? Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng, hay kết hợp với phạm vi phủ sóng bộ phim đó trên đất nước. Không phải là giới tính của nhân vật chính. Tại thời điểm này, ta đều nên cảm thấy chán nản. 50 năm không có sự thay đổi, số ít nữ đạo diễn sau máy quay và ngành giải trí không tin tưởng ta với tư cách khán giả. Nhưng, tôi nói ra sẽ có một lối thoát, và nó tồn tại. Một giải pháp dễ hiểu và đơn giản để sửa vấn đề này liên quan đến tác giả, những người làm phim và người tiêu dùng giống như các cá nhân trong căn phòng này. Hãy bàn luận một vài giải pháp. Đầu tiên, cái tôi gọi là "cứ thêm 5 người." Bạn có biết trong danh sách 100 bộ phim đình đám vào năm sau, chỉ cần thêm năm nhân vật nữ trên màn ảnh trong mỗi bộ phim đó, sẽ tạo ra một điều lệ mới. Nếu ta tiếp tục trong ba năm liên tiếp, sẽ có sự cân bằng giới tính lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ. Giờ, cách tiếp cận này cho ta lợi thế bởi nhiều lý do. Đầu tiên? Nam diễn viên sẽ không bị lấy mất việc làm. Không có chuyện như vậy. (Cười) Thứ hai, hiệu quả chi phí. Nó không quá tốn kém. Thứ ba, giúp cho việc tận dụng tài năng. Và thứ tư, quá trình sản xuất trở nên nhân đạo hơn. Tại sao ư? Bởi nó bảo đảm việc phụ nữ có mặt trên trường quay. Giải pháp thứ hai dành cho các tài năng hàng đầu. Các ngôi sao, như ta biết, có quyền đòi hỏi trong hợp đồng, đặc biệt những ngôi sao làm việc cho các phim bom tấn của Hollywood. Nếu những ngôi sao đó đơn giản thêm điều khoản về cân bằng hay người đi kèm vào trong hợp đồng của họ? Giờ, điều đó nghĩa là gì? Bạn có thể không biết nhưng một bộ phim đại chúng thường có khoảng 40 đến 50 nhân vật có thoại. Tôi muốn tranh luận rằng chỉ 8 đến 10 trong số đó thực sự quan trọng trong mạch phim. Có lẽ trừ "Averger." Nhỉ? Thêm vài nhân vật trong "Avengers." Tầm 30 vai còn lại, không có lí do gì những vai phụ đó không thể đáp ứng hay phản ánh cốt truyện của bộ phim đang diễn ra. Một điều khoản về cân bằng trong hợp đồng của ngôi sao có thể quy định những vai đó phản ánh đúng thế giới ta đang sống. Giờ, không có lý do gì mà một mạng lưới, một studio hay một công ty sản xuất không thể thông qua những hợp đồng như vậy trong quá trình đàm phán. Giải pháp thứ ba: dành cho ngành giải trí, đặc biệt là Hollywood, hãy áp dụng Quy tắc Rooney trong việc tuyển chọn đạo diễn. Trong giải Bóng đá nhà nghề Mỹ, Quy tắc Rooney quy định rằng nếu một đội muốn thuê huấn luyện viên bên ngoài, việc họ phải làm là đưa một ứng viên của cộng đồng thiểu số vào diện phỏng vấn. Nguyên tắc đó có thể áp dụng với phim Hollywood. Bằng cách nào ư? Trong những bộ phim lớn, những người điều hành và đại diện có thể đảm bảo rằng phụ nữ và người da màu không chỉ được nằm trong diện xem xét, mà còn được tham gia phỏng vấn cho công việc đó. Ai đó sẽ hỏi, vì sao điều đó lại quan trọng? bởi điều đó làm các nhà sản xuất biết đến sự có mặt của các nữ đạo diễn, những người luôn bị loại trừ trong quá trình tuyển chọn. Giải pháp thứ tư dành cho những người tiêu dùng như tôi và bạn. Nếu ta muốn thêm nhiều phim do phụ nữ làm và hướng đến phụ nữ, ta phải ủng hộ những bộ phim đó. Có thể rằng bạn sẽ phải tới những rạp phim tư nhân thay vì chuỗi rạp thông thường. Hoặc bạn phải tìm kiếm lâu hơn trên mạng để tìm phim có nữ đạo diễn. Hay kí một tấm séc và đóng góp cho một bộ phim được đạo diễn bởi người phụ nữ tới từ cộng đồng thiểu số. Đúng không ạ ? Ta cần viết, gọi và email cho các công ty đang làm và phân phối phim, và ta cần đăng lên mạng xã hội khi ta muốn thấy sự công bằng về giới hay phụ nữ trên màn ảnh, và quan trọng nhất, phụ nữ sau hậu trường. Ta cần mọi người hiểu điều ta nói và đồng tiền được tiêu có ích. Giờ, ta thật sự có khả năng thay đổi thế giới trong vấn đề này. Nước Mỹ và các khía cạnh của nó, đặc biệt là phim ảnh, đã nắm bắt được mong ước của khán giả trên toàn thế giới. Toàn thế giới. Điều đó có nghĩa ngành phim sẽ có điều kiện tốt nhất để có thể lan rộng những câu chuyện về sự công bằng trên khắp thế giới. Tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ngành phim đặt giá trị của nó ngang với nội dung trên màn hình. Điều này có thể đẩy lùi sự kỳ thị giới và khích lệ phụ nữ, người da màu, cộng đồng LGBT, những người khuyết tật, và nhiều hơn nữa trên thế giới. Điều duy nhất mà ngành phim phải làm là đưa ra vũ khí bí mật này, đó là câu chuyện của họ. Tại thời điểm bắt đầu bài nói này, Tôi nói rằng phim -- có khả năng làm ta đứng ngồi không yên, nhưng tôi cũng muốn chỉ ra rằng, phim cũng có thể thay đổi ta. Không ai trong căn phòng này đã từng lớn lên và trải nghiệm một câu chuyện với toàn thể nhân vật là nữ, không ai trong chúng ta, bởi vì định kiến vẫn chưa thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế hệ khán giả tiếp theo trưởng thành với cái nhìn điện ảnh hoàn toàn khác? Điều gì sẽ xảy ra? Tôi ở đây hôm nay để nói với các bạn rằng việc thay đổi nội dung trên màn hình là hoàn toàn có thể, tôi rất nóng lòng chờ đợi điều đó xảy ra. Vậy hãy cùng đồng ý hành động để loại trừ căn bệnh của sự vô hình. Và hãy cùng bắt đầu hành động ngay hôm nay để đồng ý rằng khán giả Mỹ và khán giả thế giới yêu cầu và xứng đáng nhiều hơn. Và hãy đồng ý ngày hôm nay rằng thế hệ khán giả tiếp theo xứng đáng được xem những câu chuyện chúng ta chưa từng được xem. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Chào mừng các bạn đến với TED Dialogues. Đây là buổi trò chuyện đầu tiên trong loạt chương trình nhằm đáp lại các biến chuyển chính trị hiện thời. Không biết bạn thế nào; tôi thì khá quan tâm đến sự chia rẽ ngày càng lớn dần ở đất nước này và trên toàn thế giới. Chẳng ai chịu nghe ai cả. Phải không? Thật vậy. Ý tôi là dường như chúng ta đang cần một kiểu đối thoại mới đặt nền tảng trên -- tôi không biết, có lẽ là trên lí lẽ, lắng nghe, và thấu hiểu, trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Ít nhất đó là điều chúng ta sẽ thử trong TED Dialogues này, bắt đầu từ hôm nay. Và người có mặt cùng tôi hôm nay là người mà tôi rất hào hứng để được bắt đầu ngay và luôn. Bộ óc ngay bên cạnh tôi lúc này, tôi phải nói là, là người suy nghĩ không giống ai trên quả đất này. Tôi nghiêm túc đấy. (Yuval Noah Harari cười) Tôi nói thật. Anh ấy tổng hợp lịch sử với các ý tưởng cơ bản theo cách có thể khiến bạn bất ngờ đấy. Có lẽ vài bạn đã biết đến quyển sách này, “Sapiens.” Ở đây có ai đọc “Sapiens” chưa ạ? (Tiếng vỗ tay) Thật lòng tôi không thể nào ngừng đọc. Cách anh ấy kể câu chuyện về loài người thông qua các ý tưởng lớn thật sự sẽ khiến bạn nghĩ khác đi -- thật sự đáng kinh ngạc. Và đây, quyển tiếp theo, tôi nghĩ sẽ được xuất bản ở Mỹ vào tuần sau. YNH: Đúng vậy, tuần sau. CA: "Homo Deus." Đây là lịch sử của trăm năm tiếp theo. Tôi đã có cơ hội đọc nó. Thật sự rất kịch tính, và tôi dám nói, đối với vài người nó sẽ khá giật mình. Đây là sách phải đọc. Thật sự hiện tại không ai có khả năng giải thích những điều đang diễn ra trên thế giới tốt hơn anh ấy. Và giờ, một lời chào đón nồng nhiệt đến Yuval Noah Harari. (Tiếng vỗ tay) Thật tuyệt khi có khán giả trên Facebook và trên Web cùng theo dõi. Xin chào, Facebook. Và các bạn, khi tôi bắt đầu đặt câu hỏi cho Yuval, hãy mạnh dạn nêu câu hỏi của mình, và không nhất thiết là về các bê bối chính trị gần đây, mà còn để hiểu rộng hơn: "Chúng ta đang tiến về đâu?" Bạn sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu. Vậy, Yuval: tại Thành phố New York, năm 2017, chúng ta vừa có một tân tổng thống và cú sốc như những cơn sóng càn quét khắp thế giới. Chuyện gì đang xảy ra vậy? YNH: Tôi nghĩ rằng điều cơ bản đang xảy ra là ta đang lạc mất câu chuyện của chính mình. Con người suy nghĩ bằng câu chuyện, và chúng ta cố gắng hiểu thế giới này thông qua kể chuyện. Trong vài thập kỷ vừa qua, chúng ta có một câu chuyện rất giản dị và rất hấp dẫn về chuyện đang xảy ra trên thế giới. Câu chuyện kể rằng, ồ, điều đang diễn ra là nền kinh tế đang toàn cầu hóa, chính trị thì tự do hóa, và sự kết hợp cả hai sẽ tạo nên một thiên đường trên Trái đất, chúng ta chỉ cần tiếp tục toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa hệ thống chính trị, rồi thì mọi sự sẽ tuyệt vời. Năm 2016 là năm chứng kiến một bộ phận lớn, thậm chí là từ phương Tây, ngừng tin vào câu chuyện này. Vì lý do tốt hay xấu, không quan trọng. Người ta không tin vào câu chuyện này nữa, khi anh không có một câu chuyện, anh sẽ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. CA: Phần nào trong anh tin rằng đó thật sự là một câu chuyện rất hiệu quả. Nó có tác dụng. YNH: Ở phạm vi nào đó, vâng. Theo một số cách đo lường, chúng ta hiện đang ở trong thời điểm tối ưu nhất của loài người. Ngày hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều người chết vì ăn quá nhiều hơn là chết vì ăn quá ít, quả là một thành tựu phi thường. (Tiếng cười) Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều người chết vì tuổi già hơn là vì bệnh truyền nhiễm, tỉ lệ bạo lực cũng giảm. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều người tự sát hơn là bị giết bởi tội phạm và khủng bố và chiến tranh cộng lại. Theo thống kê, anh đang là là kẻ thù đáng sợ nhất của bản thân mình. Ít nhất, so với toàn bộ người trên thế giới anh dễ có khả năng bị giết bởi chính anh nhất -- (Tiếng cười) Mà đó vốn là, một lần nữa, là một tin tốt lành, khi so với -- (Tiếng cười) khi so với mức độ bạo lực ta từng thấy trong các kỷ nguyên trước. CA: Nhưng quá trình kết nối thế giới này đã kết thúc với một nhóm lớn những người cảm thấy như là bị cho ra rìa, và họ phản ứng lại. Chúng ta đã thấy cái quả bom này quét qua toàn bộ hệ thống ra sao. Ý tôi là, làm sao anh giải thích chuyện ra xảy ra đây? Tưởng như cái cách cũ mà mọi người hay nghĩ về chính trị, cách phân chia cánh tả - cánh hữu đã vỡ và bị thay thế. Ta lý giải chuyện này thế nào? YNH: Đúng, mô hình phân chia chính trị cánh tả - cánh hữu của thế kỷ 20 giờ đa phần đã lỗi thời, cách phân chia thật sự của hiện tại là toàn cầu và quốc gia, toàn cầu và địa phương. Bạn sẽ lại thấy nó trên khắp thế giới, đến bây giờ nó đang là cuộc vật lộn chính. Chúng ta hẳn cần phải có những dạng thức chính trị hoàn toàn mới và những cách thức hoàn toàn mới để hiểu về chính trị. Về bản chất, ở đây chúng ta đang có một hệ sinh thái toàn cầu, một nền kinh tế toàn cầu nhưng lại có nền chính trị quốc gia, và chúng không thể tồn tại cùng nhau. Nó làm cho hệ thống chính trị kém hiệu quả, bởi vì nó không thể kiểm soát các lực đang định hình cuộc sống chúng ta. Về cơ bản ta có hai giải pháp cho sự mất cân bằng này: hoặc là phi-toàn cầu hóa nền kinh tế và trở về nền kinh tế quốc gia, hoặc toàn cầu hóa hệ thống chính trị. CA: Tôi đoán phe tự do ngoài kia đang nhìn Trump và chính quyền của ông là tồi tệ hết thuốc chữa, tệ toàn tập. Anh có thấy một câu chuyện hay một triết lý chính trị nào cơ bản đáng để chúng ta tìm hiểu không? Anh sẽ lý giải triết lý đó thế nào? Có phải nó chỉ là triết lý về CN dân tộc thôi? YNH: Tôi cho rằng cảm giác hoặc ý tưởng cơ bản có thể là hệ thống chính trị - đang có cái gì đó bị rạn nứt. Nó không còn trao quyền cho người dân bình thường nữa. Nó không còn quan tâm nhiều đến người dân bình thường nữa, và tôi nghĩ rằng chẩn đoán cho căn bệnh chính trị này là đúng. Còn về câu trả lời thì, tôi không dám khẳng định chắc chắn. Tôi nghĩ cái chúng ta đang thấy là phản ứng tức thời của con người: nếu có gì đó không hiệu quả, hãy lùi trở lại. Bạn có thể thấy nó khắp thế giới, gần như là không ai trong hệ thống chính trị hiện nay có bất kỳ tầm nhìn hướng-tương-lai nào về nơi nhân loại đang hướng tới. Gần như đâu đâu cũng nghe về tầm nhìn thụt lùi thế này: “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại," như thể nó từng vĩ đại – tôi không rõ – như trong thập niên 50 hay 80, hãy quay lại thời kỳ đó. Tới Nga, 100 năm sau Lenin, tầm nhìn của Putin cho tương lai về cơ bản là, ừm, trở lại thời đế quốc Sa hoàng. Còn ở Israel quê quán của tôi, tầm nhìn chính trị nóng nhất hiện nay là: “Hãy cùng xây đền trở lại.” Nghĩa là, hãy trở lại 2,000 năm trước. Như vậy, người ta đang nghĩ là đâu đó trong quá khứ chúng ta đã làm mất nó, và có đôi khi trong quá khứ, kiểu như bạn đi lạc trong thành phố, rồi bạn nghĩ Ok, cứ quay lại cái nơi mà ta cảm thấy an toàn và bắt đầu lại. Tôi không nghĩ vậy là hiệu quả, nhưng với rất nhiều người, đó là bản năng trực giác của họ. CA: Nhưng sao nó không có tác dụng? “Nước Mỹ trên hết” là một slogan rất hấp dẫn theo nhiều cách mà. Chủ nghĩa yêu nước, nhìn từ nhiều góc thì đều rất cao thượng. Nó đóng vai trò kích thích hợp tác giữa những nhóm lớn lại với nhau. Vì sao lại không thể có một thế giới được gói gọn trong mỗi quốc gia, nơi mà mọi người đặt họ lên trên hết YNH: Trong nhiều thế kỷ, thậm chí là hàng ngàn năm, chủ nghĩa yêu nước khá là hiệu quả. Dĩ nhiên, nó còn dẫn tới chiến tranh và các thứ, nhưng có lẽ ta không nên quá chú trọng vào cái xấu. Còn rất nhiều ưu điểm của chủ nghĩa yêu nước, nhất là khả năng có được một số lượng lớn con người quan tâm lẫn nhau, đồng cảm với nhau, và tập hợp lại với nhau vì hành động chung. Nếu anh quay trở lại với các nhà nước đầu tiên, hàng ngàn năm trước đây, những người sống dọc theo sông Hoàng Hà ở Trung Hoa – đó là những bộ lạc rất khác nhau và tất cả đều phụ thuộc vào con sông để sinh tồn và thịnh vượng, nhưng tất cả họ đều gánh chịu các đợt lũ lụt và hạn hán theo mùa. Không có một bộ lạc nào có thể thật sự làm gì để khắc phục, bởi vì mỗi một bộ lạc chỉ kiểm soát một góc rất nhỏ của con sông. Rồi sau một quá trình đằng đẵng và phức tạp, các bộ tộc hợp nhất lại hình thành nên quốc gia Trung Hoa, cái có thể kiểm soát toàn bộ sông Hoàng Hà và đủ khả năng gom hàng trăm hàng ngàn người lại với nhau để cùng xây đập và kênh đào, rồi điều hòa con sông và ngăn chặn các cơn lũ lụt cũng như hạn hán nặng nề, nhằm gia tăng sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Và điều này diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng trong thế kỷ 21, công nghệ đang thay đổi mọi thứ ở mức độ nền tảng. Chúng ta hiện đang sống – mọi người trên thế giới – đang sống dọc theo cùng một con sông ảo internet, và không một quốc gia nào có thể tự mình điều hòa con sông này. Chúng ta đang sống trong cùng một hành tinh, nơi dễ dàng bị đe dọa bởi mỗi hành động của chúng ta. Và nếu bạn không hợp tác trên bình diện toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc không còn là tầm mức đúng đắn để tiếp cận vấn đề, dù là nói tới biến đổi khí hậu hay khủng hoảng công nghệ. CA: Vậy, từng có một ý tưởng tuyệt diệu là trong một thế giới nơi hầu hết hành động, hầu hết các vấn đề, đều xảy ra trên quy mô quốc gia, nhưng lập luận của anh là những vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay đã không còn ở mức quốc gia nữa mà đã là vấn đề toàn cầu. YNH: Chính xác. Tất cả các vấn đề lớn trên thế giới ngày nay đều là vấn đề toàn cầu về bản chất, chúng không thể được giải quyết nếu không có hợp tác toàn cầu. Không chỉ là biến đổi khí hậu như hầu hếtm, các minh chứng mọi người đưa ra. Tôi quan tâm đến khủng hoảng công nghệ hơn. Ví dụ, nếu anh nghĩ tới việc trí thông minh nhân tạo, thêm 20-30 năm nữa, sẽ đẩy hàng trăm triệu người ra khỏi thị trường việc làm – thì đây chính là ở tầm mức toàn cầu rồi. Nó sẽ chia cắt nền kinh tế của mọi quốc gia. Tương tự, nếu anh nghĩ tới tới công nghệ sinh học và nỗi sợ thực thi nghiên cứu công nghệ biến đổi gene trên người, sẽ vô dụng nếu chỉ đặt vấn đề trên một quốc gia đơn lẻ. Ví dụ nước Mỹ cấm thực nghiệm gene trên người, nhưng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tiếp tục thì sao. Mỹ sẽ không thể giải quyết vấn đề một mình được, và rất nhanh thôi, áp lực tương đương sẽ đè nặng lên Mỹ bởi vì ta đang nói đến nền công nghệ rủi ro cao mà lợi nhuận cũng cao. Nếu ai cũng làm, tôi không thể bắt tôi tiếp tục tụt hậu. Cách duy nhất ban hành quy định, một cách hiệu quả, lên những thứ như công nghệ gene là phải có quy định toàn cầu. Nếu bạn chỉ có quy định cấp quốc gia, sẽ chẳng có ai muốn tuột lại đằng sau. CA: Điều này rất thú vị. Tôi có cảm giác đây là một điểm mấu chốt có thể kích lên ít nhất là một cuộc đối thoại có tính xây dựng giữa các bên, bởi vì tôi nghĩ ai cũng sẽ đồng ý rằng khởi điểm của cơn giận dữ đang xoay quanh chúng ta chính là nỗi lo có thực về việc mất việc. Việc làm đang mất đi, lối sống truyền thống đã không còn, khó trách người ta cứ lên cơn thịnh nộ. Và nhìn chung, họ đổ tại toàn cầu hóa, đổ cho giới tinh hoa quốc tế, đã làm thế này với họ mà không lại không xin phép họ, và hình như đó là một than phiền chính đáng. Nhưng tôi nghe anh nói – câu hỏi cốt lõi là: Cái gì là nguyên nhân thực của việc mất việc, cả hiện tại và sau này? Trên phạm vi toàn cầu thì câu trả lời đúng đắn, vâng, là phải bỏ đi các biên giới, kết nối mọi người với nhau thay đổi các thỏa thuận thương mại, v.v. Nhưng khi anh nói, tôi nghĩ, thực sự nguyên nhân lớn hơn của việc mất việc hoàn toàn không phải là vậy. Nó bắt nguồn từ các vấn đề công nghệ, và chúng ta không cách nào giải quyết được trừ phi hợp tác như một thế giới đoàn kết. YNH: Đúng vậy, tôi nghĩ thế. Tôi không biết hiện tại thế nào, nhưng nhìn về tương lai, không phải người Mexico hay Trung Quốc sẽ lấy đi công việc của người dân Pennsylvania, mà chính là robot và thuật toán. Vì vậy trừ phi bạn tính xây một bức trường thành bao quanh California – (Tiếng cười) thì bức tường sắp xây với Mexico sẽ trở nên vô dụng. Và tôi đã kinh ngạc hết sức khi xem cuộc tranh biện trước bầu cử, tôi kinh ngạc vì rõ ràng ông Trump còn chẳng thèm dọa người dân là robot sẽ cướp việc của họ. Hiện tại thậm chí nếu nó chưa đúng, thì cũng không quan trọng. Đó đã có thể là một cách rất hữu hiệu khi muốn dọa mọi người -- (Tiếng cười) Và kích động mọi người: “Robot sẽ cướp việc của các người!” Vậy mà không ai dùng câu đó. Điều đó làm tôi lo ngại, vì nó có nghĩa là, bất chấp những gì đang xảy ra ở các trường đại học và các phòng thí nghiệm, bất chấp cả các tranh luận nảy lửa về nó, vậy mà trong hệ thống chính trị chính thống và trong đầu đại chúng, người ta hoàn toàn không nhận thức được là sẽ có một khủng hoảng rộng lớn về công nghệ -- không phải trong 200 năm nữa đâu, chỉ 10-20-30 năm nữa thôi – chúng ta phải làm điều gì đó bây giờ, một phần là vì phần lớn những gì chúng ta dạy trẻ con ngày nay trong trường sẽ hoàn toàn không còn thích hợp với thị trường việc làm vào năm 2040 hay 2050. Đó không phải chuyện ta sẽ nghĩ cách vào năm 2040, mà cần phải nghĩ bây giờ là nên dạy cái gì cho người trẻ. CA: Đúng vậy, chắc chắn thế. Anh thường viết về các khoảnh khắc trong lịch sử khi mà loài người bước vào một … kỷ nguyên mới, một cách vô tình. Các quyết định được thực hiện, công nghệ được phát triển, và đột ngột thế giới biến đổi, theo một cách có thể là tệ hơn đối với mọi người. Một ví dụ anh đưa ra trong “Sapiens” là toàn bộ cuộc cách mạng nông nghiệp, khi chỉ vì một ai đó bắt đầu cày đồng mà người ta chọn lấy 12 tiếng còng lưng ngoài ruộng thay cho 6 giờ tung tăng trong rừng và kiểu sống thú vị hơn nhiều này. (Tiếng cười) Vậy có phải ta đang ở tại một bước ngoặc khác không, thời khắc ta mộng du vào một tương lai mà không ai trong chúng ta thật sự muốn? YNH: Vâng, có thể lắm chứ. Trong suốt cuộc cách mạng nông nghiệp, chuyện đã xảy ra là cách mạng công nghệ và kinh tế rộng lớn đã trao quyền cho tập thể con người, nhưng nếu bạn nhìn vào đời sống của mỗi một cá nhân cụ thể ta thấy đời sống của một nhóm tinh hoa nhỏ bé trở nên tốt hơn, còn đời sống của số đông loài người lại tệ đi đáng kể. Điều này có thể xảy ra nữa trong thế kỷ 21. Các công nghệ mới chắc chắn sẽ trao quyền thêm cho tập thể, không thể nghi ngờ. Nhưng có thể chúng ta lại kết thúc tại điểm nhóm tinh hoa nhỏ bé sẽ gặt được mọi lợi ích, hái hết quả ngọt, còn đại bộ phận dân chúng thấy họ ở trong tình trạng còn tệ hơn trước đây, chắc chắn là sẽ tồi tệ hơn nhóm tinh hoa ít ỏi này. CA: Và nhóm tinh hoa đó có khi không là tinh hoa nhân loại. Có thể là người-máy (cyborg) hoặc -- YNH: Phải, họ có thể là giống người siêu phàm. Họ có thể là người-máy. Họ có thể là tinh hoa hoàn toàn phi hữu cơ. Thậm chí còn có thể là các thuật toán phi-ý thức. Điều ta đang chứng kiến trên thế giới là quyền uy đang dịch chuyển từ con người sang thuật toán. Ngày càng có nhiều quyết định – về đời sống cá nhân, về vấn đề kinh tế, vấn đề chính trị - đang thực sự được thực thi bởi thuật toán. Nếu bạn hỏi vay ngân hàng, có thể số phận của bạn được quyết định bởi thuật toán thay vì con người là khá cao. Ấn tượng chung là có lẽ loài người khôn ngoan (Homo sapiens) đã mất quyền. Thế giới này rất phức tạp có quá nhiều dữ liệu, mọi thứ đang thay đổi quá nhanh, tới mức loài sinh vật tiến hóa từ hoang mạc châu Phi mười ngàn năm trước đây -- không còn có thể ứng phó với một môi trường đặc thù như khối dữ liệu và thông tin khổng lồ đặc thù này -- đơn giản là nó không thể đảm đương được hiện thực của thế kỷ 21, mà điều duy nhất có thể đảm đương có lẽ chỉ là các thuật toán big-data mà thôi. Nên khó trách càng có nhiều quyền uy được chuyển từ chúng ta sang thuật toán. CA: Ừm, chúng ta đang ở New York City với buổi đầu tiên trong loạt TED Dialogues với Yuval Harari, và đang có các khán giả trên Facebook Live đằng kia. Chúng tôi vui khi có các bạn cùng tham gia Ta sẽ cùng đến với vài câu hỏi của khán giả FB và từ các vị trong khán phòng này trong vài phút nữa thôi, vậy mời các câu hỏi nào. Yuval, anh đang tranh luận rằng chúng ta cần bỏ qua chủ nghĩa dân tộc của vì các… mối nguy công nghệ sắp tới, theo một cách nào đó, minh chứng bởi những gì đang diễn ra chúng ta cần có đối thoại toàn cầu về chuyện này. Vấn đề là, thật khó để thuyết phục mọi người tin rằng, tôi không rõ nữa, AI đang là một mối đe dọa hiện hữu, đại loại vậy. Điều mà người ta, ít nhất là một số người, đang quan tâm ngay lập tức, có lẽ là biến đổi khí hậu, hoặc có lẽ vài vấn đề khác như người tị nạn, vũ khí hạt nhân, v.v. Anh có tranh luận gì về vị trí hiện tại của chúng ta, về việc những vấn này cần được cảnh báo bằng cách nào đó không? Anh có nói về biến đổi khí hậu, nhưng ông Trump thì bảo không tin chuyện ấy. Vì thế theo một lẽ, luận điểm mạnh nhất của anh thực sự không thể dùng để xử lý ca này được rồi. YNH: Vâng, tôi nghĩ với biến đổi khí hậu thì, nhìn ban đầu, trông có vẻ bất ngờ khi có một sự liên hệ chặt chẽ giữa chủ nghĩa dân tộc và biến đổi khí hậu. Ý tôi là, hầu như người phủ nhận BĐKH sẽ luôn là người dân tộc chủ nghĩa. Thoạt nhìn bạn có thể nghĩ: Gì chứ? Cái kiểu liên hệ gì vậy? Tại sao lại không có người XHCN phủ nhận BĐKH cơ chứ? Nhưng rồi khi bạn ngẫm kỹ thì, nó rất rõ ràng -- bởi vì chủ nghĩa quốc gia không có giải pháp cho biến đổi khí hậu. Nếu anh muốn là người dân tộc chủ nghĩa thế kỷ 21, anh phải phủ nhận vấn đề. Nếu anh thừa nhận thực tế vấn đề thì anh phải thừa nhận là đúng vậy, vẫn còn chỗ cho chủ nghĩa yêu nước trên thế giới này, vẫn còn chỗ cho lòng trung thành và nghĩa vụ đặc biệt về phía đồng bào anh, về phía đất nước anh. Tôi không cho là bất cứ ai thật sự nghĩ tới việc thủ tiêu điều đó. Thế nhưng để đối mặt với biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải có thêm lòng trung thành và cam kết trên bình diện cao hơn cả quốc gia. Điều đó không phải là không thể xảy ra, bởi vì người ta có thể có nhiều mức độ trung thành. Anh có thể trung thành với gia đình anh và cộng đồng anh và đất nước anh, vậy tại sao lại không thể trung thành với loài người như một thể thống nhất? Dĩ nhiên sẽ có những lúc khó khăn, cái gì cần phải ưu tiên, nhưng, bạn biết đấy, đời là khó khăn mà. Phải tự lo liệu thôi. (Tiếng cười) CA: Ok, giờ tôi rất muốn nghe câu hỏi từ các vị khán giả ở đây. Chúng tôi có micro. Vui lòng dùng mic, và khán giả Facebook nữa. Howard Morgan: Một trong những điều đang tạo nên cách biệt lớn trong đất nước này và các nước khác là vấn đề bất bình đẳng phân bố thu nhập, chính là thay đổi đột ngột trong phân bố thu nhập ở nước Mỹ so với cách đây 50 năm, như trên toàn thế giới. Có cách nào ta có thể làm để tác động vào điều đó không? Bởi vì nó có rất nhiều nguyên nhân cơ bản. YNH: Cho tới nay tôi chưa thấy có một ý tưởng nào thật tốt về vấn đề này, một phần vì như đã nói, đa số các ý tưởng đều vẫn nằm trong cấp độ quốc gia trong khi vấn đề là toàn cầu. Ý tôi là, có một ý tưởng ta thường nghe nhiều bấy lâu nay là thu nhập cơ bản phổ thông. Nhưng đó cũng là vấn đề. Tôi cho đó là một khởi đầu khả quan, tuy nhiên nó tiềm ẩn vấn đề vì chưa tường minh “phổ thông” là thế nào và “cơ bản” là thế nào. Phần đông khi nói tới thu nhập cơ bản phổ thông, họ đang nghĩ tới thu nhập cơ bản quốc gia. Nhưng đây là vấn đề toàn cầu mà. Ví dụ anh có AI và máy in 3D đang lấy đi hàng triệu việc làm ở Bangladesh, từ tất cả những người đang làm ra áo và giày cho tôi. Vậy điều gì sẽ xảy ra? Chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế lên Google và Apple ở California rồi dùng thuế đó trả cho người Bangladesh thất nghiệp chăng? Nếu bạn tin vào điều đó, hẳn là bạn cũng thực sự tin ông già Noel sẽ tới và giải quyết hết vấn đề. Vì thế, trừ phi anh có một thu nhập chung và không là thu nhập cơ bản quốc gia thì các vấn đề sâu xa sẽ không biến đi được. Và ta cũng không thể nào làm rõ được “cơ bản” là thế nào, bởi vì nhu cầu cơ bản con người là những gì? Một ngàn năm trước đây, chỉ thức ăn và chỗ trú ngụ là đủ. Nhưng bây giờ, người ta có thể cho rằng giáo dục phải là một phần của gói nhu cầu con người cơ bản. Nhưng bao nhiêu đây? Sáu năm? Mười hai năm? PhD? Tương tự với chăm sóc sức khỏe, cứ cho là trong 20-30-40 năm nữa ta sẽ có các phương pháp đắt đỏ nhất để kéo dài tuổi thọ con người tới 120, biết đâu. Khi đó nó có được tính trong một phần của thu nhập cơ bản không? Đây là một vấn đề rất khó, bởi vì trong một thế giới nơi con người có thể đánh mất cơ hội đi làm thì thứ duy nhất họ có thể kiếm được chính là cái “thu nhập cơ bản” này. Do vậy, cái gì nên là một phần của nó, là một câu hỏi đạo đức vô cùng khó. CA: Và cả núi câu hỏi về việc làm sao thế giới chi trả nó đây, ai sẽ trả. Có một câu hỏi từ Facebook, Lisa Larson: “Chủ nghĩa dân tộc ngày nay ở US so sánh với thời WW-I và WW-II thế kỷ trước thì thế nào?” YNH: Ừm, tin tốt là nếu xét về mối nguy hại của chủ nghĩa dân tộc thì chúng ta đang ở vị thế tốt đẹp hơn cách đây một thế kỷ. Thế kỷ trước, năm 1917, người Châu Âu giết chóc lẫn nhau cả triệu người. Năm 2016, với Brexit theo như tôi nhớ thì chỉ có một người mất mạng, là một nghị viên bị ám sát bởi một tay cực đoan. Chỉ duy nhất một người. Ý tôi là nếu Brexit có ý nghĩa là độc lập cho Anh Quốc, thì đây là cuộc chiến giành độc lập ôn hòa nhất trong lịch sử loài người. Giờ ta xem xét chuyện Scotland chọn rời khỏi UK sau vụ Brexit. Trong thế lỷ 18, nếu Scotland muốn bức khỏi tầm kiểm soát của London -- người Scotland đã muốn rất nhiều lần, thì phản ứng của chính quyền London là cho quân đội lên phía bắc thiêu rụi Edinburgh và tàn sát các bộ tộc cao nguyên. Tôi đoán nếu, vào năm 2018, người Scots bỏ phiếu để đòi độc lập, thì London sẽ không gửi quân đội lên phía bắc để đốt Edinburgh đâu. Giờ sẽ có rất ít người chịu chém giết hay bị giết vì độc lập của người dân Britain hay Scotland. Vì vậy khi nói về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và việc quay lại thời kỳ những năm 30, về thế kỷ 19, thì ít nhất ở phía Tây, sức mạnh của cảm tình với quốc gia dân tộc ngày nay đã yếu hơn rất nhiều so với cách đây một thế kỷ. CA: Mặc dù hiện nay có nhiều người, chúng ta nghe công chúng lo ngại không biết có biến chuyển gì không, rằng liệu có thật sự xảy ra bùng nổ bạo lực ở Mỹ hay không phụ thuộc vào mọi chuyện sẽ thế nào. Ta có nên lo lắng về điều đó, hay anh có thật sự nghĩ mọi thứ đã dịch chuyển? YNH: Chúng ta nên lo ngại. Chúng ta nên hiểu rõ hai điều. Thứ nhất, không được kích động. Ta vẫn chưa trở lại thời WW-I đâu. Tuy nhiên mặt khác cũng đừng tự ru ngủ mình. Chúng ta băng qua 1917 tới 2017 không phải bởi kỳ tích nhiệm màu gì, đơn giản là bằng quyết định của con người, và nếu bây giờ chúng ta quyết định sai, ta có thể trở lại tình trạng như năm 1917 chỉ trong vài năm. Một trong những bài học tôi có khi làm sử gia là, bạn không bao giờ được đánh giá thấp mức độ ngu xuẩn của con người. (Tiếng cười) Đó chính là một trong những lực thay đổi lịch sử mạnh mẽ nhất đấy, sự ngu muội và bạo lực của loài người. Con người làm những thứ ngu ngốc không vì lý do gì cả, nhưng đồng thời, một lần nữa, ta cũng có một lực khác mạnh không kém, đó là sự thông tuệ của loài người. Chúng ta có cả hai. CA: Chúng ta có ở đây một nhà tâm lý luân lý, Jonathan Haidt, tôi nghĩ là ông có một câu hỏi. Jonathan Haidt: Cảm ơn, Yuval. Ừm có vẻ như anh là fan hâm mộ chính quyền toàn cầu, nhưng mà khi ta nhìn vào bản đồ thế giới từ tổ chức Minh bạch quốc tế, cho thấy tỉ lệ tham nhũng của các cơ quan chính trị, ta sẽ thấy một biển màu đỏ to lớn với rất ít điểm vàng rải rác đâu đó là dấu hiệu của các cơ quan tốt. Vậy, nếu ta muốn có một kiểu chính quyền toàn cầu, thì điều gì khiến anh tin rằng nó sẽ giống Đan Mạch hơn là giống Nga hay Honduras, và liệu có cách khác không, như cách ta làm ở CFCs? Có nhiều cách giải quyết các vấn đề toàn cầu với chính phủ quốc gia. Chính quyền toàn cầu thật sự ra làm sao, và sao anh nghĩ là nó sẽ hiệu quả? YNH: Ừm, tôi thật không biết nó sẽ trông ra làm sao. Chưa từng ai có một mô hình như vậy. Lý do chính chúng ta cần nó là vì rất nhiều các vấn đề hiện nay đang là tình huống lose-lose. Khi anh có một tình huống win-win như buôn bán, khi cả hai đều được lợi từ một thỏa thuận trao đổi, thì đó là tình huống ta có thể giải quyết. Khi không có chính quyền toàn cầu thì chính quyền mỗi quốc gia đều sẽ có lợi ích riêng để làm. Nhưng khi anh đang trong tình huống lose-lose như biến đổi khí hậu, thì sẽ khó hơn rất nhiều nếu không có một quyền lực bao trùm toàn diện, một quyền lực thực sự. Giờ mà hỏi làm sao để đạt được điều đó và nó trông thế nào, thì thực là tôi không biết. Và quả thực không có lý do rõ ràng nào cho thấy nó có khả năng giống Đan Mạch, hay thậm chí nó có dân chủ không. Nhiều khả năng là không có. Ta không có các mô hình dân chủ nào áp dụng được cho chính quyền toàn cầu hết. Nên có khi nó sẽ giống Trung Hoa cổ đại hơn là Đan Mạch. Nhưng cho dù vậy, xét các mối nguy ta đang đối mặt thì tôi cho rằng sự bức thiết phải có năng lực thật sự thúc đẩy người ta làm ra các quyết định khó ở cấp độ toàn cầu vẫn rất là quan trọng, hơn hầu hết những chuyện khác. CA: Có một câu hỏi từ Facebook, rồi ta sẽ chuyển mic cho Andrew. Kat Hebron từ FB, gọi từ Vail: “Làm sao để các nước phát triển quản lý hàng triệu người tị nạn môi trường?” YNH: Tôi không biết. CA: Đó là câu trả lời cho bạn đấy, Kat. YNH: Và tôi cũng không nghĩ là họ biết đâu. Họ chỉ phớt lờ nó đi thôi, có lẽ vậy. CA: Nhưng mà vấn đề nhập cư, nhìn chung, cũng là một ví dụ về vấn đề rất khó giải quyết trên cơ sở một quốc gia đơn lẻ. Một nước có thể đóng cửa biên giới, nhưng chắc chắn sẽ tích tụ rắc rối cho tương lai. YNH: Đúng vậy, đó quả là một trường hợp rất hay, đặc biệt bởi vì ngày nay di cư dễ hơn nhiều so với thời Trung cổ hay cổ đại. CA: Yuval, có một niềm tin của các nhà kỹ nghệ, chắc luôn, rằng mối lo chính trị đang bị thổi phồng quá đáng, rằng thật sự các lãnh đạo chính trị không có nhiều ảnh hưởng như vậy lên thế giới đâu, là quyền quyết định thật sự của nhân loại vào lúc này nằm trong tay khoa học, bởi phát minh, bởi công ty, và trong tay nhiều thứ khác hơn là chính trị, và thật sự các nhà chính trị rất khó làm được nhiều, và rằng chúng ta chỉ đang lo bò trắng răng mà thôi. YNH: Ừm, thứ nhất, cần nhấn mạnh là đúng vậy, khả năng các nhà chính trị có thể làm gì đó tốt là rất hạn chế, nhưng mà khả năng gây hại thì vô biên. Có một sự mất cân bằng cơ bản ở điểm này. Anh có thể nhấn một cái nút và thổi bay tất cả người ta mà. Anh thật có cái năng lực đó. Nhưng mà, ví dụ nếu anh muốn giảm bớt bất bình đẳng thì không dễ tí nào. Còn nếu muốn gây chiến, thì anh vẫn rất dễ dàng làm được. Cho nên, có tồn tại một sự bất cân bằng trong nội tại hệ thống chính trị ngày nay mà nó rất là phiền phức, bạn không thể làm được mấy điều có lợi lại có thể gây hại vô cùng. Chính điều này làm hệ thống chính trị trở thành một mối lo ngại rất lớn. CA: Vậy khi anh thấy điều đang diễn ra hiện nay, và đội lên chiếc mũ sử gia, thì anh có tìm kiếm trong lịch sử các thời điểm mà mọi chuyện đang êm đẹp thì một ông lãnh tụ đơn lẻ nào đấy đã làm thế giới hay đất nước của ổng thụt lùi? YNH: Cũng không có mấy ví dụ đâu, nhưng tôi nên nhấn mạnh, không bao giờ là một thủ lĩnh đơn lẻ. Ý tôi là ai đó đã đưa ông ta lên, rồi cho phép ông ta tiếp tục ở đó. Cho nên nó chưa bao giờ thật sự là lỗi của một con người đơn lẻ. Có rất nhiều cánh tay đằng sau mỗi một cá nhân như vậy. CA: Giúp tôi chuyển mic cho Andrew với ạ? Andrew Solomon: Anh đã nói rất nhiều về chuyện toàn cầu so với quốc gia, nhưng tôi càng lúc càng cảm thấy, tình hình thế giới ở trong tay của những nhóm đặc trưng. Chúng ta đang nói tới những người Mỹ làm việc cho ISIS. Chúng ta nhìn vào những nhóm khác hình thành bên ngoài đường biên quốc gia nhưng vẫn tiêu biểu cho quyền lực đáng kể. Làm thế nào để họ hợp nhất vào hệ thống, và làm cách nào các khối đặc trưng khác biệt nhau có thể đoàn kết dưới sự lãnh đạo của quốc gia hay là toàn cầu? YNH: Vâng, vấn đề các nhóm đặc trưng đa dạng như thế cũng là vấn đề của chủ nghĩa dân tộc Chủ nghĩa dân tộc tin vào một đặc trưng đơn nhất, nguyên khối và riêng biệt, hay ít nhất là với các phiên bản chủ nghĩa dân tộc cực đoan hơn, họ tin vào lòng trung thành duy độc chỉ dành cho một đặc trưng đơn lẻ. Chính vì vậy mà chủ nghĩa dân tộc đã gặp rất nhiều rắc rối với những người muốn chia tách đặc trưng của họ thành những nhóm khác nhau. Nên nó không chỉ là vấn đề ở tầm nhìn toàn cầu đâu. Và tôi nghĩ là một lần nữa lịch sử cho thấy rằng anh không nhất thiết chỉ tư duy với các thuật ngữ duy độc. Khi anh cho rằng chỉ có một đặc trưng độc nhất cho một người, “Tôi là X, chính là vậy, tôi không thể là vài thứ khác nữa, tôi chỉ có thể là vậy,” thì đó chính là khởi nguồn của rắc rối. Anh có một tôn giáo, anh có một quốc gia đôi khi đòi anh phải có một lòng trung thành độc nhất, nhưng nó không là lựa chọn duy nhất. Có nhiều tôn giáo và đất nước cho phép anh có nhiều đặc trưng khác nhau cùng một lúc. CA: Nhưng có một lý giải cho những chuyện xảy ra trong năm vừa qua là một nhóm người bị nhồi sọ, nếu anh thích, các tinh hoa phe tự do, cần có một thuật ngữ tốt hơn, ám ảnh bởi rất nhiều các đặc trưng khác nhau và họ cảm thấy như: “Nhưng mà còn căn tính của tôi thì sao? Tôi đang bị phớt lờ đây này. Tiện thể tôi nghĩ tôi cũng là số đông chứ”? Và điều đó thật sự đã làm lóe lên cơn thịnh nộ. YNH: Vâng, đúng vậy. Căn tính luôn chứa đựng rắc rối, bởi lẽ căn tính luôn dựa trên các câu chuyện hư cấu mà sớm hay muộn gì cũng va chạm với thực tại. ý tôi là, hầu hết các căn tính, vượt qua cấp độ cộng đồng căn bản của vài chục người, đều là dựa trên chuyện hư cấu. Đó không phải là sự thật. Đó không phải là hiện thực. Đó chỉ là câu chuyện người ta bịa ra rồi kể cho người khác nghe rồi bắt đầu tin vào nó. Vì vậy mà tất cả căn tính đều cực kỳ không ổn định. Chúng không phải là hiện thực sinh học. Ví dụ, đôi khi những nhà dân tộc chủ nghĩa nghĩ rằng một đất nước là một thực thể sinh học. Nó được làm từ hỗn hợp đất và máu, đã tạo nên một đất nước. Nhưng mà đây chỉ là hư cấu thôi. CA: Đất và máu tạo thành một bãi nhớp nháp. (Tiếng cười) YNH: Thật vậy, và nó còn làm rối đầu anh khi anh nghĩ quá nhiều về việc mình là một hỗn hợp của đất và máu. Nếu bạn nhìn từ góc độ sinh học, rõ ràng sẽ không có một quốc gia nào bây giờ tồn tại từ cách nay 5000 năm. Người Khôn Ngoan là một động vật xã hội, điều này là chắc chắn. Nhưng hàng triệu năm rồi, Người Khôn Ngoan và các tổ tiên họ người của ta sống trong các cộng đồng nhỏ cỡ vài chục cá thể. Tất cả mọi người đều biết nhau. Trong khi quốc gia hiện đại là các cộng đồng tưởng tượng, nghĩa là tôi thậm chí còn chẳng biết những người này. Tôi đến từ một đất nước tương đối nhỏ, Israel, và với tám triệu người Israel, đa số là tôi chưa bao giờ gặp. Tôi sẽ không bao giờ gặp hầu hết những người đó. Họ cơ bản là tồn tại ở đây. CA: Nhưng mà xét về căn tính, nhóm người này đang cảm thấy bị cho ra rìa và có lẽ cũng bị lấy mất việc, ý tôi là, trong “Homo Deus” anh thật sự bàn về nhóm này theo nghĩa đang bành trướng lên, rằng nhiều người đang bị tước mất việc làm bởi công nghệ theo cách mà cuối cùng chúng ta sẽ có một tầng lớp thật sự đông – tôi nghĩ anh gọi đó là “tầng lớp vô dụng” – một tầng lớp mà theo quan điểm, kinh tế truyền thống, không có công dụng gì. YNH: Đúng vậy. CA: Làm sao xảy ra chuyện như thế được? Đó có phải điều ta nên lo không? Không có cách nào chúng ta bàn tới nó được sao? YNH: Chúng ta phải nghĩ về nó hết sức cẩn thận. Ý tôi là không ai thật sự biết được thị trường việc làm sẽ ra sao trong 2040 hay 2050. Có khả năng là nhiều loại hình việc làm mới sẽ xuất hiện, nhưng cũng chưa chắc. Và thậm chí nếu có nhiều việc mới xuất hiện, thì cũng không dễ dàng gì cho một tài xế xe tải 50 tuổi vừa mất việc vào tay các phương tiện tự lái, không dễ cho người tài xế đó tái cải biến mình thành một nhà thiết kế của thế giới ảo. Trước đây, nếu bạn nhìn vào hành trình của cách mạng công nghiệp, khi máy móc thay thế con người trong một loại công việc, thì giải pháp thường là đến từ công việc kỹ năng thấp trong một vài dây chuyền kinh doanh mới. Anh không cần thêm công nhân nông nghiệp, cho nên người ta chuyển qua công việc công nghiệp kỹ năng thấp, rồi khi việc này bị lấy đi bởi nhiều máy móc hơn thì người ta phải chuyển qua công việc dịch vụ kỹ năng thấp. Giờ khi người ta nói sẽ có nhiều công việc hơn trong tương lai, rằng con người làm tốt hơn AI, rằng con người làm tốt hơn robot, họ thường sẽ nghĩ tới những việc kỹ năng cao, như kỹ sư phần mềm thiết kế các thế giới ảo. Tôi không thấy làm sao mà một viên thu ngân thất nghiệp 50 tuổi của Wall-Mart có thể tự biến mình thành một nhà thiết kế thế giới ảo, tôi chắc chắn không hiểu được làm sao hàng triệu công nhân xưởng dệt thất nghiệp ở Bangladesh có thể làm được điều đó. Ý là, nếu như họ sẽ làm chuyện đó, vậy ta phải bắt đầu dạy người Bangladesh từ hôm nay cách trở thành nhà thiết kế phần mềm, mà ta không đang làm vậy. Vậy họ sẽ làm gì trong 20 năm tới bây giờ? CA: Tôi có cảm giác là anh đang nhấn mạnh một câu hỏi thực tình đã quanh quẩn trong lòng tôi mấy tháng nay. Thật sự là khó mà đặt câu hỏi này cho công chúng, nhưng nhỡ nếu ai có cao kiến thì sao, là anh không chừng, cho nên tôi hỏi anh vậy: Vậy con người dùng để làm gì? YNH: Như ta biết thì, không gì cả. (Tiếng cười) Ý tôi là, không có một vở kịch vũ trụ vĩ đại nào, một kế hoạch vũ trụ vĩ đại nào có phần cho chúng ta góp vào đâu. Chúng ta chỉ cần khám phá xem vai trò của ta là gì và đóng vai thật tốt trong khả năng của mình. Đây là câu chuyện của mọi tôn giáo và mọi ý thức hệ, v.v…, nhưng, là một nhà khoa học, điều tốt nhất tôi có thể nói là nó không đúng. Chẳng có một vở kịch nào của vũ trụ có phần cho loài Người Khôn Ngoan tham dự. Cho nên -- CA: Tôi phải lùi anh lại một chút, từ quyển sách của anh, bởi vì trong "Homo Deus," anh đã dành một trong những phần nhất quán nhất và dễ hiểu nhất để nói về nhận thức, về ý thức, và đó kỹ năng độc nhất của loài người. Anh chỉ ra rằng nó khác với trí thông minh, loại trí thông minh mà ta tạo ra trong máy móc, và thật sự có nhiều điều bí ẩn về nó. Làm sao anh chắc là không có một mục đích nào khi chúng ta còn chưa hiểu rõ về cái khả năng tri giác này? Ý là, theo ý riêng của anh, liệu có thể có cơ hội nào để loài người là loài có khả năng tri giác của vũ trụ, là trung tâm của niềm vui, tình yêu, hạnh phúc và hy vọng không? Và có lẽ ta tạo ra máy móc điều thật sự giúp gia tăng điều đó, mặc dù chúng sẽ không trở thành loài có tri giác? Nghe có điên không? Tôi thấy mình đang hy vọng như vậy, khi đọc sách của anh đấy. YNH: Tôi khá chắc rằng, câu hỏi thú vị nhất hiện nay trong khoa học là câu hỏi về ý thức và tâm trí. Chúng ta đang có những bước tiến rõ hơn trong tìm hiểu não bộ và trí thông minh, nhưng ta lại không tiến thêm được mấy về tâm trí và ý thức. Người ta thường nhầm lẫn trí thông minh và ý thức, đặc biệt là ở những nơi như Thung lũng Silicon, mà cũng dễ hiểu thôi, vì trong chúng ta thì hai cái này như một. Tức là, trí thông minh về căn bản là khả năng giải quyết vấn đề. Còn ý thức là năng lực cảm giác sự vật, là khả năng cảm thấy vui vẻ, buồn bã, chán chường, đau đớn, v.v… Ở Người Khôn Ngoan và các loài có vú khác -- không chỉ riêng loài người -- ở các loài có vú và chim chóc, và một số động vật khác, trí thông minh và ý thức đi cùng với nhau. Chúng ta thường giải quyết vấn đề bằng cách cảm nhận sự vật. Nên ta thường nhầm lẫn chúng. Nhưng thật ra chúng tách biệt. Cái đang xảy ra ở Thung lũng Silicon ngày nay là ta đang tạo ra trí thông minh nhân tạo chứ không phải ý thức nhân tạo. Có một bước phát triển vượt bậc về trí tuệ máy tính trong vòng 50 năm qua, và chính xác 'zero' tiến bộ trong lĩnh vực ý thức máy tính. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy máy tính sẽ có thể có ý thức sớm đâu. Đầu tiên, nếu có một vai trò nào đó trong vũ trụ cho ý thức, thì nó không chỉ dành cho Người Khôn Ngoan. Bò có ý thức, heo có ý thức, linh trưởng có ý thức, gà có ý thức, và nếu ta cứ tiếp tục kiểu đó, thì điều đầu tiên trước tiên là ta cần mở rộng đường chân trời ra và nhớ kỹ rằng chúng ta không phải loài duy nhất biết nhận thức trên quả đất, và khi nói tới nhận thức -- nếu nói tới trí thông minh thì có đủ lý do để tin rằng chúng ta là loài thông minh nhất trên tất cả mọi loài. Nhưng khi bàn tới nhận thức, nếu cho rằng con người nhận thức tốt hơn cá voi hay khỉ đầu chó hay mèo thì tôi không thấy có đủ bằng chứng để nói thế. Vậy bước đầu tiên, nếu anh đi theo hướng đó, anh phải mở rộng ra. Rồi khi tới câu hỏi thứ hai, có nó để làm gì, thì tôi sẽ đảo ngược vấn đề và nói rằng tôi không nghĩ có nhận thức để làm cái gì cả. Tôi nghĩ ta chẳng cần phải tìm kiếm vai trò của mình trong vũ trụ để làm gì. Điều quan trọng thực sự là giải phóng ta khỏi chịu đựng đau khổ. Cái đặc trưng hóa những loài có nhận thức khỏi robot, đất đá hay bất kỳ thứ nào khác, đó là, loài có nhận thức thì đau khổ và có thể chịu đựng. Cái mà các loài có tri giác nên tập trung vào không phải là đi tìm vai trò của mình trong vở kịch đầy bí ẩn của vũ trụ. Chúng nên tập trung sức lực đi tìm hiểu đau khổ là gì, cái gì gây nên đau khổ và làm sao để thoát khỏi những khổ sở này. CA: Đây hẳn là một câu hỏi lớn cho anh, và nó thật sự khá thuyết phục. Chúng ta sẽ có cả núi câu hỏi từ khán giả ở đây, và cả khán giả FB nữa, có cả bình luận nữa. Vậy nên ta sẽ đi nhanh thôi. Có một câu ở đây. Xin mời quý vị ở phía sau đưa tay lên nếu quý vị cần mic ạ, chúng tôi sẽ đưa tới cho bạn. Hỏi: Trong tác phẩm của mình, anh bàn nhiều về các chuyện hư cấu mà ta thừa nhận là sự thật, và ta sống nhờ chúng. Trên tư cách cá nhân, việc hiểu về nó, có tác động thế nào lên câu chuyện mà anh chọn để sống đời anh, và anh có lẫn lộn nó với sự thật không, như tất cả chúng ta? YNH: Tôi cố tránh điều đó. Đối với cá nhân mình, có lẽ câu hỏi quan trọng nhất, cả trên tư cách là một nhà khoa học và một con người, là làm sao phân biệt hư cấu với thực tại. Bởi vì thực tại luôn ở đó. Tôi không nói tất cả đều là hư cấu. Thật sự là vô cùng khó để loài người có thể phân biệt giữa hư cấu và thực tại. Điều này càng lúc càng khó khi lịch sử diễn tiến, bởi vì các hư cấu chúng ta tạo nên – nhà nước, thánh thần, tiền tệ và các tập đoàn -- chúng đang kiểm soát thế giới. Nội việc nghĩ “ôi, đây là tất cả các sự vật hư cấu mà ta tạo nên,” cũng đã quá khó khăn. Nhưng hiện thực nằm ở chỗ đấy. Cho những điều tốt nhất … có rất nhiều bài kiểm tra giúp phân biệt hư cấu với thực tại, nhưng cái đơn giản nhất, tốt nhất mà tôi có thể nói ngắn gọn, là kiểm tra về đau khổ. Cái gì có thể đau thì nó là thực. Cái gì không khổ thì không có thực. Một đất nước không thể đau khổ. Điều này rất rõ luôn. Thậm chí nếu một quốc gia bại trận, khi ta nói “Nước Đức gánh chịu thất bại trong WW-I” thì đó là một phép ẩn dụ. Nước Đức không đau khổ. Nước Đức không có tâm trí. Nước Đức không có ý thức. Người Đức thì có thể đau khổ, đúng, nhưng nước Đức thì không. Tương tự, khi một nhà băng phá sản, nhà băng không có đau khổ. Khi đồng đô la mất giá, đồng đô la không đau khổ. Con người có đau khổ. Sinh vật có đau khổ. Điều này là thực. Cho nên tôi nói, nếu anh thật sự muốn thấy hiện thực, thì tôi đề xuất có thể đi qua cửa đau khổ. Nếu anh thật sự có thể thấu hiểu đau khổ là gì, thì nó có thể cho anh chìa khóa để hiểu hiện thực là gì. CA: Có một câu hỏi trên Facebook có liên quan này, từ ai đó trên thế giới với ngôn ngữ mà tôi không đọc được. YNH: Đó là tiếng Do Thái. CA: DT. Của anh đó. (Tiếng cười) Anh đọc được tên không? YNH: Or Lauterbach Goren. CA: Cảm ơn anh đã viết cho chúng tôi. “Liệu kỷ nguyên hậu-sự thật có thật là một kỷ nguyên hoàn toàn mới hay không, hay cũng chỉ là một cao trào hay một khoảnh khắc trong xu thế kéo dài vô tận?” YNH: Cá nhân tôi không cảm thấy có liên hệ với ý tưởng về hậu-sự thật. Phản ứng cơ bản của tôi như một sử gia là: Nếu đây là kỷ nguyên hậu-sự thật, vậy kỷ nguyên sự thật là lúc nào thế? CA: Đúng nhỉ. (Tiếng cười) YNH: Là thập niên 80s, 50s, hay Trung Cổ? Hình như theo một nghĩa nào đấy, ta đã sống trong một vùng hậu-sự thật thì phải. CA: Nhưng mà tôi phải xen vào một chút, vì tôi nghĩ điều mà mọi người đang nói đến là đã từng có một thế giới trong đó anh có ít cửa ra báo chí hơn, thời còn theo truyền thống và mọi sự đều phải xác minh dữ kiện. Nó tích hợp trong hiến chương của các tổ chức này chặt chẽ tới mức sự thật có tầm quan trọng đáng kể. Cho nên nếu anh tin vào hiện thực thì cái mà anh viết chính là thông tin. Có niềm tin cho rằng thông tin phải được kết nối với hiện thực theo cách chân thực, nếu anh viết một tiêu đề nó đã là một nỗ lực nghiêm túc nhất để phản ánh về điều gì đó thực sự đã xảy ra. Và người ta đ không luôn làm đúng. Nhưng tôi cho rằng mối bận tâm giờ là anh có một hệ thống công nghệ vô cùng mạnh mẽ ít nhất trong một lúc nào đấy, nó đã ồ ạt phóng đại bất kỳ thứ gì mà không chú ý việc nó có liên hệ với hiện thực hay không, chỉ xem nó có bắt mắt và khiến người ta muốn click vào hay không, điều đó độc hại đáng tranh cãi. Đó có phải là một lo ngại chính đáng không? YNH: Phải, thật vậy. Công nghệ thay đổi, giờ thì muốn gieo rắt sự thật hay hư cấu hay giả mạo cũng đều dễ hơn nhiều. Cách nào cũng xong. Dù thế, lan tỏa sự thật cũng dễ hơn rất nhiều so với trước đây. Nhưng tôi không nghĩ về bản chất thì có gì mới về chuyện gieo rắt hư cấu hay sai lầm. Không có lý gì mà – tôi không biết nữa – Joseph Goebbels lại không biết về ý tưởng gieo tin giả hay kỷ nguyên hậu sự-thật này. Ông từng phát biểu một ý nổi tiếng là, nếu anh lặp lại một lời nói dối đủ nhiều thì rồi người ta sẽ tin nó là sự thật, lời nói dối càng lớn thì càng tốt, bởi vì người ta sẽ không tưởng được một thứ lớn lao lại có thể là dối trá. Tôi nghĩ rằng tin tức giả đã sống chung với chúng ta cả ngàn năm rồi. Nghĩ tới Kinh Thánh đi nào. (Tiếng cười) CA: Nhưng vẫn có lo ngại tin tức giả gắn liền với các triều đại bạo ngược, và khi anh thấy tin tức giả tăng cao, tựa như chim hoàng yến trong mỏ than, có thể là dấu hiệu thời kỳ tăm tối sẽ đến. YNH: Phải. Ý tôi, việc sử dụng tin giả có chủ đích là một dấu hiệu nhiễu loạn. Tôi không có nói nó không xấu nhé, tôi chỉ nói là nó không mới. CA: Có nhiều quan tâm trên FB về câu hỏi liên quan chính quyền toàn cầu vs. chủ nghĩa dân tộc. Một câu hỏi từ Phil Dennis: “Làm thế nào để làm cho người ta, các chính phủ từ bỏ quyền lực? Liệu – chữ to quá tôi không đọc hết được câu hỏi. Liệu điều đó có cần thiết? Liệu có cần phải có chiến tranh mới đạt được không? Xin lỗi Phil, tôi làm rối tung câu hỏi, nhưng lỗi do chữ trên màn hình đấy nhé. YNH: Một trường hợp người ta đang bàn, là liệu chỉ có một thảm họa nào đó mới có thể làm rúng động toàn bộ nhân loại và mở ra con đường đến một hệ thống chính quyền toàn cầu đích thực, họ cho rằng chúng ta chẳng làm gì được trước cơn bão cả, nhưng chúng ta cần bắt đầu trải những lớp nền tảng đầu tiên để khi thảm họa ập tới, ta có thể phản ứng ngay. Khổ nỗi người ta không có động lực làm một việc như thế trước khi bão tới. Còn một điều tôi muốn nhấn mạnh là, bất kỳ ai hứng thú với chính quyền toàn cầu cần phải minh bạch một điều rằng nó sẽ không thay thế hay thủ tiêu các cộng đồng và căn tính địa phương, rằng nó phải đi cùng nhau, nó phải là một phần của một gói đơn. CA: Tôi muốn nghe nhiều hơn về điều này, vì cái cụm từ “chính quyền toàn cầu” nghe gần như là một hình ảnh thu nhỏ của quỷ dữ trong cách nghĩ của nhiều người Cánh hữu-khác (Alt-right). Nghe thật đáng sợ, xa xôi cách biệt và nó làm cho họ khó chịu, hay là cụm từ công dân toàn cầu, chính quyền toàn cầu – không, cút đi! Nhiều người nhìn cuộc bầu cử như một cú chọt quyết định ngay mắt những người tin vào điều đó. Ta có thể đổi cách kể chuyện thế nào sao cho nó đừng có vẻ xa cách và đáng sợ được không? Làm sao mà xây dựng ý tưởng này sao cho nó tương thích với căn tính địa phương và cộng đồng địa phương. YNH: Ừm, một lần nữa tôi nghĩ ta nên bắt đầu thật nghiêm túc với hiện thực sinh học của loài Người Khôn Ngoan. Sinh học cho ta biết hai điều về NKN liên quan đến vấn đề này: đầu tiên, sự thật là chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào hệ sinh thái xung quanh ta, và ngày nay chúng ta đang nói về hệ thống toàn cầu. Anh không thoát được nó đâu. Đồng thời, sinh học cho ta biết về loài Người Khôn Ngoan như một loài sinh vật xã hội, nhưng ta xã hội trên một cấp độ rất rất là địa phương. Chỉ một dữ kiện đơn giản về nhân loại thôi chúng ta không thể nào có mối quen biết thân mật với nhiều hơn 150 cá thể được. Kích cỡ một nhóm tự nhiên, một cộng đồng tự nhiên của NKN không vượt quá 150 cá thể, tất cả những gắn kết vượt quá số đó thật ra chỉ dựa trên chuyện tưởng tượng và các thể chế quy mô lớn. Một lần nữa tôi cho rằng chúng ta có thể tìm thấy một con đường, dựa trên các hiểu biết sinh học về loài của chúng ta, để nối hai điều này lại với nhau và hiểu rằng hiện tại trong thế kỷ 21 này, chúng ta cần một cộng đồng cả trên hai tầm mức địa phương và toàn cầu. Tôi thậm chí còn đi xa hơn thế và nói rằng, nó bắt đầu từ chính cơ thể chúng ta. Cái cảm giác rằng người ta ngày nay trở nên xa lạ, cô độc và không thể tìm thấy chỗ của mình trong thế giới này, tôi cho rằng nguồn cơn không phải là từ chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nguồn cơn chính nằm ở chỗ hơn trăm năm vừa qua, con người đã trở nên bị tách rời, bị xa tách khỏi chính cơ thể của họ. Để sinh tồn, dù là nông dân hay là thợ săn bắt hái lượm, anh cần phải liên tục xúc chạm với cơ thể và giác quan của mình, trong từng khoảnh khắc. Nếu anh vào rừng hái nấm mà không để tâm tới những gì mình nghe hay ngửi hay nếm được, anh chết chắc. Cho nên anh phải rất kết nối. Trong vòng trăm năm qua, con người đánh mất khả năng kết nối với cơ thể và giác quan của mình, mất khả năng nghe, ngửi và cảm nhận. Càng ngày sức tập trung càng đổ vào màn hình, vào những thứ xảy ra ở đâu đâu, vào thời nào đấy. Tôi cho rằng đây chính là nguyên nhân gốc rễ của cảm giác xa lạ hóa và cô độc, v.v… Vì vậy mà giải pháp đưa ra không chỉ là đem chủ nghĩa dân tộc đại chúng quay trở lại, mà còn là tái kết nối với cơ thể chính chúng ta, rồi khi anh kết nối với cơ thể mình trở lại, anh sẽ cảm thấy gần gũi với thế giới này hơn. CA: Theo cách mọi thứ hiện nay thì sớm muộn gì ta cũng vô rừng lại cả thôi. Chúng ta sẽ thêm một câu hỏi nữa trong phòng và một câu trên Facebook. Ama Adi-Dako: Chào. Tôi tới từ Ghana, phía Tây châu Phi, tôi muốn hỏi: Tôi tự hỏi làm thế nào anh trình bày và biện giải ý tưởng chính quyền toàn cầu với các quốc gia trong lịch sử đã bị tước quyền bầu cử bởi tác động của toàn cầu hóa, và cũng vậy, nếu ta nói tới chính quyền toàn cầu, kiểu như hẳn là nó sẽ rất phương Tây khi hình dung “toàn cầu” là như thế nào. Vậy làm sao ta trình bày và biện giải ý tưởng toàn cầu hay là dân tộc chủ nghĩa hoàn toàn với người dân các nước như Ghana, Nigeria, Togo hay các nước khác tương tự? YNH: Tôi phải nói rằng lịch sử cực kỳ bất công, và chúng ta phải thừa nhận điều đó. Các quốc gia đã đang bị giày vò nhiều nhất trong 200 năm qua từ toàn cầu hóa, chủ nghĩa đế quốc và công nghiệp hóa sẽ chính là những quốc gia có khả năng bị tổn hại nhiều nhất trong đợt sóng kế tiếp. Chúng ta phải thật minh bạch về chuyện này. Nếu chúng ta không có một chính quyền toàn cầu, thì khi chúng ta hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu, của chia rẽ công nghệ thì đau thương lớn nhất không phải là nước Mỹ. Những nước chịu tổn hại nặng nề nhất sẽ là Ghana, sẽ là Sudan, Syria, sẽ là Bangladesh. Sẽ là những nơi đó. Cho nên tôi nghĩ các nước đó lại càng có động cơ lớn hơn để làm gì đó trong đợt sóng chia rẽ mới này, dù là chia rẽ trong hệ sinh thái hay trong công nghệ. Một lần nữa, nếu bạn nghĩ về chia rẽ công nghệ, nếu AI và in 3D cũng như robot tước đi công việc của hàng tỷ người, tôi sẽ ít lo lắng cho người Thụy Điển hơn là người dân ở Ghana hay Bangladesh. Chính vì thế, lịch sử rất bất công và hệ lụy của tai ương không bao giờ chia đều cho tất cả mọi người. Như thường lệ, người giàu sẽ có khả năng vượt qua các hệ quả tệ hại của biến đổi khí hậu mà người nghèo không cách nào làm được. CA: Một câu hỏi tuyệt vời từ Cameron Taylor trên Facebook: “Trong đoạn cuối của Sapiens, anh nói chúng ta nên tự hỏi mình câu này, “Chúng ta muốn là chúng ta muốn cái gì đây?” Vậy anh nghĩ chúng ta nên muốn chúng ta muốn cái gì?” YNH: Tôi nghĩ chúng ta nên muốn rằng chúng ta muốn biết sự thật, để hiểu được hiện thực. Đa phần cái ta muốn là thay đổi hiện thực để nó khớp với mong muốn của ta, với khao khát của ta, nhưng tôi nghĩ ta trước tiên phải muốn hiểu nó đã. Nếu anh nhìn vào quá trình lâu dài của lịch sử, cái anh nhìn thấy là hàng ngàn năm trước loài người chúng ta đã nắm được quyền kiểm soát thế giới bên ngoài, và đã cố nắn nó lại để phù hợp mong muốn của mình. Rồi ta nằm quyền kiểm soát động vật, sông ngòi, rừng, và vặn nắn chúng triệt để, gây ra một sự phá hủy sinh thái mà cũng chẳng làm ta thỏa mãn. Thế nên bước tiếp theo là chúng ta xoay hướng nhìn vào bên trong, bắt đầu chấp nhận là OK, nắm quyền kiểm soát bên ngoài không có làm ta thỏa mãn. Bây giờ hãy cùng nắm quyền kiểm soát thế giới trong ta. Đây là một đề án thật sự lớn trong khoa học công nghệ và công nghiệp thế kỷ 21 – cố gắng nắm bắt và kiểm soát thế giới bên trong ta, học cách sắp đặt và sản xuất ra cơ thể, bộ não và tâm trí. Đây có khả năng là sản phẩm chính của nền kinh tế thế kỷ 21. Khi người ta nghĩ về tương lai, rất thường khi họ nghĩ theo kiểu: “Ô, tôi muốn nắm quyền kiểm soát cơ thể và bộ não của mình.” Nhưng tôi cho rằng nó rất nguy hiểm. Nếu ta học được bất kỳ điều gì từ lịch sử trước đây thì đó là, phải, ta đã có được quyền thao túng, nhưng vì ta chưa thật sự hiểu rõ sự phức tạp của hệ sinh thái mà nay ta đang phải đối mặt với khủng hoảng sinh thái. Nếu giờ ta cố gắng tái sắp đặt thế giới bên trong ta mà không thật sự hiểu thấu nó, đặc biệt là không rõ về sự phức tạp của hệ thống tinh thần con người thì ta có thể gây ra một kiểu thảm họa sinh thái nội tâm, và đối mặt với một kiểu khủng hoảng tinh thần bên trong chính mình. CA: Đặt các mảnh ghép lại với nhau – chính trị hiện tại, công nghệ tương lai, các mối lo như anh vừa phác họa – tôi nghĩ là dường như bản thân anh đang khá lạc lõng chán chường khi nghĩ về tương lai. Anh thật sự lo lắng về nó phải không? Vậy nếu có một chút gì đó hy vọng thì anh sẽ nói gì? YNH: Tôi tập trung nói về các nguy cơ một phần vì đó là nghề của tôi, là trách nhiệm của tôi như một sử gia hay nhà phê bình xã hội. Tôi nghĩ, nền công nghiệp tập trung vào mặt tich cực vậy nhiệm vụ của sử gia, triết gia, và nhà xã hội học là phải làm nổi bật các nguy cơ tiềm ẩn của các công nghệ mới này. Tôi không nghĩ những điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Công nghệ chưa bao giờ là yếu tố mang tính quyết định. Anh có thể dùng cùng loại công nghệ để tạo ra các kiểu xã hội rất khác nhau. Nếu anh nhìn vào thế kỷ 20 thì, công nghệ của Cách mạng Công nghiệp, tàu hỏa và điện và các thứ, cùng là những thứ được dùng để tạo ra nền độc tài cộng sản, chế độ phát xít hay nền dân chủ tự do. Tàu hỏa không nói cho anh biết nên làm gì với chúng. Tương tự, bây giờ, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học và mọi thứ – chúng không có tiên quyết giúp chúng ta một đầu ra độc nhất nào. Nhân tính có thể vượt qua thử thách. Ví dụ tốt nhất chứng minh nhân tính đã vượt qua thách thức của công nghệ chính là vũ khí hạt nhân. Trong những năm 1940s, 1950s, nhiều người đã rất tin rằng sớm muộn gì Chiến tranh Lạnh cũng kết thúc bằng thảm họa hạt nhân và thủ tiêu nền văn minh loài người. Nhưng nó không xảy ra. Trên thực tế, vũ khí hạt nhân đã thúc đẩy con người khắp thế giới nỗ lực thay đổi cái cách ta quản lý các hệ chính trị quốc tế để giảm thiểu bạo lực. Và nhiều quốc gia, về cơ bản, đã bỏ chiến tranh ra khỏi bộ công cụ chính trị của họ. Họ không còn cố đeo đuổi niềm hứng thú với chiến tranh nữa. Không phải quốc gia nào cũng thế nhưng nhiều nước đã làm. Đây có thể là nguyên nhân quan trọng nhất vì sao bạo lực quốc tế đã giảm mạnh từ sau 1945, và ngày nay như tôi đã nói, nhiều người tự sát hơn là bị giết trong chiến tranh. Cho nên tôi nghĩ chính điều này cho chúng ta một ví dụ minh chứng rằng dù là với công nghệ đáng sợ nhất đi chăng nữa, nhân loại vẫn có thể vượt qua thử thách và thật sự điều tốt sẽ xảy ra. Vấn đề là, ta có rất ít chỗ cho sai lầm. Nếu ta không làm đúng, ta có thể không có cơ hội lần hai để làm lại. CA: Đó là một lưu ý rất mạnh, mà tôi nghĩ có thể lấy làm kết luận cho buổi này. Trước khi tóm tắt lại, tôi chỉ muốn nói với quý vị ở đây với cộng đồng TED xem online toàn cầu, hay bất cứ ai đang xem online: hãy giúp chúng ta bằng các đối thoại như thế này. Nếu bạn tin tưởng, như chúng tôi đang tin, thì ta cần phải tìm kiếm một cách đối thoại khác đi, cấp thiết hơn bao giờ hết, giúp chúng ta làm điều ấy. Hãy tiếp cận những người khác, cố gắng trò chuyện với những người bất đồng ý kiến, cố gắng hiểu họ, kéo các mảnh ghép lại với nhau và giúp chúng tôi tìm hiểu xem làm cách nào phát triển các đối thoại này để chúng ta có thể thật sự đóng góp vào những gì đang diễn ra trên thế giới ngay lúc này. Tôi nghĩ là lúc này đây mọi người đã cảm thấy phấn khởi hơn, nhận thức hơn, quan tâm hơn tới chính trị rồi. Tiền đặt cược giờ khá cao rồi, cho nên hãy giúp chúng ta phản ứng theo một cách thật là khôn ngoan nhé. Xin cảm ơn anh, Yuval Harari. (Tiếng vỗ tay) Câu chuyện này xuất phát từ hai đứa con của tôi. Lúc đó, chúng tôi đang đi vào rừng Oakland con gái tôi phát hiện một cái hộp nhựa trong một con lạch. Nó nhìn tôi rồi nói: "Bố ơi?" Khi cô bé nói vậy, tôi nhớ đến buổi cắm trại mùa hè. Vào buổi sáng đi thăm quan đó, ngay trước khi họ để các bố mẹ đi qua cổng để đón con, vị giám sát trại sẽ nói: "Nhanh nào!" "Mỗi người hãy nhặt năm mảnh rác!" Bạn thấy vài trăm đứa trẻ, mỗi đứa nhặt năm mảnh rác, sau đó, khu trại trở nên sạch sẽ hơn rất nhiều. Tôi nghĩ rằng, tại sao ta không áp dụng mô hình đó với tầm cỡ toàn cầu? Đó chính là ý tưởng của Litterati. Tham vọng là tạo ra một thế giới sạch bóng rác. Tôi sẽ nói về cách nó bắt đầu. Tôi chụp một điếu thuốc lá và đăng lên Instagram. Và tôi chụp một bức khác... một bức khác... lại một bức khác nữa. Tôi thấy hai điều: một, rác trở thành một thứ nghệ thuật dễ tiếp cận. Thứ hai, trong vòng vài ngày, tôi đã chụp 50 bức ảnh, tôi nhặt ra từng ảnh một, tôi nhận ra tôi đã lập kỷ lục mới về khả năng gây ảnh hưởng tích cực của bản thân lên toàn thế giới. Đó có thể là một trong 50 thứ bạn nhìn thấy, hoặc bạn dẫm lên, hoặc các chú chim vô tình ăn. Tôi nói với mọi người về điều mình đang làm, và họ bắt đầu tham gia cùng tôi. Một ngày, bức ảnh từ Trung Quốc này xuất hiện. Và dó là lúc tôi nhận ra Litterati có sẽ không chỉ dừng lại ở vài bức ảnh hoa mỹ, chúng tôi sẽ trở thành một cộng đồng thu thập dữ liệu. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện. Nó cho ta biết, ai đã nhặt được gì, và được nhặt ở đâu, và khi nào. Tôi đã xây dựng một bản đồ trên Google map, và đánh dấu các địa điểm những túi rác được thu gom. Bằng cách đó, cộng đồng chúng tôi phát triển và các dữ liệu cũng phát triển. Đường đến trường của hai con tôi xuyên qua trung tâm những chỗ rác đó. Rác: nó luôn hiện diện đằng sau cuộc sống của chúng ta. Nhưng nếu ta đưa chúng ra ánh sáng? Nếu ta hiểu rõ về chúng, thứ hiện diện trên đường phố, trên vỉa hè, và trong sân trường? Làm cách nào để tạo nên sự khác biệt nhờ vào những dữ liệu đó? Tôi sẽ cho các bạn thấy. Đầu tiên là ở các thành phố. San Francisco muốn tìm hiểu xem trong rác chứa bao nhiêu phần trăm thuốc lá, Tại sao? Để đánh thuế. Họ cho một vài người đi trên phố, với bút chì và bảng ghi, họ sẽ đi thu thập thông tin, để đưa đến việc đánh thuế 20 cent cho mỗi điếu thuốc bán ra. Và họ bị kiện bởi công ty thuốc lá, vì cho rằng việc đi thu thập dữ liệu bằng bút chì và bảng ghi là không chính xác và không đáng tin. Thành phố hỏi tôi rằng liệu công nghệ của chúng tôi có giúp được không. Họ không phát hiện ra, rằng thứ "công nghệ" đó thực ra là Instagram... (Cười) Nhưng tôi nói, "Được chứ!" (Cười) "Công nghệ đó kiểm tra được nhãn thuốc lá, ví dụ Parliament hoặc Pall Mall. Hơn nữa, mọi bức ảnh đều được gán nhãn thời gian và địa điểm, để làm bằng chứng." Trong bốn ngày, 5000 ảnh đã được xử lý, dữ liệu đó được đưa ra toà, giúp cho việc thu thuế và tăng gấp đôi số thuế thu được, tạo ra giá trị thặng dư hằng năm khoảng bốn triệu đôla, giúp San Francisco trong việc vệ sinh môi trường. Tôi rút ra hai thứ khi làm công việc đó: một, Instagram không hẳn là công cụ tốt... (Cười) nên chúng tôi đã viết phần mềm. Thứ hai, nếu bạn để ý kỹ, mỗi thành phố trên thế giời đều có cách thức xả rác riêng! Cách thức riêng biệt đó giúp chúng tôi nhận diện căn nguyên vấn đề, và tìm ra hướng giải quyết. Nếu bạn tạo ra lãi chỉ bằng việc điều tra về tỷ lệ vỏ thuốc lá, ồ... nếu chúng là vỏ cốc cà phê, vỏ chai soda, hoặc chai nhựa thì sao? Nếu bạn hiểu về những loại rác ở San Francisco, vậy còn Oakland, Amsterdam, hay những nơi xung quanh nhà mình thì sao? Nhãn của rác à? Ta dùng dữ liệu này thế nào, để tận dụng lợi ích về môi trường và kinh tế của chúng? Có một toà nhà ở trung tâm Oakland từng ngập trong rác, Cộng đồng Litterati đến đó và đã thu thập được 1500 mẩu rác. Đây là thứ chúng tôi rút ra: hầu hết số rác đó đều từ một nhãn bánh taco nổi tiếng. Hầu hết rác ở nhãn bánh đó đến từ gói tương ớt của họ. Và hầu hết những gói tương ớt đó thậm chí còn chưa được bóc ra. Vấn đề là vậy, còn hướng giải quyết... Có lẽ họ chỉ nên cho khách hàng tương ớt khi được yêu cầu, hoặc bán với số lượng lớn, hoặc nghĩ ra cách lưu trữ bền lâu hơn. Làm cách nào để một nhãn hàng biến một thứ gây ô nhiễm, thành một động lực phát triển kinh tế, và trở thành người hùng? Nếu bạn muốn thực sự thay đổi, hãy bắt đầu với những đứa trẻ của mình. Một nhóm học sinh lớp năm thu gom được 1247 mảnh rác chúng đều ở trên sân trường. Họ nhận ra rằng loại rác phổ biến nhất là ống hút bằng nhựa từ chính căng tin của trường mình. Và những đứa trẻ này đến gặp Hiệu trưởng và hỏi, "Tại sao ta phải mua ống hút?" Và họ không mua nữa. Họ ngộ ra rằng, từng cá nhân có thể tạo ra sự khác biệt, nhưng đoàn kết lại, họ sẽ tạo ra sức ảnh hưởng. Không quan trọng việc bạn là học sinh hay nhà khoa học, bạn sống ở Honolulu hay Hà Nội, đây là cộng đồng chung của mọi người. Nó bắt đầu từ hai đứa trẻ ở khu rừng phía bắc California, và bây giờ nó lan rộng ra toàn thế giới. Cách chúng tôi đã đạt được chúng ư? Từng chút, từng chút một. Cám ơn. (Vỗ tay) Joseph Keller hay chạy bộ quanh khuôn viên trường Stanford, Và ông ấy cũng bị ấn tượng bởi những cô gái chạy bộ ở đó. Tại sao mái tóc đuôi ngựa của họ lại hất sang hai bên như vậy? Là một nhà toán học, ông bắt đầu tìm hiểu lí do. (Tiếng cười) Giáo sư Keller tò mò về rất nhiều thứ: Tại sao tách trà lại nhỏ giọt Hay giun đất ngọ nguậy như thế nào. Cho đến vài tháng trước, tôi không còn nghe tin về ông ấy nữa. Tôi đọc được tin về ông ấy trên tờ New York Times, Trong mục tin buồn. Tờ Times dành nửa trang báo tri ân ông, Bạn có thể hình dung với tờ Times danh giá đó là một phần dung lượng đặc biệt. Tôi gần như đọc mục tin buồn hằng ngày. Thật dễ hiểu khi vợ tôi nghĩ rằng tôi hơi bất thường Khi bắt đầu một ngày với món trứng chưng và việc 'Xem ai qua đời hôm nay nào." (Tiếng cười) Nhưng nếu nghĩ về điều đó, Trang nhất các báo thường là tin xấu, Và chỉ ra thất bại của con người. Một nơi mà tin xấu lại chỉ ra thành quả Là trang cuối của tờ báo, trong mục tin buồn. Công việc của tôi, Tôi điều hành một công ty về tìm hiểu tương lai Mà các marketer có thể lọc từ dữ liệu trước đây Một dạng phân tích dữ liệu trong quá khứ. Và ta bắt đầu nghĩ: Nếu ta nhìn lại những cáo phó trên tờ New York Times? Có phải bài học là làm thế nào để cáo phó của bạn được đăng lên báo Kể cả khi bạn không còn sống để thấy nó? (Tiếng cười) Việc đó có tuyệt hơn khi dùng với trứng chưng không? (Tiếng cười) Và rồi, chúng tôi xem qua dữ liệu. 2000 cáo phó của người nổi tiếng Trong vòng 20 tháng giữa năm 2015 và 2016. 2000 cái chết, hay đúng hơn, 2000 cuộc đời này dạy chúng ta điều gì? Hãy nhìn vào câu chữ. Đây là tiêu đề của một bản tin buồn. Đây là ngài Lý Quang Diệu tuyệt vời. Nếu bạn bỏ phần đầu và phần cuồi đi, Bạn sẽ có lời đề tựa tuyệt đẹp Mà chỉ trong vài con chữ, đúc kết được một thành quả hay cả cuộc đời họ. Chỉ đọc những lời tựa này đã thấy thú vị. Đây là một vài người nổi tiếng, qua đời trong vòng hai năm qua. Cố đoán xem họ là ai nhé. Nghệ sĩ thách thức mọi loại Đó là Prince. Người khổng lồ của Boxing thế kỉ 20 Đúng rồi. Muhammad Ali Vị kiến trúc sư có nhiều đột phá Zaha Hadid. Chúng ta đọc những lời đề tựa này Và thực hiện quá trình xử lí ngôn ngữ tự nhiên, Khi bạn đưa chúng vào một bộ máy, Và ném ra những từ ngữ thừa thãi Kiểu ngôn ngữ bạn có thể dễ dàng bỏ đi trong trò chơi "Đố chữ" Để lại cho bạn những từ ngữ quan trọng nhất. Và tôi không chỉ làm vậy với 4 đề tựa, Mà với cả 2000 lời đề tựa. Và chúng trông như thế này. Phim, kịch, âm nhạc, khiêu vũ và kể cả hội họa rất nhiều Hơn 40%. Bạn sẽ phải thắc mắc tại sao ở rất nhiều xã hội Chúng ta cứ muốn con cái mình theo nghề kỹ sư hay y dược hay kinh doanh hay luật Để được coi là thành công. Và khi chúng ta nói đến sự nghiệp, Hãy nhìn vào độ tuổi Độ tuổi trung bình họ đạt được thành tích. Con số đó là 37. Điều đó có nghĩa là bạn phải chờ 37 năm... Trước khi đạt được thành tựu đầu tiên để mọi người nhớ đến bạn Trung bình là vậy 44 năm sau khi bạn qua đời ở tuổi 81 Trên trung bình. (cười) Hẳn là phải rất kiên nhẫn. (cười) Tất nhiên, nó thay đổi theo nghề nghiệp. Nếu bạn là VĐV thể thao, Bạn có thể sẽ vụt sáng ở độ tuổi 20. Và nếu bạn ở độ tuổi 40 như tôi, Bạn có thể vào thế giới chính trị thú vị. (cười) Chính trị gia có bước đi đáng ca ngợi đầu tiên và đôi khi duy nhất ở độ tuổi 40. (cười) Nếu bạn đang thắc mắc "Thứ khác" là gì, Đây là một vài ví dụ. Thật là kì diệu nhỉ, những điều họ làm Và những điều họ được nhớ đến? (cười) Chúng tôi đã cực kì tò mò Và chúng tôi muốn phân tích nhiều hơn chỉ một cái đề tựa. Chúng tôi đã phân tích khổ đầu tiên của toàn bộ 2000 bản tin buồn, Và chúng tôi phân tích tách biệt dựa trên hai nhóm người: Người nổi tiếng và người không nổi tiếng. Người nổi tiếng - Prince, Ali, Zaha Hadid Người không nổi tiếng như Jocelyn Cooper, Reverend Curry Hay Lorna Kelly. Tôi sẵn sàng cá rằng bạn chưa từng nghe hầu hết những cái tên ấy. Những con người kì diệu, thành tựu tuyệt vời nhưng họ không nổi tiếng. Sẽ ra sao nếu chúng tôi phân tích hai nhóm này tách biệt? Những người nổi và không nổi? Ta sẽ biết được điều gì? Cùng xem nào. Hai thứ nổi trội với tôi. Đầu tiên: "John." (cười) Những ai ở đây tên John nên cảm ơn bố mẹ mình (cười) Và nhắc con bạn cắt bản tin buồn của bạn ra khi bạn mất Và thứ hai: "Giúp đỡ." Chúng tôi đã tìm ra, nhiều bài học từ những cuộc đời ý nghĩa Và điều mà những người bất tử này có thể dạy chúng ta. Việc này là một minh chứng tuyệt vời cho lăng kính vạn hoa của cuộc đời, Và còn thú vị hơn Là sự thật bao trùm lên hầu hết các bản tin buồn Có những người nổi tiếng và không nổi tiếng, Những người đã làm nên những điều kì diệu. Họ đã để lại tiếng thơm trong lịch sử nhân loại Họ đã giúp đỡ. Hãy thử hỏi bản thân mình trong cuộc sống hằng ngày: Mình đã giúp xã hội như thế nào với khả năng của mình? Vì bài học mạnh mẽ nhất ở đây là, Nếu mọi người sống cố gắng để lại tiếng thơm sau khi chết Thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều. Cảm ơn. (vỗ tay) Tôi muốn giới thiệu với các bạn những đứa trẻ khôn ngoan mà tôi từng biết nhưng trước hết tôi muốn giới thiệu một con lạc đà Đây là Cassie, một con lạc đà trị liệu đang thăm một bệnh nhân nhỏ của chúng tôi trong phòng của đứa bé đó là một điều khá kì diệu một người bạn tôi nuôi lạc đà ở trại nuôi súc vật của anh ấy ở núi Santa Cruz Anh ấy có khoảng 80 con và anh bắt đầu khoảng 30 năm trước vì anh nghĩ ngựa thì quá thường John là một người có tư duy sáng tạo đó là lý do chúng tôi là bạn tốt từ trước tới giờ Qua vài năm, tôi đã thuyết phục anh ta đem những con thú đầy lông dễ thương đó thỉnh thoảng đến thăm những đứa trẻ đau ốm của chúng tôi Khi trò chuyện cùng John, tôi bất ngờ khi biết tuổi thọ trung bình của lạc đà là từ 40 đến 50 năm Tuổi thọ trung bình của nhiều đứa trẻ tôi làm việc cùng chỉ dưới một năm Đây là hình ảnh của Mái ấm George Mark trung tâm chăm sóc giảm nhẹ tạm thời cho trẻ em đầu tiên hoạt động tại Mĩ Tôi thành lập nó vào năm 2004 sau nhiều năm làm nhà tâm lý học tại đơn vị chăm sóc đặc biệt khoa nhi cảm thấy nản lòng với những cái chết tủi hổ các em nhỏ phải chịu và gia định phải gánh chịu nỗi đau Khi ngồi cùng gia đình những đứa trẻ sắp lìa đời Tôi cảm nhận rõ xung quanh mình Khi tàu lửa chạy ầm ầm trên đường ray gần như mỗi khi tàu đi qua, căn phòng vọng lại tiếng ồn ấy Ánh đèn huỳnh quang phòng bệnh quá chói Các thiết bị và thang máy kêu tít tít ồn ào báo hiệu nó sắp tới Những gia đình này đã trải qua những khoảnh khắc đau thương nhất trong cuộc đời và vậy nên tôi muốn họ có được một nơi yên bình hơn để nói lời vĩnh biệt con gái và con trai họ Tôi nghĩ, tất nhiên rồi phải có một nơi tốt hơn đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện cho trẻ em vào cuối đời chúng Mái ấm trẻ em của chúng tôi yên bình và dưỡng nuôi các trẻ em Đó là nơi gia đình quây quần để tận hưởng những giây phút tuyệt vời bên con họ rất nhiều người đến để nghỉ ngơi Một số đến thăm thường xuyên trong nhiều năm Chúng tôi gọi những đứa trẻ đó là khách thường xuyên Thay vì phòng bệnh sáng chói và ồn ào phòng của bọn trẻ yên tĩnh và thoải mái với không gian sinh hoạt cho gia đình một nơi ẩn náu với những khu vườn và một sân chơi ngoài trời tuyệt vời với kiến trúc đặc biêt phù hợp với trẻ có khiếm khuyết cơ thể Em bé dễ thương Lars này đến với chúng tôi từ một đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Thử tưởng tượng khi nghe một tin buồn mà không ai muốn nghe Phụ huynh của bé được thông báo là Lars bị dị tật não có thể làm bé không nuốt đi lại, nói hay phát triển trí tuệ Nhận ra được khả năng sống sót ít ỏi của bé phụ huynh bé đã quyết định tập trung vào thời gian ý nghĩa họ có thể có cùng nhau Họ chuyển vào một căn hộ gia đình của chúng tôi và trân quý từng ngày quá ít ỏi họ có được Cuộc sống của Lars ngắn, chắc chắn thế chỉ vài tuần nhưng nó yên bình và thoải mái Bé được đi bộ đường dài với ba mẹ Thời gian bé ở hồ bơi với nhà trị liệu bằng nước giảm bớt các cơn co giật của bé và giúp bé ngủ được vào buổi tối Gia đình bé đã có một nơi an bình vừa để ăn mừng sự sống và khóc thương cái chết của bé Lars ở với chúng tôi cách đây 5 năm Từ đó đến nay, gia đình bé đã tiếp đón một cô con gái và một cậu con trai Họ là những nhân chứng sống động về ảnh hưởng tích cực mà nhà tế bần chăm sóc trẻ em tạo ra được Khó khăn thể lý của con họ được chăm lo tốt đem đến cho cả gia đình món quà là thời gian bên nhau ở một nơi xinh tươi Bây giờ, tôi sẽ nói với mọi người về vấn đề bị tránh đề cập hơn là nói về con lạc đà Rất ít người muốn nói về sự chết và lại càng ít người hơn nói đến cái chết của trẻ em Sự mất mát một đứa trẻ đặc biệt đối với những bậc phụ huynh có những đứa con đó là một điều đáng sợ hơn cả đáng sợ là tê liệt kiệt sức bất khả thi nhưng tôi đã học được rằng trẻ em sẽ không thoát khỏi cái chết chỉ vì người lớn chúng ta không hiểu được sự bất công khi mất đi những đứa trẻ và hơn nữa nếu chúng ta đủ dũng cảm để đối mặt với khả năng cái chết xảy ra kể cả với những đứa trẻ hồn nhiên nhất chúng ta đạt đến trí tuệ khôn sánh Lấy Crystal làm ví dụ Bé là một trong những đứa trẻ đầu tiên đến mái ấm sau khi chúng tôi mở cửa Lúc đó, bé 9 tuổi và bác sĩ thần kinh cho rằng bé sẽ sống được thêm 2 tuần Bé có một khối u não không mổ được và tình trạng bé tụt dốc không phanh trong tuần mà cô bé đến mái ấm sau khi đã ổn định trong phòng của mình mặc đồ toàn màu hồng và tím lavender với các phụ kiện Hello Kitty bé thích xung quanh cô bé dành vài ngày tới chiếm lấy trái tim của từng nhân viên từng chút một, tình trạng bệnh dần ổn định và chúng tôi sửng sốt khi thấy bé thực sự hồi phục có một số yếu tố góp phần vào sự hồi phục của Crystal mà sau này ta gọi là khối u George Mark một hiện tượng dễ thương, không hiếm gặp mà trẻ sống lâu hơn tiên lượng bệnh của chúng nếu trẻ không sống trong bệnh viện Không gian xung quanh càng yên tĩnh nhữn món ngon được chuẩn bị đáp ưng yêu cầu của bé thú nuôi chó trị liệu và thỏ dành nhiều thời gian ấm cúng bên Crystal Sau khi ở với chúng tôi được khoảng một tuần bé gọi điện cho bà và nói Ôi trời, cháu đang ở trong một căn nhà lớn tuyệt vời và có cả chỗ cho bà tới nữa và bà đoán thử xem? bà không cần phải mang đồng nào vì máy giặt và máy sấy đều miễn phí (cười) Bà của Crystal từ vùng ngoại ô đến thăm và họ dành khoảng thời gian 4 tháng còn lại của Crystal tận hưởng những ngày tháng đặc biệt bên nhau Có mấy ngày đặc biệt vì Crystal không ngồi xe lăn mà ngồi bên hồ phun nước Với một đứa bé đã dành phần lớn năm đầu đời trên giường bệnh được ở ngoài trời đếm những chú chim ruồi làm nên khoảnh khác tuyệt vời bên bà mình và nhiều trận cười Các ngày khác đặc biệt nhờ các hoạt động các chuyên gia về trẻ em tổ chức cho bé Crystal xâu chuỗi hạt và làm trang sức cho mọi người trong căn nhà Bé sơn bí đỏ để giúp trang trí cho Halloween Bé dành nhiều ngày phấn khởi chuẩn bị sinh nhật lần thứ 10 cho mình không ai trong chúng tôi nghĩ bé sẽ chứng kiến ngày đó Tất cả mọi người đeo khăn choàng hồng vào dịp này Và bạn cũng thấy đó, Crystal nữ hoàng của buổi hôm đó đội vương miện lấp lánh Một buối sáng oi bức, tôi đi làm Crystal và đồng bọn là Charlie chào đón tôi Được giúp đôi chút, tụi nhỏ dựng một quầy nước chanh và bánh quy ngoài cửa trước địa thế rất chiến thuật Tôi hỏi Crystal giá bánh qui tôi mới chọn và cô bé trả lời "3 đô" (Cười) Tôi nói bánh qui như vậy thì hơi mắc (Cười) Nó nhỏ mà "Cháu biết ạ" Cô bé công nhận với một nụ cười "Nhưng cháu xứng đáng được " và trong đó ẩn chứa ngôn từ khôn ngoan của một cô bé có một cuộc đời ngắn ngủi nhưng mãi mãi tác động đến đời tôi Crystal xứng đáng được như thế và chẳng lẽ mỗi đứa trẻ có cuộc sống bị bệnh tật khủng khiếp rút ngắn lại không xứng đáng? Cùng nhau, tất cả chúng ta hôm nay có thể mang lại chính sự chăm sóc đặc biệt mà Crystal đã nhận được bằng cách nhận ra rằng chăm sóc tạm thế và an dưỡng cuối đời là một phần quan trọng mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta đang thiếu Cũng rất đáng lưu ý rằng chúng ta cung cấp được hình thức chăm sóc này với một phần ba chi phí của đơn vị chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện và gia đình chúng ta không thấy hóa đơn Chúng tôi biết ơn những người ủng hộ tin tưởng vào công việc quan trọng chúng tôi làm Sự thật là tôi và đồng nghiệp và các phụ huynh và các thành viên gia đình khác được trải nghiệm sự khôn ngoan đặc biệt này đang ở một vị thế rất độc nhất Ở Mỹ, chỉ có 2 trung tâm an dưỡng cuối cùng độc lập dù tôi rất vui khi thông báo rằng dựa trên mô hình này có 18 trung tâm khác đang trong giai đoạn hình thành (Vỗ tay) Tuy nhiên, hầu hết trể em chết ở Mỹ mỗi năm chết trong bệnh viện bao quanh bởi máy móc kêu bip bip và những ngừơi lớn lo lắng, kiệt quệ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vĩnh biệt dưới ánh đèn bệnh viện gay gắt và giữa những người xa lạ Vì mục đích so sánh Vương quốc Anh quốc gia với một phần năm dân số nước Mỹ và rộng khoảng nửa tiểu bang California có 54 trung tâm tạm thể và an dưỡng cuối cùng Tại sao lại như thế? Tôi tự hỏi mình câu hỏi đó nhiều lần Phỏng đoán hay nhất của tôi là người Mỹ với thái độ tự tin lạc quan cho rằng hệ thống chăm sóc y tế sẽ chăm lo điều đó dù có là bệnh thời xưa không có thuốc chữa đi nữa Chúng ta cố gắng hết sức để cứu sống trẻ em trong khi thật sự, việc tử tế lớn nhất chúng ta có thể đem đến cho chúng là cái chết an bình không đau đớn Sự chuyển đổi từ chữa trị sang chăm sóc vẫn là vấn đề nan giải cho nhiều bác sĩ bệnh viện với chuyên môn cứu mạng sống chứ không phải nhẹ nhàng giúp bệnh nhân nhắm mắt Người ba của một em bé dễ thương chúng tôi chăm sóc những ngày cuối đời bé chắc chắn hiểu được sự tương phản này khi anh nhớ lại có nhiều người giúp bạn đưa một đứa trẻ sơ sinh vào đời nhưng rất ít người giúp bạn đưa đứa trẻ ra đi Vậy nguyên liệu thần kì ở Geogre Mark là gì? Chẩn đoán y học phức tạp đưa bệnh nhi đến với chúng tôi nghĩa là cuộc sống của chúng thường bị bó buộc trong giường bệnh lâu dài một số thì ngồi xe lăn một số khác thì với những ca hóa trị hoặc cai nghiện đặc biệt Chúng tôi tập lờ đi những hạn chế đó Câu trả lời mặc định của chúng tôi là "được" và câu hỏi mặc định là "Tại sao không?" Đó là lý do chúng tôi nhận một bé trai không sống qua nổi một mùa bóng chày tới đến Trận 5 của Giải Thế Giới Đó là lý do có chương trình tài năng do nhân viên và tụi nhỏ tổ chức cho gia đình và những người bạn Ai lại không mê mẩn một bé trai chơimột bản nhạc piano bằng chân chứ vì tay của cậu bị teo chứ? đó là lý do cúng tôi tổ chức vũ hội hằng năm Nó khá là tuyệt diệu Chúng tôi bắt đầu tổ chức vũ hội sau khi nghe một người bố than thở rằng ông sẽ không bao giờ được gắn hoa cài áo lên ve áo tuxedo của con trai mình những tuần trước vũ hội căn nhà đầy cảm xúc và tôi không biết ai háo hức hơn, nhân viên hay tụi nhỏ (Cười) Đêm hôm diễn ra sự kiện có cả đưa đón bằng xe cổ sải bước trên thảm đỏ vào hội trường lớn một DJ tuyệt vời và một nhiếp ảnh gia đã sắn sàng để ghi lại những hình ảnh của người tham dự và gia đình của họ Cuối buổi tối năm ấy một trong những thiếu nữ trẻ và vui tươi Caitlin, nói với mẹ cô ấy "Đó là đêm tuyệt vời nhất của đời con" Và đó chính là điều tóm tắt lại những tháng ngày đẹp đẽ phá vỡ những giới hạn để có câu trả lời mặc định là "có" và câu hỏi luôn là "Tại sao không?" Cuối cùng thì cuộc sống quá ngắn ngủi dù ta sống đến 85 tuổi hay chỉ 8 tuổi Tin tôi đi Hay tốt hơn thì hãy tin Sam Không phải bằng cách giả vờ như cái chết không tồn tại mà ta giữ lại được những người, đặc biệt là những trẻ nhỏ ta yêu quí được an toàn Đến cuối cùng, chúng ta không thể kiểm soát được ta sẽ sống bao lâu Thứ ta kiểm soát được là cách ta sử dụng ngày sống những không gian ta tạo nên ý nghĩa và niềm vui ta đem lại Chúng ta không thể thay đổi kết quả nhưng ta thay đổi được hành trình Chẳng phải đây là lúc để nhận ra rằng những đứa trẻ xứng đáng không gì hơn là sự dũng cảm kiên quyết của chúng ta và trí tưởng tượng điên rồ nhất của chúng ta Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Họ của tôi là Lovegrove. Trong 9 người có họ Lovegrove thì có 2 người là bố mẹ tôi. Họ là anh em họ nên bạn cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra -- nên đối với tôi điều đó rất kỳ quặc và tôi luôn phải chiến đấu với nó. Để hoàn thành buổi diễn thuyết ngày hôm nay, tôi đã tự đề ra chỉ tiêu 1 cuộc nói chuyện dài 18 phút. Tôi đang cố nhịn đi vệ sinh. Tôi nghĩ nếu tôi nhịn đủ lâu, tôi sẽ hoàn thành đúng bài diễn thuyết trong 18 phút. (Tiếng cười) Ok. Mọi người gọi tôi là Thủ Trưởng Hữu Cơ, và đó là 1 nghệ danh nghe rất thông thái. Nhưng hôm nay tôi muốn nói về tình yêu hình thức và hình thức có thể chạm tới tâm hồn và cảm xúc con người ra sao. Cách đây không lâu, hàng nghìn năm trước chúng ta đã sống trong hang, và tôi nghĩ chúng ta chưa mất hệ thống mã hóa đó. Chúng ta phản ứng với hình thức rất nhạy bén nhưng tôi quan tâm tới việc tạo ra 1 hình thái thông minh. Tôi không mấy hứng thú với kiến trúc khối tròn hay những thứ rác rưởi nông cạn bỗng dưng được tôn lên làm tác phẩm thiết kế. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giả tạo này -- theo tôi, nó thật xấu xa. Thế giới của tôi là thế giới của những người như Amory Lovins, Janine Benyus, James Watson. Tuy trong thế giới đó, nhưng tôi làm việc hoàn toàn khác. Tôi không phải là 1 nhà khoa học, lẽ ra tôi đã có thể. nhưng tôi làm việc trong thế giới nơi tôi tin tưởng bản năng của mình. Tôi là 1 biên dịch viên thế kỷ 21 về công nghệ sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày và có liên quan chặt chẽ 1 cách tự nhiên. Và chúng ta nên phát triển những thứ -- chúng ta nên phát triển các gói ý tưởng nâng tầm nhận thức và cân nhắc những tài nguyên con người đào lên từ trái đất và làm thành các sản phẩm cho sử dụng hàng ngày. Một chai nước. Tôi sẽ bắt đầu với khái niệm tôi gọi là TTN. TTN: thiết kế, tự nhiên, nghệ thuật, 3 yếu tố ràng buộc thế giới của tôi. Đây là bức vẽ của danh họa Leonardo da Vinci, cách đây 500 năm, trước khi nhiếp ảnh ra đời, Nó cho thấy sự quan sát, tò mò và bản năng có thể tạo ra 1 tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Thiết kế công nghiệp là loại hình nghệ thuật thế kỷ 21. Những người như Leonardo -- tất nhiên không có nhiều -- họ có tố chất tò mò theo bản năng rất đáng ngạc nhiên. Tôi làm việc từ 1 vị trí tương tự thế. Tôi không muốn mình nghe có vẻ ngạo mạn khi nói điều đó nhưng đây là bản vẽ tôi đã thực hiện trên 1 bảng viết điện tử cách đây 1 vài năm -- ở thế kỷ 21, 500 năm sau. Đó là ấn tượng của tôi về nước. Trường phái Ấn Tượng là loại hình nghệ thuật đáng giá nhất hành tinh mà chúng ta được biết: 100 triệu $ cho 1 bức của Monet. Bây giờ tôi sử dụng toàn bộ 1 quá trình mới. Cách đây vài năm tôi đã tái phát minh quy trình của mình để theo kịp những người Greg Lynn, Tom Main, Zaha Hadid, Rem Koolhaas -- là những vị mà tôi nghĩ đang lưu giữ và tiên phong với các ý tưởng mới tuyệt vời về cách tạo ra hình thức. Cái này hoàn toàn được làm bằng công nghệ số. Đây bạn có thể thấy các thiết bị và công nghệ nghiền 1 khối acrylic. Tôi luôn cho khách hàng thấy quy trình này và nói, " Đó là điều tôi muốn làm." Tôi không biết liệu điều đó có khả năng hay không. Đó là 1 sự cám dỗ nhưng tôi chỉ cần cảm thấy điều đó là có thể trong thâm tâm là được. Nên chúng tôi đi xem các dụng cụ và xem quá trình tạo ra. Đây là những thứ vô hình bạn chưa từng thấy trong đời. Đây là tiếng ồn nền của thiết kế công nghiệp. Cái đó giống như 1 tác phẩm của nhà điêu khắc Ấn Độ Anish Kapoor chảy qua 1 tác phẩm của Richard Serra. Trong mắt tôi nó giá trị hơn là 1 sản phẩm. Tôi không có 1 tác phẩm như thế. Khi sáng tạo 1 tác phẩm vì mục đích thương mại, tôi sẽ vẫn làm 1 cái cho riêng mình. Đây là sản phẩm cuối cùng. Khi họ gửi nó đến cho tôi, tôi đã nghĩ mình sẽ thất bại. Tôi thấy nó chẳng giống cái gì. Khi đặt nước vào nó, tôi nhận ra mình sẽ đặt 1 lớp da lên mặt nước. Đó chính là 1 biểu tượng của nước. và nó nâng tầm hiểu biết của mọi người về thiết kế đương thời. Mỗi chai khác nhau, có nghĩa mực nước sẽ cho bạn 1 hình dạng khác nhau. Đó là chủ nghĩa cá nhân khổng lồ từ 1 sản phẩm. Nó phù hợp với đôi tay. Với đôi tay mắc chứng viêm khớp, với đôi tay trẻ con. Nó làm sản phẩm mạnh mẽ hơn nhờ khảm đá nhiều màu. Đó là các ý tưởng về kỹ thuật chế tác đồ thủy tinh nghìn hoa. Trong tương lai chúng sẽ trông giống như thế vì chúng ta cần rời khỏi các mẫu polyme này và sử dụng nó cho thiết bị y tế và các dụng cụ quan trọng hơn trong cuộc sống. Polymer sinh học, các ý tưởng về vật liệu mới này sẽ phổ biến trong 1 thập kỷ nữa. Trông nó không cá tính, phải không? Nhưng tôi có thể sống tốt với nó, không có vấn đề gì cả. Tôi thiết kế cho điều kiện đó, biopolymer. Đó là tương lai. Năm ngoái, tôi đã quay video này ở Cape Town. Cái thứ điên khùng này xuất hiện. Tôi quan tâm đặc biết tới những thứ như thế này, nó làm tôi choáng váng. Tôi không biết liệu tôi có quỳ sụp xuống và khóc không. Tôi không biết mình nghĩ gì, mà chỉ biết tự nhiên cải tạo bằng mục đích lớn hơn cái đã từng tồn tại, và sự lạ lẫm là 1 kết quả của tư duy sáng tạo. Khi nhìn những thứ này, tôi thấy chúng cũng bình thường thôi. Nhưng những thứ này thay đổi suốt nhiều năm và bây giờ việc chúng tôi đang cố gắng làm là -- Tôi có 3 tuần để thiết kế 1 chiếc điện thoại. Làm thế quái nào mà tôi làm được 1 chiếc điện thoại trong 3 tuần, khi mà nó mất hàng trăm triệu năm tiến hóa? Làm thế nào để cô ngắn lượng thời gian đó? Nó quay trở lại với bản năng. Tôi không nói về việc thiết kế những chiếc điện thoại, và thiết kế kiến trúc như thế. Tôi chỉ quan tâm đến các mẫu phát triển theo tự nhiên, và các hình dạng đẹp mà chỉ có tự nhiên mới tạo ra được. Nó chảy vào nhận thức của tôi như thế nào và thay đổi ra sao sau khi ra là những gì tôi đang cố gắng hiểu được. Đây là bản scan cẳng tay người. Sau đó nó được phóng đại thông qua công nghệ tạo nguyên mẫu nhanh để làm rõ cấu trúc tế bào. Tôi có các bản thế này trong văn phòng của mình. Văn phòng của tôi kết hợp giữa Bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên và 1 phòng thí nghiệm không gian của NASA. Đó là 1 nơi kỳ quái. Đây là 1 trong các mẫu vật của tôi. Xương được làm từ hỗn hợp các khoáng chất vô cơ và polymer Tôi đã học nấu ăn 4 năm trong trường và với kinh nghiệm đó, có tên môn khoa học nội trợ, nó là 1 mánh lới để tôi có thể lấy 1 chứng chỉ khoa học. (Tiếng cười) Nói thực là tôi đã bỏ cần sa vào mọi món mình nấu -- (Tiếng cười) và tôi đã làm quen được với các cô bạn xinh nhất. Thật tuyệt vời. Các tay cầu thủ trong đội bóng bầu dục không thể hiểu nổi, dù sao đây là món bánh trứng đường, 1 ví dụ khác mà tôi có. Theo đánh giá của tôi, cách làm 1 chiếc bánh trứng giống hệt làm 1 mẩu xương. Nó được làm từ đường đa và tinh bột. Nếu đổ nước vào, nó sẽ hòa tan. Chúng ta có thể sản xuất từ các loại thực phẩm trong tương lai? Ý kiến không tồi. Tôi không biết. Tôi cần nói chuyện với Janie và 1 vài người nữa về điều đó, nhưng theo bản năng tôi tin rằng bánh trứng đường có thể trở thành 1 chiếc ô tô chẳng hạn -- Tôi không biết nữa. Tôi cũng quan tâm đến các mẫu phát triển: Tự nhiên phát triển mọi thứ rất phóng khoáng nên bạn không bị giới hạn bởi hình thức. Các hình thức tương liên này gây cảm hứng cho mọi thứ tôi làm, mặc dù cuối cùng tôi có thể làm 1 thứ gì đó cực kỳ đơn giản. Đây là chi tiết của chiếc ghế tôi đã thiết kế bằng ma giê. Nó cho thấy cuộc đàm thoại giữa các nguyên tố, vẻ đẹp của kỹ thuật và suy nghĩ sinh học được thể hiện khá rõ như 1 cấu trúc xương. Bất kỳ nguyên tố nào bạn cũng có thể treo trên tường như 1 tác phẩm nghệ thuật. Đó là cái ghế đầu tiên trên thế giới làm từ magiê. Nó tiêu tốn 1.7 triệu đô để phát triển. Nó có tên là Go của Bernhart, Mỹ. Năm 2001, nó xuất hiện trên tạp chí Time trở thành ngôn ngữ mới của thế kỷ 21. Cậu bé, đối với ai từng lớn lên trong 1 ngôi làng nhỏ ở xứ Wales, thế là đủ. Nó cho thấy cách bạn tạo 1 hình thái toàn bộ, giống như ngành công nghiệp ô tô, và sau đó phá vỡ những gì bạn cần. Đó là 1 cách làm việc đẹp cực kỳ. 1 cách làm việc phải đạo. Hữu cơ và thiết yếu. Đó đúng là 1 thiết kế tự do và khi nhìn nó bạn sẽ thấy nhân loại.Cầu chúa phù hộ cho bạn. Khi nó chuyển sang polymer, bạn có thể thay đổi tính dẻo dai và lưu động của hình thức. Đây là 1 ý tưởng cho 1 chiếc ghế 1 mẩu làm bằng polymer và bơm khí. Tự nhiên tạo ra các lỗ ở mọi thứ và giải phỏng hình thức. Nó bỏ đi mọi thứ xa lạ và đó là những gì tôi làm. Tôi tạo ra những vật hữu cơ thiết yếu. Và trông chúng cũng hiện đại nữa, nhưng -- Nhưng tôi không bắt tay vào làm những thứ hiện đại vì tôi nghĩ đó thực là mất mặt. Tôi bắt tay vào việc quan sát các hình thức tự nhiên. Nếu bạn tìm hiểu kỹ hơn ý tưởng về công nghệ fractal, hãy lấy 1 lớp màng thu nhỏ nó liên tục như tự nhiên làm: nó có thể là mặt của 1 chiếc ghế, 1 miếng lót cho giày thể thao, 1 chiếc ô tô gập thành ghế gồi. Wow. Hãy làm xem sao. Công việc là vậy. Đây là cái tồn tại trong tự nhiên. Sự quan sát cho phép chúng ta mang quá trình tự nhiên đó vào quá trình thiết kế hàng ngày. Đó là công việc tôi làm. Đây là 1 cuộc triển lãm đang diễn ra ở Tokyo. Nó có tên Thể Siêu Lỏng. Đó là cuộc khảo sát về điêu khắc của tôi. Nó giống Henry Moore thế kỷ 21. Khi bạn thấy 1 tác phẩm của Henry Moore bạn sẽ dựng tóc gáy. Có 1 sợi dây liên kết về tinh thần khá ngạc nhiên. Nếu ông ấy là 1 nhà thiết kế ô tô thì, haizzz, chúng ta sẽ được lái 1 chiếc. Ở thời của ông, ông là người trả nhiều thuế nhất nước Anh. Đó là sức mạnh của thiết kế hữu cơ. Nó đóng góp 1 phần lớn, khiến chúng ta có cảm giác còn tồn tại, có cảm giác liên hệ với vạn vật, cảm giác hoan lạc và bạn biết đấy kể cả khía cạnh tính dục xã hội, 1 điều rất quan trọng. Đây là tác phẩm nghệ thuật của tôi, là toàn bộ quá trình của tôi. Chúng là các tác phẩm nghệ thuật để bán. Chúng là các bản in rất lớn. Nhưng đây là cách tôi tiếp cận vật thể đó. Mỉa mai thay, vật thể đó do quy trình Killarney làm, 1 quy trình mới tinh cho thế kỷ 21, và tôi có thể nghe thấy Greg Lynn cười sặc sụa khi tôi nói thế. Tôi sẽ nói với các bạn sau. Khi nhìn vào các hình ảnh dữ liệu này, tôi thấy các điều mới mẻ. Nó tự gây cảm hứng. Các cấu trúc 2 nguyên tử và trùng tia, những thứ chúng ta đã không thể thấy nhưng bây giờ chúng ta có thể. Những cái này được tách nhân ra. Chúng hoàn toàn đươc tạo ra từ hư vô. Chúng được làm từ silica. Tại sao các cấu trúc từ ô tô không giống thế? San hô, mọi lực tự nhiên bỏ đi những thứ chúng không cần và truyền đi vẻ đẹp tột đỉnh. Chúng ta cần phải ở trong vương quốc đó. Tôi muốn làm được những thứ như thế. Đây là 1 chiếc ghế mới sẽ ra mắt thị trường vào tháng 9. Nó được thiết kế cho 1 công ty có tên Moroso ở Ý. Đó là 1 chiếc ghế polymer bơm khí. Những cái lỗ bạn thấy, có các phiên bản lọc, xuống nước của cực điểm cấu trúc 2 nguyên tử. Nó hài hòa với dòng chảy của polymer và bạn sẽ thấy -- có 1 hình ảnh sắp xuất hiện ngay bây giờ và thể hiện đầy đủ. Thật tuyệt khi các công ty Ý ủng hộ giấc mơ này. Nếu bạn thấy các bóng đen đi qua nó, thì chúng có thể còn quan trọng hơn cả sản phẩm nhưng đó là điều tối thiểu nó có. Đường cắt lõm ở phần lưng giúp bạn hít thở thoải mái Nó bỏ đi các vật liệu bạn không cần và nó thu hồi độ đàn hồi nữa Tôi muốn nhảy 1 điệu quá. Đây là tác phẩm hiện tại tôi đang làm. Tôi sẽ nhìn các cấu trúc bề mặt đơn lẻ và cách chúng lưu động -- cách chúng duỗi thẳng và chảy. Nó dựa trên các dạng hình học của đồ gỗ, nhưng đó không phải động lực cuối cùng. Nó được làm từ nhôm, so với nhôm, và nó được nuôi trồng. Nó được nuôi trồng trong tâm trí tôi, và toàn bộ quy trình tôi trải qua. Đây là 2 tuần trước ở CCP, Coventry, người đã xây dựng các phần cho Bentleys... Khi chúng ta đang nói chuyện với nhau ở đây thì công trình đang được xây dựng và năm tới sẽ cho ra mắt ở Phillips, New York. Tôi có mở 1 cuộc triển lãm lớn với các nhà đấu giá Phillips. Khi thấy các hình ảnh hoạt họa này thì trời ơi, tôi choáng luôn. Đây là điều diễn ra trong studio của tôi hàng ngày. Tôi đi du lịch và quay trở lại. Một số người có cái đó trên máy tính. Nên hàng ngày tôi cố gắng hình thành năng lượng sáng tạo trong studio Cảm giác nồi súp sôi sùng sục truyền tải các ý tưởng. Các sản phẩm bề mặt đơn lẻ. Đồ gỗ là 1 sản phẩm tiêu biểu. Bạn làm cách nào để làm những cái chân mọc ra từ 1 bề mặt. Tôi mong đến 1 ngày mình sẽ xây dựng được cái này. Và có lẽ tôi muốn xây nó từ bột, đường, polymer và các mẩu gỗ -- và tôi không biết nữa, có thể là tóc người. Tôi rất muốn thử cái đó, nếu có thời gian. Mặt kỳ quái lại xuất hiện và nhiều công ty không hiểu điều đó. Cách đây 3 tuần tôi làm việc với hãng Sony ở Tokyo. Họ nói, " Hãy cho chúng tôi 1 giấc mơ. " " Giấc mơ của chúng tôi là gì? Làm sao để đánh bại thằng Apple ta?" Tôi trả lời, '' Ấy các bác đừng bắt chước thằng Apple, đảm bảo đấy." Và tôi nói, " Các bác hãy sử dụng biopolymer." Họ nhìn thẳng vào tôi. Thật là lãng phí. (Tiếng cười) Không, đúng đấy. Mấy đứa dở hơi. Tôi đùa chút thôi. (Tiếng cười) Ý tôi là như vậy nhưng họ không tán thành. Tôi đã có hình ảnh này suốt 20 năm. Đó là hình ảnh 1 giọt nước nhỏ đọng trên sàn nóng suốt 20 năm. Đối với tôi đó là hình ảnh 1 chiếc xe. Chiếc xe của tương lai. Đó là 1 giọt nước. Tôi đã tranh cãi về điều này vì tôi không thể tin được. Các chiếc xe đều không ổn. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn thấy 1 thứ rất kỳ quái. Khi xem cái này, ai cũng phải cười. Nơi duy nhất không cười là ở Matxcova. Ô tô ở đó bao gồm 30,000 cấu kiện. Thật nực cười nhỉ? Chẳng lẽ bạn không thể sản xuất 1 chiếc từ 300 cấu kiện? Nó có 1 chảo làm bằng carbon-nylon có dạng máy hút bụi. Mọi thứ đều được tích hợp hoàn toàn. Cơ chế đóng mở như 1 thùng đựng bánh mỳ. Không động cơ. Trên lưng có 1 bảng pin mặt trời, và bộ pin ở trong bánh xe. Vẻ ngoài trông chẳng khác gì 1 chiếc xe đua công thức 1. Bạn có thể lấy chúng khỏi tường. Nạp năng lượng và xuất phát. 1 chiếc ô tô 3 bánh, đầy nữ tính và trong suốt, bạn có thể nhìn thấy người ngồi trong xe. Một phong cách lướt xe rất độc đáo. (Tiếng cười) Bạn thấy cái đó. Và bạn không bị hôn mê, tạm thời xa rời cuộc sống. Phía trước có 1 cái lỗ, và không phải là không có lý do. Đó là 1 chiếc xe chạy trong thành phố. Bạn lái xe và xuống xe. Bạn lái xe tới 1 cái vòi, xuống xe và nó đẩy bạn lên. Ban ngày, nó phơi bảng pin mặt trời dưới ánh nắng và ban đêm nó trở thành đèn đường. (Vỗ tay) Đó là những gì xảy ra nếu bạn thích đèn đường nhất sau đó mới đến chiếc xe. Các bong bóng này -- Bạn có thể thấy các bong bóng với các gói nước này, trôi linh tinh trên mặt đất, do Al lái. Khi ra mắt cái này ở Nam Phi, mọi người nói, " Uh này, chiếc xe trên 1 cái gậy. Như cái này." Bạn có thể tưởng tượng được không? Một chiếc xe trên 1 cái gậy. Nếu đặt nó bên cạnh kiến trúc đương thời tôi cảm thấy nó hoàn toàn tự nhiên. Và đó là điều tôi làm với đồ đạc của tôi. Tôi sẽ không đặt đồ đạc của Charles Eames vào các tòa nhà nữa. Quên nó đi. Chúng ta phải thay đổi. Tôi sẽ cố gắng xây dựng đồ đạc phù hợp với kiến trúc. Tôi sẽ cố gắng xây dựng các hệ thống giao thông. Tôi tham gia thiết kế may bay cho hãng Airbus -- Tôi làm mọi thứ để buộc các giấc mơ lấy cảm hứng từ tự nhiên về nhà. Tôi sẽ hoàn thành 2 thứ. Đây là công nghệ tạo khuôn mẫu cho 1 cái cầu thang. Đó là 1 công trình hiến tặng tới James, James Watson. Tôi xây dựng nó cho studio của mình. Tổng cộng tốn hết 250,000$. Hầu hết mọi người đi mua Aston Martin.Tôi đã xây dựng cái này. Đây là các dữ liệu đi kèm với nó. Cực kỳ phức tạp. Tốn mất 2 năm vì tôi phải tìm kiếm 1 thiết kế không béo. Những thứ dốc và hiệu quả. Các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Công trình này được xây dựng bằng composite, 1 nguyên tố đơn quay xung quanh để tạo ra 1 nguyên tố đầy đủ, và đây là tay vịn làm từ sợi các bon được chống đỡ ở 2 vị trí. Các vật liệu hiện đại cho phép chúng ta làm những thứ hiện đại. Đây là 1 bức ảnh chụp trong studio cho thấy nó hàng ngày trông như thế nào. Nếu bạn mắc chứng sợ độ cao thì đừng trèo lên làm gì. Nó hoàn toàn không có tay vịn, không vượt qua bất kỳ tiêu chuẩn nào. (Tiếng cười) Ai thèm quan tâm chứ? (Tiếng cười) Vâng, và nó có 1 tay vịn bên trong làm xương sống. Hoàn toàn tích hợp. Đó là studio của tôi, xây ngầm dưới đất. Nó ở quận Notting Hill ngay cạnh các tệ nạn -- mại dâm .... Nó nằm cạnh studio ban đầu của David Hockney. Nó có hệ thống chiếu sáng thay đổi suốt ngày. Nhân viên của tôi đi ăn trưa. Cánh cửa mở và họ quay vào, vì trời thường hay mưa và họ thà ở trong studio còn hơn. Đây là studio của tôi. So với từ trường Đại học Oxford, năm 1988. Năm ngoái tôi đã mua nó. Chúng quả thực rất khó kiếm. Nếu ai có 1 bộ xương cá voi, hãy bán cho tôi, tôi sẽ đặt nó trong studio. Tôi sẽ phân chia -- xen 1 video vào 1 chút. Đó là 1 video kiểu gia đình, tôi tự quay lúc 3 giờ sáng nhằm cho các bạn thấy thế giới thực của tôi ra sao. Các bạn chưa bao giờ thấy cả. Các bạn chưa bao giờ thấy 1 kiến trúc sư hay nhà thiết kế công khai thế giới thực của họ. Nó có tên Plasnet, là 1 chiếc ghế mới làm bằng polycarbonat sinh học tôi đang thực hiện ở Ý. Chiếc xe đạp bằng tre đầu tiên trên thế giới với ghi đông gập. Tất cả chúng ta nên lái 1 chiếc như thế. Khi Trung Quốc mua hết các xe vớ vẩn này, chúng ta nên lái những phương tiện như cái này. Đối trọng. Như tôi đã nói, đó là sự giao thoa giữa Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên và 1 phòng thí nghiệm của NASA. Nó chứa đầy các nguyên mẫu và vật thể. Nó tự truyền cảm hứng. Ý tôi là, 1 vài lần hiếm hoi ở đó, tôi đã rất thích và đón nhiều trẻ em tới -- rất nhiều trẻ em tới. Tôi là người làm hư mọi đứa trẻ của chủ nhà băng đầu tư đó -- những kẻ ngu đần. Xin lỗi -- (Tiếng cười) -- đó là 1 hạt giống mặt trời, là 1 khái niệm cho kiến trúc mới. Thứ ở trên đỉnh là cái đèn vườn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới -- cái đầu tiên được sản xuất. Giles Revell nên diễn thuyết ở đây ngày hôm nay -- các bức ảnh tuyệt vời chụp những thứ bạn không thể thấy. Mẫu điêu khắc đầu tiên tôi làm về cái đó ở Tokyo. Rất nhiều thứ. Có 1 chiếc ghế lá nhỏ -- phần màu vàng có tên là Lá được làm từ Kevlar. Trên tường là cuốn sách của tôi có nhan đề " Siêu Nhiên, " giúp tôi ghi nhớ những gì mình đã làm vì tôi khá đãng trí. Có 1 viên gạch ngậm khí tôi đã làm năm ngoái ở Limoges, trong các khái niệm về gốm sứ mới trong ngành kiến trúc. [ không rõ ], đang làm việc lúc 3 giờ sáng -- và tôi không trả lương ngoài giờ. Làm việc quá giờ là niềm đam mê thiết kế, nên hãy gia nhập nhóm hoặc là đừng. Không, điều đó là đúng. Những người như Tom và Greg -- chúng tôi đi du lịch rất khác người -- chúng tôi làm hài hòa mọi thứ. Tôi không biết làm sao mà chúng tôi lại làm được thế. Tuần tới, tôi sẽ ở hãng Electrolux, Thụy Điển sau đó đến Bắc Kinh vào thứ 6. Và khi nhìn thấy các bức ảnh của Ed, tôi nghĩ mình đến Trung Quốc làm khỉ gì chứ? Đúng thế. Đúng thế, vì trong toàn bộ cái này là 1 tâm hồn. Chúng ta cần có bản năng mới cho thế kỷ 21. Chúng ta cần kết hợp mọi thứ. Nếu tất cả những người diễn thuyết trong thời gian này cùng làm 1 chiếc xe, thì sẽ cực kỳ vui. Tôi đang làm 1 hệ thống X-light mới ở Nhật. Có giày dép Tuareg từ Nam Phi, 1 chiếc mặt nạ Kifwebe. Đây là các tác phẩm điêu khắc của tôi . Một cái khuôn đồng keo đông. Nghe như chương trình đố vui phải không? Tôi sắp kết thúc cuộc nói chuyện ở đây. Cảm ơn ông, James vì cảm hứng lớn lao của ông. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Liệu chúng ta có dám lạc quan? Vấn đề "Tỉ người ở đáy xã hội" đề cập đến một tỉ người đang bị kẹt cứng trong những nền kinh tế trì trệ từ 40 năm nay và vì thế họ bị tách biệt khỏi thế giới. Do đó, câu hỏi thật sự không phải là "Liệu chúng ta có thể lạc quan?" mà là, "Chúng ta mang hi vọng tới một tỉ người đó bằng cách nào?" Việc đó, theo tôi, là thách thức cơ bản nhất của sự phát triển hiện nay. Điều tôi sắp nói đây là một công thức bao gồm sự kết hợp của hai nguồn lực đang thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt, đó là sự tương thân tương ái và loại bỏ sự ích kỷ. Đó là lòng thương vì một tỉ người này đang sống trong những xã hội không có niềm hi vọng tối thiểu. Một thảm kịch của nhân loại. Đó là sự loại bỏ ích kỷ vì lợi ích chung, vì nếu khác biệt giữa các nền kinh tế kéo dài thêm 40 năm nữa, cùng với sự giao thoa xã hội toàn cầu, nó sẽ trở thành cơn ác mộng cho thế hệ con cháu chúng ta. Chúng ta cần lòng thương để bắt đầu và loại bỏ ích kỷ để nhìn nhận một cách nghiêm túc. Chính sự chung lòng sẽ thay đổi thế giới. Vậy, ý nghĩa thực sự của việc truyền hi vọng tới một tỉ người bần cùng đó là gì? Chúng ta thực sự có thể làm được những gì? Một hướng suy nghĩ tích cực, đó là "Chúng ta đã làm gì vào lần gần đây nhất khi nước giàu nghiêm túc trong việc giúp phát triển các vùng khác trên thế giới?" Hóa ra đó là một điểm sáng, tiếc là việc việc đó xảy ra lâu lắm rồi. Lần cuối mà nước giàu nghiêm túc về việc giúp đỡ các nước khác là vào cuối thập niên 1940. Vâng, tôi đang nói đến vùng đất thịnh vượng Hoa Kỳ và khu vực cần được vực dậy chính là Châu Âu, vùng đất của tôi Đó là Châu Âu sau chiến tranh. Tại sao lúc đó Mỹ lại nghiêm túc? Không phải chỉ vì lòng thương dành cho Châu Âu. Mà đó là vì bạn biết bạn cần phải làm, bởi cuối những năm 1940, liên tiếp các nước Trung Âu gia nhập vào khối Soviet, và Mỹ biết mình không còn sự lựa chọn khác Châu Âu cần được kéo vào quỹ đạo phát triển kinh tế. Vậy nước Mỹ đã làm những gì vào thời điểm ấy? Đúng thế, các bạn đã cung cấp một chương trình viện trợ lớn. Rất cảm ơn Là Hỗ trợ Marshall: hãy làm lại. Viện trợ là một phần của giải pháp. Nhưng, Mỹ còn làm gì nữa? Vâng, các bạn đã bỏ chính sách giao thương và làm ngược lại Trước chiến tranh, Mỹ rất hạn chế giao thương. Sau chiến tranh, Mỹ đã mở cửa với Châu Âu, Mỹ kéo Châu Âu vào nền kinh tế toàn cầu, lúc đó là nền kinh tế Mỹ và tổ chức tự do giao thương, qua việc thành lập hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch Vậy, chính sách giao thương đã bị lật ngược hoàn toàn. Mỹ còn làm gì khác? Đúng thế, các bạn đã lật ngược hoàn toàn chính sách an ninh Trước chiến tranh, chính sách an ninh của Mỹ theo khuynh hướng biệt lập Sau chiến tranh, các bạn đã phá bỏ nó và đưa 100,000 quân tới Châu Âu trong hơn 40 năm Chính sách an ninh bị lật ngược. Còn gì khác nữa? Mỹ còn phá bỏ "Điều lệnh thứ 11" về chủ quyền quốc gia Trước chiến tranh, Mỹ coi chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm và vì thế Mỹ không tham gia Hội Quốc Liên Sau chiến tranh, các bạn thành lập Liên Hiệp Quốc, và thành lập Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế, lập Quỹ tiền tệ thế giới, khuyến khích Châu Âu thành lập cộng đồng chung -- tất cả hệ thống đó nhằm sự tương hỗ giữa các chính phủ. Đây vẫn chỉ là bề nổi của những chính sách hiệu quả: trợ giúp, thương mại, an ninh, chính phủ. Tất nhiên, ngày nay khi đi chi tiết vào từng chính sách sẽ có sự khác biệt vì những khó khăn cũng rất khác. Đó còn là chuyện xây dựng lại Châu Âu mà là xóa bỏ cách biệt đối với một tỷ người cùng cực để họ thực sự có thể theo kịp. Điều đó khó khăn hơn hay đơn giản hơn? Chúng ta ít nhất phải có được ý thức giống như trước đây. Xin bàn về một trong bốn điều, trợ giúp, thương mại, an ninh, chính phủ. Tôi sẽ nói về chính sách có vẻ yếu thế nhất, điều dễ hiểu và cốt yếu-- các chính phủ, hệ thống tương hỗ chính phủ các chính phủ - Tôi sẽ đưa ra một ý tưởng làm thế nào củng cố quản lí nhà nước, tôi sẽ chỉ ra ngày nay điều đó vô cùng quan trọng. Cơ hội chúng ta sẽ hướng tới là nền tảng lạc quan cho một tỉ người nghèo khổ, và đó là sự bùng nổ hàng hóa. Bùng nổ hàng hóa là việc bơm những khoản tiền chưa từng có vào nhiều, mặc dù không phải tất cả, vào những nước có dân chúng nghèo khổ. Một mặt, họ bơm tiền vào vì giá cả hàng hóa còn cao, nhưng không chỉ thế. Đã có nhiều phát hiện nguồn dự trữ tại đó. Uganda vừa khám phá ra dầu, tại nơi gần như là khắc nghiệt nhất Trái Đất. Ghana đã tìm ra dầu; Guinea vừa khai thác lượng lớn quặng sắt từ lòng đất. Ồ, thật nhiều phát hiện mới. Nguồn thu từ chúng duy trì những viện trợ nhỏ. Đây là một ví dụ: Chỉ riêng Angola đã thu 50 triệu đô mỗi năm nhờ dầu thô Năm ngoái họ đã tài trợ 34 tỉ đến 60 nước có 1 tỉ người nghèo. Dòng chảy tài nguyên qua hiện tượng bùng nổ hàng hóa đến với một tỉ người nghèo là chưa từng có. Thật lạc quan. Vậy câu hỏi là làm thế nào điều đó giúp cho sự phát triển của họ? Đó là cơ hội lớn cho sự phát triển toàn diện. Liệu cơ hội đó sẽ được chớp lấy? Đây là một nghiên cứu nhỏ tôi đã làm từ "một tỉ người nghèo nhất", nó khá mới. Tôi đã xem xét mối quan hệ giữa giá hàng hóa xuất khẩu cao hơn và sự phát triển của các nước xuất khẩu đó. Tôi đã nghiên cứu tất cả các nước trên toàn thế giới trong 40 năm qua, và tôi đã xem xét mối quan hệ đó là gì Trong thời gian ngắn, 5 đến 7 năm đầu, kết quả rất tuyệt Đúng như mong đợi: mọi thứ đều đi lên. Bạn có nhiều tiền hơn vì cán cân thương mại được cải thiện, nhưng nó cũng giúp tổng số sản phẩm. GDP tăng lên nhiều - tuyệt vời! Đó là trước mắt. Vậy lâu dài thì sao? Trở lại 15 năm sau đó. Trong thời gian ngắn, kết quả rất tốt. Nhưng về lâu dài, nó thực sự tồi tệ. Đi lên trong thời gian ngắn, nhưng sau đó hầu hết các nước có kết cục tồi tệ hơn so với nếu không có đợt bùng nổ đó. Đó không phải là dự báo về cách thức giá hàng hóa giao động; mà là dự báo về hệ quả lâu dài đối với sự phát triển nhờ sự tăng giá. Vậy, chỗ sai ở đâu? Tại sao có "lời nguyền tài nguyên", đúng như tên gọi Một lần nữa, tôi nhận thấy rằng vấn đề mấu chốt là trình độ quản lí, trình độ ban đầu của quản lí kinh tế, khi sự bùng nổ nguyên liệu xuất hiện. Trên thực tế, nếu quản trị đủ tốt, sự bùng nổ sẽ không xảy ra. Bạn đi lên trong thời gian ngắn, và tiếp tục lâu dài. Đó là Na uy, đất nước giàu nhất Châu Âu. Là Úc, hay Canada. Lời nguyền tài nguyên hoàn toàn gắn với những nước dưới ngưỡng quản lí nhà nước. Họ vẫn đi lên trong ngắn hạn. Đó là điều ta đang thấy ở những nước nghèo nhất. Tỉ lệ tăng trưởng cao nhất họ từng có. Câu hỏi đặt ra là: liệu thành quả ngắn hạn có duy trì được không. Với cách quản trị tồi tệ trong quá khứ. suốt 40 năm qua, điều này đã không xảy ra. Đó là những nước như Nigeria, tồi tệ hơn là nếu họ không có dầu mỏ. Vậy, có một ngưỡng mà, trên ngưỡng đó họ sẽ phát triển trong dài hạn, và dưới ngưỡng đó họ đi xuống. Để thử lấy ví dụ về ngưỡng đó, trình độ quản trị của Bồ Đào Nha vào giữa những năm 1980. Câu hỏi đặt ra ở đây là: họ ở trên hay dưới ngưỡng đó? Có sự thay đổi rất lớn kể từ sự bùng nổ hàng hóa vào thập niên 1970, đó là sự phổ biến của chế độ dân chủ. Điều này làm tôi suy nghĩ rằng: có lẽ đó là điều làm thay đổi khả năng quản trị ở những nước nghèo. Có lẽ chúng ta cần lạc quan hơn vì có sự lan tỏa của chế độ dân chủ. Tôi nhận thấy. Chế độ dân chủ có nhiều tác động rất mạnh mẽ-- không may, đó là tác động tiêu cực. Nền dân chủ làm cho sự bùng nổ năng lượng trở nên lộn xộn hơn cả nền chuyên chế. Ở giai đoạn đó, tôi chỉ muốn vứt bỏ những nghiên cứu của mình, nhưng-- (cười) hóa ra nền dân chủ phức tạp hơn thế. Bởi vì có hai khía cạnh khác biệt của chế độ dân chủ: đó là cuộc đua bầu cử, điều quyết định ai sẽ dành được quyền lực và sự kiểm soát-cân bằng để quyết định cách sử dụng quyền lực. Hóa ra cuộc đua bầu cử là điều đang hủy hoại chế độ dân chủ, trong khi sự kiểm soát-cân bằng giữ cho sự bùng nổ năng lượng được an toàn. Vậy, điều mà các quốc gia của 1 tỷ người nghèo cần là một hệ thống tam quyền phân lập chặt chẽ. Họ chưa có điều đó Họ đột ngột tiến tới nền dân chủ vào những năm 1990: những cuộc bầu cử không có sự kiểm soát-cân bằng. Làm sao để cải thiện quản trị và thực hiện tam quyền phân lập. Trong tất cả các nước nghèo, có những cuộc đấu tranh quyết liệt để thực hiện điều đó. Một kiến nghị đơn giản là nên có một vài tiêu chuẩn quốc tế, không mang tính bắt buộc, nhưng phải nói lên những điểm quyết định cần được tiến hành đúng quy trình để kiểm soát những nguồn thu từ tài nguyên. Chúng ta biết những tiêu chuẩn quốc tế này sẽ hiệu quả, chúng ta cũng đã có một tiêu chuẩn rồi. Đó là Sáng kiến Minh bạch trong Công nghiệp Khai thác. Đó là cách đơn giản khi nhà nước công khai về các khoản thu. Ngay khi việc này được đề xuất các nhà cải cách ở Nigeria áp dụng, và công bố nguồn thu thông qua văn bản. Lượng tiêu thụ báo ở Nigeria tăng vọt. Mọi người muốn biết chính phủ đạt được gì về mặt nguồn thu. Chúng ta biết nó hiệu quả. Vậy nội dung của những tiêu chuẩn quốc tế này là gì? Tôi không thể nói hết, nhưng có thể đưa cho bạn một ví dụ. Đầu tiên, làm sao để lấy nguồn nguyên liệu ra khỏi lòng đất - đó chính là quá trình của nền kinh tế và đặt nó trên mặt đất. Bước đầu tiên là rao bán quyền khai thác nguyên liệu. Bạn có biết quyền này đang được bán như thế nào không? Và nó được bán như thế nào 40 năm qua? Một công ty đến, thỏa thuận với 1 bộ trưởng. Điều đó rất tuyệt đối với công ty, và thường rất hấp dẫn đối với ngài bộ trưởng -- (cười) nhưng không tốt cho đất nước đó. Có một thể chế rất đơn giản có thể thay đổi điều này đó là các cuộc đấu giá được kiểm định. Cơ quan nhà nước với chuyên môn tốt nhất là kho bạc - kho bạc nước Anh Cơ quan này quyết định bán quyền cho thế hệ điện thoại di động thứ ba qua việc làm rõ quyền này giá trị thế nào. Họ xác định nó đáng giá 2 tỷ pounds. Đúng lúc một vài nhà kinh tế đến và nói rằng "Sao không đấu giá? Đấu giá thì biết giá trị thực ngay mà?" Cuối cùng nó được định giá 20 tỷ pounds. Nếu như kho bạc Anh đã có thể mất số tiền lớn gấp 10 lần, thì bộ trưởng tài chính của Sierra Leone sẽ thế nào đây? (Cười) Tôi đã đề đạt với tổng thống Sierra Leone, hôm sau ông yêu cầu ngân hàng thế giới gửi đến một nhóm tư vấn chuyên môn về việc tổ chức buổi đấu giá. Có 5 điểm quyết định: mỗi điểm cần một tiêu chuẩn quốc tế. Nếu làm được, chúng ta có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể giúp đỡ những nhà cải cách đang chật vật với việc thay đổi. Đó là vai trò khiêm tốn của chúng ta. Chúng ta không thể thay đổi xã hội, nhưng chúng ta có thể giúp những người đang hàng ngày chật vật và thất bại, vì số đông vẫn đang chống lại họ. và cho đến giờ, chúng ta chưa có luật. Nếu suy nghĩ thì, Ban hành các luật lệ quốc tế không mất gì cả. Vậy tại sao lại nó không tồn tại? Tôi nhận ra nguyên nhân không nằm ở đó mà là cho đến khi chúng ta có một xã hội gồm những công dân hiểu biết, thì các chính trị gia sẽ làm được. Đó là khi ta có một xã hội được thông tin đầy đủ, thì những gì các chính trị gia làm, đặc biệt là ở châu Phi, là : những việc có vẻ tốt, nhưng không hiệu quả. Và tôi nhận thấy rằng, chúng ta cần phải thông qua thương mại để xây dựng một xã hội có thông tin. Đó là lý do tôi phá bỏ mọi nguyên tắc ứng xử của một nhà kinh tế học, để viết một cuốn sách kinh tế có thể đọc trên bãi biển. (Cười) Tuy vậy, phải nói rằng quá trình giao tiếp không tự nhiên đến với tôi. Đó là lý do tôi đứng trên sân khấu này, nhưng đáng báo động. Tôi lớn lên trong một nền văn hóa sống khép kín. Vợ tôi cho tôi xem 1 bình luận về 1 bài thuyết trình của tôi Bình luận đó nói rằng: "Collier không được lôi cuốn lắm-- (Cười) - nhưng lý lẽ của ông ấy khá thuyết phục." (Cười) (vỗ tay) Nếu các bạn cũng nghĩ như vậy, và cũng cho rằng cần phải có 1 xã hội hiểu biết, thì bạn sẽ nhận ra rằng tôi cần bạn. Xin hãy trở thành những đại sứ để truyền thông điệp này. Cảm ơn các bạn (vỗ tay) Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thực vật, có thể cảm nhận mức độ độc tính trong đất và thể hiện mức độ độc tính đó thông qua màu sắc của lá. Sẽ ra sao nếu thực vật cũng có thể loại bỏ độc tố trong đất? Thay vào đó, sẽ ra sao nếu như thực vật phát triển vỏ bọc riêng hoặc được tạo ra chỉ để thu hoạch bởi những người sở hữu máy móc được cấp bằng sáng chế? Điều gì xảy ra khi thiết kế sinh học được điều khiển bởi động cơ của việc sản xuất hàng hóa hàng loạt? Thế giới đó sẽ như thế nào? Tên tôi là Ani, là nhà thiết kế và nghiên cứu viên tại MIT Media Lab, nơi tôi là thành viên của một nhóm khá là mới và duy nhất tên Design Fiction, nơi giao thoa giữa khoa học viễn tưởng và khoa học thực tế. Và tại MIT, tôi rất may mắn khi được làm việc cùng nhiều nhà khoa học nghiên cứu mọi khía cạnh trên các lĩnh vực như thần kinh học tổng hợp, trí tuệ nhân tạo, sự sống nhân tạo và tất cả các thứ liên quan. Ở bên kia khuôn viên là nơi tụ hội của những nhà khoa học thực sự xuất sắc, họ luôn tự đặt câu hỏi như: "Làm thế nào để thế giới tốt đẹp hơn?" Một trong những điều mà nhóm của tôi băn khoăn là: "Cái gì tốt hơn?" Cái gì tốt hơn cho bạn, cho tôi, cho một phụ nữ da trắng, cho một người gay, một cựu chiến binh, một đứa bé phải gắn tay giả? Công nghệ không bao giờ ở vị trí trung lập. Nó sắp đặt sự thật và phản ánh bối cảnh. Bạn có hình dung nó sẽ nói gì về sự cân bằng công việc-đời sống nơi công sở nếu ngay từ đầu xuất hiện vấn đề tiêu chuẩn không? (Cười) Tôi tin nó giữ vai trò của những nghệ sĩ và nhà thiết kế trong việc gia tăng những thắc mắc quan trọng. Nghệ thuật là việc bạn nhìn và cảm nhận tương lai như thế nào, và hôm nay là thời khắc tuyệt vời để là một nhà thiết kế, để mọi công cụ mới có thể tiếp cận với loài người. Ví dụ, sinh học tổng hợp tìm cách mô tả sinh học như một vấn đề về thiết kế. Thông qua những tiến bộ này, chúng tôi đặt ra câu hỏi: "Đâu là vai trò và trách nhiệm của một nghệ sỹ, nhà thiết kế, nhà khoa học hay nhà kinh doanh?" Sinh học tổng hợp hay kỹ thuật năng lượng có ý nghĩa gì, và chúng định hình những quan niệm của ta về tầm quan trọng của chúng như thế nào? Chúng tiềm ẩn những gì tới cộng đồng, tới sự tiến hóa và đâu là phần thưởng của trò chơi này? Nghiên cứu đầu cơ mang tính suy đoán của tôi tại thời điểm hiện tại cùng với tổng hợp sinh học, với kết quả bị tác động bởi cảm xúc nhiều hơn. Tôi bị ám ảnh với khứu giác như một không gian đầy sáng tạo, và dự án này được khởi động với ý tưởng là chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể có một mùi hương thỏa mãn, smelfie? (Cười) Liệu bạn có thể lấy được mùi hương của chính cơ thể mình và gửi đến người yêu? Thật thú vị, tôi đã khám phá ra truyền thống của người Áo vào thế kỷ 19, những cặp đôi đang tán tỉnh nhau đã nhét một miếng táo dưới nách trong khi khiêu vũ vào lúc chiều tối, cô gái sẽ đưa cho anh chàng khiến cô ta phải lòng miếng táo đó, và nếu có cảm tình, anh ta sẽ ăn nó. (Cười) Nổi tiếng là, Napoleon đã viết rất nhiều thư tình cho Josephine, nhưng điều đáng nhớ nhất chính là ghi chú ngắn gọn và khẩn cấp này: "Ba ngày ở nhà đừng tắm". (Cười) Napoleon và Josephine đều thích hoa violet. Josephine dùng nước hoa violet, trang trí hoa violet trong ngày cưới, Napoleon tặng bà một bó hoa violet mỗi năm nhân ngày kỷ niệm. Khi Josephine qua đời, ông đã trồng violet tại phần mộ của bà, và trước khi bị lưu đầy, ông quay lại ngôi mộ, ngắt một khóm hoa, cất trong cái mề đay và đeo nó cho đến khi ông mất. Tôi thực sự rất cảm động, Tôi nghĩ, tôi có thể làm ra Violet để ngửi giống như Josephine không? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thời gian còn lại khi bạn đến thăm nơi của cô ấy bạn có thể ngửi Joephine giống như Napoleon yêu cô ấy? Chúng ta có thể tạo ra nghi thức tang mới, nghi thức mới để ghi nhớ không? Cuối cùng, chúng tôi đã tạo ra cây chuyển đổi gen để làm tăng lợi nhuận cây trồng đứng để vận chuyển cây trồng có thời hạn sử dụng dài cây trồng có vị ngọt nhưng kháng côn trùng thỉnh thoảng tốn phí cho giá trị dinh dưỡng Chúng ta có thể khai thác cùng công nghệ cho một đầu ra nhạy cảm cảm xúc? Hiện nay trong phòng thí nghiệm của tôi Tôi đang nghiên cứu câu hỏi ấy Và hóa ra nó rất phức tạp Các yếu tố như chế độ ăn của bạn, thuốc của bạn, cách sống của bạn. tất cả nhân tố theo cách bạn ngửi Và tôi phát hiện mồ hôi của bạn hầu như không mùi nhưng vi khuẩn và vi sinh trong bạn chịu trách nhiệm tạo ra mùi của bạn, tâm trạng của bạn và nhận dạng bạn và nhiều hơn thế nữa. Và tất cả những loại phân tử bạn tạo ra Nhưng bạn chỉ nhận thức được tiềm thức Vì thế tôi đã ghi lại và thu thập vi khuẩn từ những phần khác nhau của cơ thể Sau khi nói chuyện với một nhà khoa học, chúng tôi nghĩ có thể sự kết hợp hoàn hảo của Ani giống như 10% xương đòn, 30% dưới cánh tay, 40% dòng bikini và vân vân và thỉnh thoảng tôi để các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm khác lấy lượng hít vào từ mẫu thử của tôi. Và thật thú vị khi nghe cách ngửi mùi của cơ thể là nhận thức bên ngoài của bộ phận cơ thể. Tôi nhận được phản hồi như mùi giống như hoa, giống gà, giống bánh bột ngô nướng. giống thị bò carnitas. (Cười) Đồng thời, tôi nghiên cứu một loài thực vật ăn thịt vì khả năng phát ra mùi thịt để thu hút côn trùng trong một nổ lực nhằm tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn của tôi và loài sinh vật này. Và vì nó xảy ra Tôi ở MIT và tôi ở bar và tôi đã nói chuyện với một nhà khoa học là một nhà khoa học về hóa học và thực vật, và tôi kể với anh ấy về dự án của tôi, và anh ấy đúng,"Tốt, nó nghe như như thực vật học cho người phụ nữ cô độc". (Cười) Bình tĩnh, tôi nói, "Ok" Tôi thách thức anh ấy "Chúng tôi có thể tạo ra một loài thực vật có thể yêu tôi không ? Và cho một vài lí do, anh ấy nói, "Chắn chắn, tại sao không?" Và chúng tôi bắt đầu, liệu chúng tôi có thể tạo ra thực vật hướng về tôi giống như tôi là mặt trời? Và vì thế chúng tôi tìm kiếm cơ chế trong thực vật như tính hướng quang cái tạo ra thực vật phát triển theo hướng mặt trời bằng cách sản xuất hormone giống như auxin, cái làm tế bào dài ra trong bóng râm Và tôi đang tạo ra một loại son môi cái được truyền những chất hóa học cho phép tôi tương tác với thực vật trên chất hóa học riêng của nó son môi làm thực vật phát triển nơi tôi hôn vào cây ra hoa nơi tôi hôn hoa Và trong suốt dự án Tôi đang hỏi những câu hỏi ấy, chúng ta định nghĩa thiên nhiên như thế nào? Chúng ta định nghĩa thiên nhiên như thế nào khi chúng ta có thể tái tạo lại các đặc điểm của nó? và chúng ta nên làm điều ấy khi nào? Chúng ta nên làm nó vì lợi ích chăng? Liệu chúng ta có thể làm nó cho việc kết thúc cảm xúc? Có thể sử dụng công nghệ sinh học để tạo ra công việc như di chuyển như âm nhạc? Ngưỡng của giữa khoa học Và khả năng hình thành phong cảnh cảm xúc của chúng tôi? Đó là một thần chú thiết kế nổi tiếng hình thức đó theo sau chức năng. Tốt, bây giờ, chèn ở một nơi nào đó giữa khoa học, thiết kế và nghệ thuật. Tôi nhận được yêu cầu, Điều gì xảy ra nếu hư cấu cho biết tực tế? Loại phòng thí nghiệm R & D trông như thế nào và loại câu hỏi chúng ta hỏi cùng nhau là gì? Chúng ta thường nhìn vào công nghệ như là câu trả lời Nhưng như là một nghệ sĩ và nhà thiết kế, Tôi muốn hỏi, nhưng câu hỏi là gì? Cảm ơn (vỗ tay) (Guitar) (Hát) Chiếc tàu lượn trên cao, hay chiếc đu quay dưới thấp. Ở trên kia là thiên đường rực sáng. Nhưng dưới đó, là địa ngục tăm tối. Bạn tóm lấy chiếc chuông, rung nó thật mạnh và xin dừng vòng quay, nhưng khi nào họ muốn cuộc chơi kết thúc, bạn cũng chẳng biết được đâu. Người ta sẽ nói với bạn một thứ, Họ lừa bạn rằng, thứ đó sẽ làm đời bạn trọn vẹn. Vậy nên, bạn cống hiến hết mình, và bạn phải cuốn gói ra đường. Rồi một ngày bạn tỉnh giấc, người ta bảo bạn, "cậu đẹp như một nữ hoàng," nhưng rồi bạn phát hiện ra sự thật là, họ đang lừa dối bạn trắng trợn. Chiếc tàu lượn trên cao, hay chiếc đu quay dưới thấp. Ở trên kia là thiên đường rực sáng. Nhưng dưới đó, là địa ngục tăm tối. Bạn tóm lấy chiếc chuông, rung nó thật mạnh và xin dừng vòng quay, nhưng khi nào họ muốn cuộc chơi kết thúc, bạn cũng chẳng biết được đâu. Người mà bạn yêu quý, họ cũng yêu bạn. Oh yeah... Yêu bạn đến cùng trời cuối đất. Nhưng khi bạn sa cơ lỡ vận, họ sẽ không ngần ngại bỏ rơi bạn. Họ quây quanh bạn, nhận anh em bạn bè với bạn, khi bạn có mọi thứ. Khi bạn sa cơ lỡ vận, họ sẽ lại bỏ rơi bạn mà thôi. Chiếc tàu lượn trên cao, hay chiếc đu quay dưới thấp. Ở trên kia là thiên đường rực sáng. Nhưng dưới đó, là địa ngục tăm tối. Bạn tóm lấy chiếc chuông, rung nó thật mạnh và xin dừng vòng quay, nhưng khi nào họ muốn cuộc chơi kết thúc, bạn cũng chẳng biết được đâu. Bạn cho rằng tôi bi quan, tất cả những thứ tôi nói đều là lừa dối, nhưng, kinh nghiệm chỉ cho tôi rằng, sự cẩn thận đó là cần thiết. Sự cẩn thận khiến bạn dè dặt. Và dè dặt, bạn sẽ lỡ thời cơ, vậy nên bạn mạnh mẽ chớp lấy cơ hội, mà chẳng suy nghĩ đến cái giá phải trả, Chiếc tàu lượn trên cao, hay chiếc đu quay dưới thấp. Ở trên kia là thiên đường rực sáng. Nhưng dưới đó, là địa ngục tăm tối. Bạn tóm lấy chiếc chuông, rung nó thật mạnh và xin dừng vòng quay, nhưng khi nào họ muốn cuộc chơi kết thúc, thực sự kết thúc... bạn không bao giờ biết được đâu. Chiếc tàu lượn trên cao, hay chiếc đu quay dưới thấp. Chiếc tàu lượn trên cao, Yeah... Chiếc đu quay... Chiếc đu quay... Chiếc đu quay... Chiếc đu quay... Chiếc đu quay... (Vỗ tay) Michael Pemberton. (Vỗ tay) Cám ơn các bạn rất nhiều! Tám năm trước, tôi bị ma ám. Lúc đó tôi 25 tuổi tôi sống trong một căn nhà nhỏ phía sau nhà của một người khác tại Los Angeles. Đó là một nhà khách, đã có phần đổ nát xiêu vẹo, không được ai để ý từ lâu Và một đêm, khi tôi ngồi đó tôi có những cảm giác ma quái, cảm giác như đang bị ai đó theo dõi. Nhưng không có ai ở đó cả ngoài hai con chó của tôi, đang nằm gặm chân chúng. Tôi nhìn xung quanh. Không có ai cả. Và tôi nghĩ, được rồi chỉ là do tôi tưởng tượng ra mà thôi. Nhưng cảm giác càng ngày càng tồi tệ hơn, tôi bắt đầu cảm thấy tức ngực, kiểu như khi nhận được một tin tức xấu. Và nó bắt đầu ép xuống ngày càng sâu, gần như phát đau. Và sau suốt cả tuần đó, cảm giác cứ mỗi ngày một tệ hơn. Và tôi bắt đầu tin rằng có một thứ gì đó ở đây trong căn nhà khách nhỏ của mình, ám tôi. Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng động này, tiếng "vút" như có luồng gió vừa xoẹt qua tôi. Tôi gọi cho Claire, bạn thân nhất của tôi, và nói: "Tớ biết điều này có vẻ điên rồ, nhưng, à... tớ nghĩ trong nhà mình có ma, tớ phải đuổi nó ra." Và cô ấy nói, cô ấy có đầu óc rất cởi mở, cô ấy bảo: "Tớ không nghĩ cậu bị điên. Tớ nghĩ là cậu phải làm tẩy uế." (Cười) "Hãy kiếm một ít lá xô thơm và đốt lên, và bảo chúng hãy cút đi." Tôi nói "Được thôi" và tôi ra ngoài mua lá xô thơm. Tôi chưa từng làm việc này bao giờ, nên tôi châm lá xô vào ngọn lửa, khua chúng lên, và nói "Cút đi! Đây là nhà tao! Tao sống ở đây. Chúng mày không được phép ở đây!" Nhưng cảm giác vẫn giữ nguyên. Chẳng gì khá hơn. Rồi tôi bắt đầu nghĩ, À, giờ thì cái thứ đó có lẽ đang cười nhạo mình, vì nó vẫn chưa đi, và tôi thì trông giống như một thứ yếu đuối, bất lực không thể đuổi được nó đi. Vậy là mỗi ngày, tôi về nhà và các bạn ạ, cảm giác tệ đến nỗi... ý tôi là, giờ tôi đang cười khi nhắc về nó nhưng lúc đó đêm nào tôi cũng ngồi trên giường và khóc. Và cảm giác ở ngực tôi ngày càng tồi tệ. Nó thực sự đau. Và tôi đến một nhà tâm thần học cố gắng bắt bà ấy kê đơn cho mình, nhưng bà ấy không thể vì tôi không bị tâm thần phân liệt, được chứ! (Cười) Nên cuối cùng tôi vào Internet và tra Google "ma ám". Và tôi tình cờ vào diễn đàn những thợ săn ma này. Nhưng đó là những thợ săn ma đặc biệt... họ rất hoài nghi. Họ cho rằng tất cả những trường hợp có ma họ điều tra từ trước tới nay cuối cùng đều được giải thích bằng khoa học. Và tôi đã kiểu như "Được rồi, những chàng thông minh, đây là việc xảy ra với tôi, nếu các anh có lời giải thích nào, tôi rất muốn được biết." Và một trong số họ nói "Được rồi, ừm, chị đã nghe nói về ngộ độc khí cacbon monoxit chưa?" Và tôi nói "Có tôi biết, như kiểu ngộ độc khí gas phải không?" Ngộ độc cacbon monoxit là khi có một nguồn khí gas rò rỉ trong nhà bạn. Tôi tra cứu lại, và triệu chứng ngộ độc khi cacbon monooxit bao gồm tức ngực, ảo giác âm thanh... tiếng "vút"... một cảm giác sợ hãi không giải thích được. Vậy là đêm đó, tôi gọi cho công ty gas. Tôi nói "Tôi có việc khẩn cấp. Tôi cần các anh đến đây ngay. Tôi không muốn nói chuyện ngay lúc này, nhưng làm ơn đến đây ngay." (Cười) Họ tới, và tôi nói "Tôi nghi có rò gas". Họ mang theo máy dò khí cacbon monoxit và họ nói "Rất may là chị gọi cho chúng tôi tối nay, vì nếu không chị đã có thể bị chết, rất nhanh." Ba mươi bảy phần trăm người Mỹ tin chuyện nhà bị ma ám, và tôi tự hỏi bao nhiêu trong số họ từng ở trong một căn nhà như vậy, bao nhiêu người trong họ từng gặp nguy hiểm. Và câu chuyện ma ám đó đã đưa tôi tới công việc hiện nay. Tôi là một nhà điều tra, theo hai nghĩa: Tôi là một phóng viên điều tra, tôi cũng là một người điều tra những tuyên bố về hiện tượng huyền bí và tâm linh. Và điều đó có nghĩa là, đôi khi tôi giả vờ cần làm lễ trừ tà để có thể - vâng đúng vậy! - có thể tới gặp một thầy trừ tà để xem liệu ông ta có sử dụng những mánh lới quảng cáo và tâm lý để cố thuyết phục người khác là họ bị ma ám hay không. Đôi khi điều đó có nghĩa là tôi giả làm thành viên một nhóm cực đoan mà tôi sẽ viết về họ trong một chương trình podcast tôi đồng tổ chức. Và tôi đã thực hiện 70 vụ điều tra như vậy với bạn tôi, Ross. Và tôi vui mừng thông báo với bạn rằng 9 trong 10 trường hợp, khoa học thắng! Giải quyết vấn đề! Mọi thứ đều được giải thích! Không phải vậy! Sự thật là, 10 trên 10 trường hợp, khoa học thắng, giải quyết vấn đề! (Vỗ tay) Và điều đó không có nghĩa là bí ẩn không hề tồn tại. Tất nhiên, có những bí ẩn, nhưng bí ẩn là bí ẩn, không phải là hồn ma. Và giờ, tôi tin rằng có hai loại sự thật, và tôi đã mất một thời gian để hiểu được, nhưng tôi nghĩ điều này đúng, vậy hãy để tôi nói hết đã. Tôi nghĩ có sự thật bên ngoài, và sự thật bên trong. Nên nếu bạn nói với tôi: "Có một người đàn ông tên Jesus từng tồn tại." Là sự thật bên ngoài, phải không? Ta có thể đi tìm trong các ghi chép lịch sử Ta có thể xác định việc đó có đúng hay không. Và tôi có thể nói, điều đó có lẽ thực sự đúng. Nhưng nếu bạn nói "Jesus trỗi dậy từ cái chết". Ồ, rắc rối hơn đây. (Cười) Tôi có thể nói đó là một tuyên bố về sự thật bên ngoài, vì ông ấy hoặc sống dậy hoặc không. Tôi sẽ không bàn về việc ông ấy có sống dậy hay không, nhưng đó là tuyên bố về sự thật bên ngoài. Điều đó hoặc xảy ra hoặc không. Nhưng nếu bạn nói "Tôi không cần biết ông ấy có trỗi dậy từ cái chết không. Đó là biểu tượng quan trọng đối với tôi, hình ảnh ẩn dụ đó vô cùng có ý nghĩa đối với tôi, và tôi sẽ không cố thuyết phục bạn về điều đó", thì bạn đã chuyển sự thật bên ngoài thành bên trong, từ khoa học sang nghệ thuật. Và tôi cho rằng chúng ta có một khuynh hướng không hiểu rõ về việc cố gắng chuyển sự thật bên trong thành sự thật bên ngoài. Hay không công bằng với người khác về việc đó. Khi người khác nói với chúng ta về sự thật bên trong để cố gắng bảo vệ những sự thật bên trong bằng tiêu chuẩn sự thật bên ngoài. Ở đây tôi đang nói về sự thật bên ngoài, những sự vật khách quan. Và có một sự thật khách quan trong ngôi nhà bị ám của tôi, phải không? Giờ khi tôi đã nói với bạn về việc rò gas, tôi nghĩ khó có ai ở đây lại kiểu như: "Tôi vẫn nghĩ có một con ma..." (Cười) Vì ngay khi ta có lời giải thích khoa học, ta biết từ bỏ ý nghĩ về ma quỷ. Ta dùng chúng làm lời giải thích tạm thời cho những gì ta chưa giải thích được. Ta không tin chúng vì có chứng cớ; ta tin vì thiếu chứng cớ. Và có một nhóm ở Los Angeles được gọi là Nhóm Điều tra Độc lập, hay IIG họ đã làm một việc rất tuyệt. Họ sẽ trao giải thưởng 10.000 đô cho ai có thể chỉ ra, dưới những điều kiện khoa học, rằng họ có khả năng huyền bí. Chưa ai làm được điều đó cả. Nhưng có một số người tuyên bố họ có thấu thính, nghĩa là học có thể nghe được những giọng nói từ thế giới bên kia hoặc đọc được ý nghĩ. Và có một người, rất thành thực, tin là anh ta có thể đọc tâm trí người khác. Và họ sắp xếp một cuộc kiểm tra với anh ta, và đây luôn là cách họ tiến hành: Nhóm bảo "Chúng tôi có một phương pháp, một cách khoa học để kiểm tra điều này. Anh có đồng ý không?" Anh ta nói có. Và họ kiểm tra. Việc hai bên cùng đồng ý rất quan trọng. Họ làm điều đó, kiểm tra anh ấy. Cuối cùng họ nói "Anh biết sao không? Anh đã không thể đoán được Lisa nghĩ gì. Mức độ trùng hợp chỉ tương đương may rủi. Có vẻ anh không có năng lực đó." Và điều đó cho họ cơ hội ngồi bên anh ấy một cách thông cảm và có một cuộc trò chuyện khó khăn, căn bản là dẫn tới: "Này, chúng tôi biết anh thành thực, và điều đó có nghĩa là, anh đã nghe thấy gì đó trong đầu mình." Và người đàn ông đó đã phải có một quyết định rất khó khăn, nhưng thật sự làm thay đổi cuộc sống, về việc có cần được giúp đỡ hay không. Chúng tôi thực sự giúp mọi người tìm ra sự liên quan, mà trước đó có vẻ như sự lý giải về thế giới bên kia, chúng giúp đưa chúng ta về thực tại, và có thể thay đổi cuộc sống ta tốt hơn. Giờ thì, một mặt khác, có thể một lúc nào đó hóa ra nó không còn đúng. Có thể ta sẽ phát hiện ra rằng có ma, cha mẹ ơi, đó sẽ là điều tuyệt vời nhất! Và mỗi khi tôi thực hiện những chuyến điều tra này, tôi vẫn thấy phấn khích, kiểu như tôi đã 75 lần say mê vào cuộc, và tôi vẫn thề trên con số 76, tôi vẫn kiểu như "Chính là vụ này đây!" (Cười) Có lẽ tôi chỉ là người không bao giờ hết lạc quan, nhưng tôi mong mình không bao giờ đánh mất hy vọng, và mong bạn có chung thái độ khi người khác chia sẻ niềm tin của họ với bạn. Khi nói về những tuyên bố có thể kiểm chứng được, hãy đủ tôn trọng họ để hỏi những câu hỏi đúng đắn này. Hãy thử thách và xem bạn có thể cùng kiểm chứng họ ra sao. Bởi vì có ý kiến như thế này: bạn không thể vừa tôn trọng một niềm tin vừa thử thách nó. Điều đó không đúng. Khi ta lắc nhẹ khóa để mở, khi ta kiểm chứng một tuyên bố, ta đang nói "Tôi tôn trọng bạn, tôi đang lắng nghe những gì bạn nói, tôi sẽ kiểm tra nó cùng bạn. Chúng ta ai cũng đã từng trải qua cảnh khi nói với ai về một điều gì đó họ kiểu như "Ở, hay nhỉ, ừ" bạn biết mình bị lừa. Nhưng khi ai đó nói "Thật sao? Hả. Có vẻ hơi đáng ngờ, nhưng tôi đang nghe đây" Ít nhất bạn biết mình được tôn trọng và chú ý. Và đó là thái độ ta nên có với những tuyên bố kiểu này. Nó nghĩa là cho người khác thấy bạn quan tâm điều họ nói Đó là sự tôn trọng. Giờ thì, vâng, tất cả những tìm kiếm này đều kết thúc không kết quả, nhưng đó là cách khoa học vận hành. Tất cả những phương pháp điều trị ung thư cho tới nay vẫn chưa dẫn đến thành công, nhưng ta không ngừng tìm kiếm, vì hai lý do. Vì lý do thứ nhất, câu trả lời rất quan trọng. Dù khi nghiên cứu cuộc sống sau khi chết, hiện tượng huyền bí hay cách chữa ung thư, tất cả đều dẫn đến cùng câu hỏi: Ta sẽ ở lại cuộc đời này trong bao lâu? Và thứ hai, vì việc tìm kiếm sự thật, có trí óc cởi mở, và sẵn sàng chấp nhận sai để thay đổi toàn bộ quan niệm của bạn là điều kỳ diệu. Tôi vẫn hào hứng trước mỗi câu chuyện ma mới. Tôi vẫn cho rằng mỗi nhóm mình tham gia có thể đúng, và tôi mong không bao giờ mất đi hy vọng. Đừng để ta mất đi hy vọng đó, vì tìm kiếm những gì ngoài kia, sẽ giúp ta hiểu những gì bên trong đây. Và, xin hãy sắm một máy báo cacbon monooxit cho gia đình bạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Khi mới là một đứa bé 5 tuổi, mắt xanh, mũm mĩm, lần đầu tiên tôi cùng gia đình tham gia đám đông biểu tình. Mẹ bắt tôi để lại búp bê trong xe tải. Tôi đứng ở góc phố, trong cái thời tiết ẩm ướt vô cùng của Kansas, xung quanh là hàng tá họ hàng, cầm trong đôi bàn tay bé nhỏ tấm biểu ngữ đầu tiên trong đời mà tôi lúc đó còn chưa hiểu nó viết gì, "Bọn đồng tính đáng chết!" Mọi thứ bắt đầu từ đây. Việc biểu tình của chúng tôi nhanh chóng xảy ra hàng ngày và trở thành một hiện tượng quốc tế, và là thành viên của Nhà thờ thánh Westboro tôi trở thành một chủ chốt trong dòng biểu tình khắp cả nước. Công việc và cuộc sống đi phản đối người đồng tính tôi biết, kết thúc sau 20 năm, là do những người lạ gặp trên Twitter những người đã chỉ cho tôi về sức mạnh của sự gắn kết. Trong gia đình tôi, cuộc sống được định hình sẵn như một cuộc đấu tranh luân hồi giữa thiện và ác Cái thiện là giáo hội và những thành viên của hội, còn những người khác đều xấu xa hết. Giáo hội có những điều mà thường xuyên khiến chúng tôi cảm thấy xa lạ với thế giới bình thường trong khi càng làm cho chúng tôi khác biệt với hiện thực hàng ngày. "Tạo nên sự khác biệt giữa minh bạch và mờ ám" trích kinh thánh, và chúng tôi đã làm như vậy. Từ những trận bóng chày cho đến những trận chiến, chúng tôi đi dọc đất nước với những biểu ngữ trong tay để chứng tỏ cho những người khác cái "mờ ám" chính xác là thế nào và lý do vì sao họ lại cứ nguyền rủa nhau. Đây chính là mục đích sống của tôi. Nó là cách duy nhất tôi có thể làm được điều gì đó tốt đẹp với thế giới nằm trong tay của quỷ Satan. Và giống như 10 người anh em của tôi, tôi thực sự tin rằng mình được dạy dỗ tận tình, và việc tôi trở thành tín đồ của Westboro là với một niềm đam mê đặc biệt. Năm 2009, cái nhiệt huyết đó đưa tôi đến với Twitter. Lúc đầu, những người mà tôi mới gặp ở đấy tôi vốn biết cũng không mấy thân thiện. Bọn họ cũng giống như đám người hò hét la lối trong đám biểu tình, mà từ nhỏ tôi đã từng trông thấy. Nhưng khi rơi vào tình huống đó, tôi bỗng thấy không quen thuộc. Như thể có ai đó nhìn tôi bằng ánh mắt khinh thường và giận dữ tôi đã đáp lại với một vài lời trong kinh thánh, từ văn hóa phổ thông và với gương mặt niềm nở. Họ lúc đó đương nhiên đã bối rối và lấy làm lạ nhưng sau đó một cuộc tranh luận diễn ra. Và như những người bình thường, cả hai bên đều thực sự tò mò về nhau. Vậy tại sao từ trước đến nay lại có những kết luận tiêu cực như vậy về thế giới? Đôi khi cuộc trò chuyện cũng xảy ra trong cả đời thực. Những người mà tôi trò chuyện trên Twitter đã tới chỗ của dòng người biểu tình chỉ để gặp tôi khi tôi biểu tình chống đối chính tại thành phố nơi họ sống. Và có một người như thế tên là David. Anh ta có một trang cá nhân tên là "jewlicious" và sau vài tháng tranh luận nảy lửa nhưng vẫn thân thiện trên mạng anh ta quyết định đến gặp tôi ở một đám biểu tình ở New Orleans. Anh ta mang cho tôi món tráng miệng kiểu Trung Đông từ Jerusalem, nơi anh ta sống và tôi mang cho anh ta một ít socola kosher trong khi cầm một bảng ngữ "Chúa ghét người Do Thái". (Cười) Không có sự nhầm lẫn nào về vị trí của chúng tôi, nhưng ranh giới giữa bạn bè và kẻ thù cứ mờ dần. Chúng tôi ban đầu chỉ coi nhau như những người bình thường, và điều đó đã thay đổi cách chúng tôi nói chuyện. Thật sự khá lâu trước khi những cuộc đối thoại bắt đầu gieo rắc sự hoài nghi trong tâm trí tôi. Bạn bè tôi trên Twitter phải mất nhiều thời gian để thấu hiểu đức tin về Westboro, và trong khi cố gắng hiểu điều đó, họ cũng nhận thấy sự thiếu kiên định mà tôi đã đánh mất lâu nay. Sao chúng ta lại áp đặt tội chết cho những người đồng tính khi mà chúa Jesus từng nói: "Tiên trách kỷ hậu trách nhân"? Sao chúng ta có thể vừa nói rằng mình yêu quý ông hàng xóm trong khi lại đang cầu Chúa trừng trị hắn ta? Thật ra mà nói, sự quan tâm mà những người lạ mặt trên mạng dành cho tôi bản thân nó cũng mâu thuẫn. Càng có lý do để chỉ ra rằng, con người, thực ra, không hẳn ai cũng xấu xa như điều tôi buộc phải tin. Tôi nhận ra những điều này như thức tỉnh cuộc đời mình. Một khi tôi nhận ra chúng ta không là kẻ phán xét cuối cho những sự thật tối thượng mà là chỉ là những người phàm, tôi không thể giả vờ được nữa. Tôi không thể thanh minh cho mọi hành động -- nhất là việc phi nhân tính như khi phá rối tại đám tang và vui mừng trước nỗi bất hạnh của người khác. Những điều này đã thay đổi cách nhìn nhận của tôi, làm giảm dần niềm tin của tôi vào giáo hội của mình, và dần tôi không còn có thể ở lại đó được nữa. Mặc dù hoàn toàn đau khổ và sợ hãi, nhưng tôi cũng rời Westboro vào năm 2012. Những ngày sau khi tôi bỏ đi, tôi vô cùng sợ hãi, chỉ muốn trốn tránh mọi thứ. Tôi muốn trốn tránh khỏi sự phán xét của gia đình, những người ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ và ý kiến của tôi chắc chắn sẽ chẳng buồn nói chuyện với tôi nữa. Và tôi rất muốn chạy trốn khỏi thế giới mà tôi đã chống lại từ quá lâu rồi khỏi những người mà chẳng có lý do gì chấp nhận tôi lần nữa sau cả quãng thời gian dài chống đối ấy. Nhưng, thật lạ, họ lại chấp nhận. Mọi người biết đến quá khứ của tôi qua những thông tin trên mạng qua hàng ngàn tin tweet và hàng trăm cuộc phỏng vấn, qua tất cả thông tin từ tin tức địa phương tới Chương trình Howard Stern nhưng có rất nhiều người mở lòng đón nhận tôi. Tôi gửi lời xin lỗi cho những lỗi lầm mà tôi đã gây ra, tuy nhiên một lời xin lỗi thì chẳng thể thay đổi được điều gì. Tất cả tôi có thể làm là cố gắng xây dựng một cuộc sống mới và tìm ra cách làm sao để sửa chữa những lỗi lầm. Ai cũng có lý khi hoài nghi về điều này, nhưng hầu hết lại không làm vậy. Và được chia sẻ câu chuyện của mình, thực sự còn đáng giá hơn sự tha thứ và tin tưởng. Tất cả đều khiến tôi bất ngờ. Tôi dành năm đầu xa nhà để đi cùng với em gái, nó chọn bỏ đi cùng tôi. Chúng tôi đã đi tới bước đường cùng, nhưng cả 2 đều rất bất ngờ khi đã tìm thấy tia hy vọng ở ngay chính những khu vực mà rất lâu trước đây chúng tôi từng hoạt động. Ông bạn "Jewlicious" trên Twitter David, mời tôi tham gia một nhóm người Do Thái ở Los Angeles. Chúng tôi ngủ lại nhà của một giáo sĩ dòng Hasidic, có vợ và 4 đứa con cũng chính là giáo sĩ Do Thái mà tôi đã từng phản đối 3 năm về trước với biểu ngữ "Lũ khốn giáo sĩ chúng mày" Chúng tôi đã dành hàng giờ nói chuyện về đạo lý, đạo Do Thái, về sự đời trong khi rửa bát và chuẩn bị bữa tối ở chính căn bếp của người Do Thái. Họ coi chúng tôi như người nhà. Đối xử rất chân tình và một lần nữa tôi thực sự không biết nói gì. Lúc đó tôi hoàn toàn bế tắc trong tâm tưởng, nhưng có một điều rất bất ngờ mà tôi nhận ra được trong suốt quãng thời gian đó cứ liên tục ám ảnh rằng việc loại bỏ những đánh giá hà khắc về người khác chỉ qua nhìn nhận bên ngoài thực sự rất nhẹ nhõm và thoải mái. Giờ tôi thấy mình cần học nhiều hơn. Học cách lắng nghe. Gần đây, tôi cứ suy nghĩ về những tác động tiêu cực tôi thấy trong xã hội này trước đây chính chúng cũng đã chi phối giáo hội của mình Chúng ta dung thứ và thay đổi nhiều hơn trước đây nhiều và vẫn ngày càng trở nên tách biệt. Ai cũng muốn những điều tốt đẹp như công lý, công bằng, tự do, danh dự, và thành công nhưng con đường mà ta chọn cũng giống như con đường mà 4 năm trước tôi đã chọn và từ bỏ. Thế giới được phân tách thành: chúng ta và họ, và chỉ khi từng trải đủ lâu với nhau ta mới có thể xóa bỏ cái rào cản đó. Chúng tôi xóa bỏ khái niệm quý tộc bất-rộng-lượng hoặc phân biệt chủng tộc ra khỏi 1/2 đất nước. Không còn sự khác biệt, không còn tính phức tạp, không còn lòng nhân đạo. Ngay cả khi cần được thông cảm, thấu hiểu dường như tất cả chỉ quan tâm đến chuyện ai thiệt ai hơn. Và khi tôi học được điều đó, chúng tôi không còn quan tâm đến sự thiệt hơn giữa mình với người khác nữa. Thỏa hiệp là tội đồ. Thậm chí chúng tôi còn còn hướng mục tiêu tới người của mình khi mà họ dám thắc mắc tới chính đảng. Con đường này đã dẫn tới tội ác, sả súng, phân biệt chủng tộc gay gắt và thậm chí cả bạo loạn nổ ra. Tôi vẫn nhớ rõ con đường bạo loạn này. Nó sẽ không dẫn đến bất cứ điều gì mà chúng ta muốn. Nhưng vẫn còn hy vọng rằng ta có thể thay đổi được điều này. Tin tốt là nó dễ thực hiện, còn tin xấu là thực hiện nó cũng khó khăn. Phải nói chuyện và lắng nghe những người mà ta không ưa. Điều này thường rất khó vì ta thường không đặt mình vào vị trí của người khác. Khó khăn vì chúng ta luôn nghĩ rằng mình luôn luôn đúng, trong mọi trường hợp. Khó khăn vì phải mở rộng lòng với những người mà thậm chí còn không thiện tình, coi thường mình. Mặc dù rất dễ để tỏ ra tử tế, nhưng bản thân chúng ta lại muốn không muốn vậy. Vậy thì đừng. Chính những người từ thù thành bạn mà tôi gặp trên Twitter, là lý do mà tôi hành động như vậy. Và một trường hợp cụ thể ở đây là chồng tôi, một người thấu hiểu và ga lăng. Cách chúng tôi nói chuyện cũng không có gì đặc biệt. Cái chính là ở cách xử lý của từng người ra sao. Mấy năm gần đây tôi cũng suy nghĩ về điều này và nhận ra 4 điều riêng biệt có thể biến những điều ta nói thành hiện thực. Tuy chỉ là những mẹo nhỏ nhưng lại có tác động lớn, và từ giờ tôi luôn tìm cách áp dụng chúng vào hầu hết những câu chuyện của mình. Đầu tiên: Đừng cho rằng mọi người có ý xấu Vì mấy bạn tôi trên Twitter nhận ra kể cả khi cách nói của tôi có mang ý hung hăng, hay xúc phạm thì tôi thật sự tin mình không làm gì sai cả. Việc cứ đăm đăm vào những ý nghĩ xấu, dường như ngay lập tức làm mất đi niềm tin vào những điều mà họ tin và tuân theo. Chúng ta quên mình cũng chỉ là người bình thường thông qua trải nghiệm mới tạo nên con người và khi gặp khó khăn đầu tiên lúc đó để vượt qua thực sự không dễ dàng gì. Nhưng khi ta lạc quan về mọi việc, ta thoải mái đầu óc hơn trong giao tiếp. Điều thứ 2 là: luôn đặt câu hỏi. Khi chúng ta kết thân với những người có tư tưởng khác mình, thắc mắc là cách thu ngắn khoảng cách giữa những khác biệt về quan điểm. Điều này vô cùng quan trọng, vì chúng ta không thể thuyết phục hiệu quả được nếu chính ta cũng không hiểu đối phương như thế nào và cũng quan trọng để nhận nhận ra những sai sót từ phía mình. Nhưng việc đặt câu hỏi cũng nhằm một mục đích nữa; đó là nó thể hiện rằng họ đang được chúng ta lắng nghe. Khi những người bạn Twitter của tôi dừng chỉ trích và bắt đầu đặt ra những câu hỏi, tôi tự thấy mình cũng không khác gì họ. Những câu hỏi của họ vừa cho tôi cơ hội được bày tỏ quan điểm, nhưng cũng vừa cho tôi có cơ hội được hỏi lại họ và chân thành đón nhận những câu trả lời. Điều đó đã thay đổi cơ bản tính chất của cuộc đối thoại giữa chúng tôi. Điều thứ ba là: Hãy bình tĩnh. Cái này thực sự cần luyện tập và phải thật kiên nhẫn, nhưng nó lại rất có tác động. Khi còn ở Westboro, tôi được dạy phải thờ ơ với hậu quả từ cách nói chuyện của mình Tôi đã nghĩ rằng sự thẳng thắn sẽ bù đắp cho sự khiếm nhã của mình từ lời cay nghiệt, lối nói trịnh thượng, những câu nói xúc phạm, và cắt ngang nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn phản tác dụng. Lên giọng và nặng lời là điều ta thường làm khi rơi vào tình trạng căng thẳng, nhưng điều đó có xu hướng đưa câu chuyện tới một kết cục không mấy tốt đẹp hoặc là cực kỳ căng thẳng. Khi mới chỉ quen chồng tôi qua loa trên Twitter, câu chuyện chúng tôi nói thường khô khan và thẳng thắn, nhưng tôi và anh ấy luôn tìm cách để tránh căng thẳng. Bằng cách đổi chủ đề. Anh ấy thường kể chuyện cười hoặc kể về một cuốn sách hay hoặc tự nhận rút lui trong mỗi cuộc tranh luận. Biết rằng việc tranh luận sẽ chẳng bao giờ chấm dứt, chỉ là tạm dừng để ổn định lại mối quan hệ giữa chúng tôi. Mọi người thường than phiền việc giao tiếp qua mạng khiến con người ít thực tế hơn, nhưng điều đó cũng lợi rằng, việc giao tiếp qua mạng không mang tính trực diện. Chúng ta có khoảng cách thoải mái về thời gian và cả không gian với những người mà có ý kiến trái chiều với mình. Chúng ta có thể tận dụng điều này. Đó là thay vì bạo lực, ta có thể dừng nói chuyện, thư thả, chuyển chủ đề hoặc không nói nữa, và bắt đầu lại bất cứ khi nào ta muốn. Và cuối cùng là ... hãy tạo nên những cuộc tranh luận. Điều này có vẻ như quá rõ ràng, nhưng việc có một niềm tin mạnh mẽ đôi khi lại có tác hại rằng chúng ta vẫn hay tự đề cao quá vai trò của cá nhân rằng đó là điều hiển nhiên và quá rõ ràng chẳng còn gì phải bàn cãi, hay phải tranh luận về nó nữa nếu như ai không biết điều đó, thì đấy là lỗi của họ việc của mình không phải là dạy họ biết điều đó. Nhưng nếu nó thực sự chỉ đơn giản như thế, thì chúng ta đã nhìn nhận mọi vấn đề giống nhau rồi. Và nếu không nhờ có những cuộc tranh luận với vài người bạn tốt bụng trên Twitter, thì có lẽ tôi đã không thể thay đổi cách nhìn nhận của mình về thế giới. Tất cả chúng ta đều là kết quả của quá trình giáo dục, và ta chỉ tin những cái mình đã trải qua. Chúng ta không thể hy vọng người khác tự dưng thay đổi suy nghĩ. Nếu muốn có sự thay đổi, ta phải chứng minh được điều đó. Những người bạn trên Twitter của tôi không hề từ bỏ niềm tin hay nguyên tắc của họ mà là sự khinh miệt. Không phải tràng dài những lý lẽ bào chữa đầy xúc phạm, mà họ hỏi thẳng thắn với sự chân thành và vui vẻ. Họ coi tôi như những người bình thường, và việc đó có ý nghĩa thay đổi được nhiều thứ hơn là 20 năm qua chỉ toàn xúc phạm, khinh miệt và bạo lực. Có những người tôi biết không có thời gian hay năng lực hay là sự kiên trì để gắn bó lâu dài như thế, nhưng việc kết nối với những người trái quan điểm, mặc dù khó khăn, nhưng đó là lựa chọn cho mỗi chúng ta. Và tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể làm được những điều khó khăn, không chỉ để cho họ thôi đâu, mà còn cho chính chúng ta và tương lai sau này. Gia tăng mâu thuẫn và khinh miệt không phải là điều chúng ta mong muốn cho chính mình, cho đất nước mình, hay cho con cháu của chúng ta. Vài tuần trước khi rời Westboro, mẹ tôi đã nói rằng, khi mà tôi tuyệt vọng nhất thì gia đình luôn là nơi để trở về. Những người mà tôi yêu thương bằng cả trái tim mình ngay trước cả khi tôi là cái đứa bé 5 tuổi mũm mĩm đứng trong hàng người biểu tình, cầm cái biểu ngữ mà không biết nó viết gì đó. Bà nói, "Con chỉ là một người bình thường thôi, con yêu ạ". Bà luôn bảo tôi phải khiêm nhường -- không thắc mắc mà hãy tin vào Chúa trời và những người lớn tuổi. Nhưng với tôi, bà đã bỏ qua một bức tranh còn lớn hơn rằng tất cả đều chỉ là người trần mắt thịt. Nhưng con người được dẫn lối bởi chân lý cơ bản nhất, và chinh phục người khác bằng sự hào phóng và niềm trắc ẩn. Mỗi chúng ta đều là một phần của cộng đồng, một phần của nền văn hóa, và là một hạt nhân trong xã hội này. Kết thúc của cái vòng tròn thịnh nộ và oán hận bắt đầu với những ai không chấp nhận những điều tiêu cực như vậy. Vấn đề là chúng ta phải quyết định được, đã đến lúc bắt đầu. Xin cảm ơn. [Tiếng vỗ tay] Khi tôi còn nhỏ, tôi đã bị ám ảnh bởi kỉ lục thế giới Guinness và tôi thực sự muốn lập kỷ lục cho bản thân mình. Nhưng có một vấn đề nhỏ: tôi hoàn toàn không có tài năng vì vậy tôi đã quyết đặt kỷ lục thế giới vào một điều gì đó mà không đòi hỏi kỹ năng nào cả. Tôi quyết định lập kỷ lục thế giới về trườn bò. (Cười) Bây giờ, kỷ lục lúc 12 tuổi là nửa dặm, và vì vài lý do, điều này hoàn toàn làm được. (Cười) Tôi tuyển Anne- bạn tôi, và chúng tôi cùng quyết định, chúng tôi không cần huấn luyện. (cười) Và trong ngày chúng tôi cố lập kỷ lục, chúng tôi dán miếng dán đồ gỗ bên ngoài quần jeans may mắn của chúng tôi và chúng tôi bắt đầu, và ngay lập tức, chúng tôi gặp rắc rối, bởi vì vải dày xát vào da chúng tôi và bắt đầu làm trầy da, và không lâu sau đầu gối chúng tôi sưng. Vài giờ trôi qua, trời bắt đầu mưa. Sau đó, Anne bỏ cuộc. Rồi, trời tối. Bay giờ, ngay bây giờ, đầu gối tôi rỉ máu ngoài lớp vải, và tôi bị ảo giác bởi trời lạnh bởi vết thương và sự buồn tẻ. Và tôi cho bạn ý tưởng về luyện tập gian khổ tôi đang trải qua. vòng đầu, vòng quanh trường mất 10 phút. nhưng vòng cuối mất gần 30 phút. Sau 12 giờ trườn bò, tôi dừng, và tôi đã đi được tám dặm rưỡi. Vậy là tôi kiểu đã đạt được kỷ lục 12.5 dặm. Bây giờ, sau nhiều năm, tôi đã nghĩ đây là chuyện thất bại khốn khổ, nhưng ngày nay tôi nghĩ khác, bởi khi tôi cố gắng lập kỷ lục thế giới, tôi đã đang làm ba thứ, Tôi đã ra khỏi vùng an toàn của mình, Tôi đã khơi dậy sự kiên cường của mình, và tôi đã tìm được sự tự tin của bản thân và sự tự quyết. Tôi đã không biết chúng, nhưng chúng không phải là thành tố của thất bại. Chúng là thành tố của dũng cảm. Và bây giờ, vào năm 1989, ở tuổi 26, Tôi trở thành lính cứu hỏa của San Francisco, và tôi là người phụ nữ thứ 15 của đơn vị 1,500 người đàn ông. (Vỗ tay) Và bạn có thể tưởng tượng, khi tôi đến có nhiều nghi ngờ rằng tôi có thể làm việc này không. Và kể cả vì tôi cao 1m77, nặng 68kg, thuộc đội chèo thuyền, và là người có thể chịu đựng nổi đau chai đầu gối suốt 12 tiếng-- (Cười) Tôi biết tôi vẫn cần phải chứng tỏ sức mạnh và độ dẻo dai. Để ngày kia khi cần phải cứu hỏa, và chắc rằng, khi nhóm động cơ của tôi vào guồng, sẽ có cột khói đen cuồn cuộn từ căn nhà trên đường. Và tôi là với người mạnh mẽ tên Bỏ qua, và anh ta với vòi chữa cháy, còn tôi đứng ngay sau, và đó là một kiểu cháy phổ biến. Có khói, rất nóng, và nó bất ngờ, và cũng có vụ nổ, và Bỏ qua cùng tôi bị thổi ra sau, mặt nạ của tôi bị hất văng ra đường, và giây phút đó tôi thực sự bối rối. Và tôi vực mình dậy, tôi cầm vòi chữa cháy, và tôi làm những gì người lính cứu hỏa phải làm: Tôi tiến về phía trước, mở nước và tôi tự mình chặn đám cháy. Vụ nổ có thể do máy nước nóng, do đó không ai bị thương, và đó không phải là vấn đề lớn, nhưng sau đó Bỏ qua đến bên tôi và nói, "Làm tốt lắm, Caroline," với giọng kiểu ngạc nhiên. (Cười) Và tôi bối rối, bởi lửa thực sự không khó, vậy tại sao ông ta nhìn tôi với vẻ bàng hoàng như vậy? Và sau đó thì rõ hơn: Bỏ qua, người mà theo đó là một người đáng yêu. và là lính cứu hỏa tuyệt vời, không chỉ nghĩ rằng phụ nữ không thể mạnh mẽ, ông nghĩ rằng chúng tôi còn không thể nào can đảm cả. Và ông không là người duy nhất. Bạn bè, người thân và người lạ, đàn ông phụ nữ trong ngoài ngành hỏi đi hỏi lại tôi, "Caroline, đó là lửa, rất nguy hiểm, cô không sợ sao?" Thật lòng, tôi chưa nghe người lính cứu hỏa nam nào hỏi vậy. Và tôi tò mò. Tại sao phụ nữ được xem là không can đảm? Bây giờ, câu trả lời xuất hiện khi bạn tôi than thở với tôi rằng con gái nhỏ của cô nhát cáy, và tôi bắt đầu nhận ra, vâng, con gái lo lắng, nhưng hơn thế, bố mẹ lo lắng. Đa phần những gì họ nói với cô khi cô đi ra ngoài bắt đầu với: "cẩn thận", "coi chừng" hoặc "không". Nào, bạn tôi không phải là phụ huynh tệ. Họ chỉ làm điều các bậc phụ huynh làm, là cảnh báo con gái họ nhiều hơn cảnh báo con trai của họ. Có nghiên cứu bao gồm cả trụ cứu hỏa trong sân chơi, cách châm biếm, theo đó nhà nghiên cứu thấy trẻ em gái thường được cảnh báo bởi cả bố và mẹ về nguy hại của trụ cứu lửa, và nếu bé gái vẫn muốn chơi trên trụ cứu hỏa, phụ huynh thường hỗ trợ cô bé. Nhưng bé trai thì sao? Chúng được khuyến khích chơi với trụ cứu hỏa bất chấp những sang chấn mà chúng có thể gặp phải, và thường phụ huynh hướng dẫn cách chơi theo kiểu của riêng chúng. Vậy thông điệp được gửi đến cho cả bé trai và bé gái là gì? À, rằng con gái mong manh và cần trợ giúp, và con trai phải tự vượt qua khó khăn. Nó nói rằng các em gái phải sợ hãi và em trai phải cứng cỏi. Vậy, mỉa mai thay tại lứa tuổi nhỏ, bé trai, bé gái thực sự giống nhau về mặt thể chất, Thực ra, bé gái thường mạnh hơn cho đến lúc dậy thì, và trường thành hơn. Và người lớn chúng tôi hành động như thể con gái mong manh hơn và cần nhiều trợ giúp hơn, và em gái không thể tự làm nhiều. Đây là thông điệp chúng ta tiếp thu khi ta là trẻ con, và đây là thông điệp ăn sâu vào tâm trí cả khi ta trưởng thành. Phụ nữ chúng ta tin, đàn ông cũng tin, và rồi sao? Khi thành bố thành mẹ, chúng ta truyền nó cho con chúng ta, và thế nó lại tiếp diễn. Nào, và bây giờ tôi có câu trả lời. Đây là lý do tại sao phụ nữ, kể cả là lính cứu hỏa, được kỳ vọng phải sợ hãi. Đó tại sao phụ nữ thường sợ hãi. Bây giờ, tôi biết vài người không tin khi tôi nói với bạn điều này, nhưng tôi không chống lại sự sợ hãi. Tôi biết đó là cảm xúc quan trọng, và nó giúp chúng ta an toàn. Nhưng vấn đề là khi sợ hãi thành phản ứng cơ bản rằng chúng ta dạy và khuyến khích bé gái bất cứ lúc nào chúng đối mặt với điều gì ngoài vùng an toàn. Và tôi là phi công nhảy dù nhiều năm-- (vỗ tay) và dù lượn là một loại dù cánh, và nó bay tốt lắm, nhưng với nhiều người tôi nhận ra nó giống y như tấm mền với dây nhợ dính vào. (Cười) Và tôi đã dành thời gian trên đỉnh núi bơm phồng tấm mền này, chạy đà và bay. Và tôi biết điều bạn đang nghĩ. Như kiểu, Caroline, nên sợ hãi một chút thì hợp lý. Và bạn đúng, nó đúng là thế. Tôi đoan chắc rằng, tôi cũng sợ lắm. Nhưng trên định núi, đợi gió đúng hướng, tôi cảm thấy nhiều thứ khác nữa: hồ hởi, tự tin. Tôi biết tôi là phi công giỏi. Tôi biết điều kiện đang tốt không thì tôi không nên ở đó. Tôi biết nó tuyệt diệu thế nào khi lượn trăm mét trên không. Và đúng rồi, có sợ hãi, nhưng tôi xem xét nó nghiêm túc, xem nó phù hợp thế nào và để cảm xúc ấy về đúng chỗ, mà bình thường vốn chỉ để sau niềm vui, hy vọng, và sự tự tin của tôi. Do đó tôi không chống lại sợ hãi. Tổi chỉ quá can đảm thôi. Ý của tôi không phải là các bé gái hãy làm lính cứu hỏa hay rằng các em nên làm lính dù, nhưng điều tôi muốn nói là chúng ta đang nuôi dạy chúng trở nên rụt rè, yếu đuối, và nó bắt đầu khi ta cảnh báo chúng khỏi những rủi ro thể chất. Nỗi sợ ta thu được và kinh nghiệm ta không trải qua sẽ còn mãi khi ta trở thành phụ nữ và khuôn mẫu của tất cả những thứ ta đối mặt và gắng truyền tải: sự do dự không dám lên tiếng, việc nghe lời để được yêu mến và sự tự ti trong những quyết định mang tính cá nhân. Vậy sao ta có thể can đảm được? Tin vui là thế này. Can đảm học được, như mọi thứ đều học được, nó chỉ cần luyện tập. Vậy trước hết, ta cần phải hít sâu, và khuyến khích các bé gái chơi ván trượt, leo cây và leo trèo quanh sân chơi có trụ cứu hỏa. Đây là điều chính mẹ tôi đã làm. Bà không biết điều đó, nhưng chuyên gia đã đặt tên cho nó. Họ gọi nó là chơi mạo hiểm, và nghiên cứu chỉ ra chơi mạo hiểm cần cho trẻ em, mọi trẻ em, bởi vì nó dạy đánh giá nguy hiểm, nó dạy kiềm chế, nó dạy sự kiên cường, nó dạy sự tự tin, Hay nói cách khác, khi đứa trẻ bước ra và thực tập can đảm, chúng học bài học giá trị về cuộc sống. Thứ đến, ta cần phải dừng việc cảnh báo bé gái bất cẩn. Vậy để ý khi lần tới bạn nói, "Cẩn thận, con sẽ đau đó," hoặc, "Đừng làm vậy, nguy hiểm." Và nhớ rằng nếu bạn thường xuyên bảo bé rằng bé không nên cố gắng, rằng bé không đủ giỏi, rằng bé phải sợ hãi. Thứ ba, phụ nữ chúng ta cũng phải bắt đầu tập can đảm. Chúng ta không thể dạy con chúng ta cho đến khi ta tự dạy mình. Do đó đây là điều khác: sợ hãi và vui sướng cảm giác tương tự nhau-- đôi tay run, tim đập nhanh, cảm giác căng thẳng, và tôi cá rằng nhiều người ở đây lần cuối bạn nghĩ mình đã sợ hãi mất lý trí, cũng là lúc có thể bạn thấy mình đang gần như hưng phấn, và rồi bạn đã mất cơ hội. Vậy luyện tập đi. Và khi các bé gái nên đi ra ngoài luyện can trường, tôi thấy người lớn không muốn leo lên xe cân bằng hay leo cây, vậy chúng ta đều phải luyện tập ở nhà, trong văn phòng và kể cả ngay tại đây đánh thức lòng can đảm để nói với người mà bạn thực sự ngưỡng mộ. Cuối cùng, khi con gái của bạn, cho là, nó đạp xe lên đỉnh dốc đứng rằng bé khăng khăng nó quá sợ để đi xuống, hướng dẫn bé cách để khơi dậy can đảm của bé, Sau cùng, có thể đồi dốc quá thật, nhưng bé sẽ đi xuống để chứng tỏ rằng với sự khuyến khích, không sợ hãi. Bởi vì đây không phải về con dốc đứng trước mắt cô bé. Đây là về cuộc sống phía trước của bé và rằng bé có công cụ để giải quyết vấn đề tất cả hiểm nguy mà ta có thể bảo vệ bé, tất cả những thách thức mà ta không có mặt ở đó để hướng dẫn bé vượt qua, tất cả những gì các cô gái ở đây và khắp thế giới đối mặt trong tương lai. Vì vậy nhân tiện, kỷ lục trườn bò hôm nay-- (cười) là 35.18 dặm (55 km) và tôi thực sự muốn thấy một cô gái phá vỡ kỷ lục đó. (Vỗ tay) Xin chào, Tôi là Joy, một nhà thơ viết mã, đang thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn một một lực lượng vô hình đang gia tăng, một lực lượng mà tôi gọi là "the coded gaze," là từ tôi nói về sự thiên vị thuật toán. Thiên vị thuật toán, giống như thiên vị con người, sẽ đưa đến sự bất công. Tuy nhiên, thuật toán, giống như virút, có thể phát tán sự thiên vị trên quy mô lớn với tốc độ nhanh chóng. Thiên vị thuật toán có thể dẫn đến nhiều trải nghiệm bị loại trừ ra và các hành vi phân biệt đối xử. Tôi sẽ cho các bạn thấy điều tôi muốn nói. (Video) Joy: Chào camera. Tôi có một khuôn mặt. Bạn có thấy mặt tôi không? Khuôn mặt không đeo kính ấy? Bạn có thể thấy mặt cô ấy. Thế còn mặt của tôi? Tôi có một mặt nạ. Bạn có thấy mặt nạ của tôi không? Joy Buolamwini: Việc này là thế nào? Tại sao tôi đang ngồi trước máy tính đeo mặt nạ trắng, cố dò khuôn mặt mình bằng một webcam rẽ tiền? Vâng, tôi không chống lại the coded gaze với vai trò một nhà thơ viết mã Tôi là sinh viên tốt nghiệp tại MIT Media Lab, và ở đó, tôi có cơ hội làm việc với mọi loại dự án kỳ quặc, bao gồm dự án Aspire Mirror, dự án này tôi đã thực hiện nên tôi có thể chiếu các mặt nạ số phản ánh tâm trạng tôi vào buổi sáng, nếu tôi muốn cảm thấy mạnh mẽ Tôi có thể đeo mặt nạ sư tử. Nếu tôi muốn được lên tinh thần, tôi có thể có một viện dẫn. Và tôi đã sử dụng một phần mềm nhận diện khuôn mặt thông dụng để xây dựng hệ thống, nhưng tôi nhận ra rằng rất khó để chạy thử nó trừ khi tôi đeo mặt nạ trắng Thật không may, trước đây tôi cũng đã gặp sự cố này. Khi tôi còn là sinh viên nghiên cứu khoa học máy tính ở Georgia Tech, tôi đã từng làm các robot xã hội, và một trong những công việc của tôi là cài đặt robot chơi trò "Ú òa", một trò chơi luân phiên đơn giản trong đó các người chơi che mặt lại và tháo mặt ra và nói "Ú òa!" Vấn đề là, tôi sẽ không Ú Òa nếu không nhìn thấy bạn, và robot của tôi đã không thấy tôi. Nhưng khi tôi mượn khuôn mặt của bạn cùng phòng để thực hiện dự án, nộp bài tập, và tham gia, bạn biết không, ai sẽ giải quyết vấn đề này. Không lâu sau đó, Tôi đã đến Hong Kong để tham gia một cuộc thi làm doanh nhân. Các nhà tổ chức đã quyết định đưa những người tham gia đi tham quan các startup địa phương. Một trong các startup đó có một robot xã hội, và họ đã quyết định demo. Việc demo thực hiện với mọi người và khi đến lược tôi và bạn có lẽ cùng đoán được. Nó không nhận diện được khuôn mặt tôi. Tôi đã hỏi người phát triển nó chuyện gì xãy ra vậy, và hóa ra chúng tôi đã sử dụng cùng một phần mềm nhận diện khuôn mặt đó. Nữa vòng trái đất, Tôi đã học được rằng sự thiên vị thuật toán có thể di chuyển nhanh như việc tải một số file từ internet. Vậy điều gì đang xãy ra? Tại sao khuôn mặt tôi không nhận ra được Vâng, chúng ta phải xem lại cách chúng ta cho máy tính nhìn. Thi giác máy tính sử dụng các công nghệ học máy để nhìn để nhận diện khuôn mặt. Và cách làm là, ta tạo ra một một tập huấn luyện với các ví dụ về khuôn mặt. Đây là khuôn mặt. Đây là khuôn mặt. Còn đây thì không. và qua thời gian, ta có thể dạy máy tính cách nhận ra các khuôn mặt khác. Tuy nhiên, nếu tập huấn luyện không đa dạng, bất kỳ khuôn mặt nào mà khác quá nhiều so với chuẩn đã thiết lập sẽ khó dò tìm hơn, đó chính là trường hợp xãy ra với tôi. Nhưng đừng lo - có một vài tin tốt. Các tập huấn luyện không tồn tại ở cõi hư vô. Mà do chính chúng ta tạo ra. Do vậy chúng ta có cơ hội tạo ra các tập huấn luyện phủ kín các trường hợp và phản ánh một bức tranh đầy đủ hơn về con người. Bây giờ bạn đã thấy trong các ví dụ của tôi các robot xã hội nó ra sao cách tôi đã tìm ra sự sai sót về thiên vị thuật toán. Nhưng sự thiên vị thuật toán có thể dẫn đến các hành vi phân biệt đối xử. Khắp nước Mỹ, các sở cảnh sát đang bắt đầu đưa phần mềm nhận dạng khuôn mặt vào kho vũ khí chống tội phạm của họ. Trường luật Georgetown công bố một báo cáo cho thấy 1/2 người lớn ở Mỹ -- có đến 117 triệu người -- có khuôn mặt trong các mạng lưới nhận dạng khuôn mặt. Hiện tại các sở cảnh sát có thể nhìn vào các mạng lưới không được kiểm soát này sử dụng các thuật toán không được kiểm tra để bảo đảm sự chính xác. Nhưng chúng ta biết nhận dạng khuôn mặt không phải là không có sai sót và đánh nhãn khuôn mặt một cách chắc chắn vẫn còn là một thách thức. Bạn có thể thấy điều này trên Facebook Tôi và các bạn tôi luôn cười khi thấy những người khác bị đánh nhãn sai trong các bức hình của chúng tôi. Nhưng nhận diện sai một nghi phạm không phải là một chuyện để cười, cũng không phải là vi phạm quyền tự do dân sự. Công nghệ học máy đang được sử dụng để nhận diện khuôn mặt, nhưng nó cũng đang mở rộng vượt quá lĩnh vực thị giác máy tính. Trong cuốn sách "Vũ khí hủy diệt toán học" của cô Cathy O'Neil, một nhà khoa học dữ liệu, nói các loại WMD đang gia tăng -- các giải thuật hủy diệt, thần bí và phổ biến rộng rãi đang ngày càng được sử dụng để đưa ra quyết định mà ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vậy ai được tuyển dụng hoặc sa thải? Bạn có khoản vay đó? Bạn có bảo hiểm không? Bạn có được tiếp nhận vào trường đại học mà bạn muốn? Bạn và tôi có trả cùng giá cho cùng sản phẩm được mua trên cùng một nền tảng? Việc thực thi luật pháp cũng đang bắt đầu sử dụng công nghệ học máy để dự báo tình hình phạm pháp Một số thẩm phán sử dụng điểm số rủi ro do máy tạo ra để xác định một cá nhân sẽ đi tù trong bao lâu. Do vậy chúng ta phải nghĩ về những quyết định này. Chúng có công bằng? Và chúng ta đã thấy rằng sự thiên vị thuật toán không nhất thiết luôn cho ra kết quả công bằng Vậy ta có thể làm gì với chúng? Vâng, ta có thể bắt đầu nghĩ về cách tạo ra mã lệnh bao hàm nhiều hơn và sử dụng các hoạt động viết mã có tính bao hàm. Nó thực sự bắt đầu với con người. Vậy ai viết các mã lệnh đó. Có phải chúng ta đang tạo ra các nhóm đầy đủ với các cá nhân đa dạng những người có thể kiểm tra các điểm mù lẫn nhau? Về mặt kỹ thuật, chúng ta viết các mã lệnh đó như thế nào Chúng ta có đang tính đến yếu tố công bằng khi xây dựng hệ thống/ Và cuối cùng, tại sao chúng ta viết những mã lệnh đó. Chúng ta đã sử dụng các công cụ sáng tạo tính toán để mở khóa sự giàu có to lớn. Giờ đây chúng ta có cơ hội mở khóa sự bình đẳng to lớn hơn nếu chúng ta tạo ra sự thay đổi xã hội một sự ưu tiên và không suy nghĩ lại Và đây là 3 nguyên lý mà sẽ tạo nên phong trào "incoding". Ai viết mã lệnh đó, chúng ta viết mã lệnh đó ra sao và tại sao ta viết mã lệnh đó. Do đó để hướng đến sự viết mã tận tâm, ta có thể bắt đầu nghĩ về xây dựng các nền tảng mà có thể nhận diện sự thiên vị bằng cách tập hợp trải nghiệm của mọi người như tôi đã chia sẽ nhưng cũng kiểm tra các phần mềm hiện tại. Chúng ta cũng có thể bắt đầu tạo ra những tập huấn luyện bao hàm hơn Hãy tưởng tượng một chiến dịch "Tự sướng để hòa nhập" ở đó bạn và tôi có thể giúp các nhà phát triển kiểm thử và tạo ra các tập huấn luyện bao hàm hơn. Và chúng ta cũng bắt đầu suy nghĩ một cách tận tâm hơn về sự ảnh hưởng xã hội của công nghệ mà ta đang phát triển. Để bắt đầu phong trào viết mã tận tâm Tôi đã khởi xướng Liên minh công lý thuật toán, ở đó bất cứ ai quan tâm đến sự công bằng đều có thể giúp chống lại the coded gaze. trên codedgaze.com, nơi bạn có thể báo cáo lại các thiên vị, đề nghị sự kiểm tra, trở thành người kiểm thử và tham gia vào các cuộc nói chuyện #codedgaze. Tôi mời bạn tham gia với tôi để tạo ra một thế giới ở đó công nghệ phục vụ cho tất cả chúng ta, không phải chỉ với một số người, một thế giới ở đó chúng ta đề cao sự hòa nhập và thay đổi xã hội làm trung tâm Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Nhưng tôi còn một câu hỏi: Bạn có cùng tôi vào cuộc chiến này không? (Cười) (Vỗ tay) Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng những câu chuyện của đàn ông thì thường rất quan trọng còn những câu chuyện của phụ nữ thì đơn thuần chỉ là về phụ nữ thôi. Bà tôi nghỉ học từ năm 12 tuổi. Bà có 14 người con. Mẹ tôi nghỉ học từ năm 15 tuổi. Bà đã trở thành 1 thư kí. Tôi tốt nghiệp đại học và trở thành đạo diễn sân khấu, và sự tiến bộ đó hoàn toàn là nhờ có những con người tôi chưa từng gặp đã đấu tranh để phụ nữ có các quyền được bầu cử, được đi học, được tiến bộ. Và tôi quyết tâm sẽ làm được giống như thế và rõ ràng các bạn cũng có thể. Tại sao không? (vỗ tay) Vì vậy 7 năm trước tôi đã tổ chức 1 lễ hội tên là WOW, Phụ Nữ Của Thế Giới, và ngày nay nó được tổ chức ở 20 quốc gia trên khắp 5 châu lục. Và một trong số đó là Sô-ma-ni, 1 quốc gia ở châu Phi. Vì vậy tôi đã tới đó vào năm ngoái, và một điều thú vị khi đến đây là được đi thăm những hang động này. Quần thể hang Laas Geel. Hiện nay, những hang động này chứa đựng cả những hình vẽ cổ xưa nhất trên thế giới Những bức vẽ này được cho là có khoảng từ 9,000 đến 11,000 năm tuổi. Nghệ thuật: là điều mà nhân loại đã tạo ra kể từ khi tiến hóa Đó là cách để chúng ta nói về bản thân mình, cách để hiểu bản sắc riêng của chúng ta, cách chúng ta nhìn thế giới, là bản chất của mỗi người mà ta thấy vì ý nghĩa cuộc sống chúng ta đang sống. Đó là mục đích của nghệ thuật. Hãy nhìn vào bức tranh nhỏ này. Tôi nghĩ đó là một bé gái. Tôi nghĩ rằng cô bé khá giống tôi khi còn nhỏ. và tôi đã tự hỏi ai là người đã vẽ nên bức tranh vui vẻ, trẻ trung thế này? và tôi hỏi người quản lý các hang động này. Tôi nói," tôi muốn biết về những người đàn ông và phụ nữ vẽ bức tranh này." Ông ta nhìn tôi một cách lạ lùng, và nói "Phụ nữ không vẽ những bức tranh này" Và tôi nói" Nó đã ra đời từ 11,000 năm trước" "Sao anh biết được" (Cười lớn) Rồi anh ta nói"Phụ nữ không làm những việc này. Đàn ông tạo ra những nét vẽ, còn phụ nữ thì không" Lúc đó, tôi đã không ngạc nhiên lắm, bởi vì đó là thái độ mà tôi được chứng kiến liên tục trong cuộc đời làm đạo diễn của mình. Chúng ta được kể rằng những tri thức thần thánh được lưu truyền bởi đàn ông, dù đó là thầy tế, linh mục, giáo sĩ hay là người sùng đạo. Tương tự, chúng ta cũng được kể rằng những thiên tài sáng tạo đều là đàn ông, rằng những người đàn ông sẽ nói cho chúng ta về con người thực sự của chúng ta, rằng những người đàn ông sẽ đại diện cho nhân loại kể những câu chuyện về thế giới. Trong khi đó, những nữ nghệ sĩ chỉ kể về những trải nghiệm của phụ nữ, những vấn đề của phụ nữ, những điều chỉ liên quan đến phụ nữ và là mối quan tâm thoáng qua đối với đàn ông -- và chỉ một vài người quan tâm mà thôi. Và đó là niềm tin, là điều chúng ta được dạy, là điều mà theo tôi đã tô điểm quá nhiều lên việc chúng ta tin tưởng rằng câu chuyện của phụ nữ cũng quan trọng. Và trừ khi chúng ta sẵn sàng tin rằng câu chuyện của phụ nữ cũng quan trọng nếu không quyền lợi của phụ nữ cũng trở nên không quan trọng, Và sự thay đổi cũng không bao giờ thực sự xuất hiện. Tôi muốn kể cho các bạn 2 ví dụ về những câu chuyện được xem là có tầm quan trọng vĩ đại: "E .T- sinh vật ngoài hành tinh và "Ham-let" ( cười) Tôi đã dẫn hai đứa con nhỏ của tôi Calonine 8 tuổi và Bobby 5 tuổi -- đi xem "E.T" Và đó là một câu chuyện tuyệt vời về người ngoài hành tinh nhỏ bé E.T sống cùng một gia đình người Mỹ có một người mẹ, hai con trai và một con gái, nhưng E.T lại muốn về nhà. Không chỉ thế, một số nhà khoa học xấu xa còn muốn làm thí nghiệm trên E.T nên luôn tìm kiếm cậu ta. Vì thế, lũ trẻ đã lên kế hoạch. Chúng quyết định sẽ đưa E.T trở lại phi thuyền của cậu sớm nhất có thể, chúng để cậu ta vào giỏ xe đạp và chở đi. Nhưng không may, những kẻ xấu đã tìm thấy lũ trẻ và đuổi kịp và chúng có còi báo động và chúng có súng, chúng có loa to, cực kỳ đáng sợ, và chúng đã đuổi rất sát lũ trẻ, và bọn trẻ sẽ không có cách nào thoát được. Rồi đột nhiên, như một phép màu, chiếc xe đạp bay lên không trung bay qua những đám mây, bay qua mặt trăng, và lũ trẻ sẽ bảo vệ được "E.T" Tôi quay sang nhìn 2 đứa con của tôi Robby vô cùng thích thú, nó như đang ở đó cùng với lũ trẻ, cùng bảo vệ E.T., nó thấy rất hạnh phúc. Rồi tôi nhìn Caroline, và con bé đang khóc nức nở Tôi hỏi "sao vậy con?" Cô bé nói " Sao con không thể cứu E.T?, sao con không được đến đó? Và tôi đột nhiên nhận ra rằng chúng không phải là lũ trẻ chúng là những cậu bé -- tất cả chúng. Và Caroline, đứa trẻ vô cùng yêu mến E.T., lại không được đến đó để cứu cậu ấy, cô bé cảm thấy tủi thân và bị hắt hủi Tôi đã gửi thư cho Steven Spielberg (cười) ( vỗ tay) và tôi nói " tôi không biết liệu anh có hiểu được tác động về mặt tâm lý học của những việc đã xảy ra và sẵn sàng chi trả cho các hóa đơn điều trị?" ( cười) Cho đến 20 năm sau, tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời, nhưng tôi vẫn rất hi vọng. ( cười) Nhưng tôi nghĩ điều đó rất thú vị, vì nếu đọc những gì anh ta muốn nhắn nhủ qua E.T, anh ta đã nói một cách cụ thể rằng: "tôi muốn cả thế giới hiểu rằng chúng ta phải yêu thương và bao dung cho sự khác biệt." nhưng anh ấy đã không đề cập đến sự khác biệt của các bé gái trong đó. Anh ta nghĩ mình đã viết câu chuyện về nhân loại. Caroline lại nghĩ anh ta đã không coi trọng 1 nửa của nhân loại. Anh ta nghĩ mình đang viết câu chuyện về lòng tốt của con người; con bé lại nghĩ anh ta viết về cuộc phiêu lưu khoa trương của lũ con trai. Và đây là điều bình thường. Đàn ông cho rằng họ được trao cho trách nhiệm truyền thông toàn cầu nhưng dĩ nhiên rồi, sao có thể là họ? Họ viết từ những trải nghiệm của đàn ông qua đôi mắt của đàn ông. Chúng ta phải tự nhìn vào điều đó. Chúng ta phải sẵn sàng nhìn lại tất cả các quyển sách và các bộ phim, mọi thứ chúng ta yêu thích, và nói "Thực tế, chúng được tạo ra bởi các nam nghệ sĩ -- chứ không phải nghệ sĩ" Chúng ta phải nhận ra rằng rất nhiều câu chuyện được viết theo quan điểm của nam giới. Điều này cũng ổn, nhưng sau đó phụ nữ cũng cần có 50% quyền lợi với sân khấu, các bộ phim, tiểu thuyết, nơi để sáng tạo. Để tôi nói về "Hamlet". Sống hay chết. Đó là câu hỏi. Nhưng không phải của tôi. Câu hỏi của tôi là: Tại sao khi còn trẻ tôi được dạy rằng đó là ví dụ điển hình về tình trạng tiến thoái lưỡng nan và trải nghiệm của con người? Một câu chuyện kì diệu. nhưng thực ra, nó kể về một người đàn ông trẻ sợ rằng anh ta không thể trở thành một người quyền lực trong thế giới đàn ông nếu anh ta không trả thù kẻ đã giết cha mình. Anh ta nói với chúng ta rất nhiều về tự tử như một lựa chọn, nhưng thực tế người tự tử lại là Ophelia, sau khi cô bị anh ta làm nhục và lợi dụng, không hề có cơ hội để nói với khán giả về những cảm giác của mình. Và sau khi xong việc với Ophelia, anh ta quay sang mẹ mình bởi vì về cơ bản thì bà đã trơ trẽn yêu chú của anh ta và cả quan hệ tình dục. ( cười) Đó là một câu chuyện tuyệt vời, nhưng đó cũng là câu chuyện về xung đột, sự lưỡng lự , cuộc tranh đấu của nam giới. Nhưng tôi lại được bảo rằng đây là câu chuyện về nhân loại, mặc dù chỉ có 2 người phụ nữ xuất hiện trong câu chuyện. Và nếu tôi không tự suy nghĩ lại, tôi sẽ luôn nghĩ rằng những câu chuyện của phụ nữ không quan trọng bằng đàn ông. 1 phụ nữ có thể đã viết "Hamlet" nhưng cô ấy sẽ viết nó khác đi, và câu chuyện sẽ không được cả thế giới công nhận. Như tác giả Margaret Atwood đã nói: "Khi đàn ông viết về việc rửa chén dĩa, đó là chủ nghĩa thực tế. Khi phụ nữ viết về nó , đó lại là đặc tính di truyền bất hạnh." (cười) Điều này không chỉ diễn ra ở thời đại đó. Ý tôi là, khi tôi còn nhỏ, ước mơ trở thành đạo diễn sân khấu, thầy của tôi đã nói với tôi rằng: " Hiện nay ở Anh có 3 nữ đạo diễn, " thầy tôi nói, " Jude." " Đó là Joan Knight, một người đồng tính, đó là Joan Littlewood, đã nghỉ hưu, và Buzz Goodbody, người vừa mới tự tử. Vậy, em muốn trở thành ai trong 3 người đó?" (cười) Bây giờ, hãy bỏ qua sự gièm pha ghê tởm đối với những người đồng tính nữ, thực tế là, ông ta muốn xúc phạm tôi. Ông ta nghĩ rằng việc tôi muốn trở thành một đạo diễn thật ngu ngốc. Và tôi kể với Marin Alsop, một chỉ huy dàn nhạc, và cô ấy nói, " Đúng rồi, giáo viên dạy nhạc của tôi cũng nói như thế." Ông nói, " Phụ nữ không chỉ huy dàn nhạc." Nhưng những năm sau đó, chúng tôi đã tạo được dấu ấn của mình. Bạn nghĩ, " Thời thế bây giờ đã khác." Tôi e rằng không có gì thay đổi cả. Giám đốc đương nhiệm của nhạc viện Paris gần đây đã nói, " Cần có nhiều sức mạnh thể chất để chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, và phụ nữ thì quá yếu." (cười) Nghệ sĩ George Baselits đã nói, " Sự thật là phụ nữ không thể vẽ. -- Họ không thể vẽ đẹp." Tác giả V.S. Naipaul cách đây 2 năm cũng đã nói, " Tôi chỉ cần đọc 2 đoạn văn và biết ngay nếu đó là tác phẩm của phụ nữ, và tôi sẽ ngừng đọc, vì nó không đáng để tôi đọc." Khán giả: Whoa! Và điều đó tiếp tục. Chúng ta phải tìm ra cách để ngăn những cô bé và những phụ nữ cảm thấy câu chuyện của họ không quan trọng, và họ không được trở thành người kể chuyện. Vì khi bạn cảm thấy mình không thể đứng ở vị trí trung tâm và lên tiếng thay cho cả thế giới bạn sẽ cảm thấy rằng bạn có thể cống hiến khả năng cho một nhóm nhỏ, được lựa chọn. Bạn sẽ có xu hướng làm công việc nhỏ hơn ở những sân khấu nhỏ hơn, Sức mạnh kinh tế của bạn sẽ nhỏ hơn, phạm vi khán giả của bạn cũng sẽ nhỏ đi, và danh tiếng của bạn cũng sẽ thấp hơn. Và chúng ta cuối cùng cũng trao cho các nghệ sĩ những không gian tuyệt vời trên thế giới, vì họ là những người kể chuyện. Bây giờ, tại sao việc bạn không phải là nghệ sĩ lại quan trọng ? Giả sử bạn là một kế toán viên hoặc một doanh nhân hay một bác sĩ hay một nhà khoa học: Bạn có nên quan tâm đến những nghệ sĩ nữ không? Tất nhiên rồi, bạn phải làm như vậy, vì như bạn đã thấy từ các bức tranh trong hang động, tất cả các nền văn minh, tất cả nhân loại đều dựa vào các nghệ sĩ để kể lại câu chuyện về nhân loại, và nếu cuối cùng câu chuyện của nhân loại được kể bởi đàn ông, theo cách nói của tôi, nó sẽ kể về đàn ông. Vậy nên hãy thay đổi đi. Hãy thay đổi tất cả các thể chế của chúng ta, và không chỉ ở miền Tây. Đừng quên -- thông điệp về việc phụ nữ không đủ khả năng để giữ lại tài năng sáng tạo được truyền đến cho những cô bé và những phụ nữ ở Nigeria, Trung Quốc, Nga, Indonesia. Trên toàn thế giới, các cô bé và phụ nữ đang được dạy rằng họ không thể giữ được quan điểm về cảm hứng sáng tạo. Và tôi muốn hỏi các bạn: Bạn có tin điều đó không? Các bạn có tin rằng phụ nữ có thể trở thành thiên tài sáng tạo không? ( Vỗ tay và cổ vũ) Hãy tiến về phía trước, ủng hộ các nghệ sĩ nữ, mua các tác phẩm của họ, nhấn mạnh rằng họ được lắng nghe, tìm nơi để tạo nên tiếng nói cho họ. Và hãy nhớ điều này: rằng trong 1 trường hợp nào đó, nếu chúng ta cho qua thời khắc này của một thế giới mà chúng ta biết rằng chúng ta đang bị đối xử bất công, chính các nghệ sĩ sẽ phải tưởng tượng ra một thế giới khác. Và tôi kêu gọi các nghệ sĩ, cả nam và nữ, hãy nghĩ về một thế giới bình đẳng giới tính. Hãy tổ điểm cho nó. Hãy vẽ nên nó. Hãy viết về nó. Làm phim về nó. Và nếu chúng ta có thể tưởng tượng ra, chúng ta sẽ có năng lượng và sức chịu đựng để tạo ra được thế giới đó. Khi tôi nhìn thấy một cô bé, 11,000 năm trước, tôi muốn biết rằng cô bé đó bây giờ có thể đứng ở đó và nghĩ rằng cô có quyền ước mơ, cô có quyền quyết định vận mệnh của mình và có quyền lên tiếng thay cho toàn thế giới, được công nhận vì điều đó và được hoan nghênh. Cảm ơn (Vỗ tay) Khi tôi chết Tôi muốn cơ thể của tôi được phân hủy, được thưởng thức bởi những con vật Không phải ai cũng được diễm phúc như vậy (cười) Có lẽ bạn đã sẵn sàng cho cuộc trò chuyện cuối đời của mình cùng với gia đình Và đưa ra quyết định, tôi không biết nữa, hỏa táng chăng? Và vì lợi ích khách quan chung Những gì mà tôi yêu cầu cho thi thể của tôi hoàn toàn không hợp lý vào lúc này Nhưng không phải là không có tiền lệ Chúng ta đã sắp đặt được sự sống còn của chúng ta cho lịch sử toàn nhân loại Đó được gọi là mai táng phơi nhiễm Thực tế, điều này gần như đang xảy ra ngay bây giờ như chúng ta nói Ở những vùng núi cao Tây Tạng Họ luyện tập "Thiên Táng" Một nghi thức đặc biệt để thi thể làm mồi cho kền kền Ở Mumbai, Ấn Độ, những người theo Bái Hỏa Giáo Họ để xác của người chết vào một kiến trúc gọi là "Ngọn Tháp Im Lặng" Những điều này là những mẩu văn hóa khá thú vị nhưng nó vẫn chưa thực sự phổ biến tại phương Tây Nó không phải là điều mà các bạn mong chờ Ở Mỹ, thi thể của chúng ta thông thường được mang đi ướp hóa học dựa theo cách mai táng tại nghĩa trang nơi bạn sống hoặc, gần đây hơn, hỏa táng Bản thân tôi, là một người ăn chay gần đây Điều đó có nghĩa là tôi đã dành 30 năm đầu hoặc cuộc đời tôi về sau điên cuồng ăn thịt động vật nhiều như tôi có thể giết chúng Tại sao? Khi tôi chết, liệu rằng chúng có nên làm điều đó ngược lại với tôi không? (Cười) Tôi có phải là một động vật không? Về mặt sinh học mà nói, ai trong chúng ta, tại căn phòng này, không phải là động vật? Sự thật là chúng ta đều là những loài động vật có một vài khả năng gây ra những hậu quả đáng sợ Nghĩa là chấp nhận việc chúng ta đang phải chịu đựng sự suy tàn và chết chóc Giống như bất cứ sinh vật khác trên Trái Đất 9 năm trước, tôi từng làm việc tại dịch vụ tang lễ đầu tiên là người điều hành hỏa táng rồi sau đó là người đảm trách dịch vụ tang lễ Và gần đây nhất, là chủ sở hữu việc mai táng tại nhà của tôi Và tôi có một vài tin tốt Nếu bạn đang có gắng tránh việc cả số phận bi đát bị chôn vùi và tan nát Bạn sẽ được tất cả sự giúp đỡ trên thế giới để có thể thoát khỏi nó từ nền công nghiệp mai táng Đó là nền công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la và mô hình kinh tế dựa theo những nguyên tắc thuộc về bảo vệ, vệ sinh và làm đẹp cho thi thể Cho dù họ có ý hay không Nền công nghiệp mai táng đẩy mạnh ý tưởng của chủ nghĩa ngoại thường nhân bản Những gì nó lấy không thành vấn đề Giá cả bao nhiêu Dù môi trường có khắc nghiệt đến đâu Chúng tôi vẫn sẽ thực hiện diều đó bởi con người xứng đáng với điều đó Nó bác bỏ sự thật rằng cái chết có thể là một mớ xúc cảm hỗn độn và vấn để phức tạp và đó chính là hoa sen trong bùn vẻ đẹp trong tự nhiên quay về đất mẹ nơi mà chúng ta đã đến Bây giờ, tôi không muốn các bạn hiểu sai ý tôi Tôi hoàn toàn hiểu điều quan trọng của nghi lễ Đặc biệt là khi nó đến từ những người mà chúng ta yêu thương Nhưng chúng ta phải tạo và tập làm quen với nghi thức này Mà không làm ảnh hưởng đến môi trường Đó là lý do vì sao chúng ta cần những sự lựa chọn mới Như vậy hãy quay lại với ý tưởng về sự bảo vệ, vệ sinh và thẩm mỹ Chúng ta sẽ bắt đầu với một thi thể Ngành công nghiệp mai táng sẽ bảo vệ cơ thể chết của bạn Bằng lời đề nghị bán cho gia đình bạn một cỗ quan tài làm bằng gỗ cứng hoặc kim loại với chất trám cao su kín Tại nghĩa trang, vào ngày chôn cất, chiếc quan tài đó sẽ được hạ xuống vào một cái vòm bê tông lớn hoặc hầm kim loại Chúng ta đang lãng phí tất cả những tài nguyên đấy - bê tông, kim loại, gỗ cứng Giấu chúng trong những căn hầm dưới dất rộng lớn Khi bạn chọn mai táng tại dịch vụ tang lễ thi thể của bạn sẽ không dịch chuyển đi đâu cả gần thứ bụi đất bao quanh nó Mồi cho sâu bọ Bạn thì không Tiếp theo, nền công nghiệp đó sẽ làm sạch cơ thể bạn thông qua việc ướp xác Loại chất hóa học bảo vệ người chết Phương pháp này dẫn lưu máu của bạn Và thay thế bằng một loại độc, hợp chất hữu cơ fomanđêhít gây ra ung thư Họ bảo làm điều này vì sức khỏe chung của cộng đồng Bởi vì cơ thể người chết có thể bị nguy hiểm nhưng các bác sĩ trong căn phòng này sẽ nói với bạn rằng yêu cầu đó sẽ chỉ được áp dụng Nếu có người chết vì vài loại bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, Ebola chẳng hạn Ngay cả sự phân hủy của con người, cái mà, hãy thành thực nhé cũng có một chút bốc mùi và khó chịu hoàn toàn được an toàn Vi khuẩn gây bệnh không phải là cùng một loại mà gây ra phân hủy Cuối cùng, nền công nghiệp sẽ làm đẹp cho xác chết Họ sẽ bảo với bạn rằng cái chết tự nhiên của cơ thể ba mẹ bạn không tốt như bạn tưởng Họ sẽ đặt một lớp trang điểm Họ sẽ mặc một bộ lễ phục Họ sẽ tiêm thuốc nhuộm để người đó nhìn trong tươi tắn hơn chỉ cần yên nghỉ Ướp xác là một trò lừa phỉnh mang đến sự ảo tưởng rằng cái chết và rồi sự phân hủy không phải là kết thúc tự nhiên cho tất cả nguồn sống xanh sạch trên hành tinh này Ngày nay, nếu hệ thống làm đẹp, vệ sinh và bảo vệ không thể hấp dẫn bạn Bạn không cô đơn Có một làn những con người Giám đốc dịch vụ tang lễ, nhà thiết kế, các nhà môi trường... cố gắng đưa ra những cách thân thiện hơn với môi trường sinh thái cho cái chết Đối với những người này, cái chết không nhất thiết là Một cái gì mới mẻ, trang điểm, màu xanh lơ tuxedo loại để đi làm Không bao giờ có chuyện rằng phương pháp tử hình hiện tại của chúng ta là hoàn toàn bền vững Với sự lãng phí tài nguyên và sự tin tưởng của chúng ta với chất hóa học Thậm chí là hỏa táng cái mà thường xuyên được xem xét là sự lựa chọn thân thiện với môi trường sử dụng, mỗi lần hỏa táng tương đương với khí ga tự nhiên của chuyến xe đi 500 dặm Vì thế, từ đây chúng ta đi đến đâu? Hè năm ngoái, tôi đã ở trên núi của phía Đông Carolina chuyển các xô gỗ vụn dưới cái nắng mùa hè Tôi đến tại Đại học Western Carolina, tại "Trại xác chết" của họ nói chính xác hơn là "cơ sở tiêu hủy xác người" Những thi thể được hiến cho khoa học đều được mang đến đây Và sự phân hủy của cơ thể họ được nghiên cứu để mang đến lợi ích cho tương lai của ngành pháp y Ngày nay Đã có 12 thi thể được đặt ra trong các giai đoạn phân hủy khác nhau Một số chỉ còn là những di cốt Một người đang mặc bộ áo ngủ màu tím Một người vẫn còn nhìn thấy được mái tóc vàng Các khía cạnh pháp y thực sự hấp dẫn Nhưng nó không phải là lý do thực sự tôi ở đó Tôi đến đó vi một người bạn đồng nghiệp của tôi, Katrina Spade đang nỗ lực để tạo ra một hệ thống, không phải là hỏa táng người chết Nhưng ủ kín xác chết Cô ấy gọi hệ thống đó là "Sự sắp xếp lại" Và chúng tôi làm điều đó với đàn gia súc và những con vật nuôi khác trong cả năm trời Cô tưởng tượng ra 1 cơ sở nơi mà các gia đình có thể tới và đặt thi thể người họ yêu thương trong 1 hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng có thể, từ 4 đến 6 tuần làm tiêu biến cơ thể, xương và tất cả mọi thứ khác thành đất trong khoảng từ 4 đến 6 tuần đó các phân tử torng cơ thể bạn biến thành các phân tử khác Bạn đã biến đổi theo đúng nghĩa đen Điều này sẽ phù hợp như thế nào trong những mong đợi gần đây rất nhiều người dường như được mai táng dưới gốc cây hoặc trở thành một cái cây khi họ chết? Trong lễ hỏa táng truyền thống, tro tàn còn sót lại các mảnh xương vô cơ tạo thành một lớp phấn dày rằng, trừ khi phân tán trong đất vừa phải có thể thực sự làm tổn hại và giết chết cái cây nhưng nào bạn được sắp xếp lại, nếu bạn thực sự trở thành đất Bạn có thể nuôi dưỡng cây Và trở thành người có ích sau khi chết mà bạn luôn muốn trở thành Đó là điều bạn xứng đáng để làm Vậy đó là một sự lựa chọn cho tương lai của dịch vụ hỏa táng Vậy còn tương lai của dịch vụ mai táng? Sẽ có nhiều người nghĩ rằng chúng ta thậm chí không cần đến dịch vụ tang lễ nữa bởi vì chúng ta đang cạn kiệt tài nguyên đất nhưng nếu chúng ta thay đổi lại nó, và tử thi không phải là kể thù của đất nhưng nó là vị cứu tinh tiềm năng? Tôi đang nói về việc mai táng bảo tồn nơi mà lượng lớn các dải đất được mua bởi một cục ủy thác đất đai Điều đáng quý ở đây là một khi bạn trồng một vài thi thể tại mảnh đất đó Nó không thể bị xâm phạm, nó không thể nào phát triển thêm Do đó thuật ngữ, "Mai táng bảo tồn" Nó tương đương giống như ràng buộc bản thân bạn như một cái cây sau khi mất "Chúa ơi no, tôi sẽ không đi đâu Không, thực sự tôi không thể. Tôi đang phân hủy dưới đây" (Cười) Tiền mà gia đình đưa cho dịch vụ tang lễ Sẽ đưa vào bảo vệ và quản lý đất đai Sẽ không có bia mộ và nghĩa trang nào nữa theo đúng nghĩa Những phần mộ sẽ được bốc vì bất động sản Dưới những gò mộ trang nghiêm, chỉ còn được đánh dấu bằng đá hoặc một chiếc đĩa kim loại nhỏ hoặc đôi khi chỉ có thể định vị bằng GPS Không có việc ướp xác Không còn gánh nặng, quan tài kim loại Dịch vụ tang lễ tại nhà của tôi có bán một vài quan tài Làm từ một vài thứ như lụa dệt và tre nhưng thành thật, hầu hệt gia đình của chúng ta chỉ chọn một tấm vải liệm đơn giản Không có một hầm mộ lớn nào mà tất cả những nhà tang lễ yêu cầu chỉ bởi vì nó làm mọi việc dễ dàng hơn cho họ để tạo cảnh quan Gia đình có thể đến đây, họ có thể đắm chìm vào thiên nhiên họ thậm chí còn có thể trồng một cái cây hoặc bụi cây mặc dù chỉ có cây bản địa mới được mang đến khu vực cho phép Cơ thể được hoà cùng cảnh quan Vẫn còn hi vọng trong việc bảo tồn mai táng Chúng cung cấp không gian xanh sạch cho cả nông thôn và thành thị chúng tạo cơ hội để đưa vào lại các loại thực vật và động vật bản địa đến 1 vùng Chúng cung cấp những tuyến đường mòn công cộng Nơi dành để linh hướng Nơi để cho lớp học và các sự kiện Nơi mà thiên nhiên và sự tang thương gặp nhau Quan trọng nhất, nó cho chúng ta, một lần nữa Một cơ hội để được tan ra bên trong đất Đất mẹ Để tôi kể bạn nghe đã luôn nhớ chúng ta Tôi nghĩ rằng đối với rất nhiều người Họ bắt đầu hiểu được ý nghĩa rằng nền công nghiệp mai táng hiện tại không thực sự hiệu quả đối với họ đối với số đông chúng ta Được tẩy sạch và làm đẹp không phản ánh gì chúng ta Nó cũng không phản ánh được gì mà chúng ta đã đấu tranh trong suốt cuộc đời của chúng ta Liệu thay đổi cách mai táng thi thể của chúng ta sẽ giải quyết được biến đổi khí hậu chăng? Không. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những bước táo bạo trong cách mà chúng ta nhìn bản thân như một công dân trên hành tinh này Nếu chúng ta có thể chết một cách thoải mái và nhẹ nhàng hơn Tôi tin rằng chúng ta đang đứng trước cơ hội đó Cám ơn (Vỗ tay) The End Vài năm trở lại đây, chúng ta đã tham gia tranh luận về nạn xâm hại tình dục tại các trường đại học. Không nghi ngờ gì nữa--- về tầm quan trọng khi để thế hệ trẻ hiểu được nguyên tắc cơ bản của sự tự nguyện, nhưng đó là lúc cuộc đối thoại về tình dục dừng lại. Và trong cái sự thiếu sót thông tin đó, truyền thông và mạng internet-- ngã rẽ mới của kĩ thuật số đang thay chúng ta giáo dục bọn trẻ. Nếu chúng ta thực sự mong muốn thế hệ trẻ sinh hoạt tình dục an toàn, có đạo đức, và tất nhiên, một cách tận hưởng, Đây là lúc ta bàn luận cởi mở chân thành về điều gì sẽ xảy ra sau câu "Đồng ý" Điều này bao gồm việc vượt qua rào cản lớn nhất và trò chuyện với thế hệ trẻ về tư cách phụ nữ với quyền được tận hưởng khoái cảm. Đúng vậy. (Vỗ tay) Tiến lên, các quý bà. (Vỗ tay) Tôi đã dành ba năm để đối thoại với những cô gái tuổi từ 15 đến 20 về thái độ và trải nghiệm tình dục của họ. Và tôi nhận thấy rằng trong số các cô gái trẻ cảm thấy mình được quyền quan hệ tình dục, họ không cảm thấy quyền hưởng thụ nó một cách cần thiết. Có một bạn năm 2 trường cao đẳng Ivy League chia sẻ với tôi rằng, "Em xuất thân từ gia đình với những người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ. Bà ngoại thì thẳng thắn, chính trực, mẹ em là một chuyên gia, em gái và em thì huyên náo đó là kiểu mẫu của nữ quyền trong nhà." Và em miêu tả về đời sống tình dục của em cho tôi nghe: một tuyển tập những mối quan hệ một lần, bắt đầu từ năm em 13 tuổi. Tất cả... đều rất vô trách nhiệm, đều không rõ ràng, và không có cảm giác tận hưởng. Và cô nhún vai. "Có lẽ phụ nữ chúng ta đều bị xã hội "dạy" thành những sinh vật "dễ bảo", những người không thể hiện ý muốn và nhu cầu của mình" "Chờ đã ", tôi đáp. "Chẳng phải em vừa nói em là một phụ nữ thông minh, mạnh mẽ à?" Và cô gái có chút ngần ngừ. Cuối cùng em nói, "Em đoán thế" Chưa có ai nói em rằng thông minh và mạnh mẽ áp dụng được trong tình dục." Tôi cũng muốn nói luôn rằng, sự thật đang bị cường điệu hoá. Thế hệ trẻ hiện nay không giao cấu thường xuyên hơn hay sớm hơn so với thế hệ trẻ của 25 năm trước. Tuy nhiên, những người trẻ hiện nay có những hành vi tình dục khác. Bỏ qua những hành vi đó, khi chúng ta coi chúng "không phải là tình dục", nó mở ra cánh cửa cho hành vi có tính rủi ro và không tôn trọng. Điều này đặc biệt đúng với việc quan hệ bằng miệng, hành vi mà giới trẻ cho là ít "thân mật" hơn giao cấu. Các cô gái đều nói, "Có gì to tát đâu." như thể tất cả họ đọc cùng cuốn sách hướng dẫn -- ít ra thì các cậu con trai là những người được hưởng thụ Con gái có nhiều lý do để tham gia. Điều đó khiến họ khao khát; Đó là cách để nâng tầm địa vị xã hội. Nhiều khi, đây là cách để thoát khỏi những tình huống khó xử. Một sinh viên năm I tại Cao đẳng West Coast nói với tôi, "Cô gái sẽ thổi kèn cho bạn trai vào cuối đêm bởi cô ấy không muốn giao cấu với anh ấy còn anh ấy thì mong muốn được thoả mãn. Nên, nếu tôi muốn anh ấy ra đi và không muốn điều gì xảy ra..." Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về các cô gái phải đơn phương quan hệ bằng miệng Và tôi bắt đầu thắc mắc, "Nếu mỗi lần bạn ở riêng với một chàng trai, anh ấy bảo bạn lấy ly nước ở trong bếp cho anh ấy, và anh ấy chưa bao giờ lấy nước cho bạn hoặc nếu anh ấy làm vậy, thì nó kiểu... 'em muốn thì anh chiều..? Bạn biết đấy, vẫn là sự bất đăt dĩ. Bạn sẽ không chịu nổi điều đó đâu Nhưng không có nghĩa là các chàng trai luôn không muốn. Nhiều cô gái cũng không thích làm điều đó Con gái thể hiện nỗi xấu hổ xung quanh bộ phận sinh dục cảm giác như vừa ẩm ướt vừa linh thiêng. Cảm xúc của phụ nữ về vùng kín ảnh hưởng trực tiếp đến việc hưởng thụ trong khi quan hệ Đúng, Debby Herbenick, nhà khảo sát tại trường Đại học Indiana tin rằng sự tưởng tượng về vùng kín chịu sự bao vây, với nhiều áp lực hơn bao giờ hết họ cho rằng không chấp nhận được khi để nó trong trạng thái tự nhiên Theo kết quả khảo sát, khoảng 3/4 nữ sinh viên tẩy lông vùng kín ít nhất là trong vài dịp đặc biệt, và hơn một nữa làm điều đó thường xuyên Họ nói với tôi rằng việc tẩy lông khiến họ cảm thấy sạch hơn đây là lựa chọn cá nhân. Tuy nhiên, tôi thắc mắc nếu bị bỏ lại trên đảo hoang một mình đó là cách họ chọn để giết thời gian? (Cười) Và khi tôi đi xa hơn một động lực tối tăm hơn xuất hiện: để tránh sự xấu hổ. "Đàn ông tỏ vẻ ghê tởm với nó" một phụ nữ trẻ kể với tôi "Không ai muốn bị nói như thế" Việc tẩy lông quanh vùng kín gợi tôi nhớ về những năm 20, khi phụ nữ bắt đầu thường xuyên cạo lông nách và chân. Thời đó nổi tiếng với chiếc đầm flapper, và chân tay phụ nữ bỗng lộ ra dưới ánh nhìn của cộng đồng. Theo hướng đó tôi nghĩ đó là dấu hiệu quá rõ ràng. Rằng phần nhạy cảm nhất của phụ nữ được lộ ra dưới ánh nhìn cộng đồng lộ ra để bị bình luận, coi trọng nó trông thế nào trước người khác hơn là cảm nhận của cô ấy như thế nào Xu hướng cạo lông đã dẫn đến việc gia tăng hình thức phẩu thuật tạo hình Nó là hình thức sắp đặt lại trong và ngoài môi âm đạo là hình thức phẩu thuật thẩm mỹ phát triển nhanh nhất ở các thiếu nữ Nó tăng 80 % trong khoảng 2014 và 2015, Thiếu nữ dưới 18 tuổi chiếm 2% trong các ca phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có 5% là phẩu thuật môi âm đạo Lạ thay, thứ được săn lùng nhiều nhất, Trong đó môi ngoài xuất hiện hợp nhất giống như một vỏ sò, được gọi là.. chờ chút nhé... "Cô Búp Bê" (Xì xào) Tôi tin mình không cần kể rằng Cô búp bê a) làm từ nhựa b) không có bộ phận sinh dục (Cười) Xu hướng phẫu thuật môi âm đạo đã trở nên đáng lo ngại Trường Cao đẳng Hoa Kỳ khoa bác sĩ sản phụ khoa đã tuyên bố rằng trong quá trình giải phẩu, nó ít khi được kiểm nghiệm y tế, chưa được chứng minh an toàn và tác dụng phụ bao gồm để lại sẹo, tê liệt, đau đớn và làm giảm khoái cảm. Con số đã được thống kê và thật may, con số các bạn gái tham gia phẫu thuật vẫn còn ít, nhưng bạn vẫn biết tới nó, rõ như ban ngày, nó đang chỉ cho ta tầm quan trọng về cách nữ giới nhìn nhận cơ thể của họ Sara McClelland, nhà tâm lý học tại Đại học Michigan, Cụm từ tôi thích để nói về các vấn đề trên là: "Sự thân mật công bằng" Ý tường đó về tình dục có quy chế, như ám chỉ về đời sống cá nhân, giống như, ai là người nấu ăn trong nhà bạn, hay ai là người hút bụi. Và nó cũng dấy lên các vấn đề về bất bình đẳng, về chênh lệch kinh tế, bạo lực, sức khoẻ thể chất, tinh thần Sự thân mật công bằng đòi hỏi ta phải cân nhắc Ai được phép tham gia trong một trải nghiệm. Ai được phép tận hưởng nó? Ai là người thụ hưởng chính? Và thế nào để mỗi đối tác được " vừa đủ"? Thành thật, tôi nghĩ những câu hỏi trên khó trả lời và đôi khi gây tổn thương đối với phụ nữ khi gặp phải, nhưng khi chúng ta nói về các cô gái, Tôi tiếp tục quay lại ý kiến mà những kinh nghiệm tình dục trước đó của họ không nên là có điều gì họ phải vượt qua. Khi làm việc, McClelland phát hiện rằng phụ nữ trẻ có xu hướng nhiều hơn các chàng trai trẻ khi dùng sự khoái cảm của đối tác như là thước đo cho sự thoả mãn bản thân. Và họ nói những điều như là, "Nếu anh ấy được thoả mãn tình dục, thì tôi cũng được như vậy." Các chàng trai trẻ thì có xu hướng đo sự thoả mãn bằng khoái cảm của chính họ. Phụ nữ trẻ định nghĩa một cách khác về tình dục xấu. Trong một bài khảo sát lớn nhất đã được tiến hành về hành vi tình dục của người Mỹ, Họ đã thuật về cơn đau trong những lần giao cấu 30% trong những lần ấy Họ dùng những từ như "căng thẳng" "nhục nhã" "cảm thấy thấp kém" Chàng trai trẻ không bao giờ sử dụng các từ đó. Vì vậy khi phụ nữ trẻ thuật về mức độ thoả mãn tình dục ở mức bằng hoặc tuyệt hơn của các chàng trai-- và họ nghiên cứu ra rằng-- đó có thể là sự lừa dối. Nếu một cô gái đến một cuộc yêu, hy vọng nó sẽ không đau, mong muốn cảm thấy gần gũi với đối tác và đặc biệt anh ấy đạt cực khoái, cô ấy sẽ được thoả mãn khi tiêu chí được đáp ứng. Và không có gì sai khi muốn cảm thấy gần gủi với đối tác, hay muốn anh ấy được vui vẻ, cực khoái không là thước đo duy nhất của trải nghiệm nhưng nếu không có nỗi đau đó là thanh rất thấp cho sự trọn vẹn tình dục của chính bạn. Hãy lắng nghe tất cả điều này và ngẫm nghĩ nó, Tôi bắt đầu nhận ra chúng ta đã thực hiện một loại cắt âm vật tâm lý trên các cô gái Mỹ. Bắt đầu từ thời thơ ấu, cha mẹ của những bé trai có xu hướng đặt tên cho các bộ phận cơ thể chúng, ít nhất họ sẽ nói, "đây là chỗ pee-pee của con." (pee: đi tiểu) Cha mẹ của những bé gái chọn từ rốn tới đầu gối, và họ không đặt tên cho toàn bộ khu vực đó (Cười) Không có cách nào tốt hơn để diễn tả điều gì đó khó nói hơn là không đặt tên nó. Khi đó các đứa trẻ đến lớp giáo dục tuổi dậy thì và chúng học các cậu con trai có cương cứng và xuất tinh, và các cô gái có... thời kỳ và mang thai ngoài ý muốn. Và chúng thấy sơ đồ bên trong hệ thống sinh sản ở phụ nữ-- bạn biết đấy, cái mà trông như đầu bò ấy--- (Cười) Và nó luôn màu xám nằm giữa hai chân. Và chúng ta không bao giờ gọi là âm hộ, chúng tôi chắc chắc không bao giờ gọi là âm vật. Không bất ngờ gì, ít hơn một nữa số thiếu nữ từ 14 đến 17 đã từng thủ dâm. Và khi chúng bắt đầu có đối tác để trải nghiệm và chúng tôi mong đợi rằng chúng sẽ nghĩ tình dục là dành cho chúng, rằng chúng sẽ có thể nói ra cái cần, khao khát, giới hạn của chúng. Nó không thực tế. Đây là vài điều, dù cho, Sự đầu tư của cô gái vào sự thoả mãn của đối tác còn tồn tại bất kể giới tính của đối tác là gì. Vậy trong quan hệ tình dục cùng giới, khoảng cách cực khoái biến mất. Và cô gái trẻ đạt cực khoái cùng mức với nam giới. Đồng tính và lưỡng tính nữ đã kể với tôi rằng họ thấy được giải phóng thoát khỏi kịch bản-- tự do sáng tạo trong cuộc yêu mà nó hiệu quả với họ. Cô gái đồng tính cũng bị thử thách về ý tưởng trong lần đầu giao hợp như là định nghĩa về sự trong trắng. Không bởi vì giao hợp không phải vấn đề gì lớn, nhưng nó đáng để tự hỏi tại sao chúng ta quan tâm hành động này, mà hầu như các cô gái có sự khó chịu và đau đớn, để thành điểm tới hạn của sự trưởng thành giới tính-- mang ý nghĩa to lớn hơn, nhiều biến đổi hơn bất cứ điều gì. Và nó đáng để xem xét điều này phục vụ các cô gái như thế nào; Liệu nó có giúp cho chúng an toàn hơn từ các căn bệnh, cưỡng bức, phản bội, tấn công. Liệu nó có khuyến khích sự tương hỗ và chăm sóc; Nó mang ý nghĩa gì về cách mà chúng nhìn các hành vi tình dục khác; Liệu nó sẽ cho chúng nhiều sự kiểm soát hơn và vui sướng trong trải nghiệm, và nó mang ý nghĩa gì về đồng tính thiếu niên, người có thể có nhiều bạn tình cùng giới. Và tôi đã hỏi một đồng tính nữ, "Làm sao bạn biết mình không còn trinh nữa?" Cô ấy nói cô phải tra google. (Cười) Và Google đã không chắc lắm. (Cười) Cuối cùng cô ấy quyết định mình không còn trinh nữa sau khi cô ấy đạt cực khoái lần đầu với đối tác. Và tôi từng nghĩ Khoan đã. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hình dung đó là sự định nghĩa? Lần nữa, giao hợp là vấn đề lớn-- Tất nhiên là thế--- nhưng nó không chỉ là vấn đề duy nhất, thay vì thế hãy nghĩ về tình dục như đường đua đến đích, điều này giúp ta định nghĩa lại nó như là tập hợp trải nghiệm bao gồm sự ấm áp, tình cảm, kích động, ham muốn, đụng chạm, thân mật. Và thật đáng để hỏi những người trẻ: Ai thật sự có nhiều kinh nghiệm về tình dục hơn? Người mà quan hệ với một đối tác trong ba giờ liền và cuộc thực nghiệm với sự kích thích, gợi cảm và giao tiếp, hay một ai đó quá chán về bữa tiệc và kiếm bừa ai đó để giao hợp để mất "trinh tiết" trước khi chúng vào đại học? Cách duy nhất để thay đổi cách suy nghĩ là nếu chúng ta nói với giới trẻ nhiều hơn về tình dục-- Nếu chúng ta bình thường hoá cuộc thảo luận đó, tích hợp chúng vào đời sống hàng ngày, nói về những cử chỉ thân mật đó theo một cách khác-- như cách mà chúng ta đã và đang thay đổi cách nói về phụ nữ ở nơi công cộng. Xem xét một bài khảo sát của 300 cô gái bất kỳ từ một trường Đại học ở Hà Lan và Mỹ 2 trường đại học tương đồng, kể về kinh nghiệm tình dục của họ trước đó. Cô gái Hà Lan thể hiện mọi thứ chúng tôi nói, muốn từ các cô gái. Họ ít có hậu quả tiêu cực hơn, như bệnh tật, mang thai, hối hận-- nhiều kết quả tích cực hơn như có thể trao đổi với đối tác, người mà họ nói là họ biết rất rõ; chuẩn bị cho trải nghiệm một cách có trách nhiệm; họ tận hưởng chính mình. Bí mật của họ là gì? Cô gái Hà Lan nói rằng bác sỹ, giáo viên và ba mẹ họ đã trò chuyện một cách thẳng thắn, từ khi còn nhỏ, về tình dục, sự thoả mãn và tầm quan trọng của lòng tin tương hỗ. Hơn nữa, trong khi ba mẹ Mỹ ít thoải mái nói về tình dục một cách cần thiết, họ có xu hướng rập khuôn những cuộc trao đổi đó như là cái gì đó đầy nguy hiểm thì phụ huynh Hà Lan nói về sự cân bằng giữa trách nhiệm và vui sướng. Tôi phải nói với bạn là, như cương vị của bậc phụ huynh, điều đó làm tôi thức tỉnh, bởi vì tôi biết, Nếu tôi không đào sâu nghiên cứu nó, Tôi sẽ nói với con mình về ngừa thai, về phòng tránh bệnh truyền nhiễm, về sự bằng lòng bởi vì tôi là phụ huynh hiện đại và tôi từng nghĩ... mình đã làm việc tốt. Giờ thì tôi biết điều đó chưa đủ. Tôi cũng biết tôi hy vọng điều gì cho con gái chúng tôi, Tôi muốn họ nhận thấy tình dục như là nguồn kiến thức của bản thân, sự sáng tạo và giao tiếp, dù cho nó ẩn chứa rủi ro. Tôi muốn họ có thể vui chơi trong cảm giác thăng hoa của cơ thể mà không bị phá hoại. Tôi muốn họ có thể đòi hỏi những gì họ muốn trên giường, và chạm lấy nó. Tôi muốn họ không bị mang thai ngoài ý muốn, bệnh truyền nhiễm sự tàn ác, sự mất nhân tính, sự bạo lực, Nếu họ bị cưỡng bức, Tôi muốn họ có sự cầu cứu từ nhà trường, sếp của họ các toà án. Có rất nhiều điều để hỏi, nhưng không quá nhiều. Là phụ huynh, giáo viên, luật sư và các nhà hoạt động xã hội chúng ta phải nuôi dạy thế hệ nữ giới có tiếng nói, để mong đợi sự đối xử bình đẳng trong gia đình, trong lớp học, ở nơi làm việc. Giờ là thời điểm để yêu cầu sự thân mật công bằng cũng như trong đời sống cá nhân. Xin cám ơn (Vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói về ý nghĩa của từ, cách ta định nghĩa chúng và cách chúng, gần như là trả đũa, định nghĩa chúng ta. Tiếng Anh là một miếng bọt biển thần kì. Tôi yêu tiếng Anh. Tôi mừng vì tôi nói chúng. Nhưng hơn hết, nó có rất nhiều lỗ hổng. Trong tiếng Hy Lạp, có một từ, "lachesism" có nghĩa là thèm muốn thảm họa. Bạn biết đấy, khi bạn nhìn thấy một cơn bão đầy sấm chớp ở chân trời và bạn tự nhận ra bản thân ủng hộ cơn bão ấy. Trong tiếng Tàu, họ có từ "yù yī" -- Tôi không đọc được chính xác từ ấy -- có nghĩa là thèm khát cảm xúc mãnh liệt thêm lần nữa theo cách bạn làm khi bạn còn nhỏ. Trong tiếng Ba Lan, họ có từ "jouska" là một kiểu đối thoại giả thuyết trong đầu mà bạn không kiểm soát được. Và cuối cùng, trong tiếng Đức, tất nhiên là trong tiếng Đức họ có từ "zielschmerz" có nghĩa là sự sợ hãi việc đạt được thứ bạn muốn. (Cười) Cuối cùng đã hoàn thành được giấc mơ cả đời. Bản thân tôi là người Đức, nên tôi biết chính xác nó là như thế nào. Giờ, tôi không chắc liệu tôi có sử dụng từ nào trong đó khi còn sống, nhưng tôi rất vui vì chúng tồn tại. Thế nhưng nguyên nhân duy nhất chúng tồn tại là tôi đã tạo ra chúng. Tôi là tác giả cuốn The Dictionary of Obscure Sorrows tác phẩm tôi đã viết trong bảy năm qua. Và sứ mệnh của toàn bộ dự án này là tìm ra những lỗ hổng trong ngôn ngữ của cảm xúc và cố gắng lấp đầy chúng từ đó chúng ta có cách nói về những lỗi nhỏ nhặt ấy của con người và những trạng thái mơ hồ của con người mà chúng ta đều cảm thấy nhưng có thể không nghĩ đến việc nói đến chúng vì chúng ta không có từ vựng để diễn đạt. Và ở khoảng giữa hành trình của dự án này, tôi định nghĩa từ "sonder", với ý nghĩ rằng chúng ta đều nghĩ về bản thân như một diễn viên chính và tất cả những người khác đều là phụ. Nhưng thực tế, chúng ta đều là diễn viên chính, và chính bạn là diễn viên phụ trong câu chuyện của người khác. Ngay khi tôi công bố nó, tôi nhận được rất nhiều hồi đáp bảo rằng, "Cảm ơn vì đã nói lên được điều mà tôi cảm thấy suốt cuộc đời nhưng lại không có từ nào để diễn tả." Điều đó khiến họ thấy đỡ cô đơn hơn. Đó là sức mạnh của từ ngữ, để khiến chúng ta đỡ cô đơn. Và không lâu sau đó tôi bắt đầu nhận ra "sonder" được sử dụng một cách nghiêm túc trong các cuộc đối thoại online, và không lâu sau khi tôi nhận ra, tôi bắt gặp nó ngay cạnh mình trong một cuộc trò chuyện trực tiếp. Không có cảm giác nào lạ hơn việc tạo ra một từ mới và thấy nó tự thân vận động. Tôi chưa có từ nào cho điều đó, nhưng tôi sẽ. (Cười) Tôi đang làm đây. Tôi bắt đầu nghĩ về thứ khiến từ ngữ trở nên hiện hữu, bởi vì rất nhiều người hỏi tôi, điểm chung nhất tôi nhận được từ mọi người là, "À, những từ này đã được tạo ra? Tôi không hiểu lắm." Và tôi không biết nói với họ thế nào bởi vì ngay khi "sonder" bắt đầu cất cánh, tôi là ai để nói những từ có thật hay không thật là gì. Thế nên tôi cảm thấy kiểu hơi giống như Steve Jobs, người diễn tả niềm vui sướng khi ông ta nhận ra hầu hết chúng ta, khi chúng ta sống một ngày, chúng ta chỉ cố gắng tránh đừng đâm đầu vào tường quá nhiều và kiểu như quen với chuyện đó. Nhưng khi bạn nhận ra những con người đó rằng thế giới này được hình thành từ những người chẳng hề thông minh hơn bạn, và bạn có thể với tay chạm những bức tường thậm chí đưa tay xuyên qua chúng và nhận ra rằng bạn có sức mạnh để thay đổi nó. Khi người ta hỏi tôi, "Những từ này có thật chứ?" Tôi có một loạt cách trả lời mà tôi đã dùng. Một số thì hợp lý. Một số thì không. Một trong số đó là, "À, một từ có thật nếu bạn muốn nó có thật." Cách mà con đường này có thật là bởi vì người ta muốn nó ở đó. (Cười) Điều đó xảy ra ở trường đại học suốt. Nó gọi là "Con đường ước muốn". (Cười) Nhưng sau tôi quyết định, điều mọi người hỏi khi họ hỏi rằng liệu một từ có thật hay không, ý họ là "À, nó sẽ cho tôi tiếp cận được ý nghĩ của bao nhiêu người?" Vì tôi nghĩ đó là cách phần lớn ta nghĩ về ngôn ngữ. Một từ vựng nhất thiết là một chìa khóa để chúng ta hiểu điều gì trong đầu ai đó. Và nếu nó chỉ cho chúng ta hiểu được 1 người, thì nó không đáng, thật không đáng để biết. Hai người, eh, nó còn phụ thuộc vào đó là ai. Một triệu người, Ok, giờ thì chuẩn. Vậy một từ ngữ có thật là từ giúp bạn hiểu được càng nhiều người càng tốt. Điều đó khiến nó đáng để biết đến. Nhân tiện, từ ngữ thật nhất theo cách hiểu này là [O.K] Nó đó. Từ thật nhất mà chúng ta có. Đó là thứ giống một chìa khóa chính nhất mà chúng ta có. Đó là từ được biết đến nhiều nhất trên thế giới, bất kể bạn ở đâu. Vấn đề ở đây là, dường như không ai biết hai từ đó viết tắt của chữ gì. (Cười) Kì quặc thật, đúng không? Ý tôi nó có thể là dạng lỗi phiên âm của "all correct", tôi đoán thế. hoặc "old kinderhook." Dường như chẳng ai biết, nhưng thực tế thế nào cũng chẳng quan trọng Nói đến việc chúng ta mang ý nghĩa lại cho từ ngữ bằng cách nào. Ý nghĩa không phải trong bản thân các từ ngữ. Chúng ta chính là người đã rót nó vào. Và tôi nghĩ, khi tất cả chúng ta tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Tôi nghĩ từ ngữ cũng góp một phần trong đó. Và tôi nghĩ nếu bạn đang tìm kiếm ý nghĩa của thứ gì đó, từ điển là một nơi tốt để bắt đầu. Nó mang đến cảm giác trật tự trong một vũ trụ đầy hỗn loạn. Góc nhìn của ta với các thứ rất hạn chế đến nỗi chúng ta hình thành các mô hình và tốc ký để tìm ra cách thể hiện chúng và có thể làm quen với ngày sống của mình. Chúng ta cần từ ngữ để diễn đạt mình, để định nghĩa chính mình. Tôi nghĩ chúng ta cảm thấy bị đóng hộp qua cách ta dùng những từ ngữ này. Chúng ta quên mất rằng từ ngữ được tạo ra. Không chỉ là từ của tôi. Từ ngữ được sáng tạo ra, nhưng không phải đều có nghĩa. Tất cả chúng ta đều kiểu như bị mắc kẹt trong vốn từ vựng của mình thứ không nhất thiết phải tương đồng với những người không giống với chúng ta, nên tôi nghĩ chúng ta cảm thấy xa dần nhau mỗi năm, chúng ta dần dùng từ ngữ nghiêm túc hơn. Bởi vì nhớ rằng, từ ngữ không có thật. Chúng không có ý nghĩa. Nhưng chúng ta có. Và tôi muốn để lại cho các bạn một đoạn viết từ nhà triết học tôi yêu thích nhất, Bill Watterson, người đã sáng tác "Calvin và Hobbes" Ông ấy nói rằng, "Kiến tạo nên một cuộc sống phản ánh giá trị và làm thỏa mãn linh hồn của bạn là một thành tựu rất hiếm hoi. Để tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống không phải là điều dễ dàng, nhưng nó có thể đạt được, và bạn sẽ hạnh phúc hơn với điều khó khăn đó." Cảm ơn. (Vỗ tay) Sẽ ra sao nếu tôi bảo bạn rằng có một công nghệ mới Mà, khi được trao vào tay các bác sĩ và y tá Sẽ cải thiện kết quả cho trẻ em, người lớn, mọi độ tuổi giảm đi sự đau đớn, giảm thời gian phẫu thuật, Giảm thời gian gây mê, phục hồi một cách nhanh chóng Nếu bạn áp dụng nó hiệu quả có phải là nó càng có lợi cho bệnh nhân? Đáng ngạc nhiên hơn: nó không có tác dụng phụ, và nó có sẵn ở khắp mọi nơi có được sự chăm sóc về y tế. Tôi đang nói với tư cách là một bác sĩ chăm sóc đăc biệt tại Viện nhi Boston, Rằng đây sẽ là bước đột phá đối với tôi. Công nghệ ấy là thực tập giống như thật. Cuộc thử nghiệm này được thực hiện nhờ mô phỏng y học. Tôi sẽ kể một trường hợp làm ví dụ nhé chỉ để mô tả những thử thách còn ở phía trước, Và tại sao công nghệ này không những cải thiện sức khỏe Mà còn rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe. Đây là em bé sơ sinh, 1 bé gái. "Ngày số 0 của cuộc đời", gọi là thế, ngày đầu tiên, vừa được sinh ra trên thế giới. Và vừa lúc cô ấy được sinh ra, chúng tôi nhận ra là cô bé đang bị lão hóa. Nhịp tim của cô ấy tăng lên, huyết áp giảm dần, cô ấy thở rất, rất nhanh. Và nguyên nhân được hiển thị trên phim chụp X-quang phần ngực. Nó được gọi là babygram, một bản chụp X-quang cho cả cơ thể của bé sơ sinh. Khi bạn nhìn vào phần trên của nó, tim và phổi đáng nhẽ ra phải nằm ở đó. Khi bạn nhìn vào phần dưới, nơi ổ bụng, ruột đáng lẽ ở chỗ đó. Và giờ bạn có thể thấy một phần trong suốt len lên từ phía ngực phải của em bé. Đó là ruột - đang nằm sai vị trí. Và kết quả là, chúng chèn ép phổi và làm cho bé tôi nghiệp này trở nên rất khó để thở. Cách khắc phục tình trạng này là đưa em bé vào phòng phẫu thuật, di dời bộ phận ruột về lại khoang bụng, để phổi được nở ra và em bé có thể thở lại bình thường. Nhưng trước khi đưa em bé ra khỏi phòng mổ, bé cần được chuyển tới điều trị đặc biệt, nơi tôi phụ trách. Tôi làm việc với ê-kíp mổ. Chúng tôi đứng quanh bé và đặt bé vô lồng tim-phổi nhân tạo. Chúng tôi để bé ngủ, rồi tạo 1 vết mổ nhỏ trên cổ, chúng tôi đặt ống dẫn vào một số mạch máu chính ở cổ những mạch máu này có size cỡ bằng cái chiếc bút, cỡ cái đầu bút- chúng tôi đưa máu đến toàn cơ thể bé bằng 1 máy lấy ô-xy, rồi đưa vào cơ thể. Chúng tôi đã cứu sống cô bé, và đứa bé đã phục hồi sau giải phẫu. Vấn đề ở đây là: những rối loạn này- gọi là thoát vị cơ hoành bẩm sinh, có 1 lỗ ở cơ hoành đã cho ruột lọt qua, sự rối loạn này là rất hiếm gặp. Thậm chí với những bác sĩ giỏi nhất thế giới, thì đây vẫn là 1 sự thử thách rất lớn để những bệnh nhân này có thể hồi phục 100% Trường hợp như vậy hiếm khi xuất hiện. Vậy thì tại sao bệnh hiếm gặp lại trở nên thường gặp? Lại là một vấn đề khác: trong ngành y tế, tôi được đào tạo hơn 20 năm, những thứ đang tồn tại, mô hình huấn luyện gọi là mô hình thực tập đã tồn tại hàng thế kỷ, nó dựa vào ý tưởng rằng bạn sẽ nhìn thấy 1 cuộc phẫu thuật 1 lần hoặc nhiều lần, rồi sau đó chính bạn tiến hành phẫu thuật, và sau đó bạn truyền lại kinh nghiệm phẫu thuật cho thế hệ sau. Điều tiềm ẩn trong mô hình này, chắc tôi không cần nói ra, rằng chúng tôi thực hành trên chính bệnh nhân chúng tôi chăm sóc. Đó là vấn đề. Tôi nghĩ sẽ có 1 cách tiếp cận tốt hơn. Y học có lẽ là ngành công nghiệp đầy rủi ro nhất nó không cho phép ta thử nghiệm trước điều gì. Tôi muốn diễn tả 1 hướng tiếp cận tốt hơn thông qua sự mô phỏng y học. Vâng, việc đầu tiên là khảo sát những ngành có rủi ro lớn khác Nó đang sử dụng 1 phương pháp hàng thập kỷ Đó là ngành năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân chạy trên một lý thuyết cơ bản thực hành những điều mà họ hy vọng rằng nó chưa bao giờ xảy ra. Và 1 ngành chúng ta rất quen thuộc, ngành công nghệ hàng không. Bây giờ chúng ta bước lên thang máy với 1 tâm lý thoải mái rằng nhóm phi hành đoàn được đào tạo bài bản bằng hê thống mô phỏng như thật, với những trường hợp, hi vọng sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng chúng ta biết nếu họ làm như vậy, Họ sẽ phải đối mặt với những điều tồi tệ nhất. Thực tế, ngành công nghiệp hàng không đã tiến triển tốt khi tạo ra thân máy bay trong môi trường mô phỏng, bởi điểm mấu chốt là ở khâu làm việc nhóm. Đó là mô phỏng việc thoát hiểm khi gặp nạn. Và một lần nữa, nếu điều đó xảy ra, một điều có thể nói là rất hiếm, họ đã chuẩn bị để hành động nhanh như trở bàn tay. Tôi đoán điều thúc đẩy tôi nhiều nhất là những cách thức trong ngành thể thao, có lẽ cũng có nhiều thử thách lớn. Bạn hãy nghĩ đến một đội chơi bóng chày: những cầu thủ luyện tập. Tôi nghĩ đây là một ví dụ hay về sự luyện tập tiến bộ. Điều đầu tiên họ làm là đi luyện tập vào mùa xuân. Họ đến hội trại mùa xuân, có lẽ là 1 sự thực hành trong môn bóng chày. Họ không ở trên sân đấu thực sự, họ đang chơi thử, họ đang chơi thử trước mùa thi đấu. Rồi họ tiến đến sân thi đấu trong những mùa giải, và cái gì là việc đầu tiên họ làm trước khi bắt đầu trận đấu? Họ vào trong những cái lồng chiến và chiến đấu hàng giờ, đón nhận nhiều đường bóng khác nhau ném vào họ, tiếp chiêu quả bóng này đến quả khác để mềm dẻo cơ bắp, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho cuộc chơi. Và đây là 1 điều phi thường nhất, cho tất cả những ai xem 1 môn thể thao nào khác, bạn sẽ thấy hiện tượng này xuất hiện. Các cầu thủ vào vị trí sẵn sàng, người bình luận sẵn sàng bình luận. Ngay trước khi quả bóng được ném đi, cầu thủ sẽ làm gì? Cầu thủ sẽ bước ra sân tập 1 cú xoay vòng. Anh ấy làm đúng như lúc đang luyện tập Tôi muốn nói cho bạn nghe cách chúng tôi tạo ra những cú quăng như thế trong y học. Chúng tôi tạo ra "những lồng đánh bóng" cho bệnh nhân của chúng tôi ở Viện nhi Boston. Tôi muốn sử dụng trường hợp mà chúng tôi đã xây dựng gần đây Đó là 1 ca bệnh 4 tuổi đang phát triển đầu quá mức, và kết quả, mất đi những cột mốc phát triển về thần kinh, và lý do của vấn đề là ở chỗ này, đó là chứng bệnh "não úng thủy". Hãy nói qua 1 chút về giải phẫu não. Đây là não bộ, bạn thấy hộp sọ bao bọc bộ não. Chất bao quanh não, giữa hộp sọ vào não được gọi là dịch tủy não, vai trò như 1 đệm chống sốc. Trong não của bạn bây giờ, có dịch tủy não bao quanh não len lỏi xung quanh não. Nó được tạo ra trong một khu vực và lưu thông khắp não, và được thay đổi. Đây là điều bình thường diễn ra trong não chúng ta. Nhưng với 1 số em bé không may mắn, có 1 vật cản của dòng chảy, giống như bị tắc đường. Kết quả là, chất dịch luôn được tạo ra, và phần não bị đẩy dồn qua 1 bên. Đứa bé khó mà phát triển được. Kết quả, đứa trẻ mất đi khả năng phát triển. Một căn bệnh hủy hoại Cách giải quyết là làm phẫu thuật Phương pháp truyền thống là tách 1 phần hộp sọ ra, 1 phần nhỏ, hút chất dịch này ra, đính ống hút vào 1 vị trí, sau đó cho chất dịch đó chảy vào lại cơ thể. 1 cuộc phẫu thuật lớn. Nhưng có 1 vài tin tốt là có những cải tiến trong phương pháp này, cho phép chúng tôi phát triển những phương pháp xâm lấn tối thiểu cho cuộc phẫu thuật này. Thông qua một lỗ kim nhỏ, một cái máy quay sẽ được đưa vào được đưa vào sâu trong cấu trúc não tạo 1 lỗ nhỏ để chất dịch đó được chảy ra ngoài, giống như trong bồn nước. Lập tức, não không còn chịu sức ép nữa. có thể phát triển chúng tôi chữa lành cho đứa trẻ chỉ qua một lỗ mổ Nhưng có 1 vấn đề: bệnh tràn dịch não là tương đối hiếm. nên cũng không có những cuộc huấn luyện bài bản đạt được trình độ thành thạo để đưa 1 cái kính soi vào đúng chỗ. Phẫu thuật đôi khi cũng cần đến sự sáng tạo, Họ đã đưa ra những mô hình đào tạo. Đây là những mô hình hiện giờ. (tiếng cười) Tôi không đùa bạn đâu. Đây là quả ớt chuông đỏ, không tạo ra ở Hollywood Ớt đỏ. Cuộc phẫu thuật cần bác sĩ gắn 1 cái kính vào trong quả ớt họ làm "phẫu thuật cắt hạt" (tiếng cười) Họ dùng cái kính để loại bỏ các hạt bằng 1 cái nhíp nhỏ. Và đó là một cách để trở nên thành thục trong các thao tác cơ bản khi thực hiện phẫu thuật này. Rồi họ tham gia ngay vào mô hình thực tập ,nhìn thấy nhiều người trong số họ khi họ thể hiện bản thân mình rồi thực hiện nó, rồi đi dạy về nó đợi chờ những bệnh nhân này tới Chúng tôi có thể làm tốt hơn thế. Chúng tôi đang tạo ra những bản sao của trẻ em để các bác sĩ và đội ngũ phẫu thuật được luyện tập trong những trường hợp liên quan nhất có thể Để tôi cho bạn xem cái này Đây là đội của tôi trong bộ phận kỹ thuật của chương trình mô phỏng Đây là một nhóm những cá nhân tuyệt vời Họ là những kỹ sư cơ khí như bạn có thể thấy, những nhà thiết kế đồ họa Họ đưa những dữ liệu cơ bản từ ảnh chụp cộng hưởng từ thành thông tin kỹ thuật số biến chúng thành hình ảnh ghép lại thành các bộ phận của một đứa trẻ những phần tử quét bề mặt của đứa trẻ đã được chọn khi cần thiết tùy thuộc vào cuộc phẫu thuật rồi đưa những dữ liệu số này ra thành những bức tượng, những máy in 3D cho phép chúng tôi in ra những bộ phận chính xác tới từng micron so với giải phẫu của bệnh nhân Bạn có thể thấy ở đây Hộp sọ của em bé này đang được in ra trong vài giờ trước khi chúng tôi tiến hành phẫu thuật. Nhưng chúng tôi không thể làm điều này mà không có những người bạn từ Bờ Tây Hollywood, California. Họ là những người tài giỏi đáng kinh ngạc trong việc tái tạo hiện thực Nó đã không phải là một bước nhảy vọt dài đối với chúng tôi Càng lấn sâu vào lĩnh vực này, chúng tôi càng thấy rõ rằng mình đang làm điện ảnh Chúng tôi đang làm phim, chỉ có điều diễn viên không phải là diễn viên. Họ là những bác sỹ và y tá. Đây là vài bức ảnh về các bạn của chúng tôi tại Fractured FX ở Holywood California, một công ty hiệu ứng đặc biệt đã giành giải Emmy. Đây là Justin Raleigh và nhóm của cậu ấy, không phải là một bệnh nhân của tôi (tiếng cười) mà là một sản phẩm tinh xảo mà những người này làm ra Chúng tôi đã hợp tác và trao đổi kinh nghiệm của mình, đem nhóm họ đến Viện nhi Boston, gửi nhóm của chúng tôi tới Hollywood, California và trao đổi nhân lực qua lại để có thể phát triển loại hình mô phỏng này. Điều mà tôi sắp cho các bạn xem là một bộ phận tái tạo của em bé này Bạn sẽ để ý thấy là mỗi sợi tóc trên đầu em bé đều được tái tạo. Thực tế, đây cũng là 1 em bé tái bản và tôi xin lỗi nếu có ai thấy buồn nôn nhưng đó là một mô hình mô phỏng của em bé mà họ sắp thực hiện phẫu thuật. Đây là cái màng mà chúng ta đã nói, phía bên trong bộ não của em bé này. Bạn sắp sửa nhìn thấy, một bên là bệnh nhân thực sự, và một bên là mô hình. Như tôi đã đề cập, một cái kính, cần được đưa xuống, như bạn đang thấy. nó cần tạo ra một lỗ nhỏ trên cái màng này và cho dịch chảy ra Tôi sẽ không bắt các bạn đoán bên nào là bên nào, nhưng phía bên phải là 1 mô hình. Vậy là các bác sĩ giờ có thể tạo ra những cơ hội luyện tập, làm những phẫu thuật này bao nhiêu lần họ muốn, cho đến khi cảm thấy thỏa mãn và thoải mái. Và chỉ khi đó, họ mới đưa em bé vào phòng phẫu thuật. Nhưng chúng tôi không dừng lại ở đó. Chúng tôi biết rằng chìa khóa của việc này không chỉ là kỹ năng mà còn là việc kết hợp kỹ năng đó với kíp mổ. Giờ hãy chuyển sang đua xe công thức một. Và đây là một ví dụ về một kỹ sư đang thay lốp xe và làm việc đó lặp đi lặp lại trên cái xe này. Nhưng việc đó sẽ nhanh chóng được kết hợp, với những trải nghiệm huấn luyện nhóm giờ thì cả đội cùng hợp tác thay lốp xe và đưa chiếc xe này trở lại đường đua. Chúng tôi đã thực hiện bước này trong chăm sóc sức khỏe Vậy giờ những gì bạn sắp thấy là một cuộc phẫu thuật mô phỏng. Chúng tôi đưa mô hình mà tôi vừa mô tả vào phòng phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Boston, và những cá nhân này là kíp mổ đang thực hiện phẫu thuật trước khi phẫu thuật. Phẫu thuật hai lần, mổ một lần. Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy. (Video) Anh muốn nâng đầu lên hay xuống? Anh hạ xuống 10 được không? Và hạ cả cái bàn xuống một ít? Bàn đang được hạ xuống Được rồi, cái này là mạch máu. Lùi mũi kéo xuống được không? Tôi đang đeo găng tay. Từ 8 đến 8,5 được không? Tuyệt, cảm ơn. Thật tuyệt vời. Bước thứ hai, cũng là một bước quan trọng là chúng tôi đưa kíp mổ ra ngay lập tức và phỏng vấn họ. Chúng tôi dùng công nghệ giống với mô hình quản lý chất lượng LSS trong quân đội, chúng tôi đưa họ ra và nói về những gì đã xảy ra đúng hướng, nhưng quan trọng hơn là, những việc xảy ra không đúng hướng và cách chúng tôi sẽ sửa nó. Rồi chúng tôi lại đưa họ trở lại làm lại lần nữa Diễn tập và thảo luận những khoảnh khắc quan trọng nhất Giờ hãy trở lại với ca bệnh này. Cũng em bé đó, nhưng giờ hãy để tôi mô tả cách chúng tôi chăm sóc cho bé tại bệnh viện nhi Boston. Em bé này chào đời lúc 3 giờ sáng. Vào lúc 2 giờ sáng, chúng tôi đã tập hợp kíp mổ mang mô hình giải phẫu tái bản mà chúng tôi có được từ ảnh chụp, và mang đội ngũ đó đến giường bệnh ảo, tới giường bệnh mô phỏng, Đó cũng chính là kíp mổ cho em bé này vài giờ tới, Rồi chúng tôi để họ thực hành phương pháp. Tôi sẽ cho bạn xem một vài khoảnh khắc. Đây không phải vết mổ thật. Và em bé vẫn chưa được sinh ra. Hãy tưởng tượng điều này. Và giờ những cuộc nói chuyện của tôi với các gia đình trong phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Nhi Boston là hoàn toàn khác nhau. Hãy tưởng tượng cuộc đối thoại như thế này: "Chúng tôi không chỉ thường xuyên gặp những rối loạn này, không chỉ đã làm những ca mổ như sắp làm với con bạn, mà chúng tôi đã thực hiện qua ca mổ của chính con bạn. Và chúng tôi đã làm từ cách đây 2 tiếng rồi Chúng tôi đã làm 10 lần rồi Giờ, chúng tôi sẵn sàng để đưa họ trở lại phòng phẫu thuật. Và đây, kỹ thuật mới trong chăm sóc sức khỏe: "thực tập thật". Luyện tập trước trận đấu. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta đều có những dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời. Kỷ niệm đầu tiên của tôi diễn ra từ khi tôi còn đi nhà trẻ. Lúc đó, anh tôi đang ở đó, anh ấy đưa tôi đến trường. Khi tôi đã chạy ào xuống hành lang, tôi đã rất phấn khích, đến mức người đầy mồ hôi. Rồi tôi đi tới cánh cửa đó, đằng sau đó là một cô giáo đã chào đón tôi nồng nhiệt, và cô đưa tôi tới phòng học, cho tôi xem ngăn tủ nhỏ của mình, ta đều nhớ những ngăn tủ nhỏ của mình, đúng không, chỗ để ta để đồ vào trong. Rồi cô nói, "Hãy tới chỗ vòng tròn kia, và chơi với các bạn đến khi vào học đi con." Tôi chạy thẳng ra đó và làm ra vẻ tôi đã quen hết những người bạn ở đó, và chơi cùng họ. Và đột nhiên, cậu bé bên cạnh tôi, cậu bé đó mặc áo thun trắng và quần đùi xanh. Tôi vẫn nhớ như in mọi chuyện. Đột nhiên cậu ta dừng chơi và hỏi, "Sao cậu lùn thế?" Còn tôi cứ chơi, không nghĩ rằng cậu ta đang nói với mình. (Cười) Và cậu ta hỏi với giọng lớn hơn, "Này, sao cậu lùn thế?" Tôi ngước lên và nói, "Cậu đang nói gì thế? Cứ chơi đi chứ. Tụi mình đang chơi vui mà. Mình đang rất muốn chơi." Và chúng tôi chơi tiếp, nhưng chỉ một phút sau, có một cô bé ngồi bên cậu ta, mặc áo thun trắng và váy hồng, đứng lên, chống nạnh, hỏi tôi: "Ê, sao trông cậu lạ thế?" Còn tôi tiếp, "Cậu muốn nói gì vậy? Tớ không có khác biệt, cũng không lùn. Tớ nhắc lại, ta chơi tiếp thôi." Lúc này, tôi nhìn quanh vòng tròn tôi đang đứng, và tất cả bọn trẻ đều dừng chơi và nhìn tôi chằm chằm. Lúc đó tôi nghĩ, nói như ngôn ngữ bây giờ thì tôi sẽ nghĩ, "Trời đất ơi" hoặc "Cái quái gì thế." (Cười) Có chuyện gì xảy ra nào? Tất cả dũng khí và sự tự tin tôi có sáng hôm đó đã biến mất sau chỉ một buổi sáng, tôi vẫn chưa hiểu đang có chuyện gì. Sáng hôm đó, trước khi ra về, cô giáo xếp chúng tôi thành vòng tròn, và tôi thực sự nhận ra mình đang ở ngoài vòng tròn đó. Tôi không thể nhìn thấy ai. Tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Và sau nhiều năm, tôi rất ghét đến chỗ đông người. Tôi cảm nhận được từng ánh nhìn, từng tiếng cười, từng ngón tay chỉ trỏ, không chỉ một ngón tay, mà tất cả chúng, từng ngón tay chỉ tôi, và tôi ghét điều đó. Tôi luôn nép sau chân của ba mẹ, tránh không để ai nhìn thấy. Là một đứa trẻ, bạn không thể hiểu được tính tò mò của những đứa trẻ khác, và sự thờ ơ của người lớn. Mọi thứ rõ ràng trước mắt tôi rằng thế giới này không dành cho người có kích cỡ như tôi, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy nên, tôi rất dễ bị nhận ra trong đám đông, như bạn đã thấy, lúc bạn nhìn thân hình bé nhỏ này, chúng ta đều phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc đời. Có những vấn đề thì bạn thấy được, như của tôi đây. Hầu hết thì bạn không thấy đâu. Bạn không thể biết được khi ai đó đang gặp phải vấn đề tâm lý, hay họ đang vật lộn với giới tính thật sự của mình, họ đang phải chăm sóc bố mẹ già, hay họ có khó khăn về tài chính. Bạn không thể nhìn ra những điều đó đâu. Và trong khi bạn có thể nhìn thấy một trong những thử thách của tôi là về kích cỡ cơ thể, bạn nhìn thấy không có nghĩa bạn thấu hiểu được cái cảm giác của tôi ngày qua ngày, hay những điều tôi phải trải qua. Nên tôi ở đây để bác bỏ một chuyện hoang đường. Tôi không tin là bạn có thể thấu hiểu hoàn toàn suy nghĩ người khác, và vì thế, chúng ta phải thay đổi cách ta thông cảm và giúp đỡ người khác. Nói đơn giản, tôi sẽ không bao giờ hiểu hoàn toàn được cảm giác của bạn, và bạn cũng chẳng bao giờ hiểu được cảm giác của tôi. Tôi không thể đối mặt nỗi sợ hoặc theo đuổi ước mơ của bạn, và bạn cũng chẳng làm thế với tôi được, nhưng chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau. Thay vì cố gắng hiểu cảm giác của người khác, chúng ta nên thay đổi cách ta giúp đỡ người khác. Tôi học được một bài học từ hồi bé, rằng tôi đã phải làm nhiều thứ khác biệt với mọi người, nhưng tôi cũng học được rằng, tôi cũng có những điều bình đẳng với họ, và lớp học là một trong những điều đó. Heh, heh, heh. Tôi bình đẳng mà. Sự thật thì, ở lớp tôi học rất xuất sắc. Tôi biết được tầm quan trọng của việc này khi tôi đã lớn hơn, khi tôi nhận ra rằng tôi sẽ không thể làm việc chân tay được. Tôi cần được giáo dục tử tế. Nên tôi học tiếp và lấy bằng Đại học, nhưng tôi hiểu là để đi trước người ta một bước trong công việc, tôi cần có bằng cấp cao hơn Cử nhân, nên tôi học tiếp và có nó. Giờ thì đã sẵn sàng để đi xin việc. Bạn nhớ lần phỏng vấn đầu của mình chứ? Tôi sẽ mặc gì đây? Họ sẽ hỏi gì? Và đừng quên cái bắt tay thật chặt. Tôi cũng trải qua điều tương tự. Và 24 tiếng trước buổi phỏng vấn, một người bạn vô cùng hiểu tôi đã gọi tôi và nói, "Michele, tòa nhà mà cậu đi phỏng vấn có bậc thang." Cô ấy biết là tôi không đi cầu thang bộ được. Đột nhiên, tôi có thêm mối lo mới. Trong suy nghĩ của mình, tôi lo lắng không biết sẽ leo lên đó thế nào? Tôi đi sớm, lên tầng qua đường kho bốc dỡ và có buổi phỏng vấn tuyệt vời. Người ta không hiểu những điều tôi đã trải qua hôm đó, không sao cả. Chắc bạn nghĩ thử thách lớn nhất của tôi ngày hôm đó là buổi phỏng vấn, hoặc là hành trình để tới tòa nhà. Thực tế là, thử thách lớn nhất của tôi hôm đó là di chuyển qua kho hàng mà không bị mấy thùng hàng đè. Tôi rất dễ bị thương khi ở một số địa điểm, chẳng hạn sân bay, sảnh lớn, bãi đỗ xe, kho bốc dỡ hàng. Và tôi phải cực kỳ cẩn thận. Tôi phải phán đoán tình hình và phản ứng nhanh, đôi khi phải di chuyển nhanh nhất có thể. Tôi đã được tuyển vào làm, và do đặc thù công việc, tôi phải đi xa khá nhiều. Việc đi xa cũng là một thử thách lớn với chúng ta ngày nay. Khi bạn đã tới sân bay, qua cửa kiểm tra an ninh, tới cửa máy bay. Tôi nên chọn ghế gần hay xa cửa sổ? Tôi có ngồi đúng hạng hay không? Trước tiên, tôi di chuyển rất nhanh ở sân bay. (Cười) Đặc biệt hơn nữa là lúc kiểm tra an ninh, bởi lẽ kiểm tra tôi sẽ không tốn nhiều thời gian. Tôi sẽ không bình luận về điều đó. Tôi lên máy bay, với khả năng bắt chuyện trời phú của mình, tôi nói với người canh cửa rằng, "Cái xe lăn điện của tôi khá nặng, tôi có một quả pin đã hết, và tôi có thể tự đi đến cửa máy bay." Và hôm trước đó, tôi đã gọi điện cho thành phố nơi tôi sẽ đến, để tìm hiểu về nơi tôi có thể thuê xe lăn điện nếu chiếc của tôi hỏng. Từ góc nhìn của tôi, trải nghiệm sẽ khác. Khi tối đã lên máy bay, tôi đã lịch sự nhờ hướng dẫn viên cất hành lý hộ, cô ấy đã nhiệt tình giúp. Tôi cố gắng không ăn uống khi bay, bởi tôi không muốn phải đứng dậy đi vệ sinh trên máy bay. người tính không bằng trời tính, số mệnh đã ép tôi làm điều tôi không thích. Tôi lên khoang trước máy bay, hỏi một hướng dẫn viên, "Cô mở cửa giúp tôi được không? Tôi không thể với tới cái nẳm cửa." Tôi vào trong đi vệ sinh, và cánh cửa đó tự nhiên mở ra. Một người đàn ông đang bước vào, ông ta nhìn tôi với ánh mắt rất kinh dị. Tôi cá là tôi cũng nhìn anh ta như vậy. Khi tôi quay về chỗ, tôi phát hiện ra anh ta ngồi ngay phía bên phải tôi, anh ta vô cùng xấu hổ, Và tôi ghé vào tai anh ta và nói nhỏ, "Liệu anh có nhớ lần chạm mặt này lâu như tôi không?" (Cười) Anh ta đáp lại, "Tôi cho là thế." (Cười) Anh ta chắc chắn sẽ không kể lại câu chuyện này, còn tôi thì có đấy. (Cười) Nhưng sau đó chúng tôi đã tán chuyện trong suốt chuyến bay, chúng tôi đã làm quen và hiểu hơn về gia đình, công việc, sở thích của nhau, khi hạ cánh, anh ta nói, "Michele, tôi thấy cô nhờ người cất hộ hành lý. Tôi giúp cô lấy lại nhé?" Tôi nói, "Được chứ, cảm ơn anh." Chúng tôi tạm biệt nhau, và điều quan trọng nhất ngày hôm đó, đó là anh ta đã không phải tạm biệt tôi với sự xấu hổ trong lòng, lần chạm mặt rất xấu hổ đó. Anh ta sẽ không quên, và tôi cũng vậy, nhưng tôi cho rằng anh ta sẽ nhớ nhiều hơn về cuộc trò chuyện với những quan điểm khác biệt của chúng tôi. Khi bạn ra nước ngoài, điều đó có thể là một trở ngại rất lớn. Vài năm trước, khi tôi ở Zanzibar, tôi hay ra đường bằng xe lăn. hãy nghĩ xem. Một người phụ nữ lùn, da trắng, tóc vàng, ngồi xe lăn. Họ không thường xuyên thấy điều đó. Tôi tiến đến, bắt chuyện và tán gẫu với một nhân viên ở đó. Theo cách thân thiện, tôi hỏi anh về nền văn hoá ở đó và đôi điều khác, tôi thấy ở đó không có cầu thang lên máy bay cho xe lăn, Vì vậy tôi đã hỏi anh ta, "Tôi sẽ cực kỳ cảm kích, nếu anh giúp tôi lên máy bay với chiếc xe lăn này." Anh ta đã giúp đỡ tôi trong gần một giờ trong khi chờ máy bay cất cánh, đó là một giờ đồng hồ tuyệt vời nhất. Quan điểm của cả hai chúng tôi đều thay đổi sau lần đó, Khi đã lên máy bay, anh ấy động viên và chúc tôi có chuyến bay tốt lành, tôi đã rất biết ơn anh ấy. Một lần nữa, tôi cho rằng anh ấy sẽ nhớ trải nghiệm đó hơn là khi anh ấy nhìn thấy tôi lần đầu, mặc dù lúc đó chúng tôi đều hơi ngại. Bạn đã thấy rằng tôi được rất nhiều người giúp đỡ. Tôi sẽ không thể như ngày hôm nay nếu không có sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và rất nhiều người lạ, họ giúp đỡ tôi trong từng ngày tôi sống. Chúng ta muốn giúp đỡ lẫn nhau, điều này rất quan trọng. Nhờ cậy giúp đỡ thể hiện sự mạnh mẽ, không phải sự yếu đuối. (Vỗ tay) Tất cả chúng ta đều cần giúp đỡ trong quá trình sống, nhưng điều quan trọng không kém, là việc ta trở thành một phần của cộng đồng tương trợ lẫn nhau. Chúng ta phải học cách cho đi và nhận lại. Ta đều có một vai trò rất quan trọng trong thành công của riêng mình, nhưng hãy nghĩ về vai trò của chúng ta trong thành công của người khác, giống như những người vẫn giúp đỡ tôi hằng ngày. Việc chúng ta giúp đỡ nhau là rất quan trọng, bởi lẽ xã hội chúng ta ngày càng bị chia rẽ sâu sắc bởi những người có lý tưởng và hoàn cảnh khác nhau. Ta phải nhìn vào bản chất và đối mặt với sự thật, rằng bạn không thể nhìn thấy hết khó khăn của người khác. Điều ý nghĩa hơn là, ta phải đối mặt với những thứ ta không thể thấy bằng mắt thường. Vì vậy, sống cuộc sống không phán xét cho phép chúng ta chia sẻ những trải nghiệm này cùng nhau và tiếp thu những quan điểm, góc nhìn hoàn toàn mới, giống như những người trong câu chuyện trên của tôi. Hãy nhớ rằng, chỉ có bạn mới đi vừa đôi giày của mình. Tôi không thể đi vừa giày của bạn. Tôi biết là bạn không thể đi vừa đôi giày siêu nhỏ của tôi... (Cười) nhưng bạn có thể thử. Nhưng bạn có thể làm những điều tốt đẹp hơn thế. Với sự thông cảm, dũng cảm và hiểu biết lẫn nhau, ta có thể cùng nhau tiến lên tương trợ lẫn nhau, và hy vọng về sự thay đổi của cộng đồng nếu ta cùng nhau làm vậy, thay vì chỉ phán xét những gì bạn nhìn thấy. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. Trong vài năm qua, Tôi đã sản xuất cái mà tôi gọi là series "Những trung tâm thương mại chết", 32 phim ngắn và các tính toán về những trung tâm mua sắm chết" Bây giờ, cho những bạn không biết "trung tâm thương mại chết" là gì, nó cơ bản là một trung tâm mua sắm bị rơi vào những khoảng thời gian khó khăn, Cho nên nó có rất ít cửa hàng và khách hàng hoặc bị bỏ hoang và bị đập phá thành đống đổ nát. Không có giảm giá tại trung tâm thương mại Penny. (Cười) Tôi bắt đầu sản xuất series này vào đầu năm 2015 sau khi vượt qua khoảng thời gian khó khăn trong cuộc đời tôi lúc mà tôi đã chẳng muốn làm phim nữa Tôi quăng cái camera đi và dừng lại. Thế nên, trong năm 2015, tôi quyết định làm một phim ngắn về trung tâm Owings Mills. Trung tâm thương mại này mở cửa vào năm 1986. Tôi biết điều đó vì tôi đã ở đó vào ngày khai trương. Tôi đã ở đó với gia đình của mình, cùng với mọi gia đình khác tại Baltimore, và bạn phải lái xe lòng vòng trong 45 phút chỉ để tìm một chỗ đậu xe. Nếu bạn có thể tưởng tượng ra được, khung cảnh ấy không xảy ra tại các trung tâm thương mại ngày nay. Công việc tại trung tâm mua sắm đầu tiên mà tôi có khi còn là một thiếu niên là tại một cửa hàng bán đồ thể thao tên là Herman's World of Sports. Có thể bạn sẽ nhớ điều này. (Hát) Herman's World of Sports. Các bạn nhớ nó này chứ? (Cười) Vâng, tôi đã làm việc tại một cửa hàng bán giày dành cho phụ nữ. Tôi làm việc tại cửa hàng bán đồ da, và tôi cũng làm việc tại cửa hàng bán đĩa, và không trở thành người mà hứng thú với nghệ thuật bán lẻ (Cười) Tôi bị đuổi sau mỗi công việc. (Cười) Ở giữa những công việc bán lẻ lương thấp này, tôi đã làm việc mà mọi thiếu niên bình thường đều làm trong những năm 90. Tôi đã ăn cắp ở các cửa hàng. Tôi chỉ đùa thôi. Tôi đi chơi với các bạn của mình tại trung tâm thương mại. (Cười) Mọi người đều kiểu như "Ôi chúa ơi, đây là cái loại nói chuyện nào vậy?" (Cười) Đi chơi ở trung tâm thương mại có thể vui, nhưng nó cũng có thể trở nên rất nhàm chán như là chia sẻ một điếu thuốc với một con chuột thất nghiệp trong TTTM người mà son môi màu đen vào buổi tối khi bạn đang nghỉ ngơi sau công việc lương thấp chết tiệt. Khi tôi đứng đây ngày hôm nay, Owings Mills đã bị phá hủy, và nó sẵn sàng cho việc phá bỏ. Lần cuối cùng tôi đến đó, đó là vào buổi tối, khoảng 3 ngày trước khi họ đóng cửa TTTM. Và bạn cảm thấy như là-- họ chưa bao giờ thông báo rằng TTTM sẽ đóng cửa, nhưng bạn có cảm giác này, cảm giác như điềm gở, rằng một việc lớn nào đó sẽ xảy ra, như là ở cuối con đường. Nó là một cuộc đi dạo ghê rợn trong TTTM. Để tôi cho bạn thấy. (Nhạc) Khi tôi sản xuất series "Những trung tâm thương mại chết", tôi đăng những video lên YouTube, và khi tôi nghĩ mọi người đang thích thú, một cách thẳng thắn tôi không nghĩ là mọi người sẽ chia sẻ nhiệt tình như vậy cho một chủ đề hết sức buồn tẻ và nhàm chán như thế. Nhưng có vẻ như tôi đã lầm, vì rất nhiều người bắt đầu bình luận. Và lúc đầu những bình luận kiểu như là-- cơ bản như là,"Ôi chúa ơi, đó là cái TTTM trong tuổi thơ của tôi. Và rồi tôi nhận được những bình luận từ những người như là, "Có một TTTM chết trong thành phố của tôi. Bạn nên đến và quay phim nó." Nên tôi bắt đầu đi đến các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương quay phim những TTTM chết ở đó. Một vài cái thì mở. Một vài cái thì bị bỏ hoang. Lúc nào cũng khó để vào những TTTM bị bỏ hoang nhưng bằng cách nào đó tôi luôn tìm được một đường đi vào. (Cười) Những TTTM còn mở cửa, Họ luôn làm những việc kì quặc - như những TTTM chết. Họ chỉ còn 3 cửa hàng thôi, nhưng họ vẫn cố cho chúng "ăn mặc diêm dúa" để xuất hiện như thể mọi thứ vẫn đang tiến phát. Ví dụ, bạn có một cửa hàng trống trơn và họ mang cái cổng xuống. Cho nên tại Owings Mills, họ treo vải bạt lên cổng. Đúng chứ? Và nó có một bức hình cũ được dán lên của một người phụ nữ trông rất vui vẻ và cô ấy cầm một chiếc áo choàng và cô ấy như thể-- (Cười) Và có một chàng trai đứng cạnh cô ấy, với một ly espresso, và anh ấy như thể-- (Cười) Và nó nói rằng "Điều gì mang bạn đến đây hôm nay?'' (Cười) Tôi muốn bị làm cho sợ hãi và buồn chán. Cảm ơn. Những bình luận như thế cứ tiếp tục trên các video, từ mọi đất nước, rồi đến cả thế giới. Và tôi bắt đầu nghĩ, đây có thể là, một điều gì đó nhưng tôi cần phải có sự sáng tạo, vì tôi như thể, mọi người sẽ ngồi và xem tôi đi lạch bạch trong một TTTM trống trơn trong bao lâu? (Cười) Những phần đầu tiên, tôi quay phim bằng Iphone. Tôi đi vào trong TTTM với một cái Ipone, và bạn biết đấy. Như thế. (Cười) Và đội bảo vệ, vì những TTTM, họ không thích bị chụp hình cho nên bảo vệ đã đến và hành xử như, "Bỏ thứ đó ra", và tôi như thể,"OK". Cho nên tôi cần phải có sáng tạo và lén lút, tôi bắt đầu sử dụng một chiếc camera ẩn và những kĩ thuật khác nhau để có được đoạn phim mà tôi muốn, và cơ bản những gì tôi muốn làm là làm một video như là người đầu tiên trải nghiệm, như thể các bạn ngồi đó, đeo headphone lên và nhìn vào màn hình-- như thể bạn đã ở trong video đó vậy, giống như một video game, cơ bản là thế. Tôi cũng bắt đầu sử dụng âm nhạc, hợp tác với các nghệ sĩ sáng tạo ra vaporwave. Và vaporwave là một thể loại nhạc nổi lên vào đầu năm 2010, giữa các cộng đồng mạng. Đây là một ví dụ. (Nhạc) Đó là từ một nghệ sĩ tên là Disconscious từ album "Hologram Plaza" của anh ấy. Nếu bạn tìm kiếm nó, bạn sẽ nghe nhiều hơn những nốt nhạc này. Vaporwave hơn cả một hình thức nhạc. Nó giống như là sự chuyển động Nó hư vô, nó lo lắng, Nhưng cũng thoải mái một cách nào đó. Cả một cảm giác đó là cách mà bạn đối mặt với những thứ bạn không thể làm gì chúng, như là thất nghiệp, hoặc ngồi trong tầng hầm của ba mẹ bạn ăn mì ramen. Vaporwave xuất hiện tại thế hệ này để bộc lộ sự vô vọng của họ giống như cái cách mà thế hệ Internet lúc trước đã làm ngồi quanh các khu ăn uống. Một trong những TTTM yêu thích nhất mà tôi đã từng đến là ở Corpus Christi, nó gọi là TTTM Sunrise. Khi tôi còn là một đứa trẻ, việc mà tôi thích làm nhất là xem phim, và tôi đã xem các bộ phim nhiều lần, lặp đi lặp lại. Một trong những bộ phim tôi thích nhất là "Huyền thoại Billie Jean". Trong các bạn ai đã từng xem bộ phim đó rồi, bạn sẽ biết rằng đó là một bộ phim hay. Tôi yêu nó. Và Helen Slater và Christian Slater-- nếu bạn không biết, thật ra họ không có quan hệ máu mủ. Nhiều người nghĩ rằng họ là anh em. TTTM bây giờ giống y hệt nó vào 1984. Chúng ta đang nói về 32 năm sau đó. Để tôi cho các bạn thấy. (Video) Dan Bell : đây là Billie Jean chạy qua cái vòi phun nước, bị đuổi bởi bạn của Hubie Pyatt. Và cô ấy nhảy qua đây. Và bạn có thể thấy cảnh phim ngay đây là cái mà nó trông như ngày hôm nay. Điều đó khá là tuyệt vời. Ý tôi là, thật sự, rất giống nhau. Ở đó họ rơi xuống vòi phun nước, và cô ấy chạy lên lầu. Một cảnh phim đẹp của mọi thứ ở đây Dan Bell : Tôi yêu nó vô cùng. (Cười) Tôi luôn nghĩ trong đầu, nếu tôi sở hữu một TTTM chết -- tại sao họ không đón nhận vẻ ngoài cổ điển của nó? Đặt một quán bar, cho đồ ăn chay vào quầy và mời những người hoài cổ và mê nhạc jazz đến để ăn và uống, và tôi đảm bảo rằng trong vòng 3 tuần H&M là Levi's sẽ đập cửa cố lấy một chỗ trong TTTM. Tôi không hiểu sao họ không làm điều này, nhưng hình như, nó không chỉ trong tâm trí tôi, nó cứ xuất hiện cả ngày (Cười) Dù sao, để kết thúc -- (Cười) Lần đầu họ muốn tôi làm buổi nói chuyện này, Tôi đã nói rằng, "Bạn có chắc đây là người thích hợp?" (Cười) Những buổi trò chuyện này được cho là một loại cảm hứng và -- (Cười) Tôi nhớ một vài điều, mặc dù. Tôi bỏ máy quay xuống 3 hay 4 năm về trước, và nó dẫn lối cho tôi đến những TTTM này để tôi có được cảm hứng một lần nữa. Và để tôi thấy được những thính giả của tôi và mọi người trên thế giới viết về tôi và nói rằng, "Chúa ơi, tôi yêu những video của bạn," thật sự tuyệt vời. Tôi thậm chí không biết làm sao để diễn tả điều này, nhưng là một nghệ sĩ, nó thật thỏa mãn. Nếu các bạn bảo tôi 1 năm trước, rằng tôi sẽ đứng trên sân khấu này nói chuyện với tất cả những người tuyệt vời như các bạn Tôi sẽ không bao giờ tin vào điều đó Tôi khiêm tốn, và rất biết ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Như các bạn đã biết, kết quả các cuộc bầu cử gần đây là như sau: Hillary Clinton, ứng viên Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng áp đảo với 52% tổng số phiếu bầu. Jill Stein, ứng viên Đảng Xanh đứng thứ hai nhưng cách khá xa với 19%. Donald J.Trump, ứng viên Đảng Cộng hòa, theo sát nút bà Stein với 14%, số phiếu còn lại thuộc về những người không bỏ phiếu và Gary Jonhson, ứng viên Đảng Tự do. (Tiếng cười) Các bạn nghĩ tôi đang sống trong vũ trụ song song nào? Tôi không sống trong vũ trụ song song. Tôi sống trong thế giới, và đó là cách thế giới bầu cử. Hãy để tôi đưa các bạn trở lại và giải thích ý của tôi. Tháng Sáu năm nay, tôi đã trình làng một thứ gọi là Global Vote, và thứ này hoạt động đúng như tên gọi của nó. Lần đầu tiên trong lịch sử, nó cho phép bất kì ai ở bất kì đâu trên thế giới tham gia những cuộc bầu cử ở các quốc gia khác. Tại sao các bạn làm vậy? Mục đích là gì? Hãy để tôi cho các bạn thấy nó như thế nào. Các bạn vào một trang web, một trang web khá đẹp mắt, rồi chọn một cuộc bầu cử. Đây là một số cuộc bầu cử mà chúng tôi đang theo dõi. Chúng tôi thực hiện một cuộc bầu cử mỗi tháng, hoặc xấp xỉ vậy. Các bạn có thể thấy bầu cử ở Bulgaria, Hoa Kì, bầu cử Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc, và cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở phía cuối. Các bạn chọn cuộc bầu cử mà bạn quan tâm, và chọn các ứng viên. Đây là các ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng thống gần đây ở quốc đảo São Tomé and Príncipe nhỏ bé, có 199,000 người sinh sống, ngoài khơi Tây Phi. Các bạn có thể xem qua bản tóm tắt ngắn của từng ứng viên mà tôi rất mong là cực kì trung lập, cực kì nhiều thông tin, và cực kì súc tích. Các bạn bỏ phiếu khi tìm được người ưa thích. Đây là các ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng thống gần đây ở Iceland, và đó là cách hoạt động. Vậy tại sao các bạn lại muốn bỏ phiếu cho một cuộc bầu cử ở một quốc gia khác? Lý do các bạn không muốn làm điều đó, tôi cam đoan với các bạn, là để can thiệp vào quá trình dân chủ ở nước khác. Mục đích hoàn toàn không phải vậy. Thực tế là không thể, vì tôi thường công bố kết quả sau khi các cử tri ở các quốc gia đó đã bỏ phiếu rồi, nên không có cách nào để ta can thiệp vào quá trình đó. Nhưng quan trọng hơn, tôi không đặc biệt quan tâm đến các vấn đề trong nước của các quốc gia đó. Chúng ta không bỏ phiếu vì những vấn đề đó; nên những gì Donald J. Trump hay Hillary Clinton cam kết làm cho người Mĩ thật ra không liên quan đến chúng ta, đó là chuyện để người Mĩ bầu cử. Không hề, trong Global Vote, các bạn chỉ chú ý một khía cạnh, đó là các nhà lãnh đạo đó sẽ làm gì cho phần còn lại như chúng ta? Điều đó cũng cực kì quan trọng, vì chúng ta sống, chắc hẳn các bạn đã chán vì nghe những lời này, trong một thế giới toàn cầu hóa, liên kết rất chặt, vô cùng phụ thuộc lẫn nhau và các quyết sách chính trị của những người ở nước khác có thể và sẽ tác động đến cuộc sống chúng ta bất kể chúng ta là ai hay chúng ta sống ở đâu. Giống như chuyện cánh bướm đập ở bờ bên này của Thái Bình Dương chắc hẳn có thể gây ra một cơn bão ở bờ bên kia, điều đó cũng tồn tại trong thế giới ta hiện đang sống cũng như chính trường. Không còn ranh giới giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại. Bất kì nước nào, dù nhỏ đến đâu, thậm chí nếu đó là São Tomé and Príncipe, đều có thể sản sinh ra một Nelson Mandela tiếp theo hay một Stalin tiếp theo. Họ có thể làm ô nhiễm bầu khí quyển hay đại dương, vốn thuộc về tất cả chúng ta, hay họ có thể chịu trách nhiệm và giúp đỡ tất cả chúng ta. Mặc dù vậy, hệ thống này thật lạ vì nó chưa bắt kịp với thực tại toàn cầu hóa. Chỉ có một số ít người được phép bỏ phiếu cho các nhà lãnh đạo đó, mặc dù ảnh hưởng của họ là cực kì lớn và hầu như rộng khắp. Con số đó là bao nhiêu? 140 triệu người Mĩ bỏ phiếu cho vị Tổng thống Hoa Kì tiếp theo, và, như tất cả chúng ta đều biết, chỉ vài tuần nữa thôi, sẽ có người trao mã phóng vũ khí hạt nhân cho Donald J. Trump. Nếu điều đó không có tác động tiềm ẩn đến tất cả chúng ta, tôi cũng chẳng hiểu nữa. Tương tự, ở cuộc trưng cầu dân ý Brexit, chỉ có 1số nhỏ trong hàng triệu người Anh bỏ phiếu, trong khi kết quả bỏ phiếu, dù có thế nào, vẫn có tác động to lớn đến cuộc sống của hàng chục, hàng trăm triệu người trên thế giới; vậy mà chỉ một số ít người bỏ phiếu. Nền dân chủ kiểu gì vậy? Những quyết sách lớn tác động đến ta đang được quyết định bởi chỉ một số ít người. Tôi không biết ý các bạn, nhưng tôi không thấy dân chủ trong chuyện đó; nên tôi đang cố gắng thay đổi nó. Tuy nhiên, như tôi đã nói, ta không bàn đến vấn đề trong nước. Thực tế là tôi luôn đặt chỉ hai câu hỏi cho mọi ứng viên. Lần nào tôi cũng gửi họ hai câu hỏi này. Tôi hỏi: Một, nếu ông/bà trúng cử, ông/bà sẽ làm gì cho chúng tôi, phần còn lại của 7 tỉ người trên hành tinh này? Hai: Ông/bà định hình tương lai đất nước mình trên thế giới ra sao? Ông/bà thấy đất nước mình đóng vai trò gì? Tôi gửi hai câu hỏi này đến mọi ứng viên. Không phải ai cũng trả lời. Đừng hiểu lầm. Tôi nhận ra nếu các bạn tranh cử để trở thành vị Tổng thống Hoa Kì tiếp theo, có lẽ hầu như bạn sẽ khá bận bịu nên tôi không quá ngạc nhiên là họ không trả lời, nhưng nhiều người đã trả lời. Càng lúc càng nhiều. Vài người còn hơn cả trả lời. Vài người phản hồi theo cách hào hứng và nhiệt tình nhất mà bạn có thể nghĩ ra. Tôi chỉ muốn lấy một ví dụ về Saviour Chishimba, một trong các ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng thống mới đây ở Zambia. Câu trả lời của ông cho hai câu hỏi trên là một bài nghị luận 18 trang trình bày góc nhìn của ông về vai trò tiềm năng của đất nước trên thế giới cũng như đối với cộng đồng quốc tế. Tôi đăng bài luận lên trang web để ai cũng có thể đọc. Saviour thắng cử ở Global Vote, nhưng ông thất cử ở Zambia; nên tôi tự hỏi rằng tôi sẽ làm gì với nhóm người đặc biệt này? Tôi có rất nhiều người tuyệt vời ở đây thắng ở Global Vote. Tiện đây, chúng ta luôn hiểu lầm: Người chúng ta bỏ phiếu không bao giờ là người trúng cử trong cuộc bầu cử ở nước họ. Điều đó một phần là do chúng ta dường như luôn bầu cho phụ nữ; nhưng tôi nghĩ đó cũng là một dấu hiệu cho thấy các cử tri trong nước vẫn còn suy nghĩ theo chủ nghĩa dân tộc. Họ chỉ nghĩ cho chính họ. Họ vẫn tự hỏi, "Tôi được gì từ điều đó? "... thay vì đặt câu hỏi mà lúc này họ nên hỏi là "Chúng ta được gì từ điều đó?" Chuyện là như vậy. Làm ơn đừng đưa ra đề xuất nào lúc này, hãy gửi thư cho tôi nếu các bạn có ý tưởng về việc ta có thể giúp nhóm người thất bại vẻ vang đáng chú ý này. (Tiếng cười) Ta có Saviour Chishimba, người tôi vừa nhắc đến. Ta có Halla Tómasdóttir, người về nhì trong cuộc bầu cử Tổng thống Iceland. Nhiều người có lẽ đã nghe bà trình bày ở TEDWomen chỉ vài tuần trước khi bà nói về nhu cầu tham gia chính trường của phụ nữ. Ta có Maria das Neves từ São Tomé and Príncipe. Ta có Hillary Clinton, tôi không rõ bà ấy có rỗi không. Ta có Jill Stein. Chúng tôi cũng theo dõi cuộc bầu cử vị Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc tiếp theo. Ta có cựu Thủ tướng New Zealand, vốn có thể là một thành viên tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng những người đó, nhóm người thất cử vẻ vang, có thể đi khắp thế giới đến bất kì nơi nào có bầu cử và làm cho mọi người thấy sự cần thiết của thời kì hiện đại của việc suy nghĩ cởi mở hơn cũng như nghĩ đến hậu quả mang tầm quốc tế. Vậy Global Vote sẽ có gì tiếp theo? Rõ ràng là cuộc cạnh tranh giữa Donald và Hillary khá khó để theo dõi, song vẫn còn các cuộc bầu cử khác thực sự quan trọng sắp tới. Trên thực tế, chúng đang nhân lên. Có gì đó sắp xảy ra, tôi chắc là các bạn để ý, trên thế giới; và loạt cuộc bầu cử tiếp theo là vô cùng hệ trọng. Chỉ vài ngày nữa, chúng ta có bầu cử lại Tổng thống Áo. với khả năng là Norbert Hofer trở thành người thường được mô tả là nguyên thủ quốc gia thuộc cánh hữu đầu tiên ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Năm sau ta có Đức, ta có Pháp, ta có bầu cử Tổng thống ở Iran và cả tá cuộc bầu cử khác. Tầm quan trọng không hề giảm đi mà càng lúc càng tăng. Dĩ nhiên là Global Vote không phải là một dự án đơn lẻ. Nó không tự tồn tại, nó có nền tảng. Nó là một phần của dự án tôi bắt tay thực hiện vào năm 2014 tên là Good Country. Ý tưởng của Good Country về cơ bản là rất đơn giản. Đó là dự đoán sơ bộ của tôi về việc thế giới đang gặp vướng mắc gì và cách chúng ta giải quyết nó. Tôi đã gợi ý về vấn đề của thế giới. Về cơ bản, chúng ta đối mặt với một số lớn và đang tăng của các vấn đề toàn cầu nổi cộm đang hiện hữu: biến đổi khí hậu, vi phạm nhân quyền, di cư hàng loạt, khủng bố, khủng hoảng kinh tế, gia tăng vũ khí. Tất cả các vấn đề này, vốn đe dọa sẽ xóa sổ chúng ta, về bản chất đều là các vấn đề toàn cầu hóa. Không một quốc gia riêng rẽ nào có khả năng tự mình giải quyết chúng, nên dĩ nhiên là chúng ta phải hợp tác, và hợp tác với tư cách là các quốc gia nếu chúng ta xử lí các vấn đề này. Điều đó quá rõ ràng, mà chúng ta lại không làm vậy. Chúng ta thường không hay làm vậy. Trong hầu hết thời gian, các quốc gia vẫn giữ kiểu cư xử như thể họ là các bộ lạc hiếu chiến, ích kỉ xung đột lẫn nhau, tựa như họ đã làm từ khi mô hình quốc gia được khai sinh cách đây hàng trăm năm. Cần phải thay đổi điều này, không phải thay đổi về các chính thể hay hệ tư tưởng, mà là thay đổi về văn hóa. Tất cả chúng ta đều phải nhận thức rằng suy nghĩ nội hướng không phải là giải pháp cho các vấn đề của thế giới. Chúng ta cần học cách chung sức hợp tác thật nhiều và cạnh tranh ít đi một chút. Nếu không thì mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ và chúng sẽ càng tệ đi nhanh hơn nhiều so với dự đoán của chúng ta. Thay đổi này sẽ chỉ xảy ra nếu những người bình thường chúng ta nhắc các chính khách của chúng ta rằng mọi thứ đã thay đổi. Chúng ta phải nhắc họ rằng văn hóa đã thay đổi. Chúng ta phải nhắc họ rằng họ đã có sự ủy nhiệm mới. Sự ủy nhiệm cũ thì rất giản đơn: nếu bạn ở vị trí cầm quyền, bạn chịu trách nhiệm với người dân cũng như phần lãnh thổ nhỏ bé của bạn, chỉ vậy thôi; và nếu để làm những điều tốt nhất cho người dân của bạn, bạn bỏ qua hết những người còn lại trên hành tinh, vậy càng tốt. Điều đó còn được xem là cứng rắn. Ngày nay, tôi cho rằng mọi người ở vị trí quyền lực và trách nhiệm đều có sư ủy nhiệm kép, đó là nếu bạn ở vị trí đó, bạn có trách nhiệm với nhân dân của bạn và với từng đối tượng - đàn ông, phụ nữ, trẻ em, và con vật - trên thế giới này. Bạn có trách nhiệm với phần lãnh thổ của bạn và với từng dặm vuông bề mặt trái đất lẫn bầu khí quyển bên trên. Nếu bạn không hứng thú với trọng trách đó thì bạn không nên nắm quyền. Với tôi, điều đó là quy tắc ở thời đại mới; và đó là thông điệp mà ta phải gửi đến các chính khách của chúng ta, và cho họ thấy đó là cách thức hoạt động thời nay; nếu không, tất cả chúng ta sẽ gặp bất lợi. Thật ra thì tôi chẳng có vấn đề gì với quan điểm "Nước Mĩ trên hết" của Donald Trump. Với tôi, nó là 1 phát biểu khá sáo rỗng về những gì các chính khách luôn hay làm và có lẽ là luôn nên làm. Tất nhiên là họ được bầu để đại diện cho quyền lợi người dân của họ, nhưng lí do làm tôi thấy khẩu hiệu đó rất tẻ nhạt và lỗi thời và cực kì thiếu sức tưởng tượng là việc nước Mĩ trước tiên đồng nghĩa với việc những người khác sau cùng, là làm nước Mĩ vĩ đại trở lại đồng nghĩa với làm những người khác nhỏ bé trở lại, và điều đó là không đúng. Ở vị trí cố vấn chính sách trong suốt hơn 20 năm qua, tôi đã thấy hàng trăm ví dụ về chính sách dung hòa các mối quan tâm trong nước và quốc tế, và điều đó tạo nên chính sách tốt hơn. Tôi không đề nghị các quốc gia trở nên vị tha hoặc tự hi sinh; điều đó thật nực cười, không quốc gia nào lại làm vậy. Tôi chỉ đề nghị họ thức tỉnh và hiểu rằng chúng ta cần hình thức quản lí mới có thể thực hiện được và dung hòa cả hai mối quan tâm trên, vừa tốt cho người dân chúng ta, vừa có lợi cho những người khác. Kể từ cuộc bầu cử ở Hoa Kì và sự kiện Brexit, tôi càng lúc càng thấy rõ rằng những sự phân biệt cũ kĩ giữa cánh tả và cánh hữu không còn ý nghĩa gì nữa. Chúng thực không hợp với khuôn mẫu. Điều đáng lưu tâm ngày nay là cực kì đơn giản: liệu cách nhìn thế giới của các bạn bị ảnh hưởng bởi việc suy nghĩ nội hướng và bảo thủ, hay, như tôi, các bạn tìm thấy hi vọng từ suy nghĩ cấp tiến và ngoại hướng. Đó là nền chính trị mới. Đó sự phân chia mới tách thế giới ngay ở giữa. Điều đó có vẻ đầy phán xét, nhưng hàm ý thì không như vậy. Tôi không hiểu lầm hoàn toàn vì sao có quá nhiều người cảm thấy vừa ý khi suy nghĩ nội hướng và bảo thủ. Khi thời thế khó khăn, khi các bạn thiếu tiền, khi các bạn thấy bất an và dễ tổn thương, lẽ tự nhiên là con người trở nên khép kín, các bạn chỉ nghĩ đến nhu cầu của mình và lờ đi nhu cầu của người khác, và có lẽ bắt đầu tưởng tượng rằng quá khứ bằng cách nào đó thì tốt hơn hiện tại hay tương lai; nhưng tôi lại tin rằng đó là ngõ cụt. Lịch sử cho chúng ta thấy đó là ngõ cụt. Khi con người trở nên khép kín và bảo thủ, tiến bộ nhân loại trở nên đảo lộn và mọi thứ đúng là trở nên tệ hơn rất nhanh đối với mọi người. Nếu bạn cũng như tôi và tin vào sự cấp tiến và ngoại hướng, cũng như tin rằng điều tốt nhất cho nhân loại chính là sự đa dạng của nó, và điều tốt nhất cho toàn cầu hóa chính là cách mà nó tăng cường sự đa dạng, sự giao thoa văn hóa để tạo nên thứ gì đó sáng tạo, thú vị và hiệu quả hơn bất kì thứ gì từng tồn tại trong lịch sử nhân loại, nên, các bạn của tôi, chúng ta có một sứ mệnh trong tay, vì sự khép kín và bảo thủ đang liên kết theo cách chưa từng có, và các tôn chỉ về khép kín và bảo thủ, sự sợ hãi đó, sự lo âu đó, tác động đến bản năng đơn giản nhất, đang bao trùm thế giới. Những người tin tưởng, như tôi tin tưởng, về sự cấp tiến và ngoại hướng, chúng ta phải tự chuẩn bị cho chính chúng ta, vì thời gian đang trôi đi rất, rất nhanh. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Làm thế nào để khuyến khích mọi người làm điều tốt, đi bầu cử, làm từ thiện, bảo tồn tài nguyên hay thậm chí, làm những việc đơn giản như tự rửa cốc của mình ở nơi làm việc để bồn rửa không phải lúc nào cũng đầy bát đĩa bẩn? (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi lần đầu đối mặt với vấn đề này, là khi hợp tác với một công ty điện lực khuyến khích khách hàng tham gia chương trình ngăn chặn cúp điện thông qua việc giảm điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm. Chương trình dựa trên một công nghệ đã qua kiểm chứng. Thậm chí, nó còn được chính quyền Obama gọi là: "nền tảng hiện đại hóa mạng lưới điện Mỹ." Nhưng, như nhiều giải pháp công nghệ tuyệt vời khác, có một điểm yếu chính: con người. Cần có người tham gia. Để thu hút mọi người đăng ký, công ty điện gởi cho họ một bức thư nói về những lợi ích của chương trình, và đề nghị, nếu họ quan tâm, hãy gọi đến đường dây nóng. Các lá thư được gởi đi, nhưng điện thoại vẫn không đổ chuông. Khi tham gia dự án, chúng tôi đề xuất một thay đổi nhỏ. Thay vì dùng đường dây nóng, chúng tôi đề nghị họ sử dụng giấy đăng ký, đặt gần các hộp thư tại các khu dân cư. Điều này làm tăng gấp ba lượng người tham gia. Tại sao? Vâng, ta biết mọi người quan tâm sâu sắc đến việc người khác nghĩ về họ, ta cố gắng chứng tỏ với mọi người mình hào phóng và tốt bụng, và tránh việc bị coi là ích kỷ hoặc ăn hại. Dù có nhận ra hay không, đây là nguyên nhân chính khiến mọi người làm việc tốt, và những thay đổi nhỏ với sự tán dương và công nhận, thật sự có thể tạo nên một khác biệt lớn. Thay đổi nhỏ như đổi việc dùng đường dây nóng, nơi không ai thấy được những việc làm tốt của bạn, thành một tờ đăng ký nơi những người đi qua có thể thấy tên bạn. Khi hợp tác với chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, công ty, cố gắng khiến mọi người làm nhiều điều tốt hơn, chúng tôi khai thác sức mạnh của danh tiếng. Và chúng tôi có một danh sách đơn giản cho nó. Và trên thực tế, bạn đã biết mục đầu tiên trong danh sách là gì. Đó là tăng khả năng được nhìn thấy, để chắc chắn mọi người biết được những việc làm tốt. Đợi đã, tôi biết một số bạn có thể đang nghĩ, không đời nào những người ở đây nghĩ rằng, "Ồ, tuyệt, được ghi nhận những việc làm tốt của mình, giờ nó hoàn toàn xứng đáng." và bạn đã đúng. Thường thì, mọi người không nghĩ vậy. Thay vào đó, khi mọi người đưa ra những quyết định cá nhân, họ quan tâm đến những vấn đề của riêng mình, về việc sẽ ăn gì vào buổi tối hay làm sao để thanh toán hóa đơn đúng hạn. Nhưng, khi ta khiến các quyết định của họ dễ quan sát hơn, họ sẽ bắt đầu cố gắng làm nhiều việc tốt hơn. Nói cách khác, sức mạnh trong phương pháp tiếp cận của chúng tôi, là nó có thể kích hoạt mong muốn làm điều tốt của mọi người. trong trường hợp này, là để ngăn cúp điện. Trở lại với khả năng được nhìn thấy. Tôi muốn cho bạn một ví dụ khác. Đến từ sự hợp tác với một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích mọi người đi bầu, và mỗi cuộc bầu cử, họ gởi hàng trăm ngàn lá thư nhắc nhở và khuyến khích mọi người đi bầu. Chúng tôi đề xuất thêm vào những câu sau: "Bạn có thể sẽ nhận được cuộc gọi phỏng vấn về việc bầu cử." Câu này làm cho hành động đi bầu có vẻ như dễ dàng quan sát hơn. và nó làm tăng 50% hiệu quả của các lá thư. Việc làm tăng hiệu quả thư giảm chi phí các cuộc bầu cử phụ từ 70 đô la xuống còn khoảng 40 đô la trên một phiếu bầu. Phương pháp này được sử dụng trong những việc như: khuyến khích mọi người hiến máu thường xuyên hơn bằng cách liệt kê tên người hiến máu trên các tập san địa phương, hoặc để người dân đóng thuế đúng hạn bằng cách liệt kê tên người trễ hạn trên web cộng đồng. (Tiếng cười) Còn ví dụ này thì sao? Toyota khiến hàng trăm nghìn người mua loại ô tô tiết kiệm nhiên liệu bằng cách làm cho dòng xe Prius trở nên độc đáo.. (Tiếng cười) hành động tốt của họ có thể quan sát được từ rất xa. (Tiếng cười) Được rồi, phương pháp này rất tuyệt, nhưng chúng ta đều biết, đều từng thấy những người bỏ qua cơ hội để làm điều tốt. Họ sẽ thấy ai đó xin tiền trên vỉa hè họ sẽ rút điện thoại ra, làm ra vẻ bận rộn, hay đến bảo tàng, họ bước nhanh qua thùng quyên góp. Hãy tưởng tượng vào dịp lễ, bạn đang đi siêu thị, có một tình nguyện viên của Cứu Thế Quân đang rung chuông. Vài năm trước, các nhà nghiên cứu ở San Diego hợp tác với một chi hội địa phương của Salvation Army cố gắng tìm cách để tăng quyên góp. Họ nhận thấy một điều khá buồn cười. Khi tình nguyện viên đứng tại một cửa, người ta sẽ tránh quyên góp bằng cách đi ra bằng cửa khác. Vì sao? Vì họ luôn có thể nói rằng, "Ồ, tôi không thấy tình nguyện viên," hoặc, "Tôi muốn mua thứ gì đó ở đằng kia," hoặc "Xe tôi để bên đó." Nói cách khác, có rất nhiều lý do. Và điều đó đưa ta đến với mục thứ hai của danh sách: loại bỏ các lý do bào chữa. Trường hợp Salvation Army, loại bỏ lý do bào chữa tức là đứng trước cả hai cửa, và chắc hẳn làm vậy, tiền quyên góp sẽ tăng lên. Đó là khi mọi chuyện trở nên buồn cười, thậm chí, còn buồn cười hơn lúc nãy nữa. Những nhà nghiên cứu ở tại bãi đậu xe, đếm số người ra khỏi cửa hàng, và nhận thấy rằng khi các tình nguyện viên đứng trước cả hai cánh cửa, người ta không đi ra ngoài nữa. (Tiếng cười) Dĩ nhiên, điều đó làm họ ngạc nhiên nên họ quyết định nghiên cứu sâu hơn và đó là nơi họ tìm thấy cánh cửa thứ ba, nhỏ nhắn và tiện lợi thường dùng để đưa đồ tái chế ra ngoài -- (Tiếng cười) và giờ người ta ra ngoài bằng cửa đó để tránh các tình nguyện viên. (Tiếng cười) Điều này dạy chúng ta một bài học quan trọng Khi cố loại bỏ những lời bào chữa, ta cần phải rất kỹ lưỡng, vì người ta rất sáng tạo trong việc tạo ra chúng. (Tiếng cười) Được rồi, tôi muốn chuyển qua một trường hợp nơi những lời bào chữa có thể gây ra hậu quả chết người. Nếu tôi nói với bạn có cách chữa bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, trên thực tế, nó đã có 70 năm rồi, một phương thuốc tốt, hiệu quả trong gần như mọi trường hợp? Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó là thật sự. Căn bệnh này là bệnh lao. Mỗi năm, khoảng 10 triệu người mắc bệnh, và nó giết chết khoảng hai triệu người. Như chương trình ngăn chặn cúp điện, chúng ta có giải pháp. Vấn đề là ở con người. Bệnh nhân cần uống thuốc để lành bệnh và không lây bệnh cho người khác. Gần đây, chúng tôi hơp tác với một công ty mới chuyên tạo các ứng dụng y tế trên điện thoại, gọi là Keheala hỗ trợ bệnh nhân lao trong quá trình điều trị. Bạn phải hiểu rằng việc điều trị bệnh lao rất khó khăn. Ta nói về việc uống một loại kháng sinh cực mạnh mỗi ngày, trong vòng sáu tháng hoặc hơn. Loại kháng sinh này mạnh đến nổi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Làm bạn cảm thấy buồn nôn và chóng mặt. Làm nước tiểu của bạn đổi màu. Một vấn đề khác, bạn phải quay lại phòng khám gần như mỗi tuần để lấy thêm thuốc, và ở vùng cận hoang mạc Saharan-châu Phi, hay ở những vùng bệnh lao phổ biến, giờ ta nói về một nơi rất xa, nơi phương tiện giao thông công cộng còn nhiều bất tiện và chậm chạp, hoặc phòng khám làm việc không hiệu quả. Giờ ta đang nói về việc mất nữa ngày làm việc mỗi tuần từ một công việc bạn không thể đánh mất. Thậm chí, tệ hơn, khi bạn nghĩ đến thực tế là có một sự kỳ thị khủng khiếp, và bạn khổ sở không muốn mọi người biết rằng bạn mắc bệnh. Thực ra, những câu chuyện đau lòng nhất chúng tôi từng nghe từ phụ nữ, những người sống tại những nơi bạo lực gia đình khá phổ biến, họ nói với chúng tôi rằng họ phải giấu chồng đi đến phòng khám. Nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều người không hoàn tất phác đồ điều trị. Cách tiếp cận của ta liệu thật sự có thể giúp họ? Ta có thể khiến họ hoàn tất điều trị không? Có. Mỗi ngày, chúng tôi nhắn tin cho bệnh nhân, nhắc họ uống thuốc, nhưng nếu chúng tôi dừng lại ở đó, sẽ có rất nhiều lời bào chữa. "Ồ, tôi không thấy tin nhắn." Hay: "Bạn biết đó, tôi có thấy tin nhắn, nhưng rồi tôi quên mất, đặt điện thoại xuống là tôi quên luôn." Hay: "Tôi cho mẹ mượn điện thoại." Chúng tôi phải loại bỏ những lời bào chữ này bằng cách yêu cầu bệnh nhân đăng nhập và xác nhận rằng họ đã uống thuốc. Nếu họ không đăng nhập, chúng tôi nhắn tin cho họ. Họ vẫn không đăng nhập, chúng tôi lại nhắn tin tiếp. Nếu sau ba lần, họ vẫn không xác nhận, chúng tôi sẽ thông báo một nhóm hỗ trợ và nhóm này sẽ gọi và nhắn tin cho họ cố gắng khiến họ quay lại điều trị. Không lý do bào chữa. Phải thừa nhận rằng các phương pháp của chúng tôi dùng nhiều kỹ thuật hành vi bao gồm, nếu bạn để ý, khả năng được nhìn thấy, nó rất hiệu quả. Bệnh nhân không sử dụng nền tảng của chúng tôi, có xác suất không hoàn tất điều trị cao gấp ba lần. Được rồi, bạn tăng khả năng được nhìn thấy, bạn đa loại bỏ được lý do bào chữa, nhưng vẫn còn điều thứ ba bạn cần biết. Nếu bạn từng đến Washington, Nhật Bản hoặc London, bạn sẽ biết những người đi tàu điện ngầm sẽ đứng bên phải của thang cuốn để người khác có thể đi qua ở bên trái. Nhưng thật không may, không phải nơi nào cũng vậy, và tại nhiều nơi bạn có thể đứng ở cả hai phía và chặn thang cuốn. Rõ ràng nó tốt cho người khác khi chúng ta đứng bên phải và để họ đi qua, nhưng ta chỉ bị yêu cầu làm điều này tại một số nơi. Đây là một hiện tượng phổ biến. Đôi khi chúng ta được mong đợi sẽ làm tốt và đôi khi không, và nó có nghĩa là mọi người thật sự nhạy cảm với tín hiệu, họ được trong chờ sẽ làm điều tốt trong một tình huống cụ thểt, đưa ta đến với mục thứ ba và là mục cuối cùng trong danh sách: truyền đạt sự kỳ vọng, nói với mọi người: "Ngay bây giờ, hãy àm việc tốt." Đây là một cách đơn giản để truyền đạt kỳ vọng; đơn giản là nói với họ: "Này, những người khác đang làm điều tốt." Công ty Opower gởi hóa đơn tiền điện cho mọi người, kèm một dòng nhỏ so sánh điện năng tiêu thụ của họ với những hộ có kích cỡ tương tự. Và khi họ thấy rằng hàng xóm sử dụng điện ít hơn, họ bắt đầu tiêu thụ điện ít hơn. Phương pháp này cũng được dùng để khiến mọi người đi bầu hay làm từ thiện. hoặc thậm chí, tái sử dụng khăn trong khách sạn Còn cái này thì sao? Đây là một cách khác để truyền đạt kỳ vọng, chỉ cần nói đúng thời điểm: "Hãy làm việc tốt". Vậy cái này thì sao? Một nhãn dán, một nhiệm vụ nhàm chán là tắt bớt đèn và biến nó thành một đóng góp cho môi trường. Điểm mấu chốt là có nhiều cách để làm điều này, có nhiều cách để truyền đạt kỳ vọng. Chỉ cần đừng quên làm nó. Và chỉ có vậy. Đó là danh sách của chúng tôi. Nhiều người đang làm việc trên các vấn đề xã hội quan trọng, và thỉnh thoảng bạn cần thúc đẩy mọi người làm nhiều điều tốt hơn. Công cụ bạn học hôm nay có thể giúp bạn làm điều đó. Những công cụ này không đòi hỏi gia tăng ngân sách hay tạo ra những công nghệ hào nhoáng. Chỉ cần sử dụng danh tiếng bằng cách tăng khả năng được nhìn thấy, loại bỏ lý do bào chữa và truyền đạt kỳ vọng. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ nói về số liệu thống kê. Nếu nó làm bạn cảm thấy có phần đề phòng, điều đó rất bình thường, đó không khiến bạn trở thành người theo thuyết âm mưu, mà khiến bạn trở nên hoài nghi. Và khi nói về các con số, nhất là bây giờ, bạn nên nghi ngờ. Nhưng bạn cũng có thể chỉ ra số liệu nào đáng tin cậy, và cái nào thì không. Vậy nên hôm nay, tôi sẽ đưa ra một số công cụ để làm điều đó. Nhưng trước khi làm vậy, tôi muốn chỉ rõ loại số liệu tôi đang đề cập ở đây Tôi không nói về khẳng định như là "9/10 phụ nữ khuyên dùng loại kem chống lão hóa này" Tôi nghĩ rất nhiều người chán ngấy những con số kiểu như vậy. Điều khác biệt là mọi người phân vân về những số liệu như "Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 5%" Điều khiến phát biểu này khác biệt là nó không đến từ một công ty tư nhân, mà nó đến từ chính phủ. Khoảng 4/10 người Mỹ không tin vào các số liệu kinh tế được đưa ra bởi chính phủ. Với người ủng hộ Tổng thống Trump tỉ lệ còn cao hơn; Nó vào khoảng 7/10. Tôi không cần nói với bất kỳ ai ở đây rằng có rất nhiều ranh giới trong xã hội của chúng ta ngày nay, và nhiều trong số chúng bắt đầu hợp lý một khi bạn hiểu mối quan hệ của người dân với những số liệu của chính phủ. Mặt khác, có một số người nói rằng những số liệu này là cần thiết, và chúng ta cần chúng để hiểu xã hội một cách toàn vẹn để vượt qua những thông tin có tính cảm xúc và đo đạc sự phát triển một cách khách quan. Và rồi có những người khác cho rằng những số liệu này là độc quyền và thậm chí bị lũng loạn; chúng không có lý và thường không phản ánh những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta Có vẻ như nhóm người thứ hai đang thắng thế trong cuộc tranh luận này. Ta sống ở thế giới mà sự thật có thể thay thế nơi mà con người không nhìn số liệu với cùng một tiêu chuẩn, điểm bắt đầu của cuộc tranh luận. Đó chính là vấn đề. Hiện nay đã có những tiến bộ trong xã hội Mỹ để loại bỏ một số số liệu của chính phủ. Bây giờ có một dự luật từ Quốc hội đánh giá sự bất bình đẳng chủng tộc. Dự thảo luật cho rằng tiền của chính phủ không nên sử dụng để thu thập số liệu phân biệt chủng tộc. Đó là một thảm họa. Nếu ta không có những số liệu này, làm sao có thể hiểu sự kỳ thị, chưa nói đến sửa chữa nó? Nói cách khác; Sao có thể đưa ra chính sách công bằng nếu chính phủ không thể đánh giá mức độ bất công? Nó không chỉ gói gọn trong kỳ thị mà liên quan đến mọi thứ. Hãy nghĩ xem Sao ta làm luật chăm sóc sức khỏe nếu không có số liệu về sức khỏe hay nghèo đói? Sao ta có những cuộc tranh luận về nhập cư khi ta không thể đồng ý về số người đang nhập cảnh và xuất cảnh? Số liệu đến từ nhà nước; và đó là chỗ chúng có cái tên số liệu. Mục đích là đánh giá tốt hơn về dân chúng để phục vụ họ tốt hơn. Vậy ta cần số liệu từ chính phủ này, nhưng ta cũng cần đi xa hơn chấp nhận một cách mù quáng hay mù quáng từ chối chúng Chúng ta cần học kỹ năng để có thể xác định số liệu sai lệch. Tôi bắt đầu học được kỹ năng ấy khi tôi làm việc tại một cục thống kê ở trong Liên Hợp Quốc. Công việc của tôi là tìm hiểu số người Iraq bị buộc rời khỏi gia đình bởi vì chiến tranh, và những gì họ cần. Đó là một công việc quan trọng nhưng nó thật sự khó khăn. Mỗi ngày, chúng tôi đưa ra quyết định liên quan đến sự chính xác của những con số-- quyết định như chúng tôi nên đến vùng nào của đất nước, nên nói chuyện với ai, câu hỏi nào chúng tôi nên đưa ra. Và tôi bắt đầu cảm thấy thật sự vỡ mộng về công việc này, bởi vì chúng tôi nghĩ chúng tôi đã làm tốt nhưng những người thật sự có thể trả lời chúng tôi là những người Iraq và họ không hề biết đến thống kê này, không nói đến việc đưa ra câu hỏi. Vậy nên tôi bắt đầu xác định rõ chỉ có một cách để khiến con số trở nên chính xác là tìm được thật nhiều người có thể đặt câu hỏi với chúng. Vì vậy tổ trở thành một nhà báo thu thập số liệu. Công việc của tôi là tìm những bộ số liệu và chia sẻ chúng đến với mọi người. Mọi người đều có thể làm việc này, bạn không cần là một kẻ lập dị. Bạn có thể lờ nó đi; những từ dùng bởi những người cố tỏ ra thông minh và giả bộ khiêm tốn. Chắc chắn ai cũng có thể làm được Tôi muốn hỏi các bạn 3 câu hỏi để giúp các bạn có khả năng xác định những số liệu tồi. Câu hỏi đầu tiên là: "Bạn có thể nhận ra sự không chắc chắn?" Có một điều thay đổi mối quan hệ của con người với con số, thậm chí lòng tin vào truyền thông, là việc sử dụng các cuộc thăm dò chính trị. Cá nhân tôi có nhiều vấn đề với các cuộc thăm dò này. vì tôi cho rằng vai trò của nhà báo là tường thuật sự thật và không cố để dự đoán chúng, và nhất là khi những dự đoán ấy có thể phá hủy nền dân chủ bằng cách ra hiệu: đừng quan tâm đến việc bầu cho ông ta, không có cơ hội đâu. Hãy bỏ việc đó qua một bên và bàn luận về sự chính xác của việc này. Dựa trên những cuộc bầu cử ở Anh, Ý, Israel và tất nhiên, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây, sử dụng thăm dò ý kiến để dự đoán kết quả có kết quả chính xác giống như sử dụng mặt trăng để dự đoán số lượng nhập viện. Nghiêm túc đó, tôi đã sử dụng số liệu thực từ nghiên cứu để đưa ra kết luận ấy. Có rất nhiều lí do vì sao thăm dò ý kiến trở nên không chính xác. Xã hội của chúng ta đang trở nên đa dạng, khiến các nhà thăm dò ý kiến khó có thể có được mẫu số liệu đại diện thực sự tốt cho toàn bộ dân số. Mọi người thường không sẵn lòng trả lời điện thoại của người thăm dò, và còn kinh ngạc hơn là người ta có thể nói dối. Nhưng bạn sẽ không biết điều ấy khi nhìn vào truyền thông. Như trường hợp, khả năng chiến thắng của Hillary Clinton được công bố đến hàng thập phân. Chúng ta không dùng hàng thập phân để nói về nhiệt độ. Làm sao có thể dự đoán hành vi của 230 triệu cử tri trên đất nước này chính xác đến vậy? Và sau đó có những biểu đồ thật đẹp. Nhìn này, nhiều biểu diễn trực quan số liệu sẽ phóng đại sự chắc chắn, những biểu đồ này làm đơ bộ não chúng ta với chỉ trích. Khi bạn nghe về 1 số liệu, bạn sẽ cảm thấy hoài nghi. Tức thì nó được ẩn dưới 1 biểu đồ, nó trở thành một dạng khoa học khách quan, nhưng thật ra thì không. Rồi tôi cố gắng tìm cách để truyền tải điều này đến mọi người, cho họ thấy được sự không chắc chắn trong các con số. Và tôi bắt đầu thu thập những tập số liệu thực, và chuyển chúng thành những hình vẽ tay trực quan, để mọi người thấy các số liệu sai lệch đến mức nào; để họ thấy cách người ta đưa ra số liệu, cách tìm thấy dữ liệu và vẽ trực quan nó. Ví dụ, thay vì tìm xác suất mắc cúm trong một tháng bất kỳ, bạn có thể xem dữ liệu về sự phân bố thô mùa dịch cúm. Nó cho thấy -- (Cười lớn) một hình ảnh xấu ở tháng 2. Nhưng nó cũng là một biểu đồ đáng tin cậy hơn, vì nếu nó đưa ra con số xác suất chính xác, và có thể khuyến khích mọi người tiêm phòng cúm sai thời điểm. Qua đó, ý muốn nói là mọi người nhớ chú ý những sai lệch đó, nhưng họ cũng không nhất thiết ra về với một con số cụ thể, nhưng cần nhớ các dữ kiện quan trọng. Các dữ kiện như bất công và bất bình đẳng để lại những dấu ấn to lớn trong cuộc đời. Các dữ kiện như người Mỹ bản xứ và người Mỹ da đen có tuổi thọ thấp hơn so với các sắc dân khác, và sẽ không thay đổi ngay được. Các dữ kiện như tù nhân ở Mỹ có thể bị giữ trong các phòng biệt giam có kích thước nhỏ hơn một chỗ đỗ xe trung bình. Mục đích của sự trực quan hóa này cũng là để nhắc nhở mọi người về một số khái niệm thống kê thực sự quan trọng, Các khái niệm như trung bình. Khi ta nghe một tuyên bố kiểu như, "Bể bơi ở Mỹ trung bình có 6.23 vụ đi vệ sinh luôn trong hồ." Điều đó không có nghĩa mỗi hồ bơi ở đất nước này đều có chính xác 6.23 cục phân. Do vậy để diễn đạt điều đó, Tôi quay lại với dữ liệu gốc, được lấy từ CDC, người đã khảo sát 47 cơ sở bơi. Và tôi chỉ bỏ ra 1 buổi tối để phân phối lại phân. Giờ bạn phần nào thấy con số trung bình sai lệch ra sao. (Cười) Vâng, câu hỏi thứ 2 là các bạn nên hỏi chính mình để nhận ra các con số sai là: Tôi có nhìn thấy mình trong dữ liệu không? Câu hỏi này cũng là về khái niệm trung bình theo nghĩa nào đó, Bởi vì một phần nguyên nhân khiến mọi người chán nản với những thống kê quốc gia này, là nó không thực sự kể cho ta câu chuyện ai thắng và ai thua từ chính sách quốc gia. Dễ hiểu được lý do người ta lại chán nản với các con số trung bình khi nó không khớp với những kinh nghiệm cá nhân của họ. Tôi sẽ cho bạn thấy sự liên quan của dữ liệu đến cuộc sống hằng ngày. Tôi đưa ra cột góp ý này gọi là "Kính gửi Mona," nơi bạn có thể viết cho tôi các câu hỏi và mối quan tâm và tôi sẽ trả lời bằng dữ liệu. Có thể hỏi tôi mọi thứ. Các câu hỏi như, "có bình thường không khi ngủ khác giường với vợ?" "Có hối hận khi xăm hình không?" "Chết do các lý do tự nhiên có ý nghĩa gì?" Tất cả các câu hỏi này đều rất tốt, vì nó khiến bạn nghĩ đến các cách để tìm và chuyển tải các con số này. Nếu có ai hỏi bạn, "Đi tiểu bao nhiêu là nhiều?" Đó cũng là một câu hỏi tôi nhận được, bạn thực sự muốn chắc chắn rằng hình vẽ trực quan này có nghĩa với càng nhiều người càng tốt. Những con số này không tồn tại. Đôi khi nó được ẩn trong phần phụ lục của một nghiên cứu khoa học. Và chắc chắn là chúng không khó hiểu; nếu bạn muốn kiểm tra các con số này với lượng nước tiểu, bạn có thể cầm một cái chai và tự làm thử đi. (Cười) Điểm mấu chốt là không nhất thiết mỗi tập dữ liệu đều phải liên quan cụ thể đến bạn. Tôi quan tâm đến bao nhiêu phụ nữ bị phạt ở Pháp do mang khăn, hoặc mạng che mặt, ngay cả khi tôi không sống ở Pháp hoặc đeo khăn che mặt. Mấu chốt của việc hỏi xem nơi bạn phù hợp là để nắm được ngữ cảnh nhiều nhất. Mục đích là thu nhỏ lại thành một điểm dữ liệu, kiểu như tỷ lệ thất nghiệp là năm phần trăm, và xem nó sẽ thay đổi theo thời gian, hoặc theo trình độ học vấn ra sao -- đây là lý do cha mẹ luôn muốn bạn phải vào đại học-- hoặc xem nó thay đổi theo giới tính ra sao. Ngày nay, tỷ lệ thất nghiệp nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp nữ giới. Cho đến đầu những năm 80, tình hình đã đảo ngược. Đây là 01 câu chuyện về một thay đổi lớn đã xảy ra trong xã hội Mỹ, tất cả nằm trong biểu đồ đó nếu ta nhìn xa hơn các con số trung bình. Các trục chứa tất cả; một khi thay đổi thước đo, bạn có thể thay đổi câu chuyện Vâng, còn câu hỏi thứ 3 và cuối cùng mà tôi muốn các bạn suy nghĩ đến khi bạn đang nhìn vào các thống kê là: Dữ liệu được thu thập như thế nào? Nãy giờ, tôi chỉ nói về cách chuyển tải dữ liệu, nhưng cách thu thập cũng quan trọng không kém. Tôi biết điều này là khó, bởi vì phương pháp luận có thể là rối rắm và thực sự nhàm chán, nhưng có một số bước đơn giản để kiểm tra điều này. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cuối cùng. Một cuộc thăm dò cho thấy 41% người Hồi giáo ủng hộ thánh chiến, điều này rõ ràng đáng quan ngại, và được thông báo khắp mọi nơi năm 2015. Khi tôi muốn kiểm tra một con số như vậy, Tôi sẽ bắt đầu bằng cách tìm bảng câu hỏi gốc. Nó chỉ ra rằng các nhà báo mà thực hiện các thống kê đó đã bỏ qua một câu hỏi làm hạ thấp cuộc khảo sát đó là hỏi cách người ta đinh nghĩa "thánh chiến." Và hầu hết đều định nghĩa như sau, "Sự đấu tranh hòa bình, cá nhân của mỗi người Hồi giáo để tín ngưỡng tốt hơn." Chỉ 16% đính nghĩa, "Cuộc chiến tranh bạo lực chống lại người không tín ngưỡng." Điểm này thực sự quan trọng: dựa trên các con số đó, hoàn toàn có khả năng không có ai được khảo sát xem "thánh chiến" là cuộc chiến bạo lực cũng như nói ủng hộ nó. Hai nhóm đó không trùng lắp nhau gì cả. Cũng cần hỏi xem cuộc khảo sát đã được thực hiện ra sao. Đây được gọi là cuộc thăm dò "qua mạng", bất kỳ ai bắt gặp nó trên internet đều có thể tham gia. Chẳng có cách nào để biết rằng họ có phải là người Hồi giáo hay không. Và cuối cùng, có 600 người tham gia cuộc thăm dò. Có khoảng 3 triệu người Hồi giáo ở đất nước này, theo Trung tâm nghiên cứu Pew. Có nghĩa là đã thực hiện thăm dò với tỷ lệ 1/5000 người Hồi giáo ở đất nước này. Đây là một trong các lý do khiến các thống kê của chính phủ thường tốt hơn các thống kế tư nhân. 01 cuộc thăm dò có thể thực hiện với vài trăm đến 1 nghìn người, hoặc nếu bạn là L'Oreal, đang bán sản phẩm chăm sóc da năm 2005, bạn khảo sát 48 phụ nữ và khẳng định nó rất tốt. (Cười) Các công ty tư nhân không quan tâm nhiều đến việc tìm ra các con số đúng, họ chỉ cần các con số đúng. Các nhà thống kê chính phủ không làm vậy. Theo lý thuyết, ít nhất, họ hoàn toàn vô tư, đặc biệt vì hầu hết trong số họ làm việc bất kể ai đang nắm quyền Họ là những công chức. Và để làm tốt công việc của mình, họ không chỉ khảo sát vài trăm người. Những con số thất nghiệp mà tôi đang nói đến được lấy từ Cục Thống kê Lao động, và để đưa ra các ước tính, họ đã khảo sát trên 140,000 doanh nghiệp trên cả nước. Tôi hiểu, đúng là bực bội. Nếu bạn muốn thẩm tra một thống kê lấy từ một công ty tư nhân, bạn có thể mua kem xoa mặt cho mình và một nhóm bạn, làm thử đi, Nếu không làm được, bạn có thể nói các con số bị sai. Nhưng làm sao kiểm tra các thống kê chính phủ? Bạn chỉ cần kiểm tra mọi thứ. Tìm hiểu họ thu thập số liệu như thế nào. Hãy tìm hiểu nếu bạn đang xem mọi thứ trên biểu đồ mà bạn cần xem. Nhưng không từ bỏ bất kỳ con số nào, bởi vì nếu bạn làm vậy, ta sẽ đưa ra các quyết định chính sách từ bóng tối. chỉ sử dụng các quan tâm riêng để dẫn dắt mình. Cám ơn. (Vỗ tay) Đó là vào một ngày thứ bảy bình thường. Bố tôi đang ở ngoài vườn cắt cỏ, mẹ tôi đang gấp quần áo trên lầu, chị tôi đang làm bài tập trong phòng riêng còn tôi đang chơi game trong tầng hầm. Và khi tôi leo lên nhà để lấy đồ uống, tôi đã nhìn ra của sổ và nhận ra có vài thứ tôi đã phải làm, và đây là thứ mà tôi nhìn thấy. Không, nó không phải bữa tối của gia đình tôi bị cháy. Mà nó là dự án khoa học của tôi. Ngọn lửa bùng cháy, khói ngập không khí và trông như cái chòi gỗ của chúng tôi cũng sắp bắt lửa, Tôi lập tức hét lên. Mẹ tôi hoảng sợ, bố tôi chạy vòng vòng dập lửa và tất chị tôi thì bắt đầu quay video đăng lên Snapchat. (Cười) Đó chỉ mới là sự khởi đầu cho dự án khoa học của nhóm tôi. Nhóm của tôi gồm có tôi và ba học sinh khác họ cũng có mặt trong khán phòng ngày hôm nay. Chúng tôi thi đấu ở giải FIRST LEGO League, một cuộc thi quốc tế về lắp ráp rô bốt LEGO dành cho trẻ em, và ngoài việc thi đấu lắp ráp robot, chúng tôi còn tự làm một dự án khoa học, và đây là dự án chúng tôi đã thực hiện. Ý tưởng cho dự án này đều bắt đầu từ vài tháng trước, khi vài bạn trong nhóm làm một chuyến đi đến Trung Mỹ và nhìn thấy các bãi biển đầy rác là vật dụng làm từ Styrofoam hoặc xốp EPS. Và khi họ trở về và kể với chúng tôi về điều đó, chúng tôi mới bắt đầu nghĩ về việc chúng ta nhìn thấy Styrofoam hằng ngày nhiều như thế nào. Mới mua một cái TV màn hình phẳng? Bạn được một đống xốp còn lớn hơn chính cái TV. Uống một ly cà phê? Vâng, những chiếc ly xốp đựng cà phê xong sẽ chất thành đống Và những vật này sẽ đi đâu sau khi được sử dụng có một lần? Vì hiện vẫn chưa có giải pháp nào hay để giải quyết đống xốp đã qua sử dụng, hầu hết rác xốp cuối cùng được đưa đến bãi chôn rác, hay trôi ra đại dương, dạt vào bãi biển, mất hơn 500 năm để phân hủy. Và thực tế là hằng năm chỉ riêng nước Mỹ đã sản xuất gần 1 tỷ ký xốp Styrofoam, lấp đầy 25% các bãi chôn lấp. Vậy tại sao chúng ta lại có những sự tích tụ của chất thải Styrofoam? Tai sao ta không thể tái chế chúng như các loại nhựa khác? Rất đơn giản, tái chế polystyrene cực đắt đỏ và có khả năng bị hư hỏng, vì vậy có rất ít thị trường yêu cầu Styrofoam phải được tái chế. Hậu quả là, Styrofoam trở thành vật liệu không thể tái tạo, bởi vì tái chế polystyrene vừa không dễ vừa không thể. Và thật ra rất nhiều thành phố khắp Mỹ Đã thông qua sắc lệnh chính thức cấm sản xuất các sản phẩm chứa polystyrene, Bao gồm các dụng cụ gia dụng dùng một lần đậu phộng đóng gói, hộp đựng thức ăn và thậm chí đồ chơi cát bằng nhựa, tất cả chúng đều rất hữu dụng trong xã hội ngày nay. Và hiện nay Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên cấm hoàn toàn dụng cụ gia dụng bằng nhựa li và dĩa nhựa. Nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta tiếp tục sử dụng Styrofoam và được lợi từ giá rẻ, tính nhẹ nhàng, cách điện và cực dễ để mang theo, trong khi không phải hứng chịu tác động ngược lại hoặc phải từ bỏ nó? Thế nào nếu chúng ta có thể biến nó thành thứ gì khác hữu dụng? Thế nào nếu ta biến điều không thể thành có thể? Nhóm chúng tôi đưa ra giả thuyết sử dụng carbon có sẵn trong Styrofoam để tạo ra than hoạt tính, chất được dùng hầu như trong mọi bình lọc nước ngày nay. Và than hoạt tính hoạt động nhờ sử dụng các hạt mirco siêu nhỏ để lọc các chất gây ô nhiễm ra khỏi nước hoặc không khí. Và chúng tôi bắt đầu bằng cách thực hiện vài thử nghiệm nhiệt, nhưng tiếc là chúng tôi thất bại rất nhiều. Thực tế là chẳng có hiệu quả nào. Bên cạnh lò nướng của bố tôi bốc cháy, hầu hết các mẫu thử đều bốc hơi thành hư không, hoặc nổ tung trong các lò đun đắt tiền, để lại một mớ hỗn độn nhớp nháp. Thực ra chúng tôi rất nản vì các lần thất bại, và gần như bỏ cuộc. Vậy vì sao chúng tôi tiếp tục cố gắng trong khi người lớn đều nói nó không thể? Chắc là vì chúng tôi là con nít. Chúng tôi không biết điều gì tốt hơn thế. Nhưng sự thật là chúng tôi tiếp tục vì tin rằng nó vẫn khả thi. Chúng tôi biết nếu chúng tôi thành công, Chúng tôi có thể cứu lấy môi trường và làm thế giới tốt đẹp hơn. Nên chúng tôi tiếp tục thử và thất bại và thử và thất bại. Chúng tôi đã sắp bỏ cuộc. Nhưng rồi nó xảy đến. Với nhiệt độ chuẩn, thời gian và các chất hóa học, cuối cùng chúng tôi cũng có kết quả thành công chứng minh chúng tôi đã tạo ra than hoạt tính từ Styrofoam phế thải. Vào thời điểm đó, điều trước đây bất khả thi bỗng chốc trở nên có thể. Nó cho chúng tôi thấy dù chúng tôi thất bại nhiều từ khi bắt đầu, Chúng tôi vẫn có thể kiên trì vượt qua để đạt kết quả như mong đợi. Và hơn thế nữa, chúng tôi không chỉ có thể tạo ta than hoạt tính để làm sạch nước, Mà còn có thể tái chế Styrofoam phế thải, Giải quyết hai vấn nạn toàn cầu với một giải pháp. Từ đó, chúng tôi được truyền cảm hứng để phát triển dự án, thực hiện nhiều thử nghiệm để làm nó hiệu quả hơn và thử nghiệm nó vào tình hình thực tế. Sau đó chúng tôi bắt đầu nhận viện trợ Từ chương trình eCYBERMISSION STEM-in-Action của NSTA được bảo trợ bởi Quân đội Mỹ, cũng như Giải thưởng Cải tiến Toàn cầu FIRST tài trợ bởi XPRIZE. Và chúng tôi được vinh danh Với giải thưởng Nhà cải tiến Khoa học Mỹ Trong hội chợ khoa học của Google. Với tiền tài trợ, chúng tôi dự định đăng kí bằng sáng chế cho qui trình ấy và tiếp tục làm việc với dự án. Và vâng, dù chúng tôi bắt đầu với lò nướng bốc cháy của bố tôi và thất bại rất nhiều lần đến nỗi gần như bỏ cuộc, Khi nhìn lại, chúng hoàn toàn xứng đáng. Chúng tôi chọn vấn đề mà nhiều người cho rằng bất khả thi và làm nó trở nên khả thi, và chúng tôi kiên trì với công việc dù trông chúng chả có gì tiến triển. Chúng tôi học được rằng bạn không thể thành công nếu không gặp, ít thì nhiều, những thấy bại Nên trong tương lai, đừng sợ nếu lò nướng của bạn bốc cháy, vì bạn chẳng bao giờ biết khi nào ý tưởng của bạn bắt lửa Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Các triết gia, nhà soạn kịch, nhà thần học đã vật lộn với câu hỏi này hàng thế kỉ: Điều gì khiến cho con người ta sai lầm? Thật thú vị, tôi đã đặt ra câu hỏi này hồi còn nhỏ. Tôi lớn lên ở khu ổ chuột South Bronx nằm trong lòng New York, và tôi đã sống chung với những thành phần bất hảo, như tất cả những đứa trẻ khác trong khu phố này. Tôi đã có những người bạn thật sự - những đứa trẻ ngoan, sống trong tình cảnh giống trong Dr. Jekyll-Mr. Hyde bộ phim của Robert Louis Stevenson. Đó là những người nghiện ngập, luôn gặp rắc rối và vào tù ra tội Một vài người đã bị giết, một số chết do thiếu thuốc. Vì thế khi đọc tác phẩm của Robert Louis Stevenson, tôi biết đó không phải là hư cấu. Nhưng câu hỏi duy nhất ở đây là: Tác phẩm này muốn nói điều gì? Và quan trọng hơn nữa, là ranh giới thiện - ác... mà những kẻ may mắn thường nghĩ là cố định và không thể thâm nhập được; họ cho rằng mình đang ở phe thiện, còn những kẻ khác ở bên phía ác... Tôi biết rằng ranh giới đó có thể xê dịch và thâm nhập được. Người tốt có thể bị cám dỗ và bước qua ranh giới và trong một số tình huống thuận lợi hiếm hoi, những đứa trẻ hư có thể phục thiện khi được giúp đỡ, sửa đổi, và cải tạo, Tôi muốn bắt đầu với bức vẽ tuyệt đẹp này của nghệ sĩ người Hà Lan M.C. Esche Nếu bạn nhìn vào nó và tập trung vào màu trắng, Bạn sẽ thấy một thế giới đầy những thiên thần. Nhưng hãy nhìn sâu hơn nữa, và lúc đó, những gì xuất hiện là quỷ dữ, ác quỷ trên thế giới. Và điều đó nói cho chúng ta nhiều điều. Một: Thế giới đang, đã, và sẽ luôn luôn đầy những cái tốt và cái xấu, vì thiện và ác là hai thái cực âm và dương trong sự tồn tại của con người. Nó cũng nói cho tôi một vài điều khác. Nếu bạn nhớ ra, Lucifer vốn là thiên thần mà Chúa yêu quý. Rõ ràng, Lucifer có nghĩa là " ánh sáng". Nó cũng có nghĩa là " sao mai" trong một số bản kinh Và rõ ràng, ông ta đã không vâng lời Chúa. đó là đỉnh điểm của sự bất tuân đối với quyền thế. Và khi đó, Michael, tổng thiên thần đã được phái đến để đuổi Lucifer khỏi thiên đường, cùng các thiên sứ sa ngã khác. Và thế là, Lucifer phải xuống địa ngục, trở thành Satan. trở thành quỷ dữ, và lực lượng của cái ác trong vũ trụ bắt đầu. Nghịch lý thay, chính Chúa là người đã tạo ra địa ngục để giam giữ cái ác. Nhưng Người lại không thể giam giữ nó ở đó. Và như thế, sự chuyển biến lớn lao này, từ thiên sứ mà Chúa yêu mến thành Ác qủy với tôi, đã tạo ra tình huống để tìm hiểu những con người biến đổi từ chỗ bình dân lương thiện thành những kẻ phạm tội ác Hiệu ứng Lucifer, mặc dù tập trung vào phần tiêu cực -- phần xấu mà con người có thể trở thành, chứ không phải phần xấu nằm trong bản ngã của con người - đã dẫn tôi tới một định nghĩa tâm lý: Quỷ dữ là sự thi hành của quyền lực. Và đó là điểm mấu chốt, chính là quyền lực Để cố tình làm hại tinh thần con người, gây đau đớn thể xác, hủy hoại con người đến chết, hoặc những ý tưởng, và để thực hiện tội ác chống lại loài người. Nếu bạn tìm kiếm trên Google chữ "evil" (quỷ dữ), một từ bị nhiều người ghét bỏ vào thời nay, bạn sẽ có ngay 136 triệu kết quả chỉ sau 1/3 giây đồng hồ. Một vài năm trước - tôi chắc chắn tất cả các bạn đều bị sốc, giống như tôi vậy với sự thật về những người lính Mỹ đã lạm dụng tù nhân ở một nơi xa lạ trong trận chiến Abu Ghraib gây tranh cãi ở Iraq. Và đã có những người đàn ông và phụ nữ đã hành hạ tù nhân bằng những cách không thể tưởng tượng nổi. Tôi thật sự rất sốc, nhưng không ngạc nhiên, vì tôi đã nhìn thấy những điều tương tự, khi tôi là giữ vai trò là người quản tù trong một nghiên cứu về Nhà Tù ở trường Stanford. Ngay lập tức quân đội chính quyền của Bush nói..."cái gì?" Những gì tất cả những chính quyền nói mỗi khi có chuyện lộn xộn xảy ra là "Đừng đổ tội cho chúng tôi. ĐÓ không phải là do chế độ của chúng tôi... Đó chỉ là một vài con sâu làm rầu nồi canh, một vài tên lính biến chất." Giả thiết của tôi là, các anh lính Mỹ đều tốt, thường là vậy. có lẽ chỉ có hoàn cảnh là xấu Nhưng làm thế nào, làm thế nào để tôi đi đến giả thiết này tôi đã trở thành chuyên qia quan sát một trong số những người bảo vệ, Sergeant Chip Frederick và ở vị trí đó, tôi đã tiếp cận với hàng tá những bài báo cáo điều tra. tôi đã tiếp cập anh ta, và có thể tìm hiểu anh ta gọi anh ta sang nhà tôi, tìm hiểu anh ta thực phân tích tâm lý để xem anh ta là nguời tốt hay xấu. Và thứ ba, tôi đã tiếp cận hết tất cả 1,000 bức ảnh mà những người lính này đã chụp nhưng bức ảnh này đầy những thứ bạo lực hoặc dâm tục Tất cả chúng đều đến từ máy ảnh của những người lính mỹ này Vì mỗi người đều có máy ảnh số hoặc điện thoại họ chụp mọi thứ. Hơn 1000 tấm. Và những gì tôi là chỉ là phân loại chúng thành nhiều loại khác nhau Nhưng những người này là lính dự bị quân đội của mỹ Họ hoàn toàn không phải là những người lính cho sứ mệnh này Và tất cả đều xảy rả ở đúng một nơi, Tier 1-A, trong ca làm việc đêm Tại sao? Nó là một nhà tù để chấp vấn. Những người chấp vấn từ hiệp hội lớn cũng tất cả đều ở đó, và họ không khai thác được thông tin gì về sự nổi loạn. Vì thế họ đặt áp lực lên những người lính, cành sát quân đội đó, buộc họ đi qua cái ranh giới giữa thiện và ác, cho phép họ phá vỡ ý chí của kẻ thù, để chuẩn bị họ cho sự chấp vấn, thuyết phục họ, để khai thác thông tin. Đó là những lời nói trại hoa mỹ và đó là cách mà nó được hiểu Hãy đi xuống ngục tối đó. (Máy ảnh chớp) (uỵch) (Máy ảnh chớp) (Uỵch) (Thở) (Tiếng chuông) Hơi khủng khiếp nhỉ Đó là một trong những mô tả trực quan của cái ác. Và nó có lẽ không làm bạn khỏi suy nghĩ rằng lý do tôi ghép đôi người tù này với cánh tay dang ra với những vần thơ của Leonardo da Vinci về nhân loại là người tù đó bị tâm thần, người tù đó từng ngày bao quanh chính chính mình sự đê tiện xấu xa và họ đã từng phải bôi nhọ anh ta nên anh ta sẽ không thôi nát thêm nữa nhưng những tên lính gác cuối cùng cũng gọi anh ta là "Thằng tồi" (Shit Boy) Anh ta đã làm gì trong nhà tù đó thay vì phải trong một bệnh viện tâm thần? Mỗi lần có chuyện gì, cựu thư kí của bộ quốc phòng Rumsfeld đều đến Ông ta đi xuống và nói: " Tôi muốn biết ai chịu trách nhiệm? Ai là người con sâu làm rầu nồi canh?" Đó là một câu hỏi tệ Bạn phải điều chỉnh lại và hỏi là: " Cái gì phải chịu trách nhiệm?" Vì "Cái gì" có thể là ai đó, nhưng cũng có thể là tình huống nào đó, và hiển nhiên nó là thật mù quáng. Thế thì làm cách nào những nhà tâm lý học bắt đầu hiểu được sự biến đổi như thế của tính cách con người, bạn có tin rằng họ là những người lính tốt trước khi họ đi đến ngục tối đó? Có 3 lý giải. Cách lý giải quan trọng nhất là về tính khí Hãy nhìn vào bên trong con người của những người xấu đó, Đó là nền móng của tất cả những gì về khoa học xã hội, là nền móng của tôn giáo và chiến tranh Những nhà tâm lý xã hội học như tôi đã đến và nói rằng: "Vâng, con người là những diễn viên trên sân khấu, nhưng bạn sẽ phải ý thức về tình huống trong phim đó là gì Ai đóng vai các nhân vật đó? Mặc trang phục gì? Có đạo diễn trường quay hay không?" và chúng ta quan tâm đên những nhân tố bên ngoài xung quanh mỗi cá nhân, môi trường xấu? Và những nhà khoa học xã hội đã dừng ở đó, họ quên mất một điểm quan trọng mà tôi đã khám phá ra khi trở thành chuyên gia quan sát cho Abu Ghraib Quyền lực nằm ở chế độ đó Chế độ đó tạo ra tình huống làm thối nát từng cá nhân, và chế độ đó là một cơ sở văn hóa, kinh tế, chính trị hợp pháp Và đó là nơi quyền lực cho ra những tên làm hoàn cảnh xấu. Nên nếu bạn muốn thay đổi một người, bạn phải thay đổi hoàn cảnh. nếu bạn muốn thay đổi hoàn cảnh, bạn phải biết nơi mà quyền lực sinh ra, trong chế độ đó Vì thể hiệu ứng Lucifer liên quan đến việc hiểu biết sự chuyển đổi tính cách con người với 3 nhân tố đó và đó là một sự tác động qua lại mạnh mẽ. Con người đã mang gì vào hoàn cảnh đó? Hoàn cảnh mang đi những gì từ họ? Và chế độ mà nó tạo ra và gìn giữ hoàn cảnh đó là gì? Quyển sách của tôi, "hiệu ứng Lucifer", đã xuất bản, nó viết về, cách bạn hiểu được làm thế nào một người trở nên xấu xa? và có nó nói rất chi tiết về nhưng điều tôi sẽ nói hôm nay. trong khi quyển "Hiệu ứng Lucifer" của tiến sĩ Z tập trung vào cái xấu thì nó thật sự ca tụng khả năng vô hạn của trí tuệ con người tạo ra tất cả chúng ta những người tốt bụng hay độc ác, chu đáo hay lãnh đạm, sáng tạo hay phá hoại, và nó làm một số trong chúng ta thành kẻ con đồ Tin tốt là câu chuyện tôi kể đi đến hồi kết nó cũng làm cho một số trong chúng ta thành người hùng. Đây là một bản hình mấu tuyệt vời của người new york đã tóm gọn toàn bộ bài nói của tôi: "Tôi không phải là cảnh sát tốt cũng không phải là cảnh sát xâu, Jerome. Giống như chính bạn, tôi là một sự kết hợp phức tạp của những tính cách tốt và xấu dù có hiện hữu hay không, mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh" (Tiếng cười) Có một nghiên cứu mà một số các bạn nghĩ mình biết, nhưng rất ít người từng đọc. Bạn đã xem bộ phim này. Đây là Stanley Milgram, đứa trẻ Do thái từ Bronx, và cậu ta hỏi" Sự tàn sát có thể xảy ra lúc này tại đây không?" Người ta trả lời : " Không, đó là Đức Quốc xã, đó là Hitler, đó là năm 1939" Cậu ta lại nói" Vâng, nhưng giả dụ Hitler hỏi chú, "Anh có dám làm giật điện chết một người lạ không?" " Không đời nào, không phải tôi, tôi là người tốt" Cậu ta nói" Sao chúng ta không đặt chú trong tình huống và cho chú cơ hội để xem chú sẽ làm gì?" Và thế là những gì cậu ta làm là kiểm tra 1000 người bình thương 500 New Haven, Connecticut, 500 Bridgeport. và người cai quản nói : " những nhà tâm lý học muốn hiểu bộ nhớ Họ muốn cải thiện bộ nhớ con người, vì bộ nhớ là chìa khóa đi đến thành công" Đúng không? " Chúng ta sẽ cho bạn 5 đô-- 4 đô cho thời gian của bạn" và nói " Chúng ta không muốn những sinh viên đại học, Chúng tôi muốn những người từ 20 đến 50 tuổi" Ở nghiên cứu sau, chúng đâm vào người phụ nữ Những con người bình thường: thợ cắt tóc, thư kí, người lao động chân tay, Vì thế, khi bạn ra đời, có người sẽ là người học hỏi và có người sẽ là người chỉ dạy Người học là những người trung niên vui tính Anh ta gắn chặt vơi thiết bị sốc điện trong một phòng khác. Người học có thể ở tuổi trung niên, có thể 20 tuổi Và một trong số các bạn được ra lệnh bởi người cầm quyền, là người mặc áo thí nghiệm. " Việc bạn phải làm như một giáo viên là đưa người này tài liệu để học. nếu anh ta trả lời câu hỏi đúng, hãy tán thưởng anh ta nếu sai, bạn phải nhấn nút trên ghế sốc điện Nút đầu tiên là nguồn điện 15 Vôn nên anh ta thậm chí sẽ không cảm nhận được nguồn điện này" Đó la chìa khóa. Tất cả cái xấu sẽ bắt đầu với 15 vôn, và sau đó bước tiếp theo là thêm 15 vôn nữa, Vấn đề ở đây là bằng cách tiếp tục như vậy, nguồn điện sẽ lên đến 450 vôn Khi bạn làm thế, người đó sẽ gào thét lên "Tôi bi đau tim. Cho tôi ra khỏi đây" Bạn là người tót. Bạn phàn nàn "Thưa ngài, ai sẽ chịu trách nhiệm niếu điều gì đó xảy ra với anh ta?" Người thí nghiệm nói" Đừng lo, tôi sẽ chịu trách nhiệm" tiếp tục đi" Và câu hỏi là ai sẽ là người tăng nguồn điện trong suốt quá trình cho đến khi đạt được 450 vôn. ? Chú ý là ở đây khi nguồn điện lên đến 375 vôn, nó sẽ thông báo: " Nguy hiểm. Sốc điện rất mạnh" Khi đạt đến đây, có "XXX"-- kí tự khiêu dâm của nguồn điện (Tiếng cười) Milgram hỏi 40 nhà tâm thần học "Mấy phần trăm người Mỹ sẽ chịu đựng được đến cuối cùng?" Họ nói chỉ 1 phần trăm. Vì đó là hành vi ác dâm và chúng ta biết, tâm thần học biết, chỉ 1 phần trăm người Mỹ là cuồng dâm Đây là dữ liệu. Chúng có thể có vài chỗ sai. 2/3 có thể chịu đựng đến 450 vôn. Đây chỉ là một nghiên cứu Milgram đã thực hiện hơn 16 nghiên cứu. Và nhìn này. Trong nghiên cứu thứ 16, ở đâu bạn thấy một ai đó giống bạn vươt qua được thí nghiệm, 90 phần trăm đã vượt qua được thí nghiêm,. Trong nghiên cứu 5, nếu bạn thấy ai đó chống đối, thì đó là 90 phần trăm còn phụ nữ thì sao? Nghiên cứu 13- không khác so với đàn ông. Milgram định lượng cái xấu là sự sẵn lòng của con người mù quán tuân theo quyền lực, để đi đến 450 volts. Và nó như bộ mặt thật của bản chất con người Một bộ mặt theo nghĩa bạn hầu như có thể làm mọi người hoàn toàn nghe lời theo số đông, không theo bên nào Cái tương đương bên ngoài là gì? Theo tất cá các nghiên cứu thì đó là do nhân tao Điều gì hợp lệ trong thế giới thực? 912 công dân mỹ đã tự sát hoặc bị giết bởi gia đình và bạn bè họ ở rừng Guyana năm 1978, vì họ mù quán nghe theo người này, mục sư của họ không phải thầy tế, mục sư của họ, Reverend Jim Jones. Hén ta thuyết phục họ tự sát hàng loạt. Và vì thế, hén ta là hiệu ứng Lucifer hiện đại, một người của Chúa trở thành thần báo tử Nghiên cứu Milgram đều về quyền lực của cá nhân điều khiển con người Hầu hết chúng ta đều ở trong những thể chế, vì thế nghiên cứ nhà tù Stanford là nghiên cứu về sức mạnh của một thể chế ảnh hưởng hành vi cá nhân Thú vị là Milgram và tôi học cùng lớp thời trung học ở trường James Monroe ở Bronx, năm 1954 Nghiên cứu này, tôi đã thực hiện với sinh viên đại học của tôi, đặc biệt là Craig Haney-- chúng tôi cũng bắt đầu quảng cáo. Chúng tôi không có tiền, vì thế chúng tôi chỉ có những quảng cáo nhỏ rẻ tiền nhưng chúng tôi muốn sinh việc đại học nghiên cứu đời sống nhà tù 75 người tình nghiện đã làm bài kiểm tra tính cách Chúng tôi phỏng vấn. Chọn 24 người có điều kiện sức khỏe tốt nhất Phân họ làm tù nhân và gác ngục một cách ngẫu nhiên. Trong ngày một, chúng tôi biết chúng tôi có người tốt Tôi sẽ đưa họ vào tình huống xấu Và thứ hai, chúng tôi biết không có sự khác biệt giữa con trai trở thành canh ngục và những người sẽ trở thành nhà tù Những đứa trẻ sẽ trở thành tù nhân Chúng tôi nói" Đợi ở nhà ở nhà trọ. Nghiên cứu sẽ bắt đầu vào chủ nhật" Chúng tôi không nói cho họ biết cảnh sát thành phố đang đến thực hiện việc bắt giữ người (Video) Sinh viên: Một chiếc xe cảnh sát đậu phía trước, và một cảnh sát đi đến cửa trước gõ cửa, và nói anh ta đang tìm tôi Và họ đưa tôi ra khỏi cửa ngay tại đó họ đặt hai tay tôi tựa vào xe Đó là thực sự là một chiếc xe cảnh sát, đó thật sự là một cảnh sát và có vài người hàng xóm trên đường không biết rằng đó là một thí nghiệm Có máy quay và những người hàng xóm xung quanh Ho đưa tôi vào xem rồi chở tôi quanh Palo Alto Họ đưa tôi đến sở cảnh sát, tầng hầm của sở cảnh sát, rồi họ đưa tôi vào khám Tôi là người đầu tiên bị bắt đưa về, nên họ đưa tôi vào khám nơi giống như một căn phòng có cửa sổ gắn thanh trên đó Bạn không thể nào nghĩ đó không phải là nhà tù thật Họ nhốt tôi trong đó, trong căn phòng nhỏ xuống cấp này. Họ đang làm thí nghiệm một cách rất nghiêm túc Philip Zimbardo: Đây là những tên tù đang bị mất nhân tính hóa Họ sẽ trở thành những con số. Đây là người quản ngục tiêu biểu cho quyền lực và sự ẩn danh Quản tù bắt tù nhân dọn toilet bằng tay không, bắt họ làm những việc bẽ mặt khác Họ lột trần tù nhân. Quấy rối tình dục họ Họ bắt đầu làm những việc thoái hóa, như bắt học làm theo thú dâm Bạn đã thấy việc kích thích dương vật trong nhóm lính ở Abu Ghraib Quản tù của tôi đã làm điều đó trong 5 ngày. Phản ứng mạnh mẽ đến nỗi những đứa trẻ khỏe mạnh mà họ đưa về cũng suy sụp trong vòng 36 giờ Nghiên cứu này đã kết thúc sau 6 ngày vì nó vượt ra kiểm soát 5 đứa trẻ đã bị suy sụp tinh thần Có sự khác biệt nào giữa việc các chiến binh đi đến những trận chiến mà làm thay đổi diện mạo họ hay không? Có sự khác biệt nào nếu họ là nhưng người vô danh, trong cách họ đối xử với nạn nhân của họ? Chúng ta biết trong những văn hóa khác, họ đến chiến tranh, họ không thay đổi diện mạo của mình. Trong những nền văn hóa khác, họ vẽ chính mình như " Chúa tể của những con ruồi" Trong một số văn hóa họ còn đeo mặt nạ. Trong nhiều trường hợp ,người lính giấu mặt trong đồng phục. Vì thế nhà nhân loại học, John Watson, đã tìm ra 23 nền văn hóa có 2 mấu dữ liệu. Họ có thay đổi diện mạo của mình không? 15 Họ có giết người, tra tấn, hành hạ không? 13 Nếu họ không thay đổi diện mạo của mình, chỉ một trong 8 sự giết người, tra tấn hay hành hạ. Chìa khóa nằm ở trong vùng đỏ Nếu họ thay đổi diện mạo, 12 trên 13, tức là 90%, giết, tra tấn, hành hạ, Và đó là sức mạnh của sự nặc danh. Vì thế 7 quá trình xã hội hóa mà nó bôi trơn cho sự trượt dài của cái xấu là gì? Thực hiện bước nhỏ đầu tiên thiếu suy xét bất nhân tính hóa người khác, bất cá nhân hóa bản thân. sự truyền bá trách nhiệm cá nhân. làm mù quán sự phục tùng với quyền lực. Không tuân theo chuẩn mực của tổ chức Thụ động tuân theo cái xấu thông qua sự không hoạt động hoặc sự thờ ơ. Và nó diễn ra khi bạn ở trong một tình huống mới. Mô hình phản ứng theo thói quen của bạn không làm việc Nhân cách và đạo đức của bạn bị gạt bỏ. "Rất đễ để nhìn thấy hành vi của kẻ bất lương; nhưng lại rất khó để hiểu được anh ta" Bạn có biết cho con bú là hoàn toàn miễn phí? (Cười) Đúng vậy, điều này khá là buồn cười đấy, bởi vì nó chỉ miễn phí nếu ta không xét đến thời gian và công sức của người phụ nữ. Bất cứ người mẹ nào cũng hiểu sự khó khăn trong việc hóa lỏng cơ thể họ, nói theo nghĩa đen là bị hoà tan (Cười) bởi "sinh vật ăn thịt người" tí hon này. (Cười) Các loài động vật có vú nuôi con non bằng sữa. Tại Đại học State Arizona, trong phòng thí nghiệm so sánh tiết sữa, tôi phân tích các thành phần trong sữa mẹ để hiểu về tính phức tạp của nó và cách nó tác động đến sự phát triển của đứa trẻ. Điều quan trọng nhất tôi học được là chúng ta không làm đủ nhiều để hỗ trợ phụ nữ và trẻ sơ sinh. Khi chúng ta quên đi điều này tức là chúng ta bỏ qua tất cả những người thân yêu của họ: người cha, người chồng, ông bà, các cô dì chú bác, bạn bè và họ hàng thân thiết, tức là những người tạo nên các mối quan hệ xã hội. Đây là lúc chúng ta rũ bỏ những phương án mòn và khẩu hiệu đơn giản để níu lấy giá trị cốt lõi. Tôi đã rất may mắn khi được tiếp cận những hiểu biết từ rất sớm, trong bài phỏng vấn đầu tiên của tôi với một nhà báo. Khi cô ấy hỏi tôi: "Trẻ sơ sinh nên được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu?" Từ "nên" đã làm tôi chú ý, ngay lập tức, vì tôi không bao giờ nói với một người phụ nữ rằng cô ấy nên làm gì với chính cơ thể mình. Đứa trẻ được sinh ra và lớn lên vì sữa của mẹ chúng là thức ăn, thuốc uống, và tín hiệu. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ hoàn toàn là thức ăn cung cấp mọi dinh dưỡng cho cơ thể để hình thành não bộ và năng lượng cho toàn bộ các hoạt động. Sữa mẹ cũng nuôi hệ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hóa của đứa trẻ. Những người mẹ không chỉ ăn cho hai mà họ còn ăn cho cả tỷ cá thể. Sữa mẹ cung cấp các yếu tố miễn dịch nhằm chống lại bệnh tật và sữa mẹ cũng cung cấp hormone cho cơ thể của đứa trẻ. Nhưng vài thập kỉ trở lại đây, ta hay coi thường giá trị của sữa. Ta đã bỏ qua bức tranh tổng thể. Ta bắt đầu nghĩ về sữa chuẩn hóa, đồng nhất, thanh trùng, đóng gói, bột, hương vị và công thức. Ta đã bỏ qua sữa mẹ và chuyển những ưu tiên vào vị trí khác. Tại thư viện Y học quốc gia ở Viện Y tế Quốc gia, Washington DC có 25 triệu bài báo, rằng bộ não tin vào khoa học và các nghiên cứu y sinh. Ta có thể sử dụng các từ khóa để tìm kiếm kho dữ liệu này, và khi đó ta sẽ khám phá được gần một triệu bài báo về việc mang thai, nhưng rất ít nghiên cứu về sữa mẹ và việc cho con bú Ta ta đào sâu vào lượng các bài báo mà chỉ điều tra về sữa mẹ, ta thấy rằng kiến thức ta biết về cà phê, rượu, và cà chua còn nhiều hơn. (Cười) Ta biết gần như gấp đôi về bệnh rối loạn cương dương. (Cười) Tôi không nói rằng ta không nên biết những điều này. Tôi là một nhà khoa học, tôi cho rằng ta nên biết mọi thứ. Nhưng mà việc chúng ta lại biết quá ít (Cười) về sữa mẹ, thứ chất lỏng đầu tiên một con thú nhỏ hấp thụ được, chúng ta có quyền tức giận. Trên thế giới, 9/10 phụ nữ có ít nhất 1 đứa con trong cuộc đời của họ Nghĩa là khoảng 130 triệu đứa trẻ được sinh ra mỗi năm. Những người mẹ và con của họ xứng đáng được hưởng nền khoa học tiên tiến nhất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sữa mẹ không chỉ tốt cho sinh trưởng mà còn phát triển hành vi và hình thành hệ thần kinh toàn diện. Năm 2015, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng hỗn hợp giữa sữa mẹ và nước bọt của trẻ nhỏ đặc biệt, nước bọt của trẻ nhỏ, là nguyên nhân của một phản ứng hóa học sản sinh ra hydro peroxide có thể diệt tụ cầu khuẩn và vi khuẩn salmonella. Và từ con người và các loài động vật có vú, ta bắt đầu hiểu hơn về công thức sinh học của sữa có thể khác nhau khi tiết ra cho bé trai hay bé gái. Khi chúng ta tìm đến nguồn sữa hiến tặng trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh hoặc sữa trên kệ các cửa hàng chúng gần như đồng nhất cho mọi đứa trẻ. Ta không nghĩ tới việc bé trai và bé gái có thể sinh trưởng ở tốc độ khác nhau, hay theo cách khác nhau, và sữa mẹ cũng như vậy. Các bà mẹ đã nhận được thông điệp này và đa số họ hướng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng nhiều người không đạt được mục tiêu cho con bú của họ. Họ không thất bại, mà là thất bại của chúng ta. Các vấn đề y tế phổ thông gia tăng như béo phì, rối loạn nội tiết, sinh mổ và sinh non, tất cả đều có thể phá vỡ cấu trúc sinh học vốn có của sữa. Nhiều phụ nữ không có sự hỗ trợ về mặt lâm sàng. 25 năm trước, Tổ chức y tế thế giới và UNICEF đã đặt ra tiêu chuẩn để các bệnh viện được xem là môi trường thân thiện với trẻ sơ sinh, cung cấp hỗ trợ tốt nhất cho mối liên hệ giữa mẹ và con và cho trẻ được bú sữa mẹ. Ngày nay, chỉ 1/5 đứa trẻ ở Hoa Kỳ được sinh ra trong các bệnh viện như vậy. Đây chính là vấn đề, vì các bà mẹ có thể chống chọi với nhiều khó khăn trong nhiều phút, nhiều giờ, nhiều ngày và nhiều tuần tiết sữa. Họ có thể gặp khó khăn trong việc hình thành khớp ngậm cho trẻ, đau đớn và chảy sữa, và nhận thức về việc cấp sữa. Những người mẹ này xứng đáng có được sự chăm sóc của các nhân viên lâm sàng những người hiểu biết về quy trình này. Những người mẹ gọi cho tôi khi gặp những vấn đề này, khóc run rẩy: "Tôi không làm được. Đây là những gì tôi lẽ ra tự nhiên có thể làm được. Tại sao?" Và những gì đã có từ rất lâu rồi không có nghĩa là ta dễ dàng hay ngay lập tức làm tốt được. Bạn có biết điều gì khác cũng đã có từ rất lâu rồi không? (Cười) Sex. Và không ai mong đợi ta ngay từ đầu đã làm tốt chuyện đó. (Cười) Các bác sĩ lâm sàng đem đến chất lượng chăm sóc công bằng nhất khi họ được giáo dục thường xuyên về cách để hỗ trợ tốt nhất cho sự tiết sữa và cho con bú. Và để có được sự giáo dục thường xuyên đó, ta cần bám sát vào nó để có các nghiên cứu tiên tiến trong cả khoa học đời sống và khoa học xã hội vì ta cần phải nhận ra rằng có quá nhiều chấn động lịch sử và những thành kiến ngầm xảy ra giữa người mẹ trẻ và thầy thuốc lâm sàng. Cơ thể con người cũng giống như chính trị. Nếu việc hỗ trợ cho con bú không được để tâm đến nó sẽ không hoạt động đủ tốt. Và đối với những người mẹ mới sinh phải quay trở lại làm việc vì những quốc gia như Mỹ không trả phí cho việc nghỉ phụ sản, họ có thể phải quay lại ngay vài ngày sau sinh. Làm thế nào ta đánh giá lạc quan sức khỏe của các bà mẹ và đứa bé chỉ bằng thông điệp về sữa mẹ mà không hỗ trợ về thể chế nhằm tạo điều kiện hình thành mối liên hệ giữa mẹ và con để hỗ trợ việc cho con bú? Câu trả lời là: ta không thể. Tôi đang nói chuyện với bạn, những nhà lập pháp và những người bỏ phiếu lựa chọn họ. Tôi đang nói chuyện với bạn, những người tạo việc làm, những người có việc làm, và người có cổ phần. Chúng ta đều đóng góp vào y tế công cộng trong cộng đồng, và chúng ta đều có vai trò có được nó. Sữa mẹ là một phần trong việc nâng cao sức khỏe con người. Ở NICU, khi đứa trẻ sinh non, ốm hay bị thương, sữa hay các thành phần hoạt tính trong sữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Môi trường hay sinh thái hay cộng đồng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh truyền nhiễm, sữa mẹ là lá chắn trên cả tuyệt vời. Ở nơi xảy ra thảm họa như bão hay động đất, khi điện bị ngắt, khi nước sạch không sẵn có, sữa mẹ có thể giữ cho bọn trẻ đủ dinh dưỡng. Trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo, như các người mẹ Syria chạy trốn khỏi vùng chiến tranh, ngay cả những giọt sữa nhỏ nhất cũng có thể hỗ trợ đứa trẻ trong những thách thức toàn cầu lớn nhất. Nhưng hiểu về sữa mẹ không chỉ đưa ra thông điệp tới những bà mẹ và những người làm chính sách, nó còn giúp hiểu thêm về tầm quan trọng của sữa mẹ để chúng ta có thể đưa ra cách thức tốt hơn đến những bà mẹ không thể hoặc không cho con bú vì bất kì lí do gì. Tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn trong việc hỗ trợ các bà mẹ nuôi dưỡng con họ bằng nhiều cách khác nhau. Khi phụ nữ toàn thế giới gặp khó khăn để có được công bằng chính trị, xã hội, và kinh tế, ta phải nhớ lại tình mẹ không phải là trung tâm, là cốt lõi của phái nữ mà là một trong nhiều khía cạnh tiềm năng của những điều làm phụ nữ trở nên tuyệt vời. Đã đến lúc rồi. (Vỗ tay) Như một sự ngẫu nhiên trong một quán bar mờ ảo ở Marid Tôi đã chạm mặt một đồng nghiệp từ McGill, Michael Meaney Chúng tôi đang uống một vài ly bia, và giống như các nhà khoa học hay làm Anh kể cho tôi về công việc của anh. Anh ta bảo tôi là anh ta thấy rất thú vị về cách chuột mẹ liếm con mình sau khi chúng được sinh ra. Lúc đó, tôi đã ngồi đó và bảo rằng "Đây là nơi tiền đóng thuế của tôi bị hoang phí - (Tiếng cười) ở môn khoa học nhẹ nhàng này." Anh ta bắt đầu kể tôi nghe rằng loài chuột, cũng như loài người liếm con theo nhiều cách khác nhau Vài con mẹ làm việc đó thường xuyên Vài con khác thì thỉnh thoảng Và đa số ở giữa mức đó Nhưng điều thú vị về nó là khi theo dõi những con con khi đã trưởng thành như hàng năm trời trong đời người, rất lâu sau khi mẹ chúng chết. Chúng là những động vật khác hoàn toàn Những con được liếm và ve vuốt nhiều, những con con được liếm và vuốt ve nhiều, không bị căng thẳng. Chúng có hành vi tình dục rất khác. Chúng có một lối sống khác với những con non không được chăm sóc tận tình như vậy bởi mẹ của chúng. Nên sau đó tôi tự nghĩ: Có phải đây là phép màu chăng? Nó hoạt động như thế nào? như các nhà di truyền học muốn bạn nghĩ, có lẽ con mẹ có gene "mẹ ác" làm những đứa con bị căng thẳng, rồi nó được truyền qua các thế hệ; và được quyết định hoàn toàn bởi di truyền Hay là có khả năng một thứ gì khác đang xảy ra ở đây? Đối với loài chuột, ta có thể đặt câu hỏi này và tự trả lời nó được. Vì vậy, việc chúng ta đã làm là một thí nghiệm đánh tráo con. Bạn cần phải tách các con chuột con ngay từ khi mới sinh, cho hai loại chuột mẹ nuôi con khác nhau - Không phải mẹ thật sự, nhưng là người mẹ sẽ chăm sóc chúng: những con mẹ hay liếm láp và không hay liếm láp Ta cũng có thể làm điều ngược lại với những con non ít được vuốt ve. Và câu trả lời đáng chú ý là, Nó không quan trọng gene nào bạn có từ mẹ bạn. Nó không phải là chuột mẹ ruột quyết định đặc điểm những con non này. Mà chính là con mẹ nào đã chăm sóc chúng. Vậy làm thế nào điều này có thể vận hành như vậy? Tôi là một nhà biểu sinh học. Tôi thích cách các gene được đánh dấu bởi một dấu hiệu hóa học trong suốt sự hình thành phôi, trong thời gian chúng ta trong tử cung của mẹ, và quyết định gene nào sẽ được biểu hiện ở loại mô nào. các gene được biểu hiện ở não khác với các gene biểu hiện ở gan và mắt. Và chúng tôi nghĩ: liệu có thể là người mẹ bằng cách nào đó lập trình lại gene của con mình thông qua hành vi của mình? Và chúng tôi dành ra 10 năm, và tìm ra rằng có một chuỗi liên tục những sự kiện sinh hóa trong đó việc liếm láp và chải chuốt của người mẹ, sự chăm sóc của người mẹ được diễn giải thành các tín hiệu sinh hóa đi vào trong nhân tế bào và vào DNA và lập trình nó khác đi. Và bây giờ con vật có thể tự chuẩn bị cho cuộc sống của nó Liệu cuộc sống sẽ khắc nghiệt chăng? Liệu sẽ có nhiều thức ăn chăng? Liệu sẽ có nhiều mèo và rắn xung quanh, hay tôi sẽ sống ở một khu thượng lưu nơi tất cả những gì tôi phải làm là cư xử tốt và phù hợp, và điều đó khiến tôi được xã hội chấp nhận? Bây giờ người ta có thể nghĩ quá trình này quan trọng tới mức nào với cuộc sống của ta. Chúng ta thừa hưởng DNA từ tổ tiên DNA thì cũ rồi Nó tiến hóa trong suốt quá trình tiến hoá Nhưng nó không cho ta biết liệu bạn sẽ được sinh ở Stockholm, nơi ngày dài vào mùa hè và ngắn vào mùa đông, hay ở Ecuador, nơi có số giờ cho ngày và đêm bằng nhau quanh năm. và nó có một [tác động] rất lớn đến sinh lý của chúng ta. Những gì ta cho là những gì có lẽ xảy ra lúc đầu đời những dấu hiệu đó đến thông qua người mẹ bảo đứa trẻ về thế giới xã hội mà chúng sẽ sống Nó sẽ khắc nghiệt, và bạn tốt hơn hết là nên lo lắng và căng thẳng, hoặc nó sẽ là một thế giới sống dễ dàng và bạn phải trở nên khác đi. Liệu nó sẽ là một thế giới tràn ngập ánh sáng hay với rất ít ánh sáng? Liệ nó sẽ là một thế giới với vô số thức ăn hay rất ít thức ăn? Nếu chẳng có thức ăn, Bạn phải phát triển bộ óc để biết ăn ngấu nghiến mỗi khi bạn thấy thức ăn, hoặc dự trữ từng mẫu thức ăn bạn có dưới dạng mỡ. Vậy điều đó là tốt. Sự tiến hóa đã lựa chọn điều này để cho phép bộ DNA cũ và cố định của ta hoạt động theo một cách năng động ở những môi trường mới. Nhưng sai sót cũng có thể xảy ra ví dụ như nếu sinh ra trong một gia đình nghèo Và tín hiệu là: "Bạn tố nhất nên nuốt chửng, bạn tốt nhất nên ăn bất cứ thực phẩm nào mà bạn bắt gặp. Nhưng nay ta, con người, với bộ não đã tiến hóa đã làm thay đổi sự tiến hoá thậm chí nhanh hơn Bạn có thể mua McDonald's giá một đô-la Thành ra sự chuẩn bị chúng ta có từ mẹ chúng ta trở nên không phù hợp cho thích nghi. Chính sự chuẩn bị đáng lẽ sẽ bảo vệ chúng ta khỏi cơn đói và nạn đói sẽ gây ra bệnh béo phì, những bệnh tim mạch và những bệnh về trao đổi chất. Vì vậy, quan niệm rằng gene có thể được đánh dấu bởi trải nghiệm và đặc biệt những trải nghiệm đầu đời có thể cho ta một sự giải thích thống nhất cho cả sức khỏe và bệnh tật. Nhưng liệu nó chỉ đúng cho loài chuột? vấn đề là chúng ta không thể thử nghiệm trên con người, vì về mặt đạo đức, ta không thể kiểm soát rủi ro ở trẻ em theo cách ngẫu nhiên. Vì thế nếu một đứa trẻ nghèo phát triển với các đặc điểm nhất định, chúng ta không thể biết đó là do nghèo khó hay là những người nghèo có những gene xấu Vì vậy các nhà di truyền học sẽ bảo rằng người nghèo nghèo vì gen của họ làm họ nghèo Các nhà biểu sinh học sẽ bảo bạn rằng người nghèo sống trong môi trường không tốt hoặc môi trường nghèo khó những nơi tạo ra tính trạng đó, đặc điểm đó. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét anh em họ hàng của ta, loài khỉ Đồng nghiệp của tôi, Stephen Suomi, đã chăm nuôi những con khỉ theo hai cách khác nhau: ngẫu nhiên tách con con khỏi mẹ và một y tá chăm sóc con con đó đóng thay vai trò cho các điều kiện của việc làm mẹ. Những con khỉ đó không có mẹ; chúng có một y tá. Những con khác được nuôi bởi mẹ đẻ. Và khi chúng già, chúng khác hoàn toàn Những con khỉ có mẹ thì không thích rượu, không gây hấn để quyến rũ bạn tình. Còn những con không mẹ thì hiếu chiến, căng thẳng và nghiện rượu Vì vậy chúng tôi xem lại DNA của chúng sau khi sinh và thấy rằng: Có thể nào con mẹ đang đánh dấu hay không? Có dấu hiệu của con mẹ trong DNA của con con hay không? Đây là những con khỉ 14 ngày tuổi còn thứ bạn thấy đây là một cách hiện đại chúng tôi dùng để tìm hiểu biểu sinh học. Chúng ta có thể vẽ ra những dấu hiệu hóa học mà được gọi là điểm methyl hóa trên DNA với độ phân giải đến từng nu-clê-ô-tít. Ta có thể vẽ bản đồ toàn bộ hệ gene. Giờ chúng ta có thể so sánh cá thể khỉ có mẹ hay không có mẹ. Và đây là sự trình bày trực quan cho điều đó Cái bạn thấy là các gene bị methyl hoá có màu đỏ. Các gene ít bị methyl hóa hơn thì màu xanh Các bạn cũng thấy có nhiều gen đang thay đổi Vì không có mẹ không chỉ là một vấn đề nó ảnh hưởng toàn bộ quá trình; Nó gửi tín hiệu về toàn bộ quá trình thế giới của bạn sẽ trông ra sao khi bạn trưởng thành. Và bạn cũng có thể nhìn thấy hai nhóm khỉ cực kì tách biệt với nhau. Điều này phát triển sớm như thế nào? Các con khỉ này đã không được trông thấy mẹ nên chúng có một trải nghiệm xã hội. Liệu chúng ta có thể nhận thức được địa vị xã hội ngay khi mới sinh không? Nên trong thí nghiệm này, chúng tôi lấy đi nhau thai của những con khỉ có địa vị xã hội khác nhau. Điều thú vị về thứ bậc xã hội là xuyên suốt tất cả các dạng sống, chúng sẽ cấu hình chính chúng theo cấp bậc. Con khỉ số một là chủ; con khỉ thứ tư là kẻ làm việc. Bạn đặt bốn con vào chung một chuồng, sẽ luôn luôn có một con làm chủ và một con làm việc Một điều thú vị là con khỉ số một khỏe mạnh hơn con khỉ số bốn Và nếu đặt hai con vào một chuồng, thì con khỉ số một ăn không nhiều bằng. con khỉ số bốn thì lại ăn [rất nhiều]. Và các bạn thấy đây trong việc lập bản đồ methyl hoá này, việc tách ra ngay sau khi sinh ở các con có địa vị xã hội cao so với những con không có địa vị cao. Vậy nên khi được sinh ra ta đã biết về các thông tin xã hội, và các thông tin xã hội đó không tốt hoặc xấu, nó chỉ chuẩn bị cho ta vào đời, Vì chúng ta phải lập trình hệ sinh học theo một cách khác. nếu chúng ta ở cấp bậc cao hay thấp trong xã hội. Nhưng làm sao bạn nghiên cứu điều này ở người? Chúng ta không thể làm thí nghiệm, ta cũng không thể kiểm soát rủi ro ở người Nhưng Chúa làm thí nghiệm với người, và nó được gọi là thảm hoạ tự nhiên. Một trong những thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử Canada xảy ra ở tỉnh Quebec của tôi. Đó là trận bão tuyết năm 1998. Chúng tôi mất toàn bộ mạng lưới điện bởi một trận bão tuyết khi nhiệt độ xuống đến, trong sự chết chốc của mùa đông ở Quebec, âm 20 đến âm 30 độ. Có những bà mẹ đang mang thai vào thời gian đó Và đồng nghiệp Suzanne King của tôi đã theo dõi những đứa con của các bà mẹ này. trong 15 năm. Và điều đã xảy ra là, khi sự căng thẳng gia tăng - và ở đây chúng tôi đã có cách đo khách quan căng thẳng: Bạn đã mất điện trong bao lâu? Bạn dành thời gian của bạn ở đâu? Liệu đó là ở nhà mẹ chồng/vợ hay một ngôi nhà nông thôn sang trọng nào đó? Tất cả các thứ này gộp lại tạo một thang đo căng thẳng xã hội, và bạn có thể hỏi rằng: Bọn trẻ kia đã trông như thế nào? Dường như rằng khi stress gia tăng, các đứa trẻ bị bệnh tự kỷ nhiều hơn chúng bị nhiều bệnh liên quan đến chuyển hoá hơn. và chúng bị nhiều bệnh tự miễn hơn. Chúng tôi đã lập bản đồ tình trạng methyl hoá, và một lần nữa, và bạn sẽ thấy gene xanh trở nên đỏ khi mức độ căng thẳng tăng cao, và các gene đỏ biến thành xanh khi sự căng thẳng tăng, một sự sắp xếp lại của cả một hệ gene khi phản ứng lại với sự căng thẳng. Vậy nếu chúng ta có thể lập trình các gene Nếu chúng ta không phải chỉ là nô lệ của lịch sử của các gene của chúng ta, rằng chúng có thể được lập trình, ta có thể "phản" lập trình chúng không? Vì các nguyên nhân biểu sinh có thể gây ra các bệnh như ung thư bệnh liên quan đến trao đổi chất và các bệnh về sức khoẻ thần kinh. Bây giờ ta hãy nói về chứng nghiện cocaine. Nghiện cocaine là một bệnh trạng kinh khủng có thể dẫn đến tử vong và sự mất đi chất lượng sống của con người. Chúng ta đã đặt ra câu hỏi: rằng ta có thể tái lập bộ não bị nghiện để làm cho con vật đó không bị nghiện nữa? Chúng tôi đã dùng một mô hình nghiện cocaine tóm lược lại những gì xảy ra ở người. Ở con người, khi bạn học trung học, Vài đứa bạn bảo bạn dùng cocaine, bạn dùng cocaine, và chẳng có gì xảy ra. hàng tháng trôi qua, có gì đó làm bạn nhớ những gì đã xảy ra trong lần đầu tiên đó, Một sự thúc đẩy đẩy bạn đến với cocaine, Thế rồi bạn bị nghiện và cuộc đời bạn thay đổi. Ở chuột, chúng tôi làm điều tương tự. Đồng nghiệp của tôi, Gal Yadid, đã huấn luyện loài vật này cho chúng quen với cocaine, sau đó là một tháng không cocaine. Sau đó gợi lại cho chúng về lần đầu tiên chúng nhìn thấy cocaine bằng việc gợi lại màu của cái lồng nơi lần đầu chúng thấy cocaine. Và chúng trở nên điên cuồng. Chúng sẽ ấn cái bẩy để lấy được cocaine cho đến khi chết. Ban đầu chúng tôi cho rằng sự khác biệt giữa các con vật này là trong suốt thời kì trên, khi không có gì xảy ra, không có cocaine xung quanh, hệ gene biểu sinh của chúng được bố trí lại. Các gene của chúng được đánh dấu lại theo một cách khác, và khi có gì gợi nhớ thì hệ gene đó đã sẵn sàng để phát triển tính trạng nghiện cocaine này. Vì thế nên chúng tôi đã điều trị chúng với thuốc hoặc là làm tăng sự methyl hoá DNA, thứ đã là dấu hiệu gene biểu sinh để theo dõi, hoặc là giảm những điểm đánh dấu gene biểu sinh. Và chúng tôi thấy rằng nếu gia tăng sự methyl hoá, các con vật thậm chí còn phát điên hơn nữa. Chúng trở nên thèm khát cocaine, Nhưng nếu chúng tôi giảm sự methyl hoá DNA, thì chúng không bị nghiện nữa. Chúng tôi đã tái lập trình chúng. và một sự khác biệt cơ bản giữa thuốc biểu sinh và các loại thuốc khác là với thuốc biểu sinh chúng tôi loại bỏ những tín hiệu từ sự trải nghiệm, và khi chúng đã biến mất, chúng sẽ không quay lại nếu bạn không có trải nghiệm tương tự. Loài vật giờ đã được lập trình lại. Vậy nên khi chúng tôi thăm chúng 30, 60 ngày sau đó, tương đương với nhiều năm của cuộc đời con người, chúng vẫn không bị nghiện - bởi chỉ một cách điều trị biểu sinh duy nhất. Vậy ta đã học được gì về DNA? DNA không phải chỉ là một chuỗi các ký tự; Cũng không phải chỉ là một bản thảo. DNA là một bộ phim năng động. Trải nghiệm của ta đang được ghi vào bộ phim đó, thứ mang tính tương tác. Bạn giống như đang xem một bộ phim về đời mình, với DNA, với cái điều khiển từ xa của bạn. Bạn có thể loại bỏ một diễn viên và thêm vào một diễn viên. Và vì vậy bạn có, mặc cho bản chất định tính của di truyền học, Bạn có sự kiểm soát cách các gene của mình biểu hiện, và điều này tạo ra một thông điệp tích cực to lớn cho khả năng đối mặt với một số bệnh nan y như là ung thư, sức khoẻ thần kinh, theo một cách tiếp cận mới, nhìn nhận chúng như sự không thích nghi. Và nếu ta có thể can thiệp một cách biểu sinh, [ta có thể] đảo ngược cuốn phim bằng việc thay thế một diễn viên và thiết lập một cốt truyện mới. Vậy những gì tôi đã kể cho các bạn nghe hôm nay, DNA của chúng ta được cấu thành bởi hai thành phần, hai lớp thông tin, Một lớp thông tin thì cũ, tiến hóa từ hàng triệu năm của quá trình tiến hoá. Nó được cố định và rất khó để thay đổi. Lớp thông tin còn lại là lớp gene biểu sinh, rất cởi mở và năng động và tạo nên một câu chuyện mang tính tương tác, cho phép ta nắm trong tay, đến mức độ nào đó, số phận của mình. để giúp cho các số phận của các đứa trẻ và hy vọng là để chiến thắng bệnh tật và những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, những căn bệnh đã hành hạ loài người trong một thời gian dài. Mặc dù chúng ta được xác định bởi hệ gene của mình, chúng ta vẫn có được một mức độ tự do thứ có thể thiết lập cuộc sống của ta thành một cuộc sống đầy trách nhiệm. Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Lúc 10 tuổi, tôi đã hiểu từ "Tội diệt chủng"có nghĩa là gì. Đó là vào năm 2003, và đồng bào tôi bị tàn sát đẫm máu chỉ vì chủng tộc của họ. Hàng trăm ngàn người bị giết hại, hàng triệu người bị xua đuổi, một quốc gia bị chia năm xẻ bảy bởi chính chính phủ của nó. Cha mẹ tôi ngay lập tức bắt đầu lên tiếng chống lại cuộc khủng hoảng. Tôi đã không hiểu điều đó, trừ một điều là nó đang huỷ hoại bố mẹ tôi. Đến một ngày, tôi thấy mẹ đang khóc, và tôi hỏi mẹ rằng tại sao chúng tôi đang chôn cất quá nhiều người như vậy. Tôi không nhớ rõ từ ngữ mẹ đã dùng để diễn tả tội diệt chủng cho đứa con gái 10 tuổi, nhưng tôi nhớ rõ cảm giác khi đó. Chúng tôi hoàn toàn cô độc, như thể chẳng ai nghe thấy chúng tôi, như thể chúng tôi hoàn toàn vô hình. Đó là khi tôi viết bài thơ đầu tiên về Darfur. Tôi sáng tác thơ để kêu gọi mọi người nghe và thấu hiểu chúng tôi, và đó là cách tôi học được thứ đã thay đổi tôi. Điều đó thật dễ thấy. Ý tôi là, một phụ nữ Châu Phi trẻ như tôi với khăn quấn quanh đầu, với chất giọng Mỹ và một câu chuyện đẫm máu vào sáng thứ hai, nghe có vẻ thật hấp dẫn. Nhưng thật khó để thuyết phục người khác rằng họ xứng đáng được quan tâm. Tôi học được điều đó trong thời Trung học khi giáo viên yêu cầu tôi thuyết trình về thảm sát ở Darfur. Khi tôi đang lên kế hoạch làm điều đó, một người bạn cùng lớp bảo tôi rằng, "Tại sao cậu lại phải nói về điều đó? Cậu không thể nghĩ về chúng ta và cảm xúc của chúng ta à?" (Cười) Tôi của năm 14 tuổi không biết nên nói gì với cô ấy, hay làm sao để giải thích nỗi đau xót của tôi thời điểm đó, và mọi thời điểm khác khi chúng tôi bị buộc không được nói về "nó." Lời cô ấy nói khiến tôi nhớ về những ngày tháng trên mảnh đất Darfur, nơi chúng tôi bị ép phải giữ im lặng, nơi chúng tôi chẳng thể nói chuyện lúc trà sáng vì máy bay chiến đấu ngay trên đầu đã nuốt trọn mọi âm thanh; những ngày mà chúng tôi được bảo rằng chúng tôi không chỉ không có quyền được lắng nghe, mà chúng tôi còn chẳng có quyền gì để tồn tại. Và đó là khi điều kì diệu xảy ra, trong phòng học, khi bạn bè bắt đầu vào chỗ ngồi và tôi bắt đầu nói, mặc kệ cảm giác rằng tôi không xứng đáng được đứng ở đó, rằng tôi không thuộc về nơi đó hay có quyền được lên tiếng. Khi tôi nói, và bạn cùng lớp tôi lắng nghe, nỗi sợ hãi dần biến mất. Tâm trí tôi trở nên bình tĩnh, và tôi cảm thấy an toàn. Đó là âm thanh của sự đau buồn, là cảm giác những bàn tay của họ đang vỗ về tôi, là bức tường vững trãi giữ chúng tôi ở gần nhau. Tôi không hề cảm thấy đơn độc. Tôi chọn thơ ca bởi nó rất bản năng. Khi ai đó đứng trước mặt bạn, tâm trí, cơ thể, tâm hồn họ, thốt lên: "Nhìn tôi này," thật khó cưỡng lại cảm giác muốn quan tâm đến đồng loại của mình, Điều đó làm tôi thay đổi hoàn toàn. Nó đã cho tôi sự dũng cảm. Mỗi ngày tôi đều cảm nhận sức mạnh của sự thật, và bởi điều đó, tôi được bình an. Và giờ thì tôi hỏi: Các bạn sẽ chứng kiến tôi nói sự thật chứ? Họ đưa tôi chiếc micro và bờ vai tôi như chùng xuống bởi áp lực. Một người phụ nữ nói, "Một triệu người tị nạn vừa mới rời khỏi Nam Sudan. Bạn có suy nghĩ gì? Tôi cảm giác chân mình chới với trên đôi giày cao gót mẹ mua cho, tôi tự hỏi: Chúng ta nên ở lại, hay sẽ an toàn hơn nếu chọn ra đi? Đầu óc tôi dội lên những con số: Một triệu người đã bỏ đi, Hai triệu người không nơi ở, 400.000 người chết ở Darfur. Và điều ấy làm tôi nghẹn họng, như thể những xác chết ấy vừa tìm thấy một chỗ chôn ngay trong thực quản tôi. Từng là tổ quốc, cả bắc nam đông tây, Sông Nile chảy không ngừng cũng không thể gắn kết chúng tôi, và bạn lại yêu cầu tôi tóm tắt điều đó. Họ nói về những con số như thể nó vẫn chưa xảy ra, như thể chẳng có 500.000 người chết ở Syria, như thể 3000 người vẫn chưa đấu tranh đến hơi thở cuối cùng dưới đáy biển Địa Trung Hải, như thể chẳng có những quyển sách toàn viết về sự diệt chủng của chúng tôi, và bây giờ họ muốn tôi viết một quyển. Sự thật là: Chúng tôi chẳng nói chuyện vào bữa sáng, vì máy bay chiến đấu át đi tiếng nói của chúng tôi. Sự thật là: Ông nội tôi không muốn rời khỏi quê nhà, vì vậy ông chết trong vùng xung đột. Sự thật là: một bụi gai bốc cháy mà không có Chúa cũng chỉ là một ngọn lửa. Tôi cân nhắc giữa những gì tôi biết và những gì có thể nói trước đám đông. Tôi có nói về nỗi đau khổ? Sự trục xuất? Tôi có nói về bạo lực không, về việc nó chẳng đơn giản như các bạn vẫn thấy trên TV, về việc chúng tôi sống trong sợ hãi hàng tuần trước khi được ghi lại? Tôi có nói với cô ấy về con người chúng tôi, với 60 phần trăm là nước, nhưng lại cháy như gỗ nổi, tạo ra dầu nhờ sự hy sinh của chúng tôi? Tôi có nên nói rằng trai tráng chết trước, những bà mẹ bị ép chứng kiến sự tàn sát? Rằng họ nhằm vào những đứa trẻ, vứt bỏ chúng rải rác khắp châu lục đến khi nhà cửa bị đánh sập? Rằng thậm chí những lâu đài cũng sụp xuống vì bom đạn? Tôi có nên nói về những người già, những anh hùng, quá yếu để chạy, quá phí đạn để bắn, việc chúng bắt họ xếp hàng, tay phải giơ cao, súng trường dí sau lưng họ, đi vào đống lửa? Cây gậy chống của họ giữ ngọn lửa cháy mãi? Thật độc ác khi bắt một người nuốt cả bó dây điện, Quá tàn nhẫn, như thung lũng bốc đầy mùi hôi thối của những xác chết. Trong thơ ca, nó có đẹp đẽ hơn không? Một đoạn thơ có thể là một tấm vải khâm liệm không? Sẽ bớt đau nếu tôi ít nói về nó? Nếu không thấy tôi khóc, bạn hiểu tôi hơn không? Nỗi đau sẽ tắt như chiếc micro chứ? Sao mỗi từ ngữ nói ra tôi đều cảm giác như đó là những từ cuối cùng? 30 giây cho mỗi đoạn ghi âm, và giờ là ba phút cho một bài thơ. Tôi nín lặng như cách chúng ta chết đi, hoá tro tàn, nhưng trước đó chưa hề là than. Tôi cảm giác chân trái mình như tê dại, và tôi nhận ra mình đã ghì chặt đầu gối, chuẩn bị cho điều tệ hại sắp tới. Tôi không bao giờ hiểu điều mà tôi chưa từng trải qua. Cám ơn. (Vỗ tay) Vậy, tôi muốn để lại trong bạn một ý nghĩ tích cực, bởi đây là một nghịch lí của cuộc sống: Ở những nơi tôi học được những tiếng khóc đau thương nhất, cũng là nơi tôi học được cách mỉm cười. Vậy, đây là bài thơ thứ hai. "Bạn có một trí tưởng tượng phong phú hoặc 400.000 cách để khóc." Gửi Zeinab. Tôi là một cô gái u sầu, nhưng khuôn mặt tôi có những kế hoạch khác, tập trung năng lượng vào việc mỉm cười để không lãng phí nó vào những nỗi đau. Thứ đầu tiên nỗi đau cướp đi chính là giấc ngủ của tôi, mắt nặng trĩu nhưng luôn mở to, suy nghĩ rằng tôi đã bỏ lỡ điều gì đó, có thể là đoàn kỵ binh đang đến. Nhưng họ không đến, vì thế tôi mua cái gối to hơn. (Cười) Bà tôi có thể chữa trị mọi thứ bằng việc thấu hiểu bản chất của nó. Và bà nói rằng tôi có thể khiến cả những tên trộm bật cười ngay giữa cuộc chiến khốc liệt. Chiến tranh biến gia đình thành nỗi chia ly và khổ đau. Bạn chỉ muốn biến mất khỏi thế gian này, nhưng trái tim bạn chẳng đủ sức để làm điều đó. Nhưng niềm vui... Niềm vui như chiếc áo giáp ta mặc khi băng qua biên giới tổ quốc hoang tàn. Sự đan xen của những câu chuyện, những khuôn mặt. còn dai dẳng mãi ngay cả khi chúng chỉ còn là ký ức. Một động lực nhỏ cũng giúp ta vượt qua những thời kì cay đắng nhất, ký ức tôi tràn ngập những nụ cười cho đến khi tôi bật khóc, hay những lần khóc cho đến khi tôi cười. Nụ cười hay nước mắt đều là phản xạ tự nhiên của con người, là minh chứng cho khả năng biểu đạt. Thế nên hãy cho tôi được thổ lộ rằng nếu tôi khiến bạn cười, bởi vì tôi muốn làm thế. Và nếu tôi làm bạn khóc, tôi sẽ vẫn nghĩ rằng bạn thật tốt đẹp. Điều này dành cho người chị em họ của tôi, Zeinab, nằm liệt giường chỉ sau một buổi chiều. Tôi đã không gặp cô ấy từ khi chúng tôi ở Sudan cùng nhau, và sau đó tôi đứng cạnh giường bệnh cô ấy trong một tòa nhà 400 tuổi ở Pháp. Zeinab muốn nghe tôi đọc thơ. Đột nhiên, tiếng Anh, tiếng Ả Rập hay tiếng Pháp đều chẳng đủ ngôn từ. Mọi từ ngữ tôi biết trở thành những âm thanh sáo rỗng, và Zeinab: "Tốt thôi, chúng ta sẽ quen với nó". (Cười) Và tôi đọc cho cô ấy nghe mọi thứ có thể, và chúng tôi cười vang, và yêu điều đó, và đó là sân khấu lớn nhất tôi từng trình diễn, vây quanh bởi gia đình tôi, bởi những gì còn lại của một người là nạn nhân của cuộc chiến tàn bạo nhưng vẫn nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống; bởi những người không chỉ dạy tôi cách cười, mà còn dạy tôi cách sống mặc kệ cái chết; những người giơ tay lên ngang trời, đo khoảng cách đến mặt trời và nói "Cười lên nào, tôi sẽ gặp bạn ở đó." Và đối với Zeinab... Zeinab, người dạy tôi cách yêu một nơi như nước Pháp, Zeinab, người vẫn muốn nghe thơ khi đang nằm liệt giường. Những cơn đau khớp kéo dài, cơ tim phình to đến khi chúng không còn hoạt động. Và cô ấy giữ lấy tay tôi khiến tôi cảm thấy mình thật quý giá. Và tôi nói, "Zeinab, không lạ sao khi dường như vấn đề duy nhất của em là trái tim em quá rộng lượng?" Cám ơn. (Vỗ tay) Hơn sáu nghìn năm ánh sáng tính từ bề mặt trái đất, một sao neutron quay nhanh được gọi là sao xung Black Widow, phóng các xung bức xạ tới bạn đồng hành của nó: sao lùn nâu, trong lúc quay quanh nhau với chu kì 9 giờ. Đứng trên hành tinh của chúng ta, bạn nghĩ mình chỉ là người quan sát vở ballet bạo lực này. Nhưng trên thực tế, cả hai ngôi sao này đang kéo bạn về phía chúng. Và bạn cũng đang kéo lại, kết nối với nhau qua hàng nghìn tỷ kilômét bởi lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là lực hút giữa hai vật thể có khối lượng - bất kỳ thứ nào miễn là nó có khối lượng. Có nghĩa là mọi vật trong vũ trụ luôn hấp dẫn một vật khác: mọi ngôi sao, lỗ đen, con người, smartphone và nguyên tử, tất cả đều liên tục kéo nhau. Vậy tại sao ta không cảm thấy bị kéo theo hàng tỷ hướng? Do hai nguyên nhân sau: khối lượng và khoảng cách. Phương trình ban đầu mô tả lực hấp dẫn giữa hai vật được Isaac Newton viết vào năm 1687. Các nhà khoa học đã biết nhiều hơn về lực hấp dẫn, nhưng định luật hấp dẫn của Newton vẫn cho ra một kết quả gần đúng cho hầu hết các tình huống. Phương trình đó như sau: lực hấp dẫn giữa hai vật thể bằng khối lượng của vật này nhân với khối lượng của vật kia, nhân cho một số rất nhỏ gọi là hằng số hấp dẫn, và chia cho bình phương khoảng cách giữa chúng. Nếu bạn tăng gấp đôi khối lượng của một trong các vật thể, lực hấp dẫn giữa chúng sẽ tăng gấp đôi. Nếu tăng khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi, lực hấp dẫn sẽ giảm còn một phần tư. Lực hấp dẫn giữa bạn và trái đất kéo bạn về phía tâm của nó, lực mà bạn vẫn biết đến như là trọng lượng của bạn. Giả sử lực này là khoảng 800 Newton khi bạn đứng ở mực nước biển. Nếu đi đến Biển Chết, lực này sẽ tăng lên một chút xíu - một phần trăm. Và nếu leo lên đỉnh Everest, lực này sẽ giảm - nhưng một lần nữa, một lượng rất nhỏ. Lên cao hơn nữa, lực hấp dẫn sẽ tiếp tục giảm nhưng bạn vẫn không thể nào thoát khỏi nó. Trọng lực được tạo ra khi không-thời gian bị uốn cong - ba chiều không gian cộng với thời gian - uốn cong xung quanh bất kỳ vật nào có khối lượng. Lực hấp dẫn của Trái đất lên Trạm không gian quốc tế, cách trái đất 400 km, gần bằng giá trị ban đầu của nó. Nếu trạm không gian đứng yên trên đỉnh của một cây cột khổng lồ, tại đó, bạn vẫn cảm nhận được chín mươi phần trăm lực hấp dẫn. Các phi hành gia chỉ cảm thấy không trọng lượng bởi vì trạm không gian liên tục rơi tự do xuống trái đất. May mắn thay, nó quay quanh hành tinh đủ nhanh để không bao giờ chạm đất. Khi lên đến bề mặt của mặt trăng, cách ta khoảng 400.000 km, lực hấp dẫn của Trái Đất lên bạn sẽ chỉ còn dưới 0,03 phần trăm so với trên mặt đất. Lực hấp dẫn duy nhất mà bạn cảm nhận được là từ mặt trăng, khoảng một phần sáu lực hấp dẫn của trái đất. Tiến ra xa hơn, lực hấp dẫn của Trái Đất lên bạn sẽ tiếp tục giảm, nhưng không bao giờ bằng 0. Ngay cả khi bị buộc vào trái đất, ta vẫn phải chịu lực kéo rất nhỏ từ các thiên thể và những vật gần mình. Mặt trời tạo ra một lực kéo khoảng nửa Newton lên bạn. Nếu cách chiếc smartphone một vài mét, bạn sẽ chịu tác động của một lực cỡ vài piconewton. Bằng với lực hấp dẫn giữa bạn và chòm sao Tiên Nữ, cách bạn 2,5 triệu năm ánh sáng nhưng có khối lượng lớn gấp hàng nghìn lần mặt trời. Nhưng có một sơ hở khi nói đến việc thoát khỏi lực hấp dẫn. Nếu tất cả các vật quanh ta luôn kéo ta về phía nó. Vậy lực hấp dẫn của Trái đất sẽ thay đổi ra sao nếu đi sâu vào lòng trái đất, nếu bạn có thể làm vậy mà không bị nướng chín hoặc nghiền nát? Giả sử tâm của Trái đất rỗng - đó là điều không tưởng, nhưng hãy giả là như thế - bạn sẽ cảm nhận cùng một lực kéo như nhau từ mọi phía. Bạn sẽ ở trạng thái lơ lửng, không trọng lượng, chỉ phải chịu những lực kéo vô cùng nhỏ từ các thiên thể khác. Vậy nên, bạn có thể thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất trong thí nghiệm tưởng tượng này, nhưng bằng một cách duy nhất là đi thẳng vào tâm nó. Trong bộ phim "Interstellar," chúng ta có cái nhìn cận cảnh một hố đen siêu lớn. Nằm sau tấm màn khí ga sáng rực, trường hấp dẫn cực kỳ mạnh của hố đen này bẻ cong ánh sáng thành chiếc nhẫn. Nhưng đây không phải hình ảnh thật, mà là hình ảnh đồ họa bằng máy tính - một diễn giải đầy nghệ thuật về một hình ảnh của hố đen. Một trăm năm trước, Albert Einstein lần đầu tiên công bố Thuyết tương đối rộng. Những năm sau đó, các nhà khoa học đưa hàng loạt bằng chứng ủng hộ thuyết này. Nhưng một điều có thể đoán được từ lý thuyết này, là việc hố đen vẫn chưa được quan sát trực tiếp. Mặc dù chúng ta có vài ý kiến về hình dạng có thể của hố đen, nhưng ta chưa từng chụp bức ảnh nào về nó trong quá khứ. Tuy nhiên, mọi người sẽ rất ngạc nhiên khi biết được mọi thứ sẽ sớm thay đổi. Chúng ta sẽ thấy được bức ảnh đầu tiên của hố đen trong vài năm tới. Những bức ảnh đầu tiên sẽ được chụp bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, một kính thiên văn cỡ Trái đất, và áp dụng một thuật toán để cho ra hình ảnh cuối cùng. Mặc dù tôi không thể cho các bạn xem hình ảnh thật của hố đen hôm nay, tôi muốn các bạn có cái nhìn lướt qua những nỗ lực liên quan để có được bức hình đầu tiên. Tôi tên là Katie Bouman, một nghiên cứu sinh tại Đại học MIT. Tôi nghiên cứu tại một phòng lab máy tính để tạo ra những máy tính phân tích hình ảnh và video. Mặc dù tôi không phải nhà thiên văn học, nhưng tôi sẽ chỉ các bạn thấy cách mà tôi đã xây dựng đề án thú vị này. Nếu bạn nhìn xuyên lớp ánh sáng của thành phố đêm nay, bạn có thể may mắn nhìn thấy toàn cảnh tuyệt vời của Dải ngân hà. Và nếu bạn có thể thu cận cảnh hàng triệu ngôi sao, 26.000 năm ánh sáng về tâm Dải ngân hà hình xoắn ốc này, chúng ta sẽ đi đến cụm sao ở ngay vị trí trung tâm. Bằng cách quan sát dải bụi ngân hà qua kính thiên văn hồng ngoại, các nhà thiên văn học đã quan sát những ngôi sao này trong hơn 16 năm. Nhưng thứ chúng ta không thấy được lại là thứ tuyệt vời nhất. Những ngôi sao này dường như quay quanh một thực thể vô hình. Theo dõi đường đi của những ngôi sao này, các nhà thiên văn kết luận rằng thứ duy nhất đủ nhỏ, đủ nặng để gây ra hiện tượng này là hố đen siêu khổng lồ -- một thực thể dày đặt đến mức có thể hút mọi thứ rất gần nó ngay cả ánh sáng. Liệu ta có thể nhìn thấy thứ theo lý thuyết là không thể thấy được? Hóa ra nếu chúng ta có thể khảo sát ở bước sóng radio, ta có thể thấy một vòng tròn ánh sáng tạo ra bởi thấu kính hấp dẫn của dòng plasma nóng chuyển động rất nhanh quanh hố đen. Nói cách khác, hố đen như một chiếc bóng trên nền vật liệu màu sáng, khắc nên hình một quả cầu tối. Vòng tròn ánh sáng cho thấy chân trời sự kiện của hố đen, nơi lực hấp dẫn rất mạnh đến nỗi ánh sáng không thể thoát. Phương trình Einstein dự đoán kích cỡ và hình dáng của vòng tròn nên việc chụp hình nó không chỉ rất tuyệt, mà nó sẽ giúp xác minh các phương trình trong các điều kiện cực hạn quanh hố đen. Tuy nhiên, hố đen này ở cách chúng ta rất xa, nếu nhìn từ Trái Đất thì quả thật vòng tròn này sẽ cực kì nhỏ -- chỉ bằng kích thước của quả cam được đặt trên bề mặt của mặt trăng. Điều đó làm cho việc chụp hình trở nên vô cùng phức tạp. Tại sao lại thế? Câu trả lời nằm gói gọn trong phương trình toán học đơn giản. Bởi vì hiện tượng nhiễu xạ, nên có những giới hạn cơ bản đối với các vật thể nhỏ nhất có thể nhìn thấy được. Phương trình vi phân chứng minh để nhìn thấy những vật càng nhỏ thì chúng ta cần tạo ra kính thiên văn càng lớn. Nhưng ngay cả kính thiên văn quang học tốt nhất Trái Đất, chúng ta vẫn chưa đạt được độ phân giải cần thiết để ghi lại hình ảnh bề mặt mặt trăng. Thực ra thì, ở đây tôi đưa ra những ảnh có độ phân giải cao nhất chụp mặt trăng từ Trái đất. Nó có khoảng 13.000 pixels, và mỗi pixel có kích thước đến 1,5 triệu quả cam. Vậy ta cần một chiếc kính lớn đến mức nào để có thể nhìn thấy quả cam trên bề mặt mặt trăng, hay, rộng hơn, là hố đen? Hóa ra chỉ bằng việc tính toán các con số, bạn sẽ dễ dàng tính được chúng ta cần đến chiếc kính lớn bằng cả Trái Đất. (Cười) Nếu ta có thể tạo ra một thứ lớn như vậy, ta chỉ mới bước đầu xác định được chiếc vòng ánh sáng đặc trưng biểu thị chân trời sự kiện của hố đen. Mặc dù bức ảnh này không cho chúng ta thấy mọi chi tiết như trong đồ họa máy tính, nó cho chúng ta cái nhìn đáng tin cậy đầu tiên về môi trường xung quanh một hố đen. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng, việc tạo ra một kính thiên văn parabol to bằng Trái đất là điều không thể. Nhưng theo lời của Mick Jagger, "Ta không thể luôn có thứ mình muốn, nhưng nếu nỗ lực, ta có thể tìm ra và đạt được thứ ta cần." Bằng việc kết nối các kính thiên văn trên thế giới, một dự án cộng tác quốc tế được gọi là Event Horizon Telescope đang xây dựng một kính thiên văn tính toán kích cỡ Trái đất, có khả năng phân tích cấu trúc trên quy mô sự kiện chân trời của một hố đen. Hệ thống kính thiên văn lên kế hoạch chụp bức hình đầu tiên về hố đen vào năm tới. Được liên kết qua hệ thống đồng hồ nguyên tử chuẩn xác, nhóm nghiên cứu ở mỗi điểm quan sát ngưng đọng ánh sáng bằng cách thu thập hàng terabytes dữ liệu . Dữ liệu này sau đó được phân tích tại phòng lab ở Massachusetts. Điều này được thực hiện như thế nào? Nhớ rằng nếu ta muốn nhìn thấy hố đen ở trung tâm dải Ngân hà, ta phải xây một chiếc kính thiên văn không tưởng cỡ Trái đất? Nhưng khoan đã nào, giả sử ta có thể xây một chiếc kính lớn bằng Trái Đất. Nó sẽ giống như việc biến Trái đất thành một quả cầu disco khổng lồ. Mỗi chiếc gương sẽ thu thập ánh sáng để chúng ta có thể tổng hợp lại thành một bức ảnh. Thế nhưng, giờ nếu loại bỏ đi hầu hết các tấm gương đó. chỉ để lại một vài chiếc. Chúng ta vẫn có thể tập hợp thông tin lại, nhưng sẽ có rất nhiều lỗ hổng. Những chiếc gương đại diện cho những nơi kính viễn vọng được đặt. Cực kỳ ít số liệu đo lường để tạo dựng một bức ảnh. Nhưng dù chúng ta chỉ thu thập được ánh sáng ở một vài vị trí đặt kính, khi Trái đất xoay, chúng ta sẽ có thêm được những đo lường mới. Nói cách khác, khi quả cầu disco quay, những chiếc kính sẽ thay đổi vị trí, chúng ta sẽ quan sát được những phần khác nhau của bức ảnh. Các thuật toán xử lý hình ảnh sẽ được dùng để lấp đầy chỗ trống trên quả cầu disco để kiến tạo hình ảnh cơ bản của hố đen. Nếu kính thiên văn được đặt ở khắp Địa cầu -- nói cách khác là khắp quả cầu disco -- thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, vì chúng ta chỉ thấy được một vài điểm mẫu, cho nên sẽ có vô số những hình ảnh khả thi trùng khớp hoàn hảo với những đo lường từ kính thiên văn. Tuy nhiên, không phải tất cả hình ảnh đều được tạo ra đồng đều. Một số hình ảnh sẽ giống với những gì chúng ta nghĩ hơn là những cái khác. Nên, vai trò của tôi trong việc chụp hình ảnh đầu tiên về hố đen là thiết kế giải thuật tìm ra hình ảnh hợp lý nhất phù hợp với những đo lường từ kính thiên văn. Giống như một nghệ sĩ vẽ chân dung trong Sở cảnh sát, sử dụng một số ít mô tả để vẽ chân dung bằng cách sử dụng kiến thức của họ về cấu trúc gương mặt, các thuật toán tôi phát triển sử dụng dữ liệu ít ỏi từ kính thiên văn để cho ta một bức ảnh về các vật thể trong vũ trụ. Bằng cách sử dụng những giải thuật này, ta có thể ghép các bức ảnh với nhau từ đám dữ liệu khan hiếm, hỗn tạp này. Vậy nên, giờ tôi sẽ cho các bạn thấy một ảnh mẫu dược tạo bởi dữ liệu giả lập, khi ta giả định hướng các kính thiên văn về phía hố đen ngay giữa thiên hà của chúng ta. Mặc dù đây chỉ là giả lập, việc xây dựng hình ảnh này cho chúng ta hy vọng rằng ta sẽ sớm có thể chụp được hình ảnh hố đen đáng tin cậy đầu tiên và từ đó, xác định kích thước của vòng sáng. Mặc dù tôi rất thích được diễn giải chi tiết về giải thuật này, nhưng may cho các bạn, tôi không có thời gian. Nhưng tôi cũng trình bày thoáng qua cách chúng tôi xác định hình dạng của vũ trụ, và chúng tôi sử dụng nó để xây dựng và kiểm tra kết quả của mình thế nào. Vì có hàng vô số hình ảnh khả thi trùng khớp với những đo đạc từ kính thiên văn, chúng tôi bằng cách nào đó phải chọn lựa chúng. Chúng tôi xếp hạng các bức ảnh dựa trên mức độ tương đương với lỗ đen thực sự, và lựa chọn cái có vẻ như giống nhất. Ý của tôi chính xác là gì? Giả như ta đang cố tạo một chương trình cho ta biết về khả năng một tấm ảnh có thể xuất hiện trên Facebook. Chúng ta có lẽ muốn nó biết rằng người ta sẽ không hay post một tẩm ảnh nhiễu như phía bên trái, nhưng người ta sẽ hay post một tấm selfie như tấm bên phải. Tấm hình ở giữa bị mờ, nhưng dù sao nó có vẻ sẽ được post trên Facebook so với tấm hình bị nhiễu, nhưng ta sẽ ít thấy nó hơn so với tấm selfie. Nhưng đối với các hình ảnh từ hố đen, chúng tôi gặp một vấn đề hóc búa thật sự: chúng ta chưa từng nhìn thấy nó. Trường hợp này, thứ gì có vẻ giống với hố đen, và chúng ta nên giả định cấu trúc của hố đen thế nào? Chúng tôi đã cố gắng sử dụng những hình ảnh mô phỏng, giống hình ảnh hố đen trong phim "Interstellar," nhưng làm thế có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu giả thuyết của Einstein không đúng? Chúng tôi vẫn muốn tái lập một hình ảnh chuẩn xác về điều sẽ xảy ra. Nếu giải thuật dựa quá nhiều vào phương trình của Einstein, kết cục chúng tôi sẽ nhìn thấy điều chúng tôi kỳ vọng. Nói cách khác, chúng tôi muốn để dành một chỗ, thậm chí dành cho một con voi khổng lồ ngay giữa thiên hà này. (Cười) Các loại ảnh khác nhau có những đặc điểm riêng biệt. Chúng tôi có thể dễ dàng phân biệt được những hình ảnh mô phỏng hố đen với hình ảnh ta chụp hằng ngày trên Trái đất. Cần có cách giúp giải thuật biết hình ảnh trông như thế nào mà không phải quy định quá nhiều đặc điểm cho một loại ảnh. Một cách chúng tôi thử để giải quyết là quy định những đặc điểm của những loại ảnh khác nhau và xem loại ảnh chúng tôi giả thiết ảnh hưởng lên việc tái lập như thế nào. Nếu tất cả các loại ảnh tạo ra hình ảnh giống nhau, thì ta có thể tự tin rằng các giả thiết chúng tôi tạo nên không bị lệch nhiều so với hình ảnh này. Nó giống với việc đưa ra mô tả giống nhau cho ba nghệ sĩ phác họa khác nhau ở khắp thế giới. Nếu họ vẽ ra cùng một khuôn mặt giống nhau, chúng ta có thể tự tin rằng họ không áp đặt những thiên hướng văn hóa riêng của bản thân lên bức hình. Một cách chúng tôi thử áp dụng những đặc điểm hình ảnh khác nhau là dùng những mảnh ghép của các hình ảnh hiện có. Chúng tôi chụp một số lượng lớn hình ảnh, và chia chúng thành những mảnh hình nhỏ. Sau đó chúng tôi dùng từng mảnh hình ấy như những mảnh ghép hình. Chúng tôi dùng những mảnh ghép thường thấy để ghép lại thành một bức ảnh khớp với các đo đạc từ kính thiên văn. Các loại ảnh khác nhau có các tập các mảnh ghép rất riêng biệt. Vậy điều gì xảy ra khi chúng ta dùng cùng một dữ liệu nhưng lại dùng các tập mảnh ghép khác nhau để tái lập bức hình? Đầu tiên hãy bắt đầu với các mảnh ghép giả lập hình ảnh hố đen. Ok, cái này nhìn khá hợp lý. Cái này nhìn có vẻ giống như thứ chúng ta kỳ vọng. Nhưng liệu ta đã làm được bởi vì chúng ta chỉ đưa ra số ít các hình ảnh giả lập về hố đen? Hãy thử với tập các mảnh ghép khác từ các thực thể thiên văn mà không phải là hố đen. OK, chúng ta cũng có hình ảnh giống thế. Và giờ thì với các hình ảnh hằng ngày, giống các bức hình bạn chụp từ máy camera của mình? Tuyệt ! Chúng ta cũng có bức hình giống thế. Khi có được các bức hình giống nhau từ các tập mảnh ghép khác nhau, chúng tôi có thể tự tin rằng giả thiết hình ảnh chúng tôi dùng không chênh lệch nhiều so với bức hình cuối cùng. Một thứ khác chúng tôi làm là sử dụng cùng một tập các mảnh ghép, ví dụ như tập lấy từ các bức hình hằng ngày, và sử dụng chúng để tái lập các hình ảnh gốc khác nhau. Trong quá trình giả lập, chúng tôi vờ như hố đen trông giống như một thực thế thiên văn khác cũng như những bức ảnh hàng ngày giống con voi giữa thiên hà chúng ta. Khi giải thuật của chúng tôi ở phía dưới đưa ra kết quả giống với hình ảnh giả lập thật ở phía trên chúng tôi sẽ tự tin hơn về các giải thuật của mình. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tất cả các bức hình này được tạo ra bằng việc ghép các mảnh ghép từ những bức hình hằng ngày giống như bạn chụp chúng từ camera của bạn. Thế nên một bức tranh về hố đen chúng ta chưa từng thấy trước đây cuối cùng có thể được tạo ra bằng cách ghép các bức hình chúng ta thường thấy như về người, các tòa nhà, cây cối, mèo, và chó. Ý tưởng về hình ảnh như thế này sẽ giúp chúng ta có thể chụp được bức ảnh đầu tiên về hố đen, và hy vọng có thể xác minh các lý thuyết nối tiếng mà các nhà khoa học đang dựa vào hằng ngày. Nhưng tất nhiên, việc thực hiện các ý tưởng này sẽ không bao giờ thực hiện được nếu không có nhóm nghiên cứu tuyệt vời mà tôi vinh dự có cơ hội làm việc cùng. Tôi vẫn ngạc nhiên rằng mặc dù tôi bắt đầu dự án mà không hề biết về Thiên văn học, điều chúng tôi đạt được qua sự cộng tác độc đáo này có thể dẫn tới những hình ảnh đầu tiên về hố đen. Nhưng những dự án lớn như Event Horizon Telescope rất thành công nhờ vào sự cộng tác của những nhà chuyên môn từ những lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi là nhóm các nhà thiên văn vật lý, toán học, và kỹ sư. Đây là công cụ sẽ thực hiện được điều đã từng xem không thể thực hiện được. Tôi muốn cỗ vũ tất cả các bạn cùng tiến bước và đẩy lùi các ranh giới của khoa học, ngay cả khi nó thoạt đầu có vẻ bí ẩn với bạn như hố đen chẳng hạn. Cám ơn. Không ai sẽ trả công đúng với giá trị của bạn. Không ai sẽ trả công đúng với giá trị của bạn. Họ sẽ chỉ trả bạn những gì họ nghĩ bạn xứng đáng. Và bạn phải kiếm soát suy nghĩ của họ, không phải như thế này, mặc dù như vậy sẽ rất tuyệt. (Cười) Nó sẽ thật tuyệt. Thay vì vậy, hãy làm như thế này: việc xác định và trao đổi rõ ràng giá trị của bạn là điều thiết yếu để được nhận mức lương phù hợp với năng lực của mình. Ai ở đây muốn được trả lương cao? Tốt, vậy thì buổi nói chuyện này giành cho tất cả mọi người. Nó có tính ứng dụng phổ quát. Nó đúng khi bạn là chủ doanh nghiệp, là người đi làm thuê, hoặc là người tìm việc. Nó đúng kể cả bạn là đàn ông hay phụ nữ. Giờ tôi sẽ tiếp cận chủ đề hôm nay qua góc nhìn của một nữ chủ doanh nghiệp, vì tôi thấy phụ nữ thường bị trả lương thấp hơn so với đàn ông. Khoảng cách lương theo giới tính đã được đề cập nhiều lần ở đất nước này. Theo Bộ Lao động, một phụ nữ chỉ kiếm được 83 cents trong khi đàn ông kiếm được tận 1 đô-la. Có lẽ điều làm bạn ngạc nhiên là xu hướng này vẫn tiếp tục tăng trong lĩnh vực kinh doanh. Nữ chủ doanh nghiệp chỉ kiếm được 80 cents trong khi nam kiếm được tận 1 đô-la. Khi làm việc, tôi thường nghe phụ nữ cho biết rằng họ không thấy thoải mái khi bàn về giá trị của họ, đặc biệt trong việc sở hữu doanh nghiệp. Chẳng hạn họ nói rằng, "Tôi không muốn tự khoe khoang chính mình." "Tôi sẽ để công việc nói lên giá trị của mình." "Tôi không muốn khen ngợi chính mình." Tôi nghe rất nhiều câu chuyện khác nhau trong công việc với chủ doanh nghiệp nam, và tôi biết sự khác biệt này đã khiến phụ nữ mất đi 20 cents còn lại. Tôi muốn chia sẻ với các bạn về một công ty tư vấn đã giúp đỡ khách hàng của họ cải thiện doanh thu một cách tuyệt vời. Công ty đó là công ty của tôi. Sau năm đầu tự kinh doanh, tôi thấy lợi nhuận tăng lên rõ rệt khách hàng đã thấy hiệu quả khi làm việc với tôi, và tôi thấy mình cần phải đánh giá lại giá trị của mình. Tôi đã đánh giá thấp giá trị mà mình đang có. Thật khó để thừa nhận với bạn vì tôi là một nhà tư vấn thẩm định. (Cười) Đó là nghề của tôi. Tôi hỗ trợ các công ty trong việc định giá. Nhưng dù sao, đó là điều tôi thấy, và tôi ngồi lại ước lượng giá của tôi, đánh giá lại giá trị của mình, và tôi làm điều đó bằng cách đặt những câu hỏi quan trọng sau: Khách hàng cần điều gì và tôi có thể làm gì để đáp ứng? Kĩ năng đặc biệt nào giúp tôi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng? Tôi làm điều gì mà chưa ai từng làm? Tôi đã giải quyết những vấn đề gì giúp khách hàng? Tôi đã có thêm những giá trị gì? Khi trả lời những câu hỏi này tôi xác định được giá trị khách hàng có được khi làm việc với tôi, ước tính giá trị được áp dụng trong việc đầu tư, và điều tôi thấy là mình cần tăng gấp đôi giá cả, Vâng, gấp đôi. Giờ tôi sẽ thú nhận với bạn, điều đó làm tôi khiếp sợ. Tôi được cho là chuyên gia trong việc này nhưng thật sự không phải. Tôi biết giá trị vẫn ở đó. Tôi bị thuyết phục rằng nó vẫn ở đó, và tôi vẫn cảm thấy khiếp sợ. Có khi nào sẽ không ai trả công cho tôi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng nói:"Nó thật lố bịch. Cô thật lố bịch." Có thật sự là tôi có giá trị đến mức đó không? Không phải công việc mà là chính tôi. Có thật sự là tôi đáng giá như vậy không? Tôi là mẹ của hai thiên thần bé nhỏ đang sống dựa vào tôi. Tôi là người mẹ đơn thân. Lỡ việc làm ăn của tôi thất bại thì sao? Lỡ như tôi thất bại thì sao? Nhưng tôi biết mình có cách chữa trị, phương thuốc đó tôi gửi cho khách hàng của mình. Tôi đã làm hết việc cần làm. Tôi biết giá trị vẫn được giữ nguyên. Nên khi cơ hội đến, tôi sẵn sàng đưa ra đề nghị với mức giá cao hơn gửi chúng đi và thảo luận về giá trị đó với khách hàng. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Khách hàng đã tiếp tục thuê tôi tham khảo, giới thiệu, và tôi vẫn làm việc này. Và tôi chia sẻ chuyện này vì sự nghi ngờ và sợ hãi là điều tự nhiên và bình thường. Nhưng chúng không quyết định giá trị của chúng ta, và chúng không giới hạn khả năng kiếm tiền của chúng ta. Tôi cũng muốn nói về một câu chuyện khác, về một người phụ nữ biết cách trao đổi về giá trị của cô và tìm ra tiếng nói của riêng mình. Cô ấy điều hành thành công một công ty phát triển mạng và tuyển dụng nhiều nhân viên. Khi mới mở công ty vài năm về trước, cô ấy nói, "Tôi có một công ty nhỏ chuyên về thiết kế web." Cô ấy thường dùng câu này để nói với khách hàng. "Tôi có một công ty nhỏ chuyên về thiết kế web ." Bằng cách này hay nhiều cách nhỏ nhặt khác, cô ấy đã hạ thấp giá trị công ty của mình trong mắt khách hàng, và giảm giá trị của chính mình. Điều này thật sự đã ảnh hưởng đến khả năng có số tiền mà cô ấy đáng có. Tôi tin rằng ngôn ngữ và phong cách của cô ấy khi nói chuyện cho thấy cô không hề tin rằng mình có nhiều giá trị để có thể đưa ra lời đề nghị. Theo lời cô, thực tế cô đang ném dịch vụ của mình đi. Và vì thế cô ấy bắt đầu cuộc hành trình lấy lại vai trò trao đổi giá trị với khách hàng và thay đổi thông điệp của mình. Điều tôi chia sẻ với cô ấy là tầm quan trọng của việc tìm ra tiếng nói của riêng mình, tiếng nói chân thực và đúng với bản thân cô. Đừng cố trở thành chị dâu mình chỉ vì cô ấy rất giỏi buôn bán hay người hàng xóm có khiếu hài hước, nếu bạn không phải người như vậy. Hãy bỏ quan niệm rằng bạn đang tự khoe khoang. Hãy tập trung vào những thứ khác. Tập trung đến việc phục vụ và thêm giá trị, và nó sẽ không giống như khoe khoang. Điều gì khiến bạn yêu thích khi làm việc? Điều gì khiến bạn phấn khích về công việc mình đang làm? Nếu bạn kết nối được điều đó thì việc trao đổi về giá trị sẽ tự nhiên. Thế nên cô ấy gắn liền với phong cách tự nhiên, tìm tiếng nói riêng và thay đổi thông điệp của mình. Nhờ đó, cô dừng gọi công ty của mình là một công ty nhỏ. Cô ấy đã tìm ra sức mạnh trong việc truyền tải thông điệp. Giờ cô ấy tính giá gấp ba lần trước đây cho việc thiết kế web, và công ty của cô đang phát triển. Cô ấy nói với tôi về buổi họp gần đây với một khách hàng thô lỗ và đôi khi rất khó tính người đề nghị một buổi họp để hỏi về tiến độ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nếu như trong quá khứ, nó sẽ là một buổi họp đáng sợ với cố ấy, nhưng tư duy của cô ấy đã khác. Cô ấy nói, cô đã chuẩn bị thông tin, ngồi xuống với khách hàng, và nói buổi họp không phải về tôi, không phải về vấn đề cá nhân, mà là về khách hàng. Cô ấy thảo luận với họ về dữ liệu, các con số, đưa ra những xu hướng và tiến trình bằng tiếng nói và cách của riêng mình, với một cách nói trực tiếp: "Đây là điều chúng tôi đã àm cho anh/chị." Họ ngồi xuống, ghi chú, và trả lời: "Được rồi, tôi đã hiểu." Cô ấy mô tả buổi họp, "Tôi không hề thấy sợ hãi hay khủng hoảng hay nhỏ bé, như tôi hay cảm thấy khi xưa. Thay vào đó, tôi thấy mình nắm được vấn đề. Tôi biết tôi đang làm gì. Tôi rất tự tin." Được đánh giá đúng giá trị là điều rất quan trọng. Bạn nghe được trong câu chuyện này rằng nó có nhiều ngụ ý hơn chỉ là nói về tài chính nó nói về sự tự tôn và sự tự tin xuất phát từ bản thân. Hôm nay tôi kể hai câu chuyện về việc xác định giá trị của bản thân và câu chuyện khác về việc trao đổi giá trị của bản thân, và đây là hai nhân tố để tìm ra tiềm năng kiếm tiền toàn diện của mình. Đó chính là một phép tính. Và nếu bạn đang ngồi ở hàng ghế khán giả ngày hôm nay và không được trả đúng với giá trị của mình, tôi sẽ luôn chào mừng bạn đến với công thức này. Cứ tưởng tượng rằng cuộc sống sẽ như thế nào, chúng ta có thể làm những điều gì, chúng ta có thể mang lại những điều gì, chúng ta có thể lên kế hoạch cho tương lai như thế nào, cảm giác được công nhận và tôn trọng sẽ ra sao nếu chúng ta được trả đúng giá trị tiềm năng của mình, tìm thấy toàn bộ giá trị của mình. Không ai sẽ trả công đúng với giá trị của bạn. Họ sẽ chỉ trả bạn cái mà họ nghĩ bạn xứng đáng, và bạn kiếm soát suy nghĩ của họ. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cuối tuần vừa qua của tôi trông như thế này đây. Những việc tôi đã làm, những người tôi đã tiếp xúc, cám giác chính của tôi qua mỗi giờ thức giấc... Nếu cảm giác xuất hiện khi tôi nghĩ đến cha tôi người mới qua đời gần đây, hoặc nếu tôi đã có thể tránh được những lo lắng và bất an. Và nếu bạn nghĩ tôi có phần ám ảnh, có lẽ bạn đúng. Nhưng rõ ràng, từ sự biểu diễn trực quan này, bạn có thể biết về tôi nhiều hơn là từ phần này, đó là các hình ảnh mà bạn có lẽ thấy quen thuộc hơn và thậm chí bạn có thể có trên điện thoại ngay lúc này. Các biểu đồ trụ thể hiện từng bước đi của bạn, biểu đồ tròn thể hiện chất lượng giấc ngủ của bạn con đường mỗi buổi sáng bạn chạy. Công việc của tôi là làm việc với dữ liệu. Tôi điều hành một công ty thiết kế trực quan dữ liệu, chúng tôi thiết kế và phát triển cách thức để thông tin có thể truy cập thông qua sự trình bày trực quan. Qua nhiều năm làm việc công việc đã dạy tôi là để thực sự hiểu được dữ liệu và tiểm năng thực sự của nó, đôi khi ta phải thực sự quên nó đi và thay vào đó là nhìn xuyên qua nó. Bởi vì dữ liệu luôn là công cụ để chúng ta trình bày thực tế. Chúng luôn được sử dụng như vật thay thế cho thứ gì đấy, nhưng chúng không bao giờ là điều có thực. Nhưng để tôi quay lại một chút về lần đầu tiên tôi nhận ra điều này. Vào năm 1994, lúc tôi mới 13 tuổi. Tôi là một thiếu niên ở Italy. Tôi còn quá trẻ nên chưa quan tâm đến chính trị, nhưng tôi biết một doanh nhân, Silvio Berlusconi, đang chạy đua vào ghế tổng thống cho cánh hữu ôn hòa. Chúng tôi sống ở một thành phố rất tự do, và cha tôi là một chính trị gia của Đảng Dân chủ. và tôi nhớ, không ai nghĩ rằng Berlusconi có thể trúng cử -- đó không phải là một lựa chọn. Nhưng nó đã xảy ra. Và tôi nhớ cảm giác đó rất sống động. Một sự ngạc nhiên hoàn toàn, khi cha tôi đã cam đoan là ở thành phố này cha tôi biết không ai bỏ phiếu cho ông ta. Đó là lần đầu tiên mà dữ liệu tôi có đã cho tôi một hình ảnh thực tế bị méo mó hoàn toàn. Mẫu dữ liệu của tôi thực sự bị giới hạn và sai lệch, và tôi nghĩ, có lẽ chính vì điều đó, tôi đã sống trong một bong bóng, và tôi đã không có đủ cơ hội để nhìn ra bên ngoài nó. Giờ đây, cùng tiến nhanh đến ngày 8/11/2016 ở nước Mỹ. Các cuộc thăm dò internet, các mô hình thống kê, mọi chuyên gia đều đồng ý về kết quả dự báo của cuộc bầu cử tổng thống. Có vẻ như lúc này chúng ta đã có đủ thông tin, và có nhiều cơ hội hơn để nhìn thấy bên ngoài cái vòng tròn bao bọc nơi ta sống-- nhưng ta không làm được. Cái cảm giác đó rất quen thuộc. Tôi đã từng trải qua trước đó. Tôi nghĩ công bằng mà nói chính dữ liệu đã làm ta thất bại-- một cách khá là ngoạn mục. Chúng ta tin vào dữ liệu, nhưng điều đã xảy ra, ngay cả với tờ báo đáng tin nhất, đó là sự ám ảnh phải quy mọi thứ về hai con số phần trăm đơn giản để tạo nên các tiêu đề mạnh mẽ hướng chúng ta tập trung vào hai số này và chỉ chúng thôi. Trong nỗ lực làm đơn giản hóa thông điệp và vẽ nên một bản đồ xanh đỏ quen thuộc, đẹp mắt, ta đã hoàn toàn mất đi điểm mấu chốt. Chúng ta đã quên rằng còn có những câu chuyện câu chuyện của con người đằng sau những con số. Trong một tình huống khác, nhưng cũng với vấn đề tương tự, người phụ nữ này đã trình bày với nhóm của tôi một thách thức đặc biệt. Cô ấy đem đến cho chúng tôi rất nhiều dữ liệu, nhưng sau cùng, cô ấy muốn kể một trong những câu chuyện nhân đạo nhất có thể. Cô ấy là Samantha Cristoforetti. Cô ấy là nữ phi hành gia Ý đầu tiên, cô ấy đã liên lạc với chúng tôi trước khi được phóng đi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế trong một chuyến thám hiểm sáu tháng . Cô ấy nói, "Tôi sẽ bay vào không gian, và tôi muốn làm gì đó có ý nghĩa để dữ liệu khi mình làm nhiệm vụ đến được với mọi người." Nhiệm vụ bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ mang về hàng TB dữ liệu về mọi thứ bạn có thể nghĩ đến -- quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, tốc độ và vị trí của trạm ISS và cả hàng ngàn luồng dữ liệu trực tuyến từ các cảm biến của nó. Chúng ta có tất cả các dữ liệu thô mà ta có thể nghĩ đến -- giống như các chuyên viên phân tích trước kỳ bầu cử nhưng ý nghĩa của các con số này là gì? Mọi người không quan tâm đến dữ liệu để thu thập nó, vì các con số không bao giờ có ý nghĩa. Chúng luôn là phương tiện đưa đến kết quả. Câu chuyện chúng ta cần nói đến là có một con người trong cái hộp nhỏ bay trong không gian trên đầu bạn, và bạn có thể nhìn thấy cô ấy bằng mắt thường trong một đêm trời trong. Và chúng tôi đã quyết định dùng dữ liệu để tạo ra một kết nối giữa Samantha và tất cả những người đang nhìn cô ấy từ bên dưới. Chúng tôi đã thiết kế, phát triển cái gọi là "Người bạn Không gian" một ứng dụng web để bạn có thể nói "Xin chào" với Samantha từ nơi bạn ở, và nói "Xin chào" đến tất cả mọi người đang trực tuyến cùng bạn từ khắp mọi nơi trên thế giới. Và mọi câu "Xin chào" này được đánh dấu nhìn thấy được trên bản đồ khi Samantha bay ngang qua và khi cô ấy vẫy tay chào lại chúng ta mỗi ngày khi sử dụng Twitter từ trạm ISS. Điều này làm mọi người thấy dữ liệu của nhiệm vụ từ một góc nhìn rất khác. Nó đột nhiên trở nên rất gần gũi với con người và với sự tò mò của chúng ta, hơn là với công nghệ. Do đó dữ liệu đã tăng cường sự trải nghiệm nhưng các câu chuyện của con người đã dẫn dắt. Sự hưởng ứng của hàng ngàn người dùng đã dạy tôi một bài học rất quan trọng -- là làm việc với dữ liệu có nghĩa là tìm ra cách để biến sự trừu tượng và không đếm được thành thứ có thể nhìn thấy, cảm nhận và kết nối trực tiếp được đến cuộc sống chúng ta và hành vi của chúng ta, là thứ rất khó để đạt được nếu chúng ta để sự ám ảnh của các con số và công nghệ bao quanh chúng dẫn dắt ta khi xử lý. Nhưng chúng ta có thể làm tốt hơn để kết nối dữ liệu đến câu chuyện của chúng. Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn công nghệ. Cách đây vài năm, tôi gặp người phụ nữ này, Stefanie Posavec -- một nhà thiết kế ở London, người chia sẻ với tôi niềm đam mê và ám ảnh về dữ liệu. Chúng tôi không biết nhau, nhưng chúng tôi quyết định thực hiện một thí nghiệm rất đặc biệt, bắt đầu giao tiếp với nhau chỉ sử dụng dữ liệu, không dùng ngôn ngữ khác, và chúng tôi đã không sử dụng bất kỳ công nghệ gì để chia sẻ dữ liệu. Thực ra, phương tiện giao tiếp duy nhất giữa chúng tôi là qua hệ thống bưu chính cổ điển. Với "Thân gửi Dữ liệu," mỗi tuần trong một năm, chúng tôi sử dụng dữ liệu cá nhân để tìm hiểu lẫn nhau -- dữ liệu cá nhân chia sẻ hàng tuần là các nội dung đời thường, từ cảm nhận của chúng tôi tới các tiếp xúc với đối tác, từ những lời khen ngợi chúng tôi nhận được đến âm thanh xung quanh. Thông tin cá nhân đó được chúng tôi vẽ bằng tay trên một tờ giấy bằng cỡ tấm bưu thiếp rồi hằng tuần chúng tôi gửi từ London đến New York, nơi tôi sống, và từ New York đến London, nơi cô ấy sống. Mặt trước của tấm bưu thiếp là hình vẽ dữ liệu, và mặt sau của nó chứa địa chỉ của người kia, hiển nhiên rồi, và chú thích cách phiên dịch bản vẽ của chúng tôi. Ở tuần đầu tiên của dự án, chúng tôi chọn chủ đề khá lạnh nhạt và không liên quan cá nhân. Chúng tôi xem giờ bao nhiêu lần trong một tuần? Và đây là mặt trước của tấm bưu thiếp, và bạn có thể thấy mỗi ký hiệu nhỏ đại diện cho một lần chúng tôi xem giờ, được sắp xếp theo ngày và giờ khác nhau theo thứ tự thời gian -- không có gì phức tạp ở đây cả. Nhưng bạn thấy ở phần chú thích cách tôi thêm các chi tiết giả định về những thời điểm này, Thực ra, các kiểu ký hiệu khác nhau biểu thị lý do tôi xem giờ-- tôi đang làm gì? Tôi đang chán nản? Tôi đang đói? Tôi trễ à? Có phải tôi xem giờ có mục đích hay chỉ tình cờ liếc đồng hồ? Và đây là phần then chốt -- trình bày chi tiết hàng ngày của tôi và tính cách của tôi thông qua tập dữ liệu. Ví dụ, sử dụng dữ liệu như một ống kính hoặc bộ lọc để khám phá ra, nỗi lo lắng bị trễ thường trực trong tôi, ngay cả khi tôi luôn tuyệt đối đúng giờ. Stefanie và tôi đã bỏ ra một năm để thu thập dữ liệu thủ công để buộc chúng tôi tập trung vào các chi tiết mà máy tính không thể tập hợp hoặc it ra là chưa được -- sử dụng dữ liệu để khám phá suy nghĩ của mình và ngôn ngữ mình sử dụng, và không chỉ các hoạt động của mình. Tương tự ở tuần thứ 3, chúng tôi theo dõi những lời "cám ơn" mà chúng tôi nói và nhận được, và khi tôi nhận ra rằng tôi hầu như nói cám ơn với những người tôi không biết. Rõ ràng tôi là người bị buộc cám ơn tới những người phục vụ, nhưng chắc chắn tôi không cám ơn hết những người ở gần tôi. Qua một năm, công việc phát hiện và đếm các loại hành động trở nên thường xuyên. Nó đã thực sự thay đổi chính chúng tôi. Chúng tôi trở nên đồng điệu với chính mình hơn rất nhiều, hiểu biết hơn hành vi của mình và những thứ xung quanh. Sau một năm, Stefanie và tôi đã kết nối ở mức độ rất sâu thông qua nhật ký dữ liệu chia sẽ, nhưng chúng tôi chỉ có thể làm điều này vì đã đặt mình vào những con số này, thêm phần ngữ cảnh của những câu chuyện rất cá nhân vào chúng. Đó là cách duy nhất làm cho chúng thực sự có ý nghĩa và đại diện cho chính chúng tôi. Tôi không yêu cầu bạn bắt đầu vẽ dữ liệu cá nhân của mình, hoặc tìm kiếm một người bạn qua thư từ bên kia đại dương. Nhưng tôi đang đề nghị các bạn xem xét dữ liệu-- mọi loại dữ liệu-- khi bắt đầu một buổi nói chuyện và không kết thúc. Bởi vì bản thân dữ liệu sẽ không bao giờ cho ta một giải pháp. Và đây là lý do, dữ liệu đã làm chúng ta thất bại tệ hại- bởi vì chúng ta đã không đưa vào được lượng ngữ cảnh phù hợp để biểu diễn thực tế-- một thực tế rắc rối, phức tạp và sâu sắc. Chúng ta cứ tập trung vào hai con số này, ám ảnh với chúng và giả vờ rằng thế giới này có thể được tóm gọn lại trong một vài con số và một cuộc đua ngựa, trong khi các câu chuyện, mới thực sự quan trọng, thì lại đang ở đâu đó. Cái mà ta bỏ nhỡ khi nhìn vào câu chuyện chỉ bằng các mô hình và thuật toán là cái mà ta gọi là "chủ nghĩa nhân văn dữ liệu." Trong chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, các trí thức châu Âu đã đặt con người, không phải Chúa, ở trung tâm trong quan điểm của họ về thế giới. Tôi tin điều tương tự cần diễn ra với vũ trụ dữ liệu. Bây giờ dữ liệu rõ ràng đang được đối xử như Chúa -- người giữ sự thật không sai sót cho hiện tại và tương lai chúng ta. Những trải nghiệm mà tôi chia sẻ với các bạn hôm nay đã dạy tôi rằng để khiến dữ liệu mô tả một cách chính xác bản ngã con người và đảm bảo chúng không lừa dối chúng ta nữa, ta cần bắt đầu đưa ra các cách để bao hàm sự đồng cảm, khuyết điểm và các thuộc tính con người vào cách ta thu thập, xử lý, phân tích và hiển thị chúng. Sau cùng, tôi thấy một nơi, thay vì chỉ sử dụng dữ liệu để trở nên hiệu quả hơn, chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu để trở nên nhân đạo hơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi vừa "làm tương lai," từ này tôi tự nghĩ ra-- (Cười) khoảng 3 giây trước đây. Tôi đã hoạch định tương lai trong 20 năm và khi tôi bắt đầu, tôi ngồi xuống với người khác, và nói "Này, chúng ta hãy bàn về kế hoạch 10, 20 năm đi". Và họ nói "Tuyệt vời". Và tôi thấy chân trời thời gian đang ngày càng rõ dần, rõ dần, rõ đến mức khi tôi gặp một CEO cách đây hai tháng và tôi cũng nói vậy-- khi bắt đầu đàm đạo. Anh ấy nói "Tôi thích điều anh làm. Tôi muốn bàn về kế hoạch sáu tháng tới". (Cười) Chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Đây cũng là những vấn đề mang tầm văn minh nhân loại. Nhưng chuyện là, chúng ta không thể giải quyết những vấn đề này theo lối tư duy hiện nay. Vâng, nhiều công trình kỹ thuật tuyệt vời đang được thực hiện, nhưng có 1 vấn đề chúng ta cần ưu tiên giải quyết trước, nếu chúng ta thật sự muốn giải quyết những điểm mấu chốt của những vấn đề lớn. "Chủ nghĩa ăn xổi." Vâng, không cần giới hạn. không cần mỹ miều. Không có lời yêu cầu bạn quyết tâm chống lại "chủ nghĩa ăn xổi." Tôi thử nêu lên lời yêu cầu đó, và không ai đồng ý cả. Thật kỳ cục. (Cười) Nhưng nó báo trước cho chúng ta về việc đang làm. Chủ nghĩa ăn xổi, theo nhiều cách, lan khắp mọi xó xỉnh của đời thường. Tôi chỉ muốn bạn suy nghĩ 1 giây và chỉ nghĩ về một vấn đề mà bạn đang nghĩ, đang làm. Nó có thể liên quan đến cá nhân, hay công việc hoặc nó có thể là vấn đề thế giới phải đau đầu, và hãy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn muốn nghĩ tới hãy nghĩ về các giải pháp. Vì chủ nghĩa ăn xổi làm cho tổng giám đốc điều hành không chịu mua những thiết bị an toàn giá cao. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng. Ví dụ chúng ta nói đến vụ chìm giàn khoan Deepwater Horizon. Sự ngắn hạn hóa làm cho thầy cô giáo không chịu chi phí cho chất lượng giảng dạy làm ảnh hưởng đến học trò của họ. Hiện tại ở Mỹ, cứ 26 giây một học sinh cấp 3 bỏ học. Chủ nghĩa ăn xổi làm cho Quốc hội -- xin lỗi nếu có ai ở đây là dân biểu -- (Cười) hay không phải thì cũng xin thứ lỗi -- (Cười) không đầu tư tiền bạc vào sở hạ tầng. Ví dụ vụ sập cầu the I-35W ở bang Mississippi cách đây vài năm, 13 người chết. Không phải chúng ta luôn làm vậy. Chúng ta đã làm kênh Panama. Chúng ta gần như đã loại bỏ được bệnh bại liệt trên toàn cầu. Chúng ta đã làm được đường sắt xuyên lục địa, kế hoạch Marshall. Và không chỉ là những vấn đề to lớn về cơ sở hạ tầng. Còn về quyền bầu cử của nữ giới. Nhưng trong thời đại chủ nghĩa ăn xổi, ở đó mọi thứ dường như phải xảy ra tức thì và chúng ta có thể chỉ nghĩ tới việc mở trang tweet tiếp hay các trang phía trước, chúng ta phản ứng quá khích. Vậy chúng ta làm gì? Ta bắt những người đang chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh, và chúng ta theo dõi họ. Ta bắt và nhốt những người bán ma túy, và nhốt họ suốt đời. Và rồi ta xây biệt thự lắp ghép ở ngoại ô thậm chí không nghĩ đến cách thức người ta sẽ đi làm bằng phương tiện gì. Đó cũng là việc ngắn hạn. Bây giờ, với nhiều vấn đề, thực tế là có những điều chỉnh về kỹ thuật, cho nhiều vấn đề đó. Tôi gọi những điều chỉnh kỹ thuật này là chiến lược bị cát. Ví dụ một cơn bão đến, có thể phá hủy một con đê, không ai bỏ tiền ra sửa chữa cả, bạn bao xung quanh nhà mình với những bao cát. Và đoán xem? Nó hiệu quả đấy. Cơn bão qua đi, nước rút, bạn dọn dẹp những bao cát, và bạn làm việc đó sau mỗi trận bão. Đây là một tiểu xảo. Một chiến lược bị cát có thể giúp bạn cầm cự được. Một chiến lược bị cát có thể giữ doanh số hàng quý của bạn. Bây giờ, nếu chúng ta muốn bước vào một tương lai khác với tương lai mà theo bình thường chúng ta sẽ có, tôi không nghĩ chúng ta dám làm -- vì năm 2016 không phải là năm đỉnh của nền văn minh. (Cười) Có vài thứ khác ta có thể làm. Nhưng lý luận của tôi là trừ phi chúng ta thay đổi não trạng về cách mà chúng ta nghĩ về việc ngắn hạn, những điều đó sẽ không xảy ra. Vậy điều ta làm là cái được gọi "lối đi dài", và đó là một sự luyện tập. Và lối đi dài không phải là một loại bài tập làm một lần. Tôi chắc chắn mỗi người ở đây đã làm bài tập này ở đâu đó với nhiều ghi chú và bảng nhắc nhớ, và bạn làm -- không cần tới người tư vấn và bạn làm một dự án dài hạn, và rồi hai tuần sau ai cũng quên mất dự án đó. Phải vậy không? Hay là một tuần sau. Nếu bạn giỏi thì được 3 tháng. Đó là một luyện tập vì nó không phải là điều bắt buộc. Nó là một quá trình ở đó bạn phải xem lại những cách thức suy nghĩ của mình về mỗi quyết định quan trọng của mình. Vậy tôi muốn giới thiệu 3 cách suy nghĩ này. Thứ nhất: suy nghĩ liên thế hệ. Tôi yêu thích các triết gia: Plato, Socrattes, Habermas, Heidegger. Tôi được lớn lên với sách vở của họ. Nhưng tất cả họ đã làm 1 điều không hẳn là một hành xử hay cho đến khi tôi bắt đầu nhìn vào bên trong những kiến thức đó. Và tất cả họ đã đụng đến, như là một đơn vị để đo lường toàn bộ thực tế của họ về điều tốt đẹp và tuyệt vời, đơn vị đó là 1 đời người, từ lúc sinh đến khi chết. Nhưng đây là 1 khó khăn với những vấn đề cần bàn cãi: các vấn đề này đè nặng chúng ta, vì cách duy nhất để làm được điều gì đó tốt đẹp trên đời là chúng ta phải làm nó từ lúc sinh đến khi chết. Đó là điều chúng ta dự định làm. Nếu bạn đến trước tủ sách rèn nhân cách trong tiệm sách, nó dành cho bạn đó. Nó tuyệt vời, trừ phi bạn đối đầu với những vấn đề quan trọng này. Và với cách nghĩ liên-thế-hệ thật ra đó là truyền lại nền đạo đức giữa các thế hệ, bạn có thể mở rộng cách suy nghĩ về những vấn đề này, điều đó có vai trò trong việc giúp bạn giải quyết chúng. Đây không phải là thứ mà chỉ cần được thực hiện tại Hội đồng An ninh. Nó là thứ mà bạn có thể làm trong chính suy nghĩ cá nhân. Vậy mỗi lần, vợ tôi và tôi đi ra ngoài ăn tối, cũng may là 2 chúng tôi cùng thích, chúng tôi có 3 con dưới 7 tuổi. Vậy bạn có thể nghĩ đó thật là 1 bữa ăn an bình và yên tĩnh. (Cười) Thế là chúng tôi ngồi xuống và tất cả thứ tôi muốn làm là ăn mà thôi, và con tôi có một ý tưởng hoàn toàn khác với việc chúng tôi đang làm. Và ý đầu tiên của tôi là chiến lược bao cát, phải vậy không? Móc túi và lấy ra Iphone và cho chúng chơi trò "Frozen" hay một game rất "hot". Và rồi tôi dừng lại tôi dường như muốn áp dụng cách suy nghĩ liên thế hệ vào trường hợp này. Tôi không làm ý tưởng đó ở nhà hàng vì nó sẽ rất kỳ cục, nhưng tôi phải làm -- tôi đã làm 1 lần, tôi biết nó rất kỳ cục, (Cười) Và bạn phải nghĩ, "Được, tôi có thể làm". Nhưng điều đó dạy chúng điều gì? Có nghĩa gì nếu tôi mang cho chúng vài tờ giấy hay cùng nói chuyện với chúng? Thật là khó, và tôi làm việc đó theo cách của mình. Nó thật sự tồi tệ hơn những vấn đề lớn mà tôi xử lý trong cuộc đời -- pha trò cho con ở bữa ăn. Nhưng cái cần làm là tôi kết nối với chúng ở hiện tại. nhưng cũng -- và điểm chính yếu là cách hành xử với thay đổi não trạng -- nó cũng thiết lập cách phản ứng với con cái với con của con và cháu của con. Thứ hai, nghĩ đến tương lai. Khi chúng ta nghĩ về tương lai -- 10, 15 năm tới, hãy cho tôi cách nhìn về điều tương lai sẽ trở thành. Bạn không phải nói cho tôi, bạn nghĩ trong đầu. Và điều có thể bạn sẽ thấy là cái tầm nhìn văn hóa bao trùm nó thống trị cách suy nghĩ của chúng ta về tương lai lúc này: đó chính là công nghệ. Vậy khi chúng ta nghĩ về vấn đề, chúng ta luôn đặt nó qua lăng kính công nghệ, một trung tâm kĩ thuật, một công nghệ không tưởng và không có gì là sai trái cả, nhưng nó là cái gì đó mà chúng ta phải nghĩ cẩn thận hơn nếu chúng ta cần bàn tới những vấn đề chính, vì nó không phải luôn cố định. Đúng vậy không? Người xưa có cách nghĩ của họ về tương lai họ sẽ trở thành. Giáo hội Công giáo có ý tưởng rõ ràng về đời sau, và bạn có thể cũng có cách suy nghĩ của riêng bạn về tương lai. Đúng không? Và may mắn cho nhân loại, chúng ta có cách mạng khoa học. Từ đó, chúng ta có công nghệ, nhưng điều xảy ra -- Và bằng cách đó, công nghệ không phải là điểm yếu. Tôi yêu công nghệ. Mỗi thứ trong nhà tôi nói với tôi, từ con cái tôi tới cái loa và mọi thứ. (Cười) Nhưng chúng ta không muốn lấy ý tưởng tương lai từ giáo hoàng ở Rome cũng không phải từ người quan trọng nhất ở thung lũng Silicon. Thế mà khi chúng ta nghĩ làm thế nào để giải quyết vấn đề khí hậu hay đói nghèo hay vô gia cư, thì phản ứng đầu tiên của ta là suy nghĩ thông qua lăng kính công nghệ. Và hãy nhìn xem, tôi không muốn nói rằng chúng ta sẽ trở thành anh chàng này. Tôi thích Joel, đừng hiểu lầm tôi, vì tôi không nói chúng ta sẽ trở thành Joel. Điều mà tôi đang nói là chúng ta lại nghĩ về giả thuyết cơ bản về việc chỉ nhìn tương lai theo một cách, chỉ nhìn nó thông qua lăng kính công nghệ. Vì vấn đề của chúng ta thì quá lớn và quá rộng mà chúng ta cần mở tầm nhìn rộng ra. Đó là nguyên nhân tôi làm mọi thứ trong khả năng không phải để nói về tương lai. Tôi nói về tương lai. Nó mở lại cuộc đối thoại. Vậy khi bạn đang ngồi và nghĩ về cách chúng ta đề cập đến vấn đề chính -- nó có thể là ở nhà, nó có thể ở công sở, nó lại có thể ờ mức độ toàn cầu -- đừng cắt dòng suy nghĩ về điều ở bên kia của công nghệ như là sự điều chỉnh vì hiện nay chúng ta tham gia vào cách mạng công nghệ nhiều hơn so với cách mạng đạo đức. Và trừ phi chúng ta sửa đổi điều đó, chúng ta sẽ không vướng vào chủ nghĩa ăn xổi và đến được nơi mình mong muốn. Cuối cùng, suy nghĩ cùng đích. Từ này xuất phát từ gốc Hy Lạp. Đích cuối cùng và cùng đích. Và nó dẫn tới một câu hỏi khác: ta sống vì mục đích gì? Lần cuối cùng bạn tự hỏi: ta sống vì mục đích gì, là khi nào? Và khi bạn hỏi chính mình, bạn đã đi được bao xa về hướng ấy? Vì nếu đã xa rồi thì phần còn lại sẽ không đủ xa nữa. 3 năm, 5 năm không đủ. 30, 40, 50, 100 năm. Trong thiên hùng ca Homer, "The Odyssey", Odysseus có câu trả lời cho "cùng đích" của mình. Đó là Ithaca. Nó là cái nhìn táo bạo về điều họ muốn -- để quay trở lại Penelope. Và tôi có thể nói với bạn, vì công việc tôi đang làm, nhưng bạn cũng đoán được -- chúng ta đã mất Ithaca. Chúng ta mất "mục đích cuối", vậy chúng ta sẽ ở lại trên vòng quay chuột lang. Và rồi, chúng ta sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề này, thế cái gì xảy ra khi chúng ta giải quyết được vấn đề? Và nếu bạn nói được điều gì xảy ra, con người sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp -- đó không chỉ là kinh doanh -- các doanh nghiệp thực hiện nhất quán phá vỡ chủ nghĩa ăn xổi không ngạc nhiên, thuộc về các công ty gia đình. Họ là liên thế hệ. Họ có cùng đích. Họ nghĩ về tương lai. Và đây là lời quảng cáo cho Patek Philippe. Họ đã 175 năm rồi, và điều tuyệt vời là họ hiện thân theo nghĩa đen của cái được gọi là ý thức dài hạn trong thương hiệu của họ, vì, bằng cách này, bạn sẽ không bao giờ sở hữu một hãng Patek Philippe đâu, và chắc chắn tôi cũng sẽ không -- (Cười) trừ phi ai đó muốn ném 25.000 đô la lên sân khấu này. Bạn chỉ chăm lo nó cho thế hệ tiếp theo. Điều đó quan trọng để ta ghi nhớ, tương lai, chúng ta xem nó như một danh từ. Nó không phải danh từ. Nó là động từ. Nó đòi hỏi hành động. Nó đòi buộc chúng ta lao vào nó. Nó không phải đồ vật bao phủ ta. Nó là sự vật ta kiểm soát. Nhưng trong xã hội ăn xổi, cuối cùng chúng ta phải cảm nhận cái không muốn. Ta cảm thấy như bị mắc bẫy. Chúng ta có thể vượt qua. Bây giờ tôi cảm thấy dễ chịu hơn với việc, ở chừng mực nào đó, trong tương lại không tránh khỏi, tôi sẽ chết. Nhưng vì những cách nghĩ và cách hành động mới này, ở ngoài xã hội và cả ở trong gia đình tôi, tại nhà tôi, và điều mà tôi để lại cho con tôi, tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Và nó là thứ mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy không dễ chịu, nhưng tôi xin nói với bạn, hãy nghĩ thật thông suốt. Hãy áp dụng cách nghĩ này và bạn có thể đẩy lùi chính mình, "cái tôi" gây rất nhiều khó chịu. Và hãy bắt đầu hỏi chính mình câu này: Đâu là con đường dài hạn của bạn? Nhưng tôi hỏi bạn, khi nào bạn hỏi chính bạn bây giờ hay tối nay hay sau tay lái hay trong hội trường hay trong phòng họp tối mật: hãy đẩy sang dài hạn, nhanh lên, vâng, cái gì là dài hạn của tôi, có phải là 3 năm tới hay 5 năm? Hãy cố gắng nhìn xa cuộc sống của bạn nếu có thể vì nó sẽ giúp bạn thực hiện những công việc lớn hơn là cái mà bạn nghĩ có thể. Đúng, chúng ta đang gặp phải vấn đề rất lớn. Với quá trình này, với cách nghĩ này, tôi nghĩ chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt. Tôi nghĩ bạn có thể tạo nên sự khác biệt, và tôi tin tưởng các bạn. Cám ơn. (Vỗ tay) Năm ngoái, tôi được xem phần mới của phim "Star Wars," bộ phim rất tuyệt vời, nhưng tôi phân vân một điều. Tôi không biết bạn có để ý hay không. Trong cái thế giới tân tiến về công nghệ đó, tôi không nhìn thấy chiếc máy AED nào, điều đó rất bất ngờ, bất ngờ như việc không biết máy sốc điện là gì. vật đó các bạn chắc biết. Những ai chưa biết, AED là tên viết tắt của Máy sốc tim ngoài tự động. Nó là thiết bị cần dùng khi tim bạn đột ngột ngừng đập để kích thích tim đập lại bình thường, hoặc như một người ở lớp tôi dạy có nói, "Một thứ làm tim bạn sốc." (Cười) Nhưng tôi không thấy Đế chế Ngân hà có lỗi khi họ cho rằng các quy tắc an toàn là không quan trọng trong mệnh lệnh của họ. Tuy nhiên, thậm chí nếu ta... Tôi cho rằng điều tệ hơn việc thiếu máy sốc là việc bạn có một chiếc ở đó, nhưng mọi người lại không thể tìm thấy nó. Dụng cụ này có thể làm tăng đáng kể cơ hội sống sót của bạn... ngang với một con tauntau ở hành tinh Hoth. (Cười) Nhưng tôi chắc rằng đội lính stormtrooper đó sẽ chết hết, bất kể việc có máy sốc tim hay không, bởi lẽ miếng giáp ngực của họ rất khó để tháo ra, và hệt như con tauntaun đó, thời gian vàng để máy sốc phát huy tác dụng là vô cùng ngắn ngủi. Trong trường hợp này, thông thường ta cần dùng chúng trong 10 phút đầu tiên. Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì với trang phục của các Jedi hết, Chiếc áo choàng của họ rất dễ cởi, bạn có thể đặt hai bản sốc điện thẳng lên ngực họ. một bản bên trên ngực phải một chút, bản kia dưới ngực trái, chờ để máy kết luận về nhịp sốc tim thích hợp, và sẵn sàng sốc điện. Nhưng có một vấn đề với Jedi: vài Jedi Twi'lek có tua trên đầu. Tôi nghĩ tôi giữ đủ khoảng cách, tôi sẵn sàng sốc điện, nhưng tôi vô tình chạm vào một tua đầu của họ, và tôi sốc điện luôn cả mình. (Cười) Trước khi bạn bấm nút sốc, hãy chắc chắn bạn có giữ khoảng cách và mọi người đều giữ khoảng cách. Hãy quay trở lại tay lính stormtrooper. Nếu tôi tháo miếng giáp ngực kịp lúc, bạn sẽ làm gì nếu bạn thấy người anh ta đầy lông như một chú Wookie, hay người Ewok chẳng hạn? (Cười) Thật may cho chúng ta, trong túi trang bị có thêm một lưỡi dao cạo, ta có thể dùng nó để cạo lông ngực góc trên ngực phải, và góc dưới ngực trái. Có một vấn đề với người Wookiee. Họ có vấn đề với bộ lông. Điều ta muốn là cạo... Ta muốn loại bỏ toàn bộ những gì cản trở tiếp xúc của hai bản sốc, bởi đó là nguyên nhân gây ra tia điện. Cho những ai không biết tia điện là gì, bạn có nhớ gã Thống chế Sith, khi hắn phóng sét từ các ngón tay của mình không? (Cười) trông chúng giống các tia điện. Một vấn đề khác... Oh! Tiện thể, hắn phóng sét nhờ đôi tất len đi bên trong áo choàng. (Cười) Sự phóng điện sẽ xảy ra nếu ngực nạn nhân quá ướt. Dòng điện sẽ truyền trên bề mặt lớp nước thay vì đi thẳng vào tim. Ta có thể thay đổi điều đó nhờ câu nói sau của Doughlas Adams: "Đừng hoảng!" Đó là điều ta phải cố gắng làm lúc đó, và ta cần thêm một chiếc khăn tắm nữa. Hãy điều sau đây sẽ rất hữu ích. Thật không may, miếng giáp ngực đó chính là nơi ta phải để ý, giống áo ngực ngày nay, ta cần chắc rằng ta đã cởi chúng ra, bởi vì chúng có thể gây ra tia điện không mong muốn và gây bỏng nặng. Không may, việc này lại gây ra sự tranh cãi nảy lửa tương đương với cuộc tranh cãi về Bộ ba phần trước. (Cười) Chỉ cần nhắc đến từ "núm vú" thôi, người ta sẽ phản ứng ngay. Đó không hẳn là núm vú, nó giống bánh cupcake hơn. (Cười) Khả năng cao là, một khi bạn đã phải dùng đến nó, bạn sẽ dùng nó với người quen của bạn. Hãy nhớ rằng, ai cũng có ngực cả, Ngoại trừ Jabba. (Cười) Nhưng hắn ta rất thích bánh cupcake. Hãy nói về Jabba, nếu ta phải sốc tim cho hắn ta, thì vị trí đặt bản sốc là giống hệt, kể cả khi hắn ta không có đầu vú. Như vậy vị trí vẫn là phía trên ngực phải và dưới ngực trái. Nếu ta đã sốc điện thành công, mọi thứ đều tiến triển... Sau khi sốc điện, một trong những điều ta cần nhớ là việc hô hấp nhân tạo. Phương pháp phổ biến là ba lần ấn tim và hai lần hô hấp nhân tạo, ấn vào ngay giữa ngực, ấn sâu ít nhất năm centimét, nhưng không nhiều hơn bảy centimét, với tần suất ít nhất là 100 nhịp mỗi phút, nhưng không được nhiều hơn 120. Nhưng không may, miệng Jabba quá rộng, và do những thứ kinh tởm hắn ăn, nên ta sẽ không thực sự làm công đoạn tiếp xúc với miệng hắn. Thay vào đó, ta chỉ ấn lồng ngực. Cách để ghi nhớ phương pháp ấn lồng ngực, đó là ta sẽ nhớ lại giai điệu bài "Imperial March." Tôi sẽ hát lại cho bạn nghe... (Cười) Nhưng không may, có vài thứ mà những con droid không thể lo nổi. Yoda. Một người nhỏ con, như đứa trẻ. Những điều ta cần làm là coi ông ấy như đứa trẻ, vì vậy ta sẽ đặt một bản vào giữa ngực và một bản ở sau lưng. Nếu ta đặt cả hai bản ở trước ngực, chúng có thể quá gần nhau và gây ra các tia điện mạnh, ta muốn tránh sự cố đó. Tôi mong tôi đã giúp bạn hiểu biết hơn và làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ trong việc dùng máy sốc tim ở Vũ trụ Star Wars, và mọi Vũ trụ khác. Tôi sẽ kết thúc bằng một điều. Hãy nhớ, nếu bạn phải cấp cứu một chú Wookie, đừng cạo sạch lông trên người nó. Việc đó quá tốn thời gian, và chỉ làm chúng thêm bực. (Cười) Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Văn hóa được tạo ra bởi trí tưởng tượng và trí tưởng tượng như chúng ta đã biết được hình thành khi loài người chúng ta tiến hóa từ tổ tiên ngàn đời xưa đến loài người đứng thẳng, truyền với nhận thức, văn hóa đã bắt đầu một cuộc hành trình mang nó đến tất cả mọi nơi có sự sống trên trái đất. Trong hành trình sự sống trên trái đất, ta chia sẻ cùng với người anh em họ Neanderthal họ đã có những nhận thức nhưng liệu đó có phải do sự tăng kích thước não bộ hoặc sự phát triển ngôn ngữ hay một thứ xúc tác tiến hóa nào khác chúng ta đã nhanh chóng bỏ người Neanderthal ở lại hấp hối cho sự sống còn. Vào thời điểm những người Neanderthal cuối cùng biến mất ở Châu Âu, 27,000 năm trước, tổ tiên trực tiếp của chúng ta đã bắt đầu sự sống, và lan rộng ra khắp bề mặt của trái đất trong suốt 5000 năm, nơi mà trong cái ánh sáng mập mờ từ những cây nến mỡ động vật. họ đã tạo nên bức vẽ vĩ đại của của thời kỳ Hậu Đồ đá cũ. Và tôi đã dùng 2 tháng ở các hang động phía Tây Nam nước Pháp với nhà thơ Clayton Eshleman, người đã viết quyển sách "Juniper Fuse" Và nhìn vào bức vẽ này, dĩ nhiên các bạn có thể nhìn thấy một tổ chức xã hội phức tạp của những người đã tạo ra nó. Nhưng quan trọng hơn thế, nó đã nói lên một khát vọng sâu thẳm, thứ gì đó tinh vi hơn cả phép thuật săn bắn. Và cách Clayton nghĩ về nó như thế này. Anh ấy nói rằng, "Anh biết đấy, rõ ràng ở một vài thời điểm, chúng ta có bản chất động vật, và ở một vài điểm khác, chúng ta không". Và anh ấy đã nhận thấy đạo Shaman gốc như một nỗ lực ban đầu, thông qua các nghi lễ, để nhen nhóm lại sự kết nối đã bị mất vĩnh viễn. Cho nên anh ấy không nhìn bức tranh như một phép thuật săn bắn, mà là một tấm thiếp nhắc về cội nguồn. Và khi xem xét ở góc nhìn đó, sự sâu sắc thực sự khác biệt Điều thú vị nhất về bức vẽ thời Hậu đồ đá cũ chính là biểu hiện của mỹ thuật, nó đã kéo dài gần 20,000 năm. Nếu những tấm thiệp này gợi về cội nguồn văn hoá cả chúng ta thật sự rất dài. Và đó cũng là khởi đầu cho sự bất mãn của chúng ta bởi vì nếu bạn đã từng muốn đúc kết tất cả kiến thức từ thời kì đồ đá cũ, nó sẽ được giải thích bằng 2 từ: Thế nào và Tại sao? Và đó chính là những cái nhìn sâu sắc về nền văn hóa, thứ đã bị giả mạo Ngày nay, tất cả mọi người đều giống nhau đều có những bản năng thô sơ, biết thích ứng Chúng ta đều có con cháu. Chúng ta đều phải đối mặt với bí ẩn cái chết thế giới đợi chờ phía sau cái chết Những người già đang đi sâu vào những năm lão niên Tất cả điều này đều là một phần trải nghiệm chung của ta, và điều này không nên làm ta ngạc nhiên, bởi, cuối cùng thì, Các nhà sinh vật học đã chứng minh điều đó là thật, điều mà các nhà giả kim luôn mong thành sự thật. Và sự thật rằng chúng ta đều là anh chị em của nhau. Chúng ta đều là một phần trong cùng một bức tranh Tất cả loài người, có lẽ, là dòng dõi của 1000 người đã rời Châu Phi vào khoảng 70,000 năm trước. Nhưng cốt lõi của điều đó là, nếu chúng ta đều là anh chị em và chia sẻ cùng một chất liệu gen, tất cả dân số loài người sẽ đều là thiên tài chưa được khai phá, chia sẻ cùng một loại trí tuệ sắc sảo. Và rồi bất cứ nơi nào thiên tài được đặt vào - ma thuật về công nghệ đã trở thành thành tựu lớn của phương Tây -- hoặc, vào việc giải đáp những bí ẩn của một truyền thuyết dựa trên ký ức truyền lại, đó đơn giản chỉ là vấn đề của sự lựa chọn và xu hướng văn hoá Ta không có sự tiến triển công việc trong kinh nghiệm loài người. Không có quỹ đạo trong sự tiến bộ. Không có kim tự tháp mà có thể đặt triều đại Victoria của Anh lên đỉnh và tiến hoá dần xuống thời kì mà ta gọi là nguyên thuỷ của thế giới Mọi người đều đơn giản là những sự lựa chọn văn hoá, nhưng góc nhìn khác nhau của chính cuộc sống. Nhưng ý tôi là gì khi nói nhưng góc nhìn khác nhau trong cuộc sống tạo nên cho những khả năng khác nhau hoàn toàn cho sự tồn tại? Vậy, hãy cùng đi vào một trong những tượng đài văn hoá vĩ đại nhất được hồi sinh lại bằng trí tưởng tượng, của vùng Polynesia. 10,000 ki-lô-mét vuông, hàng nghìn hòn đảo trôi nhưng đá quý trên biển phía Nam. Tôi gần đây vừa đi trên chiếc thuyền tên Hokulea, được đặt theo tên ngôi sao linh thiêng của Hawaii, xuyên suốt Nam Thái Bình Dương để làm một bộ phim về những người đi biển. Những người đàn ông và đàn bà mà, cho đến ngày hôm nay, có thể nhận biết 250 ngôi sao trên bầu trời đêm. Những người mà có thể nhận biết được sự hiên diện của những rặng san hô quanh những hòn đảo ở xa hơn chân trời hiện hữu, đơn giản chỉ bằng quan sát những ngọn sóng bị đánh lại trên thân tàu, biết tường tận rằng mỗi nhóm đảo trên Thái Bình Dương đều có những mô hình khúc xạ đặc thù mà có thể đọc với cùng tri thức của những nhà khoa học pháp y khi đọc vân tay. Họ là những thuỷ thủ mà trong bóng đêm, ở trên thân tàu có thể phân biệt được tới những 32 xoáy biển khác nhau di chuyển qua chiếc ca nô tại bất cứ thời điểm nào, phân biệt được các nhiễu sóng địa phương từ những tần số va đập xuyên suốt đại dương, mà có thể theo sau dễ dàng như một nhà thám hiểm đi từ sông ra tới biển Thật vậy, nếu bạn tập hợp tất cả những thiên tài mà có thể giúp đưa con người lên mặt trăng và áp dụng nó vào những hiểu biết về đại dương cái bạn có được sẽ là Polynesia Và nếu ta đi từ vương quốc đại dương tới vương quốc của linh hồn tưởng tượng, thì bạn bước vào vương quốc của Phật giáo Tây Tạng. Gần đây tôi làm một bộ phim gọi là "Khoa học Phật giáo của lí trí" Tại sao ta là dùng từ đó? "Khoa học" Khoa học là gì ngoài kinh nghiệm theo đuổi sự thật? Phật giáo là gì ngoài 2,500 năm của việc quan sát kinh nghiệm đối với bản chát của lý trí? Tôi dành một tháng du lịch Nepal cùng người bạn tốt, Matthieu Ricard, và nếu bạn nhớ Matthieu đã nói với ta ngay ở TED "Khoa học phương Tây là lời phản hồi lớn tới nhu cầu nhỏ." Chúng ta dành cả cuộc đời để cố sống tới khi 100 mà không rụng mất cả răng nào. Các Phật gia dành cả đời họ để cố hiểu bản chất của sự tồn tại. Biển quảng cáo của ta in hình em bé mặc đồ lót Biển quảng cáo của họ là lời hướng dẫn người cầu nguyện tới sự hạnh phúc của những loài biết cảm nhận. Và với lời chúc phúc của Trulshik Rinpoche, ta bắt đầu một cuộc hành hương tới một điểm đến hiếu kỳ, di cùng một người y sĩ vĩ đại. Và điểm đến là một căn phòng đơn trong một tu viện, nơi một người đàn bà đã đi vào con đường dòng 55 năm về trước. Và trên đường, ta lấy năng lượng nguồn sống từ Rinpoche, và ông ngồi với ta và kể về Tứ diệu đế, tinh hoa của con đường Phật giáo Cuộc sống là sự chịu đựng. Nhưng không có nghĩa cả cuộc sống là tiêu cực. Điều đó có nghĩa là mọi chuyện sẽ xảy ra. Nguyên do của sự chịu đựng là sự thờ ơ. Bởi vậy, Phật không ám chỉ sự ngu dốt; Phật ám chỉ việc bám víu vào ảo tưởng rằng cuộc sống là không đổi và dễ lường. Điều thứ ba nói rằng sự thờ ơ có thể bị đánh bại. Và điều thứ tư và cũng quan trọng nhất, dĩ nhiên, là sự phân định của việc chiêm niệm không những có khả năng như sự biến đổi của trái tim con người, mà có tận 2,500 năm bằng chứng rằng sự biến đổi như vậy là lẽ dĩ nhiên. Và rồi, khi cánh cửa này mở ra trước mắt của một người phụ nữ chưa bước ra căn phòng đó trong vòng 55 năm bạn sẽ không thấy một người điên. Bạn thấy một người phụ nữ tinh khiết hơn cả hồ nước dưới chân thác đổ. Và tất nhiên, đó là điều các nhà sư Tây Tạng dạy chúng ta. Họ nói, tại một điểm, bạn biết đấy, chúng ta không cần phải tin rằng ta đã tới mặt trăng, nhưng bạn đã đến. Bạn có thể không tin rằng chúng ta nhận được sự khai sáng của một đời người, nhưng ta đã nhận. Và nếu chúng ta chuyển từ vương quốc của linh hồn tới vương quốc của vật chất, tới miền linh thiêng Peru -- Tôi đã luôn hứng thú với những quan hệ của người bản địa mà tin rằng Trái Đất sống theo nghĩa đen, đáp lại mọi nguyện vọng của họ, mọi nhu cầu của họ. Và, quả nhiên, dân số loài người có riêng những nghĩa vụ khác nhau. Tôi dành 30 năm sống cùng với những người ở Chinchero và tôi luôn nghe thấy về một sự kiện mà luôn luôn muốn được tham gia. Mỗi năm một lần, cậu bé nhanh nhất trong một thôn đều được nhận vinh dự để trở thành một người phụ nữ. Và trong một ngày, cậu ấy mặc quần áo của em gái và cậu trở thành một người đổi giới, một waylaka. Và trong ngày đó, cậu dẫn những người đàn ông khoẻ mạnh ra chạy đua, nhưng đó không phải là một cuộc đua bình thường Bắt đầu từ 11,500 feet. Chạy xuống chân của ngọn núi thiêng, Antakillqa. Chạy lên 15,000 feet, chạy xuống 3,000 feet. Leo lại lên trong vòng 24 giờ. Và tất nhiên, vòng xoay waylakama, quỹ đạo của đường đi, được đánh dấu bằng 10 gò thánh của Trái Đất, nơi than đá được tăng cho Trái Đất, rượu được vảy vào gió, lốc xoáy của đàn bà được đưa lên đỉnh núi. Hàm ý đã nói rõ: ta đi vào núi với tư cách của một cá nhân, nhưng qua cực khổ, qua hy sinh, ta trỗi lên thành một cộng đồng mà một lần nữa xác nhận lại ý nghĩa của địa điểm trên hành tinh. Và khi 48 tuổi, tôi là kẻ ngoại đạo duy nhất đã trải qua điều này, kẻ duy nhất kết thúc điều này. Tôi chỉ xoay xở được việc này bằng cách nhiều hơn lá cacao mỗi ngày hơn bất kỳ ai trong lịch sử 4,000 năm của loại cây này. Nhưng những tập tục địa phương này đã trở thành tục nhai trầu của người Andean, và những lễ hội tuyệt vời giống như lễ hội Qoyllur Rit'i diễn ra khi những ngôi sao Pleiades tái xuất hiện trên bầu trời mùa đông. Nó cũng tương tự như Woodstock của người Andean: 60,000 thổ dân da đỏ trên cuộc hành hương tới cuối con đường đất dẫn đến một thung lũng linh thiêng, gọi là Sinakara, bị thống trị bởi ba lưỡi của sông băng Hàm ý thật rõ. Bạn mang những cây thánh giá từ cộng đồng của bạn, vào với cộng đồng Cơ đốc cùng những ý tưởng thời tiền-Columbia. Bạn đặt thánh giá xuống băng, dưới bóng của Ausangate, Apus thiêng liêng nhất, hoặc trên ngọn núi thiêng của người Inca. Và sau đó bạn nhảy điệu truyền thống để tiếp sức mạnh cho cây thánh giá. Giờ, những ý tưởng và sự kiện này thậm chí cho phép chúng ta tháo bỏ những địa điểm mang tính biểu tượng mà nhiều người đã đến, như Machu Picchu. Machu Picchu chưa bao giờ là một thành phố đã mất. Ngược lại, nó hoàn toàn liên quan tới 14,000 ki lô mét đường hoàng gia người Inca xây nên trong dưới một thể kỷ Nhưng quan trọng hơn, nó liên quan tới khái niệm đất linh thiêng của người Andean. Intiwatana, đồng hồ mặt trời, thực chất là một cột đá liên tục phản chiếu ánh sáng rọi xuống đỉnh Apu của Machu Picchu, còn gọ là Đỉnh Trẻ, hay Huayna Picchu. Nếu bán đi tới phía nam của intiwatan, bạn sẽ thấy một thánh đường. Leo lên Huayna Picchu, thấy một thánh đường nữa. Đi dọc bắc nam, bạn sẽ bất ngờ nhận ra hòn đá intiwatana được chia thành hai phần bằng nhau, tới chân trời, tới trung tâm của Salcantay, ngọn núi quan trọng thứ nhì của đế chế Inca. Và rồi xa hơn Salcantay, dĩ nhiên, Khi đường chéo phía nam chạm tói điểm xa nhất ở phía nam trên bầu trời, trên cùng đường đó, chính là dải Ngân hà. Nhưng cái gì bao bọc Machu Picchu ở bên dưới? Dòng sông thiêng Urubamba, hay nhánh Vilcanota, được coi tương tự như dải Ngân hà của Trái đất, cũng là quỹ đạo mà Viracocha đã đi vào lúc thời gian bắt đầu, khi ông khiến vũ trụ sống dậy. Và dòng sông bắt nguồn từ đâu? Ngay trên dốc của núi Koariti. Vậy, 500 năm trước thời Columbus, những vần điệu của phong cảnh đã hiện diện trong phong tục. Giờ, khi tôi ở buổi TED đầu tiên, Tôi đưa tấm ảnh này lên: hai người đàn ông của Những Người Anh Cả, hậu duệ, người sống sót của El Dorado. Đây, tất nhiên, là hậu duệ của nền văn minh cổ đại Tairona. Nếu các bạn ở đây nhớ rằng tôi đã từng nhắc rằng họ vẫn bị chi phối bởi những nghi lễ của linh mục, nhưng việc đào tạo linh mục thật sự rất phi thường. Tách khỏi gia đình, sống ẩn dật trong bóng tối trong vòng 18 năm - hai gian đoạn 9 năm lựa chọn có chủ ý để gợi nhớ tới 9 tháng họ ở trong bụng của người mẹ. Suốt thời gian đó, thế giới chỉ hiện ra như sự trừu tượng, trong khi họ được học về giá trị trong xã hội. Giá trị để duy trì vị trí mà những người cầu nguyện của họ, duy nhất những người đó, duy trì được cân bằng vũ trụ. Giờ, thước đo của xã hội không chỉ làm nhiệm vụ như tên gọi, mà còn để đo giá trị nguyện vọng của nó. Và tôi luôn muốn trở lại những ngọn núi đó, để ngẫm xem liệu điều này có phải là thật, vì đã có một nhà nhân chủng học, Reichel-Dolmatoff, đã ghi nhận lại điều này. Chính xác hai tuần trước, Tôi trở về sau sáu tuần ở cùng Những Người Anh Cả trong chuyến đi rõ ràng là tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình. Họ thật sự là những người sống và thở cùng vương quốc của sự linh thiêng, một tôn giáo baroque kỳ quái nhưng thật sự tuyệt vời. Họ tiêu thụ nhiều lá cacao hơn bất kỳ ai, nửa pound một người, mỗi ngày. Cây bầu ở đó thì -- mọi thứ trong cuộc sống họ đều mang ý nghĩa riêng. Hàm ý chính của họ là một khung cửa dệt. Họ nói, "Trên khung cửa này, chúng tôi dệt nên cuộc sống của mình." Họ ám chỉ chuyển động như cách họ làm đường như những "sợi chỉ." Khi họ cầu nguyện cho cái chết, họ làm những cử chỉ với bàn tay, gửi những suy nghĩ của họ lên thiên đàng. Bạn có thể nhìn thấy đá vôi hình thành trên cây bầu Poporop. Quả bầu là sự nữ tính; cây cậy là một người đàn ông. Đặt cây gậy vào trong bột để lấy những hạt tro thiêng -- Thực ra nó không hẳn là tro, nó chỉ là đá vôi cháy -- để truyền sức mạnh cho lá cacao, để thay đổi độ pH trong miệng để sự thẩm thấu cocain hydrochloride dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn làm vỡ miếng bầu, bạn không thể chỉ vứt nó đi, bởi dọc trên cây gậy canxi đã bám đầy, thước đo cuộc sống của một người đàn ông, là ý nghĩa ẩn sau. Ruộng được trồng theo một cách phi thường, một bên cánh đồng như được trồng bởi bàn tay phụ nữ. Bên còn lại như được trồng bởi người đàn ông. Nói một cách ẩn dụ, nếu bạn lật một mặt, bạn có một miếng vải. Họ là những hậu duệ của nền văn minh cổ đại Tairona, những nhà kim hoàn giỏi nhất Nam Mỹ, đang trong sự trỗi dậy của cuộc hành trình, rút lui về một khối núi lửa bị cô lập mà vươn lên tận 20,000 feet trên đồng bằng ven Caribbean. Có bốn xã hội: Kogi, Wiwa, Kankwano và Arhuacos. Tôi đã đi cùng người Arhuacos, và điều tuyệt vời trong câu truyện này là một người đàn ông tên Danilo Villafane -- Nếu ta có thể lùi thời gian lại một chút. Khi tôi gặp Danilo lần đầu, ở sứ quán Colombia tại Washington, Tôi không thể kiềm lại và nói, "Anh biết không, anh giống một người bạn cũ của tôi." Và, hoá ra rằng anh là con trai của bạn tôi, Adalberto, từ năm 1974, đã bị giết bởi FARC. Và tôi nói, "Danilo, anh sẽ không nhớ đâu, nhưng khi anh còn là một đứa trẻ sơ sinh, tôi đã cõng anh, lên xuống bao nhiêu ngọn núi." Và vì thế, Danilo đã mời chúng tôi đi tới trung tâm của thế giới, nơi mà không một nhà báo nào được phép đặt chân. Không đơn giản là chỉ đến sườn của ngọn núi, mà còn tới những đỉnh băng, điểm đến của những người hành hương. Và người đàn ông ngồi bắt chéo chân này giờ đã trở thành Eugenio trưởng thành, người mà tôi biết từ năm 1974. Và đây là một trong những nhập đạo. Không, họ đã không sống ẩn dật trong 18 năm, nhưng họ bị giam cầm trong vòng nghi lễ của đàn ông trong vòng 18 năm. Cậu bé này sẽ không bao giờ được bước ra khỏi nơi đất thánh luôn bao quanh nơi họ ở, tới khi cậu bắt đầu hành trình tu đạo. Trong suốt thời gian đó, thế giới chỉ tồn tại như một sự trừu tượng, trong khi cậu được học về giá trị của xã hội, bao gồm cả khái niệm rằng chỉ duy nhất người cầu nguyện duy trì được cân bằng vũ trụ. Trước khi chúng tôi có thể bắt đầu hành trình của mình, chúng tôi cần được thanh tẩy trước cổng Trái Đất. Và đó thật phi thường khi một mục sư làm điều đó. Và bạn thấy mục sư sẽ không bao giờ đi giày vì bàn chân thánh -- không thể có thứ gì ngăn giữa dôi chân và Trái Đất đối với một người mamo. Và đây chính là nơi mà Mẹ Vĩ Đại gửi con quay vào thế giới để nâng những ngọn núi lên và tạo ra nơi ở mà họ gọi là trung tâm của thế giới. Chúng tôi đi lên cao vào trong đồi trọc, và trong khi vượt qua những ngọn đồi, chúng tôi nhận ra những người đàn ông đang giải thích từng chỗ đất trồi lên theo cách hiểu sùng đạo thái quá của họ. Và rồi dĩ nhiên, khi chúng tôi đặt chân đến điểm cuối cùng, một nơi gọi là Mamancana, Tôi đã bị bất ngờ, bởi FARC đang đợi để bắt cóc chúng tôi. Và rồi chúng tôi bị bắt vào những chiếc chòi này, giấu kín cho đến đêm tối. Và rồi, buộc lòng bỏ lại tất cả dụng cụ của mình, chúng tôi buộc phải bỏ chạy giữa đêm khuya, một cảnh khá gay cấn. Nó giống như một bộ phim viễn Tây của John Ford. Và chúng tôi gặp phải tuần tra của FARC lúc hoàng hôn, khá gay cấn. Đó sẽ là một bộ phim thú vị. Nhưng điều kỳ thú là trong giây phút sự nguy hiểm được cảm nhận, những người mamo lại tạo thành một vòng tròn để chiêm đoán. Và tất nhiên, đây là một bức ảnh thật chụp trong đêm chúng tôi đang trốn, khi họ tiên đoán đường đi của họ để đưa chúng tôi ra khỏi những ngọn núi. Chúng tôi đã xoay xở được, bởi chúng tôi đã huấn luyện những người làm phim, để tiếp tục công việc của mình, và gửi những người làm phim từ Wiwa và Arhuaco tới những chiếc hồ linh thiêng cuối cùng để lấy được những thước phim cho tác phẩm, và chúng tôi đi theo những người Arhuaco còn lại trở ra biển, lấy những yếu tố từ miền cao xuống biển. Và đây bạn thấy được phong cảnh linh thiêng của họ bị bao phủ bới nhà thổ và khách sạn và sòng bạc, nhưng, họ vẫn ngồi cầu nguyện. Và thật tuyệt vời khi nghĩ rằng rất gần đó là Miami, cách Miami hai giờ bay, có cả một nền văn minh mà con người cầu nguyện mỗi ngày để nhận được hạnh phúc. Họ tự gọi mình là những Người Anh Cả. Họ mặc kệ tất cả những người đã phá hỏng thế giới như chúng ta dưới tư cách là những Người Em. Họ không thể hiểu tại sao ta lại làm điều như vậy đối với Trái Đất. Giờ, nếu ta đi tới một cực khác của thế giới, Tôi đang ở trên cao của phương Bắc để kể câu chuyện về nóng lên toàn cầu, truyền cảm hứng phần nào bởi cuốn sách tuyệt vời của cựu phó tổng thống. Và điều khiến tôi bất ngờ thật phi thường bắt đầu từ những người Inuit -- những người không sợ cái lạnh, mà biết khai thác nó. Những người mà tìm ra cách, bằng trí tưởng tượng của họ, để khắc sự sống ra khỏi giá băng. Những người mà máu trên đá băng không phải là dấu hiệu của cái chết, mà là sự xác nhận của cuộc sống. Vậy mà bi kịch thay, khi giờ mà bạn đi tới những cộng đồng phương bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những nơi biển đóng băng vào tháng Chín và ở tới tháng Bảy năm sau, giống như Kanak ở bắc Greenland, chỉ tới vào tháng Mười Một và ở tới tháng Ba. Cả năm của họ bị cắt ngắn còn một nửa. Giờ, tôi muốn nhấn mạnh rằng không ai trong số họ mà tôi nhắc tới đây ở trong những thế giới đang biến mất. Họ không phải những người đang chết. Mặt khác, bạn biết đấy, nếu bạn có trái tim để cảm nhận và đôi mắt để nhìn, bạn khám phá ra rằng thế giới này không hề phẳng. Thế giới tồn tại như một tấm thảm thêu đắt giá. Trong đó tồn tại hoạ đồ đắt giá của linh hồn. Vô số giọng nói của loài người không phải là những thử nghiệm thất bại trong việc làm mới, những thử nghiệm thất bại trong việc trở nên hiện đại. Đó đều là những mặt độc nhất của trí tưởng tượng loài người. Đó là những câu trả lời độc đáo cho một câu hỏi căn bản: Là con người và sống có ý nghĩa gì? Và khi họ được hỏi câu hỏi đó, họ đáp lại vào 6,000 giọng nói khác nhau. Chung quan, những giọng nói đó trở thành những tiết mục cho con người chúng ta khi đối mặt với những khó khăn của thiên nhiên kỷ tiếp theo. Xã hội công nghiệp của chúng ta chỉ mới 300 tuổi. Lịch sử nông cạn đó không nên gợi ý cho bất kỳ ai rằng ta có mọi câu trả lời cho tất cả những câu hỏi mà ta sẽ đối mặt trong thiên nhiên kỷ tiếp theo. Vô số giọng nói đó của loài người không phải là những thử nghiệm thất bại trong việc làm người. Đó là những câu trả lời độc đáo cho một câu hỏi căn bản: Là con người và sống có ý nghĩa gì? Và tất nhiên có một ngọn lửa đang bén khắp Trái Đất, lấy đi không chỉ cây cối và động vật, mà còn cả di sản của trí tuệ loài người Ngay lúc này, khi ta đang ngồi trong căn phòng này, trong số 6,000 ngôn ngữ tồn tại khi bạn được đẻ ra, một nửa số đó không còn được dạy lại cho trẻ em. Vậy, bạn đang sống trong một thời kỳ mà gần như một nửa loài người đều có học, thì di sản xã hội và tâm linh lại được phép lãng quên. Điều này không cần phải diễn ra. Những người này không phải là những thử nghiệm thất bại trong việc trở nên hiện đại kỳ lạ và đầy màu sắc và chỉ để bị lãng quên như thể đó là quy luật tự nhiên. Trong mọi trường hợp, họ là những con người năng nổ, đang sống nhưng lại bị đưa ra khỏi sự tồn tại bởi những thế lực không thể xác thực. Thực ra đây là một quan sát tích cực, bởi nó gợi ý rằng nếu con người là đại diện của sự tàn phá văn hoá, chúng ta cũng có thể là, bắt buộc là, những người hỗ trợ cho sự tồn tại của văn hoá. Cảm ơn rất nhiều. Hai mươi năm về trước, khi tôi còn là luật sư tranh tụng và luật sư về nhân quyền hành nghề toàn thời gian tại Luân Đôn, và Tòa Thượng thẩm ở đó được triệu tập lại, vài người cho đó là do một sự cố trong lịch sử, ngay tại tòa nhà này, Tôi gặp một chàng trai trẻ đã xin thôi việc ở Bộ Ngoại giao Anh. Khi tôi hỏi anh ta, "Tại sao cậu nghỉ việc?" Anh đã kể câu chuyện này. Một buổi sáng, anh ấy tới chỗ sếp mình và nói, "Hãy làm điều gì đó để chống lại sự vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc." Và sếp của anh ta trả lời, "Ta không thể làm gì trước sự vi phạm đó cả, vì chúng ta có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc." Và anh bạn đó bỏ đi với cảm giác bẽ mặt, và sáu tháng sau, anh quay lại chỗ sếp của mình, lần này anh ta nói, "Hãy làm gì đó để chống lại sự vi phạm nhân quyền ở Burma," đó là tên trước kia. Ông sếp của anh ta một lần nữa ngắt lời và nói, "Oh, nhưng chúng ta không thể làm gì cho nhân quyền ở Burma vì chúng ta không có bất kỳ quan hệ thương mại nào với Burma." (Cười) Đó là lúc anh ấy hiểu anh ấy cần phải ra đi. Không chỉ là sự đạo đức giả khiến anh suy ngẫm. Đó là sự trốn tránh của chính phủ khi không muốn xảy ra xung đột với các chính phủ khác, trong các cuộc đàm phán căng thẳng, khi tất cả những người vô tội đều bị ảnh hưởng. Chúng ta luôn được bảo rằng xung đột là xấu, thỏa hiệp mới là tốt; xung đột là xấu, nhưng đồng thuận mới là tốt; xung đột là xấu, hợp tác mới là tốt. Nhưng theo quan điểm của tôi, cách nhìn như vậy về thế giới thực sự quá giản đơn. Chúng ta không thể biết xung đột đó có xấu hay không trừ khi ta biết ai đang chiến đấu, tại sao họ chiến đấu, và chiến đấu ra sao. Và việc thỏa hiệp sẽ rất tệ hại khi điều đó làm hại những người không ngồi ở bàn đàm phán, những người bị dễ tổn thương, bị tước quyền, những người mà chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ. Bạn có thể phần nào hoài nghi về một luật sư tranh cãi về lợi ích của xung đột và cản trở việc thỏa hiệp, nhưng là một hoà giải viên, gần đây, tôi dành thời gian diễn thuyết về đạo đức hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, như thủ quỹ của tôi nhắc nhở, tôi đã nghèo túng hơn. (Cười) Nhưng nếu các bạn đồng ý với lập luận của tôi, nó không những sẽ thay đổi cách bạn định hướng cuộc sống của mình, tôi sẽ tạm gác điều này lại một bên, mà còn thay đổi cách ta nghĩ về các vấn đề thời sự liên quan đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Cho phép tôi giải thích. Mọi học sinh trung học ở Mỹ, kể cả con gái 12 tuổi của tôi, được học rằng có ba nhánh cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. James Madison viết, "Nếu như có bất kỳ nguyên tắc nào thiêng liêng hơn Hiến pháp của chúng ta và thực sự trong bất kỳ bản hiến pháp tự do nào khác hơn bất kể cái gì khác, thì điều đó sẽ tách biệt hoàn toàn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp." Bây giờ, các nhà làm luật không chỉ quan tâm về sự tập trung và thực thi quyền lực. Họ cũng hiểu những mối nguy về ảnh hưởng của nó. Thẩm phán không thể quyết định tính hợp Hiến của các bộ luật, nếu họ tham gia vào việc soạn thảo những bộ luật đó; hoặc họ không thể truy tố trách nhiệm các cơ quan khác của chính phủ nếu họ hợp tác với các cơ quan đó, hay có quan hệ mật thiết với họ. Hiến pháp là, như một học giả nổi tiếng từng nói, "một lời mời gọi đối trọng." Và người dân chúng ta được phụng sự khi những cơ quan này thực sự đối trọng với nhau. Giờ, chúng ta nhận ra điều quan trọng của đấu tranh không chỉ ở khu vực công giữa các cơ quan nhà nước. Chúng ta còn biết rằng nó cũng có ở khu vực tư nhân, trong mối quan hệ giữa các công ty. Thử tưởng tượng rằng hai công ty hàng không Mỹ bắt tay nhau và thoả thuận sẽ cùng không giảm giá cho vé hạng thường xuống dưới 250 đô-la một vé. Đó là sự hợp tác, một số nói đó là sự thông đồng, không phải sự cạnh tranh, và những người dân chúng ta phải chịu thiệt thòi vì phải trả giá cao hơn để mua vé. Hãy nghĩ tương tự khi hai hãng máy bay nói, "Chúng tôi, hãng A, sẽ kiểm soát chặng từ LA tới Chicago," và hãng B nói, "Chúng tôi sẽ kiểm soát chiều từ Chicago tới DC, ta sẽ không cạnh tranh." Một lần nữa, đó là việc hợp tác hoặc thông đồng, thay vì cạnh tranh, và người dân chúng ta chịu thiệt hại. Vậy nên chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc đối trọng khi nói đến mối quan hệ giữa các cơ quan chính phủ trong khu vực công. Chúng ta cũng hiểu tầm quan trọng của xung đột trong các mối quan hệ giữa các công ty thuộc khu vực tư nhân. Nhưng chúng ta đã quên điều đó trong mối quan hệ giữa khu vực công và tư. Và các chính phủ trên thế giới đang hợp tác với nền công nghiệp để giải quyết các vấn đề về sức khỏe cộng đồng và môi trường, họ thường cộng tác với chính các công ty đã tạo ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề họ đang cố gắng giải quyết. Chúng ta vẫn được nghe rằng các mối quan hệ này là đôi bên đều có lợi. Nhưng nếu có ai đó thua thì sao? Tôi lấy ví dụ. Cơ quan Liên hiệp Quốc quyết định giải quyết một vấn đề nghiêm trọng: vệ sinh kém ở các trường học vùng nông thôn Ấn Độ. Họ không chỉ hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương mà còn với công ty truyền hình và với một tập đoàn nước sôđa giải khát đa quốc gia. Để đổi lấy khoản tài trợ ít hơn một triệu đô-la, tập đoàn đó được lợi một chiến dịch quảng cáo kéo dài một tháng gồm các chương trình từ thiện truyền hình kéo dài 12 giờ, tất cả đều sử dụng logo và bảng màu của công ty. Đó là sự sắp xếp hoàn toàn dễ hiểu khi nhìn từ góc độ công ty. Nó nâng cao danh tiếng của công ty và tạo sự trung thành với sản phẩm của công ty. Nhưng theo quan điểm của tôi, đây là một vấn đề không hề nhỏ đối với cơ quan liên chính phủ, cơ quan có sứ mệnh thúc đẩy cuộc sống bền vững. Bằng cách tăng sự tiêu thụ nước giải khát có đường được làm từ nguồn cung nước rất khan hiếm của địa phương và uống bằng chai nhựa ở một đất nước đang chống lại bệnh béo phì, điều này không bền vững đối với sức khỏe cộng đồng cũng như đối với môi trường. Và để giải quyết một vấn đề sức khỏe cộng đồng, chính quyền lại gieo mầm cho một vấn đề khác. Đây chỉ là một trong hàng tá ví dụ tôi phát hiện ra khi nghiên cứu sách về quan hệ giữa chính phủ và nền công nghiệp. Tôi cũng đã nói với các bạn về các sáng kiến trong công viên ở Luân Đôn và trên toàn nước Anh, liên quan đến chính công ty đó, khuyến khích thể dục, hay thực sự là chính phủ Anh tạo ra các cam kết tình nguyện trong việc hợp tác với nền công nghiệp, thay vì quản lý công nghiệp. Việc cộng tác hay hợp tác đã trở thành một kiểu mẫu trong y tế cộng đồng, và một lần nữa, điều họ làm là có lý khi nhìn từ quan điểm của nền công nghiệp. Nó cho phép họ định hướng vấn đề về sức khỏe cộng đồng và giải pháp theo những cách ít đe dọa nhất, và phù hợp nhất với các lợi ích thương mại của họ. Như vậy, béo phì trở thành vấn đề của việc đưa ra quyết định cá nhân, của hành vi cá nhân, trách nhiệm cá nhân và sự thiếu hoạt động thể chất. Điều này sẽ không phải vấn đề của hệ thống thực phẩm đa quốc gia liên quan tới các tập đoàn lớn, khi định hướng theo cách này. Xin nhắc lại, tôi không đổ lỗi cho nền công nghiệp. Bản chất nền công nghiệp là tham gia các chiến lược có tầm ảnh hưởng để khuyến khích các lợi ích thương mại. Nhưng chính phủ phải có trách nhiệm phát triển các chiến lược đối trọng chúng để bảo vệ chúng ta và các lợi ích chung. Sai lầm mà chính phủ phạm phải khi họ hợp tác theo cách đó với nền công nghiệp, là việc họ đánh đồng lợi ích chung với quan điểm chung. Khi bạn hợp tác với nền công nghiệp, bạn cần miễn bàn luận về những điều tốt cho lợi ích chung mà nền công nghiệp không đồng ý. Công nghiệp sẽ không đồng ý việc tăng các quy định trừ khi họ cho rằng điều đó sẽ ngăn chặn nhiều quy định hơn, hay có thể loại bỏ vài đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Và họ cũng không đồng ý làm vài điều nhất định, ví dụ tăng giá các sản phẩm không tốt cho sức khỏe của họ, vì nó có thể vi phạm luật cạnh tranh, mà chúng ta đã nói đến. Vì vậy chính phủ không nên nhầm lẫn giữa lợi ích chung và quan điểm chung, đặc biệt nhất là khi quan điểm chung nghĩa là thỏa thuận với nền công nghiệp. Tôi muốn đưa ra cho bạn ví dụ khác, chuyển từ hợp tác ở cấp cao đến các thoả thuận đi đêm, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng: tôi đang nói về việc khai thác khí tự nhiên. Tưởng tượng bạn đang mua một miếng đất mà không biết quyền khai khoáng của nó đã bị bán. Đó là trước khi họ tới khai thác. Bạn xây ngôi nhà mơ ước trên lô đất đó, và chẳng bao lâu, bạn nhận ra công ty khai thác khí cũng xây dựng giếng khai thác trên đó. Đó là tình cảnh của gia đình Hallowich. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ bắt đầu than đau đầu, đau họng, nhức mắt, thêm vào đó là ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung và ánh sáng chói lòa khi khí ga tự nhiên cháy. Họ cực lực phản đối điều đó, nhưng rồi họ cũng im lặng. Nhờ tờ báo Pittsburgh Post-Gazette, nơi tấm ảnh này được đăng, và một tờ báo khác, chúng tôi hiểu vì sao họ im lặng. Các báo đã ra tòa hỏi: "Chuyện gì xảy ra với nhà Hallowich?" Hóa ra gia đình Hallowich đã có thỏa thuận bí mật với các nhà khai thác khí, theo kiểu "lấy tiền, hoặc không gì cả." Công ty ấy nói, anh có thể có hàng trăm ngàn đô-la để bắt đầu lại cuộc sống ở nơi nào đó; nhưng đổi lại, anh phải hứa sẽ không nói gì về câu chuyện của chúng ta, không được nói về hậu quả khai thác với gia đình anh, không được tiết lộ về các ảnh hưởng đối với sức khỏe có thể bị phát hiện khi khám y tế. Giờ, tôi không trách gia đình Hallowich khi đã chấp nhận khoản thương lượng đó và bắt đầu làm lại cuộc sống ở nơi khác. Người ta có thể hiểu lý do công ty muốn bịt miệng các trường hợp phiền phức như thế. Những gì tôi muốn chỉ ra là hệ thống pháp lý và các quy định, một hệ thống trong đó có mạng lưới các thỏa thuận giống như trường hợp này, cho phép họ bịt miệng mọi người và bưng bít dữ liệu khỏi các chuyên gia y tế và các nhà dịch tễ học; một hệ thống mà các nhà hành pháp thậm chí sẽ hạn chế xử lý các vụ vi phạm khi ô nhiễm xảy ra nếu người sở hữu đất và công ty khai thác khí đồng ý thỏa thuận riêng. Hệ thống này không chỉ có hại cho y tế cộng đồng, nó còn gây nguy hiểm cho các gia đình tại địa phương, những người vẫn còn trong bóng tối. Tôi chỉ ra hai ví dụ trên không chỉ vì chúng là các ví dụ riêng lẻ. Đó là những ví dụ về một hệ thống có nhiều vấn đề. Tôi có thể chia sẻ một số ví dụ ngược lại, giả sử khi một nhân viên chính phủ kiện công ty dược phẩm vì đã che giấu sự thật rằng thuốc chống trầm cảm làm tăng ý định tự sát của trẻ thành niên. Tôi có thể nói về một nhà hành pháp đang theo kiện một công ty thực phẩm vì đã cố tình phóng đại lợi ích sức khỏe của sữa chua. Tôi cũng có thể nói về một nhà lập pháp, những người mặc dù bị vận động hành lang từ cả hai đảng, nhưng vẫn thúc đẩy những hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là những ví dụ riêng lẻ, nhưng chúng là những ngọn hải đăng trong đêm tối có thể chỉ đường cho chúng ta. Tôi bắt đầu gợi ý rằng đôi khi ta cần phải tham gia vào xung đột. Các chính phủ cần phải can thiệp, đấu tranh, có lúc phải tham gia xung đột trực tiếp với các công ty. Điều này không phải vì các chính phủ luôn luôn tốt, hay các tập đoàn luôn luôn xấu. Mỗi người đều có khả năng tốt hoặc xấu. Thật dễ hiểu khi công ty hành động để thúc đẩy lợi ích thương mại của họ, khi làm vậy, đôi khi họ phá hoại hoặc phát triển lợi ích chung. Nhưng trách nhiệm của các chính phủ là phải bảo vệ và phát triển lợi ích chung. Còn chúng ta cần khẳng định rằng họ phải đấu tranh làm như vậy. Đó là do các chính phủ là những người giám hộ sức khỏe cộng đồng; là người giám hộ của môi trường tự nhiên; và cũng chính chính phủ là người giám hộ những phần rất quan trọng trong lợi ích chung của chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trong sáu phút tới, khi các bạn đang nghe tôi nói, thế giới sẽ mất đi ba người mẹ khi họ đang sinh con, đầu tiên, vì những biến chứng nghiêm trọng khi sinh nở; thứ hai, vì một vài trong số họ vẫn là trẻ thành niên, nên cơ thể họ chưa sẵn sàng cho việc sinh con; nhưng lý do thứ ba, chỉ do sự thiếu thốn những dụng cụ vệ sinh cơ bản trong quá trình đỡ đẻ. Họ không phải những trường hợp cá biệt. Hơn một triệu bà mẹ và trẻ em đã thiệt mạng mỗi năm tại các nước đang phát triển chỉ vì thiếu dụng cụ vệ sinh cơ bản trong khi đang sinh con. Chuyển đi của tôi bắt đầu vào một buổi chiều nóng nực tại Ấn Độ vào năm 2008, sau một ngày gặp gỡ những người phụ nữ và lắng nghe yêu cầu của họ, tôi gặp một hộ sinh trong chiếc túp lều tranh. Với tư cách một bà mẹ, tôi rất tò mò về cách cô ấy đỡ đẻ tại nhà của mình. Sau một cuộc trò chuyện sâu sắc và cởi mở về công việc cô ấy đã rất gắn bó, tôi đã hỏi cô ấy: Cô có đủ dụng cụ y tế cần thiết để đỡ đẻ không? Tôi cần xem bộ dụng cụ của cô ấy. Cô ấy nói: "Đây là thứ tôi dùng để tách đứa trẻ khỏi bà mẹ." Không biết nói gì hơn, tôi đã thực sự sốc khi cầm thứ nông cụ đó trên tay. Tôi chụp ảnh nó, ôm cô ấy và đi. Tâm trí tôi tràn ngập hình ảnh về chính căn bệnh của mình, căn bệnh tôi phải chống chọi suốt một năm sau khi được sinh ra, mặc dù được tiếp cận với sự chăm sóc y tế tốt nhất, và những ký ức về lần trò chuyện với cha mình, người đã mất mẹ khi bà đang lâm bồn, và về một cuộc sống có thể đã khác của cha tôi, nếu bà tôi còn sống và nuôi cha tôi khôn lớn. Là chuyên gia phát triển sản phẩm, tôi có dự án nghiên cứu của riêng mình. Tôi rất vui mừng khi tìm ra một thứ sản phẩm có tên là Clean Birth Kit. Nhưng tôi chưa mua được cái nào trong nhiều tháng. Chúng chỉ được lắp ráp dựa trên những nguồn tài chính sẵn có. Cuối cùng, tôi cũng có được một bộ. Và tôi lại thực sự bị sốc. Tôi nghĩ tôi sẽ không đời nào dùng những thứ này khi sinh con của mình. Để khẳng định suy nghĩ đó, tôi tìm lại vài người phụ nữ, họ đã trải qua việc sử dụng bộ dụng cụ đó. Thật đáng ngạc nhiên, họ cũng có những phản ứng y hệt. Họ nói rằng thà để họ sinh con trên sàn nhà còn hơn trên tấm nhựa vương vãi máu khắp nơi. Họ nói hoàn toàn đúng, điều đó sẽ gây nhiễm trùng nặng hơn. Chỉ khâu phẫu thuật ở đó làm vi khuẩn lây nhiễm nhanh chóng thông qua nhau thai trẻ sơ sinh, và lưỡi dao phẫu thuật là loại dao lam cạo râu của nam giới, họ không hề muốn thứ dao đó chạm vào người họ. Không có gì để khuyến khích người ta thiết kế lại sản phẩm này, vì chúng dựa trên hoạt động từ thiện. Phụ nữ không hề được hỏi ý kiến trong quá trình thiết kế. Thật ngạc nhiên là người ta không chỉ dùng nó ở nhà mà còn ở các cơ sở y tế với số lượng ca đỡ đẻ rất lớn. Thực trạng ở những vùng xa trung tâm thậm chí còn đáng sợ hơn. Ta cần sự thay đổi. Tôi đã lấy điều đó làm nhiệm vụ chính. Tôi bắt đầu thiết kế lại bộ dụng cụ bằng cách thu thập phản hồi, phát triển các nguyên mẫu, và trao đổi với các nhà đầu tư trên toàn cầu trong lĩnh vực này. Với từng nguyên mẫu, tôi khảo sát lại các phụ nữ để đảm bảo rằng sản phẩm đó phù hợp với họ. Điều tôi học được sau đó là việc những phụ nữ này, bất chấp nghèo đói cùng cực, cực kỳ coi trọng sức khoẻ của bản thân mình. Họ không hề nghèo về tinh thần. Giống như chúng ta, họ hoan nghênh những sản phẩm tốt được sản xuất phù hợp với họ. Sau nhiều lần làm việc với các nhân viên chuyên ngành, các chuyên gia y tế, và với cả những phụ nữ đó, tôi cho rằng đây không phải là công việc dễ dàng, nhưng ta đã có một thiết kế đơn giản nhưng tuyệt đẹp. Chỉ đắt hơn một đô-la so với sản phẩm trước đó, với ba đô-la, chúng ta có ngay sản phẩm "Janma," bộ dụng cụ hộ sinh đựng vừa chiếc túi. Janma, nghĩa là "sinh sản," gồm một miếng giấy thấm máu, để trợ giúp phụ nữ đang lâm bồn, một con dao mổ, một dụng cụ cắt nhau thai, một bánh xà phòng, một đôi găng tay và một miếng vải để lau sạch đứa bé. Chúng được gói gọn gàng trong chiếc túi xinh xắn và được tặng cho bà mẹ như một lời cảm ơn cho sự cố gắng của mình, và được mang về nhà với niềm mong ước về sự phát triển của đứa con. Một phụ nữ đã có phản hồi về phần quà này. Cô ấy nói, "Nó có thật của tôi không? Tôi được giữ nó chứ?" Một người khác nói, "Cô có thể cho tôi một màu khác khi tôi sinh đứa sau không? (Cười) Một phụ nữ thậm chí đã nói rằng đây là chiếc túi đầu tiên mà cô ấy sở hữu trong suốt cuộc đời. Bộ dụng cụ, ngoài ý nghĩa biểu tượng và sự tối giản của nó, được thiết kế phù hợp với các thao tác y tế tiêu chuẩn trên toàn cầu và được sử dụng như một công cụ thay đổi từng bước một những việc cần làm. Không những được sử dụng ở nhà, nó có thể được dùng ở các cơ sở y tế. Ngày nay, bộ dụng cụ của chúng tôi đã giúp đỡ hơn 600.000 bà mẹ và trẻ em trên toàn thế giới. Đó là trải nghiệm đáng nhớ khi thấy con số đó ngày càng tăng và tôi rất mong chờ khoảnh khắc con số đó là một trăm triệu. Nhưng vấn đề chăm sóc sức khoẻ phụ nữ vẫn chưa dừng lại. Có hàng nghìn vấn đề đơn giản cần các giải pháp không hề tốn kém. Ta đã được chứng minh nếu ta đầu tư vào phụ nữ và trẻ em gái và giúp đỡ để họ có sức khoẻ và cuộc sống tốt hơn, họ sẽ làm cộng đồng ta khoẻ mạnh, giàu có và thịnh vượng hơn. Ta cần bắt đầu bằng việc chăm sóc sức khoẻ của họ một cách đơn giản và tế nhị nhất, từ giảm tỷ lệ tử vong sau sinh, đến phá bỏ những điều cấm kị, đến việc động viên phụ nữ tự làm chủ cuộc sống của riêng mình. Đó là ước mơ của tôi. Nhưng chúng sẽ không thể thành hiện thực nếu thiếu sự giúp đỡ của mọi người từ khắp nơi trên thế giới, đúng, tất cả các bạn. Tôi đã nghe được những lời ca này của Leonard Cohen: "Ring the bells that still can ring. Rung chiếc chuông có thể vang lên thanh âm Forget your perfect offering. Hãy quên đi những đòi hỏi hoàn mỹ There is a crack in everything. Vì luôn có kẻ hở trong mọi chuyện That's how the light gets in." Đó là cách ánh sáng len lỏi vào Đó là thứ ánh sáng nhỏ nhoi đã soi sáng tôi. Nhưng ta cần nhiều hơn thế. Thực tế, ta cần soi sáng vào vấn đề sức khoẻ phụ nữ trên toàn cầu nếu ta muốn một tương lai tươi sáng hơn. Đừng bao giờ quên rằng phụ nữ là trung tâm của một thế giới bền vững, và ta không thể tồn tại thiếu họ. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện về một trong những người bạn tốt nhất của tôi Okoloma Maduewesi. Nhà Okoloma gần nhà tôi, với tôi anh như một người anh trai vậy. Nếu tôi thích một bạn trai, tôi sẽ hỏi ý kiến Okoloma. Okoloma mất trong vụ rơi máy bay Sosoliso ở Nigeria hồi tháng 12 năm 2005. Gần như thời gian này 7 năm trước. Tôi có thể tranh cãi, cười đùa và chia sẻ với Okoloma một cách thật lòng. Anh là người đầu tiên gọi tôi là feminist. Hồi đó tôi khoảng 14 tuổi, chúng tôi tranh luận. Cả hai đều ngựa non háu đá với lý thuyết suông từ trong sách vở chúng tôi đã đọc Tôi cũng không nhớ chúng tôi tranh luận về điều gì, chỉ nhớ mình cứ tranh luận mãi, Lúc đó Okoloma bảo tôi, "Em là một feminist, em có biết không?" Không hề là một lời khen. (Cười) Có thể đoán bằng giọng ấy, cùng giọng điệu với câu, "Em đang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố." (Cười) Hồi đó tôi không hiểu chính xác nghĩa của từ feminist, tôi cũng không muốn Okoloma biết là tôi không biết. Vậy nên tôi bỏ qua, và chúng tôi cãi nhau tiếp. Và điều đầu tiên tôi làm khi về đến nhà là tra "feminist" trong từ điển Vài năm sau đó, tôi viết về một người đàn ông bạo hành vợ mình và có kết cục không tốt đẹp gì. Khi đang quảng bá cho quyển sách ở Nigeria, một anh nhà báo, rất tốt bụng và đầy thiện chí, ngỏ ý muốn cho tôi một lời khuyên. Bạn nào đến từ Nigeria, thì sẽ hiểu ngay chúng ta thích khuyên nhủ người khác dù không được hỏi. Cậu ấy nói quyển sách của tôi đậm chất feminist. Cậu vừa lắc đầu vừa khuyên tôi rằng, đừng bao giờ tự xưng mình là một feminist, vì feminist là những phụ nữ bất hạnh vì ế chồng. (Cười) Nên tôi quyết định tự xưng là một feminist hạnh phúc. Rồi một nhà khoa học nữ người Nigeria bảo với tôi rằng, "feminism" không phải văn hóa ta khái niệm này không có ở Châu Phi, và tôi tự xưng là feminist do bị lú lẫn vì sách vở phương Tây. Tôi thấy thích thú, vì những sách tôi đọc hồi mới sáng tác đều không theo chủ đề này. Tôi đọc hết các truyện trữ tình của nhà xuất bản Mills & Boon trước khi tôi 16 tuổi. Còn mỗi lần tôi cố đọc mấy quyển kinh điển về nữ quyền, tôi đều không đọc hết, vì tôi thấy tẻ nhạt. Nhưng tóm lại, vì chủ nghĩa nữ quyền là phi Châu Phi, tôi quyết định tự xưng là một feminist hạnh phúc người châu Phi. Có lúc tôi lại là một feminist hạnh phúc người châu Phi và không ghét đàn ông thích dùng son bóng và đi cao gót vì thích chứ không phải vì đàn ông. (Cười) Tất nhiên là tôi đùa, nhưng từ feminist bị định kiến nặng nề. Feminist ghét đàn ông, ghét áo ngực, ghét văn hoá châu Phi, v.v... Có một chuyện hồi tôi còn bé. Khi còn học cấp I, đầu học kỳ cô giáo thông báo sẽ có một bài kiểm tra, ai điểm cao nhất sẽ được làm lớp trưởng. Lớp trưởng là người rất quan trọng Nếu là lớp trưởng, bạn sẽ ghi tên các bạn làm ồn trong giờ học, (Cười) Chỉ thế đã đủ quyền lực rồi. Hơn nữa lớp trưởng còn được phát một cây gậy để đi quanh lớp kiểm tra bọn làm ồn trong giờ học. Tất nhiên, bạn không được dùng gậy đánh các bạn khác. Nhưng mà chỉ thế thôi đã đủ làm tôi thấy oai lắm rồi. Tôi chỉ mong được làm lớp trưởng. Rồi tôi được điểm cao nhất thật. Nhưng lạ thay giáo viên lại bảo, lớp trưởng phải là con trai. Cô giáo quên không nói rõ từ đầu vì cô tưởng đó là điều... hiển nhiên. (Cười) Một bạn trai có bài kiểm tra được điểm cao thứ nhì lớp, và bạn ấy sẽ được làm lớp trưởng. Tuy nhiên, câu chuyện lại hay ở chỗ, đây là một bạn trai rất hiền lành, và không hề thích cầm gậy đi tuần tra quanh lớp, trong khi tôi thì khát khao được làm vậy. Mà tôi là con gái, còn bạn ấy là con trai. Và bạn ấy được làm lớp trưởng. Còn tôi thì mãi không quên câu chuyện đó. Tôi có một tật này, tôi luôn nghĩ cái gì tôi thấy thì người khác cũng thấy. Cậu bạn Louis thân mến của tôi là một ví dụ. Louis là người tư tưởng rất tiến bộ. Và khi nói chuyện, cậu ấy sẽ nói với tôi, "Sao cậu lại bảo với phụ nữ thì khác, phụ nữ phải vất vả hơn. Ngày xưa thôi, đâu phải bây giờ." Và tôi không hiểu sao Louis không thấy những chứng cứ rõ ràng trước mắt. Rồi một buổi tối, tôi và Louis đi chơi với với bạn bè ở Lagos. Chú thích cho những ai chưa biết về Lagos. Ở Lagos có một dịch vụ rất hay. Các cơ sở dịch vụ thường cho nhân viên trực ở ngoài cửa để "giúp" khách đỗ xe, rất ga lăng. Tôi ấn tượng với cử chỉ ga lăng của một anh nhân viên khi giúp chúng tôi tìm chỗ đỗ xe tối hôm đó. Vì vậy trước khi ra về, tôi quyết định sẽ để tip anh chàng đó. Tôi mở túi, đưa tay vào, lấy tiền lương từ công việc của tôi, và đưa cho anh nhân viên đó. Anh ta nhận lấy một cách vui vẻ và đầy biết ơn, rồi quay sang Louis nói, "Cảm ơn ông!" (Cười) Louis hỏi tôi đầy sửng sốt, "Sao cậu ấy cảm ơn tớ nhỉ? Tớ có làm gì đâu." Rồi tôi thấy Louis chợt nhận ra vấn đề. Cậu nhân viên đó tin là tiền của tôi cầm chắc là do Louis mà có. Vì Louis là đàn ông. Đàn ông và phụ nữ khác nhau. Hormones khác nhau, bộ phận sinh dục khác nhau, khả năng sinh học khác nhau. Phụ nữ đẻ được, đàn ông thì không. Ít ra là chưa. (Cười) Đàn ông có hormon testosterone và thường có thể lực khoẻ hơn. Tỷ lệ dân số là phụ nữ nhiều hơn đàn ông một chút, 52% dân số thế giới là phụ nữ. Nhưng đa phần các vị trí quyền lực cấp cao đều do đàn ông nắm giữ. Người được đề cử giải Nobel Hoà Bình là một người Kenya, Wangari Maathai, đã nêu vấn đề này rất súc tích: "Càng lên cao, càng ít phụ nữ." Trong quá trình bầu cử ở Hoa Kỳ vừa qua, chúng ta được nghe về luật Lily Ledbetter, ngoài việc tên luật nghe rất vần, luật này nói về việc khi một người đàn ông và một người phụ nữ cùng trình độ, cùng làm một công việc, thì người đàn ông được trả lương cao hơn, vì anh ta là đàn ông. Nghĩa là đàn ông nắm chủ quyền thế giới, theo đúng nghĩa đen. Điều này có lý, hồi vài nghìn năm trước, vì với con người thuở sơ khai thể lực là điều kiện sống còn để tồn tại. Càng khoẻ thì càng có nhiều khả năng là người cầm đầu và đàn ông nhìn chung có thể lực khoẻ hơn. Tất nhiên ngoại lệ cũng có nhiều. (Cười) Nhưng thế giới của chúng ta nay đã khác rất nhiều. Người có nhiều khả năng lãnh đạo không phải người khoẻ nhất, mà là người có khả năng sáng tạo, có nhiều kiến thức, cầu tiến hơn. và hormones không tạo ra những phẩm chất này. Ai cũng có thể biết nhiều, có tính sáng tạo, và cầu tiến không phân biệt nam nữ. Loài người đã tiến hoá; nhưng theo tôi dường như tư tưởng của chúng ta về giới chưa theo kịp. Vài tuần trước tôi bước vào sảnh của một trong những khách sạn sang nhất Nigeria. Tôi vừa định nêu tên khách sạn này, nhưng rồi lại thôi. Tôi bị bảo vệ khách sạn chặn lại hỏi, vì với họ một phụ nữ Nigeria một mình đi vào khách sạn, thì chỉ có thể là lao động tình dục. Nhân tiện mà nói, sao những khách sạn này chú tâm bề ngoài hơn là cần nhân viên lao động tình dục? Ở Lagos tôi không thể đi một mình vào một số quán bar hay hộp đêm "có uy tín". Chính sách của họ là không tiếp phụ nữ đi một mình, phụ nữ phải có đàn ông đi cùng. Mỗi khi tôi vào nhà hàng ở Nigeria với một người đàn ông, người phục vụ đều chỉ chào người đàn ông. Đó là kết quả của... (Cười) Khi gặp tình huống này, nhiều phụ nữ sẽ nghĩ, "Biết ngay mà!" Suy nghĩ của những người phục vụ này là kết quả của một xã hội trọng nam khinh nữ. Và tôi biết họ không cố ý Biết vậy nhưng không tránh khỏi cảm thấy bị tổn thương. Mỗi khi bị như vậy, tôi thấy như mình tàng hình. Tôi thấy phẫn nộ chỉ muốn hét to, rằng tôi cũng là một con người, rằng đáng lẽ tôi cũng phải được nhìn nhận. Toàn chuyện nhỏ nhặt, nhưng thường những chuyện này lại gây tổn hại nhất. Mới đây tôi viết một bài báo về cuộc sống của bạn ở Lagos nếu bạn là một người phụ nữ trẻ, và bên xuất bản nhận xét, "Giọng văn phẫn nộ quá." Không mới lạ! (Cười) Tôi phẫn nộ chứ. Phân biệt giới tính thời nay là một bất công lớn. Đáng lẽ chúng ta đều phải phẫn nộ. Sự phẫn nộ dẫn đến những thay đổi tích cực trong lịch sử; nhưng tôi không chỉ phẫn nộ, tôi còn hy vọng. Vì tôi tin tưởng sâu sắc vào khả năng thay đổi và tự tiến bộ của loài người. Giới tính là vấn đề của toàn thế giới, nhưng tôi muốn nói về Nigeria và châu Phi nói chung, vì tôi hiểu và yêu quý vùng đất này. Hôm nay tôi muốn kêu gọi chúng ta bắt đầu mơ ước và xây dựng một thế giới khác, một thế giới công bằng hơn, một thế giới nơi đàn ông và phụ nữ đều hạnh phúc hơn vì được là chính mình. Hãy thử bắt đầu bằng cách thay đổi cách nuôi dạy con cháu và thế hệ sau của chúng ta Chúng ta làm những cậu bé con tổn thương từ cách nuôi dạy; trẻ em trai bị o ép về nhân cách Chúng ta định nghĩa nam tính một cách rất hẹp hòi. Chúng ta biến nam tính thành một cái lồng chật chội và cứng nhắc và chúng ta nhốt trẻ em trai vào đó. Trẻ em trai được dạy không được sợ hãi, trẻ em trai được dạy không được tỏ ra yếu đuối nhạy cảm. Trẻ em trai được dạy phải che giấu bản thân, vì như trong tiếng Nigeria, con trai là phải "mạnh mẽ!" Khi học phổ thông, nếu bạn nam đi chơi với bạn nữ, dù cùng tuổi, cùng có số tiền tiêu vặt như nhau, nhưng bạn trai sẽ phải trả tiền để thể hiện nam tính. Còn chúng ta thì cứ tự hỏi tại sao con trai hay lấy trộm tiền của bố mẹ. Sẽ thế nào nếu con trai và con gái cùng được dạy rằng nam tính và tiền bạc không liên quan? Sẽ thế nào nếu quan niệm chung chuyển từ "con trai trả tiền" thành "ai có nhiều hơn sẽ trả tiền"? Tất nhiên, yếu tố lịch sử này lại trở thành lợi thế, nam giới hiện nay có nhiều tiền hơn, nhưng nếu chúng ta thay đổi những gì ta giáo dục trẻ em có thể 50 năm nữa, 100 năm nữa, nam giới sẽ không bị áp lực phải chứng tỏ nam tính kiểu này. Nhưng điều tệ nhất đối với nam giới, khi chúng ta bắt họ phải cứng rắn là chúng ta khiến cái tôi của họ trở nên mong manh dễ vỡ. Người đàn ông càng cảm thấy phải tỏ ra "mạnh mê", thì cái tôi của họ càng yếu đuối. Và tệ hơn nữa, với các em gái, chúng ta dạy các em phải nâng niu cái tôi mong manh của nam giới. Chúng ta dạy các em gái thu mình lại, khiến mình trở nên nhỏ bé, chúng ta dạy trẻ em gái, "Phải có tham vọng, nhưng đừng nhiều quá." (Cười) "Cố gắng thành công, nhưng không được quá thành công, không thì sẽ làm đàn ông sợ." Nếu trong gia đình, người phụ nữ là trụ cột tài chính họ phải tỏ ra không phải như vậy, nhất là khi đi ra ngoài, không thì đàn ông sẽ bị yếu thế. Vậy tại sao chúng ta không thử nhìn sâu hơn? Tại sao thành công của phụ nữ lại là mối đe doạ cho người đàn ông? Nếu chúng ta thử bỏ khái niệm đó đi, đó cũng là từ tiếng Anh tôi ghét nhất, "kém nam tính". Một người quen ở Nigeria có lần hỏi liệu tôi có sợ đàn ông sợ tôi không. Tôi không sợ. Thực ra tôi chưa từng nghĩ đến điều này vì đàn ông nào sợ tôi thì chắc cũng không phải tuýp của tôi. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng điều này làm tôi chợt nhận ra, là phụ nữ, người ta cho rằng tôi chắc phải tha thiết muốn lấy chồng, rằng tôi luôn nghĩ đến việc kết hôn là việc quan trọng nhất trong đời. Hôn nhân có thể là một thành tựu, là niềm vui, kết quả của tình yêu và sự đồng cảm. Nhưng sao ta dạy trẻ em gái thiết tha với hôn nhân, nhưng lại không dạy trẻ em trai điều tương tự? Tôi biết một cô gái đã bán nhà vì không muốn để vị hôn phu tiềm năng cảm thấy yếu thế. Tôi biết một cô gái Nigeria chưa chồng, nhưng luôn đeo nhẫn cưới khi đi dự các hội thảo, vì theo cô nhờ vậy mà người ta tôn trọng cô hơn. Tôi biết nhiều phụ nữ trẻ bị gia đình, bạn bè và bị cả công việc gây áp lực phải cưới, và họ bị ép vào những lựa chọn không tốt. Xã hội chúng ta dạy phụ nữ mà chưa chồng rằng đó là một thất bại tệ hại của họ Còn nếu một người đàn ông lớn tuổi chưa lấy vợ, chúng ta chỉ nghĩ anh ta chưa tìm ra người phù hợp. (Cười) Rất dễ để nói, "Nhưng mà có ai bắt phụ nữ phải như vậy đâu!" Nhưng thực tế khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta là thành viên của xã hội Chúng ta áp lên mình những tư tưởng của xã hội. Ngay những từ ngữ chúng ta dùng khi nói về hôn nhân và quan hệ tình cảm cũng thể hiện điều này. Ngôn ngữ của hôn nhân thường thiên về sở hữu, chứ không thiên về hợp tác đôi bên. Chúng ta thường dùng từ "tôn trọng" khi nói về cách phụ nữ đối với đàn ông, nhưng ít dùng hơn trong ngữ cảnh ngược lại. Đàn ông và phụ nữ Nigeria có một câu nói... mà tôi thì thấy thật buồn cười... "Tôi làm vậy để bảo vệ gia đình." Đàn ông nói câu này về những việc họ không nên làm. (Cười) Đàn ông thường nói câu này với bạn bè. Họ thường nói câu này với bạn bè với giọng vui vui chém gió, Như một kiểu chứng tỏ nam tính, chứng tỏ người ta cần mình, yêu mình. "À, nhưng mà vợ bảo không thể đi chơi mỗi tối được nên để bảo vệ gia đình, tôi chỉ đi vào cuối tuần." (Cười) Còn khi một người phụ nữ nói, "Tôi làm vậy để bảo vệ gia đình", thường đó là khi cô ấy đang nói về việc từ bỏ một công việc, một ước mơ, một sự nghiệp. Chúng ta dạy phụ nữ rằng trong quan hệ họ phải hy sinh Chúng ta dạy các em gái cạnh tranh nhau, không phải trong công việc, hay thành tích mà theo tôi là điều tốt, mà cạnh tranh để thu hút đàn ông. Chúng ta dạy trẻ em gái không được coi trọng tình dục như bọn con trai. Nếu có con trai, chúng ta không phản đối nếu nó có bạn gái sớm. Nhưng nếu con gái chúng ta có bạn trai? Đừng mơ. (Cười) Nhưng tất nhiên, khi đến tuổi, chúng ta lại muốn con gái đưa về nhà một chàng trai hoàn hảo để lấy làm chồng. Chúng ta kiểm soát, khen ngợi sự ngây thơ trong trắng ở các em gái, nhưng không đề cao điều này ở con trai, và tôi không sao hiểu được mâu thuẫn này vì... (Cười) (Vỗ tay) Mất trinh thường phải do hai phía... Mới đây một cô gái trẻ bị hãm hiếp nhóm ở một trường đại học Nigeria, có lẽ chúng ta đã nghe về tin này. Và phản ứng của nhiều người trẻ ở Nigeria, cả nam lẫn nữ, là như thế này: "Ờ , hiếp dâm là sai. Nhưng mà sao cô gái đó lại ở một mình trong phòng với 4 người nam?" Tạm bỏ qua sự tàn nhẫn trong cách phản ứng này, những bạn trẻ này được dạy ý nghĩ cố hữu là người phụ nữ luôn có lỗi, và họ được dạy không nên mong đợi gì ở đàn ông, ý tưởng đàn ông không kiềm chế được ham muốn là điều được chấp nhận Chúng ta dạy trẻ em gái sự xấu hổ. "Khép chân lại." "Mặc kín vào." Chúng ta làm phụ nữ cảm thấy, sinh ra là phụ nữ đã là một cái tội. Cứ vậy, các cô bé gái trở thành những phụ nữ không nhìn nhận những khát khao của mình. Họ trở thành những phụ nữ câm nín. Họ trở thành những phụ nữ không thể nói ra những điều họ nghĩ , họ trở thành, và, đây là điều tệ nhất, họ trở thành những phụ nữ có thể biến giả vờ thành một nghệ thuật. (Vỗ tay) Tôi biết một người phụ nữ rất ghét làm việc nhà, chỉ là cô ấy không thích thôi, nhưng cô ấy vờ tỏ ra thích, vì cô ấy được dạy để chứng tỏ mình có thể "làm người vợ tốt", cô ấy phải... đây cũng là một từ trong tiếng Nigeria... giỏi "tề gia nội trợ". Rồi cô ấy lấy chồng, sau một thời gian, gia đình nhà chồng bắt đầu than phiền, cô ấy đã thay đổi. (Cười) Thực ra cô ấy không thay đổi, cô ấy chỉ không thể tiếp tục giả vờ. Vấn đề giới tính trong xã hội, là chúng ta bị bắt phải trở nên như thế nào đó, thay vì nhìn nhận con người của chúng ta. Hãy tưởng tượng về niềm hạnh phúc, về sự tự do chúng ta sẽ có nếu được là bản thân mình, nếu không phải mang gánh nặng "phải như thế nào" mà xã hội áp cho mỗi giới tính. Tất nhiên là con trai và con gái khác nhau hoàn toàn về sinh học, nhưng xã hội đã thổi phồng những điểm khác biệt đó lên để rồi chúng ta phải hiện thực hóa sự thổi phồng đó. Lấy nấu ăn là ví dụ, hiện nay phụ nữ thường chịu trách nhiệm làm việc nhà nhiều hơn đàn ông, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng mà tại sao? Phải chăng vì phụ nữ sinh ra đã có gen nấu ăn? (Cười) Hay đó là vai trò xã hội áp lên người phụ nữ bao nhiêu năm nay? Thực ra tôi định nói CÓ THỂ phụ nữ sinh ra đã có gen nấu ăn, nhưng tôi chợt nhớ ra đa phần các đầu bếp nổi tiếng thế giới, những người ta gọi một cách kính cẩn là chef, đều là đàn ông. Thần tượng của tôi là bà ngoại, một người phụ nữ cực kỳ xuất sắc, và tôi thường nghĩ không biết bà sẽ thế nào, nếu bà có được cơ hội như những người đàn ông cùng thời. Hiện nay, phụ nữ có nhiều cơ hội hơn so với thời của bà tôi vì những thay đổi trong chính sách, luật pháp đều rất quan trọng Nhưng thái độ của chúng ta, tư tưởng của chúng ta mới quan trọng, những điều chúng ta tin tưởng, và trân trọng trong vấn đề về giới. Sẽ như thế nào nếu con em chúng ta được nuôi dạy trên cơ sở tài năng thay vì giới tính? Nếu chúng được nuôi dạy theo những gì chúng quan tâm thay vì giới tính? Một gia đình có cả con trai và con gái, cả hai đều học xuất sắc, đều là những đứa trẻ đáng yêu, tuyệt vời. Khi cậu con trai đói, bố mẹ sẽ nói với cô con gái, "Con đi nấu mì cho anh con đi." (Cười) Cô bé này không thích nấu mì lắm, nhừng vì em là con gái, em phải đi nấu mì. Nếu mà ngay từ đầu cả cậu con trai lẫn cô con gái đều được dạy nấu mì thì sao? Nhân tiện, nấu ăn là một kỹ năng vô cùng có ích cho con trai. Tôi nghĩ hợp lý khi giao một việc cốt yếu như dinh dưỡng cho bản thân mình (Cười) vào tay người khác. (Vỗ tay) Tôi biết một phụ nữ có cùng trình độ, cùng công việc như chồng cô. Sau giờ làm, cô ấy đảm nhiệm hầu hết việc nhà, đây là điều thường thấy ở nhiều gia đình. Nhưng tôi chỉ thấy lạ, mỗi khi anh chồng thay tã cho con, cô ấy đều cảm ơn anh chồng. Liệu cô có cảm ơn chồng không, nếu cô ấy nhìn nhận việc anh chồng chăm sóc cho con anh ta là một điều hiển nhiên và bình thường? (Cười) Tôi đang tìm cách quên đi nhiều định kiến, quan niệm về giới ăn sâu trong tôi trong quá trình trưởng thành. Nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy tổn thương trước những định kiến về giới tính. Tôi đã rất lo lắng khi lần đầu đứng lớp sau đại học giảng về viết văn. Tôi không lo về nội dung bài giảng vì tôi đã chuẩn bị kỹ, và đó là môn tôi rất thích. Là tôi lo lắng không biết nên mặc gì. Tôi muốn tỏ ra nghiêm túc. Tôi biết, chỉ vì là phụ nữ tôi sẽ phải tự chứng minh bản thân. Và tôi lo lắng nếu tôi tỏ ra quá nữ tính tôi sẽ bị coi là không nghiêm chỉnh. Tôi muốn dùng son bóng và mặc bộ váy duyên dáng của tôi, nhưng cuối cùng, tôi chọn một bộ vest rất nghiêm túc, rất đàn ông và rất xấu. (Cười) Thực tế đáng buồn là chúng ta luôn lấy nam giới làm chuẩn về vẻ bề ngoài. Khi chuẩn bị đi họp đàn ông không phải lo về việc trông mình quá nam tính nên sẽ không bị coi nhẹ. Nếu một người phụ nữ chuẩn bị đi họp, cô ấy sẽ lo lắng nếu trông quá nữ tính cô ấy sẽ không được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Tôi vẫn ước giá tôi đừng mặc bộ vest xấu xí đó. Thực ra bộ vest đó đã bị tôi khai trừ khỏi tủ quần áo của mình. Tôi chỉ ước giá hồi đó tôi tự tin là bản thân mình như bây giờ, thì sẽ còn tốt hơn cho sinh viên của tôi, vì chỉ như thế tôi mới hoàn toàn thoải mái và thật sự là chính mình. Tôi đã quyết định từ sau này sẽ không cảm thấy có lỗi về giới tính đàn bà và nữ tính của mình. (Vỗ tay) Và tôi muốn được tôn trọng vì những phẩm chất đó vì tôi đáng được tôn trọng. Đối thoại về giới là một chủ đề không dễ. Cả nam giới và nữ giới đều sẽ bị phản ứng ngay lập tức khi bắt đầu câu chuyện về chủ đề này. Có lẽ nhiều người ở đây đang nghĩ thầm, "Chính phụ nữ cũng vậy mà." Một số nam giới ở đây chắc đang nghĩ, "Nghe cũng hay, nhưng mình có như thế đâu." Và đó chính là một phần của vấn đề này. Một phần của vấn đề về giới chính là vì nam giới không chủ động để ý những vấn đề về giới và không nhìn từ góc nhìn về giới. Rất nhiều anh, như anh bạn Louis của tôi, thấy mọi việc đều ổn cả. Và các anh không làm gì để thúc đẩy sự thay đổi. Nếu bạn là đàn ông bước vào một nhà hàng với một phụ nữ, và người phục vụ chỉ chào bạn thôi, liệu bạn sẽ dừng lại hỏi anh ta: "Sao anh không chào cả cô bạn tôi?" Vì định kiến về giới có thể... (Cười) Chủ đề giới có một khía cạnh khá lớn mà chúng ta đến nay có thể bỏ qua. Vì giới tính là chủ đề không thoải mái, vì đây là một chủ đề và không dễ nói. Một số người sẽ đưa ra luận điểm về loại vượn và quá trình tiến hóa, rằng vượn cái cũng cúi đầu trước vượn được và một số điều tương tự. Nhưng có điều chúng ta đâu phải vượn. (Cười) (Vỗ tay) Loài vượn cũng sống trên cây và ăn sâu cho bữa sáng, chúng ta đâu làm vậy. Một số người khác sẽ nói, "Đàn ông cũng có cái khổ của họ." Và điều đó đúng. Nhưng chủ đề ở đây... (Cười) Chúng ta đang bàn đến một chủ đề khác ở đây. Giới tính và giai cấp là hai hình thức áp bức khác nhau. Tôi bắt đầu nhận thức được về hệ thống các loại áp bức và sự không liên quan giữa hai hệ áp bức khi nói chuyện với đàn ông da đen. Có lần tôi bàn về vấn để giới tính với một người đàn ông da đen, và anh ấy nói, "Sao cô lại nói 'là phụ nữ, tôi cảm thấy'? Sao không phải là 'là con người'?" Có điều anh cũng là người thường xuyên nói về trải nghiệm khi "là một người da đen." Bất bình đẳng giới là có thật. Cách nhìn thế giới của nam và nữ rất khác nhau. Giới tính quyết định cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Nhưng chúng ta thay đổi được. Nhiều người sẽ đưa ra luận cứ, "Thực ra phụ nữ mới là người quyết định cuối cùng, là người nắm thực quyền." Dành cho những bạn không đến từ Nigeria, thực quyền của phụ nữ là khi cô ấy dùng sắc dục để có được đặc ân từ đàn ông. Thực ra thực quyền này không hề là một quyền lực. Thực quyền này chỉ đơn giản có nghĩa là người phụ nữ biết cách khai thác một điều gì đó để sử dụng quyền lực của người khác. Và tất nhiên, chúng ta phải thắc mắc, sẽ thế nào nếu cái người khác đó đang không vui, hoặc đang bệnh, hay không có quyền. (Cười) Nhiều người sẽ đưa ra luận cứ, đó là vị trí của phụ nữ trong nền văn hóa này. Nhưng văn hóa cũng phát triển mà. Tôi có hai cô cháu gái sinh đôi xinh xắn vừa tròn 15 tuổi đang sống ở Lagos. Nếu các cháu của tôi sinh ra sớm hơn 100 năm thì chúng sẽ bị giết ngay khi mới lọt lòng. Vì trẻ em sinh đôi phải bị giết theo văn hóa của chúng ta. Vậy mục đích của văn hóa là gì? Văn hóa có hình thức bên ngoài, những điệu múa chẳng hạn... nhưng văn hóa còn là sự bảo tồn và duy trì. Nhà tôi có ba anh chị em, tôi là đứa quan tâm nhất về nguồn gốc, về truyền thống, về vùng đất của tổ tiên. Các anh em trai không quan tâm nhiều như tôi. Nhưng tôi không được tham gia, tôi không được đi họp dòng họ, tôi không được có ý kiến. Vì tôi là con gái. Văn hóa không làm nên con người, văn hóa do con người tạo ra. Vậy nên nếu sự thật... (Vỗ tay) Vậy nên nếu thật sự, văn hóa chúng ta chưa coi phụ nữ là một con người đầy đủ, chúng ta hãy tạo ra một văn hóa mới. Tôi thường xuyên nhớ về người bạn thân Okoloma Maduewesi của tôi. Cầu mong anh và những người đã ra đi trong tai nạn Sosoliso được an nghỉ. Chúng tôi sẽ luôn nhớ về anh. Và hồi đó anh đã đúng khi gọi tôi là một feminist. Tôi là một feminist. Ngày hôm đó lúc về nhà tôi tra từ điển, tìm định nghĩa feminist: Feminist là người tin và sự bình đẳng giữa các giới tính trong xã hội, kinh tế và chính trị. Cụ của tôi, từ những câu chuyện tôi được nghe kể, cũng là một feminist. Cụ trốn khỏi nhà người đàn ông cụ không yêu, để kết hôn với người cụ yêu. Cụ đã từ chối, phản kháng, đã nói lên nguyện vọng của mình mỗi khi cụ cảm thấy mình gặp bất công về quyền lợi, đất đai và những điều khác. Cụ của tôi không biết từ "feminist", nhưng cụ là một feminist. Chúng ta nên tự hào được là feminist. Tôi có một định nghĩa riêng cho từ này: "Feminist là một người nói rằng... (Cười) (Vỗ tay) Feminist là một người có ý nghĩ, "Vâng, vấn đề về giới vẫn tồn tại trong thế giới hiện đại, và chúng ta phải có giải pháp, chúng ta phải cải thiện" bất kể người đó là nam hay nữ. Anh trai tôi, Kene, là một feminist. Anh là một người đàn ông đẹp trai, tốt bụng và dễ thương, và anh ấy vô cùng nam tính. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hai tháng trước, tôi và các con quây quần bên màn hình chiếc điện thoại, xem live stream lễ trao giải Game Awards, một trong giải thưởng danh giá nhất của cộng đồng làm game. Họ công bố các ứng cử viên cho giải Trò chơi đột phá của năm, giải thưởng dành cho trò chơi có sức sáng tạo nhất, với cốt truyện có ý nghĩa và mang thông điệp sâu sắc nhất. Họ mở bì thư, và tên trò chơi của chúng tôi được xướng lên. Một giải thưởng... dành cho sự đột phá mạnh mẽ nhất. Thực sự điều đó rất hài hước, vì tôi luôn nghĩ rằng, thắng giải thưởng lớn như vậy sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, nhưng sự thực lại ngược lại. Một buổi tối khó quên, với thành quả to lớn đó... Chúng đi vào quên lãng. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những tối đau buồn, chúng có sức ảnh hưởng lớn đến bản thân tôi, và những gì tôi làm. Năm 2010, con trai thứ ba của tôi, Joel, được phát hiện mắc phải u não hiếm gặp. Trước khi năm đó kết thúc, bác sĩ đã thông báo với gia đình tôi rằng, khối u đó đã phát triển trở lại, bất chấp việc con tôi đang được hoá trị và xạ trị ở mức độ cao nhất. Vào buổi tối kinh khủng đó, sau khi biết được Joel chỉ còn bốn tháng nữa để sống, tôi ôm hai đứa con còn lại vào lòng, lúc đó chúng mới chỉ có năm và ba tuổi, và tôi không chắc chúng hiểu được bao nhiêu, vì vậy tôi đã kể cho chúng nghe một câu chuyện cổ tích trước giờ đi ngủ. Tôi kể về một hiệp sĩ quả cảm tên là Joel, và cuộc hành trình chiến đấu chống lại con rồng độc ác mang tên Ung thư. Hằng đêm, tôi kể thêm cho chúng nghe về câu chuyện đó, nhưng tôi không bao giờ kết truyện. Tôi cố gắng xây dựng một bối cảnh dễ hiểu và mong rằng những lời cầu nguyện sẽ tới Chúa, tôi không bao giờ nói với chúng rằng hiệp sĩ đó, người đã chiến đấu vô cùng quả cảm, đã không thể tiếp tục được nữa và đã yên nghỉ vĩnh hằng. Tôi may mắn đã không phải kể đoạn kết câu chuyện cổ tích đó. Những đứa trẻ đã quá lớn. Hơn mọi mong đợi, Joel có phản ứng tốt với việc điều trị lâm sàng, nên thay vì chỉ tính bằng tháng, chúng tôi có vài năm để học cách yêu quý hết mực đứa con đang chết dần của mình. Học cách chấp nhận cái cảm giác đáng ghét khi phải cố gắng giành lại dù chỉ chút tình thương yêu bé nhỏ để chiến đấu với nỗi đau dai dẳng không dứt khi ngày đó đã cận kề. Chúng tôi không chỉ che chở con mình về thể xác, bởi Joel đáng để yêu quý, mặc dù tình yêu đó đã xé nát chúng tôi. Và bài học về sự sống le lói đó đã thay đổi tôi hoàn toàn, nhiều hơn bất cứ phần thưởng nào. Chúng tôi bắt đầu sống như thể Joel còn có thể, và bắt đầu phát triển một tựa game có tên "That Dragon, Cancer." Đó là câu chuyện của Joel. Đó là câu chuyện về khát khao sự sống trước lưỡi hái Tử thần. Đó là câu chuyện về niềm tin, và sự nghi ngờ và việc nhận ra, vật lộn với cảm giác muốn bỏ cuộc là một phần để có niềm tin, đó cũng là phần quan trọng nhất. Đó là câu chuyện khởi đầu với một phép màu, và kết thúc trong những hoài niệm. (Nhạc) (Cười) (Vỗ tay) (Nhạc) (Video) Bố: Ngựa chạy nhong nhong, con có thích không? (Cười) Bố rất vui khi con cười. (Nhạc) (Cười) [Một Hành trình Hi vọng trước lưỡi hái Tử thần] [That Dragon, Cancer] (Nhạc) Khi bạn chơi trò "That Dragon, Cancer," bạn sẽ chứng kiến cuộc sống của Joel qua nhiều cung bậc cảm xúc, khám phá những cảm giác mà gia đình chúng tôi đã trải nghiệm. Cảm giác có chút gì đó như thể việc phân tích tính tương tác ở thơ bởi vì mỗi trò chơi đều mang một thông điệp, vậy nên khi càng nhiều người chơi tự hỏi bản thân về thông điệp mà nhà phát triển đang cố gắng truyền tải và lý do của nó, họ càng có nhiều trải nghiệm chơi hơn. Joel dạy cho chúng tôi rằng sự sống như một ngọn nến trước gió, và chúng tôi đã đưa điều đó vào game. Người chơi sẽ mong đợi việc trò chơi này sẽ có cốt truyện không tuyến tính, họ muốn trải nghiệm sự quan trọng của việc ra quyết định, và làm thay đổi kết cục trò chơi bằng các quyết định đó. Chúng tôi đã phá vỡ quy tắc đó, đạp đổ quyền lựa chọn ngay trước mắt họ, vậy nên họ sẽ tự hiểu ra rằng, họ không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi số phận của Joel. Họ cảm nhận điều đó một cách sâu sắc và tuyệt vọng giống như chúng tôi đã từng, trong cái đêm chúng tôi ôm Joel vào lòng và cầu nguyện hàng tiếng đồng hồ, cố gắng níu giữ hy vọng mong manh về một phép màu chẳng thể có. Chúng ta đều muốn thắng, nhưng khi nhận ra bạn không thể thắng, vậy thì bạn chơi với mục đích gì? Tôi không hề có ý định làm game, nhưng những khoảnh khắc đó đã thay đổi cuộc đời tôi, chúng là kết quả của những lúc khó khăn, không phải từ vinh quang chúng tôi có. Khi tin rằng Joel sẽ sống sót, tôi đã bỏ việc làm game cho chồng của tôi. tôi thử làm vài thứ khác, và cũng có vài ý tưởng khác trong đầu. Nhưng sau cái đêm mà Joel vĩnh viễn ra đi, động lực đó, cái động lực chia sẻ cuộc sống của Joel thông qua làm game... tôi không thể cưỡng lại ý nghĩ đó. Tôi viết code nhiều hơn, tôi họp với đội thiết kế của mình, tôi nêu ra nhiều ý tưởng hơn và trực tiếp làm cùng họ. Và tôi hiểu ra rằng tạo ra một trò chơi là kể lại được một câu chuyện, nhưng với góc nhìn và trải nghiệm hoàn toàn mới. Tất cả các yếu tố tưởng tượng và mang tính biểu trưng đều có, nhưng chúng được thiết kế thích hợp với người chơi, và sự đáp ứng từ hệ thống Đó là công việc đầy thử thách. Tôi phải nghĩ ra phương pháp hoàn toàn mới để làm điều đó, nhưng tôi thích chúng. Tôi đã có thể không nghĩ ra điều đó nếu không có Joel. Bạn có thể hơi ngạc nhiên khi thấy chúng tôi chọn việc sẻ chia câu chuyện về ung thư bằng cách làm game. Có lẽ bạn cũng nghĩ giống rất nhiều người đi trước bạn: Ung thư không phải trò chơi. Hãy nói với những bố mẹ có con bị ung thư về việc lấy găng tay y tế và thổi nó lên như quả bóng bay, hay giả vờ coi ống tiêm là một chiếc tàu vũ trụ, hay để con mình lái chiếc giường bệnh chạy vút qua hành lang bệnh viện giống như một cuộc đua xe. Bởi lẽ khi bạn có con nhỏ, mọi thứ quanh bạn đều là trò chơi. Và khi con bạn gặp phải một biến cố nào đó, bạn sẽ càng cố gắng để biến cuộc sống của chúng thành những trò chơi vui nhộn, bởi lẽ con trẻ thích khám phá thể giới thông qua những trò chơi. Trong khi ung thư có thể cướp đi nhiều thứ từ gia đình, đừng để nó cướp đi tiếng cười. Nếu bạn đang nghe tôi nói và bạn đang tưởng tượng đến một gia đình đang kề bên giường bệnh của đứa con đang hấp hối, mà bạn không nghĩ về niềm vui như là một phần của khung cảnh đó, thì chúng tôi đã đúng khi chia sẻ câu chuyện của mình cho bạn, vì đó là một giai đoạn rất khó khăn của chúng tôi. Sự khó khăn không thể diễn tả thành lời, nhưng cũng chan chứa hy vọng, tình thương sâu sắc, và những niềm vui mà tôi chưa từng trải qua. Chúng tôi đã cố gắng chia sẻ thế giới đó thông qua trò chơi của mình, tới những người chưa từng trải qua điều đó, bởi chúng tôi không thể hình dung nổi thế giới đó cho đến khi nó thực sự xảy ra. Chúng tôi làm một trò chơi rất khó chơi. Nó chẳng phải bom tấn gì hết. Mọi người phải chuẩn bị để trải qua các cung bậc cảm xúc trong một câu chuyện mà họ biết nó sẽ làm trái tim họ đau đớn. Nhưng khi trái tim ta đau đớn như vậy, chúng sẽ tự lành theo cách khác. Trái tim của tôi đã tự lành với một nỗi đau ở trong nó, tôi có thể ngồi cùng những người đang đau đớn tột cùng, nghe câu chuyện của họ và cố gắng an ủi, để họ biết rằng họ không bị bỏ rơi. Vào buổi tối mà "That Dragon, Cancer" thắng giải Game đột phá của năm, chúng tôi vỗ tay, chúng tôi tươi cười và nói về Joel, nói về ảnh hưởng của cậu ấy đối với chúng tôi, nói về tất cả những đêm khó khăn nhưng tràn đầy hy vọng của chúng tôi, khi cậu ấy thay đổi chúng tôi và dạy chúng tôi quá nhiều điều về cuộc sống, niềm tin và mục đích sống. Giải thưởng đó không thể so sánh được với thậm chí một bức ảnh của con trai tôi, nhưng nó đại diện cho tất cả những ai tìm thấy ý nghĩa của trò chơi này, những người tôi chưa từng gặp. Họ thi thoảng viết mail cho tôi. Họ nói rằng họ nhớ Joel, cho dù họ chưa từng gặp cháu. Họ nói về sự cảm thông của họ dành cho con trai tôi, họ giúp nỗi đau của tôi vơi đi phần nào, khi biết rằng có một cậu bé mười tuổi đang xem hướng dẫn chơi trên Youtube, hoặc một bác sĩ đang chơi nó bằng điện thoại trên máy bay, hoặc một giáo sư giới thiệu Joel tới các sinh viên năm nhất ngành Triết. Chúng tôi tạo ra một tựa game khó chơi. Nhưng tôi thấy điều đó hợp lý, bởi những giờ phút khó khăn nhất đã thay đổi chúng tôi hơn mọi giải thưởng chúng tôi đạt được. Bi kịch đó đã làm tôi thay đổi nhiều hơn mọi giấc mơ tôi muốn đạt được. Cám ơn. (Vỗ tay) Trường kiến trúc tôi từng học khoảng 30 năm trước tình cờ xuất hiện trong 1 phòng tranh bên kia đường do kiến trúc sư vĩ đại Louis Kahn thiết kế. Tôi yêu tòa nhà này tôi thường ghé thăm khá thường xuyên. Một ngày nọ, tôi thấy ông bảo vệ quét tay qua tường bê tông. Đó là cách ông làm, thể hiện trên khuôn mặt -- điều gì đó làm tôi cảm động. Tôi có thể nhận thấy tòa nhà làm ông ấy cảm động và kiến trúc có khả năng khiến bạn cảm động. Tôi có thể thấy điều ấy và nhớ từng nghĩ rằng "Wow, làm sao kiến trúc làm được điều ấy?" Tôi học thiết kế ở trường, nhưng ở đây, đây là 1 phản ứng của trái tim. Và nó khiến tôi cảm động đến tận đáy lòng. Bạn biết đấy, bạn khao khát cái đẹp, thỏa mãn giác quan, bầu không khí, phản ứng cảm xúc. Đó là cảnh giới của sự không diễn tả được và không đo đếm được. và bạn sống vì điều đó: 1 cơ hội thử nghiệm. Vậy nên năm 2003, có 1 cuộc kêu gọi rộng rãi về lĩnh vực thiết kế cho đền Bahái ở Nam Mỹ. Đó là đền đầu tiên ở Nam Mỹ. Là đền mang tầm lục địa 1 dấu mốc quan trọng lớn lao đối với cộng đồng người Baháí bởi vì đây là cái đền mang tính lục địa cuối cùng và sẽ mở ra cơ hội xây dựng các đền cấp địa phương và quốc gia trên khắp thế giới. Tóm tắt thiết kế thực sự đơn giản như phỉnh phờ vậy và độc nhất trong biên niên sử của tôn giáo: 1 phòng hình tròn, có 9 bên, 9 lối vào, 9 đường mòn đi vào, để bạn bước vào ngôi đền từ tất cả các hướng số 9 tượng trưng cho sự hoàn thiện, hoàn hảo. Không giảng đàn, không bài thuyết giáo, vì không có giáo sĩ trong tín ngưỡng người Baháí. Trong thế giới mà người ta xây bờ tường lên cao, thiết kế này cần phải thể hiện ở dạng ngược lại hoàn toàn. Nó phải rộng mở, chào đón người dân của các tín ngưỡng khác nhau, tầng lớp xã hội, gia cảnh, hoặc không hề có tín ngưỡng; 1 hình thức của không gian linh thiêng mới không có họa tiết hoặc mẫu vẽ. Đền giống như thiết kế của 1 nhà thờ đầu tiên của Công giáo hoặc 1 trong những nhà thờ đầu tiên của đạo Hồi. Vậy, chúng ta sống trong thế giới ngoài giáo hội. Làm sao bạn thiết kế được nơi linh thiêng? Và làm sao bạn xác định hiện nay, điều gì là linh thiêng? Tôi tình cờ lướt qua câu trích dễ thương từ tác phẩm của người Baháí và nói với người cầu nguyện. rằng nếu bạn cầu nguyện, và nếu lời cầu nguyện được hồi đáp đã thực sự là điều thú vị rằng các trụ cột của tâm hồn bạn sẽ tỏa sáng. Tôi đã yêu ý tưởng này về bên trong và vẻ ngoài, như khi bạn thấy ai đó và nói "người đó thật rạng rỡ." Và tôi nghĩa "Ô, trời, sao mà ta có thể tạo nên điều gì thật sự mang tính kiến trúc nơi bạn có thể sáng tạo 1 tòa nhà và trở nên rực rỡ dưới ánh sáng? như ngọc thạch, nếu bạn nếu bạn hôn nó thì nó sẽ trở nên sống động. Tôi đã vẻ bản phát họa này, bằng 2 lớp, trong suốt với cấu trúc đan xen bắt sáng. Có lẽ là 1 hình thức tinh khiết dạng đơn giản của sự hiện thân mà bạn có thể tưởng tượng ra sẽ đều là dạng mái vòm và mọi điều chúng ta vẫn làm là trông giống 1 quả trứng nhiều hơn. (Cười) 1 giọt nước Bạn tìm đi. Bạn chắc biết kiểu tìm kiếm hơi điên này cho bạn quá trình đưa bạn đến và bạn sẽ có nhiều bất ngờ. Tôi nhớ hoàn toàn tình cờ Tôi thấy đoạn video về 1 cái cây di chuyển trong ánh sáng, hình ảnh đó khiến tôi nghĩ đến sự chuyển động sự vươn tới ý tưởng rằng đền cần có sự vươn tới, như vươn tới thầnh thánh. Bạn cũng có thể tưởng tượng rằng sự di chuyển trong 1 vòng tròn có nghĩa là chuyển động và tĩnh lặng như vũ trụ, điều bạn thấy ở nhiều nơi. (Cười) Nhưng sự xoay tròn không hề đủ, bởi vì chúng ta cần 1 hình dạng. Ở trong tác phẩm của người Baháí nói về các ngôi đền hoàn hảo ngang bằng với con người càng tốt và chúng ta tiếp tục suy nghĩ vậy cái gì là hoàn hảo? Tôi nhớ đã tình cờ xem qua bức hình này về cái rổ của người Nhật và nghĩ rằng khái niệm về hoàn hảo của phương Tây cần được thử thách cái bóng của cái rổ tuyệt vời này sự chao đảo này và rằng nó là 1 dạng lõm điều bạn có thể tưởng tượng vết lõm ở vai hoặc ở xương gò má, và dạng hữu cơ đó Thế nên chúng tôi vẽ và làm ra các mô hình những đường này gặp nhau ở đỉnh, những đường mềm trở nên giống vải len và những tấm màn che và tấm gấp trong suốt và ý tưởng không chỉ là gấp khúc mà là vặn xoắn bạn có nhớ cái cây khi nãy và cách chúng với tới. Và đây bắt đầu thành 1 dạng thú vị khắc chạm nền móng, làm các lối vào. Và chúng tôi kết thúc bằng cái này. Đây là đền có 2 lớp, 9 màn che sáng chói. ánh sáng được hiện thân, những đường nét mềm mại như vải len phát quang. Có 180 bài nộp từ 80 quốc gia, và đây là bài được chọn. Vậy nên chúng tôi đi vào bước kế tiếp - xây đền như thế nào. Chúng tôi đã trình lên thạch cao. Nhưng thạch cao quá mềm, và chúng tôi đã thử nghiệm nhiều thử nghiệm với các vật liệu, cố nghĩ ra cách làm sao để có sự lung linh này, và chúng tôi chọn loại borosilicate. và thủy tinh borosilicate, bạn biết đó loại này rất cứng, nếu bạn đập vỡ borosilicate, và làm tan chảy ở nhiệt độ phù hợp, thì sẽ được loại vật liệu mới này, chúng tôi mất 2 năm để làm ra loại thủy tinh đúc này . Và đây là loại có chất lượng chúng tôi yêu thích, ý tưởng về ánh sáng hiện thân. nhưng từ bên trong, chúng tôi muốn vật liệu có ánh sáng mỏng, như lớp lót của áo khoát. Ở bên ngoài, có phần bảo vệ, nhưng bên trong bạn chạm được nó. Chúng tôi đã tìm ra loại gân nhỏ này trong 1 mỏ đá ở Bồ Đào Nha với hòn đá xinh đẹp này là vật mà người chủ đã giữ qua 7 thế hệ của gia đình chờ đợi 1 dự án phù hợp, nếu bạn có thể tin tưởng. Hãy nhìn vào vật liệu này, thật đẹp! Cách nó tỏa sáng; có chất lượng trong suốt đó Đây bạn có thể thấy cấu trúc. Nó cho ánh sáng xuyên qua. Và khi nhìn xuống, 9 chái nhà được buộc lại, thật vững chãi về mặt kết cấu và hình tượng, 1 hình tượng tuyệt vời của sự thống nhất: hình học thuần nhất, 1 vòng tròn hoàn hảo, 30m trong tiết diện và trong kế hoạch 1 sự đối xứng hoàn hảo, giống như ý tưởng sự linh thiêng và hình học. Và đây bạn thấy tòa nhà được xây lên cao, 2,000 mối nối thép, 9,000 mảnh thép, 7,800 mảnh đá, 10,000 mảnh thủy tinh đúc có hình dạng riêng, tất cả được mô tả bằng cả 1 siêu kết cấu, được thiết kế, thi công với công nghệ không gian vũ trụ máy móc tiền chế đến máy móc, bằng rô bốt, bạn có thể tưởng tượng ra 1 nỗ lực lớn của cả 1 nhóm sơ bộ hàng trăm người, với trong vòng 3% trong ngân sách 30triệu USD được lập năm 2006. (Vỗ tay) 9 chái nhà buộc với nhau hình thành nên 1 ngôi sao có 9 cánh, và hình dạng ngôi sao di chuyển trong không gian, tìm mặt trời. Và chính là đây. Khán giả ồ lên (Vỗ tay) Hy vọng rằng, phản hồi phù hợp cho câu trích tuyệt vời đó, " lời thỉnh cầu được hồi đáp" mở ra ở mọi hướng, thu nhận ánh sáng xanh của bình minh, ánh sáng trắng ban ngày như trong lều, anh sáng vàng vọt của buổi chiều và tất nhiên, sự đảo ngược vào ban đêm: thỏa mãn giác quan bắt ánh sáng theo mọi cách huyền bí. Tại điểm xây dựng: thật thú vị; 14 năm trước khi nộp đề xuất, chúng tôi chỉ ra, đền cần đặt đối diện dãy Andes. Chúng tôi đã không có dãy Andes ở nơi xây dựng, nhưng sau 9 năm, đó chính là nơi chúng tôi nhận, các đường nét của đền không đặt đối diện cái gì nhưng là thiên nhiên thuần túy, đi vòng quanh, không có gì ngoài thành phố bên dưới bạn, và bên trong, cảnh từ mọi hướng, khu vườn tỏa sáng từ mỗi hốc tường, các lối đi tỏa sáng. Tháng 10 vừa rồi, là lễ khánh thành- 1 sự kiện linh thiêng, tuyệt diệu, 5,000 người từ 80 quốc gia, dòng người viếng thăm liên tiếp người bản địa từ mọi quốc gia của Nam Mỹ họ chưa bao giờ rời làng mình. Và dĩ nhiên, rằng đền này là tài sản của mọi người, tập hợp của nhiều nền văn hóa và các tầng lớp xã hội nhiều tín ngưỡng, và đối với tôi, điều quan trọng nhất là cảm thấy gì khi ở trong đền; rằng cảm thấy thân mật, nhưng linh thiêng và rằng mọi người đều được chào đón. Và ngay cả 1 vài người có cùng phản ứng như người bảo vệ, thì nó thực sự là đền của chính họ. Và tôi yêu điều đó. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Tôi muốn kể các bạn nghe trải nghiệm khó xử nhất đã từng xảy ra với tôi trong suốt những năm làm bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ. Chuyện này xảy ra cách đây vài năm. Tôi được yêu cầu làm bác sĩ tham vấn cho một phụ nữ ngoài 70 tuổi -- một giáo sư tiếng Anh đã về hưu bị ung thư tụy. Tôi được yêu cầu chăm sóc bà ta vì bà ta bị đau, buồn nôn, nôn... Khi tôi đến thăm bà, chúng tôi bàn các triệu chứng đó và trong buổi tham vấn ấy, bà đã hỏi tôi liệu cần sa y tế sẽ giúp bà bớt đau không. Tôi nhớ lại mọi thứ tôi đã học ở trường y về cần sa y tế, việc đó chẳng mất nhiều thời gian lắm vì hồi đó tôi hoàn toàn chẳng học được gì, nên tôi nói với bà ấy rằng theo hiểu biết của tôi, cần sa y tế không có bất kì lợi ích gì. Bà ta cười, gật đầu, rồi với tay đến cái túi xách cạnh giường và lấy ra một xấp gồm chừng một tá báo cáo ngẫu nhiên và được kiểm soát cho thấy rằng cần sa y tế có tác dụng đối với các triệu chứng như buồn nôn, đau và cảm giác lo âu. Bà đưa tôi những báo cáo đó và nói, "Có lẽ anh nên đọc xấp này trước khi đưa ra ý kiến ... bác sĩ à." (Tiếng cười) Và tôi đã đọc. Đêm đó, tôi đọc hết các báo cáo và tìm thêm một số bài viết khác. Khi tôi đến thăm bà vào sáng hôm sau, tôi đã phải thừa nhận rằng dường như có những bằng chứng về việc cần sa y tế có tác dụng y học, tôi cũng đề xuất với bà ta rằng nếu thực sự muốn thì bà nên dùng nó. Các bạn biết bà ta nói gì không? Vị giáo sư tiếng Anh về hưu 73 tuổi này? Bà ta nói :"Tôi dùng nó cách đây chừng sáu tháng. Nó thật tuyệt. Tôi dùng nó mỗi ngày kể từ lúc ấy. Thứ thuốc tuyệt nhất tôi từng thấy. Chẳng hiểu sao mãi đến 73 tuổi thì tôi mới biết thứ này. Nó quá tuyệt." (Tiếng cười) Đó là lúc tôi nhận ra tôi cần phải tìm hiểu về cần sa y tế vì những điều tôi lĩnh hội ở trường y chẳng liên hệ gì đến thực tế. Tôi bắt đầu đọc thêm các báo cáo, trao đổi với các nhà nghiên cứu, với các bác sĩ, và quan trọng nhất là tôi lắng nghe các bệnh nhân. Rồi tôi viết một cuốn sách dựa trên những trao đổi đó và cuốn sách thực sự xoay quanh ba điều ngạc nhiên đối với tôi. Một điều tôi đã đề cập -- đó là cần sa y tế thực sự có tác dụng. Những tác dụng đó không đến mức to lớn hay ấn tượng như một số người ủng hộ nhiệt thành của cần sa y tế làm chúng ta tin như vậy, nhưng chúng là thật. Điều ngạc nhiên thứ hai: cần sa y tế thực sự có những nguy cơ, mặc dù chúng không quá nổi bật hay đáng sợ như những người phản đối cần sa y tế làm chúng ta tin như vậy, nhưng chúng vẫn là những nguy cơ hiện hữu. Đến điều bất ngờ thứ ba mới là điều... bất ngờ nhất. Đó là rất nhiều bệnh nhân mà tôi đã nói chuyện, những người chuyển sang dùng cần sa y tế không phải vì tác dụng của nó, hay vì sự cân bằng giữa lợi và hại, hay vì họ nghĩ nó là thứ thuốc kì diệu, mà là vì nó giúp họ kiểm soát bệnh tình của họ. Nó cho phép họ tự quản lí sức khỏe theo hướng tích cực, hiệu quả, hiệu nghiệm và thoải mái với họ. Tôi sẽ kể về một bệnh nhân khác để minh họa cho ý của tôi. Robin chỉ ngoài 40 một chút khi tôi gặp cô, vậy mà lúc đó cô ấy trông như gần 70. Cô ấy bị bệnh thấp khớp suốt 20 năm qua, tay cô ấy xương xẩu vì viêm khớp, lưng thì còng, và cô ấy phải di chuyển bằng xe lăn. Cô ấy trông rất yếu ớt, và tôi nghĩ về mặt thể chất thì có lẽ là vậy, nhưng về mặt cảm xúc, nhận thức, và tâm lí, cô ấy nằm trong số những người mạnh mẽ nhất mà tôi từng gặp. Khi tôi ngồi cạnh cô ấy ở một cơ sở điều trị bằng cần sa y tế ở Bắc California để hỏi cô vì sao cô lại chuyển sang loại thuốc này, nó mang lại cho cô những gì và như thế nào, cô ấy bắt đầu nói với tôi những thứ tôi đã nghe nhiều bệnh nhân trước kể lại. Nó làm cô ấy bớt lo lắng; nó làm cô ấy bớt đau; khi bớt đau, giấc ngủ của cô cũng tốt hơn. Tôi nghe những điều này rồi. Rồi sau đó cô ấy lại nói một điều tôi chưa từng nghe, đó là thứ thuốc này giúp cô ấy làm chủ cuộc sống cũng như sức khỏe của cô. Cô ấy có thể dùng nó bất cứ lúc nào cô muốn theo cách cô muốn, với liều lượng và tần suất có hiệu quả với cô. Nếu nó không hiệu quả, cô ấy có thể thay đổi. Mọi thứ do cô ấy quyết định. Điều quan trọng nhất cô ấy nói là cô ấy không cần ai cho phép -- không hẹn khám, không bác sĩ kê đơn, không dược sĩ cho thuốc. Tất cả đều do cô ấy. Cô ấy làm chủ. Dường như đó là chuyện nhỏ với một người bị bệnh mãn tính, không phải chuyện nhỏ đâu -- không hề. Khi chúng ta đối mặt với một bệnh mãn tính, dù nó là thấp khớp, lupus ban đỏ, ung thư, tiểu đường, hay xơ gan, chúng ta đều mất kiểm soát. Lưu ý rằng tôi nói "khi", không phải "nếu", vì đến lúc nào đó trong đời, chúng ta đều gặp phải một căn bệnh mãn tính trầm trọng khiến chúng ta mất kiểm soát. Chúng ta thấy chức năng suy giảm, vài người sẽ thấy nhận thức suy giảm, chúng ta không còn khả năng tự chăm sóc chính chúng ta, làm những điều chúng ta muốn làm. Cơ thể chúng ta phản bội lại chúng ta, và trong quá trình đó, chúng ta sẽ mất kiểm soát. Điều đó thật đáng sợ; không chỉ đáng sợ -- nó rất khủng khiếp, nó rất ghê rợn. Khi tôi nói với các bệnh nhân ở diện chăm sóc xoa dịu, nhiều người trong số họ đang đối mặt với những căn bệnh có thể chấm dứt đời họ, họ sợ rất nhiều thứ -- đau, buồn nôn, nôn, táo bón, suy nhược, cái chết lơ lửng trên đầu; nhưng điều làm họ sợ hãi hơn bất kì thứ gì lại là khả năng đến lúc nào đó, ngày mai hoặc một tháng sau kể từ bây giờ, họ sẽ mất quyền làm chủ sức khỏe của họ, cuộc sống của họ, việc chăm sóc y tế của họ, và họ sẽ phụ thuộc vào những người khác; điều đó thật ghê rợn. Vì thế, thật sự là không có gì lạ khi những bệnh nhân như Robin, người tôi vừa kể với các bạn, người tôi gặp ở phòng khám, chuyển sang dùng cần sa y tế để cố gắng giữ lại một chút vẻ kiểm soát. Họ làm vậy như thế nào? Làm thế nào các cơ sở điều trị bằng cần sa y tế này -- như cái nơi tôi gặp Robin -- Làm thế nào họ giúp bệnh nhân như Robin có lại được sự tự chủ cần thiết? Và làm thế nào họ thực hiện theo cái cách mà các bệnh viện và phòng khám thông thường, ít nhất là với Robin, không thể làm được? Bí mật của các cơ sở này là gì? Thế là tôi quyết định tìm hiểu. Tôi đến một phòng khám cũ ở Venice Beach, California và có được giấy giới thiệu cho phép tôi trở thành bệnh nhân trị liệu bằng cần sa y tế. Tôi có thư giới thiệu cho phép tôi mua cần sa y tế. Lá thư đến với tôi một cách phi pháp, vì tôi không thường trú ở California -- tôi nên lưu ý điều đó. Tôi cũng xin nói với các bạn rằng tôi chưa hề dùng lá thư đề nghị đó để mua thuốc, và đối với các đặc vụ của Lực lượng Chống Ma túy -- (Tiếng cười) hãy yêu quý công việc của các bạn và cứ tiếp tục. (Tiếng cười) Mặc dù nó không cho phép tôi mua thuốc, lá thư đó vô cùng quý giá vì nó giúp tôi trở thành bệnh nhân. Nó cho phép tôi trải qua những gì mà những bệnh nhân như Robin đã trải qua khi họ đến một cơ sở điều trị bằng cần sa y tế. Những gì tôi đã trải qua -- những gì họ trải qua mỗi ngày, hàng trăm ngàn người như Robin -- thực sự đáng kinh ngạc. Tôi bước vào phòng khám, và từ cái lúc tôi bước vào nhiều trong số phòng khám và cơ sở y tế này, tôi cảm thấy rằng cơ sở y tế này, phòng khám này, là dành cho tôi. Lúc đầu thì có những câu hỏi về việc tôi là ai, loại công việc tôi đang làm là gì, mục đích của tôi khi tìm kiếm cách điều trị hay sản phẩm từ cần sa y tế, mục đích của tôi, sở thích của tôi, hi vọng của tôi, làm sao tôi nghĩ và hi vọng rằng nó sẽ giúp tôi, tôi lo ngại điều gì. Đây là những câu hỏi mà các bệnh nhân như Robin lúc nào cũng được hỏi. Những câu hỏi như vậy khiến tôi tự tin rằng người mà tôi đang nói chuyện thực sự quan tâm đến lợi ích của tôi và muốn tìm hiểu về tôi. Điều thứ hai tôi nhận thấy ở các phòng khám này là tính hiện hữu của thông tin. Thông tin không chỉ đến từ những người ở quầy tiếp tân, mà còn đến từ những người trong phòng chờ. Những người tôi gặp đều vui vẻ khi tôi ngồi cạnh họ -- những người như Robin -- và kể tôi nghe họ là ai, vì sao họ dùng cần sa y tế, nó giúp họ những gì và như thế nào, đồng thời cho tôi lời khuyên và gợi ý. Những phòng khám đó thực sự là nơi của sự tương tác, lời khuyên và sự hỗ trợ. Điều thứ ba là những người ở quầy tiếp tân. Tôi rất ngạc nhiên vì họ rất nhiệt tình để dành có lúc tới cả giờ đồng hồ hoặc hơn để trình bày các hiệu ứng giữa dòng thuốc này với dòng thuốc kia, giữa hút và hít, giữa thuốc ăn được và cồn nước -- tất cả, nhớ nhé, trong khi tôi không mua loại thuốc nào cả. Hãy nhớ lại lần gần đây nhất bạn đến bệnh viện hay phòng khám và lần gần đây nhất có ai đó dành cả giờ để trình bày những thứ đó cho bạn. Cái thực tế rằng các bệnh nhân như Robin đến với các phòng khám này, đến với những cơ sở y tế này và nhận được sự quan tâm cá nhân như vậy, cũng như thông tin và dịch vụ, thực sự nên là một lời nhắc nhở đối với hệ thống y tế. Những người như Robin đang quay lưng với y học chính thống, và chuyển qua các cơ sở điều trị bằng cần sa y tế bởi các cơ sở này mang lại cho bệnh nhân thứ họ cần. Nếu đó là lời nhắc nhở cho hệ thống y tế, thì đó là lời nhắc nhở mà nhiều đồng nghiệp của tôi hoặc không nghe hoặc không muốn nghe. Khi tôi nói chuyện với đồng nghiệp, cụ thể là các bác sĩ, về cần sa y tế, họ nói :"Ồ, chúng ta cần thêm chứng cứ. Chúng ta cần làm thêm các nghiên cứu về tác dụng cũng như nguy cơ." Và các bạn biết gì không? Họ nói đúng. Họ nói cực kì đúng. Chúng ta thật sự cần thêm chứng cứ về tác dụng của cần sa y tế. Chúng ta cũng cần yêu cầu chính phủ liên bang xếp cần sa ở danh mục Cấp II, hoặc hoàn toàn loại nó ra khỏi danh mục để mở đường cho việc nghiên cứu. Chúng ta cũng cần thêm các nghiên cứu về nguy cơ của cần sa y tế. Nguy cơ của cần sa y tế -- tác hại của dùng thuốc để giải trí là phổ biến, nhưng chúng ta lại không biết gì về nguy cơ của cần sa y tế, vậy nên chúng ta thực sự cần làm nghiên cứu; nhưng nếu nói rằng ta làm nghiên cứu mà không thực hiện bất kì thay đổi nào lúc này là hoàn toàn không hợp với ý của tôi. Những người như Robin không tìm đến cần sa y tế vì họ nghĩ đó là thứ thuốc kì diệu, hay vì họ cho rằng nó hoàn toàn không có nguy cơ gì. Họ tìm đến nó vì bối cảnh mà nó được cung cấp, phân phối và sử dụng, mang lại cho họ sự tự chủ cần thiết đối với cuộc sống của họ. Đó là lời nhắc nhở mà chúng ta cần thực sự chú ý đến. Tin tốt là có những bài học mà chúng ta có thể tiếp thu ngay hôm nay từ các cơ sở điều trị bằng cần sa y tế đó. Đó là những bài học ta thực sự cần tiếp thu. Đây thường là các cơ sở nhỏ kiểu gia đinh được quản lí bởi những người không qua đào tạo y tế. Mặc dù thật đáng xấu hổ khi nghĩ rằng phần lớn các phòng khám và cơ sở này đang cung cấp những dịch vụ và hỗ trợ, cũng như đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân theo cái cách mà các hệ thống chăm sóc y tế tỉ đô không làm được -- chúng ta nên xấu hổ vì điều đó -- nhưng chúng ta cũng có thể học từ nó. Có lẽ có ít nhất ba bài học mà ta có thể học hỏi từ các cơ sở nhỏ này. Một: chúng ta cần tìm cách để mang lại nhiều sự tự chủ cho bệnh nhân hơn theo hướng đơn giản mà quan trọng. Cách thức tương tác với y bác sĩ, Thời điểm tương tác với y bác sĩ, cách sử dụng thuốc mang lại hiệu quả cho bệnh nhân. Trong công việc của mình, tôi đã trở nên sáng tạo và linh hoạt hơn khi hỗ trợ bệnh nhân của tôi trong việc dùng thuốc an toàn để trấn áp các triệu chứng -- nhấn mạnh đến an toàn. Nhiều loại thuốc tôi kê đơn bao gồm cả thuốc nhóm opioid hay benzodiazepines vốn có thể gây nguy hiểm nếu bị lạm dụng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Chúng có thể gây nguy hiểm khi bị lạm dụng, nhưng chúng cũng sẽ vô hiệu nếu không được dùng theo hướng phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bệnh nhân. Vì thế, sự linh hoạt như vậy, nếu được thực hiện một cách an toàn, có thể vô cùng hữu ích với các bệnh nhân và gia đình của họ. Đó là điều thứ nhất. Hai: thông tin. Những cơ hội to lớn để học hỏi từ những thủ thuật của các cơ sở chữa trị bằng cần sa y tế để cung cấp thêm thông tin mà không nhất thiết phải mất nhiều thời gian thăm khám hay không mất thời gian thăm khám; cả những cơ hội để tìm hiểu các loại thuốc ta đang sử dụng kèm theo lí do, việc tiên lượng, tiến triển của bệnh, và quan trọng nhất, là cơ hội để các bệnh nhân học hỏi lẫn nhau. Làm sao có thể rập khuôn những gì xảy ra trong phòng chờ của các phòng khám và cơ sở y tế đó? Cách các bệnh nhân học hỏi và chia sẻ lẫn nhau. Điều quan trọng cuối cùng, ưu tiên bệnh nhân như cách các cơ sở điều trị bằng cần sa y tế đang làm, làm cho bệnh nhân tự họ cảm thấy thích thứ họ muốn, thứ họ cần, chính là lí do mà giới y bác sĩ... ... chúng ta tồn tại. Hỏi thăm bệnh nhân về niềm hi vọng, nỗi sợ hãi, mục tiêu và sở thích của họ Là bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ tôi hỏi mọi bệnh nhân rằng họ hi vọng gì và họ e ngại gì. Nhưng có điều này: Đừng để bệnh nhân phải chờ đến lúc ốm thập tử nhất sinh, đến mức gần đất xa trời, đừng để họ phải chờ đến lúc họ được một bác sĩ như tôi thăm khám trước khi có ai đó hỏi họ, "Ông/bà hi vọng điều gì?" "Ông/bà e ngại điều gì?" Điều này cần được thực hiện trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế. Chúng ta có thể làm được -- chúng ta thật sự có thể. Các phòng khám và cơ sở điều trị bằng cần sa y tế trên khắp đất nước đang làm điều này. Họ đang làm điều này theo cách khiến các hệ thống y tế quy mô và chính thống hơn trở nên lạc hậu; nhưng ta có thể học từ họ, và ta phải học từ họ. Mọi thứ ta cần làm là bỏ qua sự tự mãn -- trong chốc lát, hãy quên đi rằng vì ta có một lô học vị ghi đằng sau tên ta, vì ta là chuyên gia, vì ta là các nhân viên y tế hàng đầu của một hệ thống khổng lồ, nên ta biết mọi điều cần biết về cách đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Chúng ta cần dẹp bỏ tự mãn. Chúng ta cần đến thăm vài cơ sở điều trị bằng cần sa y tế. Chúng ta cần tìm hiểu việc họ đang làm. Chúng ta cần tìm hiểu lí do nhiều bệnh nhân như Robin đang rời bỏ những phòng khám truyền thống và đi đến các cơ sở điều trị bằng cần sa y tế. Chúng ta cần tìm hiểu thủ thuật và cơ sở vật chất của họ, đồng thời học hỏi từ họ. Nếu chúng ta làm vậy, tôi nghĩ chúng ta làm được và thiết nghĩ chúng ta phải làm, chúng ta có thể đảm bảo mọi bệnh nhân của ta sẽ có trải nghiệm tốt hơn nhiều. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Vũ trụ, biên giới cuối cùng. Tôi nghe những từ này lần đầu tiên vào năm tôi sáu tuổi, và tôi hoàn toàn bị thu hút. Tôi muốn khám phá những thế giới mới lạ. Muốn tìm sự sống chưa từng có. Tôi khao khát nhìn thấy mọi thứ mà vũ trụ mang đến. Những giấc mơ và lời mời gọi đó đã khiến tôi dấn thân vào một hành trình, một hành trình khám phá, từ lúc còn là học sinh, rồi sinh viên đại học, rồi khi là một tiến sỹ, và cuối cùng là một nhà thiên văn chuyên nghiệp. Tôi đã nhận ra hai điều đáng ngạc nhiên, một trong số đó hơi không may, khi tôi đang làm luận án Tiến sĩ. Tôi nhận ra rằng trên thực tế tôi sẽ không cầm lái một con tàu vũ trụ nào trong tương lai. Nhưng tôi cũng nhận ra sự kì thú và rộng lớn của vũ trụ; thực tế là vũ trụ quá lớn so với tầm bay của các con tàu. Vậy nên tôi chuyển hướng sang thiên văn học, để sử dụng kính viễn vọng. Giờ thì tôi sẽ cho các bạn xem một bức ảnh bầu trời đêm. Bạn có thể thấy ở bất kì đâu trên địa cầu. Mọi ngôi sao này đều là một phần của thiên hà của chúng ta - dải Ngân hà. Nếu bạn đến một nơi có bầu trời tối hơn, ở một nơi tối tăm thú vị, như sa mạc chẳng hạn, bạn có thể thấy phần trung tâm của dải Ngân hà với hàng trăm triệu vì tinh tú trải ra trước mắt bạn. Đó là một bức tranh tuyệt đẹp. Rất nhiều màu sắc trong đó. Xin nhắc lại rằng đây chỉ là một góc vũ trụ của chúng ta. Các bạn có thể thấy một vệt bụi tối kì lạ vắt ngang qua nó. Đó là bụi của phần vũ trụ đó đã làm mờ đi ánh sáng của các ngôi sao. Nhưng chúng ta vẫn làm khá tốt. Chỉ bằng mắt thường, chúng ta có thể khám phá một góc nhỏ vũ trụ. Chúng ta có thể làm hơn thế. Bạn có thể dùng kính viễn vọng tuyệt hảo như Kính Viễn vọng Không gian Hubble. Các nhà thiên văn học đã ghép nên bức ảnh này. Nó được gọi là Vùng sâu Hubble, và họ đã dành hàng trăm giờ chỉ để quan sát một khoảng trời nhỏ không lớn hơn móng tay cái đặt cách mắt một cánh tay. Và trong bức ảnh này bạn có thể thấy hàng ngàn thiên hà và chúng ta biết rằng có hàng trăm triệu, hàng trăm tỉ thiên hà trong toàn bộ vũ trụ, một số giống của chúng ta, một số thì không. Rồi bạn nghĩ: "Được, ta có thể tiếp tục hành trình này" Dễ mà. Ta chỉ cần dùng một kính viễn vọng thật mạnh và nhìn lên trời, không vấn đề gì." Thật ra thì chúng ta sẽ bỏ sót nhiều thứ nếu chỉ làm như vậy. Vì mọi thứ tôi đã đề cập từ đầu đến giờ chỉ đều dính đến dải quang phổ khả kiến, chỉ những thứ mắt chúng ta thấy được, và đó là một phần rất nhỏ, một phần bé tí ti của những gì vũ trụ cho chúng ta thấy. Có hai vấn đề rất quan trọng với việc dùng ánh sáng khả kiến. Không chỉ việc chúng ta bỏ sót mọi quá trình còn lại vốn phát ra những loại ánh sáng khác, mà có đến hai vấn đề. Thứ nhất là đám bụi tôi đã đề cập trước đó Bụi ngăn ánh sáng khả kiến đến mắt chúng ta. Nên khi ta càng nhìn sâu vào vũ trụ, ta càng thấy ít ánh sáng. Bụi đã cản chúng đến mắt ta. Nhưng còn một vấn đề kì cục nữa với việc sử dụng ánh sáng khả kiến để tìm hiểu và khám phá không gian. Giờ chúng ta tạm dừng một chút. Giả sử bạn đang đứng ở một góc phố đông đúc. Xe cộ qua lại tấp nập. Một xe cứu thương lao đến rất nhanh. Còi hụ chói tai. (Giả tiếng xe cứu thương ngang qua) Tiếng còi hụ dường như thay đổi cao độ khi chiếc xe đi ngang qua bạn và xa dần. Người tài xế không hề thay đổi cao độ còi hụ để đùa với bạn. Đó chỉ là những gì bạn cảm thấy. Sóng âm, khi xe cứu thương đến gần, bị nén lại, và cao độ tăng lên. Khi xe cứu thương đi xa dần, sóng âm giãn ra, và cao độ giảm xuống. Điều tương tự cũng xảy ra với ánh sáng. Khi vật thể tiến gần đến chúng ta, sóng ánh sáng của chúng bị nén lại và trông chúng xanh hơn. Khi vật thể rời xa chúng ta, sóng ánh sáng của chúng bị kéo ra và chúng trông đỏ hơn. Ta có thể gọi các hiệu ứng này là pha xanh và pha đỏ. Vũ trụ của chúng ta đang rộng ra, nên mọi thứ dịch chuyển cách ra xa nhau, đồng nghĩa với việc mọi thứ trở nên đỏ hơn. Cũng lạ lùng như vậy, khi bạn nhìn sâu hơn vào vũ trụ, những thiên thể cách rất xa đang dịch chuyển xa dần và nhanh dần, nên chúng trở nên đỏ hơn. Vì vậy, nếu tôi quay lại với Vùng sâu Hubble và chúng ta tiếp tục khám phá vũ trụ sâu thẳm chỉ bằng Kính Hubble, khi chúng ta nhìn đến một khoảng cách xa nhất định, mọi thứ trở nên đỏ rực, và điều đó sẽ dẫn đến một vấn đề. Cuối cùng, chúng ta đạt khoảng cách xa đến mức mọi thứ chuyển sang vùng hồng ngoại và chúng ta chẳng thể nhìn thấy gì. Cần có cách khắc phục vấn đề này. Hoặc là hành trình của tôi bị cản trở. Tôi muốn khám phá toàn bộ không gian, chứ không chỉ những thứ tôi có thể thấy, bạn biết đấy, trước khi pha đỏ xuất hiện. Có một kĩ thuật. Đó là thiên văn vô tuyến. Giới thiên văn đã sử dụng nó trong nhiều thập kỉ. Một kĩ thuật phi thường. Trong hình là Kính Viễn vọng Vô tuyến Parkes, thường gọi là "Cái Đĩa". Các bạn có lẽ đã xem qua bộ phim này. Sóng vô tuyến thật sự tuyệt vời. Nó cho phép chúng ta khám phá sâu hơn rất nhiều. Bụi không cản được sóng vô tuyến, nên các bạn có thể thấy mọi thứ trong vũ trụ, và pha đỏ không còn là vấn đề vì chúng ta có thể thiết lập máy thu nhận được qua dải tần số rộng. Vậy Kính Vô tuyến Parkes nhìn thấy gì khi ta hướng nó vào trung tâm dải Ngân hà? Chúng ta hẳn phải thấy gì đó tuyệt diệu, đúng không? Chúng ta đúng là có nhìn thấy một điều thú vị. Tất cả bụi đã biến mất. Như tôi đã nói, sóng vô tuyến xuyên qua bụi, bụi không phải là vấn đề. Nhưng cảnh tượng thật khác lạ. Chúng ta có thể thấy phần tâm rực sáng của dải Ngân hà, và đó không phải ánh sao. Ánh sáng đó được gọi là bức xạ tăng tốc điện tử, và nó được tạo nên từ các điện tử xoáy xung quanh từ trường vũ trụ. Mặt phẳng dải Ngân hà sáng rực với loại ánh sáng này. Chúng ta còn có thể thấy những khoáng chất kì dị xuất hiện từ đó, và những thiên thể không xuất hiện để xếp thành hàng với bất cứ thứ gì chúng ta thấy bằng mắt thường. Dù vậy, rất khó để thực sự hiểu bức ảnh này, vì như bạn có thể thấy, độ phân giải của nó rất thấp. Sóng vô tuyến có bước sóng dài, khiến độ phân giải kém đi. Đây còn là ảnh đen trắng, nên chúng ta không thực sự biết được màu sắc của mọi thứ trong ảnh. Chà, chuyển đến hôm nay. Ta có thể tạo kính viễn vọng có thể khắc phục những trở ngại này. Giờ tôi đang cho các bạn xem ảnh Đài Quan sát Vô tuyến Murchison, một nơi thích hợp để dựng nên các kính viễn vọng vô tuyến. Bằng phẳng, khô ráo, và quan trọng nhất là không có sóng vô tuyến: không điện thoại di động, không Wi-Fi, không gì cả, hoàn toàn vắng bóng sóng vô tuyến, một nơi hoàn hảo để dựng một kính viễn vọng vô tuyến. Chiếc kính mà tôi đang giúp dựng nên trong vài năm nay gọi là Dàn Vô tuyến Diện rộng Murchison, và tôi sắp cho các bạn thấy một chút quá trình dựng nên nó. Đây là một nhóm các sinh viên và nghiên cứu sinh sinh sống ở Perth. Chúng tôi gọi là Quân đoàn Sinh viên họ tình nguyện dành thì giờ tạo kính viễn vọng vô tuyến. Không tín chỉ cho hoạt động này. Và họ đang lắp ráp những ăng-ten lưỡng cực này. Chúng chỉ nhận sóng tần số thấp, kiểu như đài FM hay TV của bạn. Chúng tôi triển khai chúng tại đây, trên khắp sa mạc. Chiếc kính cuối cùng phủ một diện tích 10 km vuông ở sa mạc Tây Úc. Điểm thú vị là, không có phần nào dịch chuyển. Về cơ bản, chúng tôi chỉ lắp những ăng-ten nhỏ trên những tấm lưới làm chuồng gà. Chúng tương đối rẻ. Dây cáp nhận tín hiệu từ các ăng-ten rồi chuyển tín hiệu đến các bộ xử lí trung tâm. Và đây là kích cỡ của chiếc kính này, thực tế là chúng tôi triển khai nó trên khắp sa mạc, khiến nó có độ phân giải tốt hơn kính Parkes. Sau cùng, dây cáp mang tín hiệu đến bộ xử lí vốn sẽ chuyển tín hiệu về một siêu máy tính đặt tại Perth, và đó là nơi tôi làm việc của mình. (Thở dài) Dữ liệu vô tuyến. Tôi đã dành năm năm qua xử lí những dữ liệu rất phức tạp nhưng cũng cực kì thu hút mà chưa ai thực sự để mắt đến bao giờ. Tôi dành nhiều thời gian tinh chỉnh nó, tiến hành hàng triệu giờ xử lí CPU trên siêu máy tính và thực sự cố gắng thấu hiểu những dữ liệu đó. Với chiếc kính này, với dữ liệu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát khắp thiên cầu nam, Khảo sát Thiên cầu trong và ngoài Ngân hà của Dàn Vô tuyến Diện rộng Murchison, hay GLEAM, như tôi vẫn thường gọi. Tôi cực kì phấn khích. Khảo sát này sắp được xuất bản, nhưng nó vẫn chưa được công bố, nên các bạn là những người đầu tiên nhìn thấy bản khảo sát trên toàn bộ thiên cầu nam này. Vì thế tôi rất vui mừng chia sẻ vài bức ảnh từ khảo sát với các bạn. Hãy tưởng tượng bạn đến Murchison, bạn cắm trại dưới bầu trời sao và dõi mắt về hướng nam. Bạn nhìn thấy thiên cực nam, dải Ngân hà xuất hiện. Nếu tôi tăng dần ánh sáng vô tuyến, đây là thứ mà ta thấy trong khảo sát. Các bạn có thể thấy mặt phẳng thiên hà không còn tối vì bụi. Nó sáng lên nhờ bức xạ tăng tốc điện tử, và có hàng ngàn chấm nhỏ trên bầu trời. Đám mây Magellan Lớn, thiên hà gần với dải Ngân hà nhất, có màu cam thay vì màu xanh trắng quen thuộc. Vậy nên có rất nhiều thứ xảy ra ở đây. Chúng ta hãy cùng nhìn kĩ hơn. Nếu ta nhìn lại phần trung tâm dải Ngân hà, trong bức ảnh của kính Parkes mà tôi đã cho các bạn xem trước đó, bức ảnh trắng đen có độ phân giải thấp, sau đó ta chuyển qua chế độ của GLEAM, các bạn có thể thấy độ phân giải đã tăng lên cả trăm lần. Giờ chúng ta đã có góc nhìn đầy màu sắc về vũ trụ, một góc nhìn rực rỡ. Đây không phải góc nhìn có màu bị sai. Đây là những màu vô tuyến thực. Điều tôi đã làm là tô màu đỏ cho nhóm tần số thấp nhất, màu xanh biển cho nhóm cao nhất, và màu xanh lá cho nhóm ở giữa. Điều đó khiến chúng ta thấy được sắc cầu vồng. Và đó không đơn thuần là lỗi màu. Màu sắc trong những bức ảnh này thể hiện các quá trình vật lí diễn ra trong vũ trụ. Ví dụ, nếu các bạn nhìn dọc theo mặt phẳng dải Ngân hà, nó sáng nhờ tăng tốc điện tử, vốn có màu cam đỏ, nhưng nếu ta nhìn kĩ hơn, ta sẽ thấy những chấm xanh nhỏ xíu. Bây giờ, nếu ta phóng to ảnh, những chấm xanh này là thể plasma bị ion hóa xung quanh những sao siêu sáng, chuyện xảy ra là các thể plasma này chặn ánh sáng đỏ, thành ra chúng có màu xanh. Chúng có thể cho chúng ta biết những vùng hình thành sao trong dải Ngân hà. Và ta thấy chúng ngay lập tức. Ta nhìn vào dải Ngân hà, và màu sắc cho ta biết rằng chúng ở đó. Bạn có thể thấy đám bong bóng nhỏ những hình tròn tí ti dọc mặt phẳng dải Ngân hà, chúng là tàn dư siêu tân tinh. Khi một ngôi sao phát nổ, vỏ ngoài của nó vỡ tung ra và ngôi sao sẽ di chuyển trong vũ trụ rồi thu hút vật chất, qua đó nó tạo nên một lớp vỏ nhỏ. Một bí ẩn có từ lâu đời đối với các nhà thiên văn học là các tàn dư siêu tân tinh nằm ở đâu. Chúng tôi biết rằng hẳn có rất nhiều điện tử nhiều năng lượng trong mặt phẳng để tạo nên bức xạ tăng tốc điện tử mà ta thấy, và chúng tôi nghĩ chúng đến từ tàn dư siêu tân tinh, nhưng như thế dường như chưa đủ. Thật may, trên thực tế thì GLEAM dò tìm các tàn dư siêu tân tinh rất tốt, nên chúng tôi hi vọng sẽ sớm có báo cáo về vấn đề đó. Giờ thì vậy là ổn rồi. Chúng ta đã tìm hiểu thiên hà của chúng ta, nhưng tôi muốn đi sâu hơn và xa hơn. Tôi muốn vươn ra ngoài dải Ngân hà. Khi đó, ta có thể thấy một vật thể kì thú ở góc trên bên phải, và đó là một thiên hà vô tuyến cục bộ, Centaurus A. Nếu ta phóng to lên, ta có thể thấy có hai chùm sáng lớn tỏa ra không gian. Nếu các bạn nhìn ngay phần chính giữa hai chùm sáng, các bạn sẽ thấy một thiên hà tương tự dải Ngân hà. Nó có dạng xoắn ốc. Nó có một vệt bụi. Nó là một thiên hà bình thường. Nhưng những thứ này chỉ xuất hiện nhờ sóng vô tuyến. Nếu dùng ánh sáng khả kiến, ta thậm chí còn chẳng biết chúng ở đó, và chúng lớn hơn thiên hà chủ hàng ngàn lần. Chuyện gì xảy ra vậy? Cái gì tạo ra những thứ này? Tại tâm của mọi thiên hà mà chúng tôi biết đến đều có một lỗ đen siêu khối. Lỗ đen thì vô hình, vậy nên chúng mới được gọi là "lỗ đen". Những gì các bạn thấy là ánh sáng bị bẻ cong quanh chúng, và đôi lúc, khi một ngôi sao hay đám mây nằm trong quỹ đạo của các lỗ đen, nó sẽ bị xé tan bởi lực thủy triều, qua đó giúp hình thành cái gọi là đĩa tích tụ. Đĩa tích tụ sáng rực dưới tia X, và từ trường khổng lồ có thể phóng vật chất vào không gian ở tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Vậy nên có thể nhìn thấy những thứ này nhờ sóng vô tuyến và đó là điều mà chúng tôi rút ra từ khảo sát. Vậy đấy, hay lắm, chúng ta đã nhìn thấy một thiên hà vô tuyến. Thật tuyệt vời. Nhưng nếu chỉ nhìn vào phía trên bức ảnh, bạn sẽ thấy thiên hà vô tuyến khác. Nhỏ hơn một chút, chỉ là vì nó nằm xa hơn. Được rồi. Hai thiên hà vô tuyến. Ta có thể thấy chúng. Hay lắm. Vậy còn những cái chấm khác? Có lẽ chúng chỉ là sao. Chúng không phải là sao. Tất cả đều là thiên hà vô tuyến. Từng chấm một trong bức ảnh này là một thiên hà cách rất xa, đến hàng triệu hàng tỉ năm ánh sáng, kèm theo một lỗ đen siêu khối ở vùng trung tâm phóng vật chất ra ngoài vũ trụ ở tốc độ gần như ánh sáng. Thật không tưởng. Bản khảo sát này còn nhiều thông tin hơn những gì tôi trình bày ở đây. Nếu chúng ta phóng to đến quy mô chuẩn của khảo sát, các bạn có thể thấy tôi phát hiện ra 300.000 thiên hà vô tuyến. Quả thực đó là một hành trình cực kì ấn tượng. Chúng tôi đã tìm ra tất cả những thiên hà vô tuyến này cùng lúc với những lỗ đen siêu khối đầu tiên. Tôi rất tự hào về công trình này, nó sẽ được xuất bản vào tuần sau. Như vậy vẫn chưa hết. Tôi đã khám phá những rìa xa nhất của dải Ngân hà qua bản khảo sát này, nhưng có gì đó hơn thế nữa trong bức ảnh này. Tôi sẽ đưa các bạn trở về thuở sơ khai. Khi vũ trụ hình thành, chính vụ nổ lớn đã biến vũ trụ thành một đại dương khí hydro, khí hydro trung tính. Khi các ngôi sao và các thiên hà đầu tiên xuất hiện, chúng ion hóa khí hydro. Vì vậy mà trạng thái của vũ trụ chuyển từ trung tính sang ion hóa. Điều đó ghi dấu một tín hiệu xung quanh ta Nó tràn ngập quanh ta ở mọi nơi chẳng khác gì Thần Lực. Vì chuyện đó đã xảy ra từ rất rất lâu rồi, tín hiệu đã có pha đỏ, hiện tại tín hiệu đó ở tần số rất thấp. Cùng tần số như trong khảo sát của tôi, nhưng rất mờ nhạt. Nó chỉ bằng một phần tỉ tín hiệu của bất kì thiên thể nào trong khảo sát. Vì thế kính viễn vọng của chúng tôi có lẽ không đủ nhạy để bắt được tín hiệu đó. Tuy nhiên, có một kính viễn vọng mới. Vậy, tôi không thể có tàu vũ trụ, nhưng mong là tôi sẽ có một trong những kính vô tuyến lớn nhất thế giới. Chúng tôi đang dựng Dàn Kính Cây số Vuông, một kính viễn vọng vô tuyến mới, sẽ lớn hơn Dàn Vô tuyến Diện rộng Murchison cả ngàn lần, nhạy hơn cả ngàn lần, và có độ phân giải tốt hơn. Chúng tôi sẽ tìm ra hàng chục triệu thiên hà. Và có lẽ, sâu thẳm trong tín hiệu đó, tôi sẽ nhìn thấy giữa những ngôi sao và các thiên hà xuất hiện đầu tiên, chính là sự khởi đầu của thời gian. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về một cô gái. Nhưng tôi không nói tên thật cô ấy được. Chúng ta cứ gọi cô ấy là Hadiza. Hadiza 20 tuổi. Cô ấy nhút nhát, nhưng có nụ cười đẹp tỏa sáng khuôn mặt cô ấy. Nhưng cô ấy luôn bị đau đớn. Và cần phải điều trị y tế suốt cả quãng đời còn lại của cô ấy. Các bạn có biết tại sao không? Hadiza là một cô gái Chibok, và vào ngày 14/4/2014, cô đã bị bắt cóc bởi những tên khủng bố Boko Haram. Mặc dù cô đã trốn thoát được, bằng cách nhảy ra khỏi chiếc xe tải đang chở các cô gái. Nhưng khi chạm đất, cô đã bị gãy cả hai chân, và cô đã phải bò trên bụng để trốn trong các buội cây. Cô kể rằng cô đã lo sợ Boko Haram sẽ quay lại tìm cô ấy Cô là một trong 57 cô gái đã trốn thoát bằng cách nhảy ra khỏi xe tải hôm đó. Câu chuyện đã phần nào tạo nên làn sóng khắp thế giới. Những người như Michelle Obama, Malala và những người khác đã lên tiếng phản đối, và khoảng thời gian đó tôi đang sống ở London-- Tôi được gửi từ London đến Abuja để đưa tin về Diễn đàn kinh tế thế giới mà Nigeria đăng cai lần đầu tiên. Nhưng khi tôi đến, rõ ràng là chỉ có một câu chuyện ở đây. Chúng tôi đã gây sức ép lên chính quyền Chúng tôi đã hỏi những câu hỏi khó rằng họ đã làm gì để giải cứu những cô gái này. Dễ hiểu là, họ không vui với những câu hỏi của chúng tôi và hãy nói rằng chúng ta đã nhận được sự chia sẻ về "các tin thay thế" (Cười) Những người Nigeria có ảnh hưởng nói với chúng tôi lúc đó rằng chúng tôi ngây thơ không hiểu về tình hình chính trị Nigeria. Nhưng họ cũng nói với chúng tôi rằng câu chuyện những cô gái Chibok là một trò lừa đảo. Đáng buồn, câu chuyện ngụy biện này đã tồn tại dai dẳng và vẩn có nhiều người Nigeria ngày nay tin rằng các cô gái Chibok chưa bao giờ bị bắt cóc. Nhưng tôi đã nói chuyện với những người như vậy Những cha mẹ bị mất mát, Họ nói với chúng tôi rằng vào cái ngày Boko Haram bắt cóc con gái họ, họ đã chạy vào rừng Sambisa theo sau chiếc xe tải đang chở con gái họ Họ mang theo cả dao lớn, nhưng đã bị buộc quay trở lại bới vì Boko Haram có súng. Trong 02 năm, không thể tránh khỏi, việc chương trình tin tức chuyển hướng và trong 02 năm, chúng ta không nhiều về các cô gái Chibok Mọi người cho rằng họ đã chết. Nhưng vào tháng 4 năm ngoái, Tôi đã có được cuốn video này. Đây là một cảnh trong video mà Boko Haram đã quay phim lại như một bằng chứng của cuộc sống và thông qua một nguồn, Tôi đã có được video này. Nhưng trước khi công bố, Tôi đã phải đến vùng đông bắc Nigeria để nói chuyện với cha mẹ, để kiểm chứng. Tôi đã không phải đợi quá lâu cho việc xác nhận Một trong những người mẹ, khi xem video này đã nói với tôi rằng nếu bà có thể vào được trong laptop và kéo con gái từ laptop ra, bà sẽ làm ngay. Với những bạn đã làm cha mẹ ở đây, như tôi đây, bạn có thể hình dung được sự đau khổ mà người mẹ ấy đang hứng chịu. Video này đã dùng để khởi đầu đàm phán với Boko Haram. Và một thượng nghị sĩ Nigeria đã nói với tôi rằng bởi vì đoạn video đó họ đã bước vào các cuộc đàm phán đó, bởi vì trong thời gian dài họ đã nghĩ các cô gái Chibok đã chết. 21 cô gái đã được tự do vào tháng 10 năm ngoái. Đáng buồn, gần 200 người còn lại vẫn đang mất tích. Tôi phải thừa nhận rằng tôi không phải là một người quan sát vô cảm khi đưa tin về câu chuyện Tôi giận dữ khi nghĩ đến các cơ hội bị bỏ qua để cứu các cô gái này. Tôi giận dữ khi nghĩ đến điều mà những người cha mẹ đã nói với tôi, rằng nếu những đứa trẻ là của những người giàu có quyền lực họ đã sẽ tìm thấy sớm hơn nhiều Và tôi giận dữ rằng câu chuyện ngụy biện, mà tôi hoàn toàn tin đã gây ra sự chậm trễ; nó là một phần lý do cho sự trở về chậm trễ của họ, Điều này chứng mình cho tôi sự nguy hiểm chết người của tin tức giả mạo Vậy ta có thể làm gì với chúng? Có những người rất thông minh, những kỹ sư ở Google và Facebook, đang cố gắng sử dụng công nghệ để ngăn chặn sự lan truyền của tin giả Nhưng trên hết, tôi nghĩ mọi người ở đây, các bạn và tôi-- chúng ta cũng giữ vai trò ở đây. Chúng ta là những người chia sẻ nội dung. Chúng ta là những người chia sẽ các câu chuyện online Ngày nay, chúng ta đều là những nhà xuất bản, và chúng ta có trách nhiệm. Là một nhà báo, Tôi kiểm tra, tôi xác minh. Tôi tin vào quyết tâm của mình, nhưng tôi hỏi những câu khó. Tại sao người này kể cho tôi câu chuyện này? Họ cần đạt được điều gì khi chia sẻ thông tin này? Họ có điều gì ẩn giấu không? Tôi thực sự tin rằng chúng ta phải bắt đầu hỏi những câu khó hơn về thông tin mà chúng ta đang khám phá online Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người chúng ta thậm chí không đọc ngoại trừ tiêu đề trước khi chia sẻ các câu chuyện. Có ai ở đây đã từng làm như vậy? Tôi biết tôi đã từng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không còn tin tưởng vào nội dung bề ngoài của thông tin mà ta khám phá? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng suy nghĩ về hậu quả của thông tin mà chúng ta đang truyền đi và khả năng kích động bạo lực và thù nghịch? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta ngừng suy nghĩ về hậu quả trong đời thực của thông tin mà ta chia sẻ? Cám ơn các bạn đã lắng nghe (Vỗ tay) Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi có làm việc tại một công ty cố vấn. Trong buổi hướng dẫn, các lãnh đạo đưa ra rất nhiều lời khuyên. Trong số chúng là một lời khuyên ngắn gọn tôi sẽ không bao giờ quên. Ông ta bảo tôi, "Hãy trở nên dễ bảo." Cứ cho là hồi đó tôi đã rất ngây thơ, tôi ghi tạc lời khuyên của ông ta trong lòng. Tôi tự nhủ bản thân, "Được, tôi sẽ cố làm việc nhóm thật xuất sắc. Tôi sẽ làm mọi thứ được yêu cầu. Tôi sẽ trở nên dễ bảo." Nhưng mãi cho đến khi tôi tốt nghiệp và lần đầu tiên chứng kiến hành động phạm tội của những nhà khoa học và kĩ sư trong cuộc khủng hoảng nước ở Flint, Michgan, thì tôi mới thấy được sự nguy hiểm nhưng cũng vô cùng tầm thường của lối suy nghĩ này. Đừng nhầm nhé. Cuộc khủng hoảng nước ở Flint là một trong những sự bất công khủng khiếp trong vấn đề môi trường của thời đại này. Trong hơn 18 tháng, 100.000 cư dân bao gồm hàng nghìn trẻ nhỏ, đã bị phơi nhiễm với nguồn nước bị nhiễm chì. Chì là độc tố thần kinh mạnh, gây ra các tổn thương về trí tuệ và phát triển của não bộ, và nó cũng rất có hại đối với thai nhi và trẻ nhỏ. Ta đã biết về những mối nguy của nó từ Đế Chế La Mã. Giữa những vấn đề về sức khỏe, 12 người đã tử vong do mắc bệnh Legionnaires. Cơ sở hạ tầng về nước ngọt ở Flint, hay những hệ thống ống ngầm phức tạp, tất cả đã bị hủy hoại nặng nề. Và trong khi chất lượng nước đang dần được cải thiện và các ống cống đang dần được thay thế, hơn hai năm sau, nguồn nước vẫn chưa đủ an toàn để có thể uống được. Vì vậy, người ta vẫn còn rất sốc. Họ tự hỏi bản thân, "Làm sao điều này có thể xảy ra?" Câu trả lời ngắn gọn là: cuộc khủng hoảng xảy ra khi một người giám sát sự cố, được bổ nhiệm bởi thống đốc bang Michigan, quyết định lấy nguồn nước từ một dòng sông ở địa phương để tiết kiệm ngân sách. Nhưng điều này đã kéo dài rất lâu, do các nhà khoa học và kĩ sư tại các cơ quan chính phủ của bang Michigann và của chính phủ liên bang đã không tuân theo những quy định liên bang về xử lý nước sạch. Hơn nữa, họ đã lách luật và tìm cách che đậy. Họ cười nhạo những người dân đến tìm sự giúp đỡ, trong khi công khai khẳng định rằng cái thứ nước máy màu nâu bốc mùi ấy có thể uống được. Chính quyền địa phương, bang và liên bang đã thất bại hoàn toàn để bảo vệ những người dễ tổn thương nhất, và toàn bộ dân số vùng đó đã phải tự mình chống đỡ. Đứng trước sự bất công này, các cư dân ở Flint đã tập hợp lại, trong số đó, có những người phụ nữ tuyệt vời: Những bà mẹ lo lắng cho con mình... Họ đã liên kết lại thành các nhóm dân thường, và các nhóm này bắt đầu phản đối và yêu cầu phải có sự thay đổi. Các nhóm cũng đã tìm đến các nhà khoa học ở ngoài địa phương nhờ giúp đỡ, và đã có một số nhà khoa học phản hồi lại. Trong số họ có một người tên là Miguel Del Toral, một chuyên gia về nước đến từ Cục Bảo vệ Môi trường, ông đã viết bản ghi chép khoa học này và gửi nó đến chính quyền bang Michigan và chính quyền liên bang để họ chú ý đến vấn đề này. Ông đã bị coi là "thằng nhân viên lắm mồm," và đã bị bịt miệng. Hợp tác cùng với những người dân ở Flint, đội nghiên cứu của chúng tôi ở Tech gồm các sinh viên và nhà khoa học hướng dẫn bởi giáo sư Marc Edwards, đã tiến hành kiểm tra trên toàn thành phố để chứng minh rằng nguồn nước ở Flint thực sự đã bị ô nhiễm, thậm chí là bị nhiễm độc ở một vài hộ gia đình. Chúng tôi đã chứng minh rằng người dân ở Flint đã phải chịu đựng hàng tháng trời, và đã đem điều này lên Internet để cho cả thế giới được biết. Khi mà tôi tham gia vào chương trình này, khi tôi đồng ý tham gia, tôi không hề biết mình đang dấn thân vào cái gì. Nhưng từng phút giây cuộc hành trình này đều thật sự rất đáng. Đây chính là khoa học phục vụ cộng đồng. Đây chính là lí do tại sao tôi tốt nghiệp đại học, và đây chính là cách mà tôi muốn sống. Và rồi sự liên kết này... Sự liên kết hiếm có của người dân, cố vấn, nhà báo và nhà khoa học này... đã cùng mở ra sự thật qua việc sử dụng khoa học, pháp luật và sự tích cực. Một bác sĩ nhi địa phương đã tìm ra rằng các trường hợp nhiễm độc chì ở trẻ em đã tăng lên gấp đôi ở Flint trong khoảng thời gian của vụ khủng hoảng. Và rồi bang Michigan đã bị bắt buộc phải thừa nhận vấn đề và đề ra các phương án ứng phó. Chính những nhóm này đã giúp nhiều trẻ em ở Flint khác được bảo vệ. Vài tháng sau, Tổng thống Obama đã vào cuộc và công bố tình trạng khẩn cấp liên bang, và giờ Flint đã nhận được hơn 600 triệu đô la dành cho dịch vụ y tế, dinh dưỡng và giáo dục và trùng tu lại cơ sở hạ tầng về nước. Dù vậy, sự ngạo mạn và sự thờ ơ đến mức nhẫn tâm với sức khỏe cộng đồng thể hiện bởi các nhà khoa học và kĩ sư ở các cơ quan chính phủ này thật quá khó tin. Sự thối nát trong những nhóm người này, khi mà mục tiêu công việc chỉ là làm theo quy định và làm cho xong việc, đi ngược lại với việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, thật sự rất kinh hoàng. Hãy xem một email được một nhân viên ở Cục Bảo vệ Môi trường viết, cô ta nói, "Tôi không chắc Flint là nơi mà ta có thể vì nó mà mạo hiểm." Sự vô nhân đạo của cả một nền dân số đã trở nên rất rõ ràng. Trái ngược với những nguyên tắc đầu tiên của ngành kĩ sư, tôi cho rằng đây mới nên là nguyên tắc trên hết của lòng nhân đạo: "Phải chú trọng trên hết là sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của toàn xã hội so với tất cả những thứ khác." Đây là một phần của lời thề Hippcrates mà chúng ta chưa nhận biết được, chứ chưa nói là thực hiện theo. Và thế là khi các nhà khoa học và kĩ sư, cũng giống như các bác sĩ, đã không làm theo lời thề. Con người ta có thể bị tổn thương, hay thậm chí là chết. Nếu các nhà chuyên gia hay sinh viên cũng không hiểu được điều này, xã hội chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Bị chôn vùi sâu trong lịch sử, ông là một nhân vật tôi vô cùng ngưỡng mộ. Ông là một kĩ sư tên là Peter Palchinsky. Ông sống trong thời Liên bang Xô Viết. Palchinsky đã liên tục gặp rắc rối vì sự thẳng thắn quá mức của mình, và cũng vì ông sẵn sàng chỉ ra sai sót trong chế độ vô lí mà Xô Viết theo đuổi để nhanh chóng đạt được sự công nghiệp hóa. Mọi người đều nghĩ là phải làm theo lệnh từ cấp trên truyền xuống. Bất cứ ai có câu hỏi gì hay đưa lại phản hồi thì đều không được hoan nghênh. Chính quyền Xô Viết đã tạo nên 1 đội quân các kĩ sư lớn nhất chưa từng thấy, nhưng đa phần họ chỉ là bánh răng trong một bộ máy khổng lồ đang dần hỏng hóc. Ngược lại, Palchinsky lại không để ý gì đến các kĩ sư mà quan tâm đến những hậu quả về kinh tế, chính trị và xã hội từ hành động của họ. Hay nói cách khác chính là tập trung về khía cạnh xã hội hơn. Những lí lẽ quả cảm của ông bj xem là một mối đe dọa đến sự thiết lập chính trị, và rồi Joseph Stalin đã xử tử ông vào năm 1929. Quan điểm về kĩ trị của Palchinsky rất khác so với quan điểm rất phổ biến, thường thấy ở một số những nhà nghiên cứu thiếu lửa làm việc ở phòng nghiên cứu biệt lập, hay những kĩ sư làm việc ở những khu riêng biệt. Không nghi ngờ gì nữa, họ rất thông minh, nhưng lại bị cách biệt với thế giới hiếm khi thể hiện cảm xúc, giống như Spock trong phim "Star Trek" ấy, bạn biết chứ. Chính là người này đây. (Cười lớn) Ta thử xem có là được kiểu chào giống Spock không nhé Tôi không nghĩ mình làm được... Thấy chưa, tôi không làm giống Spock được. Tạ ơn chúa là tôi không làm giống Spock được. (Cười lớn) Tôi chợt nhớ đến sự khác biệt này khi có một bài báo được phát hành gần đây trên một tạp chí khoa học rất nổi tiếng. Bài báo này đã mô tả công việc chúng tôi ở Flint bị chi phối bởi "lí tưởng tuổi trẻ," và "cảm tính rất kịch mang đậm chất Hollywood." Nó yêu cầu các nhà khoa học phải bảo vệ quỹ và viện nghiên cứu của họ bằng mọi giá, mặc cho nguyên do có chính đáng như thế nào đi chăng nữa. Và nếu bạn cho rằng bạn phải tham gia vào việc nào đó, ngay cả khi đó là trường hợp khẩn cấp, hãy cố tìm một nhóm các nhà hoạt động xã hội, một tổ chức phi chính phủ nào đó, và có được sự hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng học thuật... hay bất cứ cái gì tương tự... trước khi bạn tham gia vào một việc gì đó. Không một bài báo nào nhắc đến bổn phận về mặt đạo đức và chuyên môn của chúng ta trong việc ngăn các mối nguy đến với cộng đồng, hay việc chúng ta có tất cả những chuyên gia, nguồn lực, hay thậm chí là chức vụ để hoàn thành được công việc này. Tôi không nói rằng mọi nhà khoa học nên làm một nhà hoạt động xã hội. Việc lên tiếng có thể để lại hậu quả rất thật và đôi khi là khủng khiếp. Nhưng để lên án ý tưởng, khả năng này thật toàn diện để bạn có thể bảo vệ được nguồn quỹ nghiên cứu, cũng chỉ là thể hiện của sự hèn nhát, và đó không phải là điều mà chúng ta muốn truyền lại cho học sinh của mình. Và rồi bạn có thể nghĩ, "Được thôi, việc này nghe hay đấy, nhưng bạn sẽ không bao giờ thay đổi được những điểm văn hóa mang tính tổ chức này, hay đặt hệ tư tưởng vào trong đầu học sinh và các chuyên gia để họ có thể nhìn nhận công việc như một sản phẩm cộng đồng... ... như khoa học phục vụ cộng đồng vậy." Có thể là như vậy. Nhưng liệu lí do cho việc này có phải là ta đang không đào tạo sinh viên theo đúng cách? Bởi vì nếu bạn quan sát kĩ hơn, hệ thống giáo dục của ta ngày nay đang tập trung hơn vào việc tạo nên cái mà cựu giáo sư của trường ĐH Yale Deresiewicz gọi là "con cừu tuyệt vời" họ là những người trẻ thông minh và tham vọng, nhưng lại sợ mạo hiểm, nhút nhát và không có định hướng, và nhiều khi là rất tự mãn. Trẻ em hiện nay thì bạn biết đấy... Chúng ta yêu thích khoa học kể từ khi ta còn bé, nhưng bằng cách nào đó lại dành phần lớn quãng thời gian ở cấp 3 và đại học chỉ để nhảy qua những khó khắn, và làm những thứ để làm CV thêm long lanh thay vì ngồi xuống và xem lại bản thân muốn làm gì và bản thân muốn trở thành cái gì. Và vì vậy, những biểu hiện của sự đồng cảm của các bạn sinh viên đại học đã giảm rất nhiều trong 2 thập kỉ qua, trong khi những kẻ tự đề cao bản thân lại đang trên đà tăng. Cũng có thêm một điểm ngày một lớn dần: là sự thiếu liên kết giữa các sinh viên ngành kĩ thuật với cộng đồng. Chúng ta được đào tạo để xây cầu, hay giải quyết các vấn đề phức tạp chứ không phải để nghĩ và sống như 1 công dân của thế giới. Các năm học đại học của tôi chủ yếu là để chuẩn bị cho công việc sau này Và tôi không thể miểu tả được lúc ấy ngột ngạt và khó chịu như thế nào. Và rồi, nhiều người cho rằng giải pháp để có những kĩ sư, nhà khoa học vĩ đại nghiêng về đào tạo chuyên môn nhiều hơn, Có lẽ là như vậy. Nhưng những cuộc thảo luận về việc đưa ra các quyết định đạo đức, hay xây dựng bản thân, hay phân biệt phải trái? Hãy xem một dự án này mà tôi vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ. Nó được gọi là "Dự án Người hùng Tưởng tượng." Một công trình của Tiến sĩ Phil Zimbardo, người đã rất nổi tiếng với thí nghiệm nhà tù Stanford, dự án này là để đào tạo những em học sinh đang đi học trên toàn thế giới để các em nhìn nhận bản thân chính là một người chuẩn bị làm người hùng hay đang được hướng dẫn để làm người hùng. Những khối óc non trẻ này làm việc dần dần để phát triển kĩ năng và đức tính để khi cơ hội đến, không kể đến là cơ hội như thế nào, các em đều có thể đứng lên là làm điều đúng đắn. Hay nói cách khác, bất cứ ai cũng có thể trở thành người hùng. Hãy nghĩ về ý tưởng này. Tại sao ta lại không giảng dạy khoa học và kĩ thuật như vậy... khi mà hành động anh hùng và phục vụ cộng đồng được xem như giá trị cốt lõi bởi vì đúng thật là những hành động anh hùng mới là liều thuốc giải cho không chỉ có sự thờ ơ của xã hội mà còn là cho cái ác có hệ thống như ta đã được thấy ở Flint. Vì vậy, hãy cứ mơ mộng với tôi rằng một nhà khoa học/kĩ sư ở thế kỉ 21 là như đây: những cá nhân có động lực muốn làm chủ khoa học là để họ có thể phục vụ xã hội, và họ cũng nhận thức được sức mạnh to lớn của kiến thức và những quyết định học đưa ra; họ là những người luôn thúc đẩy sự dũng cảm về mặt đạo đức, và là những người nhận ra mâu thuẫn và tranh cãi không nhất định là điều xấu xa. Nếu lòng trung thành của ta đặt trọn vào xã hội và hành tinh này, sẽ luôn có những người đứng lên như chúng tôi đã làm ở Flint... không vì muốn trở thành vị cứu tinh hay người hùng trên truyền thông, mà trở thành những nhà hoạt động vị tha và cực kì tốt bụng mà ta có thể tin tưởng. Hãy thử tưởng tượng ta có được hệ tư tưởng tập trung vào xã hội như vậy trong lớp, trong các chuyến đi và trong các hoạt động ở đại học hay thậm chí là cấp 3, để tư tưởng non trẻ của các em sẽ mãi làm theo những lí tưởng này để khi các em bước vào đời, cho dù đó là tư vấn, học thuật, hoạch định chính sách... hay thậm chí là lên làm tổng thống. Một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại đang đặt ra trước mắt ta; nước uống bị ô nhiễm cũng chỉ là một ví dụ. Chúng ta chắc chắn có thể sử dụng nhiều hơn... Không, chúng ta đang rất cần những người dám đứng lên thật nhiệt tình và những nhà khoa học hay kĩ sư hướng đến cộng đồng, những người mà cố gắng làm điều đúng đắn nhưng rất khó để quản lí. Cảm ơn. (Vỗ tay) Năm vừa rồi... thật thảm hại. (Cười) Đó là lần đầu tôi ăn món cơm Jollof của người Nigeria. (Cười) Thật ra, một cách nghiêm túc mà nói, tôi đã trải qua khá nhiều xáo trộn cá nhân. Đối mặt với căng thẳng trầm trọng, tôi đã phải chịu đựng một nỗi lo sợ. Có những ngày, tôi chẳng thể làm được gì. Lại có những ngày, tôi chỉ muốn nằm trên giường và khóc. Bác sĩ của tôi hỏi liệu tôi có muốn nói chuyện với bác sĩ sức khỏe tâm thần về nỗi lo sợ và sự căng thẳng của mình. Sức khỏe tâm thần ư? Tôi đã không nói năng gì và lắc đầu quầy quậy để phản đối. Tôi cảm thấy xấu hổ một cách sâu sắc. Tôi cảm thấy sức nặng của sự sỉ nhục. Tôi có một gia đình luôn yêu thương và ủng hộ và những người bạn vô cùng trung thành, nhưng tôi vẫn không thể nào tâm sự với một ai đó về nỗi đau của mình. Tôi cảm thấy ngạt thở bởi sự cứng nhắc của khái niệm nam tính ở người châu Phi chúng tôi "Mọi người có những vấn đề thực sự, Sangu ạ. Phấn chấn lên!" Lần đầu tôi nghe đến "sức khỏe tâm thần" tôi đang là một học sinh nội trú di cư từ Ghana tới Peddie School tại New Jersey. Tôi khi đó vừa trải qua cú sốc tinh thần do cùng lúc mất đi 7 người yêu thương chỉ trong 1 tháng. Y tá ở trường, thực sự lo lắng cho tôi -Chúa phù hộ cô ấy- nên đã hỏi thăm về sức khỏe tinh thần của tôi. "Cô ấy thần kinh à?" Tôi thầm nghĩ. Cô ấy không biết tôi là một người đàn ông Châu Phi sao? (Cười lớn) Như Okonkwo trong "Things Fall Apart", đàn ông Châu Phi chúng tôi không để ý hay thể hiện cảm xúc của mình. Chúng tôi tự giải quyết vấn đề của mình (Vỗ tay) Chúng tôi tự giải quyết vấn đề. Tôi gọi anh trai và cười nhạo về những người "Oyibo" - người da trắng và những căn bệnh kỳ quái của họ trầm cảm, ADD và những thứ "kỳ quặc" khác Lớn lên ở Tây Phi, khi nói đến thuật ngữ "mental", người ta nghĩ ngay tới một người điên bẩn thỉu, tóc bù xù, nửa trần truồng loăng quăng trên phố. Chúng ta đều biết người đàn ông này Bố mẹ vẫn cảnh báo chúng ta về hắn "Mẹ ơi mẹ, tại sao ông ấy điên?" "Nghiện đấy! Nếu con dám ngó ngàng tới thuốc phiện, con sẽ như ông ta." (Cười) Bạn mắc viêm phổi, mẹ bạn sẽ hối hả đưa bạn tới bệnh viện gần nhất để chữa trị. Nhưng nếu là trầm cảm, mục sư ở khu vực bạn sống sẽ thực hiện đuổi tà và đổ lỗi cho phù thủy ở ngôi làng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe tâm thần là khả năng đối chọi với những căng thẳng thường ngày trong cuộc sống để làm việc năng suất và hiệu quả và để có thể đóng góp cho cộng đồng. Sức khỏe tâm thần bao gồm sự phát triển cảm xúc, tâm lý và xã hội của mỗi người. Trên thế giới hiện có 75% ca mắc bệnh lý tâm thần được tìm thấy ở các nước kém phát triển. Song, hầu hết các chính phủ châu Phi không đầu tư quá 1% ngân sách chăm sóc sức khỏe vào lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Tệ hơn nữa, đội ngũ bác sĩ tâm lý ở châu Phi hiện thiếu hụt trầm trọng. Ví dụ như Nigeria, chỉ có khoảng 200 bác sĩ khi mà dân số đạt mức 200 triệu người. Và trên toàn bộ Châu Phi, 90% dân số không được tiếp cận điều trị. Hậu quả là, chúng tôi chịu đựng sự cô độc, im lặng vì hổ thẹn. Chúng tôi, những người Phi, thường nhìn nhận sức khỏe tâm thần với khoảng cách, sự thờ ơ, một chút tội lỗi, sợ hãi, và giận dữ. Trong một nghiên cứu bởi Arboleda-Flórez, trực tiếp đưa ra câu hỏi "Đâu là nguyên nhân của bệnh lý tâm thần?" 34% người Nigeria được khảo sát đã trả lời do dùng thuốc sai cách; 19% nói rằng do thần thánh và ý chí của Chúa. (Cười lớn) 12%, cho rằng liên quan đến phù thủy và bị ám hồn. Rất ít người biết đến nguyên nhân thực sự của bệnh lý tâm thần, như di truyền, địa vị kinh tế xã hội, chiến tranh, bất đồng hoặc do mất mát người thân. Sự kỳ thị bệnh lý tâm thần thường gây ra hiện tượng tẩy chay và ác quỷ hóa những người bệnh. Phóng viên ảnh Robin Hammond đã ghi lại tư liệu về sự ngược đãi này... ở Uganda, ở Somalia, và ở đây, Nigeria. Đối với tôi, nỗi sợ hãi là một điều cá nhân. Vào năm 2009, tôi nhận được một cuộc gọi điên rồ lúc nửa đêm. Người bạn thân nhất của tôi một chàng trai trẻ hiện đại, thông minh, trầm tĩnh, thu hút được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt. Tôi đã chứng kiến một vài người bạn từ thuở thơ ấu giật lùi lại. Tôi nghe tiếng cười khúc khích. Tôi nghe cả những tiếng thì thầm. "Cậu đã nghe chuyện nó bị điên chưa?" (Kru English) "Nó bị điên rồi!" Những nhận xét xúc phạm, tự hạ phẩm giá về tình trạng của người bạn ấy những từ ngữ chúng ta sẽ chẳng bao giờ nói với một người mắc ung thư hoặc với bệnh nhân sốt rét. Thế nhưng, bằng cách nào đó, mỗi khi nhắc tới bệnh tâm thần, sự thiếu hiểu biết của chúng ta đã tước mất toàn bộ sự cảm thông Tôi đứng về phía bạn mình khi những người xung quanh cô lập anh ấy tình bạn của chúng tôi không hề dao động Lẳng lặng, tôi bắt đầu hứng thú với sức khỏe tâm thần. Được truyền cảm hứng từ hoàn cảnh khó khăn của bạn mình tôi đã giúp thành lập hội sinh viên có quan tâm đặc biệt tới sức khỏe tâm thần tại trường đại học của mình. Và trong suốt nhiệm kỳ hỗ trợ sinh viên khác ở trường đại học, tôi đã hỗ trợ nhiều bạn vượt qua thử thách về mặt tinh thần của họ Tôi đã chứng kiến những sinh viên người Phi vật vã và không thể nói ra với ai. Thậm chí với kiến thức đã có và những câu chuyện như trên đây, tôi vẫn phải vật lộn, và không thể nói với ai mỗi khi phải đối mặt với cảm giác lo âu của chính mình tận sâu thẳm là nỗi sợ trở thành một kẻ điên. Tất cả mọi người nhưng đặc biệt là người Phi chúng tôi cần nhận ra rằng những đấu tranh tinh thần không hề làm giảm đi sự nam tính hay chấn thương tâm lý không hề làm chúng ta yếu đi. Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất vậy. Chúng ta cần phải ngưng chịu đựng trong im lặng. Chúng ta phải ngưng châm biếm bệnh tật và ngưng tổn thương những người đang chịu đau đớn Hãy nói chuyện với bạn mình. Với những người bạn yêu thương. Với các chuyên gia sức khỏe. Hãy cứ mong manh. Với tất cả sự tự tin rằng bạn không hề đơn độc. Hãy nói nếu bạn đang gặp khó khăn. Thành thật với cảm xúc của chính mình không hề làm chúng ta yếu đuối; mà khiến chúng ta "người" hơn. Đã đến lúc chấm dứt sự coi thường vẫn gắn liền với bệnh về tâm thần. Lần tới nếu bạn nghe tới chữ "tâm thần", đừng liên hệ nó với một người điên. Hãy nghĩ tới tôi. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) "Nhìn tôi này!" Cụm từ đó đã biến tôi trở thành một người rất giỏi giao tiếp bằng mắt. Tôi có một người con 15 tuổi, tên Ivan. Ivan mắc chứng tự kỷ, cậu ta không nói, và chỉ giao tiếp thông qua chiếc iPad, nơi mà vốn từ của Ivan được diễn tả bằng hình ảnh. Cậu ta được chẩn đoán mắc tự kỷ khi mới hai tuổi rưỡi. Tôi vẫn còn nhớ đó là một ngày vô cùng đau đớn. Vợ chồng chúng tôi gần như gục ngã, chúng tôi không biết bắt đầu từ đâu. Không có Internet, không thể tìm thông tin trên Google, chúng tôi đã bắt đầu chữa bệnh cho con chỉ bằng trực giác. Ivan không nhìn vào mắt người khác, cậu ấy quên những từ mà mình từng biết, và cậu ấy không phản ứng lại khi nghe tên mình hay trả lời bất cứ ai. như thể từ ngữ chỉ là những tiếng ồn. Điều duy nhất mà tôi có thể biết về chuyện gì đang xảy ra với Ivan, hay cảm giác cậu ta thế nào, là nhìn vào mắt cậu ấy. Nhưng khi ấy sự liên kết đó đã không còn. Làm thế nào tôi có thể dạy Ivan về cuộc sống? Khi tôi làm những điều cậu ta thích, cậu ta nhìn tôi, và chúng tôi được nối kết. Nên tôi đã dành thời gian cùng cậu ấy làm những điều đó, để chúng tôi được giao tiếp bằng mắt nhiều hơn. Tôi và Ivan dành hàng giờ chơi đuổi bắt với chị gái của cậu ấy, Alexia, và khi chúng tôi nói: "Bắt được rồi nhé!" cậu ta sẽ nhìn quanh tìm chúng tôi, và vào giây phút đó, tôi cảm thấy con mình sống trở lại. Chúng tôi dành nhiều thời gian nhất để chơi ở hồ bơi. Ivan có niềm đam mê mãnh liệt với môn bơi lội. Tôi nhớ khi cậu ta hai tuổi rưỡi, vào một ngày đông mưa nhiều, Tôi đã đưa Ivan đến một hồ bơi trong nhà, bởi vì ngay cả lúc trời mưa, chúng tôi cũng sẽ đi bơi. Hôm ấy, tôi đã đi sai hướng trên đường cao tốc. Ivan bỗng bật khóc và không ngừng khóc cho đến khi tôi quay lại. Chỉ sau đó cậu ấy mới bình tĩnh. Làm quái nào mà một cậu bé hai tuổi rưỡi không phản ứng khi nghe tên mình; nhưng ở một nơi mưa to và đầy sương mù, đến chính tôi còn chẳng nhận ra đường, cậu ấy lại nhớ rõ đường đi như vậy? Đó là khi tôi nhận ra trí nhớ thị giác của Ivan rất phi thường. và đó sẽ là nơi tôi bắt đầu mọi thứ. Tôi bắt đầu chụp ảnh của vạn vật xung quanh, và dạy cho Ivan biết cuộc sống là gì, cho cậu ta xem, từng hình một. Ngay cả bây giờ, đó vẫn là cách Ivan giao tiếp về những gì cậu ấy muốn, những gì cậu ấy cần, và cả những cảm xúc của cậu. Nhưng không chỉ mình Ivan có khả năng tốt về thị giác, Nhiều người khác cũng có. Bằng cách nào để tôi làm người khác không chỉ để ý tới chứng tự kỷ của Ivan, mà còn để ý tới con người cậu và những điều cậu cho đi; về khả năng của cậu hay những thứ cậu ta yêu thích hoặc căm ghét, giống như bất kỳ ai trong chúng ta? Để làm được điều đó, tôi phải cố gắng hết sức. Tôi phải có dũng khí để cho cậu ấy tự do, một điều cực kỳ khó khăn. Khi Ivan 11 tuổi, cậu ấy được điều trị ở khu vực ngay gần nhà chúng tôi. Một buổi chiều, khi tôi đang chờ Ivan, tôi vào một cửa hàng bán rau, một cửa hàng rất điển hình, bán mỗi thứ một ít. Khi đang mua đồ, Tôi bắt chuyện với Jose, chủ cửa hàng. Tôi nói với anh ta về Ivan, rằng cậu ta mắc chứng tự kỷ, và tôi muốn cậu ấy học cách tự mình đi bộ xuống phố mà không cần ai nắm tay. Vì vậy, tôi quyết định hỏi Jose liệu vào hai giờ chiều mỗi thứ năm, Ivan có thể đến và giúp anh ta sắp xếp các chai nước trên kệ không, ởi vì cậu ấy thích tổ chức và sắp xếp mọi thứ. Và như một phần thưởng, cậu ấy có thể mua một vài chiếc bánh sô-cô-la không, vì đó là món yêu thích của Ivan. Anh ta nói "được" ngay lập tức. Sau đó là những gì Ivan đã làm trong một năm: đi đến cửa hàng bán rau của Jose, giúp anh ta sắp xếp các chai nước trên kệ với các nhãn tên xếp cạnh nhau một cách hoàn hảo, và cậu ấy sẽ hạnh phúc rời khỏi đó với bánh sô-cô-la của mình. Jose không phải là chuyên gia về chứng tự kỷ. Chúng ta không cần là chuyên gia hay anh hùng để giải cứu ai đó. Chúng ta chỉ cần ở đó! (Vỗ tay) (Vỗ tay kết thúc) Chúng ta không cần làm anh hùng. Chúng ta chỉ cần tạo sự gần gũi và thân thiết. Và nếu chúng ta sợ điều gì, hoặc chúng ta không hiểu điều gì, chúng ta cần phải hỏi. Hãy tò mò, nhưng đừng bao giờ vô tâm. Hãy can đảm nhìn vào mắt nhau! Vì chỉ khi đó, chúng ta mới có thể cho người khác thấy cả thế giới trong ta. (Vỗ tay) (Reo hò) Vào một ngày tôi 14 tuổi ở trong khu chơi bowling, trộm tiền ở một máy chơi game, và vừa lúc bước ra khỏi tòa nhà, một bảo vệ tóm lấy vai tôi, và tôi tháo chạy. Tôi chạy ra đường, rồi nhảy qua hàng rào. Và khi tôi ở nóc hàng rào, sức nặng của 3000 đồng 25 cent trong balo kéo tôi ngã xuống đất. Và khi tôi gượng dậy, nhân viên bảo vệ đó đã đứng bên trên và gã nói "Lần sau mày hãy trộm cái gì có thể vác được nhé." (Cười) Tôi được đưa vào trại giáo dưỡng và khi tôi được nhận bảo lãnh từ mẹ, lời đầu tiên dượng tôi nói là, "Làm sao mà mày bị bắt vậy?" Tôi đáp" Tại cái balo nó nặng quá." Dượng nói, "Trời đất, mày không cần phải lấy hết đống tiền đó" Tôi đáp, "Nhưng nó bé tí mà. Cháu đáng lẽ phải làm gì nữa?" Và 10 phút sau, dượng đưa tôi đi trộm tiền của một máy game nữa. Chúng tôi cần tiền đổ xăng về nhà. Đó là cuộc đời tôi. Tôi lớn lên ở Oakland, California, với mẹ và những người ruột thịt của mình đều nghiện ma túy. Tôi sống trong môi trường chỉ có gia đình, bạn bè, và trại cho người vô gia cư. Thường ngày, bữa tối được phục vụ với những mẩu bánh mì và súp gà. Gia đình tôi nói với tôi như này: Tiền thống trị thế giới và mọi thứ trên nó. Và ở những con đường này, tiền là vua. Và nếu bạn chịu phục tùng nó, nó sẽ đưa bạn trở thành người xấu hoặc người tốt. Không lâu sau, tôi phạm tội lần đầu tiên, và đó là lần đầu tiên tôi được nói rằng tôi có triển vọng và cảm thấy có người tin tưởng mình. Chưa người nào nói rằng tôi có thể là luật sư hay bác sĩ hay kĩ sư. Làm sao tôi có thể làm điều đó? Tôi không biết đọc, viết hay đánh vần. Tôi là người vô học. Rồi tôi luôn nghĩ rằng phạm pháp là cuộc đời của mình. Và đến một ngày tôi được nói với một người và gã ấy bàn về một vụ cướp chúng tôi có thể hợp tác. Và chúng tôi thành công. Một sự thật rằng tôi được nuôi dưỡng trong quốc gia mạnh về tài chính nhất thế giới, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, khi tôi nhìn thấy mẹ của mình xếp hàng trước cửa ngân hàng máu để bán đi máu của mình với 40 đôla chỉ để có tiền nuôi con. Thậm chí tay bà vẫn còn hằn vết kim vào ngày mà bà bán đi giọt máu đó. Tôi chưa hề quan tâm đến cộng đồng. Vì họ mặc kệ cuộc đời tôi. Tất cả mọi người ở đó cứ chỉ làm những việc để kiếm những gì họ muốn, kẻ buôn ma túy, kẻ cướp, người buôn máu. Tất cả mọi người đều lấy huyết tệ. Thế nên tôi lấy nó bằng mọi cách. Tôi đã có cái của mình. Ngôn ngữ tài chính thực thống trị thế giới, và tôi là một đứa nô lệ trẻ con bước theo kẻ xấu. 17 tuổi, tôi bị bắt vì tội trộm cắp và giết người và tôi sớm học được rằng tài chính trong tù thống trị hơn ở ngoài đường, nên tôi muốn được tham gia. Một ngày, tôi lao đến để chụp lấy mục thể thao của tờ báo để cai ngục có thể đọc cho tôi, và tôi đã vô tình nhặt lên mục kinh doanh. Và ông già này đã nói: "Nè nhóc, mày chơi cổ phiếu hả?" Và tôi nói, "Đó là gì?" Ông ấy nói, " Đó là nơi những người da trắng cất tất cả tiền của họ." (Cười) Và đó là lần đầu tiên tôi lóe lên một tia hy vọng, một tương lai. Ông ta giải thích ngắn gọn cho tôi về cổ phiếu là gì, nhưng đó chỉ là sơ bộ. Ý tôi là, làm sao tôi có thể làm nó? Tôi không thể đọc, viết hay đánh vần. Những kĩ năng tôi đã có để che dấu sự thất học của mình không còn hoạt động trong môi trường này. Tôi bị nhốt trong một cái lồng, con mồi giữa những thú ăn thịt, đấu tranh vì tự do mà tôi chưa từng có. Tôi đã lạc lối, mệt mỏi, và không còn lựa chọn. Nên lúc 20 tuổi, tôi làm điều khó nhất tôi từng làm trong đời. Cầm lên quyển sách, và nó là thời gian khổ sở nhất trong cuộc đời tôi, cố gắng tập đọc. sự tấy chay từ gia đình tôi, những người thân. Thật khó khăn. Nó là một cuộc đấu tranh. Nhưng tôi đã không biết Tôi đã nhận được món quà lớn nhất tôi có thể mơ đến: giá trị bản thân, kiến thức, kỉ luật. Tôi đã quá hưng phấn khi biết chữ đến nỗi đọc mọi thứ có thể tìm được: vỏ kẹo, nhãn mác quần áo, biển báo, tất cả. Tôi đã chỉ đọc mọi thứ! (Vỗ tay) Chỉ đọc. Tôi đã quá phẩn khởi khi biết đọc và biết đánh vần. Bạn đồng hương tới, nói, "Này, ăn gì vậy?" Tôi nói, "K-Ẹ-O, kẹo." (Cười) Hắn nói, "Để tao lấy vài cái." Tôi nói, "K-H-Ô-N-G, không." (Cười) Nó thật tuyệt. Ý tôi là, tôi bây giờ có thể thực sự đọc lần đầu tiên trong đời. Cảm xúc tôi có từ nó thật tuyệt vời. Và khi đó lúc 22, cảm nhận chính mình, cảm thấy tự tin, Tôi nhớ những gì OG đã bảo. Nên tôi cầm mục kinh doanh của tờ báo lên. Tôi đã muốn tìm những người da trắng giàu có. (Cười) Nên tôi tìm kiếm cái nhìn thoáng qua đó. Khi tôi phát triển sự nghiệp bằng cách dạy người khác cách quản lý tiền và đầu tư về mặt tài chính, Tôi sớm học được rằng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đúng, tôi lớn lên trong một môi trường rất phức tạp, Nhưng tôi đã chọn phạm tội, và tôi phải thừa nhận việc đó. Tôi đã phải chịu trách nhiệm về việc đó, và tôi đã làm. Tôi đã xây dựng một giáo trình có thể dạy những tù nhân cách để quản lý tiền qua các công việc trong tù. Quản lý lối sống đúng cách sẽ cung cấp những công cụ chuyển hóa được. mà họ có thể dùng để quản lý tiền khi quay trở lại với xã hội, như phần lớn mọi người làm khi họ không phạm pháp. Rồi tôi phát hiện ra dựa theo MarketWatch, hơn 60 phần trăm dân số Mỹ có dưới 1000 đô la tiết kiệm. Tạp chí Sports Illustrated nói rằng hơn 60% tuyển thủ NBA và NFL bị phá sản. 40% vấn đề hôn nhân bắt nguồn từ khó khăn về tài chính. Cái quái gì thế? (Cười) Ý bạn muốn nói rằng ta đã làm việc cả đời, mua xe, quần áo, nhà và vật chất cho hôn nhân nhưng lại đang khó khăn để chi trả? Làm thế nào để cộng đồng có thể giúp từng tù nhân quay về với xã hội nếu họ không thể quản lý đồ của họ? Chúng tôi toi đời rồi. (Cười) Tôi cần kế hoạch tốt hơn. Việc này sẽ không diễn ra tốt đẹp lắm. Vậy nên ... Tôi đã nghĩ rằng, bây giờ tôi bắt buộc phải gặp họ và giúp đỡ, thật là điên rồ vì tôi bây giờ đã quan tâm đến cộng đồng. Wow, tưởng tượng. Tôi quan tâm đến cộng đồng. Thất học về tài chính là một căn bệnh đã làm tê liệt thiểu số và tầng lớp thấp hơn của xã hội từ thế hệ này qua thế hệ khác, và chúng ta nên tức giận về nó. Hãy tự hỏi bản thân: Làm thế nào mà 50 phần trăm của dân số Mỹ mù chữ về tài chính trong một quốc gia thúc đẩy bởi sự thịnh vượng tài chính? Sự tiếp cận của ta về công lý, địa vị xã hội, môi trường sống, phương tiện giao thông và thực phẩm dựa vào số tiền hầu hết chúng ta không thể kiểm soát. Thật là điên rồ! Đó là một đại dịch bệnh và là mối nguy hiểm lớn nhất cho sự an toàn của người dân. Dựa theo Bộ Cải Huấn của bang Carlifornia, hơn 70 phần trăm tù nhân phạm tội hoặc bị kết án về tội danh liên quan đến tiền bạc: cướp, trộm cắp, lừa tiền, tống tiền -- và danh sách kéo dài. Hãy xem cái này: một tù nhân điển hình sẽ gia nhập vào hệ thống tù ở California không có giáo dục tài chính, kiếm được 30 cents một giờ, hơn 800 đô la một năm, không phí phát sinh và không tiết kiệm được tiền. Trong bản cam kết khi ra tù, anh ta sẽ được cho 200 đô và được bảo, "Này, chúc may mắn, tránh rắc rối. Đừng quay về tù." Không có sự chuẩn bị chu đáo hoặc kế hoạch tài chính dài hạn, anh ta đã làm gì ...? Vào tuổi 60? Tìm một công việc tốt, hoặc quay về hành vi phạm tội dẫn anh ta đến nhà tù lúc đầu? Những người trả thuế, bạn chọn. Có thể, sự giáo dục đã chọn cho anh ta. Vậy làm sao để chữa căn bệnh này? Tôi đồng sáng lập chương trình mà chúng tôi gọi là Thúc Đẩy Ngôn Ngữ Tài Chính về Cảm Xúc Chúng tôi gọi nó là FEEL, và nó dạy bạn cách tách rời các quyết định cảm tính khỏi các quyết định tài chính, và bốn nguyên tắc trường tồn trong tài chính cá nhân là: cách tiết kiệm đúng đắn, kiểm soát phí sinh hoạt, mượn tiền có hiệu quả và đa dạng hóa tài chính bằng cách để tiền của bạn làm việc thay vì làm việc cho nó. Những tù nhân cần các kĩ năng này trước khi quay về với xã hội. Bạn không thể có sự phục hồi toàn diện nếu thiếu chúng. Ý nghĩ rằng chỉ có chuyên gia mới có thể đầu tư và quản lý tiền là hoàn toàn lố bịch, và ai nói thế là lừa dối. (Vỗ tay) Một chuyên gia chính là người hiểu rõ về nghề của anh ta hơn tất cả, và không ai biết số tiền bạn cần, có hay muốn rõ hơn chính bạn, có nghĩa là bạn là chuyên gia. Hiểu biết về tài chính không phải là một kĩ năng, thưa quí vị. Nó là một lối sống. Sự ổn định tài chính là một sản phẩm của lối sống đúng đắn. Một tù nhân ổn định về tài chính có thể trở thành người trả thuế, và một công dân trả thuế có tài chính ổn định có thể duy trì. Việc này cho phép chúng ta tạo nên cầu nối giữa những người có ảnh hưởng: Gia đình, bạn bè và những người trẻ tuổi vẫn còn tin rằng tội phạm và tiền bạc liên kết Vậy hãy xóa bỏ sự sợ hãi và mối lo âu của mọi từ ngữ tài chính và tất cả thứ vô nghĩa khác mà bạn đã nghe ngoài kia. Và hãy chạm đến trái tim của những gì đã làm tê liệt xã hội này Từ việc chăm sóc trách nhiệm của bạn để trở thành người quản lý cuộc sống tốt hơn. Và hãy cung cấp một giáo trình đơn giản và dễ sử dụng chạm đến trái tim, trái tim của Thúc Đẩy Ngôn Ngữ Tài Chính Đầy Cảm Xúc là gì Nếu bạn là khán giả đang ngồi ngoài kia và nói, "Ồ, đó không phải tôi và tôi không tin nó," vậy đến lớp của tôi -- (Cười) tôi có thể cho thấy bao nhiêu tiền sẽ tốn mỗi lần bạn xúc động. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. (Vỗ tay) Với tư cách là bệnh nhân, ta thường nhớ tên của những vị bác sĩ, nhưng lại thường quên mất tên của các điều dưỡng. Tôi nhớ một người. Cách đây vài năm, tôi bị ung thư vú, nhưng thực sự kỳ diệu, tôi đã vượt qua ca phẫu thuật, và quá trình trị liệu có khởi đầu khá suôn sẻ. Tôi có thể giấu câu chuyện đó. Mọi người không cần phải biết. Tôi vẫn có thể đưa con đến trường, tôi vẫn đi ăn tối ở nhà hàng với chồng, tôi vẫn có thể che giấu điều đó. Nhưng quá trình hoá trị sắp bắt đầu, điều đó làm tôi rất sợ hãi, bởi lẽ tôi biết rằng toàn bộ lông tóc trên người tôi sẽ rụng hết, vì tôi sắp phải tiến hành hoá trị. Tôi sẽ không thể giả vờ như mọi thứ vẫn bình thường được nữa. Tôi rất sợ hãi. Tôi hiểu cảm giác bị mọi người đối xử dè dặt khi họ phát hiện ra điều đó, tôi chỉ muốn được sống như bình thường mà thôi. Tôi được đặt buồng tiêm dưới da ở ngực. Ngay trong ngày đầu tiên của quá trình hoá trị, tôi đã sụp đổ hoàn toàn. Cô điều dưỡng của tôi tên là Joanne, cô ấy bước vào phòng, lúc đó tôi chỉ muốn dùng toàn bộ sức lực của mình để bật dậy khỏi ghế, và ra khỏi đó ngay lập tức. Nhưng Joanne nhìn tôi và nói chuyện như thể chúng tôi là bạn lâu năm vậy. Và cô ấy hỏi tôi, "Cậu nhuộm tóc ở đâu vậy?" (Cười) Cô đang đùa tôi phải không? Cô đang hỏi chuyện về mái tóc của tôi khi chúng sắp rụng hết à? Tôi đã hơi bực mình, và hỏi lại, "Đừng đùa chứ? Tóc của tôi á?" Với một cái nhún vai, cô ấy nói, "Chúng sẽ mọc lại thôi." Lúc đó, cô ấy đã nói một điều mà tôi chưa nghĩ đến, đó là việc cuộc sống của tôi sẽ trở lại bình thường vào lúc nào đó. Cô ấy thực sự tin vậy. Và tôi cũng tin vào điều đó. Việc bạn lo lắng sẽ rụng hết tóc khi phải chiến đấu với ung thư ban đầu có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó không đơn giản là sự lo lắng về ngoại hình của mình sau này. Đó là sự lo lắng về việc người ta sẽ đối xử với bạn một cách dè chừng. Lần đầu tiên trong sáu tháng, Joanne làm tôi thấy giống người thường. Chúng tôi nói chuyện về bạn trai cô ấy, chúng tôi nói chuyện về việc tìm nhà ở New York. và chúng tôi nói chuyện về đáp ứng của tôi với việc hoá trị và đủ mọi thứ chuyện khác. Và tôi luôn thắc mắc về cách mà bản năng đã dạy cho cô ấy cách nói chuyện tuyệt vời đến vậy. Joanne Staha, và tất cả niềm ngưỡng mộ của tôi dành cho cô, chúng là khởi đầu cho cuộc hành trình tìm hiểu về các điều dưỡng của tôi. Vài năm sau, tôi được đề nghị làm một dự án để tôn vinh những cống hiến của những điều dưỡng. Tôi bắt đầu với Joanne, và tôi đã gặp gỡ hơn 100 điều dưỡng trên khắp đất nước. Tôi dành năm năm để phỏng vấn, chụp ảnh và ghi hình về các điều dưỡng, để viết sách và làm phim tài liệu. Cùng với đội của mình, chúng tôi vạch lộ trình đi khắp nước Mỹ để đến với những địa điểm đang giải quyết những vấn đề nóng nhất trong hệ thống y tế của chúng ta: trình trạng lão hoá, chiến tranh, nghèo đói, hay tù tội. Chúng tôi tới vài chỗ, nơi chúng tôi có thể tìm thấy tập trung lượng bệnh nhân đông nhất đang gặp phải các vấn đề trên. Và chúng tôi yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh đề cử những điều dưỡng xứng đáng đại diện cho họ nhất. Một trong những điều dưỡng đầu tiên tôi gặp là Bridget Kumbella. Bridget được sinh ra ở Cameroon, là con cả trong gia đình bốn con. Cha cô ấy bị rơi xuống từ tầng bốn khi đang làm việc, lưng ông ấy bị thương rất nặng. Ông ấy nói rất nhiều về cảm giác của mình khi phải nằm liệt giường và không nhận được sự chăm sóc cần thiết. Điều đó đã thôi thúc Bridget trở thành một điều dưỡng. Bây giờ, khi đã làm việc ở Bronx, cô ấy phải chăm sóc những nhóm bệnh nhân rất khác nhau, từ mọi tầng lớp xã hội, và thuộc mọi tôn giáo. Và cô ấy dành sự nghiệp của mình để nghiên cứu về sự ảnh hưởng của những khác biệt văn hoá tới sức khoẻ. Cô ấy kể về một bệnh nhân, một bệnh nhân người Mỹ bản địa, anh ấy muốn mang lông động vật vào Phòng Chăm sóc đặc biệt. Đó là cách anh ấy tự động viên mình. Cô ấy ủng hộ việc anh ấy làm, và nói về những bệnh nhân đến từ mọi tôn giáo, họ mang đủ loại vật dụng khác nhau để tìm sự động viên về tinh thần; đó có thể là Cây thập tự hoặc một chiếc lông mang tính biểu tượng, họ cần chúng để trợ giúp tinh thần. Đây là Jason Short. Jason là điều dưỡng chăm sóc tại nhà ở vùng núi Appalachian, cha anh ấy sở hữu một trạm xăng và một tiệm sửa chữa khi anh ta còn nhỏ. Vì vậy, anh ấy học sửa ô tô, và bây giờ anh ấy là điều dưỡng. Khi còn học Cao đẳng, anh ấy không hề có đam mê trở thành một điều dưỡng, anh ấy đã lảng tránh nó trong nhiều năm. Nhưng chỉ được một thời gian, định mệnh đã đưa anh ấy trở lại nghề điều dưỡng. Là một điều dưỡng ở vùng núi Appalachian, Jason đến những nơi mà xe cấp cứu không thể tới được. Trong tấm ảnh này, anh ấy đang đứng ở một chỗ từng là đường đi. Việc khai khoáng trên đỉnh núi đã làm ngập đường đi, và cách duy nhất để Jason tới giúp bệnh nhân bị bệnh bụi phổi đang sống trong căn nhà đó là lái chiếc SUV của anh ấy đi ngược dòng suối ngập ngụa đó. Hôm tôi đi cùng anh ấy, chúng tôi đã tháo luôn cái chắn bùn ra. Sáng hôm sau, anh ấy dậy, cho chiếc xe lên máy nâng, sửa cái chắn bùn, và tiếp tục tới nhà bệnh nhân tiếp theo. Tôi đã chứng kiến Jason chăm sóc người đàn ông này với sự cảm thông cực kỳ sâu sắc, và tôi một lần nữa bị ấn tượng bởi sự tận tâm thực sự của các điều dưỡng. Khi tôi gặp Brian McMillion, anh ấy rất bình dị. Anh ấy vừa quay trở lại sau một nhiệm vụ và anh ấy vẫn chưa ổn định cuộc sống của mình ở San Diego. Anh ấy kể về trải nghiệm của mình lúc còn là điều dưỡng ở Đức, và chăm sóc các binh sĩ vừa quay về từ chiến trường. Thông thường, anh ta là người đầu tiên mà họ nhìn thấy khi họ vừa tỉnh trong bệnh viện. Họ nhìn anh ấy trong khi vẫn nằm bất động, mất đi tay chân, và điều đầu tiên họ nói sẽ là, "Khi nào tôi có thể quay lại chiến trường? Tôi đã bỏ anh em chiến hữu ở đó." Và Brian phải nói rằng, "Anh sẽ không đi đâu cả. Anh hy sinh đủ rồi, người anh em." Brian vừa là một điều dưỡng, vừa là một binh sĩ đã trải qua trận mạc. Điều đó đặt anh ta vào một vị trí đặc biệt, có thể cảm thông và điều trị cho các cựu binh được anh ta giúp đỡ. Đây là Sister Stephen, cô ấy điều hành một bệnh xá ở Wisconsin tên là Villa Loretto. Bạn có thể tìm thấy mọi lứa tuổi dưới mái nhà này. Cô lớn lên với mong ước sống trong một trang trại, vì vậy, khi được trao cơ hội nuôi động vật trong trang trại, cô ấy đã nhiệt tình đón lấy chúng. Vào mùa xuân, chúng sinh thêm lứa mới. Sister Stephen đã sử dụng những chú vịt con, dê con và cừu con này như một liệu pháp chữa trị bằng động vật cho các bệnh nhân ở Villa Loretto, những bệnh nhân này thi thoảng không nhớ nổi tên của mình, nhưng họ vô cùng thích thú khi được bế chú cừu con. Ngày tôi gặp Sister Stephen, tôi phải đưa cô ấy ra khỏi Villa Loretto để làm phim về một phần câu chuyện của cô ấy. Trước khi chúng tôi đi, cô ấy vào căn phòng của một bệnh nhân hấp hối. Cô ấy đến bên giường bệnh và nói rằng, "Tôi phải đi vắng ngày hôm nay, nhưng nếu Chúa gọi, thì bác hãy đi. Bác hãy đi đến ngôi nhà của Chúa." Tôi đứng đó và nghĩ rằng, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi được chứng kiến cảnh bạn thể hiện tình yêu tuyệt đối với ai đó bằng cách để họ đi. Chúng ta không nên níu giữ quá chặt. Tôi nhìn thấy những hoàn cảnh tìm đến Villa Loretto nhiều hơn tôi chứng kiến ở bất cứ đâu hay bất cứ khi nào trong đời của mình. Chúng ta đang sống trong một giai đoạn phức tạp về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Rất khó để biết điều gì thật sự cần thiết để tăng chất lượng cuộc sống, điều đó không chỉ là tuổi thọ. Các công nghệ chăm sóc sức khoẻ tiên tiến được tạo ra nhiều hơn, sự lựa chọn của chúng ta sẽ vô cùng phức tạp. Những công nghệ này thông thường sẽ cứu mạng người, nhưng chúng cũng gây đau đớn kéo dài và làm ta chết dần chết mòn. Thế giới sẽ làm thế nào trước những xu hướng mới này? Chúng ta cần nhiều sự giúp đỡ nhất có thể. Các điều dưỡng có một mối quan hệ đặc biệt với ta do khoảng thời gian họ chăm sóc ta bên giường bệnh. Trong lúc đó, mối liên kết về tinh thần được hình thành. Mùa hè năm ngoái, vào ngày 9 tháng tám, cha tôi bị truỵ tim và qua đời. Mẹ tôi đã vô cùng sốc, bà ấy không thể tưởng tượng một thế giới mà không có chồng mình. Bốn ngày sau, bà ấy bị ngã, bà bị gãy xương đùi, và cần được phẫu thuật, và bà ấy phải một mình chiến đấu vì chính sự sống của mình. Một lần nữa, tôi thấy mình đang chịu ơn chăm sóc của những điều dưỡng, lần này họ chăm sóc mẹ tôi. Anh chị em chúng tôi luôn sát cánh bên bà trong suốt ba ngày tại Phòng Chăm sóc đặc biệt. Và khi chúng tôi cố gắng ra những quyết định đúng đắn và làm theo nguyện vọng của bà, chúng tôi cảm thấy mình cần sự chỉ dẫn của các điều dưỡng. Và thêm một lần nữa, họ không phụ niềm tin của chúng tôi. Họ hiểu biết sâu sắc về cách thức chăm sóc mẹ tôi trong bốn ngày cuối cùng bà sống. Họ an ủi bà, và làm bà vơi đi phần nào đau đớn. Họ động viên chị em chúng tôi, mặc cho bà một bộ áo ngủ tuyệt đẹp, lúc đó bà chẳng cần gì đến nó nữa, nhưng nó có ý nghĩa lớn với chúng tôi. Họ biết cách tới và đánh thức tôi dậy đúng lúc mẹ tôi đang hấp hối. Họ còn biết tôi cần bao lâu để ở cùng mẹ mình trong căn phòng đó sau khi bà qua đời. Tôi không rõ bằng cách nào họ biết tất cả những điều đó, nhưng tôi biết chắc rằng tôi sẽ vĩnh viễn biết ơn họ khi họ đã giúp đỡ tôi một lần nữa. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có một định luật nói về các kết quả không dự tính trước, tôi nghĩ nó giống một câu nói hơn, nhưng định luật đó thực sự tồn tại. Sẽ có những nghiên cứu khoa học về nó. Tôi là một nhà thiết kế. Tôi không thích những kết quả không dự tính trước. Người ta thuê tôi bởi họ muốn đạt được những kết quả có mục đích rõ ràng, và mục đích đó là để tôi giúp họ đạt được những kết quả đó. Tôi sống trong sự lo sợ về các kết quả không dự tính trước. Và đây là một câu chuyện về các kết quả được trông đợi cũng như không trông đợi, Tôi được liên hệ bởi một tổ chức có tên "Robin Hood," họ nhờ tôi một việc. Robin có trụ sở ở New York, đó là một tổ chức từ thiện rất tuyệt vời, đúng với tên gọi của mình. Họ lấy từ người giàu và chia cho người nghèo. Ở đây, đối tượng họ muốn giúp đỡ là hệ thống trường học ở New York, một hệ thống khổng lồ đang đào tạo cùng lúc hơn một triệu học sinh, trong những toà nhà kiểu thế này: cũ kỹ, đồ sộ, bí bách, và đôi khi từ lâu đã không được sửa chữa, vài toà nhà như vậy cần một đợt đại tu. Robin Hood có tham vọng sửa chữa những toà nhà này bằng cách nào đó, nhưng điều họ nhận ra là việc sửa chữa chúng quá đắt đỏ và phi thực tế. Thay vào đó, họ cố gắng tìm kiếm một căn phòng khả dĩ trong mỗi toà nhà, và trong nhiều toà nhà nhất có thể, và sửa chữa đúng căn phòng đó, mục đích để cải thiện năng suất của những đứa trẻ trong đó khi chúng đang học bài. Căn phòng họ nghĩ tới chính là thư viện trường, và họ nghĩ tới ý tưởng mang tên The Library Initiative. Tất cả học sinh có lẽ đều từng tới thư viện. Đó là nơi có mọi loại sách. Đó là trái tim và linh hồn của toàn trường. Hãy sửa những thư viện này! Họ đã làm điều tuyệt vời này bằng cách gọi đến 10, 20, và nhiều kiến trúc sư hơn nữa, mỗi người đảm nhận một thư viện và suy nghĩ về nó. Họ đào tạo các thủ thư đặc biệt. Họ bắt đầu dự án tuyệt vời này để cải cách trường công bằng việc nâng cao chất lượng thư viện. Họ gọi tôi đến và nói, "Chúng tôi rất mong sự trợ giúp của ngài." Tôi nói: "Hẳn rồi, vậy tôi cần làm gì?" Họ nói, "Chúng tôi mong ngài là thiết kế chính chỉ đạo toàn bộ công việc." Tôi nghĩ mình hiểu điều này. Nó có nghĩa tôi cần thiết kế chiếc logo. Tôi biết cách thiết kế logo. Người ta tìm đến tôi vì điều đó. Việc đó khá dễ khi so với việc của kiến trúc sư hay công việc thủ thư. Chỉ cần đóng góp một chiếc logo, sau đó bạn sẽ rút lui, và bạn sẽ cảm thấy tự hào vì bản thân. Tôi là một người tốt và tôi thích cảm giác tự hào đó sau khi làm việc. Tôi nghĩ tôi sẽ giúp thêm họ. Tôi sẽ cho bạn ba chiếc logo, chúng đều dựa trên một ý tưởng. Bạn có ba lựa chọn, hãy chọn một trong số đó. Tôi nói chúng đều rất tốt. Ý tưởng chung đó là sẽ có những thư viện mới trong trường học cho các ngôi trường ở New York, ý tưởng đó là một thứ hoàn toàn mới, nó cần một cái tên tương xứng. Điều tôi muốn làm là phá bỏ quan điểm cũ về những thư viện cũ kỹ ẩm mốc này, những nơi mà người ta nghe thấy đã chán, nhưng trừ thư viện của ông bạn ra nhé. Đừng lo gì về điều đó. Đây sẽ là một thứ mới mẻ và hấp dẫn, không như cái thư viện cũ. Lựa chọn thứ nhất: thay vì nghĩ đó là một thư viện, hãy nghĩ nó như một nơi thế này: bạn nói chuyện, làm ồn cũng được. Đúng không? Bạn không cần cố gắng giữ im lặng nữa. Ta sẽ gọi đó là phòng đọc. Đó là lựa chọn thứ nhất. Đây là lựa chọn thứ hai. Lựa chọn thứ hai, hãy chờ nhé, "OWL." Tôi sẽ gặp bạn ở "OWL." Tôi mượn sách ở "OWL." Tôi gặp bạn sau giờ học ở "OWL." Tôi thích điều đó, nhỉ? Vậy "OWL" là cái gì vậy? Có thể đó là "One World Library," hoặc đó là "Open. Wonder. Learn." Hay cũng có thể là -- Tôi biết các thủ thư có thể nghĩ đến nhiều tên viết tắt khác vì họ đọc rất nhiều. Những thứ khác, nhỉ? Nhìn đây. Nó rất giống con mắt của loài cú vọ - owl. Tôi nghĩ đó là thứ cực kỳ mê hoặc. Thậm chí ta còn ý tưởng khác. Lựa chọn thứ ba. Lựa chọn thứ ba có liên quan đến ngôn ngữ. Ý tưởng đó dựa vào việc "read" cũng có thì quá khứ là "read," chúng có cách viết giống nhau. Vậy "Read" đọc giống "Red," sao ta không gọi nơi đó là "The Red Zone?" Tôi sẽ gặp cậu ở "Red Zone." Bạn đã "Red" chưa? Cùng đi "Red" nào. Tôi rất thích "Red." (Cười) Tôi rất thích ý tưởng này, và tôi nghĩ tôi đã không tập trung vào ý tưởng cho rằng thư viện là một lớp học dành cho những chú mọt sách. (Cười) Nhưng đôi khi sự thông thái lại quan trọng hơn sự chăm chỉ, và tôi nghĩ đây là một ví dụ chứng tỏ điều đó. Khi đứng diễn thuyết thế này, người ta chỉ hỏi tôi đúng một câu hỏi, câu đó là, "Tôi phải cảm ơn anh ra sao đây Mike?" Nhưng trong tình huống này, câu hỏi đó có thể là, "Ờm... Cậu đùa tôi đấy à?" Bởi lẽ họ cho rằng căn cứ của toàn bộ việc này chính là việc trẻ em đã phát chán với những thư viện cũ kỹ và đơn điệu. Chúng phát chán rồi. Nhưng thay vào đó, họ lại nói những đứa trẻ này chưa từng tới thư viện. Thư viện trong những trường học này đã xuống cấp trầm trọng, đó là nếu chúng đã từng tới đó, vì vậy chúng không thể chán. Chúng chẳng lên đó bao giờ để mà chán được. Vì vậy ý tưởng là, đừng nghĩ ra cái tên mới nào nữa. Lần cuối cùng, hãy gọi nó là cái thư viện. Đúng không? Được rồi. Tôi nghĩ rằng, có nên tạo cho nó một dấu ấn riêng không nhỉ? Thêm dấu chấm than? Sau đó -- bởi vì tôi khá thông minh -- thay chữ "i" bằng dấu chấm than, biến nó thành màu đỏ, Và đây rồi, bạn đã có The Library Initiative. Tôi nghĩ rằng mình xong việc rồi, logo của họ đây. Điều thú vị ở chiếc logo này là một kết quả không dự định trước, đó là việc họ chẳng cần đến cái thiết kế logo của tôi vì thực ra bạn chỉ cần gõ chữ bằng máy, thậm chí viết tay, và khi họ gửi email đi đâu đó, họ chỉ cần nhấn phím Shift và 1, họ sẽ có ngay một chiếc logo ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng, vậy được thôi. Cứ thoải mái dùng logo kiểu đó đi. Và tôi bắt đầu làm công việc thực sự của phi vụ này, hợp tác với từng người kiến trúc sư một để đặt chiếc logo này trước cửa mỗi thư viện của họ. Phải không? Công việc chính đây. Cơ bản, tôi sẽ làm việc với nhiều kiến trúc sư. Ban đầu, "Robin Hood" là khách hàng của tôi, giờ là các kiến trúc sư. Tôi sẽ nói, "Đây logo đây. Đóng nó trên cửa đi." "Đây logo đây. Đóng lên cả hai cửa nhé." "Đây logo đây. Gắn nó sang cạnh cửa đi." "Đây logo đây. Làm thêm để gắn bên trên cửa đi." Mọi thứ tiến triển tốt đẹp. Tôi chỉ chỉ đạo, "Đây logo đây. Đây logo đây." Và một trong số các kỹ sư gọi cho tôi, anh ta tên Richard Lewis, anh ta nói, "Tôi có một thắc mắc. Ông là nhà thiết kế. Ông xử lý được chứ?" Tôi nói, "Hẳn rồi." Anh ta nói, "Vấn đề là tồn tại những khoảng trống giữa các giá sách và trần nhà." Với tôi, đó có vẻ là vấn đề về kiến trúc, không hẳn là vấn đề thiết kế, tôi đã nói, "Tiếp tục đi." Và Richard nói, "Giá sách trên cùng cần thấp hơn một chút để vừa tầm với trẻ em, đó là một toà nhà to lớn và cũ kỹ, trần nhà rất cao, thực sự có rất nhiều khoảng trống, thứ như tranh tường sẽ rất hợp." Tôi nói, "Anh biết đấy, tôi là nhà thiết kế logo, tôi chẳng phải hoạ sĩ Diego Rivera. Tôi chẳng biết vẽ tranh tường." Anh ta nói, "Vậy anh không nghĩ ra cách nào à?" Tôi nói, "Ta nên chụp ảnh những đứa trẻ trong trường đó và treo chúng phía trên các giá sách, tôi nghĩ cách đó hiệu quả." Vợ tôi là một nhiếp ảnh gia, tôi bảo cô, "Dorothy, sẽ không có tiền công, nhưng em sẽ chụp vài bức ở ngôi trường phía đông New York này nhé? Cô ấy đã làm thế. Nếu bạn tới thư viện của Richard, nó nằm trong số được mở cửa đầu tiên, nó có một hàng ảnh tuyệt vời, chụp những "anh hùng" trong trường, ảnh cỡ lớn, và họ đang nhìn xuống căn phòng đọc nhỏ nhắn. Những đứa trẻ tuyệt vời được lựa chọn bởi chính hiệu trưởng và các thủ thư. Điều đó đã tạo ra bầu không khí "hào hùng" trong thư viện, một không khí nghiêm túc phía dưới và những đứa trẻ hạnh phúc phía trên. Một cách tự nhiên, những thủ thư ở các trường khác thấy điều này và họ cũng muốn tranh trang trí như vậy. Tốt thôi. Tôi nghĩ rằng ta không thể lặp lại cách làm đó được, nên Dorothy đã làm cách khác, và cách khác nữa, nhưng chúng tôi cần giúp đỡ, và tôi đã gọi một hoạ sĩ chuyên vẽ minh hoạ tên Lynn Pauley, Lynn đã vẽ nên những bức tranh tuyệt vời cho chúng. Tôi gọi một người tên Charles Wilkin từ một chỗ tên Automatic Design. Anh đã ghép bức tranh tuyệt vời này. Chúng tôi nhờ Rafael Esquer vẽ các bức tranh thế này. Anh ta làm việc với bọn trẻ, hỏi ý kiến chúng, và dựa vào đó tạo nên những hình người nhỏ nhắn giống những hoạ tiết trang trí trong sách. Peter Arkle đã hỏi bọn trẻ và bảo chúng nói về những cuốn sách chúng thích, và tập hợp tất cả lại thành bức tranh tường này. Stefan Sagmeister cùng với Yuko Shimizu đã tạo nên dòng chữ tuyệt đẹp mang phong cách manga, "Những ai trung thực đều đáng khen," dòng chữ cỡ lớn ai cũng nhìn thấy. Christoph Niemann, một hoạ sĩ tài năng, đã vẽ rất nhiều bức tranh trong đó ông đã minh hoạ các khuôn mặt, nhân vật, tranh vẽ, địa điểm thành hình những cuốn sách. Maira Kalman thậm chí đã sắp xếp đồ vật và chữ cái thành một bức tranh kỳ bí xung quanh thư viện, điều đó làm các học sinh thích thú khi chúng được treo trên đó. Điều đó thực sự làm ta vui vẻ, nhiệm vụ của tôi về cơ bản là đọc các thông số cho các hoạ sĩ, tôi sẽ nói rằng, "Kích thước khoảng ba feet và 15 feet, tầm đó. Hãy bảo tôi nếu cậu gặp vấn đề." Họ sẽ đến và làm việc. Đó là điều tuyệt vời nhất. Nhưng thực ra, điều tuyệt nhất là... Thi thoảng, tôi nhận được lời mời qua thư được làm bằng giấy thủ công, viết, "Bạn được mời đến lễ khai trương thư viện mới của chúng tôi." Bạn sẽ tới thư viện, ví dụ tới PS10, và bạn vào trong. Sẽ có bóng bay, sẽ có đại sứ học sinh, sẽ có ai đó đọc bài phát biểu, những bài phát biểu được viết riêng cho lễ khai trương, cán bộ trường tặng các bạn giấy khen, và sau đó sẽ là một bữa liên hoan rất vui vẻ. Tôi thích đến những nơi đó. Tôi sẽ mặc những bộ đồ này, rõ ràng chúng không phải của tôi, ai đó sẽ hỏi tôi, "Ngài đang làm gì ở đây vậy?" Tôi sẽ trả lời, "Tôi là thành viên trong đội thiết kế nơi này." Họ sẽ hỏi, "Ngài thiết kế giá sách à?" Tôi sẽ nói "Không." "Ngài chụp các bức ảnh trên kia à?" "Không phải." "Vậy ngài đã làm gì?" "Cậu có thấy cái biển trước cửa không?" "Cái biển ghi "Thư viện" ấy?" (Cười) "Tôi đã làm nó đấy!" Họ sẽ nói kiểu, "Việc đó không khó quá nhỉ." Thật tuyệt khi tham gia những lễ khai trương nho nhỏ như vậy, bất chấp sự thật rằng người ta thường bỏ qua tôi hoặc cười tôi, nhưng tôi thấy rất vui khi đến đó, tôi quyết định sẽ liên hệ với những người đó, những người đã làm trong dự án đó, những hoạ sĩ và nhà nhiếp ảnh, tôi gợi ý về việc thuê xe tải, đi hết năm quận của New York và xem chúng tôi có thể làm gì thêm. Cuối cùng, đã có thêm 60 thư viện kiểu như vậy, và chúng tôi liên hệ với sáu thư viện trong đúng một ngày. Điều tuyệt nhất là gặp gỡ những thủ thư, những người làm chủ và vận hành chúng, coi chúng như nơi mà họ có thể đưa bọn trẻ đến, mê hoặc chúng bằng những cuốn sách sống động, đó là một trải nghiệm đầy hứng khởi khi chúng ta thực sự thấy những mô hình này vận hành tốt. Chúng tôi đã dành cả ngày dài làm việc này và chúng tôi đã tới thư viện cuối. Lúc đó vẫn là mùa đông, trời tối khá nhanh, và người thủ thư đã nói, "Chúng tôi sắp đóng cửa rồi. Rất vui khi gặp anh ở đây. Nhưng chờ đã, anh có muốn thấy cách tôi tắt đèn không?" Tôi nói, "Được thôi." Cô ấy nói, "Tôi có cách đặc biệt để làm việc này." Và cô ấy đã giúp tôi thấy. Cô ấy đã tắt lần lượt từng chiếc đèn một, và chiếc đèn cuối cùng cô ấy để sáng chính là chiếc làm tôi thấy rõ khuôn mặt những đứa trẻ, và cô ấy nói, "Đó là chiếc cuối tôi tắt đi mỗi ngày, đó là cách tự nhắc nhở lý do tôi làm việc." Khi tôi bắt đầu dự án này, tôi chỉ biết đến việc thiết kế chiếc logo và vắt óc nghĩ ra một cái tên mới. Kết quả không đoán trước là đây, tôi muốn nói về đóng góp của mình và tôi muốn hình dung câu chuyện theo cách đó, nhưng tôi không thể. Tôi chỉ tập trung vào thứ ngay trước mắt, chẳng thể xa hơn. Nhưng, đằng xa kia là người thủ thư, những người sẽ tiếp tục và phát triển những điều chúng tôi bắt đầu, một nguồn cảm hứng, một sự tận tâm với công việc của mình. Họ đã giúp đỡ cho 40.000 trẻ em mỗi năm. Điều đó đã tiếp diễn trong khoảng 10 năm, vậy nên những thủ thư này đã thắp sáng cả một thế hệ bằng những cuốn sách, và thật ngạc nhiên khi hiểu ra rằng đôi khi, kết quả không đoán trước lại là kết quả tuyệt vời nhất. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) [Bài phát biểu của Giáo hoàng Francis ở Toà thánh Vatican được phát tại TED2017] Chào buổi tối - hoặc chào buổi sáng. Tôi cũng không rõ múi giờ của các bạn. Điều đó không quan trọng, tôi rất vinh dự khi được tham gia hội thảo TED này. Tôi rất thích chủ đề lần này, - "The Future You" - bởi lẽ, việc hướng đến tương lai cho ta cơ hội tranh luận ở hiện tại, cho ta nhìn tương lai qua lăng kính của từng người. "Tương lai là của bạn:" tương lai phụ thuộc vào các bạn, phụ thuộc vào các cuộc gặp gỡ, bởi lẽ sự sống tồn tại nhờ quan hệ giữa người với người. Sự chiêm nghiệm qua nhiều năm đã củng cố quan điểm của tôi, rằng sự sống của loài người phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, cuộc sống không chỉ đánh dấu qua tuổi tác, cuộc sống còn là sự gắn bó. Khi tôi gặp gỡ, hoặc nghe tin về những bệnh nhân nằm viện, hay về những người di cư đang sống trong tột cùng khó khăn trong việc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, hay những tù nhân đang chịu những vết cứa không thể lành trong trái tim mình, và về rất nhiều người, đa số đang rất trẻ, phải chịu cảnh thất nghiệp, tôi tự hỏi bản thân: "Tại sao lại là họ, và không phải là mình?" Bản thân tôi được sinh ra trong một gia đình của người di cư, cha tôi, ông tôi, giống như rất nhiều người Italia khác, di cư tới Argentina, và chứng kiến số phận của những người không có thứ gì trong tay. Tôi đã có thể giống họ, sống một cuộc sống bị bỏ rơi và chẳng ai biết đến. Đó là lý do tôi luôn tự hỏi bản thân, từ trong sâu thẳm trái tim mình: "Tại sao lại là họ, mà không phải là mình?" Đầu tiên, tôi rất vui nếu cuộc gặp gỡ này khẳng định lại cho chúng ta rằng, chúng ta cần nhau để tồn tại, không ai trong chúng ta sống cô lập hết, sống một cái "tôi" độc lập và tách rời khỏi thế giới, và chúng ta chỉ có thể xây dựng tương lai nếu tất cả sát cánh bên nhau. Chúng ta thường không để ý về điều đó, nhưng mọi thứ đều được kết nối với nhau, và chúng ta cần giữ sự kết nối đó luôn tồn tại và khoẻ mạnh. Thậm chí ngay cả với những định kiến của tôi đối với anh chị em của mình, một vết thương không bao giờ lành, một sự xúc phạm không thể tha thứ, sự thù oán đang làm tôi đau đớn từng ngày, tất cả chúng đều thể hiện sự đấu tranh diễn ra nơi bản thân tôi, một mồi lửa hận thù trong tôi cần phải được dập tắt, trước khi nó bùng cháy và thiêu rụi tất cả thành tro bụi. Nhiều người trong chúng ta, hiện nay, tin rằng có một tương lai tốt đẹp là một điều không tưởng. Trong khi những ý kiến đó cần được nghiêm túc nhìn nhận. chúng cũng không phải vĩnh cửu. Điều đó có thể được vượt qua nếu ta không tự cô lập với thế giới. Hạnh phúc chỉ hiện diện giống như một sự giao hoà tuyệt vời giữa tập thể và các cá nhân với nhau. Thậm chí khoa học - các bạn biết về nó nhiều hơn tôi - cũng chỉ ra rằng, ta chỉ nhận biết được thực tại khi các cá thể liên kết và tương tác với mọi thứ xung quanh chúng. Và điều đó giúp tôi truyền tải thông điệp thứ hai của mình. Sẽ thật tuyệt vời nếu sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đi đôi với bình đẳng và bác ái trong toàn xã hội. Sẽ thật tuyệt vời, nếu trong khi tìm kiếm những hành tinh xa xôi, chúng ta đi tìm kiếm lại những điều anh chị em xung quanh ta cần. Sẽ thật tuyệt vời, nếu tình người, đây là một từ rất đẹp, đôi khi rất khó dùng đúng ngữ cảnh, không bị phó mặc cho chính quyền và xã hội, và thay vào đó trở thành một chuẩn mực ứng xử được ưu tiên chọn lựa trong chính trị, kinh tế và khoa học, cũng như trong mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Bằng cách giáo dục con người về tình đoàn kết thực sự, chúng ta mới có thể vượt qua một "nền văn hoá lãng phí," đó không chỉ liên quan đến hàng hoá hoặc thực phẩm, mà trước hết, đó là sự lãng phí con người, những người bị gạt ra khỏi hệ thống kinh tế - khoa học công nghệ của chúng ta, nền kinh tế đó, một cách vô tình, từng bước một, đang lấy yếu tố cốt lõi là sản xuất hàng hoá, thay vì chú trọng đến con người. Tình người là khái niệm mà rất nhiều người đã cố gắng xoá sổ nó khỏi từ điển. Tuy nhiên, tình người không phải là thứ tự nhiên sinh ra. Nó không thể bị điều khiển theo bất cứ cách nào. Đó là tiếng gọi đã được sinh ra từ trái tim của mỗi con người. Đúng, đó là tiếng gọi của trái tim! Khi ai đó nhận ra rằng, sự sống là một món quà, cho dù phải đối đầu với vô vàn giông bão, rằng tình yêu là nguồn gốc và ý nghĩa của cuộc sống, khi đó, làm sao họ có thể dừng ý nghĩ tốt đẹp về việc giúp đỡ người khác chứ? Để làm việc tốt đẹp đó, ta cần ký ức tốt đẹp, ta cần động lực và ta cần sự sáng tạo. Và tôi biết rằng, TED đã quy tụ rất nhiều những bộ óc sáng tạo như vậy. Đúng, tình yêu giữa người và người rất cần một thái độ sáng tạo, kiên định, và thông thái. Ta có thái độ tốt nhưng chỉ thực hiện qua các việc làm chung chung, những việc làm đó chỉ làm lương tâm ta đỡ cắn rứt, chúng là không đủ. Tất cả chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau, để tự nhắc nhở rằng, những người khác không chỉ là con số, hay những biểu tượng chung chung. Họ có một hình hài. Cái "bạn" đó luôn hiện hữu, đó là một con người để ta quan tâm chăm sóc. Chúa Jesus đã kể một câu chuyện ngụ ngôn để chỉ cho ta cách phân biệt giữa những người vô cảm và những người không ngần ngại giúp bạn. Tôi chắc bạn đã từng nghe qua nó rồi. Đó là chuyện về Người Samaritan nhân hậu. Khi Chúa Jesus được hỏi rằng, "Ai là người thân cận của tôi?" Hay nói cách khác, "Tôi nên quan tâm và săn sóc những ai?" Chúa kể câu chuyện của một người đàn ông, ông ấy bị đánh đập, cướp sạch tài sản, và bị bỏ rơi trên đường. Có một thầy tu và một người Levite, hai tầng lớp được xã hội thời đó kính nể, họ thấy ông ấy, nhưng đã bỏ qua và không hề giúp đỡ. Sau một lúc, có một người Samaritan tới, đó là những con người ở tận đáy xã hội. Anh ta trông thấy người đàn ông bị thương nằm bất lực trên mặt đất, anh ấy không hề vô tâm như thể ông ấy chẳng tồn tại. Thay vào đó, anh ấy thấy tội nghiệp người đàn ông này, điều đó đã thôi thúc anh hành động với tình thương người mãnh liệt nhất. Anh ấy xức dầu và rượu lên vết thương của người đàn ông đó, đưa ông ấy đến nhà trọ, và trả tiền cho chủ quán trọ để nhờ ông ấy chăm sóc cho nạn nhân. Câu chuyện về Người Samaritan tốt bụng là câu chuyện của loài người hiện nay. Con đường của chúng ta ngập chìm trong đau khổ, mọi thứ chỉ xoay quanh đồng tiền, và hàng hoá, thay vì con người. Và những người đang tự gọi bản thân là "đẳng cấp," họ tự cho phép mình không cần quan tâm đến người khác, từ đó bỏ mặc hàng ngàn người, hay thậm chí dân số tương đương cả nước, bên vệ đường. Thật may mắn, có những người khác đang cố gắng tạo ra một thế giới mới, bằng cách chăm sóc đồng loại, thậm chí bằng chính tiền túi của mình. Thánh Teresa đã từng nói, "Người ta không thể yêu thương khi họ không mất đi cái gì đó." Ta có quá nhiều việc cần làm, và ta cần làm chúng cùng nhau. Nhưng ta phải làm điều tốt như thế nào khi con quỷ trong ta vẫn luôn thức? Tạ ơn Chúa, không một hệ thống nào có thể cản bước mong muốn hướng thiện, đam mê và nghị lực đấu tranh của chúng ta, tất cả những điều đó đều xuất phát từ trái tim ta. Bạn có thể nói với tôi rằng, "Đúng, ngài nói rất có lý, nhưng tôi không phải người Samaritan tốt bụng, cũng chẳng phải Thánh Teresa." Ngược lại, mỗi người trong chúng ta, đều là những cá thể đáng quý. Mỗi người trong chúng ta đều không thể thay thế được trong con mắt của Chúa. Vượt qua màn đêm của những cuộc xung đột ngày hôm nay, mỗi người trong chúng ta đều là những ngọn nến rực cháy, và là một thông điệp thể hiện rõ rằng, ánh sáng sẽ chiến thắng bóng tối, đó là một chân lý. Đối với những người Công giáo, tương lai có một cái tên, cái tên đó là Hy vọng. Hy vọng không có nghĩa là lạc quan một cách ngây thơ, và bỏ ngoài tai những bất hạnh mà loài người đang phải đối đầu. Hy vọng là biểu trưng cho một trái tim không bị giam cầm trong bóng tối, không hoài niệm quá nhiều về quá khứ, không dễ dàng bị hiện tại thuyết phục nhưng có niềm tin mạnh mẽ vào tương lai. Hy vọng mở cánh cửa để ta bước vào tương lai. Hy vọng gieo mầm sống cho ta một cách nhẹ nhàng, và theo thời gian, mầm sống đó sẽ trở thành một cây đại thụ. Điều đó như một thứ hạt giống vô hình giúp cả vườn lúa mạch trổ hạt, giúp cho mọi sự sống phát triển. Nó ẩn chứa vô vàn sức mạnh, bởi lẽ chỉ với một tia sáng lẻ loi được nhen nhóm bởi hy vọng cũng đủ để xé tan màn đêm tăm tối. Một cá nhân là đủ để hy vọng tiếp tục tồn tại, và cá nhân đó có thể là bạn. Và sẽ có nhiều "bạn" khác, và sẽ có rất nhiều "bạn" khác, và "chúng ta" ra đời. Vậy nên, liệu hy vọng có bắt đầu từ "chúng ta?" Không. khi "chúng ta" ra đời, điều đó trở thành một cuộc cách mạng. Thông điệp thứ ba tôi muốn chia sẻ hôm nay, là về một cuộc cách mạng: cuộc cách mạng của sự đồng cảm. Sự đồng cảm là gì? Đó là tình yêu thể hiện bằng hành động. Đó là một hành động xuất phát từ trái tim và được thể hiện qua đôi bàn tay, đôi tai hay đôi mắt của ta. Sự đồng cảm đó là khi ta dùng mắt để nhìn người đối diện, dùng tai để nghe họ nói chuyện, lắng nghe trẻ em, người già, những người sợ hãi khi nhìn vào tương lai. Đó là sự lắng nghe những tiếng khóc không thành lời quanh chúng ta, từ những bệnh nhân và từ Trái Đất. Đồng cảm là khi ta dùng đôi tay và trái tim của mình để an ủi những người quanh ta, quan tâm chăm sóc những người cần sự giúp đỡ. Đồng cảm là ngôn ngữ của trẻ thơ, những người cần chúng ta nhất. Tình yêu của con cái dành cho cha mẹ lớn lên từ những cái ôm, ánh nhìn âu yếm, sự yêu thương và sự đồng cảm. Tôi rất hạnh phúc khi nghe những người làm cha mẹ nói chuyện với con nhỏ của mình, làm quen với suy nghĩ của chúng, và chia sẻ cùng một thứ ngôn ngữ bập bẹ của trẻ thơ. Đó là sự đồng cảm: cùng đứng vào vị trí của những người khác. Chúa đã hoá thân vào Jesus để đứng cùng với chúng ta. Đó là con đường mà người Samaritan nhân hậu đã đi. Đó là con đường mà Jesus đã đi. Chúa đã giáng thế, sống một cuộc sống hoàn toàn con người, nói thứ ngôn ngữ mạnh mẽ của tình yêu thương đồng loại. Đúng vậy, sự đồng cảm là đặc quyền của những người đàn ông và phụ nữ mạnh mẽ và dũng cảm nhất. Đồng cảm không có nghĩa là yếu đuối, đó là sự mạnh mẽ khôn tả. Đó là một hành trình của tình người, hành trình của sự khiêm nhường. Làm ơn, hãy cho phép tôi nói điều này rõ ràng: nếu bạn càng có quyền lực, thì sức ảnh hưởng của bạn lên người khác càng lớn, và bạn càng cần phải hành động một cách cẩn thận và từ tốn. Nếu không làm vậy, quyền lực sẽ huỷ hoại bạn, bạn sẽ huỷ hoại người khác. Có một câu châm ngôn ở Argentina: "Nắm giữ quyền lực trong tay như việc uống rượu mạnh với cái bụng đói." Bạn sẽ thấy chóng mặt, mất thăng bằng, bạn đã say, bạn sẽ tự làm hại bản thân cũng như những người xung quanh bạn, nếu bạn không sử dụng quyền lực bằng sự cẩn trọng và đồng cảm. Mặt khác, nhờ vào tình yêu đồng loại và sự khiêm nhường quyền lực - một sức mạnh tối cao - phải thành một công cụ, phục vụ cái tốt. Tương lai loài người không hoàn toàn phụ thuộc vào các chính trị gia, hoặc các nhà lãnh đạo, hoặc các tập đoàn lớn. Đúng, họ nắm giữ những trọng trách rất quan trọng. Nhưng tương lai hầu hết phụ thuộc vào những người mà họ gọi người khác là "bạn" và gọi mình là một phần của "chúng ta." Chúng ta cần nhau để tồn tại. Vì vậy, làm ơn, hãy nghĩ về tôi cùng với sự đồng cảm, vậy nên tôi mới có thể hoàn thành trọng trách mà mình được giao vì quyền lợi của mọi người, của từng người một, của tất cả các bạn, của tất cả chúng ta. Điều gì đã làm nên Harry Potter, Katniss Everdeen, và Frodo Họ có điểm gì chung với những vị anh hùng trong truyền thuyết? Nếu tôi nói với bạn rằng họ cũng là những người anh hùng? Bạn sẽ tin vào điều đó chứ? Joseph Campbell Người đã nghiên cứu rất nhiều những câu chuyện huyền thoại trên khắp thế giới và xuất bản một cuốn sách có tên là "The Hero with a Thousand Faces," kể lại hàng chục câu chuyện và giải thích sự ra đời của các huyền thoại hay "hành trình của các vị anh hùng" Vậy, "hành trình của các vị anh hùng" là gì? Hãy nghĩ nó như một chu trình. Cuộc hành trình bắt đầu và kết thúc trong thế giới bình thường của một vị anh hùng nhưng có nhiệm vụ phải thực hiện trong một thế giới đầy bí ẩn và xa lạ. Trên suốt chuyến phiêu lưu, có nhiều sự kiện quan trong đã xảy ra Hãy nghỉ về những câu chuyện trong tiểu thuyết hay bộ phim mà bạn thích Liệu chúng có giống như vậy không:? Chúng ta hãy bắt đầu nhé! 1:00: Lời mời gọi về cuộc phiêu lưu Người anh hùng nhận được một thông điệp bí ẩn, Một lời mời? Một thử thách? 2:00: Sự trợ giúp Người anh hùng cần một sự giúp đỡ có thể từ một ai đó kinh nghiệm hơn, khôn ngoan hơn. 3:00: Ra đi Người anh hùng vượt qua ra khỏi vùng đất của mình và bước vào thế giới bí ẩn để bắt đầu cuộc phiêu lưu. Chúng ta không còn ở Kansas nữa. 4:00: Trải nghiệm Để trở thành một anh hùng cần phải trải qua nhiều thử thách người anh hùng của chúng ta phải trả lời những câu hỏi khó. giết quái vật, và thoát khỏi những cạm bẫy. 5:00: Đối mặt Đây là lúc đối mặt với thử thách lớn nhất, người anh hùng phải đối mặt với nỗi sợ lớn nhất của chính mình. 6:00: Khủng hoảng Đây là thời khắc đen tối nhất của người anh hùng. Phải đối mặt với cái chết và thậm chí là phải chết để chuẩn bị cho sự tái sinh. 7:00: Kho báu Và sau trận chiến, người anh hùng của chúng ta tìm ra kho báu, năng lực đặc biệt hay sức mạnh phi thường. 8:00: Kết quả Điều này có thể khác nhau giữa những câu chuyện. Những con quái vật phủ phục trước các vị anh hùng hay họ bị truy đuổi cho đến khi họ thoát khỏi thế giới kì bí đó? 9:00: Trở về Sau khi tất cả những cuộc phiêu lưu, anh hùng trở về thế giới của mình. 10:00: Cuộc sống mới Cuộc hành trình đã làm thay đổi anh hùng; Họ đã trưởng thành hơn so với trước đây. 11:00: Sự giải quyết Tất cả những âm mưu rối rắm được gỡ bỏ 12:00: Vị anh hùng trở về với những công việc của mình, nhưng giờ đã ở một mức độ cao hơn. Chẳng có gì giống với trước kia khi bạn đã là một người anh hùng. Nhiều cuốn sách và bộ phim nổi tiếng đã áp dụng một công thức cổ xưa này một cách nhuần nhuyễn. Hãy cùng xem "The Hunger Games" giống với khuôn mẫu về cuộc hành trình của người anh hùng như thế nào. Khi nào Katniss Everdeen nghe được tiếng gọi đến với cuộc phiêu lưu điều làm cho câu chuyện được tiếp tục? Khi tên của chị gái cô được xướng lên trong một cuộc chơi xổ số. Còn người giúp đỡ thì sao? Ai là người sẵn lòng giúp đỡ cô ấy trong cuộc phiêu lưu của mình? Chính là Haymitch. Còn sự khởi hành? Liệu cô ấy có rời khỏi thế giới của mình? Cô ấy đã lên một chuyến tàu để đi vào thành phố. OK, bạn đã có được ý tưởng. Bạn thấy mình có điểm chung gì với Harry Potter, Katniss Everdeen, và Frodo? Phải, bạn là con người, giống như họ vậy Huyền thoại về hành trình của vị anh hùng tồn tại trong tất cả các nền văn hóa trên thế giới và sẽ còn nhiều hơn những câu chuyện như thế bởi vì chúng ta cảm nhận thế giới qua những câu chuyện cuộc sống của chính chúng ta Bạn bước ra khỏi "vùng an toàn" của bạn, có trải nghiệm nào đó sẽ làm thay đổi bạn, và khi đã học được từ nó, bạn lặp lại lần nữa Không phải theo nghĩa là bạn phải đi giết rồng hay chiến đấu với Voldermort, mà là bạn phải đối mặt với những sợ hãi của bản thân. Joseph Campbell nói, "Trong nơi chứa đầy nỗi sợ hãi cũng là nơi chứa kho báu mà bạn kiếm tìm" Nơi chứa đầy nỗi sợ hãi cùa bạn là gì? Tham gia vào vở kịch của trường? Chơi bóng chày? Tình yêu? Hãy nhớ công thức này khi bạn đọc những cuốn sách hay xem những bộ phim. Bạn chắc chắn sẽ gặp nó nhiều lần. Không những thế ,bạn còn có thể cảm thấy nó trong cuộc sống của riêng bạn. Hãy lắng nghe tiếng gọi đến với cuộc phiêu lưu. Chấp nhận thử thách. Chinh phục nỗi sợ hãi đê nhận lấy kho báu bạn kiếm tìm. Và sau đó, Hãy tiếp tục làm lại điều này!!! Toát mồ hôi tay, tim đập thình thịch bụng dạ thắt lại Bạn không thể khóc để kêu cứu. Không chỉ là cổ họng nghẹn lại nên không thở được mà vì nó cũng thật là xấu hổ nữa. Không, bạn không phải đang bị một quái vật theo đuôi, mà là bạn đang nói trước công chúng, việc mà một số người cho là tồi tệ còn hơn cả cái chết. Xem nào, khi chết rồi, bạn sẽ không cảm thấy gì nữa; trên bục phát biểu, bạn cảm thấy bị khớp. Nhưng tại một vài thời điểm, chúng ta phải giao tiếp trước mặt mọi người, Vì vậy, bạn phải cố gắng và vượt qua nó. Để bắt đầu, hãy tìm hiểu nỗi sợ khi nói trước đám đông là gì. Con người, chúng ta là những động vật xã hội được trang bị để lo lắng về danh tiếng của mình. Nói trước công chúng có thể đe dọa nó. Trước một bài phát biểu, bạn băn khoăn, "Lỡ như mọi người nghĩ rằng tôi khủng khiếp và ngốc nghếch thì sao?" Nỗi sợ hãi bị coi là một tên ngốc và tệ lậu đó là một phản ứng trước mối đe dọa từ một phần nguyên thủy của bộ não bạn rất khó để điều khiển nó. Đó là phản ứng chiến-đấu-hay-chuồn-lẹ, quá trình tự bảo vệ có trong một loạt các loài động vật, nhưng hầu hết chúng đều không phải lên bục phát biểu. Chúng ta lại có một đối tác khôn ngoan trong nghiên cứu của chứng sợ hãi này. Charles Darwin thử nghiệm chiến-đấu-hay-chuồn-lẹ tại triển lãm rắn của Vườn bách thú London. Ông đã viết trong Nhật ký của mình, "Tinh thần và lí trí của tôi đã bất lực trước sự tưởng tượng về một mối nguy hiểm mình chưa từng được trải nghiệm." Ông kết luận rằng phản ứng của mình là một phản ứng cổ xưa không bị ảnh hưởng bởi các sắc thái của nền văn minh hiện đại. Vì vậy, đối với tâm thức hiện đại của bạn, đó là một bài phát biểu. Đối với phần còn lại của bộ não, được dựng nên để đối phó với luật của núi rừng, khi bạn nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra khi đọc lên một bài phát biểu, đó là lúc để bỏ của chạy lấy người hay chiến đấu đến chết. Vùng dưới đồi não, phổ biến ở tất cả động vật có xương sống, kích hoạt tuyến yên để bí mật tiết ra các nội tiết tố ACTH, làm cho tuyến thượng thận bơm adrenaline vào máu. Cổ và lưng của bạn trở nên căng cứng, bạn rụng rời Chân và tay run lên khi cơ bắp của bạn chuẩn bị cho cuộc tấn công. Bạn đổ mồ hôi. Huyết áp của bạn tăng lên. Tiêu hóa của bạn giảm đi để tối đa hóa việc cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy đến cơ bắp và các cơ quan quan trọng, Vì vậy, bạn cảm thấy khô miệng, bồn chồn. Đồng tử giãn ra, Thật khó để đọc bất cứ cái gì ở gần, giống như ghi chú, nhưng tầm xa thì lại đọc dễ dàng. Nỗi sợ sân khấu là thế đấy. Làm thế nào chúng ta có thể chống lại nó? Đầu tiên, cách nhìn nhận. Không phải tất cả đều ở trong đầu của bạn. Nó là một phản ứng tự nhiên, nội tiết, xảy ra trên toàn cơ thể bởi một hệ thống thần kinh tự trị ở chế độ tự điều chỉnh và di truyền đóng một vai trò lớn trong lo âu về khía cạnh xã hội. John Lennon đã chơi nhạc sống hàng nghìn lần. Mỗi lần ông lại bị nôn trước khi ra biểu diễn Một số người được trang bị để cảm thấy sợ hãi nhiều hơn nữa trước khi trình diễn trước công chúng. Vì lo âu khi đứng trước đám đông là tự nhiên và không thể tránh khỏi, hãy tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát. Thực hành nhiều vào bắt đầu từ lâu trước khi bước vào một môi trường tương tự như buổi trình bày thực sự. Thực hành bất cứ việc gì làm tăng sự quen thuộc và làm giảm lo âu, để khi phải nói trước công chúng, bạn sẽ tự tin vào chính mình và những việc phải làm. Steve Jobs luyện tập bài phát biểu đỉnh cao của mình hàng trăm giờ, bắt đầu hàng tuần từ trước đó. Nếu bạn biết những gì mình đang nói, bạn sẽ kềm hãm được năng lượng của đám đông thay vì để cho vùng dưới đồi não của mình thuyết phục cơ thể bạn rằng bạn có thể trở thành bữa trưa cho một bầy thú săn mồi nào đó. Nhưng, vùng dưới đồi não ở động vật có xương sống đã có hàng triệu năm thực tập nhiều hơn bạn. Ngay trước khi đi lên sân khấu, là thời điểm để chơi bẩn và đánh lừa bộ não của bạn. đưa cánh tay lên cao và hít thở sâu. Điều này làm cho vùng dưới đồi não sản sinh ra một phản ứng thư giãn. Nỗi sợ sân khấu thường đánh mạnh nhất vào ngay trước bài trình bày, Vì vậy, hãy dành phút cuối cùng vươn người và hít thở. Bạn tiến gần đến micro, giọng nói rõ ràng, cơ thể thoải mái. Bài phát biểu được chuẩn bị kĩ sẽ thuyết phục đám đông hoang dại kia bạn là một thiên tài ăn nói. Làm thế nào? Bạn đã không vượt qua nỗi sợ này, mà bạn thích nghi với nó. Và một thực tế là cho dù bạn trông có vẻ văn minh, hiện đại đến thế nào đi nữa trong một phần bộ não của bạn, bạn vẫn là một động vật hoang dã, một động vật hoang dã sâu sắc và biết cách ăn nói. Hãy hình dung những chiếc bánh quy dẻo nóng, những chiếc kẹo cứng giòn, những chiếc bánh ngọt mềm, những chiếc ốc quế chất cao kem. Bạn có thấy thèm không? Bạn thèm món tráng miệng chứ? Tại sao vậy? Điều gì xảy ra trong não làm cho những thức ăn ngọt thật khó để từ chối? Đường là một thuật ngữ thông thường được sử dụng để miêu tả một dạng các phân tử gọi là carbohydrat, được tìm thấy trong rất nhiều thức ăn và nước uống. Chỉ cần kiểm tra các nhãn mác trên những sản phẩm đồ ngọt mà bạn mua. Đường glucose, đường fructose, đường mía, đường nha, đường sữa, đường nho, và tinh bột tất cả đều được cấu tạo từ đường. Cũng như siro ngũ cốc nhiều fructose, nước ép hoa quả, đường thô, và mật ong. Đường không chỉ có trong kẹo và đồ tráng miệng, mà còn được cho vào nước sốt cà chua, sữa chua, hoa quả sấy khô, nước ngọt, và thanh ngũ cốc granola. Vì đường có ở mọi nơi, điều quan trọng là phải hiểu được nó tác động đến não như thế nào. Điều gì xảy ra khi đường tiếp xúc với lưỡi? và liệu việc ăn một ít đường có làm gia tăng cơn thèm? Bạn ăn ngũ cốc. Đường chứa trong nó sẽ kích hoạt cơ quan cảm nhận vị ngọt, một phần của nụ vị giác trên lưỡi. Các cơ quan nhận cảm này sẽ gửi tín hiệu đến thân não, và từ đó, phân ra đi đến nhiều phần của não trước, một trong số đó là vỏ não. Những phần khác nhau của vỏ não xử lý các vị khác nhau: đắng, mặn, nhạt, và vị ngọt mà ta đang nói đến. Từ đây, tín hiệu kích hoạt hệ thống tưởng thưởng của não. Hệ thống tưởng thưởng này là một chuỗi các quá trình điện và hóa học đi qua nhiều vùng khác nhau của não. Nó là một mạng lưới phức tạp, nhưng lại giúp trả lời một câu hỏi tiềm thức duy nhất: Tôi có nên làm điều đó một lần nữa? Cái cảm giác ấm áp, mơ hồ mà bạn thấy khi thưởng thức chiếc bánh socola của bà Đó là khi hệ thống tưởng thưởng của bạn nói rằng "Mmm, Có chứ!" Và nó không chỉ được kích hoạt bởi thức ăn. Giao lưu, hành vi tình dục, và ma túy chỉ là một vài ví dụ của những sự việc và trải nghiệm mà cũng kích hoạt hệ thống tưởng thưởng. Nhưng sự quá kích thích hệ thống tưởng thưởng này sẽ đưa đến một loạt các sự kiện không hay: mất kiểm soát, thèm muốn, và tăng khả năng dung nạp đường. Hãy trở lại với thức ăn ngũ cốc của chúng ta. Nó di chuyển xuống dạ dày và cuối cùng vào đến đường ruột. Và đoán xem điều gì? Ở đây cũng có cơ quan nhận cảm đường. Chúng không phải là nụ vị giác, nhưng chúng gửi đi những tín hiệu cho não bạn biết rằng bạn đã no hoặc cơ thể nên sản xuất ra nhiều insulin hơn để đối phó với lượng đường dư mà bạn đang hấp thụ. Sự lưu thông chủ yếu của hệ thống tưởng thưởng là chất dopamine, một loại hóa chất quan trọng hay chất dẫn truyền thần kinh. Có rất nhiều thụ thể dopamine trong não trước, nhưng chúng không phân bố đều. Một vài khu vực chứa rất nhiều các nhóm thụ thể dày đặc, và những điểm tập trung dopamine này là một phần của hệ thống tưởng thưởng. Các loại thuốc như rượu, nicotine, hoặc heroin làm cho dopamine hoạt động rất tích cực, khiến một số người không ngừng tìm kiếm cảm giác mạnh đó. hay nói cách khác là bị nghiện. Đường cũng làm cho dopamine bị giải phóng, mặc dù không dữ dội như ma túy. Và đường rất hiếm trong các thực phẩm tạo ra dopamine. Ví dụ, bông cải xanh, có lẽ điều đó giải thích tại sao rất khó để cho trẻ ăn rau. Nói về thực phẩm lành mạnh, hãy cho là bạn đang đói và quyết định ăn một bữa ăn cân bằng. Bạn ăn, và mức độ dopamine tăng đột biến trong các điểm tập trung của hệ thống tưởng thưởng. Nhưng nếu bạn ăn cùng một món trong nhiều ngày liên tiếp, mức độ dopamine sẽ tăng ít dần, và cuối cùng là cân bằng. Đó là bởi vì khi nói đến thực phẩm, não được phát triển để chú ý đặc biệt đến những vị giác mới hay khác biệt. Tại sao vậy? Hai lý do: đầu tiên, để phát hiện thực phẩm bị hỏng. và thứ hai, bởi vì càng đa dạng trong chế độ ăn uống, chúng ta càng có thể có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Để giữ sự đa dạng đó, chúng ta cần khả năng nhận biết một thực phẩm mới, và quan trọng hơn, chúng ta cần muốn ăn những thức ăn mới. Và đó là lí do tại sao mức dopamine giảm mạnh khi thức ăn trở nên nhàm chán. Bây giờ hãy trở lại bữa ăn đó. Điều gì xảy ra nếu thay vì ăn món ăn cân bằng, lành mạnh, bạn lại ăn thức ăn nhiều đường? Nếu bạn ít khi ăn đường hoặc không ăn nhiều đường cùng một lúc, hiệu quả là tương tự như bữa ăn cân bằng. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, phản ứng dopamine không cân bằng. Hay nói cách khác, ăn nhiều đường sẽ tiếp tục cảm thấy thỏa mãn. Bằng cách này, đường hơi giống như một loại chất gây nghiện Đó là lý do mà con người dường như bị cuốn hút bởi những thức ăn có đường. Vì vậy, nghĩ lại tất cả những loại đường khác nhau đó. Mỗi loại là duy nhất, nhưng mỗi khi bất kì lượng đường nào được tiêu thụ đều kích hoạt một hiệu ứng domino trong não khuấy động cảm giác thỏa mãn. Quá nhiều, quá thường xuyên, và có thể quá năng suất. Thật vậy, quá mức tiêu thụ đường có thể gây ra những hiệu ứng nghiện ở não, nhưng thỉnh thoảng ăn một miếng bánh nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì. Nếu muốn dùng giấy để chi trả cho một thứ gì đó bạn có thể khiến mình gặp rắc rối dĩ nhiên, trừ phi tờ giấy đó là tờ một trăm đô-la Điều gì khiến tờ một trăm đô đó thú vị và có giá trị hơn so với những tờ giấy khác? Sau cùng, tờ 100 đô cũng không làm được gì nhiều. Bạn không thể ăn nó. Không thể xây thứ gì với nó. Còn đốt nó là vi phạm pháp luật Vậy vấn đề là gì? Bạn có thể biết câu trả lời rồi đấy. Tờ 100 đô được Chính phủ ấn hành và được quy định là đồng tiền chính thức. trong khi những tờ giấy khác thì không. Đó là điều khiến tờ 100 đô hợp pháp. Thứ khiến nó có giá trị, mặt khác, lại là số lượng tiền được lưu hành. Trong lịch sử, phần lớn tiền tệ, bao gồm đồng đô-la mỹ, gắn với hàng hóa có giá trị và số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào dự trữ vàng hoặc bạc của Chính phủ. Nhưng sau khi Chính phủ Mỹ bãi bỏ hệ thống này vào năm 1971, đồng đô-la trở thành đồng tiền danh nghĩa hợp pháp nghĩa là không phụ thuộc bất kì nguồn lực bên ngoài nào mà thay vào đó là chính sách của chính phủ quyết định in bao nhiêu tiền. Vậy cơ quan chính phủ nào đặt ra chính sách này? Cơ quan Hành pháp, Lập pháp hay Tư pháp? Câu trả lời đáng ngạc nhiên là không cơ quan nào ở trên cả Trên thực tế, chính sách tiền tệ được quy định bởi Hệ thống dự trữ liên bang độc lập còn gọi là Cục dự trữ liên bang Mỹ bao gồm 12 ngân hàng khu vực tại các thành phố lớn khắp cả nước. Hội đồng thống đốc được Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn sẽ báo cáo lên Quốc hội, tất cả lợi nhuận của FED đều được giao cho Kho bạc Nhà nước Để tránh khỏi ảnh hưởng của những thăng trầm chính trị hàng ngày Fed không chịu sự kiểm soát trực tiếp của bất kì cơ quan Chính phủ nào Vậy vì sao Fed không tự quyết định in vô vàn tờ một trăm đô để ai cũng giàu có và hạnh phúc Mục đích của tiền tệ, là để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nếu tổng lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, mỗi tờ tiền sẽ chỉ có thể mua được lượng hàng hóa ít hơn so với trước đây. Đây được gọi là lạm phát, Ngược lại, nếu cung tiền không đổi, trong khi có nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, giá trị mỗi tờ đô-la sẽ tăng lên gọi là giảm phát. Vậy, tình trạng nào tồi tệ hơn? Lạm phát quá cao nghĩa là tiền trong ví bạn hôm nay sẽ mất giá vào ngày mai khiến bạn muốn tiêu nó ngay lập tức. Bên cạnh kích thích sản xuất kinh doanh, nó cũng khuyến khích sự tiêu dùng quá mức hoặc tích trữ nhu yếu phẩm, như thức ăn, nhiên liệu, làm giá cả tăng lên dẫn tới tình trạng dư thừa làm lạm phát còn nghiêm trọng hơn Tuy nhiên, giảm phát lại làm cho người dân muốn cất giữ tiền, người tiêu dùng giảm chi tiêu làm giảm lợi nhuận kinh doanh, gia tăng tình trạng thất nghiệp chi tiêu kém cũng khiến nền kinh tế xuống dốc Vì vậy, phần lớn các nhà kinh tế học tin rằng quá nhiều lạm phát hay giảm phát đều nguy hiểm, lạm phát thấp và ổn định là cần thiết để tăng trưởng kinh tế. Fed sử dụng một lượng dữ liệu kinh tế khổng lồ để quyết định số lượng tiền được đưa vào lưu thông, bao gồm tỉ lệ lạm phát trước đây, xu hướng toàn cầu, và tỉ lệ thất nghiệp. Như trong câu chuyện của Goldilocks, họ cần những con số chính xác để kích thích tăng trưởng và kiểm soát thất nghiệp mà không để cho lạm phát tới ngưỡng nguy hiểm. Fed không chỉ quyết định tờ giấy trong ví bạn trị giá bao nhiêu mà còn quyết định cơ hội bạn có hay giữ được việc làm giúp bạn kiếm ra tiền. Bạn có biết mỗi khi nghệ sĩ cầm nhạc cụ của họ lên 1 màn pháo hoa đang diễn ra trong đầu họ? Bên ngoài, họ trông có vẻ bình tĩnh và tập trung đọc bản nhạc và chuyển động chính xác. Nhưng bên trong não bộ, có một bữa tiệc đang diễn ra Làm sao ta biết được ? Trong những thập kỉ gần đây các nhà tâm thần học đã có những đột phá vĩ đại trong việc hiểu hoạt động của não bằng cách giám sát chúng với công cụ như máy nội soi cắt lớp fMRI và PET Khi con người được đưa vào những máy này, các nhiệm vụ như đọc, làm toán đều có các vùng phản hồi riêng trên não, nơi các hoạt động được giám sát. Nhưng khi các nhà nghiên cứu cho người tham gia nghe nhạc họ thấy pháo hoa. Nhiều vùng trong bộ não được thắp sáng cùng một lúc trong khi họ xử lý âm thanh phân chia ra để hiểu yếu tố như giai điệu và nhịp điệu và rồi kết hợp tất cả lại thành 1 trải nghiệm âm nhạc thống nhất Não bộ làm điểu này chỉ trong vài giây ngắn ngủi từ khi chúng ta bắt đầu nghe tiếng nhạc đến khi dậm chân theo Nhưng khi các nhà khoa học chuyển từ quan sát não bộ của thính giả sang các nhạc công những bông pháo hoa đó biến thành 1 lễ hội trang trọng Hóa ra là trong khi nghe, âm nhạc đưa bộ não vào một số các hoạt động thú vị, chơi nhạc tương đương với tập luyện toàn thân. Các nhà tâm thần học nhận thấy nhiều vùng não sáng lên đồng thời xử lí nhiều thông tin phức tạp, liên hợp và nhanh đáng ngạc nhiên. Nhưng còn việc thắp sáng não bộ bằng âm nhạc? Những nghiên cứu vẫn còn khá mới nhưng các nhà thần kinh học có 1 ý tưởng khá rõ Chơi 1 loại nhạc cụ liên kết hầu hết mọi vùng trong não bộ cùng 1 lúc, đặc biệt là thị giác, thính giác và thần kinh vận động Bởi với bất kì hoạt động luyện tập khác, chơi nhạc có kỉ luật, cấu trúc tăng cường chức năng của não, cho phép chúng ta đưa sức mạnh đó vào những hoạt động khác Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa nghe nhạc và chơi nó là chơi nhạc đòi hỏi những kĩ năng vận động tốt được điều khiển bởi cả 2 bán cầu não. Nó còn kết hợp cả ngôn ngữ học và sự chính xác của toán học, trong đó bán cầu não trái tham gia nhiều hơn, với nội dung mới lạ và sáng tạo thì não phải nổi trội hơn. Với những lý do đó, chơi nhạc được chứng minh rằng sẽ làm tăng khối lượng và hoạt động trong thể chai của não, cầu nối giữa 2 bán cầu, cho phép thông điệp đi qua não nhanh hơn và qua các tuyến đường đa dạng hơn Điều này cho phép nhạc sĩ giải quyết vấn đề hiệu quả và sáng tạo hơn, cả về học thuật lẫn môi trường xã hội. Bởi vì chơi nhạc cũng cần nhiều mánh khóe và sự hiểu biết về nội dung truyền tải và thông điệp, nhạc sĩ thường có chức năng điều hành với trình độ cao hơn 1 loại nhiệm vụ liên kết với nhau bao gồm lên kế hoạch, chiến lược, và chú ý tới chi tiết và đòi hỏi phân tích đồng thời cả 2 khía cạnh nhận thức và tình cảm Khả năng này cũng có tác động vào cách hệ thống bộ nhớ hoạt động Và, quả thực, nhạc sĩ biểu lộ những chức năng bộ nhớ nâng cao, tạo ra, lưu giữ và tìm lại kí ức nhanh và hiệu quả hơn Nghiên cứu chỉ ra rằng nhạc sĩ sử dụng bộ não được kết nối cao để đưa vào mỗi ký ức những thẻ nhớ khác nhau như thẻ khái niệm, thẻ cảm xúc, thẻ nghe và thẻ ngữ cảnh, như 1 công cụ tìm kiếm Internet tốt Làm sao ta biết những lợi ích này chỉ có ở âm nhạc khi so với thể thao hay hội họa? Hay có thể là những người theo con đường âm nhạc đã thông minh hơn ngay từ đầu? Các nhà thần kinh học đã tìm hiểu những vấn đề này nhưng tới nay, họ phát hiện ra nghệ thuật và các khía cạnh thẩm mỹ của việc học cách chơi 1 nhạc cụ khác với những hoạt động khác, bao gồm cả những môn nghệ thuật khác. Và 1 số nghiên cứu ngẫu nhiên của những người tham gia có cùng trình độ của chức năng nhận thức và xử lý thần kinh ngay từ đầu, chỉ ra rằng những người được đào tạo về âm nhạc cải thiện được nhiều vùng não, so với người khác Nghiên cứu gần đây là về lợi ích tinh thần của việc chơi nhạc nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về chức năng tâm thần tiết lộ những nhịp điệu thầm kín và ảnh hưởng phức tạp hình thành dàn nhạc tuyệt vời cho bộ não. Một trong những điểm nổi bật của bộ não con người là khả năng nhận ra họa tiết và mô tả nó. Trong số những họa tiết khó nhất mà ta cố tìm hiểu là khái niệm về dòng chảy hỗn loạn trong động lực học chất lỏng. Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg nói, "Khi tôi gặp Chúa, tôi sẽ hỏi ngài hai câu hỏi: tại sao lại có tương đối và tại sao lại có hỗn loạn? Tôi tin rằng ngài sẽ có câu trả lời cho điều thứ nhất." Dù sự hỗn loạn rất khó để hiểu dựa trên toán học, chúng ta có thể dùng hội họa để minh họa nó. Tháng 6 năm 1889, Vincent van Gogh vẽ cảnh ngay trước bình minh từ cửa sổ phòng ông ở nhà thương điên Saint-Paul-de-Mausole ở Saint-Rémy-de-Provence, nơi ông đã tự nhập viện sau khi cắt một bên tai khi bị rối loạn tâm thần. Trong bức Trời Sao, những nét cọ tròn tạo nên một bầu trời đầy những đám mây xoáy và xoáy lốc của các ngôi sao. Van Gogh và những họa sĩ trường phái Ấn tượng khác thể hiện ánh sáng khác với người đi trước, dường như bắt lấy chuyển động của chúng, ví dụ như mặt nước sáng lấp lánh ánh mặt trời, hoặc trong ánh sao nhấp nháy và tan chảy trong biển sao của trời đêm. Hiệu ứng này là do độ chói của ánh sáng, cường độ của ánh sáng trong màu sắc trên bức vẽ. Các phần tế bào nguyên thủy của vỏ não, phần nhìn thấy ánh sáng tương phản và chuyển động, nhưng không thấy màu, sẽ trộn hai cùng màu khác nhau lại nếu chúng có cùng cường độ ánh sáng. Nhưng phần phụ của não sẽ thấy những màu tương phản này mà không bị trộn lẫn. Với cả hai sự nhận thức này diễn ra cùng lúc, ánh sáng ở nhiều tác phẩm Ấn tượng dường như chuyển động và nhấp nháy. Đó là cách mà các họa sĩ Ấn tượng dùng những nét vẽ nhanh và nổi bật để khắc họa chân thực chuyển động của ánh sáng. 60 năm sau, nhà toán học Nga Andrey Kolmogorov cho ta hiểu thêm mặt toán học của sự hỗn loạn khi ông nói năng lượng trong một chất lỏng hỗn loạn ở độ dài R dao động trong khoảng 5/3 lần R. Các thí nghiệm cho thấy Kolmogorov đã đến rất gần với cách mà sự hỗn loạn vận hành, mặc dù mô tả hoàn chỉnh về sự hỗn loạn vẫn chưa có lời giải đáp trong vật lý. Dòng chảy hỗn loạn giống như chính nó với một thác năng lượng. Nói cách khác, xoáy lớn chuyền năng lượng sang những xoáy nhỏ, và tương tự như vậy ở các bậc khác. Ví dụ của việc này bao gồm cả Vết đỏ lớn của sao Mộc, sự hình thành sao và những phần tử bụi ngoài vũ trụ. Năm 2004, dùng kính thiên văn Hubble, các nhà khoa học thấy xoáy của những đám bụi quanh một ngôi sao, và nó nhắc họ nhớ đến bức "Trời sao" của Van Gogh. Những nhà khoa học đến từ Mexico, Tây Ban Nha và Anh nghiên cứu sự phát sáng trong tranh Van Gogh thật chi tiết. Họ phát hiện ra có những phần giống sự hỗn loạn của chất lỏng gần với phương trình của Kolmogorov ẩn chứa sau nhiều bức họa Van Gogh. Các nhà phân tích phân chia bức tranh, và nghiên cứu độ sáng giữa hai điểm ảnh. Từ đường cong đo đạc sự phân bố các điểm ảnh, họ kết luận rằng bức tranh Van Gogh vẽ trong lúc bị bệnh có nhiều điểm rất giống sự hỗn loạn chất lỏng. Bức tự họa với ống điếu vẽ lúc ông không bị bệnh, không có dấu hiệu tương tự nào. Và không có tác phẩm nào có sự hỗn loạn dễ thấy từ cái nhìn đầu tiên như Tiếng Thét của Munch. Quá dễ khi nói thiên tư hỗn loạn của Van Gogh cho phép ông diễn tả sự hỗn loạn, vẫn quá khó để thể hiện chính xác sức sống mãnh liệt của cái đẹp trong thời gian bệnh nặng như vậy, Van Gogh bằng cách nào đó đã nhận thức và thể hiện một trong những khái niệm khó nhất thiên nhiên từng mang đến, và hợp nhất não và mắt với sự bí ẩn tột cùng của chuyển động, chất lỏng và ánh sáng. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn nhận tác động từ nhiều hệ thống quyền lực khác nhau. Bạn có cảm thấy nó? Bạn hiểu gì về quyền lực? Bạn có ý thức được sự quan trọng của nó không? Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi nói về quyền lực, đặc biệt trong các hoạt động dân sự. Làm thế nào để chúng ta sống cùng nhau? Trong một chế độ dân chủ, quyền lực được coi như cư ngụ tại mỗi người. Bất kì cuộc nói chuyện nào về quyền lực và những ai sở hữu nó sẽ được coi là một câu chuyện tồi tệ thậm chí là một điều xấu xa. Nhưng quyền lực vốn không tốt hoặc xấu hơn lửa hay vật lí. Quyền lực chỉ là quyền lực. Nó chi phối cách vận hành của chính phủ. Nó quyết định ai là người có quyền quyết định luật của cuộc chơi. Vậy nên học về cách quyền lực vận hành là chìa khóa để trở nên có ảnh hưởng, được coi trọng và không bị lợi dụng. Bây giờ, chúng ta sẽ nói đến khởi điểm của quyền lực, cách nó được sử dụng và cách để áp dụng chúng thông thạo hơn trong cuộc sống. Hãy bắt đầu với một định nghĩa cơ bản. Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những thứ bạn muốn họ làm. Hiển nhiên, nó có ý nghĩa ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ gia đình đến nơi làm việc và cả những mối quan hệ của chúng ta. Chúng tôi tập trung vào lĩnh vực dân sự, nơi mà quyền lực là khiến một cộng đồng được lựa chọn và làm những gì bạn muốn. Có 6 nguồn quyền lực chính. Đầu tiên, đó là sức mạnh vật lý và quyền sử dụng bạo lực. Nắm trong tay sức mạnh này, cho dù trong cảnh sát hay quân đội, là hình thức quyền lực căn bản nhất. Nguồn quyền lực chính thứ ba là sự giàu có. Tiền cho ta khả năng mua được những kết quả và gần như tất cả loại quyền lực khác. Dạng thứ ba là hoạt động của nhà nước, chính phủ. Ở đây, luật và bộ máy nhà nước được dùng để bắt người dân làm hoặc không được làm một việc gì đó. Trong chế độ dân chủ, người dân chúng ta, theo lý thuyết trao cho chính phủ quyền lực bằng những lá phiếu. Trong chế độ độc tài, quyền lực nhà nước xuất phát từ sự đe dọa vũ lực, không phải từ sự tán thành của người cầm quyền. Dạng thứ tư là những quy tắc xã hội hay là những điều mọi người cho là ổn. Các quy tắc đó không được vận hành bởi bộ máy chính quyền. mà theo một cách mềm mỏng hơn, giữa cá nhân và cá nhân. Chúng có thể khiến người dân thay đổi cách hành xử thậm chí thay đổi cả luật pháp. Hãy nghĩ đến các quy tắc về việc bình đẳng hôn nhân đã phát triển như thế nào. Dạng thứ năm của quyền lực là những ý tưởng. Một ý tưởng, quyền tự do cá nhân, lời nói hoặc bình đẳng chủng tộc có thể phát sinh vô hạn quyền lực nếu chúng tạo động lực cho đủ số người thay đổi suy nghĩ và hành vi. Và dạng thứ sáu là số lượng, tức rất nhiều người. Quyền lợi từ tiếng nói chung được tạo ra qua việc bày tỏ những quyền lợi chung và khẳng định nó hợp pháp. Hãy nghĩ đến Mùa xuân Ả Rập hay cuộc nổi dậy của Tea Party. Đám đông thật sự có ảnh hưởng. Đó là sáu nguồn quyền lực, quyền lực là gì. Bây giờ, hãy nghĩ đến cách mà quyền lực vận hành. Có ba quy luật về quyền lực cần được nói đến. Thứ nhất, quyền lực không bao giờ ở trạng thái tĩnh. Nó luôn luôn vừa được tích lũy lại vừa bị suy thoái. Vậy nên, nếu bạn không hành động, bạn sẽ bị kiểm soát Quy luật thứ hai: quyền lực giống như nước. Nó như dòng chảy chảy xuyên suốt cuộc sống thường nhật. Chính trị là công việc nhằm điều chỉnh dòng chảy đi theo hướng mà bạn thích. Đặt ra điều luật là nỗ lực để đóng băng và vĩnh viễn hóa dòng chày này. Chính sách là quyền lực đóng băng. Quy luật thứ ba: Quyền lực nhân đôi. Quyền lực có thể trở nên quyền lực hơn, cũng như khi không có quyền lực. Điều duy nhất khiến quy luật thứ ba tồn tại khi chỉ có một người nắm quyền là cách mà chúng ta áp dụng quy luật một và hai. Chúng ta cần đặt ra các quy tắc để 1 số ít người không tích lũy quá nhiều quyền lực và không thể tạo cho họ những đặc quyền trong chính sách? Đó là câu hỏi của nền dân chủ, và bạn có thể thấy mỗi một luật lệ đặt ra tại công sở trong bất cứ bản tin nào Công nhân lương thấp biểu tình để được trả lương cao hơn. Những công ty dầu mỏ muốn có được đường ống dẫn dầu lớn hơn. Các cặp đồng tính đấu tranh vì quyền được kết hôn. Những bố mẹ nông thôn yêu cầu miễn giảm học phí cho con em. Bạn được lựa chọn có hay không ủng hộ chúng. Việc bạn có được điều bạn muốn hay không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng quyền lực. và đây là cách khiến bạn trở nên có tiếng nói hơn trong các hoạt động cộng đồng. Tích lũy kiến thức là một cách để suy nghĩ. Thử thách của bạn là học cách đọc quyền lực và viết quyền lực. Đọc quyền lực tức là để ý đến càng nhiều bài đọc về quyền lực càng tốt. Không chỉ là việc đọc sách. Mà bạn phải coi xã hội là một tập hợp các bài đọc. Không thích sự bố trí khuôn viên trường, thành phố hay cả quốc gia? Hãy vạch ra ai có quyền lực gì và phân chia quyền lực bằng hệ thống nào. Tìm hiểu lý do tại sao nó tạo ra, ai đã tạo ra chúng và ai muốn giữ chúng theo cách như vậy. Nghiên cứu những chiến lược khác đã sử dụng trong những tình huống tương tự: tấn công trực diện hay đánh lạc hướng, liên minh hay tạo ra sự lôi cuốn lợi ích. Đọc để bạn có thể viết. Để viết được quyền lực yêu cầu đầu tiên là bạn tin rằng bạn có quyền được viết. để trở thành chủ nhân của sự thay đổi. Bạn có thể. Như các thể loại bài viết khác, bạn có thể học cách thể hiện bản thân, để có tiếng nói chân thật. Sắp xếp ý tưởng của bạn, sau đó sắp xếp người khác. Thực hành xây dựng sự đồng thuận. Thực hành giải quyết mâu thuẫn. Tất cả đều xoay quanh việc thực hành. Mỗi ngày, bạn điều có cơ hội để thực hành trong khu bạn ở và xa hơn. Đặt ra các mục tiêu, rồi mục tiêu lớn hơn Theo dõi những khuôn mẫu, xem thử cái nào cho hiệu quả Tiếp thu, lặp lại Đó là quyền công dân. Ở đây, chúng tôi đã giải thích quyền lực dân sự đến từ đâu, nó hoạt động như thế nào, và bạn có thể làm gì để áp dụng nó. Một câu hỏi lớn vẫn chưa được giải đáp đó là tại sao bạn muốn 'quyền lực'. Bạn muốn quyền lực có lợi cho mọi người hay chỉ cho mình bạn? Mục đích của bạn là vì xã hội hay phản xã hội? Câu hỏi này không phải về chiến lược. Đó là về vấn đề nhân cách mỗi người và đó là một tập hợp các bài học khác. Nhưng hãy nhớ điều này: Quyền lực cộng với nhân cách tốt sẽ bằng một công dân tốt, và bạn có quyền để trở thành như vậy. Mọi người thường nói rằng loài voi có trí nhớ tốt nhưng loài động vật to lớn này không chỉ là những cái ổ cứng khổng lồ Càng tìm hiểu về loài voi, chúng ta sẽ biết rằng trí nhớ siêu phàm của chúng chỉ là một phần trong sự thông minh đáng kinh ngạc khiến voi trở thành một trong những loài sinh vật gần gũi, sáng tạo và tốt bụng nhất trên Trái đất. Khác với nhiều thành ngữ, câu nói về trí nhớ của voi là chính xác về mặt khoa học. Loài voi biết mọi thành viên trong đàn, có khả năng nhận ra đến 30 con voi khác bằng mắt nhìn hay mùi hương. Khả năng này giúp ích cho chúng khi di cư hay gặp những con voi không thân thiện. Chúng cũng nhớ và phân biệt được các dấu hiệu nguy hiểm và nhớ lại các địa điểm quan trọng mà chúng đã không đến từ lâu Nhưng điều thú vị nhất là trí nhớ không hề liên quan đến bản năng sinh tồn của voi Loài voi không chỉ nhớ những con cùng đàn mà còn nhớ các sinh vật gây ấn tượng mạnh với chúng. Có một lần, hai con voi trong sở thú đã từng biểu diễn cùng nhau tỏ ra vui mừng khi gặp nhau sau đó 23 năm. Khả năng nhận ra này không chỉ đối với các động vật khác. Voi còn có khả năng nhận ra những người đã gắn bó với chúng sau nhiều thập kỉ xa nhau Những điều này cho thấy trí nhớ của voi không chỉ là những phản ứng đối với ngoại cảnh. Chúng ta có thể biết được lý do khi tìm hiểu về bộ não của chúng. Loài voi tự hào bởi chúng có bộ não lớn nhất trong các loài thú trên cạn cũng như khả năng tiến hóa của não đáng ngạc nhiên. Hẳn chúng ta đều biết mối liên hệ giữa độ lớn não và độ lớn cơ thể động vật, và khả năng EQ của voi cao gần bằng khả năng EQ của loài vượn. Mặc dù không có mối liên hệ gần gũi với con người, tiến hóa hội tụ cho thấy não voi cực kì giống với não người, với nhiều nơ-ron và khớp thần kinh cũng như hồi hải mã và đại não phát triển Hồi hải mã liên kết trực tiếp với phần cảm xúc giúp phát triển trí nhớ bằng cách ghi các sự kiện quan trọng vào trí nhớ dài hạn. Khả năng nhận biết những điều quan trọng giúp trí nhớ của voi trở nên phức tạp và thích nghi cao hơn so với việc học thuộc lòng. Nó giúp những con voi sống sót qua hạn hán khi còn nhỏ nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của hiện tượng này khi đã lớn, đó là lí do các đàn voi có con đầu đàn càng lớn càng có khả năng sống sót cao. Tiếc thay, đó cũng chính là lí do khiến voi là loài động vật duy nhất, ngoại trừ con người, chịu chứng rối loạn sau chấn thương. Ngược lại, phần đại não có chức năng giải quyết vấn đề giúp voi thể hiện sự sáng tạo. Chúng còn hợp tác giải quyết vấn đề, thậm chí còn thông minh hơn các nhà nghiên cứu và điều khiển đồng loại. Chúng có thể làm tính toán đơn giản, biết số lượng trái cây ước chừng trong hai giỏ sau nhiều lần thay đổi. Sự kết hợp hiếm có của trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề giúp giải thích những hành động thông minh nhất của một số con voi, nhưng không thể giải thích những điều mà chúng ta bắt đầu tìm hiểu về đời sống tinh thần của chúng. Voi giao tiếp bằng mọi cách từ hành động đến âm thanh, đến những tiếng kêu chói tai có thể nghe từ nhiều km ở xa. Sự hiểu biết hệ thống ngôn ngữ cho thấy voi có tiếng nói và ngữ pháp riêng. Khả năng ngôn ngữ này vượt xa cách giao tiếp đơn giản thông thường. Voi có thể vẽ bằng cách tỉ mỉ chọn và trộn các màu và yếu tố khác nhau. Chúng có thể phân biệt 12 âm khác biệt trong âm nhạc và bắt chước giai điệu. Và đúng vậy, còn có một ban nhạc voi nữa. Nhưng có lẽ điều kì diệu nhất về loài voi là khả năng quan trọng hơn cả sự thông minh của chúng: sự cảm thông, hi sinh và công bằng. Voi là động vật duy nhất không phải con người khóc thương cho cái chết của đồng loại, thực hiện nghi lễ chôn cất và quay lại thăm viếng mộ. Chúng còn quan tâm đến các loài vật khác nữa. Một con voi đang làm việc không chịu đặt thân cây vào cái lỗ nơi một con chó đang ngủ, và khi gặp người bị thương, chúng lại đứng bảo vệ và dùng vòi vuốt ve nhẹ nhàng để họ bớt đau. Ngược lại, sự việc voi tấn công làng mạc của con người thường xuyên xảy ra ngay sau khi con người mở cuộc săn bắn lớn, để thể hiện sự trả thù của chúng. Nhìn chung, với những điều này và sự thật rằng voi là một trong số ít những loài có thể nhận thấy mình trong gương, chúng ta phải công nhận rằng chúng là loài sinh vật sáng suốt, thông minh và sống có cảm xúc. Tiếc thay, sự đối xử của loài người với chúng lại không thể hiện điều ấy, khi mà môi trường sống của loài voi ở Châu Á đang dần bị phá hoại, chúng bị săn để lấy ngà ở Châu Phi, và bị đối xử tàn tệ khắp trên thế giới. Với những điều ta giờ đã biết về loài voi và những điều chúng đang dạy ta về trí thông minh của loài vật, chúng ta cần phải chắc rằng loài vật mà nhà thơ người Anh John Donne đã miêu tả: "tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa" sẽ không biến mất trong bức tranh thế giới này. Đã là 4 giờ sáng, và 8 giờ nữa có bài kiểm tra quan trọng, Rồi sau đó là bài độc tấu piano. Bạn đã học và luyện tập nhiều ngày rồi, nhưng bạn thấy mình vẫn chưa sẵn sàng. Vậy bạn có thể làm gì? Bạn có thể lấy thêm một cốc cà phê nữa và dành vài giờ tiếp theo để luyện thi và tập luyện, Nhưng dù có tin hay không, Bạn tốt hơn nên đóng quyển sách lại, để âm nhạc sang một bên, và đi ngủ. Giấc ngủ chiếm gần một phần ba cuộc đời, nhưng thật thú vị rằng rất nhiều người dành rất ít sự quan tâm đến nó. Sự thờ ơ này dẫn đến nhiều sự hiểu nhầm nghiêm trọng. Ngủ không phải là lãng phí thời gian, hay chỉ là một cách nghỉ ngơi khi mọi việc quan trọng đã hoàn thành. Thay vào đó, nó là một hoạt động cốt yếu, mà trong đó cơ thể cân bằng và điều chỉnh hệ thống của nó, chi phối sự hô hấp và điều hoà mọi thứ từ sự tuần hoàn đến sự lớn lên và miễn dịch. Thật tuyệt, nhưng bạn có thể nghĩ về những điều đó sau kì thi, đúng không? Đừng vội như vậy chứ. Giấc ngủ hoá ra lại vô cùng quan trọng với bộ não, với một phần năm của sự lưu thông máu trong cơ thể bạn được vận chuyển khi bạn chìm vào giấc ngủ. Và những điều diễn ra trong bộ não khi ngủ là một giai đoạn tích cực của sự tái tổ chức cái mà vô cùng quan trọng với cách mà bộ não làm việc. Từ cái nhìn ban đầu, khả năng ghi nhớ của chúng ta dường như không có vẻ ấn tượng cho lắm. Nhà tâm lý học thế kỉ 19 Herman Ebbinghaus chỉ ra rằng chúng ta thường quên 40% kiến thức mới trong vòng 20 phút đầu tiên, một hiện tượng được biết đến với tên gọi “Đường cong sự quên”. Nhưng sự quên lãng này có thể được ngăn cản bằng sự củng cố trí nhớ, quá trình nhờ đó thông tin di chuyển từ trí bộ nhớ ngắn hạn đến trí nhớ nhớ dài hạn. Nó xảy ra nhờ sự giúp đỡ từ một bộ phận quan trọng của não, được biết đến như là thuỳ hải mã. Vai trò hình thành trí nhớ dài hạn của nó được chứng minh vào những năm 1950 bởi Brenda Milner trong một nghiên cứu với một bệnh nhân tên H.M. Sau khi thuỳ hải mã của anh ấy bị loại bỏ, khả năng hình thành trí nhớ ngắn hạn của H.M bị tổn thương, nhưng anh ta vẫn có thể học các bài tập thể dục qua sự lặp lại. Do sự xoá bỏ của thuỳ hải mã, khả năng hình thành trí nhớ dài hạn của H.M cũng bị tổn thương. Điều nó chỉ ra, bên cạnh nhiều điều khác, là thuỳ hải mã rõ ràng tham gia vào sự củng cố của trí nhớ quy nạp, như các thực tế và khái niệm bạn cần phải nhớ cho bài kiểm tra, chứ không phải là bộ nhớ thường trực, như sự di chuyển ngón tay bạn cần nắm vững cho bài độc tấu. Phát hiện của Milner, cùng với thành quả của Eric Kandel những năm 90, đã đem lại mô hình về cách quá trình củng cố làm việc. Thông tin cảm giác trước hết được sao lại và lưu trữ tạm thời ở trong các nơron như trí nhớ ngắn hạn. Từ đó, nó di chuyển đến thuỳ hải mã, thứ sẽ tăng cường các nơron ở vỏ não Nhờ vào hiện tượng 'tính dẻo của bộ não', các liên kết synap hình thành, cho phép sự liên kết mới giữa các nơron, và tăng cường mạng nơron nơi mà thông tin sẽ được trả về như bộ nhớ dài hạn. Vậy tại sao bạn lại nhớ cái này mà không phải cái khác? Có một vài cách để tác động đến mức độ và sự hiệu quả của việc ghi nhớ. Chẳng hạn, trí nhớ được hình thành khi cảm xúc lên cao, thậm chí căng thẳng sẽ được lưu giữ tốt hơn nhờ sự liên kết của thuỳ hải mã với cảm xúc. Nhưng một trong các yếu tố chính đóng góp vào việc củng cố trí nhớ là, bạn đã đoán được rồi đấy, một giấc ngủ ngon. Giấc ngủ gồm bốn giai đoạn, mà hai giai đoạn sâu nhất là ngủ sóng chậm và ngủ chuyển động mắt nhanh. Máy EEG giám sát con người qua các quá trình này đã chỉ ra sằng các xung điện di chuyển giữa cuống não, thuỳ hải mã, đại não, đồi não và vỏ não, cái đóng vai trò như trạm chuyển tiếp của việc hình thành bộ nhớ. Và các giai đoạn của giấc ngủ được chỉ ra là giúp củng cố các dạng khác nhau của trí nhớ. Trong giai đoạn non-REM - ngủ sóng chậm, trí nhớ quy nạp được mã hoá tại một nơi lưu trữ tạm thời ở phần phía trước của thuỳ hải mã. Qua các trao đổi liên tục giữa vỏ não và thuỳ hải mã, nó liên tục được tái kích hoạt, làm nó dần dần tái phân bố đến trí nhớ dài hạn ở vỏ não. Giấc ngủ REM, mặt khác, với sự tương đồng của nó với đánh thức hoạt động của não, liên hệ với sự củng cố của trí nhớ thường trực. Vì vậy, theo một vài nghiên cứu, đi ngủ khoảng ba tiếng sau khi ghi nhớ các công thức và một tiếng sau khi luyện tập những gam nhạc sẽ là lý tưởng nhất. Vậy hy vọng bạn có thể thấy việc rút ngắn giấc ngủ không những ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài, mà còn làm ít có khả năng bạn sẽ nhớ được những kiến thức và bài tâp từ tối hôm trước, tất cả những điều đó khẳng định sự sáng suốt của câu nói, "để mai tính." Khi bạn nghĩ về tất cả sự tái cấu trúc bên trong và việc hình thành các mối liên kết mới xảy ra khi bạn ngủ, bạn có thể nói một giấc ngủ phù hợp sẽ làm cho bạn thức dậy mỗi buổi sáng với một bộ não mới mẻ và được cải thiện, sẵn sàng đối mặt với các thử thách. Vào năm 1905, chàng thanh niên sắp bước qua tuổi 26 Albert Einstein đối mặt với sự nghiệp hàn lâm bị coi là thất bại. Đa số nhà vật lý thời đó nhạo báng rằng, tên đày tớ nhỏ bé này chẳng thể cống hiến nhiều cho khoa học. Song, trong năm đó, Einstein công bố không chỉ một, hai, hay ba, mà đến bốn bản báo cáo phi thường, mỗi bản một chủ đề khác nhau, giúp định hình lại cách mà ta hiểu về vũ trụ. Lời đồn đoán về một Einstein học dốt Toán chỉ là lời đồn. Ông đã tự học, thuần thục môn tích phân ở tuổi 15 và hoàn thành tốt việc học ở trường trung học Munich và tại đại học kỹ thuật Thụy Sỹ, nơi ông học về phương pháp dạy Toán và Vật Lý. Nhưng việc cúp học để dành nhiều thời gian ở phòng thí nghiệm và bỏ qua sự tôn trọng tối thiểu với các giáo sư đã làm hỏng sự nghiệp dự định của ông. Không có việc, ngay cả cho vị trí phụ tá phòng lab, ông phải vào làm cho sở sáng chế Thụy Sỹ, nhờ sự giúp đỡ từ một người bạn của cha. Là nhân viên, làm việc sáu ngày một tuần, Einstein vẫn dành được chút thời gian cho Vật Lý, trao đổi những ý tưởng mới nhất với vài người bạn thân, và công bố một số báo cáo nhỏ. Bất ngờ lớn đến vào tháng 3 năm 1905, ông nộp bản báo cáo với một giả thuyết gây chấn động. Mặc cho việc ánh sáng là sóng đã được chứng minh từ nhiều thập kỷ, Einstein giả định ánh sáng, trên thực tế, là hạt, chỉ ra những hiện tượng bí ấn, ví dụ như hiệu ứng quang điện, có thể được giải thích bởi giả thuyết của ông. Ý tưởng bị chế giễu trong nhiều năm, nhưng Einstein đơn giản là đã đi trước 20 năm. Lưỡng tính sóng-hạt trở thành nền tảng cho cuộc cách mạng lượng tử. Hai tháng sau, vào tháng 5, Einstein nộp bản báo cáo thứ hai, lần này, đánh vào câu hỏi hàng thế kỷ: liệu nguyên tử có thực sự tồn tại? Mặc dù một số lý thuyết đã được xây dựng trên ý tưởng nguyên tử vô hình, một số nhà khoa học vẫn tin đó là một viễn tưởng hợp lý, hơn là vật thể vật lý thực sự. Nhưng Einstein đã dùng lập luận khéo léo, chỉ ra rằng hành vi của các hạt nhỏ ngẫu nhiên chuyển động trong chất lỏng, biết đến với tên gọi: chuyển động Brown, có thể được dự đoán chính xác bằng sự va chạm của hàng triệu nguyên tử vô hình. Thí nghiệm sau đó đã xác nhận mô hình của Einstein, và mối nghi ngờ về nguyên tử đã được loại bỏ. Bản báo cáo thứ ba đến vào tháng 6. Trong thời gian dài, Einstein đã bị trăn trở bởi sự thiếu nhất quán giữa hai nguyên lý cơ bản trong Vật Lý. Nguyên lý về tính tương đối, được trình bày rõ ràng, từ thời Galileo, nói rằng không thể xác định được chuyển động tuyệt đối. Nhưng trong thuyết điện từ, cũng được trình bày súc tích, khẳng định có tồn tại chuyển động tuyệt đối. Sự khác biệt, và bất lực trong việc tìm ra lời giải, khiến ông, như ông mô tả, rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh. Nhưng một ngày tháng 5, sau khi nghiền ngẫm câu đố với người bạn Michele Besso lời giải đã đến. Einstein nhận thấy mâu thuẫn sẽ được giải quyết nếu tốc độ ánh sáng là không đổi, trong bất kể hệ quy chiếu nào, trong khi cả thời gian và không gian đều chỉ tương đối với người quan sát. Einstein mất vài tuần để giải chi tiết và công thức hóa cái được gọi là tính tương đối đặc biệt. Lý thuyết này không chỉ làm suy yếu hiểu biết cũ của ta về thực tế mà còn mở đường cho công nghệ, từ máy gia tốc hạt, đến hệ thống định vị toàn cầu. Mọi người có thể nghĩ vậy là đủ, nhưng vào tháng 9, bản báo cáo thứ tư đến, là tiếp nối của bản về sự tương đối đặc biệt. Einstein suy nghĩ sâu hơn về lý thuyết của mình, và nhận ra nó có nghĩa là, khối lượng và năng lượng, một là chất rắn rõ ràng, một là tinh không, thực sự tương đương nhau. Và mối liên hệ giữa chúng được diễn giải bằng một trong những công thức nổi tiếng và được chấp nhận nhất lịch sử: E=mc^2. Einstein sẽ thể không trở thành biểu tượng thế giới trong gần 15 năm tiếp theo, chỉ cho đến khi thuyết tương đối rộng của ông được xác nhận năm 1919 bằng việc đo đạc ánh sáng bị bẻ cong khi nhật thực, sự kiện khiến ông trở nên nổi danh. Nhưng dù trở lại sở sáng chế và không có thành tựu gì sau năm 1905, 4 bản báo cáo trong năm thần kỳ đó của ông vẫn mãi là tiêu chuẩn vàng cho sự xuất hiện bất ngờ của một thiên tài. Năm 2008, một điều kỳ diệu đã xảy ra: một người đàn ông được chữa khỏi HIV. Trong hơn 70 triệu ca bệnh, đây là ca đầu tiên, và duy nhất cho đến bây giờ. Nhưng chúng ta không biết chính xác ông ấy được chữa khỏi thế nào. Chúng ta chữa được nhiều bệnh khác nhau, như bệnh sốt rét và viêm gan C, thế tại sao chúng ta không chữa được HIV? Trước hết, hãy xem HIV lây nhiễm vào người và tiến triển thành AIDS thế nào. HIV lây qua sự trao đổi dịch cơ thể. Quan hệ tình dục không an toàn và kim tiêm nhiễm HIV là nguyên nhân chính. May là HIV không lan truyền qua không khí, nước, và tiếp xúc bình thường. Cá nhân thuộc mọi lứa tuổi, thiên hướng tình dục, giới tính, và chủng tộc đều có thể bị nhiễm HIV. Khi vào trong cơ thể, HIV xâm nhập vào các tế bào của hệ miễn dịch. Chúng thường nhắm vào các tế bào hỗ trợ T, tế bào giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn và nấm. HIV là một retrovirus, loại virus có thể gắn mã di truyền của nó vào hệ gen của tế bào bị nhiễm, và khiến các tế bào "lỗi" này nhân lên nhiều hơn. Trong giai đoạn đầu của nhiễm HIV, virus nhân đôi trong các tế bào hỗ trợ T, đồng thời phá hủy rất nhiều tế bào này. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng như bệnh cúm, nhưng chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong vòng từ vài tháng đến vài năm, dù người bệnh có thể trông như và cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, virus sẽ tiếp tục nhân đôi và phá hủy thêm các tế bào T. Khi số lượng tế bào T giảm xuống quá thấp, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm chết người mà bình thường hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống đỡ được. Giai đoạn này của việc nhiễm HIV được gọi là AIDS. Tin tốt là đã có thuốc rất hiệu quả trong việc kiểm soát mức độ của HIV và ngăn số lượng tế bào T giảm xuống quá thấp khiến bệnh chuyển chuyển sang AIDS. Bằng liệu pháp kháng retrovirus, hầu hết người bị mắc HIV có thể kỳ vọng một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài, và ít lây truyền hơn. Tuy nhiên, có hai trở ngại chính. Một là người bệnh mắc HIV phải dùng thuốc suốt đời. Nếu không, virus có thể tái phát rất nguy hiểm. Vậy các loại thuốc này hoạt động thế nào? Loại thường được sử dụng nhất giúp ngăn không cho hệ gen virus bị sao chép và gắn vào DNA của tế bào chủ. Các thuốc khác ngăn không cho virus trưởng thành hoặc tập hợp , khiến cho HIV không thể lây sang các tế bào khác trong cơ thể. Nhưng HIV ẩn núp ở nơi mà các loại thuốc hiện có không với tới được: trong DNA của tế bào T khỏe mạnh. Hầu hết tế bào T chết sau một thời gian ngắn bị nhiễm HIV. Nhưng ở một phần rất nhỏ, hệ thống nhân lên của virus HIV không hoạt động, đôi khi trong nhiều năm. Vậy nên ngay cả khi chúng ta có thể quét sạch mọi virus HIV khỏi người bệnh, một trong số tế bào T này có thể kích hoạt và bắt đầu lan truyền virus lại từ đầu. Trở ngại nữa là không phải ai cũng tiếp cận được các liệu pháp. có thể cứu mạng họ. Ở châu Phi hạ Sahara, vùng có tới 70% số bệnh nhân HIV toàn cầu, Năm 2012, chỉ 1/3 bệnh nhân dương tính được chữa liệu pháp kháng retrovirus. Đây là một vấn đề nan giải. Các rào cản chính trị, kinh tế, và văn hóa khiến cho việc ngăn ngừa và điều trị trở nên khó khăn. Ngay cả là ở Mỹ, HIV vẫn cướp đi hơn 10 ngàn mạng sống mỗi năm. Tuy nhiên, chúng ta luôn có hy vọng. Chẳng bao lâu nữa các nhà nghiên cứu sẽ điều chế ra liệu pháp hiệu quả Một liệu pháp liên quan đến việc dùng thuốc để kích hoạt mọi tế bào có mang thông tin di truyền của HIV. Cách này sẽ tiêu diệt các tế bào đó và đưa virus đến nơi có thể chữa trị bằng các liệu pháp hiện tại. Cách khác là sử dụng các công cụ di truyền, để cắt hết DNA của HIV ra khỏi hệ gen của tế bào. Trong khi xác suất thành công là 1 trên 70 triệu có vẻ rất tôhấp, một vẫn tốt hơn không rất nhiều. Giờ chúng ta biết là có cách chữa trị, và điều đó cho chúng ta công cụ cần thiết để đánh bại HIV. Đây là câu chuyện về ba chiếc chai nhựa rỗng không và đã bị vứt bỏ. Hành trình của chúng tuy khác nhau nhưng đều đem lại những ảnh hưởng đến số phận của Trái Đất. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Để tìm hiểu về kết cục của những chiếc chai này, trước hết chúng ta cần khám phá nguồn gốc của chúng. Nhân vật chính của câu chuyện được hình thành trong nhà máy lọc dầu này. Chất dẻo của những chiếc chai được hình thành từ những phân tử hoá học kết hợp giữa dầu và xăng, tạo ra các đơn phân. Theo trình tự, các đơn phân này tổng hợp với nhau thành các dải polyme dài, tạo nên chất dẻo dưới dạng hàng triệu hạt nhỏ. Chúng được đun chảy trong các nhà máy sản xuất và chế thành khuôn để làm nên chất dẻo tạo thành ba chiếc vỏ chai này. Các nhà máy đổ các chất lỏng có ga vào những chiếc chai, rồi chúng được đóng gói, vận chuyển, mua lại, mở nắp, tiêu thụ, và bị vứt bỏ không thương tiếc. Và giờ chúng nằm đây, ở một xó không ai biết. Chai thứ nhất, như hàng trăm triệu anh em khác của nó, kết thúc cuộc đời mình tại một bãi phế liệu. Bãi rác khổng lồ này to ra từng ngày do càng ngày có càng nhiều rác thải bị dồn đến đây. Trong khi vỏ nhựa bị đè nén bởi nhiều lớp rác thải khác nhau, nước mưa chảy qua đây và hấp thụ các hợp chất dễ hoà tan trong nước, bao gồm cả các hợp chất vô cùng độc hại. Chúng cùng nhau tạo ra một hỗn hợp độc hại có tên "leachate", nó có thể di chuyển tới các mạch nước ngầm, đất và các dòng suối, đầu độc hệ sinh thái và đời sống hoang dã. Và có thể mất tới 1,000 năm đằng đẵng để chiếc chai thứ nhất này phân huỷ. Hành trình của chiếc chai thứ hai, tuy li kì hơn nhưng tiếc thay, kết cục cũng không khá hơn. Nó trôi qua một dòng suối rồi ra tới một nguồn nước chảy vào một con sông, và con sông này chảy ra biển. Sau nhiều tháng lưu lạc giữa biển khơi, nó dần bị nhấn chìm trong một xoáy nước khổng lồ, nơi rác thải tập trung, có tên "Great Pacific Garbage Patch". Các dòng hải lưu đã lùa hàng triệu mảnh rác nhựa tới đây. Đây là một trong năm hải lưu chính của các đại dương bị lấp đầy bởi rác thải. Dòng nước trở nên đục ngầu, đặc quánh do các chất gây ô nhiễm. Một số động vật như chim biển thường mắc bẫy trong sự hỗn độn này. Chúng và các loài vật khác, thường nhầm những mảnh nhựa màu sắc thành thức ăn. Nhựa khiến chúng cảm thấy no trong khi sự thật không phải vậy, nên chúng thường chết vì đói, và truyền những chất độc hại từ nhựa sang chuỗi thức ăn. Ví dụ, khi nhựa bị con cá biển này ăn phải, và sau đó một con mực lại ăn phải cá biển, rồi đến lượt một con cá ngừ ăn phải mực, cuối cùng chúng ta ăn phải con cá ngừ này. Và hầu hết nhựa không phân huỷ, điều này có nghĩa chúng chỉ bị đứt gãy thành các mảnh nhỏ, được gọi là "microplastic", và chúng có thể bị trôi dạt trong đại dương vĩnh viễn. Mặt khác, chiếc vỏ thứ ba được giải thoát khỏi số phận của 2 người anh em Nó được một chiếc xe tải chở tới nhà máy, nơi nó và các cộng sự được ép phẳng, và nén lại thành từng khối. Nghe tình hình có vẻ tệ, nhưng khoan đã, câu chuyện không dừng lại ở đó. Những khối này được cắt vụn thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó được rửa sạch và đun chảy, để trở thành các nguyên liệu thô có thể tái sử dụng. Như một phép màu, chiếc chai thứ ba nay đã sẵn sàng để tái sinh, để trở thành một vật dụng hoàn toàn mới. Chỉ với một chiếc vỏ chai nhỏ bé, bỗng dưng một thế giới mới được mở ra. Năm 1978, Louise Brown trở thành người đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sự kiện này là cuộc cách mạng trong ngành sản khoa. Trung bình, cứ tám đôi nam nữ thì lại có một đôi bị hiếm muộn, hay như các đôi đồng tính, cha mẹ đơn thân đều phải nhờ y học giúp đỡ để có con, nên nhu cầu về IVF ngày càng tăng. IVF khá phổ biến, và có hơn 5 triệu trẻ em được sinh ra bằng phương pháp này. IVF hoạt động dựa trên mô phỏng quá trình sinh sản đặc biệt ở người. Để hiểu rõ IVF, trước tiên cần nắm được quy trình "sản xuất em bé" theo tự nhiên. Tin hay không tùy bạn, toàn bộ quy trình này đều do não chỉ định. Khoảng mười lăm ngày trước khi thụ tinh diễn ra, thùy trước tuyến yên tiết ra hooc-môn kích thích nang trứng (FSH), làm chín nang trứng trong buồng trứng, nơi tạo ra hoóc-môn sinh dục nữ (estrogen). Mỗi nang trứng chứa một trứng, và trung bình, chỉ có một nang trứng chín hoàn toàn. Nang trứng phát triển và tạo ra estrogen, không chỉ giúp tổ chức cho sự phát triển và chuẩn bị của tử cung, mà còn thông báo với não sự phát triển của nang trứng. Khi lượng estrogen đã đạt nồng độ phù hợp, tuyến yên sẽ giải phóng hooc-môn hoàng thể hóa (LH), giúp kích thích rụng trứng và buộc nang trứng cắt đứt, giải phóng trứng. Khi trứng đã rời tử cung, nó được đưa vào ống Phalop bằng tua buồng trứng có dạng như ngón tay. Nếu trứng không được thụ tinh trong vòng 24 giờ, nó sẽ chấm dứt vòng đời, và một chu kỳ mới lại bắt đầu, chuẩn bị tạo ra trứng mới và niêm mạc tử cung ở tháng tiếp theo. Trứng là tế bào lớn nhất trong cơ thể, được bảo vệ bởi một lớp vỏ ngoài dày chứa đường và đạm, gọi là màng zona. Zona ngăn chặn sự xâm nhập và hợp nhất của nhiều hơn một tinh trùng, tế bào nhỏ nhất trong cơ thể. Phải mất từ hai tới ba tháng để tái tạo tinh trùng, và bắt đầu chu kỳ mới. Mỗi lần xuất tinh, có hơn 100 triệu tinh trùng được giải phóng. Nhưng chỉ khoảng 100 tinh trùng tiếp cận được với trứng, và chỉ một tinh trùng duy nhất có thể xuyên qua tấm chắn của màng zona. Khi thụ tinh thành công, hợp tử ngay lập tức bắt đầu phát triển thành phôi thai, và mất khoảng ba ngày để di chuyển tới tử cung. Ở tử cung, phôi cần khoảng ba ngày để bám chặt vào niêm mạc tử cung, (lớp lót bên trong tử cung). Một khi đã gắn sâu, các tế bào sắp trở thành nhau thai sẽ tiết ra hooc-môn báo hiệu cho nang noãn rằng cơ thể đang mang thai. Việc này sẽ giúp cho nang trứng, với tên gọi bây giờ là hoàng thể, tránh khỏi việc bị thoái hóa như thường lệ trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoàng thể có nhiệm vụ sản xuất hooc-môn progesterone giúp duy trì thai khỏe mạnh trong vòng 6 đến 7 tuần của thai kỳ, giai đoạn mà nhau thai phát triển và lớn dần, tới khi em bé được sinh ra khoảng 40 tuần sau đó. Vậy, làm thế nào để tạo ra em bé trong phòng thí nghiệm? Với những bệnh nhân được điều trị IVF, nồng độ FSH sẽ được tiêm vào cơ thể cao hơn mức tự nhiên với mục đích kích thích buồng trứng có kiểm soát nhằm tạo ra nhiều trứng. Trứng sẽ được thu hoạch trước khi quá trình rụng trứng diễn ra, ngay khi người phụ nữ đang được gây mê bằng một kim hút hoạt động nhờ siêu âm. Đa phần các mẫu tinh trùng thu được là nhờ phương pháp thủ dâm. Trong phòng thí nghiệm, trứng được chọn sẽ được tách khỏi các tế bào xung quanh và chuẩn bị cho quá trình thụ tinh trong đĩa Petri. Có thể tiến hành thụ tinh bằng một trong hai phương pháp. Với cách thứ nhất, trứng sẽ được ấp với hàng ngàn tinh trùng và thụ tinh diễn ra tự nhiên trong vài giờ. Kỹ thuật thứ hai sẽ tối đa hóa khả năng thụ tinh bằng việc bơm duy nhất một tinh trùng vào trong trứng. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích với các trường hợp tinh trùng chất lượng kém. Sau thụ tinh, phôi có thể được kiểm tra về sự thích hợp di truyền, hay đông lạnh để dùng trong tương lai, hoặc chuyển vào tử cung thông qua ống thông đường tiểu. Thông thường, phôi sẽ được chuyển đi sau ba ngày kể từ khi thụ tinh, khi phôi đã có tám tế bào, hoặc vào ngày thứ năm, khi phôi trở thành phôi nang, và có hàng trăm tế bào. Nếu trứng có chất lượng kém do tuổi tác hay tác hại của hóa chất, hay bị cắt bỏ bởi bệnh ung thư, ta có thể dùng trứng được hiến tặng. Trong trường hợp người phụ nữ mắc bệnh lý, hoặc không có tử cung, một người phụ nữ khác, gọi là người mang thai hộ hay mẹ thay thế, có thể mang thai giúp cho người kia. Để tăng tỉ lệ thành công, vào khoảng 40% cho phụ nữ dưới 35 tuổi, bác sĩ thường chuyển nhiều phôi cùng một lúc, đó là lý do những ai điều trị IVF mang thai đôi hay thai ba hơn là thai đơn như bình thường. Tuy nhiên, các bệnh viện thường tìm cách tối thiểu hóa cơ hội mang đa thai, vì các trường hợp này đều nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hàng triệu trẻ em, như Louise Brown, đã được sinh ra nhờ IVF vẫn có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh. Ảnh hưởng lâu dài của việc kích thích buồng trứng với các dược phẩm dùng trong IVF thì không mấy rõ ràng, nhưng tới nay, IVF được xem là an toàn với phụ nữ. Vì lý do kiểm tra di truyền tốt hơn, ngừa thai, tăng khả năng thụ tinh và giảm thiểu chi phí nên cũng dễ hiểu là việc sinh con nhân tạo nhờ IVF hay các kỹ thuật khác có thể vượt mặt sinh sản tự nhiên trong vài năm tới. Tiếng bước chân thình thịch liên hồi với khoảng không gian eo hẹp và sự chán nản khi chẳng hề đi nhanh được đến đâu Chỉ mới mười một phút trôi qua nhưng dường như đã là hàng giờ và bạn tự hỏi "Tại sao tôi phải hành hạ mình như thế này?" Việc này nên được cho là một cách trừng phạt thô bạo và kì quặc đó chứ Thật ra nó là như thế đấy Vào những năm 1800 máy chạy bộ được tạo ra để trừng phạt những tù nhân nước Anh Vào thời gian đó, hệ thống nhà tù ở Anh cực kỳ tồi tệ Tra tấn và lưu đày là những hình phạt phổ biến Tù nhân bị nhốt hàng giờ trong một căn phòng bẩn thỉu và lạnh lẽo Do vậy, những phong trào xã hội do những nhóm tôn giáo, tổ chức từ thiện và những người nổi tiếng như Charles Dickens được lập ra để thay đổi thực trạng này và giúp cải tạo tù nhân Khi phong trào thành công, toàn bộ nhà tù được xây dựng lại và cách thức phục hồi mới đó là cho ra đời máy chạy bộ Cỗ máy đầu tiên được kĩ sư người Anh, ông William Cubitt, phát minh vào năm 1818 Những tù nhân bước lên 24 cạnh của một bánh răng lớn Ngay khi bánh răng quay, để tránh bị rơi xuống phần rãnh nghiền phía dưới, người tù nhân buộc phải tiếp tục bước tiếp cũng giống như máy đi bộ thời nay Vào thời đó, cỗ máy này giúp bơm nước, nghiền hạt hay làm quay cối xay gió Cái tên máy chạy bộ từ đó được hình thành Chiếc máy này được xem như một cỗ máy tốt để đưa các ngục tù vào nề nếp và đồng thời giúp chạy cối xay gió Nền kinh tế nước Anh từ đó phục hồi sau thất bại của chiến tranh Napoleon Đó là một tin tốt trong cả nước, nhưng những tù nhân thì không nghĩ vậy Ước lượng trung bình rằng tù nhân làm việc trên cỗ máy hơn sáu tiếng một ngày tương tự như việc leo lên một ngọn núi cao từ 1,527 đến 4,267 mét phân nửa đoạn đường đến đỉnh Everest Hãy tưởng tượng bạn làm như vậy năm ngày một tuần mà chỉ ăn một chút Phát minh của Cubitt đã lan nhanh tới cường quốc Anh và Mỹ Trong vòng một thập kỉ, hơn 50 ngục tù Anh làm việc trên máy chạy bộ và con số tương tự ở Mỹ Làm việc quá sức mà không được bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể Không có gì ngạc nhiên khi cỗ máy đã làm cho nhiều ngục tù kiệt sức nhưng cai ngục dường như chẳng hề quan tâm Vào năm 1824, cai ngục người New York, James Hardie, người tin dùng chiếc máy này để cải tạo tù nhân của ông, viết rằng "cái tạo ra sự khủng khiếp của chiếc máy này đó là sự vận chuyển luân hồi không ngơi nghỉ" Câu nói này đến nay vẫn được rất nhiều người đồng tình Máy chạy bộ chỉ tồn tại ở nước Anh đến thế kỉ 19 thì bị cấm bởi Luật tù năm 1898 vì mức độ tàn nhẫn của nó Nhưng sau đó cỗ máy tra tấn này trở lại Lần này nó nhắm đến một bộ phận công chúng khác Vào năm 1911, bằng sáng chế máy chạy bộ được đăng kí ở Mỹ và đến năm 1952, chiếc máy chạy bộ đầu tiên như thời nay được tạo nên Làn sóng yêu thích chạy bộ đổ bộ vào Mỹ vào những năm 70 đã mang máy chạy bộ trở lại như một công cụ dễ dàng và thuận tiện cho việc tập thể dục và giảm cân Thật sự máy chạy bộ làm rất tốt điều đó Chiếc máy này trở nên phổ biến kể từ đó Nếu lần tới bạn có ý định sử dụng chiếc máy đã từng là một cách trừng phạt tàn nhẫn và khác thường thì bạn nên vui vì mình có thể tự bước xuống bất cứ lúc nào Nếu thường xuyên đọc tin tức hay theo dõi chính trị bạn chắc hẳn đã bắt gặp thuật ngữ "Orwellian" xuất hiện tràn lan trong các nội dung. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc rốt cuộc "Orwellian" có nghĩa gì hay tại sao nó được sử dụng nhiều như thế hay chưa? Thuật ngữ này được đặt theo tên tác gia người Anh Eric Blair được biết tới với bút danh George Orwell. Vì tác phẩm nổi tiếng nhất của ông - tiểu thuyết "1984" miêu tả một xã hội bị áp bức dưới chính quyền độc tài toàn trị nên "Orwellian" được sử dụng để hàm ý sự độc tài chuyên chế. Nhưng sử dụng thuật ngữ theo cách này không chỉ diễn đạt không trọn ý của Orwell mà không khéo còn làm sai lệch điều ông muốn gửi gắm. Orwell thực chất luôn chống lại mọi hình thức độc tài, dành hầu hết cuộc đời mình để chống lại các thế lực phi dân chủ ở cả cánh tả và cánh hữu đồng thời quan tâm sâu sắc đến cách thức sinh sôi của các hệ tư tưởng đó. Và một trong những hiểu biết sâu sắc nhất của ông là về tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc định hình tư duy và quan điểm của chúng ta. Chính phủ Oceania trong "1984" kiểm soát hành động và ngôn luận của người dân bằng những phương cách rất rõ ràng. Mọi cử chỉ và phát ngôn của họ đều bị theo dõi, và mối đe dọa dành cho những kẻ dám bước ra ngoài khuôn khổ luôn như thòng lọng treo trên cổ. Nhưng một số hình thức kiểm soát khác lại không hẳn rõ ràng. Người dân bị nhấn chìm dưới sự tấn công liên tục của bộ sưu tập các sự kiện và số liệu lịch sử được sáng tác và tuyên truyền bởi Bộ Sự thật. Bộ Hoà Bình chính là lực lượng quân sự. Trại Lao động được gọi là "Trại Vui vẻ". Tù nhân chính trị bị giam cầm và tra tấn trong Bộ Tình yêu. Sự mỉa mai cố ý này là một ví dụ của lối nói "doublespeak" khi ngôn ngữ không được dùng để truyền tải ý nghĩa đích thực của nó mà bị bóp méo khiến thay đổi sắc thái và ngữ nghĩa câu văn để lừa bịp người khác. Để kiểm soát ngôn luận, chế độ này thậm chí còn xoá bỏ những từ ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh để hình thành nên ngôn ngữ chính thức "Newspeak" - bộ sưu tập cực kì ít ỏi các từ viết tắt và những danh từ vô cùng đơn giản, thiếu đi những từ ngữ phức tạp để khuyến khích tư duy sắc bén và phản biện. Điều này tác động lên tâm lí mà Orwell gọi là "doublethink", một trạng thái thôi miên của xung đột nhận thức khi một người bị buộc phải lờ đi nhận thức của chính mình và tuân theo một phương cách phát ngôn được ban hành chính thức, khiến mỗi cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào mọi định nghĩa của Nhà nước về hiện thực. Kết quả là nó sinh ra một thế giới mà ngay cả quyền suy nghĩ riêng tư của cá nhân cũng bị xâm phạm khi một người có thể bị gán "tội nhận thức" khi nói trong lúc ngủ, còn viết nhật kí hoặc yêu một ai đó là đồng nghĩa với phản động. Tưởng đâu việc này chỉ có thể xảy ra ở chế độ chuyên quyền, nhưng Oewell cho chúng ta biết rằng nó có thể xảy ra ngay cả trong xã hội dân chủ. Và đây là lí do "độc tài chuyên chế" không "Orwellian" diễn ra. Trong bài luận "Chính trị và Ngôn ngữ Anh" của mình, ông miêu tả về nghệ thuật sử dụng ngôn từ bóng bẩy để thao túng quyền lực hay khiến những tội ác trở nên dễ chấp nhận hơn bằng việc dùng uyển ngữ và những cấu trúc câu phức tạp. Ngay cả lạm dụng ngôn ngữ đời thường cũng có thể ảnh hưởng đến cách ta suy nghĩ. Những từ bạn tiếp xúc hằng ngày trong các quảng cáo đã được "chế biến" để thu hút và tác động lên hành vi của bạn, tương tự những khẩu hiệu và luận điểm trong các chiến dịch chính trị rất hiếm khi thể hiện đầy đủ các khía cạnh sâu xa của vấn đề. Và cách ta dùng những khẩu ngữ có sẵn và câu trả lời lượm lặt từ các trang tin hay copy từ internet dễ dàng hạn chế ta khỏi tư duy sâu sắc hoặc tự nghi ngờ chính những kết luận của mình. Vì thế lần sau nếu bạn nghe ai đó dùng từ "Orwellian", hãy chú ý. Nếu họ nói về việc sử dụng ngôn ngữ một cách lừa bịp và thao túng, họ đang đi đúng hướng. Nếu họ nói về giám sát hàng loạt và chính phủ áp đặt, họ đang miêu tả về sự chuyên quyền nhưng đó không hẳn là Orwellian. Và nếu họ sử dụng từ này cho những ý kiến họ không thích thì có thể chính phát ngôn của họ còn "Orwellian" hơn cả bất cứ thứ gì họ đang chỉ trích. Từ ngữ có khả năng hình thành tư tưởng. Ngôn ngữ là tiền tệ của chính trị, định hình nên xã hội từ những điều căn bản nhất, những trao đổi thường ngày cho đến những lí tưởng cao vời nhất. Orwell kêu gọi chúng ta bảo vệ ngôn ngữ của chính mình vì cho đến cùng, khả năng suy nghĩ và giao tiếp một cách rõ ràng là thứ ngăn cách chúng ta với một thế giới mà ở đó chiến tranh là hoà bình còn tự do chính là nô lệ. Nào, tôi tham gia vào khá nhiều các hoạt động khác ngoài lĩnh vực vật lý. Thực tế, hiện giờ đa phần là các hoạt động khác. Một trong số đó là về những mối quan hệ tương đồng nào đấy giữa các ngôn ngữ của nhân loại. Và đa phần các chuyên gia về lịch sử ngôn ngữ học tại Mỹ và Tây Âu đã cố gắng nhằm không đụng đến bất kỳ một mối quan hệ tương đồng xa nào; những nhóm lớn, những nhóm này đã lùi lại một thời gian khá dài, lâu hơn cả những gia tộc lâu đời. Họ không thích thế; họ nghĩ đó là một ý tưởng kì quặc. Tôi cho rằng không phải vậy. Một số các nhà ngôn ngữ học thông minh, hầu hết là người Nga, đang nghiên cứu đề tài này tại Viện Santa Fe ở Matxcova, và tôi thực sự trông chờ xem việc này sẽ dẫn đến đâu. Phải chăng nó thực sự sẽ dẫn đến một ông tổ chung duy nhất nào đó sống cách đây khoảng vài 20 hay 25 nghìn năm? Và chuyện gì xảy ra nếu chúng ta lùi lại quá khứ xa hơn vị tổ tiên chung đó khi mà có lẽ đã có một sự cạnh tranh giữa nhiều ngôn ngữ? Điều này sẽ đi xa được đến đâu? Ngôn ngữ hiện đại có thể lùi xa về quá khứ bao nhiêu nữa? Nó có thể quay lại bao nhiêu vạn năm nữa đây? Chris Anderson: Liệu ông có một linh cảm hay hi vọng nào về câu trả lời cho vấn đề này là gì không? Murray Gell-Mann: Được thôi, tôi đoán rằng ngôn ngữ hiện đại phải nhiều niên đại hơn cả những bức tranh vẽ hay tranh khắc hay những bức tượng và những bước nhảy trên lớp đất sét mềm trong các hang động tại Tây Âu thuộc thời kỳ Ô-ry-nhắc cách đây vài 35 nghìn năm, hay hơn nữa. Tôi không thể tin nổi họ đã làm được tất cả mà vẫn không có được một thứ ngôn ngữ hiện đại Vậy nên tôi cho rằng, nguồn gốc thực sự phải được hình thành lâu ít nhất là như vậy và có lẽ là xa hơn nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả, hay phần nhiều các loại ngôn ngữ đã được chứng nhận ngày nay không thể được phát triển từ một ai đó trẻ hơn khá nhiều, như là cách đây khoảng 20 nghìn năm chẳng hạn. Chúng ta gọi đó là một cái cổ chai. CA: Có lẽ Philip Anderson đã đúng. Dường như ông chính là người biết rõ về mọi thứ hơn bất kì ai. Thật vô cùng vinh hạnh. Cảm ơn Murray Gell-Mann. (Vỗ tay) Đây là một thử nghiệm về nhận thức. Giả sử tại một thời điểm nào đó không xa, bạn đang đi trên đường cao tốc trong chiếc xe tự lái của bạn, và bạn bị vây quanh bởi các xe khác. Bỗng nhiên, một vật to và nặng rơi xuống từ chiếc xe tải ngay trước mặt bạn. Bạn không thể dừng lại lập tức để tránh bị va chạm, nên bạn cần ra quyết định lập tức: đi thẳng và đụng vào vật đó, quẹo trái trúng chiếc SUV, hay quẹo phải trúng chiếc xe máy. Chiếc xe sẽ ưu tiên sự an toàn của bạn bằng cách tông vào xe máy, giảm nguy hiểm cho người khác bằng cách đi thẳng, mặc dù đó nghĩa là tông vào vật lớn và hi sinh mạng sống của bạn, hay lựa chọn tông vào chiếc SUV, khi mà khả năng an toàn cho hành khách trên xe khá cao? Vậy xe tự lái sẽ làm gì? Nếu chúng ta chạy xe ở chế độ người lái, cách phản ứng nào của chúng ta đều được xem là, một phản ứng đơn thuần, không phải một quyết định có tính suy xét. Nó sẽ là phản ứng tự nhiên mà không có sự suy nghĩ hay ý đồ xấu. Nhưng nếu một người lập trình ra lệnh cho chiếc xe phản ứng tương tự, trong một tình huống có thể xảy ra ở tương lai, có thể bị coi là giết người có chủ đích. Để công bằng, xe tự lái được cho là sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông đáng kể và tỉ lệ thương vong bằng việc loại bỏ sự sai sót của con người trong phương trình lái xe. Và, còn có những lợi ích khác: giảm tắc đường, giảm khí thải độc hại, và rút ngắn thời gian lái xe vô bổ và căng thẳng. Nhưng tai nạn vẫn và sẽ tiếp tục xảy ra, và khi đó, hậu quả của nó có thể đã được xác định vài tháng hay vài năm trước đó bởi người lập trình viên hay nhà hoạch định chính sách Và họ sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Chúng ta thường hướng tới những nguyên tắc ra quyết định như giảm thiểu thiệt hại, nhưng những nguyên tắc này cũng gặp phải các vấn đề đạo đức. Ví dụ như, trong hoàn cảnh tương tự, nhưng giờ người đi xe máy phía bên trái có đội nón bảo hiểm và một người khác không đội nón bên phải bạn. Xe tự lái của bạn sẽ chọn tông vào ai? Nếu bạn nói người đó là người có nón bảo hiểm vì khả năng sống sót cao hơn, vậy nghĩa là bạn đang trừng phạt một người lái xe có trách nhiệm? Nói cách khác, bạn sẽ cứu người không có nón bời vì anh ta hành động vô trách nhiệm, khi đó bạn đã đi quá xa khỏi ranh giới nguyên tắc giảm thiểu thiệt hại, và chiếc xe giờ đối mặt với công lý trên đường. Vần đề đạo đức càng trở nên phức tạp hơn. Trong cả hai tình huống trên, thiết kế mấu chốt đang hoạt động như một hàm số. Nói cách khác, nó lựa chọn và lọc ra có hệ thống những vật mà xe tự lái có thể va chạm. Và người điều khiển phương tiện mục tiêu sẽ phải chịu những hậu quả từ hàm số này mặc dù họ không có lỗi. Công nghệ mới của chúng ta đang mở ra nhiều tình huống nan giải khác. Ví dụ, nếu bạn phải lựa chọn giữa việc một chiếc xe luôn cố gắng cứu càng nhiều mạng người càng tốt khi tai nạn xảy ra, và chiếc xe chỉ cứu sống bạn bằng mọi giá, bạn sẽ mua chiếc nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu những chiếc xe tự phân tích và bao hàm các hành khách trên xe và mạng sống của từng người? Như vậy, liệu một quyết định ngẫu nhiên sẽ tốt hơn là quyết định có suy tính trước để giảm thiểu thiệt hại? Và ai sẽ là người ra những quyết định này? Lập trình viên? Công ty? Chính phủ? Thực tế có thể sẽ không giống thử nghiệm của chúng ta, nhưng đó không phải là điểm chính. Các thử nghiệm nhằm cô lập và thử thách trực giác của chúng ta về đạo đức, giống như thí nghiệm khoa học đã làm trong thế giới vật chất. Nhận ra các phương diện về mặt đạo đức sẽ giúp chúng ta tinh chỉnh đạo đức công nghệ trên con đường mới mẻ, và cho phép ta tự tin và sáng suốt trong hành trình vào một tương lai tươi sáng. Khi tia cực tím tiếp xúc với da chúng ta, ảnh hưởng của nó đối với mỗi người có một chút khác biệt. Tùy thuộc vào màu da, sẽ chỉ mất vài phút phơi nắng để biến một người thành da màu đỏ củ cải, trong khi người khác cần hàng giờ mới có những thay đổi nhỏ nhất. Vậy điều gì giải thích cho sự khác biệt đó và làm thế nào mà da chúng ta có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Bất kể là màu gì, da chúng ta tiết lộ câu chuyện sử thi về sự dũng cảm và thích nghi của con người bộc lộ sự khác nhau về chức năng sinh học. Tất cả là nhờ melanin, là một sắc tố giúp cho da và tóc có màu. Thành phần này đến từ tế bào da gọi là tế bào hắc tố và có hai dạng cơ bản. Một là eumelanin, làm gia tăng tông màu da nâu, cũng như là tóc đen, nâu và vàng. và còn lại là pheomelanin, gây nên tàn nhang màu nâu đỏ và tóc đỏ. Nhưng con người không luôn như vậy. Sự biến đổi tông màu da của chúng ta hình thành bởi một quá trình tiến hóa dẫn dắt bởi Mặt trời. Nó khởi nguồn từ cách đây 50,000 năm khi tổ tiên chúng ta di cư từ Châu Phi sang Châu Âu và Châu Á. Những người cổ đại này sống giữa khu vực xích đạo và vùng nhiệt đới, khu vực thấm đẫm tia UV từ mặt trời. Khi da bị phơi nhiễm bởi tia UV trong một thời gian dài, tia UV sẽ phá hủy DNA trong tế bào chúng ta, và da bắt đầu bị cháy. Nếu sự phá hủy này đủ lâu, các đột biến trong tế bào có thể tạo thành u ác tính, một dạng ung thư nguy hiểm được hình thành trong tế bào hắc tố của da. Màng bảo vệ chống nắng ta biết ngày nay đã không tồn tại cách đây 50,000 năm. Vì vậy làm thế nào tổ tiên chúng ta đương đầu với sự tấn công dữ dội của tia UV? Chìa khóa sống còn nằm ở lớp màng bảo vệ chống nắng của mỗi người được tạo ra bên dưới lớp da: melanin. Loại và hàm lượng melanin trong da bạn sẽ quyết định bạn được bảo vệ nhiều hay ít trước mặt trời. Điều này đến từ đáp ứng của da khi bị tia nắng mặt trời tấn công. Khi da phơi bày trước tia UV, thì thụ thể đặc biệt nhạy với ánh mặt trời, có tên là rhodopsin, sẽ kích thích việc sản xuất melanin để tạo ra lớp tế bào bảo vệ khỏi sự phá hủy. Với người có làn da sáng, lượng melanin tạo thêm này sẽ làm sạm da và tạo màu nâu. Trải qua nhiều thế hệ, con người ở khu vực có lượng ánh sáng mặt trời bão hòa ở Châu Phi thích nghi để có một lớp bảo vệ sản xuất nhiều melanin và nhiều eumelanin, dẫn đến da có tông màu sậm hơn. Lớp chắn tạo ra bởi mặt trời này giúp họ bảo vệ khỏi u ác tính, giúp họ khỏe mặt hơn xét về mặt tiến hóa và có khả năng truyền điều hữu ích này cho các thế hệ con cháu. Nhưng sau đó, một vài tổ tiên có khả năng chống chịu với mặt trời di cư về phía bắc ra khỏi khu vực nhiệt đới, và trải rộng khắp thế giới. Họ càng đi xa về phía bắc, họ càng có ít tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đây là một vấn đề bởi vì mặc dù tia UV có thế phá hủy da, nhưng nó có một lợi ích quan trọng đi kèm. Tia UV giúp cơ thể sản xuất vitamin D, một thành phần làm chắc xương và giúp cơ thể hòa tan các khoáng chất thiết yếu, như canxi, sắt, magiê, phốt phát và kẽm. Không có nó, con người bị mệt mỏi trầm trọng và yếu xương là nguyên nhân của bệnh còi xương. Những người da sậm màu ngăn chặn hiệu quả bất kể tia nắng mặt trời như thế nào, sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến một mối đe dọa nghiêm trọng ở phía bắc. Nhưng một số người sản xuất ít melanin. Họ được phơi bày để một lượng nhỏ vừa đủ ánh sáng mà u ác tính ít hình thành, và màu da sáng của họ hấp thu tia UV tốt hơn. Vì vậy họ nhận được lợi ích từ vitamin D, phát triển xương chắc khỏe, và sống khỏe mạnh để tạo ra con cháu khỏe mạnh. Qua nhiều thế hệ chọn lọc, màu da của những người trong khu vực đó sáng lên dần dần. Như là kết quả sự thích nghi từ tổ tiên, ngày nay con người trên hành tinh chúng ta rất đa dạng các màu da khác nhau, điển hình, da sậm màu nhiều eumelanin trong vùng nóng nắng quanh xích đạo, và da sáng nhiều pheomelanin gia tăng ở khu vực bên ngoài khi tia nắng mặt trời yếu dần. Vì vậy, màu da nói lên nhiều điều hơn là điểm thích nghi của vật thể sống trên một hòn đá quay xung quanh mặt trời. Nó có thể hấp thụ ánh sáng, nhưng tuyệt nhiên không phản ánh tính cách Rất lâu trước bức ảnh tự sướng đầu tiên, Người Hy Lạp, La Mã cổ đại có 1 truyền thuyết về một người có đôi chút ám ảnh bởi vẻ ngoài của mình. Truyền thuyết kể rằng, Narcissus là một anh chàng đẹp trai, đi khắp thế giới để tìm nửa kia của mình. Sau khi từ chối nữ thần Echo, anh ta thoáng thấy hình bóng mình trên một dòng sông và đem lòng yêu nó. Không thể rời mắt khỏi hình bóng đó, Narcissus chết đuối. Một đóa hoa mọc lên nơi anh ta chết, được gọi là hoa Narcissus - hoa thủy tiên. Truyền thuyết ấy mô tả định nghĩa cơ bản về sự ái kỷ, tự cao và đôi khi tự hại. Nhưng đó không chỉ là loại hình tính cách thường xuất hiện ở mục tư vấn. Đây là một tổ hợp các đặc điểm được phân loại và nghiên cứu bởi các nhà tâm lí học Định nghĩa khoa học của sự ái kỷ là sự tự cao quá lớn về bản thân. Từ nhiều góc độ khác nhau, người ái kỷ cho rằng mình đẹp hơn, thông minh hơn, và quan trọng hơn tất cả mọi người, và họ xứng đáng được sự quan tâm đặc biệt. Các nhà tâm lí học công nhận 2 dạng ái kỷ là đặc điểm nhân cách, đó là: "tự mãn, tự cao" và "mặc cảm, tự ti" Còn có bệnh rối loạn nhân mãn, một dạng nghiêm trọng hơn, sẽ được nhắc đến ở phần sau "Tự cao" là triệu chứng thường gặp nhất, biểu hiện qua tính cách hướng ngoại, muốn làm chủ, và khao khát được chú ý. Những người này tìm kiếm sự chú ý và quyền lực, đôi khi là chính trị gia, người nổi tiếng, hoặc các nhà lãnh đạo văn hóa. Đương nhiên, không phải ai theo đuổi vị trí quyền lực trên đều là người ái kỷ. Nhiều người xuất phát từ lí do tích cực, như khám phá tiềm năng của bản thân, hoặc giúp cuộc sống mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng những người ái kỷ tìm kiếm quyền lực bởi vị thế và sự chú ý đi kèm với nó. Ngược lại, những người ái kỷ tự ti có thể rất ít nói và hướng nội. Họ có ý thức mạnh mẽ về quyền của mình, nhưng rất dễ cảm thấy bị đe dọa hoặc coi thường Ở cả hai trường hợp, mặt trái của sự tự luyến bộc lộ thông qua tiếp xúc lâu dài Người ái kỉ thường tỏ ra ích kỉ, Nên những nhà lãnh đạo dạng này thường đưa ra quyết định mạo hiểm và phi đạo đức, và những người ái kỉ có thể không thành thật và chung thủy với bạn đời. Khi cái nhìn lạc quan về bản thân bị thách thức, họ có thể trở nên rất hung dữ và nóng giận. Đây có thể coi là một căn bệnh mà người mắc bệnh cảm thấy rất thoải mái, trong khi những người xung quanh cảm thấy khổ sở. Ở mức cực độ, hành vi này còn được phân loại là một dạng rối loạn tâm lí gọi là rối loạn nhân cách ái kỉ. Nó ảnh hưởng từ 1% đến 2% dân số, thường là nam giới. Chẩn đoán này thường dành cho lứa tuổi trưởng thành. Những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em, có xu hướng lấy bản thân làm trung tâm, nhưng đây có thể là một điều bình thường trong quá trình phát triển. Cuốn "Chẩn đoán và thống kê" tái bản lần thứ 5 của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì miêu tả một số đặc điểm tính cách liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỉ. Bao gồm cái nhìn tự mãn về bản thân, khó khăn trong việc đồng cảm, mong muốn đặc quyền, và nhu cầu được kính trọng và chú ý. Những đặc điểm trên sẽ phản ánh bệnh rối loạn nhân cách khi nó ảnh hưởng cuộc sống của người đó và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hãy tưởng tượng, thay vì chăm sóc vợ/chồng và con cái bạn lại coi họ là một nguồn đem lại sự ngưỡng mộ và chú ý cho bản thân Hoặc thay vì tìm kiếm những phản hồi mang tính chất xây dựng về bản thân, bạn lại phản bác những người cố gắng giúp bạn và khăng khăng là họ sai. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ái kỉ? Nghiên cứu trên những cặp song sinh cho thấy sự ảnh hưởng về di truyền là khá lớn mặc dù ta không biết loại gene nào đã được nghiên cứu Nhưng môi trường sống cũng là yếu tố liên quan, Cha mẹ nào hay đặt con làm trung tâm có thể dẫn đến sự tự cao ở đứa trẻ. Ngược lại, cha mẹ lạnh nhạt và kiểm soát sẽ dẫn đến sự tự ti ở người con. Sự ái kỉ thường xảy ra nhiều hơn ở những nền văn hóa coi trọng cá nhân và sự thể hiện bản thân. Ví dụ như ở Mỹ, Ái kỷ là một đặc điểm nhân cách phổ biến từ những năm 1970 khi chủ nghĩa cộng đồng của những năm 60 nhường chỗ cho sự phát triển cá nhân và sự đi lên của chủ nghĩa vật chất. Gần đây, mạng xã hội cũng góp phần thúc đẩy khả năng thể hiện bản thân, dù vậy, cũng phải chú ý rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy mạng xã hội dẫn đến ái kỉ. Đúng hơn, nó là phương tiện để người ái kỉ tìm kiếm địa vị xã hội và sự chú ý. Vậy, liệu có cách nào giúp người ái kỉ cải thiện đặc điểm tính cách tiêu cực này? Câu trả lời là có. Bất cứ điều gì đem đến sự phản ánh chân thực về hành vi hoặc giúp nâng cao sự quan tâm đến mọi người như là tâm lí trị liệu, hoặc học cách đồng cảm, có thể rất hữu dụng Điều khó khăn ở đây là đối với những người rối loạn nhân cách ái kỉ, sự rèn luyện nâng cao bản thân có thể là một thách thức Đối với họ, nhìn nhận bản thân ở một góc độ không tốt là rất khó khăn. Trong hồi thứ ba của vở "Hồ thiên nga", Thiên nga đen phải thực hiện một chuỗi động tác xoay vòng gần như vô tận, nhún nhảy trên một đầu ngón chân, và xoay tròn liên tục như vậy 32 lần. Đây là một trong chuỗi động tác khó nhất của Ballet, và trong khoảng 32 giây đó, cô ấy như là "phiên bản người" của đồ chơi bong vụ. Động tác xoay người tuyệt đỉnh này được gọi là "Fouettés", có nghĩa là "xoay" trong tiếng Pháp, mô tả khả năng đầy ấn tượng của nghệ sĩ: đó là xoay liên tục không ngừng. Trong lúc bị "hớp hồn" bởi fouetté, chúng ta có thể dùng vật lý làm sáng tỏ. Nghệ sĩ bắt đầu động tác fouetté bằng cách đẩy bàn chân để tạo ra lực xoay. Nhưng vấn đề là làm sao để duy trì nó. Khi cô ấy xoay, ma sát sẽ xuất hiện giữa đầu giày múa với mặt đất, và có một chút ma sát giữa cơ thể với không khí, làm giảm quán tính xoay. Vậy làm sao cô ấy có thể tiếp tục xoay? Giữa các lần xoay, nghệ sĩ ngừng một chút và đối diện với khán giả. Chân trụ của cô ấy nằm xuống, rồi lại nhón lên trên đầu ngón chân, nhún lên mặt đất để tạo ra một lực xoay nhỏ khác. Cùng lúc đó, tay cô ấy dang rộng để giữ cơ thể thăng bằng. Động tác xoay sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu trọng tâm của cô ấy được giữ nguyên, và một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp sẽ giữ được trục xoay của mình thẳng đứng. Cánh tay dang rộng và bàn chân tạo quán tính xoay là yếu tố giúp duy trì fouetté. Nhưng bí mật thật sự và lý do mà bạn khó nhận ra khoảng ngừng này, là vì chân còn lại của cô ấy chưa bao giờ dừng hoạt động. Trong khoảnh khắc ngừng lại ngắn ngủi, chân múa của nghệ sĩ sẽ duỗi thẳng và di chuyển từ phía trước sang một bên, trước khi gập lại ở đầu gối. Ở trạng thái chuyển động này, chân múa đã giữ lại một ít quán tính xoay. Khi chân múa hướng về cơ thể, quán tính được giữ lại ấy cũng sẽ được chuyển về cơ thể người múa, giúp cô ấy tiếp tục xoay vòng ngay khi vừa nhón trên đầu ngón chân. Vì nghệ sĩ ballet luôn vung chân và gập lại trong mỗi lần xoay, quán tính di chuyển qua lại giữa chân múa và cơ thể, giữ cô ấy ở trạng thái chuyển động. Người múa giỏi có thể xoay nhiều hơn một vòng với mỗi lần vung chân, bằng một trong hai cách. Thứ nhất: cô ấy có thể vung chân sớm hơn. Vung chân càng sớm thì quán tính giữ lại được càng lâu, và quán tính lớn hơn có thể được chuyển vào cơ thể ngay khi thu chân về. Momen động lượng càng lớn thì vũ công có thể xoay càng nhiều vòng trước khi cần thu nạp lại những gì đã mất qua ma sát. Cách thứ hai là để nghệ sĩ múa khép tay và chân sát vào cơ thể mỗi khi nhón trên đầu ngón chân. Tại sao như thế? Cũng như các động tác xoay khác, fouetté được thực hiện nhờ có mômen động lượng, nó bằng vận tốc góc của vũ công nhân với quán tính quay. Và với ma sát không đáng kể, mômen động lượng này phải được giữ nguyên khi vũ công đang xoay trên đầu ngón chân. Nó được gọi là sự bảo toàn của mômen động lượng. Khi đó, quán tính quay có thể được nghĩ đến như là sự "chống đối" của cơ thể đối với chuyển động quay. Nó tăng lên khi có nhiều vật thể được thêm vào vị trí ở xa trục xoay. và giảm khi vật thể được cung cấp càng tiến gần vị trí của trục xoay. Nên khi nghệ sĩ khép tay chân sát cơ thể hơn, quán tính quay của cô ấy sẽ nhỏ đi. Để bảo toàn mômen động lượng, vận tốc góc của cô ấy, tức là tốc độ xoay tròn, phải tăng lên, cho phép cùng một lượng quán tính được giữ lại để hỗ trợ cô ấy qua nhiều lần xoay. Bạn chắc chắn đã thấy người trượt băng làm điều tương tự. xoay càng lúc càng nhanh bằng cách khép tay và chân lại. Trong vở ballet của Tchaikovsky, Thiên nga đen là một phù thuỷ, và 32 fouettés đầy quyến rũ của cô trông rất nhiệm màu. Nhưng không phải phép thuật đã khiến nó xảy ra. Mà chính là vật lý. Là vị vua uy quyền, sự tuyệt giao của Henry VIII với Giáo hội Rome đã vĩnh viễn làm thay đổi lịch sử nước Anh. Nhưng liệu ông là nhà cải cách tài ba hay một tên bạo chúa? Hãy cùng tìm hiểu trong phiên toà Lịch sử và Vua Henry VIII. Thẩm phán: Trật tự. Ta có gì ở đây? Một gã trông có vẻ bảnh bao. Bên biện hộ: Thưa thẩm phán. Đây là vua Henry VIII đáng kính người đã cải cách tôn giáo và chính phủ nước Anh và biến đất nước thành một quốc gia hiện đại. Nguyên đơn: Phản đối. Đây là một tên vua độc ác, bốc đồng và ngông cuồng người dành nhiều ưu ái cho sáu bà vợ hơn là chính thần dân của mình. Sáu bà vợ ư? Thưa tòa, cuộc hôn nhân đầu tiên của Henry được sắp đặt khi ông chỉ mới là một đứa trẻ. Ông cưới nàng Catherine xứ Aragon để thắt chặt ngoại giao giữa Anh và Tây Ban Nha. Một liên minh mà ông ta sẵn sàng hủy bỏ mặc kệ lợi ích quốc gia. Henry rất quan tâm đến lợi ích quốc gia. Ông buộc phải có con trai nối dõi để duy trì triều đại Tudor -- điều mà hoàng hậu Catherine đã không thể làm trong suốt 20 năm. Vậy chỉ cần hai người để có con nói dõi, thưa tòa. Dù sao, Anh quốc cần một hoàng hậu mới để đảm bảo sự ổn định lâu dài, nhưng Giáo hoàng đã từ chối việc hủy bỏ liên minh và để vua tái hôn. Nghe thật là chua xót. Không thể chống lại Giáo hoàng. Và đó là chính xác những gì Henry đã làm. Ông tận diệt các tổ chức tôn giáo trên cả nước và li khai Giáo hội Anh quốc khỏi sự quản lý từ Rome, dẫn đến xung đột kéo dài hàng thế kỷ. Tất cả những gì ông làm là tiến cử một lãnh tụ xứng đáng cho Giáo hội. Giải phóng nhân dân khỏi Giáo hội Rome hủ bại. Và bằng cách từ chối những cải cách từ cuộc Cải cách Tin lành, ông giúp người dân gìn giữ phần lớn truyền thống tôn giáo. Phản đối! Giáo hội là một tổ chức của nhân dân và đầy tình thương mang sự ủi an và nhân ái đến cho mọi người. Vì vua Henry, tài sản Giáo hội đã bị chiếm đoạt; bệnh viện đóng cửa, và tài liệu quý giá của tu viện bị mất vĩnh viễn, chỉ để làm giàu cho Hoàng tộc. Vài quỹ tiền tệ đã được dùng để xây dựng các thánh đường mới và mở các trường tư. Và điều này cần để nước Anh lấy lại sự bình đẳng bằng chính sức mạnh của mình hơn là sự cai trị của Rome. Ý anh là dưới sự cai trị của Henry. Không đúng. Hầu hết cải cách của nhà vua phải được Nghị viện thông qua. Trước đó, chưa quốc gia nào cho phép người dân lên tiếng trong chính phủ. Ông ta dùng Nghị viện như con rối cho lợi ích riêng. Trong khi đó, ông ta là tên bạo chúa, tử hình bất cứ ai bị nghi là bất trung. Trong số đó có nhà triết học và chính khách lỗi lạc Thomas More - từng là bạn thân và là cố vấn của ông ta - cùng Anne Boleyn, Hoàng hậu mới mà Henry không ngại tranh đấu để cưới. Ông ta tử hình cả vợ mình sao? Đó... không hẳn là quyết định của chính Henry. Cô ta bị buộc tội làm phản trong cuộc tranh luận với thủ tưởng Thomas Cromwell. Phiên tòa là giả mạo và cô ta sẽ không bị kết án nếu Henry không đồng thuận. Bên cạnh đó, ông ta chẳng có chút đau buồn nào và đã cưới Jane Seymour chỉ 11 ngày sau đó! Cuộc hôn nhân đó, xin lưu ý, đã cho ra đời người thừa kế ngai vàng và đảm bảo sự bền vững của Hoàng tộc... dù hoàng hậu đã chết một cách bi thảm lúc lâm bồn. Thảm kịch này không ngăn được ông ta tiến tới cuộc hôn nhân thứ tư với nàng Anne xứ Cleves, sau đó, bất ngờ bị hủy bỏ và được dùng như lí do để tử hình Cromwell. Vẫn chưa đủ, sau đó, ông ta còn cưới nàng Catherine Howard - em họ của Anne Boleyn - sau đó, cũng tử hình bà. Bà bị buộc tội thông dâm và sau đó, đã nhận tội! Hơn nữa, cuộc hôn nhân cuối cùng với nàng Catherine Parr lại rất viên mãn. Sáu bà vợ! Chỉ điều đó thôi cũng đủ cho thấy hắn là tên vua hủ bại để cho bè phái nịnh bợ điều hành đất nước, trong khi chỉ tập trung vào khoái lạc và sự vĩ đại của mình. Sự vĩ đại đó là một phần của ngôi vua tượng trưng cho hình mẫu của nhân dân. Ông là một học giả thông thái và nhạc sĩ người đã nâng đỡ nền nghệ thuật, một chiến binh mạnh mẽ và là một người mê thể thao. Những cuộc chinh phục mà ông dẫn dắt đã khuếch trương danh tiếng của nước Anh khắp thế giới. Chưa kể đến chính sách đối nội và đối ngoại của ông ta là thảm họa. Chiến dịch Pháp và cuộc xâm lược Scotland làm cạn kiệt ngân khố quốc gia, và những nỗ lực chi trả bằng cách phát hành tiền dẫn đến lạm phát tăng cao. Các lãnh chúa và địa chủ đáp trả bằng cách dựng rào chắn quanh đồng cỏ và biến người nông dân thành những kẻ ăn xin. Những người ăn xin đó sẽ sớm trở thành tiểu nông. Các khu đất có rào chắn khiến nông nghiệp hiệu quả hơn, tạo ra lao động dư thừa là nền tảng của cuộc Cách mạng Công nghiệp sau này. Anh quốc sẽ không bao giờ trở thành cường quốc nếu không có họ ... và cả Henry. Tôi nghĩ là, dù thế nào, ta có thể đồng ý rằng ông ta trông rất ổn trong bức ảnh đó. Một người sùng đạo đã cắt đứt quan hệ với Giáo hội. Một học sĩ đã tử hình những học giả khác. Một vị vua mang đến sự trường tồn cho ngôi vương, nhưng lại dùng nó cho lợi ích của chính mình, Henry VIII đã thể hiện đầy đủ những mâu thuẫn của chế độ quân chủ trong thời kỳ cận đại. Và việc làm sáng tỏ chân dung kẻ cầm quyền chính là mục đích của phiên tòa lịch sử. Nhẹ nhàng, tươi sáng và vui vẻ. Đây là 1 số trong những bản nhạc quen thuộc nhất của âm nhạc đầu thế kỷ 18. Nó được dùng trong vô số các bộ phim và quảng cáo trên truyền hình. nhưng nó là gì và tại sao nó lại nghe như vậy? Đây là đoạn mở đầu của vở "Mùa xuân" trong bản "Bốn mùa", của nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi. Bản "Bốn mùa" nổi tiếng một phần vì âm thanh êm dịu của nó. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn-- là thực tế, chúng có những câu chuyện đằng sau. Tại thời điểm chúng ra đời ở Amsterdam năm 1725, chúng được hợp tấu với thơ, miêu tả chính xác đặc trưng của mùa mà Vivaldi chủ đích thể hiện bằng ngôn từ âm nhạc. Bằng việc đưa ra một cốt truyện cụ thể cho nhạc thính phòng, Vivaldi đã đi trước thời đại của mình. Nếu ai đó ngồi đọc thơ cùng lúc với nghe nhạc này, họ có thể thấy cảm nhận thơ này hòa hợp đồng điệu với hình ảnh âm nhạc. Chúng ta được kể, những chú chim mừng xuân bằng bản nhạc vui tươi, và ở đây chúng làm đúng như thế. Tuy nhiên, ngay sau đó, một cơn bão ập tới. Không những có sấm và chớp trong âm nhạc, còn có nhiều những chú chim, ướt, sợ hãi, và buồn bã. Trong "Mùa hè", chim cu gáy hát lên tên mình "tortorella" bằng tiếng Ý, trước khi trận mưa đá san bằng cánh đồng. "Mùa thu" miêu tả các thợ săn hăng hái đuổi bắt con mồi. Bản nhạc "Mùa đông" bắt đầu bằng tiếng răng lập cập trong cái lạnh trước khi ai đó trú chân bên đống lửa lách tách. Sau đó, bản nhạc quay vỡ òa trong cơn bão nơi sẽ có những cái trượt và ngã trên nền băng. Trong những tuần đầu tiên của mùa đông, năm cũ đang dần kết lại, và sự tìm hiểu về bản "Bốn mùa" của Vivaldi cũng thế. Cho tới tận đầu thế kỉ 19 những bản nhạc thính phòng niểu cảm như vậy trở nên phổ biến. Trước đó, những dàn nhạc lớn và đa dạng chiếm ưu thế với bộ hơi, bộ dây, và bộ gõ để kể chuyện. Nhưng Vivaldi đã thành công với cây vĩ cầm bộ dây và phong cầm. Khác với nhà soạn nhạc Bach đương thời, Vivaldi không mấy hứng thú với những tẩu pháp (fugue) phức tạp. Ông muốn đưa sự vui thú dễ dàng tiếp cận tới thính giả của ông bằng những giai diệu trở lại trong một bản nhạc để nhắc nhớ chúng ta đã ở đâu. Vì thế, động thái đầu tiên của vở Mùa Xuân bắt đầu với chủ đề mùa xuân và kết thúc với nó, nhưng thay đổi một chút so với khúc trước. Nó là 1 cách truyền cảm để thu hút thính giả, và Vivaldi, được cho là một trong số nghệ sĩ violin sáng giá nhất đầu thế kỉ 18, mà hiểu được giá trị của việc thu hút thính giả. Những buổi hòa nhac như vậy sẽ có ông là ngôi sao violin. Những buổi khác giới thiệu những nhạc sĩ trẻ của Pietà, một trường nữ sinh ở Venice, nơi mà Vivaldi là chỉ huy âm nhạc. Hầu hết sinh viên là trẻ mồ côi. Luyện tập âm nhạc được trang bị không chỉ như kĩ năng sống cho những cô gái trẻ mà còn là nghề tiềm năng trong tương lai cho những người không thành công trong hôn nhân. Thậm chí trong thời của nhà soạn nhạc, âm nhạc của Vivaldi hướng tới phục vụ mọi người, không chỉ cho giới quý tộc giàu có. 300 năm sau, đó vẫn là 1 cách tiếp cận hiệu quả, và âm nhạc của Vivaldi vẫn nghe sự chuyển động của bầy ngựa phi nước kiệu. Giao tiếp dưới nước vô cùng khó khăn. Ánh sáng và mùi hương không truyền được xa nên rất khó để động vật nhìn hay ngửi. Nhưng âm thanh dưới nước lại được truyền nhanh gấp 4 lần so với trong không khí, vì vậy trong môi trường tối tăm này động vật biển thường dựa vào tiếng kêu để giao tiếp. Đó là lí do mà đại dương chứa bản hợp ca của nhiều âm thanh. Như tiếng tách rung huýt xì xào binh tiếng khóc và âm rung, vân vân Nhưng những âm thanh dưới nước nổi tiếng nhất là những giai điệu, những ca khúc được tạo ra bởi loài động vật có vú lớn nhất thế giới, cá voi. Những bài hát của cá voi là một trong những hệ thống giao tiếp phức tạp nhất trong giới động vật. Chỉ một số ít các loài có thể hát. Loài xanh dương cá voi vây cá voi bowhead cá voi minke và tất nhiên là cá voi lưng gù. Đây là những chú cá voi tấm sừng dùng các tấm sừng hàm thay cho răng để bẫy con mồi. Trong khi đó, cá voi có răng dùng định vị bằng tiếng vang chúng và các loài cá voi tấm sừng khác tạo ra âm thanh như là tiếng khóc và tiếng huýt sáo để giao tiếp. Nhưng những âm thanh này chưa đủ tạo nên sự phức tạp của các bài hát. Vậy chúng làm thế nào? Động vật trên cạn như chúng ta tạo ra âm thanh đưa âm thanh qua các dây thanh đới khi ta thốt ra, làm các dây rung lên Cá voi tấm sừng có những mô hình chữ U giữa phổi của chúng và các cơ quan được gọi là túi thanh quản Chúng ta không biết chắc chắn bởi vì về cơ bản quan sát cơ quan nội tạng một con cá voi đang sống và hát là bất khả thi Nhưng chúng tôi cho rằng khi cá voi hát, các cơ co lại trong cổ họng và ngực đẩy không khí từ phổi qua vùng chữ U và đi vào túi thanh quản, làm rung vùng chữ U. Các âm thanh cộng hưởng trong túi như dàn hợp xướng của nhà thờ tạo ra các bài hát đủ to để truyền đi xa tới hàng nghìn ki-lô-mét. Cá voi không cần phải thở để hát. Thay vào đó, không khí được tái sử dụng trong phổi, tạo ra âm thanh một lần nữa. Một lí do khiến các bài hát đó thú vị là nhịp điệu của chúng. Các tiếng rên rỉ, khóc, thỏ thẻ được sắp xếp trong các đoạn. Các đoạn lặp lại được sắp xếp thành chủ đề Nhiều chủ đề lặp lại trong giai điệu đoán trước được, tạo thành bài hát. Cấu trúc phân cấp này như một loại ngữ pháp. Các bài hát của cá voi có độ dài khác nhau và chúng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong một nghiên cứu được ghi lại, cá voi lưng gù hát trong vòng 22 giờ. Tại sao chúng lại làm vậy? Cứ cho là các con đực sẽ hát chủ yếu là trong mùa giao phối, đó là phương thức thu hút các con cái. Hoặc có thể chúng đang bảo vệ lãnh thổ dùng bài hát để xua đuổi các con đực khác. Cá voi quay lại nơi ở và sinh sản hàng năm, và mỗi quần thể lại có bài hát khác nhau. Các bài hát dần thay đổi, các âm, đoạn được thêm, thay đổi hoặc bỏ đi. Và khi con đực từ các quần thể khác nhau tìm thức ăn trong tầm nghe của nhau, các đoạn thường được trao đổi, có thể bởi vì các bài hát mới khiến chúng thu hút hơn với con cái. Đây là ví dụ nhanh nhất về truyền bá văn hóa, khi các tập tính được truyền tới những cá thể không liên quan trong cùng loài. Chúng ta có thể rình nghe các bài hát này bằng máy vi âm dưới nước được gọi là hydrophone. Chúng giúp ta theo dõi các loài khi bị trông thấy hay mẫu gen quá ít. Ví dụ, các nhà khoa học có thể phân biệt quần thể của loài cá voi xanh khó tìm dựa vào các bài hát của chúng. Nhưng đại dương đang trở nên ồn ào hơn bởi hoạt động của con người. Thuyền, sonar quân đội công trình dưới nước và địa chấn do thăm dò mỏ dầu đang xảy ra ngày càng nhiều cản trở việc giao tiếp của cá voi. Một số cá voi sẽ dời khỏi nơi có thức ăn và nơi sinh sản quan trọng nếu tiếng ồn của con người quá lớn. Và quan sát cho thấy cá voi lưng gù giảm hát nếu thấy tiếng ồn từ xa 200 km. Việc hạn chế hoạt động của con người trong vùng di cư và những môi trường sống quan trọng khác, và giảm ô nhiễm tiếng ồn trên đại dương sẽ giúp bảo toàn sự sống của những chú cá voi. Nếu cá voi có thể tiếp tục hát và chúng ta có thể tiếp tục nghe, có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ hiểu chúng đang nói gì Hãy tưởng tượng bạn đang xem một đoàn tàu lửa đang lao dốc xuống đường ray tiến thẳng về phía 5 người công nhân bị kẹt ở đường ray. Bạn đang được đứng kế một công tắc Cái đó sẽ chuyển hướng đoàn tàu sang một đường ray thứ hai. Vấn đề là ở đây. Đường ray đó cũng có một người công nhân, nhưng chỉ là một người. Bạn làm thế nào ? Bạn có hy sinh một người để cứu năm ? Đây là Vấn đề toa tàu, vấn đề tiến thoái lưỡng nan đạo đức mà triết gia Philippa Foot đặt ra năm 1967. Nó nổi tiếng bởi vì nó buộc chúng ta nghĩ làm thế nào để chọn lựa Khi không có lựa chọn nào tốt. Chúng ta chọn hành động với kết quả tốt nhất hay ràng buộc trong phạm vi đạo đức không gây ra cái chết cho một ai ? Trong một cuộc khảo sát, khoảng 90% người được hỏi đồng ý để bật công tắc, cho một công nhân chết để cứu 5 người và các nghiên cứu khác, bao gồm một mô phỏng thực tế của tình trạng khó xử, đã tìm ra kết quả tương tự. Những ý kiến này phù hợp với nguyên lý triết học Chủ Nghĩa Vị Lợi được biện hộ rằng quyết định đúng đắn về đạo đức là quyết định đem lại lợi ích cho số đông. Năm người thì hơn một người, ngay cả khi để đạt được kết quả đó đòi hỏi một ai đó phải chết. Nhưng con người không phải luôn đi theo cách nhìn thực lợi. Chúng ta có thể thay đổi vấn đề tàu điện một chút. Thời điểm đó, bạn đang đứng trên cây cầu bắt qua đừng ray khi xe điện đến gần. Bây giờ không có đường ray thứ hai, nhưng có một người đàn ông rất lớn ở trên cầu kế bên bạn. Nếu bạn đẩy anh ta lên, cơ thể anh ta sẽ dừng xe điện lại, cứu 5 công nhân, nhưng anh ấy sẽ chết. Những người thực lợi, sẽ vẫn chọn như cũ, mất một người để cứu năm người. Nhưng trong trường hợp này, chỉ khoảng 10% người đồng ý đẩy người đàn ông xuống đường ray. Bản năng của chúng ta nói rằng cố ý gây ra cái chết cho ai đó khác với việc cho họ chết như một tai nạn phát sinh. Điều đó chỉ có vẻ sai trái đối với những lí do khó giải thích mà thôi. Sự giao thoa giữa đạo đức và tâm lý này là những điều vô cùng thú vị về vấn đề xe điện. Tình thế nan giải nhiều trường hợp tiết lộ điều chúng ta nghĩ là đúng hay sai phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài sức nặng hợp lý của các ưu và khuyết điểm. Ví dụ, đàn ông có thường đồng ý đẩy người người đó xuống cầu hơn phụ nữ. Những người được xem phim hài trước khi được hỏi cũng có ý kiến như vậy. Và trong một nghiên cứu thức tế ảo, người ta sẵn sàng hy sinh đàn ông hơn phụ nữ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động não của mọi người trong trường hợp "công tắc" và "cây cầu". Cả hai hoàn cảnh đều kích hoạt các vùng não liên quan đến việc quyết định và các phản ứng cảm xúc. Trong trường hợp "cây cầu", phản ứng cảm xúc mạnh mẽ hơn. Ở vùng não liên kết với quá trình xung đột nội tâm cũng phản ứng như vậy. Tại sao có sự khác biệt? Một lí giải là việc đẩy ai đó đến cái chết thiên về cá nhân hơn, gợi sự ác cảm cảm xúc đối với việc giết người khác, nhưng ta lại thấy mâu thuẫn bởi ta biết đó vẫn là sự lựa chọn hợp lý. Giả thuyết xe điện đã bị chỉ trích bởi một số nhà triết học và tâm lí học. Họ cho rằng điều đó không nói lên điều gì bởi giả thuyết đưa ra là vô thực cho nên những người tham gia khảo sát không trả lời nghiêm túc. Nhưng công nghệ mới đang làm cho kiêu phân tích đạo đức này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ví dụ, xe tự động không người lái sẽ chọn gây ra một tai nạn nhỏ để ngăn chặn tai nạn lớn hơn. Trong khi đó, chính phủ đang nghiên cứu những chiếc máy bay quân sự tự lái có thể đưa ra quyết định có nên mạo hiểm tổn mạng sống con người để tấn công mục tiêu quan trọng hay không. Nếu chúng ta muốn những việc này hợp lẽ, ta phải quyết định trước cách đanh giá mạng sống con người và xem lợi ích nào là lớn hơn. Vì thế các nhà nghiên cứu những hệ thống tự động đang hợp tác với các triết gia để xác định vấn đề phức tạp khi chạy chương trình đạo đức cho máy móc, điều đó cho thấy ngay cả những tình thế giả định cũng có thể xuất hiện trong thực tế. Rối loạn lưỡng cực (RLLC) là gì? Lưỡng cực có nghĩa là hai cực. Với hàng triệu người đang chống chọi với RLLC trên thế giới, cuộc sống là sự phân tách giữa hai thực tại rất khác nhau - hưng phấn và trầm cảm. Mặc dù có rất nhiều biến thể RLLC, bài học này sẽ đề cập đến hai dạng. Loại 1 có những giai đoạn hưng phấn tột độ bên cạnh các giai đoạn trầm cảm, còn Loại 2 gồm các giai đoạn hưng phấn ngắn và ít dữ dội hơn xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm dài. Với những người bấp bênh giữa các trạng thái cảm xúc, họ dường như không thể tìm được sự cân bằng cần thiết để sống khỏe mạnh. Giai đoạn hưng phấn tột độ của Loại 1 được gọi là các giai đoạn hưng cảm, và chúng có thể khiến một người cảm thấy từ khó chịu tới vô hình. Nhưng những giai đoạn phấn chấn này vượt quá cảm xúc vui vẻ thông thường, gây ra những triệu chứng rối loạn như suy nghĩ dồn dập, mất ngủ, nói nhanh, hành động bốc đồng, và các hành vi liều lĩnh. Nếu không trị, các giai đoạn này sẽ xảy ra thường hơn, dữ dội hơn, và mất nhiều thời gian hơn để giảm cường độ. Giai đoạn trầm cảm của RLLC có nhiều biểu hiện khác nhau - tâm trạng chán nản, ngày càng ít hứng thú với các sở thích, thay đổi khẩu vị, cảm thấy vô dụng hoặc cực kỳ tội lỗi, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, bồn chồn hoặc chậm chạp, hay thường xuyên suy nghĩ về việc về tự tử. Trên thế giới, có khoảng 1-3% người trưởng thành có nhiều triệu chứng khác nhau là biểu hiện của chứng RLLC. Phần lớn trong số họ là những người có đóng góp cho xã hội, có cuộc sống, những sự lựa chọn, và các mối quan hệ không hề bị chứng rối loạn chi phối, nhưng, với rất nhiều người, hậu quả của RLLC là vô cùng nghiêm trọng. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng học tập và làm việc, các mối quan hệ, tài chính, và sự an toàn cá nhân. Vậy đâu là nguyên nhân của RLLC? Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố chủ chốt chính là hệ thần kinh phức tạp của não bộ. Các bộ não khỏe mạnh duy trì kết nối chặt chẽ giữa các tế bào thần kinh nhờ có nỗ lực không ngừng của não trong việc tự giảm thiểu và loại bỏ các kết nối tế bào thần kinh không hoạt động hoặc bị lỗi. Quá trình này rất quan trọng vì đường truyền thần kinh đóng vai trò là bản đồ trong tất cả mọi việc ta làm. Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng, các nhà khoa học đã phát hiện ra khả năng giảm thiểu của não bị phá vỡ với những ai mắc RLLC. Nghĩa là các tế bào thần kinh của họ bị rối loạn và tạo ra một hệ thống không thể định hướng được. Do được chỉ dẫn chỉ bằng những dấu hiệu khó hiểu, những người mắc RLLC có những suy nghĩ và hành vi khác thường. Thêm đó, các triệu chứng loạn thần như nói năng và hành xử lộn xộn, suy nghĩ ảo tưởng, hoang tưởng, và ảo giác có thể xuất hiện trong các giai đoạn RLLC tột độ. Điều này là do thừa chất dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine. Nhưng không kể đến nghiên cứu này, không thể tìm căn nguyên duy nhất của RLLC Trong thực tế, đây là một vấn đề phức tạp. Ví dụ, hạch hạnh nhân của não liên quan đến sự tư duy, trí nhớ dài hạn, và hình thành cảm xúc. Trong khu vực này của não, yếu tố đa dạng như di truyền học và chấn thương tâm lý có thể gây ra sự bất thường và các triệu chứng RLLC. Tình trạng này thường di truyền gia đình, vì vậy ta biết được rằng di truyền học liên quan nhiều đến nó. Nhưng cũng không có nghĩa là có một gen lưỡng cực. Trên thực tế, khả năng RLLC xuất hiện là do sự tương tác giữa nhiều gen trong một cách thức phức tạp mà chúng ta vẫn đang cố gắng để hiểu được. Các nguyên nhân đều phức tạp, và vì vậy, việc chẩn đoán và sống chung với RLLC là một thách thức. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể kiểm soát được. Một số loại thuốc như lithium có thể giúp kiểm soát các suy nghĩ hành vi liều lĩnh bằng cách làm ổn định tâm trạng. Thuốc ổn định tâm trạng hoạt động cách giảm các hoạt động bất thường trong não, từ đó tăng cường các kết nối thần kinh vững chắc. Các loại thuốc thường được sử dụng khác gồm thuốc chống loạn thần, làm thay đổi tác động của dopamine, và liệu pháp sốc điện, hoạt động như cơn kịch phát được kiểm soát cẩn trọng trong não bộ, đôi khi được sử dụng trong điều trị khẩn cấp. Một số bệnh nhân lưỡng cực từ chối điều trị vì lo ngại rằng việc này khiến họ cảm thấy u uất và phá hủy sự sáng tạo của họ. Nhưng tâm thần học luôn chủ động cố gắng để tránh điều đó. Ngày nay, bác sĩ làm việc với bệnh nhân theo từng ca bệnh cụ thể để quản lý việc kết hợp giữa các phương pháp điều trị và các liệu pháp cho phép họ có thể sống với tiềm năng trọn vẹn nhất có thể. Và trên cả điều trị, người mắc RLLC có thể được hưởng lợi ích thậm chí từ những thay đổi đơn giản hơn. Bao gồm thể dục thường xuyên, thói quen ngủ tốt, sử dụng thuốc và bia rượu điều độ, và nhất là sự chấp nhận và thấu hiểu từ gia đình và bạn bè. Hãy nhớ rằng, RLLC là một tình trạng bệnh, chứ không phải lỗi của một người, hay toàn bộ đặc tính của họ, và đó là thứ có thể kiểm soát được qua sự kết hợp giữa các biện pháp điều trị y học bên trong, cùng với sự chấp nhận và thấu hiểu từ bạn bè, gia đình và sự tự lực trong việc tạo sức mạnh từ chính những người mắc RLLC để tìm tới sự cân bằng trong cuộc sống của chính mình. Dù là bị xích vào bánh xe đang cháy, biến thành nhện, hay bị đại bàng ăn mất gan, thần thoại Hy Lạp luôn đầy ắp câu chuyện về những vị thần đưa ra hình phạt đáng sợ cho những kẻ làm họ nổi giận. Tuy nhiên, một trong những hình phạt nổi tiếng nhất không phải bởi vì sự ác độc đáng sợ, mà là sự lặp lại đến phiền toái. Sisyphus là vị vua đầu tiên của Ephyra, ngày nay là Corinth. Dù là đấng trị vì sáng suốt, mở mang thành phố, ông ta là một bạo chúa quyến rũ cháu mình và giết chết khách thăm để phô trường quyền lực. Việc vi phạm truyền thống hiếu khách của hắn khiến các vị thần nổi giận. Nhưng Sisyphus đã có thể tránh được hình phạt nếu không quá tự đắc. Rắc rối bắt đầu khi thần Zeus bắt cóc tiên nữ Aegina, mang nàng đi trong hình dạng của một con đại bàng khổng lồ. Cha của Aegina, thần sông Asopus, lần theo dấu vết đến Ephyra, và gặp Sisyphus. Để đổi lấy việc tạo ra dòng suối trong thành phố, nhà vua đã chỉ cho Asopus đường Zeus đã đưa nàng tiên đi. Khi biết được, Zeus tức giận đến mức ra lệnh cho Thanatos, thần Chết xích Sisyphus dưới điện ngục để ông ta không gây thêm rắc rối nào. Nhưng Sisyphus nổi tiếng với sự khôn khéo. Khi sắp bị bắt nhốt, nhà vua đã lừa Thanatos chỉ mình cách sử dụng những sợi xích và nhanh chóng xích hắn lại trước khi quay về thế giới loài người. Thanatos bị xích, loài người không ai chết và thế giới rơi vào hỗn loạn. Mọi thứ chỉ quay lại bình thường khi thần chiến tranh Ares, chán nản vì chiến tranh không còn chết chóc, đã thả thần chết. Sisyphus biết hắn sắp phải trả giá. Nhưng hắn còn có một kế hoạch. Trước khi chết, hắn bảo vợ, Merope, ném cơ thể trước quảng trường công cộng, từ đó, trôi đến bờ dòng sông Styx. Đến thế giới người chết, Sisyphus gặp Persephone, nữ thần điện ngục, và than vãn rằng vợ hắn đã không tôn trọng và không đào một ngôi mộ đàng hoàng. Persephone đồng ý cho hắn quay lại nhân gian và trừng phạt Merope, nhưng phải quay về sau khi làm xong. Dĩ nhiên, Sisyphus đã không giữ lời, và hai lần lừa gạt các vị thần để thoát chết. Nhưng không có lần thứ ba, khi thần truyền tin Hermes lôi Sisyphus đến thần Hades. Tên vua tưởng hắn thông minh hơn các vị thần, nhưng Zeus đã trừng phạt hắn. Hình phạt của Sisyphus rất rõ ràng - lăn một tảng đá lớn lên đồi. Nhưng khi gần đến đỉnh, tảng đá sẽ lăn trở xuống, khiến hắn phải bắt đầu lại ...và cứ thế đến mãi mãi. Sử gia cho rằng câu chuyện về Sisyphus bắt nguồn từ thần thoại cổ về mặt trời mọc và lặn, hay các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Nhưng hình ảnh một người bị kết án làm việc vô ích đến mãi mãi là ngụ ngôn nổi tiếng về thực trạng của con người. Trong bài luận kinh điển - Thần thoại Sisyphus, nhà triết học hiện sinh Albert Camus so sánh hình phạt này với việc loài người không ngừng tìm kiếm ý nghĩa và sự thật cách vô ích trong vũ trụ vô nghĩa và thờ ơ. Thay vì tuyệt vọng, Camus tưởng tượng Sisyphus thách thức số phận khi xuống đồi để bắt đầu lăn lại hòn đá. Cũng như kể cả khi những khó khăn trong cuộc sống, đôi lúc lặp lại và điên rồ, ta vẫn coi trọng giá trị mà chúng mang lại. Năm 1965,cậu học sinh trung học 17 tuổi, Randy Gardner đã không ngủ trong 264 tiếng, tương đương với 11 ngày, để xem mình xoay sở như thế nào với việc không ngủ. Vào ngày thứ 2, mắt của anh ấy đã ngừng tập trung. Sau đó, anh ấy mất khả năng xác định những đồ vật qua tiếp xúc. Đến ngày thứ 3, Gardner trở nên ủ rũ và thiếu sự phối hợp. Ở giai đoạn cuối của thử nghiệm, cậu ta đã rất chật vật để có thể tập trung gặp rắc rối với trí nhớ ngắn hạn, trở nên hoang tưởng, và bắt đầu gặp ảo giác. Mặc dù Gardner đã phục hồi mà không bị tổn thương lâu dài về tâm lý hay thể chất, nhưng đối với những trường hợp khác, mất ngủ có thể làm mất cân bằng hormon, dễ mắc bệnh, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Dù chúng ta chỉ đang bắt đầu tìm hiểu tại sao ta ngủ để bắt đầu một ngày, nhưng chúng ta đều biết đó là điều cần thiết. Những người trưởng thành cần 7-8 tiếng cho giấc ngủ mỗi đêm, và thiếu niên thì cần khoảng 10 tiếng. Chúng ta cảm thấy buồn ngủ do những tín hiệu từ cơ thể thông báo rằng bộ não của chúng ta đã mỏi mệt, và những tín hiệu từ môi trường xung quanh báo rằng bên ngoài trời đã tối. Sự gia tăng của các chất gây buồn ngủ, như adenosine và melatonin, đưa chúng ta vào một giấc ngủ mơ màng và càng ngày càng sâu hơn, làm cho hơi thở, nhịp tim chậm lại và các cơ bắp được thư giãn. Giấc ngủ non-REM (ngủ chập chờn) này là khi ADN được hồi phục và cơ thể của chúng ta làm mới lại cho ngày hôm sau. Ở Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng có khoảng 30% người trưởng thành và 66% thiếu niên bị mất ngủ thường xuyên. Đây không chỉ là một bất thường nhỏ. Việc thức ngủ có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Khi chúng ta không ngủ được, việc học hỏi trí nhớ, tâm lý, và khả năng phản ứng đều bị ảnh hưởng. Chứng mất ngủ có thể gây nên sự kích động nhìn thấy các ảo giác, huyết áp cao, và nó thậm chí còn dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì. Năm 2014, 1 cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt đã chết sau khi thức đến 48 tiếng để xem World Cup Dù cái chết đột ngột của anh ta được xác định bởi vì một cơn đột quỵ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng 1 đêm tăng khả năng bị đột quỵ hơn gấp 4.5 lần khi so sánh với những ai ngủ đều đặn 7-8 tiếng. Với một số ít người trên thế giới bị đột biến di truyền rất hiếm gặp, mất ngủ là việc diễn ra hằng ngày. Tình trạng này, còn được gọi là Fatal Familial Insomnia, đưa cơ thể vào trạng thái tỉnh táo đáng sợ ngăn chúng ta chìm vào giấc ngủ sâu. Trong vòng vài tháng hoặc vài năm, tình trạng tồi tệ này cứ nặng dần lên dẫn tới mất trí và cái chết. Làm thế nào mà chứng mất ngủ có thể gây ra những hậu quả lớn đến vậy? Những nhà khoa học nghĩ rằng câu trả lời nằm ở sự gia tăng của các chất thải thừa trong bộ não. Trong khi chúng ta thức, các tế bào của chúng ta bận bịu sử dụng nguồn năng lượng hằng ngày, thứ sẽ dần hư hại và chuyển thành nhiều loại phụ phẩm, bao gồm adenosine. Khi adenosine hình thành, nó gia tăng sự thúc đẩy giấc ngủ, còn được gọi là áp lực giấc ngủ. Trên thực tế, chất caffeine hoạt động bằng cách chặn thụ thể adenosine. Các chất thải thừa khác cũng hình thành trong bộ não và nếu chúng không được loại bỏ, chúng sẽ đồng thời làm quá tải não bộ và sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng tiêu cực của mất ngủ. Vì vậy,điều gì xảy ra trong bộ não khi ta ngủ để chống lại hiện tượng đó ? Các nhà khoa học đã tìm ra hệ thống glymphatic, một cơ chế dọn dẹp để loại bỏ quá trình gia tăng này. và hoạt động nhiều hơn khi chúng ta ngủ. Nó sử dụng chất lỏng cerebrospinal để quét đi các chất thải độc hại được dồn lại giữa những tế bào. Các mạch bạch huyết, làm đường dẫn cho các tế bào miễn dịch, vừa mới được phát hiện ra gần đây trong não bộ, và chúng có thể đóng vai trò dọn dẹp các chất thừa thải hằng này trong bộ não. Khi các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá cơ chế hồi phục đằng sau giấc ngủ chúng ta có thể chắc chắn rằng chìm vào giấc ngủ là điều cần thiết nếu chúng ta muốn giữ gìn sức khỏe và duy trì sự tỉnh táo Hôm nay tôi sẽ nói về những kẻ nói dối, những vụ kiện và sự nực cười. Lần đầu tiên tôi nghe nói về sự phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust, tôi đã phải bật cười. Phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust ư? Cuộc diệt chủng mà chẳng khác nào sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất trên thế giới ư? Ai mà có thể tin được là nó chưa từng xảy ra chứ? Hãy nghĩ về nó mà xem. Nếu những người phủ nhận mà đúng, thì ai là người sai ở đây? Đầu tiên, là những nạn nhân... những người sống sót đã kể lại những câu chuyện đầy đau đớn của họ. Còn những ai là người sai nữa? Những người ngoài cuộc. Những người sống trong những thị trấn, làng mạc và thành phố ở mặt trận phía Đông, những người đã chứng kiến hàng xóm bị vây lại... đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ, cả già lẫn trẻ... bị đưa đến bên ngoài thị trấn bị xử tử...rồi phơi xác dưới hào. Hay những người Ba Lan, những người sống ở những thị trấn và ngôi làng quanh những trại tập trung chết chóc, những người hàng ngày chứng kiến khi mà những chuyến tàu đi đến thì đầy nhóc người và khi ra đi thì chẳng còn một ai. Nhưng trên hết, thì ai là người sai ở đây? Chính là những kẻ đã gây ra điều này. Những người đã thừa nhận: "Chúng tôi làm." "Tôi đã làm." Họ có thể đã đưa ra những lời biện minh. Họ nói: "Tôi không có sự lựa chọn khác, tôi đã bị ép phải làm việc này." Nhưng dù sao đi chăng nữa, họ cũng đã nói: "Tôi đã làm." Hãy nghĩ mà xem. Chưa từng có một buổi phán xử tội phạm chiến tranh nào kể từ Thế Chiến II mà thủ phạm ở bất cứ quốc tịch nào lại nói là: "Nó chưa từng xảy ra." Họ có thể nói là: "Tôi đã bị ép," chứ chưa bao giờ bảo là chưa từng xảy ra. Sau khi đã suy nghĩ kĩ về điều này, Tôi quyết định sự phủ nhận này sẽ không ảnh hưởng đến tôi; Tôi có nhiều thứ quan trọng hơn để lo, để viết và để nghiên cứu, và thế là tôi bước tiếp. Khoảng hơn 10 năm sau, có hai học giả lâu năm... hai trong số những sử gia xuất chúng nhất nghiên cứu về cuộc diệt chủng đã tìm đến tôi và nói, "Deborah, chúng ta cần nói chuyện. Chúng tôi có một ý tưởng nghiên cứu mà chúng tôi nghĩ là rất hợp với cô. Bị kích động trí tò mò và được tâng bốc rằng họ đến tìm tôi vì một ý tưởng và họ nghĩ tôi thích hợp với nó, tôi đã hỏi: "Nó là gì vậy?" Và họ nói: "Sự phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust." Và đấy là lần thứ hai tôi bật cười. Phủ nhận cuộc diệt chủng này ư? Giống những người bảo Trái Đất phẳng ư? Những người bảo rằng Elvis vẫn còn sống ư? Tôi nên nghiên cứu về vấn đề này ư? Và rồi hai người này nói, "Đúng vậy, chúng tôi thấy đề tài rất thú vị. Chúng là về cái gì? Mục tiêu của chúng là gì? Làm sao có thể khiến cho mọi người tin vào những gì chúng nói?" Vì thế tôi đã nghĩ, nếu họ cho đây là đáng giá, tôi có thể chuyển hướng tạm thời có thể trong một năm, hai năm, ba năm hoặc thậm chí là bốn năm... xét về học thuật, thì đây cũng chỉ là tạm thời thôi. Chúng tôi đã làm việc rất...là chậm. Và tôi có thể xem xét về vấn đề này. Cho nên tôi đã bắt đầu Tôi bắt đầu nghiên cứu, và tôi đã nảy ra một vài ý tưởng, và hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn hai trong số chúng. Thứ nhất, những người phủ nhận là những con sói đội lốt cừu. Chúng đều là một cả: Phát xít, Phát xít mới, bạn có thể dùng chữ "mới" hay không cũng được Nhưng khi tôi tìm hiểu họ, Tôi không hề thấy biểu tượng của đội cận vệ Schutzstaffel, hay biểu tượng của Đức Quốc Xã, hay là Chào Chiến Thắng... Tôi không hề thấy những thứ đó. Thay vào đó tôi lại thấy hình ảnh những đoàn người diễu hành ở những ngôi trường lớn. Họ có gì? Họ có một viện nghiên cứu "Viện Xét lại Lịch sử" và một cuống tập san bóng bẩy, "Tập san Xét lại Lịch sử", Nó rất là dày và đầy những chú thích ở cuối trang. Và rồi họ có một cái tên mới. Không phải những người theo Chủ nghĩa Quốc Xã mới, cũng không phải những người theo Chủ nghĩa Bài Do Thái mà là những người theo Chủ nghĩa xét lại. Họ nói: "Chúng tôi theo chủ nghĩa xét lại. Và chúng tôi hành động vì một mục tiêu: Suy xét lại những lỗi lầm trong lịch sử." Nhưng tất cả những gì bạn cần làm là tìm hiểu sâu thêm một chút nữa thôi, và rồi bạn thấy gì? Cùng là sự tôn sùng Hít-le, ca ngợi Đức Quốc Xã, bài xích người Do Thái, định kiến, phân biệt chủng tộc. Đây chính là điều đã hấp dẫn tôi. Chính sự bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, định kiến lại diễn ra như một cuộc tranh cãi đầy lí lẽ. Tôi còn thấy rằng nhiều người đã được dạy để biết rằng có những sự thật và cũng có những quan điểm khi nghiên cứu về những người phủ nhận. Tôi lại nghĩ khác. Có những sự thật, có những quan điểm, và những điều dối trá. Và mục đích của những người phủ nhận là đưa ra những lời dối trá, đội cho chúng lớp áo của những quan điểm có thể là những quan điểm hơi sắc bén, có thể là những quan điểm hoàn toàn khác biệt. Nhưng nếu đây chỉ là quan điểm, chúng nên được đưa ra để thảo luận và rồi những quan điểm này lấn vào với sự thật. Tôi xuất bản tác phẩm của mình, cuốn sách đã được xuất bản với cái tên "Phủ nhận thảm sát Holocaust: Công kích đang lên vào Sự Thật và Ký Ức." và xuất hiện ở nhiều nước. bao gồm ở cả NXB Penguin Anh Và tôi đã không phải nghĩ về những kẻ đó và tôi đã sẵn sàng để bước tiếp. Nhưng rồi đã có một bức thư từ NXB Penguin Anh. Và đây là lần thứ ba tôi phải bật cười... do nhầm lẫn thôi. Tôi mở lá thư đó ra, và tôi được thông báo là David Irving đang chuẩn bị kiện tôi vì tội phỉ báng ở Vương Quốc Anh đấy, vì đã gọi ông ta là một kẻ phủ nhận cuộc diệt chủng. David Irving kiện tôi ư? Ông ta là ai chứ? David Irving là một nhà văn chuyên viết về lịch sử, đa phần các tác phẩm là về Thế chiến II, và hầu như các tác phẩm đó đều nhìn nhận rằng Quân Phát xít cũng chẳng đến nỗi nào, và rằng Quân Đồng Minh chẳng phải tốt đẹp gì. Và dù cái gì đã xảy ra đến với người Do Thái thì cũng đáng thôi. Ông ta biết đến những tài liệu, ông ta biết những sự thật, nhưng bằng cách nào đó ông ta đã bóp méo chúng để đưa ra những ý kiến này. Không phải lúc nào ông ta cũng là kẻ phủ nhận cuộc diệt chủng. Nhưng vào cuối những năm 80, ông ta đã hoàn toàn đi theo nó. Lí do tôi phải bật cười là bởi vì ông ta... không chỉ phủ nhận cuộc thảm sát, mà dường như còn rất tự hào. Ông ta là người, đã nói rằng đã nói: "Tôi sẽ đánh sập chiến thuyền Auschwitz." Ông ta là người đã chỉ vào hình xăm số trên cánh tay của một người sống sót và hỏi: "Anh kiếm được bao nhiêu khi xăm những chữ số này trên tay?" Ông ta là người đã nói: "Số người chết trên xe của thượng nghị sĩ Kenedy ở Chappaquiddick còn nhiều hơn số người chết trong hầm ga ở Auschwitz." Đây là câu trích từ Mỹ, các bạn có thể tìm nó sau. Ông ta không có vẻ như sẽ cảm thấy xấu hổ hay dè dặt về việc mình là người phủ nhận cuộc diệt chủng. Rất nhiều đồng nghiệp đã tư vấn cho tôi rằng: "Deborah, kệ đi thôi." Khi tôi giải thích rằng mình không thể kệ một vụ kiện tội phỉ báng thì họ nói: "Đằng nào thì cũng có ai tin ông ta đâu?" Nhưng vấn đề là đây: Luật của Anh buộc tôi phải có trách nhiệm phải đưa ra bằng chứng để chứng minh những gì tôi nói là sự thật, ngược lại so với bên Mỹ và ở nhiều quốc gia khác: là ông ta mới phải chứng minh tôi sai. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là nếu tôi không đấu tranh, ông ta sẽ nghiễm nhiên thắng kiện. Và nếu ông ta nghiễm nhiên thắng, ông ta có thể hoàn toàn hợp pháp mà nói rằng "Phiên bản của tôi về diệt chủng Holocaust là hoàn toàn hợp lý. Deborah Lipstadt đã bị phán quyết có tội phỉ báng khi bà ta gọi tôi là phủ nhận cuộc diệt chủng. Và sự thật là tôi, David Irving, không phủ nhận cuộc diệt chủng. Và phiên bản ấy là như thế nào? Là chẳng có kế hoạch thảm sát người Do Thái nào cả, chẳng có hầm ga nào, và cũng chẳng có cuộc xử tử tập thể nào Hít-le cũng chẳng liên quan gì đến những đau khổ đã diễn ra, và người Do Thái đã dựng nên tất cả những chuyện này để có được tiền bồi thường từ Đức và để có vị thế và rằng họ đã làm được như vậy là nhờ trợ giúp và xúi bẩy từ Quân Đồng Minh. Họ đã tạo dựng các tài liệu và các chứng cứ. Tôi không thể để điều này xảy ra và cũng không thể đối mặt với những người sống sót hay con cháu của họ. Tôi không thể để điều này xảy ra và rồi coi mình là một sử gia có trách nhiệm được. Và rồi chúng tôi đã đấu tranh. Và cho những ai chưa xem phim "Denial", tiết lộ trước là: Chúng tôi đã thắng. Thẩm phán đã phán quyết David Irving là một kẻ nói láo, phân biệt chủng tộc, và Bài Do Thái. Quan niệm lịch sử của ông ta là có ý đồ, ông ta đã nói láo, bóp méo... và trên hết, là ông ta đã cố tình làm thế. Chúng ta có xu hướng trong 25 ví dụ lớn khác nhau, chứ không phải nhỏ rất nhiều người trong khán phòng này đã và đang viết sách; chúng ta đều mắc lỗi, chính vì thế mà ta có ấn bản thứ 2 để sửa lỗi. Nhưng nó lại luôn đi theo một hướng: đổ lỗi cho người Do Thái, miễn tội cho quân Phát Xít. Nhưng chúng tôi đã thắng kiện như thế nào? Chúng tôi đã theo dấu những ghi chú của ông ta về nguồn của chúng. Và rồi chúng tôi thấy gì? Dù không phải trong đa số trường hợp, và cũng không trong các trường hợp lớn, nhưng cứ mỗi ví dụ ông ta trích về cuộc thảm sát, các ví dụ này lại bị bóp méo, chỉ mang một phần sự thật, bị thay đổi ngày tháng, trình tự thời gian cũng bị thay đổi, người này gặp người kia mà hóa ra không phải. Nói cách khác, ông ta không có bằng chứng. Bằng chứng của ông ta chẳng chứng minh gì. Chúng tôi không chứng minh cho những gì đã xảy ra. Chúng tôi chứng minh những gì ông ta nói là đã xảy ra hay những kẻ phủ nhận nói, vì ông ta cũng trích dẫn họ hay họ được ông ta truyền cho những lí lẽ đó, là không có thực. Họ không có bằng chứng để chứng minh cho những gì họ tin. Vậy tại sao câu chuyện của tôi lại hơn cả một câu chuyện về một vụ kiện mưu mô, khó khăn kéo dài những sáu năm giữa một giáo sư ở Mỹ bị kéo vào phòng xử án và một người đàn ông mà tòa đã gọi là nhà luận chiến thuộc tân Phát-xít? Nó có thông điệp gì? Tôi nghĩ trong bối cảnh nghi ngờ sự thật giờ đây thì nó có thông điệp rất quan trọng. Vì ngày nay, như chúng ta đều biết, sự thật và thực tế bị tấn công rất nhiều. Truyền thông xã hội, mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng chính nó khiến cho ranh giới giữa sự thật và những lời dối trá bị mờ dần đi. Thứ ba: Chủ nghĩa cực đoan. Bạn có thể chưa nhìn thấy những tấm áo choàng của đảng KKK, Bạn có thể chưa thấy những cây thập giá bị thiêu, thậm chí chưa nghe thứ ngôn ngữ công khai của người theo thuyết da trắng thượng đẳng nó có thể là dưới cái tên: "alt-right", "Mặt trận Quốc gia", tùy bạn chọn. Nhưng bên dưới đều là sự cực đoan là tôi thấy ở sự phủ nhận diệt chủng Holocaust. diễu hành như một tranh cãi đầy lí lẽ. Chúng ta đang sống ở một thời đại mà sự thật lại phải bảo vệ mình. Làm tôi nhớ lại một bộ phim hoạt hình trên New Yorker. Một chương trình mới xuất hiện gần đây trên "The New Yorker" có một MC đã nói với thí sinh, "Đúng vậy, bà đã có câu trả lời đúng. Nhưng người cùng chơi với bà lại hét to hơn,... nên anh ấy đã được điểm." Chúng ta có thể làm gì đây? Đầu tiên, chúng ta không thể bị định hướng bởi những gì có vẻ như là hợp kí. Ta phải xem xét kĩ sự việc bên trong, và ta sẽ tìm thấy ở đó sự cực đoan. Tiếp theo, ta phải hiểu rằng sự thật là không tương đối. Cuối cùng, Chúng ta phải công kích, chứ không phải là phản bác lại khi mà có ai đó đưa ra một khẳng định đầy xúc phạm, dù cho họ có thể đang giữ chức vụ rất cao đi chăng nữa, không phải toàn thế giới, thì có chúng ta phải hỏi họ, "Bằng chứng đâu? Chứng cớ đâu?" Ta phải gây sức ép đối với họ, ta không thể coi những lời dối trá của họ là sự thật được. Và như tôi đã nói trước đây, sự thật thì không tương đối. Đa số chúng ta lớn lên trong môi trường học thuật với những suy nghĩ tự do, nơi mà ta được dạy rằng mọi thứ đều có thể đem ra tranh luận. Nhưng không phải với trường hợp này. Có những thứ là sự thật. Có những điều không thể chối cãi được, những sự thật khách quan. Ga-li-lê đã dạy cho ta từ hàng thế kỉ trước. Sau khi bị ép công khai rút lại ý kiến bời giáo hội Va-ti-căng rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời, và rồi ông bước ra, và ông đã nói điều gì? "Dù sao Trái đất vẫn quay." Thế giới không hề phẳng. Thay đổi khí hậu đang diễn ra. Elvis đã chết. Và hơn hết, sự thật và chân lí đang bị tấn công. Công việc, nhiệm vụ, và khó khăn trước mắt là rất lớn. Mà thời gian để đấu tranh lại rất ngắn. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Để sau sẽ là quá muộn. Cảm ơn rất nhiều. Gia đình những người khổng lồ, chủ nhân của bạn, đang tổ chức một bữa tiệc tối thịnh soạn, và tất cả họ đều muốn mình trông thật lộng lẫy. Nhưng có một vấn đề - chiếc áo sơ mi yêu thích của Ông Khổng lồ bị nhăn! Để giải quyết, bạn cần nạp năng lượng cho cái bàn ủi khổng lồ. Bàn ủi cần hai cục pin khổng lồ để hoạt động. Bạn có bốn cục pin đang hoạt động và bốn cục đã cạn đặt trong những giỏ riêng, nhưng có vẻ như Bé Khổng lồ đã trộn lẫn chúng lại. Bạn cần làm cho bàn ủi hoạt động và ủi chiếc áo khổng lồ thật nhanh bằng không bạn sẽ trở thành món chính cho buổi tối hôm nay! Làm thế nào kiểm tra pin để chắc rằng có một cặp pin hoạt động trong tối đa bảy lần thử? Hãy tạm dừng video nếu bạn muốn tự tìm ra đáp án. Câu trả lời sẽ xuất hiện trong 3 2 1 Bạn có thể, tất nhiên, lấy cả tám cục pin và bắt đầu thử nghiệm 28 tổ hợp có thể xảy ra. Bạn có thể gặp may chỉ sau vài lần thử. Nhưng nếu không, di chuyển những cục pin khổng lồ nhiều lần sẽ tốn rất nhiều thời gian. Không thể chỉ dựa vào may mắn, bạn phải nghĩ đến trường hợp tệ nhất và có kế hoạch phù hợp. Tuy nhiên, bạn thực sự không cần phải kiểm tra hết mọi tổ hợp. Hãy nhớ rằng - có bốn pin hoạt động trong toàn bộ pin, nghĩa là trong sáu pin bất kì mà bạn chọn sẽ luôn có ít nhất hai pin hoạt động. Suy luận này không giúp bạn ngay tức thì, vì thử cả sáu pin vẫn có thể mất khoảng 15 lần. Nhưng nó cho bạn một đầu mối: chia pin thành những phần nhỏ hơn thu hẹp các kết quả có thể. Thế nên, thay vì lấy sáu, hãy lấy ba pin. Nhóm này có tất cả ba tổ hợp có thể xảy ra. Do cần cả hai pin cùng hoạt động để nạp đủ năng lượng cho bàn ủi, một tổ hợp không đúng không thể cho bạn biết liệu cả hai pin đều cạn hay chỉ một. Nhưng nếu cả ba tổ hợp đều không hoạt động, bạn biết nhóm này hoặc chỉ có một pin tốt, hoặc không có cục nào còn pin cả. Giờ, bạn có thể bỏ bộ ba này sang một bên và lặp lại quy trình với một bộ ba khác. Bạn có thể tìm được một cặp như ý, nhưng nếu những kết hợp này lại không thành công, bạn biết rằng bộ này cũng không có nhiều hơn một pin còn hoạt động. Nghĩa là chỉ còn lại hai pin chưa thử. Vì có tổng cộng bốn pin hoạt động và bạn chỉ cần hai trong số đó, cả hai pin còn lại chắc chắn đều là những pin còn hoạt động. Chia pin thành từng bộ gồm ba, ba và hai đảm bảo việc tìm ra đáp án trong bảy lần thử hoặc ít hơn, dù có kiểm tra theo thứ tự nào đi nữa. Không có nhiều thời gian để lãng phí, cái bàn ủi đã hoạt động, và bạn ủi phẳng được chiếc áo. Ông Khổng lồ hài lòng và gia đình Khổng lồ xuất hiện thật bảnh bao trong bữa tiệc. ...ừm, gần như là vậy. Gayle King: Mời chị ngồi, Serena Williams, hay ta nên nói là, mời ngồi, người mẹ mới. (Reo hò) Không nghi ngờ gì nữa, các bạn đều giống tôi. Các bạn đã thấy tấm ảnh Serena trong bộ đồ tắm màu vàng tuyệt vời tuần trước và khi tôi thấy nó, tất cả những gì tôi có thể nghĩ là, "Chúa ơi, sao cô ấy không thể chờ đến lúc ta ngồi trên sân khấu của TED?" Tôi ích kỉ thật, tôi biết. Vì vậy tôi đã hỏi chị về bức hình đó, và chị nói lẽ ra không ai nên thấy tấm ảnh đó. Ý chị là sao? Serena Williams: Vâng, thật ra, nó là một tai nạn. Tôi đang đi nghỉ, dành chút thời gian cho bản thân, rồi tôi biết mình có thai khi kiểm tra sức khỏe thế là tôi chụp hình mỗi tuần để xem mình đi được bao xa. GK: Và để khoe với bạn bè nữa, có lẽ thế? SW: Không, thật ra tôi chỉ lưu nó lại, chứ không định kể với nhiều người, thật ra là thế, và tôi đã lưu nó lại, mà chị biết mạng xã hội đấy, chỉ cần ấn nhầm nút là... (Cười) GK: Là thế đó. SW: 30 phút sau, điện thoại tôi reo nhiều chưa từng có... nửa tiếng trôi qua mà đã có 4 cuộc gọi nhỡ, và tôi kiểu như, lạ thật, rồi tôi bắt máy, và sau đó, thôi xong. Nhưng đó là 1 khoảnh khắc đẹp. Tôi định chờ tầm 5 hay 6 ngày nữa, thôi không sao, GK: Tôi biết, Serena, vì kì lạ thật, thai nhi chỉ mới 20 tuần tuổi, nên ta sẽ không có quá nhiều điều để nói về nó. SW: Chính xác, nên dạo này tôi chỉ đang như thế thôi. Tôi đang theo dõi nó. tuần 18,19 -- tuần nào tôi cũng chụp một tấm để lưu lại, mọi chuyện vẫn đang rất tốt, cho đến một lần sơ hở. GK: Tốt lắm. Vâng, chúc mừng chị. SW: Vâng, cảm ơn chị. GK: Không sao cả mà. Khi chị hay tin đó, chị có vui mừng không? Hay là sợ? Hay lo lắng? ý tôi là, khi biết mình mang thai. SW: Tôi biết tin hai ngày trước khi giải Úc mở rộng khai mạc, một trong bốn giải lớn nhất năm. GK: Trước đó chỉ hai ngày thôi á? SW: Vâng, hai ngày trước đó tôi mới biết. Tôi đã lo lắng. Tôi còn không biết mình phải nghĩ gì, nhưng tôi chỉ biết, vào lúc đó, điều quan trọng thật sự chính là tôi cần phải tập trung cho giải Úc Mở rộng. và tôi đã hoàn toàn không biết làm gì. Tôi đã kiểu như, mình chơi nổi không? Tôi biết sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi trong khoảng 12 tuần đầu, nên tôi đã nghi ngại rất nhiều. GK: Nhưng chị không chỉ chơi, Williams, mà còn thắng luôn. (Reo hò) SW: Phải đấy. GK: Phải nói là, chị đã thắng giải Grand Slam thứ 23. SW: Cảm ơn chị. (Vỗ tay) GK: Trong khi mang thai! SW: Vâng, tôi chỉ sợ mình lại bị chấn thương, nên... nhưng không. GK: Lúc biết mình mang thai, mùa giải này có gì khác biệt không? SW: Có chứ. Nó không còn dễ dàng. Chị đã nghe kể về vấn đề của những thai phụ rồi đấy, họ bị ốm nghén và họ mệt mỏi. GK: Chị có bị ốm nghén mỗi sáng không? SW: Không, thật may mắn là tôi không bị. Nhưng tôi thật sự thấy mệt mỏi và căng thẳng, và tôi đã phải lấy tất cả năng lượng đó, cho vào 1 cái túi giấy, đại loại thế, và ném nó đi, vì tôi thật sự cảm thấy mình không có thời gian để giải quyết những cảm xúc thừa thãi, vì chuyện tôi có thai, không ai biết, và tôi phải thắng mùa giải đó như bất kỳ mùa giải nào tôi tham gia. Tôi được kỳ vọng để thắng, và nếu tôi không thắng, chuyện đó còn chấn động hơn. GK: Yeah, chị mà không thắng thì sẽ có chuyện lớn. SW: Vâng, nên với tôi, tôi phải thật sự đem những thứ tiêu cực và bất kì cảm xúc nào tôi có lúc đó nén tất cả lại và tìm ra cho mình bước đi tiếp theo. GK: Có rất nhiều người ủng hộ và yêu thương chị. Thậm chí khi tôi vừa đến đây, người ta chặn tôi ở sân bay. Tôi đã nói với tiếp viên hàng không, phi công,"Đoán xem tôi đi đâu?" Họ nói,"Chúa ơi, chúng tôi rất vui vì cô ấy mang thai." Nhưng bên cạnh đó, luôn có những người Mỹ kì cục. Trên đường đến đây, vài người đã nói với tôi về Ilie Nastase, người đã nói những điều không hay, thậm chí là phân biệt chủng tộc. Và chị đã đáp trả anh ta. Tôi còn không thèm nghe anh ta nói gì, nhưng chị đã đáp trả. Tại sao thế? SW: Tôi nghĩ sẽ có những lời bình khiếm nhã, nhưng đó không phải tất cả, tôi còn bạn bè ủng hộ mình và những đồng nghiệp nữa. Tôi là tay vợt chuyên nghiệp gần 20 năm rồi, vì thế, với tôi, việc đề cao phụ nữ rất quan trọng, và có những người phụ nữ trẻ, đến gặp tôi ở phòng thay đồ, muốn chụp hình với tôi, điều này làm tôi muốn trở thành người tiên phong, là hình mẫu tốt cho họ. Thế nên không chỉ... (Vỗ tay) Người dùng lời lẽ khiếm nhã để nói về chúng tôi đâu chỉ có anh ta, quan trọng là chúng tôi phải bảo vệ lẫn nhau, đó cũng là tự bảo vệ mình. Và khi ấy, tôi thấy mình cần phải nói, rằng tôi không sợ, tôi sẽ không đi đâu cả, nhưng như thế không phù hợp, mọi thứ cần phải nói đúng nơi, đúng lúc. Và khi ấy chưa phải lúc, phải nơi. GK: Ta sẽ dừng ở chỗ chị nói mình sẽ không đi đâu hết, vì tháng 9 này chị sẽ 36 tuổi, có con ở tuổi 36. Và huấn luyện viên của chị đã nói tuổi tác luôn quan trọng, nhưng với quần vợt, nó còn quan trọng hơn, nhưng anh ta lại tin chắc chị sẽ trở lại. Chị nghĩ mình nên trở lại, hay nghỉ ngơi một thời gian? Tôi biết những tay vợt khác đang xôn xao, "Mất bao lâu để sinh con? Hai năm nữa cô ta sẽ đi luôn chứ?" Chị nghĩ sao? SW: Ừm, tôi luôn cố gắng làm những điều không thể, nên với tôi mọi thứ thật bình thường. Tôi chắc chắn sẽ quay lại. Chỉ là chưa chuẩn bị xong. Tôi thật sự có được cảm hứng từ chị mình. Chị ấy hơn tôi 1 tuổi, và nếu như ở tuổi đó chị ấy còn chơi được, thì tôi cũng chơi được. (Cười) Còn nhiều người nữa -- Roger Federer, anh ấy lớn hơn tôi 1 chút và anh ấy vẫn thắng được mọi giải, nên tôi biết mình cũng có thể. Điều đó truyền cảm hứng cho tôi đặc biệt là gần đây, và tôi biết đó chính là điều tôi muốn làm. Và chắc chắn, sự nghiệp của tôi chưa kết thúc. Tôi đã bàn với huấn luyện viên của mình, và chúng tôi đã xem đây là cột mốc mới trong đời tôi, khi con tôi chào đời hy vọng nó sẽ cổ vũ tôi, thay vì quấy khóc quá nhiều. GK: Không đâu, trong lá thư tuyệt vời chị viết cho nó hôm qua, chị nói rằng -- từ người mẹ già nhất đến người trẻ nhất, dù người già nhất hay trẻ nhất, mẹ rất mong con chào đời. Nhiều người thấy thế. Tôi đã thấy chị một năm trước, và tôi nghĩ về cuộc đời chị, Serena. Chị đã có ba bước ngoặc lớn trong sáu tháng: mang thai, thắng lớn, yêu đương. Và năm ngoái, khi gặp chị, Tôi đã hỏi,"Chuyện tình cảm của chị thế nào? Da da da." Chị nói: "Tôi đã gặp một anh chàng. Đó là một người kì lạ, hơi dị. Chị không biết anh ấy đâu." Tôi đã hỏi, "Anh ấy tên gì?" SW: Tôi nhớ đã nói với chị về chuyện đó, GK: Và chị đã nói, "Alexis Ohanian." Tôi nói,"Tôi biết anh ấy!" Anh ấy tuyệt lắm. Nhưng tôi chưa từng nghĩ chị sẽ thích một tên mọt sách. và chị đã nói, chị cũng thế. SW: Thú thật với chị, tôi cũng chưa từng. nhưng đó là điều tuyệt nhất với tôi. GK: Điều tuyệt nhất? Tại sao? Trông có giống 1 con mọt sách không? Nhìn cái áo kìa. (Cười) Không, anh ấy rất tốt. SW: Có thể nói anh ấy cuồng công nghệ. GK: Anh ấy là 1 người rất rất tốt. Tôi rất thích anh ấy. Sao anh ấy theo đuổi được chị khi số khác thất bại? Sao chị biết anh ấy là người dành cho chị? SW: Ừm, tôi không định trả lời, Nhưng... (Cười) GK: Nói đi, Serena, nói đi! SW: Ừm... (Cười) Vâng. (Vỗ tay) GK: Nhưng chị hiểu ý tôi mà. SW: Anh ấy rất chu đáo và rất tử tế, và mẹ tôi nói anh ấy rất ân cần, và khi bà nói thế với tôi, tôi đã, kiểu như, vâng, đúng là như thế, và những điều nhỏ thường tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc sống. GK: Như? SW: Những thứ đơn giản. Công ty thời trang của tôi, chúng tôi có một show mỗi năm, trong buổi trình diễn năm ngoái, tôi đã chạy lăng xăng như điên, tôi phải lo mọi thứ cho buổi diễn, tất tần tật luôn, nên tôi phải chạy tới chạy lui, và anh ấy, chỉ một cử chỉ với cái áo sơ mi của anh ấy, và anh ấy muốn chắc rằng tôi cũng có một cái giống hệt, và nó đã -- đó là câu chuyện kì quặc. Lúc xảy ra thật thì thú vị hơn, tôi chắc đấy. GK: Nó là một màn cầu hôn tuyệt vời phải không? Hay là bài hát của Beyoncé? "Nếu anh yêu em thì anh nên đeo nhẫn vào tay em "? Chị có áp lực khi phải kết hôn không? Chị có ngờ trước không? SW: Thật ra tôi chưa từng thấy áp lực trước hôn nhân, nhưng cũng không thể nói là tôi thích kết hôn. Tôi rất yêu cuộc sống của mình. Tôi yêu sự tự do của mình. Tôi đã nghe về những sự thay đổi Nhưng tôi yêu mọi thứ tôi làm, và tôi yêu sự nghiệp của mình, và tôi không muốn bất kì thứ gì ảnh hưởng đến nó. Tôi thật sự rất cuồng công việc và thật ra, khi anh ấy cầu hôn, tôi suýt nổi điên. Không, tôi đã nổi điên, vì lúc đó, tôi đang giữa mùa luyện tập, tôi đã nói, "Em phải thắng giải Úc mở rộng, em không bay tới Rome đâu" Vì anh ấy muốn đưa tôi đến Rome, và tôi đã nói, "Không được. Em phải thắng." Nhưng tôi đã tập trung thế đó. GK: Vậy ra đây là cô gái nói, "Em không đến Rome đâu." OK. SW: Nhưng tôi đã rất tập trung để đạt mục tiêu, và tôi biết khi đó, có 1 người tôi muốn vượt qua. Tôi muốn phá vỡ kỷ lục của Steffi Graf, điều đó rất có ý nghĩa với tôi, và khi tôi đặt tâm trí vào thứ gì đó, tôi sẽ quyết đạt được nó dù thế nào đi nữa. GK: Vì chị đã nói như thế-- Tôi từng nghe chị nói vinh quang là chất gây nghiện. SW: Đúng thế. GK: Ý chị là sao? SW: Vinh quang là thứ gì đó siêu hấp dẫn với tôi. Một khi bạn có nó, bạn sẽ muốn có nó lần nữa, lần vô địch đầu tiên của tôi là năm 17 tuổi, nhưng tôi chưa bao giờ quên cảm giác đó, và tôi cảm thấy như mỗi lần tôi thắng, tôi sẽ có lại cảm giác của lần vô địch đầu tiên. Trên đời này không có cảm giác nào như thế. Và trải qua chừng đó năm luyện tập làm một đứa trẻ cuồng chơi tennis rồi giành chiến thắng là một trải nghiệm tuyệt vời. Nên với tôi, tôi luôn thấy mình yêu cảm giác đó, và tất nhiên tôi không thích thất bại. Tôi cảm thấy như-- GK: Không, thật ra, ai thân với chị đều nói chị rất khó coi khi thua cuộc. SW: Tôi không phải người thua đẹp. GK: Rằng chị rất, rất, rất tệ. Nghe này, không vận động viên nào, không nhà vô địch nào thích thua. Tôi hiểu điều đó. Nhưng họ nói khi thua cuộc, chị trở nên rất, rất, rất xấu tính. (Cười) SW: Tôi cũng giỏi thua nhất nữa nên chị biết đó, tôi chỉ có thể nói vậy thôi. (Cười) (Vỗ tay) GK: Tôi luôn tò mò về tình cảm giữa chị và Venus, vì ai biết chị và theo dõi câu chuyện đều biết rằng 2 người rất thân, và chị luôn chơi tốt nhất có thể, nhưng tôi thường tự hỏi, khi chị đối đầu chị ấy, chị có nương tay vì muốn làm gì đó cho chị ấy hay muốn chơi tốt hơn nữa vì muốn đè bẹp chị ấy. Đối đầu với chị ấy khó hơn hay dễ hơn? SW: Ừm, chơi với Venus như chơi với chính mình, vì chúng tôi bên nhau, luyện tập cùng nhau từ nhỏ đến lớn, và có chút khó khăn, vì chị ấy là đối thủ khó nhằn nhất. Chị ấy cao, nhanh nhẹn, đánh mạnh như tôi, giao bóng giống tôi. Giống như chơi với bức tường vậy. GK: Chị ấy hiểu chị. SW: Chị ấy biết bóng sẽ đi đâu trước khi tôi đánh nữa, nên không dễ dàng gì, nhưng khi tôi ra sân, tôi phải ngừng suy nghĩ và tự nói với bản thân, "Biết gì không? Mình chỉ đối đầu một người giỏi và hôm nay phải chơi tốt hơn nữa. Tôi không quan tâm đối thủ là ai, dù là chị gái hay bạn mình, hôm nay là ngày tôi phải xuất hiện với phong độ tốt hơn và giờ đây tôi muốn mình giỏi hơn bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào." GK: Nên chị không bao giờ nhường Venus? Vì lúc nào hai chị em cũng gặp ở chung kết. SW: Đúng. GK: Và giờ thì em gái đã vượt qua chị mình. Chị có áy náy không? Có thấy vui vì điều đó không? Ở vị trí này, chị có thấy khó xử không? SW: Tôi không cảm thấy gì cả. Ngoài đời thật, chúng tôi vẫn luôn là Venus và Serena. Chị ấy là tình yêu của cuộc đời tôi, là bạn thân nhất của tôi, là tri kỷ của tôi. Ý tôi là -- Có những bức hình chị ấy đẩy tôi đi, nếu không vì hình quá mờ thì tôi đã chia sẻ chúng, chị ấy đẩy tôi trên sân tập trong chiếc xe đựng bóng và chị ấy luôn chăm sóc tôi. Tôi đã từng dùng hết tiền được cho để mua kem và đồ đạc, còn chị ấy sẽ lấy tiền của mình và đưa cho tôi ở trường đảm bảo rằng tôi không đói, còn bản thân thì sao cũng được, chị ấy luôn như thế, từ khi tôi biết chị ấy đến nay. Nên chúng tôi luôn tôn trọng nhau cực kỳ và yêu thương nhau cực kỳ, và điều quan trọng bạn nên thấy là ta có thể thành công, nhưng chưa chắc có được một mối quan hệ tốt. Dù trên sân là kẻ thù truyền kiếp, khi bắt tay nhau, chúng tôi lại là bạn thân. Nếu tôi thua, phải đến hôm sau tôi mới nói chuyện lại được, nhưng với Venus-- (Cười) GK: Chị chưa từng giao bóng trên sân theo kiểu trả đũa và nói, "Trái này cho năm lớp 7, lúc chị blah blah với em"? Chị chưa từng làm thế à? SW: Chị ấy nên là người cần những khoảnh khắc đó vì chị ấy chưa từng làm gì sai với tôi, nhưng tôi nhỏ nhất. Tôi là em út. GK: Serena, chị ấy chưa từng làm gì xấu với chị? Thật á? Tôi có ba chị em gái. Tôi có thể nghĩ đến vài chuyện xấu xa mình làm. SW: Trừ khi chị ấy tẩy não để tôi quên chúng. GK: Không, nhưng tình yêu của chị cho chị ấy rất trong sáng. Tôi biết. SW: Vâng. GK: Tôi biết điều đó. SW: Chúng tôi lớn lên, ở gần nhau vô cùng, và cũng thân nhau vô cùng. Không chỉ chị ấy. Tôi cũng có 3 chị em gái, và chúng tôi luôn thân nhau. GK: Nên trước một trận đấu lớn, hai người không đi với nhau và nói, này, ta sẽ ra đó và -- không gì hết ư? SW: Tức cười là, trước giải Úc mở rộng, chúng tôi trong phòng thay đồ với nhau, vì thích chọc chị ấy, tôi rút máy ra khi chị ấy đang thay đồ. Rồi bắt đầu chụp, một hành động hết sức kỳ cục, và chị ấy nổi đoá, nói, "Serena, dừng lại!" Còn tôi chỉ cười thôi. Nhưng đó mới là chúng tôi, như đã nói, một khi bước ra sân đấu, tôi và chị ấy là kẻ thù không đội trời chung, nhưng khi trở vào trong, khác hẳn với vài giây trước... Là thế đó, sau tất cả, chị ấy vẫn mãi là chị tôi. Sẽ có ngày tôi không tham gia giải Úc, tôi cũng đấu nhiều mùa rồi, nhưng 50 năm nữa, tất nhiên không nổi, đúng chứ? Cứ nói 50 năm cho chắc đi. GK: Tôi không biết, Serena. Đã từng có ai, nghĩ thử xem, từng có ai có sự giao thoa về giới tính và chủng tộc như chị, có được ưu thế vượt trội và sự toàn diện như chị để chị nói "mình muốn giống người này khi lớn lên" chưa? Vì ngày nay những cô bé đều nhìn vào chị và nói "mình muốn được như cô ấy." Ai là người chị muốn trở thành? SW: Ừm, thú vị đấy, và tôi mừng vì chị đã hỏi đến. Tôi muốn trở thành người giỏi nhất khi lớn lên, và tôi tự nhủ, nếu muốn trở nên giỏi nhất, hãy đua với người giỏi nhất. Nên tôi bắt đầu tham gia các mùa giải khi còn rất nhỏ. tôi thấy Steffi Graf, tôi thấy Monica Seles, thậm chí là Pete Sampras, và khi thấy những gì họ làm, tôi đã chú ý đến Steffi và Monica, họ không nói chuyện với nhiều tay vợt khác, họ là kiểu người đứng một mình, hết sức tập trung. Rồi khi thấy Pete Sampras, kĩ thuật anh ấy chơi, tôi đã nghĩ, "Mình muốn làm thế." Nên tôi làm thế, và tôi cảm thấy để trở thành số một, và nếu muốn thành số một, bạn phải tiếp xúc, cũng như quan sát những người giỏi nhất Bạn sẽ không thể trở thành số một nếu chỉ quan sát ai đó nửa vời. GK: Mọi người nói không ai chăm chỉ như chị. SW: Tôi là người chăm chỉ. GK: Đó là những gì tôi đã nghe. SW: Nhiều người nói, "cô ấy tài năng, cô ấy khỏe." Thật ra không hề. Tôi từng rất nhỏ so với bạn cùng lứa. Chỉ phát triển lên khi lớn hơn, và khi luyện tập cật lực. Tôi nghĩ một trong những lý do khiến tôi chiến đấu miệt mài và chăm tập luyện là vì tôi từng rất rất nhỏ con. GK: Yeah, Chị không nhỏ con nữa đâu. SW: Không, tôi phát triển hết cỡ rồi. Chẳng hiểu sao hồi nhỏ tôi lại còi cọc như thế. Chắc chị Venus ăn hết ngũ cốc rồi. GK: Một điều khác mọi người nói về chị là cơ thể chị. Cơ thể chị đánh bại cả nam và nữ. Và ý tôi là theo ý tốt. Rất nhiều thứ được dùng để nhận xét cơ thể bạn. Nó là tác phẩm nghệ thuật, vạm vỡ, đẹp lộng lẫy, chưa có bất kì thứ gì giống nó. Chị có gặp vấn đề gì về cơ thể khi đang trưởng thành không? Chị có luôn cảm thấy thoải mái với cơ thể mình không? SW: Thú vị thật, vì khi tôi là một thiếu nữ lớn lên dưới ánh mắt công chúng, tôi phải đối diện với nhiều sự dò xét, và như bất kì cô bé nào khác, tất nhiên, tôi đã không thoải mái với cơ thể mình. Tôi đã không thích nó. Tôi đã không hiểu tại sao tôi có cơ bắp. Và tôi đã ngừng tập tạ. Tôi nghĩ mình sẽ không làm thế nữa. Nhưng sau khi tôi thắng giải Mĩ mở rộng, tôi đã nhận ra cơ thể tôi đã giúp tôi đạt mục tiêu mà tôi muốn đạt, và tôi đã muốn hài lòng với nó, và tôi đã rất biết ơn nó. Tôi luôn khỏe mạnh. Tôi quá may mắn, quá có phúc, và tôi đã hiểu, tôi không chỉ hạnh phúc với cơ thể mình tôi còn muốn người khác và những cô gái trẻ khác trải nghiệm cái tôi đã trải nghiệm để hài lòng với bản thân họ. Nên dù ai nói gì đi nữa-- giống đàn ông, gì cũng được, mập hay ốm-- cũng chẳng sao, chỉ cần tôi yêu bản thân mình. (Vỗ tay) GK: Tôi biết chị học rất nhiều từ vinh quang nhưng chị đã học được gì từ thất bại? SW: Tôi ghét thất bại, nhưng tôi nghĩ thất bại đã đưa tôi đến hôm nay. chính những thất bại đã làm ra tôi của hôm nay, có những trận thua rất đau, nhưng tôi sẽ không đánh đổi chúng. Sau mỗi trận thua, phải mất rất lâu tôi mới thua lần nữa vì tôi học rất nhiều từ nó. Hễ nói chuyện với ai, tôi đều động viên, kiểu như, này, nếu như thua cuộc hay điều gì không may xảy ra không chỉ trong thể thao, mà còn công việc, học tập, hãy học từ nó. Đừng sống trong quá khứ, hãy sống cho hiện tại, và đừng mắc lại những lỗi cũ trong tương lai. Đó là phương châm sống của tôi. GK: Bây giờ chị đang lên kế hoạch cho đám cưới và tôi muốn biết, địa điểm đám cưới là ở Catskills, Poconos, hay chị định tổ chức ở Florida? Chị nghĩ sao? Quy mô lớn hay nhỏ? SW: Chúng tôi nghĩ cỡ vừa thôi. Chúng tôi không muốn làm quá lớn, nhưng rồi lại, OK, ta không thể không mời người này, người này. Nên chúng tôi nghĩ cỡ vừa và chúng tôi chỉ mới nghĩ thôi. Tính tôi thì rất vui vẻ. Hy vọng hôm nay mọi người có thể nhận ra. Tôi không quá nghiêm túc. GK: Và chị thích nhảy. Và chương kế tiếp của Serena Williams là? SW: Oh, chương kế của tôi. Chắc chắn tôi sẽ sinh em bé và tôi định lấy lại dáng và trở lại và chơi quần vợt và tiếp tục hãng thời trang của mình. Điều đó sẽ rất vui. GK: Chị có biết là trai hay gái chưa? SW: Tôi không biết. Không trai thì gái thôi. Nó là 50-50, nhưng tôi có 1 cảm giác. GK: Gayle là một cái tên hợp cả nam lẫn nữ Dù chị và Alexis quyết định thế nào, chúng tôi đều sẽ ủng hộ! SW: Cảm ơn vì điều đó. GK: Không có gì. Chúng tôi đều cổ vũ cho chị, Serena Williams. SW: Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn các bạn. (Hoan hô) Bao nhiêu người ở đây mong ước sống ít nhất 80 tuổi? Vâng. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều hy vọng sống tới tuổi già. Chúng ta hãy thử nhìn vào tương lai, vào tương lai của chính mình, và hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang ở tuổi 85. Bây giờ, mỗi người hãy nhìn 2 người khác. Có thể là 1 trong 3 người đang bị Alzheimer. (Cười) Ôi, được rồi. Và có thể bạn nghĩ: "Chắc là mình sẽ không bị đâu." Tốt thôi. Lúc đó bạn là người chăm sóc cho những người kia. Thế thì -- (Cười) dù theo cách nào, căn bệnh khủng khiếp này cũng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nỗi sợ hãi về bệnh Alzheimer phần nào bắt nguồn từ suy nghĩ là ta không thể làm gì được với nó. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, chúng ta vẫn chưa có cách điều trị làm suy giảm hay phương án chữa bệnh. Vậy nếu ta may mắn được sống đủ lâu, thì não của ta khó tránh khỏi bệnh Alzheimer. Nhưng có thể không phải như vậy. Bạn nghĩ gì nếu tôi nói với bạn chúng ta có thể thay đổi được tỷ lệ mắc bệnh này, thay đổi được số phận của bộ não theo nghĩa đen, không cần nhờ đến trị liệu hay tiến bộ y khoa? Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nhìn lại điều chúng ta hiểu biết về khoa học thần kinh liên quan tới bệnh Alzheimer. Đây là một bức tranh về 2 nơ ron đang kết nối. Điểm kết nối, vùng khoanh mực đỏ, được gọi là khớp thần kinh. Khớp thần kinh là nơi các chất dẫn truyền được giải phóng. Đó là nơi tín hiệu được truyền đi, là nơi giao tiếp được thực hiện. Đó là nơi chúng ta suy nghĩ, cảm giác, nhìn thấy, nghe thấy, ham muốn ... và ghi nhớ. Và khớp thần kinh là nơi bệnh Alzheimer xuất hiện. Hãy phóng to hình khớp thần kinh và hãy nhìn hình minh họa cho sự việc đang diễn ra. Trong quá trình trao đổi thông tin, ngoài việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh như glutamate vào khớp thần kinh, nơ ron còn giải phóng một peptide nhỏ được gọi là amyloid beta. thông thường, amyloid beta chuyển thành năng lượng nhờ tế bào thần kinh microglia, được gọi là tế bào giữ cổng của não. Trong khi những nguyên nhân gốc rễ của bệnh Alzheimer còn đang được tranh cãi, phần lớn những nhà thần kinh học tin rằng bệnh này xuất hiện khi amiloid beta bắt đầu tích tụ. Chúng quá nhiều hay không được xóa sạch, và khớp thần kinh bắt đầu tích tụ chúng. Và khi điều đó xảy ra, khớp bị dính lại, tạo ra những khối kết dính được gọi là những mảng amyloid. Bao nhiêu người ở đây có tuổi từ 40 trở lên? Đến lúc bạn lo sợ mảng amyloid rồi đấy. Bước đầu tiên của căn bệnh, sự tích tụ của mảng amyloid, có thể được tìm thấy trong não của bạn. Để có thể biết chắc, ta chỉ có cách là dùng máy PET scan, vì ở mức độ này, bạn hoàn toàn không nhận biết được. Bạn chưa hề có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ hay nhận thức ... chưa đâu. Chúng tôi nghĩ ít nhất phải 15 đến 20 năm tích tụ mảng amyloid thì mới đến điểm bùng phát. rồi đến kích hoạt tầng phân tử gây ra những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Trước khi chạm điểm bùng phát, những lổ hổng trong trí nhớ có thể gồm những thứ như, "Tại sao tôi đến phòng này nhỉ?" hay là "Ôi ... tên anh ta là gì nhỉ?" hay là " Tôi để chìa khóa ở đâu rồi?" Bây giờ, trước khi tất cả các bạn bắt đầu lo sợ, vì tôi biết một nửa số trong các bạn đã ít nhất 1 lần bị như thế trong 24 giờ qua -- Những lần quên như thế là bình thường. Thực ra, tôi sẽ nói rằng những ví dụ này có thể thậm chí không liên quan gì đến trí nhớ của bạn, vì bạn đã không chú ý đến nơi mình để chìa khóa lúc ban đầu. Sau khi chạm mốc điểm bùng phát, những vấn đề về trí nhớ, ngôn ngữ và nhận thức thật sự đáng ngại. Thay vì tìm thấy chìa khóa trong túi áo khoác hay trên bàn gần cửa, bạn tìm thấy chúng ở trong tủ lạnh, hay là lúc tìm thấy chúng, bạn lại nghĩ, "Mấy chìa khóa này để làm gì nhỉ?" Vậy thì điều gì xảy ra khi mảng amyloid tích tụ đến điểm bùng phát? Tế bào gác cổng microglia của chúng ta trở nên bị kích hoạt quá mức, giải phóng ra những chất hóa học làm cho tế bào bị viêm và hư hại. Chúng tôi nghĩ có thể chúng đã bắt đầu tự phá hủy những khớp thần kinh. Một protein thần kinh vận chuyển có tên gọi là "tau" bị phosphat hóa quá mức và tự xoắn lại trong cái được gọi là "thắt nơ," nó cô lập các nơ ron với bên ngoài. Ở giai đoạn giữa của bệnh Alzheimer, chúng ta có những chỗ bị viêm và bị rối và cuộc chiến toàn diện tại khớp thần kinh và tế bào chết. Vậy nếu bạn là một nhà khoa học đang cố gắng chữa trị bệnh này, ở điểm nào bạn muốn can thiệp? Nhiều nhà khoa học đang đánh cược lớn trên giải pháp đơn giản nhất: giữ cho mảng amyloid dưới điểm bùng phát, có nghĩa là tìm ra một loại thuốc tập trung vào sự phát triển một hợp chất có thể ngăn ngừa, loại bỏ hay giảm bớt sự tích tụ của mảng bám amyloid. Vậy việc chữa trị bệnh Alzheimer có thể dùng một loại thuốc ngăn ngừa. Chúng ta sẽ phải uống thuốc này trước khi chúng ta chạm điểm bùng phát, trước khi lớp mảng bám được kích hoạt, trước khi chúng ta bắt đầu bỏ quên chìa khóa trong tủ lạnh. Chúng tôi nghĩ đó là lý do tại sao, đến nay, những loại thuốc này đã thất bại trong thử nghiệm lâm sàng -- không phải vì khoa học yếu kém, mà vì người được thử nghiệm đã có triệu chứng thật sự rồi. Đã quá trễ. Hãy xem mảng bám amyloid như mồi lửa. Tại thời điểm bùng phát, lửa đã bốc cháy trong rừng rồi. Lúc đó khu rừng đã rực cháy, không có gì thổi tắt nó được nữa. Bạn phải thổi tắt ngay mồi lửa trước khi khu rừng bốc cháy. Nếu các nhà khoa học thông báo thì thông tin này cũng thực sự tốt cho chúng ta, vì hóa ra cách chúng ta sống có thể ảnh hưởng đến việc tích tụ các mảng bám amyloid. Và như vậy có những thứ chúng ta có thể làm để giữ cho chúng ta tránh được những nguy cơ. Hãy xem những nguy cơ bệnh Alzheimer như cái bập bênh. Chúng ta đang tích tụ những tác nhân gây hại ở một bên, và khi bên đó đi xuống đụng đất, thì bạn đã có các triệu chứng rồi và bị chuẩn đoán là mắc bệnh Alzheimer. Hãy tưởng tượng bạn 50 tuổi. Bạn không còn trẻ trung nữa, vậy là bạn đã tích tụ ít nhiều mảng bám amyloid rồi. Cái bập bênh của bạn đã nghiêng rồi đấy. Bây giờ hãy nhìn ADN của bạn. Tất cả chúng ta thừa hưởng gen từ bố và mẹ. Một vài gen này có nhiều nguy cơ và một vài gen có ít nguy cơ hơn. Nếu bạn như Alice trong phim "Still Alice," bạn có đột biến gen hiếm bắt đầu khởi động amyloid beta, và chỉ như thế thôi bập bênh của bạn sẽ nghiêng xuống đụng đất. Nhưng phần lớn chúng ta, gen mà chúng ta thừa hưởng sẽ chỉ tác động một ít thôi. Ví dụ, gen APOE4 là một biến thể gen làm tăng amyloid, nhưng bạn có thể thừa hưởng một bản sao APOE4 từ bố và mẹ và sẽ không bao giờ bị Alzheimer, nghĩa là phần lớn chúng ta, ADN của chúng ta không quyết định liệu chúng ta có bị Alzheimer hay không. Vậy thì cái gì? Ta không thể làm gì để bớt già đi hay để xử lý những gen thừa hưởng. Cho đến nay, chúng ta chưa thay đổi được số mệnh của bộ não. Còn giấc ngủ thì sao? Trong giấc ngủ sâu, tế bào thần kinh đệm làm sạch sẽ dịch não tủy trong toàn bộ não, làm sạch chất bài tiết đã tích tụ trong các khớp thần kinh khi ta thức. Giấc ngủ sâu như là một chất tẩy rửa mạnh của bộ não. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn thiếu ngủ? Nhiều nhà khoa học tin rằng chế độ ngủ không đủ có thể là một dự báo của bệnh Alzheimer. Một đêm mất ngủ có thể làm tăng lượng amyloid beta. Và sự tích tụ amyloid được chứng minh là phá giấc ngủ, điều đó lại càng làm tăng sự tích tụ amyloid. Vậy, bây giờ chúng ta rơi vào cái vòng lặp tăng thêm nó càng làm tăng rối loạn hệ thống. Cái gì nữa? Sức khỏe tim mạch. Huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, thuốc lá, cholesterol cao, tất cả làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Những nghiên cứu trên tử thi cho thấy 80% người bệnh Alzheimer có bệnh tim mạch. Trong nhiều nghiên cứu, bài tập aerobic được cho là có thể làm giảm amyloid beta trong các mẫu động vật được dùng để nghiên cứu về căn bệnh. Vậy một lối sống và chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho tim có thể giúp hạn chế độ lệch bập bênh. Vậy có nhiều thứ mà ta có thể làm để phòng ngừa hay làm chậm sự tấn công của bệnh Alzheimer. Nhưng giả sử bạn chưa làm gì cả. Ta tưởng tượng bạn 65 tuổi; có người bệnh Alzheimer trong gia đình mình, vậy bạn có thể có 1 hoặc 2 gen có thể đè cái bập bênh của bạn xuống; bạn đang đốt cây nến cả ở hai đầu nhiều năm rồi; bạn thích thịt lợn muối; và bạn không chịu chạy bộ trừ khi bị ai đó rượt đuổi. (Cười) Chúng ta hãy tưởng tượng các mảng amyloid đạt đến điểm bùng phát. Chiếc bập bênh của bạn đã đập xuống đất. Bạn như bị rơi vào dòng thác, bạn đã châm lửa cháy rừng, đó là sự viêm, rối và làm chết tế bào. Bạn có lẽ đã có những triệu chứng của bệnh Alzheimer. Bạn có những vấn đề khi tìm từ để nói hay tìm chìa khóa và khó nhớ điều tôi nói lúc đầu của buổi thuyết trình này. Nhưng bạn có thể không bị như thế. Có nhiều cách để bạn có thể làm để bảo vệ mình để tránh những triệu chứng Alzheimer, ngay cả khi bạn bị bệnh thật sự, căn bệnh đang hoành hành trong não bạn. Đó là phải luyện tập thần kinh và rèn luyện nhận thức. Hãy nhớ rằng, bệnh Alzheimer là hậu quả của việc mất khớp thần kinh. Bộ não trung bình có trên 100 tỷ khớp thần kinh, thậy kỳ diệu; chúng ta có nhiều thứ để làm. Và đây không phải là con số cố định. Chúng ta luôn có thể có được nhiều hơn hay mất dần các khớp đó, thông qua quá trình được gọi là luyện tập thần kinh. Khi bạn học bất cứ điều gì mới, bạn đang tạo ra và làm mạnh mẽ những kết nối thần kinh, những khớp thần kinh. Trong nghiên cứu Nữ tu -Nun Study khi nghiên cứu bắt đầu, 678 nữ tu, tất cả trên 75 tuổi, được theo dõi trên 20 năm. Họ được kiểm tra thường xuyên về thể lực và khả năng nhận thức, và khi họ chết, não của họ được hiến tặng để khám nghiệm y học. Trong số não đó, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều điều ngạc nhiên. Thay vì có những mảng bám, chỗ bị rối và mất số lượng -- điều có vẻ luôn xảy ra với người bệnh Alzheimer -- những những bộ não của những nữ tu này không có dấu hiệu của bệnh khi họ còn sống. Làm sao có thể như thế được? Chúng ta nghĩ đó là vì những nữ tu có mức độ luyện tập nhận thức cao, nói theo cách khác đó là họ có nhiều khớp thần kinh hoạt động. Người có nhiều thời gian học tập sẽ có trình học vấn cao, sẽ thường xuyên tham gia các hoạt động vận dụng trí não, tất cả những hoạt động đó là là việc rèn luyện nhận thức. Họ có nhiều và đôi khi rất thừa thãi những kết nối thần kinh. Thậm chí trong trường hợp họ có bệnh như Alzheimer làm tổn hại đến một số khớp thần kinh, thì họ vẫn còn nhiều kết nối dự phòng, và phần này bảo vệ họ khỏi bị những nhầm lẫn. Hãy tưởng tượng một ví dụ đơn giản. Giả sử bạn chỉ biết một việc về một chủ đề. Chủ đề về tôi chẳng hạn. Bạn biết Lisa Genova viết tác phẩm "Still Aice," và đó là thứ duy nhất bạn biết về tôi. Bạn chỉ có 1 kết nối thần kinh, bạn chỉ có 1 khớp thần kinh. Bây giờ, tưởng tượng bạn bị bệnh Alzheimer. Bạn có những mảng bám, tế bào bị rối và bị viêm và microglia phá khớp thần kinh đó. Khi ai đó hỏi bạn, "Ê, ai viết "Still Alice?" bạn không thể nhớ, vì khớp thần kinh đó đã bị yếu hoặc chết rồi. Bạn quên tôi mãi mãi. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn biết nhiều thứ về tôi? Ví dụ bạn biết 4 thứ về tôi. Hãy tưởng tượng bạn bị Alzheimer, và 3 khớp thần kinh bị tổn hại hay phá hỏng. Bạn vẫn còn một con đường vòng qua đống đổ nát để tìm ra tôi. Bạn vẫn có thể nhớ tên tôi. Vậy chúng ta có thể trụ được dù có bệnh Alzheimer nhờ vào những lối đi chưa bị ảnh hưởng. Và chúng ta tạo ra những lối đi này, đó là việc luyện tập nhận thức, bằng cách học những điều mới lạ. Lý tưởng, chúng ta ưa những thứ mới lạ phải phong phú nhất có thể, bao gồm cả cảnh vật, âm thanh, quan hệ và cảm xúc. Vậy điều đó không có nghĩa là chơi bảng ghép chữ. Bạn không muốn đơn giản lấy lại những thông tin mà bạn đã học, vì đó như là phải đi du lịch ở những những con đường cũ, quen thuộc tìm những mối quan hệ hàng xóm mà bạn đã biết rồi. Bạn muốn khám phá những con đường thần kinh mới. Việc xây dựng bộ não chống lại bệnh Alzheimer có nghĩa là học nói tiếng Ý, gặp bạn bè mới, đọc sách, hay nghe những bài TED tuyệt vời. Dù đã làm hết những điều đó, nếu một ngày bạn bị chuẩn đoán mắc Alzheimer, có ba bài học mà tôi biết từ bà của tôi và hàng chục người mà tôi biết họ sống với căn bệnh này. Chuẩn đoán không nói bạn chết vào ngày mai. Hãy cố sống. Bạn sẽ không mất trí nhớ cảm xúc. Bạn vẫn có thể hiểu tình yêu và vui thú. Bạn có thể không nhớ điều tôi nói cách đây 5 phút, nhưng bạn vẫn nhớ được cảm giác mà tôi tạo ra cho bạn. Và bạn luôn quan trọng hơn điều mà bạn nhớ được. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy xem là bạn coi thường chế độ dân chủ phương Tây. Nền dân chủ, trong những nghi lễ, những cuộc tuyển cử tự do, các toà thị chính, và những cuộc tranh luận vô tận về vai trò của chính phủ. Quá hỗn độn, quá khó để dự đoán, quá ép buộc đối với bạn. Và phương pháp mà nền dân chủ tập hợp và diễn giải cho những người khác về quyền cá nhân và sự tự do -- làm bạn cảm thấy không thoải mái. Vậy chúng ta có thể làm gì? Bạn có thể nêu ra những hành động trái đạo đức và thất bại của nền dân chủ phương Tây và giải thích tại sao phương pháp của bạn tốt hơn, nhưng điều đó bất khả thi với bạn. Giả dụ như bạn có thể tìm được người có sức ảnh hưởng lớn đến nền dân chủ để bắt đầu đặt ra vấn đề về hệ thống này? Hãy làm cho họ tự mình nảy ra ý nghĩ rằng nền dân chủ và sự thành lập của nó đang dần nhấn chìm họ, những người ưu tú là chỉ là những con rối và đất nước mà họ biết đang trong tình trạng rơi tự do. Để làm được việc đó, bạn cần thâm nhập vào những phạm vi thông tin của những chế độ dân chủ. Bạn sẽ cần chuyển hóa tài sản mạnh nhất-- một trí thức uyên thâm-- thành sự chịu đựng giỏi nhất. Bạn sẽ cần mọi người hỏi sự thật. Bây giờ, bạn sẽ thấy quen việc tấn công và rò rỉ xảy ra năm 2016. Từng là mạng lưới hội đồng quốc gia dân chủ, và những tài khoản thư điện tử cá nhân của nhân viên, đã rò rỉ trên Wikileaks. Sau đó, rất nhiều cá nhân trực tuyến, giống như ủng hộ tội phạm máy tính Romani người mà không nói tiếng Romani, đẩy mạnh tin tức bằng cách rò rỉ tới cánh nhà báo. Truyền thông là mồi nhử. Họ thường phá hủy bằng cách DNC ghét Bernie như thế nào. Lúc đó, nó được tường thuật rằng sẽ thổi bùng những tin tức ấy có một nhóm chính phủ người Nga tài trợ cho những kẻ tấn công mạng Họ được ta gọi là " Mối đe dọa dai dẳng tiên tiến 28," hay còn gọi tắt là "APT28", chúng tiến hành những chiến dịch chống lại Mĩ. Và nó không có bằng chứng nào. Nhóm tấn công mạng của chính phủ Nga không xuất hiện ở nhiều chỗ vào năm 2016. Chúng ta bắt đầu theo dõi nhóm này trước năm 2014. Và công cụ mà APT28 đã dùng để làm hại những nạn nhân mạng chứng minh một suy nghĩ, nỗ lực sáng kiến được chúng tổ chức đến bây giờ qua một thập kỉ ở giờ của Nga từ khoảng 9 giờ sáng tới 6 giờ tối. APT28 thích giày vò những thư điện tử và liên hệ của nhiều nhà báo tại Chechnya. Chính phủ Georgian, vùng đông Châu âu chống lại những sự tấn công-- mọi mục tiêu với niềm ưa thích không thể ngụy biện tới chính phủ Nga. Chúng ta không phải là duy nhất tham gia. Những chính phủ, những nhóm nghiên cứu trên thế giới, đã đi đến những kết luận giống nhau và quan sát những kiểu hoạt động giống nhau. Nhưng điều mà Nga từng làm năm 2016 đã đi quá giới hạn của hoạt động tình báo Lấy trộm DNC là một trong nhiều dữ liệu đánh cắp được đưa lên mạng thưc hiện bởi sự tường thuật đầy giật gân, và còn phóng đại trong giới truyền thông sự lan truyền với tốc độ ánh sáng bởi truyền thông. Điều này không gióng lên hồi chuông rằng các quốc gia đã cố gắng tác động với sự tín nhiệm của những tranh chấp nội bộ. Vì vậy tại sao, tập thể không nhìn thấy điều này đang tới? Tại sao phải mất hàng tháng trước khi Mĩ hiểu ra rằng họ ở trong tình trạng tài trợ cho tấn công thông tin? Câu trả lời đơn giản là chính trị. Chính quyền Obama đã bị bắt trong cái bẫy hoàn hảo- 22. Chính phủ Nga lo sợ trước những bóng ma trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mĩ, Sự thi hành có vẻ rủi ro tới việc can thiệp của chính chiến dịch. Nhưng câu trả lời tốt hơn, tôi nghĩ, là Mĩ và phương đông đã không được trang bị để nhận ra và đáp trả tới hoạt động thông tin hiện đại, mặc dù thực tế Mĩ nắm giữ thông tin với quyền năng thành công trong một vùng không lâu trước đây. Nhìn xem, khi nào thì Mĩ và phương Đông dành ra 20 năm đuổi kịp bảo mật máy tính-- Mạng củng cố an toàn hơn, Cơ sở hạ tầng nghĩ rằng phê bình, làm thế nào để thiết lập quân đội siêu chiến binh và nắm quyền chỉ huy--- Nga đã nghĩ xa hơn giới hạn của kết quả. Trước khi chiếc Iphone đầu tiên bị vỡ vỏ, Chính phủ Nga đã hiểu rủi ro và cơ hội mà công nghệ cung cấp và trong giao tiếp trực tiếp và giao tiếp ngay nó cung cấp cho ta. Vì sự thực của ta đang tăng dựa trên thông tin cái mà ta hấp thu ở lòng bàn tay và từ tin tức đưa tới cái mà chúng ta lọc và dấu thang, câu chuyện cái mà ta thấy xu hướng, Chính phủ Nga là nước đầu tiên phát hiện ra sự tiến hóa này như thế nào đã chuyển hóa trí não bạn thành công cụ bóc lột trên hành tinh này. Và trí não bạn thì khai thác theo một cách riêng nếu bạn quen việc cấm đoán thông tin, bây giờ hãy tăng việc lưu trữ tới khẩu vị của bạn. Bạn thấy thú vị đối với toàn bộ thông tin đưa ra trạng thái, hoặc bất kì ai cho rằng vấn đề, là sự lo liệu hoàn hảo trong tâm. Đó có phải là nhánh mới của việc hoạt động đầu tư vào thông tin nó có thể thành công hơn, quỷ quyệt hơn, và hà khắc hơn đối với mục tiêu khán giả-- bao gồm truyền thông-- để giải mã và mô tả. Nếu bạn có thể lấy xu hướng điểm nhấn trên Twitter, hay có mồi nhử là những tin giả trực tiếp tới khán giả tiếp nhận nó trước, hay dẫn dắt những nhà báo phân tích một nghìn tỉ bai của thư điện tử cho một khiếm khuyết nhỏ-- mọi chiến lược sử dụng trong chiến dịch Nga-- và bạn có sự cố gắng ở việc ngụy trang hoạt động khá hiệu quả trong tiềm thức mục tiêu của bạn. Đó là điều mà theo cách gọi của Nga "kiểm soát phản thân." Có khả năng để dùng thông tin trên người khác vì vậy họ quyết định trên hiệp ước của chính họ cái mà có lợi cho bạn. Đây là sự kiểm soát hình ảnh từng điểm quốc gia và quản lí nhận thức, nó được chỉ đạo bằng mọi cách thức, với nhiều công cụ, dựa trên hệ thống nói cách khác, họ sẽ đạt được nó. Lấy một ví dụ khác. Khoảng đầu tháng hai năm 2014, vài tuần trước khi Nga xâm chiếm Crimea, một cuộc điện thoại được đăng trên YouTube. Nội dung là hai nhà ngoại giao Mĩ. Nó có vẻ là họ giỡn người bổ nhiệm chức vụ ở Ukraine, và tệ hơn, họ chửi rủa EU vì sự chậm chạp và người lãnh đạo trong việc giải quyết khủng hoảng Truyền thông che đậy cuộc gọi ấy, và bảo đảm xử trí khéo sự phản ứng dữ dội rời Washington và Châu Âu quay cuồng. Và nó tạo ra sự đáp trả cùng thái độ vô trách nhiệm tới nước Nga giành đất Ukraine. Hoàn thành nhiệm vụ. Khi nào thì tấn công điện thoại, thư điện tử và mạng lưới tiếp tục giành lấy đường dây chính, Chiến dịch chính là thứ mà ảnh hưởng quyết định của bạn và ý kiến bạn nắm giữ, tất cả trong việc phục vụ chiến lược yêu thích của bang. Đó là năng lượng trong độ thông tin. Và thông tin thì có sức quyến rũ hơn, dễ dàng hơn để đối mặt với giá trị và bỏ qua nó, khi nó đáng tin cậy. Những ai không tin vào sự thật cái mà hiện trong cuộc gọi và thư điện tử thì không bao giờ mong đợi việc tàn phá công cộng? Nhưng sự thật thì có nghĩa thế nào nếu bạn không biết tại sao nó tiết lộ với mình? Chúng ta phải nhận ra ràng nơi này nơi ta tăng mức sống, cái mà ta gọi số nhiều là "mạng thực tại ảo," không được định nghĩa bởi một và không, nhưng bằng thông tin và con người. Điều này trông xa hơn mạng lưới máy tính và những thiết bị. Đó là mạng lưới bao gồm trí não tương tác với máy tính và thiết bị. Và đối với mạng lưới, không có mật mã hay tường lửa, không có hai nhân tố xác thực, mật mã phức tạp không đủ để bảo vệ bạn. Điều bạn có để phòng ngự là mạnh hơn, thích nghi hơn, luôn cập nhật những phiên bản mới nhất. Nó có khả năng nhận diện: nêu lên sai lầm ấn định sự thật. Và trên hết, bạn phải có sự dũng cảm điềm nhiên thuyết phục sự thật. ( Vỗ tay) Chris Anderson: Elon, xin chào, chào mừng trở lại với TED. Thật tuyệt ông đã đến đây. Elon Musk: Xin cám ơn đã mời tôi. CA: trong khoảng nửa giờ nữa, chúng ta sẽ dành thời gian khám phá tầm nhìn của ông về một tương lai thú vị sẽ trông như thế nào, mà tôi đoán nó làm cho câu hỏi đầu tiên có chút mỉa mai: Tại sao ông lại đào? EM: Vâng. Tôi thường tự hỏi mình điều đó. Chúng tôi đang cố đào một cái lỗ bên dưới L.A, và điều này là để khởi đầu cho cái mà tôi hy vọng sẽ là một mạng lưới đường hầm 3 chiều để giảm bớt sự tắc nghẽn. Và giờ đây, một trong những thứ đang hủy hoại tâm hồn lớn nhất là giao thông. Nó ảnh hưởng đến con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nó lấy đi nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta. Thật kinh khủng. Đặc biệt kinh khủng ở L.A. (Cười) CA: Tôi nghĩ là ông có mang theo hình ảnh trực quan đầu tiên được trình chiếu của nó. Tôi có thể chiếu nó lên chứ? EM: Vâng, chắc chắn rồi. Đây là lần đầu tiên -- trình chiếu cái chúng ta đang nói đến. Và có một vài yếu tố then chốt quan trọng để tạo nên một mạng đường hầm ba chiều. Trước hết, bạn phải có khả năng tích hợp lối vào cà lối ra của đường hầm thông suốt với kết cấu của thành phố. Do đó bằng cách bố trí một thang máy, kiểu như một cái đế trượt băng cho ô tô trên một cái thang máy, bạn có thể tích hợp lối vào và lối ra của mạng đường hầm bằng cách chỉ sử dụng hai chỗ đỗ xe. Và rồi đặt chiếc xe lên một cái đế trượt. Không giới hạn tốc độ ở đây, và chúng tôi đang thiết kế để nó có thể chạy với tốc độ 200km/h. CA: Bao nhiêu? EM: 200km/h, hay khoảng 130 dặm/h. Như vậy ta có thể đi từ Westwood đến LAX trong sáu phút -- năm, sáu phút. (Vỗ tay) CA: Vậy, phần khởi động đã xong, nó giống như hệ thống theo kiểu đường có thu phí. EM: Vâng. CA: Mà, tôi đoán, giảm một phần lưu lượng của các đường phố trên bề mặt. EM: Và, tôi không biết các bạn có nhận ra ở video hay không, nhưng không có giới hạn thực sự về số mức đường hầm mà ta có thể có. Bạn có thể đi sâu xuống nhiều hơn nhiều so với việc đi lên. Các khu mỏ sâu nhất có độ sâu còn cao hơn nhiều so với những tòa nhà cao nhất, do đó bạn có thể giải quyết tắc nghẽn đô thị ở bất kỳ mức độ nào mạng đường hầm ba chiều. Đây điểm mấu chốt quan trọng. Nó bác bỏ luận điểm then chốt về đường hầm rằng nếu bạn thêm một lớp đường hầm, nó sẽ đơn giản làm giảm tắc nghẽn, nó sẽ giảm triệt để, rồi bạn sẽ quay trở lại nơi bạn bắt đầu ,quay lại cùng với tắc nghẽn. Nhưng bạn có thể xây dựng số lượng đường hầm tùy ý, với số lượng mức tùy ý. CA: Nhưng mọi người vẫn biết, chi phí đào hầm quá đắt, và nó sẽ giết chết ý tưởng này EM: Vâng. Họ đã đúng. Để tôi cho bạn một ví dụ, về kéo dài đường tàu điện ngầm LA, mà tôi nghĩ là nó được kéo dài hai dặm rưỡi vừa mới hoàn thành tốn hai tỷ USD. Tính ra tốn khoảng gần một tỷ USD trên một dăm kéo dài đường hầm tàu điện ở LA. Và đây không phải là đường hầm cao cấp nhất trên thế giới. Vâng do đó, rất khó để đào các đường hầm một cách bình thường. Tôi nghĩ chúng ta cần cải thiện ít nhất gấp 10 lần về chi phí cho mỗi dặm đào hầm. CA: Vậy làm sao ông có thể đạt được? EM: Thực ra, nếu bạn thực sự làm hai việc, bạn có thể đạt đến mức độ cải thiện xấp xỉ mười lần, và tôi nghĩ bạn có thể còn làm tốt hơn nữa. Và điều đầu tiên cần làm là cắt giảm đường kính đường hầm một nửa hoặc hơn. Một đường hầm một làn theo quy định phải có đường kính là khoảng 8 cho tới 8.5 mét để cho các xe cấp cứu tai nạn vào được và đủ thoát khí cho các xe động cơ đốt trong. Nhưng nếu bạn thu nhỏ đường kính về kính thước mà ta đang dự tính, vào khoảng 3,6 mét, quá đủ cho một cái đế trượt điện chạy qua, bạn đã bỏ bớt đường kính đi một nửa và diện tích mặt cắt ngang giảm đi bốn lần, và chi phí đào hầm tỷ lệ với diện tích mặt cắt ngang. Do đó chi phí giảm xuống ngay năm lần. Các máy đào hầm hiện tại làm việc một nửa thời gian, rồi nghỉ, và thời gian còn lại dùng để để gia cố phần tường của hầm. Do vậy thay vào đó nếu bạn thiết kế cái máy mà đào hầm và gia cố liên tục, nó sẽ giúp cải thiện gấp hai lần. Kết hợp cả hai sẽ cho kết quả gấp tám lần. Các cỗ máy này cũng vượt xa các giới hạn về nhiệt lượng và công suất, do đó bạn có thể tăng công suất cho máy một cách đáng kể. Tôi nghĩ it nhất bạn có thể đạt mức gấp đôi, và thậm chí có thể còn đạt đến mức gấp bốn đến năm lần. Do vậy tôi nghĩ chuỗi các bước đi tiếp theo là khá rõ ràng để đạt đến các cải tiến mạnh mẽ về chi phí trên mỗi dặm, và mục tiêu của chúng tôi thực sự là -- chúng tôi có một con ốc sên nuôi là Gary, Gary ở đây là con ốc sên trong "Công viên phía nam," Ý tôi là, xin lỗi, trong "Bọt biển Quần vuông." (Cười) Và Gary có khả năng -- hiện tại anh ấy có khả năng đi nhanh hơn mười bốn lần so với một cỗ máy đào hầm. (Cười) CA: Ông muốn đánh bại Gary. EM: Đúng là như vậy. (Cười) Anh ta không phải là một cậu bé kiên nhẫn, và kết quả sẽ là một chiến thắng. Chiến thắng một con ốc sên. CA: Nhưng nhiều người đang mơ tưởng về những thành phố tương lai, họ tưởng tượng rằng thực sự giải pháp là các ô tô bay, máy bay không người lái... Ông đi trên mặt đất. Tại sao đó không phải là giải pháp tốt hơn? Ông tiết kiệm toàn bộ chi phí đào hầm. EM: Đúng vậy. Tôi ủng hộ các giải pháp bay. Rõ ràng là, tôi sản xuất tên lửa, nghĩa là tôi thích những thứ bay. Đây không phải là sự thiên vị chống lại các vật bay, nhưng là một thách thức với các ô tô bay ở chỗ chúng sẽ rất ồn, sức gió tạo ra sẽ rất mạnh. Chúng ta có thể nói rằng nếu thứ gì đó bay trên đầu bạn, một đoàn ô tô bay đi ngang qua cùng một chỗ, đó không phải là một tình huống làm giảm sự lo lắng. (Cười) Bạn không nghĩ đến chính mình, "Vâng, tôi cảm thấy tốt hơn hôm nay." Bạn đang nghĩ, "Có phải họ bảo dưỡng mặt nạ xe, hay nó sẽ văng ra và chém đầu mình? Đại loại như vậy. CA: Vậy tầm nhìn của ông về thành phố tương lai với các mạng lưới đường hầm 3 chiều dày đặt dưới lòng đất. Có mối quan hệ nào ở đây với Hyperloop? Ông có thể áp dụng các đường hầm này cho ý tưởng Hyperloop Ông đã công bố vài năm trước. EM: Vâng, chúng tôi đang triển khai có phần chậm rãi với dự án Hyperloop một thời gian. Chúng tôi đã xây dựng một đường kiểm thử Hyperloop gần với SpaceX, chỉ dành cho một cuộc thi của sinh viên, để khuyến khích các ý tưởng đổi mới trong vận chuyển. Và nó thực sự trở thành khoang chân không lớn nhất thế giới sau Large Hadron Collider, về dung tích. Và làm việc này rất vui, nhưng cũng phần nào là sở thích, và rồi chúng tôi nghĩ là chúng tôi có thể -- do đó chúng tôi đã tạo ra một xe đẩy nhỏ để đẩy các khoang sinh viên, nhưng chúng tôi đang cố gắng thử xem chiếc xe đẩy có thể đi nhanh đến đâu nếu nó không đẩy thứ gì. Do vậy chúng tôi lạc quan một cách thận trọng chúng tôi sẽ có thể đi nhanh hơn cả tàu siêu tốc nhanh nhất thế giới ngay cả trong một dải dài 8 dặm. CA: Woa. Thắng tốt. EM: Vâng, Ý tôi, nó là -- vâng. hoặc là sẽ đập ra thành những miếng nhỏ hoặc là sẽ đi rất nhanh. CA: Nhưng ông có thể hình dung ra một cái Hyperloop trong một đường hầm đang chạy một quãng đường khá xa. EM: Chính xác. Và nhìn vào công nghệ đào hầm, Hóa ra để làm một đường hầm, bạn cần phải biết -- để bịt kín chống lại mực nước ngầm, bạn cần thiết kế một bức tường hầm chất lượng đủ tốt đến năm hoặc sáu Atmôfe. Và để đạt đến chân không thì chỉ là một Atmôfe, hoặc gần chân không. Nhưng thực ra, nó gần như tự động, nếu bạn xây một đường hầm mà đủ tốt để chống lại mực nước ngầm, nó có thể tự động giữ được chân không. CA: Hử. EM: Vâng. CA: Và Ông thật sự có thể hình dung đường hầm trong tương lai của Elon sẽ có chiều dài bao nhiêu để chạy Hyperloop? EM: Tôi nghĩ không có giới hạn về chiều dài thực sự. Bạn muốn đào bao nhiêu tùy ý. Tôi nghĩ nếu bạn dự định làm một cái như một Hyperloop từ DC đến New York, Tôi nghĩ bạn sẽ muốn đi ngầm toàn bộ đoạn đường vì đây là khu vực có mật độ cao. Bạn sẽ đi dưới nhiều tòa nhà, và nếu bạn đi xuống đủ sâu bạn sẽ không thể phát hiện ra đường hầm. Đôi khi người ta nghĩ, sẽ rất phiền toái nếu có một đường hàm đào dưới nhà mình. Nếu đường hầm đó được đào sâu hơn gấp ba hoặc bốn lần đường kính bên dưới nhà bạn, bạn sẽ không thể phát hiện ra là nó đang được đào đâu. Thực ra, nếu bạn có thể phát hiện ra đường hầm đang được đào, dù bạn đang sử dụng thiết bị gì, bạn có thể nhận được khối tiền từ thiết bị đó từ quân đội Israel, họ đang cố dò tìm ra các đường hầm của Hamas, và từ Hải quan Mỹ và lính Biên phòng họ đang cố dò tìm các đường hầm ma túy. Do đó thực tế rằng trái đất làm tốt đến mức khó tin ở khả năng hấp thu rung động, và một khi độ sâu đường hầm xuống dưới một mức nào đó, thì không thể phát hiện ra được. Có lẽ nếu bạn có một thiết bị dò tìm địa chấn rất nhạy, bạn có thể sẽ phát hiện ra nó. CA: Và Ông đã lập một công ty mới để làm điều này gọi là Công ty Đào bới. Rất hay. Rất hài hước. (Cười) EM: Điều đó có gì là hài hước? (Cười) CA: Ông dành bao nhiêu thời gian cho nó? EM: Có lẽ là... hai hay ba phần trăm. CA: Ông đã mua một sở thích. Một sở thích của Elon Musk trông như vậy đấy. (Cười) EM: Ý tôi, nó thực sự là, giống như -- Về cơ bản đây là các thực tập sinh và mọi người làm việc bán thời gian. Chúng tôi đã mua máy móc cũ. Có vẻ như việc triển khai chậm rãi, nhưng tiến độ diễn ra tốt, vậy CA: Như vậy một phần thời gian lớn hơn Ông dành cho xe điện và vận tải thông qua công ty Tesla. Là một trong những động lực của dự án đào hầm việc hiện thực hóa mà thực ra, trong một thế giới mà ô tô chạy điện và tự lái, có thể dẫn đến nhiều ô tô trên đường hơn vào mọi thời điểm so với hiện nay? EM: Vâng, chính xác. Nhiều người nghĩ rằng khi bạn sản xuất ra xe tự điều khiển, chúng sẽ có thể đi nhanh hơn và sẽ làm giảm tắc nghẽn. Và ở mức độ nào đó điều đó là có thật, nhưng một khi bạn chia sẻ quyền tự lái việc di chuyển bằng ô tô sẽ rẻ hơn nhiều và bạn có thể đi từ điểm này đến điểm khác, khả năng chi trả cho đi ô tô sẽ dễ dàng hơn so với đi xe buýt. và nó sẽ rẻ hơn một vé xe buýt. Do đó khi mức độ lái xe xuất hiện nhiều hơn mức độ tự lái và giao thông sẽ tồi tệ hơn nhiều. CA: Ông đã lập ra Tesla với mục tiêu thuyết phục thế giới rằng điện khí hóa là tương lai của xe hơi, và vài năm trước, mọi người đã cười Ông. Bây giờ, không còn nhiều. EM: Đúng vây. (Cười) Tôi không biết. Tôi không biết. CA: Nhưng có đúng là có nhiều nhà sản xuất ô tô đã công bố các kế hoạch điện khí hóa nghiêm túc trong trung và ngắn hạn? EM: Vâng. Vâng. Tôi nghĩ hầu như mỗi nhà sản xuất ôtô đều có chương trình ôtô điện. Chúng khác nhau ở sự nghiêm túc. Một số rất nghiêm túc để chuyển hoàn toàn sang điện, và một số chỉ đang đua đòi thôi. Ngạc nhiên là, một số vẫn đeo đuổi pin nhiên liệu, nhưng tôi nghĩ nó sẽ không kéo dài lâu nữa. CA: Nhưng Elon, dù vậy vẫn có ý nghĩa khi Ông bây giờ có thể tuyên bố chiến thắng và nói, "Chúng tôi làm được." Hãy để thế giới điện khí hóa, và Ông tập trung vào các việc khác? EM: Vâng. Tôi dự định gắn bó với Tesla lâu đến mức mà tôi có thể tưởng tượng được, và chúng tôi có rất nhiều điều thú vị đang đến. Rõ ràng là Model 3 đang đến sớm. Chúng tôi sẽ tiết lộ xe bán tải Tesla. CA: Vâng, chúng ta sẽ nói đến vấn đề này. Vậy Model 3, được cho là sẽ ra mắt vào tháng bảy. EM: Vâng, tình hình đang tiến triển tốt để bắt đầu sản xuất trong tháng bảy. CA: Ồ. Một trong những thứ mà mọi người đang háo hức là chức năng tự lái của nó. Và Ông đã công bố Video này một thời gian cho thấy công nghệ của nó ra sao. EM: Vâng. Rõ ràng chức năng tự lái đã có ở Model S lúc này. Ta đang nhìn thấy cái gì đây? EM: Vâng, nó chỉ sử dụng camera và GPS. Do vậy LIDAR và radar không được sử dụng ở đây. Ở đây đang sử dụng thị giác thụ động, về bản chất là giống như của con người. Toàn bộ hệ thống đường được tính toán để vận hành với thi giác thụ động, tức là các camera, do vậy một khi bạn giải quyết được vấn để camera hay thị giác, thì chuyện tự lái được xử lý. Nếu không xử lý thị giác, thì không xử lý được. Đó là lý do chúng ta tập trung mạnh vào xây dựng một mạng thần kinh thị giác mà thực sự hiệu quả với các điều kiện đường xá. CA: Đúng, nhiều người khác đang sử dụng đường đi LIDAR. Ông muốn camera và ra đa giữ vai trò chính. EM: Bạn hoàn toàn có thể là siêu nhân chỉ với camera. bạn có thể thực hiện nó tốt hơn gấp mười lần con người, chỉ với camera. CA: Như vậy các xe mới đang được bán có tám camera. Nhưng nó không thể thực hiện được như nó nhìn thấy. Khi nào thì chúng có thể làm được? EM: Tôi nghĩ chúng tôi vẫn đang đúng hướng về khả năng đi xuyên đất nước từ LA đến New York vào cuối năm nay, hoàn toàn tự động. CA: OK, vậy đến cuối năm, theo Ông nói, một người sẽ ngồi trên một cái Tesla không cần chạm vào vô lăng, chọn vào "New York," nó sẽ tự đi. EM: Vâng. CA: Sẽ không cần phải chạm vào vô lăng vào cuối năm 2017. EM: Vâng. Về cơ bản, vào tháng 11 hoăc tháng 12 của năm nay, chúng ta sẽ có thể đi toàn bộ đoạn đường từ một điểm đỗ xe ở Calìornia đến một điểm đỗ xe ở New York, hoàn toàn không cần điều khiển trong suốt hành trình. (Vỗ tay) CA: Kinh ngạc. Nhưng một phần là có thể bởi vì Ông đã có sẳn một đội xe Tesa chạy trên tất cả các con đường này. Ông đang tích lũy một lượng dữ liệu khổng lồ về hệ thống đường bộ quốc gia. EM: Vâng, nhưng có điều thú vị là Tôi thực sự có thể tự tin là nó có thể chạy trên tuyến đường đó ngay cả khi bạn thay đổi tuyến đường một cách động. Do vậy, cũng khá dễ dàng -- Nếu bạn nói Tôi đang đi rất tốt trên một con đường cụ thể, đó chỉ một phần, nhưng nó sẽ có thể đi, thực sự rất tốt, chắc chắn khi bạn vào đường cao tốc, đến bất kỳ nơi đâu trên hệ thống cao tốc trong một đất nước nào đó. Do đó nó không bị giới hạn từ LA đến New York. Chúng ta có thể thay đổi thành tuyến Seattle-Florida, vào ngày đó, tức thì. Vậy bạn đang đi từ LA đến New York. Bây giờ từ LA đến Toronto. CA: Vậy bỏ qua việc quy định trong chốc lát, về mặt công nghệ nói riêng, thời điểm một người có thể mua một trong các ô tô của Ông và chính xác là chỉ cần bỏ tay ra khỏi vô lăng và đi ngủ và thức dậy thì thấy mình đã đến nơi, bao lâu nữa, có thể làm việc đó an toàn? EM: Tôi nghĩ là khoảng hai năm nữa. Và vấn đề thực sự của nó không phải là làm thế nào để nó thành hiện thực chính xác thời gian đến 99.9 phần trăm, bởi vì, nếu một ô tô tai nạn một trong một nghìn lần, thì bạn sẽ không yên tâm ngủ được. Chắc chắn là bạn sẽ không. (Cười) Sẽ không bao giờ là hoàn hảo. Không có hệ thống nào là hoàn hảo, nhưng nếu bạn nói có lẽ -- chiếc xe dường như không gây tai nạn trong một trăm kiếp, hay một ngàn kiếp, lúc đó mọi người sẽ ồ lên, tốt! nếu Tôi có thể sống một ngàn kiếp, Tôi vẫn sẽ không bao giờ gây tai nạn, và như vậy là tốt rồi. CA: Để ngủ. Tôi đoán lo lắng lớn của các Ông là mọi người có thể thực sự bị thuyết phục quá sớm rằng nó là an toàn, và các ông sẽ gặp các việc tồi tệ mà sẽ có tác động ngược trở lại. EM: Vâng, tôi nghĩ hệ thống tự lái ít ra là sẽ giảm tai nạn, Ngoại trừ trường hợp đặc biệt. Điều cần đánh giá cao về sự an toàn của xe cộ là tính xác suất. Ý tôi là, có lúc nào đó một người vào lái xe mà họ gặp phải tai nạn mà đó là do lỗi của họ. Không bao giờ bằng không. Vậy thực sự ngưỡng then chốt cho khả năng tự lái là khả năng tự lái cần tốt hơn bao nhiêu so với con người trước khi có thể dựa vào nó? CA: Nhưng một khi ta lái xe hoàn toàn không dùng tay, sức mạnh phá vỡ toàn ngành xe hơi sẽ rất kinh khủng bởi vì tại thời điểm đó khi bạn nói với những người mà có khả năng mua xe chở họ đến nơi làm việc, rồi bảo nó quay về và cung cấp một loại dịch vụ kiểu như Uber đến mọi người, tiền chảy vào túi Ông, có thể bao gồm cả chi phí cho thuê chiếc xe đó, và kiểu như ta có một cái xe miễn phí. Tôi nói vậy có đúng không? EM: Vâng, Chính xác là nó sẽ xảy ra như vậy. Và sẽ có một đội xe tự lái được chia sẽ khi bạn mua xe và bạn có thể chọn để sử dụng cho riêng bạn, bạn có thể chọn để sử dụng riêng cho bạn bè hoặc gia đình bạn, chỉ được lái bởi những người được đánh giá mức 5 sao, bạn có thể chọn để chia sẻ vào những thời điểm nào đó tùy ý. Điều này 100 phần trăm sẽ xảy ra. Đó chỉ là vấn đề thời gian. CA: Ồ. Và Ông đã đề cập đến Semi và tôi nghĩ Ông đang lên kế hoạch công bố vào tháng 9 này, nhưng tôi tò mò muốn biết Ông có thể tiết lộ điều gì đó hôm nay? EM: Tôi sẽ cho Ông xem một bài trắc nghiệm về xe tải. (Cười) Nó vẫn còn sống. CA: OK EM: Đó chắc chắn là một trường hợp mà ta cần cẩn trọng về đặc tính tự lái. Vâng. (Cười) CA: Ta chưa được xem nhiều về nó, nhưng nó không giống như một cái xe tải thân thiện của hàng xóm. Nó thuộc loại khó gần. Đây là loại xe bán tải gì vậy? EM: Đây là xe bán tải đường dài, tải trọng lớn. Và đó là khả năng tải trọng cao nhất ở phạm vị đường dài. Và về bản chất nó được tính toán để giảm tải trọng hạng nặng. Và đó là điểu mà mọi người hôm nay nghĩ là không thể. Họ nghĩ xe tải không đủ công suất hoặc không thể chạy xa, và với Tesla Semi Chúng tôi muốn cho thấy điều ngược lại, một xe tải điện thực sự có lực xoắn lớn hơn bất kỳ xe bán tải chạy dầu đi-ê-xen nào. Và nếu có một cuộc thi kéo, thi Tesla Semi sẽ kéo xe bán tải đi-ê-xen lên dốc. (Cười) (Vỗ tay) CA: Thú vị đấy. Và trong ngắn hạn, chúng không có người lái. Chúng là những chiếc xe tải mà những tài xế xe tải muốn lái. EM: Vâng, và điều thực sự thú vị cúa nó là ta có một đường cong RPM xoắn phẳng với một mô tơ điện, trong khi với mô tơ đi ê zen hoặc bất kỳ xe dùng động cơ đốt trong nào, thì đường cong RPM xoắn trông như một ngọn đồi. Do đó đây sẽ là một xe tải rất mạnh mẽ. Bạn có thể lái nó khắp nơi như một chiếc xe thể thao. Không số. Một tốc độ. CA: Có một bộ phim tuyệt vời được làm ở đây. Tôi không biết nó là cái gì và nó kết thúc ra sao. nhưng nó là bộ phim hay. (Cười) EM: Đó là một thử nghiệm lái xe khá kỳ lạ. Khi tôi lái chiếc mẫu thử nghiệm của xe tải. Nó rất kỳ lạ, vì bạn đang lái khắp nơi và bạn thực sự nhanh nhẹn, khi ở trong chiếc xe tải khổng lồ này. CA: Khoan, Ông đã lái một chiếc xe mẫu? EM: Vâng, Tôi lái nó quanh chỗ đỗ xe, và Tôi thấy thật là điên rồi. CA: Ồ. Đây không còn là ý tưởng. EM: Nó giống như, lái cái xe tải khổng lồ này và tạo ra các động tác điên rồ này. CA: Đúng là thú vị. Vâng, từ một bức tranh khó nhìn đến loại dễ nhìn hơn. Đây thực sự là căn nhà xinh xắn từ "Những bà nội trợ tuyệt vọng" Điều gì trên Trái đất đang diễn ra ở đây? EM: Vâng, điều này minh họa bức tranh của tương lai mà tôi nghĩ là nó sẽ tiến hóa đến. Bạn có một xe điện trên đường. Nếu bạn nhìn vào giữa chiếc xe và ngôi nhà, Có ba bức tường năng lượng được xếp chồng lên bề mặt ngôi nhà, và mái ngôi nhà đó là mái năng lượng mặt trời. Đó là một mái nhà gương năng lượng thực sự. CA: Đồng ý. EM: Đó là bức tranh của một sự thực -- vâng, thừa nhận, đó là một ngôi nhà giả. Đó là một ngôi nhà giả thực sự. (Cười) CA: Vậy số ngói này, về cơ bản, một số có năng lượng mặt trời, khả năng để --- EM: Vâng, ngói gương năng lượng mà bạn có thể thay đổi mẫu mã và màu sắc đến một mức độ rất tinh tế, và còn có các lỗ thông hơi siêu nhỏ trong tấm thủy tinh, khi bạn nhìn mái lợp từ mức độ khu phố trông như vậy hoặc gần với mức độ khu phố, toàn bộ ngói lợp trông như nhau cho dù có pin năng lượng đằng sau hay không. Và bạn có một màu đều nhau từ dưới đất. Nếu bạn nhìn từ máy bay trực thăng, bạn có thể nhìn xuyên qua và thấy một số ngói có pin năng lượng phía sau và một số lại không có. Ta không thể biết ở mức độ khu phố. CA: Ông đặt chúng vào những tấm có thể nhận ánh sáng nhiều hơn, và cách này đã làm cho các tấm lợp trở nên siêu rẽ? Chúng không quá đắt so với lợp ngói thông thường. EM: Vâng. Chúng tôi rất tự tin rằng chi phí tấm lợp cộng với giá điện -- Một mái lợp năng lượng sẽ rẻ hơn mái lợp thông thường cộng với giá điện. Và nói cách khác, nó sẽ là một giải pháp tiết kiệm không cần phải đắn đo, Và nó sẽ trông rất tuyệt, và sẽ rất bền -- Chúng tôi đã nghĩ đến việc bảo hành vô thời hạn, nhưng rồi mọi người nghĩ nghe cứ như đang nói chuyện tào lao, nhưng thực sự đây là kính cường lực. Và cho đên khi ngôi nhà sụp đổ chẳng còn gì ở đó cả, những tấm ngói thủy tinh sẽ vẫn còn nguyên. (Vỗ tay) CA: Tôi nghĩ, thật thú vị. Vậy tôi nghĩ Ông sắp tung ra trong vài tuần đến, với kiểu mái lợp khác nhau. EM: Vâng, chúng tôi đang triển khai 02 kiểu đầu tiên, và 02 kiểu còn lại sẽ được giới thiệu vào đầu năm sau. CA: Và quy mô kỳ vọng ở đây là gì? Ông tin là có bao nhiêu ngôi nhà sẽ chuyển sang dùng loại mái lợp này? EM: Tôi nghĩ cuối cùng hầu hết mọi ngôi nhà đều có mái lợp năng lượng. Vấn đề là xem xét về thước đo thời gian ở đây có thể là trong khoảng từ 40 đến 50 năm nữa. Và trung bình, một mái nhà được thay thế cứ mỗi 20 đến 25 năm. Nhưng ta không thay thế toàn bộ mái nhà ngay lập tức. Nhưng cuối cùng, nếu như bạn tua nhanh đến tương lai khoảng 15 năm nữa. Lúc đó một mái nhà không dùng tấm lợp năng lượng sẽ là không bình thường. CA: Có một vấn đề tâm lý mà mọi người chưa thông ở đây đó là bởi vì sự dịch chuyển về chi phí, tính kinh tế của năng lượng mặt trời, hầu hết mọi ngôi nhà có thực sự đủ ánh sáng mặt trời trên mái của nó đủ cung cấp điện cho toàn bộ nhu cầu của họ. Nếu bạn có thể làm chủ được năng lượng, Đủ để cung cấp toàn bộ nhu cầu trong nhà. Vậy bạn có thể rời bỏ điện lưới. EM: nó phụ thuộc bạn đang ở đâu và kích thước ngôi nhà so với diện tích mái, nhưng có thể nói rằng hầu hết mọi ngôi nhà ở Mỹ đèu có đủ diện tích mái để cung cấp điện đủ cho nhu cầu trong nhà. CA: Vậy mấu chốt về tính kinh tế của ô tô, xe bán tải và của những ngôi nhà là giá của pin lithium-ion đang giảm, mà Ông đã đặt cược rất lớn vào Tesla. Theo nhiều cách, đó hầu như là năng lực cốt lõi. Và Ông đã quyết định rằng để thực sự sở hữu năng lực đó, Ông phải xây dựng nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới để nhân đôi nguồn cung pin lithium-ion của thế giới, với nhà máy này. Nó là cái gì vậy? EM: Vâng, đó là siêu nhà máy Gigafactory, tiến độ cho đến nay của Gigafactory. Cuối cùng, bạn có thể phần nào thấy về tổng thể nó có phần giống hình viên kim cương, và đến khi nó hoàn thành, nó sẽ giống viên kim cương khổng lồ, đó cũng chính là ý tưởng đằng sau nó, và nó được bố trí về hướng bắc. Đó là một chi tiết nhỏ. CA: Và cuối cùng, năng lực sản xuất, tương đương một trăm giga watt giờ pin trên một năm. EM: Một trăm giga watt giờ. Vâng, nhưng tôi nghĩ có thể hơn. CA: Và chúng đang sản xuất lúc này. EM: Chúng đã đi vào sản xuất rồi. CA: Các ông đã công bố video này. Ý tôi, nó đang được tăng tốc? EM: Đó là bản đã được làm chậm lại. (Cười) CA: Thực sự nó đang diễn ra nhanh đến mức nào? EM: À, khi nó chạy ở tốc độ tối đa, bạn không thể thực sự nhìn thấy tấm pin mà không có tia sáng nhấp nháy. Chỉ thấy lờ mờ. (Cười) CA: Một trong các ý tưởng cốt lõi của Ông , mà làm cho tương lai thú vị đó là tương lai không còn cảm thấy có lỗi về năng lượng. Giúp vẽ nên bức tranh này. Cần bao nhiêu Gigafactory, nếu Ông thích, để đạt được điều đó? EM: Khoảng chừng một trăm. Không phải 10, không phả một ngàn. Mà chừng một trăm. CA: Vâng, tôi thấy thật kinh ngạc. Ông có thể vẽ nên cái mà sẽ đưa thể giới thoát ra khỏi năng lượng hóa thạch. Có vẽ như Ông đang xây một cái, nó ngốn đến năm tỷ đô la, hoặc có thể, từ năm đến mười tỷ đô la. Khá thú vị khi Ông có thể vẽ nên dự án đó. Và Ông đang lên kế hoạch triển khai, ở Tesla công bố hai cái nữa năm nay. EM: Tôi nghĩ chúng tôi sẽ công bố địa điểm cho từ hai đến bốn Gigafactory vào cuối năm nay. Vâng, có thể là bốn. CA: Ồ. (Vỗ tay) Ông không đùa ở đây chứ? Ở đâu, châu lục nào? Ông có thể không trả lời. EM: Chúng tôi cần đáp ứng thị trường toàn cầu. CA: Vâng. (Cười) Đúng là thú vị. Tôi nghĩ chúng ta nên nói -- Thực sự, tạo dấu ấn gấp đôi. Tôi sẽ hỏi Ông một câu về chính trị, chỉ một câu. Tôi thuộc loại phát ốm về chính trị, nhưng tôi muốn hỏi Ông điều này. Ông đang tham gia vào một cơ quan cố vấn cho một người -- EM: Ai? CA: Người đã nói ông ta không tin vào biến đổi khí hậu, và nhiều người ngoài kia nghĩ rằng Ông không nên làm điều đó. Họ muốn Ông bước ra khỏi chổ đó. Ông sẽ nói điều gì với họ? EM: À, Tôi nghĩ rằng trước hết, Tôi thực sự đang tham gia hai hội đồng tư vấn nơi mà cách thức làm việc bao gồm việc đi quanh căn phòng và hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề, và do vậy có các buổi họp hàng tháng hoặc hai tháng. Đó toàn bộ sự đóng góp của tôi. Nhưng tôi nghĩ ở mức độ đó có những người trong phòng đang tranh luận ủng hộ làm điều gì đó về biến đổi khí hậu, hoặc các vấn đề xã hội, Tôi đã sử dụng các buổi họp như thế để tranh luận ủng hộ nhập cư và ủng hộ biến đổi khí hậu. (Vỗ tay) Và nếu tôi không làm như vậy, nó đã không nằm trong chương trình làm việc trước đó. Do vậy có thể không có việc gì xãy ra, nhưng ít nhất ý kiến đã được nêu ra. CA: Vâng. (Vỗ tay) Chúng ta hãy nói về SpaceX và sao Hỏa. Lần trước Ông ở đây, Ông đã nói về điều mà nghe như một giấc mơ đầy tham vọng đó là phát triển loại tên lửa mà có thể tái sử dụng. Và Ông đã thực hiện được điều đó. EM: Vâng, đã tốn nhiều thời gian. CA: Hãy nói với chúng tôi. Chúng tôi đang xem gì đây? EM: Đây là một trong những tên lửa đẩy đã trở về từ không gian rất nhanh và rất cao. Và chỉ cần phóng đi tầng phía trên với tốc độ cao. Tôi nghĩ nó có thể tương đương với tốc độ Mach 7, tốc độ phóng tầng trên. (Vỗ tay) CA: Vậy nó đã được tăng tốc-- EM: Nó là bản đã được làm chậm lại. (Cười) CA: Tôi đã nghĩ nó là bản đã được tăng tốc. Nhưng ý tôi, thật kinh ngạc, và một số đã thất bại trước khi Ông đã tìm ra được cách thực hiện nó, nhưng giờ Ông đã làm được, năm hay sáu lần vậy? EM: Chúng tôi đã làm tám hay chín lần. CA: Và đây là lần đầu tiên, Ông đã phóng lại một tên lửa đã hạ cánh. EM: Vâng, chúng tôi đã hạ cánh tên lửa đẩy và sửa sang để bay lại và đã bay lại, và nó là chuyến bay lại đầu tiên của một tên lửa đẩy lên quỹ đạo Nơi chuyến bay lại là cần thiết. Do đó cần phải đánh giá cao việc tái sử dụng đó là có ý nghĩa Nếu nhanh và trọn vẹn. Nó giống như một cái máy bay hay xe hơi, tái sử dụng nhanh và trọn vẹn. Bạn không gửi máy bay đến Boeing giữa các chuyến bay. CA: Đúng. Và điều này cho phép Ông mơ tưởng đến ý tưởng đầy tham vọng là gửi rất, rất nhiều người lên sao Hỏa trong 10 hay 20 năm nữa, tôi đoán vậy. EM: Vâng. CA: Và Ông đã thiết kế chiếc tên lửa gây sốc này để thực hiện điều đó. Hãy giúp chúng tôi hình dung về quy mô của nó. EM: Vâng, một cách trực quan bạn có thể thấy đó là một con người. Vâng, còn đó là tên lửa. (Cười) CA: Và nếu đó là một cao ốc, tôi nghĩ nó trông như một cái cao ốc 40 tầng? EM: Có lẽ hơn một chút, vâng. Lực đẩy của nó thực sự -- Cấu hình này bằng khoảng bốn lần lực đẩy của tên lửa mặt trăng Saturn V. CA: Gấp bốn lần lực đẩy của tên lửa lớn nhất mà nhân loại đã từng tạo ra. EM: Vâng. Vâng. CA: Chỉ với mình nó. EM: Vâng. (Cười) Trong các bộ máy của 747, mỗi 747 chỉ bằng một phần tư lực đẩy một triệu pound. do đó với mỗi lực đẩy 10 triệu pound, tương đương 40 chiếc 747. Vậy lực đẩy của nó sẽ tương đương 120 chiếc 747, khi tất cả các máy cùng cháy. CA: Và ngay cả với một máy được thiết kế để thắng được trong lực Trái đất, Như Ông đã nói lần trước cái máy này có thể chở được một chiếc 747 đầy tải, người, hàng hóa, mọi thứ, vào quỹ đạo. EM: Chính xác. Nó có thể chở được một chiếc 747 đầy tải và đầy nhiên liệu, số lượng khách tối đa, hàng hóa tối đa trên chiếc 747-- Có thể chở toàn bộ như hàng hóa. CA: Vậy trên cơ sở này, Ông đã trình bày gần đây Hệ thống Vận tải Liên hành tinh này được trực quan hóa như thế này. Đây là một cảnh Ông đã vẽ nên trong thời gian, 30 năm? 20 năm? Mọi người bước vào chiếc tên lửa này. EM: Tôi hy vọng nó nằm trong khoảng tám đến mười năm nữa. Đầy khát vọng, đó chính là mục tiêu của chúng tôi. Mục tiêu nội bộ của chúng tôi còn hung hăng hơn, nhưng tôi nghĩ (Cười) CA: Vâng. EM: Trong khi tên lửa này có vẽ rất lớn và lớn so với các tên lửa khác, Tôi nghĩ phi thuyền trong tương lai sẽ khiến nó trong như một chiếc thuyền mái chèo. Các phi thuyền tương lai sẽ thực sự khổng lồ. CA: Tại sao, Elon? Tại sao chúng ta cần xây một thành phố trên sao Hỏa với một triệu người trên đó trong cuộc đời Ông, mà tôi nghĩ nó là những thứ Ông nói là Ông thích làm? EM: Tôi nghĩ quan trọng là có một tương lai truyền cảm hứng và hấp dẫn. Tôi thực sự nghĩ cần phải có các lý do khiến bạn thức dậy vào buổi sáng và muốn sống. Vậy, tại sao bạn muốn sống? Điều gì truyền cảm hứng cho bạn? Bạn yêu cái gì trong tương lai? Và nếu ta không ở ngoài đó, nếu tương lai không chinh phục các vì sao và không là một loài liên hành tinh, Tôi cảm thấy đó là một nỗi buồn chán kinh khủng Nếu nó không phải là tương lai mà chúng ta sẽ có. (Vỗ tay) CA: Mọi người muốn đặt nó trong sự cân nhắc hoặc, có nhiều thứ tuyệt vọng đang xãy ra trên hành tinh chúng ta bây giờ từ khí hậu đến nghèo đói đến, Ông biết đó, Ông chọn một thứ. Và điều này giống như một sự lạc hướng. Ông không cần nghĩ về nó. Ông nên giải quyết những thứ ở đây và lúc này. Và công bằng mà nói, Ông đã làm được nhiều thứ như vậy với công việc của Ông về năng lượng bền vững. Nhưng tại sao không làm như vậy? EM: Tôi nghĩ có -- Tôi nhìn vào tương lai từ quan điểm của xác xuất. Nó giống như một nhánh của xác suất, và có những hành động mà ta có thể thực hiện gây ảnh hưởng đến xác xuất đó hoặc tăng tốc một thứ hoặc làm giảm tốc thứ khác. Tôi có thể giới thiệu điều gì đó mới mẽ trong dòng xác xuất. Dù thế nào, năng lượng bền vững sẽ xuất hiện. Nếu không có Tesla, Nếu Tesla không tồn tại, nó cũng cần phải xãy ra vì sự cần thiết. Nó là trùng lặp. Nếu bạn không có năng lượng bền vững, có nghĩa bạn năng lượng không bền vững. Cuối cùng bạn sẽ hết, và các quy luật kinh tế sẽ dẫn dắt nền văn minh hướng đến năng lượng bền vững, chắc chắn. Giá trị căn bản của một công ty như Tesla nằm ở mức độ nó làm tăng tốc sự xuất hiện năng lượng bền vững, nhanh hơn nếu không có nó. Do đó khi tôi nghĩ, lợi ích căn bản của một công ty như Tesla là gì, Tôi có thể nói, một cách hy vọng, Nếu nó đã làm tăng tốc được một thập kỷ, tiềm năng là hơn một thập kỷ, Nó đã sinh ra để làm được điều đó khá tốt. Đó là điều tôi xem xét về lợi ích khát vọng căn bản của Tesla. Rồi sẽ trở thành giống loài liên hành tinh và văn minh không gian. Điều này không phải là chắc chắn. Quan trọng là hiểu rõ rằng nó là không chắc chắn. Tương lai của năng lượng bền vững Tôi nghĩ là không tránh khỏi, nhưng để trở thành nền văn minh không gian thì rõ ràng là không chắc chắn. Nếu bạn nhìn vào sự tiến triển vào không gian, năm 1969 ta đã có thể gửi người lên mặt trăng. 1969. Rồi chúng ta đã có tàu Con Thoi. Tàu Con Thoi chỉ có thể đưa người lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất. Rồi tàu Con Thoi đã nghỉ hưu, Và nước Mỹ không đưa ai lên quỹ đạo. Đó là xu hướng. Xu hướng như quay trở về số không, Con người đã mắc lỗi khi nghĩ rằng công nghệ cải thiện một cách tự động. Nó không cải thiện một cách tự động. Nó chỉ cải thiện nếu nhiều người cùng làm việc chăm chỉ để làm nó tốt hơn, và thực sự nó sẽ, tôi nghĩ, tự nó sẽ đi xuống, thực sự. Hãy nhìn các nền văn minh lớn như Ai Cập cổ đại, họ đã có thể làm kim tự tháp, và họ đã quên mất cách làm ra nó. Rồi người La Mã, họ đã xây những hệ thống dẫn nước khó tin. Họ đã quyên cách xây nó. CA: Elon, có vữ như, đang lắng nghe Ông và nhìn vào những cái khác nhau mà Ông đã làm, Ông có động cơ gấp đôi độc đáo này trên tất cả mọi thứ mà tôi thấy thật thú vị. Một là khát vọng làm việc cho lợi ích dài hạn của loài người. Mặc khác là khát vọng làm điều gì đó thú vị. Và thường cảm thấy như Ông lấy cái này để thúc đẩy cái khác. Với Tesla, Ông muốn có năng lượng bền vững, Và Ông đã làm ra những chiếc xe thú vị siêu quyến rũ để thực hiện nó. Năng lượng mặt trời, ta cần đến nó, và ta cần làm những mái nhà xinh đẹp này. Chúng ta còn chưa nói đến cái mới nhất của Ông, Vì không có thời gian, nhưng Ông muốn cứu nhân loại khỏi các AI ý đồ xấu, và Ông sẽ tạo ra giao máy với bộ nào người thực sự thú vị này để cho chúng ta bộ nhớ vô hạn và thần giao cách cảm và vân vân. Và trên sao Hỏa, có vẽ như điều Ông đang nói là, vâng, chúng ta cần cứu nhân loại và có một kế hoạch dự phòng, nhưng chúng ta cũng cần truyền cảm hứng cho nhân loại, và đây là cách truyền cảm hứng. EM: Tôi nghĩ giá trị của vẽ đẹp và khát vọng được đánh giá rất thấp, không một câu hỏi. Nhưng tôi muốn rõ ràng. Tôi không cố gắng là cứu tinh của ai. Đó không phải là -- Tôi chỉ cố gắng để nghĩ về tương lai và để không buồn. (Vỗ tay) VA: tuyên bố hay. Tôi nghĩ mọi người ở đây sẽ đồng ý đó là không-- Không có cái nào sẽ xãy ra chắc chắn. Cái đang trong đầu của Ông, Ông mơ về nó, Ông mơ những thứ mà không ai dám mơ, hoặc không ai có khả năng để mơ ở mức độ phức tạp như của Ông. Những cái Ông làm, Elon Musk, là thực sự đáng chú ý. Cám ơn Ông đã giúp tất cả chúng tôi mơ lớn hơn một chút. EM: Nhưng Ông sẽ nói với tôi rằng sẽ lại bắt đầu điên rồ nữa, đúng không? (Cười) CA: Cám ơn Ông, Elon Musk. Thật sự, thật sự tuyệt với. Thật sự tuyệt vời. (Vỗ tay) Học đại học là một sự đầu tư 20 năm. Khi bạn lớn lên trong nghèo khó bạn không quen nghĩ xa xôi như vậy. Thay vào đó, bạn nghĩ đến việc kiếm đâu ra thức ăn cho bữa sau và làm sao để gia đình bạn trả được tiền thuê nhà tháng đó. Bên cạnh đó, cha mẹ tôi và cha mẹ của bạn tôi dường như hài lòng với việc lái taxi và làm người gác cổng. Cho đến tận khi tôi lớn hơn tôi nhận ra mình không muốn làm những việc như vậy. Khi đó, tôi đã đi được hai phần ba quãng đường học tập của mình, và gần như đã muộn để thay đổi mọi thứ. Khi bạn lớn lên trong nghèo khó, bạn muốn giàu. Tôi cũng vậy. Tôi lớn thứ hai trong bảy đứa con, nuôi bởi một bà mẹ đơn thân với trợ cấp Chính phủ ở Queens, New York. Do lớn lên nghèo khó các anh chị em và tôi đã học ở những trường công khó khăn nhất New York. tôi có hơn 60 buổi nghỉ học khi tôi học lớp bảy, vì tôi không thấy như là mình đang đi học. Trường cấp ba của tôi có tỷ lệ tốt nghiệp 55%, và thậm chí tệ hơn, chỉ 20% học sinh tốt nghiệp có thể học đại học. Khi tôi đã lên được đại học, tôi nói với bạn tôi Brennan rằng giáo viên của chúng tôi luôn hỏi chúng tôi giơ tay lên nếu chúng tôi định vào đại học. Tôi ngạc nhiên khi Brennan nói rằng, "Karim, trước giờ tớ chưa bao giờ được hỏi câu hỏi đó." Lúc nào cũng là, "Các em sẽ thi vào trường đại học nào?" Ngay cách đặt câu hỏi đã khiến việc không vào đại học là không thể chấp nhận. Giờ đây tôi được hỏi một câu hỏi khác. "Em đã làm thế nào để vượt qua nó?" Trong nhiều năm tôi đã nói là tôi may mắn, nhưng không chỉ là may. Khi anh trai tôi và tôi tốt nghiệp cấp ba cùng một lúc và sau đó anh ấy bỏ học đại học hai năm, tôi muốn hiểu tại sao anh ấy bỏ học và tôi tiếp tục học. Tận khi tôi vào đại học Cornell nhờ học bổng nghiên cứu của tổng thống thì tôi bắt đầu học được những ảnh hưởng thực sự về mặt giáo dục của việc nuôi bởi một bà mẹ đơn thân với trợ cấp Chính phủ và học ở những trường tôi đã học. Đó là khi con đường anh tôi chọn trở nên hoàn toàn có ý nghĩa đối với tôi. Tôi cũng học được rằng hầu hết các nhà cải cách giáo dục của chúng ta, những người như Arne Duncan, cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Mỹ, hay Wendy Kopp, người lập ra tổ chức Teach For America, chưa bao giờ học ở một trường công trong thành phố như tôi. Rất nhiều cuộc cải cách giáo dục của chúng ta đến từ sự thông cảm, khi mọi người nói rằng, "Hãy đi và giúp đỡ những đứa trẻ nghèo trong thành phố này, hay những đứa trẻ La-tin và da màu này," thay vì đến từ sự đồng cảm, mà người nào đó như tôi, người lớn lên trong môi trường này, có thể nói "Tôi biết những nghịch cảnh bạn đang đối mặt và tôi muốn giúp bạn vượt qua chúng." Hôm nay khi tôi được hỏi về việc làm sao mà tôi làm được, Tôi muốn chia sẻ một trong những lý do lớn nhất đó là tôi không ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Trong tầng lớp trung lưu hay một nhà giàu có điển hình, nếu một đứa trẻ gặp khó khăn, thì khả năng lớn là một bậc cha mẹ hay giáo viên sẽ đến tháo gỡ cho chúng ngay cả khi chúng không yêu cầu giúp đỡ. Tuy nhiên, cùng đứa trẻ đó lớn lên nghèo khổ và không yêu cầu giúp đỡ, thì khả năng lớn là sẽ không ai giúp đỡ chúng. Hầu như là không có mạng lưới an sinh xã hội. Vậy nên bảy năm về trước, Tôi bắt đầu cải cách hệ thống giáo dục công của chúng ta. được định hình bởi quan điểm trực tiếp của tôi. Và tôi bắt đầu với trường học hè. Nghiên cứu chỉ ra rằng hai phần ba lỗ hổng thành tích, đó là sự chênh lệch trong trình độ học vấn giữa những trẻ có điều kiện và những trẻ nghèo hay giữa trẻ da màu và da trắng, có thể trực tiếp được cho là do việc không học hè. Ở các khu phố thu nhập thấp, trẻ em quên hầu hết ba tháng chúng đã học trong năm học sau nghỉ hè. Chúng quay lại trường vào mùa thu, và các giáo viên lại dành thêm hai tháng dạy lại chúng kiến thức cũ. Vậy là năm tháng. Một năm học ở Mỹ chỉ có mưới tháng. Nếu trẻ em mất đi năm tháng học mỗi năm, vậy là nửa việc học của chúng. Một nửa. Nếu bọn trẻ đến trường mùa hè, thì chúng không thể thụt lùi, nhưng trường học hè truyền thống rất kém tổ chức. Với lũ trẻ nó như sự trừng phạt, và với giáo viên nó như việc giữ trẻ. Nhưng sao ta có thể trông đợi hiệu trưởng tiến hành một chương trình hè hiệu quả khi năm học kết thúc vào tuần cuối của tháng Sáu và sau đó học hè bắt đầu chỉ một tuần sau đó? Thậm chí không có đủ thời gian để tìm người phù hợp, sắp xếp chuẩn bị, và thiết kế một chương trình học hấp dẫn mà kích thích trẻ em và giáo viên. Nhưng nếu chúng ta tạo ra một chương trình trong suốt mùa hè mà trao quyền cho các giáo viên như là các huấn luyện viên để khai thác các giáo viên có tham vọng? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta để cho những người học đại học làm những trợ giảng để giúp trẻ nhận ra khao khát vào đại học của chúng? Sẽ có gì nếu để cho những bé có thành tích cao làm người hướng dẫn dạy kèm cho những bé nhỏ hơn và truyền cảm hứng để chúng tập trung học hành? Điều gì xảy ra nếu ta trao quyền cho tất cả bọn trẻ như là những đứa trẻ có học hỏi chúng về trường đại học mà chúng muốn vào, thiết kế một trường học mùa hè chúng muốn tham dự để loại bỏ hoàn toàn việc không tham gia học hè và khép lại hai phần ba lỗ hổng thành tích? Mùa hè này, nhóm tôi sẽ phục vụ trên 4,000 trẻ em nhà có thu nhập thấp, đào tạo trên 300 giáo viên có tham vọng và tạo ra hơn 1,000 việc làm thời vụ trên một số khu phố chịu thiệt thòi nhất ở thành phố New York. (Vỗ tay) Và những đứa trẻ của chúng tôi đang thành công Hai năm tiến hành những đánh giá độc lập cho thấy lũ trẻ của chúng tôi loại bỏ được việc không học hè và phát triển được một tháng trong môn toán và hai tháng với môn đọc. Vì vậy, thay vì quay lại trường vào mùa thu để chậm ba tháng, giờ chúng trở lại trường với bốn tháng đi trước về toán và năm tháng đi trước về môn đọc. (Vỗ tay) Mười năm trước, nếu bạn bảo tôi rằng tôi sẽ tốt nghiệp ở top 10 của lớp tôi từ một tổ chức Ivy League và có cơ hội tạo ra một sự khác biệt trong hệ thống giáo dục công cộng chỉ bằng việc khắc phục hai tháng trong năm, Tôi sẽ nói rằng, "Không, Không đời nào" Điều thậm chí còn thú vị hơn đó là nếu chúng ta có thể ngăn chặn năm tháng uổng phí chỉ bằng việc thiết kế lại hai tháng, hãy tưởng tượng những khả năng mà chúng ta có thể tạo ra bằng việc khắc phục thời gian còn lại của năm.. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào năm 1956, một bộ phim tài liệu của Jacques Cousteau đã thắng cả hai giải Cành cọ Vàng và giải Oscar. Bộ phim mang tên "Le Monde Du Silence," hay "Thế giới lặng yên." Tên phim như trên muốn nói đến sự tĩnh lặng của thế giới dưới đại dương. 60 năm sau, giờ ta đã biết rằng thế giới đại dương không hề tĩnh lặng chút nào. Mặc dù ta không nghe được những âm thanh đó khi ở trên mặt nước, điều đó còn tuỳ thuộc vào vị trí bạn đứng và thời gian trong năm, nhưng thế giới âm thanh dưới nước ồn ào như một cánh rừng nhiệt đới. Các loài không xương sống như tôm gõ mõ, các loài cá và các loài thuộc lớp thú đều cần đến âm thanh. Chúng dùng âm thanh để nhận biết môi trường xung quanh, để liên lạc với đồng loại, để định hướng, để phát hiện kẻ săn mồi và con mồi. Chúng cũng sử dụng âm thanh để nghe ngóng môi trường xung quanh. Hãy lấy ví dụ ở Bắc cực. Đó được coi là đại môi trường rộng lớn và rất khắc nghiệt, thậm chí còn được so sánh với sa mạc, bởi lẽ nó quá lạnh lẽo và xa xôi, với băng tuyết bao phủ hầu như cả năm. Bất chấp điều đó, không đâu trên Trái Đất này mà tôi muốn nhắc đến nhiều hơn Bắc cực. đặc biệt vì những ngày kéo dài cả mùa xuân. Với tôi, Bắc cực là một ví dụ tiêu biểu của sự khác biệt giữa những thứ ta thấy trên mặt nước và điều thực sự diễn ra dưới đáy biển. Bạn có thể quan sát khắp mặt băng, chỉ một màu trắng và xanh lạnh lẽo, ta chẳng thấy gì hết. Nhưng nếu bạn nghe được ở dưới nước, những điều bạn nghe thấy sẽ làm bạn ngạc nhiên, và làm bạn thích thú. Và khi mắt bạn chẳng thấy gì trong suốt vài cây số ngoài băng giá, tai bạn vẫn nghe thấy âm thanh của những chú cá voi Nga và cá voi trắng, của những chú sư tử biển và hải cẩu. Băng giá cũng gây ra tiếng động. Đó là những âm thanh gầm gừ, va đập, nứt vỡ xảy ra lúc chúng va chạm - khi nhiệt độ, dòng biển, hay hướng gió thay đổi. Bên dưới lớp băng vĩnh cửu, bên dưới cái lạnh chết chóc của mùa đông, những chú cá voi Nga đang hát. Bạn sẽ không ngờ được điều đó, bởi lẽ chúng ta là con người, ta nhận biết thế giới chủ yếu qua thị giác. Hầu hết chúng ta, nhưng không phải tất cả, thị giác là thứ giúp ta định hướng thế giới của mình. Đối với những loài thú sống dưới biển, nơi rất đa dạng về hoá học và thiếu ánh sáng, âm thanh là thứ chúng "thấy" nhiều nhất. Âm thanh lan truyền rất tốt trong nước, tốt hơn nhiều so với không khí, vì vậy tín hiệu có thể nghe được ở khoảng cách rất xa. Ở Bắc cực, điều này là vô cùng quan trọng, không những chỉ vì các sinh vật ở Bắc cực cần nghe thấy lẫn nhau, mà chúng cần nghe để nhận biết các dấu hiệu của môi trường, những dấu hiệu giúp nhận biết các tảng băng lớn hay vùng nước sâu. Nhớ rằng, mặc dù chúng dành phần lớn cuộc đời sống ở dưới nước, chúng thuộc lớp thú, nên chúng vẫn phải nổi lên để thở. Chúng có thể nghe để nhận biết khu vực băng mỏng hoặc không có băng, hoặc nghe những âm thanh vọng lại từ những tảng băng gần đó. Các sinh vật biển ở Bắc cực sống ở các môi trường âm thanh phong phú. Vào mùa xuân, đó có thể là một mớ âm thanh rất hỗn loạn. (Âm thanh của các loài thú biển) Nhưng lúc mặt nước đã đóng băng, khi đó sẽ không còn sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc hải lưu nữa, Bắc cực bị bao phủ bởi nền âm thanh trầm lắng nhất của mọi đại dương trên thế giới. Nhưng chúng đang thay đổi. Nguyển nhân chủ yếu do sự suy giảm của băng trôi theo mùa, đó là hệ quả trực tiếp của sự phát thải khí nhà kính của con người. Bằng sự biến đổi khí hậu, chúng ta đang thay đổi hành tinh một cách không kiểm soát được. Trong hơn 30 năm qua, nhiều vùng ở Bắc cực đã chứng kiến sự suy giảm của băng trôi theo mùa, kéo dài từ sáu tuần tới bốn tháng. Sự suy giảm băng trôi này thi thoảng được biết đến như sự kéo dài của mùa nước sâu tại đây. Đó là khoảng thời gian trong năm mà khi đó, tàu lớn có thể qua lại được. Sự thay đổi này không những xảy ra trên diện rộng, mà chúng còn ảnh hưởng đến thời gian sống và độ lớn của các tảng băng. Bạn chắc từng nghe rằng sự suy giảm băng trôi theo mùa sẽ dẫn đến sự phá huỷ môi trường sống của những động vật sống trên băng, như hải cẩu, sư tử biển, hay gấu Bắc cực. Sự suy giảm này còn dẫn đến xói mòn ở các khu vực gần bở biển, và làm giảm lượng mồi của các loài chim biển và thú biển. Biến đổi khí hậu và sự suy giảm băng trên biển còn làm thay đổi môi trường âm thanh ở Bắc cực. Vậy môi trường âm thanh là gì? Những ai nghiên cứu về đại dương đều dùng một dụng cụ gọi là Đầu thu sóng địa chấn, nó giống như một chiếc micro dưới nước, thu những âm thanh quanh nó, hay âm thanh xung quanh chúng ta. Và chiếc đầu thu sóng đó giúp ta tìm hiểu các nhân tố khác nhau trong môi trường này. Những thứ chúng tôi nghe được từ đầu thu sóng là những âm thanh chân thực nhất của biến đổi khí hậu. Chúng tôi khảo sát sự thay đổi này ở ba khía cạnh: trong không khí, dưới nước, và trên cạn. Đầu tiên: trong không khí. Gió trên mặt nước tạo ra sóng biển. Những sóng này tạo ra bọt; bọt nước sẽ vỡ, và khi chúng vỡ, chúng tạo ra âm thanh. Âm thanh này như một tiếng động lạ hay một thông số cần thống kê. Ở Bắc cực, khi mùa đông tới, hầu hết âm thanh từ gió không truyền được tới lớp nước bên dưới, bởi lẽ lớp băng đã ngăn cản sự tiếp xúc giữa không khí và lớp nước. Đây là một trong những lý do Bắc cực có mức tiếng ồn rất thấp. Nhưng sự suy giảm của băng trôi theo mùa không những khiến nơi đây mất đi tấm khiên âm thanh tự nhiên, điều đó còn làm số lượng và mật độ bão trên Bắc cực tăng lên đáng kể. Tất cả chúng làm tăng mức độ tiếng ồn ở những nơi vốn tĩnh mịch trước kia. Thứ hai: dưới nước. Khi có it băng trôi hơn, các loài sống gần Bắc cực sẽ di cư về phía bắc nhiều hơn, và chiếm lấy nơi trú ngụ mới được tạo ra do vùng nước sâu đã mở rộng. Những loài thực sự sống ở Bắc cực, như cá voi đầu cong, chúng không hề có vây trên lưng, do chúng đã tiến hoá để tồn tại và di chuyển dưới lớp băng, và việc có thêm một thứ gắn trên lưng quả thực rất bất tiện trong môi trường nhiều băng, và thực sự, điều đó làm chúng phải tránh xa các vùng có băng. Nhưng hiện nay, ta đều phát hiện ra, ta đều đã nghe thấy âm thanh của cá voi lưng xám, cá voi lưng gù, và cá voi sát thủ, chúng tiến dần về phía bắc vào lúc mùa băng trôi vẫn đang tiếp diễn. Ta thực sự đang nghe thấy một cuộc xâm lăng Bắc cực từ những loài sống ở cận cực. Ta vẫn chưa hiểu kết quả của việc này. Liệu có xảy ra sự cạnh tranh nguồn thức ăn giữa các loài sống ở cực và cận cực không? Liệu những loài cận cực có đem các bệnh hay ký sinh trùng mới tới Bắc cực không? Và những âm thanh mới chúng tạo ra sẽ ảnh hưởng ra sao tới môi trường âm thanh chung? Và điều thứ ba: trên cạn. Nói về trên cạn... Tôi nói đến loài người. Vùng nước sâu rộng hơn đồng nghĩa với việc chúng có ích hơn cho con người. Mùa hè vừa rồi, một chiếc tàu tuần dương cỡ lớn đã đi qua khu vực Hành lang Tây Bắc, đó từng là tuyến đường truyền thuyết nối liền châu Âu và Thái Bình Dương. Sự suy giảm số lượng băng cho phép con người dễ dàng chiếm đóng Bắc cực hơn. Điều đó cho phép ta tìm kiếm và khai thác thêm các giếng dầu khí mới, một tiềm năng cho giao thông vận tải, cũng như cho du lịch. Giờ ta đã biết, tiếng ồn do tàu thuyền làm tăng hormone gây stress cho cá voi, ảnh hưởng xấu tới khả năng kiếm ăn của chúng. Súng hơi săn cá tạo ra những tiếng ồn lớn và có tần số thấp mỗi 10 hoặc 20 giây, làm thay đổi khả năng bơi lội và giao tiếp của cá voi. Tất cả những nguồn âm này thu hẹp không gian âm thanh mà các động vật biển ở Bắc cực có thể giao tiếp. Ngày nay, các động vật biển ở Bắc cực đã quen với các tần suất tiếng ồn rất cao vào vài thời điểm trong năm. Nhưng hầu hết chúng là các động vật khác hoặc các động vật sống trên băng, và đó là những âm thanh mà chúng đã tiến hoá cùng, đó là những âm thanh rất quan trọng với sự tồn tại của chúng. Những âm thanh mới này rất ồn và rất xa lạ với chúng. Chúng có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường theo những cách ta nghĩ ta hiểu được, nhưng cũng theo những cách ta không hiểu. Hãy nhớ rằng, thính giác là giác quan quan trọng nhất của các động vật này. Không chỉ không gian sống vật lý ở Bắc cực đang thay đổi nhanh chóng, mà không gian âm thanh cũng như vậy. Điều đó giống như ta đã tách chúng ra khỏi một vùng quê yên bình và thả chúng ở thành phố lớn vào đúng giờ cao điểm. Và chúng không thể chạy thoát. Vậy giờ ta có thể làm gì? Ta không thể nhanh chóng thay đổi hoặc ngăn cản các loài cận cực di cư lên phía bắc, nhưng ta có thể có các giải pháp trên phạm vi hẹp để giảm thiểu tiếng ồn dưới nước do con người gây ra. Một trong những giải pháp đó là giảm tốc độ tàu thuyền khi đi qua Bắc cực, bởi lẽ tàu sẽ gây ít tiếng ồn hơn khi đi chậm hơn. Chúng ta có thể cấm đi lại ở vài thời điểm và vị trí nhất định, khi điều đó quan trọng cho việc sinh sản, kiếm ăn hoặc di cư của chúng. Ta có thể tìm cách thông minh hơn để làm giảm tiếng ồn tàu thuyền, và tìm giải pháp thám hiểm đáy biển. Tin tốt lành là, có những người đang thực hiện công việc đó ngay lúc này. Nhưng cuối cùng, loài người chúng ta cần nỗ lực rất nhiều để đảo ngược, hay ít nhất là giảm thiểu sự thay đổi môi trường sống do con người gây ra. Vậy, hãy quay trở lại ý tưởng về một thế giới biển yên tĩnh. Sẽ hoàn toàn khả thi nếu rất nhiều chú cá voi đang bơi lội ở Bắc cực ngày nay, đặc biệt là những loài tuổi thọ cao như cá voi đầu cong, nhiều người Eskimo nói rằng chúng sống thọ gấp đôi loài người, sẽ rất khả thi nếu chúng cũng đã tồn tại vào năm 1956, khi Jacques Cousteau làm bộ phim đó. Khi nhìn lại quá khứ, khi nghĩ về tất cả tiếng ồn mà ta đang tạo ra dưới biển ngày nay, có lẽ chúng thực sự là một "Thế giới lặng yên." Cám ơn. (Vỗ tay) Vài ngày sau khi Paul chồng tôi được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn bốn, chúng tôi đang ở trên giường của mình, và Paul nói: "Sẽ ổn thôi mà". Và tôi nhớ mình đã trả lời: "Vâng. Mình chỉ chưa biết thế nào là ổn thôi". Paul và tôi lần đầu gặp nhau hồi là sinh viên y năm nhất tại Yale. Anh ấy thông minh, tốt bụng và cực kỳ hài hước. Anh ấy thường hay để một bộ đồ khỉ đột trong cốp xe, và nói: "Chỉ dùng khi khẩn cấp". (Cười) Tôi yêu Paul khi chứng kiến anh chăm sóc các bệnh nhân. Anh thức khuya nói chuyện với họ, cố gắng hiểu bệnh tình cùa họ, không chỉ về mặt chuyên môn. Sau này anh ấy nói rằng anh yêu tôi khi thấy tôi khóc trước điện tâm đồ của một trái tim ngừng đập. Tuy chúng tôi không hề biết, nhưng kể cả trong những ngày mới yêu, chúng tôi đã học cách cùng nhau chạm tới nỗi đau. Chúng tôi kết hôn và trở thành những bác sĩ, Tôi là bác sĩ nội khoa còn Paul vừa hoàn thành khóa đào tạo giải phẫu thần kinh khi mà anh bắt đầu sụt cân. Các cơn đau lưng nặng dần và những đợt ho không dứt. Khi anh được đưa đến bệnh viện, kết quả chụp CT cho thấy có u trong phổi và xương của Paul. Chúng tôi đã chăm sóc cho những bệnh nhân hiểm nghèo, giờ tới lượt chúng tôi. Chúng tôi sống với căn bệnh trong hai mươi hai tháng, Paul viết hồi ký về việc đối mặt cái chết. Tôi sinh con gái Cady, và chúng tôi thương yêu lẫn nhau. Chúng tôi học cách đấu tranh với những quyết định điều trị y tế khó khăn. Ngày chúng tôi đưa Paul tới viện lần cuối là ngày khó khăn nhất cuộc đời tôi. Khi anh ấy quay về phía tôi và nói: "Anh đã sẵn sàng" Tôi biết đó không chỉ là một quyết định dũng cảm. Nó là quyết định đúng đắn. Paul không cần máy thở và hồi sức tim phổi. Thời khắc đó, điều quan trọng nhất với Paul là được bế đứa con gái bé bỏng. Chín tiếng đồng hồ sau đó, Paul mất. Tôi luôn nghĩ rằng mình là một người chăm sóc, các bác sĩ đều vậy. Và việc chăm sóc Paul làm điều đó sâu sắc hơn. Nhìn anh phục hồi ý thức trong thời gian bệnh, học cách đối diện và chấp nhận đau đớn của anh ấy, cùng nhau nói về những quyết định của anh, những việc đó đã dạy tôi rằng phục hồi không có nghĩa trở lại như lúc trước đây hay giả vờ không thấy khó khăn. Điều đó thực sự khó khăn. Nó đau đớn, bề bộn. Nhưng nó là vấn đề. Và tôi học được rằng khi cùng nhau tiếp cận nó, chúng tôi có thể quyết định thế nào là thành công. Sau khi được chẩn đoán, một trong những lời đầu của Paul là: "Anh muốn em tái hôn". Và tôi lúc đó, vâng, tôi đoán chúng tôi có thể nói ra mọi thứ. (Cười) Thật là sốc và đau lòng ... và rộng lượng, và thực sự dễ chịu vì nó hoàn toàn là thật lòng, vì đó chính xác là điều chúng tôi cần. Hồi Paul mới bệnh, chúng tôi thỏa thuận với nhau rằng sẽ tiếp tục nói ra mọi điều. Những việc như lập di chúc, hoàn thành bản tiền chỉ thị, những thứ tôi từng lảng tránh không khó khăn như tôi tưởng. Tôi nhận ra việc lập bản tiền chỉ thị là một cử chỉ tình yêu như lời thề ở lễ cưới. Cam kết chăm sóc ai đó khiến lời hứa được vững bền, rằng cho đến khi cái chết chia rẽ, thì em vẫn luôn ở đó. Nếu cần, em sẽ lên tiếng vì anh, thực hiện ước muốn của anh. Những thủ tục giấy tờ ấy hiện hữu trong chuyện tình của chúng tôi. Là bác sĩ, tôi và Paul đã bình tĩnh để hiểu và chấp nhận kết quả chẩn đoán. Chúng tôi không hề giận dữ, và may mắn là, vì chúng tôi đã gặp nhiều bệnh nhân trong tình huống nguy kịch, và chúng tôi biết rằng chết là một phần của cuộc sống. Nhưng có điều, cảm nhận thật khác khi thực sự sống với nỗi buồn và sự khó lường của bệnh tật. Đã có những bước tiến lớn trong chống chọi ung thư phổi, nhưng chúng tôi biết Paul chỉ còn nhiều nhất vài năm. Trong thời gian đó, Paul viết về việc anh từ bác sĩ thành bệnh nhân. Về cảm giác như là việc đột nhiên anh gặp giao lộ, rồi cách anh nghĩ rằng anh sẽ thấy con đường, vì anh đã chữa cho nhiều bệnh nhân, có thể anh sẽ theo chân họ. Nhưng anh mất phương hướng. "Thay vì một con đường," Paul viết, "tôi lại thấy, một sa mạc khô cằn, hoang vu và trắng xóa như thể bão cát đã xóa đi những điều thân thuộc. Tôi phải đối diện với cái chết, và nghĩ về lẽ sống của mình, và tôi cần bác sĩ của tôi giúp." Những bác sĩ chăm sóc Paul, làm tôi cảm thông sâu sắc hơn những đồng nghiệp ngành y tế. Chúng tôi có một công việc khó khăn. Chúng tôi có trách nhiệm giúp bệnh nhân hiểu diễn biến bệnh và những lựa chọn điều trị, điều đó không hề dễ, nó đặc biệt khó khăn khi bạn phải đối mặt với những bệnh nan y như ung thư. Nhiều người không muốn biết họ còn bao nhiêu thời gian, số khác thì muốn. Dù thế nào, chúng ta cũng không có đáp án. Đôi lúc chúng ta tạo ra hy vọng bằng cách vẽ ra những cảnh tốt đẹp. Trong một cuộc khảo sát các bác sĩ 55% nói rằng họ sẽ vẽ bức tranh màu hồng hơn là nói ý kiến thật khi dự đoán bệnh tình của bệnh nhân. Đó là bản năng lương thiện. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra khi người ta hiểu rõ hơn về bệnh tình của họ, họ sẽ ít đau khổ hơn, chuẩn bị chu đáo hơn, và gia đình họ đỡ suy sụp hơn. Các gia đình có thể không đồng tình với những cách như vậy nhưng chúng tôi thấy rằng thông tin rất hữu ích để đưa ra quyết định quan trọng Đáng nói nhất, là quyết định có con. Vài tháng hoặc vài năm đi nữa, Paul sẽ không thể thấy cô bé trưởng thành. Nhưng anh đã có cơ hội sống vì sự chào đời của bé con và sự khởi đầu cuộc đời của nó. Tôi nhớ rằng đã hỏi Paul nếu anh ấy nghĩ rằng phải nói lời tạm biệt tới một đứa trẻ có khiến cái chết thêm đau đớn không. Và câu trả lời khiến tôi ngỡ ngàng. Anh ấy nói, "Không phải nó sẽ thật tuyệt hay sao?" Và chúng tôi đã trải qua. Không phải để đấu chọi với ung thư, mà bởi vì chúng tôi đã học được rằng sống trọn vẹn là chấp nhận cả nỗi đau. Bác sĩ của Paul điều chỉnh việc hóa trị để anh ấy có thể tiếp tục công việc bác sĩ giải phẫu thần kinh, điều mà ban đầu chúng tôi cho rằng bất khả thi. Khi bệnh trầm trọng hơn, và Paul chuyển từ đứng mổ sang viết lách, bác sĩ chăm sóc giảm đau cho anh ấy kê một toa thuốc kích thích để anh ấy có thể tập trung hơn. Họ hỏi anh ấy về những điều ưu tiên và lo lắng của anh. Họ hỏi anh ấy những sự đánh đổi nào anh sẵn sàng chấp nhận. Những cuộc hội thoại đó là cách tốt nhất để chắc chắn rằng sự chăm sóc y tế thỏa mãn các nguyện vọng. Paul đùa rằng nó không giống như "đối thoại chim và ong" mà bạn có với ba mẹ, khi mà bạn khiến nó qua nhanh nhất có thể, và giả vờ như nó chưa hề xảy ra. Bạn xem xét lại câu chuyện mỗi khi mọi chuyện thay đổi. Bạn tiếp tục nói ra mọi thứ. Tôi mãi mãi biết ơn bởi các bác sĩ điều trị của Paul thấy rằng công việc của họ không phải là đưa các câu trả lời họ không có, hay chỉ gắng chữa mọi thứ cho chúng tôi, mà là khuyên nhủ Paul vượt qua những lựa chọn đau đớn ... khi mà cơ thể của anh ấy yếu đi nhưng ham muốn được sống thì không. Sau đó, sau khi Paul qua đời, Tôi nhận được hàng tá bó hoa, nhưng tôi chỉ gửi một bó ... tới bác sĩ điều trị của Paul, vì cô ấy đã hỗ trợ các mục tiêu của anh, và giúp anh ấy cân đối những lựa chọn. Cô ấy biết rằng "sống" không đơn thuần chỉ là tồn tại. Mấy tuần trước, một bệnh nhân tới phòng khám của tôi. Một người phụ nữ đang chống chọi với một căn bệnh mãn tính. Khi chúng tôi nói về cuộc sống và chế độ chăm sóc sức khỏe, cô ấy nói "Tôi yêu nhóm chăm sóc giảm đau" Họ dạy tôi rằng rất ổn khi nói "không". Vâng, tôi nghĩ, tất nhiên rồi. Nhưng rất nhiều bệnh nhân không thấy vậy. Compassion and Choices đã làm một khảo sát họ hỏi mọi người về những ưu tiên chăm sóc y tế. Và rất nhiều người bắt đầu câu trả lời với cụm từ "Vâng nếu tôi có một lựa chọn" Nếu tôi có một lựa chọn. Khi tôi đọc từ "nếu" đó, tôi đã hiểu rõ hơn vấn đề tại sao cứ bốn người lại có một người nhận những điều trị y tế quá nhiều hoặc không mong muốn, hay nhìn thấy một thành viên gia đình nhận những điều trị như vậy. Không phải vì các bác sĩ không hiểu, Chúng tôi có. Chúng tôi thấu hiểu những diễn biến tâm lý của bệnh nhân và người nhà của họ. Hơn hết, chúng tôi thỏa thuận với họ. Một nửa các y tá chăm sóc đặc biệt và một phần tư các bác sĩ ICU từng nghĩ tới chuyện nghỉ việc vì đau khổ khi cảm thấy rằng đối với một số bệnh nhân của họ, họ đã chăm sóc không đúng với những tâm nguyện của bệnh nhân. Bác sĩ không thể chắc chắn các ước muốn được thực hiện hay không cho đến khi họ biết chúng là gì. Bạn có muốn sống như thực vật nếu như điều đó giúp kéo dài cuộc sống? Hay là bạn quan tâm tới việc sống ra sao trong khoảng thời gian đó, hơn là sống bao lâu? Tất cả những chọn lựa đó đều khó khăn và dũng cảm, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn. Điều đó đúng vào lúc cuối đời và đối với những điều trị y tế trong suốt cuộc đời ta. Nếu bạn đang mang bầu, bạn có muốn việc sàng lọc di truyền? Việc thay khớp gối là đúng hay sai? Bạn muốn chạy thận nhân tạo tại phòng khám hay tại nhà? Câu trả lời là: còn tùy. Cách chăm sóc y tế nào sẽ giúp bạn sống theo cách bạn muốn? Tôi hy vọng bạn nhớ câu hỏi đó lần tới khi bạn đối mặt với quyết định chọn lựa chăm sóc y tế. Hãy nhớ rằng bạn luôn có một lựa chọn, và rất ổn khi nói không với một liệu pháp điều trị không phù hợp với bạn. Có một bài thơ của W.S Merwin -- chỉ gồm hai câu thơ dài -- nói lên cảm giác của tôi lúc này. "Sự thiếu vắng em đi qua anh tựa sợi chỉ qua chiếc kim. Tất cả mọi thứ anh làm được khâu chặt với màu của nó." Với tôi bài thơ đó gợi nhớ tới tình yêu của tôi dành cho Paul, và một sự can đảm mới đến từ việc yêu anh ấy và mất anh ấy. Khi Paul nói, "Sẽ ổn thôi mà," điều ấy không có nghĩa là chúng tôi có thể chữa khỏi bệnh cho anh ấy Thay vào đó, chúng tôi học cách chấp nhận cả niềm vui và nỗi buồn cùng một lúc; để khám phá vẻ đẹp cũng như mục đích và bởi vì chúng ta đều được sinh ra và đều chết đi. Trong những nỗi buồn và những đêm mất ngủ, Có những điều vui. Tôi đặt hoa trên mộ của Paul và ngắm nhìn con gái hai tuổi chạy vòng quanh trên bãi có. Tôi đốt lửa trại trên bãi biển và ngắm hoàng hôn với các bạn tôi. Tập luyện và thiền định đã giúp tôi rất nhiều. Và một ngày nào đó, Tôi hy vọng tôi sẽ tái hôn. Quan trọng nhất là, tôi có thể nhìn con bé lớn lên. Tôi từng suy nghĩ rất nhiều về những gì tôi sẽ nói với con bé khi nó lớn lên. "Cady, tham gia tất cả các trải nghiệm, sống và chết, tình yêu và mất mát, là thứ chúng ta phải làm. Việc làm người không diễn ra bên ngoài nỗi đau Mà diễn ra bên trong nó. Khi chúng tôi cùng chạm tới nỗi đau, khi chúng tôi lựa chọn không trốn tránh, cuộc sống của ta không bé lại mà mở rộng ra." Tôi đã học được rằng ung thư không phải là một cuộc chiến. Hoặc nếu có, có thể nó là một cuộc chiến vì cái gì đó khác với chúng ta nghĩ. Công việc chúng tôi không để chống lại vận mệnh mà là giúp mọi người vượt qua. Không giống những người lính mà như người chăn cừu. Đó là cách chúng tôi khiến mọi chuyện ổn, kể cả khi nó không. Bằng cách nói to điều đó, bằng việc giúp đỡ mọi người vượt qua ... và bộ đồ khỉ đột cũng không biết đau. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Robert đã dành vài năm gần đây để nghiên cứu về sự kỳ lạ của hành vi con người, và sự bất lực của ngôn ngữ ngày nay trong việc giải thích chúng. Sẽ rất thú vị khi ta được nghe ông công bố một phần những nghiên cứu đó lần đầu tiên trước công chúng. Xin được giới thiệu ngài Robert Sapolsky. (Vỗ tay) Robert Sapolsky: Xin cám ơn. Ta vẫn thường nghe những truyền thuyết kiểu thế này: Tôi giết sạch các lính gác giỏi nhất của hắn, lao vào căn hầm chỉ huy bí mật, với khẩu súng máy đã sẵn sàng trên tay. Hắn vội vàng rút khẩu Luger ra. Nhưng tôi đã hất văng nó đi. Hắn vội lấy viên thuốc cyanide ra. Tôi cũng hất văng nó đi. Hắn gầm lên, lao vào tôi với sức mạnh khủng khiếp. Chúng tôi đánh nhau dữ dội, cuối cùng tôi cũng khoá được hắn, và còng tay hắn lại. Tôi nói "Adolf Hitler," "Tao bắt mày vì tội ác chống lại loài người." Đây là lúc câu chuyện tưởng tượng Medal of Honor kết thúc và họ hạ màn. Tôi sẽ làm gì nếu tóm được Hitler? Chẳng khó tưởng tượng lắm nếu tôi tự cho phép mình làm vậy. Bẻ gẫy cổ hắn. Dùng vật nhọn móc mắt hắn ra. Đâm thủng màng nhĩ hắn. Cắt lưỡi hắn. Để hắn sống thoi thóp bằng máy thở và dịch truyền, hắn không thể cử động, nhìn hoặc nghe, hắn chỉ có thể cảm nhận; và tiêm cho hắn một loại chất độc, chúng làm toàn thân hắn mưng mủ và mọc đầy nhọt, đến khi từng tế bào trong hắn phải gào thét trong đau đớn tột độ, đến khi hắn thấy mỗi giây trôi qua như nghìn năm dưới địa ngục. Đó là điều tôi muốn làm với Hitler. Tôi đã nghĩ đến nó từ khi mình còn bé, bây giờ thi thoảng vẫn vậy, khi tôi nghĩ đến điều đó, tim tôi đập nhanh hơn... đó là những kế hoạch dành cho các linh hồn độc ác, tàn bạo nhất lịch sử. Nhưng có một vấn đề, đó là việc tôi không thực sự tin vào linh hồn hoặc quỷ dữ, tôi nghĩ những thứ đó hợp với nhạc kịch hơn. Nhưng có vài người mà tôi muốn chứng kiến họ chết, nhưng tôi lại phản đối việc tử hình. Nhưng tôi lại thích xem phim bạo lực rẻ tiền, nhưng tôi ủng hộ việc kiểm soát súng. Nhưng có một khoảng thời gian tôi hay chơi đánh trận giả, tôi có một khoảng thời gian tuyệt vời khi nấp trong góc và bắn người khác. Nói cách khác, tôi khá giống bạn ở sự mâu thuẫn khi nói về chủ đề bạo lực. Là một giống loài, ta chắc chắn có khá nhiều vấn đề về bạo lực. Ta dùng vòi hoa sen để vận chuyển khí độc, cấy bệnh than vào bì thư, dùng máy bay như một thứ vũ khí, áp dụng hiếp dâm tập thể vào quân sự. Chúng ta là một giống loài bạo lực đáng thương. Nhưng có một vấn đề phức tạp, đó là việc chúng ta không ghét bạo lực, ta ghét việc bạo lực dùng sai chỗ. Khi bạo lực dùng đúng chỗ, ta ủng hộ điều đó, ta trao huân chương, ta bỏ phiếu, ta làm bạn với những người giỏi điều đó nhất. Khi bạo lực được dùng đúng chỗ, ta sẽ rất thích thú. Và còn một vấn đề phức tạp khác, đó là ngoài việc ta là giống loài ưa bạo lực đáng thương, chúng ta cũng là một giống loài đầy tình thương và không ích kỷ. Vậy làm sao bạn hiểu bản chất Sinh học của các hành vi tốt đẹp nhất, tồi tệ nhất, và những hành vi ở giữa chúng? Để bắt đầu, điều nhàm chán nhất là đề cập về khía cạnh động học của hành vi. Não bạn ra lệnh cho tuỷ sống, ra lệnh cho các cơ làm một việc gì đó, Ô là la, bạn đã làm xong. Việc khó hơn là hiểu được ý nghĩa của hành vi đó, vì trong vài trường hợp, việc bạn nổ súng là một tội ác; vài trường hợp khác, đó là sự hy sinh anh hùng. Trong một số trường hợp, việc bạn làm cho người khác thể hiện sự cảm thông chia sẻ. Vài trường hợp khác, đó là sự phản bội. Thử thách nằm ở việc tìm hiểu bối cảnh gây ra hành vi của ta dưới góc nhìn Sinh học, điều đó thực sự khó khăn. Nhưng điều rất rõ ràng là, việc tìm hiểu sẽ không có kết quả, nếu bạn cho rằng bạn sẽ tìm được một vùng trong não hoặc một thứ hormone nào đó, hoặc một loại gen, hoặc một ký ức tuổi thơ, hoặc một quy luật tiến hoá có thể giải thích toàn bộ chuyện này. Thực ra, mỗi hành vi xảy ra liên quan đến nhiều tầng nhân quả. Hãy lấy một ví dụ. Bạn có một khẩu súng. Có một cuộc biểu tình xảy ra: bạo loạn, hỗn chiến, người chạy khắp nơi. Một người đang chạy về phía bạn với tâm trạng bị kích động... Bạn không biết rõ anh ta đang hoảng sợ, giận dữ, hay đang đe doạ bạn... Anh ta đang cầm trên tay một thứ giống khẩu súng ngắn. Bạn chẳng rõ nữa. Người lạ chạy thẳng về hướng bạn, bạn nổ súng. Nhưng hoá ra thứ người đó đang cầm chỉ là chiếc điện thoại. Ta hỏi câu hỏi sau dưới góc nhìn Sinh học: Điều gì đã thôi thúc hành động đó? Nguyên nhân hành động đó là gì? Và rất nhiều câu hỏi liên quan khác. Hãy bắt đầu. Điều gì đã xảy ra bên trong não bạn một giây trước khi bạn nổ súng? Điều đó dẫn ta đến một vùng trong não, có tên là Hạch hạnh nhân. Hạch hạnh nhân là trung tâm giải quyết bạo lực, nỗi sợ hãi, nơi tạo ra những xung thần kinh quyết định việc bạn bóp cò. Trước một giây đó, mức độ hoạt động của hạt hạnh nhân như thế nào? Để hiểu điều đó, ta cần lùi thời gian thêm một chút nữa. Xung quanh bạn xảy ra điều gì trong khoảng vài giây đến vài phút trước và ảnh hưởng đến hạt hạnh của bạn? Rõ ràng chúng là quang cảnh và các thứ âm thanh hỗn loạn, chúng đều liên quan. Nhưng thêm vào đó, bạn sẽ dễ nhìn nhầm chiếc điện thoại thành khẩu súng ngắn hơn nếu người đó là nam giới, to con, và đến từ chủng tộc khác bạn. Thêm nữa, nếu bạn đang đau đớn, nếu bạn đang đói, nếu bạn đang kiệt sức, thuỳ trán của bạn sẽ không còn làm việc tốt nữa, đó là phần não có nhiệm vụ tạo liên kết với hạt hạnh nhân của bạn đúng lúc, và hỏi, "Cậu chắc chắn đó là khẩu súng không đó?" Nhưng ta cần lùi thời gian thêm nữa. Ta phải nhìn về vài giờ hoặc vài ngày trước đó, bằng việc này, ta bắt đầu khảo sát khía cạnh các hormone. Ví dụ như testosterone, bất kể giới tính bạn là gì, một khi lượng testosterone trong máu bạn tăng cao, bạn sẽ đánh giá một khuôn mặt có biểu cảm bình thường thành một biểu cảm mang tính đe doạ. Nồng độ testosterone tăng cao, nồng độ hormone gây stress tăng cao, hạt hạnh nhân của bạn bị kích thích nhiều hơn, và thuỳ trán của bạn dễ mắc sai lầm hơn. Lùi lại hơn nữa, vài tuần hoặc vài tháng trước đó, vậy thì có liên quan gì? Hãy bàn về khả năng thích nghi của hệ thần kinh, sự thật là bộ não của bạn có thể thay đổi theo hoàn cảnh, và nếu trong vài tháng trước, bạn chìm trong căng thẳng và các chấn động tâm lý, hạt hạnh nhân của bạn sẽ nở to ra. Các nơ-ron sẽ dễ dàng bị kích thích, chức năng của thuỳ trán bị suy giảm, mọi thứ đó đều liên hệ với điều xảy ra trong một giây đó. Nhưng ta sẽ lùi xa hơn nữa, trước vài năm, ví dụ lùi đến tuổi thiếu niên của bạn. Điều quan trọng nhất khi nói về não của thiếu niên là việc tất cả các vùng não đều phát triển rất mạnh, trừ thuỳ trán ra, nó giống chiếc bánh mỳ nướng dở. Nó chưa thể phát triển hoàn thiện cho đến khi bạn khoảng 25 tuổi. Vì vậy, trong những năm tháng thiếu niên và thanh niên, môi trường xung quanh và những trải nghiệm sẽ định hình nên thuỳ trán của bạn trở thành thứ bạn đang sở hữu trong khoảnh khắc quan trọng đó. Nhưng hãy lùi xa hơn nữa, đến tận tuổi ấu thơ hoặc thời gian sơ sinh của bạn, mọi sự thay đổi có thể làm bạn trở thành con người khác. Trong giai đoạn này, rõ ràng là não của bạn đang được hình thành, điều đó rất quan trọng, nhưng thêm vào đó, những trải nghiệm trong khoảng thời gian này là nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cấu trúc ADN của bạn, thậm chí có ảnh hưởng lâu dài, chúng kích hoạt một số gene và làm bất hoạt vài gen khác. Một ví dụ cho điều này, nếu trong thời kỳ bào thai, bạn tiếp xúc với nhiều hormone gây stress từ mẹ, yếu tố đó làm làm cho hạt hạnh của bạn khi trưởng thành trở nên dễ kích thích hơn, nồng độ hormone gây stress của bạn sẽ cao hơn. Nhưng hãy lùi thời gian hơn nữa, đến lúc bạn là một bào thai, thời điểm mà bạn thực chất là một tập hợp các gene. Gene là yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng điểm mấu chốt là gene không quyết định tất cả, bởi lẽ gene sẽ hoạt động khác nhau trong các môi trường khác nhau. Một ví dụ rất quan trọng: có một lại gene mang tên MAO-A, nếu bạn sở hữu loại gen này, khả năng bạn có những vi bạo lực chống lại cộng đồng sẽ cao hơn, nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu bạn bị lạm dụng khi còn nhỏ. Gene và môi trường tương tác lẫn nhau, và điều xảy ra trong vòng một giây trước khi bạn nổ súng đó thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa gene và môi trường trong cả cuộc đời bạn. Ngay bây giờ, vẫn chưa đủ, ta thậm chí phải lùi xa hơn nữa, tới hàng thế kỷ, để xem xét đến tổ tiên của bạn. Giả sử họ là những người chăn nuôi du mục, họ chăn nuôi gia súc, họ sống ở trên sa mạc hoặc đồng cỏ với đàn lạc đà, bò, dê của mình, nhiều khả năng là họ đã phát minh ra thứ gọi là nền văn hoá trọng danh dự, bao gồm những tầng lớp chiến binh, sự trừng phạt bằng bạo lực, những vụ trả thù lẫn nhau. Và thực sự ngạc nhiên, đến tận vài thế kỷ sau, điều đó vẫn ảnh hưởng đến những giá trị sống đã nuôi nấng bạn. Nhưng ta hãy lùi xa thêm nữa, đến tận hàng triệu năm trước, vì tôi đang nói chuyện về gene, theo kiểu ta đang xoay quanh câu chuyện về sự tiến hoá của gene. Điều bạn đang thấy là, chẳng hạn như, điểm giống nhau giữa các họ thuộc bộ linh trưởng. Một số loài đã tiến hoá để giảm xu hướng bạo lực xuống thấp nhất, một số loài thì hoàn toàn ngược lại, và loài nằm trên tất cả các mức ở giữa chính là con người, thêm một lần nữa, giống loài rắc rối và khó định nghĩa này có đầy đủ tiềm năng để tiến tới một trong hai con đường đó. Vậy ta đã hiểu thêm được gì? Để đơn giản, những thứ ta đang thấy đây, nếu bạn muốn hiểu một hành vi, dù nó là hành vi ghê tởm hay tuyệt vời, hoặc được xếp đâu đó giữa chúng, nếu bạn muốn hiểu nó, bạn phải xem xét đến những điều xảy ra từ một giây trước tới một triệu năm trước, và tất cả những thứ giữa chúng. Vậy ta có thể kết luận được gì? Nói chính xác, điều đó rất phức tạp. Một kết luận có ích làm sao! Nó rất phức tạp, và bạn nên cực kỳ, cực kỳ cẩn thận và bình tĩnh trước khi ra kết luận rằng bạn biết rõ về nguyên nhân của hành vi, đặc biệt là những hành vi bạn không có cảm tình. Đối với tôi, điều quan trọng nhất của tất cả những điều này là mọi thứ đều thay đổi. Mọi khía cạnh sinh học tôi đã đề cập có thể thay đổi theo các hướng khác nhau. Ví dụ, hệ sinh thái đang thay đổi. Hàng nghìn năm trước, Sahara từng là một đồng cỏ tươi tốt. Văn hoá đang thay đổi. Vào thế kỷ 17, người Thuỵ Điển trở thành nỗi ám ảnh của cả châu Âu, gieo rắc chiến tranh khắp nơi. Và đây là quân đội Thuỵ Điển ngày nay. Họ chưa có chiến tranh trong 200 năm. Điều quan trọng nhất, bộ não thay đổi. Các nơ-ron tạo ra các quá trình mới. Các liên kết cũ bị xoá bỏ. Mọi thứ trong não ta đều thay đổi, và chúng dẫn đến những thay đổi phi thường của loài người. Đầu tiên: đây là John Newton, một nhà thần học người Anh, ông có vai trò chủ đạo trong việc xoá bỏ chế độ nô lệ ở Vương quốc Anh vào những năm 1800. Điều ngạc nhiên là, ông đã dành hàng chục năm trong cuộc đời mình làm nghề thuyền trưởng tàu buôn nô lệ, và đầu tư vào lĩnh vực buôn nô lệ, làm giàu nhờ chúng. Nhưng điều gì đó đã thay đổi. Điều gì đó làm ông thay đổi, điều đó đã được Newton thể hiện ở một tác phẩm mà nhờ đó ông nổi tiếng, đó là một bản nhạc do ông viết, "Amazing Grace." Đây là Zenji Abe trong buổi sáng ngày 6 tháng 10 năm 1941, ít phút trước khi ông dẫn đầu phi đội bay người Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Cũng chính người đàn ông này 50 năm sau, ông đang ôm một người sống sót sau vụ tấn công đó. Khi mình đã già, Zenji Abe đã gặp những người sống sót sau vụ tấn công Trân Châu Cảng trong một buổi lễ tưởng niệm, bằng giọng tiếng Anh bập bẹ, ông xin lỗi vì những gì mình đã gây ra khi còn trẻ. Điều đó không cần đến vài thập kỷ nữa. Đôi khi, những thay đổi phi thường chỉ diễn ra trong vài giờ. Hãy nói về sự kiện Hưu chiến Lễ Giáng sinh trong Thế chiến I vào năm 1914. Các phe đã thoả thuận một lệnh ngừng bắn ngắn hạn, để binh sĩ có thể ra ngoài, tập hợp thi thể tử sĩ ở các vùng tranh chấp giữa hai chiến tuyến. Các binh sĩ Anh và Đức nhanh chóng làm điều đó, giúp đỡ di chuyển thi thể của phe kia, họ giúp nhau đào huyệt khi mặt đất đã đóng băng, cùng nhau cầu nguyện, trao cho nhau những hộp quà nhân dịp Giáng sinh, và ngày hôm sau, họ chơi bóng đá cùng nhau và trao đổi địa chỉ để họ có thể gặp mặt sau khi chiến tranh kết thúc. Lệnh ngừng bắn cứ tiếp diễn cho đến lúc các sĩ quan xuất hiện, và nói: "Chúng tao sẽ bắn mày trừ khi mày quay lại chiến tuyến và bắn bọn kia." Chỉ cần vài tiếng đồng hồ để những người lính đó hình thành một khái niệm "chúng ta" hoàn toàn mới: tất cả chúng ta trong những hầm hào này của cả hai phe, phải tàn sát nhau không vì lý do gì cả, và khái niệm "chúng," những kẻ quyền lực núp sau tiền tuyến thí họ như những con tốt. Và đôi lúc, chỉ cần vài giây để thay đổi. Một thảm kịch khủng khiếp nhất trong Chiến tranh Việt Nam, đó là vụ thảm sát Mỹ Lai. Một lữ đoàn lính Mỹ tiến vào một ngôi làng gồm toàn dân thường, họ đã giết khoảng 350 đến 500 người, hiếp dâm tập thể phụ nữ và trẻ em, và chặt xác người. Thật tàn nhẫn! Thật tàn nhẫn vì điều đó đã xảy ra, vì chính phủ đã phủ nhận nó, vì chính phủ Mỹ đã chẳng làm gì ngoài những hành động chiếu lệ, và thật tàn nhẫn khi những sự kiện kiểu đó chắc chắn không phải là duy nhất. Người đàn ông này, Hugh Thompson, ông đã cố ngăn chặn vụ thảm sát Mỹ Lai. Ông đang lái một chiếc trực thăng, đáp ở đó, đổ bộ, và thấy những binh sĩ Mỹ bắn trẻ em, bắn các cụ già. Sau khi hiểu chuyện gì đang xảy ra, ông đã dùng trực thăng của mình và làm một điều đã lật đổ toàn bộ quan điểm từ trước đến nay của ông về những ai ông gọi là "chúng ta" và "chúng." Ông đỗ trực thăng gần một số người dân sống sót và một số lính Mỹ, chĩa súng máy vào các chiến hữu của mình, và nói: "Nếu chúng mày không dừng việc giết chóc, tao sẽ bắn." Họ không có điểm gì đặc biệt hơn hẳn so với chúng ta. Cùng những nơ-ron đó, cùng những chất xám đó, cùng cấu tạo sinh học đó. Điều còn lại của ta sẽ là kết cục không tránh khỏi này: "Những ai không học hỏi từ lịch sử chắc chắn sẽ lặp lại nó." Nhưng thứ ta rút ra thì hoàn toàn ngược lại: Những ai không hiểu lịch sử những thay đổi phi thường của loài người, những ai không hiểu khía cạnh sinh học của những điều thay đổi ta từ tốt đẹp nhất đến tệ hại nhất, những ai không làm vậy sẽ chắc chắn không thể lặp lại những khoảnh khắc rực sáng kỳ diệu đó. Cám ơn. (Vỗ tay) CA: Những bài nói cho bạn góc nhìn mới dưới khía cạnh thần kinh học, chúng là các bài nói yêu thích của tôi, và đây cũng vậy. Robert, cảm ơn anh rất nhiều. Chúc may mắn với cuốn sách mới. Thật tuyệt vời, chúng tôi sẽ cố gắng đưa anh tới đây trong các năm tiếp theo. Cám ơn rất nhiều. Nếu bạn lấy bất kì thứ gì, cốc cà phê chẳng hạn, phân đôi nó, sau đó, phân đôi nữa, và cứ thế, cuối cùng, bạn sẽ có gì? Liệu bạn có thể tiếp tục mãi? Hay sẽ tìm thấy một loạt những hình khối chẳng thể phân chia được nữa? Các nhà vật lý đã tìm thấy "Chất sau cùng" vật chất cấu thành từ những hạt cơ bản, thứ nhỏ nhất trong vũ trụ. Những hạt này tương tác với nhau theo lý thuyết gọi là "Mô hình chuẩn". Mô hình chuẩn là một sự đóng gói tao nhã rất đáng chú ý của thế giới lượng tử lạ lùng của các hạt cực nhỏ và không thể phân chia. Nó cũng bao gồm các lực chi phối cách các hạt chuyển động, tương tác, và liên kết để định hình thế giới quanh ta. Vậy, nó hoạt động như thế nào? Xem xét sự phân chia của cái cốc, ta thấy những phân tử, tạo thành từ các nguyên tử liên kết với nhau. một phân tử là đơn vị nhỏ nhất của bất kì hợp chất hóa học nào. Một nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của bất cứ nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn. Nhưng nguyên tử không phải đơn vị nhỏ nhất của vật chất. Các thí nghiệm cho thấy nguyên tử gồm hạt nhân rất nhỏ và nặng, bao quanh bởi một đám mây chứa những electron nhỏ hơn. Như ta biết, electron là một trong những thành phần cơ bản, không thể phân chia của vũ trụ. Nó là hạt đầu tiên trong Mô hình chuẩn từng được khám phá. Các electron di chuyển quanh hạt nhân nhờ lực hút điện từ. Chúng hút nhau bằng cách trao đổi các hạt gọi là photon, hạt lượng tử ánh sáng mang lực điện từ, một trong những lực cơ bản của Mô hình chuẩn. Hạt nhân có nhiều bí mật để khám phá, khi chứa cả proton va neutron. Ban đầu, chúng đã được coi là những hạt cơ bản, cho đến năm 1968 các nhà vật lý tìm ra rằng các proton và neutron cấu thành từ các quark, thứ không thể chia nhỏ hơn nữa. Một proton chứa hai quark "lên" và một quark "xuống". Một neutron chứa hai quark "xuống" và một quark "lên". Hạt nhân được giữ lại với nhau nhờ lực hạt nhân mạnh, một lực cơ bản khác thuộc Mô hình chuẩn. Chỉ có photon có lực điện từ, các hạt gọi là gluon mang lực hạt nhân mạnh. Các electron, cùng với các quark lên và xuống, có vẻ như là tất cả những gì ta cần để mô tả vật chất. Tuy nhiên, các thí nghiệm năng lượng cao tiết lộ rằng thực ra có sáu loại quark-- lên và xuống, thân và lạ, đỉnh và đáy - và đến trong một mớ hỗn độn. Cùng được tìm thấy với electron, hai chị em song sinh nhưng nặng hơn được gọi là muon và tau. Tại sao chỉ có ba ( và chỉ ba ) phiên bản khác nhau của mỗi loại hạt này? Điều này vẫn còn là bí ẩn. Những hạt nặng này chỉ được tạo ra trong một khoảnh khắc cực ngắn, trong các va chạm năng lượng cao, không thấy được trong cuộc sống hằng ngày bởi chúng phân rã rất nhanh thành các hạt nhẹ hơn. Sự phân rã này bao gồm sự trao đổi các hạt mang lực, được gọi là W và Z, - không như photon- mang khối lượng. Chúng mang lực hạt nhân yếu, lực cơ bản cuối cùng của Mô hình chuẩn. Lực này cho phép các proton và neutron chuyển thể lẫn nhau, một phần quan trọng của phản ứng hạt nhân của Mặt trời. Để quan sát lực W và Z trực tiếp, ta cần các va chạm năng lượng cao nhờ vào máy gia tốc hạt. Có một loại hạt khác trong Mô hình chuẩn được gọi là các neutrino. Những hạt này chỉ tương tác với hạt khác thông qua lực hạt nhân yếu. Hàng triệu triệu hạt neutrino, tạo ra bởi Mặt trời, xuyên qua chúng ta mỗi giây. Việc đo lường lực tương tác yếu cho thấy có nhiều loại hạt neutrino có liên kết với electron, muon và tau. Những hạt này cũng có phiên bản phản hạt của chúng, giống hệt nhau trừ mang dấu đối nghịch. Các hạt vật chất và phản hạt được tạo ra theo cặp trong va chạm năng lượng cao, và triệt tiêu lẫn nhau khi tiếp xúc. Hạt cuối cùng trong Mô hình chuẩn chính là hạt boson Higgs - một gợn năng lượng lượng tử trong trường năng lượng nền của vũ trụ. Việc tương tác với trường này là cách mọi hạt cơ bản có khối lượng, căn cứ theo Mô hình chuẩn. Máy đo ATLAS nằm bên trong Máy gia tốc hạt lớn đang thí nghiệm sâu hơn để kiểm chứng Mô hình chuẩn. Bằng các phép đo chính xác các hạt và lực tạo nên vũ trụ, các nhà vật lý ATLAS có thể tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn không thể giải thích bằng Mô hình chuẩn. Như làm thế nào đưa trọng lực vào mô hình? Mối quan hệ thật sự giữa hạt mang lực và hạt vật chất là gì? Làm thế nào để mô tả "Vật chất tối", thứ tạo nên hầu hết khối lượng của vũ trụ nhưng vẫn không thể đo đếm? Dù Mô hình chuẩn đem đến lời giải thích đẹp đẽ về thế giới xung quanh, vẫn còn nhũng bí ẩn to lớn của vũ trụ ngoài kia cần được khai phá. Năm ngoái tôi đã kể cho các bạn nghe một câu chuyện về Dự án Orion, một công nghệ rất bất hợp lý (nghiên cứu thiết kế tàu vũ trụ sử dụng lực đẩy hạt nhân), lẽ ra đã có thể thành công, nhưng nó gặp rắc rối về chính trị kéo dài suốt một năm nên nó đã không được tiến hành. Đó là một giấc mơ không thành hiện thực. Năm nay tôi sẽ kể với các bạn câu chuyện về sự ra đời của điện toán số. Đây là một màn giới thiệu hoàn hảo. Và một câu chuyện có thật, đã xảy ra, và các loại máy ứng dụng của nó hiện rất phổ biến. Và là một công nghệ tất yếu. Những người đã sáng tạo ra công nghệ này mà tôi sắp kể với các bạn nếu họ không thực hiện được thì sẽ có người khác làm được. Thời thế tạo anh hùng, ý tưởng đúng đắn vào đúng thời điểm. Đây là vũ trụ của Barricelli, là vũ trụ chúng ta đang sống. Đó là vũ trụ nơi các cỗ máy này đang làm đủ mọi công việc, kể cả thay đổi sinh học. Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện với quả bom nguyên tử đầu tiên ở Trinity, nằm trong dự án Manhattan. Nó hơi giống TED: nó tập hợp rất nhiều nhà khoa học xuất chúng. Và 3 trong số những người tài giỏi nhất là Stan Ulam, Richard Feynman và John von Neumann, và sau khi chế tạo quả bom, Neumann là người đã nói rằng ông đang chế tạo 1 cỗ máy quan trọng hơn các quả bom rất nhiều: ông đang suy nghĩ về máy tính. Ông không chỉ nghĩ đến mà ông còn chế tạo được một chiếc. Đây là cái máy ông đã làm. (Tiếng cười) Ông chế tạo cái máy này, và chúng ta đã được xem cơ chế hoạt động của nó. Và đó là một ý tưởng quay trở lại. Người đầu tiên giải thích cặn kẽ là Thomas Hobbes, năm 1651, ông đã diễn giải số học và logic là một và nếu muốn tư duy hay tính toán logic nhân tạo, bạn có thể thực hiện cả 2 bằng số học. Ông nói cần phép cộng và phép trừ. Leibiniz, người đến sau một chút -- năm 1679 -- cho thấy bạn thậm chí chẳng cần phép trừ. Tất cả chỉ cần phép cộng. Chúng ta có toàn bộ số học và logic nhị phân thúc đẩy cuộc cách mạng vi tính, và Leibiniz là người đầu tiên nói đến việc chế tạo một cỗ máy như thế. Ông nói về quá trình làm gồm các viên bi, các cổng và thanh ghi dịch chuyển, như chúng ta gọi bây giờ nơi bạn dịch chuyển các cổng, thả các viên bi xuống các rãnh ghi. Và đó là công việc mà tất cả những cái máy này đang làm, ngoại trừ thay vì làm với các viên bi chúng đang làm với các electron. Tiếp đến chúng ta hãy nghe về Neumann năm 1945, ông ấy đã tái phát minh lại một chiếc máy tương tự. Năm 1945, sau chiến tranh, điện tử được ứng dụng vào việc chế tạo một chiếc máy như thế Tháng 6 năm 1945, quả bom vẫn chưa được thả, và Neuman đang tổng hợp mọi lý thuyết nhằm chế tạo được chiếc máy này, lại nhớ đến Turing, trước đó Turing đã đề xuất ý tưởng bạn có thể làm được tất cả công việc này với một cỗ máy trạng thái hữu hạn rất ngớ ngẩn bằng việc đọc một cuộn băng đầu vào và đầu ra. Một lý do khác thúc đẩy Neumann làm cái đó là do sự khó khăn trong công tác dự báo thời tiết. Lewis Richardson đã nhìn thấy khả năng làm được điều này với một ma trận mảng tổ ong của người, đưa cho mỗi người một đoạn dữ liệu, và lắp ráp lại. Đây chúng ta có một sơ đồ điện mô phỏng một cái đầu kiên định nhưng chỉ có 2 ý kiến. (Cười) Và đó là chiếc máy tính đơn giản nhất. Lý do bạn cần qubit (bit lượng tử) vì nó chỉ có 2 ý niệm. Bạn lắp ráp chúng với nhau, thì sẽ được những phần cơ bản của một chiếc máy tính hiện đại: đơn vị số học, bộ điều khiển trung tâm, bộ nhớ, phương tiện ghi, đầu vào, đầu ra. Nhưng có một đoạn ghi chép nữa. Đây là một lỗi không thể tránh -- chúng ta đã thấy nó khi khởi động các chương trình. Các chỉ thị quản lý việc điều hành phải chi tiết và đầy đủ. Nên việc lập trình phải hoàn hảo nếu không nó sẽ không làm việc. Hãy xem nguồn gốc của cái này, lịch sử cổ điển sẽ đưa chúng ta trở về với hệ thống điện toán ENIAC. Nhưng thực ra, cái máy tôi sắp kể với bạn cỗ máy của Viện Nghiên Cứu Tiên Tiến, ở trên đó thì lẽ ra là ở dưới. Thế nên tôi đang cố gắng xem lại lịch sử, và ghi nhận lại công lao của các vị này vì mọi người chưa đánh giá được hết. Một cái máy tính như thế sẽ mở ra vũ trụ hiện đang nằm ngoài tầm phủ sóng của mọi thiết bị, nó mở ra một thế giới mới, và những vị này đã thấy được nó. Người đã có công chế tạo cái máy này là anh chàng ở giữa, Vladimir Zworykin từ RCA. RCA, tập đoàn radio Hoa Kỳ, có thể đã đưa ra một trong các quyết định kinh doanh tồi nhất mọi thời đại, đã quyết định không tiến sâu vào lĩnh vực máy tính Nhưng trong các cuộc họp đầu tiên vào tháng 11,1945 tại các văn phòng của RCA. RCA đã khởi xướng trào lưu và cho rằng tivi là tương lai chứ không phải máy tính. Nó có hết mọi điều cần thiết -- những thứ làm hoạt động các cỗ máy này. Von Neumann, cùng một nhà logic học, một nhà toán học từ quân đội đã lắp ráp chiếc máy này. Tiếp đến họ cần một nơi để xây dựng nó. Khi Tập đoàn RCA từ chối, họ đã quyết định chế tạo nó ở Princeton, ở viện nghiên cứu mà Freeman đang làm việc. Đó là nơi tôi trải qua thời thơ ấu của mình. Đấy là tôi,chị gái tôi, Esther cũng là một diễn giả tại TED, cả 2 chúng tôi đều quay trở lại xem xét sự ra đời của cái máy này. Đó là Freeman, cách đây khá lâu rồi và kia là tôi. Đây là Von Neumann và Morgenstern, tác giả của cuốn Lý Thuyết các Trò Chơi. Đội quân hùng hậu này tập hợp lại ở Princeton. Oppenheimer, người đã chế tạo bom. Cỗ máy chủ yếu được dùng để tính toán việc xếp các quả bom. Và Julian Bigelow là kỹ sư đảm nhận luôn công việc của công nhân, sử dụng điện tử, và cách chế tạo nó. Toàn bộ đội ngũ các nhà khoa học bắt tay chế tạo cỗ máy và những người phụ nữ ở phía trước chịu trách nhiệm phần mã hóa, họ là các lập trình viên đầu tiên. Đây là những người lập dị, đầu to mắt cận. Họ không hòa nhập được tại Viện nghiên cứu. Đây là bức thư từ giám đốc, bày tỏ quan ngại về -- "đặc biệt không công bằng trong vấn đề ăn đường." (Cười) Các bạn có thể đọc đoạn văn. (Cười) Đây là các tay hacker gặp khó khăn lần đầu tiên. (Cười) Những người này không phải các nhà vật lý lý thuyết. Họ thuộc tuýp người dám nghĩ dám làm, và đã chế tạo ra cái máy này. Và chúng ta phải công nhân rằng mỗi chiếc máy này có hàng tỷ tranzito, thực hiện thành công hàng tỷ chu trình mỗi giây. Chúng sử dụng hàng tỷ ống chân không, các kỹ thuật rất hạn hẹp và sơ sài để lấy cách xử lý nhị phân ra khỏi các ống chân không radio đó. Họ sử dụng 6J6, ống radio thông thường, vì họ thấy chúng đáng tin cậy hơn các loại ống đắt tiền khác. Và tại Viện, họ đã xuất bản từng bước trong quá trình. Các báo cáo được đệ trình nhằm sản xuất các cỗ máy giống hệt ở 15 nơi khác trên khắp thế giới. Và đề nghị đó đã được chấp thuận. Đó là bộ vi xử lý thuở sơ khai. Tất cả các máy tính hiện này là bản copy cỗ máy đó. Bộ nhớ trong các ống tia ca tốt -- một mạng điểm trên mặt ống, cực kỳ nhạy với các xáo trộn điện từ. Có 40 ống như vậy, giống 1 động cơ V-40 chạy bộ nhớ. (Cười) Đầu vào và đầu ra ban đầu theo kiểu băng điện tín. Đây là bộ dẫn động dây,sử dụng các bánh xe đạp. Đây là nguyên mẫu ổ cứng trong máy tính của bạn hiện nay. Tiếp đến chúng chuyển sang 1 trống từ trường. Đây là thiết bị IBM cải tiến, là nguồn gốc của toàn bộ ngành xử lý dữ liệu sau này tại IBM. Và đây là tổ tiên của ngành đồ họa vi tính. " Graph'g-Beam Turn On." Slide tiếp theo này, đó là -- theo tôi được biết -- màn hình BMP số đầu tiên, năm 1954. Von Neumann đã ở trong đám mây lý thuyết tóm tắt các nghiên cứu về cách chế tạo các cỗ máy đáng tin cậy từ những linh kiện không ổn định. Mấy anh này đang uống trà có đường đang viết trong nhật ký máy, cố làm cho cái máy này hoạt động với 2,600 ống chân không, mà nó thì có đến 1 nửa thời gian không chạy được. Và đó là công việc tôi đang làm trong 6 tháng qua, đọc nhật ký máy. "Thời gian chạy: 2 phút. Đầu vào, đầu ra: 90 phút." Cái này bao gồm 1 lượng lớn lỗi do con người. Họ luôn phải cố xác định xem lỗi của cái máy là gì? Lỗi do người là gì? mật mã là gì, phần cứng là gì? Đó là 1 kỹ sư đang xem xét cái ống số 36, cố tìm nguyên nhân tại sao bộ nhớ không tập trung. Anh ấy phải tập trung được bộ nhớ -- có vẻ ổn rồi. Anh ấy phải tập trung tất cả các ống thì bộ nhớ mới chạy được, chứ chắng dám nói đến các vấn đề phần mềm. "Vô ích, về nhà thôi." (Tiếng cười) "Không thể theo cái thứ này được, thư mục ở đâu rồi? " Họ đã phàn nàn về quyển sách hướng dẫn rồi: "trước khi bực mình đóng máy." Số học tổng quát -- các nhật ký vận hành máy, khiến họ phải thức khuya làm việc. MANIAC, trở thành từ viết tắt cho cỗ máy, có tên máy tính và bộ tích phân,' đánh mất bộ nhớ của nó." MANIAC lấy lại bộ nhớ của nó khi tắt máy," "máy hay người?" "Aha!" Họ đã xác định ra được: đó là một vấn đề về mã: "Đã tìm thấy vấn đề nằm trong bộ mã, mình hy vọng thế." " ỗi bộ mã, cái máy chả có tội gì." "Chết tiệt, cái máy này cứng đầu y như mình vậy." (Cười) "Bình minh đã lên." Thế là họ đã làm việc cả đêm. Cái máy này chạy 24h/ngày, chủ yếu tính toán các quả bom. "Mọi thứ thật là phí thời gian." " Lợi ích gì chứ? Chúc ngủ ngon." " Trình điều khiển chính tắt rồi. Chết tiệt. Pó tay." (Cười) "Có gì đó không ổn với cái máy điều hòa -- mùi khét, hình như cháy cái dây đai chữ V." "Chú ý -- đừng có bật cái máy lên." "Cái máy IBM thả một chất giống nhựa đường lên các thẻ. Chắc nó rơi từ trên mái xuống." Họ đã phải làm việc dưới điều kiện rất khắc nghiệt các bạn ạ. (Cười) Đây , "Một con chuột đã trèo vào quạt gió đằng sau giá điều chỉnh, làm cái quạt gió rung bần bật. Kết quả: Tiêu đời em chuột." (Cười) "Em chuột yên nghỉ tại đây. Sinh ngày? Từ trần vào hồi 4:50 sáng, tháng 5 năm 1953." (Cười) Ai đó đã viết một câu đùa bằng bút chì vào đó: " Em chuột Marston yên nghỉ tại đây." Nếu bạn là một nhà toán học, bạn sẽ hiểu, vì Marston là nhà toán học đã phản đối máy tính được chế tạo ở Princeton. "Nhặt một con đom đóm ra khỏi cái trống, chạy máy với tốc độ 2 kilohetz." 2 kHz là 2 nghìn chu kỳ trên giây -- "uh, mình là gà" -- suy ra 2 kHz là tốc độ chậm. Tốc độ cao là 16 kHz, tôi không biết liệu các bạn có nhớ một chiếc Mac 16 MHz. Đó là tốc độ chậm. "Bây giờ mình đã nhân đôi cả 2 kết quả. Giả sử 1 kết quả là đúng, thì làm sao mình biết cái nào là đúng? Bây giờ là đầu ra khác nhau thứ 3. Mình biết khi nào thì bị một vố đau." (Cười) "Chúng tôi đã nhân đôi các lỗi trước đó." "Máy chạy ổn. Đoạn mã thì không." "Chỉ xảy ra khi máy đang chạy." Và đôi khi mọi thứ đều ổn. " Cái máy này là vẻ đẹo và niềm vui bất diệt." "Máy chạy hoàn hảo." "Đã nghĩ rằng: khi có các lỗi lớn hơn và nhẹ hơn, chúng tôi sẽ giải quyết được" Chẳng ai biết họ đang thiết kế bom. Họ đang thiết kế các quả bom hidro. Nhưng ai đó giữa đêm khuya, đã vẽ 1 quả bom vào quyển nhật ký máy. Vậy đó là kết quả. Mike, quả bom nhiệt hạt nhân đầu tiên vào năm 1952. Nó được thiết kế trên cái máy đó trong khu rừng phía sau viện nghiên cứu. Von Neuman đã mời một nhóm chuyên gia từ khắp thế giới đến giải quyết các vấn đề đó. Barriceli đã đến để làm cuộc sống nhân tạo, như cách gọi bây giờ cố tìm xem liệu trong vũ trụ nhân tạo này -- ông là 1 nhà di truyền học virus -- cực kỳ đi trước thời đại. Ông hiện vẫn là chuyên gia đầu ngành của các dự án hiện đang được thực hiện . Cố gắng bắt đầu một hệ thống di truyền học nhân tạo chạy trong máy tính. vũ trụ của ông ta bắt đầu vào 3/3/1953. Thứ 3 tới sẽ tròn 50 năm. Và ông ta nhìn thấy mọi thứ về -- Ông có thể đọc các đoạn mã nhị phân ngay ở máy. Ông rất tâm đầu ý hợp với cái máy. Trong khi những người khác không thể làm cho cái máy chạy thì ông cứ động vào là được. Kể cả các lỗi cũng nhân đôi. (Cười) "Tiến sĩ Barricelli tuyên bố đoạn mã thì đúng nhưng lỗi là tại cái máy." Nên ông ấy đã thiết kế vũ trụ này và cho chạy nó. Khi các đồng nghiệp về nhà, ông được phép ở lại đó. Ông cho chạy nó suốt đêm, chạy các máy này. Nếu ai đó còn nhớ Stephen Wolfram, người đã tái phát minh cái máy này. Và ông đã công bố nó. Nó không bị bỏ xó. Nó được xuất bản thành tập san khoa học. "Nếu tạo ra các cơ quan sống lại dễ dàng như thế, thì tại sao không tạo ra một vài nhân bản của mình chơi ta?" Thế là ông ấy quyết định thử một phen, bắt đầu áp dụng ngành sinh học nhân tạo vào máy móc. Và ông đã tìm thấy những thứ này -- Nó giống như 1 nhà tự nhiên học đi vào và nhìn thấy vũ trụ 5,000 byte nhỏ bé này và thấy mọi điều xảy ra trong thế giới bên ngoài, thế giới sinh học. Đây là 1 số thế hệ vũ trụ của ông. Nhưng chúng chỉ là các con số mà thôi; sẽ không trở thành các cơ quan được. Chúng cần có 1 cái gì đó. Bạn có 1 kiểu di truyền và phải có 1 kiểu hình nữa. Họ phải ra ngoài làm 1 việc. Và ông ta bắt đầu thực hiện việc đó, bắt đầu cho các cơ quan số này những thứ chúng có thể chơi, chơi cờ với các máy khác,... Và chúng bắt đầu "tiến hóa". Ông ấy sau đó đã đi khắp đất nước. Mỗi khi có 1 cỗ máy mới tốc độ nhanh, ông lại bắt đầu sử dụng nó, và thấy được chính xác điều gì đang diễn ra: rằng các chương trình, thay vị bị tắt đi -- khi bạn thoát khỏi chương trình, nó vẫn tiếp tục chạy đó chính là điều mà các chương trình trong Window đang làm -- là 1 cơ thể đa bào chạy trên nhiều máy -- ông đã hình dung được diễn biến trong tương lai. Và ông đã thấy bản thân cuộc tiến hóa ấy chính là một quá trình thông minh. Nó không phải trí thông minh của người tạo ra, mà bản thân nó đã là 1 phép tính song song khổng lồ có trí tuệ. Và ông đã phá lệ khi nói rằng ông không nói nó sẽ sinh động như thật hoặc là một dạng sống mới; nó chỉ là 1 phiên bản khác của cùng 1 thứ. Và không có sự khác biệt giữa những gì ông đang thực hiện trong máy tính và những gì tự nhiên đã làm cách đây hàng triệu năm. Còn bạn, bạn có thể làm lại lần nữa không? Khi tôi đi sâu vào các tài liệu lưu trữ này, thì kỳ lạ thay, người lưu trữ văn thư 1 hôm báo với tôi, " Tôi nghĩ chúng tôi đã tìm thấy 1 cái hộp nữa, nó đã bị vứt đi." Và đó chính là vũ trụ của ông ấy trên các phiếu đục lỗ. 50 năm sau, nó vẫn ở đó, 1 loại hoạt họa dang dở. Đó là các hướng dẫn chạy chương trình -- đây chính là mã nguồn cho 1 trong các vũ trụ đó, với 1 ghi chú từ các kỹ sư cho biết họ đang gặp phải 1 số khó khăn. "Chắc hẳn đoạn mã này có cái gì đó mà ông vẫn chưa giải thích." Và tôi nghĩ đó là sự thật. Chúng ta vẫn không hiểu làm thế nào mà các hướng dẫn đơn giản này có thể dẫn tới sự phức tạp tăng dần. Ranh giới giữa khi nào nó giống như thật và khi nào nó thực sự sống là gì? Các thẻ này đang được giữ lại. Và câu hỏi đặt ra là, liệu có nên chạy chúng không? Chúng ta liệu có thể chạy chúng không? Bạn có muốn phát tán nó trên mạng? Các máy này sẽ nghĩ chúng -- những cơ thể này, nếu bây giờ chúng được hồi sinh thì liệu sẽ chết và bay lên thiên đường không, có một vũ trụ -- chiếc laptop của tôi to gấp 10 tỉ lần kích thước của vũ trụ chúng đã sống trong đó khi Barricelli rút khỏi dự án. Ông ấy đã nhìn xa trông rộng, nghĩ đến việc làm sao nó có thể phát triển 1 cuộc sống mới. Và đó là điều đang diễn ra! Khi Juan Enriquez kể với chúng tôi về 12 nghìn tỷ bit của các dữ liệu hệ gen được chuyển đi chuyển lại, đến phòng thí nghiệm protein, đó chính là điều Barricelli đã tưởng tượng: rằng đoạn mã số trong các máy này sẽ bắt đầu mã hóa -- nó đang mã hóa từ các acid nucleic. Chúng ta đang tiến hành công việc đó kể từ khi bắt đầu PCR và tổng hợp các sợi nhỏ của DNA. Và chúng ta sẽ sớm tổng hợp được các protein, và như Steve đã cho chúng ta thấy, mở ra cả 1 thế giới hoàn toàn mới. Một thế giới mà bản thân Von Neumann đã hình dung ra. Cái này đã được xuất bản sau khi ông ấy qua đời: các ghi chép còn dở dang của ông về các cỗ máy tự tái lập. Vậy cần gì để những chiếc máy loại tăng thế này tới nơi chúng bắt đầu tái lập? Chúng cần 3 người: Barricelli quan niệm mật mã là 1 vật hữu sinh. Von Neumann đã nhìn thấy cách chế tạo các cỗ máy đó. Theo thống kê mới nhất, hiện nay có 4 triệu máy kiểu Von Neumann được xây dựng mỗi ngày. Và Julian Bigelow đã qua đời cách đây 10 ngày -- đây là cáo phó John Markoff đã viết cho ông ấy -- ông là sợi dây gắn kết quan trọng bị thiếu, người kỹ sư đã đến và biết cách lắp ráp các ống chân không và làm cho nó hoạt động. Và tất cả máy tính của chúng tôi đều có bên trong chúng các bản sao chép kiến trúc ông đã phải thiết kế chỉ vọn vẹn có 1 ngày trên giấy bút. Chúng ta mang nợ ông rất nhiều vì cống hiến to lớn đó. Và ông đã giải thích rất cặn kẽ tinh thần đã mang những người khác nhau này đến Viện Nghiên Cứu Tiên Tiến ở những năm 40 để thực hiện dự án này, và khiến dự án dễ dàng được tiếp cận vì không có bằng sáng chế, không giới hạn không quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho phần còn lại của thế giới Đó là entry cuối cùng trong quyển nhật ký máy khi cái máy dừng hoạt động vào tháng 7 năm 1958. Và Julian Bigelow là người đã chạy máy cho tới nửa đêm khi nó chính thức bị tắt. Câu chuyện xin kết thúc ở đây. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Xin chào! (tiếng Ấn Độ). Tôi là ngôi sao điện ảnh, hiện đã 51 tuổi, và tôi chưa hề tiêm Botox bao giờ. (Cười) Vì vậy tôi trong sạch đó nhé. Nhưng tôi cư xừ như 21 tuổi ở trong phim. Vâng, tôi như vậy đó. Tôi bán những giấc mơ, và mang tình yêu tới hàng triệu người Ấn Độ người cho rằng tôi là người tình tuyệt nhất. (Cười) Nếu bạn không kể cho ai thì tôi cũng sẽ không, nhưng tôi không bao giờ để điều đó biến mất (Cười) Tôi cũng hiểu rõ rằng có nhiều người các bạn chưa thấy công việc của tôi và tôi cảm thấy tiếc cho bạn. (Cười) (Vỗ tay) Và nó cũng chẳng thể giấu rằng tôi tự cuồng bản thân mình, như một ngôi sao điện ảnh nên làm. (cười) Khi đó bạn tôi, Chris và Juliet mời tôi tới đây để nói về "bạn" trong tương lai. Nó dẫn tới việc tôi nói về chính bản thân mình hiện tại. (Cười) Bởi tôi hoàn toàn tin tưởng nhân loại rất giống tôi (Cười) Đúng như vậy đó. Một ngôi sao điện ảnh gạo cội, chống lại tất cả sự mới mẻ xung quanh, tự hỏi liệu ngay tự đầu mình đã đi đúng hướng và vẫn cố gắng tìm kiếm con đường để bất chấp tiếp tục tỏa sáng. Tôi sinh ra tại nơi tị nạn trong lòng thủ đô nước Ấn, New Delhi. Bố tôi là một đấu sĩ tự do. Còn mẹ tôi thì cũng chiến đấu như bao người mẹ khác. Và cũng như "người tinh khôn" đầu tiên , chúng tôi phải đấu tranh để tồn tại. Khi tôi khoảng 20, tôi mất cả bố lẫn mẹ, mà tôi phải thừa nhận là có một tí sơ suất trong tôi bây giờ đây, nhưng -- (Cười) Tôi nhớ như in cái đêm mà bố tôi qua đời, cũng như người hàng xóm lái xe chở chúng tôi tới bệnh viện. Ông ta lẩm bẩm cái gì đó về "người chết không bo nhiều lắm" rồi đi khuất dần trong đêm tối Lúc đó tôi mới chỉ 14 tuổi, tôi đặt thi thể bố tôi ở ghế sau của chiếc xe, và mẹ tôi ngồi bên cạnh, tôi lái xe trở về nhà từ bệnh viện. Và trong khi đang khóc, mẹ nhìn sang tôi và nói "Con học lái xe từ bao giờ đấy?" Tôi nghĩ về nó và nhận ra, rồi nói với mẹ, "Từ lúc này đây thưa mẹ" (cười) Từ cái đêm đó trở đi, giống như nhân loại ở thời kì thanh thiếu niên của họ tôi đã học được những công cụ thô sơ để sinh tồn Và cái khung của cuộc sống, nói thật, rất, rất là đơn giản Bạn biết đấy, bạn ăn những gì bạn có và làm những gì được chỉ bảo. Tôi tưởng bệnh celiac là một loại rau, và người ăn chay, dĩ nhiên, là đồng chí mất tích ngài Spock trong "Star Trek." (Cười) Bạn cưới cô gái lần đầu tiên bạn hẹn hò, và bạn là một chuyên gia kĩ thuật giỏi nếu có thể sửa bộ chế hòa khí xe bạn. Tôi tưởng rằng gay là một từ tiếng anh phức tạp chỉ hạnh phúc Và Lesbian, các bạn hẳn đều đã biết đó là thủ đô của Bồ Đào Nha. (Cười) Tôi tới đâu rồi? Chúng tôi dựa vào những hệ thống được tạo ra bởi sự vất vả và hy sinh của thế hệ trước nhằm bảo vệ chúng tôi, và chúng tôi cảm thấy rằng chính phủ thực sự làm vì lợi ích của cộng đồng. Khoa học vốn đơn giản và logic, Qủa táo từ trước vốn chỉ là một loại hoa quả sở hữu bởi Eve và rồi đến Newton, chứ không phải Steve Jobs, cho tới bây giờ. Và "Eureka!" là cái mà bạn kêu lên khi bạn muốn khỏa thân chạy khắp phố. Bạn đến bất cứ nơi nào mà cuộc sống đưa bạn tới để làm việc và mọi người hầu như chào đón bạn. Di cư là một thuật ngữ mà chỉ dành cho người Siberia, chứ không phải toàn nhân loại Quan trong hơn cả, bạn chính là bạn và bạn nói những gì bạn nghĩ. Vào cuối tuổi đôi mươi, tôi chuyển vào giáo khu tại Mumbai, và cái khung của tôi, giống như nhân tính mới đầy khát vọng được công nghiệp hóa, bắt đầu thay đổi. Trong đô thị vội vàng cho sự tồn tại mới, trang nghiêm hơn, mọi thứ trở nên khác biệt Tôi gặp nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới, từ mặt mũi, chủng tộc, giới tính cho tới kẻ cho vay lãi. Những khái niệm ngày trở nên dễ thay đổi. Công việc lúc đó có thể định nghĩa bạn Trong phương pháp cân bằng áp đảo, và tất cả hệ thống dần trở nên khó tin cậy với tôi, gần như quá dày đặc để níu giữ sự đa dạng của loài người và con người cần phải phát triển. Những ý tưởng được di chuyển tự do và nhanh hơn. Tôi đã trải nghiệm phép màu sự đổi mới và hợp tác của con người, và sự sáng tạo của riêng tôi, khi được hỗ trợ bởi sự tháo vát của nỗ lực tập thể, đưa tôi trở thành siêu sao. Tôi bắt đầu cảm thấy rằng tôi đã đến, và nói chung, khi tôi 40 tôi đã thật sự vui sướng. Tôi xuất hiện ở mọi nơi. Bạn biết không? Tôi đã hoàn thành 50 bộ phim sau đó và 200 bài hát, và tôi đã được phong tước hiệp sĩ bởi người Malaysia. Tôi đã được trao danh dự dân quyền cao nhất bởi chính phủ Pháp, cái tiêu đề cho cuộc đời tôi mà tôi không thể phát âm tới tận bây giờ (Cười) Xin lỗi nhé, nước Pháp, và cảm ơn vì đã làm như vậy. Nhưng tuyệt hơn thế là tôi có cơ hội gặp Angelina Jolie -- (Cười) trong 2 giây rưỡi. (Cười) Và tôi chắc hẳn cô ấy cũng nhớ cuộc gặp gỡ đó ở đâu đấy. Hoặc không. Và tôi ngồi kế Hannah Montana trên bàn ăn tối tròn, hầu như lưng cô ấy quay về hướng tôi. Như tôi đã nói, tôi vui sướng, từ Miley đến Jolie, và tính nhân loại tăng lên trong tôi. Chúng tôi thật ra đều đang vui mừng hết mức. Rồi các bạn đều biết cái gì xảy ra. Đó chính là Internet. Khi tôi ở cuối tuổi tứ tuần, tôi bắt đầu sử dụng tweet như con chim hoàng yến trong lồng và cho rằng những người nhìn vào thế giới của tôi sẽ ngưỡng mộ nó như một điều kì diệu mà tôi tin sẽ xảy ra. Nhưng thứ khác đã đợi tôi và nhân loại. Bạn biết đấy, chúng tôi đã mong chờ sự phát triển những ý tưởng và mơ ước cùng đó là sự gia tăng kết nối của thế giới. Chúng tôi không mặc cả cho một nơi như ngôi làng bao bọc bởi ý nghĩ bởi định kiến, bởi định nghĩa mà chảy từ cùng một nơi mà tự do và cách mạng đang diễn ra. Tất cả mọi thứ tôi nói mang ý nghĩa mới Tất cả mọi thứ tơi làm -- tốt, dở, xấu -- đều ở đó cho thế giới bình luận và đánh giá. Sự thật là tất cả những gì tôi không nói hay làm đều gặp số phận tương tự. 4 năm trước, người vợ yêu quý của tôi Gauri và tôi quyết định sinh thêm đứa thứ 3. Nó được công khai trên mạng rằng thằng bé là đứa trẻ yêu quý của con cả chúng tôi, dù mới chỉ 15 tuổi. Dường như, nó đã chơi bời với một cô gái khi lái xe của cô ấy về Romania. Và, còn có cả một đoạn phim giả đi kèm. Và chúng tôi bị quấy rầy như một gia đình Đứa con trai 19 tuổi của tôi kể cả khi bạn nói "Xin chào" với nó, thằng bé sẽ quay lại rồi nói, "Nhưng người anh em à, tôi thậm chí chưa có bằng lái xe châu Âu đâu." (Cười) Phải đó. Trong thế giới mới này, dần dần, thực thành ảo, ảo thành thực, và tôi bắt đầu cảm thấy rằng tôi không thể trở thành người tôi muốn hoặc nói những gì tôi nghĩ và nhân loại vào thời điểm này hoàn toàn được xác định với tôi. Tôi nghĩ chúng ta đều đã bước qua khủng hoảng tuổi trung niên, và nhân loại, như tôi vậy, trở thành một prima donna quá mức. Tôi bắt đầu bán đi mọi thứ, từ dầu tóc cho tới máy phát điện diesel. Nhân loại mua tất cả, từ dầu thô cho tới lò phản ứng hạt nhân. Thậm chí, tôi còn cố nhồi nhét mình vào bộ đồ siêu nhân bó sát để đổi mới chính mình Tôi phải thừa nhận là thất bại thảm hại. Và ngoài ra, thay mặt toàn thể người dơi, người nhện và siêu nhân trên thế giới, bạn phải khen ngợi họ, bởi vì nó rất đau ở đũng quần, của bộ đồ siêu nhân đó. (Cười) Vâng, tôi đang nói thật đấy. Tôi cần phải nói với bạn điều này. Thật. Và tôi tình cờ tạo ra một điệu nhảy mới mà tôi không nhận ra, và nó trở nên thịnh hành. Vì vậy nếu mọi thứ ổn thỏa, và bạn đã thấy một ít của tôi, nên tôi không xấu hổ, tôi sẽ cho bạn thấy. Nó gọi là điệu nhảy Lungi. Nếu mọi người ổn, tôi sẽ cho bạn thấy. Tôi cũng giỏi nếu không thì. (Cổ vũ) Nó giống như thế này. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Điệu Lungi. Thế đó. Nó trở nên thịnh hành. (Cổ vũ) Nó thật sự như vậy đó. Như mọi người để ý, không ai có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra trừ tôi, Và tôi không thèm để ý, thật vậy, Vì cả thế giới, và cả nhân loại, gần như là bị bối rối và lạc như tôi đã từng. Tôi đã không bỏ cuộc lúc đó. tôi còn thử tạo lại danh tính của mình trên mạng xã hội như những người khác vậy. Tôi nghĩ nếu tôi đưa ra những tweet về triết học lên mọi người sẽ nghĩ tôi thích nó, nhưng vài phản ứng tôi nhận được từ những dòng tweet đó Là những từ viết tắt rất khó hiểu mà tôi không hiểu. Bạn hiểu không? ROFL, LOL. "Adidas," ai đó trả lời cho một trong những tweet kích thích tư duy hơn của tôi tôi thắc mắc tại sao bạn lại viết tên giày thể thao, ý là, tại sao bạn lại trả lời tên giày thể thao với tôi? và tôi hỏi con gái 16 tuổi của tôi, và nó khơi sáng cho tôi. (Cười) Thật. Tôi không biết nếu bạn biết nó. Rồi tôi trả lời lại, "WTF" in đậm cho ngài Adidas, Thầm cảm ơn một vài từ viết tắt và những điều không bao giờ thay đổi. WTF. Nhưng chúng ta vẫn ở đây. Tôi 51 tuổi như tôi đã nói, và cho dù có những từ viết tắt, tôi chỉ muốn nói với bạn nếu có một thời điểm trọng đại để nhân loại tồn tại, đó là bây giờ, vì "bạn"trong hiện tại là dũng cảm. "Bạn" trong hiện tại là hy vọng. "Bạn" trong hiện tại là sáng tạo và tháo vát, và dĩ nhiên, "bạn" trong hiện tại là không thể xác định được một cách khó chịu. Và trong cái bùa kết nối, khoảnh khắc không hoàn hảo của tồn tại, cảm thấy chút dũng cảm ngay trước khi tôi đến đây, tôi quyết định nhìn thẳng vào mặt mình. Và tôi nhận ra rằng tôi ngày càng giống như tượng sáp của mình ở Madame Tussaud's. (Cười) Yeah, và trong lúc nhận ra, tôi hỏi câu hỏi quan trọng và thích hợp nhất cho nhân loại và mình: Mình có cần đi chỉnh mặt không? Thật đó. Tôi là diễn viên, như tôi nói với bạn, một biểu hiện hiện đại của sự sáng tạo của nhân loại. Quê hương của tôi là nơi không thể giải thích được nhưng rất tâm linh Với sự rộng lượng của nó, Ấn Độ quyết định bằng cách nào đó tôi, con trai Hồi giáo của một đấu sĩ tự do nghèo người mà tình cờ dấn thân vào ngành kinh doanh bán giấc mơ, nên trở thành vua của sự lãng mạn, là "Badhshah của Bollywood," người tình vĩ đại nhất của đất nước ... Với khuôn mặt này. Vâng. (Cười) mà đã được thay miêu tả là xấu xí, không độc đáo, và kì lạ, không đủ đen. (Cười) Những người đến từ vùng đất cổ xưa này tiếp đón tôi với tình yêu vô tận của họ, và tôi học được từ những người này rằng không phải sức mạnh hay nghèo đói có thể khiến cuộc sống nhiệm màu hơn hay ít khổ đau hơn, tôi học được từ người dân ở quê hương tôi rằng lòng tự trọng của cuộc sống, con người, văn hóa, tôn giáo, đất nước thật sự cư trú trong chính khả năng của nó cho duyên dáng và lòng trắc ẩn. Tôi học được những gì rung động bạn, những gì thúc giục bạn sáng tạo, xây nên, những gì giữ bạn khỏi té ngã, những gì giúp bạn tồn tại, có lẽ là cảm xúc lâu và đơn giản nhất mà nhân loại biết đến, và đó là tình yêu. Một nhà thơ huyền bí ở đất nước nổi tiếng của tôi đã viết, (Đọc bằng tiếng Hindi) (Kết thúc thơ) Được dịch sơ thành thứ gì đó -- vâng, nếu bạn biết tiếng Hindi, xin hãy vỗ tay, vâng. (Vỗ tay) Nó rất khó nhớ. Nó được dịch sơ thành tất cả cuốn sách hiểu biết mà bạn có thể đọc và hãy truyền đạt kiến thức của mình qua đổi mới, qua sáng tạo, qua công nghệ, nhưng nhân loại sẽ không bao giờ khôn ngoan hơn về tương lai trừ khi nó bắt đôi với một ít tình yêu và lòng trắc ẩn cho những người bạn với hai chữ rưỡi có thể tạo thành từ "प्रेम," nghĩa là "tình yêu," nếu bạn có thể hiểu và sử dụng nó, thì tự nó có thể khai sáng nhân loại. Nên tôi thật lòng tin vào "bạn" trong tương lại phải là bạn với tình yêu. Nếu không nó sẽ ngừng nở rộ. Nó sẽ chết trong sự tự hấp thụ. Vì vậy bạn hãy sử dụng sức mạnh của mình để xây lên những bức tường và ngăn mọi người ở bên ngoài, hoặc bạn có thể phá vỡ hàng rào ấy và chào đón mọi người vào trong. Bạn có thể sử dụng sự tin tưởng lòng tin để khiến mọi người sợ hãi và khiến họ sợ phải khuất phục, hoặc bạn có thể dùng nó để động viên để họ tiến tới mức cao nhất của sự giác ngộ Bạn có thể dùng sức lực của mình để tạo nên bom hạt nhân và rải rác bóng tối của sự hủy diệt, hoặc bạn có thể truyền niềm vui cuộc sống đến hàng triệu người. Bạn có thể tàn nhẫn xả rác xuống đại dương và đốn trụi các cánh rừng. Bạn có thể phá hủy sinh thái học, hoặc biến đổi chúng với tình yêu và tái sinh cuộc sống từ những nguồn nước và cây Bạn có thể đáp xuống sao Hỏa và xây nên những thành lũy với vũ trang, hoặc bạn có thể tìm những sự sống và giống loài để học hỏi và tôn trọng. Và bạn có thể xài tất cả tiền mà chúng ta có được để phát nên những cuộc chiến vô bổ và trao súng cho những trẻ nhỏ để giết lẫn nhau, hoặc bạn có thể dùng nó để mua thêm thức ăn để lấp đầy dạ dày chúng. Đất nước tôi đã dạy cho tôi rằng năng lực của một con người để yêu cũng giống như sự tin kính. Nó tỏa sáng trong một thế giới mà nhân loại, theo tôi nghĩ là, đã thay đổi quá nhiều rồi. Trong vài ngày nay, trò chuyện ở đây, những người tuyệt vời tới và thể hiện tài năng của họ, nói về thành tựu của mình, sự đổi mới, công nghệ khoa học, kiến thức mà chúng ta có được nhờ có mặt ở đây trong sự hiện diện của TED Talks và tất cả mọi người là đủ lý do cho chúng tôi ăn mừng chúng tôi tương lai. Nhưng trong cái ăn mừng ấy các nhiệm vụ để nuôi dưỡng năng lực của chúng ta cho tình yêu và lòng từ bi phải khẳng định chính nó, phải khẳng định chính nó, giống như nhau. Nên tôi tin vào "bạn" trong tương lai là bạn trong vô hạn. Nó gọi là chakra ở Ấn Độ, như một vòng tròn. Nó kết thúc nơi nó bắt đầu để tự hoàn thành bản thân nó Bạn mà nhận thấy thời gian và không gian khác nhau hiểu cả hai sự không thể tưởng tượng và tầm quan trọng tuyệt vời của bạn và sự không quan trọng của bạn trong phần lớn của vũ trụ. Người mà trở lại với sự ngây thơ ban đầu của nhân loại, nơi tình yêu đến từ sự thuần túy của trái tim, được nhìn thấy từ con mắt công lý, nơi giấc mơ từ từ sự rõ ràng của một tâm trí không bị xáo trộn. "Bạn" trong tương lai hãy giống như một ngôi sao gạo cội người mà đã tin rằng có một khả năng không hoàn chỉnh trong thế giới này, hoàn toàn, tự ám ảnh trong tình yêu với chính nó. Một thế giới -- thật ra, phải là bạn tạo nên một thế giới mà là người tình tốt nhất cho mình Và tôi tin rằng, thưa quý bà và quý ông, đó nên là "bạn" trong tương lai. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. (tiếng Hindi) (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Đây là Lee Sedol. Lee Sedol là một trong những kì thủ cờ vây giỏi nhất thế giới, cậu ấy đang có thứ mà các bạn của tôi ở thung lũng Silicon gọi là khoảnh khắc "Ôi Chúa ơi" -- (Cười) khoảnh khắc khi chúng ta nhận ra rằng AI (trí tuệ nhân tạo) đã xử lí nhanh hơn nhiều so với chúng ta mong đợi. Vậy con người đã thua trên bàn cờ vây. Thế còn trong thế giới thực? Thế giới thực lớn hơn, phức tạp hơn nhiều so với cờ vây. Nó không dễ nhận thấy, nhưng nó vẫn là một vấn đề mang tính chọn lựa. Và nếu chúng ta nghĩ về một số công nghệ đang được chú ý đến... Noriko [Arai] từng khẳng định máy móc vẫn chưa thể đọc, ít nhất là với sự thấu hiểu. Nhưng điều đó sẽ xảy ra, và khi điều đó xảy ra, rất nhanh sau đó, máy móc sẽ đọc hết những thứ mà loài người đã viết. Và điều đấy sẽ cho phép máy móc, cùng với khả năng dự đoán xa hơn con người, như chúng ta đã thấy trong cờ vây, nếu chúng cũng có thể tiếp cận nhiều thông tin hơn, chúng sẽ có thể đưa ra những quyết định tốt hơn chúng ta trong thế giới thực. Vậy đó có phải là điều tốt? Tôi hi vọng vậy. Toàn bộ nền văn minh của loài người, tất cả những thứ chúng ta coi trọng, đều dựa trên trí tuệ của chúng ta. Và nếu chúng ta có thể sở hữu nhiều trí tuệ hơn, những thứ con người có thể làm sẽ không có giới hạn. Và tôi nghĩ đây có thể là, như nhiều người đã miêu tả nó, sự kiện lớn nhất trong lịch sử nhân loại. [Chào mừng tới UTOPIA Hãy tận hưởng hành trình của bạn] Vậy tại sao mọi người lại nói những điều như thế này, AI có thể là sự chấm dứt của loài người? Đây có phải là một điều mới mẻ? Phải chăng chỉ có Elon Musk, Bill Gates và Stephen Hawking? Thực ra là không. Ý tưởng này đã có trước đây. Đây là một trích dẫn: "Ngay cả khi chúng ta có thể giữ máy móc như một công cụ, chẳng hạn như, bằng cách tắt nguồn khi chúng ta muốn"-- và tôi sẽ quay lại với khái niệm "tắt nguồn" sau -- chúng ta vẫn nên cảm thấy khiêm tốn hơn. Vậy ai đã nói điều này? Chính là Alan Turing vào năm 1951. Alan Turing, như bạn đã biết, là cha đẻ của khoa học máy tính, và theo nhiều cách, ông cũng là cha đẻ của AI. Nếu chúng ta nghĩ về vấn đề này, tạo nên một loài thông minh hơn loài của chính bạn, có thể gọi nó là "vấn đề gorilla," bởi vì tổ tiên gorilla đã làm việc này từ hàng triệu năm trước, và bây giờ chúng ta có thể hỏi chúng: Đây có phải là một ý tưởng hay? Và chúng đang có một buổi họp để thảo luận xem đây có phải là một ý tưởng hay, và sau một khoảng thời gian, chúng kết luận: Không, đó là một ý tưởng tồi tệ. Chúng ta đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy nỗi buồn hiện hữu trong mắt chúng. (Cười) Vậy cảm giác bất an rằng tạo ra một loài thông minh hơn chính loài của chúng ta có thể không phải là một ý kiến hay -- Chúng ta có thể làm gì nó? Thực sự là không gì cả, trừ việc ngừng tạo ra AI, và bởi vì những lợi ích mà tôi vừa kể ra cũng như tôi là một nhà nghiên cứu về AI, tôi sẽ không làm như thế. Tôi vẫn muốn tiếp tục làm về AI. Chúng ta cần phải cụ thể hóa vấn đề hơn một chút. Chính xác thì đâu mới là vấn đề? Vì sao AI tốt hơn lại có thể đem lại nhiều tai họa? Đây là một câu trích dẫn khác: "Chúng ta nên đảm bảo rằng mục đích mà chúng ta đưa vào máy móc là mục đích mà chúng ta thực sự mong muốn." Đây là câu nói của Norbert Wiener năm 1960, không lâu sau khi ông ấy được xem một trong những hệ thống học tập thời đầu học cách chơi cờ Đam giỏi hơn người tạo ra nó. Nhưng điều tương tự cũng đã được nói bởi vua Midas. Vua Midas đã từng bảo: "Tôi muốn mọi thứ tôi chạm vào trở thành vàng." và ông ấy đã có chính xác những gì ông muốn. Đấy là mục đích mà ông đã đưa vào máy móc, như đã nói, sau đó thì đồ ăn, thức uống và người thân của ông đều biến thành vàng và ông đã qua đời trong đau khổ và đói kém. Vậy nên chúng ta gọi đây là "vấn đề Vua Midas" khi chúng ta đưa ra một mục tiêu không trùng khớp với thứ chúng ta muốn. Hiện tại, chúng ta gọi đó là "vấn đề trùng khớp giá trị." Tuy nhiên xác định sai mục tiêu không phải là vấn đề duy nhất. Còn một phần nữa. Nếu chúng ta đưa mục đích vào một cỗ máy, kể cả một thứ đơn giản như "đi lấy cà phê," cỗ máy tự nói với chính nó, "Ừm, điều gì có thể làm việc đi lấy cà phê thất bại?" Như ai đó có thể sẽ tắt tôi đi. Ok, tôi phải ngăn chặn việc đó. Tôi sẽ vô hiệu hóa nút 'tắt' của tôi. Tôi sẽ làm mọi thứ để bảo vệ bản thân khỏi các thứ cản trở tôi đạt được mục đích đã được giao." Vậy sự chuyên tâm theo đuổi này theo một cách rất phòng ngự đối với mục tiêu mà, thật ra, không tương ứng với mục đích chính của loài người -- đó là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt. Và thực ra, đây là bài học đáng giá được rút ra từ bài nói này. Nếu bạn muốn nhớ một điều, đó là bạn sẽ không thể lấy được cà phê nếu bạn chết. (Cười) Nó rất đơn giản, hãy nhớ nó. Nhắc lại cho bản thân nghe 3 lần mỗi ngày. (Cười) Và thực ra, đây chính là nội dung trong phim "2001: [A Space Odyssey]" HAL có một mục tiêu, một nhiệm vụ, không trùng với mục tiêu của loài người, và nó dẫn tới sự mâu thuẫn này. Nhưng may mắn là Hal không phải một cỗ máy siêu trí tuệ. Nó khá thông minh, nhưng cuối cùng Dave đã khuất phục được và đã tắt nguồn nó thành công. Nhưng có thể chúng ta sẽ không may mắn như thế. [Xin lỗi Dave. Tôi e rằng tôi không thể làm điều đó được.] Vậy chúng ta sẽ phải làm gì? [AI hợp tác được với con người] Tôi đang cố định nghĩa lại về AI để thoát khỏi định nghĩa truyền thống là máy móc mà theo đuổi mục tiêu một cách thông minh. Nó bao gồm ba nguyên tắc. Thứ nhất, đó là nguyên tắc về lòng vị tha, nếu bạn thích, mục tiêu duy nhất của robot là hiện thực hóa tối đa mục tiêu của con người, các giá trị của con người. Và giá trị ở đây tôi muốn nói không phải sự nhạy cảm hay đạo đức giả. Ý tôi là bất kể thứ gì mà con người muốn cuộc sống của họ trở nên giống thế. Và thực ra thì điều này đã vi phạm luật của Asimov đó là robot phải tự bảo vệ sự tồn tại của nó. Nó không hứng thú duy trì sự tồn tại của mình bất kể thế nào. Luật thứ hai đó là luật về sự khiêm tốn, nếu bạn thích. Và điều này thật ra rất quan trọng để robot trở nên an toàn. Nó nói rằng robot không hề biết những giá trị của con người là gì, nên nó phải tối ưu hóa chúng, nhưng không biết chúng là gì. Do đó tránh khỏi rắc rối từ sự chuyên tâm theo đuổi mục đích. Sự không chắc chắn này hóa ra lại rất quan trọng. Bây giờ, để trở nên có ích cho chúng ta, nó phải có một chút ý tưởng về thứ mà chúng ta muốn. Nó thu nhận các thông tin này chủ yếu bằng việc quan sát con người lựa chọn, vậy lựa chọn của chúng ta sẽ hé lộ thông tin về những thứ mà chúng ta muốn cuộc sống của mình trở nên như vậy. Vậy đó là ba nguyên tắc. Hãy xem ta áp dụng chúng vào câu hỏi này như thế nào: "Bạn có thể tắt nguồn chiếc máy không?" như Turing đã đưa ra. [Vấn đề tắt nguồn] Đây là robot PR2. Một cái ở phòng nghiên cứu chúng tôi có, và nó có một nút "tắt" lớn đỏ ở sau lưng. Câu hỏi là: Nó có để cho bạn tắt nó đi không? Giả sử ta làm theo cách truyền thống, đưa cho nó mục tiêu là "Đi lấy cà phê", "Tôi phải đi lấy cà phê", "Tôi không thể lấy cà phê nếu tôi chết", vậy rõ ràng PR2 đã nghe bài nói của tôi, và do đó nó nói: "Tôi phải vô hiệu hóa nút "tắt" của mình, và có lẽ sốc điện tất cả những người trong Starbucks, những người có thể cản trở tôi." (Cười) Vậy điều này có vẻ không thể tránh khỏi, đúng không? Sự thất bại như thế này có vẻ không thể tránh được, và nó là kết quả của việc có một mục tiêu rõ ràng. Vậy sẽ thế nào nếu chiếc máy không chắc chắn với mục tiêu của mình? Nó sẽ lý luận theo một cách khác. Nó nghĩ: "Chà, con người có thể sẽ tắt mình mất, nhưng chỉ khi mình làm sai gì đó. Mình thực sự không biết thế nào là "sai", nhưng mình biết là mình không muốn làm điều đó." Và đây là lúc áp dụng luật thứ nhất và thứ hai. "Do đó mình nên để con người tắt mình đi." Và thực tế bạn có thể tính toán động lực mà robot phải để con người tắt nó, và nó liên kết trực tiếp với mức độ không chắc chắn về các mục tiêu tiềm ẩn. Và khi mà chiếc máy đã được tắt đi, thì đến lượt của luật thứ ba. Nó sẽ học được gì đó về mục tiêu mà nó cần theo đuổi, vì nó học được những việc mình đã làm là không đúng. Thực tế, nếu sử dụng các kí hiệu La Mã thích hợp, như các nhà toán học hay làm, chúng ta thực sự có thể chứng minh mệnh đề nói rằng robot này quả là có ích cho con người. Bạn có thể cải thiện tốt hơn với chiếc máy được thiết kế như thế này so với không có nó. Vậy đây là một ví dụ rất đơn giản, nhưng đó là bước đầu tiên trong việc chúng tôi cố gắng làm ra AI hòa hợp với con người. Bây giờ, luật thứ ba này, tôi nghĩ nó là điều khiến bạn phải vò đầu bứt tai suốt. Có thể bạn đang nghĩ: "Chà, bạn biết đấy, tôi cư xử khá tệ. Tôi không muốn robot của mình cư xử giống tôi. Tôi mò mẫm vào giữa đêm và lén lút lấy đồ trong tủ lạnh. Tôi làm điều này, điều nọ." Có cả tá thứ mà bạn không muốn robot làm theo. Nhưng thực tế, nó không hoạt động như thế. Chỉ vì bạn cư xử tồi tệ không có nghĩa là robot sẽ bắt chước hành vi của bạn. Nó sẽ hiểu động lực của bạn và có thể giúp bạn chống lại chúng, nếu điều đó phù hợp. Nhưng thực ra vẫn khó. Điều chúng tôi đang cố gắng làm, thật ra, là giúp máy tính dự đoán cho mỗi người và cho mỗi cuộc sống mà họ có thể đã được sống, và cuộc sống của tất cả mọi người khác: Họ thích cuộc sống nào nhất? Và có rất rất nhiều khó khăn trong việc này. Tôi không hy vọng là chúng sẽ được giải quyết nhanh chóng. Khó khăn lớn nhất, thật ra, là chính chúng ta. Như tôi đã đề cập, chúng ta cư xử khá tệ. Thực tế, một số chúng ta thực sự đã mục nát. Bây giờ robot, như tôi đã nói, không cần phải bắt chước các hành vi. Robot không có bất cứ mục tiêu nào cho riêng chúng. Chúng hoàn toàn rất vị tha. Và nó không được thiết kế để thỏa mãn ước muốn của chỉ một cá nhân, một người dùng, mà thực tế nó phải tôn trọng quan điểm của tất cả mọi người. Do đó nó có thể xử lý với một số hành vi xấu xa, và thậm chí có thể thông cảm với sự sai trái của bạn, ví dụ, có thể bạn nhận hối lộ khi làm công việc hộ chiếu vì bạn cần nuôi sống gia đình và cho con của bạn đi học. Chúng có thể hiểu điều này; nó không có nghĩa là chúng sẽ ăn cắp. Thực tế, nó chỉ giúp bạn giúp con bạn được đi học. Chúng ta cũng bị hạn chế về mặt tính toán. Lee Sedol là một thiên tài cờ vây, nhưng anh ấy vẫn thua. Nếu ta nhìn vào hành động của anh ấy, anh ấy chấp nhận đã thua ván cờ. Nó không có nghĩa là anh ấy muốn thua. Vậy để hiểu được hành vi của anh ấy, chúng ta phải quay ngược trở lại với mô hình nhận thức của con người mà bao gồm những hạn chế về tính toán của chúng ta. Và nó là một hệ thống rất phức tạp. Nhưng nó vẫn là thứ mà chúng ta có thể khám phá và hiểu nó. Có lẽ phần khó khăn nhất, dưới góc nhìn là một nhà nghiên cứu AI, đó là số lượng của chúng ta quá nhiều, thế nên máy tính phải bằng một cách nào đó cân đong đo đếm các quan điểm của nhiều người khác nhau, và có rất nhiều cách để làm việc này. Các nhà kinh tế học, xã hội học, triết học đạo đức đã hiểu điều đó, và chúng tôi đang chủ động tìm kiếm các sự hợp tác. Hãy quan sát và xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn hiểu sai nó. Ví dụ, bạn có thể có một cuộc đối thoại với trợ lý thông minh riêng của bạn điều có thể sẽ thành hiện thực trong vài năm tới. Bạn có thể nghĩ về Siri nhưng ngoài đời thực. Siri nói: "Vợ anh đã gọi để nhắc anh về buổi ăn tối ngày mai." Và đương nhiên, bạn đã quên. "Hả? Bữa tối nào? Cô đang nói về gì vậy?" "..., kỉ niệm 20 năm ngày cưới, lúc 7 giờ tối." "Tôi không thể. Tôi có cuộc gặp với tổng thư ký lúc 7h30. Sao..., sao chuyện này có thể xảy ra chứ?" "Chà, tôi đã cảnh báo anh nhưng anh đã lờ đi lời khuyên của tôi." "Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi không thể nói cô ấy là tôi quá bận." "Đừng lo lắng. Tôi sẽ sắp xếp để chuyến bay của anh ấy bị hoãn lại." (Cười) "Bằng một lỗi trục trặc kĩ thuật nào đó." (Cười) "Thật ư? Cô có thể làm thế à?" "Anh ấy đã gửi thư xin lỗi và mong sẽ được gặp anh ở bữa trưa ngày mai." (Cười) Vậy giá trị ở đây -- có một chút sai lầm đã xảy ra. Nó hoàn toàn theo đuổi giá trị của vợ tôi đó là "Vợ vui thì đời cũng vui." (Cười) Nó có thể diễn ra theo một hướng khác. Bạn vừa trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, và máy tính hỏi: "Một ngày dài à?" "Ừ, tôi còn chẳng có thời gian để ăn trưa." "Chắc anh phải đói lắm rồi." "Ừ, đói muốn chết. Bạn có thể làm bữa tối cho tôi không?" "Có điều này tôi phải nói với anh." (Cười) "Những người ở Nam Sudan đang cần sự trợ giúp khẩn cấp hơn anh nhiều." (Cười) "Nên tôi đi đây. Tự làm bữa tối của anh đi." (Cười) Vậy chúng ta phải xử lý những vấn đề như thế này, và tôi rất nóng lòng được làm việc với chúng. Có những lý do để mà lạc quan. Một lý do là, có một lượng khổng lồ dữ liệu ngoài kia. Bởi vì như tôi đã nói, chúng sẽ đọc hết tất cả mọi thứ trên đời. Hầu hết những gì chúng ta viết là về những việc làm của nhân loại và sau đó những người khác cảm thấy phiền lòng về nó. Do đó có một lượng khổng lồ dữ liệu để học tập. Đồng thời có một động lực kinh tế rất lớn để làm đúng việc này. Hãy tưởng tượng robot gia đình ở nhà bạn. Bạn lại đi làm về trễ và robot phải nấu ăn cho bọn trẻ, bọn trẻ thì đang đói và không còn thứ gì trong tủ lạnh. Và robot nhìn thấy con mèo. (Cười) Và robot này chưa được học hoàn toàn về các giá trị của con người, nên nó không thể hiểu được rằng các giá trị tình cảm của con mèo lớn hơn hẳn giá trị dinh dưỡng của nó. (Cười) Vậy sau đó chuyện gì xảy ra? Chà, nó xảy ra như thế này: "Một robot điên loạn nấu mèo con cho bữa tối của gia đình." Một sự cố như thế có thể sẽ chấm dứt ngành robot gia đình. Do đó có một động lực rất lớn để làm việc này đúng trong thời gian dài trước khi chúng ta đạt tới máy móc siêu thông minh. Vậy để tổng kết lại: Tôi thực ra đang cố thay đổi định nghĩa về AI để chúng ta có những máy móc được chứng minh là có hiệu quả. Và những nguyên tắc là: những chiếc máy hoàn toàn vị tha, chỉ muốn đạt được mục đích của chúng ta, nhưng chúng không chắc chắn những mục tiêu này là gì, và sẽ theo dõi tất cả chúng ta để hiểu thêm về những gì chúng ta thực sự muốn. Và mong rằng trong quá trình đó, ta cũng học hỏi để trở nên tốt đẹp hơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Rất thú vị, Stuart. Chúng ta sẽ đứng đây thêm chút nữa vì tôi nghĩ họ đang chuẩn bị cho diễn giả tiếp theo. Đây là một số câu hỏi. Vậy ý tưởng lập trình với sự thiếu hụt thông tin có vẻ như rất mạnh mẽ. Nhưng khi ta có siêu trí tuệ, điều gì sẽ ngăn cản robot đọc những quyển sách và phát hiện ra ý tưởng là có kiến thức thực ra tốt hơn là bị thiếu hụt và có thể chuyển hướng mục tiêu của chúng sau đó viết lại các chương trình? Stuart Rusell: Vâng, chúng ta muốn nó học hỏi nhiều hơn, như tôi đã nói, về mục tiêu của chúng ta. Nó sẽ chỉ trở nên chắc chắn hơn khi nó làm đúng nhiều hơn, vậy đó sẽ là những bằng chứng và chúng sẽ được thiết kế để diễn dịch đúng đắn điều này. Nó sẽ hiểu được, ví dụ như những quyển sách rất thiên vị về những đề tài mà chúng chứa. Chúng chỉ nói về các vị vua và hoàng tử và các đàn ông quý tộc da trắng làm gì đó. Nên đó là một vấn đề phức tạp, nhưng khi nó học hỏi nhiều hơn về mục tiêu của chúng ta, nó sẽ chở nên càng ngày càng có ích cho chúng ta. CA: Và anh đã không thể rút gọn lại trong một luật, như là bó buộc nó lại: "Nếu loài người đã cố để tắt nguồn tôi, tôi sẽ tuân lệnh thôi." SR: Thực sự thì không. Đó sẽ là một ý tưởng tồi tệ. Hãy tưởng tượng anh có một chiếc xe tự lái và anh muốn gửi đứa con 5 tuổi tới trường mẫu giáo. Anh có muốn đứa con 5 tuổi có thể tắt chiếc xe khi nó đang chạy không? Chắc là không đâu. Do đó nó cần hiểu được mức độ nhận thức của người đó. Nhận thức người đó càng cao, khả năng máy tính tự nguyện bị tắt càng cao. Nếu người đó hoàn toàn lạ mặt hay thậm chí là kẻ xấu, thì máy tính sẽ khó để bị tắt hơn. CA: Được thôi, Stuart, tôi rất mong anh sẽ giải quyết vấn đề này cho chúng ta. Cảm ơn rất nhiều vì cuộc nói chuyện. Nó rất tuyệt vời. SR: Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn đã bao giờ để ý đến tầm quan trọng của đại dương tới cuộc sống chưa? Đại dương bao phủ hai phần ba bề mặt Trái Đất. Chúng tạo ra một nửa lượng oxi cho chúng ta. Chúng điều hoà khí hậu toàn cầu. Chúng tạo ra việc làm, thuốc chữa bệnh và thực phẩm, trong đó có 20 phần trăm lượng protein cung cấp cho dân cư toàn cầu. Người ta vẫn nghĩ rằng các đại dương quá rộng lớn để con người có thể tác động vào. Hôm nay tôi sẽ cho các bạn thấy một sự thật khủng khiếp đang biến đổi các đại dương mang tên sự axit hoá các đại dương, hay người anh em song sinh của biến đổi khí hậu. Bạn có biết rằng đại dương hấp thụ 25 phần trăm tổng lượng khí carbon dioxide mà ta thải ra môi trường hay không? Đây chỉ là một trong nhiều tác dụng to lớn của đại dương kể từ khi carbon dioxide trở thành khí nhà kính chính gây nên biến đổi khí hậu. Nhưng khi ta thải ngày càng nhiều hơn khí carbon dioxide vào khí quyển thì lượng khí bị hoà tan trong nước biển càng lớn. Và đây chính là điều thay đổi thành phần hóa học đại dương. Khi carbon dioxide hoà tan vào nước biển, một chuỗi phản ứng hoá học diễn ra. Thật may cho các bạn, tôi không có thời gian để nói quá sâu về chuỗi phản ứng đó. Nhưng bạn cần biết càng nhiều CO2 hòa vào nước biển, thì nồng độ pH của nước biển giảm xuống. Điều đó đồng nghĩa với sự tăng tính axit của nước biển. Quá trình đó được gọi là sự axit hoá đại dương. Và điều đó đang diễn ra song song với biển đổi khí hậu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự axit hoá đại dương trong hơn 20 năm. Đây là số liệu khảo sát tại Hawaii, đường trên cùng thể hiện sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ carbon dioxide, viết tắt là CO2, trong khí quyển. Đây là hệ quả trực tiếp do con người gây ra. Đường ngay bên dưới thể hiện sự gia tăng của nồng độ khí carbon dioxide hoà tan trên bề mặt nước biển, bạn thấy mức tăng của thông số này tương đương với mức tăng CO2 trong khí quyển suốt thời gian khảo sát. Đường dưới cùng thể hiện sự thay đổi thành phần hoá học. Khi càng nhiều khí carbon dioxide hòa tan vào nước biển, thì mức pH của nước biển càng giảm, nói cách khác, các đại dương đang có xu hướng bị axit hoá. Các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu sự axit hoá đại dương ở Ireland, họ đến từ Viện Hải dương học và Đại học Quốc gia Galway. Chúng tôi cho rằng sự axit hoá ở đây cũng đang diễn ra với mức độ tương đương ở khắp các đại dương lớn trên thế giới. Biến đổi khí hậu đang gõ cửa từng nhà. Tôi sẽ nêu một ví dụ về cách chúng tôi thu thập dữ liệu để quan sát sự thay đổi của nước biển. Đầu tiên chúng tôi thu thập lượng lớn các mẫu nước trong mùa đông. Tại vùng bắc Đại Tây Dương, chúng tôi đã gặp phải vài cơn bão rất mạnh-- nên chúng không phù hợp với những ai dễ say sóng, nhưng chúng tôi đã thu thập vài dữ liệu rất giá trị. Chúng tôi đặt thiết bị này ở bên mạn thuyền, đáy thiết bị được lắp các cảm biến để thu thập các thông số của nước biển quanh nó, chẳng hạn nhiệt độ hay nồng độ oxy hoà tan. Sau đó chúng tôi thu thập mẫu nước ở đây vào trong các chai lớn. Chúng tôi bắt đầu thu thập ở vùng đáy biển sâu trên bốn ki-lô-mét ngoài khu vực thềm lục địa, thiết bị sẽ lấy nhiều mẫu nước lần lượt từ đáy biển tới mặt biển. Chúng tôi mang các mẫu nước lên thuyền, chúng tôi hoặc có thể phân tích chúng ngay tại thuyền hoặc tại phòng thí nghiệm trên bờ để hiểu rõ hơn về thành phần hoá học. Vì sao chúng tôi cần nghiên cứu chúng? Và ảnh hưởng của axit hoá đại dương tới tất cả chúng ta là gì? Sau đây là vài sự thật đáng lo ngại. Độ axit của nước biển đã tăng khoảng 26 phần trăm tính từ sau thời kỳ tiền công nghiệp, trong đó con người đóng vai trò trực tiếp. Trừ khi ta giảm thiểu lượng phát thải khí carbon dioxide, ta sẽ khiến độ axit trong nước biển tăng hơn 170 phần trăm vào cuối thế kỷ này. Thời điểm thế hệ con cháu chúng ta đang sống. Tốc độ axit hoá này cao hơn 10 lần so với mọi quá trình axit hoá tự nhiên ở các đại dương trong 55 triệu năm qua. nên các sinh vật biển dường như chưa từng trải qua sự thay đổi chóng mặt như vậy từ trước tới nay. Nên ta không thể hình dung nổi chúng phải thích nghi ra sao. Một quá trình axit hoá đại dương đã từng xảy ra cách đây hàng triệu năm, nó diễn ra chậm hơn nhiều so với điều ta thấy ngày nay. và đã dẫn đến sự tuyệt chủng của hàng loạt sinh vật biển. Liệu lịch sử có lặp lại không? Có lẽ vậy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vài loài đang thích nghi rất tốt, nhưng số đông đang có phản ứng tiêu cực. Một trong các vấn đề đáng lưu tâm là khi độ axit trong nước biển tăng, thì nồng độ ion carbonate sẽ giảm. Các ion này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành vỏ hoặc mai của nhiều loài sinh vật biển, chẳng hạn như cua, trai hoặc sò. Một loài khác cũng bị ảnh hưởng là san hô. Chúng cần ion carbonate trong nước biển trong việc hình thành cấu trúc của các rặng san hô. Khi độ axit của nước biển tăng cao, và nồng độ các ion carbonate xuống thấp, đầu tiên việc hình thành lớp vỏ ngoài của các sinh vật đó trở nên khó khăn hơn. Khi nồng độ thấp hơn nữa, lớp vỏ này thậm chí hoà tan. Đây là một con bướm biển thuộc họ thân mềm. Chúng là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài sinh vật khác, từ các loài nhuyễn thể nhỏ bé tới loài cá voi khổng lồ. Vỏ của loài thân mềm này được đặt vào vùng biển có độ pH tương đương với mức chúng tôi dự báo vào cuối thế kỷ này. Chỉ sau 45 ngày tồn tại trong môi trường pH thực tế, bạn thấy đấy chiếc vỏ này đã gần như tan hoàn toàn trong nước. Axit hoá đại dương tác động trực tiếp tới các mắt xích trong chuỗi thức ăn-- và tới các bữa ăn hằng ngày của ta. Ai ở đây thích ăn tôm, ốc hay cá hồi? Và còn bao nhiêu loài khác có nguồn thức ăn bị thu hẹp nữa? Đây là một mẫu san hô ở vùng biển lạnh. Và bạn có biết về sự tồn tại của chúng ở Ireland, ngay gần thềm lục địa của chúng ta? Chúng làm tăng đa dạng sinh học và giúp ích cho một số loài thuỷ sản. Vào cuối thế kỷ này, ta được dự báo rằng khoảng 70 phần trăm số rặng san hô ở toàn bộ các vùng nước lạnh sẽ phải sống trong môi trường nước có hại cho cấu trúc của chúng. Ví dụ cuối cùng, về những rặng san hô tươi tốt ở vùng nhiệt đới. Chúng được đặt trong môi trường nước có độ pH giống với mức dự báo năm 2100. Chỉ sau sáu tháng, các cấu trúc san hô này gần như đã biến dạng hoàn toàn. Các rặng san hô đóng góp vào sự sống của 25 phần trăm của toàn bộ các sinh vật sinh sống dưới biển. Toàn bộ các sinh vật biển. Bạn thấy rõ rằng axit hoá đại dương là mối hiểm hoạ toàn cầu. Tôi có một bé trai mới tám tháng tuổi. Nếu ta không hành động ngay để giảm thiểu tình trạng này, tôi chẳng dám nghĩ đến những đại dương ra sao khi con tôi trưởng thành. Các đại dương sẽ bị axit hoá. Chúng ta đã thải quá nhiều carbon dioxide vào bầu khí quyển. Nhưng ta có thể kìm hãm quá trình này. Ta có thể ngăn chặn kịch bản tệ nhất. Cách duy nhất để làm điều đó là giảm thiểu lượng khí carbon dioxide ta đang thải ra. Điều này có vai trò quan trọng cho tôi, bạn, nền công nghiệp và môi trường sống. Ta cần chung sức hành động, kìm hãm sự ấm lên toàn cầu, kìm hãm sự axit hoá đại dương, và chung tay vì một đại dương và một hành tinh khoẻ mạnh cho thế hệ chúng ta và những thế hệ mai sau. (Vỗ tay) Sáu giờ sáng, bên ngoài trời tối om. Đứa con trai 14 tuổi của tôi đang ngủ say, giấc ngủ say nồng của một đứa trẻ vị thành niên. Tôi bật điện và lay mạnh thằng bé, vì tôi biết cũng như việc tháo băng cá nhân càng làm nhanh thì càng đỡ đau khổ. [Cười] Tôi có một cô bạn cứ sáng sáng là hét: "Hỏa hoạn!" chỉ để đánh thức con cô ấy. Và một người khác nhàm chán đến mức cô ấy phải dội nước lạnh lên đầu con trai chỉ để lôi nó ra khỏi giường. Nghe ác thật.... nhưng rất quen đúng không? Cứ mỗi buổi sáng tôi lại tự hỏi, "Làm sao mà mình biết hết những điều này và làm công việc này-- lại có thể làm như thế với con mình?" Thưa quý vị, tôi là nhà nghiên cứu giấc ngủ. (Cười) Vậy nên tôi biết quá rõ về giấc ngủ cũng như hậu quả của việc mất ngủ. Tôi biết tôi đang cướp đi giấc ngủ mà thằng bé rất cần... đặc biệt là với một đứa trẻ đang lớn Tôi cũng biết việc đánh thức thằng bé sớm hàng tiếng trước khi nó tự thức dậy theo đồng hồ sinh học là cướp đi giấc mơ của con, đúng theo nghĩa đen -- Khoảng thời gian ngủ liên quan phần lớn đến sự học tập, củng cố trí nhớ và xử lý cảm xúc. Nhưng không phải chỉ có con tôi mới đang thiếu ngủ Tình trạng thiếu ngủ ở trẻ vị thành niên tại Mỹ đang trở thành bệnh dịch. Chỉ có khoảng một trên mười trẻ ngủ đủ tám đến mười tiếng mỗi tối. Khoảng thời gian được các nhà khoa học và bác sĩ khuyến nghị Giờ nếu quý vị đang nghĩ, "May quá, con mình vẫn ngủ đủ tám tiếng" Xin hãy nhớ rằng, tám tiếng chỉ là khoảng thời gian tối thiểu được khuyến nghị thôi Quý vị chỉ vừa đủ điểm đỗ thôi. Ngủ tám tiếng cũng như bài kiểm tra bị điểm C vậy. Có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra bệnh dịch này Nhưng một yếu tố quan trọng cản lũ trẻ được ngủ đủ giấc là do vấn đề từ một chính sách công. Không phải hormones, chuyện bạn bè hay Snapchat. Trên khắp đất nước. Rất nhiều trường học bắt đầu vào lúc 7:30 sáng hoặc sớm hơn. dù cho rất nhiều tổ chức y tế đã khuyến nghị rằng trường cấp hai và cấp ba không nên bắt đầu trước 8:30 sáng. Chính sách này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng thiếu ngủ ở trẻ vị thành niên Mỹ hiện nay. Nó góp phần đẩy những đứa trẻ và ba mẹ chúng vào một cuộc chiến không cân sức chống lại chính cơ thể mình. Vào tuổi dậy thì, cơ thể bọn trẻ có một độ trễ trong đồng hồ sinh học, Thứ quyết định khi nào ta cảm thấy buồn ngủ nhất và tỉnh táo nhất. Điều này một phần là do quá trình giải phóng hormone melatonin Cơ thể trẻ vị thành niên bắt đầu giải phóng melatonin vào 11 giờ đêm Nghĩa là chậm hơn 2 tiếng so với người lớn và trẻ nhỏ. Tức là đánh thức một đứa trẻ vị thành niên vào lúc 6 giờ sáng chẳng khác nào đánh thức một người lớn lúc 4 giờ sáng. Trong những ngày chẳng may phải thức giấc vào lúc 4 giờ sáng Tôi y như một xác sống. Hoàn toàn vô dụng. Tôi chẳng thể tập trung, Tôi cáu kỉnh, và hoàn toàn không thể lái xe, Nhưng đó là điều mà bọn trẻ phải trải qua hàng ngày. Thật ra, có rất nhiều tật xấu mà chúng ta đổ lỗi do trẻ đang trong giai đoạn vị thành niên như dễ bực mình, cáu gắt, lười nhác, trầm cảm... có thể là hậu quả của mất ngủ kéo dài. Những đứa trẻ phải chiến đấu với mất ngủ mạn tính, thường tìm tới giải pháp như thu nạp một lượng lớn caffeine qua những cốc cà phê frappuccinos, hay nước tăng lực hoặc rượu. Cho nên về bản chất ta có cả một thể hệ người trẻ lúc nào cũng mệt mỏi. Những người ủng hộ việc ngủ đủ giấc và dời giờ học muộn hơn đều biết rằng dậy thì là giai đoạn bộ não phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở những phần của bộ não chịu trách nhiệm cho quá trình xử lý thông tin yêu cầu độ khó cao hơn, bao gồm khả năng giải thích, giải quyết vấn đề và quyết định chính xác. Nói cách khác, là những hoạt động não bộ chịu trách nhiệm cho việc kiềm chế các hành động bản năng và thường mang tính liều lĩnh những hành động cộp mác trẻ vị thành niên. khiến những bậc làm cha mẹ như chúng ta luôn lo lắng, sợ hãi. Cũng giống như giấc ngủ của chúng ta, Khi bọn trẻ không ngủ đủ giấc, Bộ não, cơ thể và cả thái độ đều phải chịu tổn thương ngay lập tức và hậu quả kéo dài. Chúng không thể tập trung, Khả năng chú ý giảm sút, và nhiều đứa còn có dấu hiệu biểu hiện của hội chứng ADHD. Nhưng hậu quả của mất ngủ vượt ngoài phạm vi lớp học gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần tăng vọt ở tuổi dậy thì. Bao gồm nghiện hút, trầm cảm và tự sát. Trong một cuộc khảo sát với học sinh LA Unified School District, chúng tôi thấy rằng ở trẻ bị mất ngủ có đến 55% có khả năng đã sử dụng rượu vào tháng trước đó. Trong một nghiên cứu khác trên hơn 30.000 học sinh trung học, họ tìm ra rằng cứ mỗi giờ thiếu ngủ, thì tỉ lệ gia tăng cảm giác buồn bã và tuyệt vọng tăng 38% và nguy cơ tự tử tăng 58%. Và chưa dừng tại đó, Những trẻ bỏ qua giấc ngủ có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề sức khỏe thể chất thường gặp ở nước ta. bao gồm béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Sau đó là cả mối nguy hiểm khi để những đứa trẻ thiếu ngủ chỉ mới lấy giấy phép lái xe, ngồi sau tay lái. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm tương đương việc lái xe mà nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định. Những người ủng hộ việc giờ học muộn hơn, và các nhà nghiên cứu lĩnh vực này, đã đưa ra rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy lợi ích của việc dời giờ học muộn hơn. Kết luận rất rõ ràng, là một nhà nghiên cứu về giấc ngủ, Tôi hiếm khi phải chứng minh một điều chắc chắn như thế. Bọn trẻ ở các quận có giờ học muộn được ngủ nhiều hơn. Với những người nói rằng giờ học bắt đầu muộn hơn chỉ khiến bọn trẻ thức khuya hơn, Sự thật là, giờ ngủ của bọn chúng vẫn vậy thôi, nhưng giờ thức dậy của chúng muộn hơn tức là ngủ được lâu hơn. Chúng sẽ đến trường nhiều hơn, tỉ lệ vắng mặt ở một quận đã giảm 25%. Và chúng cũng sẽ ít trốn học hơn. Đương nhiên, là chúng học hành cũng sẽ tốt hơn. Điều này thực sự làm giảm chênh lệch kết quả học tập Chuẩn kết quả bài kiểm tra môn đọc và môn toán tăng từ 2-3% Tác động cũng mạnh y như giảm sĩ số lớp học xuống còn 1/3, hoặc thay thế một giáo viên bình thường với một giáo viên cực kỳ xuất sắc. Cả sức khỏe tinh thần và thể chất đều được cải thiện thậm chí cả gia đình bọn trẻ cũng vui vẻ hơn. Ý tôi là, ai mà chắng muốn con mình bớt khó chịu và cáu kỉnh đi dù chỉ một xíu Thậm chí xã hội an toàn hơn vì tỉ lệ tai nạn xe cộ giảm 70% trong một quận. Với những lợi ích mang lại, quí vị có thể nghĩ rằng, thôi nào, chuyện này quá đơn giản, phải không? Vậy tại sao chúng ta lại không nghĩ đến? Một cuộc tranh luận phản đối giờ học muộn hơn thường bày tỏ "Tại sao chúng ta nên hoãn giờ học của bọn trẻ? Chúng ta nên rèn luyện để chúng sẵn sàng đối đầu thế giới thực!'' Điều đó chẳng khác gì nói với một gia đình có con 2 tuổi, ''Đừng cho Johnny ngủ trưa nếu không nó chẳng thể đi nhà trẻ được.'' (Cười) Hoãn thời gian học trễ hơn cũng gây ra nhiều thách thức kéo theo không chỉ với học sinh, phụ huynh mà với cả cộng đồng. Cập nhật lại lịch trình xe bus, tăng chi phí đi lại, ảnh hưởng đến hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe trong và ngoài nhà trường. Những hệ lụy này có thể lan từ quận này sang quận khác lặp đi lặp lại trên khắp cả nước vì vậy thời gian vào lớp được xem xét lại. Đây là những lý do chính đáng nhưng cũng chính là những khó khăn mà ta phải vượt qua. Đây không phải lời bào chữa hợp lý khi không thể làm điều tốt nhất cho bọn trẻ đó là dời giờ vào lớp ở các trường trung học không sớm hơn 8:30 sáng. Và trong các quận trên cả nước dù lớn hay nhỏ, khi thực hiện sự thay đổi này, họ thấy rằng những trở ngại trên thường không đáng kể so với những lợi ích nó mang lại đối với sức khỏe học sinh năng suất, và tính an toàn cộng đồng. Vậy nên ngay sáng mai, hãy chỉnh đồng hồ lùi lại 1 tiếng tận hưởng một giấc ngủ ngon lành, đề cảm nhận ngày dường như dài hơn, và tràn trề hi vọng, nghĩ về sức mạnh to lớn từ giấc ngủ. Xem đó như một món quà khi để cho bọn trẻ tự thức dậy, theo đúng đồng hồ sinh học. Xin cảm ơn, và chúc ngủ ngon. Tôi có một bé gái hai tuổi tên là Naya. Con bé có một sự hiểu nhầm rằng hội nghị này được đặt tên để tôn vinh cha nó. (cười) Tôi là ai mà dám cãi lại con bé chứ? Như nhiều người biết, có vài điều về việc trở thành bậc phụ huynh, khiến ta tập trung tâm trí vào những vấn đề dài lâu như việc biến đổi khí hậu (BĐKH) Chính sự ra đời của con gái đã truyền cảm hứng cho tôi khởi động tổ chức biến đổi khí hậu này để chống lại sự phân cực ngày càng lớn của BĐKH tại Hoa Kì, và để tìm một hướng đi thận trọng. Phải rồi, giải pháp chống lại BĐKH của Đảng Cộng hòa có khả khi. Các bạn thấy sao? Thậm chí nó có thể tốt hơn nữa. (cười) Để tôi chứng minh cho mọi người thấy. Điều ta thật sự cần là một killer app cho các chính sách về khí hậu Trong thế giới công nghệ, killer app là một ứng dụng có tính biến đổi rất cao khiến chúng tự tạo được thị trường riêng, ví dụ như Uber. Trong thế giới khí hậu, killer app là một giải pháp đầy hứa hẹn có thể vượt qua những trở ngại mà dường như không thể vượt qua nổi. Trong đó có trở ngại về tâm lý. Những người ủng hộ môi trường đã và đang kêu gọi người dân chịu thiệt chút ít trong hiện tại để tích lũy lợi ích cho cộng đồng và cho các quốc gia trong vòng từ 30 đến 40 năm tới. Sự kêu gọi này không lan tỏa được vì nó đi ngược lại với bản năng con người. Rồi đến trở ngại về địa chính trị. Theo các quy tắc thương mại quốc tế hiện nay, các nước đều có động cơ mạnh mẽ để lấn phần lượng giảm chất thải của các nước khác, thay vì tự củng cố các kế hoạch của nước mình. Đây như là lời nguyền với mọi cuộc đàm phán khí hậu quốc tế, bao gồm cả hiệp định Paris. Cuối cùng là trở ngại phía những người ủng hộ. Thậm chí những nước tận tâm nhất, như Đức, Anh, Canada, đều không đáp ứng được quy mô và tốc độ giảm thải. Còn rất xa với mục tiêu. Và sự bất đồng giữa những người ủng hộ khí hậu rất kịch liệt ngay tại Hoa Kỳ. Về cơ bản, chúng ta đang bị kẹt lại, đó là lý do tại sao ta cần một killer app cho chính sách khí hậu để phá bỏ những trở ngại này. Tôi tin rằng con đường dẫn tới sự tiến bộ về khí hậu ở Hoa Kỳ sẽ diễn ra thông qua Đảng Cộng hòa và cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, để thành lập Hội đồng Lãnh đạo Khí hậu, tôi bắt đầu liên hệ với các chính khách già dặn của đảng cộng hòa. và các lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm cả James Baker và George Schultz, hai chính khách già giặn của đảng Cộng hòa, được kính trọng bậc nhất ở Mỹ; Martin Feldstein và Greg Mankiw, hai nhà kinh tế thủ cựu, được kính trọng bậc nhất nước ta; Henry Paulson và Rob Walton, hai trong số những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công và được ca tụng nhất. Chúng tôi cùng nhau sáng lập "Trường hợp bảo toàn các cổ tức cacbon" Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Cộng hòa đưa ra một giải pháp khí hậu cụ thể dựa trên cơ sở thị trường. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng tôi trình bày kế hoạch này tại Nhà Trắng hai tuần sau khi Tổng thống Trump chuyển vào. Gần như tất cả các ban biên tập hàng đầu trong nước đã thông qua kế hoạch của chúng tôi, và 100 công ty hàng đầu nước ta từ hàng loạt các ngành công nghiệp đều ủng hộ nó. Bây giờ mọi người đang băn khoăn, không biết những kế hoạch này chính xác là như thế nào? Giải pháp chia cổ tức cácbon của chúng tôi dựa trên bốn trụ cột. Đầu tiên là thuế carbon tăng dần. Mặc dù chủ nghĩa tư bản là một hệ thống tuyệt vời, nhưng, như các hệ điều hành khác, nó dễ bị lỗi, trong trường hợp này được gọi là "thất bại thị trường". Tính tới giờ, thất bại lớn nhất là giá cả thị trường không tính đến chi phí môi trường và xã hội. Điều đó có nghĩa là mọi giao dịch trên thị trường đều dựa trên thông tin sai lệch. Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, lỗ hổng cơ bản này của chủ nghĩa tư bản, đổ lỗi cho tình trạng khó khăn về khí hậu của chúng ta. Bây giờ trên lý thuyết, đây là một vấn đề dễ dàng giải quyết. Các nhà kinh tế nhất trí giải pháp tốt nhất là định giá cho hàm lượng carbon của nhiên liệu hóa thạch, còn được gọi là thuế carbon. Điều này sẽ cản trở lượng khí thải carbon trong mỗi giao dịch kinh tế, mỗi ngày trong năm. Tuy nhiên, thuế carbon đã tự tỏ ra thiếu phổ biến và là một cái kết tan nát về chính trị. Câu trả lời là trả lại tất cả số tiền thu được trực tiếp cho người dân, dưới hình thức chia đều cổ tức hàng tháng. Điều này sẽ biến đổi một khoản thuế cacbon thiếu phổ biến thành một giải pháp phổ biến và dân túy, và nó cũng giải quyết được rào cản tâm lý tiềm ẩn mà chúng ta đã thảo luận, bằng cách cho mọi người một lợi ích thực tế ngay bây giờ. Những lợi ích này sẽ rất đáng kể. Giả sử thuế suất carbon khởi điểm ở mức 40 đô la Mỹ / tấn, một gia đình bốn người sẽ nhận 2.000 đô mỗi năm kể từ lúc khởi đầu. Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, 70% số người Mỹ sẽ nhận được cổ tức nhiều hơn hơn là họ sẽ phải trả giá năng lượng gia tăng. Điều đó có nghĩa là 223 triệu người Mỹ sẽ có lợi nhuận về kinh tế từ việc giải quyết BĐKH. Và... (Vỗ tay) đó là một cuộc cách mạng, có thể căn bản chuyển đổi được cả các quan điểm chính trị về khí hậu. Nhưng có một yếu tố mang tính cách mạng khác ở đây. Số tiền cổ tức sẽ tăng lên khi mức thuế carbon tăng. Chúng ta càng bảo vệ khí hậu, thì càng có lợi cho công dân. Điều này tạo ra một chuỗi phản hồi tích cực khép kín, điều rất quan trọng, bởi vì cách duy nhất để đạt được mục tiêu giảm thải dài hạn của ta là khi mức thuế carbon tăng lên hàng năm. Trụ cột thứ ba của chương trình của chúng tôi là loại bỏ các quy định không còn cần thiết khi kế hoạch chia cổ tức cacbon được ban hành. Đây là điểm đặc sắc cho đảng viên Cộng hòa và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Vậy tại sao chúng ta phải trao đổi các điều lệ về khí hậu với giá carbon? Vâng, để tôi cho bạn thấy. Kế hoạch của chúng tôi sẽ đạt được gần gấp đôi mức giảm thải của tất cả các điều lệ về khí hậu thời Obama, và gần ba lần so với tuyến cơ sở mới sau khi Tổng thống Trump bãi bỏ tất cả các điều lệ này. Giả sử thuế carbon khởi điểm ở mức 40 đô la Mỹ mỗi tấn, nghĩa là tăng thêm 36 cent / gallon xăng. Chính kế hoạch của chúng tôi sẽ đáp ứng được các khoản cam kết cao của Mĩ trong khuôn khổ Hiệp định Khí hậu Paris, và như mọi người thấy, việc giảm phát thải sẽ còn tiếp tục. Điều này chứng minh sức mạnh của một giải pháp khí hậu thận trọng dựa trên thị trường tự do và chính phủ hữu hạn. Kết quả sẽ là vừa ít điều tiết chính phủ vừa ít ô nhiễm hơn, lại vừa giúp giai cấp công nhân Mỹ phát triển. Nghe có giống như điều mà chúng ta đều có thể ủng hộ không? (Vỗ tay) Trụ cột thứ tư và cuối cùng của chương trình này là một hiệu ứng domino mới về khí hậu, dựa trên điều chỉnh biên giới cacbon. Nghe hơi phức tạp nhỉ, nhưng nó cũng mang tính cách mạng đó, vì nó cung cấp cho chúng ta một chiến lược hoàn toàn mới để đạt được giá cacbon chung trên toàn cầu, và đó là điều chúng ta cần nhất. Tôi xin lấy ví dụ sau. Giả sử nước A thông qua kế hoạch chia cổ tức cacbon, còn nước B thì không. Để mở rộng sân chơi và bảo vệ khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp của nước mình, Nước A sẽ tính thuế nhập khẩu từ nước B dựa trên hàm lượng các-bon. Công bằng đó chứ. Điều hay nhất ở đây là, vì số tiền thu được ngoài biên giới sẽ tăng khoản cổ tức cho các công dân của nước A. Chà, công chúng nước B sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tiền đó họ là của họ, và thúc đẩy kế hoạch chia cổ tức cácbon trong nước họ? Cứ thế thêm một vài quốc gia nữa, thế là chúng ta có được hiệu ứng domino mới về khí hậu. Ngay khi một quốc gia hoặc khu vực trọng điểm chấp nhận phân chia cácbon và các điều chỉnh biên giới cacbon, các quốc gia khác sẽ buộc phải làm theo. Từng chiếc domino rơi dần. Và hiệu ứng domino này có thể bắt đầu ở bất cứ đâu. Ưu tiên của tôi là Hoa Kỳ, nhưng có thể ở Anh, ở Đức hoặc một quốc gia châu Âu khác, hoặc thậm chí ở Trung Quốc. Lấy Trung Quốc làm ví dụ. Trung Quốc cam kết giảm phát thải khí gây ra hiệu ứng nhà kính, nhưng những gì các nhà lãnh đạo nước này quan tâm nhiều hơn là chuyển đổi nền kinh tế hiện tại sang phát triển kinh tế hướng đến người tiêu dùng. Vâng, không có gì có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi này hơn là cho người dân Trung Quốc phần cổ tức hàng tháng. Trên thực tế, đây là giải pháp chính sách duy nhất giúp Trung Quốc đạt được các mục tiêu kinh tế và môi trường của mình cùng một lúc. Đó là lý do tại sao đây là killer app cho các chính sách khí hậu, vì nó sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại mà chúng ta đã thảo luận trước đó: trở ngại tâm lý, trở ngại phía những người ủng hộ, và, như chúng ta vừa thấy, là trở ngại địa chính trị. Tất cả những gì ta cần là một đất nước dẫn đường. Và một phương pháp tìm kiếm đất nước đó là đưa ra một lời quảng cáo. Vì vậy, hãy cùng đọc nào. Nhắn tìm: quốc gia tiên phong kế hoạch chia cổ tức cácbon. Chi phí cho đất nước: không. Ngày bắt đầu: càng sớm càng tốt. Ưu điểm: giải pháp khí hậu hiệu quả nhất, phổ biến và dân chủ, thúc đẩy tăng trưởng và kinh doanh, thu hẹp chính phủ và giúp đỡ giai cấp công nhân. Bồi thường bổ sung: lòng biết ơn của các thế hệ hiện tại và tương lai, kể cả con gái tôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Anh Ted, tôi chỉ định hỏi một câu thôi. Tôi không chắc là mình đã từng được thấy một người đảng bảo thủ ... ở TED trước đây Rất tuyệt đó. Logic dường như rất chặt chẽ, nhưng một số người chính trường nói rằng thật khó tưởng tượng được là điều này vẫn đang được thông qua trong Quốc hội. Anh cảm thấy thế nào về động lực này? Ted Halstead: Tôi hiểu rằng nhiều người rất bi quan về những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ với Tổng thống Trump. Tôi ít bi quan hơn; đây là lý do tại sao. Những hành động của Nhà Trắng, những hành động sớm về khí hậu, chỉ là động thái đầu tiên trong một ván cờ thời tiết phức tạp. Cho đến nay nó chỉ là một chiến lược hủy bỏ đơn thuần; Áp lực sẽ gắn kết một chương trình thay thế, đó là nơi chúng tôi tiếp cận. Và có ba lý do tại sao, mà tôi sẽ nói qua. Thứ nhất, cộng đồng doanh nghiệp về cơ bản là phân li với Nhà Trắng về biến đổi khí hậu. Trên thực tế, chúng tôi đang tìm kiếm một số công ty trong top 100 hàng đầu nước ta hỗ trợ chương trình này Trong vòng hai tháng, chúng tôi sẽ thông báo những cái tên đáng ngạc nhiên xuất hiện trong chương trình này. Thứ hai, không có vấn đề gì trong nền chính trị Mỹ, nơi khoảng cách cơ bản giữa cơ sở của đảng Cộng hòa và sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa lớn hơn là thay đổi khí hậu. Và ba, khi nghĩ về sự tương đồng trong ván cờ này, quyết định lớn nhất sắp tới là: Liệu chính quyền có ở lại Paris? Vâng, chúng ta hãy xét cả hai trường hợp. Nếu ở lại Paris, như nhiều người đang thúc đẩy trong chính quyền, thì điều đó sẽ đặt ra câu hỏi: Kế hoạch là gì? Chúng tôi có kế hoạch. Nhưng nếu họ không ở lại Paris, áp lực quốc tế sẽ áp đảo. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các nước khác đóng góp cho NATO, và họ sẽ nói, "Không, trả cam kết Paris của chúng tôi đây. Hoàn thành cam kết của mấy người đi, chúng tôi sẽ hoàn thành việc của mình". Vì vậy, cơ sở quốc tế, kinh doanh và thậm chí của đảng Cộng hòa sẽ đồng loạt được kêu gọi cho một kế hoạch thay thế của đảng này. Cảm ơn anh Ted rất nhiều. Cảm ơn Chris. Tôi muốn bắt đầu với một câu hỏi đơn giản Tại sao người nghèo lại đưa ra nhiều quyết định làm họ nghèo? Tôi biết đây là câu hỏi khó chịu nhưng hãy cùng xem các dữ liệu. Người nghèo mượn nhiều, tiết kiệm ít, hút thuốc nhiều, thể dục ít, uống nhiều, và ăn kém khỏe mạnh. Tại sao? Vâng, lời giải thích cơ bản đã được nêu lên bởi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và bà gọi sự nghèo khó là "một khuyết điểm tính cách" (Cười) Về cơ bản, sự thiếu hụt trong tính cách Bây giờ, tôi chắc là không nhiều người ngồi đây là người lỗ mãng Nhưng ý tưởng về việc có điểm thiếu sót trong bản thân người nghèo không chỉ được bà Thatcher nêu lên. Vài người có thể tin rằng người nghèo nên chịu trách nhiệm cho những sai lầm của họ. Người khác có thể cho rằng chúng ta nên giúp họ đưa ra những quyết định tốt hơn Nhưng sự thừa nhận cơ bản là giống nhau: có điều gì đó không đúng ở người nghèo. Nếu ta có thể đơn giản thay đổi họ, nếu ta có thể chỉ dẫn họ cách sống cuộc đời họ, như thể họ chỉ cần lắng nghe. Và thực lòng mà nói, đó là điều mà tôi đã tin tưởng khá lâu. Chỉ vài năm trước đây, khi tôi khám phá ra rằng mọi thứ mà tôi nghĩ là tôi biết về sự nghèo đói đều sai lầm. Tất cả bắt đầu khi tôi vô tình đọc một bài phân tích của một vài nhà tâm lý học Mỹ Họ đã đi 8.000 dặm đường đến Ấn Độ, để thực hiện 1 nghiên cứu thú vị. Và đó là trải nghiệm với những nông dân trồng mía Bạn nên biết rằng những nông dân này nhận khoảng 60% thu nhập một năm của họ trong một lần, ngay sau khi thu hoạch. Điều này có nghĩa là họ nghèo trong một khoảng thời gian, giàu trong phần còn lại của năm Những người nghiên cứu đã yêu cầu họ làm bài kiểm tra IQ trước và sau mùa vụ Điều mà họ khám phá sau đó đã hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên. Những nông dân này đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra trước mùa vụ. Tác động của việc sống trong nghèo đói, hóa ra, tương đương với việc mất đi 14 điểm IQ. Bây giờ, để mọi người hiểu rõ hơn hãy so sánh với một đêm mất ngủ hoặc tác động của chứng nghiện rượu. Vài tháng sau, tôi được biết rằng Eldar Shafir, một giáo sư Đại học Princeton, một trong các tác giả của nghiên cứu này, đã có chuyến thăm Hà Lan, nơi tôi sống. Nên chúng tôi gặp ở Amsterdam Để nói về lý thuyết cách mạng mới của ông về nghèo đói. Và tôi có thể tóm tắt trong 2 từ: tâm lý thiếu thốn. Hóa ra người ta cư xử khác đi khi họ cảm thấy có thứ trở nên khan hiếm. Bất kể thứ đó là gì có thể là không đủ thời gian, tiền bạc hoặc thực phẩm. Tất cả mọi người đều biết cảm giác khi mà bạn có quá nhiều thứ để làm, hay khi bạn bỏ qua bữa trưa và bị tụt đường huyết. Nó giới hạn sự tập trung của bạn vào thiếu hụt tức thời vào chiếc bánh mỳ bạn phải ăn ngay, cuộc hẹn bắt đầu trong 5 phút, hay những hóa đơn phải trả vào ngày mai. Vì vậy, cái gọi là tầm nhìn xa bị quẳng ra ngoài cửa sổ Có thể so sánh với một chiếc máy tính mới khi chạy 10 chương trình nặng cùng 1 lần. Nó trở nên chậm hơn, mắc lỗi. Cuối cùng, tê liệt... không phải vì cái máy kém chất lượng, mà bởi vì nó phải làm quá nhiều cùng lúc. Người nghèo có cùng vấn đề như vậy. Họ không đưa ra những quyết định ngu ngốc bởi vì họ ngốc, mà bởi vì họ đang sống trong bối cảnh mà ai cũng sẽ đưa ra quyết định ngu ngốc. Vậy nên tôi bỗng nhận ra tại sao rất nhiều chương trình chống nghèo đói lại không hiệu quả. Ví như đầu tư vào giáo dục, thường là hoàn toàn vô dụng Nghèo khó không phải là thiếu kiến thức. Một thống kê gần đây từ 201 nghiên cứu về sự hiệu quả của đào tạo quản lý tiền bạc cho ra kết luận rằng nó hầu như không có bất kỳ hiệu quả nào. Bây giờ, đừng hiểu sai ý tôi Nó không có nghĩa là người nghèo không học được gì họ chắc chắn là trở nên thông minh hơn. Nhưng chừng đó là không đủ. Hay giống như giáo sư Shafir nói: "Nó giống như là dạy một người cách bơi và sau đó ném họ vào bão biển." Tôi vẫn nhớ lúc ngồi đó, bối rối. Và tôi đã hiểu rằng lẽ ra ta nên biết điều này từ vài thập kỷ trước Ý tôi là, những nhà tâm lý học này không cần làm phân tích não họ chỉ cần kiểm tra IQ của những nông dân, và kiểm tra IQ đã được phát minh hơn 100 năm trước Thật ra, tôi nhận ra rằng mình đã đọc về tâm lý học nghèo đói. George Orwell, một trong những tác giả vĩ đại nhất từng sống đã trực tiếp trải nghiệm sự nghèo đói vào những năm 1920 "Bản chất của nghèo đói," theo ghi chép của ông, là nó "tiêu diệt tương lai." Và ông tự hỏi rằng, "Làm thế nào mà người ta cứ cho rằng họ có quyền răn dạy bạn và cầu nguyện cho bạn khi thu nhập của bạn giảm thấp hơn mức nhất định." Giờ, những từ này đều có tính cộng hưởng. Câu hỏi quan trọng là, tất nhiên: Có thể làm được gì? Các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra một số giải pháp. Ta có thể giúp người nghèo qua việc giấy tờ hoặc gửi tin nhắn nhắc nhở họ thanh toán hóa đơn. Giải pháp như vậy vô cùng quen thuộc với các chính khách hiện đại hầu hết bởi vì, vâng, nó gần như không gây tốn kém. Những giải pháp này, theo tôi, là tượng trưng của thời đại này khi mà ta thường chữa các triệu chứng, mà lờ đi nguyên nhân sâu xa. Vì vậy, tôi tự hỏi: Tại sao chúng ta không thay đổi hoàn cảnh sống của người nghèo? Hoặc, quay lại câu chuyện về máy tính: Tại sao chúng ta cứ chắp vá các phần mềm khi mà chúng ta có thể dễ dàng giải quyết bằng cách cài đặt thêm bộ nhớ? Về điểm này, giáo sư Shafir đã phản ứng bằng một cái nhìn lúng túng. Và sau vài giây, ông nói, "À, tôi hiểu rồi. Ý anh là anh muốn đơn giản là đưa nhiều tiền hơn cho người nghèo để triệt tiêu nghèo khó. Uh, chắc rồi, đó sẽ là điều tuyệt vời. Nhưng, tôi e rằng hình thức cánh tả (chính trị) mà các anh đang có ở Amsterdam không tồn tại ở Mỹ." Nhưng liệu đó có thực là một ý tưởng lỗi thời, cực đoan? Tôi nhớ đã đọc về một kế hoạch trước đây về một dự án đã được một vài nhà lãnh đạo trong lịch sử đề xuất. Nhà triết học Thomas More đã gợi ý lần đầu tiên trong sách của ông, "Điều không tưởng" hơn 500 năm trước. Và những đề xuất đó đã phát triển ảnh hưởng từ cánh tả sang cánh hữu, từ nhà chiến dịch quyền công dân, Martin Luther King, tới nhà kinh tế Milton Friedman. Và đó là ý tưởng đơn giản đến không ngờ: bảo đảm thu nhập cơ bản. Đó là gì? Vâng, nó rất đơn giản. Là sự trợ cấp hàng tháng, đủ để trả cho nhu cầu cơ bản: thức ăn, nhà ở, trường học. Nó hoàn toàn được cấp vô điều kiện, nên không ai sẽ bảo bạn phải có nó như thế nào, và không ai bảo bạn phải dùng nó như thế nào. Thu nhập cơ bản không phải ơn huệ, mà là quyền Hoàn toàn không gắn với sự sỉ nhục. Vậy nên, khi tôi hiểu được bản chất của sự nghèo đói, tôi không thể ngừng hỏi: Đây có phải là ý tưởng mà ta đang chờ đợi? Nó thật sự đơn giản như vậy sao? Và trong 3 năm sau đó, tôi đã đọc mọi thứ về thu nhập cơ bản mà tôi tìm được. Tôi nghiên cứu hàng tá các thí nghiệm đã được thực hiện trên toàn thế giới, và không quá lâu tới khi tôi tình cờ biết chuyện về 1 thị trấn đã làm được điều đó hoàn toàn xóa bỏ nghèo đói. Nhưng sau đó... gần như mọi người đều quên nó. Câu chuyện bắt đầu ở Dauphin, Canada. Năm 1974, mọi người trong thị trấn này đều được đảm bảo thu nhập cơ bản, đảm bảo rằng không ai rơi xuống dưới ngưỡng nghèo đói. Khởi đầu của thí nghiệm này, nhiều nhà nghiên cứu đến thị trấn. Trong 4 năm, mọi thứ đều tốt đẹp. Nhưng sau đó chính phủ mới được thành lập, và nội các Canada mới coi điểm nhỏ này như một thí nghiệm đắt đỏ. Nên tất nhiên đã không có thêm tiền để phân tích các kết quả các nhà nghiên cứu đã đóng gói tài liệu vào khoảng 2.000 thùng. 25 năm trôi qua, và khi Evelyn Forget, một giáo sư Canada, tìm thấy các tài liệu đó. Trong 3 năm nghiên cứu dữ liệu theo mọi cách phân tích và bất kể làm theo cách nào, kết quả nhận được đều giống nhau: thí nghiệm này đã trở nên một thành công nổi tiếng. Evelyn Forget khám phá ra rằng người dân ở Dauphin không chỉ giàu hơn mà còn thông minh và khỏe mạnh hơn. Kết quả học tập tốt hơn. Tỷ lệ nằm viện giảm tận 8.5%. Các vụ bạo lực gia đình giảm, bệnh thần kinh cũng vậy Và người ta không bỏ việc. Những người duy nhất làm việc ít hơn là các bà mẹ mới sinh hoặc sinh viên học tập lâu hơn. Kết quả tương tự được tìm thấy trong các thí nghiệm khác trên toàn cầu từ Mỹ tới Ấn Độ. Vì vậy... đây là điều mà tôi đã học. Khi đề cập đến nghèo đói, chúng ta, người giàu, nên ngừng giả bộ mình biết tất cả. Chúng ta nên dừng gửi giày và gấu teddy cho người nghèo, cho những người ta chưa từng gặp. Và ta nên xóa bỏ nền công nghiệp to lớn của chế độ quan liêu gia trưởng khi chúng ta có thể đơn giản là đưa cho họ tiền lương mà người nghèo đáng được nhận. (Vỗ tay) Bởi vì, theo tôi, điều tốt đẹp của tiền là người ta có thể dùng nó để mua những thứ họ cần thay vì thứ các chuyên gia tự phong cho là họ cần. Thử tượng tưởng có bao nhiêu nhà khoa học doanh nhân và tác giả, như George Orwell, đang làm giảm thiếu thốn. Tưởng tượng những năng lượng và tài năng mà ta có thể mở ra nếu chúng ta có thể xóa bỏ nghèo khó mãi mãi. Tôi tin thu nhập cơ bản sẽ hoạt động như một dạng đầu tư mạo hiểm. Và chúng ta không thể không thực hiện, bởi vì sự nghèo đói vô cùng đắt. Hãy thử xem chi phí cho trẻ em nghèo ở Mỹ làm ví dụ. Con số ước tính khoảng 500 tỷ đô la mỗi năm, trong điều kiện chi nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, phá thai, và tội phạm nhiều hơn. Lãng phí tiềm năng con người Nhưng hãy bàn về vấn đề quan trọng ở đây. Làm thế nào để có thể chi cho thu nhập cơ bản? Thật ra thì nó tốn ít tiền hơn nhiều mức mà bạn có thể nghĩ đến. Điều mà họ làm ở Dauphin là cung cấp bằng mức thuế thu nhập âm. Nghĩa là thu nhập của bạn sẽ được đội lên ngay khi bạn tụt xuống dưới mức nghèo Và trong kịch bản đó, theo các đánh giá tốt nhất của các nhà kinh tế học tốn khoảng 175 tỷ đô la Mỹ 1/4 chi tiêu quân đội Mỹ, 1% GDP bạn có thể đưa tất cả người nghèo ở Mỹ lên khỏi mức nghèo khó. Bạn hoàn toàn có thể xóa bỏ sự nghèo khó. Bây giờ, đây nên là mục tiêu của chúng ta. (Vỗ tay) Thời đại của ý tưởng nhỏ và cú huých nhẹ đã qua Tôi tin rằng đây là thời đại của những ý tưởng tiến bộ mới, và thu nhập cơ bản có ý nghĩa cao hơn chỉ là một chính sách. Nó còn là sự cân nhắc lại những điều thực sự hiệu quả. Và trong khía cạnh đó, không chỉ giải phóng người nghèo, mà còn giải phóng tất cả chúng ta. Ngày nay, cả triệu người thấy rằng công việc của họ có it ý nghĩa. Một cuộc khảo sát gần đây giữa 230,000 nhân viên ở 142 nước cho thấy chỉ 13% thực sự thích công việc Và một khảo sát khác cho thấy có tới 37% công nhân Anh đang làm công việc mà họ cho rằng không cần tồn tại. Như Brad Pitt nói trong "Sàn đấu sinh tử" "Quá nhiều người làm việc ta ghét để mua thứ mà ta không cần." (Cười) Bây giờ, đừng hiểu lầm tôi Tôi không nói về nhà giáo và người dọn rác và những người hộ lý ở đây. Nếu họ dừng làm việc, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Tôi nói về các chuyên gia được trả lương cao với hồ sơ tuyệt vời người kiếm tiền nhờ các cuộc thương lượng chiến dịch khi bàn về giá trị thặng dư của sự đồng sáng tạo mang tính phá vỡ trong mạng lưới xã hội. (Cười) (Vỗ tay) Hay cái gì đó như thế Thử tưởng tượng tài năng mà ta lãng phí, chỉ bằng dạy con rằng chúng phải "kiếm sống" Hay nghĩ về một mọt sách làm việc ở Facebook than thở vài năm trước: "Các bộ não tốt nhất trong thế hệ của tôi đang nghĩ làm thế nào để người ta nhấn vào quảng cáo." Tôi là một sử gia, Và nếu lịch sử dạy chúng ta điều gì đó, thì đó là mọi thứ có thể khác biệt. Không có gì là chắc chắn về cách chúng ta cấu trúc xã hội và kinh tế hiện tại. Ý tưởng có thể và đang thay đổi thế giới. Và đặc biệt là trong các năm gần đây, nó đã trở nên rõ ràng hơn rằng ta không thể đứng yên mà cần nhiều ý tưởng mới. Tôi biết nhiều người thấy bi quan về một tương lai có nhiều bất công, bài trừ ngoại quốc, và thay đổi khí hậu. Nhưng đó không phải là tất cả. Ta cần phải tồn tại vì một điều gì đó Martin Luther King không nói "Tôi gặp ác mộng" (Cười) Ông có một giấc mơ. (Vỗ tay) Vì thế... đây là ước mơ của tôi: Tôi tin vào một tương lai nơi công việc không được đánh giá bằng giá trị của tiền lương, mà bằng hạnh phúc bạn tạo ra và ý nghĩa mà bạn cho đi. Tôi tin vào một tương lai nơi mà điểm số không phải để kiếm một công việc vô ích mà là cho một cuộc sống tốt đẹp Tôi tin vào một tương lai nơi mà không có nghèo đói không phải là một đặc ân mà là quyền lợi mà ai cũng đáng có. Vậy nên chúng ta ở đây. Chúng ta ở đây. Có nghiên cứu, chứng cớ và chúng ta có phương tiện. Hơn 500 năm từ khi Thomas More đề cập đến thu nhập cơ bản và 100 năm sau khi George Orwell khám phá ra bản chất của nghèo đói, ta cần thay đổi cái nhìn của thế giới bởi vì nghèo khó không phải thiếu hụt về tính cách Nghèo khó là thiếu tiền bạc. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi có điều muốn thú nhận. Tôi đã có một mối tình từ khi tôi 17 tuổi. Tôi ước tôi có thể nói về những xốn xang trong tôi hay là những bản đồ tôi vẽ dưới đất khi tôi nghĩ về chuyện tình này, nhưng tôi không thể. Tôi ước tôi có thể nói về những lời nói ngọt ngào thốt ra hay những món quà tôi được nhận từ chuyện tình này, nhưng tôi không thể. Tất cả những gì tôi có thể nói là về hậu quả, về những ngày mà tôi cứ liên tục hỏi: Tại sao, tại sao, tại sao là tôi? Tôi còn nhớ mọi chuyện bắt đầu thế nào. Tôi đang học năm cuối trung học, và lớp tôi vừa thắng một giải thể thao, nên chúng tôi ca hát, nhảy múa và ôm nhau. Tôi đi tắm. Rồi ăn tối. Rồi khi tôi ngồi xuống bàn, răng tôi bắt đầu va lập cập, tôi không thể đưa thìa vào miệng. Tôi chạy đến phòng y tế, và vì tôi không nói được, tôi chỉ vào miệng mình. Y tá không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nên cô bảo tôi nằm xuống, và nó có tác dụng -- sau vài phút, răng tôi hết va vào nhau. Tôi đang định lao ra khỏi phòng, thì cô ấy nói -- không, cô ấy cương quyết bảo tôi về ký túc xá đi ngủ. Đây là lúc tôi đang ở năm cuối trung học, chỉ vài tháng nữa là tôi thi tốt nghiệp và vài ngày nữa là tôi sẽ làm một loạt bài thi ở Kenya gọi là "thi thử", là những bài thi để thử xem bạn đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp chưa. Không đời nào tôi đi ngủ mà để bài thi thử cười nhạo mình. Tôi đến lớp, ngồi xuống, ghi bài lịch sử Keyan, và kia là tôi, ở làng duyên hải Kenyan, với Mekatilili wa Menza vĩ đại, người phụ nữ Giriama đã dẫn dân chống lại thống trị thuộc địa Anh. Rồi, không hay biết gì, tay trái tôi bắt đầu giật giật, cứ như là tôi đang vẽ hình tưởng tượng. Nó đến rồi đi, rồi theo từng cơn, từng cơn một, bạn cùng lớp ngừng tập trung đọc sách và bắt đầu nhìn tôi. Và tôi khổ sở ngăn nó lại, nhưng không được, vì nó tự điều khiển chính mình. Rồi khi chắc chắn mọi người đang nhìn chúng tôi, trong màn biểu diễn cuối cùng và màn ra mắt chính thức của nó, tôi bị co giật toàn thân, đó chính là buổi đầu cho cái mà tôi gọi là chuyện tình 15 năm. Co giật là đặc điểm chính cho hầu hết các loại động kinh, và mọi cơn co giật lần đầu tiên phải được bác sĩ kiểm tra để xem người đó có bị động kinh không hoặc nó là triệu chứng của bệnh gì khác. Trong trường hợp của tôi, bác sĩ xác nhận tôi bị động kinh. Tôi phải ở trong bệnh viện và ở nhà rất nhiều, và chỉ quay lại trường để thi tốt nghiệp. Tôi bị co giật giữa các bài thi, nhưng cũng cố gắng đạt đủ điểm để được nhận vào học lấy bằng khoa học tính toán ở trường Đại học Nairobi. (Vỗ tay) Bất hạnh thay, tới năm hai tôi phải bỏ học. Tôi không đủ kĩ năng giải quyết và một cộng đồng hỗ trợ quanh mình. Tôi may mắn kiếm được việc, nhưng sau đó bị đuổi khi bị lên cơn co giật tại chỗ làm. Tôi nhận ra mình đang ở trong một nơi mà tôi liên tục hỏi chính mình tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi. Tôi sống trong sự chối bỏ một thời gian dài, và sự chối bỏ chắc là vì những thứ đã xảy ra, bỏ học và bị cho nghỉ việc. Hoặc có thể là vì những điều tôi nghe về bệnh động kinh và về những người sống với bệnh động kinh: rằng họ sẽ không bao giờ sống một mình được; rằng họ sẽ không bao giờ đi đâu một mình hoặc là kiếm được việc làm; rằng họ là những người bị ruồng bỏ, họ có con ma trong người cần phải được xuất ra. Tôi càng nghĩ về những thứ này, tôi càng bị co giật nhiều hơn, và có những ngày chân tôi không nhúc nhích, nói cũng không rõ lời trong khoảng thời gian dài, tôi cứ như thế này, Hai hay ba ngày sau một lần lên cơn, đầu và tay tôi vẫn bị giật giật. Tôi thấy lạc lõng, cứ như là tôi đã mất tất cả, và đôi khi, tôi thấy mình hết ý chí sống. (Thở dài) Tôi cảm thấy rất căm phẫn. Vậy nên tôi bắt đầu viết, vì những người xung quanh tôi không có câu trả lời cho những câu hỏi của tôi. Tôi viết về nỗi sợ của mình và những nghi hoặc. Tôi viết về những ngày tháng tươi đẹp và những ngày tồi tệ, xấu xí, và tôi chia sẻ chúng trên blog. Và không lâu sau đó, những người bị động kinh bắt đầu thấy và nghe về tôi và cả gia đình họ, và cả những người không bị bệnh. Và tôi thay đổi, từ một cô gái luôn hỏi "tại sao là tôi" sang một người không chỉ biết tự bào chữa cho chính mình, mà còn cho những người vẫn chưa tìm thấy tiếng nói của họ. (Vỗ tay) Những cơn co giật của tôi giảm đáng kể, từ hai đến ba lần một ngày, xuống có khi là hai đến ba lần một năm. Tôi tiếp tục -- (Vỗ tay) Tôi tiếp tục thuê năm người, khi tôi bắt đầu đường dây hỗ trợ miễn phí sức khỏe tinh thần và chứng động kinh đầu tiên của Kenya. Và tôi đi -- (Vỗ tay) Và tôi đi nói về chuyện tình của mình, tất cả những thứ mà người ta đã nói với tôi người sống với động kinh như tôi sẽ không bao giờ làm được. Mỗi năm, có một lượng dân số ngang cỡ 80% của Nairobi được chẩn đoán mắc động kinh trên khắp địa cầu. Và họ, giống như tôi, phải trải qua những cảm giác bị kỳ thị và lọai trừ. Nên tôi đã biến nó thành hành trình cuộc đời mình để tiếp tục nói về những điều này, và tôi vẫn tiếp tục thú nhận về chuyện tình của mình để những người không mắc bệnh biết đâu sẽ hiểu và biết đâu sẽ nhớ rằng tiếp xúc với những người như chúng tôi sẽ không sao, rằng chỉ cần họ kéo đổ bức tường kỳ thị và loại trừ, thì chúng tôi, giống như họ, có thể đương đầu với bất cứ thứ gì mà cuộc sống mang lại. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay). Cậu chuyện này bắt đầu vào năm 1985, khi ở tuổi 22, Tôi trở thành Vô Địch Cờ Vua Thế Giới sau khi đánh bại Anatoly Karpov. Đầu năm đó, Tôi đã chơi cái được gọi là triển lãm đồng thời với 32 trong số những cỗ máy chơi cờ giỏi nhất thế giới tại Hamburg, Germany. Tôi thắng tất cả các trận cờ Và khi đó điều đó không được cho là đáng ngạc nhiên rằng tôi có thể đánh bại 32 máy vi tính cùng một lúc. Với tôi, đó đã là thời kì hoàng kim. (Tiếng cười) máy móc đã từng yếu ớt, và tóc của tôi đã từng rất khoẻ mạnh. (Tiếng cười) Chỉ 12 năm sau, Tôi đã phải chiến đấu cho mạng sống với chỉ một chiếc máy vi tính trong một trận cờ được gọi bởi bìa của tạp chí "Newsweek" là "Phòng Tuyến Cuối Cùng Của Bộ Não." không áp lực gì hết. (Tiếng cười) Từ thần thoại đến khoa học viễn tưởng, con người đấu với máy móc thường được khắc hoạ như một vấn đề hoặc là sống hoặc là chết. John Henry, được gọi là thợ đào với khoan thép huyền thoại dân tộc Người Mỹ Gốc Phi vào thế kỉ 19, đã được đặt trong cuộc đua đấu với một chiếc búa máy chạy bằng hơi nước thứ có thể đào một đường hầm xuyên qua núi đá. Huyền thoại của John Henry là một phần của một câu chuyện lịch sử dài đem loài người ra so đấu với công nghệ. và cách tu từ mang tính cạnh tranh này giờ đã là chuẩn mực. Chúng ta đang trong một cuộc đua với máy móc, trong một cuộc đấu hay thậm chí một cuộc chiến tranh. Việc làm đang bị giết dần. Nhiều người đang bị thay thế như thể họ biến mất khỏi Trái Đất. Nó đủ để nghĩ đến các bộ phim như "Kẻ Huỷ Diệt" hay "Ma Trận" là phi viễn tưởng. Có rất ít các ví dụ về một trận đấu nơi cơ thể và trí óc con người có thể cạnh tranh ngang bằng với một máy vi tính hay robot. Thực sự thì tôi ước là sẽ có nhiều ví dụ như vậy hơn. Thay vào đó, Đó là phước lành và lời nguyền cho tôi khi thực sự trở thành một hình ảnh tục ngữ trong một cuộc thi giữa người và máy móc mà người ta vẫn còn đang nói đến. Trong cuộc thi giữa người và máy nổi tiếng nhất kể từ thời John Henry, Tôi đã chơi hai trận cờ đấu với siêu máy tính của IBM, Deep Blue. Không ai nhớ là tôi đã thắng trận đầu - (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Ở Philadelphia, trước khi thua trận đấu lại vào năm sau đó tại New York. Nhưng tôi đoán là nó công bằng. Không có ngày nào trong lịch sử, một danh mục đặc biệt trên lịch cho tất cả những người đã thất bại trong việc leo lên ngọn Everest. trước khi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay leo được lên đến đỉnh. và vào năm 1997, tôi vẫn là vô địch thế giới khi máy tính chơi cờ vua cuối cùng cũng đủ tuổi. Tôi đã là ngọn Everest, và Deep Blue đã leo được đến đỉnh. Tôi nên nói là tất nhiên, không phải bản thân Deep Blue làm điều đó, mà đó là do những người chế tạo - Anantharaman, Campbell, Hoane, Hsu. ta phải ngả mũ trước họ. Như thường lệ, chiến thắng của máy móc là chiến thắng của con người, cái chúng ta thường quên khi con người bị vượt mặt bởi các chế tạo của chính họ. Deep Blue đã chiến thắng, nhưng liệu nó có thông minh? Không, không nó không thông minh, ít nhất là không như cách mà Alan Turing và các nhà sáng lập khoa học máy tính khác đã kì vọng. Hoá ra là cờ vua có thể bị chinh phục bởi các nỗ lực quyết liệt, một khi các phần cứng đã đủ nhanh và các thuật toán trở nên đủ thông minh. Mặc dù theo định nghĩa của đầu ra, cho cờ cấp độ siêu phàm, Deep Blue rất thông minh. Nhưng ngay cả với tốc độ đáng kinh ngạc, 200 triệu vị trí mỗi giây, thì cách thức của Deep Blue lại cung cấp rất ít sự thấu hiểu mong muốn về những bí ẩn của trí tuệ con người. Sớm thôi, máy móc sẽ là các tài xế taxi và các bác sĩ và các giáo sư, nhưng liệu chúng sẽ trở nên "thông minh?" Tôi sẽ để những định nghĩa này cho những nhà triết học và từ điển. Cái quan trọng là làm thế nào con người cảm nhận việc sống và làm việc với những cỗ máy này. Khi tôi lần đầu gặp Deep Blue vào năm 1996 vào tháng hai, Tôi đã là vô địch thế giới hơn 10 năm, và tôi đã chơi 182 trận cờ tranh vô địch thế giới và hàng trăm trận cờ đấu với các nhà vô địch của những cuộc thi khác. Tôi đã biết phải mong đợi điều gì từ các đối thủ và mong đợi điều gì từ bản thân tôi. Tôi đã quen với việc tính toán các nước đi của họ và đo lường trạng thái cảm xúc của họ bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể và nhìn vào mắt họ. Và rồi tôi ngồi đối diện bên kia bàn cờ với Deep Blue. Tôi ngay lập tức cảm nhận được cái gì đó mới lạ, cái gì đó rất khó chịu. Bạn có lẽ sẽ trải nghiệm một cảm giác tương tự trong lần đầu tiên bạn lái một chiếc xe không người lái hay lần đầu tiên người quản lí máy tính mới của bạn ra lệnh ở nơi làm việc. Nhưng khi tôi ngồi đấu trận đầu tiên, Tôi đã không thể chắc rằng cái máy này sẽ làm được những gì. Công nghệ có thể tiến xa với các cú bức phá, và IBM đã đầu tư rất nhiều. Tôi đã thua trận đó. Và tôi không thể không tự hỏi, Có lẽ nào nó là bất khả chiến bại? Trò chơi cờ thân thương của tôi đã kết thúc rồi sao? Đã có những sự hoài nghi, nỗi sợ mang tính con người Và thứ duy nhất tôi biết rõ là đối thủ Deep Blue của tôi không có những mối lo ngại như vậy (Tiếng cười) Tôi đã phản công sau đòn đánh đau đớn này để thắng trận đầu tiên, nhưng dấu hiệu cho sự thua cuộc đã rõ ràng. Tôi cuối cùng cũng bại trận trước máy vi tính Nhưng tôi đã không gánh chịu số phận như của John Henry người chiến thắng nhưng chết với chiếc búa của mình trên tay. Hoá ta rằng thế giới cờ vẫn muốn có một nhà vô địch cờ là con người. và thậm chí ngày nay, khi một ứng dụng chơi cờ miễn phí trên một máy điện thoại di động mới nhất cũng mạnh hơn cả Deep Blue, người ta vẫn còn tiếp tục chơi cờ. thậm chí nhiều hơn trước đây. Những kẻ bi quan dự đoán là sẽ không ai đụng tới trò chơi mà có thể bị chinh phục bởi máy tính, và họ đã sai, đã được chứng minh là sai, Nhưng việc dự đoán một cách bi quan luôn là một sự tiêu khiển phổ biến khi bàn về công nghệ. Thứ mà tôi đã học hỏi được từ kinh nghiệm bản thân là chúng ta phải đối mặt với các nỗi sợ của bản thân nếu chúng ta muốn tận dụng triệt để công nghệ, và chúng ta phải chinh phục các nỗi sợ đó nếu chúng ta muốn tận dụng triệt để khả năng của loài người. Trong khi đang xoa dịu vết thương bại trận Tôi đã có rất nhiều cảm hứng từ các trận đấu với Deep Blue. Như một tục ngữ Nga nói, nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy gia nhập với họ. Sau đó tôi đã nghĩ, Sẽ ra sao nếu tôi có thể chơi cùng một chiếc máy vi tính - chung vai với một máy vi tính bên mình, và kết hợp sức mạnh cả hai, Trực giác của con người cộng với việc tính toán của máy tính, chiến lược của con người, chiến thuật của máy tính kinh nghiệm của con người, bộ nhớ của máy tính Liệu nó có là một ván cờ hoàn hảo nhất từng được chơi? Ý tưởng của tôi trở thành sự thật vào năm 1998 dưới tên Advanced Chess khi tôi tham dự cuộc thi người cộng máy này đấu với một người chơi ưu tú khác. Nhưng trong thí nghiệm đầu tiên này, cả hai đều thất bại trong việc kết hợp hiệu quả các kỹ năng của người và máy. Advanced Chess tìm thấy nhà của mình trên Internet, và vào năm 2005, cái gọi là cuộc thi đấu cờ tự do đã dẫn đến một phát hiện. Một nhóm các bậc thầy chơi cờ và các máy tính hàng đầu đã tham dự nhưng người chiến thắng không phải là các bậc thầy chơi cờ. cũng không phải một siêu máy tính. Người chiến thắng là một cặp kỳ thủ nghiệp dư người Mỹ vận hành ba chiếc máy vi tính cá nhân bình thường cùng một lúc. Kỹ năng huấn luyện máy tính của họ đã chống lại hiệu quả các kiến thức chơi cờ bậc nhất của các đối thủ là các bậc thầy chơi cờ và các khả năng tính toán mạnh hơn từ các đối thủ khác. Và tôi đã đi đến công thức này. Một con người yếu ớt cộng một cỗ máy cộng với một quá trình xử lí tốt hơn là vô địch so với một cỗ máy mạnh mẽ riêng lẻ, nhưng đáng kinh ngạc hơn, nó là vô địch so với một kỳ thủ mạnh con người. cộng một cỗ máy và một quá trình xử lí yếu kém hơn. Điều này thuyết phục tôi rằng chúng ta sẽ cần những giao diện tốt hơn để giúp ta huấn luyện các máy tính tiến đến một sự thông minh hữu dụng. Con người cộng máy tính không phải là tương lai, Nó là hiện tại. Tất cả những ai sử dụng dịch thuật online để có thể lấy ý chính từ các bài báo từ một tờ báo nước ngoài, biết rằng nó còn lâu mới hoàn hảo. Và rồi chúng ta dùng kinh nghiệm của con người để hiểu được những ý chính đó, và rồi cỗ máy học từ các lỗi chúng ta sửa. Mô hình này đang lan rộng và được đầu tư vào chuẩn đoán y khoa, phân tích an ninh. Cỗ máy xử lí các dữ liệu tính toán các xác suất, làm đến 80 phần trăm của toàn bộ quá trình, 90 phần trăm, làm việc phân tích và đưa ra quyết định bên phía con người dễ dàng hơn Nhưng bạn sẽ không gửi con mình đến trường bằng các xe tự lái với 90 phần trăm độ chính xác. thậm chí là với 99 phần trăm. Nên chúng ta phải bức phá về phía trước để thêm vào một vài con số thập phân quan trọng. Hai mươi năm sau trận đấu của tôi với Deep Blue, trận thứ hai, Dòng tiêu đề giật gân "Phòng Tuyến Cuối Cùng Của Bộ Não" này đã trở nên thông thường khi các cỗ máy thông minh hoạt động trong từng ngành, gần như mỗi ngày. Nhưng không giống như trong quá khứ, khi máy móc thay thế vật nuôi ở các nông trại, lao động chân tay, GIờ chúng ta đang nhắm đến những người với bằng đại học và với ảnh hưởng chính trị. Và như một người đã thi đấu với máy móc và bại trận, Tôi ở đây để nói với các bạn rằng đây là tin rất tuyệt vời. Cuối cùng, mọi ngành nghề sẽ cảm nhận được những áp lực này nếu không, nó sẽ có nghĩa là loài người đã ngừng tiến bộ. Chúng ta không có lựa chọn khi nào và ở đâu tiến bộ công nghệ sẽ dừng lại. Chúng ta không thể làm chậm lại. Thực tế là chúng ta phải tăng tốc. Công nghệ của chúng ta bức phá trong việc loại bỏ các khó khăn và sự không chắc chắn trong cuộc sống, nên ta phải tìm ra các thử thách khó hơn, không chắc chắn hơn bao giờ hết. Các cỗ máy có sự tính toán. Chúng ta có sự hiểu biết. Các cỗ máy có các câu lệnh chỉ dẫn. Chúng ta có mục đích. Các cỗ máy có tính khách quan. Chúng ta có niềm đam mê. Chúng ta không nên lo về những gì máy móc có thể làm hôm nay. Thay vào đó, ta nên lo về những gì chúng không thể làm hôm nay, bời vì chúng ta sẽ cần sự giúp đỡ từ những cỗ máy thông minh mới để biến các giấc mơ to lớn nhất của ta thành hiện thực. Và nếu chúng ta thất bại, nếu chúng ta thất bại, nó không phải vì các cỗ máy của ta quá thông minh, hoặc không đủ thông minh. Nếu ta thất bại, đó là vì chúng ta đã tự mãn và đã giới hạn các tham vọng của mình. Bản năng con người của ta không được xác định bởi bất kì kỹ năng nào, như việc dùng một chiếc búa hay thậm chí chơi cờ. Chỉ có một thứ mà chỉ có con người mới có thể làm. Đó là mơ ước. Vậy chúng ta hãy mơ ước thật lớn lao. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Vanessa Garrison: Tôi là Vanessa, con gái của Annette, con gái của Olympia, con gái của Melvina, con gái của Katie, sinh năm 1878, quận Parish, bang Louisiana. T. Morgan Dixon: Và tên tôi là Morgan con gái của Carol con gái của Letha, con gái của Willie, con gái của Sarah, sinh năm 1849 ở Bardstown, bang Kentucky. VG: Và theo truyền thống của chúng tôi truyền thống lớn nhất của hầu hết các nhà thờ mà chúng tôi biết tôn trọng văn hóa mà từ đó chúng tôi lôi kéo được quyền lực Chúng tôi sẽ bắt đầu theo cách mà mẹ và bà muốn chúng tôi bắt đầu. Trong lời cầu nguyện. Hãy để lời nói, sự suy ngẫm được chấp nhận từ cảnh sắc, ôi Chúa, sức mạnh và Chúa Cứu thế của tôi Chúng tôi gọi tên và nghi lễ của tổ tiên chúng ta vào căn phòng này vì từ họ, ta đã nhận được một bản kế hoạch mạnh mẽ để tồn tại, những chỉ huy và phương sách để xoa dịu mang qua đại dương bởi phụ nữ châu Phi, đưa xuống cho các thế hệ phụ nữ da màu tại Mỹ những người đã dùng những kĩ năng ấy để điều hướng các tổ chức nô lệ và sự kì thị do nhà nước bảo trợ để chúng tôi có thể đứng trên sân khấu này. Chúng tôi bước đi theo dấu chân của những người phụ nữ ấy bà tổ, huyền thoại của chúng tôi như Ella Baker, Septima Clark, Fannie Lou Hamer, chúng tôi đã học được sức mạnh tổ chức từ họ sau khi mà cô ấy một tay được ghi nhận bởi 60,000 cử tri tại Jim Crow Mississippi. 60,000 là một lượng lớn, nên nếu bạn có thể tưởng tượng tôi và Vanessa truyền cảm hứng cho 60,000 phụ nữ đi cùng chúng tôi năm ngoái, chúng tôi được tiếp lửa. Nhưng hôm nay, 100,000 phụ nữ da màu cùng đứng trên sân khấu này với chúng tôi Chúng tôi tuyên bố để xoa dịu bản thân, để buộc dây giày thể thao, để bước ra cửa trước mỗi ngày để toàn chữa bệnh và thay đổi cộng đồng, vì chúng tôi thấu hiểu rằng chúng tôi đang theo dấu chân của quyền công dân không như thời gian trước, chúng tôi phải đối mặt với khủng hoảng sức khỏe chưa từng có Và chúng tôi có những khoảnh khắc, những khoảnh khắc vĩ đại, bao gồm thời gian chúng tôi mặc đồ ngủ, làm việc trên máy tính và Michelle Obama gửi email mời chúng tôi đến Nhà Trắng, chúng tôi tưởng là tin rác. Nhưng khoảng khắc ở đây là một cơ hội Đó là một cơ hội mà chúng tôi không coi thường, nên chúng tôi suy nghĩ thật kĩ về cách chúng tôi dùng nó. Chúng tôi nên nói với những phụ nữ để truyền cảm hứng trong một triệu năm tới, hay là nói với các bạn? Chúng tôi đã lựa chọn các bạn để nói về một câu hỏi mà chúng tôi nhận được suốt để hàng triệu phụ nữ xem cái này sẽ không phải trả lời lần nào nữa. Đó là: tại sao phụ nữ da màu chết nhanh và cao hơn những nhóm người khác ở Mỹ bởi bệnh béo phì, cái mà có thể tránh được? Câu hỏi đó làm tôi tổn thương Tôi thấy sửng sốt một chút. Nó cảm thấy có giá trị Nó tổn thương tôi vì cân nặng đại diện cho quá nhiều thứ. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ nói về nó và mời bạn đi sâu vào cuộc hội thoại hôm nay vì nó cần thiết, và vì chúng tôi cần bạn. Mỗi tối, trước ngày đầu tiên đi học bà tôi thường đặt tôi ngồi gần lò sưởi với độ chính xác của một chuyên gia, bà dùng lược nóng ép tóc tôi Bà tôi đã đi vào truyền thuyết, to lớn ồn ào Bà làm căn phòng ngập tràn tiếng cười và thường hay chửi rủa. Bà nấu một cái bánh nhân đào, có 11 đứa trẻ, một căn nhà đầy cháu, và như các phụ nữ da màu tôi biết, như phần lớn phụ nữ tôi biết, bà quan tâm người khác hơn cả bản thân mình. Chúng tôi đo sức mạnh của bà bằng sức chịu đựng nỗi đau. Chúng tôi ca tụng bà về điều đó, và lựa chọn ấy gây chết người Một đêm sau khi ép tóc cho tôi trước ngày tôi vào lớp 8 và đi ngủ và không bao giờ tỉnh dậy nữa ra đi năm 66 tuổi bởi một cơn đau tim Vào thời gian tôi tốt nghiệp cao đẳng tôi mất thêm 2 người thân nữa bởi căn bệnh mãn tính: cô Diane của tôi, mất lúc 55 tuổi, cô Tricia, mất lúc 63 Sau khi sống với những mất mát ấy, hố sâu mà họ để lại, tôi quyết định tính tuổi thọ của những người phụ nữ trong gia đình tôi. Nhìn chằm chằm vào tôi, con số 65 ấy. Tôi biết tôi không thể ngồi chờ và nhìn người phụ nữ tôi yêu qua đời sớm. Nên chúng tôi không thường đề cập đến vấn đề này trên phố Hãy đề cập đến nó tại đây. Tôi cần nói về các thống kê. Phụ nữ da màu chết đi đang ở mức báo động, và tôi từng là một giáo viên, dạy ở trường cấp ba South Atlanta, và tôi nhớ mình đứng trước lớp, nghĩ về thống kê mà một nửa bé gái da màu sẽ bị tiểu đường nếu không ăn kiêng và tập thể dục. Một nửa nữ sinh trong lớp tôi. Nên tôi không thể đi dạy nữa. Tôi bắt đầu dạy các cô gái đi bộ đường dài và gọi nó là GirlTrek, nhưng Vanessa kiểu như, việc đó sẽ không thể dịch chuyển con số về khủng hoảng sức khỏe đâu Cô ấy nói rằng, đó là một CLB dễ thương Nên chúng tôi đã nghĩ nếu chúng tôi có thể tập hợp hàng triệu người mẹ của chúng 82% phụ nữ da màu đang thừa cân. 53% phần trăm bị béo phì. Nhưng con số mà luôn lẩn quẩn trong đầu tôi là mỗi ngày tại Mỹ, 137 phụ nữ da màu chết bởi căn bệnh mà có thể phòng tránh, đau tim. Đó là cứ mỗi 11 phút. 137, nhiều hơn cả bạo lực súng đạn, hút thuốc hay HIV gộp lại, mỗi ngày. Nó gần bằng số lượng người trên chuyến bay tôi đi từ New Jersey tới Vancouver. Bạn tưởng tượng được chứ? Chuyến bay đầy những phụ nữ da màu hạ cánh mỗi ngày, và không ai nói về điều đó. Câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc bây giờ là tại sao? Tại sao phụ nữ da màu lại chết? Chúng tôi cũng tự hỏi mình như vậy Tại sao ngoài kia không hoạt động với họ? Công ty giảm cân tư nhân, sự can thiêp của chính phủ, chiến dịch sức khỏe công cộng Tôi sẽ nói cho bạn biết vì sao Vì họ chỉ tập trung vào giảm cân hay mặc vừa quần jeans bó mà không thừa nhận khủng hoảng mà phụ nữ da màu đang có trong bụng và xương, cái đã ăn sâu vào chính DNA của chúng tôi Lời khuyên tốt nhất từ bệnh viện và bác sĩ phương thuốc tốt nhất từ các công ty dược để chữa suy tim sung huyết cho bà tôi đã không hoạt động là bởi vì họ không thừa nhận sự phân biệt chủng tộc mà bà đã đối mặt ngay từ khi sinh ra (Vỗ tay) Sự kì thị từ trường học, phân biệt đối xử về nhà ở, cho vay bóc lột, lời đùa về bệnh dịch ma túy, bỏ tù số lượng lớn đẩy hoàng hoạt người da màu vào sau song sắt hơn là sở hữu ở độ cao của chế độ nô lệ. Nhưng GirlTrek đã làm được. Những phụ nữ da màu đang bị khóa chặt bởi cân nặng của hệ thống không bao giờ được thiết kế để hỗ trợ họ. GirlTrek là một vị cứu tinh 16/8/2015, Danita Kimball, thành viên của GirlTrek ở Detroit, nhận được tin tức mà rất nhiều phụ nữ da màu đã từng nhận được. Con trai Norman của cô ấy, 23 tuổi, cha của 2 đưa trẻ, bị bắn khi lái xe vào buổi tối. Tưởng tượng nỗi đau làm kiệt sức bạn vào khoảnh khắc đó, một nỗi sợ bất động. Bạn nên biết, một vài ngày sau khi đưa con trai yên nghỉ, Danita Kimball đăng lên mạng, "Tôi không biết làm gì hay làm sao để vượt qua, nhưng chị em của tôi động viên tôi bước tiếp, nên tôi sẽ làm thế Và vài ngày sau đó, "Tôi đã bước đi hôm nay cho Norm dấu yêu của tôi Cảm thấy thật tốt khi được ở ngoài kia, bước đi" Vượt qua nỗi đau là điều mà chúng tôi luôn làm. Mẹ tôi, bà ấy ở giữa, ngay đây, đã xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc tại trường bà năm 1955. Bà ấy bước lên một chiếc xe bus của trường đã bị bỏ hoang nơi mà bà đã dạy 11 đứa trẻ làm lĩnh canh. Và bà đã đặt chân lên lãnh thổ của người da đổ chạy trốn khỏi bọn khủng bố Jim Crow South Và bà dẫn người đàn ông của mình qua cánh cửa để ông ấy nổ súng chiến đấu tại trung đoàn Kentucky, trong cuộc nội chiến. Họ sinh ra là nô lệ, nhưng họ không chết như nô lệ. Làm nên thay đổi, đã ăn sâu vào máu tôi Đó là điều tôi làm, và cuộc khủng hoảng sức khỏe này chẳng là gì với chặng đường tôi đã đi qua (Vỗ tay) Nó giống như James Cleveland. Tôi không cảm thấy mệt mỏi, nên chúng tôi làm việc. Chúng tôi đi tìm hình mẫu của sự thay đổi. Chúng tôi nhìn khắp thế giới. Chúng tôi cần điều gì đó không chỉ là một phần của di sản văn hóa của chúng tôi như là đi bộ mà là thứ gì đó có thể leo bằng thang, có sự tác động lớn, cái mà chúng tôi có thể nhân rộng trên đất nước này. Chúng tôi tìm hiểu Wangari Maathai, người đã thắng giải Nobel hòa bình vì truyền cảm hứng cho phụ nữ trồng 50 triệu cây ở Kenya Cô ấy đã đưa Kenya trở lại từ bờ vực bị tàn phá. Chúng tôi nghiên cứu hệ thống về sự thay đổi và khoa học đi bộ. Và chúng tôi biết được rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm 50% nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ, kể cả Alzheimer và chứng mất trí. Chúng tôi biết rằng đi bộ là thứ đầy sức mạnh mà phụ nữ có thể làm cho sức khỏe của họ, nên chúng tôi biết mình sẽ làm gì đó Vì từ Harriet Tubman đến phụ nữ ở Montgomery, khi phụ nữ da màu bước đi, mọi thứ thay đổi (Vỗ tay) Vậy làm sao chúng tôi có thể từ một ý tưởng đơn giản và bắt đầu một cuộc cách mạng sẽ bùng cháy trong những con phố khắp nước Mỹ Chúng tôi dùng sự rèn luyện tốt nhất của phong trào dân quyền Chúng tôi tụ lại ở tầng hầm nhà thờ Chúng tôi chia sẻ tin tức khắp các tiệm làm tóc. Chúng tôi thúc đẩy và đào tạo những bà mẹ đứng lên tiền tuyến Chúng tôi truyền thông điệp của mình trên đường và phụ nữ đã trả lời. Phụ nữ như LaKeisha ở Chattanooga, Chrysantha ở Detroit, Onika ở New Orleans, phụ nữ với những cái tên và câu chuyện khó khăn tham gia GirlTrek mỗi ngày và tuyên bố đi bộ là cách luyện tập cho sức khỏe mình. Một lần đi bộ, những người phụ nữ đó đã tập hợp lại, đầu tiên là gia đình họ, rồi tới cộng đồng họ để cùng đi và trò chuyện để cùng nhau giải quyết vấn đề. Họ đi và chú ý đến những tòa nhà bỏ hoang. Họ đi và chú ý đến sự thiếu vỉa hè, thiếu không gian xanh, và họ nói"sẽ không còn nữa Phụ nữ như Susie Paige ở Philadelphia sau khi đi qua tòa nhà bị bỏ hoang mỗi ngày trong khu phố đã quyết định, "Không chờ nữa. Để tôi tập hợp nhóm của mình. Để tôi lấy vật liệu. Để tôi làm việc mà chưa ai làm cho tôi và cộng đồng." Một người phụ nữ có thể tạo ra sự khác biệt, vì người phụ nữ đó đã thay đổi thế giới, và tên cô ấy là Harriet Tubman. Và tin tôi đi, tôi yêu Harriet Tubman Tôi ám ảnh với cô ấy, tôi từng là giáo viên lịch sử. Tôi sẽ không nói về cả lịch sử. Tôi sẽ nói cho bạn bốn điều. Tôi đã từng có một cái Saab cũ kiểu áo bạt mà có thể kéo lên che đầu khi trời mưa và tôi lái xe xuống bờ biển phía đông của Maryland, và khi tôi đặt chân xuống đất nơi mà Harriet Tubman trốn thoát lần đầu tiên tôi biết cô ấy cũng giống như chúng ta và chúng ta có thể làm như cô ấy, chúng tôi học được bốn điều từ Harriet Tubman. Đầu tiên: đừng chờ đợi. Hành động ngay cho sức khỏe của bạn, vì tự chăm sóc bản thân là hành động cách mạng. Điều thứ hai: khi bạn muốn tiến về phía trước quay lại và mang theo một chị em tốt Trong trường hợp của tôi, hãy lập đội với bạn mình với bạn, gia đình và nhà thờ của bạn Điều thứ ba tập hợp đồmg minh của bạn. Mỗi một người trong căn phòng này đều đồng lõa trong cuộc tiếp quản lấy cảm hứng từ Tubman Và điều thứ tư : đi tìm niềm vui Thực tế chưa được báo cáo về Harriet Tubman là bà ấy sống đến 93 tuổi, và bà không hề sống một cuộc sống bình thường; Bàấy hỗ trợ những người đàn ông tốt. Bà ấy cưới một người trẻ hơn. Bà ấy nhận nuôi một đứa trẻ. Không đùa đâu. Bà ấy đã thật sự sống. Tôi ghé thăm nhà bà ấy ở ngoại ô New York, và bà ấy trồng táo, khi tôi ở đó vào một ngày chủ nhật, chúng đang ra hoa Chúng thật sự nở sao? Mùa táo đã tới, và tôi nghĩ, bà ấy để lại trái cây cho chúng ta di sản của Harriet Tubman, mỗi năm. Chúng tôi biết chúng tôi cũng là Harriet và đều có một Harriet như thế trong mọi cộng đồng ở Mỹ Chúng tôi cũng biết có một Harriet trong các cộng đồng khắp địa cầu và họ có thể học hỏi từ Tubman Doctrine của chúng tôi, và như chúng tôi gọi nó, tất cả 4 bước. Tưởng tượng những khả năng vượt lên trên cả những khu phố ở Oakland và Newark, đến những người phụ nữ làm ruộng ở Việt Nam, đến cánh đồng trà ở Sri Lanka phụ nữ ở vùng miền núi tại Guantemala, những người bản xứ khắp đồng bằng rộng lớn ở Dakotas. Chúng tôi tin rằng phụ nữ đang đi và nói chuyện với nhau để giải quyết vấn đề là giải pháp toàn cầu. Tôi sẽ để các bạn lại với điều này vì chúng tôi cũng tin rằng nó có thể trở thành trung tâm của công bằng xã hội Vanessa và tôi đã ở Fort Lauderdale. Chúng tôi đào tạo nhà tổ chức và khi tôi rời đi, khi tôi lên máy bay, tôi thấy người quen, nên tôi đã vẫy tay và khi tôi chờ trong một hàng dài mà bạn biết đấy, chờ cho mọi người lấy hành lí, tôi quay lại và tôi không hề biết người phụ nữ ấy nhưng tôi nhận ra cô ta. Và tôi gửi cô ấy một nụ hôn vì đó là Sybrina Fulton, mẹ của Trayvon Martin, và cô ấy nói thầm với tôi :"Cảm ơn". Và tôi không thể không tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu có một nhóm phụ nữ đi bộ qua nhà Trayvon hôm đó, hoặc chuyện gì sẽ xảy ra tại phía Nam Chicago mỗi ngày. Nếu có một nhóm phụ nữ và các bà mẹ và các dì và chị em họ đi bộ, dọc theo những dòng sông bị ô nhiễm ở Flint, Michigan. Tôi tin rằng đi bộ có thể thay đổi cộng đồng chúng ta, vì điều đó đã thật sự xảy ra. Chúng tôi tin rằng mỗi cá nhân đều dính với chính trị Đi bộ để chữa lành, để vui vẻ, để làm sạch không khí, để có thời gian yên tĩnh, để kết nối và chia cắt, để tôn thờ. Cũng chính đi bộ giúp chúng ta đủ khỏe mạnh để đứng trên tiền tuyến để tạo nên thay đổi trong cộng đồng, đó là lời kêu gọi để hành động đến mọi phụ nữ da màu đang lắng nghe tiếng nói của chúng tôi, mọi phụ nữ da màu mà bạn biết. Hãy nghĩ về điều đó: người phụ nữ đang làm lễ tân, người phụ nữ phân phát thư, hàng xóm của bạn -- lời kêu gọi họ để hành động, để tham gia cùng chúng tôi trên tiền tuyến cho sự thay đổi trong cộng đồng. Tôi sẽ đưa các bạn về lại khoảnh khắc này và vì sao nó vô cùng quan trọng cho Vanessa yêu quý và tôi. Vì nó không phải lúc nào cũng dễ dàng, và thực tế, chúng tôi đã từng rơi vào những ngày vô cùng tăm tối, từ những lời căm ghét đến mùa hè của sự hung ác và bạo lực của cảnh sát mà chúng tôi thấy năm ngoái, và cả việc mất đi một thành viên, Sandy Bland, người đã mất khi bị tạm giam Nhưng điều dũng cảm nhất mà chúng tôi làm mỗi ngày là tôi luyện lòng tin vượt lên trên cả sự thật, và đặt bước chân mình vào trong lời câu nguyện mỗi ngày và khi chúng tôi bị lấn át chúng tôi nghĩ về những câu nói mà người như Sonia Sanchez, một thi sĩ người từng nói "Morgan, ngọn lửa trong bạn đâu rồi? Ngọn lửa đã đốt cháy khu ổ chuột và cả con tàu chở nô lệ để ta sống sót, đâu rồi? Ngọn lửa đã biến ruột và món ăn, đã lấy nhịp điệu tạo ra nhạc jazz, đã biểu tình và diễu hành và giúp ta vượt qua ranh giới và hàng rào,ở đâu rồi Bạn cần phải tìm lại nó và truyền nó đi." Đây là chúng tôi, tìm kiếm ngọn lửa của mình và truyền nó cho các bạn. Làm ơn, đứng cùng chúng tôi, đi cùng chúng tôi vì chúng tôi đã tập hơp 1 triệu phụ nữ để đòi lại đường phố của 50 cộng đồng có nhu cầu cao nhất trên đất nước. Chúng tôi cảm ơn các bạn rất nhiều vì cơ hội này. (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với các bạn một điều cha tôi đã dạy cho tôi: Không tình trạng nào là mãi mãi. Đó là một bài học ông chia sẻ với tôi lần này đến lần khác, và tôi đã nhận thấy là nó đúng theo cách khắc nghiệt nhất. Đây là tôi hồi học lớp bốn. Đây là bức ảnh kỉ yếu của tôi được chụp tại lớp ở trường học tại Monrovia, Liberia. Cha mẹ tôi di cư từ Ấn Độ sang Nam Phi vào những năm 1970, Và tôi đã có may mắn được lớn lên ở đây. Khi tôi được 9 tuổi, Tôi yêu thích đá bóng, và tôi đã từng là một kẻ nghiện toán và khoa học. Tôi đã sống một cuộc sống mà thật sự bất kì đứa trẻ nào cũng mơ ước. Nhưng không tình trạng nào là mãi mãi. Vào tối Giáng Sinh năm 1989, nội chiến nổ ra ở Liberia. Cuộc chiến bắt đầu ở vùng nông thôn, và trong vòng vài tháng, lực lượng nổi dậy đã hành quân đến thành phố quê tôi. Trường học của tôi đóng cửa, và khi cánh quân nổi dậy chiếm sân bay quốc tế duy nhất, mọi người bắt đầu hoảng loạn và di tản. Vào một buổi sáng. mẹ tôi gõ cửa và nói: "Raj, hãy đóng hành lí của con, chúng ta phải rời đi." Chúng tôi hối hả chạy đến trung tâm thành phố, và ở đó, trên đường băng, chúng tôi bị chia ra làm hai hàng. Tôi đứng với gia đình mình ở một hàng, và tôi bị nhồi nhét vào một hầm chứa hàng hoá của một chiếc máy bay cứu hộ. Và ở trên băng ghế, tôi ngồi đó tim cứ đập thình thịch. Khi tôi nhìn ra ngoài hầm lúc nó mở, Tôi thấy hàng trăm người Liberia trong một hàng khác, trẻ em được đeo bằng dây trên lưng. Khi họ cố gắng nhảy vào với chúng tôi, tôi thấy các quân lính cản họ lại. Họ không được phép di tản. Chúng tôi là những người may mắn. Chúng tôi đã mất những gì chúng tôi có, nhưng chúng tôi đã tái định cư tại Mỹ, như những người nhập cư, chúng tôi nhận lợi ích từ cộng đồng các nhà hỗ trợ tập hợp lại quanh chúng tôi Họ đưa chúng tôi vào ở nhà của họ, họ chỉ dạy cho tôi. Và họ giúp cha tôi mở một cửa hiệu quần áo. Tôi hay thăm cha tôi vào cuối tuần khi còn là thiếu niên để giúp ông bán giày thể thao và quần jeans. Và mỗi khi việc kinh doanh trở nên tồi tệ, ông sẽ nhắc tôi về câu thần chú: Không tình trạng nào là mãi mãi. Câu thần chú đó, sự kiên trì của ông bà và cộng đồng những người giúp đỡ đã giúp tôi hoàn thành bậc cao đẳng và cuối cùng là vào được trường y. Tôi từng có những hy vọng mà bị dập tắt trong chiến tranh, nhưng cũng vì chúng, Tôi đã có cơ hội theo đuổi giấc mơ trở thành một bác sĩ. Tình trạng của tôi đã thay đổi. Đã 15 năm trôi qua kể từ khi tôi di tản khỏi sân bay đó, kí ức về hai hàng người vẫn chưa biến mất khỏi tâm trí tôi. Tôi là một sinh viên y khoa vào giữa tuổi đôi mươi. Và tôi đã muốn trở lại để xem mình có thể phục vụ những người đã bị bỏ lại hay không. Nhưng khi tôi trở lại, thứ tôi tìm thấy là sự huỷ hoại hoàn toàn. Cuộc chiến để lại cho chúng tôi chỉ 51 bác sĩ. để phục vụ cho một đất nước bốn triệu dân. Nó giống như việc thành phố San Francisco chỉ có 10 bác sĩ vậy. Nên nếu bạn mắc bệnh ở thành phố nơi vài vị bác sĩ đó còn ở lại, bạn có thể còn có cơ hội. Nhưng nếu bạn mắc bệnh ở một cộng đồng ở rừng mưa nhiệt đới xa xôi, nơi bạn phải mất nhiều ngày để đến phòng khám gần nhất, Tôi đã thấy các bệnh nhân của mình chết vì những bệnh không đáng. Tất cả là bởi vì họ tìm đến tôi quá trễ. Giả sử bạn có một đứa con 2 tuổi thức dậy vào buổi sáng với một cơn sốt, và bạn nhận ra đứa bé có thể đã bị sốt rét, và bạn biết cách duy nhất để lấy thuốc mà con bạn cần là mang con bạn đến bờ sông, gọi một chiếc thuyền độc mộc, chèo qua bờ bên kia và rồi đi bộ đến hai ngày qua khu rừng chỉ để đến với phòng khám gần nhất. Một tỉ người đang sống ở các cộng đồng hẻo lánh nhất thế giới, và mặc dù các tiến bộ ta có trong dược phẩm và công nghệ hiện đại, các đổi mới của ta không tiếp cận được dặm đường cuối cùng. Các cộng đồng này đã bị bỏ lại phía sau, Vì họ được cho rằng là rất khó để tiếp cận và rất khó để phục vụ. Bệnh tật là ở mọi nơi; nhưng việc tiếp cận y tế thì lại không như vậy. Và việc nhận ra điều này thắp lên ngọn lửa trong tâm tôi. Không một ai nên chết vì họ sống quá xa một bác sĩ hay phòng khám. Không tình trạng nên là mãi mãi. Và sự giúp đỡ trong trường hợp này không đến từ bên ngoài, nó thực ra đã đến từ bên trong. Nó đến từ chính các cộng đồng hẻo lánh này. Hãy gặp gỡ Musu. Rất xa ở vùng nông thôn Liberia, nơi đa số các bé gái đã không có cơ hội hoàn thành bậc tiểu học, nhưng Musu đã rất kiên trì. Ở tuổi 18, cô đã hoàn thành trung học phổ thông, và cô trở lại cộng đồng của cô. Cô thấy rằng không có đứa trẻ nào được chữa trị cho các bệnh mà chúng cần được chữa trị - những căn bệnh chết chóc, như sốt rét hay viêm phổi. Vì vậy, cô đăng kí làm một tình nguyện viên. Có hàng triệu tình nguyện viên như Musu ở các vùng nông thôn trên thế giới, và chúng ta phải nghĩ rằng, các thành viên của cộng đồng như Musu có thể thực sự giúp ta giải bài toán đố. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ y tế được cấu tạo theo cách mà việc chuẩn đoán bệnh và cho thuốc bị giới hạn trong một nhóm các y tá và bác sĩ như tôi. Nhưng các y tá và bác sĩ lại tập trung ở các đô thị, nên các cộng đồng nông thôn như của Musu đã bị bỏ lại phía sau. Nên chúng tôi bắt đầu đặt một vài câu hỏi: Sẽ ra sao nếu ta tổ chức lại hệ thống chăm sóc y tế? Sẽ ra sao nếu ta có các thành viên cộng đồng như Musu là một phần hay thậm chí là trung tâm cho đội ngũ y tế của chúng ta? Sẽ ra sao nếu Musu có thể giúp ta mang việc chăm sóc y tế đến ngưỡng cửa của những người hàng xóm của cô? Musu đã 48 tuổi khi tôi gặp cô ấy. Và mặc cho tài năng tuyệt vời và sự can đảm của cô ấy, cô vẫn chưa có được một công việc trả lương trong suốt 30 năm. Vậy sẽ ra sao nếu công nghệ có thể hỗ trợ cô? Sẽ ra sao nếu ta đầu tư vào cô ấy với việc tập huấn thật sự, trang bị cho cô các loại thuốc, và giúp cô ấy có một việc làm? Nào, vào năm 2007, tôi đã cố trả lời những câu hỏi này, và vợ tôi và tôi sắp kết hôn vào năm đó. Chúng tôi yêu cầu những người thân bỏ qua việc tặng quà cưới và thay vào đó là quyên tặng một số tiền để chúng tôi có một số vốn ban đầu để tạo một tổ chức phi lợi nhuận. Tôi hứa với bạn rằng, tôi lãng mạn hơn thế nhiều. (Tiếng cười) Chúng tôi góp được $6000 hợp tác với một số người Liberia và người Mỹ và thành lập tổ chức phi lợi nhuận Last Mile Health. Mục tiêu của chúng tôi là mang một nhân viên y tế đến với mọi người, mọi nơi Chúng tôi nghĩ ra một quy trình ba bước: đào tạo, trang bị và trả lương. để đầu tư sâu vào các tình nguyện viên như Musu để họ thành các chuyên viên đa năng, đề họ thành các nhân viên sức khoẻ cộng đồng. Đầu tiên chúng tôi huấn luyện Musu cách phòng ngừa, chuẩn đoán và điều trị top 10 bệnh ảnh hưởng đến các gia đình trong làng của cô. Một y tá giám sát sẽ ghé thăm cô mỗi tháng để tập huấn cho cô. Chúng tôi trang bị cho cô công nghệ y tế hiện đại, ví dụ như que thử nhanh sốt rét giá 1 đô-la này và bỏ vào một ba-lô đeo lưng chứa đầy các loại thuốc như thế này để điều trị các ca nhiễm trùng như viêm phổi, và rất quan trọng, là một chiếc smartphone, để giúp cô theo dõi và báo cáo tình hình bệnh dịch. Cuối cùng, chúng tôi công nhận giá trị của công việc của Musu. Cùng với nhà nước Liberia, chúng tôi tạo một hợp đồng, trả lương cho cô và cho cô cơ hội để có một việc làm thực thụ. Và cô ấy thật tuyệt vời. Musu đã học được hơn 30 kỹ năng y tế, từ việc kiểm tra liệu các đứa trẻ có bị suy dinh dưỡng, đến đánh giá nguyên nhân cơn ho của một đứa bé với chiếc smartphone, đến việc hỗ trợ những người nhiễm HIV và cung cấp việc chăm sóc tiếp tục cho các bệnh nhân mất các chi trên cơ thể. Làm việc như một phần của nhóm chúng tôi, làm việc như các chuyên viên đa năng, nhân viên sức khoẻ cộng đồng có thể giúp đảm bảo rằng nhiều thứ bác sĩ gia đình của bạn làm đến được những nơi đa số các bác sĩ gia đình không thể đến được. Một trong các việt tôi thích làm nhất là chăm sóc các bệnh nhân cùng các nhân viên y tế cộng đồng. Vì vậy năm rồi tôi có ghé thăm A.B., và như Musu, A.B., đã có cơ hội để đi học. Anh đang học trung học cơ sở, lớp 8, khi cha mẹ anh mất. Anh đã thành một đứa trẻ mồ côi và phải bỏ học. Năm ngoái, chúng tôi tuyển dụng và tập huấn A.B. thành một nhân viên sức khoẻ cộng đồng. Và khi anh đang tuyên truyền từ nhà này qua nhà khác, Anh đã gặp bé trai tên Prince này, mẹ của bé đạ gặp khó khăn khi cho bé bú, và trước khi được 6 tháng tuổi, Prince đã bắt đầu yếu dần đi. A.B. vừa mới được chỉ dẫn cách dùng thước dây được mã hoá bằng màu để quấn quanh phần trên cánh tay của một đứa trẻ để chuần đoán suy dinh dưỡng. A.B. nhận thấy rằng Prince đã trong vùng đỏ, nghĩa là bé phải được nhập viện. Vì vậy, A.B. dẫn Prince và mẹ bé đến con sông, lên một chiếc thuyền độc mộc và chèo 4 giờ liên tục để đến bệnh viện. Sau đó, sau khi Prince được xuất viện, A.B. dạy cho mẹ bé cách cho bé ăn một loại thực phẩm bổ sung. Một vài tháng sau, A.B. dẫn tôi thăm Prince, và bé đã là một bé trai bụ bẫm. (Tiếng cười) Bé đang tiến đến các cột mốc đầu đời, bé tự kéo mình đứng dậy được. Và thậm chí bắt đầu nói được một vài từ. Tôi rất hứng khởi về các nhân viên sức khoẻ cộng đồng này. Tôi thường hỏi họ tại sao họ chọn làm việc này, và khi tôi hỏi A.B., anh nói, "Thưa bác sĩ, từ khi tôi bỏ học, đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội cầm một cây bút trên tay để viết. Trí óc tôi đang dần tươi mới hơn." Những câu chuyện của A.B. và Musu đã dạy tôi một điều cơ bản về việc làm người. Sự sẵn lòng của ta để phục vụ người khác có thể thực sự giúp ta thay đổi hoàn cảnh của bản thân mình. Tôi rất cảm động bởi sức mạnh của sự sẵn lòng phục vụ những người xung quanh ta. một vài năm trước, khi chúng tôi đối mặt với một thảm hoạ toàn cầu. Tháng 12 năm 2013, Một sự kiện đã xảy ra ở các rừng mưa nhiệt đới bên kia biên giới ở Guinea. Môt đứa bé tên Emile ngả bệnh với biểu hiện ói mửa, sốt, và tiêu chảy. Đứa bè sống ở một vùng nơi đường xá thưa thớt và có sự thiếu hụt nhân viên y tế nghiêm trọng. Emile đã tử vong, và một vài tuần sau chị của bé mất, và một vài tuần sau mẹ của bé mất. Và căn bệnh này đã lây lan từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Và mãi cho đến 3 tháng sau, thế giới mới khám phá ra đó là Ebola. Khi mỗi phút đều quí giá thì ta đã lãng phí hàng tháng, và khi đó, vi-rút đã lây lan như các cơn cháy rừng khắp Tây Phi, và cuối cùng đến các phần khác của thế giới. Các doanh nghiệp đóng cửa, các hãng hàng không bắt đầu huỷ lịch trình. Ở cao điểm của cơn khủng hoảng, khi chúng tôi được bảo là có 1.4 triệu người có thể đã nhiễm bệnh, khi chúng tôi được bảo là đa số họ sẽ tử vong, khi chúng tôi gần như mất hết hy vọng, tôi nhớ việc đứng giữa nhóm các nhân viên y tế trong khu rừng mưa nhiệt đới nơi đợt bùng phát vừa diễn ra. Chúng tôi đang giúp tập huấn và trang bị cho họ cách đeo mặt nạ, bao tay và áo choàng mà họ cần để đảm bảo an toàn bản thân trước vi-rút này khi họ đang giúp đỡ các bệnh nhân. Tôi vẫn nhớ nỗi sợ trong mắt họ. Và tôi vẫn nhớ việc thức trắng đêm, lo sợ liệu tôi đã làm đúng hay không khi giữ họ trong vùng dịch bệnh. Khi Ebola đe doạ làm sụp đổ các hoạt động nhân đạo, các nhân viên sức khoẻ cộng đồng Liberia đã không đầu hàng nỗi sợ. Họ đã làm những gì họ đã luôn làm: họ trả lời các cuội gọi để phục vụ lối xóm của họ. Các thành viên cộng đồng khắp Liberia học các triệu chứng của Ebola, lập nhóm với các y tá, bác sĩ để đến từng nhà và tìm những người bị nhiễm và cho họ sự chăm sóc cần thiết. Họ phát hiện và theo dõi hàng ngàn người đã từng phơi nhiễm với vi-rút và giúp phá vỡ chuỗi lây nhiễm hàng loạt. Gần 10 ngàn nhân viên sức khoẻ cộng đồng phó mặc tính mạng mình để giúp săn lùng loài vi-rút này và chặn đứng nó lại. (Tiếng vỗ tay) Ngày nay, Ebola đã được khống chế ở Tây Phi, và chúng tôi đã học được vài điều. Chúng tôi học được rằng điểm mù của hệ thống y tế nông thôn có thể trở thành điểm nóng của dịch bệnh. và nó đặt tất cả chúng ta vào mối nguy hiểm lớn hơn. Chúng tôi học được rằng hệ thống cấp cứu hiệu quả nhất thực ra là một hệ thống thường nhật, và hệ thống đó phải tới được với tất cả các cộng đồng, bao gồm cả các công đồng nông thôn như của Emile. Và hơn cả, chúng tôi đang học từ sự dũng cảm của các nhân viên sức khoẻ cộng đồng Liberia rằng chúng tôi không xác định được tình huống mà chúng tôi phải đối mặt dù họ vô vọng đến thế nào chúng tôi được xác định bởi việc chúng tôi đối mặt như thế nào Khoảng 15 năm trước, Tôi đã nhận thấy được sức mạnh của ý nghĩ này để biến những người bình thường thành nhân viên y tế cộng đồng rồi thành những người hùng thường nhật Và tôi thấy nó diễn ra ở mọi nơi từ cộng đồng sống trong rừng ở Tây Phi đến các làng chài nông thôn ở Alaska Đó là sự thật những nhân viên y tế cộng đồng này không có vấn đề về thần kinh nhưng họ khiến nó thành có thế để mang sự chăm sóc sức khỏe đến với mọi người ở mọi nơi vậy bây giờ thì sao? chúng ta biết rằng vẫn có hàng triệu người chết bởi những nguyên nhân không tránh khỏi ở những vùng nông thôn trên thế giới và chúng ta biết rằng phần lớn những cái chết đó đang xảy ra ở những quốc gia được tô màu xanh chúng ta cũng biết rằng nếu chúng ta đào tạo một đội ngũ nhân viên y tế cộng đồng để chỉ học 30 kĩ năng sống còn chúng ta có thể cứu được khoảng 30 triệu người đến năm 2030 Ba mươi dịch vụ đó có thể cứu được 30 triệu người đến năm 2030 Nó không chỉ là một dự đoán chúng tôi đang chứng minh điều này có thể được thực hiện Ở Liberia Chính phủ Liberia đang huẩn luyện hàng ngàn nhân viên như A.B và Musu sau Ebola, để mang sự chăm sóc y tế đến với mỗi đứa trẻ và mỗi gia đình trên đất nước Và chúng tôi đã vinh dự được làm việc với họ và bây giờ đang hợp tác với một số tổ chức để hoạt động ở khắp các quốc gia khác để cố giúp họ làm điều tương tự Nếu chúng tôi có thể giúp các quốc gia này có qui mô chúng tôi có thể cứu được hàng triệu sự sống và ngay lúc đó ta có thể tạo ra hàng triệu công việc nhưng chúng tôi không thể làm mà không có công nghệ Con người lo lắng rằng công nghệ sẽ cướp đi việc làm của họ nhưng khi nó đến với nhân viên y tế cộng đồng công nghệ thực sự quan trọng khi tạo ra công ăn việc làm không công nghệ, không smartphone không có những bài kiểm tra nhanh chúng tôi không thể thuê A.B và Musu và tôi nghĩ đã đến lúc công nghệ giúp chúng ta đào tạo, giúp chúng tôi đào tạo con người tốt hơn và nhanh hơn trước Là một bác sĩ, tôi dùng công nghệ để luôn cập nhật và giữ các chứng nhận, Tôi dùng smartphone, các ứng dụng và các khóa học trực tuyến Nhưng khi A.B muốn học, anh ấy phải nhảy xuống chiếc ca nô và đến trung tâm đào tạo và khi Musu xuất hiện ở buổi training người hướng dẫn của cô ấy bị kẹt với bảng trắng và bút lông tại sao họ không có quyền học tập như tôi? nếu chúng ta thực sự muốn các nhân viên y tế cộng đồng trở thành chuyên gia về kỹ năng sống còn và hơn thế nữa, chúng ta phải thay đổi mô hình trường học cũ kỹ này trong giáo dục Kỹ thuật có thể thật sự trở thành một sự thay đổi trò chơi ngay tại đây Tôi đã rất quan tâm đến cuộc cách mạng giáo dục kĩ thuật số Nó tương tự như học viện Khan và edX đang dẫn đầu Và tôi đang nghĩ ngay lúc này đây Đã đến lúc cho sự va chạm giữa cách mạng giáo dục kỹ thuật số và cách mạng sức khỏe cộng đồng Và vì thế, nó mang tối đến với mong ước Ted Prize của tôi Tôi ước Tôi ước bạn sẽ giúp chúng tôi tuyển sinh đội quân nhân viên sức khỏe cộng đồng lớn nhất thế giới Bằng cách tạo ra học viện sức khỏe cộng đồng một nền tảng toàn cầu để đào tạo, kết nối và trao quyền Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn Đây là ý tưởng Chúng tôi sẽ thành lập và phát triển Nguồn giáo dục kỹ thuật bậc nhất Chúng tôi sẽ mang nó đến với các nhân viên y tế cộng đồng trên khắp thế giới bao gồm cả A.B và Musu. Họ sẽ nhận các bài học qua video về việc tiêm vacxin cho trẻ em và có khóa học trực tuyến về việc phát hiện ra các ổ dịch tiếp theo, vì vậy họ không bị vướng vào mấy cái bảng Chúng tôi sẽ giúp những nước này tạo uy tín cho nhân viên, vì thế họ sẽ không bị vướng với những tổ chức không được công nhận và không có giá trị những trở thành một nghề có tiếng và quyền, như y tá và bác sĩ Và chúng tôi sẽ tạo ra một hệ thống giữa các công ty và doanh nhân những người đã tạo ra các sáng kiến để cứu lấy cuộc sống và giúp họ kết nối được với các nhân viên như Musu do đó cô ấy có thể giúp ích nhiều hơn cho cộng đồng của cô ấy Và chúng tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để thuyết phục chính phủ để tạo nên những nhân viên y tế cộng đồng một nền tảng cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe của họ Chúng tôi dự định nghiên cứu và thử nghiệm học viện ở Liberia và một số nước bạn khác, và sau đó sẽ là kế hoạch toàn cầu, gồm vùng nông thôn Bắc Mĩ. Với sức mạnh của nền tảng, chúng tôi tin các nước có thể được thuyết phục rằng cách mạng chăm sóc sức khỏe thật sự khả thi Giấc mơ của tôi là học viện này sẽ đóng góp cho việc đào tạo hàng tràm hàng ngàn các thành viên trong cộng đồng để giúp mang sự chăm sóc sức khỏe đến với các bạn láng giếng hàng trăm triệu người trong số họ sống ở những cộng đồng xa xôi nhất thế giới, từ những dân tộc trong rừng vùng Tây Phi đến các làng chài vùng nông thôn Alaska; từ đỉnh đồi Appalachia, đến vùng núi Afghanistan. Nếu tầm nhìn này phù hợp với bạn, hãy đến với communityhealthacademy.org, và tham gia vào cuộc cách mạng này. Hãy để chúng tôi biết liệu bạn hoặc tổ chức của bạn hoặc ai đó mà bạn biết có thể giúp chúng tôi như chúng tôi cố xây dựng học viện qua năm sau Bây giờ, khi tôi nhìn ra khỏi căn phòng này, tôi nhận ra rằng hành trình của chúng ta không phải tự lập chúng được tạo ra bởi những người khác và ở đây có rất nhiều người là một phần của mục đích này Chúng tôi rất vinh dự được tham gia vào cộng đồng này và một cộng đồng sẵn sàng chấp nhận một mục đích táo bạo như vậy vì vậy tôi muốn cho đi, khi tôi kết thúc, một sự phản hồi, Tôi nghĩ nhiều hơn về những gì cha tôi đã dạy tôi tôi cũng đã làm cha Tôi có 2 con trai, và vợ tôi và tôi học được khi cô ấy mang thai đứa con thứ ba của chúng tôi (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi gần đây chăm sóc cho một phụ nữ ở Liberia như vợ tôi, cô ấy đang mang thai đứa thứ 3 Nhưng khác vợ tôi là cô ấy không có sự chăm sóc trước khi sinh 2 đứa con đầu Cô ấy sống trong một cộng đồng bị cách ly cô lập trong rừng khoảng 100 năm rồi không có sự chăm sóc sức khỏe đến khi... đến khi năm ngoái khi y tá huẩn luyện cho hàng xóm của cô ấy để trở thành nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì thế tôi đã ở đây, thấy bệnh nhân này ở kì ba tháng lần 2 trong thai kì và tôi đã siêu âm để kiểm tra em bé, cho cô ấy bắt đầu kể cho chúng tôi về câu chuyên của 2 đứa con đầu, và tôi siêu âm để dò bụng cô ấy, và cô ấy ngừng nói giữa chừng. Cô ấy quay sang tôi và nói, "Bác sĩ, tiếng gì thế?" Đó là lần đầu cô nghe thấy tiếng nhịp tim đập của con mình Và mắt cô ấy sáng lên như cách mà mắt vợ tôi và tôi khi chúng tôi nghe thấy nhịp tim của con chúng tôi Đối với lịch sử loài người, bệnh tật ở mọi nơi và cơ hội được chăm sóc là không có. Nhưng khi một người uyên bác đã nói tôi rằng: không tình trạng nào là vĩnh viễn. Lúc này là để chúng ta đi xa hơn để thay đổi hoàn cảnh sống với nhau Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Công việc của tôi xoay quanh những hành vi mà chúng ta thực hiện vô thức ở mức độ tập thể. Điều đó nghĩa là những hành vi mà chúng ta chối bỏ sự tồn tại của chúng cũng như những hành vi được thực hiện phía sau nhận thức hằng ngày của mỗi người. Là con người, chúng ta đều làm tất cả những điều này, mọi lúc, mọi ngày. Như khi anh cáu gắt với vợ vì đang điên tiết với một ai khác. Hay như khi đi tiệc bạn uống rất nhiều để bớt lo lắng. Hoặc bạn ăn nhiều hơn bình thường vì tâm trạng không tốt. Và khi chúng ta hành động như thế, khi 300 triệu người cùng thực hiện những hành vi vô thức, hậu quả sẽ là thảm họa mà không ai mong muốn. Và đó chính là điều tôi hướng tới với những tác phẩm nhiếp ảnh của mình. Đây là một bức hình tôi mới hoàn thành khi nhìn từ xa, trông nó giống như một bức hoạt họa phong cách gothic hiện đại về một nhà máy đang xả chất gây ô nhiễm. Và nếu bạn nhìn gần hơn, nó bắt đầu trông giống hàng tá ống nước, giống một dụng cụ hóa học, hay một máy lọc dầu, hoặc có thể là một giao lộ cao tốc. Và khi nhìn thật gần, bạn nhận thấy chúng thực ra là rất nhiều cái cốc nhựa xếp lại với nhau. Trong thực tế, một triệu chiếc cốc, là số cốc nhựa được dùng trên các chuyến bay ở Mỹ mỗi 6 giờ đồng hồ. Chúng ta dùng 4 triệu cốc một ngày trên các chuyến bay, và tuyệt đại đa số không được tái chế. người ta không làm thế trong ngành hàng không. Nhưng con số đó không thấm vào đâu so với số cốc giấy chúng ta dùng mỗi ngày và đó là 40 triệu cốc mỗi ngày cho các loại đồ uống nóng, phần lớn số đó là cà phê. Tôi không thể đưa 40 triệu chiếc cốc vào một khung hình, nhưng tôi có thể đưa vào 410,000 chiếc. 410.000 chiếc cốc trông như thế này. Đây là lượng cốc được sử dụng trong 15 phút. Và nếu ta có thể xếp ngần ấy chồng cốc trong đời thực, nó sẽ to cỡ này. Đây là số lượng cốc trong một giờ. Và đây là trong một ngày. Bạn có thể thấy mấy người tí hon ở góc dưới kia. Chỗ đấy cao xấp xỉ một tòa nhà 42 tầng. và tôi sẽ đặt tượng Nữ thần Tự do vào để tiện so sánh. Về công lý, có một hiện tượng khác đang diễn ra trong xã hội chúng ta mà tôi thấy rất đang lo, đó là nước Mỹ hiện nay có phần trăm dân số trong tù lớn nhất so với mọi quốc gia trên thế giới. Cứ bốn người thì có một, bốn người trong tù thì có một người là người Mỹ, bị bỏ tù trong đất nước chúng ta. Và tôi muốn đưa ra con số cụ thể. Con số đó là 2,3 triệu người Mỹ phải vào tù năm 2005 Kể từ đó nó đã tăng lên, nhưng chúng ta chưa có số liệu chính xác. Cho nên tôi muốn thể hiện 2.3 triệu bộ đồng phục trong tù, và trong bản in thật của cái này, mỗi bộ đồng phục dày bằng một đồng nickel. Chúng đều rất nhỏ, gần như không thể nhận ra đó là một miếng vải, và để in 2,3 triệu bộ đồng phục đòi hỏi một tấm vải in lớn hơn mọi thứ mà máy in trên thế giới có thể in ra. Vậy nên tôi đã phải chia chúng thành nhiều phần mỗi phần cao 3, 05m và rộng 7, 62m. Đây là tác phẩm đó dựng trong một phòng tranh ở New York; kia là bố mẹ tôi đang quan sát nó. (Tiếng cười) Mỗi lần nhìn vào tác phẩm này tôi luôn tự hỏi không biết mẹ tôi có thì thầm với bố tôi rằng "Cuối cùng thì thằng bé cũng gấp quần áo." (Tiếng cười) Tôi muốn cho các bạn xem một số tác phẩm về nghiện hút. Và cái này là về nghiện thuốc lá. Tôi muốn thực hiện một tác phẩm thể hiện số người Mỹ chết vì hút thuốc. Hơn 400,000 người ở Mỹ chết vì hút thuốc mỗi năm. Vậy nên tác phẩm này được tạo bởi rất nhiều gói thuốc. Và, khi anh chầm chậm bước lùi lại, anh sẽ thấy đây là một bức họa của Van Gogh, tên là "Đầu lâu với Điếu thuốc." Một điều là là, ngày 11 tháng 9, khi thảm họa đó xảy ra, 3000 người Mỹ đã chết, các bạn có nhớ phản ứng của mọi người không? Nó vang dội toàn thế giới, và sẽ còn để lại âm vang cùng với thời gian. Trong 100 năm tới chúng ta vẫn sẽ nói về sự kiện đó. Tuy nhiên cùng trong ngày đó, 1,100 người Mỹ chết vì thuốc lá Và ngày sau đó, 1100 người Mỹ khác chết vì thuốc lá. Và mọi ngày sau đó, 1100 người Mỹ đã chết. hôm nay, 1100 người Mỹ đang chết vì hút thuốc. Và chúng ta không nói về chuyện đó, chúng ta gạt bỏ nó. Chiến dịnh vận động từ các công ty thuốc lá quá mạnh mẽ. Chúng ta gạt bỏ nó khỏi nhận thức. Và dù biết khả năng hủy hoại của thuốc lá, chúng ta vẫn tiếp tục để con cái bị ảnh hưởng bởi những tác động kêu gọi chúng hút thuốc. Đây là điều tác phẩm tiếp theo trình bày. Chỉ là hàng lô lốc thuốc: 65 000 điếu thuốc bằng số trẻ vị thành niên bắt đầu hút thuốc trong tháng này, và mọi tháng trên nước Mỹ. Hơn 700000 trẻ em ở Mỹ dưới 18 tuổi bắt đầu hút thuốc mỗi năm. Một đại dịch kỳ lạ khác ở Hoa Kỳ mà tôi muốn chỉ cho các bạn đó là hiện tượng lạm dụng thuốc kê sẵn. Đây là một bức ảnh tôi làm từ rất nhiều viên thuốc Vicodin -- thực ra tôi chỉ có một viên thôi nhưng đem chụp đi chụp lại hàng trăm lần. (Tiếng cười) Và khi các bạn lùi lại để thấy 213000 viên Vicodin đó cũng là số ca cấp cứu mỗi năm tại Mỹ do lạm dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc chống căng thẳng. Một phần ba số ca sốc thuốc ở Mỹ -- bao gồm cocaine, ma túy, rượu, tất cả mọi thứ -- một phần ba số ca đó là sốc thuốc kê theo đơn. Một hiện tượng lạ. Đây là tác phẩm tôi mới hoàn thành về một hiện tượng đáng tiếc khác. Nỗi ám ảnh với phẫu thuật nâng ngực. 384,000 phụ nữ, phụ nữ Mỹ, năm ngoái đi phẫu thuật nâng ngực. Nó nhanh chóng trở thành phần quà tốt nghiệp trung học phổ biến nhất, tặng cho những cô gái chuẩn bị đi học đại học. Cho nên tôi đã tạo bức hình này từ búp bê Barbie, khi đứng lùi ra xa bạn sẽ thấy một hình hoa trang trí và khi đứng thật xa, bạn thấy 32,000 con búp bê, tượng trưng cho số ca phẫu thuật nâng ngực ở Mỹ mỗi tháng. Đa số những ca này cho phụ nữ dưới 21 tuổi. Điều lạ lùng là, chỉ có duy nhất một loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến hơn nâng ngực, đó là hút mỡ, và phần lớn được thực hiện bởi đàn ông. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là những ví dụ tôi không trình bày chúng như những vấn đề lớn nhất. Đây chỉ là ví dụ mà thôi. Và lí do tôi làm việc này, đó là tôi sợ rằng hiện tại, chúng ta vẫn chưa cảm nhận đủ về nền văn hóa của bản thân. Dường như đang tồn tại một sự tê liệt trong nước Mỹ Chúng ta đã mất cảm giác về lòng quả cảm, sự phẫn nộ và nỗi đau đớn về những điều đang diễn ra trong xã hội hôm nay, những điều đang diễn ra trong đất nước này, những thứ xấu xa được thực hiện dưới danh nghĩa chúng ta trên toàn thế giớ. Chúng đã mất, những cảm xúc đó đã mất. Niềm hân hoan bản sắc văn hóa, niềm tự hào dân tộc đã không còn. Và một trong những nguyên nhân của việc này, tôi cho rằng đó là bởi mỗi chúng ta đang cố gắng vươn tới một thế giới quan khác, thế giới quan mà ta đang có gắng tạo ra trong trí óc tóm gọn mọi khía cạnh của vũ trụ, mọi mối liên kết giữa vạn vật: những tác động về mặt môi trường lên những nơi cách xa ta hàng ngàn dặm mà những thứ ta mua tạo ra; những tác động về mặt xã hội đến những vùng cách đây hàng vạn dặm mà những quyết định do chúng ta - những khách hàng tạo ra. Trong khi chúng ta cố gắng xây dựng thế giới quan này, và cố gắng giáo dục bản thân về tầm vóc lớn lao của nền văn hóa Mỹ, lượng thông tin mà chúng ta phải xử lý là những con số kếch xù này: hàng triệu, hàng trăm triệu, hàng tỉ và giờ là hàng nghìn tỉ. Ngân sách của chính phủ Bush được tính bằng hàng nghìn tỉ, những con số mà bộ óc của ta không có khả năng hiểu. Chúng ta không thể thấy ý nghĩa của những con số khổng lồ này. Và đó là những điều tôi đang cố tạo ra với công việc của mình, đưa những con số này, những thống kê này từ dữ liệu khô khan đem dịch thành một ngôn ngữ hình ảnh đại chúng có thể cảm nhận được. Bởi tôi tin rằng, nếu chúng ta có thể thấu hiểu những vấn đề này, nếu chúng ta có thể hiểu những điều này một cách sâu sắc hơn, chúng sẽ trở nên quan trọng hơn đối với ta. Và nếu chúng ta có thể tìm ra điều đó, ta sẽ có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta điều cần thiết để đối mặt với câu hỏi: Chúng ta thay đổi như thế nào? Đó, theo tôi, chính là câu hỏi mỗi người đều đang phải đối mặt: Chúng ta thay đổi như thế nào? Là một nền văn hóa chúng ta sẽ thay đổi thế nào và như thế nào mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho phần việc mà mình đảm trách trong toàn bộ lời giải, và đó cũng là hành động của chính mỗi người? Tôi tin rằng các bạn không phải thấy xấu hổ khi nhìn thẳng vào những bất cập này. Tôi không buộc tội nước Mỹ. Tôi chỉ đơn giản cho rằng, đây là chính chúng ta bây giờ. Và nếu có những thứ trong văn hóa chúng ta mà ta không thích. khi đó ta luôn có một lựa chọn. Chúng ta thể hiện đạo đức của bản thân đến đâu, chúng ta bộc lộ đặc tính dân tộc đến đâu khi chúng ta đối diệnh với câu hỏi phải thay đổi như thế nào. Câu hỏi đá đã và đang định nghĩa mỗi chúng ta cũng như toàn dân tộc, và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của hàng tỉ con người những ai sẽ thừa hưởng kết quả của những quyết định từ chúng ta. Không phải tôi đang nói một cách trừu tượng về điều này. Tôi đang nói -- chính chúng ta trong căn phòng này. Ngay trong giây phút này. Cảm ơn và tạm biệt. (Vỗ tay) (Nhạc) Sophie Hawley-Weld: Các bạn không cần phải đứng lên nhưng... chúng tôi có thể thấy các bạn rất rõ-- (Cười) Các bạn nhảy với chúng tôi nhé. Và chúng tôi sẽ làm như thế này, vũ đạo mà chúng ta sẽ làm theo Betta Lemme: Rất dễ. SHW: Và chúng ta sẽ hất cổ tay như thế này, và các bạn sẽ làm cùng chúng tôi. Và các bạn cũng có thể đứng dậy. (Nhạc) (Hát) Tôi biết tôi đã không đưa cổ tay lên (Cả hai hát) Tôi biết tôi đã không bắt lấy nó Nó đến, nó đến, nó đi, nó đi Nó chinh phục nhanh Tôi ở đó rồi tôi đi Awoo! Tôi biết tôi đã không đưa cổ tay lên Tôi biết tôi đã không bắt lấy nó Nó đến, nó đến, nó đi, nó đi Nó chinh phục nhanh Tôi ở đó rồi tôi đi Awoo! BL: (nói) Nào các bạn! (Nhạc) SHW: Chúng ta có động tác tiếp theo Đó là kiểu múa chỉ ngón tay. (Nhạc) Những người đang ngồi, Tôi muốn thấy ngón tay các bạn chỉ nào. Yeah! (Hát) Tôi biết tôi đã không đưa cổ tay lên (Cùng hát) Tôi biết tôi đã không bắt lấy nó Nó đến, nó đến, nó đi, nó đi Nó chinh phục nhanh Tôi ở đó rồi tôi đi Aaaa ... (Vỗ tay) Awoo! (Nhạc) (Vỗ tay theo nhịp) (Nhạc) Aaaa ... SHW: (nói) Tốt, hất tay lên nào. (Cùng hát) Tôi biết tôi đã không đưa cổ tay lên Tôi biết tôi đã không bắt lấy nó Nó đến, nó đến, nó đi, nó đi Nó chinh phục nhanh Tôi ở đó rồi tôi đi Tôi biết tôi đã không đưa cổ tay lên Tôi biết tôi đã không bắt lấy nó Nó đến, nó đến, nó đi, nó đi Nó chinh phục nhanh Tôi ở đó rồi tôi đi (Nhạc) Tucker Halpern: Các bạn vui hơn tôi nghĩ. (Cười) (Nhạc) Awoo! (Vỗ tay) SHW: Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Thung Lủng Silicon bị ám ảnh bởi sự phá vỡ quy cũ. Nhưng ngày nay, người phá vỡ quy cũ lớn nhất không đến từ Thung Lủng Silicon. Nó đến từ những thị trấn thép ở Ohio, các cộng đồng nông thôn ở Pennsylvania, Khu Panhandle ở Florida. Và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần rồi đã là mẹ của tất cả những sự phá vỡ quy củ. Một lần nữa, chính trị mang tính chất cá nhân. Hàng triệu người Mỹ trở thành các nhà hoạt động sau một đêm, họ đổ ra các con đường với con số kỉ lục trong khoảng thời gian kỉ lục. (Tiếng cười) Cuộc bầu cử đã tác động đến các bữa tối gia đình dịp lễ như cách mà Uber tác động đến hệ thống taxi của New York Các cặp đôi đã chia tay và các cuộc hôn nhân tan vỡ Và cuộc bầu cử đang tác động đến cuộc sống riêng của tôi như cách Amazon tác động đến các khu thương mại. Ngày nay, tổ chức ACLU hoạt động túc trực 24/7, Và thậm chí nếu tôi có trốn đi để chạy bộ một vài dặm trên máy chạy bộ. thì bất kì lợi ích tim mạch nào tôi có được đều lập tức bị xoá sạch khi tôi đọc một dòng tweet khác của tổng thống trên cuộn tiêu đề tin tức. Thậm chí thú vui bí mật của tôi về việc nghiên cứu các danh hoạ người Ý cũng bị lây nhiễm bởi chính trị. Giờ đây, tôi nghiên cứu, thậm chí rình ngắm các tuyệt tác cũ. Đây là bàn làm việc của tôi, với một triển lãm bưu thiếp của những bức hoạ nổi tiếng và tối nghĩa đa phần từ thời Phục Hưng ở Ý. Giờ, nghệ thuật đã từng cho tôi những giờ nghỉ cần thiết khỏi những sự ồn ào chính trị trong công việc hàng ngày của tôi tại tổ chức ACLU, nhưng không còn như vậy nữa. Tôi đã ở cuộc Diễu Hành Vì Phụ Nữ ở San Francisco ngày sau lễ nhậm chức tổng thống, Và đám đông ca vang rằng, "Dân chủ trông như thế này đây." "Dân chủ trông như thế này đây." Và ở đó, tôi đang cầm tấm biểu ngữ và chiếc dù trong mưa, Và tôi chợt nhớ đến một bức hoạ cổ đã từng làm tôi say mê nhiều năm trước. Tôi ráng gượng để nhớ lại những mảnh khác nhau của một bức tranh thực thụ. về nhà nước tốt và nhà nước xấu. Nó cứ như nhà danh hoạ cổ đang chế nhạo tôi. "Ngươi muốn biết nền dân chủ trông như thế nào sao? Hãy trở về và xem lại các bịch hoạ của ta." vậy nên tôi đã làm theo. Vào năm 1339, Ambrogio Lorenzetti đã hoàn thành một bức tranh đặt hàng vĩ đại trong phòng nghị sự của hội đồng cai trị tại Palazzo Pubblico ở Siena. Đó là một bức hoạ nhắn nhủ chúng ta, thậm chí thét lên với chúng ta hôm nay "Nghệ thuật là sự lừa dối khiến chúng ta nhận ra sự thực," Pablo Picasso từng nói. Và khi chúng ta tìm kiếm sự thật về nhà nước, chúng ta nên giữ kiệt tác của Ambrogio, không như một sự lừa dối, mà như một câu chuyện ngụ ngôn, trong con mắt nhận thức cộng đồng của chúng ta. Trong thời đại của Lorenzetti, Tính hợp pháp của chính trị của các bang-thành phố Ý thường nằm trên một nền tảng rất lung lay. Siena là một nước cộng hoà, nhưng đã có lượng lớn các bất ổn trong hai thập niên dẫn đến bức hoạ đặt hàng này Các nhà lãnh đạo chính trị của Siena, những người đã thậm chí cai trị dưới sự quan sát của các hình ảnh ngụ ngôn này, là các mục tiêu thính giả của Lorenzetti. Ông đã phân loại các nghĩa vụ của những người cai trị đối với những người bị trị. Giờ bạn có thể dành hàng năm trời nghiên cứu các bích hoạ này. Một số học giả đã làm điều đó. Tôi gần như không phải là một nhà sử học, nhưng tôi đam mê nghệ thuật, và một kiệt tác tầm cỡ này có thể là qua tải với tôi. Nên đầu tiên, tôi tập trung vào những thứ to lớn trước. Đây là ngụ ngôn về nhà nước tốt. Nhân vật oai nghiêm ở ngay chính giữa đây được tô điểm với các màu sắc của Siena và ông ta được nhân cách hoá cho chính bản thân nền cộng hoà. Lorenzetti gắn nhãn cho ông là "Công Xã" và ông căn bản đang nói với người dân Siena rằng họ, chứ không phải một vị vua hay nhà chuyên chế nào, phải tự cai trị chính họ. Giờ xung quanh Công Xã là các nhà tham mưu. Công Lí được tôn lên ngôi. Bà nhìn lên hình ảnh của sự ngôn ngoan, người thật ra đang chống đỡ cho cán cân công lí của bà. Phối Hợp, hay Hoà Hợp, giữ một sợi dây nối ra từ cán cân công lí gắn kết bà với các công dân, biến họ thành các đồng bào trong nền cộng hoà. Và cuối cùng ta thấy Hoà Bình. Bà trông có vẻ thanh thơi, cứ như bà đang nghe Bob Marley vậy. Khi nhà nước tốt cai trị, Hoà Bình không cần phải đổ mồ hôi. Bây giờ, đây là các hình ảnh và quan niệm to lớn. nhưng tôi thực sự yêu các thứ nhỏ nhặt. Dọc theo một bức tường khác, Lorenzetti cho thấy ảnh hưởng của nhà nước tốt trong đời sống thật hàng ngày của các dân thường với một chuỗi các chi tiết nhỏ "ngon lành." Ở vùng nông thôn, các ngọn đồi được định hình và dùng cho trồng trọt. Vụ mùa được cắt, đào, gặt hái, xay, cày, tất cả trong một bức tranh. Vụ mùa và gia súc đang được mang đến chợ. Ở thành phố, các thợ xây đang dựng một ngọn tháp. Người dân tham dự một cuộc diễn thuyết luật, một cuộc diễn thuyết TED của thế kỉ 14. (Tiếng cười) Các học sinh chơi đùa. Các thương gia mưa sinh. Các vũ công lớn hơn thực tế nhảy múa hân hoan. Và dõi theo nền cộng hoà là hình ảnh An Ninh được chắp cánh, người mang biểu ngữ rằng, "Mọi người sẽ tiến về phía trước một cách tự do và không có sợ hãi." Giờ thứ đáng kinh ngạc về các hình ảnh này từ 800 năm trước là chúng rất quen thuộc với chúng ta hôm nay. Chúng ta thấy được nền dân chủ trông như thế nào. Chúng ta trải nghiệm sự ảnh hưởng của nhà nước tốt trong cuộc sống chúng ta cũng như Lorenzetti đã làm trong cuộc đời ông. Còn đây là chuyện ngụ ngôn về nhà nước xấu mà đã ám ảnh tôi kể từ vụ 11 Tháng 9. Nó bị tàn phá nặng nề, nhưng trông nó giống các bài báo hiện nay. Nhưng kẻ cai trị chính phủ xấu không phải là Công Xã. Mà là Bạo Chúa Hắn có sừng, răng nanh, mắt xết, tóc bện, Hắn rõ ràng là dành rất nhiều thời gian để làm bộ tóc đó. (Tiếng cười) Công Lí giờ nằm bất lực dưới chân hắn, bị còng lại. Cán cân của bà đã bị cắt đứt. Công Lí là đối thủ mấu chốt của Bạo Chúa, Và bà đã bị loại bỏ. Giờ xung quanh Bạo Chúa, Lorenzetti mô tả các tánh xấu minh hoạ một chính phủ xấu. Lòng Tham là một lão bà bám chặt chiếc tủ sắt và một lưỡi câu của ngư dân để kéo về cho mình sự giàu có. Hư Vinh mang một chiếc gương, Và Lorenzetti cảnh báo chúng ta về các nhà lãnh đạo tự phụ những người được dẫn lối bởi cái tôi và sự hảo huyền của chính bản thân. Bên phải Bạo Chúa là Tàn Ác. Phản Bội, nửa cừu, nửa bọ cạp, ru ngủ chúng ta chìm vào cảm giác an ninh giả tạo. và rồi đầu độc một nền cộng hoà. Gian Lận, với đôi cánh bay của một con dơi. Bên trái Bạo Chúa, bạn thấy Chia Rẽ. Mụ được khoác lên mình màu sắc của Siena. "Si" - Có và "No" - Không, được sơn lên thân thể mụ Mụ dùng một cái cưa của thợ mộc để bổ thân thể mình thành hai. Và Cuồng Bạo sử dụng các vũ khí của bọn côn đồ, đá và dao. Trong phần còn lại của bức bích hoạ, Lorenzetti cho ta thấy các tác động tất yếu của chính phủ xấu. Các lí tưởng công dân được tôn vinh ở nơi khác tại căn phòng này đã phụ lòng chúng ta. Và chúng ta thấy điều đó. Một đô thị đẹp đẽ một thời đã sụp đổ thành từng mảnh, Nông thôn thành đồng hoang, Các nông trại bỏ không. Nhiều chỗ đang trong hoả hoạn. Và trên nền trời không phải là hình ảnh An Ninh được chắp cánh, mà là Sợ Hãi, kẻ có biểu ngữ nói rằng: "Không ai sẽ vượt dọc con đường này mà không có nỗi sợ cái chết." Bây giờ, hình ảnh cuối cùng, cái thực sự quan trong nhất, là cái mà Lorenzetti đã không vẽ. Đó là hình ảnh của người xem. Ngày nay, những người thưởng thức các bích hoạ của Lorenzetti không phải là những người cai trị mà là bị trị, cá nhân mà đứng trước các ngụ ngôn của ông rồi rời đi với sự thông hiểu, những người chú ý đến lời kêu gọi hành động. Lorenzetti cảnh báo ta rằng ta phải nhận biết hình bóng của Lòng Tham, Gian Lận, Chia Rẽ, thậm chí Bạo Ngược Khi chúng nổi lên ở khắp các quan cảnh chính trị của ta, đặc biệt khi các hình bóng đó được phủ lên bởi các nhà lãnh đạo chính trị lớn tiếng tự nhận là tiếng nói của chính phủ tốt. và hứa hẹn sẽ làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Và chúng ta phải hành động. Nền dân chủ không được là một môn thể thao quan sát. Quyền phản đối, quyền tổ chức tự do, quyền kiến nghị chính phủ của một cá nhân, Chúng không chỉ là quyền. Khi đối mặt với Lòng Tham, Gian Lận, và Chia Rẽ, chúng là những nghĩa vụ. Chúng ta phải phá vỡ... (Tiếng vỗ tay) Ta phải phá vỡ quy cũ trong cuộc sống của chúng ta. Để chúng ta có thể phá vỡ sự gia tăng phi đạo đức của quyền lực. bởi những kẻ sẽ phản bội các giá trị của chúng ta. Chúng ta, và chúng ta những người dân phải dìu Công Lí dậy và phải mang hoà bình đến đất nước của chúng ta Và liên kết với nhau nhịp nhàng, và chúng ta có một lựa chọn. Chúng ta có thể vẽ mình vào ác mộng tồi tệ nhất của chính phủ xấu của Lorenzetti, hoặc ta có thể ở lại trên các con đường, gây rối, hỗn loạn, và ồn ào. Đó là diện mạo của nền dân chủ Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Đầu tiên, wow. Dễ thấy là nhiều người một cách đam mê.... Bạn đã nói một cách đam mê với nhiều người ở đây Tôi chắc là có nhiều người khác ở đây sẽ nói là, nhìn đi, Trump đã được bầu bởi 63 triệu người. Ông ta không phải hoàn hảo, nhưng ông ấy đang cố gắng làm những việc mà ông được bầu để làm. anh không nên cho ông ấy một cơ hội sao? Anthony Romero: Tôi nghĩ ta nên nhận ra về tư cách của ông ta như một vị tổng thống so với tính hợp pháp của các chính sách của ông ta Và khi mà quá nhiều các chính sách mâu thuẫn với các giá trị căn bản, rằng chúng ta đều bình đẳng trước pháp luật, rằng chúng ta không bị đánh giá bởi màu da hay tôn giáo mà chúng ta thờ phụng Chúng ta phải thách thức các giá trị đó thậm chí khi ta nhận ra và tôn trọng sự thật rằng nền dân chủ của chúng ta đã tạo ra một vị tổng thống bênh vực các giá trị đó. CA: Và tổ chức ACLU không chỉ là một lực lượng cánh tả, phải không? Bạn cũng đang nói về các luận điểm khác. AR: Chà, anh biết đấy, chúng tôi làm mọi người nổi điên ở một điểm nào đó. Đó là thứ chúng tôi làm. Và chúng tôi gần đây đang giữ vững lập trường cho việc tại sao Ann Coulter cần phải có khả năng lên tiếng tại Berkley và tại sao Milo có các quyền tự do ngôn luận. Và thậm chí bọn tôi viết một trang blog mà gần như đã thiêu rụi nhà của một số trong các thành viên bọn tôi, không may là khi chúng tôi nói về sự thật rằng kể cả Donald Trumpt có quyền tự do ngôn luận như một tổng thống, và nỗ lực để làm ông ấy chịu trách nhiệm cho việc kích động bạo lực ở các cuộc diễu hành và mít tin của ông ấy là phi hiến pháp và không phải người Mỹ. Và khi bạn đem câu tuyên bố đó ra bên ngoài đến một nhóm sôi sục các người ủng hộ luôn luôn hào hứng khi bạn đấu tranh với Donald Trump, và rồi bạn có một câu nói mới, "Đợi đã, các quyền này là cho mọi người, kể cả vị tổng thống chúng ta không thích. và đó là công việc của chúng tôi. (Tiếng vỗ tay) CA: Anthony, bạn đã mạnh mẽ nói với nhiều người trong chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều, Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) (Quân domino ngã) (Xe ô tô đồ chơi) (Bóng lăn) (Bài hát: "This Too Shall Pass") (Hát) Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, và bạn không thể tiếp tục kéo trọng lượng chết xung quanh. Nếu không có gì nhiều để kéo lê xung quanh tốt nhất là hãy chạy đi khi bạn chạm đất Khi bình minh lên Khi bình minh lên Bạn không thế bắt lũ trẻ ngưng nhảy múa nhưng tại sao lại muốn vậy, nhất khi là bạn đã có thứ mình muốn rồi? (Mộc cầm) (Hát) Bởi vì nếu não không động và gối không trùng, đừng đổ lỗi cho bọn trẻ nữa. (Mộc cầm) (Hát) Khi bình minh lên, Khi bình minh lên Khi bình minh lên Khi bình minh lên Khi bình minh lên Khi bình minh lên (Mộc cầm) (Hát) Mặc kệ nó, điều này cũng sẽ qua Mặc kệ nó, điều này cũng sẽ qua Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, điều này cũng sẽ qua Nếu không có gì nhiều để kéo lê xung quanh Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, điều này cũng sẽ qua Khi bình minh lên Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, không bạn không thể để cho nó Khi bình minh lên Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, không bạn không thể để cho nó Khi bình minh lên Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, không bạn không thể để cho nó Khi bình minh lên Bạn biết bạn không thể tiếp tục để nó làm bạn buồn, không bạn không thể để cho nó Khi bình minh lên (Súng bắn) (Vỗ tay) Damian Kulash: Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Chúng tôi là OK Go, chúng tôi là một ban nhạc bắt đầu từ năm 1998. Nhưng trong thập kỷ qua, chúng ta đã trở nên nổi tiếng cho các video âm nhạc tinh xảo, như cái chúng ta vừa xem và ca khúc đi kèm video đó nữa. Và chúng tôi sẽ chơi một bài hát khác trong vài phút nữa nhưng trong khi ấy, chúng tôi muốn nói tới một điều mà chúng tôi luôn được hỏi nhưng chúng tôi chưa bao giờ có một câu trả lời thích đáng, và đó là làm thế nào chúng tôi nghĩ ra ý tưởng đó? Nhân tiện, các video không phải đều là về cỗ máy Rube Goldberg. Năm ngoái chúng tôi đã nhảy không trọng lực, và có một lần chúng tôi thiết lập một loạt chướng ngại vật từ hàng ngàn loại nhạc cụ trên một sa mạc và chơi chúng bằng cách lái xe thật nhanh qua chúng. (Tiếng cười) Với một video chúng tôi biên đạo để hàng trăm người cầm ô ở một bãi đỗ xe bỏ hoang năm ngoài Tokyo sau đó quay họ bằng một máy bay không người lái nửa dặm trên không trung. Như vậy đây là những ý tưởng mà mọi người đang tò mò, và nguyên nhân chúng tôi gặp khó khăn khi giải thích cách nghĩ ra ý tưởng chính là chúng tôi không cảm thẩy mình nghĩ ra những ý tưởng này Giống như chúng tôi tìm ra chúng vậy. Và để giải thích -- Tôi có một thói quen không bỏ được Tôi chơi trò thị sai và các trò chơi với đôi mắt của tôi khá nhiều, và tôi vẫn làm điều ấy từ thời thiếu niên tời giờ. Và nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ chính là cách mà tôi trang trí phòng ngủ thời trung học (Tiếng cười) Là một thiếu niên, điều tôi đã làm trong đó, tất nhiên chỉ là buôn điện thoại với một lượng thời gian khổng lồ. Thế là tôi ở trong lốc xoáy thị giác này chỉ có vậy, tôi ngồi nguyên một chỗ Và tôi đoán rằng não tôi bị quá tải -- não tôi cố làm cho chúng trở nên có lý Nếu tôi nghiêng đầu sang một bên một chút, thì cái cạnh bàn sẽ khớp một cách hoàn hảo với áp phích trên bức tường đối diện; nếu tôi đưa ngón cái ra, tôi có thể nhắm mắt trái rồi mắt phải, và ngón cái của tôi sẽ di chuyển qua lại giữa mắt trái và phải của Jimi Hendrix. (Tiếng cười) Đó tất nhiên không phải là một điều có ý thức, nó giống như việc vẽ nguệch ngoạc trong lúc bạn đang nói chuyện vậy và nó vẫn là điều tôi làm bất kỳ lúc nào. Đây là vợ tôi, Kristin -- (Tiếng vỗ tay) Yeah! Woo! Và không có gì khác thường khi chúng tôi ra ngoài ăn tối, và đang ở giữa câu chuyện tuyệt vời cô ấy sẽ tự dưng ngừng nói, và lúc cô ấy dừng lại là lúc tôi nhận ra mình là người hành động kỳ lạ bởi tôi đang nhấp nhổm và lắc lư. Và tôi đang cố gắng để cây chi sung đằng sau kia cắm trên đầu cô ấy như một cái đuôi ngựa (Tiếng cười) Điều tôi muốn nói với các bạn qua những thứ này là -- với tôi đây chính là cảm giác khi có một ý tưởng. Nó giống như chúng được làm từ những mảnh ghép khác nhau, những mảnh ghép tách biệt trôi nổi ở ngoài đó. Và nếu bạn biết linh động, và bạn biết quan sát, và quan trọng hơn, nếu bạn ở một vị trí chính xác, bạn có thế ghép chúng lại với nhau. Vầ nếu bạn đã quen với -- nếu việc của bạn là nghĩ ra ý tưởng theo cách này, thì chúng sẽ bắt đầu ra dấu cho bạn như cách đôi mắt của Jimi vẫy gọi từ áp phích kia, hay cây chi sung ở đằng sau đầu của Kristin. Sáng tác nhạc cũng giống như quá trình đó lặp đi và lặp lại, như là bạn có một đống âm thanh hoặc giai điệu hoặc hợp âm và bạn tìm kiếm một thứ gì đó nằm ở bên kia, mảnh ghép mà nằm bên đó, mảnh ghép mà hoàn thiện mọi thứ. Và khi nó phù hợp, bạn không có cảm giác mình nghĩ ra mảnh ghép đó. cảm giác như bạn tìm ra nó vậy -- giống như bạn đã mở khóa cho một tập hợp mối quan hệ vậy. Nhưng riêng đôi với việc làm video, chúng tôi thường tìm kiếm một cảm giác, đó là sự kinh ngạc. Và luôn có yếu tố bất ngờ để tạo ra sự kinh ngạc, do đó chúng tôi không chỉ tìm ý tưởng hay chúng tôi tìm ý tưởng hay mà còn khiến ta bất ngờ. Và điều này dẫn đến vài vấn đề, vì ... quá trình chúng ta sử dụng để tạo ra mọi thứ nó có sự thiên vị mạnh chống lại những ý tưởng kinh ngạc. Quá trình tôi đang nói là cái mà các bạn đều biết -- ta lúc nào cũng làm điều này. Bạn nghĩ ra một ý tưởng. Bạn ngồi và nghĩ về ý tưởng tuyệt vời của bạn và sau đó bạn đưa ra một kế hoạch làm thế nào để ý tưởng đó thành sự thật. Và khi đã có một kế hoạch rồi, bạn trở lại và kiểm tra lại ý tưởng ban đầu và có thể sửa lại nó, và sau đó xem đi xem lại giữa ý tưởng và kế hoạch, cuối cùng bạn có kế hoạch thật sự tuyệt vời. Và sau khi bạn nó rồi, và chỉ khi đó, bạn mới ra ngoài và thực hiện nó. Và đây chính là --- đây chính là một hệ thống hoàn hảo trong việc tối đa hóa nguồn lực của bạn vì điều này -- siêu rẻ. Động não thường mất ít tiền, nhưng khi bạn làm thì thường rất đắt đỏ nên đến lúc bắt tay vào làm, bạn phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng rồi và bạn có thể vắt kiệt giọt cuối cùng từ những gì bạn có. Nhưng có một vấn đề với điều này, và toán học sẽ giúp chúng ta tìm ra vấn đề lớn nhất. Quay lại với video mà chúng tôi vừa cho các bạn xem. Cỗ máy Rube Goldberg đó, nó có tới 130 tương tác trong đó. Đó là 130 thứ mà chúng tôi cần chúng phải diễn ra đúng kế hoạch. Cứ cho là chúng tôi muốn làm một video mới ngay bây giờ, cầu kỳ tương tự như vậy với 130 bộ phận chuyển động Nếu ta là người lập kế hoạch giỏi trong hệ thống đó, nhìn thì tưởng chúng ta đã đủ tốt để làm cho tất cả mọi thứ trong hệ thống chắc chắn tới 90%. 90% nghe có vẻ ổn nhỉ? Ồ, không. Thật ra là kinh khủng. Số liệu đã nói lên điều đó. Xác xuất để 130 bộ phận không thất bại trong cùng một lúc là 0.9 mũ 130 để đạt 90% Làm phép tính đó và bạn có kết quả ... (Ding) 0.000001, tức là 1 phần mười nghìn của 1%, do vậy khả năng bạn thành công chỉ vỏn vẹn 1 phần 1 triệu. (Huýt sáo) (Tiếng cười) Tôi không muốn đánh canh bạc này, nên hãy tăng độ chính xác lên 99%. .99 mũ 130 là ... (Ding) 0.27 -- 27 phần trăm. bớt khó khăn đi hẳn -- có vẻ sử dụng được. Nhưng nếu nghĩ sâu hơn về nó Có bao nhiêu phần trong cuộc sống của bạn đạt đến 99%? Và bạn có thể thực sự có 130 trong số đó ở một nơi cùng một lúc? Và nếu bạn thật sự có thể, thì có vẻ bạn xứng đáng đạt thành công nhỉ? như là -- cái kia sẽ thành công đúng không? Nhưng không, nó còn thất bại gấp 3 so với những cái đã thành công. Vì vậy, kết quả của tất cả điều này là nếu dự án của bạn khá phức tạp -- theo như bạn biết, mỗi dự án đầy tham vọng đều như vậy Nếu bạn có nhiều bộ phận chuyển động, Bạn về cơ bản bị hạn chế xuống việc sắp xếp lại các ý tưởng có thể chứng minh 100% đáng tin cậy. Nên giờ trở lại tôi ngồi với ngón cái trong không khí cố gắng xếp cái gì đó đáng ngạc nhiên. Nếu điều duy nhất tôi được cho phép xem xét ngay từ đầu là những ý tưởng đã được thực hiện nhiều lần thì tôi tiêu rồi đấy. Tuy nhiên, có nhiều cách làm, bởi vì chúng ta đều biết có hàng tấn những ý tưởng chưa được khai thác vẫn còn đó, và rất nhiều trong số đó có thể trở nên đáng tin cậy như chúng ta cần, chỉ là chúng ta chưa biết chúng đáng tin cậy khi ở giai đoạn lập kế hoạch này. Vì vậy, cái chúng tôi làm là cố gắng xác định một nơi nào đó nơi có thể có một tấn những ý tưởng chưa được thử. Chúng tôi cố gắng tìm một hộp cát và sau đó chúng tôi đánh cược toàn bộ các nguồn lực trong hộp cát và chơi. (Cười) Bởi vì chúng ta phải tin tưởng rằng quá trình trong hộp cát sẽ tiết lộ cho chúng ta những ý tưởng nào không chỉ đáng ngạc nhiên, mà còn đáng tin cậy một cách kinh ngạc. Một số các hộp cát chúng tôi bắt đầu các video Hãy chơi với ảo giác quang học. Hãy cố gắng nhảy trên bề mặt di chuyển. Hãy thử làm bánh mì nướng với một máy cắt laser. Hay làm một cái gì đó trong những chiếc máy bay không trọng lực đó. Nhưng rồi thay vào đó thực sự cố gắng ngồi ở đó và nghĩ về thứ gì đó chúng tôi đã dành một phần ba ngân sách để tham gia chương trình Vomit Comet và tập tung lên khỏi tường trong một tuần. Vì vậy, đối với bạn, điều này có vẻ giống thử nghiệm nhưng nó thực sự không phải, vì tại thời điểm này ta vẫn chưa biết ý tưởng là gì, chúng tôi không có kế hoạch để đi thử nghiệm. Vì vậy, chúng tôi chỉ - chúng tôi chỉ chơi, chúng tôi cố gắng mọi thứ có thể nghĩ đến, bởi vì chúng ta cần phải để không gian ý tưởng này chứa đầy sự hỗn loạn như một phòng ngủ của tôi hồi trung học. Bởi vì sau đó, nếu có thể nhấp nhổm và lắc lư, Nếu chúng ta có thể đưa ngón tay cái lên để vài thứ xếp thành một hàng (Ding) Rất có thể là không ai khác đã từng xếp những thứ này thành hàng Và khi chúng tôi hoàn thành dự án đó, Mọi người sẽ hỏi lại chúng tôi cách nghĩ ý tưởng đó, Và chúng tôi sẽ mắc kẹt vì theo quan điểm chúng tôi không giống như chúng tôi đã nghĩ ra nó chỉ là chúng tôi tìm thấy nó Chúng tôi sẽ phát video khác và bài hát cùng với nó. Đây là bài hát "The One Moment" và với bài này, hộp cát là đạn đạo và toán học. Vì vậy, tôi đã dành cả tháng để làm một bảng tính khổng lồ cho điều này. Nó giống như không gian chơi của tôi dài 400 dòng và rộng 25 cột - mà tôi đoán rằng nếu có ai có thể hiểu điều đó, thì chính là mọi người ở đây (Tiếng cười) Không gì tốt hơn một bảng tính khổng lồ, đúng chứ? (Tiếng cười) Vâng, cảm ơn mọi người rất nhiều. Chúng tôi là OK Go, Và đây là bài "The One Moment" (Vỗ tay) [Bài "The One Moment"] (Nổ) [Những gì bạn vừa thấy là có thật Và mất 4.2 giây] (Video) Cho tôi biết khi nào an toàn. (Bộ gõ) [Đây là khoảnh khắc tương tự ... được làm chậm lại.] (Âm nhạc) (Guitar) (Tiếng hát) Bạn nói đúng, không có gì đáng yêu hơn, không có gì sâu sắc hơn hơn sự chắc chắn, hơn sự chắc chắn rằng tất cả những điều này sẽ kết thúc Rằng tất cả những điều này sẽ kết thúc Vì vậy, hãy mở rộng vòng tay với tôi mở rộng vòng tay với tôi Và đây sẽ là một khoảnh khắc quan trọng, và điều này sẽ là một điều chúng ta nhớ, và điều này sẽ là lý do để được ở đây, và điều này sẽ là một khoảnh khắc quan trọng - Oh ... (Guitar) (Tiếng hát) Vì vậy, trong khi bùn xóa dấu chân của chúng tôi, Và trong khi xương của chúng ta cứ nhìn lại sự phát triển quá mức che mất con đường nhưng vì ân sủng của Đức Chúa Trời nhưng vì ân sủng của Đức Chúa Trời Nhưng vì sự duyên dáng của thời gian và cơ hội và bàn tay độc ác của entropy Vì vậy, hãy mở rộng vòng tay với tôi mở rộng vòng tay với tôi Và điều này sẽ là một khoảnh khắc quan trọng và điều này sẽ là một điều chúng ta nhớ, và điều này sẽ là lý do để được ở đây, và điều này sẽ là một khoảnh khắc quan trọng Oh... Bạn sẽ không ở đây với tôi chúng tôi sẽ xây dựng đến khi sưng phồng tay Bạn sẽ không ở đây với tôi và chúng tôi sẽ xây dựng vài đền thờ, xây dựng vài lâu đài, xây dựng vài di tích và rồi thiêu huỷ chúng (Âm nhạc) (Hát) Vì vậy, mở rộng vòng tay với tôi Và đây sẽ là một thời điểm quan trọng - và điều này sẽ là lý do để được ở đây, và điều này sẽ là một điều chúng ta nhớ, và đây sẽ là một thời điểm quan trọng - Bạn sẽ không ở lại đây với tôi, chúng tôi sẽ xây dựng đến khi sưng phồng tay Và đây sẽ là một thời điểm quan trọng - Bạn sẽ không ở đây với tôi và xây dựng vài đền thờ - Đây sẽ là một thời điểm quan trọng - Xây dựng vài đền thờ - Một khoảnh khắc quan trọng Xây dựng vài đền thờ Một khoảnh khắc quan trọng Xây dựng vài đền thờ Một khoảnh khắc quan trọng. Xây dựng vài di tích Một khoảnh khắc quan trọng (Guitar) (Tiếng vỗ tay) Sốt Zika: căn bệnh đáng sợ mới của chúng ta. Nó là gì? Nó từ đâu đến? Chúng ta phải làm gì với nó? Nào, đối với đa số người lớn, nó là một bệnh tương đối nhẹ sốt một tí, đau đầu một tí, đau khớp, có thể là phát ban. Thực tế là đa số người bị nhiễm thậm chí không biết mình đã bị nhiễm. Nhưng chúng ta càng tìm hiểu nhiều hơn về vi-rút Zika thì nó càng trở nên đáng sợ. Ví dụ, các bác sĩ đã chú ý một sự gia tăng nhỏ của hội chứng Guillain-Barré trong các đợt bùng phát gần đây. Khi bị Guillain-Barré, hệ miễn dịch tấn công các tế bào thần kinh. Nó có thể làm bạn liệt một phần hay toàn phần. May mắn là, nó rất hiếm, và đa số bệnh nhân đều hồi phục. Nhưng nếu bạn mang thai khi bạn bị lây nhiễm bạn có nguy cơ bị một thứ rất kinh khủng. Đúng vậy, một đứa con với phần đầu dị dạng. Đây là một đứa bé bình thường. Đây là một đứa trẻ sơ sinh bị thứ được gọi là tật đầu nhỏ, một bộ não trong một cái đầu quá nhỏ. Và không có cách cứu chữa nào đã được biết. Thực ra chính các bác sĩ ở đông bắc Brazil là những người đã lần đầu thấy được, chỉ một năm trước, sau một đợt bùng phát Zika, rằng có một cao điểm của các trường hợp bị tật đầu nhỏ. Các bác sĩ y tế phải tốn một năm nữa để chắc rằng nó được gây ra bởi vi-rút Zika, nhưng giờ họ đã chắc chắn. Và nếu bạn thuộc típ người đòi hỏi chứng cứ, hãy tìm đọc công bố này. Vậy nó đã đến từ đâu, và làm sao mà nó đến được đây? Và nó đang ở đây. Như các vi-rút khác của chúng ta, nó đã đến từ Châu Phi, cụ thể là ở khu rừng Zika ở Uganda. Các nhà nghiên cứu ở Học Viện Nghiên Cứu Sốt Vàng Da gần đó đã khám phá ra một loài vi-rút ở một con khỉ tại khu rừng Zika đó là lí do mà nó có cái tên đó. Những ca sốt Zika đầu tiên ở con người nổi lên một vài năm sau ở Uganda-Tanzania. Vi-rút này sau đó lan ra khắp Tây Phi. và phía đông dọc theo vùng Châu Á Xích Đạo - - Pakistan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia. Nhưng nó vẫn hầu như là ở khỉ và, tất nhiên, muỗi. Thực tế là trong 60 năm giữa lần đầu nhận dạng vào 1947 và 2007 chỉ có khoảng 13 ca bệnh sốt Zika ở người được báo cáo. Và rồi một thứ bất thường xảy ra trên các đảo Micronesian Yap nhỏ bé. Đã có một đợt bùng phát làm nhiễm gần 75 phần trăm dân số ở đây. Làm sao nó đến đó được? Bằng đường hàng không. Ngày nay, ta có hai tỉ hành khách hàng không thương mại. Một hành khách bị nhiễm có thể lên một chiếc máy bay, bay nửa vòng thế giới trước khi có triệu chứng - - nếu có triệu chứng nào. Khi xuống máy bay, muỗi ở địa phương bắt đầu chích họ và lây lan bệnh sốt. Sốt Zika sau đó nổi lên vào 2013 ở French Polynesia. Vào tháng 12 năm đó, nó lây lan đia hạt quanh đó qua muỗi. Điều đó dẫn đến một vụ bùng phát lớn trong đó gần 30,000 người đã bị nhiễm. Từ đó nó toả ra khắp khu vực Thái Bình Dương. Đã có các đợt bùng phát ở Quần Đảo Cook, ở New Caledonia. ở Vanuatu, ở Quần Đảo Solomon. và đánh một vòng gần hết ven biển Nam Mỹ và Đảo Phục Sinh. Và rồi, vào đầu 2015, có một đợt gia tăng các ca bệnh trông như hội chứng Dengue ở thành phố Natal ở đông bắc Brazil. Vi-rút đó đã không phải Dengue, nó là Zika, và lây lan nhanh chóng - Recife, dọc xuống ven biển, một trung tâm đô thị lớn, sớm trở thành tâm chấn. Người ta đã đoán rằng đó là do các người hâm mộ bóng đá World Cup 2014 đã mang vi-rút vào đất nước này. Nhưng những người khác suy rằng có lẽ đó là Dân Các Đảo Thái Bình Dương tham dự các cuộc đua tranh chức vô địch thuyền độc mộc được tổ chức tại thành phố Rio năm đó đã mang nó vào nước. Ngày nay, chỉ một năm sau. Vi-rút này đã lây nhiễm quanh địa phương qua muỗi hầu như khắp Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mể Tây Cơ Và Quần Đảo Caribê. Cho đến năm nay, hàng ngàn ca nhiễm đã được chuẩn đoán ở Mỹ đều bị lây nhiễm ở nơi khác. Nhưng tính từ hè năm nay, nó đang được lây lan cục bộ tại Miami. Nó đã ở đây rồi. Vậy chúng ta làm gì với nó? Nào, phòng ngừa lây nhiễm một là về bảo vệ con người hoặc là diệt trừ loài muỗi. Ta hãy tập trung vào con người trước. Bạn có thể tiêm ngừa. Bạn có thể không du lịch đến các vùng bị Zika. Hoặc bạn có thể che phủ và thoa thuốc chống côn trùng. Được tiêm ngừa không phải là một lựa chọn, vì vẫn chưa có vắc-xin. Và có lẽ là vẫn sẽ chưa có trong một vài năm nữa. Ở nhà cũng không phải là một cách bảo vệ an toàn vì giờ chúng ta biết rằng nó có thể lây qua đường tình dục. Che phủ và thoa thuốc chống côn trùng thì có hiệu quả... cho đến khi bạn lỡ quên. (Tiếng cười) Vậy chỉ còn cách giệt muỗi, và hiện giờ cách ta kiểm soát chúng là: phun thuốc diệt côn trùng. Đồ bảo hộ là cần thiết vì đây là các hoá chất độc hại có thể làm chết người cũng như sâu bọ. Mặc dù cần liều lượng lớn hơn để làm chết một người hơn làm chết sâu bọ. Đây là các bức ảnh từ Brazil và Nicaragua. Nhưng nó trông hệt như ở Miami, Florida. Và tất nhiên là chúng ta có thể phun thuốc diệt côn trùng từ máy bay. Mùa hè rồi, các nhân viên kiểm soát muỗi ở Quận Dorchester tại Nam Carolina, đã cho phép phun Naled, một thuốc diệt côn trùng, vào một buổi sáng, như hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó trong ngày, một người nuôi ong kể với các phóng viên rằng sân nuôi ong của bà trông như đã bị đánh bom hạt nhân vậy. Tiếc quá. Ong là những côn trùng tốt. Các công dân của Florida phản đối, nhưng việc phun diệt vẫn tiếp diễn. Không may là sự gia tăng số ca sốt Zika cũng vậy. Đó là bởi vì thuốc diệt côn trùng không mấy hiệu quả. Vậy có những phương cách nào khác mà có lẽ hiệu quả hơn là phun diệt nhưng với ít nhược điểm hơn các hoá chất độc hại? Tôi là một người rất hâm mộ sự kiểm soát sinh học, và tôi chia sẻ tầm nhìn với Rachel Carson, tác giả cuốn "Silent Spring," cuốn sách có công trong việc mở đầu phong trào môi trường. Trong cuốn sách này, bà kể câu chuyện, một ví dụ là, làm thế nào một loài côn trùng bẩn thỉu gây hại cho gia súc đã bị diệt trừ trong thế kỉ rồi. Không ai biết câu chuyện đáng kinh ngạc đó ngày nay. Vì vậy Jack Block và tôi, khi chúng tôi đang viết một xã luận về vấn đề muỗi ngày nay, kể lại câu chuyện đó. Trong vỏ nhộng, chúng là các con nhộng - dạng chưa trưởng thành của côn trùng được chiếu phóng xạ đến khi bị triệt sản, được nuôi đến khi trưởng thành và được thả từ máy bay khắp vùng Tây Nam, vùng Đông Nam và xuống vào Mễ Tây Cơ và vào Trung Mỹ thực sự với số lượng hàng triệu con từ các phi cơ nhỏ, cuối cùng tuyệt diệt loài côn trùng gây hại đó tại gần hết Tây Bán Cầu. Mục đích thực sự trong việc viết bài xã luận là giới thiệu các đọc giả về việc làm sao ta làm việc này ngày nay - không phải với phóng xạ mà với kiến thức của ta về di truyền. Để tôi giải thích. Đây là kẻ xấu: Aedes aegypti. Nó là véc-tơ côn trùng thường thấy của nhiều bệnh, không chỉ Zika mà còn vi-rút Dengue, Chikungunya, West Nile và dịch bệnh lâu đời, sốt vàng da, Nó là một loài muỗi thành thị, và con cái là kẻ làm chuyện xấu. Nó chích để rút máu để nuôi con. Con đực không chích; chúng thậm chí không có phần miệng dùng để chích. Một công ty Anh nhỏ tên Oxitec đã biến đổi di truyền loài muỗi đó để khi nó giao phối với con cái hoang dã, trứng của nó không trưởng thành được. Để tôi cho bạn xem. Đây là chu kì sinh sản bình thường. Oxitec thiết kế các con muỗi để khi con đực giao phối với con cái hoang dã trứng không phát triển được. Nghe bất khả thi? Nào để tôi cho bạn thấy theo lược đồ họ làm vậy như thế nào. Bây giờ, thứ này minh hoạ cho nhân tế bào của tế bào muỗi, và đống rối rắm ở giữa minh hoạ cho bộ gene của nó, tập hợp tất cả các gene của nó. Các nhà khoa học thêm vào một gene duy nhất mã hoá cho một loại protein minh hoạ bởi quả bóng cam nhỏ này mà sẽ phản hồi lại trên bản thân gene đó để tiếp tục cho ra loại protein đó. Các bản sao protein, tuy vậy, lại xâm nhập và kết dính các gene của muỗi, giết chết con vật. Để giữ nó sống trong phòng thí nghiệm họ sử dụng một chất gọi là tetracycline. Tetracycline vô hiệu hoá đoạn gene đó và cho phép sự phát triển bình thường. Họ thêm vào một dấu hiệu để họ có thể nghiên cứu việc gì sẽ xảy ra. Và đó là họ đã thêm một gene làm cho con côn trùng phát sáng dưới tia cực tím. Để khi họ thả chúng họ có thể lần theo chính xác chúng đã đi bao xa, sống được bao lâu, và tất cả các loại dữ liệu khác cho một nghiên cứu khoa học hiệu quả. Giờ, đây là giai đoạn nhộng, và ở giai đoạn này con cái to lớn hơn con đực. Điều đó cho phép họ phân loại chúng thành con đực và con cái và họ chỉ cho con đực lớn lên đến khi trưởng thành. Và tôi xin nhắc bạn là con đực không chích. Từ lúc này, mọi chuyện khá đơn giản. Họ lấy các cốc đầy muỗi đực, đặt chúng vào các thùng sữa, và lái quanh thành phố, giải phóng chúng theo chỉ dẫn GPS. Đây là thị trưởng thành phố đang thả lô đầu tiên của thứ mà họ gọi là "Aedes thân thiện." Giờ tôi ước tôi có thể bảo bạn đây là một thành phố Mỹ, nhưng nó không phải. Đó là Paracicaba, Brazil. Điều kinh ngạc là chỉ trong một năm nó đã làm giảm 91 phần trăm các ca nhiễm Dengue. Điều đó tốt hơn bất kì việc phun thuốc diệt côn trùng nào. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học này ở Mỹ? Đó là bởi vì nó là một GMO: một sinh vật biến đổi gene. Chú ý là phần phụ đề ở đây nói là nếu FDA cho phép họ họ có thể làm điều tương tự ở đây, khi Zika đến. Và tất nhiên là nó đã đến rồi. Vậy giờ tôi phải kể bạn nghe bản thu gọn của câu chuyện dài dai dẳng của quy định về GM ở Mỹ. Ở Mỹ, có ba cơ quan quản lí các sinh vật biến đổi gene: FDA, Cục Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm, EPA, Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường, và USDA, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì. Mất hai năm để những người đó quyết định rằng FDA là cơ quan quản lí muỗi biến đổi gene. Và họ sẽ làm nó như một loại thuốc mới để trị động vật, nói cho dể hiểu. Mất năm năm nữa dây dưa qua lại rồi dây dưa qua lại để thuyết phục FDA rằng thứ này sẽ không làm hại cho con người, và nó sẽ không làm hại môi trường. Cuối cùng họ đã cấp phép để làm một cuộc thử nghiệm mùa hè này ở khu Florida Keys, nơi họ được mời đến nhiều năm trước, khi khu Keys có đợt bùng phát dịch Dengue. Tôi ước là nó có thể dễ dàng như vậy. Khi cư dân địa phương nghe rằng sẽ có muỗi biến đổi gene được thử nghiệm trong cộng đồng của họ một số họ bắt đầu tổ chức các cuộc phản đối. Họ thậm chí xin kiến nghị trên Internet với lô-gô "dễ thương" này, mà cuối cùng đã tích góp được gần 160,000 chữ kí. Và họ đã đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tiến hành trong một vài tuần tới về việc liệu các cuộc thử nghiệm sẽ được cho phép hay không. Nào, Miami thật sự rất cần những cách kiểm soát côn trùng tốt hơn. Và ở đó, thái độ đang thay đổi. Thực chất, rất gần đây một nhóm lưỡng đảng gồm hơn 60 nhà lập pháp đã viết gửi đến thư kí của HHS, Sylvia Burwell yêu cầu bà rằng, ở cấp độ Liên Bang, thúc giục cho việc tiếp cận của Florida với công nghệ mới này. Vì vậy, kết luận là như sau: kiểm soát sinh học đối với côn trùng gây hại có thể vừa có hiệu quả hơn và vừa thân thiện với môi trường hơn việc sử dụng thuốc diệt côn trùng, những hoá chất độc hại. Điều đó đúng vào thời của Rachel Carson; nó cũng đúng cho ngày nay. Điều khác biệt là chúng ta có lượng lớn thông tin hơn về di truyền hơn chúng ta có thời đó, Và vì vậy nhiều khả năng hơn để sử dụng các thông tin đó để tác động những biện pháp kiểm soát sinh học này. Và tôi hy vọng những gì tôi vừa làm đã đủ khuấy động sự tò mò của các bạn. để bắt đầu sự suy xét của bạn - không chỉ cho muỗi GM mà cả cho những sinh vật biến đổi gene đầy tranh cãi khác. Tôi nghĩ nếu bạn làm vậy, bạn sẽ đào sâu xuyên qua những thông tin sai lệch, và việc quảng bá trong một bộ phận của nền công nghiệp thực phẩm hữu cơ và Greenpeaces và tìm được khoa học, một thứ khoa học chính xác thì bạn sẽ ngạc nhiên và hài lòng. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Cô ấy viết rằng: "Khi tôi trở nên nổi tiếng, tôi sẽ nói với mọi người rằng tôi biết một anh hùng tên là Marlon Peterson" Anh hùng hiếm khi trông giống tôi. Thực tế, rác thải mới trông giống tôi. Đây không phải cách hấp dẫn nhất để mở đầu cuộc nói chuyện hoặc bắt đầu cho một cuộc đối thoại và có lẽ bạn có vài câu hỏi trong đầu về việc đó. Tại sao người đàn ông này lại nói thế về bản thân anh ta? Anh ấy có ý gì đây? Vì sao mọi người coi anh ta như anh hùng, còn anh ta chỉ xem mình là rác thải? Tôi tin chúng ta học được nhiều từ câu hỏi hơn là câu trả lời. Vì khi chúng ta đặt câu hỏi cho một điều gì đó, chúng ta đầu tư để thu được những loại thông tin mới, hoặc vật lộn với những điều ta không biết, khiến chúng ta khó chịu. Và đó là lí do tại sao tôi ở đây: để thúc đẩy chúng ta đặt câu hỏi, ngay cả khi điều đó khiến chúng ta không được thoải mái cho lắm. Bố mẹ tôi đến từ Trinidad và Tobago, một hòn đảo ở cực nam Ca-ri-bê. Trinidad cũng là quê hương của loại nhạc cụ duy nhất được phát minh ở thế kỉ 20: trống thép. Bắt nguồn từ trống của người Châu Phi được phát triển bởi một thiên tài đến từ một khu ổ chuột ở Trinidad, một thành phố gọi là Laventille, và sự coi thường của quân đội Mỹ... Tôi nên nói với bạn, nước Mỹ, trong thế chiến II, có căn cứ quân đội đặt ở Trinidad, và khi chiến tranh kết thúc, họ để cho hòn đảo bừa bộn với đầy những cái thùng đựng dầu rỗng -- rác của họ. Cho nên người dân từ Laventille sửa lại những cái thùng cũ bị bỏ lại thành một gam nửa cung đầy đủ: cái trống thép. Chơi nhạc từ Beethoven cho tới Bob Marley và cả 50 Cent, những con người ấy đã thật sự đưa âm nhạc ra khỏi bãi rác. Mười hai ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của tôi, tôi đã bị bắt vì vai trò của mình trong một vụ cướp bạo lực ở khu phố dưới Manhattan. Khi mọi người đang ngồi trong một quán cà phê, bốn người đã bị bắn. Hai người chết. Năm người chúng tôi bị bắt. Chúng tôi đều là những "sản phẩm" của Trinidad và Tobago Chúng tôi là "những dân nhập cư xấu xa", hoặc "những đứa trẻ thả neo" mà Trump và hàng triệu người Mỹ dễ dàng vu khống. Tôi đã bị vứt bỏ, như một phế liệu -- và hợp lí cho nhiều tội danh. Tôi cuối cùng phải mất mười năm, hai tháng và bảy ngày cho án tù. Tôi bị tuyên án phải chịu sự trừng phạt cả một thập kỉ tại trại giáo huấn. Tôi bị kết tội không thích hợp -- trái ngược với lòng nhân đạo. Thú vị là, chính những năm ở tù, một loạt những lá thư phóng thích được gửi đến tôi, giúp tôi vượt lên bóng tối và tội lỗi đã gắn liền với thời gian tồi tệ nhất trong tuổi trẻ của tôi. Nó cho tôi nhận ra tôi là người hữu ích Cô bé mới 13 tuổi. Cô bé viết cho tôi là cô bé coi tôi như một anh hùng. Tôi nhớ khi đọc được điều đó, nhớ rằng tôi đã khóc khi đọc được những từ ấy. Cô bé là một trong hơn 50 học sinh và 150 lá thư mà tôi viết trong chương trình tư vấn thư tín tôi đã đồng thiết kế với bạn là giáo viên một trường trung học ở Brooklyn, quê nhà của tôi. Chúng tôi gọi là Chương trình Học giả trẻ. Mỗi lần những con người trẻ ấy chia sẻ câu chuyện của họ với tôi, sự nỗ lực của họ, mỗi lần họ vẽ một bức tranh về nhân vật hoạt hình yêu thích của họ và gửi đến cho tôi, mỗi lần họ đều nói rằng họ trông chờ những lá thư hay những lời khuyên của tôi, nó thúc đẩy cảm giác có giá trị của tôi Nó cho tôi cảm giác về điều tôi có thể cống hiến cho hành tinh. Nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Vì những lá thư đó và những gì họ chia sẻ với tôi, những câu chuyện thời niên thiếu, họ đã cho phép tôi, họ cho tôi dũng cảm để chấp nhận với bản thân mình rằng có những lí do -- không phải cái cớ -- có những lí do cho cái ngày tháng 10 năm 1999 đáng sợ ấy; cơn khủng hoảng tinh thần gắn với sự sống của cộng đồng nơi mà súng dễ kiếm hơn cả giày thể thao; cơn khủng hoảng gắn với việc bị cưỡng hiếp trước họng súng vào tuổi 14; những lí do đó giải thích cho tôi tại sao tôi thực hiện quyết định đó, cái quyết định tội lỗi đó, không phải là một đề nghị không đúng đắn. Vì những lá thư đó quan trọng rất nhiều với tôi, vì việc viết và nhận và giao tiếp với những người thân thuộc ấy tác động rất lớn đến cuộc đời tôi tôi quyết định chia sẻ cơ hội với một vài người bạn cũng đang ở trong tù với tôi. Bạn tôi, Bill, Cory và Arocks, đều là phạm nhân của tội bạo lực, chia sẻ lời khuyên sáng suốt của họ với những người trẻ, và nhận lại cảm giác đồng điệu. Chúng tôi đã công bố tác giả và nhà đổi mới chương trình thanh niên và các chuyên gia về tổn thương, người ủng hộ chống bạo lực súng đạn, và các nhà diễn thuyết của TED và --- (Cười) và những ông bố tốt. Đó là những gì tôi gọi là sự trở về tích cực của vốn đầu tư. Trên hết, việc xây dựng chương trình đó đã dạy tôi rằng khi ta gieo hạt, khi đầu tư vào lòng nhân đạo của con người không quan trọng ta ở đâu, ta gặt hái được những phần thưởng tuyệt vời nào. Trong kỉ nguyên mới nhất của cải cách công lí tội phạm, tôi thường đặt câu hỏi và tự hỏi tại sao -- tại sao quá nhiều người tin rằng chỉ có những người bị kết án như là những tội phạm ma túy không bạo lực thì mới xúng đáng được cảm thông và công nhận nhân tính? Cải cách công lí tội phạm là công lí của nhân loại. Tôi không phải là con người ư? Khi chúng ta đầu tư vào tài nguyên có thể khuếch đại sự thích đáng của mọi người trong những cộng đồng như Laventille hay khu vực ở Brooklyn hay khu ổ chuột gần bạn chúng ta thật sự có thể tạo ra cộng đồng chúng ta muốn. Chúng ta có thể làm tốt hơn. Chúng ta có thể làm tốt hơn cả đầu tư vào việc thực thi luật như nguồn lực, vì họ không cho chúng ta cảm giác của sự thích đáng rằng tại sao rất nhiều người như chúng ta làm quá nhiều điều có hại trong việc mưu cầu vật chất. Bạn thấy đấy, bạo lực súng đạn chỉ là bề nổi của tảng băng khủng hoảng. Khi chúng ta đầu tư vào giá trị cứu rỗi của sự thích đáng, chúng ta có thể hoàn lại cả trách nhiệm cá nhân và sự hàn gắn. Đó là việc con người làm mà tôi quan tâm tới, vì con người làm việc. Gia đình, tôi yêu cầu các bạn làm một công việc khó nhọc, khó khăn, một công việc chắp vá được ban cho không xứng đáng với lòng tốt trên cả những người ta có thể đẩy đi như rác thải, những người ta coi thường và vứt bỏ dễ dàng. Tôi tự hỏi bản thân mình. Trong hai tháng qua, tôi mất hai người bạn vì bạo lực súng đạn, cả hai đều là người qua đường vô tội. Một người bị bắt ttrong xe đang di chuyển trên đường đi về nhà. Người khác thì đang ngồi trong quán cà phê khi đang dùng bữa sáng, trong kì nghỉ ở Miami. Tôi yêu cầu bản thân phải thấy giá trị cứu rỗi của sự thích đáng trong những người đã sát hại họ, vì công việc khó khăn để nhìn thấy giá trị trong tôi. Tôi đang thúc đẩy chúng ta thử thách khả năng của chính mình để trải nghiệm hoàn toàn nhân tính của chúng ta, bằng cách thấu hiểu toàn bộ tiểu sử của những người ta có thể chọn không nhìn thấy một cách dễ dàng, bởi vì anh hùng đang chờ để được công nhận, và âm nhạc đang chờ để được sáng tạo. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Hát) Nước Thằng nhóc (Nhịp ghi-ta) Mày đang trốn nơi đâu? (nhịp ghi-ta) Nếu mày không sớm đến đây Thì tao sẽ méc với cha của mày (nhịp ghi-ta) Không có cái búa nào ở đây -- (nhịp ghi-ta) rằng trên ngọn núi này (nhịp ghi-ta) Cái nhẫn đó giống như tao, nhóc à -- (nhịp ghi-ta) cái nhẫn đó giống như tao. (nhịp ghi-ta) Tao sẽ đập nát tảng đá này, nhóc à-- (nhịp ghi-ta) từ đây cho đến Macon. (nhịp ghi-ta) Trên tất cả đường đến nhà lao, nhóc à -- (nhịp ghi-ta) tất cả trên đường đến nhà lao. (nhịp ghi-ta) Mày là thằng mọt kim cương -- (Nhạc) thằng mọt kim cương Tao biết tỏng mày thằng lõi, Tao biết tỏng mày rồi. Mày đã móc túi tao Mày đã móc túi tao túi chứa bạc và vàng, nhóc à toàn là vàng và bạc. Thằng xách nước, Mày đang trốn nơi đâu? Nếu mày không sớm đến đây. Thì tao sẽ méc cha mày Không có cây búa nào ở đây rằng trên ngọn núi này rằng cái nhẫn đó giống như tao, nhóc à cái nhẫn đó giống như tao Tao sẽ đập nát tảng đá này, nhóc từ đây cho đến Macon. Trên đường đến nhà lao, nhóc à, Trên đường đến nhà lao. Thằng xách nước (nhịp ghi-ta) Mày đang trốn nơi nao? (nhịp ghi-ta) Nếu mày không có mặt ngay, Nếu mày không có mặt ngay, Nếu mày không có mặt ngay, Thì tao sẽ mách thằng cha của mày. (nhịp ghi-ta) (Vỗ tay) Xin cảm ơn Đó là một bài hát dựa trên nhiều bài ca lao động, và nó được sắp xếp bởi Odetta, một anh hùng của tôi. Và bài hát tiếp theo, à, Tôi hát nhiều bài nhạc lịch sử, bắt đầu với bản Carolina Chocolate Drops và tiếp tục những nỗ lực hát đơn của mình. Và tôi tin rằng biết về lịch sử của chúng ta như một nhạc sỹ là điều cực quan trọng -- nó quan trọng như một con người, nó quan trọng như một đất nước, nó quan trọng như 1 cộng đồng. Nên tôi đọc rất nhiều về nơi mà âm nhạc ra đời và nơi mà đất nước này ra đời. Tôi đã đọc rất nhiều về cuộc nội chiến và cả sự nô lệ. Nó thực sự rất khó khăn. bạn biết không? Thực sự rất khó để đọc. Và là nghệ sỹ, tôi làm gì với thứ cảm xúc đó, đọc về câu chuyện của những con người ấy không chỉ, "Ô, sự nô lệ là tàn nhẫn." Nó quả thực vậy. Nhưng chỉ là những câu chuyện tự thuật về những con người như thế. Bạn biết không? Rồi nó như,"Ừ thì, đó có thể đã là tôi." Và giờ là những người. Bạn có biết? Vậy bạn làm gì với cảm xúc ấy bạn phải làm gì đó với chúng. Là nghệ sỹ, tôi viết. Nên tôi viết một bài hát dựa trên những câu chuyện kể mà tôi biết, và nó có tên là, "Come Love Come." Chúng tôi sẽ trình bày cho các bạn bây giờ. (Nhịp tay) (Hát) Hãy đến đây tình yêu con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. (Nhạc) (Hát) Khi tôi lên bốn, mẹ hiền của tôi bị dồn vào chân tường bởi lão chủ xưởng. Bà ấy quay đi và gục ngã, chúng vùi thây bà ở một nơi lạnh cóng. Hãy đến đây tình yêu, con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. (Nhạc) Khi tôi 12 cha của tôi, em à có một đôi tay mạnh mẽ và không hề sợ hãi cho đến khi ông ấy giơ tay, và ông bị bán cho Alabama. Hãy đến đây tình yêu, con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. (Nhạc) Khi tôi 16, tuổi thanh xuân rực rỡ và có người đàn ông của mình, chúng tôi nhảy qua cây chổi. Chúng tôi thề nguyện với nhau cùng nhau đi đến cuối đời và vào mỗi tối thứ bảy chúng tôi là vợ là chồng. Hãy đến đây tình yêu, con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. (nhạc) Khi tôi 18, kèn hiệu vàng lên và những chàng trai áo xanh vượt qua tường rào. tôi dành lấy cơ hội và hướng về tự do, họ hướng tôi đến Tennessee. Hãy đến đây tình yêu, con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. (nhạc) Giờ đây tôi ngồi trong một căn lều nhỏ với 13 người lạ mặt. Tôi gửi lời đến em, vì điều tôi có thể làm là đợi và chờ đợi và tiếp tục chờ đợi chờ một ngày em đến. Hãy đến đây tình yêu, con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. Hãy đến đây tình yêu, con đường nằm ngay phía trước, chuyến đi rất dài và mệt mỏi, tôi biết. Hãy đến đây tình yêu, con đường hoàn toàn rộng mở, Tôi sẽ đợi em ở Tennessee. Oh. Oh. Oh. Whoa...Oh tôi sẽ chờ em. tôi sẽ chờ em. tôi sẽ chờ em. tôi sẽ chờ em. (Vỗ tay) Cảm ơn. Vì vậy với màn đêm ta cần phải cần một ảnh lửa. Và trong cộng đồng Mỹ Phi, có một nỗ lực hàng trong hàng trăm năm nay để tìm ra con đường vươn lên cho chúng tôi. Vì vậy tôi sẽ kết thúc với vài đôi nốt nhạc từ bài Sister Rosetta Tharpe, một bài hát có tầm ảnh hưởng rất lớn đến âm nhạc Mỹ mà hầu hết các bạn có lẽ chưa từng nghe qua. Nếu đã từng, thì tôi rất hạnh phúc. Bà ấy góp phần hình thành dòng rock 'n' roll guitar, Và một trong những nghệ sĩ phá cách đầu tiên từ phúc âm đến thế tục. Bà ấy là nhân vật vô cùng quan trọng, và tôi sẽ nói về bà ấy bất cứ khi nào có thể. Đây là một vài điệu nhạc của bà ấy. Và đừng lo -- các bạn sẽ có cơ hội để hát. (Nhạc) (Hát) Hãy nhìn xuống, hãy nhìn xuống đi ngay đó con đường vắng trước khi bạn đặt chân. Nhìn lên, hãy nhìn lên trên và chào đấng tạo hóa của bạn, vì thánh Gabriel đã thổi giác hiệu. mang bộ đồ sặc sỡ đặt chân xuống con đường vắng. Nhìn xuống con đường vắng, trước khi bạn đặct chân. Nhìn xuống, hãy nhìn xuống con đường váng đó trước khi bạn đặt chân đến. Nhìn lên, nhìn lên và chào đấng tạo hóa, vì thánh Gabreil đã thổi giác hiệu. mang bộ đồ sặc sỡ, đặt chân xuống con đường vắng. Nhìn xuống, nhìn xuống và hãy nhìn xuống con đường vắng ấy trước khi bạn đặt chân đến. Ỡ bầu trời bên trên Ở bầu trời bên trên Tôi nghe âm nhạc bên tai thanh âm từ không gian. Ngay bầu trời phía trên ngay bầu trời phía trên Tôi nghe âm nhạc bên tai Tôi nghe âm nhạc bên tai Ngay bầu trời phía trên ngay bầu trời phía trên Tôi nghe âm nhạc bên tai thanh âm từ không gian. và tôi thực sự tin rằng Thực sự tin rằng Thiên đàng đang ở quanh đây. Ngay bầu trời bên trên ngay bầu trời bên trên Tôi nghe lời ca bên tai lời ca trong không gian. Ngay bầu trời bên trên ngay bầu trời bên trên Tôi nghe lời ca bên tai Tôi nghe lời ca bên tai Ngay bầu trời bên trên ngay bầu trời bên trên Tôi nghe lời ca bên tai lời ca trong không gian. và tôi thực sự tin rằng Thực sự tin rằng Thiên đàng đang ở quanh đây (Nói) Vâng và bây giờ, guitar man! (Nhạc ghi ta) Đó là Hubby Jenkins, y'all. (Hát) bầu trời bên trên ngay bầu trời bên trên Tôi nghe tiếng thét bên tai tiếng thét từ không gian. Ngay bầu trời bên trên ngay bầu trời bên trên Tôi nghe tiếng thét bên tai Tôi nghe tiếng thét bên tai Ngay bầu trời bên trên ngay bầu trời bên trên Tôi nghe tiếng thét bên tai, đúng vậy, và Tôi thật sự tin rằng Thật sự tin rằng Thiên đàng đang ở quanh đây. (Nói) Được rồi bây giờ, nhạc bass lên nào. (Bass solo) Yeah! Woo! Jason Sypher chơi bass Jamie Dick chơi trống. Và bây giờ, Tôi hết thời gian. Giờ là lúc các bạn được hát. Hát đối đáp nhé. Tôi gọi, bạn trả lời. Có rất nhiều bài hát như vậy, các bạn đều biết hát mà, đúng không? Các bạn sẽ hát theo? Tôi nói, các bạn sẽ hát theo đúng không? Thính giả: Đúng! Rhiannon Giddens: Nào ta bắt đầu! (hát) ở bầu trời bên trên TG: ở bầu trời bên trên RG: nhạc từ không gian AM: nhạc từ không gian. RG: ở bầu trời bên trên AM: ở bầu trời bên trên RG: nhạc từ không gian AM: nhạc từ không gian. RG: ở bầu trời bên trên AM: ở bầu trời bên trên RG: nhạc từ không gian AM: nhạc từ không gian. RG: Tôi thực sự tin rằng thực sự tin rằng thiên đàng ở quang đây. một lần nữa! Ngay trên bầu trời này AM: Ở bầu trời bên trên RG: tôi nghe âm nhạc bên tai AM: âm nhạc bên tai RG: Ở bầu trời bên trên AM: Ở bầu trời bên trên RG: tôi nghe âm nhạc bên tai AM: âm nhạc bên tai RG: Ở bầu trời bên trên AM: Ở bầu trời bên trên RG: tôi nghe âm nhạc bên tai AM: âm nhạc bên tai RG: Tôi thực sự tin rằng thực sự tin rằng thiên đàng ở quang đây. Tôi nói Tôi thực sự tin rằng thực sự tin rằng thiên đàng ở quang đây. thiên đàng ở quang đây. (Nhạc ngừng) (Vỗ tay và reo hò) (Nhạc kết) (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng điện thoại thông minh của bạn được thu nhỏ và gắn thẳng vào não bạn. Nếu bạn có kiểu con chíp não này, bạn sẽ có thể đăng lên và tải xuống internet bằng với tốc độ tư duy. Truy cập mạng xã hội hay Wikipedia sẽ rất giống như -- ừm, ít nhất là từ bên trong -- như tra cứu chính trí nhớ của bạn. Nó sẽ dễ và thân thuộc như khi tư duy vậy. Nhưng để bạn biết được điều gì là đúng có dễ hơn không? Chỉ vì cách truy cập thông tin là nhanh hơn không có nghĩa nó đáng tin hơn, tất nhiên rồi, và không có nghĩa tất cả chúng ta sẽ hiểu nó theo cùng một hướng. Và không có nghĩa bạn có thể đánh giá nó tốt hơn. Thực tế, thậm chí có thể tệ hơn, vì, bạn biết đấy, nhiều dữ liệu hơn, ít thời gian để đánh giá hơn. Ngay giờ đây, điều như vậy đã đang diễn ra với chúng ta rồi. Ta mang theo một thế giới thông tin trong túi mình , nhưng có vẻ như, nếu ta càng chia sẻ và truy cập trực tuyến , thì ta càng khó phân biệt giữa thật và giả. Cứ như thể ta biết nhiều hơn nhưng hiểu ít hơn. Theo tôi thì đó là nét đặc trưng của cuộc sống hiện đại, rằng có những cách biệt giữa những người sống trong bong bóng thông tin biệt lập. Chúng ta bị phân cực: không chỉ theo giá trị, mà còn theo các sự thật. Một nguyên nhân là do quá trình phân tích dữ liệu thứ chi phối Iternet đưa đến cho chúng ta không chỉ nhiều thông tin hơn, mà còn nhiều hơn những gì ta muốn. Cuộc sống trực tuyến được cá nhân hóa; mọi thứ từ quảng cáo chúng ta đọc tới tin tức trên Facebook feed của chúng ta được điều chỉnh để thỏa mãn sở thích của chúng ta. Và trong khi ta có nhiều thông tin hơn, cuối cùng rất nhiều thứ trong đó phản ánh chính ta như nó phán ảnh thực tại vậy. Theo tôi, cuối cùng thì nó thổi phồng bong bóng của ta lên hơn là làm chúng vỡ. Và vậy, có lẽ không ngạc nhiên gì rằng chúng ta đang trong tình huống, tình huống đầy mâu thuẫn, khi nghĩ rằng ta biết nhiều hơn rất nhiều, mà vẫn chưa nhất trí về điều ta biết là gì. Vậy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề phân cực kiến thức này thế nào? Một chiến thuật rõ ràng là cố sửa đổi công nghệ của chúng ta, thiết kế lại các nền tảng kỹ thuật số, để khiến chúng đỡ dễ phân cực. Và tôi mừng khi thông báo rằng rất nhiều chuyên gia ở Google và Facebook đang cố thực hiện nó. Và các dự án này rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng sửa đổi công nghệ thực sự là rất quan trọng, nhưng tôi không nghĩ chỉ riêng công nghệ, việc sửa đổi nó, sẽ giải quyết được vấn đề về phân cực kiến thức. Tôi không nghĩ như vậy vì tôi không nghĩ, cuối cùng thì, đó là một vấn đề công nghệ. Tôi nghĩ đó là vấn đề về con người, liên quan tới cách chúng ta nghĩ và điều chúng ta quý trọng. Để giải quyết được, tôi nghĩ chúng ta sẽ cần sự giúp đỡ. Ta sẽ cần ự giúp đỡ từ khoa học tâm lý và khoa học chính trị. Nhưng ta cũng sẽ cần giúp đỡ từ triết học. Vì để giải quyết vấn đề phân cực kiến thức, ta sẽ cần tái kết nối với một nguyên tắc triết học cơ bản: là ta sống trong một thực tại chung. Ý tưởng về một thực tại chung, theo tôi thì, rất giống với nhiều khái niệm triết học: dễ để nói ra, nhưng khó để hiện thực hóa một cách đầy bí ẩn. Để thực sự chấp nhận nó, tôi nghĩ ta cần phải làm ba điều, mỗi điều trong đó giờ là một thách thức. Trước hết, ta cần tin vào sự thật. Các bạn có lẽ đã thấy rằng văn hóa đang có thứ gì đó rắc rối với khái niệm này. Cứ như thể ta bất đồng nhiều đến mức, như một nhà phân tích chính trị mới đây đã phát biểu, như thể không còn sự thật nữa vậy. Nhưng suy nghĩ đó thực ra là sự biểu lộ cho lời lập luận đầy cám dỗ trong không trung. Như thế này: ta không thể thoát khỏi quan điểm của chính mình; ta không thể thoát khỏi những định kiến của mình. Mỗi lần ta cố, ta lại có thêm nhiều thông tin từ quan điểm của ta hơn. Nên, dòng suy nghĩ này như sau, chúng ta cũng có thể sẽ thừa nhận rằng sự thật khách quan là một ảo tưởng, hay nó không quan trọng, vì hoặc ta sẽ không bao giờ biết nó là gì, hoặc ngay từ đầu nó đã không tồn tại rồi. Đó không phải một suy nghĩ triết học mới -- lòng hoài nghi về sự thật. Trong giai đoạn cuối của thập kỷ cuối, như các bạn biết, nó rất phổ biến trong một vài giới học thuật. Nhưng thực sự nó xuất phát từ triết gia Hy Lạp Protagoras, nếu không phải trước nữa. Protagoras đã nói sự thật khách quan là một ảo tưởng vì "con người là thước đo của mọi thứ." Con người là thước đo của mọi thứ. Điều đó có vẻ nâng cao sự thực dụng của con người, hay giải phóng, vì nó cho mỗi chúng ta khám phá hay tạo sự thật của riêng mình. Nhưng thực ra, tôi nghĩ đó là sự hợp lý hóa vì lợi ích cá nhân ngụy trang dưới dạng triết học. Nó làm lẫn lộn giữa sự khó khăn của việc chắc chắn với tính bất khả thi của sự thật. Nhìn xem -- đương nhiên rất khó để chắc chắn về điều gì đó; tất cả chúng ta có thể đang sống trong "Ma trận." Bạn có thể có chíp não trong đầu đưa đến cho bạn toàn thông tin sai lệch. Nhưng trên thực tiễn, chúng ta vẫn nhất trí về nhiều sự thật. Chúng ta nhất trí rằng đạn có thể giết người. Chúng ta nhất trí rằng bạn không thể vỗ cánh và bay. Chúng ta nhất trí -- hay chúng ta nên -- rằng có một thực tại bên ngoài và việc lờ nó đi có thể làm bạn tổn thương. Tuy nhiên, lòng hoài nghi sự thật rất cám dỗ, vì nó giúp chúng ta hợp lý hóa định kiến của chính mình. Khi làm vậy, chúng ta giống với anh chàng trong bộ phim người biết mình đang sống trong "Ma trận" nhưng quyết định rằng đằng nào anh ta cũng thích ở đó. Sau tất cả, có được thứ mình muốn khiến ta hạnh phúc. Lúc nào cũng đúng khiến ta hạnh phúc. Nên, thường sẽ dễ hơn để chúng ta bao phủ chính mình trong bong bóng thông tin ấm áp, sống trong niềm tin tồi tệ, và sử dụng các bong bóng đó làm thước đo thực tại. Theo tôi nghĩ, một ví dụ về việc niềm tin sai lầm tác động hành vi của ta là phản ứng của ta với tin giả. Tin giả lan truyền trên internet trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã được thiết kế để thúc đẩy các định kiến của ta, để thổi phồng các bong bóng của ta. Nhưng điều thực sự ấn tượng về nó không chỉ là do nó đã lừa phỉnh quá nhiều người. Điều thực sự ấn tượng với tôi về tin giả, hiện tượng này, là chính nó trở thành chủ đề của phân cực kiến thức nhanh thế nào; nhiều đến mức mà chính thuật ngữ này -- "tin giả" giờ đây chỉ có nghĩa: "tin tức mà tôi không thích." Đó là một ví dụ của niềm tin sai lầm về sự thật mà tôi đang nói tới. Nhưng theo tôi, điều thực sự nguy hiểm về lòng hoài nghi với sự thật là nó dẫn tới chế độ chuyên quyền. "Con người là thước đo của mọi vật" không thể tránh khỏi việc trở thành "Người này là thước đo của mọi vật." Cũng như "chính bản thân mỗi người" luôn phải trở thành "chỉ kẻ mạnh mới tồn tại." Vào phần cuối cuốn "1984" của Orwell, người được cho là cảnh sát O'Brien tra tấn nhân vật chính Winston Smith để anh ấy tin vào việc hai cộng hai bằng năm. Điều O'Brien nói điểm mấu chốt, rằng ông ta muốn thuyết phục Smith rằng bất kể điều gì đảng này nói là sự thật, và sự thật là bất kể điều gì đảng này nói. Và điều O'Brien tin là một khi suy nghĩ này được chấp nhận, sự bất đồng quan điểm là không thể. Bạn không thể nói sự thật lại quyền lực được nếu quyền lực chính nó định nghĩa sự thật. Tôi nói vậy để thừa nhận rằng ta thực sống trong thực tại chung, chúng ta phải làm ba điều. Điều đầu tiên là tin vào sự thật. Điều thứ hai nói cho gọn bằng câu nói Latinh mà Kant dùng làm khẩu hiệu cho Sự Khai sáng: "Sapere aude," hay "dám biết." Hay như Kant muốn, "dám biết vì chính mình." Tôi biết trong thời kỳ đầu của internet, nhiều người nghĩ rằng công nghệ thông tin sẽ luôn khiến việc chúng ta hiểu về mình dễ hơn, và đương nhiên theo nhiều khía cạnh, nó đã làm vậy. Nhưng khi internet ngày càng trở thành một phần trong cuộc sống chúng ta, sự phụ thuộc vào nó, hay việc ta sử dụng nó, đã trở nên bị động hơn. Phần nhiều những gì ta biết ngày nay là từ Google. Chúng ta tải về các nhóm sự thật được đóng gói sẵn và kiểu như là truyền chúng đi qua mạng xã hội. Thông tin trên Google là hữu ích và chính xác vì nó liên quan tới việc huy động trí thức bên ngoài. Chúng ta trút gánh nặng nỗ lực của mình lên hệ thống người và thuật toán khác. Và đương nhiên, điều đó khiến ta không làm não mình bị xáo trộn với nhiều sự thật khác nhau. Chúng ta chỉ cần tải chúng xuống khi ta cần. Và điều đó thật tuyệt vời. Nhưng có một sự khác biệt giữa tải xuống một loạt các sự thật và thực sự hiểu làm thế nào và vì sao các sự thật đó lại như vậy. Hiểu vì sao một căn bệnh nào đó lây lan, hay bằng cách nào một mệnh đề toán học thành công, hay vì sao bạn của bạn buồn phiền, liên quan tới nhiều điều hơn là việc chỉ tải xuống. Chắc chắn, việc này đòi hỏi bạn tự làm: có cái nhìn sáng tạo một chút; dùng trí tưởng tượng của bạn; đi ra ngoài thực tiễn; làm thí nghiệm; tìm hiểu sâu về chứng cứ; trò chuyện với ai đó. Đương nhiên, tôi không nói rằng ta nên dừng việc tìm kiếm trên Google. Tôi chỉ cho rằng ta không nên đánh giá nó quá cao. Chúng ta cần tìm cách khuyến khích các hình thức tìm hiểu khác chủ động hơn, và không phải lúc nào cùng là việc đẩy nỗ lực của ta vào bong bóng của mình. Vì việc tìm kiếm trên Google thường xuyên kết thúc bằng những hiểu biết trong bong bóng. Và những hiểu biết ấy là luôn đúng. Nhưng dám biết, dám hiểu, có nghĩa là mạo hiểm rằng bạn có thể sai. Đó có nghĩa là mạo hiểm rằng điều bạn muốn và điều đúng là những thứ khác nhau. Điều này đưa tôi đến điều thứ ba là ta cần hành động nếu muốn thừa nhận rằng ta sống trong một thực tại chung. Điều thứ ba là: có một chút khiêm tốn. Khiêm tốn ở đây, là khiêm tốn về nhận thức, có nghĩa là, theo một khía cạnh, bạn biết mình không biết tất cả mọi thứ. Nhưng nó cũng có nghĩa là thứ gì đó hơn thế. Nó có nghĩa để cách nhìn về thế giới của bạn luôn được cải tạo bằng các minh chứng và kinh nghiệm của người khác. Để cách nhìn của bạn luôn sẵn sàng cải thiện qua dẫn chứng và kinh nghiệm của người khác. Nó hơn việc sẵn sàng thay đổi. Nó hơn việc chỉ đơn thuần cải thiện bản thân. Nó có nghĩa là thấy kiến thức của bạn có khả năng nâng cao hay phong phú hơn từ những gì người khác đóng góp. Điều đó liên quan tới việc thừa nhận có thực tại chung rằng bạn cũng có trách nhiệm. Tôi không nghĩ quá ngoa khi nói rằng xã hội của chúng ta không giỏi nâng cao hay khuyến khích kiểu khiêm tốn đó. Đó một phần bởi vì, ừm, chúng ta thường lẫn lộn giữa tính kiêu căng và sự tự tin. Và đó một phần bởi vì, ừm, bạn biết đấy, kiêu căng thì dễ hơn. Việc nghĩ rằng bản thân biết tất cả thì dễ hơn. Việc nghĩ rằng bản thân hiểu được tất cả thì dễ hơn. Nhưng đó là một ví dụ khác về niềm tin không tốt với sự thật mà tôi đang nói tới. Nên khái niệm về một thực tại chung, giống như rất nhiều khái niệm triết lý, có vẻ quá hiển nhiên, đến mức ta thường bỏ qua nó và quên vì sao nó quan trọng. Các nền dân chủ không thể vận hành nếu công dân của họ không phấn đấu, ít nhất vào vài thời điểm, để tạo ra một không gian chung, không gian nơi họ có thể trao đổi ý tưởng qua lại khi -- và đặc biệt là khi -- họ bất đồng ý kiến. Nhưng bạn không thể phấn đấu sống ở đó nếu bạn không thừa nhận từ trước rằng bạn sống trong cùng một thực tại. Để chấp nhận nó, ta phải tin vào sự thật, chúng ta phải khuyến khích những cách hiểu chủ động hơn. và chúng ta phải có sự khiêm tốn để nhận ra rằng chúng ta không phải thước đo của mọi thứ một ngày nào đó có lẽ chúng ta sẽ thấy viễn cảnh của việc sở hữu mạng lưới kết nối trong bộ não nhưng nếu chúng ta muốn được giải phóng và không sợ hãi nếu chúng ta muốn mở rộng tầm hiểu biết và không chỉ là những tri thức thụ động chúng ta cần nhớ rằng viễn cảnh của ta chúng thật đáng ngạc nhiên, đẹp đẽ chỉ như vậy -- viễn cảnh trên một thực tại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng bạn tới đây vào buổi tối, bạn phát hiện ra tất cả mọi người ở đây đều trông giống hệt nhau: không biết tuổi, không biết chủng tộc, trông ưa nhìn giống nhau. Người ngồi ngay bên cạnh bạn có thể có nội tâm cực kỳ có khí chất, nhưng bạn không hề nhận ra bởi vì chúng ta lúc nào cũng mang vẻ mặt vô cảm như nhau. Đó chính là sự chuyển biến đáng sợ đang diễn ra ở các thành phố, diễn ra ở các toà nhà, không phải dân cư. Các toà nhà trong đô thị được xây theo những phong cách khác nhau, muôn màu muôn vẻ. Bạn có thể nhìn ra sự khác biệt trong thiết kế và chất liệu của các căn hộ ở Riga và Yemen, các khu nhà ở xã hội ở Vienna, các ngôi nhà của người Hopi ở Arizona, các toà nhà bằng đá nâu ở New York, các ngôi nhà gỗ ở San Francisco. Chúng chẳng phải cung điện hay nhà thờ. Đó chỉ là nhà ở thông thường mang dáng dấp hào nhoáng thường thấy ở thành phố. Lý do chúng có vẻ ngoài như vậy bởi lẽ nhu cầu chỗ ở không thể tách rời nhu cầu thẩm mỹ của con người. Những bề mặt tường gồ ghề làm các đô thị có sức sống. Bạn cảm nhận điều đó trên phố bằng cách lướt ngón tay mình trên mặt tường đá. Nhưng điều đó đang khó dần, bởi các đô thị hiện nay đã "phẳng" hơn nhiều. Các toà tháp trung tâm thành phố hầu như được làm từ bê tông cốt thép và được phủ kính bên ngoài. Bạn hãy để ý các toà nhà chọc trời trên khắp thế giới -- Houston, Quảng Châu, Frankfurt, bạn chỉ thấy những toà nhà đơn điệu bóng loáng cạnh nhau cao vút đến tận chân trời. Hãy nghĩ về những điều ta sẽ mất khi các kiến trúc sư không biết tận dụng các loại vật liệu khác khi xây dựng. Khi ta không dùng đá granite, đá vôi, đá cát, gỗ, đồng, đá nung, cọc gỗ, thạch cao, ta đã đơn giản hoá kiến trúc và làm các đô thị trở nên đơn điệu, Điều đó không khác gì việc ta tối giản toàn bộ ẩm thực loài người xuống còn đồ ăn phục vụ trên máy bay. (Cười) Thịt gà và mì pasta? Nhưng điều tệ hơn, tập hợp nhiều toà nhà bọc kính, ví dụ như bức hình này ở Moscow thể hiện sự xuống cấp chất lượng sống đô thị về mọi mặt. Đúng không? Chỉ những người sở hữu và người thuê nhà được lợi, nhưng chúng chẳng có lợi ích gì với hầu hết chúng ta -- những người phải đi lại bên dưới những toà nhà này. Chúng ta muốn làm việc đó miễn phí. Những toà nhà bóng bẩy này như một kẻ xâm lăng, chúng đang bóp ngạt thành phố của ta và cướp đi không gian chung. Ta thường nghĩ mặt tiền giống như lớp trang điểm, một sự làm đẹp giúp hoàn thiện nhan sắc toà nhà đó. Sự trang trí đó diễn ra bên ngoài không có nghĩa nó không ảnh hưởng tới bên trong. Tôi sẽ đưa dẫn chứng về cách mà vẻ ngoài của đô thị ảnh hưởng đến cuộc sống trong đó. Khi tôi tới Tây Ban Nha và đến thành phố Salamanca, tôi thăm quảng trường Plaza Mayor suốt cả ngày. Lúc bình minh, ánh nắng chiếu sáng vào mặt tiền các toà nhà, ta thấy rõ bóng của chúng, đêm đến, ánh đèn điện đã chia các toà nhà thành hàng trăm khu vực riêng biệt, ban công, cửa sổ, hành lang, mỗi nơi mang một vẻ riêng biệt. Sự cầu kỳ và hấp dẫn đó đem lại vẻ ngoài hào nhoáng cho cả quảng trường. Đó trở thành nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ. Bạn bắt gặp các thiếu niên ngồi nghỉ trên vỉa hè, các cụ già tán gẫu ở các băng ghế, và bạn cảm thấy cuộc sống tươi đẹp như một vở opera. Điều này đang diễn ra ở Salamanca. Nếu chỉ vì tôi đang bàn về ngoại thất của những toà nhà, không bàn về hình dáng, chức năng, thiết kế, thậm chí như vậy, vẻ ngoài này cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của ta, bởi lẽ những toà nhà này tạo nên khung cảnh xung quanh chúng, và không gian này có thể thu hút người ta tới, hoặc khiến họ tránh xa. Sự khác biệt đó thường nằm ở chất lượng bên ngoài đó. Một sự so sánh tương đương với Plaza Mayor ở Salamanca là Place de la Défense ở Paris, một không gian lộng gió với các toà nhà bọc kính, nơi mà nhân viên thường phải đi qua trên đường từ tàu điện ngầm tới nơi làm của họ, họ cần đi nhanh nhất có thể. Vào những năm 1980, kiến trúc sư Philip Johnson đã cố gắng tái tạo nên một quảng trường tráng lệ như thế ở Pittburgh. Đây là quảng trường PPG Place, một không gian rộng nửa hec-ta bị bao quanh bởi các toà nhà thương mại, được bao phủ bởi kính. Ông đã trang trí những toà nhà này bằng kim loại và làm mái nhọn kiểu Gothic, chúng rất nổi bật khi nhìn từ trên cao. Nhưng dưới mặt đất, quảng trường đó giống một cái lồng bằng kính. Tất nhiên, vào mùa hè, bọn trẻ thường chơi đùa quanh đài phun nước, và có chỗ trượt băng vào mùa đông, nhưng nơi đó thiếu đi sự thoải mái khi vui chơi. Đó không phải là nơi bạn thực sự muốn tới khi muốn thư giãn và tán gẫu. Những không gian công cộng như vậy thành công hoặc thất bại bởi nhiều lý do. Kiến trúc chỉ là một phần, nhưng đó là phần quan trọng. Vài quảng trường chẳng hạn Federation Square tại Melbourne hay Superkilen tại Copenhagen, chúng đều thành công bởi sự phối hợp giữa sự cổ kính và hiện đại, sự gồ ghề và bằng phẳng, các tông màu trung tính và sáng, và bởi vì chúng ít dùng kính trong việc xây dựng. Tôi không phản đối việc dùng kính. Đó là loại vật liệu truyền thống và rất linh hoạt, dễ sản xuất và vận chuyển, dễ lắp đặt và thay thế, và dễ vệ sinh. Chúng có thể là những tấm kính lớn và rất trong suốt, hoặc những tấm kính mờ. Lớp phủ vật liệu mới giúp chúng tự đổi màu khi ánh sáng thay đổi. Ở các thành phố lớn như New York, chúng có một sức mạnh đầy ma thuật bởi khả năng thổi giá bất động sản lên rất cao tại các khu có tầm nhìn đẹp, đó là yếu tố duy nhất cho phép người ta chào bán với một mức giá kỳ lạ như vậy. Vào giữa thế kỷ 19, việc xây dựng Cung điện Thuỷ tinh ở London đã biến kính trở thành loại vật liệu ưu việt nhất trong xây dựng. Đến giữa thế kỷ 20, chúng đã chiếm lĩnh các toà nhà tại trung tâm vài thành phố ở Mỹ, hầu hết ở những văn phòng có tầm nhìn đẹp, ví dụ Lever House ở trung tâm Manhattan, thiết kế bởi Skidmore, Owings và Merrill. Cuối cùng, công nghệ đã phát triển đến giai đoạn khi kiến trúc sư thiết kế được các công trình cực kỳ trong suốt, nhìn như chúng biến mất. Sau này, kính trở thành loại vật liệu cơ bản trong xây dựng các đô thị trung tâm, và ta có lý do mạnh mẽ cho điều đó. Lý do đó là, khi sự đô thị hoá được đẩy mạnh, những người kém may mắn nhất sẽ phải sống ở các khu ổ chuột. Nhưng hàng trăm triệu người khác cần nơi ở và nơi làm việc trong các toà nhà lớn, vậy nên sẽ tiết kiệm hơn nhiều khi xây các cao ốc và bao bọc chúng bởi một lớp tường bên ngoài. Nhưng vật liệu này có một hạn chế để được nhân rộng. Đây là tường của một quảng trường của thành phố cổ đại Mitla nằm ở phía nam Mexico, Các bản khắc 2000 năm tuổi này thể hiện rằng đây là một địa điểm tôn giáo rất quan trọng. Ngày nay, ta nghiên cứu chúng và thấy được sự tương quan về lịch sử và chất liệu giữa các hoạ tiết chạm khắc này và những ngọn núi xung quanh, và một nhà thờ trên đống phế tích đó đã được xây dựng bằng đá lấy được trong vùng. Ở khu vực Oaxaca, thậm chí các căn nhà trát vữa thông thường cũng được chăm chút bởi tông màu sáng, tranh tường về chính trị, và các bức vẽ rất tỉ mỉ. Đó là thứ ngôn ngữ phức tạp và tinh tế, nhưng kính xây dựng đã đưa chúng vào dĩ vãng. Tin tốt lành là các kiến trúc sư và nhà sản xuất đã có xu hướng quay lại dùng các vật liệu truyền thống mà không làm mất đi vẻ hiện đại của nó. Một số đã tìm ra hướng sử dụng mới cho những vật liệu truyền thống như gạch và gốm. Một số khác đã làm ra sản phẩm mới, như loại vật liệu tổng hợp Snøhetta dùng để giúp Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại San Francisco sở hữu vẻ ngoài độc đáo như vậy. Kiến trúc sư Stefano Boeri thậm chí đã dùng cây cối để trang trí mặt tiền. Đây là Bosco Verticale, khu căn hộ cao tầng nằm ở Milan, nơi sở hữu cảnh quan xanh độc đáo. Boeri cũng đang thiết kế một toà nhà tương tự ở Nam Kinh, Trung Quốc. Hãy hình dung, nếu cách thiết kế này được phổ biến như việc dùng kính, thì môi trường ở Trung Quốc sẽ trong lành hơn thế nào. Nhưng sự thực là đây chỉ là những dự án đơn lẻ, mang tính tượng trưng, không dễ để nhân rộng trên phạm vi toàn cầu. Đó là vấn đề chính. Khi bạn dùng loại vật liệu tạo sự khác biệt trên quy mô nhỏ, bạn đã phá vỡ sự đơn điệu của các đô thị. Đồng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng ở New York -- Tượng Nữ thần Tự do, chóp của toà nhà Woolworth -- nhưng xu hướng đó đã trở nên lỗi thời trong thời gian dài, đến khi công ty SHoP Architects dùng đồng để bao bên ngoài American Copper Building, đó là hai toà tháp cong gần bờ sông East River. Họ vẫn đang thi công, và bạn có thể thấy nắng hoàng hôn đang chiếu vào lớp kim loại đó, chúng dần dần sẽ ngả màu xanh. Các toà nhà cũng giống con người. Khuôn mặt của họ ánh lên sự từng trải. Đó là điều rất quan trọng, bởi khi lớp kính đã cũ, bạn chỉ cần thay thế nó, và toà nhà đó trông chẳng khác gì trước, cho đến khi chúng bị phá bỏ. Nhưng hầu hết các vật liệu khác, chúng có thể mang trên mình nét cổ kính và trầm mặc của quá khứ và thể hiện điều đó ở hiện tại. Công ty Ennead làm cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah ở Salt Lake một chiếc áo bằng đồng, kẽm và các loại quặng đã được khai thác trên 150 năm ở khu vực này, điều đó giúp bảo vệ bảo tàng khỏi ảnh hưởng từ các khu đồi đá đỏ; như vậy, một bảo tàng lịch sử thiên nhiên đã phản ánh đúng lịch sử thiên nhiên của khu vực. Khi Vương Thụ, người Trung Quốc, đã thắng giải Pritzker nhờ thiết kế Bảo tàng Lịch sử Ninh Ba, ông không chỉ thiết kế một bảo tàng để gìn giữ quá khứ, ông đã ghi dấu ấn của quá khứ trên các bức tường bằng cách sử dụng các tấm ván và đá thu được từ những ngôi làng hoang phế gần đó. Ngày nay, kiến trúc có thể dùng kính theo những phương pháp có sẵn hoặc hoàn toàn mới. Tại New York, có hai toà nhà, một toà thiết kế bởi Jean Nouvel, toà kia bởi Frank Gehry đối mặt nhau ở phía đông phố số 19, họ đã khéo léo sắp xếp kính để ánh sáng phản chiếu qua lại như thể một bản giao hưởng ánh sáng. Nhưng khi kính chiếm lĩnh các đô thị trong quá trình phát triển, chúng chẳng khác gì những tấm gương khổng lồ, khó chịu và lạnh lẽo. Không thể phủ nhận rằng các đô thị là một tập hợp đa dạng, nơi các nền văn hoá, ngôn ngữ và lối sống khác nhau tập trung và hoà quyện. Vậy nên thay vì nhốt những bản sắc riêng đó vào những toà cao ốc trông chẳng khác gì nhau, ta cần biết cách thiết kế để tôn vinh sự đa dạng văn hoá trong các thành phố. Cám ơn. (Vỗ tay) Tập trung cao độ vào thứ gì đó không dễ dàng, phải không? Bởi lẽ sự tập trung của ta bị nhiều yếu tố khác nhau tác động, sẽ khá ấn tượng nếu bạn thực sự tập trung được. Nhiều người cho rằng sự tập trung chỉ liên quan đến điều ta đang hướng đến, nhưng nó còn liên quan đến việc não bộ loại bỏ các thông tin xung quanh. Có hai cách để hướng sự tập trung của bạn. Một, đó là tập trung bằng mắt. Bằng cách này, bạn hướng mắt của mình tới mục tiêu, mục đích để tập trung vào điều đó. Cách khác là tập trung không bằng mắt. Trong cách tập trung này, bạn hướng sự chú ý đến điều gì đó nhưng không di chuyển mắt. Hãy liên tưởng đến việc lái xe. Tập trung bằng mắt, đó là việc bạn quan sát phía trước mặt mình, nhưng sự tập trung không bằng mắt, đó là việc bạn vẫn theo dõi diễn biến xung quanh mình khi không thực sự nhìn vào chúng. Tôi là nhà thần kinh học tính toán, công việc của tôi liên quan đến nhận thức của não - máy tính, tôi giúp não người và máy tính xích lại gần nhau Tôi thích cách não bộ làm việc. Điều đó rất quan trọng với ta bởi ta có thể dựa vào chúng để xây dựng các thuật toán cho máy tính, và dựa vào các thuật toán này, máy tính có thể nhận diện khả năng làm việc của bộ não. Nếu não có vấn đề khi làm việc, những máy tính này có thể như một thiết bị trợ giúp trong việc chữa bệnh. Nhưng sẽ nảy sinh vài vấn đề, nếu ta hiểu sai cách làm việc đó, ta sẽ chọn sai thuật toán và dẫn đến sai cách điều trị. Đúng không? Xét đến sự tập trung, sự thực là ta có khả năng thay đổi hướng chú ý của mình không chỉ bằng mắt, mà còn bằng suy nghĩ -- điều đó biến cách tập trung không bằng mắt thành mô hình đáng để máy tính học tập. Tôi muốn tìm hiểu cách các sóng não hoạt động khi bạn dùng mắt hay không dùng mắt để tập trung. Tôi đã làm một thí nghiệm. Thí nghiệm có hai chiếc hộp nhấp nháy, một chiếc có tần số nhấp nháy chậm hơn cái kia. Tuỳ vào việc bạn tập trung vào hộp nhấp nháy bên nào, một phần trong não bạn sẽ tạo ra sóng có tần số giống với chiếc hộp đó. Vì vậy, bằng cách phân tích sóng não của bạn, chúng tôi có thể biết chắc chắn bạn đang tập trung vào chiếc hộp bên nào. Để khảo sát bộ não khi bạn đang tập trung bằng mắt, tôi yêu cầu mọi người nhìn thẳng vào một trong hai chiếc, và tập trung vào nó. Không ngạc nhiên là trong tình huống này, chúng tôi thấy hình ảnh chiếc hộp đó xuất hiện trong sóng não của họ, chúng đến từ vùng sau gáy, nơi chịu trách nhiệm xử lý các tín hiệu hình ảnh của não. Nhưng tôi thực sự quan tâm đến điều xảy ra trong não bạn khi bạn tập trung không bằng mắt. Lần này tôi đã yêu cầu họ nhìn vào chính giữa màn hình và không di chuyển mắt, và hướng sự tập trung vào một trong hai chiếc hộp. Khi chúng tôi làm vậy, chúng tôi thấy cả hai chiếc hộp xuất hiện trong sóng não của họ, nhưng điều thú vị là chỉ duy nhất chiếc hộp mà họ tập trung vào có sóng mạnh hơn, vậy nên phải có một thứ trong não phụ trách xử lý kiểu tín hiệu này, tín hiệu đó thực ra đã kích thích thuỳ trán của não. Thuỳ trán chịu trách nhiệm về các chức năng nhận thức cấp cao hơn của con người. Có vẻ như thuỳ trán làm việc như một máy lọc, chỉ nhận các thông tin đến từ chiếc hộp bên phải, chiếc mà bạn đang tập trung, và cố gắng cản các thông tin từ chiếc hộp còn lại mà bạn bỏ qua. Khả năng chọn lọc của bộ não là chìa khoá của sự tập trung, điều một số người không có, chẳng hạn những người bị Tăng động - Giảm tập trung. Những người mắc chứng Tăng động không thể lọc các yếu tố gây mất tập trung và đó là lý do họ không thể tập trung vào một việc duy nhất trong thời gian dài. Nhưng nếu người này có thể chơi một trò chơi điện tử nào đó với bộ não đã được kết nối với máy tính, và có thể rèn luyện bộ não của mình trong việc lọc các yếu tố gây mất tập trung? Chứng Tăng động chỉ là một ví dụ. Ta có thể dùng cách giao tiếp não -máy tính này trên nhiều lĩnh vực liên quan đến não. Chỉ vài năm trước, ông tôi bị đột quỵ, và từ đó ông mất hoàn toàn khả năng nói. Ông hiểu mọi thứ người ta nói, nhưng chẳng có cách nào trả lời, ông cũng không thể viết vì ông mù chữ. Vậy nên ông đã ra đi trong im lặng. Tôi nhớ điều tôi nghĩ lúc đó: Giá như mình có một chiếc máy tính có thể nói giúp ông? Bây giờ, sau hàng năm nghiên cứu, tôi thấy rằng điều đó có thể thành sự thực. Tưởng tượng rằng ta hiểu được cách sóng não hoạt động khi người ta nghĩ về hình ảnh, hay thậm chí là các ký tự, chẳng hạn chữ A sẽ tạo ra loại sóng não khác với chữ B, và cứ thế. Một ngày nào đó, máy tính có thể giúp đỡ những người bị câm giao tiếp không? Sẽ như thế nào nếu máy tính giúp ta hiểu suy nghĩ của một người đang hôn mê? Chúng ta chưa đạt được chúng, nhưng hãy theo dõi. Chúng ta sẽ đạt được chúng sớm thôi. Cám ơn. (Vỗ tay) Đây là một tấm ảnh vui vẻ chụp tôi năm 1999. Lúc đó tôi là sinh viên năm cuối, và ảnh chụp ngay sau một buổi tập nhảy. Tôi đã cực kì vui vẻ. Và tôi còn nhớ rõ ràng mình đang ở đâu tầm hơn 10 ngày sau đó. Tôi đang ngồi phía sau con xe minivan cũ của mình trong khuôn viên bãi đỗ xe, và quyết định sẽ tự tử. Con đường từ quyết định tới hành động của tôi rất nhanh chóng. Và tôi đã tới rất gần bên rìa vách đá. Chưa bao giờ tôi tới gần đến vậy. Lý do duy nhất khiến tôi buông tay ra khỏi cò súng là nhờ vài sự trùng hợp may mắn. Có một sự thật là, điều khiến tôi sợ nhất: chính là yếu tố cơ hội. Vì vậy, tôi đã thử lần lượt nhiều cách khác nhau để có thể kiểm soát sự thăng trầm của mình. Quả là sự đầu tư đúng đắn. (cười) Người bình thường có thể có 6 đến 10 giai đoạn trầm cảm lớn trong đời. Tôi bị trầm cảm lưỡng cực. Di truyền trong nhà. Tới lúc này, tôi đã trải qua hơn 50 giai đoạn trầm cảm, và tôi đã học được rất nhiều. Tôi đã trải qua nhiều lượt, nhiều trận đấu trong bóng tối, và ghi chú lại tất cả. Tôi nghĩ thay vì đứng và đưa ra các loại bí quyết dẫn đến thành công hay đưa ra những cuốn phim nổi bật, tôi sẽ chia sẻ bí quyết để tránh tự hủy hoại bản thân, và tự tê liệt. Một công cụ tôi tìm được đã tỏ ra là một mạng lưới an toàn đáng tin cậy nhất cho tình trạng cảm xúc rơi tự do. Đây cũng là thứ công cụ đã giúp tôi đưa ra các quyết định kinh doanh tốt nhất. Nhưng điều đó chỉ là thứ yếu thôi. Và đó là ... chủ nghĩa khắc kỷ. Nghe có vẻ nhàm chán nhỉ. (Cười) Bạn có thể nghĩ về Spock, Nhân vật trong phim Star Trek hoặc nó có thể gợi lên hình ảnh như thế này! (Cười) Một con bò đứng trong mưa. Không buồn. Cũng chẳng hạnh phúc. Nó chỉ là một sinh vật kiên trì nhận lấy bất kỳ thứ gì cuộc đời trao cho. Bạn có thể không nghĩ đến đấu thủ số một, Bill Belichick, huấn luyện viên của New England Patriots, người có kỉ lục NFL chưa từng bị phá vỡ cho danh hiệu Super Bowl. Chế độ khắc kỷ đã lan rộng với tốc độ chóng mặt trong top đầu NFL như một cách đào tạo sự dẻo dai về tinh thần trong vài năm gần đây. Bạn có thể không nghĩ đến các vị Tổ phụ Lập quốc - Thomas Jefferson, John Adams, George Washington ba người theo chủ nghĩa khắc kỉ. George Washington đã từng đóng một vở kịch về một người theo phái khắc kỉ tên là "Cato, một Bi kịch" biểu diễn để khích lệ quân đội của ông tại Thung lũng Forge. Tại sao những người của hành động thường rất tập trung vào một triết lý cổ đại? Điều này có vẻ rất trừu tượng. Tôi khuyến khích bạn nghĩ về chế độ khắc kỷ khác đi một chút, nó giống một hệ điều hành phát triển trong môi trường căng não, giúp đưa ra các quyết định tốt hơn. Và tất cả bắt đầu từ đây, kiểu như là, trên hiên nhà. Vào khoảng năm 300 TCN ở Athens, một người có tên Zeno thành Citium đã giảng rất nhiều bài học khi đi quanh một hiên nhà sơn màu, một cái "stoa". Nên sau này nó có tên Stoicism "chủ nghĩa khắc kỷ". Và trong thế giới Hy Lạp-La Mã, người ta coi chủ nghĩa khắc kỷ như một hệ thống toàn diện để làm rất nhiều thứ. Nhưng đối với mục đích của chúng ta, ưu tiên hàng đầu là rèn luyện bản thân để tách biệt những gì bạn có thể và những gì bạn không thể điều khiển, và sau đó thực hành các bài tập để giúp tập trung hoàn toàn vào những thứ bạn có thể. Việc này làm giảm độ phản ứng mang tính cảm xúc, có thể gọi nó là một siêu năng lực. Ngược lại, giả sử bạn là một tiền vệ. Bạn bỏ lỡ một pha chuyền bóng rồi tự điên tiết lên với bản thân Điều đó khiến bạn thua trận đấu ấy. Nếu bạn là giám đốc, và bạn nổi khùng lên vớii một nhân viên rất tài năng. chỉ vì một vi phạm bé tí, điều này có thể khiến bạn mất nhân viên đó Nếu bạn là một sinh viên đại học, đang bị cuốn vào một vòng xoáy trong đó, bạn cảm thấy bất lực và vô vọng, điều đó có thể làm tổn hại cuộc sống của bạn. Vì vậy, nguy cơ luôn là cực kì cao. Và có rất nhiều công cụ trong hộp đồ nghề có thể giúp bạn. Tôi sẽ tập trung vào thứ đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của tôi năm 2004. Nó đến với tôi vì hai điều: một cậu bạn thân bằng tuổi tôi, mất vì căn bệnh không ngờ: ung thư tuyến tụy, và sau đó là bạn gái tôi, người tôi định kết hôn, nói lời chia tay. Cô ấy đã chịu đựng quá đủ, tuy không gửi cho tôi lá thư, nhưng cô ấy đã gửi cho tôi cái này, một tấm bảng John. (Tiếng cười) Tôi không bịa cái này đâu. Tôi giữ nó mà. "Giờ làm việc kết thúc lúc 5 giờ." Cô ấy đưa nó để tôi đặt lên bàn làm việc để lưu ý sức khoẻ, vì vào lúc đó, tôi đang làm công việc thực sự đầu tiên. Tôi không biết mình đang làm gì. Tôi đã làm việc hơn 14 tiếng một ngày, bảy ngày một tuần. Tôi sử dụng chất kích thích để làm việc và dùng thuốc an thần để ngủ được. Đó là một tai hoạ. Tôi cảm thấy bị mắc kẹt hoàn toàn. Tôi mua một cuốn sách về sự giản dị để cố gắng tìm câu trả lời. Và tôi đã tìm thấy một câu trích dẫn thay đổi cuộc sống của tôi, đó là, "Chúng ta phải chịu đựng trong trí tưởng tượng nhiều hơn là thực tế", bởi Seneca the Younger, một nhà văn nổi tiếng theo phái khắc kỷ. Nó đưa tôi đến với văn học của ông và dẫn tôi đến với bài tập, "premeditatio malorum", có nghĩa là thiền định trước các tai họa. Nói một cách đơn giản, là tưởng tượng các tình huống xấu nhất, tưởng tượng thật chi tiết thứ bạn sợ, thứ ngăn cản bạn hành động, giúp bạn hành động để vượt qua trạng thái tê liệt đó. Vấn đề của tôi là con khỉ không ngừng gào thét trong trí não. Chỉ ngồi nghĩ thôi thì không đủ. Tôi cần nắm bắt suy nghĩ của mình lên giấy Thế là, tôi đã tạo ra một bài tập viết tôi gọi là "thiết lập sợ hãi" như kiểu thiết lập mục tiêu cho bản thân mình. Bài tập này bao gồm ba trang giấy. Siêu đơn giản. Trang đầu tiên là ngay đây. "Nếu như tôi ...?" Đây là bất cứ điều gì bạn sợ, bất cứ điều gì khiến bạn lo lắng, bất kể bạn đang trì hoãn việc gì. Có thể là hẹn hò ai đó, chia tay ai đó, muốn thăng chức, muốn bỏ việc thành lập một công ty. Với tôi, đó là kỳ nghỉ đầu tiên của tôi sau bốn năm thoát khỏi việc kinh doanh trong một tháng để du lịch Luân Đôn, nơi tôi có thể ở nhờ một người bạn, để loại bỏ bản thân như một cái nút cản trong chiếc bình kinh doanh hoặc dẹp nó luôn cũng được Trong cột đầu tiên, "Xác định", bạn sẽ viết ra mọi điều xấu nhất bạn có thể tưởng tượng ra nếu bạn làm điều bạn sợ. Từ 10 đến 20 điều tồi tệ. Tôi sẽ không đọc hết mọi thứ, mà chỉ lấy hai ví dụ thôi. Một là, tôi đến Luân Đôn, trời mưa, tôi sẽ chán nản, toàn bộ mọi việc chỉ là lãng phí thời gian. Thứ hai, tôi sẽ bỏ lỡ một bức thư từ IRS, và tôi sẽ bị kiểm tra sổ sách hoặc bị đột nhập hoặc phải đóng cửa hoặc tương tự vậy. Rồi sau đó bạn vào cột "Ngăn chặn". Trong cột đó, bạn viết ra câu trả lời cho: Tôi có thể làm gì để ngăn chặn những việc này xảy ra, hoặc, ít nhất, giảm khả năng xảy ra dù chỉ chút ít? Vì vậy, nếu bị trầm cảm ở Luân Đôn, tôi có thể mang theo chiếc Blue Light cầm tay rồi dùng 15 phút mỗi buổi sáng. Làm vậy giúp ngăn chặn các giai đoạn trầm cảm. Với IRS, tôi có thể đổi địa chỉ gửi thư trong hồ sơ với họ thế là các giấy tờ sẽ gửi cho nhân viên kế toán thay vì địa chỉ UPS của tôi. Quá dễ dàng. Sau đó, chúng ta đi tới "Sửa chữa". Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, bạn có thể làm gì để sửa chữa thiệt hại dù chỉ chút ít, hoặc ai là người bạn sẽ nhờ cậy? Trong tình huống đầu, Luân Đôn, tôi sẽ chi thêm ít tiền, bay sang Tây Ban Nha, tận hưởng ánh nắng ở đó - hoàn lại các thiệt hại, nếu tôi có bị loạn lên. Trong trường hợp lỡ mất lá thư từ IRS, tôi có thể gọi bạn tôi, một luật sư hoặc nhờ một giáo sư về luật xem họ khuyên nên làm gì, tôi nên nói chuyện với ai, cách mọi người từng xử lý điều này. Có một câu hỏi cần lưu ý khi bạn làm trang đầu tiên này là: Xưa nay, đã từng có ai khác ít thông minh hơn hoặc ít định hướng hơn từng xử lý được nó chưa? Rất có thể câu trả lời là "Có". (Cười) Trang thứ hai rất đơn giản: Nỗ lực thành công hay thành công dù chỉ một phần sẽ mang lại lợi ích gì? Bạn có thể thấy ta đang nhấn mạnh những nỗi sợ và thực sự có một cái nhìn bảo thủ về phía ngược lại. Vì vậy, nếu bạn cố gắng bất cứ điều gì bạn đang cân nhắc, bạn sẽ tự tin lên, và phát triển các kỹ năng về tình cảm, tài chính, ngược lại thì sao? Những gì có thể là lợi ích của một cú đánh trong bóng chày. Hãy dành ra 10 đến 15 phút cho trang hai. Trang ba. Nó có thể là trang quan trọng nhất nên đừng bỏ qua: "Cái giá cho việc không hành động." Con người rất giỏi trong việc tính xem điều xấu gì sẽ xảy ra nếu thử cái gì đó mới, ví dụ, hỏi tăng lương. Nhưng ta thường không tính tới cái giá khủng khiếp phải trả cho thực tại mà không thay đổi cái gì. Vì vậy, bạn nên tự hỏi mình, nếu tôi tránh hành động hay quyết định này, và cả những hành động và quyết định giống thế, cuộc sống của tôi sẽ ra sao trong sáu tháng, 12 tháng, ba năm tới? Cứ hình dung tới khi không hình dung ra nổi nữa. Và phải hình dung chi tiết về tình cảm, tài chính, thể chất, bất cứ điều gì. Và khi tôi làm điều này một bức tranh kinh khủng hiện ra. Tôi toàn tự kê đơn uống thuốc, còn việc kinh doanh của tôi sẽ nổ tung bất cứ lúc nào, nếu tôi không thay đổi. Các mối quan hệ của tôi sẽ phai mờ hoặc thất bại. Tôi nhận ra rằng tôi không thể tiếp tục trì hoãn thêm nữa. Đó là ba trang. Đó là thiết lập sợ hãi. Và sau đó, tôi nhận ra rằng trên thang điểm từ một đến mười, một là tác động tối thiểu, mười là tác động tối đa, nếu tôi đi du lịch tôi đã mạo hiểm từ một đến ba nỗi sợ tạm thời để đổi lại 8 đến 10 kết quả tích cực sẽ thay đổi cuộc sống của tôi gần như là vĩnh viễn. Vì vậy, tôi đã đi du lịch. Không có thảm họa nào xảy ra. Dù có một số trục trặc, chắc rồi. Tôi đã có thể giải thoát bản thân khỏi công việc kinh doanh. Cuối cùng, tôi đã đi khắp thế giới suốt một năm rưỡi, điều đó đã trở thành nền tảng cho cuốn sách đầu tiên của tôi, và đưa tôi đến đây ngày hôm nay. Tôi có thể chỉ ra tất cả các chiến thắng lớn nhất của mình và tất cả các thảm hoạ lớn nhất đã bị ngăn cản khi đọc lại việc thiết lập nỗi lo sợ ít nhất mỗi quý một lần. Nó không phải là thuốc chữa bách bệnh. Bạn sẽ thấy rằng một số nỗi sợ rất xác đáng. (Cười) Nhưng bạn không nên kết luận điều đó khi chưa nghiên cứu chúng kĩ càng. Dù nó không giúp tất cả các thời điểm và các lựa chọn khó khăn trở nên dễ dàng, nhưng nó giúp chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Tôi sẽ kết thúc bằng tiểu sử của người thuộc phái khắc kỷ hiện đại mà tôi thích Đó là Jerzy Gregorek. Ông đã 4 lần vô địch Olympic thế giới môn cử tạ một người tị nạn chính trị, một nhà thơ, 62 tuổi. Ông ta vẫn có thể hạ gục tôi và hầu hết những người ở đây. Một người đàn ông ấn tượng. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ở hiên nhà của ông ấy, hỏi ý kiến ​​về cuộc sống và rèn luyện. Ông tham gia Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, một phong trào bất bạo động hướng đến cải cách xã hội đã bị chính phủ đàn áp một cách tàn bạo. Ông mất công việc lính cứu hỏa. Sau đó, người thầy của ông, một linh mục, bị bắt cóc, tra tấn rồi giết chết và ném xuống sông. Sau đó chính ông bị đe dọa. Ông và vợ ông phải trốn khỏi Ba Lan, chạy từ nước này sang nước khác cho đến khi hạ cánh xuống Mỹ với hai bàn tay trắng, ngủ trên sàn nhà. Bây giờ ông sống ở Woodside, California, ở một nơi rất đẹp, và trong số hơn 10.000 người tôi đã gặp trong đời, tôi sẽ đưa ông vào top 10, về thành công và hạnh phúc. Đoạn kết rất bất ngờ đây, xin hãy chú ý. Tôi đã gửi tin nhắn văn bản cho ông vài tuần trước, hỏi ông: Ông có từng đọc triết học trường phái khắc kỷ không? Và ông trả lời tận hai trang văn bản. Đây là điều hiếm có với con người ngắn gọn, vắn tắt như vậy. (Cười) Và ông không chỉ quen với chủ nghĩa khắc kỷ, mà ông còn chỉ ra rằng tất cả các quyết định quan trọng nhất của ông những bước ngoặt trong đời ông, khi ông đứng lên bảo vệ nguyên tắc và đạo đức của bản thân, ông đã sử dụng chủ nghĩa khắc kỷ và thiết lập sợ hãi, Điều đó thổi bùng trí óc tôi. Ông kết thúc bằng hai điều. Số một: ông không thể tưởng tượng bất kỳ cuộc sống nào đẹp hơn của cuộc sống một người theo phái khắc kỷ. Thứ hai: thần chú ông áp dụng cho tất cả mọi thứ, và bạn cũng có thể áp dụng cho mọi thứ: "Chọn lựa dễ dàng, cuộc sống khó khăn. Chọn lựa khó khăn, cuộc sống dễ dàng." Những lựa chọn khó khăn - những gì ta sợ phải làm, sợ phải hỏi, phải nói ra nhất, thường chính là những gì ta cần làm nhất. Những thách thức lớn nhất và những vấn đề ta phải đối mặt sẽ không bao giờ được giải quyết bằng những cuộc đối thoại dễ dàng bất kể bạn tự trò chuyện trong đầu, hay giao tiếp với người khác Vì vậy, tôi khuyến khích bạn hãy tự hỏi: Trong đời bạn hiện nay, những lúc nào xác định nỗi sợ quan trọng hơn xác định mục tiêu? Luôn ghi nhớ lời của Seneca: "Chúng ta phải chịu đựng trong trí tưởng tượng nhiều hơn là thực tế." Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ cho bạn thấy bốn ví dụ cụ thể -- và tôi sẽ nhắc lại ở cuối -- về cách mà một công ty tên Silk tăng gấp ba doanh số bán hàng của họ chỉ nhờ vào một việc. Làm thế nào là một nghệ sĩ vô danh tên là Jeff Koons lại làm ra rất nhiều tiền và để lại nhiều ảnh hưởng, và Frank Gehry định nghĩa lại như thế nào để làm một kiến trúc sư Và một trong những thất bại lớn nhất của tôi,một người tiếp thị như trong vài năm qua, tôi mở một hãng thu âm và có một đĩa CD gọi là "Sauce". Trước khi tôi làm những điều trên tôi phải kể bạn nghe về bánh mì cắt lát và một chàng trai tên là Otto Rohwedder. Bây giờ, trước khi bánh mì cắt lát được tạo ra vào năm 1910s Tôi tự hỏi họ đã nói gì ? Giống như là một phát minh tuyệt vời nhất... máy điện báo hay đại loại vậy. Nhưng chàng trai tên Otto Rohwedder này sáng chế ra bánh mì cắt lát, và anh ta tập trung, như nhiều nhà phát minh khác, vào phần khéo léo và quá trình làm ra nó. Và vấn đề về việc phát minh ra bánh mì cắt lát này -- là trong 15 năm đầu sau khi bánh mì cắt lát được đưa ra thị trường không ai mua nó, không ai biết về nó. Đó là một thất bại hoàn toàn. Và lý do là trước khi Wonder đến và tìm ra cách truyền bá ý tưởng bánh mì cắt lát, không ai muốn nó. Và sự thành công của bánh mì cắt lát giống như sự thành công của đa số mọi thứ chúng ta nói đến trong hội nghị này, thường thì không phải chứng chỉ trông như thế nào, hay nhà máy phải ra sao, mà là bạn có thể truyền bá ý tưởng của mình được hay không. Và tôi nghĩ là cách mà bạn muốn đạt được thứ bạn muốn, hay tạo ra sự thay đổi với những thứ bạn muốn thay đổi, để nó xảy ra, bạn cần phải tìm ra một cách để ý tưởng của bạn được truyền bá. Và nó không quan trọng với tôi dù bạn quản lý một quán cà phê hay bạn là một nhà trí thức, hay bạn đang kinh doanh, hay bạn đang ở trên khinh khí cầu. Tôi nghĩ tất cả những điều này có thể áp dụng cho mọi người mà không quan trọng chúng ta làm gì. Là vì chúng ta đang sống trong thế kỉ của sự lan truyền ý tưởng. Mà ai dám truyền bá ý tưởng, không quan trọng ý tưởng đó là gì, đều giành chiến thắng. Và khi tôi nói đến vấn đề này tôi thường chọn việc kinh doanh bởi vì nó mang đến cho bạn một bức tranh toàn diện mà tôi có thể đưa vào bài diễn thuyết này. và cũng là vì nó là cách dễ nhất để thu hút sự theo dõi. Nhưng tôi muốn bạn tha lỗi cho tôi khi tôi sử dụng những ví dụ sau đây vì tôi sẽ nói về những thứ mà bạn dành thời gian để làm. Trung tâm của sự lan truyền ý tưởng là TV và những thứ tương tự. TV và các phương tiện truyền thông truyền bá ý tưởng rất dễ dàng bằng một cách nhất định. Tôi gọi đó là ngành công nghiệp truyền hình phức tạp. Cách mà ngành công nghiệp truyền hình sử dụng là bạn trả tiền để quảng cáo sản phẩm -- làm phiền một vài người -- nhưng nó sẽ được truyền tải đến mọi người. Nhờ vào sự phân phối rộng rãi mà bạn bán được nhiều sản phẩm hơn, Bạn thu lợi nhuận từ việc bán đó để chi thêm cho nhiều quảng cáo. Và nó sẽ đi một vòng tuần hoàn như vậy, hệt như cách mà quân đội và các ngành công nghiệp phức tạp làm việc một thời gian dài trước đây. Và cách làm như vậy, chúng ta đã nghe nói đến lâu rồi, Ước gì chúng ta được lên trang chủ của Google, Ước gì chúng ta có thể tìm ra cách quảng cáo ở đó, Ước gì chúng ta biết cách túm cổ ai đó, và nói cho họ biết chúng ta muốn gì. Nếu được như vậy thì mọi người sẽ chú ý và chúng ta sẽ chiến thắng. Vâng, sự phức tạp của ngành công nghiệp truyền hình đã thấm nhuần tuổi thơ tôi và có lẽ là cả bạn. Ý tôi là, tất cả những sản phẩm mà thành công là do ai đó đã tìm ra cách để truyền tải đến mọi người một cách mà họ không mong đợi, một cách mà họ không nhất thiết muốn thấy trong một quảng cáo, và nó được chiếu đi chiếu lại cho đến khi họ mua sản phẩm đó. Vấn đề xảy ra là họ đã hủy bỏ nền công nghiệp truyền hình phức tạp đó. Mà chỉ được trong vài năm, những ai làm tiếp thị đều hiểu rằng rằng mọi thứ không hoạt động theo cách cũ nữa. Bức ảnh này nhìn rất mờ, tôi xin lỗi, tôi đang bệnh khi tôi chụp tấm này. Sản phẩm trong cái hộp xanh nằm ở giữa đã ảnh hưởng cả tuổi thơ tôi. Đúng vậy. Tôi vào cửa hàng, tôi bị bệnh, tôi cần mua thuốc. Loại mới nhất của sản phẩm màu xanh đó tốn 100 triệu đô-la đã dùng để gây cản trở tôi trong 1 năm. 100 triệu đô la cản trở tôi với những quảng cáo TV, tạp chí và thư rác và phiếu giảm giá và phí chi tiêu và tiền thưởng -- tất cả để tôi bỏ qua mọi thông báo. Và bỏ qua mọi thông báo là vì tôi không có vấn đề về việc giảm đau. Tôi mua những thứ trong hộp màu vàng vì tôi luôn phải vậy. Và tôi cũng chẳng bỏ ra 1 phút để giải quyết vấn đề của nó. bởi vì tôi không quan tâm. Đây là tạp chí Hydrate. Nó có 180 trang viết về nước. (Tiếng cười) Đúng vậy. Các bài báo về nước, quảng cáo về nước. Hãy tưởng tượng thế giới của 40 năm trước khi mà chỉ có báo Saturday Evening Post và báo Time và Newsweek. Bây giờ thì có cả tạp chí về nước. Những sản phẩn mới từ hãng nước ngọt Nhật -- nước salad. (Tiếng cười) Hãng nước ngọt Nhật Bản đưa ra sản phẩm mới mỗi 3 tuần. Bởi vì họ không biết rằng loại nào sẽ bán chạy và không bán chạy. Tôi không thể viết được tốt hơn thế này. Nó đã ra thông báo 4 ngày trước Tôi khoanh tròn những điểm quan trọng cho bạn thấy Họ đã cho ra mắt.... Arby sẽ dùng 85 triệu đô la quảng cáo cho găng tay làm bếp với giọng nói của Tom Arnold, hy vọng rằng sẽ mang mọi người đến cửa hàng Arby và mua bánh sandwhich thịt bò nướng (Tiếng cười) Bây giờ, tôi đã thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra trong một quảng cáo có đồ họa máy tính có cả Tom Arnold, để có thế làm bạn leo lên xe lái ra khoi thành phố và mua một sandwhich thịt bò nướng. (Tiếng cười) Bây giờ, đây là Copernicus, và anh ấy đã đúng, khi anh ta nói với những người mà cần nghe ý kiến của bạn. Thế giới phát triển xung quanh tôi. Tôi, tôi, tôi, tôi. Người tôi yêu nhất -- tôi. Tôi không muốn nhận email từ ai cả. Tôi muôn nhận email từ tôi thôi. (Tiếng cười) Và những khách hàng, không chỉ là những người mua hàng ở Safeway, Ý tôi là những người có thể mua các thứ ở căn hộ Defense , hay là người, bạn biết đó, người làm việc ở báo the New Yorker mà có thể in ấn bài báo của bạn Khách hàng không quan tâm bạn là ai, họ không cần biết. Một phần lý do là do họ có nhiều sự lựa chọn hơn xưa, và ít thời gian hơn. Và trong thế giới mà chúng ta có quá nhiều lựa chọn mà thời gian thì ít ỏi, điều hiển nhiên ta sẽ làm là lơ đi mọi thứ. Và câu chuyện của tôi ở đây là nếu bạn đang lái xe trên đường và bạn thấy một con bò, và bạn tiếp tục lái xe vì bạn đã nhiều lần thấy bò rồi. Những con bò thì như là vô hình. Chúng buồn chán. Ai sẽ là người dừng xe, quay lại và nói -- oh, nhìn kìa, 1 con bò. Không ai cả. (Tiếng cười) Nhưng nếu con bò màu tím -- đó là một hiệu ứng đẹp tuyệt vời phải không? Tôi có thể làm lại nếu bạn muốn. Vậy nếu con bò màu tím, bạn sẽ nhìn nó một lúc. Ý tôi là, nếu tất cả những con bò đều màu tím thì bạn cũng sẽ chán thôi. Vấn đề mà tôi đang cố nói đến ở đây là, những thứ đã được làm, những thứ đã được thay đổi, những thứ được mua, những thứ được xây nên, điều đó-- nó có thực sự xuất sắc không? và từ "xuất sắc" là một từ hay vì chúng ta nghĩ nó có nghĩa là khéo léo, sắc sảo, nhưng nó còn có nghĩa là đáng để được chú ý, đáng được khen ngợi. Và đó chính là bản chất của sự truyền bá ý tưởng. Hai trong số những chiếc xe to và bán chạy nhất ở Mỹ giá 55,000 đô 1 chiếc đủ to lớn để chứa một chiếc xe nhỏ trên thùng xe của nó. Mọi người đều trả tiền đủ cho hai chiếc xe đó, và điểm chung duy nhất mà họ có là họ không có điểm chung nào cả. (Tiếng cười) Mỗi tuần, số lượng tiêu thụ đĩa DVD bán chạy ở Mỹ mỗi thay đổi. Nó không bao giờ là "Bố già," không là "Citizen Kane," Nó luôn là những phim được đánh giá thấp chỉ với 2 sao/5 sao. Nhưng lý do mà nó dẫn đầu là vì đó là tuần mà nó được bày bán. Vì nó vừa mới, vừa lạ. Vì mọi người nhìn thấy và thốt lên -- Tôi không biết là nó đã được phát hành -- và họ chú ý đến nó. Hai trong số những câu chuyện về sự thành công trong hai năm trở lại đây là -- một người bán những mặt hàng rất đắt được đóng gói cẩn thận. và một người thì bán những mặt hàng càng rẻ càng tốt. Điều giống nhau duy nhất của bọn họ là cả hai đều khác biệt. Chúng ta đang trong thời đại kinh doanh thời trang, không quan trọng chúng ta làm gì để sống, chúng ta vẫn đang trong thời đại kinh doanh thời trang. Và vấn đề là những người làm trong kinh doanh thời trang hiểu được như thế là là kinh doanh thời trang, vì họ đã quen với việc đó. Tất cả chúng ta thì phải tìm cách nghĩ giống họ. Để hiểu rằng không phải làm đứt quãng bằng những trang quảng cáo lớn, hay muốn được gặp trực tiếp mọi người. Mà là một quá trình khác biệt giúp ta biết ý tưởng nào cần lan rộng, và cái nào thì không. Chiếc ghế này-- họ bán với giá 1 tỷ usd so với ghế Aeron bằng cách tái phát minh như thế nào để bán một cái ghế. Họ biến chiếc ghế từ những thứ mà bộ phận thu mua đã mua, trở thành biểu tượng về nơi mà bạn ngồi làm việc. Lionel Poilane, người nướng bánh nổi tiếng nhất thế giới -- chết cách đây 2 tháng rưỡi trước, và anh ta vừa là thần tượng của tôi, vừa là một người bạn thân thiết. Anh ấy sống ở Paris. Mỗi chiếc bánh anh ta sỡ hữu chỉ nướng bởi 1 người trong một thời điểm, và được đặt trong lò đốt bằng gỗ. Và khi Lionel bắt đầu tiệm bánh thì người Pháp coi thường nó. Họ không muốn mua bánh mì của anh ta. Đây không phải là điều họ mong đợi. Nó khéo léo, nó xuất sắc và từ từ nó được truyền từ người này sang người khác cho đến khi cuối cùng nó trở thành bánh mì chính thức cũa những nhà hàng 3 sao ở Paris. Giờ thì anh ta ở London, anh ta giao hàng bằng FedEx cho toàn thế giới. Những người tiếp thị đã từng chế ra những sản phẩm bình thường cho người bình thường sử dụng. Đó là dạng tiếp thị theo rộng rãi. Mài những cạnh sắc và đi vào trung tâm, đó chính là thị trường lớn. Họ sẽ bỏ đi những người kì lạ, những thứ Chúa cấm, và những người lạc lậu. Tất cả đều là về việc đi vào trung tâm. Nhưng trong một thế giới mà ngành công nghiệp truyền hình đổ vỡ, tôi không nghĩ đó là một chiến lược chúng ta muốn dùng. Tôi nghĩ chiến lược ta muốn là không phải tiếp thị cho những người này vì họ giỏi làm lơ bạn. Hãy tiếp thị những ai quan tâm Có những người bị ám ảnh bởi điều gì đó. và khi bạn nói chuyện họ sẽ lắng nghe vì họ thích lắng nghe-- vì nó nói về họ. Và nếu bạn may mắn, họ sẽ nói bạn bè họ phần còn lại của con đường vòng, và điều đó sẽ được lan truyền. Nó sẽ lan truyền đến những nơi lắt lẻo nhất. Họ có một thứ mà tôi gọi là otaku -- là một từ tiếng Nhật tuyệt vời. Nó miêu tả sự ham thích của người nào đó bị ám ảnh bởi việc lái xe vòng quanh Tokyo và thử một tô mì ramen, bởi vì đó là những gì họ làm. Họ muốn như vậy. Để làm ra 1 sản phẩm, để giới thiệu 1 ý kiến, để đưa ra 1 vấn đề bạn muốn lý giải nó không liên quan đến sự ham thích, vì nó hoàn toàn không thể được. Thay vì vậy, bạn phải tìm cái nhóm mà thực sự, khao khát quan tâm đến những gì bạn sẽ nói đến. Nói với họ một cách dễ dàng để họ có thể nói với bạn bè họ. Có những người cuồng nước xốt nóng, chứ không có người cuồng có mù tạc. Đó là lý do vì sao có rất rất rất nhiều loại nước xốt nóng, và không quá nhiều loại mù tạc. không phải vì nó khó để làm mù tạc trở nên thú vị bạn có thể làm mù tạc trở nên thú vị Nhưng mọi người sẽ không quan tâm vì họ không ưa chuộng nó, và vì vậy không ai kể cho bạn bè của họ. Krispy Kreme đã tìm ra mọi thứ ở đây. Krispy Kreme là một nhà chiến lược, và những gì họ làm họ đi vào thành phố, họ nói chuyện với những người có sở thích chung. và sau đó họ lan rộng ra khắp thành phố cho những người vừa qua đường. Cái yoyo ở đây giá 112 đô la, nhưng nó có thể quay đến 12 phút. Không phải ai cũng muốn nó nhưng họ không quan tâm. Họ muốn nói chuyện với những ai quan tâm và nó sẽ được lan truyền đi. Những chàng trai ở đây tạo ra những chiếc xe có loa to nhất thế giới (tiếng cười) To như máy bay 747 vậy, bạn không thể chịu được chiếc xe thì có kính chống đạn vì họ đã từ bỏ những kính xe thông thường. Nhưng sự thật là khi ai đó muốn đặt 1 số loa phóng thanh vào xe, nếu họ đã yêu thích rồi hay họ nghe ai đó đã như vậy thì họ sẽ mua nó. Đơn giản là bạn bán đồ cho những ai quan tâm. hay có thể, chỉ có thể là những người đó kể bạn của họ nghe. Chẳng hạn Steve Jobs nói với 50.000 người về ứng dụng keynote, họ đến từ 130 quốc gia khác nhau cùng coi quảng cáo 2 tiếng đồng hồ-- và điều duy nhất khiến nó được chú ý là vì 50000 người đó rất quan tâm, đủ để coi 1 quảng cáo 2 giờ và rồi kể với bạn bè họ. Pearl Jam, 96 album bán ra trong vòng 2 năm Ai cũng có lợi nhuận. Làm thế nào? Ho chỉ bán chúng trên website của họ. Những người mua chúng trên website là những người đam mê nó và họ sẽ kể cho bạn họ nghe, và nó sẽ được lan truyền. Những chiếc giường bệnh có song chắn có giá 10000 đô la, gấp 10 lần bình thường Nhưg bệnh viện lại mua nó nhanh hơn và mua các loại mẫu khác. Sơn móng tay Hard Candy không được nhiều người ưa chuộng, nhưng ai mà đã yêu nó, họ lúc nào cũng nói về nó. Những thùng sơn này đã cứu công ty sơn Dutch Boy, đã làm họ giàu có. Nó tốn tiền hơn 35% so với giá thường bởi vì Dutch Boy đã làm ra thùng sơn khiến mọi người phải nói về chúng, chúng thật tuyệt vời Họ chẳng càng tạo ra quảng cáo về sản phẩm, họ chỉ thay đổi cách tạo ra sản phẩm sơn. Amlhotornot.com --- mỗi ngày có 250000 người vào website này, mở ra bởi 2 tình nguyện viên, tôi chắc họ từng là những học sinh tài giỏi, và (Tiếng cười) họ không cần phải quảng cáo quá nhiều về nó. Họ có được là do nó quá xuất sắc. đôi khi thì quá ư là xuất sắc. và bức ảnh này có một dây nối ở đằng sau, và bạn cắm nó vào tường. Cha tôi có nó trên bàn và ông thấy được cháu nội ông hằng ngày, luôn luôn lớn lên Và mỗi người đến văn phòng đều nghe câu chuyện vì sao nó lại được đặt trên bàn và cứ mỗi người như vậy, ý tưởng được lan rộng Những thứ này không phải kim cương, không hề Nó được làm từ tro. Sau khi bạn được hỏa táng, bạn có thể trở thành đá quý. (Tiếng cười) Ồ, bạn thích nhẫn của tôi à? Nó là bà nội tôi đấy. (Tiếng cười) Kinh doanh phát triển nhất kể cả ngành tang lễ. Nhưng bạn không cần phải trở thành Ozzie Osborne -- bạn không cần phải quá kì quặc để làm những việc này. Những gì bạn cần là tìm hiểu người ta muốn gì và đưa họ thứ họ cần. Một số quy tắc để tóm lại. Quy tắc đầu tiên là : xây dựng ý tưởng là miễn phí khi bạn biết tính toán Và thường thì người ta nảy ra những ý tưởng xuất sắc hơn là tìm ra cách xay dựng ý tưởng Quy tắc 2: Điều mạo hiểm nhất bạn làm là quá thận trọng. Proctor và Gamble biết điều này, phải không? Công thức của Proctor và Gamble luôn là tạo những sản phẩm bình thường cho người bình thường Điều đó mạo hiểm. Điều an toàn để làm là đứng ở phía rìa, để gây chú ý. và trở nên tốt là một trong những thứ tồi tệ bạn có thể làm Rất tốt thì nhàm chán. Rất tốt là bình thường Nó không quan trọng bạn đang thực hiện một album, hay bạn là kiến trúc sư, hay bạn có một tiểu luận về xã hội học. Nếu nó rất tốt, nó sẽ chả ra sao cả, vì không ai sẽ chú ý nó. Vì vậy 3 câu chuyện của tôi. Silk. Đặt một sản phẩm không nhất thiệt phải đặt trong tủ lạnh vào ngăn lạnh đặt kế bên sữa trong ngăn lạnh Bán gấp 3. Vì sao? Sữa sữa sữa sữa sữa -- không phải sữa Những ai đang nhìn vào ngăn lạnh. nó gây chú ý. Họ không nâng doanh số gấp 3 nhờ quảng cáo. họ làm được là do gây chú ý. Đây là một kiệt tác xuất sắc. Bạn không cần phải thích nó, nhưng một con chó làm từ cây cao 40 foot nằm giữa lòng thành phố New York thì đáng để chú ý. Frank Gehry không chỉ thay đổi một viện bảo tàng, ông thay đổi cả nền kinh tế của thành phố bằng cách tạo ra 1 tòa nhà mà mọi người trên thế giới đều đến xem. Giờ đây, bạn biết đây, có vô số các cuộc họp tại hội đồng Thành phố Portland, hay nơi nào đó, họ nói họ cần kiến trúc sư -- chúng ta chọn Frank Gehry được không? Vì anh ta đã làm những thứ khác biệt. Và sai lầm lớn nhất của tôi? Tôi nãy ra ý tưởng (Nhạc) một album kỉ lục và mong là nó tạo ra được kỷ lục theo định dạng SACD -- một dạng mới xuất sắc -- và tôi tiếp thị nó với 20000 đô la lên đài phát thanh Và người ta không thích nhạc mới (Tiếng cười) vậy vấn đề là bạn cần biết ai thực sự quan tâm. Ai mà giơ tay và nói rằng "tôi muốn nghe những gì bạn làm tiếp theo" và bán cho họ những thứ đó. Ví dụ cuối cùng tôi muốn cho bạn thấy. Đây là bản đồ Hồ Soap, Washington. Và bạn có thể thấy, nó không thể ở đâu khác ngoài việc nằm chính giữa. (Tiếng cười) Nhưng họ có một cái hồ. Và mọi người từng đi xa hàng dặm để được bơi trong hồ. Họ không như thế nữa. Vậy nếu những người sáng lập nói "Chúng ta có tiền. Chúng ta có thể xây dựng cái gì?" và như nhiều người ủng hộ, họ sắp xây một thứ gì đó bình thường. Và khi một nghệ sĩ đến với họ - biểu hiện thực sự của nghệ sĩ -- là ông muốn xay dựng một bóng đèn nham thạch cao 55 foot ngay giữa phố. Đó chính là con bò tím, là những thứ đáng chú ý. Tôi không biết bạn thế nào nhưng nếu họ xây, thì đó là nơi tôi sẽ đến. Cám ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn. Kỳ Giáng sinh tuyệt nhất mà con tôi có cũng là kỳ Giáng sinh tồi tệ nhất mà tôi và chồng tôi có. Elizabeth 7 tuổi, và cậu em, Ian 5 tuổi, không thể hình dung tại sao chúng có mọi thứ mình muốn nhân dịp Giáng sinh. Lý do ông Santa quá hào phóng vì những điều tôi và chồng tôi Pat biết bọn trẻ thì không thể nhận thức được. Điều chúng tôi mới biết, làm chúng tôi kinh hãi. Đó là năm 1994 và câu chuyện thì bắt đầu từ vài năm trước Trong vài năm tôi để ý thấy một nốt mụn dọc hai bên cổ của Elizabeth trông giống như nổi rôm Trong những năm đó, cha và anh trai tôi đều qua đời vì ung thư và tôi rất lo lắng về bệnh tật. Các bác sỹ khẳng định với chúng tôi là không có vấn đề gì và không nên lo lắng, nhưng tôi thì không chắc lắm. vì thế dù không được mời, trả tiền túi, tôi đem Elizabeth tới bác sỹ da liễu. Cô bé rất có thể chỉ bị dị ứng với cái gì đó, nhưng tại sao chỉ xuất hiện ở hai bên cổ, chứng phát ban chăng? vì lúc đó là trước GIáng sinh 2 ngày, năm 1994, nên bác sỹ da liễu quan sát nhanh cổ con bé và nói, "Cô bé bị Pseudoxanthoma Elasticum." rồi ông ấy tắt đèn và nhìn vào mắt con bé Hóa ra, tình cờ, vị bác sỹ da liễu này cũng được đào tạo về chuyên ngành mắt Thật là ngày may mắn. Tôi nôn nao trong bụng "Oma" Oma giống như là u ác tính, phát sinh từ bạch huyết ung thư. "Tại sao ông lại khám mắt mà phát ban lại trên da?" Tôi thét lên và tắt lịm. Thế đó. Elizabeth bị Pseudoxanthoma Elasticum gọi tắt là PXE. Hoài nghi lẫn sợ hãi Cổ họng tôi đắng ngắt. Tại sao ông lại khám mắt con bé? Ông biết gì về vấn đề này? Sao ông chắc chắn thế? Tiên lượng thế nào? Đào tạo về tư vấn của mục sư không trang bị cho tôi điều này. Tiến sỹ Bercovitch cho tôi biết những gì ông biết về PXE. Đó là một rối loạn gen hiếm gặp, nó do cơ thể, tiến triển chậm, bệnh tuổi trước thành niên. nó gây mất nếp nhăn của da ở vùng cơ gấp. nó gây đui giống như suy thoái điểm vàng là chính yếu của các vấn để về tim mạch. Ít người biết về bệnh này, một số người sẽ chết ở lứa tuổi 30, một số bài báo thời đó nói vậy. Rồi ông ấy liếc nhìn con trai tôi và nói, "Cậu bé cũng bị." Chúng tôi muốn trốn về với mảnh đất tự nhiên. Sau Giáng sinh 2 ngày, Các nhà nghiên cứu từ Đại học Boston tới, họ lấy máu của chúng tôi và bọn trẻ cho dự án nghiên cứu tập trung vào tìm mẫu gen. Vài ngày sau, các nhà nghiên cứu từ một trung tâm y tế ở New York tới họ cũng muốn lấy mẫu máu. "Đây là những đứa trẻ. Chúng 5 và 7 tuổi. Đừng để chúng bị kim chọc hai lần. Hãy đi mà chia sẻ từ các nhà nghiên cứu khác ấy." Họ cười, đầy hoài nghi. "Chia sẻ?" Sau đó tôi hiểu rằng có rất ít sự chia sẻ trong nghiên cứu y sinh Lúc này hơn bao giờ hết, một ngọn lửa được thắp sáng trong tôi và chồng tôi Pat Pat và tôi tới thư viện trường y Copy mọi bài báo mà chúng tôi tìm thấy chữ PXE Chúng tôi không hiểu thứ gì hết Chúng tôi mượn từ điển y học và các sách về khoa học đọc tất cả những gì chúng tôi có được Mặc dù chúng tôi vẫn không hiểu gì, Chúng tôi có thể xem mẫu và nhanh chóng trở nên rõ ràng trong vòng một tháng đó là không cần nỗ lực một cách hệ thống để hiểu PXE. Ngoài ra, thiếu sự chia sẻ mà chúng tôi đã kinh qua là khắp nơi Các nhà nghiên cứu cạnh tranh với nhau vì hệ sinh thái được thiết kế để đền ơn cho sự cạnh tranh hơn là giảm bớt đau khổ. Chúng tôi nhận ra rằng tự chúng tôi sẽ phải làm việc ở tình trạng này để tìm giải pháp cho bản thân và những người khác Nhưng gặp phải hai trở ngại chính Một là: Pat và tôi không có nền tảng khoa học Lúc đó, anh ấy là quản lý của một công ty xây dựng còn tôi nguyên là giáo sỹ của một trường chuyên nghiệp, bà mẹ nội trợ- nền tảng khó để tham gia giới nghiên cứu vì hoàn cảnh khó khăn Hai là: các nhà nghiên cứu không chia sẻ Mọi người nói bạn không thể là lũ mèo Ồ vâng, bạn có thể nếu bạn nhấc được thức ăn của họ {Cười} {Vỗ tay} DNA và số liệu lâm sàng là thức ăn Vì thế chúng tôi có thể lấy máu và bệnh sử, và yêu cầu các nhà khoa học sử dụng nguồn này thì nhất định phải chia sẻ kết quả với nhau và với những ai hiến tặng. trước khi internet dùng rộng rãi, Pat và tôi thành lập PXE Quốc tế, phi lợi nhuận cống hiến để bắt đầu nghiên cứu và định hướng nghiên cứu PXE đồng thời hỗ trợ những người bị bệnh. Dùng truyền thông hiện có, chúng tôi thu thập dữ liệu 100-150 người khắp thế giới hỏi họ, có thể cho mẫu máu, mô, bệnh sử, bệnh án? chúng tôi gom tất cả lại. và hiểu ngay rằng việc chia sẻ nguồn thông tin này sẽ không đủ. vì thế quyết định phải làm khoa học thí nghiệm cơ bản nghiên cứu cơ bản. Nên chúng tôi mượn bàn thí nghiệm một lab của Havard Một hàng xóm tuyệt vời đến vài lần một tuần ở với bọn trẻ từ 20:00 đến 2:00 trong khi Pat và tôi phân lập DNA, kiểm soát, tìm điểm tạo keo và tìm gen. Những tiến sỹ tốt bụng hướng dẫn khi chúng tôi tiếp tục trong vài năm, chúng tôi tìm thấy gen. Chúng tôi lấy bằng phát minh để để nó có thể tự do phổ biến Chúng tôi tạo test chuẩn đoán. Chúng tôi kết hợp với một hội nghiên cứu tổ chức hội thảo nghiên cứu mở trung tâm ưu việt Tìm được hơn 4,000 người trên thế giới bị PXE tổ chức các buổi gặp gỡ bệnh nhân làm các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu Qua tất cả việc này, chúng tôi sống cùng sợ hãi Sợ bệnh tật ngay sát phía sau mình mỗi tích tắc của đồng hồ Sợ các nhà nghiên cứu, có bằng cấp và địa vị trong thế giới được tạo cho họ. Sợ rằng chúng tôi đã lựa chọn sai Sợ người phản đối đã đúng và những chú mèo phải tìm thức ăn mới Trên tất cả nỗi sợ đó là con đường của chúng tôi tạo sự thay đổi cho bọn trẻ của mình và cho những người bệnh chúng tôi gặp Rất nhanh, Chúng tôi nhận ra điều gì đang làm với một căn bệnh và nên làm với mọi căn bệnh. Chúng tôi hợp lại và rốt cuộc dẫn dắt, Khối Đồng minh Gen- mạng lưới ủng hộ tích cực cho sức khỏe cho bệnh nhân, các tổ chức nghiên cứu và y tế. Chúng tôi tạo nguồn thang thông tin có thể mở rộng, như ngân hàng sinh học, sổ đăng ký và các thư mục hỗ trợ cho tất cả các loại bệnh. Khi tôi nghiên cứu các bệnh đó và tất cả nhóm bệnh đó tôi nhận ra hai điều bí mật trong chăm sóc sức khỏe đã ảnh hưởng tôi rất nhiều. Một là: Không có sẵn đáp án cho những người giống con của mình hoặc cho những người tôi đã làm việc dù tình trạng hiếm hay phổ biến. Bí mật thứ hai là: Đáp án ở trong tất cả chúng ta, hiến dữ liệu của mình, mẫu sinh học của mình và cuối cùng là bản thân mình. Một số ít cá nhân phản đối người đang làm việc để thay đổi điều này. Các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội người trung thành những người đang dùng quần chúng, tự làm khoa học đang thay đổi cuộc chơi Thậm chí Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden cũng truyền bá cho ý tưởng rằng mọi người nên là đối tác trong nghiên cứu. Đây là quy tắc sáng lập của tổ chức của chúng tôi. Chắc chắn, nó thực sự khó khăn để phát hiện và phát triển cá liệu pháp và các can thiệp. Khoa học là khó, Chế độ lập quy thực khó. Nhiều bên liên quan rất quan tâm và khích lệ sai kiểu như xuất bản, quảng bá và chiếm giữ. Tôi không chê bai các nhà khoa học làm theo cách này, nhưng tôi nghi ngờ họ và chúng tôi làm điều này khác nhau Để nhận ra mọi người ở trung tâm. Hội Gen đã thủ nghiệm cái gọi là sẽ thay đổi những hệ thống cứng nhắc này Mục đích là chúng tôi làm việc không biên giới Nghe có vẻ ngắn gọn, nhưng đối với chúng tôi thì rất thiết thực Khi chúng tôi bị thất bại vì người ta không chia sẻ dữ liệu- dữ liệu mà mọi người đã tốn sức lực thời gian, máu thậm chí là nước mắt- chúng tôi cần dừng lại và hỏi, "Có đúng không nếu chúng tôi có thể chia sẻ mà lại không làm?" Là một phần của hệ thống Sao làm điều đó mà mọi người có thể tự do chia sẻ ý tưởng? chịu những rủi ro và xích lại gần nhau hơn? Điều này sẽ dẫn đến sự tan rã giữa chúng tôi với họ, Không chỉ riêng tập thể mà còn những cá nhân. Nếu tôi yêu cầu tập thể hoặc cá nhân đấu tranh cho những tiêu chí này, thì tôi cũng cần xem xét bản thân và thực tế của mình. Nếu tôi yêu cầu các thầy thuốc, nhà nghiên cứu và các nhà quản trị gánh rủi ro, thì tôi, Sharon, cũng phải gánh rủi ro. Tôi phải đối mặt với sự sợ hãi cá nhân. Sự sợ hãi của tôi thì không đủ ảnh hưởng, không tốt cho dẫn dắt. Sự sợ hãi của tôi sẽ không thể đủ. Ngay trước tuổi thanh thiếu niên, các con đã chặn lối chúng tôi rồi Nếu nói "Thà phải thôi lo chuyện tạo sự khác biệt, tạo sự ảnh hưởng, như chúng tôi, hãy học cách sống cùng bệnh, tật hơn là chống lại chúng." Thì tôi phải hỏi, Tất cả nỗi sợ hãi của tôi là từ đâu? Nỗi niềm của bọn trẻ chiếu rọi thẳng vào nỗi sợ đó. Nó phát sinh từ tận cùng của yêu thương. Tôi yêu Elizabeth và Ian. Tôi yêu những người bị PXE. Tôi yêu những người bị bệnh. Tôi yêu mọi người. Vài đồng nghiệp của tôi phát hiện ra rằng không phải cái chết chúng tôi lo sợ mà là sự tàn ác với tình yêu thương. Tình yêu thương rộng lớn mở ra một nỗi đau lớn khi tôi đối mặt với mất mát. Khi tôi phát hiện ra nỗi sợ hãi, Tôi biết rằng Tôi và những ai xung quanh tôi có tình yêu thương vô hạn. Tôi cũng phát hiện khi tôi ở trong nỗi sợ này, tôi có thể học được nhiều điều mới và tìm ra những lối dẫn tới những điều như là các giải pháp thực tiễn cũng như điều cốt lõi của việc chữa bệnh và sức khỏe. Tôi không sợ cách mình đã từng như vậy Thực tế sau này, với sự giúp đỡ to lớn của tất cả những người nghiên cứu sinh tôi nhận thấy đó không phải sự cảnh báo cách thức từng được làm thay vào đó là lời mời tiến bước vì trong đó là tình yêu và lối đến tình yêu vĩ đại hơn. Nếu tôi chỉ quay lưng một chút với việc tìm hiểu nỗi sợ đó, Bản thân và những người khác sẽ có sung sướng giàu sang và khả năng gặp các thách thức mà tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể. bọn trẻ đang ở phía trước trên lối đi yên tĩnh đó. Ở tuổi 29 và 27, Chúng tuyên bố chúng hạnh phúc và khỏe mạnh cho dù có biểu hiện của PXE ở da, mắt và huyết mạnh Vì thế tôi mời các bạn, chúng ta, hãy đối diện với sợ hãi của mình; nắm chặt thứ làm ta sợ và sẽ tìm thấy tình yêu thương ở trong tâm Chúng ta không chỉ thấy bản thân ở đó mà còn có thể mang đôi giày mà chúng ta sợ và chúng cũng sợ ta. Nếu chúng ta sống trong nỗi sợ đó và bị nguy hiểm với hệ thống và những người thách thức chúng ta, sức mạnh của ta với tư cách người tạo thay đổi sẽ lớn theo cấp số nhân Khi chúng ta nhận ra rằng làm việc trong cuộc sống của mình, là làm việc ngoài cuộc sống Công việc bên ngoài là công việc bên trong chúng ta cúi xuống với thực tế là sự đê tiện được giải quyết {Cười} Không có giới hạn với những việc chúng ta có thể hoàn thành cùng nhau Xin cảm ơn. {Vỗ tay} Phòng của đứa cháu trai bảy tuổi của tôi chỉ cách phòng tôi một cái hành lang, và rất nhiều buổi sáng bé thức dậy và nói, "Bà ơi, hôm nay có thể là ngày tuyệt vời nhất." Và những lần khác, vào nửa đêm, thằng bé cất tiếng gọi run rẩy, "Bà ơi, liệu bà có thể bị ốm rồi chết không ạ?" Tôi nghĩ điều này khá đúng đối với tôi và gần như mọi người tôi biết, rằng chúng ta có những cảm xúc lẫn lộn, lúc hạnh phúc lúc lo sợ. Vài ngày trước sinh nhật thứ 61 của mình tôi đã ngồi xuống và suy ngẫm, và quyết định lập một danh sách về tất cả những điều mà tôi biết chắc chắn. Có quá ít sự thật trong xã hội ngày nay, và sẽ thật tốt khi ta biết chắc chắn một vài thứ. Ví dụ như, tôi không còn ở tuổi 47 nữa, dù tôi cảm thấy như đang ở tuổi đó và luôn muốn sống ở tuổi đó. Ở tuổi 70 ông bạn Paul của tôi nói rằng ông như một chàng trai trẻ mang trong mình cái gì đó sai sai. (Cười) Con người thật của chúng ta vượt ngoài cả không gian và thời gian, nhưng khi nhìn vào giấy tờ, tôi có thể thấy, trên thực tế rằng tôi sinh năm 1954. Tâm hồn tôi vượt ra khỏi không gian và thời gian. Nó không có tuổi. Tuổi của tôi là bất kỳ năm tháng nào tôi đã sống, và bạn cũng thế, dù tôi không thể không nhắc về chuyện bên lề rằng chắc có lẽ sẽ hữu ích hơn nếu tôi không thực hiện những chu trình chăm sóc da của tuổi 60, bao gồm tắm nắng càng nhiều càng tốt trong khi bôi dầu trẻ em đầy người và đắm mình trong ánh sáng chói chang của tấm phản quang bằng thiếc. (Cười) Tuy nhiên, thật tự do khi đối mặt với sự thật là tôi không còn ở độ tuổi trung niên vào thời điểm tôi quyết định viết lại mọi sự thật mà tôi biết. Ngày nay mọi người cảm thấy khủng hoảng và quá tải, và họ không ngừng hỏi tôi điều gì là đúng đắn. Nên tôi hy vọng danh sách này về những điều tôi khá chắc chắn có thể đưa ra một vài hướng dẫn cơ bản cho những ai đang cảm thấy quá tải hay bất lực. Điều đầu tiên: điều đầu tiên và chính xác nhất là mọi sự thật đều là nghịch lý. Cuộc sống là một món quà rất đáng quý nhưng cũng rất khó hiểu chúng ta không thể hiểu hết được mọi mặt của sự vật. Quả thật bất công cho những những người sinh ra đã quá nhạy cảm. Nó kì lạ đến mức khiến ta đôi khi tự hỏi liệu ta có đang bị trêu ngươi. Nó đồng thời chứa đầy những vẻ đẹp và sự ngọt ngào, nghèo đói, lũ lụt và trẻ nhỏ và mụn và Mozart, tất cả trộn lẫn lại với nhau. Tôi không cho rằng nó lý tưởng. (Cười) Điều thứ hai: hầu hết mọi thứ sẽ hoạt động trở lại nếu bạn cho nó nghỉ vài phút -- (Cười) (Vỗ tay) kể cả các bạn. Thứ ba: hầu như chẳng có ai ngoài chính bản thân bạn có thể giúp đỡ bạn lâu dài, trừ khi bạn đang chờ ghép tạng. Bạn không thể mua, giành giật hay đạt được thanh thản và bình yên. Đây là sự thật tồi tệ nhất, và tôi phẫn nộ vì nó. Nhưng đây là việc của tâm hồn, và chúng ta không thể tạo ra bình yên và thành quả lâu dài cho những người mà ta yêu nhất trần đời. Họ phải tự tìm ra cách, tự tìm thấy đáp án. Bạn không thể chạy theo những đứa con đã trưởng thành của mình mang theo kem chống nắng và son nẻ trong như cuộc phiêu lưu của bọn nó. Bạn phải để chúng tự do bay nhảy. Không làm thế nghĩa là không tôn trọng chúng. Và nếu đó là một vấn đề của người khác có lẽ bạn cũng không có câu trả lời đâu. (Cười) Sự giúp đỡ của chúng ta thường không hữu ích cho lắm. Đôi khi còn phản tác dụng nữa. Giúp đỡ là cách nói hoa mĩ của sự kiểm soát. Đừng giúp đỡ quá nhiều nữa. Đừng ban phát sự giúp đỡ và lòng tốt lung tung cho mọi người nữa. (Cười) (Vỗ tay) Việc này đưa chúng ta đến với điều thứ tư ai cũng đều là một mớ hỗn độn, bị tổn thương, bi lụy và sợ hãi kể cả đối với người mà dường như họ có thể kiểm soát mọi thứ. Họ giống bạn hơn bạn tưởng, nên đừng cố so sánh bản thân với vẻ bề ngoài của người khác Điều đó chỉ khiến bạn tệ hơn bây giờ thôi. (Cười) Còn nữa, bạn không thể giúp đỡ, sửa chữa hay cứu giúp ai cả kể cả giúp họ tỉnh ngộ. Điều khiến tôi tỉnh ngộ là vào 30 năm trước là sự thảm họa trong suy nghĩ và hành vi của tôi. Tôi đã nhờ vài người bạn tình táo giúp đỡ và nhờ cậy đấng toàn năng. Chúa chính là "Món quà của sự tuyệt vọng,'' G-O-D (gift of desperation), một người bạn ngoan đạo của tôi đã nói thế, cuối cùng tôi còn trở nên hư hỏng hơn tôi có thể tưởng tượng, (Cười) Nên trong trường hợp này Chúa có vẻ xấu tính, "Ta đã hết cách rồi." Khi sửa chữa, cứu giúp và cố giải thoát không đem lại kết quả, việc chăm sóc bản thân là quan trọng nhất năng lượng sẽ phát ra từ bạn và tỏa ra môi trường như một chút không khí trong lành. Nó là món quà quý giá cho cuộc sống. Khi có người phản ứng lại, "Trông cô ấy tự phụ quá," chỉ cần cười nhẹ như Mona Lisa và pha cho bạn và người ấy một cốc trà. Biết yêu thương con người đầy ngờ nghệch, kiêu ngạo, lập dị, phiền phức của bản thân chính là bình an. Đó là nơi hòa bình thế giới được thiết lập Thứ năm: sô-cô-la với 75% cacao không thực sự là thức ăn. (Cười) Tốt nhất dùng nó làm mồi bẫy rắn hoặc để sửa mấy cái chân ghế bị lung lay. Không bao giờ được coi nó như là món ăn. Thứ sáu -- (Cười) Viết. Tất cả những nhà văn bạn biết đều viết những bản nháp dở tệ, nhưng họ không rời mông khỏi ghế. Đó là bí mật của cuộc sống. Đó có thể là điểm khác biệt chính giữa bạn và họ. Họ chỉ làm thôi. Họ làm điều đó vì những thỏa thuận với bản thân. Họ làm điều đó như một món nợ danh dự. Họ kể những câu chuyện lướt qua óc họ từng ngày một, từng chút một. Khi anh trai tôi học lớp bốn, anh ấy có một bài luận về chim, phải nộp vào hôm sau, và anh ấy còn chưa bắt đầu. Bố tôi ngồi xuống cùng anh ấy với một cuốn sách của Audubon, giấy, bút chì và đinh ghim - cho những ai không còn trẻ và vẫn nhớ những chiếc đinh ghim - và nói với anh tôi, "Hãy bắt đầu với từng chú chim một, anh bạn. Đọc về bồ nông rồi viết về bồ nông theo cách của con. Rồi tìm hiểu về chim bạc má, kể về chúng theo cách của con. Rồi ngỗng." Vì thế, hai điều quan trọng nhất khi viết là: từng con chim một và những bản nháp kinh khủng. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, nhớ rằng từng việc đã xảy đến với bạn nằm trong đầu bạn bạn, và bạn chỉ cần kể nó. Nếu mọi người muốn bạn viết về họ tốt hơn, họ nên cư xử tốt hơn. (Cười) (Vỗ tay) Bạn sẽ cảm thấy thật tệ nếu một ngày bạn thức dậy và nhận ra mình chưa bao giờ viết về những điều luôn nằm trong tim: những câu chuyện, ký ức, ảo ảnh và những bài hát-- những sự thật về bạn, cách bạn nhìn nhận mọi thứ -- bằng tiếng nói của chính bạn. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm cho chúng tôi, và cũng là lý do bạn được sinh ra. Bảy: sách được xuất bản và những thành công tạm thời của sự sáng tạo là những thứ bạn đừng nên mơ tới. Chúng có thể giết người. Chúng khiến bạn đau khổ, làm tổn thương và thay đổi bạn bằng những cách bạn không thể tưởng tượng nổi. Những con người xuống dốc và tồi tệ nhất mà tôi biết là những nhà văn nam có những tác phẩm bán chạy nhất. Và, trở lại điều số một, tất cả sự thật đều là nghịch lý, tác phẩm được xuất bản cũng là một điều kỳ diệu, để câu chuyện của bạn được đọc và lắng nghe Cố nhẹ nhàng bứt khỏi ảo tưởng rằng có sách được xuất bản sẽ chữa lành bạn rằng nó có thể lấp đầy những lỗ hổng trong bạn. Nó không thể. Nó sẽ không giúp bạn. Nhưng viết lách có thể. Hát trong dàn hợp xướng hay ban nhạc Bluegrass cũng có thể. Vẽ tranh hoặc nuôi chim hoặc nhận nuôi một chú chó già cũng có thể. Điều thứ tám: gia đình. Gia đình là giá trị rất, rất, rất vững bền dù cho họ có dịu dàng hay kì lạ đến mức nào. Lại một lần nữa, xem lại điều một. Tại buổi họp gia đình khi bạn đột nhiên muốn giết người hay tự tử, hãy nhớ rằng trong mọi trường hợp, sự hoài thai và ra đời của chúng ta là một điều kỳ diệu. Trái đất là ngôi trường dạy thứ tha. Bắt đầu từ việc tha thứ cho bản thân, và sau đó bạn có thế bắt đầu điều đó tại bàn ăn. Bằng cách đó, bạn có thể chịu đựng việc này một cách thoái mái nhất. Khi William Blake nói rằng chúng ta sống để học cách chịu đựng tình yêu, ông ấy biết gia đình bạn đã được bao gồm trong đó, kể cả khi bạn muốn chạy trốn và gào thét cho mạng sống đáng yêu bé nhỏ của mình. Nhưng tôi có thể hứa rằng bạn sẵn sàng để làm điều đó. Bạn có thể làm được, Lọ Lem, bạn có thể, và khi đó bạn sẽ ngạc nhiên. Chín: đồ ăn. Cố gắng làm nó tốt hơn một chút. Tôi nghĩ các bạn hiểu ý tôi mà. (Cười) Điều thứ mười -- Hồng ân. Hồng ân là công dụng thần kỳ của dầu WD-40 hay là áo phao. Sự bí ẩn của hồng ân là cách Chúa yêu Henry Kissinger và Vladimir Putin và tôi giống như cách mà Ngài yêu đứa cháu mới ra đời của bạn. Ngạc nhiên không. Tác động của hồng ân có thể thay đổi, chữa lành chúng ta hàn gắn thế giới của chúng ta. Để có thể tìm được hồng ân, hãy kêu cứu và chuẩn bị sẵn sàng Hồng ân Chúa sẽ tìm thấy bạn dù ở đâu, nhưng sẽ không bỏ rơi bạn ở nơi ấy. Và hồng ân sẽ trông không giống với Casper chú ma thân thiện, thật đáng tiếc. Nhưng điện thoại sẽ kêu và thư sẽ tới và bất chấp mọi khó khăn, bạn sẽ có lại khiếu hài hước của mình. Tiếng cười là liều thuốc bổ. Nó giúp ta có thể sống lại và đưa chúng ta trở lại với bản thân mình và điều này tạo cho ta niềm tin vào cuộc sống và lẫn nhau. Và hãy nhớ rằng -- hồng ân rồi sẽ đến. Mười một: Chúa chỉ là những điều tốt lành. Chúa không đáng sợ đến vậy đâu. Chúa có nghĩa là điều tuyệt diệu hay tình yêu thương, hay như chúng ta đã được học từ "Deteriorata" vĩ đại, "chiếc bánh vũ trụ". Một tên hay khác cho Chúa là "Không phải tôi". Emerson đã nói rằng người hạnh phúc nhất trên Trái Đất là người học được từ thiên nhiên bài học về sự tôn kính. Nên hãy thường xuyên ra ngoài và tìm kiếm. Mục sư của tôi đã nói con có thể nhốt một con ong vào đáy lọ mà không cần nắp vì chúng không nhìn lên, chúng chỉ cay đắng bay xung quanh và va vào thành thủy tinh. Hãy đi ra ngoài. Tìm kiếm xung quanh. Bí mật của sự sống. Và điều cuối cùng: cái chết. Điều thứ 12. Chao ôi. Thật khó để chấp nhận khi những người quan trọng với bạn ra đi. Bạn sẽ không thể vượt qua được mất mát đó, và dù xã hội có nói gì, bạn cũng không thể. Những con chiên như ta thích nghĩ về cái chết như là sự thay đổi nơi sống. Nhưng dù sao đi nữa, người ấy sẽ vẫn sống trọn vẹn trong tim bạn nếu bạn không khép kín trái tim lại. Leonard Cohen đã nói, "Mọi vật luôn có những vết nứt, đó là cách để ánh sáng chiếu vào." Và đó là cách để chúng ta có thể sống trọn vẹn lần nữa. Còn nữa, sẽ có người làm bạn cười vào những thời điểm khó khăn nhất, đó là một tin tuyệt vời. Nhưng sự biến mất của họ sẽ trở thành nỗi nhớ dai dẳng cho bạn. Nỗi buồn và bè bạn, thời gian và nước mắt sẽ chữa lành bạn đến một mức nào đó. Nước mắt sẽ làm sạch và thanh tẩy, tưới mát và nuôi dưỡng bạn. và con đường bạn đang đi. Các bạn có biết điều đầu tiên Chúa nói với Moses là gì không? Ngài nói "Cởi giày của con ra." Vì đây là đất thánh, nơi chứa đựng mọi dấu chỉ của nghịch lý. Nó thật khó tin, nhưng đó là điều thật nhất tôi từng biết. Khi bạn già hơn một chút, như con người bé nhỏ của tôi đây, bạn sẽ nhận ra rằng cái chết cũng thiêng liêng như sự ra đời vậy. Và đừng lo lắng -- cứ tiếp tục cuộc sống của mình đi. Gần như mọi cái chết đều đơn giản và nhẹ nhàng với những người tuyệt vời nhất bên cạnh bạn có mặt mỗi khi bạn cần. Bạn sẽ không cô đơn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả những gì chờ đợi trước mắt. Như Ram Dass đã nói, "Khi mọi chuyện đã đi đến hồi kết, tất cả chúng ta chỉ trở về nơi thuộc về mình." Tôi nghĩ rằng chỉ có thế thôi, nhưng nếu tôi nghĩ ra điều gì khác, tôi sẽ để các bạn biết. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã rất ngạc nhiên khi được mời, vì đây không phải là lĩnh vực của tôi, công nghệ hay thiết kế hay giải trí. Ý tôi là, tôi thiên về đức tin và viết lách chúng thường không đi đôi với nhau. Và tôi đã bất ngờ, nhưng họ nói tôi có thể tới thuyết trình, và tôi đã trả lời tôi rất vinh dự. (Video) Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy nhớ rằng mọi thứ đã xảy ra nằm trong đầu bạn và bạn cần phải kể nó. Anne Lamott: Mọi người cảm thấy cực kỳ hoảng loạng và tệ hại trên nước Mỹ dạo gần đây, và tôi chỉ muốn giúp mọi người có thể lấy việc đó ra làm chuyện cười và nhận ra rằng nó không phải là một vấn đề. Nếu bạn hành động, làm một việc có ích hay yêu thương hay hướng thiện, bạn sẽ có những tình cảm yêu thương. Hãy tưởng tượng bạn đang đi vào một căn phòng, là phòng điều khiển, cùng với một nhóm người một trăm người, quanh một cái bàn với những chiếc điện thoại quay số và phòng điều khiển đó sẽ định hình suy nghĩ và cảm xúc của một tỷ người. Điều đó nghe như khoa học viễn tưởng, nhưng điều đó thực sự đang tồn tại ngay hôm nay, ngay lúc này. Tôi biết vì tôi đã từng là một trong những người ở căn phòng đó. Tôi đã là người phác thảo khuôn mẫu tại Google, nơi tôi học làm thế nào bạn hướng ý nghĩ con người theo khuôn mẫu. Vì chúng tôi không nói về việc làm thế nào mà một nhóm người đang làm việc cho một số công ty công nghệ thông qua lựa chọn của họ để điều khiển suy nghĩ của một tỉ người. Vì khi bạn lấy điện thoại ra và họ thiết kế việc gì kế tiếp, cái gì sẽ hiện ra, nó lên lịch như một đồng hồ nhỏ trong suy nghĩ của bạn. Nếu bạn thấy một thông báo, nó khiến bạn có những suy nghĩ mà bạn vốn không muốn có. Nếu bạn bỏ qua những thông báo đó, nó sẽ đặt lịch cho bạn dùng từng chút thời gian để bị thu hút vào một điều đó mà bạn vốn không muốn bị thu hút vào. Khi chúng ta nói về công nghệ, chúng ta có khuynh hướng nói về nó như một chân trời cơ hội, có thể đi bất kỳ hướng nào. Và lúc này tôi muốn nghiêm túc nói với các bạn tại sao nó luôn đi theo một hướng nhất định. Vì nó không phát triển một cách ngẫu nhiên. Có một mục tiêu ẩn dẫn dắt hướng đi cho tất cả công nghệ chúng tôi tạo ra, và mục tiêu đó là cuộc đua giành sự chú ý. Vì mọi trang mạng mới-- TED, bầu cử, chính khách, trò chơi, cả những ứng dụng để thiền-- phải tranh giành một thứ, đó là sự chú ý của chúng ta, và nó bị giới hạn số lượng. Và cách tốt nhất để có được sự chú ý của mọi người là biết cách họ tư duy. Có một loạt những kỹ thuật thuyết phục mà tôi đã học tại phòng thí nghiệm tên là Phòng Công Nghệ Thuyết Phục để lấy được sự chú ý của mọi người. Ví dụ đơn giản như YouTube. YouTube muốn tối đa hoá thời gian bạn sử dụng nó. Và họ sẽ làm gì? Họ tự động chuyển sang video kế tiếp. Việc này rất có hiệu quả. Họ có thêm một chút thời gian của người dùng. Nếu bạn là Netflix, bạn nhìn vào đó và nói, nó làm giảm thị phần của chúng ta, nên ta sẽ tự chuyển sang tập kế tiếp. Nhưng nếu bạn là Facebook, bạn nói, nó làm giảm hết thị phần của chúng ta nên ta sẽ phải tự động chạy tất cả các video trên trang chủ mà không cần chờ bạn nhấn nút. Do vậy, Internet không phát triển một cách ngẫu nhiên. Lí do nó khiến chúng ta thấy như bị "hút cạn" thời gian là bởi vì cuộc đua giành sự chú ý này. Chúng tôi biết nó sẽ đi tới đâu. Công nghệ không trung tính, và nó trở thành cuộc đua đến tận gốc của tế bào não ai có thể đi sâu hơn để có được nó. Tôi sẽ lấy một ví dụ về Snapchat. Nếu bạn không biết, Snapchat là cách giao tiếp phổ biến nhất của các thiếu niên Mỹ. Nếu bạn giống tôi, sử dụng tin nhắn thường để trao đổi. thì Snapchat là thứ tương tự mà các thiếu niên sử dụng, có khoảng một trăm triệu người sử dụng nó. Họ đã phát minh một chức năng gọi là Snaptreakes, cho biết số ngày liên tiếp mà hai người trò chuyện với nhau. Nói cách khác, điều họ làm là cho hai con người một thứ mà họ không muốn mất. Vì nếu bạn là một thiếu niên, và bạn có kỉ lục 150 ngày liên tiếp, bạn không muốn làm mất nó. Hãy nghĩ về một khoảng thời gian đặt lịch cố định trong đầu bọn trẻ. Đây không phải là lý thuyết: khi bọn trẻ đi nghỉ mát, chúng sẽ đưa mật khẩu cho khoảng năm người bạn khác nhau để giữ kỉ lục Snapstreakes, ngay cả khi chúng không thể làm điều đó. Và chúng có khoảng 30 thứ như vậy, và phải có những bức hình dù là tranh hay bức tường hay trần nhà chỉ để qua ngày. Do vậy nó sẽ không giống một cuộc trò chuyện thật sự. Chúng ta có xu hướng nghĩ về nó như, oh, chúng chỉ dùng Snapchat như cách chúng ta dùng điện thoại để tám chuyện, có thể chấp nhận được. Nhưng sự khác biệt là vào những năm 1970, khi bạn chỉ trò chuyện trên điện thoại, lúc đó không có hàng trăm kỹ sư ngồi trước màn hình những người biết chính xác hoạt động tâm lý của bạn và sắp đặt bạn vào mối liên kết với những người khác. Bây giờ, nếu điều đó đang tạo cho bạn cảm giác bực bội. chú ý rằng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua bạn. Sự bực bội này là cách tốt nhất để có được sự chú ý của bạn vì ta không lựa chọn sự bực bội và nếu bạn có tin tức Facebook, dù bạn muốn hay không bạn được hưởng lợi khi có sự bực bội. Vì sự bực bội này không chỉ được lên lịch như phản ứng trong cảm xúc không gian, thời gian của bạn. Chúng ta muốn chia sẻ sự phẫn nộ này với những người khác. Và ta muốn chia sẻ và nói, "Bạn có thể tin những gì họ đã nói không?" Và sự phẫn nộ rất dễ gây sự chú ý, đến mức nếu Facebook có sự lựa chọn giữa việc đưa thông tin gây phẫn nộ hay những tin tức bình yên, họ muốn đưa những tin tức gây phẫn nộ không chủ đích vì một người nào, nhưng vị việc tạo được sự chú ý sẽ tốt hơn. Và phòng điều khiển tin tức không thuộc trách nhiệm của chúng tôi. Nó chỉ chịu trách nhiệm cho sự chú ý lớn nhất. Nó chỉ có trách nhiệm theo một dạng quảng cáo kinh doanh, cho bất kỳ ai trả tiền để đi vào phòng điều khiển và nói, "Nhóm kia, tôi muốn lên lịch cho những suy nghĩ trong họ". Và bạn có thể có nhắm tới bạn có thể liên tục nhắm tới việc lừa một người nhạy cảm một cách trực tiếp. Và vì đây là việc sinh lời, nên nó dần trở nên xấu đi. Do vậy tôi ở đây hôm nay vì cái giá của nó rất hiển nhiên. Tôi không biết những vấn đề cấp thiết hơn, vì vấn đề này nằm dưới những vấn đề khác. Nó không chỉ làm mất quyền của chúng ta về điều ta quan tâm và sống cuộc sống chúng ta muốn, nó đang thay đổi cách thức chúng ta trò chuyện, nó đang thay đổi chế độ dân chủ, và nó đang thay đổi khả năng có thể bắt chuyện và mối quan hệ chúng ta muốn có. Và nó có ảnh hưởng tới mọi người, vì hàng tỷ người có mặt trong số những nhóm đặc biệt đó. Vậy chúng ta thay đổi nó thế nào? Chúng ta cần tạo ra ba thay đổi lớn về công nghệ và xã hội. Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng mình dễ bị thuyết phục. Một khi bạn bắt đầu hiểu rằng trí nhớ của bạn có thể được lên lịch cho các suy nghĩ thoáng qua hoặc một thời khắc mà bạn không lựa chọn chẳng phải chúng ta muốn dùng điều đó để bảo vệ chống lại cách mà nó đang diễn ra sao? Tôi nghĩ ta cần nhìn nhận bản thân theo một cách mới. Nó gần như một giai đoạn mới của lịch sử loài người, như một sự khai sáng, nhưng thiên về tự khai sáng, rằng chúng ta có thể bị thuyết phục, và có một số điều mà chúng ta muốn bảo vệ. Thứ hai là chúng ta cần một mô hình mới và hệ thống đáng tin cậy để khi thế giới trở nên tốt hơn và có sức thuyết phục theo thời gian hơn- bởi vì nó chỉ ngày càng nhiều sức thuyết phục hơn đó là khi những người trong phòng điều khiển đáng tin cậy và minh bạch về những gì chúng ta muốn. Hình thức thuyết phục duy nhất còn tồn tại là khi mục đích của người thuyết phục giống với mục đích của người được thuyết phục. Và nó cần đặt câu hỏi lớn về những vấn đề như mô hình kinh doanh hay quảng cáo. Sau cùng, ta cần một thiết kế phục hưng vì khi bạn đã có cái nhìn tổng thể về bản chất con người, bạn có thể điều khiển thời gian của một tỷ người-- hãy tưởng tượng, những người có khao khát về những họ muốn làm và những gì họ muốn nghĩ và những gì họ đang cảm thấy và cách họ muốn thu nhận tin tức, và chúng ta lại bị kéo hoàn toàn theo hướng khác. Hãy nghĩ về một thiết kế phục hưng như một người nhạc trưởng chính xác và có thể truyền sức mạnh điều phối thời gian hiệu quả cho những gì đang diễn ra. Và điều đó bao gồm hai điều: một là nó sẽ được bảo vệ chống lại dòng thời gian mà chúng ta không muốn trải nghiệm, những suy nghĩ mà ta không muốn nghĩ để khi tiếng "ding" phát ra, nó không làm chúng ta xao lãng và điều thứ hai là sẽ truyền sức mạnh để ta sống theo thời gian mình muốn. Để tôi cho bạn một ví dụ. Hôm nay, bạn của bạn huỷ cuộc hẹn ăn tối với bạn, và bạn sẽ cảm thấy có chút cô đơn. Và bạn sẽ làm gì vào lúc đó? Bạn mở Facebook. Và trong khoảnh khắc đó, người thiết kế trong phòng điều khiển muốn lên lịch một điều duy nhất, đó là kéo dài tối đa thời gian bạn lướt màn hình. Bây giờ, thay vào đó, tưởng tượng nếu người thiết kế tạo ra dòng thời gian khác là cách dễ dàng nhất, dùng toàn bộ dữ liệu của họ, để chắc chắn giúp cho bạn liên lạc được với người mà bạn quan tâm? Hãy nghĩ đến việc làm giảm đi sự cô đơn trong xã hội, nếu đó là dòng thời gian mà Facebook muốn tạo ra cho người dùng. Hay tưởng tượng một câu chuyện khác. Ví dụ bạn muốn đưa lên một thông tin mang tính tranh luận cao lên Facebook, nó thật sự quan trọng để làm, nói về các chủ đề gây tranh cãi. Và ngay bây giờ, khi mà nó là một kho bình luận lớn, nó sẽ chỉ hỏi bạn muốn bình luận thế nào? Nói cách khác, nó lên lịch cho một số việc mà bạn sẽ tiếp tục làm trên màn hình. Và hãy tưởng tượng rằng có một nút khác hỏi rằng bạn muốn làm gì nhất lúc này? Và bạn nhấn "mời ăn tối." Và ngay lập tức sẽ có một lời hồi đáp, "Ai muốn nhận lời mời ăn tối?" Và có thể tiếp tục cuộc trò chuyện xoay quanh một chủ đề bàn luận, nhưng địa điểm tốt nhất cho cuộc tranh luận trên timeline của bạn, là tại nhà bạn tối hôm đó, tụ tập với một nhóm bạn để bàn luận về điều đó. Hãy nghĩ rằng chúng ta đang chạy, như đang tìm kiếm và thay thế tất cả những lời gợi ý trên dòng thời gian chi phối chúng ta dành ngày càng nhiều thời gian cho nó và thay thế tất cả dòng thời gian đó với những gì chúng ta muốn cho cuộc sống của mình. Không nhất thiết phải làm như vậy. Thay vì làm giảm sự chú ý của mình, tưởng tượng nếu chúng ta dùng tất cả dữ liệu và cả sức lực và cái nhìn mới về bản chất con người để cho chúng ta một khả năng tập trung cao độ và khả năng siêu phàm để đặt sự chú ý vào cái mà ta quan tâm và một siêu năng lực để tạo ra các hội thoại cần thiết cho sự dân chủ. Những thử thách phức tạp nhất trên thế giới không chỉ yêu cầu sự chú ý của bạn. mà chúng còn yêu cầu tận dụng sự chú ý và hợp tác lẫn nhau. Biến đổi khí hậu sẽ cần rất nhiều người có thể tập hợp sự chú ý của họ một cách mạnh mẽ nhất có thể. Và tưởng tượng tạo ra một siêu năng lực có thể làm được điều đó. Thỉnh thoảng, những vấn đề quan trọng và khẩn trương của thế giới không phải một giả thuyết về những gì có thể tạo ra trong tương lai. Đôi khi những vấn đề cấp bách nhất là thứ ngay dưới mũi chúng ta một việc có thể định hướng cho suy nghĩ của một tỷ người. Và có thể thay vì chú ý vào thực tế mới nổi và thực tế ảo và những thứ thú vị có thể diễn ra, những thứ tham gia vào cuộc đua gây sự chú ý, nếu chúng ta có thể cố định cuộc đua này vào thứ đang có sẵn trong túi của một tỷ người. Có thể thay vì quan tâm tới những ứng dụng giáo dục mới thú vị chúng ta có thể điều chỉnh cách thức suy nghĩ của trẻ về việc vùi đầu vào gửi tin nhắn qua lại. (Vỗ tay) Có thể thay vì lo lắng cho những giả thiết về cuộc đua trí thông minh nhân tạo trong tương lai mà được tối ưu hóa cho một mục đích duy nhất, chúng ta có thể giải quyết cuộc đua trí thông minh nhân tạo mà hiện tại đang diễn ra, chúng là tin tức được tối ưu hóa chỉ vì một mục đích duy nhất. Thay vì chạy đi xâm chiếm các hành tinh mới, thì có thể điều chỉnh hành tinh mình đang sống. (Vỗ tay) Giải quyết vấn đề này là cơ sở quan trọng để giải quyết những vấn đề khác. Không có gì trong cuộc sống của bạn hay trong những vấn đề của chúng ta mà không yêu cầu đặt sự chú ý vào nơi chúng ta quan tâm. Vào cuối đời, tất cả những gì ta có là sự quan tâm và thời gian. Chúng ta sẽ sử dụng thời gian thế nào cho tốt? Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Triston, cảm ơn bạn. Nào, đứng lại đây một chút. Đầu tiên, cảm ơn bạn Tôi biết họ đã yêu cầu bạn phát biểu trong thời gian chuẩn bị rất ngắn và bạn có một tuần rất áp lực để chuẩn bị, cảm ơn bạn. Một vài người nghe muốn nói rằng bạn phàn nàn về sự gây nghiện và những người làm việc này, nó thực sự rất thú vị. Tất cả những quyết định được xây dựng bao hàm những điều thú vị. Thế giới ngày càng trở nên thú vị hơn. Tristan Harris: Tôi nghĩ nó thực sự thú vị. Lấy một ví dụ như bạn đang xem YouTube, bạn luôn muốn xem những video thú vị hơn. Bạn muốn có những gợi ý tốt hơn về video tiếp theo nhưng kể cả khi bạn đưa ra gợi ý hoàn hảo cho những video kế tiếp mà ai cũng muốn xem, thì nó chỉ giữ bạn dán mắt vào màn hình lâu hơn mà thôi. Do vậy sai sót của phương trình này là tìm ra giới hạn là gì. Bạn muốn YouTube biết về, sự buồn ngủ chẳng hạn. CEO của Netflixx đã nói, "Đối thủ lớn nhất của chúng tôi là Facebook, YouTube và ngủ" Và chúng ta cần nhận ra rằng kiến trúc con người bị giới hạn, có các giới hạn hay kích thước nhất định cho cuộc sống của chúng ta mà chúng ta muốn giữ vững và tôn trọng và công nghệ có thể giúp chúng ta làm điều đó. (Vỗ tay) CA: Vậy bạn có thể giải thích trường hợp một phần vấn đề là do chúng ta có bản chất ngây thơ. Nó được bào chữa bằng việc con người có những ưu tiên, chúng ta có thuật toán để làm những việc thú vị cho việc tối ưu hóa sự ưu tiên của con người, nhưng ưu tiên như thế nào? Ưu tiên cho những thứ chúng ta thực sự quan tâm khi chúng ta nghĩ về chúng so với những ưu tiên mà chúng ta vô tình nhấn chuột vào nếu chúng ta có thể áp dụng cách nghĩ đó về con người vào các bản thiết kế thì nó có thể là một bước tiến không? TH: Dĩ nhiên, tôi nghĩ bây giờ tất cả những công nghệ của chúng ta chỉ đơn thuần hỏi bộ não bò sát về cách tốt nhất để ngay lập tức áp đặt bạn làm những việc tiếp theo thay vì hỏi xem trong cuộc sống bạn muốn dành thời gian cho việc gì nhất? Bạn muốn phân bổ thời gian như thế nào một cách hoàn hảo nhất cho ngày cuối cùng ở TED? CA: Vậy nếu Facebook và Google và tất cả mọi người đều nói rằng: "Bạn có muốn chúng tôi tối ưu hoá phần não phản xạ của bạn hay não bó sát? Bạn hãy chọn đi" TH: Đúng. Đó là một cách. Vâng. CA: Bạn đã nói đến "khả năng thuyết phục", một từ mà tôi thất rất thú vị bởi vì tôi có hai cách thuyết phục khác nhau. Sự thuyết phục mà chúng ta đang thử bây giờ cho lý do và ý nghĩ và nêu ra sự lý luận nhưng tôi nghĩ bạn đang nói về cách khác một sự thuyết phục mang tính bản năng nhiều hơn bị thuyết phục mà không cần biết bạn nghĩ gi. TH: Chính xác. Lý do tôi quan tâm vấn đề này là tôi đã nghiên cứu tại phòng thí nghiệm công nghệ thuyết phục Stanford dạy cách nhận biết những kĩ thuật này. Những buổi hội thảo và nghiên cứu dạy mọi người con đường tổng quát để có được sự chú ý của con người và bố trí cuộc sống của họ. Và vì hầu hết mọi người không biết điều đó tồn tại nên cuộc đối thoại này mới quan trọng. CA: Tristan, bạn và tôi, chúng ta đều biết nhiều người từ những công ty này. Thực ra có nhiều người đang có mặt tại đây và tôi không biết về bạn, nhưng theo kinh nghiệm của tôi là họ không thiếu những ý định tốt. Mọi người muốn thế giới tốt hơn. Họ chắc chắn cũng thật sự muốn như vậy. Và tôi không nghĩ bạn đang nói họ là những người xấu xa. Nó là hệ thống mà những hậu quả không mong đợi thật sự ngoài tầm kiểm soát- TH: Với cuộc đua giành chú ý. Một cuộc đua cơ bản đến đỉnh cao sự chú ý, và nó khá căng thẳng. Chỉ có một con đường duy nhất là đi sâu vào não bộ đi sâu vào sự nóng giận, sâu hơn về cảm xúc sâu hơn vào não bò sát. CA: Cảm ơn bạn rất nhiều đã giúp chúng tôi thông suốt một phần về điều đó. Tristan Harris, cảm ơn bạn. TH: Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Tôi đến từ bờ Nam Chicago Khi học lớp 7 tôi có một người bạn thân là Jenny cô ấy sống ở Tây Nam Chicago Jenny là người da trắng và như bạn biết về tình hình nhân khẩu chênh lệnh ở Chicago thì không có nhiều người da đen sống ở Tây Nam Chicago. Nhưng Jenny là bạn tôi nên chúng tôi hay đi chơi với nhau sau giờ học và cuối tuần Một hôm, khi chúng tôi đang chơi ở phòng khách nhà cô ấy nói về những chuyện của tuổi 13 và em của Jenny, Rosie cũng ở đó Cô ấy ngồi sau tôi, và đang nghịch tóc tôi Tôi không để ý lắm việc đó Nhưng khi cuộc nói chuyện dừng một chút Rosie vỗ vào vai tôi và nói "Em hỏi một câu được không? Tôi nói "Tất nhiên rồi, Rosie" "Chị là người da đen à?" (Cười) Căn phòng như đông cứng lại Im lặng. Mẹ của Jenny và Rosie cũng đứng gần đó. Cô ấy đang ở trong bếp và nghe được cuộc nói chuyện và cô ấy khá giận Cô ấy nói: "Rosie, con không thể hỏi người khác như thế" Vì Jenny là bạn tôi nên tôi biết cô ấy đang rất ngại với tôi. Tôi hiểu điều đó nhưng thực ra tôi không thấy bị tổn thương Tôi biết đó không phải lỗi của Rosie Cô ấy mới có 10 tuổi, sống ở Tây Nam Chicago, cô ấy không rõ 100% là người da đen trông ra sao Nên điều này bình thường thôi Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn là trong suốt thời gian tôi trải qua với Jenny và gia đình cô ấy -- đi chơi với họ, thậm chí tiếp xúc chân tay với họ. Chỉ đến khi Rosie đặt tay lên tóc tôi cô ấy mới nghĩ đến việc hỏi xem tôi phải người da đen không Đó là lúc tôi bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của kết cấu tóc trong việc xác nhận dân tộc cũng như vai trò của nó với việc tôi được nhìn nhận ra sao trong xã hội Garrett A. Morgan và Madame CJ Walker là những người đi đầu trong nền công nghiệp chăm sóc tóc và làm đẹp cho người da đen những năm đầu 1900. Họ được biết như những nhà phát minh của kem dưỡng tóc thành phần hóa học và máy duỗi tóc được thiết kế dài hạn và trung hạn, làm thay đổi cấu trúc tóc của người da đen Khi nghĩ về lịch sử người da đen ở Mỹ chúng tôi thường nghĩ đến những hành động tàn ác và bất công mà chúng tôi phải trải qua. vì màu da của chúng tôi, trong khi, sau nội chiến Mỹ, đó là kiểu tóc của người Mỹ gốc Phi và được biết đến như dấu hiệu đặc trưng nhất của người da đen đặc trưng hơn cả màu da. Do đó, trước khi chúng thành chủ lực trong nền công nghiệp chăm sóc tóc hàng ngàn tỉ đô la, sự phụ thuộc của chúng tôi vào các công cụ và sản phẩm, như kem và lược làm thẳng tóc, giống như sự sống còn và ngày một tiến bộ như một cuộc đua sau thời kì nô lệ ở Mỹ. Năm này qua năm khác, chúng tôi dần quen với suy nghĩ này rằng tóc thẳng và dài đồng nghĩa với tốt hơn, đẹp hơn. Chúng tôi trở nên bị ám ảnh với suy nghĩ có cái mà chúng tôi thích gọi là... "Tóc đẹp" Điều này có nghĩa là tóc càng ít xoăn càng đẹp. Và chúng tôi để những ý tưởng này hình thành những sai lệch về cấp bậc mà có thể định đoạt rằng tóc như thế nào là đẳng cấp như thế nào là không. Điều tồi tệ nhất là chúng tôi để hệ ý thức sai lệch này xâm chiếm nhận thức của chúng tôi về chính bản thân mình và tiếp tục xâm nhập vào bản sắc văn hóa như hình ảnh phụ nữ Mỹ gốc Phi ngày nay. Chúng tôi đã làm gì vậy? Chúng tôi đến salon tóc mỗi 6 đến 8 tuần và không bỏ lỡ lần nào, để đối phó với da đầu của chúng tôi, để hóa chất làm thẳng một cách khắc nghiệt từ khi còn rất trẻ thường vào khoảng 8 hoặc 10 tuổi Việc này dẫn đến rụng tóc xuất hiện các điểm hói, thậm chí đôi khi cháy da đầu. Chúng tôi hơ tóc ở nhiệt độ 450 độ F hoặc cao hơn gần như hàng ngày để duy trì độ thẳng. Hoặc đơn giản để che đi mái tóc chúng tôi bằng tóc giả hoặc tóc dệt, cho bản chất thật có được khoảng riêng tư nơi không ai biết cái gì thực sự xảy ra dưới lớp tóc đó. Chúng tôi áp dụng những thói quen này trong cộng đồng của mình và do đó không ngạc nhiên khi hình ảnh lý tưởng điển hình hiện nay của phụ nữ da đen chuyên nghiệp, đặc biệt tại các tập đoàn ở Mỹ thường trông như thế này, thay vì như thế này. Và chắc chắn không trông như thế này. Vào tháng 9 năm nay, một tòa án liên bang đã quy định rằng nó hợp pháp khi 1 công ty phân biệt đối xử trong tuyển dụng nhân viên nếu ứng viên đó có kiểu tóc "dây thừng" Trong một tình huống, nhà quản lý tuyển dụng ở Mobile, Alabama nói rằng, "Tôi không nói tóc của bạn nhớp nhúa nhưng... bạn biết tôi đang nói gì mà" Chà, cô ấy đang nói về cái gì vậy? Liệu cô ấy có nghĩ nó xấu không? Hay nó quá đậm chất Châu Phi và chủ nghĩa da đen đối với cô ấy. Hoặc nó chẳng phải là chất Châu Phi, mà đơn giản chỉ là quá "đường phố" so với bối cảnh chuyên nghiệp Có thể cô ấy thật sự lo ngại rằng họ trông "đáng sợ" và có thể làm khách hàng sợ. Những lời nói này là một trong những thứ thường đi kèm với sự kì thị về kiểu tóc tự nhiên. Và... điều này cần phải thay đổi. Vào năm 2013, một tờ báo do Trung tâm lãnh đạo Deloitte phát hành, nghiên cứu 3000 nhà lãnh đạo về đãi ngộ tại nơi làm việc dựa trên bề ngoài, sự ủng hộ và mối quan hệ. Nói đến đại ngộ dựa trên vẻ bề ngoài nghiên cứu cho thấy 67% đãi ngộ của phụ nữ da màu phụ thuộc vào vẻ bề ngoài. Trong tổng số người trả lời thừa nhận đãi ngộ phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, 82% cho rằng việc này cần phải thay đổi cho sự phát triển của họ. Đây là Ursula Burns. Bà ấy là CEO người Mỹ gốc Phi đầu tiên của tập đoàn Xerox thuộc top Fortune 500. Bà ấy được biết bởi vẻ ngoài rất ấn tượng, là người mà bạn thấy ở đây. Một mái tóc ngắn, cắt tỉa gọn gàng rất đặc trưng. Bà Burns là hình mẫu chúng ta thường gọi "tự nhiên". Và bà ấy đi đầu và cho ta thấy phụ nữ Mỹ gốc Phi vẫn có thể thăng tiến mà vẫn giữ kiểu tóc tự nhiên của mình Nhưng ngày nay, phần lớn phụ nữ Mỹ gốc Phi là lãnh đạo, hay những hình mẫu lí tưởng đều chọn mái tóc thẳng. Hiện nay, có lẽ là họ muốn như vậy và thực sự họ cảm thấy tốt nhất Nhưng có thể và tôi cá một phần trong số đó nghĩ là họ buộc phải vậy để đạt được thành công mà họ có hiện tại. Có một phong trào tóc tự nhiên diễn ra khắp cả nước và một vài nơi ở châu Âu. Hàng triệu phụ nữ tìm về ý nghĩa của tóc tự nhiên và họ cắt đi những đoạn tóc khô, hư tổn để phục hồi độ xoăn tự nhiên. Tôi biết vì tôi là người ủng hộ và đại sứ cho phong trào này trong gần 3 năm trước Sau 27 năm với nhiệt độ quá mức và hóa chất độc hại, tóc của tôi trở nên hư tổn nặng. Nó bị gãy và mỏng đi, trông rất khô và yếu. Những năm tháng theo đuổi nét đẹp thông thường mà chúng ta đã thấy từ trước cuối cùng đã bắt đầu chịu hậu quả từ nó. Tôi đã muốn làm điều gì đó, nên tôi bắt đầu cái tôi gọi là "Thử thách không làm tóc bằng nhiệt" từ đó tôi ngưng dùng các công cụ làm tóc bằng nhiệt trong vòng 6 tháng. Như kiểu giới trẻ năm 2000, tôi đăng chúng lên mạng xã hội (Cười) Tôi đăng hình tôi miễn cưỡng cắt đi 3 đến 4 inch mái tóc thân yêu Tôi đăng hình khi tôi đấu tranh để làm mái tóc thực sự tự nhiên và cả khi tôi đấu tranh để giữ nó và nghĩ rằng nó trông thực sự đẹp. Và tôi đăng lên khi tóc tôi dần thay đổi. Bằng cách chia sẻ rộng rãi quá trình này, tôi biết mình không phải phụ nữ duy nhất trải qua nó và thực tế có đến hàng ngàn phụ nữ khao khát làm điều tương tự. Vì vậy họ liên hệ tôi và hỏi "Cheyenne, sao bạn có được mái tóc mà tôi thấy vài ngày trước đó" Sản phẩm mới bạn vừa dùng là gì vậy? Nó có thể tốt cho tóc tôi đấy vì tóc tôi bắt đầu biến đổi rồi " Hay, "Thói quen nào cho tóc mà tôi nên làm để phục hồi tóc?" Nhưng tôi cũng nhận thấy một số lượng lớn phụ nữ rất do dự để bắt tay vào thực hiện vì họ bị chi phối bởi nỗi sợ. Sợ vì không biết rằng bây giờ họ trông như thế nào? Họ sẽ cảm thấy như thế nào về bản thân với mái tóc tự nhiên này? Và quan trọng nhất, người khác sẽ nhìn nhận họ như thế nào? Qua 3 năm với vô số cuộc nói chuyện cùng bạn bè và cả người lạ trên khắp thế giới, tôi học được vài điều vô cùng quan trọng về cách phụ nữ Mỹ gốc Phi được nhận diện với mái tóc của họ Và vì vậy khi tôi suy nghĩ lại về việc nhà quản lý tuyển dụng ở Mobile, Alabama Tôi sẽ nói "Thực sự là không. Chúng tôi không hiểu bạn đang nói gì cả" Nhưng những điều chúng tôi biết là Phụ nữ da đen trân trọng tình yêu dành cho mái tóc tự nhiên, nó giúp đẩy lùi các thế hệ giáo dục rằng người da đen đúng bản chất thì không đẹp, hoặc một số thứ bị giấu giếm, che đậy. Chúng tôi biết rằng phụ nữ da đen thể hiện cá tính của họ và cảm thấy quyền lực khi thường xuyên thử nghiệm các kiểu tóc khác nhau. Và chúng tôi biết rằng khi chúng tôi được đề xuất để kiểu tóc tự nhiên ở nơi làm việc, nó cho thấy chúng tôi có giá trị đặc biệt và từ đó giúp chúng tôi phát triển và thăng tiến. Bạn có biết trong giai đoạn căng thẳng về chủng tốc và xã hội, phong trào này và những thứ tương tự giúp chúng tôi vượt qua những giới hạn. Vì vậy khi mà bạn thấy phụ nữ với bím tóc hoặc những lọn tóc xõa sau lưng hoặc để ý thấy đồng nghiệp không còn duỗi tóc khi đi làm nữa, thì đừng chỉ tiếp cận, ngưỡng mộ và hỏi rằng liệu có thể chạm vào không (Cười) Hãy thực sự nể phục cô ấy. Tán thưởng cô ấy. thậm chí đập tay với cô ấy nếu bạn cảm thấy cần phải làm vậy. Bởi vì nó không chỉ là kiểu tóc mà còn là tình yêu và giá trị bản thân. Nó là sự dũng cảm để không khuất phục trước áp lực dư luận. Và rằng quyết định vượt khỏi chuẩn mực không định đoạt bạn là ai, chỉ đơn giản thể hiện con người bạn Và cuối cùng, sẽ dễ trở nên dũng cảm hơn khi có sự thấu hiểu của người khác. Vì vậy sau hôm nay tôi hy vọng chúng tôi có thể trông cậy vào các bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Michael Browning, ông là một kỹ sư, người đi tiên phong, một nhà sáng chế, và một người cha nhiệt huyết. Ông có niềm đam mê với bay lượn, điều bạn có thể thấy từ khi ông rời nhiệm sở vào những năm 1970. Bốn mươi năm kể từ khi nó được tạo ra, chúng tôi thành lập một nhóm nhỏ để bắt đầu một thứ, đó là đương đầu với thử thách bay lượn, một mơ ước của con người trong nhiều năm, và làm điều đó với cách hoàn toàn mới. Đó là hành trình mà tôi muốn chia sẻ với các bạn lúc này. Ý tưởng ban đầu liên quan đến trí óc và cơ thể con người, điều bạn được chứng kiến trong vài ngày gần đây, chúng là một khối thống nhất tuyệt vời. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể kết hợp cỗ máy kỳ diệu đó với đúng thứ công nghệ nó cần? Nếu bạn tìm cách bay lượn theo cách thực tế hơn, bạn sẽ đạt được gì? Đây là Denton, anh bạn cùng làm với tôi tại London, về những thứ đó thì anh ấy giỏi hơn tôi nhiều. Đó là London mà. Ý tưởng là cần có bộ phận phản lực lắp vào áo. Chúng tôi đã mua thiết bị này. Đó là một động cơ tua bin khí siêu nhỏ. Ở ngay trên mặt đất, thiết bị đó có khả năng làm việc rất ấn tượng, vì vậy chúng tôi đã mua hai cái. Nhân tiện, người hùng thực sự đang đứng ở xa kia, đó là một quý bà đang tưới rau, bà thật tuyệt vời khi đã không cằn nhằn về sự có mặt của chúng tôi. (Cười) Thứ duy nhất đáng thương hơn chắc là bãi cỏ, chúng tôi có vẻ đã phá hoại nó khá nặng. Bạn đã hiểu về phản lực, khi tôi cố gắng giữ ngang chúng và thất bại. Phản lực đó tương tương 50 ki-lô-gam. Chúng tôi thực sự rất ấn tượng. Chúng tôi thấy đã có vài tiến triển. Vì vậy chỉ có một cách hợp lý để tiếp tục: Bạn dùng hẳn bốn động cơ! (Cười) Tôi thừa nhận là tôi vẫn thích xem lại chúng. Khi đã có ý tưởng, chúng tôi nghĩ đến việc phân bố đều các tải. Chân ta thường phải chịu tải nặng nhất, sao không chia sẻ bớt nó đi một chút? Một chút đó đã cải thiện rất nhiều. Bộ khung hãm, đó là ý tưởng hay nhưng chưa thành công lắm, như bạn đang thấy. Toàn bộ chuyện này chỉ xoay quanh việc thử vài thứ mới... (Cười) Nhưng chúng chẳng thành công lắm. Chúng tôi hầu như làm thí nghiệm và học hỏi thông qua việc thất bại. Trong đó có cả vài lần mất thăng bằng và ngã. Bạn để ý là chúng tôi có năm động cơ, trong đó có một động cơ dự phòng, nhưng nó vẫn được tính. (Cười) Lúc đó tôi ép ống nhiên liệu hơi chặt. Chúng chẳng đi tới đâu cả. (Cười) Có ba động cơ trên mỗi tay, tôi thấy thật lố bịch. 70 ki-lô-gam trên mỗi tay. Một lần nữa, bỏ một cái đi. (Cười) Nhưng chúng tôi đã đạt được vài thành tựu khá đáng kể, đủ để bạn tin rằng có lẽ... có lẽ chúng tôi sẽ thành công. Bạn thấy không -- thật hấp dẫn! Mô hình một động cơ trên mỗi chân và hai chiếc trên mỗi tay, trên lý thuyết thì vậy là đủ lực đẩy. Sau đó chúng tôi đã làm điều mà tôi chuẩn bị cho các bạn xem đây, tôi vẫn thích xem lại cái này. Đây là sáu giây bay đầu tiên, sáu giây bay liên tục của chúng tôi. (Vỗ tay) Đây là thời điểm chúng tôi được tiếp thêm động lực, từ, "Tôi không rõ ý tưởng này có tốt không," tới, "Ôi trời ơi, làm được rồi!" Chúng tôi đã cải tiến nó, nhưng chúng tôi vẫn ngã như thường lệ. Như tôi vẫn nói, vấp ngã là cách học tập tốt nhất. Sau một thời gian, chúng tôi thực sự đã cải tiến được thiết bị này. Bạn thấy đó, nó đang bay rất ổn định, và hệ thống dây nối rất gọn gàng, chúng tôi đã cải tiến công nghệ trên nhiều mặt với một chiếc hộp đựng các thiết bị điện tử gắn sau lưng, và học cách điều khiển và thăng bằng. Tôi không muốn làm các bạn điếc tai khi xem đoạn băng tới, tôi sẽ nói thôi. Mới chỉ vài tuần trước thôi. Bạn đã thấy khả năng điều khiển và giữ thăng bằng là khá tốt, và tôi nghĩ điều này phần nào đã chứng minh giả thiết ban đầu của mình: trí óc và cơ thể con người, nếu được hỗ trợ theo cách này, sẽ làm được những điều rất tuyệt. Như tôi đã nói: Lúc đó tôi không hề nghĩ đến việc tay tôi phải di chuyển ra sao, tôi nhìn về địa điểm mà tôi muốn bay tới, nó giống như việc đi xe, tay bạn làm những thứ nó cần làm. Đó là một trải nghiệm rất lạ. Vậy tất cả việc này có mục đích gì? Tôi không nói về việc hạ cánh nữa. Tôi sẽ nói thẳng tới đây luôn. Tôi không cho rằng người ta sẽ đi chợ ở Walmart hoặc đưa con đến trường bằng những thiết bị kiểu này, nhưng một nhóm ở Gravity đang phát triển vài công nghệ, chúng sẽ giúp những điều này trở nên rất dễ dàng. Chúng tôi đang làm vài thứ với mục đích đem trải nghiệm bay mới lạ này tới công chúng, không chỉ dừng lại ở các đoạn phim biểu diễn. chúng tôi thậm chí đang tìm thêm vài người lái nữa, nếu có ai tình nguyện làm. Có vẻ khá phóng đại, nhưng hãy thử nghe nó, rằng một ngày, bạn xuất phát từ bờ biển, và bay tuần tra xung quanh, bạn có thể bay cao hơn nhờ vào các thiết bị an toàn mà chúng tôi đang phát triển. Và đằng xa kia, bạn thấy một chiếc C-130 Hercules đang mở khoang. Khi nó bay qua, bạn bắt đầu tăng tốc, bạn muốn xâm nhập nó -- từ bên sườn, bạn không muốn lao ra phía trước nó -- và cố đáp xuống phía sau khoang. Nhưng nếu tôi nhìn lại toàn bộ quãng đường đã qua, đó như thể một hành trình đáng nhớ của tôi vậy. Hãy nhìn lại bức ảnh đáng yêu này, một bức ảnh trong một bức tranh. Thật buồn là cha tôi đã tự tử khi tôi mới 15 tuổi, lúc ông vẫn còn nhiều ước mơ dang dở. Ông là nhà sáng chế tuyệt vời, người đi tiên phong mẫu mực. Nếu điều đó có thật, tôi nghĩ rằng, từ Thiên đường nhìn xuống, ông ấy sẽ... ông chắc chắn sẽ mỉm cười với những điều chúng tôi đã làm, tôi tin vậy. Một việc làm nhỏ để tưởng nhớ ông. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Giọng trong video) Richard Browning: Tôi rất lo lắng mỗi khi bay thử như thế này. Kịch bản tệ nhất là khi tôi không khởi động tốt. Hoặc chúng tôi gặp trục trặc khi đang bay. Đó là lý do tôi phải bay rất thấp, lúc đó tình huống xấu nhất chỉ là lúc tôi ngã xuống như thằng ngu, thế thôi. (Nhạc nền) (Tiếng động cơ khởi động) (Vỗ tay) Tôi sẽ nói với bạn về cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu và mục tiêu của tôi là để cho bạn thấy rằng cuộc khủng hoảng này không chỉ có thể được quản lý, chứ không phải là không thể giải quyết mà còn cho bạn thấy nó định nghĩa bản thân chúng ta giống như cuộc thử thách của những người tị nạn ngoài kia Với tôi, đây không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp, bởi vì tôi đang quản lý một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ người tị nạn và mất nhà cửa trên khắp thế giới Đây cũng là trách nhiệm cá nhân Tôi yêu bức ảnh này Anh chàng cực kì bảnh trai đứng bên phải, không phải là tôi. Đó là bố tôi, Ralph, tại London, năm 1940 với ông nội tôi Samuel Họ là người tị nạn Do Thái từ Bỉ Họ sơ tán vào ngày Phát xít xâm lược Và tôi cũng yêu bức ảnh này Đây là những đứa trẻ tị nạn từ Ba Lan đến Anh năm 1946 Và ở giữa là mẹ tôi, Marion Bà đến Anh để bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước mới tự lập hoàn toàn khi chỉ mới 12 tuổi Tôi biết rằng: Nếu Anh không chấp nhận người tị nạn trong thập niên 40, Thì có lẽ tôi đã không ở đây hôm nay Và trong 70 năm, vòng quay lịch sử lại lặp lại Âm thanh của những bức tường đang được xây dựng những phát biểu chính trị đầy tính thù hằn sự sụp đổ của các giá trị nhân đạo mà chúng ta theo đuổi ở chính những quốc gia mà 70 năm trước họ đã giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh tuyệt vọng và không nhà cửa Năm ngoái, cứ mỗi phút lại có thêm 24 người phải rời bỏ nhà cửa bởi xung đột, bạo lực và bị áp bức và có thêm một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria Taliban làm rung chuyển Afghanistan những nữ sinh bị bắt ở phía bắc Nigeria bởi Boko Haram Có những người không rời bỏ quê hương để có một cuộc sống tốt đẹp hơn mà đơn giản là chỉ để sống sót Thật đau lòng làm sao khi mà những người tị nạn được biết đến nhất thế giới lại không thể đến đây và kể chuyện cho các bạn hôm nay Rất nhiều người trong các bạn biết về bức ảnh này Nó chụp lại thi thể vô hồn của cậu bé 5 tuổi Alan Kurdi một người tị nạn từ Syria, đã thiệt mạng khi cố gắng vượt qua biển Địa Trung Hải trong năm 2015 Nhưng không chỉ có cậu mà còn 3700 người khác chịu chung số phận khi cố gắng đến thiên đường châu Âu Trong năm tiếp theo, 2016, 5000 người đã thiệt mạng Đã quá trễ để cứu họ Nhưng vẫn chưa là quá trễ cho hàng triệu người khác Ta vẫn có thể giúp đỡ được cho những người như Frederick Tôi gặp anh ấy ở trại tị nạn Nyarugusu, ở Tanzania Anh ấy tới từ Burundi Anh ấy muốn hoàn thành việc học tập của mình Anh ấy đã hoàn thành 11 năm, và muốn học nốt năm thứ 12 Anh ấy bảo tôi: "Tôi cầu cho cuộc sống của mình không phải bị kết thúc ở đây trong cái trại tị nạn này" Và chúng ta cũng vẫn còn có thể giúp được Halud Cha mẹ cô là người tị nạn từ Palestine sống trong trại tị nạn Yarmouk ở ngoại ô Damas của Syria Cô ấy đã là con của người tị nạn Nay lại chịu chung số phận với bố mẹ, ở Li băng Cô ấy đang làm việc cho tổ chức International Rescue Committee để giúp đỡ những người tị nạn khác nhưng cô lại hoàn toàn không chắc chắn về chính tương lai của mình không biết nó sẽ đi về đâu Cuộc nói chuyện này là về Frederick, và Halud và hàng triệu người giống họ: tại sao họ phải rời bỏ nhà cửa, cách họ vật lộn để tồn tại, họ cần những gì và trách nhiệm của chúng ta là gì? Tôi thực sự tin vào điều này, rằng vấn đề lớn nhất của thế kỉ 21 này liên quan đến trách nhiệm của chúng ta với những người xa lạ "The Future You" nói về trách nhiệm của bạn với những người xa lạ Các bạn biết rõ hơn ai hết, rằng thế giới đang được kết nối rộng rãi hơn bao nhiêu thì càng nguy hiểm bấy nhiêu khi ta bị sự chia rẽ hủy hoại Và không có điều gì chứng tỏ điều này rõ hơn bằng việc chúng ta đang đối xử với người tị nạn ra sao Thực tế là có 65 triệu người rời bỏ nhà cửa bởi bạo lực và áp bức vào năm ngoái Nếu đó là dân số của một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ là quốc gia đông dân thứ 21 trên thế giới Hầu hết bọn họ, khoảng 40 triệu người, cố gắng bám trụ lại đất nước, nhưng 25 triệu là người di cư Điều đó có nghĩa là họ vượt biên sang quốc gia bên cạnh Đa phần họ sống ở những quốc gia nghèo, tương đối nghèo hoặc có thu nhập dưới trung bình, như Li băng nơi Halud đang sống. Ở Li băng, cứ bốn người thì có một người tị nạn tức là một phần tư dân số Người tị nạn thường ở lại lâu dài, Thời gian trung bình là 10 năm Tôi đã tới nơi từng là trại tị nạn lớn nhất thế giới, ở phía đông Kenya có tên là Dadaab Nó được xây dựng vào năm 1991- 1992 như là một "nơi ở tạm thời" cho nạn nhân từ cuộc nội chiến ở Somali Tôi đã gặp Silo và ngây thơ nói với Silo rằng "Anh có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được trở về nhà ở Somali không?" Và anh ấy trả lời: "Ý anh là sao, về nhà? Tôi được sinh ra ở đây." Và sau đó tôi hỏi người quản lý trại trong số 330.000 người, có bao nhiêu người được sinh ra ở đây? Họ cho tôi câu trả lời 100,000. Cuộc tị nạn dài hạn nghĩa là như vậy đấy Việc này có nguyên nhân rất sâu xa: Những quốc gia nhỏ không thể khiến người dân no ấm bởi hệ thống chính trị phụ thuộc bên ngoài yếu hơn bao giờ hết kể từ năm 1945 và sự khác biệt về mục đích, cách điều hành, cũng như chính sách với thế giới một thành phần quan trọng của thế giới Hồi giáo Đây đều là những thử thách dài hạn đã tồn tại qua nhiều thế hệ Vì thế nên cuộc khủng hoảng di cư này không thể được giải quyết chỉ trong một sớm một chiều Nó còn phức tạp nữa, và khi mà bạn có một vấn đề vừa to lớn, dài hạn, lại phức tạp thì mọi người đều nghĩ là không thể giải quyết được Khi Giáo hoàng Francis đến Lampedusa ngoài khơi nước Ý vào năm 2014 ông buộc tội tất cả chúng ta về một vấn đề mà ông gọi là "Chủ nghĩa thờ ơ toàn cầu" Điều đó thực sự ám ảnh Trái tim của chúng ta đều đã biến thành đá sỏi Tôi không rõ nữa, bạn nói thử xem bạn có được phép tranh luận với Giáo hoàng, kể cả ở một cuộc hội thảo TED không? Nhưng tôi nghĩ điều đó không đúng Tôi nghĩ rằng ai cũng muốn tạo nên sự khác biệt chi là họ không biết rằng liệu có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng này hay không mà thôi Và những gì tôi muốn nói với các bạn ngày hôm nay là khi mà những vấn đề xuất hiện, thì đều có giải pháp cho những vấn đề đó Giải pháp đầu tiên: Những người tị nạn này cần được làm việc ở đất nước mà họ đang sống và những đất nước đó cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ về kinh tế Ở Uganda năm 2014, đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng: 80% người tị nạn ở thủ đô Kampala không cần đến bất cứ sự hỗ trợ nhân đạo nào vì họ có việc làm Họ được hỗ trợ để có việc làm Giải pháp thứ hai: Giáo dục cho trẻ nhỏ là cần thiết, chứ không thể là sự xa xỉ với những ai phải tị nạn dài hạn Trẻ em sẽ trưởng thành đúng hướng khi chúng được cung cấp sự hỗ trợ về cả xã hội lẫn tâm lý, cùng với giáo dục Tôi đã tận mắt chứng kiến điều đó Nhưng có đến một nửa số trẻ tị nạn trên thế giới không được học Tiểu học và 3 phần tư số trẻ không được học Trung học Điều này thật điên rồ Giải pháp thứ ba: hầu hết người tị nạn sống trong thành phố, chứ không phải trại tị nạn Nếu tôi hay bạn là người tị nạn ở trong thành phố thì chúng ta sẽ muốn gì? Chúng ta sẽ muốn đủ tiền để trả tiền thuê nhà hay mua quần áo Đó là mục đích của các tổ chức nhân đạo, hay một phần quan trọng trong kế hoạch của họ: cung cấp tài chính để giúp đỡ người di cư đồng thời hỗ trợ kinh tế trong khu vực Và còn có giải pháp thứ tư nữa: đây là điều gây tranh cãi nhưng vẫn cần phải bàn tới Những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất cần có một sự khởi đầu mới và một cuộc sống mới ở một quốc gia mới, thậm chí có thể ở các nước phương Tây Con số này tương đối nhỏ, chỉ vài trăm nghìn người chứ không phải hàng triệu nhưng nó mang tính biểu tượng to lớn Đầy không phải là lúc để cấm người tị nạn giống như chính sách mà tổng thống Trump đã đề nghị Mà đây là lúc để giúp đỡ và cưu mang họ, những nạn nhân của khủng bố Và hãy nhớ rằng (Tiếng vỗ tay) Hãy nhớ rằng, bất cứ ai hỏi bạn rằng: "Họ có thực sự đáng tin cậy hay không?" đó là một câu hỏi hay và hợp lý Sự thực là, người tị nạn đến để tái định cư lâu dài và họ đáng tin cậy hơn bất cứ ai đến nhập cư ở đất nước chúng ta Vì vậy mà trong lúc câu hỏi đó là hợp lý thì việc đánh đồng người tị nạn với khủng bố là cực kì phi lý Bây giờ, điều gì sẽ xảy ra khi (Tiếng vỗ tay) Điều gì sẽ xảy ra khi người tị nạn không có việc làm? Con cái của họ sẽ không được giáo dục tử tế không có tiền, chẳng lẽ họ không thể nào có được một con đường hợp pháp để hi vọng về tương lai? Họ sẽ liều lĩnh với những chuyến đi đầy rủi ro 2 năm trước tôi đã từng tới Lesbos, một hòn đảo tuyệt đẹp của Hi Lạp Đó là nhà của 90,000 người Trong một năm, 500,000 nghìn người tị nạn đã đi qua hòn đảo này Và tôi muốn cho bạn thấy những gì tôi đã tận mắt chứng kiến Khi tôi lái xe tới phía bắc đảo thì có hàng đống áo phao cứu hộ vứt đi của những ai đã sống sót vào được tới bờ Và khi tôi nhìn kĩ hơn thì trong đó còn có áo phao cứu hộ cho trẻ em màu vàng Và tôi đã chụp tấm ảnh này Có lẽ các bạn không nhìn rõ chữ viết trên đó, nhưng tối muốn đọc to nó lên "Cảnh báo: không có tác dụng chống đuối nước" Trong thế kỉ 21 này trẻ em chỉ được cho áo phao trên hành trình liều lĩnh tới châu Âu kể cả khi những chiếc áo phao đó không thể giúp các em thoát chết nếu các em ngã khỏi con tàu đang chở mình. Đây là không chỉ là một cuộc khủng hoảng, mà còn là một phép thử Phép thử các nền văn minh đã tồn tại lâu đời Đó là phép thử lòng nhân đạo của chúng ta Đó là phép thử cho thế giới phương Tây Về việc chúng ta là ai và chúng ta đại diện cho điều gì Đó là phép thử về nhân cách, chứ không chỉ bằng các chính sách Thảm họa người tị nạn thực sự là một vấn đề khó Họ đến từ những nơi xa xôi của thế giới Họ đã phải trải qua khổ đau Họ thường mang tôn giáo khác chúng ta Đó chính là những lý do khiến cho chúng ta phải giúp đỡ họ chứ không phải lý do để phớt lờ Ta phải giúp đỡ họ vì điều này nói lên rằng chúng ta là ai Điều này cũng thể hiện những giá trị của ta Sự đồng cảm và chủ nghĩa vị tha là nền móng của một nền văn minh Hãy biến sự đồng cảm và chủ nghĩa vị tha đó thành hành động để thực hiện những điều tối thiểu mà bản thân có thể làm Trong thế giới hiện đại này, đừng viện lý do gì cả Đừng nói rằng chúng tôi không biết điều gì đang xảy ra ở Juba, Nam Sudan, hay Aleppo, Syria Thông tin đều ở đó, trong chiếc điện thoại thông minh trên tay chúng ta Sự dốt nát hoàn toàn không phải là lý do Không thể giúp đỡ, và chúng ta cho họ thấy rằng mình không hề có tình người Điều này còn thể hiện liệu chúng ta có hiểu rõ chính nguồn gốc của mình hay không Lý do khiến cho người tị nạn được đảm bảo quyền lợi trên khắp thế giới là do sự lãnh đạo tài tình bởi các chính khách sau chiến tranh thế giới thứ 2 sau đó trở thành những quyền cơ bản Chối bỏ người tị nạn là chối bỏ chính ông cha chúng ta Điều này (Tiếng vỗ tay) Điều này còn thể hiện sức mạnh của nền dân chủ như chống lại chế độ độc tài Đã có bao nhiêu chính trị gia từng nói rằng Chúng tôi tin vào quyền lực của những hành động, chứ không phải hành động thể hiện quyền lực Nó có nghĩa là những gì chúng ta đại diện quan trọng hơn những cuộc chiến mà chúng ta gây ra Những người tị nạn cố gắng tìm kiếm sự bình yên đã coi phương Tây như cội nguồn của hi vọng và là một nơi đáng để sống Người Nga, Iran Trung Quốc, Eritrea, Cuba đã tìm đến phương Tây vì sự an toàn ở đây Chúng ta lại vứt bỏ điều đó đi Và điều đó còn thể hiện một phẩm chất khác ở chúng ta: liệu chúng ta có đủ khiêm tốn để nhận ra lỗi lầm của chính mình? Tôi không phải người tin rằng tất cả mọi vấn đề trên thế giới đều do phương Tây gây ra Vì không phải như vậy Nhưng khi chúng ta có lỗi, chúng ta nên thừa nhận nó Đó không phải là một tai nạn khi mà đất nước đã nhận nhiều người tị nạn hơn nhất, Mỹ lại nhận nhiều người tị nạn Việt Nam nhất hơn bất kì nước nào Ta cần tôn trọng lịch sử Nhưng hãy xem xét lịch sử gần đây, ở Iraq và Afghanistan Bạn không thể đền bù cho lỗi lầm từ chính sách ngoại giao bởi các hành động nhân đạo nhưng khi bạn làm hỏng cái gì, thì bạn có nghĩa vụ phải tham gia sửa chữa nó và đó là nghĩa vụ của chúng ta bây giờ Bạn có nhớ rằng ở đầu cuộc nói chuyện Tôi đã nói rằng tôi muốn giải thích rằng cuộc khủng hoảng người tị nạn có thể được quản lý, chứ không phải là không thể giải quyết? Đó là sự thật. Và tôi muốn bạn nghĩ khác đi Nhưng tôi cũng muốn bạn hành động Nếu bạn là một nhà tuyển dụng hãy thuê người tị nạn Nếu bạn bị thuyết phục bởi những lập luận của tôi hãy cố gắng thuyết phục khi gia đình hay bạn bè hay đồng nghiệp nhắc lại điều đó Nếu bạn có tiền, hãy làm từ thiện điều đó tạo ra sự khác biệt cho người tị nạn trên khắp thế giới Nếu bạn là một công dân, hãy bầu cho các chính trị gia người sẽ áp dụng những giải pháp mà tôi đã đưa ra (Tiếng vỗ tay) Nghĩa vụ đối với những người xa lạ thể hiện phẩm chất của chúng ta theo những cách bình thường mà lớn lao hiển nhiên mà cao cả Trong năm 1942 bà nội và cô tôi sống ở Brussel dưới sự chiếm đóng của Đức Họ nhận được lệnh triệu tập từ chính quyền Đức Quốc Xã và phải tới nhà ga Brussel Bà tôi ngay lập tức nghĩ rằng có điều gì đó không ổn Bà nài nỉ họ hàng đừng tới ga Brussel Họ nói với bà "Nếu chúng ta không đi, nếu chúng ta không làm những điều đã nói, thì ai cũng sẽ gặp rắc rối" Bạn có thể đoán được chuyện gì đã xảy ra với những người họ hàng đã tới ga Brussel Chúng tôi không gặp lại họ nữa Nhưng bà và cô tôi, họ tới một ngôi làng nhỏ ở phía nam Brussel nơi họ đã từng đi nghỉ trong thập kỉ trước và họ đến một căn nhà của một nông dân ở đó một người Công giáo tên là Monsieur Maurice họ xin được ở nhờ Và ông ấy đã cho phép khi chiến tranh kết thúc tôi được kể rằng 17 người Do Thái đã sống ở trong ngôi làng đó Và khi tôi lớn hơn một chút, tôi đã hỏi cô: "Cô có thể đưa cháu đến gặp Monsieur Maurice không?" Cô trả lời: "Được chứ. Ông ấy vẫn còn sống. Đi gặp ông ấy nào" Và cứ như vậy chúng tôi tới gặp ông Và tôi nhớ rằng Khi tôi gặp ông ông có mái tóc trắng như thế này Tôi hỏi ông Tại sao ông lại làm như vậy? Tại sao ông chấp nhận sự nguy hiểm đó? Ông nhìn tôi và nhún vai và ông nói bằng tiếng Pháp "On doit." "Ai đó phải làm thôi" Đó là tính cách bẩm sinh của con người Đây là điều tự nhiên Và tôi cho rằng điều này cũng là bẩm sinh và tự nhiên trong chúng ta Hãy nói với chính mình rằng Cuộc khủng hoảng di cư này có thể được quản lý chứ không phải là không thể được giải quyết và bất cứ ai trong chúng ta cũng có một trách nhiệm để thực hiện điều đó Vì việc này không chỉ để giải cứu chính chúng ta và các giá trị sống của chúng ta mà còn để giải cứu những người tị nạn và cuộc sống của họ Thực sự cảm ơn các bạn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Bruno Giussani: Cám ơn David David Miliband: Cám ơn BG: đó là những gợi ý đầy thuyết phục và lời kêu gọi trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng vậy nhưng tôi thắc mắc một điều: anh đã nhắc tới, anh đã nói thể này "sự lãnh đạo tài tình" điều mà dẫn những thứ từ 60 năm trước tới cả cuộc thảo luận về quyền con người và hội nghị về người tị nạn,... Sự lãnh đạo đó được tạo ra sau một nỗi đau lớn và nhận được sự đồng thuận cao nhưng giờ đây chúng ta đang ở thời kì chính trị bị chia rẽ Thực ra thì, người tị nạn lại là một trong những vấn đề gây chia rẽ Vậy sự lãnh đạo nào phù hợp để vượt qua vấn đề này đây? DM: Tôi nghĩ rằng ông đúng khi nói rằng sự lãnh đạo được tạo ra trong chiến tranh có tính chất và cách nhìn nhận khác với sự lãnh đạo được tạo ra trong thời bình. Vì thế câu trả lời sẽ là sự lãnh đạo phải tới từ tầng lớp phía dưới, chứ không phải từ tầng lớp thượng lưu Ý tôi là, có một hội nghị trong tuần này về việc dân chủ hóa quyền lực. Chúng ta phải bảo toàn chế độ dân chủ nhưng cũng đồng thời phải khiến cho nó có tác dụng. Và khi có người nào đó nói với tôi "Người tị nạn bị đối xử không ra gì" tôi nói lại với họ rằng "Không, có 2 thái cực khác nhau ngay lúc này những kẻ đáng sợ sệt đang kêu ca nhiều hơn những người thấy tự hào" Câu trả lời của tôi cho câu hỏi của ông là chúng ta sẽ giúp đỡ, cổ vũ và tạo sự tự tin cho người lãnh đạo khi chúng ta huy động được nguồn lực. Và tôi nghĩ rằng khi ông đang tìm kiếm người lãnh đạo thì ông phải nhìn vào trong và huy động trong chính cộng đồng của mình. để cố gắng tạo ra điều kiện cho hướng giải quyết khác BG: Cám ơn anh, David Cám ơn vì đã tới với TED (Tiếng vỗ tay) Sau đợt bầu cử tổng thống năm 2009 ở Iran, biểu tình nổ ra khắp nơi trên cả nước. Chính quyền Iran đã đàn áp quyết liệt thứ mà sau này gọi là Phong trào Xanh của Iran, hay thậm chí, cắt sóng điện thoại để cắt đứt liên lạc giữa những người biểu tình. Cha mẹ tôi, di cư tới Hoa Kỳ cuối những năm 60s, đã dành thời gian đáng kể ở đó, và đại gia đình của tôi cũng ở đó. Khi gọi cho gia đình mình ở Tehran, giữa lúc các cuộc biểu tình bị đàn áp quyết liệt, không ai dám bàn luận với tôi chuyện gì đang xảy ra. Hai bên đều chuyển chủ đề ngay lập tức. Tất cả chúng tôi đều hiểu hậu quả sẽ tàn khốc thế nào nếu phản đối chính quyền. Nhưng tôi vẫn ước mình có thể biết những gì họ đang nghĩ hay cảm giác của họ. Giả như tôi có thể? Hay tệ hơn, sẽ ra sao nếu chính quyền Iran có thể? Liệu họ sẽ bắt gia đình tôi dựa trên tín hiệu não? Ngày đó gần hơn bạn nghĩ. Với sự phát triển của khoa học thần kinh, trí thông minh nhân tạo và công nghệ Máy học, ta sẽ sớm biết nhiều hơn về những gì xảy ra trong bộ não. Là một nhà đạo đức sinh học, luật sư, nhà triết học, và một người Mỹ gốc Iran, tôi rất quan ngại về tự do của ta và cách để bảo vệ tự do đó. Tôi tin rằng chúng ta cần quyền tự do trong nhận thức, như là một quyền con người cần được bảo vệ. Nếu không có tự do tư tưởng, ai đó sẽ truy cập và điều khiển bộ não của chính chúng ta và rồi sự riêng tư sẽ bị đe dọa. Hãy cùng xem xét vấn đề: trung bình một người có cả ngàn suy nghĩ mỗi ngày. Khi một ý nghĩ hình thành, như việc tính toán, hay một con số, một chữ cái, các nơ-ron tương tác với não bộ, tạo ra một sự phóng điện nhỏ. Khi bạn đang ở một trạng thái, thư giãn chẳng hạn, có cả trăm ngàn tế bào thần kinh hoạt động trong não, tạo ra những phóng điện theo những dạng rất đặc trưng có thể được đo bằng điện não đồ - EEG. Bạn sẽ thấy chúng ngay bây giờ. Đây là hoạt động não bộ của tôi được ghi lại trong thời gian thực với một thiết bị đơn giản đeo lên đầu. Những gì bạn thấy là hoạt động của não khi tôi thư giãn và tò mò. Để chia sẻ thông tin này, tôi đã đeo một thiết bị đo điện não đồ người dùng như thế này, nó ghi lại xung điện của não trong thời gian thực. Nó cũng không khác gì các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe để đo nhịp tim hay số bước chân hay thậm chí là giấc ngủ. Đó không phải thiết bị mô phỏng não tinh vi nhất trên thị trường. Nhưng là thiết bị di động nhất và có lẽ là có ảnh hưởng nhất đến cuộc sống hằng ngày của ta. Thật phi thường. Thông qua một thiết bị đeo đơn giản, ta có thể nhìn thấu bộ não con người và tìm hiểu về các khía cạnh tâm lý mà không cần nói nên lời. Dù chưa thể giải mã chính xác những suy nghĩ phức tạp, ta đã có thể phán đoán tâm trạng của một người, và với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo, ta thậm chí có thể giải mã một vài chữ số, hình dạng hay từ ngữ đơn giản mà một người đang nghĩ đến, nghe thấy hay nhìn thấy. Dù EEG vẫn còn những hạn chế, tôi nghĩ vẫn đủ để dự báo rằng với những bước tiến của công nghệ, ngày càng nhiều những gì xảy ra bên trong bộ não có thể và sẽ được giải mã theo thời gian. Từng dùng một thiết bị như thế, một bệnh nhân động kinh có thể biết về thời điểm xảy ra cơn đau trước khi nó diễn ra. Một người liệt hai chân có thể gõ máy tính mà chỉ dùng suy nghĩ. Một công ty có trụ sở ở Mỹ đã phát triển một công nghệ gắn các cảm biến vào gối dựa đầu trên ghế xe hơi để theo dõi mức độ tập trung, mất tập trung của lái xe và nhận thức trong khi lái. Nissan, các công ty bảo hiểm và AAA đều đã lưu ý đến công nghệ này. Bạn thậm chí có thể xem bộ phim phiêu lưu do chính bạn chọn "The Moment", với tai nghe EEG, và thay đổi bộ phim dựa trên chính những phản ứng từ não, mang đến một kết thúc khác mỗi khi bạn mất hứng thú. Nghe có vẻ rất tuyệt, và là một nhà đạo đức sinh học, tôi đề xuất việc trao cho mọi người quyền chịu trách nhiệm về sức khỏe và hạnh phúc của chính họ bằng cách gửi cho họ thông tin về bản thân, bao gồm cả công nghệ giải mã bộ não mới lạ này. Nhưng tôi lo lắng rằng chúng ta sẽ cố tình hoặc vô tình từ bỏ bức tường tự do cuối cùng, sự riêng tư tinh thần của chính mình. Tức là ta sẽ đánh đổi hoạt động của bộ não để được giảm giá bảo hiểm, hoặc để truy cập miễn phí các tài khoản mạng xã hội ... hoặc thậm chí, để giữ công việc. Sự thật là, ở Trung Quốc, những người lái tàu trên trục đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải - những người lái tàu bận rộn nhất trên thế giới - được yêu cầu đeo thiết bị EEG để theo dõi hoạt động não trong khi làm việc. Theo một vài nguồn tin, trong những nhà máy công ở Trung Quốc, công nhân được yêu cầu đeo các cảm biến EEG để theo dõi năng suất cũng như trạng thái cảm xúc khi làm việc. Công nhân thậm chí bị đuổi nếu bộ não của họ thể hiện ít sự tập trung hơn yêu cầu, hoặc cảm xúc bối rối, lo âu. Điều đó sẽ không xảy ra vào ngày mai, nhưng chúng ta đang tiến đến một thế giới nhìn thấu suy nghĩ. Và tôi không nghĩ mọi người hiểu rằng điều đó có thể thay đổi tất cả. Tất cả từ định nghĩa về dữ liệu cá nhân cho tới luật pháp, và quan niệm về tự do. Thực tế, tại phòng thí nghiệm ở đại học Duke, gần đây, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc để xem mọi người có đánh giá đúng mức độ nhạy cảm của thông tin não hay không. Chúng tôi yêu cầu họ đánh giá mức độ nhạy cảm với 33 loại thông tin khác nhau, từ số an sinh xã hội cho tới nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại, các mối quan hệ trong quá khứ, những cảm xúc, sự lo âu, những hình ảnh tưởng tượng và những suy nghĩ trong tâm trí. Đáng ngạc nhiên là, người ta đánh giá số an sinh xã hội nhạy cảm hơn bất kỳ loại thông tin nào khác, bao gồm cả dữ liệu từ não. Tôi nghĩ lý do là bởi họ chưa hiểu hoặc chưa tin vào khả năng của công nghệ giải mã bộ não mới lạ này. Xét cho cùng, nếu ta có thể biết hoạt động bên trong của não người, thì số an sinh xã hội là vấn đề ít phải lo lắng nhất. (Cười) Hãy nghĩ về điều đó. Trong một thế giới ở đó có thể nhìn thấu mọi suy nghĩ, ai dám nghĩ đến quan điểm bất đồng chính trị? Hay một ý tưởng sáng tạo? Tôi lo lắng rằng người ta sẽ tự kiểm duyệt suy nghĩ vì sợ bị xã hội tẩy chay, người ta sẽ mất việc chỉ bởi một thoáng mất tập trung, hoặc cảm xúc bất ổn, hoặc bởi họ đang âm mưu chống lại cấp trên. Điều đó đang dần lộ ra và chúng ta sẽ không có lựa chọn, bởi bộ não của mọi người từ lâu đã tiết lộ xu hướng tình dục, tư tưởng chính trị hay quan điểm tôn giáo của một người, trước khi họ sẵn sàng chia sẻ những thông tin đó một cách có ý thức với người khác. Tôi lo lắng về khả năng pháp luật có theo kịp sự thay đổi của công nghệ. Bản sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ lần đầu tiên, trong đó bảo về quyền tự do ngôn luận. Liệu nó cũng bảo vệ quyền tự do tư tưởng? Và nếu vậy, liệu ta có thể tự do thay đổi suy nghĩ theo ý muốn? Hay chính phủ và xã hội sẽ áp đặt việc ta có thể làm với bộ não của chính mình? Liệu NSA có thể theo dõi bộ não bằng cách dùng thiết bị di động mới này? Liệu các công ty thu thập dữ liệu não thông qua các ứng dụng có thể bán những thông tin này cho bên thứ ba? Hiện giờ, chưa có điều luật nào ngăn họ làm vậy. Mọi chuyện thậm chí sẽ còn tệ hơn ở các quốc gia không có những quyền tự do như người dân Hoa Kỳ. Điều gì sẽ xảy ra trong Phong trào Xanh của Iran nếu chính phủ theo dõi hoạt động não của gia đình tôi, và tin rằng chúng tôi theo phe của người biểu tình? Còn quá xa vời để tưởng tượng về một xã hội nơi người ta bị bắt chỉ vì những suy nghĩ về việc phạm tội, giống như trong bộ phim viễn tưởng "Minority Report." Tại Indiana, Hoa Kỳ, một thanh niên 18 tuổi đã bị buộc tội cố ý đe dọa trường học khi đăng tải một video trong đó cậu đang bắn người trên hành lang. Những người đó là thây ma và đoạn video là cậu ta chơi một trò chơi thực tế tăng cường, tất cả được hiểu như một ý định đã được lên kế hoạch. Đây chính xác là lý do bộ não chúng ta cần được bảo vệ đặc biệt. Nếu đó chỉ là đối tượng theo dõi và tổng hợp dữ liệu như những hồ sơ và giao dịch tài chính, nếu bộ não có thể bị xâm nhập và theo dõi như các hoạt động trực tuyến, điện thoại di động và các ứng dụng, thì ta đang đứng trước một mối de dọa đối với toàn thể nhân loại. Khoan hãy hoảng sợ, tôi tin rằng có giải pháp cho những mối lo ngại này, nhưng phải bắt đầu bằng cách tập trung vào đúng thứ. Nhắc đến việc bảo vệ quyền riêng tư nói chung, tôi nghĩ chúng ta đang đấu tranh vô vọng khi cố giới hạn luồng thông tin. Thay vào đó, nên tập trung bảo vệ các quyền và biện pháp chống lại việc lạm dụng thông tin cá nhân. Nếu mọi người có quyền quyết định cách mà họ chia sẻ thông tin cá nhân, và quan trọng hơn, có quyền sửa đổi hợp pháp, nếu thông tin của họ bị lạm dụng để chống lại họ, ví dụ như để phân biệt đối xử trong môi trường làm việc hoặc trong chăm sóc sức khỏe hay giáo dục, sẽ còn cần một chặng đường dài để tạo lòng tin. Thực tế, trong một vài trường hợp, chúng ta muốn chia sẻ nhiều thông tin cá nhân hơn. Nghiên cứu về thông tin được tổng hợp có thể cho ta biết rất nhiều về sức khỏe cũng như mức độ hạnh phúc, nhưng để có thể chia sẻ thông tin một cách an toàn, chúng ta cần sự bảo vệ đặc biệt dành cho sự riêng tư tinh thần. Đó là lý do ta cần quyền tự do trong nhận thức. Quyền này sẽ bảo đảm cho ta sự tự do trong tư tưởng và suy nghĩ, tự do đưa ra quyết định, và đảm bảo rằng chúng ta có quyền đồng ý hoặc từ chối việc người khác truy cập và sửa đổi bộ não của mình. Quyền này có thể được công nhận là một phần của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, bản tuyên ngôn đã thiết lập các cơ chế để thực thi các loại quyền xã hội như vậy. Trong Phong trào Xanh của Iran, người biểu tình đã sử dụng internet và truyền miệng để kêu gọi tham gia diễu hành. Và một số rào cản gây căng thẳng ở Iran đã được gỡ bỏ như một hệ quả. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Iran giám sát bộ não của người dân để phát hiện và ngăn chặn cuộc biểu tình? Liệu thế giới có nghe thấy tiếng khóc của họ? Đã đến lúc phải kêu gọi một cuộc cách mạng về tự do nhận thức. Để đảm bảo chúng ta phát triển công nghệ một cách có trách nhiệm, cho phép chúng ta nắm lấy tương lai, đồng thời, bảo vệ tất cả khỏi những cá nhân, công ty hay chính phủ cố ý truy cập hoặc thay đổi bất hợp pháp cuộc sống nội tại của chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm tôi có được trong năm năm qua khi được đặc ân đi đến những đất nước nghèo nhất thế giới Đây là cảnh tượng mà tôi luôn nhìn thấy khắp nơi các em nhỏ vây quanh chiếc điện thoại thông minh (smartphone) điện thoại smartphone có ảnh hưởng lớn đến cả những nước nghèo nhất Tôi nói với cả nhóm rằng, những gì tôi thấy là một khát khao dâng trào khắp thế giới. Thực ra, với tôi, nó là cuộc đổ bộ của khát khao. Tôi đã nhờ một nhóm các nhà kinh tế xem xét vấn đề này. Nó có đúng như thế không? Có phải khát khao đang trào dâng khắp thế giới? Thế là họ tìm hiểu, như khảo sát Gallup về hài lòng trong cuộc sống và họ biết được rằng nếu bạn được truy cập Internet, mức độ hài lòng sẽ tăng lên. Nhưng có thứ khác cũng rất quan trọng: thu nhập của bạn so sánh với thu nhập bình quân cũng tăng lên. Ví dụ thu nhập bình quân của một quốc gia tăng lên 10% bằng cách so sánh với nước khác sau đó tính trung bình, thì thu nhập bình quân của người dân phải tăng lên ít nhất 5% nhằm duy trì mức độ hài lòng tương đồng. Nhưng khi thu nhập của bạn thấp, để thu nhập bình quân tăng lên 10% thì phải tăng thu nhập của bạn lên đại loại như 20% chẳng hạn. Và khi khao khát bùng lên, câu hỏi đặt ra là: Có phải chúng ta sẽ gặp tình huống khao khát dẫn lối tới cơ hội và bạn trở nên năng động và đạt được tăng trưởng kinh tế, giống như ở Hàn Quốc, nơi tôi sinh ra? Hay là khao khát đưa chúng ta đến thất bại? Đây là quan ngại thực sự, bởi vì giữa năm 2012 và 2015, các cuộc khủng bố gia tăng lên tới 74%, tăng 150% số người tử vong do khủng bố. Ngay giờ này, 2 triệu người sống trong tình trạng đổ nát, xung đột, bạo lực, và đến năm 2030, hơn 60% dân nghèo trên thế giới sẽ phải sống trong tình trạng đổ nát, xung đột và bạo lực. vậy chúng ta làm gì để đạt được những khao khát này? Phải chăng có cách suy nghĩ mới về làm thế nào có thể vươn lên gặt hái được những khát vọng này? Nhưng nếu chúng ta không có thì tôi thực sự rất lo ngại. Khát khao đang lên cao hơn bao giờ hết nhờ tiếp cận dịch vụ internet. Mọi người đều biết người khác sống ra sao. Chúng ta phải có năng lực đáp ứng được những khát khao này phải không? Và để đi sâu hơn về vấn đề này, tôi muốn chia sẻ câu chuyện riêng của tôi. Đây không phải là mẹ tôi, trong cuộc Chiến tranh Hàn quốc, mẹ tôi cõng em trên lưng, em gái ruột, và đi bộ quãng đường dài trên đường thoát khỏi Seoul trong chiến tranh Hàn Quốc. Rồi, trải qua nhiều sự kiện kỳ diệu, mẹ tôi và bố tôi đều giành được học bổng đến thành phố New York. Họ đã gặp nhau ở New York và kết hôn ở New York. Bố tôi cũng là người tị nạn. Vào năm 19 tuổi, bố rời khỏi gia đình ở phương bắc nước Hàn, trốn qua biên giới và chưa bao giờ gặp lại gia đình. Hồi đó, khi hai người kết hôn và sinh sống tại New York, bố tôi làm bồi bàn cho nhà hàng Patricia Murphy. Lòng họ tràn trề hy vọng. Họ hiểu được cuộc sống ở nhưng nơi như thành phố New York những năm 1950. Rồi anh trai tôi được sinh ra, và họ quay trở về Hàn Quốc, theo những gì tôi nhớ họ sống một cuộc sống điền viên, nhưng vào thời điểm đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và xảy ra bước ngoạt về chính trị. Lúc nào cũng có cuộc biểu tình dưới phố nhà tôi ở. sinh viên biểu tình phản đối chính phủ quân sự. Vào thời điểm đó, kỳ vọng của Nhóm Ngân hàng thế giới, cơ quan tôi đang lãnh đạo hiện nay, dành cho Hàn Quốc, là cực kỳ thấp. Quan điểm của họ là không có viện trợ quốc tế Hàn Quốc sẽ khó có thể để cung cấp cho người dân nhiều hơn nhu cầu tối thiểu. Thế nên Hàn Quốc rơi vào tình thế khó khăn, cha mẹ tôi đã chứng kiến cuộc sống ở nước Mỹ. Họ kết hôn ở đó. Anh trai tôi sinh ra ở đó. Và hai người thấy rằng để chúng tôi có cơ hội làm nên kỳ vọng mà hai người đặt lên chúng tôi phải ra đi và trở lại nước Mỹ. Và chúng tôi đã trở lại. Đầu tiên chúng tôi ở Dallas. Bố tôi học lấy bằng nha sĩ lần nữa. Sau đó chúng tôi thế nào lại chuyển tới Iowa, Chúng tôi lớn lên ở Iowa. Tại Iowa, chúng tôi học đầy đủ các khóa. Tôi học trung học cơ sở, rồi vào đại học. Sau có một ngày, xảy ra một việc làm tôi nhớ mãi, bố đón tôi sau năm thứ 2 ở đại học, trong lúc lái xe về nhà, bố hỏi, "Jim, con ước mong điều gì? Con muốn học gì? Con muốn làm gì? Tôi suy nghĩ. Mẹ tôi như là một triết gia, nhồi nhét vào chúng tôi đầy ý tưởng về phản kháng và công bằng xã hội, và tôi trả lời, "Bố, con sẽ học khoa học chính trị và triết học, rồi con sẽ trở thành thành viên chính trị." Bố tôi, nha sĩ người Hàn, tấp xe ngay vào lề đường. (Cười) Bố quay lại nhìn tôi rồi nói, Jim, con học xong chứng chỉ y, rồi có thể học cái con muốn. (Cười) Vâng, tôi từng kể câu chuyện này với các khán giả đa số là người châu Á. Không một ai cười. Họ chỉ lắc đầu. Dĩ nhiên rồi. (Cười) (Vỗ tay) Thế rồi, buồn thay, bố tôi ra đi ở tuổi đời rất trẻ, cách đây 30 năm, ở tuổi 57, bằng tuổi tôi bay giờ, bố tôi mất vào giữa khóa học y của tôi. Bạn thấy đó, tôi thực sự đã học y và nhân chủng học. Tôi học cả 2 ngành ở trường. Nhưng vào ngay thời điểm đó, tôi đã gặp hai người này. Ophelia Dahl và Paul Farmer. Rồi Paul và tôi cùng học một lớp. Chúng tôi cùng học y dược đồng thời lấy bằng thạc sĩ ngành nhân chủng học. Và chúng tôi bắt đầu đặt câu hỏi. Với những người có điều kiện nghiên cứu y dược và nhân chủng học tôi là con của dân tị nạn. Paul lớn lên trong một xe buýt ở khu phế thải tại Florida. Anh thích tự gọi mình là "phế thải trắng". Chúng tôi có cơ may này và chúng tôi tự hỏi, chúng tôi cần phải làm gì? Được hưởng nền giáo dục chỉn chu, vậy trách nhiệm chính của chúng tôi với thế giới này là gì? Và chúng tôi quyết định mình cần tạo ra một tổ chức. Tên là Partners In Health. À, có một bộ phim nói về tổ chức này. (Vỗ tay) Bộ phim tài liệu đó rất hay tên là "Bending the Arc" - Bẻ đường cong. Phim công chiếu ở Sundance hồi tháng Giêng năm nay. Jeff Skoll đang ở đây. Jeff là một trong những người có công làm nên bộ phim này. Chúng tôi bắt đầu nghĩ đến người ta sẽ nghĩ chúng tôi là ai mà có tham vọng chạm đến tầng lớp người nghèo trên thế giới. Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi tới Haiti năm 1988, và năm 1988, chúng tôi công bố kiểu công văn thông báo sứ mệnh của mình, là chúng tôi sẽ chọn ưu tiên dành cho người nghèo trong lĩnh vực y tế. Sau một thời gian, chúng tôi tốt nghiệp chuyên ngành nhân chủng học. Chúng tôi đọc tác phẩm của Mác và của tác giả khác. Habermas. Fernand Braudel. Chúng tôi đọc mọi thứ và chúng tôi buộc phải tìm ra làm thế nào xác định công việc mình làm? Vì thế ra đời "O for the P" "a preferential option for the poor" chọn ưu tiên cho người nghèo. Điều quan trọng nhất về chọn ưu tiên cho người nghèo là những thứ không phải. Không phải là lựa chọn ưu tiên để bạn có cảm giác anh hùng. Không phải là ưu tiên cho ý tưởng của cá nhân về cách nâng đỡ thoát nghèo. Cũng không phải là chọn ưu tiên cho tổ chức của bạn. Và điều khó khăn nhất, nó không phải là chọn ưu tiên cho cái nghèo của bạn. Mà là chọn ưu tiên cho người nghèo. Thế bạn sẽ làm gì? Vâng, ở Haiti, chúng tôi xây dựng. Mọi người nói với chúng tôi, điều hữu dụng nhất là tập trung vào tiêm phòng và chương trình dinh dưỡng. Nhưng thứ người Haiti cần là bệnh viện. Là trường học. Họ muốn giành cho con mình có cơ hội mà họ nghe biết từ những người khác, từ họ hàng chẳng hạn, những người đã đến nước Mỹ. Họ muốn có cơ may như cha mẹ tôi. Tôi hiểu rõ điều đó. Chúng tôi đã làm. Chúng tôi xây bệnh viện. Và chúng tôi cố gắng làm mọi thứ có thể, để mang cơ hội đến cho họ. Lúc này kinh nghiệm của tôi đã có được nhiều ở Partners in Health trong vùng Carabayllo này, trong khu ổ chuột phía bắc Lima, Peru. Và trong cộng đồng này, chúng tôi triển khai đi đến nhà dân và nói chuyện với họ, và chúng tôi phát hiện ra ổ dịch bệnh lao kháng thuốc. Đây là Melquiades. Khi đó Melquiades là bệnh nhân, 18 tuổi, cậu gặp phải dạng lao kháng thuốc mạnh. Tất cả các thầy thuốc các chuyên gia sức khỏe toàn cầu, đều cho rằng điều trị bệnh lao kháng thuốc sẽ vô hiệu thôi. Nó quá phức tạp, quá tốn kém. Anh không thể làm được. Không thể chữa được đâu. Thêm nữa, họ tỏ ra tức giận với chúng tôi, bởi vì họ cho rằng nếu mà có thể chữa được, họ đã làm từ lâu rồi. Anh nghĩ anh là ai chứ? Chúng tôi đấu tranh với Tổ chức Y tế thế giới và có lẽ đấu tranh nhiều nhất với Nhóm Ngân hàng thế giới. Lúc đó, chúng tôi làm mọi thứ có thể để thuyết phục Melquiades tham gia điều trị, bởi việc này thực sự khó, và trong thời gian điều trị, gia đình Melquiades không chỉ một lần nói, Này, Melquiades không đáng đâu. Sao anh không đi tìm chữa cho người khác? (Cười) Khoảng 10 năm rồi tôi đã không gặp Melquiades và khi chúng tôi có cuộc họp thường niên ở Lima, Peru vài năm trước đây, các nhà làm phim đã tìm cậu và đây là ảnh chúng tôi chụp cùng nhau. (Vỗ tay) Cậu như trở thành một ngôi sao vì cậu tới buổi ra mắt phim, và rất biết cách ứng xử với khán giả. (Cười) Nhưng ngay khi chúng tôi thắng -- Chúng tôi thắng, thắng cuộc tranh cãi. Bạn nên điều trị bệnh lao kháng thuốc -- chúng tôi biết có cuộc tranh cãi tương tự đầu những năm 2000 về bệnh HIV. Tất cả các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đều nói bệnh HIV không thể chữa trị ở các quốc gia nghèo. Quá đắt đỏ, quá rắc rối, anh không thể làm được. So với chữa trị bệnh lao kháng thuốc. Bệnh này thực sự dễ hơn. Chúng tôi gặp gỡ các bệnh nhân như thế này. Joseph Jeune. Josephn Jeune cũng chưa bao giờ cho rằng biện pháp này hiệu quả. Sau vài tháng chữa trị, và giờ anh trông như thế này. (Vỗ tay) Chúng tôi gọi nó là Hiệu ứng Lazarus điều trị HIV. Khi đến điều trị Joseline trông như thế này Và đây là hình ảnh của cô ấy vài tháng sau. (Vỗ tay) Khi ấy chúng tôi cho rằng chúng tôi tranh luận, đấu tranh với các tổ chức kiên quyết cho là nó không hiệu quả Chúng tôi nói, không, ưu tiên cho người nghèo đòi buộc chúng ta phải nâng cao mong muốn đáp ứng khao khátcủa chính người nghèo Rồi họ nói, à, đó là suy nghĩ tốt, nhưng nó không hiệu quả. Bằng cách kỳ lạ, Partners in Health đã đi vào hoạt động, chúng tôi viết sách phản đối chủ yếu Ngân hàng thế giới. Nói như thế bởi vì Ngân hàng thế giới chú trọng quá nhiều vào phát triển kinh tế và nói rằng chính phủ phải thu hẹp ngân sách và giảm chi tiêu công về y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội -- theo chúng tôi điều đó hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi tranh luận với Ngân hàng thế giới. Sau đó một điều điên rồ xảy ra. Tổng thống Obama đề bạt tôi làm Chủ tịch Ngân hàng thế giới. (Vỗ tay) Bấy giờ, khi tôi tham gia thẩm định tư cách với đội ngũ của tổng thống Obama, họ có bản sao ấn phẩm "Dying For Growth", họ đọc hết các trang, Và tôi nói, "Được rồi, Các anh định sa thải tôi à?" Họ trả lời, "À không, ổn mà." Rồi tôi được chọn, Tháng 7 năm 2012 tôi bước vào cánh cửa Nhóm Ngân hàng thế giới, và có câu khẩu hiệu trên tường, "Ước mơ thế giới không còn đói nghèo." Vài tháng sau đó, chúng tôi thực sự bắt tay vào hành động: chấm dứt nạn đói nghèo vào năm 2030, thúc đẩy thịnh vượng sẻ chia. Đó là việc chúng tôi làm ở Ngân hàng thế giới. Tôi cảm tưởng như tôi đã mang sứ điệp ưu tiên cho người nghèo đến với Ngân hàng thế giới. (Vỗ tay) Nhưng đây là TED, thế nên tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài vấn đề, và đưa ra đề xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hiện giờ các bạn còn biết rõ hơn tôi nhưng tôi có một điều quan ngại. Chúng ta nghe thấy là giảm việc làm. Các bạn đều biết. Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng 2/3 các việc làm, cụ thể là các việc làm ở nước đang phát triển, sẽ bị mất do công nghệ tự động hóa. Bây giờ bạn phải tạo ra việc khác thay thế. Một trong những phương thức đó là chuyển nhân viên y tế cộng đồng vào nguồn nhân lực chính thức. Chúng tôi muốn làm thế. (Vỗ tay) Chúng tôi cho là con số này sẽ thành công, khi đầu ra sức khỏe trở nên tốt hơn và khi mọi người có công việc chính thức, chúng ta sẽ có thể đào tạo họ với khóa đào tạo kỹ năng mềm bạn thêm vào họ sẽ trở thành người có ảnh hưởng lớn, và có lẽ là một lĩnh vực phát triển nhất. Nhưng thêm một điều nữa tôi quan ngại: ngay bây giờ với tôi, rõ ràng thấy nghề nghiệp tương lại sẽ gia tăng nhiều theo thời đại số, có một cuộc khủng hoảng trẻ em suy dinh dưỡng. Charles Nelson chia sẻ các bức ảnh này với chúng tôi từ trường Y Havard. Những bức ảnh này chỉ ra bên trái, là đứa bé ba tháng tuổi bị còi cọc: thiếu dinh dưỡng, không phát triển đủ. Và bên kia, một đứa trẻ bình thường, đứa trẻ bình thường có đầy đủ các kết nối thần kinh. Các kết nối thần kinh đóng vai trò quan trọng, vì đó xác định được giá trị con người. Hiện nay chúng ta có thể giảm tỉ lệ này, Chúng ta có thể giảm tỉ lệ trẻ em còi cọc một cách nhanh chóng, nhưng nếu chúng ta không làm, như ở Ấn độ, có 38% trẻ em bị suy dinh dưỡng, làm sao trẻ em cạnh tranh được trong nền kinh tế sau này nếu 40% người lao động tương lại không được đi học và chắc rằng chúng ta quan ngại về kinh tế giúp quốc gia phát triển toàn diện. Vậy chúng ta sẽ làm gì? 78 nghìn tỉ đô la là trị giá nền kinh tế toàn cầu. 8.55 nghìn tỉ đô la là trái phiếu lãi suất âm. Nghĩa là bạn đưa tiền cho ngân hàng trung ương Đức sau đó bạn trả họ phí giữ tiền. Đó là trái phiếu lãi suất âm. 24.4 nghìn tỉ đô la nằm trong trái phiếu chính phủ lãi suất thấp. Và 8 nghìn tỉ đô la nằm trong tay người giàu dưới nhiều hình thức khác nhau. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là sử dụng công cụ riêng của chúng tôi à, hơi điên rồi một chút, chúng ta nói về công cụ nợ giảm thiểu rủi ro ban đầu giảm rủi ro, kết hợp tài chính, chúng ta đang nói về bảo hiểm rủi ro chính trị, tăng cường tín dụng -- tất cả những việc này tôi học được ở Nhóm Ngân hàng thế giới mà người giàu sử dụng mỗi ngày và làm cho họ trở nên giàu hơn, nhưng đại diện cho người nghèo chúng tôi chưa sử dụng đủ tích cực mang vốn đầu tư này vào. (Vỗ tay) Vậy việc này có hiệu quả không? Bạn có thể đưa nhà đầu tư tư nhân đến với nước mình và tận dụng hiệu quả không? Vâng, chúng tôi đã làm được đôi lần. Đây là Zambia, nhà máy điện mặt trời. Một giải pháp từ Ngân hàng thế giới chúng tôi làm việc ở đây và làm mọi thứ cần thiết để thu hút các nhà đầu tư cá nhân. Và trong trường hợp này, Zambia đi từ giá điện 25 cent trên 1 số điện, và chỉ bằng vài việc đơn giản, bằng cách đấu giá, thay đổi vài chính sách, chúng tôi đã có thể làm cho giá hạ xuống. Giá thầu thấp nhất, có phải 25 cent 1 cân điện ở Zambia? Giá thầu thấp nhất là 4.7 cent 1 số điện. Việc này hoàn toàn có thể. (Vỗ tay) Nhưng đây là đề xuất tôi gửi đến bạn. Đây là tổ chức tên gọi là Zipline, một công ty hay hay, thực ra họ là các nhà khoa học tên lửa. Họ tìm ra cách dùng máy bay không người lái ở Rwanda. Đây là tôi khởi động máy bay tại Rwanda nó tiếp tế máu đến khắp nơi trên cả nước chưa đến 1 tiếng đồng hồ. Chúng tôi đã cứu nhiều người, chương trình này cứu sống nhiều người (Vỗ tay) Nó mang lại lợi nhuận cho Zipline và tiết kiệm được một số tiền lớn cho Rwanda. Đó là cái chúng tôi cần, và chúng tôi cần từ các bạn. Tôi hỏi bạn, hãy động não một chút nghĩ tới công nghệ bạn đang dùng, công ty bạn khởi nghiệp, thiết kế bạn làm. Hãy nghĩ một chút và hợp tác với chúng tôi để xem liệu chúng ta có thể tìm ra giải pháp hay ho đôi bên cùng có lợi. Tôi sẽ kết thúc với câu chuyện cuối cùng. Tôi đang ở Tanzania, trong một lớp học. Đây là tôi, ở trong lớp trẻ 11 tuổi. Như mọi lần, tôi hay hỏi, "Sau này lớn lên con sẽ làm gì?" Hai cánh tay giơ lên và trả lời, "Con muốn làm Chủ tịch Ngân hàng thế giới." (Cười) Và cũng như bạn, nhóm tôi và các thầy cô giáo đều cười. Nhưng tôi ngăn họ lại. Tôi nói, "À, tôi muốn kể một chuyện. Khi tôi sinh ra ở Hàn Quốc, đất nước lúc đó trông như thế này. Đây là nơi tôi sinh ra. Và khi tôi lên ba, ở trường mẫu giáo, tôi không nghĩ George David Woods, Chủ tịch Ngân hàng thế giới bấy giờ, nếu ông đến thăm Hàn Quốc và đến lớp tôi, ông đáng lẽ phải nghĩ ra Chủ tịch Ngân hàng thế giới tương lai đang ngồi học ở trong lớp đó. Đừng để ai nói với bạn rằng bạn không thể là Chủ tịch Ngân hàng thế giới được." Vâng - xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi xin nói một điều cuối. Tôi đến từ một nước từng nghèo nhất thế giới. Giờ là Chủ tịch Ngân hàng thế giới. Tôi không thể và sẽ không còn cơ hội nữa. Việc này rất cấp bách. Khao khát đang trào dâng. Khao khát trào dâng ở mọi nơi. Các bạn ở đây, hãy hợp tác với chúng tôi. Chúng ta biết có thể tìm ra giải pháp tương tự Zipline và giúp người nghèo nhảy vọt vào thế giới tươi đẹp hơn, nhưng sẽ không xảy ra nếu không cùng nhau hợp tác. Bạn trong tương lai, đặc biệt là con cháu bạn, bạn trong tương lai sẽ phụ thuộc vào mức độ quan tâm và chia sẻ chúng ta mang tới để đảm bảo chúng ta trong tương lai có cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trên thế giới. Cảm ơn bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Anh chắc sẽ nghĩ mọi người bất ngờ nghe bài nói như thế này từ Chủ tịch Ngân hàng thế giới. Quá ngầu. Tôi có đề nghị anh nói chi tiết hơn về đề xuất của anh. Có rất nhiều nhà đầu tư, doanh nhân trong khán phòng. Anh sẽ hợp tác với họ thế nào? Đề xuất của anh là gì? Jim Y.Kim: Tôi có thể hơi điên rồ chút không? CA: Dĩ nhiên. JYK: Vậy đây là việc chúng tôi đã làm. Công ty bảo hiểm chưa đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước đang phát triển, bởi vì họ không thể chịu được rủi ro. Chúng tôi đàm phán với Hiệp hội phát triển quốc tế Thụy Điển đưa cho chúng tôi ít tiền, chúng tôi mang tiền đi và gây lời được một trăm triệu, và lần lầu tiên bị lỗ, nghĩa là nếu điều xấu xảy ra chúng tôi chịu 10% số lỗ số tiền còn lại của bạn vẫn an toàn. Và nó tạo ra 90% phần đó là 3B, mức đầu tư, thế nên các công ty bảo hiểm đầu tư vào. Vì thế với chúng tôi, chúng tôi đang dùng tiền công quỹ và sử dụng nó để giảm rủi ro cho các công cụ hiện hành để đưa người khác đến kinh doanh. Thế nên tất cả các bạn đang sở hữu hàng trăm triệu đô la, hãy đến với chúng tôi. (Cười) CA: Vậy ra cái anh đang tìm kiếm là các thỏa thuận đầu tư tạo công ăn việc làm cho thế giới phát triển. JYK: Chính là như vậy. Chẳng hạn sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra năng lượng xây dựng cầu đường, bến cảng. Những thứ này tạo ra việc làm, ngoài những gì chúng ta đang nói, có lẽ bạn cho rằng công nghệ mình đang sử dụng hay doanh nghiệp mình đang vận hành sẽ không thích hợp trong thế giới phát triển, nhưng hãy nhìn vào Zipline. Zipline đã không thành hiện thực nếu chỉ có chất lượng công nghệ, Bởi vì họ liên kết với người Rwanda từ sớm và sử dụng trí tuệ nhân tạo thêm nữa, Rwanda có băng thông lớn nên những vật thể bay này đều nằm trong kiểm soát của họ. Vậy chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó. Chúng ta sẽ trao đổi. Thậm chí sẽ cung cấp tài chính. Chúng tôi sẽ giúp bạn. CA: Ngân hàng thế giới sẵn sàng sẽ chi bao nhiêu để hỗ trợ những hợp tác này? JYK: Chris, anh hay làm khó tôi kiểu này. CA: Tôi cố ý làm thế. JYK: Đây là những gì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi có 25 tỉ mỗi năm để đầu tư vào nước nghèo. những nước nghèo nhất. Và khi đầu tư qua 3 năm liên tiếp 25 tỉ mỗi năm. chúng tôi phải nghĩ làm thể nào sử dụng số tiền đó hiệu quả. Tôi không thể cho bạn con số chính xác. Còn phụ thuộc vào chất lượng mỗi dự án. Hãy đưa ý tưởng cho chúng tôi. và tôi nghĩ tài chính là không vấn đề. CA: Được rồi, bạn đã nghe rồi đó. Jim, cảm ơn anh rất nhiều. JYK: Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Nghề của tôi là đi tới tương lai. Không chỉ một, mà nhiều viễn cảnh khác nhau, mang những chứng cứ từ tương lai về lại hôm nay để bạn trải nghiệm. Như một nhà khảo cổ về tương lai Nhiều năm qua, những hành trình của tôi đã mang về nhiều thứ như loài ong thợ nhân tạo mới; quyển sách mang tên "Coi vật nuôi như Protein", cỗ máy làm giàu bằng cách kinh doanh thông tin di truyền của bạn; một chiếc đèn chạy bằng đường; một chiếc máy tính trồng thực phẩm. Thực tế tôi vẫn chưa du hành đến các tương lai khác. Nhưng chồng tôi, Jon, và tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ và tạo ra những viễn cảnh tương lai khác nhau trong studio. Chúng tôi liên tục bắt gặp những tín hiệu yếu ớt, những tiếng thì thầm của tương lai tiềm ẩn ngoài kia. Chúng tôi theo dấu những tiềm năng ấy bước vào tương lai và đặt ra câu hỏi: Sống trong tương lai này sẽ thế nào? Chúng ta sẽ nhìn gì, nghe gì, thậm chí là thở thế nào? Thế là chúng tôi tiến hành thí nghiệm, xây dựng các vật mẫu, chuẩn bị đồ đạc, đem các khía cạnh của tương lai đó vào cuộc sống, biến chúng thành vật chất hữu hình để bạn có thể cảm nhận được ảnh hưởng của tương lai đó, tại đây và ngay bây giờ. Nhưng việc này không phải về sự tiên đoán. Mà là về việc tạo ra những công cụ giúp chúng ta kết nối hiện tại và tương lai của chính mình, chúng ta trở thành thành viên chủ động tham gia kiến tạo tương lai chúng ta muốn một tương lai phù hợp cho tất cả mọi người. Vậy chúng ta sẽ làm thế nào ? Trong một dự án gần đây có tên là Drone Aviary, chúng tôi rất hứng thú với việc tìm hiểu sống chung với máy bay không người lái trong thành phố Thiết bị có khả năng thấy thứ ta không thấy. đến những nơi chúng ta không thể đến được và ngày càng có nhiều quyền tự do. Nhưng để hiểu về công nghệ thì thực hành mới là điều quan trọng. Chúng tôi đã xây dựng vài mẫu máy bay khác nhau ở studio. Chúng tôi đặt tên, chức năng cho nó và tiến hành bay thử nghiệm nhưng chẳng việc gì không có khó khăn. Các linh kiện của máy bay trở nên lỏng lẻo, tín hiệu GPS ngắt quãng và chúng đã rơi. Nhưng nhờ có sự thử nghiệm này, chúng tôi đã dựng nên một mảnh ghép hữu hình của một tương lai khả thi. Vậy bây giờ, hãy cùng đến tương lai đó. Hãy tưởng tượng chúng ta đang sống trong thành phố với những cỗ máy thế này. Chúng tôi gọi chúng là Người gác đêm. Chúng tuần tra các đường phố, thường dễ nhận ra vào ban đêm. Đầu tiên, nhiều người cảm thấy phiền vì âm thanh từ chiếc máy. Nhưng sau đó, giống như mọi thứ khác, chúng ta sẽ quen dần. Bây giờ, qua nó, bạn sẽ thấy thế giới như thế nào ? Chúng ta sẽ thấy những thông tin về mọi người xung quanh chúng ta; thông tin về những đứa trẻ chơi bóng đá trong khu vực cấm và ghi lại lỗi của chúng. (Cười) Và sau đó sẽ thấy nó làm thế nào để giải tán nhóm thanh thiếu niên này, bằng cách tự phát lệnh đe dọa chúng . Sau đó có một chiếc đĩa bay khổng lồ mang tên Madison xuất hiện. Sự xuất hiện chói lóa của nó đã áp đảo mọi thứ, Tôi không thể làm gì ngoài chiêm ngưỡng nó. Nhưng mỗi lần nhìn nó, thì nó biết thêm một chút về tôi như nó vẫn tiếp tục chụp tất cả mà Brianair đề cập với tôi, như thể nó biết luôn kế hoạch nghỉ lễ của tôi. Tôi không chắc liệu tôi có thấy điều này thú vị không hay là hoàn toàn xâm phạm riêng tư. Quay lại với thực tế. Trong khi tạo ra tương lai này, chúng tôi đã học rất nhiều Không chỉ về cách vận hành của các cỗ máy này, mà còn những cảm xúc khi chung sống với chúng. Những máy bay không người lái như Madison hay Người Gác Đêm, ở những hình thù riêng biệt, vẫn chưa có thực, hiện nay hầu hết thành phần của máy bay không người lái là có thực Ví dụ, hệ thống nhận diện khuôn mặt ở khắp mọi nơi, trong điện thoại chúng ta, thậm chí trong máy điều nhiệt và trong các camera quanh thành phố, nó ghi lại mọi thứ chúng ta làm từ một quảng cáo chúng thấy cho tới một cuộc biểu tình chúng ta tham gia. Chúng ở đây nhưng chúng ta không hiểu cách thức chúng làm việc và những hậu quả của nó. Ta thấy điều này quanh mình. Sự khó khăn ngay cả trong tưởng tượng hậu quả bởi những hành động hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta Năm ngoái, ở Anh, có một hội nghị nơi mọi người có thể bỏ phiếu để Anh rời khỏi EU hay ở lại EU, mà mọi người hay gọi là "Brexit". Chẳng bao lâu sau khi có kết quả một từ xuất hiện nhiều hơn cả là "Bregret" (Cười) để chỉ những người đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit thông qua biểu tình, mà không suy nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra. Và sự mất kết nối này là bằng chứng dễ thấy nhất. Ví dụ bạn ra ngoài uống một ly, sau đó quyết định thêm vài ly nữa cũng không sao. Bạn biết khi sáng thức dậy bạn sẽ cảm thấy rất tệ, nhưng bạn chỉ biện hộ rằng, "Tôi của tương lai mới sẽ phải đối mặt với việc đó" Nhưng vào sớm mai ấy, chúng ta biết bạn trong tương lai cũng chính là bạn. Cuối những năm 70, đầu những năm 80, khi tôi lớn lên ở Ấn Độ, tôi đã có một cảm giác rằng tương lai vừa cần được và có thể thực sự được vẽ ra. Tôi nhớ bố mẹ tôi đã lên kế hoạch cho những thứ đơn giản nhất. Khi họ muốn một chiếc điện thoại trong nhà, họ cần phải đặt hàng sau đó đợi gần năm năm để người ta lắp cho chúng tôi. (Cười) Sau đó nếu bố mẹ muốn gọi cho ông bà tôi đang sống ở thành phố khác hai người cần phải đăng kí "cuộc gọi đường dài", sau đó đợi tiếp, vài tiếng có khi là vài ngày. Có thể điện thoại sẽ đổ chuông bất ngờ lúc hai giờ sáng, tất cả chúng tôi nhảy ra khỏi giường và vây quanh cái điện thoại, la hét trong điện thoại, tám chuyện rôm rả lúc hai giờ sáng. Hôm nay, cảm giác những việc đó diễn ra quá nhanh nhanh tới nỗi mọi thứ trở nên quá khó khăn để chúng ta tự đặt mình vào vị trí đó. Đó hoàn toàn là cảm giác lo lắng, vì thế, chúng ta để tương lai tự nhiên xuất hiện. Chúng ta không liên lạc với "ta" của tương lai. Ta coi mình ở tương lai như một kẻ xa lạ, và tương lai như một miền đất lạ. Không phải miền đất lạ, nó đang hiện hình ngay phía trước chúng ta, tiếp tục được hình thành bởi hành động của chúng ta Chúng ta là tương lai đó, vì thế tôi tin đấu tranh cho tương lai chúng ta muốn là điều khẩn cấp và quan trọng hơn bao giờ hết. Ta đã học hỏi từ công việc rằng một trong những phương tiện quyền lực nhất để tạo ra sự thay đổi là khi con người có những trải nghiệm trực tiếp, hữu hình và đầy cảm xúc về một vài hậu quả sau này từ những hành động hôm nay của họ. Hồi đầu năm, chính phủ Ả Rập Thống Nhất đã mời chúng tôi giúp họ lên kế hoạch về năng lượng cho đất nước đến năm 2050. Dựa vào dữ diệu của chính phủ, chúng tôi tạo nên mô hình thành phố rộng lớn này, và hinh dung được nhiều tương lai khả thi từ mô hình này. Tôi đã rất phấn khích tham gia vào một nhóm quan chức chính phủ và các thành viên của các công ty năng lượng có liên quan đến một mô hình tương lai bền vững, một thành viên ở đó đã nói với tôi thế này, "Tôi không thể nghĩ rằng tương lai con người sẽ không còn lái xe mà bắt đầu sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Sau đó anh ấy còn nói, "Tôi không có cách nào để bảo con trai mình đừng lái xe nữa." Nhưng chúng tôi đã chuẩn bị cho phản ứng này. Trong phòng thí nghiệm hóa học ở Ấn Độ, cùng với các nhà khoa học, chúng tôi đã tạo ra những mẫu gần giống với không khí của năm 2030 nếu hành vi của chúng ta không thay đổi. Vì vậy tôi đưa nhóm đi bộ qua vật này nó thải ra hơi nước từ các mẫu không khí trên. Chỉ một luồng khí ô nhiễm của năm 2030 đã đạt tới mức chưa dữ liệu nào ghi lại được. Đây không phải là tương lai ta muốn để lại cho con cháu mình. Ngày hôm sau, chính phủ đã có một thông báo quan trọng. Chính phủ có thể sẽ đầu tư hàng tỉ đô la vào lĩnh vực tái chế. Không biết quyết định này có liên quan gì đến mô hình tương lai của chúng tôi không, nhưng chúng ta biết họ đã đổi chính sách năng lượng để hạn chế những rủi ro. Trong khi không khí từ tương lai hữu hình và có ảnh hưởng, quỹ đạo từ hiện tại đến tương lai lại không rõ ràng như vậy. Ngay cả khi một công nghệ được phát triển với những ý tưởng đột phá giây phút nó rời khỏi phòng thí nghiệm và đi vào thực tiễn nó chịu tác động ngoài sự kiểm soát của người tạo ra nó. Trong một dự án cụ thể, chúng tôi đã nghiên cứu về bộ gen : công nghệ tập hợp và sử dụng gen người dùng để tạo ra thuốc cho từng cá nhân. Chúng tôi đã hỏi rằng: Có những hậu quả không lường trước nào trong việc liên kết gen của chúng ta đến sự chăm sóc sức khỏe Để tìm hiểu câu hỏi kĩ hơn, chúng tôi đã tạo ra phiên tòa giả định và mang nó vào thực tế qua 31 bằng chứng thủ công kỹ lưỡng. Cho nên chúng tôi đã xây một trung tâm về gen bất hợp pháp, vườn ươn CO2 tự chế, thậm chí mua chuột đông lạnh trên eBay. Và bây giờ hãy đến tương lai mà phiên tòa đang diễn ra, và gặp bị cáo, Arnold Mann. Arnold đang bị truy tố bởi công ty công nghệ sinh học quốc tế khổng lồ tên là Dynamic Genetics, vì họ có chứng cứ cho rằng Arnold đã cấy vật chất di truyền do công ty phát minh vào cơ thể mình. Làm thế nào để Arnold làm vậy? Mọi thứ bắt đầu khi Arnold được yêu cầu nộp một mẫu nước bọt trong bộ kit đến NHI dịch vụ bảo hiểm sức khỏe quốc gia của Anh, Khi Arnold nhận được hóa đơn bảo hiểm, anh ấy sốc và sợ hãi khi thấy các khoản phí bay thẳng lên nóc nhà, vượt ngoài thứ anh hay gia đình mình có thể chi trả. Một thuật toán đã quét dữ liệu gen của anh ấy, và thấy nguy cơ về căn bệnh mãn tính tiềm ẩn trong DNA. Và vậy nên Arnold bắt đầu phải chi trả cho các chi phí tương lai cho một căn bệnh tương lai đến từ ngày hôm nay. Trong khoảnh khắc hoảng loạn đó, Arnold đi lang thang trượt vào bóng tối của những phòng khám bất hợp pháp để điều trị một phương pháp biến đổi DNA của anh ấy để thuật toán không thể quét thấy mối nguy hiểm nữa, và anh ấy có thể chi trả phí bảo hiểm cho mình trở lại. Nhưng Arnold bị bắt giữ. Và thủ tục tố tụng vụ án giữa Dynamic Genetics và Mann bắt đầu. Để mang lại tương lai như vậy, điều quan trọng là con người có thể thực sự chạm đến nó, thấy và cảm nhận được nó, vì ngay lập tức, điều này thôi thúc con người hỏi những câu hỏi đúng, câu hỏi như Có ý nghĩa gì khi sống trong một thế giới nơi tôi bị phán xét về gen di truyền? Hay: ai sẽ làm chủ dữ liệu gen di truyền của tôi? và họ sẽ làm gì với nó? Nếu điều này bạn cảm thấy hơi xa vời ngày nay, một dự luật ít được biết đến được quốc hội Mỹ thông qua gọi là HR 1313, Chương trình đảm bảo sức khỏe cho người lao động Dự luật này để sửa đổi Luật không phân biệt thông tin di truyền nổi tiếng với tên GINA, và cho phép người tuyển dụng hỏi lịch sử điều trị bệnh gia đình và dữ liệu gen di truyền với tất cả người ứng tuyển ngay từ đầu. Ai từ chối sẽ bị phạt nặng. Những câu chuyện tôi trình bày tới giờ, dù là máy may tự lái hay tội phạm di truyền thì đều mô tả những vấn đề của tương lai với mục đích giúp chúng ta tránh chúng. Nhưng điều không thể tránh thì sao? Ngày nay, đặc biệt với biến đổi khí hậu, có vẻ như chúng ta đang đâm đầu vào rắc rối Và điều chúng ta muốn làm giờ đây là chuẩn bị cho tương ai đó bằng cách phát triển công cụ và thái độ để giúp chúng ta tìm ra hy vọng mà có thể truyền cảm hứng hành động. Hiện tại, chúng tôi đang chạy thử nghiệm ở studio Mọi việc đang trong tiến trình. Dựa vào những dữ liệu khí hậu, chúng tôi khám phá tương lai nơi phương tây chuyển từ dư dả sang khan hiếm. Tưởng tượng sống ở những thành phố tương lai lụt lội thường xuyên sẽ có lúc không có thức ăn nền kinh tế bất ổn các chuỗi cung ứng bị phá vỡ. Chúng ta có thể làm gì để không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng trên thế giới? Chúng ta có thể ăn gì? Để thực sự bước vào những câu hỏi đó chúng tôi xây dựng một căn phòng ở London năm 2050 Nó giống như một viên nhộng thời gian chúng tôi lấy từ tương lai. Chúng tôi tạo ra ở mực tối thiếu. Mọi thứ chúng tôi yêu đặt trong nhà, như TV màn hình phẳng, tủ lạnh kết nối internet và đồ nội thất thủ công tất cả phải ra đi. Và ở vị trí của nó, chúng tôi xây dựng máy tính thực phẩm từ vật liệu bị bỏ hoang, được trục vớt và được sử dụng lại, biến rác thải hôm nay thành bữa tối ngày mai. Ví dụ, chúng tôi vừa hoàn thành việc xây dựng máy phun sương đầu tiên hoàn toàn tự động. Nó sử dụng kỹ thuật của sương mù - Vì vậy, sương mù như chất dinh dưỡng, thậm chí không có nước hay đất - để phát triển nhanh chóng. Hiện tại, chúng tôi đã trồng cà chua thành công. Nhưng sẽ cần nhiều đồ ăn hơn thứ có thể lớn lên ở phòng nhỏ này Vậy còn thứ gì có thể tạo thức ăn từ thành phố? Côn trùng? Chim bồ câu? Cáo? Trước đó, chúng tôi đã mang về không khí từ tương lai. Lần này chúng tôi mang toàn bộ căn phòng từ tương lai, một căn phòng đầy hy vọng, công cụ và chiến thuật để tạo ra hành động tích cực trong điều kiện không cho phép. Dành thời gian trong phòng này, căn phòng có thể là nhà tương lai của ta, hậu quả của biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực ngay lập tức và hữu hình hơn nhiều. Những gì chúng ta đang học thông qua thí nghiệm và thực hành và những người chúng ta tham dự là tạo ra những trải nghiệm cụ thể có thể kết nối giữa hôm nay và ngày mai. Bằng cách đặt bản thân vào tương lai khác nhau có thể xảy ra, bằng cách cởi mở và sẵn sàng để nắm lấy sự không chắc chắn và khó chịu mà nó có thể mang lại, chúng ta có cơ hội để tưởng tượng những khả năng mới. Chúng ta có thể thấy tương lai lạc quan; thấy những con đường phía trước; có thể biến hy vọng thành hành động. Nó có nghĩa là chúng ta có cơ hội để thay đổi hướng, một cơ hội để tiếng nói được lắng nghe, một cơ hội để chính chúng ta viết lên tương lai chúng ta muốn Thế giới khác là điều khả thi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Năm 1987, hàng chục ngàn người đổ về Ả Rập Saudi cho cuộc hành hương Haji hàng năm. Tuy nhưng lễ hội ấy đã khơi mào cho một cuộc khủng hoảng về sức khỏe: chỉ vài ngày sau cuộc hành hương, hơn 2.000 ca viêm màng não bùng phát, lan khắp Ả Rập Saudi và sau đó là cả thế giới. Sự bùng phát dữ dội đến mức được cho là tạo ra một đại dịch viêm màng não lây nhiễm cho hàng chục ngàn người trên toàn thế giới. Viêm màng não là hiện tượng viêm của màng não, vốn gồm ba lớp chịu trách nhiệm bảo vệ não và tủy sống. Điều làm viêm màng não rất nguy hiểm so với những bệnh khác là tốc độ nó tấn công cơ thể người bệnh. Trường hợp xấu nhất, cái chết sẽ đến chỉ trong một ngày. May thay, điều đó hiếm khi xảy ra khi bệnh nhân được điều trị y tế từ sớm. Bệnh có ba nguyên nhân chính: nấm, virus và vi khuẩn là tác nhân nguy hiểm nhất, cũng là tâm điểm của bài học này. Mọi người thường nhiễm khuẩn do hít phải những giọt chất nhầy và nước bọt trong không khí từ người bị nhiễm khi họ hắt xì hoặc ho. Bệnh cũng lây lan qua hôn, hút thuốc chung, dùng chung bàn chải và đồ cá nhân. Vài người có thể bị nhiễm và mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh, điều có thể khiến căn bệnh lan rất nhanh cho người khác. Khi vi khuẩn xâm nhập vào mũi, miệng và họng, chúng xuyên qua niêm mạc và vào thẳng mạch máu. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập nhanh mô của cơ thể - bao gồm màng gọi là hàng rào máu não. Màng này được tạo thành từ mạng lưới các tế bào giúp ngăn cách mạch máu và não, ngăn chặn mọi thứ xâm nhập trừ một số phân tử đặc biệt, như nước và vài phân tử khí khác. Bằng cách mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu, vi khuẩn viêm màng não có thể đánh lừa hàng rào này và xâm nhập. Bên trong não, vi khuẩn nhanh chóng gây viêm màng não, tạo hiện tượng viêm khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức cần thiết, gây triệu chứng sốt và đau đầu dữ dội. Khi sự phù nề màng não tiến triển xấu, sẽ có hiện tượng cổ gượng. Sự trương phồng não gây rối loạn chức năng cơ bản - gây các triệu chứng như mất thính lực và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Khi áp suất trong sọ tăng lên, nó khiến bệnh nhân lơ mơ -- một trong các dấu hiệu đặc hiệu của bệnh. Vài giờ sau, vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và bắt đầu giải phóng độc tố, dẫn đến nhiễm trùng máu, hay còn gọi là nhiễm độc máu. Chất này gây vỡ mạch máu, máu tràn ra và tạo thành cấu trúc trông như ban đỏ, và hình thành những vết bầm lớn dưới da. Cùng lúc, độc tố phân hủy oxy trong máu, làm giảm oxy đến các cơ quan quan trọng như phổi và thận, khiến các cơ quan có khả năng dừng hoạt động-- đồng thời, làm tăng nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng. Tất cả nghe thật đáng sợ, nhưng bác sĩ rất giỏi trong việc điều trị, ở người lớn, bệnh nhân được phát hiện sớm có thể nhanh chóng giảm nguy cơ tử vong Càng điều trị chậm trễ, nguy cơ để lại di chứng càng cao. Khi sự giảm oxy dẫn đến sự chết tế bào ở bộ phận ở xa của cơ thể-- như ngón tay, ngón chân, tay và chân-- khả năng cao là phải cắt cụt chi. Và nếu độc tố vi khuẩn tích tụ trong não và gây ra chết tế bào, viêm màng não có thể gây tổn thương não lâu dài và mất trí nhớ. Nên việc chữa trị khẩn cấp, hay hơn hết, sự phòng ngừa là rất quan trọng. Đó là lí do nhiều quốc gia có vắc-xin phòng ngừa thể bệnh nguy hiểm nhất này. Chúng thường được tiêm cho đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người có miễn dịch yếu, hay những người tụ tập thành đám đông, có nguy cơ bùng phát dịch cao. Hơn nữa, viêm màng não rất phổ biến tại những vùng được gọi là vành đai viêm màng não ở châu Phi dù các ca bệnh vẫn xảy ra toàn thế giới. Nếu thấy mình hay người thân có dấu hiệu viêm màng não, hãy đến bác sĩ sớm nhất có thể, hành động sớm có thể cứu được mạng sống. Tôi là Katrina Spade, gia đình tôi làm trong ngành y tế nên việc nói chuyện về những cái chết và chết chóc đã thành thường lệ nơi bàn ăn. Nhưng tôi không giống các thành viên khác trong gia đình sau này đều học y. Thay vào đó, tôi tới trường kiến trúc để học cách thiết kế. Ở đó, tôi bắt đầu tò mò về việc chuyện gì sẽ xảy ra với thể xác tôi sau khi tôi chết. Những người thân thương với tôi sẽ phải làm gì ? Thế nên nếu sự tồn tại và việc đạo đức của bạn không khiến bạn buồn lòng, thì những thủ tục tang lễ hiện nay sẽ làm điều đó. Ngày nay, gần như 50% người Mỹ chọn việc chôn cất truyền thống. Chôn cất truyền thống bắt đầu với ướp xác, khi các nhân viên nhà tang lễ rút hết dịch cơ thể và thế vào bằng dung dịch giúp lưu giữ xác, giúp chúng gần như sáng lên. Sau đó, hẳn các bạn đã biết, những cái xác sẽ được cho vào quan tài chôn dưới một cái mộ vuông vức trong nghĩa trang. Người ta nói, trong các nghĩa trang của Mỹ ta chôn đủ số kim loại có thể xây thêm một cái cầu Golden Gate, đủ gỗ để xây 1800 nhà cho một gia đình, và chất đầy dung dịch lưu giữ chứa formaldehyde đủ làm đầy 8 cái bể bơi cho Thế Vận hội. Hơn thế, các nghĩa trang trên thế giới cũng bắt đầu đạt ngưỡng sức chứa của mình. Thành ra, cũng chẳng phải kinh tế lắm khi bán đất cho ai đó vĩnh viễn. (Cười) Ý tưởng của ai thế nhỉ? Ở vài nơi, bạn không thể mua đất chôn dù có bao nhiêu tiền. Thế là tỷ lệ hỏa táng tăng cao. Năm 1950, nếu bạn gợi ý cho bà mình hỏa táng sau khi chết, chắc chắn bạn sẽ bị đá ra khỏi gia phả. Nhưng ngày nay, gần nửa nước Mỹ chọn hỏa táng, thấy nó đơn giản, giá rẻ và hợp sinh hóa hơn. Tôi từng nghĩ hỏa táng là một dạng sắp đặt hợp lý, nhưng thử nghĩ thêm một chút. Hỏa táng hủy diệt tiềm năng ta có để trả ơn cho Trái Đất sau khi ta chết. Nó sử dụng một quy trình tốn điện năng để biến thân xác thành tro, độc hại không khí và tham gia vào biến đổi khí hậu. Thống kê cho biết, hỏa táng tại Mỹ thải ra con số đáng kinh ngạc - 600 triệu pound lượng khí CO2 vào khí quyển mỗi năm. Đó là sự thực đau buồn khi việc cuối cùng mà hầu hết chúng ta làm cho Trái Đất là đầu độc nó. Như thể việc ta sáng tạo, chấp nhận rồi từ chối cái chết quay lại nguyên trạng, tách biệt ta với thiên nhiên hết mức có thể. Phương thức ma chay của ta được thiết kế để cướp đi quá trình tự nhiên xảy ra với thân xác ta sau khi chết. Nói cách khách, chúng ngăn chặn bản thân khỏi việc phân hủy. Nhưng thật ra thiên nhiên cực kỳ, cực kỳ tài tình với cái chết. Ta đã từng thấy rồi. Khi các cá thể hữu cơ chết trong tự nhiên, vi khuẩn và vi sinh vật phân hủy chúng thành các lớp đất giàu dinh dưỡng, hoàn thành vòng tròn sự sống. Trong tự nhiên, cái chết tạo ra sự sống. Hồi còn ở trường kiến trúc, khi nghĩ về điều này, tôi bắt đầu có kế hoạch thiết kế lại việc chăm sóc cái chết. Liệu tôi có thể xây dựng một hệ thống có lợi cho Trái Đất và coi thiên nhiên như một người dẫn đường chứ không phải là nỗi sợ hãi? Thứ gì đó dịu dàng với Trái Đất hơn? Dù sao hành tinh này đã giúp đỡ cơ thể sống của ta cả cuộc đời. Và trong khi tôi đang rối ren với ý tưởng trên khắp tấm bảng làm việc, điện thoại rung lên. Người bạn tôi, Kate gọi. Cô ấy kiểu "Ê, cậu biết tin về mấy người nông dân đang ủ xác cả con bò không?" Tôi thì, "Ồ." (Cười) Hóa ra những người nông dân trong ngành nông nghiệp đã luyện tập kĩ năng ủ phân vật nuôi hàng chục năm. Việc ủ phân vật nuôi này xảy ra khi ta đặt một con vật nhiều khí ni-tơ và phủ lấy nó bằng vật liệu ủ nhiều các-bon. Quá trình này rất háo khí, cần sự có mặt của ô-xy, và rất nhiều độ ẩm. Ở dạng cơ bản nhất, cả con bò sẽ bị phủ bởi vài feet vụn gỗ, thứ nhiều các-bon, và để ngoài không khí, để gió cung cấp ô-xy và mưa để có thêm độ ẩm. Để khoảng 9 tháng, những thứ còn lại là phân bón giàu dinh dưỡng. Da thịt đã bị phân hủy hoàn toàn, thậm chí cả xương. Tôi biết. (Cười) Chắc chắn tôi sẽ gọi bản thân là một kẻ mọt sách về phân hủy, nhưng tôi không hề, chắc chắn không phải khoa học gia, và các bạn có thể thấy rõ điều đó khi thấy tôi gọi quá trình ủ phân "nhiệm màu". (Cười) Đơn giản hơn, thứ con người ta có thể làm chính là tạo điều kiện cho môi trường hoàn thành việc của nó. Đối ngược với xà phòng chống vi khuẩn. Thay vì chống lại chúng, ta mời gọi vi khuẩn và vi sinh vật một cách thân thiện. Những sinh vật nhỏ bé, tuyệt vời này sẽ bẻ nhỏ các phân tử thành các nguyên tử và phân tử nhỏ hơn, những thứ sau này hợp lại thành các phân tử mới. Như vậy, con bò đã được chuyển hóa. Nó không còn là con bò nữa. Nó được tái sinh thành tự nhiên. Thấy không? Thần kỳ. Bạn có thể tưởng tượng ra chiếc bóng đèn sáng lên trên đầu tôi sau khi tôi nhận cuộc gọi ấy. Tôi bắt đầu thiết kế một hệ thống dựa trên nguyên lý ủ phân vật nuôi sẽ giúp con người chuyển hóa thành đất mẹ. Sau 5 năm, dự án này phát triển hơn tôi từng tưởng rất nhiều. Chúng tôi đã tạo ra một mô hình thành thị có thể đo đếm, tái tạo, không lợi nhuận dựa trên khoa học về ủ phân xác động vật có thể biến con người thành đất. Chúng tôi hợp tác và cộng tác với các chuyên gia về khoa học đất, phân hủy, các biện pháp chăm sóc cái chết, luật và kiến trúc. Chúng tôi gây quỹ từ các tổ chức và cá nhân để thiết kế mẫu thử nghiệm cho hệ thống này, và 10 ngàn người trên khắp thế giới muốn được tiếp cận lựa chọn này. OK. Trong vài năm tới, mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một cơ sở ủ xác người ngay tại thành phố Seattle. (Vỗ tay) Nghĩ mà xem, một phần công viên công cộng, một phần mái nhà tang lễ, một phần là nơi tưởng niệm cho những người thân yêu, một nơi ta có thể tái liên kết với các vòng tròn tự nhiên và đối xử với thân xác ta bằng sự tôn trọng và dịu dàng. Cơ sở vật chất rất đơn giản. Trong một lõi dựng thẳng, cơ thể và vụn gỗ cùng trải qua quá trình phân hủy tự nhiên gia tốc, hoặc ủ, và biến đổi thành đất. Khi ai đó chết, cơ thể của họ được chuyển vào cơ sở ủ xác. Sau khi bọc người chết bằng tấm vải liệm, gia đình và bạn bè có thể mang người nọ đặt vào trên lõi, nơi chứa hệ thống phân hủy tự nhiên. Trong lúc làm lễ đặt, họ nhẹ nhàng đặt thân thể người nọ vào trong lõi và phủ lên bằng vụn gỗ. Điều này bắt đầu quá trình chuyển hóa nhẹ nhàng từ con người trở thành đất. Vài tuần sau, thân thể phân hủy theo tự nhiên. Vi khuẩn và vi sinh vật bẻ nhỏ cacbon, rồi tới protein để tạo ra hợp chất mới, đất màu mỡ giàu dinh dưỡng. Loại đất này được dùng để nuôi trồng sự sống mới. Cuối cùng, có khi bạn sẽ trở thành một cây chanh. (Vỗ tay) Đúng vậy, cảm ơn. (Vỗ tay) Có ai đang nghĩ đến bánh nướng chanh quất không? (Cười) Một giọt chanh? Hay cái gì nặng vị hơn? Vậy là ngoài việc tạo nơi đặt lõi chính, các tòa nhà khác sẽ hỗ trợ quá trình thăm viếng khi tạo ra các không gian cho dịch vụ tưởng niệm và lên kế hoạch cái chết. Tiềm năng tái mục đích là rất lớn. Các nhà thờ cũ hay các nhà kho công nghiệp đều có thể trở thành chỗ để ta tạo ra đất đai và tôn vinh sự sống. Chúng tôi muốn lấy lại những giá trị đã phai nhạt qua hàng trăm năm vì tỷ lệ hỏa táng tăng cao trong khi các mối quan hệ tinh thần giảm xuống. Cơ sở tại Seattle của chúng tôi sẽ là hình mẫu cho những nơi như vậy trên toàn thế giới. Chúng tôi đã nghe về các cộng đồng ở Nam Phi, Úc, Anh, Canada và hơn thế nữa. Chúng tôi đang thiết kế một bộ công cụ giúp mọi người thiết kế và xây dựng các cơ sở có chứa các kĩ thuật đặc biệt này và các hoạt động được cho phép. Chúng tôi muốn giúp các cá nhân, tổ chức và ở đâu đó, các thành phố tự trị thiết kế cùng xây dựng các cơ sở trong chính thành phố của họ. Chúng tôi mong mọi người tại những nơi ấy sẽ nhìn và cảm nhận hoàn toàn khác biệt dù với cùng một hệ thống bên trong. Thực sự, những cơ sở này được thiết kế dành riêng cho những nơi chúng xây dựng và cộng đồng mà chúng phục vụ. Một mong muốn nữa, đó là đội ngũ nhân viên có thể trực tiếp hỗ trợ và giúp đỡ gia đình chăm sóc, chuẩn bị cho thể xác người đã khuất. Chúng ta đang bỏ đi những hủ tục gây hoang mang và buồn bực, để tạo ra một hệ thống đẹp đẽ, ý nghĩa, và công khai. Việc tiếp cận với biện pháp chăm sóc cái chết sinh học là quyền con người. Các bạn biết câu thành ngữ, Ủ được vật, ủ được người chứ? (Cười) Hóa ra lại đúng vậy. Từ năm 2014, chúng tôi đã chạy chương trình thử nghiệm tại các ngọn đồi ở Bắc Carolina với Ban Khám nghiệm Nhân học trường Đại học Tây Carolina. 6 thân thể hiến tặng đã được phủ vụn gỗ, lấy ô-xy từ gió, vi khuẩn và vi sinh vật chăm chỉ làm việc. Chương trình thử nghiệm này cho phép chúng tôi chứng minh rằng việc nhận nguồn năng lượng to lớn từ việc phân hủy tự nhiên xác người thành đất là có thể xảy ra, và chúng tôi cũng đang làm việc với vài trường đại học khác nữa. Các nhà khoa học đất tại Đại học bang Washington, các học sinh tốt nghiệp đang cố phân hủy răng bằng hỗn hống để ta có thể hiểu được chuyện xảy ra với thủy ngân. Tiếp tới, chúng tôi sẽ bắt đầu thí nghiệm để quan sát xem điều gì xảy ra với các loại thuốc và dược hóa sinh trong quá trình ủ, liệu những chất bổ sung này có cần thiết không. Nhân tiện đây, quá trình ủ tạo ra một nguồn nhiệt rất lớn, đặc biệt là với kỹ thuật ủ chúng tôi đang sử dụng. Một tuần trước khi chúng tôi bắt đầu ủ thân thể hiến tặng thứ 5, nhiệt độ bên trong khối vụn gỗ đã lên tới 158 độ F. Tưởng tượng sử dụng nguồn nhiệt ấy để tạo ra năng lượng hoặc giữ ấm cho những ngày đông buồn. Cuộc cách mạng chăm sóc cái chết đã bắt đầu. Thực là một thời điểm tuyệt vời để sống. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi nhớ lần đầu biết rằng Mình sẽ diễn thuyết tại hội thảo Ted. Tôi chạy qua phòng ăn đến một lớp tôi dạy báo tin với học sinh mình "Đoán xem,mấy đứa?" Cô được mời nói chuyện tại Ted. Phản ứng thì đã không như tôi mong đợi. Cả phòng đều im lặng. " Một bài Ted á? Như cái cô bắt tụi em xem về sự kiên trì? hay điều mà nhà khoa học đã làm thật tuyệt với rô-bốt?" Muhammad hỏi. "Nhưng cô Coach, họ thực sự có quyền thế và thông minh." (cười) "Cô biết điều đó." "Nhưng cô Coach, tại sao cô diễn thuyết? Cô ghét việc đó mà." "Đúng", tôi thừa nhận, "Nhưng quan trọng là cô nói về chúng ta, về những cuộc hành trình cùa em, về chuyến đi của cô. Mọi người cần biết." Các học sinh ở trường cho trẻ tị nạn mà tôi lập ra quyết định kết thúc với lời khích lệ. "Tuyệt! Thử mới biết, cô Coach" (cười) 65.3 triệu người buộc phải chuyển đi khỏi nhà của họ vì nạn khủng bố Số lượng lớn nhất là 11 triệu người từ Syria. 33,952 người bỏ chạy khòi nhà mỗi ngày. Phần lớn họ vẫn ở trong các trại tị nạn, Mà điều kiện sống rất tệ. Chúng ta đang tiếp tay cho sự suy thoái của con người. Chúng ta chưa hề có con số lớn này. Đây là số người tị nạn lớn nhất kể từ thế chiến thứ hai. Bây giờ, bạn sẽ biết tại sao vấn đề này quan trọng với tôi. Tôi là dân Ả Rập nhập cư. Tôi theo đạo Hồi. Tôi có 12 năm làm việc với người tị nạn. À tôi cũng là người đồng tính. Điều giúp tôi được yêu mến ngày nay. (cười) Nhưng tôi là con gái một người tị nạn. Bà tôi rời Syria năm 1964 khi chế độ Assad đầu tiên. Lúc khăn gói ra đi bà đã mang bầu ba tháng, đèo năm đứa con và lái xe đến chỗ người láng giềng ở Jordan, không biết tương lai thế nào với bà và gia đình. Ông tôi quyết định ở lại, không tin mọi chuyện quá tệ. Ông theo bà một tháng sau khi anh em ông bị tra tấn và chính phủ đã chiếm giữ nhà máy của ông. Họ dựng lại cuộc sống từ hai bàn tay trắng và cuối cùng thành những công dân Jordan giàu có độc lập. Tôi chào đời ở Jordan 11 năm sau. Việc chúng tôi biết lịch sử của mình rất quan trọng với bà tôi cả về chuyến đi ấy. Bà cho tôi thăm trại tị nạn lúc lên tám. Tôi không hiểu lý do. Tôi không hiểu sao nó quan trọng với bà đến độ chúng tôi phải tới. Tôi nhớ mình đã nắm tay bà, bước tới trại, bà nói,"Ra chơi cùng lũ trẻ," Lúc bà thăm người phụ nữ trong trại. Tôi không muốn. Lũ trẻ đó không giống tôi. Chúng nghèo. Chúng sống trong trại. Tôi đã từ chối. Bà quỳ xuống bên tôi và nhắc lại, "Đi. Và đừng quay lại cho tới khi con đã chơi. Chớ nghĩ họ không xứng với con hay con không cần học gì từ họ." Tôi miễn cưỡng đi ra. Tôi chưa từng muốn làm bà thất vọng. Vài tiếng sau tôi trở lại, khi đã đá bóng với chúng Chúng tôi bước ra khỏi trại, Tôi hào hứng kể lại lúc đó và lũ trẻ thật tuyệt. "Haram" tôi nói tiếng Hy Lạp. "Tội nghiệp" "Tội ư" bà nói, dùng nghĩa khác của từ, là mang tội. "Đừng tội nghiệp chúng, hãy tin vào chúng." Khi tôi chuyển đến Mỹ Tôi mới nhận ra ảnh hưởng lời bà đã nói. Sau tốt nghiệp đại học, tôi nộp đơn được cấp tị nạn chính trị, Nhờ là thành viên một nhóm xã hội. Vài người có lẽ không biết, Nhưng ở vài nước bạn vẫn có thể bị tử hình vì là đồng tính. Tôi phải bỏ quyền công dân là người Jordan. Đó là quyết định khó khăn nhất tôi từng làm, không còn lựa chọn nào khác. Vấn đề là, Khi phải chọn giữa quê hương và sự sống, câu hỏi "Bạn đến từ đâu?" thật nặng nề. Một phụ nữ Syria tôi gặp gần đây tại trại tị nạn ở Hy Lạp nói về điều ấy rõ nhất, khi cô hồi tưởng chính lúc mình rời Aleppo. "Tôi nhìn ra cửa sổ và chả có gì. Toàn là gạch vụn. Không cửa hàng, đường phố, trường học Mọi thứ biến mất. Tôi đã ở trong căn hộ mình vài tháng, nghe tiếng bom rơi và nhìn người chết. Nhưng tôi đã luôn nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn, không ai có thể bắt tôi rời đi, không ai có thể bắt tôi rời xa nhà mình. Không hiểu sao buổi sáng đó khi nhìn ra ngoài, Tôi hiểu rằng nếu không đi, ba đứa con nhỏ sẽ chết. Vậy nên chúng tôi ra đi. Chúng tôi đi vì phải làm vậy, không vì muốn. Cô ấy nói, không có lựa chọn" Thật khó tin bạn thuộc nơi nào khi bạn không có nhà, khi tổ quốc chối từ bạn vì sợ khủng bố, hay nơi bạn lớn lên bị phá hủy hoàn toàn. Tôi đã không cảm thấy mình có nhà. Tôi không còn là công dân Jordan, nhưng tôi cũng chả phải người Mỹ. Tôi cảm thấy cô đơn điều vẫn khó để diễn tả hôm nay. Sau đại học, tôi khao khát tìm chỗ ở. Tôi đến khắp các bang. Cuối cùng là ở Bắc Carolina. Những người tốt thương tôi giúp trả tiền thuê nhà Cho tôi một bữa ăn, đồ mặc vào buổi phỏng vấn mới. Điều đó càng làm tôi thấy cô đơn và bất lực hơn. Tới khi gặp cô Sarah, một tín đồ Báp-tít Nam Phương cho tôi chỗ ở và công việc, tôi bắt đầu tin vào chính mình. Sarah là chủ dãy quán ăn ở Bắc Carolina. vì sự giáo dục đặc quyền ở bảy trường danh tiếng tôi nghĩ cô ấy mời tôi làm quản lý nhà hàng. Nhưng tôi đã lầm. Tôi bắt đầu với việc rửa bát đĩa, cọ rửa nhà vệ sinh và nướng thịt. Tôi đã nhún mình và thấy được giá trị khi làm việc chăm chỉ. Nhưng quan trọng nhất thấy mình có ích, được yêu thương Tôi đón Giáng sinh với gia đình Sarah, Cùng nhau nhịn ăn ban ngày vào lễ Ramadan. Tôi rất lo lắng khi ra ngoài với Sarah dù dì cô cũng là tín đồ Báp-tít Nam Phương Tôi ngồi cạnh cô trên ghế Và bảo,"Sarah, cô biết tôi đồng tính mà" Điều cô trả lời làm tôi nhớ mãi. "Ổn mà, cưng. Đừng làm gái hư" (Cười) (Vỗ tay) Cuối cùng tôi đến Atlanta, cố tìm cho mình chỗ ở. Hành trình của tôi đổi khác ba năm sau, khi gặp nhóm trẻ tị nạn đá bóng bên ngoài. Tôi đã sai khi vào khu nhà này, Và thấy lũ trẻ chơi bóng ở ngoài. Chân đất và với quả bóng rách những tảng đá làm khung thành. Tôi xem chúng một tiếng đồng hồ, sau đó tôi đã mỉm cười. Những cậu bé làm tôi nhớ nhà. Chúng làm tôi nhớ con đường mình ở từng đá bóng đường phố Jordan với anh, em họ. Rồi tôi chơi cùng chúng. Chúng hơi hoài nghi về sự tham gia của tôi, vì chúng tin con gái không biết đá bóng. Nhưng rõ là tôi chơi được. Tôi hỏi chúng có chơi theo đội không. Không nhưng chúng rất muốn. tôi dần lôi kéo chúng, chúng tôi lập đội đầu tiên Lũ trẻ cho tôi bài học về người tị nạn, đói nghèo và lòng nhân đạo. Ba anh em từ Afghanistan Roohullah, Noorullah và Zabiullah chơi chính trong đội. Một hôm tôi tới muộn và sân cỏ không có ai. Tôi đã rất lo lắng. Đội tôi mê luyện tập. Bỏ tập không giống chúng chút nào. Tôi xuống xe thì hai nhóc chạy ra sau một cái thùng, vẫy tay điên cuồng. " Coach, Rooh bị đánh. Nó hoảng hốt lắm. Máu khắp nơi." "Ý em là sao? sao nó bị đánh?" "Mấy thằng xấu kéo đến đánh nó, Coach. Mọi người bỏ đi. Ai cũng sợ." Chúng tôi nhảy lên xe lái tới chỗ Rooh. Tôi gõ cữa và Noor ra mở. "Rooh đâu? cô phải nói chuyện xem nó ỗn không." "Trong phòng ấy, Coach. Nó không muốn ra ngoài" Tôi gõ cửa. "Rooh, ra đi. Cô muốn gặp em. Xem em có ổn không hoặc phải đi khám." Cậu bước ra. Một vết rạch lớn trên đầu, môi nứt toạc, người đang run rẩy. Tôi nhìn cậu, bảo mấy đứa trẻ gọi mẹ chúng, vì tôi phải đến bệnh viện với cậu bé. Chúng gọi mẹ. Bà ấy ra. Đứng phía sau tôi, bà thét lên bằng tiếng Ba Tư. Mấy cậu bé lăn ra cười. Tôi rất bối rối, vì chả có gì đáng cười. Chúng giải thích cho tôi điều cô ấy nói, "Con nói HLV là một phụ nữ đạo Hồi." Nhìn từ đằng sau, tôi cũng chả giống bà ấy. (Cười) Tôi quay lại, nói" tôi theo đạo Hồi". "Ašhadu ʾan lā ʾilāha ʾilla (A)llāh," vừa thuật lại một câu tuyên ngôn đức tin Bối rối, và đã chắc chắn hơn, cô ấy nhận ra điều này là thật, Dáng điệu người Mĩ với quần áo ngắn, không mạng che mặt, nhưng tôi thực sự là tín đồ Hồi giáo. Gia đình họ trốn khỏi phong trào sinh viên Hồi giáo. Hàng trăm người trong làng đã bị sát hại. Cha họ bị lừa tham gia phong trào này, trở lại sau vài tháng, vẫn cái vẻ bề ngoài của ông. Cả gia đình trốn sang Pakistan, và hai cậu con trai lớn, một 8 một 10 tuổi, phải dệt thảm 10 tiếng một ngày phụ giúp gia đình. Họ đã rất mừng khi biết được chấp nhận tái định cư ở Mĩ, trong 0.1 phần trăm số người may mắn được chấp nhận. Họ đã thành công lớn. Chuyện của họ không là duy nhất. Mọi gia đình tị nạn tôi từng làm việc với họ đều như vậy. Tôi tiếp xúc với những đứa trẻ đã từng thấy cảnh mẹ mình bị cưỡng hiếp, bố bị chặt tay. Một đứa trẻ thấy viên đạn găm vào đầu bà mình, vì bà từ chối quân phiến loạn biến nó thành lính trẻ. Những chuyến đi của họ đang ám ảnh. Nhưng tôi luôn thấy hy vọng, kiên trì, quyết tâm, niềm yêu đời và sự thấu hiểu khi xây dựng lại cuộc sống. Tôi ở lại nhà lũ trẻ một đêm, người mẹ về khi dọn xong 18 phòng khách sạn trong một ngày. Bà ấy ngồi xuống, Noor xoa chân bà, Bà ấy nói nó sẽ phụng dưỡng bà khi tốt nghiệp xong. Bà mỉm cười dù rất mệt. "Thượng đế nhân từ. Cuộc sống tốt. Chúng tôi may mắn khi ở đây." Hai năm trước, chúng tôi thấy thành kiến với người tị nạn leo thang. Điều này có trên toàn cầu. Con số vẫn gia tăng vì ta không thể làm gì để ngăn chặn và để dừng nó lại. Vấn đề không phải là chặn người tị nạn đến nước chúng ta. Vấn đề là không nên buộc họ rời chính nước của mình. (Vỗ tay) Xin lỗi. (Vỗ tay) Bao nhiêu sự đau khổ, Bao nhiêu đau khổ nữa chúng ta phải nhận? Bao nhiêu người buộc phải bỏ nhà đi trước khi chúng ta nói,"Đủ rồi! "? Một trăm triệu? Chúng ta không chỉ xấu hổ, đổ lỗi và khước từ họ vì những điều tàn bạo mà họ hoàn toàn không làm, Cách chúng ta đáp trả làm họ tổn thương, khi chúng ta chào đón họ vào nước mình. Chúng ta lấy đi lòng tự trọng của họ đối xử với họ như tội phạm. Tôi gặp một học sinh trong văn phòng cách đây vài tuần. Cô bé đến từ I-rắc. Em bật khóc nức nở. "Tại sao họ ghét chúng em?" "Ai ghét em?" "Mọi người, họ ghét vì chúng em là người tị nạn, vì bọn em theo đạo Hồi." Trước kia, tôi có thể đinh ninh với học sinh mình là đa số mọi người không ghét người tị nạn. Nhưng lần này tôi không thể. Tôi không thể giải thích vì sao ai đó đã cố xé khăn trùm của mẹ em khi họ đang mua đồ ở hiệu tạp hóa, hay tại sao cầu thủ đội bạn gọi em là tên khủng bố và bảo em xéo về nước mình. Tôi không thể khẳng định với em việc bố em hy sinh phần đời còn lại phục vụ trong quân đội Mĩ như một phiên dịch viên sẽ khiến em được nhận là công dân Mĩ hơn. Chúng ta chấp nhận rất it người tị nạn trên toàn cầu. Chúng ta tái định cư ít hơn 0.1 phần trăm. 0.1 phần trăm đó có lợi cho chúng ta hơn họ. "Tị nạn" được xem như một thứ bẩn thỉu một điều đáng xấu hổ.. Họ không có gì phải xấu hổ. Chúng ta thấy nhiều sự tiến bộ trong cuộc sống -- trừ lòng nhân ái. 65.3 triệu người phải bỏ nhà ra đi vì chiến tranh -- con số lớn nhất trong lịch sử. Chính chúng ta mới phải hổ thẹn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn chỉ cho các bạn một cách nhìn mới. Nó nghe có vẻ vĩ đại. Tôi rời khỏi Ireland sáng hôm qua Đi từ Dublin đến New York mà không cần ai đi kèm. Nhưng thiết kế của sân bay, máy bay, cổng ra vào chỉ cho bạn một chút tự lập khi bạn chỉ cao 105 và 0.5 cm. Với người Mỹ, 105.5 cm tương đương với 3'5''. Tôi được một tiếp viên hàng không đẩy đi quanh sân bay với một chiếc xe lăn. Giờ thì tôi không cần dùng xe lăn để đứng đây. Tuy nhiên, thiết kế của sân bay cùng với sự hạn chế của nó đối với một số người nó trở thành cách duy nhất giúp tôi di chuyển. Với chiếc túi giữa hai chân, tôi đi qua cửa kiểm tra an ninh và hải quan và cuối cùng cũng đến cửa lên máy bay. Tôi sử dụng dịch vụ hỗ trợ di chuyển ở sân bay vì hầu hết các cửa đều không được thiết kế dành cho tôi. Ví dụ như kiểm tra an ninh chẳng hạn Tôi không đủ khỏe để tự nhấc chiếc túi của mình từ dưới đất lên băng chuyền hành lý. Tầm mắt của tôi chỉ ngang với nó. và những người làm việc ở đó thì vì những lý do an toàn nên không thể giúp tôi hay làm gì cả. Thiết kế hạn kế sự tự do và tự chủ của tôi. Nhưng di chuyển với chiều cao này cũng không tệ lắm. Chỗ để chân vé tiết kiệm rộng như hạng thương gia vậy. (Cười lớn) Tôi hay quên rằng mình là một người nhỏ bé. Môi trường xung quanh thường nhắc nhở tôi về điều này. Sử dụng phòng tắm công cộng là một ký ức kinh khủng. Tôi bước vào phòng thay đồ nhưng không thể với tới nắm đấm cửa. Tôi sáng tạo và nhanh nhẹn. tự nhìn xung quanh và tìm một cái thùng để có thể đứng lên. Nó có an toàn không? Không hẳn Nó có sạch sẽ không? Tất nhiên là không luôn. Nhưng cách khác còn tệ hơn. Nếu không hiệu quả, tôi sử dụng điện thoại nó cho tôi thêm khoảng 4 đến 6 inches tầm với Và tôi kẹp iphone vào cửa để giữ nó luôn đóng. Tôi biết rằng đó không phải một ý tưởng mà Jony Ive nghĩ khi thiết kế iphone nhưng nó hiệu quả. Cách khác là tôi nhờ một người lạ xin lỗi chân thành và nhờ họ đứng ngoài phòng thay đồ. Họ đồng ý và tôi tỏ ra biết ơn dù cảm thấy rất ngại. và mong họ không để ý rằng tôi đã rời khỏi phòng tắm mà không rửa tay. Tôi luôn mang theo thuốc khử trùng vì bồn rửa tay, xà phòng và máy sấy tay luôn ngoài tầm với. Giờ thì có phòng được thiết kế đặc biệt. Ở đây, tôi có thể với đến tay nắm cửa, bồn rửa tay, xà phòng, máy sấy tay và gương. Nhưng tôi vẫn không thể sử dụng toilet. Nó được thiết kế cao hơn một cách có chủ tâm để người sử dụng xe lăn có thể di chuyển qua dễ dàng. Đây là một ý tưởng tuyệt vời và cần thiết nhưng trong thế giới thiết kế, khi chúng ta miêu tả một dự án hoặc ý tưởng mới là có thể với tới điều đó có nghĩa là gì? Nó được thiết kế dành cho ai? Và ai có nhu cầu bị bỏ qua? Ví dụ như phòng tắm chẳng hạn nơi mà thiết kế có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của tôi nhưng môi trường vật lý thì ảnh hưởng đến tôi theo một lẽ tự nhiên, bình thường như khi gọi một cốc cà phê vậy. Giờ thì tôi thú nhận là Tôi uống hơi nhiều cà phê Tôi gọi một ly skinny vanilla latte, nhưng không muốn sử dụng xi rô. Nhưng quán cà phê, cũng không được thiết kế tốt, ít nhất là cho tôi. Xếp hàng, tôi đứng sau quầy bánh Barista gọi người tiếp theo "Người tiếp theo" họ hét. Họ không nhìn thấy tôi. Người đứng sau tôi thì chỉ đến chỗ tôi đứng. và mọi người thấy ngại. Tôi gọi cà phê nhanh nhất có thể và đến chỗ lấy cà phê. Thử nghĩ một giây thôi, Họ sẽ để nó ở đâu nhỉ? Trên cao và không có nắp. Phải với lên để lấy cốc cà phê mà tôi đã trả tiền là một trải nghiệm đáng sợ kinh khủng. Thiết kế cũng ảnh hưởng đến trang phục mà tôi muốn mặc. Tôi muốn quần áo phải phản ánh con người tôi Khó mà tìm đồ ở gian quần áo trẻ em còn đồ dành cho người lớn thì phải sửa rất nhiều lần trước khi mặc Tôi muốn có những đôi giày thể hiện sự trưởng thành, chuyên nghiệp và nhạy cảm Tôi thường được giới thiệu những chiếc giày có màu sáng với dây quai Giờ thì tôi không hẳn là phản đối giày sáng màu lắm (Cười) Thiết kế cũng ảnh hưởng đến những thứ đơn giản, như là khi ngồi trên ghế, Tôi không thể ngồi xuống một cách duyên dáng, Với độ cao của cái ghế, Tôi phải bò bằng tay và đầu gối chỉ để ngồi lên được, trong khi lo ngại rằng nó có thể đổ bất cứ lúc nào Trong khi thiết kế ảnh hưởng đến tôi dù là cái ghế, phòng tắm, tiệm cà phê hay quần áo Tôi dựa vào sự tột bụng của người lạ. Nhưng không phải ai cũng tốt. Tôi được nhắc nhở rằng mình là một người nhỏ bé Khi một người lạ chỉ tay, nhìn chằm chằm, cười, gán cho tôi một cái tên, hay chụp hình tôi. Nó xảy ra gần như mỗi ngày Sự phát triển của phương tiện truyền thông cho tôi cơ hội và một nền móng để có tiếng nói với tư cách là một blogger và nhà hoạt động, nhưng nó cũng làm tôi lo lắng rằng tôi có thể trở thành một hình biếm họa hay một mối kích động lây lan không cần sự cho phép của tôi Vậy thì bây giờ làm mọi thứ rõ ràng nào. "Người lùn" là một từ không rõ ràng Nó phát triển từ kỉ nguyên của rạp xiếc và những chương trình lạ. PT Barnum's . Xã hội đã tiến hóa Ngôn ngữ cũng nên như vậy Ngôn ngữ là một công cụ đầy quyền năng. Nó không những đặt tên cho xã hội. Nó hình thành xã hội. Tôi thực sự rất tự hào khi là một người nhỏ bé thừa hưởng căn bệnh Achondroplasia. Nhưng tôi tự hào nhất vì là một Sinead. Achondroplasia là dạng phổ biến nhất của hội chứng lùn Achondroplasia có nghĩa là " không có sự hình thành của sụn". Achondroplasia thể hiện qua tứ chi ngắn và đặc điểm khuôn mặt của tôi Trán và mũi. Cánh tay tôi không thể duỗi hoàn toàn. Nhưng tôi có thể liếm vai mình tôi sẽ không cho bạn xem đâu. Acchondroplasia xảy ra với tỷ lệ 1 trên 20000 trường hợp. 80 phần trăm những người lùn là con những người có chiều cao trung bình Tức là ai cũng có thể có một đứa trẻ mắc phải achondroplasia. Nhưng, tôi thừa hưởng bệnh này từ cha tôi. Tôi sẽ cho các bạn xem một bức ảnh gia đình tôi Mẹ tôi có chiều cao trung bình, Cha tôi là một người nhỏ bé và tôi là đứa lớn nhất trong năm đứa trẻ. Tôi có ba em gái và một em trai. Chúng đều có chiều cao trung bình. Tôi thật sự rất may mắn khi được sinh ra trong một gia đình luôn trau dồi sự tò mò và bền bỉ của tôi. luôn bảo vệ tôi khỏi sự xấu xa và tảng lờ của người lạ dang tay ôm lấy tôi với sự phục hồi, sáng tạo và tự tin mà tôi cần đê tồn tại và điều khiển môi trường vật lý cũng như xã hội. Nếu tôi phải chỉ ra một lý do giải thích tại sao tôi thành công, thì đó là vì tôi đã và đang là một đứa trẻ được yêu thương, giờ, một đứa trẻ với sự chế nhạo và dèm pha, vẫn là đứa trẻ được yêu thương. Tôi muốn cho các bạn thấy rõ tôi là ai hôm nay Tôi muốn các bạn nhìn từ một góc độ mới. Tôi muốn thách thức ý nghĩ rằng thiết kế chỉ là một công cụ tạo ra công dụng và vẻ đẹp. Thiết kế có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người tất cả cuộc sống. Thiết kế là một cách để chúng ta cảm thấy mình thuộc về thế giới này, cũng là một cách để duy trì phẩm giá của một người và quyền con người của họ. Thiết kế cũng có thể làm tổn thương một nhóm người có nhu cầu mà không được quan tâm. Hôm nay, tôi muốn thách thức quan điểm của các bạn. Chúng ta không thiết kế cho ai? Làm sao để khuếch đại tiếng nói và kinh nghiệm của họ? Vậy bước tiếp theo là gì? Thiết kế là một đặc quyền to lớn, nhưng có một trách nhiệm lớn hơn. Tôi muốn các bạn mở rộng tầm mắt, Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) "Có những lần," Thomas Paine nói, "con người bị cám dỗ." Và bây giờ chúng ta đang bị cám dỗ. Đây là giờ phút định mệnh trong lịch sử của Phương Tây. Chúng ta chứng kiến những cuộc bầu cử và xã hội bị chia rẽ. Chúng ta chứng kiến sự lớn mạnh của chủ nghĩa cực đoan trong chính trị và tôn giáo, tất cả được nuôi dưỡng bởi sự lo âu, việc mất niềm tin và lo sợ, của thế giới đang thay đổi gần như nhanh hơn mức chúng ta có thể chịu đựng được, Và theo lý thuyết chắc chắn thì thế giới vẫn sẽ biến đổi nhanh hơn. Tôi có 1 người bạn ở Washington. Tôi hỏi người ấy, cái gì xảy ra ở Mỹ trong thời gian bầu cử tổng thống vừa qua? Người đó nói, "À, nó giống như người đàn ông ngồi trên boong tàu Titanic với ly whiskey trên tay và nói 'tôi biết tôi đã xin thêm đá-- (Cười) nhưng điều này rất buồn cười." Vậy có phải sẽ có điều gì đó chúng ta có thể làm, mỗi chúng ta, để có thể đối mặt với tương lai mà không sợ sệt? Tôi nghĩ là có. Và một cách là chấp nhận rằng để theo kịp văn hoá và thời đại đó là đặt câu hỏi: Con người tôn thờ cái gì? Người ta tôn thờ nhiều thứ lắm -- mặt trời, ngôi sao, giông tố. Có người thờ nhiều thần, có người thờ 1 thượng đế, có người không. Ở thế kỷ 19 và 20, người ta đã thờ quốc gia, thờ chủng tộc Aryan, thờ cộng sản. Chúng ta tôn thờ cái gì? Tôi nghĩ, các nhà nhân chủng học tương lai sẽ nhìn qua sách vở mà chúng ta đọc về rèn nhân cách, về tự định hướng, về lòng tự trọng. Họ nhìn cách chúng ta nghĩ về cái chết như là một sự thật cho mỗi người, cách chúng ta nói về chính trị như là vấn đề của quyền cá nhân, và họ nhìn những nghi thức mới trong tôn giáo mà chúng ta tạo ra. Bạn biết một tôn giáo nào đó phải không? Được gọi là "tự sướng". Tôi nghĩ họ sẽ rút ra kết luận cái mà ta tôn thờ trong thời đại này chính là "cái tôi". Thật tuyệt vời. Nó là sự giải phóng. Nó làm tăng sức mạnh. Nó tuyệt vời. Nhưng đừng quên rằng, theo sinh học, chúng ta là động vật có tính xã hội. Chúng ta đã trải qua hầu hết các thời kỳ lịch sử của mình trong những nhóm nhỏ. Chúng ta cần tương tác người với người ở đó ta học được nét đặc biệt của người khác và ở đó ta tạo ra được những giá trị tinh thần như tình bạn và sự thật và lòng trung thành và tình yêu những thứ đó đã cứu ta khỏi sự cô đơn. Khi ta có quá nhiều "cái tôi" và quá ít "cái chúng ta", chúng ta sẽ thấy mình rất dễ bị tổn thương, sợ sệt và cô đơn. Nó không phải ngẫu nhiên mà Sherry Turkle thuộc MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) đặt tên quyển sách của bà về ảnh hưởng của truyền thông xã hội "Cùng cô đơn". Tôi nghĩ cách đơn giản nhất để bảo vệ "cái tôi" tương lai của bạn là làm cho mạnh mẽ hơn "cái chúng ta" theo 3 chiều: "cái chúng ta" của quan hệ, "cái chúng ta" của bản chất và "cái chúng ta" của trách nhiệm. Trước hết, tôi xin nói về mối quan hệ. Và thứ lỗi cho tôi nếu tôi đi quá sâu vào đời tư. Ngày xửa ngày xưa, từ rất xa xưa, tôi là một sinh viên 20 tuổi đang theo triết học. Tôi học Nietzsche, Schopenhauer, Sartre và Camus. Tôi không thấy chắc chắn về bản thể luận và rất nghi ngại về thuyết hiện sinh. Thật khủng kiếp. (Cười) Tôi bị ám ảnh và rất khó chịu khi học, cho đến một ngày nọ tôi gặp, khi đi ngang qua sân, một cô gái có mọi tính chất mà tôi không có. Cô ấy như tỏa sáng. Cô toát ra niềm vui. Tôi biết được tên cô ấy là Elaine. Chúng tôi hẹn hò, nói chuyện. Chúng tôi cưới nhau. Và 47 năm sau, 3 đứa con và 8 đứa cháu, Tôi có thể nói chắc chắn rằng đó là quyết định tốt nhất của đời tôi, vì đó là những người không giống ta làm cho ta lớn lên. Và tôi nghĩ đó là lý do ta phải làm sự chọn lựa đó. Vấn đề với bộ lọc Google, bạn trên facebook và đọc tin tức qua mạng truyền thông có chọn lựa hơn là truyền thông đại chúng có nghĩa là chúng ta bị bao vây hầu như hoàn toàn bởi những người thích ta cách nhìn của họ, ý kiến của họ, thậm chí thành kiến của họ, thật ra rất giống ta. Và Cass Sunstein tại Harvard đã chỉ ra nếu ta chỉ quây quần với những người có cùng thế giới quan thì chúng ta sẽ trở nên cực đoan hơn. Tôi nghĩ ta cần thử vài lần chạm trán với những người không giống ta. Tôi nghĩ ta nên làm điều đó để nhận ra rằng chúng ta có thể không đồng ý với nhau và vẫn còn là bạn bè của nhau. Trong những lần đối đầu đó chúng ta phát hiện ra người không giống ta chỉ là những người, giống như ta. Sự thật là, mỗi lần ta giữ được tình bạn với một người không như ta, thuộc tầng lớp hay tín ngưỡng hay màu da của họ rất khác với ta, chúng ta hàn gắn một trong những vết đổ vỡ của thế giới bị thương tổn. Đó là "cái chúng ta" của mối quan hệ. Tiếp đến là "cái chúng ta" của bản chất. Cho tôi nói một giả thuyết. Bạn đến Washington chưa? Bạn đã xem các đài tưởng niệm chưa? Thật sự rất ấn tượng. Có đài tưởng niệm Lincoln: Bài diễn văn Gettysburg ở một bên, Bài diễn văn nhậm chức ở bên kia. Bạn đi đến đài tưởng niệm Jefferson, có những bài viết dài. Đài tưởng niệm Martin Luther King có hơn chục trích dẫn từ những bài diễn văn của ông ta. Tôi không nghĩ là ở Mỹ các bạn đọc các bài tưởng niệm đó. Bây giờ hãy đến những nơi tương tự như vậy ở quảng trường Nghị viện tại Luân đôn và bạn sẽ thấy đài tưởng niệm David Lloyd George có 3 chữ: David Lloyd George. (Cười) Đài tưởng niệm Nelson Mandela có 2 chữ. và của Churchill có 1 chữ: Churchill. (Cười) Tại sao có khác biệt? Tôi sẽ nói về khác biệt đó. Vì nước Mỹ từ khởi đầu là 1 quốc gia sóng gió sau đợt sóng di dân, vậy quốc gia đó phải xây dựng cho mình một bản chất được kể lại trong một câu chuyện được học ở trường, được đọc ở những đài tưởng niệm và được lặp lại trong những bài diễn văn nhậm chức tổng thống. Nước Anh cho đến gần đây vẫn không phải là 1 quốc gia có nhiều di dân, vậy coi như nước Anh đã xác định được bản chất của mình rồi. Bây giờ vấn đề là Hai sự việc đã xảy ra, mà nó không nên xảy ra cùng lúc. Trước hết là ở Phương Tây ta đã dừng nói về câu chuyện này về ta là ai và tại sao, thậm chí ở cả nước Mỹ. Và cùng lúc, sự di dân cao hơn bao giờ hết. Vậy khi bạn kể câu chuyện và bản chất của bạn mạnh mẽ, bạn có thể chào đón người nước ngoài, nhưng khi bạn dừng nói về câu chuyện đó, bản chất của bạn yếu đi và bạn cảm thấy bị đe dọa bởi người nước ngoài. Và thật là tệ. Tôi nói với bạn, người Do Thái thưa thớt và bị phân tán và đi biệt xứ 2000 năm. Họ không bao giờ mất bản chất. Tại sao? Vì ít nhất 1 năm 1 lần, ở lễ Vượt Qua, họ kể lại câu chuyện và họ dạy cho trẻ con câu chuyện đó và họ ăn bánh không men với nỗi buồn khổ và ăn rau đắng để nhớ lại thời nô lệ. Vậy họ không đánh mất bản chất. Tôi nghĩ cùng nhau, họ trở về để ôn lại câu chuyện của họ, họ là chúng tôi, nơi chúng tôi ra đi, với ý tưởng mà chúng tôi sống. Và nếu điều đó xảy ra, ta sẽ đủ mạnh mẽ để đón tiếp người nước ngoài và nói, "hãy đến và chia sẻ cuộc sống của chúng tôi, hãy cùng chia sẻ câu chuyện của chúng tôi, hãy chia sẻ khát vọng và giấc mơ." Đó là "cái chúng ta" về bản chất. Và cuối cùng, "cái chúng ta" về trách nhiệm. Bạn biết điều gì đó phải không? Thành ngữ yêu thích của tôi trong tất cả các nền chính trị, thành ngữ rất Mỹ, là: "chúng ta, nhân dân." Tại sao có "cái chúng ta nhân dân"? Vì điều đó nói rằng tất cả chúng ta chia sẻ với nhau về trách nhiệm cho tương lai chung của chúng ta. Và đó là cách mọi việc thực sự diễn ra và nên diễn ra như vậy. Có phải bạn để ý đến cách suy nghĩ ảo thuật đang kiểm soát các chính sách của ta? Cho nên tôi nói, điều chúng ta cần làm là bầu lãnh đạo mạnh mẽ này và người đó sẽ giải quyết mọi vấn đề cho chúng ta. Tin tôi đi, đó là cách suy nghĩ ảo thuật. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm rồi: dù là cánh hữu hay cánh tả, dù là tôn giáo cực đoan hay chống tôn giáo cực đoan, giấc mơ về thời hoàng kim của cánh hữu không bao giờ xảy ra, một xã hội không tưởng của cánh tả cũng chẳng bao giờ xuất hiện và dù là tôn giáo hay chống tôn giáo thì cũng có kết quả là cần có Chúa hay không cần Chúa để cứu chúng ta khỏi chính mình. Đó cũng là cách suy nghĩ ảo thuật, vì chỉ con người mới cứu con người khỏi chính mình chính là chúng ta tất cả chúng ta với nhau. Và khi chúng ta làm điều đó, khi chúng ta đi từ chính sách của "cái tôi" đến chính sách của "cái chúng ta" cùng nhau, thì chúng ta mới tìm ra những nét đẹp, những sự thật không cảm tính: một quốc gia hùng mạnh khi nó chăm sóc người yếu thế, quôc gia giàu có khi nó chăm lo cho người nghèo, quốc gia không thể bị đánh bại khi nó lo cho người dễ bị tổn thương. Đó là điều những quốc gia tuyệt vời đang làm. (Vỗ tay) Đây chỉ là ý kiên của tôi. Có thể nó làm thay đổi đời bạn, và nó có thể giúp bắt đầu thay đổi thế giới. Hãy tìm kiếm và thay đổi cách thức tác động lên dòng suy nghĩ của bạn, và dù ở đâu bạn gặp thế giới của "cái tôi", hãy thay thế nó bằng thế giới của "tha nhân". Thay vì ích kỷ, ta chọn bác ái thay vì cái tôi, ta chọn vì mọi người. Và nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy một sức mạnh về một trong những câu ấn tượng nhất trong kinh thánh. "Dù tôi đi qua thung lũng tối của tử thần, tôi cũng không hề lo sợ, vì Ngài luôn ở bên tôi." Chúng ta có thể đối mặt với tương lai mà không hề lo sợ miễn là chúng ta biết chúng ta sẽ không đối mặt một mình. Vậy để được một "cái tôi tương lai," chúng ta hãy cùng nhau làm mạnh mẽ lên "cái chúng ta tương lai." Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi yêu thích việc tạo ra các công cụ và chia sẻ với mọi người. Tôi nhớ khi còn nhỏ, dụng cụ đầu tiên tôi tạo ra là một chiếc kính hiển vi mà tôi đã tạo bằng cách lấy trộm tròng kính từ cặp kính của anh trai tôi. Anh ấy đã không hào hứng đến vậy. Nhưng có lẽ từ thời điểm đó mà tới 30 năm sau này, tôi vẫn đang chế tạo kính hiển vi. Và lý do tôi chế tạo những công cụ đó là vì những giây phút thế này. Cô gái: Tôi có cái gì màu đen trong tóc của mình Manu Prakash: Đây là một trường học ở Bay Area. MP: Cuộc sống trên thế giới thật khác xa so với tưởng tượng của chúng ta về việc nó thực sự vận hành như thế nào. (Đoạn băng) Cậu bé: Ôi chúa ơi! MP: Đúng, "Ôi chúa ơi!" Tôi đã không nhận ra cụm từ đó phổ biến đến mức nào. Hơn 2 năm vừa qua, ở phòng thí nghiệm, chúng tôi sản xuất 50,000 chiếc kính hiển vi gấp gọn và chuyển chúng tới 130 quốc gia trên thế giới, miễn phí cho trẻ em. Chỉ riêng năm nay, với sự ủng hộ của cộng đồng, chúng tôi lên kế hoạch gửi một triệu kính hiển vi cho trẻ em trên thế giới. Việc làm đó để làm gì? Nó tạo ra một cộng đồng những người truyền cảm hứng trên toàn thế giới, cùng học và dạy lẫn nhau, từ Kenya đến Kampala đến Kathmandu đến Kansas. Và một trong những điều phi thường mà tôi yêu thích là ý thức cộng đồng. Có một đứa trẻ ở Nicaragua đang dạy những người khác cách xác định loài muỗi gây ra bệnh sốt xuất huyết bằng việc nhìn ấu trùng dưới kính hiển vi. Có một nhà nghiên cứu dược học đã phát minh ra một cách mới để phát hiện ra thuốc giả ở mọi nơi. Có một cô gái đã băn khoăn: "Kim tuyến hoạt động như thế nào?" và đã khám phá ra quy luật vật lý của sự hình thành tinh thể trong kim tuyến. Có một bác sĩ người Argentina đang cố gắng tiến hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung với công cụ này. Và chiếc máy của các bạn đã thực sự tìm ra một loại bọ chét được lấy ra từ một centimet sâu trong gót chân của tôi. Bây giờ, bạn có thể nghĩ những thứ này thật dị thường, Nhưng có phương pháp cho sự điên rồ này. Tôi gọi nó là "khoa học tiết kiệm" - ý tưởng chia sẻ kinh nghiệm khoa học, chứ không chỉ là thông tin. Để nhắc cho các bạn nhớ: có một tỷ người trên hành tinh này sống mà hoàn toàn không có cơ sở hạ tầng: không đường xá, không điện, và dĩ nhiên, không có chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, có 1 tỷ trẻ em trên hành tinh này đang sống trong nghèo khó. Làm sao để truyền cảm hứng để chúng trở thành thế hệ những người giải quyết vấn đề? Có những nhân viên chăm sóc sức khỏe mạo hiểm bản thân phòng chống các căn bệnh truyền nhiễm, để bảo vệ chúng ta, hoàn toàn bằng những công cụ và nguồn lực tối thiểu. Từ phòng thí nghiệm ở Stanford, tôi suy nghĩ về điều này từ bối cảnh của khoa học tiết kiệm và việc xây dựng giải pháp cho những cộng đồng này. Chúng tôi thường nghĩ về khả năng chẩn bệnh dưới một cái cây, không bị lệ thuộc. Tôi sẽ kể hai ví dụ về những công cụ mới hiện nay. Một trong số chúng bắt đầu từ Uganda. Vào năm 2013, trong một chuyến đi thực địa để phát hiện bệnh sán máng bằng Kính hiển vi gấp gọn, tôi đã có một quan sát nhỏ. Trong một phòng khám, ở một vùng xa xôi hẻo lánh, Tôi thấy một máy ly tâm được sử dụng như một cái chặn cửa. Ý tôi là, gần như, một cái chặn cửa. Rồi tôi hỏi họ và họ trả lời, "Ồ, chúng tôi thực sự không có điện, vì vậy mảnh rác này là một cái chặn cửa tốt." Máy ly tâm, cho một số người không biết, là công cụ đỉnh cao có thể xử lý mẫu. Bạn phân tách các thành phần máu hoặc dịch cơ thể để phát hiện ra và xác định mầm bệnh. Nhưng máy ly tâm cồng kềnh, tốn kém -- tốn khoảng 1000 đô la -- và rất khó để vận hành trong lĩnh vực này. Và dĩ nhiên, chúng vô dụng nếu thiếu năng lượng. Nghe quen thuộc phải không? Vì vậy, chúng tôi tìm cách giải quyết vấn đề này, và tôi đã quay lại liên tục nghĩ về đồ chơi. Bây giờ ... Tôi có một vài món đồ ở đây. Tôi sẽ bắt đầu với yo-yos ... và tôi là người chơi yo-yo rất tệ. Bởi vì món đồ này có thể quay, chúng tôi tự hỏi, liệu có thể dùng tính chất vật lý của vật này để chế tạo máy ly tâm được không? Đây có thể là cú ném tồi tệ nhất tôi có thể làm. Nhưng bạn có lẽ bắt đầu nhận ra, nếu bạn bắt đầu khám phá miền giới hạn của đồ chơi, chúng tôi đã thử những đầu quay, và sau đó trong phòng thí nghiệm, chúng tôi vô tình phát hiện sự kì diệu này. Nó là một con quay, hoặc một cái còi, hoặc một cái chốt. Một vài sợi dây và một cái đĩa nhỏ, và nếu tôi kéo, nó quay. Có bao nhiêu bạn đã chơi cái này hồi còn nhỏ? Cái này được gọi là con cù. OK, có lẽ là 50% trong số các bạn. Điều mà bạn không nhận ra là vật bé nhỏ này đây là đồ chơi lâu đời nhất trong lịch sử loài người - 5,000 năm về trước. Bây giờ điều trớ trêu là, chúng ta thực sự không hiểu vật bé nhỏ này hoạt động như thế nào. Đó là khi tôi thấy hứng thú. Vì vậy chúng tôi đã trở lại làm việc, và viết ra một vài phương trình. Nếu bạn dùng mômen quay mà tay bạn tạo ra, lực kéo tác động trên chiếc đĩa, và mômen xoắn của những sợi dây này thì bạn có thể giải nó bằng toán học. Phương trình này không phải duy nhất ở bài giảng của tôi. Mười trang toán học sau đó, Chúng ta có thể viết ra giải pháp phân tích hoàn chỉnh cho bộ máy năng động này. Và xuất hiện những gì chúng ta gọi là "Máy li tâm giấy". Đây là tiến sĩ Saad Bhamla, người đồng phát minh Paperfuge. Bên trái, bạn có thể thấy những chiếc máy li tâm mà chúng tôi cố gắng thay thế. Vật nhỏ bé mà bạn nhìn thấy ở đây là một cái đĩa, một cặp dây và tay cầm. Và khi tôi quay và đẩy chúng, nó bắt đầu quay. Bây giờ, khi bạn nhận ra, khi bạn làm toán, khi bạn tính toán số vòng/phút cho đối tượng này, theo toán học, chúng ta có thể đạt được một triệu vòng/phút. Giờ, có chút bất ngờ trong cơ thể con người, bởi vì tần số cộng hưởng của đối tượng này là khoảng 10 Hz, và nếu bạn đã từng chơi piano, bạn không thể chơi mức cao hơn 2 đến 3 Hz. Tốc độ tối đa chúng ta có thể đạt được với vật này không phải là 10.000 vòng/phút, không phải 50.000 vòng/phút -- mà là 120.000 vòng/phút. Tương đương với 30,000 lực hấp dẫn. Nếu tôi buộc bạn vào đây và cho nó quay, bạn sẽ suy nghĩ về các loại lực bạn sẽ trải nghiệm. Một trong những yếu tố của công cụ như này là khả năng dùng nó trong chuẩn đoán bệnh. Vì vậy, tôi sẽ làm một bản thử nghiệm nhanh ở đây, Bây giờ là tôi chuẩn bị châm vào đầu ngón tay. và một giọt máu nhỏ sẽ chảy ra. Nếu bạn không thích máu, bạn không cần phải nhìn đâu. Đây là lưỡi dao y tế nhỏ. Những lưỡi dao này có sẵn ở mọi nơi, hoàn toàn thụ động. Và nếu tôi đã ăn sáng ngày hôm nay ... nó sẽ không đau chút nào. Được rồi, tôi lấy một ống dẫn với một giọt máu bây giờ giọt máu này chứa đựng câu trả lời, đó là lý do tôi hứng thú với nó. Nó có thể cho tôi biết tôi có bị sốt rét ngay bây giờ hay không. Tôi lấy ống dẫn nhỏ, và nó bắt đầu đi vào. Tôi sẽ lấy thêm một ít máu. Và hiện tại chừng này là đủ rồi. Bây giờ, tôi chỉ cần bịt kín mạch máu này bằng cách đặt nó trong đất sét. Và bây giờ nó là mẫu được niêm phong. Chúng ta sẽ lấy mẫu đó, gắn nó vào Paperfuge. Lấy một miếng băng nhỏ tạo một khoang kín. Vì vậy, bây giờ mẫu này hoàn toàn được đóng kín. Và chúng ta đã sẵn sàng cho nó quay. Tôi đang đẩy và kéo với vật thể này. Tôi đang tải cái này lên... Và bạn thấy vật thể này bắt đầu quay. Không giống như máy ly tâm thông thường, đây là máy ly tâm quay ngược. Nó di chuyển lên và xuống, lên và xuống ... Và bây giờ tôi sạc nó lên, và bạn thấy nó hình thành momen lực. Và bây giờ, tôi không biết bạn có thể nghe thấy không, 30 giây làm việc này, và tôi có thể phân tách tất cả các tế bào máu khỏi huyết tương. Và tỷ lệ của những tế bào máu này so với huyết tương, (Vỗ tay) Nếu bạn nhìn vào chỗ này, nếu bạn tập trung vào nó, bạn có thể nhìn thấy thể tích được tách rời của máu và huyết tương. Và tỷ lệ đó cho tôi biết rằng tôi có bị thiếu máu không. Một trong những khía cạnh của điều này là, chúng tôi làm ra nhiều loại Paperfuges. Loại này cho phép chúng tôi xác định ký sinh trùng sốt rét bằng cách chạy chúng lâu hơn một chút, và chúng tôi có thể xác định ký sinh trùng sốt rét ở trong máu giống như khi chúng tôi sử dụng một máy li tâm để tách và phát hiện. Một phiên bản khác cho phép tôi tách axit nucleic để có thể làm bài kiểm tra axit nucleic ở bên ngoài. Đây là một phiên bản cho phép tôi phân tách ra các mẫu rời, và sau đó, cuối cùng, một điều mới mà chúng tôi đang tiến hành để có thể thực hiện toàn bộ thí nghiệm đa phức hợp trên một đối tượng thế này. Vì vậy, nơi bạn chuẩn bị mẫu và hóa chất trong cùng một đối tượng. Bây giờ... tất cả đều tốt, nhưng khi bạn bắt đầu nghĩ về chúng, bạn phải chia sẻ công cụ này với người khác. Một điều chúng tôi đã làm là -- chúng tôi vừa trở về từ Madagascar; đây là cách thử nghiệm lâm sàng bệnh sốt rét diễn ra -- (cười) Bạn có thể làm thí nghiệm khi đang uống cà phê. Nhưng quan trọng nhất là, Có một ngôi làng mà phải đi sáu tiếng đồng hồ mới tới đường cái. Chúng tôi đang ở cùng phòng với một trong những thành viên lớn tuổi nhất của làng và một nhân viên chăm sóc y tế. Nó thực sự là điều khiến tôi thích thú nhất ở công việc này -- nụ cười đó, để chia sẻ những dụng cụ đơn giản mà hữu dụng với mọi người trên thế giới. Bây giờ, tôi quên nói với bạn điều này, tất cả chi phí phải trả là 20 cent. OK, trong thời gian ít ỏi còn lại Tôi sẽ nói cho bạn về thứ gần đây nhất (cười) phát minh ở phòng thí nghiệm chúng tôi. Nó được gọi là Abuzz -- ý tưởng là bạn có thể giúp chúng tôi chống lại tất cả các loại muỗi; bạn có thể giúp chúng tôi tìm ra kẻ thù chung. Chúng là kẻ thù vì chúng gây ra sốt rét, Zika, chikungunya, sốt xuất huyết. Nhưng thách thức là chúng ta thực sự không biết kẻ thù của chúng ta ở đâu. Vẫn còn thiếu bản đồ thế giới về những nơi muỗi trú ngụ. Vì vậy chúng tôi đã nghĩ về điều này. Có 3,500 loại muỗi, Và tất cả đều tương tự nhau. Một vài loại giống hệt nhau thậm chí nhà côn trùng học cũng không thể xác định dưới kính hiển vi. Nhưng chúng cũng có điểm yếu. Những con muỗi tán tỉnh nhau như thế này. Đó là một con đực theo đuổi một con cái Chúng đang nói chuyện với nhau với tần số của chúng. (Âm thanh vo vo) Và do vậy, chúng có ký hiệu với nhau. Chúng tôi nhận ra rằng sử dụng điện thoại thông thường, chiếc điện thoại gập giá 5-10 đô Có bao nhiêu người nhớ cái này là gì? (cười) Chúng tôi có thể thu âm những âm thanh đặc trưng từ muỗi. Tôi sẽ cho bạn biết chính xác cách làm. Tôi bắt vài con muỗi bên ngoài. Không giống Bill (Gates), tôi sẽ không thả chúng. (cười) Nhưng tôi sẽ nói cho bạn cách để ghi âm từ chúng. tất cả các bạn làm là vỗ nhẹ và chúng bay. Bạn có thể làm thử trước, Tôi có thể thực sự nghe thấy chúng, Và dùng điện thoại của bạn, trong đó có micro, thực sự là mic đã rất tốt rồi trên cả điện thoại thường, bạn có thể lấy đặc trưng gần trường này. Và bởi vì tôi không còn thời gian nữa, tôi sẽ chỉ bật bản thu âm mà tôi đã thu một ngày trước đây. (muỗi kêu) Đây là tất cả âm thanh quyến rũ mà bạn đã từng nghe mà mọi người đều yêu. Một trong những ứng dụng của nó là chỉ với điện thoại di động thông thường chúng ta có thể lập bản đồ các loài muỗi Sử dụng một chiếc điện thoại gập, chúng tôi lập bản đồ một trong những dữ liệu âm thanh lớn nhất với 25 đến 20 loài muỗi mang mầm bệnh của con người. Nhờ đó và nhờ cải tiến máy móc, Bất cứ ai tải lên dữ liệu này, Chúng ta có thể xác định và biết xác suất của loại muỗi mà bạn đang tìm hiểu. Chúng tôi gọi đây là Abuzz, và nếu có ai muốn đăng ký, chỉ cần vào trang web. Tôi sẽ kết thúc bằng những điều rất quan trọng từ sâu trong trái tim tôi. Một trong những thách thức ngày nay là chúng ta có những vấn đề tồi tệ. Một tỷ người hoàn toàn không được chăm sóc sức khoẻ, Biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, và nhiều nhiều nữa. Và chúng tôi hy vọng rằng khoa học sẽ đưa ra câu trả lời. Nhưng trước khi bạn rời trường quay hôm nay, tôi muốn bạn hứa một điều. Chúng ta sẽ làm cho khoa học có thể tiếp cận được không chỉ đối với những người có đủ khả năng, mà còn với một tỷ người khác không thể. Hãy khiến khoa học và tri thức trở thành quyền của con người. Khoảnh khắc mà bạn truyền cảm hứng khám phá đến một đứa trẻ khác, bạn đang giúp chúng trở thành những người trong tương lai thực sự giải quyết các vấn đề này. Xin cảm ơn. Ta hãy xem thử một bức ảnh chụp Trái Đất nhé. Đó là một hành tinh tuyệt vời. Là một nhà địa chất, tôi rất vui vì điều đó, thực sự Trái Đất rất tuyệt. Đây là nơi giàu tiềm năng, không ngừng thay đổi và vận động. Một hành tinh thú vị để sinh sống. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn góc nhìn của một nhà địa chất về cách mà những hiểu biết về lịch sử Trái Đất đang giúp đỡ và định hướng các quyết định của ta ngày nay về cách sinh sống và bảo tồn hành tinh xanh này. Có rất nhiều điều thú vị đang xảy ra trên bề mặt Trái Đất. Nếu ta phóng đại chỗ này lên, tôi muốn nói cho các bạn biết về vài hiện tượng đã xảy ra. Vật chất được trung chuyển liên tục trên bề mặt Trái Đất, một hiện tượng quan trọng là việc vật chất từ các vùng núi cao bị xói mòn, rửa trôi và được vận chuyển ra biển. Quá trình này cứ tiếp diễn, và ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành đất liền. Ví dụ dưới đây tại miền nam Ấn Độ, nơi xuất hiện vài dãy núi lớn nhất thế giới; trên bức ảnh vệ tinh này, bạn có thể thấy các dòng sông đang vận chuyển vật chất từ các dãy núi đó xuống biển. Bạn hãy nghĩ chúng giống như chiếc xe ủi. Thực tế, chúng đang san bằng những quả núi và đẩy chúng xuống biển. Tôi sẽ đưa một ví dụ để chứng minh. Hãy phóng to chỗ này lên. Tôi muốn nói chi tiết hơn về một dòng sông cụ thể. Bạn đang thấy lưu vực tuyệt đẹp mà dòng sông đó tạo ra khi nó liên tục đẩy vật chất hướng ra biển, nhưng lưu vực này không ổn định. Dòng chảy của các con sông này thay đổi liên tục, và điều đó ảnh hưởng to lớn tới chúng ta. Hãy lấy ví dụ về sông Kosi. Nó sở hữu một dòng chảy khá đẹp theo hình chữ C; khi ra khỏi các dãy núi hùng vĩ của Nepal, nó mang theo vô số vật chất trong đó có lượng lớn phù sa từ các dãy núi, con sông đó đã chảy khắp Ấn Độ và mang theo số vật chất đó. Hãy quan sát kỹ hơn khu vực này, tôi sẽ nói rõ hơn về những điều đã diễn ra với dòng sông Kosi. Đó là ví dụ tiêu biểu về cách các lưu vực thay đổi. Bức ảnh vệ tinh này được chụp vào tháng 8 năm 2008, bức ảnh này đã được phục chế màu, như vậy rừng cây sẽ có màu xanh lá và sông ngòi mang màu xanh biển. Một lần nữa, bạn lại thấy đường cong chữ C này khi dòng chảy của nó ra khỏi Nepal. Giờ là thời điểm gió mùa hoạt động manh. Tháng tám là lúc gió mùa hạ hoạt động mạnh ở vùng này, và các cư dân sống ở ven sông cũng chẳng lạ gì cảnh ngập lụt và những sự phiền toái mà nó mang lại. Nhưng vào năm 2008, một điều thú vị đã xảy ra, và dòng chảy của con sông đó đã thay đổi đáng kể. Và những cơn lũ nó gây ra cũng rất khác các lần trước. Sông Kosi đang hướng dòng chảy xuống hạ lưu như hình, nhưng có những thời điểm mà nó mang quá nhiều phù sa làm tốc độ chảy chậm hẳn lại, và sự tắc nghẽn đó sẽ thay đổi đáng kể hướng dòng chảy của nó. Đây là bức ảnh vệ tinh được chụp hai tuần sau đó. Đây là hướng chảy cũ có hình chữ C tôi vừa nói đến, bạn thấy là nó không còn màu xanh biển nữa. Ta đang thấy màu xanh biển đó đã chuyển tới gần chính giữa bức ảnh. Như vậy, sông Kosi đã thay đổi hướng chảy, thang đo của bản đồ này vào khoảng 64 ki-lô-mét. Rất nhanh chóng, con sông này đã di chuyển trên 48 ki-lô-mét. Việc dòng chảy bị tắc nghẽn đã khiến nó thay đổi hướng chảy. Đây là bức ảnh được chụp một tuần sau đó, bạn đang thấy dòng chảy cũ của nó, bạn thấy sự thay đổi này vẫn tiếp diễn khi hướng chảy của nó đang đi xa dần dòng cũ. Hãy hình dung về bề mặt Trái Đất hiện nay, khi các con sông dễ thay đổi dòng chảy hơn, thì việc đoán trước thời điểm và thời gian nó thay đổi là rất quan trọng. Những quá trình thay đổi này thường xuyên xảy ra quanh ta. Tại Mỹ, dòng sông Mississippi vốn đang lấy khá nhiều phù sa từ các ngọn núi. Nó đẩy vật chất từ dãy núi Rocky và từ Đại bình nguyên Mỹ. Nó rút bớt và di chuyển chúng trên khắp nước Mỹ và tập hợp chúng tại vịnh Mexico. Đây là dòng chảy của Mississippi mà ta vẫn hay nhìn thấy, nhưng không phải lúc nào nó cũng chảy như vậy. Nếu dùng các dữ liệu địa chất học, ta có thể tái tạo hướng chảy trong quá khứ của nó. Chẳng hạn, vùng màu đỏ này là khu vực có dòng chảy của Mississippi và vật chất tại đó được tích tụ vào 4.600 năm trước. Khoảng 3.500 năm trước, nó chảy theo hướng màu cam trên hình vẽ. Dòng chảy tiếp tục thay đổi. Hai nghìn năm trước, một nghìn năm trước, 700 năm trước. Và chỉ trong khoảng 500 năm trở lại đây, Mississippi mới có dòng chảy như ta biết ngày nay. Các quá trình này rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực đồng bằng tại Mỹ, nơi việc thay đổi dòng chảy của sông Mississipi giúp bồi đắp đồng bằng và lấn biển. Đó là các bất động sản cực kỳ giá trị, những khu vực đồng bằng như thế là nơi tập trung đông dân nhất thế giới. Việc hiểu biết cách chúng hoạt động, cách chúng hình thành và thay đổi trong tương lai là rất quan trọng với những ai sống ở khu vực đó. Như vậy, sông ngòi sẽ thay đổi. Tồn tại những thay đổi lớn hơn cả những điều tôi vừa đề cập. Tôi muốn nói đến vài sự thay đổi lớn sau đây. Hãy chuyển đến nhữn khu vực sông Amazon chảy qua, ta lại có một hệ thống lưu vực khổng lồ thu thập và vận chuyển phù sa từ dãy núi Andes, đi khắp khu vực Nam Mỹ và đưa chúng tới Đại Tây Dương. Khi phóng to hơn, bạn đang thấy những dòng chảy uốn lượn đẹp đẽ này. Xin nhắc lại, chúng rất đẹp, nhưng không hề ổn định. Chúng vẫn thay đổi dòng chảy. Ta có thể dùng ảnh vệ tinh được chụp trong khoảng 30 năm trở lại đây để khảo sát sự thay đổi của chúng. Hãy để ý kỹ các đường cong trong hướng chảy của nó, bạn sẽ phát hiện ra rằng chúng không ở một chỗ quá lâu. Chúng tiến hoá và thay đổi dòng chảy. Nếu bạn nhìn vào khu vực đang khoanh tròn, tôi muốn bạn để ý rằng một phần dòng chảy của dòng sông đã hoàn toàn biến mất, như thể một chiếc roi da bị đứt hẳn một phần khỏi dòng chảy chính vậy. Lại nói về thang đo, ở đây, dòng chảy của nó đã thay đổi khoảng hơn sáu ki-lô-mét chỉ trong một đến hai mùa nước. Như vậy, toàn bộ địa hình trên Trái Đất ta đang sống nhờ vào sự vận chuyển vật chất từ núi cao xuôi dòng tới biển, đang thay đổi liên tục. Chúng thực sự thay đổi, ta cần hiểu rõ quá trình đó để có những giải pháp sinh sống lâu bền trên các địa hình đó. Nhưng điều đó thực sự khó khăn nếu những thông tin ta có được chỉ là sự thay đổi trên bề mặt Trái Đất hiện nay. Đúng không? Ta không có nhiều bằng chứng. Chẳng hạn, ta chỉ có dữ liệu ảnh vệ tinh trong khoảng 30 năm gần đây. Ta cần nhiều bằng chứng hơn để thực sự hiểu về quá trình này. Thêm nữa, ta cần biết về cách các địa hình này phản ứng với biến đổi khí hậu và biến đổi do con người khi ta ngày càng sử dụng và làm thay đổi nhiều đất hơn. Đây là nơi đất đá được tích tụ lại. Khi chảy, các con sông đã vận chuyển vật chất từ núi xuống biển, đôi khi một phần đất, đá, phù sa đã bị kẹt lại dưới đáy sông. Chúng bị kẹt lại và chôn vùi, tích tụ lại và hình thành nên một lớp trầm tích rất lớn và dày và dần dần sẽ chuyển thành đá. Như vậy, chúng ta có thể đến các khu vực đó, nơi ta có thể tìm thấy các lớp trầm tích lớn như vậy, nhờ đó, ta sẽ quay ngược thời gian và tìm hiểu về địa hình nơi đó trong quá khứ. Ta làm điều đó để góp phần mô phỏng và nghiên cứu về cách các địa hình tiến hoá và thay đổi. Điều này không quá khó khăn, vì bản thân Trái Đất đã là một thiên sử rất kỳ vĩ. Đoạn video sau đây mô phỏng lại lịch sử địa chất của Trái Đất đếm ngược từ hiện tại về 600 triệu năm trước. Một quãng thời gian không quá dài. Việc thay đổi vị trí đất liền kéo theo sự thay đổi của khí hậu và mực nước biển; ta sẽ tìm hiểu được nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều dạng môi trường khác nhau nếu ta quay về được quá khứ - Nếu có cỗ máy thời gian, ta có thể tìm hiểu chúng. Và ta thực sự cần những cỗ máy đó nếu ta nhìn trực tiếp những mẫu đá đang chìm dưới đáy sông khi đó. Tôi có một ví dụ nhỏ sẽ đưa bạn về một thời điểm đặc biệt trong quá khứ của Trái Đất. Khoảng 55 triệu năm trước, Trái Đất ấm lên nhanh chóng, nguyên nhân do một lượng lớn khí các-bon đi-ô-xít đã đi vào khí quyển, chúng đã làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên với tốc độ phi mã. Tôi đang cố nói giảm khi nhắc đến "sự ấm lên," bởi lẽ khi đó, các loài nhiệt đới như cá sấu và các cây họ dừa đã xuất hiện tại Canada và vùng cực nam Nam Mỹ, Patagonia. Đây là thời kì Trái Đất khá ấm và điều đó xảy ra rất đột ngột. Điều ta có thể làm là tìm kiếm những mẫu trầm tích bị chôn vùi tại thời điểm đó và mô phỏng lại cách địa hình thay đổi do sự ấm lên toàn cầu xảy ra lúc đó. Và chúng đây, các mẫu trầm tích (Cười) Đây thực ra là một đống đá. Vùng khoanh vàng này đã từng là một con sông cổ đại, giống như những điều tôi vừa nói, chúng là những trầm tích còn sót lại từ 55 triệu năm về trước. Các nhà địa chất như chúng tôi có thể nghiên cứu chúng kỹ hơn và mô phỏng lại địa hình. Đây là một ví dụ khác. Vùng khoanh vàng này đã từng là một dòng sông. Đây là con sông khác trên nó. Chúng tôi có thể sử dụng các phương pháp đo đạc và nghiên cứu để tìm hiểu chúng. Ví dụ, chi tiết tôi vừa khoanh tròn chỉ ra rằng con sông đó sâu khoảng một mét. Bạn hoàn toàn có thể lội qua dòng nước nếu bạn ở đó vào 55 triệu năm trước. Màu đỏ xuất hiện xung quanh các dòng chảy trên hình là dấu vết của phù sa cổ. Nhờ đó, chúng tôi có thể tìm hiểu những loài sinh vật từng sống quanh đó, và tìm hiểu cách các dòng sông tương tác với lưu vực xung quanh. Vậy nên chúng tôi có thể nghiên cứu tỉ mỉ và mô phỏng tương đối chính xác dòng chảy của chúng và các dạng địa hình liên quan. Chúng tôi đã nghiên cứu địa điểm đó cách đây không lâu, nếu ta nhìn vào các sự kiện trước sự biến đổi khí hậu khi ấy, đó là một con sông có dòng chảy bám theo vách núi và hướng ra biển, chúng giống những gì tôi đã cho bạn thấy ở lưu vực sông Amazon. Nhưng tại ngay thời điểm biến đổi khí hậu đột ngột đó, con sông đó đã thay đổi mạnh mẽ. Hai bờ sông rộng ra rất nhanh, và độ rộng hai bờ sông liên tục thay đổi. Cuối cùng, nó quay trở về trạng thái cũ như trước khi xảy ra biến đổi khí hậu, nhưng điều đó diễn ra khá lâu. Như vậy, ta có thể quay ngược thời gian và nghiên cứu được những điều đó, hiểu biết hơn về các thay đổi của địa hình Trái Đất khi xảy ra sự thay đổi khí hậu hoặc thay đổi do con người. Các yếu tố gây biến đổi cho sông ngòi hay nguyên nhân khiến sông ngòi thay đổi hình thù và dòng chảy có thể do lượng nước dư thừa từ đất liền quanh đó xuất hiện khi khí hậu ấm lên; hay do ta đã tác động làm tăng hoặc giảm lượng phù sa và làm thay đổi dòng chảy sông ngòi. Tóm lại, chừng nào ta còn sinh sống trên Trái Đất, ta cần kiểm soát tốt các tài nguyên và các mối nguy hại, và điều chỉnh cách ta sống ở một môi trường dễ bị ảnh hưởng. Tôi cho rằng cách duy nhất để ta làm được điều đó một cách bền vững là ta cần tìm hiểu thông tin về sự thay đổi và tiến hoá của định trong quá khứ ở Trái Đất. Cám ơn. (Vỗ tay) Vài năm trước, tôi có nghe một tin đồn thú vị. Rõ ràng, người đứng đầu công ty thực phẩm lớn cho thú cưng sẽ tổ chức cuộc họp các cổ đông nói về thức ăn đóng hộp cho chó. Và anh ta ăn thức ăn đóng hộp cho chó. Đây là cách anh ta thuyết phục họ thức ăn này người ăn được thì thú cưng của họ cũng ăn ngon. Chiến lược này được biết đến "quảng cáo dùng thử'" đây là chiến lược phổ biến trong giới kinh doanh. Không có nghĩa mọi người thử và ăn thức ăn của chó, nhưng các doanh nhân sẽ dùng sản phẩm của mình để mô tả cảm nhận của họ -- họ tự tin dùng sản phẩm của mình. Chiến lược này được áp dụng rộng rãi, nhưng tôi nghĩ điều thú vị khi bạn thấy những ngoại lệ đối với quy luật này khi thấy các trường hợp hay người kinh doanh không dùng chính sản phẩm của họ. Hóa ra có một ngành công nghiệp áp dụng điều này thường xuyên, một cách tinh tế, đó là ngành công nghiệp kỹ thuật dựa vào màn hình. Vào năm 2010, Steve Jobs, khi ông cho ra đời Ipad, đã mô tả iPad như một thiết bị "phi thường" "Trải nghiệm lướt web tốt nhất mà bạn từng có; nhanh hơn chiếc laptop, nhanh hơn điện thoại thông minh. Vài tháng sau, một nhà báo của tờ New York Times tới phỏng vấn anh, đã có cuộc điện thoại rất lâu. Kết thúc cuộc gọi, nhà báo đưa ra một câu hỏi có vẻ giống như một loại bóng mềm. Anh ta nói, "Con của bạn chắc thích iPad lắm." Có đáp án rõ ràng cho vấn đề này, nhưng điều ông Jobs nói đã khiến các nhà báo chao đảo. Anh ta rất ngạc nhiên, vì anh ta nói, "bọn trẻ chưa dùng Ipad. Chúng tôi giới hạn thời lượng bọn trẻ dùng công nghệ ở nhà." Đây là chuyện phổ biến trong thế giới công nghệ. Thật ra, có một trường khá gần thung lũng Silicon có tên là trường Waldorf của bán đảo, và trường không cho học sinh dùng máy tính cho tới lớp 8. Điều thật sự thú vị về ngôi trường này chính là 75% trẻ tới đây học có ba mẹ rành công nghệ cao trong thung lũng Silicon. Cho nên khi tôi nghe chuyện này, tôi nghĩ thật thú vị và ngạc nhiên, điều đó thúc tôi suy nghĩ máy tính đã làm gì với tôi với gia đình và những người tôi yêu, và nhiều người nói chung. Trong 5 năm gần đây, là một giáo sư kinh tế và tâm lý học, tôi nghiên cứu ảnh hưởng của máy tính trong cuộc sống. Và tôi muốn bắt đầu tập trung vào việc chúng ta mất bao nhiêu thời gian, khi ta có thể nói về thời gian đó như thế nào. Điều tôi sẽ trình bày là trung bình ngày làm việc 24 tiếng trong 3 thời điểm lịch sử khác nhau: 2007 -- 10 năm trước -- 2015 sau đó dữ liệu tôi thu thập được, thật ra, chỉ vào tuần trước. Và nhiều thứ không thay đổi nhiều như vậy. Chúng ta ngủ 7.5 tới 8 tiếng mỗi ngày; nhiều người nói tình hình có giảm, nhưng không thay đổi nhiều. Chúng ta làm việc 8.5 đến 9 tiếng một ngày. Tham gia các hoạt động sinh tồn -- những chuyện như việc ăn và tắm và chăm sóc trẻ con -- chiếm 3 tiếng một ngày. Để lại một khoảng trắng này. Đó là thời gian cá nhân. Không gian đó vô cùng quan trọng với chúng ta. Đó là không gian chúng ta làm những chuyện của cá nhân. Đó là nơi dành cho sở thích, và các mối quan hệ thân thiết, nơi chúng ta thật sự suy nghĩ cho cuộc sống, và ta sáng tạo, nơi chúng ta lên kế hoạch và thực hiện dù cho cuộc sống có ý nghĩa hay không. Ta cũng nhận được một số điều ý nghĩa từ công việc khi người ta nhìn lại cuộc đời mình và tự vấn cuộc sống của họ ra sao tới cuối đời, nhìn vào những điều cuối cùng họ nói -- họ đang nói về những khoảnh khắc xảy ra trong không gian cá nhân. Rất thiêng liêng, quan trọng với chúng ta Giờ tôi sẽ trình bày cho các bạn thấy thời gian ngồi trước máy tính chiếm bao nhiêu không gian cá nhân. Vào năm 2007, chừng này. Đó là năm mà hãng Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên. 8 năm sau, chừng này. Bây giờ, là chừng này. Khối lượng thời gian chúng ta ngồi trước máy tính trong thời gian rảnh. Khu vực màu vàng, màu vàng nhỏ hẹp là nơi phép thuật xuất hiện. Đó là nơi nhân tính tồn tại. Ngay bây giờ, là chiếc hộp rất nhỏ. Chúng ta làm gì với nó đây? À, câu hỏi đầu tiên là: Mảng màu đỏ này going cái? Bây giờ, dĩ nhiên, máy tính thật vi diệu theo nhiều cách khác nhau. Tôi sống ở New York, nhiều người thân sống ở Úc, tôi có cậu con trai 1 tuổi. Cách mà tôi có thể nói chuyện với thằng bé là thông qua máy tính. Vào 15 - 20 năm trước, tôi không thể làm như vầy được. Máy tính mang lại nhiều điều tốt đẹp. Điều bạn có thể làm là hỏi bản thân: Trong lúc đó chuyện gì xảy ra? Những ứng dụng chúng ta đang dùng tiện lợi ra sao? Và cũng có vài tiện ích. Nếu bạn ngăn cản lúc họ đang dùng máy và nói "Hãy phát biểu cảm nghĩ của bạn," họ nói họ cảm thấy ứng dụng rất tiện ích tập trung vào thư giãn, thể dục, thời tiết, đọc sách, giáo dục và sức khỏe. Họ dành trung bình 9 phút mỗi ngày làm những việc này. Các ứng dụng này khiến cho họ ít vui vẻ. Khoảng một nửa trong số đó, khi bạn xen vào "Bạn cảm thấy thế nào?" họ đều nói là không thoải mái khi sử dụng. Điều thú vị đó là -- hẹn hò, mạng xã hội, chơi game, giải trí, tin tức, lướt web -- nhiều người dành 27 phút mỗi ngày để làm điều đó. Chúng ta dành gấp 3 thời gian cho các ứng dụng khiến chúng ta không vui. Nghe có vẻ không sáng suốt cho lắm. Một lý do chúng ta dành nhiều thời gian cho ứng dụng khiến chúng ta không vui là chúng đánh cắp của ta các dấu hiệu dừng lại Dấu hiệu dừng ở khắp nơi của thế kỷ 20. Chúng liên quan mọi việc ta làm. Một dấu hiệu dừng lại là dấu hiệu đã đến lúc phải hành động làm chuyện gì đó mới mẻ, chuyện gì đó khác biệt. Và -- hãy nghĩ về báo chí, thậm chí bạn phải đi tới cùng, bạn gấp tờ báo lại, và để qua một bên. Tạp chí, sách vở -- bạn phải đọc tới chương cuối cùng, gợi ý cho bạn suy nghĩ liệu có muốn tiếp tục hay không. Bạn xem một chương trình trên tivi, chương trình kết thúc. và bạn chờ một tuần cho tới chương trình tuần tới. Có nhiều dấu hiệu như vậy khắp nơi Nhưng cách chúng ta sử dụng truyền thông thì không có dấu hiệu dừng lại. Tin tức cứ cập nhật liên tục, và có vô số các thứ: Twitter, Facebook, Instagram, email, tin nhắn, tin tức. Và khi bạn kiểm tra tất cả các nguồn khác, bạn chỉ có thể tiếp tục tiến hành. Cho nên chúng ta có được gợi ý từ Tây Âu về việc cần phải làm, nơi mà họ có nhiều ý tưởng hay tại nơi làm việc. Đây là một ví dụ. Công ty thiết kế người Hà Lan. Và những gì họ làm là Vào 6 giờ tối mỗi ngày, mặc kệ bạn đang email cho ai hay đang làm gì, thì bàn làm việc bay lên trần nhà (Cười) (Vỗ tay) 4 ngày một tuần, chỗ này chuyển thành phòng tập yoga, mỗi tuần 1 ngày thành CLB khiêu vũ. Tùy theo bạn chọn khía cạnh nào. Nhưng đây là quy tắc ngăn cản, vì có nghĩa là cuối cùng, mọi thứ dừng lại, không cách nào để làm việc cả. Tại công ty xe Daimler của Đức, họ có một chiến lược tuyệt vời khác. Khi bạn đi du lịch, thay vì nói là, "Người này đi du lịch, họ sẽ liên lạc lại cho bạn," họ nói, "Người này đi du lịch, nên chúng tôi đã xóa email của bạn. Người này sẽ không bao giờ nhìn thấy email bạn đã gửi." (Cười) "Bạn có thể email lại trong vài tuần nữa, hoặc có thể email cho người khác." (Cười) Và vân vân -- (Vỗ tay) Bạn có thể tưởng tượng diễn biến. Bạn đi du lịch, và bạn thật sự đang du lịch. Những ai làm việc trong công ty cảm thấy họ thật sự được nghỉ phép. Dĩ nhiên, điều đó không cho chúng ta biết chúng ta nên làm gì ở nhà trong chính đời sống của mình tôi muốn đưa ra một vài đề nghị. Nói thì dễ, giữa 5 giờ và 6 giờ tối, tôi sẽ không dùng điện thoại. Vấn đề là, 5 và 6 giờ tối có vẻ khác nhau từng ngày một. Tôi nghĩ một chiến lược tốt hơn chính là nói, tôi làm những việc đã dự định, có những cơ hội xuất hiện hằng ngày, như việc ăn tối. Có lúc tôi sẽ ở một mình, có lúc cùng với người khác, lúc thì ở nhà hàng, lúc thì ở nhà, nhưng quy tắc tôi đặt ra: sẽ không bao giờ dùng điện thoại trong lúc ăn. Miễn là tránh xa, càng xa càng tốt. Vì chúng ta thật sự rất dở kiềm chế ham muốn. Nhưng khi bạn thấy dấu hiệu dừng, mỗi lần chuẩn bị ăn tối, tôi để điện thoại ra xa, bạn tránh được mọi sự cám dỗ. Lúc đầu sẽ rất khó khăn. Tôi đã có một mớ FOMO. (hội chứng Sợ bị bỏ rơi) (Cười) Tôi đã phải vật vã. Nhưng có điều là, bạn dần quen với nó. Bạn vượt qua giống như cách mà bạn cai nghiện vậy. và chuyện là, cuộc sống ngày càng đa màu và phong phú hơn, thú vị hơn -- cuộc nói chuyện sẽ phong phú hơn. Bạn thật sự kết nối với mọi người xung quanh. Tôi thấy đây là chiến lược hoàn hảo, chúng ta biết sẽ hiệu quả, vì khi mọi người làm vậy và tôi theo dõi nhiều người từng cố gắng thực hiện -- Càng nhiều người thực hiện. Họ cảm thấy thoải mái, họ bắt đầu thực hiện ngay từ sáng sớm. Họ bắt đầu chuyển điên thoại sang chế độ máy bay vào cuối tuần. Và điện thoại chỉ còn chức năng của máy ảnh chứ không phải điện thoại nữa. Đúng là một ý tưởng độc đáo, và chúng tôi biết nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi họ làm vậy. Chúng ta rút ra được bài học gì? Như tôi đã nói, điện thoại thật vi diệu, và tôi cảm giác đúng là vậy. Nhưng cách chúng ta dùng cứ như đang chạy băng băng trên con đường dài, và bạn đang ngồi trong xe nơi mà thang máy lao xuống đất, có vẻ khó khăn trong việc đạp thắng. Bạn có quyền lựa chọn. Bạn có thể lướt qua, phong cảnh đại dương thật đẹp và chụp nhanh từ cửa sổ -- việc đó thật dễ dàng -- hoặc bạn có thể đi bộ để dời xe sang một bên đường, đẩy phanh đạp thắng, đi ra ngoài, cởi giày và vớ, đi vài bước trên cát, cảm nhận cát dưới chân của bạn, đi bộ dọc bờ đại dương, và để đại dương vỗ về mắt cá chân của bạn. Cuộc sống của bạn sẽ phong phú và ý nghĩa hơn vì bạn được trải nghiệm điều đó, và bởi vì bạn đã để điện thoại lại trong xe của mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà khí tượng học, và tôi ghét thời tiết. Tôi đã dành quá nhiều thời gian ở California, và tôi thật sự cảm thấy thời tiết nên là một thứ tuỳ ý. (Cười) Vậy nên tôi không hề muốn trải nghiệm những đám mây, chưa kể đến nghiên cứu nó. Vấn đề là, những đám mây là một thử thách thật sự cho các nhà khí tượng học. Chúng tôi không biết chúng sẽ phản ứng thế nào khi Trái Đất nóng lên, và ẩn trong sự không chắc chắn đó có thể sẽ là hi vọng Có thể, chỉ có thể thôi, mây sẽ làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu, và cho chúng ta một chút thời gian để kết nối các hành động, điều mà có thể rất thuận tiện bây giờ. Ý tôi là, thậm chí tôi có thể chịu thêm vài ngày nhiều mây nếu như đám mây cứu được thế giới. Bây giờ, chúng ta chắc chắn về một vài thứ, CO2 là khí nhà kính, ta thải nó ra rất nhiều, và Trái Đất đang dần nóng lên. Vụ án kết thúc. Nhưng tôi vẫn phải đi làm hàng ngày. Hóa ra là có rất nhiều thứ chúng ta không hiểu về biến đổi khí hậu. Cụ thể hơn, chúng ta chưa hề trả lời những câu hỏi dường như vô cùng căn bản. Chúng ta đều biết TĐ đang ấm lên, nhưnglại không hề biết nó sẽ nóng lên như thế nào. Bây giờ, là một câu hỏi rất dễ để trả lời nếu ai đó trong các bạn muốn đưa cho tôi một cỗ máy thời gian. Nhưng, tôi phải nói thật: là nếu như tôi có một cái máy thời gian, tôi sẽ không du hành vào thời điểm này. Vậy để có thể nhìn thấy tương lai, chúng ta phải dựa vào các kết quả của mô phỏng máy tính các kiểu hình thời tiết, như cái này. Bây giờ, trong ngành của tôi, tôi gặp gỡ với rất nhiều người hấp dẫn trên Internet những người thích nói với tôi rằng các kiểu hình thời tiết đều sai hết cả. Và tôi chỉ muốn nói rằng: Tôi biết chứ! Thật chứ? Tôi được trả tiền để kêu ca về kiểu hình thời tiết mà. Nhưng chúng tôi không muốn những mẫu đó phải là hoàn hảo. Chúng tôi muốn nó hữu dụng. Thử nghĩ mà xem: một mô phỏng máy tính thứ có thể sao chép chính xác mọi thứ hiện thực. Đó không phải là kiểu hình khí hậu; Đó là "Ma trận" Vậy, nó không phải là quả cầu thuỷ tinh. Nó là công cụ nghiên cứu, và cách mà nó trở nên sai sót thật sự dạy chúng ta khá nhiều. Ví dụ: những mẫu khí hậu khác nhau có khả năng lớn để nắm bắt sự ấm lên mà chúng ta đã được chứng kiến. Nhưng nếu tua nhanh đến điểm kết của thế kỉ theo một kịch bản thường thấy và các mẫu khí hậu không còn đúng nữa. Đúng, chúng là việc nóng lên, đó chỉ là quy luật vật lý căn bản. Nhưng, một vài thứ đó sẽ tạo ra thảm hoạ lớn hơn đến 5 lần sự nóng lên mà chúng ta được nhìn thấy. Và những thứ khác thì lạnh hơn, theo đúng nghĩa. Vậy tại sao các mẫu khí hậu lại không phù hợp với việc nó sẽ nóng lên thế nào? Thì, trong một phạm vi rộng, thì là do nó không khớp với việc các đám mây sẽ như thế nào trong tương lai Và đó là bởi, cũng như tôi, máy tính ghét các đám mây. Máy tính ghét nó là bởi cùng một lúc nó quá rộng và quá hẹp. Mây được hình thành khi các hạt phân tử nước hay pha lê tuyết tụ hợp lại xung quanh một hạt rất nhỏ. Nhưng cùng lúc đó, nó bao phủ 2/3 bề mặt Trái Đất. Để mô phỏng một cách chính xác các đám mây, chúng ta cần phải theo dõi cách mỗi phân tử nước và bụi kết tụ trong cả khí quyển, và không một máy tính nào có đủ khả năng làm điều đó. Vậy thay vào đó, chúng ta phải đánh đổi: chúng ta có thể nhìn sâu vào nó, ghi chép đúng các chi tiết, mà không hề biết nó sẽ trở nên như thế nào; hoặc, chúng ta có thể hi sinh sự thật trong một quy mô nhỏ để có thể có cái nhìn toàn cảnh hơn. Không có một câu trả lời đúng, hay một cách hoàn hảo nào, và kiểu hình khí hậu khác nhau đưa ra các lựa chọn khác nhau. Và thật không may là máy tính đang phải vật lộn với đám mây, vì nó thực sự rất quan trọng trong việc điều hoà nhiệt độ Trái Đất. Sự thật là, nếu tất cả mây đều biến mất, chúng ta sẽ phải đối mặt với việc biến đổi khi hậu hoàn toàn. Nhưng nếu không có chúng, thì Trái Đất sẽ nóng hay lạnh hơn? Câu trả lời là cả hai. Và thành thật mà nói, tôi không giám sát đám mây. Loại mây ưa thích của tôi là không cái nào Nhưng thậm chí khi tôi cũng biết là mây xuất hiện với đủ mọi kiểu hình và kích cỡ. Loại thấp và dày như thế này, vô cùng tốt để che phủ mặt trời và phá hỏng tiệc BBQ của bạn, và loại cao, mỏng như loại mây ti này sẽ làm cho tia nắng dễ dàng chiếu qua . Tất cả những ngày nắng đều giống nhau, nhưng những ngày âm u thì đều khác nhau. Và đó là sự phong phú mà có thể làm cho tầm ảnh hưởng toàn cầu của mây vô cùng khó giải thích. Vậy để xem về tác động toàn cầu của nó điều cần thiết là có một bức ảnh. Điều không ngừng làm tôi choáng ngợp là chúng ta có thể nhìn thấy hành tinh từ vũ trụ, nhưng không thể nhìn thấy hết nó. Đám mây đã che phủ hết tầm nhìn. Đó là thứ chúng làm. Những loại mây thấp và dày cực kì hiệu quả để che phủ. Nó phản lại 20% những gì mà Mặt Trời chiếu xuống. Đó thực sự là sự lãng phí năng lượng MT. Vậy, nó là lớp che phủ mạnh mẽ và làm cho hành tinh lạnh hơn. Nhưng nó không phải là ảnh hưởng duy nhất. Trái Đất có nhiệt độ riêng, và tất cả những thứ có nhiệt độ, nó mang theo sức nóng. Chúng ta đang toả ra nhiệt lượng ra vũ trụ và chúng ta có thể nhìn qua hồng ngoại. Và một lần nữa, mây đang chặn tầm nhìn. Đó là vì đám mây cao thường nằm ở phần trên của bầu khí quyển, nơi vô cùng lạnh. Và nó có nghĩa là tự nó truyền rất ít nhiệt lượng ra ngoài. Nhưng cùng lúc, nó chặn nhiệt lượng toả ra từ dưới mặt đất. Trái Đất đang tự hạ nhiệt của nó, và mây thì chặn lại quá trình này. Và nó gây ra hiệu ứng nhà kính vô cùng mạnh mẽ. Vậy, mây đóng vai trò kép quan trọng trong hệ khí hậu. Chúng ta có mây lùn làm lớp phủ, làm nguội hành tinh, và mây cao như một nhà kính, làm Trái Đất nóng lên. Lúc này, hai ảnh hưởng này, chúng không bị triệt tiêu Thứ bao phủ đó, hơi mạnh hơn một chút. Vậy nếu chúng ta loại bỏ được tất cả đám mây vào ngày mai, thứ mà, để các bạn biết, tôi không hề bênh vực cho nó, thì hành tinh này sẽ ấm dần lên. Vậy rõ ràng, tất cả đám mây này sẽ không đi đâu cả. Nhưng biến đổi khí hậu lại thay đổi. Vậy chúng ta có thể hỏi: Việc nóng lên toàn cầu sẽ thay đổi những đám mây như thế nào? Nhưng cần phải nhớ, mây rất quan trọng trong việc điều hoà nhiệt độ Trái Đất, và chúng vừa làm tăng và làm giảm nhiệt độ Vậy thậm chí những thay đổi nhỏ đến các lớp mây bao phủ cũng tạo ra các hậu quả đáng kể. Và chúng ta cũng có thể hỏi? Đám mây sẽ thay đổi việc ấm lên toàn cầu như thể nào? Và đó có thể là nơi cất giấu một hi vọng. Nếu việc nóng lên toàn cầu tạo ra các thay đổi trong đám mây nó sẽ tạo ra ít hiệu ứng nhà kính hơn hay khả năng che phủ mạnh hơn, và nó sẽ tăng cường khả năng hạ nhiệt của các đám mây này. Nó sẽ hoạt động theo nhiều hướng với việc ấm lên toàn cầu, và nó là thứ đang diễn ra trong các mẫu khí hậu mà thiết lập ra việc ấm lên tương đối. Nhưng các kiểu hình khí hậu đang vật lộn với các đám mây, và thứ không chắc chắn này, xảy ra theo hai hướng. Các đám mây có thể giúp chúng ta về việc ấm lên. Chúng cũng có thể làm tồi tệ đi. Ta đều biết biến đổi khí hậu đang diễn ra bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy nó: nhiệt độ gia tăng, băng tan chảy, thay đổi hình thái mưa. Và bạn có thể nghĩ rằng chúng ta cũng có thể nhận ra từ các đám mây. Nhưng đây là một thứ khác không hay lắm: các đám mây cực kì khó để nhìn thấy. Tôi thấy mọi người ở Bắc Thái Bình Dương như kiểu " Tôi có gợi ý này cho bạn" (Cười) Và các bạn này, chúng tôi đang tìm cách đấy. (Cười) Nhưng để làm khí tượng, chúng ta cần phải nhìn đến tất cả đám mây, từ mọi nơi, rất lâu. Và đó là thứ làm trở nên khó khăn. Không có gì có thể quan sát mây rõ hơn một chiếc vệ tinh thậm chí là một người Anh. (Cười) Và may thay, chúng tôi có một vệ tinh quan sát mây thứ mà, như tôi, đến từ những năm 1980. Nhưng những loại vệ tinh này được thiết kế cho thời tiết, chứ không phải khí hậu. Nó không dành cho một quá trình dài. Vậy để có được lượng thông tin dài hạn, chúng tôi phải làm khoa học khí hậu. Chúng tôi phải ghép các dữ liệu từ nhiều vệ tinh khác nhau với nhiều góc nhìn và quỹ đạo khác nhau và sử dụng nhiều công cụ ghi hình. Và một kết quả, có nhiều lỗ hổng trong kiến thức của chúng ta Nhưng ngay từ những tấm hình mây âm u này, chúng ta đang bắt đầu có những manh mối cho một tương lai khả thi. Khi chúng ta nhìn vào những mẫu quan sát, một thứ hiện lên trước mắt chúng ta: những đám mây đang di chuyển. Khi mà nhiệt độ toàn cầu gia tăng, những đám mây cao dâng cao hơn. Chúng chuyển đến tầng khi quyển lạnh hơn ở trên cao, và điều này có nghĩa là mặc dù hành tinh đang ấm lên, thì mây cao lại không thế. Chúng duy trì ở một nhiệt độ gần như giống nhau. Cho nên, nó không toả nhiệt ra vũ trụ. Mà cùng lúc đó, chúng đang giữ nhiệt từ mặt đất đang ấm dần ở bên dưới. Điều này làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Mây cao làm việc nóng lên toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Mây cũng dịch chuyển trong một chiều hướng khác. Vòng lưu thông khí quyển, một sự vận động quy mô lớn của không khí và nước trong khí quyển, đang thay đổi, và mây cũng dịch chuyển theo nó. Ở quy mô lớn, mây dường như di chuyển từ vùng nhiệt đới về vùng cực. Nó giống như ông bà của bạn nhưng ngược lại vậy. Và điều này là quan trọng, vì nếu việc của bạn là chặn tia sáng mặt trời, thì bạn trở nên có ảnh hưởng hơn rất nhiều nếu ở vùng nhiệt đới ở dưới ánh nắng nóng từ mặt trời hơn là ở vùng vĩ độ cao. Vậy nếu như điều này tiếp tục, nó sẽ làm trầm trọng hiệu ứng nhà kính. Và điều chúng tôi chưa tìm thấy, mặc dù qua nhiều năm tìm kiếm, là bất cứ dấu hiệu của biểu hiện ngược chiều. Không có mẫu bằng chứng quan sát nào chỉ ra việc mây sẽ làm chậm đáng kể việc nóng lên toàn cầu. Trái Đất sẽ không tự chữa khỏi căn bệnh của nó. Giờ đây, vẫn hiện hữu những điều không chắc chắn. Chúng ta chắc chắn không biết tương lai nắm giữ những gì. Nhưng chúng ta gửi gắm con cháu của chúng ta cho nó, và chúng không thể quay trở lại. Tôi muốn chúng phải được chuẩn bị cho những thứ chúng sẽ đối mặt, và đó là lí do rất quan trọng để tiếp tục giữ cho những vệ tinh quan sát Trái Đất ở trên đầu và thuê những nhân tài ở nhiều lĩnh vực, những người không hề ghét mây để phát triển các mẫu khí hậu. Nhưng việc không chắc không phải là điều phủ định. Chúng ta không biết tất cả nhưng cũng không hề không biết gì và chúng ta biết khí CO2 làm những gì. Tôi bắt đầu sự nghiệp là một nhà vật lý thiên văn, nên các bạn tin tôi khi tôi nói rằng đây là nơi tuyệt vời nhất trong cả vũ trụ. Những hành tinh khác có thể có nước lỏng. Nhưng ở Trái Đất, chúng ta có whiskey. (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta rất may mắn khi được sống ở đây, nhưng đừng ép buộc vận may của chúng ta. Tôi không nghĩ rằng mây sẽ cứu lấy hành tinh này. Mà nó phụ thuộc vào chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đây một năm lần thứ 3 trong đời, não tôi ngừng hoạt động. Tôi đã trải qua một cuộc tiểu phẩu, và não tôi chìm đắm trong chất gây mê Tôi nhớ cảm giác tách rời và vỡ vụn và sự lạnh lẽo. Và rồi tôi tỉnh lại, dù mơ hồ và mất phương hướng, nhưng cuối cùng thì cũng tỉnh lại. Mỗi khi bạn tỉnh dậy từ một giấc ngủ sâu, bạn sẽ cảm thấy lẫn lộn về thời gian hoặc lo lắng về việc ngủ quên, nhưng luôn có một cảm giác về thời gian trôi qua, về sự tiếp nối giữa trước đó và bây giờ. Hồi tỉnh sau gây mê mang một cảm giác rất khác Tôi có thể đã trải qua 5 phút, 5 giờ, 5 năm hay thậm chí 50 năm. Đơn giản lúc đó tôi không có nhận thức. Đó là một sự lãng quên hoàn toàn. Gây mê -- là một loại ma thuật hiện đại. nó biến con người thành đồ vật, và biến lại thành con người. Và quá trình này là một trong những bí ẩn tuyệt vời nhất của khoa học và triết học. Nhận thức xảy ra như thế nào? Bằng cách nào đó, trong mỗi bộ não, hoạt động kết nối của hàng tỷ nơ ron, và mỗi nơ ron là một cỗ máy sinh học nhỏ bé, đang tạo nên trải nghiệm nhận thức. Không phải là bất kỳ nhận thức nào đó chính là nhận thức của bạn ngay tại lúc này đây Điều đó xảy ra thế nào? Việc trả lời câu hỏi này rất quan trọng vì đó là tất cả nhận thức cho mỗi chúng ta. Không có nó sẽ không có thế giới, không có cái tôi, không có gì cả. Khi ta đau khổ, chúng ta nhận thức được nó dù qua tinh thần hay thể xác Và nếu chúng ta có thể trải nghiệm được niềm vui hay nổi đau, còn động vật thì sao? Có thể chúng cũng có nhận thức phải không? Chúng cũng có cảm nhận về cái tôi? Khi máy tính trở nên nhanh hơn và thông minh hơn, sẽ đến một thời điểm nào đó không xa khi iPhone của tôi có được ý thức về sự tồn tại của chính nó. Tôi nghĩ viễn cảnh cho trí tuệ nhân tạo có ý thức còn khá xa vời. Và tôi nghĩ đến điều đó vì nghiên cứu của tôi mách bảo tôi rằng ý thức không liên quan nhiều đến sự thông minh thuần túy mà liên quan nhiều đến bản chất tự nhiên của ta như là một tổ chức sống biết thở. Ý thức và sự thông minh là những thứ rất khác nhau. Bạn không cần phải thông minh thì mới biết đau khổ, nhưng trước hết bạn phải sống. Trong câu chuyện tôi sắp kể, kinh nghiệm về ý thức của chúng ta về thế giới xunh quanh, và về chính cái tôi trong đó, là một loại ảo giác có kiểm tra nó xảy ra nhờ vào chính vì cơ thể sống của chúng ta. Có lẽ các bạn đã nghe nói là chúng ta không biết gì về cách não và cơ thể tạo ra sự nhận thức. Và người ta thậm chí còn nói nó vượt ra ngoài tầm của khoa học. Nhưng thực ra, 25 năm qua đã chứng kiến sự bùng nổ của công trình khoa học về lĩnh vực này. Nếu bạn đến phòng thí nghiệm của tôi tại đại học Sussex, bạn sẽ thấy các nhà khoa học của nhiều chuyên ngành và đôi khi có cả các triết gia. Tất cả chúng tôi cố gắng tìm hiểu cách ý thức hoạt động và điều gì xảy ra khi nó bị nhầm lẫn. Và cách làm rất đơn giản. Tôi mời các bạn nghĩ về ý thức như là bạn nghĩ về sự sống. Trước hết, mọi người nghĩ bản chất của sự sống có thể không được giải thích bởi vật lý và hóa học-- rằng sự sống phải phức tạp hơn vấn đề hóa học nhiều. Nhưng rồi không ai nghĩ như vậy nữa. Khi các nhà sinh học tham gia nhiên cứu về việc giải thích các đặc tính của các tổ chức sống trong mức độ vật lý và hóa học-- mọi thứ như là sự trao đổi chất, sinh sản, cân bằng vật lý-- bí ẩn của định nghĩa sự sống bắt đầu được khai phá, và người ta không nhắm tới các giải pháp huyền bí nữa, như là một sức mạnh của sự sống hay là lực đẩy sự sống. Vậy sự sống cũng như ý thức. Một khi chúng ta bắt đầu giải thích những đặc tính của nó trong phạm vi mọi sự xảy ra bên trong não và cơ thể, thì sự huyền bí về ý thức hình như bắt đầu được giải mã. Ít ra là một phác họa. Vậy chúng ta bắt đầu nhé. Đặc tính của ý thức là gì? Khoa học về ý thức nên cố gắng giải thích điều gì? Ngày nay, tôi thường nghĩ về ý thức trong 2 hướng khác nhau. Ta có những trải nghiệm về thế giới xung quanh, nhờ ánh sáng, âm thanh và mùi vị, còn có những tín hiệu đa xúc cảm, toàn cảnh, 3 chiều, tràn ngập các bộ phim. Và còn có ý thức về chính mình. Đó là kinh nghiệm về chính bản thân mình của bạn và của tôi. Nhân vật chính trong phim, và có thể phương diện ý thức mà chúng ta bám vào rất chặt chẽ. Hãy bắt đầu với kinh nghiệm về thế giới quanh ta, và với ý tưởng quan trọng của não là động cơ ban đầu. Hãy tưởng tượng mình là bộ não. Bạn bị nhốt trong hộp sọ, cố hình dung những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. Không có ánh sáng trong hộp sọ. Âm thanh cũng không. Tất cả chúng ta có là những dòng xung điện mà chỉ được truyền gián tiếp từ bên ngoài, dù cho các vật bên ngoài có thế nào đi nữa. Đó là nhận thức -- hình ảnh của thế giới bên ngoài -- nhận thức phải là một quá trình trung gian ở đó não kết nối những tín hiệu giác quan này với sự phán đoán hay tin tưởng về cách thức thế giới tồn tại từ những ước đoán tốt nhất của cái tạo ra những tín hiệu. Não không nghe âm hay thấy ánh sáng. Cái mà ta nhận được là những phán đoán tốt nhất về điều xảy ra trong thế giới. Tôi xin đưa vài ví dụ. Bạn có thể thấy ảo ảnh này trước đây, nhưng tôi muốn bạn nghĩ về nó theo cách khác. Nếu bạn nhìn 2 ô này, A và B, đúng là chúng rất khác nhau về độ tối phải không? Nhưng chúng thật ra chúng cùng màu. Và tôi có thể minh họa điều này. Nếu tôi đặt một hình khác ở đây và nối 2 ô vuông đó với một thanh màu xám, bạn có thể thấy không có gì khác cả. Chúng có cùng màu xám như nhau. Và nếu bạn vẫn không tin tôi, tôi sẽ mang thanh đặt ngang để nối chúng lại. Nó là một khối màu xám, không có gì khác cả. Đây không phải là trò ảo thuật. Nó chỉ có cùng màu xám, nhưng lấy nó đi lần nữa, và nó trông rất khác. Vậy điều đang xảy ra là não sử dụng khả năng phán đoán ưu tiên để xây dựng trên cung tiếp nối của vỏ não thị giác mà một cái bóng làm mờ hình dạng của một bề mặt, làm cho chúng ta thấy ô B sáng hơn so với thực tế. Đây là ví dụ khác, ví dụ này cho thấy vận tốc não sử dụng những phán đoán nhanh như thế nào để thay đổi cái mà ta trải nghiệm thực. Hãy nghe đoạn này. (Giọng nói biến dạng) Nghe có vẻ kỳ lạ phải không? Hãy nghe lại và xem thử bạn có nghe được gì không. (Giọng nói biến dạng) Vẫn còn mờ lắm. Bây giờ hãy nghe đoạn này. (Đoạn ghi âm) Anil Seth: Tôi nghĩ Brexit là một ý tưởng thật khủng khiếp. (Cười) Như vậy đó. Bạn nghe được vài từ phải không? Bây giờ hãy nghe lại đoạn lúc nảy. Tôi mới tua tại. (Giọng nói biến dạng) Bạn nghe được các từ rồi đó. Một lần nữa xem. (Giọng nói biến dạng) Ok, có điều gì ở đó? Điều đáng chú ý là những thông tin âm thanh vào trong não không thay đổi gì cả. Cái được thay đổi chính là sự phán đoán tốt hơn của não về những tác động trên thông tin âm thanh. Và cái đó làm thay đổi điều bạn nghe được. Tất cả điều đó làm cho não có được cơ sở nhận dạng trong tình trạng nhận thức khác. Thay vì nhận dạng phụ thuộc nhiều vào tín hiện vào trong não từ thế giới bên ngoài, nó phụ thuộc rất nhiều và sự phán đoán do nhận thức theo hướng ngược lại. Chúng ta không nhận thức thế giới một cách thụ động, chúng ta có được những nhận thức rất chủ động. Thế giới mà chúng ta trải nghiệm lại xuất hiện từ bên trong ra ngoài bằng hoặc nhiều hơn từ ngoài vào trong. Tôi xin đưa thêm 1 ví dụ về nhận thức như là một hoạt động chủ động, một quá trình suy diễn. Chúng ta kết nối thực tế ảo với quá trình tạo hình ảnh để mô phỏng hiệu ứng về phỏng đoán nhận thức siêu sức mạnh trên kinh nghiệm bản thân. Trong đoạn video toàn cảnh này, chúng tôi đã làm biến đổi khung cảnh -- đó là trong khung viên của trường đại học Susex -- thành một sân chơi huyền ảo. Chúng tôi sử lý cảnh quay bằng thuật toán Deep Dream của Google để mô phỏng hiệu ứng phỏng đoán nhận thức về siêu sức mạnh. Trong trường hợp này để thấy những con chó. Bạn có thể thấy cảnh tượng rất kỳ lạ. Khi phán đoán nhận thức mạnh như thế, như trong trường hợp này, kết quả rất giống với ảo giác người ta có thể nói mình ở trong trạng thái bị biến đổi, hay có thể là loạn tinh thần. Bây giờ hãy nghĩ về điều đó trong 1 phút. Nếu ảo giác là một loại nhận thức không kiểm soát, thì nhận thức ở đây và lúc này cũng là một loại ảo ảnh, nhưng là một loại ảo ảnh có kiểm soát ở đó những phán đoán của não được bao trùm bởi thông tin cảm giác từ bên ngoài. Thật ra, chúng ta luôn ảo giác về thời gian, kể cả lúc này. Khi chúng ta đồng ý với nhau về những ảo giác đó thì chúng ta gọi nó là thực tế. (Cười) Bây giờ, tôi xin nói với bạn rằng trải nghiệm của bạn về bản thân, trải nghiệm về chính bạn, cũng chỉ là một ảo giác được tạo ra bởi não. Đó là ý tưởng kỳ lạ phải không? Vâng, ảo tưởng thị giác có thể lừa dối mắt bạn, nhưng làm cách nào để tôi có thể bị đánh lừa về việc tôi là tôi? Phần lớn chúng ta, trải nghiệm mình là một con người là đồng nhất, thống nhất và liên tục điều đó rất khó đạt được. Nhưng chúng ta không nên xem nó như đạt được. Có nhiều cách khác để chúng ta cảm nghiệm về mình. Đó là trải nghiệm về việc mình có một cơ thể và là một cơ thể. Có trải nghiệm về nhận thức thế giới từ người đầu tiên nhìn thấy. Có trải nghiệm về ý định muốn làm điều gì và về nguyên nhân sự việc xảy ra trên thực tế. Và có những trải nghiệm là 1 con người liên tục và riêng biệt, được xây dựng từ 1 tập hợp những kỷ niệm phong phú và tương tác xã hội. Nhiều trải nghiệm cho thấy, và nhiều bác sĩ tâm thần và thần kinh biết rất rõ, rằng những cách khác biệt này chúng ta trải nghiệm về chính mình có thể bị vỡ vụn ra. Điều đó muốn nói là trải nghiệm trong quá khứ về chính mình là một hình ảnh được xây dựng của bộ não. 1 trải nghiệm khác, cũng giống như những trải nghiệm ở trên, cần được làm rõ. Hãy quay lại chính cái cơ thể của bạn. Làm thế nào để não sản sinh ra được trải nghiệm về việc chính mình là 1 cơ thể và về việc mình có 1 cơ thể? Vâng, cùng nguyên tắc được áp dụng. Não làm những phán đoán tốt nhất về cái không thuộc về cơ thể. Và có 1 kết quả thực nghiệm đẹp trong khoa học thần kinh để minh họa điều đó. Và không giống với hầu hết những thực nghiệm thần kinh khác, thực nghiệm này bạn có thể làm tại nhà. Cái các bạn cần chỉ là 1 trong những thứ này. (Cười) Và vài cái chổi quét sơn. Trong ảo giác tay cao su, cánh tay thật của 1 người được giấu đi, và cánh tay cao su được đặc phía trước. Rồi cả hai tay đồng thời được tô với chổi sơn trong khi người đó nhìn vào bàn tay giả đó. Phần lớn mọi người, sau 1 lúc, điều đó dẫn đến một cảm giác rất huyền bí rằng tay giả là 1 phần của cơ thể họ. Và ý tưởng rằng sự tương thích giữa tiếp xúc thị giác và tiếp xúc xúc giác trên 1 đồ vật giống bàn tay ở vị trí của bàn tay thật, là đủ bằng chứng cho não nghĩ rằng bàn tay giả là 1 bộ phận của cơ thể. (Cười) Vậy bạn có thể thử mọi thứ. Bạn có thể đo độ dẫn truyền của da và phản xạ cơ thể, nhưng không cần đâu. Rõ ràng là người mặc đồ xanh tưởng nhầm bàn tay giả. Điều đó có nghĩa là thậm chí trải nghiệm của việc cơ thể là gì thì cũng là sự phán đoán tốt nhất-- một loại ảo giác có kiểm soát bởi não. Còn một điều nữa. Chúng ta không chỉ trải nghiệm cơ thể như đồ vật trong môi trường xung quanh, chúng ta còn trải nghiệm chúng từ bên trong. Chúng ta cảm nghiệm được những cảm giác về cơ thể từ bên trong. Và những tín hiệu cảm giác từ bên trong của cơ thể liên tục thông tin cho não về trạng thái của những cơ quan bên trong, cách thức tim hoạt động, huyết áp như thế nào, nhiều thứ lắm. Loại nhận thức này, ta gọi là nhận thức bên trong, thường bị bỏ qua. Nhưng nó vô cùng quan trọng vì nhận thức và trạng thái bình thường của cơ thể -- cái đó giúp ta sống. Đây là cách nhìn khác về bàn tay giả. Bàn tay này từ phòng thí nghiệm đại học Succex. Và đây, người ta thấy 1 thực tế ảo về tay của họ, bàn tay này chuyển màu đỏ và đen đúng theo nhịp hay không đúng nhịp tim của họ. Khi nó nhấp nháy đúng nhịp tim, thì người ta cảm thấy rõ hơn rằng nó là một phần của cơ thể họ. Vậy những trải nghiệm về việc có cơ thể được cắm sâu trong việc nhận thức cơ thể từ bên trong. Cuối cùng, tôi muốn các bạn chú ý đến, những trải nghiệm về cơ thể từ bên trong, chúng rất khác với những trải nghiệm về thế giới quanh ta. Khi tôi nhìn quanh, thế giới đầy các đồ vật -- bàn, ghế, tay giả, người, nhiều người -- có cả cơ thể tôi nữa, tôi có thể nhận thức nó như là 1 đồ vật trong thế giới bên ngoài. Nhưng những trải nghiệm về thế giới bên trong, chúng không giống như vậy. Tôi không cảm nhận được quả thận ở đây, gan ở đây, lá lách ở đây ... Tôi không biết lá lách ở đâu cả, nhưng nó có ở đó. Tôi không cảm nhận những thứ bên trong như là những đồ vật. Thật ra, tôi không trải nghiệm chúng trừ phi chúng bị vấn đề. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng. Cảm nhận trạng thái bên trong của cơ thể không phải là xác nhận nó là gì, mà là sự kiểm soát và tình trạng bình thường -- việc giữ cho các thay đổi sinh lý không vượt qua các giới hạn để tương thích với sự sống còn. Khi não dùng những phán đoán để vẽ ra những thứ đó, chúng ta nhận thấy được sự vật như là những nguyên nhân tạo cảm giác. Khi não dùng những phán đoán để kiểm tra và bình thường hóa mọi thứ, thì chúng ta trải nghiệm được sự kiểm soát đang tốt hay không ổn. Vậy phần lớn những trải nghiệm cơ bản về chính mình, về chính cơ thể của mình, được ăn sâu trong cơ chế sinh học để giữ cho ta sống còn. Và khi chúng ta suy nghĩ theo cách này, chúng ta có thể bắt đầu thấy rằng tất cả những trải nghiệm nhận thức, vì chúng ta phụ thuộc vào cơ chế nhận thức phán đoán, tất cả xuất phát từ điều cơ bản này để giúp ta sống còn. Chúng ta trải nghiệm thế giới và chính chúng ta với cơ thể, thông qua cơ thể và nhờ vào cơ thể. Cho phép tôi nói lại cụ thể từng bước. Điều mà chúng ta thấy đều phụ thuộc vào khả năng phán đoán của não về vạn vật bên ngoài. Thế giới được trải nghiệm xuất phát từ bên trong, chứ không phải chỉ riêng bên ngoài. Ảo tưởng bàn tay giả cho thấy về trải nghiệm từ bên trong về cái mà cơ thể của ta là hay không phải là. Và những phán đoán liên quan đến bản thân phụ thuộc nhiều vào tín hiệu cảm xúc xuất phát từ bên trong cơ thể. Và cuối cùng, những trải nghiệm về cơ thể mình chính là sự kiểm soát và trạng thái bình thường chứ không phải là vẽ ra lại cơ thể mình. Vậy những kinh nghiệm về thế giới quanh ta và chính ta trong đó -- đó là những ảo giác được kiểm soát được vẽ từ hơn triệu năm tiến hóa để giữ cho ta sống được trong thế giới nhiều nguy cơ và cơ hội. Chúng ta phán đoán để tồn tại. Bây giờ, tôi chia tay các bạn với 3 áp dụng cho kiến thức này. Trước hết, chỉ khi ta có thể nhầm lẫn về thế giới, thì ta mới có thể nhầm lẫn về chính mình khi cơ chế phán đoán có vấn đề. Hiểu điều này mở ra nhiều cơ hội cho ngành tâm thần học và thần kinh học, vì ta có thể biết được cơ chế hơn là chỉ xử lý những triệu chứng trong điều kiện như trầm cảm và tâm thần phân liệt. Thứ hai: Điều làm cho tôi chính là tôi không thể thu nhỏ lại hay sử dụng một chương trình phần mềm trên rô bốt, dù cho nó có thông minh và tinh vi đến đâu. Chúng ta là động vật sinh học bằng xương bằng thịt có trải nghiệm nhận thức ở nhiều mức độ định dạng bởi cơ chế sinh học để giữ cho ta sinh tồn. Việc làm cho máy tính thông minh hơn không thể làm cho chúng có nhận thức. Cuối cùng, thế giới bên trong của mỗi cá nhân, cách chúng ta nhận thức, chính là cách cảm nhận được nhận thức. Và thậm chí sự nhận thức của con người nói chung -- đó chính là vùng rất nhỏ bé trong không gian rộng lớn của sự nhận thức có thể. Cái tôi và thế giới bên ngoài là duy nhất đối với mỗi người chúng ta, nhưng nó được cắm rễ sâu trong cái cơ chế sinh học được chia sẻ với nhiều sinh vật sống khác. Bây giờ đây là những thay đổi cở bản trong cách thức chúng ta hiểu chính mình, nhưng tôi nghĩ chúng thật tuyệt vời, vì khi trong khoa học, từ Copernic-- chúng ta không xem mình là trung tâm vũ trụ -- rồi đến Darwin -- chúng ta xem mình có mối liên quan với tất cả sinh vật khác -- cho đến ngày nay. Với cảm giác tuyệt vời hơn về tầm hiểu biết đưa đến cảm giác tuyệt hơn về cảm nhận và một nhận thức thú vị hơn ở đó chúng ta là một phần không thể tách rời của toàn thể vũ trụ. Và ... Khi kết thúc sự nhận thức, sẽ không có gì phải lo sợ cả. Không gì cả. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cứ khoảng mỗi một thế kỷ, một ngôi sao khổng lồ ở đâu đó trong thiên hà của chúng ta sẽ cạn kiệt nhiên liệu. Điều này xảy ra sau hàng triệu năm khi nhiệt độ và áp suất đã biến nhiên liệu hydro của ngôi sao thành các nguyên tố nặng hơn như heli, carbon, nitơ và cuối cùng là sắt. Không còn khả năng tạo ra đủ năng lượng để duy trì cấu trúc của mình, ngôi sao sụp đổ do lực hấp dẫn của nó và nổ tung thành một siêu tân tinh. Ngôi sao bắn hầu hết vật chất của mình vào không gian, gieo những nguyên tố nặng vào thiên hà. Nhưng những gì còn lại của ngôi sao chết thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn: một quả cầu vật chất đặc đến mức mà các electron nguyên tử bị tách khỏi quỹ đạo lượng tử của chúng vào sâu trong hạt nhân. Cái chết của ngôi sao đó đã sinh ra một sao neutron: một trong những vật thể đặc nhất từng được biết đến trong vũ trụ, cùng một loạt những tính chất vật lý của vật chất siêu đặc này. Nhưng sao neutron là gì? Hãy nghĩ về một quả cầu với các proton và electron bị nén vào cùng neutron và hình thành một dạng chất lỏng lý tưởng gọi là Chất siêu lỏng --- được bao bọc trong một lớp vỏ cứng. Vật chất này là cực kỳ đặc- đến mức khối lượng của một chiếc tàu chất đầy hàng có kích thước chỉ bằng sợi tóc, hay khối lượng của cả ngọn núi Everest gói gọn trong cỡ một viên đường. Sâu xuống lớp vỏ, dòng neutron siêu lỏng hình thành những pha khác nhau mà các nhà vật lý gọi là "Mỳ hạt nhân", vì chúng các dạng từ giống như lagsana cho đến hình dạng như sợi mỳ spaghetti. Sao tiền thân của sao neutron thường tự quay quanh trục. Khi sụp đổ, một ngôi sao có đường kính hàng triệu cây số sẽ nén lại thành một sao neutron có đường kính chỉ cỡ 25 cây số. Nhưng mô-men động lượng vẫn được bảo toàn. Nên giống như việc một người trượt băng sẽ tăng tốc độ quay khi họ thu cánh tay mình lại, sao neutron xoay nhanh hơn rất nhiều so với tiền thân của nó. Sao neutron nhanh nhất từng ghi nhận xoay 700 vòng mỗi giây, nghĩa là một điểm trên bề mặt ngôi sao sẽ xoay trong không gian với vận tốc bằng một phần năm vận tốc ánh sáng. Sao neutron cũng có trường lực từ mạnh nhất từng được biết. Sự tập trung từ lực này hình thành nên các xoáy phóng ra các tia năng lượng từ các hố từ trường. Vì các hố không cố định thẳng hàng với trục của ngôi sao, các tia phát xạ xoay tròn giống như ngọn đèn hải đăng, nhấp nháy khi được nhìn từ Trái đất. Chúng ta gọi chúng là Sao xung. Việc phát hiện ra một trong những tín hiệu nhấp nháy kì lạ này là nhờ vào nhà vật thiên văn Jocelyn Bell vào năm 1967 bằng đúng cách mà chúng ta đã gián tiếp phát hiện ra sao neutron lần đầu tiên. Sự tự quay điên cuồng của một sao neutron sẽ chậm lại sao mỗi hàng tỷ năm do sự phát xạ năng lượng dưới dạng điện từ và sóng hấp dẫn. Nhưng không phải sao neutron nào cũng biến mất trong thầm lặng. Ví dụ, chúng ta đã quan sát được những hệ sao đôi nơi mà sao neutron đồng hành cùng quỹ đạo với một sao khác. Sao neutron có thể hấp thu dần người bạn đồng hành nhẹ hơn, tạo thành một đĩa khí nóng ngày càng mở rộng xung quanh trước khi nó sụp đổ thành một lỗ đen. Khi mà nhiều ngôi sao tồn tại dưới dạng hệ sao đôi, chỉ một phần nhỏ trong đó sẽ hình thành hệ sao neutron đôi, nơi mà hai sao neutron quay quanh nhau trong một vũ điệu chết chóc. Khi chúng cuối cùng hợp nhất với nhau, chúng tạo ra sóng hấp dẫn trong không gian giống như khi quăng một hòn đá vào trong hồ nước tĩnh. Thuyết tương đối rộng của Einstein dự đoán hiện tượng này hơn 100 năm trước, nhưng nó chỉ được xác thực mãi đến năm 2017, khi máy quan sát sóng hấp dẫn LIGO và VIRGO quan sát được sự va chạm của một sau neutron. Nhiều kính thiên văn ghi nhận được một sự bùng nổ tia gamma và một chớp sáng, sau đó là các tín hiệu tia X và sóng vô tuyến từ cùng một vụ va chạm. Điều đó trở thành sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử ngành thiên văn. Nó tạo ra những dữ liệu quý báu để xác định chính xác tốc độ rơi tự do, củng cố các học thuyết quan trọng của các nhà thiên văn, và cung cấp bằng chứng về nguồn gốc của các nguyên tố nặng như vàng và bạch kim. Các sao neutron vẫn chưa tiết lộ hết các bí ẩn của chúng. LOGO và VIRGO đang được nâng cấp để có thể phát hiện nhiều sự va chạm hơn. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu cách những quả cầu nam châm xoay tít, phát xạ và cực kì đặc này có thể giúp chúng ta hiểu về vũ trụ. Ở Hy Lạp cổ đại, bất cứ ai từ nô lệ đến người lính, nhà thơ và chính khách, đều cần phải đưa ra một quyết định lớn cho các câu hỏi quan trọng trong đời, như, "Tôi có nên kết hôn?" hay "Ta có nên tham gia chuyến đi này?" hay "Quân ta có nên tiến vào vùng lãnh thổ này?" họ đều tham vấn nhà tiên tri. Và cách làm như sau: bạn đem đến cho bà ấy một câu hỏi và quỳ gối chờ, và rồi bà ấy sẽ chuyển sang nhập định. Kéo dài trong vài ngày, và cuối cùng bà ấy sẽ bình thường trở lại, và cho bạn những tiên đoán cũng như là câu trả lời. Từ những mẫu xương nhà tiên tri của Trung quốc cổ đại đến Hy Lạp cổ đại đến lịch Maya, con người khao khát những lời tiên tri để biết được điều gì sẽ xãy ra tiếp theo. Và đó là bởi vì tất cả chúng ta đều muốn đưa ra quyết định đúng, Ta không muốn bỏ lỡ điều gì. Tương lai thật đáng sợ, và sẽ dễ chịu hơn khi biết ta có thể đưa ra một quyết định mà có sự chắc chắn nhất định về kết quả. Vâng, ta có một nhà tiên tri mới, có tên là dữ liệu lớn, ta có thể gọi nó là "Watson" hay "học máy" hay "mạng nơ rôn." Và đây là những loại câu hỏi mà giờ đây ta có thể hỏi nhà tiên tri của chúng ta, như, "Cách nào hiệu quả nhất để chuyển những chiếc điện thoại từ Trung Quốc đến Thụy Điển?" Hay, "Con tôi sinh ra có tỷ lệ bị rối loạn di truyền là bao nhiêu?" Hay, "Ta có thể dự đoán doanh số của sản phẩm này là bao nhiêu?" Tôi có một con chó. Tên nó là Elle, và nó rất ghét trời mưa. Và tôi đã tìm mọi cách để giúp nó hết sợ. Nhưng tôi đã thất bại, nên tôi đã tham vấn một nhà tiên tri, được gọi là Dark Sky, trước mỗi lúc chúng tôi đi dạo bộ, để có được các dự báo thời tiết chính xác trong 10 phút tới. Cô ấy thật ngọt ngào. Bởi tất cả những điều đó, nhà tiên tri của ta là một ngành công nghiệp 122 tỷ đô. Giờ đây, bất chấp kích cỡ của ngành công nghiệp này, kết quả mang lại vẫn thấp một cách ngạc nhiên. Đầu tư vào dữ liệu lớn rất dễ dàng, nhưng sử dụng nó mới khó. Thậm chí, hơn 73 phần trăm các dự án dữ liệu lớn không đem lại lợi nhuận, và nhiều vị giám đốc đến gặp tôi và nói rằng, "Chúng tôi đang gặp vấn đề giống nhau, Đều đầu tư một hệ thống dữ liệu lớn, và nhân viên vẫn không đưa ra được các quyết định tốt hơn. Và chắc chắn là họ không đưa ra được các ý tưởng đột phá hơn." Tất cả điều này thực sự thú vị với tôi, vì tôi là nhà dân tộc học về công nghệ Tôi nghiên cứu và cố vấn cho các công ty về các mô hình sử dụng công nghệ, và một trong các lĩnh vực mà tôi quan tâm là dữ liệu. Tại sao có thêm nhiều dữ liệu cũng không giúp ta đưa ra các quyết định tốt hơn, đặc biệt đối với các công ty có đủ nguồn lực để đầu tư các hệ thống dữ liệu lớn? Tại sao nó không trở nên dễ dàng hơn? Tôi đã chứng kiến sự khó khăn đầu tiên. Năm 2009, tôi bắt đầu một vị trí nghiên cứu với Nokia. Và vào lúc đó, Nokia là 1 trong các công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới, thống trị các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Mexico và Ấn Độ-- những nơi đó tôi đã thực hiện nhiều nghiên cứu về cách những người thu nhập thấp sử dụng công nghệ. Và tôi cũng đã dành nhiều thời gian ở Trung Quốc để tìm hiểu nền kinh tế phi chính thức. Tôi đã làm những việc như bán hàng rong bán bánh bao cho công nhân xây dựng. Hay tôi đi thực tế, dành cả ngày lẫn đêm trong các quán cà phê internet, đi chơi với thanh niên Trung Quốc, nên tôi có thể hiểu họ đã sử dụng điện thoại và chơi game ra sao và sử dụng khi di chuyển giữa nông thôn và thành thị. Dựa trên những dữ liệu định tính mà tôi đã thu thập được này, Tôi đã bắt đầu nhận ra rằng sắp diễn ra một sự thay đổi lớn giữa những người Trung Quốc thu nhập thấp. Ngay cả khi họ bị bủa vây bởi những quảng cáo cho các sản phẩm xa xỉ như thiết bị vệ sinh ưa thích-- ai mà không muốn một cái? rồi căn hộ và xe hơi, qua tiếp xúc với họ, Tôi khám phá ra rằng những quảng cáo thực sự lôi cuốn họ nhất là những cái quảng cáo về iPhones, hứa hẹn họ cánh cửa này dẫn vào cuộc sống công nghệ cao. Và ngay cả khi tôi sống với họ trong các khu ổ chuột như cái này, Tôi thấy mọi người chi quá nữa thu nhập hàng tháng của họ để mua điện thoại, và hàng nhái "shanzhai" ngày càng nhiều, giá cả dễ mua đánh bật iPhones và các nhãn hiệu khác. Những thứ này dùng được. Được chấp nhận. Sau nhiều năm sống với những người nhập cư và làm việc với họ và làm mọi thứ họ làm, Tôi bắt đầu kết nối tất cả dữ liệu lại với nhau-- từ những thứ tưởng như ngẫu nhiên, như tôi đi bán bánh bao, đến những thứ rõ ràng hơn, như tìm hiểu họ đã chi tiêu bao nhiêu cho hóa đơn điện thoại. Và tôi đã tạo ra bức tranh toàn diện hơn rất nhiều này về những gì đang xảy ra. Và đó cũng là lúc tôi bắt đầu nhận ra ngay cả những người Trung Quốc nghèo nhất cũng muốn điện thoại thông minh, và họ làm gần như mọi thứ để có được một cái trên tay. Bạn cần nhớ rằng, iPhones chỉ mới xuất hiện, vào năm 2009, mới khoảng tám năm trước, và Android cũng bắt đầu trông giống iPhones. Và rất nhiều người thực tế và thông minh đã nói, Điện thoại thông minh -- ở thời điểm đó. Có ai muốn mang theo những thứ nặng nề đó trong khi Pin thì nhanh hết và sẽ bị vỡ mỗi khi ta làm rơi chúng? Và tôi có nhiều dữ liệu, tôi rất tự tin về những phát hiện của mình, tôi đã rất hào hứng chia sẻ với Nokia. Nhưng đã không thuyết phục được Nokia, bởi vì đó không phải là dữ liệu lớn. Họ nói, "Chúng tôi có hàng triệu mục dữ liệu, và chúng tôi không thấy chỉ dấu nào rằng có người muốn mua điện thoại thông minh, và tập dữ liệu của bạn chỉ có 100, mức độ đa dạng của nó quá yếu để chúng tôi xem xét nghiêm túc." Và tôi nói, "Nokia, các bạn đúng. Tất nhiên các bạn sẽ không thấy, bởi vì bạn thực hiện các khảo sát giả định rằng mọi người không biết về điện thoại thông minh và dĩ nhiên bạn sẽ không có được bất kỳ dữ liệu về người muốn mua điện thoại thông minh cho 2 năm tới. Phương pháp khảo sát của bạn được thiết kế để tối ưu mô hình kinh doanh hiện tại, và tôi đang nhắm đến những động lực con người mới nổi mà chưa xuất hiện. Chúng ta đang ra bên ngoài các động lực thị trường để có thể đón đầu nó." Vâng, các bạn biết những gì đã xãy ra với Nokia? Kinh doanh của họ đã rơi thẳng đứng. Đây là cái giá của việc thiếu sót thứ gì đó. Không thể hiểu được. Nhưng không phải chỉ mình Nokia. Tôi thấy các tổ chức luôn vứt bỏ các dữ liệu bởi vì nó không xuất phát từ một mô hình phân tích hay không khớp với nó. Nhưng đó không phải lỗi của dữ liệu lớn. Mà ở cách chúng ta sử dụng dữ liệu lớn; đó là lỗi của chúng ta. Thành công nổi tiếng của dữ liệu lớn đến từ việc định lượng hóa mọi điều kiện môi trường cụ thể như các lưới điện hay hạ tầng giao vận hay mã di truyền, khi chúng ta đang định lượng trong các hệ thống mà hay ít nhiều có kiểm soát. Nhưng không phải mọi hệ thống đều được kiểm soát rõ ràng. Khi chúng ta đang định lượng và các hệ thống thì năng động hơn, đặc biệt là các hệ thống liên quan đến yếu tố con người, các động lực rất phức tạp và khó đoán, và đây là những thứ mà chúng ta không biết cách để mô hình hóa cho tốt Một khi bạn dự đoán điều gì đó về hành vi con người, các yếu tố mới xuất hiện, bởi vì các điều kiện luôn thay đổi. Do đó nó là một chu trình vô tận. Bạn nghĩ bạn biết điều gì đó, và rồi điều chưa biết lại xuất hiện. Đó là lý do nếu chỉ dựa vào dữ liệu lớn sẽ làm tăng xác suất chúng ta sẽ bỏ nhỡ điều gì đó, trong khi làm cho chúng ta ảo tưởng rằng chúng ta đã biết mọi thứ. Và điều gì làm cho việc nhận ra nghịch lý này khó khăn đến vậy và ngay cả để hiểu nó chúng ta đa gặp phải cái mà tôi gọi là thiên vị định lượng, đó là niềm tin vô thức về giá trị của những cái đo lường được so với cái không đo lường được. Và chúng ta thường trải nghiệm điều này khi làm việc. Có thể chúng ta làm việc bên cạnh đồng nghiệp như vậy, hoặc có thể cả công ty của chúng ta cũng như vậy, nơi mà mọi người mặc nhiên tin vào con số đó, họ không thể nhìn thấy cái gì ngoài nó ra, ngay cả khi bạn cho họ thấy bằng chứng ngay trước mặt họ. Vầ đây là một thông điệp rất lôi cuốn, bởi vì chẳng có gì sai với việc định lượng hóa; Nó thực sự rất thỏa mãn. Tôi có một cảm giác rất thoải mái khi nhìn vào một bảng tính Excel, cho dù nó rát đơn giản. (Cười) Nó có phần giống như, "Vâng! Công thức đúng. Tất cả đều ổn. Mọi thứ đang được kiểm soát." Nhưng vấn đề là Việc định lượng hóa gây nghiện. Và khi chúng ta quên mất rằng khi chúng ta không có cái gì để giữ chúng trong tầm kiểm soát, Chúng ta rất dễ đánh mất dữ liệu bởi vì nó không thể được biểu diễn như một giá trị số học. Nó làm cho ta rất dễ rơi vào tư duy xử lý tình thế, như là một giải pháp đơn giản tồn tại. Bởi vì đây là thời điểm vô cùng nguy hiểm cho bất kỳ tổ chức nào, bởi vì thường là, chúng ta cần dự đoán tương lai -- không giống như trong đống rơm mà nó như là cơn lốc xoáy đổ xuống đầu chúng ta bên ngoài lều trại. Không có rủi ro nào lớn hơn là bị mù với những thứ chưa biết. Nó có thể làm cho bạn đưa ra quyết định sai. Nó có thể làm bạn bỏ lỡ những điều to lớn. Nhưng chúng ta không cần phải đi theo con đường này. Hóa ra những nhà tiên tri của Hy Lạp cổ đại nắm giữ chìa khóa bí mật chỉ cho ta con đường đi về phía trước. Hiện nay, nghiên cứu địa chất gần đây chỉ ra rằng ngôi đền Apollo, nơi nhà tiên tri nổi tiếng nhất ngồi, được xây dựng trên hai đoạn đứt gãy động đất. Và những đoạn đứt gãy này bốc ra hơi hóa dầu từ bên dưới lớp vỏ Trái đất, và nhà tiên tri ngồi chính xác ngay trên chổ đứt gãy này, hít vào lượng lớn khí Etylen ở chỗ vết nứt này. (Cười) Sự thật là như vậy. (Cười) Tất cả là sự thật, và nó làm cho bà ấy nói nhảm và ảo giác và chuyển sang trạng thái xuất thần Bà ta bay bổng như chiếc diều! (Cười) Vậy làm sao người ta-- Làm sao người ta xin lời khuyên hữu dụng từ bà ấy trong trạng thái này? Vâng, bạn thấy những người đó vây quanh bà? Bạn thấy những người đó nâng bà ấy lên, Vì bà ấy giống như một người say? Và bạn thấy cái gã bên tay trái đang cầm quyển vở màu cam? Đó là những người hướng dẫn đền, và họ làm việc cùng với nhà tiên tri. Khi những người xin lời khuyên đến và quỳ gối, đó là lúc người hướng dẫn đền làm việc, vì sau khi người ta đặt câu hỏi cho bà, người ta sẽ quan sát trạng thái cảm xúc, và khi họ hỏi những câu hỏi tiếp theo, như, "Tại sao các người muốn biết điều này? Các người là ai? Các người sẽ làm gì với thông tin này?" Và rồi người hướng dẫn đền sẽ lấy thông tin nhân chủng học, thông tin định tính, và dịch những lời nói nhảm của tiên tri. Vậy ra nhà tiên tri không đơn độc, và không như các hệ thống dữ liệu lớn của ta. Bây giờ đã rõ, Tôi không nói rằng các hệ thống dữ liệu lớn đang thổi khí Etylen, hay chúng đang cung cấp các dự đoán sai. Hoàn toàn ngược lại. Nhưng điều tôi đang nói là giống như cách nhà tiên tri cần những người hướng dẫn đền của bà ấy, các hệ thống dữ liệu lớn cũng cần họ. Chúng cần những nhà nhân chủng học, nhà nghiên cứu người dùng họ có thể thu thập cái gọi là dữ liệu dày. Đây là dữ liệu quý giá từ con người, như những câu chuyện, cảm xúc và những tương tác mà không thể lượng hóa được. Đó là loại dữ liệu mà tôi đã thu thập cho Nokia nó thể hiện dưới dạng có kích thước mẫu rất nhỏ, nhưng chuyển tải độ sâu ý nghĩa không thể tin được. Và điều làm cho nó mang nhiều ý nghĩa là sự trải nghiệm thấu hiểu những câu chuyện về con người. Nó giúp ta nhìn thấy những thiếu sót trong các mô hình của chúng ta. Dữ liệu dày làm nền tảng cho những câu hỏi kinh doanh theo những câu hỏi con người, và đó là lý do việc tích hợp dữ liệu dày và dữ liệu lớn tạo nên một bức tranh đầy đủ hơn. Dữ liệu lớn có thể đem đến những thông tin theo quy mô và tận dụng tối đa trí tuệ của máy, trong khi dữ liệu dày có thể giúp ta cứu vớt những mất mát ngữ cảnh mà để làm cho dữ liệu lớn có thể dùng được, và tối đa hóa trí tuệ con người. Và khi bạn tích hợp hai loại đó lại, lúc đó mọi thứ sẽ rất thú vị, bởi vì bạn không còn chỉ làm việc với dữ liệu mà bạn đã thu thập sẵn. Bạn sẽ cần làm việc với dữ liệu mà chưa được thu thập. Bạn cần hỏi những câu tại sao: Tại sao điều này xảy ra? Khi Netflix làm điều này, họ đã mở ra một con đường hoàn toàn mới để thay đổi việc làm ăn. Netflix được biết đến với giải thuật khuyến nghị tuyệt vời của họ, và họ đã treo giải 1 triệu đô cho ai có thể cải thiện nó. Đây, những người đoạt giải. Nhưng Netflix khám phá ra rằng sự cải tiến chỉ giúp tăng dần. Để tìm ra điều gì đang thực sự diễn ra, họ thuê một nhà nhân chủng học, Grant McCracken, để tập hợp ý nghĩa dữ liệu dày. Và ông ấy đã khám phá ra là có điều gì đó mà họ đã không nhận thấy ngay từ đầu trong dữ liệu định lượng. Ông khám phá ra rằng mọi người thích xem quá độ. Nhưng người ta không cảm thấy có lỗi về điều đó. Họ thưởng thức nó. (Cười) Netflix tiếp nhận kiểu, "Ồ, đây là cách nhìn mới." Và họ đã gặp đội khoa học dữ liệu của họ, và họ có thể điều chỉnh tỉ lệ ý nghĩa dữ liệu lớn cùng với dữ liệu định lượng của họ. Và khi đã xác minh và xác nhận nó, Netflix đã quyết định làm điều gì đó rất đơn giản nhưng có ảnh hưởng lớn. Họ nói, thay vì chào mời cùng chương trình đến các giới tính khác nhau hay tăng các chương trình khác nhau đến cùng lớp người dùng, chúng tôi sẽ tăng chào mời cùng loại chương trình. Chúng tôi sẽ giúp bạn xem quá độ dễ dàng hơn. Và họ không dừng ở đó. Họ đã làm tất cả những điều đó để thiết kế lại toàn bộ trải nghiệm cho người xem, để thực sự khuyến khích xem quá độ. Đó là lý do mọi người và bạn bè biến mất cả cuối tuần cùng lúc, theo dõi các chương trình như "Không thông thạo." Việc tích hợp dữ liệu lớn và dữ liệu dày, họ đã không chỉ cải thiện việc kinh doanh, nhưng họ còn thay đổi cách chúng ta tiêu dùng truyền thông. Và giờ đây kho hàng của họ được dự báo sẽ gấp đôi trong vài năm đến. Nhưng đây không chỉ là xem nhiều phim hơn hay bán nhiều điện thoại hơn. Đối với một số người, tích hợp ý nghĩa dữ liệu dày và giải thuật có ý nghĩa sống còn, đặc biệt những người bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Trên khắp đất nước, các sở cảnh sát đang sử dụng dữ liệu lớn cho việc giữ trật tự có dự báo, để thiết lập mức bảo lãnh và các khuyến nghị hình phạt theo nhiều cách để củng cố lại các thiên vị đang tồn tại. Máy giải thuật học của NSA's Skynet có thể đã góp phần vào những cái chết của hàng ngàn thường dân vô tội ở Pakistan vì đọc sai dữ liệu mô tả thiết bị di động. Khi cuộc sống chúng ta trở nên tự động hóa hơn, từ xe ô tô đến bảo hiểm y tế, hay việc làm, có vẻ như rằng tất cả chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị định lượng. Giờ đây, tin tốt là chúng ta đã đi một chặng đường dài từ hít phải khí Etylen đến việc đưa ra các dự báo. Chúng ta có các công cụ tốt hơn, nên hãy sử dụng chúng tốt hơn. Ta hãy tích hợp dữ liệu lớn cùng với dữ liệu dày. Hãy đem người hướng dẫn đền đến với nhà tiên tri và cho dù việc này xãy ra ở công ty hay các tổ chức phi lợi nhuận hay chính phủ hay ngay cả trong phần mềm, tất cả chúng đều quan trọng, bởi vì nó có nghĩa chúng ta đã cam kết một cách tập thể để tạo ra dữ liệu tốt hơn, các giải thuật tốt hơn, kết quả tốt hơn và các quyết định tốt hơn. Đây là cách chúng ta sẽ tránh bỏ lỡ những thứ quan trọng đó. (Vỗ tay) Tôi gặp một vụ hoả hoạn 9 ngày trước đây. Tài liệu lưu trữ của tôi gồm: 175 bộ film, âm bản 16mm tất cả những cuốn sách của tôi, của bố tôi, mà tôi đã sưu tầm Tôi đã là một nhà sưu tầm lớn, lớn nhất -- Tất cả đã ra đi Tôi chỉ ngắm nhìn nó, và tôi đã không biết phải làm gì. Tôi muốn nói, đó là-- Đó là những thứ của tôi? Tôi luôn sống ở hiện tại-- Tôi thích hiện tại. Tôi ấp ủ tương lai Và tôi đã được dạy một số điều lạ lẫm khi còn là một đứa trẻ, như là, bạn phải tạo ra điều tốt đẹp hơn từ những điều tồi tệ. Bạn phải tạo ra điều gì đó tốt đẹp từ những điều tồi tệ. Điều này thật là tồi tệ thưa các bạn! Tôi đã... Tôi đã ho. Tôi đã bị ốm. Đó là ống kính camera của tôi. Cái đầu tiên -- Cái mà tôi đã dùng để quay bộ film Bod Dylan 35 năm trước. Đó là bộ phim truyện của tôi. " Đức vua Murray" Dành được liên hoan film Cannes năm 1970 Bản in duy nhất tôi có. Đây là những bài báo của tôi. Chỉ trong phút chốc - 20 phút. Chúa đã giáng đòn vào tôi. Cái gì đó đã nhằm phải tôi. "Bạn phải tạo ra điều gì đó tốt đẹp từ điều tồi tệ." Tôi bắt đầu nói chuyện với bạn bè, hàng xóm, chị gái. Nhân tiện, đây là "Sputnik", tôi làm nó năm ngoái. "Sputnik" ở khu buôn trung tâm, bản âm bản. Nó hãy còn nguyên vẹn. Đây là một vài bức tranh mà tôi đã dùng trong phim Sputnik, được chiếu ở New York trong 2 tuần ở khu trung tâm thành phố. Tôi gọi chị gái tôi. Tôi gọi những người hàng xóm. Tôi nói: Tới đây và đào. Đó là tôi đang đứng tại bàn làm việc. Đó là cái bàn mà tôi phải mất 40 năm mới xây dựng được. Các bạn biết đấy -- mọi thứ. Đó là con gái tôi, Jean Nó đã tới. Nó là một y tá ở San Francisco. Tôi nói: " Đào nó lên", "những mẩu vụn. Tôi muốn những mẩu vụn." Tôi chợt nảy ra ý nghĩ: cuộc sống với những mẩu vụn. Thứ mà tôi vừa bắt đầu tiến hành -- đề án tiếp theo của tôi. Đó là chị gái tôi. Cô ấy chịu trách nhiệm nhặt nhạnh những bức ảnh. Bởi tôi là một nhà sưu tầm ảnh lớn điều mà tôi tin là đã được nói đến rất nhiều. Và đó là vài bức ảnh-- cũng có chút cái gì đó may mắn với những bức ảnh. Tôi không biết. Tôi nhìn chúng-- Tôi nói, " Ôi, nhiêu đây vẫn tốt hơn là --" Đó là đề nghị của tôi với Jimmy Doolittle. Tôi đã làm bộ film đó để chiếu trên truyền hình. Nó là bản copy duy nhất tôi có -- Những mẩu nhỏ của nó. Ý nghĩ về phụ nữ. Cho nên tôi bắt đầu nói "Này, quá đủ rồi" Bạn nên than khóc vì điều này." Nhưng thực sự, tôi đã không khóc. Thay vì đó tôi chỉ nói, "Tôi sẽ tạo ra điều gì đó từ chuyện này, có thể là năm tới..." Và tôi đánh giá cao giây phút này để tôi được đứng trên sân khấu nói với rất nhiều người. những người đã cho tôi nhiều sự an ủi. và chỉ muốn nói tới những người của TED. Tôi tự hào về bản thân tôi. Rằng tôi đã gặp điều tồi tệ. Tôi xoay chuyển nó, và tôi đang tạo ra những điều tốt từ nó. tất cả những mẩu vụn này. đó là bức ảnh gốc của Arthur Leipzig mà tôi yêu thích. Tôi đã là một nhà sưu tầm đĩa hát lớn. Những đĩa hát đều bị cháy rụi hết. Các chàng trai, tôi nói các bạn nghe. phim cháy, phim cháy. Ý tôi là, đây là phim an toàn 16mm. Các cuộn âm bản đã ra đi. Đây là bức thư của bố tôi nói về việc tôi cưới một người phụ nữ. Tôi kết hôn lần đầu tiên khi tôi 20. Đây là con gái tôi và tôi. Nó vẫn còn ở đó. Thực sự là sáng nay nó vẫn còn ở đó. Đây là nhà tôi. Gia đình tôi sống trong khách sạn Hilton ở thung lũng Scotts. Đây là vợ tôi, Heidi. Người đã không đón nhận được chuyện này như tôi. Các con tôi, Davey and Henry. Con trai tôi, ở trong khách sạn 2 đêm trước. thông điệp của tôi muốn gửi tới mọi người trong 3 phút ở đây của tôi, đó là tôi trân trọng cơ hội được chia sẻ cùng các bạn. Tôi sẽ quay trở lại. Tôi thích tham gia TED. Tôi tới để thực hiện, và tôi đang thực hiện nó. Đây là tầm nhìn từ cửa sổ của tôi bên ngoài Santa Cruz ở Bonny Doon. chỉ cách đây 35 dặm. Cảm ơn mọi người (tiếng vỗ tay) Tôi xin giới thiệu với các bạn mẹ của tôi. (Tiếng cười) Tôi đoán đó không phải là người mà các bạn mong đợi, và đó cũng không phải là người mà tôi đã kỳ vọng, và ơn Chúa tôi đã nhận ra người đàn ông đó không phải là mẹ tôi trước khi tôi ôm anh ta, bởi vì điều đó sẽ thật là khó xử. Phân biệt mọi người không phải là một trong các điểm mạnh của tôi bởi Chứng rối loạn thị giác di truyền của tôi không có cách điều trị. Kết quả là, theo luật thì tôi là một người mù, nhưng "khiếm khuyết tầm nhìn" thì nghe lạc quan hơn. (Tiếng cười) Và tôi được dán nhãn là "khuyết tật". Tôi ghét từ "khuyết tật" khi nó dùng để nói về con người. Nó khơi gợi một tư duy còn ít hơn việc hoàn toàn xem nhẹ khả năng năng lực, tiềm năng thay vào đó là ưu tiên sự hư hỏng và thiếu hụt. Quan điểm này có thể được công khai. Những việc gì anh ấy không thể tự làm mà tôi sẽ phải làm cho anh ấy? Cô ấy có lẽ sẽ cần một chỗ ở mà không một nhân viên nào trong công ty cần. Thỉnh thoảng, sự thiên vị một cách che giấu lại được thể hiện ra thật ngọt ngào. "Wow, Susan, nhìn những điều mà cô đã làm trong sự nghiệp và cuộc sống kìa. Làm sao cô có thể làm được tất cả với thị lực suy yếu như vậy?" (Tiếng cười) Tôi thất bại khi bị khuyết tật. (Tiếng cười) Vậy thì, trong dòng cảm hứng của sự khích lệ những kẻ thất bại tụt dốc trên toàn thế giới và dụ dỗ - cách gọi thông thường - để họ có thể nghỉ ngơi, sau đây là năm thủ thuật để thất bại khi bị khuyết tật. Thủ thuật thứ nhất: Biết rõ năng lực cực đại của bạn. Một đội tuyệt vời nhất mà tôi từng lãnh đạo đã dựa vào năng lực cực đại đó, và thậm chí chúng tôi còn tự đặt cho bản thân những cái tên thật ngầu như "Trụ cột của sự thông tuệ toàn thể." "Bánh Bích Quy." (Tiếng cười) "Tiếng nói của Lí trí." Bởi vì chúng tôi dựa vào sức mạnh của chính mình, những nguồn sức mạnh lớn nhất, nên chúng tôi đã đạt được những kết quả kì diệu. Đặc tính cản trở tôi nhận ra mẹ mình cho phép tôi thích nghi một cách dễ dàng để thẩm thấu nhanh chóng và thực hiện chính xác hàng loạt các gợi ý khó nhằn chỉ ra điều gì là quan trọng quyết định hàng loạt quá trình hoặc cơ hội đối với các tình huống tôi gặp phải và rồi chọn ra một giải pháp hợp lí nhất, chỉ trong vài giây. Tôi thấy những điều mà người khác không thấy. Một vài người nghĩ rằng đó là năng lực cực đại, nhưng năng lực cực đại thật sự của tôi là bị dội lại khỏi những bức tường bằng kính (Tiếng cười) và để cho bạn của tôi đi mọi nơi với hàm răng còn dính bắp cải. (Tiếng cười) Đúng vậy đấy. Vì vậy đừng ăn trưa với tôi, hoặc ăn tối. Thủ thuật 2: Tối đa hóa kĩ năng, tối đa hóa kĩ năng trong việc làm sai. Nó rất quan trọng khi cân bằng sự tự tin trong năng lượng cực đại của bạn cũng như trong FUBAR. FUBAR nghĩa là "vượt qua mọi sự công nhận" trong thế kỉ của bạn. (Tiếng cười) Có một ví dụ khá hay như sau. Nó không phải là một ý kiến tuyệt vời khi nói “Đừng lo lắng, mọi thứ trong này quá nhỏ để tôi có thể nhìn thấy” Khi bạn tình cờ đi vào một phòng toàn đàn ông (Tiếng cười) ở một trong những đấu trường thể thao quốc tế (Tiếng cười) hoặc bất cứ nơi nào. Tôi thật sự hi vọng điều đó đã không đúng. Thật đấy. Tốt hơn hết là chỉ trở ra ngoài và cứ để họ nghĩ là bạn đang say rượu. (Tiếng cười) Thủ thuật 3: Hãy luôn biết rằng mọi người ai cũng bị khuyết tật theo một cách nào đó giống như khi bạn bị cảm lạnh và không thể ngửi mùi được và bạn nhận ra rằng bạn hòa vào tách cà phê thứ sữa đã bị chua chỉ sau khi bạn nếm thử chúng. Mới gần đây thôi, một phụ nữ hoảng hốt chạy đến chỗ tôi. Cô ấy không thể tìm thấy tiệm bánh mỳ mà cô đang tìm kiếm đâu cả. Khi tôi chuyển người theo hướng mà tôi nghĩ cô ấy nên đi, và nói “Không có tiệm bánh nào ở phía bên này của con đường nên tốt nhất là cô đi băng qua…” “Ôi Chúa ơi,” cô ấy cắt ngang. “Nó đây rồi. Tất cả những gì tôi cần là một đôi mắt khác.” (Tiếng cười) Tôi chỉ biết cứ để cô ấy nói như vậy. Bạn biết đấy, tôi có thể nói rằng, luôn logic và chú ý và bình tĩnh thì sẽ thực hiện được một cú lừa, nhưng tôi là ai chứ? Thủ thuật 4: Chỉ ra sự khuyết tật ở người khác. Thủ thuật này chỉ dành cho – một lưu ý quan trọng - nó chỉ dành cho người mà bạn biết rất rõ, bởi vì những người lạ thường sẽ không cảm kích đối với những khoảnh khắc bị lên lớp. Một vài năm trước đây, bố mẹ tôi và tôi đã đi xem biểu diễn của Rockettes, các vũ công đá cao của Radio City. Tôi dựa người về phía bố tôi. "Có 2 diễn viên phía bên trái không đá chân theo đường thẳng." "Có, họ có đá.” “Không, họ không làm thế.” “Có mà, làm sao mà con biết Nhưng tôi biết một hàng thắng trông sẽ thế nào. Tôi đã chụp một bức ảnh lặp đi lặp lại và đưa cho bố xem bằng chứng chứng minh tôi đã đúng. Ông ấy nhìn vào bức ảnh. Tôi mạnh miệng hơn. “Bây giờ thì ai bị khuyết tật nhỉ?” Thủ thuật thứ năm: Theo đuổi những mục tiêu táo bạo. Lật ngược sự mong đợi lại và vứt bỏ giới hạn khỏi bức vách để nhìn thấy được giới hạn thật sự của nó. Có một cầu thủ chặn bóng trong một trường đại học người thực hiện những cú tấn công, xử lí tình huống và lấy lại bóng trong khi chỉ có một cánh tay. Có một giáo viên cực kì thành công trong việc truyền kiến thức và truyền cảm hứng cho vô số học sinh trong khi cô ấy lại mắc chứng Down. Và với tôi, trong một danh sách dài, đạp xe từ Kathmandu, Nepal đến Darjeeling, India trên yên sau của một chiếc xe đạp 2 người ngồi. Đó sẽ là một cuộc phiêu lưu 620 dặm và tôi chắc rằng tôi sẽ có những bức ảnh bị mờ để khoe khoan về chuyến đi. (Tiếng cười) Ồ, trước khi tiếp tục, tôi đã quên mất chuyện giới thiệu các bạn với mẹ tôi. Tôi cần phải làm điều đó. Và cô ấy đây, bởi vì tôi sẽ phát hiện ra cô ấy nếu tôi tìm trong một đám đông những người đang tìm kiếm cô ấy. Hay đó là một người đàn ông Á Châu? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bệnh ung thư Nhiều người đã mất đi gia đình, bạn bè, người thân yêu vì chính căn bệnh khủng khiếp này. Tôi biết trong những khán giả ngồi đây có người đã vượt qua ung thư và có người đang đối đầu với căn bệnh này. Trái tim tôi dành hết cho các bạn. Khi những ngôn từ này gợi lên những cảm xúc đau buồn, giận dữ và nỗi sợ hãi, Tôi mang đến thông tin tốt đầu tiên từ cuộc nghiên cứu về bệnh ung thư. Việc chúng tôi đang bắt đầu chiến thắng trong cuộc chiến với căn bệnh này. Thật sự, chúng tôi đang ở giao điểm của ba sự phát triển đáng kích động nhất trong suốt cuộc nghiên cứu. Đầu tiên là bộ gien của bệnh ung thư. Bộ gien là tổng hợp của tất cả thông tin di truyền được mã hóa bởi ADN trong cấu trúc cơ thể. Trong đó, những biến đổi trong ADN được gọi là thể đột biến đó là nguyên nhân làm ung thư vượt qua khỏi tầm kiểm soát. Trong mười năm trở lại đây, tôi là một thành viên tại Johns Hopkins nơi đầu tiên khám phá ra những biến thể của ung thư. Đầu tiên, thử nghiệm từ ung thư đại trực tràng, ung thư vú, tụy và ung thư não. Và sau đó, đã có hơn 90 đề án tại 70 quốc gia trên khắp thế giới, nghiên cứu về nguồn gốc gien của căn bệnh này. Đến nay, hàng chục ngàn loại ung thư đã được nghiên cứu đến những chi tiết rõ ràng ở cấp phân tử. Phát kiến thứ hai chính là thuốc chữa, thường được biết đến như là "thuốc đặc trị". Thay vì các phương pháp một-dùng-cho-tất-cả có thể điều trị ung thư, hiện đã có 1loại thuốc mới nhằm vào từng loại ung thư dựa trên hồ sơ gen đặc trưng từng loại ung thư. Hiện nay, đã có một nhóm những loại thuốc đặc trị, gọi là liệu pháp nhắm trúng đích, hiện đã có cho thầy thuốc có thể lập ra lộ trình chữa trị riêng cho những bệnh nhân, và đang được phát triển những liệu pháp khác Phát kiến tuyệt vời thứ ba chính là liệu pháp miễn dịch, và điều này làm tôi rất hào hứng. Các nhà khoa học đã có thể nâng cao hệ thống miễn dịch trong cuộc chiến với ung thư. Ví dụ, đã có nhiều cách chúng tôi tìm ra để dập tắt bệnh ung thư, và tìm ra những loại thuốc mới có thể khiến hệ miễn dịch quay trở lại, và chiến đấu với ung thư. Ngoài ra, đã có phương pháp để chúng ta có thể lấy đi những tế bào miễn dịch từ cơ thể, thay đổi, thiết kế những tế bào đó và đưa chúng trở lại cơ thể để chiến đấu với ung thư. Có phải hầu hết đều nghe như khoa học viễn tưởng nhỉ? Trong khi là một nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia, tôi đã có vinh hạnh làm việc cùng những tiên phong tại lĩnh vực này và đã nhìn thấy quá trình phát triển đầu tiên. Thật sự rất đáng kinh ngạc. Ngày nay, hơn 600 cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được mở ra, chiêu mộ người bệnh, nghiên cứu tất cả khía cạnh của liệu pháp miễn dịch. Trong khi ba phát kiến tuyệt vời trên đang được tiếp tục, thật không may, đây chỉ mới là khởi đầu, và vẫn còn rất nhiều, rất nhiều những thử thách. Tôi sẽ lấy minh chứng một bệnh nhân. Đây là một bệnh nhân bị bệnh ung thư da gọi là khối u ác tính. Thật sự cô cùng tồi tệ, tế bào ung thư di căn khắp cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra thể đột biến của loại ung thư này và đưa ra phương pháp đặc trị nhằm vào một trong những thể đột biến. Và kết quả vô cùng kỳ diệu. Những khối u hầu như đã tan biến đi. Nhưng không may, câu chuyện chưa kết thúc tại đó. Vài tháng sau đó, tấm ảnh này đã được chụp. Khối u đã quay trở lại. Câu hỏi là: Tại sao? Câu trả lời chính là tính không đồng nhất của khối u Hãy để tôi giải thích. Thậm chí khi tế bào ung thư chỉ nhỏ với đường kính 1cm vẫn chứa đựng hơn 100 triệu tế bào khác nhau. Dù có sự tương tự về mặt di truyền học, vẫn có những khác biệt nhỏ giữa các tế bào ung thư làm chúng phản ứng khác nhau với những loại thuốc khác nhau. Vì thế dù bạn có một loại thuốc với liều lượng cao, có thể tiêu diệt hầu hết tế bào, thì vẫn có rủi ro có một lượng nhỏ tế bào ung thư có thể kháng lại thuốc. Điều này về cơ bản là số lượng chúng sẽ quay lại, và hủy hoại người bệnh. Câu hỏi tiếp theo là: Chúng tôi sẽ làm gì với thông tin này? Uh, điều mấu chốt là áp dụng tất cả những tiến bộ thần kỳ vào tế bào ung thư sớm hơn, ngay khi có thể, trước khi số lượng kháng thuốc này xuất hiện. Chìa khóa của ung thư và chữa trị là phát hiện sớm. Chúng tôi biết điều này bằng trực giác. Nhận biết ung thư sớm giúp cho kết quả tốt hơn, và những con số cũng chỉ ra điều này. Lấy ví dụ về ung thư buồng trứng, nếu bạn phát hiện ung thư tại giai đoạn 4, chỉ 17% phụ nữ sống sót sau năm năm. Tuy nhiên, nếu bạn có thể phát hiện bệnh ung thư này sớm hơn tại giai đoạn 1, hơn 92% phụ nữ có khả năng sống sót. Nhưng sự thật đáng buồn là chỉ 15% phụ nữ được phát hiện tại giai đoạn 1, trong khi phần đông, lên đến 70%, được phát hiện khi đang ở giai đoạn 3 và 4 Chúng tôi rất cần những phương pháp phát hiện ra ung thư tốt hơn. Những phương pháp để phát hiện ra ung thư tốt nhất hiện tại chia làm ba loại. Đầu tiên là các thủ tục y khoa, gần như là phương pháp nội soi cho ung thư đại tràng. Thứ 2 là dấu ấn sinh học protein, như PSA cho ung thư tuyến tiền liệt. Và thứ 3, kỹ thuật hình ảnh, như phương pháp chụp X-quang cho ung thư vú. Các thủ tục y khoa là tiêu chuẩn vàng, tuy nhiên, các thủ tục phủ rộng rất cao và yêu cầu cơ sở hạ tầng rất lớn để thực hiện. Dấu ấn protein, có thể hiệu quả ở nhiều trường hợp, nhưng lại không chính xác ở một vài hoàn cảnh, dẫn đến kết quả nhiều chẩn đoán không chính xác, điều này dẫn đến những công việc và thủ tục không cần thiết. Về phương pháp hình ảnh, mặc dù hữu ích trong vài trường hợp, nhưng lại làm bệnh nhân tiếp xúc với tia phóng xạ độc hại. Ngoài ra, phương pháp này không phù hợp với mọi bệnh nhân. Ví dụ như, chụp X-quang gặp khó khăn với những người phụ nữ có ngực khá lớn. Vì vây điều chúng tôi cần là phương pháp không tác động đến cơ thể, cơ sở hạ tầng gọn nhẹ, có độ chính xác cao, cũng không có những chẩn đoán sai, không sử dụng tia bức xạ và phải phù hợp với số đông bệnh nhân. Quan trọng hơn nữa, chúng tôi cần phương pháp phát hiện ung thư trước khi chúng có kích thước 100 triệu tế bào. Công nghệ này có tồn tại không? Uh, tôi sẽ không đứng đây để nói rằng nó không tồn tại. Tôi rất phấn khích khi nói về công nghệ mới nhất chúng tôi phát triển. Cốt lõi của công nghệ này chính là phép thử máu đơn giản. Hệ thống tuần hoàn máu, mặc dù trông có vẻ bình thường, nhưng đó chính là thứ cốt yếu để bạn sống sót, cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho các tế bào, và đưa ra ngoài các chất thải cùng carbon dioxide. Có một kiến thức sinh học mấu chốt: Tế bào ung thư phát triển và chết đi nhanh hơn tế bào bình thường, khi tế bào ung thư chết, DNA hòa vào hệ thống máu. Khi chúng tôi biết được cấu trúc của tế bào ung thư từ đề án chuỗi di truyền của các loại ung thư khác nhau, chúng tôi có thể tìm ra dấu hiệu trong máu có thể phát hiện ra ung thư sớm. Vì thế thay vì chờ đến lúc phát hiện ra các triệu chứng của ung thư, hoặc khi tế bào ung thư đủ lớn để nhìn thấy được qua hình ảnh, hoặc đến khi các dấu hiệu dễ nhận ra đến mức bạn có thể được nhận ra bị ung thư bằng các thủ tục y khoa, chúng tôi có thể bắt đầu tìm kiếm các tế bào ngay khi chúng còn rất nhỏ, bằng cách tìm kiếm lượng nhỏ DNA của chúng trong máu. Để tôi giải thích quá trình. Đầu tiên, chúng tôi bắt đầu với phép thử máu đơn giản... không tia bức xạ, không có các trang thiết bị phức tạp chỉ phép thử máu đơn giản. Máu được gửi đến chỗ chúng tôi, và điều chúng tôi làm là tách DNA khỏi mẫu máu đó. Khi trong cơ thể bạn hầu hết là tế bào khỏe mạnh. thì hầu hết DNA được chiết tách là sẽ từ các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, sẽ có một lượng DNA nhỏ, ít hơn 1%, sẽ từ các tế bào ung thư. Sau đó chúng tôi sử dụng những phương pháp sinh học phân tử để nhân lượng DNA này lên thành những hệ gien có thể nhận thấy gần giống với tế bào ung thư, dựa trên những hồ sơ từ dự án nghiên cứu cấu trúc gien ung thư. Chúng tôi có thể đặt mẫu DNA này vào máy phân tích chuỗi DNA và mã hóa mẫu DNA thành mã di truyền A, C, T và G và có được bộ mã đã được đọc ra. Cuối cùng, chúng tôi có thông tin của hàng tỷ ký tự được cung cấp từ quá trình này. Sau đó chúng tôi áp dụng những phương pháp thống kê và điện toán để có thể tìm ra dấu hiệu nhỏ nhất hiện có, những dấu hiệu đang hiển thị của số lượng nhỏ DNA ung thư trong máu. Điều này thực tế có tác dụng với người bệnh không? Uh, hiện tại vì lý do không có cách nào thực sự tiên đoán được người bệnh bị ung thư hay không, nên chúng tôi dùng cách tốt nhất tiếp theo: thuyên giảm ung thư; đặc biệt là ung thư phổi. Thực tế đáng buồn là, thậm chí với loại thuốc tốt nhất hiện nay, hầu hết tế bào ung thư phổi đều quay trở lại. Điểm mấu chốt chính là chúng tôi có thể phát hiện ra các tế bào ung thư quay trở lại sớm hơn các phương pháp thông thường không. Chúng tôi chỉ vừa kết thúc một cuộc thử nghiệm lớn với Giáo sư Charles Swanton tại Trường Đại học London, để kiểm tra điều này. Để tôi lấy ví dụ cho các bạn một bệnh nhân. Có một bệnh nhân đã trải qua một cuộc phẫu thuật tại thời gian đầu, và sau đó trải qua hóa trị. Bệnh nhân đã thuyên giảm sau đó. Anh ấy được giám sát qua các cuộc kiểm tra lâm sàng và những phương pháp hình ảnh. Đến ngày thứ 450, thật không may, những tế bào ung thư quay lại. Câu hỏi là: Chúng tôi có biết được điều này sớm hơn? Trong cả khoảng thời gian đó, chúng tôi đã lấy mẫu máu theo từng giai đoạn để có thể đo lường lượng ctDNA (các mảnh DNA của khối u đổ vào máu) Vì thế trong thời gian đầu, như chúng tôi mong đợi, có một mức độ lớn DNA ung thư trong máu. Tuy nhiên, chúng giảm dần về không trong từng điểm thời gian tiếp theo và duy trì số lượng ít ỏi sau đó. Tuy nhiên, đến ngày thứ 340, chúng tôi nhìn thấy DNA ung thư trong máu tăng lên và cuối cùng, số lượng tăng cao vào những ngày 400 và 450. Đây chính là điểm mấu chốt, nếu bạn bỏ lỡ nó: Vào ngày 340, chúng tôi nhìn thấy sự tăng lên của DNA ung thư trong máu. Điều đó có nghĩa chúng tôi đã phát hiện được ung thư quay trở lại sớm hơn 100 ngày so với phương pháp truyền thống Chúng tôi có thể bắt đầu điều trị sớm hơn 100 ngày, trước 100 ngày, chúng tôi có thể áp dụng những sự can thiệp giải phẫu, hoặc thậm chí mất đi 100 ngày phát triển của bệnh ung thư hoặc mất đi 100 ngày cơ hội kháng thuốc của ung thư. Đối với 1 vài người bệnh, 100 ngày này có ý nghĩa như sự sống và cái chết. Chúng tôi thật sự rất phấn khích với điều này. Bởi với phát hiện này, chúng tôi đã hoàn thành nghiên cứu sâu hơn trên những ung thư khác, bao gồm ung thư vú, ung thư phổi và ung thư buồng trứng, và tôi không chờ để được thấy mất bao lâu để có thể phát hiện ra các ung thư này. Cuối cùng, tôi có một giấc mơ, một giấc mơ với hai lọ máu, và trong tương lại, như một phần của tất cả cuộc kiểm tra tự nhiên tiêu chuẩn, tôi sẽ có hai lọ máu được trích tách. Và từ hai lọ máu này chúng tôi sẽ có thể so sánh DNA từ tất cả dấu hiệu đặc trưng của ung thư đã được nhận biết, và hy vọng sau đó phát hiện được ung thư sớm hơn từ hàng tháng cho đến hàng năm . Thậm chí với những liệu pháp hiện tại, điều đó có nghĩa hàng triệu sinh mạng sẽ được bảo vệ. Và nếu bạn thêm vào đó những sự tiến bộ gần đây về mặt miễn dịch trị liệu và liệu pháp mục tiêu, cái kết của ung thư đang trước mắt chúng ta. Lần tiếp theo khi các bạn nghe từ "ung thư", tôi muốn các bạn thêm vào biểu tượng: hy vọng. Hãy nắm chặt. Những nhà nghiên cứu về ung thư trên khắp thế giới đang làm việc hối hả để thắng căn bệnh này, và sự tiến bộ khủng khiếp đang được tạo ra Đây chính là sự bắt đầu của kết thúc. Chúng ta sẽ thắng trong cuộc chiến chống ung thư Với tôi, đây chính là tin tức tuyệt vời Xin cám ơn. (Vỗ tay) Đây là câu hỏi dành cho bạn: Bạn nghĩ bạn có thể cảm nhận được bao nhiêu mùi khác nhau và thậm chí có thể nhận biết chúng một cách chính xác 100? 300? 1,000 Một nghiên cứu ước tính con người có thể nhận biết một nghìn tỉ mùi khác nhau Một nghìn tỉ Thật khó để có thể tưởng tượng nhưng mũi của bạn có một bộ máy phân tử để thực hiện điều đó Các thụ thể khứu giác - dò tìm những mùi nhỏ nhất và đưa chúng vào mũi bạn mỗi thụ thể kiên nhẫn chờ đợi được kích hoạt bởi mùi, hoặc các phối tử, mà nó được chỉ định dò tìm Con người, cũng giống như tất cả các động vật có xương sống, có rất nhiều thụ thể khứu giác. Thực tế, cấu trúc DNA của chúng ta dành nhiều gen cho các loại thụ thể khứu giác hơn bất kỳ loại protein nào khác. Tại sao lại như vậy? Phải chăng các thụ thể khứu giác còn có chức năng nào khác ngoài việc cho phép chúng ta ngửi mùi? Năm 1991, Linda Buck và Richard Axel phát hiện ra bản sắc phân tử của thụ cảm khứu giác - công trình cuối cùng đã mang về một giải Nobel Vào thời điểm đó, tất cả chúng ta đều cho rằng những thụ thể này chỉ được tìm thấy trong mũi. Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau đó một báo cáo chỉ ra sự xuất hiện của thụ thể khứu giác trong mô tế bào thay vì mũi Và sau đó những báo cáo tương tự xuất hiện, liên tiếp Bây giờ chúng ta biết rằng những thụ thể này được tìm thấy khắp cơ thể, bao gồm một số những nơi không ngờ tới trong cơ bắp trong thận phổi và các mạch máu Nhưng chúng làm gì ở đó? Chúng ta biết rằng thụ thể khứu giác hoạt động như các cảm biến hóa học nhạy cảm ở trong mũi đó là cách chúng gián tiếp tạo nên cảm giác về mùi. Thì ra chúng cũng hoạt động như những cảm biến hóa học nhạy cảm ở các bộ phận khác của cơ thể Bây giờ, tôi không nói gan của bạn có thể phát hiện mùi thơm của cà phê buổi sáng khi bạn bước vào bếp. Thay vào đó, sau khi bạn uống cà phê sáng, gan của bạn có thể sử dụng một thụ thể khứu giác để phát hiện sự thay đổi nồng độ hóa học của một hóa chất trôi trong mạch máu của bạn. Nhiều loại tế bào và các mô trong cơ thể sử dụng các cảm biến hóa học, hoặc các thụ cảm hóa học, để theo dõi nồng độ hormone, chất chuyển hóa và các phân tử khác, và một trong số các cơ quan thụ cảm đó là những thụ thể khứu giác. Nếu bạn là tuyến tụy hoặc thận và bạn cần một cảm biến hóa học chuyên biệt cho phép bạn theo dõi một phân tử cụ thể, tại sao lại cải tiến bánh xe? Một trong những ví dụ đầu tiên của một thụ thể khứu giác tìm thấy bên ngoài mũi cho thấy tinh trùng người chứa một thụ thể khứu giác, và tinh trùng với thụ thể này sẽ tìm ra hóa chất tạo ra phản ứng với thụ thể phối tử của thụ thể. Khi đó, tinh trùng sẽ bơi về phía phối tử. Điều này có ý nghĩa hấp dẫn. Tinh trùng được trợ giúp trong việc tìm trứng bằng cách đánh hơi khu vực với nồng độ phối tử cao nhất? Tôi thích ví dụ này bởi vì nó thể hiện rõ ràng rằng công việc chính của thụ thể khứu giác là một cảm biến hóa học, nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh, nó có thể ảnh hưởng đến cách bạn nhận thấy một mùi hoặc hướng tinh trùng sẽ bơi, và có thể thấy, còn rất nhiều các quy trình khác. Các thụ thể khứu giác được ứng dụng trong di chuyển tế bào cơ, trong việc giúp phổi cảm nhận và phản ứng với các hóa chất hít vào, và trong chữa lành vết thương. Tương tự, các thụ thể vị giác từng được nghĩ chỉ tìm thấy trong lưỡi bây giờ được phát hiện ở trong các tế bào và mô khắp cơ thể. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên nữa, một nghiên cứu gần đây cho thấy các thụ cảm ánh sáng trong mắt chúng ta cũng đóng một vai trò trong mạch máu. Trong phòng thí nghiệm của tôi, chúng tôi cố gắng tìm hiểu vai trò các thụ thể khứu giác và các thụ thể vị giác trong thận. Thận là một cơ quan trung tâm điều khiển cân bằng môi trường bên trong. Và đối với chúng tôi, nó có ý nghĩa rằng trung tâm điều khiển cân bằng nội môi sẽ là một nơi hợp lý để sử dụng cảm biến hóa học. Chúng tôi đã xác định một số các cơ quan khứu giác và vị giác khác nhau trong thận, một trong số đó, thụ thể khứu giác 78, được xác định có trong tế bào và các mô đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Khi thụ thể này được lấy ra khỏi chuột, huyết áp của chúng thấp. Đáng ngạc nhiên là thụ thể này đã được tìm thấy để đáp ứng các hóa chất được gọi là axit béo chuỗi ngắn được tạo ra bởi vi khuẩn nằm trong ruột của bạn - hệ vi sinh vật vùng của ruột. Sau khi được tạo ra bởi hệ sinh vật vùng của ruột, những hóa chất này được hấp thụ vào dòng máu của bạn nơi sau đó chúng tương tác với các thụ thể như thụ cảm khứu giác 78, nghĩa là những thay đổi trong trao đổi chất của hệ vi sinh vật vùng ở ruột có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Mặc dù chúng tôi đã xác định một số các cơ quan khứu giác và vị giác khác nhau trong thận, Chúng tôi mới chỉ bắt đầu tách các chức năng khác nhau của chúng và tìm ra hóa chất phản ứng với từng loại. Các cuộc điều tra tương tự trước mắt trên nhiều bộ phận và mô khác - cho đến nay, chỉ có một số nhỏ các thụ thể được nghiên cứu Đây là điều thú vị. Tạo nên cuộc cách mạng sự hiểu biết của chúng ta về phạm vi ảnh hưởng của một trong năm giác quan. Và nó có tiềm năng thay đổi nhận thức về một số khía cạnh sinh lý học con người. Vẫn còn sớm, nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã đánh hơi được ''mùi'' của thứ chúng tôi đang theo đuổi (Cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Lần đầu tiên tôi khóc dưới nước là vào năm 2008, tại hòn đảo Curaçao ở phía nam của vùng biển Caribe. Ở đó thật đẹp. Tôi đang nghiên cứu san hô ở đây cho luận án tiến sĩ của mình, và ngày qua ngày lặn trên một rạn san hô, tôi đã biết từng cá thể trong chúng. Tôi đã trở thành bạn với các thuộc địa san hô-- là một việc hoàn toàn bình thường. Sau đó, cơn bão Omar đập tan chúng ra và xé toạc lớp vỏ của chúng, Để lại đó lớp mô bị tổn thương mà phải tốn thời gian dài để lành lại, và những mảnh lớn san hô chết mà có thể bị chiếm để sinh trưởng bởi tảo. Khi tôi thấy thiệt hại này lần đầu tiên, trải dài dọc theo rạn san hô, tôi lặng người trong bộ đồ lặn và tôi đã khóc. Nếu như san hô có thể chết nhanh đến như vậy, Bằng cách nào một rạn san hô có thể tồn tại? Và tại sao tôi lại chọn việc đấu tranh cho chúng? Tôi chưa bao giờ nghe một nhà khoa học nào kể câu những chuyện như thế cho đến năm ngoái. Một nhà khoa học ở Guam đã viết, "Tôi đã khóc khi đang đeo mặt nạ," khi nhìn thấy thiệt hại trên các rạn san hô. Sau đó một nhà khoa học tại Úc đã viết, "Tôi cho học sinh xem những nghiên cứu về san hô của chúng tôi và tất cả đều khóc." Khóc vì san hô đang là một trào lưu, các bạn à. (Cười) Bởi vì các rạn san hô ở Thái Bình Dương đang bị phá hủy nhanh hơn chúng ta từng thấy trước đây. Vì sự biến đổi khí hậu, nước thì quá nóng trong suốt mùa hè dài, làm cho những động vật này không thể sinh hoạt bình thường. Chúng nhổ ra những loài tảo màu sắc sống trong vỏ của chúng, và những mô đã bị tẩy trắng còn lại thường bị bỏ đói đến chết và rồi chết dần chết mòn. Sau đó các bộ xương bị sinh trưởng bởi tảo. Chuyện này xảy ra với quy mô không thể tin được. Rạn san hô ở Northern Great Barrier mất hai phần ba lượng san hô vào năm ngoái trải dài hàng trăm dặm, rồi lại bị tẩy trắng trong năm nay, và sự tẩy trắng này kéo dài xa hơn về phía nam. Các rạn san hô ở Thái Bình Dương hiện giờ đang biến mất dần, và không ai biết chuyện đó sẽ tệ đến mức nào, ngoại trừ... ở Caribe nơi tôi làm việc, chúng tôi đã trải qua sự biến mất dần. Các rạn san hô đã chịu đựng sự lạm dụng dữ dội của con người qua hàng thế kỷ. Có vẻ ta sẵn sàng để biết câu chuyện diễn biến thế nào. Và chúng ta có thể giúp dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy tham khảo một biểu đồ Kể từ khi phát minh ra bình khí nén, các nhà khoa học đã đo đạc số lượng san hô ở đáy biển, và nó thay đổi thế nào qua thời gian. Và sau hàng thế kỉ dưới sức ép của con người, các rạn san hô ở Caribe đã gặp một trong ba vận mệnh. Một số rạn san hô mất san hô của chúng rất nhanh. Một số rạn san hô thì mất san hô chậm hơn, nhưng tất cả đều kết thúc giống nhau. Vâng, đến nay chuyện này không được tốt lắm. Nhưng một số rạn san hô ở Caribe -- những rạn được được bảo vệ tốt nhất và những rạn ở hơi xa loài người -- chúng đã xoay xở để giữ được san hô của chúng. Cho chúng tôi một thách thức. Và, chúng tôi gần như không thấy rạn nào mất hoàn toàn. Lần thứ hai tôi khóc dưới nước là ở bờ phía bắc của Curaçao, năm 2011. Đó là ngày lặng gió nhất trong năm, nhưng luôn có chút nguy hiểm khi lặn ở đó. Tôi và bạn trại bơi ngược những con sóng. Tôi theo dõi la bàn để có thể tìm đường về, còn anh ấy thì đề phòng cá mập, và sau 20 phút bơi mà tưởng như cả tiếng đồng hồ, cuối cùng chúng tôi đã tới được rạn san hô, và tôi đã rất sốc, và rất hạnh phúc tôi đã rưng rưng nước mắt. Có những san hô cả ngàn năm tuổi nối đuôi nhau. Chúng đã sống sót qua suốt cuộc thực dân hóa của người châu Âu ở Caribe, và nhiều thế kỉ trước đó. Tôi không bao giờ biết san hô có thể làm gì khi được cho cơ hội để phát triển. Sự thật là ngay cả khi chúng ta mất rất nhiều san hô, ngay cả khi chúng ta trải qua thời kỳ chết chóc ồ ạt của san hô, một số rạn san hô vẫn sẽ sống sót. Một số sẽ có viền lởm chởm, một số sẽ xinh đẹp. Bằng cách bảo vệ bờ biển, cho chúng ta thức ăn, và hỗ trợ du lịch, chúng vẫn đáng giá hàng tỷ tỷ đô la một năm. Thời điểm tốt nhất để bảo vệ san hô là 50 năm trước, nhưng thời điểm tốt thứ nhì là ngay bây giờ. Ngay cả khi chúng trải qua các đợt tẩy trắng, thường xuyên hơn và ở nhiều nơi hơn, một số san hô vẫn có thể phục hồi được. Chúng ta đã có một đợt tẩy trắng năm 2010 ở Caribe đã lấy đi các mảng vỏ lớn trên các tảng san hô như thế này. Rạn san hô này đã mất đi một nửa lớp vỏ. Nhưng nếu bạn nhìn phía bên cạnh của tảng san hô này vài năm sau đó, Tảng san hô này thực sự khỏe mạnh trở lại. Nó đang làm những gì mà một san hô khỏe mạnh làm. Nó đang nhân bản các giống san hô của mình, nó đang chiến đấu với tảo và nó đang giành lại lãnh thổ của nó. Chỉ cần một vài polyp san hô tồn tại, san hô sẽ tái sinh, nó chỉ cần thời gian, sự bảo vệ và nhiệt độ hợp lý. Vài loài có thể tái sinh trong 10 năm số khác thì lâu hơn nhiều. Nếu chúng ta có thể giảm bớt áp lực lên chúng càng nhiều những thứ như đánh bắt quá mức, ô nhiễm nước thải, ô nhiễm phân bón, nạo vét, xây dựng ven biển -- chúng sẽ có thể tồn tại tốt hơn đợi chúng ta ổn định khí hậu, và chúng có thể tái sinh nhanh hơn. Và khi chúng ta trải qua thời gian dài, khó khăn và quy trình cần thiết của việc ổn định khí hậu Trái Đất, vài loài san hô mới vẫn sẽ được sinh ra. Đó là những gì tôi nghiên cứu. Chúng tôi cố gắng để hiểu cách san hô sinh sản, và cách những san hô con đó đến được rạn san hô, và chúng tôi nghĩ ra bài toán mới để giúp chúng tồn tại qua những giai đoạn đầu và giai đoạn sống mong manh. Một trong những san hô con tôi thích nhất xuất hiện ngay sau cơn bão Omar. Nó thuộc cùng một loài tôi đang nghiên cứu trước cơn bão, nhưng bạn gần như không thể thấy con của loài này -- nó rất hiếm. Đây là một loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong ảnh này, san hô con bé nhỏ này, vòng tròn nhỏ cùa giống san hô này, chỉ vài năm tuổi. Như đồng loại bị tẩy trắng nó chiến đấu với tảo. Giống đồng loại của nó ở bờ phía bắc. Nó nhắm mục tiêu sống được 1000 năm. Những chuyện đang xảy ra trên thế giới và dưới đại dương đã thay đổi cách nhìn của chúng ta. Chúng ta có thể cực kỳ bi quan trong thời gian ngắn, và tiếc cho những gì đã mất và những gì mà chúng ta thật sự coi nhẹ. Nhưng chúng ta vẫn có thể lạc quan về lâu dài, và chúng ta có thể vẫn tham vọng về những gì chúng ta đấu tranh cho và những gì chúng ta trông đợi từ chính phủ từ hành tinh của chúng ta. Những san hô đang sống trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm qua. Chúng tồn tại trước sự tiệt chủng của khủng long. Chúng kiên cường. (Cười) Các cá thể san hô có thể vượt qua tổn thương và phục hồi hoàn toàn nếu chúng được cho cơ hội và được sự bảo vệ. San hô luôn đấu cuộc chiến lâu dài, và bây giờ chúng ta cũng vậy. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Cười) (Cười) Đây là SpotMini. Chút nữa nó sẽ trở lại. Tôi -- (Vỗ tay) Tôi là người đam mê chế tạo robot. Và về lâu dài tôi muốn làm ra những robot có khả năng làm những việc mà con người và động vật làm. Và cụ thể thì có ba điều mà chúng tôi quan tâm. Đầu tiên là sự cân bằng động và di động, thứ hai là thao tác di động, và thứ ba là cảm ứng từ xa. Sự cân bằng động và di động-- tôi sẽ làm thử cho các bạn xem nhé. Tôi đang đứng đây, cân bằng. Các bạn có vẻ chưa ấn tượng lắm. Thế bây giờ thì sao? (Cười) Thế này thì sao? (Vỗ tay) Những khả năng đơn giản đó giúp loài người đi đến bất kỳ nơi nào trên trái đât, trên bất kỳ địa hình nào. Chúng tôi muốn robot cũng được như vậy. Thế còn thao tác thì sao? Trên tay tôi là chiếc điều khiển; tôi thậm chí không nhìn nó, và tôi có thể thao tác với nó dễ dàng. Nhưng quan trọng hơn là, tôi có thể di chuyển cơ thể trong khi cầm thiết bị này, cố định cơ thể và thậm chí có thể đi lại nữa. Nghĩa là tôi có thể đi lại khắp thế giới dang rộng cánh tay và bàn tay và có thể làm hầu như mọi thứ. Đó chính là thao tác di động. Và các bạn cũng có thể làm điều này. Thứ ba là sự nhận thức. Tôi đang nhìn một khán phòng với hơn 1.000 người, và hệ thị giác tuyệt vời của tôi có thể nhìn thấy từng người một -- các bạn đều cố định trong không gian, ngay cả khi đầu tôi di chuyển thậm chí khi tôi đi xung quanh. Cách cảm ứng di động này rất quan trọng với robots để chúng có thể đi và thao tác trong thế giới thực. Tôi muốn cho các bạn xem một báo cáo về những gì ta đã đạt được trong việc phát triển robot theo hướng này. Ba con robot đầu tiên đều là những con có khả năng cân bằng. Con này được hơn mười tuổi rồi -- ''BigDog.'' Một con quay được gắn vào để cân bằng nó. Nó có hệ thống cảm biến và một máy tính điều khiển. Đây là robot Cheetah đang phi nước đại, để tái chế nguồn năng lượng của nó, nó bật lên trên mặt đất, và nó không ngừng tính toán để giữ cân bằng và giữ đà. Đây là một con robot lớn hơn có khả năng di chuyển tốt bằng chân và đi trên lớp tuyết dày Lớp tuyết dày khoảng 10 inch, và nó không hề gặp trở ngại nào. Đây là Spot, một robot thế hệ mới -- chỉ già hơn con trên sân khấu một chút Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi -- các bạn đều biết dịch vụ giao hàng bằng drone Ta có thể giao hàng tận nhà bằng những thiết bị này? Vậy giao hàng bằng chú robot già có chân thì sao? (Cười) Chúng tôi đã mang những con robot tới nhà của các nhân viên để xem liệu chúng tôi có thể vào nhà bằng nhiều cách khác nhau không. Tin tôi đi, tại Boston, có rất nhiều loại loại cầu thang quanh co. Đó là thách thức thật sự. Nhưng chúng tôi đang làm rất tốt, khoảng 70% rồi. Và đây chính là thao tác di động chúng tôi lắp tay vào robot và nó tìm được đường bước qua cửa. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra các robot tự động là khiến chúng không chỉ làm chính xác những gì bạn nói. mà hãy đặt chúng vào những tình huống bất thường trong đời thực. Đây là Steve, một trong số những kỹ sư, tạo ra thách thức cho robot. (Cười) Sự thật là chương trình điều khiển vẫn chịu đựng những trở ngại -- nó làm những gì nên làm. Đây là một ví dụ khác, Eric đang kéo ngược con robot lúc nó đi lên cầu thang Và tin tôi đi, buộc con robot làm những gì cần làm trong những tình huống thế này thật sự là một thử thách, nhưng kết quả thì rất chung chung và khiến robot ngày càng tự động hơn. Đây là Atlas, một robot hình người. Đây là người máy thế hệ thứ ba mà chúng tôi vừa tạo ra. Tôi sẽ cho các bạn biết vài điều về thiết kế phần cứng sau. Chúng tôi tự nhủ rằng: Liệu robot của chúng tôi có thể thao tác và tốc độ như con người trong một công việc thông thường, như di chuyển hộp trên băng chuyền? Chúng tôi đã đạt được tốc độ trung bình bằng hai phần ba của con người. Và con robot này sử dụng cả hai tay, cả cơ thể, nó đang bước đi, đây là một ví dụ về cân bằng động thao tác di động và cảm ứng di động. Đây -- (Cười) Chúng tôi có hai con Atlas. (Cười) Lúc này, mọi thứ không hoàn toàn đi theo những gì nó được lập trình. (Cười) (Cười) (Cười) Đây là robot tân tiến nhất của chúng tôi: "Handle''. Handle rất thú vị, bởi nó vừa giống động vật, vừa giống một thứ gì đó có hai chân và bánh xe. Cánh tay của nó trông hơi buồn cười, nhưng nó thật sự làm những điều tuyệt vời. Nó có thể mang vật 100 pound. Nó có lẽ nhấc được vật nặng hơn thế nữa, nhưng chúng tôi chỉ mới thử 100 pound Nó có thể di chuyển ở nơi có địa hình xấu, mặc dù nó có hai chiếc bánh xe Và Handle thích làm trò. (Cười) (Vỗ tay) Tôi muốn kể cho các bạn về tín ngưỡng robot. Nhiều người nghĩ rằng robot chỉ là một cái máy gắn thêm máy tính và làm theo những gì được bảo, và chiếc máy tính thì nghe theo thiết bị cảm biến. Nhưng đây chỉ mới là một nửa câu chuyện. Thật sự thì máy tính chỉ là một mặt, đưa ra những gợi ý cho robot, mặt khác là các yếu tố vật lý của trái đất Các yếu tố vật lnày bao gồm trọng lực, ma sát, sức bật. Để tạo ra một robot thành công, tôi tâm niệm rằng cần có một thiết kế toàn diện, bạn thiết kế phần mềm, phần cứng và hành vi cùng lúc, và tất cả các phần này thật sự ăn khớp và kết hợp với nhau. Và khi tạo ra một thiết kế hoàn hảo, bạn sẽ tạo ra được sự hài hòa giữa các phần tương tác với nhau. Đó chính là phần cứng và phần mềm, cộng với hành vi. Chúng tôi vừa mới làm một vài việc với phần cứng, chúng tôi đã thử -- bức bên trái là một thiết kế điển hình, các phần đã được gắn lại với nhau, hệ thống bán dẫn, ống dẫn, dây nối. Bên phải là phần có tính tích hợp cao hơn; nó giống một bức vẽ giải phẫu học. Sử dụng phép màu của công nghệ in 3D, chúng tôi bắt đầu ráp các bộ phận robot nhìn giống ảnh giải phẫu động vật hơn. Đây là phần chân trên có những đường mòn thủy lực -- thiết bị truyền động, bộ lọc -- được gắn chặt và in thành một miếng và cả cấu trúc được phát triển dựa trên kiến thức về vận tải và hành vi có sẵn trên cơ sở dữ liệu được ghi bởi robot, những mô phỏng hay những thứ tương tự. Đó chính là thiết kế phần cứng chạy trên cơ sở dữ liệu. Và sử dụng các quy trình như thế, không chỉ phần chân trên mà vài thứ nữa, chúng tôi đã tạo ra những con robot lớn, cồng kềnh, chậm chạp, chất lượng thấp -- như con bên phải, nặng đến gần 400 pound cho đến con ở giữa vừa được chiếu lên, nặng khoảng 190 pound, nặng hơn tôi một tí, và tôi đã tạo ra một con mới, nó đã hoạt động nhưng tôi chưa cho các bạn xem được, bên trái, nặng 165 pound, có cùng sức mạnh và khả năng. Những máy móc đang ngày càng cải tiến. Giờ là lúc Spot trở lại sân khấu và chúng tôi sẽ trình diễn một vài tính năng di động, tính cơ động và độ cảm ứng. Đây là Seth Davis, người điều khiển hôm nay, và anh ấy sẽ hướng dẫn sơ cho Spot bằng cách chỉ đạo, nhưng toàn bộ sự kết hợp của chân và bộ cảm biến được thực hiện bởi máy tính hỗ trợ của robot. Robot có thể đi bộ theo nhiều cách; nó có một con quay, hay gọi là con quay thể rắn, một cái IMU hỗ trợ. Rõ ràng là con robot này được gắn pin và những thứ tương tự. Một trong những điều tuyệt vời về robot có chân là, nó có thể thao tác mọi hướng. Ngoài khả năng đi về phía trước, nó có thể đi bên lề, và quay các hướng. Và con robot này chỉ hơi khoe mẽ chút xíu Nó thích những dáng vẻ năng động của mình như chạy này -- (Cười) và nó còn trò này nữa. (Cười) Nếu nó thật sự khoe khoang, nó đã có thể nhảy một chân rồi, nhưng... bạn biết đó. Spot có một dàn camera ở đây, và nó truyền dữ liệu lên bộ trung tâm. Dưới khán giả hơi tối, nhưng nó sử dụng những máy quay này để nhìn và phân tích địa hình ngay trước mặt nó, trong khi vượt chướng ngại vật. Bây giờ Seth đang dẫn đường nhưng thật ra robot đang tự phân tích địa hình. Đây là một bản đồ địa hình, mà dữ liệu từ máy quay truyền trực tiếp về khu vực đỏ là nơi nó không muốn bước lên, và khu vực xanh là nơi di chuyển được. Nó đang bước qua chúng như những phiến đá. Nó đang cố bước lên những khối này, và điều chỉnh sải chân, và đây là một vài kế hoạch khác mà nó phải phân tích, và nó mới làm điều đó tức thời, nó đang điều chỉnh bước đi dài hơn hoặc ngắn hơn. Giờ chúng ta sẽ đổi sang một chế độ khác, chế độ này làm nó xem những khối hộp như mặt đất và quyết định sẽ bước lên hay bước xuống để vượt qua. Chức năng sử dụng nguyên lí cân bằng động và cảm ứng động, bởi nó phải kết hợp những gì thấy được với cách thức di chuyển của chúng. Spot còn sở hữu cánh tay robot này. Một vài người sẽ nhìn thành đầu và cổ, nhưng thật ra đó là cánh tay đấy. Seth đang điều khiển nó. Thật ra anh ấy đang lái cánh tay và cả cơ thể nó di chuyển theo. Vậy nên cả hai đang hợp tác bằng cái cách tôi nói ban nãy -- cách mà người ta có thể làm như vậy. Thật ra một trong những điều tuyệt vời Spot có thể làm là "chế độ đầu gà" nghĩa là giữ đầu nó cố định và di chuyển thân người. Một phiên bản khác của cái này là "twerking" đấy. (Cười) nhưng ta sẽ không làm vậy hôm nay. (Cười) Giờ, Spot này, ta đang hơi khát. Cậu có thể lấy soda giùm ta không? Trong bản thử nghiệm này, Seth không điều khiển gì cả. Chúng tôi gắn bộ quét LIDAR trên lưng robot, và nó sử dụng những đạo cụ chúng tôi đặt trên sân khấu để tự định vị. Nó đang đi về hướng kia. Giờ nó đang sử dụng máy quay trong tay để tìm cái ly, cầm nó lên, và, Seth vẫn không điều khiển gì nhé. Chúng tôi lập trình đường đi cho nó-- có vẻ nó đang đi chệch hướng -- và giờ Seth sẽ điều khiển lại, vì tôi không tự tin rằng nó sẽ làm điều này một mình. Cảm ơn, Spot. (Vỗ tay) Vậy Spot này, Cậu cảm thấy sao sau khi hoàn thành màn trình diễn ở TED? (Cười) Tôi cũng vậy! (Cười) Cảm ơn các bạn, và cảm ơn nhóm Boston Dynamics đã thực hiện những điều này. (Vỗ tay) Marc này, hãy nán lại một chút nhé. Cảm ơn anh. Anh có nhắc đến bộ lưu điện và chức năng giao hàng Anh còn nghĩ đến những ứng dụng nào khác cho robot của mình không? Tôi nghĩ rằng robot có những khả năng mà tôi đã nói đến cực kì hữu dụng. Khoảng một năm trước tôi đến Fukushima để xem tình hình ở đó và dường như họ rất cần máy móc trợ giúp để vào những nơi hư hỏng và sửa chữa nơi đó. Tôi nghĩ thời điểm chúng ta sở hữu những robot như thế này sẽ không còn xa, và một trong những nhu cầu lớn nhất là chăm sóc người lớn tuổi và người bị bại liệt. Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm sử dụng robot để chăm sóc bố mẹ chúng ta, hoặc có lẽ con cái chúng ta sẽ chăm sóc chúng ta. Và còn rất nhiều thứ khác nữa. Tôi nghĩ khả năng là vô tận. Có rất nhiều ý tưởng ta chưa nghĩ đến, và những người như các bạn sẽ giúp chúng tôi nghĩ ra ứng dụng mới. Vậy những mặt trái là gì? Về quân sự chẳng hạn? Họ có quan tâm không? Đương nhiên, quân đội vẫn là giới tài trợ nhiều cho ngành robot. Bản thân tôi không nghĩ quân đội là mặt tối, nhưng tôi nghĩ, cùng với những công nghệ tiên tiến khác, nó có thể sử dụng cho nhiều mục đích. Tuyệt vời, cảm ơn anh. Không có chi. Cảm ơn. Lẻ loi Mọi người trong phòng này đều sẽ cảm thấy lẻ loi ở thời điểm nào đó trong đời. Lẻ loi không chỉ thể hiện ở sự cô đơn, nó còn cho thấy bạn kết nối xã hội thế nào với người xung quanh. Có thể có ai, đó trong phòng này ngay bây giờ, dù xung quanh có cả ngàn người, vẫn đang cảm thấy cô độc. Khi cô độc có thể là biểu hiện của rất nhiều điều, với tư cách là một kiến trúc sư, hôm nay tôi sẽ cho các bạn biết làm sao cô độc lại là hậu quả của môi trường xây dựng của chúng ta -- chính những ngôi nhà chúng ta chọn sống. Hãy nhìn ngôi nhà này. Một ngôi nhà rất đẹp. Có sân rộng, hàng rào trắng, một ga-ra cho hai xe. Và ngôi nhà có thể nằm trong khu dân cư thế này. Đối với nhiều người trên thế giới, ngôi nhà này, khu dân cư này, là một giấc mơ. Nhưng nguy hiểm của việc hiện thực giấc mơ này là một nhận thức sai về kết nối và là sự gia tăng về cô lập xã hội. Tôi biết các bạn đang nghĩ gì, chắc ai đó đang hét vào mặt tôi trong đầu rằng, "Đó là nhà tôi, và kia là khu dân cư của tôi, và tôi rất rành khu đó!" Tôi sẽ đáp lại họ thế này: "Tuyệt!" Và tôi mong có nhiều người nữa giống các bạn, vì tôi dám cược rằng trong phòng này còn có rất nhiều người sống trong hoàn cảnh tương tự nhưng không biết hàng xóm của mình. Có thể họ nhận ra nhau và chào nhau, nhưng đằng sau đó, họ lại hỏi vợ mình, "Ông đó tên gì ta?" để dùng tên đó hỏi han để chứng tỏ họ quen người đó. Phương tiện truyền thông cũng góp phần vào nhận thức sai này. Hình ảnh này chắc chắn là rất quen thuộc. Bạn đang đứng trong thang máy, ngồi trong quán cà phê, và nhìn xung quanh, ai cũng chăm chăm điện thoại. Bạn không nhắn tin hay kiểm tra Facebook, nhưng người khác thì có, và có thể giống tôi, bạn lâm vào tình huống khi bạn muốn nhìn vào mắt ai đó, mỉm cười và nói xin chào, và khiến đó bỏ tai nghe ra và nói, "Xin lỗi anh nói gì vậy?" Tôi thấy việc này rất chi là cô lập. Ý tưởng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn hôm nay là một liều thuốc chống cô lập. Ý tưởng này không mới. Thực ra, đây là một lối sống cũ, và nó vẫn còn tồn tại ở nhiều nền văn hóa phi Âu Châu trên khắp thế giới. Khoảng 50 năm trước, người Đan Mạch quyết định lập tên mới, và kể từ đó, hàng chục người Đan Mạch đã sống trong cách kết nối này. Cách sống này được rất nhiều nơi trên thế giới theo đuổi khi người ta đang tìm cộng đồng. Ý tưởng này gọi là nhà chung. Nhà chung là một khu dân cư có mục đích mà ai cũng quen biết nhau và trông nom lẫn nhau. Trong nhà chung, bạn có nhà riêng, nhưng có những không gian chung, cả trong lẫn ngoài. Trước khi cho các bạn xem hình về nhà chung, tôi muốn giới thiệu bạn tôi, Sheila và Spencer. Khi tôi gặp Sheila và Spencer lần đầu, họ vừa bước vào tuổi lục tuần, Spencer đang chuẩn bị kết thúc sự nghiệp trường kỳ của ông trong giáo dục tiểu học. Và ông rất không thích nghĩ tới việc sẽ không có bầy trẻ ríu rít trong quãng đời còn lại khi về hưu. Giờ họ là hàng xóm của tôi. Chúng tôi sống trong cộng đồng nhà chung do tôi thiết kế, và phát triển và thực hành kĩ năng kiến trúc. Cộng đồng này rất chú trọng vào các tương tác xã hội. Hãy đi xem một vòng. Nhìn từ ngoài, chúng tôi cũng giống những tòa nhà căn hộ nhỏ khác. Thực tế là chúng tôi giống hệt tòa nhà bên cạnh, trừ việc chúng tôi vàng chóe. Bên trong, các ngôi nhà đều khá giống nhau. Nhà nào cũng có phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ và phòng tắm, và 9 nhà lại có một sân trung tâm xây ở giữa. Đây là nhà tôi, còn đây là nhà của Spencer và Sheila. Điều khiến tòa nhà này trở thành nhà chung độc đáo không phải những ngôi nhà, mà là những gì diễn ra ở đây -- các tương tác xã hội diễn ra trong và quanh cái sân trung tâm đó. Khi tôi nhìn chéo qua sân, tôi mong được nhìn thấy Spencer và Sheila. Thực tế, mỗi sáng, đây là những gì tôi thấy Spencer vẫy tay chào tôi khí thế khi tôi đang làm bữa sáng. Từ nhà mình, chúng tôi nhìn xuống sân, và tùy vào thời gian trong năm, chúng tôi thấy cảnh này: người lớn trẻ nhỏ đủ mọi lứa tuổi ngồi chơi và thư giãn bên nhau. Rất nhiều tiếng nói và tiếng cười. Rất nhiều điệu múa nhảy nhót. Và thỉnh thoảng còn nghe: "Này, đừng có đánh tôi!" hoặc tiếng khóc từ mấy đứa bé. Đó là những âm thanh cuộc sống thường nhật, và là âm thanh của liên kết xã hội. Ở cuối sân, có vài bộ cửa kép, và những cánh cửa đó dẫn đến ngôi nhà chung. Tôi xem ngôi nhà chung này là bí kíp của việc nhà sống chung. Đó là một bí kíp vì đó là nơi mà mọi tương tác xã hội và đời sống cộng đồng bắt đầu, và từ đó, nó lan tỏa ra khắp phần còn lại của cộng đồng. Trong ngôi nhà chung của chúng tôi có một phòng ăn lớn đủ chỗ cho 28 bọn tôi và khách khứa, chúng tôi ăn cùng nhau mỗi tuần ba lần. Để phục vụ những bữa ăn đó, chúng tôi có một căn bếp lớn để chúng tôi có thể thay phiên nấu cho nhau ăn theo nhóm ba người. Vậy nghĩa là, với 17 người lớn, tôi sẽ nấu chính sau tuần một lần. hai lần kia tôi sẽ có mặt để giúp nhóm khâu chuẩn bị và dọn dẹp. Và tất cả những bữa còn lại, tôi chỉ cần có mặt. Tôi ăn tối, trò chuyện với hàng xóm, và về nhà, sau khi được thết đãi một bữa ăn ngon bởi một người nào đó biết tôi ăn chay và biết tôi thích gì. Chín nhà chúng tôi đã cố tình chọn một lối sống khác. Thay vì theo đuổi giấc mơ Mỹ, nơi chúng tôi sẽ bị cô lập trong chính ngôi nhà một gia đình, chúng tôi lại chọn nhà chung, để chúng tôi có thể tăng liên kết xã hội. Và đó là cách nhà chung bắt đầu: với một mục đích chung để sống cùng nhau. Và mục đích là nhân tố quan trọng nhất để phân biệt nhà chung với những mô hình nhà ở khác. Dù mục đích rất khó thấy hoặc thể hiện, tôi là kiến trúc sư, và tôi không thể nào không cho các bạn xem thêm hình. Đây là một vài minh họa cách mục đích được thể hiện ở một số cộng đồng tôi đã đến thăm. Từ cách chọn đồ nội thất cẩn thận, ánh sáng và chất liệu mộc đến hỗ trợ ăn cùng nhau; từ cách chọn địa điểm cẩn thận, tầm nhìn đển khu vui chơi trẻ em quanh và trong nhà chung; xét về quy mô và sự phân bố những nút tập trung xã hội trong và xung quanh cộng đồng để hỗ trợ cuộc sống thường ngày, tất cả những không gian này giúp đóng góp và gia tăng ý thức "communitas" trong mỗi cộng đồng. Từ "Communitas" có nghĩa là gì? Đó là một cách nói khoa học xã hội hào hoáng của "tinh thần cộng đồng". Khi đến thăm hơn 80 cộng đồng khác nhau, thước đo "communitas" trở thành: Cư dân ăn chung với nhau có thường xuyên không? Mỗi nhóm hoàn toàn quyết định ăn chung với nhau bao nhiêu bữa một lần, tôi biết một số nhóm đã ăn tối cùng nhau mỗi đêm trong hơn 40 năm qua. Tôi biết số khác lâu lâu lại tổ chức ăn potluck hai tháng một lần. Theo quan sát của tôi, tôi có thể nói, nhóm nào hay ăn cùng nhau sẽ có tinh thần cộng đồng rất cao. Hóa ra rằng, khi bạn ăn chung với nhau, bạn bắt đầu tổ chức nhiều hoạt động hơn. Khi bạn ăn chung, bạn chia sẽ nhiều hơn. Bạn bắt đầu trông chừng con của nhau. Bạn cho mượn đồ nghề. Bạn mượn xe của nhau. Nhưng dù vậy, như con gái tôi vẫn ưa nói, không phải mọi thứ trong nhà chung đều là cầu vồng và kỳ lân, và tôi không phải là bạn thân của hết thảy mọi cá nhân trong cộng đồng. Chúng tôi còn có khác biệt và mâu thuẫn. Nhưng sống trong nhà chung, chúng tôi chấp nhận các mối quan hệ. Chúng tôi có động lực để giải quyết khác biệt. Chúng tôi dõi theo, kiểm tra, chúng tôi nói sự thật và khi thích hợp, chúng tôi xin lỗi. Người hoài nghi sẽ nói nhà chung chỉ hay hoặc hấp dẫn với một nhóm nhỏ. Và tôi đồng ý với điều đó. Khi bạn nhìn vào văn hóa phương Tây khắp thế giới, những người sống trong nhà chung chỉ là một phần nhỏ. Nhưng việc đó cần thay đổi, vì cuộc sống của ta phụ thuộc vào điều đó. Năm 2015, đại học Brigham Young đã hoàn thành một nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng đáng kể| nguy cơ chết trẻ ở những người sống biệt lập. Tổng y sĩ Hoa Kỳ đã tuyên bố tình trạng cô lập là bệnh dịch sức khỏe cộng đồng. Và bệnh dịch này không chỉ giới hạn ở Mỹ. Nên khi tôi nói hồi nãy nhà chung là một phương thuốc cho tình trạng cô lập, có lẽ tôi nên nói thế này là nhà chung có thể cứu sống bạn. Nếu tôi là bác sĩ, tôi sẽ khuyên bạn uống hai viên aspirin, và gọi tôi vào buổi sáng. Nhưng là một kiến trúc sư, tôi sẽ khuyên rằng bạn nên đi dạo với hàng xóm, cùng ăn uống với nhau, và 20 năm sau hãy gọi cho tôi. Cảm ơn các bạn. 24 năm trước tôi được chọn vào vị trí giám đốc nghệ thuật của tạp chí The New Yorker với trách nhiệm là làm tươi mới trở lại một tạp chí rơi vào cảnh cạn kiệt sự sáng tạo và cùng với những nghệ sĩ mới đưa tạp chí này thoát khỏi sự mơ hồ về thời cuộc trở lại với dòng chảy. Và tôi nghĩ công việc đó là dành cho tôi bởi tôi luôn bị lôi cuốn bởi cái cách chỉ một bức hình hay một bức vẽ đơn giản có thể cắt xuyên qua hàng ngàn bức ảnh chúng ta thấy hằng ngày, để lưu giữ từng khoảnh khắc hay chiếu thấu một hiện tượng xã hội, một sự việc phức tạp theo cái cách mà không thể diễn tả được bằng ngôn từ, và đơn giản hóa chúng rồi biến chúng thành một bức biếm họa. Tôi đã đến thư viện và tôi tìm tờ bìa tạp chí đầu tiên được vẽ bởi Rea Irvin vào năm 1925 hình ảnh một anh chàng bảnh chọe đang nhìn vào chú bướm qua chiếc kính lúp của mình, và chúng tôi gọi nó là Eustace Tilley. Tôi nhận ra rằng, chỉ bởi vì tờ tạp chí luôn được biết đến với sự nghiên cứu chuyên sâu và lời tường trình dài dằng dặc, mà một vài sự hóm hỉnh đã bị trôi tuột mất, bởi người ta nghĩ Eustace Tilley là một tên công tử bột ngạo mạn, nhưng thực ra, vào năm 1925 ấy khi Rea Irvin phác họa bức tranh lần đầu tiên, là với mục đích xuất bản nó trên một tạp chí biếm họa và hướng tới giới trẻ thời đó, những người được coi là hồn phóng khoáng của "những năm 20s gầm thét". Và cũng trong thư viện, tôi tìm thấy những bức hình hàm chứa dấu ấn của một thời đại - - thời kì Đại khủng hoảng. Những bức ảnh đó cho chúng ta thấy con người thời đó ăn mặc ra sao hay xe của họ trông như thế nào, cả việc họ từng cười vì điều gì. hay những thành kiến thời đó. Và bạn hoàn toàn có thể có một hình ảnh mường tưởng về cuộc sống ở những năm 30. Vậy nên tôi thường tìm đến những họa sĩ đương thời như Adrian Tomine. Tôi thường liên lạc với những họa sĩ tự sự, họa sĩ biếm họa, hay tác giả sách thiếu nhi và đưa cho họ vài chủ đề như là những câu chuyện trên xe điện ngầm, hay ngày lễ tình nhân, rồi họ gửi cho tôi nhưng bản phác họa. Và khi những bản phác thảo đó được chấp thuận bởi tổng biên tập, David Remnick, chúng sẽ được đăng lên tạp chí. Tôi thích cái cách mà những hình ảnh này không trực tiếp nói cho bạn biết ý nghĩa của nó. Chúng làm bạn phải nghĩ, bới nghệ sĩ giống như... .... đưa ra một câu đố, người họa sĩ sẽ là người đặt sẵn nền móng, và nhiêm vụ của bạn là dựng nên ngôi nhà với hình ảnh do chính mình tạo ra. Vậy nên để hiểu được bức tranh bên trái của Anita Kun, hay bức bên phải bởi Tomer Hanuka, bạn phải tìm điểm khác biệt tồn tại chính trong chúng. Và có một điều là... tôi thích cái cách mà người đọc tò mò về chúng cái cách mà ý nghĩa thực đằng sau những bức ảnh phá vỡ những khuôn mẫu thường ngày. Nhưng khi bạn hiểu được nó, nó sẽ sắp xếp lại những khuôn mẫu ấy trong đầu bạn. Nhưng hình ảnh không chỉ ám chỉ con người, nhiều khi, nó chứa đựng cảm xúc. Ngay sau sự việc ngày 11/9, tôi đang ở một trạng thái mà, giống như tất cả những công dân Mỹ khác, không biết làm thế nào để đối mặt với những gì chúng ta đang phải trải qua, cảm tưởng như chẳng có hình ảnh nào có thể lột tả cảnh tượng ấy, và tôi thậm chí định để một tờ bìa đen trống rỗng, kiểu như chẳng thiết có một tờ bìa nữa. Và tôi nói chuyện với chồng tôi, nhà biếm họa Art Spiegelman, rằng tôi sẽ làm chính xác như vậy, và anh ấy bảo: "Ừm, nếu như em muốn làm tờ bìa toàn màu đen, tại sao không vẽ cái bóng của toà tháp đôi đen trên nền đen?" Tôi ngồi xuống và bắt đầu vẽ với ý tưởng đó và ngay khi hoàn thành nó, tôi thấy lạnh sống lưng, tôi nhận ra rằng khi không thể dùng những bức ảnh được nữa chúng tôi vẫn tìm ra cách để nói lên sự mất mát và tiếc thương và trống vắng. Và tôi học được một bài học sâu sắc rằng nhiều khi đối với những bức ảnh mang nhiều ý nghĩa nhất hãy tạo bằng những điều đơn giản nhất. Và một hình ảnh đơn giản cũng có thể truyền tải một ý nghĩa lớn. Đây là bức ảnh được vẽ bởi Bob Staake ngay sau cuộc tuyển cử của tổng thống Barack Obama hình ảnh đại diện cho một thời điểm lịch sử. Chúng tôi không thể lên kế hoạch trước cho điều này, bởi để tạo nên một hình ảnh mang tính khoảnh khắc như vậy, chúng tôi cần để cho những người nghệ sĩ tự mình lang thang trong dòng cảm xúc của đại chúng khi sự việc đang diễn ra. Trở lại với tháng 10 năm 2016, trong suốt thời gian tuyển cử, đây là hình ảnh duy nhất chúng tôi có thể xuất bản và ra sạp báo vào cái tuần mà mọi người đi bầu cử (cười) Bởi chúng tôi biết chắc nhiều người sẽ cảm thấy như thế này (cười) Và khi kết quả của buổi tổng tuyển cử được thông báo, khi chúng tôi biết được kết quả, chúng tôi thực sự sốc, và đây là hình ảnh, cũng được gửi bởi Bob Staake, nó thực sự tạo nên một cú hit lớn. Và một lần nữa, chúng tôi không biết nên làm gì cho tuần báo tiếp theo, như thể chúng tôi không biết làm cách nào để có thể bước tiếp nữa, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng làm, và đây là bức ảnh được xuất bản ngay sau buổi đắc cử của tân tổng thống Donald Trump và thời điểm khi cuộc "Tuần hành phụ nữ" diễn ra trên khắp nước Mỹ. Như vậy trong 24 năm qua, tôi đã chứng kiến hơn 1.000 bức ảnh ra đời, hàng tuần, và tôi thường được hỏi về bức ảnh tôi yêu thích nhất, nhưng tôi không thể chọn bởi điều tôi tự hào nhất đó là sự khác biệt giữa chúng, không cái nào giống cái nào. Và điều đó được tạo nên bởi tài năng và sự đa dạng của toàn bộ nghệ sĩ tạo nên chúng. Và đến bây giờ, như các bạn đã biết... Nga đang "bắt thóp" Mỹ nên... (cười) Trong bức hình được tạo bởi Barry Blitt ngay đây, Eustace đã trở thành Eustace Vladimirovich Tilley (Vladimirovich là tên đệm của tổng thống Nga V.V.Putin) Và chú bướm kia chẳng phải ai khác ngoài "hiện tượng nước Mỹ" Donald Trump đang vỗ đôi cánh của mình cố gắng tìm cách kiếm soát "hiệu ứng cánh bướm", và cái logo nổi tiếng được vẽ bởi Rae Irvin năm 1925, bây giờ được viết theo bản chữ tiếng Nga. Điều khiến tôi hào hứng về khoảnh khắc này, đó là cái cách mà... như bạn biết đấy, tự do báo chí là nền móng của nhân quyền. Và chúng ta có thể thấy rằng dù là điều vĩ đại hay lố bịch, những người nghệ sĩ vẫn có thể lưu giữ lại những điều đang diễn ra theo cái cách mà một người nghệ sĩ chỉ với mực nho và màu nước là đủ để nắm lấy và bước vào cuộc đàm thoại văn hóa. Nó đưa những người nghệ sĩ ấy vào trung tâm, và với tôi, đó chính xác là chỗ đứng của họ. Bởi thứ chúng ta cần nhất bây giờ đó là một bức biếm họa "đáng xem" . Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Mười năm trước, các nghiên cứu thị giác máy tính cho rằng để máy tính nhận biết được sự khác nhau giữa chó và mèo gần như là bất khả thi cho dù với những tiến bộ đáng kể về trí tuệ nhân tạo. Giờ đây, chúng ta có thể thực hiện được điều đó với hơn 99% độ chính xác. Đây được gọi là Phân lớp hình ảnh tức là cho một hình ảnh, dán nhãn cho hình ảnh đó và máy tính sẽ nhận diện hàng ngàn loại hình ảnh như vậy. Tôi là cử nhân của Đại học Washington, và đang làm việc cho dự án Darknet nó là một khung mạng lưới nơ-ron dùng để điều chỉnh và kiểm tra các mô hình thị giác máy tính Vậy cùng xem Darknet thấy gì về bức ảnh mà chúng ta có ở đây. Khi ta khởi động bộ phân lớp cho hình ảnh này ta thấy rằng ta không chỉ nhận được dự đoán về chó hay mèo mà thực sự còn có dự đoán về loài cụ thể. Đây là mức độ chi tiết chúng ta hiện có Và nó hoàn toàn chính xác. Con chó của tôi đúng là một con Malamute. Vậy chúng ta đã tạo ra một bước tiến vượt bậc trong phân lớp hình ảnh, nhưng điều gì xảy ra khi khởi động bộ phân lớp trên một hình ảnh như thế này? Ừm ... Ta thấy rằng bộ phân lớp sẽ phản hồi với dự đoán tương tự như vậy. Và nó hoàn toàn chính xác, đúng là có một con malamute trong bức ảnh, nhưng nếu chỉ với thông tin này, chúng ta không thực sự hiểu rõ về điều gì đang diễn ra trong bức ảnh đó. Chúng ta cần thứ gì đó mạnh mẽ hơn. Tôi nghiên cứu về một vấn đề được gọi là Nhận diện vật thể nghĩa là chúng ta nhìn vào bức ảnh và cố tìm ra tất cả các đồ vật, đặt các hộp giới hạn xung quanh chúng và chỉ ra những vật đó là gì Sau đây là những gì sẽ xảy ra khi chúng ta nhận diện bức ảnh này. Với kết quả này, chúng ta có thể làm được nhiều điều hơn với những thuật toán thị giác máy tính. Nó nhận ra trong ảnh có một con chó và một con mèo Nó biết vị trí của chúng, kích thước của chúng. Thậm chí nó có thể biết thêm nhiều thông tin nữa. ví dụ như có quyển sách ở phía sau Và nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống dựa vào thị giác máy tính, như xe hơi tự lái hay hệ thống robot, đây chính là thông tin mà bạn cần. Bạn muốn thứ gì đó để bạn có thể tương tác với thế giới thực. Giờ, khi tôi bắt đầu khởi động nhận diện vật thể, sẽ mất 20 giây để xử lý một hình ảnh. Và để hiểu tại sao tốc độ lại quan trọng đến thế, đây sẽ là ví dụ: một bộ nhận diện vật thể mất 2 giây để xử lý tấm ảnh. Vì thế nó nhanh gấp 10 lần so với bộ nhận diện 20 giây/ảnh và bạn có thể nhận ra rằng, vào lúc nó đưa ra dự đoán xong thì tất cả các trạng thái đã thay đổi, và vì thế nó sẽ không còn thực sự có ích cho một ứng dụng. Nếu chúng ta tăng tốc nó lên theo hệ số 10 nó sẽ nhận diện 5 ảnh/giây. Nó thực sự vượt trội hơn nhiều, nhưng ví dụ, nếu có bất kì chuyển động đáng kể nào, tôi sẽ không muốn một hệ thống như này điều khiển chiếc xe của mình. Đây là hệ thống nhận diện theo thời gian thực đang chạy trên laptop của tôi Vì vậy nó dễ dàng theo dõi tôi khi tôi di chuyển xung quanh khung hình, và nó rất nhanh nhạy với các thay đổi về kích thước, tư thế, về phía trước, phía sau. Điều này thật tuyệt. Đây chính xác là gì chúng ta cần nếu ta định xây dựng một hệ thống dựa trên thị giác máy tính. (Tiếng vỗ tay) Vì vậy chỉ trong vài năm, chúng ta chuyển từ 20 giây/ảnh sang 20 phần nghìn giây/ảnh, nhanh gấp nghìn lần. Chúng ta đã tiến tới đó bằng cách nào? Trong quá khứ, các hệ thống nhận diện vật thể sẽ xử lí một hình ảnh như này, và chia nó thành các vùng, sau đó chạy bộ nhận diện trên từng vùng, điểm nổi trội nhất trong vùng nhận diện sẽ được tính là kết quả. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với hàng nghìn lần nhận diện trên một hình, hàng nghìn đánh giá của mạng lưới nơ-rôn để đi đến được kết quả. Thay vào đó, chúng ta có một mạng lưới duy nhất tiến hành tất cả các nhận diện, tạo ra đồng thời tất cả các hộp giới hạn và các khả năng Với hệ thống của chúng tôi, thay vì "nhìn" bức ảnh hàng ngàn lần để đưa ra nhận diện, You Only Look Once (Chỉ nhìn một lần) Phương pháp YOLO để nhận diện vật thể. Tốc độ này khiến ta không bị giới hạn chỉ trong Ảnh mà còn nhận diện trong Video theo thời gian thực. Giờ, thay vì chỉ thấy chó và mèo, ta còn thấy chúng di chuyển và đùa giỡn. Đây là bộ nhận diện được phát triển với 80 hạng mục khác nhau thuộc COCO dataset của Microsoft. Có đủ thứ hết, như muỗng, nĩa, tô,... những vật dụng thông thường như vậy. Và có những mục thú vị: động vật, xe hơi, ngựa vằn, hươu cao cổ. Giờ đến trò vui nè Tôi sẽ đến chỗ khán giả và xem nó nhận diện được những thứ gì nhé. Ai muốn thú nhồi bông nào? Gấu bông nè. Mở rộng khu vực nhận diện ra một chút để thấy được nhiều người hơn. Để xem, biển cấm này Tìm được vài cái balo Phóng to một tí Thật tuyệt. Tất cả các quá trình đang diễn ra trong thời gian thực trên laptop. Điều quan trọng cần nhớ, đây là hệ thống nhận diện cho-mọi-mục-đích nên có thể áp dụng cho mọi ứng dụng khác. Cùng một đoạn code này có thể tìm biển cấm, người đi bộ, xe đạp,...nếu áp dụng cho xe tự lái; có thể dùng để tìm tế bào ung thư trong một sinh thiết mô. Khắp thế giới đã có những nhà nghiên cứu áp dụng công nghệ này để phát triển trong ngành dược, chế tạo robot. Sáng nay tôi đọc được tin người ta điều tra số lượng cá thể động vật ở Công viên Quốc gia Nairobi với sự đóng góp của YOLO trong hệ thống nhận dạng. Và bởi vì Darknet là nguồn mở thuộc miền công cộng và miễn phí cho tất cả mọi người (Tiếng vỗ tay) Nhưng chúng tôi muốn việc nhận diện trở nên dễ tiếp cận và dễ sử dụng hơn nữa nên qua sự kết hợp của mô hình tối ưu hóa nhị phân hóa hệ thống và phép xấp xỉ. chúng ta thực sự đã có thể nhận diện vật thể bằng điện thoại. (Tiếng vỗ tay) Và tôi thực sự hào hứng vì giờ chúng ta đã có một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề thị giác máy tính kém, ai cũng có thể sở hữu và từ nó tạo nên những thứ khác nữa. Vậy nên từ giờ phần còn lại phụ thuộc vào các bạn và mọi người trên thế giới qua việc truy cập vào phần mềm này tôi rất háo hức mong đợi những gì sẽ được tạo ra từ công nghệ này. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Như thế này, tưởng tượng rằng bạn dành 19 tiếng, một chuyến đi dài đến Disney World, với hai đứa nhóc ở ghế sau. Và 15 phút thêm vào chuyến đi 19 tiếng, những luật bất biến của tự nhiên chỉ ra rằng bạn sẽ nhận được câu hỏi: "Chúng ta đến nơi chưa?" (Cười) Vì vậy bạn trả lời câu hỏi này hàng trăm lần, một cách dễ dàng, theo nghĩa phủ định, nhưng rồi bạn cũng tới nơi. Bạn có một chuyến đi tuyệt vời, tuyệt vời, rất tuyệt vời. Bạn lái xe 19 tiếng dài trở về nhà. Và khi bạn đến đấy, Cảnh sát đang chờ đợi bạn. Họ buộc tội bạn phạm tội tội ác đó đã xảy ra khi bạn đã ở Florida. Bạn nói với bất cứ ai và mọi người những người sẽ lắng nghe, "Tôi không làm điều đó! Tôi không thể làm điều đó! Tôi đã đang đi chơi với Mickey và Minnie và các con tôi!" Nhưng không ai tin bạn. Cuối cùng, bạn bị bắt, bạn bị xét xử bạn bị kết tội và bạn bị kết án. Và bạn dành 25 năm ở tù cho đến khi ai đó đến và chứng minh -- có chứng cứ để chứng minh -- rằng bạn thực sự đã ở Florida khi tội ác này xảy ra. Vậy. Vậy, tôi là giáo sư Luật trường Harvard, và trong vài năm qua, tôi đã dành thời gian cho việc đạt được sự giải phóng những người vô tội những người bị kết án sai -- những người như Jonathan Fleming, người đã bỏ 24 năm, 8 tháng trong tù vì một vụ giết người xảy ra ở Brooklyn, New York, trong khi anh ta đang ở Disney World với các con của anh. Làm sao chúng tôi biết được? Bởi vì khi anh ta bị bắt, trong số tài sản ở túi sau của anh ta là một tờ biên lai biên lai có thời gian nó cho thấy rằng anh ta đã ở Disney World. Tờ biên lai đó được bỏ vào hồ sơ cảnh sát, một bản sao của nó được để trong hồ sơ của công tố viên và họ không bao giờ đưa nó cho luật sư công của anh ta. Thực ra, không ai biết được nó ở đó. Nó chỉ nằm đó trong suốt 20 năm kỳ lạ. Đội của tôi nhìn qua tập hồ sơ, và chúng tôi tìm thấy nó, làm phần còn lại của cuộc điều tra và phát hiện ra người khác đã thực hiện tội ác. Ông Fleming đã ở Disney World, và hiện tại ông đã được giải thoát. Để tôi cho bạn biết một chút về bối cảnh. Như thế này, khoảng 3 năm trước, tôi có một cuộc gọi từ luật sư quận Brooklyn. Ông ấy hỏi liệu tôi có hứng thú thiết kế một chương trình gọi là "đơn vị xem lại phán quyết." Vậy là tôi nói có. Đơn bị xem lại phán quyết là một đơn vị cần thiết trong văn phòng công tố viên nơi những công tố viên xem những vụ án cũ của họ để xác định liệu có hay không họ phạm sai lầm. Trong quá trình của năm đầu tiên, chúng tôi tìm thấy khoảng 13 phán quyết sai, mọi người đã ở tù trong nhiều thập kỷ, và chúng tôi giải phóng tất cả họ. Nhiều nhất trong lịch sử New York. Chương trình vẫn đang tiếp tục, và lên tới 21 cuộc giải phóng tới hiện tại 21 người đã dành một khoảng thời gian đáng kể đằng sau song sắt. Vậy để tôi kể cho bạn nghe về một cặp đôi nam và nữ mà tôi đã tiếp xúc trong tiến trình của chương trình này. Một người tên Roger Logan. Ông Logan ở tù 17 năm và viết cho tôi một lá thư. Đó là một lá thư đơn giản; cơ bản nói là, "Giáo sư Sullivan, tôi vô tội. Tôi bị dàn xếp. Anh có thể xem vụ án của tôi không?" Từ cái nhìn đầu tiên, vụ án có vẻ đã rõ ràng, nhưng nghiên cứu của tôi cho thấy rằng những vụ án xác nhận một nhân chứng dễ mắc lỗi. Điều đó không có nghĩa anh ta vô tội, nó chỉ có nghĩa là chúng tôi sẽ xem kỹ hơn một chút những vụ án này. Và chúng tôi đã làm vậy. Và lập luận tương đối đơn giản. Nhân chứng nói là cô nghe một tiếng súng, và cô chạy đến tòa nhà bên cạnh và quay lại và thấy và đó là ông Logan. Và ông ấy bị xét xử và kết án và đi từ suốt 17 năm. Nhưng đó là vụ án đơn chứng, nên chúng tôi đã xem qua. Tôi đã gửi vài người đến hiện trường, và nó không đồng nhất. Và theo cách lịch sự: Usain Bolt không thể chạy từ nơi cô ấy nói cô ấy đã ở đó đến một địa điểm khác. Đúng chứ? Vậy chúng ta đã biết rằng nó không đúng. Vậy nó vẫn không có nghĩa là ông ta không làm điều đó, nhưng chúng tôi biết vài điều khả nghi về nhân chứng này. Vậy chúng tôi nhìn qua tập hồ sơ, một mảnh giấy trong hồ sơ có một con số. Con số chỉ ra rằng nhân chứng này có tiền án. Chúng tôi quay trở lại qua 20 năm của những tài liệu không được số hóa để tìm ra tiền án đó là về vấn đề gì, và hóa ra -- hóa ra -- nhân chứng đã ở tù trong khi cô ấy nói cô nhìn thấy những gì cô ấy thấy. Người đàn ông đã bỏ 17 năm sau song sắt. Cuối cùng là vụ án về hai chàng trai, Willie Stuckey, David McCallum. Họ bị bắt lúc 15 tuổi, và phán quyết của họ bị hủy bỏ 29 năm sau đó. Nào, vụ án như thế này, một lần nữa -- cái nhìn đầu tiên, nó trông rõ ràng. Họ đã thú nhận. Nhưng nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng những lới thú tội vị thành niên không có hiện diện của phụ huynh dễ bị có lỗi. những vụ DNA đã chứng tỏ điều này vài lần. Vậy nên chúng tôi xem xét kỹ. Chúng tôi xem lời thú nhận, và hóa ra, có điều gì đó trong lời thú nhận là các cậu bé này không thể biết. người duy nhất biết là cảnh sát và công tố viên. chúng tôi biết điều thực sự đã diễn ra; ai đó bảo họ nói điều này. Chúng tôi không biết chính xác là ai, người nào đã làm, nhưng bất luận thế nào, lời thú tội là bị ép buộc, chúng tôi đã xác định. Chúng tôi trở lại sau đó và làm giám định pháp y và một cuộc điều tra lớn và nhận thấy hai người khác, già hơn rất nhiều, chiều cao, kiểu tóc khác nhau, hai người khác đã phạm tội, không phải hai cậu bé này. Tôi thực sự đến tòa vào hôm đó, vì cái gọi là "phiên điều trần bác bỏ" nơi mà phán quyết được hủy bỏ. Tôi đã đến phiên tòa, tôi muốn thấy Ông McCallum ra khỏi đó. Vậy nên tôi đã đến tòa, và thẩm phán nói điều mà thẩm phán luôn nói, nhưng nó thực sự có ý nghĩa đặc biệt. Ông ta tra cứu sau những tranh luận và nói "Ông McCallum," ông nói năm từ tuyệt đẹp: "Ông được trả tự do" Bạn có thể tưởng tượng được không? Sau khoảng 30 năm: "Ông được trả tự do." Và ông ấy đi ra khỏi phòng xử án. Thật không may, đồng bị cáo của ông, ông Stuckey, không được hưởng lợi từ đó. Bạn thấy đấy, ông Stuckey đã chết trong tù ở tuổi 34, và mẹ ông ngồi tại bàn bị đơn tại vị trí của ông ấy. Tôi sẽ không bao giờ quên được điều này trong suốt cuộc đời cùa tôi. Bà đung đưa cái bàn, nói, "Tôi biết con tôi không làm điều này. Tôi biết con tôi không làm điều này." Và con của bà đã không làm điều này. Hai kẻ khác đã làm. Nếu có điều gì chúng tôi học được, bất cứ điều gì tôi học được, từ công việc liêm chính phán xét này, đó là công lý không xảy ra. Mọi người làm cho công lý xảy ra. Công lý không phải là điều gì rơi xuống từ ở trên và khiến mọi thứ đúng đắn. Nếu như vậy, ông Stuckey sẽ không chết trong tù. Công lý là điều gì đó mà mọi người với thiện chí khiến nó thực thi. Công lý là một quyết định. Công lý là một quyết định. Chúng ta làm cho công lý thực thi. Bạn biết đấy, điều đáng sợ là, tại mỗi vụ án trong ba vụ án mà tôi đã kể. nó chỉ cần thêm một phút -- thêm một phút -- cho một ai đó xem qua hồ sơ và tìm thấy biên lai này. Chỉ một phút - để xem qua hồ sơ, tìm thấy hóa đơn, đưa nó cho luật sư công. Nó chỉ mất một phút để xem đoạn video thú tội và nói, "Điều này không thể." Chỉ một phút Và có thể ông Stuckey đã sống sót đến hôm nay. Nó nhắc nhở tôi về một trong những bài thơ mà tôi yêu thích. Đó là bài thơ mà Benjamin Elijah Mays luôn ngâm thơ, và ông gọi nó là "Phút của Chúa." Và nó như thế này: "Tôi chỉ có một phút duy nhất, chỉ 60 giây, ép buộc tôi, không thể từ khước nó, không tìm kiếm nó, không lựa chọn nó. Nhưng nó tùy vào tôi sử dụng nó. Tôi phải cam chịu nếu tôi đánh mất nó, phải giải thích nếu tôi lạm dụng nó. Chỉ là một phút nhỏ bé, nhưng trong nó là vĩnh cửu" Nếu tôi buộc tội từng người và mỗi người trong chúng ta, tôi muốn nói điều gì đó như, "Mỗi ngày, mỗi ngày, chỉ dành thêm một phút và làm điều công lý. Bạn không cần phải -- Ý tôi là, một số người dành cả sự nghiệp và cuộc sống của họ, như những luật sư công, thực hiện công lý mỗi ngày. Nhưng trong cuộc sống sự nghiệp của bạn bất cứ điều gì bạn làm, tạm nghỉ một lúc chỉ để thực hiện công lý. Làm cho những đồng nghiệp cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn nghe điều gì phân biệt giới tính, đừng cười, hãy lên tiếng. Nếu ai đó buồn, vực họ dậy, chỉ thêm một phút mỗi ngày, và nó sẽ một nơi rất tuyệt, tuyệt vời. Tôi muốn cho bạn biết điều này. Bây giờ, phía trên tôi là một bức hình của David McCallum. Đây là ngày ông được giải phóng khỏi nhà tù. Sau 30 năm, ông ôm một người cháu gái mà ông chưa bao giờ được chạm tới lúc trước. Và tôi đã hỏi ông ấy sau đó, tôi nói, "Điều đầu tiên ông muốn làm là gì?" Và ông ấy nói, "Tôi chỉ muốn đi dạo trên vỉa hè mà không ai bảo tôi nơi cần đến." Không giận dữ, chỉ muốn đi bộ trên vỉa hè. Tôi đã nói chuyện với ông McCallum khoảng hai tuần trước. Tôi đã đến New York. Trong ngày kỷ niệm hai năm từ khi ông được giải thoát. Và chúng tôi đã nói chuyện, chúng tôi cười, chúng tôi ôm nhau, chúng tôi khóc. Và ông ấy đang khá ổn. Và một trong những điều ông ấy nói khi chúng tôi gặp ông là ông ấy bây giờ tận tâm với cuộc sống và sự nghiệp của ông để đảm bảo rằng không ai bị giam cầm một cách bất công. Công lý, những người bạn của tôi, đó là một quyết định. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chuyện kể rằng bằng sự kiên cường, lòng can đảm và tinh thần trách nhiệm con người ta có thể vực dậy và giàu có, thành công. Ở Hoa Kỳ, chúng ta gọi đó là "Giấc mơ Mỹ" Một câu chuyện tương tự như vậy cũng được kể ở khắp mọi nơi trên thế giới Nhưng những thách thức thực sự ngăn cản điều đó thành hiện thực không hoàn toàn nằm ở việc chúng ta làm gì mà phần lớn nằm ở vị thế của cải mà chúng ta sinh ra cùng. Vậy nên tôi sẽ giải thích vì sao Chính phủ Hoa Kỳ, thực tế là chính phủ bất kỳ nước nào, cũng nên tạo một tài khoản tín thác cho mỗi đứa trẻ sinh ra trị giá cao nhất lên tới 60,000 đô, thay đổi theo độ giàu có của gia đình mỗi đứa trẻ. Tôi đang nói tới một khoản tiền cho không, một khoản vốn ươm mầm nhân lực, một tài sản tín thác công cho trẻ sơ sinh, thứ mà tôi và đồng nghiệp ở Đại học Duke, Willian Darity gọi là "trái phiếu sơ sinh (baby bond)", một thuật ngữ đã được đặt ra bởi một nhà sử học ở Đại học Columbia, Manning Marable. Lý do tại sao nên lập ra một khối tài sản tín thác rất đơn giản Của cải là đại diện tối cao của sự an toàn kinh tế và phúc lợi. Nó đem lại nguồn hỗ trợ tài chính, an toàn kinh tế để ta có thể mạo hiểm, che chắn bớt những hậu quả do mất mát. Không có vốn, bất bình đẳng rơi vào bế tắc Chúng ta dùng những từ như lựa chọn, tự do để diễn tả lợi ích của kinh tế thị trường, nhưng của cải mới là thứ cho chúng ta lựa chọn và tự do Những gia đình giàu có hơn có thể dễ dàng chi trả để theo học các trường tư danh giá cũng như giáo dục đại học, tiếp cận vốn khởi nghiệp, chi trả những thủ tục y tế đắt tiền, cư trú ở một vùng tiện nghi hơn. tạo ra ảnh hưởng chính trị thông qua việc bỏ vốn cho các chiến dịch vận động, thuê những tư vấn viên pháp luật tốt hơn khi phải đối mặt với một hệ thống công lý hình sự đắt đỏ, có thể hiến tặng, và/hoặc chống chọi với khó khăn tài chính trong các trường hợp khẩn cấp. Về cơ bản, khi nói đến an toàn kinh tế, của cải vừa là điểm bắt đầu, vừa là điểm kết thúc. Tôi sẽ chỉ nói trong phạm vi bối cảnh nước Mỹ nhưng điều này cũng có thể áp dụng cho hầu như bất cứ nước nào đang đối mặt với tình trạng bất bình đẳng leo thang Ở Mỹ, 10% các hộ giàu nhất nắm giữ khoảng 80% tổng số của cải quốc gia trong khi 60% hộ nghèo nhất chỉ sở hữu khoảng 1%. Nói đến của cải, chủng tộc còn là một công cụ dự đoán mạnh mẽ hơn. Người da đen và La-tinh chiếm 30% dân số Hoa Kỳ, nhưng chỉ sở hữu 7% tổng tài sản quốc gia. Khảo sát về tài chính của người tiêu dùng năm 2016 cho thấy một gia đình người da đen điển hình có tài sản khoảng 17.000 đô bao gồm cả nhà ở, trong khi một gia đình người da trắng có khoảng 170.000 đô. Điều đó nói lên khoảng cách giàu nghèo khi một gia đình người da đen có 10 cents cho mỗi đô-la một gia đình người da trắng nắm giữ. Nhưng không cần nói đến chủng tộc, bản thân thị trường vốn không đủ sức để giải quyết được bất bình đẳng. Kể cả trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng cũng gia tăng. Trong suốt 45 năm qua, mức độ chênh lệch của cải đã tăng lên rất cao và về bản chất, tất cả những lợi ích từ tăng trưởng trong năng suất ở Mỹ đều về tay của giới thượng lưu hoặc trung thượng lưu. Chưa hết, chênh lệch giàu nghèo hầu hết bị quy cho là hậu quả của những lựa chọn thiếu khôn ngoan của những người đi vay là người da đen và người La-tinh nghèo. Sự quy chụp này là một sai lầm. Định hướng trọng tâm không chính xác. Đa phần, chính điều kiện kinh tế khó khăn, chứ không phải quyết định tồi hay sự thiếu kiến thức, dồn con người tới chỗ không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận vay nặng lãi. Về bản chất, giáo dục không phải là liều thuốc giải cho sự chênh lệch quá lớn kế thừa qua nhiều thế hệ là hệ quả của hệ thống luật pháp, chính sách và sắp đặt kinh tế. Điều này không làm mất đi giá trị của giáo dục. Thực tế, tôi là một giảng viên đại học. Giáo dục có giá trị nội tại rõ ràng, cùng với đó là trách nhiệm của cộng đồng để mọi người được tiếp cận với hệ thống giáo dục chất lượng, từ phổ thông tới đại học. Nhưng giáo dục không phải là thần dược Thực tế, những gia đình người da đen có chủ hộ tốt nghiệp đại học vẫn có ít của cải hơn những gia đình người da trắng có chủ hộ bỏ học cấp 3. Có lẽ chúng ta đang quá cường điệu vai trò chức năng của giáo dục mà quên không làm rõ vai trò chức năng của của cải. Về cơ bản, của cải sinh của cải. Do đó, chúng tôi chủ trương quỹ tín thác sơ sinh. Một quyền lợi kinh tế về vốn cho mọi người Những tài khoản này sẽ được giữ bởi quỹ tín thác công như một quỹ nền móng cho một cuộc sống an toàn về mặt kinh tế. Khái niệm "quyền kinh tế" không hề mới. Năm 1944, Tổng thống Franklin Roosevelt giới thiệu ý tưởng về một Tuyên ngôn Nhân quyền Kinh tế Roosevelt kêu gọi quyền được đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần an toàn kinh tế, an sinh xã hội. Không may, từ thời chính quyền Tổng thống Nixon, quan điểm chính trị về sự dịch chuyển xã hội đã chuyển từ chỗ chính phủ được ủy thác trách nhiệm bảo đảm an toàn kinh tế sang theo hướng tân tự do chủ nghĩa cho rằng thị trường là giải pháp cho mọi vấn đề, kinh tế hoặc những khía cạnh khác. Trách nhiệm dịch chuyển cơ cấu xã hội, thành ra, rơi xuống đầu mỗi cá nhân. Câu chuyện mà ta vẫn hay nghe là kể cả khi số phận bạc đãi bạn, bằng ý chí bền bỉ sự chăm chỉ, kết hợp với khả năng tiều tiết của thị trường tự do là bạn sẽ có thể ăn nên làm ra. Đương nhiên, khả năng điều tiết của thị trường sẽ đào thải những người kém khôn ngoan những người thiếu động lực hoặc đơn giản là những kẻ lười. Nói cách khác, họ nghèo là đáng. Những rõ ràng, điều thiếu sót trong câu chuyện này là vai trò của quyền và tiền, và cách mà quyền và tiền có thể được dùng để thay đổi luật chơi, cấu trúc của thị trường giao dịch ngay từ ban đầu. Quyền lực và tiền bạc tự củng cố sức mạnh của chính nó. Và nếu không có chính phủ can thiệp, chúng sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn của sự phân cấp xã hội và bất bình đẳng. Nguồn vồn tài chính cung cấp bởi quỹ tài sản tín thác sơ sinh dự định sẽ tạo ra một con đường đi tới sự an toàn kinh tế công bằng và đúng bản chất hơn mà không phụ thuộc vào vị thế tài chính của gia đình mà mỗi cá nhân được sinh ra. Chương trình sẽ bổ sung cho quyền kinh tế về lương hưu tuổi già và đem đến một chính sách an sinh xã hội hoàn thiện hơn, nhằm cung cấp vốn tài chính cho một người từ khi chào đời tới lúc tạ thế. Chúng tôi dự toán cấp số vốn trung bình khoảng 25.000 đô cho mỗi trẻ sơ sinh ở Mỹ tăng dần lên đến 60.000 đô-la cho những bé sinh ra trong những hộ nghèo nhất. Các bé sinh ra trong các gia đình giàu nhất vẫn nằm trong diện chính sách nhưng chúng sẽ chỉ nhận thêm một tài khoản danh nghĩa khoảng 500 đô. Các tài khoản sẽ do chính quyền bang quản lý Và chúng sẽ tăng với một tỉ lệ lãi suất được bảo đảm vào khoảng 2% hàng năm để bù lại thiệt hại do lạm phát, và sẽ được sử dụng khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành cho các hoạt động gia tăng tài sản, như trang trải cho giáo dục đại học mà không cần vay nợ, trả tiền đặt cọc khi mua nhà, hoặc dùng như một nguồn vốn để khởi nghiệp Với khoảng 4 triệu trẻ được sinh ra ở Mỹ hàng năm, nếu trung bình mỗi trẻ được cấp 25.000 đô, tính qua, chương trình sẽ tốn khoảng 100 tỉ đô-la mỗi năm. Con số này chỉ chiếm khoảng 2% chi tiêu của chính phủ hiện thời và ít hơn nhiều so với số tiền trên 500 tỉ đô mà chính phủ liên bang đã dùng cho chính sách xúc tiến sở hữu tài sản thông qua việc cho chịu thuế và trợ cấp. Vấn đề không nằm ở lượng tiền phân phát mà nằm ở chỗ nó được phân phát cho ai Hiện nay, top 1% các hộ có thu nhập trên 100 triệu đô, nhận được một phần ba, trong khi 60% các hộ ở top cuối chỉ nhận được 5%. Nếu ngân sách xúc tiến sở hữu tài sản được phân bố một cách tân tiến hơn, các chính sách liên bang hẳn đã tạo nên một thay đổi lớn cho công dân Mỹ. Công việc vẫn đang trong quá trình tiến hành Đương nhiên, vẫn còn rất nhiều chi tiết cần bàn luận, nhưng chính một đề xuất chính sách đi sâu vào vai trò chức năng và những lợi thế truyền đời của của cải mới đưa chúng ta ra khỏi lối mòn tư duy cho rằng hành vi là lời giải thích cho bất bình đẳng trong xã hội để hướng tới những giải pháp có tính hệ thống hơn Chính sách thuế hiện tại thiên vị của cải hiện có hơn tạo ra của cải mới là một lựa chọn. Bất bình đẳng là một vấn đề nghiêm trọng có tầm chính trị bởi nó là một vấn đề của nền kinh tế. Đã đến lúc để đi xa hơn khỏi những câu chuyện sai lầm quy bất đẳng là do những khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong khi lờ đi những lợi thế của của cải. Thay vào đó, quỹ tín thác sơ sinh, một quỹ dự trữ công, có thể tạo nên một bước tiến xa trong việc xóa bỏ dự truyền nối lợi ích, hay bất lợi kinh tế qua các thế hệ và thiết lập một nền kinh tế đạo đức và tử tế hơn một nền kinh tế tạo điều kiện cho an toàn tài sản, kinh tế và sự dịch chuyển xã hội cho tất cả công dân của nó, bất kể họ sinh ra thuộc chủng tộc nào, trong một gia đình có vị thế ra sao. Cảm ơn các bạn rất nhiều! (Vỗ tay) Chris Anderson: Darick. Ý tưởng này có rất nhiều điều để thích. Tuy nhiên, tôi có chút lo lắng về vấn đề thương hiệu, do hiện tại, hình ảnh của trẻ được trợ cấp thực sự không được tốt. Kiểu như hình ảnh những đứa trẻ đảo mắt trên áp-phích biểu thị cho việc tiền lấy đi động lực. Quỹ tín thác này không giống như vậy. Vậy bạn định lấy gì để đảm bảo rằng với đề xuất này việc trên sẽ không xảy ra? Darick: Nếu bạn biết mình có một lượng tài nguyên có hạn hoặc bạn sẽ đối mặt với sự kỳ thị, có một câu chuyện rằng, thu hồi từ việc đầu tư cho bản thân của tôi thấp hơn một ai đó khác, tôi vẫn có thể tận hưởng thời gian rảnh rỗi mình có. Đương nhiên, cũng có những câu chuyện khác nên chúng ta không nhất thiết kết luận ngay. Bạn biết đấy, một ai đó nghèo và bị kỳ thị họ cũng có thể theo đuổi một chiến thuật xây dựng lý lịch. Câu nói quen thuộc, "Tôi phải giỏi gấp đôi người khác", Bây giờ, khi nói ra, ta không hỏi giá phải trả, có cái giá về sức khỏe nào mà ta phải đánh đổi. Trở lại với câu hỏi của anh, nếu bạn biết một khoản tiền sẽ được chuyển cho bạn vào một thời điểm nào đó, bạn sẽ chỉ có thêm động cơ để đầu tư thêm cho bản thân để có thể dùng nó sao cho hiệu quả hơn CA: Bạn đang chỉ ra những khả năng trong cuộc sống mà hiện tại nhiều người còn chưa thể nghĩ tới, và do đó, chưa có động lực để thực hiện. Tôi có thể tâm sự với bạn cả giờ về vấn đề Tôi rất vui vì anh đang nghiên cứu vấn đề Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Hãy thử chạm tay lên mặt nào. Thử đi Bạn thấy thế nào? Mềm? Hay ẩm ướt? Phải bạn không? Liệu đó có phải bạn? Uhm, không đúng lắm. Bạn đang cảm thấy hàng nghìn vi sinh vật sống trên mặt và các ngón tay. Bạn đang cảm nhận một số loài nấm rơi xuống từ ống dẫn khí ngày hôm nay. Chúng gây dị ứng và có mùi nấm mốc. Bạn đang cảm thấy một vài trong 100 tỉ tế bào vi khuẩn sống trên da chúng ta. Chúng thưởng thức dầu nhờn trên da chúng ta và tái tạo, tạo ra mùi cơ thể. Bạn thậm chí còn chạm cả vào vi khuẩn phân bắn lên bạn khi bạn dội nhà vệ sinh, hoặc những vi khuẩn sống trong đường ống dẫn nước và bắn lên bạn khi bạn tắm. Xin lỗi nhé. (Cười) Có khi bạn đang đập tay với một đám vi khuẩn của hai loài nhỏ bé khác đang sống trên mặt chúng ta, trên mặt của tất cả chúng ta. Chúng dành cả đêm trườn trên mặt và quan hệ tình dục trên sống mũi của bạn. (Cười) Rất nhiều con đang phóng uế trên lỗ chân lông của bạn. (Cười) Hãy nhìn vào ngón tay của bạn. Bạn thấy thế nào? Khó chịu? Thực sự cần xà phòng hay chất tẩy? Ngay bây giờ bạn sẽ thấy điều đó. nhưng trong tương lai bạn sẽ không còn thấy điều đó. Trong 100 năm qua, chúng ta đã có một mối quan hệ thù địch với cuộc sống vi sinh ngay cạnh ta. Nếu tôi nói rằng nhà bạn có một con côn trùng hay bồn rửa có vi khuẩn, sẽ có ngay một giải pháp quen thuộc, một sản phẩm để loại trừ, tiêu diệt, và cả tẩy uế. Chúng ta đang nỗ lực loại bỏ phần lớn vi khuẩn trong cuộc sống . Nhưng làm như vậy, chúng ta đang bỏ qua một nguồn công nghệ tốt nhất trên hành tinh này. 100 năm qua đã cho thấy các giải pháp của con người với vi khuẩn, nhưng 100 năm tới, chính vi khuẩn sẽ giải quyết các vấn đề của con người. Tôi là một nhà khoa học, cùng với các cộng sự ở Đại học North Carolina State và Đại học Colorado cùng khám phá cuộc sống vi sinh quanh ta, tồn tại trong cả không gian thân mật lẫn buồn chán của chúng ta. có thể ở dưới ghế, trong sân sau, hay trong rốn của chúng ta. Tôi làm việc này vì hóa ra chúng ta mới chỉ biết rất ít về cuộc sống vi sinh quanh ta. Vài năm trước, không nhà khoa học nào có thể nói về Những loại côn trùng hay vi sinh vật nào trong nhà bạn ngôi nhà mà bạn biết rõ hơn bất kì nơi nào khác. Và tôi cùng một vài đội khác được trang bị tăm bông và nhíp cùng các công nghệ di truyền hiện đại để khám phá cuộc sống vi sinh ngay cạnh chúng ta. Theo đó, chúng tôi đã tìm thấy hơn 600 loài côn trùng sống trong các hộ cư dân Mỹ, tất cả từ những loài nhện và gián đến những loài nhỏ bé bám trên lông. Và chúng tôi cũng tìm thấy hơn 100.000 loại vi khuẩn và nấm sống trong các đám bụi, hàng nghìn loài khác sống trong quần áo và cả bồn tắm. Đi sâu hơn nữa, chúng tôi nhìn vào các vi sinh vật sống trong cơ thể của các loài côn trùng trong nhà. Trong mỗi con côn trùng, ví dụ như ong bắp cày, Chúng tôi thấy cả một thế giới vi sinh hiện ra dưới đĩa kính petri, một thế giới với hàng trăm loài sống động. Hãy cùng chiêm ngưỡng vũ trụ sinh học! Rất nhiều loài bạn đang nhìn thấy vẫn chưa có tên. Phần lớn cuộc sống quanh ta vẫn chưa được khám phá. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên phát hiện ra và được đặt tên cho một loài mới. Đó là một loại nấm sống trong tổ của một con ong mật. Nó có màu trắng và mềm, Tôi đặt tên nó là "mucor nidicola," trong tiếng La-tinh có nghĩa là "sống trong tổ của loài khác." Đây là bức tranh về nó lớn lên trên một con khủng long, vì tất cả chúng ta đều nghĩ rằng khủng long rất ngầu. Vào lúc đó, tôi đang theo học sau đại học, và tôi rất phấn khích khi tìm ra được một dạng sống mới. Tôi gọi cho bố và nói, "Bố, con vừa tìm ra một loài vi sinh vật mới đấy." Bố tôi bật cười và nói, "Giỏi đấy. Hi vọng con cũng tìm ra cách xử lí nó." (Cười) "Xử lí nó." Bây giờ, bố đã trở thành fan hâm mộ tuyệt nhất của tôi. Trong khoảnh khắc vỡ vụn đó, khi bố tôi muốn phá hủy dạng sống nhỏ bé ấy Tôi nhận ra mình đã thất bại, cả trong vai trò là con gái của bố lẫn một nhà khoa học. Trong những năm vất vả ở phòng thí nghiệm và ở những khoảng sân sau, điều tra và phân loại cuộc sống vi sinh quanh ta, Tôi chưa từng làm rõ sứ mệnh của mình với bố. Tôi không nhắm tới việc tìm ra công nghệ để tiêu diệt cuộc sống vi sinh quanh con người. Mục đích của tôi là tìm ra công nghệ mới từ cuộc sống đó để cứu giúp con người. Sự sống đa dạng trong nhà chúng ta còn nhiều hơn cả danh sách 100.000 loài. Đó chính là 100.000 giải pháp mới cho những vấn đề của con người. Tôi biết sẽ rất khó để tin rằng những thứ nhỏ bé như vậy chỉ là sinh vật đơn bào lại có tác động mạnh mẽ, nhưng chúng có thể. Những sinh vật này chính là những nhà luyện kim siêu nhỏ, có khả năng biến đổi môi trường với một kho gồm những công cụ hóa học. Có nghĩa là chúng có thể sống ở bất cứ nơi nào trên hành tinh, và có thể ăn bất cứ thứ gì xung quanh. Có nghĩa là chúng có thể ăn mọi thứ từ chất thải độc hại đến nhựa, và chúng còn có thể sản xuất phế phẩm như dầu và năng lượng pin và thậm chí cả những miếng vàng nhỏ. Chúng có thể biến đổi những thứ không thể ăn được trở nên giàu dinh dưỡng. Chúng có thể biến đường thành cồn. Chúng tạo mùi sô-cô-la, và giúp đất phát triển. Tôi ở đây để nói rằng 100 năm tới những sinh vật nhỏ bé này sẽ giải quyết nhiều vấn đề hơn. Và chúng ta có rất nhiều vấn đề để lựa chọn. Những thứ đáng chán như: quần áo có mùi hôi hay đồ ăn vô vị. Hay đặc biệt hơn: bệnh tật, ô nhiễm, chiến tranh. Và đây chính là sứ mệnh của tôi: không chỉ là phân loại cuộc sống vi sinh vật quanh ta. mà là tìm ra cách thức nó có thể giúp chúng ta. Đây chính là một ví dụ. Chúng tôi bắt đầu với một con bọ, một loài ong sống trong rất nhiều căn nhà. Trong con ong đó, chúng tôi lấy ra một loài sinh vật ít biết với khả năng đặc biệt: nó có thể tạo ra bia. Đây là đặc điểm mà chỉ số ít loài có được trên hành tinh này. Thực tế, những loại bia sản xuất thương mại bạn đã sử dụng phần lớn đến từ một trong số ba loài vi sinh vật. Tuy nhiên với loài của chúng tôi, nó có thể tạo ra bia có vị mật ong, nó cũng có thể tạo ra bia có vị chua gây mê hoặc. Thật ra, loài vi sinh vật này sống trong bụng của một con ong, có thể tạo ra loại bia chua có giá trị tốt hơn bất cứ loài nào khác trên hành tinh này. Hiện có bốn loài có thể sản xuất bia thương mại. Nơi mà bạn đã từng thấy một con sâu bọ gây hại, Hãy nghĩ đến việc thưởng thức loại bia tương lai mà bạn thích. Ví dụ thứ hai, Tôi cùng các nhà nghiên cứu đào xới đất ở sân sau. Ở đó, chúng tôi phát hiện loài vi sinh vật có thể tạo ra những kháng sinh mới những kháng sinh có thể diệt loại siêu vi trùng tệ nhất. Đây thật là một điều hoàn hảo, nhưng bí mật nằm ở đây: Trong 60 năm qua, phần lớn các loại kháng sinh trên thị trường đều đến từ loại vi khuẩn đất. Hằng ngày, bạn và tôi và tất cả mọi người trong căn phòng này và trên toàn hành tinh này, được cứu bởi loại vi khuẩn đất sản xuất ra phần lớn các loại kháng sinh. Nơi bạn đã từng thấy bẩn, hãy nghĩ đến dược phẩm. Có lẽ ví dụ ưa thích của tôi đến từ những đồng nghiệp đang nghiên cứu một loại vi sinh vật trên lớp váng mặt hồ, có tên rất thảm thương theo một loại phân bò mà nó được tìm thấy lần đầu. Nó khá tầm thường và không đáng để đem ra thảo luận, đến khi các nhà nghiên cứu phát hiện nếu bạn bón cho chuột ăn, nó giúp phòng ngừa hội chứng PTSD. Nó chống lại nỗi sợ. Nơi bạn từng nhìn thấy lớp váng mặt hồ, hãy nghĩ đến hi vọng. Còn rất nhiều ví dụ về vi khuẩn mà hôm nay tôi không có thời gian để chia sẻ Tôi đã cho bạn thấy giải pháp chỉ đến từ ba loài sinh vật, nhưng hãy hình dung những gì mà 100.000 loài khác trong đám bụi có thể làm được. Trong tương lai, chúng có thể khiến bạn quyến rũ hơn hay thông minh hơn nữa. hay có thể sống lâu hơn. Vậy các bạn hãy nhìn lại ngón tay một lần nữa. Nghĩ đến tất cả các loài vi sinh vật vẫn chưa được biết đến. Hãy nghĩ đến tương lai mà chúng có thể mang lại hay tạo nên hay những tính mạng chúng có thể cứu chữa. Lúc này bạn thấy ngón tay thế nào? một chút quyền lực đúng chứ? Chính là bạn đang cảm nhận được tương lai. Cảm ơn. (Vỗ tay) Con trai tôi và iPhone được sinh ra cách nhau 3 tuần vào tháng Sáu năm 2007. Khi những người tiên phong về công nghệ còn đang xếp hàng bên ngoài chờ để chạm tay lên tiện ích mới mẻ tuyệt vời này, Tôi thì đang kẹt ở nhà và luôn tay luôn chân với một thứ khác thứ mà đang gửi ra những thông báo liên tục (Cười) một đứa trẻ khổ sở vì đau bụng chỉ ngủ trong chiếc xe đẩy đang di chuyển mà phải với sự im lặng tuyệt đối. Thật sự là tôi đã đi bộ 10 tới 15 dặm mỗi ngày, số cân tăng sau khi sinh giảm đi. Phần đó thì thật tuyệt. Nhưng trời ạ, tôi mới buồn chán làm sao! Trước khi có con, tôi là nhà báo người đã lao đến vụ rơi máy bay Concorde. Tôi là một trong những người đầu tiên vào Belgrade khi có một cuộc cách mạng ở Serbia. Giờ đây, tôi đã kiệt sức. Việc đi bộ này đã kéo dài hàng tuần. Tuy nhiên, chỉ tới khi được 3 tháng rồi thì có gì đó thay đổi. Khi tôi nện gót trên vỉa hè, tâm trí tôi cũng bắt đầu lang thang. Tôi bắt đầu tưởng tượng mình sẽ làm gì khi cuối cùng tôi sẽ ngủ lại được. Và rồi cơn đau bụng của bé cũng giảm, và rồi tôi cũng có chiếc iPhone và tôi đặt hết những giờ lang thang ấy vào thành hành động. Tôi đã tạo ra việc làm trong mơ của mình là tổ chức một buổi phát thanh công cộng. Vậy nên tuy không còn lao đến vùng chiến, nhưng nhờ chiếc điện thoại thông minh, Tôi có thể vừa làm mẹ, vừa làm nhà báo. Tôi có thể vừa ở sân chơi với con, và dùng Twitter cùng lúc đó. Thì, khi tôi nghĩ như thế, khi công nghệ đến và tiếp quản, cũng là lúc tôi bí đường. Tôi muốn bạn tưởng tượng như thế này: Bạn tổ chức một podcast, và bạn phải chứng minh rằng tiền bạc đầu tư vào đài phát thanh công cộng vào bạn là xứng đáng. Mục tiêu của tôi là tăng lượng khán giả gấp mười lần. Vậy nên một ngày nọ, tôi ngồi xuống để nghĩ ý tưởng, như bạn vẫn hay làm, và tôi đã chẳng nghĩ được gì. Điều này khác với việc nhà văn bí ý, đúng không? Nó không phải kiểu có một cái gì đó ở đó chờ được khai phá. Hoàn toàn không có gì hết. Nên tôi bắt đầu nghĩ ngược lại: Lần cuối cùng tôi thực sự có một ý tưởng hay là khi nào? Đó là lúc tôi đang đẩy chiếc xe đẩy đó. Và giờ thì mọi kẽ hở trong ngày đều bị lấp đầy với chiếc điện thoại. Tôi xem tiêu đề tin tức, trong khi chờ mua latte. Tôi cập nhật lịch khi đang ngồi trên ghế sofa. Việc nhắn tin biến mỗi lúc rảnh rỗi thành cơ hội để chứng tỏ với đồng nghiệp và người chồng yêu quý rằng tôi là một người đáp trả nhanh nhẹn, hoặc ít nhất nó là cơ hội để tìm một chiếc ghế hoàn hảo khác để ngồi lo cho trang Pinterest . Tôi nhận ra rằng mình không bao giờ chán. Dù sao thì, chẳng phải người tẻ nhạt mới cảm thấy chán sao? Nhưng rồi tôi bắt đầu tự hỏi: Điều gì sẽ thật sự xảy ra khi chúng ta thấy chán? Hoặc, quan trọng hơn là: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bao giờ thấy chán? Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta hoàn toàn bỏ cảm xúc này của con người? Tôi bắt đầu tham khảo các nhà thần kinh học và tâm lý học nhận thức, và những gì họ nói với tôi thật hấp dẫn. Thì ra, khi bạn thấy chán, bạn châm ngòi một hệ thống trong não gọi là "chế độ mặc định." Nên cơ thể chúng ta tự điều hành khi chúng ta xếp quần áo hoặc khi đi bộ đến chỗ làm, nhưng thật ra thì đó là lúc não chúng ta trở nên bận rộn nhất. Đây là nhà nghiên cứu sự buồn chán, Bác sĩ Sandi Mann, (Audio) Một khi bạn bắt đầu mơ mộng và để tâm trí thật sự lang thang, bạn bắt đầu nghĩ vượt ra ngoài ý thức một chút, một chút vào trong tiềm thức, điều này cho phép những mối liên hệ diễn ra. Điều này thật sự tuyệt vời. MZ: Hoàn toàn tuyệt vời, đúng chứ? Còn đây là não của tôi trong một fMRI, và tôi học được rằng ở chế độ mặc định, chúng ta liên kết những ý tưởng tách biệt, chúng ta giải quyết một vài vấn đề dai dẳng nhất, và chúng ta làm một việc gọi là "lên kế hoạch tự truyện." Là lúc ta nhìn lại cuộc sống của mình, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, tạo ra một câu chuyện cá nhân, rồi đặt ra những mục tiêu và tìm ra những bước mình cần làm để đạt được chúng. Nhưng bây giờ, chúng ta thư giãn trên sofa trong khi cập nhật Google Doc hoặc trả lời email. Chúng ta gọi đó là "thôi làm cho xong" nhưng nhà thần kinh học Bs. Daniel Levitin chỉ ra chúng ta thật ra đang làm gì. (Audio) Mỗi lần bạn chuyển sự chú ý từ thứ này sang thứ khác, não bộ phải tham gia vào việc chuyển đổi hóa học thần kinh nó dùng hết chất dinh dưỡng trong não để làm việc đó. Nên nếu bạn định làm việc đa nhiệm, làm bốn hoặc năm việc cùng một lúc, thật ra bạn không phải đang làm bốn hay năm việc cùng lúc, vì não không làm việc như vậy. Thay vào đó, bạn đang chuyển từ việc này qua việc khác, và bạn làm cạn kiệt tài nguyên thần kinh. Chuyển đổi, chuyển đổi, chuyển đổi bạn đang dùng glucose, glucose, glucose. Đúng thế, và chúng ta chỉ có một lượng cung hạn chế thứ đó thôi. Một thập kỷ trước, chúng ta chuyển tập trung khi làm việc mỗi 3 phút. Bây giờ chúng ta làm thế mỗi 45 giây, và chúng ta làm thế cả ngày. Người trung bình kiểm tra email 74 lần trong một ngày, và chuyển đổi việc làm trên máy tính 566 lần trong một ngày. Tôi phát hiện tất cả những thứ này khi nói chuyện với một giáo sư Tin học, Tiến sĩ Gloria Mark. (Audio) Chúng tôi thấy là khi người ta căng thẳng, họ có khuynh hướng chuyển sự tập trung nhanh hơn. Chúng tôi cũng thấy, kỳ lạ thay, rằng số giờ ngủ của một người càng ít, thì họ càng có nhiều khả năng dùng Facebook. Và rồi chúng ta kẹt trong chu kỳ thói quen luẩn quẩn này. Nhưng chu kỳ này có thể bị phá không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta phá vỡ chu kỳ luẩn quẩn này? Có lẽ thính giả có thể giúp tôi tìm ra. Sẽ ra sao nếu chúng ta đòi lại những kẽ hở trong ngày ấy? Nó có thể giúp ta khởi đầu sự sáng tạo của mình không? Chúng tôi gọi dự án này là "Bored and Brilliant." Tôi mong khoảng vài trăm người tham gia, nhưng hàng ngàn người đã bắt đầu đăng ký. Và họ nói với tôi rằng lý do họ làm việc này là vì họ lo lắng rằng mối quan hệ giữa họ và chiếc điện thoại đã trở nên gần như... "phụ thuộc lẫn nhau." (Audio) Mối quan hệ giữa một đứa trẻ và con gấu bông hoặc một đứa trẻ và chiếc núm vú giả hoặc một đứa trẻ muốn cái nôi của mẹ sau khi bị người lạ ẵm... (Cười) Đó là mối quan hệ giữa tôi và chiếc điện thoại của mình. (Audio) Tôi xem điện thoại như một công cụ đầy quyền lực: cực kỳ hữu ích, nhưng nguy hiểm nếu tôi không dùng đúng cách. (Audio) Nếu tôi không chú ý kỹ, tôi sẽ đột nhiên nhận ra mình đã mất một tiếng làm một việc hết sức vô ý thức. MZ: Ok, nhưng để thực sự đo bất kỳ cải tiến nào, chúng ta cần số liệu, đúng không? Vì đó là những gì ngày nay chúng ta làm. Nên chúng tôi liên kết với vài ứng dụng để đo bao nhiêu thời gian chúng ta tiêu trên điện thoại mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ rằng thật mỉa mai khi tôi yêu cầu người ta tải thêm một ứng dụng để họ tiêu ít thời gian hơn trên điện thoại: vâng, nhưng bạn phải "gãi đúng chỗ ngứa." (Cười lớn) Trước tuần thử thách, chúng tôi tính trung bình 2 tiếng dùng điện thoại mỗi ngày và 60 lần kiểm tra điện thoại. Bạn biết đó, kiểu như kiểm tra nhanh có email mới không? Đây là những gì Tina, sinh viên ở Bard College, khám phá về bản thân cô. (Audio) Trước mắt, tôi đã tiêu khoảng 150 đến 200 phút trên điện thoại mỗi ngày, và tôi kiểm tra điện thoại 70 đến 100 lần mỗi ngày. Và điều này thật đáng lo ngại, vì có quá nhiều thời gian mà lẽ ra tôi có thể dùng làm việc khác có năng suất hơn, sáng tạo hơn, cho bản thân hơn, vì khi tôi dùng điện thoại, tôi không làm gì quan trọng cả. MZ: Như Tina, mọi người đang bắt đầu quan sát hành vi của chính họ. Họ bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng cho tuần thử thách. Và thứ Hai hôm đó, họ bắt đầu thức dậy với những chỉ dẫn trong hộp thư đến, và những thử nghiệm. Ngày một: "Bỏ điện thoại vào túi." Để điện thoại ra khỏi tay. Xem thử bạn có thể loại bỏ phản xạ kiểm tra nó cả ngày không, chỉ một ngày thôi. Và nếu điều này nghe có vẻ dễ, thì bạn chưa từng thử đâu. Đây là thính giả Amanda Itzko. (Audio) Tôi thực sự đang ngứa ngáy tay chân. Tôi cảm thấy hơi phát điên, vì tôi đã phát hiện mình xem điện thoại khi đi từ phòng này sang phòng khác, trong thang máy, và thậm chí, và điều này làm tôi rất xấu hổ khi phải nói ra, trong xe hơi. MZ: Ôi trời. Thì đó, nhưng như Amanada đã thấy, cảm giác ngứa ngáy tay chân này thật ra không phải lỗi của cô ấy. Đây chính xác là hành vi mà công nghệ được xây dựng để kích hoạt. (Cười lớn) Tôi nói đúng chứ? Đây là nhà cựu thiết kế của Google, Tristan Harris. (Audio) Nếu tôi là Facebook, Netflix, hoặc Snapchat, tôi thực sự có hàng ngàn kỹ sư mà công việc của họ là thu hút sự chú ý của bạn. Tôi rất giỏi trong việc này, và tôi không muốn bạn dừng lại. CEO của Netflix gần đây có nói, "Đối thủ lớn nhất của chúng ta là Facebook, YouTube và giấc ngủ." Có hàng triệu nơi để dùng sự chú ý của bạn, nhưng đang có một cuộc chiến để giành nó. Bạn biết cảm giác đó: tập phim "Transparent" tuyệt vời đó kết thúc và rồi tập tiếp theo bắt đầu chiếu và bạn thì kiểu, eh, được rồi, mình sẽ thức và xem phim. Hoặc, thanh quá trình của Linkedin chỉ rằng bạn đã gần làm xong một hồ sơ hoàn hảo, nên bạn thêm một vài thông tin cá nhân. Như là một nhà thiết kế UX nói với tôi, những người gọi khách hàng của họ là "người dùng" chỉ có thể là kẻ buôn thuốc phiện và chuyên gia công nghệ. (Cười lớn) (Vỗ tay) Và người dùng, như chúng ta biết, đáng giá rất nhiều tiền. Đây là cựu tác giả và quản lý sản phẩm của Facebook, Antonio García Martínez. (Audio) Nói như thế này, nếu bất kỳ sản phẩm nào cũng miễn phí thì bạn là sản phẩm; sự chú ý của bạn là sản phẩm. Nhưng sự chú ý đáng giá ra sao? Đó là tại sao mỗi lần bạn mở một trang web, không chỉ Facebook hoặc bất kỳ ứng dụng nào, có một cuộc đấu thầu diễn ra ngay lập tức, hàng tỷ lần mỗi ngày, để xem chính xác bao nhiêu chi phí cho một lần hiển thị quảng cáo. Bên cạnh đó, một người trung bình dùng hai năm cuộc đời trên Facebook. Quay lại với tuần thử thách. Ngay lập tức, chúng ta đã thấy vài sự sáng tạo diễn ra. Đây là Lisa Alpert từ New York. (Audio) Tôi đang chán, tôi đoán thế. Rồi đột nhiên, tôi nhìn cầu thang kéo dài lên tầng trên cùng của trạm tàu, và tôi nghĩ, bạn biết đó, tôi vừa mới đi xuống cầu thang, nhưng tôi có thể đi lên lần nữa rồi lại đi xuống, tập thể dục một chút. Và tôi đã làm thế. Rồi tôi có thêm một chút thời gian, nên tôi làm đi làm lại, và tôi đã làm thế 10 lần. Tôi đã có một buổi tập hoàn chỉnh. Tôi lên tàu R, cảm thấy mình hơi kiệt sức, nhưng, kiểu như, wow, nó chưa bao giờ xảy ra với tôi. Sao mà lại có thể như thế? (Cười lớn) Tôi thấy rằng, sự sáng tạo mang ý nghĩa khác nhau giữa người này và người kia. (Cười) Nhưng mọi người đều thấy rằng ngày thử thách thứ ba là khó nhất. Nó được gọi là "Xóa ứng dụng đó đi." Chọn ứng dụng đó, bạn biết là cái nào; cái mà luôn đeo đuổi bạn, hút bạn vào, xóa nó khỏi điện thoại, dù là chỉ một ngày. Tôi đã xóa trò chơi Two Dots và xém khóc. (Cười lớn) Vâng, người chơi Two Dots hiểu tôi đang nói gì. Nhưng sự đau khổ của tôi có người bầu bạn. (Audio) Đây là Liam ở Los Angeles, và tôi đã xóa Twitter, Facebook, Instagram, Tumblr, Snapchat và Vine trên điện thoại tất cả cùng một lúc. Lúc đầu thì đó là một trải nghiệm cảm xúc khá là xấu hổ. Tôi cảm thấy cô đơn một cách kỳ lạ khi nhìn màn hình khóa không hề có thông báo gì. Nhưng tôi thích việc tự quyết định cho bản thân khi nghĩ về hay truy cập mạng xã hội, không để điện thoại có quyền quyết định dùm mình. Cảm ơn. (Audio): Xóa Twitter rồi thì tôi rất buồn, và tôi cảm thấy có lẽ mình đã nghiện Twitter, khi dùng nó suốt một năm qua, và thử thách "Bored and Brilliant" đã thực sự làm tôi nhận ra. Sau khoảng thời gian ngắn cảm thấy khủng khiếp như là cơn đau đầu vì thiếu caffeine, giờ đây tôi thấy thật vui vẻ. Tôi đã ăn tối vui vẻ bên gia đình. Tôi mong sẽ tiếp tục dùng những công cụ bổ ích này một cách hệ thống. (Audio): Tôi không còn cảm giác tội lỗi khi biết mình đang phí thời gian vào điện thoại. Có lẽ tôi sẽ phải bắt đầu tự đề ra những thử thách và nhắc nhở như vầy mỗi buổi sáng. Đúng thế, đây là tiến độ. Tôi không thể chờ để xem những con số nói lên điều gì vào cuối tuần đó. Nhưng khi số liệu đến, hóa ra là chúng tôi đã giảm bớt, trung bình, chỉ 6 phút từ 120 phút mỗi ngày trên điện thoại xuống thành 114. Quá "thích" luôn. Tôi quay lại với các nhà khoa học, trong lòng thấy khá tệ. Họ cười tôi, rồi họ nói, việc thay đổi hành vi của người ta trong một khoảng thời gian ngắn quả là tham vọng một cách nực cười. Và, thật ra thì những gì bạn đã đạt được vượt xa những gì chúng tôi nghĩ là có thể. Vì những câu chuyện của họ quan trọng hơn những con số. Họ cảm thấy được truyền sức mạnh. Điện thoại của họ đã được biến đổi từ "giám đốc điều hành" trở về thành công cụ. Và thật ra, tôi đã thấy những gì người trẻ nói là hấp dẫn nhất. Một số người nói rằng họ không nhận ra vài cảm xúc trong tuần thử thách. Bởi vì, bạn nghĩ đi, nếu bạn chưa bao giờ biết đến cuộc sống không có kết nối mạng, thì có lẽ đã không trải qua sự nhàm chán. Và điều đó có thể có hậu quả. Những nhà nghiên cứu ở USC đã phát hiện, họ nghiên cứu thanh thiếu niên dùng mạng xã hội khi đang nói chuyện với bạn bè hoặc đang làm bài tập, và sau 2 năm, họ trở nên ít sáng tạo và nghèo trí tưởng tượng hơn về tương lai của mình và cách giải quyết các vấn đề xã hội, như là bạo lực ở khu mình ở. Chúng ta rất cần thế hệ tiếp theo này có thể tập trung vào những vấn đề lớn: thay đổi khí hậu, chênh lệch kinh tế, những sự khác biệt khổng lồ về văn hóa. Chả trách mà các CEO trong một cuộc khảo sát IMB gần đây đã chỉ ra sự sáng tạo là năng lực lãnh đạo hàng đầu. Ok, tuy nhiên, có tin tốt là: Cuối cùng thì 20,000 người đã tham gia "Bored and Brilliant" vào tuần đó. 90% trong số họ giảm phút dùng điện thoại. 70% đã có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn. Người ta nói với tôi rằng họ ngủ ngon hơn. Họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Lời tôi thích là từ một anh chàng tâm sự rằng anh ấy thấy như đang tỉnh giấc từ một cơn ngủ đông của trí óc. Vài số liệu cá nhân và thần kinh học đã cho phép chúng ta offline thêm một chút. Một chút buồn tẻ cho chúng ta sự rõ ràng và giúp vài người trong chúng ta đề ra mục tiêu. Ý tôi là, có lẽ sự kết nối liên tục sẽ không tốt trong vài năm. Nhưng trong thời gian đó, việc dạy cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, làm sao dùng công nghệ để cải tiến cuộc sống và để tự quản chính mình cần được trở thành một phần của kỹ năng kỹ thuật số. Nên lần tới khi bạn kiểm tra điện thoại, hãy nhớ rằng nếu bạn không quyết định dùng công nghệ như thế nào, thì chính nó sẽ quyết định giúp bạn. Và hãy hỏi chính mình: Mình thật sự đang tìm kiếm gì? Vì nếu chỉ để kiểm tra email, được thôi, hãy làm cho xong. Nhưng nếu để làm sao lãng từ việc khó khăn mà cần suy nghĩ sâu hơn, nhiều hơn, thì cứ nghỉ ngơi một chút, nhìn ra ngoài cửa sổ, và biết rằng dù không làm gì bạn thật ra đang ở trạng thái rất có năng suất và sáng tạo. Đầu tiên bạn có thể cảm thấy lạ và không thoải mái, nhưng sự buồn tẻ thật sự có thể dẫn đến sự tài giỏi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào năm 1878, Ngài Francis Galton đã có một cuộc diễn thuyết đáng nhớ, Ông đã nói chuyện tại viện nhân loại học Anh, Được biết đến là người tiên phong trong lĩnh vực trí thông minh con người, Galton là một học giả xuất sắc. Ông là một nhà khám phá, một nhà nhân chủng học, một nhà xã hội học, một nhà tâm lí học và nhà phân tích số liệu. Ông cũng đồng thời là một nhà ưu sinh học. Trong cuộc nói chuyện này, Ông cho trình làng một công nghệ mới nhờ đó có thể kết hợp các bức ảnh và tạo ra ảnh chân dung ghép. Công nghệ này có thể dùng để mô tả đặc điểm khác nhau của mọi người. Galton nghĩ rằng nếu ông kết hợp các bức ảnh của những tên tội phạm tàn bạo ông sẽ phát hiện ra bộ mặt của tội phạm. Nhưng trước sự sửng sốt của ông, bức chân dung ghép mà ông tạo ra lại rất đẹp. Phát hiện bất ngờ của Galton dấy lên một làn sóng nghi vấn: Sắc đẹp là gì? Do đâu mà những dáng hình nào đó của đường nét và màu sắc lại thu hút ta như vậy? Xuyên suốt lịch sử nhân loại, những câu hỏi ấy đã dần được lí giải thông qua logic và suy đoán. Nhưng tới vài thập kỷ gần đây, Các nhà khoa học đã bắt đầu tập trung vào câu hỏi về vẻ đẹp dùng các ý tưởng từ tâm lí học tiến hóa và các công cụ khoa học thần kinh. Chúng ta bắt đầu thoáng thấy cái tại sao và thế nào của vẻ đẹp, ít nhất là xét về mặt ý nghĩa của nó với khuôn mặt và hình dáng người. Và trong quá trình nghiên cứu, chúng ta tình cờ thấy những bất ngờ. Khi nó tới để thấy được cái đẹp trong mỗi người, trong khi quyết định này nhất định là chủ quan của một cá thể, nó được chạm khắc bởi nhiều yếu tố mà tạo nên sự sống sót của nhóm. Nhiều thí nghiệm chỉ ra rằng có vài thông số cơ bản khiến cho một khuôn mặt hấp dẫn. Bao gồm chuẩn mực thông thường, sự cân đối và ảnh hưởng của các loại hoocmon. Hãy xem xét lần lượt một trong những yếu tố trên. Galton thấy rằng những khuôn mặt kết hợp hoặc chuẩn thì lúc nào cũng thu hút hơn những khuôn mặt góp nhặt để đạt chuẩn đã phải đập đi xây lại rất nhiều lần. Phát hiện này khớp với trực giác của rất nhiều người. Những khuôn mặt chuẩn đại diện cho xu hướng trung tâm của nhóm. Những người có những nét pha trộn đại diện cho bộ phận người dân khác, và có lẽ ẩn chứa cả sự đa dạng di truyền vĩ đại và khả năng thích ứng với môi trường. Nhiều người thấy con lai là thu hút còn dòng dõi cận huyết thì kém hơn hẳn. Yếu tố thứ hai góp phần làm nên vẻ đẹp đó là sự cân đối. Nhìn chung thì mọi người thấy khuôn mặt đối xứng thì đẹp hơn là không. Những gì bất thường phát triển thường đi kèm với những gì không cân đối. Và với động thực vật và con người, Bất đối xứng thường do lây nhiễm ký sinh mà ra. Sự cân đối, hóa ra, lại là chỉ thị của sức khỏe. Vào năm 1930, một người đàn ông tên là Maksymilian Faktorowicz đã nhận thấy tầm quan trọng của tính đối xứng đối với nét đẹp trong quá trình ông thiết kế máy đo vẻ đẹp Bằng thiết bị này, ông có thể đo được những lỗi bất đối xứng nhỏ mà ông có thể bù đắp bằng sản phẩm mà mình bán từ công ty, được đặt một cách thông minh theo tên bản thân ông ta, Max Factor, như các vị biết, là một trong những thương hiệu nổi tiếng thế giới về "làm đẹp". Yếu tố thứ ba góp phần làm nên vẻ thu hút cho khuôn mặt là ảnh hưởng của hoocmon. Và đây, tôi cần phải gửi lời xin lỗi để hạn chế những bình luận tới những chuẩn mực dị tính luyến ái. Nhưng estrogen và testosterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành những nét mà ta thấy thu hút. Estrogen tạo nên những đặc điểm báo hiệu khả năng sinh sản. Đàn ông thường thấy phụ nữ hấp dẫn là người vừa trẻ trung và trưởng thành. Khuôn mặt quá trẻ con có thể là cô gái đó còn chưa trổ mã, vì thế phụ nữ hấp dẫn trong mắt đàn ông là người có đôi mắt to, môi đầy đặn và chiếc cằm thon gọn như biểu thị cho sự trẻ trung, cùng xương gò má cao biểu hiện của sự trưởng thành. Testosterone sản sinh ra những nét mà ta coi đó như vẻ nam tính đặc trưng. Bao gồm lông mày rậm, gò má mảnh dẻ và lớn hơn, quai hàm vuông. nhưng đó là sự trớ trêu đầy quyến rũ. Ở nhiều loài, nếu bất cứ thứ gì, testosterone kìm hãm hệ miễn dịch. Vậy ý kiến rằng các đặc điểm testosteron truyền là chất chỉ thị phù hợp không thực sự lưu lại nhiều ý nghĩa. Đây, logic được bật lên trong đầu nó. Thay vì một chất chỉ thị hợp lí, các nhà khoa học lấy dẫn chứng một ý kiến phản đối. Dẫn chứng phổ biến nhất đó là đuôi của công đực. Đẹp nhưng bộ đuôi cồng kềnh không thực sự giúp con công trống tránh được kẻ săn mồi và tiếp cận công mái. Tại sao phần phụ quá như vậy nên tiên hóa? Thậm chí Charlie Darwin, trong bức thư gửi tới Asa Gray năm 1860 có viết rằng hình ảnh bộ đuôi công trống khiến nó trông yếu đuối. Ông đã không thể lí giải bằng thuyết chọn lọc tự nhiên, và ra khỏi nỗi phiền não ấy, ông đã phát triển ra thuyết chọn lọc giới tính. Dựa trên lí giải này, việc phô diễn chiếc đuôi của công trống liên quan tới sự thu hút giới tính, việc dụ dỗ này có nghĩa gần như công đực sẽ giao phối và có con. Bây giờ, điểm nhấn của luận cứ phô diễn này đó là công trống cũng cho công mái thấy được sức khỏe của nó. Chỉ những sinh vật đặc biệt tương thích mới có thể chuyển hướng nguồn năng lượng để duy trì phần phụ quá mức như vậy. Chỉ người đàn ông nào đặc biệt thích hợp mới chịu được cái giá mà testosterone đánh vào hệ miễn dịch. Cũng tương tự, liên hệ thực tế rằng chỉ có đại gia mới có thể chi trả hơn $10,000 cho một chiếc đồng hồ như để phô trương cho thanh thế. Giờ đây, nhiều người nghe đến những lời tuyến bố tiến bộ và nghĩ chúng có nghĩa là họ bằng cách nào đó đang vô tình tìm kiếm bạn tình những người khỏe mạnh. Và tôi nghĩ ý tưởng này có thể không chính xác. Thanh thiếu niên không biết chính xác trong việc ra quyết định dựa trên các mối quan tâm về sức khỏe. Nhưng họ không cần phải như vậy, và cho phép tôi lí giải tại sao. Tưởng tượng một quần thể ở đó họ có ba loại ưu tiên khác nhau: xanh, cam và đỏ. Từ quan điểm của họ, những sở thích này không tác động gì tới sức khỏe; họ chỉ đơn giản là thích thế. Nhưng nếu có trường hợp sự ưu tiên ấy kết hợp với những trường hợp có thể xảy ra trong quá trình sinh sản -- hãy nói đến tỷ lệ ba:hai:một -- do đó thế hệ đầu tiên, sẽ là ba xanh rồi hai cam rồi một đỏ, và ở mỗi thế hệ tiếp theo, tỉ lệ xanh tăng lên, để trong vòng mười thế hệ, 98% quần thể xanh sẽ trội Bây giờ, một nhà khoa học tới và lấy mẫu quần thể này phát hiện ra rằng xanh trội là phổ biến. Vì vậy cái cốt yếu của ví dụ lí thuyết nhỏ bé này là khi ưu tiên cho những đặc điểm vật chất cụ thể có thể cho bất kỳ cá thể nào, nếu những đặc điếm này di truyền và chúng kết hợp với nhân giống ưu thế, qua thời gian, chúng sẽ trở nên phổ biến với nhóm. Vậy điều gì xảy ra trong não bộ khi ta thấy người đẹp? Những khuôn mặt cuốn hút kích hoạt vùng thị giác ở vỏ não nằm ở phần não sau, một khu vực gọi là hồi hình thoi, nơi đặc biệt nắm bắt xử lí khuôn mặt, và một khu vực gần kề gọi là phức hợp chẩm bên, đặc biệt phân tích các vật thể. Thêm vào đó, khuôn mặt cuốn hút kích hoạt hệ thần kinh tưởng thưởng và trung tâm thỏa mãn nằm phía trước và sâu trong não, và những khu vực này có những cái tên phức tạp, như vùng vân bụng, vỏ não trán ổ mắt và vỏ thùy giữa trán. Thị giác của ta được điều chỉnh để phân tích khuôn mặt tương tác với trung tâm khoái cảm để củng cố trải nghiệm về cái đẹp. Ngạc nhiên là, khi tất cả chúng ta cố gắng để hiểu về vẻ đẹp, mà không có kiến thức, cái đẹp cũng đồng thời thu hút ta. Não chúng ta phản ứng trước những khuôn mặt thu hút ngay cả khi ta không nghĩ gì về cái đẹp. Chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm mà mọi người được xem một loạt khuôn mặt, với một điều kiện, họ phải quyết định xem cặp khuôn mặt nào là cùng một người hay là một người khác. Mặc dù với điều kiện như vậy, những khuôn mặt đẹp điều hướng hoạt động thần kinh mạnh mẽ vùng vỏ não, mặc dù sự thật là họ nghĩ đó là đặc trưng cá nhân và không phải sắc đẹp. Một nhóm khác tương tự tìm thấy những phản hồi tự động về sắc đẹp trong khoảng trung tâm khoái cảm của chúng ta. Đi kèm với đó, những nghiên cứu chỉ ra rằng não ta tự động phản ứng trước cái đẹp nhờ kết nối những hình ảnh và sự thỏa mãn. Những máy dò nét đẹp, dường như, vang lên mỗi khi ta thấy cái đẹp, bất chấp bất cứ thứ gì khác ta có thể nghĩ tới. Ta cũng có một khuôn mẫu" cái đẹp là tốt" in sâu vào não. trong khoảng vỏ não trán ổ mắt, có hoạt động thần kinh chồng lên nhau để phản ứng lại cái đẹp và sự tinh túy, và điều này xảy ra ngay cả khi mọi người không suy nghĩ hẳn hoi về cái đẹp hay sự tinh túy. Não ta có vẻ đã kết hợp phản xạ trước cái đẹp và tốt. Và sự kết hợp phản xạ này có thể là sự khởi động sinh học cho nhiều hiệu ứng xã hội của vẻ đẹp. Những người thu hút nhận được tất cả lợi thế trong cuộc sống. Họ được xem như là thông minh hơn, đáng tin cậy hơn, họ được trả lương cao hơn và ít bị phạt hơn, thậm chí còn không bị ra lệnh phán xét. Những kiểu quan sát này bộc lộ mặt xấu của cái đẹp. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi phát hiện những khuôn mặt nhỏ dị thường và biến dạng thường bị coi là kém tốt, kém tử tế, kém thông minh, ít giỏi giang và không chăm chỉ. Không may, chúng ta cũng có khuôn mẫu rằng" biến dạng là xấu xí". Khuôn mẫu này có thể được khai thác và mở rộng nhờ hình ảnh từ phương tiện truyền thông đại chúng, nơi sự biến dạng khuôn mặt thường được dùng như vẽ tốc ký để mô tả nét hung ác của một người. Chúng ta cần hiểu rằng những kiểu thành kiến ngầm nếu ta vượt qua chúng và hướng tới một xã hội nơi con người đối sử với nhau công bằng, dựa trên cách cư xử của họ chứ không phải vẻ ngoài ngẫu nhiên Hãy để tôi đưa ra một điều cuối cùng. Sắc đẹp là một việc có quá trình. Thứ được gọi là đặc trưng chung của sắc đẹp được chọn lựa trong suốt hai triệu năm kỷ Pleistocene. Cuộc đời thì bẩn thỉu, hung ác và rất nhiều năm về trước. Sự chọn lọc tiêu chuẩn cho sự tái sản xuất thành công từ lúc đó không thực sự áp dụng được cho bây giờ. Ví dụ, chết bởi ký sinh trùng không phải là nguyên nhân hàng đầu khiến con người chết, ít nhất là không phải trong thế giới phát triển công nghiệp. Từ thuốc kháng sinh tới phẫu thuật, kế hoạch hóa tới thụ tinh trong ống nghiệm những bộ lọc cho sự tái sản xuất thành công được nghỉ ngơi. Và dưới những điều kiện thoải mái như vậy, sở thích và sự kết hợp đặc điểm được tự do bay bổng và trở nên biến động hơn. Thậm chí khi ta đang cực kỳ ảnh hưởng tới môi trường, y học hiện đại và phát minh công nghệ đang vô cùng ảnh hưởng tới bản chất của việc trông như thế nào là đẹp. Bản chất tự nhiên của cái đẹp đang biến đổi ngay cả khi ta đang thay đổi thế giới. Cảm ơn. (vỗ tay) Tôi đang lo sợ. Ngay lúc này, trên sân khấu này, tôi cảm thấy sợ hãi. Trong cuộc sống, tôi không gặp nhiều người sẵn sàng thừa nhận khi cảm thấy sợ hãi. Tôi nghĩ rằng vì sâu bên trong, họ biết nó rất dễ lây lan. Có thể thấy, nỗi sợ như một căn bệnh. Khi lây lan, nó sẽ như một trận cháy rừng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi, dù đối diện với nỗi sợ đó, bạn vẫn làm những điều cần phải làm? Đó gọi là can đảm. Và như nỗi sợ hãi, lòng can đảm thì lây lan. Tôi đến từ Đông St. Louis, Illinois. Một thành phố nhỏ chạy qua sông Mississippi từ St. Louis, Missouri. Tôi từng chỉ sống quanh quẩn ở St. Louis cả cuộc đời. Đến khi Michael Brown, Jr., một đứa trẻ tuổi teen bình thường, bị một cảnh sát bắn chết vào năm 2014 tại Ferguson, Misouri -- ở vùng ngoại ô khác nhưng ở phía Bắc của St. Louis -- Tôi nhớ đã từng nghĩ, cậu ấy không phải người đầu tiên, và sẽ không phải là đứa trẻ cuối cùng mất mạng dưới tay lực lượng hành pháp. Nhưng, cái chết của cậu bé rất khác biệt. Khi Mike bị sát hại, tôi nhớ những quyền lực đang cố gắng sử dụng nỗi sợ như một thứ vũ khí. Cách mà cảnh sát đối phó với cộng đồng đang than khóc là bạo lực để gieo rắc sợ hãi: nỗi sợ cảnh sát vũ trang, cầm tù, tiền phạt. Truyền thông cũng cố làm mọi người e ngại lẫn nhau bằng cách điều hướng câu chuyện. Và tất cả những điều này đã từng có hiệu quả. Nhưng như tôi đã nói, thời điểm đó, việc đã khác. Cái chết của Michael Brown và sau đó là phản ứng của cộng đồng dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình trong và quanh khu vực Ferguson và St. Louis. Khi tôi rời khỏi những cuộc biểu tình khoảng ngày thứ tư, thứ năm, lòng can đảm không hề suy giảm. mà cảm giác tội lỗi mới là thứ suy giảm. Các bạn thấy đấy, tôi là người da màu. Tôi không biết liệu các bạn có nhận ra. (Cười) Nhưng tôi không thể ngồi yên ở St. Louis, chỉ cách Ferguson vài phút. Nên tôi quyết định đi để thấy tận mắt. Khi ra ngoài đó, tôi thấy một điều rất đáng kinh ngạc. Tôi thấy có rất nhiều sự giận dữ ở đó. Nhưng thứ tôi tìm thấy nhiều hơn cả là tình yêu. Mọi người dành nhiều tình yêu cho bản thân mình. Tình yêu cho cộng đồng của mình. Và điều đó thật đẹp- cho đến khi cảnh sát xuất hiện. Và một dòng xúc cảm mới xen vào cuộc đối thoại: nỗi sợ hãi. Bây giờ, tôi không nói dối rằng; khi nhìn thấy những chiếc xe bọc sắt đó, tất cả những vũ khí đó, những khẩu súng, và những cảnh sát đó tôi đã sợ hãi -- cá nhân tôi. Và khi nhìn quanh đám đông, tôi thấy nhiều người cũng trải qua cảm giác giống mình. Nhưng tôi cũng thấy những người có xúc cảm khác sâu bên trong. Đó là lòng can đảm. Những người này la hét, gào thét, và không lùi bước trước cảnh sát. Họ đã vượt giới hạn của mình. Sau đó, tôi cảm nhận có điều gì đó thay đổi bên trong mình, nên tôi la hét và gào thét, và thấy rằng mọi người xung quanh cũng làm điều tương tự. Và không có một cảm giác nào như cảm giác ấy. Nên tôi quyết định làm điều gì đó hơn thế. Tôi về nhà và nghĩ: Mình là nghệ sĩ. Mình sẽ làm điều gì đó điên rồ. Nên tôi bắt đầu sáng tạo thứ đặc biệt dành cho cuộc biểu tình, thứ mà có thể là vũ khí trong cuộc đấu tranh tinh thần, thứ có thể cho họ tiếng nói, thứ có thể tiếp sức cho họ trên chặng đường phía trước. Tôi đã thực hiện một dự án chụp ảnh bàn tay của những người biểu tình và dán chúng lên những tòa nhà và những cửa hàng công cộng. Mục đích của tôi là nâng cao nhận thức và tiếp thêm tinh thần. Và tôi nghĩ, chúng đã đạt được mục đích, ít nhất là trong một vài phút. Và tôi nghĩ, tôi muốn kể lại câu chuyện của những người mà tôi đã nhìn thấy lòng can đảm của họ trong thời khắc đó. Bản thân tôi cũng như bạn của tôi, người quay phim, và đồng nghiệp Sabaah Folayan đã làm điều đó với bộ phim tư liệu, "Whose Streets?" (tạm dịch: Đường của ai? '). Tôi như sợi dây dẫn lan truyền lòng can đảm đã từng được truyền tới cho mình. Và tôi nghĩ đó là một phần công việc của nghệ sĩ. Tôi nghĩ chúng ta nên truyền tải lòng can đảm trong các tác phẩm của mình. Và chúng ta là thành trì giữa những công dân bình thường và những người dùng quyền lực để gieo rắc sợ hãi và chán ghét, đặc biệt là trong khoảng thời gian này. Tôi muốn hỏi các bạn rằng. Các bạn là người tiên phong hay kẻ run sợ, hay những người có tư tưởng dẫn đầu: Các bạn sẽ làm gì với những món quà được ban tặng để đập tan nỗi sợ hãi trói buộc ta hàng ngày? Bởi vì, các bạn thấy đấy, tôi lo sợ mỗi ngày. Tôi không thể nhớ ra khi nào mình ngừng lo sợ. Nhưng tôi nhận ra rằng sợ hãi không làm tôi lụi tàn, nó ở đó để bảo vệ tôi, và tôi đã tìm ra cách biến sợ hãi thành sức mạnh. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói thêm về sự phức tạp của tình huống chúng ta đang đối mặt. Cùng một lúc, chúng ta, vừa giải quyết biến đổi khí hậu vừa chuẩn bị xây các thành phố ba tỷ người. Môi trường đô thị tăng gấp đôi. Nếu không nhận thức đúng điều này, tôi không chắc sẽ có giải pháp cứu loài người, bởi cách xây dựng các đô thị sẽ tác động đến nhiều thứ, không chỉ về mặt môi trường, mà còn hạnh phúc xã hội, sức sống của nền kinh tế, ý thức cộng đồng và sự kết nối. Quan trọng là, cách mà chúng ta xây các thành phố là biểu hiện cách con người đang sống hiện nay. Mà nếu tôi hiểu đúng, thì đó là yêu cầu của thời đại này. Một mức độ nào đó, xây đô thị đúng có thể giúp giải quyết biến đổi khí hậu, bởi vì suy cho cùng, chính hành vi của chúng ta đã gây ra vấn đề này. Vấn đề này không tự phát và không phải chỉ do ExxonMobil hay các tập đoàn xăng dầu. Mà do cách chúng ta sống. Cách chúng ta sống. Nhân vật phản diện ở đây, là sự bùng phát và giờ tôi sẽ lý giải về nó. Nhưng đây không phải là sự bùng phát mà các bạn hay nhiều người đang nghĩ đến như là phát triển mật độ thấp ở những khu vực ngoài đô thị. Thực sự, tôi cho rằng bùng phát có thể xảy ra ở bất cứ đâu, ở bất cứ mật độ nào. Hậu quả chính là nó cô lập con người. Nó chia con người ra thành các vùng kinh tế khác nhau vào các vùng đất khác nhau. Nó tách biệt con người với thiên nhiên. Nó ngăn cản sự thụ tinh chéo, sự tương tác, mà những điều đó mới tạo nên những đô thị tuyệt vời và giúp xã hội phát triển. Vì thế, giải pháp cho bùng phát là điều tất cả mọi người cần suy nghĩ đến đặc biệt khi chúng ta đang có một dự án xây dựng khổng lồ Tôi sẽ dẫn bạn đến một bài tập. Chúng tôi đã phát triển một mô hình cho bang California để họ có thể giảm lượng khí thải carbon. Chúng tôi đã có nhiều viễn cảnh làm sao để California có thể phát triển, và đây là một trong những cảnh được đơn giản hóa quá mức. Chúng tôi kết hợp các nguyên mẫu phát triển khác nhau và nói rằng chúng sẽ đưa ta xuyên đến năm 2050, 10 triệu thành viên mới trong bang California. Một viễn cảnh là bùng phát Nó như là các khu mua sắm, hay những khu văn phòng. Viễn cảnh khác được đưa ra, là không phải ai cũng đến thành phố ở, đó là sự phát triển tinh gọn, mà chúng ta quen nghĩ là các xe bus ngoại ô hàng xóm kế cận nhau, môi trường tích hợp, không nhà cao tầng và kết quả thật đáng kinh ngạc. Kinh ngạc không chỉ vì mức độ khác biệt của viễn cảnh này là nó giúp thay đổi thói quen xây dựng đô thị của chúng ta mà còn bởi mỗi viễn cảnh đại diện cho một nhóm lợi ích đặc biệt khác nhau nhóm mà thường biện họ cho những mối quan tâm của họ từng mối quan tâm một. Họ không nhìn thấy, điều tôi gọi đó là "lợi ích chung" của xây dựng đô thị cho phép họ có thể tham gia cùng nhau. Nên, việc sử dụng đất: các nhà môi trường học thực sự lo lắng về điều này, người nông dân cũng vậy, và tất nhiên là, tất cả mọi người và dĩ nhiên, cả người muốn quanh nhà mình có khoảng không thoáng đãng Phiên bản bùng phát của California gần như đã lớn gấp đôi mô hình đô thị hiện tại. Khí nhà kính: tích trữ khổng lồ, vì ở California, lượng carbon lớn nhất đến từ xe hơi, những thành phố không phụ thuộc nhiều vào xe hơi thì sẽ giảm được lượng lớn điều này. Quãng đường mà phương tiện di chuyển: là những gì tôi vừa nói. Nếu giảm trung bình 10,000 dặm trên một hộ gia đình mỗi năm từ mức trung bình 26,000 trên mỗi hộ, sẽ tác động lớn đến không chỉ chất lượng không khí và carbon mà còn đến túi tiền của gia đình. Lái nhiều như vậy thì khá đắt đỏ, và như đã thấy, tầng lớp trung lưu đang khó khăn để duy trì, Sức khỏe: chúng ta đang nói về việc làm sao để khôi phục sau khi phá hỏng nó việc làm sạch không khí Sao không dừng việc gây ô nhiễm lại? Sao không đi bộ và đi xe đạp nhiều hơn? Chúng ta đã tạo ra những thành phố như vậy. Phí hộ gia đình: 2008 đánh dấu một năm, không chỉ ngành tài chính mất kiểm soát. Chúng ta đã cố mua bán quá nhiều bất động sản sai lầm những lô đất lớn, ở xa, cho một hộ gia đình quá đắt đỏ cho người có thu nhập trung bình, nói thẳng ra là, không hợp với lối sống của họ một chút nào. Nhưng để dọn hết kho hàng tồn, bạn có thể giảm giá và bán tháo ra. Tôi cho rằng họ đã giảm giá khá nhiều. Giảm giá đến 10.000 đô. hãy nhớ, ở California, mức trung bình là 50,000 đây là một vấn đề lớn. Đó mới chỉ là giá xe và phí dịch vụ. Người nhiều tiền, những người thường ngồi trong tòa tháp của mình đã thấy rằng tách biệt với các nhà môi trường, tách biệt với các chính trị gia, thì con người lại đang tranh giành nhau, và họ bắt đầu có cái nhìn chung, và tôi cho rằng cái nhìn chung đó là thứ thực sự tạo ra sự thay đổi. Los Angeles, sau những nỗ lực này, đã quyết định tự chuyển đổi thành một môi trường định hướng quá cảnh nhiều hơn Thực tế là, kể từ năm '08, họ đã quyên 400 tỷ đô trái phiếu vào xây dựng trạm trung chuyển và không xu nào cho các đường cao tốc mới. Cú chuyển đổi ngoạn mục: LA trở thành một thành phố của người đi bộ và trung chuyển không phải của xe hơi. (Vỗ tay) Điều đó xảy ra thế nào? Bạn dùng những dải đất, miền đất ít được mong đợi nhất thì thêm khoảng trống, chỗ trung chuyển vào và sau đó phát triển những khu phức hợp nhu cầu nhà ở được thỏa mãn và bạn làm cho những khu vực xung quanh đều trở nên đa dụng hơn, thú vị hơn, dễ đi bộ hơn. Một loại hình bùng phát khác: Trung Quốc, bùng phát mật độ cao, cái bạn nghĩ là một phép nghịch hợp, nhưng lại cùng vấn đề: mọi thứ bị cô lập trong những khu nhà, và dĩ nhiên là cả lượng khói lớn mà chúng ta đã nói. 12% GDP của Trung Quốc hiện nay được chi để giải quyết những hậu quả về sức khỏe. Lịch sử đô thị Trung Quốc, dĩ nhiên, rất bền vững. Như bất kỳ nơi nào khác. Cộng đồng chỉ là các cửa hàng địa phương nhỏ, các dịch vụ địa phương, đi bộ, tương tác với hàng xóm. Có vẻ không tưởng, nhưng không phải vậy. Đó lại là điều người dân thực sự muốn. Những khu nhà mới: mỗi khu gồm 5,000 căn hộ và tách biệt nhau, bởi vì chẳng ai quen biết ai. Và dĩ nhiên, thậm chí không có vỉa hè, không có cửa hàng ở dưới đất. một môi trường không sức sống. Tôi phát hiện ra điều này ở một trong những khu tòa nhà trong đó người ta mở cửa hàng trái phép trong các gara để họ có thể cung cấp dịch vụ kinh tế địa phương. Khao khát của người dân ở ngay ngoài kia. Chúng ta cần những chính trị gia và nhà hoạch định tham gia vào. Đúng vậy. Vài vấn đề về kỹ thuật quy hoạch. Trùng Khánh là một thành phố 30 triệu dân. Nó lớn gần như California. Nhưng lại là khu phát triển thấp. Họ muốn chúng tôi thử nghiệm thay thế sự bùng phát ở một vài thành phố khắp Trung Quốc. Đây là thành phố của 4.5 triệu người. Điều chúng tôi thấy từ hình ảnh này là, tất cả những phòng tròn này là bán kính đi bộ xung quanh một trạm trung chuyển họ có khoản đầu tư khổng lồ vào tàu điện và BRT, và tuyến đi cho phép mọi người một khoảng cách có thể đi bộ tới nơi làm được. Khu vực màu đỏ này, là điểm đánh dấu. Tuy nhiên chúng tôi lại gọi đó là không gian xanh là nơi giữ gìn những đặc tính sinh thái quan trọng. Và những đường phố là những con đường tự do. Vì vậy thay vì san bằng, tạo những khu công trình hay xây dựng ngay bên sông, thì khu vực màu xanh này là một điều thường không có ở Trung Quốc cho đến khi những việc chúng tôi làm được thử nghiệm ở đây. Cấu trúc đô thị, những tòa nhà nhỏ, mỗi tòa có khoảng 500 gia đình. Họ quen biết nhau. Trên đường phố có những cửa hàng và những điểm đến tại địa phương. Đường phố cũng trở nên nhỏ hơn, bởi vì đã có nhiều đường hơn. Rất đơn giản, những thiết kế đô thị thực sự. Giờ đây, các bạn có thứ gì đó mà tôi rất yêu thích. Hãy nghĩ về logic này. Nếu chỉ một phần ba thế giới có xe hơi, tại sao phải dành 100% đường phố cho chúng? Sẽ ra sao nếu chúng ta dành 70% đường phố cho người không xe hơi, cho những người khác, để cho việc lưu thông tiện lợi cho họ, để mà họ có thể đi bộ, có thể đạp xe? Tại sao không có -- (Vỗ tay) sự công bằng về địa lý trong hệ thống lưu thông của chúng ta? Khá thẳng thắn là, những thành phố này sẽ hoạt động tốt hơn. Không quan trọng họ làm gì, hay họ đã xây bao nhiêu đường vành đai ở Bắc Kinh, họ vẫn không thể hoàn toàn giải quyết được kẹt xe. Đây là một con phố không xe cộ, hai bên vỉa hè có hàng quán. Nó có trạm trung chuyển ở giữa, Tôi rất vui khi có những phương tiện lưu thông tự động, nhưng có lẽ tôi sẽ có cơ hội nói về nó ở phần sau. Vậy, có bảy nguyên tắc đang được áp dụng hiện nay bởi chính phủ cấp cao nhất của Trung Quốc, và họ đang thực thi chúng. Chúng đơn giản, mang tính toàn cầu, tôi nghĩ đó là nguyên lý toàn cầu. Một là, bảo tồn môi trường tự nhiên, lịch sử và nền nông nghiệp thiết yếu. Thứ hai: là kết hợp. Kết hợp rất phổ biến, nhưng ở đây tôi muốn nói là gộp chung các nhóm tuổi, nhóm thu nhập cũng như dùng đất chung. Đi bộ. Chẳng có thành phố lớn nào mà ở đó bạn không thích đi bộ. Nếu không bạn sẽ không đến. Những nơi bạn đi nghỉ là những nơi bạn có thể quốc bộ. Sao không tạo ra điều này ở khắp nơi? Xe đạp là phương tiện hiệu quả nhất mà chúng ta biết đến. Trung Quốc giờ đây đang thi hành chính sách dành sáu mét cho làn xe đạp trên mỗi tuyến phố. Họ thực sự nghiêm túc dành lại lịch sử đạp xe của mình. (Vỗ tay) Vấn đề phức tạp cho các nhà hoạch định là: kết nối. Là mạng lưới thông nhiều tuyến đường hơn là một tuyến đơn lẻ và gồm nhiều loại đường hơn là chỉ một loại đường. Các chuyến đi. Ta phải đầu tư nhiều hơn vào trạm trung chuyển. Không có giải pháp đơn giản nào hết. Các phương tiện tự động cũng không giải quyết được việc này. Thực tế, chúng đang làm tăng lưu lượng, tăng quãng đường, so với những loại khác. Tập trung. Chúng ta xếp hạng các thành phố dựa trên sự trung chuyển chứ không phải là các đường cao tốc cũ kỹ. Đó là một thay đổi lớn, nhưng hai thứ này cần được tái kết nối theo cách mà thực sự tạo nên cấu trúc đô thị. Vậy nên tôi rất hy vọng, Ở California - Mỹ, Trung Quốc -- những thay đổi này được chấp nhận rộng rãi Tôi hy vọng bởi hai lý do. Đầu tiên, hầu hết mọi người hiểu điều này. Họ hiểu cặn kẽ một thành phố tuyệt vời có thể và nên như thế nào. Hai là, những phân tích mà chúng ta đang có cho phép con người kết nối những thông tin còn thiếu cho phép họ hình thành những liên minh chính trị mà trước đấy không tồn tại. Điều này mang đến cho nhân loại những kiểu cộng đồng mà chúng ta cần. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Được rồi: lái xe tự động, xe tự lái. Nhiều người ở đây rất hào hứng về điều này. Vậy những lo lắng hay vấn đề về chúng là gì? Peter Calthorpe: Ồ, tôi nghĩ là phóng đại quá nhiều rồi. Đầu tiên, mọi người nói rằng con người chúng ta sẽ dần rời xa xe hơi. Điều họ không đề cập là các bạn sẽ di chuyển nhiều hơn. Sẽ có nhiều xe hơi trên phố hơn. Tắc nghẽn nhiều hơn. CA: vì thật hấp dẫn bạn có thể vừa lái xe vừa đọc hay vừa ngủ. PC: Ồ, có vài lý do đấy. Một là, nếu chúng thuộc sở hữu cá nhân mọi người sẽ di chuyển khoảng cách xa hơn. Là một cơ hội mới để bùng phát. Nếu bạn có thể vừa di chuyển vừa làm việc, bạn có thể sống ở những nơi xa hơn. Nó sẽ kích hoạt lại sự bùng phát theo cách mà tôi rất hoảng sợ. Taxi: khoảng 50% nghiên cứu cho thấy rằng mọi người không dùng chung taxi. Nếu họ không dùng chung, kết quả các bạn sẽ gia tăng tổng quãng đường di chuyển lên 90% Nếu các bạn dùng chung, các bạn vẫn ở mức gia tăng 30% tổng quãng đường di chuyển CA: dùng chung, nghĩa là nhiều người cùng đi một lúc theo cách dùng chung thông minh nào đó? PC: như là Uber chẳng cần một chiếc xe nào cả. Thực tế là, sự hiệu quả của phương tiện, các bạn có thể tạo ra dù có xe hay không có xe, điều này không quan trọng. Uber cho rằng đó là cách duy nhất dùng điện hiệu quả nhưng không phải vậy. Mấu chốt thực sự là đi bộ, đạp xe và trung chuyển là cách mà đô thị và cộng đồng phát triển. Việc tách riêng mọi người, dù họ có xe hơi hay không, cũng là cách sai. Và khá thẳng thắn, hình ảnh một chiếc xe không người lái đang trên đường tới Mc Donald lấy đồ ăn không có chủ nhân, hay tự lái đi giải quyết những việc không đâu thực sự khiến tôi kinh hoảng. CA: ồ, cảm ơn ông, và phải nói rằng, những hình ảnh mà ông chỉ ra về việc phố dùng chung thực sự rất truyền cảm hứng, rất đẹp. PC: Cảm ơn. CA: Cảm ơn về bài thuyết trình. (Vỗ tay). Hãy giơ tay nếu bạn đã từng thấy ai đó ở thành phố của bạn đứng ở một góc phố, tay cầm một tấm biển như thế này. Tôi nghĩ ai cũng đều thấy. Nếu bạn thành thực, bạn đã bao giờ tự hỏi, Liệu họ có thực sự có ý như vậy? Nếu chúng ta cho họ một công việc, họ có thực sự nhận nó? Và công việc đó sẽ có ý nghĩa như thế nào với họ? Đây là câu chuyện về điều đã xảy ra ở thành phố của tôi. khi chúng tôi quyết tìm giải pháp, tìm hướng giải quyết khác cho nạn ăn xin trên đường phố, và giúp đỡ mọi người qua triết lý giá trị của lao động. Chiến dịch "Có một cách tốt hơn". Tên chiến dịch là "Có một cách tốt hơn" bởi tôi tin có một cách tốt hơn để kiếm được số tiền bạn cần thay vì phải ăn xin ở một góc phố. Tôi tin rằng có một cách tốt hơn để giúp những người cần được giúp đỡ hơn là trao họ vài đồng tiền lẻ qua cửa xe ô tô Ta biết mọi công việc đều có giá trị riêng. Chúng ta cũng hiểu rằng mọi người sẽ sẵn sàng đầu tư vào bản thân họ nếu họ tin rằng cộng đồng nơi họ sinh sống sẵn lòng đầu tư vào họ trước. Và bởi vì chúng ta đều rất hào hứng thể hiện lòng tốt và sự trắc ẩn, tặng tiền cho một ai đó đang cần luôn khiến ta cảm thấy tốt hơn. Nhưng nếu bạn hỏi một người ăn xin, đa số họ sẽ nói với bạn rằng những đồng tiền lẻ bạn trao không được sử dụng để thỏa mãn cái bụng đói, mà chỉ để làm thỏa mãn những cơn nghiện. Nhưng có một cách tốt hơn. Tôi tên là Richard Berry. Tôi có một trong những công việc tuyệt vời nhất trên thế giới. Tôi là thị trưởng của một thành phố tuyệt vời ở Mỹ. Thành phố Albuquerque, New Mexico Ngày 17 tháng 7 năm 2015, tôi ăn trưa tại thành phố tuyệt vời của mình và khi đang trên đường về tòa thị chính, tôi thấy một người đàn ông đứng ở một góc phố. Như bạn thấy, anh ấy đang cầm một tấm biển với dòng chữ anh ấy cần một công việc. Nhưng nếu bạn nhìn bức ảnh kỹ hơn, bạn sẽ thấy có tấm bảng xanh ở trên đầu anh ấy, với nội dung: Nếu bạn cần sự giúp đỡ, thức ăn hay chỗ ở hoặc nếu bạn muốn ủng hộ, xin hãy gọi tới Dịch vụ Cộng đồng qua số 311. Vậy sao lại có người cầm biển đứng dưới tấm bảng của tôi? Ta tự hỏi liệu có ai gọi tới số 311 kia không? và thực tế, họ có gọi -- Chúng tôi nhận được 11.000 cuộc gọi. Tôi đã đặt các tấm bảng ở 30 nút giao thông. Và chúng tôi đã cung cấp cho họ thức ăn, nơi ở cũng như các dịch vụ. Nhưng vẫn có người đứng dưới tấm bảng kia, cầm tấm biển ghi anh ấy cần việc làm. Đơn giản: Anh ấy cần việc làm. Nên tôi quyết định làm điều hiếm gặp nơi chính phủ. Tôi quyết định đơn giản hóa giải pháp, thay vì phức tạp hóa nó lên. Tôi quay trở lại văn phòng của mình, và tập hợp các nhân viên lại. Tôi nói: "Chúng ta sẽ tin tưởng anh bạn kia, và cả những người như anh ấy. Anh ấy cần một công việc, ta sẽ cho anh ấy một công việc. và trong lúc đó chúng ta sẽ biến thành phố này trở nên tốt đẹp hơn." Bạn thấy đó, Albuquerque là một nơi tuyệt đẹp. Nơi đây cao một dặm, có dãy núi Sandia Mountains ở phía Đông, có dòng sông Rio Grande chảy qua trung tâm thành phố; là cái nôi của lễ hội Albuquerque International Balloon Fiesta. Vào một ngày như hôm nay, buổi sáng bạn có thể trượt tuyết và buổi chiều đi đánh golf. Nhưng sẽ luôn có việc cần làm -- như nhổ bỏ cỏ dại, nhặt rác. Nếu bạn định làm một chiến dịch tương tự ở thành phố bạn, bạn phải tự hỏi mình 2 câu hỏi. Câu đầu tiên: Còn điều gì chưa làm ở thành phố bạn không? Nếu bạn trả lời là không, hãy cho tôi số của Thị trưởng thành phố bạn, bởi tôi sẽ cần lời khuyên. (Cười) Nhưng câu hỏi thứ hai bạn phải đặt ra là: Các giải pháp cho nạn ăn xin của bạn có hiệu quả không? Nếu thành phố của bạn tương tự Albuquerque, và đang dùng biện pháp trừng phạt như chúng tôi từng, phạt tiền những người ăn xin hay những người cho họ tiền Tôi xin nói rằng các giải pháp đó không thực sự hữu hiệu và tôi biết bạn đã không thực sự giải quyết được phần gốc của vấn đề này. Vì vậy, nếu bạn có việc cần làm và bạn cần những người đang cần kiếm việc, có một giải pháp hữu hiệu hơn. Và tin tốt là, giải pháp này không hề phức tạp. Đây là một chiếc xe oto van Dogde 2006 Chiếc xe này đã được để không trong nhiều năm liền. Chúng tôi thay mới bánh xe, và bọc logo quanh xe. Chiếc xe này đã được lái tới các góc phố, nơi những người ăn xin xuất hiện --- chúng tôi tìm tới họ. Chúng tôi dừng xe, rời xe và hỏi liệu họ có muốn làm công việc một ngày thay vì dành cả ngày để đứng ăn xin. Và nếu bạn tự hỏi họ có thực sự muốn điều đó --- chúng tôi mất khoảng một giờ để xe đầy chỗ trong buổi sáng, bởi hầu hết mọi người đều sẵn lòng nhận làm một công việc trong ngày. Nhưng hơn cả một chiếc xe van, bạn cần có một người cực kỳ tuyệt vời ngồi lái chiếc xe ấy. Và anh lái xe cực kỳ tuyệt vời của tôi có tên là Will. Đây là anh ấy mặc chiếc áo màu vàng. Will làm việc ở một tổ chức phi lợi nhuận của địa phương. Will làm việc với người vô gia cư suốt. Những người ăn xin tin tưởng anh ấy, anh ấy tin tưởng họ, anh ấy nhiệt tình. Tôi thích nói: Ở đâu có Will (= ý chí), ở đó có cách. Vậy nên nếu bạn định thực hiện chiến dịch ở thành phố của mình, bạn cần kiếm được một chàng Will, bởi anh ấy thực sự là một trong những điều làm nên thành công của chiến dịch ở thành phố Albuquerque. Và bạn cần một tổ chức phi lợi nhuận tuyệt vời. Với chúng tôi, đó là St. Martin's Hospitality Center. Tổ chức này đã có ở chỗ chúng tôi từ 30 năm trước. Họ cung cấp dịch vụ tư vấn, thức ăn, chỗ ở, và nếu họ không làm được, họ biết người có thể giúp đỡ. Nhưng ở họ có một điều đã giúp đỡ tôi - Thị trưởng, họ làm việc lanh lẹ, linh hoạt. Bạn thấy đấy, tôi cần hai tuần, đôi khi là hai tháng, để chỉ dẫn một nhân viên mới làm quen với thành phố. Vậy nên bạn có thể tưởng tượng -- xe van Dodge cũ của tôi, anh chàng Will tuyệt vời của tôi, tổ chức phi lợi nhuận tốt ở địa phương, họ đi tới các góc phố, gặp một người ăn xin, họ hỏi: "Anh có muốn một công việc ngày không?" Người ăn xin trả lời: "Có," và Will nói, "Tuyệt! Tôi sẽ trở lại trong sáu tuần nữa để đón anh." (Cười) Nó sẽ thất bại mất. Sự linh hoạt là rất cần thiết khi thực hiện chương trình này. Và họ làm các thủ tục giấy tờ, hợp đồng bảo hiểm, và tất cả các việc mà tôi không thể nhanh chóng hoàn thành khác. Chúng tôi trả người ăn xin chín đô-la một giờ. Họ được bao ăn một bữa tại nơi làm việc. Vào cuối ngày, chúng tôi chở họ về lại St. Martin's, và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho họ. Cho đến hiện tại, với một chương trình thí điểm và vài ngày một tuần, cùng một người lái xe tuyệt vời trên chiếc xe van Dodge, chúng tôi đã dọn sạch 400 khu đô thị trong thành phố Albuquerque. Chúng tôi đã nhặt hơn 117.000 cân Anh rác thải và cỏ dại. Tôi không rõ liệu bạn đã bao giờ cân một cây cỏ lăn, nhưng chúng rất nhẹ, nên bạn có thể tưởng tượng được khối lượng mà chúng tôi đã thu gom được. Thành phố của tôi có 6.000 nhân viên, và không gì tuyệt hơn bộ phận xử lý rác thải của tôi. Chúng tôi gửi các xe tải lớn vào cuối ngày, và giúp những người ăn xin chất lên xe những thứ họ thu nhặt được trong ngày, và rồi chúng tôi lái xe tới bãi rác. Tôi may mắn khi có các nhân viên sẵn lòng làm việc bên cạnh những người ăn xin. Họ làm đẹp cho thành phố trong khi làm đẹp cho đời sống của họ. Và như bất kỳ điều gì khác -- việc này cần các nguồn lực giúp đỡ. Nhưng tin tốt là việc này không tốn quá nhiều nguồn lực. Chúng tôi bắt đầu với một chiếc xe cũ, một anh chàng tuyệt vời, một tổ chức địa phương, và 50.000 đô-la. Nhưng chúng tôi còn cần niềm tin từ cộng đồng. May mắn là, nó đã được tạo dựng từ nhiều năm trước khi chiến dịch ra đời. Chúng tôi có chương trình "Albuquerque Heading Home", mô hình cứu trợ Nhà ở cung cấp nhà cho người vô gia cư nhiều năm, và tôi nói với mọi người rằng chúng tôi muốn làm theo cách khác, tôi bảo có một cách thông minh hơn để làm điều tử tế. Hiện chúng tôi đã cung cấp 650 căn cho người vô gia cư lâu năm,cần trợ giúp y tế, những người gần như sẽ chết trên phố ở thành phố của tôi. Chúng tôi giao việc nghiên cứu cho trường đại học. Chúng tôi nói với những người nộp thuế là họ có thể tiết kiệm 31.6 phần trăm so với chi phí của việc bỏ mặc ai đó tự sinh tự sát trên phố. Chúng tôi đã tiết kiệm hơn năm triệu đô-la khi cấp nhà cho 650 người. Chúng tôi có được niềm tin của cộng đồng. Nhưng vẫn cần có thêm cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau trong một cộng đồng, bởi chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng khi họ trao những tờ 5 đô-la qua cửa sổ xe ô-tô, họ có thể đang thu hẹp cơ hội giúp đỡ người khác của chính họ, và đây là lý do: Những tờ 5 đô-la có thể được dùng để mua đồ ăn nhanh hôm nay -- đa phần sẽ được dùng để mua ma túy và rượu. Cùng là tờ 5 đô-la ấy, nếu bạn đưa cho một nhà trú ẩn của chúng tôi, bảy người sẽ no bụng trong hôm nay. Và nếu bạn đưa số tiền đó cho các bếp ăn từ thiện địa phương, chúng tôi có thể giúp 20 người được no bụng. Mọi người hỏi, "Albuquerque có 600.000 dân -- một triệu dân ở khu vực đô thị -- Nó sẽ không phù hợp ở chỗ tôi, thành phố tôi quá to hay quá nhỏ." Tôi không đồng tình; nếu có người ăn xin ở một khu phố, bạn có thể làm điều này. Nếu bạn sống ở một thành phố có tám triệu rưỡi dân, bạn có thể làm được. Bạn làm gì không quan trọng. Điều quan trọng là giá trị của lao động, chứ không phải điều bạn làm. Bạn có thể làm bất cứ điều gì. Nên tôi cho rằng ở đâu cũng làm được điều đó. Và mọi người nói với tôi, "Thị trưởng, chiến dịch này đơn giản quá, nó không thực hiện được theo cách này đâu." Nhưng thưa các bạn: khi bạn đi tới một góc phố và cố gắng hiểu một người ăn xin bằng sự trân trọng và tôn trọng, có thể là lần đầu tiên trong đời bạn, hoặc đời họ, và bạn nói với họ rằng bạn tin tưởng họ và đây là thành phố của họ và bạn và rằng bạn rất cần sự giúp đỡ của họ để làm thành phố này trở nên tốt đẹp hơn, và bạn hiểu rằng đây không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề của họ, nhưng ít nhất, đây là sự khởi đầu, một điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Khi họ bước vào nơi làm việc và bắt đầu làm việc cùng nhau, bạn sẽ thấy nhiều điều kỳ diệu xuất hiện. Họ thấy tính đồng đội; họ thấy họ có thể tạo nên sự khác biệt, Và vào cuối ngày, khi họ trở về St. Martin's trên chiếc xe van Dodge cũ, họ sẽ sẵn lòng đăng ký vào bất kỳ dịch vụ nào họ cần --- Tư vấn lạm dụng chất gây nghiện, sức khỏe tinh thần,... Cho đến hiện tại, qua chương trình thí điểm của mình, chúng tôi đã cung cấp việc trong 1.700 ngày. Chúng tôi đã giúp 216 người kiếm được cơ hội việc làm dài hạn. Hai mươi người đạt đủ điều kiện của mô hình cứu trợ Nhà ở của chúng tôi, chương trình Heading Home, và họ đã được cấp nhà ở. Và hơn 150 người nhận được trợ giúp từ các dịch vụ về lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tinh thần thông qua chiến dịch "Có một cách tốt hơn". Đây là tôi vào hai tuần trước, khi đang ở St. Martin's, thực hiện một khảo sát diễn ra hai năm một lần. Tôi đang phỏng vấn một người đàn ông vô gia cư, lấy thông tin về ông ấy, hỏi ông ấy từ đâu đến, làm thế nào đến được đây, chúng tôi có thể làm gì để giúp đỡ ông ấy. Bạn có thể thấy ông ấy đang cầm tấm biển giống anh bạn ở bức ảnh năm 2015, giống tấm biển tôi cầm lúc nãy. Vậy bạn hãy tự hỏi: Chiến dịch này có làm nên điều khác biệt? Câu trả lời là Có. Albuquerque hiện đang là một trong những thành phố dẫn đầu trong việc đấu tranh với các vấn đề xã hội khó trị và dai dẳng trong cuộc sống của ta. Cùng với Albuquerque Heading Home, chiến dịch "Có một cách tốt hơn", tỷ lệ người vô gia cư không nơi trú ẩn ở thành phố Albuquerque đã giảm 80 phần trăm so với năm ngoái. Kể từ khi tôi làm Thị trưởng, tỷ lệ dân vô gia cư nhiều năm ở thành phố chúng tôi đã giảm 40 phần trăm. Theo định nghĩa của HUD, chúng tôi đã đạt mức Functional Zero, nghĩa là chúng tôi đã chấm dứt được vấn nạn vô gia cư lâu năm ở Albuquerque, bằng việc hành động có mục đích. (Vỗ tay) Nên tôi rất vui khi thông báo rằng các thành phố đang nghe điều này, các thị trưởng đang liên hệ chúng tôi -- Chicago, Seattle, Denver, Dallas -- và đang tiến hành thực hiện các chương trình nhằm mang triết lý giá trị của lao động vào thực tế. Và tôi rất háo hức học hỏi thêm từ họ. Tôi rất muốn tìm hiểu thêm về các thử nghiệm của họ, về các chương trình thí điểm của họ, để ta có thể áp dụng biện pháp có chọn lọc trên toàn quốc qua triết lý giá trị lao động. Và tôi muốn tán dương họ -- các Thị trưởng, cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận -- vì những điều họ đang làm. Vậy người tiếp theo là ai? Bạn và thành phố của bạn đã sẵn sàng tiếp bước chưa? Bạn đã sẵn sàng nghĩ khác đi về các vấn đề xã hội dai dẳng này chưa? Bạn đã sẵn sàng để nâng đỡ mọi người trong cộng đồng của bạn qua triết lý giá trị lao động, và khiến thành phố bạn tốt đẹp hơn theo nhiều cách chưa? Nếu bạn đã sẵn sàng, tôi hứa với bạn sẽ có một cách tốt hơn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn giúp các bạn có cái nhìn mới về ngành nghiên cứu của tôi trí tuệ nhân tạo. Tôi cho rằng mục đích của AI là để trợ giúp con người bằng trí tuệ của máy móc. Mỗi khi máy móc thông minh lên, ta cũng thông minh lên. Tôi gọi điều này là "AI có tính người" -- trí tuệ nhân tạo được thiết kế phù hợp với nhu cầu con người, bằng cách hợp tác và thúc đẩy khả năng của họ. Tôi rất vui mừng khi được biết rằng ý tưởng về một trợ lý ảo thông minh đang trở nên phổ biến. Đó là cái tên thể hiện được phần nào mối liên hệ giữa con người và AI. Tôi đã góp sức sáng tạo nên Siri, một trợ lý ảo như vậy. Bạn hẳn đã biết Siri. Siri có thể biết được việc bạn sắp làm và giúp bạn làm việc đó, giúp bạn hoàn thành công việc. Nhưng điều có lẽ bạn chưa biết đó là chúng tôi thiết kế Siri như một AI thân thiện với con người, trợ giúp họ dựa trên việc sử dụng lời nói, tăng cường khả năng truy cập thông tin ở mọi nơi, bất kể họ là ai và khả năng của họ tới đâu. Với hầu hết chúng ta, ích lợi của loại công nghệ này là làm mọi thứ dễ dàng hơn chút ít. Nhưng đối với anh bạn của tôi, Daniel, AI đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh ấy. Bạn thấy đó, Daniel là người rất hoà đồng, anh ấy khiếm thị và bị liệt cả tay chân, điều đó khiến anh gặp vô vàn khó khăn khi sử dụng các thiết bị quen thuộc. Lần gần nhất tôi đến thăm, anh trai anh ấy bảo, "Cậu chờ chút đã, Daniel đang bận. Anh ta đang nói chuyện điện thoại với một cô gái trên mạng". "Thật tuyệt, anh ấy đã làm thế nào vậy?" Siri đã trợ giúp anh ấy hoạt động trên mạng xã hội: email, tin nhắn, gọi điện... mà không cần nhờ tới người trợ giúp. Thật thú vị, đúng không? Một sự thực rất trớ trêu. Một anh chàng nhờ tạo "mối quan hệ" với AI đã có được mối quan hệ thực sự với những con người thực sự. Đó chính là AI thân thiện với con người. Một ví dụ đặc biệt tiêu biểu khác liên quan tới chẩn đoán ung thư. Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư, họ lấy mẫu bệnh phẩm và gửi cho chuyên gia chẩn đoán, người sẽ quan sát nó dưới kính hiển vi. Nhà phân tích này nhìn vào hàng trăm lớp cắt và hàng triệu tế bào mỗi ngày. Vì vậy, để trợ giúp họ, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra AI phân loại. Thuật toán phân loại sẽ trả lời câu hỏi: "Đây có phải ung thư hay không?" bằng cách quan sát bức ảnh. Thuật toán phân loại khá tốt, nhưng vẫn chưa tốt bằng con người, họ thường đúng trong hầu hết trường hợp. Nhưng khi ta tổng hợp sức mạnh của cả con người và máy móc, độ chính xác lên tới 99,5 phần trăm. Cần bổ sung thêm rằng AI đã giúp loại bỏ 85 phần trăm số lỗi mà các nhà phân tích mắc phải khi họ làm việc đơn lẻ. Đó là rất nhiều ca bệnh ung thư có thể đã không được chữa trị. Nếu đi sâu hơn, ta sẽ thấy rằng con người tốt hơn máy móc khi phát hiện các ca dương tính giả, và máy móc tốt hơn con người trong các ca khó phân biệt. Nhưng bài học rút ra ở đây không phải là đánh giá xem ai giỏi hơn trong bài toán phân loại này. Điều đó đang thay đổi từng ngày. Bài học nên rút ra ở đây đó là nhờ kết hợp sức mạnh của cả con người và máy móc, ta đã tạo ra sự hợp tác mang lại kết quả phi thường. Đó chính là AI thân thiện với con người. Hãy xét đến một ví dụ khác liên quan tới hiệu suất bộ tăng áp động cơ Hãy nói về việc thiết kế. Hãy tưởng tượng bạn là một kỹ sư. Muốn thiết kế khung cho một máy bay tự động. Bạn sử dụng phần mềm ưa thích, công cụ CAD, bạn tạo hình dạng và nhập vào vật liệu, sau đó bạn phân tích hiệu suất. Chúng giúp bạn có một thiết kế. Nếu bạn cung cấp cho AI các công cụ tương tự, chúng có thể tạo ra hàng nghìn thiết kế như vậy. Video này của Autodesk thật kỳ diệu. Đây là những đồ vật thật. Như vậy, điều đó đã thay đổi cách ta thiết kế. Người kỹ sư hiện nay chỉ cần cung cấp các tiêu chí thiết kế, và máy móc sẽ nói, "Đây là các kết quả khả quan". Nhiệm vụ của người kỹ sư đó là chọn một thiết kế phù hợp nhất với mục tiêu, điều một con người sẽ hiểu rõ hơn ai hết, khi họ sử dụng óc phán xét và chuyên môn. Ở đây, thiết kế tốt nhất tương tự như một mô hình mà mẹ thiên nhiên đã có, trừ việc nó không tốn hàng triệu năm tiến hoá, cũng như không có lớp lông vô ích kia. Bây giờ hãy xem ý tưởng về AI thân thiện sẽ giúp loài người vươn xa tới đâu nếu ta theo đuổi nó tới tận cùng. Là con người, chúng ta muốn cải thiện khả năng gì nhỉ? Ta muốn tăng khả năng tư duy không? Thay vì việc chỉ hỏi, "Ta có thể làm AI thông minh tới cỡ nào?" hãy hỏi rằng, "Máy móc có thể giúp ta thông minh tới cỡ nào?" Hãy lấy ví dụ về trí nhớ. Trí nhớ là nền tảng của tư duy con người. Nhưng ai cũng biết trí nhớ chúng ta chứa đầy lỗi. Sở trường của chúng ta là kể chuyện, nhưng lại hay quên các chi tiết. Và trí nhớ chúng ta thoái hóa theo thời gian, Như là, những năm 1960 đi đâu rồi, tôi cũng có thể đến đó chứ? (Cười) Nhưng nếu bạn có trí nhớ tốt ngang ngửa bộ nhớ của chiếc máy tính, và tất cả là về cuộc sống của bạn thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn nhớ hết những người bạn gặp, cách bạn phát âm tên họ, thông tin gia đình, môn thể thao họ thích, cuộc trò chuyện cuối giữa bạn và họ? Nếu bạn giữ được hết ký ức cả cuộc đời, bạn có thể nhờ một AI phân tích tất cả các tương tác theo thời gian với mọi người, và giúp bạn xây dựng nên lịch sử về mối quan hệ của chính bạn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một AI đọc tất cả mọi thứ bạn đã từng đọc và nghe mọi bài hát bạn đã từng nghe? Từ những mảnh ghép nhỏ nhất, nó sẽ giúp bạn nhớ lại toàn bộ những gì bạn đã nghe hay đã đọc. Hãy tưởng tượng điều đó sẽ giúp chúng tạo những kết nối mới như nào và viết nên những ý tưởng mới. Còn về cơ thể ta thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta nhớ được hậu quả của từng thứ ta ăn, từng viên thuốc ta uống, và từng đêm ta đã thức trắng? Ta có thể dùng dữ liệu của chính ta để tìm ra cách tốt nhất nhằm giúp ta cảm thấy khoẻ mạnh và thoải mái hơn. Và hãy tưởng tượng về một cuộc cách mạng trong công cuộc chống lại các bệnh dị ứng và mãn tính. Tôi tin việc AI sẽ nâng cao khả năng ghi nhớ cá nhân là hoàn toàn thực tế. Tôi không dám chắc về thời gian hay các chi tiết cụ thể, nhưng điều đó chắc chắn sẽ đến, bởi lẽ ngày nay, những điều kiện tốt nhất giúp AI trở nên mạnh mẽ -- bao gồm khối lượng dữ liệu lớn có sẵn và khả năng xử lý dữ liệu của máy tính -- đều có thể được ứng dụng vào khối dữ liệu của cuộc sống quanh ta. Và số dữ liệu chúng ta có thể sử dụng ngày nay, là nhờ ta đang sống giữa một thế giới số khổng lồ, thông qua điện thoại và kết nối mạng. Tôi cho rằng bộ nhớ cá nhân là một thứ rất riêng tư. Ta có toàn quyền lựa chọn những điều đáng nhớ và đáng quên. Việc giữ an toàn cho chúng là cực kỳ quan trọng. Với hầu hết chúng ta, lợi ích của tăng cường trí nhớ cá nhân có thể giúp cải thiện vấn đề về tinh thần, và hy vọng là gia tăng các mối liên kết xã hội. Nhưng với hàng triệu người đang sống chung với Alzheimer và sa sút trí tuệ, sự khác biệt mà bộ nhớ cá nhân đem lại chính là sự khác biệt giữa một cuộc sống cô đơn và một cuộc sống hoà đồng. Chúng ta đang sống giữa thời kỳ Phục hưng của trí tuệ nhân tạo. Chỉ vài năm trước, ta mới bắt đầu có lời giải cho những bài toán liên quan tới AI, những bài toán ta đã mất hàng thập kỷ để tìm lời giải: xử lý giọng nói, xử lý văn bản, xử lý ảnh. Ta có quyền lựa chọn cách ta sử dụng loại công nghệ mạnh mẽ này. Ta có thể phát triển AI thành tự động hoá và cạnh tranh với chính chúng ta, hoặc ta có thể khiến AI hợp tác và làm ta trở nên mạnh mẽ hơn, giúp ta vượt qua giới hạn tư duy của chính mình và giúp ta đạt được những điều ta hằng mong muốn, những điều tốt đẹp hơn. Trong khi khám phá các phương pháp mới giúp máy móc có trí tuệ, ta có thể mang trí tuệ đó tới mọi trợ lý ảo trên toàn thế giới và từ đó, mang nó tới mọi người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là lý do mỗi khi máy móc thông minh hơn, ta cũng thông minh hơn. AI, một ý tưởng đáng để lan rộng. Cám ơn. (Vỗ tay) Tưởng tượng bạn và một người bạn tham dự triển lãm nghệ thuật và bị thu hút bởi một bức vẽ nổi bật. Màu đỏ rực với bạn như biểu tượng của tình yêu, nhưng bạn của bạn lại khẳng định đó là biểu tượng chiến tranh. Và những vì sao bạn thấy trên trời đầy thơ mộng, người bạn đó lại diễn giải là hiện tượng nóng lên toàn cầu - do ô nhiễm. Để chấm dứt tranh luận, bạn tra cứu trên mạng, và đọc được rằng bức vẽ là bản sao của một dự án đỉnh cao của một họa sĩ: Đỏ là màu yêu thích của cô ấy và những đốm bạc là những tiên nữ. Bạn giờ đã biết ý tưởng tạo nên tác phẩm này. Bạn có sai khi cảm nhận bức vẽ không theo cách của họa sĩ? Bạn có bớt hứng thú khi biết ý nghĩa bức tranh? Nên để cho dụng ý của họa sĩ ảnh hưởng việc diễn giải bức tranh như thế nào? Đó là một vấn đề gặp nhiều tranh cãi từ những triết gia và nhà phê bình, không tìm được tiếng nói chung. Giữa thế kỷ 20, nhà phê bình văn học W.K. Wimsat và triết gia Monroe Beardsley tranh luận rằng dụng ý nghệ thuật là không liên quan. Họ gọi đây là “Ngụy luận về dụng ý”: khi dụng ý nghệ thuật của họa sĩ bị hiểu sai. Lập luận này có hai mặt: Thứ nhất, những họa sĩ ta tìm hiểu không còn sống, dụng ý của họ không được ghi chép lại, hay đơn giản là không có cách giải thích cho các tác phẩm của họ. Thứ hai, thậm chí, nếu có chút thông tin liên quan, Wimsatt và Beardsley tin rằng nó cũng sẽ làm ta sao nhãng khỏi chất lượng tác phẩm. Họ so sánh nghệ thuật với món tráng miệng: Khi bạn ăn bánh pudding, dụng ý của đầu bếp không ảnh hưởng đến sự cảm nhận mùi vị và kết cấu bánh. Cuối cùng, họ nói, bánh pudding "ngon." Dĩ nhiên, người này thấy "ngon" thì không có nghĩa người khác cũng vậy. Vì mỗi người có cảm nhận khác nhau, những đốm bạc trong bức vẽ có thể được hiểu là tiên nữ, ngôi sao, hay sự ô nhiễm. Theo suy luận của Wimsatt và Beardsley, cách diễn giải tác phẩm của cô ấy sẽ chỉ là một trong nhiều cách khác nhau và tất cả đều có thể được chấp nhận. Nếu thấy vấn đề gì, bạn có thể đồng ý kiến với Steven Knapp và Walter Benn Michaels, hai nhà lý luận văn học đã chối bỏ "Ngụy luận về dụng ý". Họ tranh luận trằng dụng ý của tác giả không chỉ là một cách diễn giải mà còn là cách diễn giải hợp lý nhất. Ví dụ, tưởng tượng bạn đang dạo trên bãi biển, ngang qua một loạt dấu vết trên cát và nảy ra một đoạn thơ. Knapp và Michaels tin rằng vần thơ sẽ mất hết ý nghĩa nếu bạn khám phá ra rằng những dấu vết đó không phải do con người mà do những đợt sóng xô. Họ tin rằng một nhà sáng tạo có chủ ý sẽ làm cho những ý thơ đều thật dễ hiểu. Một số ủng hộ nhóm trung lập, cho rằng dụng ý chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh lớn. Triết gia đương thời Noel Carroll đưa ra luận điểm rằng dụng ý của nghệ sĩ liên quan đến khán giả cũng giống như dụng ý của người nói liên quan đến người nghe trong hội thoại. Để hiểu dụng ý hoạt động như thế nào trong hội thoại, Carroll bảo hãy tưởng tượng ai đó cầm điếu xì-gà và hỏi xin một que diêm. Bạn đáp lại bằng cách đưa cái bật lửa, thể hiện việc muốn đốt điếu xì-gà. Ngôn từ dùng để hỏi quan trọng, nhưng dụng ý đằng sau câu hỏi mới ảnh hưởng nhận thức và khiến bạn phản ứng. Vậy bạn đồng ý với luận điểm nào? Bạn có giống như Wimsatt and Beardsley, tin rằng khi cảm nhận nghệ thuật, như cảm nhận bánh pudding? Hay cho rằng dụng ý và động lực mới ảnh hưởng đến ý nghĩa của tác phẩm? Diễn giải nghệ thuật là một mạng lưới phức tạp mà có lẽ không bao giờ tìm được câu trả lời chính xác. Đây là một thực tế đáng chú ý. Trong thế giới phát triển, ở bất kỳ đâu, tuổi thọ trung bình phụ nữ đều cao hơn đàn ông sáu đến tám năm. Sáu đến tám năm. Quả là một khoảng cách lớn. Năm 2015, tờ "The Lancet" phát hành một bài báo cho biết đàn ông ở các nước giàu có nguy cơ chết sớm hơn phụ nữ gấp hai lần ở bất cứ độ tuổi nào. Vậy nhưng, có một nơi trên thế giới đàn ông sống thọ bằng phụ nữ. Đó là một vùng miền núi xa xôi. một Blue zone (Vùng xanh) ở đây sống trường thọ là phố biến với cả hai giới. Đây là Blue zone ở Sardinia, một hòn đảo của Ý, nằm ở Địa Trung Hải. giữa đảo Corse và nước Tunisia, số người trên trăm tuổi ở đây gấp sáu lần con số này trên đất liền nước Ý, nơi chỉ cách đó 200 dặm. Và có số cư dân trên trăm tuổi gấp 10 lần khu vực Bắc Mỹ. Là nơi duy nhất đàn ông sống thọ ngang với phụ nữ. Nhưng tại sao? Nó khơi dậy trí tò mò của tôi Tôi quyết định nghiên cứu khoa học và thói quen sinh hoạt của nơi này, và tôi bắt đầu với tài liệu về gen. Tôi sớm nhận ra rằng, di truyền chỉ quyết định 25% tuổi thọ của họ, 75% còn lại thuộc về lối sống. Vậy thì cần gì để sống thọ trăm tuổi và hơn thế? Họ đã làm gì đúng đắn vậy? Các bạn đang nhìn thấy là cảnh từ trên cao của làng Villagrande. Ngôi làng nằm đúng trọng tâm của khu vực Blue zone đây là nơi tôi tới và khảo sát, và như bạn thấy đấy, vẻ đẹp kiến trúc không phải là đặc tính của ngôi làng mà chính là mật độ: các ngôi nhà nằm san sát, đường đi và ngõ hẻm xen lẫn nhau. Điều này cho thấy cuộc sống người dân nơi đây giao thoa thường xuyên. Khi tôi đi dạo qua ngôi làng, Tôi có thể cảm nhận hằng trăm cặp mắt đang nhìn mình từ lối ra vào, từ sau rèm cửa từ các ô cửa sổ. Bởi vì giống như các ngôi làng thời xưa, Villagrande không thể tồn tại mà thiếu đi kết cấu này, không có những bức tường hay nhà thờ này, không có những quảng trường như này, mục đích phòng vệ và gắn kết xã hội định hình lên kiến trúc làng. Các ưu tiên đô thị thay đổi khi con người chuyển lên cách mạng công nghiệp bời vì các bệnh truyền nhiễm trở thành nguy cơ hàng ngày. Nhưng bây giờ thì sao? Bây giờ, cô lập xã hội là nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng trong thời đại chúng ta Bây giờ, một phần ba dân số cho rằng họ có hai người hoặc ít hơn để nương tựa Nhưng nếu tới làng Villagrande, là một sự tương phản khi gặp một vài người cao tuổi. Hãy gặp một người sống trên trăm tuổi, ông Giuseppe Murinu, 102 tuổi và là một cư dân lâu đời của làng. Ông là một người rất hoà đồng, Ông thích kể lại câu chuyện cuộc đời như việc ông đã sống như loài chim sống nhờ vào những gì kiếm được trong rừng trong suốt không chỉ một mà hai cuộc chiến rồi cách ông và vợ, một người cũng đã sống trên trăm tuổi, đã nuôi dạy sáu người con trong căn bếp nhỏ, ấm cúng này là nơi tôi phóng vấn ông. Đây là ông cùng hai con trai Angelo và Domenico, cả hai đều ở độ tuổi 70 và đang trông nom ông cụ, họ tỏ rõ thái độ dè chừng với tôi và con gái tôi con gái đi cùng tôi trong chuyến đi nghiên cứu này, bởi vì mặt trái của gắn kết xã hội là cảnh giác với người lạ và người ngoài. Nhưng Giuseppe thì không mảy may nghi hoặc Ông là người vô tư lự, rất cởi mở và có cái nhìn tích cực. Và làm tôi tự hỏi: phải chăng đây là điều khiến ta sống trên trăm tuổi suy nghĩ tích cực? Thực tế là, không. (Cười) Đây là Giovanni Corrias. Ông 101 tuổi là người cáu bẳn nhất tôi từng gặp. (Cười) Ông minh chứng cho quan niệm thái độ tích cực để sống lâu trở nên sai bét. Và bằng chứng là, Khi tôi hỏi ông nguyên nhân ông sống thọ như vây, ông gườm mắt nhìn tôi rồi làu bàu "Chẳng ai cần phải biết bí mật của ta cả" (Cười) Nhưng dù cho ông cáu bẳn như vậy, người cháu gái đang sống cùng, và trông nôm ông gọi ông là "Il Tesoro", "báu vật của cháu" Cô tôn trọng và yêu quý ông cụ, và khi tôi thắc mắc về việc cô bị mất tự do, cô bảo tôi: "Cô thực sự không hiểu đúng không nào. Trông nom người đàn ông này là niềm vinh hạnh. Đó là một đặc ân lớn của tôi. Đây là gia tài của tôi" Thực tế thì, nơi đâu tôi tới để phỏng vấn họ, tôi đều bắt gặp một bữa tiệc trong bếp. Đây là Giovanni cùng hai cháu gái, Maria đứng sau lưng ông và bên cạnh ông là cháu hai đời Sara khi tôi ở đó, họ mang hoa quả và rau tươi tới. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng, ở vùng Blue zone này, khi người ta già đi và thực tế là họ sống qua các đời, thì họ sẽ luôn được bao bọc bởi đại gia đình, bạn bè bởi hàng xóm, các cha xứ, chủ quán bar, người bán tạp phẩm. Những người luôn ở đó hoặc ghé thăm. Người già không bị bỏ rơi, sống cô độc Điều này không giống như trong thế giới phát triển như George Burns châm biếm, "Hạnh phúc là có một gia đình lớn, yêu thương, quan tâm, ở thành phố khác" (Cười) Chúng ta chỉ mới gặp đàn ông, những người yêu cuộc sống, nhưng tôi cũng có gặp những người phụ nữ, và đây là Zia Teresa. Bà đã trên 100 tuổi, bà dạy tôi cách làm món ăn đặc trưng của vùng. là món bánh gối culurgiones, đó là bánh với những cái vỏ lớn được làm từ mỳ như bánh bao ravioli, to chừng này tầm chừng này, nhân bánh là phomat béo ricotta và bạc hà. rồi rưới sốt cà chua lên trên. Và bà chỉ cho tôi cách làm nếp gấp bánh thật đúng để sao không bị nứt, bà làm món này cùng với các con gái vào chủ nhật hàng tuần rồi mang cho hàng tá những người hàng xóm và bạn bè Đấy là lúc tôi phát hiện ra, chế độ ăn ít béo, không chứa gluten không phải là lý do sống thọ ở khu vục Blue zone. (Vỗ tay) Các câu chuyện của họ cùng với những giải thích khoa học khiến tôi có vài câu hỏi cho bản thân, như là, khi nào tôi sẽ chết, và tôi trì hoãn cái ngày đó bằng cách nào? và rồi bạn sẽ thấy, câu trả lời không như chúng ta mong đợi. Julianne Holt-Lunstad là nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Brigham Young cô tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua hàng loạt các nghiên cứu đối với vài chục ngàn người ở độ tuổi trung niên tầm tuổi khán giả ngày hôm nay. Cô theo dõi mọi khía cách trong lối sống của họ: chế độ ăn, chế độ luyện tập, tình trạng hôn nhân, định kỳ gặp bác sỹ, họ có hút thuốc hay uống rượu, vân vân Cô ghi chép lại tất cả sau đó cô cùng đồng nghiệp cùng ngồi lại và chờ đợi 7 năm để xem ai sẽ vẫn còn sống. Và trong số những người đó, yếu tố nào sẽ giảm nguy cơ tử vong ở họ nhất? Đấy là câu hỏi của cô ấy. Giờ chúng ta sẽ xem các số liệu tổng hợp, đi từ yêú tố dự đoán ít khả năng nhất tới yếu tố mạnh nhất. OK? Vậy là không khí trong lành, rất tuyệt, nhưng không dự đoán được bạn sống bao lâu Bệnh cao huyết áp của bạn được điều trị, rất tốt. vẫn không phải yếu tố lớn. Bạn gầy hay quá cân, bạn không còn phải hối lỗi về điều này nữa, vì nó chỉ đứng vị trí thứ ba. Tiếp theo là rèn luyện sức khoẻ, cũng chỉ là yếu tố dự đoán trung bình. Bạn có vấn đề tim, bạn có trị liệu, và luyện tập, khả năng đang cao dần. Bạn tiêm vac-xin phòng cúm không. Có ai ở đây biết rằng vác-xin phòng cúm bảo vệ bạn tốt hơn là tập luyện không? Bạn có uống bia rượu và đang bỏ, hay bạn uống vừa phải, Bạn không hút thuốc, và nếu có hút, thì bạn đang bỏ và chúng ta đang đi tới các yếu tố cao nhất đó là hai điểm đặc trưng của đời sống xã hội. Đầu tiên, các mối quan hệ gần gũi, Đó là những người bạn có thể gọi để vay tiền, khi bạn cần tiền đột xuất, Đó là người sẽ gọi bác sĩ khi bạn ốm hoặc là người đưa bạn tới bệnh viện, hoặc là người sẽ ngồi cạnh bạn khi bạn gặp các khủng hoảng cá nhân, khi bạn tuyệt vọng, Những người này, bộ phận nhỏ những con người này là yếu tố dự đoán rất lớn bạn sẽ sống bao lâu và có một điều làm tôi ngạc nhiên điều đó gọi là: kết nối xã hội Có nghĩa bạn tương tác với mọi người thế nào khi một ngày của bạn trôi qua Bạn nói chuyện với bao nhiêu người? bao gồm cả những kết nối bền vững hay lỏng lẻo, không chỉ là những người rất gần gũi với bạn, rất có ý nghĩa với bạn, mà, bạn có nói chuyện với người hàng ngày pha cafe cho bạn không? Bạn có nói chuyện với người phát thư? Bạn có nói chuyện với người phụ nữ hàng ngày dắt chó đi dạo qua nhà bạn? Bạn có chơi bài hay poker, có tham gia câu lạc bộ sách? Những tương tác này là một trong những nhân tố dự đoán mạnh nhất bạn có sống lâu không. Điều này dẫn tôi tới câu hỏi tiếp theo: Nếu chúng ta dành nhiều thời gian trên mạng hơn cho các hoạt động khác, bao gồm cả việc ngủ, hiện nay chúng ta dành tới 11 giờ một ngày, nhiều hơn 1 giờ so với năm trước, thì có gì khác biệt không? Tại sao phải tách bạch giữa tương tác trực tiếp và tương tác qua truyền thông xã hội? Có giống nhau không nếu bạn có mặt ở đó với việc, ví dụ như, bạn thường xuyên liên lạc qua tin nhắn với con cái? Câu trả lời ngắn gọn là không. Không hề như nhau. Tiếp xúc trực tiếp sản sinh ra một luồng các chất dẫn truyền thần kinh cũng giống như vắc-xin, chúng bảo vệ bạn lúc đó, ở hiện tại và cả trong tương lai. Như vậy chỉ đơn giản là nhìn vào mắt người đối thoại, bắt tay, hay high-five ai đó là đủ để sản sinh chất oxytocin một loại hóc-mon kích thích lòng tin lẫn nhau và giảm nồng độ hooc-mon cortisel. Và như vậy giảm sự căng thẳng. Một lượng dopamine được sản sinh, khiến chúng ta hưng phấn và có tác dụng giảm đau Như sản xuất mooc-phin một cách tự nhiên. Tất cả điều này diễn ra nằm ngoài ý thức của chúng ta đó là lý do chúng ta đồng nhất các hoạt động qua mạng với thực tế. Nhưng chúng tôi có dẫn chứng, dẫn chứng mới, cho thấy có sự khác biệt. Chúng ta hãy xem về mặt khoa học thần kinh Elizabeth Redcay, một nhà thần kinh học, của đại học Maryland đã thử vạch ra sự khác nhau diễn ra trong não bộ chúng ta khi chúng ta tương tác trực tiếp với việc chúng ta xem hình ảnh tĩnh Việc cô ấy làm là cô so sánh hoạt động não bộ giữa hai nhóm người một nhóm tương tác trực tiếp với cô hoặc với một trong số cộng sự của cô qua một cuộc nói chuyện trực tiếp và với hoạt động não của những người theo dõi cuộc đối thoại của cô về cùng một chủ đề nhưng qua video được ghi lại, như trên Youtube Nếu bạn muốn biết bằng cách nào cô ấy sắp xếp được hai người trong một máy chụp cắt lớp MRI Hãy gặp tôi sau. Sự khác biệt là gì? Đây là bộ não khi có tương tác xã hội thực. Bạn đang nhìn thấy sự khác biệt trong hoạt động của não bộ giữa tương tác trực tiếp với việc tiếp nhận thông tin tĩnh màu vàng là các vùng não có liên kết với sự tập trung trí thông minh xã hội -- đó là việc dự đoán được người khác đang nghĩ gì cảm thấy gì và định làm gì-- và phần thưởng tinh thần. Những vùng não này trở nên tích cực hơn khi chúng ta tương tác trực tiếp. Những dấu hiệu não tích cực này có thể là lý do tại sao các nhà tuyển dụng từ các công ty Fortune 500 khi đánh giá ứng viên nghĩ rằng các ứng viên thông minh hơn khi họ nghe được giọng ứng viên so với khi họ chỉ đọc các âm trong ví dụ như, một tin nhắn hoặc email, hoặc một lá thư. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thế truyền tín hiệu rất rõ ràng Cho thấy ta có suy nghĩ, có cảm nhận, những con người có tri giác chứ không phải là một thuật toán Nghiên cứu sau đây của Nicholas Epley thuộc trường đại học Kinh doanh Chicago khá tuyệt vời, bởi vì đã chỉ ra một điều hết sức đơn giản. Nếu ai đó nghe giọng nói của bạn, sẽ nghĩ bạn thông minh hơn. Ý tôi là, điều này thật đơn giản. Giờ để quay lại với lúc đầu, tại sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông? Một nguyên nhân chính là phụ nữ có xu hướng ưu tiên và chăm chút cho những mối quan hệ trực tiếp suốt cuộc đời. Dẫn chứng gần đây cho thấy mối quan hệ bạn bè ngoài đời tạo ra sức mạnh sinh học chống lại bệnh tật và chán nản. Điều này không chỉ đúng với con người mà còn với lối sống bầy đàn ở loài linh trưởng khác, và ở cả chúng ta. Một công trình của nhà nhân chủng học, Joan Silk, cho thấy khỉ đầu chó cái nếu sống trong đàn với những con cái khác có mức độ áp lực thấp hơn, thấy được qua nồng độ cortisol của chúng chúng sống lâu hơn và sinh nhiều con có khả năng sống sốt hơn. Cần ít nhất ba mối quan hệ ổn định. Đấy là con số kỳ diệu. Hãy nghĩ về điều đó Hi vọng các bạn đạt số đó Sức mạnh của tiếp xúc trực tiếp thực sự là lý do suy giảm trí nhớ ở mức thấp nhất xảy ra đối với những người tham gia xã hội Là lý do những phụ nữ bị ung thư vú có khả năng khỏi bệnh gấp bốn lần những người cô độc. Là lý do những người bị đột quỵ, nếu thường xuyên gặp bạn bè chơi poker hoặc cùng uống cafe hoặc cùng chơi hockey kiểu cổ-- Tôi là người Canada mà -- (Cười) sẽ được bảo vệ tốt hơn nhờ giao tiếp xã hội hơn nhờ vào thuốc men. Là lý do người từng đột quỵ, nên gặp gỡ thường xuyên-- đây là một việc làm rất có lợi. Giao tiếp trực tiếp mang lại những lợi ích kinh ngạc, nhưng ngày nay gần một phần tư dân số cho rằng họ không có ai để nói chuyện Chúng ta có thể làm gì đó. Giống như người dân trên Sardinia, Con người thuộc về đâu là nhu cầu sinh học và không chỉ với phụ nữ. Xây dựng tương tác trực tiếp trong thành phố, nơi làm việc của chúng ta trong lịch làm việc sẽ thúc đẩy hệ thống miễn dịch, truyền đi những hooc-mon hài lòng tới máu và não như vậy giúp ta sống thọ hơn. Tôi gọi đó là xây ngôi làng của bạn, xây dựng nó và duy trì nó là vấn đề sống còn Cảm ơn. (Vỗ tay) Helen Walters: Susan, khoan đã. Tôi có một câu hỏi. Tôi tự hỏi liệu có mức trung hoà không. Cô có đề cập tới chất dẫn truyền thần kinh trong tiếp xúc trực tiếp nhưng công nghệ số thì sao? Chúng ta chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong công nghệ số, như Facetime Nó có áp dụng được không? Ý tôi là, cháu trai tôi. Nó chơi trò Minecraft và cùng hò hét với đám bạn. Có vẻ nó giao tiếp khá tốt. Việc này có ích không? Susan Pinker: Có một vài dữ liệu vừa mới được đưa ra Các số liệu này là quá mới rằng cách mạng số diễn ra và các sổ liệu về sức khoẻ đang theo sau. Chúng tôi đang tìm hiểu, nhưng tôi có thể nói chúng ta sẽ đạt được một vài tiến bộ trong công nghệ Ví dụ như, camera của laptop được đặt phía trên màn hình và như vậy, khi bạn nhìn vào màn hình bạn thực sự không tiếp xúc bằng mắt. Như vậy một việc đơn giản như nhìn vào camera có thể tăng các chất dẫn truyền thần kinh hoặc có lẽ thay đổi vị trí của camera nó không giống hệt nhau, nhưng tôi nghĩ chúng ta đang làm được với công nghệ HW. Cảm ơn cô rất nhiều. SP: Cảm ơn. (Vỗ tay) Điều gì rồi sẽ đến với mỗi người trong căn phòng này? Già đi. Và hầu như ai cũng lo sốt vó về viễn cảnh đó. Bạn cảm thấy như thế nào về từ đó? Tôi cũng từng có cảm giác như vậy. Tôi từng lo lắng nhất điều gì? Đó là cuối đời ngồi chảy dãi trên lối đi ở một viện dưỡng u buồn nào đó. Và rồi tôi biết chỉ bốn phần trăm người cao tuổi ở Mỹ sống tại các viện dưỡng lão, và tỉ lệ này đang giảm xuống. Tôi còn lo lắng điều gì nữa? Suy giảm trí nhớ. Hóa ra hầu hết chúng ta vẫn có thể suy nghĩ khá tốt tới cuối đời. Tỷ lệ suy giảm trí nhớ cũng đang giảm. Căn bệnh thật sự lại là lo lắng bị mất trí nhớ. (Cười) Tôi cũng nhận thấy người già thường hay buồn phiền vì họ đã già và sẽ sớm ra đi. (Cười) Thật ra thì, càng sống lâu, người ta càng ít sợ chết. và con người hạnh phúc nhất là lúc đầu đời và giai đoạn cuối đời. Đó được gọi là đường cong chữ U hạnh phúc, nó được phát hiện sau hàng loạt nghiên cứu khắp thế giới. Bạn không cần phải là một Phật tử hay là một tỉ phú. Đường cong này cho thấy cách tuổi tác tác động lên não bộ của chúng ta. Vậy là tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn với tuổi già, và tôi bắt đầu thắc mắc sao có quá ít người biết điều này. Lý do là phân biệt tuổi tác: đó là phân biệt đối xử và định kiến dựa vào độ tuổi. Đâu đó ta luôn thấy một người cho rằng ta quá già để làm gì đó, thay vì tìm hiểu xem chúng ta là ai và năng lực của chúng ta thế nào, hoặc cho là quá trẻ. Phân biệt tuổi tác có cả hai chiều. Mọi phân biệt đều là ý niệm xã hội: phân biệt chủng tộc, giới tính, đồng tính; có nghĩa là, chúng ta tạo ra chúng, và chúng sẽ thay đổi theo thời gian. Tất cả những định kiến này khiến chúng ta chống lại nhau mà không thay đổi thực trạng, nó giống như công nhân ngành ô tô Mỹ cạnh tranh với công nhân ngành ô tô Mehicô thay vì thoả thuận mức lương cao hơn. (Vỗ tay) Chúng ta biết rằng phân bổ nguồn lực theo chủng tộc hay giới tính là không đúng. Có lý gì khi đặt nhu cầu của giới trẻ trên người già là đúng? Mọi thành kiến đều dựa trên cái "khác" -- là nhìn một nhóm người thuộc phe khác ngoài ta: chủng tộc khác, tôn giáo khác, quốc tịch khác. Điều kỳ lạ khi phân biệt tuổi tác là: Phe khác lại là chính mình. Nó được nuôi dưỡng bằng tự phủ nhận bản thân -- như ta không chịu thừa nhận sẽ trở thành người già đó. Là sự phủ nhận khi chúng ta cố gắng trông trẻ hơn tuổi, hay chúng ta tin vào những sản phẩm chống lão hóa, hay khi chúng ta tưởng rằng cơ thể đang phản bội lại mình, chỉ với lý do đơn giản là cơ thể đang thay đổi. Sao chúng ta phải thôi vui mừng cho khả năng thích ứng và phát triển khi ta bước đi trên đường đời? Sao về già khoẻ đẹp nghĩa là phải vật lộn có dáng đi và vẻ ngoài như thời ta còn trẻ? Chỉ đáng hổ thẹn khi bị gọi là già khi mà ta còn cảm thấy hổ thẹn về điều đó. Ta chẳng thể khoẻ mạnh khi sống một cuộc đời lo sợ về tương lai. Chúng ta càng sớm bước ra khỏi vòng luẩn quẩn của phủ nhận tuổi tác, thì càng tốt. Định kiến tất nhiên luôn là sai lầm, đặc biệt định kiến về tuổi tác, vì càng sống về sau, chúng ta càng trở nên khác nhau. Đúng không? Hãy nghĩ xem. Nhưng chúng ta hay nghĩ tất cả mọi người ở viện dưỡng lão cùng một tuổi: tuổi già -- (Cười) khi họ cách nhau bốn thập kỷ. Bạn thử tưởng tượng nếu suy nghĩ như vậy về nhóm người độ tuổi từ 20 đến 60? Khi đi dự tiệc, có phải bạn sẽ tìm đến những người trạc tuổi mình? Có bao giờ bạn càu nhàu về thế hệ những năm 2000? Có bao giờ bạn từ chối một kiểu tóc, một mối quan hệ hay đi chơi vì nó không phù hợp lứa tuổi? Với người lớn, không có suy nghĩ đó. Đó là hành vi của người phân biệt tuổi tác. Tất cả chúng ta đều có, và chúng ta không thể bỏ đi thành kiến nếu không nhận ra chúng. Không ai sinh ra thành kiến, mà chúng manh nha từ rất sớm, cùng với giai đoạn bắt đầu hình thành thái độ về chủng tộc và giới, bởi chúng ta được nhồi nhét những thông tin tiêu cực về tuổi già thông qua phương tiện đại chúng và văn hoá quảng bá ở mọi ngóc ngách. Đúng không? Nếp nhăn thật xấu. Người già thật tội nghiệp. Về già thật chán. Hãy xem Hollywood. Một khảo sát về đề cử Phim của năm gần đây cho thấy chỉ 12 phần trăm nhân vật công bố giải và được đề cử ở độ tuổi 60 hoặc hơn, và nhiều người trong số đó được coi là rất già yếu. Người già có khi là người phân biệt tuổi tác nhất do chúng ta cả đời tiếp nhận những thông tin trên và chúng ta không có ý định đối mặt với nó. Tôi phải nhận ra điều đó và thôi đánh đồng. Những kiểu đùa "già đãng trí" như: Tôi đã ngừng đùa như vậy khi chợt nhận ra lúc tôi làm mất chìa khoá xe ở trường, tôi không gọi đó là "trẻ hay quên". (Cười) Tôi không còn đổ lỗi bị đau gối là do đã 64 tuổi. Đầu gối bên kia đâu có đau, chúng cùng tuổi mà. (Cười) (Vỗ tay) Chúng ta đều lo lắng rất nhiều thứ khi về già, liệu ta có còn tiền, ốm yếu, cuối đời cô độc, và những nỗi sợ này là đúng và có thật. Có điều hầu hết chúng ta không nhận ra là những trải nghiệm khi ta về già có thể tốt hơn hay tệ đi tuỳ thuộc vào nền văn hoá của nơi đó. Không phải âm đạo làm cuộc sống phụ nữ khó khăn hơn. Là phân biệt giới tính. (Vỗ tay) Yêu đàn ông không làm cuộc sống người đồng tính khổ sở. Là thù hận người đồng tính. Và không phải quãng thời gian về già trở nên đau khổ hơn nó vốn thế. Là phân biệt tuổi tác. Khi khó đọc các nhãn hàng, hay không có chỗ vịn tay, hay khi không mở nổi nắp cái lọ, ta tự trách bản thân, trách mình về già vô dụng, thực ra phân biệt tuổi tác làm những thay đổi tự nhiên này trở nên đáng hổ thẹn và định kiến khiến những trở ngại trở nên được chấp nhận. Bạn không thể kiếm tiền từ hài lòng, mà hổ thẹn và sợ hãi mới tạo ra thị trường, và chủ nghĩa tư bản luôn cần nhiều thị trường hơn. Ai nói nếp nhăn là xấu? Ngành công nghiệp chăm sóc da bạc tỷ. Ai nói tiền mãn kinh, thấp testosterone, và suy giảm nhận thức là các căn bệnh? Ngành công nghiệp dược phẩm hàng chục tỷ. (Cổ vũ) Ta càng nhìn kỹ các ảnh hưởng này, ta càng dễ tìm thấy những giả thuyết khác tích cực hơn và chính xác hơn. Già không phải là một vấn đề cần giải quyết, hay một bệnh phải chữa. Đó là sự phát triển tự nhiên, mạnh mẽ của đời người, đến với tất cả chúng ta. Tôi biết, thay đổi văn hoá là một thách thức, nhưng văn hoá thay đổi. Hãy xem địa vị người phụ nữ thay đổi thế nào trong đời tôi, rồi những bước đi dài ngoạn mục của các phong trào về quyền người đồng tính trong vài thập kỷ. (Vỗ tay) Hãy nhìn vào giới tính. Ta từng nghĩ chỉ có hai giới, nam và nữ, và giờ ta biết đó là một dải đủ màu sắc. Đã đến lúc ta cũng phải bỏ đi suy nghĩ hai phe đối lập già trẻ. Chẳng có ranh giới rõ ràng nào giữa già và trẻ, khi mà tất cả rồi sẽ xế chiều. Chúng ta càng trì hoãn đối mặt với ý niệm này, ta càng gây thiệt hai cho bản thân và vị trí của chúng ta trên thế giới, như tại nơi làm việc, là nơi phân biệt tuổi tác rất rõ ràng. Ở thung lũng Silicon, các kỹ sư bơm botox, nối tóc khi có phỏng vấn quan trọng, và đó là đàn ông da trắng ở tuổi 30 có tay nghề, thử tưởng tượng nếu nó lan đến cấp dưới của họ. (Cười) Hậu quả về con người và kinh tế là rất lớn. Nếu được xem xét chặt chẽ, sẽ không có định kiến về người lao động có tuổi. Các công ty không năng động và sáng tạo nhờ họ có đội ngũ nhân viên trẻ; họ năng động và sáng tạo bất chấp điều đó. Các công ty -- (Cười) (Vỗ tay) Công ty có sự đa dạng không chỉ là một chỗ làm tốt, công ty đó thực sự làm việc tốt. Cũng như chủng tộc và giới tính, tuổi tác cũng là tiêu chí của đa dạng. Một phần trong một nghiên cứu lý thú cho thấy thái độ đối với tuổi có ảnh hưởng hoạt động của tâm trí và cơ thể tới từng tế bào. Khi chúng ta nói chuyện với người già thế này (Nói lớn hơn) hoặc gọi họ là "cưng" hay "cô gái" -- đó là kiểu nói với người già -- họ lập tức trông già đi, đi lại và nói chuyện khó khăn hơn. Những người có thái độ tích cực hơn với tuổi tác đi lại nhanh hơn, làm bài kiểm tra trí nhớ tốt hơn, họ bình phục tốt hơn và sống lâu hơn. thậm chí với bộ não gặp vài trục trặc, vài người vẫn sống tốt đến cuối đời. Họ có điểm gì chung vậy? Mục đích sống. Điều gì là cản trở lớn nhất để có mục đích sống lúc cuối đời? Văn hoá nói với ta rằng về già nghĩa là lê bước khỏi sân khấu. Đấy là lí do Tổ chức sức khoẻ thế giới đang phát triển sáng kiến không phân biệt tuổi không dừng ở tuổi thọ mà còn ở "tuổi sức khoẻ". Phụ nữ chịu thiệt thòi gấp đôi từ cả phân biệt tuổi tác và giới tính, vì vậy họ trải qua tuổi già khác nhau. Một tiêu chuẩn kép ở nơi làm việc, (Cười) là quan điểm đàn ông sung sức về già và phụ nữ yếu đi. Phụ nữ còn nhân thêm tiêu chuẩn kép đó khi thi đua nhau trẻ hơn, một vị thế nhọc nhằn và thua thiệt. Có phụ nữ nào trong căn phòng này thực sự tin rằng cô ấy là phiên bản kém hơn -- kém thú vị hơn, kém hứng thú tình dục, kém giá trị hơn -- của cô ấy trước kia? Định kiến này ảnh hưởng sức khoẻ, hạnh phúc và thu nhập của chúng ta, và nó càng tăng lên cùng với thời gian. Chúng còn được bồi đắp thêm với chủng tộc và tầng lớp, đó là lý do ở mọi nơi trên thế giới nghèo nhất trong người nghèo là phụ nữ già, da màu. Điều gì rút ra từ bản đồ này? Tới năm 2050, một trong năm người chúng ta, trong gần hai tỷ dân, sẽ đến tuổi 60 hoặc già hơn. Tuổi già là một cột mốc cơ bản trong quá trình sống của mỗi người. Những người già đại diện cho thị trường lớn chưa từng có và chưa khai thác hết. Nhưng, tư bản và đô thị hoá đang đẩy định kiến tuổi tác tới từng ngóc ngách của địa cầu, từ Thuỵ Sỹ, nơi người già có phúc lợi tốt nhất, tới Afghanistan, nằm cuối trong danh sách chỉ số Agewatch toàn cầu. Một nửa số nước không có tên trong danh sách này do chúng ta không bận tâm thu thập số liệu về hàng triệu người vì họ không còn trẻ nữa. Gần hai phần ba dân số trên 60 tuổi trên thế giới nói rằng họ gặp khó khăn trong tiếp cận y tế. Gần 3/4 nói rằng thu nhập của họ không đủ trang trải cho các dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sạch, điện và nơi ở tử tế. Có phải đây là thế giới ta muốn để lại cho con cháu, những người có thể sẽ sống tới trăm tuổi? Mọi người - ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi quốc tịch -- đang già và sẽ già, nếu không chấm dứt phân biệt tuổi tác, nó sẽ đè bẹp tất cả chúng ta. Chúng ta cần đứng lên vì quyền lợi chung. Sao phải thêm một thành kiến nữa khi đã có quá nhiều, đặc biệt là phân biệt chủng tộc, đang ở ngay trước mắt ta? Điều quan trọng là: Chúng ta cần phải lựa chọn. Khi chúng ta tạo một thế giới thành nơi tốt hơn để sống, nơi tốt hơn là ở đó bạn có thể đến bất kỳ từ đâu, có khuyết điểm, là người đồng tính, người không giàu, không phải da trắng. Và khi ta mọi lứa tuổi đồng lòng đấu tranh có những gì quan trọng nhất- cứu cá voi, xây dựng nền dân chủ-- chúng ta không chỉ khiến nỗ lực đó hiệu quả hơn, ta còn dần chấm dứt phân biệt tuổi tác. Tuổi thọ cao rồi sẽ đến. Vận động chống phân biệt tuổi tác cần tiếp tục. Tôi ủng hộ và hi vọng bạn cùng tham gia. (Vỗ tay và cổ vũ) Cảm ơn. Hãy cùng làm điều đó. (Vỗ tay) Nhà triết học Plato đã từng nói, " Âm nhạc mang đến linh hồn cho vũ trụ, đôi cánh cho tâm hồn, chuyến bay cho trí tưởng tượng và cuộc sống cho vạn vật." Âm nhạc luôn là một phần lớn trong cuộc đời tôi. Tạo ra và trình diễn âm nhạc kết nối bạn với mọi người ở các quốc gia và với cuộc đời. Nó kết nối bạn với những người cùng chơi nhạc với bạn, với khán giả và với chính bạn. Khi tôi vui, buồn, lúc tôi mệt mỏi, hay căng thẳng, tôi nghe và tạo ra âm nhạc. Khi tôi còn trẻ, tôi chơi piano; sau đó, tôi chơi ghi ta. Và khi tôi vào trung học, âm nhạc trở thành một phần cá tính của tôi. Tôi tham gia mọi ban nhạc, tôi tham gia mọi sự kiện âm nhạc nghệ thuật. Âm nhạc ở quanh tôi. Nó khiến tôi nhận ra tôi là ai, và đem lại nơi tôi thuộc về. Bây giờ tôi có điều này cùng với nhịp điệu. Tôi nhớ khi còn nhỏ, Khi tôi đi trên hành lang trường tôi và tôi tự tạo nhịp điệu bằng cách vỗ lên chân mình, hoặc là gõ nhẹ vào răng. Đó là một thói quen nhút nhát, và tôi thì luôn nhát gan. Tôi nghĩ tôi thích sự lặp lại của nhịp điệu Nó thật êm đềm. Và khi học trung học, tôi bắt đầu lớp lý thuyết âm nhạc, đó là lớp học tốt nhất mà tôi đã tham gia. Chúng tôi được học về âm nhạc những điều mà tôi không biết, như lý thuyết và lịch sử. Đó là lớp học mà chúng tôi chỉ nghe đúng một ca khúc nói về việc nó có ý nghĩa như thế nào với chúng tôi phân tích bài hát đó, và tìm ra cái làm cho nó kêu. Mỗi buổi thứ Tư, chúng tôi làm một điều gọi là " chính tả nhịp điệu," và tôi khá giỏi ở phần đó. Giáo viên của chúng tôi cho chúng tôi vài nhịp điệu và dấu hiệu về thời gian, sau đó thầy sẽ phát ra một giai điệu và chúng tôi phải viết nó ra cùng với phần còn lại và chú ý. Như vậy: ta ta tuck-a tuck-a ta, ta tuck-a-tuck-a-tuck-a, tuck-a. Và tôi yêu việc đó. Sự đơn giản của giai điệu hai đến bốn dòng nhịp nhưng mỗi dòng lại đang kể một câu chuyện, chúng có rất nhiều tiềm năng, và tất cả những gì bạn cần làm là thêm vào giai điệu. (Tiếng ghi ta) Nhịp điệu tạo ra một nền tảng cho giai điệu và hoà âm để trình diễn. Nó đem lại kết cấu và sự ổn định. Giờ đây, âm nhạc gồm nhịp điệu, giai điệu và hoà âm như cuộc sống của chúng ta. Âm nhạc có nhịp điệu, chúng ta có thói quen những điều giúp chúng ta nhớ phải làm gì, và đơn giản là tiếp tục làm. Có thể bạn không chú ý đến điều đó, nhưng nó luôn ở đây. ( Tiếng ghi ta) Nó dường như rất đơn giản, dường như vô tri như bản thân nó vậy, nhưng nó đem đến nhịp độ và nhịp đập trái tim. Sau đó những điều trong cuộc sống của bạn được thêm trên nền nhịp điệu, đưa ra chất liệu những thứ mà bạn và gia đình bạn, và bất cứ thứ gì điều mà tạo ra một cấu trúc hoà âm trong cuộc sống của bạn và trong bài hát của bạn, như sự hoà âm, nhịp phách và bất cứ điều gì tạo ra phức điệu. Chúng tạo ra vẻ đẹp của hợp âm. ( Tiếng ghi ta) Và sau đó là bạn. Bạn trình diễn tất cả những điều còn lại, trên nền nhịp điệu và tiết tấu vì bạn chính là giai điệu. Mọi thứ có thể thay đổi và phát triển, nhưng bất kể chúng ta làm điều gì, chúng ta vẫn không thay đổi. Thông qua một bài hát có giai điệu được phát triển, nhưng vẫn là bài hát đó. Bẩt kể bạn làm gì, nhịp điệu vẫn ở đó: nhịp độ và nhịp đập trái tim... cho đến khi tôi rời đi, và tôi và đại học mọi thứ biến mất. Khi lần đầu tiên tôi đến trường đại học, tôi cảm thấy lạc lõng. Đừng nghĩ rằng tôi sai-- đôi khi tôi thích điều đó và nó khá là tốt, nhưng đôi lúc, tôi thấy như bị bỏ lại một mình để tự bảo vệ bản thân mình. Như thể là tôi bị đẩy ra khỏi môi trường tự nhiên của mình và đặt và một nơi mới mẻ, nơi mà những nhịp điệu và sự hoà âm đã biến mất và chỉ còn một mình tôi ( Tiếng ghi ta) sự im lặng và giai điệu của tôi. Thậm chí tôi đã bắt đầu do dự, vì tôi không biết mình đang làm gì. Tôi không có bất kỳ hợp âm nào để kết cấu lại bản thân mình hay một nhịp điệu hay là một tiết tấu để biết nhịp phách. ( Tiếng ghi ta) Sau đó tôi bắt đầu nghe tất cả những âm thanh khác. ( Tiếng ghi ta) Chúng bị sai thời gian và lệch tông. Tôi càng ở gần chúng, càng nhiều giai điệu như vậy vang lên. Dần dần tôi bắt đầu đánh mất bản thân mình, như thể tôi bị cuốn trôi đi. Nhưng sau đó ( Tiếng ghi ta) Tôi có thể nghe. Và cảm nhận chúng, Chúng là tôi. Và tôi đang ở đây. Chúng đã khác đi, nhưng không sai. Chỉ là thay đổi một chút. Âm nhạc là con đường để tôi đương đầu với sự thay đổi trong cuộc đời. Có một sự kết nối đẹp giữa âm nhạc và cuộc sống. Nó có thể liên kết chúng ta với thực tại cùng thời điểm âm nhạc cho phép ta thoát khỏi nó. Âm nhạc là điều gì đó sống bên trong con người bạn Bạn sáng tạo ra nó và nó tạo ra bạn. Cuộc đời chúng ta không chỉ điều khiển âm nhạc chúng còn được tạo bởi âm nhạc Điều này dường như có một chút khó hiểu, nhưng hãy nghe tôi: âm nhạc là nguồn gốc của chúng ta và tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. Giờ đây, âm nhạc là niềm đam mê của tôi, nhưng vật lý cũng từng là sở thích của tôi. Tôi càng học nhiều, tôi càng muốn thấy sự liên kết giữa cả hai đặc biệt là lý thuyết chuỗi. Tôi biết đó chỉ là một trong hàng ngàn học thuyết nhưng nó liên hệ tới tôi. Một khía cạnh đơn giản nhất của học thuyết chuỗi là: vật chất tạo nên các nguyên tử, thứ mà tạo thành proton, neutron và electron, những thứ tạo ra vi lượng và từ đây những chuỗi nguyên tử được tạo ra. Vi lượng được tạo thành từ những chuỗi nhỏ, và sự dao động của những chuỗi này tạo ra mọi thứ. Michio Kaku đã giải thích điều này trong một bài giảng có tên, "The Universe in a Nutshell," ông nói rằng, "Lý thuyết chuỗi là ý tưởng đơn giản mà bốn lực của vũ trụ lực hấp dẫn, lực điện từ và hai lực mạnh có thể được coi là âm nhạc. Âm thanh của chiếc dây thun." Trong bài giảng này, ông tiếp tục giải thích vật lý như là một luật của sự hoà âm giữa những chuỗi: hoá học, như là giai điệu bạn có thể chơi nhạc trên những chuỗi đó ông tuyên bố rằng vũ trụ là một " bản giao hưởng của dây." Những chuỗi này điều khiển vũ trụ; chúng tạo ra mọi thứ chúng ta thấy và mọi thứ chúng ta biết. Chúng là những nốt nhạc, nhưng chúng khiến ta biết ta là ai và chúng liên kết chúng ta. Bạn có thể thấy, mọi thứ là âm nhạc. (Tiếng ghi ta) Khi tôi quan sát thế giới, tôi thấy âm nhạc xung quanh chúng ta. Khi tôi nhìn vào bản thân tôi, tôi thấy âm nhạc. Và cuộc sống của tôi được định rõ bởi âm nhạc. Tôi đã tìm thấy chính mình qua âm nhạc. Âm nhạc ở mọi nơi, nó ở bên trong mọi thứ. Nó thay đổi và phát triển nó giảm đi. Nhưng nó vẫn luôn ở đó, ủng hộ chúng ta, kết nối chúng ta với nhau và cho chúng ta thấy sự tươi đẹp của vũ trụ. Nếu bạn cảm thấy lạc lõng, hãy dừng lại và nghe bản nhạc của bạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cái nhìn tươi đẹp về tương lai, cái nhìn hiện thực về tương lai, và chính tương lai, một cái nhìn trưởng thành về nó -- Tôi muốn thử hòa quyện cả ba cái nhìn này thành một bản sắc trong đêm nay. Các bạn có thể thấy rằng các nhà thơ, bằng nhiều cách khác nhau, đều đã từng quan sát thứ "bản chất đàm thoại" ấy. Hẳn bạn đang tự hỏi: "Bản chất đàm thoại của hiện thực" là gì? Cụm từ ấy chỉ ra rằng bất kỳ điều gì bạn khao khát về thế giới -- về đối tượng trong tình yêu hay hôn nhân, về con cái của bạn, về bạn bè, đồng nghiệp, và bản thân bạn, về cả thế giới của bạn -- đều sẽ không xảy ra như ý muốn. Nhưng công bằng thay những điều thế giới mong muốn -- những điều người yêu, con cái, đồng nghiệp, công việc, hay tương lai đòi hỏi ở chúng ta, cũng sẽ không thành hiện thực. Điều thực sự đang diễn ra là ranh giới giữa những gì bạn nghĩ là "tôi" và không phải cá nhân "tôi". Tại ranh giới nơi mà thứ ta gọi là "bản ngã" và "thế giới" gặp nhau, là nơi duy nhất mọi thứ đều thực. Một điều khá lạ đời là chúng ta dành quá ít thời gian cho ranh giới đàm thoại ấy, đến nỗi quên đi nó theo cách này hay cách kia. Tôi đã từng phải tới trạm kiểm soát nhập cảnh, một loại ranh giới khá là đáng sợ lúc bấy giờ, để đến Mỹ vào năm ngoái, mà bạn biết đấy, đáp xuống sân bay quốc tế từ bên kia Đại Tây Dương, thì bạn không ở nơi tuyệt nhất hay trong tâm thế tốt nhất. Thực tế là bạn sẽ khá mất kiên nhẫn với loài người. Nên khi tới trạm kiểm soát với cổ áo xộc xệch, râu một ngày chưa cạo với một nhúm kiên nhẫn, người nhân viên nhìn hộ chiếu của tôi và hỏi: " Ngài Whyte, ngài làm nghề gì?" Tôi đáp, "Tôi làm việc với bản chất đàm thoại của hiện thực." (Tiếng cười) Thế mà anh ta nhướn người ra nói "Tối qua tôi thực sự cần ngài đấy.' (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi nói, "Thực xin lỗi, khả năng của một nhà thơ, nhà triết học như tôi có hạn. Tôi không chắc tôi giúp được-- " Trước khi kịp định hình, chúng tôi đã bắt đầu nói về hôn nhân của anh ấy. Người đó trong bộ đồng phục, thú vị thay, nhấp nhổm trên hàng ghế nhân viên để đảm bảo sếp anh ta không thấy cuộc nói chuyện của chúng tôi. Nhưng tất cả chúng ta đều sống trong ranh giới đàm thoại ấy cùng với tương lai. Tôi muốn các bạn tưởng tượng về tình huống của cô cháu gái Ailen của tôi, Marlene McCormack, đứng trên mỏm đá vùng vịnh phía tây ở Tây Ban Nha, nhìn về Đại Tây Dương rộng lớn. 23 tuổi, cô bé đã đi bộ 500 dặm từ Cảng Thánh Jean Pied của Pyrenees bên Pháp, xuyên qua vùng bắc Tây Ban Nha, trên chuyến hành hương nổi tiếng, vừa cổ vừa hiện đại mang tên "Camino de Santiago de Compostela" -- Đường tới Santiago de Compostela. Tới khi đến được Santiago rồi, sẽ hơi mất hứng một chút vì có khoảng một trăm nghìn người sống ở đó không thực sự chào đón người mới vào thành phố. (Tiếng cười) Khoảng mười nghìn người khác cố bán đồ lưu niệm gì đó cho bạn. Nhưng bạn có khả năng để đi thêm 3 ngày nữa tới nơi mà Marlene đã đứng, tên tiếng Tây Ban Nha là "Finisterre", "Finisterre" trong tiếng Anh, và "Nơi tận cùng thế giới" trong tiếng La-tinh, nơi đất liền hòa vào đại dương; nơi hiện tại hòa với tương lai. Marlene đã đi quãng đường ấy -- cô bé vừa tốt nghiệp ở tuổi 23 từ Đại học Sligo với bằng kịch Ai-len. Cô bé nói "Cháu không nghĩ các công ty lớn trên thế giới sẽ thu nhận cháu." Tôi bảo "Cháu này, bác đã làm với nhiều công ty trên thế giới hàng thập kỷ, một tấm bằng về diễn kịch là thứ cháu cần nhất -- (Tiếng cười) trong thế giới doanh nghiệp." (Tiếng vỗ tay) Con bé lại nói: "Cháu cũng không hứng thú lắm. Cháu không muốn đi dạy, cháu muốn làm một nhà soạn kịch. Cháu muốn viết kịch bản. Nên cháu đã tới Camino để có chút can đảm bước tới tương lai." "Ở Camino, khoảnh khắc nào là đáng nhớ nhất với cháu, khoảnh khắc đỉnh cao ấy?" "Có nhiều khoảnh khắc đáng nhớ nhưng cháu trân trọng nhất là lúc sau khi tới Camino, 3 ngày cuốc bộ từ Santiago tới mỏm đá. Cháu đã thực hiện 3 nghi lễ. Thứ nhất, ăn hết một đĩa Tapas Sò điệp" -- nếu bạn là người ăn chay, thì thay bằng vỏ sò điệp vậy. (Tiếng cười) Vì vỏ sò là minh chứng và huy hiệu cho quãng đường bạn đã đi, mỗi mũi tên chỉ lối bạn thấy dọc đường đều hướng về một vỏ sò dưới đất. Nghi lễ đầu tiên đang nói: Bạn đến đây bằng cách nào? Quãng đường bạn đi ra sao? Làm sao để hiểu được điều cuộc sống đang nói khi bạn không thấy bị vây hãm, không bị đè nén, không bị bỏ lại một mình? Bạn nghĩ sự sống đang cố nói với bạn điều gì khi đưa bạn tới đây? Nghi lễ thứ hai, bạn phải tự đốt một thứ gì đó bạn mang theo bên mình. Tôi hỏi "Cháu đã đốt cái gì thế Marlene?" "Cháu đã đốt một lá thư và hai tấm thiệp." "Thú vị thật, mới 23 tuổi mà cháu mang theo giấy. Khó tin quá mức." (Tiếng cười) Bác tin rằng có sẵn một cái app Camino có thể giúp cháu xóa hết đống tin nhắn đáng sợ ấy đấy? (Tiếng cười) Nó sẽ gắn thêm đèn pin, thêm chút màu mè và tan biến vào tàn lửa. Bạn sẽ mang theo một lá thư hoặc viết ngay tại đó, rồi đốt. Tất nhiên ta đều biết có gì trong những lá thư hay tấm thiệp ấy. Một dạng yêu thương chẳng còn tiếp tục nữa, đúng không? Cuối cùng, nghi lễ thứ ba: giữa những đám lửa ấy là một chồng quần áo. Bạn để lại một thứ quần áo đã giúp bạn tới được nơi này. Tôi lại hỏi Marlene, "Cháu bỏ cái gì tại mỏm đá thế?" Nó trả lời: "Cháu để lại ủng- đôi mà cháu đang đi luôn. Chúng rất đẹp, đôi yêu thích của cháu, nhưng chúng đã bợt đi sau 7 tuần ròng rã. Nên cháu để lại đôi ủng đó và rời đi với giày thể thao." "Tuyệt vời lắm. Khoảnh khắc đó, khi mặt trời lặn còn mặt trăng tròn hiện lên sau lưng cháu. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng của ánh nắng dần tắt đẹp đến nỗi kể cả khi mặt trời đã biến mất dưới đường chân trời, mặt trăng vẫn có thể nhìn thấy mặt trời. Mặt trăng phủ lên cháu, cháu nhìn bóng mình vượt qua Đại Tây Dương, vượt qua biển lớn. Thế là cháu nghĩ 'Con người mới của mình đang tiến về tương lai kìa!' Nhưng đột nhiên cháu nhận ra mặt trời đang lặn sâu hơn nữa. Mặt trăng mất đi ánh phản chiếu còn cái bóng của cháu cũng tan đi. Chính vào lúc ấy, trong toàn chuyến hành trình Camino cháu nhận ra cháu đang tiến về vùng biển vô định của tương lai mình." Câu chuyện ấn tượng tới mức tôi viết ra đoạn thơ này. Lúc đó chúng tôi đang lái xe. Chúng tôi về nhà, tôi ngồi trên ghế và viết tới tận 2 giờ sáng-- mọi người đều đã ngủ-- và tôi đưa nó cho Marlene vào bữa sáng. Tên đoạn thơ là "Finisterre", dành tặng Marlene Mc Cormack. "Đường ở điểm cuối đường ở điểm cuối theo lối mặt trời đường ở điểm cuối theo lối cuộc đua tới đại dương phía tây đường ở điểm cuối theo lối mặt trời tới đại dương phía tây còn mặt trăng mặt trăng sau lưng cô nơi cô đứng đất trời hòa làm một: không có đường tới tương lai không có đường tới tương lai trừ con đường bóng cô dẫn lối đi qua đại dương, đi theo những chiếc bóng, không hiểu được thế giới đang ngăn cấm cô đi chẳng còn cách nào đành kết thúc con đường, lấy từng lá thư mang đến và thắp sáng một góc rạng rỡ; đọc to lên khi chúng tan vào đêm chốn phương Tây chiều muộn, thanh lọc đồ đạc thanh lọc đồ đạc sắp cái này bỏ cái kia sắp cái này bỏ cái kia; hứa điều vốn cần phải hứa hứa điều vốn cần phải hứa, và bỏ lại đôi giày mang cô tới đây ngay tại mép nước, chẳng phải vì bỏ cuộc chẳng phải vì bỏ cuộc, mà vì giờ đây, cô có cách khác để đi, bởi vì, sau tất cả, một phần của cô sẽ đi tiếp, bằng cách nào đó, qua những cơn sóng." "Finisterre." Tặng Marlene McCormack. (Vỗ tay) Người đã có buổi diễn thứ ba ở nơi xa-xa-xa-xa Broadway-- Dublin. (Tiếng cười) Nhưng con bé vẫn đang đi. Bài thơ tiếp sẽ là bài thơ cuối. Dành cho tất cả sự nỗ lực của những ai sắp đến. Cho chính Satiago, có thể là Santiago, có thể là Mecaa, cũng có thể là Varanasi hay Kyoto, đó có thể là ngưỡng cửa bạn tự đặt cho chính mình, một cách tiếp cận khó ưa tới điểm giao của tất cả các mục tiêu bạn đặt ra. Và một trong những khó khăn của việc sống trên đời, trong thân xác này, hoàn toàn trải nghiệm thế giới, đấy là bạn dần nhận ra bạn đã tự xây nên ba thứ ảo tưởng lớn nhất mà loài người chia sẻ với bạn ngay từ khi bắt đầu. Ảo tưởng đầu tiên là bạn có thể xây nên một cuộc đời mà trong đó bạn không bị tổn thương. Bằng cách nào đó mọi khó khăn, bệnh tật và mất mát, những thứ loài người gánh chịu sẽ vô hiệu với bạn. Khi ta nhìn ra thế giới tự nhiên, không có phần nào của thế giới mà không phải đi qua vòng xoáy từ phôi thai, ẩn mình, rồi đến phát triển, hoàn thiện, rồi đến một thứ vốn dĩ rất đẹp - sự tan biến, và một thứ vô cùng khắc khổ, sự tan biến hoàn toàn. Ta nhìn vào đó, bật thốt lên: "Thật đẹp quá, nhưng tôi chỉ lấy vế đầu của phương trình nhé? Rồi khi nào tới lúc tan biến, tôi sẽ nhắm mắt lại và đợi một chu kỳ mới bắt đầu." Có thể nói hầu hết loài người đều đang chiến đấu với thực tại 50% thời gian. Bản ngã trưởng thành giúp ta sống hết chu kỳ ấy. Ảo tưởng thứ hai là ta có thể xây nên cuộc sống ta không bao giờ đau khổ. Sự lãng mạn là thứ khiến ta bắt đầu sự đau khổ ấy. Khi bạn bắt đầu một cuộc tình hay một cuộc hôn nhân mới, bạn nghĩ "Tôi đã tìm được người sẽ không khiến tôi đau khổ." Xin lỗi nhé, các bạn đã lựa chọn người mang khả năng ấy trong vô thức rồi đó. (Tiếng cười) Họ sẽ khiến bạn đau khổ. Tại sao? Vì bạn quan tâm tới họ. Bạn nghĩ đến việc nuôi dạy con cái chăng? Phụ huynh: "Tôi sẽ là người cha người mẹ hoàn hảo." Con cái bạn sẽ khiến bạn đau khổ. Mà chúng chẳng cần làm chuyện gì to tát hay kịch tính lắm đâu. Cơ mà thường thì chúng sẽ làm gì đó to tát và kịch tính -- (Tiếng cười) khiến bạn đau khổ. Chúng sẽ sống với bạn như đám bại hoại hay điệp viên trong nhiều năm, quan sát mọi đòn tâm lý của bạn, tìm lấy mọi điểm yếu. Cho đến một ngày, chúng 14 tuổi, quay lưng lại với bạn, trong nhà bếp, khi bạn nấu ăn cho chúng -- (Tiếng cười) con dao tâm thức đâm nhói một cái. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bạn thốt lên "Sao con biết chính xác đâm vào đâu hay vậy?" (Tiếng cười) Chúng nói, "Con đã quan sát được -- (Tiếng cười) vài năm rồi." Rồi ta hy vọng giáp trụ của ta, những đức tính nghề nghiệp sẽ cứu ta khỏi những sự thống khổ nơi công việc. Nhưng nếu bạn tận tâm với nghề của mình, nó nên khiến bạn đau khổ. Bạn sẽ tới được ngưỡng khi bạn không biết tiếp tục ra sao. Bạn không biết đi từ đây tới đó như thế nào. Điều đó có nghĩa lý gì? Nó giúp bạn có mối liên kết tốt hơn với thực tại. Tại sao? Vì bạn sẽ phải nhờ giúp đỡ. Đau khổ. Chúng ta không được chọn những cơn đau, ta chỉ có thể chọn ngồi đau khổ về con người, đồ vật hay dự án mà ta quan tâm sâu sắc đến. Và ảo tưởng cuối cùng, bạn có thể hoạch định và sắp xếp những thứ giúp bạn tạo ra con đường sẽ đi tới cuối cùng ngay tại điểm đang đứng, cạnh chân trời. Nhưng bạn thử nghĩ mà xem, không gian duy nhất hữu hiệu cho việc đó sẽ là một hoang mạc phẳng, không có bất kỳ sự sống nào. Kể cả trong hoang mạc, độ cong của trái đất cũng sẽ đem con đường đó rời khỏi bạn. Vậy nên, không thể, bạn thấy con đường, rồi lại không thấy và sẽ lại thấy nó lần nữa. Đây là "Santiago", một điểm đến, cũng là một lối rẽ quay ngược lại điểm bắt đầu. Ta được trải nghiệm chuyến hành trình ấy, một chuyến đi tâm linh của những nghi thức cổ truyền, cuộc hành hương. Chỉ đơn giản là đứng trên mặt đất nơi bạn đang sống, không cố đặt mình vào những dự định tương lai đó lại là lối thoát cho những đau khổ hiện tại, khả năng đứng trên mặt đất cuộc sống và nhìn vào chân trời đang mời gọi bạn -- Thời điểm đó, bạn chính là cả cuộc hành trình. Bạn chính là cuộc đàm thoại vẹn nguyên. "Santiago." "Con đường bị nhìn thấy, rồi lại không thấy con đường bị nhìn thấy, rồi lại không thấy con đường đồi giấu mình, rồi lại chỉ cho bạn con đường nên đi, con đường bị nhìn thấy, rồi lại không thấy, con đường đồi giấu mình, rồi lại chỉ cho bạn con đường nên đi, con đường dần rời xa bạn như thể để bạn đi trên không khí, lại bắt lấy bạn, bắt lấy bạn, đưa bạn lên cao, khi bạn nghĩ mình sẽ ngã, bắt lấy bạn, đưa bạn lên cao, khi bạn nghĩ mình sẽ ngã, và con đường phía trước con đường phía trước luôn ở cuối đường con đường bạn đến, con đường phía trước luôn ở cuối đường con đường bạn đến, con đường bạn theo đuổi, con đường mang bạn tới tương lai, đưa bạn tới nơi này, đưa bạn tới nơi này, chẳng hề chi đôi khi nó mang đi lời hứa của bạn, chẳng hề chi khi nó làm bạn đau khổ dọc đường: cảm giác cảm giác đi từ lòng mình ngược ra ngoài, chấp nhận rủi ro cho những điều ngay bên trong mà cũng thật xa, con đường kêu bạn trở lại con đường duy nhất bạn có thể theo đuổi, đi như bạn đã từng, trong những mảnh yêu thương đi như bạn đã từng, trong những mảnh yêu thương và cất lên giọng nói khi đêm tới thành lời cầu nguyện cho một chuyến an toàn, để một ngày một ngày bạn nhận ra thứ bạn muốn đã xảy ra rồi một ngày bạn nhận ra thứ bạn muốn đã xảy ra rồi từ cách đây rất lâu tại nơi sâu thẳm bạn đã sống trước cả khi bắt đầu, và rằng mọi bước trên chuyến đi, mọi bước trên chuyến đi, bạn mang theo trái tim, trí óc và lời hứa khiến bạn cất bước ra đi và khiến bạn bước tiếp, và rằng bạn sẽ tuyệt diệu chỉ bằng lời ước giản đơn tìm ra con đường bạn sẽ tuyệt diệu chỉ bằng lời ước giản đơn tìm ra con đường hơn cả những mái mạ vàng ở bất kỳ nơi nào bạn có thể tới bạn tuyệt diệu chỉ bằng lời ước giản đơn tìm ra con đường hơn cả những mái nhà mạ vàng ở bất kỳ nơi nào bạn tới như thể, từ lâu rồi bạn coi điểm kết là một thành phố với những mái vòm vàng, với tiếng hò reo, và rẽ ở ngã rẽ mà bạn tưởng là cuối con đường, bạn tìm thấy tấm ảnh phản chiếu, ảnh phản chiếu rõ ràng của một gương mặt đang nhìn lại, đằng sau nó là một lời mời gọi khác, chỉ trong một cái liếc mắt chỉ trong một cái liếc mắt như một con người như một con người, nơi chốn bạn đã mãi tìm, như một con người, nơi chốn bạn đã mãi tìm, một vùng đất của tự do ngoài tầm hiểu biết, như một cuộc đời mới như một cuộc đời mới, và con đường con đường cứ mãi kéo dài." (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Các bạn thật nhiệt tình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn có mệt mỏi với sếp không? (Cười) Bạn có mệt mỏi khi phải đi làm và làm giàu cho người khác? Vậy những người này là ai? Những người kiếm lợi từ việc bạn làm. Họ chính là những nhà tư bản. Họ có tiền, họ sử dụng sức lao động của bạn để kiếm nhiều tiền hơn. Nếu bạn có mệt vì phải đi làm và làm giàu cho người khác, thì bạn có thể cũng giống tôi - mệt mỏi với chủ nghĩa tư bản. Thật buồn cười, bởi tôi là một nhà tư bản. (Cười) Tôi có công việc kinh doanh nhỏ - Rco Tires ở Compton. Vài năm trước, tôi có đọc Van Jones, ông viết: "Hãy đưa công việc xanh về các vùng lân cận," Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc về điều đó. Và tôi đã cùng sáng lập, sở hữu và điều hành một công ty tái chế lốp xe, tôi tự hào với những gì chúng tôi đã làm. Đến nay, chúng tôi đã tái chế được gần năm mươi nghìn tấn cao su. Tương đương với chín triệu lít dầu thẩm thấu vào đất thành những sản phẩm mới. (Wooh!) Chúng tôi có mười lăm nhân viên - hầu hết là người da màu, hầu hết đã từng phạm tội, chúng tôi trả cao hơn lương tối thiểu, và chúng tôi nay tự hào là thành viên của Hiệp hội Thép Hoa Kỳ (Vỗ tay) Rco hiện chưa phải là công ty hợp tác. Rco là công ty tư nhân với quyền sở hữu cộng đồng, nhưng tương lai Rco sẽ làm được. Tôi mong nhân viên sẽ sa thải sếp của họ - đó là tôi. (Cười) Tôi sẽ nói với bạn vì sao, nhưng đầu tiên, để tôi kể cách chúng tôi bắt đầu. Rất nhiều người hỏi, "Rco ra đời như thế nào?" Và tôi đã chia sẽ thực lòng. Tôi ưu tiên những người da trắng như tôi. Đây là lý do tại sao tôi và Rco lại ưu tiên người da trắng như thế. Bà nội tôi là người da trắng sinh ra trong một gia đình sở hữu đồn điền ở Arkansas năm 1918. Bà theo cha người da trắng về phía Tây, theo chân các mỏ khai thác dầu. Ông giữ nhiều chức vụ trong hiệp hội dầu, những công việc chưa bao giờ đến tay ông cố người da đen của tôi, vào thời ông còn sống ở đây. Bà trở thành thợ cắt tóc sau đó cùng chồng vay một khoản tiền ông là người đã xây nhà ở Tây Los Angeles - khoảng vay này không bao giờ đến tay một gia đình da đen vào thời ấy. Sau khi ông qua đời, bà giữ được căn nhà đó nhờ vào số tiền trợ cấp và chăm sóc sức khỏe của ông từ những công việc ổn định ông có, và những lợi ích này chưa bao giờ đến tay người da đen trước khi có đạo luật chống phân biệt chủng tộc năm 1960. Ba mươi năm sau đó, tôi tốt nghiệp, muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ một đống nợ, một thẻ tín dụng, và không biết gì về công nghiệp chế tạo lốp xe. Nhưng tôi có thứ mà nhiều người không có. Tôi có một nơi sạch sẽ, an toàn, và tự do để sống. Tôi đã chuyến đến sống với bà tôi, tôi đã có thể thuê được kho chứa hàng đầu tiên, mua chiếc xe đầu tiên, trả tiền cho nhân viên đầu tiên, vì tôi không phải lo chi trả các khoản cho mình, vì tôi không phải lo đến bữa ăn, vì tôi là người được hưởng lợi trực tiếp từ các thế hệ người da trắng. Nhắc lại câu chuyện về đặc quyền của người da trắng là điều quan trọng, vì mọi người thường nói, "Ôi, chúng ta cần thêm công ty thế này. Chúng ta cần thêm Rco, thêm doanh nghiệp của người da đen, do phụ nữ dẫn dắt, tăng trưởng gấp ba, bỏ qua quá khứ phạm tội, công ty sản xuất công nghệ xanh, đúng không? Nhưng câu hỏi cần phải hỏi là, của cải nằm ở đâu? Tiền nằm ở đâu? Vốn nằm ở đâu trong cộng đồng này để tạo ra loại hình kinh doanh chúng ta muốn? Khi nói từ góc nhìn người da trắng như gia đình tôi, Tôi cần rất nhiều thứ mà người da đen bị tước đoạt từ nền kinh tế, thì gia đình da trắng của tôi có thể tiếp cận và gây ảnh hưởng, và làm giàu... Cơ bản là do chủ nghĩa phân biệt dân tộc và tư bản thống trị - (Cười) nhưng điều này có nghĩa là khi chúng ta tự hỏi mình, "Tại sao cộng đồng này lại bị phá sản?" Chúng ta không bị phá sản bởi vì nó thế; phải có lý do nào đó. Hoàn cảnh lịch sử thật sự đóng vai trò ở đây. Nhưng lịch sử lại kể một câu chuyện khác. Một cuốn sách lạ thường tên "Những tấm gương dũng cảm", sưu tầm hàng nghìn câu chuyện người Mỹ gốc Phi có khả năng xây dựng các doanh nghiệp và trường học, bệnh viện, hợp tác xã nông nghiệp, ngân hàng, cơ quan tài chính - toàn bộ các cộng đồng và các nền kinh tế quyền lực, mà không cần vốn. Họ làm được vì biết làm việc cùng nhau và tận dụng tài sản trong cộng đồng của mình và tin tưởng lẫn nhau đặt đoàn kết lên trên hết - không chỉ vì lợi nhuận bằng mọi giá. Và họ không phải loanh quanh bên những người nổi tiếng và vận động viên để mang tiền về khu vực sống của mình. Nhưng, nếu bạn nổi tiếng hay là vận động viên, và đang nghe thấy điều này, thì cũng đừng ngại góp tiền. (Cười) Nhưng họ làm được nhờ vào nền kinh tế hợp tác, bởi họ biết chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ ủng hộ cho tự do của người da đen. Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu trong cuốn sách này, và tôi giới thiệu để mọi người đọc nó vì nó trả lời cho câu hỏi của tôi lúc bạn đầu, là chúng ta sẽ lấy đâu ra tiền của để xây dựng các kiểu doanh nghiệp mình muốn. Và câu trả lời sẽ nằm trong nền kinh tế hợp tác. Có nhiều phiên bản khác nhau của chủ nghĩa hợp tác. Hôm nay tôi sẽ nói đến quyền sở hữu của người lao động. Có thể bạn chưa nghe đến quyền sở hữu này, nhưng nó là một công cụ tuyệt vời để giải phóng kinh tế cho họ trong một thế kỷ. và hiện tiếp tục vai trò đó ở khắp thế giới. Có thể bạn đã nghe đến Black Wall Street, hay nhóm Zapatista, nhưng tôi sẽ cho bạn một ví dụ gần gũi hơn. Ngày nay, ở South Bronx, có một công ty do nhân viên sở hữu lớn nhất thế giới Đó là Hiệp hội Hợp tác Dịch vụ Chăm sóc Gia đình, thành lập bởi người da đen và các nhân viên chăm sóc Latin những người này bây giờ có thể tự trả lương cho mình, làm việc toàn thời gian, nhận được phúc lợi và trợ cấp, thông qua vai trò thành viên của SEIU. Những phụ nữ làm chủ được chia phần dựa vào quyền sở hữu của họ trên phần lời công ty kiếm được mỗi năm, mà hầu hết năm nào cũng có. Họ có thể tận hưởng thành quả lao động của mình vì họ đã sa thải sếp. Họ không có nhà đầu tư lớn nào. Họ không có CEO giàu có, hay những người chủ chỉ biết bòn rút lợi nhuận của công ty. Mỗi người trả khoảng một nghìn đô để có được quyền làm chủ, và giờ họ có công việc của riêng mình. Có hàng trăm công ty điển hình như thế này phát triển khắp đất nước. Và tôi được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ những gì họ đang làm, vì nó thật sự đưa ra một lựa chọn thay thế cho loại hình kinh tế chúng ta có hiện nay, thứ đang bóc lột tất cả chúng ta. Nó cũng đưa ra một cách khác để thoát khỏi các nhà đầu tư lớn với mục đích mở các chuỗi cửa hàng, các cửa hàng bán lẻ lớn, vì thực lòng mà nói kiểu phát triển như thế đang ăn cắp các nguồn lực cộng đồng. Họ sẽ khiến các cửa hàng nhỏ lẻ phá sản, khiến các doanh nhân trở thành người làm thuê và họ móc tiền từ túi chúng ta, và chia chác cho các cổ đông. Tôi lấy cảm hứng từ những câu chuyện đối kháng lâu bền đó cùng với một vài người ở Los Angeles này, xây dựng nên LUCI. LUCI là từ viết tắt của Sáng kiến Công đoàn Liên minh Los Angeles, nhằm xây dựng thêm các doanh nghiệp do người lao động làm chủ ở tại Los Angeles này. Cho tới năm ngoái, chúng tôi đã có hai công ty: Pacific Electric, một công ty điện lực, và Vermont Gage Carwash, nằm ngay ở South-Central, một số các bạn có thể có người biết. Công ty rửa xe lâu đời này được sở hữu và điều hành bởi 20 nhân viên, tất cả đều là thành viên của Công đoàn. (Vỗ tay) Bạn tự hỏi vì sao lại tập trung vào quyền sở hữu của hiệp hội người lao động, có rất nhiều cách lý giải hợp lý tại sao phong trào lao động lại liên kết với phong trào người lao động làm chủ. Để xây dựng những công ty chúng ta muốn trong cộng đồng, chúng ta cần vài thứ. Chúng ta cần có vốn, nhân lực và đào tạo. Các Công đoàn có hết những thứ này. Giai cấp lao động Mỹ đã đóng phí Công đoàn trong hàng thập kỉ, nhờ đó, các Công đoàn tạo ra môi trường làm việc chất lượng, nghiêm chỉnh và dân chủ. Nhưng công việc của Công đoàn đang trên đà tuột dốc, và đã đến lúc chúng ta lên tiếng kêu gọi họ hãy sẵn sàng đem tất cả nguồn vốn tài chính và chính trị của họ để tạo ra công việc mới, thống nhất với mức lương đủ sống trong cộng đồng chúng ta. Hội trường Công đoàn cũng đầy các thành viên thấu hiểu tầm quan trọng của sự đoàn kết và sức mạnh của hành động tập thể. Có nhiều nhóm muốn tạo ra các doanh nghiệp thống nhất hơn, vậy hãy cùng nhau thực hiện với họ. Học hỏi từ các Công đoàn, học hỏi từ quá khứ, học hỏi từ các đồng sự, tất cả đều rất quan trọng cho sự thành công tương lai. Đó là lý do tôi muốn đưa ra một tấm gương cuối cùng. và một tầm nhìn cho tương lai... và đó chính là Mondragon, Tây Ban Nha. Mondragon là một cộng đồng được xây dựng trên sự hợp tác của người lao động. Có hơn 260 doanh nghiệp tại đây, sản xuất mọi thứ từ xe đạp tới máy giặt tới máy biến thế, Các doanh nghiệp ở đây sử dụng 80,000 nhân viên và kiếm được hơn 12 tỉ euro mỗi năm. Tất cả các công ty này đều thuộc sở hữu của nhân viên công ty. Họ còn xây các trường đại học, bệnh viện và các cơ quan tài chính. Thử tưởng tượng nếu chúng ta có thể xây dựng thứ như thế ở South-Central. Thị trưởng Jackson đương nhiệm cũng có ý tưởng tương tự. Ông muốn biến toàn bộ thành phố thành nền kinh tế hợp tác như Mondragon, ông gọi kế hoạch đầy tham vọng của mình là "Jackson Rising". Khi quan sát Mondragon, tôi nhận ra tầng lớp lao động có thể làm vì chính họ khi cùng nhau làm việc và ra những quyết định cho chính chúng ta, cho nhau và cho cộng đồng. Và điều lạ lùng về Mondragon là khi chúng ta đang mơ về họ, họ lại đang mơ về chúng ta. Cộng đồng này ở Tây Bạn Nha đã quyết định khởi xướng một dự luật quốc tế nhằm tạo ra nhiều cộng đồng như thế hơn khắp thế giới, bằng cách kết nối các hiệp hội, hỗ trợ các tổ chức như LUCI, và đào tạo mọi người về mô hình người lao động sở hữu. Ở đây là những gì bạn có thể làm để tham gia nó. Nếu bạn là thành viên Công đoàn, hãy tới các cuộc họp, và đảm bảo là công đoàn biết về dự luật sở hữu của người lao động, và tham gia vào sáng kiến đó. Nếu bạn là một doanh nhân, nếu có một doanh nghiệp nhỏ, hoặc bạn có ý định thành lập, hãy liên hệ với LUCI hoặc các tổ chức giống chúng tôi để giúp bạn bắt đầu mô hình hợp tác này. Nếu là chính trị gia, hay làm việc với họ, hay chỉ là thích trò chuyện với họ, hãy giúp bộ luật được thông qua thành phố, bang, liên bang, và cả nước, là thứ chúng ta cần để gây vốn và hỗ trợ doanh nghiệp chủ lao động sở hữu. Và những người khác, hãy học từ lịch sử và mô hình của chúng tôi, và tìm giải pháp hỗ trợ chúng tôi, bạn có thể mua hàng, đầu tư cho chúng tôi vay và trực tiếp tham gia, vì điều này thực sự giúp tất cả chúng ta xây dựng nền kinh tế bền vững và ổn định hơn mà chúng ta muốn cho chính mình và thế hệ sau. Và với điều đó, tôi muốn chia sẻ một câu nói của Arundhati Roy, bà viết... "Chiến lược của chúng ta không phải chỉ là đương đầu với Đế quốc, mà còn bao vây lấy hắn. Rút hết oxy. Nhạo báng hắn. Chế giễu hắn. Bằng nghệ thuật, văn học, âm nhạc, tài hoa, niềm vui, sự liên lỉ kiên cường - và khả năng kể các câu chuyện của chúng ta. Không phải những câu chuyện chúng ta tin vì bị tẩy não. Cuộc cách mạng hợp tác sẽ sụp đổ nếu chúng ta từ chối mua những gì họ bán - ý tưởng của họ, phiên bản lịch sử của họ, những cuộc chiến của họ, vũ khí của họ, ý thức về sự hiển nhiên của họ. Bởi vì biết rằng: Họ ít và chúng ta nhiều. Họ cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Một thế giới khác không chỉ là có thể, mà nó còn ở ngay trước mắt. Vào một ngày yên ắng, tôi có thể nghe nó thở." Cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là vài các bức ảnh tôi đi tình nguyện tại một trại trẻ mồ côi ở Campuchia vào năm 2006. Khi các bức hình này được chụp, Tôi nghĩ mình đã làm một điều thật tuyệt và rằng tôi đã đang thực sự giúp đỡ bọn trẻ. Tôi đã được học hỏi nhiều thứ. Mọi thứ bắt đầu khi tôi ở tuổi 19 và tôi đã có chuyến đi bộ xuyên Đông Nam Á. Khi tôi tới Campuchia, tôi thấy không thoải mái khi đi nghỉ với sự nghèo nàn xung quanh tôi muốn làm gì đó. Và rồi tôi đến thăm vài trại trẻ mồ côi và quyên góp quần áo, sách vở và một ít tiền để giúp những đứa trẻ tôi đã gặp. Nhưng Trước đây tôi chưa bao giờ chạm trán với sự nghèo khó như vậy. Thức ăn thì không quyên góp đủ, rồi nước sạch hay điều trị y tế, những khuôn mặt bé thơ buồn ngơ ngác ấy làm tim mọi người nhói đau. Và điều ấy đã thúc đẩy tôi phải làm thêm điều gì nữa để giúp chúng. Tôi sang Úc kêu gọi chung tay rồi quay lại Campuchia năm kế tiếp để tình nguyện trong trại một vài tháng Tôi đã dạy Anh ngữ cho đám trẻ, mang đến máy lọc nước và đồ ăn tôi đưa chúng đến nha sĩ khám răng lần đầu tiên trong đời chúng. Thế mà qua giai đoạn năm tiếp theo, Tôi khám phá ra rằng trại trẻ tôi đã và đang ủng hộ nó suy đồi kinh khủng. Giám đốc thì tham nhũng từng đồng quyên cho đám nhỏ, rồi khi không có tôi, chúng bị thờ ơ một cách tàn độc đến nỗi chúng buộc phải bắt những con chuột để ăn Sau đó tôi cũng tiếp tục biết rằng người giám đốc thường đánh đập bọn trẻ và còn lạm dụng tình dục chúng. Làm sao tôi có thể quay lưng lại với những đứa bé tôi quan tâm yêu thương mà quay về cuộc sống ở Úc được. Thế là tôi làm việc với các nhóm địa phương và chính quyền sở tại thành lập một trại cơ nhỡ mới và giải thoát những đứa bé đưa chúng đến một tổ ấm mới an toàn. Đây lại chính là lúc câu chuyện rẽ sang hướng không mong đợi. Khi tôi đang dần thích nghi với cuộc sống mới điều hành một trại mồ côi ở Campuchia, Tôi đã học nói tiếng Khơ-me thành thục, có nghĩa tôi đã có thể thành thạo ngôn ngữ này. Khi tôi đã có thể giao tiếp thành thạo với đám nhỏ, Tôi bắt đầu khám phá ra vài điều lạ. Đa số những đứa bé mà chúng tôi cứu khỏi trại mồ côi thực tế thì, chúng lại không hề mồ côi. Chúng có cha mẹ, Và một số ít khác không cha mẹ nhưng vẫn còn người thân, ví dụ như ông bà hay cô dì chú bác và cả anh em nữa. Vậy tại sao nhứng đứa bé này lại ở trong trại mồ côi khi chúng lại không phải như vậy? Kể từ năm 2005, số lượng trại mồ côi ở Campuchia tăng 75%, và số trẻ sống trong các trại này gần như tăng gấp đôi, mặc dù thực tế rằng phần lớn trẻ em trong trại không mồ côi như ta vẫn thường hiểu. Chúng đến từ các gia đình nghèo khó Vậy nếu phần lớn trẻ sống trong trại mồ côi thực tế không mồ côi, thế cụm từ ''trại mồ côi'' thực ra chỉ là cách nói khác đi cho trại chăm sóc dân cư. Những viện này có các tên khác nữa, như ''nơi trú ẩn,'' ''nhà an toàn,'' '' nhà trẻ em,'' ''làng trẻ nhỏ,'' thậm chí là '' trường nội trú.'' Vấn đề này không chỉ gói gọn trong Campuchia. Bản đồ này cho thấy các nước gia tăng chóng mặt số lượng những trại chăm sóc dân cư và số trẻ em trong trại. Ở Uganda, ví dụ, số lượng trẻ trong các trại này đã tăng hơn 1,600% kể từ năm 1992. Và những vấn đề phát sinh khi trẻ vào trại không chỉ dừng ở tham nhũng và lạm dụng giống trại trẻ mà tôi đã từng cứu chúng ra. Những vấn đề liên quan thì thiên biến vạn hóa. Các cuộc nghiên cứu quốc tế hơn 60 năm qua chỉ ra rằng trẻ em lớn lên trong trại, thậm chí trong điều kiện tốt nhất cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về tâm thần, rối loạn gắn bó, trưởng thành và chậm nói, rất nhiều phải đấu tranh để hòa nhập lại với xã hội vào giai đoạn sau này cùng với việc tạo ra các mối quan hệ trưởng thành lành mạnh. Những đứa bé này lớn lên thiếu đi mẫu hình của gia đình hay cha mẹ tốt thì sẽ như thế nào, và rồi chúng lại tranh đấu để có thể giáo dục chính con mình. Vậy nếu bạn đang thể chế hóa lượng lớn các trẻ em, điều đó không chỉ làm ảnh hưởng thế hệ này, mà cả những thế hệ nối bước. Chúng ta đã học được bài học như vậy trước đây ở Úc. Đó là những gì xảy ra tới "Thế hệ bị đánh cắp'' chúng ta, những đứa bé bản địa bị tách rời khỏi gia đình với niềm tin rằng ta có thể làm tốt hơn trong việc nuôi dạy chúng. Hãy thử tưởng tượng một lát chăm sóc dân cư là như thế nào đối với một đứa bé. Đầu tiên, đứa trẻ có một vòng xoay liên tục những người chăm sóc. người mới cứ đến, làm ca mỗi khoảng 8 giờ Trên hết sẽ có một dòng người tham quan ổn định tình nguyện viên tham gia, trao cho bạn tình thương yêu bạn hằng khao khát và rồi lại rời đi, dấy lên trong trẻ những cảm xúc bị bỏ rơi này, và minh chứng hoài rằng chúng không xứng đáng được yêu thương. Chúng ta không có trại trẻ mồ côi ở Úc, Mỹ, Anh nữa. Lý do vô cùng hợp lý đó là: một nghiên cứu cho thấy các thanh niên được nuôi dạy trong trại có khả năng rơi vào con đường mại dâm gấp 10 lần so với người cùng lứa, gấp hơn 40 lần trong việc có hồ sơ phạm tội, và gấp 500 lần trong việc tự tước đoạt mạng sống mình. Có 8 triệu đứa trẻ trên thế giới được đánh giá đang sống trong những viện, trại như trại mồ côi, mặc dù thực tế 80% trong số chúng không hề mồ côi. Đa số đều có gia đình có thể lo cho chúng nếu chúng có được sự trợ giúp đúng đắn. Nhưng với tôi, điều gây sốc nhất chính là yếu tố góp phần vô sự bùng nổ này trong việc thể chế hóa trẻ em một cách thừa mứa: Chính chúng ta những du khách, tình nguyện viên và các nhà hảo tâm. Đó chính là sự ủng hộ nhiệt tình của những người như tôi năm 2006, những người thăm trẻ và tình nguyện và ủng hộ, những người vô tình nuôi sống một ngành công nghiệp bóc lột trẻ em và chia năm sẻ bảy các gia đình. Chẳng tình cơ đâu khi các trại này dựng lên rất nhiều ở những vùng du khách dễ dàng bị thu hút để thăm nuôi, tình nguyện đổi cho những khoản quyên góp. Trong 600 trại như vậy tại Nepal, hơn 90% tọa lạc ở nơi hút khách du lịch nhất. Thật khó chấp nhận và lạnh lùng thay, đó là càng nhiều tiền đổ vào quỹ ủng hộ, thì càng nhiều trại sẽ được dựng lên và càng nhiều trẻ em sẽ bị tách khỏi gia đình để làm đầy nhu cầu của họ. Đó là quy luật cung cầu thôi. Tôi học được bài học này theo cách khó khăn, sau khi tôi đã lập nên một trại mồ côi ở Campuchia. Tôi đã phải cay đắng thừa nhận rẳng tôi đã phạm một sai lầm và vô thức trở thành một phần của vấn đề. Tôi đã là một khách du lịch trại mồ côi, và là một du tình nguyện viên. Sau đó tôi lập nên trại riêng và đơn giản hóa du lịch thăm nuôi để mà gây quỹ cho trại, trước khi tôi biết những điều trên. Khi tôi biết rằng dù trại của tôi có tốt cỡ nào, cũng sẽ không bao giờ có thể cho đám trẻ cái chúng thực cần: gia đình! Tôi biết nó khủng hoảng thế nào khi biết rằng giúp bọn trẻ mong manh vượt qua đói nghèo không hề dễ như những gì ta được dạy để tin vào. Nhưng may thay, có một cách giải quyết. Ta có thể lật ngược tình thế và ngăn chặn nó, khi ta ý thức được thực tế tốt hơn, ta có thể làm tốt hơn. Tổ chức tôi điều hành hôm nay, Cambodian Children's Trust đã không còn là một trại mồ côi nữa. Vào năm 2012, chúng tôi đã thay đổi hình mẫu mới dựa trên nền tảng của chăm sóc gia đình Giờ đây tôi dẫn đầu một đoàn nhân viên xã hội ưu tú người Campuchia. y tá và giáo viên. Cùng với nhau, chúng tôi làm việc trong cộng đồng để gỡ cái mạng nhện phức tạp trong các vấn đề xã hội kia và giúp các gia đình Campuchia thoát nghèo. Chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc giúp đỡ các gia đình dễ tổn thương nhất trong cộng đồng giúp họ không bị chia cắt ngay từ đầu. Nhưng trong trường hợp bất khả thi khi một đứa trẻ không thể sống với gia đình ruột thịt của nó, chúng tôi hỗ trợ bằng hình thức nuôi dưỡng gia đình. Chăm sóc trên nền tảng gia đình luôn tốt hơn so với việc đặt chúng vào trại tế bần. Mọi người có nhớ tấm ảnh đầu tiên tôi cho các vị xem? Có một bé gái đang chuẩn bị chụp trái bóng? Tên em là Torn Đó là một cô bé mạnh mẽ, dũng cảm và thông minh vô cùng. Nhưng vào năm 2006, lần đầu tiên tôi gặp Torn sống trong một trại trẻ suy đồi và lạm dụng, Torn chưa bao giờ được đến trường. Cô bé chịu sự ghẻ lạnh tàn tệ, và mong mỏi trong tuyệt vọng tình yêu hơi ấm từ mẹ mình. Đây là bức ảnh của Torn và gia đình hiện giờ. Mẹ cô bé nay đã có công việc lâu dài, anh em Torn học tốt ở trường và cô bé mới vừa hoàn thành bằng đại học chuyên ngành y tá Với gia đình Torn (Applause) Với gia đình Torn, vòng lặp nghèo khó đã bị đánh bại. Hình mẫu chăm sóc trên nền tảng gia đình mà chúng tôi theo đuổi ở CCT đã rất thành công, để giờ đây nó được thêm hậu thuẫn từ UNICEF Cambodia và chính phủ Campuchia như một giải pháp quốc gia nhằm giữ vững gia đình các em. Và một trong những (Applause) Và một trong những cách tốt nhất bạn có thể giúp giải quyết điều này là bằng việc cất lên tiếng nói cho 8 triệu trẻ em và trở thành một người ủng hộ việc chăm sóc nền tảng gia đình. Nếu chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức mọi người chúng ta có thể cam đoan rằng thế giới sẽ biết rằng cần phải đặt dấu chấm hết cho những trại tế bần thừa thãi nơi có những trẻ em với tâm hồn dễ thương tổn. Bằng cách nào ta sẽ thành công? Bằng việc chuyển hướng dòng ủng hộ và quyên góp khỏi những trại trẻ mồ côi và trạm tế bần hướng chúng tới những tổ chức mà sứ mạng là giúp trẻ có một gia đình Tôi tin chúng ta có thể hiện thực hóa điều này trong đời, và ta sẽ chứng kiến các cộng đồng đang phát triển có thể trở nên phồn thịnh và bảo đảm cho những trẻ em mọi nơi có được tất cả cái chúng cần và xứng đáng có: một gia đình. Cảm ơn. (Applause) Đây là sản phẩm chưa được hoàn thiện dựa vào ý kiến đóng góp của nhiều người tại TED vào hai năm trước về nhu cầu cất trữ vaccine. (Nhạc) Trên hành tinh này 1.6 tỉ người khộng có cơ hội được tiếp cận đến điện tủ lạnh hoặc nhiên liệu được bảo quản đây là một vấn đề gây tác động đến: sự phát tán bệnh tật việc cất trữ thực phẩm và thuốc men và chất lượng cuộc sống vì thế đây chính là phương án: chiếc tủ lạnh không tốn kém không sử dụng đến điện năng ... prôban, ga, dầu lửa hay các dạng nhiên liệu có thể tiêu thụ đây là thời kỳ dành cho nhiệt động lực học Và câu chuyện về chiếc tủ lạnh hấp thụ nhiệt liên tục 29 năm trước đây, người giáo viên dạy tôi môn nhiệt học từng giảng về sự hấp thụ và sự ướp lạnh. Tôi cứ nhớ mãi về bài giảng đó. Nó hoạt động gần giống như động cơ Stirling: chạy mát nhưng bạn không biết phải làm gì với nó. Ông Ferdinand Carre chế tạo ra bộ động cơ đó vào năm 1858, nhưng ông ta chẳng chế ra được cỗ máy nào sử dụng được với nó vì hạn chế về công cụ vào thời đó. Sau đó, có một người Canada khùng điên tên Powell Crosley thương mại hóa động cơ này, đặt tên là Icyball (quả banh lạnh cóng) vào 1928, đó là một ý tưởng quá hay, một lát nữa tôi sẽ nói tại sao nó hoạt động không tốt, giờ tôi nói cách nó hoạt động trước đã. Có hai khối cầu tách biệt nhau bởi một khoảng cách tương đối. Một quả chứa chất lưu, nước và khí ammonia, còn quả kia là bình ngưng. Khi đốt nóng một bên, lưu ý là bên chứa hỗn hợp nóng. Khí ammonia sẽ bay hơi rồi ngưng tụ trở lại trong khối cầu kia. Để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó, khí ammonia sẽ bay hơi lần nữa và hòa với nước trở lãi bên khối cầu bị đốt nóng, tạo ra hiệu ứng làm mát cực mạnh. Như thế ý tưởng tuyệt vời này không làm được gì nhiều vì nó nổ tung Khí ammonia sẽ tạo ra áp lực vô cùng lớn nếu đốt nóng không đúng cách. Áp suất vượt quá 400 psi, khí ammonia độc bị xì hơi khắp nơi. Nhưng ít ra đó là ý tưởng rất thú vị. Thế nên, điều tuyệt vời trong năm 2006 đó là có nhiều kỹ thuật điện toán tuyệt vời để mà sử dụng. Và rồi chúng tôi có cả một phòng ban về nhiệt động lực học tại Stanford. Thực hiện rất nhiều tính toán về động lực của chất lưu. Chúng tôi chứng minh rằng hầu hết các bảng biểu sự đông lạnh khí ammonia đều sai. Chúng tôi tìm ra các chất đông lạnh không độc hại hoạt động với áp suất bốc hơi cực thấp. Sau đó tôi có một đội ngũ từ Vương Quốc Anh -- những người giỏi về kỹ thuật đông lạnh, hóa ra đều ở Anh Quốc -- chúng tôi vội làm một mô hình thử, và chứng minh được rằng ta có thể làm được cái tủ lạnh áp suất thấp mà không độc. Sau đây là nguyên tắc hoạt động. Chúng ta đốt nó bằng ngọn lửa dùng nấu nướng. Ai cũng có lửa để nấu nướng, thậm chí phân lạc đà hoặc củi đều cho lửa. Đốt nóng trong vòng 30 phút, rồi để nguội trong một tiếng. cho vào một thùng đựng lớn nó sẽ làm lạnh trong 24 giờ. Nhìn nó giống như thế này. Đây là vật mẫu thứ năm. Chưa xong đâu. Trọng lượng khoảng 8 pound, cách hoạt động như sau. Chúng ta đặt nó vào thùng 15 lít, chứa được khoảng 3 gallon chất lỏng, và nó sẽ làm lạnh đến trên nhiệt độ đông một chút, khoảng 3 độ trên nhiệt độ đông, giữ lạnh được 24 giờ trong môi trường 30 độ C. Và rất rẻ nữa. Chúng tôi nghĩ chắc có thể sản xuất đại trà thứ này chỉ với 25 dollar Mỹ, nếu không đại trà thì tốn khoảng 40 dollar. Và chúng tôi nghĩ ta có thể phổ biến công cụ làm lạnh cho tất cả mọi người. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là bài diễn thuyết về đường và ung thư. Tôi muốn tìm hiểu về đường khi tôi lên đại học. Không phải loại đường này. Nó là loại đường mà giáo sư sinh vật học dạy chúng ta trong lớp vỏ tế bào. Có thể bạn không biết tế bào được phủ đường. Và tôi cũng không biết điều đó, cho đến khi tôi chọn môn học này ở đại học. nhưng mà khi đó, lúc đó là vào khoảng những năm 1980s, người ta không biết nhiều về lý do tế bào được phủ đường. Khi tôi tìm trong sổ ghi chép, tôi nhận ra tôi đã viết rằng lớp phủ đường của các tế bào giống như lớp đường phủ trên đậu phộng M&M. Chúng ta nghĩ rằng lớp phủ đường trên các tế bào như là một lớp bảo vệ mà bằng cách nào đó làm các tế bào mạnh mẽ hơn. Nhưng chúng ta biết, vào nhiều thập niên sau đó quá trình đó phức tạp hơn nhưng gì đã biết, đường phủ trên những tế bào thật sự rất phức tạp. Nếu bạn có thể biến mình thành một chiếc máy bay thu nhỏ và bay theo bề mặt của các tế bào, nó có thể giống như thế này kèm theo những đặc điểm địa lý. sự phức tạp của lớp vỏ đường như là những cây cối và bụi rậm những cây liễu đung đưa trong gió và bay phất phơ. Khi tôi nghĩ về sự phức tạp của lớp vỏ đường như những mảng trên tế bào, chúng trở thành những rắc rối thú vị mà tôi gặp phải với cương vị là một nhà sinh vật học và nhà hóa học Chúng ta thường nghĩ rằng đường đang cư trú trên bề mặt tế bào như là một loại ngôn ngữ Chúng mang theo nhiều thông tin dự trữ trong cấu tạo phức tạp của chúng Nhưng chúng đang muốn truyền tải điều gì cho chúng ta? Tôi có thể nói rằng chúng ta biết một số thông tin đến từ những lớp đường này, và những thông tin này thật ra rất quan trọng trong thế giới y học. Ví dụ, một thứ mà lớp đường cho chúng ta biết đó là nhóm máu của chúng ta. Những tế bào máu, tế bào hồng cầu được phủ bởi lớp đường và những cấu tạo hóa học của những lớp đường quyết định nhóm máu. Lại lấy ví dụ, tôi thuộc nhóm máu O. Bao nhiêu trong số các bạn thuộc nhóm máu O? Hãy giơ tay lên. Đó là một nhóm phổ biến, Khi có ít người giơ tay, thì hoặc là bạn không chú ý nghe hoặc không biết nhóm của mình, cả hai điều đều không tốt. (Cười) Những bạn cùng thuộc nhóm máu O như tôi, điều đó có nghĩa là chúng ta có cấu trúc hóa học trên bề mặt của những tế bào máu Ba phân tử đường đơn kết hợp để tạo thành một phức hợp đường. và theo định nghĩa, nó là nhóm máu O. Có bao nhiêu người thuộc nhóm máu A? Ở đây. Điều đó có nghĩa bạn có một loại enzyme trong tế bào có thêm một cấu trúc, đường đỏ, để dựng nên một cấu trúc phức tạp hơn Có bao nhiêu bạn thuộc nhóm máu B? Có một vài bạn. Bạn có loại enzyme hơi khác người thuộc nhóm A một chút, bạn có một cấu trúc hơi khác, và những bạn thuộc nhóm AB thừa hưởng enzyme từ mẹ, và enzyme từ cha, bạn có cấu trúc của cả hai với tỉ lệ bằng nhau. và khi điều đó được phát hiện, từ thế kỷ trước, nó cho phép một trong những thủ thuật quan trọng nhất trong y học thế giới dĩ nhiên đó là việc truyền máu. bởi biết được nhóm máu của bạn chúng ta có thể khẳng định, nếu bạn cần truyền máu, người hiến tặng có cùng một nhóm máu, để cơ thể bạn không phát hiện phân tử đường ngoại lai, nó không thể dung hợp, và sẽ bị đào thải Còn điều gì mà các lớp đường trên bề mặt tế bào muốn truyền tải? Lớp vỏ đường có thể cho bạn biết bạn bị ung thư. Một vài thập kỉ trước, mối tương quan xuất hiện từ sự phân tích mô khối u. Tình huống phổ biến là bệnh nhân có những khối u được phát hiện, mô khối u sẽ được loại bỏ bằng thủ thuật sinh thiết sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm bệnh lý nơi mà các tế bào sẽ được phân tích để tìm kiếm sự biến đổi hóa học để các bác sĩ ung bướu biết cách điều trị tốt nhất. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phân tử đường có thay đổi khi tế bào biến đổi từ khỏe mạnh đến khi phát bệnh. Mối tương quan vẫn được tiếp tục phát hiện. Nhưng câu hỏi lớn được đặt ra trong ngành là: Tại sao? Tại sao ung thư có loại đường khác nhau? Sự quan trọng của sự khác nhau đó là gì? Tại sao nó lại xảy ra, và chúng ta có thể làm gì nếu nó có liên quan đến quá trình phát bệnh? Một trong những thay đổi mà chúng tôi nghiên cứu là sự tăng trưởng về mật độ của một loại đường tên là axit sialic. Tôi nghĩ nó sẽ là một trong những loại đường quan trọng nhất của thời chúng ta, nên tôi sẽ khuyến khích mọi người làm quen với thuật ngữ này. Axit sialic không phải là loại đường mà chúng ta ăn. Chúng là một loại khác. Nó là loại đường mà được tìm thấy ở một lớp nhất định trong tất cả các tế bào trong cơ thể bạn. Nó khá phổ biến trong các tế bào. Nhưng bởi vì một số lí do, tế bào ung thư, ít nhất là loại bệnh có sự tiến triển, thường có nhiều axit sialic hơn những tế bào thường và khỏe mạnh thường có. Tại sao lại như thế? Điều đó có nghĩa gì? Điều mà chúng ta học được là nó có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Để tôi nói bạn nghe một chút về tầm quan trọng của hệ miễn dịch trong ung thư. Và điều đó xuất hiện khá nhiều trên tin tức ngày nay. Con người đang trở nên quen thuộc với cụm từ "Liệu pháp miễn dịch ung thư." Một số bạn có thể có người quen được lợi từ những phương pháp trị liệu ung thư mới. Điều mà chúng ta biết là những tế bào miễn dịch, đó là những tế bào bạch cầu trong máu của bạn, bảo vệ bạn hàng ngày từ những thứ độc hại - bao gồm cả ung thư. Trong bức hình này, những hình cầu màu xanh là những tế bào miễn dịch, và tế bào lớn màu hồng là tế bào ung thư. những tế bào miễn dịch di chuyển và và tiếp xúc các tế bào trong cơ thể bạn. Đó là công việc của chúng. Các tế bào hầu hết đều bình thường. Nhưng lâu lâu, sẽ có một tế bào xấu. Hi vọng đó là tế bào ung thư, khi tế bào miễn dịch nhận diện được tế bào xấu, Nó bắt đầu tấn công để tiêu diệt những tế bào đó Chúng ta biết điều đó. Chúng ta cũng biết nếu bạn có thể tăng cường khả năng nhận diện nếu bạn có thể kích thích tế bào miễn dịch tiêu diệt một phần lớn tế bào ung thư, bạn sẽ có thể bảo vệ chính bản thân khỏi ung thư mỗi ngày và có thể thật sự chữa khỏi ung thư. Bây giờ có một số loại thuốc ở ngoài thị trường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư mà tiến hành theo quá trình này. Chúng khởi động hệ thống miễn dịch để hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn để bảo vệ chúng ta khỏi ung thư. Sự thật là, một trong những loại thuốc đã cứu sống tổng thống Jimmy Carter. Bạn có nhớ, tổng thống Carter có khối u ác tính đã di căn đến não, và chẩn đoán thường đi cùng các con số ví dụ như "số tháng để sống." Nhưng ông ấy đã được chữa trị bằng loại thuốc kích thích miễn dịch mới, và bây giờ khối u của ông ấy có dấu hiệu thuyên giảm, Đó là một điều đáng chú ý cân nhắc đến việc chỉ một vài năm về trước. Thật sự thì, nó rất là đáng nhớ để lời tuyên bố khiêu khích thế này: "Thời khắc penicillin của ung thư," mọi người đều nói vậy, với thuốc kích thích hệ miễn dịch. Tôi nghĩ đó là một lời nói mạnh dạn về một căn bệnh mà chúng ta đã chiến đấu trong thời gian dài và gần như đã thua trong cuộc chiến này Cho nên điều này rất là thú vị Điều đó thì có liên quan gì đến đường? Tôi sẽ nói với bạn điều chúng tôi học được. Khi mà hệ thống miễn dịch co mình tiếp xúc để chống lại tế bào ung thư Nó tìm kiếm dấu hiệu bệnh tật, và nếu nó tìm thấy những dấu hiệu đó, tế bào được kích hoạt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu tế bào ưng thư có mật độ dày đặc của loại đường như axit sialic, nó sẽ có vị tốt. Có một loại protein bám lấy axit sialic trên tế bào miễn dịch và nếu protein đó được giữ tại synap giữa tế bào miễn dịch và tế bào ung thư, nó đưa hệ miễn dịch vào trạng thái ngủ. Axit sialic truyền tải đến tế bào miễn dịch, "Tế bào này bình thường, không có gì ở đây, hãy di chuyển. Tìm kiếm ở nơi khác." Nói một cách khác, miễn là các tế bào được phủ bởi một lớp axit sialic dày, nó nhìn thật tuyệt vời, có phải không? Nó thật tuyệt vời. Và nếu bạn lấy bỏ lớp vỏ bọc đó và lấy đi lớp đường? Hệ thống miễn dịch có thể thấy được tế bào ung thư như một thứ gì đó cần phải bị tiêu diệt. Đó là điều tôi đang làm ở phòng thí nghiệm Chúng tôi đang nghiên cứu những loại thuốc mới về cơ bản là nó loại bỏ những thứ trên bề mặt tế bào những phân tử có thể đi sâu vào bề mặt của những tế bào ung thư và loại bỏ axit sialic, để hệ thống miễn dịch có thể hoạt động với công suất tối đa trong việc loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể. Để kết luận, hãy để tôi nhắc bạn một lần nữa: Các tế bào của bạn được phủ một lớp đường. Đường cho các tế bào gần đó biết rằng tế bào này là tốt hay xấu. và điều đó là quan trọng bởi vì hệ thống miễn dịch cần tránh các tế bào khỏe mạnh. Nếu không, chúng ta sẽ bị bệnh tự miễn dịch. Nhưng lâu lâu, ung thư có khả năng gắn thêm loại đường mới. Và giờ chúng ta đã hiểu cách các loại đường này đánh lừa hệ thống miễn dịch. Chúng ta có thể điều chế loại thuốc mới để thức tỉnh những tế bào miễn dịch, nói với chúng rằng, "Đừng để ý đường, loại bỏ các tế bào này và hãy có món tráng miệng thật ngon, bằng tế bào ung thư." Cảm ơn. (Vỗ tay) Đất mẹ: Sự kết thúc của chúng ta đang đến gần nhưng đã nhượng bộ. Gió, nước và lửa nhẹ nhàng hồi sinh; bạn và tôi cùng nhau hòa giải, điều chỉnh lại nhịp điệu, màu xanh dương trở thành xanh lá. Việc làm bảo tồn của bạn để đổi lấy trái cây của tôi và hồi phục lại sự hồi phục sinh động của bầu trời màu xanh, những dãy núi cuồn cuộn, rừng cây bao phủ -- không còn nóng lên. Đây chính là sự tinh khiết và đơn giản mà chúng ta từng có. Bạn có nhớ tôi chứ? Tất cả những gì tôi đã cho nhân loại Nhà cửa, đất đai, biển cả, chim muông, thú rừng và tất cả nhân loại, quan trọng nhất là nơi mà bạn và những phần tử khác gặp mặt và hài hòa trong những dao động. (Tiếng Piano) (Tiếng Violin) (Tiếng nhạc) (Nhịp nhạc nhanh hơn) (Tiếng Violin) (Tiếng nhạc) (Tiếng Violin) (Tiếng nhạc) (Tiếng nhạc kết thúc) (Vỗ tay) Vẻ đẹp của tôi đã thay đổi, Những nguồn nước đầy bùn, những cánh đồng trống Vết sẹo bên trong vượt xa sự hồi phục những kỷ niệm của chúng ta trở nên xói mòn, Bạn đã từng bị ám ảnh bởi kết cấu của tôi và cách tôi đã được cấu tạo; bản chất của tôi, tính thu hút của nó -- những cơn gió ngọt ngào thì thầm êm dịu, nhưng vẫn tấn công biển khơi. Bạn có nhớ tôi chứ? Tất cả những gì tôi đã cho nhân loại Nhà cửa, đất đai, biển cả, chim muông, thú rừng và toàn bộ nhân loài, quan trọng nhất là nơi mà bạn và những phần tử khác gặp mặt và hài hòa trong những dao động. Những người du khách vô hình cứ mãi mãi đi qua, mang theo sự sống, chuyển động, mái hiên của trái đất đã được cảm nhận và nghe thấy sôi nổi và khích động, thổi, Thở bạn vào, gió làm tinh khiết, nhẹ nhàng và tĩnh mịch, yên tĩnh dần. Đây chính là nguồn gốc của sự vĩnh hằng, tăng dần và giảm dần; không khí. Trôi theo nhịp điệu, nhẹ nhàng và thanh nhã, những cơn sóng bình yên, những chuỗi trơn chu của sự tinh khiết, những cơn mưa được làm đầy một cách hối hả, những dòng sông của những giấc mơ, những mùa xuân giận dữ bao bọc trái đất trong sự phong phú, dung môi phố quát được hoà tan, uống, chất lỏng, cuộc sống và sức mạnh:. Nước, sinh ra khi thế giới đã hình thành, ủ ấm cho loài người, cho con người ánh sáng, Tàn lửa nhấp nháy những tia sáng màu rực rỡ sáng chói, mạnh mẽ và tuyệt vời. Con trai linh thiêng của không khí, cha của sự giận dữ những bước nhảy nóng lên mãnh liệt giữa sự hoàn hảo và cái đẹp. Không bị giới hạn bởi sự nhanh nhẹn, nhanh chóng và nhiều màu, nhữngg đốm sáng của tính sáng tạo độc đáo trỗi dậy: Lửa. (Canku One Star nhảy) (Dàn hợp xướng hát thánh ca) (Tiếng trống) (Tiếng trống và tiếng cầu nguyện) (Tiếng trống và tiếng cầu nguyện) (Tiếng trống và tiếng cầu nguyện) (Tiếng nhạc kết thúc) (vỗ tay) (Tiếng Violin) (Tiến nhạc) (Tiếng nhạc kết thúc) (vỗ tay) Bạn đã bao giờ thấy một đàn chim làm việc cùng nhau? Hàng ngàn con chim, đồng loạt bay lên: Cảnh đó không thú vị sao? Điều tôi thấy đáng chú ý là chúng sẽ không làm được như vậy nếu chúng đều tuân theo con đầu đàn. Tốc độ phản ứng của chúng sẽ trở nên chậm lại. Thay vào đó, các nhà khoa học tin rằng những con chim này dựa vào một số luật cơ bản, cho phép từng con đưa ra quyết định riêng trong khi vẫn đồng loạt bay lên. Cách sắp xếp đó cho phép chúng tự quyết, và khả năng tự quyết đó làm chúng bay nhanh và linh hoạt hơn. Vậy giờ điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Ồ, đó là một cách để minh hoạ những gì tôi tin là một thay đổi quan trọng nhất cần thiết trong cách làm việc ngày nay. Thế giới đang dần phát triển và phức tạp hơn, cho nên chúng ta cần cách làm việc mới, một cách tạo ra thay đổi vì mục tiêu chung, giúp loại bỏ bộ máy quan liêu và động viên mọi người đưa ra những quyết định nhanh hơn. Nhưng câu hỏi ở đây là: Để làm được như vậy, thì chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ điều gì? Một vài năm trước, tôi đã làm việc cho một ngân hàng muốn tham gia vào cuộc cách mạng số. Họ muốn dịch vụ của họ đơn giản hơn, trực quan hơn, phù hợp hơn. Bây giờ, tôi không chắc có bao nhiêu bạn đã thấy một ngân hàng từ bên trong, vậy tôi sẽ minh họa những ngân hàng truyền thống trông ra sao. Bạn thấy nhiều người mặc com-lê vào thang máy để tới bộ phận của họ. nhân viên tiếp thị ngồi với nhau, kỹ sư ngồi với nhau, v.v. Bạn thấy cuộc họp gồm 20 người mà chẳng đưa ra được quyết định nào. Có ý tưởng hay nào không? Họ kết thúc bằng PowerPoint. Và những bàn giao vô tận giữa các bộ phận với nhau. Để quyết định thường mất nhiều thời gian. Vậy nên ngân hàng này biết rằng, để thay đổi, họ phải cải thiện thời gian tiếp cận thị trường bằng cách thay đổi quyết liệt cách thức làm việc. Nhưng bằng cách nào đây? Để lấy cảm hứng, chúng tôi quyết định ra ngoài và quan sát các công ty khác, những nơi có vẻ đổi mới hơn như Google, Netflix, Spotify, Zappos. Và nhớ cách mà chúng tôi đi trong sảnh của một trong số những công ty ấy. vào tháng 12, năm 2014, một người tư vấn quản lý và một nhóm nhân viên ngân hàng. Chúng tôi cảm giác như những người lạ trên vùng đất lạ, bao quanh bởi ghế lười và áo trùm đầu cùng nhiều nhân viên thông minh, sáng tạo. Chúng tôi đã hỏi rằng, "Công ty bạn được tổ chức như thế nào?" Và chúng tôi mong nhận được một sơ đồ tổ chức. Nhưng thay vào đó, họ dùng hình vẽ kỳ lạ với những cái tên hài hước như "biệt đội" và "giáo hội" và "bộ lạc" để giải thích cách tổ chức của họ. Sau đó, chúng tôi cố gắng hiểu điều này theo cách của mình. Chúng tôi hỏi, "Có bao nhiêu người đang làm việc cho công ty bạn?" "Còn tuỳ." "Bạn báo cáo cho ai?" "Còn tuỳ thuộc." "Ai quyết định các ưu tiên công việc của bạn?" "Còn tùy." Nghĩ xem chúng tôi bất ngờ như nào. Chúng tôi đã nghĩ và và hỏi về một số nguyên tắc cơ bản của các tổ chức, và câu trả lời của họ là, "Còn tuỳ." Trong suốt ngày hôm đó, chúng tôi phần nào hiểu được mô hình của họ. Họ tin tưởng vào năng lực của các đội nhỏ tự cầm quyền. Các nhóm như những nhà khởi nghiệp nhỏ. Họ có nhà sản xuất và kỹ sư CNTT trong cùng một đội nên họ có thể thiết kế, xây dựng và kiểm tra các ý tưởng với khách hàng, tách biệt với các nhóm khác trong công ty. Họ không cần bàn giao giữa các bộ phận, và có tất cả các kỹ năng cần thiết trong cùng một đội. Cuối ngày hôm ấy, chúng tôi có một phiên họp đưa ra ý kiến về những gì đã học được. Chúng tôi bắt đầu thích mô hình của họ. nên chúng tôi đã nghĩ làm sao để áp dụng những ý tưởng ấy cho một ngân hàng. Nhưng sau đó, một người chủ trì không nói từ nào cả ngày, bỗng dưng nói, "Như tôi thấy, bạn thích mô hình này. Tôi có một câu hỏi cho bạn: Bạn sẵn sàng từ bỏ những gì?" Chúng tôi sẵn sàng từ bỏ những gì ư? Chúng tôi đã không trả lời ngay, nhưng chúng tôi biết anh ấy đã đúng. Thay đổi không phải chỉ biết tiếp thu cái mới; mà còn biết cách từ bỏ những cái cũ. Năm năm qua, tôi đã hợp tác với nhiều công ty trên toàn thế giới để thay đổi cách làm việc của họ. Và rõ ràng, mọi công ty đều có những hoài nghi riêng về việc tại sao nó không áp dụng được cho họ. "Sản phẩm của chúng tôi phức tạp hơn," hoặc "Họ không có những tồn đọng trong hệ thống CNTT như chúng tôi." hoặc "Quản lý không cho phép điều này trong công ty chúng tôi." Nhưng đối với ngân hàng này và những công ty khác mà tôi đã làm việc trước đó, thay đổi là điều khả quan. Trong chưa đầy một năm, chúng tôi đã hoàn toàn thổi bay hệ thống bàn giao cũ giữa tiếp thị, sản xuất, phân phối và CNTT. Ba ngàn công nhân được phân chia lại thành 350 đội đa ngành. Nên thay vì chỉ những nhà sản xuất mới được ngồi với nhau và chỉ các kỹ sư ngồi với kỹ sư, thì bây giờ, một nhà sản xuất ngồi cùng đội với một kỹ sư. Bạn có thể là một thành viên chịu trách nhiệm mở tài khoản hoặc ứng dụng ngân hàng, v.v. Vào ngày vận hành của tổ chức mới đó, một số người bắt tay lần đầu tiên, chỉ để nhận ra họ đã ngồi cách nhau hai phút nhưng họ đã gửi email trao đổi với nhau trong suốt 10 năm qua. Bạn có thể sẽ nghe ai đó nói, "À, thì ra anh là người tôi luôn tìm kiếm." (Cười) Nhưng bây giờ, họ uống cafe với nhau hằng ngày. Nếu nhà sản xuất có một ý tưởng, anh ta chỉ cần nói ra để nhận được dữ liệu đầu vào từ kỹ sư ngồi ngay cạnh anh ấy. Họ có thể quyết định để kiểm tra với khách hàng ngay lập tức. không bàn giao, không PowerPoint, không thủ tục phiền hà, chỉ hoàn thành công việc. Để được như vậy thì không dễ. Khi nó xảy ra, "Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?" là câu hỏi xác đáng. Việc tự đưa ra quyết định cần một đội nhóm đa năng. Thay vì những quyết định chuyển từ trên xuống dưới trong tổ chức, chúng tôi muốn nhóm ấy tự quyết định. Nhưng để làm như vậy, họ cần kỹ năng và chuyên môn để ra quyết định đó trong nhóm. Và nó mang đến những đánh đổi khó khăn. Liệu chúng ta có thể liên kết nhân lực ở hai nơi, không cùng chỗ làm, không cùng thành phố hoặc có khi không cùng đất nước? Hoặc ta có nên đầu tư tốt hơn vào họp trực tuyến? Và làm thế nào để đảm bảo tính nhất quán trong cách chúng ta làm việc nhất quán giữa các nhóm? Ta vẫn phải cần một số phương pháp quản lý. Tất cả những thay đổi từ cấu trúc, quá trình và thủ tục - không hề đơn giản. Nhưng đến cuối cùng, tôi thấy điều khó thay đổi nhất chính là hành xử của chúng ta. Để tôi minh hoạ cho bạn. Muốn các nhóm làm việc nhanh, linh hoạt, sáng tạo, như một khởi nghiệp nhỏ, họ phải được cấp quyền và tự quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc ta không có người chỉ dẫn phải làm gì, khi nào và như thế nào. Không có nhà quản lý vi mô. Nhưng cũng có nghĩa là từng nhân viên cần trở thành một nhà lãnh đạo, bất kể họ ở vị trí nào. Tất cả làm ta chủ động hơn. Rõ ràng, chúng ta không đủ khả năng để điều hành các nhóm theo các hướng khác nhau, việc đó chắc chắn sẽ đảo lộn mọi thứ. Nên chúng ta cần sự định hướng và tự chủ cùng một lúc, giống y như một bầy chim. Trong một bối cảnh tổ chức, điều này yêu cầu những hành vi mới, cùng với từng cách hành xử mới, ta cũng phải từ bỏ những lề lối cũ. Lãnh đạo phải đảm bảo cho nhân viên đi vào khuôn khổ dựa vào mục đích chung -- tại sao -- và những ưu tiên -- cái gì. Nhưng sau đó, họ phải giao quyền tự chủ và tin tưởng vào các nhóm để đưa ra quyết định đúng đắn và cách để đạt được nó. Để tạo ra liên kết, ta cần yêu cầu sự giao tiếp cởi mở và minh bạch. Nhưng bạn có biết rằng, việc nắm giữ thông tin là một dạng quyền lực? Đối với một số nhà quản lý, sự chia sẻ thông tin có vẻ như là từ bỏ nguồn quyền hạn ấy. Và điều đó không riêng với quản lý. Các nhóm cần liên lạc công khai và minh bạch. Trong những công ty này, các nhóm thường làm việc nước rút, vào cuối mỗi lần chạy nước rút, họ tổ chức một buổi demo để chỉ ra sản phẩm mà họ đã đạt được, một cách công khai. Và mỗi ngày, từng thành viên đưa ra một ý tưởng mới về những gì từng cá nhân đang làm. Bây giờ, tất cả sự minh bạch này có thể gây khó chịu cho mọi người, vì bỗng nhiên, không có nơi nào để trốn tránh nữa. Tất cả những gì chúng ta làm là để chứng minh cho mọi người. Vậy nên, không dễ để sắp đặt, và cấp quyền tự chủ cũng không rõ ràng. Một giám đốc điều hành tại một công ty thích nói về việc anh ấy đã từng là một bậc thầy về theo dõi tiến độ. Ngày nay, để biết cách mọi thứ diễn ra, thay vì nhìn vào những báo cáo tình hình, anh ấy phải tới các tầng để tham dự các cuộc họp nhóm. Và thay vì bảo nhân viên phải làm gì, anh ta tìm mọi cách để giúp họ. Đó là sự thay đổi căn bản cho một người đã từng là một bậc thầy về đo lường dự án. Nhưng trước đây, anh giám đốc nói, "Tôi chỉ ảo tưởng về sự kiểm soát. Trong thực tế, có nhiều dự án đã vượt quá chi phí và thời gian cho phép. Giờ tôi có nhiều minh chứng hơn, và tôi có thể sửa sớm hơn nếu cần." Quản lý cấp trung gian cũng phải thay đổi. Điều đầu tiên, không bao gồm các bàn giao và PowerPoint, quản lý cấp trung không cần nhiều nhu cầu. Và trong thế giới cũ, đây là ý tưởng của người nghĩ và người thực hiện. Nhân viên sẽ chỉ làm theo yêu cầu. Nhưng giờ, thay vì chỉ quản lý người khác, quản lý cấp trung phải rèn luyện để trở thành huấn luyện viên. Hãy tưởng tượng, suốt 10 năm qua, bạn chỉ nói cho người khác phải làm gì, nhưng bây giờ, bạn mong chính mình làm việc lần nữa. Hiển nhiên, mô hình này không áp dụng cho tất cả, một số người có tài sẽ rời khỏi công ty. Nhưng kết quả là một nền văn minh mới với ít hệ thống phân cấp hơn. Và những công sức đã bỏ ra này. Điều đó thật xứng đáng. Những công ty mà tôi đã làm việc cùng, chúng đã được sử dụng để triển khai tính năng sản phẩm mới vài lần mỗi năm. Bây giờ họ phát hành vài tuần một lần, không có bàn giao và quy định cứng nhắc, toàn bộ tổ chức trở nên hiệu quả hơn. Rút cuộc, nếu bạn bước vào hội trường của những công ty này ngày nay, bạn sẽ cảm thấy một luồng năng lượng mới. Nó cảm giác như bạn đang bước vào hội trường một công ty khởi nghiệp lớn. Để công bằng, những công ty này không thể đòi hỏi thành công ngay lập tức. Nhưng ít nhất, với mô hình mới này, họ đã chuẩn bị tốt hơn để đáp ứng với sự thay đổi. Thế giới trên đà phát triển và ngày càng phức tạp hơn, nên ta cần phải làm mới cách làm việc. Và phần khó thay đổi nhất không phải là cấu trúc hay quá trình, hay thủ tục, và cũng không phải là người điều hành cấp cao phụ trách. Nhóm trưởng có thể là tất cả những điều trên trong một tổ chức, người nắm giữ sự thay đổi. Tất cả chúng ta phải thay đổi. Vậy nên, câu hỏi là: Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ bàn về Trí tuệ nhân tạo (TTNT) và loài người chúng ta. Những nhà nghiên cứu về TTNT luôn nói rằng con người thật sự không cần phải lo lắng vì máy móc chỉ đảm nhiệm những công việc của người giúp việc thôi. Nhưng điều đó có thật sự đúng? Họ còn nói rằng TTNT sẽ tạo ra thêm những việc làm, vì vậy những người mất việc sẽ tìm được công việc mới. Dĩ nhiên là vậy. Nhưng câu hỏi thật sự là: Có bao nhiêu người có lẽ bị mất việc vì TTNT sẽ có thể tìm được một công việc mới, đặc biệt khi TTNT đủ thông minh để có thể học hỏi tốt hơn đa số chúng ta? Để tôi hỏi các bạn một câu hỏi: Bao nhiêu người trong các bạn nghĩ là TTNT sẽ vượt qua kì thi tuyển sinh của các trường đại học hàng đầu trước năm 2020? Ồ nhiều người nghĩ vậy sao, được rồi. Một vài người trong số các bạn có thể sẽ nói : " Tất nhiên là có! ". Giả thuyết thiểu số chính là vấn đề. Và một số người khác có thể sẽ nói: " Có thể lắm chứ, bởi vì TTNT đã thắng các kì thủ cờ vây hàng đầu rồi." Những người khác có thể sẽ nói: "Uh-Uh. Không, không bao giờ. " Nghĩa là chúng ta thật sự không biết câu trả lời là gì, phải không? Đó chính là lí do vì sao tôi đã khởi động Dự án Robot Todai, nhằm chế tạo ra TTNT có khả năng vượt qua kỳ thi tuyển sinh của Đại học Tokyo, đại học hàng đầu Nhật Bản. Đây là Robot Todai của chúng tôi. Và dĩ nhiên, não của chú robot này đang làm việc trên máy chủ từ xa. Chú đang viết bài văn 600 từ về thương mại hàng hải ở thế kỉ 17. Các bạn cảm thấy thế nào? Tại sao tôi lại tham gia kì thi tuyển này theo điểm chuẩn của trường? Bởi vì tôi nghĩ chúng ta phải nghiên cứu thành tích của TTNT so với con người, đặc biệt là về mặt kĩ năng và sự thành thạo vốn được cho là chỉ con người mới đạt được, tiếp thu được và chỉ thông qua được đào tạo. Để có thể học tập tại Đại học Tokyo, Todai, bạn phải vượt qua hai bài thi khác nhau. Bài thứ nhất là khảo thí theo tiêu chuẩn quốc gia theo hình thức trắc nghiệm. Bạn phải thi bảy môn và phải đạt được điểm cao. Hay phải đúng được 84% hoặc hơn thế nữa , để đủ tiêu chuẩn làm bài thứ hai, thi viết được soạn bởi Todai. Vậy, để tôi giải thích TTNT hiện đại vận hành như thế nào, thông qua ví dụ tham gia gameshow đố vui kiến thức "Jeopardy!" Đây là câu hỏi điển hình của "Jeopardy! ": "Bản giao hưởng cuối cùng của Mozart có cùng tên với hành tinh này." Thú vị là, ''Jeopardy!" luôn có câu hỏi dạng như vậy, luôn luôn kết thúc với từ "này" như: hành tinh "này", đất nước "này", nhạc sĩ nhạc rock "này", v.v. Nói cách khác, "Jeopardy!" không có nhiều loại câu hỏi đa dạng, phong phú mà chỉ có một loại, gọi là "câu hỏi factoid" (câu hỏi ai,cái gì,ở đâu...) Nhân tiện, bạn có biết đáp án không? Nếu bạn thật sự không tìm ra câu trả lời và nếu muốn biết, bạn sẽ làm gì? Tất nhiên là tra Google phải không? Tại sao không chứ? Nhưng bạn phải chọn ra những từ khoá thích hợp như "Mozart", "cuối cùng" và "bản giao hưởng" để tìm kiếm. Máy móc về cơ bản cũng làm giống vậy. Sau đó trang Wikipedia sẽ hiện ra ở đầu trang tìm kiếm. Và rồi máy sẽ đọc trang này. Không, uh-uh. Không may là, không có một TTNT hiện đại nào, bao gồm cả Watson, Siri and Robot Todai, có thể đọc được. Nhưng chúng lại rất giỏi trong việc tìm kiếm và tối ưu hoá. Nó sẽ nhận dạng các từ khoá "Mozart", "cuối cùng" và "bản giao hưởng" đang xuất hiện dày đặc khắp xung quanh. Vì vậy nếu nó có thể tìm ra từ "hành tinh" và từ đồng thời xuất hiện với những từ khoá này, đó chắc chắn là câu trả lời. Trong trường hợp này, đây chính là cách Watson tìm ra đáp án "Jupiter" (Sao Mộc) . Robot Todai cũng làm việc tương tự vậy, nhưng thông minh hơn một chút trong việc trả lời các câu hỏi về lịch sử dạng có- không, như: "Hoàng đế Charlemagne đã chinh phục người Magyar. Đúng hay sai?" Robot liền bắt đầu tự đưa ra câu hỏi factoid, như: "Hoàng đế Charlemagne đã chinh phục [người này]." Sau đó, "người Avar" sẽ xuất hiện ở top tìm kiếm thay vì "người Magya". Câu này có thể sai. Bởi vì robot của chúng tôi thật sự không đọc được, không hiểu được, nhưng qua số liệu thống kê, nó lại đúng trong rất nhiều trường hợp. Về bài thi viết của bước thứ hai, yêu cầu phải viết một bài văn dài 600 từ chẳng hạn như: [Bàn về sự tăng và giảm của thương mại hàng hải ở phía Đông và Đông Nam châu Á trong thế kỉ 17...] và như những gì tôi đã nói, robot đã trích những câu từ sách giáo khoa và Wikipedia, rồi kết hợp chúng lại với nhau, và tối ưu hoá để viết thành một bài văn mà chẳng cần hiểu một thứ gì cả. (Tiếng cười) Nhưng thật bất ngờ, bài văn mà robot viết còn tốt hơn cả đa số học sinh. (Tiếng cười) Vậy môn Toán thì sao? Một chiếc máy giải toán tự động hoàn toàn luôn là ước mơ của bao người từ lúc thuật ngữ "Trí tuệ nhân tạo" ra đời nhưng nó vẫn chỉ gói gọn ở cấp độ thuật toán đã rất lâu, rất lâu rồi. Vào năm ngoái, cuối cùng chúng tôi cũng thành công trong việc phát triển hệ thống giải toán cấp độ dự bị đại học từ đầu đến cuối, như cái này đây. Đây là bài toán gốc viết bằng tiếng Nhật, và chúng tôi đã phải dạy robot những 2000 tiên đề toán học và 8000 chữ Nhật để nó chấp nhận những bài toán được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên. Và hiện tại nó đang dịch các bài toán gốc sang dạng thuật ngữ máy tính. Có vẻ kì quặc nhưng tôi nghĩ là robot bây giờ đã sẵn sàng để giải toán rồi. Giải đi nào. Đúng vậy! Hiện giờ robot đang tính toán các thuật toán dùng kí hiệu. Nghe có vẻ kì lạ hơn nhưng đó chắc chắn là phần thú vị nhất của chiếc máy. (Tiếng cười) Bây giờ robot xuất ra một đáp án hoàn hảo, ngay cả các nhà toán học cũng không thể hiểu được cách đáp án được chứng minh. Dù sao chăng nữa thì vào năm ngoái, robot của chúng tôi nằm trong top 1% ở bài thứ hai, bài thi toán tự luận. (Vỗ tay) Cám ơn. Vậy, robot có được học tại Todai? Không, khác xa những gì tôi mong chờ. Tại sao ư? Vì nó không thể hiểu những thứ có nghĩa. Để tôi đưa ra lỗi sai điển hình mà chú mắc phải trong bài kiểm tra tiếng Anh. [Nate: Chúng ta gần đến nhà sách rồi. Một vài phút nữa thôi. Sunil: Chờ đã.____. Nate: Cám ơn! Chuyện này xảy ra suốt...] Bọn họ đang nói chuyện. Chúng tôi có thể hiểu tình huống như sau: [1. "Chúng ta đã đi lâu lắm rồi." 2. "Chúng ta gần tới rồi." 3. "Giày của bạn nhìn đắt quá." 4. "Dây giày bạn bung rồi kìa."] Rõ ràng số 4 là đáp án chính xác, đúng không? Nhưng Robot Todai lại chọn số 2, mặc dù nó đã học 15 triệu câu tiếng Anh, sử dụng các công nghệ Deep Learning. Được rồi, bây giờ các bạn có thể đã hiểu tôi nói gì rồi: TTNT hiện đại thật sự không đọc được, không hiểu được. Chúng chỉ đang nguỵ trang như thể chúng có thể đọc, hiểu được vậy. Đây là đồ thị phân loại 500.000 học sinh tham dự kì thi giống với Robot Todai. Robot Todai nằm trong số top 20%, có thể đạt đủ điểm chuẩn kì thi của hơn 60% các trường đại học ở Nhật Bản, ngoại trừ trường Todai Nhưng có thể thấy rằng robot nằm ngoài khu vực những người chuẩn bị trở thành nhân viên văn phòng. Bạn có thể nghĩ là tôi đã rất vui mừng. Vì sau tất cả, robot của tôi đã vượt trội hơn những học sinh từ khắp mọi nơi. Thay vì vui mừng, tôi đã hoảng sợ. Làm thế nào cỗ máy không hiểu biết gì lại thể hiện giỏi hơn con em chúng ta? Phải không? Tôi quyết định nghiên cứu chuyện gì đã xảy ra với thế giới loài người. Tôi đã trích hàng trăm câu từ sách giáo khoa bậc trung học và biến chúng thành những câu đố đơn giản theo hình thức trắc nghiệm, và đem hỏi hàng ngàn học sinh trung học. Và đây là ví dụ: [Đạo Phật truyền bá đến...,Đạo Chúa đến ...và Châu Đại Dương và đạo Hồi truyền đến..] Các câu hỏi gốc này tất nhiên được viết bằng tiếng Nhật, tiếng mẹ đẻ của các em. [ __lan rộng tới châu Đại Dương 1. Đạo Hindu 2. Đạo Cơ đốc 3. Đạo Hồi 4.Đạo Phật ] Đạo Cơ đốc rõ ràng là đáp án đúng, phải không? Đáp án được viết ra rồi! Và Robot Todai cũng chọn ngay đáp án chính xác luôn. Nhưng 1/3 học sinh trung học cơ sở đã không đưa ra được đáp án chính xác. Vậy bạn có nghĩ đó là trường hợp duy nhất chỉ xảy ra ở Nhật không? Nhưng tôi thật sự không nghĩ như vậy, Vì Nhật luôn có kết quả nằm trong top của bài kiểm tra PISA trong OECD, xem xét đánh giá năng lực đạt được của học sinh lứa tuổi 15 trong lĩnh vực toán, khoa học và đọc hiểu trong mỗi 3 năm. Chúng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng mọi người có thể học và có thể học tốt, học giỏi, miễn là chúng ta cứ cung cấp những tài liệu học tập thật tốt miễn phí trên web để mọi người có thể tiếp cận qua internet. Nhưng những tài liệu tuyệt vời này có thể chỉ giúp ích cho người có thể đọc hiểu tốt và phần trăm số người có khả năng đọc hiểu tốt có lẽ ít hơn hẳn chúng tôi đã nghĩ. Vậy chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận rằng làm sao loài người lại có thể cùng tồn tại với Trí tuệ nhân tạo dựa vào căn cứ xác thực. Đồng thời, chúng ta phải gấp rút suy nghĩ bởi vì thời gian đang dần rút ngắn đi rồi. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Xin cám ơn bà Noriko. Cám ơn. Trong bài nói,bà đã cho thấy việc TTNT suy nghĩ ra sao, thứ chúng có thể làm xuất sắc và thứ chúng không thể làm được. Nhưng, tôi có hiểu ý bà không, rằng chúng ta cần một cuộc cách mạng khẩn cấp trong lĩnh vực giáo dục nhằm giúp thế hệ mai sau thực hiện các thứ con người vốn có thể làm tốt hơn TTNT, phải không? Vâng, đúng, đúng vậy. Bởi vì loài người chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa, thứ mà TTNT rất, rất thiếu. Nhưng phần lớn học sinh chỉ biết nhồi nhét kiến thức vào đầu mình mà không hiểu được ý nghĩa những thứ các em đang học thật sự là gì. Đó cũng chỉ là thứ ta đang cố nhớ, không phải là kiến thức và TTNT có thể làm tương tự như thế. Vì vậy, chúng ta cần nghĩ đến một loại hình giáo dục mới. Tức là thay đổi từ kiến thức, học vẹt sang học theo kiểu hiểu ý nghĩa. Ừm. Vâng,đó sẽ là thách thức cho những người làm giáo dục đây.Cám ơn bà. Cám ơn rất nhiều. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tại sao con người lại cố tình phá hoại di sản văn hóa? Làm như vậy, họ có tin rằng sẽ xóa đi được lịch sử của chúng ta? Sự thật là, ta mất đi nhiều di sản văn hóa do xói mòn hay thiên tai, đó là những điều khó mà tránh khỏi. Tôi, ở đây, hôm nay, để chỉ cho các bạn cách sử dụng các bức hình -- do chính các bạn chụp -- để khôi phục phần lịch sử đã mất bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến và sự giúp sức của các tình nguyện viên. Vào đầu thế kỉ 20, các nhà khảo cổ khám phá ra hàng trăm bức tượng và đồ tạo tác ở thành phố Hatra cổ xưa, phía Bắc I-rắc. Những bức tượng như thế này được tìm thấy trong tình trạng đổ nát, một số bị mất đầu hoặc tay, nhưng trang phục mà chúng khoác lên người và tư thế của chúng có thể tiết lộ câu chuyện về chúng. Ví dụ, ta tin rằng, nếu bức tượng khoác lên mình chiếc áo chùng dài ngang đầu gối và đi chân trần, đó chính là hình ảnh đại diện cho tu sĩ. Tuy nhiên, nhìn kĩ hơn vào tác phẩm này, ta có thể thấy chiếc áo được trang trí rất công phu, khiến nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây là bức tượng của một vị vua trong buổi lễ tín ngưỡng. Khi bảo tàng văn hóa Mosul mở cửa vào năm 1952 ở phía Bắc I-rắc, bức tượng này, cùng với những tượng khác, được đặt ở bảo tàng để gìn giữ cho thế hệ mai sau. Sau khi Mỹ dẫn đầu, tấn công I-rắc năm 2003, một vài tượng và đồ tạo tác đã được chuyển đến Baghdad, nhưng bức tượng này vẫn còn nằm lại. Sau đó, vào tháng Hai năm ngoái, một đoạn phim được công bố, và ngay lập tức truyền đi với tốc độ chóng mặt. Có lẽ một vài trong số các bạn đã từng xem. Đây là một đoạn phim ngắn. (Đoạn phim) (Hát bằng tiếng Ả rập) (Hết đoạn nhạc) Cảnh trên đây không dễ chịu chút nào, phải không? Các bạn có thấy quen không? Nó đây. Đây chính là bức tượng đó, nó bị lật đổ, vỡ tan thành nhiều mảnh. Khi tôi và Matthew Vincent xem được đoạn phim này, chúng tôi đã vô cùng sốc. Là những nhà khảo cổ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào việc bảo tồn bằng số hóa, một ý tưởng lóe lên trong đầu. Ta có thể thu thập ảnh chụp những đồ tạo tác này của công chúng trước khi chúng bị phá hủy, để phục dựng bằng công nghệ số. Nếu có thể làm được điều này, ta có thể đưa chúng vào một bảo tàng ảo để kể lại câu chuyện này. Thế nên, hai tuần sau khi xem đoạn phim đó, chúng tôi bắt tay vào dự án với tên gọi "Dự án Mosul". Còn nhớ những bức ảnh về bức tượng mà tôi đã chiếu chứ? Đây chính là phục dựng của nó từ ảnh chụp trước khi bị phá hủy thu thập từ công chúng. Giờ, hẳn các bạn đang thắc mắc, công cụ này thực sự hoạt động như thế nào? Vâng, mấu chốt của công nghệ này có tên là quang trắc, và nó được phát minh tại đây, nước Đức. Đây là công nghệ cho phép chúng ta sử dụng những hình ảnh hai chiều chụp vật thể ở nhiều góc độ để tạo nên hình mẫu 3D. Có lẽ các bạn sẽ nghĩ nó nghe như một loại ma thuật, nhưng không đâu. Tôi sẽ cho các bạn xem cách thực hiện. Đây là hai hình ảnh của cùng một bức tượng được thu thập. Máy tính sẽ xử lí bằng cách phát hiện những điểm giống nhau của hai bức ảnh, những điểm giống nhau của vật thể. Sau đó, bằng cách sử dụng nhiều bức ảnh như vậy, máy tính có thể bắt đầu dựng lại vật thể trong không gian ba chiều. Trường hợp này, vị trí đặt máy ảnh của mỗi bức hình sẽ có màu xanh dương. Hiện giờ, tôi xin thú thật, chỉ mới được dựng lại được một phần, nhưng tại sao lại là một phần? Vâng, đơn giản là vì bức tượng này được đặt sát tường, nên không có những bức ảnh chụp từ đằng sau. Nếu muốn hoàn thiện việc phục dựng hình ảnh của bức tượng, tôi cần một máy ảnh phù hợp, chân máy, ánh sáng phù hợp, không thể làm điều đó với ảnh thu thập từ công chúng. Hãy nghĩ xem: Bao nhiêu người trong số các bạn, khi đến bảo tàng, sẽ chụp hết tất cả các phần của tượng, kể cả mặt sau? Có thể một vài bạn thấy hứng thú với tượng David của Michelangelo, tôi đoán. (TIếng cười) Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu có thể tìm thêm nhiều hình ảnh về vật này, ta có thể cải thiện hình ảnh 3D của nó. Khi bắt tay vào dự án, chúng tôi bắt đầu với bảo tàng Mosul. Chúng tôi ước tính có thể thu thập ảnh, mà một vài người quan tâm, rồi tạo ra một, hai ảnh phục dựng. mà không biết mình đã khởi xưởng một thứ sẽ phát triển nhanh chóng đến thế. Trước khi biết được điều đó, chúng tôi đã nhận thức rõ: có thể áp dụng ý tưởng tương tự với di sản bị mất, ở mọi nơi. Vì thế, chúng tôi quyết định đổi tên của dự án thành Rekrei. Rồi đến hè năm ngoái, phòng truyền thông tạp chí "The Economist" tìm đến chúng tôi. Họ hỏi: "Này, anh có muốn chúng tôi xây nên một bảo tàng ảo để đặt những hình ảnh phục dựng và kể lại câu chuyện không?" Các bạn nghĩ chúng tôi có từ chối không? Dĩ nhiên là không rồi. Chúng tôi đồng ý ngay! Và vô cùng phấn khởi. Đây đúng là một khởi đầu tốt đẹp cho dự án. Giờ đây, ai trong số các bạn cũng có thể trải nghiệm RecoVR Mosul trên điện thoại, bằng Google Cardboard hay một máy tính bảng hay thậm chí Youtube 360. Đây là bức chụp màn hình của bảo tàng ảo. Và nó đây ... hình ảnh phục dựng một phần của bức tượng, cũng như tượng sư tử của Mosul, hình ảnh phục dựng hoàn chỉnh đầu tiên của dự án. Dù đoạn phim không quay lại cảnh bức tượng sư tử Mosul bị phá hủy, chúng tôi có một số ví dụ khác ghi lại cảnh các cổ vật lớn bị phá hủy đơn giản vì là chúng quá lớn để có thể cắp đi. Ví dụ, cánh cổng Nimrud ở Bắc I-rắc. Đây là hình ảnh phục dựng, còn đây là lúc nó bị phá hoại. Hay tượng sư tử Al-Lāt ở Palmyra, Syria: Trước ... và sau. Dù những hình tái hiện ảo là mối quan tâm chính của dự án, một số người đã đặt ra câu hỏi: Liệu có thể in chúng ra bằng công nghệ in 3D? Chúng tôi nghĩ rằng in 3D không phải là hướng giải quyết thẳng thắn cho các di sản bị mất. Một khi thứ gì đó bị phá hủy, nó vĩnh viễn không còn. Nhưng in 3D đem đến một lựa chọn để thuật lại câu chuyện đó. Như ở đây, tôi sẽ cho các bạn xem... Đây là bức tượng Hatra và tượng sư tử của Mosul. (Tiếng vỗ tay) Cám ơn các bạn. Bây giờ, nếu nhìn kĩ, bạn sẽ nhận thấy có nhiều chi tiết được in màu, một số khác in màu xám hoặc trắng. Phần này được thêm vào để giúp cho bức tượng đứng thẳng. Việc làm này cũng tương tự như lúc bạn đến bảo tàng, và thấy một bức tượng bị đổ vỡ; Nó được gắn vào để mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hợp lý, đúng không ạ? Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm hơn về những điều công nghệ thực tế ảo có thể làm cho những di sản bị mất. Đây là ví dụ về một trong những tháp mộ bị phá hủy ở Palmyra. Dùng phần mềm hỗ trợ xem trực tuyến Sketchfab, có thể thấy, chúng tôi đã dựng được ba phần ở phía ngoài mộ, chúng tôi cũng có ảnh chụp bên trong, để có thể bắt đầu phục dựng phần tường và trần nhà. Những nhà khảo cổ làm việc ở đó trong rất nhiều, nhiều năm, nên chúng tôi có những bản vẽ kiến trúc của những di sản bị mất. Không may là, ta không chỉ mất đi di sản ở những khu vực có xung đột, trong chiến tranh, mà do thiên tai. Đây là hình mẫu 3D của quảng trường Durbar ở Kathmandu, trước khi trận động đất xảy ra tháng Tư vừa qua... và đây là hình ảnh sau đó. Có thể các bạn đang nghĩ, không thể nào tạo được mô hình 3D chỉ bằng những hình ảnh củ du khách, và đúng thật là vậy. Nhưng điều mà mô hình thể hiện là sự khả thi khi có sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng lớn và doanh nghiệp tư nhân vào những sáng kiến như của chúng tôi. Một trong những thách thức lớn trong dự án của chúng tôi chính là, tìm ra những bức ảnh được chụp trước khi tai hoạ đến, đúng chứ? Và Internet là một cơ sở dữ liệu với hàng triệu bức ảnh, đúng không? Chính xác là vậy. Vậy nên chúng tôi đã bắt tay phát triển một công cụ cho phép lấy hình ảnh từ các trang web như Flickr, dựa vào đánh dấu địa lý, để hoàn thiện việc tái hiện. Bởi ta không chỉ mất đi di sản văn hóa vì thiên tai, chiến tranh, mà còn vì những nguyên do khác nữa. Các bạn nghĩ gì, khi nhìn vào hai ảnh sau đây? Có lẽ khá khó để nhớ ra, nhưng chỉ vài tuần trước, đây là ví dụ về sự phá hoại của con người từ chính sự ngu xuẩn của họ. Một du khách ở Lisbon muốn trèo lên bức tượng chụp ảnh tự sướng với nó -- (Tiếng cười) và kéo ngã tượng theo hắn ta. Chúng tôi đã tìm được những bức ảnh để hoàn thiện ảnh phục dựng Cần nhớ rằng việc phá hoại di sản không phải là một hiện tượng gần đây. Vào thế kỉ thứ 16, các nhà thám hiểm và tu sĩ Châu Âu đã đốt hàng ngàn quyển sách Maya ở Châu Mỹ, giờ, số lượng sách còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đến năm 2001, khi phiến quân Taliban cho nổ tung tượng Phật Bamiyan Buddhas ở Afghanistan. Các bạn thấy đấy, di sản văn hóa chính là phần lịch sử chung của cả nhân loại. Chúng giúp chúng ta kết nối với tổ tiên và câu chuyện của họ, nhưng mỗi ngày, ta lại dần mất đi một phần do thiên tai và xung đột. Dĩ nhiên, những thiệt hại về người là mất mát đau lòng nhất ... nhưng chính những di sản lại là cách để gìn giữ kí ức của con người cho thế hệ mai sau. Chúng tôi cần các bạn giúp sức khôi phục phần lịch sử bị mất. Các bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ? (Tiếng vỗ tay) Công việc thực tập tại phòng thí nghiệm của Giáo sư Ramsey thật tuyệt. Cho đến khi, giáo sư vô tình bước vào cổng thời gian. Bạn chỉ có vài phút để nhảy qua cổng và cứu ông trước khi nó đóng lại và khiến ông mắc kẹt trong quá khứ. Một khi bạn bước qua, cổng sẽ đóng lại, và cách duy nhất để quay lại là tạo ra một cổng mới dùng các hạt thời gian ở phòng thí nghiệm. Các hạt được kích hoạt sẽ kết nối với hạt khác thông qua liên đới hạt tachyon đỏ hoặc xanh dương. Kích hoạt càng nhiều hạt sẽ tạo ra càng nhiều kết nối. Mỗi tam giác đỏ hoặc xanh được tạo sẽ mở ra một cổng xuyên thời gian đưa bạn trở về hiện tại. Nhưng màu sắc của mỗi kết nối xuất hiện ngẫu nhiên, và không có cách nào để chọn hay đổi màu. Và một vấn đề nữa: mỗi hạt mang theo tạo ra sự mất ổn định thời gian, làm tăng khả năng sập cổng khi bạn bước qua. Nên mang theo càng ít hạt càng tốt. Cổng sắp đóng lại. Cần mang ít nhất bao nhiêu hạt để tạo ra một cổng tam giác đỏ hoặc xanh, và trở về hiện tại? Dừng video nếu bạn muốn tự tìm ra câu trả lời! Câu trả lời trong: 3 2 1 Câu hỏi này rộng đến mức có cả một nhánh toán học gọi là Lý thuyết Ramsey được phát triển từ nó. Lý thuyết này hướng tới một vài vấn đề hóc búa nổi tiếng. Không hề đơn giản, nhưng có thể giải quyết nếu tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống. Tưởng tượng bạn mang theo ba hạt. Liệu như thế có đủ? Không ví dụ, bạn nhận được hai kết nối xanh và một kết nối đỏ, bạn sẽ mắc kẹt vĩnh viễn. Vậy liệu bốn hạt có đủ? Cũng không có rất nhiều cách kết hợp không tạo được tam giác xanh hoặc đỏ. Vậy còn năm? Hóa ra có một cách kết hợp không tạo được tam giác xanh hoặc đỏ. Những tam giác nhỏ không được tính vì không có hạt ở mọi đỉnh. Tuy nhiên, sáu hạt luôn tạo ra một tam giác xanh hoặc đỏ. Đây là cách ta có thể chứng minh mà không cần tính toán mọi trường hợp. Tưởng tượng bạn kích hoạt hạt thứ sáu, và hãy xem làm thế nào nó kết nối với năm hạt còn lại. Có thể là một trong sáu cách sau: với năm kết nối đỏ, năm kết nối xanh và một vài sự kết hợp của cả hai màu. Lưu ý với mỗi trường hợp, có ít nhất ba kết nối cùng màu đến từ hạt thứ sáu này. Hãy cùng xem xét những hạt ở đầu kia của ba kết nối cùng màu này. Nếu những kết nối này màu xanh, thì bất kì kết nối xanh nào được tạo ra giữa ba hạt ở đầu bên kia đều cho ta một tam giác xanh. Chỉ gặp rắc rối ở một trường hợp duy nhất khi tất cả các kết nối đều màu đỏ. Nhưng ba kết nối đỏ sẽ cho ta một tam giác đỏ. Dù chuyện gì xảy ra, ta vẫn sẽ có một tam giác đỏ hoặc xanh, và mở được cổng về nhà. Mặt khác, nếu ba kết nối đầu có màu đỏ, thay vì xanh, lập luận tương tự vẫn đúng khi các màu bị đổi ngược. Nói cách khác, dù kết nối có màu gì đi nữa, sáu hạt vẫn luôn tạo thành một tam giác xanh hoặc đỏ, mở ra một cánh cổng dẫn về nhà. Thế nên, bạn chộp lấy sáu hạt và nhảy qua cổng. Bạn từng hi vọng đợt thực tập sẽ đem lại những trải nghiệm quý báu. Hóa ra, chẳng cần chờ đợi lâu. Dưới ánh trăng, một nhóm thanh niên lẻn vào rừng, tại đây, dưới tác động của các chất làm thay đổi tâm trí, họ đổi thay và gặp gỡ các sinh vật từ thế giới khác. Trong "Giấc mộng đêm hè", Shakespeare như say như tỉnh, và kết quả là sự mãn nhãn trên sân khấu và trang sách. Trình diễn lần đầu vào những năm 1590, vở kịch là một trong những tác phẩm mang nhiều sắc thái nhất của Shakespeare, đầy những trò tinh quái, sự điên rồ và phép thuật. Toàn bộ câu chuyện diễn ra chỉ trong một đêm, nhưng diễn tiến lại thay đổi với tốc độ chóng mặt. Cốt truyện xoay quanh mô típ của va chạm và tan rã, nhân vật từ các thế giới khác nhau bị ném vào và đẩy ra xa nhau. Shakespeare sử dụng các mô típ này để chế giễu sự ái kỷ của họ và dùng những tình tiết bất ngờ để bỡn cợt các luật lệ. Lấy bối cảnh Hy Lạp thời cổ đại, nhưng cũng như nhiều vở kịch khác, nó phản ánh mối quan tâm đương thời của Shakespeare. Khung cảnh huyền diệu của rừng vào đêm phá vỡ ranh giới giữa các nhóm tạo nên những kết quả dị thường. Nhà văn đùa giỡn với hệ thống giai cấp xã hội cứng nhắc đương thời, lấy ba nhóm riêng biệt và đảo lộn vị thế xã hội trong thế giới mà không một phàm nhân nào có quyền kiểm soát. Vở kịch mở đầu với cô gái trẻ Hermia nổi giận với cha là Egeus và Theseus, vua của Athen, vì đã cấm cô kết hôn với người tình là Lysander. Hermia không hứng thú gì với lựa chọn của cha dành cho cô là Demetrius, nhưng bạn thân của cô, Helena, rõ ràng là có. Tức giận với những bậc trưởng thượng, Hermia và Lysander trốn đi trong đêm tối, cùng với sự truy đuổi kịch liệt của Demetrius. Chuyện còn phức tạp hơn khi Helena quyết định đuổi theo họ vào rừng, với hy vọng giành lại trái tim Demetrius. Lúc này, khu rừng trở nên đông đúc, các đôi tình nhân phải chia sẻ không gian với một nhóm thợ thuyền thô lỗ - đoàn công nhân say khước đang tập kịch, dẫn đầu là gã Nick Bottom kệch cỡm. Họ không hề biết mình đã lạc vào thế giới thần tiên. Dù trông rất lộng lẫy và diệu kỳ, Oberon và Titania, nhà vua và hoàng hậu của các tiên, có các vấn đề tình cảm của riêng họ. Tức giận vì không thể kiểm soát Titania, Oberon ghen tức, ra lệnh cho yêu tinh Puck nhỏ nhựa hoa tình lên mắt nàng. Khi tỉnh dậy, nàng sẽ yêu thứ đầu tiên nàng nhìn thấy. Trong lúc làm nhiệm vụ, Puck thích thú rắc nhựa tình lên mắt của Demetrius và Lysander đang say ngủ và để mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, hắn biến cái đầu của Bottom thành lừa. Khi đôi mắt chập chờn mở, một đêm hỗn loạn bắt đầu với những trái tim tan vỡ, nhận lầm người yêu, và những biến đổi. Trong tất cả, Bottom có lẽ là nhân vật có số hưởng nhất, khi Titania dưới tác động của nhựa tình đã để mắt đến hắn. Nàng lệnh cho các tiên hậu thưởng hắn với rượu và châu báu và mê mẩn hình hài dị dạng của gã. Hãy nhổ lấy cánh của những con bướm lộng lẫy, xua ánh trăng khỏi lùa vào đôi mắt say ngủ của chàng. Nào các tinh linh, lại đây khẽ cúi chào chàng. Trong khi phép thuật thúc đẩy mọi hành động, vở kịch phản ánh nguyên nhân sâu xa của những điều ta làm vì yêu, và hành vi vô lý của con người dưới sức mạnh của nó. Mặt trăng như cánh cung bạc nhìn thấu mọi hành động, cho thấy các hành vi thất thường, mặt tối của tình yêu, và sự quyến rũ, mê hoặc của một thế giới nơi quy tắc thông thường không tồn tại. Dù, cuối cùng, các nhân vật cũng trở lại bình thường, "Giấc mộng đêm hè" đặt ra câu hỏi rằng ta có bao nhiêu tự do trong cuộc sống hàng ngày. Không phải những kẻ yêu nhau, người trị vì hay những tên thợ nắm quyền quyết định, mà chính Puck tinh quái mới là người truy vấn liệu ta có thể tin vào những gì mình thấy: Nếu điều này làm bạn phật ý, Xin hãy lượng thứ và nghĩ rằng: Bạn vừa trải qua một giấc mộng. Nơi các ảo ảnh lại có dịp hiện lên. Và như vậy, Shakespeare đưa khán giả hòa vào thế giới huyền diệu nơi nhà hát lớn đùa giỡn với ranh giới giữa ảo ảnh và thực tế, và kịch hóa khả năng cuộc sống có thể chỉ là một giấc mơ. Bạn có nhớ mấy ngôi sao tỏa-sáng-trong-màn đêm bé xíu những cái mà bạn từng gắn trên trần nhà khi bạn còn nhỏ? Câu trả lời là có? Đó là ánh sáng. Ánh sáng thuần khiết. Tôi từng ngắm nhìn chúng thật lâu khi tôi còn 5 tuổi đấy, bạn biết chứ? Chúng thật đẹp: không cần điện, không cần sữa chữa. Chúng vẫn luôn ở đó. 2 năm trước, chúng tôi đã làm thí nghiệm, để khiến nó kéo dài hơn, sáng hơn nữa, với các chuyên gia. Cùng lúc đó, chúng tôi nhận được 1 đề nghị, từ Van Gogh, quỹ Van Gogh nổi tiếng muốn kỉ niệm ngày sinh thứ 125 của ông ở Hà Lan. Họ đã đến gặp tôi và yêu cầu, "Anh có thể tạo ra 1 không gian đậm chất Van Gogh ở Hà Lan không? Và vì tôi rất thích yêu cầu này, nên sẵn tiện, chúng tôi đã bắt đầu gắn kết hai thế giới riêng biệt với nhau. Não tôi hoạt động thế đấy, bật mí đó. - Tôi rất muốn kể thêm về nó 1 giờ đồng hồ nữa, nhưng thôi bỏ đi. - Và đây là thành quả của chúng tôi: 1 lối đi cho xe đạp nạp điện vào ban ngày nhờ mặt trời và phát sáng vào ban đêm tận 8 tiếng liền. - Cảm ơn mọi người. --- với mong muốn hướng về 1 tương lai năng lượng sạch và nối tiếp được những mảnh đất mà Van Gogh đã đi qua và sống vào năm 1883. Và bạn có thể đi bất kì đâu mỗi đêm, miễn phí, không cần vé gì cả. Mọi người sẽ thấy được vẻ đẹp của bầu trời đêm đầy sao khi đạp xe, nghĩ về năng lượng xanh sạch và an toàn. Tôi muốn tạo ra những nơi mà mọi người thấy thật gần gũi. Và thật tuyệt làm sao khi được thực hiện điều đó với 1 ngành công nghiệp, với những công ty cơ sở hạ tầng. Vì thế khi những người tù trưởng của Qatar gọi cho tôi: "10 km giá bao nhiêu thế?" - Vâng thật đấy, bạn sẽ nhận được những cuộc gọi kì lạ thế đấy. Nhưng điều thú vị là đây không chỉ làm 1 lần nhân dịp đặc biệt. Tôi nghĩ kiểu suy nghĩ đột phá này, những kiểu liên kết thế này sẽ là nền kinh tế mới. Phòng Tư vấn ở Geneva, thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã làm 1 buổi phỏng vấn với nhiều người xuất chúng đến từ khắp thế giới, câu hỏi là: " Top 10 kỹ năng bạn và tôi cần để thành công là gì?" Và điều thú vị là, bạn thấy dấy: không phải tiền hay giỏi ngôn ngữ lập trình C++, mặc dù đó là những kỹ năng cần thiết đấy, tôi thừa nhận thế. Nhưng ở vị trí thứ 3: sáng tạo; thứ 2: suy nghĩ logic; và đứng nhất: khả năng giải quyết vấn đề. Tất cả những này thứ robot và máy tính đều dở tệ. Điều này làm tôi thấy phấn chấn và lạc quan hẳn về thế giới tương lai, rằng dù chúng ta sẽ sống trong thế giới công nghệ cao này, những kỹ năng của loài người những khát khao đồng cảm, khát khao khám phá, khát khao vẻ đẹp sẽ được trân trọng lần nữa, và chúng ta sẽ sống trong 1 thế giới mà sự sáng tạo được đề cao hàng đầu. Để có thể suy nghĩ như thế tôi không biết với bạn thì sao, nhưng trong đầu tôi, luôn tự tâm niệm 1 câu hỏi: Tại sao? Tại sao con sứa hấp thụ ánh sáng? Còn con đom đóm? Hoặc tại sao lại cam chịu sự ô nhiễm? Đây là phòng tôi ở Bắc Kinh vào 3 năm trước. Hình bên trái là 1 ngày đẹp trời thứ Bảy. Tôi thấy được những chiếc ô tô, người và chim; Cuộc sống cũng ổn ở vùng đô thị đông đúc. Và ở hình bên phải trời đất ơi. Sự ô nhiễm - bao phủ toàn bộ. Tôi thậm chí còn không nhìn thấy phía bên kia thành phố. Và hình ảnh này khiến tôi thật buồn. Đây không phải là viễn cảnh tươi đẹp chúng tôi hình dung ở TED, đây là nỗi kinh hoàng. Tuổi thọ chúng ta giảm đi 5 - 6 năm; trẻ em mắc bệnh ung thư phổi khi chúng chỉ mới 6 tuổi. Dù điều này thật lạ lùng và hấp dẫn, tôi, vào lúc đó, lóe lên ý tưởng khi thấy sự ô nhiễm ở Bắc Kinh. Và chính phủ khắp thế giới bây giờ vẫn đang cố gắng đẩy lùi sự ô nhiễm, nhưng tôi muốn làm thứ gì đó có ích ngay lúc này. Vì vậy chúng tôi quyết định xây nên máy hút bụi và sương khói lớn nhất trên thế giới. Nó hút không khí ô nhiễm, làm sạch và giải phóng chúng. Chúng tôi đã làm được cái đầu tiên. Hút được 30,000 khối mét không khí trên 1 giờ, ở mức siêu vi, những hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2.5 hay 10 micromet, mà tốn rất ít điện, rồi giải phóng không khí đã làm sạch, nhờ vậy chúng ta có công viên, sân chơi sạch hơn đến 55 - 75% so với phần còn lại của thành phố. - Vâng! - Và mỗi tháng hay hơn thế, nó sẽ được mở ra giống như phi thuyền ấy, hay giống Marilyn Monroe với chiếc... chà, bạn biết đấy. Thôi kệ nó. - Đây ... là hình ảnh chúng tôi chụp lại. Đây là sương khói ô nhiễm ở Bắc Kinh. Và đây là lá phổi của chúng ta. Nếu bạn sống cạnh đường cao tốc, nó sẽ giống như hút 17 điếu thuốc 1 ngày. Chúng ta có mất trí không? Chúng ta chấp nhận vậy sao? Chúng ta còn có hàng tá thứ kinh khủng này ở trong trường quay, và vào 1 buổi sáng thứ 2, chúng ta đang tranh luận thế này, "Chết tiệt, chúng ta nên làm gì với nó? Ném nó đi nhé?" Nghe giống 1 lời kêu cứu. Rồi ta nhận ra: ôi không, không, không không thể để lãng phí. Đồ thừa với người này sẽ là thức ăn cho người khác. Vì thế, tại đây, hãy thể hiện điều đó. Đừng bỏ nó vào ly cà phê của bạn. - Và rồi ta nhận ra có 42% vật chất làm từ cacbon, còn cacbon thì, dĩ nhiên, dưới áp suất cao sẽ biến thành... kim cương. Nhờ ý tưởng đó, chúng tôi đã nén nó trong 30 phút, - và làm 1 chiếc nhẫn "xanh". - Bằng việc chia sẻ - vâng, thật đấy! Bằng việc chia sẻ 1 chiếc nhẫn, bạn đã quyên góp 1000 mét khối khí sạch cho thành phố chúng ta đang ở. - Tôi đang cầm 1 chiếc ở đây . - 1 khối cầu nhỏ lơ lửng. Tôi sẽ đưa bạn 1 chiếc. Tôi không định cầu hôn bạn đâu, đừng lo. - Chúng tôi làm tốt chứ? Bạn có thể đưa mọi người xem. Và nếu chúng ta bán qua mạng: làm chiến dịch, gây quỹ. Đến khi mọi người bắt đầu đặt hàng, nhưng quan trọng hơn, là trả tiền cho nó. Khoản kinh phí đó đã giúp chúng tôi hiện thực hóa và xây được cái máy đầu tiên. Nó giúp ích rất nhiều đó. Vì vậy sự lãng phí và người sáng lập, đã giúp tôi làm điều này Hơn thế, những phản hồi từ mọi người đây là 1 cặp đôi mới cưới ở Ấn Độ, anh ấy đang cầu hôn cô ấy với chiếc nhẫn "xanh" này tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, cho biểu tượng hy vọng Rồi cô ấy đồng ý. - Tôi vì nhiều lý do rất thích hình ảnh này. - Và bây giờ, khi dự án đang được thực hiện ở Trung Quốc, với sự hỗ trợ của chính phủ Trung Hoa. Mục tiêu đầu tiên là tạo ra công viên không ô nhiễm, và thực tế thì chúng cũng ổn lắm, tầm 55-75% sạch hơn rồi. Cùng lúc đó, chúng tôi hợp tác với những tổ chức phi chính phủ, với chính phủ, với học sinh và sinh viên, với chuyên gia công nghệ, để bàn nhau: "Này, làm thế nào để khiến cả thành phố không có 1 chút ô nhiễm?" Chúng tôi đều mơ về bầu không khí sạch. Chúng tôi mở các khóa học. Có nhiều ý tưởng mới. Thậm chí còn nghĩ tới những chiếc xe đạp không sương khói sẽ thốt lên - Tôi là người Hà Lan. Tôi nghĩ là gien "xe đạp" ám ảnh tôi quá rồi. Vậy nên nó hút không khí ô nhiễm, làm sạch và giải phóng nó ra, để chống lại ô nhiễm từ xe hơi, thành kỉ nguyên của xe đạp. Và ngay bây giờ, chúng tôi vẫn đang cố gắng lấy được các gói thầu, rồi chúng tôi quảng bá: " Những tòa tháp sạch, những chiếc nhẫn xanh". Chúng tôi đến gặp các thị trưởng, các quan chức thế giới, nói rằng: "Chúng tôi có thể đảm bảo cắt giảm ô nhiễm trong thời gian ngắn từ 20% đến 40%. Hãy kí vào phần này, ngay bây giờ." Được chứ? - Cảm ơn các bạn. - Đây hoàn toàn về sự liên kết giữa công nghệ với sự sáng tạo. Và nếu bạn nghĩ về nó, bạn có thể hình dung ra rất nhiều điều, vô vàn thứ bạn có thể làm. Chúng tôi còn làm những sàn nhảy có khả năng tạo ra điện khi bạn nhảy trên đó Phát minh này dành riêng cho --- năm 2008. Mỗi chuyển động tầm 8 hay 9 milimét sẽ tạo ra 25 Watt. Năng lượng tạo ra sẽ dùng để chạy hệ thống ánh sáng hay dàn máy cho DJ. Và dự án này còn đang tiến xa hơn thế, chứ không dừng lại. Nhưng cũng ở 1 quy mô lớn hơn ở Hà Lan, quê hương tôi, tôi sống ở vùng thấp hơn mực nước biển. Nơi có kì quan tuyệt đẹp như đê biển Afsluitdijk dài hơn 32 km, tự xây dựng vào năm 1932 nơi chúng tôi sống với sông nước, chống lại triều lên, cố chung sống hòa bình với dòng nước, nhưng thỉnh thoảng thất bại. Vì vậy, chúng tôi tạo ra "Dòng chảy phát sáng" là 1 sự pha trộn giữa đèn LED và các thấu kính, để minh họa cho mức nước dâng lên cho sự biến đổi của Trái Đất nếu chúng ta ngừng chiến đấu. Nếu như, hôm nay, chúng ta về nhà và nhủ rằng: "Chao ôi, sao cũng được, rồi ai đó sẽ làm thôi, chúng ta chỉ cần đợi chính phủ hay ai cũng được." Bạn biết đấy, sẽ không có ai chịu hành động đâu. Mọi thứ hỏng bét. Hàng ngàn người sẽ xuất hiện. - Cảm ơn rất nhiều. Các bạn thật tốt, thật tử tế. Không hợp dân thiết kế chút nào. Ồ hàng ngàn người sẽ xuất hiện, và có một vài người, thực ra, vẫn sợ. Họ bỏ đi, sau đó chứng kiến cơn lũ quét năm 1953. Còn những người khác bắt đầu suy nghĩ khác đi. Chúng ta có thể xây thành phố nổi không? Có thể tạo ra điện từ thủy triều không? Tôi nghĩ việc trải nghiệm rất quan trọng, có những trải nghiệm tập thể nơi mà con người cảm thấy được gần nhau, có chung phương hướng cho tương lai và bắt tay thực hiện những thứ khả quan. Cùng lúc đó, bạn cũng biết mà, những việc đó, thật chẳng dễ dàng chút nào. Cần sự đấu tranh rất quyết liệt. Và điều mà tôi nghiệm được là rất nhiều người nói họ muốn cải cách và họ muốn sự tiến lên, thứ mới lạ, tương lai. Nhưng khi bạn trình bày ý tưởng, mọi người đều kì lạ có chung phản ứng, nó bắt đầu với 2 từ, "Cái gì đây?" - Không, không phải "Bao nhiêu?" Nó còn khó chịu hơn đấy. - Các bạn đoán ra không? Các bạn vẫn còn may mắn đấy. Thật là tốt. Vâng, là "Được, nhưng." "Được, nhưng: nó quá đắt, nó quá rẻ; nó quá nhanh, nó quá chậm, nó quá đẹp, nó quá xấu, không làm được đâu, nó đã có rồi." Tôi đã nghe mọi thứ về cùng 1 dự án trong 1 tuần liền. Và tôi thực sự, rất bực đấy. Đến nỗi nhúm tóc bạc của tôi, đen trở lại như 1 kiến trúc sư rồi. - Mỗi sáng tôi thức dậy, tự nhủ: "Daan, dừng lại. Tiếp tục chỉ tổn hại mày thôi. Mày phải làm gì đó khác. Mày phải tận dụng nó làm nguyên liệu, làm động lực" Vì vậy chúng tôi quyết định chế tạo, hiện thức hóa chiếc ghế nổi tiếng "Vâng, nhưng" này. - Đây là chiếc ghế có thật đấy, thiết kế bởi Friso Kramer theo phong cách Hà Lan Nhưng chúng tôi có nâng cấp nó lên chút ít, hay còn gọi là chút thủ thuật. Chúng tôi lắp máy cảm biến giọng nói ở đây. Nên khi bạn đang ngồi trên ghế và thốt ra 2 từ ngữ xấu xí đó, những thứ làm mất đi sự sáng tạo, những từ ngữ phiền toái. - bạn sẽ bị chút - nhưng cũng khá đau đấy, chút điện giật ở mông đấy. - - Và - nó ---- hoạt động ---- như thế đấy Có vài khách hàng bỏ đi ngay, họ rất tức giận. May mắn thay, còn những người tốt ở lại. Và tất nhiên, chúng tôi cũng đã ngồi thử. Nhưng mọi người đừng lo. Mà hãy tò mò thích thú. Bạn biết đấy, trải qua bao nhiêu năm tháng cùng TED, nghe những diễn giả khác nói, cảm nhận được sức mạnh từ mọi người, tôi vẫn nhớ đến châm ngôn của 1 nhà văn người Canada, Marshall McLuhan, ông đã từng nói "Không có bất kì hành khách nào trên con tàu vũ trụ mang tên Trái Đất. Chúng ta đều là phi hành đoàn." Tôi rất thích câu nói ấy. Nó cực kỳ ý nghĩa! Chúng ta không chỉ là kẻ ăn, chúng ta là người tạo ra; chúng ta tự quyết định, tự phát minh. thắp lên những giấc mơ. Và tôi cho rằng nếu chúng ta có thể ngẫm được nhiều hơn thế ngay hôm nay, thì sẽ thấy thế giới này còn rất nhiều điều để khám phá. Đến đây thôi, cảm ơn các bạn rất nhiều. - Xin cảm ơn. - Năm 2011, tôi đã đổi tên để có thể tham gia vào trại thanh thiếu niên Far Right ở Hungary. Tôi đang học tiến sỹ về xã hội hóa chính trị cho người trẻ về lý do tại sao người trẻ phát triển tư tưởng chính trị trong bối cảnh hậu cộng sản, và tôi đã nhìn thấy rất nhiều trong số những người tôi đã nói chuyện sẽ tham gia trại Far Right, điều đó làm tôi rất kinh ngạc. Vì thế tôi muốn đăng ký tham gia trại thanh thiếu niên này để tìm hiểu tại sao mọi người lại muốn tham gia. Đồng nghiệp đã đăng ký cho tôi, và họ của tôi nghe hơi giống người Do Thái. Vì vậy Erin đã biến thành Iréna, và Saltman đã biến thành Sós, có nghĩa là "mặn" trong tiếng Hungary. Và ở Hungary, thì họ sẽ đứng phía trước, tên James Bond của tôi biến thành "Salty Irena", và đó là cái tên không phải tự tôi chọn cho mình. Nhưng khi đến với trại này, tôi còn sốc hơn khi nhận ra nó thực sự rất vui. Họ nói rất ít về chính trị. Chủ yếu là học cưỡi ngựa, dùng cung bắn tên, nghe nhạc giữa đêm khuya, thoải mái ăn uống rượu chè, và còn tập bắn súng hơi sử dụng khuôn mặt của một vài chính trị gia làm mục tiêu. Đây dường như là một nhóm thực sự, thân thiện và tập thể cho đến khi bạn bắt đầu nói hay đề cập những gì liên quan đến vấn đề dân số Roma, người Do Thái hay sự di cư, và bài diễn thuyết dựa trên sự thù ghét lan đi một cách nhanh chóng. Điều đó khiến tôi nghĩ đến công việc của mình, nơi mà chúng ta đã đặt ra câu hỏi, "Tại sao chúng ta lại tham gia các phong trào bạo lực cực đoan, làm sao chúng ta có thể ngăn chặn điều này một cách hiệu quả?" Hậu quả của những tội ác và các cuộc tấn công khủng khiếp không chỉ ở Bỉ, Pháp, mà còn nhiều nơi trên thế giới, đôi khi chúng ta dễ dàng cho rằng, "Chắc đó là những tên rối loạn nhân cách phản xã hội, những tên có xu hướng bạo lực bẩm sinh. Có thể có vấn đề gì đó với quá trình trưởng thành." Và điều thực sự bi thảm đôi khi không có ai có hồ sơ thông tin cá nhân. Rất nhiều người đến từ nền giáo dục, và những nền kinh tế xã hội khác nhau, đàn ông và phụ nữ, mọi lứa tuổi, một số có gia đình, một số còn đơn thân. Vậy thì, sự hấp dẫn ở đây là gì? Đây cũng là điều tôi muốn nói với các bạn, cách chúng ta đối mặt nó trong một kỷ nguyên hiện đại? Qua các nghiên cứu, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình cực đoan hóa của mỗi người, và phân chia thành các yếu tố tác động Những điều này tương đồng với các phái cực hữu, chủ nghĩa quốc xã cho đến các tổ chức cực đoan và khủng bố của người Islam. Và các nhân tố thúc đẩy là những gì khiến bạn dễ tổn thương với quá trình cực đoan hóa, với việc tham gia vào nhóm cực đoan bạo lực. Và có thể là nhiều yếu tố khác nhau, không những có cảm giác ghét bỏ, cảm giác bị cô lập, thắc mắc về danh tính, mà còn cảm giác rằng việc gia nhập nhóm bị ngăn cản, và sự có mặt của bạn có thể dựa trên quốc tịch hay dân tộc hoặc một tôn giáo, và cảm giác rằng những thế lực lớn xung quanh cũng không giúp gì được. Chỉ các yếu tố thúc đẩy không giúp bạn trở thành người cực đoan bạo lực, vì nếu sự thật là vậy, các yếu tố tương tự kia sẽ hướng về một nhóm giống dân số của Roma, và chúng không phải nhóm huy động bạo lực. Cho nên chúng ta phải nhìn vào các yếu tố lôi kéo. Các tổ chức cực đoan bạo lực có gì mà các nhóm khác không có? Thật ra điều này tương đối tích cực, có vẻ như có khả năng xảy ra, như tình anh em, tình chị em và cảm giác gắn kết, cũng như giúp người khác có đức tin, mục đích thiêng liêng để tạo nên một xã hội không tưởng nếu mục tiêu của họ đạt được, và cũng có cảm giác được trao sức mạnh và sự liều lĩnh. Khi nhìn chiến binh khủng bố ngoại quốc, chúng ta thấy nhiều người nam trẻ tóc bay trong gió đứng ngoài sa mạc và phụ nữ sẽ gia nhập cùng họ để tổ chức một hôn lễ lúc hoàng hôn. Thật lãng mạn, và bạn trở thành một anh hùng. Đối với cả nam lẫn nữ, đó là lời tuyên truyền được đưa ra. Điều mà các nhóm cực đoan rất giỏi chính là làm cho một thế giới phức tạp, rối ren, đầy các khía cạnh và đơn giản hóa nó thành đen và trắng, tốt và xấu. Và bạn trở thành người tốt, đối đầu với điều xấu. Nên tôi muốn nói một chút về ISIS, Daesh, bởi vì họ là người thay đổi cuộc chơi theo cách họ nhìn vào các quá trình, qua những tài nguyên họ có và chiến thuật. Chúng là phong trào hiện đại. Một trong những khía cạnh đó là Internet và cách dùng truyền thông xã hội, cũng như chúng ta thấy trên các tiêu đề tweet và video chém đầu. Nhưng chỉ riêng Internet không cực đoan hoá. Internet chỉ là công cụ. Bạn không mua giày trực tuyến và tình cờ trở thành tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, điều mà Internet làm được chính là nó là một chất xúc tác. Nó cung cấp các công cụ và hệ thống và tốc độ không tồn tại ở nơi nào khác. Còn với ISIS, đột nhiên, ý tưởng về tín đồ đạo Hồi mặc choàng đen đã thay đổi với chúng ta. Tự nhiên, chúng tôi đã ở trong bếp của họ. Chúng tôi thấy họ ăn tối. Họ đăng trên twitter. Chúng tôi thấy các binh lính khủng bố tweet bằng ngôn ngữ của mình. Chúng tôi thấy phụ nữ thoát ra kể về ngày kết hôn của họ, về quá trình sinh con cái. chúng tôi thấy văn hoá chơi game và tham khảo cách thiết lập trò chơi Grand Theft Auto. Và cũng tự nhiên, họ như người nhà. Họ trở thành con người. Và vấn đề là cố gắng thay đổi, các chính phủ và các công ty truyền thông xã hội cố gắng kiểm duyệt. Làm sao để loại bỏ nội dung khủng bố? Nó trở thành trò chơi mèo vờn chuột nơi mà chúng ta thấy các tài khoản bị xoá và rồi quay trở lại ngay, và sự kiêu ngạo của ai đó có tài khoản thứ 25 và nó ở khắp mọi nơi Chúng ta cũng thấy xu hướng nguy hiểm -- các nhóm cực đoan bạo lực biết quy tắc và điều lệ của truyền thông xã hội. Vì vậy chúng ta sẽ thấy cuộc nói chuyện vô vị với nhà tuyển dụng bắt đầu trên một bục diễn thuyết chính và tại thời điểm mà cuộc nói chuyện sẽ trở thành bất hợp pháp, họ sẽ nhảy vào nơi nhỏ hơn ít bị kiểm soát, nền tảng được mã hóa nhiều hơn. Vậy là tự nhiên, chúng ta không thể theo dõi diễn biến cuộc nói chuyện. Nên đây là vấn đề liên quan kiểm duyệt, là lý do chúng tôi cần phát triển giải pháp thay thế việc kiểm duyệt. ISIS cũng là kẻ thay đổi trò chơi vì nó là một chính quyền. Nó không chỉ là chống đối việc tuyển dụng; nó cố gắng xây nên một nhà nước. Và điều đó có nghĩa là, mô hình tuyển dụng ngày càng rộng hơn. Bạn không chỉ cố gắng tìm các chiến binh -- giờ bạn cần kiến trúc sư, kỹ sư, nhân viên kế toán, hacker và phụ nữ. Chúng tôi thật sự thấy sự gia tăng số lượng phụ nữ trong gần 24 tháng, đặc biệt là 12 tháng. Vài quốc gia, một phần tư số người tham gia là phụ nữ. Điều này thật sự thay đổi những ai cố gắng chống đối quá trình này. Không phải ngày tận thế đã tới. Cho nên phần còn lại tôi muốn về một vài điều tích cực và cải tiến mới cố gắng ngăn chặn và chống đối chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Ngăn chặn khác với chống đối, và thật ra bạn có thể nghĩ theo thuật ngữ y học. Vac-xin là cách chúng tôi làm cho bạn kiên cường một cách tự nhiên đối với quá trình cực đoan hóa, ngược lại điều đó sẽ khác biệt nếu có người sẵn sàng chỉ ra triệu chứng hoặc dấu hiệu thuộc về hệ tư tưởng của cực đoan bạo lực. Cũng trong biện pháp ngăn chặn, chúng tôi đang nói bao quát về các nhóm người và bày tỏ ý kiến để khiến cho họ thêm kiên cường. Ngược lại nó rất khác biệt nếu ai đó đang bắt đầu thắc mắc và đồng ý với thứ gì đó trực tuyến , và nó cũng rất khác biệt nếu ai đó đã có hình xăm dấu thập và được khắc sâu trong một nhóm. Làm cách nào đạt được như vậy? Tôi muốn trình bày 3 ví dụ của từng cấp độ và nói sơ qua cho bạn những cách mới để thu hút mọi người. Thứ nhất "hội thoại cực đoan," đây là một chương trình giáo dục mà chúng tôi giúp triển khai. Chương trình này ở Canada, và có ý nghĩa tạo ra cuộc hội thoại trong hoàn cảnh lớp học, dùng chuyện kể, bởi vì bạo lực cực đoan có thể rất khó giải thích, nhất là đối với những người trẻ. Chúng ta có mạng lưới người cựu cực đoan và người sống sót từ chủ nghĩa cực đoan kể câu chuyện của họ qua video và tạo câu hỏi cho các lớp học, bắt đầu cuộc đối thoại về chủ đề. 2 ví dụ cho thấy Christianne, mất con trai của mình, cực đoan hóa và đã chết khi chiến đấu cho ISIS, và Daniel thuộc chủ nghĩa quốc xã cũ từng là bạo lực cực đoan, và họ đặt câu hỏi về cuộc sống và nơi ở và hối tiếc, và ép cả lớp phải thảo luận vấn đề đó. Bây giờ, nhìn lại các đối tượng trẻ tuổi, thật ra, chúng ta cần nhiều tiếng nói xã hội dân sự. Làm cách nào tương tác với những người tìm kiếm thông tin trực tuyến, đang bắt đầu chơi đùa với hệ tư tưởng, sẽ tiến hành nghiên cứu các câu hỏi nhận dạng? Làm thế nào cung cấp các giải pháp thay thế? Và đó là khi chúng ta kết hợp nhiều tiếng nói xã hội dân sự nhà sáng tạo công nghệ, nhà phát triển ứng dụng, họa sĩ, diễn viên kịch, và chúng ta có thể tạo ra nội dung cụ thể và thật ra, trực tuyến, truyền tải tới các độc giả có kế hoạch. Một ví dụ sẽ tạo nên một video châm biếm chế giễu nỗi ám ảnh đạo Hồi, và nhắm vào độ tuổi 15 - 20 trực tuyến quan tâm nguồn âm nhạc của người da trắng và chỉ có ở Manchester. Chúng ta có thể sử dụng công cụ tiếp thị một cách cụ thể, để chúng ta biết khi có người đang truy cập, đang xem, và quan tâm tới nội dung, không chỉ riêng một người, không chỉ tôi hay là bạn -- đối tượng khán giả cụ thể mà chúng ta đang tìm kiếm. Thậm chí chúng ta phát triển chương trình thí điểm tên là "1 đối 1" nơi chúng ta thấy các cựu cực đoan và chúng ta kết nối họ với một nhóm phần tử phát xít mới cũng như các nhà cực đoan đạo Hồi, và truyền thẳng thông điệp qua tin nhắn Facebook vào hộp thư thoại, "Nè, tôi thấy nơi bạn định đi tới. Tôi đã ở đó. Nếu bạn muốn nói, tôi sẵn sàng." Bây giờ, chúng ta mong chờ lời đe dọa bị giết từ loại tương tác này. Đó là sự cảnh báo từ chủ nghĩa quốc xã cũ, "Chào, khỏe không?" Nhưng thật ra, chúng ta thấy khoảng 60% số người có lời giải đáp, và trong số đó, khoảng 60% khác liên tục tham gia, có nghĩa là họ đang có cuộc nói chuyện với những người khó nói chuyện nhất về những gì họ đã trải qua, gieo hạt mầm nghi ngờ, và cho họ các giải pháp thay thế khi nói về những chủ đề này, điều đó thật sự quan trọng. Vậy những gì chúng ta sẽ cố gắng làm đó là thật sự thảo luận các yếu tố một cách triệt để. Chúng ta có nhiều nhà hoạt động tuyệt vời trên thế giới, có lúc, thông điệp của họ không mang tính chiến lược hay họ không thật sự làm khán giả hiểu thấu vấn đề. Nên chúng tôi làm việc với những người từng cực đoan. Chúng tôi làm việc với những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi làm việc với họ để thảo luận lĩnh vực công nghệ với những nghệ sĩ và nhà sáng tạo và chuyên gia thị trường để chúng tôi có thể có đủ sức khỏe và thách thức sự cực đoan cái mà tồn tại cùng nhau. Tôi muốn nói là nếu bạn ở trong số khán giả và bạn tình cờ trở thành nhà thiết kế đồ họa, một nhà thơ, một chuyên gia thị trường, có người đang làm trong PR, một diễn viên hài kịch -- bạn không nghĩ đây chính là lĩnh vực của bạn, nhưng thật ra, những kỹ năng mà bạn có lúc này có lẽ chính xác là những gì cần thiết để giúp thách thức cực đoan một cách hiệu quả. Cảm ơn. (Vỗ tay) Mẹ tôi là một bác sĩ khoa nhi, và khi tôi còn nhỏ, bà ấy từng kể những câu chuyện điên khùng nhất là sản phẩm kết hợp giữa khoa học và trí tưởng tượng thái quá của bà. Một trong những chuyện bà kể đó là nếu ăn quá nhiều muối, tất cả máu sẽ dồn từ chân lên thân rồi vỡ tung ở đỉnh đầu, và bạn sẽ chết ngay lập tức. (Cười lớn) Bà gọi đó là chứng "huyết áp cao." (Cười lớn) Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với khoa học viễn tưởng, và tôi thích nó. Vì vậy, khi bắt đầu viết sách khoa học viễn tưởng, tôi ngạc nhiên khi nó bị coi là không giống là châu Phi. Theo bản năng, tôi tự hỏi Châu Phi phải là như thế nào? Và đây là những gì tôi biết: Châu Phi rất nghiêm trọng. Châu Phi là tương lai. Thế nào đi nữa. Và Châu Phi là một nơi nghiêm trọng, chỉ có những thứ nghiêm trọng xảy ra. Vì thế, khi tôi giới thiệu tác phẩm của mình, vài người sẽ luôn hỏi: "Nó nghiêm trọng ở điểm nào? Nó giúp được gì cho thực trạng ở Châu Phi như chiến tranh, đói nghèo, sự tàn phá hay AIDS?" Không giải quyết được gì cả. Tác phẩm của tôi là về những ban nhạc pop Nairobi muốn đi vào không gian hay về những robot cao bảy mét yêu nhau. Không phải về thứ gì đó quá nghiêm trọng. Chỉ là niềm vui, nhiệt huyết và không vì mục đích gì cả, như một viên kẹo cao su -- "AfroBubbleGum." Tôi không nói rằng nghệ thuật thực tế là không quan trọng; Tôi là chủ tịch một tổ chức từ thiện làm việc với những hãng phim và nhà hát viết về HIV và chủ nghĩa cực đoan và hủ tục cắt âm vật của phụ nữ. Nền nghệ thuật đó quan trọng nhưng không nên là thứ nghệ thuật duy nhất vươn khỏi châu lục này. Ta phải kể thêm nhiều câu chuyện rực rỡ khác. Mối nguy từ câu chuyện một chiều vẫn chưa được nhìn nhận hết. Và có thể vì trợ cấp, nhiều tác phẩm vẫn còn phụ thuộc vào nguồn viện trợ phát triển. Nên nghệ thuật trở thành công cụ cho hiện thực nghiêm trọng. Hoặc có thể vì ta chỉ nhìn thấy duy nhất một hình ảnh của chính mình trong thời gian quá dài nên đó là tất cả những gì ta biết cách để tạo ra. Vì lí do gì đi nữa thì chúng ta cần một con đường mới, và AfroBubbleGum là một cách. Nó là sự ủng hộ của nghệ thuật vì nghệ thuật. Đó là sự ủng hộ không bị điều khiển bởi chính sách, hiện thực nghiêm trọng, hay mục đích giáo dục, chỉ vì trí tưởng tượng mà thôi: Nghệ thuật AfroBubbleGum. Để biết được ta có phải là AfroBubbleGum không, ta phải đánh giá tác phẩm, tránh cái bẫy của sự ăn mày đói nghèo. Chúng ta phải có những bài kiểm tra như Bechdel, và đặt những câu hỏi như: Liệu có ít nhất hai người Châu Phi trong mẩu truyện viễn tưởng này khỏe mạnh? Liệu những người này có tài chính ổn định và không cần phải chắt bóp? Liệu họ có vui vẻ và tận hưởng cuộc sống? Và nếu câu trả lời là có cho hai hay nhiều hơn những câu hỏi trên, thì chắc chắn chúng ta là những AfroBubbleGum. (Cười lớn) (Vỗ tay) Và điều thú vị là về chính trị, hãy tưởng tượng nếu ta có hình ảnh về những người Châu Phi đầy sinh lực yêu thương, thành đạt và sống một cuộc đời tươi đẹp, sôi nổi. Chúng ta sẽ nghĩ gì về chính mình? Ta có nghĩ là mình xứng đáng nhận được nhiều hạnh phúc hơn? Ta có nghĩ về sự san sẻ tình người thông qua việc chia sẻ niềm vui? Tôi nghĩ về những điều này khi sáng tác. Tôi nghĩ về con người và những nơi cho tôi niềm vui sướng vô hạn và tôi cố gắng để thể hiện chúng. Vì thế, tôi viết nên những câu chuyện về những cô gái tương lai đương đầu để cứu lấy cây cối hoặc chạy đua với lạc đà thậm chí chỉ là nhảy múa, để ca ngợi niềm vui, bởi thế giới của tôi tràn ngập niềm vui. Và tôi biết niềm vui là một đặc ân trong thế giới đổ nát này, và hi vọng còn sót lại cần được nuôi dưỡng bằng sự cần cù. Nhưng nếu bạn có thể cùng tôi tham gia tạo dựng, quản lý và ủy thác thêm nhiều tác phẩm AfroBubbleGum, có lẽ thế giới sẽ có một cái nhìn khác về Châu Phi, một Châu Phi vui vẻ nơi trẻ em bị sốc vì óc hài hước đen tối của mẹ chúng, (Cười lớn) nhưng đó cũng là một nền nghệ thuật vui tươi, mãnh liệt và không vì gì cả, đại diện cho tất cả những gì không nghiêm trọng về Châu Phi. Bởi chúng tôi là những AfroBubbleGum và có nhiều thứ trong chúng tôi mà bạn khó thể tưởng tượng ra. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Có lẽ nhiều người ở đây đã nghe câu chuyện về hai vị thương nhân ở Châu Phi hồi đầu thế kỉ 20. Họ được gửi đi để mở đường cho việc kinh doanh giày dép tại đó Khi cả hai gửi điện tín về thành Manchester một người viết "Vô vọng. Chúng ta phải dừng lại thôi. Ở đây người ta không mang giày". Người kia thì viết "Thật là một cơ hội vô giá, Ở đây chưa ai có giày cả!" (Tiếng cười) Trong giới nghe nhạc cổ điển cũng đang diễn ra một tình trạng tương tự vì có nhiều người tin rằng nhạc cổ điển đang dần dần biến mất. Một số người khác lại cho rằng, người ta vẫn chưa biết gì về nhạc cổ điển cả. Và bây giờ, thay vì đi vào các số liệu thống kê và xu hướng âm nhạc hay liệt kê ra danh sách những dàn nhạc giao hưởng đã đóng cửa hay những công ty thu âm đang sắp phải giải thể Tôi nghĩ tối nay ta nên làm một thí nghiệm một thí nghiệm. Thật ra cũng không hẳn là một thí nghiệm đâu, vì tôi đã biết trước kết quả rồi. Nhưng nó sẽ chỉ giống như một thí nghiệm mà thôi. Bây giờ, trước khi chúng ta -- (Tiếng cười) trước khi chúng ta bắt đầu, tôi cần phải làm hai việc. Đầu tiên tôi muốn nhắc các bạn về tiếng đàn của một đứa trẻ bảy tuổi khi đang tập chơi đàn piano. Có thể các bạn cũng đang có một đứa như vậy ở nhà. Nó nghe như thế này này. (Piano) Có vẻ một vài người ở đây đã nhận ra cậu bé này, Giờ thì nó đã luyện tập được thêm một năm, 8 tuổi nó sẽ chơi như thế này (Piano) Rồi nó tập thêm một năm nữa, giờ là 9 tuổi (Piano) Rồi lại tập thêm một năm nữa, giờ là 10 tuổi. (Piano) Thường thì bọn nhỏ hay bỏ cuộc tại thời điểm đó (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và nếu bạn kiên nhẫn chờ thêm một năm nữa .. bạn sẽ được nghe thấy cái này. (Piano) Những lời giải thích của bạn về sự thay đổi này, chưa hẳn đã đúng, có thể bạn nghĩ nó bất chợt trở nên đam mê, say sưa với âm nhạc nó có một giáo viên mới, hay nó đến tuổi dậy thì v...v... Nhưng thật sự, thứ mà đã thay đổi là: Những lần ấn phím mạnh đã dần dần ít đi. Bạn có thể thấy ở lần chơi đầu từng nốt nhạc được ấn mạnh. (Piano) Rồi lần hai, cứ hai nốt một lần. (Piano) Nhìn đầu tôi mà đếm sẽ thấy. (Tiếng cười) Đứa 9 tuổi cứ mỗi 4 nốt một lần . (Piano) và đứa 10 tuổi, lên đến 8 nốt. (Piano) Và đứa 11 tuổi, một nhịp cho cả một đoạn dài. (Piano) Tôi không tại hiểu sao chúng ta lại phải uốn người như thế này. (Tiếng cười) Tôi không hề định: "Tôi sẽ nghiêng vai hay xoay người" Vâng, chính âm nhạc đã làm tôi ra như thế Tôi hay gọi vui thế này là "Ngồi đàn trên một mông" (Piano) Cũng có thể đổi sang bên còn lại. (Piano) Có một người đàn ông từng xem tôi trình diễn khi đó tôi đang chơi với một nhạc công trẻ Ông ta là giám đốc một tập đoàn kinh doanh ở Ohio Tôi nói với anh nghệ sĩ trẻ ấy rằng, "Vấn đề duy nhất của anh là anh đang ngồi chơi nhạc trên cả 2 mông anh chỉ nên dùng một cái thôi!" rồi tôi chỉnh lại tư thế cho anh ta thế này khi chơi. Và bỗng nhiên, anh ấy chơi hay xuất thần Cả khán phòng há hốc miệng khi nhận thấy sự thay đổi. Và rồi ông giám đốc kia gửi thư cho tôi. Ông nói, "Tôi đã rất xúc động. "Khi trở lại Ohio, tôi đã bắt cả công ty của mình ngồi trên một mông!" (Tiếng cười) Điều thứ hai tôi muốn làm là mô tả cho các bạn nghe về chính các bạn. Tôi nghĩ có khoảng 1.600 người ở đây Tôi đoán chỉ có khoảng 45 người ở đây thật sự đam mê nhạc cổ điển. Họ ngưỡng mộ nó. Đài FM luôn bật kênh nhạc cổ điển, Xe của họ chất đầy các đĩa CD và họ hay lui tới những buổi hòa nhạc, và con cái họ cũng biết chơi nhạc. Những người ấy không thể sống thiếu nhạc cổ điển. Đó là nhóm thứ nhất, nhóm thiểu số. Nhóm thứ hai lớn hơn, Bao gồm những con người không quan tâm gì. (Tiếng cười) Họ về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc uống một cốc rượu, ngả người gác hai chân lên cao. Và nếu có Vivaldi vang lên nhè nhẹ thì cũng ok thôi. (Tiếng cười) Đó là nhóm thứ 2. Nhóm thứ 3. Họ là những người không bao giờ nghe nhạc cổ điển Đơn giản vì cuộc sống của họ không có những thứ kiểu như vậy. họ có thể nghe một chút kiểu hít lại khói thuốc ở sân bay, nhưng -- (Tiếng cười) -- và một chút hành khúc Aida khi bước chân vào trong các tiền sảnh lớn Nhưng chính xác là, họ chả bao giờ nghe nó cả. Có lẽ đây là nhóm đông người nhất Và còn nữa, một nhóm khá nhỏ Bao gồm những người tự cho mình là mù nhạc. Một lượng đáng kể những người tự cho mình là mù âm nhạc. Tôi đã nghe những câu kiểu này khá nhiều: "Chồng tôi bị mù âm nhạc!" (Tiếng cười) Sự thật là, bạn không thể bị mù âm nhạc được. Chả ai bị như vậy cả. Nếu bạn mù nhạc thật, bạn đã chẳng thể cài số bằng tay cho chiếc xe hơi của mình. và cũng chẳng thể phân biệt được giọng Texas với giọng Rome. Và cái điện thoại, ngay cả khi mẹ bạn gọi đến bằng một chiếc điện thoại cũ kĩ, khi bà nói "Alô" bạn đã luôn nhận ra đó là mẹ và cảm nhận được tâm trạng của bà lúc ấy. Thính giác của bạn hoàn hảo. Của ai cũng vậy. Vậy nên không có ai mù nhạc cả. Nhưng để tôi kể cho bạn nghe, tôi thấy không thể tiếp tục khi mà luôn có một khoảng cách xa vời giữa những người hiểu, yêu và đam mê âm nhạc cổ điển, với những người không có một chút liên quan gì đến nó cả. Ở đây tôi không tính những người "mù nhạc" nữa Nhưng thậm chí chỉ với 3 nhóm như vậy cũng đã là một khó khăn rất lớn rồi. Vậy nên tôi sẽ không đi đâu cả, cho đến khi mỗi người trong khán phòng này, những người dân của Aspen, và cả những người đang theo dõi nữa, bắt đầu biết yêu và hiểu về nhạc cổ điển. Đó là những gì tối nay ta sẽ làm cho bằng được. Các bạn có để ý là trên mặt tôi không hề có chút nghi ngại gì khi khẳng định như thể mình sẽ làm được điều đó, đúng không? Đó là tính cách cần có của những người dẫn đầu Anh ta phải tin tưởng vào khả năng bản thân, rằng mình có thể làm cho mọi người khác cùng trở nên khao khát. Sẽ như thế nào nếu Martin Luther King lại nói "Tôi có một mơ ước! Nhưng cũng không chắc người ta có muốn vậy không nữa" (Tiếng cười) Được rồi. Giờ tôi sẽ chơi thử nhạc của Chopin. Đây là một đoạn dạo đầu rất hay, có thể vài người trong số các bạn biết nó (Âm nhạc) Có biết tôi vừa đoán được điều gì đang xảy ra không? Khi tôi vừa bắt đầu, các bạn nghĩ "Nghe thật là hay!" (Âm nhạc) "Anh đề nghị hè năm sau mình đừng đi đến đây nữa" (Tiếng cười) Nghe buồn cười nhỉ, đúng không? Cái cách mà những ý nghĩ đó thoảng qua trong đầu của các bạn ấy. Và dĩ nhiên-- (Vỗ tay) - và dĩ nhiên, nếu tôi tiếp tục nữa thì có lẽ sẽ có nhiều người phải ngủ gục mất. Sẽ còn tệ hơn nữa khi cô bạn gái đi cùng huých vào xương sườn của bạn và gọi "Dậy đi! Anh có biết nghệ thuật là gì không vậy! ". Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, nguyên nhân làm cho bạn buồn ngủ khi nghe nhạc cổ điển, không phải do bạn, mà là do chính chúng tôi không? Đã có ai từng thấy tôi chơi nhạc và nghĩ, "Sao ông ta lên gân nhiều thế?" Nếu tôi làm cái đầu mình như thế này, chắc nhiều cũng sẽ nghĩ giống vậy. (Âm nhạc) Và từ nay trở về sau, cứ mỗi lần nghe nhạc cổ điển, bạn sẽ luôn biết được anh nhạc công đã lên gân ở những chỗ nào. Ok, bây giờ hãy xem xét kĩ hơn cách người ta chơi đàn Tôi ấn vào nốt B. Đây là B. Nốt kế tiếp là C, với nhiệm vụ là làm cho B có vẻ buồn. (Tiếng cười) Mọi nhạc sĩ đều hiểu điều đó, nếu họ muốn nhạc của mình buồn chỉ việc chơi hai nốt ấy thôi. (Âm nhạc) Về cơ bản, đó là một nốt B với 4 nỗi buồn (Tiếng cười) Bây giờ, tôi đi dần xuống A, rồi G, rồi tới F. Vậy ta sẽ có B, A, G, F. Nếu ta có B, A , G, F rồi, nốt tiếp theo nên là gì nhỉ? Oh, đó có lẽ chỉ là may mắn mà thôi. Thử lại lần nữa xem. Ôi, dàn xướng ca của TED (Tiếng cười) Bạn đã công nhận là không ai bị mù nhạc chứ? Không ai bị như vậy cả. Bạn biết đấy, mỗi một ngôi làng ở Banladesh cũng như mỗi thôn xóm ở Trung Quốc -- mọi người đều hiểu rằng: da, da, da, da - da. Mọi người đều biết, đó sẽ là nốt E. Bây giờ, Chopin chưa muốn kết thúc ở đó với nốt E bởi vì điều gì sẽ xảy chứ? Nó sẽ lặp lại, giống như trong kịch Hamlet vậy. Bạn có biết Hamlet chứ? Hồi thứ nhất, cảnh thứ 3. anh ta phát hiện người chú đã giết cha của mình. Tôi còn nhớ, Hamlet dần tiến tới chỗ người chú và suýt giết được ông ta. Nhưng anh ta lùi về, rồi lại tiến lên và suýt giết được người chú lần nữa. Và những nhà phê bình đang ngồi dưới hàng ghế đằng kia, đều đồng ý với nhau rằng: "Hamlet thật là chần chừ" (Tiếng cười) hoặc họ cũng có thể cho rằng: "Hamlet bị mắc chứng Oedipus" Sai rồi, nếu không chần chừ như vậy thì màn kịch sẽ kết thúc mất. Đó chính là lí do Shakespeare đã viết Hamlet dài như vậy! Ta đều biết, Ophelia trở nên điên loạn, rồi những đoạn kịch cứ tiếp diễn, nào là cái sọ của Yorick, rồi đến những kẻ đào huyệt xuất hiện ... Chúng được đưa vào để trì hoãn, để đến hồi 5 Hamlet mới giết được người chú của mình. Chopin cũng giống như vậy thôi. Khi ông ấy đã suýt chạm vào nốt E thì bỗng dừng lại và nói "Ồ, có lẽ mình nên quay lại và chơi một lần nữa!" Thế là ông ấy chơi lại một cách đầy phấn khích. (Piano) Đó là một chút ngẫu hứng thôi đừng để ý. Bây giờ, Chopin đã tới nốt F#, và cuối cùng cũng chạm tới được nốt E. Nhưng hợp âm đó không đúng -- Ông ấy cần một hợp âm khác kia, (Piano) vậy là thay vào đó, ông ấy đã ... (Piano) chúng ta gọi đó là một Giai Kết Tránh, vì nó làm ta lầm tưởng bài nhạc sắp kết thúc. Tôi luôn dạy học trò của mình "Nếu gặp phải một giai kết tránh, nhớ đá lông mày lên, để mọi người biết mà nghe tiếp" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Được rồi, bây giờ, Chopin đã tới được E, nhưng lại là một hợp âm sai. Ông ấy thử lại lần nữa. Không đúng Thử E lại lần nữa. Không đúng. E một lần nữa, vẫn không đúng Và rồi cuối cùng ... (Piano) Người đàn ông ngồi ở hàng ghế đầu kia đã "Mmm" Đó là cách mà ông ta về nhà sau một ngày dài, khóa chiếc xe hơi của mình lại và thốt lên "Aah, về tới nhà rồi!". Vì mỗi người chúng ta đều biết đâu là nhà của mình. Tóm lại đây là một khúc nhạc bắt đầu "từ xa" và cuối cùng là "về đến nhà" Tôi sẽ chơi nó lại từ đầu và mọi người hãy dõi theo nhé. B, C, B, C, B, C, B -- Xuống tới A, xuống G, xuống F. Gần tới E, nhưng không, cuộc dạo chơi lặp lại. Chopin trở lại với B. Ông ấy bắt đầu thấy thích thú. Xuống tới F# rồi xuống tới E. Sai rồi. Và cuối cùng về đến E, về đến nhà rồi. Và giờ hãy chuẩn bị để thưởng thức màn trình diễn trên một mông (Tiếng cười) Để chạy xuyên suốt từ B về E, Tôi phải dừng việc nghĩ về từng nốt nhạc một cách riêng lẻ, thay vào đó phải nắm bắt được một lúc cả chặng dài từ đầu tới cuối. Gần đây, chúng tôi có ghé thăm Nam Phi, và chắc hẳn khi nhắc đến Nam Phi các bạn đều sẽ liên tưởng đến 27 năm tù của Mandela. Ông ấy đã nghĩ gì trong suốt những năm ấy? Ăn trưa sao? Không, ông ấy nghĩ về tương lai của Nam Phi và cho cả loài người. Chúng ta gọi đó là Tầm Nhìn, Mandela chỉ nghĩ về nó mà thôi. Cũng giống như một chú chim, khi bay qua cả cánh đồng rộng lớn thì sẽ không cần phải quan tâm đến những bờ rào phía dưới nữa. Được rồi, bây giờ tôi sẽ chơi như vậy suốt từ B tới E. Và một yêu cầu cuối cùng trước khi tôi bắt đầu, Các bạn hãy nghĩ về một người thân của mình, người đã không còn ở cạnh bạn nữa có thể là một người bà đáng kính, hay người yêu của bạn --- một người mà bạn yêu với cả trái tim, nhưng đã không còn bên cạnh bạn nữa. Hãy hồi tưởng lại họ, đồng thời dõi theo những nốt nhạc từ B tới E bạn sẽ hiểu những gì Chopin muốn nói. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Bây giờ, có lẽ bạn đang tự hỏi có lẽ bạn đang tự hỏi tại sao tôi cũng vỗ tay Tôi đã làm như vậy tại một ngôi trường ở Boston trước 70 học sinh lớp 7, 12 tuổi. Tôi đã làm chính xác như ban nãy, tôi giải thích và yêu cầu chúng làm tất cả ... Và khi tôi chơi xong, chúng đều đứng dậy vỗ tay điên cuồng. Tôi vỗ tay, chúng cũng vỗ tay. Cuối cùng tôi mới hỏi "Tại sao ta cũng vỗ tay?" Và một đứa trẻ trả lời "Vì chúng ta đều đã được nghe nhạc!" Nghĩ thử xem, 1,600 con người bận rộn, ngồi ở đây và cùng nhau làm mọi thứ: thưởng thức, thấu hiểu và cùng xúc động trước một tác phẩm của Chopin. Thật đáng nhớ. Bây giờ, liệu có chắc chắn rằng tất cả những ai đã dõi theo đã thấu hiểu, đều cảm thấy xúc động không? Dĩ nhiên, tôi không dám chắc. Nhưng để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện 10 năm trước, tôi đã đến Ireland, giai đoạn Troubles (thời kì chủ nghĩa bè phái ở Ireland nửa sau TK20) tôi đến để hòa giải các xung đột và đã tiếp xúc với một số trẻ em Công Giáo và Tin Lành ở đây. Và cũng thực hiện những điều tương tự --- một việc khá mạo hiểm với những đứa trẻ đường phố. Nhưng rồi một trong số chúng đã đến và kể với tôi rằng, "Xưa nay cháu chưa từng được nghe nhạc cổ điển, nhưng khi bác chơi cái thứ shopping (Chopin) đó ..." (Tiếng cười) nó nói, "Anh của cháu bị bắn chết năm ngoái nhưng cháu đã không hề khóc. Nhưng tối qua, khi nghe bác chơi nhạc, cháu đã nghĩ về anh Nước mắt của cháu đã trào ra rất nhiều. Ông biết đấy, cháu cảm thấy thật nhẹ nhõm khi có thể khóc vì anh ấy". Giây phút đó, tôi đã khẳng định với bản thân mình rằng, nhạc cổ điển là thứ âm nhạc dành cho mọi người! Bây giờ, bạn sẽ đi đứng như thế nào -- khi bạn biết, cái nghề của tôi, nghề chơi nhạc không nhìn nhận theo kiểu như vậy. Người ta nói rằng chỉ có 3% dân số yêu thích nhạc cổ điển, giá như có thể nâng lên 4% thì tất cả vấn đề sẽ đều được giải quyết. Tôi mới nói, "Bạn sẽ đi đi lại lại và lẩm bẩm như thế nào nếu bạn nghĩ, chỉ có 3% dân số yêu thích nhạc cổ điển và giá như ta có thể nâng nó lên thành 4%. Hay bạn sẽ đi lại và lẩm bẩm như thế nào, nếu bạn nghĩ, tất cả mọi người đều yêu thích nhạc cổ điển -- Chỉ là họ chưa biết đấy thôi!" (Tiếng cười) Bạn thấy đấy, đó là hai cảnh tượng hoàn toàn khác nhau. Tôi có một trải nghiệm tuyệt vời thế này, vào năm 45 tuổi và hơn 20 năm chỉ huy dàn nhạc, tôi chợt nhận ra rằng, Người nhạc trưởng của dàn nhạc luôn luôn im lặng. Đây là những hình ảnh của tôi trên bìa các đĩa CD (Tiếng cười) -- Người nhạc trưởng không tạo ra bất kì âm thanh nào cả, Ông ta sử dụng chính sức mạnh của mình để truyền lửa cho người khác. Suy nghĩ ấy đã thay đổi tôi hoàn toàn. Các nhạc công đã đến bên cạnh tôi và hỏi: "Ben, có chuyện gì vậy?" Chính là nó. Tôi đã nhận ra nhiệm vụ của mình là đánh thức những tiềm ẩn bên trong người khác. Và tất nhiên, tôi cũng muốn biết liệu nãy giờ mình đã làm được vậy chưa. Các bạn có muốn biết không? Cứ nhìn vào những đôi mắt thì biết. Một khi chúng sáng lấp lánh thì tôi biết mình đã làm được. Ánh mắt của anh chàng này có thể thắp sáng cả một ngôi làng đấy (Tiếng cười) Đúng vậy, nếu những đôi mắt kia sáng lên, bạn biết mình đã thành công Nếu chúng không lấp lánh, bạn phải tự vấn chính mình với câu hỏi rằng: "Tôi đã là ai, mà những ánh mắt đó không ngời lên? Cũng có thể làm như vậy với con trẻ của chúng ta Ta là ai, mà đôi mắt của chúng không sáng ngời lên? Đó là một thế giới hoàn toàn khác. Bây giờ, khi sắp kết thúc buổi tối kì diệu hôm nay, kiểu "một tuần ở trên núi" để chuẩn bị trở về với thế giới của chúng ta Có hợp lí không nếu tôi đặt câu hỏi: chúng ta là ai khi trở lại với thế giới ấy? Bạn biết đấy, định nghĩa của sự thành công, đối với tôi thật đơn giản Không liên quan gì đến sức khỏe, danh vọng hay quyền lực cả. Thành công chính là những đôi mắt đang sáng ngời xung quanh tôi. Được rồi, một điều nữa mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, rằng sức mạnh của lời nói có thể thay đổi hoàn toàn rất nhiều thứ Tôi học được điều này từ một người phụ nữ, một trong số ít những người sống sót ở Auschwitz (trại tập trung ở Phần Lan, xây dựng bởi Đức Quốc Xã) Cô ấy đã tới Auschiwitz khi mới 15 tuổi, cùng với cậu em trai 8 tuổi, hai chị em mồ côi cha mẹ. Cô ấy đã kể với tôi rằng, "Khi đang trên tàu tới Auschwitz, tôi nhìn xuống và thấy giày của thằng nhỏ đã bị mất. Tôi đã mắng nó: 'Sao mày ngu quá vậy, chỉ có giữ đồ của mình thôi mà cũng không làm được hả? ". Đó là cái cách một người chị lớn nói với em trai mình. Nhưng thật không may, đó cũng là những điều cuối cùng cô ấy có thể nói với em mình vì cậu bé đã không thể sống sót. Khi rời khỏi Auschwitz, cô gái đã thề một lời thề. Cô ấy kể với tôi rằng 'Tôi bước chân ra khỏi Auschwitz, và tôi đã thề rằng, tôi sẽ không bao giờ nói ra những lời vốn không thể trở thành những lời cuối cùng của chính mình nữa. '". Chúng ta có làm vậy được không? Không. Chúng ta sẽ phạm sai lầm và làm người khác sai lầm nữa. Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Mắt lấp lánh, mắt lấp lánh. Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. (Âm nhạc) Tôi đã từng nghĩ mục đích của cuộc sống là theo đuổi hạnh phúc. Mọi người nói rằng con đường dẫn tới hạnh phúc là thành công vì vậy tôi đã tìm một công việc tốt một người bạn trai tuyệt vời, một căn nhà thật đẹp. Nhưng thay vì cảm thấy mãn nguyện tôi lại thấy lo lắng và lạc lõng. Và không chỉ mình tôi mà bạn bè tôi cũng cảm thấy như vậy. Cuối cùng, tôi đã quyết định đi học về tâm lý học tích cực để tìm hiểu về điều thực sự khiến con người cảm thấy hạnh phúc. Nhưng những gì được khám phá đã thay đổi cuộc đời tôi. Số liệu cho thấy việc theo đuổi hạnh phúc có thể khiến ta cảm thấy không hạnh phúc. Và điều khiến tôi thực sự thấy ngạc nhiên đó là: tỷ lệ tự sát vẫn luôn tăng trên toàn thế giới, và nó đang ở mức cao nhất trong 30 năm qua tại Mỹ. Mặc dù một cách khách quan thì cuộc sống đang tốt hơn bởi gần như mọi những chuẩn mực có thể đạt được, thì con người vẫn cảm thấy vô vọng, chán nản và cô độc. Có một sự trống rỗng, âm thầm dày vò chúng ta, và bạn không thể cảm nhận nó một cách rõ ràng bằng cơ thể mình. Sớm hay muộn, tôi nghĩ rằng chúng ta đều tự hỏi: Đây có phải là tất cả? Và theo nghiên cứu, điều dự báo trước về những lo lắng này không phải do thiếu sự hạnh phúc. Đó là sự thiếu vắng điều gì khác, sự thiếu ý nghĩa trong cuộc sống. Nhưng điều đó đã khiến tôi nảy ra những câu hỏi. Có điều gì quan trọng hơn hạnh phúc trong cuộc đời này? Và có gì khác giữa cảm thấy hạnh phúc và có một cuộc sống ý nghĩa? Nhiều nhà tâm lý học định nghĩa hạnh phúc như kết hợp của sự sung túc và thanh thản, cảm thấy tốt đẹp tại thời điểm nào đó. "Ý nghĩa" thì sâu hơn thế. Nhà tâm lý học nổi tiếng Martin Seligman cho rằng ý nghĩa đến từ việc thuộc về hay phục tùng thứ gì đó hơn cả bản thân mình và từ việc trở thành một con người tốt nhất từ bên trong. Nền văn hóa của chúng ta bị ám ảnh bởi sự hạnh phúc, nhưng tôi thấy rằng việc tìm kiếm ý nghĩa là con đường trọn vẹn hơn thế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ai cảm thấy cuộc sống ý nghĩa, sẽ thấy có động lực hơn, họ tích cực hơn trong công việc và học tập, và họ thậm chí còn sống lâu hơn. Những điều này đã khiến tôi tự hỏi: Làm thế nào để mỗi chúng ta sống có ý nghĩa hơn? Để tìm câu trả lời, tôi đã phỏng vấn hàng trăm người trong suốt 5 năm và đọc hàng nghìn trang sách về tâm lý học, thần kinh học và triết học. Kết hợp chúng lại, Tôi đã tìm ra thứ mà tôi gọi là 4 cột trụ làm nên một cuộc sống ý nghĩa. Và chúng ta có thể tự tạo nên một cuộc sống như vậy bằng cách tạo dựng cho mình 4 cột trụ này trong cuộc sống. Đầu tiên đó là sự thân thuộc. Sự thân thuộc xuất phát từ những mối quan hệ khi chúng ta được đánh giá đúng với bản chất của mình và đánh giá người khác đúng với con người họ. Nhưng có những nhóm, những mối quan hệ đã tạo ra một hình thức xấu: chúng ta bị đánh giá bởi điều mình tin, bởi người mình không ưa, chứ không phải vì ta là ai. Cảm giác thân thuộc thực sự có thể nảy nở từ tình yêu. Nó tồn tại trong mỗi cá nhân, và đó là một sự lựa chọn, bạn có thể chọn việc gần gũi với ai đó. Đây là một ví dụ, Mỗi buổi sáng, bạn tôi - Jonathan mua báo của một người bán dạo ở New York. Họ không chỉ là thực hiện một giao dịch, họ dành một vài khoảnh khắc, trò chuyện, và cư xử với nhau như người với người. Một lần kia, Jonathan không có tiền lẻ, và người bán báo nói, " Đừng bận tâm." Nhưng Jonathan thay vì trả tiền ngay, anh ấy đến cửa hàng và mua một món đồ không cần thiết để đổi lấy tiền lẻ. Khi anh ấy đưa tiền cho người bán báo, ông ta đã trả lại. Ông ấy đã bị tổn thương. Dù đã cố gắng làm điều tốt, nhưng Jonathan đã từ chối ông ta. Tôi cho rằng chúng ta đều đã từng thể hiện sự từ chối một cách vô ý như vậy. Tôi cũng vậy. Tôi đi qua những người mà tôi biết nhưng tôi làm lơ. Tôi kiểm tra điện thoại khi ai đó đang nói với mình. Điều đó khiến họ thấy mình mất giá trị. Họ cảm thấy như bị vô hình và bị coi thường. Nhưng khi có sự yêu thương, bạn sẽ tạo nên mối liên kết để mỗi chúng ta thấy có giá trị hơn Với nhiều người, cảm giác thân thuộc là điều không thể thiếu của "ý nghĩa" điều đó liên kết ta với gia đình, bạn bè. Với người khác, chìa khóa của "ý nghĩa" là trụ cột thứ 2: mục đích. Tìm kiếm mục đích không đơn thuần giống với tìm một công việc khiến bạn vui vẻ. Mục đích nghĩa là bạn sẽ cho đi những gì hơn là bạn muốn làm gì. Một điều dưỡng viên ở bệnh viện nói rằng mục đích của cô ấy là chữa trị người bệnh. Các ông bố bà mẹ thì nói rằng, "Mục đích của tôi là nuôi dạy con cái". Cốt lõi của một mục đích là sử dụng khả năng của mình cho người khác. Dĩ nhiên, với nhiều người, điều này xảy đến trong công việc. Đó là cách chúng ta cống hiến và cảm thấy mình có ích. Nhưng nó cũng liên quan tới vấn đề nhảy việc, thất nghiệp, tỷ lệ người trong lực lượng lao động thấp -- Đó không chỉ là những vấn đề kinh tế, chúng tồn tại trong thực tế. Không có thứ gì đáng để làm, ta sẽ thấy mình bối rối Bạn không bắt buộc có một mục đích trong công việc, nhưng nó giúp bạn một lý do để sống, một câu hỏi tại sao cho những điều bạn làm. Trụ cột thứ 3 của "ý nghĩa" chính là vượt lên chính mình, nhưng theo một cách hoàn toàn khác: sự siêu việt. Trạng thái siêu việt là những khoảnh khắc hiếm hoi khi bạn vượt lên trên sự khó khăn và hối hả của cuộc sống thường ngày, cảm giác cũng dần mất đi và bạn cảm thấy có một hiện thực khác, cao hơn. Với một người tôi từng trò chuyện, đó là cảm xúc khi thưởng thức nghệ thuật. Với người khác, đó là khi đến Nhà thờ. Với tôi, một nhà văn, thì đó là khi tôi đặt bút viết. Đôi khi, tôi thấy mình chìm vào khoảng không vô định về không gian và thời gian. Những trải nghiệm siêu việt này có thể thay đổi bạn. Một nghiên cứu đã cho các học sinh nhìn lên một cây khuynh diệp cao 200 feet trong một phút. Sau đó,bọn trẻ đã bớt tự coi mình là trung tâm và chúng thậm chí còn cư xử hào hiệp hơn khi được nhờ giúp đỡ. Sự thân thuộc, mục đích, sự siêu việt. Và giờ sẽ là trụ cột thứ tư mà tôi đã tìm ra, chắc sẽ khiến mọi người ngạc nhiên. Trụ cột thứ tư đó chính là kể những câu chuyện, những câu chuyện bạn kể cho chính mình về bản thân bạn. Kể những câu chuyện từ những sự kiện đem đến định hướng cho cuộc sống của bạn. Nó giúp bạn hiểu làm thế nào để trở thành chính mình. Nhưng ta không biết rằng mình là tác giả của những câu chuyện đó và mình có thể kể nó theo một cách khác. Cuộc đời bạn không chỉ là một chuỗi sự kiện. Bạn có thể sửa nó, làm sáng tỏ và kể lại nó dù rằng bạn buộc phải chấp nhận sự thật. Tôi từng gặp một người đàn ông trẻ tên Emeka, người đã bị liệt vì chơi bóng đá. Sau chấn thương, Emeka tự nói với mình rằng, "Cuộc sống của tôi trở nên tuyệt vời vì có bóng đá, nhưng hãy nhìn tôi lúc này" Mọi người kể câu chuyện này giống như: "Cuộc đời tôi đã thật đẹp. Và giờ thì nó thật tệ" và hướng nó đến sự lo âu, chán nản. Và Emeka đã trải qua cảm giác đó một thời gian. Nhưng theo thời gian, anh ấy bắt đầu viết nên một câu chuyện khác. Câu chuyện mới đó như sau: "Trước khi bị thương, cuộc đời tôi hoàn toàn không có mục đích, chìm trong tiệc tùng và là một kẻ sống ích kỷ. Nhưng chấn thương này đã khiến tôi nhận ra mình có thể làm một người tốt hơn. Việc thay đổi câu chuyện đã thay đổi cuộc đời Emeka. Sau khi kể câu chuyện mới với chính mình, Emeka bắt đầu dạy kèm cho những đứa trẻ, và phát hiện rằng mục đích của anh ấy là: giúp đỡ người khác. Nhà tâm lý học Dan McAdams gọi đây là một "câu chuyện để cứu vãn". nơi mà cái xấu đã được cứu bởi cái tốt. Con người làm nên cuộc sống ý nghĩa, họ tìm ra và kể câu chuyện cuộc đời mình thứ đã được tạo nên từ sự cứu vãn sự phát triển và tình yêu Nhưng điều gì đã làm con người thay đổi câu chuyện ? Nhiều người tìm đến các nhà trị liệu, nhưng bạn cũng có thể tự làm được. chỉ bằng cách nhìn lại cuộc đời bạn một cách cẩn thận cách những trải nghiệm đã tạo nên bạn bạn mất điều gì có được điều gì. Đó là những gì Emeka đã làm. Không thể thay đổi câu chuyện với một đêm nó có thể mất vài năm và sẽ mất nhiều công sức. Sau tất cả, tất cả chúng ta đều phải chịu đựng và đấu tranh. Nhưng lưu giữ những ký ức khó khăn có thể dẫn tới cái nhìn sâu sắc và sự không ngoan để tìm ra cái "tốt" đó thứ đã chống đỡ cho bạn. Sự thân thuộc, mục đích, sự siêu việt, và kể câu chuyện của mình: đây là 4 trụ cốt làm nên "ý nghĩa". Khi tôi còn trẻ, tôi đã may mắn được tiếp xúc với cả 4 trụ cột này. Bố mẹ tôi điều hành một nhà thờ đạo Sufi từ nhà của chúng tôi ở Montreal. Đạo Sufi là một tín ngưỡng gắn liền với những thầy tu Đạo Hồi và thi sĩ Rumi. Hai lần mỗi tuần, những tín đồ của Sufi sẽ đến nhà tôi để cùng ngồi lại, uống trà Bà Tư, và chia sẻ những câu chuyện. Hành động của họ cũng liên quan tới việc sùng bái sự sáng tạo qua những hành động nhỏ của tình yêu, nghĩa là luôn đối xử tốt với mọi người dù họ đánh giá sai về bạn. Nhưng điều đó đã cho họ một mục đích: để giữ lòng tự trọng. Cuối cùng, tôi đã rời nhà đến trường đại học cuộc sống mỗi ngày đều không còn sự truyền thụ của đạo Sufi, Tôi thấy như được cởi trói. Và bắt đầu tìm kiếm thứ gì đó cho cho cuộc sống ý nghĩa hơn Đó là động lực cho cuộc hành trình này. Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng ngôi nhà của đạo Sufi thật sự là một hiện thân cho "ý nghĩa" Những trụ cột là một phần của kiến trúc và sự hiện diện của chúng đã giúp chúng ta sống chậm lại. Dĩ nhiên, nguyên lý tương tự cũng áp dụng trong những cộng đồng khác nữa người tốt và người xấu, những nhóm người, những giáo phái đây đều là những biểu hiện của "ý nghĩa" sử dụng 4 trụ cột trên và cho chúng ta lý do để sống và hi sinh. Nhưng chính xác thì lý do chúng ta có lối sống xã hội chắc chắn đem đến những sự thay thế tốt hơn . Chúng ta cần xây dựng 4 trụ cột trong gia đình và đoàn thể của mình giúp mọi người trở thành chính mình một cách tốt nhất. Nhưng sống một cuộc sống ý nghĩa giống như công việc đó là một quá trình liên tục, Và mỗi ngày trôi qua, chúng ta tạo nên cuộc sống của mình, góp nhặt cho câu chuyện của mình. Và đôi khi chúng ta đi chệch hướng. Mỗi khi điều đó xảy đến , tôi lại nhớ về những trải nghiệm khó quên cùng với cha tôi. Vài tháng sau khi tốt nghiệp đại học, cha tôi đã bị môt cơn đau tim nặng đến nỗi tưởng như không qua khỏi. Nhưng ông ấy đã vượt qua, và khi tôi hỏi điều gì đã lướt qua tâm trí khi ông ấy cận kề cái chết, cha tôi nói tất cả những gì ông ấy nghĩ là mình cần sống và ông ấy đã ở đây, vì anh trai tôi, và vì tôi đây là động lực để ông ấy chiến đấu vì sự sống. Khi ông đang hôn mê cho cuộc phẫu thuật khẩn cấp, thay vì đếm ngược từ 10 ông đã nhắc lại tên chúng tôi liên tục như như một câu thần chú. Ông ấy đã muốn tên chúng tôi trở thành từ cuối cùng ông ấy nói trên trái đất nếu ông ấy ra đi. Cha tôi là một người thợ mộc và là một tín đồ của Sufi. Đó là một cuộc sống bình thường nhưng hạnh phúc. Khi nằm ở đó và đối diện với cái chết, ông ấy đã có một lý do để sống: tình yêu. Cảm giác thân thuộc với gia đình, mục đích của một người cha sự suy nghĩ vượt lên mọi sự tầm thường, lặp lại tên chúng tôi những điều này, ông ấy nói, là những lý do để tồn tại. Đó là câu chuyện mà ông ấy tự kể cho mình. Đó là sức mạnh của "ý nghĩa". Niềm hạnh phúc đến và đi. Nhưng khi cuộc sống thực sự tốt đẹp và khi mọi thứ trở nên xấu đi, việc có một "ý nghĩa" cho ta điều gì đó để nắm lấy. Cảm ơn. (Vỗ tay) Như các bạn biết, tôi là nhà vật lý. Và tôi nghĩ chúng ta cần có chút thay đổi khi nói về vật lý. Tôi đã từng sống rất gần nơi này. Nhưng tôi vẫn còn người thân định cư ở đây, là bà ngoại tôi. Bà ngoại rất giỏi. Mặc dù bà không được học hành nhiều, nhưng bà rất nhạy bén. Khi tôi đang là sinh viên năm hai khoa Vật lý đại học Cambridge. Tôi nhớ là tôi đã dành cả buổi chiều ở nhà bà ở Urmston, để học vật lý lượng tử. Tôi mở ba tập sách trước mặt mình. Thành thật mà nói, trong sách toàn các kí hiệu và công thức. Bà ngoại tới, nhìn vào cuốn sách, hỏi tôi: "Cái gì đây?" Tôi nói: "Đó là vật lý lượng tử ạ." Và tôi cố gắng giải thích cho bà những thứ trong quyển sách, như là hạt nhân, các hệ số trong phương trình Einstein. Bà tôi có vẻ rất hứng thú. Rồi bà nói: " Vậy thì, con biết những cái đó để làm gì?" (Cười) "Con cũng không biết nữa bà ơi." (Cười) Tôi nghĩ tôi hay nói về máy tính vì lúc nào tôi cũng nghĩ đến nó. Nhưng chúng ta có thể hiểu câu hỏi của bà tôi theo cách khác - "Chúng ta làm được gì khi ta hiểu về vật lý?" Và tôi bắt đầu nhận ra điều đó khi ta nói về vật lý và cách xã hội nhìn nhận nó, ta không nghĩ tới những thứ ta có thể làm nếu hiểu vật lý. Quan điểm chúng ta về vật lý cần phải thay đổi một chút. Không chỉ là thay đổi một chút, mà chúng ta cần phải chia sẻ cách nhìn khác này cho mọi người. Tôi nói vậy không phải vì tôi là nhà vật lý nên tôi thiên vị đâu. Tôi nghĩ chúng ta là những người quan trọng nhất trên thế giới. Thật đấy. Vì vậy, những tưởng tượng lệch lạc về vật lí không hề thay đổi nhiều. Đây là bức ảnh rất nổi tiếng tại hội nghị Solvay năm 1927. Lúc này những bộ óc vĩ đại đang cố gắng tìm hiểu bản chất của thuyết tất định, là liệu có khả năng một nguyên tử sẽ cố định tại một vị trí nào đó, và liệu nó có thật hay không. Đây là một việc rất khó khăn. Bạn thấy đấy tất cả họ đều nghiêm nghị trong bộ vest đen. Marie Curie - tôi vẫn hay gọi bà là "Marie Antoinette" - là một điểm nhấn trong bức ảnh này. Marie Curie, đứng thứ 3 hàng dưới tính từ bên trái qua. Bà có mặt trong hình, nhưng mặc đồ như những người đàn ông khác. (cười) Vật lý cũng giống như vậy - toàn công thức và kí hiệu, Sóng và các nguyên tử đều rất khó hiểu. Đây là hình ảnh về sự va chạm của hai lỗ đen, thật đáng để xem! Tôi mừng vì không phải viết bài đánh giá nguy cơ về chuyện gì sẽ diễn ra ở đó. Nó kì lạ và khó hiểu, và chỉ được nghiên cứu bởi những người kì lạ mặc đồ kì lạ. Không nhiểu người hiểu được vật lý, vậy sao tôi lại quan tâm đến vật lý? Vấn đề là tôi là một nhà vật lý, và tôi nghiên cứu về nó. Đây là công việc của tôi. Tôi nghiên cứu mặt phân giới giữa khí quyển và đại dương. Khí quyển bao la và đại dương cũng thế, và mặt phân giới mỏng manh kết hợp chúng lại rất quan trọng. Bởi vì đó là nơi mọi thứ đi từ khí quyển qua đại dương và ngược lại. Video về bề mặt đại dương các bạn đang xem do tôi quay lại - độ cao trung bình của những con sóng này là 10m. Có gì đó liên quan đến vật lý diễn ta ở đây. Rất nhiều nữa là đằng khác. Nhưng trong nhiều hiện tượng, ta không mô tả vật lý cụ thể, điều đó làm tôi rất băn khoăn. Vậy làm sao để mô tả vật lý một cách sống động được? Tôi là một nhà vật lý, tôi cần một biểu đồ. Hãy xem, chúng ta có trục hoành để diễn tả thời gian. Trục tung diễn tả kích thước. Hình ảnh cụ thể về vật lý của chúng ta sẽ như thế này. Phía gốc của biểu đồ là vật lý lượng tử. Nó cực kì nhỏ và rất kỳ lạ. Sau đó chúng biến chuyển chớp nhoáng trong khoảng thời gian dài đằng đẵng trong phạm vi vật chất quanh chúng ta. Và chúng tiến tới một vũ trụ như bên trên, rất rộng và rất xa, cũng khá kì dị. Và nếu bạn đi tới những nơi như lỗ đen - nơi bắt đầu của vũ trụ, chúng ta biết rằng chúng là chướng ngại của vật lý. Nhiều công trình được thực hiện tìm ra tính chất vật lý tại những nơi này. Nhưng bạn hãy chú ý vấn đề ở đây là có một khoảng trống rất lớn ở giữa. Trong khoảng trống đó có rất nhiều thứ. Các hành tinh, bánh mì nướng, núi lửa, mây, kèn clarinet, bọt biển và cá heo. Tất tần tật mọi thứ tạo nên cuộc sống của chúng ta. Và chúng cũng vận hành theo vật lý. Khoảng giữa đó có mặt vật lý nhưng chẳng có ai nói về nó. Tất cả mọi thứ tôi vừa đề cập đến đều được vận hành theo một số lượng không nhiều các định luật vật lý, chẳng hạn ba định luật Newton, nhiệt động lực học, động học quay. Các định luật vật lí này áp dụng cho phạm vi rộng từ những thứ rất nhỏ cho đến những thứ rất lớn. Bạn khó có thể nằm ngoài các quy luật này. Cũng có những giới hạn khi nghiên cứu chúng, nhưng chẳng ai nói về điều đó cả. Đây là một thế giới phức tạp, nơi các định luật gắn kết, giúp vận hành thế giới xinh đẹp, hỗn độn và phức tạp mà chúng ta đang sống. Chúng là những điều khiến tôi bận tâm khi đi làm mỗi ngày. Và đây là những điều chúng ta không hay nói ra. Rất nhiều người đang nghiên cứu về chúng, nhưng nó không liên quan đến những điều to tát, nên người ta không nghĩ nhiều về nó. Điều thú vị chính là việc có rất nhiều thứ cần nghiên cứu trong khoảng giữa đó, chúng tuân theo các quy luật vật lý. Chúng ta thấy các quy luật này luôn vận hành xung quanh chúng ta. Các bạn hãy sau video sau. Câu hỏi là: Có một quả trứng sống và một quả trứng chín. Bạn hãy nói tôi biết cái nào sống, cái nào chín? (khán giả trả lời) Cái bên trái - đúng vậy. Bạn không cần thử chúng bạn cũng biết. Lý do là khi bạn quay chúng, lúc bạn dừng quả chín, cả quả trứng sẽ dừng lại ngay, vì bên trong nó đặc. Nhưng khi bạn ngừng quả sống, bạn chỉ tác động lên vỏ, chất lỏng bên trong vẫn quay vì đâu có cái gì khiến chúng ngừng quay. Chất lỏng này đẩy cho vỏ trứng tiếp tục quay. Hay quá phải không? Đó là minh hoạ cho một định luật vật lý cho Định luật bảo toàn mô-men động lượng trong chuyển động quay. Định luật này như sau: Nếu bạn quay một vật xung quanh một trục cố định, nó sẽ quay mãi cho đến khi có tác động làm nó ngừng quay. Đây cũng là nguyên lý căn bản về cách vũ trụ này hoạt động. Nguyên lí này không chỉ áp dụng cho quả trứng. Mặc dù nó rất hữu ích cho một số người -- có thể bạn cũng sẽ làm vậy -- những người luộc chín trứng rồi cho vào tủ lạnh. Có ai làm vậy không? Cứ nhận đi. Không ai đánh giá bạn đâu. Nguyên lí này có ứng dụng rộng hơn thế rất nhiều. Đây là Kính thiên văn Hubble, và ảnh chụp Vùng sâu Hubble, một phần rất nhỏ của vũ trụ. Nó đã trôi trong không gian 25 năm, không đụng phải bất cứ vật nào. Nó có thể chụp ảnh một vùng rất nhỏ trên bầu trời. Chỉ trong 11 ngày rưỡi, Hubble đã làm tốt nhiệm vụ của mình, và chụp những bức hình tuyệt vời thế này. Câu hỏi ở đây là: Làm sao chiếc kính đó biết nó ở đâu nếu nó không đụng phải bất cứ thứ gì? Câu trả lời nằm ngay trong chính nó, dù không phải là một quả trứng sống, nhưng nó cũng hoạt động tương tự. Nó có một con quay hồi chuyển bên trong, và vì tuân theo Định luật bảo toàn mô-men động lượng, nên chúng tiếp tục quay trên cùng một trục. Đó là lý do nó có thể tự định hướng. Với cùng định luật vật lý, chúng ta có thể vận dụng trong nhà bếp, và cũng giải thích được những công nghệ hiện đại trong thời đại chúng ta. Điều thú vị của vật lý là chúng ta biết được các nguyên lí, và có thể ứng dụng chúng nhiều lần. Rất đáng để ứng dụng một nguyên lý theo nhiều cách khác nhau. Vật lý quả thật rất thú vị. Tôi đã đưa video về quả trứng cho buổi hội thảo toàn các doanh nghiệp, họ ăn mặc bảnh bao và cố gây ấn tượng với sếp của họ. Khi sắp hết thời gian, tôi chiếu đoạn video đó và nói: "Các bạn có thể suy nghĩ và hỏi tôi sau để kiểm chứng." Sau đó tôi rời sân khấu. Sau đó, một người đàn ông trung niên tới kéo áo tôi và hỏi: "Có phải thế này không?" Khi tôi nói "Đúng vậy! ", anh ta tỏ ra rất vui. (cười) Niềm vui khi bạn phát hiện ra những điều như thế này không mất đi cho dù bạn đã trưởng thành. Điều đó rất quan trọng, bởi vì vật lý là như vậy, thậm chí chỉ từ những hiện tượng nhỏ, ta cũng có thể hiểu được hầu hết thế giới vật lý quanh mình, nhất là từ những trò chúng ta hay chơi. Những thứ như quả trứng tưởng như chỉ là món đồ chơi lặt vặt cho trẻ con chơi vào những chiều thứ bảy, để chúng không làm ồn. Những điều nhỏ nhặt đó lại vô cùng quan trọng, vì chúng thể hiện một phần quy luật của vũ trụ trên mình. Hay như mặt trét bơ của bánh mì nướng luôn chạm đất trước khi chúng rơi, và nhiều thứ nữa, cả công nghệ hiện đại, hay bất cứ thứ gì khác trên quả đất này. Chúng ta thử xem vài ví dụ nhé. Về căn bản, có một số các ý tưởng có lẽ bạn đã quen khi áp dụng trong nhà bếp và cũng hữu dụng khi ra ngoài. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Nhiệt động lực, hãy nhìn con vịt xem, tại sao chân chúng không bao giờ lạnh? Khi đã biết đôi chút về Nhiệt động lực học qua con vịt, bạn sẽ hiểu cơ chế tủ lạnh. Nam châm bạn sử dụng trong nhà bếp lại có liên quan đến cối xay gió và các máy phát điện hiện đại. Bỏ nho khô vào sô đa chanh rất thú vị. Nếu bạn đang chán bữa tiệc, hãy lấy một ít nho khô bỏ vào sô đa chanh. Bạn sẽ có được ba thứ. Thứ nhất, xem nó rất vui, bạn hãy thử đi. Thứ hai, nó làm cho những người nhàm chán đi khỏi. Thứ ba, nó làm những người thú vị đến với bạn. Đằng nào bạn cũng được lợi. Chúng ta còn có chuyển động quay, các khí, các chất kết dính. Những thứ này đều có mặt xung quanh chúng ta. Thật là công bằng vì tất cả mọi người đều áp dụng được vật lý mà không cần phải có phòng thí nghiệm. Khi viết sách, tôi dành một chương cho chuyển động quay. Tôi viết về mặt trét bơ trên bánh mì chạm đất trước khi rơi. Tôi tặng quyển sách cho một người bạn. Cậu ấy không phải nhà khoa học. Tôi muốn xem cậu ấy nghĩ như thế nào. Cậu ấy mang quyển sách theo khi làm việc ở nước ngoài. Vài tuần trước, tôi nhận được tin nhắn của cậu ấy. Cậu ấy nói, "Mình đang ăn sáng trong một khách sạn sang trọng ở Thụy Sĩ, và mình muốn thả cái bánh mì phết bơ xuống đất, vì mình không tin những gì cậu viết." Thật tốt vì cậu ấy không cần tin sách. Cậu ấy có thể thử bằng cách thả bánh mì xuống đất. Có hai điều quan trọng phải biết về khoa học: Các định luật chúng ta học được qua kinh nghiệm, và qua thí nghiệm. Nếu ta thả quả táo và nó bay ngược lên, ta sẽ phải tranh luận về trọng trường. Còn hiện tại, trọng trường vẫn như ta đang biết và chúng ta có thể tận dụng nó. Quá trình thử nghiệm thường là: nhận thức mọi thứ, thử nghiệm chúng, suy luận logic - đó là cách khoa học tiến bộ. Bạn dễ dàng vận dụng được hai điều trên qua các trò chơi xung quanh chúng ta. Điều này rất quan trọng, bởi vì chúng ta đang nói về công nghệ. Chúng ta nghe nhiều về máy tính lượng tử, nó thật khó hiểu và xa vời. Nhưng thật ra cơ thể chúng ta, cách chúng ta đứng ngồi đều liên quan đến vật lý. Việc hiểu được những khái niệm về vật lý giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống quanh ta. Điều này rất quan trọng. Mọi người đều cảm thấy họ hiểu được mọi thứ, đây không đơn giản chỉ để biết câu trả lời, mà còn để chúng ta có cơ sở đặt ra câu hỏi phù hợp. Và khi chơi những trò chơi hàng ngày, chúng ta biết được chúng ta nên thắc mắc điều gì. Còn một vấn đề quan trọng hơn, để trả lời câu hỏi của bà tôi về việc biết để làm gì? Câu trả lời là, có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm khi chúng ta biết. Nhất là khi nhắc đến những quả trứng trong tủ lạnh - câu trả lời về nó rất sâu xa. Có đủ trò vui và điều kì lạ khi bạn chơi nghịch các thứ. Tiện đây, tại sao trẻ con lúc nào cũng đùa nghịch, tất cả chúng ta đều có thể nghịch ngợm, và chúng ta thấy thoải mái khi nghịch ngợm thứ này thứ kia. Khi nhắc đến lý do tại sao lại học vật lý, tôi nghĩ lí do quan trọng nhất là: Mỗi người chúng ta có ba hệ thống duy trì sự sống: cơ thể chúng ta, hành tinh chúng ta, và nền văn minh của chúng ta. Mỗi hệ thống này hoạt động độc lập để suy trì sự sống cho chúng ta. Chúng vận hành theo các nguyên lí vật lý, mà chúng ta đều biết qua quả trứng, tách trà, sô đa chanh, hay mọi thứ mà bạn có thể chơi. Đây là lý do tại sao những thứ như thay đổi khí hậu lại là vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì nó liên quan đến hai hệ thống duy trì sự sống, hành tinh và nền văn minh ta sống. Khá là mâu thuẫn phải không, vì vậy chúng ta cần thảo luận vấn đề này. Các định luật vật lý căn bản giúp vận hành thế giới chúng ta sống là các công cụ căn bản cho mọi thứ, chúng là nền tảng. Có nhiều thứ chúng ta phải biết, nhưng biết được cái căn bản sẽ giúp ta tiến xa. Tôi nghĩ nếu bạn không thích các trò chơi liên quan đến vật lý, có rất nhiều người như bạn, nhưng bạn chắc chắn sẽ quan tâm đến cuộc sống của bạn, và các hệ thống duy trì sự sống. Nền tảng của vật lý hầu như bất biến, chúng là như nhau đối với các vật thể khác nhau. Chúng sẽ không sớm thay đổi. Người ta có thể tìm ra thuyết lượng tử mới, nhưng trái táo thì luôn rơi xuống. Vậy thì câu hỏi ở đây là: Bạn nên bắt đầu như thế nào, bắt đầu ở đâu? Nếu bạn không thích vật lý, cũng không muốn chơi những thứ liên quan đến vật lý? Vậy thì đề nghị của tôi là: Bạn hãy bắt đầu ngay bây giờ bằng cách đi tới nơi nào đó tìm một thứ mà bạn thấy kì lạ. Sau đó bạn nghĩ: "Mình sẽ tiếp tục tìm hiểu." Và cứ tiếp tục suy nghĩ như vậy. Tâm trí bạn mách bảo: "Thật là li kì." Có điều gì đó để tìm hiểu, rất đáng để tìm hiểu. Đó chính là lúc bạn bắt đầu. Nhưng từ đây về nhà, bạn lại không hứng thú với cái gì, vậy thì bạn hãy bắt đầu như sau. Bỏ ít nho khô vào sô đa chanh, rất vui đó. Quan sát giọt cà phê khô lại. Tôi biết là nghe có vẻ chán như quan sát quần áo khô, nhưng mà nó rất đáng xem, khá kì lạ đấy. Tôi sẽ có hứng khi tham gia các bữa tiệc nếu có nhiều tách trà xung quanh. Bạn có nhiều trò hay để làm với tách trà. Chẳng hạn như lấy một tách trà và một cái muỗng, gõ muỗng quanh mép tách trà và lắng nghe. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh lạ lạ. Hoặc bạn cũng có thể đẩy miếng bánh mì trét bơ xuống bàn, bạn sẽ có thứ để học đấy. Nếu hiếu kì hơn, bạn có thể cố thử xem có cách nào bánh mì rớt xuống mà mặt trét bơ không chạm xuống sàn trước. Có thể làm được đấy. Vấn đề ở chỗ, ban đầu chúng ta chỉ nghịch phá thôi. Chúng ta không ngại tìm hiểu vật lý thông qua các đồ dùng xung quanh ta, bởi vì chúng ta dễ có chúng. Nhưng nếu chúng ta muốn tìm hiểu xã hội, muốn trở thành công dân tốt, chúng ta phải biết được cách mọi thứ vận hành. Nghịch ngợm đồ vật thật vui. Hiểu được các hệ thống duy trì sự sống là điều tốt. Nhưng căn bản là điều chúng ta muốn thay đổi chính là cách chúng ta nói về vật lý. Chúng ta cần hiểu vật lý không phải chỉ dành cho những người kì dị hay nó toàn các kí hiệu kì dị chỉ dành cho những nhà nghiên cứu. Vật lý ở ngay đây, cho chúng ta, tất cả chúng ta đều vận dụng nó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi một người nhắc đến Cuba, Thì bạn sẽ nghĩ về điều gì? Cổ điển, xe cổ điển? Có lẽ là những điếu xì gà hảo hạng? Có thể bạn sẽ nghĩ tới một cầu thủ bóng chày nổi tiếng. Khi ai đó nhắc đến Bắc Triều Tiên thì sao? Bạn nghĩ tới những cuộc thử nghiệm tên lửa Về người lãnh đạo khét tiếng của họ Hoặc người bạn tốt của ông, Dennis Rodman (cười) Một thứ có lẽ không gợi lên Là tầm nhìn của một đất nước, Một nền kinh tế mở, Nơi người dân tiếp cận một quy mô rộng lớn các sản phẩm có giá phải chăng. Tôi không ở đây để tranh cãi cách các nước này đạt được như ngày hôm nay. Tôi chỉ muốn dùng chúng như một ví dụ về các nước và người dân, những người chịu ảnh hưởng xấu bởi những chính sách hạn chế nhập khẩu và bảo vệ doanh nghiệp trong nước Gần đây chúng tôi có nghe một số nước nói về hạn chế nhập khẩu và bảo vệ những doanh nghiệp nội địa. Có lẽ điều này lúc đầu nghe có vẻ tốt Nhưng nó thật sự là bảo hộ mậu dịch Chúng ta nghe nhiều về điều này trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 Nghe về nó trong cuộc tranh biện Brexit Và gần đây nhất trong cuộc bầu cử của Pháp Nó thật ra là một chủ đề quan trọng được nhắc đến trên toàn thế giới. Và nhiều nhà lãnh đạo chính trị ảnh hưởng đang hoạt động trên nền tảng ủng hộ bảo hộ mậu dịch Tôi có thể hiểu vì sao họ nghĩ bảo vệ mậu dịch là điều tốt Bởi đôi khi trao đổi dường như bất công bằng. Một số đã đổ lỗi cho trao đổi về một số vấn đề mà chúng ta đang có ở Mỹ Trong nhiều năm chúng ta đã nghe về sự thua lỗ trong các việc làm sản xuất nhân công giá cao ở Mỹ Nhiều người nghĩ rằng sản xuất đang suy thoái ở Mỹ vì các công ty đang dời cơ sở của họ ra nước ngoài tới các thị trường có nhân công thấp như Trung Quốc, Mexico và Việt Nam Họ cũng nghĩ thỏa thuận buôn bán cũng đôi lúc bất công như thỏa thuận NAFTA và hợp tác xuyên Thái Bình Dương Vì các thỏa thuận này cho phép các công ty tái nhập khẩu các mặt hàng sản xuất rẻ về lại Mỹ và các nước nơi mà công việc bị lấy đi. Vì vậy có cảm giác như nhà xuất khẩu thắng và nhà nhập khẩu thua. Tuy nhiên, thực tế là Đầu ra khu vực sản xuất của Mỹ đang tăng trưởng. Nhưng chúng ta đang mất đi việc làm Chúng ta đang mất đi rất nhiều công việc Thật ra, từ năm 2000 đến 2010 5.7 triệu công việc sản xuất đã bị mất Nhưng chúng không bị mất đi bởi lý do mà bạn nghĩ đến Mike Johnson ở Toledo, Ohio đã không mất đi công việc của anh ấy ở nhà máy bởi Miguel Sanchez ở Monterrey, Mexico Không. Mike mất công việc anh ấy bởi một cái máy 87% các công việc sản xuất bị mất đã bị loại bỏ bởi vì chúng ta đã có sự tiến bộ trong việc việc sản xuất tự động Nên điều đó nghĩa là 1 trong 10 việc làm bị mất là vì việc sản xuất ngoài nước Đây không là một hiện tượng của riêng Mỹ Không. Thực ra, tự động hóa đang lan ra trên mọi dây chuyền sản xuất ở nọi nước trên thế giới. Nhưng, tôi hiểu: Nếu bạn vừa mất việc và khi đó bạn đọc báo rằng công ty cũ của bạn vừa có một thỏa thuận với Trung Quốc bạn sẽ dễ nghĩ rằng bạn vừa bị thay thế trong một thỏa thuận một đổi một Khi nghe câu chuyện như vậy, tôi nghĩ điều mà họ hình dung là thỏa thuận chỉ diễn ra giữa hai nước Nhà sản xuất ở một nước sản xuất sản phẩm và xuất khẩu chúng tới người tiêu dùng ở các nước khác Và nó như là các nước sản xuất thắng và các nước nhập khẩu thua. Tuy nhiên, thực tế có hơi khác. Tôi là nhà cung cấp chuyên nghiệp. Tôi sống và làm việc ở Mexico. Và tôi làm việc ở giữa một mạng kết nối cao của các nhà sản xuất cộng tác trên toàn thế giới để tạo ra nhiều mặt hàng mà ta đang dùng. Điều tôi thấy từ sự tiếp xúc trực tiếp ở thành phố Mexico thực ra giống như thế này Đây là sự diễn tả chính xác hơn về bản chất của buôn bán Tôi đã có vinh dự để có thể thấy được cách mà nhiều loại hàng hóa được sản suất, từ gậy golf tới máy tính xách tay cho tới máy chủ Internet đến xe ô tô và thậm chí máy bay. Và hãy tin tôi, mọi điều trên không xảy ra trong một đường thẳng. Để tôi cho bạn một ví dụ. Một vài tháng trước, tôi tới thăm nhà máy của một công ty hàng không đa quốc gia ở Querétaro, Mexico. Và phó giám đốc hậu cần giới thiệu việc lắp ráp đuôi hoàn chỉnh. Hóa ra việc lắp đuôi là lắp các tấm mà được sản xuất ở Pháp, và được lắp ở Mexico dùng các phụ tùng nhập khẩu từ Mỹ. Khi việc lắp đuôi xong, nó được xuất khẩu theo xe tải đến Canada, đến nhà mấy lắp rắp chính, nơi tất cảđược lắp với nhau cùng với hành nghìn các phần khác như cánh và ghế ngồi và các tấm che trên các của sổ nhỏ. Tất cả đến để trở thành một phần của một chiếc máy bay mới Hãy nghĩ về điều đó Những chiếc máy bay mới này trước khi chúng được cất cánh lần đầu tiên chúng đã có nhiều tem trong hộ chiếu hơn cả Angelina Jolie. Phương thức này có mặt trên toàn thế giới để sản xuất nhiều mặt hàng chúng ta dùng hàng ngày từ kem dưỡng da đến máy bay. Khi về nhà tối nay, hãy nhìn trong nhà Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một cái nhãn: "Được lắp rắp tại Mỹ với các bộ phận từ Mỹ và nước ngoài" Nhà kinh tế Micheal Porter đã giải thích rất rõ hiện tượng này. Nhiều thập kỷ trước, ông nói thứ tốt nhất cho 1 đất nước là tập trung sản xuất hành hóa mà đất nước đó sản xuất tốt nhất và trao đổi chúng lấy những thứ khác. Cái được nói tới là sản xuất chia nhỏ, và hiệu suất là điều quan trọng nhất. Bạn có thể nhìn thấy một ví dụ về điều này ở nhà hoặc tại nơi làm việc. Chúng ta hãy xem một ví dụ. Hãy nghĩ về cách nhà của bạn được xây hoặc bếp của bạn được cải tạo. Thông thường, có một nhà thầu chung người chịu trách nhiệm phối hợp các nỗ lực của tất cả các nhà thầu khác nhau: một kiến ​​trúc sư để vẽ kế hoạch, một công ty vận chuyển đất để đào móng, một thợ sửa ống nước, thợ mộc,... Vậy tại sao nhà thầu chung không chọn chỉ một công ty để làm tất cả công việc, Ví dụ, kiến ​​trúc sư? Nhà thầu chọn các chuyên gia vì phải mất nhiều năm học và thành thạo làm thế nào để làm mỗi nhiệm vụ cần để làm một ngôi nhà hoặc cải tạo nhà bếp, một số người yêu cầu đào tạo đặc biệt. Hãy suy nghĩ về nó: Bạn có muốn kiến ​​trúc sư của bạn để lắp nhà vệ sinh của bạn? Tất nhiên là không. Vì vậy, hãy áp dụng quy trình này cho hợp tác quốc tế. Các công ty ngày nay tập trung vào sản xuất những gì họ sản xuất tốt nhất và hiệu quả nhất, và họ trao đổi lấy mọi thứ khác. Điều này có nghĩa là họ dựa vào một mạng lưới toàn cầu, kết nối với nhau, phụ thuộc của các nhà sản xuất để sản xuất các sản phẩm này. Trên thực tế, mạng đó được kết nối với nhau rất chặt chẽ nó hầu như không thể khi tháo dỡ và sản xuất sản phẩm chỉ ở một quốc gia. Chúng ta hãy cùng xem mạng kết nối chúng ta đã thấy một vài phút trước, và hãy tập trung vào chỉ một nhánh giữa Hoa Kỳ và Mexico. Viện Wilson nói rằng chia sẻ sản xuất đại diện 40 phần trăm của nửa nghìn tỷ đô la trong thương mại giữa Hoa Kỳ và Mexico. Đó là khoảng 200 tỷ USD, hoặc bằng với GDP của Bồ Đào Nha. Vậy chúng ta hãy tưởng tượng rằng Hoa Kỳ quyết định áp đặt thuế biên giới 20 phần trăm trên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mexico. Tốt thôi. Nhưng bạn có nghĩ rằng Mexico chỉ là sẽ đứng và để cho điều đó xảy ra? Không không đời nào. Vì vậy, để đáp lại, họ áp đặt thuế tương tự trên tất cả hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ, và sau đó một trò chơi ăn miếng trả miếng, và 20 phần trăm - chỉ cần tưởng tượng rằng 20 phần trăm thuế được thêm vào mọi mặt hàng, sản phẩm, thành phần sản phẩm qua lại giữa biên giới, và bạn có thể chịu nhiều hơn hơn 40 phần trăm tăng thuế, hay 80 tỷ đô la. Đây không phải lời nói đùa những chi phí này sẽ được đẩy tới bạn và tôi. Bây giờ, hãy suy nghĩ về những tác động có thể có trên một số sản phẩm, hoặc giá của sản phẩm, mà chúng ta mua hàng ngày. Vì vậy, nếu tăng 30 phần trăm trong thuế đã thực sự được áp dụng chúng ta có thể sẽ thấy một số sự tăng giá khá quan trọng. Một Lincoln MKZ sẽ tăng từ 37.000 đô la đến 48.000. Và giá của một Sharp 60-inch HDTV sẽ đi từ 898 đô la lên 1.167 đô la. Và giá của bình kem dưỡng da CVS 16-ounce sẽ đi từ 13 đô la đến 17 đô la. Bây giờ, hãy nhớ, đây chỉ là nhìn ở một khía cạnh của chuỗi sản xuất giữa Mỹ và Mexico, nhân điều này ra trên tất cả các nhánh, Tác động có thể là rất đáng kể. Bây giờ, chỉ cần suy nghĩ về điều này: ngay cả khi chúng tôi có thể tháo dỡ mạng lưới này và sản xuất các sản phẩm chỉ trong một quốc gia, mà luôn tiện là dễ nói hơn thực hiện, chúng ta sẽ chỉ tiết kiệm hoặc bảo vệ một trong số mười công việc sản xuất bị mất. Đúng vậy, bởi vì hãy nhớ, hầu hết các công việc đó, 87 phần trăm, bị mất do cải tiến trong năng suất của chính chúng ta. Và thật không may, những công việc đó, mất đi là tốt. Vì vậy, câu hỏi thực sự là, liệu có hợp lý khi chúng ta đẩy giá lên đến mức mà nhiều người không có khả năng chi trả cho hàng hóa cơ bản hàng ngày với mục đích cứu một công việc mà có thể được loại bỏ trong một vài năm nữa? Thực tế là chia sẻ sản xuất cho phép chúng ta sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn. Nó đơn giản như vậy thôi. Nó cho phép chúng ta có được nhiều hơn từ nguồn lực và chuyên môn hạn chế mà chúng ta có và cùng một lúc được hưởng lợi từ giá thấp hơn. Điều rất quan trọng cần nhớ là để cho sản xuất chia sẻ có hiệu quả, nó dựa vào hiệu quả chuyển giao nguyên liệu xuyên biên giới, các thành phần và thành phẩm. Vì vậy, hãy nhớ điều này: lần sau bạn nghe ai đó cố gắng làm cho bạn nghĩ chủ nghĩa bảo hộ là một thỏa thuận tốt, nó chỉ đơn giản là không. Cảm ơn. (Vỗ tay) Sự kết thúc bắt đầu ở đâu? Với tôi, nó bắt đầu với sinh vật nhỏ bé này. Sinh vật đáng yêu này - Tôi nghĩ nó khá đáng yêu - có tên Tetrahymena và nó là sinh vật đơn bào. Được biết đến là sinh vật váng ao. Nên phải, công việc của tôi bắt đầu với chúng. Không có gì ngạc nhiên khi tôi trở thành nhà khoa học. Lớn lên cách xa nơi đây, khi còn là một cô gái nhỏ, tôi cực kỳ tò mò về mọi sinh thể sống. Tôi từng mang theo một con sứa cực độc và hát cho nó nghe. Và tôi bắt đầu công việc của mình, tôi cực kỳ tò mò về những bí ẩn quan trọng nhất của những hình thái sống cơ bản, và tôi may mắn khi sống trong một xã hội nơi sự tò mò có giá trị. Với tôi, sinh vật nhỏ tên Tetrahymena này là cách hay để nghiên cứu các bí ẩn quan trọng nhất. Tôi tò mò nhất về: những cụm xoắn của ADN trong tế bào, ta gọi chúng là nhiễm sắc thể. Tôi tò mò về đoạn cuối của các nhiễm sắc thể, mang tên telomere. Khi tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm của mình, ta chỉ biết chúng giúp bảo vệ đoạn cuối của các nhiễm sắc thể. Nó quan trọng khi tế bào phân chia. Nó thật sự quan trọng, nhưng tôi muốn biết là các telomere bao gồm những thành phần gì, và do đó, tôi cần rất nhiều mẫu của chúng. Và chuyện xảy ra là những con Tetrahymena nhỏ xinh có rất nhiều đoạn nhiễm sắc thể ngắn, khoảng 20.000, chúng có rất nhiều telomeres. Và tôi phát hiện các telomeres gồm nhiều đoạn đặc biệt của ADN chưa mã hóa ngay tại đầu của các nhiễm sắc thể. Nhưng đây mới là vấn đề. Chúng ta bắt đầu cuộc đời từ một tế bào. Nó nhân thành hai, rồi bốn, rồi tám, và rồi thành 200 triệu tỷ tế bào để tạo nên cơ thể trưởng thành. Và vài tế bào kia phải phân chia hàng nghìn lần. Thực tế, dù tôi đang đứng trước mọi người, trong cơ thể tôi, các tế bào đang liên tục sinh sôi để giúp tôi có thể đứng đây trước mọi người. Và mỗi lần phân chia, tất cả các ADN đều được sao chép, hay tất cả những ADN mã hóa bên trong các nhiễm sắc thể, vì chúng mang theo những chỉ thị điều khiển quá trình sống giúp tế bào làm việc hiệu quả nhất, giúp tế bào tim của tôi duy trì đập đều đặn, mà giờ nó đang đập loạn nhịp lên đây, và giúp cho những tế bào miễn dịch của tôi có thể chống lại vi khuẩn và vi rút, cũng như tế bào não của chúng ta ghi lại kí ức về nụ hôn đầu và giúp chúng ta liên tục học hỏi suốt đời. Nhưng có một khiếm khuyết trong cách mà ADN sao chép. Nó chỉ là một trong nhiều thực tế của cuộc sống. Mỗi lần tế bào phân chia và ADN được sao chép, vài ADN ở đầu cuối bị hao mòn và ngắn lại, trong số đó có vài ADN telomere. Hãy nghĩ về nó giống như đầu bảo vệ của dây giày. Chúng giữ cho đầu dây giày, hay các nhiễm sắc thể, không bị hư hại, và khi đầu mút quá ngắn, nó bị thoái hóa, và các telomere bị mòn gửi tín hiệu đến tế bào. "ADN không còn được bảo vệ nữa." Tín hiệu gửi đi cũng là lúc tế bào chết. Hết truyện. Nhưng, xin lỗi, mọi chuyện không nhanh vậy đâu. Chưa thể nào hết truyện được. Bởi vì sự sống không lụi tàn trên bề mặt Trái Đất. Nên tôi tò mò: nếu sự hư tổn là không thể tránh khỏi, làm thế nào Mẹ thiên nhiên chắc rằng chúng ta có thể giữ các nhiễm sắc thể nguyên vẹn? Mọi người còn nhớ sinh vật Tetrahymena nhỏ bé kia? Điều rất điên rồ là, tế bào Tetrahymena không già và chết đi. Các telomere của chúng không bị ngắn lại theo thời gian. Vài cái còn thậm chí dài ra. Có cái gì đó đang hoạt động, và tin tôi đi, chúng chưa bao giờ được ghi vào sách vở. Tôi nghiên cứu cùng Carol Greider, một nghiên cứu sinh đầy tài năng, tôi và Carol cùng chia sẻ giải Nobel cho công trình này - chúng tôi bắt đầu các thí nghiệm và khám phá ra rằng tế bào còn có cơ chế khác. Đó là một enzym chưa từng thấy trước đây có khả năng khôi phục, làm cho telomere dài hơn, và chúng tôi gọi nó là telomerase. Và khi chúng tôi bỏ đi telomerase của loài sinh vật váng ao, các telomere của chúng suy kiệt và chết. Nhờ có rất nhiều telomerase mà tế bào của chúng không bao giờ lão hóa. Đó là một thông điệp đầy hi vọng và phi thường mà con người tiếp nhận từ loài sinh vật này, bởi vì nó chỉ ra rằng theo tuổi tác con người, các telomere ngày càng ngắn đi, và một cách rõ ràng, sự ngắn đi đó gây ra lão hóa. Nói chung, các telomere càng dài, bạn càng khỏe mạnh hơn. Sự ngắn đi quá mức của các telomere dẫn đến cảm giác và các dấu hiệu lão hóa. Tế bào da bắt đầu chết đi và tôi bắt đầu có các nếp nhăn, vết chân chim. Tế bào sắc tố trên tóc chết đi. Bạn bắt đầu bạc tóc. Tế bào miễn dịch chết đi. Bạn càng có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn. Thực tế là, các nghiên cứu liên tục trong vòng 20 năm qua đã làm sáng tỏ rằng sự hao mòn telomere làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, Alzheimer's, ung thư và tiểu đường, những bệnh này gây ra rất nhiều cái chết cho chúng ta. Nên chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề này. Chuyện gì đang xảy ra? Sự hao mòn này, làm chúng ta cảm thấy và trông già hơn. Các telomere của chúng ta đang mất đi do hao mòn càng nhanh hơn. Và những ai cảm thấy sức trẻ kéo dài hơn, hóa ra là do các telomere tồn tại lâu hơn trong quãng thời gian dài, kéo dài cảm giác tươi trẻ của chúng ta và làm giảm các nguy cơ mà hầu hết chúng ta vẫn sợ, như là việc những ngày sinh nhật trôi qua. OK, không phải bàn cãi gì nữa. Giờ đây, nếu các telomere liên quan trực tiếp tới cách tôi cảm nhận và thực sự lão hóa, nếu các telomere của tôi có thể được hồi phục lại nhờ enzym telomerase, sau đó những gì tôi phải làm để đảo ngược những dấu hiệu lão hóa là tìm ra nơi mua được một chai telomerase hữu cơ hạng A lớn nhất có thể, phải không? Tuyệt! Và vấn đề được giải quyết. ( Vỗ tay) Nhưng xin lỗi, không nhanh vậy đâu. Chà, không phải với trường hợp này. Và tại sao? Bởi gì di truyền học con người đã dạy chúng tôi rằng enzym telomerase là một con dao hai lưỡi. Đơn giản thôi, đúng là telomerase có thể làm giảm nguy cơ mắc vài loại bệnh, nhưng nó cũng gia tăng khả năng mắc vài loại ung thư khác. Nên dù là bạn có thể mua một chai telomerase cỡ lớn, và có rất nhiều trang web quảng bá về những sản phẩm mơ hồ này, bạn vẫn sẽ có nhiều nguy cơ mắc ác bệnh ung bướu. Và chúng ta không muốn vậy. Đừng lo lắng. Bởi vì, trong khi bạn nghĩ chuyện đó thật khôi hài, khi nhiều người trong chúng ta, có thể muốn giống sinh vật váng ao đó. ( Cười) Có gì đó cần chúng ta tìm hiểu trong câu chuyện về telomere và sự tồn tại của chúng. Nhưng có một thứ tôi muốn làm rõ. Nó không phải về việc kéo dài thời gian sống của con người hay trở nên bất tử. Mà về khoảng thời gian khỏe mạnh của chúng ta. Thời gian khỏe mạnh là số năm bạn sống mà không có bệnh tật, bạn thấy khỏe mạnh, thấy tràn đầy sức sống, bạn hoàn toàn thích thú tận hưởng cuộc sống. Thời gian bệnh tật, đối lập với thời gian khỏe mạnh, là khoảng thời gian trong đời, bạn cảm thấy bệnh tật, già nua và chết dần. Nên câu hỏi thực sự là, nếu tôi không thể dùng telomerase, liệu tôi có thể điều khiển độ dài của các telomere và kéo dài sự hạnh phúc, khỏe mạnh của mình mà không có các nguy cơ mắc bệnh ung bướu? Được không? Đó là vào năm 2000. Tôi đang nghiên cứu các telomere bé xíu một cách đầy hạnh phúc trong nhiều năm trời, lúc đó nhà tâm lý Elissa Epel bước vào trong phòng thí nghiệm. Chuyên môn của Elissa là nghiên cứu tác động của những cơn stress thường xuyên đến tâm lý và sức khỏe của con người. Và khi đó, cô ấy đang đứng trong phòng, với một ánh nhìn đầy mỉa mai hướng đến lối vào một nhà xác, và -- (Cười) Cô ấy hỏi tôi một câu hỏi hóc búa. "Chuyện gì xảy ra với các telomere ở người bị stress kinh niên?" Cô ấy hỏi tôi. Bạn biết đấy, cô ấy đã từng là một điều dưỡng, một người mẹ đặc biệt của những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, chúng bị tự kỉ, rối loạn lưỡng cực, vài cái tên nữa -- một nhóm tập hợp những đứa trẻ bị căng thẳng tâm lí kéo dài và nghiêm trọng. Tôi phải nói rằng, câu hỏi của cô ấy, đã thay đổi tôi sâu sắc. Nhìn chung, lúc nào tôi cũng nghĩ về các telomere cũng như cấu trúc phân tử siêu nhỏ của chúng, và cũng như các gen điều khiển các telomere. Khi Elissa hỏi tôi về việc chăm sóc người già, Tôi chợt thấy các telomere trong một tia sáng mới. Vượt lên cả các gen và nhiễm sắc thể chính là cuộc sống thật sự của mỗi người mà chúng tôi chăm sóc. Tôi cũng là một người mẹ, và có lúc, tôi bị kẹt trong hình ảnh những người phụ nữ phải chăm sóc những đứa trẻ mắc bệnh mãn tính, rất khó để chăm sóc, thường họ sẽ không có sự giúp đỡ nào. Thông thường, những người phụ nữ như vậy, trông rất héo mòn. Vậy có khi nào các telomere của họ cũng đang héo mòn tương tự? Những sự tò mò chúng tôi thu thập trở nên quá tải. Elissa chọn cho chúng tôi một nhóm gồm những bà mẹ như vậy, và chúng tôi tự hỏi: Chiều dài các telomere của họ bao nhiêu khi so sánh với số năm họ phải chăm sóc con cái của mình với những căn bệnh mãn tính? Bón năm trôi qua và cái ngày đó đến khi các kết quả xuất hiện, và Elissa nhìn vào biểu đồ điểm đầu tiên của chúng tôi và thở gấp, bởi vì có một quy luật trong dữ liệu, và nó có một độ dốc chính xác với những gì chúng tôi lo sợ. Nay nó đã nằm ngay trên giấy. Càng nhiều năm, thời gian càng dài, người mẹ bị mắc vào tình huống phải chăm sóc cho con, bất kể tuổi tác của họ, thì các telomere ngày càng ngắn đi. Và càng bị vướng sâu vào tình huống ấy thì bà mẹ càng stress, thì nồng độ telomerase càng thấp và các telomere càng ngắn đi. Chúng tôi khám phá ra một thứ chưa ai biết: bạn càng bị stress kinh niên nhiều, các telomere của bạn càng ngắn, nghĩa là bạn càng gần tiến tới trở thành nạn nhân của bệnh tật và tiến gần đến cái chết. Khám phá của chúng tôi có nghĩa là các sự kiện trong đời mỗi người và cách mà chúng ta phản ứng với chúng có thể thay đổi cách bạn duy trì các telomere của mình. Nên độ dài các telomere không chỉ là vấn đề tuổi tác tính bằng năm. Câu hỏi của Elissa hỏi tôi, khi lần đầu đến phòng thí nghiệm, thật sự là câu hỏi sinh tử. May thay, ẩn sau những dữ liệu là hy vọng. Chúng tôi chú ý thấy vài bà mẹ, dù chăm sóc chu đáo cho các con nhiều năm, nhưng vẫn duy trì được các telomere của mình. Nên việc nghiên cứu họ cho thấy họ rất dẻo dai với stress. Bằng cách nào đó họ có khả năng trải nghiệm nghịch cảnh không giống như ngày tận thế mà giống một thử thách hơn, và điều này dẫn đến sự thấu hiểu bên trong mỗi chúng ta: chúng ta kiểm soát cách chúng ta già đi từ tận sâu bên trong tế bào. Ok, giờ thì sự tò mò của chúng tôi bắt đầu lây lan. Hàng nghìn nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu thêm về các telomere, và các khám phá được lan rộng. Có đến hơn 10.000 bài báo khoa học và chúng vẫn đang tăng. Vì vậy mà nhiều sinh viên nhanh chóng chấp nhận khám phá là đúng, căng thẳng kinh niên không tốt cho các telomere. Nhiều người đang tìm cách để chúng ta có thể điều khiển quá trình lão hóa tốt hơn bất cứ điều gì mà chúng ta có thể hình dung được. Một vài ví dụ sau: một nghiên cứu từ DH California, Los Angeles với những người đang chăm sóc họ hàng mắc chứng mất trí đã lâu, và nghiên cứu mức độ duy trì của các telomere ở họ và các bằng chứng cho thấy nó được cải thiện bởi một dạng bài tập trị liệu kéo dài 12 phút mỗi ngày trong hai tháng. Vấn đề là ở thái độ. Nếu bạn thường xuyên là một người tiêu cực, bạn sẽ nhìn tình huống căng thẳng như một nguy cơ đe dọa, nghĩa là nếu sếp bạn muốn gặp bạn, bạn thường tự nghĩ là: "Mình sắp bị sa thải rồi." Mạch máu của bạn co lại và nồng độ hooc-môn stress cortisol tăng cao, sau đó nó duy trì ở mức như vậy. Và qua thời gian, với mức độ cao crotisol một cách liên tục như thế sẽ làm suy giảm các telomere. Không tốt cho các telomere của bạn. Mặt khác, nếu bạn nhìn các vấn đề căng thẳng giống như một thử thách cần giải quyết, máu sẽ được đưa tới não và tim của bạn, và bạn trải qua một cú kích thích mạnh của cortisol nhưng rất ngắn. Và nhờ thái độ "Chiến thôi!" thường xuyên, các telomere của bạn sẽ ổn thôi. Vậy nên... Tất cả điều đó muốn nói gì với chúng ta? Các telomere của bạn sẽ ổn. Bạn thật sự có sức mạnh thay đổi những gì sẽ xảy ra cho các telomere của bạn. Nhưng sự hiếu kì của chúng tôi còn nhiệt huyết hơn thế, bởi vì chúng tôi bắt đầu tự hỏi, còn những yếu tố bên trong thì sao? Liệu chúng có thể tác động đến sự duy trì của các telomere? Bạn biết đấy, con người chúng ta là tổ chức xã hội phức tạp. Liệu có khả năng các telomere cũng có tính xã hội không? Và nghiên cứu bắt đầu. Từ sớm khi còn trẻ con, sự hờ hững tình cảm, thiên hướng bạo lực, bị bắt nạt hay phân biệt đối xử đều có tác động đến các telomere trong quãng thời gian dài. Bạn có thể tưởng tượng được tác động lên trẻ em khi sống trong vùng chiến không? Người mà không tin tưởng hàng xóm và cảm thấy không an toàn khi sống trong vùng của mình thường có các telomere ngắn hơn, Nên địa chỉ nhà cũng tác động lên các telomere. Bên cạnh đó, một mối quan hệ khăng khít, hôn nhân dài lâu, và tình bạn lâu đời, có thể cải thiện các telomere. Vậy những điều này đang nói với chúng ta điều gì? Nó muốn nói rằng chúng ta có thể tác động lên các telomere của mình, cũng như có sức mạnh tác động lên telomre của người khác. Khoa học về telomere cho ta biết cách kết nối mọi người. Nhưng tôi vẫn hiếu kỳ. Tôi tự hỏi, ta có thể để lại gì cho những thế hệ sau? Liệu chúng ta sẽ tin vào những thế hệ kế tiếp, những người cũng đang chăm chú xem kính hiển vi một nhóm sinh vật nhỏ, một ít sinh vật váng ao, có đang tò mò một câu hỏi mà ngày nay chúng ta còn chưa nghĩ tới? Nó là một câu hỏi có thể tác động cả thế giới. Và có lẽ, chỉ là có lẽ, bạn cũng tò mò về chính bản thân mình. GIờ bạn biết cách bảo vệ các telomere của mình, bạn có tò mò chúng ta sẽ làm gì với những thập kỉ của sức khỏe dồi dào sắp tới? Và giờ bạn biết bạn có thể tác động đến các telomere của người khác, bạn có tò mò chúng ta tạo ra những khác biệt thế nào? Và giờ bạn biết sự tò mò của bạn có thể thay đổi cả thế giới, làm sao bạn chắc rằng thế giới có trao sự hiếu kỳ cho các thế hệ mai sau hay không? Cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là bức tranh mặt trời mọc trên sao Hỏa do xe thám hiểm Curiosity của NASA chụp vào năm 2013. Sao Hỏa là một hành tinh vô cùng lạnh, đầy ắp các tia bức xạ UV cường độ cao và vô cùng khô hạn. Như chúng ta biết, sao Hỏa được xem là nơi quá khô hạn cho sự sống. Tôi là nhà sinh học vũ trụ. Tôi cố gắng hiểu nguồn gốc của cuộc sống trên Trái Đất và khả năng tìm kiếm cuộc sống ở nơi nào đó khác trong vũ trụ. Có lúc mọi người hỏi tôi, sao bạn có thể trở thành nhà sinh học vũ trụ nếu bạn không có phi thuyền? Điều tôi làm chính là tôi nghiên cứu cuộc sống trong các môi trường trên Trái Đất mà gần giống với những nơi khác trong vũ trụ nhất. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều cần nước, trong nghiên cứu, tôi tập trung vào mối quan hệ mật thiết giữa nguồn nước và sự sống để hiểu xem liệu có thể tìm thấy sự sống ở hành tinh khô cằn như sao Hỏa không? Nhưng bởi vì tôi không có 2,5 tỉ đô-la để gửi robot của mình lên sao Hỏa, tôi nghiên cứu nơi giống sao Hỏa nhất trên Trái Đất, sa mạc Atacama. Nằm ở phía bắc của nước Chi Lê, đây là sa mạc lâu đời và khô nhất trên Trái Đất. Để các bạn thấy được nó khô cằn ra sao, hãy xét ở Vancouver, nơi hàng năm có lượng mưa hơn 1000 mi-li-mét. Ở Atacama, có nhiều nơi không ghi nhận cơn mưa nào trong 400 năm qua. Làm thế nào tôi biết điều này? À, vì tôi được sinh ra và lớn lên ở đó -- (Cười) Cho nên tôi có lợi thế nhất định khi bắt đầu nghiên cứu sa mạc này. Để tôi nói các bạn nghe vài ví dụ thú vị mà cậu nhóc này đã tìm thấy cách mà các sinh vật sống thích nghi với việc không có nước. Một trong những khám phá đầu tiên của tôi là ở lối vào hang động đối diện Thái Bình Dương. Ở nơi này, chúng tôi phát hiện một loại vi tảo mới chỉ mọc trên chỗ cao nhất của mạng nhện phủ trên lối vào hang động. Bạn có từng thấy mạng nhện vào lúc sáng sớm chưa? Nó phủ đầy sương, nên loại vi tảo này biết được rằng để tiến hành quá trình quang hợp dọc bờ của sa mạc khô nhất trên Trái Đất, chúng có thể sử dụng mạng nhện. Tại đây, chúng có thể nhận nước từ sương thường xuyên phủ kín khu vực này vào buổi sáng. Trong hang động khác, chúng tôi phát hiện một loại vi tảo khác. Loại này có thể dùng sương của đại dương để làm nguồn nước, và có sự sống mãnh liệt dưới đáy sâu của hang động, nó đã thích nghi để sinh tồn chỉ với 0,1% lượng ánh sáng mà cây trồng bình thường cần. Những kết quả như vậy gợi ý cho tôi rằng trên sao Hỏa, có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy sinh vật biết quang hợp trong hang động. À với lại, đây là tôi. (Cười) Bây giờ, gần 15 năm vùng Yungay này được NASA phát hiện ra, được cho là khu vực khô cằn nhất sa mạc này, nhưng tôi đã biết là không phải vậy. Làm thế nào? Các bạn đã biết đáp án rồi. Vì tôi được sinh ra và lớn lên tại sa mạc này. Cho nên, tôi nhớ tôi thường thấy sương mù ở Yungay, cho nên sau khi thiết lập máy cảm biến ở một số nơi, tôi nhớ chưa từng thấy sương mù hay đám mây nào, tôi tìm thấy bốn địa điểm khác khô cằn hơn Yungay, vùng này, phía nam của Maria Elena, trở thành nơi khô hạn nhất trên Trái Đất, khô cằn như sao Hỏa, và thật ngạc nhiên, chỉ cách 15 phút chạy xe từ thị trấn nhỏ tôi sinh ra. Trong cuộc nghiên cứu này, chúng tôi cố tìm ra giới hạn khô cằn cho sự sống trên Trái Đất, nơi khô cằn đến nỗi không có sinh vật nào tồn tại được. Như thậm chí ở đây, ẩn dưới mặt đất, chúng tôi đã tìm thấy nhiều loại tảo vi khác nhau, chúng gợi cho tôi rằng những nơi khô cằn tương tự như sao Hỏa, có thể vẫn ở được. Chúng tôi còn có nhiều bằng chứng sơ bộ rằng những loại tảo vi này vẫn hoạt động, trong tình trạng phơi khô, như những xác ướp diễu hành quanh chúng tôi, và chúng có thể dùng tia UV làm nguồn năng lượng. Nếu được chứng minh, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới định nghĩa sự sống, cách chúng tìm kiếm sự sống ở nơi nào đó trong vũ trụ. Nhờ có bầu khí quyển quang đãng, vào năm 2020, 60% kính viển vọng lớn nhất Trái Đất sẽ được đặt tại Atacama, và khi những người khác đang tìm kiếm giữa các vì sao câu trả lời cho câu hỏi, "Chúng ta có cô đơn không?" Tôi sẽ tìm dưới mặt đất, tìm kiếm đáp án tương tự ngay trên chiếc sân sau nhà mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Dù sao đi nữa, bài hát này nói về mặt trái của khoa học, vì thế tôi nghĩ nó hoàn hảo. ♫ Ôi, thoảng qua, ai là người mà tôi yêu mến? ♫ ♫ Tại sao lại là Clonie của tôi ♫ ♫ Ôi,nếu tôi đi dạo với khăn choàng, ai mà biết tôi đẹp đến thế ♫ ♫ chỉ là tán gẫu với Clonie qua điên thoại. ♫ ♫ Chúng ta là bạn, thật tuyệt, bởi vì chúng ta không đơn độc. ♫ ♫ vốn gien nông cạn chẳng là gì so với Clonie ♫ ♫ Tôi và bạn, nắm chặt tay vượt qua khó khăn. ♫ ♫ ADN chúng ta phát triển ngày qua ngày do đó chị em song sinh nhà Olson chẳng hơn gì chúng ta. ♫ ♫ Chúng ta sẽ tồn tại, sát cánh, bạn gọi Mẹ Thiên nhiên là giả tạo ư, bà ấy là Clonie của tôi. ♫ ♫ bà ấy giàu có nhưng không khỏe mạnh không ai ở cùng tôi, ♫ ♫ nhìn xem ai đã sinh ra tôi -- chính là Clonie ♫ ♫ Khó có thể , những câu chuyện dân gian nhàm chán, chúng ta không cần đến nguồn sống tự nhiên ♫ ♫ những đứa trẻ phát triển hoàn chỉnh, Clonie thấy không ♫ ♫ Chúng ta sẽ được ôm chúng vào lòng, hãy gọi một nhà cầm quyền ♫ ♫ và cho họ thấy, chúng là những đứa trẻ đáng yêu nhất chứ không phải tên khốn Eminem. ♫ ♫ Bạn của tôi ơi, hơn thế nữa, chúng ta là một chi thể giống như Walt Disney hay Hannibal Lecter. ♫ ♫ Chúng ta có thể khẳng định những tế bào ung thư còn lành tính hơn lão già Phil Spector. ♫ ♫ Chúng ta sẽ cùng nhau tồn tại, lẽ ra chúng ra nên bắt tay với Verse thay vì Sony. ♫ ♫ Clonie của tôi. ♫ "Ôi Clonie, tôi yêu người biết chừng nào. "Hah, tôi là người duy nhất từng được yêu " ♫ Gee, thật đẹp. Tôi đoán người chỉ là trò đùa định mệnh. Clonie của tôi. ♫ Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Vào những ngày đầu sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia một chuyến lặn ống thở ngoài khơi Bahamas. Tôi chưa từng bơi ngoài biển xa bao giờ nên cũng có chút sợ hãi. Điều tôi nhớ nhất là, khi chúi đầu xuống dưới nước và vật lộn để thở với chiếc ống lặn, một đàn cá sọc vàng đen lớn lao thẳng vào tôi ... và tôi chỉ biết đứng đơ ra. Rồi bỗng nhiên, như thay đổi suy nghĩ, chúng lao thẳng tới tôi rồi đột ngột rẽ sang phải và đi ngay quanh tôi. Tôi hoàn toàn bị mê hoặc. Có lẽ nhiều bạn cũng có trải nghiệm như thế. Dĩ nhiên, chúng có màu sắc và vẻ đẹp, tuy nhiên, còn có cả sự đồng nhất đáng kinh ngạc, cứ như đó không phải là hàng trăm con cá mà là một thực thể với một bộ não tập thể duy nhất đưa ra quyết định. Khi nhìn lại, tôi nghĩ trải nghiệm đó đã thực sự khiến tôi quyết định sự nghiệp mà mình sẽ theo đuổi. Tôi là một nhà khoa học máy tính, và làm về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Chủ đề chính trong AI đó là có thể hiểu được trí tuệ bằng cách tạo ra hệ thống máy tính biểu hiện trí tuệ theo cách mà ta thấy trong tự nhiên. Hiện nay, góc nhìn phổ biến về AI chủ yếu đến từ khoa học viễn tưởng và phim ảnh, và tôi là một fan lớn của Star Wars. Nhưng nó chỉ là góc nhìn chủ yếu từ con người về trí tuệ. Khi nghĩ về một đàn cá, hay về một bầy chim sáo, ta có cảm giác nó là một kiểu trí tuệ hoàn toàn khác. Lý do đầu tiên là, mỗi con cá rất nhỏ bé so với kích thước của cả một tập thể, nên có vẻ như mỗi cá thể này sẽ có tầm nhìn rất hạn chế về những gì đang diễn ra, và trí tuệ dường như không chỉ là với cá nhân mà bằng cách nào đó là một phần của cả nhóm. Thứ hai, và cũng là thứ khiến tôi ấn tượng nhất, đó là khi biết rằng không hề có lãnh đạo điều hành đàn cá này. Thay vào đó, hành vi suy nghĩ tập thể đầy ấn tượng này xuất hiện thuần từ sự tương tác của con này với một con khác. Bằng cách nào đó, có những sự tương tác hay những quy tắc cam kết giữa những con cá gần nhau khiến mọi thứ hoạt động hiệu quả. Do đó, câu hỏi dành cho AI trở thành, những quy luật cam kết nào dẫn tới loại trí tuệ này, và liệu ta có thể mô phỏng chúng? Đó chính là thứ mà tôi và đội ngũ đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi nghiên cứu trên lý thuyết, nhìn nó qua hệ thống quy tắc trừu tượng và nghĩ về các thuật toán đằng sau. Chúng tôi cũng thông qua sinh học, hợp tác chặt chẽ với các nhà thực nghiệm. Nhưng hầu hết, là thông qua robot, chúng tôi cố gắng tạo ra một hệ thống tập thể của chính mình có thể làm những thứ như trong tự nhiên, hay ít nhất là cố làm. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi trong kế hoạch này là tạo ra một tập đoàn một ngàn con robot. Những con robot rất đơn giản, nhưng được lập trình để thể hiện trí tuệ tập thể, và đó là thứ chúng tôi có thể làm. Một con robot đơn lẻ sẽ như thế này. khá nhỏ, cỡ một đồng 25 xu, và bạn có thể lập trình cho nó di chuyển, nhưng nó cũng có thể giao tiếp không dây với những con robot khác, và đo khoảng cách giữa chúng. Bây giờ, chúng tôi có thể bắt đầu lập trình chính xác sự tương tác, quy luật cam kết giữa các thành viên. Một khi có hệ thống này, chúng ta có thể bắt đầu lập trình nhiều dạng quy luật cam kết có thể thấy trong tự nhiên. Ví dụ, sự đồng bộ hóa tự nhiên, cách mà các khán giả vỗ tay và bỗng nhiên bắt đầu vỗ tay cùng nhịp, những con đom đóm phát sáng cùng nhau. Ta có thể lập trình những quy tắc hình thành khuôn mẫu, cách các tế bào trong một mô xác định vai trò mà chúng sẽ đảm nhiệm và tạo nên các khuôn mẫu cho cơ thể chúng ta. Ta có thể lập trình quy tắc cho sự di cư, bằng cách này, ta thực sự học hỏi từ các quy luật tự nhiên. Nhưng còn có thể tiến một bước xa hơn thế. Ta có thể lấy những quy luật học từ tự nhiên kết hợp và tạo ra những hành vi tập thể hoàn toàn mới của chính mình. Ví dụ, tưởng tượng bạn có hai kiểu quy tắc khác nhau. Quy tắc thứ nhất là về chuyển động: một robot có thể di chuyển xung quanh những con robot bất động khác. Quy tắc thứ hai là về khuôn mẫu: một robot sẽ nhận màu dựa vào hai robot gần nhất. Vậy nếu bắt đầu với một nhóm robot nhỏ, hóa ra hai luật lệ này sẽ đủ để nhóm có khả năng tự sắp xếp lại thành một đường thẳng. Và nếu có thêm những quy tắc khuôn mẫu phức tạp hơn, và thiết kế những quy tắc tự sửa lỗi, ta có thể tạo ra những hệ thống tự sắp xếp cực kì phức tạp, và nó sẽ trông như thế này. Ở đây, bạn sẽ thấy một ngàn con robot hợp tác với nhau để tự sắp xếp ra chữ cái K. Chữ K theo chiều này. Điều quan trọng là không hề có người phụ trách. Mỗi con robot chỉ nói chuyện với một lượng nhỏ robot cạnh chúng, và sử dụng quy tắc chuyển động để di chuyển quanh cấu trúc đang xây dở này để tìm ra vị trí phù hợp dựa trên những nguyên tắc về khuôn mẫu. Mặc dù không một con robot nào làm ra thứ gì hoàn hảo, những quy tắc giúp ta có một tập thể cùng nhau đạt được mục tiêu. Viễn cảnh đấy đang dần trở nên hoàn hảo, bạn bắt đầu cảm thấy chúng không còn là những robot tách biệt mà là một thực thể duy nhất, giống như đàn cá kia. Đó là những robot và quy tắc cho không gian hai chiều, nhưng ta còn có thể nghĩ về chúng trong không gian ba chiều. Sẽ thế nào nếu tạo ra những robot có thể cùng nhau xây dựng? Chúng ta có thể lấy cảm hứng từ xã hội côn trùng. Hãy nghĩ về các kiến trúc của loài mối hay các đội quân kiến, chúng tạo ra những kiến trúc tổ cực kì phức tạp và ấn tượng từ bùn thậm chí, là từ chính cơ thể chúng. Như hệ thống tôi cho bạn xem trước đó, những côn trùng này cũng có những quy tắc khuôn mẫu giúp chúng xác định thứ sẽ xây dựng, nhưng khuôn mẫu này có thể làm từ côn trùng khác hay từ bùn. Và ta có thể sử dụng ý tưởng giống vậy để tạo ra các quy tắc cho robot. Ở đây, bạn sẽ thấy những con robot đã được mô phỏng. Chúng sẽ có quy tắc về chuyển động, làm thế nào đi xuyên qua các cấu trúc, tìm vị trí thích hợp cho mình, và có những quy tắc khuôn mẫu để khi nhìn vào một nhóm các khối nó sẽ quyết định đặt khối tiếp theo ở đâu. Với những quy tắc chuyển động cũng như khuôn mẫu đúng đắn, ta có thể có những con robot xây bất kể thứ gì. Dĩ nhiên, ai cũng muốn có một tòa tháp cho riêng mình. (Cười) Vậy một khi có những quy tắc, ta tạo ra những cơ thể cho robot theo quy tắc này. Ở đây, bạn thấy một con robot có thể leo qua các khối, nhưng nó cũng có thể nhấc và di chuyển những khối này và hình thành cái cấu trúc đang được thi hành. Nhưng với những quy tắc này, đây chỉ mới là một dạng robot bạn có thể tưởng tượng ra. Còn có thể tưởng tượng ra nhiều robot với cơ thể khác nữa. Vậy hãy nghĩ về những robot có thể di chuyển các túi cát, giúp ta dựng đê, hãy nghĩ về những robot làm từ vật liệu mềm và hợp tác với nhau để chống đỡ các công trình đã sập. Những quy tắc giống nhau trong những cơ thể khác nhau. Hay là, như nhóm của tôi, bị ám ảnh với những đội quân kiến, và có lẽ một ngày, ta sẽ làm ra các robot trèo lên hầu hết mọi thứ bao gồm cả các thành viên khác trong cùng bộ, và tự sắp xếp lại chính cơ thể mình. Một khi hiểu được những quy tắc, sẽ rất nhiều viễn cảnh về robot trở thành hiện thực. Trở lại với chuyến lặn đó, ta hiểu được rất nhiều về các quy tắc mà đàn cá sử dụng. Vậy nếu có thể tạo ra các cơ thể tuân theo nó, tương lai, có lẽ tôi và đội ngũ sẽ đi lặn với đàn cá do chính mình tạo ra. Mỗi hệ thống mà tôi đã cho bạn xem mang chúng ta gần lại với các công cụ toán học và khái niệm để tạo phiên bản sức mạnh tập thể của chính mình và nó mở ra nhiều cách ứng dụng trong tương lai. Hãy nghĩ về các robot xây những hàng rào chống lũ hay những tập đoàn robot ong sẽ giúp thụ phấn cho cây trồng hay những nhóm robot dưới nước giúp giám sát các rặng san hô, hay nếu vươn tới các vì sao, hãy nghĩ về việc lập trình các chòm vệ tinh. Trong mỗi hệ thống đó, việc hiểu được làm thế nào thiết kế những quy tắc cam kết và tạo ra các hành vi tập thể tốt là yếu tố chính để hiện thực hóa những viễn cảnh đó. Từ nãy đến giờ, tôi đã nói về quy tắc dành cho côn trùng và loài cá và cho những con robot, vậy còn những quy tắc áp dụng cho tập thể loài người? Suy nghĩ cuối cùng tôi muốn gửi lại cho các bạn là khoa học, dĩ nhiên, chính nó là một biểu hiện phi thường của trí tuệ tập thể, nhưng không giống đàn cá tuyệt đẹp mà tôi nghiên cứu, chúng ta còn phải đi một quãng đường dài trên con đường tiến hóa. Do đó, cùng với việc nghiên cứu cải thiện khoa học về tập thể robot, tôi cũng nghiên cứu tạo ra những robot và nghĩ về những quy tắc sẽ cải thiện chính tập thể chúng ta về mặt khoa học. Một câu nói mà tôi rất thích: người làm khoa học sẽ quyết định thành tựu mà khoa học đạt được. Hãy tưởng tượng một xã hội có các quy luật cam kết nơi mỗi đứa trẻ lớn lên đều tin rằng chúng có thể đứng đây và trở thành một chuyên gia công nghệ trong tương lai, hay nơi mà mỗi người lớn đều tin rằng họ không chỉ có khả năng hiểu mà còn có thể thay đổi cách khoa học và công nghệ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ mỗi ngày. Một xã hội như thế sẽ trông như thế nào? Tôi tin ta có thể làm được. Tôi tin ta có thể chọn những quy tắc cho mình, và không chỉ thiết kế robot mà ta còn có thể thiết kế chính tập thể loài người, và nếu và khi ta làm được, đó sẽ là điều tuyệt vời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn hỏi các bạn một câu. Cuộc sống là gì? Điều đó đã khiến tôi băn khoăn trong hơn 25 năm qua, và có lẽ trong 25 năm nữa. Đây là đề tài mà tôi đã nghiên cứu khi tôi còn là sinh viên đại học. Khi các bạn của tôi sử dụng máy tính như công cụ tính toán, tôi lại dạy máy tính học. Tôi tạo ra con bọ robot, và cố gắng học từ bọ cánh cứng thật, chỉ để làm một điều: tìm kiếm thức ăn. Với mạng lưới thần kinh đơn giản những thuật toán di truyền các thứ. Hãy nhìn vào hình mẫu, chúng gần như giống hệt bọ thật. Một trải nghiệm kiến thức đáng kinh ngạc với một chàng trai 20 tuổi. Cuộc sống chính là một chương trình học. Khi bạn nhìn vào toàn bộ thế giới tuyệt vời này mỗi giống loài đều có bộ máy học tập riêng. Bộ máy học tập chính là bộ gen, và đơn vị cấu thành bộ máy này chính là DNA. Sự khác biệt gen mỗi loài biểu thị những chiến lược tồn tại khác nhau. Nó đại diện cho hàng trăm triệu năm tiến hóa. Nó là sự tương tác giữa tổ tiên các loài với môi trường. Tôi có đam mê tìm hiểu về thế giới, về DNA, về, bạn biết đấy, ngôn ngữ cuộc sống, các bộ máy học tập. Tôi quyết định đồng sáng lập một viện nghiên cứu để nghiên cứu chúng. Tôi đã đọc rất nhiều bộ gen. Có lẽ là hơn một nửa bộ gen của đa số loài động vật trên thế giới. Ý tôi là cho tới hiện tại. Chúng tôi hiểu được nhiều. Có một loài, chúng tôi đã lập chuỗi gen rất nhiều lần- gen loài người. Chúng tôi đọc bộ gen người châu Á đầu tiên. Tôi đã tự mình lập chuỗi đó rất, rất nhiều lần, chỉ để tận dụng triệt để nó. Hãy nhìn những mã lặp này: ATCG Bạn chẳng hiểu gì ở đó cả. Nhưng nhìn vào cặp này năm kí tự: A - G - G - A - A. năm đa hình đơn nucleotic này đại diện cho một kiểu gen đơn bội trong quần thể dân tộc Tây Tạng bao quanh một mẫu gen gọi là EPAS1. Bộ gen đó đã được chứng minh là có tính chọn lọc cao- nó là dấu ấn quan trọng nhất cho sự chọn lọc có lợi của người Tây Tạng để đạt được hình thái thích ứng cao hơn. Bạn có biết không, năm đa hình đơn nucleotide này là kết quả của sự pha trộn giữa người Denisovan, hoặc các cá thể tương tự chủng Denisovan, và con người. Đây là lý do chúng ta cần đọc các mã gen này để hiểu rõ lịch sử, để hiểu được bộ gen đã trải qua tiến trình học tập nào trong hàng triệu năm. Thông qua việc đọc mã gen, nó mang đến rất nhiều thông tin nói cho ta biết các lỗi trong bộ gen -- Ý tôi là, dị tật bẩm sinh, các rối loạn đơn nguyên. Đọc gen trong một giọt máu có thể cho biết tại sao bạn bị cảm cúm. Bạn nên uống thuốc nào, liều lượng ra sao khi bạn bị ốm, nhất là khi bị ung thư. Có rất nhiều thứ để nghiên cứu, nhưng hãy xem này: 30 năm trước, Trung Quốc chúng tôi rất nghèo. Chỉ 0.67% dân số ở Trung Quốc mắc bệnh tiểu đường. Còn bây giờ: 11%. Bộ gen không thể thay đổi chỉ trong một thế hệ - khoảng hơn 30 năm. Phải có nguyên nhân khác. Chế độ ăn uống? Môi trường? Nếp sống? Ngay cả cặp song sinh cùng trứng cũng có thể phát triển hoàn toàn khác nhau. Có thể một người mắc bệnh béo phì, người kia thì không. Một người bị ung thư, người kia thì không. Đó là chưa kể đến việc sống trong môi trường cực kỳ áp lực. Mười năm trước, tôi chuyển đến Thẩm Quyến vì vài lí do chắc ai cũng biết. Nếu bộ gen chịu stress, nó sẽ biểu hiện hoàn toàn khác. Cuộc sống là một hành trình. Một gen chỉ là sự khởi đầu, không phải kết thúc. Ta có nguy cơ mắc phải một vài bệnh từ khi mới sinh. Nhưng hàng ngày bạn có nhiều chọn lựa, những lựa chọn này sẽ làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng bạn có biết bạn đang ở đâu trên đường cong không? Đường cong trong quá khứ trông như thế nào? Mỗi ngày bạn phải đối mặt với những quyết định gì? Và quyết định nào mới đúng để tạo nên đường cong đúng trên đường đời của bạn? Đó là gì vậy? Điều duy nhất bạn không thể thay đổi, điều bạn không thể đảo ngược chính là thời gian. Có thể tương lai thì được, nhưng giờ thì chưa. (Tiếng cười) Ta không thể thay đổi những quyết định trong quá khứ, vậy ta có thể làm gì? Liệu ta có thể thử nghiệm nhiều cách khác nhau, tiên đoán chính xác kết quả, và đưa ra lựa chọn đúng? Sau cùng thì, ta chính là các lựa chọn của ta. Những chú bọ cánh cứng này đến với tôi. 25 năm trước, tôi tạo ra bọ cánh cứng số hóa để mô phỏng bọ cánh cứng thật. Liệu tôi có thể tạo ra một "tôi số hóa" để mô phỏng tôi không? Tôi biết bộ não chúng ta phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều. Liệu tôi có thể tạo ra mô hình, và cố gắng thử nghiệm các phương hướng khác nhau trên "tôi số hóa" để tính toán tương lai? Vậy tôi có thể sống ở các vũ trụ khác nhau song song tại cùng một thời điểm. Và tôi sẽ chọn những thứ có lợi cho mình. Có lẽ tôi là người có "tôi số hóa" toàn vẹn nhất trên hành tinh. Tôi đã chi rất nhiều tiền cho bản thân mình. Và "tôi số hóa" nói tôi có nguy cơ mắc bệnh gout di truyền. Bạn cần nhiều công nghệ khác nhau để làm điều đó. Bạn cần các bộ gen, chuỗi protein. Bạn cần các kháng thể chuyển hóa. Bạn cần phải soi chụp toàn bộ cơ thể để thấy các virus và vi khuẩn đang bao phủ hoặc ẩn trong người mình. Bạn cần phải có tất cả các thiết bị thông minh -- xe thông minh, nhà thông minh, bàn thông minh đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh để theo dõi tất cả hoạt động của bạn. Môi trường là quan trọng -- mọi thứ là quan trọng -- và đừng quên toilet thông minh. (Tiếng cười) Vô ích quá phải không? Có quá nhiều thông tin vô giá trôi sông hàng ngày. Nhưng bạn lại cần chúng. Bạn phải nghiên cứu tất tần tật mọi thứ xung quanh bạn. "Tôi số hóa" nói rằng tôi có một gen bị lỗi. Tôi nhiều khả năng bị gout. Giờ tôi vẫn thấy bình thường, khỏe mạnh. Nhưng nhìn vào nồng độ acid uric. Nó cao gấp đôi mức bình thường. "Tôi số hóa" lại tìm hết các sách y khoa, và bảo " Ok, anh được uống trà ngư pàn." Tôi còn phát âm không đúng "trà ngưu bàng" (cười) Đó là phương thuốc Trung Hoa cổ truyền. Tôi uống trà đó trong ba tháng, lượng acid uric trở lại bình thường. Ý tôi là, nó có hiệu quả với tôi. Các phương thuốc của ông bà đều hiệu nghiệm với tôi. Tôi may quá. Nhưng có thể bạn thì không. Mọi kiến thức chúng ta biết về thế giới có thể không hiệu quả cho riêng bạn. Cách duy nhất "Tôi số hóa" hoạt động được là học từ chính mình. Chúng ta phải tự vấn rất nhiều: "Chuyện gì xảy ra nếu...?" Tôi đang bị say máy bay. Chắc các bạn không nhận ra. Nếu tôi ăn ít hơn thì sao? Tôi uống metformin liệu có sống lâu hơn không? Nếu tôi leo lên đỉnh Everest? Không hề dễ. Nếu tôi chạy marathon? Nếu tôi uống rượu Mao Đài một loại rượu Trung Quốc, thì tôi có say không? Lần trước tôi quay thử một video với đội ngũ ở đây khi tôi đang say, và tôi nói loạn xạ luôn. (cười) Nếu tôi làm việc ít hơn, tôi sẽ ít căng thẳng hơn? Điều này chắc không bao giờ xảy ra. Ngày nào tôi cũng căng thẳng, nhưng tôi mong tôi bớt căng thẳng. Những nghiên cứu từ lâu chỉ ra rằng dù ăn cùng một quả chuối, mỗi chúng ta đều nạp lượng đường khác nhau. Vậy thì, thế nào là bữa ăn sáng đủ chuẩn cho tôi? Tôi phải làm thí nghiệm hai tuần để kiểm tra cơ thể tôi phản ứng ra sao khi nạp các thành phần dinh dưỡng. Tôi không biết tôi hợp với thành phần dinh dưỡng nào. Sau đó tôi coi trong quyển sách cổ Trung Quốc về cách sống lâu và khỏe mạnh hơn. Một vài cách đó không thể nào thực hiện được. Tôi thử áp dụng một cách vào tháng mười vừa rồi: không ăn trong bảy ngày. Tôi thực hiện cùng sáu người khác. Hãy nhìn họ xem. Một người mỉm cười. Tại sao anh ấy lại cười? Anh ấy gian lận. (cười) Tối nào anh ấy cũng uống một tách cà phê, chúng tôi biết nhờ ghi lại dữ liệu. (cười) Chúng tôi nghiên cứu mọi dữ liệu. Chúng tôi theo dõi, và thấy: Hệ miễn dịch của tôi, chỉ nói qua một chút thôi nhé. Hệ miễn dịch của tôi thay đổi đột ngột trong 24 giờ. Các kháng thể điều chỉnh lượng protein để thích nghi với sự thay đổi này. Cho dù lúc đầu cơ thể chúng ta hoàn toàn khác. Ai cũng vậy. Đó có thể là một phương pháp chữa bệnh ung thư hay bệnh nào đó trong tương lai. Rất thú vị. Nhưng có lẽ bạn sẽ không muốn thử vài thứ như uống nước tiểu từ cơ thể một người khỏe mạnh. Nó sẽ làm bạn khỏe hơn. Người Trung Quốc cổ xưa nói vậy. Các bạn nhìn đây, 1,700 năm trước, nó được viết ngay trong sách đây. Nhưng tôi không thể chịu nổi cái mùi. (cười) Tôi muốn tìm ra cách nào để thử được. Có thể là hòa chung vô hỗn hợp vi khuẩn rồi uống. Có khi tôi thấy bớt ghê hơn. Tôi đang cố tìm cách thử. Dù tôi cố gắng nhiều, vẫn rất khó có thể kiểm chứng được mọi tình huống. Không phải cái gì cũng làm thí nghiệm được. Tuy nhiên chúng ta có tới bảy tỉ chương trình học. Bảy tỉ. Mỗi chương trình vận hành trong điều kiện khác nhau và thực hiện các thí nghiệm khác nhau. Chúng ta có thể tính toán tất cả không? Bảy năm trước, tôi viết một bài báo cho tạp chí "Science" để kỉ niệm mười năm giải được bộ gen người. Tôi nói "Lập bản đồ gen cho một là cho tất cả." Nhưng giờ tôi sẽ nói, "Số hóa cho một người là cho tất cả." Khi chúng ta biến "Tôi số hóa" thành "Ta số hóa", chúng ta cố gắng tạo sự sống trên nền Internet, mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, kinh nghiệm của nhau, dữ liệu của nhau chính chúng ta tạo nên "Tôi số hóa", chúng ta hiểu được nó, lúc đó "Ta số hóa" hoàn toàn khác "Tôi số hóa". Nhưng tất cả đều bắt nguồn từ "Tôi số hóa". Đây là kế hoạch tôi đang ấp ủ. Hãy tham gia cùng tôi, để trở thành "chúng ta". Mọi người tự tạo cho mình một "Tôi số hóa" vì qua nó bạn sẽ hiểu về chính bạn, về tôi, về chúng ta, về câu hỏi tôi nêu ra lúc đầu: "Cuộc sống là gì?" Cám ơn. (vỗ tay) Chris Anderson: Một câu hỏi dành cho anh. Công trình của anh thật tuyệt vời. Tôi và mọi người có một câu hỏi: Chúng tôi đều mong chờ những công nghệ kì diệu trong y học. Vậy chỉ vài người có thể chi trả cho công nghệ này phải không? Tốn rất nhiều chi phí cho việc giải hệ gen và các thứ. Liệu điều này có làm gia tăng sự bất bình đẳng không? Anh có cảm thấy những kiến thức anh có được từ những người đi trước có thể giúp ích cho việc giúp đỡ nhiều người hơn không? Jun Wang: Câu hỏi thật hay. Bảy năm trước khi tôi đồng thành lập BGI và đồng thời làm CEO. Tôi chỉ có một mục đích duy nhất là khiến cho giá thành giải mã gen hạ xuống. Ban đầu là 100 triệu đô cho một bộ gen. Bây giờ chỉ còn vài trăm đô. Lí do duy nhất tôi làm điều này là giúp cho mọi người đều hưởng lợi từ nó. "Tôi số hóa" cũng vậy. Hiện tại có thể bạn cần một triệu đô để số hóa một người. Nhưng tôi nghĩ chỉ cần 100 đô la. Đối với những người cần gấp sẽ miễn phí. Đây là mục tiêu của chúng tôi. Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin Tôi tin đó chỉ là chuyện nay mai. Chỉ ba đến năm năm nữa, nó sẽ thành sự thật. Đây cũng là mục đích tôi lập nên công ty thứ hai của mình, iCarbonX. Tôi tìm cách hạ giá thành để mọi người đều có thể chi trả. CA: Mong muốn của anh không phải đem lại lợi ích cho một nhóm người, mà cho tất cả mọi người. với chi phí vừa phải. JW: Chúng tôi bắt đầu chỉ với vài người sử dụng, họ là những người tin vào ý tưởng này, nhưng ý tưởng này cuối cùng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta. CA: Jun, phải nói rằng anh là một trong những bộ óc phi thường nhất trên thế giới này, chúng tôi thật vinh dự khi có anh. JW: Cám ơn. (vỗ tay) Ở nhà, bạn bè gọi tôi bằng những biệt danh, như "Cô nàng Sò Tai Tượng" "Nữ hoàng Sò", hay "Mẹ Sò". (Cười) Vì mỗi lần thấy chúng, tôi lại huyên thuyên không ngừng suốt cả ngày, mỗi ngày. Sò Tai Tượng là loài động vật to lớn, có vỏ rực rỡ, sống dưới biển lớn nhất trong giống loài của nó. Hãy nhìn vào cái vỏ này. Cá thể lớn nhất từng được ghi nhận dài 137cm và nặng gần 249,5 kg, gần bằng ba chú voi con. Truyền thuyết Nam Thái Bình Dương từng xem chúng như sinh vật ăn thịt người, nằm im chờ đợi dưới đáy biển để bẫy những thợ lặn mất cảnh giác. Truyện kể rằng một người thợ lặn đã mất đi đôi chân khi cố lấy viên ngọc từ một con sò khổng lồ. "Thật chứ? ", tôi nghĩ. Thế là vì tò mò, Tôi đã làm một thí nghiệm, dùng chính mình làm mồi nhử. (Cười) Tôi cẩn thận đặt tay vào miệng con sò và chờ đợi. Hừm... Tay tôi vẫn còn. Dường như, những sinh vật khổng lồ, hiền lành này chỉ muốn rụt người và bảo vệ cơ thể mình hơn là ăn thịt tôi. Thần thoại sò ăn thịt người rõ là hơi quá! Không may, sự thật là, chúng ta là mối đe doạ lớn nhất với chúng. Được coi là đặc sản từ vùng Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, sò tai tượng thường bị đánh bắt như hải sản. Ngư dân đặc biệt thích phần cơ khép vỏ của sò, đây là cơ quan kết nối hai vỏ, tương tự như bản lề. Chỉ vì phần cơ này, sò tai tượng bị khai thác gần như tuyệt chủng từ những năm 1960 đến 1980. Vỏ sò khá thông dụng trong ngành mua bán đồ mỹ nghệ, dùng để trưng bày và làm trang sức. Ở biển Đông, ngư dân còn thu thập vỏ sò hoá thạch bằng cách đào đục các rạn san hô. Rồi vỏ sò được tạo hình và bán đi như "đồ ngà thủ công" ở Trung Quốc. Sò tai tượng, sống hay chết, đều không thoát khỏi tay ta. Đó là "sò hoạ". (Cười) Chơi chữ clam (sò) + calamity (tai hoạ) (Vỗ tay) Với sự quan tâm hướng về những loài sinh vật biển lôi cuốn hơn như cá voi và các rạn san hô, ta dễ quên mất rằng còn nhiều loài khác cũng đang cần giúp đỡ. Niềm say mê sò tai tượng khiến tôi bắt đầu nghiên cứu bảo tồn lấp đầy lỗ hổng kiến thức về hệ sinh thái và hành vi của chúng. Một trong những phát hiện của chúng tôi là sò tai tượng có thể đi dưới đáy biển. Bạn không nghe nhầm đây: chúng có thể đi. Để khám phá được điều này, chúng tôi đặt nhiều con sò non trên tấm lưới. Giờ thì xem chuyện gì xảy ra trong 24 giờ nhé. Chúng tôi nghĩ việc di chuyển quan trọng trong việc chạy trốn kẻ săn mồi và tìm bạn tình để giao phối. Thật khó để tưởng tượng việc loài vật khổng lồ này di chuyển. Sò tai tượng nặng hơn 180kg vẫn có thể đi, chỉ là chậm hơn mà thôi. Trong thời gian học tiến sĩ, tôi khám phá nhiều bí mật về sò tai tượng. Nhưng công việc này vẫn còn gì đó thiếu sót. Tôi tự hỏi: "Tại sao con người nên quan tâm đến việc bảo tồn sò tai tượng?" -- ngoại trừ tôi, đương nhiên rồi. (Cười) Hóa ra sò tai tượng có vai trò quan trọng với rạn san hô. Loài đa năng này là thứ tạo nên rạn san hô, nhà máy sản xuất thức ăn, nơi trú ẩn cho tôm và cua và máy lọc nước, tất cả trong một sinh vật. Tóm lại, sò tai tượng có đóng góp quan trọng cho chính rạn san hô mà nó cư ngụ, và chỉ cần có nó, rạn san hô sẽ khỏe mạnh. Và bởi vì nó có thể sống đến 100 năm, sò tai tượng là dấu chỉ quan trọng cho sức khỏe của rạn. Nên khi biến mất khỏi đó, sự vắng mặt của nó như hồi huông cảnh báo để các nhà khoa học bắt đầu chú ý, giống như chim hoàng yến trong mỏ than. Nhưng sò tai tượng đang bị đe dọa. Giống sò to nhất trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, với sự giảm sút nghiêm trọng của 50% số lượng cá thể trong tự nhiên. Và những lợi ích sinh thái mà sò tai tượng mang đến cho rạn san hô chỉ có thể được duy trì nếu có quần thể sò khoẻ mạnh, khiến việc bảo tồn chúng càng trở nên cấp bách. Ngày hôm nay, tôi đứng đây, để lên tiếng, thay mặt cho chúng vì tôi quan tâm rất nhiều tới những sinh vật tuyệt vời này, và chúng xứng đáng được quan tâm. Đây là lúc sò tai tượng chui ra khỏi vỏ, và cho thế giới thấy, chúng cũng có thể là anh hùng của biển cả. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Những thành thị giống như anh chị em trong một gia đình đa thê khổng lồ vậy. Mỗi người có một tính cách riêng và hướng tới những mục tiêu khác nhau. Nhưng họ phần nào vẫn có chung nguồn gốc. Tôi đôi lúc nghĩ thành thị hậu thực dân giống như những đứa con của hai bà vợ ít được sủng ái nhất, và luôn luôn bị hỏi rằng: "Sao cậu không thể giống chị cậu hơn nhỉ?" (Tiếng cười) Cái "tại sao"của thành thị giống nhau trên quy mô lớn bất kể đô thị ở đâu: một vị trí thật thuận lợi có thể biến thương mại và quản trị trở nên có thể; tiềm năng về những cơ hội rộng mở như nhau cho cả người có và không có chuyên môn; sự tự nguyện của người dân dù thay đổi liên tục nhưng tất nhiên vẫn có sức bật tinh thần. Tuy nhiên,cái "thế nào"của đô thị là cả một câu chuyện khác. Thành thị được điều hành ra sao? Thành thị phát triển như thế nào? Làm sao đô thị quyết định ai thuộc và không thuộc về chúng? Lagos là quê nhà của tôi. Bạn luôn có thể tìm ra người Nigeria bằng cách lần theo tiếng ồn và điệu nhảy. Đúng chứ ? (Tiếng cười) Giống với bất cứ thành phố lớn nào, Lagos tồn tại rất nhiều thứ mà phần lớn hết sức trái ngược nhau. Giao thông công cộng không quá hiệu quả, vì thế chúng ta có những chiếc xe buýt tư nhân màu vàng thường xuyên gây tai nạn. Một dãy showroom xe hơi xa xỉ đã chiếm đóng đường xá trầm trọng và thường gây ra ngập đường. Sự truyền bá Phúc âm trên đường xuất hiện mọi nơi chỉ hơi ít hơn nạn quấy rối trên đường. Người bán dâm đôi khi có đến tận hai trình độ, nhân viên ngân hàng và nhân vật xuất chúng trong nhà thờ. (Tiếng cười) Vào bất cứ lúc nào, cũng có thể thấy không phải một buổi tiệc thì là một cái xác bốc cháy ngay giữa đường. Có rất nhiều khả năng là việc đó xảy ra ở Lagos và cũng không nhiều khả năng Thông thường sự khác biệt giữa có thể và không thể đơn giản phụ thuộc vào bạn là ai, và người bạn có quan hệ nếu đủ may mắn. Thuộc về Lagos là một khái niệm hay thay đổi được xác định bởi nguồn gốc dân tộc, xu hướng giới tính, giới tính, nhưng hiển nhiên nhất và thường mãnh liệt nhất vẫn là tầng lớp. Trước khi Nigeria trở thành một quốc gia, ngư dân từ những nhánh sông nội địa bắt đầu đổ về đầm phá Lagos và hình thành nên những ngôi làng dọc bờ biển. Khoảng 60 năm sau, ông Oludotun Adekunle Kukoyi, ông của tôi, cũng đã đặt chân đến Lagos. Cũng giống như tôi, ông là cựu sinh viên của trường đại học Ibadan, thành viên trẻ tuổi của thành phần tri thức ưu tú trong kỉ nguyên độc lập. Sau đó, ông gầy dựng sự nghiệp lẫy lừng trong lĩnh vực vẽ bản đồ đất liền. Ông phác hoạ vùng đất náo nhiệt ngày nay ngay khi chúng còn là đồng cỏ dại cao tới eo. Ông qua đời khi tôi lên chín. Vào thời điểm đó, cũng như nhiều gia đình ngư dân khác, gia đình tôi coi Lagos là nhà. Trong tiếng Yoruba, chúng tôi có một câu nói: "Èkó gb’olè, ó gb’ọ̀lẹ", nghĩa là Lagos sẽ luôn luôn chào đón tất cả mọi người. Nhưng câu nói đó dần trở nên ngày càng không đúng. Rất nhiều người Lagos, bao gồm con cháu của những ngư dân đã đến Lagos sinh sống trước cả ông tôi, bây giờ đang bị đẩy đi để nhường chỗ cho thành phố mới nổi nơi được miêu tả là "Dubai mới". Bạn thấy đó, Lagos truyền cảm hứng cho những ước mơ lớn,thậm chí các nhà lãnh đạo và các nhà cầm quyền kế tiếp vẫn luôn bày tỏ khát vọng về một siêu đô thị mà nơi đó cái nghèo không còn tồn tại. Không may là, thay vì chú trọng vào việc xoá đói giảm nghèo như bạn nghĩ tới, thì phương án chiến lược lại tập trung vào việc đào thải người nghèo. Tháng mười rồi,ngài Thống đốc công bố kế hoạch phá huỷ từng khu nhà nổi trên sông ở Lagos. Có hơn 40 cộng đồng người bản xứ dọc khắp thành phố, với hơn 300,000 người đang sinh sống trong đó. Otodo Gbame là một ngôi làng chài có tuổi đời 100, có dân số vào khoảng 3/4 số dân của Monaco và có tiềm năng tương tự để thành vùng ven biển xa hoa- (Tiếng cười) là một trong số việc đầu tiên cần đạt được Lần đầu tôi nghe đến Otodo Gbame là sau khi công cuộc phá huỷ nổ ra. Vào tháng 11 năm 2016, khi tôi đến đó, tôi đã bắt gặp Magdalene Aiyefoju, người phụ nữ hiện tại vô gia cư, mà họ của cô có nghĩa là: "Thế giới mù quáng." Basil- con trai của Magdalene, là một trong số hơn 20 người bị bắn, dìm chết hoặc được cho là chết trong vụ thâu tóm đất đai. Đứng bên ngoài nơi ở cho người vô gia cư, tôi thấy 2 sân bóng cát trắng, nơi Basil vẫn thường đá banh. Xung quanh chúng tôi là những đống đổ nát của trường học, nhà thờ, trung tâm chăm sóc ban đầu, các cửa hiệu, và hàng ngàn ngôi nhà. Trẻ nhỏ thì hào hứng giúp mọi người dựng lều ở tạm, và khoảng 5,000 người dân không có nơi nào để đi, nên họ đơn giản lựa chọn ở lại đây. Và rồi sau đó, vào tháng tư, cán bộ an ninh quốc gia đã trở lại. Tại thời điểm đó, họ xoá bỏ hoàn toàn cộng đồng người sinh sống ở đây bằng vũ lực, xả súng và phóng hoả. Như tôi nói, có các đội cải tạo biển Otodo Gbame để có thể sẵn sàng phục vụ cho những người có khả năng chịu chi để có view hàng triệu đô. Kế hoạch triển khai mới này gọi là: "Periwinkle Estate." Đó là sự cưỡng chế di dời tàn bạo đến không ngờ và dĩ nhiên trái với hiến pháp. Còn nữa,việc này rất thường xảy ra ở nhiều thành phố của chúng tôi, bởi vì điều đầu tiên chúng tôi được dạy để quên lãng người nghèo là họ cũng là con người. Chúng tôi cho rằng một người hoàn toàn có quyền hạn với nhà của mình, trừ phi người đó nghèo và nhà được dựng lên theo cách nào đó trên một vùng đất lân cận. Nhưng không có một định nghĩa duy nhất cho từ "nhà". Sau tất cả, khu nhà ổ chuột là gì khi vẫn còn tồn tại sự thiếu hụt nhà ở trầm trọng và bất bình đẳng về thu nhập? Khu nhà lụp xụp là gì nếu một người không thể xây tổ ấm đúng nghĩa bất chấp mọi thứ? Khu ổ chuột không phải là giải pháp nhà ở hoàn hảo, nhưng lại là minh chứng quan trọng nhất cho sự cải cách, khả năng thích ứng và sức bật ngay từ lúc nó được hình thành và trong chính cốt lõi của mỗi thành phố hiện đại. Lagos không cần phải trở thành một Dubai mới khi Lagos đã là chính nó rồi. (Vỗ tay) Chúng tôi có nét đặc trưng của riêng mình, nhịp điệu, tiết tấu của riêng mình. Theo như những người biết đến Lagos kể rằng người dân Lagos nghèo thường là người làm nên nét đặc sắc của thành phố. Không có người nghèo,Lagos sẽ không nổi tiếng về âm nhạc, năng lượng bất tận hoặc nổi tiếng vì bạn có thể mua đồ uống lạnh hay một chú cún chỉ qua cửa sổ xe hơi. (Tiếng cười) Điều kiện sống của những vùng khiến chúng ta nhận định nó là khu ổ chuột có thể được cải thiện rõ rệt nhưng không thể thiếu sự công nhận về quyền làm người và tự quyết của người dân sinh sống ở đó. Lagos là nơi hàng hoá công cộng hiếm khi bày bán công khai, nên người dân khu ổ chuột thường đi đầu trong việc tìm ra các giải pháp. Sau khi bị ngắt điện trong nhiều tháng liền do công ty điện lực không tìm được cách thu tiền điện, một nhóm người đã thiết kế ra một hệ thống giúp tập hợp các khoản tiền và thêm nữa có thể đánh thuế địa phương thấp hơn. Một nhóm khác xây dựng chương trình cải cách khuyến khích thuê những thiếu niên hư hỏng làm bảo vệ. Vì họ đều biết mọi mánh khoé và nơi ẩn náu nên những kẻ gây rối nhiều khả năng sẽ bị bắt,bị tố giác với cảnh sát hơn và số thanh niên có kết cục rơi vào vòng lao lý sẽ ít lại. Song, một nhóm người nữa gần đây đã hoàn thành hệ thống toilet công cộng chống rỉ nước, thân thiện môi trường. Những mô hình giống thế đang được áp dụng rộng rãi ở Lagos. Các giải pháp không chính thống này bị đặt tên sai với vấn đề. Thực tế, vấn đề thực sự chính là những yếu tố sản sinh ra chúng như sự nghèo đói bền vững sự cách ly xã hội, sự thất bại của nhà nước. Khi chính phủ định hình khu ổ chuột là một mối đe doạ để biện hộ cho các vụ thâu tóm đất, cưỡng chế di dời tàn bạo, họ nghĩ chúng ta, những người đang sống trong ngôi nhà hợp pháp sẽ ngầm đồng ý và tin tưởng chính phủ một cách ngu ngốc. Đúng hơn là,ta nên nhắc nhở người dân rằng chính phủ tồn tại để phục vụ không chỉ cho người xây nên và sống trong các căn nhà xa xỉ mà còn cho người có thể lau dọn và giữ gìn nhà cửa. Hiện thực- (Vỗ tay) Hiện thực cuộc sống chúng ta có thể khác nhau, nhưng quyền lợi thì không khác gì cả. Giống như nhiều lục địa khác, chính quyền thành phố Lagos chỉ nói ngoài miệng những ý định sẽ thực hiện , trong khi họ lại hành động như thể sự phát triển chỉ đạt được thông qua việc xoá bỏ, khai thác và thậm chí trừ khử những nhóm người mà chính quyền cho là có thể loại bỏ. Những người tàn tật bán rong hoặc ăn xin trên đường bị vây bắt, cướp tiền và bị giam giữ. Phụ nữ sống trong vùng thu nhập thấp bị chọn và giao việc của người bán dâm, mà không cần quan tâm việc họ thật sự kiếm sống bằng nghề gì. Cộng đồng gay bị đưa ra làm bia đỡ nhằm lái sự quan tâm của người dân khỏi các vấn đề chính trị nóng hổi. Cũng giống như các thành phố, người dân có thể thích ứng, và không có một luật pháp nào, và lời đe doạ nào, sự bạo lực nào có thể triệt để đào thải một ai trong chúng ta. Người mại dâm, phụ nữ và phụ nữ hành nghề mại dâm vẫn sẽ không biến mất, mặc dù số người này đã chủ động suy giảm trong nhiều thế kỉ. Người châu Phi đồng giới vẫn tiếp tục tồn tại, dù đồng giới bị quy là bất hợp pháp ở phần lớn các nước trên lục địa này. Và tôi khá chắc chắn rằng người nghèo thông thường không có xu hướng biến mất bởi vì họ sẽ không dễ dàng từ bỏ những gì mà họ có. Chúng ta đang ở đây rồi, việc chúng ta ở đây chính là đáp án cho câu hỏi chúng ta có thuộc về nơi này không. Khi những ngư dân đó bắt đầu xuôi mái chèo về Lagoon để tìm kiếm một nơi an cư mới, người dân đánh cá chắc chắn không ngờ được thành phố sẽ mọc lên xung quanh họ, có một ngày thành phố khẳng định họ không thuộc nơi đây. Tôi rất muốn tin rằng,trong lúc đang vẽ ra biên giới mới cho Lagos, ông đang cố gắng vẽ rộng thêm nữa nhằm giành ra nhiều chỗ cho người sẽ được thành phố chào đón như cách mà nơi đây chào đón ông. Trên đường đến đây, bà đã gọi tôi để nhắc nhở tôi rằng bà tự hào về tôi như thế nào, [ông tôi] và mẹ tôi chắc chắn cũng tự hào về tôi như vậy. Tôi chính là ước mơ đã thành hiện thực của họ. Nhưng lại không có một đáp án nào cho câu hỏi tại sao ước mơ của họ hay của tôi được phép thành hiện thực trong khi giấc mơ của người khác lại thành ác mộng. Chúng ta không nên quên là : yêu cầu tối thiểu của một giấc mơ là phải có một nơi an toàn để chìm vào giấc ngủ. Bây giờ đã quá trễ cho anh bạn Basil rồi, nhưng lại không quá muộn cho Magdalene, và cho hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu người đang bị đe doạ mạng sống ở Lagos hay bất cứ đâu trong các thành phố. Thế giới không cần phải làm ngơ với nỗi đau của một người bị cự tuyệt quyền làm người nữa, hoặc thậm chí khi chúng ta nhận ra và coi trọng những đóng góp mà Lagos đem lại, thế giới sẽ không làm ngơ với tiềm năng phát triển không ngờ của nó. Chúng ta phải ép chính phủ cụng như chính mình đứng lên chịu trách nhiệm trong việc biến thành phố chia sẻ trở nên an toàn cho mọi cư dân đang sinh sống vì chỉ những thành phố đáng xây dựng- thực chất là nơi có một tương lai đáng ước mơ mới là nơi chúng ta thuộc về, cho dù chúng ta là ai hoặc chúng ta xây dựng tổ ấm bằng cách nào. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi dạy các em sinh viên về bất công và kì thị trong giáo dục, và tôi thích mở cửa văn phòng chào đón bất cứ ai muốn gặp tôi để nói chuyện. Vài kì học trước, một trong những sinh viên vui vẻ của tôi, Mahari đã đến gặp tôi. và nói rằng cậu cảm thấy bị xa lánh, vì là người da đen. Cậu vừa chuyển đến Đại Học New York từ trường cao đẳng cộng đồng với học bổng khen thưởng, hóa ra, chỉ có 5% sinh viên ở Đại Học New York là người da đen. Và tôi bắt đầu nhớ rằng mình hiểu cảm giác là người ngoài lề trong chính cộng đồng của mình. Nó phần nào đã đưa tôi đến công việc này, Ở đại học, tôi là một trong số ít sinh viên da màu và khi lớn lên, tôi trải nghiệm sự thay đổi trong gia đình khi rời khỏi căn hộ cũ đến với một ngôi nhà đẹp, nhưng đa phần hàng xóm là người da trắng. Khi đó, tôi 12 tuổi và lũ trẻ nói rằng thật bất ngờ khi tôi không có mùi cà ri. (Cười). Đó là vì trường học vào ban ngày và bữa sáng của tôi là bánh Eggo. (Cười). Cà ri là cho bữa tối. (Cười). Nên khi Mahari rời đi, tôi hỏi cậu ta cách đối phó với cảm giác bị cô lập. Và cậu ấy nói rằng dù cảm thấy cô đơn cậu vẫn lao đầu vào việc học, cậu đã rèn luyện được một sự bền bỉ và khao khát được thành công. Cố vấn của tôi, tiến sĩ Angela Duckworth, nhà tâm lý học tại UPenn, người đã định nghĩa sự bền bỉ như "sự kiên nhẫn và nhiệt tâm cho mục tiêu dài hạn". Cuốn sách của Angela được bán chạy nhất, và toàn bộ trường học trên đất nước, đặc biệt là các trường tư, đã lấy đức tính bền bỉ làm giá trị cốt lõi. Nhưng đôi lúc, bền bỉ thôi là không đủ, nhất là trong giáo dục. Khi Mahari rời khỏi văn phòng của tôi, tôi lo cậu ấy sẽ cần một điều gì đó cụ thể hơn để đương đầu với khó khăn mà cậu ấy đề cập. Với tư cách là nhà xã hội học, tôi cũng nghiên cứu về thành tựu nhưng từ một góc nhìn có chút khác biệt. Tôi nghiên cứu những sinh viên đã và đang vượt qua khó khăn liên quan đến hoàn cảnh. Sinh viên khó khăn về tài chính, thường có cha mẹ đơn thân, không có nhà cửa, có tiền sử phạm tội, hoặc không giấy tờ tùy thân, vài em đã và đang đấu tranh với chất gây nghiện hoặc sống trong bạo lực hoặc bị xâm hại tình dục. Hãy để tôi kể về hai sinh viên bền bỉ nhất mà tôi từng gặp. Tyrique được nuôi dạy bởi bà mẹ đơn thân, và sau khi học xong cấp ba, cậu tụ tập với đám bạn xấu. Cậu ta bị bắt vì trộm cướp có vũ trang. Nhưng khi trong tù, cậu ấy chăm chỉ học tập. Cậu ấy đã lấy những tín chỉ đại học, nên khi mãn hạn, cậu ấy đã có thể lấy bằng thạc sĩ, và giờ, cậu là quản lý của một tổ chức phi lợi nhuận. Vanessa phải chuyển nhà rất nhiều từ khi còn là trẻ con, từ Lower East Side, cho tới Staten Island, rồi tới Bronx. Cô bé chủ yếu được nuôi dạy bởi những cha mẹ nuôi, vì mẹ ruột của cô nghiện ma túy. Và khi 15 tuổi, Vanessa phải nghỉ học, và sinh đứa con trai. Vậy nhưng, cô ấy vẫn đi học cao đẳng cộng đồng, có những người bạn, và rồi lấy bằng cử nhân tại một trường cao đẳng danh giá . Vài người có thể nghe những chuyện vừa rồi và nói: "Họ tất nhiên là những người có nghị lực. Họ có thể tự lực bước ra khỏi vũng bùn. Tuy nhiên, đó là câu chuyện chưa hoàn chỉnh bởi điều quan trọng hơn là họ có những yếu tố tác động lên cuộc sống hoặc khả năng của họ để có thể thực sự vượt qua những khó khăn trước mắt và thành công bất chấp nghịch cảnh. Do đó, cho phép tôi được làm rõ. Trong tù, Tyrique từng thật sự không biết phải làm gì, khi là một chàng trai 22 tuổi ở Rikers Island. Cho đến khi có một tù nhân già hơn nhờ cậu giúp đỡ trong một chương trình dành cho thanh thiếu niên. Và qua việc đó, cậu ấy nhận ra những lỗi lầm và khả năng của mình. Đó là lý do cậu quyết định học những tín chỉ đại học. Và khi ra tù, cậu kiếm được một công việc tại Fortune Society, nơi mà các cấp lãnh đạo đều là người từng đi tù. Vậy nên, cậu đã lấy bằng thạc sĩ về công tác xã hội. Hiện tại, Tyrique, thậm chí, còn giảng dạy tại Columbia về cải cách tù nhân. Về Vanessa, sau khi sinh con trai, cô ấy tìm được chương trình gọi là Học viện nghề nghiệp, với trợ cấp 20 đô-la hai lần một tuần, một thẻ Metro, và giúp cô có trải nghiệm lần đầu với máy tính. Những thứ đơn giản đó đã giúp cô lấy được bằng Giáo dục tổng hợp, nhưng sau đó, cô mắc bệnh suy thận, một vấn đề thật sự nghiêm trọng, khi cô ấy sinh ra chỉ với một bên thận. Cô phải lọc thận trong 10 năm trước khi có được một ca ghép thận thành công. Sau đó, vì cố vấn tại cao đẳng cộng đồng vẫn giữ liên lạc với cô, cô ấy vẫn có thể đi học, và đã được nhận vào chương trình danh dự. Đó là cả quá trình mà Vanessa đã được nhận học tại một trong những trường cao đẳng nữ sinh danh giá nhất nước, và cô ấy nhận bằng lúc 36 tuổi, là một tấm gương mẫu mực cho con trai cô. Điểm mấu chốt của những câu chuyện trên là việc dạy học mang tính xã hội và hưởng lợi từ chính cộng đồng. Có vài yếu tố đã đẩy hai người này theo cùng một hướng, tuy nhiên, nhờ được tư vấn và cơ hội, họ đã có thể vượt khó và chống lại những ảnh hưởng tiêu cực. Họ cũng học được những kỹ năng đơn giản như tạo lập các mối quan hệ, hoặc nhờ giúp đỡ - điều mà hầu hết chúng ta có thể quên rằng mình cần đến nó, đôi lúc, hay nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên. Khi nghĩ về những con người này, ta nên cho rằng họ là hiếm có, thay vì là ngoại lệ. Cho rằng đó là ngoại lệ khiến ta chối bỏ những trách nhiệm giúp đỡ sinh viên trong những trường hợp tương tự. Từ Tổng thống Bush, Obama, và kể cả Trump bây giờ, đều nhấn mạnh giáo dục là "vấn đề dân quyền của thời đại chúng ta," có lẽ ta cũng nên làm như thế. Nếu trường học có thể suy xét về hoàn cảnh và tiềm năng của sinh viên, các em có thể được học những điều hữu ích hơn với cuộc sống của mình và khơi gợi nơi các em sự bền bỉ và cá tính. Vậy nên, sinh viên của tôi, Mahari đã nhận được học bổng trường Luật, không phải là khoe khoang, nhưng tôi là người viết thư giới thiệu cho cậu ấy. (Cười) Và dù biết sự chăm chỉ đã đưa cậu đến với thành công, tôi đã chứng kiến quá trình cậu trưởng thành, là một người lớn lên ngại ngùng và vụng về, tôi biết điều đó cần thời gian và sự giúp đỡ. Và dù sự bền bỉ là yếu tố chính giúp cậu vượt qua năm nhất trường Luật, tôi sẽ là người cố vấn cho cậu, hỗ trợ khi cần hay có thể là đưa cậu đi ăn cà-ri ... (Cười) để cậu có thể đạt được nhiều thành công hơn nữa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Caitlin Quattromani: Cuộc bầu cử năm 2016 là một sự kiện khác lạ. Những cuộc trò chuyện về chính trị với gia đình và bạn bè đã hé lộ sự đối lập mà nhiều người trong chúng ta chưa trải nghiệm qua. Những người mà ta thường nghĩ họ biết lẽ phải và thông minh lại trở nên xa lạ. Chúng ta tự nhủ rằng, "Sao có bạn thể nghĩ thế được chứ? Tôi từng nghĩ bạn thông minh lắm" Lauran Arledge: Tôi và Caitlin gặp nhau vào mùa hè năm 2011, và thân nhau như những bà mẹ công sở luôn cố gắng giữ cho những cậu con trai tinh nghịch bận bịu. Và rồi bọn tôi sớm nhận ra rằng cả hai có phần lớn điểm chung. Đều thích Colorado, đến đam mê với món sushi, không mấy khi bất đồng với nhau. Nhất là cả hai đều có quan tâm sâu sắc tới nước mình và thấy cần phải quan tâm tích cực tới vấn đề chính trị. Nhưng đâu có ai hoàn hảo -- (Cười) và tôi chợt nhận ra hai điểm đáng thất vọng về Caitlin. Thứ nhất, cô ấy ghét cắm trại. CQ nói: Cắm trại là điều tẻ nhạt nhất. LA: Vậy nên sau này sẽ không có cuộc cắm trại chung nào hết. Thứ hai là, về phương diện chính trị Caitlin theo phe bảo thủ. CQ: Tôi ghét cắm trại nhưng lại yêu thích chính trị. Tôi nghe chương trình radio của phe bảo thủ dường như hằng ngày, và cũng từng tham gia một vài chiến dịch chính trị của phe này. LA: Tôi thì tôi hơi có xu hướng đối lập tức là luôn theo phe cánh tả. (Cười) Tôi cũng luôn quan tâm tới vấn đề chính trị. Tôi học về khoa học chính trị, và cũng từng tổ chức đảng và làm cho một chiến dịch của quốc hội. CQ: Vì tôi và Lauran mới dần hiểu quan điểm của nhau, đó là vào đợt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012, và phần lớn những cuộc tranh luận đầu tiên đều là châm chọc và đả kích. Ví dụ một việc, tôi đã từng đổi màn hình chờ máy tính của Lauran thành bức ảnh của Mitt Romney hay việc cô ấy cũng từng dán hình Obama lên phía sau xe của tôi. (Cười) LA: Xe con, không phải minivan. CQ: Nhưng lâu dần, những cuộc tranh luận bắt đầu nghiêm trọng và thật sự ảnh hưởng tới tình bạn của chúng tôi. Và đến một lúc nào đó, chúng tôi không muốn bất kỳ chủ đề nào đi quá giới hạn thảo luận, thậm chí chúng sẽ khiến cả hai phải mất tình bạn. LA: Đối với hầu hết mỗi chúng ta, tranh luận chính trị là cuộc chiến thật sự. Sẽ có người thắng, và kẻ thua. Cả hai đều tấn công và nhận biết điểm yếu trong lập luận đối phương. Và điểm mấu chốt là: mỗi ý kiến hay phê bình đều có tác động kiểu như xúc phạm tới nhân phẩm và niềm tin của người kia. Nhưng sẽ thế nào nếu thay đổi tư duy của cả hai về tranh luận này? Nếu với những cuộc nảy lửa, ta đối thoại thay vì đối đầu thì sao? Khi chúng ta cùng ngồi lại nói chuyện, vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn. Thay vì cái tôi và tính hiếu thắng sẽ là sự cầu thị, đồng cảm và cầu tiến. Thay vì phán xét nhau, chúng tôi nhìn nhận vấn đề theo kinh nghiệm, giá trị và nỗi băn khoăn của người kia. CQ: Cô nói nghe đơn giản quá, Lauran ạ. Nhưng để tới được kiểu đối thoại đúng nghĩa thế rất khó, nhất là khi đang bàn luận về chính trị. Khi mà rất dễ phản ứng thái quá về những vấn đề mình đam mê, và đương nhiên là cái tôi cá nhân sẽ lấn át đi việc lắng nghe quan điểm của người khác. Và cũng trong bối cảnh chính trị hỗn loạn hiện tại đây, không vui là chúng tôi nhận thấy một kết quả tiêu cực của những cuộc tranh luận chính trị nảy lửa rằng mọi người sẽ sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ bạn bè của mình. Thực tế, Rasmussen đã có một cuộc điều tra đầu năm nay chỉ ra 40% số người nói rằng cuộc bầu cử năm 2016 có tác động tiêu cực tới quan hệ cá nhân của họ, và tờ Journal of Cognitive Neuroscience nói rằng mọi người thà cứ một mực giữ vững quan điểm cá nhân còn hơn là dùng lý luận, và một khi lý lẽ và tình cảm mâu thuẫn thường là tình cảm sẽ chi phối. Đó là lý do tại sao việc nói những chuyện này lại khó. LA: Nói thật, chúng ta chỉ là hai người bạn thường xung đột ý kiến với nhau về chính trị và về vai trò của chính phủ với cuộc sống của người dân. Tôi biết là ta được dạy rằng không nên nói về chính trị bới thế là không hay, nhưng ai cũng phải nói, bởi chính trị quan trọng, và không thể thiếu trong cuộc sống. CQ: Chúng tôi đã chọn tránh đối đầu về chính trị và thay bằng việc đối thoại thân mật để duy trì cái mà cả hai gọi là tình bạn xuyên đảng phái. (Cười) LA: Và cuộc bầu cử này cũng như tất cả những điều điên rồi khác đã giúp chúng tôi được luyện tập cách giải quyết này. (Cười) Bắt đầu với tháng Một và Tuần hành Phụ nữ. Và lúc này, thì bạn có thể đoán được ai trong số chúng tôi tham gia chứ! (Cười) CQ: Vâng, cuộc Tuần hành Phụ nữ. Suốt ngày hôm đó, khiến tôi vô cùng khó chịu và bực mình, bởi hai điều. Thứ nhất, cái tên "Tuần hành Phụ nữ" Là phụ nữ đảng bảo thủ, những cái nền tảng của tuần hành không đủ để đại diện cho tôi, và tôi thấy ổn, tuy nhiên việc sự kiện này được cho rằng là vì tình đoàn kết quyền bình đẳng của mọi phụ nữ tôi không thấy đúng lắm. Một điều khác là về thời gian của sự kiện, thực tế chính là một ngày sau lễ nhậm chức tổng thống. Nó tạo cảm giác như người lãnh đạo mới chưa có cơ hội để thể hiện trước khi dân tình cảm thấy cần thiết chống đối hay không. LA: Và trong trường hợp thông thường, tôi đồng ý với Caitlin. Tôi nghĩ một nhà lãnh đạo cần sự hoài nghi từ công chúng. Nhưng lần này, tôi tham gia tuần hành để thế hiện quan điểm rằng một người đàn ông có định kiến, phân biệt chủng tộc và phụ nữ được lựa chọn làm tổng thống. Tôi phải góp vào tiếng nói chung gửi đến vị tổng thống mới đương nhiệm một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi không chấp nhận hay bỏ qua lời hùng biện hay hành xử của ông lúc tranh cử. CQ: Tôi đã thấy rất bực mình, rồi đến khi đọc được bài viết của Lauran hiện lên bảng tin Facebook cá nhân. (Cười) Nhìn thấy con trai của Lauran cầm bảng hiệu trong cuộc tuần hành đã cho tôi một cảm nhận khác, và không hẳn là tốt, bởi tôi biết những cậu bé đó, tôi yêu quý chúng, và theo tôi thì chúng còn quá nhỏ để mà hiểu mục đích cuộc tuần hành đó. Tôi không thể hiểu Lauran đã nghĩ gì mà lại cho chúng tham gia như thế, và đương nhiên thì đấy không phải là chúng tự nguyện tham gia. Nhưng tôi cũng rõ Lauran. Cô là người mẹ phi thường sẽ không bao giờ ép buộc con cái mình bất cứ điều gì, và tôi nghĩ mình cần xem xét lại. Tôi cần phải điều gì đó. Có thể chọn cách nhẹ nhàng và sẽ không nói điều gì với cô ấy, chỉ âm thầm quên đi sự bực tức cá nhân, hay là hỏi để hiểu thêm về động cơ của cô ấy. LA: Tôi chia sẻ cho Caitlin rằng chúng tôi thực sự bàn luận về cuộc tuần hành vài tuần trước khi tham gia. Và mấy cậu nhóc đã rất tò mò về lý do sự kiện được tổ chức, rồi chúng tôi có những cuộc nói chuyện khá thú vị với nhau. Rằng ở nước Mỹ này, chúng ta có quyền và đặc quyền được thể hiện sự phản đối cá nhân nếu như không đồng ý và chồng tôi chia sẻ tại sao anh nghĩ rằng điều đó là cần thiết khi đàn ông tham gia vào cuộc tuần hành. Nhưng lý do lớn nhất mà gia đình tôi tham gia đó là vì chúng tôi muốn lưu giữ tư tưởng thừa kế từ bố mẹ. Họ đã dành cả đời để chiến đấu cho quyền lợi của những người yếu thế, và họ truyền lại cho tôi và anh tôi những tư tưởng này, và giờ là đến lượt những cậu con trai. CQ: Sau khi nói với Lauran, tôi đã hiểu tại sao cô ấy muốn tham gia tuần hành đến thế cũng như dẫn theo các cậu con trai. Nói thẳng ra là tôi đã nhận định sai. Những cậu bé đó muốn tham gia sau khi gia đình cùng trao đổi về sự kiện này. Nhưng điều quan trọng nhất về ví dụ này chính là việc nghĩ theo hướng khác. Nếu tôi và Lauran không nói chuyện, thì chắc tôi đã khó chịu với cô ấy, và có lẽ đã mất đi sự tôn trọng lẫn nhau trong tình bạn. Nhưng vì đã hỏi Lauran, chúng tôi trao đổi trực tiếp để hiểu nhau đúng hơn. Và, nói thật, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi không hề thay đổi quan điểm về cuộc tuần hành những rõ ràng đã thay đổi suy nghĩ của tôi về việc cô ấy dẫn theo con trai mình. Và với hai chúng tôi, cuộc trao đổi ấy cũng giúp cả hai hiểu quan điểm của nhau về cuộc Tuần hành Phụ nữ cho dù không đồng thuận. LA: Điều thứ hai khiến chúng tôi khó mà trao đổi rõ ràng với nhau ấy là việc tôi cần phải hiểu tại sao Caitlin lại bầu cho Trump. (Cười) Caitlin là một phụ nữ rất giỏi, tháo vát cô rất ân cần và nhân ái, và Caitlin tôi biết sẽ không bao giờ chấp nhận người đàn ông nào nói về phụ nữ như cái cách mà Trump nói suốt đợt tranh cử. Tôi không thể hiểu được hai điều này. Tại sao cô lại làm ngược lại những gì mình nói chứ? CQ: Tôi đoán mình không phải người duy nhất ở đây nghĩ rằng chúng ta đã không có lựa chọn tốt nhất cho vị trí tổng thống năm ngoái. (Cười) Ứng viên đảng Cộng hòa mà tôi ủng hộ đã không có thể hiện tốt lắm, nên khi bắt buộc phải lựa chọn, tôi phải đưa ra quyết định. Và cô đúng, có những điều rất tệ hại mà Trump đã thể hiện trong đợt tranh cử nhiều đến nỗi mà tôi đã định sẽ vắng mặt còn hơn là bầu cho ai hết, điều mà trước đây chưa bao giờ tôi nghĩ đến. Nhưng cuối cùng, tôi đã bầu cho Donald Trump, và với tôi đấy không phải bầu cho thành viên của đảng nào, đặc biệt khi nhận thức được sự quan trọng của việc lựa chọn tổng thống có ảnh hưởng tới bộ máy luật pháp. Nhưng khi chia sẻ với Lauran rằng đó là một lựa chọn khó khăn, tôi phải đắn đo rất nhiều. LA: Và sau đó, tôi chợt nhận ra vài điều. Thứ nhất, tôi bị chính định kiến cá nhân ảnh hưởng. Bởi những phản ứng mạnh về Trump, tôi cũng gán suy nghĩ tương tự cho ai người ủng hộ Trump và không ai tha thứ cả. (Cười) Nhưng vì biết Caitlin, tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi cho mình. Những người ủng hộ Trump thực sự họ quan tâm điều gì? Việc tranh cãi rồi sẽ đi đến đâu? Cái mà ta hiểu ra được về bản thân cũng như đất nước từ sự kiện khác thường này? Tôi cũng học được rằng chúng ta đều rất thất vọng về cuộc bầu cử năm nay, và càng làm dấy lên sự quan ngại về hệ thống hai chính quyền. Nhưng điều quan trọng hơn hết về cuộc tranh luận này chính là nó cũng đã nổ ra. Nếu như không có những cuộc đối thoại mở và chân thành từ hai phía, thì có lẽ cuộc bầu cử ấy là điều chẳng ai muốn nói tới trong bốn năm nữa, rõ ràng thế. (Cười) CQ: Vậy nên -- (Vỗ tay) Vậy chúng ta đều rằng việc bàn luận về những vấn đề khó khăn, gây nhiều tranh cãi hay thỉnh thoảng là cảm tính như cuộc Tuần hành là không dễ hay không thể hiểu tại sao bạn trai mình lại đi bầu cho người mình chả ưa. Nhưng chúng ta cần có những cuộc tranh luận. Cái kỹ năng biến những cuộc hơn thua về chính trị thành đối thoại chân thực là điều tối quan trọng mà chúng ta cần để tâm hiện nay, nhất là với những người mà chúng ta quan tâm nhất. LA: Và không phải chỉ có người lớn chúng ta cần kiềm chế hành vi này. Mà ngay đến con cái chúng ta cũng cần thiết phải làm thế. Các con trai tôi đều được nhận thức đầy đủ về cuộc bầu cử Chúng tôi thường xuyên nghe tin tức buổi sáng, và chúng còn trao đổi thêm với bạn bè chúng ở trường. Tôi đã từng lo ngại rằng chúng đang nhận quá nhiều nguồn tin trái chiều, và cảm thấy dần dần lo sợ về chế độ của tổng thống Trump . Một hôm, sau ngày bầu cử, khi đang dẫn mấy cậu con trai đến trường, và con trai nhỏ của tôi, hết sức bất ngờ, hỏi tôi, "Mẹ ơi, chúng ta không biết ai bầu cho ông Trump, đúng không?" (Cười) Tôi đứng hình một lúc rồi hít một hơi thật sau. "Chúng ta có biết chứ" (Cười) "Gia đình Quattromani" Và phản ứng của cậu rõ ràng luôn. Cậu tỏ ra khá bối rối, và nói rằng... "Nhưng mình yêu quý họ" (Cười) Và tôi đáp, "Đúng thế" (Cười) Rồi cậu lại hỏi, "Sao họ lại bầu cho ông ta?" Và tôi nhớ mình đã dừng và suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi này thực sự quan trọng. Làm sao để vừa phải tôn vinh các giá trị của đình mình, đồng thời vẫn phải tôn trọng bạn bè. Cuối cùng, tôi nói, "Họ nghĩ rằng đó là con đường đúng đắn cho đất nước này" Và trước khi tôi nói xong hết câu, cậu nhóc đã chuyển sang trò bóng đá mà cậu định chơi lúc giải lao. CQ: Đúng là con trai. (Cười) Và điều mà tôi và Lauran phát hiện ra qua tình bạn khác đảng phải đó là cơ hội nằm trong cuộc đối thoại. Chúng tôi chọn cách tìm hiểu thắng thắn về ý kiến và quan điểm riêng của nhau đồng thời sẵn sàng lắng nghe đối phương nhất là khi bất đồng. Và bằng cách bỏ đi cái tôi cá nhân và những định kiến sẵn có, chúng tôi cởi mở chia sẻ hết để hiểu nhau hoàn toàn. Và có lẽ điều quan trọng nhất trong mối quan hệ này, chính là việc ấn định với nhau rằng tình bạn này sẽ là quan trọng hơn việc ai đúng ai sai khi cùng tranh luận về chính trị. Hôm nay, chúng tôi mong các bạn hãy cùng trao đổi. Thử nói chuyện với những ai khác đảng phái người sẽ khác hẳn bạn về suy nghĩ. Hãy cố gắng hòa hợp với ai đó mà có lẽ bạn thường tránh né nói chuyện chính trị cùng. Nhưng hãy nhớ này, cốt không phải để thắng mà cái chính là lắng nghe và thấu hiểu và mở lòng để học hỏi được điều mới mẻ. LA: Giờ thì thử quay lại đêm bầu cử. Khi cuộc bầu cử sắp xong, và kết quả đang rõ ràng rằng Trump sẽ là tổng thống tiếp theo, tôi đã rất bất ngờ. Buồn, lo lắng và nói thật là -- tức giận. Và ngay trước nửa đêm hôm đó, tôi nhận được tin nhắn này từ Caitlin. [Tôi biết đêm nay rất khó khăn với cô. Chúng tôi đều lo lắng cho cô. Thân] Và sau hàng tuần hàng tháng tránh mặt và chiến tranh lạnh giờ đây, thật đơn giản, tin nhắn ấy là sự đồng cảm níu kéo lại tình bạn của chúng tôi. Và tôi biết giây phút ấy, chúng tôi đã vượt qua tất cả. CQ: Chúng ta phải tìm ra cách để hòa hợp bằng những cuộc trao đổi thật sự khiến chúng tôi đứng trên quan điểm của đất nước và không thể đợi chính quyền đương nhiệm nâng cao quốc ngôn luận được nữa. LA: Khó khăn giờ đây buộc tất cả chúng ta phải tham gia sâu sắc và rõ rệt hơn nữa... và bắt đầu bằng việc mỗi người chúng ta cùng tạo dựng kết nối thông qua việc đối thoại trong các mối quan hệ, trong cộng đồng của mình cùng một đất nước. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ngày nay, hơn nửa dân số trên thế giới sống ở thành thị. Quá trình đô thị hóa bắt đầu vào cuối những năm 1700 và bắt đầu phát triển từ đó. Dự đoán rằng đến năm 2050, 66% dân số sẽ sống ở thành thị và theo tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức Y tế Thế giới, cũng như Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang lên tiếng cảnh báo rằng, nếu chúng ta không có kế hoạch ngăn ngừa sự bùng nổ này, thì những vấn đề hiện nay ở thành thị như: sự bất bình đẳng, quá tải và tội phạm sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, những nhà quy hoạch cũng như phát triển đô thị đang nỗ lực và sáng tạo hết mình để xây dựng tương lai của nhân loại, những thành phố đông và lớn hơn. Nhưng tôi lại có quan điểm khác. Tôi nghĩ thực trạng đô thị hóa đang dần kết thúc chu kỳ của nó, và ngày nay người dân bắt đầu quay lại vùng nông thôn. Bạn sẽ thắc mắc rằng: ''Thế còn về xu hướng thì sao?'' Để tôi nói với bạn rằng, những xu hướng về kinh tế xã hội sẽ không kéo dài mãi mãi. Vào 12,000 năm trước loài người ai ai cũng hoàn toàn hạnh phúc họ khám phá những vùng đất mới, săn bắt và sống thành bầy đàn. Và bây giờ, mọi thứ đã khác, và điều mới lạ là mọi người sống ở trang trại và chăn nuôi gia súc, cho đến khi mọi việc lại thay đổi. Khi loài người tiến hành quá trình công nghiệp hóa. Trên thực tế, nó kéo theo quá trình đô thị hóa. Và bạn có biết điều gì gây ra hiện tượng này? Năng lượng hơi nước, máy móc, những phương pháp hóa học mới -- gói gọn lại là cuộc cách tân công nghệ. Và tôi tin rằng công nghệ có thể cũng sẽ kết thúc chu kỳ của nó. Hầu hết sự nghiệp của tôi là áp dụng các phương pháp cách tân đổi mới. Tôi say mê, yêu thích công việc của mình. Tôi làm việc với máy bay không người lái, máy in 3D và những chiếc kính thông minh, và không những bạn có thể mua tại cửa hàng mà còn là với những bản thiết kế thử. Điều đó thỉnh thoảng khá thú vị. Ngày nay, một vài trong số các công nghệ đó đang mở ra nhiều cơ hội mới, sẽ thay đổi nhanh chóng cách mà chúng ta vẫn thường làm trước đây và trong một vài năm tới, chúng sẽ cho phép chúng ta hưởng thụ những ưu thế của cuộc sống thành thị ở bất cứ nơi đâu. Hãy thử nghĩ về điều này. Nếu bạn có thể sống ở một nơi với tỉ lệ tội phạm thấp và nhiều không gian hơn với chi phí sinh hoạt thấp hơn và giao thông ít chen chúc hơn, đương nhiên sẽ có rất nhiều người mong muốn điều đó, nhưng họ lại cảm thấy họ không có sự lựa chọn. Họ phải sống ở thành thị. Trước đây, người dân di cư đến thành thị không phải vì họ thích cuộc sống ở đây mà bởi vì những thứ họ có thể có được khi sống ở thành thị, nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, dễ dàng tiếp cận với các loại dịch vụ và hàng hóa và điều kiện đời sống cao. Vậy chúng ta hãy cùng phân tích sâu hơn. Nhiều cơ hội có công việc và việc làm. Điều đó có còn đúng đến thời điểm này, bởi vì những nhân viên văn phòng bắt đầu nhận ra rằng làm việc ở văn phòng và ở trong văn phòng có thể không còn giống nhau nữa. Theo một nghiên cứu của Global Workplace Analytics, có hơn 80% người lao động ở Mỹ muốn làm việc tại nhà. Và bạn có biết phải mất bao nhiêu tiền để một công ty có một văn phòng không? 11,000 đôla trên mỗi công nhân mỗi năm. Nếu chỉ một nửa số công nhân đó có thể làm việc từ xa 50% thời gian làm việc, số tiền tiết kiệm được ở Mỹ có thể hơn 500 tỉ đôla, và điều đó có thể giảm lượng chất khí nhà kính lên đến 54 tỉ tấn. Điều đó tương đương với 10 triệu chiếc xe hơi biến mất khỏi đường phố trong vòng một năm. Nhưng mặc dù hầu hết mọi người đều muốn làm việc từ xa, những thiết bị công nghệ hiện nay khiến cho việc trải nghiệm bị cô lập. Điều đó không hề dễ chịu. Nó không mang lại cảm giác rằng bạn thực sự có mặt ở đó. Nhưng tất cả sẽ thay đổi bởi sự hội tụ của hai ứng dụng công nghệ: giao thoa thực ảo (augmented reality) robot gọi trực tuyến (telepresence). Thực chất ngày nay công nghệ giao thao thực ảo đã được sử dụng nó giúp bạn mang không gian văn phòng của mình đi khắp mọi nơi. Tất cả bạn cần là chiếc máy tính có thể mang theo và một cặp kính thông minh, và bạn có thể làm việc qua mail hay bảng tính dù bạn ở bất cứ đâu. Và ngày nay những hội nghị hay cuộc gọi trực tuyến trở nên rất phổ biến, nhưng chúng vẫn cần được cải thiện. Ý tôi là, những hình ảnh khuôn mặt trên màn hình phẳng, thỉnh thoảng khiến bạn không biết được ai đang nói. Ngày nay, chúng ta đã có cách tốt hơn gọi video: sử dụng robot gọi trực tuyến. Tôi gọi nó là tablet cắm trên gậy. (Cười) Bạn có thể điều khiển, bạn có thể di chuyển, bạn còn có thể kiểm soát những gì bạn quan sát. Đây là cách tốt hơn nhưng vẫn chưa thật sự hoàn hảo. Bạn có biết rằng hầu hết giao tiếp của loài người là sự ngầm hiểu? Và những con robot không mang lại cho bạn điều đó. Nó trông giống như một người ngoài hành tinh. Nhưng với những lợi thế của công nghệ giao thoa thực ảo, sẽ trở nên dễ dàng để tạo dựng robot trong một không gian ba chiều tuyệt đẹp mà trên thực tế nó có hình dáng và di chuyển như con người. Điều này sẽ làm được. Hoặc là chúng ta hãy quên những con robot đi. Chúng ta sẽ sử dụng hệ thống VR (môi trường thực tại ảo), và mọi người sẽ giao tiếp thông qua không gian ảo. Phát triển thêm một vài năm và nó sẽ cho bạn một trải nghiệm rất thật, bạn sẽ không tìm ra được điểm khác biệt. Vậy lý do tiếp theo khiến người ta di cư đến thành thị là gì? Dễ dàng tiếp cận với các loại dịch vụ và hàng hóa. Nhưng ngày nay bạn có thể thực hiện tất cả những điều đó trực tuyến. Theo một nghiên cứu của comScore, những người mua sắm trực tuyến ở Mỹ năm ngoái mua hơn nửa số hàng hóa của họ trên mạng, và thị trường thương mại điện tử toàn cầu được ước tính ở mức 2000 tỷ đô la. Và được kì vọng sẽ đạt mức 2.38 vào cuối năm 2017, theo eMarketer. Hiện nay, theo góc nhìn logic, mật độ cao tốt cho sự phân phối. Việc cung cấp hàng hóa cho các trung tâm thương mại trở nên dễ dàng. Bạn có thể gửi lô hàng lớn đến cửa hàng, và khách hàng sẽ đến, lấy và tự mang về nhà. Thương mại điện tử nghĩa là chúng ta cần phải vận chuyển hàng hóa và giao hàng tận nhà. Dịch vụ này tốn kém hơn. Nó giống như sự khác nhau giữa việc tổ chức sinh nhật cho 20 người ở một nơi với việc mang mỗi miếng bánh đến mỗi nơi khác nhau cho 20 người bạn. Nhưng ít nhất ở thành thị, mọi người sống gần nhau. Mật độ dân số dày sẽ giúp ích được. Hiện nay, dịch vụ thương mại điện tử ở vùng nông thôn không thể có được lợi ích đó. Xe tải thỉnh thoảng phải di chuyển hàng dặm từ địa chỉ này đến địa chỉ tiếp theo. Đây là dịch vụ giao hàng tốn kém nhất. Nhưng chúng ta đã có giải pháp: drones (thiết bị bay tự động) Một chiếc xe sẽ chở một đội ngũ drones. Tài xế sẽ làm một số dịch vụ giao hàng trong khi drones sẽ bay đi và về xe tải ngay khi xe đang chạy. Bằng cách đó, chi phí vận chuyển chung sẽ giảm, và thế là: chi phí dịch vụ thương mại điện tử sẽ xuống ở mức vừa phải. Bạn sẽ thấy: những ngôi nhà mới của nhân viên làm việc từ xa của chúng ta có thể sẽ có bãi đáp cho drone ở trong sân. Một khi việc giao hàng từ xa không còn là vấn đề, thì bạn không cần phải ở thành phố để mua hàng nữa. Vậy đó là lý do thứ hai. Bây giờ là lý do thứ ba tại sao người dân lại di cư đến thành thị? Điều kiện đời sống cao. Hiện nay họ sẽ vẫn cần phải ở thành phố vì lý do đó. Bởi mọi người hiện nay, kết bạn, tán gẫu, nói chuyện phiếm và cả tán tỉnh trên chiếc ghế sofa thoải mái của họ. (Cười) Và trong khi đang mặc bộ đồ ngủ yêu thích của mình. (Cười) Có hơn hai tỷ người sử dụng mạng xã hội trên thế giới. Theo một cách nào đó, nó khiến bạn nghĩ rằng chúng ta được kết nối dù ở nơi đâu. Nhưng OK, không hoàn toàn như vậy. Thỉnh thoảng bạn vẫn cần tiếp xúc với một người thật sự. Trớ trêu thay, thành phố, với mật độ dân số dày đặc, không phải lúc nào cũng tốt nhất. Trên thực tế, khi một cộng đồng xã hội trở nên nhỏ hơn, họ sẽ lớn mạnh hơn. Một nghiên cứu gần đây ở Mỹ do cơ quan Thống kê Quốc gia thực hiện, đã chỉ ra rằng mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn giữa những người sống ở nông thôn. Vì vậy khi người dân định cư ở nông thôn, họ sẽ mua những sản phẩm địa phương, những thực phẩm, hàng hóa tươi sống, những dịch vụ bảo trì. Những người thợ đa năng, các xưởng nhỏ, các công ty dịch vụ sẽ phát triển. Có thể một số công nhân ngành công nghiệp đến từ thành phố bị di dời do sự tự động hóa sẽ tìm được một công việc thay thế tốt đẹp ở đây, và họ cũng sẽ chuyển đi. Và khi con người di cư đến nông thôn, mọi việc sẽ trở nên như thế nào? Hãy nghĩ về tính tự trị, những ngôi nhà ngoại ô với những tấm năng lượng mặt trời, những cối xay gió và dịch vụ tái chế chất thải, những ngôi nhà mới tự tạo năng lượng và cũng dùng nó để sạc cho xe. Ý tôi là, những thành phố luôn chú trọng việc sử dụng năng lượng hiệu quả, nhưng để tôi nói với bạn rằng, việc phục hồi dân số nông thôn cũng có thể là xu hướng sinh thái. Đến bây giờ, chắc bạn đang nghĩ về những ưu thế của cuộc sống ở nông thôn. (Cười) Tôi đã tự trải nghiệm điều đó. Sáu năm trước, tôi và vợ đã gói ghém đồ đạc chúng tôi bán căn hộ nhỏ của của chúng tôi ở Tây Ban Nha, và cùng với số tiền đó chúng tôi mua một căn nhà có sân vườn và cả những chú chim nho nhỏ đến hót vang mỗi sáng. (Cười) Nơi đó rất tốt. Và chúng tôi sống trong một ngôi làng nhỏ vẫn chưa hẳn là vùng nông thôn. Và đây sẽ là điểm di cư mới của tôi: một trang trại đã được tân trang, không quá xa thành thị cũng không quá gần. Và giờ chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có vị trí tốt cho drone đáp. (Cười) Nhưng đó là cuộc sống của tôi. Bạn không cần phải thế, có lẽ giống như tôi đang cố gắng thuyết phục mọi người đến và chung vui với chúng tôi ở nông thôn. Không phải thế. (Cười) Tôi không cần thêm người đến đó. (Cười) Tôi chỉ nghĩ rằng họ sẽ một lúc nào đó họ nhận ra họ có thể có những ưu thế của cuộc sống thành thị. Nhưng nếu bạn không thích nông thôn, tôi cũng có một tin vui cho bạn. Thành thị sẽ không biến mất. Nhưng khi con người di cư, với mật độ dân số thấp hơn sẽ giúp họ có sự lưu thông thấp và cân bằng. Dù sao thì tôi đoán rằng bây giờ bạn có một vài điều cần suy nghĩ. Bạn vẫn sẽ tiếp tục nghĩ rằng bạn cần phải sống ở thành thị? Và quan trọng hơn là bạn có thực sự muốn không? Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng ta đang trở thành những sinh vật của đô thị, thành phố trở thành môi trường sống tự nhiên của chúng ta. Đó là nơi chúng ta sống. Năm 2014, trên 54 phần trăm dân số thế giới sống trong các thành phố, và tôi dám cá với bạn rằng rất nhiều người đang nghĩ về cách họ sẽ thực hiện những điều khác biệt, giả sử tôi có một công cụ để thay đổi thành phố này, thì tôi sẽ làm gì? Thành phố trong mơ của tôi sẽ như thế nào? Và các công cụ này, đây chính là những gì chúng tôi đã đưa họ. Hai năm trước, tôi và đội của mình, chúng tôi đã ra mắt trò chơi, tên "Cities: Skylines." Một trò chơi về xây dựng thành phố. Tôi luôn quan niệm rằng thành phố là một thực thể thống nhất. Đó là điều tôi thấy thú vị vô cùng. Nhưng điều khiến tôi không không hiểu đó là không chỉ tôi nghĩ như vậy. Mọi người yêu quý thành phố. Họ quan tâm và họ có những ý tưởng. Trò chơi đã tạo ra cơn sốt. Cho tới nay, đã nửa triệu người chơi nó. Và đó không đơn thuần chỉ là việc chơi. Chúng tôi thực sự có một hệ thống chia sẻ tuyệt vời. Người chơi tham gia và xây dựng thành phố sau đó họ chia sẻ những sáng tạo này, khoe những gì họ đã thực hiện. Và những gì tôi sắp cho bạn xem là một số thành phố được tạo bởi người chơi. Thông qua trò chơi, bạn thể hiện bản sắc của chính mình, tính sáng tạo, chứ không chỉ vượt qua những thử thách mang tính mô phỏng. Nó thể hiện thành phố của bạn trông như thế nào. Tôi có một vài đoạn phim. Chúng từ YouTube, về một vài trong số những thành phố có thiết kế thú vị nhất mà tôi từng thấy. Chúng hoàn toàn khác nhau, và tôi hy vọng các bạn sẽ thích chúng. Đây là mô hình mang tên "The Netherlands" bởi SIlvarret. Khi bạn bắt đầu chơi, bạn sẽ có một mảnh đất trống. Mảnh đất này dựa trên thế giới thực, nó được biên soạn thủ công trên bản đồ, hoặc bạn có thể tải một thiết kế đã được làm sẵn bởi người khác và chơi trên đó. Nhưng những gì Sivarret đã làm ở đây, những gì mà anh ta muốn làm, chúng không phải một thành phố thực sự. Đây là một thành phố tưởng tượng, mặc dù nhìn nó như thật vậy. Những gì mà anh ấy muốn làm là một thành phố ảo có thể ở Hà Lan. Anh ấy đã nghiên cứu thật kĩ đặc điểm của những thành phố ở Hà Lan và tổng hợp chúng lại, và đấy là sản phẩm anh ấy đã tạo ra. Nó là một thành phố, thành phố ảo, nhưng nó có thể tồn tại. Nó trông giống như Hà Lan, nơi dân sư rất đông đúc. Vậy những gì bạn cần là đường cao tốc, tàu hỏa, bất cứ thứ gì kết nối trung tâm với những thị trấn nhỏ. Dân cư càng đông, nhu cầu đi lại càng tăng, vậy nên đường xá và phương tiện chính là chìa khóa ở đây. Ta hãy bàn sâu hơn nữa về khía cạnh tưởng tượng. Hãy bước vào tương lai. Đây là một trong những sở thích của tôi. Những thiết kế này là cái tôi thích nhất. Đây là mô hình "thành phố xếp tầng" thực hiện bởi Conflictnerd, ý tưởng cốt lõi là bạn sẽ thiết kế những tuyến đường tròn đồng tâm. Thành phố này là một đường tròn lớn với những vòng tròn nhỏ bên trong. Điểm mấu chốt là bạn đưa toàn bộ các dịch vụ vào trung tâm thành phố, và để mọi người sống bên ngoài vòng tròn đó. vì ở đó ít giao thông, ít tiếng ồn, ít ô nhiễm, nên đây chính là nơi bạn muốn sống. Tuy nhiên ta vẫn dễ dàng tiếp cận các dịch vụ. Chúng có ở trong trung tâm. Và đây chính là linh hồn của trò chơi. Người chơi phải hiểu rằng điều gì là mơ ước, điều gì là nhu cầu của những con người nhỏ bé đang sống trong các thành phố. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ mình cần đặt thứ gì ở nơi nào. Chẳng hạn, chỗ này có vẻ không đủ cho một bệnh viện. Đường đến đó cần thông thoáng. Nhân dân thường xuyên cần tới bệnh viện. Và đây là một cách để làm điều đó. Vậy có lẽ đây là điều chúng ta sẽ thấy một ngày nào đó. Và thậm chí trong tương lai. "Astergea" bởi Yuttho. Yuttho làm videp trên Youtube và chơi trò chơi. Anh ấy đã làm một chuỗi 12 tập phim về việc xây dựng thành phố này. Điều anh ấy đã làm là chơi trò chơi, ghi hình nó lại, giải thích tường tận mọi thứ mình đang làm. Và như là một phần của những thước phim này, anh ấy đã phỏng vấn một chuyên gia hoạch định đô thị có tên là Jeff Speck. Speck là một chuyên gia nghiên cứu về người đi bộ trong đô thị. Ý tưởng cơ bản là nếu bạn muốn công dân của bạn đi bộ vì điều đó có ích, bạn cần tạo điều kiện để việc đi bộ cũng được coi như phương tiện di chuyển. Đó phải là một cách tốt để đến được mọi nơi. Những gì Yuttho đã làm là giải thích khái niệm này, anh ta cũng nhờ Speck giải thích nó, và sau đó anh áp dụng vào thành phố anh đang xây dựng. Vì vậy, những gì chúng ta đang nhìn thấy là tầm nhìn của Yuttho về tương lai: phát triển phương tiện công cộng, đường dành cho người đi bộ, quảng trường, những tòa nhà cao tầng được kết nối. Có lẽ đây sẽ là những gì có ở tương lai. Và hệ thống trò chơi đã thực hiện rất tốt điều đó. Chúng ta đang trông thấy một thế giới thực có ở trong trò chơi. Chúng tôi biết rằng một số nhà quy hoạch đô thị dùng nó như một công cụ phác thảo, mặc dù mô phỏng đó không hoàn toàn thực tế, nó đủ thực tế để chứng minh rằng nếu hoạt động hiệu quả trong trò chơi, thì rất có khả năng nó cũng sẽ hiệu quả trong thế giới thực, vậy nên bạn có thể thử nghiệm mọi thứ, kiểm tra liệu giao lộ này có thể phù hợp với một địa thế nào đó. Nếu chúng ta xây dựng một con đường mới, liệu nó có giúp ích gì? Và đây chính là những gì bạn có thể làm với trò chơi này. Một cuộc thi rất thú vị đã được tổ chức bởi thành phố Hämeenlinna ở Phần Lan. Họ tạo cho người thi một vùng đất mới giống vùng đất họ muốn phát triển trong thành phố. Họ tạo lập bản đồ với thành phố có sẵn, để lại một vùng đất trống mà họ muốn phát triển và chia sẻ bản đồ này. Vậy nên bất kỳ ai cũng có thể tải được bản đồ này, chơi trò chơi, xây dựng vùng đất đó và nộp tác phẩm của họ tới Hội đồng thành phố. Họ vẫn chưa xây dựng bất cứ thứ gì trên thực tế, nhưng có lẽ họ sẽ sử dụng một trong những kế hoạch làm ra bởi trò chơi để xây dựng một thành phố có thật. Những đoạn phim chúng tôi đã chiếu cho bạn xem nói về những người sắp đưa ra những giải pháp mới. Các thành phố đang dần tăng trưởng. Chúng ngày càng to lớn hơn khi chúng ta di cư, và tỷ lệ dân cư sống ở thành phố đã đăng lên. Vậy nên chúng ta cần những giải pháp và những con người này, khi chơi trò chơi, họ sẽ thử đưa ra những giải pháp khác nhau. Họ sẽ có những thứ thực sự rất quan trọng. Ta đang thấy là những thành phố trong mơ đang dần trở thành hiện thực. Nên có lẽ rằng nó không chỉ là một trò chơi. Nó có thể là một cách để quyết định số mệnh của chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Có một điều hôm nay tôi phải thừa nhận, nhưng trước tiên, tôi muốn đưa ra một vài câu hỏi thế này. Có bao nhiêu bạn đây có con nhỏ? Và bao nhiêu người thấy tự tin rằng mình biết cách nuôi dạy con cái với cách đúng tuyệt đối? (Cười) OK, lần này thì không thấy nhiều cánh tay giơ lên nữa, và đó cũng là điều tôi muốn nói. Tôi có ba cậu con trai; ba tuổi, chín tuổi và mười hai tuổi. Và giống như các bạn, hay hầu hết bà mẹ, tôi thật sự không biết mình đang làm gì. Tôi muốn chúng sống vui và khỏe mạnh, nhưng lại không biết nên làm thế nào để chắc rằng chúng vui vẻ và khỏe mạnh. Có vô vàn những cuốn sách với đủ các lời khuyên trái chiều, khiến ta bị rối loạn. Nên tôi dành hầu hết thời gian của mình đối phó khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, đã có điều khiến tôi thay đổi vài năm trước, khi tình cờ phát hiện ra một bí mật nhỏ ở nước Anh này. Và điều đó khiến tôi tự tin hơn về cách nuôi dạy con cái của mình, và nó cho thấy cách chúng ta, một xã hội, có thể giúp đỡ tất cả trẻ em. Tôi muốn chia sẻ bí mật đó với bạn hôm nay. 70 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học Anh đã nghiên cứu về cuộc sống của hàng ngàn đứa trẻ trong một dự án khoa học tuyệt vời. Mà chưa từng được tiến hành ở bất kỳ đâu. Việc thu thập thông tin của hàng ngàn đứa trẻ là một việc rất có ảnh hưởng, vì chúng có nghĩa là chúng ta có thể so sánh đứa, học tốt ở trường hay lớn lên thành người khỏe mạnh, vui vẻ hay giàu có, với đứa sống chật vật hơn rất nhiều. sau đó chúng tôi có thể xem qua tất cả thông tin thu thập được và cố gắng để hiểu tại sao cuộc đời của chúng lại khác nhau. Nghiên cứu tại Anh này, thật ra là một câu chuyện hơi điên rồ. Tất cả bắt đầu vào năm 1946, chỉ một vài tháng sau khi thế chiến kết thúc, lúc đó khoa học muốn hiểu rằng một phụ nữ mang thai vào thời điểm đó sẽ như thế nào. Họ tiến hành cuộc khảo sát lớn này trên các bà mẹ kết quả ghi chép được gần như tất cả sự ra đời của các em bé ở Anh, Scotland và xứ Wales trong một tuần. Đó là khoảng 14,000 đứa bé. Những câu hỏi cho các bà mẹ này rất khác so với cái mà hiện nay chúng ta có thể hỏi. Chúng sẽ nghe rất lỗi thời lúc này. Những câu hỏi như, "Khi mang thai, chị có nhận đủ khẩu phần sữa bổ sung 1 lít sữa một ngày không?" "Chị tiêu bao nhiêu tiền vào áo khoác, áo bó bụng, váy ngủ và quần áo lót ?" Và câu hỏi mà tôi thích nhất là: "Ai chăm sóc chồng chị khi chị bận chăm con?" (Cười) Nghiên cứu thời chiến tranh này thực ra có kết quả vô cùng thành công đến nỗi khoa học tiến hành lại. Họ ghi lại sự ra đời của hàng ngàn đứa trẻ vào năm 1958 và hàng ngàn đứa nữa vào năm 1970. Họ làm thêm một lần đầu thập kỉ 90, và một lần nữa vào đầu thiên nhiên kỉ. Tổng cộng đã có hơn 70,000 đứa trẻ tham gia vào các nghiên cứu này xuyên suốt năm thế hệ đó. Và được gọi là nhóm tương sinh nước Anh, các nhà khoa học đã quay lại và thu thập thêm thông tin của tất cả mọi người vài năm một lần từ đó đến nay. Khối lượng thông tin đến giờ thu thập được của những người này thực sự rất đáng kinh ngạc. Bao gồm hàng ngàn phiếu câu hỏi và tốn hàng terabyte dữ liệu máy tính. Giới khoa học cũng xây dựng một ngân hàng lớn về mô, bao gồm gốc tóc, móng tay, răng sữa, và mẫu ADN. Họ thậm chí còn thu được 9,000 nhau thai của một số kì sinh nở, hiện đang được ngâm bảo quản, cất giữ trong một kho an toàn. Toàn bộ dự án này đã trở nên đặc biệt nên, không một nước nào khác có thể theo dõi thế hệ trẻ em kĩ lưỡng, tường tận đến thế. Họ là những người được nghiên cứu kĩ nhất trên thế giới, và nguồn thông tin trở nên cực kỳ giá trị cho giới khoa học, ra đời hơn 6,000 cuốn sách và tài liệu học thuật. Nhưng điều tôi muốn chú tâm hôm nay chỉ là một phát hiện có lẽ là phát hiện quan trọng nhất từ nghiên cứu đáng kinh ngạc này. Cũng chính là điều nổi bật với cá nhân tôi, bởi nó về cách ứng dụng khoa học để phát triển tốt nhất cho con trẻ. Đầu tiên, hãy bàn đến những cái tiêu cực. Thông điệp mạnh mẽ nhất từ nghiên cứu vĩ đại này có lẽ là: đừng sinh ra trong nghèo đói hay khuyết tật, bởi vì nếu thế, bạn rất có thể trải qua một cuộc sống khó khăn. Có nhiều đứa trẻ trong dự án này sinh ra trong gia đình nghèo hoặc lao động thấp, sống ở khu ổ chuột hoặc gặp nhiều khó khăn khác, và rõ ràng những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đó sẽ phải đánh vật với học tập và việc điểm số ở trường. Chúng thường biểu hiện tệ hơn ở trường, kiếm những công việc tệ hơn và tiền lương thấp hơn. Nghe thì có vẻ hiển nhiên, song một vài trường hợp lại cho kết quả khá bất ngờ, khi những đứa có khởi đầu khó khăn đến khi lớn lại lại có vấn đề về sức khỏe. Chúng thường dễ bị béo phì, huyết áp cao, và sau hàng thập kỷ, sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ, sức khỏe kém thậm chí là chết sớm. Đấy là tôi đã nói là chúng xảy ra về sau, nhưng một trong những sự khác biệt này xuất hiện ở độ tuổi cực sớm. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ lớn lên nghèo đói tụt sau gần một năm trong các bài kiểm tra giáo dục so với những đứa nhà giàu, và đó mới chỉ lúc ba tuổi. Sự khác biệt này còn được phát hiện nhiều lần hơn nữa qua các nhóm tuổi. Điều đó cho thấy hoàn cảnh xuất thân có ảnh hưởng rất rõ ràng tới tương lai của mỗi người. Và việc tìm ra căn nguyên là một trong những điều khó giải đáp nhất đến tận bây giờ. Có thể rút ra được thế này. Thứ nhất, để có được một cuộc sống viên mãn, chúng ta, phải chọn bố mẹ cho cẩn thận. (Cười) Đừng sinh ra trong một gia đình nghèo hay khó khăn chật vật. Giờ, tôi chắc rằng bạn đã thấy vấn đề nhỏ ở đây. Chúng ta không thể chọn bố mẹ hay tiền lương của họ, nhưng nghiên cứu tại Anh này vẫn đánh vào quan điểm khách quan bằng việc chỉ ra rằng không phải đứa trẻ nào có khởi đầu bất lợi sẽ dẫn đến hoàn cảnh khó khăn. Như đã biết, nhiều người có khởi đầu vất vả, nhưng lại trở nên thành công, ít nhất ở một lĩnh vực nào đó, dự án này bắt đầu giải thích vì sao. Bài học thứ hai là: cha mẹ rất quan trọng. Trong dự án này, những đứa trẻ có cha mẹ quan tâm, lo lắng, những người có tham vọng cho tương lai, thường sẽ thoát khỏi khở đầu khó khăn đó. Có vẻ như phụ huynh và việc họ làm vô cùng, vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Tôi sẽ ví dụ thế này. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học khảo sát hơn 17,000 đứa trẻ ra đời năm 1970. Họ phân tích toàn bộ thông tin thu thập được để tìm ra nguyên nhân cái gì đã cho phép các đứa trẻ bắt đầu khó khăn ở cuộc sống dù vậy, vẫn tiếp tục và học tốt ở trường. Nói cách khác, điều gì đánh bại sự không may. Số liệu chỉ ra rằng, điều quan trọng hơn hết là ở cha mẹ. Những phụ huynh biết quan tâm, gần gũi với trẻ trong giai đoạn đầu đời rất có thể dẫn đến trẻ học tốt ở trường sau này. Thực tế, những việc bố mẹ làm tưởng chừng nhỏ nhưng lại có tác động tốt tới biểu hiện của con trẻ. Chỉ là lắng nghe và trò chuyện, trả lời âu yếm, dạy chữ và số đếm, đưa chúng đi chơi, đi du lịch. Đọc truyện cho trẻ mỗi ngày cũng thực sự cần thiết. Như ở trong một nghiên cứu, những đứa trẻ được bố mẹ hằng ngày đọc sách cho khi năm tuổi và được phụ huynh quan tâm tới việc học từ lên 10, sẽ rất hiếm khi sống cảnh nghèo khổ ở tuổi 30 so với những trẻ không được bố mẹ quan tâm như vậy. Giờ, có những khó khắn khổng lồ trong việc hiểu rõ loại khoa học này. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng việc mà phụ huynh làm có liên quan tới kết quả tích cực của trẻ, nhưng chúng tôi không biết là liệu có phải những hành động này cho kết quả tốt hay là do yếu tố nào khác nữa. Ví dụ, chúng tôi phải lấy yếu tố gen vào xem xét và đó là một câu chuyện hoàn toàn khác nữa. Nhưng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu này đang cố gắng hết sức tìm ra nguyên nhân và đây là nghiên cứu tôi đặc biệt thích. Trong cái này, họ quan sát thói quen ngủ của khoảng 10,000 đứa trẻ sinh ra đầu thiên niên kỉ. Chúng thường ngủ vào giờ nhất định, hay đi ngủ vào các giờ khác nhau trong tuần? Số liệu chỉ ra những trẻ có giờ giấc ngủ thất thường sẽ có xu hướng bị các vấn đề về cách cư xử và khi chúng thay đổi thói quen sang ngủ đúng giờ thì thấy rõ sự cải thiện hơn về ứng xử, và đó là điều rất quan trọng bởi chính thói quen đi ngủ thực sự giúp ích cho những đứa trẻ đó tiến bộ. Có một vấn đề nữa cần xem xét. Cũng nghiên cứu này, các nhà khoa học quan sát những trẻ đọc sách để giải trí. Có nghĩa là chúng đọc tạp chí, sách ảnh, sách truyện. Số liệu chỉ ra những trẻ thích đọc để giải trí trong nhóm năm và mười tuổi tuổi nói chung, thường sẽ học tốt, với điểm số cao trong các bài kiểm tra. Không chỉ là kiểm tra đọc, mà còn kiểm tra đánh vần và toán học. Nghiên cứu cố gắng loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, bằng cách khảo sát những trẻ thông minh tương đồng và có chung một hoàn cảnh xuất thân, và cho rằng có vẻ việc đọc thực sự giúp ích cho các đứa trẻ đó về việc học và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra sau này. Ở phần đầu, tôi có nói bài học đầu tiên rút ra được là không nên sinh ra trong gia đình nghèo bởi sau này chúng sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Nhưng tôi cũng nói cách dạy dỗ quan trọng, và việc làm bố mẹ tốt, nếu bạn gọi như vậy, có thể giúp trẻ vượt khó và chiến thắng những khó khăn vật chất đầu đời. Nhưng chờ đã, liệu có phải hoàn cảnh sống khó khăn không có ảnh hưởng gì hết? Có thể cho rằng việc một đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo nhưng nếu có bố mẹ tốt, thì chả sao hết, chúng vẫn ổn thôi. Tôi không nghĩ điều này đúng. Rõ ràng ta thấy ảnh hưởng từ cả cha mẹ và cảnh sống. Có một nghiên cứu với số liệu khảo sát những đứa trẻ lớn lên trong cảnh đói nghèo chi phối và kết quả của chúng ở trường. Chỉ ra rằng ngay cả khi bố mẹ chúng đều cố gắng làm mọi điều tốt nhất như cho con ngủ đúng giờ và đọc cho chúng nghe mỗi ngày hay việc khác cũng không thay đổi được nhiều. Làm bố mẹ tốt chỉ giảm được khoảng cách về giáo dục khoảng 50% giữa nhóm trẻ giàu và nhóm trẻ nghèo. Vậy cho nên sự nghèo khó thực sự có một ảnh hưởng lâu dài, và nếu như chúng ta muốn đảm bảo sự thành công và hành vi tốt cho thế hệ sau, cho trẻ em điều kiện sống tốt là một điều cực kỳ quan trọng cần làm. Điều này với tôi và bạn tức là sao? Và điều mà chúng ta ở đây rút ra cho mình là gì? Với tư cách khoa học và nhà báo, Tôi muốn có khoa học trong cách dạy con của mình... và tôi có thể nói với bạn rằng khi bạn la hét với con cái bắt chúng đi ngủ sớm, theo khoa học thì bạn đang làm rất đúng rồi đấy. (Cười) Và có tuyệt không khi nghĩ rằng tất cả mọi thứ ta cần làm để con vui vẻ, thành công là tâm sự, quan tâm về tương lai của chúng, cho chúng đi ngủ đúng giờ, đưa một quyển sách để đọc? Bố mẹ chỉ cần thế thôi. Giờ, như các bạn hình dung, câu trả lời không đơn giản chỉ có vậy. Có một điều, nghiên cứu này nhìn vào hiện thực của hàng ngàn đứa trẻ, trên trung bình, nhưng đâu có nghĩa nó sẽ giúp ích cho con của bạn hay con của tôi hay bất kì đứa trẻ nào. Tóm lại là, mỗi đứa trẻ đều sẽ có lựa chọn con đường đi riêng, và một phần là do bẩm sinh còn lại tất nhiên là từ trải nghiệm trong cuộc sống của chúng, bao gồm các tương tác của chúng với ta, các bố mẹ. Tôi sẽ nói điều tôi đã làm sau khi hiểu được tất cả. Nó khá là xấu hổ. Tôi nhận ra rằng mình đã quá bận rộn với công việc, và mỉa mai thay, học và viết về nghiên cứu tuyệt vời này ở trẻ con Anh, đến nỗi mà có những này tôi hầu như không trò chuyện với các con người Anh của mình. Nên ở nhà, chúng tôi tạo ra thời gian trò chuyện chỉ khoảng 15 phút vào cuối ngày, khi chúng tôi tâm sự và lắng nghe các cậu bé. Tôi giờ cố gắng hơn để hỏi chúng đã làm gì hôm nay, để thấy tôi trân trọng việc con làm trên trường. Đương nhiên, tôi đảm bảo chúng luôn có sách để đọc. Tôi nói tôi có tham vọng cho tương lai của chúng và tôi nghĩ chúng có thể hạnh phúc và làm được điều lớn lao. Tôi không biết liệu những việc đó thay đổi được gì, nhưng tôi tin tưởng rằng nó sẽ không làm hại chúng, thậm chí có thể có ích cho chúng. Cuối cùng, nếu chúng ta muốn những đứa trẻ hạnh phúc, mọi thứ ta có thể làm là nghe theo khoa học và đương nhiên, hãy lắng nghe chính con của mình. Cảm ơn. Tôi đã là nhiếp ảnh gia được 18 năm trước khi bắt đầu Dự án Vi khắc hoạ. Thời điểm đó, tôi chụp cho các chiến dịch quảng cáo toàn cầu Tôi có cơ hội chụp hình cho một vài thần tượng của thế hệ mình và đi khắp thế giới. Tôi đạt được những điều mình muốn trong sự nghiệp, nhưng, vì một vài lý do, tôi vẫn thấy chưa thoả mãn. Những điều khác thường mà tôi đã chụp và trải nghiệm, bắt đầu có chút nhàm chán. Tôi bắt đầu quan ngại về việc nhiếp ảnh dễ bị quên lãng thế nào trong thế giới kĩ thuật số, và tôi rất muốn một lần nữa tạo ra những tấm ảnh có giá trị. Tôi cần một chủ đề khác thường. Đôi lúc tôi ước mình có đôi mắt của một đứa trẻ. Ý tôi là, tôi muốn mình có thể nhìn thế giới như cách đã từng khi là một cậu bé. Việc trưởng thành đi kèm một mối nguy, đó là óc hiếu kỳ bị sự thân quen làm cho câm nín hoặc lu mờ. Là một người sáng tạo hình ành, một trong những thách thức với tôi là thể hiện những điều quen thuộc một cách mới mẻ và thú vị. May mắn thay, tôi có hai đứa trẻ tuyệt vời, chúng vẫn luôn tò mò về thế giới. Sebastian vẫn tò mò về thế giới; vào mùa xuân năm 2014, thằng bé đem vào nhà một con bọ chân chạy từ trong vườn. Chẳng có gì đặc biệt ở con côn trùng này cả, một loài thông thường. Nhưng thằng bé vẫn tò mò, đem nó đến văn phòng của tôi, và chúng tôi quyết định xem nó dưới kính hiển vi, cu cậu có một bộ dụng cụ khoa học được tặng vào Giáng Sinh. Đây là thứ mà chúng tôi đã thấy. Lần đầu nhìn thấy hình ảnh này, tôi bị hút hồn. Đây là lưng của con bọ chân chạy. Lần đầu nhìn thấy, nó làm tôi nhớ đến dải ngân hà. Và nó lúc nào cũng ở ngoài cửa sổ cả. Bạn biết đấy, tôi kiếm tìm một chủ đề khác biệt, và chính đôi mắt và sự hiếu kỳ của Seb đã cho tôi điều đó. Tôi quyết định chụp lại nó cho thằng bé, và đây là những gì tôi đã tạo ra. Tôi hỏi bản thân hai câu hỏi đơn giản. Thứ nhất: Liệu có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng về ánh sáng trong nhiếp ảnh lên một chủ thể dài năm millimet? Cũng như: Liệu mình có thể kiểm soát ánh sáng đó một cách sáng tạo lên nó? Tôi có thực hành trên một số mẫu tìm được, và tìm đến Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Đại học Oxford để xem liệu có thể tiếp cận bộ sưu tập của họ để phát triển dự án. Tôi đến gặp và cho họ xem một số hình ảnh đã chụp được, họ có thể nhìn thấy độ chi tiết mà tôi ghi lại được. Tôi không nghĩ họ đã từng thấy những thứ như vậy, trước đây, và từ thời điểm đó, họ cho phép tôi tiếp cận toàn bộ bộ sưu tập và nhận sự hỗ trợ từ nhà côn trùng học, tiến sĩ James Hogan. Trong vòng hai năm, hai năm rưỡi sau, tôi đã chụp 37 con côn trùng từ bộ sưu tập của họ. Cách tôi làm là, tôi chia côn trùng thành những phần nhỏ và làm việc với chúng như những sinh vật nhỏ bất động. Ví dụ, nếu chụp mắt côn trùng, chúng bóng bẩy và có hình vòm, tôi sẽ dùng nguồn sáng lớn, dễ chịu và có độ tỏa rộng để không có bất cứ đốm sáng nào xuất hiện trên bề mặt ảnh. Nhưng khi tập trung vào cái chân đầy lông thì bố cục ánh sáng sẽ hoàn toàn khác. Tôi làm những bộ phận tí hon đó trở nên đẹp nhất có thể, và làm tiếp cho đến khi có khoảng 20 đến 25 bộ phận khác nhau của một con côn trùng. Vấn đề với nhiếp ảnh ở mức phóng đại cao chính là có rất chiều sâu. Vì vậy, để khắc phục, tôi đặt máy ảnh trên đường ray để có thể tự động dịch chuyển 10 micromet giữa mỗi lần chụp, khoảng một phần bảy độ dày sợi tóc người. Tôi thu được một chồng dày ảnh. Mỗi ảnh có một điểm lấy nét trên toàn bộ đường máy đi. Tôi có thể nén chúng lại để tạo ra một bức ảnh lấy nét toàn bộ từ trước ra sau. Về cơ bản, tôi có được 25 phần đều được lấy nét và có độ sáng đẹp. Mỗi bức ảnh của tôi được tạo thành từ khoảng 8 đến 10.000 ảnh riêng lẻ. Mất khoảng ba tuần rưỡi để hoàn thành và dung lượng file trung bình khoảng 4GB. Do đó, có rất nhiều thông tin để thao tác khi in chúng ra. Và những bản in ở triển lãm vào khoảng 3 mét. Hai tuần trước, tôi có một buổi triển lãm ở Milan, ở đó, chúng tôi có những bản in dài 9 mét. Nhưng tôi nhận ra chúng vẫn có giá trị trong thế giới kỹ thuật số. Nghĩa lý gì khi đổ mồ hôi sôi nước mắt vào những hình ảnh này nếu chúng chỉ được chiếu trên màn hình 500 pixels. Do đó, cùng với Rob Chanlder và Wil Cookson, chúng tôi phát triển một trang web cho phép người xem đắm chìm vào những bức hình đầy đủ 4GB và khám phá tất cả những chi tiết hiển vi. Nếu bạn có thời gian, tôi khuyên bạn hãy ghé trang microsculpture.net và làm một cuộc dạo chơi. Tôi trình diễn tác phẩm lần đầu ở Oxford, kể từ đó, đến Trung Đông. Và giờ, trở lại với châu Âu rồi trong tháng này là Copenhagen Mọi phản hồi đều tuyệt vời. Tôi nhận được email từ khắp nơi trên thế giới từ những giáo viên đang dùng trang web của tôi trong trường. Trẻ em lướt web trên máy tính bảng. Họ phóng to những bức ảnh dể dạy nghệ thuật và sinh học. Đó không phải là kế hoạch cả tôi. Đó chỉ là tác động phụ có ích của dự án. Thực ra, một trong những điều tôi thích ở những triển lãm là nhìn thấy phản ứng của bọn trẻ. Đứng trước một con côn trùng dài 3 mét, lẽ ra chúng phải khóc thốt. Nhưng không. Chúng như bị hút hồn. Cu cậu này đứng đó năm phút, bất động. (Cười) Cuối những buổi triển lãm, chúng tôi phải lau 1/3 phía dưới của những bức hình (Cười) để xóa đi những dấu tay bết dính vì bọn nhóc, tất cả đều muốn chạm tay vào những con bọ to lớn kia. Tôi muốn cho các bạn xem một hình ảnh cuối, liên qua đến Charles Darwin. Một trong những tấm tôi chụp gần đây. Là nó đây. Tôi đang nói về sinh vật trong cái hộp, không phải con mèo Đó là con bọ xít mà Charles Darwin đã đem về từ Úc trên con tàu HMS Beagle năm 1836. Khi đem nó về, tôi đứng trong nhà bếp ngắm nghía nó khoảng 20 phút. Tôi vẫn không tin được mình đang sở hữu sinh vật đẹp đẽ này. Vào thời điểm đó, tôi nhận ra nó làm cho dự án của tôi trở nên có giá trị. Việc bảo tàng mạo hiểm cho phép tôi chơi với nó cho thấy rằng những tấm ảnh của tôi có giá trị, chúng không phải đồ dùng một lần. Và đây là những hình ảnh mà tôi tạo ra. Khi nhìn chúng, tôi vẫn tự hỏi, Charles Darwin sẽ làm gì với những hình ảnh này? Ông ấy sẽ thích bức ảnh con bọ xít của mình chứ? Mong là có. Nên, (Vỗ tay) tôi nghĩ nó lạ đời. Tôi làm hình ảnh, tôi làm sáng tạo nhưng tôi vẫn cần đôi mắt trẻ thơ để tìm thấy chủ thể khác thường cho mình. Là như vậy đấy. Tôi chỉ có thể nói, cảm ơn con rất nhiều, Sebastian; Bố thật sự biết ơn. Xin cảm ơn. Billy Pilgrim không thể ngủ vì biết một tiếng nữa, người ngoài hành tinh sẽ đến bắt cóc mình. Anh biết điều đó vì đã "thoát khỏi" sự trói buộc của thời gian, khiến anh trải nghiệm cuộc sống không theo thứ tự thời gian. Trong tác phẩm Slaughterhouse-five (Lò sát sinh số năm) của Kurt Vonnegut, Billy du hành xuyên không đi đi về về giữa thời thơ ấu đến Grand Canyon, tuổi trung niên làm bác sĩ nhãn khoa, đến thời gian bị giam cầm tại sở thú liên thiên hà, chịu nhục nhã khi làm tù nhân chiến tranh, và những khoảng thời gian khác. Tên và các chất liệu cấu thành Lò sát sinh số năm đến từ chính trải nghiệm của Vonnegut trong Thế chiến thứ hai. Là tù nhân chiến tranh, ông bị giam tại một lò mổ cũ ở Dresden, trú ẩn trong một căn hầm chứa thịt dưới lòng đất, khi quân Đồng Minh ném bom thành phố. Khi cùng các tù nhân khác thoát khỏi hầm, họ phát hiện Dresden đã bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến tranh, với nỗ lực thấu hiểu hành vi con người, Vonnegut đã nghiên cứu một mảng lạ trong nhân chủng học: tạo hình câu chuyện. Ông khẳng định nó cũng thú vị như hình dáng của chiếc bình hay mũi giáo. Để làm điều đó, ông phác thảo số phận nhân vật chính suốt toàn bộ câu chuyện. Những đường cong kì lạ hé mở những điểm tương đồng trong cổ tích và thần thoại phổ biến trong nhiều nền văn hóa. Nhưng hình dạng này được cho là thú vị hơn cả. Trong câu chuyện như thế này, không thể phân biệt được vận may rủi của nhân vật. Vonnegut cho rằng nó phản ánh chân thật nhất cuộc sống, nơi ta là kẻ ngốc đối mặt với hàng loạt sự kiện ngẫu nhiên, không tài nào đoán nổi những tác động lâu dài của chúng. Ông nhận thấy đường nét đẹp, gãy gọn trong nhiều câu chuyện mâu thuẫn với thực tế, và quyết định thử nghiệm may rủi bất định trong chính các tác phẩm của mình. Bên cạnh việc bỏ qua vận số rõ ràng, Vonnegut cũng bỏ qua trình tự thời gian. Thay vì viết theo mạch thời gian từ đầu đến cuối, trong tác phẩm của ông, "Mọi khoảnh khắc từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai luôn cùng tồn tại." Người hành tinh Tralfamadore xuất hiện trong nhiều tác phẩm của ông, cùng lúc, cảm nhận mọi khoảnh khắc. Họ "có thể thấy các ngôi sao đến và đi về đâu, nên thiên đường luôn đầy ắp những dải sáng lấp lánh." Dù có thể thấy được mọi thời điểm, họ không can thiệp vào tiến trình thời gian. Khi người Tralfamadore bình thản trước những điều không kiểm soát được, các nhân vật của Vonnegut vẫn đang làm quen với nó. Trong The Sirens of Titan (Những yêu nữ của thần Titan), khi tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống trong vũ trụ bao la, họ chắng tìm được gì ngoài "chủ nghĩa anh hùng sáo rỗng, hài rẻ tiền và những cái chết vô nghĩa" Rồi khi đang có vận tốt, trên "tiến trình vô tận của thời gian", người đàn ông và con chó của mình thấy thảm cảnh tương lai của Trái đất, nhưng không thể thay đổi được gì. Dù câu trả lời dễ dàng không bao giờ sẵn có, cuối cùng, họ kết luận ý nghĩa cuộc sống là "yêu thương và được yêu thương." Trong Cat’s Cradle (Nôi Mèo), nhân vật của Vonnegut theo đuổi một giá trị sống khác: Bokonism một tôn giáo dựa trên những lời nói dối vô hại, được các tín đồ công nhận. Dù đều biết Bokonon nói dối, họ vẫn sống theo những giáo lý này, và điều đó tạo nên niềm hy vọng thực sự. Họ tụ thành nhóm gọi là Karasse, gồm những người "gặp gỡ tình cờ, nhưng lựa chọn gắn kết với nhau"- có cùng mục đích. Đừng nhầm lẫn họ với Granfalloon, những người gắn kết nhưng không cùng ý chí, như cùng quê, cùng đảng phái chính trị hay thậm chí, cùng chung đất nước. Dù có cái nhìn bi quan về thực tại, Vonnegut vẫn tin chắc rằng: "Chúng ta ở đây để giúp nhau vượt qua nó, dù nó có là gì đi nữa." Ta có thể mệt mỏi và chán nản nhưng bên cạnh sự nghiệt ngã, Vonnegut đã lồng ghép vào những hi vọng. Một cái tôi khác của ông, Kilgore Trout, đã đưa ra một ví dụ: Hai hạt men rượu "tranh luận về ý nghĩa cuộc sống khi đang hấp thu đường và chìm trong các chất chúng tạo ra." Với trí thông minh có hạn, chúng không bao giờ đoán được mình đang tạo ra sâm banh." Bất chấp việc khẳng định sự hiện diện của ta là vô nghĩa bất chấp mối quan tâm sâu sắc về sự hiện diện của con người, Vonnegut cũng đề xuất một khả năng nhỏ, cuối cùng, có thể ta sẽ tạo ra một điều tốt đẹp. Và nếu điều này không tốt, thì thứ gì mới là tốt chứ? Mình đứng trên sân khấu trước những người nầy để làm gì đây? (Tiếng cười) Chạy đi! (Tiếng cười) Chạy ngay! Đó là tiếng nói của căn bệnh lo âu của tôi. Ngay cả khi không có chút gì sai, mọi thứ đều ổn, tôi thỉnh thoảng bị chìm trong cảm giác như là tận thế, cứ như là sự nguy hiểm đang quanh quẩn đâu đây. Các bạn biết đó, vài năm trước, tôi được chẩn đoán mắc bệnh lo âu và trầm cảm, hai chứng bệnh thường đi đôi với nhau. Có một thời gian tôi không thổ lộ chuyện này với bất kỳ ai, nhất là ở trước một đám đông. Là một phụ nữ da màu, tôi phải học cách trở nên kiên cường một cách phi thường để thành công. Và cũng như nhiều người trong cộng đồng của mình, tôi đã quan niệm sai rằng trầm cảm là dấu hiệu của yếu đuối, một cá tính xấu, Nhưng tôi không yếu đuối. Tôi là một người có nhiều tham vọng. Tôi đã có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực truyền thông, và có một sự nghiệp đáng nể trong lĩnh vực phim ảnh và truyền hình. Tôi, thậm chí, đã đạt hai giải Emmy cho nỗ lực chăm chỉ của mình. Vâng, tôi đã tận sức. Tôi đánh mất hứng thú với những thứ tôi từng thích, hầu như không ăn uống, vật vã với chứng mất ngủ cảm thấy đơn độc và kiệt sức. Nhưng trầm cảm ư? Không, không phải là tôi. Phải mất nhiều thời gian tôi mới thừa nhận nó. Nhưng bác sĩ nói đúng. Tôi đã bị trầm cảm. Nhưng tôi đã không nói với bất cứ ai về bệnh tình của mình. Tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi không nghĩ mình có quyền bị trầm cảm. Tôi có một cuộc sống khá tốt, với gia đình hạnh phúc và sự nghiệp thành công. Và khi nghĩ về những điều khủng khiếp mà tổ tiên của tôi đã trải qua trên đất nước nầy để tôi có một sống tốt hơn, tôi càng thấy xấu hổ. Tôi đã được đứng trên vai của họ. Làm sao tôi có thể làm họ thất vọng? Tôi cố gắng ngẩng cao đầu, nở nụ cười và không bao giờ hé môi. Vào ngày 4 tháng 7 năm 2013, thế giới của tôi đổ vỡ. Ngày mà tôi nhận cuộc gọi từ mẹ nói rằng cháu trai 22 tuổi của tôi Paul, đã chọn kết liễu đời mình sau nhiều năm chống chọi với trầm cảm và lo âu. Cõi lòng tôi tan nát, không có từ ngữ nào diễn tả được. Paul và tôi rất thân nhau, nhưng tôi không hề biết thằng bé đau khổ đến như vậy. Chúng tôi không ai nói với ai về sự vật vã của chính mình. Sự xấu hổ và nỗi sợ tai tiếng khiến cả hai chúng tôi im lặng. Giờ đây, tôi giải quyết nghịch cảnh bằng cách đối diện với nó, tôi dành hai năm kế tiếp tìm hiểu về trầm cảm và lo âu và những tôi tìm thấy thật khó mà tưởng tượng. Tổ chức Sức khoẻ Thế giới báo cáo rằng trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau ốm và tàn tật trên thế giới. Người ta vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra trầm cảm, nhưng nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh tâm thần, ít nhất một phần, là do sự mất cân bằng hoá học trong não, và/ hoặc do khuynh hướng di truyền. Thế nên, bạn không thể muốn hết bệnh là hết. Đối với người Mỹ da đen, những căng thẳng như phân biệt chủng tộc và bất công giai cấp làm tăng thêm 20% nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần. Nhưng tỷ lệ tìm đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần chỉ bằng một nửa so với người Mỹ da trắng. Một trong những lý do là họ sợ mang tiếng, 63% người Mỹ da đen quan niệm sai lầm rằng trầm cảm là yếu hèn. Đáng buồn là tỉ lệ tự tử ở những đứa trẻ da đen tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Nhưng có một tin tốt là 70% người mắc trầm cảm cảm thấy tốt hơn nhờ trị liệu, điều trị và thuốc men. Biết được thông tin trên, tôi đã quyết định rằng: mình sẽ không im lặng nữa. Với sự đồng ý của gia đình, tôi chia sẻ câu chuyện của chúng tôi với hy vọng làm dấy lên dư luận trên toàn quốc. Bạn tôi, Kelly Pierre-Louis, nói: "Sự mạnh mẽ đang giết chết chúng ta." Cô ấy nói đúng. Chúng ta cần bỏ đi những quan niệm già nua mệt mỏi của phụ nữ da đen kiên cường và đàn ông da đen siêu nam tính, vẫn đứng lên và chiến đấu. sau bao nhiêu lần bị quật ngã. Có cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Có cảm xúc cho ta thấy mình là con người. Phủ nhận đặc tính con người, khiến ta cảm thấy trống rỗng bên trong, ta tìm cách tự cứu chữa để lấp đầy lổ trống. Liều thuốc mà tôi từng dùng là tham vọng. Giờ đây, tôi công khai chia sẻ câu chuyện của mình, và kêu gọi mọi người cùng chia sẻ, Tôi tin nó sẽ giúp những người đang âm thầm đau khổ biết rằng họ không cần phải chịu đựng một mình và với sự giúp đỡ họ sẽ được chữa lành. Hiện giờ, tôi vẫn còn phải đánh vật, đặc biệt với sự lo âu, nhưng tôi đã kiểm soát được nó bằng thiền và yoga mỗi ngày và chế độ ăn uống lành mạnh. (Tiếng cười) Nếu cảm thấy mọi thứ bắt đầu xoắn ốc, tôi sẽ đặt lịch hẹn với bác sĩ tâm lý, một phụ nữ da đen năng động tên Dawn Armstrong, một người rất hài hước và cảm giác thân quen mà bà mang lại an ủi cho tôi. Tôi sẽ mãi hối tiếc vì đã không ở bên cháu trai mình. Nhưng thật lòng, tôi hy vọng mình có thể động viên người khác bằng bài học mà mình đã trải qua. Cuộc đời rất đẹp. Đôi lúc nó hỗn độn và luôn không thể đoán trước Nhưng tất cả rồi sẽ ổn khi bạn có những trợ giúp giúp bạn vượt qua. Tôi hy vọng rằng nếu gánh nặng của bạn là quá sức, bạn cũng sẽ tìm sự giúp đỡ. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện và kết thúc bằng một cuộc cách mạng (Cười lớn) Bạn đã sẵn sàng chưa? Khán giả: Rồi! Câu chuyện là thế này. Tôi luôn mơ ước trở thành một diễn viên. Khi còn nhỏ, tôi đã cảm nhận được sự kì diệu của việc kể chuyện và mong muốn trở thành một phần của nó. Ở tuổi 21, tôi tốt nghiệp Học viện Sân khấu Nghệ thuật Hoa Kì tại thành phố New York. Tôi cực kì hào hứng và sẵn sàng để có một vai diễn tốt như Meryl Streep Bà tôi đấy, không phải Meryl Streep đâu. (Cười lớn) Giờ thì bạn cần hiểu rằng tôi được nuôi lớn bởi một nhà nữ quyền mạnh mẽ. Để tôi nói rõ hơn nhé: Khi lên năm lên sáu, tôi cực kì mê "The Sound of Music", tôi chạy khắp nhà, hát vang: "Tôi 16 sắp sang tuổi 17", ngày nào cũng thế. Thế là mẹ kêu tôi đến và nói chuyện một cách nghiêm túc: "Nghe mẹ nói đây'. Mẹ không có ý rằng con không được hát bài đó, nhưng nếu con muốn mẹ cần con hiểu rằng bài hát đó đang ủng hộ vấn đề về giới cực kì phức tạp." (Cười lớn) Và câu chuyện bắt đầu. Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ bị ngăn cấm làm điều gì vì là phụ nữ cả. Và tôi tốt nghiệp. Tôi bắt đầu thử vai và dần làm quen với nó. Nhưng tôi bắt đầu nhận thấy những vai diễn dành cho phụ nữ thì rất tệ. Hãy nhớ -- Tôi muốn diễn những vai nữ thông minh, ngang tàng, khó hiểu, thú vị, rắc rối, tự tin. Như Meryl vậy. Và bất thình lình, tôi phải cạnh tranh với 300 phụ nữ xinh đẹp và tài năng khác cho những vai như "Vai [Phụ nữ]: Không có lời thoại. Chỉ cần đứng trên ban công, trông thật đáng thương, và trở vào nhà. Chỉ hở nửa người." (Cười lớn) "Vai [Sarah] Tình yêu của Brian. Hấp dẫn, đáng yêu và ve vãn. Cô gái lý tưởng và phần thưởng cho Brian xuyên suốt bộ phim." "Vai [Mẹ] Một phụ nữ miền Nam chấp nhận sống với mục đích duy nhất trong đời là chăm sóc chồng mình." "Vai [Abby] Xem việc bị hãm hiếp tập thể là bình thường cùng với việc trình diễn điệu nhảy của thế kỉ 19. (Cười lớn) Đó là những ghi chú thật trong khâu chọn vai. Sau đó, tôi đã nói với quản lý vấn đề này: "Tôi cảm thấy mình vẫn chưa có những vai diễn thực sự, khiến mình cảm thấy phấn khích". Ông trả lời: "Ừ. Tôi cũng không biết nên giải quyết thế nào. Cô quá thông minh để vào vai phụ nữ thế kỉ 20 và không đủ xinh đẹp để nhận những vai nóng bỏng. Vì thế, hãy trở lại khi cô 35 tuổi (Cười lớn) Tôi nói: ''Ôi, thật ngớ ngẩn. Tôi tưởng khi 35 tuổi mới là lúc tôi quá tuổi để có thể vào vai những bà mẹ 20 tuổi." Ông ấy nói: ''Đúng vậy''. (Cười lớn) Đó là điều dĩ nhiên mà. Sau chuyện này khoảng gần một năm sau, khi ăn trưa với một người bạn gái là diễn viên, chúng tôi đã nói về chuyện vô lý này. Chúng tôi quyết định. Không vấn đề gì. Chúng tôi sẽ tự làm phim. Và tôi sẽ viết về hai nhân vật nữ khó hiểu. Và chúng tôi đã làm bộ phim này. Tình cờ là chúng tôi đã thuê một đoàn làm phim toàn nữ: biên kịch, đạo diễn, sản xuất và chủ đề là hai người phụ nữ. Chúng tôi nhanh chóng có cuộc gặp tại văn phòng một nhà sản xuất phim có tiếng, ông ta nói: ''Được rồi, các cô gái. Các cô biết mình sẽ phải thuê một nam sản xuất có kinh nghiệm đúng chứ? Để nhà đầu tư tin tưởng mà chi tiền." Hết lần này đến lần khác, người ta nói với chúng tôi: ''Không ai hứng thú với những bộ phim về nữ giới đâu, cô nên làm về chủ đề khác đi. Đó là điều bình thường mà." Chúng tôi vẫn quyết làm bộ phim ấy. Chúng tôi gom được 80.000 đô la. Chúng tôi đã làm được và mọi thứ diễn ra rất tốt. Bộ phim góp mặt trong nhiều sự kiện và nhận được nhiều giải thưởng Thật tuyệt vời và phấn khích. Nhưng những trải nghiệm cứ đeo bám. Và tôi quyết định chia sẻ về chúng. Lần đầu tiên, trong phần hỏi đáp sau buổi công chiếu, tôi được mời tham gia bàn luận tại các sự kiện. Điều tuyệt vời là khi nói chuyện với khán giả và mọi người, về ngành công nghiệp điện ảnh, phản ứng chung đều như thế này ''Ôi chúa tôi! Thật kinh khủng. Chúng ta phải làm gì đây?" Nhưng tại những buổi gặp quy mô hơn, một người được đề cử Oscar bất ngờ nói với tôi: ''Nghe này, tôi hoàn toàn đồng ý với những gì cô nói Nhưng hãy cẩn thận về nơi mà cô chia sẻ nó." Một nhà sản xuất phim đạt giải Oscar nói cô ấy không cho rằng đấu tranh cho phụ nữ là ý tưởng hay. Đó đã như vậy rồi, Và đó lý do mà sự phân biệt giới vẫn tiếp tục vào năm 2016, đúng chứ? Hầu hết diễn ra thường xuyên, thậm chí là một cách vô thức. Điều đó diễn ra vì mọi người đang cố để hòa nhập với một hệ thống đã có. Nó diễn ra, có lẽ vì mục đích đơn thuần là để dạy những phụ nữ trẻ rằng thế giới đã là ''như thế''. Vấn đề là nếu chúng ta không hành động, thế giới sẽ như vậy mãi. Tại sao bạn cần quan tâm vấn đề này? Đúng không? Chúng ta cũng đang đối mặt với những vấn đề quan trọng khác Chỉ là ngay lúc này, sẽ thế nào nếu tôi không tìm được việc hay bạn bị kẹt xem "Transformer 17"? (Cười) Được rồi, hãy nói theo cách này, năm mà bộ phim Jaws ra mắt, người Mỹ bất ngờ liệt kê ''Cá mập'' là một trong 10 thứ họ sợ nhất. Năm 1995, BMW trả bên nhượng quyền phim James Bond ba triệu đô để James Bond, thay vì lái chiếc Aston Martin, chuyển sang chiếc BMW Z3. Việc đó kéo theo nhiều người chuyển sang mua chiếc BMW 23, giúp BMW kiếm được 240 triệu đô chỉ tính riêng cho đơn hàng đặt trước. Năm mà hai bộ phim ''Brave'' "Hunger Games'' ra mắt số lượng phụ nữ học bắn cung tăng lên 105%. (Cười lớn) Nghiên cứu chỉ ra rằng những bộ phim bạn xem không chỉ ảnh hưởng đến sở thích của bạn mà còn ảnh hưởng đến việc chọn nghề nghiệp, cảm xúc, các mối quan hệ, sức khỏe tinh thần, thậm chí, tình trạng hôn nhân của bạn. Vậy giờ, hãy thử xem xét: Nếu bạn dành hầu hết cuộc đời để xem phim Mỹ, 95% những bộ phim ấy đều được sản xuất bởi nam giới. Và đâu đó, từ 80 đến 90% nhân vật chính trong phim mà bạn từng xem đều là nam giới. Thậm chí, chỉ trong năm năm gần đây, 55% số lần bạn thấy một phụ nữ trong phim đều là trần truồng hoặc hở hang. Hình ảnh đó ảnh hưởng đến bạn. Đến tất cả chúng ta. Khó mà hình dung nó ảnh hưởng tới ta nhiều như thế nào bởi ta đã quá quen với nó. Những câu chuyện và những bộ phim đều mới mẻ không phải tầm phào. Chúng thực ra là cơ chế mà thông qua đó, ta đúc kết trải nghiệm sống. Là cách ta hiểu về thế giới và vị trí của mình trong đó. Là cách ta biểu lộ sự đồng cảm cho những ai có trải nghiệm khác biệt với mình. Và giờ đây, tất cả những điều đó đang bị thu hẹp thông qua duy nhất một lăng kính. Dù đó không phải là một quan điểm xấu nhưng những quan điểm khác vẫn xứng đáng được lắng nghe. Thế giới sẽ khác biệt thế nào nếu tất cả những câu chuyện ấy được kể? Vậy ta nên làm gì ? Chắc đây là lần đầu tiên nhiều bạn được nghe. Nhưng nhiều người chúng tôi trong ngành điện ảnh đã dành nhiều năm rất nhiều người dành còn nhiều thời gian hơn tôi để diễn thuyết, thảo luận, viết bài, làm nghiên cứu, thậm chí, hét vào mặt Hollywood để yêu cầu can thiệp. Chúng tôi đã thực sự hét vào mặt họ. Có điều, mới đây, Paramout và Fox đã đưa ra thông tin 47 bộ phim họ phát hành từ nay đến 2018, không có bất cứ bộ phim nào có đạo diễn là nữ. Vì vậy, tôi bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ rằng việc chờ đợi Hollywood nhận thức có thể không phải là ý hay. Thực ra, tôi nghĩ khi một giai cấp thống trị nhỏ có tất cả tiền, quyền, nguồn lực, họ sẽ chẳng hứng thú gì với việc từ bỏ nó. Nên sẽ không có gì thay đổi nếu yêu cầu hay thậm chí là thét vào mặt họ. Bạn phải tạo nên sự thay đổi đó thông qua một cuộc cách mạng. Đừng lo lắng, tôi hứa với bạn, tại đây, ngay lúc này, ngày hôm nay, rằng số người thương vong sẽ rất thấp. (Cười lớn) Tước khi nói về kế hoạch gồm bốn điểm cho cuộc cách mạng-- Vâng, tôi có kế hoạch bốn điểm đấy -- Tôi có hai tin tốt và quan trọng cho bạn. Tin tốt đầu tiên là: Đã có nhà làm phim là nữ. (Chúc mừng và vỗ tay) Vâng ! tôi biết (Vỗ tay) Chúng tôi tồn tại! Chúng tôi tốt nghiệp từ trường đào tạo làm phim cùng tỉ lệ với nam giới là 50% Chúng tôi hiện giờ đã có 50 nhà làm phim nữ. Vấn đề là ngay cả với những bộ phim kinh phí nhỏ, hay rất ít kinh phí, chúng tôi chỉ mới chiếm 18 phần trăm. Đến những bộ phim lớn hơn, trong phạm vi ngân sách 1-5 triệu đô, tỉ lệ này giảm xuống còn 12%. Sang đến phim thuộc hệ thống studio, chúng tôi chỉ còn năm phần trăm. Tôi biết vài người trong các bạn sẽ nhìn vào điều này và thầm nghĩ: ''Chà, có lẽ phụ nữ không giỏi làm phim." Và đó không phải là câu hỏi ngớ ngẩn. Chúng ta muốn tin điện ảnh là nơi trọng dụng nhân tài, đúng chứ? (Cười) (Cười lớn) Nhưng hãy nhìn vào quỹ đạo này. Bạn hoặc phải chấp nhận rằng nữ giới chỉ giỏi bằng 5% nam giới, điều mà tôi không đồng ý, hoặc chấp nhận có những vấn đề mang tính hệ thống ngăn chúng ta bước từ vị trí này đến vị trí khác. Tin tốt là chúng tôi tồn tại và có cả một nguồn tài năng lớn chưa được khám phá ngoài kia. Tin tốt thứ hai là, là tin cực kì tốt. Phim về phụ nữ và được làm bởi phụ nữ thì thu được nhiều tiền hơn. Vâng! Vâng ! Là sự thật (Reo hò và vỗ tay) Đó là sự thật. Mới đây The Washington Post đã đưa ra nghiên cứu cho thấy phim nói về phụ nữ kiếm nhiều hơn 23 cents trên mỗi đô so với những phim khác. Hơn thế, tôi và đồng nghiệp tiến hành một nghiên cứu so sánh 1700 bộ phim được làm trong năm năm qua và khi nhìn vào khoản lợi tức đầu tư trung bình bộ phim ấy kiếm được bao nhiêu nếu một nam và nữ lần lượt đảm nhiệm vị trí đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch, diễn viên chính, Theo từng vị trí trên khoản lợi tức đầu tư sẽ cao hơn nếu họ là phụ nữ. Sự thật: 51% vé xem của tất cả bộ phim đều do phụ nữ mua. Phim về họ và bởi họ kiếm được nhiều tiền hơn. Và tất nhiên, ít nhất một phần nam giới đều ưa chuộng phụ nữ. (Cười lớn) Có thể nói, phim của phụ nữ không chỉ dành cho họ. Nhưng, Hollywood chỉ nói rằng 18% phim của họ là phim của phụ nữ. Vậy những gì còn lại là một lượng khán giả khổng lồ và tiềm năng lợi nhuận chưa được khai phá. Chúng tôi tồn tại và có những câu chuyện muốn kể. Rất nhiều câu chyện là đằng khác Bỏ ngoài tai những điều được nghe: bạn muốn thấy chúng. Vần đề là, có thứ này, hãy gọi nó là Hollywood. (Cười lớn) Không, tôi đùa đấy; tôi từng gặp vài người tử tế tại Hollywood - Hollywood ngăn chúng tôi đến với các bạn. Đây là kế hoạch bốn điểm của tôi cho cuộc cách mạng tất cả các bạn, tại đây, dù nam hay nữ, bất kì đâu trên thế giới phải chung tay. Đây không phải cuộc cách mạng dành riêng cho nữ giới, mà cho bất kì ai bị tước quyền, bất kì ai mà câu chuyện chưa được kể theo những cách tương tự, tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng này. Kế hoạch bốn điểm của tôi gồm Thứ nhất: xem phim. Cách mạng thật tuyệt, đúng chứ? (Cười) Đầu tiên, tôi muốn nói với những bạn xem phim. Ở đây, ai xem phim nhỉ? Tuyệt lắm! Bạn có cam kết xem mỗi tháng một bộ phim làm bởi phụ nữ không? Thế thôi, hãy bắt đầu đi. Để tìm những bộ phim như thế, hãy lên trên trang moviesbyher.com. Một cơ sở dữ liệu rất dễ tìm kiếm những bộ phim được làm bởi phụ nữ. Ngay khi bắt đầu xem những bộ phim này, tôi muốn bạn chú ý đến những diễn viên nữ Có bao nhiêu diễn viên nữ? Họ mặc gì? Hay không mặc? Họ làm những việc ngầu chứ? hay chỉ xuất hiện để hỗ trợ cảm xúc cho nam giới? Một khi bạn xem những bộ phim này, bạn sẽ không thể làm ngơ. Khi bạn chú ý, nó sẽ thay đổi cách nhìn của bạn. Nó đã lan rộng ra thị trường và sẽ tiếp tục lan rộng lơn nữa. Bước hai: Làm phim. Điều tôi muốn nói với những nhà làm phim nữ là: Chúng tôi cần bạn phải thật sự mạnh mẽ. Việc làm phim sẽ khó khăn hơn với các bạn. Và thật sự, sẽ có một nền công nghiệp không ngừng nói với các bạn rằng câu chuyện của bạn chẳng hay ho gì. Và chúng tôi cần bạn tiếp tục làm. Mười tám phần trăm trong dòng phim có ngân sách vi mô ấy là do chúng ta. Đừng chờ sự cho phép. Đừng chờ người khác đến giúp bởi 95% sẽ nói rằng họ không giúp bạn đâu. Hãy gọi quỹ từ cộng đồng. Hãy viết thư cho những người quen biết. Tôi biết điều ấy khó thế nào nhưng bạn phải làm bộ phim của bạn. - bây giờ, ngay hôm nay, phim dài, không phải ngắn. Có những khán giả đang rất muốn xem. Bước ba: đầu tư vào nhau. Những nhà làm phim nữ ơi, tôi thấy ta cần dừng việc lãng phí năng lượng vào một hệ thống không cần chúng ta. Ta cần tìm khán giả cho mình và đầu tư vào họ. Nếu ta có thể tìm cách để làm phim và đem chúng đến với những khán giả muốn xem chỉ vậy thôi. Đó là toàn bộ cuộc đua. Dù họ có làm bất kì điều gì ở phần giữa sẽ không còn quan trọng nữa. Khán giả, hãy đầu tư cho chúng tôi. Giúp chúng tôi làm ra những bộ phim bạn muốn xem. Nếu bạn muốn góp $25 cho một nữ làm phim từ quỹ cộng đồng, tuyệt, hãy làm điều đó. Nếu có thể đầu tư nghiêm túc hơn giúp chúng tôi vượt qua rào cản triệu đô, hãy làm điều đó. Nhưng là đầu tư để xem phần còn lại của câu chuyện. Bước bốn: gián đoạn thông qua thương mại. Bây giờ, tôi muốn nói với những doanh nhân và các nhà khởi nghiệp. Điều này không thường xuyên xảy ra trên thế giới, nhưng ngay tại đây, ta có một tình huống vàng nơi bạn có thể đưa ra thay đổi quan trọng trong xã hội nhưng vẫn kiếm được tiền. Hollywood là một hệ thống chín muồi cho sự chia rẽ. Mô hình tài chính và phân bổ đang sụp đổ, hãy bước vào và lật đổ nó. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ Cùng vài người phụ nữ phi thường, tôi đang đề khởi "Quỹ 51". Một quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tài trợ cho những phim được viết, chỉ đạo và sản xuất bởi phụ nữ trong phạm vi cao từ 1-5 triệu đô. Chúng tôi sẽ cho một lượng đáng kể nhà làm phim nữ cơ hội làm những bộ phim của mình và sẽ đem chúng đến với khán giả muốn xem. Tốt cho sự bình đẳng, tốt cho kinh doanh. Đó chỉ là một ví dụ, chúng tôi cần nhiều hơn, Còn chỗ cho rất nhiều người nữa. Hãy để tôi nói với bạn: Hollywood đang để tiền trên bàn Đến lấy nó đi. (Vỗ tay) Nghe có vẻ quá nhiều thứ nhưng thật sự khả thi. Hệ thống không thay đổi bởi bạn đang yêu cầu những người có trách nhiệm, chúng thay đổi bởi những ai không có được cái họ muốn đều đứng lên và tạo ra thay đổi . Bạn có muốn không? Tôi muốn thấy điều mà 51% dân số còn lại phải nói. Tôi muốn xem những bộ phim dạy tôi về những người khác biệt hơn tôi. Tôi muốn nhìn thấy hình mẫu không hoàn hảo của phụ nữ trong phim. Tôi muốn những bé trai có cơ hội để đồng cảm với những nhân vật nữ ấy để họ trở thành những đàn ông trưởng thành hơn. Tôi cực kì muốn gửi đến những bé gái, người chưa có hình mẫu thực sự, cơ hội để xem trên phim và nhìn thấy phụ nữ đang làm được những gì cô ấy khao khát. Đây không phải việc khiến một nền công nghiệp trở nên tốt hơn. Nhưng là kiến tạo một thế giới tốt hơn. Bạn sẽ tham gia chứ? Thời gian chờ đợi đã hết rồi. Giờ là thời điểm cho cuộc cách mạng. (Chúc mừng và vỗ tay) "Robam kbach boran," hay nghệ thuật của điệu múa Khmer cổ điển, đã được hơn 1,000 tuổi. Nó được phát triển dựa trên những động tác của lễ cầu mưa và sự màu mỡ, và sự phồn vinh cho một xã hội nông nghiệp. Vũ công gồm cả nam và nữ được mời tới các ngôi đền nơi mà họ là cầu nối giữa thiên đường và trần gian. Điệu nhảy của họ mang lời cầu nguyện của người dân tới thánh thần, và ý định của các vị thần thánh được truyền lại thông qua những người đó tới người dân và vùng đất. Có rất nhiều động tác uốn cong trong điệu nhảy Khmer. Lưng uốn vòng cung, hai đầu gối cong xuống, các ngón chân cái cuộn lại hai khủy tay gập vào và các ngón tay cong ra sau. Tất cả những đường cong này tạo nên một ấn tượng về hình rắn và điều này rất quan trọng vì trước khi có các tôn giáo lớn, người Khmer và mọi người trên thế giới đều áp dụng thuyết duy linh. Rắn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng vì trong sự di chuyển linh hoạt của mình, con rắn đã bắt chước dòng chảy của nước Cho nên gợi ra rắn trong cơ thể khi múa gợi lên hình ảnh các con sông cắt qua Trái Đất: gợi tới dòng chảy của sự sống. Như các bạn thấy, Điệu nhảy Khmer cổ điển là sự biến đổi của tự nhiên, của cả thế giới vật chất và thế giới nội tâm trong ta. Chúng tôi chủ yếu có 4 cử chỉ tay. Liệu chúng tôi có thể sử dụng chúng cùng lúc không? Có ư? Vâng, đúng rồi. Đây là một cái cây. Cái cây sẽ lớn lên, và ra lá. Sau khi ra lá, Cây sẽ ra hoa, và sau khi có hoa, cây sẽ cho quả. Quả sẽ rụng xuống và một cây mới lại mọc lên. Và trong 4 cử chỉ tay này vòng xoay của cuộc sống được tái hiện. Bốn động tác này sau đó được sử dụng để tạo ra một ngôn ngữ thống nhất mà vũ công sử dụng để thể hiện được bản thân. Ví dụ, Tôi nói, "Tôi." "Tôi." Trong điệu múa sẽ là ... "Tôi." Hay tôi có thể nói ... "Kìa bạn, hãy tới đây, tới đây." Trong điệu múa sẽ là "Tới đây," Hay, "Đi đi, đi đi." (Cười) "Đi đi." Và tất cả, từ ... tình yêu ... cho tới nỗi buồn, cho tới -- (Dẫm mạnh chân) tức giận đều được thể hiện qua điệu múa. Có một điều kì diệu nhất định theo cách mà mọi thứ được ngấm vào, biến đổi, và kết hợp lại để tạo ra khả năng vô tận trong nghệ thuật Trong tiếng Khmer, từ chỉ nghệ thuật, "silapak", thật ra, nghĩa gốc có nghĩa là "kỳ diệu." Người vũ công -- "silapakar", hay "silapakarani", và chính là người tạo ra phép màu. Tôi rất tự hào khi nói rằng bản thân tôi cũng thuộc dòng dõi các nhà ảo thuật gia, từ thầy dạy tôi, Sophiline Cheam Shapiro, cho tới người dạy bà- nghệ sỹ nổi tiếng trong cung điện, cho tới các vũ công thời xưa thời Angkor và các dân làng nguyên thủy nơi nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống bình dị. Người xưa nói, có một lần di sản quý giá của chúng tôi gần như bị tàn phá hoàn toàn. Nếu các bạn đang đeo kính, Vui lòng đứng lên. Nếu bạn có thể nói được hơn một ngôn ngữ, thì vui lòng đứng dậy. Nếu bạn có làn da sáng, thì hãy đứng dậy. Kính của bạn cho thấy bạn có khả năng chăm sóc sức khỏe. Ngôn ngữ thứ hai, thứ ba mà bạn nói bạn được hưởng nền giáo dục tốt. Màu da của bạn cho thấy bạn không phải làm việc dưới trời nắng. Dưới thời Khmer Đỏ, tổ chức cầm quyền Campuchia từ năm 1975 cho đến 1979, tất cả chúng ta đều sẽ chết, chỉ bởi vì mục tiêu đòi lại đặc quyền không có thật. Bạn thấy đấy, Khmer Đỏ quan tâm về Campuchia và họ chứng kiến hàng trăm năm sự không bình đẳng cứng nhắc. Đức vua và một vài bọn cận thần xung quanh tất cả đều thấy hài lòng và thoải mái với thế giới trong khi đại đa số người dân phải vất vả lao động cực nhọc và chịu đựng cái khắc nghiệt của sự nghèo đói. Bạn không cần bất kì cuốn sách lịch sử nào để thấy đó là sự thật Từ "tôi" trong tiếng Khmer, cho "tôi," là "khnkom". Nó rất giống với từ có nghĩa là "nô lệ" thật ra các vũ công được biết đến như "knhom preah robam", hay "nô lệ của điệu nhảy linh thiêng" Khmer Đỏ cố gắng kết thúc chế độ nô lệ ở Campuchia, nhưng với cách nào đó chúng lại biến mọi người thành nô lệ thực hiện điều đó. Chúng trở thành sự áp bức, mà chính chúng đã nỗ lực để kết thúc. Chúng cho di dời thủ đô và buộc người dân vào các trang trại lao động. Chúng chia rẽ các gia đình và tẩy não trẻ em chống lại cha mẹ chúng. Người dân chết và bị giết rất nhiều ở khắp mọi nơi, mất đi sự sống vì bệnh tật, làm việc quá mức, bị hành hình và bỏ đói. Hậu quả là 1/3 dân số Campuchia chết, trong vòng dưới 4 năm, và 90% những người chết đó là vũ công. Hay nói một cách khác, 9 trên 10 các hình ảnh về truyền thống và tương lai bị mất đi. Nhưng, biết ơn thay, Chính thầy giáo của thầy tôi, Chea Samy, Soth Sam On and Chheng Phon, người hồi sinh nghệ thuật từ đống tro tàn của chiến tranh và sự diệt chủng: một học sinh, một cử chỉ, một điệu múa trong cùng lúc. Chúng tạo nên tình yêu, điều kỳ diệu, vẻ đẹp, lịch sử và triết lý của dòng dõi chúng tôi trong cơ thể của thế hệ kế tiếp. Gần 40 năm sau, điệu múa Khmer truyền thống đã được hồi sinh ở một tầm cao mới. Nhưng vì lý do nào đó, nó vẫn tồn tại trong môi trường nhạy cảm. Hậu quả tàn khốc của chiến tranh vẫn ám ảnh người dân Khmer đến tận ngày nay. Nó được khắc lên cơ thể chúng tôi, được thể hiện trong sự chuyển giao hậu chấn tâm lý và trong những gia đình đối mặt với nghèo đói liên miên và sự rạn nứt lớn về văn hóa và cả những rào cản ngôn ngữ. Nét đẹp là thứ thầm lặng nhất. Nét đẹp có thể tỏa sáng bất kỳ nơi nào và ở mọi nơi ở bất kỳ thời điểm nào. Nét đẹp kết nối con người xuyên suốt thời gianvà không gian. Nét đẹp là một sự giải phóng khỏi nỗi đau đớn. Như các nghệ sĩ Khmer làm việc để giữ gìn văn hóa và đất nước Chúng tôi nhận ra rằng có nhiều con đường để tiến tới tương lai. Và trong một phong tục chúng tôi thường không biết tên vũ công, họ là ai, cuộc sống của họ thế nào, họ cảm thấy ra sao, Tôi xin đề xuất rằng chúng ta hãy hướng về "khnhom" thật chân thành và cởi mở. Khnhom không như trong nô lệ, nhưng nó như sự phục vụ có ý thức. Khnhom: "Tôi," "tôi," "sự nở hoa." Tôi là Prumsodun. Tôi là người Khmer, và tôi là người Mỹ. Là một đứa con của người tị nạn, một nhà sáng tạo, một người chữa bệnh, và cũng là người xây dựng cầu nối. Tôi là học sinh nam đầu tiên của thầy tôi mà quan niệm truyền thống luôn phải là nữ, và tôi sáng lập công ty đầu tiên dạy múa cho người đồng tính nam ở Campuchia. Tôi là hiện thân của vẻ đẹp, ước mơ, và sức mạnh của những người đi trước. Sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai, và của cá nhân, của tập thể. Hãy để tôi đóng góp một phần vào nhiệm vụ cổ xưa và đời đời của người nghệ sĩ như một người truyền tin bằng việc chia sẻ câu nói của Chheng Phon "Một khu vườn có duy nhất một loại hoa, hay các bông hoa ấy chỉ có một màu, là không tốt. Điều đó nhắc nhở về sức mạnh của chúng tôi, sự phát triển sinh tồn và sự tồn tại, đều nằm trong sự đa dạng. Tuy nhiên, đó cũng là một thông điệp của sự can đảm. Một bông hoa nở rộ mà không cần sự cho phép của ai. Nó được sinh ra để thể hiện bản thân nó với thế giới. Dũng cảm yêu là bản năng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn chúng ta bắt đầu bằng việc nghĩ về thiết bị này, chiếc điện thoại mà nhiều khả năng đang nằm trong túi các bạn. Hơn 40% người Mỹ kiểm tra điện thoại của mình trong vòng năm phút khi ngủ dậy mỗi sáng. Và họ nhìn vào điện thoại 50 lần trong ngày. Người lớn coi thiết bị này là cần thiết. Nhưng, các bạn hãy tưởng tượng chúng ở trên tay một đứa trẻ ba tuổi, cả xã hội chúng ta đều lo lắng. Phụ huynh rất lo rằng thiết bị này sẽ cản trở sự phát triển tính xã hội của con cái; rằng chúng sẽ ngăn cản trẻ đứng lên và di chuyển; và bằng cách nào đó, tuổi thơ của các bé sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, tôi muốn thách thức thái độ này. Tôi có thể hình dung một tương lai nơi ta hứng thú nhìn một trẻ mẫu giáo đang tương tác với một màn hình. Những màn hình đó có thể khiến trẻ đứng lên và di chuyển nhiều hơn. Chúng có khả năng cho ta biết nhiều hơn về điều mà trẻ đang học hỏi hơn một bài kiểm tra tiêu chuẩn. Và một suy nghĩ thực sự điên rồ rằng: Tôi tin những màn hình đó có khả năng kích thích nhiều cuộc hội thoại ngoài đời thực hơn giữa trẻ và các bậc phụ huynh. Bây giờ, rất ít khả năng tôi chiến thắng với lý lẽ trên. Tôi đã nghiên cứu văn học thiếu nhi vì tôi dự định sẽ làm việc gắn với trẻ em và sách. Nhưng khoảng 20 năm trước, tôi đã có một trải nghiệm làm thay đổi mục tiêu của mình. Lúc đó, tôi đang giúp phụ trách một nghiên cứu về trẻ mẫu giáo và web. Và khi tôi bước vào với một bé ba tuổi tên là Maria. Maria thực sự chưa bao giờ thấy một chiếc máy vi tính trước đó. Nên đầu tiên tôi phải dạy cô bé cách sử dụng chuột, và khi tôi mở màn hình lên, cô bé lướt chuột ngang màn hình, và dừng lại trước một nhân vật là con cú mèo tên X. Và khi cô bé làm vậy, con cú nâng cánh và vẫy chào bé. Maria bỏ con chuột xuống, đứng lùi về sau bàn, nhảy lên và bắt đầu vẫy chào lại một cách điên cuồng. Sự kết nối giữa bé và nhân vật đó thuộc về bản năng. Đây không phải là một trải nghiệm bị động với màn hình. Đây là một trải nghiệm của con người. Và nó hoàn toàn phù hợp với một đứa bé lên ba. Tôi đã làm việc tại PBS Kids trong hơn 15 năm công việc của tôi tập trung vào khai thác sức mạnh của công nghệ như một nhân tố tích cực trong đời sống của trẻ em. Tôi tin rằng cả xã hội đang bỏ lỡ một cơ hội lớn. Chúng ta để nỗi sợ và sự nghi hoặc về những thiết bị này cản trở việc nhận ra tiềm năng của chúng trong đời sống của trẻ em. Lo sợ về trẻ với công nghệ không phải là điều mới; chúng ta đã từng như vậy. Hơn 50 năm trước, tranh luận diễn ra dữ dội về một phương tiện truyền thông mới nổi: đó là tivi. Chiếc hộp đó trong phòng khách? Nó có thể ngăn cách trẻ với người khác. và cũng có thể ngăn cách trẻ với thế giới bên ngoài. Nhưng đây là thời điểm mà Fred Rogers, MC lâu năm của chương trình "Hàng xóm của ngài Rogers" đã thách thức cả xã hội hãy nhìn nhận tivi như một công cụ, thứ có thể thúc đẩy sự phát triển về cảm xúc. Những gì ông ấy làm là: ông nhìn ra khỏi màn hình, và tổ chức một cuộc hội thoại, như thể ông đang nói chuyện với từng đứa trẻ về cảm giác của mình. Rồi ông sẽ dừng lại và để chúng nghĩ về bản thân. Có thể thấy đến nay tầm ảnh hưởng của ông rộng khắp truyền thông cảnh quan nhưng tại thời điểm đó, đây chính là cách mạng. Ông đã thay đổi cách chúng ta xem TV trong cuộc sống của lũ trẻ. Ngày nay, đó không chỉ là một cái hộp. Trẻ em được bao quanh bởi các thiết bị. Tôi cũng là một phụ huynh, tôi hiểu cảm giác lo lắng này. Nhưng tôi muốn chúng ta nhìn vào ba nỗi lo sợ phổ biến mà các phụ huynh thường có, và xem liệu ta có thể tập trung vào cơ hội ẩn trong những nỗi sợ này không Vâng. Nỗi lo số một: "Ngồi trước màn hình rất bị động. Lũ trẻ sẽ không thể đứng lên và hoạt động" Chris Kratt và Martin Kratt là hai anh em nhà động vật học Họ dẫn một chương trình về động vật tên là "Kratts hoang dã". Họ đã tới đội ngũ PBS và nói "Chúng tôi có thể làm gì đó với những chiếc camera gắn trong mỗi thiết bị được không? Những chiếc camera đó có thể ghi lại một mô hình trò chơi tự nhiên cho trẻ em giả vờ làm động vật được không? Vì vậy chúng tôi đã bắt đầu giả làm dơi. Khi lũ trẻ chơi trò chơi này, chúng thích nhìn thấy mình mang những bộ cánh trên màn hình. Nhưng phần tôi thích nhất đó là, khi trò chơi kết thúc và màn hình bị tắt thì sao? Bọn trẻ vẫn tiếp tục đóng giả dơi. Chúng vẫn bay quanh căn phòng, và vẫn xoay sang trái phải để bắt muỗi. Chúng ghi nhớ những thứ này. Chúng nhớ rằng dơi thường bay vào buổi tối, và nhớ rằng khi dơi ngủ, chúng treo lộn ngược và gập cánh lại. Trò chơi này chắc chắn khiến trẻ đứng dậy và di chuyển. Đồng thời, khi bọn trẻ ra ngoài, chúng sẽ nhìn một con chim và nghĩ "Con chim đó bay có khác gì với mình lúc giả làm dơi không?" Công nghệ số đã thúc đẩy cách học hiện thân giúp bọn trẻ giờ có thể tương tác với thế giới. Nỗi lo số hai: "Chơi trò chơi trên những màn hình này chỉ phí thời gian. Trẻ em sẽ bị sao nhãng học hành". Nhà phát triển game biết rằng bạn có thể học hỏi từ kĩ năng của một người chơi bằng cách nhìn vào dữ liệu back-end: Người chơi đã dừng lại ở đâu? Họ đã phạm những lỗi gì trước khi tìm được câu trả lời đúng? Nhóm của tôi muốn dùng bộ công cụ đó và áp dụng vào việc học tập. Nhà sản xuất của chúng tôi tại Boston, WGBH, đã sản xuất một loạt trò chơi có tên George Tò Mò tập trung vào Toán học. Các nhà nghiên cứu tới và cho 80 trẻ mẫu giáo chơi thử những trò chơi này. Sau đó những đứa trẻ này được cho làm một bài kiểm tra Toán. Có thể thấy rằng những trò chơi này thực sự giúp trẻ em hiểu được một số kĩ năng quan trọng. Nhưng đối tác ở UCLA muốn chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nữa. Họ tập trung phân tích dữ liệu vào đánh giá học sinh. Họ muốn nghiên cứu dữ liệu chơi trò chơi đó và xem liệu có thể sử dụng để đoán điểm toán của một đứa trẻ không. Vì vậy họ đã tạo một mạng lưới thần kinh - Cơ bản họ đã lập trình máy tính để nghiên cứu dữ liệu này, và đây là kết quả. Đây là một tập hợp điểm Toán của bọn trẻ Còn đây là dự đoán của máy tính về điểm của mỗi bé dựa trên việc chơi một số trò chơi George Tò Mò. Đáng kinh ngạc, dự đoán khá chính xác, đặc biệt là những trò chơi này không được tạo ra cho việc đánh giá. Nhóm thực hiện nghiên cứu này tin rằng những trò như thế này có thể dạy cho chúng ta về việc nhận thức của một đứa trẻ tốt hơn một bài kiểm tra tiêu chuẩn. Nếu trò chơi có thể giảm thời gian kiểm tra ở lớp thì sao? Nếu chúng có thể làm giảm nỗi lo thi cử? Làm cách nào chúng cung cấp cho giáo viên cái nhìn sâu sắc thật nhanh để giúp họ tập trung hơn vào học tập của từng cá nhân? Nỗi lo thứ ba tôi muốn đề cập là cái tôi cho là nỗi lo lớn nhất. Và đó là: "Những màn hình này đang cô lập tôi với bọn trẻ" Hãy hình dung ra một cảnh tượng. Hình dung bạn là một phụ huynh, bạn cần 25 phút không bị làm phiền để chuẩn bị bữa tối. Để có được 25 phút này, bạn đưa máy tính bảng cho đứa con ba tuổi. Đây chính là lúc bạn có lẽ sẽ cảm thấy rất tội lỗi về điều mình mới làm. Nhưng hãy tưởng tượng điều này: 20 phút sau, bạn nhận được một tin nhắn từ chiếc điện thoại di động vốn luôn nằm trong tầm với. Và nó nói là: "Alex vừa nối được năm từ cùng vần. Hãy bảo bé chơi trò này cùng bạn. Bạn có nghĩ ra từ nào cùng vần với "mèo"? Hay từ cùng vần với "bóng"? Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi phụ huynh nhận được tin nhắn như này họ thấy như được trao quyền. Họ thường khá phấn khích để chơi trò chơi này trên bàn ăn với con cái. Lũ trẻ cũng rất thích điều này. Điều kì diệu là không chỉ bố mẹ biết họ đang chơi với con, mà con trẻ cũng rất thích chơi trò chơi với bố mẹ. Chỉ hành động nói chuyện với con về các phương tiện truyền thông cũng có thể có tác động cực kì mạnh mẽ. Hè năm ngoái, Đại học Công nghệ Texax đã thực hiện một nghiên cứu chỉ ra rằng chương trình "Hàng xóm của Daniel Tiger" có thể kích thích sự phát triển sự đồng cảm của trẻ em. Nhưng có một điều rất quan trọng trong nghiên cứu này: hiệu quả tốt nhất chỉ có được khi bố mẹ nói chuyện với các con về chương trình chúng đã xem. Chỉ xem hoặc chỉ nói chuyện thôi là không đủ, mà phải kết hợp cả hai mới có hiệu quả. Khi tôi đọc nghiên cứu này, tôi bắt đầu nghĩ về việc hiếm khi cha mẹ trẻ mẫu giáo thực sự nói chuyện với chúng về nội dung chúng đã chơi gì hay xem gì. Vì vậy tôi quyết định thử với đứa con bốn tuổi của mình. Tôi nói: "Sáng nay con chơi trò ô tô à?" Benjamin ngẩng đầu lên và nói: "Vâng! Mẹ có thấy con đã làm một chiếc ô tô từ quả dưa chua không? Mở cốp xe ra thực sự rất khó" (Tiếng cười) Đoạn hội thoại hài hước về điều vui nhộn trong trò chơi và nên làm gì để tốt hơn cứ thế tiếp diễn suốt đường đi tới trường sáng hôm đó. Tôi không ở đây để khuyên các bạn rằng tất cả phương tiện số đều tốt cho trẻ. Có nhiều lý do chính đáng để chúng ta lo lắng về hiện trạng nội dung dành cho trẻ em trên các màn hình này. Chúng ta hoàn toàn đúng khi nghĩ về sự cân bằng này: những màn hình này phù hợp ở chỗ nào so với các thứ khác mà một đứa trẻ cần để học tập và phát triển? Nhưng khi xác định được nỗi lo của mình về điều này, chúng ta lại quên một điểm rất quan trọng đó là, trẻ em sống trong cùng thế giới của chúng ta, một thế giới nơi người lớn kiểm tra điện thoại tới hơn 50 lần một ngày. Những màn hình trở thành một phần trong cuộc sống của trẻ. Và nếu chúng ta giả vờ như không phải, hay nếu ta bị nỗi lo sợ kiểm soát, trẻ sẽ không bao giờ biết được làm thế nào hay tại sao lại sử dụng những màn hình này. Nếu chúng ta bắt đầu mong đợi nhiều hơn ở phương tiện này thì sao? Nếu ta bắt đầu nói chuyện với trẻ thường xuyên về nội dung trong những màn hình này? Nếu ta bắt đầu tìm kiếm những tác động tích cực mà công nghệ này có thể mang lại trong cuộc sống của trẻ? Đó chính là khi tiềm năng của những thiết bị này trở thành thực tế. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Ngày nay, có rất nhiều mối bận tâm chính đáng rằng công nghệ đang trở nên quá thông minh sẽ đẩy ta tới viễn cảnh thất nghiệp trong tương lai. Một chiếc xe tự lái chính là minh chứng dễ thấy nhất. Nó rất tuyệt vời vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng bạn có biết rằng "tài xế" là công việc phổ biến nhất ở 29 trong số 50 tiểu bang ở Mỹ? Chuyện gì sẽ xảy ra với những công việc này khi ta không còn phải tự lái xe hay tự mình nấu ăn hay tự chẩn đoán bệnh? Nghiên cứu gần đây từ Viện nghiên cứu Forrester đã dự đoán rằng 25 triệu công việc có thể sẽ biến mất trong vòng 10 năm tới. Để dễ hình dung hơn, con số này cao gấp ba lần số lượng công việc biến mất trong khủng hoảng kinh tế. Nguy cơ này không chỉ ở các công việc tay chân. Phố Wall và thung lũng Silicon, đang chiêm ngưỡng những thành tựu lớn trong phân tích chất lượng và ra quyết định đến từ công nghệ học máy (machine learning). Cả những người thông minh, được trả lương cao nhất cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này. Rõ ràng là dù có làm nghề gì, thì một vài, nếu không phải toàn bộ công việc của bạn sẽ được tự động hóa bởi robot hay phần mềm máy tính trong vài năm tới. Đó chính là lý do tại sao những người như Mark Zuckerberg và Bill Gates đang nói về sự cần kíp của mức thu nhập tối thiểu do chính phủ tài trợ. Nhưng nếu đã không chấp thuận những điều như chăm sóc sức khỏe hay bữa trưa tại trường, tôi không thấy được khả năng chính khách sẽ tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề lớn và đắt đỏ như thu nhập cơ bản phổ thông. Thay vào đó, tôi nghĩ chính chúng ta, mới là người phải dẫn dắt. Chúng ta phải nhận ra sự thay đổi trong tương lai và bắt đầu thiết kế những công việc mới vẫn còn giá trị trong thời đại robot. Tin tốt là ta đã từng kinh qua và hồi phục từ hai cuộc đại tuyệt chủng công việc trước đây. Từ 1870 đến 1970, tỉ lệ công nhân Mỹ làm việc nông trại giảm 90%, và một lần nữa từ 1950 đến 2010, tỉ lệ người Mỹ làm việc trong nhà máy giảm 75%. Thử thách mà ta đối mặt lần này, cũng không khác. Chúng ta có 100 năm để đi từ nông trại đến nhà máy, và 60 năm để hoàn tất xây dựng nền kinh tế phục vụ. Tỉ lệ thay đổi hôm nay cho thấy ta có thể chỉ có 10 hay 15 năm để thích nghi, và nếu không phản ứng đủ nhanh, nghĩa là đến lúc những học sinh tiểu học hôm nay đến tuổi đại học, chúng ta có thể đang sống trong thế giới robot, hầu hết đều thất nghiệp và bị mắc kẹt trong trầm cảm. Nhưng tôi không nghĩ mọi việc phải theo cách đó. Tôi làm trong ngành Sáng kiến, và một phần công việc của tôi là tác động lên cách các công ty lớn sử dụng công nghệ mới. Chắc chắn một số những công nghệ này được đặc biệt thiết kế để thay thế con người. Nhưng tôi tin rằng nếu bắt đầu thay đổi bản chất của công việc ngay lúc này, chúng ta không chỉ tạo ra môi trường nơi mọi người đều thích đi làm mà còn tạo ra sự sáng tạo mà ta cần để thay thế hàng triệu công việc sẽ mất đi vì công nghệ. Tôi tin rằng chìa khoá để ngăn một tương lai không việc làm là tái khám phá điều gì làm nên con người chúng ta và tạo ra thế hệ công việc mới xoay quanh con người, giúp khơi gợi tài năng và đam mê tiềm ẩn mà ta mang trong mình mỗi ngày. Nhưng đầu tiên, tôi nghĩ cần nhìn nhận rằng rằng tự chúng ta gây ra vấn đề này. Không phải chỉ bởi vì ta là người làm ra robot. Cho dù hầu hết việc làm đã thoát khỏi nhà máy chục năm trước, ta vẫn giữ suy nghĩ máy móc về chuẩn hoá và làm việc. Ta vẫn định nghĩa công việc dựa trên nhiệm vụ và thủ tục và trả công nhân viên dựa trên số giờ họ làm. Ta gán cho công việc những định nghĩa hạn hẹp như thu ngân, xử lý khoản vay, hay tài xế và bảo mọi người tạo dựng sự nghiệp xung quanh những nhiệm vụ đơn lẻ này. Những lựa chọn này để lại cho ta hai ảnh hưởng phụ nghiêm trọng. Thứ nhất, những công việc có định nghĩa hạn hẹp này sẽ là những việc đầu tiên được robot thay thế vì robot đơn nhiệm là loại dễ chế tạo nhất. Nhưng thứ hai, chúng ta đã vô tình đẩy hàng triệu công nhân trên thế giới vào công việc nhàm chán một cách đáng kinh ngạc. (Cười lớn) Lấy ví dụ của một nhân viên điện thoại. Những thập kỉ qua, chúng ta nói về giảm chi phí hoạt động vì đã lấy phần lớn nhu cầu hoạt động trí óc khỏi con người và đưa vào hệ thống. Phần lớn thời gian trong ngày, họ nhấp chuột màn hình, đọc lời thoại. Họ làm việc như máy hơn là người. Không may, trong những năm kế tiếp, khi công nghệ càng tiên tiến, họ, cùng với những thư ký và thủ thư, sẽ thấy phần lớn công việc của mình biến mất. Để chống lại điều này, ta phải bắt đầu tạo ra việc mới ít xoay quanh các nhiệm vụ mà một người phải làm mà tập trung hơn vào các kỹ năng mà họ đem đến cho công việc. Ví dụ, robot làm tốt các việc lặp đi lặp lại và bị giới hạn, nhưng con người có khả năng tuyệt vời trong việc kết nối và sáng tạo khi đối mặt với các vấn đề chưa từng gặp trước đó. Khi mỗi ngày đều mang đến chút bất ngờ, nghĩa là ta đã thiết kế công việc cho con người chứ không phải cho robot. Các doanh nhân và kỹ sư đã có mặt trên thế giới này, cả những y tá và thợ sửa ống nước, cả những nhà trị liệu. Bản chất của nhiều công ty và tổ chức là bảo mọi người đi làm và làm việc của mình. Nhưng nếu robot có thể làm tốt hơn, hoặc trí tuệ nhân tạo có thể ra quyết định tốt hơn, bạn phải làm gì? Tôi nghĩ, với các nhà quản lý, ta cần nghĩ thực tế về các nhiệm vụ sẽ biến mất trong vài năm tới và bắt đầu lên kế hoạch cho việc thay thế có ý nghĩa và giá trị hơn. Chúng ta cần tạo ra môi trường nơi con người và robot cùng phát triển. Tôi muốn nói rằng, hãy giao cho robot nhiều việc hơn, bắt đầu từ công việc mà ta ghét phải làm. Này, robot, xử lý cái báo cáo ngu ngốc này đi. (Cười lớn) Chuyển cái hộp này nữa. Cảm ơn nhé. (Cười lớn) Đối với con người, chúng ta nên làm theo lời khuyên của Harry Davis ở Đại học Chicago. Ông nói chúng ta phải làm sao để con người không bỏ quên quá nhiều tâm trí mình trong thùng xe. Ý tôi là, con người thật tuyệt vào cuối tuần. Nghĩ về những người bạn biết họ làm gì vào thứ Bảy. Họ là những nghệ sĩ, thợ mộc, đầu bếp, và vận động viên. Nhưng vào thứ Hai, họ trở lại là nhân viên nhân sự hay chuyên viên phân tích hệ thống 3. (Cười lớn) Những chức vụ hạn hẹp này không chỉ nghe thật nhàm chán, mà còn ngầm khuyến khích mọi người đóng góp vào công việc theo cách nhàm chán và hạn hẹp. Nhưng tôi có thể nhìn thấy khi bạn mời mọi người phát huy tiềm năng, họ sẽ làm ta ngạc nhiên vì khả năng của mình. Vài năm trước, tôi làm việc ở một ngân hàng lớn, cố gắng đem nhiều đổi mới vào văn hóa công ty. Đội của tôi thiết kế một cuộc thi thiết kế mẫu mời mọi người xây dựng bất cứ thứ gì họ muốn. Chúng tôi cố gắng tìm ra có phải giới hạn lớn nhất của sáng kiến là sự thiếu ý tưởng, hay thiếu tài năng, và hóa ra, không phải cả hai thứ này. Đó là vấn đề về trao quyền. Kết quả của chương trình thật tuyệt. Chúng tôi bắt đầu bằng việc mời mọi người xem lại những gì họ có thể đem đến. Cuộc thi không chỉ là cơ hội để xây dựng bất cứ thứ gì bạn muốn mà còn trở thành con người mà bạn muốn, bất cứ ai. Và khi không còn bị giới hạn bởi chức vụ hàng ngày, họ tự do phát huy mọi kĩ năng và tài năng để giải quyết vấn đề. Chúng tôi thấy những nhà công nghệ làm thiết kế, nhà tiếp thị làm kĩ sư, cả những nhà tài chính khoe khả năng viết truyện cười. (Cười lớn) Chúng tôi làm chương trình này hai lần, và mỗi lần hơn, 400 người mang tài năng không ngờ đến chỗ làm và giải quyết vấn đề mà họ muốn giải quyết trong nhiều năm rồi. Cùng nhau, họ tạo ra giá trị hàng triệu đô la, xây dựng những thứ như hệ thống cảm ứng cho trung tâm cuộc gọi, công cụ máy tính dễ sử dụng hơn cho các chi nhánh, và thậm chí, cả một hệ thống thẻ tri ân đã trở thành dấu ấn trong trải nghiệm làm việc của nhân viên. Trong khóa học tám tuần, mọi người giãn những cơ họ chưa từng mơ có thể dùng được tại sở làm. Mọi người học kĩ năng mới, gặp người mới, cho đến cuối, ai đó kéo tôi vào một góc và nói: "Tôi phải nói với anh, những tuần này là những tuần căng thẳng phải làm việc nhiều nhất trong cả cuộc đời tôi, nhưng không một giây nào có tôi cảm giác đang làm cả." Đó chính là chìa khóa. Trong những tuần đó, mọi người được sáng tạo và đổi mới. Họ đã mơ đến những giải pháp cho vấn đề mà họ nhức nhối từ nhiều năm qua, và đây là cơ hội biến ước mơ thành hiện thực. Mơ mộng là phần quan trọng khiến ta khác với máy móc. Hiện nay, máy móc của ta không biết tức giận, chúng không thấy khó chịu, và chắc chắn chúng không biết tưởng tượng. Nhưng chúng ta, con người -- ta cảm nhận đau đớn, ta thấy bực bội. Khi cảm thấy khó chịu và tò mò nhất ta có động lực để đào sâu vấn đề và tạo ra thay đổi. Trí tưởng tượng của ta sinh ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, và cả các ngành nghề mới. Tôi tin rằng công việc của tương lai sẽ đến từ trí óc của những người mà hôm nay, ta gọi là chuyên viên, chuyên gia, chỉ khi ta cho họ sự tự do và bảo vệ mà họ cần để phát triển thành những nhà thám hiểm và phát minh. Nếu muốn bảo vệ công việc của mình khỏi robot, chúng ta, những nhà lãnh đạo, cần thoát khỏi suy nghĩ bảo người khác phải làm gì, thay vào đó, hỏi họ muốn giải quyết vấn đề gì và tài năng gì họ muốn đem đến cho công việc. Bởi nếu bạn có thể mang mình của thứ Bảy đến làm việc vào thứ Tư, bạn sẽ không còn sợ hãi thứ Hai, và cảm xúc mà ta có về thứ Hai là thứ khiến chúng ta là con người. Khi thiết kế lại công việc cho kỉ nguyên của máy móc thông minh, tôi muốn mời tất cả các bạn chung sức, mang nhiều tính người hơn vào công việc của chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Gần đây tôi có đọc qua mong muốn của thế hệ lao động trẻ trên Harvard Business Review. Tôi ấn tượng một điều: thay vì nói suông, hãy bắt tay vào làm! Tuổi đời của tôi có thể ít nhiều lớn hơn bạn, nhưng đây chính là mục tiêu tôi hướng tới thời Đại học. Tôi muốn giúp đỡ những người phải chịu đựng bất công; đó là lý do tôi trở thành một nhà báo chính luận, dẫn tới việc tôi trở thành tù nhân ở Bắc Triều Tiên trong 140 ngày. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2009, trùng ngày Thánh Patrick của các bạn, cũng là cái ngày định mệnh khiến cuộc sống tôi xáo trộn. Nhóm của tôi và tôi đang làm phim tài liệu về người tị nạn Bắc Triều Tiên không được sống như con người ở Trung Quốc. Chúng tôi lúc đó đang ở biên giới. Vào ngày cuối cùng quay phim, không có hàng rào dây, thanh chắn, hay dấu hiệu nào cho thấy là đường biên giới cả, nhưng đây là nơi thuận lợi để đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên. Thời điểm đó vẫn còn là mùa đông, lạnh đến mức con sông bị đóng băng. Khi chúng tôi đang ở giữa dòng sông, quay phim về điều kiện thời tiết giá rét và môi trường mà người Bắc Triều Tiên phải đối mặt để tìm được tự do. Và đột nhiên, một thành viên trong nhóm tôi hét lên, "Quân lính đến!" Tôi vừa quay lại, thì có hai binh sĩ dáng người thấp bé, mặc quân phục xanh lá và mang súng trường đuổi theo chúng tôi. Chúng tôi chạy nhanh hết mức có thể. Tôi thầm cầu nguyện mình không bị nã súng vào đầu. Và tôi còn nghĩ rằng, chỉ cần đặt chân lên đất Trung Quốc, tôi sẽ được an toàn. Sau khi tôi vào được đất Trung Quốc, một đồng nghiệp của tôi Laura Ling bị té ngã trên đất. Tôi không biết phải làm gì trong thời điểm tích tắc đó, tôi chỉ biết rằng tôi sẽ không bỏ mặc cô ấy. Lúc cô ấy nói, "Euna, chân tôi mất cảm giác rồi." Trong chớp mắt, chúng tôi bị bao vây bởi hai người lính người Hàn lúc nãy. Họ không cao to gì so với bọn tôi, nhưng rất quyết liệt muốn giải chúng tôi về căn cứ quân sự. Tôi đã cầu xin và gào thét cầu giúp đỡ, hi vọng rằng sẽ có người xuất hiện từ phía Trung Quốc. Tôi của lúc đó vẫn cứng đầu trước họng súng của chiến sĩ đã được huấn luyện. Tôi nhìn vào mắt của cậu ta, nhận ra sự ngây thơ trong mắt. Lúc đó, cậu ta giơ súng lên định đánh tôi, nhưng tôi nhìn ra được chút lưỡng lự. Ánh mắt run run, cậu ấy vẫn không thể nào xuống tay. Vì vậy, tôi hét vào mặt anh ta, "Được rồi, được rồi, tôi sẽ đi cùng anh." Và tôi đứng dậy đi. Khi chúng tôi tới căn cứ quân đội của họ, đầu tôi xoay mòng mòng với hàng loạt viễn cảnh xấu nhất, cộng thêm lời nói của người đồng nghiệp, tôi lại càng bi quan. Cô ấy nói, "Chúng ta là kẻ thù của họ." Cô ấy nói đúng: bọn tôi là kẻ địch với họ. Và đáng nhẽ ra tôi cũng nên sợ hãi. Nhưng tôi lại liên tục có những trải nghiệm khó hiểu. Lần này, một sĩ quan đem tới cái áo khoác để giữ ấm cho tôi, vì tôi bị mất áo khoác trên dòng sông bị đóng băng khi đang giằng co với một tên lính. Tôi sẽ giải thích kĩ hơn về những trải nghiệm kì lạ này. Tôi lớn lên ở Hàn Quốc. Đối với người Hàn Quốc, Triều Tiên luôn là kẻ thù, trước cả khi tôi chào đời. Phía Nam và Bắc đã đình chiến được 63 năm, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Và lớn lên ở phía Nam trong thập niên 80 và 90, chúng tôi bị tiêm nhiễm những điều sai sự thật về Bắc Triều Tiên. Và chúng tôi biết rất nhiều truyện tranh, Ví dụ như, câu chuyện về cậu bé bị sát hại dã man bởi gián điệp Triều Tiên chỉ vì một câu nói, "Tôi không thích cộng sản." Hoặc, tôi đã xem loạt phim hoạt hình này về một chàng trai trẻ người Hàn Quốc đánh bại con lợn béo màu đỏ, con lợn đại diện cho lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên vào thời điểm đó. Và nghe đi nghe lại những câu chuyện kinh khủng này đã hằn sâu vào tâm hồn trẻ thơ một từ: "kẻ thù." Vì vậy, ở một mức độ nào đó, tôi coi thường bọn họ, và nhân dân Bắc Triều Tiên vô tình bị đánh đồng với Chính phủ Bắc Triều Tiên. Trở lại câu chuyện của tôi, Đó là ngày thứ hai tôi bị giam giữ. Tôi thậm chí không ngủ được chút nào kể từ lúc ở biên giới. Người chiến sĩ trẻ đến buồng giam của tôi và cho tôi một quả trứng luộc nhỏ và nói, "Quả trứng này sẽ cho bạn sức mạnh để tiếp tục." Bạn có hiểu được cái cảm giác được nhận lòng tốt dù nhỏ nhoi từ tay kẻ thù? Bất cứ khi nào họ tốt với tôi, Tôi nghĩ tới trường hợp xấu nhất đang rình rập đợi tôi ngay sau đó. Một sĩ quan nhận ra tôi đang lo lắng. Ông ta nói, "Bạn nghĩ chúng tôi là lũ lợn đỏ sao?" Ông ấy đề cập tới bộ phim hoạt hình mà lúc nãy tôi có nói. Mỗi ngày là một cuộc chiến tâm lý. Người thẩm vấn buộc tôi phải ngồi vào bàn sáu ngày một tuần và phải viết về chuyến đi và công việc của mình, mọi việc cứ tiếp diễn cho tới khi tôi viết ra lời thú tội mà họ muốn nghe. Sau khoảng ba tháng bị giam giữ, tòa án Triều Tiên kết án tôi đến 12 năm trong một trại lao động. Lúc đó tôi đang ngồi trong phòng chờ đợi bị đưa đi. Lúc đó, tôi thực sự chẳng có gì để làm, vì vậy tôi chú ý tới hai nữ lính canh và nghe lén xem họ đang nói gì. Người lính A lớn tuổi hơn, và đã học qua tiếng Anh. Cô ấy trông như người xuất thân từ gia đình giàu có. Cô thường xuất hiện với trang phục đầy màu sắc, và đặc biệt thích khoe khoang. Và lính B trẻ tuổi hơn, và hát rất hay. Cô ấy thích hát "My Heart Will Go On" của Celine Dion-- đôi khi cứ hát đi hát lại. Cô ấy chắc không biết rằng mình có biệt tài tra tấn người khác bằng giọng hát (Cười) Và cô gái này dành rất nhiều thời gian trang điểm vào buổi sáng, giống như mọi cô gái trẻ bình thường. Và hai cô gái thích xem một bộ phim Trung Quốc, phim có chất lượng tốt hơn. Tôi nhớ lính B có nói, "Tôi không xem nổi phim truyền hình nước nhà nữa sau khi xem xong phim này. " Cô gái đã bị mắng vì chê phim truyền hình của nước nhà. Lính B suy nghĩ thoáng hơn lính A, vì vậy thường bị lính A mắng mỗi khi bày tỏ quan điểm cá nhân. Một hôm nọ, họ mời tất cả đồng nghiệp nữ -- Tôi chẳng biết ở đâu ra nữa -- đến nơi tôi bị giam, và họ còn mời tôi đến phòng của lính gác và hỏi có phải tình một đêm là có thật ở Mỹ không (Cười) Đây là đất nước mà các cặp đôi thậm chí không được phép nắm tay nhau nơi công cộng. Tôi chẳng biết bọn họ nghe được tin này từ đâu, họ vừa ngại ngùng vừa cười khúc khích thậm chí trước cả khi tôi trả lời. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều quên việc tôi là tù nhân, hệt như được quay trở về thời trung học, Và tôi mới biết rằng các cô gái này lớn lên xem cùng bộ phim hoạt hình với tôi nhưng phim chỉ tuyên truyền sai sự thật về Hàn Quốc và Mỹ. Tôi bắt đầu hiểu ra nguồn gốc cơn giận dữ. Nếu những cô gái này lớn lên được dạy rằng ta là kẻ thù, hiển nhiên họ sẽ ghét chúng ta cũng như ta sợ họ. Nhưng lúc đó, chúng tôi chỉ là những cô gái bình thường có cùng sở thích, rũ bỏ những định kiến ác ý về nhau. Tôi có chia sẻ câu chuyện này với cấp trên ở Current TV vào thời điểm đó sau khi được về quê nhà. Phản ứng đầu tiên của ông ta là, "Euna, cô có biết Hội chứng Stockholm không? " Vâng, và tôi nhớ rõ ràng cảm giác sợ hãi và bị đe dọa, và căng thẳng dâng cao giữa tôi và người thẩm vấn khi chúng tôi nói về chính trị. Hai bên không thể vượt qua bức tường vô hình gây bất đồng quan điểm. Nhưng chúng tôi bỗng đồng cảm với nhau khi nói về gia đình, cuộc sống hàng ngày, tầm quan trọng của tương lai cho con cái mai sau. Khoảng một tháng trước khi tôi về nước. Tôi lâm bệnh nặng. Lính gác B đến phòng tôi để nói tạm biệt, bởi vì cô ấy đang phải rời đi trung tâm giam giữ. Cô ấy đảm bảo rằng không có ai theo dõi, không ai nghe lén, và nhỏ giọng nói, "Tôi hy vọng bạn sớm thấy khỏe hơn và được đoàn tụ với gia đình. " Chính những người này -- sĩ quan đã mang tôi áo khoác, lính gác cho tôi một quả trứng luộc, những nữ canh gác hỏi tôi về cuộc sống hẹn hò ở Mỹ -- hồi tưởng về Bắc Hàn, tôi sẽ nhớ về họ đều là con người như chúng ta. Người dân Bắc Triều Tiên và tôi tất nhiên không phải đại sứ gì cả, nhưng tôi tin rằng chúng tôi đại diện cho tình người. Hiện tôi đã về nhà, trở lại với cuộc sống. Kí ức về những người này đã bị mờ đi theo năm tháng. Và tôi ở nơi này đọc được và nghe được tin Bắc Triều Tiên kích động Hoa Kỳ. Tôi nhận ra thật dễ dàng để lại xem họ như kẻ thù. Nhưng tôi phải nhắc nhở bản thân mình rằng khi tôi ở đó, Tôi đã thấy được tình người vượt lên trên thù địch từ sâu trong mắt kẻ thù. Cảm ơn. Rất lâu trước đây, tôi là một nghệ sĩ hoạt hình chuyên nghiệp. (Tiếng nhạc) [Eric Dyer] [Nghệ sĩ hoạt hình] [Người dựng phim] Tối đến, tôi lại thử nghiệm vài bộ phim của mình. (Tiếng nhạc) Tôi dành nhiều giờ ngồi trước màn hình để tạo những hình ảnh sẽ được trình chiếu trên màn ảnh, và tôi khát khao tạo ra những sản phẩm đột phá. Trước khi có "Gia đình Simpsons", trước khi có "Gumby", trước khi có "Betty Boop", trước những thứ như rạp chiếu phim và tivi, hoạt hình đã từng rất phổ biến dưới dạng này. Đó là zoetrope chuỗi hình ảnh chuyển động. Xoay cái trống này và nhìn qua khe hở, bạn sẽ thấy những hình ảnh hoạt hình hiện ra chân thực. Đây là hoạt hình dạng chuyển động vật lý, và đó là dạng hoạt hình truyền cho tôi cảm hứng. Tôi mang những ý tường này đến Đan Mạch. Tôi giành được suất học bổng Fulbright và đến đó cùng gia đình. Đó là con gái tôi, Mia. Tôi đạp xe quanh thành phố trên chiếc xe đạp và chụp tất cả những vật chuyển động thú vị của Copenhagen: những người chèo thuyền trên kênh đào, những sắc màu rực rỡ vào xuân, những xe đạp miễn phí của thành phố, tình yêu, kết cấu, món ăn bổ dưỡng - (Tiếng cười) Tôi mang tất cả những thước phim ấy vào thế giới chuyển động vật lý bằng cách in chúng trên những dải giấy in phun dài rồi cắt ra những hình thù. Tôi đã sáng tạo ra dạng chuyển động zoetrope mà không cần dùng tới trống và thay thế những khe hở bằng máy quay. Điều này thực sự khiến tôi hứng thú, bởi nó có nghĩa rằng tôi có thể tạo nên những thực thể này, và tôi có thể làm phim từ chính những thực thể đó. Đó là tôi, trên một chiếc xe đạp (Tiếng cười) Tôi đã làm khoảng 25 tác phẩm điêu khắc giấy, với kích cỡ bằng bánh xe đạp. Tôi đem chúng đến studio, xoay tròn và quay chúng thành bộ phim "Những chiếc xe đạp Copenhagen". (Âm nhạc) Dự án này không chỉ cho tôi thêm cảm hứng sáng tạo nó còn giúp tôi lấy lại cuộc đời. Thay vì dành 12 đến 15 giờ một ngày dán mặt vào màn hình. tôi đã cùng gia đình có những chuyến phiêu lưu nhỏ và quay lại những hành trình ấy như một dạng cộng sinh giữa nghệ thuật và cuộc sống. Và tôi nghĩ không hề sai khi gọi tác phẩm zoetrope là "vòng quay cuộc đời". (Tiếng nhạc) Nhưng phim không thể chuyển tải hết tác phẩm điêu khắc, nên tôi đã cố hình dung cách để tác phẩm điêu khắc hoạt hình được trải nghiệm như một dạng hoàn toàn chân thực. Và đó chính là điều khiến tôi nảy ra ý tưởng về đường ống zoetrope. Bạn đi qua nó với đèn nháy trên tay và bất cứ chỗ nào bạn nhấn đèn pin, hình ảnh hoạt hình sẽ hiện ra. Tôi dự định hoàn thành dự án này trong vòng 30 đến 40 năm tới. (Tiếng cười) Nhưng tôi đã xây dựng được một nửa mô hình mẫu. Nó được bọc bởi miếng dán velcro và tôi có thể nằm bên trong trên miếng ván này và dán chuỗi hình ảnh lên tường và thử nghiệm. Có người sẽ cho rằng nó gợi nhớ đến máy chụp cộng hưởng từ (MRI). Và chính mối liên tưởng y học đó đã cho tôi ý tưởng. Vì năm tôi 14 tuổi, tôi bị chẩn đoán thoái hóa võng mạc, căn bệnh đó sẽ khiến mắt tôi dần mất đi thị lực, và tôi chưa bao giờ phản ánh nó trong công việc. Vậy nên, tôi đã lồng ghép trong tác phẩm "Implant" ("Cấy ghép"). Đó là một thiết bị ý tế mang tính tưởng tượng, siêu phóng đại nằm xung quanh khu thần kinh thị giác. Và mọi người, theo nghĩa nào đó, sẽ được thu nhỏ để trải nghiệm. Với một chiếc đèn nháy cầm tay, họ có thể thám hiểm bức điêu khắc và khám phá ra hàng nghìn con rô bốt có kích thước như tế bào, làm việc chăm chỉ, nhảy vô, nhảy ra quanh khu thần kinh thị giác, được chuyển đến giác mạc để chữa lành nó. Đó là cách chữa viễn tưởng cho căn bệnh không trị được của tôi (tiếng máy móc) Trong liệu pháp gen thực tiễn, và liệu pháp gen theo nghiên cứu, những gen khỏe mạnh bị các tế bào bệnh quản lý qua vi rút. Có rất nhiều hi vọng đầy màu sắc, và lông tơ trong này, và có cả một vài ý tưởng đáng sợ, kinh dị về những con vi rút có thể trở thành loài vật xâm chiếm cơ thể của bạn. Chứng mất thị lực đã giúp tôi thoát khỏi những thứ ngăn cản tôi kết nối với thế giới. Thay vì giam mình trong xe hơi, tôi chạy xe đạp, đi buýt, đi tàu, và đi bộ rất nhiều. Và thay vì phải căng mắt ngồi trong studio, tôi ra ngoài nhiều hơn và dùng giác quan của mình nhiều hơn. Nơi này nằm cách San Diego, California một vài giờ chạy xe về phía đông. Anh trai tôi sống ở nơi xa đó. Anh ấy và tôi cắm trại ở đó 4 ngày. Và tôi xách máy ảnh, đi bộ xuyên các hẻm núi. Tôi cố gắng hình dung và chỉ ra nên dùng loại chuyển động nào để trình chiếu nơi này thật quá tĩnh lặng và hầu như không có chuyển động. Tôi nghĩ đó là nơi yên ắng nhất mà tôi từng đến. Rồi tôi nhận ra chuyển động của chính cơ thể tôi giữa nơi này. tạo ra hoạt hình. Chuyển động đến từ việc thay đổi góc độ. Vậy nên tôi đã tạo ra tác phẩm "Những cái hang bùn" từ những bức ảnh đó. Nó là một tác phẩm được in đa tầng, và bạn có thể xem nó là một dạng đồ họa zoetrope phẳng. Nó như một bức tranh toàn cảnh viễn tây của tôi. Cạnh tác tác phẩm, có một màn hình trình chiếu hình ảnh hoạt hình ẩn bên trong tác phẩm. Tôi nghĩ một trong những phần tuyệt nhất của dự án này là tôi đã có thể đi chơi với anh tôi rất nhiều, anh ấy sống cách xa tôi 4000 cây số. Chúng tôi ngồi trong khung cảnh dường như là vĩnh cửu được điêu khắc bởi nước qua hàng triệu năm và trò chuyện. Chúng tôi nói về sự trưởng thành của bọn trẻ và nhịp sống chậm dần đi của cha mẹ chúng, cha của chúng mắc phải bệnh bạch cầu, mất trí nhớ và nhiễm trùng. Và nó nhắc tôi nhớ rằng, là một cá thể, chúng ta là hữu hạn, nhưng là một gia đình, chúng ta ở trên một vòng quay - vòng quay của bánh xe cuộc đời. Tôi muốn khép lại bằng sự tri ân dành cho một trong những cố vấn của tôi. Cô ấy nhắc tôi nhớ rằng sự hiện diện trực quan là rất quan trọng và nó không phải là một thứ xa xỉ, mà là một điều cần thiết. Cô ấy là Pixie, và là cô chó của gia đình tôi. Và cô ấy thích nhảy (Tiếng chó sủa) (Tiếng chó sủa và nhảy) Và đây là một loại zoetrope mới mà tôi phát triển ở Trung tâm Nghiên cứu Hình ảnh tại UMBC, Baltimore. Tôi gọi nó là "Zoetrope thời gian thực" (Tiếng chó sủa) (Tiếng chó sủa và nhảy) Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Tình yêu ở công sở có thể là chủ đề khó nhằn. (Nhạc) (Cách làm việc của ta) Làm sao để kiểm soát ranh giới giữa cuộc sống riêng và công việc? Cách đối mặt với phân biệt giới tính và quan hệ thế lực nơi làm việc? Có nhiều tranh cãi quanh tình yêu chốn công sở. Tôi muốn dành vài phút để trả lời vài câu hỏi thường gặp. Câu 1: Tôi nên hẹn hò với đồng nghiệp không? Ồ, cũng tùy Bạn muốn hẹn hò đồng nghiệp để vui một chút? Bạn muốn hẹn hò đồng nghiệp để tình một đêm? Vì nếu như thế thì bạn nên dùng Tinder. Nếu muốn hẹn hò với đồng nghiệp vì bạn thực sự nghĩ bạn đang yêu họ hoặc có mối quan hệ thực sự tiềm năng, lâu dài và đảm bảo có thể bạn nên hẹn hò họ. Nghiên cứu cho thấy đồng nghiệp của bạn thường chấp nhận việc này nếu họ nhìn nhận là bạn đang yêu và thực sự quan tâm tới nhau. Nhưng khi đồng nghiệp của bạn cảm nhận thấy có điều gì đó khác nó có thể gây xao nhãng. Câu 2: Tôi có nên hẹn hò với sếp? Hầu hết các trường hợp là không, bạn không nên hẹn hò với sếp, vì như thế, bạn sẽ có mối quan hệ thế lực. Khi có một mối quan hệ giữa sếp và cấp dưới, nó tạo ra rất nhiều những cảm xúc tiêu cực, và những cảm xúc tiêu cực đó thường hướng về người ở vị trí thấp hơn. Mọi người hay giả định đó như một kiểu thiên vị, một kiểu nhận biết ngầm nào đó, và sự ghen tị có thể được tạo nên bởi nó. Một nghiên cứu được công bố năm ngoái nói rằng hẹn hò cấp trên còn có thể ảnh hưởng tiêu cực cho sự nghiệp của bạn. Những nhà nghiên cứu yêu cầu đánh giá trực tuyến từ bên thứ ba tưởng tượng là họ làm việc ở một văn phòng luật. Họ được yêu cầu kiến nghị nhân viên nào nên được chọn cho chương trình huấn luyện đặc biệt và nhân viên nào nên được thăng chức cho đối tác. Họ nhìn vào thông tin của những nhân viên tưởng tượng, và khi một nhân viên có thông tin là đang hẹn hò hay đã có mối quan hệ với cấp trên, những nhà đánh giá thường không chọn họ cho chương trình huấn luyện hay để thăng chức, ngay cả khi họ có uy tín giống với một người không hẹn hò với sếp. Những nhà đánh giá cũng bác bỏ những thành tựu của họ. Câu 3: Tôi có thể hẹn hò cấp dưới của mình không? Vẫn là không. Bạn có thể không cảm thấy mình là sếp, đúng không? Nhưng bạn là sếp, và có một mối quan hệ thế lực ở đây mà không có giữa những cặp đôi khác. Nếu bạn thật sự tin là có sự chân thành, trung thực, sự kết nối riêng tư mà có thể sẽ kéo dài và đầy ý nghĩa, một trong hai có lẽ phải chuyển đi, và đó không nên là người ở vị trí thấp hơn ở công ty. Câu 4: Tôi vừa mới bắt đầu hẹn hò một đồng nghiệp. Chúng tôi phải xử lý thế nào? Câu này được hỏi rất nhiều. "Họ có đang hẹn hò hay không?" Đừng giữ bí mật. Bạn không cần phải quá lo lắng, nhưng bí mật thường bị đục khoét. Mọi người thường xem những cặp đôi công sở như một liên minh hay một nhóm, nên hãy nói rõ với đồng nghiệp của bạn là bạn và người ấy không giống nhau; bạn yêu nhau, nhưng bạn vẫn sẽ bất đồng ý kiến Câu 5: Tại sao đồng nghiệp hay bị hút vào nhau? Câu trả lời rõ ràng là người ta hay bị hấp dẫn lẫn nhau nếu họ dành nhiều thời gian cùng nhau. Nhưng còn có một nguyên liệu cần được thêm vào: sự cuốn hút thường xảy ra khi một công việc đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ. Hãy tưởng tượng bạn có một dự án nhóm lớn với hạn chót sát nút và bạn làm việc đến khuya và lên ý tưởng. Bạn nhìn lên, và phía đối diện, một đồng nghiệp của bạn đưa ra một ý kiến tuyệt vời. Bạn có thể sẽ cảm thấy gì đó, và chuyện đó rất tự nhiên. Chúng tôi gọi đó là công việc nương tựa lẫn nhau. Đó là mấu chốt của sự cuốn hút. Lý do thứ hai tại sao đồng nghiệp thường bị hút vào nhau là vì họ có thể cảm thấy họ giống nhau. Có hai câu ngạn ngữ: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã." và "Nam châm trái cực thì hút nhau." Nghiên cứu tâm lý học cho thấy ngưu tầm ngưu, mã tầm mã và chúng ta thích những người giống mình. Câu 6: Đồng nghiệp tôi đang tán tỉnh nhau. Tôi thấy phiền. Làm gì bây giờ? Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ những người tán tỉnh ở công sở, rằng tán tỉnh là việc tốt và nó tăng sự sáng tạo. Nhưng nghiên cứu riêng của tôi cho thấy là người xem và người đang tán tỉnh cảm thấy khác nhau. Hơi khó xử nhỉ? Chứng kiến sự tán tỉnh ở nơi làm việc tạo nên cảm giác mất kiểm soát, lạc lõng, hay có thể là bạn thấy thứ mà bạn không nên thấy. Những người hay chứng kiến cảnh tán tỉnh ở chỗ làm trên thực tế cảm thấy ít hài lòng với công việc của họ hơn, và họ thấy ít được trân trọng bởi công ty. Họ hay đánh giá môi trường làm việc một cách tiêu cực, và họ còn có thể nghĩ tới nghỉ việc. Đối với phụ nữ, sự liên kết này còn mạnh hơn. Điều này cũng xuất hiện kể cả khi người ta nói là không bị làm phiền bởi sự tán tỉnh. Nó vẫn đúng dù họ có nói là họ thích điều đó. Nên một môi trường đầy tán tỉnh thực sự có thể trở nên độc hại. Câu 7: Có cần một chính sách cho các mối quan hệ ở nơi làm việc không? Bạn phải cần một chính sách cho quấy rối tình dục, và tôi nghĩ đa số phòng nhân sự đều nhận thức được điều đó. Nhưng cho hành vi có đồng thuận mà chúng ta đang nói đến, nó hơi khác một chút. Dù những người phòng nhân sự có muốn vẩy cây đũa thần và nói, "Bạn không thể yêu ở nơi làm việc" thì nó cũng không thực tế. Sự kết nối cảm xúc và tình dục là bản chất của chúng ta. Tôi muốn bạn lật ngược kịch bản một chút. Tôi khuyến khích nhân sự nghĩ xa hơn về vai trò của họ trong việc cấm tình yêu văn phòng một cách không cần thiết, vì tôi không nghĩ điều đó thực tế, nhưng làm cách nào để tạo nên một môi trường và văn hoá nơi công sở nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng bởi những đóng góp cá nhân của mình, không phải bởi vẻ ngoài hay giới tính, hay quan hệ cá nhân của họ? Vì thế câu hỏi lớn hơn là, làm cách nào để chắc chắn rằng mọi người được đánh giá đúng và tôn trọng? Tôi đã cố suy nghĩ về những điều mình sẽ nói hàng tháng nay rồi. Vì không có sân khấu nào lớn hơn TED Cảm giác như việc truyền đạt thông điệp của mình ngay lúc này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Và vì vậy tôi đã nghiên cứu không ngừng trong nhiều ngày Tôi cố gắng tìm những từ thích hợp. Và mặt dù về mặt trí tuệ Tôi có thể chỉ ra những ý chính tôi muốn chia sẻ về Me Too và phong trào tôi đã sáng lập, Tôi không thể tìm thấy tinh thần để nói về điều đó. Tôi muốn hoà vào thời điểm này và cho bạn biết vì sao khả năng chữa lành và ngăn chặn bạo lực tình dục lại đáng để đứng lên và đấu tranh cho. Tôi muốn hô hào các bạn đứng lên bằng một bài phát biểu đầy cảm hứng về sự quan trọng của việc đấu tranh cho phẩm giá và nhân tính của các nạn nhân. Nhưng liệu tôi có làm được Thực tế là, sau khi vượt quá trình đề cử của toà án tối cao và các cuộc tấn công từ nhà trắng những hiểu lầm về nhân cách lớn, những cuộc chơi khăm trên mạng, những cuộc tập họp và diễu hành Và những lời chứng đau lòng, tôi phải đối diên với sự thật phũ phàng. tôi tê liệt. Và tôi không ngạc nhiên. Tôi đi khắp thế giới để giảng thuyết, và như một cái đồng hồ, sau mỗi sự kiện, Có nhiều hơn một người tiếp cận tôi để nói về họ một cách riêng tư. Và tôi luôn cố gắng trấn an họ. Bạn biết đó, tôi cho họ các nguồn hỗ trợ tại nơi họ ở, Và nhẹ nhàng trấn an rằng họ không đơn độc và đây cũng là phong trào của họ. Tôi nói rằng khi hợp lại chúng ta nên mạnh mẽ hơn và đây là phong trào của các nạn nhân và người ủng hộ để làm những việc lớn và nhỏ mỗi ngày. Và càng ngày càng thêm người tham gia phong trào mỗi ngày. Điều đó rất rõ ràng. Mọi người đang hoà mình vào dòng người và lên tiếng hô to, "Quá đủ rồi." Vậy tại sao tôi lại cảm thấy tê liệt? Vâng... Một người bị cáo buộc đáng tin cậy về bạo lực tình dục Đã được xác nhận lên toà án tối cao Hoa Kỳ, một lần nữa. Tổng thống Hoa Kỳ bị thu băng lại khi nói ông có thể vồ lấy các bộ phận cơ thể phụ nữ bất cứ khi nào và bất cứ cách nào ông ta muốn, có thể gọi một nạn nhân là kẻ nói láo tại một trong cuộc nhóm họp, và đám đông rống lên. Và trên khắp thế giới, nơi Me Too bắt đầu phát triển, Úc và Pháp, Thuỵ Điển, Trung Quốc, và bây giờ là Ấn Độ Những nạn nhân của bạo lực tình dục cùng một lúc được biết đến và sau đó bị phỉ báng. Và tôi đọc bài nhiều bài báo phỉ báng... những đàn ông da trắng giàu có hạ cánh nhẹ nhàng với chiếc dù vàng sau khi hành vi khủng khiếp của họ bị tiết lộ. Và họ bảo chúng ta phải cân nhắc tương lai của họ. Nhưng còn các nạn nhân thì sao? phong trào này được gọi là thời khắc đầu nguồn, hay thậm chí một sự khai sáng, nhưng có những ngày thức giấc tôi cảm giác tất cả các chưng cứ đều chỉ ngược lại. Thật khó để không cảm thấy tê liệt. Tôi nghĩ một vài trong số các bạn cũng tê liệt. Nhưng để tôi nói thêm điều tôi biết. Thỉnh thoảng bạn nghe từ "tê liệt", bạn nghĩ về một khoảng trống, một sự vắng mặt của cảm xúc, hay thậm chí không có khả năng cảm giác. Nhưng nó không hẳn luôn đúng. Tê liệt có thể xuất hiện từ những ký ức len lỏi trong tâm trí bạn mà bạn không thể ngăn cản lúc nủa đêm. Chúng có thể đến từ những giọt nước mắt đang khoá sau mắt bạn rằng bạn sẽ không cho phép mình khóc. Với tôi, tê liệt đến từ việc nhìn vào khuôn mặt các nạn nhân và biết phải nói gì nhưng chẳng còn gì để cho. Nó cho thấy tầm quan trọng của việc bạn phải làm so với sự kiên định không chắc chắn của chính bạn. Tê liệt không luôn là sự vắng mặt của cảm xúc. Đôi khi nó là sự tích luỹ cảm xúc. Và là nạn nhân, chúng tôi thường phải nắm giữ sự thật về những gì mình đã trải qua. Nhưng bây giờ, chúng tôi đều đang giữ cái gì đó du chúng tôi muốn hay không. Các đồng nghiệp của chúng tôi đang lên tiếng nói, các ngành công nghiệp đang xem xét lại văn hoà nơi làm việc, các gia đình và bạn bè đang đang có những cuộc trò chuyện khó khăn về những sự thật được giữ kín. Mọi người đều bị ảnh hưởng. Và sau đó là sự phản ứng dữ dội. Chúng ta đã nghe về nó. "Phong trào Me Too là săn lùng phù thuỷ" Đúng không? "Me Too tháo bỏ do quá trình." Hay "Me Too đã tạo ra chiến tranh giới tính." Phương tiên truyền thông nhất quán từ tiêu đề này sang tiêu đề khác đóng khung phong trào này và gây khó khăn cho việc phát triển phong trào, và các học giả cánh hữu và các nhà phê bình khác có những lập luận dời sự tập trung khỏi các nạn nhân. Vì thế đột nhiên, một phong trào khởi đầu để hỗ trợ tất cả các nạn nhân của bạo lực tình dục lại được nói đến như một âm mưu báo thù chống lại đàn ông. Và tôi thốt lên "Hả?" (Tiếng cười) Tại sao lại thế? Chúng ta đã đi quá xa so với nguồn gốc của phong trào bắt đầu cách đây một thập niên trước, hay thậm chí ý nghĩa của hashtag mới bắt đầu chỉ một năm trước, thỉnh thoảng, phong trào Me Too mà tôi nghe từ mọi người tôi không thể nhận ra. Nhưng hãy hiểu rõ, Đây là phong trào về một trong số bốn bé gái và một trong số sáu bé trai bị tấn công tình dục hàng năm và mang những tổn thương đó đến khi lớn lên. Nó là về 84% phụ nữ chuyển giới bị tấn công tình dục năm nay và những phụ nữ bản địa dễ bị tấn công tình dục gấp ba lần rưỡi so với nhóm khác Hoặc người khuyết tật, dễ bị tấn công tình dục gấp bảy lần Nó là về 60% bé gái da đen như tôi bị tấn công tình dục trước 18 tuổi, và hàng ngàn công nhân lương thấp bị quấy rối tình dục ngay bây giờ trong công việc họ không đủ khả năng để bỏ. Đây là một phông trào về sức mạnh sâu rộng của sự đồng cảm. Và nó là về hàng triệu người một năm về trước, giơ cao tay để nói, "Me Too" Và họ vẫn tiếp tục giơ cao tay. trong khi phương tiện truyền thông tìm cách xoá sổ họ và các chính trị gia được bầu để đại diện cho họ xoay vòng khỏi các giải pháp. Có thể hiểu rằng sự thúc đẩy của thời điểm lịch sử này giống như một tàu lượn siêu tốc cảm xúc khến nhiều người chúng ta tê liệt. Sự tích luỹ cảm xúc này mà nhiều người trong chúng ta đang cùng trải nghiệm khắp địa cầu, là sự tổn thương tập thể. Nhưng... nó cũng là bước khởi đầu hướng đến chủ động xây dựng một thế giới chúng ta muốn ngay bây giờ. Những gì chúng ta làm với điều chúng ta tất cả đang nắm giữ là chúng cứ cho thấy nó lớn hơn một khoảnh khắc. Nó là sự xác nhận rằng chúng ta đang trong một phong trào. Và những phong trào mạnh mẽ nhất luôn được xây trên điều có thể, không chỉ tuyên bố cái gì đúng bây giờ. Tổn thương dừng khả năng. phong trào kích hoạt nó. Tiến sĩ King đã trích câu nói nổi tiếng của Theodore Parker, "Vòng cung của vũ trụ đạo đức thật dài, nhưng nó uốn về phía công lý." Chúng ta đều đã nghe câu này rồi. Nhưng phải có người uốn cong nó. Khả năng chúng ta tạo ra trong phong trào này và các phong trào khác là sực nặng khiến đường cong đó đi đúng hướng Các phong trào tạo ra khả năng, và chúng được xây trên tầm nhìn. Tầm nhìn của tôi cho phong trào Me Too là một phần của tầm nhìn tập thể để thấy thế giới thoát khỏi bạo lực tình dục, và tôi tin chúng ta có thể xây dựng thế giới đó hoàn toàn luôn. Nhưng để đạt được điều đó, chúng ta phải thay đổi một cách mạnh mẽ văn hóa truyền bá ý tưởng sự dễ bị tổn thương đồng nghĩa với sự cho phép và quyền tự chủ cơ thể không phải là quyền cơ bản của con người. Nói cách khác, chúng ta phải gỡ bỏ các mấu chốt bạo loạn tình dục: quyền lực và đặc quyền. Chúng ta nghe quá nhiều về phong trào Me Too là về những hành vi cá nhân tồi tệ hay hành vi bị cô lập, đồi truỵ, và nó không nhận ra rằng bất cứ ai có quyền lực đều có đặc quyền, và nó ám chỉ những người không có sực mạnh đó dễ bị tổn thương hơn. Giáo viên và học sinh, huấn luyện viên và vận động viên, pháp luật và công dân phụ huynh và con cái: là nhũng mối quan hệ mà có sự mất cân bằng quyền lực đáng kể. Nhưng chúng ta sửa lại sự mất cân bằng đó bằng cách đồng thanh chống lại nó và bằng cách tạo ra không gian nói lên sự thật với sức mạnh. Chúng ta phải giáo dục lại chính chúng ta và con cháu để hiểu rằng quyền lực và đặc quyền không phải để luôn phá huỷ và lấy đi Nó có thể được dùng để phục vụ và xây dựng. Và chúng ta phải giáo dục lại chúng ta để hiểu rằng, dứt khoát, mỗi con người có quyền sống cuộc đời này với toàn bộ nhân tính của họ. Một phần của phong trào Me Too là phục hồi nhân phẩm cho các nạn nhân, vì bạo lực không kết thúc với hành động. Bạo lực cũng là sự ám ảnh chúng ta mang lấy sau bi kịch. Hãy nhớ rằng, tổn thương dừng khả năng. Nó cản trở, làm đình trệ, bối rối và giết chết. Vì thế công việc của chúng ta là suy nghĩ lại cách đối phó với tổn thương. Ví dụ, chúng ta không tin rằng các nạn nhân nên luôn kể chi tiết câu chuyện của họ. Chúng ta không nên khơi lại vết thương nhiều lần vì nhận thức của bạn. Chúng ta nên dạy các nạn nhân không dựa vào tổn thương, mà thay vào đó dựa vào niềm vui họ tìm thấy trong cuộc sống. Và nếu bạn không tìm thấy nó, hãy tạo ra niềm vui và dựa vào đó. Nhưng khi cuộc sống của bạn đã bị xúc động bởi tổn thương, có lúc cố gắng tìm ra niềm vui như một công việc không thể hoàn thành. Bây giờ bạn cố gắng để hoàn thành công việc đó trong khi các nhà lãnh đạo thế giới đang làm mất uy tín của bạn hoặc các phương tiện truyền thông tiếp tục xoá trải nghiệm của bạn, hoạc những người liên tục chỉ nhìn thấy nỗi đâu của bạn. Phong trào kích hoạt khả năng. Có một câu chuyện trong gia đình tôi, như các gia đình da đen khác, về ông cố Lawrence Ware vĩ đại. Ông sinh ra là một người nô lệ, bố mẹ ông là nô lệ, và không có lý do để ông tin rằng người da đen ở Mỹ không chết như một người nô lệ. Tuy nhiên, truyền thuyết kể rằng khi ông được những người nô lệ giải thoát, Ông đi bộ từ Georgia đến South Carolina để tìm lại vợ và con bị chia cắt. và mỗi khi tôi nghe câu chuyện này, tôi tự nghĩ, Ông đã làm điều đó thế nào? Ông không sợ bị bắt và giết bởi những người thống trị da trắng, hay khi ông đến đó, họ đã rời đi?" Và tôi đã hỏi bà tôi tại sao bà nghĩ ông lên đường, và bà nói, "Bà nghĩ ông ấy phải tin là có thể." tôi đã bị thúc đẩy bởi sự có thể trong hầu hết cuộc đời mình. Tôi ở đây vì ai đó, khởi đầu là tổ tiên tôi, tin rằng tôi có thể. Vào năm 2006, 12 năm về trước, Tôi nằm trên tấm nệm trên sàn trong căn hộ một phòng ngủ của tôi, thất vọng với tất cả bạo lực tình dục tôi đã thấy trong cộng đồng của tôi. Tôi lấy một tờ giấy và viết "Me Too" đầu trang giấy, và tôi tiến hành viết kế hoạch hành động để xây dựng một phong trào dựa trên sự cảm thông giữa các nạn nhân điều đó giúp cảm thấy chúng tôi có thể chữa lành, rằng chúng tôi không là tổng số những điều xảy ra với chúng tôi. Khả năng là một món quà, các bạn à. Nó sinh ra thế giới mới, và nó sinh ra tầm nhìn. Tôi biết một vài trong số các bạn đang mệt mỏi vì tôi cũng mệt mỏi. Tôi kiệt sức, và tôi tê liệt. Những người đi trước chúng tôi không thắng mọi cuộc chiến, Nhưng họ không để tầm nhìn bị chết. Nó thúc đẩy họ. Tôi không thể dừng lại, và tôi muốn bạn cũng không dừng lại. Chúng ta nợ thế hệ tương lai một thế giới không bạo lực tình dục. Tôi tin rằng chúng ta có thể xây dựng thế giới đó. Bạn có tin không? Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Ngoài khơi bờ biển lởm chởm đá của Tây Bắc Thái Bình Dương, là những đàn cá voi sát thủ sống dưới vùng nước lạnh giá. Mỗi gia đình sống sót được ở đây phần lớn là nhờ một thành viên, được coi là thợ săn giàu kinh nghiệm nhất: Cá voi Bà. Những vị nữ thủ lĩnh này có thể sống đến hơn tám mươi năm, trong khi hầu hết những con đực chết dần vào tuổi ba mươi. Dù chúng sống ở khắp các đại dương, cho tới nay, ta vẫn biết rất ít về cá voi sát thủ. Chi tiết về đời sống của chúng khuất tầm mắt các nhà khoa học cho tới khi một tổ chức mang tên Trung tâm Nghiên cứu Cá voi bắt đầu nghiên cứu một quần thể đơn lẻ gần tiểu bang Washington và British Columbia năm 1976. Nhờ công trình nghiên cứu của họ, ta biết thêm được rất nhiều điều về những chú cá voi, còn được biết đến như Những Cư dân miền Nam. Càng nghiên cứu, ta càng thấy rõ vai trò trọng yếu của cá thể lớn tuổi trong quần thể. Mỗi cá voi Bà khi còn là con non đều được sinh ra trong gia đình theo chế độ mẫu hệ. Cả gia đình làm mọi thứ cùng nhau, săn mồi và chơi đùa, thậm chí, giao tiếp bằng các tiếng kêu riêng. Cả cá voi con đực và cái đều dành toàn bộ cuộc đời với gia đình bên mẹ. Nhưng không có nghĩa là chúng chỉ tương tác với những con họ hàng. Bên cạnh những tiếng kêu đặc trưng, dòng họ bên mẹ của chúng cũng chia sẻ phương ngữ với các gia đình lân cận, và giao tiếp rất thường xuyên. Khi một con giống cái sống tới khoảng tuổi mười lăm hoặc hơn, những cuộc gặp như thế trở thành cơ hội để kết đôi với con đực từ đàn khác. Những mối quan hệ liên gia đình này thường chỉ để giao phối-- rồi con cái và con non sẽ trở về với gia đình của mình, trong khi con đực quay lại bên mẹ của nó. Khi xấp xỉ bốn mươi, trung bình mỗi sáu năm, cá voi cái lại sinh con một lần. Sau đó, nó trải qua thời kỳ mãn kinh - điều ta hầu như chưa hề thấy trong thế giới động vật. Trên thực tế, con người, cá voi sát thủ và một vài loài cá voi khác là những loài duy nhất tiếp tục sống sau khi ngừng sinh sản. Sau thời kỳ mãn kinh, cá voi Bà dẫn gia đình đi săn cá hồi, nguồn thức ăn chính của những Cư dân miền Nam này. Hầu hết mùa đông chúng sẽ săn bắt xa bờ, thường là cá hồi với vài loài cá khác. Nhưng khi cá hồi bơi vào bờ để đẻ trứng, cá voi sát thủ sẽ đi theo. Nữ thủ lĩnh sẽ chỉ cho các cá voi trẻ hơn nơi có nguồn cá dồi dào nhất. Bà cũng chia sẻ tới 90% lượng cá hồi bắt được. Mỗi năm qua đi, đóng góp của cá voi Bà càng trở nên quan trọng: việc săn bắt quá mức, hủy hoại môi trường sống làm lượng cá hồi sụt giảm, đẩy cá voi vào nguy cơ chết đói. Sự tinh khôn của cá voi Bà là mấu chốt đảm bảo sự sống còn của cả gia đình, nhưng tại sao chúng lại ngừng sinh sản? Đối với giống cái, duy trì việc sinh sản luôn là một lợi thế, ngay cả khi cần chăm sóc cho con, cháu của mình. Vài hoàn cảnh nhất định đã thay đổi sự cân bằng này ở cá voi sát thủ. Thực tế, khả năng cá voi con đực hay cái rời khỏi gia đình gốc là cực kỳ thấp -- trong khi ở hầu hết tất cả các loài động vật khác, một hay cả hai giới đều sẽ rời khỏi gia đình. Điều này có nghĩa là khi một con cá voi sát thủ cái già đi, tỷ lệ các thành viên họ hàng gần với nó (gồm con và cháu) sẽ tăng lên trong khi họ hàng xa hơn sẽ chết dần. Vì những con cái già thường gần gũi với đàn hơn so với những con trẻ, chúng đóng góp nhiều hơn cho gia đình, trong khi những con trẻ tập trung sinh sản. Ở môi trường của cá voi sát thủ, mỗi con non sinh ra đều là một cái miệng cần cho ăn và vì nguồn thức ăn có hạn, nên chúng phải chia sẻ. Một con cái già có thể duy trì nòi giống mà không đặt gánh nặng lên gia đình bằng cách hỗ trở con trai trưởng thành, làm cha của nhiều đứa con mà gia đình khác sẽ nuôi. Điều này giải thích lý do giống cái tiến hóa để ngừng sinh sản trong toàn bộ quãng trung niên. Ngay cả khi có sự cống hiến của cá voi Bà, loài cá voi sát thủ - Cư dân miền Nam vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, lý do chính là vì sự suy giảm lượng cá hồi. Việc tăng cường đầu tư khôi phục quần thể cá hồi là hết sức cần kíp để cứu cá voi sát thủ khỏi tuyệt chủng. Về lâu dài, ta cần nhiều nghiên cứu như của Trung tâm Nghiên cứu cá voi. Những gì ta học được từ những Cư dân miền Nam có thể sẽ không đúng với các quần thể khác. Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng các cư dân khác, ta có thể hiểu thêm về sự thích nghi đáng kinh ngạc, và dự đoán những nguy cơ gây thương tổn từ con người trước khi sự sống của loài này bị đe dọa. Roald Amundsen dành gần hai năm chuẩn bị cho chuyến thám hiểm cực Bắc. Ông được Hoàng gia Na Uy tài trợ kinh phí và tự chọn lấy bạn đồng hành. Ông thậm chí còn được nhà thám hiểm lừng danh Fridtjof Nansen chúc phúc và cho mượn con tàu, Fram, được thiết kế đặc biệt để chịu băng tuyết. Ngay trước khi khởi hành, ông thông báo điều cuối cùng cho thủy thủ đoàn: Họ sẽ khởi hành theo hướng ngược lại. Vào đầu thế kỉ 20, gần như toàn bộ các khu vực trên địa cầu đã được khám phá và đưa vào bản đồ,trừ hai nơi: Bắc Cực, nằm sâu trong dòng nước đóng băng của vùng cực Bắc, và Nam Cực, ẩn mình trong một lục địa băng giá vừa được phát hiện ở Nam Đại dương rộng lớn. Là một nhà thám hiểm kì cựu, Amundsen luôn mơ giấc mơ được đi đến Bắc Cực. Nhưng vào năm 1909, trong khi ông còn đang chuẩn bị, thì có tin hai nhà thám hiểm người Mĩ Frederick Cook và Robert Peary là những người đầu tiên chinh phục Bắc Cực. Thay vì từ bỏ chuyến đi đã được lên kế hoạch, Amundsen quyết định đổi hướng đến nơi ông gọi là "vấn đề vĩ đại cuối cùng." Nhưng thủy đoàn của Amundsen không phải là những người duy nhất không biết điều này. Sĩ quan hải quân người Anh Robert F. Scott đã tới vùng cực Nam, hiện dẫn đầu cuộc thám hiểm Nam Cực. Ngay khi tàu của Scott, Terra Nova, vừa tới Melbourne năm 1910, ông được tin rằng Amundsen cũng đang tiến thẳng đến cực Nam. Bất đắc dĩ, Scott nhận ra mình đang đọ sức với nhà thám hiểm người Na Uy mà báo chí gọi là 'cuộc đua đến vùng cực'. Tuy nhiên, nếu là một cuộc đua, thì đó là một cuộc đua kì lạ. Hai nhà thám hiểm khởi hành vào thời điểm, địa điểm khác nhau, và đều có những kế hoạch khác nhau cho cuộc hành trình. Amundsen chỉ tập trung vào việc tiến tới vùng cực. Nhờ chuyến thám hiểm Bắc Cực, ông có kinh nghiệm của cả Inuit và Na Uy, và đến cùng với một nhóm người nhỏ và hơn hàng trăm chú chó. Những nhà thám hiểm của ông được mặc quần áo làm từ da hải cẩu và lông thú, cũng như ván trượt và giày được thiết kế đặc biệt. Nhưng Scott lại phức tạp hơn. Khởi động cuộc thám hiểm nghiên cứu khoa học sâu rộng, đoàn của ông gấp tận ba lần số người của Amundsen, cùng với hơn 30 chú chó, 19 con ngựa Xibia, và ba chiếc xe trượt tuyết hiện đại nhất. Nhưng dụng cụ cùng với quá nhiều người đã nhấn chìm con tàu khi nó vật lộn với những cơn bão của vùng Nam đại dương. Và ngay khi dỡ đồ tiếp tế, họ mới nhận ra cả ngựa và xe trượt tuyết đều vô dụng trong băng tuyết khắc nghiệt. Mùa xuân năm 1911, sau khi chờ đợi qua một đêm dài ở vùng cực, cả hai đều bắt đầu hành trình đến vùng phía Nam. Đội của Scott đã đi qua sông băng Beardmore, lần theo lối mòn trước đó của Ernest Shackleton để tới vùng cực. Dù đã được ghi lại, hướng đi này lại rất chậm và tốn sức. Trong khi đó, dù có một khởi đầu sai, nhóm năm người của Amundsen đã tận dụng được thời gian khi đi theo một đường chưa được khám phá, cũng qua dãy núi Transantarctic. Họ đã dẫn trước đội của Scott, và vào ngày 14 tháng 12, đã đến đích trước tiên. Nhằm tránh sự mập mờ xung quanh tuyên bố chinh phục Bắc Cực của Cook và Peary, thủy đoàn của Amundsen đã nghiên cứu kĩ khu vực theo dạng mắc lưới để đảm bảo họ đã bao quát cả vùng cực. Cùng với việc cắm cờ và dựng trại, họ để lại một bức thư cho Scott, mãi đến một tháng sau mới được tìm thấy. Nhưng khi đội của Scott, cuối cùng, cũng đến điểm cực, việc thua trong 'cuộc đua' chỉ còn là vấn đề nhỏ nhất của họ. Trên đường quay về khu trại, hai trong số năm người đã chết vì lạnh, đói và kiệt sức. Những người còn lại hi vọng đoàn tụ với một nhóm đã được gửi đi trước đó nhưng do nhiều rủi ro, suy xét và thông tin sai đội cứu hộ của họ đã không bao giờ đến. Hài cốt của họ, cùng nhật ký của Scott, mãi đến mùa xuân mới được tìm thấy. Ngày nay, các nhà khoa học từ nhiều nước sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. Nhưng hành trình của những nhà thám hiểm tiên phong sẽ không bao giờ bị quên lãng. Dù có số phận trái ngược, họ mãi mãi được ghi dấu vào lịch sử, và được đặt tên cho những trạm nghiên cứu có mặt tại Nam cực. Năm 17 tuổi, khi tôi học cấp ba -- tôi tốt nghiệp trường cấp ba ở Decatur, Georgia, với tư cách thủ khoa -- tôi đã rất tự hào về bản thân. Tôi đến từ một cộng đồng có thu nhập thấp, lớn lên ở Mississippi. Chúng tôi rời Mississippi đến Georgia để bố mẹ tôi có thể hoàn thành chứng chỉ mục sư hội Giám Lý của họ. Chúng tôi nghèo, nhưng họ nghĩ chúng tôi chưa đủ nghèo, nên đã theo đuổi cảnh bần cùng lâu dài. (tiếng cười) Và rồi, khi họ học tại Emory, tôi đã học ở Avondale và tôi trở thành thủ khoa. Một trong những niềm vui làm thủ khoa ở bang Georgia là bạn được mời đến gặp thống đốc của Georgia. Tôi đã khá hứng thú với việc gặp ông ta. Điều đó khá tuyệt. Tôi bị hấp dẫn bởi việc ông ta sống trong một biệt thự, vì tôi xem ''General Hospital'' và ''Dynasty'' rất nhiều hồi còn nhỏ. (tiếng cười) Và rồi tôi thức dậy sáng hôm đó, sẵn sàng đến thăm thống đốc. Mẹ và ba tôi thức dậy vì họ cũng được mời, và chúng tôi ra ngoài. Nhưng chúng tôi không lên ô tô. Ở khu vực phía nam, ô tô là thứ cần thiết. Chúng tôi không có nhiều phương tiện công cộng, không có nhiều lựa chọn. Nhưng nếu bạn đủ may mắn sống trong một cộng đồng nơi mà bạn không có ô tô, lựa chọn duy nhất là phương tiện công cộng. Và đó là điều chúng tôi phải chọn. Và rồi chúng tôi lên xe buýt. Chúng tôi bắt xe từ Decatur đến tận Buckhead, nơi dinh thống đốc tọa trên một mảnh đất thực sự xinh đẹp, với những cái cổng đen dài chạy dọc khu biệt thự. Chúng tôi vào dinh thống đốc, chúng tôi kéo cái cần để họ biết đây là điểm dừng của chúng tôi, chúng tôi xuống xe buýt. Tôi và bố mẹ băng qua đường. Chúng tôi bước vội bởi vì có nhiều ô tô đang đi tới, những ô tô chở học sinh từ khắp bang Georgia. Cho nên chúng tôi đi dọc lề đường. Và khi chúng tôi đi hàng dọc theo lề đường, mẹ và bố kẹp tôi ở giữa để đảm bảo rằng tôi không bị đâm bởi những chiếc xe chở các thủ khoa khác. Chúng tôi đến gần cổng bảo vệ. Khi chúng tôi qua cổng bảo vệ, người bảo vệ bước ra, ông ta nhìn tôi, rồi nhìn bố mẹ tôi, và nói "Các bạn không được vào, đây là một sự kiện kín." Bố tôi nói ''Không, đây là con gái tôi, Stacey. Nó là một trong những thủ khoa." Nhưng người bảo vệ không nhìn vào danh sách kiểm duyệt trên tay. Ông ta không hề hỏi mẹ tôi về giấy mời nằm ở dưới đáy cái ví rất to của mẹ. Thay vào đó, ông ta nhìn chiếc xe buýt đằng sau chúng tôi, vì trong đầu ông ta, cái xe buýt nói cho ông ta biết những ai nên ở đó. Và thực tế rằng chúng tôi quá nghèo để mua một chiếc ô tô riêng -- đó là câu chuyện ông ta tự kể với chính mình. Và ông ta có thể đã thấy điều gì đó ở màu da tôi, một điều gì đó trong bộ đồ của tôi. Tôi không biết ông ta đã nghĩ gì. Nhưng cuối cùng ông ta nhìn lại tôi và với cái nhìn khinh bỉ, nói, ''Tôi nói rồi, đây là một sự kiện kín. Bạn không thuộc về nơi này.'' Bấy giờ bố mẹ tôi đang học để trở thành mục sư của hội Giám Lý, nhưng họ chưa phải là mục sư. (tiếng cười) Và rồi họ tiến hành thương lượng với quý ông đó với một cuộc thảo luận rất mạnh mẽ về kỹ năng ra quyết định của ông. (tiếng cười) Bố tôi có thể đã nói rằng ông sẽ bị đày xuống địa ngục vĩnh viễn nếu ông ta không tìm thấy tên tôi trong danh sách. Và cuối cùng ông ta cũng kiểm tra danh sách, và ông ta đã tìm thấy tên tôi, và để chúng tôi vào. Nhưng tôi không nhớ đã gặp thống đốc của Georgia. Tôi không nhớ việc gặp gỡ những đồng thủ khoa khác đến từ 180 trường ở các quận. Thứ duy nhất tôi nhớ rõ ngày hôm đó là người đàn ông đứng trước nơi quyền lực nhất ở Georgia, nhìn tôi và nói tôi không thuộc về nơi đó. Và rồi tôi đã quyết định, 20 năm sau đó, trở thành người được mở cổng. (cổ vũ) (vỗ tay) Thật không may, bạn có lẽ đã đọc phần còn lại của câu chuyện. Nó đã không diễn ra hoàn toàn như vậy. Và giờ tôi được giao nhiệm vụ tìm cách: ''Làm thế nào để tôi tiến về phía trước?'' Bởi vì, tôi không chỉ muốn mở cổng cho những người phụ nữ da đen trẻ tuổi đã bị đánh giá thấp và bị coi là họ không thuộc về nơi đó. Tôi đã muốn mở những cánh cổng đó cho người La-tinh và người Mĩ gốc Á. Tôi đã muốn mở cổng cho những người có giấy tờ và không có giấy tờ. Tôi đã muốn mở cổng cho những người thuộc cộng đồng LGBTQ. Tôi muốn mở những cánh cổng đó cho những gia đình phải gọi chính họ là nạn nhân của nạn bạo lực súng. Tôi muốn mở rộng cánh cổng cho tất cả những ai ở Georgia, vì đó là bang của chúng ta, và đây là quốc gia của chúng ta, và tất cả chúng ta đều thuộc về đây. (tiếng cổ vũ) (vỗ tay) Nhưng điều tôi đã nhận ra là lần cố gắng đầu tiên là chưa đủ. Và câu hỏi của tôi trở thành: Làm thế nào để tôi tiến lên? Làm thế nào để vượt qua được sự cay đắng, nỗi buồn và sự thờ ơ và vừa xem TV nhiều hơn mức bình thường và vừa ăn kem? (tiếng cười) Tôi sẽ làm gì tiếp theo? Và tôi sẽ làm những việc tôi đã luôn làm. Tôi sẽ tiếp tục tiến lên, vì quay lại không phải là một lựa chọn và đứng yên là không đủ. (vỗ tay) Bạn thấy đó, tôi bắt đầu cuộc đua để trở thành thống đốc bằng cách phân tích tôi là ai và tôi muốn trở thành cái gì. Và có ba câu hỏi tôi tự hỏi mình về tất cả những điều tôi làm, cho dù là tranh cử hay bắt đầu kinh doanh, khi tôi đã quyết định bắt đầu dự án Georgia Mới để đăng kí cho mọi người bỏ phiếu; hay khi tôi bắt đầu dự án gần đây nhất, Cuộc Chiến Bình Đẳng ở Georgia. Dù tôi đang làm gì, tôi cũng tự hỏi mình ba câu hỏi: Tôi muốn gì? Tại sao tôi muốn nó? Và làm thế nào để đạt được nó? Và trong trường hợp này, tôi biết tôi muốn gì. Tôi muốn thay đổi. Đó là điều tôi muốn. Nhưng câu hỏi là: Tôi muốn thay đổi điều gì? Và tôi biết rằng những câu hỏi tôi phải tự hỏi là: Một, tôi có trung thực về độ tham vọng của mình không? Vì thật dễ để nhận ra rằng khi bạn không đạt được những gì bạn muốn, có thể bạn nên đặt mục tiêu thấp hơn một chút, nhưng tôi ở đây để nói với bạn rằng hãy có tham vọng lớn. Đừng để thất bại khiến bạn lùi bước. (tiếng vỗ tay) Thứ hai, hãy để bản thân bạn hiểu được những sai lầm của mình. Nhưng cũng hiểu sai lầm của họ, vì, phụ nữ nói riêng, chúng ta được dạy rằng nếu điều gì đó không thành công đó có lẽ là lỗi của chúng ta. Và thường có một thứ mà ta đã có thể làm tốt hơn, Nhưng bị yêu cầu không được tìm hiểu quá nhiều về những gì bên kia đã có thể làm. Và đây không phải phe phái -- đây là con người Chúng ta thường xuyên bị nói rằng lỗi là của riêng chúng ta nhưng chiến thắng lại là một lợi ích chung. Vì vậy tôi muốn bạn phải hiểu lỗi sai của mình, và hiểu cả lỗi sai của người khác. Phải tỉnh táo, và trung thực với chính bạn, trung thực với những ai ủng hộ bạn. Nhưng một khi bạn biết mình muốn gì và hiểu tại sao bạn muốn nó. Và mặc dù nghe hay, nhưng trả thù không phải lí do tốt. (tiếng cười) Thay vào đó, đảm bảo rằng bạn muốn nó vì có những điều không phải bạn nên làm, mà là bạn phải làm. Nó phải là điều khiến bạn thao thức hàng đêm, trừ khi bạn mơ về nó; điều mà đánh thức bạn dậy vào buổi sáng và khiến bạn hào hứng với nó; hay điều khiến bạn tức giận đến mức bạn biết bạn phải làm gì đó về nó. Nhưng phải biết tại sao bạn đang làm nó, và biết tại sao nó phải được thực hiện. Bạn đã nghe phụ nữ trên khắp thế giới nói về tại sao những điều đó phải xảy ra. Nhưng hãy tìm ra lí do của mình, vì nếu cứ làm việc mình muốn sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không biết tại sao. Vì khi bạn gặp trắc trở, khó khăn, khi những người bạn rời xa bạn, khi những người ủng hộ lãng quên bạn, khi bạn không chiến thắng cuộc đua đầu tiên -- nếu mà bạn không biết tại sao, bạn sẽ không muốn thử lại. Nên thứ nhất, hãy biết bạn muốn gì. Thứ hai, hãy biết tại sao bạn muốn nó, nhưng thứ ba, hãy biết cách bạn sẽ hoàn thành nó. Tôi đã đối mặt với một vài trở ngại trong cuộc tranh cử này. (tiếng cười) Chỉ một chút. Nhưng trong quá trình, Tôi trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên được ứng cử cho chức thống đốc trong lịch sử nước Mĩ cho một đảng chính trị lớn. (cổ vũ) (vỗ tay) Nhưng quan trọng hơn, trong quá trình này, chúng tôi đã có được 1,2 triệu người Mĩ gốc Phi ở Georgia đi bỏ phiếu. Nhiều người bầu cử hơn số người bầu cho Đảng Dân Chủ năm 2014. (vỗ tay) Chiến dịch của chúng tôi tăng gấp ba lần số người La-tinh tin rằng tiếng nói của họ có giá trị ở bang Georgia. Chúng tôi đã tăng gấp ba lần số người Mỹ gốc Á những người đã đứng lên và nói "Đây cũng là bang của chúng tôi." Những thành công đó nói với tôi cách để hoàn thành công việc. Nhưng chúng cũng cho tôi biết rằng các trở ngại không phải không thể vượt qua mà chỉ hơi cao thôi. Nhưng tôi cũng hiểu rằng có ba thứ luôn kìm hãm chúng ta. Điều thứ nhất là tài chính. Lúc này, bạn có thể đã nghe tôi đang có chút nợ nần. Nếu mà bạn chưa nghe, thì chắc bạn chưa ra khỏi nhà. (tiếng cười) Và tài chính là điều luôn kìm hãm ta lại, ước mơ của chúng ta bị ràng buộc bằng việc chúng ta có bao nhiêu tiền. Nhưng chúng ta nghe đi nghe lại những câu chuyện về những người vượt qua thử thách tài chính đó. Nhưng bạn không thể vượt qua một thứ mà bạn không nói đến. Và đó là lí do tôi không cho phép họ làm tôi xấu hổ về nợ nần trong chiến dịch. Tôi đã không cho phép bất kì ai nói rằng việc tôi thiếu cơ hội là lí do để gạt tôi ra khỏi tranh cử. Và hãy tin tôi, người ta đã cố gắng khuyên tôi không nên tranh cử. Bạn tôi nói tôi đừng tranh cử. Các đồng minh nói tôi đừng tranh cử. ''Nước Mĩ ngày hôm nay'' nói tôi có lẽ tôi không nên tranh cử. (tiếng cười) Nhưng dù đó là ai đi nữa, tôi hiểu rằng tài chính thường là lí do chúng ta không dám ước mơ. Tôi không thể nói rằng bạn sẽ luôn vượt qua những trở ngại đó, nhưng tôi sẽ nói với bạn, bạn sẽ hối hận nếu không thử. (vỗ tay) Thứ hai là nỗi sợ hãi. Và nỗi sợ hãi là có thực. Nó làm tê liệt. Nó thật kinh hoàng. Nhưng nó cũng có thể là động lực, vì một khi bạn biết mình sợ điều gì, bạn có thể tìm ra cách tránh nó. Và thứ ba là sự mệt mỏi. Đôi khi bạn thấy mệt mỏi về việc cố gắng. Bạn mệt mỏi với việc đọc về quá trình và chính trị và những điều ngăn cản bạn hướng tới nơi bạn muốn đến. Đôi khi mệt mỏi có nghĩa là chúng ta chấp nhận vị trí thay vì quyền lực. Chúng ta để ai đó cho ta một chức danh như một giải an ủi, thay vì nhận ra chúng ta biết mình muốn gì và chúng ta sẽ có được nó, ngay cả khi chúng ta mệt mỏi. Đó là lý do Chúa tạo ra giấc ngủ ngắn. (tiếng cười) Nhưng chúng ta cũng học được trong những khoảnh khắc đó rằng sự mệt mỏi là một cơ hội để đánh giá mức độ chúng ta muốn nó. Vì nếu bạn bị hạ gục, nếu bạn đã làm việc chăm chỉ nhất có thể, nếu bạn làm mọi thứ mình nên làm, mà vẫn không thành công, sự mệt mỏi có thể làm bạn mất năng lượng. Nhưng đó là lí do bạn quay lại với câu hỏi ''tại sao''. Bởi vì tôi biết ta cần những người phụ nữ lên tiếng cho người không có tiếng nói. Tôi biết chúng ta phải có những người có lương tâm tốt đứng lên chống lại áp bức. Tôi biết chúng ta phải có những người hiểu rằng công bằng xã hội thuộc về tất cả mọi người. Và điều đó đánh thức tôi mỗi sáng, và khiến tôi chiến đấu mạnh mẽ hơn. Bởi vì tôi đang tiến về phía trước, biết những gì trong quá khứ của tôi. Tôi biết những trở ngại họ gây ra cho tôi. Tôi biết họ dự định làm gì, và tôi khá chắc rằng họ đang hứng thú tạo ra những trở ngại mới ngay lúc này. Nhưng họ có bốn năm để tìm ra nó. (tiếng cười) (vỗ tay) Có thể là hai năm. (cổ vũ) (vỗ tay) Nhưng đây là quan điểm của tôi: Tôi biết tôi muốn gì, và đó là công lý. Tôi biết tại sao tôi muốn nó, vì nghèo khó là xấu xa, là vết bẩn cho quốc gia chúng ta. Và tôi biết làm thế nào để có được nó: bằng cách tiến lên mỗi ngày. Cảm ơn rất nhiều. (cổ vũ) (vỗ tay) Những người biết tôi cũng biết tôi đam mê mở một trạm phóng không gian như thế nào. Nên khi tôi có cơ hội cho chuyên gia về trọng lực hàng đầu thế giới trải nghiệm cảm giác không trọng lực, điều đó thật tuyệt vời. Và tôi muốn kể cho bạn câu chuyện đó. Tôi gặp ông ấy lần đầu tiên tại giải thưởng Archon X Prize về Nghiên cứu gien. Đó là cuộc thi chúng tôi đang tổ chức, giải X Prize thứ 2, cho đội đầu tiên có thể xâu chuỗi 100 bộ gien người trong 10 ngày. Và chúng có một thứ gọi là Bộ gien 100, bao gồm 100 nhân vật chúng tôi dùng để xâu chuỗi trong cuộc thi. Craig Venter chủ trì sự kiện này. Và tôi đã gặp Giáo sư Hawking, và ông nói ước mơ của ông là được du lịch vào không gian. Và tôi nói, tôi không thể đưa ông tới đó, nhưng tôi có thể đưa ông tới môi trường không trọng lượng ở Trọng lực 0. Và ông đã đồng ý ngay lập tức. Cách duy nhất để trải nghiệm không trọng lực trên Trái Đất là bay trên chuyến bay hình parabôn, chuyến bay không trọng lượng. Bạn lên một phi cơ, bay qua tới đỉnh, bạn sẽ đạt được trạng thái không trọng lượng trong 25 giây, xuống trở lại, và cân nặng bạn khi đó sẽ tăng gấp đôi. Bạn cứ làm thế lặp đi lặp lại. Và có thể có được 8, 10 phút không trọng lượng -- đó là cách mà NASA huấn luyện phi hành gia của họ một thời gian dài. Chúng tôi đã chuẩn bị để thực hiện điều này. Và nó ngốn 11 năm để có thể khả thi. Chúng tôi tuyên bố sẽ lái Stephen Hawking. Rồi một cơ quan nhà nước và một người điều hành công ty máy bay nói, anh điên à, đừng làm vậy, anh sẽ giết ông ấy. (Cười) Và ông ấy rất muốn bay. Chúng tôi đã làm việc vất vả để có được tất cả các giấy phép. Và sáu tháng sau, chúng tôi đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Chúng tôi có một buổi họp báo, tuyên bố ý định thực hiện 1 chuyến bay parabôn không trọng lực -- cho ông ấy 25 giây tại môi trường Trọng lực 0. Và nếu mọi việc suôn sẻ, chúng tôi có thể làm ba chuyến. Chúng tôi hỏi ông ấy lý do ông muốn thực hiện điều này. Và điều ông ấy nói, đối với tôi, rất cảm động. Ông nói, "Cuộc sống trên Trái Đất đang ngày càng nguy hiểm bởi thiên tai hoành hành... Tôi nghĩ rằng nhân loại sẽ không có tương lai nếu không đi ra ngoài không gian. Do đó tôi muốn thúc đẩy sự quan tâm của công chúng về vũ trụ." Chúng tôi đưa ông ấy ra khỏi Trung tâm Vũ trụ Kennedy, lên phương tiện của NASA, vào khoang sau của máy bay không trọng lực. Chúng tôi có 20 nhà quyên góp -- đã quyên góp được 150,000 cho quỹ từ thiện trẻ em -- bay cùng chúng tôi. Một số đã tham gia TED. Chúng tôi dựng toàn bộ phòng khẩn cấp. Chúng tôi có bốn bác sĩ và hai y tá trên chuyến bay. Chúng tôi theo dõi áp suất oxy trong máu, nhịp tim, huyết áp của ông ấy. Chúng tôi chuẩn bị mọi thứ cho tình huống khẩn cấp -- Chúa cũng biết rằng bạn không muốn vị chuyên gia này bị thương. Chúng tôi cất cánh từ sân bay, nơi mà tàu con thoi cất cánh và hạ cánh. Cộng sự của tôi - Byron Lichtenberg - và tôi cẩn thận đưa ông vào môi trường không trọng lực. Và khi ông đã tới, thả ông ra để trải nghiệm cảm giác thật sự của không trọng lượng. Và sau chuyến bay đầu tiên, bạn biết không, bác sĩ bảo rằng mọi thứ đều ổn, ông ấy cười tươi, và chúng tôi cho đi tiếp. Và chúng tôi thực hiện chuyến bay thứ hai. (Cười) (Vỗ tay) Và chuyến thứ 3. (Vỗ tay) Giờ đây thực sự chúng tôi đang thả trôi một trái táo với lòng kính trọng tới Ngài Isaac Newton bởi Giáo sư Hawking đang giữ chức vụ ở Cambridge giống Issac Newton trước kia. Và chúng tôi thực hiện chuyến thứ tư, thứ năm, thứ sáu. (Cười) Và thứ bảy, và thứ tám. Và người đàn ông này không còn giống một bệnh nhân ngồi xe lăn 65 tuổi. (Cười) Ông ấy rất hạnh phúc. Chúng ta đang sống trên một viên ngọc quý báu, và chúng ta sẽ chỉ rời khỏi hành tinh này khi ta đang sống. Hãy cùng với chúng tôi tham gia hành trình vĩ đại này. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Trở thành một người phụ nữ có nghĩa là gì? Chúng ta đều có nhiễm sắc thể XX, đúng không? Thật ra, điều đó không đúng đâu. Một vài người phụ nữ có thể khảm Họ sở hữu bộ nhiễm sắc thể pha trộn với X, với XY hoặc với XXX. Nếu không phải chỉ là vấn đề về nhiễm sắc thể vậy trở thành phụ nữ là gì? Phải nữ tính? Kết hôn? Sinh con? Bạn không cần phải kiếm đâu xa những ngoại lệ tuyệt vời của những nguyên tắc này. Nhưng chúng ta đều có điểm chung, khiến chúng ta trở thành phụ nữ. Có thể là điều gì đó trong bộ não của chúng ta. Chắc bạn đã biết đến các lý thuyết từ thế kỉ trước về việc đàn ông làm toán giỏi hơn phụ nữ vì bộ não của họ lớn hơn. Các lý thuyết này đã bị gỡ bỏ. Bộ não của một người đàn ông trung bình nhỏ hơn ba lần so với một con voi kích cỡ trung bình. Nhưng không có nghĩa là đàn ông trung bình ngốc hơn con voi khoảng ba lần. Hay là thế thật? (Cười) Một làn sóng mới về các nhà nữ thần kinh học tìm ra những khác biệt quan trọng giữa bộ não của đàn ông và phụ nữ ở sự kết nối của nơ ron thần kinh ở cấu trúc, cách hoạt động của bộ não. Họ phát hiện ra rằng bộ não là một sự giống như nghệ thuật ghép mảnh một hỗn hợp pha trộn. Phụ nữ có nhiều miếng dán nữ và ít miếng dán nam hơn. Vậy với tất cả những dữ liệu mới này, là phụ nữ có nghĩa là gì? Đây là điều mà tôi luôn đau đáu suốt thời gian qua. Khi mọi người biết tôi là một người chuyển giới nữ họ luôn hỏi, "Sao bạn biết mình là phụ nữ" "Là một nhà khoa học, tôi đi tìm kiếm một cơ sở sinh học của giới tính". Tôi muốn hiểu điều làm nên con người tôi. Những phát minh tiên phong của khoa học đang làm sáng rõ các dấu ấn sinh học vốn xác định giới tính. Tôi và các đồng nghiệp về di truyền học, khoa học thần kinh, sinh lý và tâm lý học đang cố tìm hiểu cách thức hoạt động chính xác của giới tính. Tất cả những lĩnh vực khác nhau này đều có một kết nối chung: di truyền học biểu sinh. Trong di truyền học biểu sinh, chúng tôi tìm hiểu hoạt động DNA có thể thay đổi triệt để và vĩnh viễn như thế nào, kể cả khi trình tự vẫn giữ nguyên. DNA là một chuỗi phân tử dài cuộn xoắn lại trong tế bào của chúng ta. Có quá nhiều chuỗi DNA đến nỗi chúng có thể rối thành những thứ giống như nút thắt đơn giản ta gọi là những nút thắt. Các yếu tố bên ngoài đã thay đổi cách những nút thắt DNA này hình thành. Bạn có thể hiểu chúng như sau: trong tế bào của chúng ta, có các bộ máy kì quặc có nhiệm vụ xây dựng mọi thứ, kết nối các mạch, làm mọi thứ cần thiết để sự sống diễn ra. Đây là một kiểu đọc DNA và tạo ra RNA. Sau đó bộ máy này mang theo một khối lượng lớn dây thần kinh từ một đầu của tế bào não sang đầu còn lại. Chúng nên được trả thêm tiền cho việc này chứ nhỉ? (Cười) Đây là một nhà máy phân tử nhiều người nói đó là bí mật làm nên cuộc sống, gọi là ribosome. Tôi đã nghiên cứu nó từ năm 2001. Một trong những điểu nổi bật về các tế bào của chúng ta đó là các thành phần bên trong chúng có khả năng phân hủy sinh học. Chúng phân giải, và được tái tạo mỗi ngày, giống như lễ hội du lịch nơi mà các loại đu quay bị dỡ bỏ và lắp mới mỗi ngày. Khác biệt lớn giữa các tế bào và lễ hội du lịch đó là trong lễ hội, có các thợ thủ công làm nhiệm vụ lắp ráp các đu quay mỗi ngày. Còn trong các tế bào của ta không có thợ thủ công lành nghề như vậy chỉ có những chiếc máy xây dựng ngốc nghếch tạo ra bất cứ điều gì trong kế hoạch bất kể kế hoạch là gì. Những kế hoạch đó chính là DNA. Bản hướng dẫn cho mọi ngóc ngách trong các tế bào của chúng ta. Cho là mọi thứ ở bên trong tế bào não của chúng ta gần như phân giải trong tất cả các ngày, vậy sau một ngày làm sao bộ não có thể ghi nhớ? Đây là lúc DNA sẽ tham gia. DNA là một trong những thứ không phân giải. Nhưng để DNA nhớ được những điều đã xảy ra, nó phải thay đổi theo một cách nào đó. Chúng ta biết rằng trình tự không thể thay đổi nếu trình tự thay đổi mọi lúc thì chúng ta có thể mọc thêm một chiếc tai hoặc mắt mới mỗi ngày. (Cười) Thay vì thế, chúng thay đổi hình dạng và đó là nơi các nút DNA tham gia Bạn có thế xem chúng như là kí ức DNA. Khi có sự kiện lớn xảy ra trong cuộc sống của ta như là sự kiện gây sang chấn thời thơ ấu; hormone căng thẳng ngập não của ta. Hormone căng thẳng không gây ảnh hưởng đến trình tự của DNA nhưng có làm thay đổi hình dạng của chúng. Chúng tác động đển một phần DNA phần có hướng dẫn làm giảm căng thẳng cho các bộ máy phân tử. Một đoạn DNA cuộn lại thành một nút, và các bộ máy xây dựng ngốc nghếch không thể đọc được các kế hoạch mà chúng cần để xây dựng bộ máy giúp giảm căng thẳng. Rất khó nói, nhưng đó là những gì đang xảy ra dưới kính hiển vi. Về mặt vĩ mô, bạn thực tế mất khả năng giải quyết căng thẳng, và điều này thật không tốt. Đó là cách DNA nhớ những gì xảy ra trong quá khứ. Đây là điều tôi nghĩ đã và đang xảy ra với mình khi tôi bắt đầu chuyển giới. Tôi biết mình là phụ nữ ở bên trong, và tôi mặc đồ phụ nữ ở bên ngoài nhưng trong mắt mọi người tôi là một người đàn ông mặc váy. Tôi cảm thấy rằng cho dù mình cố gằng nhiều mức nào đi nữa không ai thực sự nhìn nhận tôi là phụ nữ. Trong khoa học, uy tín của bạn là tất cả và mọi người đã cười khúc khích ở hành lang, nhìn chằm chằm tôi, cái nhìn ghê tởm sợ phải đến gần tôi. Tôi vẫn nhớ bài diễn thuyết lớn của mình sau khi chuyển giới. Nó diễn ra ở Ý. Tôi đã từng có bài diễn thuyết uy tín trước đó nhưng lần này, tôi rất sợ hãi. Tôi nhìn xuống khán giả những tiếng thì thầm bắt đầu, những cái nhìn, những nụ cười khỉnh, tiếng cười khúc khích. Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn còn hội chứng sợ hãi xã hội vì những gì đã xảy ra tám năm trước. Tôi đã mất hết hy vọng. Đừng lo lắng, tôi ổn rồi vì đã được trị liệu. Bây giờ tôi ổn rồi. (Cười) (Hoan hô) (Hoan hô) Nhưng tôi cảm thấy đã quá đủ. Tôi là một nhà khoa học. Tôi có bằng tiến sỹ vật lý thiên văn, có bài viết được xuất bản trên các tạp chí hàng đầu, về tương tác hạt sóng, và vật lý không gian, sinh hóa axit nucleic. Tôi được huấn luyện để đi đến tận cùng của các sự vật, nên (Cười) tôi lên mạng (Vỗ tay) Tôi lên mạng và tìm thấy những nghiên cứu vô cũng thú vị. Tôi học được rằng những nút thắt DNA không phải lúc nào cũng xấu. Thực ra, nút thắt và nút mở như là một thứ ngôn ngữ máy tính phức tạp. Chúng lập trình cơ thể chúng ta với độ chính xác tinh tế. Khi ta có thai, trứng được thụ tinh của chúng ta phát triển thành em bé. Quá trình này cần đến hàng nghìn quyết định DNA. Tế bào phôi sẽ trở thành tế bào máu hay tế bào tim, tế bào não? Các quyết định xảy ra ở các đoạn khác nhau trong thời kì mang thai. Lúc ở giai đoạn ba tháng đầu, khi lại ở ba tháng tiếp theo và có khi ở ba tháng cuối. Để hiểu hết quá trình quyết định của DNA, ta cần xem xét quá trình hình thành nút ở mức độ nguyên tử. Thậm chí kính hiển vi hiện đại nhất cũng không xem được điều này. Nếu chúng ta cố mô phỏng những điều này trên máy tính thì sao? Để làm được điều đó chúng ta cần đến hàng triệu máy tính. Đấy là chính xác những gì chúng tôi có ở Lab Los ALamos một triệu máy tính được kết nối trong một nhà kho. Vì thế chúng tôi có thể trình diễn quá trình DNA tạo ra cả chuỗi gen thắt lại thành những nút có hình dáng cụ thể. Lần đầu tiên, nhóm của tôi đã mô phỏng toàn bộ chuỗi gen của DNA, công trình mô phỏng phân tử lớn nhất cho đến nay. Lần đầu tiên, chúng ta bắt đầu hiểu những vấn đề chưa được giải quyết về việc làm cách nào các hormone kích hoạt sự hình thành của các nút. Sự hình thành của các nút DNA có thể được chứng kiến ở mèo tam thể. Quyết định giữa màu lông vàng hoặc đen xảy ra từ sớm trong phôi thai, vì vậy màu lông vàng đen kết hợp, hiển thị chính xác về những gì đã xảy ra khi con mèo đó còn ở trong phôi thai ở trong tử cung của mèo mẹ. Và mô hình ghép mảnh nàu thực sự xảy ra trong não và bệnh ung thư. Nó liên quan trực tiếp đến khuyết tật trí tuệ và ung thư vú. Quyết định DNA cũng xảy ra trong bộ phận khác của cơ thể. Hóa ra, tiền thân bộ phận sinh dục chuyển thành hoặc nam hoặc nữ trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. ngược lại, tiền thân bộ não hình thành nam hay nữ bắt đầu trong ba tháng tiếp theo của thai kì. Vậy mô hình trong trường hợp của tôi là một hỗn hợp đặc biệt trong tử cung của mẹ tôi khiến tiền thân bộ phận sinh dục hình thành một chiều nhưng não hình thành theo chiều khác. Hầu hết các nghiên cứu biểu sinh đều tập trung vào căng thẳng, lo lắng, và phiền muộn kiểu như trầm cảm kiểu như những điều xấu. (Cười) Nhưng ngày nay mới đây nhất mọi người đang nghiên cứu sự thư giãn. Liệu điều này có ảnh hưởng tích cực lên DNA của bạn không? Hiện nay, chúng ta đang thiếu dữ liệu từ mẫu chuột thí nghiệm. Chúng tôi biết rằng chuột có thư giãn nhưng liệu chúng có thiền như Dalai Lama không? Đạt đến sự khai sáng? Liệu chúng có dùng trí não để di chuyển được đá như Jedi Master Yoda? (Giọng Yoda): Hm, một con chuột jedi phải cảm nhận được dòng chảy năng lượng, Hm. (Cười) (Vỗ tay) Tôi phân vân rằng liệu sự ủng hộ mà tôi có từ lần diễn thuyết ở Ý có giúp DNA của tôi được thư giãn. Có những người bạn tuyệt vời, bố mẹ ủng hộ và có một mối quan hệ yêu đương đã giúp tôi có sức mạnh và hy vọng để giúp đỡ những người khác. Tại nơi làm việc, tôi đeo một chiếc vòng tay cầu vồng. Đôi khi nó làm dấy lên sự hiếu kì nhưng nó cũng làm dấy lên nhận thức. Có rất nhiều người chuyển giới đặc biệt những người phụ nữ da màu. Mà chỉ cần một lời bình luận hạ thấp cũng khiến họ kết thúc cuộc sống của mình 40% số người chuyển giới chúng tôi muốn tự tử. Nếu bạn đang lắng nghe và cảm thấy không có sự lựa chọn nào khác, hãy gọi điện cho bạn bè lên mạng hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ. Nếu như bạn là người phụ nữ bình thường những biết đến nỗi đau của sự cô lập, lạm dụng tình dục hãy lên tiếng. Vì vậy trở thành phụ nữ là như thế nào? Nghiên cứu mới nhất cho biết não của phụ nữ và đàn ông phát triển khác nhau khi ở trong bụng mẹ, có thể mang đến cho phụ nữ chúng ta cảm giác phụ nữ bẩm sinh. Ngược lại, có thể là do ý thức chung khiến chúng ta là phụ nữ. Ta hình thành ở nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau "là phụ nữ có nghĩa là gì" không phải là câu hỏi chính xác. Giống như việc hỏi mèo tam thể rằng là mèo tam thể có nghĩa là gì. Có lẽ trở thành phụ nữ có nghĩa là học cách chấp nhận bản chất thật của bản thân và ý thức được điều đó đối với những người khác. Tôi thấy bạn và bạn vừa nhìn thấy tôi. (Vỗ tay và hoan hô) Tôi thích học ngoại ngữ. Thật sự, tôi thích nó đến nỗi cứ mỗi hai năm là tôi học thêm một ngôn ngữ mới. Hiện tại tôi đang học ngôn ngữ thứ tám. Khi người ta khám phá ra điều đó, Họ luôn hỏi tôi, Bạn làm điều đó thế nào? Đâu là bí quyết? Và thực ra, trong nhiều năm, câu trả lời của tôi là, Tôi không biết. Đơn giản tôi thích học ngôn ngữ Nhưng người ta không thoả mãn với câu trả lời. Họ muốn biết tại sao họ mất nhiều năm chỉ học một ngôn ngữ mà chẳng bao giờ thành thạo Và bạn hết ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác, Họ muốn biết bí quyết của người đa ngôn ngữ, những người nói nhiều thứ tiếng. Và tôi cũng tự hỏi Những người đa ngôn ngữ khác thực sự làm thế nào? Điểm chung của chúng tôi là gì? Và điều gì làm chúng tôi có thể học các ngôn ngữ Nhanh hơn nhiều người khác? Tôi quyết định gặp những người giống tôi để tìm ra đáp án. Nơi tốt nhất để gặp nhiều người đa ngôn ngữ Là ở sự kiện có hàng trăm người yêu ngôn ngữ gặp gỡ nhau để luyện tập ngôn ngữ Có một vài sự kiện đa ngôn ngữ như thế được tổ chức trên toàn thế giới và tôi quyết định đến đó và hỏi người đa ngôn ngữ các phương pháp họ dùng và vì thế tôi gặp Benny đến từ Ireland, anh đã nói với tôi phương pháp của anh ta là bắt đầu nói từ ngày thứ nhất Anh ta học một số cụm từ từ một cuốn sách từ ngữ du lịch và đi gặp những người bản xứ và lập tức bắt đầu những cuộc đối thoại Anh ta không ngại sai 200 lỗi một ngày, vì đó là cách anh ta học, dựa trên sự phản hồi. Và quan trọng là, anh ta không cần đi du lịch nhiều hôm nay, vì bạn dễ dàng có những cuộc đối thoại với người bản xứ từ sự thoải mái của căn phòng bạn, dùng các trang mạng. Tôi cũng đã gặp Lucas đến từ Ba Tây anh ta có 1 phương pháp khá thú vị để học tiếng Nga. anh ta chỉ đơn giản kết bạn với 100 người Nga ngẫu nhiên trên Skype và sau đó, anh ta mở một cửa sổ trò chuyện với một trong số họ và viết "xin chào" tiếng Nga. và người đó phản hồi, "xin chào, bạn khoẻ không?" Lucas sao chép nó và dán nó vào một cửa sổ trò chuyện với người khác, và người đó trả lời, "tôi khoẻ, cám ơn, còn bạn thì sao?" Lucas sao chép nó ngược trở lại cho người đầu tiên và với cách này, anh ta đã có một bài đối thoại với 2 người lạ. mà không biết gì về nó (cười) và anh ta sớm bắt đầu tự mình gõ vì anh ta có quá nhiều bài đối thoại thế này đến nỗi anh ta biết cuộc đối thoại tiếng Nga thường mở đầu ra sao Thật là một phương pháp khôn ngoan phải không ? Và sau đó tôi gặp những người đa ngôn ngữ luôn bắt chước âm thanh ngôn ngữ và những người khác thì luôn học 500 từ quen thuộc nhất của ngôn ngữ đó và những người khác luôn bắt đầu bằng cách đọc ngữ pháp Nếu tôi hỏi 100 người đa ngôn ngữ khác nhau Tôi nghe 100 lối tiếp cận để học các ngôn ngữ Mỗi người dường như có một cách thức đặc biệt để học một ngôn ngữ và chúng ta có kết luận chung về những người nói thành thạo vài ngôn ngữ và khi tôi nghe người đa ngôn ngữ nói về phương pháp của họ tôi chợt nhận ra: chúng tôi luôn có một điểm chung là chúng tôi chỉ đơn giản tìm cách tận hưởng quá trình học ngôn ngữ Tất cả những người đa ngôn ngữ này nói về việc học ngôn ngữ Như thể nó là niềm vui lớn Bạn đáng lẽ nên thấy mặt họ khi họ cho tôi xem biểu đồ ngữ pháp đầy màu sắc của họ và các tấm thẻ họ làm cách cẩn thận và thống kê về học từ vựng của họ qua việc dùng các ứng dụng hay thậm chí họ thích nấu ăn theo công thức nấu ăn bằng tiếng nước ngoài Họ dùng các phương pháp khác nhau, Nhưng họ luôn đảm bảo đó là thứ mà cá nhân họ thích. Tôi nhận ra đây thực sự là cách tôi học các ngôn ngữ Khi tôi học tiếng Tây Ban Nha, Tôi chán các văn bản trong sách giáo khoa. Ý tôi là, người muốn đọc về Jose hỏi đường đến trạm xe lửa, phải vậy không? thay vào đó, tôi muốn đọc "Harry Potter", vì đó là sách tôi yêu thích từ nhỏ Và tôi đã đọc nó nhiều lần Vì thế tôi lấy bản dịch "Harry Potter" tiếng Tây Ban Nha và bắt đầu đọc, Và chắc chắn rằng tôi đã không hiểu mọi thứ từ lúc đầu Nhưng tôi tiếp tục đọc Vì tôi thích sách đó, Và đến cuối cuốn sách, tôi có thể theo dõi nó hầu như không có vấn đề gì. Và điều tương tự xảy ra khi tôi học tiếng Đức Tôi quyết định xem "những người bạn", phim hài tôi thích bằng tiếng Đức Và một lần nữa, lúc đầu tất cả chỉ là vô nghĩa Tôi không biết khi nào một từ kết thúc và khi nào một từ bắt đầu nhưng tôi cứ xem mỗi ngày vì nó là "những người bạn" Tôi có thể xem nó bất cứ ngôn ngữ nào vì tôi rất thích nó. Và sau mùa thứ hai và thứ ba Nói nghiêm túc, cuộc đối thoại bắt đầu có ý nghĩa. Tôi chỉ nhận ra nó sau khi gặp gỡ những người đa ngôn ngữ khác. Chúng tôi không phải thiên tài và chúng tôi không có lối tắt để học ngôn ngữ. chúng tôi chỉ đơn giản tìm cách để yêu thích việc học, Cách để biến việc học ngôn ngữ từ một môn học nhàm chán thành một hoạt động thú vị mà bạn không ngại làm hằng ngày. Nếu bạn không thích viết từ vựng lên giấy bạn có thể gõ chúng vào một ứng dụng Nếu bạn không thích nghe tài liệu giáo khoa nhàm chán thì tìm nội dung thú vị trên YouTube hay chương trình phát thanh cho ngôn ngữ đó Nếu bạn là người sống nội tâm hơn và bạn không thể hình dung việc nói chuyện với người bản xứ ngay bạn có thể áp dụng phương pháp tự nói bạn có thê nói với chính bạn thoải mái trong phòng mô tả kế hoạch cho cuối tuần, ngày hôm nay bạn thế nào Hay lấy ngẫu nhiên một tấm hình từ điện thoại và mô tả bức tranh ấy cho người bạn tưởng tượng Đây là cách người đa ngôn ngữ học ngôn ngữ và tin tốt nhất là, Nó có sẵn cho bẩ cứ ai sẵn sàng nắm lấy cơ hội học hành Vì thế gặp các người đa ngôn ngữ khác giúp tôi nhận ra rằng thật sự cận thiết để tìm thấy niềm vui trong quá trình học ngôn ngữ nhưng niềm vui đó cũng không đủ Nếu bạn muốn thành thạo một ngoại ngữ, bạn cũng sẽ cần áp dụng thêm ba nguyên tắc Trước hết, bạn cần nhưng phương pháp hữu hiệu Nếu bạn cố gắng ghi nhớ một dãy từ vựng cho kỳ kiểm tra ngày mai, những từ đó sẽ được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn và bạn sẽ quên chúng sau vài ngày tuy nhiên, nếu bạn ghi nhớ chúng lâu dài, bạn cần ôn lại chúng vài ngày liên tục sử dụng cái gọi là sự lặp lại không gian bạn có thể dùng các ứng dụng hệ thống này như Anki hay Memrise, hay bạn có thể viết từ vào cuốn vở dùng phương pháp danh sách vàng. mà rất phổ biến với nhiều người đa ngôn ngữ Nếu bạn không chắc phương pháp nào hiệu quả và cái nào có sẵn chỉ cần kiểm tra các kênh Youtube và trang mạng của người đa ngôn ngữ và lấy cảm hứng từ họ Nếu nó hiệu quả với họ Nó cũng sẽ hiệu quả với bạn Nguyên tắc thứ ba cần tuân thủ là tạo ra một hệ thống trong việc học Chúng ta đều bận rộn và không ai thực sự có thời gian để học ngôn ngữ Nhưng chúng ta có thể tạo thời gian nếu chúng ta có kế hoạch trước. Bạn có thể dậy sớm hơn bình thường 15 phút mỗi ngày không? Đó là thời gian hoàn hảo để ôn từ vựng. Bạn có thể nghe chương trình phát thanh trên đường đi làm khi lái xe không? Vâng, đó sẽ là tuyệt vời để có kinh nghiệm nghe Có quá nhiều thứ bạn có thể làm mà không cần có thêm thời gian, như việc nghe chương trình phát thanh trên đường đi làm hay đang làm công việc nhà Điều quan trọng là tạo ra kế hoạch trong việc học "Tôi sẽ luyện nói thứ ba và thứ năm với một người bạn khoảng 20 phút. tôi sẽ lắng nghe một phim trên Youtube khi đang ăn sáng." Nếu bạn lập một hệ thống trong việc học, bạn không cần phải tìm thêm thời gian vì nó sẽ nên một phần trong cuộc sống bạn. Và cuối cùng, nếu bạn muốn học thành thạo một ngôn ngữ, bạn cũng cần một ít kiên nhẫn không thể học một ngôn ngữ trong 2 tháng nhưng chắc chắn có thể cải thiện rõ rệt trong vòng 2 tháng, nếu bạn học mỗi ngày một ít theo cách bạn thích và không có gì thúc đẩy chúng ta hơn là thành công của mình. Tôi nhớ rất rõ khoảnh khắc tôi hiểu câu nói đùa tiếng Đức khi tôi xem "những người bạn." Tôi hạnh phúc và có động lực đến nỗi tôi xem tiếp hai tập phim và khi tôi tiếp tục xem tôi càng lúc càng hiểu thêm, những thăng hoa nhỏ này và dần dẫn, tôi đạt đến cấp độ mà tôi có thể sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt bất cứ điều gì một cách tự do và trôi chảy. Đây là một cảm giác tuyệt vời. Tôi không thể có đủ cảm giác đó và đó là lý do tôi học hai năm một ngôn ngữ Vì thế đây là toàn bộ bí mật đa ngôn ngữ. Hãy tìm phương pháp bạn có thể sử dụng một cách hệ thống Trong khoảng thời gian nào đó, theo cách bạn thích và đây là cách người đa ngôn ngữ học trong nhiều tháng, không phải nhiều năm. Bây giờ một số bạn có thể đang nghĩ "Thật tuyệt khi thích học ngôn ngữ nhưng không là bí mật thật sự rằng người đa ngôn ngữ là siêu tài năng và hầu hết chúng ta thì không?" Vâng, một điều tôi chưa nói với bạn về Benny và Lucas Benny học 11 năm tiếng Ái Nhĩ Lan và 5 năm tiếng Đức ở trường. Anh ta không thể nói chúng khi tốt nghiệp cho tới 21 tuổi, anh ta nghĩ mình không có gien ngôn ngữ anh ấy không thể nói một ngôn ngữ khác. Sau đó anh ta tìm cách học nhiều ngôn ngữ đó là nói chuyện với người bản xứ và nhận phản hồi từ họ, và hôm nay Benny dễ dàng có cuộc trò chuyện bằng 10 ngôn ngữ. Lucas nỗ lực học tiếng anh 10 năm ở trường Anh ta là một trong số học sinh yếu nhất trong lớp Ban bè cười nhạo anh ta và đưa cho anh cuốn sách tiếng Nga như một trò đùa Vì họ nghĩ anh ta chẳng bao giờ học được ngôn ngữ đó hay bất cứ ngôn ngữ nào. Và Lucas bắt đầu thử nghiệm với nhiều phương pháp, tìm ra cách riêng để học như nói chuyện với người lạ qua Skype và chỉ 10 năm sau, Lucas có thể nói trôi chảy 11 ngôn ngữ. Nghe có vẻ là một phép lạ không? Vâng, tôi thấy những phép lạ như thế mỗi ngày Như một cố vấn ngôn ngữ, tôi giúp mọi người tự học ngôn ngữ, và tôi thấy điều này mỗi ngày Người ta chiến đấu học ngôn ngữ trong 5, 10 và 20 năm, và sau đó đột nhiên họ điều khiển được việc học của mình và bắt đầu dùng tại liệu họ thích, những phương pháp hiệu quả hơn, hay họ bắt đầu theo dõi việc học để có thể đánh giá cao sự tiến bộ của mình, và đó là khi họ đột nhiên tìm thấy một cách kỳ diệu tài năng ngôn ngữ họ đã bỏ lỡ. Vì thế, nếu bạn cố gắng để học ngôn ngữ và bạn đã bỏ cuộc, nghĩ rằng nó quá khó hay bạn không có tài năng học ngôn ngữ, Hãy thử một lần nữa. Có thể bạn chỉ thiếu một phương pháp thú vị để học thành thạo ngôn ngữ đó Có lẽ bạn chỉ thiếu một phương pháp để trở thành một nhà đa ngôn ngữ. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi luôn tìm cầu những cách để ghi lại, chia sẽ và lưu giữ những câu chuyện về những người, rất bình dị trong ngày thường. Những câu chuyện mà có thể mang đến sự chuyễn hóa, hướng đến điều cao quí, nhưng không bao giờ ủy mị, không bao giờ tránh né sự đen tối trong chúng ta, Vì tôi tin rằng chúng ta không khi nào đẹp hơn là khi chúng ta xấu xí nhất. Vì đó là khoảnh khắc chúng ta nhận rõ được chất liệu của ta. Như Chris (dẫn chương trình) nói, tôi lớn lên tại Nigeria... với cả thế hệ trong những năm 80... của những sinh viên biểu tình chống chế độ độc tài quân sự mà cuối cũng đã chấm dứt. Đó không chỉ riêng tôi, mà cả thế hệ của chúng tôi. Nhưng điều mà tôi đã học được... rằng là thế giới chưa bao giờ được giải thoát bởi những cử chỉ lớn lao của đấng cứu rỗi, nhưng đơn giản bởi sự tích góp của những hành động cảm thông một cách nhẹ nhàng, mềm mỏng, gần như không đáng lưu tâm, những hành động cảm thông của ngày thường. Ở Nam Phi họ có một cụm từ gọi là "ubuntu". Ubuntu đến từ một triết lí cho rằng... cách duy nhất cho tôi làm người là để cho bạn rọi lại... nhân tính của tôi trước tôi. Nhưng nếu bạn cũng giống như tôi, nhân tính của tôi thì giống như là cái cửa sổ hơn. Tôi không thực sự nhìn thấy nó, tôi không dành sự chú ý cho nó... đến khi có, bạn biết như là, một con bọ chết dính trên khung cửa sổ. Lúc đấy thì tôi tự dưng thấy, và thường là, không hay chút nào. Thường là như khi tôi chửi rủa lúc đi đường... về những người vừa chạy ô tô vừa uống cafe... và còn gửi email, rồi viết ghi chú. Vậy Ubuntu thực sự nghĩa là... chúng ta không thể là con người mà không có những người khác xung quanh. Nó thực là đơn giản nhưng cũng rất phức tạp. Thế nên tôi nghĩ mình nên bắt đầu bằng những câu chuyện. Tôi nên kể cho bạn câu chuyện về những con người đáng ghi nhận. Vậy nên tôi muốn kể về mẹ tôi. (Cười) Bà ấy cũng đen lắm. Mẹ tôi là người Anh Quốc. Ba mẹ tôi gặp nhau tại Oxford trong nhưng năm 50, rồi mẹ tôi chuyển đến Nigeria và sống ở đấy. Bà cao gần mét sáu, rất mạnh mẽ và rất "Ăng lê". Mẹ tôi "Ăng lê" kiểu như vầy nè -- hoặc là đã từng, vì bà vừa mất. Bà ra California rồi đến Los Angeles thăm tôi, rồi chúng tôi đến thành phố Malibu, nơi mà bà cho là rất đáng thất vọng. (Khán giả cười) Và rồi chúng tôi đi đến một nhà hàng cá, và anh chàng hầu bàn tội nghiệp tên là Chad, Anh ta đến thì mẹ tôi hỏi: "Anh có món gì đặc biệt không, chàng trai?" Rồi Chad đáp lại: "Có chứ, như là, chúng tôi có cá hồi nó như là cuộn lại như món wasabi, vỏ giòn. Nó ngon dữ lắm đó!" Và mẹ tôi quay nhìn tôi và nói, "Anh này đang nói tiếng gì vậy?" (Cười) Tôi nói: "Tiếng Anh đó mẹ" Rồi bà lắc đầu nói: " Ôi, bọn Mỹ này, chúng ta cho họ một ngôn ngữ. Sao họ không dùng chứ?" (Thính giả cười vang) Ờ, người phụ nữ này, người cải đạo từ Giáo Hội Anh sang Công Giáo khi cưới ba tôi... và không có ai mà dữ dội hơn một người Công Giáo cải đạo... bà quyết định dạy dân nông thôn ở Nigeria, đặt biệt là phụ nữ người Igbo, phương pháp theo dõi kỳ rụng trứng, cũng là phương pháp tránh thai duy nhất nhà thờ Công Giáo cho phép. Nhưng mà tiếng Igbo của bà còn kém. Nên bà mang tôi theo làm phiên dịch. Tôi mới có 7 tuổi. (Khán giả cười) Vậy là đây những người phụ nữ đó... người chưa từng bàn về chu kỳ của mình với chồng, và đây tôi đang nói với họ: "Ờ, Thường bao lâu thì bà tới kỳ?" (Khán giả tiếp tục cười) Rồi: "Bà có thấy gì phụt ra không?" (Khán giả tiếp tục cười) Rồi: "Âm hộ của bà sưng đến thế nào?" (Khán giả tiếp tục cười) Mẹ tôi chưa từng nghĩ về mình như một người theo phái nữ quyền (feminist), nhưng mẹ tôi thường hay nói cây này: "Cái gì đàn ông làm được là mẹ sửa được" (Thính giả cười vang và vỗ tay) Lúc mà ba tôi phàn nàn về chuyện này, khi mà mẹ dắt thằng bé 7 tuổi đi dạy cái vụ tránh thai, bạn biết mà, ông thường hay nói: "Oh, bà đang biến nó thành,... bà đang dạy nó cách làm đàn bà mất." Mẹ trả lời: " Ai đó phải làm thôi! Phải hong?" (Khán giả lại cười) Người phụ nữ này, trong suốt cuộc chiến Biafran, chúng tôi bị kẹt trong cuộc chiến,... Mẹ tôi với 5 đứa trẻ. Bà mất một năm, hết trại tị nạn này đến trại tị nạn khác, để tìm đến một sân bay nơi chúng tôi có thể rời khỏi đất nước ấy. Ở mỗi trại tị nạn, bà đều phại đối mặt với bọn lính... muốn bắt anh trai tôi, khi ấy 9 tuổi, và biến anh ấy thành "chiến binh trẻ em". Bạn có hình dung được người phụ nữ cao gần mét sáu, chống lại bọn đàn ông có súng và muốn giết chúng tôi? Suốt cả năm trời ấy... mẹ tôi chưa từng khóc, dù chỉ một lần. Nhưng khi chúng tôi tới Lisbon, ở sân bay... sắp bay đi Anh Quốc, có người phụ nữ nọ thấy mẹ tôi mặc áo váy... bị giặt quá nhiều lần đến nỗi mà nhìn xuyên qua được, với 5 đứa nhóc nhìn đói meo, bà ấy lại hỏi han chuyện gì. Và mẹ tôi kể bà ấy nghe. Rồi người phụ nữ ấy, mở toang vali của mình... tặng tất cả trang phục cho chúng tôi, và cả đồ chơi của con bà ấy nữa, mà chúng không thích lắm, nhưng... (Cười) Đó là lần duy nhất mẹ tôi khóc. Tôi nhớ vài năm sau đó, tôi đang viết sách về mẹ tôi, và tôi hỏi bà: "Sao hồi đó mẹ khóc?" Và mẹ tôi nói: "Con biết không, con có thể rèn tim con thành sắt trước mọi ưu phiền, mọi kinh hãi. Nhưng một hành động tử tế giản dị từ một người hoàn toàn xa lạ sẽ làm con vỡ òa." Những bà cụ trong làng của ba tôi, sau khi chiến tranh qua đi, thuộc lòng tên của từng người đã chết, và rồi họ hát những bài khóc thương, được ghép lại từ những cái tên ấy. Những bài hát quá đỗi ưu sầu đến thiêu đốt tâm can. Và họ sẽ hát những lời ấy chỉ những khi trồng lúa ngoài đồng, như thể họ đang gieo xuống đất quả tim của những người quá cố vào trong hạt gạo. Nhưng đến khi mùa gặt họ lại hát những khúc hân hoan, mà được ghép lại từ tên của từng đứa trẻ được sinh ra trong năm đấy. Rồi mỗi mùa lúa mới, khi mà họ lại hát những bài khóc thương, họ sẽ thay tên của những người chết, bằng đúng số tên của nhừng người vừa được sinh ra. Bằng cách ấy, những người phụ nữ này đã thực hiện sự chuyển hóa rất lớn, Sự chuyển hóa đẹp đẽ. Bạn có biết rằng, trước cuộc diệt chủng tại Rwanda từ chỉ "hiếp dâm" và từ chỉ "hôn nhân" từng là một từ duy nhất? Nhưng hôm nay, phụ nữ đang tái thiết Rwanda. Bạn cũng có biết rằng rằng sau chế độ A-pác-thai, khi chính phủ mới tiến vào nhà quốc hội, thì không thấy có nhà vệ sinh nữ trong tòa nhà? Có vẻ như là chế độ A-pác-thai là chuyện hoàn toàn của đàn ông. Tất cả những điều này nói rằng dù cho sự kinh hãi, và dù cho sự chết, phụ nữ chưa từng đáng kể đến. Nhân tính của họ có vẻ như chưa từng quan trọng với chúng tôi. Khi tôi lớn lên tại Nigeria và đáng ra tôi không nên nói Nigeria vì nó chung chung quá, nhưng là tại Urhobo, vùng người Igbo quê tôi, luôn có lễ trưởng thành cho nam giới trẻ. Nam giới được dạy làm đàn ông theo một cách mà nghĩa là không phải đàn bà, chủ yếu là thế. Và rất nhiều nghi thức liên quan đến giết chóc, giết súc sinh nho nhỏ, đi kèm với lễ, vậy nên khi tôi 13 tuổi và, ý tôi là, nó hợp lý, vì đó là một cộng đồng nông nghiệp, ai đó phải giết súc vật thôi, đâu có tiệm thức ăn chế biến sẵn nào để mà đi mua kangaroo steak đâu... nên khi tôi 13, đến lược tôi phải giết một con dê. Hồi đó tôi là một đứa nhỏ lạ lẫm, nhạy cảm mà không thực sự có thể làm việc đó, nhưng tôi phải làm. Và đáng lẽ tôi phải làm một mình. Nhưng một người bạn của tôi, tên Emmanuel, lớn tuổi hơn tôi rõ rệt, anh ấy từng là lính nhí trong cuộc chiến Biafran, đi cùng với tôi. Điều đó khiến tôi yên tâm, vì anh ấy đã từng thấy nhiều lắm. Hồi tôi đang mới lớn, anh hay kể tôi nghe chuyện anh hay đâm lê người ta, rồi ruột của họ rớt ra, nhưng họ vẫn chạy tiếp. Vậy là anh này cùng đi với tôi, tôi không biết là bạn có bao giờ nghe tiếng dê kêu, hay từng thấy dê... chúng kêu nghe như người vậy, vì vậy chúng tôi gọi bi kịch là "bài hát của con dê". Bạn tôi, Brad Kessler, nói rằng chúng ta đã không trở thành người cho đến khi chúng ta bắt đầu chăn dê. Dù sao, mắt dê nhìn như mắt trẻ con ấy. Nên khi tôi cố giết con dê đó và không thể, Emmanuel khom xuống, đặt tay lên miệng con dê, che mắt nó lại, để tôi không phải nhìn vào đấy, khi tôi giết con dê. Xem có vẻ chẳng có gì lắm, đối với một gã từng trãi như thế, và với anh ấy, giết một con dê đáng ra là chuyện quá bình thường, Vậy mà trong tâm anh vẫn thấy phải bảo vệ tôi. Tôi đã rất nhát gan. Tôi khóc lâu dữ lắm. Và sau đó, anh chẳng hề nói gì cả. chỉ ngồi đó và nhìn tôi khóc cả giờ. Rồi sau đó, anh nói với tôi: "Nó sẽ luôn là khó khăn, nhưng nếu em khóc như vậy mỗi lần, em sẽ chết vì vỡ tim mất." Chỉ cần biết là, đôi lúc biết rằng nó khó khăn là đủ rồi. Dĩ nhiên khi nó về dê thì làm tôi nghĩ đến cừu, theo một cách không hay. (Cười đùa) Tôi sinh 2 ngày sau Giáng sinh . Nên lớn lên tôi có bánh kem và đủ thứ, nhưng tôi chưa từng có quà, vì tôi sinh sau Giáng sinh 2 ngày. Hồi tôi khoảng 9 tuổi, chú tôi vừa mới đi Đức về, và chúng tôi có cha sứ đến chơi nhà, mẹ tôi đang đãi trà ông ấy, và chú tôi đột nhiên nói: "Quà của Chris đâu rồi?" Và mẹ tôi nói:" Đừng nói chuyện đó trước mặt khách." Nhưng mà chú tôi rất muốn thể hiện mình vừa mới về, nên chú gọi tôi ra, và nói: "Vào phòng ngủ, phòng chú ấy. Lấy bất cứ thứ gì con thích trong vali. Quà sinh nhật của con đó" Tôi chắc là chú nghĩ tôi sẽ lấy sách hay áo gì đấy, nhưng tôi tìm thấy một con cừu bơm hơi. (Khán giả cười) Nên tôi thổi nó lên và chạy vào phòng khách, trỏ tay vào nơi đáng ra không nên trỏ, tôi đang vẫy vẫy con cừu kêu beep beep, và mẹ tôi làm như là sắp chết vì sốc vậy. (Cười) Và Cha McGetrick rất bình thản, chỉ khuấy ly trà và nhìn mẹ tôi nói, "Không sao đâu Daphne, tôi là người Scotland mà" (Khán giả cười vang) (Vỗ tay) Những ngày cuối trong tù của tôi, 18 tháng cuối, bạn tù của tôi, trong năm ấy, năm đầu của 18 tháng.. Bạn tù của tôi là cậu bé 14 tuổi. Tên là John James, và hồi đó nếu mà một người trong nhà phạm tội, nhà binh sẽ giữ bạn như là con tin đến khi gia đình bạn ra tòng. Vậy là cậu trai 14 tuổi này đang chờ án tử. Và không phải ai mang án tử đều là tù nhân chính trị.. Cũng có những tên rất xấu xa. Cậu ấy mang vào được hai quyển truyện tranh, 2 quyển truyện Người nhện (Spiderman) và X-men. Cậu ấy mê lắm, Khi mà đọc chán rồi, cậu bắt đầu dạy bọn tử tù đọc chữ với những quyển truyện ấy. Thế là, tôi nhớ đêm từng đêm, bạn có thể nghe bọn họ, những tên tù sừng sỏ, lúi xúi xung quanh John James, đọc theo: "Bắt lấy, Người Nhện!" (Cười) Thật đáng kinh ngạc. Tôi lúc đó lo lắm. Cậu ấy chẳng biết án tử là gì cả. Tôi đi tù hai lần rồi, và tôi sợ chết khủng khiếp. Và cậu ấy luôn cười và nói: "Thôi mà mầy, mình sẽ thoát thôi" Rồi tôi nói: "Sao mầy biết?" Thì cậu ấy nói: "Ờ, tao nghe nói vậy ở vườn nho" Họ giết cậu ấy. Họ trói tay cậu ấy vào cái ghế, và họ đóng đinh dương vật cậu ấy vào cái bàn với cái đinh tất rưỡi. Rồi bỏ cậu ấy chảy máu cho đến chết. Thế là tôi đơn độc, vì tôi chia sẽ xúc cảm của mình. Xung quanh ta, khắp nơi, luôn có những người như thế. Người Igbo thường nói rằng chính họ dựng lên các thần. Họ sẽ đến với nhau như là cộng đồng, và bày tỏ lời nguyện cầu. Và lời nguyện của họ được mang đến cho thầy pháp người sẽ tìm một vật linh và những hiến tế thích đáng được tiến hành, và vị thần sẽ được dựng đền thờ. Nhưng nếu vị thần trở nên hung bạo và bắt đầu đòi nhiến tế mạng người, người Igbo sẽ hủy hoại vị thần ấy. Họ sẽ phá bỏ đền thờ, và ngừng gọi tên vị thần. Đó là cách họ tìm lại nhân tính của họ. Từng ngày, mỗi chúng ta ở đây, chúng ta đang tạo ra những vị thần mà đã trở nên hung hăng, và đã đến lúc chúng ta bắt đầu đánh đổ đi những thần ấy, và quên đi tên của chúng. Điều ấy không đòi hỏi gì lớn lao. Tất cả cần có là nhận ra trong chúng ta, hàng ngày, một vài trong chúng ta có thể thấy, được bao quanh bởi những người như những người tôi đã kể bạn nghe. Vài người trong chúng ta trong thính phòng, những con người tuyệt vời, mang đến cho chúng ta tấm gương để soi vào nhân tính của mình. Tôi xin kết thúc với một bài thơ của một nhà thơ Mỹ bút danh Lucille Clifton. Tựa bài thơ là "Rượu Kính", xin dành tặng cho bạn tôi Vusi đang hiện diện trong thính giả ở đây. "Rượu Kính" Bắc Carolina, 1999. "Xin dâng cho đất này, rượu này. Tôi hình dung ông lão đang khóc đây, Xa khuất tầm nhìn của đốc công Ông đặt lưỡi mình qua cái lỗ Nơi là răng, nếu ông ta trọn vẹn. Nó đau nơi cái răng đã từng, Nơi đất mẹ đã từng, Nhà, vợ, con trai và con gái xinh. Ông lau khổ đau khỏi mặt mình, Và đưa tay khát vào lưỡi khát, Và nếm vị mặn. Tôi gọi cái tên có thể của ông ấy, Đây dành cho ông, ông lão. Rượu này, đất mặn này." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Nhìn từ không gian, Trái đất của ta có nhiều biển hơn đất liền. Nhưng dù nước chiếm 71% bề mặt trái đất, hơn một nửa dân số thế giới đang gặp phải sự khan hiếm nước trầm trọng ít nhất một tháng trong năm. Dự đoán đến năm 2040 sẽ có thêm hơn 20 quốc gia phải đối mặc với tình trạng thiếu nước. Những thống kê ảm đạm này, đã làm dấy lên một câu hỏi nhức nhối: Phải chăng chúng ta sắp hết nước sạch? Thật ra thì: đúng và sai. Ở quy mô hành tinh, Trái đất không bao giờ hết nước ngọt , nhờ hệ thống không ngừng cải tạo và luân chuyển nước, biến đổi từ hơi, thành chất lỏng, băng, lưu thông trên toàn cầu. Do đó, vấn đề ở đây không phải là có tổng cộng bao nhiêu nước, mà là ta có khả năng tiếp cận bao nhiêu trong số đó. 97% nước trên trái đất là nước mặn, có quá nhiều khoáng chất nên con người không thể uống hoặc sử dụng trong nông nghiệp. Trong số 3% lượng nước ngọt còn lại có thể sử dụng, hơn hai phần ba bị đông cứng trong những núi và sông băng. Chỉ còn ít hơn 1% có sẵn để duy trì tất cả sự sống trên trái đất, trên khắp hành tinh trong các sông, hồ, các tầng nước ngầm, băng đáy và băng vĩnh cửu. Những nguồn nước này đang bị con người làm cạn kiệt nhanh chóng nhưng lại được cung ứng rất chậm từ mưa và tuyết rơi. Và nguồn cung cấp nước hữu hạn này cũng không được phân phối đồng đều khắp thế giới. Sự đa dạng khí hậu và địa hình giúp một số khu vực có lượng mưa và nguồn nước tự nhiên nhiều hơn, trong khi những khu vực khác có các đặc điểm địa lý làm cho việc chuyển tải nước khó khăn hơn nhiều. Cơ sở hạ tầng và năng lượng để vận chuyển nước đến những khu vực này là cực kỳ tốn kém. Tại khu vực thiếu nước, cũng như những khu vực khác, con người đang tiêu thụ nguồn nước nhanh hơn khả năng cung ứng. Và khi các nguồn nước được làm mới không đáp ứng đủ nhu cầu, ta bắt đầu bơm nguồn nước ngầm dự trữ hữu hạn lên. Trong số 37 nguồn nước ngầm chính của Trái đất, 21 đang trên đà cạn kiệt và không thể phục hồi. Vì vậy, dù Trái đất không thực sự hết nước, chúng ta đang làm cạn kiệt nguồn nước qua những khai thác không bền vững. Điều có thể gây bất ngờ. Xét cho cùng, trung bình, mỗi người chỉ uống khoảng hai lít nước mỗi ngày. Nhưng nước đóng vai trò tiềm ẩn trong cuộc sống hàng ngày của ta, và trong 24 giờ như nhau, ước tính hầu hết mọi người thực sự tiêu thụ 3000 lít nước. Trên thực tế, nước sử dụng trong hộ gia đình, để uống, nấu ăn và giặt giũ, chỉ chiếm 3,6% lượng nước nhân loại tiêu thụ. 4,4% là do một loạt các nhà máy tiêu thụ để tạo ra các sản phẩm ta dùng hằng ngày. Nhưng 92% lượng nước còn lại được sử dụng cho một ngành duy nhất: nông nghiệp. Nông trại của ta tiêu tốn lượng nước tương đương 3,3 tỷ hồ bơi chuẩn Olympic mỗi năm, tất cả đều dùng cho cây trồng và vật nuôi, cung cấp thức ăn cho dân số ngày càng tăng của thế giới. Nông nghiệp hiện chiếm 37% đất đai trên Trái đất, là mối đe dọa lớn nhất đối với các nguồn cung nước cục bộ. Tất nhiên, nông nghiệp là cần thiết. Vậy làm thế nào để hạn chế tiêu tốn nước trong nông nghiệp trong khi vẫn đảm bảo đủ thức ăn cho con người? Nông dân đã tìm ra những cách để giảm thiểu tác động, như sử dụng các kỹ thuật tưới đặc biệt tăng lượng nông sản lên với cùng một lượng nước, và nhân giống cây trồng mới ít tiêu tốn nước hơn. Các ngành công nghiệp khác cũng đang làm theo, áp dụng các quy trình sản xuất tái sử dụng và tái chế nước. Ở cấp độ cá nhân, giảm sự phung phí thực phẩm là bước đầu để giảm sự tiêu hao nước, bởi một phần ba thực phẩm xuất ra từ các nông trại hiện đang bị lãng phí hoặc vứt bỏ. Bạn cũng có thể xem xét giảm tiêu thụ thực phẩm cần nhiều nước như những loại hạt có vỏ và thịt đỏ. Thực hiện lối sống chay tịnh có thể giảm đến một phần ba lượng nước bạn đang tiêu thụ. Hành tinh của chúng ta có thể sẽ không bao giờ hết nước, nhưng như thế vẫn không đủ cho con người thiếu nước. Vấn đề cục bộ này cần một giải pháp toàn cầu, và các quyết định nhỏ bé hàng ngày có thể ảnh hưởng đến nguồn dự trữ nước trên toàn thế giới. Trước cả đế chế và hoàng gia, đồ gốm và chữ viết, trước cả công cụ và vũ khí kim loại, đã có pho mát. Rất sớm khoảng 8000 năm trước Công Nguyên, nông dân thời kỳ đồ đá mới vùng Fertile Crescent đã khơi nguồn một di sản: "sản xuất pho mát." - cũng lâu đời gần như chính nền văn minh nhân loại. Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự thuần hóa cừu và dê để nông dân cổ đại thu lấy sữa. Nhưng khi để ở điều kiện ấm áp trong vài giờ sữa tươi bắt đầu lên men. Axit lactic trong sữa làm protein đông tụ, kết lại với nhau thành các cụm mềm. Khi phát hiện ra sự biến đổi kỳ lạ này, các nông dân lược bỏ phần chất lỏng, sau này, được gọi là whey, và tìm thấy khối nhỏ màu vàng có thể ăn sống, rất mềm và dễ phết. Những cụm, hoặc sữa đông, đã trở thành chất nền của pho mát, mà cuối cùng sẽ được ủ, ép, làm chín, và nhanh chóng tạo thành nhiều loại thực phẩm thơm ngon. Việc phát hiện ra pho mát đã giúp ích rất nhiều cho con người thời đồ đá. Sữa rất giàu các protein thiết yếu, chất béo và khoáng chất. Nhưng nó cũng chứa hàm lượng lactose cao, một loại đường khó tiêu hóa đối với dạ dày của người cổ xưa và hiện đại. Pho mát có tất cả các ưu điểm của sữa nhưng có hàm lượng lactose thấp hơn. Và vì nó có thể được bảo quản và tích trữ, những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể được tiêu thụ dần trong những thời điểm khan hiếm thức ăn và khi mùa đông kéo dài. Một số mảnh gốm ở thiên niên kỷ thứ 7 TCN được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn dính lại pho mát và bơ. Vào cuối thời kỳ đồ đồng, pho mát là một mặt hàng tiêu chuẩn trong giao thương đường biển khắp đông Địa Trung Hải. Trong các thành phố đông dân ở Lưỡng Hà, pho mát trở thành nhu yếu phẩm trong đời sống ẩm thực và tôn giáo. Một số văn bản được biết đến sớm nhất gồm các ghi chép hành chính về hạn ngạch pho mát liệt kê một loạt các loại pho mát dành cho nghi lễ và tầng lớp khác nhau trên khắp Lưỡng Hà. Ghi chép từ các nền văn minh gần đó như Thổ Nhĩ Kỳ có nhắc đến rennet. Chất xúc tác này được tạo ra trong dạ dày một số loài động vật có vú, có thể tăng tốc và kiểm soát sự đông tụ. Sau cùng, cách làm pho mát độc đáo này đã lan rộng khắp toàn cầu, tạo ra nhiều loại pho mát mới, cứng hơn. Và dù một số không chấp nhận món ăn tuyệt vời này, đa phần các nền văn hóa đều tỏ ra rất thích thú, và nhanh chóng thêm vào hương vị địa phương của riêng họ. Người Mông Cổ du mục sử dụng sữa bò tây tạng để tạo ra từng tấm pho mát Byaslag cứng, hong nắng. Người Ai Cập thích pho mát sữa dê, lọc lấy whey bằng những tấm thảm lau sậy. Ở Nam Á, sữa được đông tụ với nhiều loại axit trong thực phẩm, như nước chanh, giấm hoặc sữa chua và sau đó treo, để khô thành ổ. Loại pho mát mềm này có thể được thêm vào cà ri và nước sốt, hoặc đơn giản, đem chiên như một món chay nhanh. Người Hy Lạp sản xuất những khối pho mát feta ngâm muối, cùng với nhiều loại pho mát cứng khá giống với pecorino romano ngày nay. Pho mát mài được sản xuất tại Sicily và được dùng trong các món ăn khắp Địa Trung Hải. Dưới sự cai trị của La Mã, "pho mát khô" hay "caseus aridus" trở thành một thực phẩm thiết yếu cho gần 500.000 binh sĩ canh giữ vùng biên giới rộng lớn của đế chế La Mã. Và khi vùng phía Tây Đế chế La Mã sụp đổ, việc sản xuất pho mát vẫn tiếp tục phát triển, trong các trang viên rải rác vùng nông thôn châu Âu thời trung cổ. Trong hàng trăm tu viện dòng Benedict tản mác khắp châu Âu, các tu sĩ thời trung cổ đã thử nghiệm vô số các loại sữa, chế biến pho mát, và ủ tạo nên nhiều loại pho mát phổ biến ngày nay. Parmesan, Roquefort, Munster và một số loại pho mát Thụy Sĩ tất cả đều được các giáo sĩ tinh chế và hoàn thiện. Ở dãy Alps, pho mát Thụy Sĩ đặc biệt thành công, tạo ra vô số pho mát từ sữa bò. Đến cuối thế kỷ 14, pho mát Alps từ vùng Gruyere của Thụy Sĩ sinh lợi nhiều đến nỗi một quốc gia láng giềng đã xâm chiếm cao nguyên Gruyere để giành quyền kiểm soát ngành thương mại pho mát đang phát triển. Pho mát tiếp tục được ưa chuộng trong suốt thời Phục hưng, và cuộc cách mạng công nghiệp đã mang việc sản xuất pho mát ra khỏi tu viện vào trong nhà máy. Ngày nay, thế giới sản xuất khoảng 22 tỷ kilogram pho mát mỗi năm, vận chuyển và tiêu thụ trên toàn cầu. 10.000 năm sau khi pho mát ra đời, các trang trại địa phương vẫn luôn theo bước tổ tiên thời đồ đá mới, sản xuất thủ công một trong những thực phẩm lâu đời nhất và yêu thích của nhân loại. Vào mùa xuân năm 1988, tôi có một khoảnh khắc bất ngờ. Tôi có buổi họp bàn tròn đầu tiên, và nếu các bạn chưa biết, bàn tròn là một cụm từ được dùng rất phổ biến ở Phố Wall để mô tả quy trình đánh giá một năm hoạt động cho các nhà phân tích, cộng sự, phó chủ tịch và việc quản lý giám đốc. Quy trình này sẽ được thực hiện đằng sau những cánh cửa đóng kín quanh một cái bàn, chẳng hạn như bàn tròn, và mỗi người sẽ được xếp phân loại -- nhóm dẫn đầu, nhóm giữa, nhóm cuối -- rồi sau đó chuyển vào một bảng xếp hạng khen thưởng được phân bổ theo từng mức độ chuyên nghiệp. Đấy là lần đầu tiên tôi ở đó và khi quan sát, tôi thấy rằng có một người chịu trách nhiệm ghi lại kết quả của cuộc đối thoại. Có những người khác trong phòng thì có trách nhiệm trình bày trường hợp của tất cả ứng viên. Và có một số vị khách khác được mời đưa ra ý kiến khi một vị trí ứng viên được trình bày. Điều thú vị với tôi là những người khác là những người ở cấp cao hơn những người đang được thảo luận và họ, về lý thuyết, đã có tương tác với các ứng viên này. Bây giờ, tôi thực sự thấy thú vị khi vào vòng đánh giá này lần đầu tiên, bởi vì tôi biết rằng quy trình của tôi sẽ đi qua theo cách giống như vậy, và tiền thưởng của tôi sẽ được quyết định theo cách tương tự, do đó tôi muốn biết nó vận hành ra sao nhưng quan trọng hơn, tôi muốn hiểu khái niệm về chế độ đãi ngộ nhân tài là như thế nào mà mỗi công ty tôi nói chuyện sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh đều quảng bá nó. Mỗi khi tôi nói chuyện với công ty họ nói: "Văn hóa của chúng tôi, quy trình của chúng tôi, là đãi ngộ nhân tài. Cách để bạn thăng tiến trong tổ chức này là bạn thông minh, nỗ lực, làm việc chăm chỉ, và sẽ tiến ngay đến vị trí đầu. Vì thế đây là cơ hội để tôi nhìn thấy cách chính xác nó diễn ra. Khi quy trình bắt đầu, tôi nghe người ghi kết quả gọi tên người đầu tiên. "Joe Smith." Người chịu trách nhiệm trình bày trường hợp của Joe thực hiện điều đó. Ba phần tư tiến trình qua đi, ai đó đã ngắt lời và nói, "Đây là một ứng viên tài giỏi, đáng chú ý, có kỹ năng định lượng và phân tích tuyệt vời. Đây là một siêu sao." Người ghi kết quả liền nói, "Nghe như Joe nên được vào nhóm dẫn đầu." Người thứ hai, Mary Smith. Nửa tiến trình đi qua bài trình bày đó, ai đó đã nói. "Ứng cử viên tốt. Không có gì thực sự đặc biệt, nhưng có đôi bàn tay khéo léo." Người ghi kết quả nói, "Nghe như Mary nên được vào nhóm giữa." Và sau đó ai đó nói, "Arnold Smith." Trước khi trình bày về trường hợp của Arnold, ai đó đã nói, "Thảm họa. Thảm họa. Đứa trẻ này không có dòng tư tưởng. Không thể làm mẫu được. Và trước khi trường hợp này được giới thiệu, người ghi kết quả nói, "Nghe như Arnold nên được đưa vào nhóm cuối." Lúc đó, tôi đã nắm chặt chuỗi ngọc trai của mình -- (Cười) và nghĩ, "Ai sẽ nói cho mình nhỉ?" Ai sẽ nói cho mình nhỉ? Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng ý tưởng về chế độ đãi ngộ nhân tài mà mỗi tổ chức quảng bá, không thực sự như họ nói. Bạn không thể có môi trường 100% nhân tài khi có yếu tố con người liên quan trong cái phương trình đánh giá đó, bời vì theo định nghĩa, điều đó tạo ra tính chủ quan. Tôi biết, lúc đó, ai đó đã phải đứng sau những cánh cửa đóng kín thay mặt tôi tranh luận, trình bày nội dung theo cách nào đó mà những người ra quyết định khác quanh cái bàn đó sẽ trả lời theo cách có lợi cho tôi nhất. Đó là một bài học thực sự thú vị, và sau đó tôi đã nói với chính mình, "Ồ, ai là người đó nhỉ?" Mọi người gọi họ là gì nhỉ? Và khi tôi nghĩ về các thuật ngữ kinh doanh phổ biến thời điểm đó, tôi đã nói, ồ, người này không thể là một người hướng dẫn, bởi vì công việc của người hướng dẫn là đưa ra lời tư vấn riêng cụ thể. đặc biệt đáp ứng cho yêu cầu và cho những đam mê nghề nghiệp của bạn. Họ là người đưa ra cho bạn điểm tốt, điểm xấu và cả điều khó chịu một cách tự do, không giới hạn. OK. Người đó không thể là một nhà vô địch hay một người biện hộ, bởi vì bạn không cần phải trả bất cứ khoản tiền nào để trở thành nhà vô địch của ai đó. Bạn không cần thiết được mời vào phòng sau những cánh cửa đóng kín nếu bạn là một nhà biện hộ. Sau đó gần hai năm tôi mới nhận ra cách gọi tên người này. Tôi đã có buổi nói chuyện ở Đại học Michigan với các ứng viên MBA, về những bài học mà tôi học được sau ba năm ngắn ngủi của mình ở Wall Street, và ý nghĩ đó đến với tôi sau đó. Tôi nói, "Ồ, người này đang mang theo sự quan tâm của bạn, hoặc tôi thích gọi đó là, mang theo giấy tờ của bạn vào phòng, người này đang sử dụng giá trị chính trị và xã hội của họ cho bạn, người này sẽ đập bàn nhân danh bạn, đây là một người bảo trợ. Đây là một người bảo trợ. Và sau đó tôi tự nói với mình, "Thế, làm thế nào để có một người bảo trợ? Và thẳng thắn mà nói, tại sao bạn cần họ?" Bạn cần một nhà tài trợ, thẳng thắn mà nói, bởi vì như bạn có thể thấy, không có một quy trình đánh giá nào mà tôi có thể nghĩ ra, cho dù nó là trong học viện, trung tâm y tế, dịch vụ tài chính, không một cái nào không có yếu tố con người. Điều đó có nghĩa mọi cách đánh giá đều chủ quan. Có một sự đánh giá chủ quan trong việc ai là người trình bày trường hợp của bạn. Có một sự đánh giá chủ quan trong những gì họ nói và cách họ giải thích bất kỳ dữ liệu mục tiêu mà bạn có. Có một sự đánh giá chủ quan trong những điều mà họ sẽ nói để ảnh hưởng đến kết quả. Vì thế, bạn cần phải chắc chắn rằng người sẽ nói đó, người bảo trợ đó, thực sự quan tâm đến lợi ích của bạn và có khả năng làm được, bất cứ điều gì vì bạn, để đạt được mục tiêu sau những cánh cửa đóng kín. Bây giờ, tôi thường được hỏi, "Làm thế nào bạn tìm được người đó?" Nói một cách thẳng thắn, niết bàn là khi ai đó nhìn thấy bạn trong một môi trường và quyết định "Tôi sẽ làm điều đó cho bạn. Tôi sẽ đảm bảo rằng bạn thành công." Nhưng chúng ta biết rằng, thực tế không phải như vậy. Vậy để tôi giới thiệu khái niệm về tiền tệ và nói về cách mà nó ảnh hưởng đến khả năng tìm được một người bảo trợ. Có hai loại tiền tệ trong bất kỳ môi trường nào: đồng tiền hoạt động và đồng tiền quan hệ. Và đồng tiền hoạt động là đồng tiền được tạo ra bởi việc bạn đáp ứng những thứ mà bạn được yêu cầu và làm nhiều hơn một chút. Mỗi lần bạn hoàn thành việc được giao vượt mức mong đợi, bạn đang tạo ra đồng tiền hoạt động. Nó hoạt động chính xác giống như thị trường chứng khoán. Bất cứ khi nào một công ty nói rằng họ sẽ phát hành 25 xu mỗi cổ phần rồi thực tế họ phát hành 40 xu một cổ phần, thì chứng khoán tăng lên, và bạn cũng thế. Đồng tiền hoạt động có giá trị vì ba lý do. Thứ nhất, nó sẽ khiến bạn được chú ý. Nó sẽ tạo ra danh tiếng cho bạn. Thứ hai, nó cũng sẽ giúp bạn được trả công và thăng tiến rất sớm trong sự nghiệp và rất sớm trong bất kỳ môi trường nào. Và thứ ba, nó có thể thu hút một người bảo trợ. Tại sao? Bởi vì đồng tiền hoạt động mạnh tăng mức độ hiển thị của bạn trong môi trường, như tôi đã nói lúc đầu, để cho một người bảo trợ bị thu hút đến bạn. Tại sao? Bởi vì ai cũng yêu một ngôi sao. Nhưng nếu bạn ở trong trường hợp không có người bảo trợ, thì có một tin tốt đây. Hãy nhớ rằng bạn có thể rèn luyện sức mạnh và hỏi một ai đó. Nhưng đây là nơi mà loại đồng tiền khác quan trọng nhất lúc này. Đó là đồng tiền quan hệ, và đồng tiền quan hệ là đồng tiền được tạo ra từ sự đầu tư với những con người trong môi trường của bạn, sự đầu tư với những con người trong môi trường của bạn. Bạn không thể yêu cầu người khác dùng đồng tiền ảnh hưởng cá nhân đã rất vất vả kiếm được để nhân danh bạn nếu bạn không bao giờ có bất kỳ sự tương tác nào với họ. Điều đó sẽ không xảy ra. Vì thế, điều quan trọng là bạn đầu tư thời gian để kết nối, gắn kết và để hiểu những con người trong môi trường của bạn, và quan trọng hơn là để tạo cơ hội cho họ hiểu bạn. Bởi vì một khi họ hiểu bạn, có khả năng cao khi bạn tiếp cận yêu cầu họ trở thành người bảo trợ, họ sẽ trả lời đồng thuận. Bây giờ, nếu bạn đồng ý là bạn phải có một người bảo trợ, hãy nói về cách bạn xác định một người bảo trợ như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm một người bảo trợ, họ cần có ba đặc tính cơ bản. Thứ nhất, họ cần có một chỗ ở chiếc bàn quyết định, họ cần tiếp xúc với công việc của bạn để có uy tín đằng sau cánh cửa đóng, và họ cần có chút quyền lực nữa, hay để tôi nói cách khác, tốt hơn là họ có một chút sức mạnh. Người có ba điều trên thật sự quan trọng. Và một khi bạn đã xác định được một người, làm thế nào để bạn yêu cầu họ? Kịch bản diễn ra như thế này. "Jim, tôi thực sự quan tâm đến việc được thăng tiến năm nay, Tôi đã có một năm đáng kinh ngạc và tôi không thể thể hiện thêm cho tổ chức để chứng minh giá trị bản thân và tôi sẵn sàng cho lần thăng tiến này, nhưng tôi biết rằng phải có ai đó đứng sau những cánh cửa đóng kín trên danh nghĩa tôi tranh luận và đập bàn. Anh biết tôi, biết công việc của tôi và nắm phản hồi của khách hàng, vì thế tôi hy vọng anh sẽ thấy thoải mái tranh luận nhân danh tôi." Nếu Jim biết bạn và bạn có mối quan hệ tốt, khả năng rất cao rằng anh ta sẽ nhận lời, và khi anh ta đồng ý, anh ấy sẽ nỗ lực để hoàn thành việc đó vì bạn. Nhưng cũng có khả năng Jim có thể từ chối, nếu anh ta từ chối, theo ý kiến tôi, chỉ có ba lý do để anh ấy từ chối. Đầu tiên là anh ta nghĩ không đủ khả năng đánh giá đầy đủ công việc của bạn để có uy tín thực sự sau cánh cửa đóng kín thay mặt bạn tạo tác động và mang lại hiệu quả. Lý do thứ hai, có thể anh ta từ chối bạn là bạn nghĩ anh ta có quyền lực để làm điều đó, nhưng anh ta biết anh ta không có quyền lực gì để làm điều đó nhưng anh ta sẽ không thừa nhận điều đó khi nói chuyện với bạn. (Cười) Và lý do thứ ba anh ta nói không với bạn, là anh ấy không thích bạn. Anh ta không thích bạn. (Cười) Và có vài điều có thể xảy ra. Nhưng thậm chí điều đó sẽ là thông tin có giá trị cho bạn sẽ giúp bạn chuyển cuộc đối thoại tiếp theo đến một người bảo trợ có thể làm điều đó có một chút tác động hơn. Tôi không thể nói hết việc có một người bảo trợ quan trọng như thế nào. Đó là một mối quan hệ quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Một người hướng dẫn, nói thẳng, có được là tốt nhưng bạn có thể tồn tại thời gian dài trong nghề mà không cần có họ, sự nghiệp của bạn sẽ không tiến tới ở bất cứ đâu nếu không có người bảo trợ. Điều quan trọng là bạn nên thường xuyên tự đặt câu hỏi "Ai đang cầm giấy tờ của tôi vào phòng? Ai đang cầm giấy tờ của tôi vào phòng?" Và nếu bạn không thể trả lời ai đang cầm giấy tờ của bạn vào phòng, sau đây tôi sẽ nói cho bạn biết cách chuyển một số năng lượng chăm chỉ vào việc đầu tư một mối quan hệ bảo trợ, bởi vì đó sẽ là điều quan trọng cho thành công của bạn. Và để kết thúc, cho phép tôi nói một lời với ai trong phòng có thể thành người bảo trợ Nếu bạn được mời vào trong phòng, hãy hiểu rằng bạn có một chỗ ở chiếc bàn đó và nếu bạn có một chỗ, bạn có trách nhiệm phải nói. Đừng lãng phí sức mạnh của bạn cho việc lo lắng về những gì mọi người sắp nói và liệu họ có nghĩ rằng bạn có thể hỗ trợ ai đó chỉ bởi vì họ trông giống bạn. Nếu ai đó xứng đáng với đồng tiền của bạn, hãy sử dụng. Một điều tôi học được sau nhiều thập kỷ ở Phố Wall là con đường phát triển sức mạnh bản thân là để nó đi xa, và tiếng nói của bạn là trung tâm. (Vỗ tay) Và giọng nói của bạn là trái tim quyền lực. Hãy sử dụng nó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) ♫ Những nhà nữ quyền chẳng có óc khôi hài. ♫ ♫ Những nhà nữ quyền chỉ muốn ở một mình. Boo hoo, hoo, hoo. ♫ ♫ Những nhà nữ quyền lan truyền những lời nói dối và tin đồn cay độc. ♫ ♫ Có một khối u trên chiếc xương buồn cười của họ. ♫ ♫ Họ bảo quấy rối trẻ em chẳng vui tí nào. Ha, ha, ha, ha. ♫ ♫ Hiếp dâm và suy đồi đạo đức chỉ là một tội lỗi thôi -- thư giãn đi nào các quý cô. ♫ ♫ Mại dâm chỉ là tình dục vì tiền mà thôi -- có gì sai chứ? ♫ ♫ Những cô nàng này không làm được gì khác ngoài rên rỉ sao? ♫ ♫ Thư giãn nhảy nhót! Da, da, da, da, da, da, da, da, da. ♫ ♫ Da, da, da, da, da, da, da, da, da. ♫ ♫ Woo-hoo! ♫ ♫ Da, da, da, da, da, da, da, da -- ♫ ♫ yeah, cởi ra nào. ♫ ♫ Da, da, da, da, da, da, da, da, da, dum. ♫ ♫ Họ bảo khách quan rẻ tiền chẳng tế nhị gì cả -- chỉ nóng bỏng thôi! ♫ ♫ Lao động và trả lương bình đẳng thì đáng tranh đấu -- ♫ ♫ hát điều gì mới đi nào. ♫ ♫ Phá thai theo ý nguyện ở mỗi thành phố? Được thôi, nhưng mà đừng hạn chế kiểm soát súng nhé. ♫ ♫ Những người này không còn gì khác để làm sao? ♫ ♫ Những nhà nữ quyền không có óc khôi hài -- tội nghiệp Hillary. ♫ ♫ Các bạn nữ quyền và những vị ăn chay ơi, cho tôi 1 cái Big Mac (hamburger) đi nào.♫ ♫ Những nhà nữ quyền lan truyền những lời nói dối và tin đồn cay độc. ♫ ♫ Họ quá nhạy cảm để có thể trở một miếng dăm bông, ♫ ♫ bởi vậy họ cần phải tìm một người đàn ông thôi! ♫ ♫ Da, da, da da, da, da, da, da, da, da. ♫ Tôi là Dennis Kucinich và tôi thông qua điều này. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi hỏi mẹ "Con có nên nói điều gì để ủng hộ ai đó không?" Bà trả lời rằng: "Ô không! Cứ công kích mọi người đi con, trừ Ralph Nader ra thôi." (Tiếng cười) ♫ Em có thể chỉ cho cả thế giới cách để cười, ♫ ♫ Em có thể hạnh phúc mọi lúc, ♫ ♫ Em có thể biến bầu trời xám xịt thành xanh trong, nếu em có anh.♫ ♫ Em có thể bỏ lại quá khứ sau lưng ♫ ♫ rời xa bè bạn mà chẳng hề chi ♫ ♫ Bởi nếu em có anh, em có thể bắt đầu trở lại. ♫ ♫ Em có thể trèo lên những đỉnh núi phủ tuyết, ♫ ♫ vượt qua đại dương mênh mông. ♫ ♫ Em có thể băng qua sa mạc bỏng cháy, nếu anh ở bên em. ♫ ♫ Anh yêu, em có thể là vua không ngai, giàu có, nổi danh hay nghèo kiết xác. ♫ ♫ Nếu em có anh, không có gì là không thể. ♫ Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Khi người chiến binh đang ngủ, một con rắn cuộn quanh khuôn mặt của anh ta. Thay vì coi đó là mối nguy, vợ anh ấy xem đó như điềm báo- một sức mạnh đáng sợ sẽ đưa chồng cô đến vinh quang hay sự hủy hoại. Tuy nhiên, lúc này anh chỉ là một nô lệ - trong hàng triệu nô lệ bị bắt từ các cuộc chinh phạt lãnh thổ của quân La Mã để làm việc trong các hầm mỏ, những cánh đồng, hoặc chiến đấu giải trí cho đám đông. Là du mục xứ Thrace, ngày nay là Bulgaria, anh đã phục vụ trong quân đội nhưng bị bỏ tù vì tội đào ngũ. Tên của anh là Spartacus. Spartacus được đưa đến Capua bởi Batiatus, một đấu sĩ, hay người huấn luyện võ sĩ giác đấu. Cuộc sống tại ludus - lò đào tạo võ sĩ giác đấu không có sự khoan dung. Những kẻ được tuyển mộ mới bị buộc phải đọc lời thề "bị thiêu đốt, bị trói buộc, bị đánh bại và bị giết bởi thanh kiếm," và phải phục tùng chủ nhân tuyệt đối. Nhưng ngay cả sự trừng phạt nghiêm khắc không thể phá vỡ tinh thần của Spartacus. Năm 73 TCN, Spartacus dẫn dắt 73 nô lệ khác cướp dao và kiếm từ nhà bếp, chiến đấu tìm đường thoát, họ chặn và cướp xe ngựa chở vũ khí của võ sĩ giác đấu trên đường đi. Không còn chiến đấu vì kẻ khác - giờ đây, họ chiến đấu vì tự do của chính mình. Khi tin tức lan đến La Mã, Viện Nguyên Lão quá bận rộn với cuộc chiến ở Tây Ban Nha và Đế chế Pontus để bận tâm về một vài tên nô lệ bất trị. Rất hờ hững, Pháp quan Claudius Glaber đưa đội quân gồm 3,000 người đến nơi trú ẩn của quân khởi nghĩa ở núi lửa Vesuvius, và chặn con đường duy nhất lên núi. Tất cả những gì còn lại là chờ cho quân khởi nghĩa chết đói - hoặc là ông ta nghĩ vậy. Vào một đêm thanh vắng, quân khởi nghĩa đã leo xuống vách núi bằng dây bện từ dây leo cây nho, và đột kích doanh trại không được canh gác của Glaber. Bắt đầu huyền thoại về võ sĩ giác đấu ngang ngạnh của La Mã. Tin tức về cuộc khởi nghĩa lan truyền, hàng ngũ của họ càng mở rộng với sự gia nhập của các nô lệ bỏ trốn, những người lính bị bỏ rơi, và những nông dân đói khổ. Rất nhiều người chưa từng được huấn luyện, nhưng với chiến lược thông minh, Spartacus đã biến họ thành lực lượng du kích chiến đấu hiệu quả. Cuộc viễn chinh thứ hai của quân La Mã do Pháp quan Varinius chỉ huy, đã bị phục kích khi viên sĩ quan đang tắm. Để tránh chạm trán lực lượng La Mã còn lại, quân khởi nghĩa đã sử dụng xác chết của kẻ thù như lá chắn phòng vệ, đánh cắp ngựa riêng của Varinius hỗ trợ cho cuộc chạy trốn. Nhờ những chiến thắng đầy cảm hứng và chính sách phân chia bổng lộc đồng đều, Spartacus đã thu hút thêm nhiều người tham gia, và nắm quyền kiểm soát những ngôi làng, nơi có thể rèn đúc thêm vũ khí. Người La mã sớm nhận ra họ không còn đối mặt với nhóm nhỏ những kẻ lẩn trốn, và vào mùa xuân năm 72 TCN, Viện Nguyên đã trả đũa bằng lực lượng hùng hậu gồm hai quân đoàn. Nghĩa quân tuy giành chiến thắng, nhưng nhiều người đã bỏ mạng nơi chiến trường, gồm cả Trung uý Crixus của Spartacus. Để tưởng niệm ông, Spartacus đã tổ chức trò chơi tang lễ, bắt những tù nhân La Mã nếm nỗi đau mà cộng sự của anh từng trải. Cuối năm 72 TCN, quân đội của Spartacus đã là một lực lượng hùng hậu gồm 120,000 người. Nhưng con số quá lớn này gây khó khăn trong việc quản lý. Khi con đường đến dãy Alps được dọn sạch, Spartacus muốn hành quân qua bên kia biên giới La Mã, nơi người của anh sẽ được tự do. Nhưng đội quân hùng hậu lúc này lại phát triển rời rạc. Nhiều người muốn tiếp tục cướp bóc, trong khi số còn lại mơ tưởng về cuộc viễn chinh đến thành Rome. Cuối cùng, nghĩa quân rẽ về hướng Nam từ bỏ cơ hội cuối cùng đến tự do. Trong khi đó, Marcus Licinius Crassus đã nắm lấy thế trận cuộc chiến. Là công dân giàu có nhất thành Rome, hắn đã truy kích Spartacus bằng tám đạo quân mới, cuối cùng, đánh bẫy được quân khởi nghĩa ở mũi chân nước Ý. Thất bại sau khi cố đóng bè, và cay đắng vì bị những tên cướp địa phương phản bội, nghĩa quân đã liều lĩnh trốn chạy nhằm chọc thủng phòng tuyến của Crassus nhưng không có tác dụng. Quân tiếp viện La Mã đang quay trở lại từ những cuộc chiến ở Pontus, hàng ngũ và tinh thần của quân khởi nghĩa bị phá vỡ. Năm 71 TCN, họ đã dấn thân vào trận chiến cuối cùng. Spartacus suýt tiếp cận được Crassus trước khi các Bách binh đoàn chặn đứng. Quân đội của anh tan rã, 6,000 tù binh bị truy sát và đóng đinh thập giá dọc Appian Way– một hành động thị uy rùng rợn của chính quyền La Mã. Thắng trong cuộc chiến, nhưng tên tuổi của Crassus không phải là di sản vang vọng đến nhiều thế kỷ sau. Hàng ngàn năm sau, tên của nô lệ, người đã khiến đế chế hùng mạnh nhất khiếp sợ đã trở thành từ đồng nghĩa với tự do và lòng can đảm chiến đấu vì lý tưởng ấy. Có lẽ nhiều người ở đây đã biết câu chuyện nhưng có một người trong số khán giả chưa từng nghe câu chuyện này -- bởi vậy nên tôi hơi lo lắng hơn những lần kể chuyện khác. Tôi đã là một nhiếp ảnh gia rất nhiều năm. Năm 1978, tôi làm việc cho tạp chí Time, tôi đã được giao nhiệm vụ trong 3 ngày đi chụp những đứa bé Ameriansian, những đứa trẻ sinh ra bởi các quân nhân Mỹ khắp Đông Nam Á, rồi bị bỏ rơi. Có khoảng 40,000 đứa trẻ như thế ở châu Á. Tôi chưa từng nghe qua từ Amerasian trước đó. Tôi dành một vài ngày chụp ảnh trẻ em ở những quốc gia khác nhau, và như nhiều nhiếp ảnh gia và phóng viên, tôi luôn hy vọng khi hình ảnh được công bố, sẽ thực sự tác động lên hiện trạng đó, chứ không chỉ là những tấm ảnh. Tôi đã rất hoang mang với những gì mình chứng kiến, và thấy thất vọng về bài viết được đăng sau đó, nên tôi quyết định nghỉ sáu tháng. Lúc ấy tôi 28 tuổi. Tôi muốn tìm đến sáu trẻ em ở các quốc gia khác nhau, và thật sự dành thời gian tìm hiểu chúng, cố gắng ghi lại những câu chuyện chi tiết hơn so với những gì tôi đã làm cho tờ Time. Trong quá trình làm câu chuyện này, tôi tìm đến những đứa trẻ chưa từng được chụp hình, và tổ chức từ thiện Pearl Buck nói với tôi rằng họ đang làm việc với nhiều người Mỹ muốn quyên tiền giúp đỡ những đứa trẻ này. Người phụ trách tổ chức Pearl Buck ở Hàn Quốc giới thiệu với tôi về một cô bé Đó là một bé gái mười một tuổi, đang được bà ngoại nuôi dưỡng. Bà của em chưa bao giờ cho một người Phương Tây nào gặp em. Mỗi khi có người Tây nào đến trong làng, bà ấy giấu đứa cháu gái đi. Và dĩ nhiên, tôi lập tức cảm thấy hiếu kỳ. Tôi thấy hình ảnh của cô bé và tôi muốn đi gặp em. Người kia bảo tôi: "Không được đâu. Người bà - anh biết đấy, sẽ không bao giờ để anh gặp cô bé đâu." Tôi đi cùng một thông dịch viên tới ngôi làng, gặp bà lão và nói chuyện với bà. Tôi hết sức ngạc nhiên khi bà cho phép tôi chụp hình cháu gái bà. Vì tôi tự trả chi phí, nên tôi hỏi người phiên dịch liệu tôi có thể ở lại một tuần lễ không. Tôi có một cái túi ngủ. Gia đình họ có một căn lều bên cạnh nhà, nên tôi hỏi "Tôi có thể ngủ trong túi ngủ vào ban đêm không?" Và tôi bảo cô bé Hyun-Sook Lee rằng khi nào tôi làm việc gì khiến cô bé xấu hổ chỉ cần đưa tay lên và nói "Stop" (cô bé không biết tiếng Anh dù rất giống người Mỹ) thì tôi sẽ không chụp hình nữa. Và rồi, người phiên dịch rời đi Tôi ở lại đó, không biết một từ tiếng Hàn, và đó là đêm đầu tiên tôi gặp Hyun-Sook. Mẹ cô bé vẫn còn sống. nhưng không nuôi em mà để bà nuôi nấng em. Ngay lập tực tôi nhận ra rằng hai bà cháu rất thương yêu nhau. Người bà cực kỳ yêu thương cháu gái mình. Ban đêm, họ ngủ trên sàn nhà. Người Hàn Quốc sưởi ấm nhà bằng cách chôn gạch dưới sàn nhà, để nhiệt lan tỏa dưới sàn. Khi đó, Hyun-Sook 11 tuổi. Như đã nói, tôi chụp ảnh rất nhiều đứa trẻ lai Hyun-Sook là đứa bé thứ năm tôi đã chụp. Dường như tất cả những đứa trẻ này đều bị tổn thương tinh thần vì bị trêu chọc, bắt nạt và ruồng bỏ. Và Hàn Quốc có lẽ là nơi tôi thấy bọn trẻ chịu nhiều tổn thương nhất. Thế nên điều làm tôi lập tức ngạc nhiên nhất khi gặp Hyun-Sook là sự tự tin của em, và sự vui vẻ vì được là chính mình. Hãy ghi nhớ ảnh này vì tôi sẽ cho quí vị xem một ảnh khác sau, để thấy cô bé giống bà của em đến mức nào, mặc dù em nhìn rất Tây. Tôi cùng cô bé đi học Đây là buổi sáng đầu tiên tôi ở với em. Đây là trong lúc đi đến trường. Đây là cuộc họp mặt ngoài sân trường. Và tôi thấy cô bé đang đùa giỡn. Khi thầy cô đưa ra câu hỏi, cô bé luôn là người giơ tay đầu tiên. Em không nhút nhát hay mặc cảm, như những đứa bé khác mà tôi đã gặp. Và là đứa bé đầu tiên lên trả lời câu hỏi. Bị nhắc vì nói chuyện riêng với bạn trong giờ học. Tôi cũng nhờ phiên dịch nói với cô bé như việc nói "Stop"- là đừng để ý đến tôi. Và cô bé đã gần như hoàn toàn phớt lờ tôi. Trong giờ chơi, tôi thấy cô bé là người có quyền chọn những bạn gái khác vào nhóm. Rõ ràng ngay từ đầu em đã là trưởng nhóm. Đây là trên đường về nhà. Và kia là B́ắc Hàn ở phía trên sườn núi. Đây là khu phi quân sự. Họ che lại cửa sổ mỗi đêm, để ánh đèn không lọt ra ngoài, vì chính phủ Nam Hàn đã cảnh báo suốt nhiều năm rằng Bắc Hàn có thể gây chiến bất cứ lúc nào. Thế nên càng gần Bắc Hàn, tình huống càng đáng lo ngại. Nhiều lần khi tôi chụp ảnh cô bé ở trường em sẽ quay qua nói thầm với bạn bè, rồi quay sang tôi nói : "Stop". Tôi sẽ đứng yên, và các cô bé cười rộ lên Như thể một trò đùa vậy. (cười) Người phiên dịch đến vào cuối tuần vì tôi bảo cô ấy đến để tôi có thể chính thức cám ơn bà cụ và Hyun-Sook. Trong lúc nói chuyện với người phiên dịch bà cụ bật khóc. Tôi hỏi người phiên dịch "Có chuyện gì vậy, sao bà ấy lại khóc?" Cô ấy nói chuyện với bà cụ một lát và cũng bắt đầu khóc. Tôi hỏi "Tôi đã làm gì à? Chuyện gì vậy?" Tại sao mọi người đều khóc?" Người phiên dịch nói, "Bà cụ nói rằng bà nghĩ mình sắp chết, cụ muốn hỏi anh có thể dẫn Hyun-Sook về Mỹ với anh không?" Tôi nói, "Tôi mới 28 tuổi, tôi ở tại khách sạn, và tôi chưa lập gia đình." Tôi muốn nói là mặc dù tôi rất yêu mến cô bé nhưng mà về mặt tinh thần, tôi cảm thấy mình chỉ mới 12 tuổi. Chúng tôi hay đùa rằng, nhiếp ảnh gia là những người mắc kẹt mãi ở tuổi thiếu niên. "Xin lỗi, tôi có việc bận, tôi sẽ trở lại" và rồi không bao giờ trở lại. Bởi vậy, tôi nhờ phiên dịch viên hỏi tại sao bà cụ nghĩ rằng mình sắp chết. Liệu tôi có thể giúp bà chữa bệnh không? Bà cụ từ chối mọi sự giúp đỡ. Thế nên, khi ra ngoài, Tôi đưa người phiên dịch một số tiền và nhờ "Làm ơn hãy quay lại và tìm cách giúp họ." Tôi đưa danh thiếp của mình cho bà cụ. Tôi nói: "Nếu bà thật sự muốn, tôi sẽ tìm một gia đình cho bé." Và tôi lập tức viết thư cho người bạn thân ở Atlanta, Georgia. Họ có một con trai 11 tuổi. Người bạn thân đã có lần lỡ nói với tôi là anh ta mong có thêm một đứa con nữa. Khi đó, Gene và Gail đã không nghe tin về tôi gần một năm trời, đột nhiên tôi gọi: "Tôi đang ở Hàn Quốc, và tôi đã gặp một cô bé tuyệt vời." "Bà của cô bé nghĩ rằng mình đang bệnh, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên đưa cả bà ấy qua đó." Tôi nói "Tôi sẽ trả tiền..." Ý tôi là, đó là những gì tôi nghĩ. Thế rồi, tôi rời đi. Bạn tôi nói rằng họ muốn nhận nuôi cô bé. Tôi bảo "Chắc bà cụ sẽ sợ chết khiếp" nếu tôi viết thư nói về ý định này. Tôi muốn nói chuyện trực tiếp với bà." Nhưng tôi lại phải đi công tác. Tôi dự tính sẽ trở lại trong vài tuần để nói chuyện với bà cụ. Vào Giáng Sinh, khi đang ở Bangkok với vài nhiếp ảnh gia tôi nhận được một bức điện tín, phổ biến vào thời ấy, từ tờTime báo về một người Hàn Quốc qua đời, và để lại một đứa bé cho tôi trong tờ di chúc. Và hỏi tôi có biêt gì về việc này không? Tôi đã không cho họ biết việc tôi làm, vì tôi thất vọng với câu chuyện họ đăng. Tôi trở lại Hàn Quốc, và đến làng của Hyun-Sook. Cô bé đã đi mất. Ngôi nhà tôi từng ở giờ trống rỗng. Nó trở nên lạnh lẽo đến đáng sợ. Không ai cho tôi biết Hyun-Sook đang ở đâu vì bà của em luôn giấu em khỏi những người Tây phương. Và họ không biết gì về việc bà cụ yêu cầu. Cuối cùng tôi tìm ra được Myung Sung, bạn thân thường chơi với cô bé sau giờ học Myung Sung, dưới sức ép từ tôi và người phiên dịch, cho chúng tôi một địa chỉ ở ngoại ô Seoul. Tôi đi đến địa chỉ đó và gõ cửa, và một người đàn ông trả lời. Nơi đó là một khu không tốt lắm ở Seoul, bao quanh là những con đường bùn lầy. Tôi gõ cửa, Hyun-Sook ra mở cửa, cập mắt cô bé đỏ hoe, và như bị sốc. Cô bé không nhận ra tôi, không nhận biết gì cả. Người đàn ông ra cửa, quát bằng tiếng Hàn. Tôi hỏi người phiên dịch, "Hắn ta nói gì?" Cô ấy nói, "Hắn ta muốn biết anh là ai." Tôi nói "Nói với hắn tôi là nhiếp ảnh gia." Tôi bắt đầu giải thích tôi là ai, thì hắn ta cắt ngang. Người phiên dịch nói "Hắn biết anh là ai, và hỏi anh muốn gì?" Tôi nói "Nói với hắn là bà ngoại cuả bé gái này nhờ tôi kiếm một gia đình cho em." Hắn nói, "Tôi là cậu của nó, nó không sao cả, ông đi về đi." Rồi cánh cửa đóng lại như đập vào mặt tôi. Hết sức lạnh lùng, và tôi nghĩ, "Nếu là một người hùng trong phim thì anh ta sẽ làm gì?" Và tôi nói "Ở đây rất lạnh. Tôi đến từ rất xa. Hãy cho tôi vào nghỉ một lát. Tôi rét run rồi." Hắn ngần ngại cho chúng tôi vào. Chúng tôi ngồi trên sàn nhà. Khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện, tôi nghe hắn hét lên gì đó, rồi Hyun-Sook mang đồ ăn lên cho chúng tôi Trong đầu tôi hiện ra hình ảnh Lọ Lem. Tôi thấy hình ảnh của một cô bé cực kỳ tuyệt vời thông minh, vui vẻ; giờ đây trở thành một đứa trẻ thụ động, như trở thành người ở cho gia đình này. Tôi thật sự kinh hãi, và không biết phải làm thế nào. Tôi càng cố gắng nói chuyện, hắn ta càng tỏ ra hung hãn Cuối cùng tôi quyết định, tôi nói, tất cả đều qua người phiên dịch, vì như đã nói, tôi không biết tiếng Hàn. "Tôi rất là mừng vì Hyun-Sook đã được người thân trông nom. Tôi rất lo cho cô bé. Tôi đã hứa với bà cụ, mẹ anh, là tôi sẽ tìm một gia đình cho bé, nên giờ tôi rất vui là anh sẽ nuôi cô bé. Nhưng tôi đã mua vé máy bay, và sẽ ở lại một tuần. Tôi hiện đang ở tại khách sạn trong phố. Tôi muốn mời anh đi ăn trưa ngày mai. Anh có thể luyện tiếng Anh." - Vì hắn nói tôi đang cố hỏi những chuyện cá nhân . Tôi đến khách sạn, và tìm thấy hai người lai Mỹ lớn hơn. Một cô gái có mẹ làm gái điếm, và giờ cô cũng làm gái điếm, cùng một thiếu niên đã từng vào tù. Tôi nói với họ "Tôi biết một cô bé có cơ hội được sang Mỹ." Tôi nói, "Tôi không biết làm vậy có đúng không, nhưng tôi muốn mời hai người đi ăn trưa và kể với cậu của cô bé những gì xảy ra với các bạn, những gì người ta nói với các bạn và các bạn làm gì để sống. Tôi muốn ông ta hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu để cô bé ở lại đây. Có thể tôi sai, tôi không biết, nhưng tôi mong các bạn sẽ đến." Và rồi, cả hai đến ăn trưa, chúng tôi bị đuổi ra nhà hàng. Họ quát lên với hắn ta. Họ đã nói chuyện khá khiếm nhã. Khi chúng tôi ra ngoài hắn ta rất tức giận Tôi biết tôi đã làm hỏng mọi chuyện. Một lần nữa, tôi phải tính xem nên làm gì. Hắn ta bắt đầu la hét, tôi bảo phiên dịch, "Bảo hắn bình tĩnh. Hắn đang nói gì vậy?" Cô ấy nói "Ông ta bảo "Anh là ai mà dám vào nhà tôi, ỷ là Mỹ giàu với máy ảnh trên cổ, đổ tội tôi nô dịch cháu gái tôi? Đây là cháu tôi, tôi yêu thương nó, nó là con của chị tôi. Anh là ai mà dám đổ tội cho tôi?" Tôi nói, "Phải, Anh nói rất đúng. Tôi không dám giả vờ biết mọi chuyện ở đây" Tôi chỉ biết là, tôi đã chụp ảnh rất nhiều trẻ em như vậy. Và tôi rất thương cháu của anh, Tôi thấy nó là một đứa bé cực kỳ đặc biệt. Tôi sẽ bảo bạn tôi bay đến đây từ Hoa Kỳ nếu anh muốn gặp mặt họ, xem anh có bằng lòng không. Tôi nghĩ, với hiểu biết hạn hẹp của tôi, con bé có rất ít cơ hội để sống một cuộc sống mà anh mong muốn nó được hưởng." Mọi người sau khi nghe tôi nói đều bảo đó là điều ngu ngốc nhất mà tôi đã làm vì mấy ai thấy người khác đủ tốt để nuôi dưỡng con cháu mình. Nhưng ông ta đã mời tôi đi dự một buổi lễ dành cho bà cụ trong ngày hôm đó. Họ mang quần áo và ảnh đem đốt theo nghi lễ. Cô bé nhìn rất khác chỉ trogn 3 tháng. Đây là ảnh chụp lúc đó. Tôi nhớ là vào đầu tháng 2. Bức ảnh trước đó chụp vào hồi tháng 9. Tôi có gặp một vị mục sư trong hải quân Mỹ trong quá trình mọi việc diễn ra. Ông ấy đang nuôi dưỡng 75 đứa trẻ lai. Có 3 người phụ nữ giúp chăm sóc bọn trẻ Tôi đã đề nghị người cậu cùng đi tới đó gặp Cha Keene để hỏi thêm về thủ tục nhận con nuôi. Vì tôi muốn anh ta thấy được mọi chuyện đều được làm rất minh bạch. Đây là trên đường đến trại trẻ mồ côi. Đây là Cha Keene. Ông ấy là một người tuyệt vời. Bọn trẻ đến từ mọi nơi tại Hàn Quốc. và ông ấy tìm kiếm gia đình cho các em. Đây là một nhân viên xã hội đang phỏng vấn Huyn-Sook. Lúc này tôi nghĩ rằng cô bé hoàn toàn không bị tác động bởi chuyện này, bởi vì bà của em là một người hiểu biết, và là người mà dân làng thường hay ghé thăm. Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng có thể họ là một trong những gia đình nghèo khó trong làng, nhưng lại được người ta tôn trọng nhất. Có lẽ bà cụ đã từng yêu cầu dân làng hãy đối xử tôn trọng với Huyn-Sook như đối xử với bà. Huyn-Sook ở lại với Cha Keene, và người cậu đồng ý cho em ở đó đến khi xong thủ tục nhận nuôi. Anh ta chấp nhận việc cho con nuôi. Tôi đi làm việc và trở lại sau 1 tuần. Cha Keene bảo tôi, "Tôi phải nói chuyện với anh về Hyun-Sook." Tôi nói, "Chúa ơi, có chuyện gì vậy?" Chúng tôi nói chuyện trong một căn phòng. Ông nói " Tôi có tới 75 đứa trẻ trong viện mồ côi nên nên mọi thứ rất hỗn độn." Quần áo, trẻ con, và anh biết đấy, chỉ có ba người lớn lo cho 75 đứa trẻ. Ông ta nói, "Ngày thứ hai con bé ở đây nó đã lập danh sách những đứa bé lớn và những đứa nhỏ. Cô bé giao cho những đứa trẻ lớn hơn chăm sóc những đứa bé hơn. Cô bé làm một danh sách công việc chi tiết phân công lịch dọn dẹp trại trẻ. Con bé còn chê tôi luộm thuộm, và bảo tôi nên dọn phòng. Tôi không biết ai dạy dỗ cô bé, nhưng nó đang quản lý cái trại trẻ này đấy và nó mới ở đây có ba ngày." (cười) Đây là ngày xem phim do cô bé tổ chức, lũ trẻ được đi xem phim. Nhiều đứa bé sau khi được nhận nuôi, đã viết thư cho những đứa trẻ khác, kể về cuộc sống với gia đình mới. Nên những lá thư này rất được quan tâm. Đây là một phụ nữ đang làm việc tại trả trẻ con trai của cô ấy cũng đã được nhận nuôi. Gene and Gail đã bắt đầu học tiếng Hàn khi họ nhận lá thư đầu tiên của tôi. Họ thực sự muốn được chào đón Hyun-Sook tới với gia đình mình. Cha Keene nói với tôi khi tôi quay về sau các chuyến đi là Hyun-Sook đã chọn cái tên Natasha. Tôi nghĩ cô bé lấy tên này từ bộ phim "Rocky and Bullwinkle" chiếu ở trạm không quân Mỹ. Đây là một trong những bí ẩn chúng ta sẽ làm rõ trong ít phút tới. Bạn tôi Gene bay qua với cậu con trai Tim. Gail không tới được. Họ dành nhiều thời gian với cuốn từ điển. Đây là Gene chỉ cho người cậu vị trí của Atlanta, nơi họ đang sống. Đây là người cậu ký giấy cho con nuôi. Tối đó, chúng tôi ra ngoài ăn mừng. Người cậu trở về nhà. Natasha, Tim, Gene, và tôi đi ăn tối. Gene chỉ cho Natasha cách dùng dao và nĩa, còn Natasha dạy Gene dùng đũa. Chúng tôi trở về khách sạn. Gene chỉ cho Natasha vị trí của Atlanta. Đây là đêm thứ ba chúng tôi ở Hàn Quốc. Đêm đầu chúng tôi thuê một phòng cạnh phòng tôi cho hai đứa trẻ. Tôi đã ở phòng đó khoảng 3 tháng. Đó là một khách sạn Hàn Quốc nhỏ, 15 tầng. Đêm thứ hai, chúng tôi không thuê phòng cho lũ trẻ vì chúng tôi ngủ lại trại trẻ, nằm trên sàn với bọn trẻ ở đó. Đêm thứ 3 khi ăn tối về, chúng tôi đến quầy lễ tân, người trực quầy nói với chúng tôi rằng "Đêm nay không còn phòng trống ở tầng đó. Có một phòng ở dưới đó 5 tầng, nếu ông muốn thuê cho bọn trẻ." Gene với tôi nhìn nhau và nói: "Không. Chúng tôi không để hai đứa bé 11 tuổi ngủ cách mình 5 tầng được. Tim nói "Cha, con có túi ngủ, con có thể nằm sàn." Tôi bảo "Đúng thế, chú cũng có một cái." Thế là tôi và Tim ngủ trên sàn nhà. Natasha và Gene mỗi người 1 giường. Bọn trẻ thiếp đi. Đó là ba ngày rất thú vị. Gene và tôi bàn luận những việc mình đã làm được Chúng tôi nói "Tốt quá, chúng ta đã cứu vớt cuộc đời cô bé." Các bạn thấy đấy, chúng tôi hoàn toàn thỏa mãn với bản thân. Và chúng tôi thiếp đi. Tôi đã ở căn phòng này khoảng vài tháng nay. Các khách sạn ở Hàn Quốc luôn sưởi ấm quá mức cần thiết nên ban ngày, bao giờ tôi cũng mở cửa sổ. Đến nửa đêm, họ lại tắt sưởi. Thế là khoảng 1 giờ sáng, cả căn phòng lạnh như -20 độ vậy nên tôi tỉnh giấc. Từ lúc tới đây, đêm nào cũng vậy. Đêm ̣đó, một giờ sáng, căn phòng lạnh như băng. Tôi đi ̣̣đóng cửa sổ, và tôi nghe tiếng người la hét bên ngoài. Tôi nghĩ "Chắc mấy bar giờ mới đóng cửa." Tôi không hiểu tiếng Hàn, nhưng trong giọng họ tôi không nghe thấy giận dữ mà nghe thấy khiếp sợ. Thế là tôi mở cửa sổ, nhìn ra ngoài, và tôi thấy lửa ở một bên của khách sạn. Khách sạn đang bị cháy. Tôi chạy lại đánh thức Gene. Tôi nói "Gene, hãy bình tĩnh, khách sạn đang bốc cháy." Khói và lửa lan đến cửa sổ phòng chúng tôi Và chúng tôi đang ở tầng 11. Hai chúng tôi cứ la lên "Lạy chúa tôi!" Chúng tôi cố gắng đánh thức Natasha, nhưng chúng tôi không thể. Các bạn cũng biết khi ngủ được 1 giờ lũ trẻ như vừa uống 5 viên an thần Valium: Chúng ngủ mê mệt. Chúng tôi không sao đánh thức được cô bé. Tôi nhớ là Tim có dây giầy hiệu L.L. Bean, chúng tôi cố cột dây giàu cho cậu bé. Chúng tôi chạy về phía cửa. Cừa mở cửa ra, chúng tôi thấy mình như đang trong lò lửa vậy. Có tiếng người la hét, tiếng thủy tinh vỡ, và tiếng đập kì lạ. Chỉ vài giây thôi, cả căn phòng ngập trong khói. Gene quay người nói "Chúng ta sẽ không ra khỏi đây được." Anh ấy đóng cửa phòng, và bây giờ cả căn phòng ngập khói. Chúng tôi bị ngạt thở và khói tràn vào qua lỗ thông gió, dưới các cánh cửa. Mọi người la hét. Tôi chỉ nhớ mọi thứ hoàn toàn hỗn loạn. Tôi nhớ rằng đang ngồi cạnh giường, tôi cảm thấy 2 điều. Một là kinh sợ tột độ. "Lạy chúa, hãy để con tỉnh lại" Đây là ác mộng. Nó không thể xảy ra được. Xin để con tỉnh dậy, đây chắc chắn là ác mộng." Cảm giác còn lại là tội lỗi ngập tràn. Tôi đã làm như mình là thượng đế, sắp xếp cuộc đời bạn tôi và con trai, và Natasha . Khi cố gắng kiểm soát cuộc đời ai đó, bạn khiến họ tổn thương. Tôi đã rất hoảng sợ và kinh hãi. Gene nằm dưới sàn nói: "Chúng ta phải thấm ướt khăn." Tôi hỏi "Cái gì cơ?" "Thấm ướt khăn đi, nếu không sẽ chết vì ngạt khói." Chúng tôi chạy vào nhà tắm lấy khăn, phủ lên mặt mình bọn trẻ. Gene hỏi tôi "Cậu có băng keo điện không?" Tôi nói "Cái gì?" Gene bảo "Cậu có băng keo điện không?" Tôi nói, "Có. Ở trong vali của tớ." Gene nói "Chúng ta phải khống chế khói. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm" Tôi nghĩ, lạy Chúa vì có Gene. Chúng tôi dán mấy tờ thực đơn lên lỗ thông gió. Chúng tôi chặn chăn vào dưới cửa. Chúng tôi đặt bọn trẻ lên bệ cửa sổ để chúng có thể hít thở. Có một tòa nhà mới xây, ngay bên ngoài, bên kia đường từ chỗ khách sạn này. Ở đó, có tay thợ ảnh đang đợi người ta nhảy xuống. 11 người đã chết trong đám cháy. 5 người chết vì nhảy từ trên lầu xuống. Nhưng người khác chết vì khói. Khoảng 45 phút sau, có tiếng đập thùm thụp vào cửa. và có tiếng người hét lên bằng tiếng Hàn. Tôi nhớ là Natasha không muốn chúng tôi mở cửa à không, tôi cố gắng không mở cửa, vì chúng tôi đã rất tốn công chặn khói từ cửa. Tôi không biết họ là ai, muốn gì và Natasha bảo đó là lính cứu hỏtusa đang cố gắng cứu chúng tôi. Ở bên ngoài, người ta đang cố gắng mở. 12 tiếng sau, họ đưa chúng tôi ra hành lang. Gene bọc nắm đấm vào áo khoác và đập vỡ tủ rượt. Mọi người nằm la liệt dưới đất. Thật là một đêm kinh hoàng. 12 giờ sau, theo như kế hoạch, chúng tôi thuê một chiếc xe, và lái về làng của Natasha. Chúng tôi lặp lại: "Suýt chút nữa là chúng ta chết cháy rồi, chỉ 8 tiếng trước thôi." Cuộc đời luôn kì lạ như vậy. Natasha muốn giới thiệu cha và anh cô bé với dân làng. Ngày chúng tôi về là sinh nhật 60 tuổi của một ông lão. Đây chính là ông ấy. Thế là người ta ăn mừng kép, vì Natasha là người đầu tiên trong làng được đi qua Mỹ. Đây là những cái lều nilon. Đây là những người già đang dạy Gene những điệu nhảy của họ. Chúng tôi uống rất nhiều rượu gạo. Cả hai đều say mềm. Tôi không thể tưởng tượng được điều này. Đây là tấm hình cuối cùng của Gene và Tim trước khi quay về Mỹ. Những người phụ trách cho nhận con nuôi nói phải mất khoảng 1 năm để giấy tờ được thông qua. Tôi nghĩ người ta làm gì mà cần tới 1 năm? Thế là tôi tìm đến từng cán bộ liên quan, cả Hàn Quốc và Mỹ. Tôi chụp ảnh họ và bảo rằng họ sẽ rất nổi tiếng khi cuốn sách được xuất bản. Và chỉ bốn tháng sau, thủ tục xin con nuôi đã hoàn tất. Đây là khi chúng tôi tạm biệt những người ở trại trẻ Đây là cha Keene và Natasha ở bến xe buýt. Bà dì của cô bé ở sân bay. Tôi có một giao dịch tuyệt vời với hãng Cathay Pacific trong nhiều năm: họ cho tôi bay miễn phí và tôi chụp ảnh cho họ. Đó là một ưu đãi hậu hĩnh. Đây là viên phi công tôi quen. Họ từng cho tôi ngồi ở jump seat (ghế phụ trong buồng lái) Ưu đãi này đã kéo dài lâu rồi. Đây là chiếc Tri-Star, và họ cho Natasha ngồi ở jump seat. Và viên phi công Jeff Cowley đã quay lại xin một đứa con ở trại trẻ sau khi gặp Natasha. Đây là ở Atlanta sau 28 giờ bay, một chuyến bay rất dài. Để làm câu chuyện thêm hấp dẫn, chỉ còn 3 ngày nữa là Gail, mẹ mới của Natasha, sẽ sinh một bé gái. Nếu các bạn là người viết câu chuyện này, bạn chắc hẳn sẽ nói "Không, tôi sẽ viết kịch bản khác cơ" Đây là đêm đầu tiên Natasha thấy các anh em họ và các cô chú mới. Gene and Gail biết hết mọi người ở Atlanta Họ xã giao rất rộng. Khi đó, Natasha không nói một từ tiếng Anh trừ một chút mà Cha Keene đã dạy cô bé. Đây là Kylie, em gái cô bé, hiện là một bác sĩ, ở phía bên phải. Tôi đã thỏa thuận với Natasha rằng khi đến Atlanta cô bé có thể cắt bỏ bộ râu của tôi. Con bé không thích bộ râu lắm. Cô bé học tiếng Anh trong khoảng 3 tháng, sau đó vào học lớp 7 đúng tuổi. Lễ chào cờ đầu tiên của cô bé. Đây là cô giáo dạy nấu ăn của Natasha. Natasha nói với tôi rằng nhiều bạn bè nghĩ cô kiêu ngạo vì cô không trả lời khi chúng bắt chuyện. Ban đầu, lũ trẻ không nhận ra là Natasha nói tiếng Anh không tốt Là một người ngoài cuộc, tôi thấy thế này: con bé đang chọn lựa người mình sẽ chơi cùng và được rất nhiều bè bạn yêu thích một cách nhanh chóng. Các bạn có nhớ bức ảnh mà cô bé nhìn rất giống bà ngoại không? Người ta lại thường bảo Natasha rất giống mẹ cô, Gail. Đây là một khoảnh khác gay cấn trong trận bóng đá đầu tiên của cô bé. Và Kyle, Natasha chăm sóc Kyle như thể nó là con của cô bé. Đây là lễ rửa tội. Có nhiều cha mẹ khi xin con nuôi, sẽ muốn các em quên đi quá khứ. Gail and Gene thì hoàn toàn ngược lại. Họ học tiếng Hàn, mua quần áo Hàn. Gene thậm chí còn viết một câu trong nhà bếp thế này: "Ngày xửa ngày xưa, có một bé gái xinh đẹp đến từ vùng đồi núi của Hàn Quốc và sống an vui suốt đời ở Atlanta. Cô bé ghét ảnh này - công việc đầu tiên của cô. Natasha mua chiếc Karmann Ghia màu đỏ tươi với số tiền kiếm được ở Burger King. Cô là đội trưởng đội cổ vũ. Thí sinh trong cuộc thi sắc đẹp. Họ tự làm thiệp Giáng sinh mỗi năm. Gene đã sửa chiếc xe này rất lâu rồi. Kodak nhận Natasha làm phiên dịch viên ở Thế Vận Hội tại Hàn Quốc. Người chồng tương lai của cô, Jeff, làm việc cho Canon, và gặp Natasha tại làng Olympic. Đây là chuyến đi về Hàn Quốc đầu tiên. Đó là cậu cô. Đây là chị em cùng mẹ của cô. Cô trở về làng. Đây là mẹ của bạn thân cô. Tôi lúc nào cũng nghĩ bộ đồ này giống Annie Hall. Các bạn thấy đấy, thật là thú vị khi thấy đây là mẹ cô ở phía sau. Đây là ngày cưới của Natasha. Gene nhìn già hơn một chút. Đây là Sydney, vài ngày nữa sẽ lên ba tuổi Và đó là Evan. Natasha, hãy lên đây một chút thôi, để chào mọi người. (Vỗ tay) Natasha chưa bao giờ nghe tôi kể chuyện này Ý tôi là, chúng tôi đã từng cùng nhau xem ảnh Natasha: Tôi đã xem những bức ảnh này cả triệu lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy chú ấy kể toàn bộ câu chuyện. Tôi đã bật khóc. RS: Tôi chắt chắn cô bé muốn nói với tôi những 40 điều. "Chuyện đó đâu có xảy ra như vậy. Chú đâu có nói như vậy." Natasha: Chút xíu nữa đây, tôi sẽ nói sau. (Cười) RS: Dù sao đi nữa, cám ơn Mike và Richard, đã cho chúng tôi kể câu chuyện này. Cám ơn tất cả các bạn. (Vổ tay) Một con đom đóm đực trên cánh đồng vào một đêm mùa hè, phát ra chuỗi ánh chớp quyến rũ, hy vọng một con cái gần đó sẽ đáp lại bằng màn biểu diễn ánh sáng và giao phối với nó. Đáng buồn thay, mọi chuyện không diễn ra như kế hoạch. Con cái của một loài khác bắt chước tín hiệu của đom đóm cái lừa con đom đóm đực bắt cặp với nó, con cái này dụ nó đến và nhẹ nhàng biến nó thành bữa ăn. Đom đóm đực đã mắc bẫy. Các nhà sinh học hành vi đã xác định ba dấu hiệu nhận biết sự dối lừa ở động vật: phải có kẻ nhận tín hiệu bị đánh lừa, kẻ lừa dối phải được hưởng lợi, và không thể là tình cờ. Trong trường hợp này, ta biết tín hiệu từ kẻ săn mồi không phải là ngẫu nhiên vì nó điều chỉnh các tín hiệu linh hoạt để phù hợp với con đực của các loài khác nhau. Dựa trên định nghĩa này, sự dối lừa ở động vật được tìm thấy ở đâu trong tự nhiên? Ngụy trang là lựa chọn tốt để mở đầu bài học và là một trong những ví dụ quen thuộc của mánh khóe lừa lọc ở động vật. Tắc kè đuôi lá và bạch tuộc đánh lừa kẻ khác bằng cách hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Những loài động vật khác sử dụng khả năng bắt chước để bảo vệ bản thân. Loài hoàng huyết xà vô hại mô phỏng hoa văn đỏ, vàng và đen như loài rắn san hô kịch độc để hưởng lợi từ các dấu hiệu cảnh báo này. Ngay cả ở thực vật cũng có sự bắt chước: những cây lan có vẻ ngoài và mùi hương như những con ong cái để thu hút những con ong đực kém may mắn, lừa chúng trở thành kẻ thụ phấn cho cây. Một vài loài động vật hưởng lợi nhờ thay đổi hình thái trong quá trình tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Nhưng trong các trường hợp khác, kẻ lừa dối dường như đoán trước được phản ứng của các loài khác và điều chỉnh hành vi. Cảm nhận được đe dọa, bạch tuộc sẽ nhanh chóng thay đổi màu sắc giống với môi trường xung quanh. Tắc kè lùn đổi màu cho giống với môi trường nhiều hơn khi thấy chim săn mồi và ít hơn khi thấy một con rắn. Vì chim có khả năng phân biệt màu tốt hơn. Một ví dụ thú vị khác về sự dối lừa ở động vật đến từ loài chèo bẻo. Loài chim này đậu trên cây cao ở sa mạc Kalahari, quan sát thú săn mồi và kêu lên khi thấy mối đe dọa. Giúp cho chồn đất châu Phi, khướu trắng, và các loài khác biết tìm nơi trú ẩn. Nhưng chèo bẻo cũng phát ra báo động sai khi thú săn mồi đã bắt được con mồi. Khi chồn đất châu Phi, khướu trắng chạy trốn, chèo bẻo sà xuống đánh cắp thức ăn chúng để lại. Chiến thuật này có tỉ lệ thành công khoảng 50:50 và mang đến cho chèo bẻo nhiều thức ăn. Có rất ít trường hợp động vật sử dụng tín hiệu để đánh lừa đồng loại, nhưng điều đó vẫn xảy ra. Hãy xem xét loài tôm tích. Như các loài giáp xác khác, khi lớn lên, chúng lột xác khiến cho phần thân mềm, dễ bị tấn công. Nhưng vẫn phải bảo vệ hang khỏi kẻ thù, chúng trở thành bậc thầy lừa bịp. Dù còn yếu, một con tôm mới lột xác có thể đe dọa những kẻ xâm nhập, phô bày những cái càng lớn thường được dùng để tấn công hoặc đâm đối thủ. Và chiếc thuật này có hiệu quả, những kẻ bịp bợm thường giữ được nhà hơn những kẻ ngay thẳng. Với cơ thể mềm yếu, tôm tích không thể chịu được một trận chiến đó là lý do vì sao ta có thể khẳng định hành vi của nó là lừa bịp. Các nhà sinh học nhận thấy lừa bịp là một chiến thuật: tôm tích mới lột xác có nhiều khả năng lừa gạt các đối thủ nhỏ hơn, những kẻ đặc biệt dễ dàng bị đuổi đi. Có vẻ như thay vì chỉ đe dọa theo phản xạ, tôm tích nhanh chóng đánh giá tình thế và dự đoán hành vi của kẻ khác, để có được kết quả tốt nhất. Vậy ta biết động vật có khả năng dối lừa, nhưng liệu chúng có chủ ý? Đó là một câu hỏi khó, và nhiều nhà khoa học tin rằng không bao giờ có thể tìm câu trả lời. Ta không thể biết nội tâm của động vật. Nhưng không cần thiết phải biết chúng nghĩ gì để phát hiện sự lừa dối. Bằng cách quan sát hành vi và kết quả, ta biết được động vật thao túng kẻ săn mồi, con mồi và đối thủ, và khả năng dối lừa của chúng có thể phức tạp một cách đáng ngạc nhiên. Sự đại diện là quan trọng Sự đại diện chân thật cho phụ nữ cũng là quan trọng Tôi cho rằng, từ lâu, đại diện của phụ nữ trong mắt công chúng bị đóng khung trong ngôn ngữ của người phi thường. Đây là người phụ nữ Mỹ đầu tiên tự thân trở thành triệu phú: Madam C.J. Walker... Đây là những bộ váy của đệ nhất phu nhân Mỹ ... Shirley Chisholm, người phụ nữ đầu tiên tham gia ứng cử tổng thống của Đảng Dân Chủ (Vỗ tay) Là quản lý bảo tàng, tôi hiểu vì sao những câu chuyện này lại cuốn hút đến vậy. Những phụ nữ phi thường này truyền cảm hứng và đầy khát vọng. Nhưng những câu chuyện đó vẫn còn hạn chế. Về bản chất, điều phi thường thì không mang tính biểu trưng, không mang tính đại diện. Những câu chuyện đó không tạo nền tảng để thống nhất lịch sử của phụ nữ, và không phản ánh thực tế cuộc sống hàng ngày. Nếu áp dụng khái niệm cơ bản rằng phụ nữ là con người, sẽ dễ dàng thể hiện được họ là những người gần gũi, đa dạng và hiện hữu. Trong cuộc sống hằng ngày xuyên suốt lịch sử, phụ nữ tồn tại một cách tích cực -- đó không phải là một cách nói mà là sự thật. Vượt lên trên chân dung chuẩn xác về loài người, bao gồm việc phụ nữ được xem như sự hiện hữu thường nhật của gần 3.8 tỷ người trên hành tinh này. Cảnh phim tai tiến trong bảo tàng của "Black Panther", người quản lý da trắng giải thích sai cho nhân vật do Michael B. Jordan thủ vai, về một cổ vật đến từ chính nền văn hóa của anh. Cảnh phim này gây tranh cãi trong giới làm bảo tàng về việc ai đang định hình những câu chuyện và thành kiến như thế. Viện bảo tàng thực tế được đánh giá là những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất ở Mỹ, với hàng trăm triệu lượt khách từ khắp nơi trên thế giới, đúng ra, ta nên kể lại lịch sử một cách chính xác nhưng lại không làm. Có một phong trào từ bên trong các viện bảo tàng để chống lại thành kiến này. Người ta đơn giản cho rằng viện bảo tàng không trung lập. Bảo tàng mang tính mô phạm. Qua sự trưng bày nghệ thuật và vật thể, ta có thể khuyến khích sáng tạo và cổ vũ sự đa dạng, nhưng ta có lỗi trong việc giới thiệu lịch sử một cách sai lầm. Lịch sử lấy đàn ông làm trung tâm đã khiến lịch sử của phụ nữ ta bị chôn giấu. Và sự tồn tại khó tin của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu trong lĩnh vực này, ngăn ta đưa vào những tấm gương về đời sống phụ nữ. Lãnh đạo viện bảo tàng: đa số là đàn ông da trắng, dù phụ nữ chiếm khoảng 60% nhân viên bảo tàng. Khá ít những vị trí lãnh đạo dành cho phụ nữ và nhất là cho phụ nữ da màu. Và sự hiện hữu của phụ nữ không đảm bảo được việc gia tăng sự hiện diện của phụ nữ với công chúng, Không phải tất cả phụ nữ đều ủng hộ bình đẳng giới. Trong cuốn sách về thuyết nam nữ bình quyền, "Hệ thống gia trưởng không phân biệt giới tính." Phụ nữ có thể là trụ cột của gia đình cũng như đàn ông có thể đấu tranh cho bình đẳng giới. Và ta thường xem nhẹ tính quan trọng của sự giao thoa. Marian Anderson là một trong những giọng ca nổi tiếng của thế kỷ 20, và Viện Smithsonian đã thu thập những trang phục của cô vào năm 1939. Sau khi tổ chức Những đứa con da trắng của Cách Mạng Hoa Kỳ từ chối cô hát ở Hội Trường Hiến Pháp, vì là người da đen. Thay vào đó, cô đã hát ở Đài Tưởng Niệm Lincoln, trước đám đông hơn 75.000 người. Và trong các thư viện khắp nơi, bao gồm các viện bảo tàng, bạn vẫn tìm thấy tập văn táo bạo viết năm 1982, tựa đề "Mọi Phụ Nữ Đều Da Trắng, Mọi Đàn Ông Đều Da Đen, Một Số Trong Chúng Ta Dũng Cảm." Sự đòi hỏi việc gia tăng sự hiện diện của phụ nữ không phải lúc nào cũng bao gồm những phụ nữ gốc Phi-Latin như tôi... hoặc phụ nữ nhập cư, hay châu Á, hay bản địa, phụ nữ chuyển giới, không có giấy tờ, những người trên 65 hay những bé gái -- danh sách này cứ kéo dài mãi. Vậy ta cần làm gì? Những sáng kiến mục tiêu nằm hợp nhất nhiều góc nhìn nên tôn trọng sự đa dạng. Tôi đến được viện Smithsonian nhờ vào một phụ trách sáng kiến gốc Latin, người đã thuê các bảo quản viên gốc Latin, đa phần là phụ nữ, người đã giúp gia tăng số lượng nhân viên gốc Latin của toàn tổ chức. Và điều đó như tấm gương để mở rộng viện Smithsonian American Women's History Initiative, tìm kiếm sự hiện diện đa dạng hơn của phụ nữ bằng một cách khả thi, để phụ nữ hiện hữu, không chỉ trong tranh ảnh đương thời, mà trong cả lịch sử, bởi chúng tôi luôn ở đây. Ngay lúc này, năm 2018, tôi có thể bước chân vào giới chuyên nghiệp và trở thành người duy nhất -- người duy nhất dưới 40 tuổi, người da đen duy nhất, phụ nữ da đen gốc Latin duy nhất, và có thể là người phụ nữ duy nhất. Mẹ của tôi là người Mỹ gốc Phi và cha tôi là người Panama gốc Phi. Tôi rất tự hào và gắn bó với cả hai dòng máu. Là người Latin gốc Phi, tôi là một trong số hàng triệu người. Là một người quản lý Latin gốc phi, tôi là một trường hợp hiếm hoi. Và việc dấn thân vào môi trường chuyên nghiệp như là một hành động dũng cảm, và tôi thừa nhận không phải lúc nào mình cũng qua được thử thách đó cho dù là nỗi sợ bị sa thải hay sự tự vệ. Trong những cuộc họp, tôi chỉ phát biểu khi đã có một quan điểm xác đáng muốn chia sẻ. Không thảo luận hoặc tranh luận với đồng nghiệp. Suốt một thời gian dài, tôi đã không cho phép mình đeo cái khuyên tai yêu thích hoặc vòng cổ to bản đến nơi làm việc, nghĩ rằng chúng quá ồn ào, không tri thức hoặc không chuyên nghiệp. (Tiếng cười) Tôi tự hỏi người ta sẽ phản ứng thế nào với mái tóc tự nhiên của tôi, hay họ cho rằng tôi phù hợp hơn và ít đặc trưng hơn khi duỗi thẳng tóc. Và bất cứ ai cảm thấy mình bị đặt ngoài lề hình ảnh chung hiểu rõ rằng có những yếu tố cơ bản, hàng ngày có thể khiến người khác khó chịu. Nhưng vì tôi đam mê về sự hiện diện của những thứ thường ngày như chính bản thân phụ nữ, tôi dừng việc thể hiện sự giả tạo của bản thân hay công việc. Và tôi đã được kiểm chứng. Đây là tôi đang chỉ vào khuyên tai ở chỗ làm -- (Tiếng cười) Mới tháng trước, tôi được mời làm diễn giả cho Tháng Di Sản Latin. Trong tuần trưng bày, ban tổ chức đã thể hiện mối quan tâm. Họ gọi những slide của tôi là "nhà hoạt động", và hàm ý điều đó là tiêu cực. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Hai ngày trước buổi diễn thuyết, họ yêu cầu tôi không chiếu một video hai phút để khẳng định mái tóc tự nhiên vì "nó có thể tạo ra trở ngại trong quá trình học hỏi của một số người tham dự." (Tiếng cười) Đó là bài thơ "Hair" (Tóc) do Elizabeth Acevedo sáng tác và đọc, cô là người Mỹ gốc Dominica đạt giải Cuốn Sách của năm 2018, và bài thơ xuất hiện trong lễ trao giải của Viện Smithsonian mà tôi quản lý. Tôi đã hủy buổi thuyết trình, giải thích rằng sự kiểm duyệt của họ khiến tôi khó chịu. (Vỗ tay và hoan hô) Sự tôn trọng chính trị và lý tưởng hóa phụ nữ ảnh hưởng đến cách chúng ta triển lãm hình ảnh phụ nữ và người phụ nữ nào được chọn để triển lãm. Và cuộc triển lãm đó đã thành công và tuyệt vời, nổi tiếng và truyền cảm hứng bảo đảm được sự ngoại lệ một cách có hệ thống và sự thoát ly của những thứ hàng ngày, thông thường, không được triển lãm và những thứ bất thường. Là quản lý viện bảo tàng, tôi khuyến khích thay đổi câu chuyện đó. Tôi nghiên cứu, thu thập và triển lãm những đồ vật và hình ảnh có ý nghĩa. Celia Cruz, nữ hoàng của điệu Salsa -- (Tiếng hoan hô) Đúng vậy -- có ý nghĩa. Và là một phụ nữ Latin gốc Phi. Viện Smithsonian đã thu thập những trang phục, đôi giày, chân dung, con tem của cô ấy và được tái hiện lại ... bởi họa sỹ Tony Peralta. Khi tôi thu thập và triển lãm công trình này, đó là một chiến thắng cho mâu thuẫn tượng trưng. Sự tự hào khi triển lãm về phụ nữ Latin da màu, một người phụ nữ da đen, có mái tóc cuốn lô để duỗi thẳng tóc có lẽ là cái gật đầu thoả hiệp với chuẩn sắc đẹp người da trắng. Một người phụ nữ tinh tế, quyến rũ với trang sức vàng miếng cỡ lớn. Khi công trình này được ra mắt, nó trở nên nổi tiếng trên Instagram, và người xem nói rằng họ cảm thấy liên kết với những điều thường nhật như làn da nâu, những ống cuốn hoặc trang sức của cô ấy. Bộ sưu tập của chúng tôi bao gồm Celia Cruz và một bức chân dung hiếm hoi của Harriet Tubman lúc còn trẻ .... những trang phục mang tính hình tượng xuất sắc của Oprah Winfrey. Nhưng những viện bảo tàng có thể thay đổi cách mà hàng trăm triệu người đánh giá phụ nữ và người phụ nữ nào được chọn. Vì thế, thay vì luôn hướng đến người đứng đầu hay nổi tiếng, chúng ta có trách nhiệm triển lãm những thứ bảy bình thường ở tiệm làm tóc, nghệ thuật của những cái bông tai door-knocker (Cười) những người phụ nữ sành điệu ... (Cười) và niềm tự hào văn hóa mọi độ tuổi. Câu chuyện của những phụ nữ bình thường bị cố tình lược bỏ khỏi lịch sử quốc gia và thế giới. Thông thường ở các viện bảo tàng, bạn thấy phụ nữ được triển lãm qua phục trang, chân dung hoặc hình ảnh ... nhưng những câu chuyện có sức ảnh hưởng, và ý nghĩa to lớn từ những phụ nữ bình thường cũng có thể giống như cái ghế thuyền của người Esmeralda. Esmeraldas, Ecuador từng là một cộng đồng nô lệ bỏ trốn. Khu rừng nhiệt đới đã bảo vệ cư dân bản địa và gốc Phi khỏi thực dân Tây Ban Nha Bây giờ đã có đường xá nhưng có những vùng nội địa chỉ có thể tiếp cận bằng ca nô. Débora Nazareno thường đến với những người Ecuador bằng ca nô, vì thế, bà có chiếc ghế thuyền của riêng mình. Bà cá nhân hóa nó bằng hình mạng nhện và con nhện, biểu tượng cho Anansi, một nhân vật trong cổ tích Tây Phi. Débora cũng ngồi trên chiếc ghế này ở nhà, kể chuyện cho đứa cháu trai, Juan. Và hình thức tình cảm vô hình này xuất hiện trong những câu chuyện đa thế hệ là điều phổ biến trong những cộng đồng di cư gốc Phi. Những thứ thường nhật đã thôi thúc Juan thu thập và bảo tồn hơn 50.000 tài liệu về văn hóa Phi-Ấn. Năm 2005, Juan García Salazar, cháu trai của Débora, và giờ là một học giả nổi tiếng về văn hóa Phi-Ecuador, đến Washington, D.C. Ông gặp Lonnie Bunch, giám đốc viện bảo tàng nơi tôi làm việc, và cuối cùng của cuộc nói chuyện Juan lấy cái cặp và nói rằng "Tôi muốn dành tặng ông một món quà." Ngày hôm đó, cái ghế thuyền khiêm tốn của Débora Nazareno trở thành hiện vật đầu tiên được ủng hộ cho Viện Bảo tàng Quốc gia Smithsonian về Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ gốc Phi. Nó được bọc lại, trưng bày và được chiêm ngưỡng bởi hơn năm triệu lượt khách từ khắp nơi trên thế giới. Tôi sẽ tiếp tục thu thập những thứ từ những mốc lịch sử quan vĩ đại. Những câu chuyện của họ rất quan trọng. Nhưng thứ đã đưa tôi đến ngày hôm nay và mọi ngày là một đam mê đơn giản để ghi lại tên của chúng ta vào lịch sử, phô bày cho công chúng, hàng triệu người được thấy và được đi trong ánh sáng vĩnh cửu nơi phụ nữ luôn hiện diện. Xin cảm ơn. (Vỗ tay và hoan hô) ♫ Hãy hình dung bản thân bạn tồn tại trong một thế giới chẳng có ai khác, ♫ ♫ bất cứ đâu cũng không một bóng người. ♫ ♫ Mới một khoảnh khắc trước, đã từng có những giọng nói, những gương mặt để ngắm nhìn ♫ ♫ bây giờ bạn không chẳng thể nhìn thấy chúng ở đâu hết. ♫ ♫ Chẳng còn gì để nói ♫ ♫ và dẫu sao cũng chẳng ai còn lại để nói cùng. ♫ ♫ Oh, hãy lắng nghe điều tôi nói. ♫ ♫ Mọi người có thể là ai đó ♫ ♫ và mọi người có tự do để tạo nên sự khác biệt. ♫ ♫ Mọi người có thể là ai đó. ♫ ♫ Mọi người tự do để tạo nên sự khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Lúc này đây, hãy hình dung một thế giới - nơi tất cả con người cảm nhận được giá trị của bản thân họ. ♫ ♫ Trẻ con ở khắp mọi nơi. ♫ ♫ Lúc này đây, có một lý do cho thời gian của mọi người trên Trái Đất này. ♫ ♫ Tự hỏi rằng vì sao bạn nên nặng lòng, yeah. ♫ ♫ Chẳng còn gì để nói ♫ ♫ và dẫu sao cũng chỉ có tình yêu có thể thấu hiểu ta ♫ ♫ Oh, hãy lắng nghe điều tôi nói, yeah. ♫ ♫ Mọi người có thể là ai đó ♫ ♫ và mọi người tự do để tạo nên sự khác biệt. ♫ ♫ Mọi người có thể là ai đó. ♫ ♫ Mọi người tự do để tạo nên sự khác biệt. ♫ ♫ Bạn không cần là một nhân vật danh tiếng ♫ ♫ để cảm thấy sức mạnh, thứ sức mạnh trong tâm hồn bạn, không cần đâu ♫ ♫ Bạn không cần là ngôi sao lớn trên MTV ♫ ♫ để nhận ra rằng trong mắt bạn là quang cảnh chỉ bạn mới có thể thấy được. ♫ ♫ Mọi người có thể là ai đó ♫ ♫ Mọi người tự do để tạo nên sự khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Bạn có thể tạo nên một chút khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Tôi có thể tạo nên một chút khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Cô ấy có thể tạo nên một chút khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Anh ấy có thể tạo nên một chút khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Bạn có thể, tôi có thể, cô ấy có thể, anh ấy có thể, ♫ ♫ Chúng ta có thể tạo nên một chút khác biệt trong thế giới này. ♫ ♫ Mọi người sẽ tạo nên một chút ♫ ♫ một chút khác biệt, yeah. ♫ ♫ Nói về việc mọi người sẽ tạo nên một chút khác biệt ♫ ♫ Mọi người sẽ tạo nên một chút khác biệt trong thế giới này, ♫ ♫ oh yeah. ♫ (Tiếng vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Đây là ca khúc được sáng tác bởi tôi nghĩ rằng thật là khó khăn khi sống trong một thế giới mà chẳng hay biết việc gì đang xảy ra cả, và chiến tranh và những điều tương tự thế. Bài hát này bật ra để chứa đựng tất cả những điều ấy. Tôi đã viết rất nhiều ca khúc vui tươi trong đĩa hát đầu tay của mình, những ca khúc mà tôi vẫn ủng hộ, nhưng bài hát này lại có một chút khác biệt trong đó. Bài hát tên là " Hoà Bình trên Trái Đất". ♫ Không còn hy vọng. ♫ ♫ Không hề có tương lai. ♫ ♫ Không có đức tin vào Chúa Trời để cứu rỗi hiện tại. ♫ ♫ Không có lý do, không có sự thấu hiểu ♫ ♫ không nơi thiêng liêng nào để trốn tránh. ♫ ♫ Không có một cuộc hội thoại chừng mực. ♫ ♫ Không lời khôn ngoan nào từ nhà thông thái. ♫ ♫ Không có sự hoà giải ♫ ♫ và không hề có sự thoả hiệp tập thể. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất, ♫ ♫ đó là điều chúng ta muốn. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất, ♫ ♫ đó là điều tất cả chúng ta đều nhắc đến. ♫ ♫ Hoà bình trên Trái Đất ♫ ♫ Nhưng, nơi dãy hành lang ♫ ♫ ẩn giấu bóng ma chiến tranh. ♫ ♫ Gã muốn nhiều hơn thế, hơn thế, hơn thế, và hơn thế, ♫ ♫ và hơn thế, hơn thế, hơn thế, và hơn thế nữa. ♫ ♫ Không có bóng tối, không có ánh mặt trời. ♫ ♫ Không hề có xã hội nào tốt đẹp. ♫ ♫ Không có sự tự do khi chẳng có lời buộc tội. ♫ ♫ Không hề có nền tự do nào là không phải trả giá. ♫ ♫ Không có thiên đường, không ánh lửa và lưu huỳnh. ♫ ♫ Không có tình anh em giữa người và người. ♫ ♫ Không có quốc gia, không một tôn giáo. ♫ ♫ Không hề có bản đồ vũ trụ. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất, ♫ ♫ đó là điều chúng ta muốn. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất ♫ ♫ đó là điều tất cả chúng ta đều nhắc đến. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất. ♫ ♫ Nhưng, nơi dãy hành lang ♫ ♫ ẩn giấu bóng ma chiến tranh. ♫ ♫ Gã muốn nhiều hơn thế, hơn thế, hơn thế, và hơn thế ♫ ♫ và hơn thế, hơn thế, hơn thế, và hơn thế nữa. ♫ ♫ Câu trả lời là ♫ ♫ sự chắc chắn huỷ diệt lẫn nhau, ♫ ♫ một sự cân bằng quyền lực, ♫ ♫ một vũ khí cho tất cả mọi người. ♫ ♫ Sự chắc chắn huỷ diệt lẫn nhau ♫ ♫ đem lại hoà bình cho tất cả mọi người. ♫ (Âm thanh Trumpet) (Âm thanh Trumpet) ♫ Hoà Bình trên Trái Đất, ♫ ♫ đó là điều chúng ta muốn. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất, ♫ ♫ đó là điều tất cả chúng ta đều nhắc đến. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất. ♫ ♫ Nơi dãy hành lang, ♫ ♫ hoà bình trên Trái Đất. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất. ♫ ♫ Hoà Bình trên Trái Đất. ♫ (Tiếng vỗ tay) Tôi không nói tiếng Anh. Tôi bắt đầu nói tiếng Anh , học tiếng Anh, khoảng một năm trước. Tôi nói tiếng Pháp và lớn lên ở Pháp, vì vậy tiếng Anh của tôi là Anh-Pháp. Tôi sinh ở miền Tây Cộng hòa Congo, tại một vùng quanh đây, và rồi tôi học đại học ở Kisangani. Và sau khi học xong, tôi tới vùng này, rừng Ituri. Nhưng những gì tôi làm -- khi lên 14, tôi lớn lên ở nhà của chú mình. Và bố tôi là một người lính, và chú tôi là ngư dân và cũng là một thợ săn trộm. Những gì tôi làm từ lúc 14 tuổi đến lúc 19 tuổi là, tôi giúp họ thu lượm ngà voi, thịt và bất kỳ con gì họ giết được, trộm được, săn được trong rừng, mang nó vào thành phố để tới chợ. Nhưng cuối cùng, tôi đã tham gia vào. Trong 17 đến 20 năm, chính tôi đã trở thành một kẻ săn trộm. Và tôi đã muốn làm điều đó, bởi vì -- tôi tin -- để được tiếp tục việc học. Tôi muốn học lên đại học, nhưng bố tôi nghèo, chú tôi cũng vậy. Cho nên, tôi đã làm việc đó. Và trong vòng 3 đến 4 năm, tôi vào đại học. Tới 3 lần, tôi nộp đơn vào ngành y, để trở thành bác sĩ. Tôi đã không thành công. Tôi nộp hồ sơ và được nhận vào ngành sinh vật học. Và tôi tự nhủ: ''Không đâu, mình sẽ không làm vậy''. Nhà tôi nghèo, khu tôi ở không có sự chăm sóc y tế khá hơn được. Tôi muốn làm bác sĩ để phục vụ họ.'' Ba lần, nghĩa là ba năm, và tôi bắt đầu trưởng thành hơn. Tôi nói: ''Oh, tiếp tục thôi.'' Do đó, tôi đã nghiên cứu về thực vật học và sinh thái học nhiệt đới. Khi học xong, tôi đã tới rừng Ituri để thực tập. Đó là nơi tôi thật sự đam mê với những điều tôi đang làm cho đến giờ -- khi tôi đứng trước các bạn -- làm công tác bảo tồn thực vật học và động vật hoang dã. Lúc này rừng Ituri đã được gây dựng như một rừng bảo tồn với vài loại động vật và cả thực vật. Và trung tâm huấn luyện đã được xây ở đó gần các nhân viên của hội đồng khoa học Congo và một vài nhà khoa học Mỹ nữa. Vì vậy, hội đồng Bảo tồn Động vật Okapi bảo vệ số lượng -- tôi nghĩ rằng đó là số voi lớn nhất chúng tôi có lúc này tại những vùng được bảo vệ ở Congo. Có cả những con tinh tinh nữa. Và nó đã được đặt tên là Khu Bảo tồn Động vật Okapi chính vì sinh vật xinh đẹp này. Đây là hươu cao cổ sống ở rừng nhiệt đới. Tôi nghĩ các bạn biết nó rất rõ. Ở đây chúng tôi có hươu cao cổ xavan, nhưng nhờ phát triển chúng tôi có loài hươu cao cổ nhiệt đới chỉ sống ở Congo này. Nơi đây còn có vài loài linh trưởng xinh đẹp. 13 loài -- sự trù phú nhất chúng tôi có thể thấy tại một vùng ở châu Phi. Và rừng Ituri sở hữu điều đó -- khoảng 1,300 loài cây, được biết gần đây. Tôi đã gia nhập Hội Bảo tồn Động vật hoang dã, làm việc ở đó, vào năm 1995 nhưng tôi bắt đầu làm việc với họ khi còn là sinh viên năm 1991. Tôi đã được bổ nhiệm làm trợ giảng ở trường đại học bởi vì tôi đã hoàn thành việc học danh dự. Nhưng tôi không thích cách họ giáo dục -- tôi học được rất ít. Và tôi đã muốn được vào một trung tâm huấn luyện và một trung tâm khảo sát. Với sự chấm dứt nền độc tài của tổng thống Mobutu Sese Seko, mà hầu hết các bạn đều biết, đời sống trở nên cực kỳ khó khăn. Và công việc chúng tôi đã và đang làm hoàn toàn không dễ thành công. Khi tổng thống Kabila bắt đầu đánh vào Cộng hòa Dân chủ Congo, thì quân của Mobutu cũng bắt đầu rút quân. Bọn chúng bắt đầu thoát thân từ miền đông tới miền tây. Và Khu bảo tồn Thực vật Okapi nằm ngay đó, nên đã có một con đường từ Goma, một nơi ở đây, và ra đời như vậy. Có lẽ chúng đã ngang qua Khu Bảo tồn Thực vật Okapi. Congo có năm trong số những vùng miền giàu có nhất khu vực được bảo vệ, và Khu Bảo tồn Thực vật Okapi là một trong số đó. Quân lính đã thoát thân vào Khu Bảo tồn Thực vật Okapi. Trên đường, chúng cướp bóc mọi thứ. Tra tấn, chiến tranh -- oh, Chúa ơi, các bạn hẳn không tin đâu. Ai cũng đều tìm đường trốn -- đi đâu, chúng tôi không biết. Và chính chúng tôi, người trẻ, lần đầu thật sự nghe về ngôn ngữ của chiến tranh, súng đạn. Và thậm chí những ai kinh qua trận bạo loạn năm 1963, sau độc lập, họ còn không tin vào những gì đã diễn ra. Bọn chúng giết người. Chúng làm điều gì chúng muốn bởi vì chúng có sức mạnh. Những ai đã và đang làm điều đó? Thiếu niên. Lính thiếu niên. Bạn không thể hỏi tuổi cậu ta vì cậu ta có súng. Nhưng tôi tới từ miền tây, làm việc ở miền đông. Lúc này tôi thậm chí còn không nói tiếng Swahili. Và khi chúng đến, chúng cướp mọi thứ. Bạn không thể nói tiếng Lingala vì Lingala xuất phát từ Mobutu, và ai nói tiếng Lingala thì là lính. Và tôi cùng quê với cậu ta. Tất cả bạn bè tôi đã nói rằng, chúng tôi rời đi vì chúng tôi là mục tiêu. Nhưng tôi sẽ không tới miền đông, vì tôi không biết tiếng Swahili. Tôi ở lại. Nếu đi, tôi sẽ bị giết. Tôi không thể quay trở lại chỗ của mình -- hơn 1,000 kilomet [cách xa]. Tôi đã ở lại sau khi chúng cướp bóc mọi thứ. Chúng tôi đã khảo sát về thực vật, và chúng tôi có một bộ sưu tập nhỏ 4,500 mẫu cây khô. Chúng tôi cắt, làm khô và đóng gói chúng, chúng tôi ép chúng vào một tập. Mục đích: để chúng tôi dùng vào nông nghiệp, thuốc men, bất kỳ ngành nào, và cho khoa học cho sự nghiên cứu hệ thực vật và sự thay đổi của khu rừng. Đó là những người sống quanh đó, kể cả tộc người lùn Pygmy. Và đây là một chàng trai thông minh, một người chăm chỉ, và là người lùn Pygmy. Tôi đã làm việc với anh ta khoảng 10 năm. Và bọn lính, chúng vào rừng để săn trộm voi. Vì là người lùn Pygmy, anh ta biết cách lần dấu những con voi trong rừng. Anh ta đã bị tấn công bởi một con báo và họ cấm anh ta vào rừng. Họ đến nói với tôi rằng, tôi phải cứu anh ta. Và tôi đã làm gì, tôi chỉ cho anh ta dùng thuốc kháng sinh mà chúng tôi dùng cho bệnh lao. Và may mắn thay, tôi đã cứu sống anh ta. Và đó là ngôn ngữ của chiến tranh. Nơi nào cũng có nạn khai khoáng liên miên, giết chóc động vật, đốn gỗ và v.v.. Và điều quan trọng, tôi nghĩ tất cả các bạn ở đây đều có điện thoại di động. Ngành khai khoáng này đã giết nhiều người: năm triệu dân Congo đã chết vì quặng Colombo-Tantalite này -- họ gọi nó là Coltan mà họ dùng để tạo ra điện thoại di động. và nó đã âm ỉ ở vùng đất này, trên khắp Congo. Nạn khai khoáng, và cả phi vụ kinh doanh lớn, béo bở của chiến tranh. Và điều tôi đã làm trong trận chiến đầu tiên, sau khi chúng tôi mất tất cả, tôi phải cứu vớt gì đó, kể cả chính tôi, cuộc sống của tôi và cả các nhân viên nữa. tôi đã chôn một vài động cơ xe, tôi chôn để cứu nó. Và một vài thiết bị đi cùng với chúng, trên ngọn cây, để cứu nó. Anh ta không thu nhặt cây trồng, anh ta cứu thiết bị của chúng tôi trên ngọn cây. Và với vật liệu còn lại -- vì chúng muốn phá hủy nó, đốt nó, chúng không hiểu nó, chúng không được ăn học tử tế -- tôi đã gói nó lại. Và tôi, sắp sửa, vội vã tới Uganda, để cố cứu 4,000 tư liệu này, bằng việc mọi người vận chuyển chúng bằng xe đạp. Và sau đó, chúng tôi đã thành công. Tôi cất 4,000 mẫu tư liệu này ở phòng mẫu cây của Đại học Makerere. Và sau chiến tranh, tôi đã có thể mang nó về nhà, để chúng tôi tiếp tục việc nghiên cứu của mình. Cuộc chiến thứ hai xảy ra khi chúng tôi không hề ngờ tới. Cùng với bạn bè, chúng tôi đã cùng ngồi và xem những trận bóng, và tận hưởng chút âm nhạc hay ho trên đài WorldSpace, khi nó bắt đầu, tôi nghĩ. Vậy nên, thật là tồi tệ. Chúng tôi nghe rằng lúc này đây từ phía đông chiến tranh được châm ngòi, và nó đang diễn ra nhanh chóng. Lúc này tôi nghĩ rằng quân của Kaliba sẽ đánh tới, như anh ấy đã làm với Mobutu. Và khu bảo tồn là mục tiêu của quân phiến loạn. Ba cánh quân khác nhau và hai toán dân quân hoạt động trong cùng một vùng và tranh giành tài nguyên thiên nhiên. Và đã không có cách nào hữu hiệu. Chúng tàn phá mọi thứ. Săn trộm -- oh, không được rồi. Và đó chính là bọn quyền lực. Chúng tôi đã phải gặp và nói chuyện với chúng. Quy định của khu bảo tồn là gì và quy định của các công viên là gì? Và chúng không thể làm những gì chúng đang làm. Vì vậy chúng tôi đã đi gặp bọn chúng. Đây là hoạt động khai khoáng Coltan, là tệ đào vàng. Vậy nên, chúng tôi bắt đầu nói chuyện với bọn chúng, thuyết phục chúng rằng chúng tôi đang ở trong vùng được bảo vệ. Có những điều lệ rằng đốn gỗ, khai mỏ và săn trộm bị cấm. Nhưng họ nói rằng, ''Các anh, các anh nghĩ rằng binh lính đang ngã xuống không quan trọng, và động vật các anh đang bảo vệ là quan trọng nhất. Chúng tôi không nghĩ vậy. Chúng tôi phải làm điều đó, để hùng mạnh hơn.'' Tôi nói, ''Không đời nào, các anh sẽ không làm điều đó ở đây.'' Chúng tôi bắt đầu nói chuyện với chúng và tôi đã thương lượng. Cố gắng bảo vệ thiết bị của mình, cố gắng bảo vệ nhân viên của mình và ngôi làng hơn 1,500 dân. Và chúng tôi đã tiếp tục. Nhưng tôi đang làm điều đó, thương lượng với chúng. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp mặt và chúng đang nói chuyện với tổng thống Jean-Pierre Bemba, với bộ trưởng Mbusa Nyamwisi, với tổng thống Kabila, và tôi ở đó. Thỉnh thoảng, chúng nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ của tôi, tiếng Lingala. Tôi nghe nó và chiến lược chúng đang lên, điều chúng kế hoạch. Thỉnh thoảng, chúng lên kế hoạch chiếc trực thăng mang đầy đạn dược và v.v.. Chúng dùng tôi để mang số đạn đó, và tôi đã thử làm phép tính, cái gì đến từ đâu, và từ đâu, và từ đâu. Tôi chỉ có thiết bị này -- chiếc điện thoại vệ tinh, máy tính và một tấm năng lượng mặt trời bằng nhựa -- tôi giấu trong rừng. Và mỗi lần, ngày ngày, sau khi chúng tôi gặp nhau, những dàn xếp của chúng tôi, hay thứ bất kỳ, tôi đi, viết một email ngắn, gửi nó. Tôi không biết tôi có bao nhiêu tên liên lạc trong danh bạ. Tôi đã gửi đi tin nhắn: Điều sắp xảy ra với tiến trình chiến tranh và điều chúng sắp sửa tiến hành. Chúng bắt đầu nghi ngờ những gì chúng tôi làm vào buổi sáng, và buổi chiều, nó ngay trên tin tức, đài BBC, RFI đó thôi. (Cười) Điều gì đó có lẽ sắp xảy ra. Và một ngày nọ, chúng tôi đã tiến tới cuộc gặp chính thức. (Vỗ tay) Xin lỗi. Một ngày nọ, chúng tôi đã đến gặp vị Tổng chỉ huy. Ông ta có chiếc di động Iriddi giống tôi. Và ông ta đã hỏi tôi, ''Anh biết cách sử dụng cái này chứ?'' Tôi nói, ''Tôi chưa bao giờ thấy nó cả. (Cười) Tôi không biết.'' Và tôi có một cái trong túi. Nên, đó là một cơ hội để họ thật tin tưởng tôi. Họ không làm thế -- họ không đoái hoài tới tôi. Cho nên tôi đã lo sợ. Và khi chúng tôi kết thúc cuộc gặp, tôi đã mang nó trở lại vào rừng. Và tôi đã gửi tin, làm bất cứ điều gì, thuật lại ngày ngày cho tờ U.N, UNESCO, viện nghiên cứu của chúng tôi ở New York, về những gì đã xảy ra. Và chính vì điều đó, chúng bị buộc phải rút quân, để lập lại hòa bình cho khu vực. Bởi vì không còn cách nào khác -- cho dù chúng làm gì, sẽ đều bị lộ ngay. Suốt hai cuộc bạo loạn đầu tiên, chúng đã giết tất cả động vật ở sở thú. Chúng tôi có một sở thú gồm 14 con hươu đùi vằn, và một trong số đó đang có mang. Và suốt cuộc chiến, sau một tuần chiến tranh khốc liệt, chiến đấu trong vùng, chúng tôi đã chiến thắng: chúng tôi giành lại vườn thú Okapi đầu tiên. Đây là bộ quần áo gợi nhắc tôi nhớ về nó. Đây không phải là dân địa phương, đây là quân phiến loạn. Chúng giờ đây nhởn nhơ gửi đi thông tin rằng chúng đã bảo vệ Okapi bằng chiến tranh bởi chúng tôi đã truyền tin rằng chúng đang giết chóc và săn trộm khắp nơi. Sau một tuần, chúng tôi tổ chức sinh nhật cho vườn thú Okapi, bọn chúng đã giết một con voi, chỉ cách khu vực 50 mét nơi sở thú, nơi Okapi ra đời. Và tôi đã điên lên. Tôi phản đối -- rằng giờ chúng định chia nhỏ sở thú, cho đến khi tôi làm tường trình và lên gặp vị Tổng chỉ huy. Và tôi đã thành công. Con voi chỉ mới phân hủy và chúng chỉ mới lấy đi cặp ngà. Những gì chúng tôi làm sau đó -- trong thời chiến -- chúng tôi phải tái kiến thiết. Tôi có một số tiền. Tôi đã được trả 150 đô. Tôi đã hiến phân nửa để xây lại phòng mẫu cây, bởi vì chúng tôi không có cơ sở hạ tầng tốt để gieo giống. Hội Bảo tồn Động vật Hoang dã xoay xở tốt hơn với những cái cây. Tôi bắt đầu với 70 đô, và bắt đầu gây quỹ tại những nơi tôi đã tới. Tôi có cơ hội đi khắp, nơi có nhà mẫu cây cho tư liệu châu Phi của tôi. Và họ phần nào ủng hộ tôi, và tôi đã xây nơi này. Giờ, đến lúc làm công việc huấn luyện những công dân Congo trẻ tuổi. Và hơn nữa, một trong số điều đặc biệt chúng tôi đang thực hiện, dự án của tôi đang theo dấu tác động nóng lên toàn cầu tới đa dạng sinh học, và những tác động của rừng Ituri đối với sự trao đổi các-bon. Đây là một trong số nghiên cứu chúng tôi đang làm trên một mảnh đất 40 hecta, nơi chúng tôi đã đánh dấu cây và dây leo từ lúc chúng 1 centimet, và chúng tôi đang theo dấu chúng. Giờ chúng tôi có dữ liệu của khoảng 15 năm, để thấy được khu rừng này đang đóng góp thế nào vào việc giảm thiểu khí các-bon. Và điều đó -- tôi nghĩ thật khó với tôi. Tôi biết, đây là cuộc nói chuyện đầy bỡ ngỡ. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Khi tôi chuẩn bị tâm lý để đến đây, tựa đề tốt nhất cho cuộc nói chuyện của mình, tôi đã không tìm ra. Nhưng giờ đây tôi nghĩ là tôi sẽ đặt tên nó, ''Ngôn ngữ của Súng đạn.'' Các bạn ở đâu? Bây giờ chúng ta đang nói về sự tái xây dựng, tái kiến thiết châu Phi. Nhưng công nghiệp súng đạn có là công cụ để tái kiến thiết, hay một cuộc chơi? Tôi nghĩ chúng ta coi chiến tranh như một cuộc chơi -- như bóng đá, túc cầu. Ai cũng vui vẻ, nhưng nhìn mà xem việc gì đang xảy ra, xem điều gì đang diễn ra ở Darfur. Giờ thử nói, oh, Chúa ơi. Nhìn xem chiến tranh ở Rwanda. Đều là vì ngôn ngữ của súng đạn. Tôi không nghĩ ai đó có thể buộc tội Google, bởi vì nó đang làm những điều đúng đắn, thậm chí những tổ chức như Al-Qaeda đang dùng Google để kết nối giữa chúng. Nhưng nó đang mang lại những gì tốt nhất cho hàng triệu người. Nhưng điều gì đang diễn ra với nền công nghiệp súng đạn? Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn, cảm ơn. Hãy chờ ở đó. Đó là một câu chuyện đáng kinh ngạc. Tôi đoán nhiều người ở đây có cùng câu hỏi với tôi. Chúng tôi có thể giúp anh thế nào đây? Corneille Ewango: Đó là những câu hỏi thật sự làm tôi bối rối. Tôi nghĩ lúc này mình cảm thấy lo lắng. và tôi nghĩ, khi giúp chúng tôi, người ta đôi lúc hành động trong thiếu hiểu biết. Chính tôi đã ở trong tình huống đó. Nếu tôi ý thức được khi còn trẻ, rằng [bằng] việc giết một con voi, tôi đang hủy hoại sự đa dạng sinh học, tôi đã sẽ không làm việc đó. Rất nhiều trong số các bạn đã chứng kiến các nhân tài của châu Phi, nhưng chỉ ít người được đến trường. Nhiều người đang chết dần chết mòn vì tất cả những loại đại dịch này, HIV, sốt rét, thất học. Những gì bạn có thể giúp chúng tôi, đó là bằng việc tạo dựng những tiềm lực. Bao nhiêu người nhận được cơ hội giống tôi tới Mỹ, học cử nhân? Và hãy đi đi -- ngay bây giờ, tôi đang ở Hà Lan để học thạc sỹ. Nhưng nhiều người trong số họ chỉ ở đây, vì họ không có tiền. Và họ thậm chí không thể vào đại học. Họ thậm chí không thể lấy bằng tú tài. Tạo dựng tiềm lực cho thế hệ trẻ là khiến một thế hệ tốt đẹp hơn và một tương lai ngày mai tươi sáng hơn cho châu Phi. CA: Cảm ơn, cảm ơn. (Vỗ tay) Năm 1982, một nữ y tá trẻ bị trầm cảm nghiêm trọng và dai dẳng. Cô không thể làm việc, giao tiếp hay đủ tập trung để đọc báo. Một phương pháp trị liệu đã thay đổi mọi thứ. Sau hai đợt điều trị bằng liệu pháp sốc điện (hay ECT), các triệu chứng của cô đã chấm dứt. Cô trở lại làm việc, theo học cao học và đạt điểm số cao. Thoạt đầu, cô trò chuyện cởi mở về cách mà liệu pháp đã thay đổi cuộc đời cô. Nhưng khi nhận ra nhiều người có ấn tượng cực kỳ tiêu cực về ECT, cô ngừng chia sẻ về trải nghiệm của mình. ECT mang một vết nhơ khó xóa nhòa từ một lịch sử ít tương đồng với phương thức hiện đại. Liệu pháp được sử dụng đầu tiên trong y học vào năm 1938. Trong thời kỳ đầu, bác sĩ đưa một dòng điện mạnh tới não, làm cho toàn thân co rút, khiến bệnh nhân có thể cắn lưỡi mình hoặc thậm chí gãy xương. ECT hiện đại rất khác. Trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân, các điện cực sẽ truyền một loạt các xung điện nhẹ tới não. Việc này khiến các nơron truyền tín hiệu một cách đồng loạt gây ra một cơn động kinh ngắn, trong tầm kiểm soát. Thuốc giãn cơ sẽ đảm bảo sự co cứng thiếu kiểm soát không lan ra các bộ phận khác. Biểu hiện vật lý duy nhất khi điện xâm nhập não là bàn chân co giật. Quá trình trị liệu kéo dài khoảng một phút và hầu hết bệnh nhân có thể hoạt động lại bình thường chừng một giờ sau mỗi phiên. ECT thường dùng để chữa những ca trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực nặng khi mà bệnh nhân không có phản ứng với các liệu pháp điều trị khác hoặc dị ứng thuốc. Một nửa hoặc quá nửa số bệnh nhân trải qua điều trị nhận thấy tình trạng của mình được cải thiện. Hầu hết bệnh nhân được chữa trị bằng ECT hai hoặc ba buổi mỗi tuần trong vài tuần. Một vài người nhận thấy sự cải thiện chỉ sau một buổi, trong khi những người khác cần khoảng thời gian lâu hơn. Các bệnh nhân thường tiếp tục điều trị một cách ít thường xuyên hơn từ vài tháng tới một năm, một số cần thỉnh thoảng duy trì điều trị cho tới cuối đời. ECT hiện đại an toàn hơn nhiều so với trước đây nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy tác dụng phụ. Họ có thể thấy đau nhức, mệt mỏi hoặc buồn nôn ngay sau trị liệu. Một số khó nhớ lại những gì đã xảy ra ngay trước buổi trị liệu, như tối hôm trước ăn gì. Hiếm nhưng vẫn xảy ra trường hợp không thể nhớ sự việc từ tuần hay tháng trước. Với hầu hết bệnh nhân, sự mất trí nhớ này sẽ được cải thiện qua thời gian. Thú vị ở chỗ, dù hiệu quả được chứng minh qua các ghi chép, theo dõi, ta vẫn không biết chính xác tại sao ECT lại có hiệu quả. Nơron trong não truyền thông điệp qua những tín hiệu điện, ảnh hưởng đến chất hóa học trong não, góp phần tác động đến xúc cảm và hành vi. Dòng điện do ECT tạo ra biến đổi các chất hóa học đó. Ví dụ, ECT sẽ kích hoạt nhằm giải phóng một lượng chất truyền dẫn thần kinh, loại phân tử mang và truyền tín hiệu giữa các nơron, tác động tới sức khỏe tâm thần. ECT cũng kích thích dòng chảy hoóc-môn giúp đẩy lui các triệu chứng trầm cảm. Thú vị rằng, ECT duy trì tác dụng hiệu quả hơn so với dược phẩm ngay cả với những bệnh nhân kháng thuốc trước đó. Một khi đạt được hiểu biết sâu rộng hơn về não bộ, ta có thể cải tiến liệu pháp ECT nhiều hơn nữa. Đến năm 1995, hơn một thập kỷ kể từ đợt điều trị ECT cho cô y tá đó, cô đã quyết định cho xuất bản một tập mô tả nói về trải nghiệm của mình. Vì liệu pháp vẫn còn chịu điều tiếng, nữ y tá lo rằng làm vậy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời tư và công việc nhưng cô biết rằng ECT có thể tạo khác biệt khi những liệu pháp khác đi vào ngõ cụt. Tuy vẫn còn tồn tại những hiểu lầm xung quanh ECT, những mô tả về trải nghiệm của cô giúp cả bác sĩ lẫn bệnh nhân nhận thức rõ về khả năng thay đổi cuộc đời của liệu pháp. Trong một nghiên cứu từ lâu trước đây,Dewey cho rằng : một cộng đồng được thiết lập dựa vào thảo luận và tranh luận. Nếu chúng ta muốn hỏi những giả thiết về cách lãnh đạo một quốc gia và những quan điểm thường được nhiều người chấp nhận thì chúng ta phải tự hỏi mình về những giả thiết đó, trước khi đem nó ra thảo luận và tranh luận. Và đó là điều mà tôi đã làm trước khi tham gia buổi thảo luận về một trong những vấn đề quyết định của thời đại chúng ta, đó là làm thế nào để sử dụng và chuyển đổi các loại vốn đầu tư cho dự án xây dựng tòa nhà chính phủ. Giả thiết được thảo luận ở đây là : Chủ nghĩa tư bản , một hình thức đã tồn tại được 150 năm, và đã được xã hội chấp nhận, chế độ dân chủ cũng thế. Nếu chúng ta nhìn vào bối cảnh thế giới năm 1945 Bạn sẽ thấy chủ nghĩa tư bản và chế độ dân chủ được rất ít nước chấp nhận. Nhưng, ngày nay,người ta chỉ đặt câu hỏi là nên đi theo chủ nghĩa tư bản nào và chế độ dân chủ nào. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng : bây giờ là thời điểm mà các giả thiết ít được ủng hộ trong quá khứ được chấp nhận. Và đó là cơ sở để chúng ta thực hiện bước tiếp theo, bời vì sự chấp nhận ở mỗi thời điểm cho phép chúng ta hành động Và cho dù sự đồng thuận không mạnh mẽ hay chỉ là tạm thời thì nó vẫn là thứ cần thiết để có thể tiến về phía trước. Nhưng phần đa thế giới không nhận được lợi ích từ chủ nghĩa tư bản và chế độ dân chủ. Phần đa các nước trên thế giới đều trải qua trạng thái bị áp bức, bị phủ nhận quyền lợi , và phủ nhận công lý hơn là nhận được chúng. Và trong những trải nghiệm từ chủ nghĩa tư bản, Có 2 trải nghiệm mà các nước còn lại đều đã trải qua. Đầu tiên là về công nghiệp khai khoáng; kim cương máu; buôn lậu đá quý, gỗ bị lấy đi từ những nơi nghèo nhất Thứ hai là sự hỗ trợ kĩ thuật. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên Nhưng hỗ trợ kỹ thuật là thứ tệ nhất thứ xấu xa nhất mà các nước phát triển mang lại cho các nước đang phát triển 10 tỷ đô la được dùng để phát triển năng lực của những người mà được trả 1500 đô la một ngày nhưng không có khả năng suy nghĩ một cách sáng tạo, hay suy nghĩ một cách hài hòa cân đối. Giả thiết tiếp theo nhân tiện nhắc đến sự kiện ngày 7 tháng 7 Tôi muốn bày tỏ sự hối tiếc về sự kiện ngày 11 tháng 9 Điều này nhắc nhở chúng ta rằng Chúng ta không sống trong 3 thế giới khác nhau. Chúng ta sống trong cùng một thế giới. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng chúng ta không cùng giải quyết những vấn đề ở trong thế giới này nơi mà chúng ta đang sống. Và thế giới này sẽ trở thành như thế nếu chúng ta muốn sống trong một thế giới, mà một số nước không có quyền lực và tiền bạc trong khi một số nước khác thì có. Bây giờ, chúng ta phải nghĩ về một thế giới thực sự liên quan đến hệ thống các quyền lợi và trách nhiệm. Đó là mới là một thế giới mà chúng ta cần hướng đến. Mặt khác chúng ta sẽ để lỡ mất thời điểm quan trọng trong lịch sử, thời điểm mà chúng ta có được sự đồng thuận về kiểu chế độ chính trị và loại hình kinh tế. Tổ chức nào được đưa ra dưới đây sẽ được chọn Chúng ta có 3 tổ chức quan trọng nền kinh tế tổ chức xã hội và quốc gia Tôi sẽ không nói đến 2 tổ chức đầu, ngoài việc nói rằng việc lấy các giả thiết của một trường hợp này áp dụng vào trường hợp khác mà không xem xét kĩ lưỡng có thể dẫn đến thảm họa. Những kiến thức kinh tế được giảng dạy trong hầu hết các trường đại học danh tiếng thực tế là không giúp ích được gì cho trường hợp mà tôi đang xem xét Quê tôi được biết đến nhiều bởi ma túy và xã hội đen. Những kiến thức kinh tế không giúp được gì trong trường hợp này và có rất ít gợi ý về việc làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế hợp pháp. Tìm ra những thứ mà chúng ta chưa biết là điều cơ bản đầu tiên để tiến đến mục tiêu mà chúng ta đưa ra, chứ không phải dựa vào các ý tưởng được lấy từ những mô hình toán học, cái mà tôi cực kì ngưỡng mộ. Các đồng nghiệp của tôi tại John Hopkins nằm trong số những người giỏi nhất. Thứ hai thay vì tranh luận mà không có hồi kết về cái gì là cấu trúc của một quốc gia? tại sao chúng ta không đơn giản hóa vấn đề bằng việc trả lời câu hỏi chức năng của một quốc gia trong thế kỷ 21 phải thực hiện là gì? Clare Lockhart và tôi đang viết một cuốn sách về vấn đề này. Chúng tôi muốn chia sẻ nó với mọi người. Thứ ba chúng ta thực sự có thể xây dựng một chỉ số để đo lường một cách tương đối các chức năng được thực hiện ở các quốc gia khác nhau tốt đến mức nào? Vậy các chức năng được chúng tôi xem xét là những cái nào? Chúng tôi đưa ra 10 chức năng Và đó là sự sở hữu hợp pháp các loại vũ khí; quản lý hành chính; quản lý tài chính công; đầu tư vào nguồn nhân lực; quyền công dân; cung cấp cơ sở hạ tầng; quản lý các tài sản vô hình, hữu hình của nhà nước thông qua các quy định; tạo lập thị trường; các điều ước quốc tế, bao gồm cả các khoản vay của chính phủ; Cuối cùng và quan trọng nhất là luật. Tôi sẽ không đi vào chi tiết Tôi hi vọng các câu hỏi mà các bạn đưa ra trong phần thảo luận ở sau sẽ cho tôi cơ hội để giải thích về vấn đề này. Đây là một mục tiêu có thể đạt được, mặc dù hầu hết mọi người đều không nghĩ thế. Nhưng tôi khẳng định rằng chúng tôi biết cách để làm điều này. Ai có thể tưởng tượng được rằng ngày nay Đức sẽ theo chế độ dân chủ hay thống nhất, nếu bạn nhìn từ quan điểm của người Anh vào năm 1943? Nhưng người Anh đã chuẩn bị cho một nước Đức dân chủ và đã lên kế hoạch. Còn nhiều ví dụ khác nữa Bây giờ để đạt được mục tiêu này --và đây cũng là thứ mang các bạn đến với buổi thảo luận này. Chúng ta phải xem xét lại khái niệm về vốn. Loại hình vốn ít quan trọng nhất trong dự án này là vốn tài chính -- hay là tiền. Ở hầu hết các nước kém phát triển, tiền không được dùng làm vốn đầu tư. Nó chỉ là tiền mặt (chỉ để tiêu dùng và cất trữ) Vì những nước này thiếu các cơ quan,tổ chức tài chính; thiếu tính tổ chức; thiếu tính quản lý để có thể chuyển đổi nó thành vốn Và thứ chúng tôi cần ở đây là là sự kết hợp giữa vốn sản xuất, vốn từ các tổ chức, vốn con người, và chứng khoán- dĩ nhiên là nhân tố cực kì quan trọng Và thông tin cũng vậy. Bây giờ, vấn đề mà chúng tôi quan tâm ở đây và cũng là một thử thách mà tôi muốn đề xuất nó với mọi người ở đây. Phải mất 16 năm ở nước bạn để một người lấy bằng cử nhân. Phải mất 20 năm để một người lấy được bằng tiến sĩ. Thử thách đầu tiên là xem xét lại một cách đơn giản về vấn đề thời gian. Chúng tôi có cần phải nhắc lại hệ thống mà chúng tôi đang kế thừa không? Hệ thống giáo dục hiện nay của chúng tôi là thừa kế nền giáo dục của thể kỉ 19. Vậy, chúng tôi cần làm gì để thu hút vốn vào một dự án một cách nhanh chóng? Phần đa dân số trên thế giới là ở dưới độ tuổi 20 và số người trong độ tuổi này ngày càng tăng nhanh. Họ cần những cách khác nhau để tạo điều kiện cho họ, những cách khác nhau để họ được tự do, những cách khác nhau để họ đạt được các kĩ năng. Và đó là điều đầu tiên. Thứ 2, bạn là người giải quyết vấn đề. Nhưng bạn không thực hiện trách nhiệm của mình với thế giới Bạn tránh xa những vấn đề tham nhũng. Bạn chỉ muốn làm cho môi trường nơi bạn sống và làm việc được tốt thôi. Nhưng nếu bạn không nghĩ về các vấn đề tham nhũng thì ai sẽ làm? Bạn không thiết kế cho sự phát triển. Các bạn là những người thiết kế tuyệt vời, nhưng những thiết kế của bạn chỉ vì lợi ích bản thân. Nó là để cho các bạn sử dụng. Đất nước mà tôi điều hành hoạt động với những thiết kế về đường xá, hay đê, hay nhà máy điện đã hoạt động trong 60 năm. Điều này không đúng.Nó cần được suy nghĩ Nhưng,đặc biệt là cái mà chúng tôi cần hơn bất cứ cái gì từ các bạn là trí tưởng tượng của các bạn để lan truyền các ý tưởng như cách một ý tưởng trở thành một tập quán. Như nghiên cứu về nhìn nhận vấn đề trên nhiều góc độ, được biểu diễn lâu trước đây, Nghiên cứu của Thomas Kuhn Đó là về sự giao nhau giữa các ý tưởng mà từ đó những sự phát triển mới được tạo ra. Và tôi hi vọng rằng các bạn có thể giúp giải quyết vấn đề về quốc gia, về sự phát triển và về quyền quyết định của phần đa các nước nghèo trên thế giới bằng cách này. Cảm ơn. (vỗ tay) Chris Anderson : vì vậy, Ashraf, cho đến gần đây bạn đã là bộ trưởng tài chính của Afghanistan, đất nước- trung tâm của những vấn đề trên thế giới Liệu đất nước bạn có làm được điều đó không? Liệu chế độ dân chủ có phát triển mạnh không?Điều gì khiến bạn sợ nhất? Ashraf Ghani : Điều làm tôi sợ nhất là bạn sự thiếu quan tâm của bạn (cười) Bạn đã hỏi tôi.Bạn biết là tôi luôn đưa ra câu trả lời khác người. Không.Nhưng ,nói một cách nghiêm túc Vấn đề về Afghanistan đầu tiên phải được xem xét ít nhất từ 10 đến 20 năm Ngày nay, toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh. Thời gian thực hiện đang bị rút ngắn lại Và không gian không còn tồn tại đối với phấn lớn mọi người. Nhưng ở nước tôi Bạn biết đấy, khi tôi trở về Afghnistan sau 23 năm, không gian đã được mở rộng. Các cơ sở hạ tầng đều đã hư hỏng. Tôi đi lại giữa 2 thành phố trước đây thường mất 3 tiếng, giờ tôi mất 12 tiếng để làm điều đó. Vì vậy, đầu tiên, khi qui mô của sự hư hỏng ở mức độ này. chúng tôi cần phải chấp nhận rằng đối với các cơ sở hạ tầng cơ bản, phải mất đến 6 năm để xây dựng xong. Ở nước tôi. Đối với bất cứ cơ sở hạ tầng quan trọng gì. Nhưng phương thức của sự chú ý. hay những gì đang xảy ra hôm nay, những gì sẽ xảy ra ngày mai. Thứ 2 là Khi một quốc gia bị đàn áp bởi một trong những lực lượng tàn bạo nhất Chúng tôi phải nhờ đến Red Army trong 10 năm liên tục, 110 000 cuộc khủng bố. Bầu trời : Mỗi người dân Afghanistan nhìn bầu trời như nguồn gốc của sự sợ hãi Việc chúng tôi bị đánh bom gần như đã chấm dứt Sau đó, 10 ngàn người được huấn luyện về khủng bố trên tất cả các mặt. Ví dụ Mỹ , Anh và cơ quan tình báo Ai cập đã tham gia vào việc huấn luyện hàng nghìn người về phòng vệ và khủng bố ở đô thị. Làm thế nào để biến một chiếc xe đạp thành vũ khí. Và những thứ khác nữa như con lừa, xe ngựa tương tự như những người Nga. Vì vậy, khi hành động bạo lực diễn ra ở một đất nước như Afghanistan đó là do tài nguyên (mà nước này có : dầu mỏ) Nhưng chúng ta phải hiểu rằng chúng ta cực kỳ may mắn Ý tôi là tôi không thể tin nổi là mình đã rất may mắn khi được đứng ở đây đứng trước các bạn và diễn thuyết. Khi tôi nhận làm bộ trưởng tài chính Tôi đã nghĩ rằng khả năng sống thêm 3 năm nữa của tôi là không quá 5 %. Vì sẽ có nhiều rủi ro nếu nhận chức.Nhưng nó đáng Tôi nghĩ chúng tôi có thể làm được. và lí do khiến chúng tôi có thể làm được điều này là vì chúng tôi là con người Bạn sẽ thấy là, bởi vì, ý tôi là tôi sẽ đưa cho bạn một thống kê có 91% đàn ông, và 86% phụ nữ ở Afghanistan nghe ít nhất 3 đài một ngày về đối thoại, về những thông tin trên thế giới Tôi nghĩ là tôi dám nói rằng Họ có nhiều hiểu biết hơn những người có cùng bằng cấp ở vùng nông thôn nươc mỹ và phần lớn người Châu Âu. Bởi vì thế giới ảnh hưởng đến họ Và những vấn đề chính mà họ quan tâm là gì? Việc bị bỏ rơi. Người Afghanistan trở thành người mang tư tưởng quốc tế Bạn biết đấy, khi tôi trở lại đây vào tháng 12 năm 2001 Tôi hoàn toàn không có tham vọng làm việc với chính phủ Afghanistan Bởi vì tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc Và tôi nói với họ, những người đồng hương và người Mỹ ở đây là khác biệt. Vâng, tôi làm ở vị trí tư vấn cho chính phủ Mỹ Tôi đã đi qua 10 tỉnh của Afganistan một cách nhanh chóng Và mọi người đều nói với tôi rằng đó là một thế giới khác Bạn biết đấy, họ quan tâm Họ nhìn thấy chiến tranh, chiến tranh toàn cầu như là một điều tất yếu đối với tương lai của loài người Và đó là điều mà người dân Afghanistan quan tâm nhất Clare Lockhart đang ở đây vì vậy, tôi sẽ kể về cuộc thảo luận của cô ấy với một phụ nữ mù chữ ở phía bắc Afghanistan Và người phụ nữ đó nói là cô không quan tâm nếu cô ấy có thức ăn ở trên bàn hay không Cái mà cô ấy lo lắng là nếu có một kế hoạch cho tương lai thì đó là nơi mà con của cô ấy có một cuộc sống khác Điều đó đã mang đến cho tôi hy vọng CA : Làm sao Afghanistan có thể tạo ra thu nhập thay thế cho những người dân cố thoát khỏi việc buôn bán ma túy? AG : Chắc chắn rồi.Điều đầu tiên là thay vì chi hàng tỷ đô la vào việc tiêu hủy ma túy và trả cho những công ty an ninh Họ nên đầu tư hàng trăm tỷ đô la này cho 50 công ty sáng tạo ra các ý tưởng nổi tiếng trên thế giới để yêu cầu họ tạo ra hàng triệu công việc Chìa khóa của việc xóa bỏ ma túy là công việc Có một thực tế mà ít được biết đến là những quốc gia mà có mức thu nhập hợp pháp trung bình trên một đồng vốn từ 1000 đô la trở lên không sản xuất ma túy Thứ 2,là dệt may Thương mại là chìa khóa, không phải là viện trợ. Mỹ và Châu Âu không nên đánh thuế xuất nhập khẩu lên hàng hóa của chúng tôi Ngành dệt may cực kỳ lưu động Nếu bạn muốn chúng tôi có thể cạnh tranh được với Trung Quốc và thu hút đầu tư vào nước thì chúng tôi có thể thu hút được từ 4 đến 6 tỷ đô la khá dễ dàng vào ngành dệt may Nếu không có thuế sẽ tạo ra công việc từ ngành này Sợi bông không ngăn cản được thuốc phiện.. Nhưng một chiếc áo phông thì có thể Và chúng ta cần hiểu đó là dây chuyền giá trị. Người dân Afghanistan đã mệt mỏi và phát ốm khi phải nghe tín dụng vi mô. Điều đó là quan trọng nhưng cái mà người phụ nữ và đàn ông bình thường quan tâm đến sản xuất vi mô muốn là hội nhập với thế giới Họ không muốn bán hàng ở các hội chợ từ thiện cái mà chỉ để cho những người nước ngoài và những chiếc áo sơ mi giống nhau được thêu đi thêu lại một kiểu bằng tay Cái mà chúng tôi cần là trở thành đối tác với các công ty thiết kế của Ý Vâng, chúng tôi có những người thêu thùa giỏi nhất thế giới Vậy tại sao chúng tôi không thể làm như những gì mà người bắc ý đã làm ? cùng với hệ thống Put Out? Vì vậy tôi nghĩ một cách ít tốn kém nhất các vấn đề quan trọng bây giờ đã có giải pháp Và những gì mà tôi sẽ tiếp tục nói ở đây là nguồn viện trợ đó không được sử dụng hiệu quả Bạn biết đấy, hệ thống viện trợ đã dừng lại Hệ thống viện trợ không hiểu biết, tầm nhìn và khả năng Tôi dành tất cả cho nó.Sau tất cả, tôi làm tăng lên nhiều điều về nó Vâng, nói một cách chính xác, bạn biết đấy Tôi đã xoay xở để thuyết phục thế giới rằng họ phải đưa cho chúng tôi 27.5 tỷ Nhưng họ đã không đưa tiền cho chúng tôi CA : Và nó đã không hiệu quả AG : Không.Không phải là nó không hiệu quả Một đô la từ đầu tư tư nhân, theo đánh giá của tôi tương đương với ít nhất 20 đô la từ viện trợ đó là về kết quả mà nó tạo ra Thứ 2, một đô la của viện trợ có thể tạo ra 10 cent có thể là 20 cent hoặc có thể là 4 đô la Nó phụ thuộc vào do đâu mà có nó, mức độ điều kiện đi kèm với khoản viện trợ là gì Bạn biết đấy, hệ thống viện trợ, trước tiên, được tạo ra để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của các nước phát triển không phải để tạo ra sự phát triển cho các nước nghèo Và trở lại một trong những giả thiết-- cách các ghế ngồi trên ô tô là một giả thiết mà chúng tôi kế thừa từ các chính phủ, và các cửa sổ Bạn sẽ nghĩ rằng chính phủ Mĩ không nghĩ rằng các doanh nghiệp của họ cần trợ cấp để thực hiện ở các nước phát triển, cung cấp lời khuyên Nhưng họ có làm. Có cả một chiều dài lịch sử về viện trợ mà bây giờ cần được kiểm tra lại Nếu mục tiêu là để xây dựng các quốc gia có thể tự làm được và tôi đang đặt các nhiệm vụ đó như nhau Bạn biết là tôi rất khó tính với các đối tác của mình thì viện trợ phải kết thúc ở mỗi quốc gia trong một giai đoạn xác định Và mỗi năm phải có sự cải tiến về doanh thu trong nước và sự sản xuất của nền kinh tế. Nếu thóa thuận đó không được cam kết thì bạn sẽ không thể duy trì được sự đồng thuận. Ngày xưa, có một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng rất nhiều trẻ em. Và thực tế, trong tất cả các bệnh từng xuất hiện trên trái đất này, đó là căn bệnh đáng sợ nhất. Nó giết chết nhiều trẻ em nhất. Và rồi có một nhà khoa học- nhà phát minh xuất hiện và nghĩ ra một phương pháp điều trị một phần căn bệnh đó. Tuy nó vẫn chưa hoàn hảo, vẫn còn nhiều trẻ em tử vong, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với trước đó. Một ưu điểm của việc điều trị này, là nó miễn phí thực sự miễn phí và rất dễ sử dụng. Nhưng điều tệ nhất là nó không dùng được cho trẻ sơ sinh, hoặc trẻ dưới một tuổi. Thế là, một vài năm sau, một nhà khoa học khác có thể chưa xuất sắc bằng người trước đó nhưng đã nghĩ ra phương pháp thứ hai dựa trên phương pháp đầu tiên. Và điều tuyệt vời của phương pháp này là nó có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới một tuổi. Vấn đề là phương pháp này rất đắt, và việc sử dụng nó rất phức tạp. Mặc dù cha mẹ cố gắng để sử dụng chúng đúng cách nhưng rốt cục, hầu hết họ đều sử dụng sai cách. Vì nó rất phức tạp và đắt đỏ nên họ chỉ dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Và họ tiếp tục sử dụng giải pháp cũ mà họ có để dùng cho trẻ trên 2 tuổi. Việc đó diễn ra trong một khoảng thời gian Mọi người hài lòng về điều đó. Họ có 2 cách chữa trị. Cho đến khi có một người mẹ đã mất đi đứa con vừa 2 tuổi vì căn bệnh này. Cô tự nghĩ: “Con tôi vừa được 2 tuổi và cho tới lúc nó lên 2 tuổi, tôi luôn dùng liệu pháp phức tạp, đắt tiền đó. Rồi lúc nó lên 2, tôi dùng liệu pháp rẻ tiền hơn, và điều này xảy ra" Rồi cô ấy tự hỏi, cũng như những bậc cha mẹ mất con khác "Có điều gì lẽ ra mình phải làm khác đi không, ví dụ như sử dụng cách điều trị phức tạp, đắt tiền kia" Và cô ấy kể với tất cả mọi người, cô nói, "Làm thế nào mà một thứ rẻ tiền và đơn giản, lại có thể hoạt động tốt bằng những thứ mắc tiền và phức tạp?" Người ta nghĩ "Cô biết không, cô nói đúng" Có thể là điều sai lầm khi chuyển sang sử dụng phương pháp giản đơn giản, rẻ tiền này Và chính phủ biết được câu chuyện của bà mẹ và những người khác: Họ nói "Đúng, cô nói đúng, chúng ta nên ban hành một bộ luật để loại bỏ phương pháp rẻ tiền và đơn này đó. và không để cho bất cứ ai sử dụng cho trẻ em nữa" Và mọi người rất hạnh phúc. Họ hài lòng vì điều đó. Nhiều năm sau đó, mọi việc đều êm thấm. Rồi xuất hiện một nhà kinh tế học, người cũng có con và ông đã sử dụng cách điều trị đắt tiền và phức tạp trên. Nhưng ông cũng biết về phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng kia. Và ông nghĩ về phương pháp đắt đỏ kia nó không hoàn hảo đến thế. Ông tự nghĩ: "Tuy mình không biết gì về khoa học, nhưng mình biết về những con số" vậy mình nên kiểm tra thử dữ liệu xem sao để xem là liệu phương pháp đắt tiền và phức tạp kia có thực sự tốt hơn liệu pháp rẻ tiền này không" Thế là ông bắt đầu xem xét các dữ liệu, ông nhận ra rằng, giải pháp đắt tiền và phức tạp kia không thực sự tốt hơn giải pháp rẻ tiền, ít nhất là với trẻ hai tuổi hoặc lớn hơn. Còn với trẻ nhỏ hơn thì giải pháp rẻ tiền vẫn không hiệu quả. Và thế là, ông nói với mọi người, "Tôi vừa có một phát hiện tuyệt vời, nếu giả sử ta chỉ sử dụng phương pháp rẻ và đơn giản, mỗi năm ta sẽ tiết kiệm được 300 triệu đô, và ta có thể dùng tiền đó cho trẻ em vào việc khác" Các bậc phụ huynh thì không hài lòng lắm, họ nói: "Kinh khủng quá, làm sao mà một giải pháp rẻ tiền lại tốt bằng thứ đắt tiền hơn được?" Dĩ nhiên, chính phủ rất khó chịu. Hơn hết, những người làm ra phương pháp đắt tiền này cực kỳ phẫn nộ, vì họ nghĩ, "Làm sao ta có thể cạnh tranh với một thứ hoàn toàn miễn phí? Ta có thể mất toàn bộ thị trường" Mọi người tức giận và họ gọi ông bằng những cái tên khó nghe Và ông quyết định, ông sẽ rời đất nước một thời gian và tìm đến những người thông minh hơn, cởi mở hơn, ở nơi được gọi là Oxford, đến và kể cho họ nghe về câu chuyện này. Và vì thế, tôi ở đây để nói với bạn Đó không phải là chuyện cổ tích. Đó là sự thật về nước Mỹ ngày nay. và bệnh dịch mà tôi nói tới thực ra là tai nạn giao thông đối với trẻ em. Cách chữa miễn phí, là thắt dây an toàn, và cách đắt tiền ư, cách-tốn-300-triệu-đô-mỗi-năm, là ghế cho trẻ em (trên xe hơi). Và điều tôi muốn thảo luận hôm nay là những bằng chứng mà tôi tin là có thực: Đối với các trẻ trên 2 tuổi, chẳng có bằng chứng về lợi ích thực sự cho việc dùng ghế trẻ em ngoại trừ một nguồn lực vô cùng lớn đã ảnh hưởng đến việc mở rộng luật, và làm cho xã hội không chấp nhận để thắt dây an toàn cho con trẻ. Và tiện thể, điều gì đã làm cho nó được xem là đúng? Và, còn có một cách thứ ba, về một công nghệ khác, có thể tốt hơn bất cứ thứ gì ta có nhưng chưa đủ niềm tin để thử bởi chúng ta quá say mê giải pháp ghế ngồi hiện nay phải không? Nhiều lần bạn thử khảo sát dữ liệu, nó ghi lại nhiều câu chuyện phức tạp -- và rất khó để tìm kiếm trong mớ dữ liệu. Nó hóa ra không phải là chuyện dây an toàn đối lập với ghế an toàn Vi vậy nước Mỹ lưu giữ dữ liệu về tất cả các tai nạn xảy ra từ năm 1975. Trong mỗi tai nạn có ít nhất 1 người tử vong, họ lưu giữ thông tin của tất cả mọi người. Nếu nhìn vào dữ liệu, ngay trên quốc lộ, trên trang web Cục Quản lý An toàn giao thông bạn có thể thấy dữ liệu thô và bắt đầu tìm hiểu về số lượng bằng chứng hạn chế có liên quan đến ghế ngồi cho trẻ em từ hai tuổi trở lên. Đây là dữ kiện. Trong số trẻ từ 2-6 tuổi bất cứ ai trên 6, đều không ai dùng ghế, vì thế ta không thể so sánh 29.3% trẻ không thắt dây an toàn sẽ chết trong một vụ tai nạn ít nhất một người chết Nếu bạn cho trẻ ngồi ghế, 18.2% trẻ tử vong. Nếu trẻ đã cài dây quanh đùi-và-vai, theo dữ liệu này 19.4% trẻ tử vong. Và càng thú vị hơn, nếu chỉ đeo dây quanh đùi chỉ 16.7% trẻ tử vong. Và theo lý thuyết, thắt dây qua đùi phải có kết quả tệ hơn thắt dây quanh đùi-và-vai. Và ta cũng biết, khi xử lí dữ liệu thô, có hàng trăm biến số khác ảnh hưởng đến kết quả. Và trong nghiên cứu này, tôi sẽ trình bày thông tin y hệt, nhưng trình bày nó ở dạng biểu đồ đơn giản hơn Cột vàng đại diện cho ghế ngồi cho trẻ cột cam là thắt dây quanh đùi-và -vai, cột đỏ là thắt dây qua đùi. Và tất cả đều liên hệ tới việc không thắt dây cột càng cao thì càng tốt. Và đây là dữ liệu tôi vừa trình bày. Cột cao nhất là điều mà ta cần điều chỉnh lại Nếu bạn có thể điều khiển một vài điểm, ví dụ mức độ của vụ tai nạn, kiểu ghế của trẻ..., độ tuổi. Và đó là cột ở giữa. Đây, bạn có thể thấy ghế dây đeo qua đùi bắt đầu có kết quả tệ đi như thế này. Và cuối cùng, cột ngoài cùng, thứ thực sự điều khiển tất cả bạn có thể gần như tưởng tượng vụ tai nạn, 50, 75, 100 yếu tố khác nhau của nó. Và ta nhận thấy là ghế ngồi trên xe và dây đeo đùi-vai số lượng tử vong hoàn toàn giống nhau. Và số dây đeo sai tiêu chuẩn được tính toán khá thấp. Và nó không chỉ là con số chung chung. Nó rất có ý nghĩa để bạn tìm hiểu bất cứ điều gì Một điều thú vị là nếu bạn nhìn vào các các tác động phía trước của vụ tai nạn, phía trước đâm vào một cái gì? Những gì bạn nhìn thấy là ghế xe trông tốt hơn một chút Và tôi nghĩ đó không chỉ là tình cờ. Để chiếc ghế của ô tô được chấp nhận bạn cần vượt qua các tiêu chuẩn quốc gia, tất cả đều liên quan đến đâm xe trực diện. Nhưng khi nhìn vào các loại tai nạn như là các va chạm ở phía sau xe các ghế xe không đạt tới tiêu chuẩn đó. Và tôi nghĩ là vì nó được tối ưu hóa để đạt tiêu chuẩn như chúng ta luôn mong đợi để tối ưu hóa mối liên quan quy tắc đường sáng và chiếc xe sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Bạn có thể biện hộ là: "Ghế trên xe ô tô hiện đã tốt hơn rất nhiều" Và nếu chúng ta nhìn vào các vụ tai nạn gần đây Tất cả các dữ liệu 30 năm trở lại đây đều không thấy điều đó trong các vụ tai nạn. Xe ô tô đời mới tốt hơn rất nhiều. Nhưng trong các vụ tai nạn gần đây, dây an toàn thậm chí còn tốt hơn cả ghế an toàn Họ nói "Ồ, không thể nào" Và có một loạt tranh cãi, từ phía các bậc cha mẹ: "Nhưng ghế an toàn rất đắt và phức tạp" và chúng có rất nhiều khóa cơ mà làm sao lại không tốt hơn dây an toàn trong khi nó rất đắt và phức tạp?" Đó là một sự logic thú vị. Một lí luận khác cho rằng: "Chính phủ sẽ không nói là hãy sử dụng chúng nếu chúng không thực sự tốt hơn" Nhưng điều thú vị là việc chính phủ nói hãy sử dụng chúng không thực sự dựa trên khoa học. Nó thực sự dựa trên những yêu cầu của cha mẹ những người có con đã chết sau khi chúng lên hai dẫn đến việc thông qua những bộ luật này chứ không phải dựa trên số liệu. Bạn có thể cho rằng tôi chỉ đang kể câu chuyện này bằng cách sử dụng những thống kê trừu tượng. Tôi có một vài người bạn đến ăn tối tôi đã hỏi họ rằng liệu họ có thể cho tôi những lời khuyên về việc chứng minh quan điểm của mình. Họ gợi ý tôi tiến hành cuộc thử nghiệm tai nạn Và tôi nói: đó là ý kiến hay. Và chúng tôi đã thực sự thử thực hiện thử nghiệm tai nạn Và chúng tôi đã gọi cho các công ty thử nghiệm tai nạn tư nhân trên toàn quốc không ai trong số họ muốn làm thử nghiệm của chúng tôi vì họ nói một cách rõ ràng hoặc không rõ ràng rằng tất cả việc kinh doanh của chúng tôi đến từ việc sản xuất ghế ô tô, chúng tôi không thể liều bỏ rơi chúng bằng việc kiểm tra dây an toàn so với ghế Cuối cùng, một công ty đã làm trong điều kiện là giấu tên của họ họ nói rất sẵn lòng làm bài test này vì vậy, vô danh, và 1500 đô la cho mỗi ghế mà chúng tôi đã đâm và sau đó, chúng tôi đến Bufflalo, New York và ở đây chính là tiền thân của việc đó Đây là những mẫu vật thí nghiệm đã thất bại đang chờ để được đưa tới trung tâm và đây là cách họ tiến hành thử nghiệm Tất nhiên, họ không thực sự làm hỏng cả xe ô tô, bạn biết đấy họ không hủy hoại toàn bộ chiếc xe để làm điều đó Họ chỉ có những chiếc ghế dự bị Họ buộc dây an toàn và có ghế an toàn Tôi chỉ muốn cho bạn thấy điều này. Bạn sẽ hiểu tại sao cha mẹ lại nghĩ ghế trẻ em rất tuyệt. Hãy nhìn đứa bé trong ghế trẻ em. Trông nó thật hài lòng, sẵn sàng để đi, trông như nó có thể chống chọi mọi thứ. Còn đứa trẻ đằng sau nó như thể đang ngạt thở trước cả khi vụ đâm có thể xảy ra điều đó có thể khó tin khi cho rằng đứa trẻ đằng sau sẽ ổn khi bạn va chạm. Đây sẽ là một vụ tai nạn nơi mà họ sẽ ném thứ này vào tường ở tốc độ 30 dặm một giờ và xem điều gì xảy ra Oh, hãy để tôi cho bạn thấy điều gì xảy ra Đây là hình nộm của đứa trẻ 3 tuổi. Đây, đây là chiếc ghế trẻ em. Hãy nhìn 2 thứ: hãy nhìn cái đầu lao ra phía trước chạm vào đầu gối. Điều này diễn ra đối với ghế trẻ em và hãy nhìn xem chiếc ghế bị bay lên bật xuống trong không khí. Chiếc ghế di chuyển khắp nơi. Hãy nhớ 2 điều về trường hợp này: Chiếc ghế được lắp đặt bởi người đã lắp đặt 1000 chiếc ghế họ biết rõ cách lắp chính xác. Và nó có thể bật ra những chiếc ghế dự bị là cách tốt nhất để lắp đặt chiếc ghế này. Có một gian phía sau khiến việc cài đặt nó dễ dàng hơn Và đây là bài test có nhiều lợi của chiếc ghế Vậy đứa trẻ trong vụ tai nạn này đã có kết quả rất tốt Các tiêu chuẩn liên bang là bạn phải đạt được điểm dưới 1000 để chiếc ghế được thông qua trong vụ tai nạn này, trong một số đơn vị không quan trọng. Vụ tai nạn này ước tính khoảng 450. Chiếc ghế là ghế trên xe hơi trung bình từ báo cáo khách hàng và đã làm khá tốt. Tiếp theo là đứa trẻ trong cùng một vụ tai nạn, có cài dây an toàn, nó hầu như không di chuyển so với đứa trẻ kia. Điều nực cười là camera hoạt động rất tồi tệ vì họ chỉ thiết lập nó trên những chiếc ghế thông thường, và vì thế không có cách nào để di chuyển camera để bạn thấy đứa trẻ phản ứng thế nào Dù sao thì, hóa ra trong 2 tai nạn này, đứa trẻ 3 tuổi đã làm tệ hơn. Vì thế nó chỉ đạt 500 trên bảng đo, so với hơn 400 một chút. Nhưng khoan đã, nếu bạn đưa dữ liệu từ vụ tai nạn tới chính phủ liên bang, và nói tôi đã phát minh ra chiếc ghế mới tôi muốn được phê duyệt để bán nó và họ sẽ nói: đó là 1 chiếc ghế tuyệt vời nó hoạt động rất ổn Nó chỉ có 500, và nó có thể tăng lên 1000. Và dây an toàn sẽ được thông qua và được chấp nhận như là ghế của chiếc xe vì vậy, một cách nào đó, điều này gợi ý rằng không chỉ người dân lắp đặt ghế của họ sai và đặt trẻ em vào nguy cơ rủi ro mà về cơ bản, chiếc ghế không hoạt động tốt. Đây là tai nạn. Chúng được hẹn giờ cùng một lúc để bạn có thể thấy ghế trẻ em mất nhiều thời gian hơn khi phục hồi, nó lâu hơn rất nhiều. Nhưng có rất ít xê dịch ở trường hợp thắt dây an toàn tôi sẽ cho bạn thấy tai nạn của đứa trẻ sáu tuổi đứa trẻ ngồi trong ghế xe ô tô nhìn có vẻ tồi tệ nhưng điều đó khá là ổn, nó đạt khoảng 400. Đứa trẻ sẽ ổn trong vụ tai nạn. thì không có thứ gì có thể gây khó khăn cho nó. Đây là hình ảnh đứa trẻ trong dây an toàn và thực tế, chính xác là chúng ở trong đó trong vòng 1 hoặc 2 điểm. Vì thế đối với đứa trẻ sáu tuổi ghế xe hơi hoàn toàn không có chức năng gì cả. Đó là một vài bằng chứng. Trong một số trường hợp, tôi bị một nhà khoa học chỉ trích: "Anh sẽ không bao giờ có thể công khai nghiên cứu với n bằng 4, nghĩa là 4 vụ tai nạn" Vì thế tôi đã trả lời: "Vậy sẽ ra sao nếu n bằng 45,004?" vì tôi đã gặp 45000 vụ tai nạn thực tế trên thế giới và tôi cho rằng khá là thú vị về ý tưởng của việc sử dụng những vụ tai nạn thực tế đó điều mà nhà kinh tế nghĩ rằng đúng đắn lại là điều mà các nhà khoa học không chắc chắn và nghĩ rằng họ thích sử dụng phòng thí nghiệm là một thí nghiệm không hoàn hảo khi nhìn vào người nộm hơn là dữ liệu của 30 năm mà chúng ta đã thấy với những đứa trẻ và với những chiếc ghế trẻ em và tôi nghĩ câu trả lời cho việc này là có nhiều giải pháp tốt hơn ở ngoài kia mà không ai quan tâm vì mọi người hào hứng hơn với những gì mà chiếc ghế đó đang hoạt động và nếu bạn nghĩ từ góc độ thiết kế bắt đầu từ đầu và nói: "Tôi chỉ muốn bảo vệ đứa trẻ ngồi ghế sau" Tôi không thấy ai ở đây nói rằng "Ồ, cách đúng đắn để bắt đầu là hãy làm một chiếc dây an toàn thật tốt cho người lớn và sau đó hãy làm một thứ vướng víu vô dụng mà bạn phải neo nó vào cái dây kì lạ này" Sao không bắt đầu bằng việc không ai ngồi ghế sau trừ trẻ em? Nhưng thực sự cần thiết, hãy làm như vậy. Tôi không biết chính xác nó tốn bao nhiêu nhưng không có lý do nào để nó đắt hơn nhiều so với những chiếc ghế bình thường Nó thực sự là - chỉ cần gập lại - nó ở đằng sau chiếc ghế bạn có chiếc ghế bình thường cho người lớn rồi bạn gập nó xuống và đứa trẻ ngồi lên trên, và nó được tích hợp. Đối với tôi thì đó không phải là phương pháp đắt tiền và nó phải hoạt động tốt hơn thứ mà chúng ta đang có. Vậy câu hỏi là, có hi vọng nào cho một thứ như vậy, và nó có thể cứu được nhiều mạng sống? Và tôi nghĩ câu trả lời, tất nhiên, nằm trong một câu chuyện. Câu trả cho cả việc tại sao chiếc ghế lại thành công, và tại sao một ngày nào đó nó có thể thông qua hoặc không, nằm trong câu chuyện mà bố kể cho tôi liên quan đến thời gian khi ông làm bác sỹ ở US Air Force ở Anh. Đó là khoảng thời gian rất lâu trước đây bạn được phép làm những thứ mà bạn không được làm ngày nay. Cha tôi có những bệnh nhân mà ông nghĩ họ không thực sự ốm. Ông có một bình lớn thuốc giả để đưa họ và nói: hãy quay lại trong 1 tuần nếu bạn vẫn cảm thấy tồi tệ và đa số họ đều không trở lại nhưng một vài người vẫn quay lại. Và khi họ quay lại, ông vẫn cho rằng họ không ốm và đưa ra một bình thuốc giả khác. Trong đó là những viên thuốc khổng lồ họ dường như không thể nuốt và đối với tôi, nó tương tự như những chiếc ghế mọi người nhìn vào vào nói: ồ, nó quá lớn và quá khó để nuốt. Nếu nó không khiến tôi tốt hơn thì làm gì có thứ nào làm được chứ? Và nó chỉ ra rằng phần lớn mọi người không quay lại và nó có tác dụng. Nhưng trong một vài trường hợp vẫn có những bệnh nhân than phiền rằng họ vẫn ốm và quay lại. Cha tôi đưa họ bình thuốc giả thứ 3 và bình đó như ông nói là loại thuốc nhỏ nhất mà họ có thể tìm thế nhỏ đến mức mà dường như họ không thấy chúng. Và ông nói: "Nghe này, tôi đưa bạn hũ thuốc to rất khó để nuốt lúc trước nhưng giờ, tôi có một lọ bé như thế này nhỏ bé và gần như vô hình gần như bạn không thể thấy được" Và hóa ra cha tôi đưa hũ thuốc đó, hũ thuốc bé không một ai quay lại phàn nàn rằng họ vẫn ốm nữa. Vì thế cha tôi luôn coi đó là bằng chứng những viên thuốc nhỏ bé, nhưng đầy sức mạnh cuối cùng lại có tác dụng. Trong một số trường hợp nếu điều này đúng thì chiếc ghế tích hợp bạn thấy đó, rất nhanh sẽ trở thành thứ mà mọi người muốn. Các kết luận khác, có thể sau khi đến với bố tôi ba lần và mang về nhà thuốc giả, người ta vẫn thấy ốm, họ đi tìm bác sỹ khác. Điều đó hoàn toàn có thể. Và trong trường hợp đó thì tôi nghĩ chúng ta còn mắc kẹt với những chiếc ghế xe ô tô trong 1 thời gian dài. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay ) Khán giả: tôi muốn hỏi, khi thắt dây an toàn chúng ta không chỉ đeo nó để bảo vệ tính mạng, mà còn ngăn ngừa nhiều chấn thương nghiêm trọng Dữ liệu của bạn xem xét các trường hợp tử vong, mà không nhìn vào thương tích nghiêm trọng Có dữ liệu nào cho thấy ghế trẻ em thực sự kém hiệu quả, hoặc chỉ hiệu quả như dây an toàn trong trường hợp này không Vì nó có thể chứng minh phân tích của bạn Đó là câu hỏi hay. Trong dữ liệu của tôi và các dữ liệu khác mà tôi thấy ở New Jersey, có sự khác biệt nhỏ trong thương tích. Vì thế sự khác biệt không đáng kể về mặt thống kê trong thương tích giữa ghế ô tô và dây an toàn lưng-vai Trong dữ liệu ở New Jersey lại khác bởi nó không chỉ là tai nạn gây tử vong mà là tất cả tai nạn ở New Jersey được báo cáo. Nó chỉ ra sự khác biệt 10% trong thương tích nhưng nói chung là thương tích nhẹ. Và bây giờ, tôi nói điều này như một sự phản bác có những văn bản y khoa rất khó để giải quyết dữ liệu kia dự đoán rằng ghế xe ô tô tốt hơn và họ sử dụng phương pháp khác nhau bao gồm sau khi va chạm xảy ra, họ nhận được từ công ty bảo hiểm tên người gặp tai nạn và công ty gọi cho họ và hỏi những gì xảy ra và tôi không thể giải quyết ngay tôi là việc với nhà nghiên cứu y khoa để tìm hiểu sự khác nhau như thế nào mà hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng rõ ràng đó là câu hỏi mang tính phê bình. Câu hỏi đặt ra là liệu có đủ chấn thương nghiêm trọng để khiến chúng trở thành chi phí hiệu quả? Điều này rất phức tạp. Kể cả nếu họ đúng, thì nó cũng không rõ ràng rằng chúng thực sự hiệu quả Tôi sẽ trình bày về một công nghệ mà chúng tôi đang phát triển ở Oxford, mà chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ thay đổi cách tạo ra các trò chơi điện tử và những bộ phim Hollywood. Đó là công nghệ mô phỏng con người. Cụ thể là mô phỏng một cơ thể con người và mô phỏng hệ thần kinh để điều khiển cơ thể ấy. Và bây giờ, trước khi tôi nói thêm về công nghệ ấy, hãy nhìn sơ qua nhân vật được tái hiện như thế nào trong trò chơi điện tử. Đây là một đoạn clip trong game "Grand Theft Auto 3." Chúng tôi đã xem tóm lược hôm qua rồi. Và các bạn có thể thấy rằng đây là một trò chơi rất hay. Nó là một trong những game thành công nhất mọi thời đại. Nhưng các bạn sẽ nhận thấy các chuyển động trong game này rất hay lặp lại. Chúng hầu như giống nhau. Ở đây tôi làm cho nhân vật này va vào tường liên tục. Bạn có thể thấy anh ta luôn chạy một kiểu. Lý do để giải thích điều này là những nhân vật trong đó không phải là nhân vật thật sự. Chúng là hình ảnh hóa được đồ họa của một nhân vật. Để tạo ra những hình ảnh này, một họa sĩ chuyên về chuyển động sẽ phải phán đoán điều gì sẽ xảy ra trong game, và sau đó phải vẽ chuyển động cho hành động đó. Tóm lại, anh hoặc cô ta ngồi xuống, vẽ lại và cố phán đoán chuyện gì sẽ xảy ra và rồi những chuyển động cụ thể này được lặp lại vào những thời điểm thích hợp trong game. Kết quả là không có sự tương tác thật của nhân vật. Tất cả bạn có chỉ là chuyển động được lặp lại. vào thời điểm thích hợp không ít thì nhiều. Điều này có nghĩa là game không có nhiều yếu tố bất ngờ như mong đợi bởi vì bạn chỉ có thế mà thôi ít nhất là về khía cạnh nhân vật, những gì bạn thật sự dành cho điều ấy. Ở đây không thực sự nói lên được gì cả. Và thứ ba, như tôi đã nói, hầu hết chuyển động rất lặp lại đều vì vậy. Và bây giờ, cách duy nhất để khắc phục là mô phỏng thật sự một cơ thể con người. và để mô phỏng hệ thần kinh của bộ não điều khiển cơ thể đó. Và có lẽ, các bạn có thể là luận chứng nhanh chóng mà tôi có để cho thấy sự khác biệt là gì bởi vì, ý tôi là, điều đó rất, rất là hiển nhiên Ví dụ, nếu tôi đẩy Chris như thế này, anh ấy sẽ phản xạ lại. Nếu tôi đẩy anh ấy từ một góc độ khác, anh ấy sẽ phản xạ khác. Bởi vì anh ấy có một cơ thể thật sự. và bởi vì anh ấy có khả năng điều khiển cơ thể đó. Điều này thật tầm phào. Chả có tí gì về điều đó trong game lúc này Cám ơn anh rất nhiều. Đủ rồi chứ? Vâng, chỉ có thế thôi. Cái ta gắng mô phỏng không chỉ riêng Chris, tôi nên nói là, mà con người nói chung. Bây giờ, chúng tôi đã bắt đầu dự án này được một thời gian tại Đại học Oxford. và chúng tôi cố gắng bắt đầu rất đơn giản. Những gì chúng tôi cố làm là dạy một hình nhân que cách đi. Nó được mô phỏng như thật. Bạn có thể thấy trên màn hình. Nó chịu tác động bởi trọng lực, có các khớp cơ, vân vân. Nếu bạn chạy chương trình mô phỏng, nó sẽ đổ gục như thế này. Rắc rối bây giờ là gắn một bộ điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo cho nó để làm cho hình nhân này hoạt động. Để làm như vậy, chúng tôi dùng mạng nơ-ron dựa trên một phần hệ thần kinh chúng ta có ở xương sống điều khiển việc di chuyển ở con người Nó gọi là máy tạo hình mẫu trung ương. Chúng tôi đã mô phỏng được điều đó, và việc cần làm tiếp theo là dạy hệ thống đó cách di chuyển. Để được như thế, chúng tôi dùng tiến hóa nhân tạo, thuật toán về gen. Chúng ta đã nghe về điều đó hôm qua. và tôi nghĩ rằng hầu hết các bạn đã quen với chúng rồi. Nhưng, tóm lại, ý tưởng là bạn tạo ra một số lượng lớn các cá thể khác nhau trong trường hợp này là mạng nơ-ron các cá thể này đều ngẫu nhiên từ lúc đầu. Bạn gắn chúng vào, lúc này, là khối cơ ảo của sinh vật hai chân kia ở đây và hy vọng rằng nó sẽ tạo ra điều gì đó thú vị. Ban đầu, tất cả chúng đều sẽ rất buồn chán Hầu hết sẽ không chuyển động chút nào, nhưng một số có thể sẽ bước được một chút. Sau đó chúng được chọn bởi thuật toán, được tái tạo lại với biến dị tổ hợp để tạo ra giới tính. Và rồi quá trình này được lặp lại, đến khi bạn có một thứ di chuyển được theo một đường thẳng như thể này. Và đó là ý tưởng sau những điều này. Khi bắt đầu, chúng tôi thiết lập mô phỏng trong một buổi tối. Mất gần ba đến bốn giờ để chạy mô phỏng. Vào buổi sáng hôm sau, tôi thức dậy đến bên máy tính và nhìn vào kết quả, và hy vọng rằng thứ gì đó sẽ di chuyển theo một đường thẳng. Như tôi đã trình bày ở trên. Thay vào đó đây là những gì tôi nhận được. (Bật cười) Vì vậy, chúng tôi phải làm lại từ đầu. Cuối cùng chúng cũng bắt đầu hoạt động, sau khi tùy chỉnh một chút ở đó và ở đây. Là ví dụ của bước chạy tiến hóa thành công Bạn sẽ thấy một động vật hai chân đơn giản Đó chính là việc học cách đi dùng quá trình tiến hóa nhân tạo. Lúc đầu, nó không thể đi được tí nào, nhưng càng ngày sẽ càng tốt hơn Và đây là cái hình nhân không thể đi được tí nào (Tràng cười) Bây giờ, sau năm thế hệ áp dụng quá trình tiến hóa các thuật toán di truyền trở nên tốt hơn một chút. (Tràng cười) Thế hệ 10 sẽ đi thêm được vài bước nữa, Ở đây vẫn chưa khá hơn. Nhưng bây giờ, sau thế hệ 20, nó thật sự đi được trên một đường thẳng mà không ngã Đối với chúng tôi đó là một bước đột phá thật sự. Theo tính hàn lâm, đó là một dự án khá nhiều thách thức Và một khi đạt đến bước này, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi có thể thử làm những thứ khác cũng với phương pháp này mô phỏng cơ thể con người thật sự và mô phỏng một bộ phận của hệ thống thần kinh điều khiển nó. Bây giờ, ngay tại bước này sự thú vị cũng trở nên rõ ràng hẳn đối với những thứ như là trò chơi điện thử hay thế giới online. Cái bạn thấy ở đây là nhân vật đang đứng, và chúng tôi đã tạo ra vật cản ở lối đi Và những gì bạn nhìn thấy là nó sẽ ngã bởi vật cản Giờ thì có tí thú vị là nếu dịch vật cản một chút về bên phải là những việc tôi đang làm đây thì nó sẽ ngã theo một cách khác hoàn toàn Lại lần nữa, nếu bạn di chuyển vật cản một chút, nó sẽ lại ngã theo kiểu khác (Tràng cười) Giờ bạn thấy, nhân tiện, ở trên cùng là những sự hoạt hóa nơ-ron được đưa vào những cơ bắp ảo. Được rồi. Đó là video. Cám ơn mọi người Điều này có vẻ khá là tầm phào nhưng thực sự rất quan trọng bởi vì bạn không thể tìm thấy ngay trong bất cứ tương tác hay thế giới ảo nào Giai đoạn này, chúng tôi quyết định mở công ty và tiến xa hơn bởi vì rõ ràng điều này rất đơn giản, khối ô vuông có hai chân. Cái chúng tôi muốn thật là cơ thể đầy đủ Vì vậy đã mở công ty Chúng tôi thuê một nhóm các nhà vật lý, kỹ sư phần mềm và các nhà sinh học để thực hiện điều này, và điều đầu tiên chúng tôi phải làm là tạo ra một cơ thể con người cơ bản. Nó bắt đầu tương đối nhanh, bạn có thể chạy trên máy thường nhưng đủ chính xác, về cơ bản có vẻ khá là tốt. Vì vậy chúng tôi đưa khá nhiều kiến thức sinh cơ học vào đó, và cố gắng làm cho nó càng thật càng tốt. Những gì bạn thấy trên màn hình lúc này là hình ảnh hóa đơn giản của một cơ thể. Tôi nên thêm vào những thứ rất đơn giản để thêm vào như là tóc, quần áo, v.v... nhưng điều chúng tôi đã làm là sử dụng một hình ảnh hóa đơn giản để bạn có thể tập trung vào chuyển động. Trong lúc này những gì tôi định làm ngay bây giờ là đẩy nhân vật này một chút và ta sẽ thấy những gì sắp xảy ra. Cơ bản thì chẳng có gì thật sự thú vị. Té ngã, nhưng về cơ bản là ngã như một con búp bê vải. Lý do cho điều này là nó chả có tí thông minh gì. Sẽ thú vị hơn nếu bạn đưa trí thông minh nhân tạo vào trong đó. Vì vậy, hiện tại nhân vật này có kỹ năng vận động ở phần trên cơ thể vẫn chưa có gì ở chân, cụ thể nhân vật này Nhưng nó sẽ làm những gì -- Tôi tính đẩy nó lần nữa Nó sẽ tự động nhận ra rằng mình đang bị đẩy Nó định sẽ đưa tay ra. Nó sẽ ngã trở lại, và cố gắng và lại bị ngã. Vậy đó là những gì bạn nhìn thấy. Bây giờ, điều đó thực sự trở nên thú vị nếu bạn cũng thêm trí thông minh nhân tạo vào phần dưới cơ thể này. Và đây, chúng ta có nhân vật giống như thế Bây giờ tôi sẽ đẩy mạnh hơn một chút, mạnh hơn lúc tôi đẩy Chris. Nhưng những gì bạn sẽ thấy là, bây giờ nó nhận cú đẩy từ phía bên trái. Bạn thấy nó lùi lại phía sau vài bước, nó cố gắng để đối trọng, cố gắng xem xét nơi mà nó nghĩ mình sẽ ngã xuống. Tôi sẽ cho các bạn thấy lần nữa. Và rồi, cuối cùng cũng ngã xuống sàn. Giờ thì điều này trở nên thú vị thật sự khi bạn đẩy nhân vật đó ở những hướng khác nhau, lại lần nữa, như tôi đã đẩy. Đó là điều mà các bạn sẽ không làm được ngay hiện nay. Hiện tại, bạn chỉ có những đồ họa máy tính rỗng trong các game. Một mô phỏng thực tế. Là cái tôi muốn cho bạn thấy lúc này Đây là một nhân vật tương tự với hành vi như tôi đã cho bạn xem Nhưng giờ tôi sẽ đẩy từ các hướng khác nhau Đầu tiên, bắt đầu cú đẩy từ phía bên phải. Đây đều là chuyển động chậm, ta sẽ xem những gì xảy ra tiếp theo Giờ thì góc độ sẽ thay đổi đôi chút, vậy nên bạn có thể thấy phản ứng khác nhau Lại lần nữa, một cú đẩy, bây giờ là từ phía trước. Và bạn thấy nó ngã theo kiểu khác nhau. Và bây giờ là từ phía bên trái và rồi ngã kiểu khác. Thật thú vị khi thấy điều đó. Đó là lần đầu tiên chúng tôi thấy. Cũng là lần đầu tiên công chúng được thấy, bởi vì chúng tôi đã bật chế độ ẩn. Tôi vẫn chưa cho ai xem cả. Bây giờ, là một điều khá hài hước Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đặt nhân vật Là phiên bản gỗ có trí thông minh nhân tạo nếu đặt nhân vật trên bề mặt trơn như băng Điều này chỉ để gây cười, hãy xem những gì sẽ xảy ra (Tràng cười) Và đây là những gì xảy ra. (Tràng cười) (Vỗ tay) Chúng tôi chả làm gì cả Chỉ điều khiển nhân vật như đã nói đặt trên một bề mặt trơn, và đây là những gì bạn có. Và phương thức này thật sự tuyệt vời. Hiện tại, khi tới các hãng phim và các nhà phát triển game và cho họ thấy công nghệ này, chúng tôi được phản hồi rất tốt. Đây là những gì họ nói, điều đầu tiên họ cần ngay lập tức là nhân vật đóng thế ảo Vì những pha nhào lộn rõ ràng rất nguy hiểm, chúng rất tốn kém. rõ ràng có những cảnh mà bạn không thể làm vì thật không thể để diễn viên đóng thế tổn thương nghiêm trọng Do đó, họ muốn có phiên bản kĩ thuật số của diễn viên đóng thế chính là thứ chúng tôi làm vài tháng trước Và đó là sản phẩm đầu tiên của chúng tôi mà dự định sẽ phát hành trong vài tuần tới Và đây là một vài cảnh đơn giản của người bị đánh. Là cái con người muốn. Cái chúng tôi cho họ (Tràng cười) Như bạn thấy, nó luôn phản ứng. Đây không phải là một thi thể. Về cơ bản, là một cơ thể ở trường hợp cụ thể này, nhận thấy áp lực và cố gắng bảo vệ đầu. Chỉ có tôi nghĩ đó lại là một đòn khá mạnh Bạn cảm thấy thương xót cho điều đó, và giờ thì chúng tôi đã thấy rất nhiều lần và thật sự chả quan tâm chút nào nữa. (Tràng cười) Có rất nhiều video tệ hơn thế này nữa, nhân tiện những cái tôi đưa ra, nhưng... Giờ là một video khác. Con người muốn có những hành động như là một vụ nổ vậy, một siêu năng lực áp dụng cho nhân vật và khiến nhân vật phản ứng giữa không trung Thế nên bạn không có nhân vật ẻo lả nào, thật sự nhân vật có thể dùng trong phim hành động mà không do dự cũng là kiểu tồn tại giữa không trung. Và rồi nhân vật này sẽ bị tấn công, nhận ra mình đang ở giữa không trung, và cố thử và rồi, thì, vung tay theo hướng rơi xuống Đó là ở một góc độ, đây là một góc độ khác Chủ nghĩa hiện thực chúng ta đạt được đủ tốt để áp dụng vào các bộ phim. Và hãy xem xét một hình ảnh hóa có chút khác biệt . Đây là thứ mà tôi có vào tối hôm qua từ hãng phim hoạt hình ở London đang dùng phần mềm của chúng tôi và giờ đang thử nghiệm với nó. Và đây là chính xác là hành vi tương tự mà các bạn đã thấy, nhưng ở một phiên bản có kết xuất đồ họa tốt hơn một chút. Vậy nên nếu bạn xem xét nhân vật kĩ lưỡng hơn, bạn sẽ thấy rất nhiều chuyển động cơ thể, mà không phải mất công tạo hiệu ứng như xưa Các nhà làm phim hoạt hình đã tạo ra chúng Sự mô phỏng diễn ra một cách tự động. Đây là một góc độ hơi khác, và lại là một phiên bản chuyển động chậm. Cái này nhanh cực kì. Đang xảy ra trong thời gian thật. Có thể chạy mô phỏng này ở thời gian thật, trước mắt bạn, đổi, nếu bạn muốn, bạn có hình động ngay lập tức. Hiện tại, nếu thực hiện điều này bằng tay thì bạn sẽ mất cỡ hai ngày. Đây là một hành động khác mà họ yêu cầu. Không chắc về lý do, dù sao cũng đã làm. Hành động cho thấy sức mạnh của cách thức. Trong trường hợp này là tay của nhân vật cố định vào điểm cụ thể trong không gian, và tất cả những gì chúng tôi bảo nhân vật làm là chiến đấu. và có vẻ rất hữu hình. Trông rất chân thật Bạn cảm thấy xót cho chàng trai. Thậm chí còn tệ hơn, và một video khác tôi mới có vào tối qua, nếu bạn kết xuất đồ họa thực hơn một chút. Tôi đang chiếu cái này chỉ để cho bạn thấy cảm giác thật hữu hình, và trông rất thật. Và đây là tất cả mô phỏng vật lý của cơ thể, sử dụng trí thông minh nhân tạo để điều khiển cơ bắp ảo. Bây giờ, một điều chúng tôi làm để gây cười là tạo ra cảnh nhào lộn phức tạp hơn chút và một trong những pha nhào lộn nổi tiếng nhất là cảnh mà Jame Bonds nhảy ra khỏi một con đập ở Thụy Sĩ và rồi nhảy Bungee Có một clip rất ngắn. Vâng, bạn có thể chỉ vừa mới xem. Ở đây, họ đã dùng diễn viên đóng thế. Là một pha rất nguy hiểm. Được bình chọn, tôi nghĩ là Sunday Times, là cảnh ấn tượng nhất Giờ thì, chúng ta đã thử xem xét các nhân vật và tự hỏi mình, "Chúng ta cũng có thể tự mình làm chứ?" Ta có thể dùng mô phỏng vật lý của nhân vật sử dụng trí thông minh nhân tạo, đưa trí thông minh nhân tạo vào nhân vật, điều khiển cơ bắp ảo, mô phỏng cách anh ấy nhảy khỏi con đập, và rồi nhảy dù ngay sau đó, và làm cho anh ấy nhảy bungee sau đó luôn? Chúng tôi đã làm thế, mất toàn bộ hai giờ đồng hồ, khá là nhiều, để tạo ra mô phỏng. Và điều đó trông như thế này. Giờ cần phải làm việc thêm chút nữa. Vẫn ở giai đoạn rất sớm, chúng tôi làm khá nhiều chỉ để gây cười, chỉ để xem chúng tôi sẽ có được cái gì. Nhưng cái chúng tôi nhận ra vài tháng qua là phương thức này, vượt qua mong đợi của chúng tôi, vô cùng tuyệt vời. Chúng tôi bất ngờ về những gì các bạn thật sự thấy về những mô phỏng. Có hành động rất ngạc nhiên và rất thường xuyên trước đây bạn không đoán được. Rất nhiều thứ có thể làm với cách thức này. Điều đầu tiên, như tôi đã nói, sẽ là một diễn viên đóng thế ảo. Một số hãng bây giờ đang sử dụng phần mềm này để sản xuất diễn viên đóng thế ảo, và họ sẽ xuất hiện trên màn ảnh sớm thôi, đối với một số sản phẩm chính. Điều thứ hai là video games. Với công nghệ này, các video game sẽ khác nhau và sẽ tạo ra cảm giác rất khác biệt. Lần đầu tiên, sẽ có các diễn viên thật sự có cảm giác tương tác, có những cơ thể thật và phản ứng thật. Tôi nghĩ điều đó sẽ vô cùng thú vị. Có thể bắt đầu với những game thể thao, mà sẽ có tính tương tác nhiều hơn. Nhưng tôi thấy thú vị về việc sử dụng công nghệ này vào trong thế giới ảo, kiểu như này, lấy ví dụ, Tom Melcher đã cho chúng ta thấy. Mức độ tương tác bạn sẽ có hoàn toàn khác biệt, tôi nghĩ, so với cái bây giờ bạn đang có. Và điều thứ ba chúng ta đang thấy và rất thú vị đó là mô phỏng. Chúng tôi đã gặp gỡ vài công ty mô phỏng, nhưng có dự án chúng tôi rất có hứng thú bắt đầu trong tháng tới đó là sử dụng công nghệ của chúng tôi, cụ thể là công nghệ di chuyển giúp các bác sĩ phẫu thuật cứu giúp những trẻ em bị bại não, dự đoán kết quả các cuộc phẫu thuật của những trẻ em này. Như các bạn có lẽ biết, Việc dự đoán kết quả của một cuộc phẫu thuật rất là khó khăn nếu bạn cố sửa dáng đi. Trích dẫn kinh điển, theo tôi, chỉ đoán được khi dễ đoán nhất là những gì mọi người nghĩ lúc này, chính là kết quả. Những gì chúng tôi muốn làm với phần mềm của mình là để các bác sĩ có một công cụ. Chúng tôi sẽ mô phỏng dáng đi của một đứa trẻ cụ thể và rồi bác sĩ có thể làm việc với mô phỏng đó cố thử nhiều cách khác nhau để cải thiện trước khi ông ấy bắt tay vào một cuộc phẫu thuật thực tế. Đó là dự án đầy hứng thú đối với chúng tôi, và sẽ được bắt đầu vào tháng tới. Cuối cùng, đây mới chỉ là khởi đầu. Hiện tại, chỉ có thể làm một số hành động Trí thông minh nhân tạo chưa đủ tốt để mô phỏng cơ thể đầy đủ. Vâng, là cơ thể, nhưng không phải tất cả các kỹ năng vận động. Và, tôi nghĩ, ta ở đây nếu có thể có cái gì đó như khiêu vũ. Hiện giờ, chúng ta không có điều đó nhưng chắc chắn có thể ở giai đoạn nào đó. Chúng tôi thật sự vô tình có một vũ công, điều cuối cùng tôi sẽ cho các bạn thấy. Đây là một tạo khối AI đã được sản xuất và phát triển phát triển một nửa, tôi nên nói, về cơ bản là tạo sự cân bằng. Vậy nên, bạn đá người kia và anh ta được mặc định đối trọng. Đó là những gì chúng tôi nghĩ sẽ cho mọi người thấy. Nhưng cuối cùng đây là cái nổi bật nhất (Âm nhạc) Kì lạ thay, cái này không có đầu. Tôi không chắc lý do tại sao. Chúng tôi không đưa vào trong này. Anh ta chỉ mới tự tạo ra điệu nhảy đó. Anh ta là một vũ công giỏi hơn tôi nhiều, phải nói là như thế. Và những gì bạn nhìn thấy một lúc sau Tôi còn nghĩ anh ta đạt đỉnh ngay kết thúc Và tôi nghĩ, các bạn hãy xem. (Tràng cười) Và tất cả đều tự động diễn ra. Về cơ bản, đó chỉ là các mô phỏng tự tạo. Vậy nên đó chỉ là (Vỗ tay) Cám ơn mọi người. Vẫn chưa phải là John Travolta, nhưng cũng sắp rồi đấy. Vâng cám ơn mọi người rất nhiều. Cám ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Thật đáng kinh ngạc. Quả là điều kinh ngạc Cám ơn rất nhiều Tôi nghĩ tôi muốn nói với các bạn một chút về điều mà tôi muốn viết. và tôi muốn tập trung vào những chủ đề của mình chính xác là tôi chỉ muốn hoá thân và phần nào trở thành một người trải nghiệm. Tôi xem cuộc sống của mình như một chuỗi những trải nghiệm. Nên tôi làm việc cho tạp chí Esquire và vài năm trước Tôi đã viết một bài có tên là "Cuộc sống của tôi được cho thuê" Tôi đã thuê một nhóm người ở bang Bangalore, Ấn Độ để sống "hộ" cho tôi. Họ trả lời những bức thư điện tử của tôi. Họ trả lời những cuộc điện thoại của tôi. Họ tranh cãi với vợ tôi giúp tôi và họ đọc những câu chuyện trước lúc đi ngủ cho con trai tôi. Đó là tháng tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi, bởi vì tôi chỉ việc ngồi ở phía sau, đọc sách và xem phim. Đó là một trải nghiệm thú vị. Gần đây nữa, Tôi có viết một bài cho Esquire có tên là Nguồn gốc của sự trung thực. Và đó là một cuộc vận động Nó được bắt đầu bởi một nhà tâm lý học ở Virginia, Ông nói rằng bạn không nên bao giờ nói dối, trừ khi chơi bài hoặc chơi golf, những ngoại lệ của ông ta chỉ có thế. Và hơn thế nữa, tất cả mọi thứ trong đầu của bạn nên được nói ra từ miệng của bạn. Tôi quyết định thử điều đó trong vòng 1 tháng. Đó là tháng tệ hại nhất của cuộc đời tôi. (Tiếng cười) Tôi không hoàn toàn khuyến cáo điều đó. Để các bạn có cảm giác về trải nghiệm đó, bài viết đã được đặt tên là, "Tôi nghĩ bạn mập." (Tiếng cười) vì thế, điều đó thật khó. Cuốn sách gần đây nhất của tôi có tên "Sự Biết tuốt" Nó viết về việc tôi dùng một năm đọc cuốn bách khoa toàn thư Britannica từ A đến Z để tìm hiểu mọi về mọi thứ trên thế giới, hay chính xác hơn là từ A-ak, một kiểu viết của nhạc Đông Á, đến Zwyiec, là kiểu...Ồ, tôi không muốn phá hỏng đoạn kết. (Tiếng cười) Đó là một đoạn kết vòng vo rất hấp dẫn, giống như tiểu thuyết O. Henry nên tôi không muốn làm hỏng nó. Nhưng tôi thích một bài viết như thế. Bởi vì đó là cuộc thử nghiệm về việc một người có thể hấp thụ một lượng thông tin như thế nào, Mặc dù, theo như Kevin Kelly, bạn không cần phải nhớ bất kỳ thứ gì, chỉ cần "Google" nó. Tôi đã lãng phí một thời gian ở đó. Tôi yêu những thử nghiệm đó, nhưng tôi nghĩ điều sâu sắc nhất là trải nghiệm về thay đổi cuộc sống mà tôi vừa thực hiện đó là cuộc thử nghiệm gần đây nhất của tôi, tôi dùng một năm để thử thực hiện theo những nguyên tắc của kinh thánh -- "Những năm tháng sống theo kinh thánh." Và tôi đã hiểu kinh thánh vì hai lý do. Đầu tiên tôi lớn lên mà không theo tôn giáo nào cả. Như tôi đã viết trong sách, tôi là một người Do Thái Vườn Ôliu là người Ý. (Tiếng cười) À, không thật sự là như thế. Nhưng tôi càng ngày càng quan tâm đến tôn giáo. Tôi nghĩ đó là vấn đề thời gian của chúng ta hoặc là một trong những vấn đề chính. Tôi có một con trai. Tôi muốn biết cách dạy nó. nên tôi quyết định nghĩ kỹ trước, và cố sống theo kinh thánh. Lý do thứ hai mà tôi hiểu kinh thánh là vì Tôi bị ảnh hưởng về sự phát triển của trào lưu chính thống (tin tuyệt đối vào kinh thánh), những nhà tu hành, và những người nói rằng đúng là họ theo kinh thánh, thứ mà theo như vài cuộc thăm dò có đến 45% đến 50% người Bắc Mỹ tham gia. Nên tôi quyết định thử xem sẽ như thế nào nếu thật sự theo kinh thánh? Tôi theo kinh thánh và làm theo những gì trong kinh thánh, mà không ngần ngại gì cả. việc đầu tiên là tôi lấy một đống sách kinh thánh. Tôi có kinh thánh Cơ-đốc. Tôi có kinh thánh Do Thái. Một người bạn gửi cho tôi vài thứ gọi là kinh thánh hip-hop, trong đó bài kinh thánh thứ 23 được dịch, "Chúa là tất cả," đối lập với những gì tôi biết, "Chúa là linh mục của tôi." Sau đó tôi ngồi xuống và đọc một vài phiên bản khác nhau, và viết ra mỗi luật mà tôi tìm thấy. Đó là một danh sách rất dài, hơn 700 quy tắc. Và chúng được sắp xếp từ những quy tắc nổi tiếng mà tôi đã từng được nghe Mười điều răn của chúa, yêu mến hàng xóm, duy trì và phát triển nòi giống. Và tôi đã làm theo những điều đó. Thực tế là tôi đã thực hiện kế hoạch của mình rất nghiêm túc bởi vì trong năm đó tôi đã có 2 đứa con sinh đôi. vì thế chắc chắn tôi đã thực hiện kế hoạch nghiêm túc. Nhưng tôi cũng muốn thực hiện theo hàng trăm điều luật bí ẩn và khó hiểu trong kinh thánh. Đó là điều luật trong cuốn Lê Vi (cuốn kinh thứ 3 trong kinh thánh Do Thái) "Con không được cạo ở các giao điểm của bộ râu." Tôi không biết các giao điểm của bộ râu mình ở đâu, nên quyết định để mọi thứ mọc tự nhiên. và cuối cùng tôi trông như thế này. như bạn có thể tưởng tượng, tôi đã bị mất rất nhiều thời gian tại các điểm an ninh sân bay. (Tiếng cười) Vợ tôi đã không hôn tôi trong vòng 2 tháng sau đó. cho nên chắc chắn thử thách là ở chỗ đó. Kinh thánh nói rằng con không được mặc những bộ quần áo được làm từ các loại sợi hỗn tạp. Tôi nghĩ,"thật kì lạ, những tôi sẽ thử." Bạn chỉ biết khi bạn thử thực hiện điều đó. Tôi đã bỏ tất cả những áo phông sợi poly-cotton của mình. Kinh thánh còn nói rằng nếu 2 người đàn ông đang đánh nhau, và người vợ của 1 trong 2 người đó chộp lấy tinh hoàn của người kia, thì sau đó tay của cô ta nên bị chặt đi. Tôi muốn làm theo quy tắc đó. (Tiếng cười) Tôi đã thực hiện bằng cách bỏ cuộc, không gây hấn với gã nào có vợ đang đứng gần trông có vẻ có khả năng kìm kẹp khoẻ. (Tiếng cười) Ồ, đây là một bức ảnh khác về bộ râu của tôi. Tôi sẽ nói rằng đó là một năm tuyệt vời bởi vì đó thật sự là thay đổi cuộc sống với vô vàn khó khăn. Có 2 loại điều luật đặc biệt khó khăn. Đầu tiên là tránh những lỗi nhỏ mà hầu hết chúng ta phạm phải hàng ngày. Bạn biết đấy, tôi có thể sống một năm mà không sát sinh, nhưng sống một năm mà không ngồi lê đôi mách, không chiếm hữu, không nói dối, tôi sống ở New York và làm nhà báo, nên khoảng 75, 80% trong 1 ngày tôi phải thực hiện những điều đó. Nhưng điều luật đó thật sự thú vị vì tôi có thể có được một vài sự tiến bộ. Bởi vì tôi không tin thái độ của tôi đã thay đổi suy nghĩ như thế nào. Đó là một trong những bài học lớn của năm, rằng hầu như tôi giả vờ để thành một người tốt, và đã trở thành một người tốt hơn một chút. Vì thế trước đây tôi luôn luôn suy nghĩ rằng, "Bạn thay đổi suy nghĩ của mình, và bạn sẽ thay đổi được thái độ của bạn," nhưng nó thường quay vòng theo cách khác. Bạn thay đổi cách cư xử, và bạn sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn. Vì thế, nếu bạn muốn động lòng trắc ẩn, hãy đến thăm những người ốm trong bệnh viện, và bạn sẽ trở nên thương người hơn. Bạn ủng hộ tiền vì mục đích nào đó, và cảm xúc của bạn sẽ bị thu hút vào mục đích đó. Điều đó thật sự liên quan tới nhận thức tâm lý Bạn biết đấy, sự bất hoà trong nhận thức - đó là điều mà tôi đã trải qua. Thực tế kinh thánh nói về nhận thức tâm lý. những nhận thức tâm lý rất cổ xưa. Trong cách ngôn kinh thánh, nói rằng nếu bạn cười, bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn, điều mà trên thực tế như chúng ta đã biết là đúng. Kiểu luật thứ hai rất khó để tuân theo đó là những quy tắc sẽ kéo bạn vào những rắc rối nho nhỏ trong xã hội Mỹ thế kỷ 21. Và có lẽ ví dụ rõ ràng nhất của vấn đề này là ném đá vào kẻ ngoại tình. (Tiếng cười) Nhưng đó là một phần lớn trong kinh thánh, nên tôi đã hình dung là tôi phải nhắm vào đó. Nên, tôi đã có thể ném đã một người ngoại tình. Điều đó đã xảy ra, tôi ở trong công viên, mặc một bộ đồ kiểu kinh thánh đi dép xăng-đan và choàng khăn trắng. bởi vì một lần nữa, như bạn biết đấy, bên ngoài ảnh hưởng đến bên trong. Tôi muốn xem bộ đồ kiểu kinh thánh ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi như thế nào. Và người đàn ông này đến gần tôi và nói, "Tại sao anh lại mặc kiểu như thế?" Tôi giải thích kế hoạch của tôi, và ông ta nói,"Ồ, tôi là người ngoại tình đây, anh có định ném đá tôi không?" Và tôi nói, "Ồ, điều đó thật tuyệt!" (Tiếng cười) Và tôi móc những viên đá từ túi mình ra thứ mà tôi mang theo hàng tuần, hi vọng chỉ cho dùng trường hợp này và chúng đều là những viên sỏi. nhưng ông ta chộp chúng ra khỏi tay tôi. Thực tế ông ta là một người cao tuổi, hơn 75 tuổi, như bạn biết đấy. Ông ta vẫn là người ngoại tình, và vẫn rất tức giận. Ông ta chộp lấy những viên đá khỏi tay tôi và ném chúng vào mặt tôi, và tôi cảm thấy rằng tôi có thể trả đũa, ném trở lại mặt ông ta. Đó là thử nghiệm ném đá của tôi và nó đồng ý với tôi nói về những vấn đề lớn đó theo cách nghiêm túc hơn. Làm thế nào mà ở một vài nơi kinh thánh lại trở nên rất man rợ, trong khi ở một vài nơi khác lại uyên bác một cách khác thường? Chúng ta nên nhìn nhận thế nào về kinh thánh? Chúng ta có nên xem chúng, như mục đích ban đầu, như một loại phiên bản Scalia của kinh thánh? Kinh thánh đã được viết như thế nào? Và thực tế,vì nó là tác phẩm của nhiều người, Tôi nói trong cuốn sách về việc làm thế nào mà kinh thánh đã nhắc nhở tôi về Wikipedia bởi vì trong đó chứa những tác giả và nhà biên soạn trong hàng trăm năm. Và đó là một kiểu tiến hoá. Đó không phải là cuốn sách từ trên trời rơi xuống. Nên tôi nghĩ tôi có thể kết thúc bằng việc nói với bạn chỉ là vài bài học có thể mang theo, những bài học lớn hơn mà tôi đã học được trong một năm của mình. Bài học đầu tiên là -- nhà ngươi sẽ không thực hiện đúng từng chữ trong kinh thánh. Điều này sớm trở nên rất, rất rõ ràng. Bởi vì nếu bạn làm như vậy, sau đó kết thúc hành động như một người điên, ném đá những người ngoại tình, hoặc --đây là một ví dụ khác-- một ví dụ khác - tôi đã làm linh mục vài lần. (Tiếng cười) Đó là một nghề nghiệp khá thoải mái. Tôi gợi ý nghề đó. Nhưng có một việc như thế này, kinh thánh nói rằng bạn không được chạm vào phụ nữ trong suốt những khoảng thời gian nào đó của tháng, và hơn thế nữa, bạn không được ngồi ở những chỗ mà phụ nữ có kinh nguyệt đã ngồi. Và vợ tôi đã nghĩ đó là điều rất xúc phạm, nên cô ấy đã ngồi ở tất cả mọi chỗ ngồi trong căn hộ của chúng tôi, và tôi đã phải đứng rất nhiều trong năm đó. cho đến khi tôi mua cho mình một cái ghế và đưa nó đi khắp nơi. Bạn biết đấy,ta đã đọc thuyết tạo hoá. Tôi đến những bảo tàng của thuyết tạo hoá. và đây là những nhà truyền giáo bậc thầy. Và chúng rất thú vị vì họ là những người hoàn toàn không ngu ngốc. Tôi dám cá rằng IQ của họ cũng giống như của các nhà tiến hoá bình thường. Chỉ có điều là niềm tin của họ quá mãnh liệt trong sự giải thích này của kinh thánh họ đã bóp méo tất cả dữ liệu để cho phù hợp với kiểu mẫu của họ. và họ còn vận dụng những sự rèn luyện tinh thần kì lạ để thực hiện mục đích đó. Vì vậy, tôi sẽ nói, bảo tàng rất tráng lệ. Họ thực sự đã làm những việc không tưởng. Nếu bạn đã từng ở Kentucky, Ở đó, bạn có thể xem một bộ phim về trận lũ, và họ có những van nước ở trên trần nhà sẽ tưới nước lên bạn trong suốt những cảnh của trận lũ. Vì vậy cho dù bạn nghĩ về thuyết tiến hoá như thế nào, tôi nghĩ đó là một điều điên rồ, họ đã làm một công việc tuyệt vời. (Tiếng cười) Một bài học khác là nhà ngươi sẽ đưa ra lời tạ ơn. Và đó là bài học lớn bởi vì tôi đã cầu nguyện, đọc những điều kinh tạ ơn, những điều rất kỳ cục đối với một người theo thuyết bất khả tri. Nhưng hàng ngày, tôi luôn miệng nói cảm ơn. và tôi đã bắt đầu để thay đổi viễn cảnh của mình, và tôi bắt đầu để nhận ra hàng trăm thứ nhỏ nhặt xảy ra hàng ngày mà tôi không hề chú ý, những điều mà tôi cho là điều dĩ nhiên--trái với việc chú tâm vào 3 hay 4 điều sai xót. Nên, thực tế đó là chìa khoá hạnh phúc cho tôi, chỉ là nhớ rằng khi tôi ra khỏi đây, xe của tôi không bị lật và tôi không bị vấp ngã trên các bậc thang. đó một việc đáng chú ý. thứ 3, rằng ngươi sẽ phải có lòng sùng kính. Đó là điều nằm ngoài mong đợi bởi vì tôi đã bắt đầu năm là một người bất khả tri, và đến cuối năm Tôi trở thành người mà bạn tôi gọi là nhà bất khả tri sùng đạo. Tôi thích như thế. Và tôi đang cố gắng bắt đầu nó bằng một sự vận động. Nên nếu ai đó muốn tham gia, ý tưởng cơ bản là, dù có hay không có Chúa, vẫn có những điều quan trọng và đẹp đẽ về lý tưởng của thần thánh, và những nghi lễ của chúng ta có thể rất thiêng liêng. Ngày nghỉ có thể rất thiêng liêng. Đó là một trong những điều thú vị về 1 năm của tôi, thực hiện kỳ nghỉ, bởi vì tôi là một người tham công tiếc việc, nên có một ngày mà bạn không thể làm việc -- điều đó thật sự thay đổi cuộc sống của tôi. Đó là ý tưởng của kinh thánh, dù có hay không có Chúa. ngươi sẽ không rập khuôn. Điều này đã xảy ra bởi vì tôi đã có rất nhiều thời gian sống với những cộng đồng tôn giáo khác nhau trên khắp Bắc Mỹ bởi vì tôi muốn nó không đơn thuần chỉ là những chuyến đi. Tôi muốn nó trở thành sự sùng bái trong nước Mỹ. Nên tôi tham dự lễ thánh Cơ Đốc, thánh Hasidic của người Do Thái và thánh Amish. Tôi rất tự hào bởi vì Tôi nghĩ tôi là người duy nhất ở Bắc Mỹ không theo tôn giáo - theo dẫn chứng của Jehovah. (Tiếng cười) Sau 3 tiếng rưỡi, ông ta nhìn vào đồng hồ, như muốn nói, "Tôi phải đi." (Tiếng cười) Oh, cảm ơn các bạn rất nhiều. Cảm ơn. Cầu chúa phù hộ cho các bạn. Nhưng điều đó rất thú vị bởi vì tôi đã có một vài ý niệm trước về, ví dụ, đạo cơ-đốc phúc âm, và tôi thấy rằng điều đó rất rộng lớn và có nhiều sự vận động khác nhau mà rất khó để tìm một điều khái quát về nó. Đó là một nhóm mà tôi gặp được gọi là những người cơ đốc đỏ, họ tập trung vào những từ màu đỏ trong kinh thánh, đó là những từ mà chúa Giê-su đã nói-- và rằng họ đã in chúng trong những cuốn kinh thánh cũ như thế nào. Và lý lẽ của họ là chúa Giê-su chưa bao giờ nói về quan hệ đồng tính. Họ có một cuốn sách nhỏ viết rằng, "Đây là những điều mà Jesus nói về quan hệ đồng tính," và bạn mở nó ra nhưng trong đó không có gì cả. Họ lại nói chúa Giê-su nói rất nhiều về sự giúp đỡ người vô gia cư, giúp đỡ những người nghèo khổ. Điều đó rất hứng thú với tôi. Tôi muốn nói đến Jim Wallace và Tony Campolo. Họ những nhà lãnh đạo rất gây cảm hứng, cho dù tôi không đồng ý với phần lớn những gì họ nói. Nhà ngươi cũng không được coi thường các thế lực siêu nhiên. Đó là điều rất không mong đợi bởi vì, bạn biết đấy, Tôi đã lớn lên với thế giới quan khoa học, và tôi đã sốc khi biết rằng cuộc sống của mình đang bị thống trị bởi những thế lực siêu nhiên. Điều đó nghĩ là, nếu họ không có hại, họ sẽ không hoàn toàn bị gạt bỏ. Bởi vì tôi đã học được rằng -- Tôi đã nghĩ Tôi đã thực hiện tất cả những nghi lễ này, những nghi lễ kinh thánh này, tách những đồ len và đồ vải lanh, và tôi muốn hỏi những người theo tôn giáo này, "Tại sao kinh thánh dạy chúng ta điều này? Tại sao phải quan tâm đến Chúa?" Và họ nói,"Chúng tôi không biết, nhưng đó chỉ là một nghĩ lễ mang lại cho chúng tôi niềm tin." Và tôi nó, "Nhưng điều đó thật điên rồ." Và họ nói, "Ồ, thế còn bạn? bạn thổi những ngọn nến trên bánh sinh nhật. Nếu một anh chàng từ sao hỏa đi xuống và nhìn thấy, ở đây có một anh chàng đang thổi tắt ngọn lửa trên một chiếc bánh chống lại những kẻ khác không mặc những bộ quần áo từ sợi hỗn hợp. người sao hỏa đó có nói, "Ồ, anh chàng kia, anh ta làm việc có ý nghĩa, nhưng anh chàng đó có bị điên không?" Ồ không, tôi nghĩ theo một cách tự nhiên thì những nghi lễ đó không hợp lý. nên cách để chọn đúng nghi lễ, những nghi lễ không có hại -- nhưng những nghi lễ của họ không bị gạt bỏ. và cuối cùng tôi đã học được rằng sẽ phải chọn và chọn. tôi đã học được điều đó bởi vì tôi đã cố làm theo mọi thứ trong kinh thánh. và tôi đã thất bại một cách thảm hại. vì bạn không thể. Bạn phải chọn và chọn, và bất kỳ người nào theo kinh thánh sẽ phải chọn và chọn. Chìa khoá để chọn và chọn những lĩnh vực đúng. Đó là cụm từ được gọi là "tôn giáo tiệm ăn." và những người theo trào lưu chính thống sẽ dùng nó như cách để phỉ báng, họ sẽ nói, "Ồ, đó chỉ là tôn giáo tiệm ăn thôi mà. Bạn chỉ việc chọn và chọn." Nhưng phản biện của tôi là, "Có điểm gì sai ở những quán ăn tự phục vụ?" Tôi đã có những bữa ăn tuyệt vời tại các quán ăn tự phục vụ. Tôi cũng đã ăn những bữa khiến tôi muốn nôn ọe. Đó là sự so sánh về việc chọn các lĩnh vực của kinh thánh, về lòng khoan dung, về sự yêu quí hàng xóm của bạn, với những lĩnh vực đối lập về việc quan hệ đồng tính là một tội lỗi, hay sự thù hận hoặc bạo lực, những thứ cũng có rất nhiều trong kinh thánh. Nên nếu chúng ta tìm kiếm bất kỳ ý nghĩa nào trong cuốn sách này, thì sau đó chúng ta phải thật sự quan tâm đến nó và vật lộn với nó. Và tôi nghĩ tôi nên kết thúc với đôi điều. Đó là tôi đang đọc kinh thánh. Và tôi đã gọi xe tắc xi như thế nào. (Tiếng cười) Một cách nghiêm túc, nó đã có hiệu quả-- và vâng, thực tế đó là được thuê làm một con chiên, nên tôi đã trở lại làm việc vào buổi sáng, nhưng công việc cần được đáp ứng tốt trong cả ngày. Tuy nhiên, cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ủng hộ buổi nói chuyện của tôi. Tôi rất yêu màu sắc. Tôi nhận thấy nó ở khắp mọi nơi. Gia đình hay trêu chọc tôi bởi vì tôi thích dùng những màu khó nhớ, như màu ngọc bích... (Tiếng cười) màu mộc ... màu đỏ yên chi. Bây giờ, nếu bạn không để ý, tôi là người da đen, cảm ơn -- (Tiếng cười) nếu bạn lớn lên ở một thành phố tách biệt như tôi, như Chicago chẳng hạn, bạn có cơ sở để tin rằng màu sắc và chủng tộc không bao giờ tách rời. Hiếm có một ngày trôi qua mà ai đó không nhắc nhở về màu da của bạn. Phân biệt chủng tộc là sắc màu sinh động ở đất nước tôi. Hiện nay, chúng ta đều đồng ý rằng chủng tộc là một hiện tượng xã hội, nhưng rất khó để nhận ra nó trong cuộc sống hằng ngày. Phân biệt chủng tộc có ở mọi nơi. Tôi đã lớn lên ở những khu phố chứa đầy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Các cửa hàng sơn sáng màu trải dọc các con đường chính tranh giành lợi thế tiêu dùng cho người da đen. Sự pha trộn giữa các cửa hàng nhỏ và các đại lí lớn, trao đổi tiền tệ, là nơi tôi vô tình học được các nguyên tắc nền tảng mà sau này được biết đến là thuyết màu sắc. Ở đại học, tôi nhớ mình đã bị ám ảnh bởi khái niệm này -- Thuyết màu sắc. Những người già da trắng bảo thủ cùng những luận án của họ và cả những thuật ngữ mơ hồ. Tôi đã nắm vững từng bảng màu và nguyên tắc kết hợp của họ. Thuyết màu sắc chung quy là nghệ thuật và khoa học của việc sử dụng màu sắc để hình thành bố cục và không gian. Nó không quá phức tạp. Đó là nguyên tắc của tôi khi ở đại học. Josef Albers đặt ra một lý thuyết về màu đỏ, và nó luôn ám ảnh tôi. Ông ấy cho rằng màu tượng trưng của lon coca là đỏ, và thực tế là chúng ta đều đồng ý rằng đó là màu đỏ nhưng các loại màu đỏ mà chúng ta hình dung cũng đa dạng như số người trong căn phòng này vậy. Hãy nghĩ tới điều đó. Những màu căn bản chúng ta được dạy từ mẫu giáo -- đỏ, vàng, xanh nước biển -- thực chất không hề căn bản, chúng có thể tối giản hơn, không khách quan nhưng khá chủ quan. Cái gì vậy? (Tiếng cười) Albers đã gọi đây là "mối liên hệ." Mối liên hệ. Và đó là lần đầu tiên tôi có thể nhìn thấy khu phố của mình trong một bối cảnh tương quan. Mỗi màu bị ảnh hưởng bởi màu sắc cạnh nó. Và các màu sắc lại ảnh hưởng lên các màu cạnh chúng. Vào những năm 1930, Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo ra Cục Quản lý Nhà liên bang, họ đã vẽ một loạt bản đồ sử dụng hệ thống ký hiệu màu sắc để xác định khu dân cư nào nên hay không nên nhận được trợ cấp mua nhà liên bang. Các bản đồ an ninh dân cư có một hệ thống màu sắc rất riêng, và có sức ảnh hưởng hơn thảy các bảng màu mà tôi đã từng được học ở đại học. Ngân hàng sẽ không cho một người sống ở khu dân cư của tôi vay tiền. Đó là tôi ở khu D86. Những người vẽ bản đồ đã tô màu chúng và gắn cho màu đó là "vùng nguy hiểm." Màu đỏ trở thành màu đen mới, và các khu dân cư của người da đen thì lại có màu. Vấn đề đó tồn tại đến hôm nay, và trở nên phổ biến trong cơn khủng hoảng sai áp. Ở Chicago, điều này được thể hiện qua những dấu X ghi trên mặt trước những ngôi nhà hoang nằm ở phía Tây và Nam. Sự thật là bảng màu của người khác đã giúp xác định trạng thái thể chất và hội họa của tôi. Thật lố bịch. Tôi quyết tâm tạo một bảng màu của riêng mình và nói cho những người xung quanh nơi tôi sống và thay đổi cách chúng ta vẫn định nghĩa màu sắc. Đó là một bảng màu mà tôi không phải tìm kiếm ở đâu xa xôi hay tham khảo các luận án, bởi vì tôi đã biết về nó. Kiểu họa sĩ nào sẽ nổi bật lên từ hiện thực? Màu sắc nào là thành thị? Màu nào cho khu ổ chuột? Màu nào cho khu đặc quyền? Còn các nhóm xã hội đen? Đô thị hóa từ nông thôn? Màu nào là Freddie Gray? Màu nào dành cho Mike Brown? Cuối cùng tôi đã tìm ra cách để kết nối hiểu biết về màu sắc liên quan đến chủng tộc với những lí thuyết tôi đã học về màu sắc. Và tôi cho ra đời đứa con tinh thần thứ ba: "Thuyết Tô Màu." (Tiếng cười) "Thuyết Tô Màu" là một dự án nghệ thuật kéo dài hai năm trong đó tôi đã áp dụng bảng màu của riêng mình lên khu dân cư theo cách của riêng tôi. Nếu tôi đi xuống phố 79 lúc này và hỏi 50 người màu nào nhạt hơn màu lục lam, họ sẽ nhìn tôi đầy nghi ngại. (Tiếng cười) Nhưng khi tôi hỏi Ultra Sheen có màu gì -- thì họ sẽ mỉm cười, họ sẽ kể về phòng tắm ở nhà ông bà. đâu cần phải nhắc đến màu ngọc lam khi bạn đã có Ultra Sheen? hay màu xanh mòng két khi bạn đã có Ultra Sheen? hay xanh nước biển đậm khi bạn đã có... (Khán giả) Ultra Sheen. (Tiếng cười) Đây chính là cách tôi tạo ra bảng màu của mình. Tôi sẽ hỏi bạn bè, gia đình và những người có cùng gia cảnh về những câu chuyện và kí ức đó. Những câu chuyện đó không hẳn luôn vui tươi nhưng các màu sắc luôn tạo tiếng vang hơn bản thân sản phẩm. Tôi mang những lí thuyết đó xuống phố. "Ultra Sheen." "Dầu dưỡng ẩm Pink." Nếu bạn ở Chicago thì sẽ là "Harold's Chicken Shack." (Tiếng cười) "Currency Exchange + Safe Passage." "Flamin' Red Hots." "Loose Squares"... và "Crown Royal Bag." Tôi sơn lại những ngôi nhà sắp bị dỡ bỏ đó tại khu Englewood. Chúng tôi chất đầy sơn trên xe tải, Tôi gọi người bạn am hiểu nghệ thuật nhất của mình, chồng tôi đã luôn ở cạnh tôi, và chúng tôi sơn toàn bộ mặt ngoài bằng một màu duy nhất. Tôi muốn hiểu thêm về quy mô theo cách cách hoàn toàn khác so với trước đó. Tôi muốn phủ màu sắc lên một bức tranh lớn nhất có thể ... đó là những ngôi nhà. Tôi sẽ chạy xe khắp các con phố quen thuộc nơi tôi đã từng lớn lên, Tôi tìm hiểu các ngôi nhà đó từ cổng thông tin thành phố để đảm bảo rằng chúng nằm trong sách sách bị dỡ bỏ -- không thể sửa chữa, không ai nhòm ngó. Tôi thực sự muốn biết sự dẫn dắt của màu sắc là như thế nào, và tin tưởng vào trực giác của mình, và không màng đến sự cho phép. Không gặp gỡ các nhà chức trách thành phố, không trao đổi, chỉ để màu sắc dẫn dắt khát vọng được vẽ lên những bức tranh mới về vùng phía Nam. Những ngôi nhà này đối lập hoàn toàn với những căn nhà ngay ngắn phía đối diện. Chúng tôi sơn lại để chúng nổi bật lên như những mảnh của trò Monopoly trong hoàn cảnh này. Và chúng tôi vẫn tiếp tục công việc mỗi sáng chủ nhật cho đến khi hết màu sơn đó hay khi ai đó phàn nàn. "Này, cô sơn cái đó hả?" một tài xế hỏi khi tôi đang sơn căn nhà này. Tôi lo lắng đáp lại: "Vâng?" Khuôn mặt anh ta thay đổi. "Thế mà tôi nghĩ Prince đang tới." (Tiếng cười) Anh ta lớn lên ở khu này, bạn có thể nghĩ đến khi anh ta đi ngược lại và nhìn thấy những ngôi nhà còn sót lại thay đổi màu sắc chỉ sau một đêm, đây không chỉ là một cái túi Crown Royal, nó còn là dấu hiệu cho thấy Prince đang tới. (Tiếng cười) Và mặc dù khu đó đã gần như bị xóa sổ, thì chính ý tưởng Prince có thể xuất hiện ở nơi không ngờ tới và trình diễn miễn phí ở nơi mà nền âm nhạc và xã hội ở đó dường như không còn lại giá trị gì. Đối với anh ta, suy nghĩ rằng bản thân ngôi nhà này đã đủ để mang Prince tới cho thấy điều đó là khả dĩ. Trong khoảnh khắc đó, nơi chốn nhỏ bé của Eggleston đó đã được đồng điệu với sự trung thành. Tuy nhiên, khu của Eric Bennett đã lấy lại được giá trị vốn có của nó. Chúng tôi trò chuyện dù không quen biết nhau về trường cấp ba mà chúng tôi đã theo học và nơi chúng tôi đã lớn lên, và cửa hàng kẹo Mrs.So-and-so -- về tuổi thơ ở vùng phía Nam. Và tôi đã thổ lộ rằng thực tế dự án chẳng hề liên quan tới Prince, Eric gật đầu như ngầm thừa nhận, rồi chúng tôi rẽ theo những hướng khác nhau, anh ta nói, "Nhưng Prince có thể sẽ đến!" (Tiếng cười) Anh ta đã tự cho mình quyền quyết định dự án này và không dễ gì từ bỏ ý tưởng đó thậm chí trước mặt tác giả là tôi. Tôi cho đó là sự thành công. Tôi ước mình có thể nói với các bạn rằng dự án đã thay đổi khu phố. Và những chỉ số mà chúng tôi dựa vào đó: gia tăng việc làm, giảm thiểu tội phạm, không nghiện ngập -- trong thực tế chúng có màu xám hơn. "Thuyết Tô Màu" tạo ra những đối thoại mới về giá trị của màu đen. "Thuyết Tô Màu" gợi ra những câu hỏi hiển nhiên nhưng không mấy dễ chịu rằng các tổ chức và chỉnh phủ cần tự vấn về những gì họ làm. Họ chất vấn tôi và những người hàng xóm của tôi về giá trị đạo đức của chúng tôi và bản chất của một cơ quan tập thể. Màu sắc mang cho tôi tự do mà không cần phải xin phép hay xác nhận hay kết thúc. Bây giờ tôi đã có thể làm chủ màu sắc. Một người hàng xóm và cũng là thành viên của nhóm sơn nhà đã nói "Điều này không thay đổi khu dân cư, nó thay đổi cách nhìn nhận của mọi người về khả năng mới của khu phố," nhỏ bé nhưng lớn lao. Khách vãng lai sẽ hỏi lí do tôi sơn lại các ngôi nhà dù biết chính quyền sẽ phá hủy chúng. Lúc đó không thực sự không biết, tôi chỉ biết rằng mình cần làm một điều gì đó. Tôi sẽ làm mọi thứ để hiểu về màu sắc theo cách truyền thông vẫn nhắc đến và mặc định như xã hội vẫn nhìn nhận tôi. Nếu tôi muốn làm thế giới tốt đẹp hơn, tôi phải trân quý cách xã hội nhìn nhận mình, đó cũng là nơi ươm mầm các giá trị và sắc màu. Cảm ơn mọi người. (Tiếng vỗ tay và chúc mừng) Chirstiane, chào mừng đến chương trình. Cô có một quan điểm tuyệt vời, và có lẽ không ngoa khi nói rằng trong những năm qua, có một vài diễn biến đáng báo động mà chính cô cũng nhìn thấy. Vậy điều gì khiến cô lo ngại nhất? Sau khi nghe các diễn giả trước trình bày, Tôi có thể tóm gọn lại vấn đề ở: biến đổi khí hậu như thành phố- mối đe dọa đến môi trường và cuộc sống của chúng ta. Chung quy lại vẫn cần hiểu được sự thật và tìm sự thật sau những điều chúng ta đang nói đến để có thể giải quyết cốt lõi vấn đề. Vì thế, nếu 99.9% kiến thức về khí hậu dựa trên thực nghiệm, hoặc bằng chứng khoa học nhưng đồng thời lại có vô số người phủ nhận nó thì đó không phải sự thật; đấy là ví dụ hoàn hảo nhất cho tin giả. Và vì vậy với tôi, những năm qua -- đặc biệt là năm ngoái -- đã tỏ rõ khái niệm tin giả theo một cách đáng báo động và đó không đơn giản chỉ là tung ra một vài khẩu hiệu. Vì khi bạn không thể phân biệt giữa tin thật và tin giả, bạn sẽ khó mà giải quyết được một số vấn đề nghiêm trọng mà chúng ta đang đối mặt. Cô đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đâu là sự cân xứng, đâu là sự thật, và đâu là công bằng, trong một thời gian dài. Cô đã tiên phong đưa tin về chiến tranh Balkan 25 năm trước. Thời điểm đó, cô có câu nói nổi tiếng qua việc vạch trần sự lạm dụng quyền con người, cô nói rằng,"Có những trường hợp bạn không thể chỉ đứng trung lập, vì khi bạn trung lập, bạn là tòng phạm." Vì thế, cô có cảm thấy các nhà báo đang bỏ qua lời khuyên về sự cân bằng? Tôi nghĩ đối với nhà báo, tính khách quan là quy tắc vàng. Nhưng theo tôi, đôi khi chúng ta không hiểu khách quan là gì. Và tôi đã học được điều này rất sớm khi bắt đầu sự nghiệp cũng là khi chiến tranh Balkan diễn ra. Khi đó tôi còn trẻ. Vào khoảng 25 năm về trước. Và chúng ta chịu sự xâm phạm toàn diện, không chỉ về nhân quyền, mà còn cả về sự thanh trừng sắc tộc và diệt chủng và việc này được xét xử tại tòa án tối cao về tội ác chiến tranh trên thế giới. Nên chúng tôi biết những gì đang diễn ra. Nỗ lực để thế giới biết điều mà chúng tôi chứng kiến đã khiến chúng tôi bị kết tội thiên vị vì nghiêng về một bên, vì không nhìn bao quát, vì chỉ kể một câu chuyện. Đặc biệt bản thân tôi đã bị buộc tội theo phe ví dụ, công dân của Sarajevo - "theo phe Hồi giáo," vì họ là số ít bị tấn công bởi người theo đạo Thiên Chúa ở phe Serbia trong khu vực này. Điều đó đã làm tôi lo lắng. Lo rằng tôi bị lên án vì điều đó. Tôi nghĩ có thể tôi đã sai có lẽ tôi đã quên mất tính khách quan là gì. Nhưng sau đó tôi bắt đầu hiểu rằng điều mọi người muốn thực ra là không làm gì cả, không can thiệp, không thay đổi tình hình, không tìm giải pháp. Và vì thế, tin giả khi đó, lời nói dối của họ khi đó - bao gồm cả chính phủ của chúng ta, chính phủ bầu cử dân chủ với những giá trị và nguyên tắc nhân quyền-- lời bịa đặt ấy cho rằng các bên đều có tội như nhau, rằng đây là thù địch dân tộc đã tồn tại hàng thế kỉ, trong khi chúng tôi biết rằng điều đó không đúng, rằng một phe đã quyết định giết hại, tàn sát, và xóa bỏ phe còn lại. Vì thế, với tôi, đó là lúc tôi hiểu ra khách quan nghĩa là cùng lắng nghe từ mọi bên và giao thiệp với mọi bên, nhưng không đối xử với mọi bên như nhau, không cố tạo ra quy chuẩn đạo đức gượng ép hay thực tế tương đương. Và khi bạn đứng lên phản đối vấn đề khủng hoảng đó trong hoàn cảnh luật quốc tế và luật nhân đạo bị xâm phạm nghiêm trọng, nếu bạn không hiểu điều mình đang chứng kiến, nếu bạn không hiểu sự thật và nếu bạn mắc kẹt trong cái bẫy tin giả điển hình, thì bạn cũng là đồng phạm. Và tôi từ chối trở thành đồng phạm của tội ác diệt chủng. (Vỗ tay) Luôn có những cuộc chiến tuyên truyền tin tức, và cô đã dũng cảm bộc lộ quan điểm của mình khi đó. Tuy nhiên, ngày nay ta một phương thức hoàn toàn mới tại đấy tin tức dương như trở nên sai sự thật. Cô mô tả nó thế nào? Tôi thật sự lo ngại về điều đó. Và ở khắp mọi nơi tôi thấy, chúng ta bị nó vùi dập. Rõ ràng là khi người lãnh đạo của thế giới tự do, khi người quyền lực nhất thế giới, là tổng thống Mỹ - quốc gia quan trọng và quyền lực nhất trên thế giới về kinh tế, quân sự, chính trị; trên mọi phương diện - và hiển nhiên quốc gia này tìm cách nâng giá trị và quyền lực trên toàn cầu. Vì thế chúng tôi, những nhà báo chỉ đi tìm sự thật -- ý tôi thì đó là sứ mệnh của chúng tôi-- Chúng tôi đi khắp thế giới tìm kiếm sự thật để trở thành tai mắt cho mọi người, những người không thể đến nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu thực trạng của những vấn đề tối quan trọng đối với sức khỏe và an toàn của mọi người. Nên khi nhà lãnh đạo chủ chốt thế giới buộc tội bạn truyền tin giả, ảnh hưởng sẽ lan truyền mạnh mẽ. Tai hại đó chính là nó phá vỡ không chỉ uy tín của chúng tôi, mà còn tẩy não mọi người -- họ nhìn vào chúng tôi, và có thể đang nghĩ rằng, "Chà, nếu Tổng thống Mỹ nói vậy, có lẽ điều này ít nhiều cũng đúng." Các vị tổng thống luôn chỉ trích truyền thông -- Không phải bằng cách này. Vậy, đến mức độ nào-- (Tiếng cười) (Vỗ tay) Ý tôi là, vài năm trước khi một số người nhìn vào lượng thông tin tràn lan trên Twitter và Facebook, và các kênh tương tự, có thể đã nói rằng: "Nền dân chủ của chúng ta trong sạch hơn bao giờ hết. Có nhiều tin tức hơn bao giờ hết. Tất nhiên các tổng thống sẽ nói những điều họ muốn, nhưng bất kì ai cũng có thể làm như vậy. Vậy thì có gì khác biệt? Tại sao trường hợp này lại tai hại hơn?" Tôi mong điều đó đúng. Tôi mong là sự bùng nổ thông tin trên những diễn đàn mà chúng ta khai thác đồng nghĩa với việc sẽ có đầy đủ tính đúng đắn, minh bạch, sâu sắc và chính xác về thông tin. Nhưng theo tôi điều ngược lại đã xảy ra. Các bạn biết đấy, tôi hơi lạc hậu, tôi thừa nhận điều đó. Ngay cả khi chúng ta nhắc đến siêu xa lộ thông tin, thứ mà đã có từ rất lâu rồi, trước mạng xã hội, Twitter và tất cả những kênh còn lại, Tôi thực sự đã rất lo sợ rằng điều đó sẽ dồn mọi người vào những lối mòn nhất định và khiến họ chỉ tập trung vào những vấn đề họ quan tâm. thay vì nhìn toàn cảnh bức tranh. Và tôi e là, với các thuật toán, với phép toán lô-ga-rít, với bất cứ '' thuật toán'' nào đều hướng ta đến những kênh thông tin nhất định này, dường như đang xảy ra ngay lúc này. Ý tôi là mọi người đã viết về hiện tượng này. Mọi người đã nói rằng khi intenet xuất hiện, nó hứa hẹn làm giúp chúng ta có bước tiến lớn đến dân chủ hơn, nhiều thông tin hơn, ít thiên vị hơn, thông tin đa dạng hơn. Và,thực tế, nó làm ngược lại. Và điều đó, theo tôi, nguy hiểm khôn lường. Và khi bạn là tổng thống một đất nước và phát ngôn về vấn đề gì thì nó cũng tạo cho nhà lãnh đạo ở các nước không dân chủ khác cái cớ để lăng mạ chúng tôi tệ hơn, và để tấn công chúng tôi-- và chính nhà báo của họ-- bằng vũ khí tin giả này. CH: Dù điều này diễn ra ở mức độ nào, thì ít nhiều vẫn là một hậu quả không lường trước, rằng lĩnh vực truyền thông truyền thống mà cô làm việc có vai trò chắt lọc, mà ở đó mọi người tuân theo những quy chuẩn nhất định, bác bỏ những câu chuyện không đáng tin cậy, nhưng giờ tiêu chuẩn xuất bản và phát hành lại dựa vào sự hứng thú, tâm điểm, sự kích thích, cú nhấp chuột, "Tin đó có được nhấp vào không?" "Truyền nó ra ngoài đi!" và đó là -- đó có phải một phần nguyên nhân của vấn đề không? Tôi nghĩ đó là vấn đề lớn, và chúng ta đã chứng kiến trong cuộc bầu cử năm 2016, khi mà quan niệm về "giật tít" rất hấp dẫn và thu hút, vì thế những kênh tin giả và những món tin giả không chỉ được đưa ra ngoài một cách bừa bãi và ngẫu nhiên mà có cả một ngành công nghiệp tạo tin giả ở một vài khu vực Đông Âu, bất cứ đâu và anh biết đấy, nó được gieo rắc ở trong cả không gian thực và ảo. Vì vậy tôi cũng nghĩ rằng, công nghệ có khả năng thúc đẩy tin giả lan truyền mạnh mẽ với tốc độ âm thanh hay thậm chí ánh sáng, mà chúng ta chưa đối mặt với vấn đề này bao giờ Và chúng ta chưa bao giờ tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ mà không được kiểm duyệt bởi những người trong nghề- khiến họ tôn trọng sự thật để kiểm chứng nó và để duy trì quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Rất nhiều người ở đây có thể biết những người làm việc ở Facebook hay Twitter và Google... Họ đều có vẻ là những người tài năng với mục đích tốt-- hãy cho là như vậy. Nếu cô có thể nói chuyện với lãnh đạo của những công ty này, cô sẽ nói gì với họ? Chà, anh biết đấy Tôi chắc chắn rằng họ xuất phát từ ý định tốt, và họ đương nhiên đã phát triển một hệ thống đột phá không tưởng nơi mà tất cả mọi người gắn kết trên thứ gọi là Facebook. Và họ tạo ra nền kinh tế khổng lồ cho chính họ và một nguồn thu nhập ấn tượng. Tôi sẽ chỉ nói. "Các bạn, đã đến lúc tỉnh dậy và tận hưởng hương cà phê và xem điều gì đang xảy ra với chúng ta lúc này." Mark Zuckerberg muốn tạo ra một cộng đồng toàn cầu. Tôi muốn biết: Cộng đồng toàn cầu đó sẽ trông ra sao? Tôi muốn biết những quy tắc ứng xử thực sự nằm ở đâu. Mark Zuckerberg đã nói -- và tôi không đổ lỗi cho cậu ấy, cậu ấy chắc chắn tin vào nó-- thật không thể nghĩ được rằng người Nga hay bất kì ai có thể gây rối và náo loạn nơi này. Và chúng ta đã học được gì trong những tuần vừa qua? Rắng, thực sự, có một vấn đề lớn tại đây và giờ họ cần điều tra và giải quyết nó Đúng, họ đang cố gắng làm những gì có thể bây giờ để ngăn chặn sự bùng nổ tin tức giả, nhưng các bạn biết đấy, tin giả đã không bị kiểm soát trong một thời gian rất dài. Vì thế có thể nói rằng, Các bạn là những tài năng công nghệ; hãy tìm ra một thuật toán khác. Chúng ta có thể không? Một thuật toán bao gồm việc điều tra ngành báo-- Tôi không chắc họ sẽ làm cách nào, nhưng bằng cách nào đấy, hãy lọc cặn bã đi! (Tiếng cười) Và không chỉ những lời nói vô ý-- (Vỗ tay) mà cả lời dối trá được bịa ra bởi những người cố ý gây chiến trong nhiều thập kỉ. Những người Xô - Viết, người Nga -- họ là chuyên gia gây sự, nói cách khác là gây chiến hỗn tạp và đây là --- đây là những gì họ rắp tâm thực hiện. Kế hoạch đó đã thành công ở Mỹ, thất bại ở Pháp, vẫn chưa có kết quả ở Đức. Trong suốt quá trình bầu cử ở đó, nơi mà họ cố can thiệp tổng thống Pháp đương nhiệm, Emmanuel Macron, đã đứng ở lập trường khó khăn và phải đối đầu với nó, Angela Merkel cũng vậy. Vẫn còn chút hy vọng sau nhưng điều đó, phải không? Rằng thế giới đã rút ra bài học. Chúng ta đã bị lừa một lần, có thế bị lừa lần thứ hai, nhưng sẽ không có lần thứ ba, Đúng không? Hãy hy vọng vậy. Nhưng tôi nghĩ về phương diện này , phần nhiều liên quan đến công nghệ, công nghệ cũng phải được quy định theo la bàn đạo đức nào đó. tôi biết tôi nói nghe vô lí nhưng anh biết ý tôi mà, Chúng ta cần một thuật toán lọc tin cặn bã bằng một la bàn đạo đức --- Nó là như vậy đấy. Tôi nghĩ việc này rất tốt. Không --- "công nghệ có đạo đức". Chúng ta đều có những la bàn đạo đức -- công nghệ có đạo đức. Tôi nghĩ đó là một thách thức lớn. Anh hiểu ý tôi rồi đấy. Hãy bàn một chút về khả năng lãnh đạo. Cô đã có cơ hội nói chuyện với nhiều người trên thế giới. Tôi nghĩ trong chúng ta ngay bản thân tôi, không biết người khác có cảm thấy vậy không-- phải chán nản thốt ra: Những người lãnh đạo đâu rồi? Rất nhiều người trong chúng ta đã nản lòng-- Như với Aung San Suu Kyi gần đây Giống như "Không! Lại một người đi gặp ông bà" Cô biết đấy, thật đau lòng. (Cười) Cô đã từng người mà cô ấn tượng và được truyền cảm hứng cho? Anh đề cập đến thế giới trong cơn khủng hoảng hoàn toàn đúng, và trong số chúng tôi, những người dành cả cuộc đời đắm mình trong khủng hoảng đó Ý tôi là, chúng ta đều nằm trên bờ vực suy sụp nghiêm trọng. vì thế bây giờ đang khá căng thẳng Và anh nói đúng-- có sự thiếu xót đáng kể trong khả năng lãnh đạo và không phải chỉ tôi cho là vậy, tôi hỏi tất cả --- bất kì ai tôi nói chuyện cùng tôi đều hỏi về khả năng lãnh đạo. Tôi đã nói chuyện với vị tổng thống sắp mãn nhiệm kì của Liberia hôm nay, [Ellen Johnson Sirleaf] người-- (Vỗ tay) trong 3 tuần tới sẽ là một trong những người đứng đầu hiếm hoi của Châu Phi thực sự tuân theo hiến pháp và từ bỏ quyền lực sau nhiệm kì, Cô ấy đã nói cô ấy muốn thực hiện điều đó như một bài học. Nhưng khi tôi hỏi về khả năng lãnh đạo, và tôi đã đưa ra nhanh một vài cái tên cụ thể Tôi đã đề cập với cô ấy tên vị tổng thống mới của Pháp Emmanuel Macron. Và cô ấy đã nói ---- Tôi nói: "Vậy cô nghĩ gì khi tôi nói nhắc đến tên anh ấy?" và cô ấy nói, "Đó là một lãnh đạo có khả năng bù đắp những thiếu xót trong việc lãnh đạo của chúng ta." Tôi nghĩ điều đó thật sự rất thú vị. Hôm qua, tôi đã phỏng vấn ông ấy Tôi thật tự hào khi nói Tôi đã có buổi phỏng vấn quốc tế đầu tiên với ông ấy ngày hôm qua. Và tôi thật sự ấn tượng. tôi không biết tôi có nên nói điều đó trong một diễn đàn mở hay không nhưng tôi thật sự rất ấn tượng. (Cười) Và có thể vì đó là buổi phỏng vấn đầu tiên của ông ấy, Nhưng -- tôi đã hỏi các câu hỏi, và anh biết gì không? Ông ấy đã trả lời hết! (Cười) (Vỗ tay) Không có sự vòng vo, không đưa đẩy, không phải dành 5 phút để quay về chủ đề chính. Tôi không phải liên tục cắt ngang, tôi khá nổi tiếng trong khoản cắt ngang, Vì tôi muốn mọi người trả lời câu hỏi của tôi. Và ông ấy trả lời tôi, và buổi trò chuyện đó thật thú vị. Và ông ấy nói --- Nói với tôi điều ông ấy đã nói đi. không, anh tiếp tục đi. Cô cắt ngang, tôi lắng nghe. Không, cứ tiếp tục đi. Ông ấy đã nói gì? Được rồi. Anh bàn về chủ nghĩa dân tộc và chủng tộc hôm nay. Tôi đã hỏi ông ấy,"Làm thế nào mà anh có can đảm đối phó với phe phái cổ súy chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và dân túy khi anh có thể thấy những điều xảy ra ở Brexit, khi anh có thể thấy điều xảy ra ở Mỹ và những gì có thể đã xảy ra ở các cuộc bầu cử ở Châu Âu vào đầu năm 2017?" Và ông ấy nói rằng, "Với tôi, chủ nghĩa dân tộc đồng nghĩa với chiến tranh. Chúng tôi đã chứng kiến điều này, đã trải qua điều này ở lục địa của mình, và tôi hiểu rất rõ về nó." Vì thế ông ấy sẽ không chỉ vì mục đích chính trị, bảo vệ quan điểm chung ít được ủng hộ điều đó đã được chấp nhận trong các cuộc bầu cử chính trị khác Và ông ấy chống lại Marine Le Pen, một người phụ nữ rất nguy hiểm. Câu hỏi cuối dành cho cô, Christiane. TED là nơi để lan tỏa thông điệp. Nếu cô muốn dành lại một điều sẽ đọng lại trong những ai đang ngồi đây. Đó sẽ là gì? Tôi khuyên bạn nên thật cẩn thận với nguồn thông tin bạn nhận được; nghiêm túc chịu trách nhiệm cho những gì bạn đọc, nghe và xem hãy chắc chắn rằng bạn tìm đến tờ báo tin cậy để lấy thông tin dù cho bạn có tiếp nhận thông tin nhiều thế nào đi nữa hãy gắn bó với những cái tên mà bạn biết, vì trên thế giới này, ngay lúc này đây, Khủng hoảng, thử thách, vấn đề của ta rất nghiêm trọng đến mức nếu chúng ta không gắn kết như công dân toàn cầu tôn trọng sự thật, hiểu về khoa học, các bằng chứng thực nghiệm và sự thật thì chúng ta sẽ mãi chỉ đi lang thang dọc theo một thảm họa tiềm ẩn. Vì vậy tôi muốn nói, sự thật, và sau đó tôi sẽ quay trở lại với Emmanuel Macron và nói về tình yêu. Tôi muốn nói rằng vẫn chưa đủ cho bầu không khí yêu thương. Và tôi đã hỏi ông ấy về tình yêu. Tôi nói,"Hôn nhân của ông là chủ đề của nóng bỏng toàn cầu." (Cười) "Ông có thể nói tôi nghe về tình yêu không? Nó có ý nghĩa gì với ông?" Tôi chưa từng hỏi tổng thống hoặc vị lãnh đạo tuyển cử nào về tình yêu Tôi nghĩ tôi sẽ thử. Và ông ấy tâm sự -- ông ấy thật sự trả lời câu hỏi đó. Và ông ấy nói, "Tôi yêu vợ tôi, cô ấy là một phần của tôi, Chúng tôi đã ở bên nhau hàng thập kỉ." Nhưng điều đáng giá nhất, Điều mà tôi ghi nhớ. Ông ấy nói, "Điều đó rất quan trọng với tôi là có người trong gia đình luôn thành thật với tôi.'' Vì vậy, tôi mang tâm thế đó khi về nhà. Quan trọng nhất là thành thật. (Cười) Chính là thành thật và tình yêu. Chúng đáng được chia sẻ. Christiane Amanpour, cảm ơn rất nhiều. Buổi chia sẻ thật tuyệt vời. (Vỗ tay) Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi là nhà thần kinh học, và là đồng sáng lập Backyard Brains, sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo thế hệ nhà khoa học thần kinh kế tiếp bằng việc đưa thiết bị nghiên cứu thần kinh học ở cấp đại học vào chương trình học của các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Khi chúng tôi tới các lớp học này, có một cách để khiến lũ trẻ nghĩ về não bộ, một bộ phận rất phức tạp, là hỏi chúng một câu đơn giản về khoa học thần kinh: "Thứ gì thì có não?" Khi chúng tôi hỏi vậy, học sinh sẽ ngay lập tức trả lời chó mèo của chúng có não, và hầu hết sẽ nói chuột và thậm chí, côn trùng nhỏ có não, nhưng hầu như không ai phát biểu rằng cây cối hay bụi cỏ có não cả. Và khi muốn gạn hỏi thêm để chúng có thể trình bày rõ hơn về não bộ hoạt động như thế nào -- bạn hỏi: "Vậy điều gì quyết định sinh vật có não hay không?" Thường thì, chúng sẽ nghĩ thêm qua việc phân loại những sinh vật chuyển động được thì có não. Điều này hoàn toàn chính xác. Hệ thần kinh của ta tiến hoá bởi nó dẫn truyền điện. Việc này diễn ra rất nhanh, nên ta có thể phản ứng rất nhanh với các tác động bên ngoài và chuyển động khi cần. Bạn có thể tiếp tục gạn hỏi một học sinh: "Em vừa nói là thực vật không có não, nhưng thực vật có chuyển động" Ai đã từng trồng cây đều nhận ra rằng cây chuyển động hướng về phía mặt trời. Bọn trẻ sẽ bảo: "Đấy là chuyển động chậm. Như vậy thì không tính. Đó có thể là một phản ứng hoá học." Vậy còn thực vật chuyển động nhanh thì sao? Năm 1760, Arthur Dobbs, thống đốc hoàng gia của bang Bắc Carolina, đã có một khám phá khá thú vị. Ở khu đầm lầy sau nhà, ông tìm thấy một loài cây có thể sập nhanh lại khi có một con bọ rơi vào giữa phiến lá. Ông gọi nó là cây bắt ruồi, và trong vòng một thập kỷ, loài này được lưu chuyển tới Châu Âu, nơi mà sau đó ngài Charles Darwin lỗi lạc bắt đầu nghiên cứu về nó, và nó đã làm ông thực sự kinh ngạc. Ông gọi nó là loài cây tuyệt nhất thế giới, kỳ quan của tiến hoá. Đây là loài cây chuyển động nhanh, vốn rất hiếm gặp, và là cây ăn thịt, cũng là hiếm thấy. Tất cả trong một loài cây. Nhưng hôm nay tôi muốn nói đấy không phải là điều hay ho nhất về cây này. Điều hay nhất về loài cây này là nó biết đếm. Để chứng minh điều này, ta sẽ phải chuẩn bị một vài thuật ngữ . Tôi sẽ làm một số thao tác như vẫn làm ở các lớp học. Ta sẽ tiến hành một thí nghiệm dựa trên vật lý điện học, đó là ghi lại những tín hiệu điện của cơ thể cây, đi từ các nơ ron thần kinh hoặc từ các cơ. Giờ, tôi sẽ dán điện cực vào cổ tay. Và khi tôi kết nối với máy, chúng ta sẽ có thể thấy được tín hiệu trên màn hình này. Các bạn có thể biết loại tín hiệu này. Nó được gọi là EKG, hay Điện tâm đồ. Tín hiệu phát ra từ các nơ-ron tim có dạng sóng, được gọi là các xung điện, điện nghĩa là điện thế, còn xung là chuyển động nhanh lên xuống, tạo ra nhịp đập của tim, và sau đó, tạo ra các tín hiệu mà các bạn thấy ở đây. Tôi muốn các bạn ghi nhớ dạng sóng mà ta đang thấy đây, vì điều này là quan trọng, Đây là cách não bộ giải mã thông tin ở dạng xung điện. Giờ hãy quay lại với một số thực vật. Trước tiên, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cây mắc cỡ (mimosa), không phải một loại cocktail, mà là loài mimosa pudica, được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ, và nó có các hành vi. Hành vi đầu tiên tôi muốn cho các bạn xem đó là khi tôi chạm vào lá cây, các bạn thấy đấy, lá cây cuộn lại. Và đây là hành vi thứ hai, Nếu như tôi gõ vào chiếc lá này, cả cành cây dường như rũ xuống. Tại sao lại như vậy? Khoa học chưa giải thích được. Một nguyên nhân có thể là cây khép lại để đuổi côn trùng hoặc ít thu hút hơn với động vật ăn cỏ. Nhưng bằng cách nào? Thú vị đấy. Chúng ta làm một thí nghiệm để tìm hiểu xem. Cách ta sẽ làm là, cũng giống như cách tôi vừa ghi lại xung điện từ cơ thể mình, ta sẽ ghi lại xung điện từ cây xấu hổ này. Tôi sẽ quấn dây điện quanh thân cây, và gắn điện cực tiếp đất ở đâu? Tất nhiên là ở đất rồi. Chỉ là một câu đùa về kỹ thuật điện thôi. (Tiếng cười) Được rồi. Giờ tôi sẽ gõ vào lá cây, Tôi muốn các bạn nhìn vào sóng điện từ trong cây được ghi lại. Whoa. Lớn đấy. Tôi sẽ chỉnh lại màn hình hiển thị. Vậy đó là gì? Đó là xung điện phát ra trong cây. Tại sao ư? Vì nó muốn chuyển động. Đúng chứ? Vậy là khi tôi chạm vào bộ phận cảm ứng, nó đã truyền một luồng điện chạy dọc thân cây, tạo nên sự chuyển động. Như cánh tay, ta chuyển động cơ bắp, nhưng cây không có các cơ. Mà chỉ có nước trong các tế bào và khi có điện thế kích hoạt, cây sẽ mở ra, giải phóng nước, thay đổi hình dạng của các tế bào, và lá rũ xuống. Vậy là, ta thấy xung điện chứ thông tin giúp tạo chuyển động. Nhưng nó có thể làm được hơn thế không? Hãy cùng tìm hiểu. Ta sẽ gặp một người bạn mới, là cây bắt ruồi Venus này. và xem điều gì xảy ra trong lá cây khi có một con ruồi đậu vào. Tôi sẽ giả vờ là một con ruồi. Và đây là cây bắt ruồi Venus, trong phiến lá này, các bạn để ý có ba sợi lông nhỏ ở đây, đây là sợi lông kích hoạt. Khi có một con ruồi bay vào- tôi sẽ chạm vào một trong ba sợi lông này. Sẵn sàng chưa? Một, hai, ba. Ta có gì? Một xung điện thật đẹp. Nhưng, cái bẫy không sập lại. Và để hiểu tại sao, ta cần biết một chút về hành vi của cây bắt ruồi. Thứ nhất, nó mất một thời gian để có thể mở lại bẫy - khoảng 24 đến 48 giờ nếu không có ruồi trong đó. Như vậy, cây mất nhiều năng lượng. Thứ hai, cây không cần ăn thật nhiều ruồi quanh năm. Chỉ một lượng nhỏ. Năng lượng chủ yếu là từ mặt trời. Cây chỉ cố gắng thay thế nguồn dinh dưỡng từ đất bằng ruồi. Và hành vi thứ ba là, cây chỉ mở đóng cái bẫy với một số lần nhất định cho tới khi cái bẫy chết. Cho nên, nó phải thực sự chắc chắn có một bữa ăn trong bẫy trước khi đóng lại. Vậy nó phải làm thế nào? Cây sẽ đếm số giây giữa các lần chạm liên tiếp vào sợi lông. Và ý tưởng là, nếu có ruồi trong bẫy, khả năng cao là các sợi lông sẽ bị kích hoạt liên tiếp, và như vậy, khi nhận được xung điện đầu tiên, nó sẽ bắt đầu đếm, một, hai, và nếu đến 20, mà không có thêm xung điện nữa, bẫy sẽ không đóng lại, nhưng nếu có xung điện trong khoảng đó, bẫy sẽ đóng. Quay trở lại nào. Tôi sẽ lại chạm vào cây lần nữa. Tôi vừa nói quá 20 giây rồi. Ta sẽ xem chuyện gì xảy ra khi tôi chạm vào nó lần hai. Ta có gì? Ta có xung điện thứ hai, một lần nữa, chiếc lá không đóng. Giờ nếu tôi quay lại, và nếu là con ruồi đang bay, tôi sẽ chạm vào cái lá vài lần. Tôi sẽ tới và chạm vào nó vài lần xem sao. Và ngày lập tức, bẫy đóng. Như vậy, có thể thấy cây bắt ruồi thực sự có làm phép tính. Nó xác định nếu trong cái bẫy có ruồi. thì sẽ đóng lại. Giờ, hãy quay lại với câu hỏi ban đầu. Thực vật có não không? Câu trả lời là không. Chẳng có bộ não nào ở đây. Không có sợi trục hay nơ-ron thần kinh nào. Cây cũng không bị trầm cảm. Nó cũng không muốn biết Tigers ghi bao nhiêu điểm. Nó không có nhu cầu thể hiện bản thân. Nhưng cây có vài điều giống với chúng ta, đó là khả năng giao tiếp bằng dòng điện. Chỉ là i-on chúng sử dụng hơi khác với ta, nhưng đều để thực hiện cùng một công việc. Để cho các bạn thấy, bản chất của xung điện có mặt ở khắp nơi, ta vừa thấy nó ở cây bắt ruồi Venus, ta thấy xung điện ở cây xấu hổ, Ta thấy xung điện ở con người, Đó chính là mấu chốt. Đó là cách mọi thông tin được truyền đi. Như vậy, điều ta có thể làm là sử dụng xung điện để truyền thông tin giữa các loài thực vật khác nhau. Cơ quan giao tiếp xuyên loài, và ta sẽ làm một thí nghiệm hoàn toàn mới bằng cách ghi lại xung điện từ cây bắt ruồi Venus, và truyền sang cây xẩu hổ nhạy cảm này. Tôi muốn các bạn nhớ lại điều xảy ra khi ta chạm vào lá cây xấu hổ. Cây có bộ phận cảm ứng sẽ truyền thông tin tới các nhánh dưới dạng xung điện. Vậy, điều sẽ xảy ra, nếu ta truyền xung điện từ cây bắt ruồi Venus sang các nhánh cây xấu hổ? Chúng ta có thể sẽ tạo ra hành vi cho cây xấu hổ mà không cần phải chạm vào nó. Vậy nếu các bạn cho phép, tôi sẽ tới và kích hoạt cây xấu hổ bằng cách chạm vào sợi lông của cây bắt ruồi Venus. Như vậy, ta sẽ truyền thông tin bằng tiếp xúc từ cây này sang cây kia. Các bạn thấy rồi đó. Như vậy -- (Vỗ tay) Tôi hi vọng, hôm nay, các bạn sẽ biết thêm một chút gì đó về thực vật, và không chỉ vậy, các bạn còn biết chúng được dùng trong giảng dạy khoa học thần kinh và sự tiến hoá của hệ thần kinh. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là tôi lúc lên năm, ngay trước khi nhảy xuống cái hồ tuyệt đẹp này. Tôi sớm nhận ra trong đau đớn rằng cái hồ hoàn toàn không có gì vì làn nước lạnh như đá gần đóng băng và suýt làm tôi nghẹt thở. Dù biết bơi, tôi không thể trồi lên mặt nước dù cố đến mấy. Đó là điều cuối cùng tôi nhớ trước khi bất tỉnh. Hóa ra, người cứu hộ ở đấy mải tán chuyện với hai cô gái khi tôi nhảy xuống, tôi nhanh chóng chìm xuống nước, nên anh ta không thể thấy hay nghe tiếng tôi vật lộn. Cuối cùng, tôi được cứu bởi một cô gái đang đi gần hồ, tình cờ nhìn xuống và thấy tôi. Điều tiếp theo tôi biết là mình được hô hấp nhân tạo và nhanh chóng được đưa vào bệnh viện để xác định mức độ chết não. Nếu tôi vùng vẫy trên mặt nước, người cứu hộ chắc đã thấy và đến cứu tôi. Tôi chia sẻ trải nghiệm cận kề cái chết này vì nó diễn tả sẽ nguy hiểm thế nào khi chỉ nằm dưới bề mặt. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về bất bình đẳng giới ngầm trong khởi nghiệp, mà tôi cho là quỷ quyệt hơn bất bình đẳng công khai với cùng lí do. Khi thấy hoặc nghe nhà đầu tư cư xử không đúng với một nhà khởi nghiệp, ta nhận thức được vấn đề và ít nhất là có cơ hội thử làm gì đó. Giả như có những phân biệt đầy tinh tế trong tương tác giữa các nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp có thể ảnh hưởng đến doanh thu, những phân biệt mà ta không biết cũng như không trực tiếp nghe hay thấy? Trước khi học về khởi nghiệp tại Trường Kinh doanh Columbia, tôi đã dành năm năm vận động và gọi vốn cho start-up của mình. Tôi nhớ việc thường xuyên chạy đua để gặp những nhà đầu tư triển vọng trong khi cố xoay sở công việc kinh doanh. Tại một thời điểm, tôi còn đùa mình đã bất đắc dĩ tiếp cận mỗi thành viên gia đình, bạn bè, đồng sự, nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm phía này của Mississippi. Suốt quá trình thương lượng với những nhà đầu tư trên, tôi nhận ra một điều thú vị đang diễn ra. Tôi được hỏi một loạt những câu hỏi khác với người đồng sáng lập nam. Tôi được hỏi về gần như mọi thứ có thể ảnh hưởng xấu tới đầu tư khiến nhà đầu tư thua lỗ, trong khi đồng sự nam của tôi được hỏi về tiềm năng bứt phá để tối đa hóa nguồn lợi cho nhà đầu tư, cơ bản là những điều thuận lợi cho việc đầu tư mạo hiểm. Anh ấy được hỏi về lượng khách hàng chúng tôi có thể thu hút, trong khi tôi được hỏi làm thế nào giữ chân khách hàng. Là CEO của công ty, tôi thấy điều này khá lạ. Thật sự, tôi thấy mình như đang uống những viên thuốc điên. Nhưng cuối cùng, tôi hợp lí hóa nó bằng cách nghĩ có thể nó liên quan đến cách tôi thể hiện bản thân hoặc nó chỉ xảy ra với start-up của tôi. Vài năm sau, tôi đưa ra quyết định khó khăn là bỏ việc khởi nghiệp để theo đuổi giấc mơ từ lâu trở thành tiến sĩ. Tại trường Columbia, tôi được học về một thuyết tâm lí xã hội bắt nguồn từ Giáo sư Tony Higgins, được gọi là ''sự tập trung có điều tiết'' phân biệt giữa hai định hướng động lực khác biệt là thăng tiến và phòng ngừa. Sự tập trung thăng tiến liên quan đến lợi nhuận và nhấn mạnh vào niềm tin, thành quả và nhu cầu tăng trưởng, trong khi sự tập trung phòng ngừa liên quan đến thua lỗ và nhấn mạnh vào sự an toàn, trách nhiệm và nhu cầu an toàn. Do kịch bản khả quan nhất của sự tập trung phòng ngừa chỉ đơn giản là giữ nguyên hiện trạng, ta quờ quạng trên mặt nước chỉ để nổi, trong khi trọng tâm thăng tiến giúp ta bơi đúng hướng. Vấn đề là ta tiến được bao xa. Tôi cũng có những khoảnh khắc eureka lóe lên trong mình rằng khái niệm thăng tiến này nghe giống với những câu hỏi đặt ra cho đồng sáng lập nam của tôi, trong khi sự phòng ngừa giống với những câu hỏi của tôi. Là một học giả về khởi nghiệp, tôi đã đào sâu nghiên cứu vấn đề tài chính của start-up và phát hiện ra một khoảng cách rất lớn giữa nguồn vốn do nhà khởi nghiệp nam và nữ gọi được. Dù phụ nữ lập nên 38% số công ty ở Mĩ, họ chỉ kêu gọi được 2% nguồn đầu tư mạo hiểm. Nó làm tôi nghĩ: có chăng sự chênh lệch nguồn vốn đó không đến từ khác biệt cơ bản của doanh nghiệp do đàn ông và phụ nữ thành lập? Có chăng phụ nữ gọi được ít vốn hơn đàn ông vì sự khác biệt đơn giản trong những câu họ được hỏi? Sau hết, nói đến đầu tư mạo hiểm, nhà khởi nghiệp cần thuyết phục nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của mình. Điều đó vẫn không đủ để chắc rằng bạn có làm thất thoát tiền của họ hay không. Vậy việc phụ nữ gọi được ít vốn đầu tư hơn đàn ông là hợp lí nếu cuộc trò chuyện giữa họ mang tính phòng ngừa, thay vì thăng tiến. Tôi có cơ hội được kiểm chứng giả thuyết này trên những công ty có giá trị và nhu cầu vốn giống nhau qua các năm tại cuộc thi gọi vốn TechCrunch Disrupt Startup Battlefield diễn ra ở New York từ khi nó còn là ý tưởng năm 2010. TechCrunch được biết đến rộng rãi như là bệ phóng lí tưởng cho các start-up với đối tượng tham dự gồm các start-up đã trở thành thương hiệu quen thuộc như Dropbox, Fitbit và Mint, đại diện cho một vài quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật nhất thế giới. Dù các doanh nghiệp trong mẫu của tôi khá tương đồng, start-up do nam điều hành lại gọi được gấp năm lần số vốn so với nữ. Điều này khiến tôi đặc biệt tò mò xem thứ gì đã gây ra sự phân biệt giới này. Phải mất một thời gian, tôi đã được tất cả video mời gọi vốn và phần hỏi-trả lời từ TechCrunch và sao lại. Trước tiên, tôi phân tích những bản ghi chép bằng cách tải từ điển về những thuật ngữ tập trung có điều tiết vào phần mềm về Truy và Đếm từ được gọi là LIWC. LIWC ghi nhận tần suất của những từ có tính thăng tiến và phòng ngừa trong bản ghi chép. Cách thứ hai, mỗi câu hỏi và trả lời đều được mã hóa bằng tay bởi phòng nghiên cứu Tony Higgins tại trường Columbia. Dù là chủ đề nào, ý định cũng có thể được xếp vào thăng tiến hoặc phòng ngừa. Lấy chủ đề về khách hàng mà tôi nói tới lúc nãy. Kiểu câu hỏi thăng tiến sẽ như thế này: ''Bao nhiêu khách hàng bạn dự định sẽ thu hút được trong năm nay?'' trong khi câu phòng ngừa sẽ như thế này: ''Làm thế nào bạn giữ lại số khách hàng hiện có?'' Cùng lúc đó, tôi thu thập thông tin nền tảng của các start-up và nhà khởi nghiệp có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn được đầu tư như độ tuổi khởi nghiệp, chất lượng và nguồn vốn cần và kinh nghiệm từng trải của nhà khởi nghiệp, để có thể dùng dữ liệu này như tiêu chuẩn cho phân tích của mình. Điều đầu tiên tôi nhận ra là không có sự khác biệt trong cách nhà khởi nghiệp trình bày về công ty họ Nói cách khác, nhà khởi nghiệp nam lẫn nữ đều dùng từ ngữ có tính thăng tiến và phòng ngừa ở cùng một mức độ trong bài kêu gọi của mình. Khi loại được sự khác biệt từ phía các nhà khởi nghiệp, tôi liền chuyển qua phía các nhà đầu tư, phân tích những phiên hỏi-trả lời trong sáu phút mà nhà khởi nghiệp tham gia với nhà đầu tư sau bài kêu gọi vốn. Khi xét qua gần 2000 câu hỏi và các câu trả lời tương ứng trong cuộc trao đổi, cả hai cách thức của tôi đã chỉ ra những bằng chứng quan trọng cho sự thật là nhà khởi nghiệp nam được hỏi những câu có tính thăng tiến và nhà khởi nghiệp nữ được hỏi những câu có tính phòng ngừa. Sự thật là, đến 67% số câu hỏi được đặt ra cho nhà khởi nghiệp nam là tập trung thăng tiến trong khi 66% số câu đặt ra cho nhà khởi nghiệp nữ là tập trung phòng ngừa Điều đặc biệt thú vị là tôi trông chờ những nhà đầu tư nữ xử sự như nhà đầu tư nam. Xem xét sự phổ biến trên truyền thông và các ấn phẩm về đầu tư mạo hiểm, tôi nghĩ rằng sẽ có sự thiên vị giới ở đây, nghĩa là nhà đầu tư nam sẽ thiên vị những khởi nghiệp nam với những câu hỏi có tính thăng tiến và nhà đầu tư nữ cũng sẽ làm thế với nữ khởi nghiệp. Thay vì thế, tất cả nhà đầu tư cho thấy cùng một sự phân biệt giới tính ngầm thể hiện qua sự tập trung có điều tiết trong những câu hỏi đặt ra cho những ứng viên nam so với ứng viên nữ. Nhà đầu tư nữ hỏi nhà khởi nghiệp nam những câu có tính thăng tiến và hỏi nhà khởi nghiệp nữ những câu có tính phòng ngừa giống như nhà đầu tư nam. Vậy sự thật là cả những nhà đầu tư mạo hiểm nam và nữ cho thấy một sự phân biệt giới tính ngầm, đâu là ảnh hưởng, nếu có, lên nguồn vốn mà nhà khởi nghiệp nhận được? Nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng nó có ảnh hưởng lớn. Sự tập trung có điều tiết của câu hỏi từ nhà đầu tư không chỉ định hướng start-up sẽ thể hiện tốt thế nào tại các cuộc thi TechCrunch Disrupt mà còn là nguồn vốn nó sẽ gọi được trên thị trường mở. Những start-up được hỏi phần lớn những câu có tính thăng tiến gọi được tới gấp bảy lần vốn so với start-up được hỏi câu có tính phòng ngừa. Chưa dừng tại đó. Tôi chuyển qua phân tích câu trả lời của các nhà khởi nghiệp và nhận ra họ có xu hướng trả lời theo những câu hỏi nhận được, nghĩa là câu có tính thăng tiến nhận được câu trả lời cùng tính chất và câu có tính chất phòng ngừa nhận được câu trả lời phòng ngừa. Nó có vẻ hợp lí về mặt trực cảm, nhưng lại có vài hậu quả không may trong việc đầu tư mạo hiểm. Vậy điều xảy ra sau cùng là nhà khởi nghiệp nam được hỏi những câu có tính thăng tiến, cho anh cơ hội để củng cố mối liên hệ với vùng lợi nhuận bằng câu trả lời thăng tiến, trong khi nhà khởi nghiệp nữ được hỏi những câu có tính phòng ngừa và làm trầm trọng một cách vô thức liên hệ của cô với vùng thua lỗ. Những câu trả lời này tạo ra những câu hỏi thiên vị theo sau của nhà đầu tư mạo hiểm và cứ thế, tạo nên vòng lẩn quẩn của thiên vị duy trì sự phân biệt giới tính. Thật buồn lòng, nhỉ? Nhưng may thay, có một tia hy vọng trong những phát hiện của tôi. Những người khởi nghiệp gan dạ xoay chuyển được sự tập trung trước những câu hỏi phòng ngừa bằng câu trả lời thăng tiến gọi được gấp 14 lần vốn so với những người trả lời phòng ngừa. Điều này có nghĩa là nếu được hỏi về việc biện hộ cho thị phần mà start-up của bạn sẽ có được bạn nên đóng khung câu trả lời của mình quanh kích cỡ và tiềm năng phát triển của toàn cái bánh so với việc chỉ đơn thuần bảo vệ miếng bánh nhỏ của mình. Nên nếu được hỏi câu này, tôi sẽ trả lời rằng: ''Ta đang chơi ở một thị trường lớn và phát triển nhanh chóng với xu hướng thu hút nhiều hãng mới. Chúng tôi dự định lấy thị phần tăng dần trong thị trường này bằng cách tận dụng tài sản đặc biệt của start-up'' Vậy là tôi đã chuyển hướng cuộc trò chuyện về vùng lợi nhuận có lợi. Những kết quả này hết sức thuyết phục với các start-up từ TechCrunch nhưng vùng dữ liệu chỉ có thể cho ta biết có mối quan hệ tương quan giữa sự tập trung có điều tiết và việc cấp vốn. Nên tôi đã tìm xem sự khác biệt trong tập trung có điều tiết liệu có ảnh hưởng đến số vốn được cấp bằng cách tạo một thử nghiệm có kiểm soát với cả nhà đầu tư thiên thần và người bình thường. Mô phỏng lại môi trường tại TechCrunch Disrupt, người tham gia được nghe bốn đoạn ghi âm sáu phút về cuộc trao đổi gồm mười câu hỏi và trả lời được thao túng bằng từ ngữ mang tính thăng tiến và phòng ngừa và yêu cầu họ định vị tất thảy việc cấp vốn với mỗi khoản đầu tư mà họ thấy hợp lí. Kết quả từ thực nghiệm đã củng cố cho phát hiện của tôi về lĩnh vực này. Những tình huống người khởi nghiệp được hỏi câu có tính thăng tiến nhận được gấp đôi số định vị so với những người được hỏi câu phòng ngừa. Điều đặc biệt hứa hẹn là với những tình huống mà người khởi nghiệp xoay chuyển để chống lại sự tập trung nhận được từ câu hỏi phòng ngừa nhận được số vốn đáng kể từ các bên tham gia. Vậy những nhà khởi nghiệp nữ của tôi ngoài kia, đây là một số việc đơn giản các bạn có thể làm. Điều đầu tiên là nhận ra đâu là câu hỏi bạn được hỏi. Liệu bạn có đang được hỏi câu có tính phòng ngừa? Trong trường hợp đó, hãy trả lời nó bằng mọi cách nhưng hãy hướng câu trả lời theo hướng thăng tiến với nỗ lực kiếm được nhiều vốn hơn cho start-up của mình. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng là việc cả nam và nữ đánh giá các start-up đều thể hiện việc thiên vị về giới ngầm trong phần đặt câu hỏi của họ, vô thức thiên vị nhà khởi nghiệp nam . Vậy, với các nhà đầu tư ngoài kia, tôi muốn các bạn có một cơ hội để tiếp cận phần hỏi-trả lời một cách công bằng hơn. Không chỉ là để có thể làm đúng nhưng còn để cải thiện chất lượng trong chính quyết định của các bạn. Bằng việc soi sáng đồng đều cho mọi start-up tiềm năng về việc lời và lỗ, các bạn đã giúp những ai xứng đáng được tỏa sáng và tối đa lợi nhuận của mình. Hôm nay, tôi đã được làm cô gái đi quanh hồ bơi rung hồi chuông cảnh báo về thứ gì đó đang diễn ra dưới bề mặt. Cùng nhau, chúng ta có sức mạnh để phá vỡ vòng lẩn quẩn sự thiên vị giới ngầm trong cấp vốn khởi nghiệp. Hãy cho các nhà khởi nghiệp hứa hẹn nhất, bất kể được điều hành bởi nam hay nữ, một cơ hội chiến đấu để lớn mạnh và phát đạt. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Loki, kẻ tinh quái, đang quằn quại giữa nắm tay sắt của Thor. Đêm hôm trước, khi các thần say ngủ, hắn đã lén đến chỗ vợ Thor, Sif, và xén mái tóc tuyệt đẹp của cô ấy. Đó có vẻ như là một trò đùa vui nhộn nhưng giờ, Thor sắp nghiền nát mọi khúc xương trong người hắn. Loki phải nghĩ ra cách gì đó để sửa chữa những gì mình gây ra. Nhưng ai thay thế được bộ tóc không ai sánh bằng của Sif, vàng óng như cánh đồng lúa mì vào mùa hè? Người lùn! Những thợ rèn huyền thoại có thể làm ra bất cứ thứ gì. Nên Loki chạy đến vương quốc của họ, sâu trong những ngọn núi. Trước cả khi đến nơi, Loki xảo trá đã toan tính về cách làm sao lừa được những người lùn cá cược với hắn. Hắn quyết định chiến lược tốt nhất là khiến hai gia đình người lùn chống lại nhau. Đầu tiên, hắn ghé thăm những đứa con bậc thầy của Ivaldi. Hắn khích họ rằng đối thủ của họ, một cặp anh em tên Brokk và Eitri, đã khẳng định mình là những người thợ giỏi nhất thế gian và quyết chứng tỏ điều đó qua một cuộc thi tài. Luật là mỗi gia đình phải tạo ra ba món quà cho các vị thần, gồm, với nhà Ivaldi, một mái tóc vàng. Rồi Loki đến gặp Brokk và Eitri và kể điều tương tự, chỉ khác là những đứa con của Ivaldi đã khiêu khích tranh tài. Nhưng Brokk và Eitri đều không dễ dàng bị lừa và chỉ đồng ý tham gia nếu Loki đặt cược chính cái đầu của mình. Nghĩa là, nếu Brokk và Eitri thắng, Loki phải dâng đầu của hắn cho họ. Loki không còn lựa chọn nào ngoài đồng ý và để cứu thân, hắn phải tìm cách đảm bảo rằng những đứa con của Ivaldi chiến thắng chung cuộc. Cả hai gia đình bắt tay vào việc. Eitri giao Brokk giữ cho bễ thổi hoạt động và không dừng lại vì bất kì lí do nào, không thì báu vật sẽ bị hỏng. Ít lâu, một con ruồi đen kì lạ bay vào xưởng. Khi một miếng da lợn được đặt vào lò rèn, con ruổi chích vào tay Brokk nhưng anh không hề nao núng. Tiếp đó, khi Eitri đang gia công một khối vàng, con ruồi cắn vào cổ Brokk. Người lùn vẫn tiếp tục làm việc. Cuối cùng, Eitri đặt một miếng sắt vào lò lửa. Lần này, con ruồi đậu trên mí mắt Brokk và cắn đau nhất có thể. Chỉ trong tích tắc, tay Brokk rời khỏi bễ thổi. Chỉ cần nhiêu đó; báu vật cuối cùng của họ không được rèn trong lửa đủ lâu. Loki biến lại nguyên hình, sung sướng vì thất bại của họ và đồng hành cùng những người lùn dâng báu vật lên các vị thần. Đầu tiên, Loki dâng lên các báu vật từ những đứa con của Ivaldi. Mái tóc vàng họ làm được nối vào đầu của Sif và tiếp tục dài ra khiến cô ấy lộng lẫy hơn bao giờ hết. Tiếp theo, dâng cho Odin Tổ Phụ, là một chiến thương tuyệt diệu có thể xuyên qua mọi thứ. Cuối cùng, một tấm vải nhỏ có thể mở ra thành một chiếc thuyền hùng mạnh cho Freyr vị thần của mùa màng. Rồi Brokk dâng lên báu vật do ông và người anh em của mình làm ra. Cho Freyr, họ rèn nên một con lợn rừng lông bằng vàng kéo cỗ xe của Freyr ngang qua bầu trời nhanh hơn bất kì con ngựa nào. Cho Odin, một chiếc nhẫn vàng có thể tạo ra tám chiếc giống hệt sau mỗi chín đêm. Và cho Thor, một cây búa tên Mjolnir. Tay cầm búa hơi ngắn và Loki cười tự mãn trước khuyết điểm rõ ràng đó. Nhưng rồi Brokk tiết lộ những năng lực của búa thần. Mjolnir không thể vỡ, không bao giờ trượt mục tiêu và luôn quay về tay Thor sau khi ném đi. Mặc cái tay cầm ngắn, các vị thần đều nhất trí đó là quà tặng tuyệt vời nhất. Nhớ ra vụ cá cược, Loki cố lẻn đi nhưng Thor đã bắt được hắn trước. Nhưng trước khi thực thi lời hứa, Loki lọc lõi chỉ ra rằng hai người lùn chỉ thắng được cái đầu không bao gồm cái cổ và do đó, không có quyền chặt đầu hắn. Tất cả bực bội chấp nhận sự thật nhưng Brokk vẫn được hả hê. Lấy cái kim từ người anh em của mình, Brokk xuyên nó qua môi Loki và khâu miệng hắn lại, nên vị thần lừa đảo không thể gieo rắc thêm những mưu mô hiểm độc. Về phần các vị thần, họ đều không cảm thấy bị mỉa mai. Bởi trò lừa đảo của Loki đã mang đến cho họ những báu vật quý nhất và dâng cho Thor cây búa thần được biết đến tận ngày nay. Sau nhiều năm thí nghiệm bạn đã tìm ra loài vật nuôi của tương lai thỏ nano! Chúng tí hon, với bộ lông xù, và tốc độ nhân giống siêu nhanh mà mắt người không thể nhìn thấy. Trong phòng thí nghiệm, có 36 chuồng thỏ được sắp xếp theo hình kim tự tháp ngược với tám chuồng ở hàng đầu. Chuồng thứ nhất có một con thỏ, Chuồng tiếp theo có hai, và cứ thế, cho đến tám con ở chuồng cuối cùng. Những hàng khác đều trống... tạm thời. Những con thỏ đều lưỡng tính, và mỗi con trong một chuồng bất kì sẽ chỉ giao phối một lần với từng con trong những chuồng liền kề theo hàng ngang, sinh ra duy nhất một con thỏ con, mỗi lần. Những con thỏ mới sinh sẽ xuất hiện trong chuồng ngay dưới chuồng của bố mẹ, trong vài phút, chúng sẽ lớn lên và tiếp tục sinh sản. Mỗi chuồng có thể chứa đến 10^80 con thỏ nano - số 1 và 80 số 0 phía sau - trước khi, chúng thoát ra và thống trị thế giới. Những tính toán của bạn đã cho ra số có 46 chữ số ứng với số thỏ ở chuồng cuối cùng, còn nhiều chỗ trống chán. Nhưng ngay khi bạn gạt cần để bắt đầu thí nghiệm, trợ lý của bạn chạy vào báo tin dữ; phòng thí nghiệm đối thủ đã phá huỷ mật mã của bạn, khiến tất cả những số 0 phía sau trong kết quả nhận được đều bị xoá sạch. Nghĩa là bạn sẽ không thể biết liệu chuồng cuối cùng có thể chứa đủ tất cả số thỏ trong khi quá trình nhân giống vẫn đang diễn ra! Tình thế còn tồi tệ hơn, khi tất cả thiết bị và máy tính đều không hoạt động bình thường, và bạn chỉ còn vài phút để giải quyết. Sẽ có thể có bao nhiêu số 0 để không vượt giới hạn số thỏ trong chuồng cuối cùng? Và liệu bạn có phải kéo cần gạt dừng thí nghiệm khẩn cấp? Dừng video tại đây nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời. Câu trả lời trong 3 2 1 Không có đủ thời gian để tính chính xác số thỏ trong chuồng cuối cùng. Nhưng tin tốt là, không cần phải làm thế. Tất cả những gì ta cần tìm là có bao nhiêu số 0 phía sau. Nhưng làm thế nào để biết một số tận cùng bằng bao nhiêu số 0 mà không phải tính nó? Biết rằng, ta có được số thỏ trong chuồng cuối cùng bằng phép nhân, đúng nghĩa. Số thỏ trong mỗi chuồng chính là tích của số thỏ có trong hai chuồng bên trên. Và chỉ có hai cách để tạo ra số tận cùng bằng 0 bằng phép nhân: một là nhân một số có hàng đơn vị là 5 với một số chẵn bất kì, hai là nhân một số với số tận cùng bằng 0. Giờ, hãy tính số thỏ ở hàng thứ hai để tìm ra quy luật. Có hai trong số đó tận cùng bằng 0: chuồng thứ tư có 20 con và chuồng thứ năm có 30. Không có số nào tận cùng bằng 5 cả. VÌ cách duy nhất để được một số tận cùng bằng 5 bằng phép nhân là một trong hai thừa số cũng tận cùng bằng 5, sẽ không có số nào như thế ở những hàng sau nữa. Do đó, ta chỉ cần quan tâm đến những số có hàng đơn vị bằng 0. Một mẹo nhỏ để tính được số chữ số 0 tận cùng của một tích là đếm và thêm số số 0 tận cùng có trong các thừa số vào tích ví dụ, 10 x 100 = 1.000. Vậy, hãy lấy số thỏ có trong chuồng thứ tư và thứ năm và bắt đầu nhân từ đó. 20 và 30 đều tận cùng bằng một chữ số 0, nên tích của chúng sẽ tận cùng bằng hai chữ số 0, trong khi tích của các chuồng có số thỏ không tận cùng bằng 0 sẽ chỉ tận cùng bằng một chữ số 0. Tiếp tục với hàng bên dưới, ta sẽ có 35 chữ số 0 ở chuồng cuối cùng. Nếu không vì quá lo lắng về thảm họa của thỏ nano, bạn có thể đã để ý rằng đếm chữ số 0 tận cùng theo kiểu này tạo thành tam giác Pascal. Thêm 35 chữ số 0 vừa rồi với số có 46 chữ số ta có ban đầu tạo thành một số có 81 chữ số vượt quá giới hạn của một chuồng chứa! Bạn liền chạy đến gạt cần khẩn cấp ngay khi đám thỏ thế hệ thứ bảy chuẩn bị trưởng thành, và thảm hoạ thỏ nhân giống cận kề trong tích tắc. Bạn vừa tìm thấy cánh cổng đến một vương quốc khác, giờ bạn và em trai khám phá thế giới kì diệu của những nghịch lý. Các loài vật kì lạ bò, chạy, và bay quanh bạn. Bạn thấy tên yêu tinh. Nó đang bắt tất cả chúng vào trong cái lưới lớn. Bạn anh dũng tiến đến và yêu cầu hắn thả chúng đi. Tên yêu tinh cười khẩy: "Nếu mi thích những nghịch lý. ta sẽ cho mi một phần thưởng, một khi mi trả lời đúng, ta sẽ thả tất chúng đi." Trước khi bạn kịp thốt lên "Đúng là yêu tinh" thì hắn đã tóm lấy em trai bạn. "Nếu mi trả lời sai, ta sẽ thả em trai mi" hắn nói tiếp. "Mi chỉ được trả lời bằng một câu. Mi thừa biết ta ghét nghịch lý hơn tất thảy. Nếu mi ăn gian bằng cách nói điều gì đó nghịch lý như "câu trả lời này là sai," ta sẽ ăn thịt cả em trai mi lẫn số động vật này. Câu trả lời đúng/ sai nào khiến bạn có thể ép tên yêu tinh thả tự do cho cả em trai lẫn các loài vật kì lạ đó? Dừng video nếu bạn muốn tự tìm câu trả lời. Câu trả lời trong: 3 2 1 Tình huống này có vẻ bất khả thi nhưng bạn vẫn có thể nói điều gì đó khiến ông ba bị phải thả tất cả các tù nhân. Đây là một ví dụ của logic bắt buộc, được sáng tạo bởi nhà logic học tài ba và nhà phát minh xếp hình, Raymond Smullyan. Mẹo mà Smullyan tìm ra gồm trả lời một câu mà cả sự thật lẫn điều dối trá đều dựa trên điều bạn muốn tên yêu tinh thực hiện. Câu trả lời của bạn vẫn phải được nêu ra một cách cẩn thận. Ví dụ, nếu bạn định nói: "Mi sẽ thả các con vật và em trai ta," tên yêu tinh có thể nói: "Sai rồi... Ta chỉ định thả em trai mi thôi." Tương tự, nếu bạn nói: "Mi sẽ thả các con vật kì lạ đó," hắn có thể trả lời: "Đúng," và thả chúng đi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nói: "Mi sẽ thả em trai ta." Câu trả lời không thể sai, vì nếu thế, tên yêu tinh, theo luật của hắn, sẽ phải thả em trai bạn. Điều đó, lạ lùng thay, khiến câu trả lời của bạn vừa đúng vừa sai. Nhưng tên yêu ghét nghịch lý và không bao giờ sẵn lòng tạo ra nghịch lý. Nên lựa chọn duy nhất cho câu trả lời của bạn là điều đúng. Nếu "mi sẽ thả em trai ta" đúng, tên yêu sẽ phải thả em bạn. Và dựa theo "luật rừng" của hắn, hắn cũng phải thả các con vật, vì bạn đưa ra câu trả lời đúng. Chỉ bằng cách dùng năm từ như con dao mổ thần kì, bạn đã bắt tên yêu tinh thả tự do cho tất cả tù nhân. Trong khi hắn giận dữ bỏ đi, các loài vật kì lạ ngợi khen vì bạn đã giúp chúng được tự do, và hứa sẽ dẫn bạn đến chỗ kho báu ở tầng trên cùng. Nếu bạn có thể với tới. Bốn giờ sáng, bạn đã thức suốt 40 tiếng, bạn giải một câu đố chứa đoạn video này màn thi nhảy giữa một con gà và một con hải ly đang trượt ván. (Tiếng cười) Sự bối rối và phấn khích bạn đang trải nghiệm là cảm giác thường thấy tại Cuộc thi Săn lùng Kho báu của MIT, về cơ bản, là sự kết hợp giữa Thế vận hội và lễ hội Burning Man dành riêng cho mọt sách. (Tiếng cười) Hôm nay, tôi sẽ đưa bạn đến một thế giới kì lạ, hại não, và tràn ngập niềm vui. Nhưng trước tiên, tôi cần giải thích ý nghĩa của từ "câu đố". Câu đố dưới dạng săn tìm kho báu là một bộ dữ liệu. Nó có thể là ô chữ, sudoku, video, âm thanh, nó có thể là bất cứ thứ gì có chứa thông tin ẩn, có đáp án là một từ hay một cụm từ. Ví dụ, câu đố này có tên là "Những kiệt tác". Nó gồm 10 hình ảnh của mô hình người nhìn vào các đống LEGO. Và để tiết kiệm thời gian, tôi sẽ giải thích mọi thứ cho bạn. Mỗi đống LEGO là sự xáo trộn những mảnh ghép của một bức tranh của một danh họa nổi tiếng. Có ai nhận ra họa sĩ bên trái không? Vị này sử dụng rất nhiều màu đỏ. Tôi nghe: "Rothko". Hình thứ hai thì sao? (Khán giả) Mondrian. Alex Rosenthal: Đúng, rất tốt. Còn hình thứ ba? Hình khó nhất. Vâng, Klimt, tôi nghe rồi. Tốt lắm, ở đây, màu sắc là đầu mối lớn nhất. Câu đố có nhiều đầu mối khác nhau cho bạn biết điều gì quan trọng, ở đây, ta quan tâm đến các họa sĩ chứ không phải các tác phẩm. Và sau đó, điều bạn phải làm là nhìn vào các đầu mối chưa sử dụng, số người trong mỗi hình. Và bạn đếm số người rồi lấy ra chữ cái trong họ của họa sĩ đó có vị trí trùng với số người bạn vừa đếm. Hình bên trái, tranh của Rothko có ba người đứng trước, nên bạn lấy chữ cái thứ ba, chữ T. Chỉ có một người phía trước tranh của Mondrian nên bạn lấy chữ đầu tiên, M. Và cũng có 3 người phía trước tranh của Klimt, nên bạn lấy chữ cái thứ ba, I. Bạn làm như vậy với cả 10 họa sĩ và xếp chúng theo thứ tự, và bạn có câu trả lời, đó là "illuminate". (Tiếng cười) Những câu đố như thế này là sự truyền đạt ý tưởng. Nhưng điều tôi muốn làm rõ ở đây là câu đố phải có sự cân bằng giữa sự trừu tượng và tính rõ ràng. Chúng phải đủ khó để bạn cố tìm ra đáp án, nhưng cũng phải đủ tinh tế để bạn có thể tìm ra đáp án, lúc mà mọi thứ về đúng chỗ của nó. Người giải câu đố nghiện khoảnh khắc tìm ra đáp án. Một khoảnh khắc lâng lâng ngắn ngủi, giây phút rõ ràng và nguyên sơ. Ngoài ra, cũng có một sự thõa mãn sâu sắc, bản chất tự nhiên của con người là thích giải quyết vấn đề. Đó là lý do chúng ta thích giải ô chữ và trò escape room và tìm cách khám phá đáy biển. Giải những câu đố hóc búa mở rộng tư duy của ta theo hướng mới và nó còn giúp chúng ta nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong các cuộc săn tìm kho báu, có rất nhiều câu đố với đủ loại hình dạng và kích cỡ. Câu đố một giờ thiết kế cho những người mới câu đố 24 giờ dành cho nhóm, và câu đố trong câu đố, cuộc thi Săn lùng Kho báu của MIT. Đây là một sự kiện thường niên và có khoảng 2.000 người tập trung tại khuôn viên MIT và giải câu đố theo đội từ một người đến hơn 100 người. Đội của tôi có 60 người gồm một nhà vô địch giải ô chữ quốc gia, một nhà vật lý hạt, một nhà soạn nhạc, một nhà thám hiểm đại dương, và tôi, cảm giác như "Mr. Bean lạc vào công viên Bletchley." (Tiếng cười) Đó thực chất là một so sánh thích hợp, vì một năm có một câu đố bạn phải xây dựng một máy Enigma từ những miếng các tông. (Tiếng cười) Mỗi cuộc Săn lùng Kho báu có một chủ đề. Những chủ đề từng có như Ma trận và Alice ở xứ sở thần tiên. Thường là những chủ đề về văn hóa và văn học đại chúng. Và mục tiêu là tìm ra đồng xu được giấu trong khuôn viên MIT. Và để tìm ra nó, bạn phải giải khoảng 150 câu đố đối mặt với nhiều trò chơi và thử thách. Tôi đã tham gia khoảng mười năm, chưa bao giờ mơ tới việc chiến thắng, cho tới tháng Một năm 2016, trong một cuộc săn lùng kéo dài 53 tiếng có chủ đề là bộ phim Đánh cắp giấc mơ, chúng tôi đã thức trắng trong nhiều ngày, nên mọi thứ đều buồn cười.. (Tiếng cười) Bàn đầy ắp giấy, ghi chú và những câu đố đã giải xong. Bảng đầy chữ viết và kí tự lộn xộn, công trình của ba ngày vắt óc suy nghĩ. Và chúng tôi kẹt ở hai câu đố. Nếu có thể giải chúng, trò chơi sẽ đi đến hồi kết, và sau nhiều giờ làm việc, vào một khoảnh khắc diệu kì, hai câu đó này được giải cách nhau 10 giây, chẳng mấy chốc, chúng tôi thấy mình ở vòng đua cuối, một loạt các đầu mối sẽ dẫn chúng tôi tới đồng xu, chúng tôi chạy nhanh qua sảnh của MIT, cố gắng không va chạm hay làm du khách hoảng sợ, khi nhận ra mình không phải là đội duy nhất, một đội khác cũng đang ở vòng đua cuối, chúng tôi không biết ai đang dẫn trước. Chúng tôi là một đống hỗn độn của sự lo lắng, trông đợi, hăng hái, và thiếu ngủ, khi chúng tôi đến tượng đài Nhà giả kim, tại đó, chúng tôi tìm được.. đồng xu này. (Tiếng reo) Vâng. (Vỗ tay) Viêc giành được nó giúp chúng tôi chiến thắng với thời gian sát sao: 5 phút. Điều tôi lúc nãy quên chưa nhắc đến đó là phần thưởng của cuộc thi là bạn phải thiết kế toàn bộ cuộc săn lùng kho báu cho năm tới. (Tiếng cười) Hình phạt cho sự chiến thắng là bạn phải thiết kế toàn bộ cuộc săn lùng kho báu cho năm tới. Đến đầu năm 2016, tôi chưa bao giờ thiết kế câu đố. Tôi đã giải rất nhiều câu đố, nhưng thiết kế và giải chúng là điều hoàn toàn khác nhau. Nhưng một lần nữa, tôi may mắn khi ở chung đội với những người hướng dẫn và cộng tác tài năng. Ở góc nhìn của một nhà thiết kế, một câu đố là khi tôi có một ý tưởng, và thay vì nói cho bạn biết đó là gì, tôi sẽ để lại các mẩu bánh mì để bạn có thể tự lần ra và tận hưởng niềm vui khi tìm ra đáp án. Đây là một cách khác nhìn vào khoảnh khắc ấy. Và điều khó tin với tôi là trải nghiệm này, thứ thuộc về cảm xúc và gần như là thuộc về thể chất, lại có thể được cẩn thận thiết kế. Để tôi giải thích rõ hơn cho bạn, đây là một câu đố tôi đã tạo ra cùng với bạn tôi, Matt Gruskin. Nó là một trò chơi phiêu lưu, đây là một loại trò chơi phiêu lưu cổ điển, bạn đi khám phá đông, tây, nam, bắc, nhặt đồ và sử dụng chúng. Và bạn có thể đến cuối trò chơi, mà vẫn chưa giải được câu đố. Để giải được câu đố, bạn phải tìm ra thông tin ẩn, cách dễ nhất để tìm ra chúng là tạo một bản đồ trò chơi. Nó trông như thế này. Có ai nhận ra đây là gì không? Vâng, chính xác. Trò chơi phiêu lưu diễn ra trong Settlers of Catan. Có ai ở đây biết Settlers là gì không? Mọt sách. (Tiếng cười) Nếu bạn không biết, Settlers là một board game, nơi bạn thi đấu với những người khác thu thập tài nguyên và sử dụng chúng để xây dựng. Và trong văn bản phiêu lưu, thông tin được giấu bằng nhiều cách, để bạn có thể dựng lại toàn bộ trò chơi. Bạn có thể tìm ra những con đường, thành phố, thị trấn, tài nguyên, con số trên gạch, ngay cả trên xúc xắc. Kết hợp các thông tin đó với nhau, bạn có thể tìm ra câu trả lời và nó quá phức tạp để giải thích tại đây. (Tiếng cười) Nếu bạn thật sự muốn biết, hãy tìm tôi sau buổi nói chuyện. (Tiếng cười) Câu đố này khiến tôi nhận ra giá trị của việc thay đổi góc nhìn trong việc tạo ra khoảnh khắc tỏ ngộ. Vì thế trong câu đố này bạn đi từ sự trải nghiệm của nhân vật trong thế giới trò chơi, đến cảm giác nhìn từ trên cao xuống như khi bạn đang chơi một board game, và trong sự thay đổi đó, bạn dựng lại toàn bộ những thông tin bạn có. Với tôi, phần khó nhất trong thiết kế là làm thế nào để tạo ra niềm vui khi tìm ra đáp án. May mắn thay, thế giới đầy những ý tưởng và thông tin. Tôi từng thấy những câu đố tuyệt vời được tạo thành từ điệu lắc lư của ong, và sự trùng hợp ngạc nhiên khi 88 phím đàn piano khớp với 88 chòm sao trên bầu trời. Một khi bạn nhận ra điều đó, bạn không thể thiết kế câu đố, nó là việc khiến những người giải câu đố tạo ra sự kết nối đó trong đầu họ. Cho dù bạn cho họ ngôi sao trên phím đàn hay chơi bản nhạc thiên thể của vụ trụ, bạn dẫn họ tới đó, bằng cách này hay cách khác. Chẳng mấy chốc, bạn nhìn một con rùa, bạn tự hỏi: "Liệu đây có phải là một câu đố?" (Tiếng cười) Bạn nhìn nó và nói: "Mình chưa bao giờ nhận ra giá trị của chiếc mai nó." Trải nghiệm này có thể quen thuộc với bạn, nếu bạn từng xem TED Talk và tự hỏi: "Đây có phải là một câu đố?" (Tiếng cười) Tôi không nói đâu. Nhưng tôi sẽ cho bạn biết câu đố có thể được tìm thấy ở những không ai ngờ đến. Nó đưa ta trở lại với câu đố yêu thích nhất của tôi, Trip Payne được thiết kế. Lần này, tôi sẽ bật cho bạn nghe cả âm thanh, hãy chuẩn bị đoán tên bài hát nào. (Tiếng cục tác) (Tiếng cục tác) (Tiếng cục tác) (Tiếng cười) Có ai biết đó là gì không? Vâng, "You Make Me Feel Like a Natural Woman." (Tiếng cười) Bạn có thể nhận ra nó và bảy bài hát khác và clip, rồi xem video để tìm ra manh mối, cách mà chúng được quay và ghép lại với nhau với những cảnh lướt qua nhóm năm người cùng ngồi một bàn, gợi nhớ đến những giám khảo, những điều này chỉ ra "một cuộc thi tìm kiếm tài năng". Và bạn tìm ra nó qua mạng, hay đơn giản là bạn biết, bạn có thể tới được khoảnh khắc tỏ ngộ, những clip này là bản sao của một cuộc thi hát nhép từ "RuPaul's Drag Race." (Tiếng cười) Tại sao ta làm vậy? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bạn nói xem, tôi không biết. Trước tiên, nó rất vui. Nhưng tôi nghĩ nó còn cải thiện cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Để có thể giải được câu đố, khi đối đầu với thử thách, đã cho tôi khám phá vấn đề từ nhiều khía cạnh trước khi chọn một phương thức nhất định. Đồng thời, quá trình giải đố là sự tập luyện để làm việc nhóm, biết lúc nào nên lắng nghe, lúc nào chia sẻ, và làm sao để biết và tán dương một ý tưởng hay. và thiết kế được những khoảnh khắc như vậy là một dụng cụ quyền lực. Hãy nghĩ đến ý tưởng thật mạnh mẽ, thú vị và thuyết phục, đến từ chính bộ não của bạn, nơi bạn tự tạo ra mọi kết nối. Tháng Một năm 2017, sau hàng chục nghìn giờ làm việc, cuối cùng, chúng tôi tổ chức cuộc Săn lùng Kho báu. Cảm giác thỏa mãn khác hẳn với sự phấn khích trong giây phút tìm ra đáp án. Thay vào đó, môt ngọn lửa âm ỉ, phức tạp, khó tả, cảm giác được người khác hiểu mình. Và khi tất cả trôi qua, trong sự mệt mỏi, chúng tôi nhìn nhau và thế giới và nói: "Ta sẽ không bao giờ làm điều này nữa. Quá nhiều việc phải làm. Nó rất vui, nhưng, thôi, không thắng nữa đâu." Một năm sau, tháng Một năm 2018, chúng tôi lại thắng một lần nữa. (Tiếng cười) Hiện giờ, tôi không biết chúng tôi phải làm việc khoảng bao nhiêu chục ngàn giờ nữa, và chỉ còn hai tháng nữa là đến cuộc thi năm 2019. Cảm ơn bạn đã lắng nghe, tôi phải đi thiết kế câu đố đây. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi là một nhà khí tượng học, và nếu căn phòng này đại diện cho đất nước chúng ta đang sống, có nghĩa là khoảng 60% trong số quý vị, có thể là từ bên kia qua đây, sẽ không tin tôi với những thông tin về nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Tôi hứa với các bạn tối nay tôi sẽ nói sự thật, nhưng để chiều lòng số đông thiếu lòng tin ấy, Tôi sẽ bắt đầu bài nói với một điều sai lầm. [Thỏa thuận chung Paris là kết quả từ sự công nhận rằng biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu...] Lời nhận định này không đến từ Tổng thống Obama. Nó đến từ Tổng thống Reagan, và nó không nói về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận chung Paris. Nó thật ra là về Nghị định thư Montreal và sự cạn kiệt của ôzôn tầng bình lưu. Tôi chắc rằng nhiều người trong các bạn không quen thuộc với vấn đề môi trường này nhưng các bạn nên biết, vì đó câu chuyện thành công hiếm có trong việc bảo vệ môi trường. Và nó đáng được nhắc lại, vì đôi khi, chúng ta cần xem xét thế giới mà chúng ta đã tránh khỏi để từ đó tìm ra hướng dẫn cho những sự lựa chọn của chúng ta này nay. Hãy quay lại những năm 1970, khi mà một vài sự lựa chọn đầy nghi vấn được đưa ra: đầu tiên -- hoo -- kiểu tóc. (Cười) Thứ hai, khách quan mà nói, một lượng keo xịt tóc nhiều đến tệ hại. và thứ ba, CFCs, chloroflourocarbons, hợp chất hóa học nhân tạo được dùng như chất nổ đẩy trong các bình xịt nén. Và hóa ra chất CFCs là một vấn đề vì nó phá hủy tầng ôzôn. Tôi chắc rằng phần lớn các bạn đã nghe đến tầng ôzôn, nhưng nó có ý nghĩa gì? Nói một cách đơn giản, tầng ôzôn là lớp chống nắng của trái đất, và nó rất mỏng manh. Nếu bạn có thể lấy tầng ôzôn, nó cao khoảng 10 đến 20 dặm trên đầu chúng ta, và nén nó xuống bề mặt trái đất, nó sẽ biến thành một lớp vỏ mỏng chỉ dày bằng hai đồng xu xếp chồng, khoảng một phần tám inch. Và lớp vỏ tuy mỏng nhưng có thể làm một lượng công việc tuyệt vời. Nó lọc hơn 90 phần trăm bức xạ UV có hại đến từ mặt trời. Và tuy tôi chắc rằng nhiều bạn rất thích làn da rám nắng mà bạn có được từ mười phần trăm tia UV còn lại, nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề: bệnh đục thủy tinh thể. tổn hại đến mùa màng, tổn hại đến hệ thống miễn dịch và cả ung thư da nữa. Sẽ không phải là phóng đại khi nói rằng sự đe dọa đến tầng ôzôn cũng là đe dọa đến an toàn của nhân loại. Và thật ra, mỉa mai thay, vì sự an toàn của nhân loại mà hợp chất CFCs được phát minh. Trong những ngày đầu khi tủ lạnh mới được dùng, trong tủ lạnh có chứa những chất hóa học độc hại và dễ cháy như propane và ammonia. Vì những lý do chính đáng, nền công nghiệp làm lạnh muốn một sự thay thế an toàn hơn, và họ đã tìm thấy nó vào năm 1928, khi một nhà khoa học tên là Thomas Midgley tổng hợp được chất CFCs có thể thương mại hóa đầu tiên. Và thật ra, Midgley đã từng hít hợp chất CFCs và thổi tắt nến để chứng minh, ở một hội thảo khoa học, rằng hợp chất này an toàn và không gây cháy nổ. Là một nhà khoa học, tôi có thể nói rằng bạn sẽ không thể qua mặt mọi người với một trò hề như vậy ngày nay. Ý tôi là, wow. Nhưng thật ra, tại thời điểm đó, CFCs là một phát minh thực sự xuất sắc. Nó là tiền đề cho những thứ như kỹ thuật làm lạnh hiện đại và điều hòa và những thứ khác. Vì vậy nên đến khoảng 40 năm sau, vào những năm 1970, các nhà khoa học mới nhận ra rằng CFCs phân rã ở lớp khí quyển trên cao và phá hủy tầng ôzôn. Phát hiện này đã tạo ra nhiều sự lo lắng cho công chúng Cuối cùng nó đã dẫn đến việc cấm dùng CFC trong các bình xịt nén ở Mỹ và một số nước khác vào năm 1978. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, bởi vì CFC không chỉ được dùng trong các bình xịt nén. Vào năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ra lỗ hổng ôzôn ở Nam Cực, và đây thực sự là một phát hiện đáng báo động. Các nhà khoa học đã không ngờ tới việc này. Trước khi tìm thấy lỗ hổng ôzôn ở Nam Cực, các nhà khoa học đã dự đoán rằng sẽ có sự hạ giảm từ năm đến mười phần trăm khí ôzôn trong một thế kỷ. Nhưng thứ mà họ phát hiện ra trong vòng ít hơn một thập kỳ đó là hơn một phần ba phần khí ôzôn đã biến mất, trên một khu vực có diện tích còn lớn hơn cả Mỹ. Và mặc dù bây giờ chúng ta biết rằng CFCs là nguyên nhân gây ra lỗ hổng ôzôn, vào thời điểm đó, khoa học vẫn chưa chắc chắn. Mặc cho sự không chắn chắn này, cơn khủng hoảng đã thúc đẩy các quốc gia hành động. Về câu nói mà tôi đã trích dẫn ở đầu buổi nói chuyện, về Nghị định thư Montreal từ Tổng thống Reagan -- Đó là tuyên bố ký của ông khi ông ký thông qua Nghị định thư Montreal sau khi nó được phê chuẩn bởi Thượng viện Hoa Kỳ. Đây là một việc thực sự đáng được tán vinh. Thực ra, hôm qua là ngày kỷ niệm 30 năm ký Nghị định thư Montreal. (Vỗ tay) Nhờ có Nghị định thư này, những hợp chất hủy hoại tầng ôzôn đang dần giảm đi trong bầu khí quyển, và chúng ta đang bắt đầu được thấy những dấu hiệu lành lại của tầng ôzôn. Ngoài ra, vì nhiều hợp chất hủy hoại tầng ôzôn cũng đồng thời là những khí nhà kính mạnh, Nghị định thư Montreal đã giúp hoãn lại sự nóng lên toàn cầu tới hơn một thập kỷ. Đó là một điều tuyệt vời. Nhưng tôi nghĩ rằng có một câu hỏi đáng được đặt ra, khi chúng ta hiện đang đối mặt với khủng hoảng môi trường, nóng lên toàn cầu, chúng ta có thể học được gì từ Nghị định Montreal? Chúng ta có học được gì không? Tôi nghĩ là có. Đầu tiên, chúng ta không cần phải thực sự chắc chắn để hành động. Khi Nghị định thư Montreal được ký, chúng ta đã ít chắc chắn về những mối đe dọa từ CFCs hơn là về những mối đe dọa từ khí nhà kính hiện nay. Một chiến thuật thông dụng mà những người phản đối hành động vì môi trường dùng là hoàn toàn bỏ qua những mối đe dọa và tập trung vào sự không chắc chắn. Nhưng không chắc chắn thì sao? Chúng ta vẫn thường xuyên quyết định mặc cho sự không chắc chắn, thực sự rất thường xuyên. Tôi dám cá rằng với những bạn lái xe đến đây tối nay, các bạn đã đeo dây an toàn. Vậy nên các bạn hãy hỏi bản thân, các bạn có đeo dây an toàn vì người ta bảo các bạn với sự chắc chắn một trăm phần trăm rằng các bạn sẽ bị tông xe trên đường đến đây? Có lẽ là không đâu. Đó là bài học đầu tiên. Sẽ luôn có sự không chắc chắn trong việc quản lý rủi ro và đưa ra quyết định. Việc bỏ qua rủi ro và chỉ tập trung vào sự không chắc chắn là một sự xao nhãng. Nói theo cách khác, không hành động là một hành động. Thứ hai, cần phải có rất nhiều người để cùng tạo ra một môi trường khỏe mạnh. Nghị định thư Montreal không chỉ được lập nên bởi nền công nghiệp hay chính phủ hay những nhóm hoạt động vì môi trường và các nhà khoa học. Nó được lập nên bởi tất cả bọn họ. Tất cả đều có một vị trí trong bàn, và tất cả đều có vai trò quan trọng trong việc đưa ra giải pháp. Và tôi nghĩ theo hướng này, chúng ta có thể thấy được những tín hiệu đáng mừng. Ta có thể thấy không chỉ những nhóm vì môi trường quan tâm đến biến đổi khí hậu mà còn có cả những nhóm về nhân quyền và tôn giáo, quân đội và các doanh nghiệp. Vì vậy khi nào bạn thấy bản thân mình ở trong nhóm đó, chúng tôi cần bạn ngồi ở bàn, vì nếu ta muốn tìm giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu, nó cần phải được thực hiện ở mọi mặt, từ cấp độ cá nhân cho đến quốc tế và tất cả mọi thứ ở giữa. Bài học thứ ba: đừng để mong muốn hoàn hảo ngăn cản điều tốt đẹp xảy ra. Tuy Nghị định thư Montreal đã trở thành cái phanh giúp ngăn sự suy yếu tầng ôzôn, vào lúc ban đầu, nó chỉ giống như một cái chạm chân nhẹ trên phanh. Phải đến những lần thay đổi Nghị định sau này mới đánh dấu quyết định đạp phanh để ngăn chặn sự suy yếu tầng ôzôn. Với những người thấy thất vọng vì cho rằng Thỏa thuận chung Paris chưa giải quyết đủ triệt để hay chỉ hành động của riêng bản thân sẽ không giúp giải quyết nóng lên toàn cầu Tôi muốn nói rằng đừng để mong muốn hoàn hảo ngăn điều tốt xảy ra. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng chúng ta nên suy ngẫm về thế giới mình đã thoát khỏi. Đúng vậy, thế giới mà ta đã tránh khỏi nhờ việc ban hành Nghị định thư Montreal là một trong những sự thay đổi gây thiệt hại tới môi trường và sức khỏe của chúng ta. Tới những năm 2030, chúng ta sẽ tránh được hàng triệu ca ung thư da mới mỗi năm với chỉ số ôzôn luôn tăng lên. Nếu tôi may mắn, tôi sẽ sống đủ lâu để nhìn thấy kết thúc của sự minh họa này và thấy được lỗ hổng ôzôn dần trở lại trạng thái ban đầu. Vì vậy khi chúng ta muốn viết nên câu chuyện cho tương lai của khí hậu trong thế kỷ này và cả sau này, chúng ta cần hỏi bản thân, chúng ta cần hành động như thế nào để ai đó có thể đứng trên sân khấu này trong 30 hay 50 hay 100 năm nữa và nhắc về thế giới mà họ đã tránh khỏi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Gần 100 năm trước, tính đến nay, hầu hết phụ nữ ở Mỹ cuối cùng đã giành được quyền bầu cử. Và mất nhiều thập kỉ hơn để phụ nữ da màu được hưởng quyền này, chúng ta đã trải qua đoạn đường dài nhưng tôi cho rằng nó vẫn chưa đủ xa. Tôi nghĩ điều phụ nữ ngày nay muốn, không chỉ riêng ở Mỹ, mà toàn thế giới, chính là không còn bị coi như thứ yếu. Chúng ta không muốn tiếp tục phải cố gắng, rồi trông đợi tới 100 năm sau để được miến cưỡng thừa nhận một vài quyền pháp lí hay chỗ đứng nhỏ. Chúng ta đơn giản mong muốn sự bình đẳng đúng nghĩa và toàn diện. Tôi nghĩ phụ nữ đều mệt mỏi với việc gò bó bản thân vào những cơ quan và chính phủ được xây dựng bởi nam giới, dành cho nam giới, và chúng ta muốn định hình lại tương lai trong những nhiệm kì của chính mình. Tôi tin như vậy -- (Vỗ tay) Tôi tin phụ nữ cần 1 cuộc cách mạng chính trị cho quyền bình đẳng toàn diện bất kể chủng tộc, tầng lớp, bản dạng giới, bất kể xu hướng tình dục, và đúng vậy, bất kể đảng phái chính trị, bởi tôi tin những điều kết nối phụ nữ chúng ta mạnh mẽ hơn rất nhiều những gì có thể chia rẽ chúng ta. Vậy nên tôi có những suy nghĩ về cách xây dựng cuộc cách mạng chính trị của phụ nữ và đây chính là điều tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay (cổ vũ) (Vỗ tay) Tin tốt là có một điều chưa từng thay đổi trong suốt thế kỉ qua đó là bản lĩnh của phụ nữ và sự tận tâm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ vì bản thân mà còn cho các thế hệ kế cận bởi tôi nghĩ không một người phụ nữ nào muốn con gái mình được hưởng ít quyền lợi hay cơ hội hơn những gì cô ấy đã và đang có. Nên chúng ta hiểu rằng tất cả đều kế thừa thành quả của thế hệ phụ nữ đi trước với riêng cá nhân tôi, tôi lớn lên trong gia đình của những phụ nữ Texas kiên cường. (cổ vũ) Ông bà tôi sống ở ngoại ô của Waco, Texas, ở vùng nông thôn. Và khi bà tôi mang thai, dĩ nhiên bà đã không tới bệnh viện để được hộ sinh, bà hạ sinh tại nhà. Nhưng khi chuẩn bị hạ sinh, bà đã gọi một phụ nữ hàng xóm qua để nấu bữa tối cho ông tôi bởi vì... theo tôi thì, không ai tin ông sẽ tự chuẩn bị bữa tối cho mình. (cười) thời điểm đó. (Tiếng cười) Người hàng xóm đó không biết giết gà, và không may gà lại là món ăn của bữa tối hôm đó. và phần tiếp theo của câu chuyện, bà tôi, từ trên bàn sinh, đang trong cơn đau, đã tự nâng mình lên chỉ với 1 khuỷu tay ,siết chặt lấy cổ con gà đó Và mẹ tôi đã đến với thế giới này theo cách đó. (tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng điều đáng kinh ngạc là, mặc dù bà của mẹ tôi không thể bầu cử ở Texas, bởi theo luật Texas, "những kẻ ngốc, người thiểu năng, người điên và phụ nữ" bị tước quyền bầu cử -- chỉ 2 thế hệ sau, mẹ tôi, Ann Richards, bằng chính năng lực của mình, đắc cử nữ thống đốc đầu tiên của bang Texas. (Vỗ tay và cổ vũ) Nhưng các bạn thấy đấy, thời điểm Mẹ tôi lãnh đạo Texas, lúc ấy không có nhiều cơ hội cho phụ nữ, và bà đã thật sự dành cả cuộc đời mình để thay đổi điều đó. Câu nói yêu thích của bà, "Với phụ nữ, chỉ cần được trao một cơ hội, chúng tôi có thể thể hiện. Sau cùng, Ginger Rogers đã làm được mọi thứ giống với Fred Astair, nhưng ngược lại và trên đôi giày cao gót." Đúng không nào? Và thật sự, đó cũng là những điều phụ nữ đã và đang làm trong thế kỉ qua dù có rất ít, rất ít quyền lực chính trị, chúng ta đã đạt những bước tiến đáng kể. Vậy nên nước Mỹ ngày nay, 100 năm sau khi giành được quyền bầu cử, phụ nữ chiếm gần một nửa lực lượng lao động Và ở 40% các gia đình có con cái, phụ nữ chính là trụ cột tài chính. Các nhà kinh tế học ước tính nếu tất cả nữ công nhân nghỉ làm chỉ cần một ngày, sẽ hao hụt của nước Mỹ 21 tỉ đô vào tổng sản phẩm quốc nội. Hiện này, phần lớn nhờ vào Luật IX, yêu cầu quyền bình đẳng giáo dục, nữ giới hiện chiếm một nửa số sinh viên ở Mỹ. Chúng ta là một nửa sinh viên ngành y, một nửa sinh viên luật-- Chính xác như vậy. (Vỗ tay) Và một con số thực tế tôi vô cùng tâm đắc: Một trong số những lớp phi hành gia NASA tốt nghiệp gần đây, Điều gì xảy ra? Lần đầu tiên, có đến 50% là nữ (Vỗ tay) Điều quan trọng là phụ nữ đang thật sự thay đổi nền công nghiệp Họ đang thay đổi các ngành kinh doanh một cách toàn diện Nhưng khi nhắc đến bộ máy nhà nước, đó là một câu chuyện khác, và tôi thật sự cho rằng một bức tranh đáng giá ngàn lời nói. Đây là một bức ảnh ở Nhà Trắng từ năm 2007 khi các nhà lãnh đạo thuộc Quốc hội cùng nhau hoàn thiện những chi tiết vào dự luật cải cách y tế trước khi trình lên Quốc hội. Đến nay, một trong những kết quả của cuộc họp này là việc họ loại bỏ trợ cấp thai sản, điều này không quá ngạc nhiên, bởi đâu có ai trên chiếc bàn đó thật sự cần đến trợ cấp này. Và không may, đó là những điều chúng ta rút ra được về phụ nữ ở Mỹ. Nếu chúng ta không ngồi ở bàn, ta sẽ nằm trên thực đơn, phải không? Và chúng ta đơn giản là không có đủ quyền quyết định, bởi cho dù phụ nữ áp đảo về số lượng biểu quyết ở Mỹ, ta vẫn bị xếp sau nửa còn lại của thế giới trong tiếng nói chính trị. Nghiên cứu gần đây cho thấy khi xếp hạng tất cả các quốc gia, nước Mỹ đứng thứ 104 về quyền đại diện của phụ nữ trong cơ quan chính phủ. đứng thứ 104... ngay sau Indonesia. Vậy có phải một sự ngạc nhiên lớn, khi nghĩ về những ai đang ra quyết định đây là nước phát triển duy nhất không có chế độ lương nghỉ phép (PFL) Và dù cho tất cả nghiên cứu và thành tựu chúng ta tạo ra-- trong y tế-- điều này thật sự khiến tôi bàng hoàng-- nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong mẹ Bây giờ, đề cập tới thu nhập ngang bằng, kết quả cũng không quá tốt. Hiện nay ở Mỹ, trung bình phụ nữ kiếm được 80 xu cho mỗi đô la một người đàn ông kiếm được. Thậm chí với phụ nữ Mỹ gốc Phi, con số chỉ là 63 xu cho mỗi đô la. Và với người Mỹ Latinh, chỉ còn 54 xu cho mỗi đô la. Thật khó chấp nhận. Vừa rồi, phụ nữ ở Anh - Vương Quốc Anh vừa có vài ý tưởng, mà tôi cho là, thông minh để chứng minh sức ảnh hưởng của khoảng cách thu nhập. Đó là, bắt đầu từ ngày 10 tháng 11, và kéo dài đến hết năm, họ chỉ đơn giản cài đặt tin nhắn tự động trên e-mail để thông báo tất cả các tuần họ làm việc không lương. Là vậy đấy. Tôi nghĩ đây là một ý tưởng có thể học hỏi Nhưng giờ hãy tưởng tượng phụ nữ thật sự nắm quyền lực chính trị. Tưởng tượng nếu chúng ta được ngồi ở bàn, đưa ra các quyết định Tưởng tượng chúng ta có đảng chính trị của chính phụ nữ, và thay vì gạt các vấn đề của mình qua một bên như sự phiền nhiễu ta nâng chúng lên mối ưu tiên hàng đầu. Các bạn, chúng ta biết rằng các nghiên cứu chỉ ra phụ nữ trong chính phủ có cách làm việc khác biệt so với nam giới Họ cộng tác nhiều hơn với đồng nghiệp, họ làm việc liên đảng phái, và phụ nữ hướng tới hỗ trợ nhánh lập pháp nhiều hơn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận y tế, giáo dục, các quyền công dân. Và điều chúng ta thấy được từ các nghiên cứu ở Quốc hội Mỹ đó là phụ nữ bảo trợ cho lập pháp nhiều hơn và đồng đề xuất các dự luật nhiều hơn Nên tất cả minh chứng đều cho thấy khi phụ nữ được trao cơ hội cống hiến, họ tạo nên sự khác biệt lớn, và họ hoàn thành mọi nhiệm vụ. Nước Mỹ sẽ như thế nào nếu có những con người khác đưa ra quyết định? Vâng, tôi vững tin rằng nếu một nửa Quốc hội có thể mang thai, sẽ không còn cuộc đấu tranh về kiểm soát sinh sản và Kế hoạch hóa Gia đình (Vỗ tay và cổ vũ) tất cả sẽ được giải quyết. (Vỗ tay) Tôi cũng có niềm tin rằng rồi đây, doanh nghiệp có lẽ không còn coi việc mang thai là một mối phiền toái, mà hiểu đúng nó như là một vấn đề y tế cơ bản của hàng triệu công nhân Mỹ. Và tôi nghĩ nếu có nhiều phụ nữ hơn trong các cơ quan chính phủ của chúng ta sẽ ưu tiên gìn giữ hạnh phúc các gia đình thay vì chia tách họ. (Vỗ tay) Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là, theo tôi,tất cả vấn đề trên thế giới không còn bị xem là "của riêng phụ nữ" Chúng cần được nhìn nhận là các vấn đề cơ bản với sự công bằng và bình đẳng mà ai cũng có thể gặp phải. Với tôi, câu hỏi ở đây là, Cần chính xác những gì để xây dựng cuộc cách mạng chính trị của phụ nữ? Tin tốt là, thật ra, nó đã khởi động rồi. Vì phụ nữ toàn thế giới đang đứng lên đòi hỏi nơi làm việc, họ đòi hỏi các viện giáo dục, họ đòi hỏi các chính phủ nơi mà phân biệt giới tính, quấy rối và tấn công tình dục không được chấp nhận hay dung thứ. Phụ nữ khắp nơi, như chúng ta biết, đang giơ cao cánh tay, và nói "Tôi Cũng Vậy", đây là một phong trào tạo nên sức mạnh tổng hợp bởi thực tế rằng phụ nữ đang hợp lại với nhau bất kể ngành nghề, từ những người giúp việc tới các ngôi sao Hollywood. Phụ nữ đang cùng diễu hành, chúng ta đang biểu tình, chúng ta đang hô vang. Phụ nữ đang thách thức hiện trạng, chúng ta phá vỡ những điều cấm cản cũ, và, chúng ta tạo ra khó khăn một cách đáng tự hào. Nhờ vậy, phụ nữ Ả Rập Saudi lần đầu được lái xe ô tô. (vỗ tay và cổ vũ) Phụ nữ Iraq đang đoàn kết lại cùng những người sống sót sau nạn buôn người. Phụ nữ từ El Salvador đến Ireland đang đấu tranh cho quyền sinh sản. Và phụ nữ ở Myanmar đang đứng lên bảo vệ nhân quyền. Nói ngắn gọn, tôi cho rằng tiềm năng lãnh đạo lớn mạnh nhất thế giới không tới từ các tòa chính phủ Nó đến từ những người phụ nữ bình thường trên khắp toàn cầu. (Vỗ tay) Và ở đây, ở nước Mỹ, phụ nữ vô cùng xuất sắc. Theo một cuộc bỏ phiếu gần đây của Kaiser được công bố kể từ cuộc bầu cử tổng thống cuối cùng vào năm 2016, cứ một trong năm người dân Mỹ đã tham gia diễu hành hoặc biểu tình, và vấn đề hàng đầu chính là quyền phụ nữ. Phụ nữ đang thành lập những tổ chức mới, họ đang thực hiện các chiến dịch tình nguyện, và họ tiếp quản mọi vấn đề từ sửa đổi dự luật kiểm soát súng đạn đến giáo dục công. Số lượng phụ nữ vận động bầu cử cũng đạt mức kỉ lục, và họ đang chiến thắng. Vậy nên--(cười) (Vỗ tay) Những phụ nữ như Lucy McBath ở Georgia. (Vỗ tay và cổ vũ) Lucy đã mất người con trai của mình trong một cuộc xả súng, và nhờ vào những kinh nghiệm của cô về hệ thống tư pháp hình sự rằng cô nhận ra nó bi kịch đến nhường nào, cô ấy đã quyết định phải làm một điều gì đó. Nên cô ấy đã vận động bầu cử, và tháng 1 tới đây, cô chính thức bước vào Quốc hội Đúng không ạ? Hay-- (Vỗ tay) Angie Craig tới từ Minnesota. (Vỗ tay và cổ vũ) Nghị sĩ của cô đã có những phát biểu tiêu cực về cộng đồng LGBT và cô quyết định thách thức anh ta. các bạn biết sao không? Cô ấy đã làm, và chiến thắng và tới tháng 1 khi cô bước vào Quốc hội, cô ấy sẽ là người mẹ đồng tính đầu tiên phục vụ cho Hạ Viện. (Vỗ tay và cổ vũ) hay-- (vỗ tay) hay Lauren Underwood đến từ Illinois. Cô ấy là một ý tá chính quy (RN), hàng ngày cô chứng kiến những ảnh hưởng từ việc thiếu hụt các dịch vụ y tế lên cộng đồng nơi cô sinh sống, nên cô ấy quyết định đứng ra ứng cử. cô đối đầu 6 ứng cử viên nam trong lần đó, và cô đánh bại tất cả cô chiến thắng tổng tuyển cử và vào tháng 1 khi cô bước tới Quốc hội, cô ấy sẽ là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc cho quận của mình ở Washington. (vỗ tay và cổ vũ) Giờ đây, phụ nữ đang nhận thức được-- đây là thời khắc của chúng ta Đừng chờ đợi sự cho phép, đừng chờ đợi tới lượt. Shirley Chisholm từng nói-- Shirley Chisholm là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc cho Quốc hội và cũng là người phụ nữ đầu tiên của Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống-- Shirley Chisholm đã nói rằng, "Nếu chiếc bàn không còn chỗ cho bạn, chỉ cần kéo thêm 1 chiếc ghế gấp" Và đây chính là cách mà phụ nữ trên khắp đất nước này đang thực hiện. Tôi tin phụ nữ ngày nay là lực lượng chính trị quan trọng và mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới, nhưng ta cần làm gì để đảm bảo rằng đây không chỉ là khoảnh khắc? Điều cần thiết là một phong trào toàn cầu cho sự bình đẳng toàn diện của phụ nữ dựa trên sự giao thoa cộng đồng và liên kết các thế hệ, để không ai bị bỏ lại phía sau. Và giờ tôi có một vài ý tưởng về cách thực hiện điều này. Thứ nhất: kháng cự thôi là chưa đủ. Chỉ nói về những gì ta đấu tranh chưa đủ. Đã đến lúc hô vang và tự hào về những điều chúng ta ủng hộ, bởi hướng về quyền bình đẳng toàn diện là một giá trị cốt lõi và là điều chúng ta có thể đạt được. Bởi thực tế, đàn ông ủng hộ việc trả lương công bằng cho phụ nữ. Hàng thiên niên kỉ, họ ủng hộ bình đẳng giới. Các doanh nghiệp cũng đang gia tăng áp dụng các chính sách hỗ trợ gia đình, không chỉ bởi đây là việc đúng đắn, mà còn vì nó tốt cho công nhân của họ. Tốt cho chính các doanh nghiệp. Thứ hai: Chúng ta phải ghi nhớ câu nói của Fannie Lou Hamer, "không có ai tự do cho tới khi tất cả đều được tự do." Nên như tôi đã đề cập ở phần đầu, phụ nữ da màu ở nước chúng ta thậm chí đã không được quyền bầu cử rất lâu sau so với chúng ta. Nhưng từ khi có quyền, họ chính là những lá phiếu uy tín nhất, là những người bầu cử đáng tin cậy nhất của các ứng cử viên đấu tranh cho quyền phụ nữ, và họ dẫn dắt chúng ta -- (Vỗ tay và cổ vũ) Vì những vấn đề của họ cũng là của chính chúng ta. Và vì là phụ nữ da trắng, chúng ta cần làm nhiều hơn thế, bởi nạn phân biệt chủng tộc và giới tính, kì thị người đồng tính, những vấn đề này tác động tới tất cả chúng ta. Thứ ba: chúng ta cần tham gia mọi cuộc bầu cử. Tất cả các cuộc bầu cử. Ta cần đưa nó dễ dàng tiếp cận hơn trong quần chúng và ta cần chắc chắn rằng tất cả lá phiếu phải được tính, được không? (Vỗ tay và cổ vũ) Bởi có những rào cản tồn tại trong hệ thống bầu cử của Mỹ, không hề công bằng với phụ nữ-- phụ nữ da màu, phụ nữ có thu nhập thấp, phụ nữ đang làm việc và gắng sức nuôi sống cả gia đình. Nên chúng ta cần đơn giản hóa nó để ai cũng được bầu cử, Và có thể bắt đầu bằng việc mở ra Ngày Bầu Cử như 1 ngày hội liên bang ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. (Vỗ tay và cổ vũ) Thứ tư: đừng trông chờ sự chỉ dẫn. Nếu các bạn thấy một vấn đề cần giải quyết tôi nghĩ các bạn chính là người thực hiện, đúng không nào? Hãy bắt đầu một tổ chức mới, điều hành một cơ quan. Hay chỉ đơn giản là dám đứng lên trong công việc để ủng hộ bản thân hoặc những đồng nghiệp. Đó là quyết định của chính chúng ta. Và thứ 5: đầu tư cho phụ nữ, phải không nào? (Vỗ tay) Đầu tư cho phụ nữ trở thành các ứng cử viên, nhà cải cách, nhà lãnh đạo. Đây là một ví dụ, trong kì bầu cử trước ở Mỹ, phụ nữ đã đóng góp cho việc ứng cử và các chiến dịch nhiều hơn 100 triệu đô so với chỉ 2 năm trước, và số lượng phụ nữ chiến thắng đạt mức kỉ lục. Hãy cũng nghĩ về điều này. (Vỗ tay và cổ vũ) Nhìn lại, đôi khi tôi nghĩ những thử thách mà chúng ta phải đối mặt, chúng dường như quá tải, tưởng chừng không bao giờ giải quyết được triệt để, nhưng theo tôi những vấn đề có vẻ phức tạp nhất chính là những gì quan trọng nhất để tiếp quản. Trước đây chưa ai nghiên cứu nó không đồng nghĩa bạn cũng sẽ nói không. Phải nói, nếu nhiệm vụ của phụ nữ dễ dàng, thì người khác cũng đã làm được rồi, phải không? (Tiếng cười) Phụ nữ toàn cầu, họ tràn đầy nhiệt huyết, họ đang nhận lấy từ nhau sức mạnh và nguồn cảm hứng. Họ đang làm những việc vượt ngoài sức tưởng tượng trước đó. Nên nếu chúng ta có thể tiếp nối các thành tựu qua gia nhập lực lượng lao động, tham gia các doanh nghiệp, tham gia vào hệ thống giáo dục và các phương tiện hướng tới xây dựng quyền lực chính trị đúng nghĩa, chúng ta sẽ cùng định hình lại thế kỉ này, vì một người trong chúng ta có thể bị phớt lờ hai người có thể bị bác bỏ, nhưng hợp lại, chúng ta tạo nên làn sóng, và không thể bị cản bước. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay và cổ vũ) Cảm ơn. (Vỗ tay) Từ các sinh vật đơn bào nhỏ nhất đến các sinh vật to lớn nhất trên Trái đất, tất cả đều được xác định bởi bộ gen. DNA trong gen hoạt động như bảng chỉ dẫn cho các tế bào. Bốn chất nền cơ bản được gọi là đơn phân liên kết với nhau theo trình tự xác định, cho tế bào biết cách tổ chức và tạo cơ sở hình thành mọi tính trạng. Nhưng gần đây, với những tiến bộ trong công cụ chỉnh sửa gen, các nhà khoa học đã có thể thay đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật trong thời gian rất ngắn. Họ có thể thiết kế các giống cây trồng chịu hạn và tạo ra những quả táo không bị thâm sau khi cắt. Họ, thậm chí, còn có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và tạo ra các phương thức chữa trị các bệnh di truyền. CRISPR là công cụ chỉnh sửa gen nhanh nhất, dễ nhất và rẻ tiền nhất, là nhân tố chính của làn sóng khoa học mới. Vậy liệu pháp y học kỳ diệu này đến từ đâu? Hoạt động như thế nào? Và có những ứng dụng gì? Ngạc nhiên thay, CRISPR thực ra là một chu trình tự nhiên từ lâu hoạt động dưới dạng hệ thống miễn dịch của vi khuẩn. Mục đích ban đầu của nó là bảo vệ vi khuẩn đơn bào và vi khuẩn cổ chống lại các virus xâm nhập, CRISPR trong tự nhiên sử dụng hai thành phần chính. Thứ nhất là những đoạn trình tự DNA ngắn lặp đi lặp lại gọi là: "cụm trình tự ngắn đối xứng phân cách đều bởi các vùng đệm", hay gọi tắt là CRISPR. Thứ hai là Cas, hay protein liên kết với CRISPR làm công việc cắt đứt DNA như kéo cắt phân tử. Khi vi khuẩn bị virus xâm nhập, protein Cas cắt DNA của virus gắn vào một đoạn trình tự CRISPR của vi khuẩn, lưu lại cấu trúc hóa học của sự nhiễm trùng. Những đoạn mã này sau đó được sao chép thành các đoạn RNA ngắn. RNA có nhiều chức năng trong tế bào, nhưng trong trường hợp CRISPR, nó liên kết với một protein đặc biệt gọi là Cas9. Phức hợp này hoạt động như những trinh sát, bám vào vật liệu di truyền trôi nổi và tìm kiếm các vật liệu trùng khớp với DNA virus. Nếu virus xâm nhập một lần nữa, phức hợp này sẽ nhận ra ngay lập tức, và Cas9 sẽ nhanh chóng phá hủy DNA của virus. Rất nhiều vi khuẩn có cơ chế phòng thủ kiểu này. Năm 2012, các nhà khoa học đã tìm ra cách điều khiển CRISPR hướng đến các mục tiêu không chỉ là DNA của virus, mà bất kỳ DNA nào của gần như mọi sinh vật. Với các công cụ thích hợp, hệ miễn dịch này trở thành công cụ chỉnh sửa gen chính xác, có thể thay đổi DNA và các gen cụ thể dễ dàng như sửa một lỗi đánh máy. Đây là cách nó hoạt động trong phòng thí nghiệm: các nhà khoa học thiết kế một RNA dẫn đường tương thích với gen muốn chỉnh sửa, và gắn nó vào Cas9. Giống như RNA virus trong CRISPR trong hệ miễn dịch, RNA này dẫn Cas9 đến gen đích. và kéo cắt phân tử cắt DNA. Đây là cốt lõi sức mạnh của CRISPR: bằng cách tiêm Cas9 liên kết với một đoạn RNA dẫn đường ngắn có thể tùy chỉnh, các nhà khoa học có thể chỉnh sửa bất kỳ gen nào trong bộ gen. Sau khi DNA bị cắt, tế bào sẽ cố sửa chữa nó. Thông thường, protein tên là nuclease xén các đầu bị gãy và nối chúng lại với nhau. Quy trình sửa chữa này gọi là mối nối bất tương đồng, dễ có những sai sót và có thể dẫn đến việc thừa hoặc thiếu đơn phân. Khiến gen sau khi chỉnh sửa thường không thể hoạt động hoặc bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, nếu các nhà khoa học thêm một chuỗi DNA mẫu khác vào phức hợp CRISPR, protein sẽ thực thi một quá trình sửa chữa DNA khác, gọi là sửa chữa tương đồng. DNA mẫu này được dùng để hướng dẫn quá trình tái cấu trúc, sửa chữa gen lỗi hoặc thậm chí, chèn thêm một gen hoàn toàn mới. Khả năng sửa lỗi DNA nghĩa là CRISPR có khả năng tạo ra phương pháp điều trị bệnh mới liên quan đến các lỗi di truyền, như xơ nang hay hồng cầu hình liềm. Và vì không giới hạn chỉ ở con người, các ứng dụng của nó gần như vô tận. CRISPR có thể tạo ra các giống cây trồng có quả lớn hơn, các loài muỗi không thể truyền bệnh sốt rét hay thậm chí, lập trình lại các tế bào ung thư kháng thuốc. Nó cũng là một công cụ quyền năng để nghiên cứu bộ gen, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các gen bị vô hiệu hóa hoặc thay đổi ở một sinh vật. CRISPR vẫn chưa hoàn thiện. Không phải lúc nào nó cũng tạo ra những thay đổi như dự định, và vì khó dự đoán các tác động lâu dài nó, công nghệ này vẫn còn là câu hỏi lớn về vấn đề đạo đức. Con đường phía trước sẽ tùy thuộc vào quyết định của ta khi CRISPR bước ra khỏi giới hạn của các sinh vật đơn bào, đi vào phòng thí nghiệm, trang trại, bệnh viện, và cơ thể các sinh vật trên toàn thế giới. 27 tháng năm, 1941, chiến hạm Đức Bismarck chìm trong cuộc chiến nảy lửa, chỉ 118 trong số 2200 thành viên tàu sống sót. Nhưng khi tàu khu trục Anh đến bắt tù binh, họ tìm thấy một kẻ sống sót không ngờ. Một chú mèo đen trắng đang ôm lấy một tấm ván nổi. Trong vài tháng tiếp theo, con mèo này săn chuột và tăng nhuệ khí cho họ. Cho đến khi quả ngư lôi bất ngờ lao tới, làm vỡ thân tàu và đánh chìm tàu. Nhưng, thần kì là chú mèo thì không. Được mệnh danh "Sam không-thể-bị-đánh-chìm," chú mèo tới Gibraltar với đội giải cứu và làm mèo trên tàu cho ba thuyền nữa. Một trong số đó cũng chìm trước khi chú về Nhà Belfast cho Thủy thủ. Nhiều người cho rằng mèo không phải là những thủy thủ có ích, hay bạn đồng hành hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nhưng mèo đã ở bên con người hàng ngàn năm, giúp chúng ta thường xuyên như ta đã giúp chúng. Vậy làm thế nào những sinh vật đơn độc này từ thú hoang trở thành viên chức thủy quân tới bạn chung ghế sofa của ta? Sự thuần hóa của mèo nhà hiện đại có nguồn gốc từ hơn 10.000 năm tại "Lưỡi liềm Màu mỡ," đầu thời kì đồ đá mới. Con người học cách chế ngự thiên nhiên, sản xuất nhiều thức ăn hơn lượng nông dân có thể ăn trong một lần. Nông dân thời kì này chứa thóc dư trong hố lớn và bình chứa bằng đất sét. Chỗ chứa thức ăn này thu hút bầy gặm nhấm, cũng như kẻ thù của chúng, Felis silvestris lybica, mèo hoang ở Bắc Phi và Tây Nam Á. Những con mèo này là những thợ săn ăn thịt nhanh và hung dữ. Và chúng rất giống mèo nhà hiện nay về kích thước và hình dáng. Những điểm khác chính là mèo cổ đại có nhiều cơ bắp hơn, có lông vằn, và ít gần gũi với mèo khác và con người. Con mồi dư dả trong những kho thóc nhiều chuột thu hút loài vật thường sống đơn độc này. Và khi mèo hoang quen với hiện diện của con người và những con mèo khác trong giờ ăn, nông dân cũng lờ chúng đi để đổi lấy việc tiêu diệt sinh vật có hại miễn phí. Mối quan hệ này có lợi đến nỗi mèo bắt đầu đến sống với các nông dân thời đó từ Anatolia đến châu Âu và Địa Trung Hải. Sinh vật gây hại là tai họa ở khắp nơi Chúng ăn lương thực và gặm dây thừng, nên mèo, từ lâu, đã trở thành những bạn cùng tàu cần thiết. Cùng lúc những con mèo Anatolia chu du thế giới này giong buồm, người Ai Cập cũng thuần hóa những con mèo bản địa của riêng họ. Được tôn thờ vì khả năng giết rắn độc, bắt chim, và chuột, mèo nhà trở nên quan trọng trong văn hóa tôn giáo Ai Cập. Chúng trở thành bất tử trong các bích họa, chữ tượng hình, tượng, và ngay cả lăng tẩm được ướp xác cùng với chủ. Những con mèo trên thuyền Ai Cập chu du sông Nile, xua đuổi rắn độc trên sông. Và khi đặt chân lên thuyền lớn hơn, chúng bắt đầu đi từ cảng này sang cảng khác. Thời đế chế La Mã, những con thuyền đi giữa Ấn Độ và Ai Cập chuyển đưa dòng giống của mèo hoang Trung Á F. s. ornata. Nhiều thế kỉ sau, thời Trung cổ, mèo Ai Cập đã tới tận biển Baltic trong những thuyền của người đi biển Viking. Và cả mèo hoang cận Đông Phi và Bắc Phi, có lẽ đã được thuần hóa lúc này, tiếp tục chu du khắp châu Âu, cuối cùng, đi thuyền tới Úc và châu Mĩ. Ngày nay, hầu hết mèo nhà có tổ tiên là dòng giống F.s.lybica. cận Bắc hay Ai Cập. Nhưng phân tích kỹ bộ gen và hình thái lông của mèo hiện đại cho ta thấy rằng, khác với chó, đã qua hàng thế kỉ phối giống có chọn lọc, mèo hiện đại rất giống về mặt di truyền với mèo cổ đại. Và ngoài việc làm chúng sống hòa nhập và hiền lành hơn, ta đã làm được rất ít trong việc thay đổi hành vi tự nhiên của chúng. Nói cách khác, mèo hiện nay ít nhiều đều giống tổ tiên trong quá khứ. Là thú hoang. Thợ săn dữ tợn. Sinh vật không coi ta là chủ. Với lịch sử dài chung sống của hai loài, có lẽ chúng không sai. Sau 200 năm nữa, chúng ta sẽ được nhớ tới như thế nào? Tôi tình cờ sống ở một thành phố nhỏ, Princeton, ở New Jersey, nơi mà hàng năm kỷ niệm sự kiện trọng đại trong lịch sử Princeton: Trận Chiến Princeton, một trận đánh vô cùng quan trọng trên thực tế. Đó là trận thắng đầu tiên của George Washington, và là một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nó xảy ra 225 năm trước. Nó đúng là một thảm họa khủng khiếp đối với Princeton. Cả thành phố bị thiêu trụi giữa mùa đông, và đó là một mùa đông vô cùng khắc nghiệt. Và ¼ dân số Princeton đã qua đời vào mùa đông ấy vì đói và rét, nhưng không ai còn nhớ điều đó. Điều mà họ nhớ, tất nhiên, là chiến thắng vĩ đại: Người Anh bị đánh bại, và chúng ta thắng, và nước ta được thành lập. Và tôi đồng ý triệt để rằng nỗi đau đớn khi sinh con không được nhớ tới, người ta chỉ nhớ tới đứa trẻ. Và đó là điều mà chúng ta đang trải qua. Tôi chỉ muốn dành một phút để nói về tương lai của Công nghệ Sinh học, bởi vì tôi nghĩ rằng tôi biết quá ít về nó -- tôi đâu phải nhà Sinh học -- vì thế mọi điều tôi biết về nó có thể được nói ra chỉ trong một phút. (Tiếng cười) Điều mà tôi đang nói là chúng ta nên học tập mô hình mà đã rất thành công với ngành công nghiệp thiết bị điện tử: và đã biến máy vi tính thành một thành công lớn trên thế giới như một món đồ chơi. Ngay khi những chiếc máy vi tính trở thành các món đồ chơi, khi lũ trẻ có thể về nhà và chơi với chúng, là khi mà ngành công nghiệp thực sự cất cánh. Và điều này buộc phải xảy tới với công nghệ sinh học Có một -- (Tiếng cười) (Vỗ tay) -- có một cộng đồng lớn trên thế giới gồm những nhà sinh học thực dụng, những người gây giống chó, gây giống bồ câu, gây giống phong lan, gây giống hoa hồng -- những người nắm giữ sinh học trong lòng bàn tay của họ, và những người tận tâm chế tạo ra những thứ tuyệt đẹp, những sinh vật tuyệt đẹp: cây cối, thú vật, vật nuôi. Họ sẽ được tiếp sức bởi công nghệ sinh học, và đó sẽ là một bước tiến khổng lồ cho sự đón nhận công nghệ sinh học. Điều đó sẽ thổi bay rất nhiều ý kiến phản đối. Khi con người nắm bắt được kỹ thuật này, bạn sẽ có một bộ đồ dùng công nghệ sinh học dạng tự tháo lắp, để tự nuôi cấy con chó, con mèo của bạn. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Chỉ cần mua phần mềm, và tự thiết kế. Tôi sẽ không nói nhiều nữa, bạn có thể hình dung tiếp từ đây. Điều đó sẽ xảy ra, và tôi nghĩ nó buộc phải xảy ra trước khi công nghệ trở nên tự nhiên, trở nên một phần của đời sống con người, thứ mà mọi người đều quen thuộc và đều chấp nhận. Hãy gạt điều đó sang một bên. Tôi muốn nói về một điều khá khác biệt, điều mà tôi hiểu biết, và đó là thiên văn học. Và tôi quan tâm tới việc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Và đang rộng mở cho chúng ta một cách thức mới để làm điều đó, và đó là điều tôi sẽ nói trong 10 phút, hoặc bất cứ phần thời gian còn lại nào. Sự thật quan trọng là, hầu hết những vật thể mà chúng ta có thể tiếp cận được -- tôi không nói về những ngôi sao, tôi đang nói về hệ mặt trời, những vật trong tầm với của tàu vũ trụ và trong tầm thấy của những chiếc kính viễn vọng gắn với mặt đất. Hầu hết các vật thể là rất lạnh và rất xa so với mặt trời. Nếu bạn nhìn vào hệ mặt trời như chúng ta biết ngày nay, nó có vài hành tinh gần với mặt trời, và đó là nơi chúng ta sống. Nó có một số đáng kể các tiểu hành tình nằm giữa khoảng từ quỹ đạo của Trái đất đến quỹ đạo của Mộc tinh. Những tiểu hành tinh đó là một số đáng kể các vật thể, nhưng không rộng lắm. Và chúng cũng không hứa hẹn lắm cho sự sống, vì hầu hết chúng bao gồm đá và kim loại, chủ yếu là kim loại. Chúng không chỉ lạnh mà còn rất khô. Vì thế chúng ta không có nhiều hy vọng lắm cho các tiểu hành tinh. Vẫn còn vài nơi thú vị ở xa hơn một chút, các mặt trăng của Mộc tinh và Thổ tinh. Đặc biệt, có một vùng gọi là Europa, đó là -- Europa là một trong những mặt trăng của Mộc tinh, nơi chúng ta thấy được một bề mặt băng rất bằng phẳng trông như thể nó đang trôi nổi trên mặt của một đại dương. Vì thế chúng ta tin rằng trên Europa thực chất có một đại dương sâu thẳm. Và điều đó biến nó thành một điểm khám phá thú vị lạ thường. Đại dương -- gần như là địa điểm lý tưởng nhất để khởi nguồn sự sống, hệt như cách sự sống bắt đầu trên Trái đất. Vì thế chúng tôi muốn khám phá Europa, đào sâu qua lớp băng, tìm hiểu xem ai đang bơi lượn quanh đại dương dù đó là cá hay tảo biển hay những con quái vật biển -- bất kể thứ gì ở đó có thể sẽ lý thú như vậy --- hoặc các động vật thân mềm. Nhưng rất khó để làm được điều đó. Rủi thay, lớp băng khá dày. Chúng ta không biết nó dày bao nhiêu, có thể đến hàng dặm, vì thế sẽ rất tốn kém và khó khăn để xuống tận đó -- gửi theo tàu ngầm hoặc bất cứ thứ gì -- và khám phá. Đó là điều mà chúng tôi vẫn chưa biết cách tiến hành. Có những kế hoạch để làm việc đó, nhưng việc đó là rất khó. Đi xa ra một chút, bạn sẽ tìm thấy bên ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh, xa hẳn so với mặt trời, đó là nơi mà lãnh địa của các vật thể thực sự bắt đầu. Bạn sẽ tìm thấy hàng triệu hoặc hàng triệu triệu hoặc hàng tỉ các vật thể mà, chúng ta gọi là Vành đai Kuiper hoặc Đám mây thiên thạch Oort -- chúng là những đám vật thể nhỏ trông như sao chổi khi chúng rơi gần về phía măt trời. Đa số chúng chỉ ở ngoài đó trong sự lạnh giá bên ngoài hệ Mặt trời, nhưng về mặt sinh học chúng lại rất thú vị, bởi vì chúng đơn giản bao gồm băng và các khoáng chất khác, những thứ cần thiết để phát triển sự sống. Vậy nếu sự sống có thể được thiết lập ở ngoài đó nó sẽ có đủ các yếu tố cần thiết: hóa chất và ánh sáng mặt trời mọi thứ mà nó cần. Vậy điều mà tôi đang đề xuất là có những nơi mà chúng ta nên tìm kiếm sự sống, hơn là trên Hỏa tinh, mặc dù Hỏa tinh tất nhiên cũng là một nơi đầy hứa hẹn và thú vị. Nhưng chúng ta có thể nhìn ra xa hơn, theo một cách rẻ hơn và đơn giản hơn. Và đó là điều mà tôi đang chuẩn bị nói về. Hãy tưởng tượng là sự sống đã khởi nguồn trên Europa, và nó đã ở trong lòng đại dương suốt hàng tỷ năm. Có khả năng rằng nó sẽ rời biển và lên đất liền, như đã xảy ra trên Trái Đất. Ở trong lòng đại dương và tiến hóa ở đó suốt 2 tỷ năm, cuối cùng đặt chân lên đất liền. Và rồi tất nhiên nó có một cơ hội lớn -- một cơ hội lớn hơn rất nhiều về sự tự do, và sự đa dạng sinh vật phát triển trên mặt đất so với mọi lúc trước đó trong lòng đại dương. Và bước tiến từ đai dương lên đất liền không hề dễ dàng, nhưng nó đã xảy ra. Bây giờ, nếu cuộc sống đã bắt nguồn trên Europa trong lòng đại dương, nó có thể đã tiến lên bề mặt. Sẽ không có không khí ở đó, đó là môi trường chân không. Nó bước ra với cái lạnh, nhưng nó vẫn bước ra. Bạn có thể tưởng tượng các loài cây lớn lên như tảo bẹ qua các vết nứt trên mặt băng, phát triển trên bề mặt. Chúng sẽ cần cái gì để phát triển trên bề mặt? Chúng sẽ cần, trước hết, có một lớp da dày để bảo vệ chúng khỏi mất nước qua bề mặt. Vì thế chúng sẽ có da như da ở loài bò sát. Nhưng còn tốt hơn -- và quan trọng hơn là chúng sẽ phải tập trung ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời ở Mộc tinh, ở trên vệ tinh của Mộc tinh, yếu gấp 25 lần so với trên Trái đất, vì Mộc tinh xa Mặt trời hơn chúng ta tới 5 lần. Vì thế chúng sẽ phải có những sinh vật, mà tôi gọi là hoa hướng dương, thứ tôi tưởng tượng là sẽ sống trên bề mặt của Europa, sẽ phải có hoặc các thấu kính hoặc các tấm gương để tập trung ánh sáng mặt trời, vì thế chúng có thể tự làm ấm trên bề mặt. Nếu không chúng sẽ ở nhiệt độ âm 150 độ, chắc chắn là không thuận lợi để phát triển sự sống, ít nhất là như dạng sống chúng ta biết. Nhưng nếu chúng có thể đơn giản phát triển như lá cây, những thấu kính và gương nhỏ, để tập trung ánh sáng mặt trời, thì chúng có thể giữ ấm trên bề mặt, chúng có thể tận hượng mọi lợi ích từ ánh sáng mặt trời và có rễ đâm sâu xuống đại dương -- sự sống khi ấy có thể đơm hoa kết trái hơn rất nhiều. Vì thế, tại sao không tìm kiếm -- tất nhiên là không dễ xảy ra là có sự sống trên bề mặt Europa. Chẳng thứ nào trong số đó là dễ xảy ra, nhưng tôi, triết lý của tôi là tìm thứ có thể nhận dạng ra được, không phải thứ có thể xảy ra được. Có một lịch sử dài trong ngành thiên văn về những thứ khó có thể xảy ra rốt cục lại xảy ra. Và ý tôi là, ví dụ chuẩn xác nhất chính là toàn thể ngành thiên văn vô tuyến. Ban đầu, khi ngành này mới bắt đầu, Ông Jansky, ở phòng thí nghiệm Bell, thu nhận được các sóng vô tuyến điện từ trên bầu trời, và các nhà thiên văn học chính quy đã rất khinh miệt điều này. Họ nói rằng, ừ được rồi, ông có thể thu các sóng vô tuyến điện từ Mặt trời, Nhưng Mặt trời là vật thể duy nhất trong vũ trụ đủ gần và đủ sáng để có thể thu nhận được. Ông có thể dễ dàng tính toán được rằng sóng vô tuyến điện từ Mặt trời khá là yếu, và mọi thứ khác trong vũ trụ còn xa hơn hàng triệu lần, vì thế chắc chắn sẽ không thể thu nhận được. Vậy tìm kiếm làm gì cho phí sức. Và điều đó, tất nhiên, đã kéo lùi sự tiến bộ của ngành thiên văn vô tuyến khoảng 20 năm. Vì chẳng có gì ở đó, bạn cũng chẳng cần tìm. Và tất nhiên, ngay khi có người đi tìm, khoảng 20 năm sau đó, là khi ngành thiên văn vô tuyến thực sự cất cánh. Bởi vì hóa ra rằng vũ trụ tràn ngập mọi điều kỳ thú phóng xạ những dải sóng vô tuyến điện rõ hơn rất nhiều so với mặt trời. Và điều tương tự có thể đúng với dạng sống này, dạng mà tôi đang nói tới, trên các vật thể lạnh: điều có thể là rất phong phú trên khắp vũ trụ, và chưa được phát hiện bởi vì chúng ta vẫn chưa bận tâm đi tìm. Vì thế, điều cuối cùng tôi muốn nói là làm thế nào để phát hiện ra nó. Có một cách gọi là "đèn mỏ" Đó là lối nói tôi học từ con trai tôi George, người cũng đang ngồi trong hàng ghế khán giả. Bạn dùng -- đó là lối nói kiểu Canada: nếu bạn tình cờ muốn săn các con thú vào ban đêm, bạn dùng một cái đèn của thợ mỏ, cái đèn mỏ. Bạn buộc nó lên trán để bạn có thể nhìn thấy sự phản chiếu trong đôi mắt con thú. Vì vậy, nếu bạn ra ngoài vào buổi tối bật đèn flash lên, những con thú sẽ sáng rõ. Bạn thấy một ánh sáng đỏ rực trong mắt chúng, đó là phản chiếu của đèn flash, Và sau đó, nếu bạn là một trong só những người không có tinh thần thể thao lắm, bạn bắn những con thú và đem chúng về nhà. Và tất nhiên, điều đó làm hỏng cuộc vui của những người thợ săn săn bắn ban ngày. Vì thế ở Canada như thế là phạm pháp. Ở New Zealand thì không sao, vì nông dân New Zealang dùng cách này để tống khứ lũ thỏ, bởi lũ thỏ tranh giành với lũ cừu ở New Zealand. Vì thế những người nông dân ra ngoài vào ban đêm với những chiếc xe jeep được vũ trang cẩn thận, và bật đèn pha lên, rồi tất cả những gì trông không giống một con cừu thì bạn cứ việc bắn. (Tiếng cười) Vì vậy tôi đề xuất áp dụng mẹo tương tự để tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Rằng nếu những sinh vật này đang sống trên các bề mặt lạnh giá -- Có thể là Europa, hoặc xa hơn, bất cứ nơi nào bạn có thể sống trên một bề mặt lạnh giá -- những sinh vất đó buộc phải có những quang cụ phản chiếu. Để tập trung được ánh sáng mặt trời, chúng phải có những thấu kính và những tấm gương để có thể giữ ấm cho bản thân. Và khi bạn chiếu ánh sáng mặt trời vào chúng, ánh sáng sẽ bị phản chiếu lại như khi phản chiếu từ mắt của một con vật. Vì thế những sinh vật này sẽ sáng nổi bật so với môi trường lạnh giá quanh chúng. Và bạn càng đi xa so với mặt trời, sự phản chiếu này sẽ rõ nét hơn. Vì thế thực ra, cách săn tìm sự sống này càng hiệu quả hơn khi bạn càng đi xa hơn, bởi vì các quang cụ phản chiếu phải mạnh hơn để ánh sáng phản chiếu sáng mạnh hơn so với khung nền tối phía sau. Vì thế khi bạn đi càng xa mặt trời, thì điều này càng rõ nét. Vậy thực tế, bạn có thể tìm kiếm những sinh vật này với kính viễn vọng từ Trái đất. Tại sao chúng ta không đang dùng cách này? Đơn giản vì chưa ai nghĩ tới nó. Nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tìm, và với bất kỳ -- chúng ta có thể chẳng tìm được gì, không phỏng đoán nào trong số trên có một cơ sở thực tiễn -- nhưng, đó vẫn là một cơ hội tốt. Và tất nhiên nếu nó xảy ra nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của chúng ta về sự sống. Bởi vì nó có nghĩa là cách sự sống diễn ra ngoài kia. nó có những lợi thế to lớn nếu đem so sánh với việc sống trên một hành tinh. Vô cùng khó để chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác. Chúng ta đang gặp nhiều khó khăn hiện nay và bất kỳ sinh vật nào sống trên một hành tinh đều gần như bị kẹt tại đó. Đặc biệt nếu bạn hít thở không khí -- thì rất khó để đi từ hành tinh A sang hành tinh B, vì không có không khí ở khoảng giữa nhưng nếu bạn hít thở -- (Tiếng cười) -- bạn chết -- (Tiếng cười) -- ngay khi bạn rời hành tinh, trừ khi bạn có một phi thuyền vũ trụ. Nhưng nếu bạn sống trong chân không, nếu bạn sống trên bề mặt của một trong số các vật thể đó, giả dụ như là, trong Vành đai Kuiper, đây -- một vật thể như Diêm Vương tinh, hoặc một trong số các vật thể nhỏ hơn trong khu vực của Diêm vương tinh, và bạn tình cờ -- nếu bạn đang sống trên bề mặt ở đó và bị văng ra khỏi bề mặt do một vụ va chạm, thì điều đó cũng chẳng thay đổi mấy: bạn vẫn ở trên một miếng băng, vẫn có ánh sáng mặt trời và bạn vẫn có thể sống sót khi bạn di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Và khi đó nếu bạn va phải một vật thể khác, bạn có thể ở đó luôn và chiếm đóng nó. Vì thế sự sống sẽ lan truyền, khi ấy, từ vật thể này sang vật thể khác. Vì thế nếu nó có tồn tại dù là một chút trong Vành đai Kuiper, nó sẽ dễ dàng lan rộng. Và khi ấy bạn sẽ có một cuộc tranh đấu lớn giữa các loài, tiến hóa theo thuyết Darwin, vì thế sẽ có một thuận lợi lớn cho các loài có khả năng nhảy từ nơi này sang nơi khác mà không phải chờ đợi một sự va chạm. Và sẽ có lợi thế khi phát tán những thảm thực vật giống như tảo bẹ. Tôi gọi những sinh vật này là hoa hướng dương. Chúng trông giống như, có thể là hoa hướng dương. Chúng phải hướng về mặt trời mọi lúc, và sẽ có thể lan rộng trong không gian, bởi trọng lực trên những vật thể này khá yếu. Vì thế chúng có thể thu được ánh sáng mặt trời trên diện rộng. Vì thế chúng sẽ, trên thực tế, khá dễ dàng cho chúng ta để phát hiện ra. Vậy, tôi hy vọng trong 10 năm tới, chúng ta sẽ tìm thấy những sinh vật này, và sau đó tất nhiên toàn bộ quan điểm về sự sống trong vũ trụ sẽ thay đổi. Nếu không tìm được chúng, thì chúng ta có thể tự sáng tạo ra chúng. (Tiếng cười) Đó là một cơ hội kỳ diệu đang hé mở. Chúng ta có thể, ngay khi chúng ta hiểu thêm về công nghệ gen, một trong những điều bạn có thể làm với bộ dụng cụ công nghệ gen mang về nhà và tự lắp lấy của bạn-- (Tiếng cười) -- là để thiết kế một sinh vật có thể sống trên một vệ tinh lạnh lẽo, một nơi như Europa, để chúng ta có thể chiếm giữ Europa với chính những sinh vật của mình. Sẽ là một việc hay ho để làm. (Tiếng cười) Sau cùng, tất nhiên, nó cũng sẽ giúp chúng ta chuyển ra ngoài đó. Điều sẽ xảy đến cuối cùng -- sẽ không chỉ là con người chiếm đóng không gian, sẽ là sự sống dịch chuyển từ Trái đất, tới vương quốc của nó. Và Vương quốc của sự sống, tất nhiên, sẽ là toàn thể vũ trụ. Và nếu sự sống đã có mặt ngoài kia, sẽ có nhiều hứng khởi hơn, trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, nếu không có sự sống ngoài kia, chúng ta có thể tự sáng tạo ra chúng. Chúng ta biến vũ trụ thành một thứ giàu có hơn, đẹp đẽ hơn vũ trụ ngày hôm nay. Vì thế một lần nữa, chúng ta có một tương lai rộng lớn và kỳ diệu để trông chờ. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi và các đồng nghiệp Art Aron và Lucy Brown và những người khác, đã đặt 37 người đang "yêu điên dại" vào một máy quét não MRI. 17 người hạnh phúc trong tình yêu, 15 người vừa bị bỏ rơi, và chúng tôi mới chỉ bắt đầu thí nghiêm thứ ba của mình: nghiên cứu những người nói rằng họ vẫn đang yêu sau khi đã kết hôn được 10 đến 25 năm. Vậy, đây là câu chuyện nhỏ từ nghiên cứu đó. Trong khu rừng nhiệt đới của Guatemala, ở Tikal, có một ngôi đền. Nó được xây dựng bởi vị vua mặt trời vĩ đại nhất, của đô thành vĩ đại nhất, của nền văn minh vĩ đại nhất của Châu Mỹ, người Maya. Tên ông là Jasaw Chan K'awiil. Ông cao hơn 1m8. Thọ hơn 80 tuổi, và được chôn dưới đài tưởng niệm này vào năm 720 sau công nguyên. Và những ghi chép của người Maya khẳng định rằng ông vô cùng yêu thương vợ của mình. Vì vậy ông cho dựng một ngôi đền tưởng niệm bà, đối diện với ngôi đền của ông. Vào mỗi bận xuân phân và thu phân, mặt trời mọc phía sau ngôi đền của ông, và bóng của ngôi đền này hoàn toàn phủ kín ngôi đền của người vợ. Và khi mặt trời lặn phía sau ngôi đền của bà vào buổi chiều, bóng của nó hoàn toàn phủ kín ngôi đền của ông. Sau 1300 năm, đôi tình nhân ấy vẫn ôm hôn nhau từ trong huyệt mộ. Những người đang yêu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Họ hát về tình yêu, nhảy vì tình yêu, sáng tác những bài thơ tình và truyện tình. Họ kể những thần thoại và truyền thuyết về tình yêu. Họ mòn mỏi héo hon vì tình yêu, họ sống vì tình yêu, họ giết người vì tình, và chết vì tình. Như Walt Whitman từng nói, ông ấy nói "Tôi sẽ đánh cuộc tất cả vì em" Các nhà nhân chủng học đã tìm thấy bằng chứng của tình yêu ở 170 xã hội. Và họ chưa hề tìm thấy một xã hội mà không hề có tình yêu. Nhưng tình yêu không luôn luôn là một trải nghiệm hạnh phúc. Trong một nghiên cứu của sinh viên, đã có rất nhiều câu hỏi về tình yêu, nhưng hai câu mà đối với tôi là nổi bật nhất là "Bạn đã bao giờ bị từ chối bởi một người bạn yêu thật lòng?" Và câu hỏi thứ hai là "Bạn đã bao giờ rời bỏ ai đó thực lòng yêu bạn?" Và gần như 95% cả nam lẫn nữ đã trả lời có cho cả hai câu. Hầu như không ai sống sót trong tình yêu. Vì vậy, trước khi tôi bắt đầu nói với bạn về não bộ, tôi muốn đọc cho bạn nghe bài thơ mà tôi cho rằng là bài thơ tình mãnh liệt nhất trên đời. Có những bài khác, tất nhiên, cũng hay như vậy, nhưng tôi không nghĩ là có bài nào có thể hay hơn bài này. Nó được một người da đỏ Kwakult vô danh ở phía nam Alaska kể cho một nhà truyền giáo vào năm 1896. Tôi chưa từng có cơ hội đọc to nó lên trước đây. "Lòng tôi như lửa đốt bởi nỗi đau vì yêu em, nỗi đau đớn khắp người bởi ngọn lửa tình tôi dành cho em, Nỗi đau sôi sục sắp sửa vỡ tung bởi tình yêu tôi dành cho em, bị thiêu đốt bởi tình yêu tôi dành cho em, Tôi nhớ mọi điều em nói với tôi. Tôi nghĩ về tình yêu em dành cho tôi, Tôi bị giằng xé bởi tình yêu em dành cho tôi. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, em đang bỏ đi đâu với tấm tình của tôi? Tôi nghe kể em sẽ đi từ đây. Tôi nghe kể em sẽ rời bỏ tôi từ đây. Tôi chết lặng trong sầu muộn. Hãy nhớ điều tôi đã nói, tình yêu của tôi. Tạm biệt, tình yêu của tôi, tạm biêt." Emily Dickinson từng viết, "Sự chia cách là mọi điều chúng ta cần biết về địa ngục." Bao nhiêu kiếp người đã đau khổ trong hàng triệu năm tiến hóa của loài người? Bao nhiêu người trên thế giới đang nhảy múa trong hứng khởi ngay lúc này? Tình yêu lãng mạn là một trong những xúc cảm mạnh mẽ nhất trên đời. Vì thế, vài năm trước, tôi quyết định sẽ tìm hiểu bên trong bộ não và nghiên cứu về sự điên loạn này. Nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi về nhóm người hạnh phúc trong tình yêu đã được xuất bản rộng rãi, nên tôi sẽ chỉ nói rất ít về nó. Chúng tôi tìm thấy các xung động trong một nhà máy tí hon gần nền não gọi là khu VTA (ventral tegmental area) Chúng tôi tìm thấy các xung não ở các tế bào A10. Các tế bào này tiết ra dopamine, một chất kích thích tự nhiên, và bơm chúng ra nhiều khu khác của não bộ. Chắc chắn rằng bộ phận này, VTA, là một phần của hệ thống tự thưởng của não bộ. Nó thấp hơn rất nhiều so với quá trình suy nghĩ nhận thức của bạn. Nó thấp hơn cảm xúc của bạn. Đó là một phần của khu vực "não bò sát" của bộ não, liên hệ với sự thèm muốn, với động lực, với sự tập trung và với khát khao. Thực chất, chúng tôi cũng tìm thấy xung não ở khu vực này được kích hoạt khi bạn cảm thấy một nguồn cocaine lớn tràn qua. Nhưng tình yêu lãng mạn thì còn hơn một lần phê thuốc -- ít nhất thì bạn còn tỉnh thuốc được. Tình yêu là một nỗi ám ảnh. Nó chiễm hữu bạn. Bạn mất đi nhận thức về bản thân. Bạn không thể ngừng nghĩ về một người khác. Ai đó đang đóng rễ trong đầu bạn. Một thi sĩ Nhật Bản thế kỷ thứ 8 từng nói, "Khát khao của tôi chẳng bao giờ vơi bớt" Hoang dại là tình yêu. Và nỗi ám ảnh có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn bị bỏ rơi. Vì thế, hiện nay, Lucy Brown và tôi, nhà thần kinh học của dự án, đang tìm hiểu số liệu của những người mà chúng tôi đặt vào máy sau khi họ mới bị bỏ rơi. Thực sự là đã rất khó để có thể đặt những người đó vào trong máy, bởi vì thể trạng của họ không được tốt. (Tiếng cười) Vì thế, dù sao thì, chúng tôi cũng thấy xung động não ở ba khu vực. Chúng tôi tìm thấy xung não ở khu, chính xác là khu não bộ liên quan tới tình yêu nồng nhiệt. Tệ thật. Bạn biết đấy, khi bạn bị bỏ rơi, điều bạn muốn làm là quên hẳn con người đó đi, và tiếp tục sống, nhưng không, bạn lại chỉ càng yêu họ hơn. Như nhà thơ Terence người La Mã từng nói, ông ấy nói, "Hy vọng của tôi càng ít, tình yêu của tôi càng nhiệt thành." Hẳn nhiên, chúng ta biết tại sao. 2000 năm sau, chúng ta có thể giải thích điều này qua não bộ. Hệ thống não bộ, hệ thống trao thưởng cho sự thiếu thốn, cho động lực, cho khát khao, cho sự tập trung, được kích hoạt khi bạn không có cái bạn muốn. Trong trường hợp này, giải thưởng giá trị nhất từ cuộc sống là : một người bạn đời đích thực. Chúng tôi cũng tìm thấy hoạt động ở các vùng não khác -- trong một khu liên hệ với việc tính toán những điều được mất. Bạn biết đấy, bạn nằm đó, nhìn vào bức tranh tổng thể, và bạn ở trong chiếc máy này, và bạn tính toán, bạn biết đấy, mọi việc sai ở đâu. Như kiểu, tôi đã mất gì? Thực ra thì, tôi và Lucy có một chuyện đùa vui về điều này. Nó xuất phát từ một vở kịch của David Mamet, và có 2 kẻ lừa đảo trong vở kịch và người phụ nữ đang lừa dối người đàn ông, và anh ta nhìn vào cô ta rồi nói, "Ôi em là một con ngựa tồi. Tôi sẽ không đặt cược vào em." Và tất nhiên, chính là phần này của bộ não, lõi của nhóm neuron ở thể vân, đang được kích hoạt khi bạn đang tính toán thiệt hơn. Đó cũng là phần não có hoạt động khi bạn sẵn sàng đón nhận nhũng sự mạo hiểm lớn giữa thắng lớn và thua đậm. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm thấy hoạt động ở một phần não liên hệ với sự gắn kết sâu sắc với một cá nhân khác. Không thắc mắc tại sao người ta đau khổ và chúng ta phạm phải nhiều tội lỗi vì đam mê. Khi bạn đã bị từ chối trong tình yêu, bạn không chỉ bị nuốt chửng trong những xúc cảm tình yêu, mà bạn còn cảm thấy sự gắn kết sâu sắc đối với cá nhân này. Hơn thế nữa, mạch não cho phần thưởng cũng hoạt động, và bạn cảm thấy nguồn năng lượng dồn dập, sự tập trung dồn dập, động lực dồn dập và sự sẵn sàng để mạo hiểm tất cả để giành được phần thưởng lớn nhất của cuộc sống. Vậy, tôi đã học được điều gì từ thí nghiệm này mà tôi muốn nói với cả thế giới? Trước hết, tôi nghĩ rằng tình yêu là một sự săn đuổi, một sự săn lùng bạn tình căn bản, Không phải là sự săn đuổi tình dục -- sự săn đuổi tình dục chỉ đua bạn ra ngoài đó tìm kiếm cả một loạt bạn tình. Tình yêu cho phép bạn tập trung năng lượng kết bạn vào chỉ một người duy nhất, bảo tồn năng lượng của bạn, và bắt đầu quá trình kết bạn với cá nhân này. Tôi nghĩ về mọi bài thơ tình tôi từng đọc, điều tóm gọn chúng lại là một câu nói của Plato hơn 2000 năm trước. Ông nói "Các bậc thần thánh của tình yêu sống trong trạng thái của sự cần thiết. Đó là một sự cần thiết. Một sự thôi thúc. Đó là một sự mất cân bằng nội môi. Như cơn đói khát, nó hầu như không thể bị dập tắt." Tôi cũng tin rằng tình yêu là một thứ gây nghiện: một sự nghiện ngập hoàn toàn tuyệt diệu khi nó như mong đợi, và là một sự nghiện ngập kinh khủng khi nó không ổn. Và tất nhiên, nó có mọi tính chất của chất gây nghiện. Bạn tập trung vào người đó, suy nghĩ một cách ám ảnh về họ, bạn khao khát họ, bạn bóp méo thực tế, bạn sẵn sàng đón nhận rủi ro lớn để dành được người đó. Và nó có cả 3 giai đoạn chính của chất gây nghiện. Sự chịu đựng -- bạn cần nhìn thấy họ nhiều hơn, và nhiều hơn, và nhiều hơn -- quá trình cai nghiện, và cuối cùng, tái nghiện. Tôi có một người bạn gái người vừa trải qua một chuyện tình tồi tệ, đã qua 8 tháng, cô ấy đã bắt đầu cảm thấy khá hơn. Và hôm đó cô đang lái xe một mình, thì đột nhiên nghe được một bài hát trên radio gợi cô nhớ tới người đàn ông đó. Và cô ấy -- không những sự khao khát tức khắc quay trở lại, mà cô ấy đã tạt vào lề đường rồi khóc. Vì vậy, một điều tôi muốn cộng đồng y khoa, và cộng đồng luật pháp, và thậm chí, cộng đồng sinh viên, xem liệu họ có thể hiểu, rằng, tình yêu là một trong những chất gây nghiện mạnh nhất trên Trái Đất. Tôi cũng muốn nói cho cả thế giới rằng động vật cũng biết yêu. Không có loài động vật nào trên hành tinh này sẽ giao phối với bất cứ thứ gì qua đường. Quá già, quá non, quá lôi thôi, quá ngu xuẩn, và chúng sẽ không giao phối. Trừ khi chúng ở trong một chiếc lồng của phòng thí nghiệm -- và bạn biết đấy, nếu bạn dành cả đời trong một chiếc hộp nhỏ, bạn sẽ không kén chọn về việc chọn ai để giao hợp -- nhưng tôi đã tìm kiếm ở vài trăm loài, và bất kể nơi đâu trong thế giới hoang dã, động vật có những sở thích riêng. Thực tế là các nhà phong tục học biết điều này. Có hơn 8 từ mà họ gọi là thiên hướng động vật: chọn lọc, chọn bạn tình, chọn con cái, chọn giao phối. Và có ba bài báo học thuật xem xét tới sự thu hút này, có thể chỉ kéo dài trong 1 giây, nhưng chắc chắn đó là một sự thu hút, và hoặc là chính khu vực não bộ này, hệ thống tự thưởng, hoặc các hóa chất liên quan tới hệ thống tự thưởng. Thực tế, tôi cho rằng sự thu hút động vật này có thể là ngay tức thì -- bạn có thể thấy một con voi mời gọi một con voi khác ngay tức thì. Và tôi nghĩ rằng đây thực sự là nguồn gốc của thứ mà bạn và tôi gọi là "tình yêu sét đánh" Mọi người thường hỏi tôi liệu những điều tôi biết về tình yêu có phá hoại nó. Và tôi chỉ có thể nói đơn giản, hầu như không. Bạn có thể biết từng thành phần trong một mẩu bánh sô-cô-la. và khi bạn ngồi xuống và ăn nó, bạn vẫn cảm thấy niềm vui ấy. Và chắc chắn tôi đã phạm phải những sai lầm mà những người khác phạm phải, nhưng nó thực sự làm sâu sắc thêm hiểu biết của tôi và lòng trắc ẩn, thực sự là vậy, cho toàn thể nhân sinh. Thực tế là, ở New York tôi thường thấy mình nhìn vào những xe nôi em bé và cảm thấy một chút thương tiếc cho đứa nhỏ, và đôi khi tôi cảm thấy một chút thương tiếc cho con gà trên đĩa ăn của tôi, khi tôi nghĩ về sự mãnh liệt của khu não bộ này. Thí nghiệm mới nhất của chúng tôi đã được ấp ủ bởi đồng nghiệp của tôi, Art Aron, đặt những người báo cáo rằng họ vẫn còn yêu, trong một mối quan hệ lâu bền, vào máy chụp MRI. Chúng tôi đã đặt năm người vào đó, và chắc chắn, chúng tôi đã tìm thấy điều y hệt. Những khu vực não bộ này liên hệ với tình yêu mãnh liệt, vẫn còn hoạt động, sau 25 năm. Vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp và cần được hỏi về tình yêu. Câu hỏi mà tôi đang suy nghĩ ngay giây phút này, và tôi sẽ chỉ nói về nó trong giây lát rồi kết thúc, ấy là tại sao bạn lại yêu một người này, chứ không phải người khác? Tôi chưa từng nghĩ là sẽ nghĩ tới điều này, nhưng Match.com, trang web hẹn hò, đã tới gặp tôi ba năm về trước và hỏi câu hỏi này. Và tôi đã trả lời, tôi không biết. Tôi biết điều xảy ra trong não bộ, khi bạn đang yêu, nhưng tôi không biết tại sao bạn lại yêu người này chứ không phải người khác. Và vì thế tôi đã giành ba năm vừa qua nghiên cứu vấn đề này. Và có rất nhiều lý do khiến bạn yêu người này chứ không phải người khác, mà các nhà tâm lý học có thể kể cho bạn. Và chúng ta có xu hướng yêu những người có cũng hoàn cảnh kinh tế xã hội, cùng trình độ tri thức, cùng cấp độ về ngoại hình, cùng giá trị tôn giáo. Tuổi thơ cũng góp một phần nhưng không ai hiểu bằng cách nào. Và thế đó, đó là toàn bộ những gì họ biết. Không, họ chưa từng tìm ra cách mà hai nhân cách khớp với nhau để làm nên một mối quan hệ tốt. Vì thế, nó trở nên rõ ràng với tôi rằng có thể các tác nhân sinh học kéo bạn lại gần người này hơn người khác. Và tôi đã tạo ra một bộ câu hỏi để tìm xem bạn thể hiện tới mức độ nào dopamine, serotonin, estrogen và testosterone. Tôi nghĩ chúng ta đã phát triển bốn loại tính cách lớn liên hệ tới tỷ lệ của bốn hóa chất này trong não bộ. Và trên trang web hẹn hò mà tôi sáng tạo nên, gọi là Chemistry.com, tôi hỏi bạn một loạt các câu hỏi để tìm hiểu xem bạn thể hiện như thế nào về bốn hóa chất này, và tôi đang theo dõi ai chọn ai để yêu. Và 3.7 triệu người đã trả lời bộ câu hỏi tại Mỹ, và khoảng 600 ngàn người khác ở 33 nước khác. Tôi đang sắp xếp lại các dữ liệu, và ở một chừng mực nào đó -- sẽ luôn có phép màu trong tình yêu, nhưng tôi nghĩ tôi sẽ tiến gần hơn đến việc nắm bắt tại sao bạn có thể bước vào một căn phòng và tất cả mọi người có cùng hoàn cảnh, cùng trình độ học thức, cùng cấp độ ngoại hình, và bạn không thấy bị thu hút bởi tất cả bọn họ. Tôi nghĩ là có các tác nhân sinh học cho vấn đề này. Tôi nghĩ trong vài năm tới, chúng ta sẽ hiểu được mọi loại cơ chế của não bộ kéo chúng ta về phía người này chứ không phải người khác. Vì vậy, tôi sẽ kết thúc vấn đề này tại đây. Faulkner từng nói, "Quá khứ không hề chết đi, thậm chí nó chẳng phải là quá khứ." Chắc chắn rằng, chúng ta mang theo rất nhiều ký ức từ các năm trước đó trong não bộ của chúng ta. Và vì thế có một điều khiến tôi theo đuổi quá trình tìm hiểu cơ chế tự nhiên của con người, và câu chuyện sau khiến tôi nhớ lại ý định đó. Đây là hai người phụ nữ. Phụ nữ thường thân thiết với nhau theo cách khác với nam giới. Phụ nữ trở nên thân thiết bởi từ việc nói chuyện mặt đối mặt. Chúng tôi xoay mặt lại với nhau, nhìn nhau chăm chú và nói chuyện. Đây là sự thân thiết kiểu phụ nữ. Tôi cho rằng nó có từ hàng triệu năm từ khi phụ nữ bế đứa con và giữ nó trước mặt, cưng nựng nó, quở trách nó, dạy dỗ nó bằng lời nói. Đàn ông thường thân thiết nhờ làm việc cạnh nhau, (Tiếng cười) Chỉ cần một người nhìn lên, người kia sẽ nhìn ra nơi khác. (Tiếng cười) Tôi cho rằng nó có từ hàng triệu năm từ khi họ đứng đằng sau -- ngồi đằng sau bụi rậm, nhìn thẳng về phía trước, cố gắng ném hòn đá trúng đầu con trâu đó. (Tiếng cười) Tôi cho rằng suốt hàng triệu năm đàn ông đối diện kẻ thù của họ, họ đã sát cánh cùng bạn bè. Vì thế, câu chốt của tôi là: tình yêu ở trong mỗi chúng ta. Nó được ghi sâu vào não bộ. Thử thách của chúng ta là tìm cách hiểu nhau. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Là một mục sư bạn có thể tượng tượng được tôi đã cảm thấy bối rối như thế nào cảm giác đó như là cá không có nước hoặc như một con cú không có không khí (tiếng cười) Một lần tôi đang thuyết giáo ở San Joe thì anh bạn của tôi, Mark Kvamme, người vừa giới thiệu tôi trong hội nghị này đã mời đến một số vị giám đốc điều hành và lãnh đạo của một số công ty ở đây, Silicon Valley đi ăn sáng cùng tôi, hay nói đúng hơn là tôi ăn sáng cùng họ Và tôi thực sự bị khích thích bởi đó thực sự là một dịp để mở rộng tầm mắt khi được nghe họ nói chuyện về thế giới trong tương lai qua sự phát triển công nghệ và khoa học Đây là phần cuối của hội nghị và có thể các bạn đang tự hỏi tại sao họ lại mời một người diễn thuyết từ lĩnh vực tôn giáo. Richard có thể trả lời điều đó bởi anh ta chính là người đã đưa ra quyết định Nhưng một vài năm trước khi tôi đang trong 1 chiếc thang máy ở Philadelphia đi xuống để dự 1 buổi hội nghị ở khách sạn Trong chiếc thang máy đó, 1 người đàn ông đã nói, "Tôi nghe nó Billy Graham đang ở khách sạn này đấy." Anh bạn của anh chàng đó nhìn tôi và bảo, "Ừ, thì đây này. Ông ta đang trong thang máy với chúng ta đó." Anh chàng kia nhìn tôi từ đầu tới chân trong khoảng 10 giây và thốt lên rằng, "Trời ạ, thật là mất hứng!" (Tiếng cười) Tôi mong rằng các bạn không cảm thấy dành 1 chút thời gian với ông già này không được -- à, là một việc mất hứng sau tất cả nhưng câu chuyện dông dài các bạn vừa nghe và những bài diễn văn mà tôi dự định sẽ lắng nghe từng cái một Nhưng có lần vài năm trước tôi ngồi trên 1 chiếc máy bay ở miền Đông và người đang ông ngồi hàng ghế bên cạnh tôi là thị trưởng của Charlotte, Bắc Carolina Tên ông ta là John Belk. Một số người ở đây có thể biết ông ấy. Và cũng có một gã say ở trên chuyến bay hôm đó hắn ta cứ ra vào chỗ ngồi của mình 2,3 lần và khiến mọi người rất khó chịu bởi những việc hắn ta làm hắn ta vỗ vào người cô tiếp viên hàng không và cố tình huých vào người cô ta mỗi khi cô ấy đi qua phải, mọi người rất khó chịu với hắn Cuối cùng thì, John Belk phải lên tiếng, " Anh có biết ai đang ngồi đây không hả?" Và gã kia trả lời, "Không, ai?" Ông thị trưởng nói, " Đây là Billy Graham, một nhà thuyết giáo" Hắn thốt lên " Không phải chứ!" Rồi hắn quay sang phía tôi và nói rằng "Hãy để cô ấy ở đó!" " Những bài thuyết giáo của ngài đã cứu rỗi tôi." (Tiếng cười) Tôi đồ rằng điều đó cũng đúng với hàng nghìn người. (Tiếng cười) Tôi biết bởi các bạn đang hướng về tương lai và bởi chúng ta đã nghe 1 vài điều về tương lai trong buổi tối nay tôi cũng muốn được sống ở cái tuổi của các bạn và sẵn sàng đón nhận những điều sắp diễn ra nhưng tôi sẽ không thể bởi tôi đã 80 tuổi, đây là mùa xuân thứ 80 của tôi và tôi cũng biết rằng thời gian cho mình còn không nhiều giờ tôi bị viêm tĩnh mạch ở cả 2 chân đấy là lí do tôi cần 1 chút giúp đỡ để đứng lên được trên này bởi tôi đang bị chứng Parkinson ngoài ra, còn một vài chứng bệnh nữa mà tôi không muốn nhắc đến ở đây (Tiếng cười) Nhưng đây không phải lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ Chúng ta đã từng có và có một cuộc cách mạng tôi muốn nói đến ở đây Ở một thế hệ nơi đất nước của người dân Israel đã diễn ra một cuộc cải tổ vĩ đại đã khiến họ trở thành thế lực lớn ở gần miền Đông Một người đàn ông tên David đã lên nắm quyền và đức vua David trở thành một trong số những nhà lãnh đạo vĩ đại trong thời đại của ông. Ông là người đàn ông có tài lãnh đạo hơn người Ông có được sự ủng hộ của chúa Ông là một nhà thơ xuất chúng một nhà triết học, một nhà văn, một người lính với đầy đủ các chiến thuật trong chiến đấu và giải quyết mâu thuẫn mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn phải học hỏi Nhưng khoảng 2 thập kỉ ngay trước David những người Hittites đã phát hiện ra bí mật nấu chảy và tinh chế sắt và dần dần, kĩ thuật đó được truyền đi Nhưng họ không cho phép người Israel được nhìn thấy hay học kĩ thuật đó Nhưng David đã thay đổi tất cả Ông đã đem đến thời kì đồ sắt cho Israel và cuốn sách Bible cho rằng David đã chế tạo được rất nhiều đồ sắt và những thứ đó đã được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Palestine ngày nay bằng chứng về một thời đại như vậy. Bây giờ, thay vì các công cụ thô sơ được làm từ gỗ và đá Israel giờ đã có những chiếc cày bằng sắt và cuốc và liềm và vũ khí quân sự Và chỉ trong vòng 1 thế hệ Israel đã hoàn toàn thay đổi Sự ra đời của công cụ bằng sắt, bằng cách nào đó đặt một ảnh hưởng phần nào giống chiếc microchip mà chúng ta có hiện nay Và David đã thấy rằng có rất nhiều vấn đề mà công nghệ chưa thể giải quyết được Vẫn còn có rất nhiều vấn đề cần giải quyết Và những vấn đề đó vẫn còn bỏ ngỏ trước chúng ta, chư được giải quyết Tôi chưa thấy có ai ở đây nói về vấn đề đấy Làm thế nào đẻ giải quyết 3 vấn đề mà tôi chuẩn bị đề cập ở đây? Điều đầu tiên mà David nhận thấy đó là tội ác của loài người Nó xuất phát từ đâu? Làm thế nào để có thể loại trừ được nó? Lần này qua lần khác trong cuốn "Psalms" mà Gladstone cho là cuốn sách vĩ đại nhất trên thế giới David đã miêu tả cái ác của loài người Mặc dù vậy ông nói: "Ngài khôi phục linh hồn của tôi" Đã bao giờ bạn nghĩ về sự mâu thuẫn trong mỗi chúng ta chưa? Một mặt, chúng ta có thể tìm hiểu những bí mật sâu thẳm nhất của vũ trụ và nhanh chóng đem xã hội đến đỉnh cao của công nghệ như buổi hội nghị này miêu tả rất rõ nét Chúng ta nhìn xuống đại dương 3 dặm theo chiều sâu hay nhìn ra dải ngân hà hàng tỉ năm sau trong tương lai Nhưng mặt khác có điều gì đó không đúng Những chiến thuyền của chúng ta Những người lính của cúng ta cũng đang ở đường cực biên luôn sẵn sàng bước ra trận chống lại Iraq Vậy điều gì đã dẫn đến việc này? Tại sao chiến tranh thế hệ nào và nơi nào trên thế giới cũng có? Và cả những cuộc cách mạng? Chúng ta chẳng thể hòa hợp với những người xung quanh ngay cả chính gia đình của chúng ta Chúng ta thấy mình tê liệt trong sự kìm kẹp của những thói quen tự hủy diệt mà chúng ta không thể nào phá vỡ được Phân biệt chủng tộc và bất công và bạo lực quét qua thế giới của chúng ta và đem đến kết cục bị thảm với những cơn quỵ tim và cái chết Ngay cả những người hiểu biết nhất trong số chúng ta dường như cũng bất lực trước vòng xoáy này Tôi thật sự muốn gặp Oracle để học cách vượt qua được điều này Hoặc là sẽ có những thiên tài công nghệ để giải quyết vấn đề này Làm sao để ta thay đổi con người để họ không còn lừa gạt hay gian trá nữa và những tờ báo sẽ không còn chất đầy những câu chuyện về sự gian lận trong kinh doanh, trong đội ngũ nhân sự hay những vận động viên hay bất cứ nơi nào khác nữa? Cuốn Bible nói rằng vấn đề nằm trong chính chúng ta ngay trong chính trái tim và tâm hồn mỗi người Vấn đề của chúng ta là chúng ta đang tách biệt mình với đấng Tạo hóa mà chúng ta vẫn gọi là Chúa Chúng ta cần được bù đắp lại tâm hồn của mình điều mà chỉ có Chúa làm được Chúa Jesus đã từng nói rằng: " Hãy ném hết đi những suy nghĩ tội lỗi: sự giết chóc, sự loạn luân thói trộm cắp, sự dối trá và sự vu khống." Nhà triết học Anh, Bertrand Russell không phải một người theo tôn giáo nhưng ông cũng nói rằng: " Tội ác nằm ngay trong trái tim chúng ta, nó bắt nguồn từ trái tim và cần phải được gột rửa ngay từ đó Albert Einstein -- tôi đang nói chuyện cùng một người -- lúc tôi đang ở Princeton khi tôi gặp Ngài Einstein ông ấy không có bằng cử nhân, bởi ông nói không ai đủ trình độ để có thể trao cho ông ấy 1 cái như thế. (Tiếng cười) Nhưng ông đã nói thế này. Ông nói rằng: " Để biến tính plutonium dễ hơn nhiều so với việc biến tính linh hồn tội lỗi của mỗi người" Và rất nhiều người ở đây, tôi chắc chắn, đã nghĩ đến việc này và phải lao tâm khổ tứ vì nó Chúng ta đã thấy quá nhiều người lợi dụng những bước phát triển tốt đẹp của khoa học kĩ thuật như là Interner mà chúng ta vừa được nghe trong tối ngay chẳng hạn và biến chúng thành một thứ công cụ có hại Chúng ta đã thấy rất nhiều người giỏi giang đã tạo ra virus máy tính có khả năng phá hỏng cả một hệ thống Sự nổ tung của thành phố Oklahoma chỉ là một ví dụ đơn giản của việc công nghệ thông tin bị dùng sai mục đích Vấn đề không phải là ở công nghệ Vấn đề là con người hay đúng hơn là người sử dụng chúng Vua David đã nói ông biết rằng sâu thẳm trong tâm hồn ông ông không thể tự giải thoát khỏi những vướng mắc cá nhân và những tội lỗi của bản thân điều đó bao gồm cả sự chém giết và ngoại tình Mặc dù vậy đức vua David đã tìm kiếm sự tha thứ của Chúa và nói rằng: " Người đã cứu rỗi linh hồn con" Bạn thấy đấy, cuốn Bible nói rằng chúng ta không chỉ là cơ thể và tâm trí Chúng ta là linh hồn Và có điều gì đó ở trong chính ta nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta Đó chính là phần mà chúng ta khao khát vì Chúa, hay điều gì đó hơn những gì chúng ta tìm thấy ở công nghệ Linh hồn mà một phần của mõi chúng ta luôn khao khát ý nghĩa của cuộc sống và tìm kiếm điều gì đó hơn cả cuộc sống Đó là phần của chúng ta khát khao Chúa trời Chúng ta thấy những người trẻ tuổi trên khắp thế giới đang tìm kiếm một điều gì đó Họ không biết đó là điều gì. Tôi đã trao đổi ở rất nhiều trường đại học và tôi đã từng dành nhiều thời gian nghe và giải đáp những thắc mắc, và -- dù đó là Cambrige hay Havard hay Oxford -- tôi đã từng nói chuyện ở tất cả những trường đại học đó Tôi sẽ đén Havard trong vong 3 hay 4 -- à không, chỉ khoảng 2 tháng nữa thôi để đứng giảng Có thể tôi sẽ được hỏi những câu hỏi mà tôi từng được hỏi như trong một vài lần tôi đến đó trước đây và sẽ có những câu hỏi Tôi đến từ đâu? Tôi ở đó làm gì? Tôi sẽ đi đâu tiếp theo? Cuộc sống là gì vậy? Tại sao tôi lại ở đây? Ngay cả khi các bạn không theo tín ngưỡng nào sẽ có lúc bạn tự hỏi liệu có cái gì dó khác ngoài kia Thomas Edison cũng nói răng "Khi bạn đã thây tất cả những việc xảy ta trong thế giới khoa học và sự vận hành của vũ trụ bạn không thể phủ nhận có một thế lực điều khiển mọi thứ" Tôi nhớ có một lần Tôi ngồi cạnh quý bà Gorbachev trong một bữa tối tại nhà trắng Tôi tới chỗ đại sứ Dobrynin, người mà tôi biết rất rõ Tôi đã từng tới Liên Xô vài lần dưới thời kì Xã Hội chủ nghĩa và họ cho tôi sự tự do mà tôi không tưởng được Và tôi cũng biết Ngài Dobrynin khá rõ, và khi tôi nói rằng "Tôi chuẩn bị ngồi cùng Bà Gorbachev buổi tối nay Tôi nên nói với bà ấy về chủ đề gì?" Và ông ấy đã khiến tôi ngạc nhiên bởi câu trả lời của mình Ông nói, "Hãy nói với bà ấy về tôn giáo và triết học. Đó là những điều mà bà ấy thực sự rất hứng thú." Tôi rất ngạc nhiên, nhưng buổi tôi hôm đó đấy là chủ đề những câu chuyện của chúng tôi và đó là một cuộc trò chuyện rất thú vị sau đó bà nói với tôi rằng, "Anh biết không, tôi là người theo chủ nghĩa vô thần, nhưng tôi biết có một điều gì đó ngoài kia cao hơn tất cả chúng ta." Vấn đề thứ hai mà đức vua David nhận ra mình không thể giải quyết được chính là nỗi thống khổ của loài người. Job đã viết cuốn sách đầu tiên trên thế giới, và ông đã nói rằng, "Loài người chỉ được sinh ra trong khó khăn như những tia lửa bay lên vậy" Vâng, hẳn là vậy rồi. khoa học đã cố gắng làm nhiều thứ để đẩy lùi một số nỗi khổ của loài người. Nhưng tôi -- chỉ vào tháng nữa sẽ bước sang tuổi 80 tôi phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy rất biết ơn tất cả những tiến bộ y học đã giúp tôi có được cơ thể tương đối khỏe mạnh suốt những năm qua. Bác sĩ của tôi tại phòng khám Mayo luôn yêu cầu tôi không được đi tham dự chuyến đi này -- để có mặt ở đây 4 tháng qua tôi đã không tham gia buổi nói chuyện nào và nếu như các bạn phải nói nhiều như tôi khoảng 3 hay 4 lần một ngày bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Đó là lí do vì sao tôi phải sử dụng chiếc bục thuyết trình và những tờ ghi chú này Mỗi lần bạn nghe tiếng tôi trên TV hay nơi nào khác là tôi đang ứng khẩu chứ không phải tôi đang đọc. Tôi chưa bao giờ đọc một bài diễn văn. Tôi không bao giờ đọc một bài nói, một bài mạn đàm hay một bài giảng nào cả. Tôi hoàn toàn là ứng khẩu. Nhưng tối hôm nay tôi có một vài tờ ghi chú ở đây tôi bắt đầu bị chứng đãng trí đôi khi tôi bị như vậy thì tôi sẽ có cái gì đó để nhìn vào Nhưng ngay cả chúng ta ở đây hầu hết -- ở những xã hội tân tiến nhất trên thế giới chúng ta vẫn còn nghèo đói. Chúng ta có những gia đình tự hại lẫn nhau, những người bạn phản bội nhau Những áp lực tâm lí nặng nề đặt lên vai mỗi chúng ta Tôi chưa từng gặp một người nào mà không có một vấn đề hay một nỗi lo lắng nào đó. Tại sao chúng ta phải chịu khổ vây? Đó là câu hỏi muôn thuở mà câu trả lời còn bỏ ngỏ. Nhưng David luôn khẳng định chúng ta phải trở về với Chúa Ông nói răng. " Chúa là người chỉ đường cho tôi" Vấn đề cuối cùng mà David biết ông không có khả năng loại trừ là cái chết. Nhiều nhà bình luận cho rằng cái chết là chủ đề cấm của thế hệ chúng ta. Nhiều người sống như thể họ chỉ chờ đến ngày từ biệt cõi đời. Công nghệ đã đưa ra một viễn cảnh có thể điều khiển được chuyện sinh tử. Chúng ta thấy rất nhiều người trên màn hình Marilyn Monroe vẫn thật lộng lẫy trên màn ảnh y như hồi cô còn sống. và không ít người nghĩ rằng cô vẫn còn hiện hữa trên thế gian này Họ không biết rằng cô đã đi xa. Hay Clark Gable hay ai đó khác nữa. Những ngôi sao của thời đại trước. Họ đến với cuộc sống. Và họ -- họ vẫn rất tuyệt trên màn ảnh như thể họ vẫn còn sống Nhưng cái chết là bất khả kháng. Đã có lần tôi nói chuyên trong một phiên họp chung của Quốc hội vào năm ngoái Và tất cả chúng tôi đã gặp nhau trong căn phòng đó căn phòng của những bức tượng -- có khoảng 300 bức tượng ở đó. Và tôi đã nói rằng, " Có một điểm chung của tất cả nhừng người ngồi trong căn phòng này tất cả chúng ta, dù là Đảng dân chủ hay Đảng cộng hòa hay là ai đi chăng nữa Tôi nói, " Chúng ra rồi cũng sẽ chết." Và chúng ta có điểm chung đó với tất cả những người vĩ đại trong quá khứ đang theo dõi chúng ta bây giờ đây Và những người trẻ tuổi có thể thấy rất khó để hiểu rằng Rất khó để họ chấp nhận sự thật là họ chuẩn bị chết. Như nhà văn cổ đại tác giả của Ecclesiastes viết, ông nói, mọi hoạt động trên trần gian. Cái gì được sinh ra rồi sẽ đến lúc phải mất đi Tôi đã từng đứng cạnh giường bệnh của rất nhiều người nổi tiếng mà tôi chắc hẳn các bạn cũng biết đến họ. Tôi đã nói chuyện với họ Tôi đã thấy trong những giờ phút đau đớn đó khi cái chết đã kề cận mặc dù chỉ vài năm trước thôi suy nghĩ về tử sinh chưa bao giờ bước vào suy nghĩ của họ Mới tuần trước tôi nói chuyện với một phụ nữ cha của cô ấy là một bác sĩ nổi tiếng Cô nói ông không bao giờ nghĩ về Chúa, không bao giờ nói chuyện về Chúa và cũng không tin vào Chúa. Ông là người vô thần. Nhưng cô nói rằng khi ông sắp qua đời một hôm ông ngồi dậy trên giường và ông hỏi cô y tá liệu ông có thể gặp một vị giáo sĩ được không Lần đầu tiên trong đời ông nghĩ về những điều không thể kháng cự được và về Chúa Liệu Chúa có tồn tại không? Một vài năm trước, một sinh viên đã hỏi tôi rằng " Điều đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc đời của thầy là gì?" Và tôi nói, điều khiên tôi ngạc nhiên nhất trong cuộc đời là sự ngắn ngủi của cuộc sống. Nó qua đi quá nhanh. Nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Werner von Braun, sau Thế chiến thứ II đã kết luận rằng: "Khoa học và tôn giáo không phải đối thủ của nhau. Ngược lại, chúng là anh em với nhau" Ông đã dựa trên cơ sở bản thân để nói điều đó. Tôi biết tiến sĩ von Braun khá rõ, Và ông nói, " Về bản thân tôi, tôi chỉ có thể nói rằng sự hùng vĩ của vũ trụ chỉ để khẳng định niềm tin vào sự tồn tại của đấng Tạo hóa." Ông cũng nói rằng, "Trong quá trình tìm hiểu về Chúa, Tôi càng tin tưởng rằng sự tồn tại của Chúa Jesus phải là tâm điểm của những nỗ lực và cảm hứng của chúng ta. Thực tế về sự sống và sự hồi sinh là niềm mong ước của nhân loại" Tôi đã diễn thuyết rất nhiều ở Đức ở Pháp, và rất nhiều nơi khác trên thế giới 105 quốc gia đã cho tôi vinh hạnh được nói chuyện ở đó. Có lần tôi được mời tới thăm Chancellor Adenauer Người được xem như người đã sáng lập ra nước Đức tân thời từ sau chiến tranh, Có một lần, ông đã nói với tôi, Anh bạn trẻ, Anh có tin vào sự phục sinh của Chúa Jesus không? Và tôi trả lời, " Có thưa ngài" Ông bảo, " Tôi cũng thế" Ông nói thêm, " Khi tôi mãn nhiệm, tôi sẽ viết một cuốn sách giải thích vì sao tôi tin Chúa Jesus sẽ sống lại, và lí do vì sao việc tin vào điều đấy lại thực sự quan trọng." Trong 1 vở kịch, Alexander Solzhenitsyn khắc họa một người đàn ông đang hấp hối, ông nói với những người đứng quanh giường bệnh của mình. "Giờ phút đáng sợ nhất để cảm thấy hối tiếc là lúc người ta chuẩn bị ra đi." Làm sao để sống mà đến khi chết đi không phải hối tiếc? Blaise Pascal đã đặt ra câu hỏi như vậy vào thế kỉ thứ 17 ở Pháp Pascal được cho là kiến trúc sư của nền văn minh hiện tại. Ông là một nhà khoa học vĩ đại đạt tới đỉnh cao của toàn học ngay từ thời niên thiếu Ông đã được xem như người sáng lập ra nguyên lí xác suất và là người tạo ra chiếc máy tính đầu tiên, Và tất nhiên các bạn đã quá quen với ngôn ngữ máy tính đặt theo tên ông, Pascal tìm hiểu sâu sắc thế tiếng thoái lưỡng nan của loài người về tội lỗi, nỗi khổ và cái chết. Ông đã sửng sốt trước hiện tượng mà chúng ta thường cân nhắc khi con người đạt tới đỉnh cao ở lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và khả năng của con người họ vẫn đầy oán giận, đạo đức giả và chán ghét bản thân mình. Pascal nhìn mỗi chúng ta như sự kết hợp của thiên tài và sự ảo tưởng. Vào ngày 23 tháng 11 năm 1654 Pascal đã có một thí nghiệm tôn giáo lớn Ông viết trong thu hoạch của mình rằng: " Tôi đem thân mình, toàn vẹn, về với Đấng cứu thế Jesus" Một nhà sử học Pháp nói, 2 thế kỉ sau đó. " Hiếm khi nào một trí tuệ lớn thừa nhận với sự nhún nhường như vậy trước quyền lực của chúa Jesus" Pascal đã tin tưởng không chỉ tình thương và lòng nhân ái của Chúa sẽ đưa chúng ta trở lại sự hài hòa mà ông còn tin rằng tất cả những tội lỗi và thất bại của mình sẽ được tha thứ và khi ông chết đi, ông sẽ được lên thiên đường Ông cảm nhận điều đó theo cách vượt lên trên cả những quan sát khoa học và lí lẽ. Chính ông đã viết những dòng nổi tiếng sau, " Trái tim có lĩ lẽ của riêng nó và lí lẽ thông thường không thể hiểu nổi" sự đánh cuộc của Pascal cũng được biết đến nhiều như vậy Về cơ bản ông nói rằng " Nếu bạn tin vào Chúa và mở lòng mình trước tình thương của Ngài bạn sẽ không mất gì cả ngay cả khi bạn sai lầm Nhưng thay vào đó nếu bạn không tin vào Chúa thì bạn sẽ mất tất cả, kiếp này và cả kiếp sau nữa" Đối với Pascal, tri thức khoa học bao bọc xung quanh tri thức về Chúa Tri thức về Thiên Chúa cao hơn rất nhiều bất cứ thứ gì ông từng biết đến. Ông đã sẵn sàng gặp Chúa khi ông qua đời ở tuổi 39 Vua David sống đến 70 tuổi một khoảng thời gian khá dài trong thời đại của ông Mặc dù vậy ông vẫn phải đối diện với cái chết và ông đã viết thế này: " Ngay cả khi tôi bước qua thung lũng tử thần tôi không sợ bất kì điều gì bởi Người luôn bên cạnh tôi" Đây chính là câu trả lời cảu David cho cả 3 vấn đề nan giải về cái ác, sự khổ đau và cái chết. Đó cũng có thể là câu trả lời của các bạn nếu bạn tìm kiếm vị Chúa sống và để cho Người đong đầy cuộc sống của bạn. và cho bạn hy vọng vào tương lai Khi tôi 17 tuổi Tôi được sinh ra và nuôi dạy ở một trang trại phía Bắc Carolina Tôi vắt sữa bò mỗi buổi sáng, và vẫn những con bò đấy vào những buổi chiều khi tôi đi học về Tôi có khoảng 20 con bò phải chịu trách nhiệm và tôi cứ làm việc trên nông trại và cố gắng tiếp tục việc học hành của mình Tôi không đạt được điểm cao ở trường trung học tôi cũng không khá hơn khi vào đại học, cho đến khi có điều gì đó xảy ra trong trái tim mình Một ngày tôi được mặt đối mặt với Christ. Ngài nói, "Ta là con đường, là sự thật và là cuộc sống" Bạn có tưởng tượng được không? "Ta là sự thật. Ta là hiện thân của tất cả sự thật." Ngài là kẻ dối trá. Hay Ngài đã bị khùng Hay Ngài thực sự là những gì Ngài nói Ngài là ai vậy? Tôi phải đưa ra quyết định đó Tôi không thể chứng minh Tôi không thể mang điều đó đến phòng thí nghiệm và mổ xẻ nó. Nhưng theo định mệnh, tôi nói, tôi tin Ngài. và Ngài đã đến với tôi và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi. Và giờ tôi đã sẵn sàng khi nghe tiếng gọi tôi sẽ đi về nơi hiện diện của Chúa Cảm ơn các bạn, Chúa phù hộ cho tất cả các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn vì đặc ân này. Thật tuyệt vời. Anh đã làm được rồi. Cảm ơn. (vỗ tay) Khi bình minh dần lên trên thành phố du mục gồm mười nghìn chiếc lều, hoàng hậu Boraqchin đột ngột bị đánh thức. Một chú cừu hoang đã nhảy qua người hầu và lính gác và lao vào trong lều của nàng. Chú ta nhảy lên giường và liếm lấy tai nàng. Dù là hoàng hậu uy nghi của Hãn quốc Kim Trướng, một vương quốc hùng mạnh của đế quốc Mông Cổ, Boraqchin vẫn có nhiều quyền lực trong việc cai trị vương quốc. Nàng kết hôn với Batu Khan, cháu trai đầy uy quyền của chính Thành Cát Tư Hãn, khi chỉ mới 15 tuổi -- và trong khi chồng nàng viễn chinh, nàng nắm quyền quản lý việc chăn nuôi, gia đình và vương quốc, trở thành người quản lý kiêm chỉ huy của thành phố nghìn dân. Hai lần trong năm, Boraqchin di dời thành phố giữa hai khu cắm trại theo mùa. Điều này giúp đảm bảo nguồn nước, nguồn cỏ tươi tốt vào mùa hè, và bảo vệ thành phố trước những đợt gió rét mùa đông. Quá trình này mất hàng tuần để lên kế hoạch, liên lạc với những khu trại khác trong lãnh thổ, các chiến lược gia -- và cả sự nhẫn nại khi di chuyển với tốc độ chậm chạp của đàn gia súc. Hôm nay là ngày lên đường, và nàng sẽ phải trực tiếp chỉ huy phụ nữ, tướng lĩnh, nô lệ và gia súc đến sông Vôn-ga vào mùa hè. Vừa bước ra ngoài, Boraqchin được chào đón bằng một khung cảnh lộn xộn - một vị khách không mời đang chạy vòng quanh khu bếp ăn. Mọi người đang cố đưa hắn lên xe ngựa để đưa đi. Boraqchin lệnh cho quân lính bắt lấy vị khách không mời nhưng nàng là người duy nhất đủ nhanh để làm điều đó. Tiếp theo, nàng phải giám sát các hầu gái gỡ đinh đóng lều và nhấc nó lên xe ngựa riêng của nàng. Cần đến một đàn 20 con bò sừng dài để kéo chiếc lều, và Boraqchin không tin ai khác ngoài chính mình để lái cỗ xe. Tiếp theo, nàng và người bạn cừu phải đến gặp các lính canh. Nàng lệnh cho họ giám sát kỹ lưỡng chiếc lều tiếp khách đặc biệt của chồng và cả ngai vàng di động trong suốt chuyến đi. Họ cũng đóng vai trò quân do thám, và nàng chỉ họ cách đảm bảo an toàn cho chuyến đi và mọi thứ xung quanh và kiểm soát bầy gia súc. Nhưng khi chú cừu thoát ra và chạy rong trên đồng, lính gác khó mà đuổi kịp khi chú chạy qua đám đông đang dỡ lều. Bực tức, Boraqchin tự mình ra chỗ đồng cỏ. Khi đến đó, nàng thấy chú cừu phiền nhiễu đang luồn lách vào giữa bầy. Nàng đi theo và thấy chú nép mình vào một con cừu cái, mẹ của chú. Mẹ cừu đang mang thai, và trông rất đau đớn. Bất ngờ, Boraqchin nhận ra cô cừu sắp sinh này bị quên lãng trong sự nhộn nhịp của ngày di cư. Không còn thời gian để tìm người chăn cừu, Boraqchin xắn tay áo, bôi mỡ vào tay, và giúp cô cừu hạ sinh hai chú cừu non cho vương quốc. Để lại chú cừu với mẹ của mình, nàng quay trở lại khu trại. Ở đây, những vật dụng cuối cùng đã được gói ghém, và xe ngựa đã sẵn sàng lên đường. Cuộc đại di cư này do hoàng hậu dẫn đầu cùng hơn hai trăm xe thồ chất đầy châu báu. tiếp theo là thê thiếp cùng tùy tùng, sau nữa là các nàng hầu - và đây chỉ là trại của Boraqchin. Sau đó, đến lều hoàng tộc thứ hai do một cung phi khác dẫn đầu sau đó, thêm nhiều trại nữa tất cả đều do các phi tần dẫn đầu. Boraqchin phải kiểm tra họ hàng tuần để đảm bảo một chuyến khởi hành suôn sẻ và trật tự. Nhưng họ chỉ là đoàn người của hoàng gia, sau họ là đoàn người của cả một thành phố, gồm cả thầy tu với nhà thờ nhỏ di động, các gia đình, thương gia và người chăn cừu. Cuối cùng, Boraqchin bước lên xe của nàng. Sẽ mất hàng tuần để đến nơi nhưng trong cả cuộc hành trình, nàng luôn quản lý mọi người một cách thành thạo - từ những hoàng tử, công chúa kiêu hãnh đến những báu vật của vương quốc đến cả những chú cừu lang thang phía cuối hàng. Sự tò mò là phúc hay họa? Bản chất nghịch lý này đã được người Hy Lạp cổ đại nhân cách hóa thành nhân vật thần thoại Pandora. Theo truyền thuyết, nàng là người phụ nữ đầu tiên vì sự tò mò mãnh liệt đã gây ra một loạt tai ương cho con người. Pandora được Thần lửa Hephaestu tạo ra, nhờ sự giúp đỡ của những vị thần khác biến nàng trở nên hoàn mĩ. Aphrodite ban cho nàng khả năng thấu hiểu lòng người; Hermes tặng nàng sự uyển ngôn. Athena trao cho nàng sự khéo léo và tinh tế, và Hermes đặt tên cho nàng. Sau cùng, Zeus ban tặng nàng hai món quà. Thứ nhất là sự tò mò sẽ mãi là bản tính và lòng khát khao tìm hiểu thế giới bên ngoài. Món quà thứ hai là một chiếc hộp nặng, chạm khắc hoa mỹ, và được khóa rất chặt. Nhưng bên trong, Zeus bảo nàng, không phải là thứ dành cho mắt trần. Và nàng không được mở hộp trong bất kì tình huống nào. Trên mặt đất, Pandora gặp và yêu Epimetheus, một người khổng lồ tài năng được Zeus giao nhiệm vụ thiết kế tự nhiên. Chàng làm việc cùng anh trai là Prometheus, người tạo ra những con người đầu tiên nhưng bị trừng phạt vĩnh viễn vì đã cho họ lửa. Epimetheus vô vùng thương nhớ anh trai nhưng đã tìm thấy ở Pandora một người bạn đời đầy nhiệt huyết. Pandora tràn trề phấn khích với cuộc sống trên mặt đất. Nàng cũng dễ bị phân tâm và thiếu kiên nhẫn, nàng khát khao kiến thức và luôn đặt câu hỏi về những thứ xung quanh. Tâm trí nàng thường xuyên vơ vẩn nghĩ về thứ bên trong chiếc hộp kín. Báu vật nào lại tuyệt vời đến nỗi không bao giờ có thể được nhìn bằng mắt trần, và tại sao trách nhiệm trông giữ nó thuộc về nàng? Ngón tay nàng ngứa ngáy muốn mở ra. Đôi lúc, nàng tin mình đã nghe thấy giọng nói thì thầm và những thứ bên trong quậy phá ầm ĩ, như cố để thoát ra. Sự bí ẩn của nó làm nàng phát điên. Càng lúc chiếc hộp càng ám ảnh Pandora. Dường như có một sức mạnh bên ngoài kéo nàng lại gần với thứ bên trong, gọi tên nàng càng lúc càng lớn. Một hôm, không thể chịu đựng được nữa, nàng trộm lấy nó từ Epimetheus và nhìn chằm chằm vào chiếc hộp bí ẩn. Nàng sẽ chỉ liếc nhẹ vào bên trong, sau đó, tâm trí nàng có thể được giải thoát mãi mãi... Nhưng khi vừa hé mở, chiếc hộp bật nắp. Những sinh vật quái dị và âm thanh khủng khiếp lao ra theo làn khói, quay cuồng quanh nàng, rít lên và phát ra những tiếng lạch cạch. Hoảng loạn, Pandora quờ quạng vào khoảng không trong tuyệt vọng, cố gắng kéo chúng trở lại nơi giam giữ. Nhưng các sinh vật bay vọt lên vào một đám mây kinh tởm. Nàng có dự cảm không lành khi chúng cuồn cuộn biến mất. Zeus dùng chiếc hộp như một vật chứa tất cả các thế lực tà ác và đau khổ do thần tạo ra - và một khi được giải phóng, không gì có thể kìm hãm chúng lại. Khi khóc, Pandora cảm nhận được một thanh âm vọng từ trong hộp. Không phải tiếng thì thầm ma quái, mà là một tiếng vang nhỏ như để xoa dịu nỗi thống khổ của nàng. Nàng nhấc nắp lên một lần nữa và nhìn vào, một luồng sáng ấm áp dâng lên và bay ra. Thấy được ánh sánh lung linh đó sau khi lỡ đánh thức và giải phóng những điều xấu xa, nỗi đau của Pandora dịu lại. Nàng biết mình không thể thay đổi chuyện đã rồi, nhưng bên cạnh sự tranh đấu, nàng gửi theo hy vọng giảm trừ tác hại của nó. Ngày nay, chiếc hộp Pandora gợi nhớ những hậu quả nghiêm trọng của việc can thiệp vào bí ẩn, nhưng sự tò mò mãnh liệt của Pandora cũng cho thấy tính hai mặt cốt lõi của những vấn đề của con người . Có nhất thiết phải tìm ra câu trả lời cho tất cả, đào sâu để biết được nhiều hơn - hay phải chăng một vài bí ẩn tốt hơn là không bao giờ chạm đến? Ta biết tiết kiệm là quan trọng và đó điều nên làm Nhưng nhìn chung, ta ngày càng ít tiết kiệm. [TED: Cách chúng ta làm việc] [Tài trợ bởi Dropbox] Ta đều biết nên làm những gì. Câu hỏi là: Làm thế nào để thực hiện? Và đó là điều tôi sẽ chỉ bạn. Tiết kiệm không liên quan đến trí tuệ hay ý chí mà phụ thuộc vào hoàn cảnh xung quanh. Để tôi cho bạn một ví dụ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong đó, một nhóm được biết về thu nhập hàng tháng của mình. trong khi các thành viên của nhóm còn lại được biết mức thu nhập hàng tuần. Và chúng tôi nhận thấy những người được biết mức thu nhập hàng tuần có khả năng lên kế hoạch tài chính tốt hơn trong tháng. Nên nhớ là chúng tôi không thay đổi số tiền kiếm được, mà chỉ thay đổi hoàn cảnh tác động đến nhận thức về mức thu nhập. Và những yếu tố hoàn cảnh như vậy có sự tác động. Nên tôi sẽ không chia sẻ những mẹo bạn đã biết. Tôi sẽ không chỉ cách mở tài khoản tiết kiệm. hay tiết kiệm để nghỉ hưu. Cái mà tôi sẽ chia sẻ là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa ý định và hành động tiết kiệm. Bạn đã sẵn sàng chưa? Mẹo đầu tiên: Tận dụng sức mạnh của cam kết từ trước. Cơ bản là ta nghĩ về bản thân theo hai hướng: Bản thân của hiện tại và của tương lai. Trong tương lai, ta hoàn hảo. Trong tương lai, ta sẽ tiết kiệm lương hưu, sẽ giảm cân, sẽ cho gọi bố mẹ nhiều hơn. Nhưng ta thường quên rằng "mình" trong tương lai cũng là "mình" trong hiện tại. Chúng tôi biết thời điểm tốt để tiết kiệm là khi nhận tiền hoàn thuế. Nên chúng tôi đã thử một bài kiểm tra A/B. Với nhóm đầu tiên, chúng tôi nhắn tin vào đầu tháng hai, trước khi họ nộp thuế và hỏi rằng: "Nếu được hoàn thuế, bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu phần trăm?" Đây thực sự là một câu hỏi khó. Họ không biết liệu sẽ được hoàn thuế, hay được hoàn bao nhiêu. Dù vậy, chúng tôi vẫn hỏi. Nhóm thứ hai, chúng tôi hỏi ngay sau khi họ nhận được tiền hoàn thuế: "Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu phần trăm?" Và đây là những điều đã diễn ra: Ở nhóm thứ hai, khi vừa nhận được tiền hoàn thuế, họ muốn tiết kiệm khoảng 17 phần trăm số tiền đó. Nhưng với nhóm được hỏi trước khi khai trình thuế, tiền tiết kiệm tăng từ 17% đến 27% Vì sao? Bởi khi bạn cam kết dành dụm cho bản thân trong tương lai, và đương nhiên bạn trong tương lai có thể tiết kiệm 27%. Những thay đổi lớn trong tiết kiệm xuất phát từ việc thay đổi môi trường ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Chúng tôi mong muốn bạn tận dụng sức mạnh này. Nên hãy dành chút thời gian suy nghĩ về những cách bạn có thể chuẩn bị cho bản thân trong tương lai cho điều mà hôm nay bạn biết sẽ trở nên khó khăn hơn. Đăng kí một ứng dụng giúp bạn đưa ra quyết định tiết kiệm. Mấu chốt là bạn phải nghiêm túc với bản thân. Mẹo thứ hai: biến những khoảnh khắc chuyển giao thành lợi thế. Chúng tôi đã thử nghiệm trên một trang web giúp những người cao tuổi chia sẻ tiền nhà. Chúng tôi chạy hai quảng cáo trên mạng xã hội, hướng tới những người 64 tuổi Với một nhóm, chúng tôi nói: "Bạn đang già đi. Hãy để dịch vụ chia sẻ nhà giúp bạn." Ở nhóm thứ hai, chúng tôi cụ thể hơn: "Bạn 64 tuổi và chuẩn bị sang tuổi 65. Bạn đã sẵn sàng nghỉ hưu chưa? Hãy để dịch vụ chia sẻ nhà giúp bạn." Điều mà chúng tôi làm với nhóm hai là nhấn mạnh rằng chuyển giao đang diễn ra. Ngạc nhiên thay, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nhấp chuột và đăng kí tăng khi nhấn mạnh sự chuyển giao. Trong tâm lý học, điều này được gọi là "Hiệu ứng khởi đầu." Dù là khởi đầu năm mới hay thậm chí, một mùa mới, động lực để thực hiện công việc của bạn tăng lên. Nên ngay bây giờ, hãy lên kế hoạch ngay trước ngày sinh nhật của bạn. Xác định khoản tài chính bạn mong muốn và cam kết sẽ thực hiện nó. Mẹo thứ ba và cuối cùng: Hãy cảnh giác với các giao dịch nhỏ thường xuyên. Chúng tôi đã thực hiện vài nghiên cứu khác và nhận thấy chi phí khiến ta hối hận nhất chỉ sau giao dịch ngân hàng, là chi phí ăn ngoài. Đó là chi tiêu mà ta làm gần như mỗi ngày và là mưa dầm thấm lâu. Một cốc cà phê, một chiếc bánh burrito sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm của bạn. Khi sống ở New York, tôi đã xem xét các chi tiêu, và nhận thấy mình đã sử dụng tiêu 2000$ cho các ứng dụng đặt xe. Còn nhiều hơn tiền thuê nhà ở New York. Tôi đã hứa sẽ thay đổi. Tháng tiếp theo, tôi lại tiêu tiếp 2000$, như cũ, vì những con số không thể thay đổi thái độ của tôi. Tôi đã không thay đổi hoàn cảnh. Và sau khi nợ 4000 đô, tôi đã làm hai việc: Đầu tiên là không liên kết thẻ tín dụng với các ứng dụng đặt xe. Thay vào đó, tôi liên kết một thẻ ghi nợ chỉ có 300$ một tháng. Nếu chi nhiều hơn, tôi sẽ phải qua tất cả các bước để thêm thẻ mới. và ta biết rằng mỗi cái nhấp chuột là một rào cản, giúp thay đổi hành vi. Chúng ta không phải cỗ máy. Chúng ta không mang theo bàn tính mỗi ngày, cân đong chi tiêu, so với những gì mong muốn. Nhưng bộ não của ta rất giỏi trong việc đếm số lần làm một cái gì đó. Vì vậy, tôi đặt ra giới hạn cho bản thân: Tôi chỉ có thể sử dụng ứng dụng đó ba lần một tuần. Nó buộc tôi phải hạn chế các chuyến đi. Tôi đã xử lý các chi phí xe của mình vì lợi ích của chồng tôi vì hoàn cảnh thay đổi những gì tôi làm. Vì vậy, hãy khôn ngoan trong bất cứ giao dịch nào, và thay đổi hoàn cảnh để làm cho nó khó thực hiện. Đó là những mẹo của tôi dành cho bạn. Nhưng tôi muốn bạn phải nhớ một điều: Là con người, bạn có thể trở nên phi lô gíc khi tiết kiệm, khi chi tiêu và lập dự thảo ngân sách. Nhưng thật may là ta biết về bản thân và có thể dự đoán hành động của mình trong những hoàn cảnh nhất định. Hãy áp dụng vào tiết kiệm. Hãy cùng thay đổi hoàn cảnh để giúp "ta" trong tương lai. Ảo thuật trí tuệ. Ảo thuật trí tuệ là gì? Ảo thuật trí tuệ đối với tôi là mảng ảo thuật liên quan đến các tác dụng của việc đọc suy nghĩ và tâm lý. Khác với các mảng ảo thuật khác, ảo thuật trí óc sử dụng sức mạnh của lời nói, sự lừa gạt trong ngôn ngữ, giao tiếp không lời và những phương pháp khác để tạo nên ảo tưởng về giác quan thứ sáu. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem việc điều khiển trí óc con người là dễ như thế nào khi bạn biết cách Và tôi muốn mọi người trong khán đài cùng tham gia với tôi. Tôi muốn mọi người đưa tay ra như thế này trước tiên. Được rồi, vỗ tay một lần. Bây giờ quay tay lại. Bây giờ hãy làm y hệt những gì tôi làm. Có khoảng nửa số khán giả đang giơ tay trái lên. Tại sao lại thế? Được rồi, tráo tay lại, đưa tay phải lên. Bây giờ, cắt chéo tay qua, để tay phải qua phía bên kia, đan các ngón tay lại như thế này, và hãy nhớ là phải để cho ngón cái tay phải ở bên ngoài ngón cái tay trái -- điều này rất quan trọng đấy nhé. Ngón tay của bạn ngược rồi, tráo chúng lại. Tốt, được rồi. Bây giờ đưa ngón tay ra như thế này. Đúng rồi. Gõ chúng một lần. Được rồi, bây giờ nếu các bạn không bị tôi lừa, thì các bạn đã có thể làm như thế này. (Tiếng cười) Bây giờ các bạn đã thấy nó dễ như thế nào để điều khiển trí óc của con người rồi đấy (Tiếng cười) Tôi nhớ khi tôi khoảng 15 tuổi, tôi có đọc một tập tạp chí Life, nói về câu chuyện của một cụ bà mù 75 tuổi người Nga có thể cảm nhận được chữ in -- vẫn có người đang cố làm kìa -- (Tiếng cười) bà ấy có thể cảm nhận được chữ in thậm chí màu sắc chỉ bằng cách chạm tay. Và bà ấy hoàn toàn bị mù. Bà ấy cũng có thể đọc được mã sỗ xê-ri trên các tờ hóa đơn được lật úp mặt lại trên mặt bàn. Lúc đấy, tôi cảm thấy rất hứng thú nhưng đồng thời cũng rất hoài nghi. Làm sao có thể đọc bằng ngón tay cơ chứ? Nếu các bạn nghĩ về điều đó, nếu một người nào đó bị mù hoàn toàn -- hôm qua có một màn trình diễn và mọi người phải nhắm mắt lại và họ chỉ có thể nghe được âm thanh. Và rất là lạ khi phải mò mẫm và đoán. Làm sao để có thể đọc được bằng ngón tay? Một khoảng thời gian trước, trong một chương trình TV sắp công chiếu trên MTV, tôi đã thử thể hiện màn biểu diễn này được biết đến với cái tên tầm nhìn thứ hai. Mới các bạn cùng xem. (Video) Người đàn ông: Chào bạn. Tôi sẽ dẫn bạn lên xe. Kathryn Thomas: (Cười) Người đàn ông: Không sao đâu, bạn cứ tiếp tục bước đi. KT: Anh khỏe không? Keith Barry: Kathryn, Keith đây. Tôi sẽ đưa bạn đến một chỗ bí mật được không? Giờ, Kathryn, không có cách nào để nhìn thấy bất kỳ thứ gì qua cái băng bịt mắt này. KT: OK, nhưng đừng gọi tên tôi như thế. KB: Nhưng bạn ổn mà phải không? KT: Vâng. KB: Bạn không nhìn thấy gì phải không? KT: Không. KB: Được rồi, bây giờ tôi sẽ cởi nó ra. Bạn hãy cởi nốt phần còn lại ra. Hãy cởi nó ra, tốt lắm. Giờ chúng ta sẽ dừng lại. KT: Tôi sợ quá không biết cởi ra sẽ nhìn thấy gì. KB: Không, không, không có gì cả, cởi nó ra đi. Không sao đâu, bạn an toàn. Bạn có bao giờ nghe đến tầm nhìn thứ hai chưa? KT: Chưa. KB: Tầm nhìn thứ hai là việc một chuyên gia điều khiển trí óc có thể nhìn bằng đôi mắt của một người khác. Và tôi sẽ thử ngay bây giờ. KT: Trời. KB: Bạn sẵn sàng chưa? Đâu rồi nhỉ? Không có cách để mà ... KT: (Bíp) Trời ơi! KB: Đừng nói gì cả, tôi đã cố nhìn bằng mắt của cô đây. Tôi không nhìn thấy gì cả. KT: Có tường ở đằng trước, tường ở đằng trước. KB: Nhìn thẳng về trước, nhìn đường đi. KT: OK, trời ơi! KB: Có vật gì ở đằng trước không? KT: Không, không có. KB: Có chắc không? KT: Không, không có, tôi vẫn đang nhìn đường đây. Tôi đang nhìn đường trừng trừng nè Tôi sẽ không rời mắt ra khỏi đường. (Bíp) (Bíp) (Bíp) Trời ơi! KB: Chúng ta đang ở đâu? Đang ở đâu? Chúng ta đang đi lên đồi phải không, phải không? KT: Nhìn đường đi -- (Bíp) Tôi vẫn đang đeo cái bịt mắt quái quỷ này đây. KB: Gì cơ? KT: Sao anh làm được điều này vậy? KB: Đừng làm tôi mất tập trung. Mọi thứ vẫn tốt chứ? KT: Vâng. Lạ quá. Chúng ta sắp đến nơi rồi, trời ơi! Trời ơi! KB: Và tôi dừng tại đây KT: Điều này lạ thật. Anh đúng là một gã quái gở. Tôi vừa trải nghiệm một việc đáng sợ nhất đời mình! (Vỗ tay) KB: Cảm ơn các bạn. Hai ngày trước chúng tôi định quay cái clip này ở đường đua và chúng tôi để một anh chàng ngồi vào xe và có một người quay phim ở đằng sau nhưng đang đi giữa chừng thì anh chàng kia nói với tôi là anh ta có một khẩu 9mm - tôi nghĩ thế - giấu ở dưới chân. Nên tôi dừng xe ngay và không đi nữa. Vậy các bạn có tin rằng vào việc có thể nhìn thấy bằng đôi mắt của người khác? Đó chính là câu hỏi. Đa số các bạn sẽ lập tức trả lời là không nhưng tôi muốn các bạn nhận ra rằng tôi đã không thể nhìn qua tấm băng mắt kia. Trong xe cũng không có gắn thiết bị gì đặc biệt cả. Tôi cũng chưa bao giờ gặp cô gái kia. Nên tôi muốn các bạn nghĩ về điều đó một chút. Rất nhiều người cố gắng suy đoán một cách logic để tìm ra câu trả lời. Nhưng bởi vì não các bạn chưa được huấn luyện về môn nghệ thuật lừa gạt, các câu trả lời mà các bạn đưa ra 99 phần trăm hoàn toàn là không đúng. Điều này bởi vì ảo thuật toàn là đánh lừa sự chú ý của người khác. Ví dụ, nếu tôi không muốn các bạn nhìn vào tay phải của mình thì tôi sẽ không nhìn vào nó. Nhưng nếu tôi muốn các bạn nhìn vào tay phải của tôi thì tôi sẽ nhìn vào nó. Các bạn thấy đấy, điều này rất rất đơn giản một khi bạn đã biết cách làm, nhưng cũng rất phức tạp trong nhiều hoàn cảnh khác. Bây giờ tôi sẽ biểu diễn cho các bạn thấy, ngay tại đây, ngay bây giờ. Tôi cần hai người giúp tôi một chút. Bạn có thể lên đây không? Để xem nào, bạn ở đằng dưới kia, bạn có thể lên đây không, nhanh thôi? Bạn không phiền chứ? Vâng, bạn ở dưới kia. Hãy cho hai bạn này một tràng pháo tay trong lúc họ đi lên trên đây nào Bạn có thể dùng thang đi lên ở đằng kia. (Vỗ tay) Có một điều quan trọng các bạn phải nhớ là tôi không "gài" gì trước cho hai bạn. Hai bạn không biết điều gì sẽ xảy ra. Đồng ý chứ? Được rồi, bạn có thể đứng vào đây một lát được không? Bạn tên là? Nicole: Nicole. KB: Nicole, và bạn là? (Điện thoại reo) KB: Ồ. Hãy nói với -- từ từ, có điều này, bạn hãy trả lời điện thoại đi, trả lời đi. (Tiếng cười) Có phải một bạn gái không? Người đàn ông: Họ cúp rồi. KB: Cúp rồi à. Phiền hai bạn đổi chỗ cho nhau. Bạn có thể đứng ở đằng kia? Như thế này sẽ dễ hơn. Tiếc nhỉ. Tôi đang định nói với người đầu dây bên kia đó là con át bích. Được rồi, lại gần chút nữa. (Tiếng cười) Gần chút nữa. (Tiếng cười) Gần một chút nữa -- họ thật sự đang rất hồi hộp ở trên này. Lại một chút nữa thôi. Bây giờ, bạn có tin vào ma thuật không? Nicole: Không. KB: Voodoo thì sao? Nicole: Không. KB: Còn những thứ gây ra tiếng động vào ban đêm? Nicole: không. KB: Ngoài ra những thứ khác, cũng không, OK. Tôi muốn bạn đứng ở ngay đây, kéo tay áo bạn lên, nếu bạn không phiền. Được rồi, bây giờ tôi muốn bạn hãy chú ý đến mọi giác quan xung quanh mình bởi vì chúng ta sẽ làm một thí nghiệm voodoo ngay bây giờ. Tôi muốn bạn chú ý đến mọi giác quan, nhưng đừng nói gì cho đến khi tôi bảo bạn và đừng mở mắt ra cho đến khi tôi bảo bạn. Từ giây phút này trở đi, bạn hãy nhắm mắt lại, đừng nói gì cả, đừng mở mắt ra, hãy cảm nhận mọi giác quan. Bạn có cảm thấy gì không? Nicole: Có. KB: Bạn cảm giác được phải không? Bạn cảm thấy gì? Nicole: Một cái chạm ở sau lưng. KB: Bạn cảm thấy điều đó bao nhiêu lần? Nicole: Hai lần. KB: Hai lần, OK, bạn hãy đưa tay trái ra phía trước. Đưa tay trái ra phía trước, OK. Được rồi, hãy giữ nó ở đấy. Hãy cảm giác đến mọi thứ xung quanh, đừng nói gì cả, đừng mở mắt ra, OK. Bạn có cảm thấy gì không? Nicole: Có. KB: Bạn cảm thấy gì? Nicole: Ba --- KB: Giống như một cảm giác ngưa ngứa? Nicole: Vâng. Bạn có thể chỉ cho chúng tôi thấy ở đâu không? Tuyệt. Bạn hãy mở mắt ra. Tôi không hề chạm vào bạn. Tôi chỉ chạm vào lưng của anh ấy, và tôi chỉ chạm vào tay của anh ấy. Một cuộc thí nghiệm voodoo. (Tiếng cười) Mỗi lần đi vũ trường, tôi đều xài chiêu này. (Tiếng cười) Bạn có thể ngồi ở đằng kia một lát được không. Tôi sẽ nhờ đến bạn trong chốc lát. Còn bạn có thể ngồi vào đây nếu bạn không phiền. Bạn hãy ngồi ở đây. Người đàn ông: OK. KB: OK, bạn hãy ngồi xuống. Tuyệt. Bây giờ tôi muốn bạn nhìn thẳng vào tôi, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng và hãy thư giãn. Hãy để mắt bạn nhắm lại, sau năm, bốn, ba, hai, một. Nhắm mắt lại. Không phải là tôi đang thôi miên bạn đâu nhé. Tôi chỉ đặt bạn vào một trạng thái đồng bộ ở mức độ cao để tâm trí của hai chúng ta ở cùng một hướng. Và trong khi bạn đang chìm đắm trôi dạt và lênh bênh vào trạng thái thư giãn này, tôi sẽ lấy tay trái của bạn và đặt nó lên đây. Và tôi muốn bạn giữ tay bạn ở đấy một lát và tôi chỉ muốn bạn để tay chìm dạt và trôi xuống mặt bàn cùng tốc độ với tốc độ bạn chìm dạt trong trạng thái thư giãn của mình và để cho tay chạm hẳn vào mặt bàn. Được rồi, xuống hẳn phía dưới, để tay xuống hẳn, xuống hẳn, và nữa, và nữa, và nữa, và nữa, và nữa và nữa. Tuyệt. Tôi muốn bạn để tay trên mặt bàn thật chặt. OK, bây giờ tôi muốn bạn để nó ở đấy. Trong chốc lát, bạn sẽ cảm thấy một sức ép, và tôi muốn bạn chú ý đến sức ép này. Chỉ chú ý đến sức ép thôi nhé. Và tôi chỉ muốn bạn để cho tay mình từ từ trôi lên trên từ mặt bàn khi bạn thấy sức ép không còn nữa nhưng chỉ khi nào bạn không còn cảm thấy sức ép nữa nhé. Bạn hiểu chứ? Bạn hãy trả lời có hay không. Bạn hiểu chứ? Người đàng ông: Có. KB: Hãy giữ tay ở đấy. Được rồi và khi nào bạn lại cảm thấy sức ép tôi muốn bạn để tay trôi xuống mặt bàn, nhưng chỉ khi nào bạn cảm thấy sức ép thôi nhé. (Tiếng cưới) Được rồi, bạn làm thật tuyệt. Thử lại nào. Tuyệt. Bây giờ bạn đã hiểu ý rồi đấy, chúng ta hãy thử một thứ khác còn hay hơn nữa. Bạn hãy để tay trên mặt bàn, đừng mở mắt ra. Bạn có thể đứng dậy được không? Bạn hãy đứng dậy, đi ra đằng trước. Tôi muốn bạn chỉ thẳng về phía trán anh ấy. Hãy tưởng tượng mối liên kết giữa cô và anh ấy. Chỉ khi nào bạn muốn bỏ sức ép đi t hãy đưa tay lên phía trên như thế này nhưng chỉ khi nào bạn muốn bỏ sức ép đi thôi nhé. Bạn cứ chờ thoải mái nhưng chỉ khi nào bạn muốn bỏ sức ép đi. Được rồi, để thử lại nào. Bạn hãy tưởng tượng sự kết nối giữa hai bạn. OK. Chỉ thẳng vào trán anh ấy. Chỉ khi nào bạn muốn bỏ sức ép đi, chúng ta hãy thử lại nào. OK, lần này thì được, tuyệt. Bạn hãy giữ nó ở đấy, cả hai bạn, giữ ở đấy. Khi bạn muốn sức ép quay trở lại, hãy đưa tay xuống. Bạn có thể chờ thoải mái. Bạn làm nó hơi nhanh nhưng tay kia vẫn thả xuống. Bây giờ tôi muốn bạn chú ý rằng trong khoảnh khắc này, khi tôi vỗ các ngón tay, mắt bạn sẽ mở ra lại. Bạn có thể nhớ là phải quên hoặc quên việc phải nhớ đến những gì đã xảy ra. Đã số mọi người sẽ hỏi bạn là "Điều gì vừa xảy ra ở trên kia thế?" Nhưng sẽ ổn thôi mặc dù bạn không hề bị thôi miên bạn sẽ vẫn quên những gì đã xảy ra. (Tiếng cười) Sau năm, bốn, ba, hai, một -- bạn hãy mở mắt ra, tỉnh dậy. Hãy cho hai bạn này một tràng vỗ tay, hai bạn có thể quay lại chỗ của mình. (Vỗ tay) Bạn có thể quay lại chỗ của bạn. Tôi đã từng xem một bộ phim tên là "The Gods Are Crazy" (Thượng Đế cũng phải cười) Các bạn đã xem phim đấy chứ? Yeah. (Vỗ tay) Các bạn có nhớ đoạn mà họ ném chai Coke ra khỏi chiếc máy bay và nó rớt xuống đất và không vỡ? Đó là bởi vì chai Coke thường rất cứng. Gần như không thể làm vỡ một chai Coke. Bạn muốn thử không? Tốt. (Cười) Cô ấy không có một cơ hội nào. Các bạn thấy đấy, siêu năng lực là một hiện tượng siêu nhiên giữa trí óc và các hiện tượng vật lý. Đối với một số nhà ảo thuật và tâm lý học, đôi khi chiếc thìa có thể tự bẻ cong hoặc tan chảy, đôi khi thì không. Đôi khi đồ vật sẽ chạy ngang trên bàn, đôi khi không. Điều đó phụ thuộc vào bạn có bao nhiêu năng lượng vào ngày hôm đấy và những thứ khác tương tự như thế. Chúng ta sẽ thử một cuộc thí nghiệm siêu năng lực ngay bây giờ. Bạn hãy lại cạnh tôi. Tuyệt. Bạn hãy nhìn vào chai Coke này. Hãy giám định là nó cứng, chỉ có một lỗ và nó là một chai Coke bình thường. Bạn có thể đập nó lên bàn nếu muốn. Cẩn thận nhé. Mặc dù nó khá là cứng, tôi vẫn sẽ lùi ra một chút. Được rồi, tôi muốn bạn cầm lấy cái chai bằng hai ngón tay và ngón cái. Tuyệt. Tôi có một miếng miểng chai ở đây. Tôi muốn bạn kiểm tra nó. Cẩn thận, nó sắc đấy nhé. Hãy cầm nó một lúc. Bây giờ bạn hãy giang nó ra đây. Tôi muốn bạn tưởng tượng một mối tình bị tan vỡ nhiều năm trước đây. Tôi muốn bạn tưởng tượng tới mọi năng lượng xấu từ cuộc tình tan vỡ kia, từ anh chàng kia, được truyền vào miếng thủy tinh vỡ nó sẽ tượng trưng cho anh chàng kia, OK. Tôi muốn bạn thật nghiêm túc trong việc này. Bạn hãy nhìn thẳng vào miểng chai, đừng dể ý đến bất kỳ ai ở đây. Trong chốc lát, bạn sẽ cảm thấy một điều gì đó và khi cảm nhận được điều đấy hãy thả miếng thủy tinh vào cái chai. Hãy nghĩ đến anh --xấ...-- đến anh chàng kia. (Cười) Tôi đang cố làm người đàng hoàng nhé. Được rồi, và khi bạn cảm nhận được -- sẽ có thể mất một lúc -- được rồi hãy thả nó vào. Bạn hãy thả nó vào. Tưởng tượng lấy mọi năng lượng xấu ở trong đấy. Tưởng tượng đến tên anh chàng kia và hình dung anh ấy ở trong cái chai. Và tôi muốn bạn giải thoát cho năng lượng xấu ấy bằng cách lắc cái chai. (Cười) Trong cái chai có nhiều năng lượng xấu thật đấy. (Cười) (Vỗ tay) Tôi cũng muốn bạn nghĩ đến tên cậu ta. Nhìn vào tôi và nghĩ đến tên cậu ta. Bạn nghĩ đến tên cậu ta rồi chứ? Được rồi, bạn hãy nghĩ tên cậu ta có bao nhiêu chữ cái. Hãy nghĩ số chữ cái trong tên cậu ta. Có năm chữ cái trong cái tên. Bạn không có phản ứng gì tức là có bốn chữa cái. Bạn hãy nghĩ đến một chữ trong cái tên. Hãy nghĩ đến một chữ. Có chữ K trong tên cậu ấy. Bạn biết tại sao tôi biết điều đó không, tại vì tên tôi cũng bắt đầu bằng chữ K nhưng tên cậu ta không bằt đầu bằng chữ K mà bằng chữ M. Bạn hãy nhắn với Mike lần tới bạn gặp cậu ấy là tôi gửi lời hỏi thăm. Đó có phải là tên cậu ta không? Nicole: Mm-hmm. KB: OK, các bạn hãy cho cô ấy một tràng pháo tay nào. (Vỗ tay) Các ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi có một màn biểu diễn nữa muốn chia sẻ với các bạn. Chris, lúc đầu tôi định mời anh nhưng thay vì chọn anh, anh có thể lên đây và chọn một nạn nhân cho cuộc thí nghiệm tiếp theo không? Và đó phải là một nạn nhân nam, thế thôi. Chris Anderson: OK. KB: Lúc đầu tôi định chọn anh nhưng tôi nghĩ lại rằng tôi có thể sẽ muốn quay lại vào năm sau. (Cười) CA: Để thưởng cho anh chàng này vì đã nói "eureka" và chọn Michael Mercil để đến nói chuyện với chúng ta -- Steve Jurvetson. KB: OK, Steve, anh hãy lên đây. (Vỗ tay) CA: Anh đoán trước mà! KB: OK, Steve, tôi muốn anh ngồi ở đây, ngay sau đây. Tuyệt. Bây giờ, Steve -- anh có thể kiểm tra ở dưới. Tôi không có trợ lý nào ở dưới đấy đâu. Họ chỉ khăng khăng rằng bởi vì tôi là một nhà ảo thuật gia tôi nên trải một chiếc khăn bàn đen lên trên. OK. (Cười) Tôi có bốn miếng gỗ ở đây, Steve. Một, hai, ba và bốn. Chúng đều giống nhau trừ cái này nó có môt cái cọc nhọn bằng thép. Tôi muốn anh kiểm tra xem nó có cứng không. Bạn hài lòng chưa? Steve Jurvetson: Mmm, có. KB: OK. Bây giờ, Steve, tôi sẽ đứng trước cái bàn OK. Khi tôi đứng trước cái bàn, tôi muốn anh úp mấy cái cốc lên các miếng gỗ kia như thế này theo bất kỳ thứ tự nào và tráo chúng để không ai biết cái cọc nhọn kia ở đâu, được chứ? SJ: Không ai ở trong khán đài? KB: Không ai ở trong khán đài. Và để giúp anh, tôi sẽ che cho anh để không ai biết anh đang làm gì. Tôi cũng sẽ nhìn ra chỗ khác. Anh hãy tráo chúng đi. Hãy nói cho tôi biết khi nào anh xong. (Cười) Anh xong chưa? SJ: Mmm, sắp rồi. KB: Sắp, ờ. Anh giấu cây cọc kỹ thật. Bây giờ -- ồ, chúng ta có một điều thú vị ở đây đây. (Vỗ tay) Được rồi, bây giờ tôi sẽ để yên chúng như thế. (Cười) Tuy nhiên, tôi sẽ là người cuối cùng cười trong màn biểu diễn này. (Cười) Bây giờ, Steve, anh biết cây cọc ở đâu ngoài ra, không một ai khác nữa? Phải không? Nhưng tôi cũng không muốn anh biết, thế nên anh hãy quay lại ghế của mình. Họ sẽ để ý để tôi không ăn gian. Không, quay lại. OK. Bây giờ, Steve, hãy quay lại. Bây giờ anh không biết cây cọc ở đâu và tôi cũng thế. OK. Bây giờ, có thể nhìn qua tấm băng mắt này không? SJ: Đeo cái này lên? KB: Không, chỉ kiểm tra xem liệu có thể nhìn xuyên qua nó được không? SJ: Ờm, ờm. KB: Có không? SJ: Không, tôi không nhìn qua được. KB: Anh không nhìn qua được. Tuyệt, OK. Bây giờ tôi sẽ đeo tấm băng mắt này. Đừng đặt chúng lên nhau nhé. Hãy tráo chúng thêm lần nữa. Đừng dời mấy cái cốc, tôi không muốn bất kỳ ai biết cây cọc ở đâu nhưng hãy tráo các tấm gỗ và xếp chúng ngang ra như thế này, được chứ? Tôi sẽ đeo tấm băng mắt. Anh hãy tráo chúng đi. Lần này không làm hỏng đấy nhé. Được rồi, tráo chúng đi. Tay tôi đang gặp nguy cơ -- (Cười) Hãy cho tôi biết khi nào anh xong. SJ: Xong. KB: OK, anh ở đâu? Đưa tay anh đây. Tay phải của anh. Có phải -- không, OK. Hãy nói cho tôi biết khi tay tôi ở trên cái cốc. SJ: Tay anh đang ở trên cái cốc. KB: Tay tôi đang ở trên cái cốc phải không? SJ: Ừm. KB: Bây giờ, Steve, anh có nghĩ là nó ở đây không? Có hay không? SJ: Ồ. (Cười) KB: Tôi đã nói với anh là tôi sẽ là người cuối cùng cười mà. (Cười) SJ: Tôi không nghĩ là nó ở đấy. KB: Không? Lựa chọn tốt. (Cười) (Vỗ tay) Bây giờ, nếu tôi đi qua đây, có cái cốc nào không? SJ: Ta dùng tay trái được không? KB: Ồ, không không. Anh ta hỏi tôi có thể dùng tay trái được không. Tuyệt đối không. (Cười) KB: Bây giờ, nếu tôi đi đường này, có cốc không? SJ: Có một cốc, vâng. KB: OK, hãy nói cho tôi biết khi nào dừng. SJ: OK. KB: Ở đây? SJ: Vâng, có một cái. KB: OK. Anh có nghĩ là nó ở đây không, có hay không? Đây là quyết định của anh, không phải của tôi. (Cười) SJ: Tôi sẽ trả lời không. KB: Lựa chọn tốt. (Cười) Bây giờ, hãy đưa cho tôi cả hai tay. Đưa chúng lên hai cái cốc còn lại. Anh có nghĩ là cái cốc ở tay trái của anh hay tay phải? SJ: Không ở tay nào cả. KB: Không ở tay nào. OK. Nhưng nếu anh phải đoán. (Cười) SJ: Tôi nghĩ nó ở bên tay phải. KB: Anh nghĩ nó ở bên tay phải? Nhớ nhé, anh là người lựa chọn. Các nhà tâm lý học, hãy tìm ra câu giải đáp cho điều này. Nhìn xem. SJ: Ồ! (Vỗ tay) KB: Cảm ơn các bạn. Cảm ơn các bạn. Nếu lát nữa có ai muốn xem vài trò ảo thuật tôi sẽ ở ngoài kia. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) "Đốt là một cái thú. Được thấy thứ này thứ nọ bị ngốn ngấu dần, được thấy chúng đen đi và biến dạng." 451 độ F mở đầu bằng một ngọn lửa cuộn trào và sớm thôi, ta sẽ biết được thứ gì lớn dần lên theo ngọn lửa. Tiểu thuyết của Ray Bradbury mở ra một thế giới nơi sách bị cấm trong mọi mặt của cuộc sống - từ sở hữu đến đọc sách. Montag, nhân vật chính, là lính phóng hỏa chịu trách nhiệm tìm và đốt sách. Niềm vui của anh dần bị thay thế bởi sự nghi ngờ, câu chuyện đặt ra câu hỏi làm thế nào giữ được sự tỉnh táo trong một xã hội mà tự do biểu đạt và trí tò mò đều bị thiêu rụi dưới ngọn lửa. Trong thế giới của Montag, truyền thông độc quyền thông tin, chặn đường mọi suy nghĩ tự do. Trên tàu điện ngầm, tiếng quảng cáo rộn rã vượt qua những vách ngăn. Ở nhà, Mildred, vợ của Montag dành toàn bộ thời gian để nghe đài, ba bức tường trong phòng khách của họ gắn đầy những màn hình. Ở chỗ làm, mùi dầu hỏa bám đầy trên người đồng đội của anh, những kẻ chỉ hút thuốc và theo dấu chuột máy cho qua ngày. Khi có chuông báo, họ tràn lên chiếc xe có hình thù như một con rồng lửa, đôi khi, đốt các thư viện cháy thành tro. Việc đốt các chồng sách ngày này qua tháng nọ như những con "bướm đêm," đôi lúc làm Montag nhớ đến những quyển sách mà anh lén giấu ở nhà. Dần dần, anh bắt đầu tự vấn về công việc của chính mình. Anh nhận ra bản thân luôn cảm thấy bất ổn - nhưng lại thiếu ngôn từ để biểu đạt trong một xã hội mà nói đến "ngày xửa ngày xưa" cũng là một tội chết. 451 độ F mô tả một thế giới được cai trị bởi sự giám sát, máy móc và thực tế ảo - một viễn cảnh đã được dự đoán, đồng thời, khắc họa nỗi lo của thời đại. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1953 đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh. Thời kì của những hoang tưởng và lo sợ phủ khắp nước Mỹ được củng cố bởi sự ngăn chặn thông tin và sự tàn bạo của giới cầm quyền. Tựu chung, quá trình săn đuổi này nhắm đến các văn, nghệ sĩ đi ngược với tư tưởng Cộng sản. Bradbury cảnh báo về sự đàn áp văn hóa nghiêm trọng này. Ông tin rằng nó tạo tiền đề nguy hại cho những kiểm soát trong tương lai, nhắc nhớ về sự tàn lụi của Thư viện Alexandria và hành động đốt sách của chế độ Phát xít. Ông đã khai thác mối liên hệ rợn người này trong 451 độ F, cũng là nhiệt độ để giấy cháy. Rất nhiều tranh cãi đã nổ ra xung quanh tính đúng đắn của con số, nhưng vị thế của tiểu thuyết vẫn không hề lung lay, nó được xem là cuốn tiểu thuyết phản địa đàng kinh điển. Tiểu thuyết phản địa đàng phóng đại những thói xấu trong xã hội và hậu quả khi các thói xấu đó bị đẩy đến đỉnh điểm. Trong những câu chuyện phản địa đàng, các nhà cầm quyền thường ban những lệnh cấm vô lý. Nhưng trong 451 độ F, Montag nhận ra chính sự thờ ơ của đám đông mới là nguyên nhân dẫn đến chế độ hiện hành. Chính phủ viện vào khả năng tập trung ngắn hạn và nỗi khao khát những hình thức giải trí tầm thường, khiến guồng quay của lý tưởng cháy rụi thành tro. Văn hóa không còn, trí tưởng tượng và biểu đạt cá nhân cũng dần biến mất. Thậm chí, cả cách người ta nói năng cũng bị rút ngắn như khi Beatty, cấp trên của Montag mô tả sự trỗi dậy của văn hóa đại chúng: "Tua nhanh, Montag. Nhấn? Ảnh? Nhìn, Mắt, Giờ, Tách, Đây, Kia, Chuyển, Tốc Độ, Lên, Xuống, Trong, Ngoài, Tại Sao, Ai, Gì, Đâu, Ờ, Ừm! Bang! Bùm Bụp, Bing, Bong, Boom! Tiếp thu-tiếp thu, tiếp thu-tiếp-tiếp thu. Chính trị? Một cột, hai câu, một tiêu đề! Trong khoảng không, mọi thứ tan biến!" Trong thế giới vô cảm này, Montag nhận ra thật khó để chống đối khi không còn lại gì để bám víu. Cùng với tất cả, 451 độ F phác họa bức tranh mà ở đó, tư tưởng cá nhân trên bờ vực tàn lụi - và ngụ ngôn về một xã hội đồng lõa với sự lụi tàn của chính nó. Tôi muốn bạn biết về bảy năm trước của tôi Chiều thứ 6, vài ngày sau giáng sinh 2009. Lúc đó, tôi đang là giám đốc điều hành tại một công ty tiêu dùng ở San Francicso, và tôi được mời vào một cuộc họp. Hóa ra đó là cuộc phỏng vấn thôi việc. Tôi bị sa thải cùng với một số người khác. Tôi đã 64 tuổi vào thời điểm đó. Không hẳn là hoàn toàn bất ngờ. Tôi ký một tập giấy, kèm với thỏa thuận cá nhân, và rời đến chỗ vợ tôi, bà ấy đang đợi tôi ở nhà hàng gần đó, hoàn toàn không biết trước điều gì. Vài tiếng đồng hồ sau, cả hai chúng tôi đều say mềm. (Tiếng cười) Vậy là hơn 40 năm làm việc cho nhiều công ty lớn nhỏ đã kết thúc. Tôi tạo được uy tín và mối quan hệ tốt. Tôi nghĩ như vậy là ổn. Tôi là một kỹ sư trong lĩnh vực sản xuất và đóng gói. Tôi có kinh nghiệm. Nghỉ hưu, như nhiều người khác, đơn giản nó không phải là lựa chọn của tôi Do đó tôi chuyển sang tư vấn trong vài năm sau đó mà không có chút đam mê nào. Và sau đó, có một ý tưởng nảy ra xuất phát từ sự quan tâm đến môi trường của tôi. Tôi muốn thành lập công ty của riêng mình, thiết kế và sản xuất túi phân hủy được từ rác giấy, phế thải nông nghiệp hay may mặc -- thay thế loại túi dùng một lần độc hại mà chúng ta rất ưa chuộng. Đó là công nghệ sạch, và nó thực sự rất có ý nghĩa với tôi. Một dự án có thể giúp làm giảm hàng triệu pao túi ni lông dùng một lần thải ra hàng năm gây ra ô nhiễm đất, sông và biển, và để lại hậu quả cho thế hệ sau phải giải quyết con cháu chúng ta, con cháu tôi. Và bây giờ ở tuổi 66, với 40 năm kinh nghiệm, tôi trở thành một người khởi nghiệp lần đầu (chúc mừng) (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Nhưng vẫn còn nữa. (cười) Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết: chuỗi sản xuất, nhà cung ứng, nhân công bằng sáng chế, hợp tác, đầu tư -- đó là những vấn đề điển hình với một công ty khởi nghiệp, nhưng đặc biệt khó khăn với tôi. Và về nguồn vốn. Tôi sống và làm việc ở San Francisco. Và nếu bạn đang tìm nguồn vốn đầu tư, bạn thực sự đang canh tranh với rất nhiều người trẻ khác từ ngành công nghiệp công nghệ cao, điều đó có thể rất nản lòng và đáng sợ. Giày của tôi cũ hơn đa số họ. (cười) Thật đấy. (cười) Nhưng năm năm sau đó, tôi có thể vui mừng tự hào nói với bạn là lợi nhuận công ty tăng gấp đôi mỗi năm chúng tôi không nợ nần, chúng tôi có những khách hàng thân thiết, sáng chế của chúng tôi được công nhận, tôi có cộng sự tuyệt vời, ở bên tôi từ ngày đầu khởi nghiệp, chúng tôi đã dành được hơn 20 giải thưởng. Nhưng quan trọng nhất là, chúng tôi tạo ra một vết sứt -- một vết sứt rất nhỏ trong khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu. (vỗ tay) Tôi đang làm việc ý nghĩa nhất trong đời tôi. Có rất nhiều nguồn thích hợp cho người khởi nghiệp ở mọi độ tuổi, nhưng điều mà tôi khao khát năm năm trước là tìm ra những người khởi nghiệp lần đầu ở độ tuổi của tôi. Tôi muốn kết nối với họ. Tôi không theo một khuôn mẫu nào cả. Người phát triển ứng dụng 20-something đến từ Silicon Valley cũng không phải hình mẫu của tôi. (cười) Tôi chắc chắn anh ta rất thông minh -- (cười) Tôi muốn làm điều gì đó, tôi muốn tất cả chúng ta cùng làm điều đó. Tôi muốn nói nhiều hơn về những người khởi nghiệp khi đã có tuổi. Nói chuyện về những người đàn ông và phụ nữ đang tìm kiếm cơ hội trong khi người bằng tuổi họ dần rút lui. Và sau đó kết nối tất cả lại, tất cả các ngành, các vùng miền, trên khắp các nước -- xây dựng một cộng đồng. Hội quản trị các doanh nghiệp nhỏ công bố rằng 64% công việc mới trong lĩnh vực tư nhân ở Mỹ là nhờ những công ty nhỏ như của tôi. Và ai chắc được là chúng tôi sẽ mãi là những công ty nhỏ? Chúng ta có một văn hóa rất thú vị cho là khi bạn đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ chơi gôn, hoặc đánh cờ, hoặc trông cháu của mình toàn thời gian. Và dĩ nhiên tôi rất yêu quý cháu mình -- (cười) nhưng tôi cũng rất mong muốn làm việc gì đó có ý nghĩa trong thị trường toàn cầu. Và tôi sẽ có nhiều công ty. Cục dân số nói rằng vào năm 2050, Sẽ có 84 triệu người cao tuổi trên đất nước này. Thật là một con số đáng kinh ngạc. Nó gấp đôi số lượng hiện nay. Bạn có thể tưởng tượng sẽ có bao nhiêu người khởi nghiệp lần đầu trong số 84 triệu người đó? Và họ đều có bốn thập kỷ kinh nghiệm. (cười) Vậy khi tôi nói: "Hãy nói nhiều hơn về những người khởi nghiệp tuyệt vời này," Ý tôi là hãy nói về dự án của họ, như chúng ta nói về sự dự án của những người trẻ hơn. Người lớn tuổi khởi nghiệp ở đất nước này có 70% tỉ lệ thành công khi bắt đầu dự án mới. 70% tỷ lệ thành công. Chúng tôi giống như những chiến binh vàng khởi nghiệp -- (cười) (vỗ tay) Con số đó giảm mạnh còn 28% với người trẻ. Theo như một tổ chức tại Anh có tên CMI. Liệu thành tựu của những người khởi nghiệp 70 tuổi mỗi một chút đều rất ý nghĩa, đều đáng được đưa tin, như sự thành công của người khởi nghiệp 30 tuổi? Dĩ nhiên là có. Vì vậy tôi muốn làm cụm từ: "70 người trên 70 tuổi" -- (cười) quen thuộc như: "30 người dưới 30 tuổi" (vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (chúc mừng) (vỗ tay) Khi tôi còn là chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ họ cố gắng đào tạo tôi để tiếp xúc với giới truyền thông, và một cuộc gặp với CNN tóm tắt những điều tôi định nói hôm nay đó là "Lý do thứ 11 để lạc quan". Biên tâp viên báo Discover đã đưa ra 10 lý do, tôi sẽ cho các bạn lý do thứ 11. Họ đến tìm tôi, CNN, và nói rằng "Giáo sư Seligman, ông có thể cho biết về tình hình bộ môn tâm lý học hiện nay? Chúng tôi muốn phỏng vấn ông về vấn đề đó." Và tôi nói, "Được thôi." Và cô ấy nói, "Nhưng đây là CNN, do vậy ông chỉ có một đoạn ngắn thôi." Tôi hỏi "Tôi được nói bao nhiêu từ?" thì cô ấy trả lời "Một." (Tiếng cười) Và các camera vào vị trí, và cô ấy nói "Giáo sư Seligman, tình hình tâm lý học hiện nay ra sao?" 'Tốt." (Tiếng cười) "Cắt. Cắt. Thế không được. Chúng tôi nên cho ông nhiều thời lượng hơn." "Vậy giờ tôi được nói bao nhiêu từ?" "Tôi nghĩ là, chắc, là, hai. Tiến sĩ Seligman, tình hình tâm lý học hiện nay ra sao?" "Không tốt." (Tiếng cười) "Tiến sĩ Seligman, chúng tôi thấy ông có vẻ không thât sự thoải mái với cách này. Chúng tôi nên cho ông một đoạn clip ngắn thực sự. Lần này ông có 3 từ. Giáo sư Seligman, tình hình tâm lý học hiện nay ra sao?" "Không đủ tốt." Và đó là điều tôi sẽ nói hôm nay. Tôi muốn nói tai sao tâm lý học đã khá tốt, tại sao không tốt, và như thế nào mà trong 10 năm tới, có thể đủ tốt. Và bằng cách đối chiếu song song, tôi muốn nói điều tương tự về công nghệ, về giải trí, và thiết kế, vì tôi nghĩ những vấn đề của chúng rất giống nhau. Vậy thì tại sao tâm lý học lúc bấy giờ lại tốt? Hơn 60 năm, tâm lý học được áp dụng trong điều trị bệnh. 10 năm trước, khi tôi đi máy bay và giới thiệu bản thân với người ngồi bên cạnh, cho họ biết tôi làm nghề gì, họ liền tránh xa tôi ra. Và bởi vì, không sai, mọi người đều nói tâm lý học là tìm xem anh không bình thường ở đâu. Và giờ khi tôi giới thiệu công việc của mình với mọi người, họ tiến lại gần tôi. Điều tốt đẹp về tâm lý học, về 30 tỉ đô được đầu tư bởi Viện Tâm thần Quốc gia, về nghiên cứu chữa trị bệnh tâm thần, về định nghĩa của tâm lý học, đó là 60 năm trước không chứng rối loạn nào có thể chữa trị được -- "chữa trị" là một từ bị dùng sai. Và giờ 14 chứng rối loạn đã có thể điều trị được, hai trong số đó thực sự có thể được chữa khỏi. Một việc nữa đó là một ngành khoa học đã được phát triển, khoa học về bệnh lý tâm thần. Chúng ta đã có thể đo lường những khái niệm mơ hồ như trầm cảm, nghiện rượu với sự chính xác cao độ. Chúng ta đã có thể phân loại các chứng bệnh. Chúng ta đã có thể hiểu nguyên nhân của các bệnh lý tâm thần. Chúng ta đã có thể biết được quá khứ của một người -- chẳng hạn, những người về mặt di truyền có nguy cơ mắc chứng ảo tưởng, chúng ta có thể biết được giai đoạn trong bụng mẹ hay yếu tố di truyền quyết định bao nhiêu phần trăm và chúng ta có thể cô lập được yếu tố quyết định thứ ba bằng những thí nghiệm về các bệnh lý tâm thần. Và hơn hết, chúng ta đã có khả năng, trong 50 năm qua, cho ra đời những phương pháp chữa trị bằng tâm lý và bằng thuốc, và đã có khả năng thử nghiệm chúng môt cách nghiêm ngặt trong những bài thử ngẫu nhiên và có giả nghiệm đối chứng -- bỏ đi những thứ không phù hợp, giữ lại những thứ mang hiệu quả cao. Và kết luận việc này đó là tâm lý học và tâm thần học, trong 60 năm qua, có thể thực sự nói rằng chúng tôi có khả năng khiến những người khốn khổ bớt khốn khổ hơn. Và tôi nghĩ thật tuyệt vời. Nhưng những điều không tốt, những hệ quả của điều đó, gồm 3 thứ. Đầu tiên là về mặt đạo đức -- những nhà tâm lý học và tâm thần học trở thành những người chuyên nghiên cứu nạn nhân và bệnh tật; quan niệm về con người của chúng tôi là nếu anh đang gặp khó khăn, có nghĩa là anh không may rồi. Và chúng tôi quên mất rằng họ cũng có lựa chọn và quyết định. Chúng tôi quên mất trách nhiệm. Đó là cái giá phải trả đầu tiên. Thứ hai đó là chúng tôi quên mất những người khác. Chúng tôi quên mất việc cải thiện đời sống của những người bình thường. Chúng tôi quên mất nhiệm vụ làm cho những người bình thường hạnh phúc hơn, mãn nguyện hơn, hiệu quả hơn, và "thiên tài", "xuất chúng" trở thành những từ rẻ rúng. Không ai nghiên cứu về điều đó. Vấn đề thứ ba về việc chỉ nghiên cứu bệnh tật đó là, khi hối hả đi điều trị cho những người mắc bệnh, khi hối hả điều trị cho những tổn thương, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến những biện pháp làm cho mọi người hạnh phúc hơn, những biện pháp tích cực. Vậy nên điều đó là không tốt. Đó là điều khiến những người như Nancy Etcoff, Dan Gilbert, Mike Csikszentimihalyi và bản thân tôi đi nghiên cứu một lĩnh vực mà tôi gọi là tâm lý học tích cực, với 3 mục đích. Thứ nhất đó là tâm lý học nên quan tâm đến sức mạnh của con người như nó đã quan tâm đến những điểm yếu. Nó nên đặt việc tạo ra sức mạnh ngang bằng với việc chữa trị tổn thương. Nó nên hướng đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, và nó cũng nên quan tâm đến việc làm cho cuộc sống của những người bình thường thêm hạnh phúc và việc nuôi dưỡng những tài năng xuất chúng. Vậy nên trong 10 năm vừa rồi chúng ta đã thấy những bước khởi đầu của ngành khoa học tâm lý hoc tích cực: một ngành khoa học hướng đến những điều làm cuộc đời đáng sống. Chúng ta mới phát hiện ra rằng ta có thể đo đạc những dạng thức khác nhau của sự hạnh phúc. Và bất kỳ ai trong số các bạn đều có thể lên trang web đó, miễn phí và thử hàng loạt bài kiểm tra hạnh phúc. Bạn có thể đặt câu hỏi, làm thế nào các anh so sánh được cảm xúc tích cực, ý nghĩa, sự tâp trung, của hàng chục nghìn người ? Chúng tôi tạo ra phiên bản ngược của hệ thống chẩn đoán bệnh tâm thần: sự phân loại về ưu điểm và các giá trị đạo đức trong đó có tính đến tỉ lệ giới tính, cách chúng được định nghĩa, làm thế nào để chẩn đoán được, điều gì tạo nên chúng và điều gì ngăn trở chúng. Chúng tôi phát hiện ra rằng mình có thể khám phá căn nguyên của những trạng thái tinh thần tích cực, quan hệ giữa hoạt động của bán cầu trái và hoạt động của bán cầu phải để đi đến yếu tố tạo nên sự hạnh phúc. Tôi đã dành cuộc đời mình nghiên cứu cho những người vô cùng khốn khổ, và tôi đã hỏi câu hỏi, những người vô cùng khốn khổ khác các bạn như thế nào? Và bắt đầu từ 6 năm trước, chúng tôi hỏi về những người vô cùng hạnh phúc, và cách họ khác biệt với chúng ta như thế nào? Và hóa ra là có một cách. Họ không tin vào tôn giáo nhiều hơn, họ không có cơ thể khỏe mạnh hơn, họ không có nhiều tiền hơn, họ không đẹp hơn, họ không có nhiều điềm lành và ít biến cố hơn chúng ta. Một điều mà họ khác biệt đó là họ vô cùng hoạt bát trong giao tiếp. Họ không ngồi nghe hội thảo vào sáng thứ bảy. (Tiếng cười) Họ không đi về một mình. Mỗi người trong số họ đều có mối quan hệ lãng mạn và mỗi người có rất nhiều bạn bè. Nhưng hãy cẩn thận. Đây chỉ là dữ liệu liên quan đơn thuần, không phải nguyên nhân, và tôi sẽ nói về sự hạnh phúc theo đúng nghĩa Hollywood: sự hạnh phúc khi sống sôi nổi, cười khúc khích và reo hò thoải mái. Và tôi muốn nói rằng chỉ nhìn vào một khoảnh khắc là chưa đủ. Chúng tôi thấy rằng mình có thể bắt đầu xem lại những biện pháp từ các thế kỷ trước, từ Phật Tổ tới Tony Robbins. Khoảng 120 phương pháp được cho rằng có thể làm con người hạnh phúc đã được đưa ra. Chúng tôi nhận thấy mình có thể thực hiện phần lớn số đó, và thực tế đã tiến hành một số thử nghiệm ngẫu nhiên về hiệu quả thực tiễn và hiệu quả trong phòng thí nghiêm. Đó là, phương pháp nào thực sự làm con người hạnh phúc hơn về lâu dài? Trong một vài phút tôi sẽ cho các bạn thấy một số kết quả. Nhưng thành quả của việc này là sứ mệnh mà tôi muốn tâm lý học đi theo, ngoài nhiệm vụ chữa trị bệnh thần kinh, và ngoài nhiện vụ làm cho những người khốn khổ bớt khốn khổ hơn, đó là liệu tâm lý học có thể thực sự khiến con người hạnh phúc hơn? Và để hỏi câu hỏi đó -- hạnh phúc không phải là một từ tôi dùng thường xuyên -- chúng tôi phải chia nó ra thành những phần mà tôi nghĩ rằng có thể điều tra được về hạnh phúc. Và tôi tin rằng có 3 lối sống khác nhau -- tôi cho rằng chúng khác nhau bởi những phương pháp dẫn đến chúng là khác nhau, anh có thể có một kiểu mà không có kiểu khác -- ba lối sống hạnh phúc khác nhau. Lối sống hạnh phúc đầu tiên là lối sống lạc thú. Đây là lối sống mà bạn có tất cả những cảm xúc tích cực mà bạn có thể, và có những kỹ năng để tự tăng cường nó. Thứ hai là lối sống gắn bó: một cuộc sống gắn bó với công việc, cha mẹ, tình yêu, sở thích, như thời gian dừng lại cho bạn. Đó là điều mà Aristotle đã nói đến. Và thứ ba, lối sống có ý nghĩa. Tôi sẽ nói một chút về từng lối sống này và chúng ta đã biết những gì về chúng. Lối sống đầu tiên là lối sống lạc thú và đó đơn giản là đi theo những thú vui một cách tối đa, bạn có thể, tạo ra những cảm xúc tích cực một cách tối đa và học lấy những kỹ năng, cách thưởng thức, cách chú tâm, để tăng cường chúng, để lưu giữ chúng qua thời gian và không gian. Nhưng lối sống lạc thú có 3 hạn chế, và đó là lý do tại sao tâm lý học không phải hạnh phúc học và tại sao nó không dừng lại ở đây. Hạn chế thứ nhất đó là lối sống lạc thú, những trải nghiệm với cảm xúc tích cực, được di truyền, khoảng 50% do di truyền, và đó là một thực tế khó thay đổi. Những kỹ thuật mà Matthieu [Richard], tôi và một số người khác biết để tăng thêm lượng cảm xúc tích cực trong cuộc sống của bạn đóng góp từ 15 đến 20% và đang tăng dần lên. Thứ hai là cảm xúc tích cực sẽ trở nên nhàm chán, nó phai nhạt đi rất nhanh. Giống như kem Pháp vị vani, lần đầu ăn là 100%, đến que thứ 6, hương vị đó đã mất. Và, như tôi nói, nó không dễ bị tác động. Điều này dẫn tới lối sống thứ hai. Tôi phải kể với các bạn về ông bạn Len, để giải thích tại sao tâm lý học tích cực không chỉ là cảm xúc tích cực, không chỉ là theo đuổi lạc thú. Trong hai trên ba yếu tố quan trọng nhất của cuộc đời, tới tuổi 30, Len đã là một người vô cùng thành công. Yếu tố đầu tiên là công việc. Tới 20 tuổi ông ấy đã là một nhà môi giới chứng khoán. Tới tuổi 25, ông ấy là một đại triệu phú và lãnh đạo một công ty môi giới chứng khoán. Thứ hai là về chơi bời: ông ta là nhà vô địch quốc gia về trò bridge. Nhưng trong yếu tố thứ ba của cuộc sống, tình yêu, Len là một kẻ thất bại thảm thương. Nguyên nhân là, Len là người lãnh cảm. (Tiếng cười) Ông ấy là một người hướng nội. Phụ nữ Mỹ nói với ông ta, khi họ hẹn hò, "Anh không có gì hay cả. Anh không có cảm xúc tích cực. Uổng công." Và Len đủ giàu có để tìm một nhà phân tích tâm lý tại Đại Lộ Park, người mà trong 5 năm cố gắng đi tìm cản trở về giới tính mà khóa chặt những cảm xúc tích cực trong lòng ông ta. Nhưng hóa ra không có cản trở nào cả. Hóa ra là...Len lớn lên tại Long Island ông ấy chơi bóng đá và xem bóng đá, và chơi bài bridge... Len thuộc về nhóm 5% mà chúng tôi gọi là nhóm khiếm khuyết cảm xúc tích cực. Câu hỏi là, tại sao Len không hạnh phúc? Trái ngược với những gì tâm lý học cho ta biết về 5% dưới cùng của loài người mà thuộc nhóm khiếm khuyết sự tích cực, tôi cho rằng Len là một trong những người hạnh phúc nhất tôi biết. Ông ấy không bị bó buộc trong địa ngục đau khổ và đó là bởi vì Len, giống như hầu hết các bạn, có khả năng 'phiêu'. Khi ông ấy đi vào sàn giao dịch chứng khoán Mỹ lúc 9:30 sáng, thời gian dừng lại cho ông ta. Và nó dừng lại như thế đến khi chuông hết giờ reo. Khi lá bài đầu tiên được chia, cho đến khi kết thúc 10 ngày của giải đấu, thời gian dừng lại cho Len. Và đây chính là điều mà Mike Csikszentmihalyi đã nói, về cảm giác phiêu, và nó khác với lạc thú ở điểm rất quan trọng. Thú vui cảm thấy rất rõ: bạn biết nó đang diễn ra. Nó là suy nghĩ và cảm xúc. Nhưng điều mà Mike đã nói cho các bạn hôm qua, trong khi phiêu, bạn không cảm thấy bất cứ điều gì. Bạn hòa vào âm nhạc. Thời gian dừng lại. Bạn tập trung cao độ. Và đây chính là đặc trưng của một cuộc sống tốt. Chúng tôi nghĩ rằng có một phương thức tạo ra nó, và đó là biết được thế mạnh lớn nhất của bạn là gì. Một lần nữa, có một bài kiểm tra xác thực về năm điểm mạnh nhất của bạn. Và khi đó hãy tổ chức lại cuộc sống của bạn để tận dụng chúng một cách tối đa. Tổ chức lại công việc, tình yêu, những thú vui, tình bạn, việc nuôi con. Ví dụ: một người tôi đã làm việc cùng làm nghề đóng gói hàng hóa ở Genuardi. Ghét công việc đó. Cô ấy đang làm việc để học nốt đại học. Thế mạnh của cô ấy là trí thông minh xã hội, thế nên cô ấy thay đổi việc đóng hàng để khiến việc gặp gỡ cô trở thành điểm sáng cho một ngày của mỗi khách hàng. Dĩ nhiên là cô ta đã không thành công trước đó. Nhưng cô ấy đã sử dụng thế mạnh của bản thân, thay đổi công việc để tận dụng chúng một cách tối đa. Thứ mà bạn có được không phải là một khuôn mặt hớn hở. Bạn không trông như Debbie Reynolds. Bạn không cười đùa nhiều. Thứ bạn đạt được là sự miệt mài với công việc. Đó là cách thứ hai. Cách thứ nhất là cảm xúc tích cực. Cách thứ hai là cảm giác hạnh phúc tuôn trào. Và thứ ba là ý nghĩa. Đây là niềm hạnh phúc được tôn trọng nhất từ xưa đến nay. Ý nghĩa ở khái niệm này bao gồm -- rất giống như dòng cảm xúc tuôn trào, bao gồm việc ý thức rõ những thế mạnh của bản thân và sử dụng chúng để đi theo cũng như phục vụ một điều gì đó lớn lao hơn bản thân. Tôi đã đề cập rằng với cả ba loại cuộc sống, cuộc sống lạc thú, cuộc sống tốt, và cuộc sống ý nghĩa, mọi người tự hỏi, liệu những điều đó có thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách lâu dài không? Và câu trả lời dường như là có. Tôi sẽ cho các bạn xem một số nghiên cứu ví dụ. Chúng được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chúng được thực hiện giống như cách mà chúng ta thử nghiệm thuốc xem loại nào thực sự hiệu quả. Vậy là chúng tôi thực hành các bài tập ngẫu nhiên, có sử dụng giả nghiệm đối chứng, những nghiên cứu dài hạn về các phương pháp khác nhau. Và để thử nghiệm những phương pháp mà chúng tôi thấy có hiệu quả, chúng tôi dạy cho mọi người về cuộc sống lạc thú, làm thế nào để có nhiều thú vui hơn trong cuộc sống, một trong những bài tập của bạn là sử dụng kỹ năng tập trung, kỹ năng thưởng thức, và sắp xếp một ngày tuyệt vời cho mình. Thứ Bảy tới hãy dành cả ngày để lên kế hoạch cho một ngày tuyệt vời, sử dụng kỹ năng thưởng thức và tập trung để tăng cường các lạc thú đó. Và chúng tôi có thể chứng minh rằng cách đó thực sự khiến cuộc sống thêm hạnh phúc. Chuyến thăm của lòng biết ơn. Tôi muốn tất cả các bạn cùng làm với tôi ngay bây giờ, nếu các bạn muốn. Hãy nhắm mắt lại. Tôi muốn bạn nhớ đến một người, người đó đã làm một việc vô cùng quan trọng mà thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tốt đẹp hơn, và người đó bạn chưa bao giờ cảm ơn đúng cách. Người đó phải còn sống. OK. Giờ thì, được rồi, các bạn có thể mở mắt. Hi vọng ai cũng có một người như thế. Bài tập của bạn khi đang học về chuyến thăm của lòng biết ơn đó là viết một đoạn văn 300 từ cho người đó, gọi điện thoại cho họ ở Phoenix, hỏi xem bạn có đến thăm được không, đừng nói tại sao, đến trước cửa nhà họ, đọc đoạn văn đó -- bất cứ ai cũng sẽ khóc khi điều này diễn ra -- và khi chúng tôi kiểm tra lại những người đó sau một tuần, một tháng, ba tháng, họ đều hạnh phúc hơn và bớt chán nản. Một ví dụ khác là 'cuộc hẹn hò ưu điểm', trong đó chúng tôi để các cặp đôi tìm ra điểm mạnh nhất của mình dựa trên bài kiểm tra ưu điểm, và sau đó lên kế hoạch cho một buổi tối mà cả hai đều có thể tận dụng ưu điểm của mình, và chúng tôi nhận thấy đây là một cách củng cố quan hệ. Và 'vui đùa' hay 'hoạt động từ thiện'. Tôi rất phấn khởi khi được ở trong một nhóm như thế này, với rất nhiều trong số các bạn đã cống hiến cuộc đời cho việc từ thiện. Những sinh viên và đồng nghiệp của tôi vẫn chưa phát hiện ra điều đó, nên chúng tôi yêu cầu người khác làm một số việc từ thiện và một số trò vui đùa, để đối chiếu chúng với nhau. Các bạn sẽ thấy là khi mình chơi đùa, niềm vui chỉ là tức thời mà thôi. Khi bạn làm việc thiện để giúp đỡ người khác, nó sẽ kéo dài và tồn tại mãi. Đó là những ví dụ về các biện pháp tích cực. Trước khi đi đến kết thúc tôi muốn nói rằng chúng tôi quan tâm đến mức độ thỏa mãn với cuộc sống của mọi người, và đó chính là điều các bạn hướng tới. Và đó chính là số liệu đích của chúng tôi. Chúng tôi hỏi câu hỏi này giống như biểu thức chung cho cả ba lối sống, bạn thỏa mãn với cuộc sống của mình đến đâu? Chúng tôi hỏi rằng -- và chúng tôi đã làm việc này trong 15 lần điều tra phản hồi trên hàng nghìn người -- rằng việc đi tìm những thú vui, tìm kiếm những cảm xúc tích cực, một cuộc sống đầy lạc thú, tìm kiếm sự gắn bó, và tìm kiếm ý nghĩa, chúng đóng góp cho sự thỏa mãn với cuộc sống như thế nào? Và kết quả đã khiến chúng tôi sửng sốt, trái ngược với những gì chúng tôi đã nghĩ. Hóa ra những lạc thú gần như không đóng góp cho sự thỏa mãn với cuộc sống. Sự tìm kiếm ý nghĩa ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Sự tìm kiếm gắn bó cũng rất mạnh. Những lạc thú chỉ thêm vào khi bạn đã có cả sự gắn bó và ý nghĩa, khi đó chúng giống như kem phủ và trái sơ-ri. Điều đó nói lên trong cuộc sống đầy đủ, tổng sẽ lớn hơn những phần riêng biệt khi bạn có cả ba. Ngược lại, nếu bạn không có gì, một cuộc sống vô vị, tổng sẽ nhỏ hơn các phần cộng lại. Và điều chúng tôi đang muốn hỏi đó là liệu rằng sức khỏe, bệnh tật tuổi thọ và hiệu quả lao động có quan hệ với nhau một cách tương tự hay không? Nói cách khác, trong một thể thống nhất, liệu hiệu quả lao động có là một hàm số của cảm xúc tích cực, sự gắn bó và ý nghĩa? Liệu sức khỏe có phụ thuộc vào sự gắn bó tích cực, vào những lạc thú, và ý nghĩa trong cuộc sống? Và có lý do để cho rằng câu trả lời cho cả hai câu hỏi là có. Chris có nói rằng diễn giả trước có cơ hội để đưa những điều anh đã được nghe vào bài nói, và sự kiện này thật sự rất tuyệt vời đối với tôi. Tôi chưa bao giờ được tham dự một hội thảo như thế này. Tôi chưa bao giờ thấy những diễn giả vượt qua giới hạn bản thân đến thế, và đó là một trong những điều đáng ghi nhận. Nhưng tôi cho rằng những vấn đề của tâm lý học dường như cũng song song với những vấn đề của công nghệ, giải trí và thiết kết như sau. Chúng ta đều biết rằng công nghệ, giải trí và thiết kế đã và có thể bị lạm dụng cho những mục đích phá hoại. Chúng ta đều biết rằng công nghệ, giải trí và thiết kế có thể được sử dụng để giảm nhẹ khó khăn. Và tiện đây, sự khác nhau giữa giảm nhẹ đau khổ và tạo ra hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Tôi đã từng nghĩ, khi tôi mới làm điều trị viên 30 năm trước, rằng nếu tôi làm đủ tốt để khiến ai đó không còn trầm cảm, không còn lo âu, không còn giận dữ, tôi sẽ có thể khiến họ hạnh phúc. Và tôi chưa bao giờ làm được như vậy. Tôi nghiệm ra điều tốt nhất anh có thể làm là đưa về số 0. Nhưng thế là trống rỗng. Và hóa ra những kỹ năng để đạt được hạnh phúc, những kỹ năng để đạt được một cuộc sống tốt đẹp, những kỹ năng để đạt được sự gắn bó, ý nghĩa cuộc sống, chúng không giống những kỹ năng để giảm bớt đau khổ. Và điều tương tự tôi tin rằng cũng đúng với công nghệ, giải trí và thiết kế. Đó là, ba nhân tố chi phối thế giới này có khả năng đem lại thêm hạnh phúc, thêm cảm xúc tích cực, và đó vẫn là mục đích chính của chúng trước nay. Nhưng một khi các bạn nghĩ về những yếu tố tạo nên hạnh phúc như tôi làm, không chỉ có cảm xúc tích cực -- thế vẫn chưa đủ -- còn có sự gắn bó, còn có ý nghĩa trong cuộc sống. Như Lauralee đã nói với chúng ta, thiết kế, và tôi tin rằng cả giải trí và công nghệ nữa, có thể tăng thêm sự gắn bó ý nghĩa trong cuộc sống. Vậy kết luận lại, lý do thứ 11 để lạc quan, bên cạnh để chờ thang máy lên vũ trụ, đó là tôi cho rằng với công nghệ, giải trí và thiết kế, chúng ta có thể thực sự tăng thêm hạnh phúc cho nhân loại trên hành tinh này. Và nếu công nghệ, trong một hai thập niên nữa, có thể tăng thêm cuộc sống vui vẻ, cuộc sống tốt và cuộc sống ý nghĩa, mọi việc sẽ tốt đẹp đủ cho chúng ta. Nếu giải trí có thể đi theo hướng tăng thêm cảm xúc tích cực, ý nghĩa, niềm hân hoan, mọi việc sẽ tốt đẹp đủ cho chúng ta. Và nếu thiết kết có thể đem lại thêm cảm xúc tích cực, sự hân hoan, cảm giác phiêu diêu và ý nghĩa trong cuộc sống, mọi việc chúng ta đang cùng làm bây giờ sẽ trở nên tốt đẹp. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chúng tôi khảo sát các CEO, cảnh sát, tài xế xe tải, đầu bếp và kỹ sư. Khảo sát với bất cứ ai đang làm việc. Nói về hạnh phúc, chúng tôi nhận thấy Tất cả đều muốn cùng một thứ. [Cách chúng ta làm việc] Có ba tỷ người lao động trên thế giới. Khoảng 40% trong số đó hạnh phúc với công việc hiện tại. Tức là khoảng 1,8 tỷ hay gần hai tỷ người lao động, không vui với công việc của mình. Điều đó có ý nghĩa gì với những cá nhân và cả công ty của họ? Hãy nói về tiền. Những tổ chức có nhiều nhân viên hạnh phúc có mức tăng trưởng cao gấp ba lần, so với tổ chức không có. Họ vượt trội trên thị trường chứng khoán theo hệ số nhân ba. Và tỉ lệ bỏ việc của nhân viên chỉ bằng một nửa so với các tổ chức có nhiều nhân viên không hài lòng. Điều kỳ diệu là bạn không cần chi quá nhiều tiền để đạt được điều đó. Không phải là bàn bóng bàn, mát xa, dắt thú cưng đi dạo. hay về tiền lương. Mà là cách đối xử của những người lãnh đạo và của những người đồng nghiệp. Và tôi muốn chia sẻ một vài ý tưởng để giúp nhân viên hạnh phúc. Đầu tiên là: trong tổ chức có nhân viên hạnh phúc, bạn sẽ nhận ra có tồn tại hai thứ: tin tưởng và tôn trọng. Các nhà lãnh đạo thường nói: “Chúng tôi tin tưởng nhân viên. Khi một nhân viên cần laptop -- Đây là một ví dụ có thật -- điều đó phải được 15 người thông qua. Vì vậy, với nhân viên, lời nói thì hay đó nhưng cần đến 15 cấp bậc thông qua cho một chiếc laptop 1,500 đô? Thực tế là bạn chi nhiều tiền hơn cho sự thông qua, thay vì là laptop. Và nhân viên cảm thấy đây có lẽ không mấy đáng tin. Vậy một tổ chức có thể làm gì để đạt mức độ tin cậy cao? Tổ chức đầu tiên tôi nghĩ tới là Four Seasons. Họ có khối tài sản khổng lồ trên toàn thế giới. Nhân viên của họ được bảo rằng: “Làm bất cứ điều gì bạn nghĩ là đúng khi phục vụ khách hàng.” Trao niềm tin cho nhân viên để làm bất cứ điều gì họ cho là đúng sẽ khiến nhân viên cảm thấy tuyệt vời. Đó là lý do họ nổi tiếng với việc cung cấp một trong những dịch vụ tốt nhất thế giới. Điều thứ hai: Sự công bằng. Điều làm xói mòn niềm tin trong một tổ chức nhanh hơn bất cứ điều gì là khi nhân viên cảm thấy bị đối xử bất công. Nhân viên muốn được đối xử như nhau, bất kể cấp bậc, nhiệm kỳ, tuổi tác kinh nghiệm hay loại công việc của họ. Khi nghĩ về tổ chức lớn có sự công bằng, Salesforce là cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi. Họ nhận ra rằng đàn ông và phụ nữ làm cùng một công việc với cùng mức độ chuyên môn lại kiếm được số tiền khác nhau. Vì vậy, họ lập tức tính toán sự khác biệt, đầu tư ba triệu đô la để thử và cân bằng mọi thứ. Điều thứ ba là sự lắng nghe. Để trở thành một người biết lắng nghe kết nối với tất cả mọi người, chúng ta phải quên đi một vài điều. Tất cả chúng ta đã được dạy về lắng nghe tích cực và giao tiếp bằng mắt một cái nhìn mãnh liệt và một cái nhìn thương xót. Đó không phải là lắng nghe. Lặp lại những gì người khác nói -- Đó không phải là lắng nghe. Hãy khiêm tốn, luôn theo đuổi và tìm kiếm ý tưởng tốt nhất -- Đó mới là lắng nghe. Nhân viên cảm nhận được bạn có làm điều đó không. Họ muốn biết, khi nói chuyện và chia sẻ một ý tưởng với bạn, nó có được cân nhắc khi bạn đưa ra quyết định? Một điều mà mọi người đều đánh giá cao và muốn có khi nói là biết rằng những gì họ nói rất quan trọng thực sự có thể làm bạn đổi ý. Nếu không thì trò chuyện để làm gì? Chúng ta đều biết những điều ta cần thay đổi, những điều ta cần phải làm khác đi. Cách bạn cư xử, cách bạn đối xử với người khác, cách bạn đáp lại, cách bạn hỗ trợ, xác định kinh nghiệm làm việc cho mọi người xung quanh. Thay đổi để trở thành một người tốt hơn -- thế giới tràn ngập những thất bại đó. Nhưng hãy thay đổi vì những thứ bạn đặt niềm tin vào, vì những mục đích mà bạn có, hay nơi bạn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ vì nó rất quan trọng với bạn -- đó là lý do để thay đổi. Nếu không, bạn nên tìm một chỗ làm khác. Vấn đề cơ bản của làm việc tại văn phòng là bạn không kiểm soát được môi trường làm việc. [Cách ta làm việc] Xin chào, tôi là Matt, CEO của Automattic, công ty đằng sau WordPress.com, Jetpack và WooCommerce. Chúng tôi đang đạt tới hơn 800 nhân viên và họ sống ở mọi nơi, từ California đến Alabama, Mississippi, đến Texas - nơi tôi sống. Khắp 67 nước. Canada, Mexico, Ấn Độ, New Zealand. Một số còn chọn cuộc sống không nhà, những du mục. Dù ở trong chiếc RV, hay rảo khắp các Airbnb, họ ở những nơi khác nhau mỗi ngày, tuần hay tháng. Miễn họ tìm được Wi-Fi tốt, chúng tôi không quan tâm họ ở đâu. Không phải ngẫu nhiên, chúng tôi tập trung vào việc làm phân tán. Đó là một lựa chọn cố ý từ ban đầu. Chú ý rằng tôi không dùng từ "từ xa," vì nó tạo suy nghĩ rằng một số người quan trọng, số khác thì không. Tôi dùng từ "phân tán" để mô tả cái mình làm, tất cả trên một sân chơi công bằng. Tôi nghĩ lao động phân tán là cách hiệu quả nhất để gầy dựng công ty. Quan trọng là bạn phải tiếp cận có ý thức, Khi lập ra WordPress, nhiều trong số 20 người đầu tiên tôi chưa từng thấy mặt. Nhưng chúng tôi đã hợp tác online vài lần trong nhiều năm. Tôi muốn tiếp tục việc đó vì một lý do đơn giản. Tôi tin rằng tài năng và trí tuệ được phân bổ đều khắp thế giới. Nhưng cơ hội thì không. Ở Thung lũng Silicon, các công ty công nghệ lớn cơ bản chỉ đánh cá trong cùng một ao, vịnh nhỏ. Một công ty phân tán có thể đánh cá trên cả đại dương. Thay vì thuê một người lớn lên ở Nhật nhưng sống tại California, có thể kiếm những người sống, làm việc, thức giấc và đi ngủ ở bất cứ đâu trên thế giới. Họ mang đến những quan niệm khác biệt về văn hóa và kinh nghiệm sống. Trên nền tảng của quyết định để đi đến phân tán, là khát khao trao mọi người quyền tự do quyết định cách làm việc. Trừ khi vai trò của bạn cần giờ giấc cố định nếu không, bạn có thể lập thời khóa biểu riêng. Mỗi người có thể có góc văn phòng, cửa sổ và thức ăn mình muốn, bạn có thể chọn khi nào có nhạc và khi nào không. Bạn có thể chọn nhiệt độ phòng phù hợp. Bạn có thể tiết kiệm thời gian đi lại để dành cho những điều quan trọng hơn. Lực lượng lao động phân tán là lý tưởng cho công ty công nghệ. Nhưng mọi người thường hỏi tôi: "Việc này hiệu quả với anh, chưa hẳn với người khác?" Nếu có văn phòng, đây là vài thứ bạn có thể làm để xây dựng năng lực phân tán. Đầu tiên, ghi lại mọi thứ bằng tài liệu. Trong văn phòng, dễ để đưa ra quyết định tức thời, trong bếp, trong hội trường. Nhưng nếu mọi người làm việc từ xa, vài thành viên đang thảo luận không thể vào, họ sẽ thấy các quyết định được đưa ra mà không hiểu tại sao. Việc luôn ghi chép về ý kiến và vấn đề được bàn tới đâu cho phép những người khác tiếp tục những gì bạn bỏ dở. Nó cho phép người ở múi giờ khác nhau tương tác với nhau, cũng thú vị khi xem nó như sự phát triển tổ chức, người đến và đi. Cố giao tiếp trực tuyến càng nhiều càng tốt. Mọi thứ được chia sẻ và công khai cho phép người mới nhanh chóng bắt kịp. Bạn cũng cần tìm những công cụ thích hợp. Có rất nhiều app và dịch vụ giúp ích việc giao tiếp hàng ngày, họp qua video, quản lý dự án. Thứ thay đổi cách bạn làm việc có thể không chỉ còn là đồ vật. Có những thứ bạn có thể truy cập thông qua máy tính. Thế nên, hãy thử nghiệm nhiều công cụ cho phép việc cộng tác, xem cái nào hiệu quả. Tạo thời gian mặt-đối-mặt hiệu quả. Trong văn phòng truyền thống, bạn ở một nơi suốt 48 tuần trong năm và có thể có 3, 4 tuần nghỉ. Chúng tôi cố đảo ngược nó bằng những buổi họp ngắn nhưng bùng nổ. Mỗi năm, chúng tôi mở đại hội để cả công ty tề tựu trong một tuần. Vừa làm, vừa chơi. Mục tiêu chính là để kết nối. Chúng tôi muốn đảm bảo mọi ngườii đều đồng lòng, nhất trí, và có mối quan hệ sâu sắc hơn với đồng nghiệp. Khi làm việc cùng nhau suốt cả năm, họ có thể mang theo sự thấu hiểu và đồng cảm đó. Cuối cùng là cho mọi người sự linh động tạo môi trường làm việc riêng. Mọi người ở Automattic có một khoản phí làm việc chung để chi cho không gian làm việc chung hay chỉ để mua ly cà phê để không bị đá ra khỏi quán. Một nhóm ở Seattle đã quyết định cùng góp tiền và thuê nơi làm việc trên một cầu tàu đánh cá. Mọi người trong công ty đều có một khoản phí văn phòng tại nhà. Họ có thể dùng số tiền này để mua bàn, ghế và máy tính thích hợp, để có được môi trường làm việc hiệu quả nhất. Ngày nay, chỉ có vài công ty làm việc phân tán. Trong một, hai thập niên tới, tôi đoán 90% các công ty có khả năng thay đổi hướng đi của thế giới sẽ hoạt động theo cách này. Họ sẽ phát triển thành công ty phân tán hoặc bị thay thế bởi các công ty này. Nghĩ về bước kế tiếp, hãy nghĩ cách để tận dụng nhân tài toàn cầu, cho mọi người quyền tự quyết để sống và làm việc nơi họ thích mà vẫn tham gia đầy đủ các hoạt động mà các bạn đang tạo dựng cùng nhau. Việc trang trí bằng dây ở Nam Phi đã tồn tại hàng trăm năm. Nhưng việc hiện đại hóa thực sự đem đến thông tin liên lạc và toàn thể vật liệu dưới hình thức của dây điện thoại. Việc di cư từ thành thị tới nông thôn có nghĩa là việc tìm ra nguyên liệu công nghiệp mới bắt đầu thay thế những thứ không từ cỏ tự nhiên. Và quý vị có thể thấy sự thay đổi từ việc bắt đầu sử dụng các vật liệu hiện đại. Những thứ này đã có từ những năm 40 tới cuối những năm 50. Vào những năm 90, niềm đam mê của tôi về sự chuyển hóa các loại hình nghệ thuật dẫn tôi tới một loại hình mới, bắt nguồn từ một khu vực bên ngoài Durban. Và tôi có cơ hội làm việc cùng với cộng động này vào lúc đó, và bắt đầu phát triển, 1 cách thực sự, và cố vấn cho họ về mặt kích cỡ, về mặt thiết kế. Và dự án nhanh chóng tăng lên từ 5 lên 50 người thợ dệt trong vòng một năm. Chúng tôi đã sớm trồng nhiều cánh đồng, những thứ có thể cung cấp và chúng tôi thôi thúc những nhà sản xuất phải giúp đỡ chúng tôi, không chỉ cung cấp ống suốt mà còn cung cấp nguyên liệu cho màu. Cùng lúc đó, tôi nghĩ là có rất nhiều cơ hội để giới thiệu sản phẩm đương đại vượt khỏi cộng đồng, hiện đại hơn nữa. Vì vậy tôi phát triển sản xuất hàng loạt dĩ nhiên là vừa lòng cho nhiều yêu cầu khắt khe của thị trường và có thể xuất khẩu và cũng chăm sóc thị trường địa phương. Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm, như quý vị có thể thấy, với nhiều hình dáng, kiểu mẫu, kích cỡ trở nên quan trọng và nó trở thành dự án được nâng niu của chúng tôi. Nó thành công, nó đã hoạt động trong 12 năm, và chúng tôi cung cấp cho chuỗi cửa hàng Conran, và Donna Karan, điều đó thật tuyệt vời. Đây là nhóm chúng tôi, nhóm những người thợ dệt chính. Hằng tuần họ đến Durban. Tất cả họ đều có tài khoản ngân hàng Và họ đều trở về quê họ. Nó là vòng sản xuất hàng tuần. Đây là cộng đồng tôi đã cho quý vị xem trước đó bây giờ đang được hiện đại hóa và tạo việc làm cho 300 thợ dệt. Và điều này cũng thật có ý nghĩa. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Khoảng 50 năm trước, nhà tâm thần học Richard Rahe và Thomas Holmes đã liệt kê những trải nghiệm đau buồn nhất mà con người đã từng trải qua. Ví trí đầu tiên trong danh sách là gì? Cái chết của vợ hoặc chồng. Thứ 2, là ly hôn Thứ 3, là ly thân. Ngày nay, nhìn chung, không phải luôn luôn nhưng để ba điều này có thể xảy ra, chúng ta cần điều số bảy trong danh sách Đó chính là hôn nhân. (cười) Điều thứ tư trong danh sách chính là sự cầm tù trong một thể chế nào đó. Một số người nói số bảy đã đếm hai lần rồi. (cười) Tôi không tin điều đó. Khi thống kê về những căng thẳng cuộc sống được tạo ra, hồi đó, một mối quan hệ lâu dài tương đương với một cuộc hôn nhân. Bây giờ thì không hẳn như vậy. Vì vậy, mục đích của cuộc nói chuyện này, tôi sẽ bao hàm các mối quan hệ, hôn nhân theo luật chung, và hôn nhân đồng tính hoặc các mối quan hệ đồng tính sắp trở thành các cuộc hôn nhân. Và tôi có thể nói về các cặp đồng tính trên nguyên tắc không có sự khác biệt. Các mối quan hệ đều giống nhau. Vì vậy, trong xã hội hiện đại, chúng ta biết rằng ngăn ngừa tốt hơn là chữa trị. Chúng ta tiêm ngừa bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Chúng ta có các chiến dịch nâng cao nhận thức cho ung thư, đột quỵ, tiểu đường những chiến dịch rất quan trọng. Nhưng những điều kiện này không ảnh hưởng nhiều đến 45% chúng ta. 45% là tỉ lệ ly hôn hiện tại. Tại sao không có chiến dịch ngăn chặn việc ly hôn? Tôi nghĩ bởi vì các nhà hoạch định chính sách không tin rằng sức cuốn hút và cách các mối quan hệ được xây dựng có thể được thay đổi, được giáo dục. Tại sao? Các nhà hoạch định chính sách hiện tại là Thế hệ X. Họ là người của những thập niên 30 - 50. Và khi nói với họ về các vấn đề này, tôi thấy mắt họ sáng lên, và tôi thấy họ đang nghĩ, "Nhà tâm thần điên rồ này không hiểu sao? Bạn không thể kiểm soát cách mà con người cuốn hút nhau và xây dựng mối quan hệ". Không phải như vậy, các bạn thế hệ Y ạ. Thế hệ kết nối với nhiều thông tin nhất, phân tích và hoài nghi, đưa ra những quyết định sáng suốt nhất trước những thế hệ trước đó. Và khi tôi nói chuyện với thế hệ Y, tôi có một phản ứng rất khác. Họ thực sự muốn nghe về điều này. Họ muốn biết làm thế nào để có mối quan hệ lâu dài? Vậy với những ai muốn nắm giữ kỷ nguyên "điểm đến lãng mạn" với tôi, hãy để tôi nói ba điều trong cuộc sống giúp ngăn chặn việc ly hôn. Chúng ta có thể can thiệp để ngăn chặn ly hôn ở hai điểm: ở giai đoạn sau, khi bắt đầu xuất hiện các vết nứt trong mối quan hệ được thiết lập; hoặc giai đoạn đầu, trước khi chúng ta cam kết, trước khi chúng ta có con. Và đây là nơi tôi sẽ đưa bạn đến. Điều đầu tiên trong cuộc đời tôi: Thế hệ Y dành hơn bảy tiếng trên thiết bị của họ mỗi ngày, theo dữ liệu Mỹ. Và với một số người, có lẽ không có lý lắm điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ mặt đối mặt. Thực sự, thêm vào đó là văn hóa kết nối các ứng dụng như Tinder, và không ngạc nhiên khi thế hệ thập niên 2000 mà tôi làm việc lại thường nói với tôi về việc làm thế nào để dễ dàng quan hệ tình dục với người mà họ mới gặp hơn là những cuộc nói chuyện có ý nghĩa. Một vài người nói đây là điều xấu. Tôi lại nói đây thực sự là điều tốt. Điều đó đặc biệt tốt khi có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Trước khi bạn ra ngoài và phán xét đạo đức lên tôi, hãy nhớ rằng thế hệ X, trong báo cáo công cộng Mỹ, đã phát hiện rằng 91% phụ nữ đã quan hệ tình dục trước hôn nhân ở tuổi 30. 91%. Đó là điều đặc biệt tốt khi những mối quan hệ này xảy ra sau đó. Bạn thấy đó, ở thế hệ bùng nổ của thập niên 60, họ kết hôn ở độ tuổi trung bình cho nữ là 20 và nam là 23. Năm 2015 ở Úc thì sao? Giờ đây nó trở thành 30 cho nữ và 32 cho nam. Đây là điều tốt, bởi vì khi bạn càng lớn tuổi khi kết hôn, tỉ lệ ly hôn của bạn càng thấp. Tại sao lại như vậy? Tại sao lại hữu ích khi kết hôn muộn? Có ba lý do. Đầu tiên, kết hôn muộn cho phép hai yếu tố hạn chế ly hôn xuất hiện. Một là nền học vấn tốt và hai là thu nhập cao, thường đi đôi với việc được giáo dục tốt. Vì vậy, ba yếu tố được trộn lẫn với nhau. Thứ hai, nghiên cứu về tính bền vững thần kinh cho thấy bộ não con người vẫn tiếp tục lớn lên cho đến khi ít nhất 25 tuổi. Có nghĩa là cách bạn nghĩ về một điều gì đó vẫn tiếp tục thay đổi cho đến khi bạn 25 tuổi. Điều thứ ba, cũng là quan trọng nhất, là tính cách mỗi người. Tính cách của bạn ở tuổi 20 không tương quan với tính cách của bạn ở tuổi 50. Nhưng tính cách bạn ở tuổi 30 lại tương quan với tính cách bạn ở tuổi 50. Vì vậy khi tôi hỏi người kết hôn sớm tại sao lại tan vỡ, và họ nói, "Chúng tôi trở nên khác biệt" Họ nói đúng một cách ngạc nhiên bởi vì những năm 2000 là thập niên của thay đổi và trưởng thành nhanh chóng. Vì vậy điều đầu tiên bạn cần làm trước khi kết hôn là già đi. (cười) Điều thứ hai, John Gottman, nhà tâm thần học và nhà nghiên cứu mối quan hệ, nói rằng có nhiều nhân tố tương quan với hôn nhân hạnh phúc và thành công. Nhưng điều mà tôi muốn nói đến là một điều to lớn: 81% các cuộc hôn nhân bùng nổ, tự hủy, nếu vấn đề này xảy ra. Và lý do thứ hai tôi muốn nói đến vấn đề này là vì bạn có thể cân nhắc khi đang hẹn hò. Gottman phát hiện các mối quan hệ bền vững và hạnh phúc nhất kéo dài lâu bền là những mối quan hệ mà các cặp đôi cùng chia sẻ nhau quyền lực. Họ có ảnh hưởng trong những quyết định lớn như mua nhà, đi du lịch nước ngoài, mua xe, có con. Nhưng khi Gottman đi sâu vào những dữ liệu này, ông phát hiện rằng nhìn chung phụ nữ khá có tầm ảnh hưởng. Đoán xem vấn đề nằm ở đâu? (cười) Vâng, ở đây chỉ có hai khả năng đúng không? Vâng, lỗi là ở đàn ông chúng tôi. Một điều nữa mà Gottman phát hiện là đàn ông có ảnh hưởng được ví như là "những người cha xuất chúng". Vì vậy phụ nữ, sức ảnh hưởng của người đàn ông của bạn lớn tới đâu? Đàn ông: bạn ở bên cô ấy vì bạn tôn trọng cô ấy. Hãy đảm bảo rằng luôn tôn trọng trong quá trình đưa ra quyết định. Điều thứ ba. Tôi thường ấn tượng với các cặp đôi đến gặp tôi sau khi họ kết hôn được 30 đến 40 năm. Đây là thời gian mà họ đến gần với bệnh tật và tuổi già. Đó là thời gian mà họ tập trung chăm sóc lẫn nhau. Họ tha thứ những điều đã làm phiền họ trong nhiều năm. Họ tha thứ cho tất cả những phản bội, thậm chí cả ngoại tình, bởi vì họ tập trung chăm sóc nhau. Vậy thì điều gì kéo họ cách xa? Sự lí giải tốt nhất của tôi cho điều này là sự tin cậy, hay không đủ sự tin cậy. Bạn đời của bạn có sẵn sàng bảo vệ bạn không? Có hai trường hợp. Đầu tiên, bạn có tin tưởng bạn đời làm những gì họ nói họ sẽ làm không? Họ có làm đến cùng không? Thứ hai, nếu, ví dụ, bạn ra ngoài và bạn bị tấn công bằng lời nói bởi một ai đó, hoặc nếu bạn đang chịu đựng bởi một căn bệnh nặng nào đó, liệu bạn đời của bạn có đứng ra và làm những việc cần thiết để bạn cảm thấy được quan tâm và được bảo vệ? Và đây là vấn đề: nếu bạn đang đối mặt với tuổi già, và bạn đời không làm những điều trên cho bạn, thực sự, bạn đang làm những điều đó cho họ vậy là bạn đang trong một mối quan hệ mong manh. trông như bạn thoát khỏi mối quan hệ thì tốt hơn là bạn ở trong mối quan hệ đó. Vì vậy, mấu chốt là bạn đời của bạn có ở bên bạn khi cần không? Không phải mọi lúc nhưng 80% thời gian nhưng đặc biệt nếu nó quan trọng với bạn. Về phía bạn, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi cam kết làm điều gì với bạn đời. Sẽ tốt nếu bạn cam kết vừa đủ để có thể thực hiện hơn là cam kết nghe có vẻ tốt trong một khoảnh khắc và sau đó làm họ thất vọng. Và nếu điều bạn cam kết thực sự quan trọng với bạn đời, hãy chắc chắn là bạn sẽ làm dù khó đến đâu. Đây là những điều mà bạn có thể tìm kiếm. Đừng lo lắng, cũng có những điều bạn có thể xây dựng trong mối quan hệ đang hiện hữu. Tôi tin rằng quyết định quan trọng nhất mà bạn có thể làm là bạn chọn ai là người bạn đời của bạn, bạn chọn ai là cha mẹ của con bạn. Và dĩ nhiên, sự lãng mạn phải ở đó. Lãng mạn là điều vĩ đại, đẹp đẽ và kì quặc. Nhưng chúng ta cần thêm vào trái tim đang yêu lãng mạn một suy nghĩ sáng suốt, vì chính ta đưa ra quyết định quan trọng nhất của cuộc đời. Cảm ơn. (Vỗ tay) Khi mẹ tôi, Elia, 91 tuổi, dọn về sống cùng với tôi, Tôi nghĩ rằng mình đang phục vụ mẹ. Thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Bạn biết đấy, mẹ tôi gặp vấn đề về mất trí nhớ và việc chấp nhận tuổi của bà. Bà hoàn toàn suy sụp. Tôi muốn mẹ cảm thấy thoải mái nhất có thể, Nhưng khi tôi đang ở bên giá vẽ, lén nhìn sang và thấy mẹ vẫn "ở đó". Bà nhìn vào vô định. Tôi nhìn mẹ chậm chạp đi trên cầu thang, và thấy đó không phải người mẹ đã nuôi lớn tôi. Tôi thấy một người phụ nữ yếu ớt, nhỏ bé và già nua. Vài tuần trôi qua, và tôi cần nghỉ ngơi từ việc vẽ vời. Tôi muốn thử nghiệm chiếc máy ảnh mới mua. Tôi rất hào hứng, nó có mọi loại thông số, các nút bấm và cài đặt mà tôi muốn tìm hiểu. Tôi đặt giá để máy ảnh đối diện gương lớn, chắn ngang chiếc cửa duy nhất dẫn đến phòng tắm. (Tiếng cười) Một lát sau tôi nghe có tiếng, (Nhại giọng Anh-Ý) "Mẹ cần dùng nhà tắm." (Tiếng cười) "Năm phút thôi mẹ, con có chút việc." 15 phút sau, tôi lại nghe thấy, "Mẹ cần dùng nhà tắm." "Năm phút nữa thôi mẹ." Rồi điều này xảy ra. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và cả đây nữa. (Tiếng cười) Và đây nữa. (Tiếng cười) Tôi có một khoảnh khắc "aha! ". Chúng tôi được kết nối. Chúng tôi có thể cùng nhau làm một điều gì đó. Mẹ tôi được sinh ra ở một làng nhỏ trên núi ở trung tâm nước Ý. nơi đấng sinh thành của mẹ sở hữu đất đai và cừu. Bố của bà chết vì bệnh viêm phổi khi còn trẻ, để lại vợ và hai người con gái cùng những công việc nặng nhọc. Họ nhận ra rằng họ không thể giải quyết được. Nên họ đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn. Mẹ tôi, người con lớn nhất, mới 13 tuổi, được gả cho một người lạ mặt gấp đôi số tuổi của bà. Một đứa trẻ bị ép phải trưởng thành. Mẹ sinh đứa con đầu lòng khi mới 16 tuổi. Nhiều năm sau, ở Toronto, bà tìm được một công việc ở xưởng may và sớm trở thành quản lí bộ phận may. Và vì ở đó toàn là những công nhân di cư, mẹ tôi tự học từ những cuốn sách được chuyển ngữ. Sau đó bà luyện tập bằng tiếng Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Ba Lan, Nga, Rumani, Hungary quanh nhà. Tôi rất kính phục mẹ và quyết tâm hướng tới thành công ở những gì bà muốn làm. Sau khoảnh khắc "aha!" đó, tôi rèn luyện kĩ năng chụp với người mẫu là mẹ. Nhờ đó, mẹ bắt đầu nói chuyện , và tôi lắng nghe. Bà kể về thời thơ ấu của mình và về cảm xúc hiện tại của bà. Chúng tôi đã có được sự chú ý của nhau. Mẹ đang mất dần trí nhớ ngắn hạn, nhưng bà có thể nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ. Tôi hỏi và mẹ sẽ kể tôi nghe những câu chuyện. Tôi lắng nghe và trở thành khán giả của bà. Tôi bỗng có những ý tưởng. Tôi viết ra những ý tưởng đó và tạo hình cho chúng. Tôi làm mẫu những điều mẹ cần làm. Sau đó chúng tôi thực hành. Mẹ tạo dáng và tôi học được thêm nhiều về nhiếp ảnh. Mẹ yêu thích cả quá trình, việc tạo dáng. Bà tìm lại được giá trị của chính mình. Và mẹ không hề ngại ngần trước ống kính. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Mẹ cười nghiêng ngả trước bức ảnh này. (Tiếng cười) Ý tưởng cho bức ảnh này được lấy từ một bộ phim cũ của Đức. Bộ phim có tên Das Boot, kể về lính hải quân. Bạn thấy đấy, những gì trên đây trông có vẻ giống E.T hơn. (Tiếng cười) Nên tôi gạt tấm ảnh sang một bên, nghĩ rằng đó hoàn toàn là một thất bại, bởi vì nó không như những gì tôi kỳ vọng. Nhưng mẹ tôi đã cười rất nhiều. Cuối cùng tôi cũng quyết định đăng bức ảnh lên mạng. Và tôi nhận được rất nhiều sự chú ý. Giờ đây, cùng với căn bệnh Alzheimer hay mất trí nhớ, hiển nhiên nỗi buồn và sự chán chường cũng tồn tại cho những ai có liên quan. Đây là tiếng gào thét trong im lặng của mẹ. Có dạo mẹ nói với tôi, "Tại sao trong đầu mẹ có rất nhiều điều muốn nói, nhưng trước khi kịp nói ra thì mẹ lại quên mất?" "Tại sao trong đầu mẹ có rất nhiều điều muốn nói, nhưng trước khi kịp nói ra thì mẹ lại quên mất?" (Vỗ tay) Giờ đây, là người chăm sóc và họa sĩ toàn thời gian, Tôi cũng có những khi bực dọc. (Tiếng cười) Nhưng để cân bằng lại những khó khăn, chúng tôi cùng nhau chơi đùa. Đó là nơi chốn hạnh phúc của mẹ tôi. Và tôi cũng cần mẹ ở đó. (Tiếng cười) (Tiếng cười) (Tiếng cười) Giờ đây mẹ tôi đang già đi. Bà sẽ nói, "Tại sao mẹ lại già nhanh đến vậy?" (Tiếng thở dài) "Già quá." "Và cũng nhanh quá." Tôi cũng để mẹ làm mẫu trong những bức tranh sơn dầu của mình. Bức tranh có tên "Người Thợ May" (The Dressmaker) Tôi nhớ khi còn nhỏ, mẹ tôi may quần áo cho cả nhà bằng chiếc máy kềnh càng và nặng nề này được đặt ở trên sàn tầng hầm. Rất nhiều đêm tôi đi xuống đó và làm bài tập. Tôi sẽ ngồi phía sau mẹ, trên chiếc ghế vải bọc này, tiếng động cơ máy ồn ã và tiếng mũi khâu lặp đi lặp lại mang cho tôi cảm giác yên ả. Khi mẹ chuyển đến sống cùng tôi, tôi giữ lại chiếc máy và đặt ở phòng chụp ảnh. Bức vẽ này đưa tôi trở về thời thơ ấu của mình. Điều thú vị là bây giờ người ngồi sau tôi chính là mẹ, theo dõi cách tôi vẽ bà làm việc cùng với chiếc máy khâu nơi tôi đã từng ngồi sau lưng mẹ, quan sát mẹ may quần áo 50 năm trước. Tôi cũng để mẹ làm việc, điều này giúp mẹ bận rộn và có thời gian nghĩ ngợi. Tôi đưa cho mẹ một chiếc máy ảnh nhỏ và nói rằng mẹ hãy chụp ít nhất mười tấm mỗi ngày về bất kì thứ gì mẹ thích. Đây là những bức ảnh mẹ tôi đã chụp. Trước đó bà chưa từng động tới máy ảnh. Mẹ đã 93 tuổi. Chúng tôi sẽ ngồi xuống và cùng thảo luận về những việc đã làm. Tôi sẽ cố gắng giải thích (Tiếng cười) Tại sao và bằng cách nào tôi làm được điều đó, ý nghĩa, cảm xúc và tại sao chúng liên hệ với nhau. Trái lại, mẹ tôi, chỉ nói ngắn gọn, "sì," "no" "bella" hay "bruta" (Tiếng cười) Tôi quan sát biểu cảm của mẹ. Bà luôn có cách kết câu bằng cách này hay cách kia. Với mẹ hành trình khám phá này vẫn chưa kết thúc. Hiện bà đang sống ở nơi trợ giúp cư trú. cách nhà tôi 10 phút đi bộ. Tôi đến thăm mẹ hai ngày một lần. Bệnh mất trí nhớ của mẹ đã tới mức mẹ sẽ không an toàn khi ở cùng tôi. Trong nhà có rất nhiều cầu thang. Bà không còn nhớ tên tôi nữa. (Nghẹn giọng) Nhưng điều đó hoàn toàn ổn. Bà vẫn nhận ra khuôn mặt tôi và luôn nở nụ cười khi bà thấy tôi. (Vỗ tay) (Vỗ tay kết thúc) Tôi không còn chụp ảnh mẹ nữa. Với tôi điều này không công bằng hay đúng đắn. Và mẹ sẽ không hiểu được lí do tại sao phải làm vậy. Bố tôi, em trai tôi, (Nghẹn giọng) cháu trai tôi, vợ và người bạn thân nhất của tôi, đều ra đi rất đột ngột. Tôi không có cơ hội để nói với họ tôi trân trọng và yêu thương họ nhiều đến thế nào. Với mẹ, tôi cần phải ở bên bà và kéo dài khoảng thời gian phải nói tạm biệt. (Vỗ tay) (Vỗ tay kết thúc) Với tôi, điều quan trọng là luôn có mặt và lắng nghe. Họ cần phải thuộc về một thứ gì đó, bất cứ thứ gì. Không cần phải là một điều gì đó quá cao siêu -- Chỉ cần đơn giản như cùng nhau đi dạo. Cho họ cảm giác được nối kết, được tham dự và cảm giác được thuộc về một điều gì đó. Hãy khiến khoảng thời gian đó trở nên ý nghĩa. Cuộc sống xoay quanh khát khao được sống và không phải đợi để chết. (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay kết thúc) Tôi có thể thấy cánh tay và nụ cười của các bạn được không? (Tiếng cười) Điều này dành cho mẹ, mẹ à. (Tiếng máy ảnh) (Vỗ tay) Khi tôi lên 13 tuổi, ông tôi đã mất vì một cơn đau tim thầm lặng. Điều gây sốc hơn cả là ở tuổi 75 ông tôi rất bình thường, khỏe mạnh và đầy năng lượng, nhưng ông bị tiểu đường. Biết về tất cả những điều này thật sự rất đau đớn vì thế, tôi quyết định sẽ bước vào cuộc chiến chống lại kẻ giết người đó và xem mình có thể làm được gì. Tôi thật sự sốc khi phát hiện kết quả của những nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra khoảng tám triệu người đã chết vì đau tim mỗi năm. Bệnh đau tim xảy ra vì nhiều lý do, nhưng thường xuyên nhất là khi động mạch bị tắc nghẽn, lưu lượng máu bị cắt và những tế bào thiếu ô-xy trong cơ tim bắt đầu chết đi. Bạn chắc hẳn đã biết những triệu chứng thông thường của một cơn đau tim: đau ngực, đau tay, hụt hơi, mệt mỏi, vân vân... nhưng có một loại đau tim khá thông thường, cũng nguy hiểm không kém, nhưng khó nhận biết hơn vì triệu chứng ngầm. Những người bị những cơn đau tim ngầm không biết chuyện gì đang xảy ra, nên không tìm đến chăm sóc y tế, nghĩa là họ ít có khả năng nhận được sự điều trị mà họ cần ở thời điểm quan trọng. Và ngay cả khi tới bệnh viện, trước hoặc sau một cơn đau tim, họ có thể phải trải qua một hoặc nhiều hơn những bài kiểm tra tốn thời gian và tốn kém, vốn được coi là quy tắc vàng trong chuẩn đoán đau tim. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là những cơn đau tim ngầm này chiếm gần 45 phần trăm trong tổng số các cơn đau tim. Bệnh nhân bị tiểu đường và những bệnh tương tự chịu tổn thương thần kinh khiến họ không cảm nhận được cơn đau mà thông thường sẽ cảnh báo một cơn đau tim. Điều đó có nghĩa là họ phải chịu đựng một cơn đau tim mà hoàn toàn không biết hay cảm thấy nó. Những bệnh nhân có nguy cơ đau tim chịu tổn thương về thần kinh, và không được điều trị kịp thời. Họ không biết gì trước khi cơn đau tim ập tới. Ông của tôi cũng là một bệnh nhân có nguy cơ đau tim. Tôi tìm hiểu vấn đề này sâu hơn -- đọc nhiều nhất có thể để hiểu được trái tim, gặp các nhà nghiên cứu và làm việc trong những phòng thí nghiệm ở Ấn Độ. Cuối cùng, sau ba năm dài nghiên cứu, những điều tôi chia sẻ với thế giới hôm nay là đầy hứa hẹn. Một thiết bị không xâm lấn cơ thể mà ít không tốn kém, có thể mang đi và đeo cho bệnh nhân có nguy cơ đau tim bất kì lúc nào. Nó giảm thiểu việc xét nghiệm máu và hoạt động 24/7, thu gom và phân tích dữ liệu trong một khoảng thời gian định sẵn. Và tất cả những dữ liệu này được thu gom vì một mục đích duy nhất: phát hiện cơn đau tim khi chúng xảy ra. Đây là một giải pháp đầy hứa hẹn có thể sẽ giúp ta trong tương lai. Bạn có thể không biết trái tim của ta thông minh đến thế nào. Nó cố gắng giao tiếp với cơ thể nhiều lần trước khi suy nhược, bằng cách gây ra những triệu chứng như đau ngực, vốn được kích hoạt khi trái tim mỏi mệt thiếu dần sự cung cấp của máu giàu oxy. Hãy nhớ lại, khi nãy, tôi có để cập về tổn thương thần kinh. Nó dập tắt những triệu chứng này trước khi cơn đau tim ngầm xảy ra, khiến cơn đau trở nên nguy hiểm hơn. Và có thể bạn còn không biết những triệu chứng thông thường. Trong khi đó, trái tim còn gửi đi những dấu hiệu sinh học -- liên quan đến tim hoặc protein là những tín hiệu cầu cứu -- dưới dạng một tín hiệu cầu cứu - vào máu của bạn, rằng trái tim đang gặp nguy hiểm. Khi sự nguy hiểm tăng dần lên, nồng độ của những chất hóa học này tiếp tục tăng cao. Thiết bị của tôi chỉ dựa vào dữ liệu này. Điều quan trọng là những dấu hiệu sinh học này được tìm thấy trong một trong những giai đoạn sớm nhất của cơn đau tim, khi mà một người gần như chắc chắn sống sót nếu nhận được sự chăm sóc cần thiết. Và thiết bị của tôi thuần dựa trên nền tảng đó. Và đây là cách nó hoạt động. Một miếng dán silicon được gắn vào cổ tay hoặc gần ngực. Không cần phải lấy máu, miếng dán này có thể nhận ra, cô lập, và theo dõi dấu hiệu sinh học của cơn đau tim gọi là H-FABP, và thông báo với bạn khi nó đạt tới mức độ nguy hiểm trong máu. Quá trình này đơn giản hơn, dễ dàng hơn, và rẻ hơn những phương pháp chuẩn đoán đau tim khác. Bằng cách kiểm tra nồng độ của dấu hiệu sinh học, một hệ thống như thế này, với sự cải tiến trong nghiên cứu trong tương lai, ta có thể giảm nhu cầu đến bác sĩ để kiếm tra máu, của bệnh nhân có nguy cơ vì nó có thể mang theo bất cứ lúc nào, và cảm nhận được sự tăng cao của dấu hiệu sinh học vào thời gian thực. Vì thế, nếu thiết bị này cảm nhận được nồng độ cao hơn mức độ nguy hiểm, bệnh nhân có nguy cơ có thể được thông báo về một cơn đau tim sắp đến và vì thế, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Dù thiết bị này không thể cung cấp cho bệnh nhân một phân tích đầy đủ về cơn đau tim, nó vẫn có thể là một trợ thủ đắc lực trong việc cảnh báo mối nguy cho bệnh nhân để họ cảnh giác và biết mình cần được chăm sóc tức thì. Bệnh nhân có nguy cơ sẽ có nhiều thời gian hơn để sống sót và tìm kiếm trợ giúp y tế. Và vì thế, họ không cần phải đi đến những điệu trị y tế tốn kém và gây tổn hại cơ thể vốn chỉ cần thiết sau khi cơn đau tim đã xảy ra. Khi tôi thử nghiệm thiết bị này trên một bệnh nhân có nguy cơ, kết quả từ phòng xét nghiệm cho thấy sự chính xác và nhạy cảm đến 96%. Tôi dự tính sẽ làm thiết bị này thành hai dạng: một cung cấp phân tích kỹ thuật số của nồng độ dấu hiệu sinh học và một dạng đơn giản hơn cho người dân nông thôn, nó sẽ rung khi nồng độ dấu hiệu sinh học cao hơn mức độ nguy hiểm. Khi nhìn vào tiến độ của ta trong lĩnh vực tim mạch, công nghệ để chữa bệnh lấn áp việc phòng bệnh, và tự chăm sóc. Chúng ta luôn chờ cơn đau tim xảy đến và dùng phần lớn nguồn lực vào trị bệnh. Nhưng đến lúc đó, tổn thương đã xảy ra và không thể đảo ngược. Tôi tin rằng giờ là lúc cần nhìn nhận lại y học. cần phải lập ra công nghệ chăm sóc bản thân chủ động. Một thay đổi phải được thực hành không phải trong mười hoặc năm năm mà là ngay bây giờ. Và như thế, hy vọng ngày nào đó, với sự trợ giúp của thiết bị này, người nào đó sẽ không phải mất đi người ông của mình, như tôi. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Lúc học lớp 6, tôi có dính vào một vụ ẩu đả ở trường. Tuy không phải lần đầu tiên tôi đánh nhau, nhưng là lần đầu tiên nó xảy ra ở trường học. Đó là cuộc đụng độ của tôi với một thằng cao hơn tôi một ft. Cậu ta hơn hẳn tôi về mặt thể chất và đã trêu chọc tôi trong nhiều tuần qua. Vào tiết Thể dục, cậu ta đạp lên giày tôi và không chịu xin lỗi. Tôi tức giận, túm lấy thằng nhóc và quật xuống đất. Trước đó tôi từng tập judo. (Tiếng cười) Cuộc ẩu đả chưa đến 2 phút, nhưng nó như một cơn cuồng phong cuồn cuộn trong tôi từ một người thoát khỏi tấn công tình dục, từ một bé gái chịu đựng với sự ruồng bỏ và phải chịu đựng bạo lực trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tôi đã chiến đấu với tên đó, đánh lại những người đàn ông và những thằng nhóc đã xâm phạm cơ thể tôi trong khi nền văn hóa dạy tôi phải giữ im lặng. Một giáo viên đã chặn cuộc ẩu đả và bà hiệu trưởng gọi tôi đến văn phòng. Thay vì hỏi, '' Monique, em bị làm sao thế?'' Bà ấy cho tôi thời gian bình tĩnh và hỏi, ''Chuyện gì đã xảy ra vậy?'' Các nhà giáo luôn đồng cảm với tôi. Họ hiểu tôi. Họ biết tôi thích đọc và vẽ, họ biết tôi mê đắm các hoàng tử. Họ dùng điều đó để giúp tôi hiểu tại sao hành động của tôi và các bạn cùng lớp,lại ảnh hưởng đến cộng đồng giáo dục mà họ đang gây dựng. Họ không hề đình chỉ tôi; hay báo cảnh sát. Cuộc đụng độ không ngăn tôi đến trường ngày sau đó. Không cản trở việc tôi tốt nghiệp; và trở thành giáo viên. Câu chuyện thế này thường không được chia sẻ bởi nhiều bé gái da đen tại Mỹ, cũng như trên thế giới. Ta đang trải qua cuộc khủng hoảng mà các bé gái da đen đang bị xui đuổi bất công tại học đường -- không phải vì họ đe dọa đến sự an toàn nơi học đường mà vì họ cho rằng trường học là nơi dành cho sự trừng phạt và hắt hủi. Đó là điều tôi nghe được từ những cô bé da đen ở đất nước này. Đó không có nghĩa là không thể vượt qua. Ta có thể thay đổi câu chuyện. Hãy bắt đầu với một vài dữ liệu. Theo phân tích của Viện Tư pháp Phụ nữ da đen Quốc gia dữ kiện về quyền công dân được tổng hợp bởi Bộ Giáo dục Hoa Kì, thì những bé gái da đen là nhóm nữ duy nhất có tỉ lệ cao bất thường trong số những trường hợp bị kỉ luật tại trường. Không có nghĩa là các bé gái khác không trải qua việc kỉ luật loại trừ và các nữ sinh khác cũng chiếm một phần lớn trong các mục khác của danh sách. Nhưng các nữ sinh da đen là nhóm duy nhất chiếm phần lớn trong mọi trường hợp. Khả năng của các nữ sinh da đen cao hơn bảy lần so với nữ sinh da trắng bị đình chỉ học ít nhất là một lần và cao hơn ba lần so với những bạn học da trắng và Latin bị chuyển tới tòa án vị thành niên. Nghiên cứu mới của Trung tâm Georgetown về nghèo đói và bất bình đẳng đã một phần giải thích được vì sao có sự chênh lệch này khi họ cho rằng các bé gái da đen trải qua định kiến về tuổi tác, họ trông già dặn hơn những cô bạn da trắng cùng tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra mọi người nghĩ rằng các cô bé da đen cần ít sự dạy bảo hơn, ít bao bọc hơn, để hiểu hơn về tình dục và độc lập hơn so với các cô bạn da trắng. Nghiên cứu cũng cho thấy sự chênh lệch về nhận thức bắt đầu khi các bé gái lên năm. Nhận định sai lệch đó vẫn tiếp tục tăng và lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi từ 10 đến 14. Ta có thể thấy được hệ quả. Một bé gái lớn hơn tuổi thật có thể bị đối xử nghiêm khắc hơn, bị bắt lỗi khi cô ấy sai và thành nạn nhân khi bị xâm hại. Một bé gái nghĩ có điều gì đó không ổn với mình, hơn là thấu hiểu bản thân. Những cô bé da đen thường bị coi là quá ồn áo, dữ dằn khó chịu và dễ gây chú ý. Bị đem so sánh dựa trên tiêu chuẩn với các bé gái màu da khác mà không ai quan tâm cuộc đời cô bé ra sao hay những chuẩn mực văn hóa của cô bé. Điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ. Ở Nam Phi, các bé gái da đen tại trường trung học Nữ Pretoria không được khuyến khích đến trường với mái tóc tự nhiên của mình, nếu không qua quá trình hóa học. Họ đã làm gì? Họ đã phản đối. Thật tuyệt để thấy hầu hết cộng đồng toàn cầu thấu hiểu được những bé gái khi chúng dám nói lên sự thật. Vẫn có những người xem chúng như những kẻ gây rối, do họ dám đặt câu hỏi, "Không phải châu Phi thì ở đâu tôi mới là người da đen?" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đó là một câu hỏi hay. Trên thế giới, các cô bé da đen vẫn đang đấu tranh. Trên thế giới, những cô gái da đen đấu tranh để được công nhận, làm việc để được tự do và chiến đấu để được vào một môi trường an toàn để học tập. Ở Mỹ, các bé gái qua tuổi chập chững biết đi, có thể bị bắt vì gây sự trong lớp. Các nữ sinh trung học đang bị cô lập trong trường học vì mái tóc tự nhiên của họ hay cách họ ăn mặc. Các nữ sinh cấp ba phải hứng chịu bạo lực bởi các sĩ quan cảnh sát trong trường học. Liệu đâu là nơi họ tránh được sự khiển trách và trừng phạt? Không đơn thuần là những vụ việc kể trên. Là một nhà giáo và nhà nghiên cứu, Tôi có cơ hội được làm việc với những bé gái như Stacy, người tôi đã miêu tả trong cuốn sách "Pushout", cô bé phải đấu tranh vì gắn với bạo lực. cô vượt qua các phân tích về khoa học thần kinh và cấu trúc mà khoa học yêu cầu liên quan đến những trải nghiệm về tuổi thơ bất hạnh hình thành việc cô bé tham gia vào bạo lực và kết luận cô bé là một '' đứa trẻ có vấn đề,'' phần lớn đó là ngôn ngữ mà các nhà giáo sử dụng để đình chỉ cô bé. Nhưng đây mới là vấn đề. Khi bị cô lập, sự tách rời và tác hại từ nội tâm hóa lớn dần. Khi các bé gái đụng độ, chúng ta không nên làm ngơ, hãy cho chúng làm hòa. Giáo dục là một bộ phận bảo hộ quan trọng chặn việc liên quan đến hệ thống pháp luật hình sự. Chúng ta nên tạo nên các chính sách và tập tục để giúp các bé gái học tập, hơn là đẩy họ ra xa nó. Đó là lí do tôi cho rằng giáo dục là công việc tự do. Khi các bé gái cảm thấy an toàn, họ có thể học tập. Khi an toàn không được bảo đảm, họ đấu tranh. họ chống đối, tranh cãi, trốn chạy hoặc đầu hàng. Bộ não sẽ ở trạng thái phòng vệ khi đối mặt với mối đe dọa. Khi trường học còn là một mối đe dọa, một phần tác hại trong cuộc sống của các cô bé, họ vẫn sẽ kháng cự. Nhưng khi trường học trở thành nơi để hàn gắn, thì họ sẽ đến để học tập. Vậy thế nào là một trường học để hàn gắn? Đầu tiên, chúng ta phải chấm dứt ngay những quy định và tập tục lên kiểu tóc và quần áo của các bé gái. (Vỗ tay) Hãy tập trung vào điều họ học và học như thế nào hơn là kiểm soát cơ thể họ để tạo cơ hội cho nạn cưỡng hiếp hay phạt những đứa trẻ vì hoàn cảnh của chúng. Đây là nơi để phụ huynh và người lớn có thể tham gia. Hãy bắt đầu thảo luận với trường học và khuyến khích họ thay đổi quy định về quần áo và các chính sách lên những hành vi khác như một dự án cộng tác, với phụ huynh và học sinh, để tránh khỏi kì thị và thiên vị. Hãy nhớ rằng, một số quy định có hại nhất không phải bằng văn bản. Vì vậy chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, để thay đổi định kiến cho thấy cách nhìn nhận của chúng ta về con người thật của các nữ sinh da đen, hay những gì ta nghe. Hãy tình nguyện tại trường học và thiết lập sự công bằng và các nhóm thảo luận về yếu tố giới tính? với các nữ sinh da đen, người Latin hay bản địa và các học sinh khác phải chịu sự xa lánh ở trường học nhằm tạo một nơi an toàn nhằm phát triển nơi các em sự trải nghiệm và nhân cách. Nếu muốn trường học trở thành một nơi để hàn gắn, cảnh sát không nên có mặt tại trường học và hãy tăng số lượng các cố vấn. (Vỗ tay) Giáo dục là một công việc tự do. Dù quan điểm của bạn ra sao, chúng ta đều phải đấu tranh cho tự do. Tin vui là đã có một số trường học đang thiết lập môi trường học đường nơi mà các nữ sinh đều thấy họ thuần khiết và được yêu thương. Trường Nữ sinh tư thục ở Columbus, Ohio là một điển hình. Họ trở thành hình mẫu tiêu biểu khi tuyên bố rằng không có hình phạt nào dành cho những nữ sinh "có thái độ không tốt." Ngoài việc xây dựng -- Về cơ bản, là họ tạo được tính liên tục về các chọn lựa cho việc đình chỉ, trục xuất và bắt giữ. Bên cạnh việc xây dựng một cơ chế nhằm tái tạo công lý, họ đã cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh bằng việc đảm bảo mỗi học sinh đều có người lớn dẫn dắt khi họ gặp khủng hoảng. Họ cũng xây dựng không gian dọc hành lang và trong lớp học để nữ sinh có thể họp lại khi cần thiết. Họ cũng thiết lập chương trình tư vấn nhằm mang lại các cơ hội cho nữ sinh bắt đầu mỗi ngày với ý niệm phát triển niềm tin vào bản thân, kĩ năng giao tiếp và đặt ra mục tiêu. Ở đây, Họ lưu tâm đến tuổi thơ bất hạnh của các nữ sinh thay vì lờ đi. Họ tiến lại gần thay vì bước ra xa. Kết quả là, tỉ lệ trốn học và đình chỉ giảm bớt, và các nữ sinh đã sẵn sàng để học tập vì họ biết các giáo viên quan tâm đến mình. Điều này rất quan trọng. Trường học lồng ghép nghệ thuật và thể thao vào chương trình giảng dạy hoặc triển khai chương trình cải cách, như tái tạo công lý, chánh niệm hay thiền định, mở ra cơ hội để các nữ sinh hàn gắn lại mối quan hệ với người khác, cũng như chính bản thân họ. Nhằm giải quyết các thương tổn phức tạp và lâu dài mà học sinh phải đối mặt đòi hỏi chúng ta tin vào các trẻ em và thanh thiếu niên để tạo dựng các mối quan hệ, và phương pháp học tập, các nguồn lực về con người và tài chính cùng các phương tiện khác nhằm chữa lành vết thương cho các em, để các em có thể học tập. Trường học nên là nơi chúng ta quan tâm những bé gái dễ tổn thương nhất như để tạo ra một văn hóa học đường lành mạnh. Chúng ta cần nhận ra lời hứa của các cô bé khi họ phải đấu tranh với nghèo đói và nghiện ngập; chống chọi với nạn mua bán tình dục hay các hình thức bạo lực khác; khi các em ngang tàn nhất, và cả khi yếu mềm nhất. Chúng ta giúp họ tìm được hạnh phúc trí tuệ và cảm xúc xã hội cho dù váy của các em có chạm đầu gối hay chỉ ở giữa đùi hay ngắn hơn, Đây có vẻ là một yêu cầu khó trong một thế giới bám vào nỗi sợ chính trị để trường học là nơi các cô bé có thể hàn gắn và phát triển, nhưng chúng ta phải quyết tâm lấy đó làm mục tiêu. Nếu chúng ta cam kết rằng giáo dục là một công việc tự do, chúng ta có thể thay đổi các điều kiện giáo dục để không bé gái nào, kể cả những em dễ bị tổn thương nhất, bị đẩy ra khỏi trường học. Đó là chiến thắng dành cho tất cả chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) [Bài nói chứa nội dung nhạy cảm] Hè năm nay mẹ tôi gọi điện để can thiệp vào câu chuyện của tôi. Mẹ đã đọc vài đoạn trích ở hồi ký của tôi, hồi ký vẫn chưa được công khai, và bà lo lắng. Không phải vì những cảnh nhạy cảm. (Tiếng cười) Thứ mẹ lo lắng chính là ngôn ngữ tôi sử dụng. Chẳng hạn như: "Tôi mang nhiều danh phận trong suốt cuộc hành trình của mình: một tên nhóc nhà nghèo, một tên mọi da đen, một sinh viên Yale hay Havard, một kẻ đồng tính, một con chiên, một đứa trẻ có mẹ nghiện thuốc phiện, đứa con của quỷ Satan, Casey." Đó là trang số sáu. (Tiếng cười) Bạn có thể nhận ra nỗi lo lắng của mẹ tôi. Nhưng bà chỉ muốn có một thay đổi nhỏ. Nên bà gọi điện và bắt đầu, "Này, con là một người đàn ông. Không phải một tay đồng tính hay du côn, và hãy để mẹ chỉ ra sự khác biệt. Con xuất chúng và thông minh. Con ăn mặc lịch sự và biết cách nói năng. Mọi người đều thích con. Con không khoa chân múa tay như một tên vô lại. Không phải một tay lang thang trên đường phố. Con là một người chính trực vô tình là gay mà thôi. Đừng ép bản thân đi xa như thế khi vị trí của con là ở nơi này." Bà nghĩ bà đã làm được điều gì đó, và bà đúng một phần. Cuộc gọi đó chỉ ra điều mà tôi đang muốn làm với cuộc đời mình và với sự nghiệp viết lách của mình, tôi muốn nêu lên một thông điệp: Chúng ta cần phải thay đổi cách sống cố hữu của mình. Khó khăn lắm tôi mới rút ra điều đó. Tôi không sinh ra ở nơi tồi tàn bên kia đường, mà ở bên kia một con sông, sông Trinity, thị trấn Oak Cliff, bang Texas. Tôi được bà ngoại nuôi nấng bà làm việc nội trợ, và chị gái, nhận nuôi tôi vài năm sau khi mẹ của chúng tôi, phải vật lộn với chứng bệnh thần kinh, và đã bỏ đi. Và chính nhờ sự ra đi đó, năm tôi 13 tuổi và kéo dài suốt năm năm, đã tạo nên con người tôi, con người mà sau này tôi phải chối bỏ. Trước khi bà rời đi, bà đã từng là nơi để tôi trốn tránh, Bà là người duy nhất có vẻ khác thường giống như tôi, vẻ khác thường kì diệu, sự kết hợp giữa Blanche DuBois trong "A Streetcar Named Desire" và Whitney Houston của thập niên 80. (Tiếng cười) Tôi không nói rằng bà hoàn hảo, tôi đã hưởng những điều không hoàn hảo từ bà. Và sau cùng, có lẽ đó chính là phép màu: một lỗi sai có ích. Nên khi mẹ bỏ đi được một thời gian, Tôi nhận ra phép màu của bản thân mình. Nó tác động đến tôi, như đã kể trên, rằng tôi có thể níu kéo mẹ chỉ bằng việc bước đi thật hoàn hảo từ trường mẫu giáo trên đỉnh của ngọn núi dốc xuống đến nhà bà tôi, và chỉ đặt một bàn chân lên mỗi ô vuông trên vỉa hè. Tôi không thể để bàn chân mình chạm vào dòng kẻ giữa các ô vuông, Không bỏ qua ô vuông nào, xuống đến tận ô cuối cùng ở hàng cỏ cuối chia cách bãi cỏ với đường lái xe. Tôi thật sự không hề đùa, chuyện đó đã xảy ra -- dù chỉ một lần. Nhưng nếu bước đi hoàn hảo đó không thể mang mẹ tôi trở về, Tôi nhận ra cách tiếp cận này có những công dụng khác. Tôi nhận thấy những người quanh tôi yêu sự hoàn hảo hơn bất cứ điều gì, sự ngoan ngoãn, khuất phục Hoặc là nếu tôi chịu phục tùng, họ sẽ không làm phiền tôi. Vì vậy tôi đã thỏa thuận mà sau này tôi đã thấy ở nhà tù Stasi tại Berlin, một tấm biến có đề, "Người có thể thích ứng sẽ sống hòa hợp." Đó là một thỏa thuận giúp bảo đảm Tôi có một nơi chốn để ăn và nghỉ; một thỏa thuận giúp tôi được tuyên dương bởi giáo viên, họ hàng và những người lạ; một thỏa thuận có hiệu quả đến mức, khi tôi 17, một người đàn ông từ Yale đến trường trung học để tuyển tôi cho đội bóng bầu dục của Yale. Lúc đó tôi cũng thấy kì lạ như các bạn bây giờ vậy. Người đàn ông đó nói -- ai cũng nói -- Đó là điều tốt đẹp nhất từng xảy đến với tôi, điều tốt đẹp nhất từng xảy ra trong cộng đồng. "Hãy nắm lấy tấm vé." họ nói. Tôi không chắc chắn lắm. Yale dường như là một môi trường lạ lẫm: một nơi lạnh lẽo, xa lạ, không mấy thân thiện. Vào ngày đầu tiên được tuyển chọn ấy, Tôi nhắn tin cho chị gái lí do không đi. "Những người đó thật kỳ lạ." Chị trả lời, "Em sẽ thích ứng ngay thôi." (Tiếng cười) Tôi đã nắm lấy tấm vé và làm việc cật lực để hòa hợp. Khi người giám sát nói rằng tôi không nên đội mũ lưỡi trai trong khuôn viên ... "Cậu đang ở Yale. Cậu không cần phải làm thế nữa," bà ấy nói. Tôi nhận ra, đây chỉ là một cái giá nhỏ bé cần phải trả cho điều này. Tôi đã trả giá, hoặc cố gắng, và họ cũng đối đãi tốt với tôi: tôi được làm đội trưởng đội bóng bầu dục của trường đại học; tôi đã gia nhập một cộng đồng không-còn-là-bí mật có một công việc tại Phố Wall, sau đó là ở Washington Mọi thứ thật tốt đẹp đến mức tôi chợt nhận ra tôi nên trở thành tổng thống Mỹ. (Tiếng cười) Nhưng lúc đó tôi mới 24 tuổi và vì tổng thống cần một nơi chốn để gây dựng sự nghiệp, Tôi quyết tâm vào Quốc hội. Chính sau cái tàn dư của cuộc bầu cử năm 2008: trong đó một nghĩ sĩ đã nhấn mạnh, "Thông điệp mà bạn cần truyền tải nhiều hơn hết chính là Obama cũng giống như chúng ta." Thông điệp mạnh mẽ đến mức cuộc tranh cử thành tiêu chuẩn vàng cho chính trị hiện đại, nếu không phải là cuộc sống hiện đại, cái mà đòi hỏi chúng ta có thể làm bất cứ điều gì sao cho đến cuối ngày ta có thể nói bằng niềm an yên và hài lòng, "Tôi cũng như mọi người khác." Và đây cũng là thông điệp của tôi. Vậy nên một đêm, tôi gọi cho quản lí tầm nhìn của chiến dịch bầu cử. Chúng ta phải làm mọi thứ để chiến thắng, và anh ta hỏi: "Có điều gì tôi cần phải biết không?" Tôi cầm điện thoại và nói, "Anh nên biết tôi là gay." Im lặng. "Hmm. Tôi hiểu rồi," anh ấy nói nhỏ, như thể anh ta vừa thấy một đồng tiền vàng hay một cái xác chim non vậy. (Tiếng cười) "Tôi mừng vì anh đã chia sẻ," anh ta nói. "Công việc của tôi không hề dễ dàng hơn. Ý tôi là anh đang ở Texas. Nhưng không có nghĩa là không thể. Nhưng Casey à, tôi muốn hỏi anh một câu: Anh thấy sao nếu tại một buổi mít ting có người gọi anh là một tên đồng tính? hãy thành thực nhé? Anh phải hiểu là sẽ có người muốn hãm hại anh. Tôi chỉ muốn biết: Anh có thực sự sẵn sàng?" Tôi không hề. Và không thể hiểu -- tôi cảm thấy khó thở và không thể suy nghĩ hay nói nên lời nào. Nhưng thành thực mà nói: Tôi ngày ấy đã có thể chấp nhận bị hãm hại, hoặc hi sinh mọi thứ, kể cả mạng sống vì một lí do. Nhưng có điều thật sự gây sốc -- không phải là nên có -- mà thực sự là vậy -- ý niệm anh ta có thể bị hãm hại chì vì sống đúng với bản thân, điều mà anh ta không muốn làm ngay từ đầu. Tất cả những gì anh ta -- tôi -- đã cố gắng trở thành những gì được đòi hỏi phải trở thành. Tôi có suy nghĩ trưởng thành hơn tuổi 24: thông minh, có tài ăn nói, ăn mặc lịch sự; Là một công dân ngay thẳng. Nhưng sau cùng thương lượng đó không thể cứu giúp tôi, hay cứu giúp được bạn. Bạn có thể đã rút ra được bài học này, hoặc sẽ, không kể giới tính. Cộng đồng LGBT rõ ràng đã lãnh đủ, nhưng kìm nén là viên thuốc đắng đối với tất cả chúng ta. Chúng ta được dạy phải che giấu con người và những gì ta đã trải qua, tình yêu, nỗi đau, và đối với một số người là niềm tin. Nên lộ diện trước mọi người có thể rất khó khăn, Đến với phép màu nguyên sơ và lạ thường của chính ta lại khó khăn hơn nữa. Miles Davis từng nói," Cần thời gian để trở thành chính ta." Đó chính là trường hợp của tôi. Tôi đã bí mật lộ diện vào đêm tôi 24 tuổi đó, nhưng tôi vẫn tiếp tục cuộc sống như cũ. Tôi đến trường Kinh doanh Havard, thành lập một tổ chức phi lợi nhuận, xuất hiện trên trang bìa một tờ báo, và tại sân khấu của TED. (Tiếng cười) Ở những năm 20 tuổi, tôi đạt được mọi thứ mà một thanh niên mơ ước. Nhưng tôi cảm thấy vỡ vụn: Không hẳn là suy sụp, nhưng không khác vậy là bao, và buồn khủng khiếp. Tôi chưa bao giờ nghĩ về sự nghiệp viết lách, không thực sự say mê đọc cho đến tuổi 23. Nhưng ngành viết sách là ngành duy nhất trả tiền cho bạn để điều tra về chính vấn đề của bạn -- (Tiếng cười) Vậy nên tôi cố gắng thử một lần, lần theo những mảnh vỡ đó bằng ngôn từ. Những gì xuất hiện trên trang sách cũng kì lạ như những gì tôi cảm thấy lúc đó, khiến một số người cảnh giác. Một nhà văn có tiếng đã gọi để can ngăn sau khi đọc một vài chương, và ông ấy nói, cũng như mẹ tôi, "Nghe này, Cậu được thuê để viết tiểu sử. Đó là một bài tập dơn giản. Có mở đầu, thân bài và kết thúc, và xoay quanh sự kiện trong cuộc sống của cậu. Và tiện thể thì cũng có truyền thống viết tiểu sử ở đất nước này, bởi những người ngoài rìa của xã hội muốn nhắc về sự hiện diện của họ. Mua một số cuốn và học hỏi họ đi. Cậu đang đi sai hướng đấy." Nhưng tôi không còn tin vào những gì đã được dạy -- rằng hướng đi đúng đắn cũng là hướng đi an toàn. Cũng không tin những gì chúng ta được dạy -- LBGT hay người da đen hay người nghèo đứng ở ngoài rìa xã hội. Tôi tin tưởng vào điều Kendrick Lamar nói ở chương 8: "Tôi không nhìn vào từ phía ngoài. "Cũng không từ trong nhìn ra. Tôi đứng ở giữa trông ra mọi thứ." (Tiếng cười) Đó là nơi tôi hi vọng được làm việc, đưa đến một con đường có ích, đường đi của chính tôi, cố gằng giúp chúng ta loại bỏ những thỏa thuận tồi tệ mà ta luôn bám víu lấy. Chúng ta được dạy phải thay đổi bản thân và công việc để có thể hòa hợp được; được dạy để biến hóa cho phù hợp với người khác, trở thành một người xa lạ với chính ta để kết bạn với người khác và ngôi trường phù hợp sẽ chấp nhận ta, một công việc ưng ý sẽ chào đón, và những bữa tiệc sẽ gọi tên ta, và một ngày Chúa sẽ gọi tên ta ở chốn thiên đàng và đóng cánh cổng lại sau lưng ta, Và ta có thể cúi đầu trước Ngài trong vĩnh cửu. Đó là phần thưởng, họ nói, cho sự phục tùng của ta: trở thành một tên ngốc được yêu mến, để rồi chết đi. Và tôi đáp, "Không, cảm ơn." Với mẹ tôi và với cả thế giới. Sự thật là, Tôi đã nói," Vâng, con sẽ nói chuyện với mẹ sau." (Tiếng cười) Nhưng tâm trí tôi đã nói, "Không, cảm ơn." Tôi không chấp nhận thỏa thuận của mẹ. và bạn cũng không được. Thật dễ dàng cho những ai ở trong khán phòng này cảm thấy an toàn, và giam chân ta lại đây. Chúng ta có tài ăn nói, ăn vận lịch sự, Chúng ta thông minh, mọi người thích ta, hoặc tỏ vẻ như vậy. Nhưng thay vào đó, tôi mong mọi người hãy nhớ đến vợ của Lot. Chúa đã nói với môn đồ của Ngài: "Hãy ghi nhớ vợ của Lot." Lot, phòng trường hợp bạn chưa đọc Kinh Thánh, là người đã đưa gia đình xuống Sodom, trong bối cảnh xã hội suy đồi mà Chúa đã quyết định phá hủy. Nhưng Chúa, trở nên tàn độc nhưng vẫn mang nguồn sống, phái hai thiên thần tới Sodom để cảnh báo Lot hãy đưa người thân và chạy thoát thân. Lot nghe thấy lời cảnh báo, nhưng đã khước từ. Họ không có thời gian để chờ đợi, nên họ nắm lấy bàn tay Lot hai người con gái, rồi cả vợ của ông, Và đẩy họ ra khỏi Sodom. Và những thiên thần cất tiếng, "Hãy ra khỏi ngọn núi. Bằng bất cứ giá nào cũng đừng nhìn lại," rồi Chúa thiêu cháy Sodom và Gomorrah. Tôi không biết tại sao Gomorrah lại ở đây. Nhưng gia đình Lot đang chạy chốn, cảm nhận được sự tàn phá, xoáy sâu vào bụi khi Chúa ban phát cái chết, Và sau đó, không biết vì lí do gì, vợ của Lot ngoảnh lại. Và chúa đã biến bà thành muối. "Hãy nhớ vợ của Lot," Chúa nói. Nhưng tôi có một câu hỏi: Tại sao bà ngoảnh lại? Liệu có phải vì bà không muốn bỏ lỡ quê hương, muốn nhìn lại lần cuối quê nhà trong biển lửa? Hay chỉ muốn chắc rằng mọi người không gặp nguy hiểm để cảm thấy nhẹ lòng hơn? Đôi lúc tôi rất tò mò và ích kỉ, những điều trên có thể là lí do của tôi nếu tôi là bà. Nhưng nếu bà có một lí do khác? Nếu bà không thể bỏ mặc những con người đó chết cháy trong biển lửa, dù đó là điều phải xảy ra? Liệu điều này có thể? Nếu vậy, cái ngoảnh lại của người phụ nữ bất tuân lệnh ấy sau cùng không thể là một lời cảnh báo. Đó có thể là hành động can đảm nhất xuyên suốt Kinh Thánh, Hơn cả hành động kết nối cả cuốn sách lại, Đóng đinh trên thánh giá. Chúng ta được dạy rằng ở Calvary, trên một chữ thập cũ kĩ, Chúa đã hi sinh để cứu lấy nhân gian: hàng tỉ người lạ trên khắp nơi. Đó là một hành động cao đẹp. Hành động đó khiến Ngài nổi tiếng. (Tiếng cười) Nhưng vợ của Lot đã chết, bị biến thành muối, tất cả bởi vì bà không thể quay lưng với bạn bè, những tên tội đồ tại Sodom, và không có ai từng ghi lại tên người phụ nữ ấy. Giá như có được dũng khí như vợ của Lot. Đó là dũng khí mà chúng ta cần ngày nay. Dũng khí để đứng lên. Dũng khí để nói một là tât cả chúng ta đều là đồng tính, hay không ai là đồng tính cả, chỉ có thế chúng ta mới có thể tự do. Dũng khí để đứng cạnh những gã lang thang trên đường phố, cùng những kẻ thống khổ khác, để đạt được tối thiểu những điều kể trên, với niềm tin đến từ vỏ bọc trần trụi của tất cả chúng ta, ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Ngay tại thời điểm này, từng giây từng phút, những thành phố châu thổ lớn khắp thế giới đang bị nhấn chìm, bao gồm cả New York, London, Tokyo, Thượng Hải, New Orleans, và cả Bangkok của tôi nữa. Đây là phiên bản thường thấy của biến đổi khí hậu. Đây là phiên bản của tôi. Không gì cả, chỉ là một con cá sấu trên đường. Đây là tác động nguy cấp do biến đổi khí hậu: thành phố đang bị nhấn chìm. Trên hình, bạn có thể thấy quá trình hiện đại hoá của Bangkok, phát triển theo mọi hướng, thay đổi từ đất xốp, đất nông nghiệp, có thể hít thở và hấp thụ nước... thành một rừng bê tông. Một phần của thành phố sau 30 phút mưa rào, trông thế này đây. Và cứ mỗi lần có mưa, tôi ước gì xe của mình có thể biến thành thuyền Mảnh đất này không còn chỗ cho nước. Nó đã mất khả năng hấp thụ. Thực tế là khu vực đô thị Bangkok là một thành phố với 15 triệu dân sống, làm việc và đi lại trên bề mặt một đồng bằng châu thổ luôn thay đổi. Hàng năm, Bangkok bị lún xuống hơn một cm, nhanh hơn bốn lần so với ước tính mức tăng của mực nước biển. Đến năm 2030, ta có thể bị chìm dưới mực nước biển, trước khi kịp nhận ra. Không phải trùng hợp mà tôi đứng đây trên cương vị một kiến trúc sư cảnh quan. Khi còn nhỏ, tôi lớn lên trong một căn hộ liền kề gần một con đường xe cộ đông đúc. Trước cửa nhà tôi, có một bãi đỗ xe bằng bê tông, và đó là sân chơi của tôi. Cá thể sống duy nhất mà tôi tìm thấy, và chơi cùng, là những cây nhỏ đang cố mọc lên qua kẽ nứt của nền bê tông. Trò mà tôi thích chơi nhất với bạn bè là đào một cái lỗ lớn giữa kẽ nứt đó để cái cây nhỏ len lỏi -- mọc ra nhiều hơn. Và đúng vậy, kiến trúc cảnh quan đã cho tôi cơ hội tiếp tục tham vọng khơi vết nứt của mình (Tiếng cười) để kết nối những bãi bê tông này với thiên nhiên. Trước đây, người Thái chúng tôi thích nghi theo vòng quay của mùa mưa và mùa khô và bạn có thể gọi chúng tôi là "lưỡng cư". (Tiếng cười) Chúng tôi sống cả trên cạn lẫn dưới nước. Chúng tôi thích nghi với cả hai mùa. Và lụt lội là một sự kiện vui vẻ, khi nước làm đất đai phì nhiêu. Nhưng giờ đây, lụt lội có nghĩa là.. thảm hoạ. Năm 2011, Thái Lan gặp một thảm hoạ lũ lụt gây thiệt hại và tốn kém nhất lịch sử. Lũ đã biến miền trung Thái Lan thành một hồ nước lớn. Bạn có thể thấy ảnh hưởng của trận lũ ở giữa bức ảnh, và ảnh hưởng tới Bangkok trong khoảng màu vàng. Nước lũ tràn lên từ phía Bắc rồi lan ra nhiều tỉnh thành. Hàng triệu người Thái, bao gồm cả tôi và gia đình mình, phải di tản và trở thành người vô gia cư. Một số rời bỏ thành phố. Rất nhiều người lo sợ mất nhà và đồ đạc, nên bám víu ngôi nhà ngập trong nước lụt, dù không có điện hay nước sạch. Với tôi, trận lũ này phản ảnh rất rõ rằng cơ sở hạ tầng hiện đại của chúng ta, và đặc biệt là ý tưởng chống lũ lụt bằng bê tông, đã khiến ta trở nên vô cùng mong manh trước khí hậu biến đổi bất thường. Nhưng giữa tâm bão, tôi tìm thấy mục đích sống. Tôi không thể ngồi chờ thành phố của mình tiếp tục chìm xuống. Thành phố cần tôi, và tôi có khả năng giải quyết vấn đề này. Sáu năm trước, tôi bắt đầu dự án của mình. Nhóm của tôi đã thắng giải thiết kế Công viên Thế Kỉ Chulalongkorn. Đây là sứ mệnh lớn và quan trọng của trường đại học đầu tiên ở Thái Lan hưởng ứng kỉ niệm một trăm năm ngày thành lập trường bằng việc tặng thành phố một mảnh đất làm công viên công cộng. Xây một công viên có vẻ là điều bình thường với các thành phố khác, nhưng với Bangkok thì không phải vậy. Đây là nơi có diện tích cây xanh công cộng trên đầu người thấp nhất so với các siêu đô thị ở Châu Á. Dự án của chúng tôi đã trở thành công viên công cộng mới đầu tiên được xây trong gần 30 năm. Công viên này rộng gần 4.5 hecta này một vết nứt xanh cỡ lớn giữa lòng Bangkok -- vừa mở cửa năm ngoái. (Tiếng vỗ tay tán thưởng) Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Suốt bốn năm, chúng tôi đã thúc đẩy không biết bao nhiêu cuộc họp để thuyết phục và không ngừng thuyết phục rằng công viên này không chỉ tạo cảnh quan đẹp hay giải trí mà còn phải giúp thành phố xử lí nước, nó phải giúp thành phố đối mặt với biến đổi khí hậu. Và đây là cách nó hoạt động. Bangkok là một thành phố phẳng, nên chúng tôi thu lực hút trái đất bằng việc làm nghiêng công viên để gom góp tất cả nước mưa. Lực hút trái đất kéo những dòng chảy từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất. Công viên này có ba phần chính tạo thành một tổng thể. Đầu tiên là - mái vòm xanh. Mái vòm xanh lớn nhất Thái Lan, với bể chứa nước mưa ở trên và bảo tàng bên dưới. Vào mùa khô, nước mưa tích lại được sử dụng để tưới công viên trong vòng một tháng. Dòng nước chảy từ mái vòm xanh xuống vùng đất ướt phía dưới nơi những cây thực địa dưới nước có thể giúp lọc và làm sạch nước. Phía dưới thấp, có một cái hồ giữ tất cả nước lại. Ở trên hồ này, có xe đạp nước. Mọi người có thể vừa đạp nước vừa giúp làm sạch chúng. Hoạt động này trở thành một phần tích cực trong hệ thống nước của công viên. Khi đời cho bạn lũ, bạn chơi đùa với nước. (Tiếng cười) Công viên Thế Kỉ đã cho con người và nước không gian riêng, đó chính là điều chúng tôi và thành phố của mình cần. Đây là một thiết kế "lưỡng cư". Công viên này không phải để xả lũ mà là tạo ra cách sống chung với lũ. Và không có một giọt nước mưa nào bị phí phạm trong công viên. Công viên này có thể tích và giữ hàng triệu lít nước. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Với tôi, mỗi dự án là một cơ hội để tạo ra những kẽ nứt xanh xuyên qua rừng bê tông. Bằng việc thiết kế cảnh quan như một cách giải quyết vấn đề, như biến nóc bê tông thành vườn trong phố, nơi có thể hấp thụ nước mưa; giảm sức nóng đô thị và trồng rau ăn giữa lòng thành phố; biến cấu trúc bê tông mà không một ai ngó ngàng thành cây cầu xanh cho người đi bộ; và một công viên chống lụt khác ở trường Đại Học Thammasat, nơi có tấm phủ xanh lớn nhất, gần như toàn bộ mái một khu trường đại học ở Đông Nam Á. Lũ lụt nghiêm trọng là một chuẩn mực mới, đặt khu vực Đông Nam Á -- vùng có nhiều miền duyên hải -- vào rủi ro vô cùng lớn. Tạo ra công viên chỉ là một giải pháp. Nhận thức về biến đổi khí hậu nghĩa là chúng ta, dù làm bất cứ ngành nghề nào, cần tăng cường hiểu biết về rủi ro khí hậu và biến mọi điều đang làm thành một phần của giải pháp. Vì nếu các thành phố của ta tiếp tục phát triển như hiện giờ, thảm hoạ tương tự sẽ lặp lại.. và tiếp tục lặp lại. Tạo giải pháp cho những thành phố đang chìm giống như biến điều không tưởng thành hiện thực. Và vì thế, tôi muốn chia sẻ với các bạn một từ mà tôi luôn tự nhắc nhớ, đó là, "tangjai." "tang" là "đứng vững", và "jai" nghĩa là "trái tim". Vững vàng trái tim nhằm vào mục tiêu của bạn. Trong tiếng Thái, khi cam kết làm một điều gì đó, bạn đặt tangjai lên trước lời nói, để trái tim đồng hành với hành động của bạn. Dù con đường đó có chông gai đến đâu, dù vết nứt đó có lớn đến đâu, bạn vẫn vươn tới mục tiêu của mình vì đó là nơi trái tim bạn thuộc về. Và đúng thế, Thái Lan là nhà. Mảnh đất này là ngôi nhà duy nhất của tôi, và đó là nơi tôi giữ tim mình vững vàng. Bạn giữ vững tim mình ở đâu? Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. Kop kun ka. (Tiếng vỗ tay và hưởng ứng) Chúng ta là ai? Đó là một câu hỏi lớn. Chúng ta về bản chất cũng chỉ là loài vượn có dáng đi thẳng, não phát triển và có trí thông minh siêu việt Có thể chúng ta là như vậy. Chúng ta thuộc họ Người. Và là loài Người thông minh hiện đại Và chúng ta cần phải ghi nhớ điều đó, xét về vị trí của chúng ta trong thế giới ngày nay và tương lai của chúng ta trên hành tinh này Chúng ta là một loài trong số khoảng 5,5 nghìn loài động vật có vú tồn tại trên trái đất ngày nay. Chỉ là phần thị nhỏ so với số lượng các loài vật thực tế từng sinh sống trên hành tinh này. Chúng ta là một trong xấp xỉ khoảng hay nói cách khác là trong ít nhất 16 loài vượn có dáng đi thẳng đã tồn tại hơn sáu triệu đến tám triệu năm. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, chúng ta là loài vượn có dáng đi thẳng duy nhất mà vẫn còn tồn tại trên trái đất ngày nay, Và chúng ta cũng cần phải ghi nhớ điều đó, bởi vì loài tinh tinh lùn (Vượn Bonobo) cũng rất giống con người, Gen của chúng giống đến 99% gen của chúng ta Chúng ta cũng có chung tổ tiên với một số loài vượn lớn Điều quan trọng cần phải nhớ là ta đã tiến hoá. Có thể một số người sẽ cảm thấy không thích khi nghe tôi nói như vậy, nhưng chúng ta đã tiến hoá từ tổ tiên chung với loài Khỉ đột, Tinh tinh và cả loài Vượn Bonobo Chúng ta có cùng quá khứ, cùng tương lai. Và rất quan trọng để nhớ rằng mọi loài vượn đều phải trải qua quá trình tiến hóa như chúng ta trở thành chúng ta hôm nay. Và đó là cuộc hành trình đầy tính nhân văn, nó tập trung vào ba thế hệ trước của gia đình tôi, khi chúng tôi tới phía đông châu Phi để tìm hài cốt hóa thạch của tổ tiên chúng ta và ghép chúng lại với nhau theo trình tự tiến hóa. Và đây là cách chúng tôi tìm nó. Một nhóm nam nữ tình nguyện đã đi khắp các vùng của châu Phi rất chậm, tìm kiếm những mảnh vụn của xương, hóa thạch có thể nằm trên mặt đất. Và đó là một ví dụ cho thấy chúng tôi sẽ làm gì khi chúng tôi đi dọc các vùng địa hình miền bắc Kenya, tìm kiếm hóa thạch. Tôi nghĩ rằng nhiều bạn ở đây có thể nhìn thấy các hóa thạch trong tấm ảnh này, nhưng nếu bạn nhìn kĩ hơn, đây là xương hàm, xương hàm dưới của một con vượn đứng thẳng 4,1 triệu tuổi khi tìm thấy nó ở bờ tây hồ Turkana. (cười) Nó cực kì tốn thời gian, tốn công sức và sẽ liên quan tới rất nhiều người khi bắt đầu gắn kết quá khứ của chúng tôi lại. Chúng tôi vẫn chưa có được bức tranh hoàn chỉnh của nó. Khi tìm được một hóa thạch, chúng tôi đánh dấu nó. Ngày nay, chúng tôi đã có công nghệ hiện đại hơn: GPS. Chúng tôi đánh dấu nó bằng GPS và chụp ảnh lại mẫu vật để chúng tôi có thể đặt lại đúng vị trí của nó trên mặt đất khi chúng tôi tìm thấy nó. Và chúng tôi có thể nhập tất cả thông tin này vào túi GIS cỡ lớn. Khi chúng tôi tìm thấy cái gì đó cực kì quan trọng, như xương của tổ tiên, chúng tôi bắt đầu khai quật nó cực kì cẩn thận và chậm rãi, sử dụng búa nha khoa và cọ đầu nhỏ. Và tất cả những trầm tích này sau đó sẽ được quét bằng các máy này và khi chúng tôi quét lại lần nữa thật kĩ càng tìm kiếm những mảnh xương vụn nhỏ, sau đó chúng sẽ được rửa sạch. Và những thứ này thật thú vị. Chúng thường là duy nhất hoặc là lần đầu tiên con người bắt gặp những thứ còn lại. Và đây là một khoảnh khắc rất đặc biệt, khi tôi và mẹ tôi đang đào một vài thứ còn sót lại của tổ tiên loài người. Và đây là một trong những chuyện đặc biệt có thể được làm cùng với mẹ. (cười) Ít người có thể nói được điều này. Nhưng bây giờ, hãy cùng tôi quay trở lại châu Phi, hai triệu năm trước. Tôi muốn chỉ ra ở chỗ này, nếu bạn đang nhìn bản đồ của châu Phi, nó nhìn thực sự giống một hộp sọ của vượn người. Bây giờ chúng ta sẽ đi tới phía đông châu Phi và thung lũng Rift. Nó chủ yếu chạy lên từ Vịnh Aden hoặc chạy xuống hồ Malawi. Và Thung lũng Rift là một chỗ trũng. Nó là lưu vực của những con sông đổ từ cao nguyên, mang theo trầm tích, bảo quản xương của các loài từng sống ở đây. Nếu bạn muốn trở thành một hóa thạch, bạn phải cần một nơi để chết, nơi mà xương của bạn được nhanh chóng chôn vùi. Sau đó bạn hy vọng mặt đất sẽ di chuyển để lôi các xương này trở lại bề mặt. Và sau đó bạn mong rằng một trong số chúng tôi sẽ đi xung quanh và tìm thấy một vài mảnh nhỏ của bạn. (cười) OK, nó hoàn toàn ngạc nhiên khi chúng tôi biết nhiều thứ về tổ tiên chúng ta ngày nay, bởi vì nó cực kì khó khăn, thứ nhất: khó khăn cho những thứ này được vùi lấp và thứ hai: khó khăn trong việc đem chúng ngược lại bề mặt. Và chúng tôi đã dành 50 năm chỉ để tìm kiếm những gì còn sót lại này và bắt đầu ghép chúng thành câu chuyện tiến hóa. Bây giờ, hãy ghé qua Hồ Turkana, một trong những hồ là lưu vực của phía bắc nước chúng ta, Kenya. Và nếu bạn nhìn về phía bắc, chỗ này, có một con sông lớn chảy vào hồ mang theo trầm tích và chôn vùi những mảnh còn sót lại của những loài thú từng sống nơi đây. Hóa thạch di chuyển lên xuống dọc chiều dài lưu vực hồ, rộng cỡ 20 000 mét vuông. Đó là một thành công lớn mà chúng tôi đã làm được. Hai triệu năm trước tại Hồ Turkana, Homo erectus, một trong những tổ tiên loài người, thực sự đã sống ở khu vực này. Bạn có thể thấy một vài loại hóa thạch chính mà chúng tôi đang tìm kiếm ở phía bắc. Nhưng về cơ bản, hai triệu năm trước, Homo erectus, góc phải xa nhất, sống bên cạnh ba tổ tiên khác của loài người. Và đây là hộp sọ của Homo erectus mà tôi vừa lấy khỏi kệ. (cười) Nhưng nó không nói lên được chuyện đây là loài duy nhất tồn tại trên Trái Đất lúc ấy. Thực tế, nếu bạn quay ngược lại lúc đó, có rất nhiều loài vượn người hoặc tổ tiên loài người cùng tồn tại ngay tại thời điểm đó. Những thứ này tới từ đâu? Đó là câu hỏi chúng tôi vẫn còn đang tìm câu trả lời. và quan trọng là nhận ra được sự đa dạng của các loài khác nhau, và tổ tiên của chúng ta cũng không ngoại lệ. Đây là một vài mẫu hóa thạch đã được dựng lại từ những mẫu lấy từ Hồ Turkana. Nhưng tôi rất may mắn khi được nuôi lớn ở Kenya, cùng cha mẹ tới Hồ Turkana để tìm những gì còn sót lại của loài người. Và chúng tôi có thể đào lên, khi chúng tôi đủ già, những hóa thạch kiểu này, một con cá sấu mũi kiếm. Chúng tôi đào được những con rùa khổng lồ, những con voi và nhiều thứ kiểu vậy. Nhưng khi tôi 12 tuổi, như trong tấm hình này, một cuộc thám hiểm thú vị ở phía tây nơi họ tìm được bộ xương của loài Homo erectus này. Tôi có thể có liên quan với bộ xương này vì anh ta chết khi tầm tuổi tôi. Và tôi tưởng tượng anh ấy là một người da màu cao lớn. Những người anh em này chắc chắn có khả năng chạy cự li dài, theo đuổi con mồi, có thể cũng đổ mồ hôi như chúng ta. Anh ấy đã có thể sử dụng các hòn đá một cách thành thục như các công cụ. Và riêng anh ta, người mà tôi đang cầm ở đây có một cái lưng không tốt, có thể đã chấn thương khi còn nhỏ. Anh ta đã bị vẹo cột sống, do đó anh ta được coi chừng rất kĩ bởi những con cái khác, có thể nhỏ hơn, những thành viên của gia đình, để sống tới năm 12 tuổi. Bất hạnh cho anh ta, anh ấy rơi vào một đầm lầy và không thể thoát ra được. Về cơ bản, xương của anh ta được chôn vùi nhanh chóng và được bảo quản gần như toàn vẹn. Và anh ấy nằm đó tới 1.6 triệu năm sau khi nhà săn hóa thạch nổi tiếng Kamoya Kimeu đi dọc một sườn đồi nhỏ và tìm thấy một mảnh hộp sọ của anh ta trên mặt đất giữa các viên sỏi nhỏ, xác nhận nó thuộc về loài vượn người. Nó là mảnh nhỏ trên đỉnh ở đây. Và một cuộc khai quật được bắt đầu ngay lập tức, càng nhiều những mảnh vụn của hộp sọ bắt đầu được chiết tách ra khỏi các lớp trầm tích. Và có một câu chuyện vui về việc này: những mảnh sọ nằm rất gần những rễ cây và sau đó những cái cây này lớn lên, nhưng nó tìm ra được hộp sọ này có nước từ sườn đồi và nó quyết định mọc rễ trong và xung quanh hộp sọ, giữ hộp sọ lại và ngăn cản nó khỏi bị rửa trôi khỏi đồi dốc. Chúng tôi bắt đầu tìm xương các chi, chúng tôi tìm thấy xương ngón tay, xương chậu, đốt sống, xương sườn, xương đòn, những thứ chưa bao giờ thấy ở loài Homo erectus. Nó quả thật là điều tuyệt vời. Anh ta có cơ thể rất giống với chúng ta, và anh ta đang ở mức trở thành con người. Sau khoảng thời gian ngắn, những thành viên khác của loài anh ấy bắt đầu di chuyển về phía bắc, ra khỏi châu Phi, và bạn bắt đầu thấy hóa thạch Homo erectus ở Georgia, Trung Quốc và một vài nơi ở Indonesia. Vậy là Homo erectus là tổ tiên loài người đầu tiên di cư khỏi châu Phi và bắt đầu lan tỏa khắp địa cầu. Một vài kết quả lí thú khác, một lần nữa, như tôi đã đề cập, từ Dmanisi, ở Cộng hòa Georgia. Nhưng những khám phú thú vị được công bố gần đây từ đảo Flores, Indonesia khi một nhóm những tổ tiên loài người này bị cô lập, và trở thành người lùn, cỡ một mét chiều cao. Nhưng họ chỉ sống cỡ 18000 năm trước, và nó là sự bất thường cần được để ý tới. Chỉ cần đặt vấn đề về thế hệ, người ta rất khó suy nghĩ về thời gian, Homo erectus rời khỏi châu Phi 90 000 thế hệ về trước. Chúng ta tiến hóa từ cội nguồn ở châu Phi. Một lần nữa, khoảng 20 000 năm trước, chúng ta đã đủ lông đủ cánh. Và chúng ta chỉ mới rời khỏi châu Phi khoảng 70 000 năm. Cho tới khi 30 000 năm trước, có ít nhất ba loài vượn người đứng thẳng sống trên Trái Đất. Câu hỏi hiện nay là, chúng ta là ai? Chúng ta chắc chắn là một giống loài ô uế, lãng phí, hung hăng với một ít tính tốt trong đó, có lẽ vậy. (cười) Hầu hết các bộ phận, chúng ta không hề cảm thấy dễ chịu một chút nào. Chúng ta có bộ não lớn hơn loài vượn tổ tiên. Đây là một kiểu thích nghi tiến hóa tốt hay nó sẽ làm chúng ta thành loài vượn người có cuộc sống ngắn nhất trên Trái Đất? Và điều gì đã làm chúng ta trở thành người như bây giờ? Tôi nghĩ đó là do trí thông minh tập thể. Đó là khả năng viết chữ, ngôn ngữ và sự tỉnh táo. Từ buổi đầu sơ khai, với những công cụ bằng đá hết sức thô sơ, chúng ta bây giờ đã có được những công cụ rất tiên tiến, và cách sử dụng chúng đã đạt được mức chưa từng có: chúng ta có xe chạy trên sao Hỏa, chúng ta xây dựng bản đồ gene người, và thậm chí nhân bản vô tính được, nhờ Craig Venter. Và chúng ta xoay sở để giao tiếp với mọi người trên toàn thế giới, từ những nơi phi thường. Kể cả trong những khu khai quật ở phía bắc Kenya, chúng tôi có thể nói chuyện với người khác về việc chúng tôi đang làm. Như Al Gore đã từng nhắn nhủ rằng chúng ta đã chạm tới con số phi thường của số người trên hành tinh này. Tổ tiên loài người chỉ thực sự tồn tại trên Trái Đất nếu bạn nhìn vào các ghi chép hóa thạch khoảng trung bình một triệu năm. Chúng ta chỉ mới sống được khoảng 20 000 năm nhưng chúng ta đã đạt tới dân số hơn sáu tỉ rưỡi người. Năm ngoái, dân số tăng thêm 80 triệu người. Ý tôi là, đây là một con số phi thường. Bạn có thể thấy ở đây, một lần nữa, lấy từ sách của Al Gore. Nhưng chuyện đã xảy ra là công nghệ của chúng ta đã loại bỏ sự kiểm soát và giữ cân bằng trên sự tăng trưởng dân số. Chúng ta phải kiểm soát được dân số, và tôi nghĩ nó là một việc cần thiết phải làm ngày nay. Nhưng chúng ta phải kiểm soát được nó, bởi vì chúng ta khó có thể giữ được nó như một loài. Cha tôi đã nói một cách chắc chắn rằng "Chúng ta chắc chắn là loài động vật duy nhất có thể đưa ra những lựa chọn tỉnh táo có thể ảnh hưởng tới sự sống còn của giống loài." Chúng ta có thể giữ được điều đó không? Rất quan trọng để nhớ rằng chúng ta đều tiến hóa tại châu Phi. Chúng ta đều có một phần gốc Phi. Chúng ta chia sẻ cùng một quá khứ và chia sẻ chung một tương lai. Nói về mặt tiến hóa, chúng ta chỉ là một đốm sáng. Chúng ta đang ngồi trên rìa của vách đá và chúng ta có công cụ lẫn công nghệ trong tay để truyền đạt những gì cần làm để giữ điều đó chung với nhau. Chúng ta có thể nói với từng con người ngoài kia, nếu chúng ta muốn. Nhưng liệu chúng ta có làm như thế, hay để thiên nhiên làm công việc của nó? Để kết thúc bằng một lưu ý rất bổ ích, tôi nghĩ nói về tiến hóa, sau tất cả, nó có lẽ là một điều khá tốt. Tôi sẽ để nó ở đó, Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về việc sưu tầm truyện theo một vài cách khác với thông thường. Đây là ảnh chụp tôi hồi bé - một thời rất lúng túng vụng về. Cái lúc mà bạn còn thích mặc pajama cắt ngắn có bóng bay ở mông. Dù sao thì, đó là khoảng thời gian tôi chỉ chú tâm vào sưu tầm những câu chuyện tưởng tượng. Đây là ảnh tôi đang cầm một trong những bức tranh màu nước mình vẽ. Gần đây thì tôi khá quan tâm đến việc sưu tầm những câu chuyện từ thực tế -- những câu chuyên thật. Cụ thể là tôi có hứng thú thu thập lại chuyện của mình, chuyện trên mạng, và gần đây, chuyện cuộc sống, một mảng công việc gần đây của tôi. Giờ tôi sẽ nói về từng phần. Đầu tiên - những câu chuyện của riêng tôi. Đây là hai quyển sổ phác họa của tôi. Tôi có rất nhiều những quyển như thế này, tôi giữ được 8 đến 9 năm rồi. Chúng theo tôi đến mọi nơi, và tôi đưa vào đó đủ thứ, dấu ấn của những trải nghiệm. Những bức tranh màu nước, bản vẽ những gì tôi đã thấy, hoa khô, côn trùng chết, cuống vé, mấy đồng xu đã rỉ, danh thiếp, tản văn. Trong những cuốn sổ này bạn nhìn thấy chớp nhoáng những khoảnh khắc, trải nghiệm, những con người tôi gặp. Sau khi giữ những cuốn sổ này được vài năm, tôi bắt đầu quan tâm đến việc sưu tầm không chỉ những hiện vật của bản thân, mà còn cả những đồ vật của người khác. Thế nên tôi bắt đầu giữ lại những đồ lặt vặt mình tìm thấy. Đây là một bức ảnh nhặt được trong một rãnh nước ở New York mười năm trước. Mặt trước các bạn có thể thấy một bức ảnh trắng đen cũ chụp khuôn mặt người phụ nữ, và mặt sau có ghi "Gửi Judy, cô gái có giọng hát của Bill Bailey, Hạnh phúc với mọi việc em làm." Và tôi thực sự thích ý tưởng này - một cái nhìn thoáng qua vào cuộc sống của ai đó, không phải biết toàn bộ câu chuyện; chỉ biết một chi tiết nhỏ thôi và để tâm trí mình tự lấp đầy phần còn lại. Ý tưởng về một cái nhìn thoáng qua sẽ trở lại rất nhiều trong phần sau của bài nói chuyện hôm nay. Thời gian đó tôi đang học tin học tại Đại học Princeton, và tôi nhận ra rằng, ta bỗng nhiên có thể sưu tầm những hiện vật cá nhân, không chỉ từ góc phố mà còn từ Internet nữa. Và rằng bỗng nhiên mọi người đều đang để lại những dấu vết của bước chân điện tử, những dấu chân kể về cuộc sống riêng tư của họ. Trang cá nhân, ảnh, suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến, tất cả những điều này được thể hiện trên mạng và để lại dấu vết. Tôi bắt đầu viết các chương trình có khả năng nghiên cứu một lượng lớn, rất lớn những dấu chân online này. Một dự án trong số đó đã được một năm rưỡi. Dự án tên là 'Chúng tôi thấy ổn'. Dự án này quét qua những bài viết blog mới trên toàn thế giới mỗi hai hoặc ba phút, tìm kiếm những cụm từ "Tôi cảm thấy" và "Tôi đang cảm thấy". Và khi nó tìm thấy một trong những cụm từ đó nó sẽ lấy cả câu cho tới trước dấu phảy và xác định thông tin về người viết bao gồm giới tính, tuổi, vị trí địa lý và thời tiết khi họ đang viết câu đó. Nó thu thập khoảng 20 000 câu như thế mỗi này và đã vận hành được khoảng một năm rưỡi, lưu trữ được 10,5 triệu cảm xúc. Chúng được trình bày như thế này. Những chấm này thể hiện cảm xúc từ một vài nước nói tiếng Anh trong vài giờ đồng hồ gần đây. Mỗi chấm là một câu riêng biệt, viết bởi một blogger duy nhất. Và màu sắc mỗi chấm ứng với loại cảm xúc đó, những chấm sáng màu là hạnh phúc, tối màu là buồn bã. Đường kính của mỗi chấm ứng với độ dài câu. Những chấm nhỏ là câu ngắn, lớn hơn thì dài hơn. "Tôi thấy ổn với cơ thể mình, không có lí do dễ dàng nào để giải thích tại sao tôi vẫn không thoải mái khi gần gũi với bạn trai mình," từ một người 21 tuổi ở Nhật. "Mới mua được cái này gần nhà nhưng thật sự không muốn động vào đống dây dợ lằng nhằng." Cũng có một số cảm xúc đi kèm với ảnh trong blog, và khi đó, câu văn và hình ảnh được tự động kết hợp với nhau. Mỗi kết hợp đó có được mở ra để bộc lộ cân văn bên trong. "Tôi thấy rất tốt." "Giờ tôi thấy khá nặng người, hình như lên được 100 000 pound nhưng cũng rất đáng." "Mình thích cách họ có thể lưu giữ mọi thứ làm ta gần hơn với thiên nhiên - bươm bướm, rừng tái sinh, động đá vôi và kìa, cả một con mãng xà." Bước tiếp theo gọi là 'đám đông'. Nó cung cấp một cái nhìn mang nhiều dữ liệu hơn. Đây là những cảm giác phổ biến nhất trên thế giới ngay trong thời điểm này, nổi bật là thấy tốt hơn, sau đó là tồi tệ, rồi tội lỗi, vân vân. Cảm giác sẽ mang đặc điểm của thời tiết. Vậy nên những cảm xúc trong thời tiết nắng ráo xoay xung quanh, trong trời mây mù thì trôi ngang, mưa rơi, và tuyết thì rắc nhẹ xuống đất. Bạn cũng có thể dừng một hạt mưa lại và mở ra xem cảm giác trong đó. Cuối cùng, vị trí địa lý sẽ khiến cho những cảm giác này di chuyển về địa điểm của nó trên bản đồ thế giới, cho ta thấy sự phân chia về địa lý. Tôi sẽ cho các bạn thấy một vài slide yêu thích của tôi từ dự án. Đây là những hình ảnh được tạo tự động. "Tôi thấy như bị đặt chéo trong một vũ trụ song song." (Cười) "Tôi đã hôn nhiều chàng trai và chưa bao giờ thấy thoải mái, những nụ hôn vụng về và lúng túng, nhưng nụ hôn với Lucas thật đẹp và thánh thiện." "Tôi có thể cảm nhận khối u đang lớn dần." "Tôi thấy mình đẹp." "Tôi thấy mình rất gầy nhưng thật ra không phải." "Tôi 23 tuổi, đang hồi phục sau khi cai nghiện, và cảm thấy biết ơn vì mình vẫn sống." "Không thể chờ thêm để xem họ đua lần đầu tiên ở Daytona tháng sau vì tôi thấy cần tốc độ." (Cười) "Tôi thấy hơi oải." "Thấy mình khá gợi cảm với bộ tóc giả mới." Các bạn thấy đấy, 'Chúng tôi thấy ổn' sưu tầm những mẩu chuyện cá nhân vô cùng nhỏ bé. Đôi khi có những câu chuyện chỉ hai ba từ. Điều này thực sự khiến ta phải đánh giá lại thế nào có thể được gọi là một câu chuyện. Gần đây, tôi đã đi sâu vào một câu chuyện. Việc này khiến tôi làm việc với thế giới thực, không phải với Internet, tôi chỉ sử dụng Internet cuối cùng để trình bày thôi. Đây là một số dự án mà hiện tại thậm chí vẫn chưa được công bố. Dự án đầu tiên là "Cuộc săn cá voi". Tháng 5 năm ngoái tôi có 9 ngày ở Barrow, Alaska, điểm cực bắc của nước Mỹ, với một gia đình người Eskimo, thu thập dữ liệu về cuộc săn cá voi mùa xuân của họ. Đây là nơi cắm trại, khoảng 6 dặm tính từ bờ, dựng trên một lớp băng dày 1.7 mét. Vùng nước mà các bạn thấy là một mạch nước mở, qua đó cá voi đầu bò di cư về phương Bắc mỗi mùa xuân. Bộ tộc người Eskimo, về cơ bản họ cắm trại ở rìa băng rồi đợi cá voi đến đủ gần để tấn công, khi nó đến họ đâm lao xuống và lôi con cá lên, để dưới tuyết và xẻ thịt. Nó sẽ cung cấp thực phẩm cho cả bộ tộc trong một thời gian dài. Tôi đã lên đó và sống ở trại săn với họ, chụp lại toàn bộ trải nghiệm của mình bắt đầu từ chuyết taxi từ sân bay Newark tại New York, và kết thúc với việc xẻ thịt con cá voi thứ hai, bảy ngày rưỡi sau đó. Tôi chụp lại toàn bộ quá trình mỗi 5 phút. Cứ 5 phút tôi lại chụp một tấm. Khi thức thì chụp với máy ảnh đeo quanh cổ; khi ngủ thì đặt lên chân máy và hẹn giờ. Và trong những khoảnh khắc mà adremaline dâng cao, như khi có chuyện gì náo động xảy ra, tôi tăng tần suất chụp lên tới 37 hình trong 5 phút. Nó tạo ra một nhịp tim hình ảnh khi tăng khi giảm, gần giống như nhịp tim luôn thay đổi của tôi. Đó là ý tưởng đầu tiên. Ý tưởng thứ hai là sử dụng trải nghiệm này để nghĩ đến những yếu tố cơ bản của một câu chuyện. Điều gì là những thứ tạo nên một câu chuyện? Truyện thì có nhân vật. Có ý tưởng. Xảy ra trong một vùng nào đó. Có bối cảnh. Có màu sắc. Trông chúng như thế nào? Những câu chuyện có thời gian. Nó xảy ra lúc nào? Ngày tháng, nó diễn ra bao giờ? Và trong câu chuyện săn cá voi còn cả mức độ kích thích nữa. Tuy nhiên, khi kể truyện, hầu hết những phương tiện truyền thông quen thuộc -- tiểu thuyết, radio, ảnh, phim, cả những bài diễn thuyết như thế này -- chúng ta đều đã quen có khái niệm về người kể, hoặc vị trí máy quay. Một dạng thể ở ngoài cơ thể bạn, biết hết mọi chuyện, qua con mắt của nó bạn chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Chúng ta đều rất quen với việc này. Nhưng cuộc sống thực không hề giống như thế. Trong thực tế, mọi thứ đều phức tạp và tinh tế hơn rất nhiều, những câu chuyện chồng chéo lên nhau, giao cắt và tiếp xúc với nhau. Thế nên tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu ta tạo ra một cơ cấu để dò tìm những mẩu truyện như thế. Với "Cuộc săn cá voi" làm cách nào chúng ta có thể tạo ra một câu chuyện như của Simeon và Crawford, bao gồm cuộc sống hoang dã, các loại công cụ và máu, bối cảnh tại Bắc Băng Dương, ngập chìm trong màu đỏ, xảy ra khoảng 10 giờ sáng ngày 3 tháng 5, với sự kích thích cao độ? Làm thế nào để trích ra một trật tự trần thuật từ câu chuyện lớn này? Tôi đã xây dựng một giao diện web xem "Cuộc săn cá voi" nhằm thực hiện việc này. Có 3214 bức ảnh trên đó. Đây là studio của tôi ở Brooklyn. Đây là Bắc Băng Dương, và việc xẻ thịt con cá voi thứ hai, 7 ngày sau đó. Bạn có thể bắt đầu xem một phần câu chuyện ở đây, kể bằng màu sắc. Dải màu đỏ này biểu thị màu giấy dán tường trong căn phòng tầng trệt tôi đã ở. Chuyển qua màu trắng khi chúng tôi ra tới Bắc Băng Dương. Bắt đầu màu đỏ ở đây, lúc mà cá voi đem ra xẻ. Bạn có thể thấy dấu thời gian, chỉ rõ những khoảnh khắc sống động trong suốt câu chuyện. Chúng được sắp xếp theo trình tự thời gian. Cái bánh xe cho ta một phiên bản vui mắt hơn, đây là tất cả những bức ảnh theo trình tự thời gian. Và bất cứ bức nào cũng có thể được nháy chuột vào, để ta nhập vào câu chuyện từ vị trí đó. Đây là tôi đang ngủ trên chuyến bay tới Alaska. Đó là Moby Dick. Đây là đồ ăn của bọn tôi. Đây là phòng khách của đình Patkotak tại Barrow. Rượu thùng họ đãi chúng tôi. Giải lao để hút thuốc bên ngoài -- Tôi không hút. Một tác dụng lý thú của việc tôi đi ngủ. Đây là ở ngoài trại săn trên Bắc Băng Dương. Biểu đồ tôi đang trỏ vào được thiết kế để gợi nhớ đến một biểu đồ nhịp tim, cho thấy những khoảnh khắc hưng phấn vì adrenaline. Đây là băng bắt đầu đông lại. Rào tuyết họ dựng nên. Và tôi sẽ cho các bạn thấy khả năng rút ra những 'câu chuyện ngầm'. Đây là các nhân vật. Họ là những người trong 'Cuộc săn cá voi', và hai con cá bị bắt ở dưới này. Và chúng ta có thể làm gì tùy theo ý muốn, chẳng hạn, lấy ra câu chuyện về Rony, trong đó có máu và cá voi và các công cụ, diễn ra ở Bắc Băng Dương, tại trại Ahkivgaq, với nhịp tim ở mức nhanh. Và giờ ta gọt dũa toàn bộ câu chuyện xuống chỉ còn 29 bức ảnh kỳ diệu, và khi đó ta có thể nhập vào câu chuyện từ vị trí này. Ở đây bạn có thể thấy Rony đang xẻ con cá voi. Những con cá voi này khoảng 12,2 m, nặng hơn 40 tấn. Và chúng cung cấp thực phẩm cho toàn bộ tộc gần như cả năm. Dịch lên một chút, đây là Rony với xác con cá. Họ không dùng cưa hay gì cả, chỉ có các lưỡi dao thôi, phương pháp này hiệu quả đến không ngờ. Đây là những người kéo dây mở cái xác ra. Đây là muktuk, mỡ cá voi, xếp đây để chia cho bộ lạc. Răng của nó. Tiếp tục. Tôi sắp trình bày một điều rất mới. Nó chưa hẳn là một dự án. Mới ngày hôm qua, tôi bay tới đây từ Singapore, trước đó tôi dành 2 tuần ở Bhutan, một quốc gia nhỏ trên Himalaya nằm giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Tôi thực hiện một dự án về sự hạnh phúc ở đó, phỏng vấn một số đông những người dân địa phương. Bhutan đã rất táo bạo khi chính phủ của họ đưa ra phần lớn những quyết định quan trọng dựa trên tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội, và họ đã thực hiện việc này từ những năm 70. Điều này tạo nên một hệ thống giá trị hoàn toàn khác. Một nền văn hóa phi vật chất đến lạ thường, người dân ở đó không giàu có nhưng họ vô cùng hạnh phúc. Tôi đã đi nhiều nơi và nói chuyện với mọi người về một số ý tưởng thế này. Tôi đã làm một số việc. Tôi hỏi họ một vài câu hỏi, chụp một số bộ ảnh, phỏng vấn họ có thu âm và chụp lại ảnh. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách bảo họ cho điểm sự hạnh phúc của mình từ một đến mười, một việc về bản chất là vô lý. Và khi họ trả lời, tôi sẽ cho bơm ngần ấy quả bóng bay và đưa cho họ cầm. Những người rất hạnh phúc cầm 10 quả, và những người rất buồn cầm 1 quả. Nhưng bạn biết đấy, kể cả việc cầm một quả bóng bay cũng khá là vui. (Tiếng cười) Và khi đó tôi sẽ hỏi một số câu như ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời họ, điều gì khiến họ hạnh phúc. Cuối cùng, tôi sẽ bảo họ ước một điều. Và khi họ ước, tôi sẽ viết điều ước đó lên một quả bóng bay và chụp ảnh họ cầm quả bóng. Tôi sẽ cho các bạn xem một số đoạn ngắn từ những cuộc phỏng vấn tôi thực hiện, một số người tôi đã nói chuyện cùng. Đây là một cậu học sinh 11 tuổi. Cậu bé đang chơi cảnh sát và kẻ cướp với bạn, chạy quanh phố, tất cả đều cầm súng nhưa. Ước mơ của em là được làm cảnh sát. Cậu bé đã bắt đầu chuẩn bị từ rất sớm. Đây là bàn tay của cậu. Tôi chụp ảnh cả hai bàn tay, và tôi nghĩ bạn có thể hiểu khá nhiều về một người bằng cách xem bàn tay họ. Tôi chụp chân dung mỗi người, và bảo họ làm mặt cười. Một học sinh 17 tuổi. Cô ấy ước sinh ra được làm con trai. Cô ấy cho rằng phụ nữ phải trải qua rất nhiều khó khăn ở Bhutan, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn là nam giới. Một chủ hiệu điện thoại di động 28 tuổi. Nếu các bạn biết Paro trông thế nào, bạn sẽ thấy thật kỳ diệu khi có một hiệu điện thoại ở đây. Anh ấy muốn giúp đỡ những người nghèo. Một nông dân 53 tuổi. Bà ấy đang tuốt lúa, và đống lúa mì ở đằng sau bà ta đã mất một tuần để làm. Bà muốn gắn bó với nghề nông đến hết đời. Bạn có thể thấy cách những bàn tay kể chuyện ở đây. Bà ấy đang đeo một chiếc nhẫn bạn có khắc chữ 'tình yêu', tìm được trên đường đi đâu đó. Một công nhân 16 tuổi. Anh bạn này đang dùng búa phá đá dưới nắng nóng, nhưng anh ta chỉ muốn sống cuộc đời của một nông dân. Một tu sĩ 21 tuổi. Một người rất hạnh phúc. Anh ấy muốn sống thọ trong tu viện. Anh ta có một nhúm lông mọc ra từ nốt rồi bên trái mặt mà tôi được bảo là rất may mắn. Anh ấy hơi ngại phải làm mặt cười. Một học sinh 16 tuổi. Cô ấy muốn trở thành một phụ nữ độc lập. Tôi hỏi thêm về điều đó, cô ấy nói cô không muốn cưới chồng, theo cô ấy, phụ nữ khi đã lập gia đình ở Bhutan thì cơ hội sống độc lập sẽ biến mất, thế nên cô ấy không hứng thú gì. Một người lái xe tải 24 tuổi. Có những cái xe tải Ấn Độ khổng lồ bị lật trên các tuyến đường một chiều với hai làn xe, rơi từ độ cao 900 m ngay sát lề đường, và anh ta đang lái một trong những chiếc như thế. Tất cả những gì anh ấy muốn là được sống một cuộc sống thoải mái như mọi người. Một người quét đường 24 tuổi. Tôi gặp cô ấy khi cô ta đang nghỉ ăn trưa. Cô ấy đốt một đống lửa giữ ấm ngay bên đường. Điều ước của cô ấy là cưới được ai đó có xe hơi. Cô ấy muốn một sự đổi khác cho cuộc sống. Cô ấy ở trong một trạm công nhân ngay cạnh đường, và mong muốn những điều khác với hiện tại. Một nông dân lưu động 81 tuổi. Tôi gặp ông ấy bên đường, và thật ra ông ấy không có nhà. Ông ta đi từ trang trại này tới trang trại khác tìm việc, và cố được ngủ ở bất cứ trang trại nào mình đã giúp việc. Ông ấy ước được đi cùng tôi, như thế ông ấy sẽ có một nơi để sống. Ông ấy rút từ trong áo ra một con dao và khua loạn lên khi tôi bảo ông làm mặt cười. Không có ý hại ai cả. Một cậu nhóc 10 tuổi. Em muốn đến trường và học đọc, nhưng bố mẹ không đủ tiền. Cậu bé đang ăn kẹo đường màu cam và cứ liên tục nhúng tay vào đó, có quá nhiều nước bọt trên tay nên một lớp bột màu cam đã bắt đầu dính vào lòng bàn tay của cậu bé. (Tiếng cười) Một công nhân làm đường 37 tuổi. Một vấn đề chính trị nhạy cảm ở Bhutan là việc sử dụng lao động giá rẻ mà họ nhập khẩu từ Ấn Độ về để xây dựng đường sá, và cho họ về nhà khi đã xây xong. Những người này thuộc một nhóm công nhân đang trộn nhựa đường bên đường cao tốc buổi sáng. Anh ấy ước kiếm được tiền và mở một cửa hàng. Một nông dân 75 tuổi. Bà đang bán cam bên lề đường. Khi tôi hỏi về điều ước, bà ấy nói, "Anh biết đấy, có thể tôi sẽ sống, có thể tôi sẽ chết, nhưng tôi không có điều ước nào cả." Bà ta đang nhai trầu, qua nhiều năm răng đã ngả màu rất đỏ. Cuối cùng, đây là một ni cô 26 tuổi tôi có dịp nói chuyện cùng. Điều ước của cô là được hành hương đến Tây Tạng. Tôi hỏi cô ấy định sống ở tu viện bao lâu, cô ấy nói, "À, tất nhiên là không phải cả đời, nhưng kế hoạch của tôi là sống ở đây đến năm 30 tuổi, sau đó sẽ đi ở ẩn." Tôi hỏi là "Ý cô là như một cái hang à?" Và cô ấy trả lời "Đúng rồi, như là một cái hang." Tôi hỏi "Chà, cô định sống trong hang bao lâu?" Cô ấy nói "À, anh biết đấy, tôi nghĩ là tôi cũng muốn sống cả đời trong hang." Tôi nghĩ điều này thật tuyệt vời. Ý tôi là, cô ấy nói một cách -- với tiếng Anh tuyệt vời, và sự hài hước tuyệt vời, và tiếng cười tuyệt vời -- cách nói đó làm cô ấy giống như bất kỳ người nào tôi có thể gặp phải trên đường phố New York, hay Vermont quê tôi. Nhưng cô ấy đã sống trong một nữ tu viện 7 năm. Tôi hỏi cô ấy một chút nữa về cái hang và cô ấy định làm gì khi tới đó. Sẽ làm gì nếu cô ấy tìm được chân lý chỉ sau một năm, cô ấy sẽ làm gì trong 35 năm tiếp theo của cuộc đời? Và đây là những gì cô ấy nói. c Tôi nghĩ tôi sẽ ở 35 năm, có thể thế -- có thể tôi sẽ chết. Jonathan Harris: Có thể cô sẽ chết? Người phụ nữ: Vâng. JH: Mười năm? Người phụ nữ: Vâng, đúng rồi. JH: Mười năm, một khoảng thời gian dài đấy. Người phụ nữ: Vâng, có thể không phải mười năm, có thể tối sẽ chết trong một năm hay gần như thế. JH: Cô có hy vọng thế không? Người phụ nữ: À, vì anh biết đấy, đây không phải là vĩnh viễn. JH: Vâng, nhưng - vâng, được rồi. Cô có hy vọng -- cô muốn sống trong hang 40 năm, hay sống 1 năm hơn? Người phụ nữ: Nhưng tôi muốn sống 40 năm hơn là 50 năm. JH: 40 hơn là 50? Phải rồi. Người phụ nữ: Vâng. Lúc đó tôi sẽ lên thiên đàng. JH: Thế thì, chúc cô may măn. Người phụ nữ: Cảm ơn anh. JH: Chúc cho mọi điều giống như cô hy vọng. Cảm ơn cô lần nữa, cảm ơn rất nhiều. Người phụ nữ: Không có gì. JH: Bạn thấy đó. Cô ấy hy vọng mính sẽ chết khi 40 tuổi. Cuộc sống như vậy là đủ cho cô ấy. Cuối cùng, rất nhanh chóng, tôi đem tất cả những quả bóng điều ước - có 117 cuộc phỏng vấn, 117 ước muốn -- đến Dochula, một đỉnh núi cao 3140m ở Bhutan, một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan. Trên đó có hàng ngàn lá cờ cầu nguyện mà người ta treo lên trong nhiều năm. Chúng tôi bơm lại bóng, buộc vào dây và treo lên cùng với những lá cờ. Hôm nay chúng vẫn đang bay trên đó. Vậy thì nếu có ai trong số các bạn muốn đi du lịch Bhutan trong tương lai gần, các bạn có thể lên xem. Đây là vài hình ảnh. Chúng tôi đọc một câu kinh Phật cầu cho tất cả những điều ước này trở thành hiện thực. Các bạn có thể thấy một số quả quen thuộc từ đây. "Làm ra tiền và mở cửa hiệu" là của người công nhân làm đường Ấn Độ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đôi khi tôi trở nên nóng giận và phải mất rất nhiều năm tôi mới có thể nói về việc này. Trong công việc, đôi lúc người tôi rung lên, tức là tôi thấy điên tiết lắm rồi. Nhưng cho dù tức giận thế nào đi chăng nữa, cho tới bây giờ, tôi đã hiểu được rằng, sự tức giận của tôi là một sự cường điệu, hay một lạc lõng trong diễn đạt, đã khiến tôi trở nên thô lỗ và không giống ai. Khi còn là một cô bé, tôi biết rằng, tức giận là một cảm xúc tốt hơn hết là không nói ra. Hãy nghĩ về mẹ tôi một lát. Khi tôi mười lăm tuổi, vào một buổi khi đi học về, bà ấy đang đứng ở hiên nhà bên ngoài bếp, cầm một chồng đĩa cao ngút. Hãy tưởng tượng, tôi đã sốc như thế nào khi bà ấy bắt đầu ném chúng như đĩa ném (Tiếng cười) thời tiết thì nóng ẩm như thế. Khi mà mỗi cái đĩa đã vỡ tan ra thành nhiều mảnh tạo thành một đống ở dưới bà ấy quay vào và vẫn nói với tôi một cách vui vẻ "Hôm nay con thế nào?" (Tiếng cười) Bây giờ các bạn có thể thấy một đứa trẻ cảm nhận ra sao khi thấy sự việc đó và nghĩ rằng sự tức giận là im lặng, cô lập, tiêu cực và thậm chí đáng sợ. Đặc biệt khi sự tức giận đó lại là của một cô gái hay một phụ nữ. Câu hỏi tại sao lại như thế. Nóng giận là một cảm xúc của con người, nó không tốt cũng chẳng xấu. Đó thực sự là cảm xúc tín hiệu Nó cảnh báo chúng ta về sự xúc phạm, mối đe dọa, sự xúc phạm và mối nguy hại. Thế nhưng ở bất kỳ nền văn hóa nào, tức giận lại là chuyện hợp lẽ đối với đàn ông. Nhưng chắc chắn có những sự khác biệt. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, sự tức giận của đàn ông da đen được coi là tội phạm, nhưng đối với đàn ông da trắng lại là bình thường. Tuy nhiên cho dù chúng ta ở bất kỳ đâu, cảm xúc cũng theo giới tính. Và vì thế chúng ta dạy trẻ em coi thường sự tức giận ở bé gái và phụ nữ, và khi chúng ta trưởng thành lại quay ra trách phạt. Vậy nếu không làm thế thì sao? Điều gì xảy ra nếu chúng ta không tách cơn nóng giận khỏi sự nữ tính? Bởi vì khi tách nóng giận khỏi nữ tính có nghĩa là chúng ta tách phụ nữ ra khỏi cảm xúc tốt nhất của họ, bảo vệ họ khỏi sự bất công. Điều gì xảy ra nếu thay vào đó chúng ta nghĩ về việc phát triển cảm xúc cho cả nam và nữ? Thực tế là chúng ta vẫn xã hội hóa một cách đáng kể đối với trẻ em theo những cách khác và đối lập nhau. Con trai được cho là phải nam tính một cách mắc cười và cứng nhắc, phải từ bỏ cảm xúc nữ tính như khi buồn hoặc sợ hãi và cần phải mạnh mẽ, có thể nổi nóng để thể hiện là đàn ông thực thụ. Ngược lại, con gái được dạy phải nhẹ nhàng, và thái độ nóng giận là không phù hợp. Như cách mà xưa nay phụ nữ được dạy, phải ngồi bắt chéo chân và kiểu tóc cũ, học cách nhẫn nhịn và nuốt sự tự phụ vào trong. Điều gì xảy ra khi chúng ta nhẫn nhịn như vậy quá thường xuyên, thì nữ tính sắp được coi là một sự nhẫn nhục. Đã có cuộc bàn luận dai dẳng mang tính cá nhân, chính trị về nữ tính & nhẫn nhục. Khi tức giận, từ những công chúa được nuông chiều hoặc thanh niên mới lớn chuyển thành phụ nữ hay kêu ca, nhõng nhẽo một cách xấu xí. Chúng tôi có cái của riêng mình; còn của bạn Bạn có phải là một phụ nữ La-tinh nóng nảy khi nổi giận không? Một cô gái châu Á buồn bã? Một phụ nữ da đen cáu kỉnh? Hay da trắng ngốc nghếch? Bạn có thể tự lựa chọn. Nhưng thực tế, nó có tác dụng có khi chúng ta nói nó quan trọng đối với mình, đó chính là những gì nóng giận truyền tải, mọi người dường như nóng giận với chúng tôi vì chúng tôi đã nóng giận. Cho dù chúng tôi ở nhà, ở trường hoặc tại nơi làm việc hoặc ở chính trường, sự nóng giận được cho là nam tính, và không có nữ tính. Vì vậy, nam giới được đánh giá cao khi nóng giận, nhưng phụ nữ lại bị chê trách khi làm điều tương tự. Chính điều này gây cho chúng tôi sự bất lợi rất lớn, cụ thể khi chúng tôi phải bảo vệ bản thân và bảo vệ lợi ích của mình. Nếu chúng tôi phải đối mặt với mối đe dọa của kẻ quấy rối đường phố, kẻ săn mồi, kẻ thành kiến, người phân biệt chủng tộc bộ não sẽ hét lên rằng "Mày đang trêu tao đấy à?" Trong khi miệng lại nói "Tôi xin lỗi, cái gì cơ?" (Tiếngcười) Có phải vậy không? Nóng giận trở lên mâu thuẫn vì nó bị rối tung cả lên xen lẫn giữa lo lắng, sợ hãi, rủi ro và sự trả đũa lại. Nếu bạn hỏi phụ nữ rằng họ sợ điều gì nhất để đối phó với sự tức giận của họ, họ không cho đó là bạo lực. Là trò hề. Hãy suy nghĩ xem đó là gì. Nếu bạn có nhiều điểm nổi trội, thì đó không đơn giản chỉ là trò hề. Nếu bạn tự bảo vệ mình, nếu bạn quyết thực hiện việc này, có thể sẽ có hậu quả tệ. Bây giờ khi diễn đạt lại những ý này không có gì lớn lao, táo bạo hay lý sự cùn, đó là cách thông thường trong đời sống. Khi con gái tôi chưa tới trường, mỗi buổi sáng cháu đều xây lâu đài cát rất công phu, với dây duy băng và các khối hình trong khi có cậu bé lại phá đi của con gái tôi một cách khoái chí Bố mẹ của cậu ấy ở đó, nhưng họ không bao giờ can thiệp vào. Sau đó, họ còn khen con trai một cách nhảm nhí; "Đúng là con trai". "Chuyện nhỏ, phải như thế chứ". Tôi đã làm được cái mà nhiều phụ nữ khác muốn học tập. Tôi ưu tiên giữ yên lặng, và tôi đã dạy con gái tôi cũng làm như thế. Cháu đã tự nói chuyện. Cố gắng một cách nhẹ nhàng để ngăn cậu bé kia. Cháu đã chuyển nơi khác để xây lâu đài, vào phòng học và không bị làm phiền nữa. Vì vậy, tôi và một số người lớn khác cùng tạo ra đặc quyền cho nam giới. Cậu bé có thể chạy xung quanh và có thể làm gì mình muốn, trong khi con gái tôi giữ được cảm xúc của riêng mình. Rồi chúng tôi đã thất bại cả hai vì không gây ra sự nóng giận cho con bé hay để con bé tự giải quyết, nên như thế. Bây giờ đó là một mô hình thu nhỏ của một vấn đề lớn hơn nhiều. Bởi vì về mặt văn hóa, trên toàn thế giới, chúng ta ưa thích sự thể hiện của nam giới. cũng như thích sức ảnh hưởng và đặc quyền đi kèm -- trên cả quyền, nhu cầu và tiếng nói của trẻ em và phụ nữ. Do đó hoàn toàn không có gì bất ngờ, có lẽ thế, với những ai trong căn phòng này rằng phụ nữ được cho là hay nóng giận hơn, với cường độ cao hơn so với nam giới. Do nó đến từ thực tế rằng, ai trong chúng ta đều cho là như vậy, cứ giữ ý nghĩ như thế mãi. Nhưng chúng tôi cũng phải tìm cách nào đó nhẹ nhàng khi thể hiện mức độ cảm xúc của mình và thể hiện nhận thức vẫn còn mang lại bấp bênh. Vậy chúng ta thực hiện vài việc. Nếu đàn ông biết được tần suất phụ nữ nổi cơn thịnh nộ khi khóc, họ sẽ choáng váng. (Tiếng cười) Lúc ấy chúng tôi thường bớt lời. "Chúng tôi thất vọng. À không, vẫn ổn". (Tiếng cười) Chúng tôi tự thể hiện và mất đi khả năng nhận ra những thay đổi về sinh lý là biểu hiện của sự nóng giận. Chủ yếu, mặc dù, do tình trạng mệt mỏi. Sự nóng giận có liên quan đến một loạt các bệnh mà lâu nay thường bị bỏ qua, chúng đều là "bệnh của phụ nữ". Tỷ lệ mắc cao hơn về bệnh đau mãn tính, rối loạn miễn dịch, ăn uống không điều độ, đau khổ về tinh thần, trạng thái lo lắng, tự hại bản thân, trầm cảm. Sự nóng giận ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và tim mạch. Một số nghiên cứu thậm chí chỉ ra nóng giận ảnh hưởng cả đến tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở phụ nữ da đen bị ung thư. Tôi phát ốm và mệt mỏi. Tôi biết mình đang bị ốm và mệt mỏi. Sự nóng giận gây ra rất nhiều khó chịu, và tạo ra mâu thuẫn bởi lẽ ra nó phải mang lại sự thoải mái. Có nóng giận là chấp nhận được. Khi mà nó ở trong tầm kiểm soát của mình và mình có thể chế ngự nó. Kiểu như các mẹ hay cô giáo, có thể nổi nóng, nhưng không thể cáu giận về chi phí lớn của việc nuôi dạy. Chúng ta có thể nổi giận với mẹ mình. Nói thế nào nhỉ, khi là thiếu niên - các quy tắc và quy định cố hữu - ta không đổ lỗi hệ thống, mà là các quy tắc ấy. Chúng tôi có thể tức giận với phụ nữ khác bởi vì ai cũng muốn mình thắng cả? Và chúng tôi cũng có thể nóng giận với đàn ông có địa vị thấp hơn khi họ phân biệt chủng tộc hoặc tư tưởng bài ngoại. Chúng tôi có nhiều quyền để làm việc đó. Bởi ai cũng có cảm xúc, kể cả chúng tôi và cả người đang tỏ ra không vui với sự nóng giận ấy. Chúng tôi nên làm giảm sự khó chịu của họ khi phụ nữ nói không, một cách thản nhiên. Chúng ta có thể coi cảm xúc và suy nghĩ theo bản chất của nó, bỏ qua giới tính. Những người có thể chế ngự sự nóng giận của mình và mang lại kết quả tốt từ nó thường là người sáng tạo và tích cực hơn, chân thành hơn, giỏi hơn trong xử lý các vấn đề, họ cũng có địa vị chính trị tốt hơn. Giờ đây tôi là phụ nữ, lại viết về phụ nữ và cảm xúc, vì vậy hầu như rất ít các anh có đủ khả năng coi những gì tôi đang nói một cách nghiêm túc, một vấn đề chính trị thực thụ. Chúng ta nghĩ về chính trị và nóng giận với sự khinh miệt, coi thường và thịnh nộ chính cái này đang nuôi dưỡng chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Nhưng nếu đó là chất độc, nó cũng là thuốc giải độc. Chúng ta thấy sự nóng giận của hy vọng, mà chúng ta thấy nó mỗi ngày ở phụ nữ và những người thiệt thòi. Nó liên quan đến lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và tình yêu, và chúng ta cũng nên nhận ra có sự nóng giận trong đó. Vấn đề là xã hội coi thường sự nóng giận của phụ nữ, không tôn trọng phụ nữ. Nguy cơ thực sự của nóng giận không phải là phá vỡ mối quan hệ hay vỡ đống đĩa kia. Chính xác nó cho chúng ta biết phải nghiêm túc thế nào với chính mình và chúng ta hy vọng người khác cũng coi trọng mình một cách nghiêm túc. Nếu được như vậy thì có nhiều cơ hội tốt để các chị em có thể cười khi họ muốn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Reo hò) Tôi ở đây để cho các bạn biết về sự thay đổi đang diễn ra tại các vùng ở Pakistan, vì phụ nữ đang dần tìm thấy vị trí của họ trên con đường chính trị. Tôi muốn dẫn các bạn tới nơi mà tôi lớn lên, tây bắc Pakistan, được gọi là Dir. Dir được thành lập vào thế kỷ 17. Dir từng là một tiểu vương quốc cho đến khi sáp nhập vào Pakistan năm 1969. Hoàng tử của chúng tôi, Nawab Shah Jahan, có quyền mặc đồ màu trắng, màu của danh dự, nhưng chỉ dành cho anh ta mà thôi. Anh ta không tin vào việc giáo dục người dân. Và vào thời điểm tôi sinh ra năm 1979, chỉ có 5% trẻ em trai và 1% trẻ em gái nhận được giáo dục. Tôi thuộc về 1% đó. Lớn lên, tôi khá thân với bố. Ông là dược sĩ và ông cho tôi đi học Mỗi ngày, tôi sẽ đến nhà thuốc của ông sau buổi học của mình. Ông là người tuyệt vời và là nhà lãnh đạo cộng đồng đáng kính trọng. Ông dẫn đầu một tổ chức phúc lợi, và tôi sẽ đi cùng ông đến những buổi gặp mặt xã giao và chính trị để nghe và bàn luận về các vấn đề xã hội và kinh tế địa phương. Tuy nhiên, khi tôi 16 tuổi bố tôi yêu cầu tôi không đến những buổi gặp mặt đó nữa. Tôi là một người phụ nữ trẻ tuổi và chỗ của tôi là ở trong nhà. Tôi rất tức giận. Nhưng những thành viên trong gia đình lại vui vẻ vì quyết định này, Điều đó rất khó khăn cho tôi để ngồi lại trong nhà và không tham gia. Mất 2 năm để gia đình tôi đồng ý rằng bố tôi có thể giúp tôi kết nối lại với những phụ nữ và trẻ em gái, để họ có thể chia sẻ những vấn đề và chúng tôi cùng nhau giải quyết . Vì vậy, với lời chúc của ông, tôi bắt đầu liên lạc với phụ nữ và bé gái để chúng tôi có thể giải quyết vấn đề cùng nhau. Khi những người phụ nữ đứng lên, họ mang theo hiện thực và cách nhìn của họ Nhưng nhiều lúc, tôi thấy rằng phụ nữ đánh giá thấp những điểm mạnh của mình, những tiềm năng và lòng tự trọng của họ. Tuy nhiên, trong khi liên hệ với những phụ nữ và trẻ em gái này, tôi nhận ra một điều rằng nếu có bất kỳ cơ hội để tạo dựng cuộc sống tốt hơn cho những phụ nữ và trẻ em gái và gia đình của họ chúng ta phải đứng lên và giành quyền của mình thay vì đợi người khác đến để giúp chúng ta. Nên tôi có một bước nhảy vọt về niềm tin để thành lập tổ chức riêng năm '94 để tạo một nền tảng để trao quyền cho phụ nữ Tôi mời nhiều người phụ nữ đến và làm việc với tôi Đó là điều không dễ dàng gì. Nhiều phụ nữ làm việc với tôi phải bỏ việc khi họ lấy chồng, vì chồng của họ không cho phép họ làm việc. Một đồng nghiệp của tôi bị cho đi bởi gia đình của cô ấy để bù lỗi cho một tội ác mà anh trai cô ấy đã gây nên. Tôi không thể giúp cô ấy. Và tôi cảm thấy thật bất lực vào lúc đó. Nhưng nó khiến tôi quyết tâm hơn để tiếp tục đấu tranh. Tôi đã thấy nhiều phong tục như thế này, khi người phụ nữ phải chịu khó khăn trong im lăng. Nhưng khi tôi thấy một người phụ nữ cố gắng thay đổi hoàn cảnh của cô ấy thay vì bỏ cuộc, Nó thúc đẩy tôi. Vì vậy tôi tranh cử vào văn phòng địa phương dưới danh chức là ứng cử độc lập ở Lower Dir vào cuộc tranh cử 2001. Mặc những khó khăn tôi đối mặt trong cuộc bầu cử, tôi thắng cử. (Vỗ tay) Và tôi làm cho văn phòng công 6 năm. Nhưng thật không may, chúng tôi, người phụ nữ, những người thắng cử không được phép ngồi trong văn phòng hội đồng với những thành viên khác và tham gia vào những buổi họp. Chúng tôi phải ngồi trong căn phòng cách biệt, chỉ dành riêng cho nữ, không hay biết chuyện đang xảy ra trong hội đồng Nam giới bảo tôi rằng " Những người phụ nữ thắng cử như bà nên mua máy khâu cho phụ nữ" Khi tôi biết rằng họ cần nhất là nguồn nước sạch. Tôi làm tất cả những gì tôi có thể để ưu tiên những thách thức mà những người phụ nữ này phải đối mặt. Tôi đặt 5 máy bơm tay cho 2 giếng khô cạn ở địa phương của mình Chúng tôi làm chúng hoạt động lại được. Chốc sau đó, chúng tôi cung cấp nước cho 5000 gia đình. Chung tôi chứng tỏ rằng những gì đàn ông làm được phụ nữ cũng làm được . Tôi lập liên minh với những phụ nữ thắng cử khác trong văn phòng, và năm ngoái, chúng tôi được ngồi cùng với những thành viên trong hội đồng. (Vỗ tay) Và tham gia vào quá trình luật pháp, kế hoạch và ngân sách, trong tất cả những quyết định, Tôi thấy sức mạnh trong quân số. Bạn biết đấy Việc thiếu đại diện cũng có nghĩa là ko ai đang đấu tranh vì bạn. Pakistan là -- Chúng tôi 8000 dặm xa từ nơi tôi đang ở đây với bạn hôm nay. Nhưng tôi mong rằng những gì tôi sắp nói với bạn sẽ đánh động bạn, cho dù chúng ta có cách xa về khoảng cách và văn hóa. Khi những người phụ nữ đứng lên họ mang hiện thực và niềm hy vọng của nửa dân số thế giới. Năm 2007, chúng ta thấy sự nổi dậy của phiến quân Taliban ở Swat, Dir và những vùng lân cận Nó thật đáng sợ. Taliban giết hại những người vô tội. Hầu hết mỗi ngày, mọi người thu thấp xác chết người thân của họ từ đường phố. Hầu hết những người lãnh đạo chính trị và xã hội đang cố gắng cải thiện cộng đồng của họ đang bị đe dọa đến tính mạng. Kể cả tôi cũng phải dời đi, để lại con cái mình ở gia đình chồng, Tôi đóng cửa văn phòng của mình ở Dir và chuyển về Peshawar, thủ đô tỉnh của tôi. Tôi sợ hãi và tiếp tục nghĩ về những gì để làm tiếp theo. Và hầu hết gia đình và bạn bè khuyên tôi rằng "Shad, dừng làm việc đi Việc này rất nguy hiểm." Nhưng tôi vẫn cố gắng Năm 2009, chúng tôi chứng kiến lượng gia tăng người tị nạn từ Swat, Dir và những vùng lận cận. Tôi bắt đầu thăm các trại tị nạn hầu hết mỗi ngày, cho đến khi những người tị nạn có thể quay lại quê hương của họ. Tôi lập nên 4 trung tâm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, để chăm sóc hơn 10,000 phụ nữ và trẻ nhỏ gần những trại tự nạn. Nhưng bạn biết đấy, trong những chuyến thăm này, tôi thấy có ít sự quan tâm đến nhu cầu của nữ giới. Và tôi đang cố hiểu lý do vì sao lại vậy. Và tôi nhận ra rằng đó là vì không có sự tham gia của phụ nữ ở trong xã hội và trường chính trị nói chung. Và đó là lúc tôi nhận ra rằng mình nên thu hẹp sự tập trung của mình để xây dựng và củng cố nữ quyền dưới cương vị những người lãnh đạo để tăng sự hiện diện của họ trong chính trị. để họ có tiếng nói của riêng trong tương lai. Chúng tôi hướng dẫn gần 300 phụ nữ và thiếu nữ cho cuộc bầu cử địa phương 2015. Và bạn biết gì không? 50% trong số họ thắng cử. (Vỗ tay) Và bây giờ họ đang ngồi trong văn phòng, trực tiếp tham gia vào làm luật, kế hoạch và ngân sách. Hầu hết họ đang tập trung vào các quỹ về sức khỏe nữ giới, giáo dục, phát triển kỹ năng và nước uống an toàn. Tất cả những người phụ nữ thắng cử này chia sẻ, bàn luận và giải quyết những vấn đề cùng nhau. Để tôi kể cho các bạn nghe về 2 người phụ nữ tôi làm việc cùng: Saira Shams. Cô gái trẻ này, 26 tuổi, tranh cử vào văn phòng công vào 2015 ở Lower Dir và cô ấy thắng cử. Cô ấy hoàn thành 2 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương. Bạn biết đấy, phụ nữ, xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương.... Nhiều người cho rằng đó là công việc của đàn ông. Nhưng không, đó cũng là việc của phụ nữ, chúng ta có thể làm. Và cô ấy cũng sửa 2 con đường dẫn vào trường nữ sinh, vì cô ấy biết rằng nếu ko có cách đến trường, thì chúng vô dụng với những cô gái ở Dir. Và một người phụ nữ trẻ tuổi khác là Asma Gul. Cô là thành viên tích cực của diễn đàn chúng tôi thành lập cho lãnh đạo trẻ. Cô không thể tranh cử cho văn phòng công cộng, nên cô trở thành nữ phóng viên đầu tiên trong địa phương của chúng tôi. Cô ấy phát ngôn và viết về những vấn đề và quyền lợi của phụ nữ và bé gái. Saira và Asma, họ là minh chứng của tầm quan trọng của việc tham gia và được đại diện. Để tôi kể bạn nghe, Trong cuộc bầu cử 2013 ở Pakistan và bầu cử địa phương năm 2015, có ít hơn 100 cử tri là phụ nữ ở Dir. Nhưng bạn biết gì không? Tôi tự hào nói cho bạn nghe rằng năm nay, trong cuộc bầu cử, có hơn 93,000 nữ cử tri ở Dir. (Vỗ tay) Những khó khăn vẫn chưa hết. Nhưng đây là một bước ngoặt lịch sử. Đây là dấu hiệu phụ nữ đang đứng lên, tham gia và chứng tỏ rằng tất cả chúng ta phải đầu tư vào xây dựng lãnh đạo nữ. Ở Pakistan và cả Mỹ, và tất cả những nơi trên thế giới, điều này có nghĩa là phụ nữ trong chính trị, trong kinh doanh và trong những vị trí đưa ra những quyết định quan trọng. Tôi mất 23 năm để đến đây. Nhưng tôi không muốn bất kỳ người phụ nữ hay bé gái nào mất 23 năm cuộc đời để được lắng nghe. Tôi đã có khoảng thời gian khó khăn. Nhưng tôi đã dành mỗi phút giây trong cuộc đời mình đấu tranh cho quyền lợi mỗi phụ nữ để họ sống với tất cả tiềm năng của mình. Hay tưởng tượng với tôi một thế giới mà hàng nghìn người chúng ta đứng lên và ủng hộ những phụ nữ trẻ với nhau, tạo dựng cơ hội và sự lựa chọn có lợi ích cho tất cả mọi người. Và đó, bạn tôi, là điều mà có thể thay đổi thế giới. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào năm 1992, một con tàu chở đồ chơi khi tắm cho trẻ em gặp phải một cơn bão. Những thùng hàng bị cuốn xuống biển, và sóng đánh 28.000 con vịt cao su và những món đồ chơi khác tới Bắc Thái Bình Dương. Nhưng chúng không tụ lại một chỗ. Ngược lại, những con vịt bị trôi dạt khắp nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu sử dụng đường đi của chúng để tạo biểu đồ hải lưu mới tốt hơn. Có nhiều nhân tố chi phối dòng hải lưu: gió, thủy triều, thay đổi dung trọng nước, và chuyển động của Trái đất. Địa hình dưới đáy đại dương và đường bờ biển cũng làm thay đổi những chuyển động đó, làm cho hải lưu chảy nhanh hơn, chậm hơn, hoặc đổi hướng. Có hai loại hải lưu chính: hải lưu bề mặt và hải lưu tầng sâu. Hải lưu bề mặt chi phối chuyển động của 10 phần trăm lượng nước bề mặt, còn hải lưu tầng sâu chi phối 90 phần trăm còn lại. Dù được tạo thành từ những nguyên nhân khác nhau, hải lưu bề mặt và hải lưu tầng sâu ảnh hưởng lẫn nhau trong một vũ điệu phức tạp khiến toàn bộ đại dương chuyển động. Gần bờ, hải lưu bề mặt chịu ảnh hưởng của gió và thủy triều, khi mực nước dâng lên và hạ xuống, nước bị kéo tới lui. Trong khi đó, ở cửa biển, gió là nguyên nhân chính tạo ra hải lưu bề mặt. Khi thổi qua đại dương, gió kéo theo các lớp nước trên cùng. Lớp nước đó kéo các lớp bên dưới, các lớp nước bên dưới lại tiếp tục kéo các lớp bên dưới nữa. Trên thực tế, nước ở độ sâu 400 mét vẫn bị ảnh hưởng bởi gió ở bề mặt đại dương. Nếu phóng to để nhìn rõ hơn đường đi của hải lưu bề mặt trên khắp Trái đất, bạn sẽ thấy chúng tạo ra các vòng tròn lớn gọi là vòng xoáy, quay theo chiều kim đồng hồ ở bán cầu Bắc và ngược chiều kim đồng hồ ở bán cầu Nam. Đó là vì sự xoay vòng của Trái đất ảnh hưởng đến gió, làm phát sinh những dòng chảy này. Nếu trái đất đứng yên, không khí và nước sẽ chỉ di chuyển qua lại giữa những vùng áp suất thấp ở xích đạo và cao như ở hai cực. Nhưng vì trái đất quay, khí di chuyển từ xích đạo đến Bắc Cực bị lệch về phía Đông, và khí di chuyển từ Bắc Cực xuống bị lệch về phía Tây. Ở Nam bán cầu, mọi thứ xảy ra theo hướng ngược lại, những luồng gió lớn tạo thành các vòng xoáy quanh các bồn trũng đại duơng. Nó được gọi là Hiệu ứng Coriolis. Gió đẩy nước biển bên dưới vào cùng một vòng xoáy. Và vì nước giữ nhiệt hiệu quả hơn khí, những dòng hải lưu này giúp điều chỉnh nhiệt độ Trái Đất. Không giống như hải lưu bề mặt, hải lưu tầng sâu bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự thay đổi dung trọng nước biển. Khi di chuyển về Bắc Cực, nước càng lúc càng lạnh, nồng độ muối cũng cao hơn, vì nước bị giữ lại trong các tinh thể băng, để lại muối trong lòng biển. Nước lạnh, mặn, đặc hơn, do đó, lắng xuống, phần nước ở gần bề mặt ấm hơn nổi lên trên thay vị trí của nó, tạo thành một dòng hải lưu đứng gọi là vòng tuần hoàn nhiệt. Vòng tuần hoàn nhiệt và gió kết hợp tạo thành một vòng lặp được gọi là vành đai băng tải toàn cầu. Khi di chuyển từ tầng sâu đại dương lên bề mặt, nó mang theo chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các vi sinh vật, tạo thành cơ sở của nhiều chuỗi thức ăn đại dương. Vành đai băng tải toàn cầu hiện là dòng hải lưu dài nhất thế giới, uốn lượn khắp nơi trên Trái Đất. Nhưng nó chỉ di chuyển vài centimet trên giây. Một giọt nước phải tốn một ngàn năm để hoàn tất một vòng lặp. Tuy nhiên, nhiệt độ nước biển tăng lên làm chậm băng tải. Các mô phỏng cho thấy điều này gây xáo trộn hệ thống thời tiết cả hai bờ Đại Tây Dương, và không ai biết liệu nó sẽ tiếp diễn hay dừng lại. Cách duy nhất để có thể dự báo đúng và có những kế hoạch phù hợp là tiếp tục nghiên cứu hải lưu và các mãnh lực tạo nên chúng. Tháng 3 năm 1892, ba chủ cửa hàng tạp hóa da đen ở Memphis, Tennessee, đã bị một đám đông người da trắng giết hại. Những vụ giết người tương tự xảy ra khắp miền Nam nước Mỹ, và thường không có bất cứ cuộc điều tra pháp lý nào sau đó hay sự trả giá dành cho những kẻ giết người. Nhưng lần này, một nhà báo trẻ cùng bạn bè các nạn nhân đã bắt tay đưa những tội ác đó ra ánh sáng. Những báo cáo gây chấn động cả nước đã khởi đầu cho sự nghiệp nhà báo điều tra, lãnh đạo quần chúng và ủng hộ quyền công dân của cô. Tên cô ấy là Ida B. Wells. Ida Bell Wells ra đời với thân phận nô lệ tại Holly Springs, Mississippi ngày 16 tháng 7 năm 1862, vài tháng trước khi được Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ giải thoát cùng với gia đình mình. Sau khi mất cha mẹ và anh trai vì bệnh sốt vàng da ở tuổi 16, cô đã nuôi nấng năm anh chị em còn lại bằng nghề giáo tại Memphis, Tennessee. Trong thời gian đó, cô bắt đầu làm báo. Với bút danh “Iola”, vào đầu những năm 1890, cô được biết đến vì tiếng nói đanh thép chống lại phân biệt chủng tộc và trở thành đồng sở hữu và biên tập viên của tờ "Memphis Tự do ngôn luận và Soi chiếu". Cô chưa bao giờ cạn kiệt chất liệu: trong nhiều thập kỷ sau Nội Chiến, người da trắng ở miền Nam đã cố đòi lại quyền lực bằng những tội ác chống lại người da đen bao gồm tịch thu phiếu bầu, phá hoại cửa hàng, thậm chí là giết người. Sau cái chết của những người bạn, Wells bắt đầu điều tra. Cô phân tích từng trường hợp thông qua các bài báo và hồ sơ cảnh sát, gặp người thân và gia đình nạn nhân để điều tra. Cô ấy liều mạng để lấy thông tin. Là một người da đen điều tra những vụ án có động cơ chủng tộc, cô đã chọc giận rất nhiều đàn ông da trắng miền Nam có liên quan. Sự dũng cảm đó đã được đền đáp. Hầu hết người da trắng đã tuyên bố, sau đó, báo cáo rằng những vụ giết người là để đáp trả hành vi phạm tội của người da đen. Nhưng đa phần là sai sự thật. Qua điều tra, Wells chỉ ra những vụ án thật sự là âm mưu độc ác, có tính toán nhằm kiểm soát hoặc trừng phạt người da đen cạnh tranh với người da trắng. Bằng chứng là, bạn bè của cô đã bị giết khi hiệu tạp hóa của họ được ưa chuộng làm ảnh hưởng đến đối thủ người da trắng. Wells công bố phát hiện của mình năm 1892. Để đáp trả, một đám đông da trắng đã phá hủy nhà máy in của cô. Cô không có ở thị trấn khi chúng tấn công nhưng chúng đe dọa sẽ giết nếu cô quay trở lại Memphis. Sau đó, cô ấy tới New York, tái xuất bản nghiên cứu của mình, cùng năm, trong cuốn sách nhỏ có tên "Kinh hoàng ở miền Nam: Luật Lynch và các giai đoạn". Năm 1895, sau khi định cư ở Chicago, dựa trên ""Kinh hoàng ở miền Nam", cô soạn thảo phần dài hơn có tên "Hồ sơ Đỏ". Tài liệu kỹ lưỡng về sự dã man của các vụ án cùng những bài phát biểu ấn tượng đã thu hút sự chú ý của dư luận. Wells đã sử dụng danh tiếng để truyền đi thông điệp. Cô đến châu Âu, kêu gọi người dân chống bạo lực chủng tộc ở miền Nam nước Mỹ với hy vọng chính phủ và công chúng Hoa Kỳ sẽ nghe theo. Quay lại Mỹ, cô không ngại đối đầu với các tổ chức hùng mạnh, chống lại các chính sách phân biệt chủng tộc của YMCA và dẫn đầu một phái đoàn tới Nhà Trắng để phản đối các hành động phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Cô làm mọi thứ khi bị tước quyền công dân. Phụ nữ không giành được quyền bầu cử cho tới khi Wells 50 tuổi. Thậm chí sau đó, bầu cử chủ yếu chỉ dành cho phụ nữ da trắng. Wells đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến giành quyền bầu cử, lập một tổ chức về quyền bầu cử của phụ nữ da đen ở Chicago. Quyết tâm giành quyền cho phụ nữ, Wells gây xung đột với những lãnh đạo da trắng của phong trào. Trong cuộc diễu hành đòi quyền bầu cử cho phụ nữ ở Washington, cô phớt lờ việc tổ chức cố xoa dịu thế lực thủ cựu ở miền Nam thay vì đi phía sau, cùng phụ nữ da đen, cô tiến lên hàng đầu cùng phụ nữ da trắng. Cô cũng xích mích với các lãnh đạo nhân quyền khác, những người coi cô như kẻ cực đoan nguy hiểm. Cô ấy đã nhấn mạnh, đầy đủ và chi tiết, sự tàn bạo diễn ra ở miền Nam, trong khi người khác nghĩ rằng làm vậy có thể phản tác dụng tại các cuộc đàm phán với các chính trị gia da trắng. Dù tham gia sáng lập NAACP, cô sớm bị loại khỏi tổ chức. Tư tưởng không thoả hiệp trong cái nhìn của Wells về công lý đã làm sáng tỏ những điểm yếu của các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi, và làm chúng mạnh mẽ hơn — nhưng cũng khiến cô gặp khó khăn trong việc tìm chỗ đứng. Cô đã đi trước thời đại, khởi đầu cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho bình đẳng và công lý nhiều thập kỷ trước khi người ta cho rằng điều đó là có thể. Làm một người mới ở TED - cảm giác giống như làm cô gái trinh cuối cùng ở trung học. (cười) Bạn biết đấy, những người hay ho thì ở đây - làm việc này. Và bạn thì ở ngoài rìa, bạn ở nhà. Bạn giống như anh em nhà Raspyni, cho "bi" mình vào nước đá. Và -- (cười) bạn chơi với ngón tay cả ngày. Và cuối cùng thì được mời. Và khi bạn vào trong rồi, và tất cả những gì bạn hy vọng về nó. Là nó sẽ thú vị và có âm nhạc cả ngày và đột nhiên nó kết thúc. Và tất cả xảy ra trong năm phút. Và bạn về nhà và muốn làm lại chuyện đó. Nhưng tôi rất trân trọng vì có mặt ở đây. Và cảm ơn, Chris, và cảm ơn bạn nữa, Deborah Patton, vì đã biến điều này thành hiện thực. Vì vậy nên, hôm nay chúng ta nói một chút về kiến trúc, về phương diện sáng tạo và sự lạc quan. Và nếu bạn đặt sáng tạo và lạc quan chung với nhau, bạn có hai sự lựa chọn để nói tới. Bạn có thể nói về chủ nghĩa sáng tạo --- mà tôi nghĩ là sẽ không hợp lắm với khán giả ở đây hôm nay, ít nhất không phải là từ một quan điểm mà bạn là một người đề xuất nó hoặc bạn có thể nói về sự tối ưu. Và đó là cái mà tôi sẽ nói đến ngày hôm nay. Nhưng bất cứ cuộc đàm luận nào về kiến trúc như cái mà các bạn nói về ngày hôm nay, tổ chức TED, kiến trúc quy mô nhỏ này, không thể xảy ra khi thiếu những cuộc đối thoại về nó, Trung tâm Thương mại Thế giới (TTTMTG), những gì đang xảy ra ở đó và ý nghĩa của nó với chúng ta. Bởi vì nếu kiến trúc đúng như những gì tôi nghĩ, thì nó được xây dựng bởi những tham vọng văn hóa của chúng ta, bạn sẽ làm khi được cho một cơ hội để khắc phục tình trạng mà đại diện cho tham vọng văn hóa của người khác liên quan đến chúng ta? Và cơ hội của chính chúng ta để làm một cái gì đó mới mẻ? Đây là một vấn đề thực sự gây phấn khích trong một thời gian dài. Tôi nghĩ là Trung tâm Thương mại Thế giới (TTTMTG), bằng cách không mấy hay ho, mang kiến trúc vào trung tâm chú ý bằng một cách mà tôi nghĩ mọi người đã không nghĩ tới trong thời gian dài, và làm nó thành chủ để thường xuyên được nhắc tới. Tôi không nhớ, trong 20 năm sự nghiệp viết lách và làm nghề kiến trúc, một lần có 5 người ngồi cùng bàn tôi và hỏi tôi rất nghiêm túc về quy hoạch và cách thoát cháy, các vấn đề an toàn và độ bắt cháy của các tấm thảm. Đây là những vấn đề mà chúng ta không nói đến thường xuyên. Và bây giờ, thì chúng được nói rất nhiều. Khi bạn có thể vũ khí hóa những tòa nhà, bạn phải nghĩ về kiến trúc từ một góc độ rất khác. Và khi bạn nghĩ về kiến trúc từ một góc độ rất khác, chúng ta sẽ suy nghĩ theo hướng này. Bao nhiêu người xem USA Ngày nay vào hôm nay? Nó đây. Trông như thế này. Đây là công trường của TTTMTG, trên trang nhất. Họ đã phải chọn lựa. Họ đã chọn một dự án bởi Daniel Libeskind, đứa trẻ làm điên đảo ngành kiến trúc ngay lúc nó xuất hiện. Thần đồng piano, ông ta bắt đầu với đàn accordion, sau đó trở nên nghiêm túc hơn với một nhạc cụ lớn hơn, và giờ thì đến nhạc cụ thậm chí còn lớn hơn nữa, đó là xây dựng dấu ấn của anh ta như là người hủy nhà xuất chúng, bạn có thể thấy ở đây. Ông ta là một trong sáu người được mời tham gia vào cuộc đấu thầu, sau khi người nhà thầu khác bó tay với những lý do ngu ngốc và tầm thường và thậm chí ngay cả tp New York phải chịu đựng, "Ôi, tôi xin lỗi, chúng tôi bó tay." Phải rồi. Chúng ta có thể làm lại từ đầu, nhưng lần này không dùng những người có tài năng mờ nhạt, thay cho sáu nhà thầu vô dụng mà ta đã gặp lần trước, thay vì những kẻ bất động sản thường hoạch định tp của chúng ta. Hãy dùng những kiến trúc sư thật sự tạo ra sự khác biệt. Và chúng ta có điều này, hay là chúng ta đã chọn điều này. Thôi, đừng tán dương tôi. (cười) Đã quá trễ. Đây là bản thiết kế của một team tên THINK, một team ở New York, và có một bản thiết kế khác, của Libeskind. Cái này, sẽ trở thành TTTMTG: một cái lỗ khổng lồ trên mặt đất với những tòa nhà rơi vào đó. Bây giờ, tôi không biết bạn nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ đó là quyết định ngu ngốc, bởi vì cái mà bạn làm là một tượng đài mãi mãi về sự phá hủy bằng cách làm cho nó giống một chỗ hư hỏng kinh niên. Nhưng đó là cái mà họ sẽ làm. Nhưng tôi muốn bạn nghĩ về điều này trên phương diện là một vấn đề mà nền kiến trúc Hoa Kì đang đấu tranh, mà hai điều này nói đến rất cụ thể. Và đó là sự khác biệt phóng đãng trong cách mà chúng ta chọn lựa kiến trúc, trong cách mà chúng ta chọn lựa kiến trúc -- từ giải pháp duy lý cho đến mọi thứ khác -- rằng có một câu trả lời lớn cho tất cả vấn đề kĩ thuật, dù là xã hội, hoặc vật lý, hay hóa học --- hoặc bất cứ gì khác ngoài một giải pháp lãng mạn. Lãng mạn ở đây không có nghĩa là một nơi mà bạn có thể hẹn hò. Lãng mạn ở đây nghĩa là có những điều lớn hơn, vĩ đại hơn chúng ta. Trong truyền thống của Mỹ, sự khác biệt giữa kỹ trị và lãng mạn, giống như sự khác biệt giữa mạng lưới Cartesian của Thomas Jefferson trải khắp Hoa Kỳ (hệ thống biên giới các bang của Mỹ) đã cho chúng ta hình dáng của tất cả các bang trên toàn nước Mỹ, đó là một giải pháp duy lý (techno-cratic),-- một điều đáng nể vào thời của Jefferson -- thời của chủ nghĩa duy lý. Hoặc cách mà chúng ta mô tả nó: vận mệnh được an bài. Bây giờ, bạn thích cái nào hơn? Một giải pháp, hay một vận mệnh được an bài? Vận mệnh an bài. (cười) Đó là một vấn đề lớn. Nghe có vẻ lớn. Nghe có vẻ quan trọng, nghe có vẻ chắc chắn. Nghe có vẻ "Mỹ". Và nghe có vẻ "nam tính". Kiểu tranh luận đó lúc nào cũng lặp đi lặp lại trong ngành kiến trúc. Và nó cũng xảy ra trong đời sống riêng tư của chúng ta nữa. Mọi người đều muốn ra ngoài và mua một chiếc Audi TT, phải ko? Mọi người ở đây hẳn sở hữu một chiếc, hoặc khao khát một chiếc từ lúc họ nhìn thấy nó. Và họ nhảy vào xe, xoay chiếc chìa khóa điện, phóng về nhà trên con đường siêu tốc mới cáu, và lái vào trong một cái nhà xe trông như một lâu đài Tudor. (cười) Tại sao? Tại sao? Tại sao bạn muốn làm như vậy? Sao tất cả mọi người muốn như thế? Tôi thậm chí còn sở hữu một lâu đài Tudor. (cười) Bản chất sẽ khiến chúng ta dằn vặt giữa một giải pháp duy lý và một hình ảnh lãng mạn của chính mình. Bây giờ đi thẳng vào vấn đề. Tôi có thể tắt đền một tí được chứ? Tôi sẽ nói về hai kiến trúc một cách rất tóm tắt. đại diện cho sự phân hóa trong kiến trúc, giữa truyền thống của một giải pháp duy lý và một giải pháp lãng mạng. Đây là hai kiểu kiến trúc hàng đầu của Mỹ ngày nay Một cái rất mới, và cái kia cổ hơn. Đây là thiết kế của một hãng tên SHoP, và cái mà bạn thấy đây, là hai bản vẽ cùng kích thước của thứ sẽ trở thành một camera obscura cỡ lớn trong công viên công cộng. Có ai biết camera obscura là gì ko? Đó là một ống kính cỡ lớn chụp hình thế giới bên ngoài -- như là một thước phim ngắn, trong đó mọi thứ đứng im -- và sau đó chiếu nó lên một trang, và bạn có thể thấy thế giới bên ngoài như thế bạn đi trong nó. Đây chỉ là một bản phác thảo, trông nó có giống một tòa nhà ko? Không. Nó không hề vuông góc: nó chẳng có phía trên và phía dưới, hay vuông, chữ nhật, bất cứ gì như thế, mà bạn hay thấy ở những tòa nhà bình thường Cuộc cách mạng máy tính, chủ nghĩa kĩ trị, cách mạng công nghệ, đã cho phép chúng ta bỏ đi những hình dáng cao ốc thông thường, hình dáng truyền thống và theo đuổi hình dạng không trực giao ntn. Điều thú vị không nằm ở hình thù. Điều thú vị nằm ở cách người ta làm ra nó. Cách nó được tạo ra. Một cách hoàn toàn mới để xếp các building với nhau, được gọi là sự cá thể hóa theo số đông (mass customization) Đây không phải là sự nghịch lý. Điều làm building này đắt tiền, hiểu theo cách truyền thống, là làm từng phần riêng lẽ theo yêu cầu, bạn không thể làm đi làm lại chúng. Đó là lý do chúng ta đều sống trong nhà xây sẵn. Ai cũng muốn tiết kiệm bằng cách xây 500 ngôi nhà hoàn toàn giống nhau. Bởi vì nó rẻ hơn. Cá thể hóa số đông được tạo ra bằng cách cho kiến trúc vào một máy tính, vào một phần mềm sản xuất ra những chi tiết này. Máy tính sẽ ra tín hiệu cho máy gia công -- một máy đc kết nối với máy tính, để có thể làm ra hàng triệu triệu thay đổi, ngay khi nó nhận được tín hiệu, máy tính suy cho cùng chỉ là một cỗ máy. Nó không suy nghĩ, nó chỉ đơn thuần sản xuất và sản xuất. Nó ko biết tính phí phát sinh. Nó không ngốn thêm thời gian. Nó ko phải người lao động. Đơn thuần chỉ là một máy tiện, vậy là các linh kiện dc sản xuất ra. Trong khi đó, thay vì bảo ai đó vẽ thêm bản vẽ, bạn sẽ thấy một đống bản vẽ cao chất ngất, điều kiến trúc sư sẽ làm là gửi cho bạn một tập các hướng dẫn lắp ráp, giống như cái bạn hay thấy lúc còn nhỏ, trong đồ chơi mô hình hay có kiểu, "Phần A gắn vào B, và C vào D". Cũng như thế cái mà thợ xây sẽ nhận được là các chi tiết riêng biệt đã được sản xuất ở nơi khác và vận chuyện đến bằng xe tải đến công trình, đến các thợ xây, cũng như các tập hướng dẫn lắp ráp. Đơn giản là "Ráp phần A lên B" và họ sẽ làm theo. Đây là một bản vẽ nói về cách mà chúng sẽ vận hành -- và kết quả cuối cùng của nó. Chúng ta ở bên dưới, nhìn lên ống kính của camera obsccura. Bạn ngại rằng điều này là viễn tưởng, hay tiểu thuyết lãng mạn, cũng chính những kiến trúc sư này được chỉ định phải làm cho khu đất trống ở trung tâm ở PS1, mà một phần của nó là bảo tàng Brooklyn, New York, như là một phần của series dự án mùa hè mới của họ. Và họ nghĩ, trong mùa hè, thì họ làm gì? Vào mùa hè, người ta đi biển. Và khi tới biển thì họ làm gì? Họ làm những đụn cát. Vậy thì hãy làm kiến trúc đụn cát và những cái lán. Và thế là họ phác ra một mô hình đụn cát trên máy tính. Họ chụp hình lại, bỏ chúng vào phần mềm máy tính, và phần mềm đó tạo ra hình ảnh một đụn cát và họ đem mô hình đụn cát đó và biến nó thành -- dưới sự điều khiển của họ, sử dụng phần mềm tiêu chuẩn với một ít sửa đổi -- một cách sắp xếp các miếng gỗ. (để tạo thành đụn cát) Và đây là những miếng gỗ. Kia là những hướng dẫn. Đây là những chi tiết, đây là những mảnh nhỏ của kiệt tác đó. Các bạn có thể thấy có khoảng 6 màu, và mỗi màu đại diện cho một miếng gỗ, một miếng gỗ được cắt. Tất cả được để trên một mặt phẳng, vận chuyển tới bằng xe tải, và được lắp ghép trong 48 giờ bởi một đội 8 người, chỉ một người trong số đó được thấy trước bản kế hoạch. Chỉ một người duy nhất được nhìn thấy bản vẽ thiết kế trước. Và đây là phần thân, đang được xây lên ở khu đất trống, và đây đã được hoàn thành. Chỉ có 16 mảnh gỗ, chỉ có 16 mảnh lắp ghép ở đây. Trông như bộ dây tuyệt đẹp phía trong của đàn piano. Nó bao gồm cả một hồ bơi, rất rất tuyệt. Nó là nơi tuyệt vời để tiệc tùng -- nhưng nó chỉ được ở đó 6 tuần. Nó có phòng thay đồ riêng và một cái lán nhỏ, nơi mà nhiếu thứ "thú vị" xảy ra, suốt mùa hè. Giờ, bạn ngại rằng điều này chỉ để cho vui, hoặc chỉ là một lắp đặt tạm thời, nhưng đây cũng chính là công ty đã làm ở TTTMTG, xây lại chiếc cầu đi ngang qua West Street, có vai trò đường bộ quan trọng giữa tp New York và khu tái phát triển West Side. Họ được giao cho thiết kế, lắp đặt lại cây cầu ở West Street, xây dựng nó, bao gồm toàn bộ chi tiết được sản xuất. Và họ đã làm được điều đó. Thiết kết của họ được tạo nên bởi cùng một hệ thống máy tính và chỉ bao gồm 5 đến 6 bộ phận khác nhau, một vài thanh chống, một số vật liệu ốp ngoại thất, và một hệ thống khung rất đơn giản được sản xuất ở nơi khác và vận chuyển đến bằng xe tải. Họ đã làm được điều đó. Họ đã làm được một điều tuyệt vời. Hiện nay họ đang xây một tòa nhà 16 tầng ở ngoại ô New York, bằng cùng một công nghệ. Nếu bạn đi bộ qua đây vào ban đêm. Chiếc cầu tự phát sáng, không cần đèn treo, nên những người xung quanh đó không phàn nàn về việc bị đèn chiếu thẳng mặt. Đây là hình chiếu thẳng qua. Và kia là nhìn từ cạnh bên Và bạn đều cảm thấy hùng vĩ. Giờ, để tôi chỉ cho bạn điều hoàn toàn đối lập. Đây là mặt khác của đồng xu. Đây là thiết kế của David Rockwell từ tp New York, bạn có thể thấy tác phẩm của anh ta ngày nay. Vua của chủ nghĩa lãng mạn, người tiếp cận công việc của mình bằng một cách rất khác. Việc này không để tạo ra một giải pháp duy lý, mà là để quyến rũ bạn để làm việc bạn phải làm, để hướng bạn tới những gì vui vẻ, những gì làm tâm hồn bạn bay bổng, những điều làm bạn cảm thấy như đang ở thế giới khác -- ví như là nhà hàng Nobu của anh ta ở New York, nơi sẽ đưa bạn ra khỏi sự lộn xộn hàng ngày của New York đến với sự tối giản của Nhật Bản và sự tao nhã của truyền thống Nhật. "Khi nó được hoàn thành, nó phải trông giống như rong biển." người chủ đã nói thế. Hoặc là nhà hàng Pod của anh ta, ở Philadelphia, Pennsylviania. Tôi muốn bạn biết rằng căn phòng này có màu trắng toát. Tất cả bề mặt trong nhà hàng này đều trắng toát. Và lý do bạn thấy nhiều màu là vì những cái đèn đổi màu. Tất cả hướng đến sự tuyệt mỹ. Tất cả hướng đến sự biến đối. Xem này -- tôi không bấm bất cứ cái nút nào. Nó tự thay đổi màu. Nó biển đổi nhờ phép màu của ánh đèn. Tất cả hướng đến sự tuyệt mỹ. Tất cả hướng đến sự cảm nhận. Nhà hàng Rosa Mexicano, nơi tạo cảm giác như ở bờ biển Acapulco, nằm ở Upper West Side, với bức tường có đầy những thợ lặn -- trông như thế này. Hãy nhìn lại một lần nữa. Ok, để chắc chắn rằng bạn đã chiêm ngưỡng nó. Và cuối cùng, nó hướng đến sự thoải mái, những điều làm ta thấy tuyệt vời ở những nơi mà chúng ta chưa bao giờ cảm thấy thế trước đây. Đó là mang thiên nhiên vào trong nhà Trong tòa tháp Guardian ở New York, sau này đổi thành quảng trường W Union -- nơi đây chúng tôi đem người làm vườn giỏi nhất thế giới đến để chắc chắn rằng nội thất ở đây mang được không gian vườn tược của khu vườn quảng trường Union vào trong tòa nhà. Nó hướng đến sự kích thích các giác quan. Đây là một trải nghiệm mua rượu được đơn giản hóa bằng màu và vị. Những loại rượu có bọt, tươi, nhẹ nhàng, đậm đà, vị trái cây, tất cả được mô tả bằng màu sắc và những kết cấu trên tường. Và cuối cùng, là dự án giải trí, giống như trong trụ sở của anh ta cho rạp xiếc Cirque du Soleil, Orlando, Florida, nơi mà bạn khi bạn vào rạp Hy Lạp, nhìn xuống phía dưới lều và hòa mình vào thế giới phép màu của Cirque du Soleil. Và tôi sẽ dừng tại đây. Cảm ơn rất nhiều. Kiến trúc là một ngành nghề với nhiều quy luật, một số thành văn, một số thì không, một số xác đáng, một số khác lại không như vậy. Là kiến trúc sư, chúng tôi liên tục bị kéo vào giữa việc làm theo những luật lệ có sẵn trong sách, hay tạo không gian cho trí tưởng tượng và sự thử nghiệm. Thực sự rất khó để cân bằng. Nhất là thông qua kiến trúc, bạn đang cố thách thức những định kiến, vượt qua ranh giới và đổi mới, ngay cả khi chỉ dùng những thứ xung quanh và chúng tôi phải quan sát mọi lúc. Và đây là thứ mà tôi đang làm cùng với nhóm của tôi, Ensamble Studio, ngay các công trình đầu tiên của chúng tôi đã được tạo ra trong bối cảnh lịch sử khắc nghiệt như thành phố Santiago de Compostela. Tại đây chúng tôi đã xây tòa nhà Hiệp hội các tác giả và nhà biên soạn một công trình văn hóa. Và ngoài những quy định, chúng tôi phải dùng những khối đá và kinh nghiệm của chúng tôi rất hạn chế, nhưng chúng tôi có nguồn tài liệu lớn để tham khảo một số từ chính thành phố hoặc từ quang cảnh xung quanh hay những vùng xa xôi khác đã ảnh hưởng tới kiến thức kiến trúc của chúng tôi, và bạn có thể nhận ra ở đây. Nhưng bằng cách nào đó những sản phẩm công nghiệp làm sẵn cho những kiến trúc sư chúng tôi, khi đưa vào sử dụng trong tòa nhà dường như đã mất đi linh hồn của chúng. Vậy nên chúng tôi quyết định tới những mỏ đá gần đó để hiểu rõ hơn về quy trình biến một núi đá thành viên đá vuông vức như khi mua từ các nhà cung ứng. Và chúng tôi đã bị thu hút bởi khối lượng vật chất khổng lồ và quy trình tạo ra nó. Và khi quan sát kĩ, chúng tôi chú ý tới hàng trăm khối đá chất đống bất thường ở khắp nơi. Chúng là những thứ bỏ đi của quá trình khai thác: những mảnh vụn xấu xí không ai muốn dùng. Nhưng chúng tôi lại muốn chúng. Chúng tôi được truyền cảm hứng. Đó là tình huống đôi bên đều lợi chúng tôi có được những vật liệu thừa với chất lượng cao, vốn chịu bị nghiền nát, ở mức giá rẻ. Giờ chúng tôi phải thuyết phục khách hàng rằng đó là ý tưởng tốt; nhưng trước hết, chúng tôi phải đưa ra một quy trình thiết kế để tái sử dụng những viên đá có hình thù bất kì, việc mà trước đó chúng tôi chưa từng làm. Ngày nay mọi thứ trở nên dễ dàng hơn vì chúng tôi có thể tới mỏ đá với những chiếc điện thoại thông minh trang bị công nghệ quét 3D và chúng tôi sẽ ghi lại từng viên đá, biến chúng thành mô hình kĩ thuật số -- kĩ thuật cao hóa toàn bộ quá trình. Nhưng hơn một thập niên trước, chúng tôi phải làm việc theo cách ứng biến rồi xỏ giày và xắn tay áo lên và đi tới những mỏ đá để có được những kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi cũng phải trở thành nhà thầu vì không thể tìm ra một ai đó sẵn sàng chia sẻ rủi ro với chúng tôi. May mắn thay chúng tôi đã thuyết phục được những thợ mỏ giúp tạo nên những mẫu thử để phân tích các chi tiết kĩ thuật. Chúng tôi thống nhất được một số rất ít những mẫu thiết kế, nhưng chúng tôi rất hào hứng, cứ viên đá này tới viên khác cho tới khi chúng tôi xây thành công một công trình dài 18 mét và cao 18 mét bằng việc tái chế tất cả những vật liệu vô định hình từ mỏ đá, chỉ bằng trọng lực -- không dùng vữa hay bất cứ mối hàn nào. Một khi đã được xây dựng và thử nghiệm, khi di chuyển nó tới địa điểm cuối cùng ở trung tâm thành phố để gắn kết nó với phần còn lại của tòa nhà thật sự rất dễ dàng, bởi vì đã xóa bỏ sự thiếu ổn định và kiểm soát những rủi ro trong môi trường ở mỏ đá, chúng tôi đã hoàn thành tòa nhà kịp tiến độ và đủ ngân sách, ngay cả khi sử dụng những phương tiện và phương pháp không thông thường. Và tôi vẫn rùng mình khi nhìn khối kết cấu cảnh quan công nghiệp to lớn này trong thành phố, trong một tòa nhà, được trải nghiệm bởi du khách và cư dân xung quanh. Tòa nhà này cũng khiến chúng tôi đau đầu nhiều phen, nên nó có thể trở thành là một ngoại lệ trong sự nghiệp của chúng tôi, nhưng thay vì vậy, nó tạo nên một phương thức hoạt động nơi mọi dự án trở thành cơ hội để kiểm tra giới hạn của một lĩnh vực cần được mau chóng thiết lập lại. Do vậy, thứ bạn thấy ở đây là 4 ngôi nhà mà chúng tôi đã thiết kế, xây dựng và ở. 4 tuyên ngôn được sử dụng ở quy mô nhỏ để tự hỏi về những vấn đề quan trọng. Chúng tôi đã cố gắng khám phá ra những kiến trúc được tạo ra từ việc ứng dụng một cách độc đáo vật liệu và công nghệ thô sơ, như các dạng khác nhau của bê tông ở hàng trên, hay thép và xốp ở hàng dưới. Ví dụ như, các dầm bê tông đúc sẵn. Bạn thấy chúng được sử dụng để xây cầu, đường cao tốc, kênh -- chúng tôi phát hiện ra chúng trong 1 chuyến tham quan xưởng dầm đúc sẵn Chúng có thể không đặc biệt đẹp hoặc thông dụng, nhưng chúng tôi quyết định dùng chúng để xây ngôi nhà đầu tiên. Và đó thực sự là khoảnh khắc tuyệt vời vì chúng tôi là kiến trúc sư như mọi khi, đồng thời là người xây và cũng là lần đầu tiên, trở thành khách hàng của chính mình. Chúng tôi cố gắng tìm cách để đưa những cái dầm khổng lồ này với trọng lượng khoảng 20 tấn mỗi chiếc và xếp chúng dần dần vòng quanh một khoảng sân ngay chính giữa căn nhà. Do kích thước và chất lượng vật liệu, những phần này là kết cấu chịu sức nặng ở dưới cùng, những chúng còn hơn thế. Chúng là hồ bơi; là bức tường ngăn cách bên trong với bên ngoài; là cửa sổ cố định tầm nhìn; là phần kết thúc; là linh hồn tinh túy nhất của căn nhà. Với chúng tôi, căn nhà là phòng thí nghiệm để thử nghiệm những vật liệu đạt chuẩn theo những cách không theo tiêu chuẩn nào. Và chúng tôi quan sát thấy những kết quả rất tuyệt vời. Chúng tôi nhận ra vật liệu tiền chế, có thể còn hơn xếp chồng những khối vật liệu hoặc những khối vật liệu nặng đó có thể trở nên thoáng và thông suốt. Ngoài việc thiết kế và xây dựng căn nhà này, chúng tôi còn nhận được các phản hồi vô giá, để chia sẻ với gia đình và bạn bè vì đó là những gì cuộc đời và sự nghiệp của chúng tôi diễn ra Bài học chúng tôi rút ra ở đây được ứng dụng vào dự án khác, chương trình khác, và cả ở những quy mô khác, chúng truyền cảm hứng cho các công trình mới Một lần nữa, chúng tôi đang tìm kiếm các sản phẩm tiêu chuẩn nhất: thép mạ kẽm có thể dễ dàng cắt và bắt vít, xốp cách điện, tấm đan xi măng -- tất cả những vật liệu có thể tìm thấy trong những tấm ngăn và chúng tôi đang hướng tới; và sử dụng chúng để xây dựng những công trình siêu nhẹ mà ai cũng có thể tự xây được. Chúng tôi đang tự tay làm chúng, ở ngay cửa hàng của mình và chúng tôi là kiến trúc sư. Không phải thợ xây chuyên nghiệp nhưng chúng tôi muốn đảm bảo nó có thể xảy ra. Thật tuyệt khi Antón có thể di chuyển chúng bằng tay, Javier có thể bỏ chúng vào thùng chứa chúng tôi có thể gửi nó như cách bạn kí gửi hành lí khi đi nước ngoài... đó là điều chúng tôi đã làm 5 năm trước Chúng tôi chuyển trọng tâm từ Madrid và ngôi nhà bê tông tới Brookline. Và chúng tôi tìm thấy chú vịt con xấu xí của 1 khu phố xinh đẹp gara xe một tầng và đó là thứ duy nhất chúng tôi có thể chi trả. Thế là đủ vì chúng tôi muốn biến nó thành 1 con thiên nga, được trang bị những chi tiết tối tân và mới nhất của chúng tôi, một lần nữa chúng tôi lại là nhà khoa học và những con chuột bạch Đây là căn nhà dùng những vật liệu rẻ và bình thường nhất mà bạn có thể tìm mua ở chợ áp dụng quy tắc 4x8 phổ biến được vận hành trong ngành xây dựng. Một cách sắp xếp không gian và lắp ráp các bộ phận khác nhau là có thể biến 1 căn nhà xây tốn ít chi phí thành một không gian sang trọng. Bây giờ chúng tôi hi vọng và đang làm việc tích cực với các nhà phát triển với những người thợ xây, với cộng đồng để hiện thực hóa cho nhiều ngôi nhà và nhiều gia đình. Bạn thấy đấy, thế giới quanh ta là nguồn cảm hứng vô tận nếu chúng ta đủ tò mò để nhìn thấy bên dưới bề mặt vật chất. Bây giờ tôi sẽ đưa bạn tới phía bên kia mặt trăng đến với phong cảnh tuyệt vời của Montana nơi ít năm trước nhóm tôi cùng Cathy và Peter Halstead nghĩ về trung tâm nghệ thuật Tipet Rise trên trang trại 10000 mẫu Khi chúng tôi tới đó lần đầu, và nhận ra tất cả những gì chúng tôi biết về trung tâm nghệ thuật là hoàn toàn vô nghĩa với khách hàng đó, cộng đồng và cảnh quan đó. Một tòa bảo tàng màu trắng không dành cho nơi này Chúng tôi quyết định chia trung tâm thành rất nhiều những mảnh nhỏ trải dài trong không gian rộng lớn điều đó sẽ khiến du khách đắm chìm vào không gian hoang dã tuyệt vời này. Vì vậy khi trở về văn phòng, chúng tôi nghĩ về việc sử dụng đất vừa là công cụ hỗ trợ, vừa là vật liệu, học hỏi từ những quy trình địa chất như tạo trầm tích, xói mòn, phân mảnh, kết tinh -- và những vụ nổ -- để khám phá các kiến trúc tạo ra từ đất đó là sự mở rộng do nội lực của cảnh quan, như cây cầu băng qua hẻm núi Murphy này. Hay đài phun nước này. Như không gian trên đồi hay nhà hát này mang đến cho chúng ta không gian và âm thanh của những ngọn núi. Và để nhận ra ý tưởng này, không cần kế hoạch xây dựng hoàn hảo. Chúng tôi bám vào thời tiết khắc nghiệt và lao động địa phương. Chúng tôi cần kiểm soát những yếu tố quan trọng, như cấu trúc, địa chất, những đặc điểm ngầm trong hình thái. Nhưng ngược lại, sự ngẫu hứng được chào đón và khuyến khích. Thời điểm thi công vẫn là khoảnh khắc của thiết kế và của sự kỉ niệm, nơi bàn tay, trái tim và tâm trí cùng nhảy điệu nhảy cuối. Và kết quả thì không thể đoán trước. Nó đến như một bất ngờ. Chúng tôi bóc tách kiến trúc như mở quà sinh nhật Kiến trúc không bị che giấu: mà chúng được phát hiện. Ta rút ruột trái đất để xây nơi trú ẩn, một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người Kiến trúc, nghệ thuật, không gian, khảo cổ học, địa chất -- tất cả làm một. Bằng việc sử dụng các tài nguyên theo ý mình 1 cách hợp lí bằng cách tạo ra không gian thử nghiệm chúng tôi khai sáng những vẻ đẹp kiến trúc tiềm ẩn trong những thứ thô sơ và không hoàn hảo xung quanh chúng ta, nâng tầm chúng lên và để chúng nói lên tiếng nói của mình. Xin cảm ơn. Thử thách vĩ đại nhất mà một thợ săn Ma cà rồng đảm nhận là mang ánh sáng mặt trời vào hang của Ma cà rồng. Bạn rón rén lần xuống hang tối, lắp đặt một dãy gương trên đường đi. Khi mặt trời lên đỉnh chiếu vuông góc với mặt đất, chùm tia sáng hội tụ sẽ dội lại theo các tấm gương, bắn thẳng tới máy khuếch tán, và chiếu sáng căn phòng lớn nơi Ma cà rồng đang say giấc. Bạn lắp tấm gương cuối cùng và trốn vào trong khe hở ở góc căn phòng lớn. Máy khuếch tán phải được treo lên tường, nhưng bức tường thì đầy những cỗ quan tài mà bạn không dám phiền đến. Những chỗ trống duy nhất nằm ở ba góc khác nhau của căn phòng. Ánh sáng sẽ đi theo hướng Tây-Nam tạo góc 45 độ, và dội lại trên các bức tường kim loại nhẵn thín cho đến khi đến được một trong ba góc còn lại. Nhưng đó sẽ là góc nào? Bạn biết căn phòng hình chữ nhật rộng 49m và dài 78m. Bạn có thể tìm ra câu trả lời bằng cách vẽ lại mô hình căn phòng và dò đường đi của ánh sáng, nhưng mặt trời chỉ sẽ ở vị trí đó trong ít phút, và bạn phải nhanh lên. May mắn thay, có một cách khác để giải câu đố này vừa đơn giản lại thông minh. Vậy bạn nên đặt máy khuếch tán ở góc nào để nhấn chìm hang Ma cà rồng trong biển sáng mặt trời? Hãy dừng video nếu bạn muốn tự tìm lời giải. Câu trả lời trong 2 1 Bạn có thể giải vấn đề này bằng cách thử với căn phòng nhỏ hơn và sẽ tìm thấy nhiều điểm thú vị. Nhưng có một cách sáng suốt giải mã bí ẩn này một cách nhanh chóng. Hãy vẽ lại căn phòng trên một toạ độ lưới, với góc Tây-Nam tại toạ độ (0,0). Ánh sáng đi qua những điểm trên mạng lưới có toạ độ chẵn-chẵn hoặc lẻ-lẻ. Điều này đúng ngay cả khi nó phản xạ lại một hay vài lần trên tường. Một hướng tiếp cận khác là: vì ánh sáng di chuyển một góc 45 độ, nó luôn đi theo đường chéo của một đơn vị hình vuông Di chuyển 1m theo trục hoành thay đổi toạ độ x từ chẵn sang lẻ và ngược lại. Di chuyển 1m theo trục tung thay đổi toạ độ y từ chẵn sang lẻ và ngược lại. Di chuyển chéo - như ánh sáng ở đây thay đổi cả hai toạ độ cùng lúc, nên toạ độ x y của bất kỳ điểm nào ánh sáng đi qua đều là chẵn-chẵn hoặc lẻ-lẻ. Suy luận này có ích hơn ta tưởng. Cụ thể, nghĩa là ta có cách nhận dạng những điểm mà ánh sáng sẽ không đi qua nếu một điểm toạ độ là một chẵn-một lẻ, ánh sáng sẽ bỏ qua chúng. Nghĩa là ánh sáng sẽ không đi qua hai góc ở đỉnh căn phòng, vì những góc này có toạ độ chẵn-lẻ. Góc Đông-Nam là lựa chọn duy nhất cho máy khuếch tán. Quả thực, khi chùm sáng hội tụ hiếm hoi chiếu vào căn phòng, chúng phản xạ giữa các bức tường và đi thẳng đến góc Đông-Nam, một cách chính xác. Những con Ma cà rồng, cảm nhận được sự xâm nhập của ánh sáng, bị nổ tung từ trong quan tài, và tan thành tro bụi. Đó là một bài kiểm tra "liều lĩnh", và bạn đã "bán mạng" để vượt qua. Một bà lão và kẻ cướp đối mặt trên con đường đầy bụi bặm. Một tên buôn Kinh Thánh dụ triết gia một chân vào chuồng lợn. Một kẻ lang thang dạy cô gái điếc tiếng nói đầu tiên tại một đồn điền cũ. Từ trang trại của mình ở ngoại ô Georgia, bao quanh bởi đàn chim cảnh, Flannery O’Connor viết nên câu chuyện về những kẻ ngoài lề xã hội được dựng lên trong thế giới mà bà biết rõ nhất: miền Nam nước Mỹ. Bà đã xuất bản hai tiểu thuyết, nhưng được biết tới nhiều nhất có lẽ từ truyện ngắn, khai thác cuộc sống ngoại ô với ngôn từ châm chọc, hài hước, và các tình huống thú vị một cách đáng ngạc nhiên. Lúc rảnh rỗi, bà còn vẽ hoạt họa, và văn chương của bà cũng đầy nét biếm họa. Bà miêu tả người mẹ có khuôn mặt "rộng và hồn nhiên như bắp cải," người đàn ông nhiều tham vọng như "cây lau sàn," và cơ thể người phụ nữ có dạng như "bình tro," Tên các nhân vật của bà cũng tinh quái không kém. Trong truyện "The Life You Save May Be Your Own," kẻ lang bạt một tay Tom Shiftlet bước vào cuộc sống của một phụ nữ già tên Lucynell Crater và đứa con gái câm điếc của bà. Dù rất tự tin, căn nhà bị cô lập của bà Crater bắt đầu hư hỏng. Thoạt đầu, ta có thể nghi ngờ về động cơ của Shiftlet khi đề nghị giúp sửa nhà, nhưng O'Connor sớm tiết lộ rằng người phụ nữ già cũng mưu mô không kém vị khách không ngờ ấy và đưa đẩy những giả định nơi người đọc xem ai là kẻ cao cơ hơn. Với O'Connor, không có chủ đề nào là quá giới hạn. Dù sùng đạo Công giáo, bà vẫn không e sợ khám phá khả năng ý nghĩ ngoan đạo và hành vi thiếu tôn trọng có thể cùng tồn tại nơi một người. Trong tiểu thuyết "The Violent Bear it Away", nhân vật chính vật lộn với lựa chọn thành mục sư khi vẫn phạm tội đốt nhà và giết người. Cuốn sách mở đầu với tiên tri bất đắc dĩ trong một vị trí thỏa hiệp đặc biệt. "Chú của Francis Marion Tarwater đã chết được nửa ngày trong khi hắn quá say để có thể hoàn thành việc đào mộ cho ông." Khiến người qua đường phải "kéo cái xác từ bàn ăn vẫn trong tư thế ngồi và đem chôn [...] lấp đủ đất phía trên để chó không thể bới móc." Dù quan điểm chính trị vẫn đang được thảo luận, truyện hư cấu của bà cũng ảnh hưởng bởi nạn phân biệt chủng tộc ở miền Nam. Trong "Everything that Rises Must Converge," bà miêu tả người con trai phát điên vì sự phân biệt của bà mẹ. Nhưng câu chuyện lại tiết lộ rằng anh cũng có điểm mù và ngụ ý rằng việc nhận ra điều xấu xa không đủ khiến nhân cách của anh thoát khỏi sự đánh giá. Nhưng kể cả khi soi mói vào khía cạnh không đáng tin nhất của nhân loại, O'Connor vẫn để lại cánh cửa cho sự cứu rỗi. Trong “A Good Man is Hard to Find,” bà chuộc lỗi cho người phụ nữ khổ sở vì đã tha thứ cho tên tội phạm, kể cả khi hắn giết cả gia đình bà. Dù chùn bước trước cái giá mà bà ta phải trả cho sự cứu rỗi, ta vẫn buộc phải đối diện với những cảm xúc đa dạng trong khoảnh khắc có thể xem là hoàn toàn bạo lực hay xấu xa. Khả năng làm chủ sự lố bịch của O'Connor và những khám phá về sự tầm thường và mê tín ở miền Nam đã khiến bà được biết đến như một nhà văn Gothic miền Nam. Nhưng tác phẩm của bà, vượt khỏi sự vô lý đơn thuần và những chi tiết đáng sợ gắn liền với thể loại này, hé lộ sự đa dạng và sắc thái của tính cách nhân sinh Bà biết rằng vài điều có thể gây khó chịu, và mỗi câu chuyện có thể có nhiều cách hiểu, và bà cảm thấy thoải mái trong việc thách thức độc giả. O'Connor qua đời ở tuổi 39, khi căn bệnh lupus gần như bó buộc bà trong trang trại ở Georgia suốt 12 năm. Thời gian đó, bà chắp bút cho nhiững tác phẩm giàu tưởng tượng nhất. Khả năng chuyển đổi từ tinh quái sang nghiêm túc, kín đáo sang lộ liễu đưa độc giả tới thể giới giả tưởng đầy những ngạc nhiên không hồi kết. Cũng như nhân vật Tom Shiflet từng nói cơ thể "như ngôi nhà: nó bất động nhưng tâm hồn, cô gái ạ, lại như chiếc xe hơi: không ngừng di chuyển." Mạng Internet, hay trang Web, thứ mà tất cả chúng ta đều biết đến đã gần 5000 ngày tuổi. Tất cả những thứ mà chúng ta thấy đầu tiên, hình ảnh vệ tinh của cả trái đất, thứ mà trước đây chúng ta không thể hình dung nổi, tất cả những thứ đang góp phần tạo nên đời sống chúng ta, sự phong phú của sự vật nằm ngay trước mắt chúng ta, ngay trên màn hình laptop, máy tính bàn. Việc những điều tuyệt vời như vậy liên tục xuất hiện là điều đáng ngạc nhiên, nhưng chúng ta không cảm thấy vậy. Thật sự là rất tuyệt vời khi có tất cả những thứ này ở đây. (Cười) Chỉ trong 5000 ngày, tất cả những thứ này xuất hiện. Và tôi biết là 10 năm trước, nếu tôi nói tất cả những thứ như vậy sẽ đến bạn sẽ nói rằng điều đó là bất khả thi. Không có mô hình kinh tế nào là khả thi để làm điều này cả. Và nếu tôi nói là nó sẽ không tốn phí bạn sẽ nói rằng đơn giản là tôi đang nằm mơ Rằng tôi là một gã hoang tưởng. Một người lạc quan vô căn cứ. Và giờ nó ở đây. Một điều khác về Internet mà tôi biết là vào 10 năm trước, khi tôi nhìn vào những thứ Wired đã nói về, ta nghĩ nó sẽ là TV nhưng tân tiến hơn. Nó là dự định đầu tiên. Nó là cái mọi người đã dự đoán sẽ xuất hiện. Và nó hoàn toàn khác với dự đoán đó. Đầu tiên, nó bất khả thi, và không giống bất cứ thứ gì trước đó. Một trong những thứ ta đang sử dụng chẳng hạn Wikipedia, nó đã từng là thứ dường như không tưởng. Nó không tưởng trên lý thuyết, nhưng lại khả thi trên thực tế. Và nếu nhìn lại những thứ không tưởng, tôi nghĩ một trong những điều bạn học được ở thời đại này, trong thập kỉ này, là phải tập cách tin vào những điều không tưởng, bởi vì chúng ta không bao giờ có thể đoán trước được. Vì vậy, tôi tò mò về việc điều gì sẽ diễn ra trong 5000 ngày tiếp theo. Nếu điều đó đã xảy ra vào 5000 ngày qua, thì điều gì sẽ tới trong 5000 ngày tới? Tôi có 1 câu chuyện đơn giản như thế này, rằng chúng ta muốn tin rằng tất cả những gì ta đã tạo ra, tất cả những thứ đã diễn ra trong 5000 ngày, tất cả những máy tính, tất cả các thiết bị cầm tay, tất cả điện thoại di động, laptop và máy chủ, tất cả những gì ta thu được từ những kết nối như thế là một cỗ máy duy nhất. Nếu như chỉ có một cỗ máy, và những thiết bị cầm tay là những cửa sổ nhỏ để tiếp cận cỗ máy này, như vậy chúng ta đang xây dựng một cỗ máy duy nhất khắp toàn cầu. Tôi bắt đầu suy ngẫm về điều đó. Và hóa ra cỗ máy này lại là cỗ máy đáng tin cậy nhất mà chúng ta từng tạo ra. Nó chưa từng hư, nó hoạt động không ngừng. Và dường như chưa hề có cỗ máy nào khác được tạo ra mà chạy nhiều giờ, nhiều ngày như vậy. 5000 ngày không nghỉ, không thể tin được. Tất nhiên, mạng Internet dài hơn 5000 ngày; còn Web thì chỉ mới được 5000 ngày. Cơ bản là tôi đang cố gắng đo đạc. Kích thước của cỗ máy này như thế nào? Tôi bắt đầu bằng việc đo bao nhiêu tỉ cú nhấp chuột trên tất cả máy tính khắp toàn cầu Và con số là 100 tỷ nhấp chuột mỗi ngày. Và 55 nghìn tỷ đường link giữa các trang web trên toàn thế giới. Tôi bắt đầu suy nghĩ về những loại kích thước khác, và tôi lên một danh sách. Có phải Chris Jordan, nhiếp ảnh gia, đã nói rằng khi những con số quá lớn chúng sẽ trở nên vô nghĩa? Đây là dẫn chứng. Thật khó mà tin được, nhưng lại có một tỷ chip PC trên Internet, nếu bạn đếm tất cả các chip trên tất cả máy tính. Có 2 triệu email mỗi giây. Đó là một con số cực lớn. Nó là một cỗ máy khổng lồ. và nó tốn 5% lượng điện trên hành tinh của chúng ta. Đây là vài con số cụ thể nếu bạn muốn biết: 170 nghìn triệu triệu bóng bán dẫn, 55 nghìn tỷ liên kết, email chạy với tần suất 2 megahertz, 31 kilohertz tin nhắn, 246 exabyte kho lưu trữ. Đó là một ổ đĩa khổng lồ! Có rất nhiều bộ nhớ và RAM. 9 exabyte cho dung lượng RAM. Và lưu lượng tổng cộng là 7 terabyte một giây. Brewster đã nói rằng Thư viện Quốc hội lưu khoảng 20 terabyte. Vậy mỗi giây là một nửa Thư viện Quốc hội vụt qua trong chiếc máy này. Một cỗ máy cực lớn. Tôi đã làm một việc khác và tìm ra trong 100 tỷ nhấp chuột mỗi ngày. 55 nghìn tỷ liên kết gần giống với số lượng khớp thần kinh trong não người. Một nghìn nghìn tỷ bóng bán dẫn giống với số các nơ ron thần kinh trong não bạn. Vậy với sự ước chừng đầu tiên, chúng ta có 20 perahertz khớp thần kinh hoạt động. Dĩ nhiên là trí nhớ của chúng ta rất lớn. Nhưng ước lượng đơn giản, kích cỡ và sự phức tạp của cỗ máy này tương đương với kích thước và sự tinh vi của não bạn. Bởi vì cách mà não bạn hoạt động cũng tương tự như cách Web hoạt động. Tuy nhiên, não người thì không tăng gấp đôi mỗi 2 năm. Vậy nếu ta nói cỗ máy này có kích cỡ bằng não người. Nếu ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng của nó, thì 30 năm nữa, nó sẽ có kích thước bằng 6 tỷ bộ não người. Vậy đến năm 2040, khả năng xử lý của cỗ máy này sẽ vượt qua tổng khả năng xử lý của con người. đối với xử lí thông tin thô và nhiều thứ khác. Ray Kurzweil và cộng sự đã làm một đồ thị biểu hiện điều này. Như thế thì sao? Có vài điều tôi muốn đề cập. Tôi có 3 điều tổng quát Tôi muốn nói, ba kết quả của điều này. Thứ nhất, về cơ bản, cỗ máy này bao gồm mọi thứ. Chúng ta đang cho nó một cơ thể Đó là thứ ta sẽ làm trong 5000 ngày tiếp theo Thứ hai là chúng ta sẽ tái cấu trúc nó. Và thứ ba, chúng ta sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Để tôi nói qua 3 điều này. Trước hết, chúng ta có những thứ này trong tay. Ta nghĩ đó là những thiết bị riêng lẽ nhưng thật ra, tất cả màn hình trên thế giới, đều hướng vào một cỗ máy duy nhất. Chúng đơn giản là những cổng đến một máy chủ duy nhất. Điều thứ hai là -- có người gọi đó là "đám mây", Bạn đang chạm vào nó bằng các thiết bị đó. Trong vài trường hợp, tất cả những gì ta cần là một "cloudbook". Một "cloudbook" không có bộ nhớ. Không dây, nhưng luôn được kết nối. Có nhiều điều về nó. Nó trở nên đơn giản. đơn giản là bạn chỉ chạm vào chiếc máy này, và bạn sẽ chạm vào "đám mây", và đó là cách bạn dùng nó. Và chiếc máy sẽ hoạt động như vậy. Có thể nói, nó hoạt động dựa trên mô hình tính toán tập trung Nhưng tất cả, camera và microphones, và cảm biến trong xe hơi và tất cả những gì kết nối vào cỗ máy này. Tất cả sẽ phải thông qua Mạng. Chúng ta đã thấy nó đúng với điện thoại. Bây giờ, điện thoại không thông qua Mạng, nhưng chúng đang bắt đầu làm thế, và sẽ làm được. Ví dụ, Google Labs đã thí nghiệm với Google Docs, Google Speadsheets,... Tất cả những điều đó sẽ lấy Web làm nền tảng. Tất cả đều phải thông qua cỗ máy này. Và tôi đoán là tất cả mọi thứ sẽ tồn tại trên Mạng. Bây giờ thì chưa. Nếu bạn làm việc tại cơ quan, với văn bản Word, hiện tại thì không nằm trên mạng, Chúng sẽ thành 1 phần cỗ máy ở tương lai Chúng sẽ sử dụng ngôn ngữ 'Web'. Chúng sẽ tương tác với Web. Web, trên phương diện nào đó, giống như một lỗ đen hút tất cả mọi thứ vào nó. Và tất cả mọi thứ sẽ là một phần của Mạng lưới này. Tất cả mọi đồ vật, tạo tác được tạo ra sẽ hòa vào đó, như là những mảnh nhỏ của Mạng lưới, và trở thành một phần của cỗ máy này, lúc đó, mọi thứ quanh ta, khi máy tính phổ biến khắp nơi sẽ trở thành một với Web. Tất cả mọi thứ sẽ liên kết với nhau. RFIDs và nhiều thứ khác, hay bất cứ là công nghệ gì, cũng không quan trọng. Tất cả mọi thứ đều sẽ có một bộ phận để kết nối với cỗ máy lớn, và chúng ta sẽ có một mạng Internet chứa tất cả mọi thứ. Hãy bắt đầu nghĩ về chiếc giày như một con chip có gót, hay ô tô như một con chip có bánh xe, bởi vì cơ bản là, phần lớn giá thành để sản xuất xe dành cho trí tuệ và thiết bị điện tử làm ra nó, không phải vật liệu. Nhiều người nghĩ về nền kinh tế mới như là một thứ khác với cái cũ, tồn tại dưới một dạng khác không có thực thể, vô định hình còn nền kinh tế cũ thì lại bao gồm những nguyên tử có hình thù Nhưng thực tế, nền kinh tế mới là sự giao thoa giữa hai thứ trên, nơi chúng ta giao hòa những thông tin và mặt kĩ thuật số của mọi thứ vào thế giới vật chất. Đó là những gì chúng ta sẽ hướng đến. Đó là thứ chúng ta hướng tới -- sự kết hợp, sự hội tụ giữa vật chất và kĩ thuật số. Vì vậy, một trong những hệ quả là tất cả những phương tiện truyền thông, TV, phim ảnh, video -- tất cả sẽ trở thành một. dù chúng khác nhau về nhiều phương diện, chúng sẽ dần trở nên giống nhau hơn. Đó là một định luật của truyền thông, như là các bản sao thì vô giá trị Những thứ không sao chép được thì vô giá ví dụ như tính gần gũi, xác thực và cá nhân. Truyền thông muốn trở nên uyển chuyển. Lý do gọi nhiều thứ là "free" vì các bạn có thể tùy ý sử dụng nó không phải là "free" như "bia miễn phí", mà là "free" trong "freedom" (tự do). Và hiệu ứng mạng quyết định mọi thứ Là càng có nhiều thì càng lấy thêm nhiều Chiếc máy fax đầu tiên -- người đầu tiên mua máy fax là một người ngu, vì chẳng có ai khác để fax cho cả. Nhưng cô ta trở thành người gây ảnh hưởng, thuyết phục những người khác sử dụng máy fax như mình vì điều đó làm cho nó trở nên giá trị Đó là hiệu ứng mà chúng ta sẽ còn thấy Sự chú ý của đám đông là tiền bạc. Định luật này sẽ lan tỏa mạnh trên khắp truyền thông. Một điều khác của sự hiện thân này là điều mà tôi gọi là định luật McLuhan đảo ngược McLuhan nói Máymóc là để nốidài giácquan conngười Tôi nói là "Loài người sẽ trở thành sự nối dài các giác quan của máy móc", dưới một góc nhìn khác. Vì chúng ta có một triệu triệu tai, mắt, và những cú chạm, thông qua hình ảnh kĩ thuật số và máy ảnh của chúng ta. Và chúng ta thấy điều đó qua Flickr, hay là Photosynth, một ứng dụng của Microsoft cho phép bạn lắp ghép lại quang cảnh của một địa danh du lịch từ hàng nghìn hình chụp nơi đó của khách du lịch. Bằng cách nào đó, cỗ máy lớn này đang nhìn qua những chiếc máy ảnh nhỏ. Bây giờ, điều thứ hai mà tôi muốn nói đến là sự tái cơ cấu, cái Web đang làm chính là tái cơ cấu. Tôi phải cảnh báo những gì chúng ta nói đến tôi sẽ đưa ra giải nghĩa cho một thuật ngữ bạn hay nghe, "nội dung Mạng" Trước hết, giai đoạn thứ nhất chúng ta thấy Internet làm là nó đã liên kết các máy tính. Chúng ta gọi đó là "Mạng lưới"; một Internet chứa các mạng lưới. Ta đã thấy, đó là nơi ta truy cập tất cả máy tính trên thế giới Và nếu bạn nhớ lại, đó là một màn hình xanh lá với con trỏ, bạn không thể làm gì nhiều với nó, và chỉ có thể kết nối một máy tính với một máy khác. Những gì mà bạn có thể làm chỉ là, chia sẻ những tệp thông tin. Bạn chuyển tiếp nhưng không kiểm soát được không giống với điện thoại mà ta kiểm soát một đường dây bạn buộc phải chia sẻ các tệp Giai đoạn thứ hai mà chúng ta đang trải qua là kết nối các trang web với nhau Ở giai đoạn trước, nếu tôi muốn vào trang của một hãng máy bay phải từ máy của mình, tới một trang FTP, rồi mới đến máy tính của hãng. Giờ chúng ta có các trang web -- một đơn vị được chia thành các trang và các trang đó kết nối với nhau. Và nếu tôi muốn đặt một chuyến bay, tôi đến trang của hãng hàng không, và kết nối vào trang đó. Chúng ta chia sẻ những kết nối, và bạn phải nhận những kết nối đó. Bạn không thể từ chối nếu ai muốn kết nối bạn không thể ngăn họ. Bạn phải làm quen với ý tưởng phải mở cửa trang của bạn cho bất kì ai. Và đó là cái chúng ta đang làm. Chúng ta đang bước vào giai đoạn 3, đó là cái mà tôi đang nói tới, chúng ta sẽ kết nối dữ liệu với nhau. Tôi không biết tên của cái này là gì. Tôi gọi nó là Cỗ Máy Lớn. Chúng ta di chuyển giữa các máy tính, giữa các trang và giờ là giữa các dữ liệu. Sự khác biệt là thay vì nhảy giữa các trang, Ta sẽ liên kết ý tưởng từ một trang đến ý tưởng khác, thay vì đến trang khác. Vì vậy, mỗi ý tưởng được hỗ trợ -- hoặc mỗi hiện vật, mỗi danh từ -- được hỗ trợ bởi toàn bộ Web. Tóm lại mọi thứ sẽ được xử lí dưới dạng các hiện vật, ý tưởng hay từ ngữ. Vì thế khi thông tin được xuất ra, nó sẽ được nhập thẳng vào các vật. Và khi giải quyết thông tin liên quan đến một cá nhân nào đó, mỗi cá nhân sẽ có một ID riêng Mỗi cá nhân, mỗi vật thể sẽ có gì đó rất riêng biệt, và sẽ liên kết thẳng với chính cá nhân hay vật thể đó. Và giờ, trong hệ thống mới này, khi tôi truy cập vào, tôi sẽ truy cập thẳng tới chuyến bay của tôi, chỗ ngồi của tôi Đây là một ví dụ khác. Tôi sống ở Pacifica, và bây giờ Pacifica chỉ là một cái tên trong nhiều tên khác trên Web. Web không biết nó thật ra là một thị trấn và lại là thị trấn tôi đang sống. Và giờ ta sẽ nói đến điều đó. Nó sẽ liên kết thẳng tới -- Web sẽ tự xử lí được thông tin và biết được đó là một địa danh và mỗi khi thấy từ "Pacifica" đó là một địa danh có kinh độ, vĩ độ, và dân cư. Đây là một vài thuật ngữ kĩ thuật, chỉ gồm 3 chữ cái những chữ bạn sẽ thấy thường xuyên. Tất cả những chữ này được tạo ra giúp cho ý tưởng liên kết dữ liệu với nhau Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Có khoảng một tỉ trang mạng xã hội trên Web Mỗi lần bạn truy cập, bạn phải khai báo rằng bạn là ai Bạn bè của bạn là ai Sao lại thế? Chỉ cần làm một lần thôi là đáng lẽ nó đã biết bạn bè của bạn là ai rồi mà? Là thứ ta muốn,tất cả họ đều được nhận dạng Ta có thể đem các mối quan hệ đi khắp nơi Tất cả dữ liệu về bạn nên được truyền tải và bạn chỉ cần làm một lần mà thôi. Và bạn sẽ thiết lập được một mạng lưới những mối quan hệ từ những dữ liệu đó. Đó là cái ta đang hướng đến -- là Web biết mọi thứ đến từng chi tiết như vậy Ngôn ngữ Web, Web 3.0, đồ thị khổng lồ toàn cầu chúng tôi đang cố đặt tên cho nó. Điều nó đang làm là chia sẻ dữ liệu. Ta phải sẵn sàng để chia sẻ dữ liệu của bản thân, một bước lớn hơn là chia sẻ trang Web hoặc máy tính của bạn. Tất cả những thứ sẽ nằm trên mạng chúng không chỉ là các trang mà còn là sự vật Tất cả mọi thứ ta mô tả trên đó, tất cả tạo tác và địa danh sẽ có một hình thù cụ thể, một đặc trưng riêng biệt ta có thể truy cập vào trực tiếp. Ta sẽ có kho dữ liệu khổng lồ chứa mọi thứ Và còn một điều thứ 4 nữa mà ta chưa đạt được, cũng không trong 10 năm hay 5000 ngày nữa nhưng ta sẽ tới được đó. Và Internet -- lúc tôi truy cập trực tiếp vào ghế ngồi của tôi trên máy bay -- chiếc ghế đó trở thành một phần của Web Và chúng ta sẽ nằm trong một mạng lưới nơi liên kết được thiết lập giữa tất cả mọi thứ thông qua các kết nối mỏng manh. Và điều cuối cùng tôi muốn nói đến là chúng ta sẽ trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Điều này chắc chắn sẽ đến, và càng sớm càng tốt. Nếu bạn cho phép Google, nó sẽ cho bạn biết lịch sử truy cập. Và tôi có thể biết được rằng tôi dùng Google phần lớn vào 11 giờ sáng. Tôi đã sẵn sàng và chấp nhận điều đó. Và tôi nghĩ để cá nhân hóa toàn thế giới, tất cả chúng ta đều phải làm vậy. Đó chính là cái giá. Nếu muốn cá nhân hóa bạn phải hoàn toàn minh bạch với nó. Google. Nếu tôi không nhớ số điện thoại, tôi sẽ hỏi Google. Chúng ta quá phụ thuộc vào nó đến mức tôi không cố nhớ điều gì, và khi tôi cần, tôi chỉ hỏi Google. Như thế thuận tiện hơn Ban đầu ta sẽ phản đối "Không, thật khủng khiếp" Khi ta nghĩ về sự phụ thuộc của ta vào một loại công nghệ khác gọi là bảng chữ cái, và chữ viết, ta hoàn toàn phụ thuộc vào nó, và nó đã thay đổi nền văn minh. Ta không thể tưởng tượng nổi việc không có bảng chữ cái và chữ viết. Và cũng như vậy, ta cũng sẽ không thể tưởng tượng bản thân khi không có cỗ máy lớn đó. Google đang cố tạo một AI nhưng không phải dạng có ý thức hoàn toàn. Larry Page, một chuyên gia, đã nói với tôi rằng họ đang cố thực hiện điều đó. Nhưng khi 6 tỷ người dùng Google, thì ai đang tìm ai? Nó diễn ra cả hai phía Chúng ta sẽ trở thành Web, thứ ta nói tới nãy giờ Ta sẽ trở thành cỗ máy lớn đó. Trong 5000 ngày nữa, ta sẽ có một thứ hơn cả Web Giống như Web không phải TV, nhưng tốt hơn. 5,000 ngày nữa, không chỉ là Web nó sẽ trở thành một thứ khác hoàn toàn. Và tôi nghĩ nó sẽ thông minh hơn. Nó sẽ có trí thông minh, nhưng không có ý thức riêng. Nhưng nó sẽ có thể dự đoán những thứ ta sẽ làm, theo nghĩa tốt. Thứ 2 là, nó sẽ mang tính cá nhân hóa hơn. Nó sẽ nhận biết được chúng ta, và đó là tốt Và một lần nữa, cái giá là sự minh bạch. Và thứ 3 là, nó sẽ có mặt mọi nơi, bằng cách tràn vào môi trường xung quanh, và chúng ta sẽ ở ngay trong nó. Tất cả các thiết bị sẽ là những cổng để truy cập vào nó. Thứ duy nhất tôi muốn bạn nhớ là chúng ta phải bắt đầu nghĩ xa hơn nghĩ về toàn bộ thứ này như một bước tiến mới hoàn toàn. Nó sẽ mang tính toàn cầu. Và nếu xét cả cỗ máy, nó sẽ là một cỗ máy lớn, và đáng tin cậy. Đáng tin cậy hơn các phần tạo nên nó. Nhưng ta cũng có thể nghĩ về nó như một thực thể sống lớn Chúng ta sẽ tương tác với nó như một cỗ máy và cả như với một thực thể lớn. Nó là "Một" Tôi không biết gọi nó là gì ngoài "Một". Ta sẽ tìm tên hay hơn Mọi thứ đang dần liên kết với nhau và một lần nữa, tôi không muốn nói về ý thức, mà là đề cập về nó giống như là về một vi khuẩn nhỏ hoặc như một con trùng roi, bởi giờ nó là vậy. Đây là điều tôi muốn truyền tải: Sẽ chỉ có một cỗ máy duy nhất, và Web sẽ là hệ điều hành của nó. Tất cả màn hình sẽ hướng về "Một" Không có thứ gì sống ngoài Web. Chia sẻ và ta sẽ hưởng lợi. Hãy để "Một" tiếp cận thông tin của ta. Và thông tin đó phải có thể đọc được bởi cỗ máy. "Một" là chúng ta. Chúng ta nằm trong "Một" Cảm ơn các bạn lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi được mời đến đây và thuyết trình về sáng tác nghệ thuật. Tôi chỉ có 15 phút, mà tôi thấy thời gian đã được tính rồi. Trong 15 phút, tôi chỉ có thể giới thiệu rất sơ lược một khía cạnh của việc sáng tác, tôi gọi đó là sự sáng tạo. Sáng tạo là cách chúng ta sáng tác. Nếu khả năng sáng tác có vẻ khó, thậm chí là không thể truyền dạy được, óc sáng tạo luôn mang đến những điều ý nghĩa. Ví dụ, hãy nhìn bức tranh này. Bạn thấy đó, sáng tác là đặt con chó vào bức tranh, và sáng tạo là khi bạn nhìn thấy một con gà ở thân sau của con vật. Khi bạn nghĩ về nó, sáng tạo cũng liên quan khá nhiều đến thuyết nhân quả. Bạn biết đấy, khi tôi còn là một cậu nhóc, tôi là một nhà chế tạo. Tôi tạo ra nhiều thứ. Khi tôi trưởng thành, bắt đầu nhận ra mình là ai, và cố gắng giữ vững cá tính đó -- tôi trở nên sáng tạo. Mãi đến khi tôi viết một quyển sách và mở một buổi triển lãm, là khi tôi mới lần mò chính xác -- dường như mọi thứ điên rồ nhất mà tôi từng làm, những buổi nhậu nhẹt, tiệc tùng -- chúng đều đưa tôi đến việc là tôi đang nói chuyện các bạn ngay lúc này đây. Đây là sự thật, bạn biết đấy, lý do tôi chuyện trò với các bạn bây giờ là vì tôi sinh ra ở Brazil. Nếu tôi sinh ra ở Monterey, thì có lẽ sẽ ở Brazil. Bạn biết đấy, tôi sinh ra ở Brazil và lớn lên trong những năm 70, dưới sự vần vũ của khủng hoảng chính trị, Điều đó buộc tôi phải học giao tiếp thật chính xác -- giữa một chợ như kiểu chợ đen. Bạn không thể cứ nói thẳng điều bạn muốn, bạn phải tìm ra nhiều cách để diễn đạt. Bạn không thể tin tưởng vào những gì bạn nghe. Điều đã góp phần đưa tôi đến ngày hôm nay, là bởi vì tôi thật sự thích các phương tiện truyền thông. Tôi là một tín đồ truyền thông, và sau đó đã tham gia ngành quảng cáo. Công việc đầu tiên của tôi ở Brazil là thiết kế sao cho bảng thông báo dễ đọc hơn, dựa trên tốc độ tiếp cận, góc độ nhìn và cách sắp xếp các cột thông tin. Đó là -- thật sự là một nghiên cứu rất hay, và tôi đã tìm được việc ở một công ty quảng cáo. Họ cho rằng tôi nhất định -- phải tặng mình một chiếc cúp thủy tinh plexi xấu xí cho nghiên cứu đó. Và một lý do nữa -- tại sao tôi ở đây -- là vào ngày tôi đi nhận chiếc cúp đó, lần đầu tiên trong đời tôi đi thuê một bộ lễ phục, đi nhận bộ đồ -- chẳng có người bạn nào cả. Trên đường đi, tôi phải nhảy vào can một vụ ẩu đả. Một người cho đối phương ăn một quả nắm đấm bằng đồng. Họ cũng mặc lễ phục, và đánh nhau. Cảnh tượng rất khó coi. Và còn -- những người làm quảng cáo lúc nào cũng làm như thế -- (cười) -- và tôi -- việc đã diễn ra là khi tôi đang trên đường quay lại lấy xe, tên bị đánh rút ra một khẩu súng -- tôi chẳng biết từ đâu hắn có khẩu súng -- và bắn vào người đầu tiên hắn nghĩ là kẻ gây sự. Người đầu tiên đó đang mặc một bộ lễ phục, thắt cà vạt đen. Đó là tôi. May mắn là, vết thương không chí mạng, các bạn có thể thấy. Và, may mắn hơn nữa, hắn nói xin lỗi với tôi và tôi đã mua chuộc hắn, bắt hắn bồi thường tiền nếu không muốn tôi truy ra tòa. Và đó là lý do -- với số tiền đó tôi mua vé máy bay đến Mỹ vào năm 1983, và đó là lý do cơ bản cho sự có mặt của tôi ngày hôm nay. Đó là vì tôi đã bị bắn. (Cười) (Vỗ tay) Vâng, khi tôi bắt đầu tự sáng tác, tôi đã quyết định mình không nên tạo hình. Bạn biết đấy, tôi trở thành -- Tôi tiếp cận với phong trào đả phá Bởi vì khi tôi quyết định tham gia quảng cáo, tôi muốn -- Tôi muốn vẽ tranh khỏa thân trên nền băng, cho quảng cáo rượu whiskey, đó là điều thật sự lôi cuốn tôi. Nhưng -- họ không cho phép tôi, vì vậy tôi chỉ -- họ chỉ cho phép tôi thực hiện những ý tưởng khác. Nhưng tôi không thích bán rượu whiskey, tôi thích bán nước đá. Những tác phẩm đầu tiên đều là vật thể. Chúng như sự pha trộn giữa những thứ tôi tìm được, thiết kế và quảng cáo. Và tôi gọi chúng là những di vật. Chúng được trưng bày lần đầu tiên ở Stux Gallery năm 1983. Đây là bộ xương chú hề. Đó là di thể của một tộc người - một chủng tộc hề rất tiến hóa. Họ sống ở Brazil từ rất lâu rồi. Đây là cần điều khiển Ashanti. Không may là, nó đã lỗi thời vì nó được thiết kế cho game Atari. Playstation II đang trong quá trình nghiên cứu, có lẽ tôi sẽ mang theo lần sau đến TED. Khán đài đu đưa. Đây là máy pha cà phê thời tiền Columbia. Thật ra ý tưởng này ra đời từ một cuộc tranh luận ở quán Starbuck's, tôi cứ khăng khăng bảo rằng cà phê mình đang uống không phải cà phê Colombia, mà là cà phê tiền Columbia. Chiếc bàn bonsai. Cả bộ Bách khoa Toàn thư Britannica gói gọn trong một quyển, dành cho du khách. Và một nửa mộ phần, dành cho những người chưa chết. Tôi muốn đưa nó vào vương quốc của những hình ảnh, và tôi quyết định sáng tạo với những thứ có cùng nghịch lý về nhận dạng. Tôi quyết định sáng tạo với mây bởi vì mây hiển thị bất cứ hình gì bạn muốn thấy. Tôi muốn chuyển hướng sang dùng công nghệ thấp, nên từ một đám mây bạn có thể hình dung ra một nhúm bông, một đám mây hay đôi bàn tay của Durer đang cầu nguyện -- mặc dù vật này trông giống bàn tay của chuột Mickey hơn. Đây là đám mây mèo con. Chúng được đặt tên là Equivalents, theo tác phẩm của Alfred Stieglitz. "Chú ốc sên". Tôi đang sáng tác với tượng điêu khắc, và các tác phẩm của tôi càng lúc càng phẳng. "Bình trà." Tôi có được một cơ hội đến Florence -- tôi nghĩ là vào năm 1994, và tôi được ngắm "Cánh cổng Thiên đường" của Ghiberti. Ông đã tạo ra một thứ rất tinh tế. Ông kết hợp hai kỹ thuật khác nhau, hai thời đại cách xa nhau. Đầu tiên, ông dùng thuật chạm khắc, một kỹ thuật truyền thống, và kết hợp với không gian ba chiều, một kỹ thuật hoàn toàn tân tiến thời bấy giờ. Đó là sự đột phá hoàn toàn. Mắt bạn không biết nên đọc từ đâu. Và bạn bị kẹt giữa thế giới hình ảnh này. Vì vậy tôi tái tạo những hình mẫu đơn giản như thế này, ban đầu chúng được vẽ bằng nét đơn. Bạn thấy đấy, chúng rất -- và tôi dùng đến dây kẽm. Ý tưởng là để -- vì mọi người đều không chú ý tới màu trắng -- giống như nét bút chì, thấy không? Họ sẽ nhìn vào đấy -- à, bức tranh này vẽ bằng bút chì. Nếu nhìn kỹ thêm lần nữa, bạn sẽ thấy đây là một vật thể tồn tại trong thời gian. Nó có tính chất vật lý, bạn như bắt đầu đi càng sâu vào một câu chuyện kể sẽ dẫn hướng đến hình ảnh. Đây là "Khỉ và máy ảnh Leica" "Thư giãn" "Fiat Lux." Và theo cách đó lịch sử hội hoạ đã tiến hoá từ vẽ nét đơn đến tô bóng đậm nhạt. Tôi cũng muốn thử sức với các đề tài khác. Tôi bắt đầu dấn thân vào nghệ thuật phong cảnh, phong cảnh gần như là hình ảnh của hư không. Tôi vẽ những bức tranh này, gọi là "Tranh sợi chỉ", Tên mỗi bức tranh thể hiện bao nhiêu thước chỉ tôi đã dùng để thể hiện chúng. Cuối cùng thì những hình này luôn thành một bức ảnh chụp hay trong trường hợp này, một bức tranh khắc axit. Đây là một ngọn hải đăng. Đây là "6,500 Thước," theo Corot. "9,000 Thước," theo Gerhard Richter. Không biết bao nhiêu thước, theo John Constable. Từ những đường nét, tôi bắt đầu thực hiện ý tưởng với các điểm chấm, khá giống với cách thể hiện hình ảnh trong các tấm ảnh chụp thường thấy. Tôi từng gặp một đám trẻ trên hòn đảo Saint Kitts, biển Caribe, và cũng đã chơi và làm việc với chúng. Tôi có nhận một số ảnh chúng gửi. Khi đến New York, tôi đã quyết định -- vì chúng đều là con cái của các công nhân đồn điền sản xuất đường, tôi đã vẽ chân dung của chúng bằng cách rải đường trên giấy đen. Chúng có tên là -- (Vỗ tay) -- Cám ơn. Đây là "Valentina, đứa Nhanh nhất". Đó chỉ là tên của đứa trẻ, là một chi tiết nhỏ bạn biết về một người sau cuộc gặp mặt ngắn ngủi. "Valicia." "Jacynthe." Vẫn còn một lớp trình bày nữa còn được giới thiệu. Khi tôi đang vẽ những bức tranh này, tôi khám phá ra còn một chất liệu khác có thể sử dụng. Tôi muốn tạo ra một chủ thể -- -- thứ có thể hoà nhập với chủ đề của tranh, Sôcôla rất phù hợp, bởi vì nó làm giàu trí óc với mọi ý nghĩ từ thô tục đến lãng mạn. Tôi quyết định vẽ những bức tranh này, chúng rất lớn, bạn phải bước ra xa mới có thể thấy được toàn cảnh. Chúng có tên là Những bức vẽ Sôcôla. Có thể Freud giải thích về sôcôla tốt hơn tôi. Ông là người mẫu đầu tiên. Có cả Jackson Pollock. Những bức vẽ đám đông đặc biệt thú vị, bởi vì, bạn biết đó, bạn xem nó -- bạn phải tìm ra sự khác biệt củanhững hình thể dễ dàng nhận ra, ví dụ như một gương mặt, trở thành một mẫu hoạ tiết. "Tay săn ảnh." Tôi dùng bụi thu nhặt ở Bảo tàng Whitney để tái tạo một số tác phẩm của họ. Tôi chọn trường phái tối giản bởi nó đề cao sự khác biệt. Và thứ dùng để tái tạo chúng lại là vật liệu thông thường nhất, chính là bụi. Cứ như thể bạn sở hữu tế bào da của mỗi một người khách từng đến bảo tàng. Cho scan DNA tác phẩm này, người ta sẽ có ngay một danh sách địa chỉ dài nhằng. Đây là Richard Serra. Tôi từng mua một chiếc máy tính, và [họ] bảo nó hiển thị hàng triệu màu. Phản ứng đầu tiên của một người nghệ sĩ là, ai đếm hết số màu đó? Anh biết không? Tôi chợt nhận ra tôi chưa bao giờ thử nghiệm với màu sắc, bởi đã có một thời gian tôi gặp khó khăn sử dụng từng màu riêng rẽ. Nhưng nếu chủ yếu áp dụng vào cấu trúc số, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Lần đầu tiên tôi thử nghiệm với màu sắc chính là khi tạo ra những bản mosaic từ vải Pantone. Kết quả là những bức tranh cực lớn, và tôi đã chụp lại bằng chiếc máy chụp hình cũng cực lớn -- tám trên 10 máy. Bạn có thể nhìn thấy bề mặt của từng mảnh vải như trong bức ảnh của Chuck Close. Bạn cũng phải bước ra khá xa để có được cái nhìn toàn thể. Học hỏi Gerhard Richter về cách dùng bảng màu -- và khái niệm xâm nhập vào một lĩnh vực khác, vốn rất quen thuộc ngày nay, đó chính là bản đồ số. Cuối cùng tôi thu hẹp chủ đề vào tranh cỏ khô của Money. Đây là một màn trò đùa tôi từng hay dựng -- vậy đấy, tái tạo lại -- hệt như tác phẩm "Spiral Jetty" của Robert Smithson và để lại một vài dấu tích, cho thấy tác phẩm được dựng trên mặt bàn, tôi cố chứng minh rằng ông ta không thể dựng được thứ đó trên Hồ Salt Lake. Và rồi khi đang dựng mô hình, tôi đã cố khám phá mối quan hệ giữa mô hình và đời thực. Và tôi thấy rằng tôi thật sự có thể tự mình đến đó và dựng các công trình bằng đất. Tôi chọn những bức phác hoạ đơn giản -- trông cũng khá ngớ ngẩn. Lúc đó, tôi đang tạo dựng những công trình rất đồ sộ, nằm cách nhau 150m. Lúc đó tôi chỉ dựng nên những công trình rất nhỏ, như thế này -- nhưng dưới chung một ánh đèn, và tôi sẽ trưng bày chúng cùng nhau, để khán giả tự xác định mình đang nhìn vào vật thể nào. Tôi không quá thích thú về những thứ quá to hay quá nhỏ. Cứ thứ vừa vừa ở giữa thì hấp dẫn hơn, bởi bạn có thể tạo ra rất nhiều điều mơ hồ. Giống như khi bạn nhìn vào -- kích thước của một người ở kia. Đây là ống nước. Móc treo. Một tác khẩm khác của tôi -- mọi người đều thích ngắm nhìn người khác vẽ, nhưng chẳng mấy ai có cơ hội được xem một người vẽ -- rất nhiều người cùng một lúc, chỉ để chiêm ngưỡng một bức vẽ duy nhất. Tôi rất thích tác phẩm này bởi tôi mất hai tháng trời cho những đám mây hoạt hình này ở Manhattan. Tác phẩm khá tuyệt vời bởi tôi có hứng thú -- ngay từ ngày xa xưa -- với sân khấu, và đám mây đã thể hiện điều đó. Trên sân khấu, bạn cùng lúc được thấy các nghệ sĩ và cả nhân vật của họ điều đình lẫn nhau ngay trước mặt khán giả. Trong đoạn phim này, ta có -- một thứ trông giống một đám mây, mà nó lại cũng chính là một đám mây. Cứ như những diễn viên tuyệt vời. Sở thích diễn xuất của tôi, đặc biệt là diễn xuất tồi, rất thành công. Tôi đã từng trả chừng 60 đô để xem một vị diễn viên tài ba diễn vở King Lear, và cảm thấy như bị cướp mất, bởi ngay khi người diễn viên đó hoá thân vào Vua Lear, ông không còn là ngài diễn viên tài ba mà tôi trả tiền để được xem diễn. Mặt khác, tôi đã trả khoảng 3 đô la -- đến một nhà kho ở Queens để xem vở Othello của một nhóm diễn viên nghiệp dư. Tôi thấy khá thích, bởi một trong các anh chàng diễn viên -- tên anh ấy là Joey Grimaldi -- giả vai vị tướng Marốc -- trong 3 phút đầu anh thật sự là một vị tướng, và sau đó trở lại làm thợ sửa ống nước, nghề của anh ấy, và thế là -- thợ ống nước, đại tướng, thợ ống nước, đại tướng -- với 3 đô la, tôi được thấy hai vở bi kịch chỉ với giá của một vở. Các bạn thấy đấy, tôi cho rằng không hẳn là sự ấn tượng, mới đưa người ta vào những ảo ảnh hoàn hảo thực sự, -- tôi thường sáng tác với mức thấp nhất của ảo ảnh thị giác. Đó không phải lừa gạt người khác, mà thực sự cho họ phương tiện để đo lường lòng tin của mình: bạn muốn bị gạt đến mức nào. Đó là lý do chúng ta trả tiền đi xem ảo thuật và những thứ đại loại như thế. Vâng, tôi nghĩ rằng đã đến hồi kết. Tôi gần hết thời gian rồi. Cảm ơn rất nhiều. Tôi có cái máy tính đầu tiên khi tôi còn là một cậu bé lớn lên ở Accra, và nó thực sự là một thiết bị tuyệt vời. Bạn có thể chơi trò chơi điện tử, bạn có thể lập trình bằng BASIC. Và tôi đã bị mê hoặc. Vì thế tôi đã vào thư viện để tìm hiểu xem nó hoạt động thế nào. Tôi đọc xem làm thế nào mà CPU có thể truyền dữ liệu liên tục tới lui giữa bộ nhớ, RAM và ALU, (bộ phận tính toán số học và logic). Tôi tự nghĩ, chắc cái CPU này phải hoạt động như điên để tất cả dữ liệu lưu chuyển trong hệ thống. Nhưng chẳng ai thực sự quan tâm đến điều này. Khi máy tính được ra mắt lần đầu tiên, người ta nói rằng nó sẽ nhanh hơn nơ-ron hàng triệu lần. Người ta thật sự thích thú, họ nghĩ chúng sẽ bỏ xa khả năng của bộ não. Đây là một câu trích từ Alan Turing: "30 năm nữa, ta sẽ dễ dàng hỏi máy tính một câu hỏi, giống như hỏi một người vậy." Đó là năm 1946. Và bây giờ là 2007, nó vẫn chưa phải hiện thực. Vấn đề là tại sao chúng ta không thấy được cái khả năng này máy tính mà chúng ta thấy được trong não bộ? Điều chúng ta không thực sự nhận ra, và tôi mới chỉ mới nhận ra lúc này, đó là chúng ta phải trả giá đắt cho tốc độ, điều mà chúng ta cho rằng một sự tiến bộ lớn lao của những máy tính này. Nào chúng ta cùng nhìn vào một vài con số Đó là Blue Gene, máy tính nhanh nhất trên thế giới Nó có 120,000 bộ vi xử lý; về cơ bản nó có thể xử lý được 10 quadrillion bit thông tin trên 1 giây Đó là chừng 10 lũy thừa 16. Và nó tiêu thụ khoảng 1.5 mega oát điện. Điều đó có thể rất vĩ đại, nếu bạn có thể bổ sung nó vào tổng năng lực sản xuất của Tanzania. Nó thực sự sẽ thúc đẩy nền kinh tế Quay trở lại với nước Mỹ, nếu các bạn chuyển đổi lượng điện hoặc năng lượng này cho các hộ gia đình ở Mỹ Con số đó là 1200 hộ gia đình ở Mỹ Đó là lượng điện mà cái máy tính này sử dụng. Nào, bây giờ hãy so sánh với bộ não Đây là hình ảnh bộ não của bạn gái Rory Sayres Rory là một nghiên cứu sinh sau đại học ở Stanford Anh ấy nghiên cứu về bộ não bằng cách sử dụng MRI và anh cho rằng đây là bộ não đẹp nhất mà anh đã scan ( chụp ) được từ trước đến giờ ( Cười ) Đó là tình yêu đích thực, ngay đó Và bây giờ thử nghĩ xem công suất tính toán của bộ não là bao nhiêu? Tôi ước tính10 lũy thừa 16 bit trên 1 giây Điều đó cho thấy nó tương tự như máy Blue Gene Đó là câu hỏi. Câu hỏi là, bao nhiêu-- cả bộ não và Blue Gene thực hiện cùng một khối lượng tính toán và dữ liệu câu hỏi là bộ não tiêu tốn bao nhiêu năng lượng? Và thực tế là nó giống như chiếc laptop của bạn chỉ khoảng 10 oát Vậy hiện tại chúng ta đang làm gì với những chiếc máy tính tiêu tốn năng lượng bằng năng lượng dùng cho 1200 ngôi nhà. bộ não đang tiêu thụ năng lượng chỉ bằng chiếc laptop của bạn Câu hỏi là làm thế nào mà bộ não có thể đạt được sự hiệu quả đó Hãy để tôi tóm tắt một chút. bộ não xử lý thông tin trong khi sử dụng năng lượng ít hơn một nghìn lần so với các máy tính được chế tạo bởi các công nghệ hiện nay. Làm thế nào để bộ não có thể thực hiện được điều đó? Hãy cùng nhìn vào cách mà bộ não làm việc và so sánh với cách mà các máy tính làm việc Đây là clip trong chuỗi chương trình PBS, "Đời sống bí ẩn của bộ não" Nó cho bạn thấy các tế bào xử lý thông tin Chúng được gọi là các nơ-ron Chúng truyền các xung điện nhỏ mà chúng cần xử lý cho nhau Và tại nơi chúng liên lạc với nhau, các xung điện này có thể nhảy từ nơ-ron này sang các nơ-ron khác Nơi đó gọi là các khớp thần kinh ( synapse) Có một mạng lưới khổng lồ các tế bào tương tác lẫn nhau khoảng 100 triệu tế bào chúng gửi đi khoảng 10 triệu lũy thừa 4 các xung điện mỗi giây Và đó là nhữg gì đang xảy ra ở bên não của bạn khi bạn đang xem clip này Làm thế nào để so sánh với cách mà máy tính làm việc? Trong máy tính, tất cả dữ liệu chạy qua bộ xử lý trung tâm ( CPU) và từng phần của dữ liệu đều phải đi qua nút cổ chai đó Trong khi đó trong bộ não là những nơ-ron và dữ liệu thực tế chảy qua một mạng lưới các kết nối giữa các nơ-ron. Không có nút cổ chai nào ở đây Nó thực sự là một mạng lưới theo nghĩa đen Một mạng lưới làm việc bên trong bộ não Nếu các bạn nhìn vào 2 bức ảnh này 2 loại từ in sâu vào tâm trí bạn Cái này thì tuần tự và cứng nhắc, giống như chiếc ô tô đi trên 1 xa lộ duy nhất mọi thứ phải xảy ra ngay sau đó Trong khi cái này thì là song song và linh hoạt hơn Việc xử lý thông tin là động và có tính thích ứng cao Tôi không phải là người đầu tiên chỉ ra điều này. Đó là trích dẫn của Brian Eno "Vấn đề với các máy tính là không có đủ cả một châu Phi ở bên trong chúng" Cười Brian thực sự đã nói câu này vào năm 1995 Và lúc đó không ai nghe điều đó nhưng rồi mọi người cũng bắt đầu lắng nghe bởi vấn đề công nghệ mà chúng ta phải đối mặt là rất cấp bách Hãy để tôi dẫn các bạn đi thêm một chút trong vài slide tiếp theo Đây thực sự là một sự hội tụ đáng nhớ giữa các thiết bị mà chúng ta dùng để tính toán trong máy tính và các thiết bị ( sinh học ) mà bộ não của chúng ta sử dụng để tính toán Các thiết bị mà máy tính dùng để tính toán được gọi là transitor Tại đây có các điện cực gọi là các cổng, chúng điều khiển sự ra vào của các dòng điện từ nguồn điện tới các ống dẫn-chúng là một cặp điện cực và các dòng điện mang theo electrons như dòng điện ở nhà các bạn vv.. Và điều gì xảy ra khi bạn ( bật ) mở các cổng này bạn làm tăng cường độ dòng điện và bạn sẽ có một dòng điện ổn định Khi bạn đóng các cổng, sẽ không còn dòng điện nào chảy qua các thiết bị nữa Máy tính của bạn sử dụng trạng thái tồn tại của dòng điện để biểu diễn "một", 1 Và sự vắng mặt của dòng điện biểu diễn "không", 0 Một thực tế đang diễn ra là các transistor càng ngày càng trở nên nhỏ hơn và nó đã không hoạt động như thế này nữa Thực tế nó bắt đầu hoạt động giống như một thiết bị ( sinh học ) mà các nơ-ron sử dụng để tính toán Nó được gọi là một kênh ion Nó đơn giản chỉ là một tế bào protein nhỏ Tôi muốn nói là nơ-ron có hàng ngàn những tế bào như vậy Và chúng nằm trên một màng các tế bào và có một khe trong chúng Chúng là nhưng ion kali đơn chảy theo những khe này Các khe có thể đóng và mở Khi chúng mở, vì các ion đi theo hàng chúng chảy qua cổng rời rạc từng hạt một không ổn định Đó là dòng điện rời rạc Khi bạn đóng các khe, việc mà các nơ-ron có thể làm chúng có thể mở và đóng các khe để sinh ra các hoạt động điện và khi nó bị đóng, do các ion rất nhỏ chúng có thể lọt qua, vài ion trong số chúng có thể lọt qua cùng 1 lúc khi các khe mở thỉnh thoảng bạn sẽ nhận được dòng điện Đây là những bit 1 mà bạn có,nhưng cũng có thể có một vài bit 0 đi kèm Và khi nó đóng, bạn có bit 0 và cũng có thể có vài bit 1 đi kèm Điều này đang xảy ra với các transistor Và đó là lý do tại sao nó xảy ra, ngay lúc này, năm 2007 công nghệ mà chúng ta đang sử dụng, một transistor là đủ một vài electrons có thể lưu thông qua kênh cùng lúc hoặc nối tiếp nhau Sự thật là có khoảng 12 electrons có thể cùng được lưu thông trên kênh này Và điều đó có nghĩa là một transistor tương ứng với khoảng 12 kênh ion song song với nhau Vài năm nữa, vào năm 2015 chúng ta sẽ thu nhỏ các transistor rất nhiều Đây là những gì mà Intel đang làm để cố gắng tăng thêm nhiều nhân trên chip Và thẻ nhớ của chúng ta ngày nay đã có thể chứa tới một gigabyte dữ liệu, trong khi trước đó chúng chỉ có 256 byte Transistor đang ngày càng nhỏ hơn và nó cho phép điều đó xảy ra và công nghệ này thực sự mang lại lợi ích lớn Nhưng điều gì sẽ xảy ra vào năm 2015 khi mà các transistor đang càng trở nên nhỏ hơn nó chỉ tương ứng với 1 electron tại 1 thời điểm có thể truyền qua kênh và tương ứng với nó là một kênh ion Bắt đầu xảy ra tắc nghẽn giao thông trong kênh ion Dòng chảy hiện tại bị bật và tắt một cách ngẫu nhiên ngay cả khi nó cần phải được bật lên. Điều đó có nghĩa là máy tính của bạn sẽ nhận về những bit 0 và 1 lẫn lộn với nhau, nó có thể dẫn tới làm hỏng máy của bạn Vì vậy, chúng ta đang ở giai đoạn mà chúng ta không thực sự biết làm thế nào để tính toán với các thiết bị loại này. Và thứ duy nhất mà chúng ta biết ngay bây giờ có thể tính toán với các thiết bị kiểu như bộ não Do đó, một máy tính chọn một mục cụ thể của dữ liệu từ bộ nhớ, nó sẽ gửi nó vào bộ vi xử lý hoặc ALU, và sau đó nó sẽ trả kết quả trở lại vào bộ nhớ. Trên hình là con đường màu đỏ đã được làm nổi bật Cách bộ não làm việc, như tôi đã nói với các bạn, các bạn có tất cả những nơ-ron Và cách mà chúng biểu diễn thông tin là chúng phá vỡ thông tin thành các mảnh nhỏ các mảnh này được biểu diễn bởi các xung và các nơ-ron khác Như thế bạn có tất cả các phần của dữ liệu được phân tán thông qua một mạng lưới Và cách mà bạn xử lý dữ liệu để lấy kết quả là việc bạn dịch một mô hình này sang một mô hình khác chỉ bằng cách chảy qua mạng xử lý Vì vậy, bạn thiết lập các kết nối từ dòng dữ liệu đầu vào và sinh ra dòng các dữ liệu đầu ra Những gì bạn thấy ở đây là có những kết nối dự phòng Vì vậy nếu mảng dữ liệu này bị hủy chúng không thể hiện ở đây, hai mảng dữ liệu có thể kích hoạt những phần bị thiếu với những kết nối dự phòng Ngay cả khi bạn làm việc với các thiết bị dỏm Nơi thỉng thoảng bạn muốn lấy bit 1 nhưng lại lấy về bit 0, chúng không thể hiện có sự dự phòng ở trong mạng Mạng nơ-ron thực sự có khả năng khôi phục các thông tin bị thiếu Nó làm cho bộ não thực sự mạnh mẽ Những gì bạn có là một hệ thống, nơi lưu trữ những dữ liệu cục bộ và nó rất dễ bị tổn thương, bởi vì mỗi bước cần được xử lý thật hoàn hảo nếu không bạn sẽ mất dữ liệu, trong khi đó bộ não của bạn là một hệ thống lưu trữ dữ liệu một cách phân tán, điều đó làm cho nó thực sự mạnh mẽ Điều tôi muốn nói một cách cơ bản nhất về giấc mơ của tôi đó là chế tạo một máy tính làm việc giống như bộ não Đây là một vài thứ mà chúng tôi đã làm việc trong vài năm qua Và sắp sửa trình bày cho các bạn thấy một hệ thống mà chúng tôi đã thiết kế để mô hình hóa võng mạc Tại võng mạc có đường nối giữa khu vực xử lý của não với nhãn cầu Chúng tôi không viết code giống như các bạn làm với máy tính Thực tế thì quá trình xử lý xảy ra trong các phần nhỏ của bộ não tương tự như quá trình xử lý trong máy tính khi chúng truyền các dòng dữ liệu video qua internet Chúng muốn nén thông tin chúng chỉ gửi những gì thay đổi, những hình ảnh mới và hơn nữa và đó là cách mà nhãn cầu của bạn có thể nén toàn bộ thông tin vào các nơ-ron thần kinh thị giác để gửi đến các phần còn lại của bộ não Thay vì làm việc với các thuật toán như trong các phần mềm chúng tới đã tới nói chuyện với các chuyên gia sinh học thần kinh những người thực sự đã đảo ngược thiết kế của võng mạc Và họ đã tìm ra tất cả các tế bào khác nhau họ khám phá ra mạng lưới, và chúng tôi lấy mạng đó và sử dụng nó như bản kế hoạch cho việc thiết kế một chip silicon Giờ thì các nơ-ron được biểu diễn bởi các nút hoặc mạch trên chip và các kết nối giữa các tế bào thần kinh được biểu diễn, thực tế được mô hình hóa bởi các transitor Và các transistor hành động giống như các kênh ion ở trong não Nó cung cấp cho bạn một kiến trúc mạnh mẽ như tôi đã mô tả Đây thực sự là những thứ mà đôi mắt nhân tạo của chúng ta nhìn thấy Các chip võng mạc mà chúng tôi thiết kế được đặt sau thấu kính này. Tôi sẽ cho các bạn xem một video mà võng mạc silicon xuất ra các kết quả đầu ra của nó Khi nhìn vào Kareem Zaghloul Người đã thiết kế con chip này Để tôi giải thích về những cái mà chúng ta đang xem, OK Bởi vì nó đưa ra các loại thông tin khác nhau Nó không phải đơn giản chỉ như một chiếc máy ảnh Chip võng mạc bóc tách 4 loại thông tin khác nhau Nó bóc tách các vùng với độ tương phản tối chúng được hiển thị trên video với màu đỏ Và khi nó bóc tách dữ liệu trên vùng màu trắng và tương phản sáng chúng được biểu diễn là màu xanh trên video Đây là đôi mắt tối của Kareem và cái nền trắng mà bạn thấy ở đây Con chip cũng bóc tách các thông tin về chuyển động Khi Kareem di chuyển đầu về phía bên phải các bạn sẽ thấy vùng hoạt động màu xanh ở đây chúng biểu diễn cho vùng mà tại đó sự tương phản đang tăng lên ở trong hình ảnh nó đang di chuyển từ vùng tối sang sáng Và các bạn cũng thấy ở đây vùng chuyển động màu vàng Chúng biểu diễn cho các vùng tại đó độ tương phản đang giảm đi Chúng chuyển dần từ sáng sang tối Và có bốn loại thông tin Thần kinh thị giác của bạn có khoảng một triệu sợi như vậy bên trong khoảng 900.000 sợi trong số chúng lưu chuyển 4 loại thông tin khác nhau Vì vậy chúng ta thực sự đang nhân bản các loại tín hiệu trên các dây thần kinh thị giác Những gì bạn chú ý ở đây là những khoảnh khắc được lưu lại trên ảnh ( snapshots) được lấy ra từ đầu ra của các chip võng mạc, chúng rất rời rạc Nó không chuyển sang màu xanh ở mội chỗ trên nền chỉ có trên các cạnh và trên tóc vv.. và đây cũng là thứ mà bạn thấy Khi con người nén dữ liệu và gửi đi, họ muốn làm cho nó nhẹ hơn, rời rạc hơn bởi vì kích thước file sẽ nhỏ hơn, và đó cũng là điều mà võng mạc làm và nó thực hiện điều đó bằng mạch thần kinh, và làm thế nào mạng nơ-ron nơi các tương tác thông tin xảy ra và được chúng tôi mô phỏng lại trên các con chip Có một điểm mà tôi muốn làm, tôi sẽ trình bày ngay đây Những hình ảnh ở đây trông giống như những cái này Nhưng ở đây tôi sẽ cho các bạn thấy chúng tôi có thể tái tạo lại hình ảnh và như các bạn biết, bạn có thể nhận ra Kareem ở phần trên kia Và đây, các bạn đã thấy Vâng, ý tưởng là như vậy Khi bạn đứng đó, bạn sẽ chỉ nhìn thấy sự tương phản giữa sáng và tối Nhưng khi di chuyển tiến lùi Võng mạc sẽ thu nhận những thay đổi Và đó là lý do tại sao khi chúng ta ngồi đây Có vài điều xảy ra phía đằng sau các bạn Bạn chỉ đơn thuần di chuyển mắt của mình Và có những tế bào tự động phát hiện ra những thay đổi Và bạn di chuyển sự chú ý của mình theo nó Những điều này rất quan trọng khi muốn thu nhận hình ảnh của ai đó Những người đang cố gắng lẩn trốn bạn Hãy để tôi kết thúc bằng cách nói về điều đang xảy ra khi bạn đặt Châu Phi vào một chiếc dương cầm. OK Đây là một cái trống thép đã được sửa đổi và đó là điều xảy ra khi bạn đặt Châu Phi lên một chiếc piano và cái tôi muốn chúng ta làm là đưa Châu Phi vào trong máy tính và tiến tới phát triển một loại máy tính mới có thể suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo ra những thứ như thế này Cảm ơn Vỗ tay Một câu hỏi cho anh, Kwabena Anh có đặt trong tâm trí mình công việc của anh đang làm tương lai của Châu Phi và buổi hội thảo này có sự kết nối nào chúng ta có thể tạo ra, nếu có thể , giữa chúng? Vâng, giống như tôi nói lúc đầu Tôi có chiếc máy tính đầu tiên lúc tôi còn là một cậu bé, trưởng thành ở Châu Phi Và tôi đã có một phản ứng cho rằng đây là con đường sai lầm để làm điều đó Nó rất thô sơ, không hề tính tế chút nào Tôi không nghĩ rằng tôi đã có phản ứng đó Nếu tôi muốn lên để đọc các sách khoa học viễn tưởng nghe nói về RD2D2, hoặc bất cứ thứ gì có thể gọi tên, các bạn biết đấy tin vào các quảng cáo về những chiếc máy tính Tôi đã tiếp cận từ 1 góc độ khác, nơi tôi đã mang theo quan điểm khác đó để theo đuổi vấn đề này Và tôi nghĩ rằng có rất nhiều người ở Châu Phi có những quan điểm rất khác và tôi nghĩ nó đang tác động tới công nghệ Và nó đang tác động tới các phương tiện làm thay đổi cuộc sống Và tôi nghĩ có thể các bạn đang bắt đầu được chứng kiến những điều mới đang đến vì chúng ta đang đến từ những góc độ khác nhau Tôi khi chúng ta có thể đóng góp. Chúng ta có thể mơ ước giống như mọi người khác Cảm ơn Kwabena, thât sự rất thú vị Xin cảm ơn Cười Nộp đơn xin việc trực tuyến là một trong những trải nghiệm số tồi tệ nhất hiện nay. Xin việc trực tiếp cũng không khá khẩm gì hơn. [Cách ta làm việc] Tuyển dụng, như ta biết, còn rất nhiều lỗ hổng. Nó là một trải nghiệm kinh khủng. Khoảng 75% số người nộp đơn xin việc bằng nhiều cách những năm qua nói rằng họ không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. Ở phương diện công ty cũng không khá hơn. 46% bị sa thải hoặc tự nghỉ trong năm đầu nhận việc. Một con số khá ấn tượng và tồi tệ cho nền kinh tế. Lần đầu tiên trong lịch sử, số công việc trống vượt hơn số người thất nghiệp, và theo tôi, nó đánh động một vấn đề. Tôi tin mấu chốt nằm ở một tờ giấy: hồ sơ năng lực (résumé). Chắc chắn, nó có một số phần hữu ích: vị trí từng làm, kỹ năng vi tính, biết ngôn ngữ nào, nhưng cái còn thiếu là điều người đó có tiềm năng nhưng chưa có cơ hội được làm trước đây. Với nền kinh tế thay đổi chóng mặt việc làm online có thể yêu cầu những kỹ năng không ai có, nếu chỉ nhìn vào những gì ai đó đã làm trong quá khứ, ta không thể tìm được người phù hợp với công việc tương lai. Đó là lúc tôi nghĩ công nghệ có thể giúp ích. Bạn có thể thấy thuật toán được cải thiện trong việc kết nối người và vật, sẽ thế nào nếu sử dụng công nghệ tương tự giúp ta tìm các công việc thực sự phù hợp? Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Để thuật toán chọn việc nghe có chút đáng sợ, nhưng có một thứ đã được chứng minh thực sự dự đoán được thành công của ai đó trong công việc được gọi là bài kiểm tra đa năng. Bài kiểm tra này không mới, nhưng từng rất tốn kém và cần một tiến sĩ ngồi đối diện với bạn, trả lời rất nhiều câu hỏi rồi viết các báo cáo. Bài kiểm tra đa năng là một cách để hiểu những đặc điểm vốn có của một người -- trí nhớ, sự tập trung. Sẽ ra sao nếu ta có thể mở rộng quy mô, làm chúng dễ tiếp cận và cung cấp cho nhà tuyển dụng các đặc điểm thật sự của một người khiến họ phù hợp với công việc? Nghe thật trừu tượng. Nên hãy thử cùng chơi một trò chơi. Bạn sắp thấy một vòng tròn nhấp nháy, và công việc của bạn là vỗ tay khi vòng tròn màu đỏ và không vỗ khi nó màu xanh. [Sẵn sàng chưa?] [Bắt đầu] [Vòng tròn xanh] [Vòng tròn xanh] [Vòng tròn đỏ] [Vòng tròn xanh] [Vòng tròn xanh] Có thể bạn là người vỗ tay trong tích tắc sau khi vòng tròn đỏ hiện ra. Hoặc có thể là người mất một lúc lâu để chắc chắn 100%. Hoặc có thể bạn vỗ tay vào màu xanh dù không định làm thế. Điều hay ho là đó không phải bài kiểm tra chuẩn hóa để một số người được tuyển vào còn số khác thì không. Thay vào đó là hiểu biết về mức độ phù hợp giữa đặc điểm của bạn và điều cần để làm tốt công việc. Nếu vỗ tay khi màu đỏ và không vỗ tay khi màu xanh, bạn có thể rất tập trung và có khả năng kiềm chế cao. Những người đó có xu hướng là một học sinh xuất sắc, thi cử rất tốt, quản lí dự án hay kế toán xuất sắc. Nhưng nếu bạn vỗ ngay tức thì khi có màu đỏ và đôi lúc vỗ khi xanh, nghĩa là bạn khá bốc đồng và sáng tạo, tính cách thường thấy ở những người bán hàng top đầu. Cách mà chúng tôi áp dụng trong tuyển dụng là đưa những người xuất sắc từ các ngành làm một bài tập khoa học thần kinh tương tự. Rồi phát triển một thuật toán để biết được thứ khiến họ đặc biệt. Và khi có người ứng tuyển, chúng tôi có thể lọc các ứng viên để xem ai phù hợp nhất cho công việc. Có thể bạn sẽ nghĩ có rủi ro ở đây. Giới lao động ngày nay không đa dạng và nếu xây dựng các thuật toán dựa trên người giỏi nhất, làm thế nào để chắc rằng ta không đang duy trì sự thiên vị sẵn có? Ví dụ, nếu xây dựng một thuật toán dựa trên những CEO giỏi nhất và dùng S&P 500 như bộ đào tạo, ta sẽ nhận ra xu hướng thuê một đàn ông da trắng hơn là một phụ nữ. Và đó là thực tế của bất kì ai ở trong vị trí đó. Nhưng công nghệ thực sự mở ra một cơ hội rất thú vị. Ta có thể tạo ra những thuật toán công bằng hơn trước đây. Mỗi thuật toán mà chúng tôi đưa vào sản phẩm đều được kiểm nghiệm để đảm bảo không thiên vị bất cứ giới tính hay cộng đồng nào. Và nếu có bất kì nhóm người nào được ưa ái quá mức, ta có thể chỉnh sửa thuật toán. Tập trung vào những phẩm chất vốn có khiến ai đó phù hợp với công việc, ta có thể vượt qua rào cản chủng tộc, tầng lớp, giới tính, độ tuổi -- kể cả học vấn. Ứng dụng công nghệ và thuật toán không nên gói gọn trong việc giúp tìm những bộ phim đáng xem hay bài hát mới của Justin Bieber. Hãy tưởng tượng khả năng khai thác sức mạnh công nghệ để có được chỉ dẫn thực sự về điều nên làm dựa trên việc ta thật sự là ai. Từ các vở kịch của Shakespeare đến hài kịch truyền hình hiện đại, một kẻ mưu mô làm mọi cách để đạt được mục đích đã trở thành một kiểu nhân vật mà ta căm ghét. Thật tế, điều này quen thuộc đến nỗi, hàng thế kỷ, ta có riêng một từ để miêu tả hắn: Machiavellian. Nhưng liệu thuật ngữ này có bị dùng sai bấy lâu nay? Chính khách đầu thế kỉ 16, Niccoló Machiavelli đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử, triết học và kịch. Nhưng tiếng tăm ông được lưu truyền vì bài chính luận ngắn Quân Vương, là khuôn mẫu cho các triều đại phong kiến bấy giờ và tương lai. Machiavelli không phải là người đầu tiên làm việc này- thực tế, có cả một truyền thống cho việc gọi là "Gương cho Quân vương" đã xuất hiện từ xa xưa. Nhưng không như các tiền bối, Machiavelli không cố miêu tả một vương triều lí tưởng hay hô hào cổ động độc giả của mình cai trị công bằng và anh minh. Thay vào đó, ông tập trung vào câu hỏi về quyền lực làm sao để đạt được và giữ vững được nó. Và trong hàng thập kỉ sau khi được xuất bản, Quân Vương bị mang danh tiếng xấu. Trong Cuộc chiến Tôn giáo Châu Âu, cả Công Giáo và Kháng Cách Giáo đều đổ lỗi cho Machiavelli về những hành động bạo lực và chuyên chế mà đối thủ họ đã làm. Vào cuối thế kỉ đó, Shakespeare đã dùng từ "Machiavel" để biểu thị một kẻ cơ hội phi đạo đức, trực tiếp dẫn đến cách hiểu phổ biến của từ "Machiavellian" đồng nghĩa với một hành vi xấu có tính thao túng. Thoạt nhìn, việc Quân Vương bị gọi là sổ tay của các bạo chúa nghe có vẻ thích đáng. Xuyên suốt, Machiavelli hoàn toàn không quan tâm đến đạo đức, trừ phi nó có ích hay có hại đến việc duy trì quyền lực. Ví dụ, các quân vương được chỉ dẫn xem xét mọi sự tàn bạo cần thiết để nắm lấy quyền lực, và thực hiện qua một đòn tàn bạo duy nhất để đảm bảo sự ổn định sau này. Tấn công lãnh thổ láng giềng và đàn áp các tôn giáo thiểu số được gợi ý là những cách hiệu quả để chiếm lĩnh quần chúng. Dù cư xử cá nhân là gì, Machiavelli khuyên quân vương nên giữ hình tượng anh minh như tính chân thật và sự độ lượng, nhưng sẵn sàng từ bỏ một khi quyền lợi bị đe dọa. Đáng chú ý nhất, ông ghi chú với một nhà cầm quyền: "Được kinh sợ an toàn hơn nhiều so với được kính yêu." Bài luận còn kết thúc với lời kêu gọi Lorenzo de' Medici, nhà cầm quyền mới của Florence, đốc thúc ông thống nhất các bang thành nhỏ dưới ách thống trị. Số đông bào chữa là Machiavelli bị cổ động bởi chủ nghĩa hiện thực không tình cảm và khao khát hòa bình với một nước Ý bị chia rẽ từ bên trong lẫn bên ngoài. Theo quan điểm này, Machiavelli là người đầu tiên hiểu sự thật phũ phàng: mục đích cao cả của ổn định chính trị đáng giá hơn bất cứ mưu kế ghê tởm nào để đạt được nó. Nhà triết học Isaiah Berlin đề nghị rằng thay vì phi đạo đức, Quân Vương lắng nghe giá trị đạo đức thời Hy Lạp, đặt vinh quang của đất nước lên trên lí tưởng cứu rỗi cá nhân của Cơ Đốc giáo. Nhưng những gì ta biết về Machiavelli có thể không đúng với toàn cảnh. Tác giả là một nhà đối ngoại cho quê hương Florence của mình trong 14 năm, trung thành bảo vệ chính quyền cộng hòa được bầu cử trước những kẻ thân cận với phong kiến. Khi dòng tộc Medici lên nắm quyền, ông không chỉ mất chức quyền, thậm chí, bị tra tấn và trục xuất. Với điều này trong tâm trí, cuốn sách này có thể được ông viết khi bị trục xuất với tâm thế, không phải bảo vệ vương quyền, mà là mô tả gay gắt về cách nó hoạt động. Đúng vậy, các nhân vật trong Thời kì Khai sáng như Spinoza xem nó như lời cảnh báo đến người dân tự do về rất nhiều cách mà họ có thể bị áp bức bởi những kẻ cầm quyền đầy tham vọng. Thực ra, cả hai cách đọc đều đúng. Machiavelli có thể đã viết một cuốn sổ tay cho các bạo chúa, nhưng khi chia sẻ nó, ông cũng tiết lộ nước bài cho những người bị áp bức. Bằng cách đó, ông đã cách mạng hóa triết lí chính trị, đặt nền móng cho Hobbes và những nhà tư tưởng tương lai để nghiên cứu quan hệ con người dựa trên thực tế vững chắc của họ hơn là những quan niệm trước đó. Chân thật một cách thô bạo và sửng sốt, Machiavelli đã phá vỡ những ảo tưởng phổ biến về sự đòi hỏi của quyền lực. Và như đã viết cho một người bạn không lâu trước khi mất, ông hi vọng mọi người sẽ "học cách đến Địa ngục để trốn khỏi nó." Bài thuyết trình của tôi có tên là "Chim Đập Cánh và Kính Viễn Vọng" Có vẻ chúng chẳng liên quan gì đến nhau cả, nhưng tôi hi vọng vào cuối 18 phút tới, bạn sẽ thấy sự liên kết. Nó nằm ở origami. Vậy tôi sẽ bắt đầu. Origami là gì? Nhiều người cho rằng họ hiểu origami. Là những thứ này: chim vỗ cánh, đồ chơi, trò đông tây nam bắc (cootie catcher), đại loại như thế. Origami từng là như thế. Nhưng nó đã trở thành một thứ khác. Nó đã trở thành một nghệ thuật, một dạng điêu khắc. Điểm đặc trưng của nó -- điều đã làm nên origami -- là ở cách chúng ta tạo hình bằng gấp xếp giấy. Bạn biết đấy, nó rất xưa rồi. Đây là một cái đĩa từ năm 1797. cho thấy những người phụ nữ chơi thứ đồ chơi này. Nếu nhìn kĩ, nó có hình dạng như một con hạc. Bất kì đứa trẻ Nhật Bản nào đều học cách xếp hạc. Vậy nghệ thuật này đã xuất hiện hàng trăm năm trước, và bạn nghĩ thứ gì lâu đời như thế -- thì sẽ thật hạn chế, gấp đơn thuần những gì làm được thì đã được làm từ lâu rồi. Và đó có thể là vấn đề. Nhưng trong thế kỉ hai mươi, đã xuất hiện một nghệ nhân xếp hình Nhật Bản tên là Yoshizawa, ông đã sáng chế hàng chục nghìn mẫu mới. Quan trọng hơn cả, ông đã tạo ra một ngôn ngữ, một phương tiện để giao tiếp, một kiểu mật mã với những chấm, gạch và mũi tên. Nghe lại buổi nói chuyện của Susan Blackmore, hiện tại chúng ta có một phương tiện truyền thông tin với tính kế thừa và chọn lọc và chúng ta đều biết việc đó sẽ dẫn tới đâu. Và điều thay đổi origami là những thứ như thế này. Đây là một tác phẩm origami -- một mảnh giấy, không cắt, chỉ có nếp gấp, hàng trăm nếp gấp. Cái này cũng là origami, và nó cho thấy chúng ta thay đổi như thế nào trong thế giới hiện đại. Chân thực. Chi tiết. Bạn có sừng, gạc -- thậm chí, nếu nhìn kĩ, có những móng. Nó đặt ra một câu hỏi: điều gì đã thay đổi? Và đó là một thứ mà bạn không ngờ tới trong nghệ thuật, toán học. Đó là, con người ứng dụng các quy tắc toán học vào nghệ thuật, và khám phá những quy luật tiềm ẩn. Điều đó dẫn tới một công cụ kì diệu. Bí quyết của sự hiệu quả trong nhiều lĩnh vực -- và trong origami -- là để người chết làm việc thay cho bạn. (Tiếng cười) Vì khi đó bạn có thể lấy trở ngại của mình và biến nó thành một thứ mà đã được giải quyết và sử dụng kết quả của họ. Tôi muốn kể về việc đó trong origami. Origami xoay quanh những đường gấp. Đường gấp bạn thấy ở đây là bản vẽ kĩ thuật ở dưới tất cả của một tác phẩm origami. Và bạn không thể đơn giản vẽ chúng bằng trí tưởng tượng. Chúng phải tuân theo bốn nguyên tắc đơn giản. Chúng rất đơn giản, rất dễ hiểu. Nguyên tắc đầu tiên là màu đôi. Bạn có thể tô bất cứ ô gấp nào với chỉ hai màu mà không có các ô cùng màu trùng cạnh nhau. Về hướng của các nếp gấp tại bất kỳ giao điểm nào -- số nếp gấp cao (mountain fold) và số nếp gấp sâu (valley fold) -- luôn cách nhau hai con số. Hơn hai hay kém hai. Không còn gì khác. Nếu bạn nhìn vào các góc xung quanh một nếp gấp, thì sẽ thấy rằng khi đánh số các góc theo vòng tròn, tất cả góc số chẵn sẽ làm thành một đường thẳng, tất cả góc số lẻ sẽ làm thành một đường thẳng. Và nếu bạn nhìn cách mà các lớp giấy chồng lên nhau, bạn sẽ nhận thấy rằng cho dù chồng những nếp gấp và lớp giấy lên nhau bằng cách nào, một tấm giấy không bao giờ có thể đi xuyên qua một nếp gấp. Vậy đó làm bốn nguyên tắc cơ bản. Đó là những gì bạn cần trong origami. Toàn bộ origami đến từ đó. Có lẽ bạn sẽ nghĩ, "Liệu bốn luật cơ bản có thể sản sinh ra độ phức tạp như thế?" Nhưng thật ra, quy luật của cơ học lượng tử còn có thể viết ra một chiếc khăn ăn, và chúng chi phối toàn bộ hóa học, toàn bộ đời sống, lịch sử. Nếu chúng ta tuân theo những quy luật này, ta có thể làm nên những điều kì diệu. Trong origami, để làm theo những quy luật này, chúng ta có thể lấy những mẫu đơn giản -- như chi tiết gấp lặp đi lặp lại này, gọi là "kết cấu" -- và tự nó thì chẳng là gì cả. Nhưng khi tuân theo quy tắc của origami, chúng ta có thể gắn kết cấu đó với những chi tiết khác mà có thể cực kì đơn giản, nhưng khi đặt với nhau, ta có thứ gì đó khác hơn một chút. Con cá này, 400 vảy -- cũng là một hình vuông liền lạc, chỉ có nếp gấp. Và nếu không muốn gấp 400 cái vảy, bạn có thể lùi lại và làm một vài thứ, và thêm những tấm mai rùa, hoặc ngón chân. Hoặc có thể nâng cấp lên 50 ngôi sao trên một lá cờ, với 13 sọc. Và nếu bạn muốn làm thứ gì thật điên khùng, con rắn chuông 1,000 vảy. Anh chàng này đang được trưng bày ở dưới lầu, hãy ghé qua khi bạn có cơ hội. Công cụ kì diệu nhất trong origami liên quan tới cách mà chúng ta miêu tả các phần của sinh vật. Tôi có thể diễn tả bằng một phương trình đơn giản. Chúng ta có một ý tưởng, kết hợp nó với một hình vuông, và bạn có một tác phẩm origami. (Tiếng cười) Điều quan trọng là chúng ta diễn tả điều gì bằng những biểu tượng ấy. Có thể bạn cho rằng, "Có thể nào cụ thể như vậy không? Ý tôi là, con bọ cánh cứng này-- nó có hai càng ở hàm, nó có ăng-ten. Có thể cụ thể đến từng chi tiết như vậy không?" Thật vậy, bạn thực sự có thể. Vậy làm điều đó ra sao? Chúng ta chia nó thành vài bước nhỏ hơn. Vậy để tôi mở rộng phương trình đó ra. Tôi khởi đầu với ý tưởng. Tôi trừu tượng hóa nó. Cái gì là thể trừu tượng nhất? Là hình cây. Từ hình cây, tôi bằng cách nào đó phải đến được một hình xếp mà mỗi phần trong vật thể đều hiện diện, một cánh cho mỗi chiếc càng. Và khi đã xong bản gấp, còn được gọi là phần thô, bạn có thể làm những cái càng thon hơn, bạn có thể bẻ nó, bạn có thể biến nó thành hình dạng hoàn chỉnh. Bước đầu tiên, khá dễ. Tìm ý tưởng, vẽ một sơ đồ cây. Bước cuối cùng không quá khó khăn, nhưng bước ở giũa -- đi từ một miêu tả trừu tượng đến một hình gấp -- thì khó đấy. Nhưng đó là nơi mà toán học có thể giúp chúng ta vượt chướng ngại vật. Và tôi sẽ cho tất cả các bạn thấy cách làm điều đó để các bạn có thể ra khỏi đây và gấp cái gì đó. Chúng ta sẽ bắt đầu đơn giản. Phần thô này có nhiều cánh. Chúng ta sẽ học cách làm một cái. Bạn sẽ gấp một cái cánh như thế nào? Lấy một hình vuông. Gấp nó làm đôi, gấp làm đôi, gấp lần nữa, cho đến khi nó thật dài và thon, và chúng ta sẽ gọi nó là một cái cánh. Tôi có thể dùng nó cho một cái chân, cái tay, hay thứ gì như vậy. Phần giấy nào đã cho ra cái cánh đó? Nếu tôi mở nó ra và trở lại các nếp gấp, bạn có thể thấy góc trái trên của hình này là phần giấy dùng để gấp cái cánh đó. Vậy đó là cái cánh, và phần giấy còn lại là phần thừa. Tôi có thể dùng nó cho thứ gì khác. Ờ, có những cách khác để xếp một cái cánh. Một cái cánh có thể có nhiều phương điện khác. Nếu làm cánh nhỏ, tôi có thể dùng ít giấy hơn. Nếu tôi làm nó nhỏ nhất có thể, tôi sẽ đạt đến giới hạn nhỏ nhất của giấy. Ở đây bạn có thể thấy, nó cần một phần tư vòng tròn để làm một cái cánh. Còn nhiều cách khác nữa. Nếu tôi đặt cái cánh trên cạnh, nó chỉ cần nửa vòng tròn. Và nếu làm từ chính giữa, nó cần một vòng tròn. Bằng cách nào đi nữa, nó luôn cần một góc hình tròn của tờ giấy. Bây giờ hãy nâng mức độ lên. Giả sử tôi muốn làm thứ gì đó có nhiều cánh. Tôi sẽ cần gì? Cần rất nhiều hình tròn. Và trong thập niên 1990, các nghệ nhân origami đã khám phá ra những quy luật này và nhận thấy rằng ta có thể làm được nhiều hình dạng phức tạp tùy ý chỉ bằng cách chia vòng tròn. Và đây là lúc mà người chết giúp chúng ta, bởi vì nhiều người đã nghiên cứu vấn đề chia vòng tròn. Tôi có thể dựa vào quá khứ rộng lớn của những nhà toán học và nghệ sĩ đã tìm hiểu chia vật tròn và cách sắp xếp. Và tôi có thể dùng những quy luật đó để tạo ra các hình origami. Vậy chúng tôi phát hiện ra các quy tắc mà dựa vào đó bạn chia vòng tròn, bạn thêm vào vòng tròn những đường kẻ dựa vào nhiều quy tắc nữa, sẽ cho bạn các nếp gấp. Những nếp gấp này làm thành phần thô. Bạn xếp phần thô. Bạn có một hình hoàn chỉnh -- ở đây là một con gián. Thật đơn giản. (Tiếng cười) Nó đơn giản đến nỗi một chiếc máy tính có thể làm được. Có thể bạn sẽ cho rằng "Ờ thì, nó mà đơn giản?" Nhưng với máy tính -- bạn cần phải mô tả mọi thứ bằng một ngôn ngữ đơn giản, và với cái này thì chúng ta có thể. Tôi viết một chương trình một vài năm trước tên là TreeMaker, bạn có thể tải về từ website của tôi. Nó miễn phí, chạy trên tất cả các hệ điều hành lớn -- kể cả Windows. (Tiếng cười) Bạn chỉ cần vẽ một hình cây, và nó sẽ tính toán kiểu gấp. Nó chia vòng tròn, tính toán kiểu gấp, và nếu bạn dùng hình cây mà tôi mới đưa ra -- mà có thể gọi là một con hươu, nó có gạc -- bạn sẽ có kiểu gấp này. Nếu bạn lấy kiểu này, gấp theo những đường chấm chấm, bạn sẽ có một bản thô mà sau đó có thể tạo hình một con hươu, với đúng kiểu gấp mà bạn muốn. Và nếu bạn muốn một kiểu hươu nai khác, không phải nai Virginia nhưng là con la, hay nai sừng tấm, bạn thay đổi sự sắp đặt, và bạn có thể làm một con nai sừng tấm. Hoặc một con nai sừng tấm Bắc Mĩ. hoặc thật sự là bất cứ con nào khác. Những kĩ thuật này đã cách mạng origami. Chúng tôi nhận ra là có thể làm côn trùng, nhện, thứ nào gần như vậy, thứ có chân, thứ có chân và cánh, thứ có chân và râu. Và nếu xếp một con bọ ngựa từ một hình vuông liền lạc không đủ thú vị, bạn có thể xếp hai con bọ ngựa từ một hình vuông. Cô ấy đang ăn anh ấy. Tôi gọi nó là "Giờ Ăn Nhẹ". Bạn không chỉ xếp được côn trùng. Cái này -- bạn thêm vào chi tiết, móng và vuốt. Một con gấu xám có vuốt. Con cóc này có ngón chân. Thật ra, nhiều người trong origami thêm ngón chân vào vật mẫu của họ. Ngón chân giờ đã trở thành một "tập quán" origami bởi vì ai cũng làm nó. Bạn có thể làm nhiều vật thể khác nhau. Đây là một cặp nhạc công. Người chơi guitar là từ một hình vuông riêng lẻ, người chơi bass từ một hình vuông khác. Và nếu bạn cho rằng, "Ờ, nhưng guitar, bass -- chẳng hấp dẫn tí nào. Hãy làm một thứ nhạc cụ phức tạp hơn." Vậy thì bạn có thể làm đàn organ. (Tiếng cười) Và điều này đã cho ra đời một loại origami-theo-nhu-cầu. Bây giờ mọi người có thể nói, "Tôi muốn chính xác thế này và thế này," và bạn có thể xếp ngay tức khắc. Và đôi lúc bạn sẽ tạo ra một thứ nghệ thuật hàn lâm, đôi lúc bạn sẽ kiếm tiền bằng những tác phẩm thị trường. Nhưng tôi muốn cho bạn xem một số ví dụ. Tất cả những gì bạn thấy ở đây, trừ chiếc xe hơi, là origami. (Video) (Vỗ tay) Cho bạn biết thêm, cái này thực sự là giấy gấp. Máy tính làm mọi thứ chuyển động nhưng những thứ này là những vật thể thực được chúng tôi tạo ra. Và origami không chỉ để cho những hiệu ứng hình ảnh, mà nó còn tỏ ra rất hữu ích trong thế giới thực. Ngạc nhiên làm sao, origami và những cấu trúc mà chúng ta đã phát triển trong origami thực ra có những ứng dụng trong y dược, trong khoa học, không gian, trong cơ thể, điện tử gia dụng và nhiều thứ nữa. Tôi muốn cho bạn thấy một vài ví dụ. Một trong những thứ tiên phong là kiểu này, kiểu gấp này, được nghiên cứu bởi Koryo Miura, một kĩ sư người Nhật. Ông ta nghiên cứu một kiểu gấp, và nhận thấy nó có thể gấp lại thành một hình cực kì nhỏ gọn có cấu trúc đóng mở rất đơn giản. Và ông ta dùng nó để thiết kế tấm pin mặt trời. Đó là sự thể hiện của một họa sĩ, nhưng nó đã xuất hiện trong kính thiên văn Nhật Bản vào năm 1995. Bây giờ, thật ra có một chút origami trong Kính Viễn Vọng James Webb, nhưng nó rất đơn giản. Kính viễn vọng, khi đi vào không gian, nó mở ra làm hai. Nó gập lại làm ba. Đó là một cấu trúc rất đơn giản -- bạn thậm chí không thể gọi nó là origami. Họ chắc chắn không cần tham vấn các nghệ sĩ origami. Nhưng nếu bạn muốn thứ gì đó cao và rộng hơn nữa, có thể bạn sẽ cần một ít origami. Những kĩ sư thuộc Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Lawrence Livermore có ý tưởng về một chiếc kính viễn vọng lớn hơn. Họ gọi nó là Eyeglass. Thiết kế này được dùng để thăm dò vật thể quay quanh Trái Đất, cao 25,000 dặm ống kính rộng 100 mét. Vậy hãy tưởng tượng một ống kính rộng như một sân bóng đá. Có hai nhóm người quan tâm đến việc này: những nhà nghiên cứu các hành tinh, những người muốn nhìn lên, và những người khác, muốn nhìn xuống. Cho dù nhìn lên hay nhìn xuống, làm sao bạn có thể đưa nó lên không gian? Bạn phải đưa nó vào một cái tên lửa. Mà tên lửa thì nhỏ. Vậy phải làm nó nhỏ hơn. Làm sao để thu nhỏ một tấm kính khổng lồ? Chỉ còn cách gấp nó lại bằng cách nào đó. Nên bạn phải làm như thế này. Đây là một mô hình nhỏ. Những miếng kính gấp lại, bạn phải chia nhỏ tấm kính, thêm vào đường gợn sóng. Nhưng kiểu mẫu này không hiệu quả để thu nhỏ thứ từ 100 mét xuống còn vài mét. Những kĩ sư ở Livermore, muốn tận dụng thành quả của người chết, hoặc những nghệ sĩ origami còn sống, nói rằng, "Để xem còn ai khác làm thứ này không." Họ tìm hiểu cộng đồng origami, chúng tôi liên lạc với họ và cộng tác với họ. Chúng tôi cùng nhau phát triển một kiểu có kích cỡ tương đối lớn, nhưng lại cho phép bất cứ hình tròn hoặc hình nhẫn phẳng nào gấp lại thành một hình trụ rất nhỏ gọn, tiện dụng. Họ áp dụng ngay kiểu đó cho thế hệ đầu tiên, chưa đến 100 mét -- mà là một cái 5 mét. Nhưng chiếc kính viễn vọng 5 mét này -- có tiêu cự khoảng một phần tư dặm. Nó hoạt động tuyệt vời trong lần thử, và nó thật sự đã xếp lại ngay ngắn. Có những origami khác trong không gian. Cơ quan [Thám hiểm] Không gian Nhật Bản đã phóng một "cánh buồm mặt trời" (solar sail) ở đây bạn có thể thấy cánh buồm mở ra, và thậm chí là những đường gấp. Vấn đề đã được giải quyết ở đây là nó cần phải to lớn và liền lạc tại đích đến, nhưng cũng cần đủ nhỏ cho hành trình tới đó. Và điều đó hiệu quả cho dù bạn đi vào không gian, hay đi vào một cơ thể. Như cái sau đây. Đây là một thanh nẹp cho tim được phát triển bởi Zhong You ở đại học Oxford. Nó giữ cho một động mạch bị chặn được mở, nhưng nó phải nhỏ hơn rất nhiều để đến đó, qua những mạch máu của bạn. Và thanh nẹp này có thể gấp lại nhờ một mô hình origami, dựa trên mô hình của bóng nước. Những người thiết kế dù bay cũng gặp phải vấn đề làm sao để những tấm dù lớn, mỏng thu nhỏ lại. Và họ muốn mô phỏng thiết kế của họ. Vậy nên trên máy tính, họ tìm cách để trải rộng một tấm dù bay. Và thuật toán mà chúng tôi phát triển để xếp côn trùng trở thành giải pháp cho những chiếc dù bay trong mô phỏng của họ. Và họ làm một mô phỏng như thế này. Đó là những đường gấp của origami giờ bạn có thể thấy dù bay phồng lên và biết nó có hiệu quả không. Điều đó dẫn tới một ý tưởng thú vị. Bạn biết đấy, những thứ này đến từ đâu? Ờ, thanh nẹp tim đến từ cái hộp phồng nhỏ đó mà bạn có thể đã học ở tiểu học. Đó cũng là một mẫu tương tự, gọi là mẫu nền bóng nước. Thuật toán trải-dù-bay là sự đào sâu của việc chia vòng tròn và lý thuyết toán học được tạo ra chỉ để xếp côn trùng -- những thứ có chân. Vấn đề là, điều này thường xảy ra trong toán và khoa học. Khi bạn có toán học tham gia, những vấn đề mà bạn giải quyết chỉ để cho giá trị về thẩm mỹ, hoặc để sáng tạo thứ gì đó đẹp đẽ, lại trở nên có một áp dụng thực tiễn. Và cho dù nghe có vẻ kì lạ và kinh ngạc, một ngày nào đó origami có thể cứu một cuộc sống. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đó là vào 6 giờ rưỡi sáng, và Kristen đang đưa một bệnh nhân tuyến tiền liệt vào phòng phẫu thuật. Cô ấy là bác sĩ nội trú đang học việc phẫu thuật. Công việc của cô là học hỏi. Hôm nay, cô rất hồi hộp muốn được thực hiện một ca phẫu thuật bảo vệ tế bào thần kinh, cực kỳ tinh vi giúp duy trì chức năng cương dương. Bác sĩ phẫu thuật chính vẫn chưa tới. Cô cùng đội ngũ gây mê bệnh nhân, và cô chỉ đạo thực hiện đường mổ 20 cm dưới rốn. Ngay sau khi cố định đường mổ, cô bảo y tá gọi bác sĩ chính tới. Anh ta tới, mặc áo choàng dài. Từ đó trở đi, bốn bàn tay đó hầu như chỉ ở bên trong bệnh nhân, dưới sự hướng dẫn của anh, Kristin thực hiện ca mổ. Khi tuyến tiền liệt lộ ra (đúng, anh ấy để Kristen thực hiện bảo vệ thần kinh) anh cởi bỏ bộ đồ bác sĩ, bắt đầu làm giấy tờ. Kristen khâu bệnh nhân vào lúc 8:15, với một bác sĩ nội trú khác đang quan sát cô qua vai. Và cô để anh ta khâu những đường cuối cùng. Kristen cảm thấy thật tuyệt. Bệnh nhân sẽ ổn, và cô ấy đã là phiên bản tốt hơn của chính mình vào lúc 6:30 sáng. Đó là một công việc rất khắc nghiệt. Nhưng Kristen đã học theo cách của hầu hết chúng ta: quan sát chuyên gia thực hiện, làm những phần dễ và an toàn rồi chuyển sang những việc khó và nguy hiểm hơn dưới sự chỉ dẫn và cho phép của thầy mình. Cả cuộc đời, tôi luôn cảm thấy cách học này thật tuyệt diệu. Nó rất cơ bản, là một phần tạo nên con người chúng ta. Nó có những cái tên khác nhau: học việc, huấn luyện, kèm cặp, dạy nghề. Trong phẫu thuật, nó được gọi là "nhìn một, làm một, dạy một" Nhưng quá trình là giống nhau, và là con đường đã phổ biến từ hàng ngàn năm qua, trên khắp thế giới. Thế nhưng, cách ta sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay đang làm cản trở nó. Ta hy sinh việc học hỏi để theo đuổi năng suất. Tôi lần đầu nhận ra nó trong công việc phẫu thuật khi ở MIT, nhưng giờ tôi chắc chắn nó xuất hiện ở khắp nơi, ở những ngành nghề khác nhau với các loại AI khác nhau. Nếu ta không làm gì cả, hàng triệu người sẽ gặp trở ngại trong việc ứng phó với AI. Giờ hãy quay lại việc phẫu thuật. Sáu tháng trôi qua thật nhanh. Lại là 6:30 sáng, và Kristen đang đưa một bệnh nhân tuyến tiền liệt, nhưng lần này là vào phòng phẫu thuật robot. Các bác sĩ tham gia gắn một con robot bốn tay, nặng hơn 450kg vào người bệnh nhân. Cả hai đều cởi bộ đồ bác sĩ, điều khiển ở bàn cách đó 3-5 mét và Kristen chỉ đứng nhìn. Robot cho phép các bác sĩ chính tự làm toàn bộ thủ tục, nên anh ta chỉ việc làm theo. Anh biết Kristen cần thực hành. Anh muốn cho cô điều khiển. Nhưng anh cũng biết rằng cô sẽ làm chậm và mắc lỗi nhiều hơn, và người bệnh cần được ưu tiên. Thế là Kristen không có cơ hội được giải phẫu suốt ca phẫu thuật đó. Nếu được phẫu thuật hơn 15 phút suốt ca mổ bốn tiếng thì đó là may mắn. Và cô biết khi cô nhầm lẫn, anh ta sẽ bấm vào màn hình, và cô sẽ lại chỉ đứng xem, cảm giác như đứa trẻ ngốc nghếch đứng trong góc phòng. Như những nghiên cứu về robot và các công trình trong tám năm qua, tôi bắt đầu bằng một câu hỏi lớn: Làm thế nào để học cách làm việc với thiết bị thông minh? Để trả lời, tôi dành hai năm rưỡi quan sát hàng tá bác sĩ nội trú và phẫu thuật, thực hiện phẫu thuật truyền thống và phẫn thuật robot, phỏng vấn họ và nhìn chung, tiếp xúc với bác sĩ nội trú khi họ đang học việc. Tôi đi đến 18 bệnh viện Mỹ dạy tốt nhất, và câu chuyện là giống nhau. Hầu hết bác sĩ nội trú đều ở trong trường hợp của Kristen. Họ được quan sát rất nhiều, nhưng hiếm khi được làm. Họ không phải tự xoay sở và vì thế, không học hỏi được gì. Đó là tin quan trọng với bác sĩ phẫu thuật nhưng tôi cần biết tình trạng này phổ biến đến mức nào: Còn nơi nào khác đang sử dụng AI làm cản trở việc học việc? Để tìm hiểu, tôi liên hệ với một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu trẻ đang lên, những người mà đã thất bại trong các ngành liên quan đến AI ở nhiều lĩnh vực như khởi nghiệp, chính trị ngân hàng đầu tư và giáo dục trực tuyến. Giống như tôi, họ dành ít nhất một năm và hàng trăm giờ đồng hồ để quan sát, gặp mặt và thường làm việc bên cạnh đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi chia sẻ dữ liệu, và tôi tìm các kiểu mẫu. Ngành nghề nào, công việc nào thì câu chuyện về AI là như nhau. Các tổ chức đang cố gắng từng ngày để thu quả ngọt từ AI, và họ đang tách người học ra khỏi các công việc chuyên môn. Những người điều hành start-up thuê ngoài dịch vụ kết nối khách hàng. Cảnh sát học cách dự báo tội phạm mà không có sự trợ giúp của chuyên gia. Các nhân viên tín dụng non trẻ bị loại bỏ khỏi những phân tích phức tạp, và các giáo sư phải tự mình xây dựng những khoá học online. Và kết quả của những việc làm này giống như trong ngành phẫu thuật. Việc học hỏi từ việc làm ngày càng trở nên khó khăn. Điều này không thể kéo dài. McKinsey ước tính khoảng nửa tỉ tới một tỉ người trong số chúng ta phải thích nghi với AI trong công việc hằng ngày vào năm 2030 Phải thừa nhận, việc học hỏi từ việc làm sẽ còn tồn tại nếu ta còn cố gắng. Khảo sát ở công nhân mới ở Accenture cho thấy hầu hết họ học kĩ năng mấu chốt từ công việc, không phải từ việc đào tạo chính thống. Nên trong khi ta nói nhiều về ảnh hưởng tiềm tàng trong tương lai, điều quan trọng nhất hiện giờ về AI chính là cách ta dùng nó gây cản trở việc học việc khi ta cần nó nhất. Ở nhiều khu vực, một thiểu số nhỏ đã tìm ra được cách để tiếp tục học hỏi. Họ học bằng cách phá vỡ và bẻ gãy quy tắc. Cách thông thường không hiệu quả, nên họ phá vỡ và bẻ gãy quy tắc để được thực hành với các chuyên gia. Ở nơi tôi, các bác sĩ nội trú xem việc thực hành phẫu thuật robot như chương trình học cơ bản. Họ dành ra thêm hàng giờ với giả lập và đoạn ghi hình ca phẫu thuật, thay vì học trong trong phẫu thuật. Và có thể là quan trọng nhất, họ tìm ra cách để chật vật thực hành với ít sự giám sát chuyên môn. Tôi gọi đó là "học trong bóng tối" vì nó phá vỡ tất cả các quy tắc và người học thực hiện nó một cách thầm lặng. Và mọi người đều lờ đi vì nó mang lại kết quả. Nên nhớ, đây là nhóm các học sinh ưu tú. Rõ ràng, việc này không ổn và không vững bền. Không ai phải đánh liều để được học hỏi, để tiếp thu các kĩ năng cần trong công việc. Nhưng ta cần học từ những người này Họ bất chấp rủi ro để học. Họ hiểu họ cần phải bảo vệ sự chật vật và thách thức trong công việc để thúc đẩy bản thân xử lí các vấn đề khó ở vùng tiệm cận với khả năng hiểu biết của mình. Họ cũng đảm bảo có một chuyên gia kề cận để đưa ra gợi ý và ngăn chặn hậu quả. Hãy xây dựng sự kết hợp giữa sự đấu tranh và sự giúp đỡ chuyên môn trong mỗi lần làm với trí tuệ nhân tạo. Đây là một ví dụ rõ ràng tôi có thể đưa ra về vấn đề này. Trước khi robot xuất hiện, nếu là người xử lí chất nổ, bạn giải quyết thiết bị nổ tự tạo bằng cách đến gần nó. Một nhân viên trẻ đứng cách đó hàng trăm mét, chỉ có thể quan sát và giúp đỡ khi được phép, khi bạn cảm thấy an toàn để họ xử lí cùng. Bây giờ, bạn ngồi cạnh anh ta trong xe tải thử bom. Cả hai vừa xem các video. Họ điều khiển robot từ xa, và bạn chỉ dẫn cho họ thành tiếng. Những thực tập sinh học tốt hơn so với thời chưa có robot. Chúng ta có thể mở rộng việc này sang phẫu thuật, khởi nghiệp, cảnh sát, đầu tư ngân hàng, giáo dục online và hơn thế nữa. Tin tốt là chúng ta có công cụ mới để làm điều này. Internet và đám mây cho phép ta không phải lúc nào cũng cần một kèm một, phải ở gần bên nhau, hoặc thậm chí phải trong cùng một tổ chức. Và chúng ta có thể tạo ra AI để giúp họ: hướng dẫn học viên khi họ chật vậy, huấn luyện chuyên gia khi họ huấn luyện và kết nối hai nhóm này một cách thông minh. Đã có những người đang làm việc trên các hệ thống như vậy, nhưng hầu hết tập trung vào sự đào tạo thông thường. Trong khi học việc mới là lĩnh vực gặp khủng hoảng lớn hơn. Chúng ta phải làm tốt hơn. Vấn đề hiện nay yêu cầu ta làm tốt hơn để tạo ra công việc vừa tận dụng hết khả năng tuyệt vời của AI vừa giúp ta cải thiện các kĩ năng khi thực hiện công việc. Đó là tương lai mà tôi mơ ước khi còn là một đứa trẻ. Và bây giờ là lúc để thực hiện nó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào mọi người. Sau đây hai chúng tôi sẽ cho các bạn thấy một ví dụ về sự sáng tạo. Tôi sẽ gấp một trong những mô hình của Robert Lang. Và đây là miếng giấy để tạo ra mô hình, Và các bạn có thể thấy được các nếp gấp cần thiết cho mô hình. Còn Rufus sẽ chơi vài khúc nhạc ngẫu hứng bằng khí cụ quen thuộc của mình, cây đàn xelô điện năm dây. Các bạn sẽ thấy thú vị khi lắng nghe. Anh đã sẵn sàng chưa? Được rồi. Tôi muốn làm cho điều này thú vị hơn một chút. Được rồi. Bắt đầu nào Rufus. (Nhạc) Xong rồi. Các bạn xem này. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Những tiếng sấm và tia sét làm sáng bừng một vùng biển, khi một con tàu chao đảo trên sóng. Không phải một cơn bão bình thường, nó dữ dội và đầy thù hận, và là tiền đề cho vở kịch bí ẩn nhất của Shakespeare. Khi trời quang trở lại, ta như đến với một thế giới dường như rất xa xôi nhưng lại đầy những bận tâm quen thuộc về tự do, quyền lực và sự kiểm soát. Giông Tố lấy bối cảnh tại một hòn đảo hoang huyền bí được cai trị bởi phép thuật và sức mạnh của Prospero, Công tước Milan bị lưu đày. Bị người em trai Antonio phản bội, Prospero bị bỏ mặc trên hòn đảo suốt mười hai năm với con gái Miranda và những cuốn sách yêu quý. Khoảng thời gian đó, hắn đã học được phép thuật và sử dụng nó để thu phục những linh hồn bị giam giữ nơi đây. Hắn cũng cai quản người trần duy nhất ở đảo, tên Caliban tuyệt vọng và bị quỷ ám. Sau nhiều năm ủ mưu trả thù, cuối cùng, kẻ thù của Prospero đã xuất hiện. Với sự giúp đỡ của linh hồn Ariel, pháp sư đã đánh chìm con tàu của người em và cuốn thủy thủ vào bờ. Kế hoạch của Prospero, thậm chí, còn dùng đến cả tình yêu của con gái, dự tính để cho cô say đắm chàng hoàng tử gặp nạn Ferdinand. Và trong khi Prospero và Ariel tiếp cận Antonio, Caliban nhập bọn với những tên thủy thủ say rượu, ấp ủ một âm mưu nực cười nhằm thôn tính hòn đảo. Vở kịch bóc trần những khao khát, ham muốn cơ bản nhất trong xã hội, nơi mỗi phe phái đều khao khát quyền lực bất kể địa vị, dân tộc, hay số phận. Shakespeare biết rằng quyền lực luôn là mục tiêu di động; và khi những góc khuất của nhân vật được tiết lộ, ta bắt đầu tự hỏi liệu vòng luẩn quẩn có bao giờ kết thúc? Dù bị Antonio đối xử bất công, Prospero, từ lâu, đã tỏ ra lạm quyền trên đảo, vơ vét phép thuật và tài nguyên cho bản thân. Caliban cực kỳ phẫn nộ với việc tiếp quản này. Con trai của Sycorax, phù thủy trước đây cai trị hòn đảo, ban đầu đã giúp đỡ những kẻ lưu vong tìm chỗ đứng. Nhưng kể từ khi bị biến thành nô lệ, hắn giận dữ và hối hận vô bờ. "Và sau đó ta yêu thương ngươi./ Và chỉ cho ngươi tất cả những phẩm chất/ Những mùa xuân đến, những hồ nước muối, nơi cằn cỗi và màu mỡ./ Ta nguyền rủa như thế đấy!" Giọng nói vang vọng cùng cơn phẫn nộ sục sôi, Caliban liên tục nhắc Prospero về những gì đã xảy ra: Hòn đảo này thuộc về Sycorax - mẹ ta, người ta yêu thương nhất. Song, Sycorax cũng đã lợi dụng hòn đảo, và giam cầm linh hồn Ariel cho tới khi được Prospero giải thoát. Giờ đây, Ariel phục tùng hắn để trả ơn và hy vọng tìm lại tự do, trong khi Caliban bị bắt làm nô lệ mãi mãi hay ít nhất là khhi Prospero còn nắm quyền. Vì nhiều lý do, "Giông tố" thường được xem là tác phẩm khai phá của chủ nghĩa thực dân và những tình huống oái ăm về đạo đức xảy đến với những người đồng hành của "thế giới dũng cảm mới" Câu hỏi về quyền lực và công lý được đặt ra xuyên suốt vở kịch: Liệu Caliban có phải chủ nhân chính đáng của vùng đất? Liệu Ariel có được tự do? Và Prospero có phải kẻ đứng đầu đầy quyền lực hay còn một ma lực bí ẩn khác, nằm ngoài nhận thức của tất cả? Xuyên suốt vở kịch, Ariel liên tục nhắc nhở Prospero về sự tự hắn còn mắc nợ. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu kẻ nắm quyền có từ bỏ sự kìm kẹp. Câu hỏi về việc kết thúc một triều đại được gửi gắm mạnh mẽ trong "Giông tố" được cho là vở kịch cuối cùng của Shakespeare. Bằng nhiều cách, hành động của Prospero đã tạo nên tính giải trí vĩ đại, hắn ấp ủ những âm mưu điều khiển người xung quanh, và mê hoặc những nhân vật cũng như khán giả. Nhưng vào lúc kết thúc màn thể hiện năng lực và thao túng. những lời cuối của Prospero cho thấy hắn cũng bị chính khán giả hạ thấp và sức mạnh họ nắm giữ trước những tạo tác của hắn. "Sự tiếp sức tuyệt vời của ngươi./ Hơi thở nhẹ nhàng của ngươi./ Hoặc lắp đầy hoặc ngăn trở kế hoạch của ta./ Để được hài lòng." Điều cho thấy vai trò của Shakespeare như một nghệ sĩ tuyệt vời người từ bỏ chính mình, để công chúng tán thưởng. Vào năm 1956, kiến trúc sư Frank Lloyd Wright đã đề xuất ý tưởng về tòa nhà chọc trời cao gần 2.000m. Và nó sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới lúc bấy giờ. rất cao - gấp năm lần tháp Eiffel. Nhưng nhiều nhà phê bình đã cười nhạo vị kiến trúc sư, lý luận rằng người ta sẽ phải đợi thang máy hàng giờ, hoặc tệ hơn, tòa tháp sẽ sụp đổ bởi chính sức nặng của nó. Hầu hết các kỹ sư đều đồng ý, và dù đề xuất đã được công khai, tòa tháp khổng lồ này chưa bao giờ được xây dựng. Ngày nay, ngày càng nhiều những tòa nhà to lớn mọc lên khắp thế giới. Nhiều nhà thầu đã vạch kế hoạch cho những tòa nhà cao hơn 1.000m như tòa tháp Jeddah ở Saudi Arabia, với kích thước gấp ba lần tháp Eiffel. Sẽ sớm thôi, phép màu cao của Wright có thể thành hiện thực. Vậy điều gì đã ngăn trở ta xây dựng những siêu kiến trúc này vào 70 năm trước và ngày nay, ta xây dựng những thứ cao ngàn mét như thế nào? Trong bất kỳ dự án xây dựng nào, mỗi tầng của công trình phải nâng đỡ được tầng phía trên nó. Xây càng cao, lực hấp dẫn tác động từ tầng trên xuống tầng dưới càng lớn. Định luật này, từ lâu, đã định hình các công trình của chúng ta, các kiến trúc sư cổ đại xây dựng kim tự tháp có phần móng rộng để có thể đỡ được các tầng cao nhẹ hơn. Nhưng giải pháp này không thể áp dụng cho những cao ốc trong thành phố- một kim tự tháp có chiều cao như vậy cần phần nền rộng hơn 3km khó có thể chen vào trung tâm thành phố. May mắn là vật liệu rắn chắc như bê tông có thể tránh hình dáng phi thực tế này. Vữa bê tông hiện đại được gia cố thêm cọc thép để tăng sức mạnh và hóa chất polymers giảm thành phần nước để tránh nứt gãy. Bê tông trong tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai - Burj Khalifa, có thể chịu được 8.000 tấn áp lực trên mỗi mét vuông bằng trọng lượng của 1.200 con voi Châu Phi! Dĩ nhiên, ngay cả khi một tòa nhà có thể nâng đỡ được chính nó, nó vẫn cần sự hỗ trợ từ mặt đất. Không có phần móng, tòa nhà với sức nặng như vậy sẽ bị lún, đổ sập, hay nghiêng. Để tránh cho toà tháp gần nửa triệu tấn này lún xuống, 192 cọc lõi thép trộn vữa bê tông được chôn sâu hơn 50m. Ma sát giữa cọc thép và mặt đất giữ cho công trình khổng lồ đứng vững. Ngoài việc đánh bại lực hấp dẫn, là yếu tố kéo tòa nhà xuống, một tòa cao ốc cũng cần phải chống chọi được sức gió thổi từ các bên. Những ngày bình thường, gió có thể tác động một lực mạnh hơn 7kg lên mỗi mét vuông của tòa cao ốc như lực của một quả bóng bowling đang lao đi. Công trình được thiết kế theo khí động lực học, như tháp xoắn Thượng Hải ở Trung Quốc, có thể giảm lực tác động xuống đến một phần tư. Khung chịu tải trọng gió bên trong và ngoài tòa nhà có thể hấp thu lực gió còn lại, như tháp Lotte ở Seoul. Nhưng ngay cả với những biện pháp này, bạn vẫn có thể thấy mình bị chao đảo với biên độ hơn cả mét trên đỉnh tòa tháp trong cơn bão. Để tránh tình trạng gió làm lung lay đỉnh tòa nhà, nhiều cao ốc đã sử dụng đối trọng nặng hàng trăm tấn gọi là "van điều tiết khối lượng". Ví dụ, tháp Taipei 101, treo một quả cầu kim loại khổng lồ trên tầng 87. Khi gió thổi vào tòa tháp, khối nặng khổng lồ trong tòa nhà sẽ dao động, hấp thụ động năng của toà nhà. Vì chuyển động của nó kéo toà nhà, các xi lanh thuỷ lực giữa quả cầu và toà nhà chuyển hoá động năng thành nhiệt, và làm ổn định khối kiến trúc đang đung đưa. Với tất cả các công nghệ này, những siêu công trình có thể đứng vững và ổn định. Nhưng việc di chuyển nhanh trong tòa nhà cũng là một thách thức. Vào thời đại của Wright, thang máy nhanh nhất chỉ có thể di chuyển 22 km/h. Thật may mắn là thời nay, thang máy di chuyển nhanh hơn 70 km/h với các cabin trong tương lai sử dụng đường ray từ tính không ma sát cho vận tốc cao hơn. Và thuật toán quản lý lưu lượng gộp nhóm người đi tính theo điểm đến xếp hành khách và cabin trống thích hợp. Công trình cao ốc đã tiến một bước dài từ đề xuất của Wright. Điều từng bị cho là bất khả thi lại mở ra những cơ hội kiến trúc mới. Ngày nay, một tòa nhà cao gần 2.000m dường như chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong văn hóa, chúng ta có xu hướng xem tình dục là điều quan trọng với đàn ông hơn là phụ nữ. Nhưng đó không phải là sự thật. Sự thật là phụ nữ thường thấy xấu hổ hơn khi nói về vấn đề này. Hơn một nửa số phụ nữ âm thầm chịu đựng sự rối loạn các chức năng tình dục. Chúng ta đã được nghe nhiều hơn về khác biệt trong cực khoái. Nó giống như khác biệt trong thu nhập, nhưng nhớp nháp hơn. (Tiếng cười) Phụ nữ dị tính thường sẽ đạt cực khoái ít hơn 60% khi quan hệ. Đàn ông đạt cực khoái đến 90% khi quan hệ. Để giải quyết những vấn đề này, phụ nữ đã bị bán cho thuốc không tốt, các loại kem nội tiết tố nam ... thậm chí là các loại thuốc tiêm bộ phận sinh dục chưa được kiểm chứng. Thật ra, tình dục ở nữ giới không thể được giải quyết bằng một viên thuốc. Đó là vì nó không bị hỏng: mà nó đang bị hiểu lầm. Văn hóa của chúng ta đã có một cái nhìn sai lệch và thiếu chính xác về mặt y học về tình dục đối với nữ giới trong nhiều thế kỉ qua. Nếu hơn một nửa phụ nữ gặp vấn đề về đến tình dục, có lẽ ý kiến về tình dục của chúng ta không phù hợp với nữ giới. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của phụ nữ. Tôi là một nhà báo, và gần đây tôi viết một cuốn sách về sự tiến triển trong suy nghĩ đối với tình dục ở nữ giới. Tình dục được định nghĩa từ thời đàn ông thống lĩnh giới khoa học. Các nhà khoa học nam thường thấy cơ thể nữ giới thông qua lăng kính sai lệch của họ. Họ có thể hỏi phụ nữ về trải nghiệm của mình. Thay vào đó, họ thăm dò cơ thể nữ giới cứ như đó là một phong cảnh xa lạ. Thậm chí hôm nay khi chúng ta bàn về sự xuất tinh ở nữ và điểm G như thể ta đang nói về người ngoài hành tinh hay đĩa bay. "Họ có thực sự tồn tại không?" (Cười) Mọi thứ sẽ được nhân đôi cho tình dục ở nữ giới thuộc cộng đồng LGBTQI, mà đã bị ghét bỏ và xóa sổ theo những cách cụ thể. Thiếu hiểu biết về cơ thể nữ giới bắt đầu từ nhiều thể kỷ trước. Nó bắt nguồn từ buổi đầu của y học hiện đại. Hãy đưa tâm trí của bạn về thế kỷ thứ 16, thời điểm mà cuộc cách mạng khoa học đang diễn ra ở châu Âu. Đàn ông với các ý tưởng đã thách thức những đạo lý xưa cũ. Họ đang chế tạo kính viễn vọng để ngắm nhìn các vì sao. Chúng ta đang có sự tiến bộ ... thỉnh thoảng. Bạn thấy đấy, những ông tổ của giải phẫu học -- và tôi nói "những ông tổ" vì, phải chấp nhận rằng, họ đều là đàn ông -- đang xem xét giữa hai chân của phụ nữ và cố gắng phân loại những gì họ thấy. Họ không chắc rằng mình phải làm gì với âm vật. Nó dường như không có liên quan đến việc tạo ra em bé. Nhà giải phẫu hàng đầu ở thời điểm đó đã tuyên bố rằng đó có lẽ là một trong những sự sinh trưởng bất thường -- (Cười) và bất kỳ người phụ nữ nào có cái đó thì có lẽ là một người lưỡng tính. Nó trở nên tồi tệ đến nỗi phụ huynh bắt con gái mình cắt bỏ âm vật nếu nó trở nên quá lớn. Đúng như vậy. Điều mà chúng ta nghĩ tới ngày nay như việc loại bỏ bộ phận sinh dục nữ đã được thực hiện ở phương Tây tới tận cuối thế kỷ 20. Bạn phải tự hỏi rằng: nếu họ bối rối đến thế về cơ thể phụ nữ, thì tại sao không hỏi phụ nữ để có sự giúp đỡ? Nhưng chắc bạn nghĩ rằng, "Tất cả đều là lịch sử. Lúc này đã là một thế giới khác. Phụ nữ có mọi thứ. Họ có thuốc ngừa thai, họ có nhắn tin gợi dục và Tinder và làm đẹp vùng kín." (Cười) Bây giờ mọi thứ hẳn đã trở nên tốt hơn. Nhưng thờ ơ kiến thức y tế về cơ thể nữ giới vẫn tiếp diễn. Bao nhiêu người ở đây nhận ra điều này? Đó là cấu trúc đầy đủ của âm vật. Chúng ta nghĩ đến âm vật như một cục bướu nhỏ bằng viên đậu, nhưng thật ra nó nằm sâu trong cơ thể. Một phần lớn âm vật nằm dưới da. Nó chứa nhiều mô cương cứng gần bằng một dương vật. Thật đẹp, đúng không? Nó như một con thiên nga nhỏ. (Cười) Bức tượng điêu khắc này được tạo ra bởi một nghệ sĩ tên Sophia Wallace trong một phần dự án "Cliteracy" (hiểu biết về âm vật) của cô. (Tiếng cười) Cô tin rằng chúng ta cần hiểu hơn về âm vật, và thật vậy, xét cho cùng thì cấu trúc này chỉ mới được dựng thành mô hình 3D bởi các nhà nghiên cứu vào năm 2009. Đó là sau khi chúng ta hoàn thành sơ đồ cấu trúc gen của con người. (Cười) Sự thiếu hiểu biết này mang đến hậu quả thật. Trong một tạp chí y khoa năm 2005, Tiến sĩ Helen O'Connell, một bác sĩ tiết niệu, cảnh báo các đồng nghiệp của cô ấy rằng cấu trúc này vẫn chưa xuất hiện ở đâu trong các tạp chí y khoa đơn thuần -- sách giáo khoa như "Giải phẫu của Gray". Điều này có thể gây ra một hậu quả nghiêm trọng trong phẫu thuật. Hãy cân nhắc về điều này. Quý ông: hãy tưởng tượng rằng bạn có nguy cơ bị mất đi dương vật vì các bác sĩ không chắc rằng nó nằm ở đâu hay là nó trông như thế nào. Không ngạc nhiên khi, nhiều phụ nữ cũng không hiểu rõ về việc giải phẫu bộ phận sinh dục của họ. Bạn không thể nào trách họ. Âm vật lại thường bị thiếu trong nhiều sơ đồ giáo dục giới tính. Phụ nữ có thể cảm nhận rằng văn hóa xem cơ thể họ với sự khó hiểu tột cùng, khinh bỉ hoàn toàn với sự ghê tởm nhất. Nhiều phụ nữ vẫn xem âm vật của họ như thứ dơ bẩn hoặc không đầy đủ. Họ so sánh âm vật của mình ngày càng nhiều với những cái gọn ghẽ và nhỏ nhắn mà họ thấy trong phim khiêu dâm. Đó là lý do mà phẫu thuật thu nhỏ vùng kín trở thành loại hình kinh doanh tăng vọt với phụ nữ và thiếu nữ. Có một số người cảm thấy đây là một vấn đề tầm thường. Tôi viết cuốn sách của mình khi đang ở một bữa tiệc tối và có người nói rằng, "Chẳng phải tình dục là vấn đề của thế giới thứ nhất sao? Chẳng phải phụ nữ khắp nơi đang đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng hơn sao?'' Tất nhiên là có. Nhưng tôi nghĩ thúc đẩy để bình thường hóa tình dục là một phần vấn đề của chúng ta. Chúng ta sống trong một nền văn hóa dường như đang bị ám ảnh với tình dục. Chúng ta dùng nó để bán mọi thứ. Ta nói với phụ nữ vẻ ngoài hấp dẫn là một trong những việc quan trọng nhất họ có thể làm. Nhưng việc chúng ta đang làm là coi thường tình dục. Chúng ta biến nó thành một hình bóng buồn về những gì nó thực sự là. Tình dục không chỉ là một hành động. Tôi nói với Tiến sĩ Lori Brotto, một nhà tâm lí học chuyên về tình dục ở nữ giới, bao gồm những người vượt qua chấn thương. Bà ấy nói rằng hàng nghìn phụ nữ gặp bà ấy đều nhắc chung một chuyện. Họ nói, "Tôi không cảm thấy trọn vẹn." Họ cảm thấy mình mất kết nối với bạn tình của họ và chính họ. Vậy tình dục là gì? Theo truyền thống, chúng ta đã định nghĩa quan hệ tình dục như một quá trình tuyến tính, có định hướng mục tiêu. Nó là một thứ bắt đầu từ ham muốn, tiếp tục với sự vuốt ve và kết thúc với một cái kết hạnh phúc. Ngoại trừ việc không mấy phụ nữ trải nghiệm việc này như thế. Nó ít tuyến tính và thiên về sự xoay vòng hơn đối với họ. Đây là một mô hình mới về sự kích thích và ham muốn ở phụ nữ được hình thành bởi Tiến sĩ Rosemary Basson. Nó nói về nhiều thứ, bao gồm việc phụ nữ có thể bắt đầu bởi rất nhiều lí do khác nhau mà không phải là ham muốn, chẳng hạn như tò mò. Họ có thể kết thúc với cực khoái hoặc nhiều cơn cực khoái, hoặc hài lòng nhưng hầu như không đạt được cực khoái. Tất cả lựa chọn đều bình thường. Một số người đang bắt đầu ủng hộ cho một định nghĩa tình dục phong phú hơn. Cho dù bạn xác định là nam giới, nữ giới hay phi giới tính, tình dục là về mối quan hệ của chúng ta ảnh hưởng đến các giác quan. Nó nói về việc chậm lại, lắng nghe cơ thể, tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Đó là về tổng quan sức khỏe và sự hạnh phúc của chúng ta. Nói cách khác, tình dục ở quan điểm đích thực không phải là cái gì báng bổ, mà nó thiêng liêng. Đó là một lí do phụ nữ đang xác định lại bản năng sinh dục của họ ngày nay. Họ thắc mắc: Tình dục đối với tôi là gì? Vậy nên họ thử nghiệm thông qua thực hành ít hướng về cái kết có hậu hơn -- mà nhiều hơn về cảm giác đủ đầy. Vì vậy họ thử với các lớp học tình dục tâm linh, các hội thảo về thủ dâm -- thậm chí họ còn quay phim khiêu dâm của chính mình nhằm tôn vinh sự đa dạng của cơ thể thực. Cho bất cứ ai vẫn cảm thấy đây là một vấn đề tầm thường, hãy xem xét rằng: hiểu cơ thể của bạn là điều quan trọng đối với vấn đề lớn trong giáo dục giới tính và sự chấp thuận. Bằng cảm nhận, hiểu biết sâu sắc rằng cái chạm nào là đúng, áp lực thế nào, tốc độ ra sao, trong tình huống nào, bạn có thể biết rõ hơn cái chạm nào mang lại cảm giác không đúng và có sự tự tin để nói ra. Cuối cùng, đây không phải là về phụ nữ có quan hệ nhiều và tốt hơn. Không phải để chắc chắn rằng phụ nữ có nhiều khoái cảm bằng đàn ông. Mà là về chấp nhận bản thân và trải nghiệm độc đáo của bạn. Đó là việc bạn trở thành chuyên gia về cơ thể của chính mình. Đó là về việc xác định niềm vui và sự hài lòng theo cách bạn muốn. Và nếu điều đó có nghĩa là bạn hạnh phúc nhất khi không quan hệ tình dục, thì cũng là điều tốt. Nếu chúng ta định nghĩa tình dục như một phần sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta, thì để phụ nữ và con gái được toàn quyền quyết định là bước quan trọng tiếp theo hướng đến sự bình đẳng. Và tôi nghĩ đó sẽ là một thế giới tốt hơn không chỉ cho phụ nữ mà là cho mọi người. XIn cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Jambo, bonjour, zdravstvujtye, dayo: đây là vài ngôn ngữ mà tôi đã nói một chút trong suốt 6 tuần qua khi tôi đến 17 nước tôi nghĩ đến, trong chuyến hành trình điên rồ tôi đang đi, kiểm tra các lĩnh vực khác nhau của dự án mà chúng tôi đang làm. Và lát nữa tôi sẽ kể cho các bạn một ít. Đến thăm vài địa điểm xinh đẹp kỳ diệu, những nơi như Mông Cổ, Campuchia, New Guinea, Nam Phi, Tanzania - 2 lần, tôi đã ở đó một tháng trước. Có cơ hội làm một tour vòng quanh thế giới tốc hành như thế hoàn toàn tuyệt vời, vì rất nhiều lý do. Bạn thấy những điều kỳ diệu. Và bạn có thể làm so sánh giữa các dân tộc khác nhau trên khắp địa cầu. Và thứ mà chúng ta thật sự nhận ra từ đó, thứ nổi trội mà ta nhận ra, không phải là chúng ta là một, dù tôi sẽ nói với các bạn điều đó, mà là chúng ta khác nhau như thế nào. Có rất nhiều sự đa dạng trên toàn thế giới. 6000 ngôn ngữ khác nhau được nói bởi 6 tỉ rưỡi người, tất cả khác nhau về màu da, hình dáng, kích thước. Bạn đi trên đường trên bất kỳ thành phố lớn nào, bạn đi như vậy, và bạn ngạc nhiên bời sự đa dạng của con người. Làm sao chúng ta giải thích sự đa dạng đó? Vâng, đó là những gì tôi sẽ nói hôm nay, cách chúng ta sử dụng công cụ di truyền học, di truyền quần thể nói riêng, để nói cho chúng ta biết cách tạo ra sự đa dạng này, và nó mất bao lâu. Giờ, vấn đề của sự đa dạng của loài người giống tất cả những câu hỏi khoa học lớn khác làm sao bạn giải thích được một thứ như vậy có thể được chia thành các câu hỏi nhỏ. Và bạn có thể tìm hiểu những câu hỏi nhỏ đó. Câu đầu tiên là một câu hỏi về nguồn gốc. Chúng ta có chung một nguồn gốc không? Và nếu có -- giả định rằng mọi người trong căn phòng này đều có -- thì từ khi nào? Từ khi nào chúng ta có nguồn gốc chung? Chúng ta đã tách ra bao lâu rồi? Câu thứ hai cũng liên quan, nhưng khác một chút. Nếu chúng ta xuất phát từ một nguồn, làm sao chúng ta có thể chiếm cứ mọi nơi trên thế giới, và trong quá trình tạo ra tất cả sự đa dạng này, khác biệt trong cách sống, vẻ ngoài khác biệt, ngôn ngữ khác biệt khắp thế giới? Vâng, câu hỏi về nguồn gốc, cũng như các câu hỏi sinh học khác, có vẻ như đã được trả lời bởi Darwin hơn 1 thế kỉ trước. Trong "Nguồn gốc loài người", ông ấy viết, "Trong mỗi khu vực lớn trên thế giới, động vật có vú có quan hệ gần với sinh vật tuyệt chủng trong cùng khu vực. Vì vậy có lẽ loài khỉ tuyệt chủng từng sống ở Châu Phi trước đây có liên quan chặt chẽ với khỉ đột và tinh tinh, và vì hai loài này có liên hệ gần nhất với người, nên có lẽ tổ tiên sớm nhất của chúng ta có khả năng sống ở châu Phi nhiều hơn nơi khác." Vậy là xong, chúng ta có thể về nhà-- kết thúc câu hỏi nguồn gốc. Ừm, không hẳn. Vì Darwin nói về tổ tiên xa của chúng ta, tổ tiên gần của chúng ta với vượn. Và khá rõ rằng khỉ có nguồn gốc từ Châu Phi. Khoảng 23 triệu năm trước, chúng xuất hiện trong mẫu hoá thạch. Thật ra Châu phi bị tách ra khỏi vùng đất khác vào thời gian đó, do sự thay đổi thất thường của các mảng kiến tạo, trôi nổi trên Ấn Độ Dương. Đâm vào mảng Á Âu khoảng 16 triệu năm trước, và rồi chúng ta có sự di cư tới châu Phi đầu tiên, chúng ta gọi nó thế. Loà khỉ rời đi lúc đó kết thúc ở Đông Nam Á, trở thành vượn và đười ươi. Và những con ở lại châu Phi tiến hoá thành khỉ đột, tinh tinh và con người. Vậy, vâng, nói bạn nói về tổ tiên gần của ta và khỉ, rất rõ ràng, bằng việc nhìn vào mẫu hoá thạch, chúng ta bắt đầu từ đây. Nhưng nó không hẳn là câu hỏi mà tôi đang hỏi. Tôi đang hỏi về nguồn gốc loài người, những 'thứ' chúng ta thừa nhận cùng giống loài với chúng ta nếu họ cũng ngồi trong căn phòng này. Nếu họ đang nhìn qua vai bạn, nếu bạn không giật lùi, như vậy. Nguồn gốc loài người thì sao? Vì nếu chúng ta quay trở lại đủ xa, chúng ta chia sẻ một nguồn gốc gần với mọi sinh vật trên Trái Đất. DNA gắn kết chúng ta lại với nhau, chúng ta có chung nguồn gốc với cá nhông và vi khuẩn và nấm, nếu bạn quay lại đủ xa-- khoảng 1 tỉ năm trước. Mà những gì ta đang hỏi là nguồn gốc loài người. Làm sao chúng ta nghiên cứu được? Thì, theo lịch sử, nó được nghiên cứu dựa trên cổ nhân chủng học. Đào mọi thứ lên khỏi mặt đất, và chủ yếu trên cơ sở hình thái -- cách mọi thứ được tạo hình, thường lấy hình dạng hộp sọ -- nói rằng, "Thứ này giống chúng ta nhiều hơn cái đó, nên đây hẳn là tổ tiên của tôi. Đây hẳn là người trực tiếp di truyền cho tôi." Phần cổ nhân chủng học, tôi sẽ chứng minh, cho chúng ta rất nhiều khả năng thú vị về nguồn gốc của chúng ta, nhưng nó không cho khả năng chúng ta thật sự muốn dưới góc độ khoa học. Ý của tôi là gì? Bạn nhìn vào ví dụ này. Đây là ba giống người đã tuyệt chủng, có khả năng là tổ tiên con người. Được đào lên từ phía tây ở Olduvai Gorge, bởi gia đình Leakey. Và chúng có niên đại cỡ thời điểm đó. Từ trái sang phải, chúng ta có Homo erectus. Homo habilis, và Australopithecus - bây giờ được gọi là Paranthropus boisei người vượn phương Nam mạnh mẽ. Những loài đã tuyệt chủng này, cùng 1 nơi, cùng 1 thời điểm. Nó có nghĩa là không phải tất cả 3 loài này là tổ tiên của chúng ta. Tôi thực sự có mối liên quan nào với 1 trong 3 anh chàng này? Có khả năng đây là tổ tiên của chúng ta, nhưng không phải là điều mà chúng ta thực sự tìm kiếm. Vậy nên, cách tiếp cận khác về mặt hình thái học con người sử dụng dữ liệu mà con người đang có trong tay cho tới thời điểm hiện tại vẫn là những hộp sọ lớn. Người đầu tiên tiếp cận theo hướng này một cách có hệ thống là Linnaeus, Carl von Linne, nhà thực vật học người Thụy Điển là người - vào thế kỉ 18 - tự ý phân loại mọi sinh vật sống trên trái đất. Bạn nghĩ rằng bạn có công việc khó khăn? Và ông ấy đã làm được 1 việc tốt. Ông phân loại khoảng 12 000 loài trong quyển "Systema Naturae". Ông đã thực sự tạo ra cụm từ Homo sapiens, trong tiếng Latin có nghĩa là người thông minh. Nhưng nhìn khắp thế giới với sự đa dạng của loài người, ông nói "Bạn biết đấy, chúng ta dường như có được những ý tưởng dè dặt về các phân bộ dưới loài hoặc các nhóm". Và rồi ông nói về người châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu và đặt tên một cách hiển nhiên đầy khinh miệt "Monstrous" (người khổng lồ, người kì dị) bao gồm những người ông ấy không thích, trong đó có cả thần thoại tưởng tượng ra như yêu tinh. Nó có thể bị bỏ qua 1 cách dễ dàng cũng như giành được 1 sự quan tâm xứng đáng. nhưng đương nhiên đó chỉ là suy tưởng đen tối của một nhà khoa học thế kì 18 làm việc trước kỉ nguyên của Darwin Nhưng nếu bạn dựa trên bằng chứng nhân chủng học trong thời gian gần đây cỡ 20 - 30 năm, trong nhiều trường hợp bạn có thể khám phá ra rằng đó là định phân loại khá cơ bản cho loài người. Loài người dựa vào bằng chứng nhân chủng học 30 - 40 năm trước Carlton Coon là ví dụ tốt nhất đã tự tách mình ra khỏi đồng loại - đó là sau kỉ nguyên của Darwin hơn 1 triệu năm qua kể từ khi có Homo erectus. Nhưng dựa vào dữ kiện nào? Rất ít. Rất nhỏ bé. Hình thái học và hàng đống suy luận. Cái mà tôi sẽ nói hôm nay, là cách tiếp cận mới cho vấn đề này. Thay vì đi ra đó và đoán xem ai mới là tổ tiên của chúng ta, đào mọi thứ lên khỏi lòng đất, có thể có cả tổ tiên ông bà và nói rằng dựa vào hình thái học cái chúng ta vẫn chưa hiểu được hoàn toàn chúng ta không biết được gene nào chịu trách nhiệm cho việc đa dạng hình thái như vậy. cái chúng ta cần làm là xoay ngược lại vấn đề. Bởi vì cái chúng ta thật sự hỏi là vấn đề phả hệ, hoặc là câu hỏi phả hệ. Cái chúng ta đang thử là xây dựng cây phả hệ loài người. Và như mọi nhà phả hệ sẽ nói với bạn bất cứ người nào trong gia đình, hoặc là chính bạn có bao giờ tự lập phả hệ, truy ngược về quá khứ hay chưa? Bạn bắt đầu ở hiện tại, với các mối liên hệ bạn biết rõ. Bạn và anh chị em ruột của mình có chung ba mẹ. Bạn và anh chị em họ có chung ông bà. Bạn tiếp tục truy ngược về quá khứ thêm vào đó những mối quan hệ họ hàng xa hơn. Nhưng sau cùng, không quan trọng việc bạn đào hết mọi ghi chép trong nhà thờ và những việc đại loại vậy, bạn đụng phải cái mà các nhà gia phả học gọi là bức tường gạch. Tại một điểm mà bạn không thể biết thêm gì nữa về tổ tiên của bạn và bạn tiến vào vương quốc đen tối và bí hiểm mà chúng ta gọi là lịch sử chúng ta phải cảm nhận theo cách của chúng ta bằng những sự giúp đỡ nhỏ nhoi. Những người tới trước này là ai? Chúng ta không có trong tay những ghi chép đó. À mà thực ra chúng ta có. Nó được viết ra ngay bên trong DNA, ngay bên trong mã di truyền chúng ta có một tài liệu lịch sử có thể giúp chúng ta quay ngược thời gian về lúc khởi đầu của loài người chúng ta. Và đó là những gì chúng tôi nghiên cứu. Bây giờ, đây là một đoạn mồi nhanh trên DNA. Tôi nghi ngờ rằng không phải tất cả mọi người trong khán phòng này đều là nhà di truyền học. Nó là 1 đoạn phân tử rất dài, thẳng được mã hóa để tạo nên 1 bản sao của riêng bạn. Đó là bản vẽ của riêng mỗi người. Nó chứa 4 đơn vị nhỏ: A, C, G và T như tôi gọi. Và sự nối tiếp của những đơn vị này tạo nên bản vẽ đó. Nó dài bao nhiêu? Dài cả triệu đơn vị nhỏ này. Và 1 NST đơn - bộ NST của chúng ta là lưỡng bội một NST đơn dài cỡ 3,2 tỉ nucleotide. Và nếu bạn cộng tất cả lại nó sẽ dài trên 6 tỉ nucleotide. Nếu bạn lấy tất cả DNA ra khỏi 1 tế bào trong cơ thể, và tháo xoắn nó, nó sẽ dài cỡ 2m. Nếu bạn lấy tất cả DNA ra khỏi tất cả các tế bào trong cơ thể, và bạn cũng tháo xoắn nó ra, nó sẽ dài bằng khoảng cách từ đây tới mặt trăng và quay trở lại hàng ngàn lần. Nó chứa rất nhiều thông tin trong đó. Và khi bạn sao chép những phân tử DNA này, nó là 1 công việc rất cực nhọc. Tưởng tượng cuốn sách dài nhất bạn có thể nghĩ tới, ví dụ như "Chiến tranh và hòa bình". Bây giờ nhân nó lên 100 lần. Và tưởng tượng sao chép nó bằng tay. Và bạn sẽ làm việc miệt mài cho tới tận tối khuya, và bạn phải rất rất cẩn thận, bạn phải uống cà phê và bạn đang chú ý tới nó, nhưng tới một lúc nào đó khi bạn đang sao chép bạn sẽ mắc một vài lỗi, như lỗi chính tả thay I cho E, hoặc C cho T. Điều tương tự cũng xảy ra trên DNA khi nó sao chép liên tục qua nhiều thế hệ. Nó không thường xuyên xảy ra lắm. Chúng ta có cơ chế tự sửa sai bên trong cơ thể. Nhưng nếu đã xảy ra rồi, và những thay đổi này được truyền tiếp cho các thế hệ sau chúng trở thành dấu hiệu đánh dấu cho tổ tiên của chúng ta. Nếu bạn có chung dấu hiệu này với ai đó, có nghĩa là bạn với họ có cùng 1 tổ tiên ở 1 thời điểm nào đó trong quá khứ, người đầu tiên có sự thay đổi đó trong DNA. Nhìn vào sự đa dạng gene của mọi người trên toàn thế giới và đánh giá độ tuổi tương đối của chúng khi nó xảy ra trong quá khứ ta có thể xây dựng cây gia hệ cho tất cả mọi người còn sống hiện nay. Có 2 loại DNA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm, một là DNA của ti thể, truy ngược lại hướng gia đình của người mẹ. Bạn có DNA ti thể từ mẹ, bà ngoại, trở ngược về từ người phụ nữ đầu tiên của gia đình. NST Y, 1 loại DNA tạo nên người đàn ông, truy ngược lại hướng gia đình của người bố. Mọi người trong phòng này, mọi người trên thế giới, rơi vào 1 nhánh đâu đó trên những cây gia hệ này. Bây giờ, ngay cả khi những phiên bản đơn giản hóa của những cái cây thật, chúng vẫn là thứ gì đó rất phức tạp, cho nên hãy đơn giản hóa nó. Kéo họ lại gần nhau, kết hợp họ với nhau để nhìn giống 1 cái cây với rễ ở dưới và các cành cây vươn lên trên. Thông điệp cần truyền tải ở đây là gì? Thứ mà bạn nghĩ ra đầu tiên là dòng họ bắt nguồn cây gia hệ của gia đình mình được tìm thấy trong châu Phi, giữa những người châu Phi. Điều đó nghĩa là những người châu Phi đã tập hợp những đột biến đa dạng này 1 thời gian dài Và chúng ta bắt nguồn từ châu Phi. Nó được viết trong DNA của chúng ta rồi. Mỗi phần của DNA chúng ta đang nhìn có sự đa dạng lớn ở châu Phi hơn là những nơi khác. Và tại 1 thời điểm nào đó trong quá khứ, một nhóm nhỏ người châu Phi rời khỏi lục địa Phi tới định cư khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta có chung tổ tiên gần như thế nào? Có phải hàng triệu năm trước, khi chúng ta có thể nghi ngờ bằng cách nhìn vào tất cả sự đa dạng trên trái đất này? Không, DNA kể cho ta nghe một câu chuyện khá rõ ràng. Trong vòng 200 000 năm trở lại đây, chúng ta có chung tổ tiên, 1 con người Mitochondrial Eve, các bạn có thể đã nghe về bà ấy, ở châu Phi, người phụ nữ châu Phi tạo nên sự đa dạng trên thế giới. Nhưng thứ còn thú vị hơn nữa là khi bạn nhìn theo hướng của NST Y, câu chuyện phía bên người đàn ông, NST Y - Adam chỉ sống cỡ 60 000 năm trước. Đó chỉ cỡ 2000 thế hệ con người, một cái chớp mắt trong thuyết Tiến hóa. Nó nói cho ta biết chúng ta vẫn còn đang sống tại châu Phi ở thời điểm đó. Đây là người đàn ông châu Phi đã tạo nên sự đa dạng cho NST Y trên toàn thế giới. Chỉ trong có 60 000 năm thôi mà chúng ta đã bắt đầu sinh sôi nảy nở một cách đa dạng như vậy. Thật là một câu chuyện thú vị. Chúng ta đều là một phần có ích của đại gia đình người châu Phi. Bây giờ, tới gần hơn một chút. Tại sao chúng ta không rời đi sớm hơn? Tại sao Homo erectus chỉ tiến hóa thành một vài loài khác, hoặc dưới loài, con người toàn thế giới? Tại sao chúng ta dường như đi khỏi châu Phi chỉ thời gian gần đây thôi? Ừm, đó là một câu hỏi lớn. Những câu hỏi tại sao này đặc biệt trong ngành di truyền học và nghiên cứu lịch sử nói chung luôn là 1 câu hỏi lớn câu hỏi rất khó để trả lời. Và khi mọi thứ đều thất bại, hãy nói về thời tiết. Chuyện gì đã xảy ra với thời tiết của trái đất 60 000 năm về trước? Chúng ta sắp đi vào phần tồi tệ nhất của kỉ băng hà cuối cùng. Kỉ băng hà cuối cùng bắt đầu vào khoảng 120 000 năm trước. Nó trồi sụt bất thường và chỉ bắt đầu tăng tốc vào khoảng 70 000 năm trước. Rất nhiều bằng chứng từ các lõi trầm tích, các hạt phấn hoa, đồng vị Oxy và nhiều hơn nữa. Chúng ta tiến tới thời đại băng hà tối đa cỡ 16 000 năm trước, nhưng cơ bản từ 70 000 năm trước, mọi thứ dường như khó khăn hơn, thời tiết trở nên lạnh hơn. Bắc Cực đóng băng tối đa. New York, Chicago, Seattle đều nằm dưới hàng đống lớp băng. Hầu hết nước Anh, tất cả bán đảo Scandinavia đều được phủ bởi băng tuyết dày hàng kilomet. Bây giờ, châu Phi là lục địa nóng nhất trên Trái Đất, khoảng 85% nằm giữa chòm sao Cự Giải và Thiên Yết và không có bao nhiêu phần bị phủ dưới băng, ngoại trừ những đỉnh núi cao ở Đông Phi. Vậy chuyện gì đã xảy ra ở đây? Chúng ta không bị vùi lấp bởi băng tuyết ở châu Phi. Hơn nữa, châu Phi còn khô ráo ở thời điểm đó. Đây là bản đồ khí hậu Paleo của châu Phi vào khoảng 60 000 - 70 000 năm về trước, dựng lại từ các chứng cứ tôi đã nhắc đến lúc nãy. Nguyên nhân cho sự kì diệu đó là do băng đã hút hết độ ẩm ra khỏi khí quyển. Nếu bạn nghĩ đến Nam cực, về lí thuyết nó là một sa mạc, nó mưa rất ít. Vậy nên cả thế giới đều đang khô đi. Mực nước biển giảm, và châu Phi biến thành sa mạc. Sa mạc Sahara từng rộng hơn bây giờ. Và môi trường sống của con người chỉ còn một vài nơi nhỏ, nếu như so sánh với những gì hiện có. Bằng chứng từ dữ liệu di truyền cho thấy dân số lúc đó - 70 000 năm trước - giảm xuống dưới 2000 người. Chúng ta gần như tuyệt chủng. Cuộc sống của chúng ta như treo trên ngọn cây. Sau đó một chuyện bất ngờ đã xảy ra. Một minh họa tuyệt vời. Hãy nhìn vào một vài công cụ bằng đá này. Những cái ở bên trái đến từ châu Phi, khoảng 1000 năm trước. Những cái ở bên phải được làm bởi người Neanderthals, những anh chị em họ xa của chúng ta, không phải tổ tiên trực tiếp sống ở châu Âu, và nó có niên đại khoảng 50 000 đến 60 000 năm về trước. Bây giờ, có nguy cơ làm mất lòng bất kì các nhà cổ nhân học hay nhân chủng học trong khán phòng này, về cơ bản không có mấy sự thay đổi giữa 2 nhóm công cụ bằng đá này. Cái bên trái gần giống cái bên phải. Chúng ta đang ở trong thời kì văn hóa trì trệ từ hàng triệu năm trước cho tới 60 000 - 70 000 năm trước đây. Kiểu dáng của công cụ không thay đổi mấy. Bằng chứng cho thấy cuộc sống của con người không thay đổi đáng kể trong thời kì đó. Nhưng rồi 50 60 70 ngàn năm về trước, đâu đó ở vùng này mọi thứ đều trở nên lỏng léo. Nghệ thuật đã xuất hiện. Công cụ bằng đá được làm tinh tế hơn, Có bằng chứng cho thấy con người bắt đầu trở thành giống loài đi săn, đặc biệt trong những khoảng thời gian nhất định của năm. Dân số bắt đầu tăng trở lại. Có khả năng, theo những gì các nhà ngôn ngữ học tin, toàn bộ ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ tượng thanh- chủ ngữ, động từ, từ chỉ vật - những từ chúng ta sử dụng để biểu đạt những ý tưởng, như tôi đang làm, xuất hiện vào khoảng thời gian đó. Chúng ta trở nên hòa đồng hơn. Các mối quan hệ xã hội rộng mở hơn. Những thay đổi hành vi này cho phép chúng ta sống sót qua tình trạng tồi tệ đó ở châu Phi, và chúng cho phép ta bắt đầu mở rộng quy mô ra toàn thế giới. Chúng tôi đã thảo luận tại hội nghị này về câu chuyện thành công của người châu Phi. Bạn muốn câu chuyện cuối cùng? Hãy nhìn vào gương đi. Chính bạn đó. Nguyên nhân ta sống sót được tới ngày hôm nay là bởi vì những biến đổi trong cấu trúc não chúng ta xảy ra ở châu Phi có lẽ ở nơi nào đó mà hiện nay chúng ta đang ngồi 60 000 - 70 000 năm về trước cho phép chúng ta không chỉ sống sót ở châu Phi mà còn mở rộng ra khỏi châu Phi. Cuộc di dân sớn nhất dọc theo bờ biển phía nam châu Á, rời châu Phi khoảng 60 ngàn năm trước, tới châu Úc rất nhanh, 50 000 năm trước. Cuộc di cư tiếp theo tới Trung Đông. Những người này sẽ thành những thợ săn hoang mạc. Vì vậy, những ai có dự định làm một chuyến sau hội nghị sẽ biết hoang mạc thật sự là gì. Về cơ bản họ là những người săn thú. Những người có kĩ năng giết thú, săn thú trên những hoang mạc này tiến lên phía trên, theo những đồng cỏ vào Trung Đông cỡ 45 ngàn năm, xuyên suốt một trong những pha mưa hiếm có ở Sahara. Di cư về phía đông, men theo các đồng cỏ, đó là những gì họ cần để tiếp tục sống. Và khi họ tới trung tâm châu Á, họ đụng phải 1 thảo nguyên cực kì trù phú, một đồng cỏ cực kì rộng lớn. Thảo nguyên lúc ấy - kỉ băng hà cuối cùng - vươn rộng từ Đức sang tới Hàn Quốc, và toàn bộ lục địa phủ đầy cỏ. Xâm nhập châu Âu 35 ngàn năm trước, và cuối cùng, một nhóm nhỏ di cư lên tới nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất bạn từng tưởng tượng tới, Siberia, bên trong Vòng cực Bắc, suốt kỉ băng hà cuối cùng nhiệt độ cỡ khoảng -70, -80, có lẽ xuống tới -100, di cư sang châu Mỹ, chạm tới biên giới cuối cùng. Một câu chuyện diệu kì, xuất phát từ châu Phi. Những thay đổi này cho phép chúng ta làm những điều đó sự tiến hóa thích nghi của não mà ta mang theo cho phép ta tạo ra nền văn hóa mới, phát triển sự đa dạng mà chúng ta thấy trong suốt cuộc hành trình điên rồ như cái mà tôi đã trải qua. Bây giờ, câu chuyện mà tôi vừa kể về nghĩa bóng nó chính là một hành trình điên rồ về việc làm thế nào chúng ta sinh sôi trên toàn thế giới, những chuyến lang thang Paleo vĩ đại của loài người chúng ta. Và đó là câu chuyện tôi đã kể vài năm trước trong cuốn sách của tôi "The Journey of Man" và bộ phim cùng tựa đề. Khi kết thúc bộ phim ấy, nó được đồng sản xuất với National Geographic, tôi bắt đầu kể với những người bạn ở NG về chuyện này. Và họ cảm thấy rất thú vị. Họ thích bộ phim, nhưng họ nói rằng "Anh biết đó, chúng tôi nhìn chuyện này như là một làn sóng mới trong công cuộc nghiên cứu về nguồn gốc con người, nơi chúng ta xuất phát, sử dụng công cụ DNA để lập nên bản đồ di cư trên toàn thế giới. Bạn biết đó, nghiên cứu về nguồn gốc loài người là thứ gì đó nằm trong DNA của chúng ta, và chúng ta muốn nâng nó lên tầm cao mới. Các bạn muốn làm gì tiếp theo?" Đó là một câu hỏi tuyệt vời từ National Geographic. Và tôi nói: "Anh biết đó, những gì tôi đã vẽ ra đây là toàn bộ ý tưởng. Đó là bản phác thảo sơ lược của việc con người di cư tới mọi nơi trên thế giới bằng cách nào. Và nó dựa trên vài ngàn người chúng tôi lấy mẫu, anh biết đó, một số ít của cư dân trên thế giới. Nghiên cứu một vài dấu chỉ di truyền và vẫn còn rất nhiều chỗ trống trên bản đồ này. Chúng tôi chỉ mới nối các chấm lại với nhau thôi. Cái chúng tôi cần làm là tăng kích cỡ mẫu lên bằng cách tăng cường độ hoặc hơn hàng trăm ngàn mẫu DNA từ mọi người trên khắp thế giới. Và đó là nguồn gốc của "Dự án bản đồ gen". Dự án này được xúc tiến vào tháng 4 năm 2005. Nó có 3 phần chính. Hiển nhiên, khoa học là một phần lớn của nó. Chúng tôi làm nghiên cứu thực địa này trên toàn thế giới dựa vào cư dân bản địa. Những người sống lâu tại một địa điểm có mối liên hệ với nơi họ sống mà hầu hết chúng ta đều đã mất nó. Vậy nên, tổ tiên của tôi đến từ Bắc Âu. Tôi sống ở bờ biển phía đông Bắc Mỹ khi tôi không đi du lịch. Vậy tôi là dân bản địa vùng nào? Không nơi nào cả. Gene của tôi bị đảo lộn hết rồi. Nhưng vẫn có những người còn giữ được mối liên kết đó với tổ tiên của họ cho phép chúng tôi cụ thể hóa kết quả DNA. Đó là trọng tâm của nghiên cứu thực địa, cái cốt lõi mà chúng tôi đã thiết lập trên toàn thế giới, 10 nhóm dân cư, những nhà di truyền học hàng đầu. Nhưng thêm vào đó, chúng tôi cũng muốn mở rộng nghiên cứu này tới bất cứ người nào trên thế giới. Bạn có thường xuyên tham gia vào một nghiên cứu khoa học lớn? Dự án bản đồ gene người, hay Sứ mệnh Mars Rover. Trong trường hợp này, bạn thực sự làm được. Bạn có thể lên trang web của chúng tôi, Nationalgeographic/genographic. Bạn có thể đặt 1 bộ mẫu thử. Bạn có thể thử DNA của mình. Và bạn có thể gửi kết quả này tới cơ sở dữ liệu, và kể cho chúng tôi nghe một chút về cây gia hệ của bạn, phân tích dữ liệu như một phần nỗ lựa của khoa học. Bây giờ đây đều là các tập đoàn phi lợi nhuận, vậy nên tiền mà chúng tôi kiếm được, sau khi trừ đi chi phí thực hiện thí nghiệm và chế tạo các thành phần của bộ kit, sẽ được bơm ngược lại vào dự án. Phần lớn được chi cho Quỹ Legacy, Đây là một tổ chức từ thiện, cơ bản tổ chức này tài trợ cho các dân tộc bản địa trên khắp thế giới về học tập, văn hóa khởi xướng bởi họ. Họ tham gia quỹ này để làm nhiều dự án khác nhau, tôi sẽ cho bạn xem vài ví dụ. Chúng tôi đang làm gì với dự án này? Chúng tôi có khoảng 25 000 mẫu được thu thập từ dân bản địa trên toàn thế giới. Điều tuyệt vời nhất là sự quan tâm của công chúng; 210 000 người đã đặt những bộ kit này từ khi chúng tôi triển khai vào 2 năm trước. nó đã thu về cỡ 5 triệu đô la, điểm chính là, một nửa số tiền thu về được gửi thẳng vào Quỹ Legacy. Chúng tôi vừa trao số tiền tài trợ Legacy đầu tiên cỡ 500 000 đô la. Những dự án trên thế giới - thu thập những bài đồng dao ở Sierra Leone bảo tồn mẫu dệt truyền thống ở Gaza, phục hồi ngôn ngữ ở Tajkistan, vân vân... Dự án này đang phát triển rất tốt và tôi mong bạn hãy vào trang web của chúng tôi và xem những thông tin này. Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Sau hàng thập kỉ nghiên cứu và hàng tỉ đô la chi trả cho các thử nghiệm y tế, ta vẫn phải đổi mặt với các tác dụng phụ của thuốc chống ung thư. Chúng ta vẫn để bệnh nhân hóa trị, vốn gây rất nhiều tác dụng phụ vì hóa trị sẽ giết chết các tế bào ung thư và cũng giết chết các tế bào của cơ thể. Chúng ta đã phát triển nhiều loại thuốc hơn, nhưng đó vẫn là một thử thách để đưa thuốc tới khối u, thuốc sẽ được đem tới các cơ quan nội tạng khác hoặc theo nước tiểu ra ngoài, khiến thuốc trở nên lãng phí. Những công việc mới đã xuất hiện, cố gắng "đóng gói" thứ thuôc đó, bảo vệ chúng nguyên vẹn khi được vận chuyển khắp cơ thể. Những những thay đổi này đang gây ra vấn đề, là có thêm nhiều thay đổi cần khắc phục. Những gì tôi muốn nói là chúng ta cần một cách đưa thuốc vào cơ thể tốt hơn. Như tôi đã nói, thay vì sử dụng những thiết kế do con người nghĩ ra, tại sao không sử dụng những thiết kế có sẵn của cơ thể? Các tế bào miễn dịch là những phương tiện linh hoạt di chuyển khắp cơ thể, tìm kiếm dấu hiệu bệnh tật và có mặt ở những vết thương chỉ trong vài phút chúng xuất hiện. Tôi sẽ hỏi các bạn một câu: Nếu tế bào miễn dịch có thể di chuyển tới những vị trí bị thương hay bệnh tật trong cơ thể chúng ta, thì tại sao không gắn lên đó những thành phần chúng ta muốn? Tại sao không sử dụng tế bào miễn dịch để vận chuyển thuốc để giải quyết những vấn đề lớn nhất trong chữa bệnh? Tôi là một kĩ sư y sinh, và tôi muốn kể bạn nghe một câu chuyện về cách tôi sử dụng các tế bào miễn dịch để nhắm tới những vị trí ung thư nặng nhất. Bạn có biết rằng hơn 90% những người chết vì ung thư là do chúng đã di căn khắp cơ thể? Nếu chúng ta dừng những tế bào ung thư đó di căn từ khối u ban đầu, thì chúng ta có thể giúp ung thư không lan rộng và cho con người thêm cơ hội sống sót. Để làm được nhiệm vụ đặc biệt này, chúng tôi đã quyết định chuyển một hạt nano nguồn gốc từ lipid, hạt này có cấu tạo giống với màng tế bào. Chúng tôi đã cho thêm hai phân tử đặc biệt vào. Một phân tử tên là e-selectin, có công dụng giống keo dán giúp gắn hạt nano vào tế bào miễn dịch. Và hạt thứ hai gọi là "trail". "Trail" là một loại thuốc làm tiêu các tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng tới các tế bào bình thường. Khi đặt cả hai phân tử vào, bạn sẽ khởi động một cỗ máy chết chóc. Để kiểm tra điều này, chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm trên chuột. Những gì chúng tôi đã làm là tiêm các hạt nano vào, chúng ngay lập tức bám lấy các tế bào miễn dịch trong máu. Và chúng tôi cũng tiêm các tế bào ung thư để mô phỏng quá trình các tế bào ung thư di chuyển khắp cơ thể chúng ta. Chúng tôi đã có những phát hiện thú vị. Chúng tôi tìm thấy ở nhóm tiến hành điều trị hơn 75% các tế bào ung thư ban đầu đều chết hoăc suy yếu trong khi chỉ có khoảng 25% còn tồn tại. Hãy tưởng tượng: chỉ khoảng 25% các tế bào thực tế có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây là kết quả sau khoảng hai giờ điều trị. Kết quả này khá bất ngờ nên chúng tôi có vài bài báo nho nhỏ. Bài báo tôi thích là "Những quả bóng dính có thể ngăn ung thư lây lan." (Cười) Tôi không thể nói cho bạn những đồng nghiệp nam đã tự hào thế nào. khi biết là những quả bóng dính của họ có ngày chữa được ung thư. (Cười) Nhưng họ đã làm một thứ khá xinh xắn, một chiếc áo có hình quả bóng đó. Đây cũng là trải nghiệm đầu tiên của tôi trong việc trò chuyện với bệnh nhân, họ đã hỏi khi nào có thể áp dụng các liệu pháp của chúng tôi. Và tôi để những câu chuyện ấy nhắc nhở mình tầm quan trọng của khoa học, các nhà khoa học cũng như bệnh nhân. Những kết quả chớp nhoáng này có nét khá thú vị, nhưng chúng tôi vẫn có thêm một câu hỏi: Những quả bóng dinh, thực tế đã dính vào các tế bào miễn dịch, có thể thực sự ngăn ung thư lây lan không? Chúng tôi tiến hành thí nghiệm ở động vật và phát hiện ra ba điều quan trọng. Những khối u ban đầu nhỏ hơn ở những con được điều trị, có ít tế bào lưu thông theo máu hơn, và gần như không có khối u lan sang các bộ phận khác. Đây không chỉ là chiến thắng của chúng tôi hay của những quả bóng dính. Đó là chiến thắng của tôi trong việc phân phối thuốc trong cơ thể, chiến thắng này thể hiện một sự đảo ngược, một cuộc cách mạng - từ việc chỉ tiêm thuốc vào máu, hy vọng thuốc sẽ đến đúng vị trí trong cơ thể, đến sử dụng các thế bào miễn dịch làm cỗ máy phân phối thuốc đặc biệt. Với nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng hai phân tử e-selectin và trail, nhưng thực tế không giới hạn loại phân tử nào. Tôi đã nói về ung thư, nhưng ở đâu có bệnh tật thì ở đó có các tế bào miễn dịch. Nghiên cứu này có thể ứng dụng cho mọi loại bệnh. Thử tưởng tượng các tế bào miễn dịch đme theo các nhân tố chữa thương tới một chấn thương cột sống, hoặc phân phối thuốc vượt qua hàng rào máu não để điều trị bệnh Parkinson hay Alzheimer. Với tôi đó là những ý tưởng khoa học thú vị nhất. Tôi đứng ở đây, trông thấy nhiều cơ hội và triển vọng phía trước. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi không biết một ai chỉ có duy nhất một sở thích mà họ muốn theo đuổi cả đời. [Cách Ta Làm Việc] Khoảng 15% người lao động tại Mỹ không làm công việc toàn thời gian truyền thống mà làm bán thời gian, theo hợp đồng, hoặc làm tạm thời. Cụm từ "việc ngoài lề" dường như đúng khi mà người ta làm nhiều thứ khác nhau để kiếm sống. Cụm từ này có nguồn gốc từ những tờ báo Mỹ Phi phổ biến. Thập niên 1920, những tờ báo này đã sử dụng cụm từ "việc ngoài lề" để nói về lừa đảo. Trước thập niên 1950, họ bắt đầu dùng cụm từ này để nói đến những việc làm hợp pháp. Công việc ngoài lề hơi khác với công việc thứ hai. Công việc thứ hai là để đáp ứng nhu cầu. Trong khi việc ngoài lề có thể đem thêm thu nhập, thêm khát vọng. Việc ngoài lề, đâu đó, nắm bắt được tinh thần kinh doanh. Tôi đã phỏng vấn hơn 100 phụ nữ da màu trên Side Hustle Pro những người thành công với việc ngoài lề. Nailah Ellis-Brown đã mở cửa hàng Ellis Island Tea trên xe tải. Arsha Jones nổi tiếng với Capital City Co Mambo Sauce với một sản phẩm và đường link Paypal. Tất cả họ đều đang làm việc ngoài lề. Nó nói lên điều gì? Đầu tiên, người ta đang nhìn thấy cơ hội trong chính cộng đồng của mình. Mục tiêu ở đây không nhất thiết phải là một Coca-Cola hay Google tiếp theo. Quy mô thì tốt, nhưng một doanh nghiệp thành công được xây dựng cho những đối tượng cụ thể cũng có vẻ đẹp riêng. Thứ hai, người ta đang dần muốn trở thành sếp của chính mình. Thành sếp thì cần kỷ luật. Các triệu phú tự thân thường có một điểm chung: họ ra quyết định, chịu trách nhiệm và vượt qua thách thức. Việc ngoài lề là một cách để thử làm sếp của chính mình và xem liệu bạn có đủ kĩ năng trước khi tự khởi nghiệp không. Thứ ba, con người thường có nhiều đam mê. Tôi muốn nhấn mạnh là không phải mọi việc ngoài lề đều bắt đầu vì ai đó chán ghét công việc của họ. Nhiều người bắt đầu chỉ đơn giản vì họ hứng thú với nhiều thứ khác nhau. Lisa Price mở một công ty về tóc và sắc đẹp, Carol's Daughter như việc ngoài lề khi đang làm sản xuất truyền hình. Cô nói cô yêu công việc của mình. Cô luôn về nhà với tâm trạng tốt, nó làm cô muốn thử nghiệm làm nước hoa và dầu dưỡng tóc ngay trong bếp. Chúng ta luôn được dạy nên biết mình muốn làm gì khi trưởng thành. Nhưng khi có nhiều đam mê, bạn muốn bắt tay vào làm chúng. Không có nghĩa là bạn không gắn bó với công việc chính, mà là bạn có niềm vui từ những việc khác. Và nó đưa tôi đến kết luận: cách mạng việc ngoài lề cho thấy người ta muốn đánh cược lên chính mình. Việc ngoài lề hấp dẫn vì rất dễ có cơ hội khi bạn đã có nguồn thu nhập. Dù việc ngoài lề có thể không thành công, đó vẫn là một sự đầu tư cho bản thân. 41% người trẻ có việc ngoài lề cho biết họ đã chia sẻ chuyện này với sếp họ. Họ không lo lắng sếp sẽ phản ứng tiêu cực. Họ nhận ra mình học hỏi và trưởng thành từ công việc ngoài lề. Ai cũng muốn cảm thấy trọn vẹn. 38% người sinh năm 1946 -1965 cảm thấy hối hận vì sự nghiệp. Không ai muốn như vậy. Sự thật là có rất nhiều cách khác nhau để tìm hạnh phúc. qua những việc ta làm. Công việc ngoài lề là nắm lấy hi vọng để ta có thể trở thành người quyết định công việc của chính mình. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem một số bức ảnh tuyệt vời. Đây là một biểu tượng của tạp chí Địa lý Quốc gia, một người tị nạn Afghanistan, chụp bởi Steve McCurry. Tuy nhiên tạp chí châm biếm thuộc đại học Harvard đang chuẩn bị xuất bản một ấn phẩm nhại lại Địa lý Quốc gia, và tôi rùng mình không biết họ sẽ làm gì bức ảnh này. Ôi cơn cuồng nộ của Photoshop. Đây là một máy bay phản lực đang hạ cánh ở San Francisco, do Bruce Dale chụp. Anh ấy đặt camera trên đuôi máy bay. Một bức ảnh đậm chất thơ cho câu chuyện về Tolstoy của Sam Abell. Những người lùn ở Công-gô, Randy Olson chụp. Tôi rất thích tấm này vì nó gợi nhớ đến bức tượng các vũ công bằng đồng của Degas. Một con gấu bắc cực bơi trong Bắc Băng Dương, ảnh Paul Nicklin. Gấu bắc cực phải có băng mới bơi qua lại được -- chúng không bơi giỏi lắm. Và ta biết điều gì đang xảy ra với những tảng băng. Những con lạc đà băng qua thung lũng Rift ở châu Phi, chụp bởi Chris Johns. Chụp thẳng từ trên xuống, kia là bóng của những con lạc đà. Đây là một người nuôi súc vật ở Texas, ảnh William Albert Allard, một người chụp chân dung rất cừ. Và Jand Goodall đang tạo ra một sự kết nối đặc biệt, ảnh Nick Nichols. Đây là một sàn disco xà phòng ở Tây Ban Nha do David Alan Harvey chụp. David nói là có rất nhiều chuyện hay ho diễn ra trên sàn nhảy. Nhưng, ít nhất thì cũng rất vệ sinh. (Tiếng cười) Đây là những con sư tử biển ở Úc với điệu nhảy của riêng chúng, chụp bởi David Doubilet. Còn đây là một ngôi sao chổi chụp bởi tiến sĩ Euan Mason. Và cuối cùng, mạn tàu Titanic, không có những ngôi sao điện ảnh, chụp bởi Emory Kristof. Nhiếp ảnh chứa đựng một sức mạnh bất biến trong thế giới truyền thông bão hòa thay đổi không ngừng nghỉ, bởi nhiếp ảnh cũng giống như cách tâm trí chúng ta đóng băng trong một khoảnh khắc quan trọng. Đây là một ví dụ. Bốn năm trước tôi đang ở bãi biển với con trai, cháu đang học bơi sóng ở những bãi biển Delaware cũng khá hiền hòa. Nhưng tôi quay đi chốc lát và nó mắc vào một cơn sóng lớn rồi bắt đầu bị cuốn ra xa về hướng đê chắn sóng. Ngay bây giờ, tôi có thể đứng đây và nhìn thấy, khi tôi xé nước lao về hướng thằng bé, thời khắc chậm lại rồi đóng băng vào khung cảnh này. Tôi có thể thấy bãi đá ở đằng này. Một con sóng sắp sửa vùi dập thằng bé. Tôi có thể thấy hai bàn tay nó chới với, và tôi thấy khuôn mặt khiếp đảm, nhìn tôi, nói: "Cứu con đi bố." Tôi giữ được nó, sóng òa vỡ ngay trên đầu chúng tôi. Chúng tôi trở lại bờ, cháu không bị nguy hiểm. Một phen thất kinh. Nhưng "ký ức flash" này, như tên gọi của nó, là khi mọi yếu tố hội tụ lại để xác định không chỉ bản thân sự việc, mà còn sự liên kết cảm xúc của tôi với nó. Và đây là điều một bức ảnh xoáy vào khi nó tạo nên mối liên kết mạnh mẽ đến người xem. Nói thật là, tuần trước tôi có nói chuyện với Kyle về việc này, về việc tôi sẽ kể câu chuyện trên. Anh ấy nói: "Ồ đúng rồi, tôi cũng nhớ chuyện đó! Tôi nhớ có chụp bức ảnh anh đứng trên bờ gào lên với tôi." (Tiếng cười) Tôi nghĩ mình là một anh hùng. (Tiếng cười) Cho nên... đây là một tập hợp những bức ảnh tiêu biểu chụp bởi những nhà báo ảnh hàng đầu thế giới tại đỉnh cao tài năng của họ. Trừ một bức hình. Bức ảnh này được chụp bởi tiến sĩ Euan Mason tại New Zealand năm ngoái. nó được nộp tới tạp chí Địa lý Quốc gia và đã được ấn hành. Năm ngoái chúng tôi thêm vào website một mục là "Ảnh của bạn" nơi mà mọi người đều có thể nộp hình ảnh để được xuất bản khi phù hợp. Và chuyên mục này đã đạt thành công vang dội, thu hút được sự nhiệt tình của cộng đồng nhiếp ảnh. Chất lượng của những bức ảnh nghiệp dư này đôi lúc thật đáng kinh ngạc. Điều này khiến tôi thêm tin tưởng rằng mỗi chúng ta đều có ít nhất 1 hay 2 bức ảnh tuyệt vời trong bản thân. Nhưng để trở thành một nhà phóng sự ảnh cừ khôi, anh phải có nhiều hơn một hai bức ảnh tuyệt vời. Anh phải liên tục tạo ra chúng Nhưng quan trọng hơn, anh cần biết tường thuật thông qua hình ảnh. Anh phải biết cách kể một câu chuyện. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một vài trang bìa mà tôi cho rằng bộc lộ được sức mạnh tự sự của nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh gia Nick Nichols tới chụp tư liệu một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã rất nhỏ và ít được biết đến tại Chad, tên là Zakouma. Mục đich ban đầu là tới đây và đem lại một câu chuyện cổ điển về những loài sinh vật đa dạng ở một địa phương xa lạ. Và Nick đã phần nào làm được điều đó. Đây là một con mèo đốm. Thực ra nó đang tự chụp ảnh mình với một thiết bị gọi là bẫy camera. Có một tia hồng ngoại chiếu ngang qua con mèo bước vào cái tia đó và tự chụp ảnh. Đây là những con vượn ở một hố nước. Nick -- một lần nữa, cái máy ảnh tự động -- chụp hàng nghìn tấm ảnh như thế này. Và Nick thu được rất nhiều tấm ảnh với cái chỏm đuôi của lũ vượn. (Tiếng cười) Một con sư tử ăn nhẹ ban đêm -- để ý nó có một cái răng vỡ. Một con cá sấu lên bờ về hang. Tôi rất thích những giọt nước đang rỏ ra từ đuôi nó. Nhưng loài sinh vật quan trọng nhất ở Zakouma là voi. Đây là một trong số những đàn voi lớn nhất còn nguyên vẹn ở vùng này. Đây là một bức ảnh chụp dưới ánh trăng một điều mà ảnh số đã tạo nên sự khác biệt lớn. Câu chuyện xoay quanh những con voi này. Nick, cùng với nhà nghiên cứu - tiến sĩ Michael Fay, đã đeo vòng cổ cho con cái đầu đàn. Họ đặt tên nó là Annie và bắt đầu theo dõi sự di chuyển của nó. Đàn voi được an toàn trong phạm vi khu bảo tồn bởi nhóm những kiểm lâm tận tụy này. Nhưng một khi mùa mưa bắt đầu, đàn voi sẽ di chuyển ra những vùng thức ăn bên ngoài khu bảo tồn. Và đó là lúc chúng gặp khó khăn. Bởi ngoài phạm vi an toàn của khu bảo tồn là những bọn săn trộm những tên săn voi chỉ để lấy ngà. Con cái đầu đàn mà họ đang theo dõi qua sóng radio sau nhiều tuần quanh quẩn ra vào khu bảo tồn, dừng lại ở ngoài khu. Annie đã bị giết, cùng với 20 con voi khác trong đàn. Chúng chỉ đến lấy ngà voi. Đây là một trong những kiểm lâm. Họ đã đuổi được một tên trong đám săn trộm và lấy lại chiếc ngà này. Họ không thể để nó lại đấy, vì nó vẫn còn giá trị. Nick mang lại một câu chuyện vượt qua cách làm trước đây khi nói thẳng: "Thế giới này thật kỳ diệu phải không?" Thay vào đó anh tạo nên một câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc với người xem. Thay vì chỉ cung cấp kiến thức về khu bảo tồn này, anh ấy xây dựng sự thấu hiểu và đồng cảm với những con voi, những người kiểm lâm và nhiều vấn đề khác xung quanh xung đột giữa con người và thiên nhiên hoang dã. Giờ hãy tới với Ấn Độ. Đôi khi bạn có thể kể chuyện ở tầm vĩ mô một cách cô đọng. Chúng ta đang đề cập tới vấn đề tương tự mà Richard Wurman đã gặp trong dự án Dân số Thế giới mới của anh. Lần đầu tiên trong lịch sử có nhiều người sống ở đô thị hơn so với ở nông thôn và môi trường tự nhiên. Và phần lớn sự gia tăng đó không nằm trong các thành phố, mà tại những khu ổ chuột xung quanh chúng. Jonas Bendiksen, một nhiếp ảnh gia rất năng động, tới gặp tôi và nói: "Chúng ta phải thu thập tư liệu về vấn đề này, và đây là đề xuất của tôi: Đi khắp thế giới và chụp ảnh mọi khu ổ chuột." Và tôi nói: "Chà, anh biết đấy, cái này hơi quá tham vọng so với ngân sách của chúng ta." Thế nên thay vì đó, chúng tôi đã, thay vì ra ngoài và tiến hành một dạng khảo sát mà các bạn có thể xem xét để thấy từng chi tiết của tất cả mọi thứ, chúng tôi đưa Jonas vào Dharavi, một phần của Mumbai, Ấn Độ. để anh ấy lưu lại đó và thực sự cảm nhận trái tim và tâm hồn của phần đông dân cư này trong thành phố. Jonas không phải chỉ cưỡi ngựa xem hoa và nhìn lướt qua tình trạng tồi tệ ở những nơi đó. Anh ấy thấy đó chính là một thành phần tối quan trọng, là hơi thở và nhịp đập của toàn bộ khu vực thành thị. Bằng cách tập trung chặt chẽ vào một nơi, Jonas đã thâm nhập được vào linh hồn và tinh thần con người bền bỉ mà cộng đồng nơi đây đã lấy làm nền tảng. Anh ấy đã làm điều đó một cách tuyệt vời. Mặc dù vậy, đôi lúc, cách duy nhất để kể chuyện là bằng một bức hình lướt qua Chúng tôi tập hợp nhiếp ảnh gia dưới nước Brian Skerry và nhà phóng sự ảnh Randy Olson để lấy tư liệu về sự cạn kiệt tài nguyên thủy sản trên thế giới. Chúng tôi không phải những người duy nhất giải quyết vấn đề này, nhưng những bức ảnh Brian và Randy chụp nằm trong số những bức ảnh có giá trị cao nhất về sức tàn phá của việc đánh bắt quá mức đối với cả con người và tự nhiên. Trong một bức ảnh của Brian, một con cá mập như đang quằn quại trong tấm lưới đánh cá ở vịnh Baja. Tôi đã xem nhiều bức ảnh trung bình về việc đánh bắt không chủ đích, khi mà các con vật khác tình cờ bị vướng vào lưới trong khi người ta muốn đánh bắt một loại khác. Nhưng ở đây, Brian đã chụp từ một góc nhìn độc đáo bằng cách chọn vị trí dưới thuyền khi người ta đổ những phần không mong muốn ra khỏi thuyền. Brian còn tiến tới rủi ro lớn hơn để chụp được tấm ảnh chưa từng có về một lưới trà cá thả sát đáy đại dương. Trở về đất liền, Randy Olson tới chụp ảnh một chợ cá tạm ở Châu Phi, nơi phần cá còn thừa sau khi đã phi lê được bán cho người dân địa phương, những phần chính đã được chuyển tới châu Âu. Tại Trung Quốc, Randy chụp một chợ sứa. Do nguồn thực phẩm nguyên sinh đã cạn kiệt, họ khai thác sâu dần vào biển khơi và đem lại nhiều nguồn đạm tương tự. Việc này được gọi là đánh bắt sinh vật khởi đầu trong chuỗi thức ăn. Tuy nhiên vẫn còn chút ánh sáng hy vọng, và mỗi khi chúng tôi làm một phóng sự lớn về chủ đề này chúng tôi không muốn chỉ xem xét tất cả các vấn đề. Chúng tôi còn muốn đi tìm giải pháp. Brian đã chụp ảnh một khu bảo tồn biển ở New Zealand nơi mà đánh cá vì mục đích thương mại đã bị cấm kết quả là những loài bị đánh bắt vượt mức đã được khôi phục và cùng với đó là một giải pháp khả thi cho ngư nghiệp bền vững. Nhiếp ảnh còn có thể thúc đẩy chúng ta đối mặt với những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và phiền muộn. James Nachtwey, người được vinh danh tại TED năm ngoái, đã tới xem đường ống thuộc hệ thống y tế được dùng để chuyển thương binh Mỹ ra khỏi Iraq. Nó giống như một cái ống mà thương binh đi vào một đầu và ra tại đầu kia, về nhà. Jim bắt đầu từ chiến trường. Tại đây, một kỹ thuật viên ý tế sẽ chăm sóc lính bị thương trên chuyến bay về bệnh viện dã chiến. Đây là tại bệnh viện dã chiến. Người lính ở bên phải xăm tên con gái ngang ngực như một điều gợi nhớ về nhà. Từ nơi này, những người bị thương nặng được chuyển về Đức, ở đó họ được gặp gia đình lần đầu tiên. Sau đó được chuyển về Mỹ để phục hồi tại các bệnh viện cựu chiến binh ví dụ như Walter Reed. Và cuối cùng, thường là với một hàm răng giả công nghệ cao họ rời khỏi hệ thống y tế và cố gắng tìm lại cuộc sống như trước chiến tranh. Jim nhận lấy một câu chuyện và đưa vào đó một khía cạnh con người gây xúc động mạnh mẽ tới độc giả. Những câu chuyện này là các ví dụ tuyệt vời về cách mà nhiếp ảnh có thể được sử dụng để truyền tải một số chủ đề quan trong nhất. Tuy vậy cũng có đôi lúc các nhà nhiếp ảnh chỉ đơn giản là gặp được những chuyện đơn thuần hài hước. Nhiếp ảnh gia Paul Nicklin tới Nam Cực để làm phóng sự ảnh về loài hải trư. Trước đó chúng ít khi được chụp ảnh, một phần vì người ta cho rằng hải trư là một trong những loài nguy hiểm nhất đại dương. Trong thực tế, một năm trước một nhà nghiên cứu đã bị một con hải trư tóm lấy rồi kéo xuống sâu và giết chết. Thế nên có thể tưởng tượng Paul đôi chút lưỡng lự về việc xuống nước. Phần lớn những việc lũ hải trư làm là, ăn thịt chim cánh cụt. Các bạn đã biết tới phim "Cuộc diễu hành của chim cánh cụt" đây là con như thế. (Tiếng cười) Đây là một con chim cánh cụt đi ra rìa băng và trông ra xem biển có quang hay không. Khi đó mọi người đều chạy đi và biến mất. Còn Paul lại xuống nước. Anh ấy nói chưa bao giờ thực sự thấy sợ hãi. Con cái này bơi lên chỗ của anh. Nó vào khoảng -- thật tiếc các bạn không thấy được trong bức hình -- nó dài 3,7m Khá lớn về kích cỡ. Còn Paul nói rằng anh ấy không thực sự thấy sợ, vì nó tò mò về anh ta hơn đe dọa Paul. Động tác miệng ở bên phải thực ra là cách nó nói: "Ê, xem tao lớn chưa này!" hoặc là "Ồ, răng anh to nhỉ." (Tiếng cười) Lúc đó Paul nghĩ chắc nó chỉ đơn giản thương hại anh ấy. Đối với nó, đây là một sinh vật dưới nước to xác và đần độn mà vì một vài lý di nào đó không bị hấp dẫn bởi việc đuổi bắt chim cánh cụt. Thế nên nó bắt đầu đem chim cánh cụt đến cho anh ấy, còn sống, và đặt chúng phía trước Paul. Khi nó nhả lũ chiim ra bọn chúng sẽ bơi đi ngay. Nó nhìn Paul và dường như hỏi: "Anh đang làm cái quái gì đấy?" Quay lại và bắt lấy chúng, đem chúng trở lại rồi thả ra ngay trước mặt Paul. Nó làm tuần tự như thế suốt mấy ngày cho tới lúc quá tức giận với anh ta đến mức nó thẳng lên đầu anh ấy. (Tiếng cười) Cho kết quả một bức ảnh tuyệt vời. (Tiếng cười) Mặc dù vậy, cuối cùng, Paul cho rằng nó cũng hiểu ra rằng anh ấy sẽ không thể sống sót. Đây là cách nó phun nước ra, kiểu như, khịt mũi khinh bỉ. (Tiếng cười) Nó mất hứng thú với anh ta, rồi trở lại với việc của mình. Paul khởi hành để chụp ảnh một sinh vật có phần bí hiểm và trở lại với không chỉ một bộ ảnh mà cả một trải nghiệm đáng kinh ngạc và một câu chuyện tuyệt vời. Những câu chuyện như vậy vượt qua bề ngoài và chứng tỏ sức mạnh của báo ảnh. Tôi tin rằng nhiếp ảnh có khả năng kết nối thực sự tới con người và có thể được sử dụng như một công cụ tích cực để tăng thêm hiểu biết của chúng ta về những thách thức và cơ hội mà thế giới đang phải đối mặt. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn dành tặng bài hát sau đây cho Carmelo, chú chó đã mất một vài ngày trước vì đã lớn tuổi. Tuy vậy nó vẫn là một con chó đáng yêu và luôn để con mèo ngủ trên giường của nó. ♫ (Tiếng chó thở ) Heh, Heh, Heh, Heh ♫ ♫ Tôi đang vừa đi bộ vừa hát cùng với chú chó ♫ ♫ Đúng vậy, chỉ mỗi tôi và chú chó đón nắng trời, mọi thứ không thể tốt hơn ♫ ♫ Cuộc sống của tôi đã từng đau khổ và cô đơn♫ ♫ Đúng vậy, tôi đã buồn như một người thủy thủ ♫ ♫ Và tôi cũng dễ nổi giận ♫ ♫ Và sau đó bạn xuất hiện khi tôi đang ở trong thời niên thiếu đầy sợ hãi ♫ ♫ với cũng bồn chồn lo lắng, khi rượu và bia đang dần hủy hoại tôi ♫ ♫ Nhưng khi tôi nhìn vào mắt bạn ♫ ♫ và tôi không còn là một kẻ thất bại ♫ ♫ Bạn thật kì lạ và thông minh ♫ ♫ Và tôi nói "Chúa ơi, con hạnh phúc vì con đang đi cùng với chú chó của con♫ ♫ đón nắng trời, chưa bao giờ tốt hơn vậy ♫ ♫ Đúng vậy, chỉ tôi và chú chó của tôi, hát bài hát của chúng ta, và cùng đi dạo ♫ ♫ Vì tôi không quan tâm việc bạn nghi ngờ hay ghét bỏ ♫ ♫ và tôi không quan tâm những gì các chính trị gia nói ♫ ♫ Nếu bạn cần một người bạn, tại sao,sao không đến nhà nuôi động vật ♫ ♫ và tìm cho bạn một chú chó và làm nó tự hào ♫ ♫ vì đó là tất cả những gì tôi muốn nói ♫ ♫ (Tiếng chó thở ) Heh, Heh, Heh, Heh ♫ ♫ Cuộc sống tôi bi thảm và đau buồn ♫ ♫ tôi luôn là kẻ thua cuộc ♫ ♫ tôi luôn là kẻ phô trương tồi tệ ♫ ♫ và rồi đúng lúc đó tôi có bạn, đang ve vảy đuôi ♫ ♫ trong trang phục anh hề đáng yêu đang bị giam cầm ♫ ♫ Tôi nói "Woof, hãy là của tôi" và bạn sủa lên rồi ♫ tôi không còn cô đơn nữa ♫ ♫ Và tôi không còn là kẻ nghiện rượu♫ ♫Chúng ta sẽ cùng xây dựng tổ ấm hạnh phúc♫ ♫ Và tôi nói "Chúa ơi, con hạnh phúc vì con đang đi cùng với chú chó của con♫ ♫ hát bài hát của chúng ta, và cùng đi dạo ♫ ♫ Đúng vậy, chỉ tôi và chú chó của tôi đón nắng trời, không thể tốt hơn thế♫ ♫ Vì tôi không quan tâm việc bạn nghi ngờ hay ghét bỏ ♫ ♫ và tôi không quan tâm những gì các chính trị gia nói ♫ ♫ Nếu bạn cần một người bạn, tại sao,sao không đến nhà nuôi động vật ♫ ♫ và tìm cho bạn một chú chó và làm nó tự hào ♫ ♫ vì đó là tất cả những gì tôi muốn nói ♫ ♫ đó là tất cả những gì tôi muốn nói ♫ ♫ đó là tất cả những gì tôi muốn nói WOW WOW WOW ♫ ♫ đó là tất cả những gì tôi muốn nói ♫ ♫ (Tiếng chó thở ) Heh, Heh, Heh, Heh ♫ Chó ngoan! Cám ơn. Khi tôi tám tuổi Lần đầu tôi nghe về thứ gọi là Biến đổi khí hậu hay Nóng lên toàn cầu Dường như đó là thứ con người đã tạo ra do cách sống của mình. Tôi được bảo hãy tắt đèn để tiết kiệm năng lượng và tái sử dụng giấy để tiết kiệm tài nguyên. Tôi còn nhớ đã nghĩ rằng điều đó thật lạ lùng, Con người, cũng như là bao loài động vật khác nhưng lại có thể thay đổi khí hậu trái đất. Bởi vì nếu chúng ta có thể, và nếu nó đang thực sự diễn ra, chúng ta sẽ không bàn luận về bất kì điều gì khác. Mỗi khi bạn bật ti vi lên, mọi kênh sẽ nói về nó. Tin tức, radio, báo chí, bạn sẽ không bao giờ đọc hay nghe về bất kì điều gì khác, giống như là đang có một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng không ai nói về nó cả. Nếu như sử dụng nguyên liệu hoá thạch đe doạ đến sự tồn tại của loài người, vậy sao chúng ta cứ tiếp tục dùng như vậy? Tại sao không có hạn chế nào? Tại sao nó không được coi là bất hợp pháp? Đối với tôi, điều này thật vô lý. Nó quá phi thực tế. Nên khi tôi 11 tuổi, tôi trở bệnh. Tôi rơi vào trầm cảm, Tôi ngừng nói chuyện, và tôi ngừng ăn. Trong hai tháng, tôi đã giảm trọng lượng khoảng 10 kg. Sau đó, tôi được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger, OCD và im lặng chọn lọc. Điều đó cơ bản có nghĩa là tôi chỉ nói khi tôi nghĩ là cần thiết Bây giờ là những lúc cần thiết như vậy. (Vỗ tay) Đối với những người như chúng tôi, hầu như mọi thứ là đen hoặc trắng. Chúng tôi không giỏi nói dối, và chúng tôi thường không thích tham gia trò chơi xã hội này mà dường như mọi người có vẻ rất thích. (Cười) Tôi nghĩ trong nhiều vấn đề, người tự kỷ là người bình thường, và những người còn lại khá là lỳ lạ. (Cười) đặc biệt là khi nói đến cuộc khủng hoảng bền vững, mọi người cứ nói biến đổi khí hậu là một mối đe dọa cho sự tồn tại, và là vấn đề quan trọng nhất, Nhưng họ vẫn cứ tiếp tục như trước đây. Tôi không hiểu điều đó, bởi vì nếu lượng khí thải phải dừng lại, thì chúng ta phải dừng thải khí thải. Đối với tôi rõ ràng là đen hoặc trắng. Không có khu vực màu xám khi nói đến sự sống còn. Hoặc là nền văn minh của chúng ta tồn tại, hoặc là không. Chúng ta phải thay đổi. Những quốc gia giàu có như Thuỵ Điển cần bắt đầu giảm lượng khí thải ít nhất là 15% mỗi năm. Để mà chúng ta có thể ở dưới mức nóng lên hai độ Như IPCC gần đây đã chứng minh nhắm vào mục tiêu 1.5 độ C sẽ giảm đáng kể tác động của khí hậu. Nhưng chúng ta chỉ có thể tưởng tượng giảm lượng khí thải có ý nghĩa gì. Bạn nghĩ rằng truyền thông và các lãnh đạo của chúng ta sẽ không nói về điều gì khác, nhưng họ thậm chí không bao giờ đề cập đến nó. Cũng như không ai nhắc đến các loại khí nhà kính đã nằm trong khí quyển. Hay như ô nhiễm không khí đang thúc đẩy sự nóng lên, đến nỗi mà khi ta ngừng sử dụng nhiên liệu hoá thạch Chúng ta cũng vẫn bị nóng lên có lẽ ở mức cao khoảng từ 0.5 đến 1.1 độ C Hơn nữa, không ai nói đến sự thật rằng chúng ta đang ở giữa cuộc tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu, có tới 200 loài tuyệt chủng mỗi ngày, tỷ lệ tuyệt chủng hiện tại cao hơn từ 1.000 đến 10.000 lần hơn những gì được coi là bình thường. Cũng không có ai nói về vấn đề công bằng hay công bằng khí hậu, đã được nêu rõ ở khắp nơi trong Thỏa thuận Paris, điều cực kì cần thiết để hoạt động hiệu quả trên quy mô toàn cầu. Điều đó có nghĩa là các nước giàu cần phải giảm xuống mức không phát thải trong vòng 6 đến 12 năm, từ tốc độ phát thải ngày nay. Để mọi người ở các nước nghèo hơn có cơ hội gia tăng chất lượng cuộc sống của họ bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng mà chúng ta đã xây dựng, như đường xá, trường học, bệnh viện, nước uống sạch, điện năng, vân vân. Bởi vì làm sao chúng ta có thể mong đợi các nước như Ấn Độ hay Nigeria quan tâm đến khủng hoảng khí hậu nếu những người có mọi thứ như chúng ta thậm chí không quan tâm dù chỉ một giây đến các cam kết thực tế của chúng ta tại Thỏa thuận Paris? Vì vậy, tại sao chúng ta không giảm mức khí thải? Tại sao thực tế là chúng vẫn tăng? Có phải chúng ta cố tình gây ra một cuộc tuyệt chủng hàng loạt? Có phải do chúng ta xấu xa? Không, dĩ nhiên là không rồi. Mọi người cứ làm những gì họ làm bởi vì đại đa số không hề biết gì cả về hậu quả thực của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và họ không biết là cần có sự thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta biết, và chúng ta đều nghĩ rằng ai cũng biết, nhưng chúng ta không biết. Bởi vì làm thế nào chúng ta có thể biết? Nếu thực sự có một cuộc khủng hoảng, Nếu cuộc khủng hoảng này là do lượng khí thải của chúng ta, ít nhất bạn sẽ thấy một số dấu hiệu. Không chỉ là các thành phố bị ngập lụt, hàng vạn người chết và toàn quốc gia bị san bằng thành những đống ngổn ngang Bạn sẽ thấy một số hạn chế. Nhưng không. Và không ai nói về nó. Không có cuộc họp khẩn cấp, không bản tin đầu trang, không tin nóng. Không ai hành động như thể chúng ta đang khủng hoảng. Ngay cả hầu hết các nhà khoa học khí hậu hoặc chính trị gia xanh tiếp tục bay vòng quanh thế giới, ăn thịt và sữa. Nếu tôi sống đến 100 tuổi, Tôi sẽ còn sống vào năm 2103. Khi bạn nghĩ về tương lai ngày hôm nay, bạn không nghĩ xa hơn năm 2050. Đến lúc đó, trong trường hợp tốt nhất, tôi thậm chí chưa sống được nửa cuộc đời. Chuyện gì xảy ra tiếp theo? Năm 2078, tôi sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của tôi. Nếu tôi có con hoặc cháu, có lẽ họ sẽ dành ngày hôm đó với tôi. Có lẽ họ sẽ hỏi tôi về bạn, những người xung quanh tôi vào năm 2018. Có lẽ họ sẽ hỏi tại sao bạn không làm gì cả trong khi vẫn còn thời gian để hành động. Điều chúng ta làm hoặc không làm bây giờ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của tôi và cuộc sống của các con tôi và cháu tôi. Những gì chúng ta làm hoặc không làm ngay bây giờ, tôi và thế hệ của tôi không thể đảo ngược trong tương lai. Vậy nên khi kỳ học vào tháng 8 năm nay bắt đầu Tôi quyết định vậy là quá đủ rồi. Tôi nằm xuống bên ngoài quốc hội Thụy Điển. Tôi đình học vì khí hậu. Một số người nói rằng tôi nên ở trường thay vì vậy. Một số người nói rằng tôi nên học để trở thành một nhà khoa học khí hậu để tôi có thể "giải quyết khủng hoảng khí hậu." Nhưng khủng hoảng khí hậu đã được giải quyết. Chúng ta đã có tất cả các dữ liệu và giải pháp. Tất cả những gì chúng ta phải làm là thức dậy và thay đổi. Và tại sao tôi nên học tập cho một tương lai sẽ sớm bị duyệt vong khi không ai làm bất cứ điều gì để cứu tương lai đó? Và học các kiến thức ở trường để làm gì khi mà những sự thật quan trọng nhất được đưa ra bởi nền khoa học tốt nhất của cùng một hệ thống giáo dục rõ ràng không có nghĩa gì đối với các chính trị gia và xã hội của chúng ta. Một số người nói rằng Thụy Điển chỉ là một đất nước nhỏ, và rằng những gì chúng ta làm không quan trọng, nhưng tôi nghĩ rằng nếu một vài đứa trẻ có thể lên báo trên toàn thế giới chỉ bằng cách không đến trường trong một vài tuần. Hãy tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm nếu muốn. (Vỗ tay) Bây giờ khi bài nói chuyện của tôi gần kết thúc, Thường thì đây là lúc mọi người bắt đầu nói về hy vọng, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nền kinh tế tuần hoàn, v.v. nhưng tôi sẽ không làm điều đó. Chúng ta đã có 30 năm nói chuyện phiếm và bán những ý tưởng tích cực. Và tôi xin lỗi, nhưng nó không hiệu quả. Bởi vì nếu nó hiệu quả, lượng khí thải hiện tại đã phải giảm xuống. Chúng không hề giảm. Phải, chúng ta cần hi vọng. Tất nhiên là chúng ta cần. Nhưng chúng ta cần hành động nhiều hơn là hy vọng. Khi chúng ta bắt đầu hành động, hy vọng sẽ ở khắp mọi nơi. Vì vậy, thay vì tìm kiếm hy vọng, hãy tìm kiếm hành động. Khi đó, và chỉ khi đó, hy vọng sẽ đến. Hôm nay, chúng ta sử dụng 100 triệu thùng dầu mỗi ngày. Không có chính trị để thay đổi điều đó. Không có luật nào để giữ dầu trong lòng đất Chúng ta không thể cứu thế giới bằng cách tuân theo các quy tắc, bởi vì các quy tắc phải được thay đổi. Mọi thứ cần thay đổi - và nó phải bắt đầu từ hôm nay. Cảm ơn. (Vỗ tay) Là một nhà vật lý về hạt, tôi nghiên cứu các hạt cơ bản và cách chúng tương tác ở mức cơ bản nhất. Trong suốt hầu hết sự nghiệp của mình, tôi sử dụng máy gia tốc như máy gia tốc electron tại Trường đại học Stanford, gần đây, để nghiên cứu vật chất ở mức độ vi mô. Nhưng gần đây, tôi đang chuyển hướng sang vũ trụ ở mức độ vĩ mô. Bởi vì, tôi sẽ giải thích cho các bạn, những câu hỏi về những thứ vi mô và vĩ mô thật sự liên quan chặt chẽ đến nhau. Tôi sẽ nói cho các bạn biết quang cảnh vũ trụ trong thế kỷ 21 của chúng ta, nó cấu tạo thế nào và các nghi vấn lớn trong khoa học vật lý -- chí ít là một vài nghi vấn lớn. Gần đây, chúng ta nhận ra rằng vật chất thường trong vũ trụ -- và khi nói là vật chất thường, ý tôi đó là bạn, tôi, các hành tinh, ngôi sao, thiên hà -- vật chất thường chỉ chiếm vài phần trăm 'thành phần' của vũ trụ. Gần một phần tư, hay xấp xỉ một phần tư vật chất trong vũ trụ là thứ vô hình. Gọi là vô hình, nghĩa là nó không hấp thụ quang phổ điện từ. Nó không phát xạ trong quang phổ điện từ. Nó không phản xạ. Nó không tương tác với quang phổ điện từ, thứ chúng ta dùng để phát hiện các sự vật. Nó hoàn toàn không tương tác. Vậy làm sao ta biết nó tồn tại? Biết nó tồn tại nhờ nó có hiệu ứng hấp dẫn. Trên thực tế, vật chất tối thống trị hiệu ứng hấp dẫn trong vũ trụ ở phạm vi vĩ mô và tôi sẽ đưa ra dẫn chứng về điều đó. Vậy phần còn lại của cái bánh là gì? Phần còn lại của cái bánh là một loại vật chất bí ẩn có tên là năng lượng tối. Nói về nó sau nhé, OK. Bây giờ thì, chuyển sang bằng chứng về vật chất tối. Trong những ngân hà, đặc biệt là ngân hà xoắn ốc như thế này, hầu hết lượng lớn các ngôi sao tập trung ở trung tâm của ngân hà. Số lượng khổng lồ các ngôi sao giữ chúng chuyển động theo quỹ đạo trong ngân hà. Và chúng ta có những ngôi sao chạy theo vòng tròn như thế này. Như bạn có thể tưởng tượng, kể cả khi bạn biết vật lý, điều này rất trực quan, OK -- rằng các ngôi sao nằm càng gần khu vực trung tâm thì xoay càng nhanh hơn so với những ngôi sao ở xa, OK. Vậy nên bạn sẽ cho rằng nếu bạn đo tốc độ quỹ đạo của các ngôi sao, tốc độ ở khu vực rìa sẽ chậm hơn so với ở trong. Hoặc, nếu đo tốc độ dựa vào khoảng cách -- tôi chỉ đưa ra đồ thị lần này thôi, OK -- chúng ta sẽ cho rằng tốc độ giảm khi khoảng cách tăng từ tâm của thiên hà. Khi thực hiện đo đạc, thay vào đó, cái chúng ta có được là tốc độ gần như không đổi, theo tương quan với khoảng cách. Nếu nó bất biến, có nghĩa là các ngôi sao bên ngoài cảm nhận được hiệu ứng hấp dẫn của những vật chất mà chúng ta ko nhìn thấy. Trên thực tế, thiên hà này và tất cả những thiên hà khác như được nhúng trong một đám mây vật chất tối vô hình. Và đám mây vật chất này có dạng cầu hơn hẳn bản thân các thiên hà, và nó dàn rộng ra hơn rất nhiều so với các thiên hà. Ta nhìn thấy thiên hà và xoáy vào nó, mà thật ra đó là cả một đám mây vật chất tối, chi phối cấu trúc và động lực học của thiên hà này. Bản thân các thiên hà không nằm ngẫu nhiên trong không gian, chúng có xu hướng co cụm lại. Đây là ví dụ về một cụm thiên hà rất nổi tiếng, Coma. Có đến hàng ngàn thiên hà trong cụm này. Chúng là những đốm trắng, mờ mờ, hình ovan ở đây. Những cụm thiên hà này -- chúng ta chụp hình nó bây giờ, và chụp hình nó trong một thập kỷ, chúng vẫn giống hệt nhau. Thế nhưng thực tế là những thiên hà này đang di chuyển với tốc độ chóng mặt. Chúng đang di chuyển xung quanh trường hấp dẫn tiềm năng của cụm thiên hà, OK. Và tất cả các thiên hà đang chuyển động. Chúng ta có thể đo vận tốc của những thiên hà này, vận tốc quỹ đạo, và tính được mật độ của cụm thiên hà này. Và lần nữa, cái chúng ta tìm thấy là số lượng thiên hà [thực tế] lớn hơn nhiều so với số lượng thiên hà chúng ta có thể nhìn thấy và đếm được. Xem các phần khác của quang phổ điện từ, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều gas trong cụm thiên hà này nữa. Mà cũng không chiếm khối lượng thiên hà. Trên thực tế, lượng vật chất tối cấu thành nên khối thiên hà nhiều gấp khoảng 10 lần lượng vật chất thường, OK. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể nhìn thấy vật chất tối rõ ràng hơn một chút. Tôi vừa đặt một vòng màu xanh ở đây, OK, để nhắc bạn rằng vật chất tối ở đó. Chúng ta có thể nhìn thấy nó trực quan hơn không? Có, có thể. Để tôi chỉ các bạn chúng ta nhìn cách nào. Đây là một người quan sát: có thể là mắt người, hoặc kính viễn vọng. Giả sử đây là một thiên hà trong vũ trụ. Làm thế nào chúng ta thấy thiên hà đó? Một tia sáng từ rời khỏi thiên hà và du hành xuyên qua vũ trụ có thể trong hàng tỉ năm trước khi tia sáng chạm kính viễn vọng hay mắt của bạn. Giờ thì, làm thế nào chúng ta tính được vị trí của thiên hà ấy? Chúng ta suy luận bằng hướng di chuyển của tia sáng khi nó chiếu đến mắt chúng ta, phải không? Chúng ta nói, tia sáng đến từ hướng này; [nên] thiên hà phải ở đó, OK. Giờ, giả sử tôi đặt ở giữa một cụm thiên hà -- và đừng quên vật chất tối, OK. Giờ, nếu chúng ta xem xét một tia sáng khác, phát đi theo hướng này, chúng ta giờ cần phải tính đến điều Einstein dự đoán khi ông phát triển thuyết tương đối rộng. Và đó chính là trường hấp dẫn, do khối thiên hà sinh ra, sẽ làm lệch hướng không chỉ qũy đạo của các hạt, mà còn làm lệch cả bản thân ánh sáng nữa. Vì thế tia sáng này sẽ không tiếp tục đi theo một đường thẳng, nhưng sẽ bị bẻ cong và chiếu đến mắt chúng ta. Người quan sát sẽ nhìn thấy thiên hà ở đâu? Bạn có thể trả lời. Bên trên, đúng không? Chúng ta suy luận ngược và cho rằng thiên hà nằm ở phía trên. Có tia sáng nào khác có thể đến mắt người quan sát từ thiên hà đó không? Có, tốt. Tôi thấy có người chỉ xuống thế này. Tia sáng có thể đi xuống dưới, bị bẻ cong và chiếu lên mắt người quan sát, và người quan sát thấy tia sáng ở đây. Giờ, tính đến thực tế là chúng ta sống trong một vũ trụ ba chiều, OK, một không gian ba chiều. Có những tia sáng nào có thể đi đến mắt chúng ta nữa không? Có! Những tia sáng có thể nằm trên một -- tôi muốn thấy - yeah, trên một hình nón. Vậy toàn bộ tia sáng trên một hình nón -- tất cả sẽ bị bẻ cong bởi cụm thiên hà và hướng đến mắt người quan sát. Nếu có một cụm nón tia sáng chiếu đến mắt tôi, tôi sẽ thấy gì? Một vòng tròn. Gọi là Vòng tròn Einstein. Einstein đã tiên đoán điều đó, OK. Đó sẽ chỉ có thể là một vòng tròn hoàn hảo nếu nguồn sáng, vật làm lệch và nhãn cầu, trong trường hợp này, tất cả đều nằm trên một đường thẳng hoàn hảo. Nếu chúng xiên một chút, chúng ta sẽ thấy một hình ảnh khác. Các bạn có thể làm thí nghiệm tối nay tại buổi chiêu đãi, OK, để biết xem hình ảnh đó sẽ trông như thế nào. Bởi vì hóa ra là có một loại thấu kính mà chúng ta có thể tạo ra, có hình dáng phù hợp để tạo ra hiệu ứng như thế. Chúng tôi gọi nó là thấu kính hấp dẫn. Và, đây là thiết bị của các bạn, OK. (Cười) Hãy bỏ qua phần bên trên. Phần đáy là cái tôi muốn các bạn tập trung vào, OK. Thật ra, ở nhà, mỗi khi làm vỡ ly rượu. Tôi để lại phần đáy, đem nó đến xưởng máy. Chúng tôi mài nó, và tôi đã có một thấu kính hấp dẫn, OK. Nó có hình dạng chuẩn để tạo ra thấu kính. Và thứ tiếp theo cần làm trong thí nghiệm là cầm cái khăn ăn. Tôi cầm một mảnh giấy đồ thị --Tôi là nhà vật lý học mà. (Cười) Một cái khăn ăn. Vẽ một mô hình thiên hà nhỏ ở giữa. Và giờ thì đặt thấu kính lên trên thiên hà. Và cái bạn sẽ thấy là một vòng tròn, đó là vòng tròn Einstein. Giờ thì di chuyển cái đáy qua một bên, và vòng tròn bị chia thành các cung, OK. Và bạn thử đặt nó lên bất kỳ bức hình nào. Ở mảnh giấy, bạn thấy những đường thẳng trên giấy bị biến dạng. Và một lần nữa, đây là một mô hình khá chính xác về điều xảy ra với thấu kính hấp dẫn. OK, vậy câu hỏi ở đây là: chúng ta thấy điều này trên bầu trời phải không? Chúng ta thấy những đường cung khi chúng ta quan sát một cụm thiên hà? Và câu trả lời là đúng. Đây là hình ảnh từ Kính thiên văn Hubble. Rất nhiều hình ảnh chúng ta đang nhìn thấy chụp từ Kính thiên văn không gian Hubble. Đầu tiên, các thiên hà dạng vàng -- chúng là những thiên hà trong cụm. Chúng là những thiên hà được nhúng trong biển vật chất tối thứ gây ra hiện tượng bẻ cong ánh sáng và tạo ra những ảo giác quang học, hay thực tế hơn là ảo ảnh của phần nền phía sau các thiên hà. Thế nên những vệt mà các bạn thấy, tất cả những vệt này, thật ra là hình ảnh bị biến dạng của các thiên hà cách đây rất xa. Điều chúng ta có thể làm, là dựa vào độ biến dạng chúng ta quan sát ở những tấm hình trên, để có thể tính toán mật độ của các cụm thiên hà. Và đó là một số lượng khổng lồ. Và, bạn cũng thấy bằng mắt, nhìn vào đây, rằng những đường cung không tập trung vào những thiên hà riêng lẻ. Chúng tập trung vào một số cấu trúc trải dài ra bên ngoài, và đó là vật chất tối mà cụm thiên hà bị nhúng vào, OK. Đây là thứ rõ nhất mà bạn có thể nhìn được chí ít là tác động của vật chất tối bằng mắt thường. Ok, một tóm tắt nhanh, để thấy rằng các bạn đang theo dõi. Vậy bằng chứng mà chúng ta có là một phần tư vũ trụ là vật chất tối -- thứ thu hút trường hấp dẫn này -- là các thiên hà, tốc độ các ngôi sao di chuyển theo quỹ đạo trong các thiên hà là rất lớn; nó phải được nhúng trong vật chất tối. Tốc độ các thiên hà trong cụm di chuyển theo quỹ đạo là rất lớn; chúng phải được nhúng trong vật chất tối. Và chúng ta nhìn thấy những tác động thấu kính hấp dẫn, những biến dạng, nhắc lại rằng các cụm thiên hà được nhúng trong vật chất tối. OK. Giờ thì, quay sang năng lượng tối. Để hiểu được cơ sở về năng lượng tối, ta cần thảo luận về thứ mà Stephen Hawking đề cập đến trong phần trước. Đó là thực tế rằng không gian đang giãn nở. Nếu chúng ta tưởng tượng một phần vũ trụ vô tận của chúng ta -- và tôi đặt vào đây 4 thiên hà xoắn ốc, OK -- và tưởng tượng rằng tôi đặt vào đây một tập thước dây, mỗi đường thẳng ở đây là một cái thước dây, theo chiều dọc hay ngang, để đo đạc vị trí các vật. Nếu bạn có thể làm thế, thứ bạn tìm thấy là mỗi ngày trôi qua, mỗi năm trôi qua, mỗi hàng tỉ năm trôi qua, OK, khoảng cách giữa các thiên hà lại càng rộng ra. Và đó không phải do các thiên hà đang di chuyển xa nhau trong không gian. Chúng -- không cần phải di chuyển trong không gian. Chúng đang di chuyển xa nhau là vì bản thân không gian đang trở nên rộng hơn, OK. Sự giãn nở của vũ trụ hay không gian có nghĩa là vậy. Và chúng đang di chuyển ngày càng xa nhau. Điều Stephen Hawking cũng đề cập đến, là sau vụ nổ Big Bang, không gian giãn nở với tốc độ rất nhanh. Thế nhưng vì vật chất có tính thu hút trường hấp dẫn được nhúng trong không gian này, nó có xu hướng kéo chậm lại sự giãn nở của không gian, OK. Vì vậy sự giản nở chậm dần theo thời gian. Vào thế ký trước, người ta tranh luận về việc liệu sự giãn nở này có kéo dài mãi mãi không; liệu nó sẽ chậm lại, bạn biết đấy, sẽ chậm lại, nhưng tiếp diễn mãi mãi; chậm lại và dừng, dừng theo tiệm cận; hay chậm lại, dừng, và đảo chiều, bắt đầu co lại một lần nữa. Cách đây hơn một thập kỷ, hai nhóm các nhà vật lý và thiên văn học đã bắt tay vào việc đo đạc tốc độ kéo chậm của sự giãn nở không gian, OK. Độ giãn nở hiện nay ít hơn bao nhiêu so với một vài tỉ năm trước? Câu trả lời sửng sốt cho câu hỏi này, từ các thí nghiệm, là không gian hiện nay đang giãn nở với tốc độ nhanh hơn so với cách đây vài tỉ năm, OK. Vậy sự giãn nở của không gian đang tăng tốc. Và đây là một kết quả hoàn toàn đáng kinh ngạc. Không có một lý luận thuyết phục nào giải thích cho điều này. Không ai đoán trước được đây là kết quả sẽ tìm thấy. Nó đối lập với dự đoán. Vì thế chúng ta cần thứ gì đó để có thể giải thích điều này. Hiện nay, hóa ra, trong toán học, bạn có thể đặt nó theo thuật ngữ đó là một năng lượng, nhưng là một năng lượng -- hoàn toàn khác so với mọi dạng chúng ta từng thấy trước đây. Chúng ta gọi nó là năng lượng tối, và nó là tác nhân gây nên sự giãn nở của vũ trụ. Có điều, chúng ta chưa có lập luận phù hợp để giải thích sự tồn tại của nó, OK. Vì vậy, thật không thể hiểu nổi tại sao năng lượng tối tồn tại. Lúc này, điều tôi rất muốn nhấn mạnh với các bạn là: đầu tiên, vật chất tối và năng lượng tối là những thứ hoàn toàn khác, OK. Chúng thật sự là hai điều bí ấn ngoài kia cấu thành nên hầu hết vũ trụ, và chúng có những ảnh hưởng rất khác nhau. Vật chất tối, bởi vì nó thu hút hấp dẫn lực, nó có xu hướng làm tăng sự phát triển của cấu trúc, OK. Thế nên các cụm thiên hà sẽ có xu hướng hình thành, bởi vì sự thu hút trường hấp dẫn này. Năng lượng tối, ngược lại, ngày càng kéo dãn không gian giữa các thiên hà hơn, khiến cho trường hấp dẫn giữa chúng giảm xuống, và ngăn trở sự phát triển của cấu trúc. Bằng cách quan sát những thứ như cụm thiên hà, và -- chỉ số dày đặc của chúng, số lượng của chúng theo thời gian -- chúng ta có thể học biết được làm thế nào vật chất tối và năng lượng tối cạnh tranh nhau trong việc hình thành cấu trúc vũ trụ. Đối với vật chất tối, tôi đã nói rằng chúng ta chẳng hề có, bạn biết đấy, một lập luận thuyết phục cho năng lượng tối tồn tại. Có lập luận nào cho vật chất tối không? Câu trả lời là có. Chúng ta có những ứng cử viên sáng giá cho vật chất tối. 'Sáng giá', ý tôi là gì nhỉ? Ý tôi là chúng ta có những lý thuyết toán học phù hợp đã được đưa ra để giải thích cho một hiện tượng hoàn toàn khác biệt, OK, những thứ mà tôi chưa hề nói đến, rằng mỗi [lý thuyết] dự đoán sự tồn tại của một hạt mới tương tác rất yếu. Đây chính là thứ các bạn muốn trong vật lý nơi mà một dự đoán khởi đi từ một lý thuyết toán học phù hợp thật sự được khai thác cho một thứ khác. Thế nhưng chúng ta không biết liệu có cái nào trong số chúng thật sự là ứng cử viên của vật chất tối không. Một hoặc cả hai, ai biết? Hoặc là một thứ gì đó hoàn toàn khác. Chúng ta đang tìm thứ hạt vật chất tối này, bởi vì, rốt cuộc, chúng đang ở trong căn phòng này, OK, và chúng không đi qua bằng cửa. Chúng đơn giản chỉ đi xuyên qua mọi thứ. Chúng đi xuyên tòa nhà, xuyên Trái đất -- chúng phi tương tác. Một cách để tìm ra chúng là tạo ra những thiết bị dò tìm cực kỳ nhạy với hạt vật chất tối khi chúng đi xuyên qua và va phải nó. Một tinh thể sẽ rung lên nếu điều đó xảy ra. Một đồng nghiệp của tôi và cộng sự của anh đã tạo ra một máy dò tìm như thế. Và họ đặt nó sâu dưới một mỏ sắt ở Minnesota, OK, sâu dưới lòng đất, thực tế, vài ngày trước đã thông báo những kết quả tinh nhạy nhất cho đến giờ. Họ chưa nhìn thấy gì, OK, nhưng nó đặt giới hạn cho khối lượng và cường độ tương tác của những hạt vật chất tối. Sẽ có một kính thiên văn vệ tinh được phóng vào năm nay và nó sẽ hướng đến khu vực giữa thiên hà, để xem có thấy khi các hạt vật chất tối tiêu hủy và tạo ra sóng gamma thì vệ tinh có thể phát hiện được không. The Large Hadron Collier, một máy gia tốc hạt, chúng tôi sẽ khởi động vào năm nay. Có khả năng phân tử vật chất tối sẽ được tạo ra tại The Large Hadron Collider. Hiện nay, vì chúng -- phi tương tác, chúng có thể thoát khỏi thiết bị dò tìm, thế nên dấu hiệu của chúng sẽ là năng lượng bị mất, OK. Hiện nay, không may là có rất nhiều vật chất mới -- mà dấu hiệu của chúng có thể là năng lượng bị mất, thế nên rất khó để phân biệt chúng. Cuối cùng, vì những nỗ lực cho tương lai, có những kính thiên văn đang được thiết kế đặc biệt để trả lời câu hỏi về vật chất tối và năng lượng tối -- các kính viễn vọng mặt đất, và 3 kính viễn vọng không gian hiện nay đang trong cuộc đua để được phóng nhằm nghiên cứu về vật chất tối và năng lượng tối. Vậy đối với câu hỏi lớn: Vật chất tối là gì? Năng lượng tối là gì? Các câu hỏi lớn đặt ra cho ngành vật lý. Và tôi chắc rằng các bạn có rất nhiều câu hỏi, mà tôi rất vui lòng để giải đáp trong 72h tới, khi tôi ở đây. Cảm ơn. (Vỗ tay) Dù miêu tả những gia đình cãi vã, tuyên ngôn tình yêu thầm lặng, hay tin đồn giật gân, các tác phẩm của Jane Austen thường tạo cảm giác như thể nó được viết ra chỉ dành cho bạn. Dùng bút pháp trào lộng và lém lỉnh đặc tả các nhân vật nữ chính, giọng văn thân mật chào đón độc giả bằng một cái nháy mắt đầy ẩn ý. Thậm chí, người ta nói rằng một số độc giả cảm thấy họ như bạn tâm giao của nhà văn, đang trao đổi thư từ với cô bạn Jane tinh quái. Khiếu hài hước độc đáo đã trở thành thương hiệu này chỉ là một trong nhiều điểm đặc biệt trong tài châm biếm tinh ranh của cô về xã hội, kiểu cách, và thói lụy tình. Được viết vào đầu thế kỉ XIX, tiểu thuyết của Austen mô tả cuộc sống êm đềm của tầng lớp trung lưu ở vùng quê nước Anh. Từ sự phẫn nộ ẩn sau vẻ hài lòng đến sự tranh chấp dưới lớp vỏ mị hoặc, tác phẩm của cô khai thác sự lúng túng khi cảm xúc và lễ giáo va chạm. Dù lãng mạn là chủ đề chính trong tác phẩm của cô, Austen không đi theo văn phong ủy mị thịnh hành lúc bấy giờ. Thay vì chuyện tình yêu cao thượng, nhân vật của cô hành động thao bản năng, và thường bị lúng túng. Họ trao nhau lời khuyên thực tế, câu đùa thân thiện, và cạnh khóe những kẻ cao ngạo đồng trang lứa. Khi vật lộn với vô vàn quy tắc xã hội, nhân vật của Austen thường tìm thấy tiếng cười trong mọi thứ từ thói đạo đức giả, khuôn phép đến chuyện phiếm. Như câu đùa của ông Bennet với cô con gái rượu, "Chúng ta sống để làm gì, chẳng phải để trở thành trò cười cho hàng xóm và rồi cười nhạo họ khi đến lượt mình sao?" Dù có thể các nhân vật nữ chính chế giễu những tập tục vô lý của xã hội, Austen hiểu rõ tầm quan trọng việc trau chuốt ngoại hình. Vào thời bấy giờ, để ổn định về tài chính, hầu hết các cô gái trẻ sẽ kết hôn với người giàu có, cô thường khai thác áp lực của việc tìm đối tượng hôn phối giữa việc tìm kiếm tình yêu trong mộng hay lợi ích về mặt tài chính. Trong "Trang viên Mansfield" Mary Crawford từng trải đã tóm lại, rằng "Em sẵn lòng lấy bất cứ ai nếu họ kết hôn một cách đúng đắn: em không thích những người vội vã trao thân." Không có gì lạ khi điều này hiện diện cả trong cuộc sống của Austen. Sinh năm 1775, hoàn cảnh sống của cô cũng như trong tiểu thuyết. Bố mẹ Jane ủng hộ việc học tập của cô, tạo điều kiện cho cô ẩn danh viết và xuất bản tác phẩm. Nhưng viết lách gần như không phải công việc để kiếm tiền. Dù từng yêu, nhưng cô chẳng bao giờ kết hôn. Có thể tìm thấy điều này trong các nhân vật của cô; thường là những phụ nữ thông minh với tính cách dí dỏm, thực tế, và đời sống nội tâm phong phú. Những nữ nhân vật có cá tính mình này chính là tâm điểm của những câu chuyện tình đầy sóng gió. Như cô nàng kiêu kỳ Elizabeth Bennet trong "Kiêu hãnh và định kiến", mãi lo cho chuyện tình cảm của chị, không nhận ra tên ngốc đang theo đuổi mình. Hay Anne Elliot với kiên định trong tác phẩm "Thuyết phục", chọn không kết hôn sau khi mối tình đầu biến mất. Và Elinor Dashwood, hi sinh những khát vọng của bản thân, kiên quyết bảo vệ gia đình trong tác phẩm "Lý trí và Tình cảm". Họ đều phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn giữa tình cảm và lòng hiếu thảo, tài chính ổn định, tìm cách giải quyết mà không từ bỏ những giá trị bản thân - hay khiếu hài hước vốn có. Tất nhiên, những nhân vật này không hề hoàn hảo. Nhưng họ thường nghĩ rằng mình biết mọi thứ. Kể chuyện từ góc nhìn của họ, Austen khiến độc giả tin rằng nhân vật nữ này rất thông minh - sau đó lật nhào những thiên kiến này. Trong "Emma", Emma cảm thấy hàng xóm xung quanh thật tẻ nhạt, và bạn bè thì kém cỏi. Khi các vị khách của cô nói những chuyện tầm phào, người đọc bắt đầu đồng tình - Emma là nhân vật duy nhất thú vị trong khu phố buồn tẻ này. Dù tự mãn, Emma không kiểm soát được cuộc sống và tình yêu như cô nghĩ. Và góc nhìn gần gũi của Austen nên khi nó được tiết lộ gây bất ngờ gấp đôi cho cả Emma và độc giả. Nhưng thay vì hạ thấp nhân vật chính, những khiếm khuyết này chỉ xác nhận "sự thiếu nhất quán trong con người." Sự phức tạp của họ khiến Austen khác biệt trên sân khấu và màn ảnh, và khiến tác phẩm của cô dễ được khán giả thời nay đón nhận. Hi vọng rằng, các độc giả mới sẽ có thể tìm được một người bạn ở quý cô Austen trong nhiều năm tới. Chó có những sở thích riêng. Chúng thích ngửi mùi của nhau, hoặc thích đuổi lũ sóc. Đó là các yếu tố gây xao lãng nếu ta không biến nó thành phần thưởng khi huấn luyện. Tôi luôn có một suy nghĩ đáng e ngại rằng, nếu bạn nhìn thấy một chú chó trong công viên, và người chủ gọi nó, người chủ nói, "Chó ngoan, lại đây, lại đây," Và chú chó nghĩ, "Hmm, thật thú vị. Mình đang ngửi mông chú chó này mà chủ mình lại gọi. Đó là một lựa chọn khó khăn phải không? Mông hay chủ. Mông thắng!" Ý tôi là, bạn thua rồi. Bạn không thể đấu lại với môi trường nếu bạn hiểu bộ não một chú chó nhỏ tuổi. Vậy nên khi huấn luyện, ta luôn phải đặt mình vào góc nhìn của chú chó. Tôi ở đây phần lớn là vì hiện nay đang có một vấn đề trong cách nuôi dạy chó, khi có những người nghĩ rằng việc dạy chó, điều đầu tiên, là đặt ra luật lệ, luật của con người. Chúng ta không quan tâm con chó nghĩ gì. Vậy ta sẽ nói, "Mày phải làm thế này, chết tiệt. Bọn ta sẽ bắt mày phải làm ngược lại cái mày muốn, theo ý bọn ta." Sau đó, thứ hai, ta giữ bí mật những luật lệ này với chú chó. Và rồi thứ ba, chúng ta có thể phạt nó vì đã phạm những luật chính nó cũng không biết là có tồn tại. Khi bạn nuôi một chú chó nhỏ, nó phạm tội duy nhất, đó là đã lớn lên. Khi còn nhỏ, nó đặt chân lên chân bạn -- rất dễ thương phải không? Và bạn nghĩ, "Ồ, đúng là chú chó ngoan." Bạn cúi xuống, vỗ lên nó, -- bạn thưởng nó vì đã nhảy cẫng lên bạn. Mỗi tội nó lại là chó tai cụp Tây Tạng, nên vài tháng sau, Nó nặng phải đến 36 cân. Mỗi lần nó nhảy lên, nó phải chịu đủ kiểu ngược đãi. Ý tôi là, nó bị ngược đãi một cách đáng sợ. Thực ra, toàn bộ mối quan hệ về địa vị này -- thứ nhất, điều ta hiểu từ việc dạy chó, là chúng thể hiện ra ngoài rất ít hệ thống phân chia xã hội phức tạp của chúng. Và lũ chó rất nghiêm túc với điều đó. Chó đực rất quan tâm đến thứ bậc, vì điều đó có thể ngăn chúng đánh nhau. Dĩ nhiên, về phía chó cái, chúng có vài sự ưu tiên so với luật lệ của chó đực. Đầu tiên là, "Nếu tao có nó, mày sẽ không." Và bạn sẽ nhận thấy một con chó cái có thứ bậc cực kỳ thấp sẽ khá dễ dàng giữ được cục xương của mình khỏi một con đực cấp cao. Vậy nên, từ việc dạy chó, ta có khái niệm về con đầu đàn, hay còn gọi là con alpha. Chắc bạn đã từng nghe rồi. Chó bị ngược đãi rất nhiều. Chó, ngựa và con người -- đây là ba loài bị ngược đãi nhiều nhất trên đời. Và lí do nằm ở cách hành xử của chúng -- đó là lúc nào cũng quay lại và xin lỗi. "Xin lỗi vì đã khiến cậu đánh tôi. Tôi xin lỗi, là lỗi của tôi." Chúng quá dễ bắt nạt, thế nên chúng mới bị bắt nạt. Chú chó tội nghiệp kia nhảy lên chân bạn, bạn giở sách dạy chó ra, trong đó nói gì? "Giữ hai chân trước nó, bóp mạnh, giẫm lên chân sau nó, hất nước chanh thẳng vào mặt nó, đánh vào đầu nó bằng một tờ báo cuộn tròn, lên gối vào ngực nó, lộn ngược nó về sau." Bởi vì nó đã lớn lên ư? Bởi vì nó đã làm cái hành động mà chính bạn đã dạy nó? Chuyện này thật kinh khủng. Tôi hỏi người chủ, "Bạn thích chó của mình chào đón mình ra sao?" Và họ nói, "Tôi không biết, có lẽ nó sẽ ngồi xuống." Tôi nói, "Vậy hãy dạy nó ngồi xuống." Và rồi chúng tôi đưa cho nó một lí do để nó ngồi xuống. Bởi vì bước đầu tiên trong việc huấn luyện cơ bản là dạy nó hiểu tiếng Anh. Tôi có thể nói câu này với bạn, "Laytay-chai, paisey, paisey." Làm đi, bạn phải làm gì đó! Vì sao bạn không trả lời? Vì bạn không nói tiếng Swahili. Tôi có một tin cho bạn đây. Chó không nói tiếng Anh, Mỹ, Tây Ban Nha hay Pháp. Vì thế nên bước đầu tiên là dạy cho chó phải hiểu tiếng Anh, với vai trò là ngôn ngữ thứ hai của nó. Ta có thể dạy chúng thông qua việc nhử bằng thức ăn, ta phải dùng thức ăn vì ta chỉ là người chủ đơn thuần. Vợ tôi không cần nhử, vì bà ấy dạy chó rất giỏi, giỏi hơn tôi nhiều. Tôi không cần thức ăn, nhưng thông thường ta sẽ nói: "Chó ngoan, ngồi xuống." Hoặc họ nói "Ngồi, ngồi, ngồi." Họ ra hiệu bằng tay ngay trước đường trực tràng của con chó như thể ở chỗ đấy có một con mắt thứ ba -- thật điên rồ. Bạn hay nói: "Ngồi, ngồi xuống." Không, ta nói, "Chó ngoan, ngồi xuống." -- Bùm, nó làm sau 6 - 10 lần thử. Rồi ta đưa ta đồ ăn ra làm mồi nhử, và giờ con chó đã biết "ngồi" nghĩa là ngồi, và bạn có thể giao tiếp với chú chó bằng một câu tiếng Anh hoàn hảo. "Phoenix, tới đây, lấy cái này, và đến chỗ Jamie, làm ơn." Và tôi đã dạy nó "Phoenix," "tới đây," "lấy cái này," "đến chỗ" và tên con trai tôi, "Jamie." Nó nhận lấy một mẩu giấy, vậy là tôi có ngay một chú chó cứu hộ. Nó sẽ đi tìm Jamie dù thằng bé ở đâu. Dù nó đang lang thang ở bờ suối hay gì đó, chú chó sẽ đưa nó mẩu giấy nhắn: "Này, bữa tối xong rồi. Về nhà ăn đi con." Vậy là, trong trường hợp này, con chó biết ta muốn nó làm gì. Nó có làm không? Không, nó có thể từ chối. Như tôi đã nói, nếu nó đang ở công viên và có một cặp mông để ngửi, thì đi với chủ để làm gì? Con chó sống với bạn, nó có thể tìm đến bạn bất cứ lúc nào. Nếu muốn nó có thể ngửi mông bạn, nếu bạn hoặc nó thích. Hiện tại, nó ở trong công viên, và bạn phải đấu lại với những mùi hương, những con chó khác, và cả lũ sóc. Thế nên bước thứ hai khi huấn luyện là phải dạy con chó cách tự nguyện làm những gì ta muốn nó làm, thực ra bước này rất dễ. Ta sử dụng Nguyên lý Premack. Về cơ bản, ta nối tiếp hành động tần suất thấp, thứ con chó không muốn làm, bằng một hành động tần suất cao, thường được gọi là hành vi cần xem xét, hay chính là sở thích của con chó - một việc nó thích làm. Nó sẽ trở thành phần thưởng cho hành động có tần suất thấp. Chúng ta sẽ nói: "ngồi" lên trường kỷ, "ngồi" để xoa bụng, "ngồi" và nhìn tao ném quả bóng tennis; "ngồi," ra chào con chó kia đi. Đúng rồi, ta sẽ thêm "ngửi mông" vào nữa. "Ngồi," ngửi mông. Giờ thì tất cả những thứ gây xao lãng trong khi huấn luyện này lại trở thành phần thưởng khi huấn luyện. Và việc chúng ta đang làm, về cốt lõi, là đang dạy cho con chó, giống như chúng ta đang làm nó nghĩ rằng nó đang huấn luyện chúng ta. Tôi hình dung chú chó này, nói chuyện qua hàng rào với một con chó Akita rằng, "Wow, chủ của tao, họ dễ bảo cực ấy. Họ ngoan như cún cưng vậy! Tao ngồi, còn họ làm mọi thứ. Họ mở cửa, lái xe của tao, mát-xa cho tao, họ quăng bóng tennis, họ nấu nướng và mời tao ăn. Như thể nếu tao cứ ngồi xuống thì đó là mệnh lệnh vậy. Rồi sau đó tao sẽ có người mở cửa riêng, lái xe riêng, nhân viên mát-xa, đầu bếp với bồi bàn!" Và giờ con chó thực sự rất vui vẻ. Và điều này đối với tôi chính là ý nghĩa của việc huấn luyện. Vậy ta đang đang thực sự tạo động lực cho con chó, sao cho những hình phạt gần như không bao giờ xuất hiện. Bây giờ ta chuyển tới giai đoạn ba -- có những lúc, bạn biết đấy, chủ nhân biết cái gì là tốt nhất. Tôi ghi một mảnh giấy dán trên tủ lạnh, "Tại sao ư? Vì ta là chủ, hiểu chưa." Xin lỗi nhé, không nói nhiều nữa. "Tao là chủ, không phải mày. Ngồi xuống." Có những lúc, ví dụ như, nếu bạn của con trai tôi quên đóng cửa thì con chó phải tự hiểu rằng, mình không được phép ra khỏi cửa. Đây là vấn đề sinh tử. Mày mà ra khỏi ngôi nhà thánh thiện này, mày có thể bị đánh ở ngoài đường. Nên chúng ta phải cho con chó biết một số điều, "Mày không được làm cái này." Và thế là chúng ta phải ép nó thực hiện, nhưng không phải bằng vũ lực. Những người ở đây có cái nhìn rất mơ hồ về cái gọi là hình phạt. Họ nghĩ trừng phạt là cái gì đó xấu xa. Nhiều bạn cũng nghĩ vậy, nhỉ? Bạn nghĩ nó đau đớn, hoặc đáng sợ, hay bẩn thỉu. Không cần phải như thế. Có một vài định nghĩa về sự trừng phạt, nhưng định nghĩa phổ biến nhất là: sự trừng phạt là một tác nhân giúp giảm thiểu hành vi diễn ra ngay trước nó, sao cho hành vi đó sẽ ít có khả năng xảy ra trong tương lai. Nó không nhất thiết phải bẩn thỉu, ghê sợ hay gây đau đớn. Và theo tôi, nếu nó không nhất thiết phải thế, thì có lẽ nó không nên như thế. Năm ngoái, tôi có làm việc với một con chó rất nguy hiểm. Con này đã khiến cả hai người chủ của nó nhập viện, cộng thêm cả người anh rể lẫn đứa con. Tôi chỉ đồng ý làm việc với nó nếu họ hứa sẽ chỉ cho nó ở trong nhà, và họ không bao giờ mang nó ra ngoài. Thực ra chú chó ấy đã chết rồi, nhưng tôi đã từng làm việc với nó khá lâu. Con chó đã phá cái bếp rất kinh khủng, tôi đã ở đó, trong lần ghé thăm thứ 4 -- chúng tôi đã khiến con chó phải ngồi im một chỗ trên thảm trong 4 tiếng rưỡi. Và nó được giữ ở đó nhờ sự kiên nhẫn của chủ nhân, Khi nó cố gắng chạy ra khỏi cái thảm, cô ấy ra lệnh, "Rover, quay lại ngay, quay lại ngay!" Trong bốn giờ rưỡi, nó đứng dậy khỏi thảm 22 lần trong khi cô ấy đang nấu bữa tối, bởi nó bị mùi nấu ăn trong bếp hấp dẫn. Chú chó đó càng ngày càng nghe lệnh chủ hơn. Hình phạt đó đã có tác dụng. Hành vi của nó đã được chỉnh đốn. Cô ấy không cần phải quát nó nữa. Nếu làm thế, cô ấy có thể bị cắn. Con chó đó chẳng biết nghe lời. Vài người bạn của tôi huấn luyện động vật rất giỏi, họ huấn luyện gấu xám, nếu bạn từng thấy chúng trên TV hoặc phim, chúng do một số người bạn của tôi huấn luyện. Chúng làm tôi thích thú. Ai lại ghét gấu xám chứ? "Đó là loài gấu tồi!" Vèo! Đầu của bạn sẽ rời khỏi cổ và bay xa 100 mét! Thật điên khùng. Vậy, ta phải làm thế nào? Ta cần có cách tốt hơn. Các chú chó xứng đáng hơn thế. Với tôi, giải pháp cho cách huấn luyện chó phải có ích cho chúng. Chúng phải giải quyết vấn đề của của những người chủ, làm họ hiểu ra rằng, họ rất tệ ở kỹ năng giao tiếp, rất tệ ở kỹ năng tạo mối quan hệ, không chỉ với thú cưng, mà còn đối với cả gia đình họ. Câu nói kinh điển của tôi luôn là "Chó ngoan, lại đây." Một cảnh thường thấy trong công viên -tôi phải che mic lại khi nói điều này- vì tôi không muốn bị gọi là thô lỗ. Người chủ ở công viên, con chó ở ngay đó, họ sẽ nói, "Rover, lại đây." Rover lại đây. Rover, lại đây nhanh, con đ* này!" Con chó lại nghĩ: "Còn lâu đi." (Cười) Các bạn thử nghĩ xem, làm sao con chó lại muốn lại gần chủ nếu họ quát nó như vậy chứ? Thay vào đó, chú chó sẽ nghĩ: "Tôi biết điều gì sắp xảy ra... Lần trước, sau khi lại gần chủ, tôi bị phạt rất đau." Một lần, tôi đang lên máy bay... đó là một khoảnh khắc rất quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nó thôi thúc thứ tôi muốn làm đối với toàn bộ việc huấn luyện chó này. Tôi cho rằng, ta có thể huấn luyện chó theo cách thân thiện, dạy chúng những điều ta muốn, do đó ta không cần ép buộc chúng. Tôi dùng cách đó để dạy con tôi. Vào khoảnh khắc đó, khi tôi lên máy bay ở Dallas và ở gần đó là một ông bố đi cùng với đứa con khoảng năm tuổi, nó đang đá cái ghế. "Johnny, đừng làm thế!" Nó vẫn đá. "Johnny, đừng làm thế." Nó vẫn đá. Tôi đứng ngay đó với đống hành lý. Ông bố quay ra, tóm lấy nó và ném vào nó một bộ mặt rất tệ. Bộ mặt tệ thế này... Khi bạn nói chuyện với trẻ con hoặc thú nuôi, bạn nói: "Mày làm cái quái gì vậy? Dừng lại, dừng lại ngay!" Tôi phát hoảng lên, "Chúa ơi, giờ tôi phải làm gì?" Nó sợ đến phát khóc. Một trong hai người yêu thương nó nhất trên thế giới này vừa làm nó mất lòng tin rất nhiều. Tôi nghĩ, "Mình phải ngăn hắn lại!" Tôi cũng nghĩ: "Ian, đó không phải việc của mày, đi tiếp đi!" Tôi ra sau đuôi máy bay, ngồi xuống, và một ý nghĩ xuất hiện. Nếu đó là con chó, tôi sẽ đấm gã kia. (Cười) Nếu anh ta đá con chó, tôi hẳn sẽ đấm vỡ mặt anh ta. Anh ta đá đứa bé, tóm lấy nó và tôi lại cho qua việc đó. Mâu thuẫn nằm ở đây. Các kỹ năng tạo quan hệ này rất đơn giản. Chúng ta rất nông cạn khi chọn bạn đời, việc đó chỉ dựa vào quần áo, ngoại hình và vẻ dễ thương. Bạn biết đó, giống như robot vậy. Đây là cách ta có người yêu, "tình yêu" đó kéo dài cả năm. Sau đó, vài vấn đề về cách cư xử xuất hiện. Không khác với việc chó sủa. Người chồng sẽ không gấp quần áo của mình, hay người vợ luôn đi họp về trễ, bất cứ thứ gì đại loại vậy. Bực tức lâu ngày kìm nén, vòng xoáy quen thuộc lại xuất hiện, chỉ trích và cãi vã, nhưng có hai vấn đề. Khi bạn để ý cách người ta giao tiếp với nhau hoặc với động vật, bạn thấy người ta rất ít khi chỉ trích, nó không hay xảy ra. Nhưng khi chỉ trích, họ sẽ nói rất kinh khủng. Bạn thấy điều đó trong các gia đình, đặc biệt là với vợ, với con cái, với cha mẹ. Bạn thấy điều đó ở nơi làm việc. đặc biệt là từ ông chủ đối với nhân viên. Cứ như thể họ thấy thoả mãn, họ thấy thích thú khi người khác làm sai, để sau đó họ có thể chỉ trích không thương tiếc. Tôi cho rằng điều này là điểm yếu lớn nhất của loài người chúng ta. Đúng là vậy. Ta không biết coi trọng điều tốt nhưng thích chỉ trích điều xấu. Tôi nghĩ rằng toàn bộ những kỹ năng này cần được dạy. Bạn biết đấy, môn Giải tích rất tuyệt vời. Khi còn nhỏ, tôi rất giỏi Giải tích. Giờ tôi không học nó nữa, nhưng nếu tôi còn nhỏ, tôi sẽ làm. Hình học, thật tuyệt vời, cả Cơ lượng tử nữa, chúng đều là những điều tuyệt vời. Nhưng chúng không biết bảo vệ hôn nhân và dạy dỗ con cái. Và cái nhìn của tôi về tương lai, và thứ tôi muốn liên hệ với việc dạy chó này là, cần dạy người. Bạn biết đó, chồng của bạn cũng dễ dạy y như vậy. Việc dạy con chó Rottie còn dễ hơn thế. Con của bạn rất dễ dạy. Tất cả bạn phải làm là để ý chúng, và phải gương mẫu mọi lúc mọi nơi. bạn đặt câu hỏi, "Nó có làm tốt không?" Nếu nó tốt, hãy nói, "Nó thật sự rất tuyệt, cám ơn." Đó là một kỹ thuật dạy dỗ rất mạnh mẽ. Điều này nên được dạy ở trường học. Về các mối quan hệ và sự thoả hiệp. Làm sao đẻ thoả hiệp với đứa bạn cứ muốn lấy đồ chơi của bạn? Cần chuẩn bị gì cho tình yêu đầu tiên của mình? Còn về việc dạy con thì sao? Hãy nghĩ về chúng. Sau một đêm, ta có thai, sau đó là điều quan trọng nhất cuộc đời: nuôi dạy con cái. Không, đây là điều nên được dạy: có lối sống tốt, thói quen tốt, điều đó cũng khó khăn như từ bỏ thói quen xấu vậy. Đó là mong muốn trong tương lai của tôi. Chết tiệt, tôi cần căn đúng thời gian, nhưng tôi có... Đó là bài nói của tôi. Cám ơn rất nhiều! ( Vỗ tay) 99% chúng ta mơ làm thính giả. Không phải nhạc sĩ, mà là thính giả nhỉ? Và chúng ta luôn khao khát một điều, dù là chẳng biết rõ đó là gì. Chúng ta mong muốn được ở trong phòng cùng với người nhạc sĩ vào ngày thu âm, ngày bản nhạc được chơi. Chúng ta đi xem họ biểu diễn, càng nhiều càng tốt. Nhưng sau đó chúng ta nghe 99% phần mà chúng ta thu lại. Hóa ra là càng lùi về lịch sử, âm thanh càng thô. Và chúng ta đã tìm ra được giải pháp. Hãy tách riêng màn trình diễn khỏi phần ghi âm như cách nó được tạo ra. Bạn biết đấy, cái việc phải làm với micro trong phòng cả ngày. Nhưng buổi biểu diễn chính là cách nhạc sĩ sử dụng ngón tay mình và nhạc cụ mà họ sử dụng. Đó chính là thông tin đằng sau mỗi bản thu. Để làm được nó, cần rất nhiều phần cứng và phần mềm chạy ở độ phân giải cao. Yamaha đã tạo ra 1 thứ tuyệt vời có tên là Disklavier Pro trông giống chiếc piano kia. Bạn có thể không nhận ra nó sẽ làm tất cả với đầy dây nhợ, van điện tử, và máy móc tính toán và tất cả những thứ tương tự. Độ phân giải cao nhất đến từ Nhật. Nó chỉ hoạt động đến khi ta đạt tới ngưỡng độ phân giải cao. Và ta đã vượt qua ranh giới đó, gọi là ranh giới thật và ảo, hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo. Có 1 quá trình mà chúng ta đã, gọi là đã dựa vào máy tính và số hóa nó, sau đó là 1 chuỗi phân tích. Và chúng ta xem qua từng nốt nhạc, và mọi đặc tính của chúng: như độ khó để đánh, cách chúng nhấn nhá, và cách bạn di chuyển ngón tay. Nên ta đã tạo ra thứ khoa học mới về việc chạy ngón, và đấy là điều giáo viên piano sẽ dạy bạn, nhưng ta chưa có ngành khoa học nào cho vấn đề này. Tôi sẽ bắt đầu với Glenn Gould. Ông ấy mất cách đây 25 năm và được sinh ra cách đây 75 năm. Là 1 nhạc công đáng kính, 1 thần đồng âm nhạc của thế kỉ 20. Ông ta đã mệt mỏi khi đứng trước thính giả, và cảm thấy như 1 con khỉ đang biểu diễn. Vì vậy ông ta bỏ hết tất cả và chỉ tập trung vào công việc. Và khả năng của Gould là chơi nhạc Bach. Bản thu có lẽ nổi tiếng nhất của ông ta được gọi là "Những biến tấu của Goldberg." Bach trước đây chỉ viết về chủ đề và giai điệu cùng lúc. Bach viết vài tác phẩm sớm, nhưng khi trưởng thành ông ta nói: "Đây là chủ đề- 30 tiết tấu." Thực tế, chủ đề không phải là giai điệu mà chỉ là nền nhạc. Và Gould thu lại trên 2 bản thu chính mà bạn có thể biết 1 là đơn âm, 1 là âm nổi. Bản đơn âm, ông ta dùng pedal và sau này, ông ta nói: "Không, đợi chút. Tôi sẽ hơi khoa học chút, và không dùng pedal. Cái mà tôi muốn bạn nghe trực tiếp là phiên bản năm 1955 và chúng ta sẽ chơi vài bản nhạc đầu tiên. Glenn Gould, 1955. (Âm nhạc) Mọi người thấy sao? (Vỗ tay) Giờ tôi sẽ nói về cách nó được làm ra. Đầu tiên, hãy đi đến bước cuối cùng. Chúng ta có 1 quá trình khá phức tạp gồm phần mềm, nhạc sĩ và những thứ khác nhưng khi hoàn thành, chúng ta biết đôi tai là thứ quyết định cuối cùng. Ta có thể chơi bản gốc bằng 1 tai và thu lại bằng tai còn lại. Nên tôi sẽ phát lại bản nhạc vừa rồi ngay bây giờ. Bên loa phải sẽ là bản thu âm gốc, và bên loa trái là bản thu mới, thực ra là giống nhạc cụ kia, và tôi sẽ chơi chúng cùng lúc. (Âm nhạc) Đó là bản gốc. 2 bản chơi cùng nhau. (Âm nhạc) Trước "Công viên kỷ Jura" không có ngành khoa học nào về việc da bám trên cơ bắp như thế nào, nhỉ? Trong thế giới phim, chúng ta có thể tạo ra, thái độ tự nhiên, trong thời đại này. Đây cũng là một ví dụ khác về việc áp dụng khoa học vào hành vi tự nhiện. Bạn nghe bản nhạc gốc. Tóm lại, tôi đã có được trải nghiệm. Đó là: tôi muốn trong căn phòng và nghe nhạc sĩ chơi đàn. Nhiều người ở đây có thể mua nó. Nhưng, nếu không, thì giờ đã có âm thanh lập thể với độ phân giải cao Tôi phải nói với rằng, nếu bạn chưa thử nghe dàn âm thanh đó, hãy tới người bán âm thanh hay audiophile. Chúng rất lôi cuốn nếu so với dàn âm thanh stereo thông thường. Nếu không, bạn có thể nghe bằng tai nghe. Và với đĩa tương tự, chúng ta có 5 bản thu Sony có 5 bản thu âm. Bạn có thể nghe bằng tai nghe bản thu thẳng. Có một cái đầu giả được đặt trước nhạc cụ, và được gắn micro tại vị trí tai. Khi đeo tai nghe, và nghe nhạc, bạn sẽ như đang trong cơ thể Gleen Gould. Có thể là hơi buồn cười, cho đến khi mấy người nhạc sĩ, chơi piano, nghe cái này và nói "Không thể tin được! Như đang chơi piano." Trừ việc bây giờ bạn trong cơ thể Glenn chơi piano và cảm thấy ngón tay bạn quyết định và di chuyển trong toàn bộ bản nhạc. Một sự thay đổi cách mạng. Còn đây là thứ chúng ta biết với chất lượng tuyệt vời. Toàn bộ quá trình rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm. Cái bạn nghe hôm nay không hoàn hảo. Đó là 1 hỗn hợp của gỗ, và gang, và nỉ, có cả dây thép, mọi thứ, và chúng đều rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm. Vì thế trong các buổi thu âm, bạn phải dừng sau mỗi bản nhạc và chỉnh lại đàn nếu cần. Có cả 1 chuỗi hành động: ngồi đó, một bên, với cái đầu giả và các kĩ sư thu âm đứng xung quanh trong khi ta chỉnh đàn. Nếu như không định ngày tháng cho chúng, từng bước âm nhạc sẽ chuyển thành dữ liệu, như mọi ngành khác cách đây 35 hay 40 năm. Âm thanh đã phát triễn rất chậm -- Tôi không nói về số hóa, bits và áp dụng công nghệ cho âm nhạc. Tôi nói về biến nó thành dữ liệu mà chúng được tạo ra, cũng là cách âm nhạc được biểu diễn. Và âm thanh xuất hiện muộn bởi tai của ta rất khó bị đánh lừa chúng có độ phân giải cao, nối trực tiếp với cảm xúc, và bạn rất khó đánh lừa chúng. Mắt bạn có thể rất thích thú với màu sắc và những chuyển động. Được rồi, có một tập trong bộ phim"Star Trek" (Cười) Tôi hiểu, nó ám ảnh tôi cả ngày hôm qua. trong tập phim "Star Trek" đó với tôi James Daly chơi bản Methuselah Các bạn nhớ đoạn này không? Đôi lúc, anh ta nhảy cùng với.. và tôi sẽ không kể về tập phim này từ 1967. Giờ bạn biết nơi tôi đang nói tới không? Nimoy, xin lỗi, Spock ngồi chơi piano, và bắt đầu chơi bản valse của Brahms, mọi người bắt đầu khiểu vũ. sau đó Spock xoay vòng và nói "James, tôi biết tất cả những bản valse của Brahms, những tôi không tin đây là một trong những bản đó." Đó là cái tôi muốn nói tới. Tôi muốn nghe những bản valse mà Brahm không viết. Tôi muốn nghe những bản mà Horowitz không chơi. Nhưng tôi tin ta đi đúng hướng rồi đó, khi chúng ta thu thập dữ liệu, bằng cách chắt lọc phong cách, bản mẫu, công thức và tất cả mọi thứ tương tự, 1 lần nữa, bạn lại thấy điều này ở thế giới đồ họa vi tính. Nó đang đến thế giới này. Đây sẽ là sự chuyển đổi. Nó nói rằng chúng ta nghĩ âm nhạc là những nốt nhạc và cách chơi Và tôi tin nó sắp diễn ra. Bởi vì cái bạn vừa nghe là do máy tính chơi lại dữ liệu chứ không có Glenn Gould trong phòng này. Nhưng, như là một con người. Và tôi tin bạn sẽ tiến sang bước kế tiếp, giấc mơ thật sự của người nghe. Mỗi khi nghe bản thu âm hôm nay, mỗi lần bạn lấy iPod ra hay gì đó, mỗi lần bạn nghe nó đều như nhau. Như đông cứng lại. Sẽ thật tuyệt nhỉ nếu như mỗi lần nghe lại thấy khác đi? Sáng nay, bạn buồn và muốn nghe nhạc, cùng bản nhạc nhưng chơi buồn hơn hôm qua. Bạn muốn nghe nó được chơi bởi nhạc sĩ khác. muốn nghe nó ở phòng khác hoặc nơi khác. Chúng ta đã xem "Star Trek", và mấy tập có holodeck nhỉ. Mỗi lần nghe tôi đều nổi da gà. Thật tuyệt vời, thật kinh ngạc. Mỗi lần nghe, nó như thể: "Trời ơi, không thể tin tôi đang trong phòng. Và nó đang xảy ra." Đó là 1 trải nghiệm hay hơn nhiều với cái chúng ta thường nghe Cuối cùng, tôi sẽ tóm tắt trong 1 phút bản Art Tatum. Tôi đã vượt quá ngân sách của mình rồi. Chúng ta đã có bản thu mới của ông ấy chơi ở phòng thu Shrine vào tháng 9. Đó là buổi hòa nhạc thu âm ở Shrine năm 1949. Để tôi nói điều này, tụi tôi có một phòng thí nghiệm, được xây dựng và đo lường tất cả, ở Raleigh, Bắc Carolina, còn chúng tôi thì bay về Los Angeles. Và là chủ tịch của công ty, tôi thấy không thoải mái về nơi chúng tôi tới. Đó là 1 cảm giác không thoải mái, khi tất cả thiết bị xuất hiện và cả một đội Sony, mọi người ngồi dưới hàng khán giả và chúng tôi đặt piano ở vị trí đẹp trên sân khấu Shrine, nó vẫn không đổi từ năm 1949 với 6000 chỗ. Và ở vị trí đó, Tatum bắt đầu chơi ... mọi nốt nhạc, mọi giai điệu, mọi cung bậc, mọi nốt trầm, mọi phím đệm đều hoàn hảo bởi vì ông ta chơi nó ở căn phòng đó vào ngày đó. Chúng ta nắm bắt mọi thông tin 1 lần nữa. Tôi muốn các bạn nghe bây giờ. Thật may nó ở ngay đây. Có 1 đoạn lặp lại thường được dùng. Nó dài 1 phút. Một điệu Ai-len và tôi muốn các bạn nghe sự hài hước của ông ta. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Và đó là thứ khán thính giả làm. (Vỗ tay) Cảm ơn mọi người rất nhiều, Michael, cảm ơn về cơ hội này. Hình ảnh này liên quan gì ở đây? Phải nói rằng, tôi nghĩ Emeka đang cố gửi nhiều thông điệp ngầm bởi vì tôi sẽ nói đi nói lại một số vấn đề nảy sinh Nhưng tôi sẽ cố gắng làm khác đi và khép lại với những câu chuyện của cá nhân tôi và cố gắng đối mặt với những vấn đề mà chúng ta sẽ thảo luận Châu Phi là một châu lục đầy rẫy những mâu thuẫn, như các bạn thấy Chúng ta không phải duy nhất ( khán giả cười) ( vỗ tay) Các bạn biết đấy, điều thật tuyệt vời là ta có cả 1 hội nghị chỉ để kể những câu chuyện tuyệt vời về châu lục này. Hãy nghĩ về điều đó Điển hình chúng ta sẽ thảo luận về việc truyền thông chỉ tập trung khai thác những chuyện tiêu cực. Tại sao đó là một vấn đề? Một câu chuyện thảm kịch tiêu biểu: bệnh tật, tham nhũng, đói nghèo Và một số bạn ở đây sẽ nghĩ Ồ, Ory, cô tốt nghiệp đại học Harvard, và tất cả những người tinh hoa ở đây Quên đi những người nghèo Hãy cùng bàn về kinh tế, thị trường và những thứ khác Có 80% người dân châu Phi thực sự cần được giúp đỡ. Và tôi muốn nói với các bạn rằng đây là câu chuyện của tôi , OK? Và đó là câu chuyện của rất nhiều người châu Phi ở đây. Mở đầu với nghèo đói. Tôi không lớn lên trong những khu ổ chuột hay sự tồi tàn Nhưng tôi biết thế nào là trưởng thành trong sự túng quẫn hay không thể hỗ trợ gia đình là thế nào. Euvin đã nói về những dấu hiệu tiên phong. Bữa sáng là thước đo đầu tiên để xác định gia đình tôi có phá sản hay không. Khi tình hình khá khẩm, chúng tôi ăn trứng và xúc xích. Khi tồi tệ, chúng tôi ăn cháo. Và giống như những gia đình châu Phi khác, Bố mẹ tôi không thể tiết kiệm bởi vì họ phải giúp đỡ anh em họ hàng và bạn biết đấy bố mẹ của họ nữa. và mọi thứ luôn không thể lường trước được. Khi tôi chào đời, họ nhận ra họ có một đứa con khá thông minh, và họ không muốn tôi đi học ở ngôi trường miễn phí gần nhà . Và họ đã chọn cách giáo dục tôi vô dùng thú vị, đó là họ sẽ gửi tôi đến 1 trường mà họ không thể nào trả tiền học phí Thế là học gửi tôi đến 1 trường tư công giáo. nơi đã tạo nền tảng cho sự chọn lựa nghề nghiệp của tôi. Và điều đã xảy ra là vì bố mẹ đóng học phí cho tôi lúc có lúc không Tôi bị đình chỉ học gần như mỗi kì. Bạn biết đấy, người ta soạn ra cả 1 danh sách những người không trả tiền học phí, và khi họ bắt đầu nghiêm túc bạn phải đi cho tới khi học phí được trả Và tôi nhớ mình đã suy ngẫm tại sao bố mẹ không cho tôi học ở 1 trường học phí thấp Bởi vì bạn biết đấy, là một đứa trẻ bạn thấy xấu hổ và nhạy cảm, mọi người biết bạn không có tiền. Nhưng bố mẹ tôi không thay đổi và giờ tôi đã hiểu tại sao họ lại làm như thế Họ nói về tham nhũng. Ở Kenya, chúng tôi có 1 kì kiểm tra đầu vào bậc trung học. Có trường cấp quốc gia, là những trường tốt nhất và những trường cấp tỉnh. Mơ ước của tôi lúc đó là trường trung học Kenya 1 trường cấp quốc gia Tôi đã thiếu 1 điểm Tôi thấy vô cùng thất vọng và nghĩ "Trời ơi, mình phải làm sao đây ?" Và bố tôi nói " Hãy tới gặp và thuyết phục hiệu trưởng chỉ có 1 điểm thôi mà, có thể cô sẽ cho con nhập học nếu vẫn còn chỗ" Thế là chúng tôi cùng nhau tới trường, và bới vì chúng tôi chả là ai cả, chúng tôi không có đặc quyền gì, Và bởi vì bố tôi không có tên họ danh giá ông đã bị đối xử không ra gì Tôi ngồi đấy lắng nghe bà hiệu trưởng nói với bố tôi kiểu như ông nghĩ mình là ai? và kiểu, thật buồn cười khi ông nghĩ có chỗ cho con ông. Tôi đã từng chung trường với những đứa con gái của các chính trị gia, chúng học dở hơn tôi rất nhiều nhưng vẫn có suất ở đây. Không có gì tồi tệ hơn khi thấy bố của bạn bị làm bẽ mặt trước mặt ban, bạn biết đấy Khi rời khỏi, tôi đã thề với bản thân Và tôi nghĩ " mình sẽ không bao giờ đi xin xỏ bất cứ thứ gì" 2 tuần sau, bọn họ liên lạc nói tôi có thể nhập học. và tôi nói họ im đi. (cười) (vỗ tay) Câu chuyện cuối cùng, và tôi phần nào phải nói nhanh. Bệnh tật. Bố tôi, người mà tôi đã nhắc tới, chết vì AIDS năm 1999. Ông đã không cho ai biết ông ấy bị AIDS, ông ấy vô cùng sợ bị kì thị. Và tôi là người đã phát hiện ra, vì tôi là một con mọt sách Và tôi đang ở Mỹ vào lúc đó và họ gọi cho tôi. Ông ốm rất nặng, lần đầu tiên ông bị ốm. Và ông bị viêm màng não Và tôi lên google, viêm màng não, bạn biết đấy Bởi vì quyền được giữ im lặng họ không thể tiết lộ. Nhưng họ cho biết, tình hình này sẽ kéo dài. Và tôi lên mạng và tìm hiểu sự truyền nhiễm đọc về căn bệnh Và tôi nhận ra chuyện gì đang diễn ra. Lần đầu bị ốm, ông phục hồi. Nhưng ông ấy vẫn phải uống thuốc vào lúc đó --ở Mỹ, Diflucan dùng để chữa nhiễm men tốn 30$ một viên. Và ông phải dùng thuốc đó đến hết đời. Bạn biết đấy , tiền cạn kiệt. Ông lại bị ốm. Vào thời điểm đó, ông có 1 người bạn từng đi Ấn Độ từng làm nhập khẩu, mang cho ông 1 loại thuốc tác dụng tương tự. Và thế là ông ấy tiếp tục sống. Nhưng tiền không còn nữa. Ông lại bị ốm. Ông ốm vào 1 ngày thứ sáu. Lúc đó, chỉ có 1 ngân hàng có máy ATMs ở Kenya, và chúng tôi không thể rút tiền mặt. Gia đình tôi không thể lấy tiền mặt để điều trị cho ông cho tới thứ 2. Bệnh viện truyền nước biển cho ông trong 3 ngày. Và cuối cùng, chúng tôi nhận ra tốt hơn là chuyển ông sang bệnh viện công Ít nhất, ông ấy được điều trị cho đến khi chúng tôi có tiền. Và ông đã chết khi xe cứu thương trên đường tới bệnh viên để chở ông. Bây giờ hãy tưởng tượng- và tôi có thể tiếp tục mãi câu chuyện- hãy tưởng tưởng đây là tất cả những gì bạn biết về tôi. Bạn sẽ nhìn tôi với ánh mắt như thế nào? Với lòng thương hại, bạn biết đó. Nỗi buồn. Và đây chính là cách bạn nhìn về châu Phi. Đây là sự thiệt hại nó gây ra. bạn không nhìn thấy khía cạnh khác của tôi. Bạn không thấy 1 blogger, bạn không thấy 1 luật sư tốt nghiệp Harvard 1 người đầy sức sống, bạn biết đấy? Và tôi chỉ muốn cá nhân hóa điều đó. Bởi vì chúng ta nói về những vấn đề lớn, Và bạn tự hỏi, thì sao ? Nhưng điều đó gây thiệt hại. Và tôi không phải là người duy nhất đúng không? Tưởng tượng những gì bạn biết về William là anh ấy lớn lên ở 1 ngôi làng nghèo khó Và bạn không biết về cối xay gió Và tôi chỉ thấy thương xót. Tôi thật sự đã khóc trong lúc anh đang thuyết trình. Anh ấy kiểu, tôi cố gắng và tôi làm ra nó. Tôi kiểu, Nike nên thuê anh, bạn biết đó, "Hãy làm thế!" (cười) Đây là điều tôi muốn nhấn mạnh. Nếu bạn chỉ tập trung vào những thảm họa (Cười) ( Vỗ tay) Chúng ta đang lờ đi những tiềm năng. Vậy, chúng ta nên làm gì? Đầu tiên, Người châu Phi, chúng ta nên kể chuyện một cách tốt hơn Chúng ta nghe về nó hôm qua. Chúng ta có nó sáng nay. Và đây là 1 ví dụ Làm blog là 1 cách Afrigator là 1 nơi tổng hợp những blog châu Phi được phát triển ở Nam Phi. Ta cần làm tốt hơn. Nếu không ai kể chuyện của chúng ta, thì hãy tự mình làm điều đó Trở lại điều tôi muốn nói Đây là Wikipedia tiếng Swahili 50 triệu người nói tiếng Swahili ở Đông Phi. Chỉ có 5 người đóng góp. 4 /5 trong số họ là người da trắng - Swahili không phải tiếng mẹ đẻ của họ Người còn lại- Ndesanjo, nếu bạn ở đây hãy đứng dậy-- Là người Tanzania, blogger Swahili đầu tiên. Anh ấy là người châu Phi duy nhất đóng góp vào trang này. Mọi người, làm ơn. Chúng ta không thể rên rỉ và than vãn đổ cho các nước phương Tây. Chúng ta đang làm gì? Những người nói tiếng Swahili đang ở đâu? Tại sao không tự tay ta viết bài? Than vãn là không đủ. Chúng ta cần hành động. Hiện tại, Reuters đang tổng hợp lại các blog châu Phi vào tin tức của họ về châu Phi. Đó là 1 sự khởi đầu và chúng ta nghe về các sáng kiến của họ. Thế hệ báo châu Phi. phương pháp viện trợ không hoàn hảo và sau tất cả những trò ném vòng của Live 8 chúng ta vẫn không thấy mình ở đâu trong bức ảnh này. Không phải bạn. (cười) Nhưng điều tôi muốn nói mặc dù nó không đủ để chúng ta chỉ trích và cho những người ở hải ngoại người mà đang đấu tranh với việc về hay ở Tôi nên về hay ở lại? Bạn biết đấy, hãy về. Châu lục này cần bạn. Và tôi không thể nhấn mạnh hơn điều đó. Tôi đã từ bỏ công việc với 1 trong những công ty hàng đầu D.C Convinton và Burling, lương 6 con số Với 2 hoặc 3 tờ check Tôi có thể giải quyết nhiều việc của gia đình Nhưng tôi đã bỏ đi, bởi vì đam mê của tôi ở đây, và bởi tôi muốn thỏa mãn đam mê. Và bởi vì mọi người cần tôi, bạn biết đấy Tôi có thể giành được 1 giải thưởng bẳng cách dùng bằng cử nhân luật đại học Harvard bởi vì những thứ tôi đang làm. Một là tôi khá là năng nổ và tôi cố gắng, tìm kiếm cơ hội Nhưng có một thứ gọi là nhu cầu Phần lớn thời gian, tôi là luật sư cho tập đoàn tên là Enalis hỗ trợ doanh nhân ở Nam Phi. Chúng tôi hiện chuyển tới Đông Phi Và chúng tôi cung cấp cho họ dịch vụ phát triển kinh doanh, cũng như cho vay vốn và vốn chủ sở hữu Tôi cũng thực hiên 1 dự án ở Kenya, công việc của tôi là theo dõi hoạt động của MPs Kenya Cộng sự của tôi, M, người rất giỏi công nghệ, hack WordPress Chúng tôi tốn $20 1 tháng chỉ để tổ chức Mọi thứ khác đều dựa trên tình yêu. Chúng tôi nhập dữ liệu 1 cách thủ công Và bạn có thể lấy hồ sơ của mỗi MP câu hỏi họ hỏi ở nghị viện Chúng tôi có chức năng bình luận, mọi người có thể hỏi các MP câu hỏi. Có vài MP tham gia, quay lại và hỏi. Chúng tôi làm thế này bởi vì chúng tôi mệt mỏi phàn nàn về các chính trị gia. Tôi tin rằng trách nhiệm bắt nguồn từ nhu cầu. Bạn sẽ không trở nên có trách nhiệm vì trái tim mách bảo. Và chúng ta là người châu phi cần chất vấn các vị lãnh đạo Bọn họ đang làm những gì? Bạn biết đấy, họ sẽ không thay đổi nếu không có lý do. Vì vậy chúng ta cần chính sách mới, điều đó đến từ đâu? 1 điều nữa đó là những vị lãnh đạo này phản ánh thực trạng xã hội Chúng ta nói về chính phủ châu Phi như kiểu họ từ sao Hỏa tới, bạn biết đấy Bọn họ đến từ chúng ta. Và tại sao chúng ta lại đưa lên những lãnh đạo mà ta không thích? Và làm sao để thay đổi điều đó? Mzalendo là 1 cách mà chúng tôi nghĩ mình có thể bắt đầu để truyền cảm hứng mọi người muốn lãnh đạo có trách nhiệm Chúng tôi đi đâu từ đây? Tôi tin vào sức mạnh của những ý tưởng vào sức mạnh của việc chia sẽ kiến thức Và tôi muốn tất cả các bạn, khi rời đi, hãy chia sẻ và lưu lại những ý tưởng bạn có được ở đây bởi vì điều đó có thể làm nên khác biệt Ngoài ra, điều tôi muốn thúc giục các bạn là hãy quan tâm đến cá nhân. Tôi có rất nhiều cuộc đối thoại về mọi thứ mà tôi nghĩ là cần phải xảy ra ở châu Phi Mọi người kiểu " Tôi không làm viện trợ Tôi là 1 người tự do với trái tim rỉ máu, tôi nên làm gì? Và khi tôi nói về những ý tưởng họ kiểu" Nhưng điều đó không thể nhân rộng cho tôi thứ gì mà tôi có thể làm với Paypal" Điều đó không dễ , bạn biết đấy Và nhiều lúc quan tâm đến các cá nhân đến những người bạn hay doanh nhân bạn gặp có thể tạo ra thay đổi lớn, đặc biệt ở châu Phi bởi vì thường những cá nhân ở châu Phi mang theo rất nhiều người ở sau họ Thực tế, khi tôi là sinh viên năm nhất trường luật Việc kinh doanh của mẹ tôi thất bại tôi đã giúp đỡ bà Chị gái tôi gặp khó khăn ở đại học Tôi giúp chị trả học phí Em họ tôi không có tiền đóng học, và nó rất thông minh tôi đã giúp nó Anh họ tôi chết vì AIDS để lại 1 đứa con Chúng tôi tự hỏi nên làm gì với nó? Và bây giờ nó là em gái tôi Và bởi vì những cơ hội tôi có mà tôi có thể giúp đỡ mọi người Vì vậy tôi không đánh giá thấp điều đó. 1 ví dụ. Người đàn ông này thay đổi cuộc đời tôi Ông là 1 giáo sư, giờ đang ở Vanderbilt Ông là 1 giáo sư đại học, Mitchell Seligson Nhờ ông mà tôi được học trường luật Harvard bởi ông quan tâm. Tôi theo học 1 lớp, và ông kiểu đây là 1 học sinh nhiệt huyết mà chúng ta không thường thấy ở Mỹ vì mọi học sinh khác luôn hoài nghi và mệt mỏi Ông ấy gọi tôi tới văn phòng hỏi " Lớn lên em muốn làm gì?" Tôi nói " em muốn trờ thành luật sư" Ông hỏi " Tại sao? chúng ta không cần 1 luật sư ở Mỹ" ông cố khuyên tôi từ bỏ nhưng kiểu " Tôi không biết gì về xin vào trường luật , Tôi là tiến sĩ khoa học chính trị nhưng hãy xem tôi cần làm gì, để giúp em" Kiểu như " Em muốn học ở đâu?" Với tôi lúc đó tôi đang học ở đại học Pitts và nơi đó giống thiên đường so với Kenya. Và tôi nói" Em vừa xin học trường luật Pitt" Ông ấy nói" Tại sao ? Em thông minh, em có tố chất " Tôi trả lời " Bởi vì em đang ở đây và nó rẻ, em cũng thích Pittsburgh nữa" Đó là lí do ngớ ngẩn nhất mà tôi từng nghe xin nhập học trường luật thế là ông giúp đỡ và động viên tôi Ông nói" này em có thể vào được Harvard, em rất giỏi, OK? Và nếu họ không nhận em, thì bọn họ có vấn đề" Ông ấy tạo nên con người tôi Và đây chỉ là 1 ví dụ. Bạn có thể gặp những cá nhân khác ở đây. Chỉ cần sự thúc đẩy. Tất cả những gì tôi cần là 1 cú hích để chạm tới trình độ tiếp. Cơ bản, tôi muốn kết thúc với viễn tưởng về châu Phi . Hôm qua, 1 quý ông nói chúng ta hèn hạ vì đã rời khỏi châu lục để thể hiện tiềm năng của mình. Viễn tưởng của tôi đó là con gái tôi và những đứa trẻ châu Phi sinh ra ngày nay có thể trở thành người mà chúng muốn ở đây mà không phải bỏ đi. Và chúng có khả năng vượt lên hoàn cảnh mà chúng được sinh ra. Đó là 1 điều người Mỹ không để ý tới Đó là bạn có thể lớn lên, trong hoàn cảnh không được tốt và bạn có thể chuyển đi Chỉ vì bạn sinh ra ở vùng nông thôn Arkansas hay nơi nào đó không nói lên được bạn là ai. Đối với nhiều người châu Phi, nơi bạn sống hay nơi bạn sinh ra và hoàn cảnh lúc sinh ra quyết định toàn bộ cuộc đời bạn. Tôi muốn thấy sự thay đổi và nó bắt đầu từ chúng ta. Là 1 người châu Phi, chúng ta cần có trách nhiệm với châu lục của mình. Cám ơn. (vỗ tay) Con người tranh luận sôi nổi về định nghĩa của sự sống. Họ hỏi liệu định nghĩa đó gồm quá trình sinh sản, sự trao đổi chất hay tiến hoá. Và tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó, nên tôi sẽ không trả lời bạn. Tôi sẽ nói rằng sự sống liên quan đến việc lập trình. Đây là một chương trình máy tính. Khởi động từ một tế bào, chương trình sẽ chạy, và cho kết quả là con người này; hay với một sự thay đổi nhỏ, kết quả sẽ là người này; hay với thay đổi nhỏ khác, là người này; hay với thay đổi lớn hơn, tạo ra con chó này, hay cái cây này, hoặc con cá voi này. Vậy nên giờ, nếu bạn ví von bộ gen thực sự là một chương trình, bạn sẽ xem Chris Anderson là kết quả của chương trình máy tính, cũng như Jim Watson, Craig Venter, cũng như tất cả chúng ta. Và khi tự thuyết phục bản thân rằng phép ví von này đúng, thì bạn sẽ thấy có nhiều nét tương đồng giữa chương trình di truyền và chương trình máy tính. Nhưng theo tôi, điều quan trọng nhất là mức độ nhạy cảm với các thay đổi nhỏ có thể dẫn đến thay đổi lớn trong quá trình phát triển sinh học - đầu ra. Một đột biến nhỏ có thể biến con ruồi hai cánh thành bốn cánh. Hoặc nó sẽ biến râu con ruồi thành chân. Hoặc như trong phim "Cô dâu công chúa," nó có thể tạo ra người có sáu ngón tay. Điểm mốc của các chương trình máy tính chỉ là sự nhạy cảm với những thay đổi nhỏ. Giả sử tài khoản ngân hàng của bạn là 1 đô, và bạn thay đổi một dấu chấm, bạn có thể có một nghìn đô. Vậy nên những thay đổi nhỏ này là thứ mà tôi nghĩ rằng chúng chỉ ra một sự tính toán phức tạp trong quá trình phát triển nằm dưới những thay đổi lớn. Vậy nên, tất cả điều này chỉ ra có những chương trình phân tử nằm dưới sinh vật học và nó cho ta thấy sức mạnh của các lập trình sinh học phân tử. Và điều tôi muốn làm là viết các lập trình phân tử, để phát triển công nghệ Và có rất nhiều người đang làm điều này, rất nhiều nhà sinh học tổng hợp, như Craig Venter. Và họ tập trung vào việc sử dụng tế bào. Họ định hướng tế bào. Vì vậy các bạn tôi, những nhà lập trình phân tử, và tôi tiếp cận theo hướng sinh học phân tử Chúng tôi quan tâm đến việc sử dụng DNA, RNA và protein, và tạo ra ngôn ngữ mới cho việc xây dựng những điều từ căn bản bằng các phân tử sinh học, hầu như không liên quan đến sinh vật học. Vì vậy, đây là tất cả bộ máy trong tế bào. Đây là một camera Bộ máy năng lượng của tế bào một vài công tắc để bật tắt gen, bộ xương tế bào, động cơ giúp bạn cử động cơ. Nhóm lập trình phân tử nhỏ của tôi đang cố tái tạo các phần này từ DNA. Chúng tôi không phải là người cuồng DNA, nhưng DNA là nguyên liệu rẻ nhất, dễ hiểu nhất và dễ lập trình nhất. Khi các vật liệu khác trở nên dễ sử dụng hơn -- có thể là protein -- chúng tôi sẽ thử với chúng. Nếu thành công, lập trình phân tử sẽ trông như thế nào? Bạn sẽ ngồi trước màn hình máy tính. Bạn sẽ thiết kế thứ gì đó như chiếc điện thoại di động, bằng một ngôn ngữ cấp cao, bạn sẽ mô tả chiếc di động đó. Sau đó sẽ có một máy biên soạn đem những mô tả đó và biến chúng thành những phân tử thật có thể được đưa đến máy tổng hợp và máy tổng hợp sẽ đóng gói các phân tử này vào trong hạt giống. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn trồng và chăm sóc hạt giống đó, liệu nó có sẽ phát triển theo tiến trình đã tính trước một tính toán cấp phân tử, và nó sẽ tạo nên một máy tính điện tử. Và nếu tôi chưa nói rõ quan điểm của mình thì, tôi cho rằng sự sống luôn là các máy tính phân tử tạo nên các máy tính điện hoá, tạo nên các máy tính điện tử, mà sự kết hợp với máy tính điện hoá sẽ tạo nên máy tính phân tử mới, rồi sẽ tạo nên máy tính điện tử mới, và cứ thế. Và nếu bạn tin vào điều này, và bạn nghĩ sự sống là sự lập trình, như tôi vậy, thì bạn sẽ tiếp cận các câu hỏi lớn bằng đôi mắt của nhà khoa học máy tính. Vậy câu hỏi lớn là làm sao để đứa trẻ biết khi nào nó ngừng lớn lên? Và cho lập trình phân tử, câu hỏi là làm sao để chiếc điện thoại biết khi nào ngừng phát triển? (Cười lớn) Hay làm sao chương trình máy tính biết khi nào ngừng chạy? Hay hơn nữa, làm sao bạn biết liệu một chương trình có dừng lại? Còn có nhiều câu hỏi tương tự như vậy nữa. Một trong số đó là câu hỏi của Craig Venter Tôi nghĩ ông ta thật sự là một nhà khoa học máy tính. Ông ấy hỏi, bộ gen tối thiểu phải lớn bao nhiêu để cho ta một vi sinh vật có chức năng? Phải sử dụng tối thiểu chừng nào gen? Câu hỏi này giống hệt như, chương trình nhỏ nhất mà tôi có thể viết để hoạt động như Microsoft Word là gì? (Cười lớn) Và khi nói ông ấy viết ra một vi khuẩn nhỏ hơn, ông ấy đang viết bộ gen có thể hoạt động được, chúng ta có thể viết các chương trình nhỏ hơn mà hoạt động được như Microsoft Word. Nhưng với lập trình phân tử, câu hỏi là, có bao nhiêu phân tử cần đưa vào hạt giống để tạo ra một chiếc điện thoại? Con số nhỏ nhất là bao nhiêu? Hiện tại đây chính là những câu hỏi lớn với khoa học máy tính. Đây là những câu hỏi phức tạp, và khoa học máy tính cho thấy chúng là những câu hỏi khó. Hầu như - nhiều câu hỏi là bất khả thi. Nhưng với một số, chúng ta có thể bắt đầu tìm ra câu trả lời. Vậy nên tôi sẽ bắt đầu hỏi những câu hỏi cho cấu trúc DNA mà tôi sắp nói tới. Vậy, đây là một DNA bình thường mà bạn biết đến. Nó có hai chuỗi xoắn với nhau, và có các A, T, C, G bắt đôi để nối hai chuỗi với nhau. Và tôi sẽ vẽ như thế này, để không khiến bạn cảm thấy kì lạ. Ta quan tâm đến từng chuỗi riêng biệt thay vì hai chuỗi xoắn. Khi ta tổng hợp, kết quả chỉ là một chuỗi, và chúng ta có thể lấy chuỗi xanh dương trong một ống và tạo ra chuỗi cam ở ống khác, và chúng uốn éo khi ở dạng đơn chuỗi. Khi bạn trộn chúng lại, chúng sẽ tạo nên cấu trúc hai chuỗi xoắn. Trong vòng 25 năm gần đây, Ned Seeman và nhiều hậu duệ của ông đã làm việc cật lực và tạo ra cấu trúc 3D xinh đẹp này bằng phản ứng của các chuỗi DNA ghép lại với nhau. Nhưng phần lớn các phương pháp đó dù tinh tế, cũng mất nhiều thời gian. Chúng mất vài năm, hoặc rất khó để thiết kế. Nên vài năm trước tôi đã tìm ra một phương pháp mới gọi là DNA origami dễ dàng đến mức bạn có thể thực hiện ngay tại bếp nhà bạn và thiết kế món đồ từ máy tính xách tay. Nhưng để làm điều đó, bạn cần một chuỗi DNA đơn dài, và thực tế rất khó để có được nó. Do đó, bạn có thể tìm trong tự nhiên. Bạn có thể nhìn vào vật thể tạo thành từ máy tính này, người này có hệ gen với DNA đôi -- không tốt. Bạn tìm trong ruột. Có hàng tỉ vi khuẩn. Cũng không tốt. Cũng chuỗi đôi, nhưng bên trong, chúng bị nhiễm virus có bộ gen với một chuỗi đơn, dài, đẹp mà chúng ta có thể xếp như một mảnh giấy. Và đây là cách chúng tôi làm. Đây là một phần của bộ gen. Chúng tôi thêm một số đoạn DNA ngắn tổng hợp mà tôi gọi là kim dập. Mỗi DNA ngắn có một nửa bên trái gắn với sợi dài ở một đầu phía bên kia, và nửa bên phải gắn với một đầu khác, và nối chuỗi dài lại như thế này. Kết quả của chuỗi hoạt động của nhiều phân tử này trên chuỗi dài là để cuộn nó lại thành hình chữ nhật. Chúng tôi thật sự không thể quay phim lại quá trình này nhưng Shawn Douglas tại đại học Harvard đã làm cho chúng ta một mô hình bắt đầu bằng chuối dài và một vài chuỗi ngắn trên đó. Và những gì xảy ra khi chúng ta trộn những chuỗi đó lại với nhau. Chúng ta đun chúng lên, thêm một ít muối, chúng ta đun lên gần tới nhiệt độ sôi rồi làm nguội chúng. và trong quá trình làm nguội, chuỗi ngắn gắn vào chuỗi dài và bắt đầu hình thành cấu trúc. Bạn có thể thấy một ít chuỗi xoắn kép hình thành ở đây. Khi bạn nhìn vào DNA origami, bạn có thể thấy nó thực chất là gì, mặc dù bạn nghĩ nó phức tạp, nhưng nó chính là một nhúm các hình xoắn ốc xếp song song với nhau và chúng giữ lấy nhau tại vị trí các chuỗi ngắn chạy dọc chuỗi xoắn và sau đó nhảy qua chuỗi khác. Vì vậy có một chuỗi đi như thế này, chạy dọc và nối một chuỗi xoắn nó nhảy qua chuỗi kép còn lại và quay trở lại. Giữ cho chuối dài như thế này. Bây giờ, để cho các bạn thấy tôi có thể làm ra được bất kì hình dạng gì chúng ta muốn, tôi sẽ làm hình này Tôi muốn cuộn DNA thành một hình chạy lên trên con mắt, dưới cái mũi, trên cái mũi, vòng quanh trán, vòng xuống và kết thúc bằng cái vòng nhỏ như thế này. Vì lẽ đó, tôi nghĩ, nếu cái này làm được thì bất cứ cái gì cũng làm được. Tôi cho máy tính thiết kế các kim dập ngắn để làm điều này. Tôi đặt hàng, FedEx gửi cho tôi. Tôi trộn chúng lại, đun lên rồi để nguội và tôi có 50 tỉ hình mặt cười nhỏ xíu lơ lửng trong một giọt nước. Và một trong số chúng chỉ bằng 1/1000 bề rộng của một sợi tóc con người. Vậy, chúng trôi lơ lửng trong dung dịch, và để xem được chúng, bạn phải làm cho nó nổi lên bề mặt và kết chùm lại. Nên bạn đổ chúng ra trên bề mặt phẳng và chúng bắt đầu kết dính lại trên bề mặt đó, rồi chúng ta chụp ảnh chúng bằng kính hiển vi lực nguyên tử. Nó có một cây kim, như cây kim ghi chú, chạy qua lại bề mặt đó, di chuyển lên xuống để cảm nhận độ cao của bề mặt đầu tiên. Nó cảm nhận DNA origami. Có một kính hiển vi điện tử làm việc và bạn có thể thấy bề mặt của chúng hơi gồ ghề. Khi bạn phóng to lên, chúng có vài hàm yếu vắt qua đầu chúng, và một vài cái mũi bị vỡ ra, nhưng nhìn chung đều rất tốt. Bạn có thể phóng to và nhìn được cái vòng nhỏ đó, cái chòm râu dê siêu nhỏ này. Bây giờ, điều tuyệt vời là ai cũng có thể làm được việc này. Vậy nên, tôi nhận được cái này qua thư một năm sau khi tôi làm ra nó, không hứng thú cho lắm. Có ai biết cái này là gì không? Nó là gì? Trung Quốc phải không? Vậy nên, chuyện đã xảy ra là, một sinh viên cao học ở Trung Quốc Lulu Qian, làm một việc rất tốt. Cô ấy viết toàn bộ phần mềm để thiết kế và xây dựng DNA origami này, một tác phẩm tuyệt vời từ Trung Quốc, có cả Đài Loan nữa, và bạn có thể thấy nó đến từ nơi ít được kiểm soát nhất trên thế giới, đúng không? (Cười lớn) Do đó, nó chạy rất tốt, và bạn có thể làm ra mọi hình dạng và hoa văn. Bạn có thể làm được bản đồ nước Mỹ và đánh vần DNA bằng DNA Và điều khéo léo ở đây là, nó thực sự là một tuyệt tác của công nghệ nano nhưng tuyệt tác đó lại là thứ bạn cần để làm ra mạch điện nano. Do đó, bạn có thể đặt các phần của mạch điện vào khuôn, như bóng đèn và công tắc. Để cho nó tự lắp ráp và bạn sẽ có một kiểu mạch điện. Và bạn có thể rửa trôi DNA đi, để lại mỗi mạch điện thôi. Đây là thứ mà đồng nghiệp của tôi ở Caltech làm. Họ lấy DNA origami, sắp xếp thêm ống carbon nano làm một công tắc nhỏ, bạn thấy ở đây, nối dây lại, kiểm tra và chắc rằng nó là một công tắc. Bây giờ, nó chỉ là một công tắc đơn, và bạn cần cỡ nửa tỉ cái cho một máy tính, nên chúng ta cần phải làm rất nhiều. Nhưng nó rất triển vọng bởi vì origami có thể sắp xếp những phần chỉ cỡ 1/10 kích thước của chúng trong một máy tính bình thường Cho nên nó rất triển vọng trong việc tạo ra những máy tính nhỏ. Bây giờ, tôi muốn quay lại với máy biên dịch DNA origami là bằng chứng cho thấy máy biên dịch thật sự hoạt động. Bạn bắt đầu bằng thứ gì đó trong máy tính. Bạn đang có một mô tả cấp cao của chương trình máy tính, bản mô tả cấp cao của cái origami này. Bạn có thể biên dịch nó thành các phân tử, gửi tới máy tổng hợp, và nó đã có thể hoạt động. Hóa ra có một công ty làm ra phần mềm này tốt hơn những câu lệnh xấu xí của tôi sẽ cho phép chúng ta làm ra nó theo một cách đẹp, dễ nhìn, và được máy tính bổ trợ. Bây giờ bạn có thể hỏi rằng tại sao DNA origami không là đoạn kết câu chuyện? Bạn có máy biên dịch phân tử, bạn có thể làm được bất cứ thứ gì bạn muốn Thực tế nó không được dùng như vậy. Nếu bạn muốn tạo ra một con người từ DNA origami, bạn sẽ cần một chuỗi rất dài, 10 triệu tỷ tỷ base. Nó sẽ là đoạn DNA dài 3 năm ánh sáng, nên chúng ta sẽ không làm điều đó. Chúng ta sẽ chuyển sang công nghệ khác, gọi là thuật toán tự dịch mã của viên gạch Nó được khởi xướng bởi Erik Winfree, và những gì nó làm là, tạo ra các viên gạch chỉ bằng 1/100 lần kích cỡ của DNA origami. Bạn phóng to nó lên, bạn chỉ thấy bốn sợi DNA và chúng có những sợi đơn nhỏ hơn bện vào để kết nối với những viên khác, nếu trùng khớp. Và chúng ta sẽ vẽ những viên gạch này như những hình vuông nhỏ. Nếu như bạn nhìn vào đuôi của các đoạn DNA nhỏ này, bạn có thể thấy chúng thực sự tạo thành hoa văn bàn cờ. Vậy nên, những viên gạch này làm nên một bàn cờ tự ráp phức tạp. Và cái chính ở đây là, nếu bạn không hiểu được, những viên gạch đó là một dạng lập trình phân tử và nó có thể cho ra một hoa văn nhất định. Và phần thú vị của nó ở đây là mọi chương trình máy tính đều có thể được dịch ra thành một trong các chương trình viên gạch này, đặc biệt là việc tính toán. Nên bạn có thể nghĩ ra một tập hợp các viên gạch mà khi kết nối với nhau, tạo ra một bộ đếm nhị phân nhỏ hơn là một bàn cờ. Do đó bạn có thể đọc được số nhị phân của năm, sáu, và bảy. Và muốn phép toán này đúng ngay từ lúc khởi đầu, bạn cần một đầu vào, một kiểu hạt giống. Bạn có thể dùng DNA origami làm hạt giống. Bạn có thể mã hóa con số 32 vào phía bên phải của DNA origami, và khi bạn thêm những viên gạch vào bộ đếm nó sẽ bắt đầu đếm, nó sẽ đọc 32 con số và sẽ dừng ở 32. Vậy nên điều chúng tôi đã làm là tìm ra một chương trình phân tử biết chỗ nào phải dừng. Nó biết lúc nào cần dừng phát triển vì nó có thể đếm được. Nó biết nó đã lớn được bao nhiêu. Vậy nên nó đã trả lời được câu hỏi đầu tiên tôi nêu ra. Nhưng nó vẫn chưa trả lời được liệu em bé có thể làm được việc đó không. Vậy bây giờ chúng ta sẽ dùng cách đếm này và cố gắng áp đặt cho những vật lớn hơn DNA origami có thể làm. Đây là DNA origami, và điều ta có thể làm là viết 32 con số lên hai cạnh của nó, và ta có thể dùng cái bình tưới cây thêm vào đó những viên gạch, và bắt đầu trồng những viên gạch và tạo ra một ô vuông. Bộ đếm hoạt động như một bộ khuôn để làm đầy ô vuông ở chính giữa của nó. Do đó, chúng ta đã thành công trong việc làm ra thứ gì đó lớn hơn nhiều so với DNA origami bằng cách kết hợp DNA origami với các viên gạch. Và điều dễ dàng ở đây là chúng có thể được tái lập trình. Bạn có thể chỉ thay đổi vài sợi DNA trong chuỗi nhị phân này và bạn sẽ có 96 con số thay vì 32. Nếu như bạn làm như vậy, khối origami vẫn giữ nguyên kích thước, nhưng kết quả bạn sẽ nhận được khối vuông lớn gấp ba lần khối ban đầu. Tóm lại, điều tôi muốn nói ở đây là sự phát triển. Bạn có một chương trình máy tính rất nhạy cảm khi mà mọi thay đổi nhỏ -- những đột biến lẻ, rất nhỏ thôi -- có thể thay đổi một khối vuông với kích cỡ đầu và tạo ra thứ lớn hơn nhiều lần. Bây giờ, sử dụng kiểu đếm này để tính toán và xây dựng nên những thứ này bằng cách phát triển đã nói trên phần nào đã trả lời được câu hỏi của Craig Venter. Do đó, bạn có thể hỏi cần bao nhiêu sợi DNA để làm ra khối vuông với kích thước định sẵn? Nếu ta muốn khối vuông đó có kích thước cỡ 10, 100 hay 1000 Nếu chỉ sử dụng DNA origami, ta sẽ cần một lượng sợi DNA vừa với kích cỡ của khối vuông; vậy là 100, 10 000, thậm chí cả triệu sợi DNA. Điều đó nằm ngoài khả năng của ta. Nhưng nếu như ta sử dụng một ít tính toán ở đây dùng origami, cộng thêm vài viên gạch có thể đếm được, chúng ta sẽ chỉ cần dùng 100, 200 hoặc 300 sợi DNA. Có thể thấy, ta có thể giảm theo hàm số mũ số lượng sợi DNA ta cần dùng, nếu ta sử dụng cách tính trên và một vài tính toán nho nhỏ. Vì vậy việc tính toán có sức mạnh lớn trong việc giảm số phân tử bạn cần để tạo ra thứ gì đó, giảm kích thước bộ gen bạn đang xây dựng. Cuối cùng, tôi sẽ quay lại với cái ý tưởng điên rồ ban đầu về việc máy tính tạo ra máy tính. Nếu như bạn nhìn vào khối vuông bạn tạo ra bằng origami và một vài bộ đếm lớn lên từ đó, hoa văn của nó chính là hoa văn bạn cần để tạo nên bộ nhớ. Vậy nên nếu bạn thêm vài sợi dây nối và chuyển vào các viên gạch thay vì vào các sợi DNA kim dập chúng sẽ tự lắp ráp thành những mạch điện phức tạp, mạch phân giải tín hiệu, mà bạn cần thêm vào bộ nhớ này. Do đó bạn có thể tự làm ra một mạch điện phức tạp sử dụng một chút tính toán. Đó chính là máy tính phân tử xây dựng máy tính điện tử. Bây giờ, bạn hỏi chúng tôi đã đi theo hướng này được bao lâu rồi? Về mặt thực nghiệm, đây là những gì chúng tôi đã làm trong suốt năm qua. Đây là một DNA origami hình tam giác, và đây là những viên gạch bên trong nó. Và bạn có thể thấy cách nó đếm như thế nào 1, 2, 3 ,4 ,5 ,6, 9, 10, 11, 12, 17. Nó có sai sót tí, nhưng ít ra nó vẫn đếm lên (Cười lớn) Thật ra chúng tôi đã có ý tưởng này từ chín năm trước rồi, và đó là khoảng thời gian cần thiết để có thể làm ra được thứ như vầy, nên tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm được kha khá thứ. Chúng tôi cũng lên ý tưởng sửa chữa các lỗi này. Và tôi nghĩ trong 5 năm hay 10 năm nữa, tôi sẽ làm được những khối vuông kiểu này và có thể làm ra được những mạch điện tự ráp khác nữa. Vì thế, tôi muốn bạn rút ra được kết luận gì sau bài nói này? Tôi muốn bạn nhớ rằng để tạo nên sự sống phong phú và phức tạp như bây giờ, cuộc sống cần tính toán để làm được điều đó. Và việc tính toán đó dựa trên lập trình phân tử và để có thể hiểu được điều này và sử dụng nó tốt hơn, như Feynnan từng nói, chúng ta cần xây dựng thứ gì đó để hiểu về nó. Vậy nên ta sẽ sử dụng phân tử và tái lập trình lại thứ này, xây dựng mọi thứ lại từ đầu, sử dụng DNA theo cách tự nhiên chưa bao giờ dùng, sử dụng DNA origami, và DNA origami để ươm mầm nên thuật toán tự ráp này. Bạn biết đó, tất cả điều này rất hay, nhưng thứ tôi muốn bạn mang về sau buổi nói chuyện này, từ một vài câu hỏi lớn, là lập trình phân tử này không phải chỉ về tạo ra đồ vật. Nó không phải chỉ tạo ra ---- nó tạo ra điện thoại và mạch điện tự ráp. Điều trọng tâm của nó là đem khoa học máy tính và nhìn vào các câu hỏi lớn dưới góc nhìn khác, thêm vào vài phiên bản khác của các câu hỏi này và cố gắng hiểu được làm cách nào sinh học có thể làm được những điều phi thường. Cảm ơn. (Vỗ tay) Trong sự nghiệp làm trị liệu tâm lí, tôi đã làm việc sáu tháng tại một trung tâm cai nghiện rượu và ma túy. Một hôm, y tá gọi cho tôi từ trại cai nghiện, yêu cầu tôi đến và kiểm tra một trong các các bệnh nhân mới vừa đến ngày hôm đó. Tôi đã tới trung tâm và có một cuộc gặp thú vị với Anne. Anne là một người chuyển giới nữ, và chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện, cô ấy giải thích lí do cần trị liệu, nhưng tôi có thể nghe thấy nỗi sợ trong lời nói, và nhìn thấy sự lo lắng trong ánh mắt, cô ấy nói rằng bản thân không sợ đến trung tâm cai nghiện hay từ bỏ rượu và ma túy. Mà cô ấy sợ rằng các bác sĩ điều trị sẽ không đối xử với cô như một phụ nữ. Cô ấy tiếp tục kể về nỗi đau kéo dài mà cô đã phải trải qua trong suốt cuộc đời vì sinh ra trong cơ thể đàn ông và mang tâm hồn phụ nữ. Và điều đó nghĩa là, khi cô ấy sinh ra, bác sĩ trao cô cho cha mẹ nhìn vào cơ quan sinh dục và nói rằng, "Đây là một bé trai." Cô ấy luôn ý thức mình không phải con trai. Nhiều năm trôi qua, cảm xúc trong cô ngày càng lớn dần lên, và cô ấy biết rằng mình phải nói với gia đình. Nhưng chuyện đó đã không diễn ra suôn sẻ. Bố mẹ cô nói, "Không thể nào. Con không phải con gái. Đây không phải cách bố mẹ nuôi con lớn. Bố mẹ không hiểu nổi con. Đi ra khỏi nhà." Sau đó, cô ấy bắt đầu sống trên phố cùng những người vô gia cư, và cũng chính từ đây, cô bắt đầu sử dụng ma túy và rượu để quên đi nỗi đau trong lòng. Cô ấy nói với tôi về những lần ra vào bệnh viện và trại cai nghiện cố gắng để tỉnh táo, tuy nhiên, trong quá trình trị liệu, bác sĩ và điều dưỡng viên đã không gọi đúng tên và các đại từ nhân xưng cho nữ. Điều đó làm cô tổn thương. Bạn thấy đấy, khi học để trở thành nhà điều trị, tôi không được dạy cách làm việc với những người chuyển giới, cũng không hề biết họ là những bệnh nhân tôi sẽ làm việc cùng. Nhưng khi tôi làm việc nhiều hơn với Anne, và những người như cô ấy, tôi bắt đầu tìm ra sứ mệnh của mình, đó là đảm bảo cho cộng đồng người chuyển giới được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Càng đi sâu vào vấn đề, tôi càng thấy rõ nỗi sợ hãi về bạo lực, phân biệt đối xử và không được chấp nhận, chính điều đó đã dẫn nhiều bệnh nhân đến với rượu và ma túy. Và tôi cũng được nghe nhiều câu chuyện thương tâm về hành trình các bệnh nhân này tìm kiếm sự chăm sóc y tế và cách họ bị đối xử, hay rất nhiều nhu cầu y tế của họ đã bị làm ngơ. Để tôi kể các bạn nghe về Leah. Tôi có vinh dự gặp Leah vài năm trước. Cô ấy là phụ nữ, có một vợ và một con. Leah được khai sinh là nam từ khi sinh ra và từ rất nhỏ, cô ấy đã biết rằng mình không phải đàn ông, cô là một người phụ nữ. Cô ấy giấu kín điều đó với bản thân, và với mọi người xung quanh, đặc biệt là với vợ cô ấy, cho đến khi 50 tuổi. Cô ấy không thể tiếp tục nữa. Không thể tiếp tục sống như thế này. Cô ấy phải nói ra. Cô ấy thực sự rất sợ khi nói với vợ. Lỡ như vợ cô ấy nói, "Đây là điều không thể chấp nhận được, ly dị và biến đi"? Trước sự ngạc nhiên của cô, vợ cô ấy chấp nhận. Vợ cô ấy nói, "Em yêu anh dù cho anh có là ai đi chăng nữa. Em muốn giúp anh bằng mọi cách có thể." Do đó cô ấy nói với vợ, rằng cô ấy muốn thực hiện phẫu thuật chuyển giới, cô ấy hứng thú với liệu pháp thay đổi hóc-môn, hay còn được gọi là HRT. Vì vậy cô ấy đã hẹn bác sĩ. Cô ấy đến sớm vào ngày hẹn, điền tất cả giấy tờ, ghi tên cẩn thận và kiên nhẫn chờ đợi. Sau một thời gian ngắn, y tá gọi cô vào phòng khám. Khi vào đó, cô ấy hít một hơi thật sâu, rồi bác sĩ và y tá bước vào. Cô đưa tay bắt tay bác sĩ và nói, "Xin chào, tôi là Leah." Bác sĩ nhìn cô ấy, không bắt tay cô và nói, "Cô tới đây để làm gì?" Cô ấy lại hít một hơi thật sâu và đáp, "Tôi là một phụ nữ chuyển giới. Tôi luôn ý thức về chuyện này, và đã giấu giếm mọi người, nhưng tôi không thể giấu nữa. Vợ tôi ủng hộ, tài chính của tôi cho phép, tôi muốn thay đổi. Hãy cân nhắc và đánh giá tôi cho việc thực hiện HRT." Bác sĩ nói, "Hôm nay, chúng ta chưa làm gì. Cô cần xét nghiệm HIV trước." Thật không thể tin được. Cô ấy tức giận, bực bội và thất vọng. Nếu đến bác sĩ còn đối xử như vậy, thử hỏi thế giới này sẽ đối xử với cô ra sao? Đầu tiên, ông ấy không hề bắt tay cô, và thứ hai, khi nghe nói cô ấy là người chuyển giới, điều ông quan tâm chỉ là tiến hành kiểm tra HIV và kết thúc buổi khám. Thậm chí không hỏi cô thêm bất cứ điều gì. Nhìn này, tôi có thể hiểu cảm giác của Leah, bởi vì nhiều năm qua tôi làm việc với cộng đồng này, tôi nghe những giai thoại vô lý mỗi ngày. Một vài trong số đó là: Tất cả người chuyển giới đều muốn chuyển giới bằng thuốc hoặc phẫu thuật; người chuyển giới đều bị tâm thần, đây là một sự rối loạn; và họ không ra nam, cũng chẳng ra nữ. Đây là những giai thoại không đúng đắn. Vì cộng đồng này ngày càng lớn mạnh và phát triển, đòi hỏi các trung tâm chăm sóc sức khỏe phải được đào tạo cách chăm sóc những nhu cầu sức khỏe của họ. Trở lại năm 2005, một cuộc khảo sát được thực hiện và cho kết quả rằng 72 phần trăm trung tâm chăm sóc sức khỏe không có đầy đủ thông tin về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng LGBT. Có một khoảng cách lớn trong giáo dục và đào tạo. Trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi muốn mang tới một cách suy nghĩ mới cho ba nhóm người: bác sĩ, cộng đồng người chuyển giới và tất nhiên, tất cả chúng ta. Trước khi bắt đầu, tôi muốn đề cập đến một vài định nghĩa để giúp bạn xác định nhận dạng giới tính một cách dễ dàng hơn. Vì vậy tôi mong các bạn có sẵn giấy bút. Chuẩn bị ghi chú nào! Cùng bắt đầu với hệ nhị phân. Nghĩa là, trước kia, chúng ta luôn nghĩ rằng chỉ có đàn ông và đàn bà. Hệ nhị phân? Hiểu không nào? Chúng tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra nó không đúng. Bản dạng giới tính là một quang phổ với nam tính ở một bên và nữ tính ở bên còn lại. Quang phổ nhận dạng này bao gồm các danh tính như những người không theo chuẩn về giới những người xác định lại giới tính, những người có giới tính không theo hệ nhị phân, đa giới tính, cũng như những người liên giới. Thuật ngữ chuyển giới là định nghĩa chung bao gồm các loại danh tính khác nhau. Nhưng ngày hôm nay, tôi muốn nói về người chuyển giới với tư cách là những người mà giới tính trên giấy khai sinh không đúng với con người và cảm nhận của họ về bản thân. Điều này thực sự khác với giới tính sinh học. Nhận dạng giới tính là cảm nhận của bản thân. Nên hãy nghĩ về nó như những điều lí trí bạn mách bảo: tự cảm nhận xem bạn là ai. Điều này rất khác với giới tính sinh học, phải không? Hóc-môn, cơ quan sinh dục, nhiễm sắc thể: chỉ là những gì giữa hai chân chúng ta. Bây giờ, có thể bạn đang nghĩ, "Kristie, tôi chưa từng tự hỏi bản thân là ai. Tôi biết tôi là đàn ông hay phụ nữ." Tôi biết chứ. Bạn biết bạn là ai. Đó cũng là cảm giác của người chuyển giới. Họ biết họ là ai với niềm tin tương tự. Điều quan trọng là phải biết rằng có có nhiều loại nhận dạng khác nhau, và tôi xác định bản thân là hợp giới nữ. Bây giờ, để tất cả các bạn ở đây biết cách đánh vần, cis được đánh vần là "c-i-s." Đó là tiếng Latin, nghĩa là "cùng phía." Khi tôi sinh ra, bác sĩ bế tôi lên và nói với cha mẹ tôi rằng, "Là một bé gái." Tất cả điều này dựa vào cơ quan sinh dục. Mặc dù tôi lớn lên trong một thị trấn nhỏ ở Georgia, có rất nhiều tomboy, tôi chưa từng tự hỏi mình có đúng là nữ. Tôi luôn biết mình là nữ, bất kể tôi là một đứa trẻ như thế nào. Bây giờ, mọi thứ sẽ khác hơn với những người chuyển giới. Và giờ, trans nghĩa "phía bên kia" -- giống như các hãng hàng không xuyên lục địa, xuyên qua, ở phía bên kia -- một số được xác định giới tính từ khi sinh và họ biết mình ở mặt kia của quang phổ. Một người chuyển giới nam là người được xác định giới tính nữ khi mới sinh, nhưng luôn ý thức về bản thân, và sống một cuộc sống, như một người đàn ông. Và mặt khác, như chúng ta đã nói từ đầu, một người chuyển giới nữ, được xác định là nam khi ra đời nhưng họ sống cuộc đời mình và ý thức bản thân là nữ. Điều quan trọng ở đây là chỉ ra không phải tất cả mọi người có giới tính không theo hệ nhị phân đều được gọi là "người chuyển giới." Để mọi người có thể hiểu hơn, tôi muốn làm rõ về nhận dạng tính dục, hoặc xu hướng của nó. Đơn giản là chúng ta bị thu hút bởi ai, về mặt thể chất, tình cảm, tình dục và tinh thần. Không liên quan gì đến bản dạng giới. Hãy cùng tóm tắt lại một chút trước khi tiếp tục: bản dạng giới là nhận thức, còn giới tính sinh học được xác định bằng cơ quan sinh sản, và bản dạng tính dục, đôi khi, được xác định bằng con tim nó ở đây. Có ba phổ nhận dạng giới tính khác nhau. Ngày nay, trung bình mỗi sinh viên y khoa dành khoảng năm giờ học về nhu cầu sức khỏe của người chuyển giới khi còn đang học ở trường y. Mặc dù bây giờ chúng ta đã biết có những rủi ro đặc biệt về sức khỏe cho cộng đồng này. Và hiện nay ước tính có khoảng mười triệu người Mỹ trưởng thành là người chuyển giới. Hầu hết bác sĩ làm việc với bệnh nhân chuyển giới, rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc đầy gian khổ. Nghĩa là họ tìm ra phương pháp khi tự ngâm cứu, hoặc là bệnh nhân sẽ bỏ đi khi cố gắng hướng dẫn bác sĩ cách chăm sóc họ. Nhiều bác sĩ cảm thấy không thoải mái khi hỏi về bản dạng giới. Một số cho rằng vấn đề này không phù hợp với trung tâm chăm sóc của họ và số khác thì không muốn nói sai. Nhiều bác sĩ nói những điều không chính xác hoặc những chuyện tiêu cực, có thể họ không có ý xấu, chỉ là họ chưa từng được đào tạo cách chăm sóc những bệnh nhân này. Nhưng điều này không thể được chấp nhận như một chuẩn mực được nữa. Điều gì xảy ra với một người chuyển giới nam -- tóm nhanh, đây là người bị xác định là giới nữ khi mới sinh ra nhưng sống cuộc đời một người đàn ông -- chuyện gì sẽ xảy ra khi người chuyển giới này đi khám phụ khoa? Cách người bác sĩ đối xử với bệnh nhân này sẽ xác định không khí trong phòng khám. Nếu bác sĩ tiếp bệnh nhân đúng danh xưng, đúng tên, giữ phẩm giá và thể hiện sự tôn trọng, các nhân viên y tế còn lại cũng sẽ thế. Và đó là một vài suy nghĩ của tôi về bác sĩ, và giờ tiếp tục với cộng đồng người chuyển giới. Tôi ở đây để nói về nỗi sợ, nhưng chắc mọi người đều biết ai là người thực sự sợ hãi ở đây. Đó là cộng đồng người chuyển giới. Vừa nãy tôi có kể câu chuyện của Anne và việc cô ấy đã lo lắng thế nào khi đi trị liệu và không được tôn trọng như một người phụ nữ, còn Leah, người luôn sợ hãi về cách cư xử của bác sĩ, giây phút ông ấy không bắt tay cô và yêu cầu xét nghiệm HIV, nỗi sợ ấy đã thành sự thật. Cộng đồng người chuyển giới cần có quyền lên tiếng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ. Chuỗi ngày im lặng và chấp nhận mọi phương pháp chữa trị đã kết thúc. Nếu bạn không lên tiếng vì nhu cầu sức khỏe của bản thân, không ai sẽ làm điều đó thay bạn. Vậy còn chúng ta thì sao? Trong tuần tới hay vài tháng nữa, nhiều người trong các bạn sẽ có lịch hẹn với bác sĩ, đúng không? Giả sử, bạn đi khám bác sĩ và sau buổi khám đó, bạn cảm thấy tệ hơn trước khi đến đó. Sẽ ra sao nếu bạn bị bác sĩ phớt lờ, những nhu cầu của bạn bị làm ngơ hoặc thậm chí bạn cảm thấy bị phán xét? Và đó là điều đã xảy ra với 1.4 triệu người chuyển giới trưởng thành tại Hoa Kỳ khi họ may mắn có lịch khám với bác sĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, "Điều đó có quan trọng gì với tôi chứ? Tôi không phải người chuyển giới. Cũng không quen ai như thế. Tại sao tôi cần quan tâm?" Hãy nghĩ như thế này. Một người chuyển giới là một người bình thường, như tôi và bạn. Họ xứng đáng được đối xử công bằng và được chăm sóc sức khỏe, như tôi và bạn. Giờ tôi muốn hỏi, xin mọi người hãy giơ tay ý kiến: Bạn có quen hoặc đã từng gặp một người chuyển giới, không theo chuẩn về giới, giới tính không xác định, liên giới, đa giới? Cảm ơn mọi người. Và những quý vị không giơ tay, trong tương lai gần, bạn sẽ có cơ hội gặp những người mang các giới tính trên, tôi đảm bảo. Số lượng người chuyển giới đang tăng lên. Đó không phải là trào lưu hay điều gì mới mẻ. Họ công khai để được an toàn hơn. Có được nhiều sự chú ý hơn. Có được nhiều sự nhìn nhận hơn. Đã có nhiều sự đảm bảo hơn, nên con người lên tiếng cho cái tôi hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao hệ thống chăm sóc sức khỏe cần được xây dựng và đảm bảo các bác sĩ và nhân viên y tế được đào tạo để tiếp cận bệnh nhân bằng phẩm giá và sự tôn trọng, như chúng ta mong đợi. Tôi nhớ trong một tiết văn năm lớp 11, giáo viên yêu thích của tôi, thầy McClain, đã chia sẻ một câu nói của Heraclitus mà tôi nhớ mãi. Chắc các bạn cũng từng nghe rồi. "Điều duy nhất không bao giờ thay đổi chính là sự thay đổi." Quen thuộc, phải không? Mỗi chúng ta đều đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cuộc sống, và khi đối mặt với những thay đổi này, chúng ta thường phải đưa ra những quyết định khó khăn. Chẳng lẽ cứ mãi sợ hãi, trốn tránh và không trưởng thành? Hay, đối mặt nỗi sợ bằng sự dũng cảm, vượt qua, nắm lấy cơ hội phát triển? Ai cũng phải đối diện với những điều mới. Mọi người sẽ làm gì? Chìm đắm trong sợ hãi, hay trưởng thành? Tôi mời tất cả các bạn, các bác sĩ, cộng đồng người chuyển giới mọi người và tôi, cùng nhau đối diện với nỗi sợ hãi dũng cảm bước vào thế giới mới. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ cố gắng giải thích tại sao có những điều mà có lẽ chúng ta không hiểu rõ như chúng ta nghĩ Tôi muốn bắt đầu với bốn câu hỏi Không phải là những câu hỏi về những sự kiện văn hóa trong một năm Chỉ có một nhóm người là biết đến những thứ đó Nhưng bốn câu hỏi này thực sự là những câu hỏi mà thậm chí cả những người am hiểu khoa học cũng cảm thấy khó trả lời Và chúng là những câu hỏi mà tôi đã hỏi những nhà sản xuất các chương trình khoa học, những khán giả của các chương trình giáo dục khoa học và cả những giáo viên khoa học -- và tôi cũng hỏi cả những đứa trẻ khoảng 7 tuổi, và tôi nhận thấy rằng những đứa trẻ 7 tuổi còn trả lời tốt hơn đôi chút những người khác, điều này thật đáng ngạc nhiên. Và đây là câu hỏi đầu tiên, bạn có thể muốn viết câu trả lời xuống một mảnh giấy hay tưởng tượng ra câu trả lời trong đầu. Và, cả những khán giả đang theo dõi, các bạn cũng có thể thử trả lời câu hỏi này. Một hạt giống nhỏ bé sẽ lớn lên thành một cây to lớn đúng không ? Tôi nghĩ chúng ta đều biết điều đó. Vậy cái cây này lấy nguyên liệu từ đâu để có thể lớn lên và cung cấp gỗ để làm nên chiếc ghế này? Nguyên liệu đó lấy từ đâu ? Cốc cốc và câu hỏi tiếp theo dành cho các bạn là, liệu bạn có thể thắp sáng một bóng đèn nhỏ với một cục pin, một bóng đèn và một đoạn dây? và liệu bạn có thể vẽ, không quan trọng nhưng liệu bạn có thể vẽ sơ đồ nều bạn phải làm không? Hay bạn chỉ có thể nói là điều đó thực sự là không thể? Câu hỏi thứ ba là tại sau mùa hè lại nóng hươn mùa đông? Tôi nghĩ là chúng ta có đều biết là mùa hè nóng hơn mùa đông nhưng tại sao ? Và cuối cùng là liệu bạn có thể phác ra nều bạn muốn một sơ đồ về hệ mặt trời, thể hiện những hình dáng của quỹ đạo ? Liệu bạn có khả năng? Và nều bạn có thể, hãy phác họa hình mẫu đó ra, OK. Ngày nay, bọn trẻ nghĩ ra những ý tưởng không phải là từ thầy cô giáo của chúng như giáo viên thường nghĩ, nhưng thực tế là từ các giác quan, từ trải nghiệm về thế giới xung quanh chúng, từ tất cả những điều xảy ra giữa chúng và bạn bè, và những người chăm sóc chúng, tất cả những điều như thế. Trải nghiệm Và một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này, Cardinal Wolsey đã từng nói hãy thật cẩn thận với những gì trong đầu con người bởi vì nó không thể lấy ra khỏi đầu sau đó được nữa, đúng không Cười Tôi thực tế không biết chắc tại sao ông ấy chết Có phải ông ấy bị treo cổ hay chặt đầu ? Cười Bây giờ, những câu hỏi này, dĩ nhiên là bạn đã từng nghe qua, và bạn chưa từng bàn luận với ai cả. Và tôi -- bạn biết đấy, như bình thường tôi sẽ chọn một người và làm người đó xầu hổ nhưng trong trường hợp này thì không. Một hạt giống nhỏ khá nặng, và về cơ bản, 99 phần trăm khối lượng hạt giống này là từ không khí. Bây giờ, tôi đảm bảo rằng khoảng 85 % trong số các bạn, có thể sẽ ít hơn đối với những người tham dự TED sẽ trả lời rằng nó đến từ mặt đất. Và một số người, có thể 2 trong số các bạn, sẽ đến và tranh luận với tôi sau đây ít phút, và nói rằng thật sự thì nó đến từ mặt đất. Bây giờ, nếu đó là sự thật, chúng ta có những chiếc xe tải khắp nơi trên đất nước, đổ đầy đất vào vườn của mọi người, điều đó thật là một việc kinh doanh tuyệt vời. Nhưng thực sự thì chung ta phải làm như vậy. Phần lớn gỗ làm chiếc ghế này là xuất phát từ không khí. Tôi đã vượt qua những bài kiểm tra sinh học ở Anh. Tôi thực sự vượt qua khá là tốt, nhưng tôi vẫn tốt nghiệp với suy nghĩ rằng gỗ là đến từ lòng đất. Câu hỏi thứ hai: bạn có thể thăp sáng một chiếc bóng đèn với môt cục pin và một đoạn dây không ? Vâng, bạn có thể, và tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào trong giây lát nữa. Giờ tôi có một vài tin khá xấu, đó là tôi có một đoạn video mà tôi định cho các bạn xem, nhưng thật không may -- lại không có âm thanh trong căn phòng này, cho nên tôi sẽ mô tả cho bạn, theo phong cách hài hước Monty Python, những điều xảy ra trong video đó. Và trong video này có một nhóm các nhà nghiên cứu đến trường đại học MIT vào ngày lễ tốt nghiệp. Chúng tôi chọn MIT bởi vì, thật ra mà nói thì nó khá xa nơi này cho nên các bạn sẽ không bận tâm về nó, nhưng nó cũng hoạt động tương tự như ở Anh và ở Bờ Tây nước Mĩ. Và tôi đã hỏi họ những câu hỏi này, và tôi cũng hỏi những câu này đối với những sinh viên khoa học vừa mới tốt nghiệp, và họ không thể trả lời được. Và vì thế, có rất nhiều người nói rằng' " Tôi rất bất ngờ nếu anh nói với tôi rằng gỗ sinh ra từ không khí Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên, " Và đó là những sinh viên khoa học vừa tốt nghiệp Chúng họ còn chêm vào, " Chúng tôi là những nhà khoa học hàng đầu thế giới." bởi vì chúng tôi cao ngạo như kiểu người Anh. Cười Và khi chúng tôi đem hỏi những kĩ sư đã tốt nghiệp, họ nói rằng điều đó không thể xảy ra. Khi chúng tôi đưa cho họ một cục pin, một đoạn dây, và một cái bóng đèn, và nói, " các anh có thể thắp sáng nó không ? Họ không thể làm được. Và điều đó không khác đối với Trương Cao đẳng Imperial, tôi không hề có ý bêu xấu người Mĩ. Giờ lí do việc này là vấn đề bởi vì chúng ta tiêu rất nhiều tiền để giáo dục con người-- chúng ta cần phải làm tốt điều đó. Và cũng có một vài lí do xã hội rằng tại sao chúng ta lại muốn mọi người hiểu những gì đang xảy ra trong quá trình quang hợp. Ví dụ, một nửa lượng các-bon mà nó hấp thụ bằng với lượng các-bon mà chúng ta thải ra, tôi có nhận thức về điều này kể từ khi tôi điều hành Kew, là việc quang hợp đã hấp thụ bao nhiêu lượng khí các-bon-nic Đó là việc mà thực vật phải làm để tồn tại. Và, đối với những khán giả Phần Lan, đây là một chiếc biển hiệu tiếng Phần Lan: chúng ta đang thực sự trượt trên một lớp băng mỏng nếu chúng ta không hiều điều ra vấn đề. Đây là cách bạn nối pin với bóng đèn. Rất dễ phải không ? Dĩ nhiên là bạn đã biết điều đó. Nhưng nếu bạn chưa từng nghịch pin và bóng đèn, nếu bạn chỉ nhìn thấy những sơ đồ, bạn sẽ không thể làm được điều này, và đó chính là vấn đề. Vậy, tại sao mùa hè lại nóng hơn mùa đông? Chúng ta học từ bé rằng chúng ta đến gần một thứ gì đó nóng, thì nó sẽ đốt cháy bạn. Đó là một kiến thức rất hay, và nó có từ khá sớm. Mở rộng ra, chúng ta thử nghĩ xem " Tại sao mùa hè lại nóng hơn mùa đông có phải là xo chúng ta ở gần mặt trời hơn." Tôi chắc rằng hầu hết các bạn đều nghĩ như vậy. Oh, các bạn đang lắc đầu, nhưng chỉ số ít các bạn lắc đầu một cách chắc chắn. Số khác thì lắc như thế này. Trời nóng mùa hè nóng hơn mùa đông là bởi vì các tia sáng từ mặt trời mở rộng hơn do trục của Trái Đất. Và nếu bạn nghĩ trục Trái Đất đẩy chúng ta gần hơn thì càng không phải. Mặt trời cách đây 93 triệu dặm và chúng ta chỉ di chuyển thế này, phải không? Điều đó không nói lên gì cả. Sự thật là ở Northern Hemisphere, chúng ta ở xa mặt trời hơn vào mùa hè, cho nên điều đó không nói lên điều gì cả OK, giờ hãy vẽ nhanh sơ đồ hệ mặt trời. Nếu bạn tin rằng , hầu hết các bạn đều tin thế, là trời nóng hơn vào mùa hè bởi vì chúng ta ở gần mặt trời hơn, bạn phải vẽ những hình elip. Phải không? Điều đó giải thích cho những gì bạn nghĩ, phải không? Các bạn đang gật đầu, có bao giờ bạn nghĩ, " Điều gì xảy ra vào ban đêm?" Giữa Úc và ở đây, họ thì đang mùa hè còn chúng ta thì là mùa đông, chả lẽ Trái đất chạy về phía Mặt trời vào buổi tối và rồi quay trở lại ngay? Ý tôi là có điều rất lạ đang xảy ra, và chúng ta tưởng tượng ra trong đầu hai tư tưởng, suy nghĩ điều gì là đúng là sai và chúng ta làm như vậy trên mọi lĩnh vực. Đây là quan điểm của Co-péc-níc về hệ mặt trời. Đây là những gì mà bạn đã vẽ lên giấy phải không? Và đây là cách nhìn của NASA. Chúng trông rất tuyệt. Tôi hi vọng các bạn chú ý đến sự trùng hợp ở đây. Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết rằng mọi người đã quan niệm nhầm, ngay trong đầu về những quỹ đạo elip. do kinh nghiệm khi còn bé? Loại sơ đồ hệ mặt trời nào mà bạn sẽ chỉ cho họ , để chỉ ra rằng nó không thực sự như thế này? Bạn sẽ cho chúng xem những thứ như thể này phải không? Chính là sơ đồ, nhìn từ trên xuống. Nhưng hãy nhìn vào những gì tôi đã tìm thấy trong sách. Đây là những gì bạn cho mọi người thấy phải không? những cái này là từ sách giáo khoa, từ các website giáo dục-- và hầu hết những gì bạn thấy là như thế này. Và lí do nó như thế là bởi vì thật là chán khi chỉ toàn là những đường trong đồng tâm, mặc dù điều đó là thú vị hơn, nhìn vào thứ gì đó từ góc nhìn như thế, phải không? Và bởi vì như vậy, nếu bạn có những quan niệm sai lầm trong đầu, thì đó chỉ là hình ảnh hai chiều biểu diễn cho hình ành ba chiều sẽ là những hình elip. Và bạn sẽ tự nhủ -- chết tiệt, có nhẽ nào như thế? Vậy những hình mẫu này -- chúng ta tìm kiếm chứng cứ để củng cố hình mẫu của chúng ta Chúng ta làm thế hầu hết trên tất cả các lĩnh vực bao gồm cả chính trị, và chúng ta cung là thế cả trong khoa học. Cho nên chúng ta nhìn, chỉ nhìn và những nhà khoa học cũng thế, -- không ngừng chúng ta tìm kiếm chứng cứ để củng cố hình mẫu của chúng ta, và một vài người thừa khả năng và sốt sắng cung cấp bằng chứng để bao biện cho những hình mẫu này. Vì vậy việc ở Mĩ của tôi sẽ làm buồn lòng người Châu Âu. Đây là những ví dụ về những thứ mà tôi cho là thói quen làm việc không tốt ở những trung tâm giáo dục khoa học. Những bức hình này là từ La Villette ở Pháp và sự chào đón của Bảo tàng Khoa học Luân Đôn. Và, nếu bạn nhìn vào cách mà những điều này đươc tạo gây dựng nên, có rất nhiều kính, và chúng rất xanh,và trông chuyên nghiệp theo cách này, bạn biết đấy, Woody Allen đến từ dưới tờ giấy trong cảnh "Annie Hall" và nói, " Chúa ơi, thật là chuyên nghiệp." Và rẳng chẳng có tí đam mê nào cả, không phải là tự nguyện, (chơi chữ có chủ ý). Trái lại sự hiểu biết -- tôi sẽ đưa ra một ví dụ gần đây -- đó là bảo tàng San Francisco nơi mà tất cả mọi thứ -- những mô phỏng, và các thứ khác, được tạo ra từ các vật dụng hàng ngày sao cho trẻ em có thể hiểu, nó rất tự nhiên, và chúng có thể tham gia và thí nghiệm cùng. Và tôi biết răng nếu những sinh viên tôt nghiệp trường đại học MIT và cả trường cao đẳng Imperial ở Luân Đôn có pin và dây điện và một vài công cụ, như bạn biết đấy, họ có thể làm được, họ sẽ học được cách nó thật sự hoạt động như thế nào, chứ không phải mặc định là phải theo sơ đồ mạch điện nên đã không thể làm được Sự hiểu biết sâu sắc thiên về những gì được nuôi dưỡng trong thế giới quan của tôi, phải không? Và những điều khi không vướng phải rào cản bằng kính hay ti tan nào, và điều đó thật tuyệt vời, OK? Và bảo tàng thám hiểm đã thực sự làm rất tốt. Cho dù nó rất đơn giản nhưng đơn giản theo một nghĩa tốt nhất, nói cách khác, cốt lõi là từ tình yêu và niềm đam mê. Cho nên, trẻ em không phải là những cái chai rỗng, OK? Như nhóm hài "Monty Python" từng khắc họa điều này khá giống phong cách Chúa tể Privy Seal, trẻ em không phải là những cái chai rỗng. Chúng mang theo những ý tưởng và thuyết của riêng chúng, và nếu bạn không quan tâm đến những điều này, bạn sẽ không thể thay đổi chúng, phải không? Và tôi có thể đã không lay chuyển được ý nhĩ của bạn♫ về việc thế giới và vũ trụ hoạt động thế nào, Nhưng những điều này có thể được ứng dụng trong việc giao bán công nghệ mới Ví dụ, chúng tôi ở Anh, đang cố gắng biến sự thay đổi của dân số vào công nghệ số [cho tivi ] Và một trong những điều rất khó là khi mọi người đã có những nhận thức chủ quan về việc làm thế nào, thì thật khó để lay chuyển họ Cho nên chúng ta không phải là những cái chai rỗng, những tư tưởng khuôn mẫu mà chúng ta có khi còn là một đứa trẻ tồn tại đến khi ta lớn Việc giảng dạy lạc hậu thực sự có hại hơn có lơi. Ở đây và ở Anh, từ trường được hiểu tốt hơn bởi trẻ em trước khi chúng đến trường hơn là sau đó, OK? Cũng giống như trọng lực, 2 khái niệm, khá là tương quan, nhưng lại như một, bạn biết đấy, nếu bạn là một giáo viên, và bạn nhìn xa trông rộng điều đó thật đáng lo lắng. Chúng thể hiện rất kém trong những bài kiểm tra, sau khi được dạy dỗ. Và chúng tôi kết luận. Chúng tôi thiết kế những bài kiểm tra, hay ít nhất là ở Anh, sao cho mọi người có thể vượt qua nó. Phải không? Và chính phủ làm rất tôt. Họ tự khen bản thân họ. OK? Chúng tôi kết luận, và thực sự nếu bạn -- hay ai đó thiết kế những bài kiểm tra cho tôi khi tôi làm bài thi sinh học, để xem tôi có hiểu hay không hơn là việc chỉ trộn tinh bột và i ót cùng với nhau và xem chúng chuyển sang màu xang, và thực sự hiểu rằng khối lượng thực vật phần lớn là lầy từ không khí, thì tôi đã có thể làm khoa học tốt hơn. Cho nên điều quan trọng nhất là để cho mọi người thể hiện hình mẫu của họ. Bài tập về nhà của bạn là , làm thế nào mà một chiếc máy bay có thể cất cánh? Một câu hỏi rất rõ ràng và bạn có thể đã có câu trả lòi trong đầu. Vế thứ hai là, đảm bảo rằng bạn có thể giải thích làm sao máy bay có thể bay lộn ngược được Câu hỏi thứ hai là tai sao biển lại có màu xanh? Bạn đã có câu trả lời rồi đúng không Vậy thì tại sao biển xanh ngay cả khi trời có mây? Cười Tôi luôn muốn nói điều đó ở đát nước này Cười Cuối cùng, tôi muốn các bạn hãy để bản thân, con cái và bất cứ ai bạn biết đến nghịch ngợm với những câu hỏi này, bởi vì bằng cách đùa nghịch với những điều mà bạn biết, bạn sẽ đến với những kiến thức mới. Đó không phải là sự thay thế, đó là một phần quan trọng trong việc học. Cảm ơn các bạn rất nhiều Oh--oh yeah, tiếp tục đi Vỗ tay Stephanie White: Tôi sẽ để cô nhóc vẹt này tự giới thiệu với mọi người. Em có thể nói cho mọi người biết tên mình được không? Einstein: Einstein. SW: Đây là Einstein. E: Xin chào! SW: Hay quá. Em có thể lịch sự hơn không? E: Chào tình yêu. SW: Hay hơn nhiều. Vâng, Einstein rất vinh dự được có mặt tại đây, TED 2006, giữa những Einstein của thời hiện đại. E: Woo. SW: Vâng. (Tiếng cười) Từ lúc chúng tôi mới đến đây, bầu không khí lúc nào cũng thật phấn chấn vì những khách mời thật thú vị cho hội nghị này. Sáng nay chúng tôi đã nghe nhiều lời xì xào bàn tán về lời tổng kết của anh Tom Reillly vào Thứ Bảy. Einstein, em có nghe thấy tiếng xì xào không? E: [Quác quác]. SW: Vâng. (Tiếng cười). Einstein đặc biệt quan tâm đến bài nói chuyện của Penelope. Cô ấy nghiên cứu rất nhiều về các hang động, mà vấn đề này thì có thể trở nên khá bụi bặm. E: Achoo! ! SW: Nó cỏ thể làm Einstein hắt xì hơi. Nhưng quan trọng hơn, nghiên cứu của cô ấy có thể giúp Einstein tìm ra cách chữa cho cái cổ họng không ngừng ngứa ngáy của cô nhóc. Einstein: [Ho] SW: Vâng. (Tiếng cười) Vâng, Bob Russell đã nói với chúng ta công trình của anh về vi ống nanô và nghiên cứu của anh ở tầm hiển vi. Ồ, cái đó thật là thú vị, nhưng điều mà Einstein thực sự hi vọng là anh ấy sẽ tạo ra một hạt lạc biến đổi gien nặng 5 pound. E: Ôi lạy chúa tôi! Chúa tôi! Chúa tôi! SW: Vâng. Cô nhóc sẽ cực kì, cực kì hào hứng. (Tiếng cười) Hạt lạc như thế thật là to. Vì Einstein là một chú chim, cô nhóc rất thích thú những thứ có thể bay được. Cô nhóc thấy là Burt Rutan rất ấn tượng. E: Ooh. SW: Vâng. Einstein, em có muốn đi chơi trên tàu của Burt không? E: [Tiếng tàu vũ trụ] SW: Dù nó chẳng có đèn laze đi nữa? E: [Tiếng laze] (Tiếng cười) SW: Vâng, vâng. Buồn cười thật đấy, Einstein ạ. Bây giờ, Einstein cũng nghĩ là, bạn biết đấy, làm việc trong hang động và đi xuyên vũ trụ - đều là những công việc thật nguy hiểm. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn rơi xuống. E: Wheeeeeee! Tạch. SW: Vâng. (Tiếng cười) Tiếng "tạch" ở cuối kìa. Einstein, có đau không? E: Ôi, ôi, ôi. SW: Vâng. E: [Quác quác] SW: Nó có thể làm một chú chim như Einstein thật là nản chí. E: [Quác quác] SW: Hiển nhiên là nó có thể rồi. Nhưng mỗi khi Einstein cần giải trỉ khỏi công việc của mình là giáo dục công chúng, cô nhóc rất thích nghệ thuật. Nếu các em bé ở Uganda cần một bạn nhảy nữa Einstein nhất định sẽ phù hợp yêu cầu, vì cô nhóc thích nhảy lắm. Em nhảy xuống được không? E: [Lắc đầu] (Tiếng cười) Xuống vì mọi người đi nào. Đi nào. Cô ta nhất định phải khiến tôi làm theo cơ. Ooh, ooh. Einstein: Ooh, ooh, ooh, ooh. SW: Làm cả đầu em nữa đi nào. E: Ooh, ooh, ooh, ooh, ooh. (Tiếng cười) SW: Hoặc có thể là cô bé Sirena Huang sẽ muốn học một vài điệu Aria cho vi-ô-lông, và Einstein có thể hát opera theo? E: [Quác theo kiểu opera] SW: Tốt lắm. (Tiếng cười) Hoặc là Stu cần một ca sĩ hát bè? Einstein, em có hát được không? Ồ chị biết rồi, em cần quăng cái hạt kia đi đã. Vậy em có hát được không? E: La, la. Thế đó. Và, dĩ nhiên, nếu mọi thứ đều thất bại, em có thể chỉ cần chạy đi và thưởng thức một ngày hội thật là vui nhộn. E: [Quác quác] SW: Được rồi. Ồ, Einstein cảm thấy thật xấu hổ khi phải thừa nhận điều này, nhưng cô nàng đã nói với tôi sau cánh gà là cô có một vấn đề. E: Chuyện gì thế? SW: Không, chị có vấn đề gì đâu. Vấn đề là của em cơ mà, nhớ không? Em nói là em thật xấu hổ vì em đã yêu một tên cướp biển? E: Yar. SW: Thế đấy. Cướp biển thích uống gì nào? E: Bia. SW: Ồ đúng rồi. Nhưng em không thích bia, phải không Einstein? Em thích uống nước cơ. E: [Tiếng nước chảy] SW: Tốt lắm. Hiện giờ, thật tình là, cô nhóc lo lắng lắm. Vì một trong những nhân vật ưa thích từ quê nhà của cô đang ở đây và cô thật sự lo lắng khi được gặp ông. Cô nhóc nghĩ rằng Al Gore thật là đẹp trai. Em nói gì với một anh chàng đẹp trai nào? E: Này, anh yêu. (Tiếng cười) SW: Và tất cả các anh chàng ở nhà ở Tennessee đều nói như vậy. E: Yee haw. (Tiếng cười) SW: Và bởi vì cô nhóc là một fan hâm mộ cuồng nhiệt, cô biết rằng sinh nhật của ông sắp tới vào cuối tháng 3 này. Và chúng tôi không nghĩ là tới lúc đó thì ông còn ở gần đây nữa, nên Einstein muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt cho ông. Vậy ta hãy xem Einstein có hát "Chúc mừng sinh nhật" cho Al Gore được không nào. Em hát "Chúc mừng sinh nhật" cho ông được không? E: Mừng ngày sinh nhật của anh. SW: Lại đi. E: Mừng ngày sinh nhật của anh. SW: Lại nữa. E: Mừng ngày sinh nhật của anh. SW: Kết thúc hoành tráng nào. E: Mừng ngày sinh nhật của anh. SW: Tốt lắm. (Vỗ tay) Nào, trước khi chúng ta kết thúc, nàng vẹt muốn hò reo một chút cho những người bạn thú vật của chúng tôi ở vườn thú Knoxville. Einstein, em có muốn nói "chào" với những chú cú không? E: Woo, woo, woo. SW: Còn những bạn chim khác thì sao? E: Tuýt, tuýt, tuýt. SW: Còn chú cánh cụt? E: Quạc, quạc, quạc. SW: Thế đó. (Tiếng cười) Phải lôi cái hạt kia ra mới được. Còn chú tinh tinh thì sao? E:Ooh, ooh, ooh. Aah, aah, aah. SW: Tốt lắm. (Tiếng cười). Còn chú chó sói? E: Ooooowww. SW: Còn chú heo? E: Ủn ỉn ủn ỉn. SW: Còn chú gà trống? E: Cúc cù cu! ! SW: Còn lũ mèo thì sao? E: Meo. (Tiếng cười) SW: Ở sở thú chúng ta có lũ mèo to lớn từ rừng xanh. E: Grừ. (Tiếng cười) SW: Chú chồn hôi thì sao? E: Bốc mùi lắm. (Tiếng cười) SW: Cô nhóc là diễn viên hài đấy. Chị nghĩ là em nghĩ mình nổi tiếng lắm phải không? Em có nổi tiếng không? E: Siêu sao. SW: Ừ. Em là siêu sao. (Tiếng cười). Vâng, chúng tôi muốn động viên tất cả các bạn làm những gì có thể để bảo vệ những người bạn động vật của Einstein, và làm những gì có thể dể giúp bảo vệ các căn nhà của những người bạn đó. Einstein nói thật đúng khi chúng ta hỏi cô nhóc. Tại sao chúng ta lại muốn bảo vệ nhà em? E: Em đặc biệt. SW: Em rất đặc biệt. Em muốn nói gì với tất cả những người tốt ở đây? E: Tôi yêu bạn. SW: Tốt lắm. Em hôn gió mọi người được không? E: [Tiếng hôn] SW: Và khi phải đi rồi thì em nói gì? E: Tạm biệt. Làm tốt lắm. Xin cảm ơn tất cả mọi người. (Vỗ tay) Sứ mệnh của tôi từ bé, là đưa tất cả mọi người vào vũ trụ. Chính trong lúc chúng ta còn sống, chúng ta sẽ đưa Trái Đất, đưa tất cả mọi người trên nó đi một nơi khác, vĩnh viễn.Thật là một điều thú vị. Thật ra, tôi nghĩ việc mở rộng giới hạn không gian là một vấn đề đạo đức bức thiết. Quý vị biết đấy, đây là lần đầu tiên chúng ta cớ hội để có một hành tinh dự phòng, một cơ hội để, nếu có thể, sao lưu hệ sinh thái. Và nếu quý vị suy nghĩ về vũ trụ, tất cả những tài nguyên mà chúng ta đang có trên hành tinh này kim lại và khoáng sản và bất động sản và cả năng lượng -- đều vô tận trong vũ trụ. Thực tế, Trái Đất chỉ là mẩu bánh mì trong một siêu thị đầy rẫy thức ăn. Alaska là một ví dụ. Quý vị biết đấy, chúng ta đã mua Alaska. Người Mỹ chúng ta mua Alaska những năm 1850, nó được gọi là sự ngu xuẩn của Seward Chúng ta đã đong đếm giá trị bằng da những con hải cẩu mà ta săn được. Và rồi chúng ta khám phá ra -- vàng, dầu mỏ, cá và gỗ rừng và nó đã trở thành, quý vị biết đấy, 1 nền kinh tế ngàn tỉ đô, và giờ thì chúng ta đến đó để hưởng tuần trăng mật. Chuyện tương tự cũng sẽ xảy ra trong vũ trụ. Chúng ta đang ở ranh giới của cuộc thám hiểm vĩ đại nhất mà loài người từng biết đến. Chúng ta do thám vì 3 nguyên nhân, nguyên nhân đơn giản nhất là bởi sự tò mò. Quý vị biết đấy, NASA từ bấy đến giờ đã được cấp tiền cho điều này. Đây là một vài hình ảnh từ sao Hỏa, năm 1997 Thực ra, tôi tin vào thập kỷ kế tiếp, chắc chắn rằng, ta sẽ khám phá ra sự sống trên sao hỏa và theo nghĩa đen thì ở khắp mọi nơi dưới lòng đất và ở những nơi khác nhau của hành tinh đó. Động lực mạnh mẽ hơn, chính là sự sợ hãi. Nó đã đưa chúng ta đến Mặt Trăng. Chúng ta --thực sự đã sợ -- khi Liên bang Xô Viết đã đặt chân lên Mặt Trăng. Và hãy nhìn những tảng đá khổng lồ này, bạn biết đấy, hàng trăm ngàn hay trăm triệu hòn đá với kích cỡ chết người ở ngoài kia, trong khi khả năng xảy ra là rất nhỏ, một cuộc va chạm, đã được tính toán theo nghĩa đen một trong số chúng va vào Trái Đất lại nhiều đén mức phải dành một phần nhỏ quan sát, tìm kiếm chuẩn bị để phòng thủ, không phải là vô lí Và đương nhiên, động lực thứ ba, gần gũi và thân thương với tôi, một doanh nhân, là của cải. Nói trắng ra là sự giàu có. Hãy nghĩ về những mảnh thiên thạch này, trên đó có một loại sắt niken, trong nhóm kim loại bạch kim, đáng giá cỡ 20 ngàn tỉ đô nếu bạn có thể đến đó và lấy 1 trong số những viên đá này. Kế hoạch của tôi thật ra là mua một cái ở chợ kim loại quý, sau đó nói rằng tôi sẽ ra ngoài vũ trụ và lấy 1 viên như vậy Và nó sẽ giúp gây quỹ cho nhiệm vụ ra ngoài vũ trụ để lấy 1 viên thực sự. Nhưng sự sợ hãi, tò mò và lòng tham đã điều khiển chúng ta Và đối với tôi, -- Tôi là đứa bé thấp hơn đứng ở bên phải. Đây chính là, động lực của tôi chính là con tàu Apollo. Và Apollo quả là một trong những động lực tuyệt vời nhất. Nếu quý vị nghĩ về những gì xảy ra tại thời điểm --- đầu những năm 1960, vào ngày 25/5, JFK đã nói:"Chúng ta sắp đặt chân lên mặt trăng." Và mọi người đã bỏ cả việc, đi đến những nơi bí mật để đến và trở thành một phần của nhiệm vụ tuyệt vời này. Trong khi chúng ta chưa biết gì về việc du hành vũ trụ. Chúng ta đi từ để Alan Shepard bay 1 chuyển bán quỹ đạo đến đặt chân lên mặt trăng chỉ trong vòng 8 năm, và độ tuổi trung bình của những người đưa chúng tôi tới đó là 26. Họ không biết những gì không thể hoàn thành. Họ phải dựng lên mọi thứ. Và, bạn tôi, là một động lực đáng ngạc nhiên. Đây là Gene Cernan, một người bạn tốt của tôi, nói rằng, "Nếu tôi có thể lên mặt trăng" -- đây là người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng cho đến giờ-- "không gì, không gì là không thể." Nhưng tất nhiên, Chúng ta đã luôn nghĩ rằng chính phủ là người đưa chúng ta đến đó. Nhưng tôi chỉ muốn nói, chính phủ sẽ không đưa chúng ta đi. Chính phủ không thể liều mình tham gia vào "mặt trận" quý giá này. Một chuyến phóng tàu vũ trụ tốn 1 tỉ đô la. Thật là một con số bi đát. Thật không hợp lý chút nào Chúng ta không nên vui vẻ chấp nhận điều đó. Một trong những việc chúng ta đã làm với cuộc thi Ansari X PRIZE là chấp nhận thách thức, BẤT CHẤP mạo hiểm, quý vị biết đấy. Một khi chúng ta ra ngoài kia và chạm tới chân trời mới, chúng ta cần phải mạo hiểm. Thực tế, bất kì ai nói chúng ta không nên, quý vị biết đấy, cứ gạt họ sang một bên, bởi, khi ta bước tiếp, thực tế là, những khám phá vĩ đại nhất ta từng biết đến đang ở ngay trước chúng ta. Các doanh nhân trong ngành thương mại vũ trụ là những con thú, và các phức hợp công nghiệp - quân sự -- với Boeing và Lockheed và NASA -- là những con khủng long. Khả năng chạm tới những nguồn tài nguyên này để có được một hành tinh dự phòng -- chúng ta ngay từ giờ có thể thu thập mọi thông tin, mã gen, bạn biết đấy, tất cả đều được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu, rồi sẽ được sao lưu lên hành tinh đó, phòng khi những gì xảy ra với lũ khủng long lặp lại lần nữa. Khó khăn là lên được trên đó, và rõ ràng, chi phí để đi vào quỹ đạo là chìa khóa. Một khi đã vào quỹ đạo, bạn đã đi được 2/3 chặng đường, để đến bất kì đâu -- mặt trăng, hay sao Hỏa. Và hiện nay, chí có 3 con tàu -- tàu con thoi Mỹ, Soyuz của Nga và tàu của Trung Quôc -- có thể đưa bạn tới đó. Có thể nói rằng, mỗi người tốn 100 triệu đô để được lên tàu vũ trụ. 1 trong những công ty mà tôi khởi nghiệp, Space Adventures, sẽ bán cho bạn 1 tấm vé. Chúng tôi đã bán 2 lần. Và sẽ còn 2 lần như thế nữa trên tàu Soyuz để đi tới trạm vũ trụ với 20 triệu đô Nhưng điều đó thật đắt đỏ và để hiểu tiềm lực của mình như thế nào -- (cười) -- đắt thật đấy. Nhưng mọi người vẫn sẵn sàng chi trả cho điều đó! bạn biết đấy, 1 --- chúng tôi có một khoảnh khắc độc nhất hôm nay Lần đầu tiên từ trước đến nay, chúng tôi có đủ tiền của tập trung vào trong tay của một số cá nhân và công nghệ cần thiết để chúng tôi có thể thực sự khám phá không gian Nhưng việc đó có thể rẻ đến đâu ? Để tôi cho các bạn xem mức cao nhất của nó bạn biết đấy--20 tỉ đô, bạn có thể đến và mua 1 tấm vé trong hôm nay nhưng nó có thể rẻ đến đâu? Hãy trở lại với môn vật lí trung học. nếu bạn tính toán lượng năng lượng tiềm năng,mgh, để đưa bạn và bộ quần áo vũ trụ lên hàng trăm dặm và bạn tự tăng tốc lên 17,500 dặm một giờ nhớ rằng, một nửa MV đã được giải quyết, và bạn tính toán nó ra Nó khoảng 5.7 gigajoules năng lượng Nếu bạn dùng hết trong một giờ, nó khoảng 1.6 megawatts Nếu bạn đến một trong những nguồn năng lượng siêu nhỏ và họ bán cho bạn 70 cents 1 kilowatt giờ có ai tính toán nhanh ở đây không? Mất bao nhiêu cho bạn và bộ quần áo vũ trụ của bạn đi vào quỹ đạo? 100 đô la. Đó là đường cong cải thiện giá - ta cần một số đột phá vật lí trên đường đi Tôi sẽ cho phép bạn điều đó. (Cười) nhưng bạn à, nếu lịch sử đã dạy ta điều gì đó thì nó là, nếu bạn có thể tưởng tượng, bạn cuối cùng sẽ đến được đó Tôi không nghi ngờ gì rằng vật lý, kĩ thuật sẽ kéo ta trở về quan điểm nơi mà tất cả chúng ta có thể chi trả cho chuyến bay quỹ đạo không gian là khoảng góc, Khó khăn là chúng ta cần một thị trường thực sự để thúc đẩy đầu tư Hôm nay, hãng Boengs và Lockheeds không phí một đô tiền của họ cho R&D đó là tất cả tiền cho nghiên cứu của chính phủ, và rất ít trong đó. Qủa thực, những tập đoàn lớn, các chính phủ, không thể chấp nhận rủi ro. Vì vậy tôi gọi cái ta cần là phản ứng kinh tế tỏa nhiệt trong không gian. Thị trường thương mại của thế giới ngày nay, thị trường khởi động thương mại toàn cầu? 12 đến 15 lần phóng một năm. Số công ty thương mại ngoài kia? 12 đến 15 công ty. Một lần trên một công ty. Không phải. Chỉ có một thị trường, và tôi gọi chúng là các tải trọng carbon tự nạp. Chúng đi kèm với tiền riêng. Chúng rất dễ tạo ra. Đó là con người. Chiếc Ansari X PRIZE là giải pháp của tôi đọc về Lindbergh để tạo nên thiết bị đưa ta đên đó Chúng ta chi 10 triệu tiền mặt cho chiếc tàu có thể tái sử dụng đầu tiên mang ba người lên cao 100 ki lô mét, trở xuống, và trong vòng 2 tuần, thực hiện chuyến đi lần nữa 26 đội từ 7 quốc gia tham gia vào cuộc thi mỗi đội chi khoảng 25 tỉ đô. Và dĩ nhiên, ta có một chiếc tàu không gian đẹp đã thực hiện 2 chuyến bay đó và chiến thắng cuộc thi Và tôi muốn đưa các bạn tới đó, buổi sáng hôm đó với chỉ một video ngắn Phi công: bắn hỏa lực của chúng ta Richard Searfoss: Chúc may mắn (Vỗ tay) Ta vừa có một cuộc gọi từ 368,000 feet so với mực nước biển (Vỗ tay) Vì vậy, trong khả năng chính thức của tôi như là chánh án của cuộc thi Ansari X PRIZE, Tôi tuyên bố rằng chiếc Mojave Aerospace Ventures quả thực đã giành được giải thưởng Ansari X PRIZE (Vỗ tay) Peter Diamandis: Có lẽ điều khó khăn nhất tôi phải làm là tăng vốn cho cuộc thi này. Nó thực sự không thể Chúng tôi--Tôi đến gặp 100, 200 CEO,CMO Không ai tin nó khả thi. Mọi người nói, "oh, NASA nghĩ gì? Mọi người sẽ chết Sao ông có thể tiến hành việc này?" Tôi tìm thấy một gia đình nhìn xa trông rộng, gia đình Ansari, và Champ Car và huy động phần tiền còn lại, nhưng không phải hết 10 triệu Và những gì tôi đã chấm dứt là ra ngoài để tới ngành công nghiệp bảo hiểm và mua một chính sách bảo hiểm "đưa thẳng đến đích" Xem nào, những công ty bảo hiểm đến gặp Boeing và Lockheed, và nói rằng, " bạn sẽ cạnh tranh chứ?" Không. "bạn sẽ cạnh tranh chứ?" Không. "Sẽ không có ai chiến thắng đâu." Vì vậy, họ cá rằng sẽ không ai chiến thắng cho tới tháng một, và tôi cá rằng ai đó sẽ thắng (Vỗ tay) và điều tuyệt nhất là họ trả hết và séc không bị trả về (Tiếng cười) Chúng tôi đã đạt được rất nhiều thành tựu và đó là một thành công vô cùng lớn. Một trong những điều tôi vui nhất là chiếc SpaceShipOne sẽ treo trong bảo tàng không gian và vũ trụ bên cạnh chiếc Spirit của St.Louis và chiếc Wright Flyer Thật tuyệt đúng không? Vì vậy một chút về tương lai, từng bước đến không gian, là những gì có sẵn cho bạn. Hôm nay, bạn có thể đến và trải nghiệm những chuyến bay không trọng lượng Đến 2008, các chuyến bay dưới quỹ đạo, trên Virgin sẽ khoảng 200,000 chuyến. Có 3 hoặc 4 nỗ lực khác sẽ làm giảm giá xuống nhanh chóng Tôi nghĩ khoảng 25,000 đô cho một chuyến bay quỹ đạo. Những chuyến bay quỹ đạo-- chúng tôi có thể đem bạn đến trạm không gian, và tôi thực sự tin rằng, khi một nhóm ở trong quỹ đạo xung quanh Trái Đất Tôi biết nếu họ không làm điều đó, tôi sẽ làm-- chúng tôi sẽ dự trữ một ít nhiên liệu, thực hiện một chuyến bay thẳng đến mặt trăng và lấy một số tài sản thực. (Tiếng cười) Một khoảnh khắc nhanh chóng cho các nhà thiết kế trong khán giả. Chúng tôi dành 11 năm để lấy được phê duyệt của FAA để thực hiện chuyến bay không trọng lượng. Đây là vài bức hình hài hước. Kia là Burt Rutan và bạn tốt của tôi Greg Meroneck trong chuyến bay không trọng lượng-- mọi người nghĩ một căn phòng không trọng lượng, sẽ có một công tắc để tắt-- nhưng quả thực nó là một chuyến bay có quỹ đạo hình parabol của một chiếc máy bay. Và hóa ra 7-Up đã thực hiện một quảng cáo nhỏ được phát sóng trong tháng này Nếu ta có thể bật âm thanh? (Video) Người dẫn chuyện: Để có cơ hội giành chiếc vé miễn phí vào không gian, Hãy tìm các gói được đánh dấu đặc biệt của Diet 7-Up. Khi bạn muốn hương vị không kéo bạn xuống, cách duy nhất là đi lên PD: Nó đã được quay trong chiếc máy bay của chúng tôi, và vì thế bây giờ bạn có thể làm điều đó. Chúng tôi đang ở Florida. Để tôi nói về một thứ khác tôi rất thích. Tương lai của những giải thưởng. Bạn biết đấy, giải thưởng là một ý tưởng rất cũ rồi. Tôi có thú vui là mượn từ Longtitude Prize và Orteig Prize để đưa Lindbergh tiến tới Và chúng tôi đã quyết định trong buổi thành lập X Prize để thực sự mang những khái niệm đó chuyển tiếp vào những lĩnh vực công nghệ khác, và chúng tôi vừa đưa ra một tuyên bố sứ mệnh mới để mang lại những đột phá cấp tiến trong không gian và những công nghệ khác cho lợi ích của loài người Và đây là thứ gì đó mà chúng tôi rất hào hứng Tôi đã trình chiếu slide này cho Lary Pge, người mới tham gia hội đồng của chúng tôi Và bạn biết đấy, khi bạn cho một tổ chức phi lợi nhuận Bạn có thể có 50 cent đối với đồng USD. Nếu bạn ó một khoản trợ cấp phù hợp, thường là hai hoặc ba Nếu bạn giành được một giải thưởng, bạn có thể lấy 1/50 lợi nhuận trên đồng đô la Và nó thật khổng lồ. Và khi anh ấy trở lại và nói, " Nếu bạn trả lại giải thưởng của viện nghiên cứu có 10 giải thưởng, bạn có 1/500 Tôi nói, "Vâng, thật tuyệt" Vì vậy, chúng tôi đang thực sự trông mong biến X PRIZE thành một viện giải thưởng đẳng cấp thế giới. Đây là điều xảy ra khi bạn giành được một giải thưởng, khi bạn thông báo điều đó và đội của bạn bắt đầu thử Bạn tăng sự quan tâm của công chúng, và khi bạn thắng Công chúng bắn qua các mái nhà - nếu nó được quản lý đúng - và đó là một phần lợi nhuận của nhà tài trợ Sau đó, khi giải thưởng thực sự được trao, sau khi nó di chuyển bạn thu lợi nhuận xã hội, bạn biết đấy, công nghệ mới, khả năng mới Và lợi nhuận cho các nhà tài trợ là tổng lợi nhuận công chúng và lợi nhuận xã hội trong thời gian dài Đó là dự định giá trị trong một giải thưởng Nếu bạn đã định đi và thử tạo ra SpaceShipOne hay bất cứ loại công nghệ mới nào bạn phải huy động vốn từ ban đầu và duy trì nguồn tài chính với đầu ra không chắc chắn Nó có thể hoặc không thể xảy ra. Nhưng nếu bạn giành được một giải thưởng điều tốt đẹp là, nó là một khoản phí duy trì rất nhỏ và bạn trả khi thành công. Orteig đã không trả một xu trong 9 đôi đã qua cố gắng vượt qua Đại Tây Dương, và chúng ta không trả một xu tới khi ai đó giành giải Ansari X PRIZE Vì vậy, giải thưởng đã làm nên điều tuyệt vời Bạn biết đấy, những nhà cải cách, những doanh nhân ngoài kia bạn biết điều đó khi bạn hướng tới một mục tiêu điều đầu tiên bạn phải làm là tin tưởng rằng bạn có thể tự làm điều đó. Sau đó, bạn phải đối mặt với những lời nhạo báng của công chúng rằng-- đó là một ý tưởng điên rồ, bạn sẽ không bao giờ thành công đâu Và sau đó bạn phải thuyết phục những người khác, để họ thực sự có thể giúp bạn gây quỹ, và rồi bạn phải đối mặt với sự thật rằng bạn đã khiến những quan chức và cơ quan chính phủ mà không muốn bạn tiến hành những việc này và bạn phải đối mặt với những thất bại. Những thứ mà một giải thưởng làm, những thứ ta đã trải nghiệm một giải thưởng làm là giúp đi tắt qua hay ủng hộ tất cả những điều này vì một giải thưởng chứng nhận rằng đây là một ý tưởng tốt, Vâng, đây chắc chắn là ý tưởng tốt. Ai đó đã cống hiến 10 triệu đô để đi và làm điều này. Và mỗi lĩnh vực đều là thứ gì đó chúng tôi tìm thấy Absari X PRIZE giúp giải phóng những thiết bị này cho sự đổi mới Vì vậy, với tư cách là một tổ chức, chúng tôi cùng nhau đưa ra quy trình chinh phục giải thưởng về cách đưa ra một giải thưởng và viết ra những quy tắc và chúng tôi thực sự đang xem xét tạo ra một giải thưởng trong một số thể loại khác nhau. Chúng tôi đang xem xét về tấn công năng lượng, môi trường, công nghệ nano-- và tôi sẽ nói về những thứ này ngay. Và cách chúng tôi đang làm là chúng tôi đang tạo ra những đội giải thưởng trong X PRIZE. Chúng tôi có đội giải thưởng về không gian Chúng tôi sẽ tìm kiếm một giải thưởng về quỹ đạo Chúng tôi đang xem xét một số giải thưởng về năng lượng. Craig Venter vừa mới tham gia ủy ban của chúng tôi Chúng tôi đang tiến hành giải thưởng trình tự bộ gen với ông, Chúng tôi sẽ thông báo vào cuối mùa thu này, về-- hãy tưởng tượng ta có khả năng sắp xếp trình tự ADN của bất cứ ai với dưới 1000 đô, cách mạng hóa y học. Và làm sạch nước, giáo dục, y học và thậm chí xem xét kinh doanh xã hội. Vì vậy trang cuối của tôi là, công cụ quan trọng nhất Vì vậy, slide cuối cùng của tôi, công cụ quan trọng nhất để chinh phục những thách thức lớn lao của loài ngoài -- nó không phải là công nghệ, cũng không phải là tiền bạc, mà chỉ là một điều duy nhất đó chính là tinh thần trách nhiệm và đầy say mê của chính con người. (vỗ tay) Thế nào là làm một nhân chứng? Vì sao đứng ra làm chứng cho những khổ đau của ai đó lại quan trọng, nhất là những người bị xã hội cô lập? Sẽ thế nào nếu ta quay lưng lại với họ? 3 năm trước, tôi có đến Cộng hòa Trung Phi để ghi lại cuộc chiến đang diễn ra. Tôi từng nghe cảnh báo về nạn thảm sát trong những khu rừng và hoang mạc, nhưng không ai biết được chúng xảy ra ở đâu hay nói được ai đã bị giết, vào khi nào. Tôi dấn thân vào cuộc chiến trong trạng thái mù mờ. Tôi từng chứng kiến những cảnh bi kịch và hoang đường, và chỉ khi chuyến đi kết thúc, tôi mới nhận ra tôi đã chứng kiến giai đoạn manh nha của cuộc thanh trừng bộ tộc. Cộng hòa Trung Phi chỉ có 5 triệu dân diện tích chỉ cỡ bang Texas, nằm ở trung tâm châu Phi. Nước này trải qua bạo lực triền miên từ sau thời kì Pháp thuộc năm 1960. Trận chiến mà tôi đưa tin là trận chiến giữa nhà nước Hồi giáo thiểu số, còn gọi là Seleka, với những dân quân, hầu hết là người Thiên chúa giáo, được gọi là Anti-balaka. Dấu hiệu đầu tiên của cuộc thanh trừng là sự sụp đổ niềm tin trong cộng đồng. 3 ngày sau khi đến đất nước này, tôi đã đứng nhìn thành phố nhỏ Gaga bị bỏ hoang Trận chiến sắp sửa nổ ra. Và để tự cứu mình, nhiều người đã trở thành mật vụ của chính phủ, họ chọn ra trong số bạn bè và hàng xóm của mình những người phải chết. Các thành phố và thị trấn, nơi nào có người, nơi đó có nguy hiểm. Thế là họ chuyển vào rừng ở. Tôi thấy kì lạ khủng khiếp vì đám lợn và gia súc lại vào ở trong nhà bỏ hoang. Trong vùng chiến sự, dấu hiệu của một cuộc thảm sát là khi mọi người đã rời đi. Cuộc chiến quét qua khu rừng rồi đến Gaga, còn tôi thì bị bao vây bởi những trận bom dội vang như sấm. Quân của chính phủ tràn vào rừng để đánh vào chỗ ẩn náu của dân quân. Tôi phải chạy xe máy nhiều giờ, băng qua những dòng suối và đám cỏ voi, nhưng khi tôi đến được chỗ ẩn nấp, thì nó đã bị chính phủ thiêu rụi, còn mọi người thì biến mất. Để xem còn ai ở đó không, tôi gào lên rằng tôi là bạn, và tôi sẽ không hại họ. Có một phụ nữ mặc áo đỏ chạy ra từ khu rừng. Những người khác thì bước ra từ sau những thân cây và hỏi, "Est-ce les gens savent?" nghĩa là "Có ai biết không?" Câu hỏi làm tôi ngạc nhiên. Lũ trẻ thì đói và bệnh tật, nhưng họ không đòi đồ ăn hay thuốc uống. Họ chỉ hỏi tôi, "Có ai biết chúng tôi đang gặp chuyện này không?" Khi viết câu hỏi của họ xuống, tôi thấy mình thật bất lực. Và tôi quyết rằng khoảnh khắc này trong đời họ sẽ không thể bị quên lãng. Khi chứng kiến sự khủng hoảng của họ, tôi bỗng có chút đồng cảm với những con người này. Với người xem tin thời sự, cuộc chiến này chỉ là một dòng tin vắn. Còn với tôi, một nhân chứng, cuộc chiến này giống như lịch sử được phơi bày. Chính phủ chối bỏ mọi hành vi bạo lực, trong khi mọi thị trấn mà tôi lái xe qua, hết người này đến người kia kể về những cuộc thảm sát của chính quyền xảy ra hôm qua, hoặc một tuần trước đó. Tôi thấy choáng váng và cố gắng trấn tỉnh lại. Khi đưa tin về những cuộc thảm sát này, Tôi phải mua, và ăn những viên kẹo nhỏ, cố tìm vị ngọt quen thuộc và dễ chịu của chúng. Người Trung Phi ăn những viên kẹo này, để làm dịu cơn đói, để lại hàng nghìn vỏ kẹo trên đường tháo chạy. Ở vài đài phát thanh còn hoạt động ở nước này, tôi hầu như chỉ nghe thấy nhạc Pop. Khi trận chiến leo thang, ta biết được ít tin tức hơn về những vụ thảm sát. Nên dễ thấy đó là chuyện thường hơn. Tôi đã chứng kiến hậu quả của sự thiếu vắng thông tin này. 2 tuần sau, một cách chậm rãi và bồn chồn, tôi lái xe vào trụ sở cô lập dân quân, là một thị trấn có tên PK100. Ở đây, những người lính đạo Thiên Chúa nói với tôi rằng những tín đồ đạo Hồi đều là người nước ngoài, xấu xa và thông đồng với Chính phủ. Họ cho rằng người Hồi giáo cũng giống như thú vật. Vì không có nhân chứng trung lập hay phương tiện truyền thông để đối chứng những lời lẽ nực cười này, nó trở thành câu chuyện duy nhất trong những khu trại này. Dân quân bắt đầu săn lùng người Hồi giáo, và quét sạch thủ đô Bangui, nơi ở của gần 140,000 người Hồi giáo chỉ trong vài tháng. Hầu hết những vụ thảm sát và tháo chạy của người Hồi giáo không được ghi lại. Tôi đang kể cho mọi người về bản tin của tôi ở Cộng hòa Trung Phi, nhưng tôi vẫn tự hỏi vì sao tôi đến đó. Vì sao tôi lại đặt mình vào nguy hiểm? Tôi làm việc này vì tôi cảm thấy rằng những người bị ta bỏ rơi trong xã hội sẽ cho ta biết những điều quan trọng về việc chúng ta là ai. Khi thông tin bị bỏ sót, con người có quyền bóp méo thực tại, Khi không có nhân chứng, ta sẽ tin rằng hàng nghìn người đã bị sát hại kia vẫn còn sống, rằng hàng trăm ngôi nhà đã cháy thành tro kia vẫn tồn tại. Một vùng chiến sự có thể trông giống như một nơi yên bình khi không ai quan sát kỹ. Một nhân chứng cũng đủ quý giá, và những gì họ thấy lại cần thiết hơn bao giờ hết một khi bạo lực lặng lẽ kéo qua, không ai thấy, và không ai nghe. Cảm ơn. ( Vỗ tay) Từ rất sớm tôi đã nhận ra được vai trò mà mọi người muốn tôi thực hiện. Tôi thấy được rằng có một quan niệm bảo thủ tồn tại trong lời nói, trong truyền thông là phụ nữ không chỉ cần phải có con, mà họ còn phải muốn có con. Quan niệm này tồn tại ở mọi nơi. Nó tồn tại trong cách mà người lớn nói với tôi khi họ đặt nó vào trong ngữ cảnh "khi nào" "Khi nào cháu cưới?" "Khi nào cháu muốn có con?" Những ý tưởng về tương lai đó luôn được tiêm vào đầu tôi như là một phần của Giấc mơ Mĩ, nhưng mà đối với tôi, nó lại như là ước mơ của một ai đó khác. Các bạn thấy đó, một điều mà tôi luôn hiểu được về bản thân là tôi chưa bao giờ muốn có con. Khi còn là một đứa trẻ, bất kì khi nào tôi muốn giải thích điều này, giữa giá trị con người tôi và vai trò của việc có con không liên quan đến nhau, và họ thường cười, cách mà người lớn vẫn làm đối với sự vô lý của trẻ con. Họ sẽ tỏ vẻ hiểu biết và nói với tôi, "Con sẽ đổi ý thôi." Từ bé đến giờ mọi người luôn nói điều đó với tôi. Không thì cuộc trò chuyện xã giao sẽ thành cuộc điều tra đời tư ngay lập tức "Chồng cậu có biết không?" (Cười) "Bố mẹ cậu có biết không?" (Cười) "Cậu không muốn xây dựng một gia đình à?" "Cậu không muốn để lại thứ gì đó cho cuộc đời đó ư?" Và điều hay được nhắc đến nhất khi bàn luận về việc không có con, "Điều đó thật ích kỷ". Có vô vàn lý do mà phụ nữ có thể có khi quyết định không muốn làm mẹ, mà đa số trong đó không đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu. Nhưng mà những lời bàn tán về phụ nữ lại được xã hội chấp thuận, vì không có bất kì lý do nào trong đó trở thành định kiến xã hội. Khi mà tôi còn bé và học về những điều không thể tránh lúc mang thai, chúng chưa bao giờ được giải thích cho tôi các yếu tố phổ biến mà phụ nữ cần cân nhắc, như là rủi ro đứa trẻ mắc các bệnh tật di truyền, sự nguy hiểm khi phải dừng uống một số loại thuốc trong thời gian mang thai, vấn đề về quá tải dân số, phúc lợi mà bạn có thể nhận, và sự thật rằng có 415,000 trẻ em ở Mĩ đang cần được nhận nuôi, mọi lúc. Những lý do như vậy, và còn rất nhiều nữa, và sự thật là tôi không muốn mạo hiểm thử điều đó, tất cả điều đó khiến tôi đưa ra quyết định. thực hiện phẫu thuật làm mất khả năng sinh đẻ. Tôi háo hức bắt đầu việc nghiên cứu của mình. Tôi muốn hoàn toàn hiểu được tất cả mọi thứ có thể xảy ra khi thắt ống dẫn trứng, có thể nói một cách khác đó là làm bạn không đẻ được. Tôi muốn biết hiệu quả của việc đó, mức độ hiệu quả, nguy cơ, các số liệu thống kê. Và lúc đầu, tôi cảm thấy được tự quyết định. Các bạn thấy đó, cái cách mà xã hội luôn dạy tôi, tôi đã tưởng rằng phụ nữ không muốn có con thực sự rất ít, và tôi đã biết được rằng một trong năm phụ nữ Mĩ không có con đẻ -- một số do lựa chọn, một số lại do không thể. Tôi không chỉ có một mình. Nhưng sau khi tôi tìm hiểu nhiều hơn, tôi càng cảm thấy chán nản. Tôi đọc câu chuyện về những phụ nữ khác cố gắng trong tuyệt vọng để có thể thực hiện được loại phẫu thuật này. Tôi biết được rằng họ sử dụng hết nguồn tài chính của mình đến khám ở các phòng khám phụ sản trong nhiều năm, chỉ để bị từ chối rất nhiều lần và thường nhận lại được là thái độ thiếu tôn trọng và họ đã bỏ cuộc. Họ nói rằng những bác sĩ đó thường tỏ vẻ kẻ cả và gạt bỏ mọi động lực của họ, và nói những điều như thế này, "Hãy trở lại khi cô đã cưới chồng và có con". Nhưng người phụ nữ muốn làm loại phẫu thuật này lại không muốn có con họ được bảo rằng họ còn quá trẻ, hay họ chưa có đủ con, điều này khá thú vị, vì điều kiện pháp lý để thực hiện loại phẫu thuật này ở bang tôi là, "Phải từ 21 tuổi trở lên", "tỉnh táo khi đưa ra quyết định, tự quyết định vì lợi ích của mình", và "có chu kì kinh nguyệt trong 30 ngày tới". Và tôi không hiểu được tại sao tôi phù hợp với những điều kiện trên mà vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến khác trong phòng khám để quyết định điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mình. Và điều này thật sự khiến tôi nản chí, nhưng tôi đã quyết tâm. Tôi nhớ rằng tôi đã ăn mặc cực kỳ chuyên nghiệp trong buổi khám đầu tiên đó. (Cười) Tôi ngồi thẳng. Tôi đã nói rõ ràng. Tôi đưa ra cho bác sĩ từng bằng chứng là tôi không có thai trong thời điểm đó. Và tôi chắc chắn cần nhắc đến những điều này, "Tôi vừa tốt nghiệp đại học và tôi đang chuẩn bị ứng tuyển để học thạc sĩ, tôi chuẩn bị học những ngành này ngành này". Và "người yêu của tôi đang làm việc này", và "tôi đã nghiên cứu việc này hàng tháng trời. Tôi hiểu rõ về thủ thuật, mọi rủi ro có thể xảy ra". Vì tôi cần bác sĩ hiểu được rằng đây không phải ý tưởng bất chợt, tôi không phải là một đứa nổi loạn, không phải là đứa con gái 20 tuổi muốn đi quẩy và tiệc tùng với lo sợ dính bầu... (Cười) mà điều này gắn liền với bản thân tôi. Và tôi hiểu về thỏa thuận có hiểu biết, nên tôi chuẩn bị để được giải thích lại về chuyện gì có thể xảy ra, nhưng... Đến một lúc, thông tin tôi được cung cấp bắt đầu giống như có chủ đích nào đó, lồng với định kiến và những số liệu bị thổi phồng. Những câu hỏi bắt đầu trở nên giống tra khảo. Lúc đầu họ đặt ra những câu hỏi có vẻ để hiểu trường hợp của tôi kĩ hơn, và tiếp theo nó giống như họ cố hỏi để bẫy tôi. Khiến tôi cảm thấy mình như đang đứng trên bục nhân chứng và đang bị thẩm vấn. Bác sĩ đã hỏi về người yêu của tôi. "Anh ấy hay cô ấy cảm thấy thể nào về việc này?" "Ờm, tôi đã ở bên người đàn ông này năm năm rồi, và anh ấy hoàn toàn ủng hộ bất kì quyết định nào của tôi về cơ thể mình". Và ông ta hỏi, "Thế điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nếu bạn muốn người yêu khác? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người đó muốn có con?" Tôi không chắc mình phải phản ứng như nào, vì theo những gì tôi nghe thấy thì bác sĩ đang nói rằng tôi sẽ phải coi nhẹ mọi thứ tôi tin tưởng nếu người yêu tôi muốn con. Thế nên tôi bảo không cần quan tâm về việc đó. Quan điểm của tôi về việc có con luôn được nhắc đến trong buổi hẹn đầu tiên (Cười) (Hoan hô) (Cười) Và ông ta muốn tôi cân nhắc "Sau 20 năm, cô sẽ hối hận về quyết định này"... Tôi nói với ông ta, "Ok, nếu một ngày tôi thức dậy và nhận ra, ông biết đó, nếu tôi ước khi đó tôi có một quyết định khác, sự thật là, tôi chỉ bỏ qua một cách để làm mẹ. Đâu nhất thiết phải sinh con mới tạo nên một gia đình". (Vỗ tay) Tôi nghĩ tôi muốn sống với điều đó bất kỳ ngày nào hơn là một ngày, tỉnh dậy, nhận ra rằng tôi có một đứa con mà tôi không thực sự muốn hay là sẵn sàng để nuôi nấng. Vì việc này không chỉ ảnh hưởng đến tôi, mà nó còn ảnh hưởng đến đứa trẻ, sự phát triển và sức khỏe của bé -- (Vỗ tay) và con người không phải là thứ để ta đánh cược. Sau đó ông ta nói tại sao không ai đồng ý thực hiện loại phẫu thuật này, chắn chắn không phải ông ta, bởi vì một thứ được gọi là ý kiến chuyên khoa, cho phép ông ấy, dưới danh nghĩa bác sĩ của tôi đưa ra quyết định cho tôi... dựa trên ý kiến của ông về điều gì tốt nhất cho tôi, không quan tâm đến điều bệnh nhân - là tôi, muốn hoặc tin tưởng. Ông ấy đã sử dụng cơ hội này để ra mặt và thảo luận về trường hợp của tôi với bác sĩ phẫu thuật tiềm năng của tôi, và qua cánh cửa, tôi nghe được ông ấy miêu tả tôi như một đứa bé gái. Tôi cảm thấy bị xúc phạm. Tôi muốn bảo vệ bản thân mình. Tôi muốn giải thích rõ ràng cho từng người trong họ rằng cách họ đang đối xử với tôi, thể hiện rằng họ đang coi nhẹ tôi và phân biệt giới tính, và tôi không thể chịu đựng điều đấy. Nhưng tôi đã chịu đựng nó, tôi đã nuốt lại từng lời phản bác, cắn răng chịu đựng, thay vì thế tôi trả lời rõ ràng từng câu hỏi và quan điểm của họ. Tôi đã đến đây mong muốn được nghe một cái nhìn khách quan và sự ủng hộ nhưng tôi lại cảm thấy bị gạt đi và làm cho câm nín, và tôi cảm thấy ghét bản thân vì điều đó. Tôi khó chịu vì tôi để mọi người không tôn trọng mình. Nhưng đây là cơ hội của tôi. Đó là một trong số rất nhiều buổi tư vấn mà tôi đã đi. Có lúc tôi đã gặp đến năm hay sáu bác sĩ trong cùng một lúc. Cánh cửa phòng khám giờ trông giống cổng của một gánh xiếc hơn. Đây là bác sĩ chính của tôi, và kia là đồng nghiệp của bác sĩ nào đó, và quản lý, OK. Cảm giác như là tôi đang yêu cầu họ khiến tôi bị bệnh đậu mùa chứ không phải, tôi không biết, thực hiện biện pháp tránh thai. Nhưng tôi đã không dao động, và tôi đã giữ vững lập trường của mình, và cuối cùng tôi đã thuyết phục một trong số họ thực hiện phẫu thuật. Và kể cả khi tôi đang kí giấy chấp nhận phẫu thuật và tiêm hoóc-môn và chuẩn bị những thủ tục cuối cùng... bác sĩ vẫn lắc đầu phản đối. "Cô sẽ đổi ý thôi". Tôi chưa bao giờ hiểu được xã hội đã bám víu vào vai trò này một cách quyết liệt như thế nào đến khi tôi trải qua việc này. Tôi tự mình trải nghiệm rất nhiều lần cách mà mọi người, như bác sĩ, đồng nghiệp, người qua đường, không thể tách việc tôi là phụ nữ với việc tôi là một người mẹ. Và tôi luôn tin rằng có con là một phần của việc là phụ nữ chứ không phải định nghĩa làm nên phụ nữ. Tôi tin rằng giá trị của một người phụ nữ không bao giờ quyết định bằng việc cô ấy có muốn có con hay không, vì điều đó đã cướp đi toàn bộ con người của cô ấy như một người trưởng thành đối với bản thân cô ấy. Phụ nữ có khả năng tuyệt vời là tạo ra sự sống, nhưng khi ta nói đó là mục đích cuộc đời của cô ấy, có thể nói rằng toàn bộ sự tồn tại của người phụ nữ đó không còn giá trị. Thật dễ dàng để có thể quên đi vai trò mà xã hội đặt ra cho chúng ta lớn hơn rất nhiều một cái danh hiệu hão. Còn có các gánh nặng đi kèm với nó, áp lực để có thể phù hợp với những tiêu chuẩn đó... nỗi sợ gắn liền đã khiến họ tự hỏi, và những mơ ước mà ta bỏ qua để có thể chấp nhận điều đó? Có rất nhiều con đường có thể dẫn đến hạnh phúc và thành công. Tất cả đều rất khác nhau, nhưng tôi tin rằng mỗi người đều có quyền tự quyết. Tôi muốn phụ nữ hiểu được rằng sự lựa chọn làm mẹ hoặc không, không hề phản ánh giá trị bản thân của người vợ, người trưởng thành, hay là phụ nữ... và luôn luôn có một lựa chọn muốn hay không muốn mang thai và lựa chọn đó là của bạn và chỉ của mình bạn thôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cùng trở lại năm 1957. Các đại biểu từ sáu nước Châu Âu đã đến Rome để kí hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu. Châu Âu bấy giờ đã bị tàn phá. Một cuộc chiến toàn cầu đã nổi lên từ châu Âu. Nhân loại đã trải qua điều chưa từng có và không thể tin được. Những đại biểu đó muốn xây dựng một châu Âu hòa bình, dân chủ, Một châu Âu hoạt động vì người dân. Và một trong những nền tảng trụ cột trong dự án hòa bình đó là một thị trường chung châu Âu . Trở lại về thời điểm đó, họ đã thấy cách mà thị trường, khi mà bị để mặc tự nhiên, thì có thể bị sắp đặt thành tài sản riêng của các doanh nghiệp lớn và các cuộc thỏa thuận, đáp ứng nhu cầu của một số doanh nghiệp chứ không phải nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên, vào năm 1957, Liên minh châu Âu đã ban hành một lệnh để bảo vệ cạnh tranh công bằng. Và điều đó có nghĩa rằng cạnh tranh bằng tài trí, là cách mà bạn cạnh tranh bằng chất lượng của sản phẩm, giá cả mà bạn có thể cung cấp, dịch vụ, cải tiến mà bạn có thể đem lại. Đó mới là cạnh tranh bằng tài trí. Bạn có một cơ hội như nhau để thực hiện điều đó trên thị trường. Và đó là công việc của tôi, với tư cách là một Ủy viên Cạnh tranh, là phải đảm bảo rằng các công ty kinh doanh ở châu Âu phải hoạt động theo các luật lệ. Nhưng hãy cùng nhìn lại. Tại sao chúng ta lại cần luật lệ trong cạnh tranh? Tại sao lại không để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau? Đó không phải là điều tốt nhất cho chúng ta nếu họ cạnh tranh một cách tự do sao? Vì khi có nhiều cạnh tranh thì dẫn đến chất lượng tốt hơn, giả cả thấp hơn, nhiều cải tiến hơn? Vâng, hầu như là vậy. Nhưng vấn đề là thỉnh thoảng, đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh có thể bất tiện, bởi vì cạnh tranh nghĩa là cuộc đua sẽ không dứt, trò chơi không có người thắng. Cho dù trong quá khứ bạn đã làm tốt thế nào, sẽ luôn có ai đó đâu đó ngoài kia muốn chiếm chỗ bạn. Vì vậy nỗ lực để tránh sự cạnh tranh là rất quyền lực. Nó bắt nguồn từ mô típ quen thuộc như Adam và Eve: tham lam chỉ để có nhiều tiền hơn, sợ hãi vì mất vị trí trong thị trường và tất cả lợi nhuận mà nó mang lại. Và khi sự tham lam và nỗi sợ được kết nối với quyền lực, bạn có một sự kết hợp nguy hiểm. Ta có thể thấy điều đó ở chính trị. Trong một bộ phận của thế giới, sự kết hợp giữa lòng tham và nỗi sợ nghĩa rằng những người nắm quyền sẽ lưỡng lự khi trao quyền lại. Một trong những thứ mà tôi thích và ngưỡng mộ với nền dân chủ của chúng ta là những quy phạm khiến các nhà lãnh đạo phải trao lại quyền khi những cử tri yêu cầu. Và các bộ luật cạnh tranh có vai trò tương tự trên thị trường, đảm bảo rằng lòng tham và nỗi sợ không thể lấn ác sự công bằng. Vì những bộ luật này bắt buộc các công ty không được lạm quyền để phá hoại sự cạnh tranh. Hãy dành vài giây nghĩ tới chiếc xe của bạn. Nó có hàng nghìn bộ phận, từ miếng xốp để làm ghế ngồi cho đến hệ thống dây điện và bóng đèn. Đa số những bộ phận đó, các nhà sản xuất xe trên thế giới, chỉ lệ thuộc vào một số ít nhà cung cấp. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thật hấp dẫn cho các nhà cung cấp để bàn bạc với nhau và thống nhất giá cả. Nhưng hãy tưởng tượng điều mà nó có thể gây ra với giá niêm yết của chiếc xe mới trên thị trường. Trừ khi điều này không phải là không tưởng. Ủy ban châu Âu đã phải giải quyết về các thỏa thuận đối với bảy bộ phận khác nhau của xe hơi, và chúng tôi vẫn đang xem xét thêm một số. Tại đây, Bộ Tư pháp cũng đang xem xét thị trường của các bộ phận xe hơi, và gọi nó là cuộc điều tra hình sự lớn nhất mà Bộ từng theo đuổi. Nhưng nếu không có các bộ luật cạnh tranh, thì sẽ không có cuộc điều tra nào cả, và cũng chẳng có gì để ngăn cản vụ thông đồng này xảy ra và giá xe cứ thế mà tăng lên. Tuy nhiên không chỉ các công ty có thể phá hoại cạnh tranh công bằng. Chính phủ cũng có thể. Và họ làm điều đó bằng cách đưa ra các trợ cấp chỉ để ưu ái những thứ hiếm, những thứ được chọn trước. Họ có thể làm vậy khi ban hành trợ cấp -- và dĩ nhiên, trợ cấp được bỏ tiền bởi những người đóng thuế -- cho các công ty. Nó có thể là dưới hình thức đãi ngộ thuế đặc biệt, như những lợi ích về thuế mà các hãng như Fiat, Starbucks và Apple có được là từ các chính phủ ở châu Âu. Những trợ cấp này giúp các công ty tránh cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng. Tức là, các công ty mà thành công, họ là các công ty được trợ cấp nhiều nhất, các công ty mà được kết nối nhiều nhất. nếu không thì là những công ty phục vụ khách hàng tốt nhất. Vì vậy có những lúc chúng ta cần can thiệp để đảm bảo rằng cạnh tranh hoạt động theo đúng cách. Bằng cách đó, chúng ta giúp thị trường trở nên công bằng hơn, bởi vì trạnh tranh giúp người tiêu dùng có quyền yêu cầu một thỏa thuận công bằng. Nghĩa là các công ty phải biết được nếu họ không cung cấp được giá tốt hoặc dịch vụ được như mong đợi, thì khách hàng sẽ đến nơi khác. Và loại công bằng này thì quan trọng hơn những gì chúng ta thường nhận ra. Rất ít người lúc nào cũng nghĩ về chính trị. Một số thậm chí còn ngó lơ cả thời gian bầu cử. Nhưng tất cả chúng ta đều tham gia thị trường. Hằng ngày, chúng ta tham gia thị trường. Và chúng ta không hề muốn các doanh nghiệp thống nhất giá cả trong văn phòng. Chúng ta không muốn họ phân chia thị trường với nhau. Chúng ta không muốn một công ty lớn chỉ đánh sập các đối thủ bằng cách chứng minh cho ta thấy họ có thể làm gì. Nếu điều đó xảy ra, thì hiểu nhiên, ta cảm thấy bị lừa đảo, rằng ta đã bị bỏ lơ hoặc bị coi thường bởi chính thị trường. Và nó không chỉ phá hoại sự tín nhiệm của ta đối với thị trường mà đồng thời đối với xã hội. Trong một cuộc khảo sát gần đây, hơn hai phần ba dân số châu Âu nói rằng họ đã cảm thấy hiệu ứng của sự thiếu cạnh tranh: rằng giá điện quá cao, rằng giá thuốc cho nhu cầu quá cao, rằng họ không có lựa chọn nếu họ muốn di chuyển bằng xe buýt hoặc máy bay, rằng họ trải nghiệm dịch vụ Internet rất tệ từ các nhà cung cấp. Nói ngắn gọn, họ thấy không được đối xử công bằng bởi thị trường. Những vấn đề đó có vẻ nhỏ, nhưng nó có thể cho bạn cảm giác là thế giới thật sự không công bằng. Và khi họ thấy thị trường đáng lẽ phải phục vụ cho mọi người, trở thành thứ tài sản cá nhân của một số công ty lớn. Thị trường không phải là xã hội. Xã hội của chúng ta, tất nhiên là rộng lớn hơn thị trường. Nhưng thiếu niềm tin trong thị trường có thể trở thành một phần trong xã hội vì thế chúng ta cũng mất niềm tin trong xã hội. Và đó có thể là thứ quan trọng nhất mà chúng ta có, niềm tin. Chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau nếu chúng ta được đối xử công bằng. Nếu tất cả chúng ta có những cơ hội giống nhau, thì chúng ta đều phải theo những luật cơ bản giống nhau. Tất nhiên, một vài người và doanh nghiệp thành công hơn những người khác, nhưng chúng ta không tin vào xã hội nếu những giải thưởng thậm chí được đề ra trước cả khi cuộc thi bắt đầu. Và đó là nơi những quy định của cuộc thi bắt đầu, bởi vì khi ta chắc chắn rằng thị trường hoạt động một cách công bằng, sau đó doanh nghiệp cạnh tranh về thành tích, và điều đó giúp xây dựng niềm tin mà chúng ta cần với tư cách công dân để cảm thấy thoải mái và được kiểm soát, và niềm tin cho phép xã hội hoạt động. Bởi nếu không có niềm tin, tất cả mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Chỉ trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần phải tin người lạ, tin tưởng ngân hàng giữ tiền của chúng ta, tin tưởng những người xây nhà, người thợ điện đến sửa đường dây, bác sĩ chữa bệnh cho chúng ta khi ốm, chưa đề cập đến những người lái xe trên đường, và những người biết rằng mình điên rồ. Và bất ngờ là, chúng ta phải tin họ để làm điều đúng đắn. Điểm mấu chốt đó là, xã hội của chúng ta càng phát triển, lòng tin càng trở nên quan trọng và nó càng khó để xây dựng. Đó là nghịch lý của xã hội hiện đại. Và điều đó đặc biệt đúng khi công nghệ thay đổi cách mà chúng ta tương tác. Tất nhiên, ở mức độ nào đó, công nghệ giúp chúng ta xây dựng niềm tin ở một người khác bằng hệ thống đánh giá và những hệ thống cho phép chia sẻ kinh tế. Nhưng công nghệ cũng tạo ra những thử thách hoàn toàn mới khi chúng bắt chúng ta không tin vào người khác mà tin vào những thuật toán và máy tính. Tất nhiên, chúng ta đều thấy và chia sẻ và tôn trọng những điều tốt đẹp mà công nghệ mang lại. Nó có rất nhiều điểm tốt. Những ô tô tự động cho người tàn tật một sự độc lập mới. Nó có thể cứu ta mọi lúc và giúp ta tận dụng tài nguyên tốt hơn. Các thuật toán dựa vào lượng dữ liệu khủng lồ có thể cho phép bác sĩ đưa ra những cách trị liệu tốt hơn, và nhiều thứ khác. Nhưng không ai định đưa dữ liệu ý tế của họ hoặc bước lên chiếc xe chạy bằng thuật toán trừ khi họ tin những công ty mà họ đang giao thiệp. Và sự tin tưởng đó không phải lúc nào cũng ở đó. Ví dụ, ngày nay, không đến một phần tư người Châu Âu tin tưởng kinh doanh trên mạng bảo vệ thông tin cá nhân của họ. Nhưng sẽ ra sao nếu mọi người biết rằng họ có thể dựa vào những công ty công nghệ để giải quyết công bằng? Sẽ ra sao nếu họ có biết rằng những công ty đó hưởng ứng cạnh tranh bằng việc cố gắng làm tốt hơn, cố gắng phục vụ khách hàng tốt hơn, không phải bằng cách sử dụng quyền lực để ngăn chặn đối thủ, mà bằng cách đẩy dịch vụ của họ ra xa danh sách kết quả tìm kiếm và quảng bá họ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ biết rằng sự tuân thủ các quy tắc được xây dựng trong các thuật toán bằng thiết kế, rằng thuật toán phải qua những quy tắc cạnh tranh trước khi chúng được cho phép làm việc, rằng những thuật toán được thiết kế theo một cách mà chúng không thể thông đồng, không thể hình thành những sự trao đổi nhỏ trong cái hộp đen mà chúng đang vận hành? Cùng với quy định, quy tắc cạnh tranh có thể làm điều đó. Họ có thể giúp chúng ta chắc chắn rằng công nghệ mới đối xử mọi người một cách công bằng và mọi người có thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng. Và điều đó giúp chúng ta xây dựng niềm tin mà chúng ta cần cho đổi mới thật sự để phát triển phồn vinh và cho xã hội để mở mang cho công dân. Bởi vì niềm tin không thể bị áp đặt. Nó phải được tìm kiếm. Từ những ngày đầu tiên của Liên minh Châu Âu, 60 năm trước, những quy tắc cạnh tranh của chúng ta đã và đang giúp xây dựng niềm tin đó. Rất nhiều thứ đã thay đổi. Rất khó để nói về những gì sáu đại diện có thể làm với điện thoại thông minh. Nhưng trong thế giới hiện nay, cũng như trong thế giới của riêng họ, cạnh tranh thúc đẩy thị trường hoạt động cho mọi người. Và đó là tại sao tôi bị thuyết phục rằng cạnh tranh thật sự và công bằng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin mà chúng ta cần để có một xã hội tốt nhất, và nó bắt đầu với việc tuân thủ những quy định, thật sự chỉ để làm thị trường hoạt động với tất cả mọi người. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cảm ơn. Cảm ơn, uỷ viên hội đồng. Margrethe Vestager: Thật vinh hạnh. BG: Tôi muốn hỏi bạn 2 câu hỏi. Câu đầu tiên về dữ liệu vì tôi có ấn tượng rằng công nghệ và dữ liệu đang thay đổi cách cạnh tranh xảy ra và quy tắc cạnh trạnh được thiết kế và tuân thủ. Bạn có thể bình luận gì về điều đó? MV: Vâng, đúng vậy, nó thật sự đang thách thức chúng ta, vì chúng ta không chỉ đều phải mài công cụ mà còn phải phát triển những công cụ mới. Khi chúng ta trải qua những phản hổi của Google đối với tuyên bố phản đối của chúng tôi, chúng tôi đã trải qua 5.2 terabyte dữ liệu. Từng đó khá là nhiều. Vì vậy chúng tôi cần thành lập một hệ thống mới. Chúng tôi phải tìm ra cách để làm điều đó, bởi vì bạn không thể làm như cách mà bạn đã từng vài năm trước. Vì vậy chúng tôi tất nhiên đang đổi mới phương pháp làm việc. Điều khác là chúng tôi cố phân biệt giữa những loại dữ liệu khác nhau, bởi vì một vài dữ liệu vô cùng giá trị và chúng sẽ hình thành, như một rào cản để thâm nhập vào thị trường. Những thứ khác bạn chỉ có thể -- nó sẽ mất giá trị ngay ngày mai. Vì vậy chúng tôi cố đảm bảo rằng chúng ta không bao giờ đánh giá thấp sự thật rằng dữ liệu hoạt động như tiền tệ trong thị trường và tài sản có thể là rào cản thật sự cho cạnh tranh. BG: Google. Bạn đã phạt họ 2,8 tỉ ơ-rô vài tháng trước. MV: Không, đó là đô la. Ngày nay, nó không giá trị đến vậy. BG: À vâng, phụ thuộc vào -- (Tiếng cười) Google đã kháng án. Vụ án sẽ được đưa ra toà. Nó sẽ kéo dài. Sớm hơn, năm trước, bạn đã buộc Apple trả 13 tỷ cho thuế quá hạn, và bạn cũng đã điều tra các công ty khác, bao gồm công ty Châu Âu và Nga, không chỉ mỗi các công ty Mỹ trước đó. Ngạc nhiên là những cuộc điều tra chống lại các công ty Mỹ là những vụ thu hút nhiều sự chú ý nhất và họ cũng thu hút một vài cáo trạng. Bạn đã buộc tội, về cơ bản, của chủ nghĩa bảo hộ, của sự ghen tỵ, hoặc sử dụng pháp luật để tấn công sau lưng những công ty Mỹ mà đã thống trị thị trường Châu Âu. Trên trang nhất tuần này của báo "The Economist" viết, "Vestager đối đầu với The Valley" Bạn phản ứng như thế nào? MV: Chà, đầu tiên, tôi tiếp nhận nó một cách nghiêm túc, bởi vì thiên vị không có chỗ trong thi hành luật pháp. Chúng tôi phải chứng minh những trường hợp bằng chứng cứ và sự thật và pháp luật để trình bày nó lên trên toà. Điều thứ hai là Châu Âu mở cửa cho thương mại, không phải để trốn thuế. (Vỗ tay) Vấn đề là chúng tôi đang thay đổi, ví dụ trong trường hợp, khi tôi hỏi mấy đứa con gái tôi chúng cũng sử dụng Google -- " Tại sao con làm vậy?" Chúng nói, "Vâng, vì nó hoạt động. Nó là một sản phẩm rất tốt." Chúng sẽ không bao giờ đưa ra câu trả lời rằng, "Đó là vì nó là sản phẩm của Mỹ." Chỉ là vì nó hoạt động. Và tất nhiên là nó nên như vậy. Nhưng cũng tương tự vậy, nó quan trọng rằng ai đó cẩn thận sau khi nói, "Well, chúng tôi chúc mừng bạn khi bạn lớn lên và lớn lên và lớn lên, nhưng lời chúc mừng sẽ không còn nữa nếu chúng tôi thấy bạn đang lạm dụng vị trí của mình để làm hại đối thủ, nên họ không thể phục vụ khách hàng," BG: Thật là một trường hợp hấp dẫn để theo dõi. Cảm ơn bạn đã đến với TED. MV: Đó là hân hạnh của tôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thuật ngữ về nhân sự làm tôi phát điên. Chúng tôi cứ phải có những cụm từ viết tắt miêu tả những thứ mà chẳng ai hiểu: những OKR và những PIP. Chúng ta vẫn có thể vận hành công ty bằng cách nói chuyện với nhau như người bình thường. Như vậy thực sự hiệu quả hơn. [Cách thức làm việc của chúng ta] Tôi thực sự muốn trở thành một chuyên viên nhân sự. Tôi muốn được sử dụng ngôn ngữ của quản lý. Và bạn biết tôi đã học được gì không? Rằng những thứ đó không còn quan trọng. Những thứ chúng ta vẫn gọi là "phương pháp tối ưu", thực tế lại chẳng tối ưu chút nào. Làm sao có thể biết được nó là tốt nhất? Chúng ta đâu có đo lường được. Thực tế tôi thấy "phương pháp tối ưu" tức là làm theo những gì người khác làm. Thế giới xung quanh đang thay đổi biến hóa từng ngày. Tôi có một số bài học giúp bạn thích nghi. Thứ nhất: Nhân viên của bạn đều là người trưởng thành. Chúng ta đã tạo ra nhiều cấp bậc rất nhiều thủ tục và các loại hướng dẫn để giữ nhân viên đi đúng hướng. Kết quả là hệ thống của chúng ta đối xử với nhân viên như trẻ con vậy. Nhưng họ đâu phải thế. Đều là những người trưởng thành tới công ty mỗi ngày. Những người phải trả tiền nhà, những người có nghĩa vụ, đều là thành viên của xã hội đều muốn mang sự khác biệt tới thế giới. Nên nếu chúng ta nghĩ rằng mọi người đi làm đều muốn đóng góp hết sức mình, chúng ta sẽ có kết quả bất ngờ. Bài học thứ hai: Việc quản lý không phải để kiểm soát mọi người, mà là để tạo nên đội nhóm tốt. Khi người quản lý tạo ra nhóm làm việc tốt bạn sẽ nhận ra ngay. Những việc họ làm rất tuyệt vời. Khách hàng luôn hài lòng. Đó mới là những thước đo đáng tin. Không phải những thứ như: Anh có đi làm đúng giờ không? Anh có nghỉ phép không? Anh có tuân thủ nội quy không? Anh đã xin phép chưa? Bài học thứ ba: Con người muốn làm việc có ý nghĩa. Khi đã làm được, họ sẽ thoải mái mà tiếp tục. Sự nghiệp là cuộc hành trình. Không ai muốn làm một việc suốt 60 năm. Nên khi bạn giữ chân nhân viên chỉ vì sự níu kéo sẽ không tốt cho đôi bên. Thay vào đó nếu chúng ta tạo ra môi trường làm việc đáng mơ ước. Và mỗi nhân viên khi ra đi trở thành một đại sứ, không chỉ cho sản phẩm công ty, mà còn thể hiện bạn là người thế nào, cách bạn làm việc ra sao. Khi những tín hiệu phấn khởi đó lan tỏa ra ngoài thế giới, công ty của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Bài học thứ tư: Mỗi nhân viên công ty cần hiểu được công việc. Dựa trên niềm tin rằng nhân viên chúng ta đều là người lớn cả, điều quan trọng nhất chúng ta cần chỉ đó là công ty làm việc như thế nào. Khi tôi thấy một công ty phát triển nhanh, rất đổi mới cho ra những điều tuyệt vời với sự khéo léo và nhanh chóng, đó là vì họ phối hợp. Chúng ta tốt nhất nên thường xuyên trao đổi với nhau về công việc mình làm, về những vấn đề quan trọng, tiêu chuẩn đánh giá, mức độ đạt công việc, để cùng nhau đạt được mục tiêu chung. Bài học thứ năm: Mọi người trong công ty đều cần tiếp nhận sự thật. Bạn biết vì sao mọi người nói trao đổi phản hồi rất khó không? Vì họ không trao đổi. Lấy ví dụ buổi kiểm điểm thường niên. Nếu bạn giỏi việc này đến thế tại sao mỗi năm bạn chỉ làm có một lần? Tôi thì nghĩ như này: con người có thể nghe bất cứ thứ gì miễn là nó đúng. Vậy hãy cứ coi từ "phản hồi" như là việc chúng ta nói thật với nhau, về những gì mình thấy là đúng, cũng như sai, ngay lập tức khi chúng ta nhận ra nó. Đó chính là điều tôi muốn nói. Làm như vậy lần nữa đi. Rồi mọi người cũng sẽ làm tương tự, mỗi người vài ba lần. Bài học thứ sáu: Công ty của bạn cần sống đúng với giá trị của nó. Trước đây không lâu tôi có trò chuyện với một CEO. Anh ấy đang gặp vấn đề vì công việc công ty không được suôn sẻ, công việc đều bị chậm trễ, và cảm giác mọi việc đều cẩu thả. Cũng có một người đàn ông, như tôi quan sát anh ta không bao giờ đến họp đúng giờ. Không bao giờ. Nếu bạn thuộc đội ngũ quản lý, để chứng tỏ giá trị bạn cần nhất là phải sống đúng với nó. Người ta chỉ tin những gì họ nhìn thấy. Nếu các bạn nói: "Chúng tôi ủng hộ bình đẳng giới," rồi vỗ ngực tự hào vì có tới 30% đại diện là phụ nữ trong đội ngũ điều hành, Thật không công bằng, chỉ mới 30%. Bài học thứ bảy: Mọi ý tưởng khởi nghiệp đều ngu ngốc. Tôi dành rất nhiều thời gian với công ty khởi nghiệp, và cũng có nhiều người bạn làm trong các công ty lớn và có tiếng. Họ thường luôn chế giễu nơi tôi làm việc cùng. Thật vậy, nghĩ thử xem: ý tưởng nào mà chả ngu ngốc. Nếu chúng mà hoàn toàn hợp lý thì người khác đã nghĩ ra và làm trước rồi. Bài học thứ tám: Mọi công ty cần có khao khát với sự đổi thay. Hãy cảnh giác với những hoài niệm vẩn vơ. Nếu tự dưng bạn có ý nghĩ: "Nhớ ngày xưa mọi chuyện đã như thế nào không?" Tôi muốn bạn phải chuyển ý nghĩ sang hướng khác. "Nghĩ tới sau này mọi chuyện sẽ như thế nào." Nếu tôi có một công ty như mơ ước, Khi tôi bước vào cửa và thông báo: "Dừng mọi việc lại, từ giờ sẽ thay đổi hết. Như chúng ta đang phóng hết tốc về bên phải, thì giờ sẽ phải cua trái gấp." Và mọi người sẽ đứng lên hò reo. Thế giới ngoài kia khá là thú vị, và thay đổi theo từng giờ. Chúng ta càng chấp nhận và hào hứng với nó, thì cuộc sống chúng ta càng thêm vui. Tôi là Glenn, 25 tuổi và tôi không biết họ thật của mình. Điều này phổ biến ở Mỹ. Phần lớn người da đen ở Mỹ đều mang họ của chủ sở hữu thời xa xưa. Lịch sử của người da đen đã bị tẩy xóa và thay đổi suốt hàng thế kỷ. Khi tôi đang nói ở đây, có đến hơn 700 đài tưởng niệm liên minh khắp cả nước, được dựng lên để tôn vinh những người lính liên minh đã chiến đấu bảo vệ chế độ nô lệ, phần lớn ở miền Nam, từ những năm 1890 đến 1950, khi luật Jim Crow về phân chia chủng tộc còn hiệu lực. Đến nay, người da đen buộc phải đối diện với tượng đài của chủ nô lệ tại nơi công cộng. Những tượng đài này đại diện cho một hệ thống hoạt động dựa trên việc phân loại mạng sống nào là quan trọng và mạng sống nào là không. Nếu tiếp tục phân chia như vậy, chúng ta sẽ phải bắt đầu lại từ điểm khởi đầu. Diệt chủng, nô lệ và gia trưởng ở Mỹ cùng với Christopher Columbus. Phần lớn người Mỹ biết về chuyến đi của ông vào năm 1492. Rất ít người biết khoảng 250.000 người Arawaks bản xứ bị tiêu diệt trong vòng hai năm kể từ khi ông đặt chân đến đây. Còn ít người biết hơn nữa việc Columbus thú nhận trong lá thư gửi cho Doña Juana de la Torre rằng "có nhu cầu rất lớn về trẻ em gái từ 9 đến 10 tuổi, và phụ nữ ở mọi lứa tuổi, sẽ bán được giá tốt." Nhưng ở thành phố New York, tại Columbus Circle, tượng ông ta cao hơn 20m cạnh công viên trung tâm từ năm 1892. Tôi đã lập ra "Movers và Shakers", một tổ chức phi lợi nhuận, để di dời những bức tượng. "Movers và Shakers", là một nhóm các nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nhà giáo dục và kỹ sư tập trung sử dụng công nghệ để kể câu chuyện của sự áp bức. Trong chiến dịch đánh đổ tượng Columbus, chúng tôi dùng cách thức hoạt động xã hội trực quan. Chúng tôi đã tạo ra triển lãm thực tế tăng cường (AR) dựa trên câu chuyện có thật về Christopher Columbus và sử dụng nó để phổ biến tại Columbus Circle và quảng trường thời đại. Rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh bức tượng cũng như căng thẳng giữa cộng đồng người Mỹ gốc ý và cộng đồng người bản địa. Sự thật là sự hiện diện của phần lớn người da đen trên đất nước này là hệ quả của sự độc ác mà Christopher Columbus khởi xướng. Vì thế, chúng tôi đã tổ chức một cuộc đấu giá nô lệ tại quảng trường Union để gợi nhắc khởi điểm của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Tôi đeo xích khi tham gia chạy marathon ở New York để lan tỏa thông điệp. Tôi đã bị bắt tại sân vận động Giants vì tái hiện hoạt động nô lệ tại trận đấu mở màn của đội bóng sân nhà. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể, nhưng đến cuối cùng, thành phố New York vẫn giữ nguyên bức tượng và bang New York nhất trí bầu nó là một biểu tượng. Tin tức này thật đau đớn, nhưng nó đã mở ra một cánh cửa khác. Chúng tôi nhận ra rằng với thực tế tăng cường (AR), không cần có sự đồng ý của chính quyền để dựng lên tượng đài hay tuyên bố một tuyên ngôn. Cứ thế làm thôi. Thành phố New York hiện nay có hơn 150 tượng đàn ông và 6 tượng phụ nữ được biết đến như chủ sở hữu nô lệ dựng ở nơi công cộng. Nên chúng tôi quyết định, tại sao không dựng lên tượng đài AR của phụ nữ và những người da màu khắp thành phố? Thông thường, tượng đài được dựng nên để kỷ niệm về những thành tựu của người đã khuất, nhưng với AR ta có thể viết lại luật chơi. Chúng tôi bắt đầu với thể thao. Colin Kaepernick. Ông là tiền vệ của đội bóng San Francisco 49ers, và ông muốn sử dụng hình ảnh của mình để làm rõ sự bất công của hệ thống phân biệt chủng tộc. Vì thế, ông đã hỏi ý kiến Green Beret, về cách làm mang tính tôn trọng nhất, và quyết định quỳ gối khi quốc ca cất lên. Ông đã bị loại khỏi 49ers, bị tất cả những người chủ NFL quay lưng và bị hàng nghìn người chỉ trích, bao gồm cả tổng thống Mỹ lúc bấy giờ. Việc này kéo dài cả thập kỷ trước khi sự can đảm của ông lấy lại được sự tôn trọng, và chúng tôi quyết định dựng lại nó. Hiện nay, bất cứ ai đi qua tòa nhà Trump sẽ thấy hình ảnh Colin Kaepernick quỳ gối bằng AR, và không ai có thể làm gì được. (Cười) Sự hiện diện có vai trò quan trọng. Serena William đã chứng minh với cả thế giới rằng một cô gái da đen từ Compton có thể thống trị môn thể thao vốn chỉ dành cho giới quý tộc. Hãy cùng tôn vinh cô ấy. Jackie Robinson, đã bứt khỏi hàng rào màu da và trao quyền thi đấu cho rất nhiều vận động viên da màu chơi cho giải bóng chày nhà nghề. Chúng tôi sẽ dựng tượng ông ấy tại quảng trường Ebbets, Brooklyn để ai cũng nhìn thấy nỗ lực của ông. Với AR, ta có sức mạnh để kể câu chuyện cần được kể tại nơi người ta cần được nghe. Thành tựu của những người như Frida Kahlo, Audre Lorde, Toussaint Louverture, Madam C.J. Walker -- cần phải được biết tới một cách rộng rãi. Chúng tôi hướng đến phiên bản "Pokemon Go" với nội dung lịch sử. AR còn có thể được dùng như công cụ để hỗ trợ các tổ chức đấu tranh chống lại áp bức. Năm 2019, chúng tôi sẽ cho ra mắt bản ứng dụng miễn phí trên điện thoại với tượng đài AR kèm nội dung. Bạn có thể lấy điện thoại ra, quét tờ một đô-la, và sẽ thấy hình ảnh AR hiển thị sự bất công của tiền bảo lãnh. Sau đó, bạn ấn vào màn hình và có thể trực tiếp quyên góp cho trang The Bail Project, quỹ giúp những người không có khả năng trả tiền bảo lãnh. Với AR, chúng ta là con người có sức mạnh để kể câu chuyện về áp bức khi mà các tổ chức chính trị từ chối lên tiếng. Chúng ta có thể sử dụng công cụ này để phơi bày phần lịch sử cố tình bị tẩy xoá. Và chính xác hơn, có thể sử dụng công nghệ như một công cụ chống lại phân biệt chủng tộc. Với AR, chúng ta có sức mạnh để vẽ lại thế giới mà ở đó, công lý được đặt lên trên áp bức. Xin cảm ơn. (Vỗ tay và chúc mừng) Dưới đây là hai bức ảnh của một ngôi nhà. Có một sự khác biệt rõ ràng, nhưng với bệnh nhân này - P.S. chúng giống hệt nhau. P.S. đã trải qua một cơn đột quỵ làm tổn thương phần não phải, khiến cô không nhận biết được những gì xảy ra bên trái mình. Dù không thể nhận ra sự khác biệt giữa hai ngôi nhà, khi các nhà nghiên cứu hỏi cô thích sống trong ngôi nhà nào, cô đã chọn ngôi nhà không cháy, không phải một lần, mà hết lần này đến lần khác. Bộ não của P.S vẫn xử lý thông tin từ cả hai mắt. Cô có thể thấy cả hai bức ảnh và nhận biết khác biệt giữa chúng, chỉ là cô không biết mà thôi. Nếu ai đó ném quả bóng về phía trái của cô, cô có thể tránh. Nhưng sẽ không có nhận thức về quả bóng, hay vì sao lại tránh. Tình trạng của P.S. được gọi là tình trạng thờ ơ nửa thân người, tiết lộ sự khác biệt trọng yếu giữa cách bộ não xử lý thông tin và cảm nhận của chúng ta về nó. Cảm nhận đó là thứ ta gọi là ý thức. Chúng ta có ý thức cả về thế giới bên ngoài lẫn bản thể bên trong, ta nhận thức một hình ảnh tương tự như cách nhận thức bản thân đang nhìn vào nó, hay những suy nghĩ và cảm xúc bên trong. Nhưng ý thức đến từ đâu? Các nhà khoa học, thần học và triết gia nhiều thế kỷ qua, đã cố tìm ra lời giải thấu triệt nhất cho câu hỏi này. nhưng vẫn không thể thống nhất ý kiến. Một lý thuyết gần đây cho rằng ý thức là hình ảnh không trọn vẹn của bộ não về các hoạt động của nó. Lý thuyết này sẽ dễ hiểu hơn khi ta hiểu rõ cách bộ não xử lý thông tin từ các giác quan. Dựa trên cảm giác đầu vào, não xây dựng các mô hình, được cập nhật liên tục, mô tả đơn giản các đối tượng và sự kiện bên ngoài. Mọi thứ ta biết đều dựa trên các mô hình này. Không bao giờ ghi chi tiết mọi thứ, chúng chỉ ghi lại đủ để não lựa chọn các phản ứng phù hợp. Ví dụ, một mô hình nằm sâu trong hệ thống thị giác mã hóa ánh sáng trắng là ánh sáng không màu. Thực tế, ánh sáng trắng gồm nhiều bước sóng ánh sáng, ta có thể nhìn thấy tương ứng với các màu khác nhau, Nhận thức về ánh sáng trắng là sai và được đơn giản hóa, nhưng cũng đã đủ tốt cho các hoạt động của chúng ta. Tương tự như vậy, mô hình về cơ thể theo dõi trạng thái của tay chân, chứ không phải của từng tế bào, hay cơ, vì cấp độ thông tin như vậy không cần thiết cho việc lập kế hoạch chuyển động. Nếu không có mô hình theo dõi kích thước, hình dạng, và làm thế nào để di chuyển, ta sẽ nhanh chóng tự làm tổn thương. Bộ não cũng cần mô hình của chính nó. Ví dụ, bộ não có khả năng chú ý đến các đối tượng và sự kiện cụ thể. Nó cũng kiểm soát sự chú ý, chuyển nó từ thứ này sang thứ khác, bên trong và bên ngoài, theo nhu cầu của chúng ta. Nếu không có khả năng điều chỉnh sự tập trung, ta sẽ không thể đánh giá các mối đe dọa, ăn uống, hay hoạt động bình thường. Để kiểm soát sự tập trung một cách hiệu quả, bộ não phải xây dựng một mô hình cho chính sự chú ý của nó. Với 86 tỷ tế bào thần kinh liên tục tương tác với nhau, không có cách nào để mô hình xử lý thông tin của não có thể tự mô tả một cách hoàn hảo. Nhưng giống như mô hình của cơ thể, hay ý niệm của chúng ta về ánh sáng trắng, nó không cần phải hoàn hảo. Nhận thức của chúng ta về một thứ trừu tượng, kinh nghiệm chủ quan có thể đến từ mô hình của bộ não, một mô tả vắn tắt về việc làm thế nào để xử lý thông tin một cách tập trung sâu sắc. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm câu trả lời cho việc làm thế nào bộ não có thể tự tạo ra mô hình đó. Nghiên cứu MRI là con đường đầy hứa hẹn để xác định các mạng lưới liên quan. Những nghiên cứu này so sánh các hình mẫu hoạt động thần kinh khi một người có và không có ý thức về kích thích cảm quan, như hình ảnh. Kết quả cho thấy các khu vực cần thiết để xử lý trực quan đều được kích hoạt dù người tham gia có nhận thức về hình ảnh hay không, nhưng toàn thể mạng phụ sáng lên khi người tham gia có ý thức về việc nhìn thấy hình ảnh. Các bệnh nhân bị thờ ơ nửa thân người, như P.S., thường bị tổn thương một phần trong mạng lưới này. Đôi khi, tổn thương quá nặng có thể dẫn đến trạng thái thực vật, và sự mất ý thức. Bằng chứng như thế này giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý thức được xây dựng như thế nào trong não nhưng vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu. Ví dụ, các tế bào thần kinh có liên hệ thế nào tới việc ý thức xử lí các thông tin cụ thể nằm ngoài khả năng của công nghệ hiện tại. Khi dùng khoa học để xem xét các câu hỏi về ý thức, ta mở ra những hướng nghiên cứu mới về nhân dạng con người. Loài lan lớn nhất thế giới cao vài mét. Loài nhỏ nhất gần như không thể nhìn thấy. Một vài loài mọc trên cây, trong khi những loài khác sống trong lòng đất. Có tất cả khoảng 28.000 loài lan trên Trái đất, gần bằng tổng số các loài chim, động vật có vú và bò sát cộng lại. Chúng có mặt khắp nơi trên thế giới, với đủ mọi màu sắc, hình dạng, và kiểu dáng Đằng sau những màn phô bày công phu này, có một mục đích tinh xảo: nhiều loài lan lừa côn trùng, thậm chí, đôi khi, giao hợp với chúng. Như những loài hoa khác, hầu hết các loài lan cần thu hút côn trùng để thu thập phấn hoa và phát tán nó đến cây khác. Nhưng không giống hầu hết các loài hoa, thu hút côn trùng bằng mật ngọt, những bậc thầy lừa dối này dùng các chiến thuật khác như giả vờ là bạn tình của côn trùng, tỏa mùi hương quyến rũ, và bắt chước hình dạng của các loài khác. Một trong những phương pháp thú vị nhất là đánh lừa giao phấn. Sử dụng hình dáng gợi cảm và mùi hương hấp dẫn bạn tình, phong lan dụ dỗ côn trùng giao phối với chúng. Lấy phong lan ong làm ví dụ, cánh hoa của nó trông giống hệt cơ thể mềm mại của một con ong. Sự ngụy trang quá ngoạn mục này khiến những con ong đực đậu lên cây lan cố giao phối và mang theo phấn hoa khi bay đi. Các loài lan khác tạo sự tương phản màu sắc với các điểm màu cực tím, con người không thể thấy nhưng côn trùng thì không thể cưỡng lại. Vài loài khác có vòi xúc giác để đảm bảo côn trùng ở vị trí chính xác để thụ phấn. Ví dụ, khi một con ong đực đậu trên loài lan búa, những động tác cuồng nhiệt của nó khi giao phối làm bật nắp bao phấn, khiến cơ thể nó dính đầy phấn hoa. Khi ghé thăm bông hoa kế tiếp, nắp bao phấn này giúp đưa phấn hoa trên người nó vào đầu nhụy, thụ phấn. Một số loài lan bắt chước giống đến nổi thậm chí, côn trùng còn xuất tinh trên chúng, lãng phí những tinh binh có giá trị. Nhưng yếu tố quan trọng nhất trong đánh lừa giao phấn là mùi hương: hoa lan bắt chước chính xác mùi hương của một loài côn trùng nhất định. Điều này là khả thi vì nhiều côn trùng và hoa tiết ra các hợp chất hữu cơ đơn giản gọi là hydrocacbon, tạo thành lớp màn bảo vệ cơ thể của chúng khỏi bị khô. Sự phối trộn chính xác các hợp chất trong lớp màn này là đặc trưng của loài. Mùi hương có thể tăng gấp đôi khi côn trùng thu hút bạn tình, được biết đến như pheromone tình dục. Trải qua hàng ngàn năm, sự kết hợp ngẫu nhiên nhiều hợp chất đã giúp một số loài phong lan tạo ra chính xác cmột mùi hương đặc biệt như côn trùng. Mùi hương này cho phép chúng dẫn dụ các con đực, lừa chúng hết lần này đến lần khác qua việc cải trang những bông hoa thành con cái cùng loài. Đánh lừa giao phấn không phải là trò lừa duy nhất của lan. Trò lừa cổ xưa nhất cùa chúng là bắt chước hình dạng và màu sắc của các loài hoa có mật nhưng tự thân chúng lại không có. Một vài loài lan cũng giả trang thành nơi côn trùng đẻ trứng. Một họ lan không chỉ có màu sắc và vẻ ngoài như thịt thối, mà còn tỏa mùi thối rữa, dụ dỗ ruồi đẻ trứng lên hoa và vô tình thụ phấn cho cây. Một vài loài lan khác có hình dạng và mùi như loài nấm nơi một vài côn trùng thường đẻ trứng lên trên. Do đâu loài lan có những thích ứng kỳ lạ này? Đột biến gen ngẫu nhiên ở hoa lan có thể cho ra đặc điểm giống mùi hương hoặc hình dạng tình cờ, phù hợp với một loài côn trùng nhất định. Sự đa dạng trong thế giới côn trùng cũng làm tăng khả năng một loài lan tìm thấy khán giả của chúng. Nhờ sự giúp đỡ của côn trùng, lan có thể tạo thêm hạt giống và thụ phấn, khi nhân giống thành công trong môi trường biệt lập, chúng tạo nên một loài mới. Nhưng, đôi khi, vì sự phụ thuộc vào một loài thụ phấn duy nhất, lan cũng dễ chịu tác động từ môi trường, và nhiều loài nhanh chóng tuyệt chủng. Dù, theo thời gian, có nhiều loài lan được tạo thành hơn là mất đi và lan là một trong những loài hoa đa dạng nhất. Chúng có hình dáng hoa mỹ khác thường, thỉnh thoảng, cũng đánh lừa các giác quan của con người: Trên cánh hoa, ta thấy xuất hiện những vũ công nhỏ bé, mặt khỉ, nhện, thậm chí, cả những con chim đang bay. Bạn có nghe thấy gì không? Bạn biết đó là gì không? Sự tĩnh lặng. Thanh âm của sự tĩnh lặng (The sound of silence). Simon và Garfunkel từng viết một bài hát về nó. Nhưng ngày nay, sự tĩnh lặng là một điều hiếm có, và trên phương diện sức khỏe, chúng ta đều phải trả giá vì điều đó, hóa ra, thật bất ngờ, đó lại là một cái giá rất lớn. May mắn thay, ngay bây giờ, có vài điều chúng ta có thể làm cả với cá nhân và toàn xã hội, để bảo vệ sức khỏe của chúng ta tốt hơn và hưởng nhiều lợi ích hơn từ thanh âm của sự tĩnh lặng. Tôi đoán hầu hết mọi người đều biết quá nhiều tiếng ồn sẽ gây hại cho thính giác của bạn. Mỗi khi bạn rời khỏi buổi nhạc hội hay quán bar và bạn nghe tiếng vang trong tai bạn, bạn có thể chắc chắn rằng bạn đã gây hại cho thính giác của mình, có khả năng là vĩnh viễn. Điều đó rất quan trọng. Tuy nhiên, tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau không chỉ ở thính giác. Chúng ít được biết đến hơn, nhưng chúng nguy hiểm không kém những hiệu ứng lên thính giác. Vậy ý chúng ta là gì khi chúng ta nói về tiếng ồn? Tiếng ồn được định nghĩa là những âm thanh không mong muốn, và như vậy, cả phương diện vật lý - âm thanh và phương diện phần tâm lý - hoàn cảnh khiến âm thanh trở nên không mong muốn. Một ví dụ rất hay là một buổi nhạc rock. Một người tham dự buổi nhạc rock, tiếp xúc với cường độ âm thanh 100dB, không hề nghĩ về nó là tiếng ồn. Người này thích ban nhạc, thậm chí, còn sẵn lòng bỏ cả trăm đô la để mua vé, vì vậy, dù nhạc có lớn thế nào, người đó cũng không nghĩ nó là tiếng ồn. Ngược lại, hãy nghĩ về người sống cách nhà hát ba dãy nhà. Người đó đang cố đọc một cuốn sách, nhưng không thể tập trung vì tiếng nhạc. Mặc dù mức áp suất âm thấp hơn nhiều trong tình huống này, người này vẫn nghĩ âm nhạc là tiếng ồn, và nó có thể kích hoạt các phản ứng, về lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tại sao không gian yên tĩnh lại quan trọng đến vậy? Vì tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách không chỉ ở thính giác. Tuy nhiên, càng ngày càng khó tìm không gian yên tĩnh trong thời buổi giao thông càng dày đặc, đô thị hóa ngày càng phát triển, công trình xây dựng, máy điều hòa không khí, máy thổi lá, máy cắt cỏ, các buổi nhạc hội ngoài trời, quán bar, và máy nghe nhạc cá nhân, và hàng xóm của bạn mở tiệc đến ba giờ sáng. Phù! Vào năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 1,6 triệu năm sống khỏe bị mất đi mỗi năm do tiếp xúc với môi trường ồn ào, chỉ tính riêng các quốc gia Tây Âu. Một ảnh hưởng quan trọng của tiếng ồn là gây ra sự khó khăn trong giao tiếp. Bạn có thể phải gào lên để người khác hiểu được bạn. Trường hợp tệ hơn, bạn thậm chí phải tạm dừng cuộc trò chuyện. Môi trường ồn ào cũng làm bạn dễ hiểu lầm. Nó có lẽ là lý do vì sao các nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ học ở những ngôi trường tại khu vực ồn ào thường có kết quả học tập kém hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Một ảnh hưởng quan trọng khác của tiếng ồn lên sức khỏe là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trên những người tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài. Tiếng ồn gây căng thẳng, đặc biệt là khi chúng ta có ít hoặc không có khả năng kiểm soát nó. Cơ thể chúng ta tiết hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol dẫn đến sự thay đổi thành phần máu và cấu trúc mạch máu, đã được chứng minh là giòn hơn sau một đêm tiếp xúc với tiếng ồn. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên hệ giữa sự tiếp xúc với tiếng ồn với nguy cơ bị huyết áp cao, đau tim và đột quỵ, và dù rủi ro tổng thể không tăng bao nhiêu, điều này vẫn gây nên một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn vì tiếng ồn rất phổ biến và rất nhiều người phải tiếp xúc với nó. Một nghiên cứu gần đây cho thấy xã hội Mỹ có thể tiết kiệm 3,9 tỷ đô la mỗi năm bằng cách giảm cường đô âm thanh xuống năm decibel, bằng cách tiết kiệm chi phí điều trị bệnh tim mạch. Còn có những bệnh khác như ung thư, tiểu đường và béo phì có liên quan đến phơi nhiễm tiếng ồn, nhưng chúng ta vẫn chưa có đủ bằng chứng để có thể kết luận những bệnh này được gây ra bởi tiếng ồn. Một ảnh hưởng quan trọng khác của tiếng ồn là gây rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ là một cơ chế tích cực giúp cơ thể chúng ta phục hồi, và giúp ta sẵn sàng vào giai đoạn tỉnh táo tiếp theo. Phòng ngủ yên tĩnh được coi là viên gạch đầu tiên của thứ mà các nhà nghiên cứu giấc ngủ gọi là "cơ sở của một giấc ngủ ngon" Hệ thống thính giác của chúng ta có chức năng bảo hộ. Nó liên tục theo dõi môi trường xung quanh để tìm ra các mối đe dọa, ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Do đó, tiếng ồn trong phòng ngủ có thể làm cho chúng ta khó ngủ hơn, làm tỉnh giấc vào ban đêm, và làm cho huyết áp của bạn không thể giảm xuống vào ban đêm. Có giả thuyết là rối loạn giấc ngủ gây ra bởi tiếng ồn kéo dài hàng tháng, năm, thì việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch là hậu quả khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta thường không nhận thức được chúng, bởi vì khi ngủ chúng ta không có ý thức. Trước đây, khi nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng xe đến giấc ngủ, các đối tượng nghiên cứu thường thức dậy vào buổi sáng và nói "À, tôi đã có một đêm ngon giấc, tôi đặt lưng xuống là ngủ, chẳng bao giờ thức giấc." Khi chúng ta nhìn lại các tín hiệu sinh lý chúng ta ghi lại trong đêm, chúng ta thường thấy có nhiều lần thức giấc và giấc ngủ bị chia thành nhiều phần rất nhỏ. Sự gián đoạn này quá nhỏ không đủ khiến các đối tượng để tỉnh lại và nhớ về chúng vào sáng hôm sau, nhưng chúng có thể có tác động sâu sắc đến sự nghỉ ngơi của cơ thể. Vậy khi nào thì tiếng ồn là quá to? Dấu hiệu rõ nhất là khi bạn thay đổi hành vi của mình. Bạn có thể phải lên giọng, hoặc tăng âm lượng TV. Bạn tránh không ra ngoài, hoặc đóng cửa sổ lại. Bạn chuyển phòng ngủ xuống tầng hầm, hoặc thậm chí bạn lắp đặt cả hệ thống cách âm. Nhiều người sẽ chuyển đến những khu vực ít ồn ào hơn, nhưng rõ ràng không phải ai cũng có khả năng để làm điều đó. Vậy, bây giờ, chúng ta có thể làm gì để cải thiện môi trường âm thanh và để bảo vệ sức khỏe của chúng ta? Đầu tiên, nếu quá ồn, hãy lên tiếng. Ví dụ, nhiều chủ rạp phim dường như nghĩ rằng chỉ những người tai bị lảng mới tiếp tục đi xem phim. Nếu bạn phàn nàn về tiếng ồn và không có chuyện gì xảy ra, hãy yêu cầu hoàn lại tiền và về. Đó là thứ ngôn ngữ duy nhất mà các nhà quản lý hiểu. Ngoài ra, nói với con cái bạn về ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe và nghe nhạc quá lớn ngày hôm nay sẽ gây ra hậu quả khi về già. Bạn cũng có thể chuyển phòng ngủ đến phần yên tĩnh của ngôi nhà, nơi che chắn bạn khỏi tiếng ồn giao thông. Nếu bạn đang có ý định thuê hoặc mua một căn nhà, hãy ưu tiên chọn nơi có tiếng ồn thấp. Tới lui căn nhà vào các thời điểm khác nhau trong ngày và nói chuyện với hàng xóm về tiếng ồn. Bạn có thể đeo tai nghe chống ồn khi đi du lịch hoặc tại văn phòng nếu nó thường xuyên ồn ào. Nói chung, hãy tìm những không gian yên tĩnh, đặc biệt là vào cuối tuần hoặc trong các kì nghỉ. Hãy để cho cơ thể bạn thư giãn. Tôi rất phù hợp với bài nói chuyện này, sau khi tham dự một hội nghị tiếng ồn ở Nhật Bản bốn năm trước. Khi tôi trở về Mỹ và bước xuống sân bay, một bức tường âm thanh đập vào tôi. Điều này nghĩa là chúng ta không còn nhận ra mức độ ô nhiễm tiếng ồn chúng ta phải tiếp xúc và lợi ích từ không gian yên tĩnh. Chúng ta có thể làm gì được nữa? Giống như dấu tích của carbon, ta có dấu tích của tiếng ồn, và chúng ta có thể làm một số việc để giảm dấu tích của nó. Ví dụ: không cắt cỏ lúc 7h sáng thứ bảy. Hàng xóm của bạn sẽ biết ơn bạn. Hoặc sử dụng một cái cào thay vì máy thổi lá. Nói chung, giảm tiếng ồn tại nguồn là tốt nhất, khi bạn có ý định mua xe, máy điều hòa, máy xay sinh tố, vân vân, hãy ưu tiên chọn thứ có tiếng ồn thấp. Nhiều nhà sản xuất ghi rõ mức độ ồn thiết bị của họ tạo ra, và thậm chí họ còn quảng cáo nữa. Hãy sử dụng thông tin đó. Nhiều người nghĩ rằng lớn tiếng là tốt, thậm chí còn là giải pháp, có lẽ vậy, nhưng không đơn giản như bạn tưởng, vì nhiều hoạt động tạo ra tiếng ồn cũng tạo ra doanh thu. Hãy nghĩ về một sân bay, những công việc đều liên quan đến nó. Nghiên cứu nói với các chính khách mỗi mức độ ồn tạo ra ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, và nó giúp tạo ra các chính sách tiếng ồn tốt hơn. Robert Koch được cho là đã từng nói, "Một ngày nào đó, con người sẽ không ngừng chống lại tiếng ồn như dịch tả và sâu bệnh." Tôi nghĩ chúng ta đang ở đó, và tôi hy vọng chúng ta sẽ chiến thắng, và rồi chúng ta có thể có một bữa tiệc thanh bình và tĩnh lặng. (Tiếng cười) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bryn Freedman: Ông là chủ một công ty đầu tư cho các dự án AI. Chúng tôi hi vọng được ông chia sẻ một cách khách quan vài điều hữu ích về tương lai của công việc? Roy Bahat: Vâng, thật vậy. Khi bạn thức dậy buổi sáng và đọc báo, báo viết: "Thời đại robot đang đến, chúng sẽ chiếm hết việc của ta," đầu tư vào start-up chú trọng vào tương lai của công việc quỹ đầu tư của chúng tôi sẽ là nơi đầu tiên nói rằng trí tuệ nhân tạo (AI) nên là trọng tâm. Vậy nên buổi sáng thức dậy, tôi đọc báo và thốt lên: "Ôi Chúa, họ đang nói về con. Con là người đang làm việc đó." Và rồi tôi tự nhủ: Chờ đã. Nếu mọi thứ tiếp diễn, có lẽ không chỉ những start-up mà chúng tôi đầu tư sẽ gặp khó khăn vì sẽ không ai có việc làm để trả cho những thứ làm ra và mua chúng, mà cả nền kinh tế - xã hội của ta cũng rơi vào khó khăn. Và nhìn xem, tôi sẽ là kẻ ngồi đây nói với các bạn: "Mọi thứ rồi sẽ ổn. Tất cả đều sẽ tốt hơn. Khi đưa vào sử dụng máy ATM, vài năm sau, có thêm nhiều giao dịch viên ngân hàng. Đó là sự thật. Song, nhìn vào đó, tôi nghĩ: "Nó sẽ tăng tốc. Và rồi mọi thứ sẽ sụp đổ." Nhưng tôi nghĩ ai đó phải biết câu trả lời cho vấn đề này; có quá nhiều tư tưởng ngoài kia. Tôi đọc mọi quyển sách, và tham gia các hội nghị, và lúc nào đó, chúng tôi đếm được hơn 100 nỗ lực nhằm nghiên cứu tương lai của công việc. Quả là khó chịu, khi phải nghe lặp đi lặp lại một điều: "Thời đại robot đang đến!" Rồi ai đó khác sẽ nói: "Ồ, đừng lo, họ luôn nói thế nhưng hóa ra, mọi thứ vẫn ổn." Rồi một người khác nhảy vào: "Quan trọng vẫn là ý nghĩa của công việc." Rồi mọi người sẽ nhún vai và bỏ đi làm vài ly. Cuộc tranh luận như một vở kịch câm, chẳng ai nói chuyện với ai. Phần nhiều người tôi quen và làm cùng trong giới công nghệ không nói chuyện với các nhà hoạch định chính sách và ngược lại. Nên chúng tôi hợp tác với một tổ chức chính phủ - New America - để nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi tập hợp một nhóm người, gồm một AI Czar tại một công ty công nghệ, một nhà thiết kế video game, một người Cánh Hữu, một nhà đầu tư ở Wall Street, một biên tập viên tạp chí chủ nghĩa xã hội -- tất cả trong cùng một căn phòng; khá là ngại ngùng -- để cố tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra. Câu hỏi mà chúng tôi đưa ra khá đơn giản. Đó là: Công nghệ sẽ tiếp tục có ảnh hưởng gì lên công việc? Và chúng tôi nhìn về tương lai 10 đến 20 năm sau, đủ xa để có những thay đổi thật sự nhưng đủ gần để không quá xa rời thực tế. Chúng tôi nhận ra -- và tôi nghĩ mỗi năm trên thế giới ta đều được nhắc -- rằng rất khó để đoán trước tương lai. Vậy nên, thay vì dự đoán, bạn có thể làm những việc khác. như cố hình dung viễn cảnh có thể xảy ra, là điều chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã vẽ ra một kịch bản thử nghiệm, và tưởng tượng tương lai không còn công việc nào an toàn, tương lai khi mọi công việc đều an toàn. Và chúng tôi hình dung mọi khả năng có thể. Và kết quả, thực đáng ngạc nhiên, là khi bạn nghĩ về những viễn cảnh và những gì nên làm, những câu trả lời cho câu hỏi này hóa ra là một, dù chuyện gì xảy ra. Và điều nực cười khi nhìn về tương lai 10 đến 20 năm sau là, bạn nhận ra những gì ta muốn làm thực sự đang diễn ra ngay lúc này. Tự động hóa diễn ra ngay lúc này, tương lai là ngay lúc này. BF: Nó có nghĩa là gì, và cho ta biết điều gì? Nếu tương lai là bây giờ, đâu là những gì ta nên làm và nghĩ tới? RB: Đầu tiên, ta phải hiểu được vấn đề. Số liệu chỉ ra rằng khi nền kinh tế ngày càng hiệu quả, năng suất người lao động tăng, lương của họ vẫn giữ nguyên. Nhìn vào tỷ lệ nam giới trong độ tuổi lao động chính, chỉ riêng ở Mỹ, làm việc hiện nay so với năm 1960, số người không có việc làm nhiều hơn gấp ba lần. Rồi bạn nghe những chuyện này. Tôi đã hỏi một nhóm công nhân Walmart: "Các bạn nghĩ sao về máy thu ngân - tự tính tiền của tương lai? Họ trả lời: "Tốt đấy, nhưng ông đã nghe về máy thanh toán hai chiều chưa? Cái máy đó đang được lắp đặt, và đang xóa bỏ hai công việc tại mỗi cửa hàng Walmart." Nên tôi chợt nghĩ: "Trời ạ, ta đã chả hiểu vấn đề." Vậy nên chúng tôi nhìn vào những tiếng nói từng bị loại trừ, đó là ai cũng bị ảnh hưởng bởi thay đổi này. Và quyết định lắng nghe, điều như "tự động hóa và những bất mãn." Tôi đã dành vài năm để làm việc đó. Tôi đến Flint, Michigan, và Youngstown, Ohio, nói chuyện với các nhà sáng lập, cố hiện thực hóa nó trong một môi trường rất khác với New York, San Francisco, London hay Tokyo. Tôi đã hai lần đến nhà tù, nói chuyện với tù nhân về việc làm sau khi được thả. Tôi đã ngồi cùng tài xế xe tải để hỏi về xe tải tự động lái, cùng những người mà, bên cạnh công việc chính, chăm sóc người thân cao tuổi trong nhà. Và khi nói chuyện với mọi người, có hai chủ đề xuất hiện rõ rệt. Đầu tiên là người ta ít quan tâm đến việc kiếm nhiều tiền hơn hay thoát khỏi nỗi sợ bị robot giành mất việc, và chỉ muốn thứ gì đó ổn định. Thứ có thể dự đoán được. Nên nếu khảo sát và hỏi mong muốn từ công việc, với những người kiếm ít hơn 150.000$ một năm, thường thì họ sẽ chọn nguồn thu nhập ổn định và bảo đảm hơn là kiếm nhiều tiền. Vầ nếu bạn nghĩ về sự thật rằng mọi người trên trái đất này dù phải kiếm sống hay không, đại đa số kiếm được khoản khác nhau mỗi tháng, và không ổn định, bất chợt bạn nhận ra: "Chờ chút. Ta đang có một vấn đề ở đây." Và điều thứ hai họ đề cập khiến chúng tôi mất nhiều thời gian hơn để hiểu, ý họ là họ muốn phẩm giá. Và khái niệm về giá trị bản thân thông qua việc làm xuất hiện lặp đi lặp lại trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi. BF: Tôi thật sự đánh giá cao câu trả lời này. Nhưng phẩm giá không ăn được, lòng tự trọng không đem lại quần áo cho con cái bạn. Vậy đó là gì, ông làm thế nào để dung hòa -- phẩm giá nghĩa là gì, và đâu là mối quan hệ giữa phẩm giá và sự ổn định? RB: Phẩm giá không ăn được. Đầu tiên bạn cần sự ổn định. Và tin tốt là, phần nhiều các buổi đối thoại đang diễn ra hiện nay là để giải quyết vấn đề đó. Bạn biết đó, tôi là người khởi xướng việc nghiên cứu thu nhập có bảo đảm, như những cuộc đối thoại về cách cung cấp dịch vụ sức khỏe và những ích lợi khác. Những cuộc đối thoại đó đang diễn ra, ta đang ở thời điểm cần phải làm rõ vấn đề -- khủng hoảng của thời đại. Và quan điểm của tôi sau khi trò chuyện với mọi người là có lẽ ta sẽ làm được nhưng có thể là chưa đủ. Vì điều ta cần làm, ngay từ đầu, là hiểu được điều gì trong công việc đem lại phẩm giá, để họ có thể sống cuộc đời mà họ muốn. Vì thế, quan niệm về phẩm giá thì ... rất khó để nắm bắt, vì nhiều người khi nghe về nó, đặc biệt là những người giàu, hiểu là "ý nghĩa." là "công việc rất quan trọng với tôi." Và một lần nữa, nếu bạn khảo sát: "Công việc quan trọng với bạn như thế nào?" chỉ những người kiếm được từ 150.000$ trở lên mỗi năm nói rằng công việc quan trọng với họ. BF: Ý nghĩa, có ý nghĩa? RB: Chỉ cần xác định, "Công việc có quan trọng với bạn không?" Bất kể lý giải ra sao. Dĩ nhiên, phẩm giá là cần thiết. Tài xế xe tải từng nói với chúng tôi: "Tôi từng thấy anh họ lái xe, và khi chạy trên đường trống, thật tuyệt. Và tôi bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn cả những đứa học đại học." Rồi khi đến cuối dòng suy nghĩ, họ nói đại loại như: "Mọi người cần rau quả vào buổi sáng, và tôi là người mang chúng đến." Anh kiếm được rất nhiều tiền. Chúng tôi hỏi anh: "Sao phải tự mình chăm sóc dì? Sao không thuê ai đó làm thay?" Anh nói: "Dì chẳng muốn thuê ai. Dì chỉ muốn tôi." Vậy khái niệm này ở đây là được cần đến. Nếu tìm hiểu từ "phẩm giá," nó rất hấp dẫn. Một trong những từ cổ nhất trong tiếng Anh, từ thời cổ đại. Và nó có hai nghĩa: một là giá trị bản thân, hai là thứ gì đó thích hợp, vừa vặn, nghĩa là bạn là một phần của thứ gì đó lớn hơn bản thân, kết nối với những tổng thể lớn hơn. Nói cách khác, người ta cần bạn. BF: Vậy làm cách nào ông đáp lại quan niệm rằng ta không trả lương giáo viên, nhân viên chăm sóc người già, và những người chăm sóc người khác và liệu được cần đến có là đủ? RB: À, tin tốt là, rốt cuộc thì mọi người cũng hỏi. Là nhà đầu tư AI, chúng tôi thường nhận những cuộc điện thoại từ các tổ chức hay các CEO và ban giám đốc nói rằng: "Ta làm gì với chuyện này?" Họ thường được hỏi: "Ta làm gì để giới thiệu tự động hóa?" Và giờ thì: "Ta làm gì với giá trị bản thân?" Họ biết rằng nhân viên đang làm việc cho mình có bạn đời, có ai đó để bận tâm, rằng phẩm giá là cần thiết để họ tiếp tục công việc. Tôi nghĩ có hai mặt của vấn đề: chuyện tiền nong để sinh sống. Đó là sự ổn định. Bạn cần phải ăn. Và rồi nghĩ về nền văn hóa theo cách rộng hơn, và tự hỏi: Ta đang xem ai là người hùng? Và, bạn biết đấy, điều tôi muốn thấy trên bìa tạp chí là một người hùng chăm sóc. hay loạt phim Netflix về một người lo cho mọi đời sống khác của ta để ta có thể làm thứ ta muốn. Hãy tôn vinh họ như những người hùng. Đó là chương trình Netfix sẽ làm tôi mê say. Ta đã có những nhà sử học về việc này trước đó -- Studs Terkel, sử ký bằng miệng về kinh nghiệm làm việc trên nước Mỹ. Và cái ta cần là trải nghiệm việc cần nhau và được kết nối với nhau. Có thể đó là câu trả lời về cách ta là một xã hội. Và hoạt động suy nghĩ, với tôi, là: nếu quay về 100 năm trước và gặp những người -- ông, bà, cụ cố, một thợ may, thợ mỏ -- họ sẽ nhìn vào công việc của ta và nói: "Đó không phải công việc." Chúng ta ngồi đó, đánh máy, nói chuyện, không chịu bất cứ nguy hiểm nào. Và tôi đoán rằng nếu hình dung về 100 năm sau, ta sẽ vẫn giúp đỡ lẫn nhau. Ta sẽ vẫn cần nhau. Và ta sẽ chỉ xem đó là công việc. Điều tôi muốn nói ở đây là phẩm giá không nên chỉ là để có được một công việc. Bởi nếu bạn nói mình cần công việc để có phẩm giá, điều mà nhiều người vẫn nói, thì bạn đang nói với mọi bậc cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc rằng vì không được trả công cho những gì đang làm, việc làm của họ thiếu đi phẩm giá cần thiết. Với tôi, đó là câu đố lớn của thời đại: Liệu ta có tìm ra cách mang đến sự ổn định suốt đời, và tạo ra sự bao quát không dừng lại ở chủng tộc, giới tính mà đa thế hệ -- gồm mọi trải nghiệm khác nhau của con người -- theo cách này để hiểu cách ta cần nhau. BF: Cảm ơn ông. RB: Cảm ơn cô. BF: Rất cảm ơn vì sự tham gia của ông. (Vỗ tay) Lúc đó tôi tám tuổi. Tôi nhớ rõ ngày hôm ấy như nó mới xảy ra hôm qua. Mẹ tôi là người cuộn thuốc lá Bidi. Bà cuộn thuốc bằng tay để nuôi sống gia đình tôi. Bà là một người chăm chỉ và dành 10 đến 12 tiếng mỗi ngày để cuộn Bidi. Một ngày nọ bà về nhà và đưa cho tôi xem cuốn sổ lương cuộn Bidi của bà. Bà hỏi tôi bà đã làm được bao nhiêu tiền cho tuần đó. Tôi xem quyển sổ, và điều làm tôi chú ý là dấu vân tay của bà trên từng trang. Mẹ tôi chưa bao giờ được đến trường. Bà ấy sử dụng dấu vân tay thay vì chữ kí để lưu giữ hồ sơ thu nhập của bà. Ngày hôm đó, vì điều gì đó, tôi muốn dạy bà ấy cách cầm bút và viết tên của bà. Lúc đầu bà hơi lưỡng lự. Bà cười hồn nhiên và nói không. Nhưng trong sâu thẳm, tôi chắc chắn rằng bà muốn thử. Với một ít kiên trì và rất nhiều cố gắng, chúng tôi đã viết được tên của bà. Tay của bà run rẩy, và khuôn mặt bà đầy tự hào. Lúc tôi nhìn bà viết tên mình, lần đầu tiên trong đời, tôi có một cảm giác vô giá: là tôi có ích trong thế giới này. Cảm giác ấy rất đặc biệt, vì tôi không nên là người hữu ích. Ở nông thôn Ấn Độ, những bé gái bị xem là vô giá trị. Chúng là trách nhiệm hoặc là gánh nặng. Nếu chúng được xem là hữu ích, thì đó là cho việc rửa chén bát, lau dọn nhà cửa hoặc nuôi con. Là một đứa con gái thứ nhì trong một gia đình Ấn Độ cổ hủ, tôi đã nhìn nhận rõ ràng từ lúc nhỏ là không ai chờ đợi điều gì từ mình. Tôi được huấn luyện để tin rằng ba đặc điểm nhận biết của mình một cô bé quê nghèo có nghĩa là tôi sẽ sống một cuộc sống không có tiếng nói và không sự lựa chọn. Ba đặc điểm này buộc tôi phải suy nghĩ là tôi không nên được sinh ra. Tuy nhiên, tôi đã được sinh ra. Xuyên suốt thời thơ ấu của mình, khi tôi phụ giúp mẹ cuộn thuốc bidi, Tôi luôn nghĩ: Tương lai của mình sẽ ra sao? Tôi thường hỏi mẹ, với nhiều những lo âu, "Mẹ, cuộc đời của con sẽ khác của mẹ chứ? Con sẽ có cơ hội lựa chọn cuộc sống của con chứ? Con sẽ được đi đại học chứ? Và bà ấy trả lời rằng, "Hãy tốt nghiệp cấp 3 trước đã." Tôi chắc rằng bà không có ý làm cho tôi nản lòng. Bà ấy chỉ muốn tôi hiểu rằng giấc mơ của tôi có thể là quá lớn cho một cô bé nông thôn như tôi. Khi tôi 13 tuổi, tôi tìm thấy cuốn tự truyện của Helen Keller. Helen trở thành nguồn cảm hứng cho tôi. Tôi hâm mộ tinh thần bất khuất của cô ấy. Tôi muốn được có một tấm bằng đại học như cô ấy, vì thế tôi tranh đấu với bố và họ hàng để được học đại học, và tôi đã thành công. Vào năm cuối của năm đại học, tôi khao khát muốn thoát khỏi việc bị ép cưới, vì thế tôi nộp đơn xin vào một học bổng ở Delhi, nơi cách ngôi làng của tôi khoảng 2600 km. (tiếng cười) Trên thực tế, tôi nhớ là cách duy nhất để điền đơn là lúc tôi trên đường đến trường. Tôi không có máy vi tính, nên tôi phải mượn điện thoại của một bạn lớp dưới. Là một người phụ nữ, tôi không thể bị bắt gặp dùng một cái điện thoại, nên tôi đã phải giấu nó dưới khăn choàng cổ và gõ chậm nhất có thể để chắc rằng sẽ không ai nghe được. Sau nhiều cuộc phỏng vấn, tôi được nhận vào chương trình với học bổng toàn phần. Bố tôi rất bối rối, mẹ tôi thì lo lắng (vỗ tay) Bố tôi rất bối rối, mẹ tôi thì lo lắng, nhưng tôi thấy lòng xôn xao vì tôi được ra khỏi ngôi làng của mình lần đầu tiên trong đời để học ở thành phố thủ đô. Trong tất cả 97 nghiên cứu sinh năm đó, tôi là học sinh duy nhất đến từ nông thôn. Không có ai ở đó nhìn như tôi hay nói chuyện giống tôi. Tôi cảm thấy mình bị xa lánh, sợ hãi và bị phán xét bởi nhiều người. Một nghiên cứu sinh gọi tôi là Cô gái dừa. Bạn có thể đoán được tại sao không? Có ai không? Đó là tại vì tôi thoa rất nhiều dầu dừa lên tóc mình. (tiếng cười) Một người khác hỏi tôi đã học tiếng anh từ đâu, và một số bạn cùng lớp của tôi không muốn có tôi trong nhóm làm bài tập của họ vì họ nghĩ là tôi sẽ không góp được gì vào cuộc tranh luận của họ. Tôi cảm thấy rằng nhiều bạn cùng lớp tin rằng một người từ nông thôn Ấn Độ không thể cung cấp thứ gì có giá trị, mặc dù đa số dân số ở Ấn Độ ngày nay là từ nông thôn. Tôi nhận ra rằng những câu chuyện như tôi được xem là một ngoại lệ và không bao giờ là sự kì vọng. Tôi tin rằng tất cả chúng ta được sinh ra vào một thực tại mà mình phải chấp nhận mù quáng cho tới khi một thứ gì đó thức tỉnh mình và một thế giới mới mở ra. Khi tôi thấy chữ kí đầu tiên của mẹ tôi trên cuốn sổ danh thu của bà, khi tôi cảm nhận được luồng gió nóng của Delhi thổi trên mặt sau một chuyến tàu dài 50 tiếng, khi tôi cuối cùng đã được cảm nhận sự tự do và thả lỏng mình, tôi thấy thoáng qua thế giới mà tôi từng mong mỏi, một thế giới nơi một cô gái như tôi không còn là một trách nhiệm hay gánh nặng nhưng là một con người có ích, có giá trị và là một người xứng đáng. Lúc chương trình học bổng kết thúc là lúc cuộc sống của tôi thay đổi. Tôi không chỉ tìm ra được giọng nói của mình, mà tôi còn có sự lựa chọn làm cho mình trở nên hữu ích. Lúc đó tôi 22 tuổi. Tôi trở về ngôi làng của mình để thiết lập nên Tổ chức Cây Bồ Đề, một tổ chức hỗ trợ trẻ em nông thôn bằng cách cung cấp giáo dục, kĩ năng sống và cơ hội cho chúng. Chúng tôi làm việc chặt chẽ với các em để thay đổi cuộc sống của chúng và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Làm sao tôi biết tổ chức của mình có hiệu quả? Sáu tháng trước, chúng tôi có một thành viên mới. Tên cô ấy là Kaviarasi. Tôi tìm thấy cô ấy ở một trường cao đẳng địa phương ở Tirunelveli trong lúc tôi có những buổi đào tạo ở đó. Như bạn thấy đấy, cô ấy có một nụ cười mà bạn không thể quên được. Chúng tôi hướng dẫn để cô ấy có được cơ hội học ở Đại Học Ashoka, Delhi. Phần hay nhất trong câu chuyện là cô ấy đã quay lại để làm huấn luyện viên ở tổ chức một cách chăm chỉ để thay đổi cuộc sống của những người như cô ấy. Kaviarasi không muốn là một ngoại lệ. Cô ấy muốn trở thành một phần có ích cho những người khác trên thế giới Gần đây, Kaviarasi đã kèm cặp Anitha, cũng đến từ vùng sâu vùng xa, sống ở một ngôi nhà rộng 3 mét vuông, bố mẹ của cô bé cũng làm nông. Kaviarasi giúp Anitha bảo đảm là cô bé được vào một trường đại học uy tín ở Ấn Độ với học bổng toàn phần. Lúc bố mẹ của Anitha đang lưỡng lự về việc gửi cô bé đi xa, chúng tôi nhờ cán bộ giáo dục địa phương đến nói chuyên với bố mẹ của bé, và đã thành công. Và còn có Padma. Padma và tôi cùng học đại học. Cô ấy là người đầu tiên ở làng được học lên đại học. Cô ấy làm việc với tôi ở Cây Bồ Đề cho đến một ngày cô ấy quyết định học cao học. Tôi hỏi cô ấy vì sao. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy muốn bảo đảm rằng cô ấy sẽ không bao giờ là trách nhiệm hay gánh nặng cho bất kì ai ở bất kì thời điểm nào trong đời. Padma, Anitha và Kaviarasi lớn lên trong những gia đình và cộng đồng khắc nghiệt nhất mà bạn có thể tưởng tượng đến. Nhưng hành trình tìm kiếm sự hữu ích của tôi cho thế giới đã giúp họ tìm được sự hữu ích cho thế giới. Tất nhiên là có những thử thách. Tôi biết là sự khác biệt không xảy ra trong một đêm. Công việc của tôi có liên quan nhiều đến làm việc với gia đình và cộng đồng để giúp họ hiểu được vì sao giáo dục có ích cho mọi người. Con đường nhanh nhất để thuyết phục họ là thực hành. Khi họ thấy con em mình được giáo dục, có được việc làm, và bắt đầu thay đổi. Ví dụ điển hình nhất xảy ra trong gia đình tôi. Tôi vừa được trao tặng giải thưởng ghi nhận những công tác xã hội của mình bởi thủ tướng của bang. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ được lên truyền hình. (tiếng cười) Mọi người bị hút vào chương trình truyền hình buổi sáng hôm ấy kể cả bố mẹ tôi. Tôi muốn tin rằng khi thấy con gái của bà trên tivi mẹ tôi cũng thấy mình có ích. Tôi hy vọng là bà sẽ không ép tôi phải cưới nữa. (tiếng cười) Tìm kiếm sự hữu ích của mình đã giúp tôi phá bỏ những điểm nhận biết mà xã hội đẩy cho tôi cô gái nông thôn nghèo khó. Tìm kiếm sự hữu ích của mình đã giúp tôi giải thoát khỏi sự tù túng, và gò bó. Tìm kiếm sự hữ ích của mình đã giúp tôi tìm thấy giọng nói của mình, giá trị bản thân và sự tự do. Tôi sẽ để cho bạn suy nghĩ: Bạn thấy mình có ích ở đâu trong thế giới này? Vì câu trả lời cho câu hỏi đó là ở nơi bạn tìm thấy giọng nói và sự tự do của mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chào buổi sáng. Máy tính và ti vi mới đây tròn 60 tuổi và hôm nay tôi muốn nói về mối quan hệ của chúng. Nếu các bạn đã theo dõi các chủ đề của hội thảo này hoặc ngành công nghiệp giải trí, thì dù cả hai đã tròn 60 nhưng rõ ràng chúng vẫn xung đột nhau. Nên đã đến lúc chúng ta nên nói về cách máy tính phục kích tivi. Hoặc, tại sao phát minh của bom nguyên tử dẫn tới cuộc đình công của các nhà văn. Vấn đề không chỉ là chúng đang ảnh hưởng lẫn nhau ra sao mà còn về thứ mà khán giả nghĩ đã cấu thành nên vấn đề này. Để hiểu rõ hơn, và đó là chủ đề chúng ta đã bàn luận suốt tuần nay, mới đây tôi đã trò chuyện với một nhóm thiếu niên. Tôi đã viết trên thiệp, tivi, radio, MySpace, Internet. Và tôi nói, hãy sắp xếp chúng, theo thứ tự quan trọng đến không quan trọng, sau đó nói cho tôi biết tại sao. Chúng ta hãy nghe xem họ nói gì khi tới lượt trong buổi thảo luận trên truyền hình. Video: Uhm, tôi nghĩ nó quan trọng nhưng không cần thiết vì bạn có thể làm nhiều việc khác khi rảnh rỗi hơn là xem các chương trình. Cái nào hay hơn? Internet hay TV? Internet. Tôi nghĩ một trong các lý do chúng ta thích máy tính hơn TV là vì ngày nay, trên máy tính có các show truyền hình. Đúng thế. Và bạn có tể tải về iPod. Bạn có muốn điều hành một mạng truyền hình không? Tôi thì không. Công việc đó thật nặng nề, áp lực. Không. Tại sao? Vì cuối cùng họ sẽ mất hết tiền thôi. Giống như thị trường chứng khoán, lên và xuống. Tôi nghĩ hiện giờ máy tính đang làm chủ thế trận và mọi thứ sẽ bị áp đảo. Peter Hirshberg: Mối quan hệ căng thẳng giữa ngành kinh doanh TV và kinh doanh công nghệ, nhất là 30 năm trở lại đây. Chúng ta đã trải qua các thời kỳ nô dịch theo sau bởi các phản ứng ở phòng giám đốc trong cộng đồng tài chính được miêu tả chuẩn nhất với thuật ngữ tài chính gì nhỉ? Đống rác rưởi. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau đây. Vào năm 1976, Waner mua Atari do trào lưu chơi video game đang lên. Sang năm sau, thừa thắng xông lên, họ cho ra mắt Qube, hệ thống cáp truyền hình tương tác đầu tiên, và tờ New York Times dự báo nó sẽ là công nghệ viễn thông và hội tụ đến từng nhà, những điều tuyệt vời sắp diễn ra. Trong bức tranh đó có người dân vùng East Coast Citicorp, Penney, RCA, tất cả sẽ có mặt trong viễn cảnh to lớn đó. Và tôi cũng bước vào bức tranh đó. Lúc đó tôi sắp đi thực tập kỳ hè tại Time Warner. Mùa hè năm đó, tôi làm việc ở Warner -- tôi rất hào hứng khi được làm việc về công nghệ hội tụ, sau đó mọi sự đảo ngược. Công nghệ đó không đem lại hiệu quả, họ bị tổn thất. Và tôi đã vui vẻ tiếp cận với công nghệ này cho tới khi Warner phải thanh lý để hồi vốn. Sau khi tốt nghiệp, tôi không thể làm việc ở New York trong ngành giải trí và công nghệ vì tôi phải tha hương tới Califonia để tìm việc, làm việc cho Apple Computer. Warner đã thua lỗ hơn 400 triệu $. 400 triệu $, một số tiền không nhỏ vào thập niên 70. Nhưng họ đang có một kế hoạch khác đầy hứa hẹn. Trước năm 2000, quá trình được hoàn thành. Họ nổi lên với AOL, và chỉ trong 4 năm đã mang lại khoảng 200 tỉ $ vốn hóa thị trường, cho thấy họ đã kiểm soát thành công nghệ thuật áp dụng định luật Moore về tiểu hình hóa liên tiếp bảng cân đối thu chi của công ty. (Tiếng cười) Tôi nghĩ, một lý do khiến các cộng đồng giải trí và truyền thông bị cộng đồng công nghệ làm cho phát điên là do cư dân công nghệ không đồng thanh. Trong 50 năm qua, chúng ta đã nói về việc thay đổi thế giới, về sự chuyển hóa triệt để. 50 năm qua, chúng ta nói về hy vọng và sợ hãi và những lời hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn, khiến tôi phải nghĩ còn ai nữa sẽ phát biểu như thế? Và đáp án khá rõ ràng, đó là những người hoạt động trên lĩnh vực tôn giáo và chính trị. Và tôi nhận ra rằng thế giới công nghệ được hiểu rõ nhất, không phải với tư cách một chu kỳ kinh doanh mà là một cuộc vận động của Chúa. Chúng ta hứa hẹn những điều tuyệt vời, và truyền bá nó, chúng ta sắp thay đổi thế giới nhưng nó không mang lại kết quả như mong đợi, và thế là chúng ta quay lại, bắt đầu lại tất cả, khi những người ở New York và L.A nhìn lên khinh khỉnh. Nhưng cách nhìn nhận sự việc thiếu đúng đắn này đã thúc đẩy chúng ta tiếp tục tiến lên. Và tôi muốn biết, nếu máy tính trở thành một công cụ chính của ngành giải trí truyền thông, thì làm thế nào mà chúng ta đạt đến vị trí như hôm nay? Ý tôi là, một cái máy được chế tạo cho công việc kế toán và tính toán lượng pháo lại chạy sang ngành truyền thông bằng cách nào? Dĩ nhiên, chiếc máy tính đầu tiên được chế tạo sau chiến tranh TG thứ 2 để giải quyết các vấn đề của quân đội nhưng một vài năm sau năm 1949, Whirlwind ra đời, thật thú vị. Chế tạo tại phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT, Jay Foster đang xây dựng cái máy này cho hải quân nhưng bạn dễ dang thấy rằng cha đẻ của cỗ máy này đã nung nấu trong đầu một cỗ máy sẽ trở thành ngôi sao truyền thông đầy tiềm năng. Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra khi nhà báo đầu tiên của thế hệ truyền hình non trẻ gặp một trong các nhà tiên phong máy tính và chiếc máy bắt đầu trình diễn các tính năng. Video: Đó là một chiếc máy tính điện tử Whirlwind. Có thể khá hồi hộp đôi chút chúng ta hãy cùng phỏng vấn cỗ máy mới này. Xin chào New York, đây là Cambridge. Và đây là máy hiện sóng của nó. Tôi có thể sử dụng nó được không? Vâng, tất nhiên là được. Nhưng tôi có ý kiến, thưa ông Forrester. Vì chiếc máy tính này được chế tạo cùng với phòng nghiên cứu hải quân, vậy tại sao chúng ta không liên lạc với Pentagon ở Washington và để trưởng phòng nghiên cứu hải quân, ông Admiral Bolster, giải quyết trục trặc của Whirlwind. Umh, anh Ed ạ, vấn đền ảnh hưởng đến hệ thống tên lửa Viking của hải quân. Chiếc tên lửa này có tầm bắn cao tối đa 135 dặm. Trong tỉ lệ tiêu thụ nhiên liệu tiêu chuẩn, tôi muốn xem chiếc máy tính bám sát đường bay của chiếc tên lửa này và xem ở bất cứ thời điểm nào, ví dụ ngay sau 40 giây nó có thể tính toán lượng nhiên liệu còn lại và vận tốc tại thời điểm đó ra sao. Phía bên tay trái, bạn sẽ nhận thấy sự tiêu thụ nhiên liệu giảm khi tên lửa bắn ra. Và phía bên phải, có một mặt số biểu diễn tốc độ tên lửa. Vị trí của tên lửa được biểu diễn trên quỹ đạo chúng ta đang nhìn thấy. Và khi nó đạt đỉnh trên quỹ đạo của nó, bạn sẽ thấy vận tốc rơi đến mức tối thiểu. Sau đó tên lửa rơi xuống, vận tốc trở lại vận tốc tối đa và tên lửa chạm đất. Thế nào? Admiral, anh thấy sao? Tôi thấy rất được. Và trước khi đi, chúng tôi muốn các bạn xem một bài toán mà một vài anh chàng đã giải được vào một chiều chủ nhật rảnh rỗi. Xin chân thành cảm ơn ông, ông Forrester và phòng thí nghiệm MIT. PH: Thật là một thành công lớn. Công nghệ tương tác thời gian thực đầu tiên, màn hình video, để chỉ tầm ngắm một khẩu súng. Nó dẫn tới chiếc máy vi tính, nhưng tiếc là nó quá tốn kém cho hải quân và phát minh này suýt rơi vào quên lãng nếu không có một sự trùng hợp đáng mừng. Bom nguyên tử bắt đầu. Chúng ta bị loại vũ khí hủy diệt kinh hoàng nhất đe doạ và biết một điều tốt đẹp sẽ đến khi lực lượng không quân quyết định nó cần chiếc máy tính lớn nhất để bảo vệ chúng ta. Họ điều chỉnh Whirlwind thành một hệ thống phòng thủ trên không khổng lồ, triển khai khắp phía Bắc và đầu tư vào chiếc máy tính này gấp 3 lần thời gian so với dự án Manhattan chế tạo chiếc bom nguyên tử đầu tiên. Nói về sự kích thích tới ngành công nghiệp máy tính. Và bạn có thể tưởng tưởng Không Quân đã trở thành một người bán hàng giỏi. Đây là video marketing của họ. Video: Trong một cuộc đột kích lớn, những kẻ đánh bom tốc độ cao có thể cho chúng ta vào tầm ngắm trước khi chúng ta có thể xác định dấu vết của chúng. Và tiếp theo thì quá muộn để hành động. Chúng ta khó mà thoát được. Để đối phó nguy cơ này Không Quân đã phát triển SAGE, hệ thống Môi Trường Đất Bán Tự Động, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ trên không của chúng ta. Đây là chiếc máy tính mới, chế tạo trở thành trung tâm thần kinh của mạng lưới phòng thủ, có thể giải mọi phép tính phức tạp liên quan đến tính toán một cuộc tập kích quy mô lớn của kẻ thù. Nó chạy bằng điện từ nhà máy điện riêng bao gồm các máy phát điện cỡ lớn chạy bằng dầu diesel, thiết bị điều hòa và tháp làm mát có nhiệm vụ làm mát hàng nghìn ống chân không trong máy tính. PH: Các bạn thấy đó, chiếc máy tính đó thật đồ sộ. Có một bài học marketing thú vị rút ra từ đó, đó là khi bạn chào hàng một sản phẩm, bạn có thể nói, sản phẩm này sẽ rất tuyệt vời, nó sẽ khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn, hoặc, nếu bạn không dùng sản phẩm này, bạn mà chết thì đừng trách nhé. Đây là một ví dụ rất hay về điều đó. Đây là thiết bị trỏ đầu tiên. Nó được phân phát ra, mở rộng tính toán và các modem, giúp liên kết các bộ phận với nhau. Khoảng 20% các lập trình viên của nước ta sử dụng máy này và nó là tiền đề cho thành tựu chúng ta có hôm nay. Nó cũng sử dụng các ống chân không. Bạn thấy nó thật đồ sộ và để các bạn hiểu rõ vấn đề vì chúng ta đã nói nhiều đến định luật Moore và việc khiến các vật nhỏ lại tại cuộc hội thảo này, vậy chúng ta hãy nói về điều ngược lại. Nếu chúng ta đặt Whirlwind vào một nơi ai cũng biết, Century City được không? Quá phù hợp rồi. Có khi bạn phải nhấc toàn bộ Century City ra nhưng may là nó vừa rồi. Hãy tưởng tượng chúng ta lấy bộ xử lý Pentium mới nhất, loại Core 2 Extreme mới nhất, là một bộ xử lý 4 nhân mà Intel đang nghiên cứu, sẽ dùng cho laptop trong tương lai. Để chế tạo nó, với công nghệ của Whirlwind chiếm từ đường số 10 đến đường Mulholland, và từ đường số 405 đến đường La Cienega chỉ với các máy Whirlwind này. Và tiếp đến là 92 nhà máy điện hạt nhân để cung cấp điện cho nó sẽ vừa đủ cho phần còn lại của L.A. Nhiều điện hạt nhân hơn 1/3 so với tổng sản lượng điện hạt nhân của Pháp Lần sau, họ bảo các bạn là họ đang làm dự án gì đó, nhưng rõ ràng là chẳng có gì cả. Chúng ta vẫn chưa làm rõ các nhu cầu làm mát. Nhưng nó cho bạn sức mạnh mọi người có, khán giả có và giải thích lý do tại sao có các sự chuyển hóa này. Chúng bắt đầu di chuyển vào ngành công nghiệp. DEC đã giảm tải cái máy này và chế tạo chiếc máy vi tính đầu tiên. Nó trưng bày tại những nơi như MIT và sau đó một sự hoán đổi diễn ra. Spacewar được xây dựng, đó là game máy tính đầu tiên, ngay lập tức có được sự tương tác, tính lôi cuốn và đam mê. Nhiều sinh viên của MIT thức trắng đêm nghiên cứu cái này và nhiều nguyên tắc chơi game ngày nay được giải quyết. DEC biết lãng phí thời gian không phải điều xấu. Công ty phân phối game đó đến mọi người dùng máy tính của hãng. Trong khi đó, trước giữa thập niên 50, mô hình kinh doanh phát thanh và rạp chiếu phim truyền thống đã hoàn toàn sụp đổ. Một công nghệ mới đã xóa sổ phát thanh viên và các thế lực phía sau màn bạc và hãng này chắc chắn một điều rằng TV sắp làm hãng kiệt quệ. Thực ra thì, cảm giác tuyệt vọng ở khắp nơi. Và một câu trích dẫn gợi nhớ lại mọi thứ tôi đọc cả tuần nay -- David Sarnoff, người đã thương mại hóa radio, làm việc cho RCA, đã nói thế này: Tôi không nói rằng các mạng phải chết, mỗi nỗ lực đã đang và sẽ đưpực thực hiện để tìm được một mẫu mới, các dàn xếp mua bán mới và các thể loại chương trình mới, có thể giúp ổn định lợi nhuận đang trên đà đi xuống. Tuy nhiên có khả năng bổ khuyết một sự tồn tại nghèo nàn cho radio nhưng tôi không biết đến mức nào. Và dĩ nhiên, do ngành máy tính pháp triển một cách tương tác các nhà sản xuất trong ngành kinh doanh TV mới nổi đã nghĩ đến ý tưởng tương tự. Và họ bắt chước nó. Video: Chào các bé, chú nghĩ các cháu đều biết cách bật các cửa sổ phép thuật trên TV, các cháu vừa tắt nó đi xong. Trước hết, hãy lấy bộ dụng cụ Winky Dink của các cháu ra. hãy lấy cửa số ma thuật và găng tay tẩy xóa rồi cọ xát nó như thế này. Đó là cách chúng ta bỏ một chút phép thuật vào đó, các cháu ạ. Tiếp theo, hãy dựng thẳng nó với màn hình TV và cọ nó từ trung tâm tới các góc, như thế này. Hãy chắc chắn các cháu đang cầm các cây sáp màu ma thuật, sáp màu Winky Dink và găng tay tẩy xóa nữa, vì các cháu sẽ dùng chúng để vẽ như thế này trong suốt chương trình. Các cháu sẵn sàng chưa? Ok, chúng ta hãy đến với câu chuyện đầu tiên về Người Bụi. Cùng vào phòng thí nghiệm bí mật nào. PH: Đó là thuở bình minh của truyền hình tương tác và các bạn có thể nhận ra họ muốn bán bộ dụng cụ Winky Dink cho bạn. Đó là các cây sáp màu Winky Dink. Tôi biết các bạn đang định nói gì. "Pete, tôi có thể dùng sáp màu mã nguồn mở bình thường tại sao tôi phải mua màu của họ chứ?" Tôi đảm bảo với các bạn nó không phải thế. Hóa ra họ nói thẳng với chúng ta là đó là các cây màu sáp duy nhất có thể dùng với cửa sổ ma thuật Winky Dink của bạn, loại bút màu khác có thể làm mất màu hoặc làm hỏng cửa sổ. Nguyên tắc độc quyền khóa chặt khách hàng sẽ tiếp tục hoàn hảo với thành công lớn là một trong các nguyên tắc bền vững của hệ thống cửa sổ ở mọi nơi. Nó dẫn tới các vụ kiện tụng, (Tiếng cười) các cuộc điều tra liên bang, và nhiều hậu quả, và một vụ tai tiếng, chúng ta sẽ không thảo luận ngày hôm nay. Nhưng chúng ta sẽ thảo luận vụ tai tiếng này vì người đàn ông này, Jack Berry, người dẫn chương trình Winky Dink tiếp tục làm chương trình "21", một trong các quiz show quan trọng nhất. Chương trình bị thao túng và sau đó trở nên sáng tỏ khi người đàn ông này, Charles van Doren, sau một lần vận đỏ khó hiểu đã bị thua cuộc, kết thúc sự nghiệp của Berry. Và kết thúc sự nghiệp của nhiều nhân viên tại CBS. Hóa ra có nhiều thứ có thể học về cách thức làm việc của ngành truyền thông mới này. Cách đây 50 năm, nếu bạn tham gia 1 cuộc họp như thế này, và cố gắng hiểu được ngành truyền thông, thì có một nhà tiên tri duy nhất có thể giải đáp cho bạn, Giáo sư Marshall McLuhan. Ông hiểu rõ về chủ đề chúng ta đã bàn luận cả tuần nay. Đó là vai trò của khán giả trong một kỷ nguyên giao tiếp điện tử tràn lan. Đây là phát biểu của ông từ thập niên 60. Video: Nếu khán giả có thể tham gia vào quá trình thực hiện quảng cáo thì thật vui. Nó giống các quiz show trước đây -- Đó là các chương trình truyền hình hay tuyệt vì nó để khán giả đóng một vai trò nhất định. Khán giả choáng váng khi phát hiện ra họ luôn bị ra rìa vì các chương trình bị thao túng. Đó đúng là sự hiểu nhầm khủng khiếp về truyền hình cụ thể là những người làm chương trình. PH: McLuhan đã nói về làng toàn cầu. Nếu thay thế bầu khí quyển blog thế giới trên mạng ngày nay, đúng là hiểu biết của ông rất tiến bộ. Chúng ta hãy nghe ông nói. Video: Ngôi làng toàn cầu là một thế giới nơi bạn không cần thiết phải hòa hợp, bạn quan tâm thái quá tới vấn đề của người khác và tham gia vào cuộc sống của người khác. Rõ ràng như một mục báo của Anne Landers. Và không cần thiết phải mang nghĩa hòa hợp, hòa bình và bình yên, nhưng nó là sự tham gia, cuốn hút sâu sắc vào vấn đề của người khác. Và do vậy, ngôi làng toàn cầu vừa to lớn như một hành tinh vừa nhỏ bé như một bưu điện thôn. PH: Lát sau chúng ta sẽ nói thêm đôi điều về ông ấy . Chúng ta đang đi vào những năm 60. Đó là kỷ nguyên của kinh doanh lớn và các trung tâm dữ liệu điện toán. Nhưng những nền tảng đó sắp thay đổi. Như các bạn cũng biết, biểu hiện của công nghệ phản ánh con người và thời đại văn hóa đương thời. Và khi tôi nói mật mã đó thể hiện hy vọng và khát khao của chúng ta, đó không chỉ là lời nói đùa về việc truyền đạo, đó thực sự là những gì chúng ta làm. Nhưng trong đoạn chuyện này tôi muốn liên hệ với phóng viên công nghệ hàng đầu của Mỹ, John Markoff. Video: Bạn có muốn biết nền phản văn hóa thuốc gây nghiện, tình dục, rock'n roll và phong trào chống chiến tranh liên quan gì đến điện toán? Mọi thứ. Tất cả diễn ra trong vòng 5 dặm nơi tôi đang đứng tại trường Đại học Stanford, giữa năm 1960 và 1975. Giữa bối cảnh cuộc cách mạng đường phố biểu diễn rock'n roll trong công viên thì một nhóm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là Jonh McCarthy, một nhà khoa học máy tính tại phòng thí nghiệm Trí Tuệ Nhân Tạo Stanford, và Doug Engelbart, một nhà khoa học máy tính tại SRI, đã thay đổi thế giới. Engelbart bắt đầu trong một nền văn hóa kỹ thuật khá khô khan, nhưng trong khi ông đang bắt đầu làm việc, thì cái này đang lên cơn sốt tại Mid-Peninsula. Thuốc gây mê LSD rò rỉ từ các thí nghiệm tại bệnh viện chăm sóc cựu chiến binh Keasy, và các khu vực khác xung quanh trường đại học, và âm nhạc náo loạn các con phố. Nhạc của nhóm Cái Chết Ban Ơn được chơi trong các cửa hàng pizza. Mọi người đang trở lại vùng đất. Rồi cuộc chiến tranh với Vietnam, cuộc giải phóng người da màu, giải phóng phụ nữ dồn dập diễn ra. Đây là một nơi đáng nhớ ở một thời điểm đáng nhớ. Và từ sự kiện náo động đó đã dẫn tới sự ra đời của bộ vi xử lý. Tôi nghĩ, chính sự tương tác đó đã dẫn tới máy tính cá nhân. Họ thấy các công cụ này được điều khiển bởi các tổ chức để chúng có thể được giải phóng hoàn toàn và đưa vào sử dụng bởi các cộng đồng họ đang cố gắng xây dựng. Và trên hết, họ có ý tưởng chia sẻ thông tin này. Theo tôi, các ý tưởng này khá khó hiểu, vì khi bạn vùng vẫy trong cái bẫy của một mô hình, thì mô hình tiếp theo luôn giống một vũ trụ khoa học giả tưởng, không thể hiểu nổi. Các câu chuyện thật thuyết phục đến nỗi tôi quyết định viết một cuốn sách về chúng. Tựa đề của cuốn sách là, " Chú chuột sóc hỏi: Nền phản văn hóa thập niên 60 đã hình thành ngành máy tính cá nhân ra sao." Nhan đề đó trích từ lời một bài hát của Jefferson Airplane. Nó là thế này, Hãy nhớ những điều chú chuột sóc đã nói, hãy ngẩng đầu lên, ngẩng đầu lên, ngẩng đầu lên." PH: Trước đó thì điện toán đã nhảy vọt sang lãnh địa của truyền thông và về cơ bản những gì chúng ta đang làm hôm nay phần lớn được thai nghén ý tưởng tại Cambridge và thung lũng Silicon. Đây là Architecture Machine Group ( Tập đoàn thiết kế máy), tiền thân của Media Lab vào năm 1981. Trong khi đó, ở California, chúng tôi đang cố gắng thương mại hóa cái này. HyperCard là chương trình đầu tiên đã giới thiệu công chúng với siêu liên kết (hyperlink), nhờ nó, bạn có thể liên kết ngẫu nhiên tới bất kỳ bức ảnh hay đoạn text, dữ liệu trên khắp hệ file, và chúng tôi không biết làm thế nào để giải thích được. Không có tên gọi ẩn dụ nào cho nó cả. Nó liệu có phải một cơ sở dữ liệu? Một công cụ nguyên mẫu, một ngôn ngữ viết? uhm, nó là tất cả. Nên chúng tôi đã quyết định viết một tập quảng cáo. Chúng tôi đưa ra một câu hỏi về cách trí não làm việc, và để khách hàng đóng vai trò những người mù xem voi. Một vài năm sau đó, chúng tôi đã nghĩ ra được ý tưởng diễn giải với mọi người về bí mật của phương thức lấy được nội dung mong muốn bằng một cách dễ dàng và tùy ý? Đây là video marketing của Apple. Video: Tôi chắc chắn các bạn sẽ rất vui khi biết rằng có một số cách để làm một video tương tác HyperCard. Phương thức đòi hỏi bạn phải làm việc nhiều nhất là sản xuất đĩa video cũng như xây dựng các chồng HyperCard của riêng mình. Cho đến nay, phương thức đơn giản nhất là đi mua một đĩa video làm sẵn và các chồng HyperCard từ một nhà cung cấp thương mại. Phương thức chúng tôi minh họa trong video này sử dụng một đĩa video làm sẵn nhưng tạo ra các chồng HyperCard tùy thích. Phương pháp này cho phép bạn sử dụng các nguyên liệu đĩa video có sẵn bằng các cách phù hợp với nhu cầu và sở thích riêng của cá nhân bạn. PH: Hy vọng các bạn nhận ra cái video chào hàng này chỉ được cái phá hoại. Giống hệt kiểu phát biểu của Dick Cheney. Bạn nghĩ hắn ta là một gã hói tử tế nhưng thực ra chỉ là kẻ phát động chiến tranh trong ngành kinh doanh nội dung. Tìm thấy sản phẩm thương mại nào đó, đập vỡ nó rồi kể câu chuyện theo ý bạn. Nào, miễn là chúng ta giới hạn nó trong thị trường giáo dục và một vấn đề cá nhân giữa máy tính và hệ thống file, thì ổn thôi, nhưng như bạn thấy đấy, nó sắp sửa nhảy lên và quấy rối Jack Valenti cùng nhiều người khác nữa. Tiện đây nói về hệ thống lập file, chúng ta chưa bao giờ thấy các siêu liên kết này có thể vượt lên mạng nội vùng. Vài năm sau đó, Tim Berners-Lee đã giải quyết vấn đề đó Nó trở thành một ứng dụng sát thủ của các liên kết và ngày nay chúng ta gọi nó là World Wide Web. Không những tôi đã giúp Apple nhớ ra Internet mà cách đó vài năm tôi cũng đã giúp Bill Gates việc tương tự nữa. Đó là năm 1993. Và anh ấy đang viết một cuốn sách còn tôi đang thực hiện một video để giúp Bill giải thích đích đến chúng ta đang hướng tới và cách thức phổ cập cái đó. Chúng ta nhận thức được chúng ta đang gặp rắc rối với truyền thông và trên bề mặt, có vẻ như chúng tôi đã dự đoán đúng được nhiều điều nhưng chúng tôi cũng để lỡ mất nhiều. Chúng ta hãy xem video sau đây. Video: Các kim tự tháp, đấu trường Colosseum, hệ thống tàu điện ngầm New York và truyền hình buổi tối, các kỳ quan thế giới nhân tạo cổ xưa và hiện đại. Tuy nhiên tất cả đã lu mờ khi thành tựu to lớn của công nghệ thế kỷ 21 hoàn thành, Siêu xa lộ số. Nó từng là giấc mơ của những kẻ say mê công nghệ và một vài chính trị gia đã rơi vào quên lãng từ lâu . Xa Lộ Số đến với các phòng khách ở Mỹ vào cuối thế kỷ 20. Chúng ta hãy nhớ lại những người tiên phong đã làm nên kỳ tích công nghệ này. Xa Lộ Số đi theo con đường mòn do Alexander Graham Bell mở ra. Dù vẫn có người nghi ngờ -- như công ty điện thoại í! Khuấy động bởi viễn cảnh giao thức truyền thông đại chúng và lợi nhuận béo bở từ quảng cáo, David Sarnoff đã thương mại hóa radio. Các nhà khoa học chưa từng chịu nhiều áp lực và nhu cầu đến vậy. Phương tiện truyền thông giới thiệu các sản phẩm mới với nước Mỹ. Ví dụ: Mẹ này, Windows cho radio sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị hơn và dễ sử dụng hơn cho cả gia đình đấy. Hãy thưởng thức Windows cho Radio ở nhà và công sở. Năm 1939, tập đoàn đài phát thanh Mỹ giới thiệu TV. Các nhà khoa học chưa từng chịu nhiều áp lực và nhu cầu đến vậy. Cuối cùng, cuộc đua tới tương lai đã lấy thêm đà nhờ đổ vỡ ở công ty điện thoại. Và việc tư hữu hóa rồi lại tái quốc hữu hóa ngành sản xuất truyền hình cáp đã kích thích thêm tình hình. Chúng tôi đã bỏ công sức xây dựng ngành công nghiệp cáp, nhưng các hãng phát thanh lại muốn tiền của chúng tôi. Thật nực cười. Các công cụ cồng kềnh của các kế toán viên và các con mọt máy tính đã trốn khỏi hậu trường để đến với cuộc ẩu đả truyền thông. Thế giới và toàn bộ nền văn hóa của nó giảm xuống đơn vị bit, ngôn ngữ chung của mọi ngành truyền thông. Và các sức mạnh công nghệ hội tụ bùng nổ. Cuối cùng thì 4 khu vực công nghiệp lớn đã hợp lại. Viễn thông, giải trí, điện toán và các thứ khác. Chúng ta sẽ thấy các kênh cho người sành ăn và chúng ta sẽ thấy các kênh dành cho người yêu vật nuôi. Tiếp đến là kênh cho vật nuôi sành điệu, dạy trang trí bánh sinh nhật cho con cún của bạn. Trong toàn ngành, các nhà đầu tư đổ xô đặt cược. Nguy hiểm! Hỡi người tiêu dùng, đó là cuộc chiến cho bạn, và quyền tiêu hàng triệu đô để truyền thông tin tới tận phòng khách các gia đình Mỹ. PH: Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều. Bạn, chúng ta đã bỏ lỡ Internet, đuôi dài, vai trò của khán giả, các hệ thống mở, mạng xã hội. Và quyền sử dụng phương tiện truyền thông thật rắc rối. Thomas Edison đã gặp vấn đề tương tự. Ông đã lên một danh sách tác dụng tốt của máy đĩa hát vào thời ông phát minh ra, và chỉ một trong số các ý tưởng của ông là ý tưởng đúng đắn. Và các bạn cũng đoán được chúng ta sẽ tiếp tục tới đâu. Chúng ta sẽ đi sâu vào kỷ nguyên World Wide Web, và các bạn chẳng cần tôi kể về nó vì chúng ta đều đã cùng trải qua cơn sốt đó. Nhưng khi chúng ta nổi lên từ đó và Web 2.0, mọi thứ đã khác, và tôi nghĩ đó là lý do tại sao TV đầy thách thức đến thế. Trước đây Internet 1 tập trung vào các trang web nhưng bây giờ nó tập trung vào con người. Một khách hàng, một khán giả, một con người đang tham gia vào. Đó là một thứ khủng khiếp đang thay đổi ngành giải trí. Video: Vì nó tạo điều kiện cho khán giả đóng vai trò trong một việc nào đó. PH: Ở công ty của tôi, Technorati, chúng ta thấy 67,000 blog đăng bài trong vòng một tiếng. Khoảng 2,700 liên kết mới trên 112 triệu blog. Chẳng trách khi chúng ta hướng vào cuộc đình công của nhà văn, những điều kỳ lạ đã xảy ra. Nó làm tôi nhớ đến việc đã xảy ra ở Hollywood về một nhà sản xuất đồng thời là nhà văn. Giờ tôi nghĩ cứ ai có một modem cáp đều là ông chủ mạng cả. Không đùa đâu. Đây là một tiêu đề có thật, " Các trang web hấp dẫn các nhà văn đình công." " Các nhà điều hành trang web như MyDamnChannel.com có thể hưởng lợi từ các cuộc tranh chấp lao động." Trong khi đó, các blogger TV đang tham gia vào cuộc đình công và cảm thông với các biên tập viên truyền hình. Và tiếp đến bạn có TV Guide của hãng Fox, sắp sửa tài trợ các giải thưởng video online, nhưng đã hủy bỏ vì thông cảm với truyền hình truyền thống, không hả hê gì. Để thấy nó dở hơi đến mức nào, đây là phát biểu của chủ tịch của MySpace, hay Fox Intercative, một tập đoàn tin tức (News Corp) được hỏi về cuộc đình công của các biên tập viên, rằng chẳng phải sự việc này tuy làm tổn hại News Corp nhưng lại giúp công ty trên mạng trực tuyến? Video: Vâng, nhưng tôi nghĩ khi cuộc đình công tiếp diễn, thì có một cơ hội cho nhiều người thưởng thức các video trên mạng như MySpace TV chẳng hạn. PH: Nhưng sau đó ông ấy nhớ ra đang làm việc cho Rupert Murdoch. Video: Vâng, trước hết, như các bạn biết, tôi là một phần của News Corp cũng như tập đoàn giải trí Fox, chúng tôi hy vọng cuộc đình công và các vấn đề sẽ được giải quyết càng nhanh càng tốt. PH: Một trong những điều thú vị đang diễn ra ở đây là sự toàn cầu hóa nội dung đang diễn ra. Đây là một clip trích từ đoạn băng, từ một đoạn hoạt hình viết bởi nhà biên kịch ở Hollywood, bộ phim thành công ở Isreal, lan tới Croatia và Ấn Độ, và giờ nó là hẳn một seri quốc tế. Video: Diễn biến tiếp theo diễn ra trong khoảng từ 2:15 chiều đến 2:18 chiều trong các tháng trước khi diễn ra các cuộc bầu ứng cử viên tổng thống. Các bạn phải ẩn náu an toàn trong nhà cho tới khi chúng tôi được tin cuộc đe dọa khủng bố kết thúc. Ý anh là chúng ta phải sống ở đây, cùng nhau? Với mụ ta? Chà, đúng là hàng xóm với nhau có khác. PH: Aniboom, công ty đã sản xuất bộ phim này, là một thí dụ thú vị về hướng đi của truyền hình. Chi phí làm phim hoạt hình truyền thống vào khoảng 10,000 đến 80,000$ một phút. Họ đang sản xuất loại phim chỉ tốn khoảng 800 đến 1,500$ một phút. Và họ đang đề nghị các nhà làm phim 30% chương trình phát sau đúng phong cách kinh doanh. Thế nên đó là một mô hình khác biệt. Thế giới nhãn hiệu đang xác định xem ngành kinh doanh giải trí đang gặp khó khăn gì. Vì dụ, giờ hãng Nike đã hiểu Nike Plus không chỉ là một thiết bị cài trong giầy nó còn là một mạng lưới móc nối các khách hàng của hãng với nhau. Và trưởng phòng marketing tại Nike cho biết: Mọi người đang kéo đến trang của chúng tôi trung bình 3 lần một tuần. Chúng tôi không phải đến với họ nữa, đồng nghĩa với việc chi phí quảng cáo trên truyền hình giảm 57% cho hãng. Và ông nói thêm, " Việc của chúng tôi không phải nuôi sống các công ty truyền thông. Việc của chúng tôi là kết nối với khách hàng." Và các công ty truyền thông nhận ra khán giả cũng quan trọng. Đây là người đang thông báo phiên theo dõi thị trường mới từ Dow Jones. 100% do trải nghiệm người dùng cung cấp trên trang chủ, nội dung do người dùng cung cấp kết hợp với nội dung truyền thống. Hóa ta bạn có lượng khán giả và sự quan tâm lớn hơn nếu kết hợp với họ. Hay như Geoffrey Moore từng nói với tôi, Trong thời đại của blog, các thương hiệu cần sự tò mò trí tuệ. Và tôi nghĩ nó sắp diễn ra trong ngành kinh doanh giải trí. Một trong các người hùng của tôi là Ally Willis, nhạc sĩ người đã viết bài "The Color Purple" và là nhạc sĩ sáng tác giai điệu và nhạc blue, sau đây là ý kiến của cô về tình hình của giới nhạc sĩ. Ally Willis: Chúng ta là hàng triệu người hợp tác với nhau mong muốn bài hát vì khi máy móc coi chúng là spam thì chúng ta đang bỏ qua trọng tâm của truyền thông. PH: Để kết thúc ở đây, tôi muốn quay lại với Marshall McLuhan, cách đây 40 năm, đã làm việc với các khán giả đang phải trải qua nhiều đổi thay, và tôi nghĩ rằng hôm nay, Hollywood truyền thống và các nhà biên kịch đang nhào nặn cái đó giống như trước đây. Nhưng tôi khỏi cần nói với bạn điều đó, chúng ta hãy quay lại với anh ấy. Video: Chúng ta đang trong cuộc xung đột khủng khiếp giữa cái cũ và cái mới. Phương tiện truyền thông tác động đến mọi người nhưng nó không nhận thức đầy đủ về điều này. Nó không thực sự nhận thấy phương tiện truyền thông mới đang dần kết liễu nó. Luôn nghĩ đến truyền thông cũ vì truyền thông cũ luôn là nội dung của truyền thông mới, như phim ảnh là nội dung của truyền hình, và sách báo, các tác phẩm từng là nội dung của phim ảnh. Và mỗi lần phương tiện truyền thông mới ra đời, thì truyền thông cũ là nội dung và nó rất dễ quan sát và ghi nhận, nhưng việc truyền thông mới vừa đấm vừa xoa toàn bị lờ đi. PH: Tôi nghĩ đây là thời kỳ nô dich hóa. Có thêm nhiều DNA thô của ngành truyền thông được tung ra. Nội dung đang đi từ các show đến các hạt bị đánh đi đánh lại, và nội dung là một phần của giao tiếp xã hội, và thời đại của phục hưng và cơ hội đang đến. Và dù truyền hình có thể bị đánh bại nhưng cái đang được xây nên chính là dạng truyền thông mới cực kỳ thú vị, và chúng ta có kết quả sát nhập của 2 ngành công nghiệp và một tư duy mới để nhìn nhận nó. Xin cảm ơn quý vị. "Từ đầu mỗi nhánh cây, mọc một quả sung tím to, một tương lai tuyệt diệu vẫy tay và nháy mắt... nhưng chọn một nghĩa là đánh mất hết những quả còn lại, và, khi tôi ngồi đó, không thể ra quyết định, những quả sung bắt đầu khô héo và chuyển đen, và, từng quả một, rơi bẹp xuống mặt đất nơi chân tôi." Trong đoạn trích từ tác phẩm "Lọ chuông" của Sylvia Plath, một thiếu nữ tưởng tượng một tương lai bất định - và đề cập đến nỗi sợ đưa ra những quyết định cai lầm khiến ta "tê liệt". Dù đã xét đến những nghề nghiệp khác, Plath lại theo con đường nghệ sĩ mà thơ ca là tiếng gọi. Với con mắt và ngòi bút sắc sảo của mình, các đồ vật thường ngày trở thành những hình thù ám ảnh: "một bức tượng mới trong một bảo tàng mới," một cái bóng trong gương, một thỏi xà bông. Thông minh, sắc sảo, và cực kì dí dỏm, Plath được chẩn đoán bị trầm cảm. Bà dùng thơ ca để khám phá những hình thái tư tưởng trong những ngôn từ thân mật nhất, và những viễn cảnh hớp hồn của cảm xúc, thiên nhiên, và nghệ thuật, liên tục cuốn hút và vang dội. Trong tập thơ đầu tiên, "Người khổng lồ," bà miêu tả cảm xúc về hư vô: "màu trắng: nó là màu của trí óc." Cùng lúc, bà tìm thấy sự an ủi trong thiên nhiên, từ "một làn sương xanh kéo dài mặt hồ," "những bông hoa trắng vươn lên và gục xuống," đến "những con vẹm tụ lại như những củ tỏi." Sau "Người khổng lồ," Plath xuất bản "Lọ chuông," tiểu thuyết duy nhất của bà, hư cấu khoảng thời gian làm việc cho tạp chí Mademoiselle lúc học đại học ở New York. Cuốn sách theo chân nữ chính Esther trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng, nhưng cũng bao gồm những chi tiết cực vui nhộn và mô tả sắc sảo về các bữa tiệc thời trang hợm hĩnh và những cuộc hẹn với đàn ông tẻ nhạt. Chẳng lâu sau khi cho xuất bản cuốn "Lọ chuông," Plath tự tử ở tuổi 30. Hai năm sau, tập thơ bà viết với bùng nổ sáng tạo trong những tháng trước khi chết được xuất bản dưới tên "Ariel." Được xem là kiệt tác, Ariel minh họa sự thật thà và trí tưởng tượng mà Plath đã thu thập để nắm bắt nỗi đau của mình. Trong số những bài thơ mạnh mẽ nhất của Ariel, "Nàng Lazarus," Plath khám phá những mong muốn tự tử của mình, một nhân vật trong kinh thánh đã sống lại từ cõi chết. Bà viết, "và tôi là một người hay cười / chỉ mới 30 tuổi/ Và như một con mèo, tôi có chín mạng." Nhưng bài thơ cũng là một minh chứng của sự sống còn: Tôi đứng lên với mái tóc đỏ/ Và tôi ăn đàn ông như không khí." Ngôn ngữ thản nhiên này đã biến Plath thành một chuẩn mực quan trọng cho nhiều độc giả và tác giả tìm kiếm cách phá vỡ sự im lặng quanh những vấn đề chấn thương, thất vọng, và giới tính. "Ariel" cũng chứa đầy suy ngẫm về tình yêu tan vỡ và sáng tạo. Đề bài thơ bắt đầu với "Ngưng trệ trong bóng tối/ Rồi một màu lam vô hình/ Giữa những núi đá và khoảng cách." Chúng tạo khung cảnh cho một chuyến cưỡi ngựa sáng sớm, một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của niềm vui tự do sáng tạo. Nhưng nó cũng chứa đầy hình tượng kỳ lạ như "tiếng khóc trẻ con tan chảy trong bức tường" và "một con mắt đỏ, cái vạc buổi sáng sớm." Sự tối tăm này âm hưởng suốt tập thơ, gồm nhiều ám chỉ đến thảm sát Do thái và máy bay Kamikaze gây tranh cãi. Cả vết tích của quãng thời gian tươi đẹp được miêu tả như giày vò tác giả: "Chồng và con tôi cười trong bức ảnh gia đình. Nụ cười của họ bám vào da tôi, những cái móc đang cười." Sự bất mãn trong nhà và sự ngược đãi của chồng là những chủ đề bất biến trong thơ văn về sau của Plath. Sau cái chết của bà, hắn thừa hưởng đất đai, và bị buộc tội hủy nhiều tác phẩm của Plath trước khi nó kịp xuất bản. Bất chấp nhiều sự bỏ sót và cái chết không đúng lúc của bà, điều đọng lại là một trong những khối tác phẩm tuyệt vời nhất của thơ ca thế kỉ 20. Dù tác phẩm có thể gây sửng sốt, giận dữ và tổn thương, Plath lại để người đọc là nhân chứng, không chỉ cho sự thật trong đời sống tâm lý của bà, mà còn cả khả năng siêu hạng biểu lộ những điều không thể. Ta đã biết về quá khứ của vũ trụ: Thuyết Big Bang dự đoán rằng vạn vật, thời gian và không gian đã bắt đầu từ một trạng thái vi nén từ 14 tỷ năm trước. Và ta biết về hiện tại: các nhà khoa học dõi theo chuyển động của các ngân hà nói rằng vũ trụ đang giãn nở với một tỷ lệ tăng tốc. Vậy tương lai thì sao? Liệu ta có biết vũ trụ này sẽ kết thúc thế nào? Các nhà vũ trụ học có ba câu trả lời đó là Big Freeze, Big Rip và Big Crunch. Để hiểu được ba trường hợp này, hãy tưởng tượng hai vật thể đại diện cho hai ngân hà. Một sợi dây cao su ngắn, chặt giữ chúng với nhau là sức hút của lực hấp dẫn. Cùng lúc, hai cái móc kéo chúng tách ra - là lực đẩy giãn nở của vũ trụ. Cơ chế này lặp đi lặp lại, bạn sẽ có một thứ tương tự vũ trụ thật. Kết quả của trận chiến giữa hai lực này xác định cách vũ trụ kết thúc. Big Freeze xảy ra nếu lực kéo chỉ đủ mạnh để kéo căng sợi cao su cho đến khi làm mất tính co giãn của nó. Sự giãn nở không thể xảy ra nhanh hơn, nhưng vũ trụ vẫn sẽ lớn hơn. Các cụm của ngân hà sẽ tách rời. Các vật thể bên trong các ngân hà - các mặt trời, hành tinh và các hệ mặt trời sẽ di chuyển xa khỏi nhau, cho đến khi các ngân hà tan rã thành các vật thể đơn lẻ trôi nổi trong không gian rộng lớn Ánh sáng mà chúng phát ra sẽ bị "Dịch chuyển đỏ" thành các sóng dài với năng lượng rất thấp và yếu, và lượng khí phát ra quá mỏng để tạo một ngôi sao mới. Vũ trụ sẽ trở nên tối và lạnh hơn, tiến đến một trạng thái đóng băng được biết đến là Big Chill hay cái chết nhiệt của vũ trụ. Nhưng nếu lực đẩy quá mạnh, kéo căng sợi dây cao su quá giới hạn co giãn, và giật đứt nó? Nếu sự giãn nở của vũ trụ vẫn tăng tốc, nó sẽ không chỉ vượt qua lực hấp dẫn - xé toạc các ngân hà và các hệ mặt trời mà còn các lực điện từ hạt nhân, lực yếu và lực mạnh hạt nhân, các lực giữ nguyên tử và hạt nhân với nhau Kết quả là, vật chất cấu tạo nên các ngôi sao vỡ thành các mảnh nhỏ. Cả các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử cũng sẽ bị phá hủy. Đó là Big Rip Còn trường hợp thứ ba khi sợi dây cao su chiến thắng thì sao? Điều đó tương ứng với một tương lai mà sức mạnh của lực hấp dẫn sẽ làm ngưng sự giãn nở của vũ trụ - và đảo ngược nó. Các ngân hà sẽ bắt đầu lao vào nhau, và khi kết lại với nhau sức kéo của lực hấp dẫn, thậm chí, còn mạnh hơn. Các ngôi sao sẽ lao vào nhau và va chạm. Nhiệt độ sẽ càng tăng lên khi không gian ngày càng chặt. Kích thước của vũ trụ sẽ co lại cho đến khi mọi thứ bị nén trong một không gian rất nhỏ mà thậm chí, các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử cũng sẽ bị nghiền cùng nhau. Kết quả là một vũ trụ vô cùng dày đặc, nóng và nén chặt - rất giống với trạng thái trước Big Bang. Đây chính là Big Crunch. Liệu điểm nhỏ vật chất này có thể phát nổ thành một Big Bang khác? Liệu vũ trụ sẽ giãn ra và co lại hết lần này đến lần khác xuyên suốt lịch sử của nó? Lý thuyết mô tả một vũ trụ như vậy gọi là Big Bounce. Thực tế, không có cách nào biết được bao nhiêu lần Big Bounce như vậy đã hay sẽ xảy ra trong tương lai. Mỗi lần Big Bounce sẽ dọn sạch mọi ghi chép về lịch sử vũ trụ trước đó. Khả năng nào sẽ thành hiện thật? Câu trả lời phụ thuộc vào hình dáng chính xác của vũ trụ, lượng năng lượng tối mà nó giữ, và sự thay đổi trong tốc độ giãn nở. Hiện tại, các quan sát của ta chỉ ra rằng ta sẽ tiến tới một Big Freeze. Nhưng tin tốt là ta chắc chắn có 10 đến 100 năm năng lượng trước khi cái lạnh hình thành - vậy nên, đừng vội tích trữ găng ấm. Cách đây vài năm MIT đã đưa ra một thực tế. Ken Hale, một nhà ngôn ngữ học, đã nói rằng trong số 6000 ngôn ngữ hiện đang được sử dụng trên Trái Đất, có đến 3000 là không được trẻ em sử dụng. Có nghĩa là qua mỗi thế hệ, chúng ta sẽ bị giảm tính đa dạng văn hoá đi phân nửa. Anh ấy lại tiếp tục nói rằng cứ mỗi hai tuần lại có một người già về chín suối mang theo tiếng nói cuối cùng của nền văn hoá đó. Có nghiã là nguyên một nền triết lý một khối kiến thức lớn về thế giới tự nhiên đã được thu thập qua kinh nghiệm sống hàng thế kỉ, theo đó biến mất. Cứ hai tuần, điều này lại diễn ra một lần. Trong 20 năm qua, từ sau một lần đau răng, tôi đã đi vòng quanh thế giới và trở về với các câu chuyện về một vài người trong số này. Và điều mà lúc này tôi muốn làm là chia sẻ một vài câu chuyện đó với các bạn. Đây là Tamdin, một nữ tu 69 tuổi. Bà đã bị đẩy vào tù ở Tây Tạng trong hai năm vì tội dán một tấm áp phích bé xiú chống lại việc nước mình bị xâm lấn. Khi tôi gặp bà, bà vừa mới hoàn tất một cuộc bộ hành đi qua dãy Himalayas từ Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, để vào đất Nepal, ngang qua Ấn Độ trong 30 ngày để gặp lãnh tụ của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma sống ở Dharamsala, Ấn Độ. Thế là tôi chụp bức ảnh này 3 ngày sau khi bà đến nơi Bà mang đôi giày tennis xơ xác với các ngón chân chìa hết ra ngoài. Bà băng qua núi vào tháng Ba. Và ở độ cao 5640 mét vào tháng Ba, tuyết rất dày. Đây là Paldin. Paldin là một thầy tu 62 tuổi. Ông đã ngồi tù mất 33 năm. Và cả tu viện của ông đều bị ném vào tù vào thời có kháng chiến khi Đức Đạt Lai Lạt Ma phải rời Tây Tạng. Và ông bị đánh đập, bỏ đói, tra tấn -- mất hết răng khi ở trong tù. Khi tôi gặp Paldin, ông là một người đàn ông đứng tuổi, tử tế và nhẹ nhàng Và tôi thực sự bị ấn tượng -- lúc tôi gặp ông là chỉ mới 2 tuần sau khi ông ra tù -- mà bất kể tù tội bao năm tháng, ông lại giữ được phong thái như vậy. Thế là tôi ở Dharamsala gặp những người như thế. Tôi ở đó khoảng năm tuần và nghe những câu chuyện na ná nhau như thế này về dân tị nạn tháo chạy khỏi Tây Tạng vào đất Dharamsala. Tình cờ là vào tuần thứ năm, có một buổi thuyết giảng công chúng của Đức Đạt Lai Lạt Ma Và tôi đứng ngắm một đám đông toàn sư và nữ tu, nhiều người trong số họ tôi vừa phỏng vấn và nghe chuyện của họ xong. Tôi ngắm nhìn gương mặt họ. Và họ đưa chúng tôi một chiếc đài FM nhỏ để có thể nghe bài dịch những lời thuyết giảng của Đức Lạt Ma. Và điều Người nói đó là: hãy đối xử với kẻ thù như thể họ là những món trang sức quý báu, vì chính kẻ thù là người giúp bạn xây dựng đức khoan dung và lòng kiên nhẫn trên con đường đi đến sự khai sáng. Điều đó làm tôi hết mực ngỡ ngàng đây chính là những người không biết trải qua bao nhiêu cay đắng. Thế là hai tháng sau, tôi tới Tây Tạng và bắt đầu phỏng vấn người ở đây và chụp ảnh họ. Đó là công việc của tôi. Tôi phỏng vấn và chụp chân dung người. Và rồi có một cô bé. Tôi chụp ảnh em ở trên đỉnh Chùa Jokkhang. Tôi chụp lén vì chụp ảnh Đức Lạt Ma ở Tây Tạng là phạm pháp -- đó là cách nhanh nhất để bị bắt. Thế nên tôi chụp lén Đức Lạt Ma ra một mớ các bức ảnh nhỏ cỡ ví tay và phát cho mọi người. Và khi tôi đưa ảnh cho họ, họ hoặc là áp nó vào tim hoặc đặt lên đầu và giữ nó ở đó. Lúc đó, cách đây 10 năm về trước, là 36 năm sau khi Đức Lạt Ma rời khỏi Tây Tạng. Thế là Tôi lân la phỏng vấn người ở đây và chụp ảnh họ Đây là Jigme và chị gái Sonam. Cả hai sống trên Chang Tang, vùng Cao nguyên Tây Tạng ở xa về phía tây của đất nước. Độ cao là 5180 mét. Và cả hai vừa mới đi từ đồng cỏ ở độ cao 5486 mét xuống. Lại y như vậy: tôi đưa cho cô bé bức ảnh, em giơ bức ảnh lên giữ trên trán. Thường những lúc như thế, tôi hay đưa ảnh Polaroids vì còn phải sắp xếp ánh sáng, và kiểm tra đèn đóm. Khi tôi đưa cho em một bức Polaroid, em hét lên và chạy biến vào lều. Đây là Tenzin Gyatso, lúc 2 tuổi, cậu được phát hiện là hiện thân của Đức Bồ Tát trong gia đình một nhà nông ở một chốn khỉ ho cò gáy. Năm lên 4 tuổi, cậu được phong là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Thời niên thiếu, cậu chứng kiến đất nước bị xâm lăng và phải đối mặt với nó trong vai trò là người lãnh đạo đất nước. Tám năm sau, khi người ta phát hiện ra có một âm mưu ám sát cậu, họ hoá trang cậu thành một người hành khất, và lén đưa cậu ra khỏi nước trên lưng một con ngựa theo đúng lộ trình mà Tamdin đã thực hiện. Cậu ở lại đó - và từ đó, chẳng bao giờ đặt chân lại vào đất nước mình. Và nếu bạn nghĩ đến người đàn ông này 46 năm sau vẫn giữ nguyên cách ứng phó ôn hoà đối với vấn đề nhân quyền và chính trị nghiêm trọng này. Những người trẻ những người Tây Tạng trẻ, đang bắt đầu nói với nhau: cái này vô tác dụng Bạn biết đấy, bạo lực hiện nay là một công cụ chính trị thịnh hành. Vậy mà ông vẫn giữ vững thế đứng của mình. Đây chính là biểu tượng cho phi-bạo-lực trong thế giới của chúng ta -- một trong những biểu tượng sống mà ta có. Còn đây là một người lãnh đạo dân tộc khác. Đây là Moi. Đây là vùng Amazon thuộc nước Ecuado. Moi 35 tuổi. Và khu vực này thuộc rừng Amazon của Ecuado -- năm 1972, người ta phát hiện ra dầu. Trong thời điểm này - kể từ đó - lượng dầu tràn trong khu vực bé xíu này của Amazon bằng hoặc gấp đôi lượng dầu tràn trong vụ tai nạn Exxon Valdez. Các bộ tộc trong khu vực này, do đó, phải di chuyển lập tức. Và Moi thuộc bộ tộc Huaorani. Bộ tộc này nổi tiếng rất hung dữ - người ta gọi là "auca". Họ dùng giáo và ống thổi tên để ngăn các nhà địa chấn và công nhân khai thác dầu. Tôi - chúng tôi tôi đi cùng một đội đã ở trong rừng sâu với họ trong 2 tuần xem họ săn bắn. Ảnh này chụp trong một cuộc săn khỉ, săn bằng phi tiêu tẩm độc ở mũi. Và sự hiểu biết của những con người này về môi trường thiên nhiên thật đáng kinh ngạc. Họ có thể nghe, ngửi, và nhìn thấy những thứ tôi không thể thấy. Tôi thậm chí không thấy những con khỉ mà họ đang phóng phi tiêu để bắt. Đây là Yadira. Yadira mới chỉ 5 tuổi. Cô bé thuộc một bộ tộc sống gần người Huaorani. Bộ tộc của em phải di chuyển ba lần trong 10 năm vừa rồi vì dầu tràn. Chúng ta chẳng bao giờ nghe đến chuyện đó. Và vụ xâm hại gần đây nhất mà những con người này phải chịu đó là một phần của Kế hoạch Colombia. Chúng ta đang phun Paraquat hay Round Up hay gì đó -- ta đang hủy hoại hàng ngàn héc ta cây cối ở vùng Amazon thuộc nước Ecuado cho cuộc tranh giành dược phẩm. Và chính những người này là người phải đỡ lấy gánh nặng của nó. Đây là Mengatoue. pháp sư của bộ tộc Huaorani. Ông nói với chúng tôi. Các anh biết đấy, tôi giờ đã già, tôi bắt đầu thấy mệt, tôi mệt mỏi vì phải phóng lao vào những người công nhân khai thác dầu. Tôi chỉ ước họ hãy đi đi. Và thường thì tôi đi một mình khi làm việc. Nhưng trong chuyến đó, tôi dẫn một chương trình cho Discovery, khi đi tới đó cùng đội, tôi có hơi lo ngại về việc phải đi vào với một đám người, đặc biệt là khi thâm nhập sâu vào bộ tộc Huaorani. Và hoá ra những người này đã dạy tôi vài điều về cách hoà nhập cùng người bản xứ. (Cười) Một trong những điều tôi làm ngay trước vụ 11/9 vaò tháng Tám năm 2001 tôi dẫn con trai mình là Dax lúc đó nó 16 tuổi tôi dẫn cháu tới Pakistan. Bởi vì, thoạt tiên, bạn biết đấy, tôi đã dẫn cháu đi cùng một số chuyến tôi muốn cháu thấy những người phải sống với một đô mỗi ngày hoặc ít hơn. Tôi muốn cháu trải nghiệm thế giới đạo Hồi. Và tôi muốn nó nhìn thấy nhiều thứ. Tôi chuẩn bị tới đó để làm việc cùng một nhóm người để ghi lại câu chuyện về một nhóm người có tên là Kalash. Đó là một nhóm người theo thuyết duy linh - khoảng 3000 người sống ở một vùng rất nhỏ xung quanh là người đạo Hồi. Chỉ còn lại 3000 người Kalash. Những con người tuyệt vời. Và đó là một trải nghiệm rất tốt cho con tôi. Cháu thức cả đêm cùng họ, đánh trống và khiêu vũ. Cháu còn mang theo một quả bóng và mỗi đêm, ở ngôi làng nhỏ này, chúng tôi chơi bóng. Rồi chúng tôi lên núi gặp pháp sư của họ. Nhân tiện, Mengatoue cũng là pháp sư ở bộ tộc anh ấy. Còn đây là John Doolikahn, pháp sư của người Kalash. Ông sống trên núi ngay sát biên giới với Afghanistan. Thật ra, ở phiá bên kia là vùng Tora Bora vùng mà người ta cho là Osama bin Laden đang ở. Đây là khu thổ dân. Chúng tôi theo dõi và ở với John Doolikahn. Và vị pháp sư - tôi đã thực hiện một loạt ảnh về saman giáo, là một hiện tượng thú vị. Nhưng ở khắp thế giới các pháp sư có cách lên đồng khác nhau. Ở Pakistan thì họ đốt là cây bách xù rồi hiến tết một con thú, rưới máu nó lên lá cây rồi hít khói vào. Tất cả họ hướng tới các vị thần núi để cầu nguyện trong lúc lên đồng. Tôi nghĩ, cho trẻ em làm quen với nhiều hiện thực khác nhau là một điều quan trọng. Như Dan Dannett đã nói buổi hôm kia -- rằng một chương trình học cho phép các em học nhiều tôn giáo khác nhau -- sẽ tạo ra cách suy nghĩ linh động -- cho trẻ em trí óc linh hoạt để hiểu nhiều hệ tín ngưỡng khác nhau. Tôi nghĩ điều đó rất cần thiết cho thế giới hiện nay khi chúng ta chứng kiến nhiều mâu thuẫn tín ngưỡng đang xảy ra Và những hậu quả an ninh mà chúng để lại cho con người. Năm năm trước chúng tôi đã làm điều này: chúng tôi khởi xướng một chương trình kết nối trẻ em ở các cộng đồng bộ tộc thiểu số với trẻ em ở Mỹ. Đầu tiên, chúng tôi bắt liên hệ cho một vùng ở Navajo Nation với một lớp học ở Seatle. Hiện nay, chúng tôi đã có 15 trụ sở. Một ở Kathmandu, Nepal; ở Dharamsala, Ấn Độ; ở Takaungu, Kenya -- Takaungu có một phần ba là người Cơ Đốc, một phần ba Hồi Giáo và một phần ba theo thuyết duy linh. Ngoài ra, còn có trụ sở ở Ollantaytambo, Peru và Làng Arctic, Alaska. Đây là Daniel, một trong những học sinh của chúng tôi tại Làng Arctic, Alaska. Em sống trong một lều gỗ nhỏ không có nước, không có lò sưởi -- không có cửa sổ nhưng có Internet tốc độ cao. Đây là -- cái này đang lan ra khắp chốn -- đây là trụ sở của chúng tôi ở Ollantaytambo, Peru, cách đây bốn năm khi bọn trẻ lần đầu tiên thấy những chiếc máy tính đầu tiên của chúng. Giờ thì các em đã có máy vi tính trong lớp học. Và cách chúng tôi làm là chúng tôi dạy bọn trẻ kể chuyện bằng kỹ thuật số. Chúng tôi khích lệ các em kể về những vấn đề trong cộng đồng của mình những vấn đề mà các em quan tâm. Tấm này chụp ở Peru, khi các em kể về một dòng sông mà các em đã dọn sạch. Chúng tôi làm những điều này trong các buổi hội thảo, chúng tôi mang đến những người muốn học cách thức và quy trình kể chuyện bằng kỹ thuật số, và để họ làm việc với bọn trẻ. Chỉ trong năm ngoái, chúng tôi đã thu nhận một nhóm trẻ vị thành niên và đạt được kết quả tốt nhất. Và mơ ước của chúng tôi là mang các em vị thành niên lại với nhau để các em có thể trải nghiệm việc phục vụ cộng đồng và trải nghiệm nền văn hoá của nhau, trong khi dạy cho các trẻ em khác và giúp họ xây dựng nền tảng cộng đồng ở các vùng này. Đây là cảnh dạy Photoshop trong một làng ở Dharamsala của trẻ em Tây Tạng. Chúng tôi có trang web, nơi tất cả các em đều có trang chủ. Đây là phim của các em. Có khoảng 60 bộ phim mà các em này đã làm. Và chúng khá xuất sắc đấy. Tôi muốn cho các bạn thấy điều này -- sau khi yêu cầu các em làm phim, chúng tôi tổ chức một đêm chiếu phim cho cộng đồng. Đây là ở Takaungu -- chúng tôi có một máy phát và một máy chiếu kỹ thuật số. Chúng tôi chiếu phim lên một kho thóc, và chiếu một trong những bộ phim của các em. Nếu có cơ hội, bạn có thể lên trang web của chúng tôi và sẽ thấy những tác phẩm xuất sắc của các em nhỏ này. Một điều nữa là: tôi muốn mang lại tiếng nói cho những dân tộc thiểu số. Đó là một trong những động lực lớn. Nhưng một động lực khác, đó chính là bản chất hạn hẹp, thiển cận của đất nước chúng ta. National Geographic vừa làm Cuộc nghiên cứu Roper về các đối tượng từ 18 đến 26 tuổi ở đất nước chúng ta và ở chín nước công nghiệp khác. Cuộc nghiên cứu đó tốn đến hai tỉ đô. Và nước Mỹ xếp hạng gần chót về kiến thức địa lý. 70 phần trăm thanh niên không thể chỉ ra vị trí của Afghanistan hay Irap trên bản đồ. 60 phần trăm không tìm thấy Ấn Độ. 30 phần trăm không tìm thấy Thái Bình Dương. Và đây là một cuộc khảo sát được tiến hành cách đây chỉ vài năm. Đến đây, với một vài phút còn lại, tôi muốn cho các bạn xem một đoạn phim một học sinh đã làm ở Guatemala. Chúng tôi vừa có một hội thảo tại Guatemala. Một tuần trước khi chúng tôi đến buổi hội thảo, một vụ lở đất lớn do Bão Stan gây ra vào tháng Mười năm ngoái đã chôn sống 600 người trong làng. Và em bé này sống trong ngôi làng đó -- lúc chuyện xảy ra, em không có mặt ở đó -- và đây là bộ phim ngắn em đã gom góp được về biến cố này. Trước khi làm bộ phim này, em chưa được thấy chiếc máy tính nào. Chúng tôi đã dạy Photoshop cho cậu bé và -- Ừ, bật lên được rồi. Đây là một đoạn tụng đám ma cổ của người Maya mà cậu bé có được từ ông ngoại. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin chào buổi chiều, buổi tối, hay thế nào cũng được. Chúng ta có thể chào jambo (Swahili), guten Abend (Đức), bonsoir (Pháp), nhưng cũng có thể là ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh, ooh. Đó là tiếng những con tinh tinh kêu trước khi chúng đi ngủ vào buổi tối. Bạn có thể nghe thấy nó vang từ bên này đến bên kia thung lũng, từ bầy đàn này đến bầy đàn kia. Và tôi muốn tiếp nối bài nói của mình tối nay từ chỗ mà Zeray đã để lại hôm qua. Anh ấy nói về một đứa trẻ 3 tuổi tuyệt vời thuộc lớp vượn cổ phương nam, Selam. Và chúng ta cũng nói đến lịch sử, hệ gia phả của loài người thông qua việc nghiên cứu DNA. Và về nhà cổ sinh vật học đã mất, Louis Leakey, người đã đưa tôi đến con đường nghiên cứu về loài tinh tinh. Vào thời đó, đó là điều khá đặc biệt. Bây giờ đó là điều khá bình thường, thế nhưng lý lẽ của anh ấy là -- bởi vì anh ấy đang nghiên cứu về những di tích hóa thạch của những người tiền sử ở Châu Phi. Và các bạn có thể kể cả loạt thứ về việc họ trông như thế nào từ những mẩu hóa thạch, từ hình dáng của các phần nối cơ, điều gì đó về cách họ đã sống từ các đồ tạo tác được tìm thấy cùng với họ. Thế nhưng còn về hành vi của họ thì sao? Đó là cái mà anh ta muốn biết. Và tất nhiên, hành vi thì không hóa thạch. Ông đã lập luận -- và giờ nó là một lý thuyết khá thông dụng -- rằng nếu chúng ta tìm thấy những mô hình hành vi giống hoặc như nhau ở những họ hàng gần nhất của chúng ta, những loài vượn, và con người ngày nay, thì có thể những hành vi đó cũng tồn tại ở những tổ tiên nửa-vượn-nửa-người từ khoảng 7 triệu năm về trước. Và sau đó, có thể chúng ta sẽ đem những đặc điểm ấy trở về lại với chúng ta từ thời quá khứ xa xưa, xa xưa ấy. Nếu các bạn nhìn vào sách giáo khoa hiện nay nói về sự tiến hóa của con người, bạn sẽ bắt gặp rất thường xuyên những suy đoán về cách những người tiền sử cư xử, dựa trên hành vi của loài tinh tinh. Chúng giống chúng ta hơn bất kỳ loài sinh vật nào khác, và chúng ta đã nghe về điều đó trong suốt Hội nghị TED kỳ này. Thế nên điều còn sót lại cho tôi chú thích về những mặt mà loài tinh tinh rất giống với chúng ta, là ở khía cạnh hành vi của chúng. Mỗi con tinh tinh đều có tính cách riêng. Tất nhiên, tôi đặt tên cho chúng. Chúng có thể sống đến 60 tuổi hoặc hơn, mặc dù chúng tôi nghĩ hầu hết bọn chúng có thể không sống tới 60 trong tự nhiên. Mr. Wurzel. Con cái sinh con đầu lòng khi 11 hoặc 12 tuổi. Sau đó, 5 hay 6 năm nó mới sinh một lần, một thời kỳ thơ ấu bảo hộ kéo dài khi đứa trẻ được chăm sóc, được ngủ với mẹ vào mỗi tối, và được mẹ cõng trên lưng. Và chúng tôi tin rằng thời kỳ thơ ấu kéo dài đó quan trọng đối với loài tinh tinh, cũng như chúng ta, trong việc học hỏi Vì não bộ trở nên ngày càng phức tạp theo quá trình tiến hóa của những dạng động vật khác nhau, chúng tôi nhận ra việc học hỏi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử sống của một cá nhân. Những con tinh tinh trẻ dành rất nhiều thời gian để quan sát những con lớn tuổi. Chúng tôi hiện biết rằng chúng có thể bắt chước những hành vi chúng nhìn thấy. Và chúng tôi tin rằng đó là cách mà những hành vi sử dụng công cụ khác nhau - hiện đang thấy ở tất cả những cộng đồng tinh tinh được nghiên cứu ở Châu Phi -- cách những điều này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua quan sát, bắt chước và tập luyện, từ đó chúng ta có thể mô tả những hành vi sử dụng công cụ này là văn hóa sơ khai. Loài tinh tinh không có ngôn ngữ nói. Chúng ta đã nói về điều đó rồi. Chúng thực hiện những màn biểu diễn dáng bộ và cử chỉ rất phong phú, nhiều trong số chúng giống nhau, hay thậm chí giống hệt chúng ta và hình thành trong cùng ngữ cảnh. Chúng ôm chào nhau. Chúng cũng hôn, bắt tay, vỗ vào lưng nhau. Chúng đi nghênh ngang và ném đá. Trong cộng đồng tinh tinh, chúng tôi tìm thấy rất nhiều ví dụ về lòng trắc ẩn, tiền thân của tình yêu và lòng vị tha chân chính. Không may thay, chúng, cũng giống như chúng ta, có những mặt tối trong bản chất. Chúng có thể cực kỳ hung hăng, thậm chí là một dạng chiến tranh sơ khai. Và những hành vi hung hăng này, phần lớn, xuất phát từ việc chống lại những con trong bầy đàn ở khu vực kế cận. Chúng rất hung hăng về mặt lãnh thổ. Tôi tin rằng loài tinh tinh, hơn hẳn những loài sinh vật sống khác, giúp chúng ta hiểu được rằng, cuối cùng, chẳng có đường biên rõ ràng nào giữa con người và thế giới muôn thú còn lại. Đó là một đường phân cách rất mờ nhạt, và ngày càng trở nên mờ nhạt khi chúng ta càng quan sát chúng. Một nghiên cứu mà tôi bắt đầu từ năm 1960 hiện vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Và loài tinh tinh, với cuộc sống xã hội phức tạp của chúng nơi hoang dã, đã giúp -- hơn bất kỳ điều gì khác -- cho chúng ta nhận ra chúng ta là một phần, chứ không phải được tách biệt khỏi, những thú vật tuyệt vời mà chúng ta cùng chia sẻ hành tinh này. Vì thế thật đáng buồn khi biết được rằng loài tinh tinh, cũng như các sinh vật khác trên thế giới, đang đánh mất môi trường sống của chúng. Đây chỉ là một tấm ảnh từ trên không, nó cho chúng ta thấy vùng cao nguyên rừng rậm của Gombe. Và đó là khi tôi bay qua toàn bộ khu vực, khoảng 16 năm về trước, và nhận ra rằng ngoài khu công viên, khu rừng này, vào năm 1960 đã trải dài hầu như không dứt dọc suốt vùng bờ phía Đông của hồ Tanganyika, hiện giờ chỉ còn là khu Công viên quốc gia Gombe nhỏ bé, rộng 48 km vuông, một câu hỏi dấy lên trong tâm trí tôi. "Làm thế nào mà chúng ta có thể cố gắng bảo vệ loài tinh tinh nổi danh này, khi người dân sống quanh khu Công viên quốc gia đang phải vật lộn để tồn tại?" Số lượng dân cư sinh sống ở đó vượt quá khả năng chịu đựng của vùng đất. Dân số tăng do những người tị nạn tràn qua từ Burundi và từ phía bên kia hồ từ Congo. Và đó là những người dân rất nghèo - họ không đủ tiền để mua thức ăn ở nơi khác. Điều này đưa đến một chương trình, mà chúng tôi gọi là TACARE. Đây là một phương pháp toàn diện để cải thiện cuộc sống của những người dân làng sống xung quanh khu công viên này. Dự án bắt đầu chỉ với 12 làng. Hiện nay là 24. Không có thời gian để nói chi tiết, nhưng nó bao gồm những thứ như vườn ươm cây, phương pháp canh tác thích hợp với vùng đất bị thoái hóa như hiện nay, hầu hết là hoang mạc kéo dài đến tận những ngọn núi này. Những phương pháp kiểm soát, ngăn chặn sự sói mòn đất. Những phương pháp cải tạo các khu vực canh tác bị lạm dụng, để trong vòng 2 năm chúng có thể tái sản xuất được. Những hoạt động để giúp người dân kiếm được nước sạch từ giếng. Có thể là xây dựng một số lớp học. Quan trọng nhất, tôi tin, là hợp tác với các nhóm nhỏ phụ nữ, mang đến cho họ cơ hội sử dụng các khoản vay tín dụng vi mô. Và chúng tôi nhận được, như trường hợp trên toàn thế giới, khoảng 95 phần trăm tất cả các khoản vay được gửi trả. Trao thêm quyền cho những người phụ nữ, hợp tác giáo dục, cấp học bổng cho các bé gái để các em có thể hoàn tất bậc trung cấp cơ sở, với sự hiểu biết rõ ràng rằng, trên khắp thế giới, khi giáo dục dành cho nữ giới được cải thiện, quy mô gia đình sẽ giảm. Chúng tôi còn cung cấp thông tin về kế hoạch hóa gia đình và HIV/AIDS Và nhờ vào kết quả chương trình này, điều gì đó cho sự bảo tồn bắt đầu diễn ra, Điều đang diễn ra là những nông dân sinh sống ở 24 ngôi làng này, thay vì nhìn vào chúng tôi như là một đám da trắng đến để tìm hiểu về một đám khỉ -- nhân tiện, nhiều nhân viên hiện nay là người Tanzania -- nhưng khi chúng tôi tiến hành chương trình TACARE, đã có một nhóm người Tanzania đi vào các ngôi làng. Đã có một nhóm người Tanzania trò chuyện với những người dân, hỏi xem họ quan tâm đến điều gì. Liệu họ có quan tâm đến việc bảo tồn không? Hoàn toàn không. Họ quan tâm đến sức khỏe; họ quan tâm đến giáo dục. Và thời gian trôi qua, khi cuộc sống của họ bắt đầu được cải thiện, họ bắt đầu hiểu hơn về sự cần thiết của việc bảo tồn. Họ bắt đầu hiểu được rằng vì khu vực đỉnh đồi bị trọc, nên họ nhận được tình trạng xói mòn và sạt lở đất tồi tệ như thế này. Hiện nay, chúng tôi đang phát triển cái gọi là Hệ đại sinh thái Gombe. Đây là khu vực nằm ngoài Công viên quốc gia, mở rộng ra khắp tất cả những vùng đất bị thoái hóa. Và khi những cư dân này có một mức sống tốt hơn, họ đồng ý không đụng đến 10 đến 20% diện tích đất của họ trên những cao nguyên để một lần nữa, khi cây cối mọc trở lại, loài tinh tinh sẽ có những hành lang xanh nơi mà chúng có thể di chuyển xuyên qua để tiếp xúc -- vì chúng cần phối giống -- với những nhóm còn lại ngoài khu vực Công viên quốc gia. Thế nên TACARE là một sự thắng lợi. Chúng tôi đang cho sao chép nó ở các vùng khác của Châu Phi, quanh những khu vực hoang dã khác nơi đang phải đối mặt với sức ép dân số nặng nề. Tuy nhiên, những vấn đề ở Châu Phi, như chúng ta đã và đang thảo luận trong suốt những ngày vừa qua tại TED, là những khó khăn chính yếu. Nơi đó đầy rẫy nghèo đói. Và khi bạn có một số lượng lớn dân cư sống ở những vùng đất cằn cỗi, đặc biệt khi bạn chặt hạ cây cối, và để lại đất trơ ra cho gió làm bạc màu, và những cư dân tuyệt vọng ấy lại càng chặt nhiều cây cối hơn, để họ có thể trồng lương thực cho bản thân và gia đình, điều gì sẽ xảy ra? Điều gì đó phải cho đi. Và những vấn đề khác -- không chỉ ở Châu Phi, nhưng ở thế giới đang phát triển còn lại, thật sự là vậy, khắp mọi nơi -- chúng ta đang làm gì với hành tinh này? Bạn biết không, nhà khoa học nổi tiếng, E.O.Wilson đã nói rằng nếu tất cả mọi người trên hành tinh này đạt được mức sống trung bình của người Châu Âu hay Mỹ, chúng ta cần thêm 3 hành tinh mới nữa. Hiện nay, họ bảo là 4. Nhưng chúng ta không có chúng mà chỉ có mỗi quả Đất thôi. Và điều gì đã xảy ra? Ý tôi, câu hỏi ở đây là, chúng ta -- có thể được xem là loài thông minh nhất từng bước đi trên mặt đất này, với một trí óc phi thường, có năng lực về khoa học -- được minh chứng rất rõ thông qua những buổi tọa đàm TED, nhưng lại đang phá hủy ngôi nhà duy nhất mà chúng ta có. Những người bản xứ ở khắp nơi trên thế giới, trước khi ra một quyết định quan trọng, họ thường ngồi lại với nhau và tự hỏi rằng, "Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến 7 thế hệ con cháu của chúng ta như thế nào? Ngày nay, những quyết định lớn -- tôi đặc biệt không nói đến Châu Phi ở đây, nhưng là các nước phát triển -- những quyết định quan trọng trị giá hàng triệu đô, hàng triệu con người, lại thường dựa vào, "Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc họp cổ đông kỳ tới như thế nào?" Các quyết định này tác động đến Châu Phi. Khi bắt đầu chuyến du hành quanh Châu Phi nói về các vấn đề mà loài tinh tinh phải đối mặt, về các cánh rừng đang biến mất, tôi nhận ra ngày càng nhiều những vấn đề khó khăn của Châu Phi là xuất phát từ giai đoạn bóc lột thuộc địa trước kia. Vì thế tôi bắt đầu đi ra ngoài Châu Phi, tọa đàm ở Châu Âu, trò chuyện ở Mỹ, đến Châu Á. Và những vấn đề khó khăn tồi tệ này có ở khắp mọi nơi. Bạn biết những điều mà tôi đang nói đến. Tôi đang nói đến sự ô nhiễm. Không khí chúng ta thở đầu độc chúng ta. Đất đầu độc thức ăn của chúng ta. Nước -- nước có thể là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong thế kỷ này -- và ở khắp mọi nơi - nước đang bị ô nhiễm bởi nông nghiệp, công nghiệp và hóa chất gia dụng vẫn ngày ngày được phun ra trên khắp thế giới, dường như mất khả năng mang lại lợi nhuận từ kinh nghiệm đã qua. Những cây đước bị chặt bỏ; ảnh hưởng đến những thứ như sóng thần đang dần tồi tệ. Chúng ta đã nói đến sự thoái hóa đất đai. Chúng ta thiếu thận trọng trong việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch cùng với cái gọi là các khí ga nhà kính khác, gây nên sự biến đổi khí hậu. Cuối cùng, trên khắp thế giới, con người bắt đầu tin rằng có điều gì đó không ổn với thời tiết của chúng ta. Ở khắp mọi nơi trên thế giới, khí hậu bị đảo lộn. Và người nghèo là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Châu Phi hiện đã phải hứng chịu rồi. Nhiều vùng cận Sahara Châu Phi, hạn hán cực kỳ tồi tệ. Và khi mưa đến, nó lại thường gây nên lũ lụt đè nặng thêm tình cảnh túng quẫn cùng chu kỳ của nghèo, đói, và bệnh tật. Lượng dân cư hiện đang sống ở vùng mà đất đai không thể cung ứng đủ, những người quá nghèo để có tiền mua thứ ăn, những người không thể dời đi bởi toàn bộ đất đã bị thoái hóa. Thế nên bạn nhận được sự sa mạc hóa -- dần dần, dần dần, dần dần đến khi những cái cây cuối cùng bị đốn hạ. Và những thứ thế này không chỉ có ở Châu Phi. Nó ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều đó chẳng khiến tôi ngạc nhiên khi mà tôi đã đi khắp thế giới gặp gỡ biết bao bạn trẻ dường như đánh mất hết hy vọng. Dường như chúng ta đã đánh mất đi sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của cha ông. Tôi đã đặt câu hỏi. "Tại sao?" Chà, bạn có nghĩ có sự mất kết nối nào đó giữa bộ não thông minh phi thường này, kiểu trí óc mà những công nghệ tại TED đã minh họa, và trái tim con người? Hãy nói về điều đó không theo cái nhìn khoa học, mà là về tình yêu và lòng trắc ẩn. Liệu có sự chia cắt nào chăng? Và những người trẻ này, khi tôi nói chuyện với họ, cơ bản thì họ buồn phiền, hay thờ ơ, hay chua xót và giận dữ. Và họ nói nhiều hay ít thì cũng đều giống nhau. "Chúng tôi thấy vậy vì các người đã làm hại tương lai chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì." Chúng ta đã làm hại tương lai của chúng. Tôi có 3 đứa cháu nhỏ, và mỗi khi tôi nhìn chúng và nghĩ chúng ta đã làm tổn hại hành tinh đẹp đẽ này ra sao từ khi tôi ở tuổi chúng, Tôi cảm thấy được sự tuyệt vọng ấy. Điều đó dẫn đến chương trình mà chúng tôi gọi là "Gốc và chồi" đã khởi động tại đây - ở Tanzania và hiện nay lan rộng đến 97 nước trên khắp thế giới. Đây là một hình ảnh tượng trưng. Gốc tạo nền tảng vững chắc. Chồi trông nhỏ bé; để vươn đến mặt trời chúng phải xuyên qua được bức tường gạch. Hãy xem bức tường gạch như mọi vấn đề mà chúng ta đang đối mặt trên toàn cầu, môi trường và xã hội. Đây là một thông điệp của hy vọng. Hàng trăm, hàng ngàn người trẻ trên khắp thế giới có thể đột phá và có thể tạo nên thế giới tốt đẹp hơn cho mọi loài sinh vật sống. Thông điệp quan trọng nhất của 'Gốc và Chồi' là: mỗi người trong chúng ta tạo nên một điều khác biệt, trong mỗi ngày sống. Chúng ta có một lựa chọn. Mỗi người chúng ta trong căn phòng này, chúng ta có một lựa chọn là điều khác biệt chúng ta muốn tạo nên là gì. Những người bần cùng không có lựa chọn. Nó tùy thuộc vào việc chúng ta có thay đổi để người nghèo cũng có thể chọn lựa. Các nhóm 'Gốc và Chồi' đều chọn 3 dự án. Tùy thuộc vào độ tuổi của họ, quốc gia, việc họ sống ở thành phố hay nông thôn, để lựa chọn loại dự án. Tuy nhiên về cơ bản, chúng tôi hiện nay có các chương trình từ mẫu giáo tới đại học. với ngày càng nhiều người trưởng thành khởi động nhóm 'Gốc và Chồi' của riêng họ. Và mỗi nhóm chọn ra, trong số chúng, 3 kiểu dự án khác nhau để xây dựng một thế giới tốt hơn, nhận ra rằng tất cả những vấn đề khó khăn này đều liên kết và tác động lẫn nhau. Một trong số các dự án sẽ là để giúp đỡ cộng đồng của riêng họ. Và sau đó, nếu có khả năng, họ có thể gây quỹ để giúp đỡ các cộng đồng khác và những khu vực khác trên thế giới. Một dự án nữa sẽ dùng để giúp các loài động vật - không chỉ là hoang dã. mà còn là các loài động vật nuôi nữa. Dự án còn lại sẽ dùng để trợ giúp môi trường mà chúng ta chia sẻ cùng nhau. Và một thông điệp được thêu dệt xuyên suốt những dự án này là học cách để sống hòa bình và hòa hợp bên trong bản thân chúng ta, trong gia đình, cộng đồng chúng ta, giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa các tôn giáo và giữa chúng ta với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần thế giới tự nhiên. Chúng ta ko thể tiếp tục phá hủy nó với tốc độ này. Chúng ta không có hành tinh nào khác ngoài hành tình này. Chỉ cần chọn ra một hay hai dự án ở ngay tại Châu Phi này mà những nhóm 'Gốc và Chồi' đang thực hiện, chỉ một hoặc hai dự án -- ở Tanzania, ở Uganda, Kenya, Nam Châu Phi, Congo-Brazzaville, Sierra Leone, Cameroon và những nhóm khác. Và như tôi đã nói, nó có ở 97 quốc gia trên khắp thế giới. Tất nhiên, họ trồng cây. Họ trồng rau hữu cơ. Họ làm việc ở những trại tị nạn, với những con gà và bán trứng để có một số tiền nhỏ, hay chỉ là dùng chúng để nuôi sống gia đình, và cảm thấy hãnh diện và có vị thế cao hơn, Vì không còn bất lực và dựa dẫm người khác nhờ vào rau và gà của họ. Nó được sử dụng ở Uganda để mang lại sự hỗ trợ tâm lý cho những binh lính trẻ em trước kia. Làm những dự án như thế này giúp chúng vượt ra khỏi bản thân. Một lần nữa, họ là những thành viên có ích của xã hội. Chương trình này cũng có mặt trong nhà tù. Không còn thời gian cho 'Gốc và Chồi' nữa. Nhưng -- à, họ còn làm việc với HIV/AIDS nữa. Đó là một phần quan trọng của 'Gốc và Chồi', với những đứa lớn kể cho đám nhỏ hơn nghe. Việc có thai ngoài ý muốn và những vấn đề tương tự, giới trẻ sẽ lắng nghe tốt hơn từ những người trẻ, hơn là người trưởng thành. Hy vọng. Đó là câu hỏi mà tôi đã nhận được khi đi vòng quanh thế giới. "Jane, bà đã thấy rất nhiều điều ghê sợ, bà đã chứng kiến số lượng tinh tinh bị sụt giảm từ khoảng 1 triệu con, vào buổi đầu thế kỷ, xuống còn không hơn 150,000 con hiện nay, và tương tự ở nhiều loài động vật khác. Rừng đang dần biến mất, sa mạc thay thế chúng. Bà thật sự có hy vọng không?" Ồ, có chứ. Bạn không thể đến một diễn đàn như TED mà không có hy vọng được, đúng không? Và tất nhiên, có hy vọng. Một là trí óc con người đáng kinh ngạc này. Và ý tôi, nghĩ về những công nghệ. Và tôi đã rất vui mừng khi cuối cùng đã có người nói đến những nhà vệ sinh ủ phân Đó là một trong những đề tài tôi ưa thích. Chúng ta dội tất cả nước xuống bồn cầu, thật kinh khủng. Và sau đó là nói đến năng lực tái sinh -- cực kỳ quan trọng. Chúng ta có quan tâm về hành tinh của con cái chúng ta không? Bao nhiêu người trong chúng ta có con cháu, cháu gái, cháu trai? Chúng ta có quan tâm đến tương lai của chúng? Và nếu quan tâm đến tương lai của chúng, chúng ta -- tầng lớp ưu tú trên thế giới, chúng ta có thể làm điều gì đó. Chúng ta có thể lựa chọn cách mình sống mỗi ngày. Thứ chúng ta mua. Thứ chúng ta mặc. Và chọn những lựa chọn với một câu hỏi, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh tôi? Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con tôi khi chúng lớn lên như thế nào? Hay cháu tôi, hay bất cứ điều gì. Thế nên trí óc, cùng với trái tim con người, chúng ta cùng chung tay khắp thế giới. Và đó là điều mà TED đang giúp sức rất tốt cùng với Google, và Esri đang hỗ trợ chúng tôi lập bản đồ vùng Công viên quốc gia Gombe. Tất cả những kỹ thuật chúng ta có thể dùng. Giờ hãy liên kết chúng lại, và nó đang bắt đầu rồi, phải không? Các bạn đã nghe về điều đó chiều nay. Nó đang bắt đầu diễn ra. Thay đổi, thay đổi. Để nhìn thấy thay đổi mà chúng ta phải có nếu chúng ta quan tâm đến tương lai. Và nguyên nhân tiếp theo để hy vọng -- thiên nhiên có khả năng hồi phục kỳ diệu. Bạn có thể lấy một vùng hoàn toàn bị phá hủy, với thời gian và có thể một chút trợ giúp, nó có thể tái sinh. Và một thí dụ là chương trình TACARE. Tôi đã kể cho các bạn, nơi một gốc cây dường như đã chết -- nếu bạn ngừng chẻ chúng để lấy củi, một việc vô nghĩa khi đã có một mảnh rừng. thì trong vòng 5 năm bạn có thể có một cái cây cao 9m Và những loài động vật, hầu hết đang trên bờ tuyệt chủng, có thể có một cơ hội thứ hai. Đó là quyển sách tới của tôi. Nó truyền cảm hứng. Và nó mang tôi đến với hạng mục cuối cùng của hy vọng, và chúng ta đã nghe về điều đó rất nhiều trong hai ngày cuối: tinh thần bất khuất của con người. Sự kiên cường của con người, sự hồi phục nhanh của tinh thần nhân loại, Thế nên những người mà bạn nghĩ rằng sẽ bị đánh bại bởi nghèo đói, hay bệnh tật, hay bất kỳ điều gì, có thể tự mình thoát khỏi nó, thỉnh thoảng với một sự trợ giúp, và góp sức mình cho xã hội, góp sức mình cho việc thay đổi thế giới. Và chỉ nghĩ đến một hoặc hai nhân vật thật sự rất truyền cảm hứng từ Châu Phi. Chúng ta có thể lập một danh sách dài, thế nhưng rõ ràng Nelson Mandela, nổi lên từ 17 năm ròng lao động chân tay nặng nhọc, 23 năm ròng bị cầm tù, với khả năng tha thứ tuyệt vời, mà ông đã có thể dẫn dắt đất nước thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi ác độc mà không cần phải đổ máu, Ken Saro-Wiwa, ở Nigeria, người đã đối đầu với những công ty dầu khí khổng lồ, đã bị hành quyết, mặc cho cộng đồng thế giới đã cố gắng hết sức có thể. Những nhân vật như thế này thật sự rất truyền cảm hứng. Những người như vậy là những tấm gương chúng ta cần cho bạn trẻ ở Châu Phi. Chúng ta còn cần những tấm gương về môi trường nữa, và hôm nay tôi đã nghe về một số trong họ. Thế nên tôi thật sự rất biết ơn cơ hội này để tôi chia sẻ thông điệp này một lần nữa, với mọi người tại TED Và hi vọng một số trong chúng ta có thể họp và nói về một vài chủ đề trong số này, đặc biệt là về chương trình 'Gốc và Chồi'. Và điều cuối cùng nữa là -- một phụ nữ trẻ đang chạy khắp khu vực trung tâm hội trường, Tôi đã gặp cô ấy hôm nay. Cô ấy đã rất phấn khích với tấm bằng chứng nhận. Cô ấy đã gia nhập chương trình 'Gốc và Chồi'. Cô ấy nằm trong ban lãnh đạo tại Dar es Salaam. Cô ấy nói rằng nó sẽ giúp cho công việc hiện tại của cô ấy. Và tôi cảm thấy cực kỳ vui mừng khi gặp cô ấy, và nhìn thấy rằng đó chỉ là một ví dụ về việc những người trẻ, một khi họ được trao quyền, trao cơ hội để hành động, để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, thực sự là hi vọng của chúng ta về ngày mai Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Giả sử hai người bạn Mỹ đang du lịch cùng nhau ở Italy. Họ đi xem tượng David của Michelangelo, khi cuối cùng cũng được đứng mặt đối mặt với bức tượng, cả hai đều lặng người. Anh bạn đầu tiên -- ta sẽ gọi anh ấy là Adam -- sững người trước vẻ đẹp của cơ thể con người hoàn hảo. Anh bạn thứ hai -- chúng ta gọi là Bill -- chết đứng bởi xấu hổ khi nhìn thẳng vào thứ ở giữa bức tượng. Vậy thì đây là câu hỏi dành cho các bạn: người nào trong số hai người trên sẽ bầu cho George Bush, người nào bầu cho Al Gore? Tôi không cần xem giơ tay bởi chúng ta đều có những ý niệm chung về chính trị. Chúng ta đều biết đó là Bill. Trong trường hợp này, ý niệm đó phù hợp với thực tế. Thực tế là những người theo chủ nghĩa tự do có nhiều hơn những người bảo thủ về sự cởi mở, chấp nhận trải nghiệm. Những người có nhiều sự cởi mở với trải nghiệm mới khao khát sự mới mẻ, đa dạng, những ý tưởng mới, du lịch. Những người ít cởi mở thích những điều quen thuộc, an toàn và chắc chắn. Nếu bạn biết về nét tính cách này, bạn có thể hiểu rất nhiều vấn đề về hành vi con người. Bạn có thể hiểu tại sao những nghệ sĩ lại rất khác các nhân viên kế toán. Bạn có thể dự đoán loại sách họ thích đọc, những nơi họ muốn đến, và những loại đồ ăn họ thích. Một khi hiểu nét tính cách này, bạn sẽ hiểu tại sao ai cũng sẽ ăn ở Applebee, nhưng bạn chưa thấy ai làm thế. (Tiếng cười) Nét tính cách này cũng bộc lộ rất nhiều về chính trị. Nhà nghiên cứu chính về tính cách này, Robert McCrae nói rằng "Những người cởi mở có thiên hướng tự do, tiến bộ, quan điểm chính trị cánh tả" -- họ muốn một xã hội cởi mở và luôn thay đổi -- "trong khi những người khép kín có thiên hướng bảo thủ, truyền thống, quan điểm cánh hữu." Tính cách này cũng thể hiện rất nhiều về những hội nhóm mà họ tham gia. Đây là miêu tả một nhóm tôi thấy trên Web. Những người tham gia một cộng đồng toàn cầu chào đón mọi người từ mọi nền văn hóa, những người muốn hiểu sâu sắc hơn về thế giới, và những người hy vọng biến sự thấu hiểu đó thành tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta? Đây là từ một người tên là TED. (Tiếng cười) Giờ hãy xem liệu sự cởi mở có dự đoán xem ai sẽ theo phái tự do, và liệu cởi mở có dự đoán ai sẽ trở thành một TEDster, và liệu ta có thể dự đoán đa số TEDsters theo phái tự do hay không? Hãy cùng tìm hiểu. Tôi sẽ yêu cầu các bạn giơ tay xem bạn theo phái tự do (liberal), cánh tả -- cơ bản là đối với những vấn đề xã hội ta đang bàn luận -- hay bạn theo phái bảo thủ, và tôi sẽ để một lựa chọn thứ ba, bởi tôi biết có một lượng lớn những người phái tự do cá nhân (libertarian) trong này. Giờ hãy giơ tay -- cả dưới phòng truyền thanh nữa, hãy để mọi người thấy ở đây có những ai. Hãy giơ tay nếu bạn theo phái tự do hay cánh tả. Xin hãy giơ cao tay lên. OK. Hãy giơ tay nếu bạn sẽ nói mình theo phái tự do cá nhân. Ok, khoảng một -- hai tá. Và xin giơ tay nếu bạn cho rằng mình theo cánh hữu. Một, hai, ba, bốn, năm -- khoảng tám hay mười người. Ok. Hơi có vấn đề ở đây. Bởi nếu mục đích của chúng ta là thấu hiểu thế giới, tìm kiếm sự thấu hiểu sâu sắc hơn về thế giới, sự thiếu đa dạng trong đạo đức ở đây sẽ khiến việc đó khó khăn hơn. Bởi khi mọi người đều có chung các giá trị, các đạo đức, họ trở thành một đội, và một khi họ quen với tâm lý chung của một đội, nó làm tắt những suy nghĩ phóng khoáng. Khi phái tự do thất bại, như năm 2004, và suýt chút nữa năm 2000, chúng ta tự an ủi bản thân. (Tiếng cười) Chúng ta cố gắng giải thích tại sao một nửa nước Mỹ bầu cho phe kia. Chúng ta nghĩ chắn chắn họ đã bị mờ mắt bởi tôn giáo, hay đơn thuần là thiếu hiểu biết. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Vậy nên, nếu bạn cho rằng một nửa nước Mỹ bầu cho Đảng Cộng hòa bởi họ bị làm cho mù quáng như thế, thông điệp của tôi đó là bạn đã bị nhốt trong một ma trận đạo đức, trong một ma trận đạo đức đặc biệt. Ý tôi là ma trận thật sự như trong bộ phim 'Ma Trận.' Nhưng tôi ở đây hôm nay để cho các bạn một chọn lựa. Bạn có thể lấy viên thuốc xanh và theo đuổi những ảo giác an ủi bản thân, hoặc bạn có thể lấy viên đỏ, học về tâm lý học đạo đức và bước ra khỏi ma trận đạo đức. Giờ thì, bởi tôi biết -- (Tiếng vỗ tay) Ok, tôi cho rằng điều đó trả lời câu hỏi của tôi. Tôi đang định hỏi bạn chọn cái nào, nhưng không cần nữa rồi. Các bạn đều vô cùng cởi mở với trải nghiệm mới, thêm vào đó, nó có vẻ như sẽ rất ngon lành, và các bạn đều là những người sành ăn. Dù sao thì, hãy lấy viên màu đỏ. Hãy nghiên cứu một số điều về tâm lý học đạo đức và xem nó dẫn ta tới đâu. Hãy bắt đầu từ đầu. Đạo đức là gì và nó xuất phát từ đâu? Quan niệm tệ nhất trong toàn bộ tâm lý học đó là quan niệm khi sinh ra bộ não giống như một tấm bảng trắng. Tâm lý học phát triển đã cho thấy trẻ em bước vào thế giới đã biết rất nhiều về thế giới vật chất và xã hội, và được lập trình để học một số điều nhất định rất dễ dàng và những điều khác khó khăn. Định nghĩa chuẩn nhất về bẩm sinh mà tôi đã gặp -- điều này đã làm sáng tỏ rất nhiều thứ đối với tôi -- từ nhà khoa học não bộ Gary Marcus. Ông ấy nói "Cấu tạo ban đầu của bộ não không phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm. Tự nhiên đưa ra bản thảo đầu tiên, sau đó kinh nghiệm điều chỉnh. Cái có sẵn không có nghĩa là không thay đổi được, nó có nghĩa là được tổ chức trước khi có trải nghiệm." OK, vậy trên bản thảo đầu tiên của đạo đức có những gì? Để tìm ra, đồng nghiệp Craig Joseph và tôi đã đọc qua các tài liệu về nhân chủng học, sự khác biệt về quan niệm đạo đức theo văn hóa và tâm lý học tiến hóa để tìm những mối liên hệ. Những điều gì mà mọi người đều nói đến, mà bạn tìm thấy ở nhiều nền văn hóa và thậm chí ở nhiều loài vật? Chúng tôi đã tìm thấy năm mối liên hệ mà chúng tôi gọi là năm nền tảng của đạo đức. Đầu tiên là tổn hại - quan tâm. Chúng ta đều là những động vật có vú, chúng ta có rất nhiều cơ chế thần kinh và hocmon khiến ta liên kết với nhau, chăm sóc cho nhau, cảm thông với nhau, đặc biệt với những người yếu và dễ bị tổn thương. Nó khiến ta thấy bất bình với những kẻ gây thiệt hại. Nền tảng đạo đức này làm cơ sở cho 70% những phát biểu về đạo đức tôi đã nghe ở TED. Nền tảng thứ hai là công bằng-tương hỗ. Chưa có chứng cứ rõ ràng liệu các loài khác có tính tương hỗ hay không, nhưng chứng cứ ở loài người đã vô cùng rõ ràng. Bức tranh của Norman Rockwell này tên là "Luật lệ vàng", và chúng ta đã nghe Karen Amstrong nói về nó như là nền tảng của rất nhiều tôn giáo. Nền tảng thứ hai làm cơ sở cho 30% còn lại của những phát biểu về đạo đức tôi đã nghe ở TED. Nền tảng thứ ba là lòng trung thành trong nhóm. Bạn chắc chắm tìm thấy các nhóm trong vương quốc động vật -- bạn tìm thấy những nhóm hợp tác -- nhưng những nhóm này luôn luôn hoặc rất nhỏ hoặc chúng là anh em. Chỉ giữa con người ta mới thấy những nhóm rất lớn những người hợp tác với nhau thành các nhóm -- nhưng trong trường hợp này, các nhóm được thành lập để chống lại những nhóm khác. Điều này có thể đến từ lịch sử lâu dài sống theo bầy đàn và tâm lý bầy đàn. Tâm lý bầy đàn này tuyệt vời đến mức thậm chí khi ta không có các bộ tộc, chúng ta tự lập nên chúng bởi thế rất vui. (Tiếng cười) Thể thao đối với chiến tranh cũng như khiêu dâm với tình dục. Chúng ta sử dụng một số bản tính rất cổ xưa. Nền tảng thứ tư là quyền lực - tôn trọng. Ở đây bạn thấy những cử chỉ phục tùng từ hai thành viên của hai loài rất gần với nhau -- nhưng quyền lực ở con người không phụ thuộc vào sức mạnh và tính hung hãn như các loài linh trưởng khác. Nó được dựa trên sự tôn trọng tự nhiên nhiều hơn, đôi khi còn là những yếu tố tình cảm. Nền tảng thứ năm là sự trong sạch - thiêng liêng. Bức tranh này gọi là "Ngụ ngôn của sự trinh bạch" nhưng sự trinh bạch không phải là đè nén tính nữ. Đó là một tư tưởng cho rằng bạn có thể giữ sự trong trắng bằng cách kiểm soát những điều bạn làm với cơ thể mình, bằng cách kiểm soát những thứ đưa vào cơ thể mình. Và trong chính trị khi cánh hữu đang đạo đức hóa tình dục, thì cánh tả đang thực hiện việc đó với thức ăn. Thức ăn đang được đạo đức hóa tới tột đỉnh, và phần lớn trong đó là quan niệm về sự thuần khiết, về thứ mà bạn muốn đưa vào cơ thể mình. Tôi tin rằng đây là năm điều có khả năng được viết trên bản thảo đầu tiên của trí óc đạo đức nhất. Tôi cho rằng chúng là bẩm sinh, một sự chuẩn bị để học tất cả những điều này. Nhưng khi con trai Max của tôi lớn lên trong khuôn viên một trường đại học, làm thế nào để bản thảo đầu tiên này được chỉnh sửa? Và nó sẽ trở nên khác biệt thế nào đối với một đứa trẻ sinh ra tại 60 dặm về phía nam ở Lynchburg, Virginia? Để nghĩ về sự khác biệt văn hóa, hãy thử một ẩn dụ khác. Nếu thực sự có năm hệ thống cùng hoạt động trong trí óc -- năm nguồn trực giác và cảm xúc -- khi đó ta có thể hình dung trí óc đạo đức như một bộ chỉnh âm có 5 kênh mà bạn có thể cài đặt khác nhau cho mỗi kênh. Các cộng sự của tôi là Brian Nosek và Jesse Graham cùng với tôi đã lập một bản điều tra và đưa lên www.YourMorals.org. Và tới nay 30000 người đã hoàn thành bản điều tra này, và các bạn cũng có thể làm nó. Đây là kết quả. Đây là kết quả từ 23000 người Mỹ. Phía trái tôi đã ghi điểm cho những người thuộc phe tự do, bên phải phe bảo thủ, ở giữa là những người trung lập. Đường màu xanh biểu thị trung bình phản hồi của mọi người đối với tất cả các câu hỏi về tác hại. Bạn có thể thấy mọi người có quan tâm về các vấn đề tác hại và quan tâm. Họ ủng hộ mạnh mẽ những phát biểu loại này nhưng các bạn cũng có thể thấy, phe tự do quan tâm nhiều hơn một chút phe bảo thủ, và đường biểu thị dốc xuống. Tương tự với công bằng. Nhưng nhìn vào ba đường khác, bên tự do các điểm số rất thấp. Phe tự do đang nói "Không, đây không phải là vấn đề về đạo đức. Quyền lực, sự trong sạch, trung thành -- đây không liên quan đến đạo đức. Tôi bác bỏ nó." Nhưng dần về phe bảo thủ, các giá trị tăng dần. Chúng ta có thể nói phe tự do có một quan niệm đạo đức dựa trên hai nền tảng hay hai kênh. Phe bảo thủ có một quan niệm đạo đức dựa trên năm nền tảng hay năm kênh. Chúng tôi thấy điều này tại mọi quốc gia đã tìm hiểu. Đây là dữ liệu cho 1100 người Canada. Tô sẽ chỉ chạy qua một vài slide nữa. Anh, Úc, New Zealand, Tây Âu, Đông Âu, Mỹ Latin, Trung Đông, Đông Á và Nam Á. Để ý trên tất cả các đồ thị lòng trung thành, quyền lực, sự trong sạch dốc xuống nhiều hơn. Điều này cho thấy trong bất kỳ đất nước nào, sự khác biệt không nằm trong tác hại và công bằng. Tất cả mọi người -- ý tôi là, chúng ta tranh luận về điều gì là công bằng-- nhưng mọi người đều đồng ý các tác hại và sự công bằng đều có tác động lớn. Tranh luận về đạo đức trong một nền văn hóa nào đó đặc biệt hướng về các vấn đề thuộc nội bộ nhóm, về quyền lực, sự trong sạch. Kết quả này thật rõ rệt đến mức chúng tôi tìm thấy nó bất kể cách đặt câu hỏi thế nào. Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi yêu cầu mọi người giả sử rằng bạn chuẩn bị nuôi chó. Bạn chọn một giống chó cụ thể, bạn biết được một số thông tin mới về giống đó. Chẳng hạn bạn biết rằng giống chó này khá độc lập, và coi chủ của nó như một người bạn và đồng đẳng? Nếu bạn theo phái tự do bạn sẽ nói "Chà, tuyệt vời!" bởi họ thích nói "Vui lòng nhặt đi." (Tiếng cười) Nhưng nếu bạn theo phái bảo thủ, việc này không hấp dẫn đến vậy. Nếu bạn phái bảo thủ, và biết rằng một con chó tuyệt đối trung thành với nhà chủ của nó, và không dễ thân thiện với người lạ, đối với phái bảo thủ -- trung thành là rất tốt -- chó phải trung thành. Nhưng đối với một người phái tự do, có vẻ như con chó này đang vận động cho đảng Cộng hòa. (Tiếng cười) Vậy thì các bạn có thể nói, OK, đây là các khác biệt giữa phái tự do và bảo thủ, nhưng điều gì khiến ba nền tảng kia mang khía cạnh đạo đức? Đó chẳng phải là các nền tảng của tính bài ngoại, của chủ nghĩa độc đoán và Thanh giáo hay sao? Điều gì khiến chúng thuộc về đạo đức? Tôi cho rằng câu trả lời nằm trong bộ ba bức tranh tuyệt tác của Hieronymus Bosch; "Khu vườn Lạc thú Trần tục" Trong bức đầu tiên, chúng ta thấy khoảnh khắc kiến tạo. Mọi vật đều có trật tự, đều đẹp đẽ, mọi con người và động vật đều đang làm việc chúng phải làm, ở nơi chúng phải ở. Nhưng sau đó mọi việc thay đổi. Mọi người làm bất cứ việc gì mình muốn, với mọi kẽ hở của người khác hay các loài vật khác. Một vài người trong số bạn có thể nhận ra lúc này giống như thập niên 60. (Tiếng cười) Nhưng thập niên 60 đã đầu hàng thập niên 70, khi mà luồn lách vào các khe hở đã khó hăn hơn một chút. Tất nhiên, Bosch gọi đây là Địa ngục. Vậy nên bộ ba này, ba bức tranh này, minh họa chân lý rằng trật tự có xu hướng tan rã. Chân lý của trật tự xã hội. Nhưng trừ khi bạn cho rằng đây chỉ là tưởng tượng từ Thiên chúa giáo, nơi mà những người theo đạo Thiên chúa có vấn đề kỳ quặc về lạc thú, đây là một câu chuyện tương tự, một sự phát triển tương tự, kể trong một số báo Nature vài năm trước, trong đó Ernst Fehr và Simon Gachter đặt mọi người vào một tình huống khó giải. Một trò chơi trong đó bạn cho người chơi tiền, và mỗi lượt chơi họ có thể đặt tiền vào một cái lọ chung, sau đó người thí nghiệm nhân đôi số tiền trong đó, và chia đều cho các người chơi. Việc này cũng giống như tất cả những vấn đề môi trường khi mà ta yêu cầu mọi người bỏ ra và bản thân họ không thực sự hưởng lợi từ sự hy sinh của chính họ. Nhưng bạn thực sự muốn mọi người khác phải bỏ ra, và bất cứ ai cũng muốn được cho không. Đầu tiên, mọi người khá hợp tác -- và trò này được chơi ẩn danh -- tại lượt đầu tiên, mọi người góp vào nửa số tiền họ có thể bỏ ra. Nhưng họ nhanh chóng thấy rằng "Mọi người khác không bỏ ra nhiều đến thế. Tôi không biết làm thằng đần. Tôi sẽ không hợp tác." Và sự hợp tác nhanh chóng tan ra từ khá tốt xuống đến gần mức không. Nhưng sau đó -- và đây là mánh lưới -- Fehr và Gachter nói rằng -- tại lượt thứ bảy họ bảo với mọi người, "Các bạn biết gì không? Luật mới. Nếu bạn muốn bỏ ra một số tiền để trừng phạt những người không đóng góp, các bạn có thể làm thế." Và ngay khi nghe về chuyện phạt sự hợp tác tăng lên. Nó tăng vọt lên và tiếp tục tăng lên. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy để giải quyết các vấn đề về hợp tác, cách đó thực sự hiệu quả. Chỉ kêu gọi tới động cơ tốt ở mọi người là chưa đủ, cần phải có chút trừng phạt. Thậm chí chỉ là xấu hổ hay mất mặt hay đàm tếu, bạn cần một cách phạt nào đó để khiến mọi người, khi ở trong những nhóm lớn, hợp tác với nhau. Thậm chí có một số nghiên cứu gợi ý rằng tôn giáo -- nhắc đến Chúa, khiến mọi người nghĩ về Chúa -- trong một số tình huống sẽ tạo ra các hành vi hợp tác hơn. Một số người cho rằng tôn giáo là một sự thích nghi tạo ra bởi sự tiến hóa về cả văn hóa và sinh học để khiến các nhóm đoàn kết hơn, một phần nào đó nhằm mục đích tin tưởng nhau hơn, và trở nên hiệu quả hơn khi cạnh tranh với các nhóm khác. Tôi nghĩ điều đó có thể đúng, cho dù đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng tôi đặc biệt quan tâm tới tôn giáo, và nguồn gốc tôn giáo, tới những điều nó tác động tới chúng ta và vì chúng ta. Bởi tôi nghĩ kỳ quan vĩ đại nhất thế giới không phải là Grand Canyon. Grand Canyon rất đơn giản. Chỉ là một lượng rất nhiều đá, và rất nhiều nước với gió và thời gian, thế là bạn có Grand Canyon. Nó thực sự không phức tạp. Đây mới là điều phức tạp, đó là có những người sống tại những nơi như Grand Canyon, hợp tác với nhau, hay trên các xavan Châu Phi, hay những vùng đất đóng băng tại Alaska, và một số ngôi làng phát triển nên những thành phố Babylon, Rome, và Tenochtitlan kỳ vĩ. Việc đó diễn ra như thế nào? Đó là một phép màu, khó giải thích nhiều hơn rất nhiều so với Grand Canyon. Câu trả lời, tôi cho rằng, là họ sử dụng mọi công cụ có được. Cần toàn bộ tâm lý đạo đức của loài người để tạo nên những nhóm hợp tác đó. Đúng vậy, bạn cần quan tâm về các tác hại, bạn cần thấu hiểu công lý. Nhưng sẽ rất hữu ích trong việc tổ chức nhóm nếu bạn có các nhóm nhỏ hơn, và nếu các nhóm nhỏ đó có cấu trúc vững chắc từ bên trong, và nếu bạn có hệ tư tưởng để khiến họ kìm nén nhục dục, để theo đuổi những mục đích cao cả hơn, lớn lao hơn. Giờ chúng ta sẽ xem xét tới then chốt của sự khác biệt giữa phái tự do và bảo thủ. Phái tự do gạt bỏ ba trong số những nền tảng trên. Họ nói "Không, hãy cổ vũ sự đa dạng của các thành viên trong nhóm." Họ nói "Cần nghi ngờ chính quyền." Và họ nói "Đừng để luật lệ của anh chạm vào tôi." Phái tự do có những lý do vô cùng cao cả cho việc đó. Quyền lực truyền thống, đạo đức truyền thống có thể khá đàn áp và bó buộc những đối với người ở dưới đáy, phụ nữ và những người không hòa nhập. Vậy nên phái tự do lên tiếng cho kẻ yếu và bị đè nén. Họ muốn thay đổi và công bằng, ngay cả khi có thể gây ra bất ổn. Chiếc áo của anh bạn này ghi "Dừng chê bai, bắt đầu một cuộc cách mạng." Nếu bạn cởi mở với các trải nghiệm mới, cách mạng là rất tốt, nó là thay đổi, nó rất vui. Phái bảo thủ, mặt khác, lên tiếng cho truyền thống. Họ muốn trật tự, ngay cả khi những người ở đáy phải chịu thiệt. Phái bảo thủ cho rằng trật tự rất khó để đạt được. Nó vô cùng quý giá, và rất dễ mất. Như Edmund Burke đã nói "Những hạn chế đối với mọi người cũng như sự tự do của họ, phải được coi là một quyền của họ." Đó là sau bất ổn của cách mạng Pháp. Một khi bạn đã thấy điều này -- rằng phái tự do và bảo thủ đều có điều gì đó để đóng góp, rằng họ tạo nên cân bằng giữa thay đổi và sự ổn định -- khi đó tôi cho rằng con đường đã được mở ra từ mê cung đạo đức. Đây là cái nhìn sâu sắc mà mọi tôn giáo châu Á đều đã đạt được. Nghĩ về Âm Dương. Âm và Dương không phải kẻ địch của nhau. Âm và Dương không ghét nhau. Âm và Dương đều cần thiết, như đêm và ngày, cần thiết cho sự vận hành của thế giới. Bạn thấy điều tương tự trong Ấn Độ giáo. Có rất nhiều vị thần trong Ấn Độ giáo. Hai trong số đó là Vishnu người bảo tồn, và Shiva người hủy diệt. Bức hình này là cả hai vị thánh trong một cơ thể. Bạn thấy Vishnu bên trái, thế nên chúng ta có thể cho rằng Vishnu là vị thần bảo tồn. Shiva ở bên phải, Shiva là vị thần tự do -- và họ kết hợp với nhau. Bạn thấy điều tương tự trong đạo Phật. Tôi cho rằng hai đoạn kinh này chứa đựng những suy nghĩ sâu sắc nhất từng được đưa vào tâm lý đạo đức. Từ thiền sư Seng-ts'an: "Muốn chân lý hiện lên rõ ràng, không bao giờ ủng hộ hay phải đối, cuộc đấu tranh giữa ủng hộ và phải đối là căn bệnh nguy hiểm nhất với trí óc." Không may thay, đó là một căn bệnh mà rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã mắc phải. Nhưng trước khi bạn cảm thấy mình tuyệt vời hơn George Bush, trước khi ném một viên đá, hãy tự hỏi bản thân: Bạn có chấp nhận điều này không? Bạn có chấp nhận bước ra khỏi cuộc chiến tốt và xấu hay không? Bạn có thể không ủng hộ hay phản đối bất cứ điều gì không? Vậy điểm mấu chốt là gì? Bạn nên làm gì? Nếu bạn lấy những tinh hoa từ triết học tôn giáo cổ châu Á và kết hợp chúng với những nghiên cứu mới nhất về tâm lý đạo đức, tôi nghĩ các bạn sẽ đạt những kết luận sau: Trí óc của chúng ta được xây dựng nhờ quá trình tiến hóa để đoàn kết chúng ta lại thành các đội, để chia ra chúng ta khỏi các đội khác và sau đó che giấu sự thật khỏi chúng ta. Vậy các bạn nên làm gì? Phải chăng tôi đang khuyên các bạn không nên cố gắng? Phải chăng tôi đang khuyên các bạn nghe theo Seng-ts'an và dừng lại, dừng cuộc đấu tranh giữa ủng hộ với chống lại này? Không, hoàn toàn không. Tôi không nói như vậy. Đây là một nhóm người tuyệt vời, những người đang làm thật nhiều, sử dụng thật nhiều tài năng, sự sáng tạo, năng lượng, tiền bạn của họ để khiến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn -- để chống lại điều sai trái, để giải quyết các vấn đề. Nhưng khi chúng ta học từ Samantha Power câu chuyện về Sergio Vieira de Mello, bạn không thể chỉ đơn giản nhảy vào và nói "Anh sai rồi, và tôi đúng." Bởi vì, như chúng ta đã vừa nghe, mọi người đều nghĩ rằng họ đúng. Rất nhiều vấn đề chúng ta phải giải quyết là những vấn đề yêu cầu chúng ta thay đổi những người khác. Và nếu bạn muốn thay đổi người khác, một cách thực hiện việc đó tốt hơn rất nhiều đó là trước hết hãy thấu hiểu chúng ta là ai -- hiểu tâm lý đạo đức của ta, hiểu rằng chúng ta đều cho rằng mình đúng -- rồi sau đó bước ra -- thậm chí chỉ một khoảnh khắc ngắn thôi, bước ra -- tới gặp Seng-ts'an. Bước ra khỏi ma trận đạo đức, hãy cố gắng xem nó như một cuộc đối đầu trong đó ai cũng nghĩ rằng họ là đúng, và mọi người, ít nhất, có một vài lý do -- ngay cả khi bạn không đồng tình với họ -- mỗi người có lý do nào đó cho việc họ đang làm. Bước ra. Và nếu bạn làm điều đó, đấy chính là bước cốt lõi để tạo ra sự khiêm nhường về đạo đức, để đưa bản thân ra khỏi tư duy tự cho là mình đúng này, một tư duy bình thường của con người. Suy nghĩ về Đạt Lai Lạt Ma. Suy nghĩ về uy quyền đạo đức vĩ đại của Đạt Lai Lạt Ma -- và nó xuất phát từ sự khiêm nhường đạo đức của ngài. Vậy nên tôi nghĩ điểm then chốt là -- mục đích của bài nói chuyện này, mục đích của TED, đó là đây là một nhóm gắn bó đầy nhiệt huyết để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Mọi người ở đây gắn bó nhiệt huyết để khiến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng cũng có sự gắn bó nhiệt huyết với sự thật. Và vậy nên tôi cho rằng câu trả lời đó là sử dụng sự gắn bó khăng khít với sự thật đó để biến nó thành một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) ( Tiếng vỗ tay) Anh ấy là Bill Lange. Còn tôi là Dave Gallo Và chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe vài câu chuyện dưới đáy biển ngay trong video này Chúng tôi đã thu thập được 1 số video tuyệt vời về Titanic nhưng tôi sẽ không cho bạn xem đâu ( Cười ) Vấn đề thực sự về Titanic mặc dù nó phá vỡ mọi kỉ lục phòng vé-- đó không phải là chuyện thú vị nhất về đại dương Chúng ta luôn cho rằng nó là điều dĩ nhiên Khi bạn nghĩ về đại dương, nó chiếm 75% diện tích trên trái đất phần lớn bề mặt trên trái đất được bao phủ bởi đại dương Độ sâu trung bình khoảng 2 hải lý Khi chúng ta ở dưới mặt biển hay tưởng tượng về đại dương bạn sẽ thấy nó rộng lớn xanh ngắt và lấp lánh Và nó cứ chuyển động, có những gợn sóng và thủy triều nhưng bạn sẽ không biết được đâu là lời phóng đại Dưới đáy đại dương còn tồn tại dãy núi dài nhất thế giới Hầu hết động vật sống ở dưới biển và hầu hết các trận động đất, núi lửa xảy ra ở đại dương dưới đáy biển Tính đa dạng và mật độ dày đặc ở dưới biển cao hơn ở rừng nhiệt đới nó hầu như chưa được khám phá ra, và những bức hình đẹp như thế này làm chúng tôi say đắm và trở nên gần gũi hơn với đại dương Nhưng khi bạn đứng dưới đại dương, tôi muốn bạn nghĩ rằng bạn đang ở một thế giới hoàn toàn xa lạ Chúng tôi có một thiết bị đặc biệt để tiếp cận thế giới xa lạ đó Chúng tôi sử dụng tàu ngầm và máy quay loại máy quay mà Bill Lange chế tạo ra với sự giúp đỡ của Sony Marcel Proust nói rằng: " Hành trình khám phá thật sự không hoàn toàn là tìm ra vẻ đẹp mới cũng như có đôi mắt mới Những người cộng sự đã đưa cho chúng tôi đôi mắt mới không chỉ là những thứ tồn tại cái nhìn mới về đáy đại dương mà còn là cách chúng ta suy nghĩ về cuộc đời trên hành tinh này Đây là 1 loài sứa Nó là một trong những loài yêu thích của tôi bởi nó chiếm phần lớn công việc Hóa ra đây là sinh vật dài nhất dưới đáy đại dương Dài tầm 150 feet Nhưng bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt trong cách nó hoạt động không? Tôi thích điều đó Nó có những cái mồi câu ở phần dưới cơ thể. Nó cứ chuyển động lên xuống những xúc tu cứ lủng lẳng, xoáy tít như thế Đó là một loài động vật thuộc địa Tất cả đều là những cá thể độc lập tập hợp thành 1 nhóm để tạo thành sinh vật này và nó có những động cơ phản lực ở phía trước sử dụng ngay lập tức, và phát sáng Nếu bạn đặt tất cả những con cá lớn và 1 đàn cá vào 1 bên của cán cân, bên còn lại đặt loài sứa này chúng sẽ làm cán cân chùng xuống Phần lớn sinh vật ở biển đều được tạo ra như thế Đây là X-wing death jelly (Cười) Sự phát quang sinh học- chúng sử dụng ánh sáng để thu hút bạn tình thu hút con mồi và giao tiếp chúng tôi không thể cho bạn thấy tất cả những dữ liệu về loài sứa này nó xuất hiện với những hình dạng, dáng vẻ khác nhau Chúng ta thường có xu hướng quên sự thật rằng đại dương sâu hàng nghìn dặm và chúng ta chỉ thật sự biết những loài cách mặt nước 200 hoặc 300 feet, nhưng ta không biết cái tồn tại ở sâu dưới lòng biển là gì Và những loài sinh vật này đều sống trong không gian 3 chiều trong môi trường vi sinh vật nơi chúng ta chưa từng thám hiểm đến Bạn đã nghe về những con mực khổng lồ có những loài còn dài đến xấp xỉ 140,160 feet Chúng được biết đến rất ít Đây cũng là 1 sinh vật mà tôi rất thích bởi nó trông giống bạch tuộc con bạn hoàn toàn có thể nhìn xuyên qua đầu nó Và đây, chúng chuyển động những cái tai và tiến lên thật uyển chuyển Chúng ta có thể bắt gặp nó ở mọi độ sâu, ngay cả nơi sâu nhất Nó đi từ 1 vài inches đến 1 vài feet Nó tiến đến tàu ngầm đưa mắt qua cửa sổ và lén nhìn vào Nó thật sự rất tuyệt và chúng tôi sẽ cho bạn thấy 2 loại Trong trường hợp này, chúng tôi xuống sâu hơn nữa và thấy sinh vật như thế này Nó như 1 con gà trống dưới biển Ở mức độ nào đó, nó trông cân đối 1 cách kì diệu Tiếp theo, 1 trong những sinh vật yêu thích của tôi. Trông mặt nó kìa! Đây là 1 dữ liệu khoa học cơ bản mà bạn đang nhìn thấy Là 1 cảnh mà chúng tôi thu thập được cho mục đích khoa học Và là một trong những việc mà Bill đang làm cung cấp những hình ảnh đầu tiên về sinh vật này trong thế giới mà chúng đang sống Họ không bắt chúng vào trong lưới Họ thật sự nhìn chúng bơi xuống sâu dưới đáy biển Chúng ta sẽ cầm cần điều khiển ngồi trước máy tính nhấn nút tiến về phía trước và bay quanh trái đất Chúng ta nhìn xuống đại dương dãy núi dài 40,000 dặm Độ sâu trung bình ở nơi cao nhất là 1 dặm rưỡi Và chúng ta đi qua Atlantic-- nơi có những sườn núi rồi lại băng qua Caribbean, Trung Mỹ Và kết thúc ở Pacific, 9 độ bắc Chúng tôi tạo bản đồ cho những dãy núi bằng âm thanh, bằng siêu âm Và đây là 1 trong những dãy núi đó Chúng tôi đi quanh vách đá phía bên phải Độ cao của những dãy núi này một bên thung lũng Cao hơn cả dãy Alps Và hàng chục ngàn những dãy núi ngoài kia vẫn chưa được vẽ bản đồ Đây là sườn núi lửa Về quy mô chúng tôi đi xuống sâu hơn nữa Và rốt cuộc là, chúng tôi có thể nghĩ ra được cái gì đó 1 con robot, tên là Jason Bạn có thể ngồi ở 1 căn phòng với cần điều khiển và ống nghe điện đài trên tay, và lái con robot như thế này xung quanh đáy đại dương 1 trong những thứ chúng tôi cố gắng làm ở Woods Hole với cộng sự của mình là để mang thế giới ảo này vùng đất chưa được khám phá- trở lại với phòng thí nghiệm Bởi vì ngay bây giờ chúng tôi thấy nó trong những thứ lặt vặt Chúng tôi thấy hoặc ở âm thanh, hoặc ở các video thấy trong những bức hình, hay máy cảm biến hóa học nhưng chúng tôi chưa bao giờ đưa tất cả lại thành một bức tranh thú vị Đây là nơi mà máy ảnh của Bill thật sự tỏa sáng Đây là lỗ thông thủy nhiệt Và cái bạn đang nhìn đây là đám bụi dày đặc Hydro- sulfide- nước thoát ra từ trục núi lửa trên mặt biển Ở 1 số nơi trên dãy núi đó lên đến 600,700 độ F Vì vậy đó là tất cả nước dưới biển sâu xuống 1 dặm rưỡi, 2 dặm, 3 dặm Và chúng tôi biết rằng núi lửa sẽ trở lại trong 60-70s Và chúng tôi có 1 vài dấu hiệu ám chỉ nó sẽ xảy ra bởi vì nếu bạn biết các hiện tượng của núi lửa nước sẽ bị hút xuống từ mặt biển xuống những vết nứt ở đáy biển hòa hợp với magma, và bắn ra những tia nước rất nóng Chúng tôi đã không nhận ra được sulfides, hydrogen sulfides sẽ trở nên dồi dào, phong phú chúng tôi không hề có quan niệm nào về những thứ này, cái chúng tôi gọi là ống khói Đây là 1 trong những lỗ thông thủy nhiệt Nước bắn ra từ trong lòng trái đất nóng 600 độ F Một bên chúng tôi là dãy núi cao hơn cả dãy Alps vì thế sự sắp đặt ở đây đầy kịch tính Cái thứ màu trắng đây là 1 loại vi khuẩn Nó phát triển mạnh ở nhiệt độ 180 độ C Tôi nghĩ một trong những câu chuyện tuyệt vời nhất dưới đáy biển là cái đầu tiên thoát ra sau 1 trận phun trào núi lửa là những con vi khuẩn Và chúng tôi đã bắt đầu tìm hiểu Làm sao chúng đều có thể xuống được dưới này? Cái chúng tôi tìm ra được chắc hẳn là nó đến từ trong lòng trái đất không chỉ ở bên ngoài trái đất vì vậy, thuyết sinh vật được tạo ra từ hoạt động của núi lửa nhưng những con vi khuẩn này lại hỗ trợ cuộc sống nơi đây Áp lực nước ở đây là 4000 pounds cho mỗi inch vuông 1 dặm rưỡi tính từ đáy biển lên đến 2 dặm đến 3 dặm không có tia nắng mặt trời nào có thể lọt xuống dưới này Tất cả năng lượng dùng để hỗ trợ sự sống đều đến từ trong lòng trái đất - sự hóa tổng hợp Và bạn có thể thấy mật độ sinh vật ở đây dày đặc như thế nào Đây là những con giun ống Chúng không có hệ thống tiêu hóa, không có miệng Nhưng chúng có 2 loại hệ thống mang Một để chiết oxy ra khỏi nước biển Cái còn lại là nơi sinh sống của nhưng con vi khuẩn hóa tổng hợp này nơi chứa những chất lỏng thủy nhiệt nơi mà những tia nước nóng thóat ra khỏi đáy và chuyển hóa thành dạng đường để giun ống có thể tiêu hóa được Bạn thấy đấy, đây là 1 loài cua sống ở dưới này Nó đang vồ lấy đầu chóp của con giun này Theo lẽ tự nhiên, nó co lại ngay khi con cua chạm vào chúng. Oh! Tốt lắm Ngay khi con cua chạm vào chúng, Chúng thu người vào vỏ của mình, giống như móng tay của bạn vậy Chúng tôi đang bắt đầu nảy ra 1 số ý tưởng về câu chuyện đang diễn ra ở đây bởi vì công nghệ máy ảnh mới này Loài giun này sống trong nhiệt độ thực sự khắc nghiệt Chân của chúng có nhiệt độ khoảng 200 độ C và nhiệt độ ở đầu là 3 độ c Nó như thể là để tay bạn trong nước sôi và chân bạn trong nước đá Đó là cách chúng tồn tại (Cười) Đây là giống cái của loài giun này Còn đây là giống đực Bạn xem. Nó không mất nhiều thời gian trước khi 2 gã này xuất hiện và bắt đầu chiến đấu Tất cả bạn thấy đây đều diễn ra trong 1 khoảng tối dưới đáy biển Không có ánh sáng ở dưới này ngoại trừ thứ ánh sáng chúng tôi mang đến Chúng đây 1 trong những địa tầng cuối Chúng tôi đếm thấy có 200 loài trong khu vực này 198 loài mới 1 trong những vấn đề lớn đối với những nhà sinh vật học làm việc ở vị trí này là nó khá khó để có thể thu thập được các loài động vật này Và chúng bị tan ra Vì vậy hình ảnh của chúng rất quan trọng cho khoa học 2 con bạch tuộc ở độ sâu 2 dặm Áp lực nước ở đây thực sự khiến tôi kinh ngạc ở độ sâu này mà những loài động vật này vẫn có thể tồn tại áp lực nước này đủ để nghiền nát con tàu Titanic như nghiền 1 lon Pepsi rỗng Những thứ chúng ta thấy tới giờ đều là từ Pacific Đây là từ Atlantic. Nơi thậm chí sâu hơn Bạn có thể thấy con tôm này đang quấy rầy con vật tội nghiệp bé nhỏ kia và nó sẽ đánh với móng vuốt của mình. Whack! (Cười) Và sự việc tương tự lại diễn ra ở đây Cái chúng đạt được là -- sau lưng những con cua -- thức ăn ở đây đều là những vi khuẩn lạ sống trên lưng những động vật này Và những con tôm đang cố gắng thu lượm những con vi khuẩn phía sau lưng cua Và những con cua thì không thích điều này Những sợi tơ dài bạn thấy trên lưng của con cua nó thật sự được tạo ra bởi sản phẩm của loài vi khuẩn đó Vì vậy, vi khuẩn phát triển lông trên cua Trên lưng chúng Cái chấm đỏ là đèn laser của tàu ngầm Alvin cho chúng tôi thêm thông tin về chúng tôi cách lỗ thông bao xa Tất cả đây là tôm Bạn thấy nước nóng chảy ra ở đây, đây và đây. Chúng đều đang bám vào bề mặt của đá và đang loại bỏ vi khuẩn khỏi đá Đây là lỗ thông nhỏ thoát ra từ 1 bên của ống trụ Những ống trụ này đã tạo nên vô số câu chuyện Đây, bạn thấy thung lũng này với cảnh quan tuyệt vời không thể tin được của ống trụ và suối nước nóng và sự phun trào núi lửa, động đất nơi trú ngụ của những loài động vật kì là chỉ sống dựa vào năng lượng hóa học thoát ra từ lòng đất Chúng không cần ánh sáng mặt trời Bạn có thể thấy dấu màu trắng hình chữ V sau lưng những con tôm không? Nó là cơ quan điều chỉnh ánh sáng Đó là cách chúng tìm thấy lỗthông thủy nhiệt Những lỗ thông này phát ra bức xạ khoang- dấu hiệu IR và vì thế chúng có thể tìm ra lỗ thông ở 1 khoảng cách đáng kể Những chuyện này xảy ra suốt 40,000 dặm dãy núi dài cái mà chúng tôi gọi là dải ruy băng của cuộc đời, bởi vì chỉ hôm nay như chúng tôi nói, có sự sống đang phát triển từ hoạt động núi lửa Đây là lần đầu tiên chúng tôi thử cái này bất cứ ở nơi nào Chúng tôi đang cố gắng chỉ cho bạn thấy độ nét cao từ Pacific Chúng tôi di chuyển 1 trong những ống trụ Cái này là những câu chuyện dài Bạn sẽ thấy bên trong có rất nhiều loài động vật khác nhau đang trú ngụ Với lỗ thông nước được chảy ra từ 1 loại tấm nóng Vì vậy tất cả đây đều là nhà riêng của những con giun Đây là hình ảnh cận cảnh của cộng đồng này Có cua, có giun Có những động vật nhỏ hơn bò xung quanh Đây là cấu trúc chùa Tôi nghĩ đây là cái nhìn thú vị nhất Tôi chỉ không vượt qua được nó -- Bạn có những cái ống khói nhỏ nhả khói đi Nhân tiện chất liệu này rất độc Bạn không bao giờ được cho phép đổ nó xuống đại dương Và nó đang bị tràn ra cả (Cười) Thật không thể tin được. Nó thật sự là axit sulfuric và nó đang bị đổ ra, với tốc độ đáng kinh ngạc Những động vật này đang bị đe dọa--Chúng có thể đến từ đây Đó có thể là nơi chúng ta thải ra Vi khuẩn mà chúng ta vừa nói đến hóa ra là cấu trúc đơn giản nhất trên hành tinh Có 1 số nhóm đang đề xuất rằng sự sống tiến hóa ở những lỗ thông Mặc dù những lỗ thông này có vòng đời ngắn 1 cá thể chỉ có thể sống được tầm 10 năm cũng như 1 hệ sinh thái chúng ổn định được hàng triệu --well, hàng tỷ năm Nó hoạt động rất tốt. Cũng có 1 số loài cá sống dưới này Đây là con cua với cái càng bám lấy cái ống của giun đợi cho giun thò đầu ra (Cười) Nhà sinh vật học không thể giải thích nổi tại sao những loài động vật này lại năng suất như vậy Những con giun phát triển vài inch mỗi tuần Tôi đã từng nói rằng nơi này, từ quan điểm của con người, nó rất độc Không chỉ vậy, trên đỉnh -- hệ thống ống nước được tắt mỗi năm hệ thống ống nước tắt, vì vậy nơi này cần phải chuyển đi Và rồi động đất xảy ra sau đấy là sự phun trào núi lửa, trình tự mỗi 5 năm 1 lần hoàn toàn quét sạch vùng đó Mặc dù thế, những động vật này phát triển trở lại trong thời gian khoảng 1 năm Bạn đang nói về sự đa dạng sinh học, 1 lần nữa cao hơn cả rừng nhiệt đới Có quá nhạy cảm? Có Có quá mong manh? Không, nó thật sự không mong manh chút nào Tôi sẽ kết thúc bằng cách nói về 1 thứ Có 1 câu chuyển dưới biển, trong những dòng nước của đại dương trong những trầm tích và đá của đáy biển Đó là 1 câu chuyện không thể tưởng tượng nổi Những gì chúng ta nhìn thấy khi nhìn lại quá khứ trong những trầm tích và đá, là 1 kỉ lục của lịch sử trái đất tất cả trên hành tinh này-- tất cả-- đều hoạt động chu kì và nhịp nhàng Các lục địa di chuyển ra xa rồi lại trở về bên nhau Đại dương đến và đi. Núi cũng đến và đi. Các tảng băng cũng đến và đi El Nino đến và đi. Nó không phải là thảm họa, nó là nhịp điệu Cái chúng ta đang học bây giờ, nó gần giống như 1 bản nhạc Nó như âm nhạc, thật sự là âm nhạc Và cái chúng ta học bây giờ là bạn không thể nghe bản nhạc giao hưởng dài 5 tỷ năm, đến hôm nay và nói "Dừng lại! Chúng tôi muốn những nốt nhạc ngày mai giống như nó hôm nay" Nó thật vô lý Vì thế, cái chúng ta học bây giờ là tìm ra hành tinh này sẽ đi đâu ở tất cả các quy mô khác nhau và làm việc với nó Học cách xoay xở Khái niệm về sự bảo tồn là vô ích Bảo tồn khó khăn hơn nhưng chúng ta có thể làm được Cảm ơn rất nhiều Cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Trong những năm 60 FBI đã thu thập được gần 2.000 tài liệu cho vụ điều tra một bộ óc trứ danh của nước Mỹ Nhân vật chính là nhà văn James Baldwin. Vào thời điểm đó, FBI cũng điều tra nhiều nghệ sĩ và nhà tư tưởng khác nhưng hầu như hồ sơ về họ ít hơn của Baldwin rất nhiều. Suốt những năm bị FBI săn lùng, ông đã trở thành tác giả người da đen bán chạy nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến James Baldwin trở thành mối lo trong mắt công chúng và giới chuyên môn? Sinh ra ở Harlerm năm 1924, anh là con cả trong gia đình có chín người con. Lên 14, ông bắt đầu công việc giảng đạo. Công việc thuyết giáo, giúp ông phát triển khả năng viết lách, đồng thời, nuôi dưỡng mâu thuẫn về tư tưởng của Giáo hội về bất bình đẳng chủng tộc và đồng tính. Sau trung học, ông bắt đầu viết tiểu thuyết và tiểu luận khi đang làm các công việc vặt. Nhưng vẫn khó tránh khỏi các vấn đề khiến ông đi ngược lại với Giáo hội. Luôn phải đối mặt với phân biệt chủng tộc, kì thị đồng tính ông phẫn nộ, vỡ mộng, và ao ước một cuộc sống ít bị bó buộc hơn. Vì vậy năm 1948, khi 24 tuổi, Baldwin chuyển đến Paris với học bổng viết văn Tại Pháp, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên, với tựa đề "Go Tell it on the Mountain", năm 1953. Lấy bối cảnh tại Harlern, cuốn sách khai thác hình tượng Giáo hội như nguồn cội của đàn áp và hi vọng. Nổi tiếng với cả độc giả da đen và da trắng. Khi cuốn tiểu thuyết được khen ngợi, Baldwin tập hợp suy nghĩ về chủng tộc, giai cấp, văn hóa và sự đày ải trong bài luận mở rộng năm 1955, "Notes of a Native Son" (Lời của người con bản xứ). Cùng lúc đó, phong trào đòi quyền công dân tăng cao ở Mỹ. Người Mỹ da đen đã gặt hái thêm nhiều quyền lợi trong đăng ký bầu cử và bầu cử, nhưng vẫn không được coi trọng ở trường học, xe buýt, trong lao động, và phục vụ vũ trang. Dù sống chủ yếu ở Pháp suốt quãng đời còn lại, Baldwin nghiên cứu sâu về các phong trào và ý thức sâu sắc lời hứa chưa hoàn thành với tổ quốc. Ông nhìn thấy gia đình, bạn bè và hàng xóm sa vào nghiện ngập, tù tội và tự sát. Ông tin rằng số phận của họ bắt nguồn từ sự đè nén của một xã hội phân biệt đối xử. Năm 1963, Baldwin xuất bản "The Fire Next Time", một bức tranh sống động về xung đột chủng tộc cho rằng người Mỹ da trắng cần chịu phải trách nhiệm nhưng lập luận xa hơn rằng phân biệt chủng tộc cũng làm tổn thương người da trắng. Với ông, mọi người đều liên kết chặt chẽ trong cùng cơ cấu xã hội. Từ lâu, Baldwin tin rằng: con người bị lịch sử bó buộc và lịch sử cũng bị bó buộc bởi con người. Vai trò của Baldwin trong phong trào nhân quyền đã vượt khỏi tầm quan sát và báo cáo. Ông cũng đi du hành đến Nam Mỹ tham gia vào các cuộc mít - tinh, đưa ra những bài giảng . Ông tranh luận về các chính trị gia da trắng và da đen gồm cả Malcolm X và đóng vai trò kết nối giữa các nhà hoạt động da đen và trí thức và các lãnh đạo lực lượng da trắng như Robert Kennedy. Vì khả năng độc nhất của Baldwin là diễn giải các nguyên nhân của biến động xã hội theo cách mà khán giả da trắng sẵn sàng lắng nghe, Kennedy và những người khác có xu hướng coi ông như đại sứ của người Mỹ da đen danh hiệu mà Baldwin từ chối nhận. Cùng thời điểm đó, khả năng ngôn luận đã khiến FBI xem ông như một mối đe dọa. Ngay cả trong phong trào dân quyền, Baldwin, đôi khi, cảm thấy bị bỏ ngoài cuộc vì lựa chọn sống ở nước ngoài cũng như là giới tính mà ông đã công khai trong các bài viết vào thời điểm mà kì thị đồng tính lan rộng. Suốt cuộc đời, Baldwin xem mình là nhân chứng. Không như nhiều người đồng lứa, ông sống đủ lâu để nhìn thấy thắng lợi của phong trào dân quyền, nhưng bất bình đẳng chủng tộc vẫn tiếp tục ở Mỹ làm ông thấy nặng nề. Dù cảm thấy bị giam cầm trong thời đại của mình, ngôn từ của ông đã nói thay cho nhiều thế hệ, hướng họ đến sự thấu hiểu đa chiều hơn về những vấn đề phức tạp nhất trong xã hội. [PHÂN] Người ta tranh cãi rằng đây là một phần phụ cuối cùng trong cấu tạo động vật. (Cười) Nhưng lý do tôi đặt nó ở đây là vì khi tôi ở châu Phi năm rồi, trong lúc tôi và vợ đang lái xe xung quanh, chúng tôi đã có được người hướng dẫn tuyệt vời này, người đã làm cả hai chúng tôi ngạc nhiên, Và nó đã dẫn tôi đến một niềm đam mê liên quan đến thiết kế của các loài động vật Khoảng vào những năm 1880, các nhà truyền giáo đã đến châu Phi để truyền bá đạo Cơ đốc Giáo, để dạy tiếng Anh cho người bản xứ. Và họ mang theo cả bảng đen và phấn. Và tôi cũng muốn các bạn xem đây là bảng đen và tôi cũng đã sử dụng một vài viên phấn ở đây. Và họ mang theo một vài công cụ như thế này. Nhưng những năm sau đó, bảng đen vẫn còn sử dụng tốt, nhưng họ hết phấn. Và đây là một cuộc khủng hoảng thật sự với họ Và đó là nơi linh cẩu xuất hiện. Linh cẩu có lẽ là một loài tuyêt vời nhất trên thế giới trong việc tìm xác. Nó có mỏ nhọn và hàm răng tuyệt vời, bởi vậy mà linh cẩu có khả năng ăn những bộ xương. Lúc này, sản phẩm cuối cùng của hành động đó xuất hiện ở đây. Điều mà các nhà truyền giáo sẽ làm, họ đi xung quanh và thu gom phân của linh cẩu. Và một điều đáng kinh ngạc về phân của linh cẩu, đó là viên phấn tuyệt vời. (Tiếng cười) Đó không phải là điều tôi muốn nói ở đây, nhưng nó là một khía cạnh hấp dẫn về thiết kế của các loài động vật. Điều tôi muốn nói chính là con lạc đà. Khi tôi bắt đầu nói với Richard về điều tôi chuẩn bị nói đến, tôi vừa trở về từ Jordan gần đây, nơi tôi đã có một trải nghiệm thú vị với một con lạc đà. (Tiếng cười) Và chúng tôi đi vào sa mạc. Richard Wurman: Hết rồi! Keith Bellows: Yeah, yeah. Chúng tôi đã ở trong sa mạc, ở Wadi Rum, trong một chiếc jeep nhỏ. Chúng tôi có 4 người, thêm 2 tài xế người Bedouin. Bạn có thể hình dung, khung cảnh rộng lớn này là cả một đại dương cát, 105 độ, một chai nước. Và chúng tôi đang lái chiếc xe mà họ bảo với chúng tôi là chiếc jeep tốt nhất. Nhưng tôi không nghĩ thế. Và khi chúng tôi bắt đầu đi xuyên qua sa mạc, chiếc jeep hư máy. Hai ông tài xế ra khỏi xe, họ úp mui xe lên, Họ bắt đầu làm việc dưới mui xe, để sửa máy. Đi được khoảng trăm thước, nó lại hư. Điều này cứ tiếp tục 6 - 7 lần, chúng tôi ngày càng lo lắng chúng tôi đã đi ngày càng sâu trong sa mạc. Và cuối cùng, cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng tôi đã xảy ra: Họ tắt động cơ. Và họ nói, "Ah, không sao cả. Chúng ta xuống xe và đi bộ". Và chúng tôi hỏi lại: "Chúng ta xuống xe và đi bộ?" Hãy nhớ chúng ta chỉ có 1 chai nước cho 4 người. Và họ nói, "Yeah, yeah, chúng ta sẽ đi bộ. Chúng ta sẽ tìm vài con lạc đà." Chúng tôi xuống xe và đi bộ, và chắc chắn là, khoảng nữa dặm, chúng tôi đến đỉnh của ngọn đồi này, và ở đó có rất nhiều người Bedouin với những con lạc đà của họ. Những anh chàng này đi lên và bắt đầu mặc cả, và 10 đô la sau đó, chúng tôi có 4 con lạc đà. Chúng hạ xuống như thang máy; chúng tôi cưỡi chúng. Chúng đứng lên, và mỗi người Bedouin, có tất cả 4 người, đi sau những con lạc đà với cây roi nhỏ. Và họ đánh vào phía sau lưng của những con lạc đà, và chúng bắt đầu phi nhanh. Và nếu bạn có dịp cưỡi một con lạc đà, điều này rất khó chịu. Ngoài ra còn có một khía cạnh khác về những con lạc đà này. Khoảng 10 bước, chúng lại nghiêng trở lại và cố cắn vào chân bạn. (Cười) Vì thế chúng tôi cố đi. và con lạc đà này cứ tiếp tục cắn chân của tôi. Và cuối cùng, 3 dặm sau đó, chúng tôi đến nơi, nơi có chiếc xe jeep đợi chúng tôi. Và những con lạc đà hạ xuống một lần nữa như thang máy, chúng tôi loạng choạng leo xuống, và chúng dĩ nhiên, cố gắng cắn vào chân tôi. Và tôi đã phát triển một mối quan hệ tốt đẹp với loài vật này từ thời điểm đó, và tôi nhận ra điều này thật tuyệt vời. Và còn tuyệt vời hơn, đó là người Bedouin chào đón tôi và cố gắng bán cho tôi một trong 26 con gái của ông để mang về nước Mỹ. Vì thế, tôi và Richard nói chuyện, Tôi nói, "Ông bạn biết không, có lẽ tôi nên mang theo 1 con lạc đà. Chúng là loài có thiết kế tuyệt vời nhất trên thế giới" Anh ta trả lời, "Không. Tôi không nghĩ chúng tôi muốn mang theo một con lạc đà." Và mọi người nên vui khi chúng tôi quyết định không mang theo lạc đà. Thế là tôi đã làm một điều tốt nhất tiếp theo. Tôi đến sở thú Washington. Richard nói, "Tôi muốn bạn thân với con lạc đà này. Tôi muốn bạn kiểm tra miệng của nó, nhìn vào răng của nó. Tới bên dưới nó. Đi trên nó. Đi xung quanh nó. Kéo đuôi nó lên; rồi nhìn vào. Tôi muốn bạn thân thiết với con lạc đà nhiều nhất có thể." Thế là, tôi đến một đoàn làm phim địa lý quốc gia. Chúng tôi đi xuống đó, và xem con lạc đà này. Nó nặng 2000 pound, và trong thời kì động dục. (Cười) Bây giờ, nếu bạn đã thấy con lạc đà 2000 pound đang động dục, đó thật là một điều đáng sợ. Và nếu Richard nghĩ tôi đang trong vòng lẩn quẩn với lạc đà, thì một vài người cũng đang nhắm đến Bedouin cao độ. (Cười) Vì thế chúng tôi nghiên cứu sâu hơn có thể. và tôi đang chuẩn bị chia sẻ điều này. Chris, nếu bạn muốn cuộn phim này. Sau này tôi sẽ cho bạn xem nhiều hơn một tí về thiết kế của loài lạc đà. Bạn có muốn cuộn phim này không? (Nhạc) (Video) Xin chào. Đây là Keith Bellows với đơn vị Nghiên cứu lạc đà của địa lý quốc gia tại TED. Tôi ở đây để nhìn cổ máy sa mạc tốt nhất. (Nhạc tiếp tục) Keith Bellows: Và bạn cũng thấy đấy, tôi đã bặt đầu nhai kẹo cao su bởi vì tôi ở xung quanh con lạc đà này cả ngày. (Video)Được rồi, OK. Không! Xem này, bây giờ nó đang bắt đầu kích động. Vì thế chúng ta phải cẩn thận. Đừng để nó đụng bạn. Bây giờ, bạn có thể thấy có vô vàn nước bọt trong đó. Tôi luôn tự gọi nó là cậu bé điềm tĩnh một cách bất ổn. Mũi chúng, bạn có thể thấy nó đang xòe ra. Khi đang động dục, chúng khá giống như hải cẩu ở chỗ là hải cẩu phải mở mũi để thở. Và chúng giống như vậy. Chúng phải cố mở mũi ra. KB: Thế còn tai? SK: Tai chúng nhỏ. Nhưng chúng có khả năng nghe rất tuyệt. Nhưng không lớn; ví dụ, ở loài ngựa vằn, thì chúng có tai khổng lồ điều này rất tiện lợi, vì thế loài lạc đà có thể thay đổi đôi tai nhanh chóng. Và chúng làm như cái cách chúng ta sử dụng thị giác của chúng ta. Chúng sử dụng để xác định âm thanh. Sa mạc đầy gió, và rất lạnh. Vì vậy mà chúng không chỉ có đôi mi rất dài, mà còn có những thứ khác-- Tôi đoán bạn sẽ gọi nó [không rõ ràng] hay bất cứ cái gì khác. Chính là lông, thứ nằm trên và dưới đôi mắt, và dài hơn. Nhiều người nghĩ rằng bướu lạc đà dự trữ nước. Không phải thế. Chúng dự trữ chất béo. Lúc này, tôi không phải nhà hóa học, nhưng cơ bản những điều diễn ra là chất béo bị oxy hóa bởi hơi thở. Và điều này sẽ biến nó thành nước có thể sử dụng được. Giống như nhiều loài ăn thịt, chúng đi bằng ngón chân. Nhưng có một miếng đệm mỡ lớn dưới chân tạo âm thanh lộc cộc. Chúng giống như chiếc giày đi nắng, nhưng là để đi cát, Móng guốc? Thường thì chúng không có móng guốc, nhưng chúng có một thứ đại loại như móng tay lớn. ( Tiếng cười) Bạn không thể thấy rõ ràng được. Lông dường như bao phủ hết. Nhưng chúng sử dụng đuôi rất thường, đặc biệt là khi động dục. Chúng sẽ đi tiểu và xoáy cái đuôi để phát tán nước tiểu và làm nó trông hấp dẫn hơn. Tôi không biết tại sao, nhưng việc này có hiệu quả với chúng. Thật không thể tin được. (Tiếng cười của người xem) Lúc này, chúng sẽ ị ở những nơi cố định. Thông thường, chúng sẽ ị ở bất cứ nơi nào chúng muốn, nhưng trong quá trình động dục, chúng sẽ ị ở phía ngoài. Tôi không biết rằng bạn đã nghe hay đọc về âm thanh tần số thấp của loài voi chưa, ý tôi, kiểu như. "Br-r-r!" Những âm thanh lớn khó nghe. Lạc đà cũng giống như vậy. Bạn có thể thấy, ở đây, nó sẽ bị chấn động. Chúng ta đo cân nặng của các loài động vật. Không may, lạc đà là loại động vật khá dữ, chúng sẽ làm hư luôn cái cân. Chúng tôi có những cái cân rất to, để cân cỡ như bò bison. Tôi đoán nó nặng ít nhất cũng 1600 pound. Nhưng cũng gần 2,000. Chúng cơ bản là một đống mùn di động. Chúng ta như những nụ hoa mặc dù tôi là nam. KB: Nó đang xem bạn là kẻ thù? Senior Keeper: Yeah, chính xác rồi. Điều này làm chúng rất nguy hiểm trong lúc này. Đừng nghĩ về nó, Đừng nghĩ về nó nữa! Bây giờ, chúng ta đang chuẩn bị gặp nó. Ra đây! Ra đây! Ra đây nào! Không. Ra đây nào! (Nhạc) (Tiếng vỗ tay) KB: Cái mà tôi không cho các bạn xem, là cái đang treo lủng lẳng thế này? Được rồi, các bạn nên vui vì tôi không cho các bạn xem. Một trong những thứ khác làm nên thiết kế tuyệt vời của lạc đà là dương vật của nó chỉ về phía sau. Nhờ thế mà lạc đà có thể ngâm cái đuôi trong dòng nước, Và nó cứ đánh nước tiểu ra toàn bộ khu vực xung quanh nó. Đó là cách nó đánh dấu lãnh thổ của nó. Bây giờ, điều mà bạn sẽ không nhìn thấy là -- và bạn hãy nhớ lưu ý người bạn bên cạnh nó. Và, nhân tiện, tên con lạc đà này là Suki. Và người bạn bên cạnh nó là Jasmine. Jasmine là bạn đồng hành của nó một thời gian. Nhưng trong những dịp thế này, rất, rất rõ là dù Suki đang bị kích động manh, nhưng Jasmine thì không có. Và vì thế chúng tôi bắt đầu suy nghĩ. là nếu anh bạn già Suki đang tìm bạn tình Suki sẽ làm gì để tìm bạn tình hoàn hảo? Tôi sẽ cho các bạn xem đoạn phim mới. Nhưng trước khi xem, tôi chỉ muốn nhắc rằng động vật này là một loại xe đi trên cát, là con tàu của sa mạc. Nó thật sự quan trọng đối với cư dân sống ở sa mạc nơi có những con lạc đà, vùng Mongolia và Sahara rộng lớn, nơi có 160 từ tiếng Ả Rập nói về lạc đà. Và nếu đây là loài sinh vật được thiết kế bởi hội đồng, nó chắc chắn không phải hội đồng chúng ta nhìn thấy. Vì thế đây là cách Suki tìm bạn tình. Bạn có thể cuộn nó không? Lạc đà tìm lạc đà Thú ham muốn tìm một bạn tình hấp dẫn và thủy chung Tôi cao bảy feet, 2.000 lbs., với mái tócvà đôi mắt nâu, đôi chân dài và tôi rất là tốt... Tôi là lạc đà TED. Một cỗ máy sa mạc hoàn hảo. Tôi là một thiết kế thông minh. Lông mi dài tránh cát và 1/3 lông mi đóng vai trò làm kính gạt chắn gió. Một chiếc mũi đặc biệt-- với hai lỗ mũi lót để lọc cát và bụi và một móng guốc để giữ ẩm. Một đôi môi dày kỳ lạ-- thứ cho phép tôi ăn bất cứ thứ gì mọc lên. Những vết chai trên đầu gối giúp chân tôi thoải mái. Miếng đệm ngực ở da giúp hạ nhiệt Lớp lông vũ ngắn giúp làm mát da. Đôi chân dài để sức nóng thoát ra. Và bướu của tôi? Ogden Nash đã từng viết: Lạc đà có 1 bướu đơn; lạc đà 1 bướu thì có tới 2, hoặc theo cách nào khác. Tôi không dám chắc. Bạn dám không? Sau đây là một gợi ý: Lạc đà hai bướu. Lạc đà một bướu. Bướu của tôi chứa đên 80 Ibs chất béo chứ không chứa nước. Tôi được xây dựng để chịu đựng. Tôi là loài oai phong khi ốc đảo khô. Tôi thường sẽ không đổ mồ hôi cho đến khi cơ thể của tôi đạt đến 105 º F. đủ để chiên một quả trứng, Tôi có khả năng giảm 40% cân nặng mà không chết (Hầu hết động vật khác sẽ chết nếu chỉ giảm 20%) Tôi uống 5 đến 7 ga-lông nước một ngày nhưng có thể đi không uống nước hơn 1 tháng. Tôi tràn đầy năng lượng. Có thể gói lên đến 400 lbs hàng hóa. Hơn cả một con ngựa-- Và có thể đi 26 dặm trong một ngày. Camelot. Jackie O đã nói rằng du lịch bằng lạc đà so với cưỡi voi có vẻ giống như đang đi máy bay phản lực. Chưa kể bàn chân lớn mềm để tôi điều hướng cát. (Đó là vì sao người Bedouin cho rằng tôi có thể nhảy?) Tôi cũng là một nhà cung cấp tốt. Người Bedouin gọi lạc đà là quà của thượng đế. Không ngạc nhiên lắm. Lều và thảm được làm từ lông của tôi. Xương khô của tôi được đánh giá cao như 1 loại ngà. Phân của tôi được làm nhiên liệu đốt. Sữa của tôi được sử dụng làm pho mát. "Loài lạc đà như những thiên thần" một người Bedouin đã nói thế. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi chỉ muốn gửi gắm đến các bạn một ý nghĩ cuối cùng, điều có thể là quan trọng nhất để mang về. Loài người, nhìn chung, là loài động vật khá may mắn, chúng ta thật sự không phải thích nghi với môi trường; chúng ta làm cho môi trường thích nghi với chúng ta. Và chúng tôi thấy nhiều lần thông qua buổi hội thảo này, không chỉ trong năm nay mà trong những năm vừa qua. Nhưng loài vật mà chúng ta vừa thấy thích nghi rất tốt và vẫn tiếp tục thích nghi và thích nghi, Tôi nghĩ khi bạn nhìn vào thế giới của muôn loài, đó là một trong những thứ phi thường nhất. Nó không phải có một môi trương thích nghi; mà nó phải thích nghi với môi trường. RW: Điều này thật tuyệt. Xin cảm ơn. Chúng ta cần nỗ lực hết sức có thể vì thế hệ con em của mình. Nếu không làm như vậy, chúng ta sẽ phải trả giá cho cả một thế hệ. Chúng sẽ học từ bất kể thứ gì có xung quanh chúng. Và chúng ta, những bậc cha mẹ, những thủ thư, chuyên gia ưu tú hàng tá những điều chúng ta làm, thật ra, là để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của chính chúng ta, nhiều nhất có thể. Tôi sẽ mở đầu và kết thúc buổi nói chuyện bằng một vài điều đã được khắc trên đá. Đầu tiên là những dòng chữ trong Thư viện Công cộng Boston. Khắc trên cửa là dòng chữ "Dành cho tất cả mọi người" Nó giống một tuyên bố truyền cảm hứng, và tôi sẽ quay lại vấn đề này sau. Tôi là một thủ thư, tôi muốn mang kiến thức đến cho thật nhiều người có nhu cầu. Và sử dụng công nghệ là một ý hay Tôi nghĩ là ta có cơ hội tạo ra một bước tiến vượt hơn người Hy Lạp. Không dễ để thực hiện điều đó. Nhưng với sự cần cù, người Ai Cập đã xây nên Thư viện Alexandria -- ý tưởng về một bản sao của mọi cuốn sách của tất cả các dân tộc trên thế giới. Vấn đề là bạn nhất thiết phải đến được Alexandria để đọc sách. Mặt khác, nếu bạn làm được thì những điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Tôi nghĩ là ta có thể vượt người Hy Lạp. Và hôm nay tôi sẽ tập trung vào một điểm duy nhất: toàn cầu hóa kiến thức là việc nằm trong tầm tay chúng ta. Nếu thành công thì bạn nên nghĩ đến việc ta có thể đạt triển vọng tập hợp những thứ đã từng được xuất bản, từng được phân phối, có thể đến được với bất cứ ai trên thế giới. Vâng, có nhiều vần đề liên quan đến việc tiền bạc nên được phân phối như thế nào và vấn đề này vẫn đang cần tính toán lại. Nhưng tôi nghĩ, có nhiều tiền, nhiều yêu cầu cấp thiết nên chúng ta có thể thật sự làm được. Nhưng tôi sẽ xem xét về mặt kĩ thuật, xã hội và ở nơi mà chúng ta là một khối thống nhất, đang cố gắng làm nên một điều gì đó thật đặc biệt. Và cách tôi thử thực hiện việc này là làm theo trang web Amazon.com, sách, nhạc, video và theo từng bước -- media theo media, chúng ta sẽ thực hiện việc này như thế nào? Nếu chúng ta bắt đầu với những cuốn sách, chúng ta đang ở đâu? Đầu tiên, nếu là một kĩ sư thì bạn phải giải quyết vấn đề. Nó lớn cỡ nào? Nếu bạn muốn chuyển các tác phẩm đã ấn hành thành dạng online để ai cũng có thể tiếp cận được, thì vấn đề lớn đến cỡ nào? Chúng ta không thật sự biết, nhưng thư viện sách in lớn nhất thế giới là Thư viện Quốc hội. Ở đó có 26 triệu cuốn sách đấy. Nó là thư viện sách in lớn nhất trên thế giới. Và một cuốn sách, nếu bạn có một cuốn sách khoảng 1 megabyte bạn biết đấy, nếu bạn giữ nó trong Microsoft Word. 1 megabyte, 26 triệu megabyte là 26 terabyte thứ tự là mega-, giga-, tera-. 26terabyte. 26 terabyte nằm trong máy tính không phải là con số nhỏ, trên đĩa quay Linux, và tốn khoảng 60.000 đô. Vậy chi phí cho một ngôi nhà -- hoặc một ga-ra gần đây-- bạn có thể quay tất cả các từ trong Thư viện Quốc hội. Không phải đơn giản đâu. Vậy thì câu hỏi là, bạn được gì? Bạn biết đấy, có đáng làm vậy không? Bạn có muốn nó thành dạng online không? Điều đầu tiên mọi người hay làm là tạo ra những công cụ đọc sách cho phép tìm kiếm bên trong cuốn sách, và điều đó rất hay. Bạn có thể tải về và xem xét chúng theo những cách khác biệt. Và bạn có thể tiếp cận được chúng dù ở xa, nếu bạn có laptop. Sẽ có những giao diện kiểu lật trang trông như những cuốn sách thật, bạn có thể tìm kiếm, làm vài tab nhỏ nó y như một cuốn sách -- trên laptop. Nhưng tôi không biết, việc đọc trên laptop -- mỗi khi bật máy lên, như là làm việc vậy. Tôi nghĩ đó là một lý do khiến Kindle trở nên thật tuyệt. Tôi thấy thoải mái khi đọc Kindle. Nó làm mọi thứ trở nên đặc biệt hơn. Nhưng phải nói là có nhiều công nghệ cũ mà tôi cũng rất thích. Tôi thích sách giấy. Ta sẽ phát triển và sử dụng công nghệ để phát triển và số hóa nhiều thứ, đưa chúng lên mạng, tải về, in ra, đóng lại và ta lại có những cuốn sách. Và việc này khó đến độ nào? Và sự thật là nó không quá khó. Chúng tôi đã bắt tay làm thư viện lưu động. Một thư viện lưu động cỡ xe tải cùng một đĩa vệ tinh, máy in, đồ đóng sách, kéo cắt trẻ có thể làm cuốn sách của riêng mình Tốn cỡ 3 đô để tải, in, đóng một cuốn sách thường. Và khi thành phẩm, chúng trông rất tuyệt. Bạn có thể có những cuốn sách trông rất tuyệt với giá vài xu mỗi trang, cái giá của thành phẩm. Ý tưởng của - công nghệ này có thể đưa sách đến tay mọi người lần nữa. Có nhiều thư viện lưu động đang hoạt động. Đây là Eric Eldred, làm sách ở Walden Pond các tác phẩm của Thoreau Đây là ngay trước khi anh ấy bị đuổi đi bởi Parks Services, bởi cạnh tranh với nhà sách ở đó. Ở Ấn Độ, họ có một vài nhà sách lưu động hoạt động. Và đây là ngày mở cửa ở Thư viện Alexandria, Thư viện Alexandria mới, ở Ai Cập. Có khá đông người. Và trẻ bắt đầu sáng tạo những cuốn sách của riêng mình, và một đứa trẻ đang vui sướng với cuốn sách đầu tiên của mình. Ý tưởng sử dụng công nghệ này để cho ra loại sách giấy thông thường, nghe có phần lỗi thời, nhưng tôi nghĩ nó vẫn có giá trị. Và ở Thung lũng Silicon, giống như việc không tưởng, như thế giới, chúng tôi nghĩ, nếu ta có thể áp dụng kĩ thuật này ở Uganda, chúng ta có thể làm được điều gì đó. Chúng ta có quỹ từ Ngân hàng Thế giới để thử nghiệm. Trong 30 ngày, có thể lấy vài mẩu chuyện từ Thung lũng Silicon, mang đến Uganda, mua một chiếc xe, thiết lập kết nối internet đầu tiên tại Thư viện Quốc gia Uganda, tìm hiểu điều họ muốn, và tạo ra chương trình làm sách cho vùng nông thôn Uganda. Và nó -- về mặt kĩ thuật, có thể thực hiện được. Chúng tôi phát hiện ra là mình đã không có những cuốn sách đúng. Vậy sách ở thư viện. Ta có thể đưa đến người dùng bằng việc số hóa nhưng chúng ta không biết cách làm thế nào để số hóa chúng. Mọi người nghĩ câu trả lời là gửi mọi thứ đến Ấn Độ và Trung Quốc. Chúng tôi đã thử làm vậy, tôi sẽ nói qua đôi chút về nó. Có vài công nghệ tiên tiến hơn để thực hiện cũng khá thú vị. Một trong số đó là máy in theo yêu cầu, trông như một cỗ máy Rube Goldberg. Ta đã có nó rồi. Nó thật sự rất tuyệt. Nó là một băng chuyền, và nó có thể làm ra một cuốn sách. Và nó là "Espresso Book Machine." và trong vòng 10 phút, bạn có thể nhấn nút và làm ra một cuốn sách. Điều nữa khiến tôi hứng thú với lĩnh vực đặc biệt này trên cả những thứ như kiốt nơi bạn có thể mua những cuốn sách theo yêu cầu là một vài các màn hình nhỏ sẽ xuất hiện. Và một trong những cái ưa thích của tôi là chiếc laptop 100 $. Tôi không có ý định khoe khoang công lao gì ở đây, nhưng chúng tôi đã dùng một trong những thứ này để biến thành một công cụ đọc sách điện tử. Và đây là một trong những bản beta -- nó là một công cụ đọc sách điện tử trông cũng khá. Và chúng ta có một giá để để đặt sách lên đó, và có cỡ 200 chấm mỗi inch nghĩa là bạn có thể đưa những cuốn sách đã scan lên và điều này trông rất tuyệt. 200 chấm mỗi inch, cũng xấp xỉ 300 chấm của máy in laser. Chúng ta có định dạng tốt. Bạn có thể lấy và đọc những cuốn sách scan khá dễ dàng. Vậy nên ý tưởng về những cuốn sách điện tử đang dần thành hiện thực. Nhưng bạn thực hiện các công đoạn scan ra sao? Chúng tôi nghĩ sẽ thử những sách được gửi sang Ấn Độ. Và có một dự án, được gây quỹ bởi Tổ chức Khoa học Quốc gia -- đã gửi một loạt các máy scan, và những thư viện ở Mĩ thì gửi sách. Ồ, họ không làm vậy. Họ không muốn gửi sách. Chúng tôi đã mua 100.000 sách và gửi đến Ấn Độ. Chúng tôi đi tìm lý do bạn không muốn gửi sách đến Ấn Độ. Bài học mà chúng tôi rút ra được là hãy scan sách riêng của bạn. Nếu bạn thực sự quan tâm tới cuốn sách nào thì bạn sẽ scan nó tốt hơn, đặc biệt nếu đó là những sách có giá trị. Nếu là sách mới bạn có thể phá hỏng chúng vì bạn có thể mua một cuốn khác, đó không phải là ý tưởng hay nếu muốn scan chất lượng cao. Nhưng hãy làm điều bạn thích. Nhưng người Ấn Độ đã scan rất nhiều cuốn sách của riêng họ -- bây giờ là khoảng 300.000 -- rất tốt. Người Trung Quốc làm hơn 1 triệu, và người Ai Cập làm khoảng 30.000. Nhưng chúng tôi nghĩ nếu phải làm việc này thì hãy làm trong thư viện. Chúng ta làm nó như thế nào, làm sao để hạ giá thành để mọi người có thể mua được? Chúng tôi lấy giá 10 xu mỗi trang Nếu cơ bản, đó là giá của việc sao chụp, số hóa, OCR, đóng thành quyển, chuyển thành dạng có thể tải về, in ra và đóng lại -- tất cả các công đoạn -- thì chúng ta có thể làm được. Nếu chúng tôi bắt đầu làm sao để hạ giá xuống 10 xu? Chúng tôi thử những robot tự động, và chúng hoạt động khá tốt -- như những công cụ lật trang tự động. Nếu chúng ta có Mrs Rovers thì bạn có thể lật trang. Nhưng rất khó để lật trang, với số lượng lớn. Tuy nhiên -- chúng tôi đã tạo ra một máy scan sách riêng với những camara 2 số, chất lượng cao, chuyên nghiệp, kiểm soát ánh sáng bảo tàng, thậm chí nếu đó là sách đen trắng, bạn có thể đọc và lấy ngữ điệu chính xác. Vậy về cơ bản, bạn đang làm một việc tốt đẹp, đáng trân trọng. Đây không phải là một bản fax -- ý tưởng là làm một công việc tốt đẹp khi bạn đang lướt qua những thư viện này. Và chúng ta sẽ đạt giá 10 xu mỗi trang nếu làm với số lượng lớn. Đó là điều đang diễn ra tại Đại học Toronto. Và thật ra, đó là công việc để kiếm sống. Mọi người có vẻ thích nó. Vâng, có chút chán, nhưng vài người giống như bị cuốn theo nó. (Tiếng cười) Đặc biệt, nếu nó là loại sách mà bạn thích trong ngôn ngữ mà bạn có thể đọc. Chúng tôi đã cố gắng, để đạt giá thành ở mức 10xu mỗi trang. 10 xu/trang, trung bình 300 trang /sách, vậy mỗi cuốn sách sẽ là 30 đô. Thư viện Quốc hội, nếu bạn làm cả một mạng lưới -- 26 triệu cuốn sách -- là vào khoảng 750 triệu đô đúng không? Nhưng tôi nghĩ, 1 triệu cuốn sách sẽ là một khởi đầu khá tốt, và nó sẽ tốn 30 triệu đô. Đó không phải là một chi phí quá lớn. Và điều chúng ta có thể làm là vào trong thư viện. Chúng tôi có 8 trong số các trung tâm scan ở 3 quốc gia, nhiều thư viện đang chờ những cuốn sách của họ được scan. The Getty đang chuyển sách của họ tới UCLA nơi có những trung tâm scan, và scan sách không bản quyền. Và chúng ta phải chịu trách nhiệm cho các trung tâm. Thứ mà chúng ta đang thiếu là 10 xu. Nếu chúng ta có 10 xu, những thứ còn lại sẽ trở nên suông sẻ. Chúng tôi đã scan được khoảng 200.000 cuốn. Chúng tôi đang scan khoảng 15.000 cuốn sách một tháng, và nó đang bắt đầu tăng tốc. Vậy là về tổng thể, mọi thứ đều rất tốt. Và chúng tôi đang vượt ra khỏi phạm vi không bản quyền mà chuyển sang phạm vi không còn xuất bản. Tôi nghĩ về việc -- chúng ta cứ như đi từ không có bản quyền, thư viện và Amazon.com đang bước ra từ thế giới in. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu đó, và những thứ truyền thống mà bạn biết là một hệ thống xuất bản và hệ thống thư viện làm việc song song. Chúng tôi đang thực hiện chương trình làm sách không còn xuất bản, nhưng cho mượn chúng. Tôi cũng không chắc cho mượn chính xác nghĩa là gì. Cho mượn sách không còn xuất bản từ Thư viện Công Cộng Boston, Viện Hải dương học Woods Hole và một vài thư viện khác những nơi đang tham gia chương trình này, để thử xem trong mô hình này đâu là giới hạn của thư viện và đến đâu thì nhà sách có thể tiếp nối. Vậy về tổng thể, thay đổi trên diện rộng là điều khả thi. Chúng ta sẽ trở lại dạng microfilm và chuyển thành dạng online. Chúng ta có thể ra giá 10 xu mỗi trang và 15.000 sách mỗi tháng và chúng ta đã có khoảng 250.000 cuốn sách online, tính cả các dự án khác cũng đang bắt đầu. Vậy điều tôi muốn chắc chắn là, sách nằm trong tầm với của chúng ta. Ý tưởng làm được những việc lớn lao không phải là bất khả thi. Vâng, nó tiêu tốn 10 triệu, con số nhỏ của hàng triệu, nhưng về cơ bản, chúng tôi đã có một loạt các tài liệu in online. Rồi đến vấn đề thương mại về việc làm thế nào để quảng bá một cách hiệu quả và đưa nó đến tay mọi người. Nhưng việc này cũng không quá khó, cả về mặt công nghệ và pháp luật, chí ít là đối với sách đã ngừng xuất bản và không còn bản quyền, chúng tôi đề nghị, để có được mạng lưới online. Bây giờ hãy nói về phần audio. Có khoảng bao nhiêu? Theo chúng tôi nhận định, có khoảng 2 đến 3 triệu đĩa đã được phát hành -- 78s, bản thu dài và đĩa CD -- hay chí ít đó là kho lưu trữ lớn nhất các tài nguyên đã từng phát hành mà chúng tôi có thể thu thập được. Tốn khoảng 10 đô để mua một đĩa và chuyển nó thành dạng online, nếu bạn làm với số lượng lớn. Nhưng chúng tôi phát hiện ra là vấn đề thật sự khá hóc búa. Đây là một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi, chúng tôi thấy rằng có nhiều mặt mạnh trong thế giới âm nhạc không được khai thác tốt bởi hệ thống phát hành thương mại truyền thống. Và chúng tôi đã bắt đầu thay đổi nó bằng cách vận hành và cung cấp kệ hàng trên mạng. Ở Hoa Kỳ, nếu cho đi thứ gì đó sẽ không mất gì đúng không nào? Nếu bạn làm từ thiện hay quyên góp cho cộng đồng, bạn sẽ nhận sự cảm kích và cả thuế quyên góp nữa-- ngoại trừ trên mạng bạn có thể mất tất cả. Nếu đưa lên video về garage band của bạn, số lượt truy cập bắt đầu quá tải, thì bạn có thể mất cây guitar và căn nhà. Điều này không có lý chút nào. Nên chúng tôi cung cấp kho lưu trữ và băng thông không giới hạn, mãi mãi và miễn phí, cho bất cứ ai có bất cứ thứ gì để chia sẻ trong thư viện. Có rất nhiều người tham gia. Trong đó có những người theo rock'n'roll Những người này có truyền thống chia sẻ, miễn là không ai thu lợi bằng tiền. Bạn có thể -- các bản thu âm concert, không phải các bản thu thương mại, nhưng các bản thu âm concert được bắt đầu bởi Grateful Dead. Chúng tôi có khoảng 2,3 ban nhạc đăng ký mỗi ngày. Họ cho phép, và chúng tôi có cỡ 40-50 concert một ngày. Chúng tôi có khoảng 40.000 concert của Grateful Dead, trên mạng, từ đó mọi người có thể thấy và nghe nó. Phần audio có thể được giải quyết, nhưng bản quyền lại là phần khá hóc búa. Chúng tôi đã có rất nhiều bộ sưu tập -- vài trăm nghìn hạng mục -- và nó vẫn đang phát triển theo thời gian. Phim ảnh: nếu bạn nghĩ đến bản điện ảnh, thì không có nhiều dạng như vậy đâu. Chúng tôi có thể nói rằng, có khoảng từ 150.000 tới 200.000 bộ phim đã được phát hành trên diện rộng. Nhưng đó là không nhiều. Nhưng phân nửa trong đó là phim Ấn Độ. Tuy nhiên, nó cũng chấp nhận được, nhưng chúng ta chỉ mới tìm thấy vài thứ -- không có bản quyền. Chúng tôi đã số hóa và làm chúng khả dụng. Nhưng chúng tôi phát hiện nhiều phim khác không được thấy ngày chúng được công nhận. Chúng tôi cũng thấy rằng, rất nhiều phim chính trị, phim nghiệp dư, tất cả các thể loại đều cần một ngôi nhà, một ngôi nhà vĩnh viễn. Vậy nên chúng tôi đã làm chúng khả dụng và chúng trở nên rất phổ biến. Chúng tôi không phải YouTube. Chúng tôi hướng đến những thứ dài hạn và những thứ mọi người có thể sử dụng lại và làm lại thành phim mới, đó là một điều rất tuyệt vời. Chương trình truyền hình có vẻ lớn hơn. Chúng tôi đã ghi lại 20 kênh truyền hình 24 tiếng 1 ngày. Nó giống như một cái TiVo box lớn nhất mà bạn từng thấy. Nó khoảng một petabyte, truyền hình toàn cầu -- Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Iraq, Al Jazeera, BBC, CNN, ABC, CBS, NBC -- 24 tiếng một ngày. Chúng tôi chỉ thực hiện 1 tuần, vì lý do chi phí là chính, đại loại như vụ 9/11/2001. Trong một tuần, thế giới thấy được gì? CNN đưa tin rằng người Palestine đang nhảy múa trên phố. Có thật sự vậy không? Hãy xem truyền hình Palestine và tìm hiểu. Làm thế nào để có tư duy phân tích mà không cần trích dẫn và khả năng so sánh những gì đã xảy ra trong quá khứ? Và truyền hình thì không được thu và trích dẫn, ngoại trừ bởi Jon Stewart, người đã làm một công việc khó tin. Dù sao đi nữa, truyền hình nằm trong tầm tay chúng ta. Vậy thì 15 đô mỗi tiếng video, và khoảng 100 đô mỗi tiếng phim nhựa, ta có thể sử dụng tài nguyên online với giá không hề đắt đỏ và đưa chúng lên mạng. Và bây giờ chúng tôi có rất nhiều tài nguyên. Chúng tôi có khoảng 100.000 mẫu ở đó Sách, nhạc, video, phần mềm. Chỉ có khoảng 50.000 tựa đề. Vấn đề chủ yếu là vấn đề pháp luật và xâm phạm bảo vệ sao chép. Nhưng chúng tôi đã xem xét vài vấn đề, nhưng vẫn có vài vấn đề ở Washington. Chúng tôi được biết đến như World Wide Web. Chúng tôi đã có World Wide Web từ năm 1996. Chúng tôi chụp lại mỗi website và tất cả các trang trên đó, mỗi 2 tháng. Và thật sự thì nó được dẫn dắt bởi Alexa Internet, dịch vụ đã đưa bộ sưu tập này cho Internet Archive. Nó đã phát triển trong vòng 11 năm trở lại đây, và nó thực sự là một tài nguyên to lớn. Và chúng tôi đã tạo ra Wayback Machine giúp bạn có thể quay lại và xem những website cũ. Nếu bạn muốn tìm thứ gì đó -- thì đây là Google.com, một phiên bản khác của nó mà chúng tôi có, đây là nó khi còn là bản alpha, và đây là nó khi còn ở Stanford. Dù sao đi nữa, về cơ bản, bạn cũng đã có ý niệm về nơi mọi thứ bắt đầu. Đa phần, mọi người muốn thấy những bản cũ trông thế nào. Nếu như có một điều chúng tôi muốn thấy ở Thư viện Alexandria phiên bản 1, đã bị cháy, là đừng chỉ có một bản copy. Vậy nên chúng tôi đã bắt đầu -- chúng tôi đã làm một bản copy khác và chúng tôi đã tập hợp lại trong Thư viện Alexandria. Đây là hình ảnh của Internet Archive tại Thư viện Alexandria. Và chúng tôi đang có một bản copy khác đang xây dựng ở Amsterdam. Chúng ta nên đặt nó trong San Andreas Fault Line ở San Francisco, vùng lũ ở Amsterdam và vùng Trung Đông. Đúng vậy, dù sao đi nữa... chúng tôi đang chọn giải pháp an toàn. Nếu đặt nó ở một vài nơi, tôi nghĩ có thể thu được kết quả tốt. Có một câu hỏi chính trị xã hội có liên quan vấn đề này. Liệu những thứ mà ta đã số hóa sẽ là của chung hay mang tính cá nhân? Có vài công ty lớn đã thấy triển vọng này, họ đang thực hiện số hóa trên diện rộng, nhưng họ lại khóa miền công khai. Câu hỏi đặt ra là, đó có phải thế giới ta muốn? Vai trò của cộng đồng và cá nhân tiếp theo là gì? Làm thế nào để có thế giới nơi mà chúng ta có cả thư viện và xuất bản trong tương lai để chúng ta có thể hưởng lợi sau này? Tiếp cận kiến thức trên phạm vi toàn cầu -- Đó là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại như khi con người trên mặt trăng, cuốn Thánh kinh Gutenburg, Thư viện Alexandria. Nó có thể là thứ gì đó khiến ta ghi nhớ hàng nghìn năm, vì đã đạt được. Như đã nói khi nãy tôi sẽ kết thúc với điều được khắc trên cửa của Thư viện Carnegie. Carnegie - một trong những nhà tư bản vĩ đại nhất của đất nước này đã khắc trên di sản của mình "Dành cho Mọi người." Xin cảm ơn. Lúc tôi biết mình chuẩn bị đến đây và phát biểu trước các bạn, tôi đã nghĩ, "Mình phải gọi cho mẹ." Mẹ tôi là người phụ nữ Cuba nhỏ bé. Bà ấy chỉ lớn cỡ đó thôi Cao 4 feet. Cả người bà cộng lại cũng không hơn thế Các bạn vẫn hiểu tôi nói gì chứ? (Cười lớn) Tôi đã gọi cho bà. "Xin chào, con thế nào rồi, bé yêu?" "Chào mẹ, con muốn nói chuyện với mẹ" "Con đang nói với mẹ đó. Có chuyện gì?" Con được nói chuyện với vài người hay lắm "Ai nói chuyện chả hay ho, trừ khi con đến Nhà Trắng" "Mẹ à, đừng có bắt đầu đấy!" Và tôi nói rằng rôi sắp đến hội nghị TED và bà ấy bảo, "Thế thì làm sao?" Và tôi nói, "Ôi, con không chắc." Tôi nói, "Con phải kể chuyện cho họ nghe về Công nghệ, Giải trí và Thiết Kế." Và bà ấy nói, "À thì, con thiết kế một câu chuyện khi con bịa ra nó, nó mang tính giải trí khi con kể nó ra và con sẽ dùng một chiếc mi-cro." (Tiếng cười) Tôi nói, "Mẹ dễ thương quá. Bố đâu ạ?" "Vấn đề gì? Lời vàng ý ngọc tuôn trào từ miệng mẹ không đủ hay ho với mày à?" (Tiếng cười) Rồi bố tôi nghe máy. Bố tôi, kiểu người hoài cổ, bạn biết đấy -- một ông già Cuba ở Camaguey. Camaguey là một tỉnh ở Cuba. Ông ấy đến từ Florida. Ông sinh ra vào năm 1924. Ông lớn lên trong căn nhà sàn, và lối kiến trúc của người Tainos, tổ tiên Arawak của chúng tôi. Bố tôi có lúc khôn ngoan, vui tính kiểu quỷ quyệt, sau đó quay ngoắt một cách sâu cay khiến bạn nghẹt thở. "Bố, cứu." "Bố nghe mẹ nói rồi. Bố nghĩ mẹ đúng đấy" (Cười lớn) "Sau tất cả những gì con kể với bố á?" Bố đã ở bên tôi cả đời rồi. Chúng tôi nói chuyện vài phút, và bố nói, "Sao không kể cho họ về niềm tin của con?" Tôi cũng muốn thế, nhưng chúng ta không có thời gian. Kể chuyện hay là phải đẽo gọt câu chuyện mà ai đó muốn nghe. Câu chuyện hay là nghệ thuật của sự buông xả. Tôi sẽ kể các bạn nghe một câu chuyện nhỏ. Hãy nhớ, truyền thống này không bắt nguồn từ màn sương cổ xưa của Avalon, mà xưa hơn thế, trước khi chúng ta khắc những câu chuyện này lên giấy papyrus hay vẽ nghuệch ngoạc lên những vách động ẩm ướt. Ngày xưa, chúng ta có một động lực, một nhu cầu muốn kể chuyện. Khi Lexus muốn bán xe cho bạn, họ kể chuyện cho bạn nghe. Các bạn có xem quảng cáo chưa? Bởi vì tất cả chúng ta đều có khao khát, một lần, chỉ một lần thôi kể câu chuyện của mình và được lắng nghe Có những câu chuyện bạn kể trên sân khấu. Có những câu chuyện bạn có thể kể giữa một nhóm bạn với một ít rượu ngon. Và có những câu chuyện bạn kể vào đêm muộn với một người bạn, có thể chỉ một lần trong đời. Và rồi có những câu chuyện chúng ta thì thầm vào bóng đêm Stygian. Tôi sẽ không kể câu chuyện đó đâu. Tôi kể cho các bạn nghe chuyện này. Nó tên là, "Rồi con sẽ nhớ mẹ". Nói về mối quan hệ giữa người với người. Người mẹ Cuba, mà tôi đã giới thiệu sơ với các bạn bằng vài nét phác họa, bà đã đến nước Mỹ cả ngàn năm trước. Tôi sinh ra vào năm 19... không nhớ, và tôi đến đất nước này cùng bố mẹ sau cuộc khởi nghĩa Cuba. Chúng tôi đã đi từ Havana, Cuba đến Decatur, Georgia. Và Decatur, Georgia là một thị trấn nhỏ phía Nam. Và trong thị trấn nhỏ phía Nam đó, tôi đã lớn lên. và tôi đã lớn lên bằng những câu chuyện. Nhưng chuyện này chỉ vài năm trước thôi. Tôi đã gọi cho mẹ. Đó là một buổi sáng thứ Bảy. Và tôi hỏi cách làm ajiaco. Một món ăn Cuba Nó rất ngon. Nó rất vừa miệng. Nó khiến miệng bạn chảy đầy nước bọt - đủ chưa? Nó khiến vùng dưới cánh tay của bạn ướt luôn, bạn biết không? Loại thức ăn ấy đấy, đúng rồi. Đây là phần nhạy cảm của chương trình đấy. Tôi gọi mẹ và mẹ nói, "Carmen, mẹ cần con tới, xin con đấy. Mẹ cần đến siêu thị, và bố con con biết đấy, trưa nào ổng cũng ngủ, và mẹ phải đi. Mẹ có mấy việc vặt phải làm." Để tôi mở ngoặc đơn ở đây và nói cái này - Esther, mẹ tôi, đã không lái xe từ lâu rồi, trong sự nhẹ nhõm của toàn thể dân Atlanta. Bất cứ phương tiện giao thông nào bà lái từ khi tôi còn bé, mọi người, mặc nhiên thu hút những cái đèn chớp xanh. Nhưng bà ấy đã thông thạo việc né những chàng trai mặc áo xanh rồi, và khi bà gặp họ, ồ, bà ngoại giao tài tình lắm. "Thưa bà, bà có biết mình vừa vượt đèn đỏ không?" (Tiếng Tây Ban Nha) "Bà không nói tiếng Anh ạ?" "Không" (Cười lớn) Và rồi thì, đi đêm lắm có ngày gặp ma, và cuối cùng bà phải ra tòa án giao thông, ở đó bà còn trả giá với quan tòa nữa. Đó là một sự kiện lịch sử đấy. Nhưng giờ bà hơn 70 tuổi rồi, bà không lái xe nữa. Và điều đó nghĩa là mọi thành viên trong gia đình phải xung phong chở bà đi nhuộm tóc, bạn biết đấy, cái màu xanh kì dị, hợp với bộ vét polyester của bà, bạn biết không, giống màu Buick ấy. Ai biết không? Được rồi. Chọn một góc trên quần hoa bà tự thêu, thêm mấy cái vòng nhỏ vào, RockPorts--để làm thế này. Đó là lí do họ gọi chúng như thế đấy. (Cười lớn) Đây là ấn tượng chung về bà. Đây là người muốn tôi đến vào sáng thứ Bảy khi tôi rất bận, nhưng chẳng mất nhiều thời gian vì tinh thần trách nhiệm người Cuba cao lắm. Tôi không nói chuyện chính trị đâu nhưng. ...và thế là, tôi đến nhà mẹ. Tôi có mặt. Mẹ đang đứng ở nhà xe. Dĩ nhiên họ có nhà xe. Loại có cái mái gợn sóng, bạn biết đấy. Chiếc Buick ở ngoài, và bà ấy lúc lắc, leng keng chùm chìa khóa. "Mẹ có bất ngờ cho con đây, bé yêu!" "Mình đi xe của mẹ ạ?" "Không phải mình, mẹ." Rồi bà móc túi, lôi ra một thứ thảm họa. Có người đang kể chuyện. Nghệ thuật giao tiếp. Nói với tôi thế này. Ôi, bằng lái xe, giấy phép lái xe hợp lệ một cách hoàn hảo. Phát hành, rõ ràng, bởi Phòng quản lý giao thông tỉnh Gwinnett. Mấy thằng ngu toàn tập. (Cười lớn) Tôi nói "Thật hả mẹ?" "Mẹ nghĩ thế." "Mẹ nhìn được nó không?" "Chắc là phải nhìn" "Ôi, Chúa ơi." Bà nhảy vào xe - bà ngồi lên 2 quyển danh bạ. Tôi còn chả bịa đoạn này vì bà bé thế đấy. Bà chế ra một cái ô để bà có thể -- bam! -- sập cửa lại. Con gái bà, là tôi đây, con ngố của làng cầm kem ốc quế ngay giữa trán, vẫn đứng rớt hàm ra đó. "Đi không? Không đi sao?" "Ôi, Chúa ơi" Tôi nói, "Được rồi. Bố có biết mẹ lái xe không?" "Con đùa à?" "Thế mẹ làm thế nào?" "Bố con thỉnh thoảng cũng phải ngủ chứ." Và chúng tôi bỏ lại ông bố đang ngủ bởi tôi biết ông sẽ giết tôi nếu tôi để bà tự đi, và chúng tôi vào xe. Lái ngược. Tốc độ 55km/h ra khỏi lối đi, lái ngược. Tôi thắt dây an toàn từ đằng trước. Tôi kéo dây an toàn từ đằng sau. Tôi thắt hẳn 2 nút. Ý tôi là, miệng tôi khô như sa mạc Kalahari. Tôi nắm chặt cửa xe. Các bạn có hiểu tôi đang nói gì không? Còn bà thì huýt sáo, và cuối cùng tôi thở như kiểu sắp đẻ ấy -- bạn biết kiểu đấy không? Chỉ có vài chị đang ừ hử, ừ, ừ, đúng rồi. Tôi nói "Mẹ, chậm lại được không?" Vì bây giờ bà đang đi đường cao tốc 285, đường vành đai bao quanh Atlanta, mà bây giờ hoàn thiện rồi -- có 7 làn, mà bà đi vào cả 7. Tôi nói "Mẹ, chọn 1 làn thôi!" "Họ làm đến 7 làn thì mình phải dùng hết." Và cứ thế bà đi, đúng vậy đấy. Tôi không thể tin nổi bà ra ngoài một phút mà không bị tóm lại. Tôi nghĩ, hay mình nói chuyện. Đây sẽ là cách đánh trống lãng đây. Có thể nó sẽ giúp tôi thở đều. Có lẽ cũng giúp tôi bình tĩnh lại hơn. "Mẹ à, con biết mẹ đã bị phạt." "Không, không hề, con đang nói cái gì thế?" Mẹ có bằng lái. Mẹ đã lái xe được bao lâu rồi?" "4 5 ngày." "Vâng, thế mà chưa bị phạt ạ?" "Mẹ chả có cái vé phạt nào cả." Tôi nói, " Vâng, vâng, vâng, nhưng mà thôi nào, thôi nào, thôi nào." "Được rồi, mẹ dừng đèn đỏ sau đó có một ông con biết đó, ở đằng sau." "Ông này mặc đồng phục có màu tương tự màu xanh ấy và có cái mặt âm chì phải không mẹ?" "Con không ở đó, đừng có huyên thuyên." "Thôi nào. Mẹ dính một vé rồi phải không? "Không". Bà giải thích "Ông đó"--Tôi phải kể cái kiểu bà đã kể, không thì thiếu sót lắm, bạn biết đấy-- "Ổng đến cạnh cửa sổ, và ổng làm thế này, nghĩa là ổng cũng già rồi, con biết đấy. Vậy là mẹ nhìn lên và mẹ nghĩ, có khi ổng lại thấy mẹ dễ thương." "Mẹ, mẹ vẫn làm trò đó à?" Nếu được thì được thôi, bé yêu Vậy là, mẹ nói, "Xin lỗi, tôi không nói tiếng Anh." Chà, con không biết đâu, ổng từng đi Peace Corp ở Honduras." (Cười lớn) Vậy là họ nói chuyện, rồi mẹ tôi nói, "Sau đó, con biết đấy, thế thôi. Có thế thôi, thế là xong đấy." "Vâng? Cái gì ạ?" "Ông ấy có viết vé phạt cho mẹ không? Ông ấy không viết sao? Chuyện gì thế?" "Không, mẹ nhìn lên thì đèn xanh rồi." (Cười lớn) Có lẽ bạn sẽ phải khiếp sợ lắm đây. Tôi không biết liệu bà có trêu tôi, như kiểu mèo vờn chuột, mèo vờn chuột ấy - chân trái, chân phải chân trái, chân phải - nhưng ngay sau đó, chúng tôi đã đến siêu thị. Giờ, ai cũng đi siêu thị ngày lễ rồi nhỉ, hửm? Nói tôi nghe nào. Rồi. Rồi. Bạn có thể nói 'Rồi'. Khán giả: Rồi. Được rồi, vậy bạn biết là bây giờ phải đi vào bãi xe địa ngục, lạy thánh có chỗ trống liên tục khi bạn bò vào đoàn xe rồng rắn, sẽ có gã mở đèn phanh ngay khi bạn trờ tới sau hắn. Nhưng thường thì chuyện đó chẳng xảy ra, nhỉ? Đầu tiên tôi nói, "Mẹ, sao mình lại ở đây?" "Ý con là ở trong xe?" "Không, đừng--sao mình lại ở đây hôm nay? Thứ Bảy mà, hôm nay là ngày lễ mà." "Bởi vì mẹ phải đổi đồ lót cho bố con." Giờ, thấy không, đây gọi là không từ thủ đoạn đấy, thực tình -- tôi nghĩ, suy nghĩ của mẹ tôi rối như hang thỏ vậy. Tôi có muốn bước vào hay không, vì trừ khi tôi có sợi chỉ của Ariadne buộc vào neo -- đủ ẩn dụ chưa? -- thì đâu đó, tôi sẽ lạc không ra được Nhưng bạn biết rồi đấy. (Cười lớn) "Tại sao bây giờ mình phải đi mua đồ lót cho bố? Và tại sao? Đồ lót của bố bị làm sao ạ?" "Con sẽ khó chịu đấy." "Con sẽ không khó chịu,. Tại sao? Bố có gì không ổn ạ?" "Không, không, không. Vấn đề duy nhất là bố con bị ngốc thôi. Mẹ bảo bố đến cửa hàng, đó là cái lỗi đầu tiên của mẹ, và ông ấy đi mua đồ lót, và ông ấy mua cái kìm, trong khi đáng lẽ phải mua quần lót ống rộng." "Tại sao?" "Mẹ đọc trên mạng. Mặc vậy sẽ vô sinh đấy." "Ôi, Chúa ơi!" (Cười lớn) Olivia? Sao? Sao? Lúc này, chúng tôi đã bò thêm được 4 feet, và cuối cùng mẹ nói với tôi, "Mẹ biết mà, biết ngay mà. Ta là dân di cư. Ta biết tìm chỗ trống. Mẹ bảo sao nào? Ngay kia." Và bà chỉ qua cửa số, và tôi nhìn ra, và cách đó ba-- ba dãy, "Nhìn kìa, thằng Chevy." Bạn buồn cười, nhưng bạn không biết đâu - các bạn đã đúng hoàn toàn, các bạn có để ý không? Giờ hãy sửa theo hướng khác đi, không sao đâu. "Nhìn, thằng Chevy -- hắn đi hướng này." "Mẹ, mẹ, mẹ, đợi, đợi, đợi đã. Chiếc Chevy cách đó đúng 3 dãy" Mẹ nhìn tôi, như thể tôi vẫn là đứa con khờ dại của bà, con ngố, cái đứa mà bà phải nói chuyện thật chậm và rõ ràng. "Mẹ biết, con yêu. Giờ ra khỏi xe và đến đứng ở cái chỗ đỗ xe kia đến khi mẹ tới nhé." Được rồi, tôi cần bỏ phiếu. Thôi nào, thôi nào. Không, không. Bao nhiêu người trong số các bạn đã từng-- dù bé dù lớn-- đứng ở chỗ đỗ xe để chờ người khác? Thấy chưa, chúng ta cùng hội cùng thuyền đấy. (Cười lớn) Vài năm trị liệu tâm lý, chúng ta vẫn ổn. Chúng ta vẫn ổn. Chúng ta không sao. Thế là, tôi chống lại mẹ, Chuyện này -- bạn biết đấy, bạn nghĩ đến tuổi này mà tôi vẫn chịu được à? Tôi nói, "Không đâu, mẹ, mẹ làm con xấu hổ cả đời rồi." Tất nhiên, bà đáp trả rằng, "Mẹ làm con xấu hổ bao giờ?" (Tiếng Tây Ban Nha) Và bà vẫn nói khi bà dừng xe lại, nhấn phanh khẩn cấp, mở cửa xe, và với sự nhanh nhẹn đáng kinh ngạc ở một phụ nữ tuổi bà, bà nhảy khỏi xe, xô đổ 2 cuốn danh bạ, rồi bà bước vòng qua -- -- tay ôm cái ví Kmart rẻ tiền -- vòng ra trước cái xe. Bà cũng có một tốc độ đáng kinh ngạc ở tuổi đó luôn. Trước khi tôi kịp nhận ra, bà đã lướt qua bãi đỗ xe và giữa những chiếc xe, những người phía sau tôi, với ân điển tôn giáo thường tình mà ngày lễ này mang lại cho tất cả chúng ta, wah-wah-wah "Tôi tới đây". Chỉ ngữ Ý xổ ra. Tôi lỉnh qua. Tôi đóng cửa. Bỏ mấy cuốn danh bạ đi. Chỗ này mới và nhanh quá đấy, chỉ để các bạn -- các bạn còn hiểu không? Chúng ta sẽ chờ những người chậm hơn nhé. Tôi bắt đầu, và đây là lúc đứa trẻ lên tiếng -- sẽ mất vui nếu tôi nhắc đến nó ngay từ đầu, bởi vì đây là đứa con kiệm lời của tôi. Rất khúc chiết, mọi thứ đều ngắn gọn với đứa trẻ này. Bạn biết không, nó ăn cũng ít nữa. Ngôn ngữ cũng là một thứ có thể chia thành từng âm vị, bạn biết đó - chút một thôi hmm, hmm-hmm. Con bé mang theo một quyển sổ và một cây bút. Con bé có một sức mạnh to lớn. Nó biết lắng nghe, vì đó là việc đầu tiên mà một người kể chuyện phải làm. Nhưng thỉnh thoảng con bé dừng lại và hỏi, "Cái đó đánh vần thế nào ạ? Năm nào ạ? Được rồi" Khi con bé viết về sự khám phá trong 20 năm, đừng tin lời nào hết. Nhưng đây là con gái tôi, Lauren, cô bé tuyệt vời của tôi, cô bé hơi tự kỷ của tôi. Chúa phù hộ ông, bác sĩ Watson. Con bé nói, "Mẹ, mẹ phải xem cái này!" Giờ, khi nhóc này nói tôi cần phải xem, bạn biết không. Nhưng không phải là tôi chưa nhìn thấy hiện trường tội ác bao giờ. Tôi lớn lên với người phụ nữ này mà. Tôi nói, "Lauren, con biết không, con cứ kể mẹ nghe đi. Mẹ không thể nhìn đâu." "Không, mẹ ơi, mẹ phải nhìn đi." Tôi phải nhìn. Bạn phải nhìn. Bạn không muốn nhìn sao? Bà ấy kia. Tôi nhìn với sự hoang mang kính nể: mẹ tôi đứng dạng chân, xuống tấn. Bà cầm chặt chiếc ví Kmart rẻ tiền. và dùng nó như vũ khí. Bà dồn hết mọi sức lực với ý chí sắt đá từ cá tính nhỏ bé của bà, bằng giọng lụm khụm đó, bà nói, "Lùi lại đi, bạn hiền! Không, chỗ này đặt rồi nha!" (Cười lớn) Các bạn sẵn sàng chưa? Chuẩn bị nhé. Tới ngay đây "Không, con gái tôi, nó đang ở trong chiếc Buick kia kìa. Con yêu ơi, ngẩng lên cho người ta thấy đi." Ôi, Chúa ơi. Ôi, Chúa ơi. Cuối cùng tôi cũng tới - và giờ, đây là phía Nam. Tôi không biết các bạn sống ở vùng nào. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều bí mật thích những câu chuyện. Chúng ta đều bí mật thích trùm chăn và ôm gấu Boo. Chúng ta thích cuộn tròn lại và nói, "Kể đi, kể đi. Thôi mà, cưng ơi, kể đi mà." Nhưng mà ở phía Nam, chúng tôi thích một câu chuyện ngầu. Mọi người dạt ra 2 bên, Ý tôi là, họ bước ra khỏi hàng, họ mở hòm, lôi ghế bố và nước uống ra. Bày bàn cá cược luôn. "Tôi bắt bà già. Chết tiệt!" (Cười lớn) Rồi bà dẫn tôi vào bằng dáng đi salsa nhẹ nhàng. Bà, cuối cùng, cũng là một người Cuba. Tôi nghĩ, "Tăng tốc, thắng. Tăng tốc, thắng" Làm như bạn chưa bao giờ nghĩ vậy ấy? Phải không? Phải rồi. Tôi lái vào. Tôi đỗ xe. Máy vẫn nổ ầm ầm -- tôi ấy, không phải cái xe đâu. Tôi nhảy ra cạnh bà và nói, "Mẹ đứng yên cho con!" "Mẹ chả đi đâu cả." Bà có ghế đầu trong thảm kịch Hy Lạp đấy. Tôi bước ra, và kia là Esther. Bà ôm chiếc ví. "Que?" nghĩa là "cái gì" và nhiều thứ khác nữa. (Cười lớn) "Mẹ, mẹ không biết xấu hổ à?" Mọi người xung quanh đều đang nhìn chúng tôi, đúng không? Giờ, bạn phải bịa ra vài thứ, mọi người. Bí quyết thương mại. Đoán được không? Những câu chuyện này đã được tôi đẽo gọt vài chỗ. Vài chỗ, ở ngay đó, ngay đó. Để ngay chỗ đó. Bà nói với tôi thế này. Sau khi tôi nói -- Để tôi nhắc lại -- "Mẹ không biết xấu hổ à?" "Không. Mẹ bỏ nó cùng với quần tất rồi-- chúng nó gò bó quá" (Cười lớn) (Vỗ tay) Đúng rồi, các bạn vỗ tay đi nhưng chỉ còn 30 giây là hết chuyện đấy. Tôi chuẩn bị nhảy dựng lên thì có người vỗ nhẹ vai tôi. Gan quá nhỉ. Tôi nghĩ "Chắc là con tôi. Sao nó dám? Con bé nhảy ra khỏi chiếc xe đó." Không sao, vì mẹ tôi gào lên với tôi, tôi gào lên với nó. Đó là một trật tự hợp lý. (Cười lớn) Tôi quay lại nhưng không phải là đứa nhóc đó là một phụ nữ trẻ, cao hơn tôi một chút, hơi xanh, mắt tò mò. Cùng một chàng trai -- người chồng, người anh, người yêu, không phải chuyện của tôi. Và cô ấy nói, "Xin lỗi, thưa bà" -- đó là cách chúng tôi nói chuyện dưới đó -- "Đó là mẹ chị à?" Tôi nói, "Không, tôi chỉ đi theo mấy già bà nhỏ nhắn ở bãi đỗ xe xem họ có dừng lại không. Vâng, đây là mẹ tôi!" Chàng trai, giờ , cậu ta nói: "À, ý của chị tôi là" -- họ nhìn nhau, ánh mắt ngầm hiểu-- "Chúa ơi, bà ấy điên quá!" Tôi nói, (tiếng Tây Ban Nha), và cô cậu trẻ kia nói, "Không, không, chị ơi, bọn em chỉ muốn biết một điều nữa thôi." Tôi nói, "Xem này, làm ơn, để chị xử lí bà ấy, được chứ, vì chị hiểu bà ấy, và tin chị đi, bà là vũ khí nguyên tử loại nhỏ đấy, em biết đấy, em phải thận trọng xử lí bà thôi." Và cô gái nói, "Em biết, ý em là, em thề có Chúa, bà ấy làm bọn em nhớ tới mẹ." Tôi suýt đã lỡ mất. Cậu trai quay gót sang chị. gần như là thì thầm, "Chúa ơi, em nhớ mẹ." Bọn họ xoay người, sánh vai nhau bước đi, lạc vào những mơ màng riêng. Kí ức về một một người phụ nữ kiên rồ, người họ may mắn được thừa kế DNA. Và tôi quay sang Esther, đang nhảy nhót trên đôi giày, và nói "Con biết không, con yêu?" "Cái gì hả mẹ?" "Mẹ có lẽ sẽ làm con phát điên trong khoảng 14, 15 năm nữa, nếu con may mắn, nhưng sau đó, bé yêu, con sẽ phải nhớ mẹ." (Vỗ tay) Quan điểm của tôi với bữa ăn trưa ở trường, đó là một vấn đề công bằng xã hội. Tôi là Giám đốc dịch vụ dinh dưỡng cho Berkeley Unified School District. Tôi có 90 nhân viên và 17 địa điểm, 9600 trẻ em. Tôi làm 7100 suất ăn một ngày và tôi đã làm trong hai năm, cố gắng để thay đổi cách cho trẻ ăn ở Mỹ. Và đó là điều tôi muốn nói với bạn một chút hôm nay. Đây là vài học sinh của tôi với một thanh salad. Tôi đặt các thanh salad trong tất cả các trường học tôi phụ trách. Mọi người nói nó không ăn được -- những đứa trẻ nhỏ không thể ăn hết thanh salad, những đứa lớn sẽ nhổ vào nó - không ai ăn. Khi tôi tiếp nhận điều này tôi cố gắng tìm ra, như là, tầm nhìn của tôi: làm sao để ta thay đổi mối quan hệ của trẻ em với thực phẩm? Và tôi sẽ giải thích tại sao chúng ta cần thay đổi, nhưng chúng ta hoàn toàn phải thay đổi. Và điều tôi hiểu ra là, ta cần dạy trẻ em mối quan hệ cộng sinh giữa một hành tinh lành mạnh, thực phẩm lành mạnh và trẻ em khỏe mạnh. Và rằng nếu ta không làm được điều đó, hậu quả, mặc dù chúng ta đã nghe nói , là chúng ta thực sự sẽ tuyệt chủng, bởi vì chúng ta cho trẻ ăn đến chết. Đó là tiền đề của tôi. Chúng tôi nhìn thấy trẻ em bị bệnh trở nên yếu hơn và yếu hơn.. Và lý do đều này xảy ra, chung qui, là vì hệ thống thực phẩm của chúng ta và cách thức chính phủ thương mại hóa thực phẩm, cách chính phủ giám sát thực phẩm, cách USDA đặt thức ăn cho trẻ em không lành mạnh, và cho phép thực phẩm không lành mạnh vào trường học. Và hiểu ngầm, tất cả chúng ta gửi con, hay cháu, cháu họ, đến trường và bảo chúng học, như bạn biết, học những gì trong trường. Và khi bạn cho cho trẻ em ăn thực phẩm tồi, đó là những gì chúng học. Vì vậy, đó là vấn đề. Chúng tôi đến đây là vì nền nông nghiệp kinh doanh lớn. Chúng ta đang sống trong một quốc gia mà hầu hết chúng ta không quyết định, những gì chúng ta ăn. Ta thấy các doanh nghiệp lớn, Monsanto và DuPont -- đã đưa ra chất độc da cam và thảm chống bẩn -- họ kiểm soát 90 phần trăm của những hạt giống thương mại sản xuất trong nước. Đây là 10 công ty -- kiểm soát phần lớn những gì trong các cửa hàng tạp hóa của chúng ta, phần lớn những gì mọi người ăn - và đó là thực sự, thực sự là một vấn đề. Vì vậy, khi tôi bắt đầu nghĩ về những vấn đề này và làm sao tôi thay đổi những gì trẻ ăn, Tôi thực sự bắt đầu tập trung vào những gì ta dạy chúng. Và điều đầu tiên là về thực phẩm địa phương - cố gắng ăn thực phẩm trong vùng của mình. Và rõ ràng, với những gì đang xảy ra với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hoặc khi - các nhiên liệu hóa thạch mất đi, như dầu mỏ chạm nóc của nó -- chúng tôi thực sự đã bắt đầu nghĩ về việc có nên hay không việc chúng ta có thể di chuyển thực phẩm 1500 dặm trước khi ta ăn nó. Vì vậy, chúng tôi đã nói chuyện với trẻ em về nó, và thực sự bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn địa phương. Và sau đó chúng tôi nói về thực phẩm hữu cơ. Hiện nay, hầu hết các trường học không mua nổi thực phẩm hữu cơ, nhưng chúng ta, như là một quốc gia, phải bắt đầu nghĩ về việc tiêu thụ, phát triển và nuôi dưỡng trẻ em thức ăn không bị nhét đầy các chất hóa học. Ta không thể tiếp tục cho trẻ em ăn thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ và thuốc kháng sinh và hormon. Ta ko thể làm thế nữa. Bạn biết đó, nó ko hiệu quả. Và kết quả là trẻ em bị bệnh. Một trong những chủ đề lớn của tôi ngay bây giờ là thuốc kháng sinh. 70 phần trăm của tất cả các loại thuốc kháng sinh tiêu thụ tại Mỹ được tiêu thụ trong chăn nuôi. Chúng tôi đang cho trẻ ăn thuốc kháng sinh trong thịt bò và protein động vật khác mỗi ngày. 70 phần trăm -- Ko thể tin đc. Và kết quả của nó là ta có bệnh. Chúng ta có những thứ như E. coli mà ko chữa đc, chúng tôi không thể làm trẻ em khỏe hơn khi chúng bệnh Và, bạn đã biết, chắc chắn thuốc kháng sinh đã được cho toa hơn quy định, nhưng đó là một vấn đề trong việc cung cấp thực phẩm. Một trong những sự thật tôi thích là Nông nghiệp Mỹ sử dụng 0.54 tỳ kg thuốc trừ sâu mỗi năm. Điều đó có nghĩa là mỗi người chúng ta và trẻ con tiêu thụ bằng một bao 2.3 kg -- những túi bạn có ở nhà - nếu tôi có một ở đây và mở nó ra, và đống tôi có trên sàn đó là những gì ta tiêu thụ và cho trẻ ăn hàng năm vì những thứ đi vào nguồn cung thực phẩm của ta, vì cách chúng ta tiêu thụ sản xuất ở Mỹ. USDA cho phép các thuốc kháng sinh, các hormon và các thuốc trừ sâu trong nguồn cung thực phẩm của ta, và USDA trả tiền cho quảng cáo này trong tạp chí Time. OK, ta có thể nói về Rachel Carson và DDT, nhưng tai biết nó không tốt cho bạn và tôi. Và đó là những gì của USDA cho phép trong thực phẩm của chúng ta. Và điều đó phải thay đổi, bạn biết. USDA không thể được xem như là là tất cả những gì chúng ta cho trẻ ăn và những gì đc cho phép. Chúng tôi không thể tin rằng họ quan tâm đến lợi ích tốt nhất của chúng ta. Nghịch nghĩa với toàn bộ điều này là thực phẩm bền vững. Đó là những gì tôi thực sự cố gắng cho mọi người hiểu. Tôi thực sự cố gắng và dạy nó cho trẻ em - Tôi nghĩ rằng đó là quan trọng nhất. Đó là tiêu thụ thực phẩm một cách mà ta vẫn còn một hành tinh trong đó trẻ sẽ lớn và khỏe mạnh, và đó thực sự cố gắng giảm nhẹ tất cả các tác động tiêu cực ta đang thấy. Đó thực sự chỉ là một ý tưởng mới. Tôi muốn nói, người ta quăng xung quanh tính bền vững, nhưng chúng ta phải tìm ra tính bền vững là gì. Trong ít hơn 200 năm, bạn đã biết, chỉ trong một vài thế hệ, chúng tôi đã đi từ 200 -- 100 phần trăm, 95 phần trăm người nông dân đến ít hơn 2 phần trăm nông dân. Ta đang sống trong một quốc gia có tù nhân nhiều hơn nông dân -- 2.1 triệu tù nhân, 1.9 triệu nông dân. Và ta tiêu 35000 đô la trên trung bình mỗi năm cho một tù nhân trong nhà tù và khu học chánh chi 500 đô la một năm cho một trẻ ăn. Không có gì ngạc nhiên là ta có tội phạm. (Cười) Và những gì đang xảy ra là, chúng ta bị bệnh -- ta bệnh và trẻ em của chúng cũng bệnh. Đó là vì những gì ta cho chúng ăn. Những gì đc tiêu hóa tạo nên chúng ta. Chúng tôi thực sự là những gì mình ăn. Và nếu chúng ta tiếp lối mòn này, nếu chúng ta tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn tồi, nếu chúng ta không dạy cho chúng những gì là thực phẩm tốt, điều gì sẽ xảy ra? Bạn đã biết, điều gì sẽ xảy ra? Điều gì sẽ xảy ra cho toàn bộ hệ thống y tế của chúng ta? Điều sẽ xảy ra là, chúng ta sẽ có những đúa con tuổi thọ ít hơn chính mình. CDC - Trung tâm kiểm soát dịch bệnh -- đã nói, những trẻ em sinh ra trong năm 2000 -- những trẻ bảy và tám tuổi ngày nay -- một trong ba trẻ Caucasians, một trong hai trẻ Mỹ gốc Phi và Hispanics, sẽ có bệnh tiểu đường trong đời sống của chúng. Và nếu đó chưa đủ, họ còn nói, phần lớn trước khi chúng tốt nghiệp trung học. Điều này nghĩa là 40 hay 45 phần trăm của tất cả trẻ em tuổi đi học có thể phụ thuộc insulin trong vòng một thập kỷ - trong vòng một thập kỷ. Điều gì sẽ xảy ra? Vâng, các CDC đã đi xa hơn để nói rằng những trẻ em sinh ra trong năm 2000 có thể là thế hệ đầu tiên trong lịch sử nước ta chết ở tuổi trẻ hơn cha mẹ chúng. Và đó là vì những gì chúng ta cho chúng ăn. Bởi vì trẻ tám tuổi không có quyền quyết định, và nếu chúng làm vậy, bạn cần phải được điều trị. Bạn biết, ta có trách nhiệm về những thứ bọn trẻ ăn. Nhưng ồ, có lẽ họ chịu trách nhiệm về những gì trẻ ăn. Các công ty lớn chi 20 tỷ đô la một năm tiếp thị các loại thực phẩm không dinh dưỡng cho trẻ em. 20 tỷ đô la một năm. 10000 quảng cáo đa số trẻ xem. Họ chi 500 đô la cho mỗi đô la - 500 đô la tiếp thị thực phẩm trẻ em không nên ăn - cho mỗi đô la tiếp thị thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng. Kết quả là trẻ em nghĩ rằng chúng sẽ chết nếu họ không có gà rán. Bạn biết, mọi người đều nghĩ họ nên ăn nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Đây là phần kích thước của USDA, cái nhỏ xíu kia. Và cái đằng kia thì còn to hơn cái đầu của tôi là những gì McDonalds và Burger King và những công ty lớn nghĩ rằng chúng ta nên ăn. Và tại sao họ có thể phục vụ nhiều thế? Sao ta có đc big gulp 29 cent và 99-cent double burger? Đó là vì cách chính phủ thương mại hóa thực phẩm, ngô và đậu nành rẻ được đẩy vào nguồn cung thực phẩm của chúng ta tạo ra các thực phẩm phi dinh dưỡng rất rẻ. Đó là tại sao tôi nói đó là một vấn đề công bằng xã hội. Bây giờ tôi nói tôi đang làm điều này ở Berkeley, và bạn có thể nghĩ, "Ồ, Berkeley Tất nhiên bà có thể làm điều đó tại Berkeley." Vâng, đây là món ăn tôi tìm thấy 24 tháng trước. Đây thậm chí không phải là thực phẩm. Đây là những thứ chúng tôi đã cho trẻ ăn - Extremo Burritos, corn dogs, pizza pockets, grilled cheese sandwiches. Mọi thứ chứa trong nhựa, trong các tông. Công cụ nhà bếp duy nhất nhân viên của tôi có là đồ cắt hộp. Thiết bị hoạt động duy nhất trong nhà bếp của tôi một chiếc máy ép hộp, bởi vì nếu ko phải trong hộp, thì nó cũng là trong thùng đông lạnh. USDA cho phép điều này. USDA cho phép tất cả những thứ này. Trong trường hợp bạn kể ra, đó là, như, pink Danish và một số loại cupcakes. Chicken nuggets, Tater Tots, sô cô la sữa nhiều fructose, cocktail trái cây đóng hộp - một bữa ăn hoàn lại được. Đó là những gì chính phủ cho rằng có thể cho trẻ em ăn. Nó không OK. Bạn biết rồi? Nó không OK. Và chúng ta, tất cả chúng ta, phải hiểu là chúng ta có trách nhiệm -- rằng chúng ta có thể tạo sự khác biệt ở đây. Giờ tôi không biết nếu có ai ở đây phát minh nuggets gà, nhưng tôi chắc chắn bạn sẽ rất giàu có nếu bạn đã làm điều đó. Nhưng ai đã quyết định rằng một con gà nên nhìn như một trái tim, một hươu cao cổ, là một ngôi sao? Vâng, Tyson đã, bởi vì không có gà trong gà. Và rằng họ đã tìm ra là ta có thể bán những thứ này cho trẻ em. Bạn biết, có gì sai khi dạy trẻ em gà trông như gà? Nhưng đây là những gì hầu hết các trường phục vụ. Trong thực tế, nó có thể là thứ rất nhiều bậc cha mẹ ăn -- trái ngược với nó - là những gì chúng tôi cố gắng phục vụ. Chúng tôi thực sự cần phải thay đổi mô hình này với trẻ em và thực phẩm. Ta thực sự phải dạy cho trẻ em rằng gà không phải là hươu. Rằng rau thực sự đầy màu sắc - rằng chúng có hương vị, rằng cà rốt mọc trong đất, rằng dâu tây trồng ở mặt đất. Không có cây dâu hoặc bụi cà rốt. Bạn đã biết, ta phải thay đổi cách chúng ta dạy trẻ em về những điều này. Có rất nhiều thứ chúng ta làm được. Có rất nhiều trường học làm chương trình ruộng đến trường. Có rất nhiều trường học thực sự lấy được thực phẩm tươi sống. Giờ ở Berkeley, chúng tôi đã hoàn toàn ăn sạch. Chúng tôi không có xi-rô bắp nhiều fructose, không có chất trans-fat, không thực phẩm chế biến sẵn. Chúng tôi nấu ăn từ đầu mỗi ngày. Chúng ta có 25 phần trăm -- (Vỗ tay) cảm ơn bạn - 25 phần trăm thức ăn của chúng tôi là hữu cơ và địa phương. Chúng tôi nấu ăn. Đó là đôi bàn tay của tôi. Tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày và đi nấu ăn cho trẻ, bởi vì đây là những gì ta cần phải làm. Chúng tôi không thể tiếp tục cho trẻ ăn đồ làm sẵn, đầy hoá chất, và những mong đợi chúng trở thành công dân lành mạnh. Bạn sẽ không để khiến thế hệ kế tiếp hay sau đó suy nghĩ đc như vầy nếu chúng không đc nuôi dưỡng. Nếu chúng ăn hóa chất mãi, chúng sẽ không có khả năng suy nghĩ. Chúng sẽ không được thông minh. Bạn biết chứ? Chúng chỉ sẽ bị bệnh. giờ một trong những điều - những gì đã xảy ra khi tôi đi vào Berkeley là tôi nhận ra rằng, bạn biết, đây là tất cả những người đẹp tuyệt vời -- rất, rất khác - và tôi cần quảng cáo nó. Tôi phát minh ra các cuốn lịch mà tôi gửi về nhà cho phụ huynh. Và cuốn lịch thực sự bắt đầu làm nên chương trình của tôi. Bây giờ tôi đang phụ trách tất cả các lớp học nấu ăn và tất cả các lớp học làm vườn tại khu học chánh của chúng tôi. Vì vậy, đây là một thực đơn điển hình -- đây là những gì chúng tôi đang phục vụ trong tuần này tại trường học. Và bạn thấy những công thức nấu ăn bên cạnh không? Đó là những công thức nấu ăn mà trẻ học tại các lớp học nấu ăn của tôi. Họ nếm các thành phần trong các lớp học làm vườn. Chúng cũng có thể trồng cây. Và chúng tôi phục vụ trong nhà ăn. Nếu chúng ta sẽ thay đổi mối quan hệ của trẻ em và thực phẩm, thực phẩm ngon, bổ dưỡng trong nhà ăn. Kinh nghiệm thực tế - bạn tham gia trong các lớp học nấu ăn và làm vườn -- chương trình giảng dạy để buộc tất cả cùng nhau. Bây giờ bạn đã có thể cho rằng tôi không thích USDA, và tôi không biết làm gì với kim tự tháp của họ -- kim tự tháp lộn ngược với cầu vồng trên đỉnh, tôi không biết. Bạn biết, chạy lên đến hết cầu vồng, Tôi không biết bạn làm gì với nó. Vì vậy, tôi tự phát minh ra. Hình này có sẵn trên trang web của tôi bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, và đó là một cách trực quan để nói với trẻ về thực phẩm Hamburger rất nhỏ, các loại rau rất lớn. Chúng ta phải bắt đầu thay đổi điều này. Ta phải làm cho trẻ em hiểu rằng sự lựa chọn thực phẩm của chúng tạo một sự khác biệt lớn. Chúng tôi có các lớp học nấu ăn - chúng tôi có lớp học nấu ăn tại trường học của chúng tôi, và điều này là rất quan trọng vì giờ chúng tôi đã phát triển một thế hệ, có lẽ hai, trẻ em ra khỏi nơi mà một trong bốn bữa ăn là thức ăn nhanh, một trong bốn bữa ăn được ăn ở trong xe hơi và một trong số bốn bữa ăn cuối được ăn trước TV hoặc máy tính. Trẻ em học tập gì? Đâu là thời gian gia đình? Xã hội hóa ở đâu? Thảo luận ở đâu? Học nói ở đâu? Bạn đã biết, chúng ta phải thay đổi nó. Tôi làm việc với trẻ em rất nhiều. Đây là những trẻ em làm việc với tôi trong Harlem. EATWISE -- Enlightened and Aware Teens Who Inspire Smart Eating. Ta phải dạy cho trẻ em rằng Coke và Pop Tarts không phải bữa sáng. Chúng ta phải dạy cho trẻ rằng nếu chúng đang trong một chế độ ăn uống với đường tinh chế, chúng đi lên và xuống, giống như khi chúng đang trong một chế độ ăn uống của thuốc gây nghiện. Và chúng ta phải mang tất cả cùng nhau. Chúng ta có phân phân bón trong tất cả các trường học của chúng tôi. Chúng tôi có tái chế tại tất cả các trường học của chúng tôi. Bạn biết, những điều chúng tôi có thể làm tại nhà và nghĩ rằng như vậy là quan trọng, chúng ta phải dạy cho trẻ em trong trường học. Nó phải là một phần của chúng rằng chúng thực sự hiểu đc. Bởi vì bạn biết, nhiều người trong chúng ta như ở phần cuối của sự nghiệp của mình, và chúng tôi cần cho trẻ em -- những trẻ nhỏ, thế hệ kế tiếp -- những công cụ để tự cứu mình và cứu hành tinh. Một trong những điều tôi làm rất nhiều là quan hệ đối tác công-tư nhân. Tôi làm việc với các công ty tư nhân mà sẵn sàng làm R & D với tôi, sẵn sàng để làm phân phối cho tôi, sẵn sàng làm việc để đi vào trường học. Trường học là ko tài hỗ trợ đủ. Hầu hết các trường học ở Mỹ chi tiêu ít hơn 7500 đô la một năm giảng dạy một đứa trẻ. Điều đó xuống đến dưới năm đô la một giờ. Hầu hết các bạn chi 10, 15 đô la một giờ cho người giữ trẻ khi bạn có. Vì vậy, chúng ta đang chi ít hơn 5 đô la một giờ trên hệ thống giáo dục. Và nếu chúng ta thay đổi nó, và thay đổi cách ta cho trẻ ăn, chúng ta thực sự phải suy nghĩ lại. Vì vậy, quan hệ đối tác công và tư nhân, các nhóm ủng hộ, làm việc với cơ sở. Trong khu học chánh của chúng tôi, cách chúng tôi trả nổi là chúng tôi cho 0,03 phần trăm của quỹ chung hướng tới dịch vụ dinh dưỡng. Và tôi nghĩ rằng nếu mỗi khu học chánh cho một nửa đến một phần trăm, chúng tôi có thể bắt đầu thực sự sửa chữa chương trình này. Chúng tôi thực sự cần phải thay đổi nó. Nó sẽ cần thêm tiền. Dĩ nhiên nó không phải chỉ về thực phẩm - nó cũng về trẻ em vận động. Và một trong những điều đơn giản, chúng tôi có thể làm là đặt giờ nghỉ trước khi ăn trưa. Nó như là "duh". Bạn biết, nếu bạn có trẻ đến bữa trưa và tất cả chúng làm sau khi ăn trưa là ra chơi, bạn thấy chúng chỉ vứt bữa trưa đi để chạy ra ngoài. Và sau đó tại một trong buổi chiều, họ hoàn toàn bị rơi. Đây là những đứa con và cháu của bạn hoàn toàn mệt hết hơi khi bạn nhận chúng, vì chúng đã không ăn trưa. Vì vậy, nếu điều duy nhất chúng sẽ phải làm sau khi ăn trưa là đi đến lớp học, tin tôi đi, chúng sẽ ngồi ở đó và ăn trưa. Chúng ta cần -- chúng ta cần phải giáo dục. Chúng ta cần giáo dục trẻ em. Chúng ta cần giáo dục nhân viên. Tôi đã có 90 nhân viên. Hai có nghĩa vụ làm đầu bếp - không ai có thể. Và, bạn đã biết, tôi không phải là tốt hơn hết bây giờ. Nhưng chúng tôi thực sự phải giáo dục. Chúng ta phải làm các trường bắt đầu suy nghĩ làm sao dạy cho người ta nấu ăn một lần nữa, bởi vì, tất nhiên, họ không -- bởi vì chúng tôi đã có phẩm chế biến sẵn trong các trường học và các viện từ rất lâu. Chúng tôi cần 40 phút ăn trưa -- hầu hết các trường 20 phút ăn trưa -- và bữa trưa có thời gian thích hợp. Hiện một nghiên cứu lớn đã được thực hiện, và rất nhiều trường học đang bắt đầu ăn trưa tại 9 và 10 giờ sáng -- đó không phải là giờ ăn trưa. Bạn đã biết, nó điên, nó điên những gì chúng tôi đang làm. Và chỉ cần nhớ, một cách hiểu ngầm, đây là những gì chúng tôi đang dạy trẻ em như những gì chúng nên làm. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta sửa lỗi này, một trong những điều chúng ta phải làm là thay thực sự đổi cách ta giám sát Chương trìn ăn trưa quốc gia. Thay vì để Chương trình ăn trưa quốc gia dưới sự giám sát của USDA, Tôi nghĩ rằng nó cần được theo CDC. Nếu chúng ta bắt đầu suy nghĩ về thực phẩm và cách chúng ta cho trẻ ăn như là một sáng kiến sức khỏe, và chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về thực phẩm như sức khỏe, sau đó tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không có corn dogs cho bữa trưa. Được rồi, Tài chính 101 về việc này, và điều này - Tôi đang kết luận với mảnh tài chính, bởi vì tôi nghĩ rằng đây là việc tất cả chúng ta phải hiểu được. Chương trình bữa trưa quốc gia chi 8 tỷ USD cho 30 triệu trẻ ăn một năm. Con số này có lẽ nên đc nhân đôi. Có người nói, "trời, ở đâu chúng ta có được 8 tỷ?" Trong đất nước này, ta chi 110 tỷ đô la một năm cho thức ăn nhanh. Chúng ta chi 100 tỷ đô la một năm cho viện trợ chế độ ăn uống. Chúng ta chi 50 tỷ đô la Mỹ trên rau, đó là lý do tại sao chúng ta cần tất cả các khoản viện trợ chế độ ăn uống. Chúng ta dành 200 tỷ đô la một năm cho bệnh liên quan đến chế độ ăn uống ngày nay, với chín phần trăm trẻ em có tiểu đường loại 2 -- 200 tỷ. Vì vậy, bạn biết, khi ta nói về cần 8 tỷ nữa, nó không nhiều. 8 tỷ đó xuống đến hai đô la và 49 cent -- đó là những gì chính phủ phân bổ cho bữa ăn trưa. Hầu hết các trường học dành hai phần ba số đó vào chi phí và hao phí. Điều đó có nghĩa là chúng ta chi tiêu ít hơn một đô la một ngày trên thực phẩm cho trẻ trong các trường học -- hầu hết các trường là 80-90 cent. Trong LA, it's 56 cent. Vì vậy, chúng tôi đang chi tiêu ít hơn một đô-la, OK, cho bữa trưa. Bây giờ tôi không biết về bạn, nhưng tôi đi đến Starbucks và Pete's và những nơi như thế, và Venti pha cà phê ở San Francisco là năm đô la. Một ly cà phê, một, là hơn -- chúng ta chi nhiều hơn là ta chi để nuôi trẻ cho một tuần trong trường. Bạn biết ko? Chúng ta nên xấu hổ. Chúng ta, như là \một quốc gia, nên xấu hổ về nó -- nước giàu nhất. Ở nước ta, trẻ em cần nhất có được thực phẩm thực sự đắt như vậy. Đó là trẻ em có cha mẹ và ông bà và chú bác và cô mà thậm chí không có đủ khả năng trả tiền cho bữa ăn trưa trường học mà ăn những thứ này. Và đó cũng là những trẻ em sẽ bị bệnh. Đó cũng là trẻ em mà chúng ta cần được chăm sóc. tất cả chúng ta có thể tạo một sự khác biệt -- rằng mỗi người trong chúng ta, cho dù chúng ta có con ko, dù ta có quan tâm đến con, cho dù ta có cháu họ, hay gì nữa -- chúng tôi có thể tạo sự khác biệt. Bạn có ngồi xuống và ăn một bữa ăn với con bạn, bạn có đưa con của bạn, hoặc cháu, hoặc chau họ đi shopping ra một chợ của nông dân - chỉ cần nếm với chúng. Ngồi xuống và chăm sóc. Và trên cấp độ vĩ mô, chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch tổng thống 19-tháng , trong tất cả những điều chúng ta yêu cầu tất cả các nhà lãnh đạo tiềm năng, sao ko yêu cầu vấn đề sức khỏe của trẻ em? Cảm ơn bạn. Cám ơn. Xin chào. Tôi ở đây để nói với các bạn về tầm quan trọng của lời khen, sự ngưỡng mộ, và cảm ơn, và thể hiện điều đó một cách rõ ràng, xác thực. Tôi bị thu hút bởi đề tài này vì, tôi chú ý tới bản thân khi tôi trưởng thành, và cho mãi tới vài năm gần đây, cám ơn là điều tôi muốn nói với ai đó, tôi muốn khen họ, tôi muốn họ nghe được và chấp nhận sự khen ngợi của tôi và tôi dừng tại đây. Rồi tôi tự hỏi bản thân mình tại sao? Tôi cảm thấy mắc cỡ, ngại ngần, Và sau đó câu hỏi trên trở thành, liệu tôi có phải là người duy nhất làm chuyện này không? Thế nên tôi quyết định phải tìm hiểu. Tôi có may mắn được làm việc trong trại cai nghiện, bởi thế tôi biết những người đối mặt với sự sống và cái chết bởi nghiện ngập. Và đôi lúc sự việc bắt nguồn từ những thứ rất đơn giản như là, bố của họ mất mà không cho họ biết rằng ông tự hào về họ. Nhưng sau đó họ được nghe từ những người thân và bạn bè rằng người bố đã nói với mọi người còn lại rằng ông tự hào về người con trai, nhưng ông lại không bao giờ nói với anh ta. Là vì người bố không biết rằng cậu con trai cần phải nghe điều đó. Câu hỏi của tôi là, tại sao chúng ta không nói ra điều chúng ta cần? Tôi biết một người đàn ông đã kết hôn được 25 năm mong mỏi người vợ thủ thỉ rằng, "Cám ơn anh vì đã chăm lo mọi thứ để em có thể ở nhà với lũ trẻ," nhưng chưa bao giờ nói ra mình muốn nghe câu đó. Và tôi cũng biết một người phụ nữ làm rất tốt điều này. Mỗi tuần một lần, cô gặp chồng và nói, "Em muốn anh cảm ơn em cho tất cả những thứ em làm ở nhà với lũ trẻ." Chồng tiếp lời, "Oh, thật tuyệt vời." Lời khen không nhất thiết phải thật chân thành, nhưng cô ấy để tâm đến nó. Và một người bạn từ thuở mẫu giáo của tôi, April, cô ấy cám ơn lũ trẻ vì chúng biết tự làm những việc lặt vặt của chúng. Cô ấy nói: "Tại sao lại không cám ơn, dẫu cho đấy là việc mà lũ trẻ phải làm?" Vậy thì tại sao tôi không nói? Tại sao những người khác không nói? Tại sao tôi có thể nói thế này: "Tôi cần 1 miếng thịt bò cỡ trung, tôi cần đôi giày số 6," nhưng tôi không bảo rằng, "Bạn có thể khen tôi như thế này không?" Tôi bộc bạch với bạn những lời phê bình về bản thân. Tôi đang cho bạn hay nơi tôi cảm thấy bất an. Tôi nói với bạn bởi vì tôi cần sự giúp đỡ. Và tôi cư xử với bạn, chính bản thân tôi, như bạn là kẻ thù vậy. Bởi vì bạn có thể làm gì với những thứ đáng phê bình của tôi? Bạn có thể làm lơ. Bạn có thể làm quá nó lên. Hoặc là bạn có thể đáp ứng những thứ tôi muốn. Tôi đem xe đạp đến tiệm-- tôi thích nó -- xe cũ, và anh thợ "chỉnh sửa" lại vị trí bánh xe. Anh ấy bảo, "Khi bánh xe được đặt ở đúng vị trí, nó sẽ làm xe đạp tốt hơn." Tôi lấy chiếc xe cũ về mọi bùn đất được gỡ sạch trên cái bánh xe cũ Tôi đã sử dụng nó trong 2 năm rưỡi, và bây giờ trông nó như mới. Bây giờ có thử thách cho các bạn đây. Tôi muốn cách bạn đặt bánh xe của các bạn vào đúng nơi: thành thật về lời khen mà bạn muốn được nghe. Bạn cần nghe gì? Về nhà hỏi vợ bạn cô ấy cần gì? Đến với chồng -- hỏi anh ấy cần điều chi? Về nhà, đặt những câu hỏi và sau đó giúp đỡ mọi người xung quanh. Chỉ đơn giản như thế. vậy thì tại sao chúng ta nên để ý tới điều đó? Chúng ta nói về một thế giới hòa bình. Làm sao chung ta có thế giới hòa bình với nhiều nền văn hóa, khác biệt ngôn ngữ? Tôi nghĩ hòa bình khởi đầu với mái ấm và mái ấm, cùng chung một mái nhà. Vì vậy hãy biến gia đình bạn thành nơi bình yên. Xin cám ơn quý vị vì đã là người chồng và người mẹ tuyệt vời, và là người bạn, người con gái, con trai đáng mến. Và có thể không ai nói với bạn điều này, nhưng bạn đã thực sự làm rất tốt. Xin cảm ơn vì mọi người đã ở đây, lắng nghe, và thay đổi thế giới với ý định của bạn. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi cứ tưởng sẽ có một bục đứng ở đây, nên tôi hơi sợ. (Cười) Chris đề nghị tôi kể lại câu chuyện về quá trình chúng tôi tìm ra cấu trúc phân tử ADN Và vì tôi tuân lệnh ông ấy, tôi sẽ kể. Nhưng thực tình nó làm tôi hơi chán. (Cười) Bạn biết đấy, tôi đã viết một cuốn sách rồi. Do đó tôi sẽ nói vài điều... (Cười) ...Tôi sẽ nói một chút về con đường dẫn đến sự khám phá ra ADN, và tại sao tôi và Francis tìm ra nó. Sau đó, tôi sẽ dành ít nhất 5 phút cuối để nói về những dự án tôi đang thực hiện. Sau lưng tôi là hình tôi năm 17 tuổi. Tôi đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Chicago và tôi học năm 3 khi mới 17 tuổi là vì trường Đại học Chicago cho các bạn nhập học sau 2 năm học trung học. Vì vậy... thật thích khi thoát khỏi trường trung học. Vì khi đó tôi rất nhỏ con và không giỏi các môn thể thao, hay bất cứ thứ gì tương tự. Nhưng tôi muốn nói về tiểu sử của mình. Như các bạn biết đó, ba tôi được nuôi nấng trong gia đình theo Tân giáo và đảng Cộng Hòa. Nhưng sau một năm học đại học, ông trở thành người vô thần và theo đảng Dân Chủ. (Cười) Còn mẹ tôi là người theo đạo Thiên Chúa xứ Ai-len nhưng bà cũng chẳng sùng đạo lắm. Đến năm 11 tuổi thì tôi không còn đi Lễ ngày Chủ nhật nữa, mà đi ngắm chim cùng với ba tôi. Nhờ vậy mà tôi sớm được nghe kể về Charles Darwin. Tôi nghĩ ông ta là vị anh hùng vĩ đại. Và như các bạn biết đó, tất cả sự sống hiện diện trên trái đất đều trải qua quá trình tiến hóa. Tại trường Đại học Chicago, tôi theo học ngành Động vật học. Mục tiêu của tôi là nếu tôi đủ khả năng, có thể tôi sẽ lấy bằng Tiến sĩ ngành Điểu học ở Cornell. Rồi trong tờ báo Chicago có đăng bài giới thiệu về một cuốn sách tựa đề là "Cuộc sống là gì?" ("What is Life?") của nhà vật lý vĩ đại Schrodinger. Tất nhiên, đó cũng chính là câu hỏi tôi muốn tìm hiểu. Như các bạn biết, Darwin giải thích sự sống sau khi nó đã hình thành, nhưng bản chất của sự sống là gì? Schrodinger cho rằng, về bản chất, đó là những thông tin có mặt trong nhiễm sắc thể chúng ta và thông tin phải được lưu trữ ở dạng phân tử. Trước đó tôi chưa từng nghĩ đến các phân tử. Bạn biết đấy, các nhiễm sắc thế thực chất là các phân tử, và bằng cách nào đó các thông tin này có thể được sắp xếp theo dạng số nào đó Và một câu hỏi lớn là những thông tin đó được sao chép bằng cách nào? Đó là điều cuốn sách này đặt ra. Và từ lúc đó trở đi tôi đã muốn trở một nhà di truyền học... tôi muốn hiểu rõ về gen và qua đó hiểu rõ sự sống. Hồi đấy tôi có một thần tượng, một vị anh hùng để hướng tới. Không phải một cầu thủ bóng chày, mà là Linus Pauling. Vì thế tôi nộp đơn xin vào trường Caltech và... họ loại tôi. (Cười) Nên tôi tới trường Indiana, ở đó cũng có ngành di truyền học tốt như ở Caltech, bên cạnh đó, họ có một đội bóng rổ rất giỏi. Cuộc sống tôi ở Indiana thực sự khá hạnh phúc. Và ở Indiana tôi đã có "linh cảm" là gen di truyền rất có thể chính là các phân tử ADN. Thế nên khi nhận được bằng Tiến sĩ, tôi nên đi nghiên cứu ADN. Vì vậy đầu tiên tôi tới Copenhagen vì tôi nghĩ rằng tôi có thể trở thành một chuyên gia hóa sinh. Nhưng tôi lại nhận ra hóa sinh rất chán. Nó không dẫn tới việc khám phá gen di truyền là gì. Nó chỉ là ngành khoa học hạt nhân. Ồ, quyển sách đó đây, một quyển sách nhỏ. Bạn có thể đọc xong trong 2 giờ. nhưng để tôi kể tiếp, tôi đến dự một hội nghị khoa học ở Ý. Có một diễn giả không có trong chương trình, ông ấy nói về ADN. Đó là Maurice Wilkins. Ông ấy được đào tạo làm một nhà vật lý, nhưng sau chiến tranh ông lại muốn trở thành nhà lý sinh học và ông ấy chọn ADN vì ADN đã được Viện Rockefeller xác định có thể là những phân tử di truyền trên nhiễm sắc thể. Đa số mọi người đã tin rằng protein là phân tử di truyền. Nhưng Wilkins nghĩ rằng ADN là lựa chọn đúng đắn nhất, và ông cho xem hình chụp X-quang này. Một kiểu tinh thể, tức là ADN có cấu trúc xác định, cho dù bản thân nó có thể là những phân tử khác nhau mang những bộ thông tin chỉ thị khác nhau. Vậy là đã có vài thông tin chung chung về phân tử ADN. Nên tôi muốn làm việc với ông ấy, nhưng ông không thích một người từng là nhà quan sát chim, nên tôi chuyển mục tiêu đến Cambridge, nước Anh. Tôi tới Cambridge vì và lúc đó, Cambridge thực sự là nơi tốt nhất thế giới cho ngành tinh thể học chụp bằng tia X. Ngày nay ngành nghiên cứu tinh thể học bằng tia X là một môn trong ngành Hóa học. Ý tôi là, những ngày trước, đó là lĩnh vực riêng của các nhà vật lý Nơi tốt nhất cho nghiên cứu tinh thể bằng tia X là phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge. Và ở đó tôi gặp Francis Crick. Trước đó tôi chẳng biết anh ấy là ai. Lúc đó anh ấy 35 tuổi, tôi 23 tuổi. Chỉ trong vòng một ngày, chúng tôi đã quyết định là chúng tôi có thể kiếm ra một con đường tắt để tìm ra cấu trúc ADN. Các bạn biết đó, không nghiên cứu theo kiểu chính thống, mà chúng tôi sẽ xây dựng một mô hình. Một mô hình điện tử, sử dụng các thông số chiều dài, tất tật những thông tin có được từ các bức hình chụp X-quang. Chỉ để trả lời một câu hỏi là -- phân tử đó gấp cuộn như thế nào? Và lý do của việc này là người ở giữa trong tấm hình này, đó là Linus Pauling Khoảng 6 tháng trước đó, ông ấy đưa ra cấu trúc xoắn alpha của protein Và làm được việc này, ông ấy đã đánh bại Sir Lawrence Bragg (bên trái), Lawrence Bragg là một giáo sư ở Cavendish. Bức hình này được chụp vài năm sau đó khi Bragg đã có lí do để vui vẻ hơn. Ông ấy chắc chắn không vui vẻ gì vào lúc tôi tới đó, ông ấy xấu hổ vì Pauling có được cấu trúc xoắn alpha, và những người ở Cambridge đều thất bại vì họ không phải là nhà hóa học. Cả tôi và Crick chắc chắn cũng không là nhà hóa học vì thế chúng tôi cố gắng xây dựng một mô hình. Francis quen Wilkins Wilkins nghĩ rằng đó là cấu trúc xoắn ốc. Ông cho rằng phác đồ X-quang tương ứng với dạng xoắn. Nên chúng tôi dựng một mô hình gồm 3 chuỗi ADN. Các nhà khoa học từ Luân Đôn kéo đến. Wilkins và người cộng sự, Rosalind Franklin đến và cười nhạo mô hình của chúng tôi. Họ bảo là nó thật tầm thường, mà đúng là nó tầm thường thật. Nên họ bảo chúng tôi đừng dựng thêm mô hình nào nữa, chúng tôi thật kém cỏi. (Cười) Nên chúng tôi không dựng thêm mô hình nào nữa, Francis tiếp tục công việc nghiên cứu protein. Còn tôi về cơ bản là không làm gì, ngoại trừ việc đọc sách Các bạn biết không, đọc sách thực sự là việc tốt. Bạn nắm được các cơ sở lý luận. Chúng tôi vẫn nói với các nhà khoa học Luân Đôn rằng Linus Pauling sắp chuyển sang nghiên cứu ADN. Nếu ADN quan trọng đến vậy, Linus hẳn sẽ hiểu rõ nó. Ông ấy sẽ dựng được mô hình, và rồi chúng tôi sẽ thua cuộc. Thực ra ông ấy đã viết cho các nhà khoa học Luân Đôn thế này: Ông ấy có thể xem các bức hình X-quang của họ không? Họ trả lời rằng "Không". Như vậy ông ấy chưa có nó. Nhưng cũng có vài hinh X-quang trong các bài báo khoa học. Thực ra Linus đã không xem xét chúng kĩ càng. Khoảng 15 tháng sau khi tôi tới Cambridge, một tin đồn lan ra từ con trai của Linus Pauling, lúc đó cũng ở Cambridge, cậu ta nói rằng ba cậu ta đang nghiên cứu ADN. Vậy nên một ngày Peter đến và nói rằng cậu ta là Peter Pauling, cậu ta đưa tôi bản sao bản thảo viết tay của ba cậu ta. Ôi, tôi lo ghê luôn, tôi nghĩ: "Mình tiêu rồi". Tôi chẳng còn gì để làm cả, không có chuyên môn về thứ gì hết. (Cười) Trong bài báo đó, Linus Pauling đưa ra giả thiết cho một cấu trúc gồm 3 chuỗi ADN. Tôi đọc nó, và nó thật là ... thật là tào lao. (Cười) Các bạn biết đó, điều này là thật bất ngờ... (Cười) ... 3 sợi ADN được gắn với nhau bằng liên kết hydro giữa các nhóm phosphate. Nhưng pH cao nhất trong tế bào là khoảng pH7, nên những liên kết hydro đó không thể tồn tại được. Chúng tôi lao vào khoa Hóa và hỏi: "Pauling có thể đúng không?" và Alex Hust nói "Không". Chúng tôi mừng quá chừng. (Cười) Thế là chúng tôi vẫn tiếp tục cuộc chơi, nhưng chúng tôi e rằng ai đó ở Caltech sẽ nói với Linus là ông ấy sai. Rồi Bragg bảo: "Dựng mô hình thôi" Phải nói thêm là, một tháng sau khi chúng tôi có bản thảo của Pauling... tôi đem nó đến Luân Đôn cho mọi người xem. Tôi nói: Linus sai rồi và chúng tôi vẫn đang tiếp tục cuộc chơi và họ nên bắt đầu dựng mô hình ngay lập tức . Nhưng Wilkins nói không, Rosalind Franklin sẽ chuyển đi trong vòng 2 tháng, sau khi bà ấy đi, ông sẽ bắt đầu dựng mô hình. Thế là tôi đem tin đó về Cambridge, và Bragg vẫn nói: "Xây dựng mô hình thôi" Dĩ nhiên tôi muốn dựng mô hình. Đây là Rosalind. Thực ra, theo nghĩa nào đó, có thể xem Rosalind là một nhà hóa học, nhưng thực sự bà đã không được qua đào tạo... bà không hiểu gì về hóa hữu cơ hay hóa lượng tử. Bà là chuyên gia chụp hình tinh thể. Tôi nghĩ một phần lý do bà không muốn dựng mô hình là vì bà không phải là nhà hóa học, trong khi Pauling lại là một nhà hóa học. Vì vậy nên tôi và Crick bắt đầu dựng các mô hình tôi có học một chút về hóa học, nhưng chưa đủ Như thế... chúng tôi có câu trả lời vào ngày 28/2/1953 Và với tôi, đó là bởi vì có một quy tắc, một quy tắc rất hay rằng: Đừng bao giờ cố là người giỏi nhất trong phòng. Và đúng là như thế, Chúng tôi không phải là những nhà hóa học giỏi nhất trong phòng. Tôi bước vào và và đưa cho họ xem mô hình một cặp chuỗi tôi dựng được, và Jerry Donohue ... một nhà hóa học ... nói rằng cái đó sai. "Ngài đã đặt các nguyên tử hydro sai chỗ rồi" Tôi chỉ đặt chúng như trong các cuốn sách. Vậy mà ông ấy vẫn nói rằng tôi sai. Sang ngày hôm sau, tôi chợt nghĩ "Chà, ông ta có thể đúng đó chứ", thế là tôi thay đổi các vị trí, rồi chúng tôi phát hiện ra sự bắt cặp của các gốc bazơ nitơ, ngay tức thì Francis nói rằng các chuỗi phân tử chạy theo các hướng xác định. Và chúng tôi biết rằng mình đã đúng. Thật tuyệt vời, và tất cả những điều đó xảy trong khoảng hai giờ. Từ không đến có, chỉ trong 2 tiếng đồng hồ. Chúng tôi hiểu rằng điều đó rất quan trọng, bởi bạn biết đó, chỉ cần đặt A cạnh T và G cạnh C, bạn có được cơ chế sao chép ADN. Chúng tôi đã nhìn ra cách thông tin di truyền được mang đi như thế nào. Đó là thứ tự của bốn gốc bazơ nitơ. Có thể hiểu đây là một kiểu thông tin dạng số Bạn sao chép thông tin bằng cách sao chép từng chuỗi riêng biệt. Nếu cơ chế sao chép không diễn ra theo cách này thì bạn vẫn có thể tin nó bởi không thể có một cách sắp xếp nào khác tốt hơn. (Cười) Nhưng đó không phải là cách nghĩ của phần lớn các nhà khoa học. Thực ra phần lớn họ không thông suốt như thế. Họ nói rằng họ sẽ không suy nghĩ gì cả cho đến khi họ chắc chắn rằng đúng Nhưng mà, như các bạn biết đó, chúng tôi nghĩ mình đúng 95-99% Hãy nghĩ xem. Trong suốt 5 năm tiếp theo, nghiên cứu của chúng tôi đăng trên báo Nature chỉ được nhắc đến đúng 5 lần -- chẳng đáng gì cả. Chúng tôi đã bị bỏ rơi, và cố gắng thực hiện phần cuối cùng của ba câu hỏi này: Làm thế nào... Thông tin di truyền này là để làm gì? Khá rõ ràng là nó cung cấp thông tin cho một phân tử ARN, và rồi làm thể nào để tạo nên protein từ ARN? Trong khoảng ba năm, chúng tôi chỉ... tôi cố gắng giải mã cấu trúc ARN. Không mang lại gì cả. Không chụp được bức hình X-quang tốt nào cả. Một cô gái từ chối lời cầu hôn của tôi, tôi đã rất đau khổ Các bạn biết không, đó quả là khoảng thời gian tồi tệ. (Cười) Có một bức hình của tôi và Francis trước khi tôi gặp cô gái đó, trông tôi lúc đó vẫn hạnh phúc (Cười) Trong khi chúng tôi chưa biết nên đi về đâu thì chúng tôi làm một việc: chúng tôi thành lập một câu lạc bộ tên là Câu lạc bộ Cà vạt ARN (RNA Tie Club). George Gamow cũng là một nhà vật lý vĩ đại, ông ấy thiết kế hình ARN trên cái cà vạt. Ông ấy là một thành viên câu lạc bộ. Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào để dùng một bộ mã gồm 4 chữ cái để mã hóa được bộ mã 20 chữ cái của các protein? Feynman là một thành viên, và Teller là bạn của Gamow. Đó là lần duy nhất ... Ồ không, chúng tôi chỉ được chụp hình hai lần. trong cả hai lần đó, có một người trong số chúng tôi quên đeo cái cà vạt có hình ARN. Francis ngồi ở hàng trên, bên phải, ngay kế tôi là Alex Rich, chuyên gia chụp hình tinh thể đa chiều. Bức hình này chụp ở Cambridge tháng 9/1955 Tôi đang cười, chắc là cười gượng thôi bởi vì cô gái tôi yêu, nàng đã ra đi rồi. (Cười) Và tôi cứ buồn bã như thế mãi cho đến năm 1960 vì khi đó, cơ bản là chúng tôi đã tìm ra có ba dạng ARN Và về cơ bản, chúng tôi đã biết ADN cung cấp thông tin cho ARN. ARN cung cấp thông tin cho protein. Điều này là tiền đề để Marshall Nirenberg dùng ARN tổng hợp... trong một hệ thống sản xuất protein. Ông ấy tạo ra một chuỗi Phenylalanine (polyphenylalanine) Đó là lần đầu tiên người ta giải được một đoạn mã di truyền, và đến năm 1966 thì ai cũng biết. Đấy, đây là chuyện Chris yêu cầu tôi kể -- rồi sau đó thì sao? Vào thời gian đó ... để tôi quay trở lại. Khi tìm ra cấu trúc ADN, tôi công bố lần đầu ở Viện nghiên cứu Cold Spring Harbor Nhà vật lý Leo Szilard đã nhìn tôi và hỏi " Ông sẽ đăng kí sáng chế phát hiện này chứ?" Ông ấy biết rõ luật sáng chế, và cũng biết là chúng tôi không thể lấy bằng sáng chế đó được, vì chúng tôi không thể. Mà nó cũng chẳng có ích gì. (Cười) Vậy là ADN đã không được coi là một phân tử có ích và các luật sư đã không can thiệp cho mãi đến năm 1973, 20 năm sau, khi Boyer và Cohen ở San Francisco và Stanford phát minh ra phương pháp tái tổ hợp ADN, Trường Stanford đã đăng kí bằng sáng chế và kiếm được nhiều tiền từ phương pháp đó. Ít nhất họ cũng có bằng sáng chế thứ gì đó thứ gì đó hữu ích. Họ học cách đọc các chữ cái của bộ mã di truyền. Và rồi, BÙM, chúng ta có một ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Nhưng chúng ta vẫn còn xa lắm mới trả lời được câu hỏi từ thuở thơ ấu của tôi, đó là câu hỏi: Làm thế nào tự nhiên tự vận hành? Thế là tôi tiếp tục. Tôi đã hết thời rồi, nhưng, đây là Michael Wigler, một nhà toán học rất rất rất thông minh chuyển sang ngành vật lý. Ông ấy đã phát triển một công nghệ về cơ bản cho phép chúng ta quan sát mẫu ADN và cuối cùng là hàng triệu điểm trên đó. Đây là một con chíp, cái này là loại thường, Còn con chíp kia được làm bằng công nghệ quang khắc (photolithography) của một công ty ở Madison tên là NimbleGen, công nghệ của họ tiên tiến hơn hẳn công ty Affymetrix Dùng công nghệ này, bạn có thể so sánh ADN của tế bào thường và tế bào ung thư. Hình phía trên thể hiện ADN từ các tế bào ung thư. Nó cho thấy có những đoạn ADN được chèn thêm vào hoặc bị xóa đi. Vì thế phân tử ADN gần như bị phá nát, trong khi đó, để bạn có khả năng sống còn, thì ADN không bị hư hỏng nhiều như vậy. Chúng tôi nghĩ điều này rốt cuộc sẽ dẫn tới khái niệm "sinh tiết ADN" Trước khi các bạn được điều trị bệnh ung thư, bạn nên xem xét công nghệ này để có thể cảm nhận được bộ mặt của "kẻ thù ung thư". Đó chỉ là, chỉ là một cái nhìn cục bộ, nhưng... tôi nghĩ nó rất rất có ích. Chúng tôi bắt đầu với bệnh ung thư vú bởi vì có nhiều tiền dành cho nghiên cứu ung thư vú, không phải tiền Chính phủ. Bây giờ thì tôi có một mối quan tâm là: tôi muốn làm với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các bạn biết rằng nếu bệnh không nguy hiểm, bạn sẽ không được điều trị Nhưng với Wigler, bên cạnh việc quan sát tế bào ung thư, ông còn quan sát các tế bào thường và thực hiện khá nhiều quan sát đáng kinh ngạc. Trong số đó là phát hiện trong bộ gen của mỗi chúng ta có khoảng 10 vị trí mà ở đó mất đi một gen hoặc nhận thêm một gen khác. Có vẻ như chẳng ai trong chúng ta hoàn hảo cả. Và câu hỏi đặt ra là, nếu là chúng ta ở đây giờ này tức là những gen mất đi và nhận thêm có thể không quá nghiêm trọng Nhưng nếu sự loại thải hay khuếch đại xảy ra ở những gen quan trọng, thì chúng ta có thể bị bệnh. Bệnh đầu tiên ông ấy nghiên cứu là bệnh tự kỉ. Lý do chọn bệnh bệnh tự kỉ là vì chúng tôi có tiền để thực hiện Để theo dõi một người mất khoảng 3000 đôla. Ba mẹ của một em bé mắc bệnh tự kỷ thần đồng (hội chứng Asperger), kiểu bệnh tự kỉ có trí thông minh cao, đã gửi ADN của đứa bé một công ty thông thường; nhưng họ không làm gì được. Di truyền học thông thường không thể làm được, nhưng chỉ cần xem lướt qua mẫu ADN, chúng tôi đã bắt đầu tìm ra các gen liên quan đến bệnh tự kỉ. Như các bạn thấy ở đây, có rất nhiều gen đó. Có rất nhiều trẻ bị bệnh tự kỉ bởi vì chúng bị thiếu một mảnh ADN lớn. Ý tôi là, ở mức độ phân tử thì đó là một mảnh lớn. Chúng tôi thấy ở một trẻ bị bệnh tự kỉ, có một nhiễm sắc thể bị mất khoảng 5 triệu gốc bazơ. Chúng tôi chưa theo dõi ba mẹ đứa trẻ, nhưng có thể ba mẹ nó không bị mất như vậy, vì nếu có thì chắc họ đã không sinh con được. Nghiên cứu bệnh tự kỉ của chúng tôi chỉ vừa mới bắt đầu. Chúng tôi có được 3 triệu đôla. Tôi nghĩ sẽ tốn ít nhất 10 đến 20 triệu đôla mới tìm ra phương cách giúp các gia đình có con bị bệnh tự kỉ, hoặc các cặp vợ chồng có nguy cơ có con bị bệnh tự kỉ. và liệu chúng tôi có thể phát hiện được sự khác biệt? Vì thế có lẽ nên dùng công nghệ tương tự để nghiên cứu hết những thứ đó. Đó là một cách tuyệt vời tìm kiếm gen. Như vậy, tôi sẽ kết thúc bằng việc nói rằng chúng tôi đã quan sát 20 người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Chúng tôi cho rằng có thể phải quan sát vài trăm người trước khi chúng tôi có bức tranh toàn cảnh. Nhưng như các bạn thấy đó, 7 trong số 20 người là có sự thay đổi, tỷ lệ này là rất cao. nhưng chỉ 3 người trong mẫu kiểm chứng. Vậy ý nghĩa của mẫu kiểm chứng là gì? Biết đâu họ cũng bị bệnh mà chúng tôi không biết. Hay là họ vẫn bình thường? Tôi đoán là họ bình thường. Chúng tôi cho rằng ở bệnh tâm thần phân liệt, có những gen gây ra bệnh này, và liệu đó có là nguyên nhân gây bệnh... và chỉ có một phần nhỏ số người dân có khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt. Chúng tôi chưa có bất cứ bằng chứng nào về điều đó, nhưng có một giả thiết, tôi nghĩ cách đoán biết hay nhất là nếu bạn thuận tay trái, thì bạn có xu hướng mắc bệnh tâm thần phân liệt. 30% bệnh nhân là người thuận tay trái, và bệnh tâm thần phân liệt có một kiểu di truyền rất buồn cười tức là 60% người được khảo sát là những người thuận tay trái bẩm sinh nhưng chỉ một nửa trong số đó thể hiện bệnh. Tôi không có thời gian để nói. Có một số người nghĩ mình thuận tay phải nhưng thực sự họ thuận tay phải bẩm sinh. Tốt! Tôi chỉ muốn nói là, nếu các bạn nghĩ rằng: Ồ, tôi không mang gen thuận tay trái nào cả, nên con tôi sẽ không có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt. Phải vậy. Đúng không? (Cười) Đối với tôi, đây là thời gian hứng thú đặc biệt. Chúng tôi phải tìm ra gen liên quan đến chứng tâm thần bi-polar; tôi đã tìm ra một mối liên hệ. Và nếu tôi có đủ tiền, chúng tôi sẽ tìm ra tất cả trong năm nay Tôi cảm ơn. Nếu bạn hỏi mọi người rằng phần nào của tâm lý học họ nghĩ là khó, và bạn nói: ồ, bạn nghĩ sao về tư duy và cảm xúc, hầu hết mọi người sẽ nói: "Cảm xúc thật sự khó đấy. Chúng vô cùng phức tạp, chúng không thể -- Tôi không thể hình dung được chúng làm việc như thế nào. Nhưng tư duy thì thật sự rất dễ: nó đơn giản chỉ là sắp xếp những lý lẽ hợp lý hay những cái đại loại như thế. Nhưng nó không phải là phần khó." Sau đây là những vấn đề thường gặp. Vấn đề đầu tiên là: chúng ta làm gì với sức khỏe? Hôm nọ, tôi đọc vài thứ, một người nói rằng có lẽ nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật là việc bắt tay ở các nước phương Tây. Ở đó có đưa ra một nghiên cứu nhỏ về những người thường không bắt tay, và so sánh họ với những người thường bắt tay, tôi chẳng biết gì về nơi mà bạn có thể nhìn thấy họ, những người không bắt tay, bởi chắc họ phải đang trốn đâu đó. Những người tránh được điều đó có 30% ít mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh tương tự. Hay con số đó có thể là 31 và ¼ %. Do đó nếu bạn muốn giải quyết những vấn đề về dịch bệnh, v.v. hãy bắt đầu với việc đó. Và kể từ khi tôi đọc được điều đó, tôi đã phải bắt tay với hàng trăm người. Tôi nghĩ cách duy nhất để tránh bắt tay là bạn phải có một căn bệnh gì đó rất kinh khủng dễ thấy, và bạn không cần phải giải thích. Vấn đề về giáo dục là: chúng ta cải tiến nền giáo dục như thế nào? Ồ, cách đơn giản nhất là làm cho họ hiểu rằng tất cả những gì họ đang được nghe đều vô nghĩa. Và tất nhiên, sau đó bạn phải làm điều gì đó về việc làm thế nào để giảm nhẹ những điều đó, để ai cũng lắng nghe bạn. Vấn đề ô nhiễm, tình trạng thiếu năng lượng, sự đa dạng môi trường, nạn nghèo đói -- làm thế nào để làm cho xã hội ổn định, lâu dài? Vâng, có rất nhiều vấn đề để chúng ta lo nghĩ. Dù sao, vấn đề mà tôi nghĩ mọi người nên bàn luận -- và nó tuyệt đối cấm kỵ -- là nên có tối đa bao nhiêu người? Tôi nghĩ chỉ nên có khoảng 100 triệu hay 500 triệu người. Và sau đó thấy rằng một loạt các vấn đề biến mất. Nếu bạn có 100 triệu người phân bố một cách thích hợp, sau đó, nếu có rác thải, bạn ném nó đi, ở nơi bạn hoàn toàn không thể nhìn thấy nó, và nó sẽ bị thối. Hay bạn ném nó xuống đại dương và những loài cá sẽ được hưởng lợi. Vấn đề là ở đó nên có bao nhiêu người? Và đó là điều chúng ta phải lựa chọn. Hầu hết con người cao khoảng 1,5m hoặc hơn, và ở đó có luật lập phương. Do đó nếu bạn làm họ to lớn hơn -- bằng cách sử dụng công nghệ nano, tôi giả sử như thế -- (Cười) -- sau đó bạn sẽ được những người to cao hơn 1 nghìn lần. Điều đó sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng tôi không thấy bất kỳ ai nghiên cứu về việc làm cho con người nhỏ lại. Hiện nay, giảm dân số là một điều cần thiết, nhưng nhiều người lại muốn có con. Và có một giải pháp hoàn toàn chỉ mất 1 vài năm. Như bạn biết bạn có 46 nhiễm sắc thể. Nếu may mắn bạn nhận từ bố mẹ bạn mỗi người 23 cái đôi khi bạn nhận từ người này nhiều hoặc ít hơn từ người kia một cái, nhưng bạn có thể bỏ qua giai đoạn làm ông nội và ông cố đi thẳng lên giai đoạn làm ông cụ. Và bạn có 46 người và bạn đưa cho họ một cái máy nội soi cắt lớp, hay bất cứ cái gì bạn muốn, và họ nhìn vào những nhiễm sắc thể của họ và mỗi người sẽ nói nhiễm sắc thể nào anh ấy hay cô ấy thích nhất -- không có lý do gì để có 2 giới tính hay thậm chí nhiều hơn. Do đó mỗi đứa trẻ có 46 cặp bố mẹ, và tôi giả sử bạn cho mỗi nhóm 46 cặp bố mẹ đó có 15 đứa con -- liệu như thế đã đủ? Sau đó trẻ em sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ, nôi dưỡng và sự tư vấn và dân số thế giới sẽ giảm xuống rất nhanh và tất cả mọi người sẽ được hạnh phúc. Việc phân bố thời gian là không xa trong tương lai. Có một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mà tác giả Arthur Clarke đã viết 2 lần, là Against the Fall of Night và The City and the Stars. Cả hai đều là những tác phẩm tuyệt vời và phần lớn là giống nhau, ngoại trừ sự xuất hiện của máy vi tính. Arthur nhìn vào cuốn sách cũ của mình và nói, ồ, sai rồi. Tương lai phải có những cái máy vi tính. Do đó trong lần phiên bản thứ 2 của nó trên trái đất có 100 tỷ, hay 1000 tỷ người nhưng tất cả họ đều được lưu trữ trên những đĩa cứng hay đĩa mềm, hay trong bất cứ thứ gì họ có được trong tương lai. Và bạn để một vài triệu người ra ngoài trong cùng một lúc. Một người ra đi, họ sống khoảng 1 nghìn năm làm bất cứ việc gì họ muốn và sau đó, khi đã đến lúc phải trở lại khoảng 1 nghìn năm – hay 1 triệu năm, tôi không nhớ rõ, con số không quan trọng – nhưng thật sự trong cùng một thời điểm trên trái đất không có nhiều người. Và bạn bắt đầu suy nghĩ về bản thân và những ký ức của bạn, và trước khi trở lại sự đình chỉ bạn sửa đổi những ký ức và bạn thay đổi tính cách của bạn, .v.v. Nội dung chính của cuốn sách là ở đó không đủ sự đa dạng, đến nỗi những người thiết kế nên thành phố chắc chắn rằng mỗi lúc đều có một con người mới được tạo ra. Và trong cuốn tiểu thuyết, có một nhân vật đặc biệt tên là Alvin được tạo ra. Anh ấy nói, có lẽ đây không phải là cách tốt nhất, và anh ấy phá hủy toàn bộ hệ thống. Tôi không cho rằng những giải pháp mà tôi đưa ra là hay và sáng suốt. Tôi nghĩ vấn đề nan giải ở đây là chúng ta không đủ thông minh để hiểu những vấn đề chúng đang đối diện là tốt. Do đó, chúng ta phải tạo ra những cái máy siêu thông minh giống HAL. Bạn có nhớ ở một vài luận điểm trong cuốn sách năm 2001, HAL nhận ra rằng vũ trụ quá lớn, vĩ đại và sâu thẳm đối với những nhà du hành vũ trụ ngớ ngẩn thật sự. Nếu bạn đi ngược lại với thái độ của HAL với sự tầm thường của con người trong không gian vũ trụ, bạn có thể xem những gì được viết trong đó. Ồ, chúng ta sẽ làm gì đối với điều đó? Chúng ta có thể trở nên thông minh hơn. Tôi nghĩ chúng ta khá thông minh, nếu so với loài tinh tinh, nhưng chúng ta không đủ thông minh để giải quyết những vấn đề khổng lồ mà chúng ta đang đối mặt, trong toán học trừu tượng hay trong việc tìm ra những nền kinh tế hay cân bằng thế giới xung quanh. Một điều chúng ta có thể làm là sống lâu hơn. Và không ai biết được việc đó khó khăn như thế nào, nhưng có lẽ chúng ta sẽ tìm ra trong một vài năm. Bạn thấy đó, một con đường luôn có 2 ngả. Chúng ta biết rằng con người sống gấp đôi loài tinh tinh, và không ai sống quá 120 tuổi, vì những lý do khó hiểu. Nhưng hiện nay nhiều người sống đến 90 hay 100 tuổi, trừ khi họ bắt tay quá nhiều hay làm những điều đại loại thế. Do đó có lẽ nếu sống tới 200 tuổi, chúng ta sẽ tích lũy đủ kỹ năng và kiến thức để giải quyết các vấn đề. Đó là một cách giải quyết. Và như tôi đã nói, chúng ta không biết việc đó khó như thế nào. Có thể là -- sau tất cả, hầu hết những động vật có vú có thời gian sống bằng một nửa của tinh tinh, từ đó suy ra chúng ta sống lâu gấp 3,5 hoặc 4 lần -- phải là gấp 4 lần tuổi thọ của động vật có vú. Và trong trường hợp đối với đông vật linh trưởng, chúng ta có gen giống với chúng. Chúng ta chỉ khác loài tinh tinh ở trạng thái hiện tại của kiến thức -- cái mà hoàn toàn nhảm nhí -- có thể chỉ bởi vài trăm gen. Cái mà tôi nghĩ là những cái máy đếm số gen không hề biết chúng đang làm gì. Và dù bạn đang làm gì đi nữa, đừng đọc những gì liên quan đến di truyền học được xuất bản trong cuộc đời bạn, hay đại loại như thế. (Cười) Thứ đó có một thời gian tồn tại rất ngắn, cũng như là khoa học trí tuệ. Và có thể đúng nếu chúng ta thay đổi 4 hoặc 5 gen, chúng ta có thể sống đến 200 tuổi. Hoặc có thể chỉ là 30 hoặc 40 tuổi, và tôi đắn đo con số đó có thể vài trăm năm. Đây là điều mà mọi người sẽ thảo luận và nhiều nhà đạo đức học -- như bạn biết, một nhà đạo đức học là người có thể nhìn thấy một số điều sai trái với những gì bạn đang nghĩ. (Cười) Và rất khó để tìm ra một nhà đạo đức học có thể cân nhắc những thay đổi đáng có, bởi vì ông ấy nói, còn hậu quả thì sao? Và dĩ nhiên, chúng ta không chịu trách nhiệm cho hậu quả của những việc chúng ta đang làm, đúng không? Cũng giống như lời phàn nàn về nhân bản. Tất nhiên hai người ngẫu nhiên quan hệ với nhau và có con, cả 2 người họ đều có những gen khá đồi bại, và đứa trẻ có thể vượt qua ở mức độ trung bình. Cái mà đối với tiêu chuẩn của loài tinh tinh, thì thật sự rất tốt. Nếu chúng ta có tuổi thọ cao thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề tăng dân số. Bởi vì nếu con người sống đến 200 hay 1000 năm, thì chúng ta không thể để họ có hơn một đứa con. Và kết quả là sẽ không có bất kỳ nguồn lao động nào. Một trong những điều mà Laurie Garrett và những người khác đã chỉ ra là một xã hội mà ở đó không có những người trong độ tuổi lao động thì thật sự rắc rối. Và mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ, bởi vì sẽ không có ai giáo dục trẻ em hay chăm sóc cho người già. Và khi tôi nói về một cuộc đời dài, tất nhiên, tôi không muốn những người 200 tuổi thích hình ảnh của chúng ta lúc 200 tuổi -- đó là cái chết, thật vậy. Bạn biết rằng, bộ não chúng ta có 400 phần khác nhau mỗi phần có những chức năng riêng biệt. Không ai biết rõ chúng làm việc như thế nào, nhưng chúng ta biết ở đó có nhiều phần khác nhau. Và chúng không thường xuyên làm việc với nhau. Tôi thích lý thuyết của Freud cho rằng hầu hết chúng triệt tiêu lẫn nhau. Và do đó, nếu bạn nghĩ bản thân bạn như một thành phố với một trăm nguồn tài nguyên, khi bạn thấy sợ, chẳng hạn, bạn có thể loại bỏ những mục tiêu lâu dài của bạn, và suy nghĩ kĩ và tập trung hết sức vào việc làm thế nào để đạt được mục tiêu cụ thể. Bạn quẳng hết mọi thứ khác đi và bạn trở thành một người độc tưởng -- tất cả những gì bạn quan tâm không vượt qua ngoài nền tảng đó. Khi bạn đói bụng, thức ăn trở nên hấp dẫn hơn, đại loại thế. Do đó, tôi nhìn nhận cảm xúc như những gì sắp đặt sẵn tiến hóa cao trong khả năng của bạn. Cảm xúc không phải là những gì được thêm vào suy nghĩ. Một trạng thái cảm xúc là cái mà bạn nhận được khi bạn di chuyển 100 hoặc 200 nguồn tài nguyên bình thường của bạn. Do đó việc nghĩ về cảm xúc như là đối diện với ... như một số thứ ít hơn suy nghĩ là cực kỳ hiệu quả. Và tôi hy vọng rằng, trong vài năm tới, việc đưa ra điều này sẽ dẫn đến những cái máy thông minh. Và tôi nghĩ tôi nên bỏ qua những phần còn lại của vấn đề, cái chi tiết về việc làm thế nào để tạo ra những cái máy thông minh và -- (Cười) -- và thực tế cái chính là cốt lõi của một cái máy thông minh thật sự là một cái máy có khả năng nhận ra chính xác vấn đề mà bạn đang đối mặt. Đây là một vấn đề, và do đó có một hoặc nhiều cách nghĩ tốt cho vấn đề đó. Do đó tôi nghĩ trong tương lai vấn đề cốt yếu của tâm lý học là phân loại những tình thế khó khăn, những tình huống, những chướng ngại vật cũng như phân loại những cách có sẵn và khả quan để suy nghĩ và kết hợp chúng lại. Như bạn thấy, nó gần giống với thuyết Pavlo -- chúng ta đã để mất một trăm năm đầu tiên của tâm lý học bởi những lý thuyết thật sự tầm thường nơi bạn nói con người học cách ứng phó với một tình huống như thế nào? Điều tôi đang nói là, sau khi chúng ta trải qua nhiều cấp độ, bao gồm thiết kế một hệ thống to lớn và lộn xộn với hàng nghìn cảng, và chúng ta sẽ kết thúc với vấn đề trọng tâm của tâm lý học. Tôi nói, không phải là những tình huống nào, mà là những loại vấn đề nào và những loại chiến thuật nào, làm thế nào để bạn học chúng, bạn liên kết chúng lại như thế nào, làm thế nào một người sáng tạo đưa ra một cách nghĩ mới ngoài những nguồn có sẵn, .v.v. Do đó, tôi nghĩ trong 20 năm tới, nếu chúng ta có thể thoát khỏi cách tiếp cận truyền thống với trí thông minh nhân tạo, như mạng lưới thần kinh và thuật toán di truyền và hệ thống luật lệ, và đưa tầm nhìn của chúng ta xa hơn, liệu chúng ta có thể tạo ra một hệ thống mà có thể sử dụng tất cả những thứ cho đúng loại của vấn đề? Chúng ta biết rằng một số vấn đề phù hợp với mạng lưới thần kinh, đối với những vấn đề khác, mạng lưới thần kinh là vô vọng. Những thuật toán di truyền tốt cho vài thứ nhất định; Tôi nghi ngờ là tôi biết chúng tệ trong những vấn đề nào nhưng tôi sẽ không nói với bạn. (Cười) Cảm ơn. (Vỗ tay) Chào buổi sáng. Tôi là David Rose Tôi là một doanh nhân hàng loạt và nhà đầu tư hàng hoạt. Và bằng cách trình bày PowerPoints để xin vốn đầu tư mạo hiểm, Tôi đã huy động được hàng chục nghìn USD từ vốn đầu tư mạo hiểm Và sau đó, làm ngược lại Tôi đã giám sát các khoản đầu tư trị giá hàng chục nghìn USD cho các công ty mà đã trình bày kế hoạch của họ với tôi Vì vậy có thể nói rằng tôi biết chút ít về quá trình giới thiệu để xin vốn đầu tư Vậy thì, câu hỏi đầu tiên mà các bạn cần biết là: Thứ quan trọng nhất mà một nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm khi bạn đến trình bày ý tưởng khởi nghiệp là gì? Hiển nhiên là có nhất nhiều thứ. Như là mô hình kinh doanh, tài chính Và thị trường Và còn nhiều nữa. Nhìn chung, trong tất cả những điều bạn phải làm Điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư mạo hiểm sẽ đầu tư là gì? Có ai biết không? Cái gì nào? (Khán giả: Con người) Con người? Chính là bạn. Đúng đấy. Và vì vậy, mục đích duy nhất của việc trình bày cho nhà đầu tư chính là thuyết phục họ rằng bạn là một doanh nhân mà họ có thể đầu tư tiền vào và có thể kiếm lại được nhiều tiền. Giờ thì, bạn phải làm như thế nào? Bạn không thể bước tới và nói "Xin chào, tôi là một người tốt và ông nên đầu tư vào tôi." Đúng không? Khi trình bày xin vốn, bạn chỉ có vài phút, trong hầu hết các buổi xin vốn đầu tư với các nhà đầu tư thiên thần (angel) thì khoảng 15 phút, hầu hết các phần trình bày nên ít hơn 30 phút Người ta thường chỉ tập trung được 18 phút sau đó lơ đãng dần, các thử nghiệm đã chứng minh như vậy Vậy thì trong 18 hay 10 phút, hay 5 phút đó, Bạn phải thể hiện được rất nhiều phẩm chất khác nhau Thật ra thì khoảng 10 phẩm chất Khi mà bạn đang đứng trình bày Vậy thì phẩm chất quan trọng nhất bạn phải thể hiện là gì? Cái gì nào? (Khán giả: Sự chính chực) Nào nào, câu trả lời quá chuẩn Và tôi còn chưa kịp gợi ý nữa. Bạn nói chính xác. Chính chực là điều mấu chốt. Tôi sẽ muốn đầu tư -- Bạn biết đấy nắm bắt cơ hội với một người thẳng thắn hơn là những người gây thắc mắc về việc họ đang tìm kiếm ai, và điều gì đang diễn ra. Vì vậy thứ quan trọng nhất chính là sự chính chực. Và điều quan trọng thứ hai là gì? Để xem các bạn có biết không (Khán giả: Sự tự tin) Vậy thì ở đây bạn có định nghĩa doanh nhân là những người từ bỏ thứ gì khác, để bắt đầu một thứ mới tạo ra và dồn hết tâm huyết vào nó. Bạn phải thể hiện được sự đam mê Nếu bạn không có đam mê với công ty của chính mình thì làm sao những người khác có thể? Tại sao họ phải bỏ tiền vào công ty đó nếu bạn không yêu quý nó? Tiếp đó còn rất nhiều thứ khác và bạn phải làm để hoàn thiện khi trình bày với nhà đầu tư. Kinh nghiệm Bạn phải nói được rằng: "Này, tôi đã từng làm cái này rồi" Và "đã từng làm rồi" chính là bắt đầu một công ty và tạo ra giá trị. và nói từ lúc nó bắt đầu cho đến khi kết thúc Đó là lí do các nhà đầu tư thích được tài trợ cho doanh nhân hàng loạt. Bởi vì nếu bạn không làm đúng ở lần đầu, bạn đã có được bài học, thứ sẽ tạo khởi đầu tốt cho bạn vào lần sau Và cùng với đó, với kinh nghiệm để khởi đầu công ty, hoặc vận hành thứ gì đó-- không cần phải là việc kinh doanh. Mà có thể là một tổ chức ở trường học có thể không cần lợi nhuận. Nhưng họ cần kinh nghiệm trong việc tạo lập một tổ chức. Tiếp theo là kiến thức. Nếu bạn nói với tôi rằng bạn sẽ phát triển bản đồ gen người thì bạn nên biết gen người là gì. Nghĩa là, tôi muốn bạn phải có chuyên môn. Vậy nên tôi không muốn những người nói câu: "Này, tôi có một ý tưởng rất hay về một thứ tôi chẳng biết gì về nó. Tôi không biết những người liên quan là ai. Tôi không biết thị trường như thế nào." Vậy thì bạn phải tìm hiểu về thị trường của bạn. Bạn phải tìm hiểu về lĩnh vực của bạn. Sau đó bạn cần phải có các kĩ năng cần thiết để vận hành công ty Và tất cả các kĩ năng đó bao gồm tất cả, từ công nghệ, nếu đó là một công ty về công nghệ, đến việc tiếp thị và bán hàng và quản lí, vân vân. Nhưng, như bạn biết thì không phải ai cũng có tất cả các kĩ năng này. Có rất ít người có tất cả những kĩ năng cần thiết để vận hành 1 công ty Vì vậy bạn cần phải có thứ gì nữa? Đó là khả năng lãnh đạo. Bạn phải thuyết phục chúng tôi rằng Bạn đã có một nhóm nhân viên có tất cả những yếu tố đó hoặc là bạn có thể có 1 nhóm như vậy, Và bạn phải có uy tín và phong cách quản lí và khả năng lãnh đạo. truyền cảm hứng và tạo động lực cho họ gia nhập nhóm của bạn. Được rồi, vậy sau khi đã làm tất cả thì nhà đầu tư còn muốn biết điều gì nữa? Tôi muốn biết rằng bạn có cam kết dài hạn hay không Rằng bạn sẽ ở đây cho đến phút cuối cùng. Tôi muốn bạn phải nói hoặc phải thể hiện rằng nếu cần thì bạn sẽ cố gắng đến chết, đến hơi thở cuối cùng, đến khi bạn phải bấu víu vì bị người khác kéo đi. Bạn sẽ giữ kĩ số tiền đó của tôi và bạn sẽ kiếm được thêm nhiều hơn từ số đó. Vì vậy tôi không muốn một người rút lui một cách hèn nhát khi gặp thất bại ở ngay cơ hội đầu tiên. Bởi vì những thứ tồi tệ xảy ra như cơm bữa. Nếu không có chúng thì sẽ chẳng bao giờ có những công ty được thành lập nhờ vốn đầu tư mạo hiểm. Vì vậy tôi muốn biết rằng bạn có cam kết để ở lại cho đến phút cuối cùng không. Bạn sẽ phải có tầm nhìn Bạn sẽ phải xem mọi thứ sẽ đi đến đâu. Tôi không muốn một sản phẩm na ná những thứ đã có. Nhưng trên hết, tôi cũng cần sự thực tế Bởi vì tôi cần phải biết rằng bạn hiểu việc thay đổi thế giới rất tuyệt, nhưng nó khó có thể xảy ra. Và trước khi bạn làm điều đó thì những điều tồi tệ sẽ đến trước. Và bạn phải biết cách đối đầu với chúng. Sau đó, bạn hỏi xin tiền của tôi, không chỉ bởi vì đó là tiền của tôi, mà còn vì đó là tôi Bạn cần phải biết lắng nghe chỉ dẫn. Vì vậy tôi muốn biết liệu bạn có khả năng lắng nghe hay không. Chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm. Những nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm và họ muốn biết liệu bạn có muốn nghe những kinh nghiệm đó không. Được rồi, vậy thì làm sao để bạn có thể thể hiện 10 điều đó trong 10 phút mà không cần phải nói thêm? Bạn không thể nói: "Này, tôi rất chính chực, hãy đầu tư vào tôi!" đúng không? Bạn phải làm một bài thuyết trình để thể hiện điều đó mà không cần phải nói ra điều đó. Vì vậy hãy xem bài thuyết trình của bạn theo một trình tự Bắt đầu bằng việc bạn bước vào cửa Họ không biết gì về bạn cả Và bạn có thể tạo cảm xúc cho họ-- tất cả những bài thuyết trình hay trình bày bán hàng, đều tạo xúc cảm ở một mức độ nào đó Bạn có thể hào hứng hoặc trầm xuống, đúng không? Bạn bước vào. Vậy điều đầu tiên bạn phải làm-- trên tất cả, bài thuyết trình của bạn phải bắt đầu thật hoành tráng Bạn có khoảng 10 giây-- từ 10 đến 30 giây, tùy vào độ dài bài thuyết trình-- để gây sự chú ý Như tôi, "Tôi đã đầu tư. Tôi đã kiếm được hàng chục nghìn USD từ việc thuyết trình bằng PowerPoint. Tôi đã đầu tư hàng chục nghìn USD." Vậy đó--chính nó đã thu hút bạn Đây có thể là 1 yếu tố, và ai cũng có thể nói điều đó trái với trực giác. Nó có thể là một câu chuyện, hay một trải nghiệm. Nhưng bạn phải thu hút sự chú ý cảm tính của họ, tập trung vào bạn chỉ trong những giây đầu tiên. Và từ đó, bạn phải dẫn họ đi qua một con đường chắc chắn, ổn định, từ đầu đến kết thúc. Và tất cả phải củng cố điều này Bạn phải càng lúc càng trở nên tốt hơn, Và cứ tăng tốc dần đến khi kết thúc, và đến cuối cùng, bạn phải --bùm!-- hạ gục họ. Bạn muốn đưa họ đến tột cùng cảm xúc đến nỗi họ sẵn sàng viết ngân phiếu cho bạn, ném tiền vào bạn, ngay tại đó trước khi bạn rời đi. Được rồi, vậy bạn phải làm thế nào? Đầu tiên là sự tiến triển một cách hợp lí Bất cứ khi nào bạn bước lùi, hay bỏ qua một bước-- tưởng tượng như bạn đang đi lên một cái cầu thang bị mất một số bậc hoặc chúng có chiều cao khác nhau. Bạn dừng lại, phân tích xem làm thế nào. Bạn muốn một trình tự hợp lí Bắt đầu bằng việc nói cho họ biết thị trường là gì Tại sao bạn sẽ làm điều X, Y hay Z Và rồi bạn phải cho tôi biết bạn sẽ làm như thế nào, và bạn sẽ làm điều gì tiếp theo. Làm nó như thế nào Và tất cả -- Phải trôi chảy từ đầu đến cuối. Bạn cũng cần phải cho tôi biết, bạn có những liên kết quan trọng với thế giới bên ngoài. Ví dụ như, nếu bạn nhắc đến một công ty mà tôi đã có nghe tiếng, hoặc những yếu tố cơ bản trong doanh nghiệp của bạn Tôi muốn biết về chúng. Những thứ mà tôi có thể liên hệ đến: sự chứng nhận, hoặc bất cứ điều gì thể hiện rằng có người đã ủng hộ nó, hoặc sự công nhận từ bên ngoài. Nó có thể là doanh số bán hàng, hoặc một giải thưởng mà bạn đã nhận được; nó có thể là việc những người khác đã từng làm như vậy rồi; nó có thể là thử nghiệm của bạn cho kết quả tốt. Cái gì cũng được. Tôi cần sự công nhận, rằng bạn không chỉ nói suông, mà một ai đó khác-- một người ngoài kia-- cho rằng nó có nghĩa. Và rồi, bởi vì tôi muốn tìm kiếm tiềm năng ở đây, Tôi cần phải có tiềm năng đáng tin cậy Và đó bao gồm 2 thứ. Nó phải là tiềm năng, và nó phải đáng tin cậy. Tiềm năng có nghĩ là bạn bảo rằng bạn sẽ ra ngoài đó, trong 5 năm tới, kiếm được 1 triệu USD mỗi năm -- Hmm. Đó không thực sự là tiềm năng. Nói với tôi rằng bạn sẽ kiếm được 1 tỉ USD một năm Thật là khó khó tin. Vì vậy nó phải bao gồm 2 yếu tố trên. Mặt khác, có rất nhiều thứ làm tôi xuống tinh thần, làm cho cảm xúc đi xuống, và bạn phải vực dậy từ những thứ đó. Những thứ đó, ví dụ như là bất cứ điều gì bạn nói mà tôi thấy không đúng sự thật "Chúng tôi không có đối thủ. Chưa có ai đã tạo ra ứng dụng như thế này." Thường thì tôi đã biết một ai đó đã từng tạo nó Và lúc bạn nói với tôi như vậy-- Bùm! Tôi không tin đến một nửa những gì bạn nói kể từ đó trở đi. Bất cứ điều gì làm tôi phải suy nghĩ. Bất cứ điều gì tôi không hiểu. Mà tôi phải bận tâm suy nghĩ trong đầu, sẽ làm gián đoạn bài thuyết trình. Vì vậy, bạn phải dẫn tôi đi như một học sinh lớp 6 nhưng không được quá kẻ cả với tôi. Để làm được thì khá rắc rối. Nhưng nếu bạn làm được thì sẽ rất hiệu quả. Bất cứ điều gì không thống nhất trong cách bạn nghĩ. Nếu bạn nói rằng doanh số của X,Y hay Z là 10 triệu USD, và trong phần kế tiếp, hay 5 phần tiếp theo, chỉ có 5 triệu USD. Vậy, một cái có thể là doanh thu tổng, một cái có thể là doanh thu thuần, nhưng tôi muốn những con số đó phải hợp lí với nhau và cuối cùng, nếu có một lỗi sai, hay lỗi đánh máy hay một sai lầm ngớ ngẩn, hay một dòng ở sai chỗ. Mà thể hiện rằng -- nếu bạn thậm chí không thể làm một bài thuyết trình, thì làm sao bạn có thể điều hành một công ty? Vậy tất cả đều có liên hệ với nhau. Được rồi, vậy cách tốt nhất để thực hiện điều này là học hỏi từ những người giỏi hơn, quan sát những người đã làm trước đó. Vậy nên hãy nhìn vào nhà quản lí kĩ thuật thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh và xem một bài thuyết trình diễn ra như thế nào. bài PowerPoint của Bill Gates ở đây Gates đang nói về Windows. Đây có phải là cách bạn nên làm khi thuyết trình bằng PowerPoint không? Bạn nghĩ sao? Không. Vậy bạn nghĩ chúng ta nên xem ai là hình mẫu? Ồ, buồn cười nhỉ! Có một người cũng rất tuyệt ở ngay đây. Vâng? Được rồi, Steve Jobs. Bạn muốn sự chắc chắn--đây là đỉnh cao của thuyết trình, đúng không? Ông ấy đây. Một người nhỏ bé, mặc jean đen trên một sân khấu trống trải Bạn sẽ tập trung vào điều gì? Bạn sẽ tập trung vào ông ấy! Thế nên, bạn nghĩ, những cái gạch đầu dòng dài, một danh sách của mọi thứ -- Tốt ? ! Không, không hề. Gạch đầu dòng dài là rất tệ. Thế nào mới là tốt? Ngắn, những ý ngắn. Nhưng bạn biết không? Tốt hơn cả ý ngăn là không gạch đầu dòng nào hết. Chỉ cần đưa cho tôi một cái tiêu đề. Và bạn biết không? Có bao nhiêu cái gạch đầu dòng hay tiêu đề mà Steve Jobs dùng? Cơ bản là không có cái nào. Vậy bạn thì sao? Tốt hơn cả, hình ảnh. Tôi nhìn vào nó - một bức ảnh đáng giá hơn cả ngàn từ, Bạn nhìn vào nó và bạn hiểu toàn cảnh câu truyện Và rồi, bạn quay lại với tôi. tập trung vào tôi và tại sao tôi thật tuyệt vời và lí do bạn muốn đầu tư vào tôi, và tại sao hợp tác là điều hiển nhiên. Vậy thì, chúng ta có rất rất ít thời gian. Vì vậy, hãy đi vào những thứ mà bạn phải có trong bài thuyết trình của mình Trước tiên, bắt đầu. Không có tựa đề lớn và dài dòng blah blah blah blah blah Tôi đang thuyết trình cho ai, trong một ngày như thế nào. Tôi biết ngày tháng, và tôi biết tôi là ai, và tôi biết bạn đang thuyết trình Tôi không cần tất cả những thứ đó. Chỉ cần cho tôi thấy logo của công ty bạn Tôi nhìn vào nó, và nó sẽ in vào trí nhớ của tôi, OK? Bạn làm thế, cho tôi một phần giới thiệu nhanh khoảng 15 hay 30 giây, thu hút sự chú ý của tôi Và sau đó bạn muốn cho tôi cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Đây không phải bài thuyết trình dài 5 phút. Đây là 2 câu. "Chúng tôi thiết kế ứng dụng cho thị trường X, Y,Z" Sao cũng được Và điều đó giống như bức ảnh ở ngoài hộp trò chơi ghép hình vậy Nó cho tôi biết được bối cảnh chung. Nó tạo một nền tảng cho tôi về những thứ mà bạn sẽ nói. Và tôi có thể liên hệ tất cả mọi thứ với cái mà bạn đã nói. Vậy đấy -- hãy dẫn tôi đi, giới thiệu cho tôi đội ngũ quản lý của bạn Nếu bạn đã kinh nghiệm thì rất có ích Bạn đã từng làm những việc này trước đây. Và tôi muốn biết về thị trường -- kích thước của nó. Tại sao nó đáng để đầu tư? Tôi muốn biết về sản phẩm của bạn, và điều này rất quan trọng Đây không phải bài giới thiệu sản phẩm, hay bán hàng. Tôi không muốn biết đầu vào và đầu ra, và toàn bộ công việc. Tôi chỉ muốn biết -- Nó là cái quái gì? Nếu nó là một trang web, hãy cho tôi một tấm ảnh chụp màn hình. Đừng làm thử nghiệm trực tiếp. Không, đừng bao giờ làm. Hãy làm thử nghiệm kín, hoặc làm thứ gì đó đủ để tôi biết tại sao người ta sẽ mua nó Bây giờ tôi đã biết bạn đang bán thứ gì, hãy nói với tôi bạn sẽ kiếm tiền từ nó như thế nào. Tôi muốn biết mô hình kinh doanh là gì trên cơ sở cho mỗi đơn vị, hay trên hàng hóa thực tế mà bạn đang bán. Tôi muốn biết bạn bán nó cho ai, tôi đang nói đến khách hàng. Và tôi muốn biết liệu bạn có mối quan hệ nào có thể giúp ích cho bạn không. Bạn có quan hệ phân phối với ai đó. Bạn có đối tác sản xuất. Hoặc là, như tôi đã nói, chứng nhận. Nhưng ai cũng có đối thủ. Chưa từng có công ty nào mà không có đối thủ. Cho dù đối thủ là hình thức làm việc kiểu cũ. Tôi muốn biết chính xác đối thủ của bạn là ai. Và điều đó sẽ giúp tôi đánh giá việc bạn sẽ thích nghi với cả tổ chức như thế nào. Nhưng tôi cũng muốn biết bạn đặc biệt ra sao. Nếu tôi biết đối thủ của bạn làm gì, thì bạn sẽ làm thế nào để ngăn họ không giành mất phần ăn trưa của bạn ở đây? Và bạn phải có nó -- bạn không thể xin vốn đầu tư mạo hiểm mà lại không cho tôi biết về tài chính của bạn. Tôi muốn biết về khoảng 2 hay 3 năm trở lại đây, hoặc từ lúc bạn có mặt trên cõi đời. Và tôi muốn biết về 3 hay 4 hay 5 năm tới. 5 thì hơi nhiều. Có lẽ 4 là hợp lý. Và tôi muốn biết mô hình kinh doanh mà bạn đưa tôi trên cơ sở hàng hóa sẽ trở thành mô hình công ty như thế nào. Và, bạn sẽ bán bao nhiêu? Bạn kiếm được X mỗi ứng dụng. Tôi muốn biết định mức là bao nhiêu. Chúng tôi sẽ có 1000 khách hàng năm nay và 10 000 vào năm sau. Và doanh thu sẽ đi từ đây đến đó. Và nó cho tôi một bức tranh toàn cảnh cho vài năm tới mà tôi sẽ đầu tư vào. Và tôi muốn biết số tiền mà tôi đưa bạn sẽ giúp bạn làm được như thế nào. Bạn sẽ mở một nhà máy ở Trung Quốc, bạn sẽ chi hết vào bán hàng và tiếp thị, bạn sẽ đến Tahiti, hay bất cứ nơi nào khác. Nhưng rồi đến câu hỏi chính. Là bạn thật sự muốn bao nhiêu tiền. Bạn muốn 5 triệu -- ở mức định giá nào? 2 triệu ở mức 100 000. Tôi mong là bạn đã tự mình đầu tư. Bởi vì tôi sẽ đi theo. Nếu bạn thậm chí không thể đầu tư cho cái của chính bạn, thì tại sao tôi phải làm thế? Nên tôi muốn biết bạn có bạn bè và người thân hoặc nhà đầu tư thiên thần nào đó, hoặc bạn đã từng có vốn đầu tư Và sau khi đã làm tất cả những điều đó, Bạn đã nói cho tôi biết tất cả, thì bạn phải rút ra một kết luận. Điều này giống như tên lửa đi thẳng vậy. Nên hy vọng là mọi thứ khả quan, khả quan, khả quan và khả quan hơn. Và tất cả những thứ bạn nói hợp với mục đích của tôi và đều có ý nghĩa. Và tôi đang nghĩ rằng: "Cái này quá tuyệt vời." Và rồi bạn quay lại với cái logo Chỉ có cái logo trên màn hình thôi. Tôi nhìn vào nó -- được rồi, tốt Giờ tôi quay lại với bạn. Không còn gì khác để nhìn, đúng không? Và bạn sẽ túm nó lại và buộc nó lại ở đây. Bạn phải đưa tôi thứ cuối cùng, bạn biết đấy --Bùm!-- bước đẩy cuối cùng để đưa tôi vào vũ trụ. Trong quá trình làm việc đó làm sao bạn có thể nhớ các trình tự và các bước? Bạn thấy rằng tôi không hề nhìn vào màn hình, đúng chứ? Cái màn hình này, thực ra được bố trí phía trước tôi Vậy nên tôi không thể nhìn được thậm chí nếu tôi muốn. Vậy thì làm sao tôi biết nó đang chiếu gì? Tôi có một cái laptop ngay phía trước, nhưng bạn nhìn tôi. Bạn nghĩ tôi đang nhìn gì? Bạn nghĩ tôi đang nhìn màn hình ư? Không, tôi đang nhìn vào một phiên bản PowerPoint đặc biệt ở đây, Nó thể hiện trang chiếu trước đó, tiếp theo những ghi chú của tôi, để tôi biết cái gì đang diễn ra. công cụ này có thể có ở bất cứ phiên bản PowerPoint nào được bán. Nếu bạn dùng phần mềm Keynote của Apple, bạn sẽ có một công cụ tốt hơn nữa. Và rồi, có một chương trình khác, là Ovation, của Adobe, họ vừa mua nó mùa hè trước. Nó sẽ giúp bạn việc cài đặt thời gian, và cho bạn biết cái gì đang diễn ra. Vậy thì, đây chính là việc tôi tóm tắt lại và đưa bạn đến cung trăng, đúng không? Tôi thường làm bảng "10 điều", nhưng chúng ta không có đủ thời gian. Vậy nên đây là 10 lời khuyên của David khi thuyết trình. Điều thứ nhất: luôn dùng ứng dụng thuyết trình, hay Ovation, hay công cụ để thuyết trình, bởi vì nó sẽ cho bạn biết chính xác điều gì đang diễn ra. Nó giúp bạn giữ đúng nhịp, canh thời gian để chúng ta kết thúc đúng giờ và đầy đủ. Điều thứ tư: luôn dùng điều khiển từ xa. Bạn có thấy tôi đụng vào máy tính không? Không. Tại sao? Bởi vì tôi dùng điều khiển từ xa. Và hãy luôn dùng nó Điều thứ ba: tờ tài liệu mà bạn đưa không phải là bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn làm theo những gợi ý của tôi, bạn sẽ có một bài thuyết trình rất chậm rãi, cứ như thiền vậy, và nó rất tốt để thể hiện bạn là ai và để mọi người cảm thấy liên kết về cảm xúc. Nhưng nó không tốt bằng tờ tài liệu. Bạn sẽ muốn có một tờ tài liệu chứa nhiều thông tin hơn, Điều thứ 3: Đừng đọc bài thuyết trình Bạn có tưởng tượng được không: "Quý vị nên đầu tư vào công ty của tôi bởi vì nó tốt." Không hiệu quả, đúng không? Đừng đọc nó. Và lời khuyên quan trọng nhất là: đừng bao giờ nhìn vào màn hình. Bạn đang tạo sự kết nối mới khán giả ở đây, và bạn luôn muốn đó là một kết nối với từng người một. Màn hình nên hiện ra phía sau bạn, để hỗ trợ cho cái bạn đang làm, thay vì thay thế bạn. Hãy nhìn vào bức ảnh này. Liệu nó có thể là gì? Một con quái vật đáng sợ? Hai chú gấu thân thiện? Hay thứ gì đó hoàn toàn khác? Trong gần một thế kỷ, mười vết mực như thế này đã được sử dụng như những bài kiểm tra tính cách thần bí. Luôn được các nhà tâm lý học giữ kín trước bệnh nhân, những hình ảnh bí ẩn này được cho là sẽ thể hiện cách bộ não hoạt động. Nhưng những vết mực này có thể cho ta biết những gì, và bài kiểm tra này hoạt động như thế nào? Được phát minh vào đầu thế kỷ 20 bởi bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ Hermann Rorschach, bài kiểm tra Rorschach không mấy liên quan đến những điều cụ thể ta thấy, thay vào đó, là cách ta nhận thức về nó. Là một nghệ sĩ nghiệp dư, Hermann bị mê hoặc bởi sự đa dạng trong nhận thức thị giác của con người. Ông mang theo niềm say mê này vào trường y, nơi ông học được rằng các giác quan có liên hệ mật thiết với nhau. Ông nghiên cứu làm thế nào quá trình nhận thức không chỉ ghi nhận các cảm giác đầu vào, mà còn biến đổi chúng. Và khi bắt đầu làm việc tại bệnh viện tâm thần ở Đông Thụy Sĩ, ông bắt đầu thiết kế một loạt các hình ảnh khó hiểu để hiểu rõ hơn về quá trình bí ẩn này. Sử dụng các bức vẽ này, Rorschach bắt đầu hỏi hàng trăm người bình thường và bệnh nhân tâm thần cùng một câu hỏi: "Liệu đây có thể là gì?" Nhưng với Rorschach điều quan trọng nhất không phải là đối tượng thấy gì, mà là cách họ tiếp cận nó. Họ tập trung và bỏ qua phần nào của hình ảnh ? Liệu họ có thấy chúng chuyển động? Liệu màu sắc trên một số vết mực có giúp họ đưa ra câu trả lời tốt hơn, hay làm họ phân tâm và choáng ngợp? Ông tạo ra hệ thống mã hóa các phản ứng của con người, thu hẹp phạm vi phân tích. Thế là ông đã có các biện pháp thực nghiệm để đánh giá mọi đối tượng: người sáng tạo và giàu trí tưởng tượng, người tỉ mỉ, người nhìn xa trông rộng, và người linh hoạt, dễ dàng thích nghi. Một số người sẽ bị mắc kẹt, đưa ra cùng một câu trả lời cho nhiều vết mực. Một số khác đưa ra những đáp án mới lạ cùng những mô tả thú vị. Các phản hồi cũng đa dạng như các vết mực, cho thấy sự khác nhau trong nhận thức vấn đề, tính cách của một số người sẽ dễ phân tích hơn số khác. Nhưng phân tích tổng thể cách tiếp cận giúp đào sâu vào tâm lý của họ. Và khi Rorschach thử nghiệm trên nhiều người hơn, các mẫu chung bắt đầu xuất hiện. Những người bình thường có cùng tính cách thường có những cách tiếp cận khá giống nhau. Các bệnh nhân mắc cùng một bệnh tâm thần cũng có những cách tiếp cận như nhau, bài kiểm tra, từ đó, trở thành công cụ chẩn đoán đáng tin cậy. Nó thậm chí có thể chẩn đoán một số bệnh khó thể xác định bằng các phương pháp sẵn có khác. Năm 1921, Rorschach công bố hệ mã cùng với mười vết mực mà ông nhận thấy có thể đưa ra bức tranh tổng quát nhất về cách tri giác hoạt động. Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, bài kiểm tra trở nên vô cùng phổ biến trên thế giới. Đến những năm 1960, chỉ tính riêng ở Mỹ, nó đã được thực hiện hàng triệu lần. Thật không may, chưa đầy một năm sau xuất bản, Hermann Rorschach đột ngột qua đời. Không còn nhà phát minh để giữ nó đi đúng hướng, bài kiểm tra mà ông đã dày công nghiên cứu bắt đầu bị sử dung một cách thiếu khoa học. Các nhà nghiên cứu đưa nó cho tội phạm chiến tranh của Đức quốc xã, hy vọng hiểu được nguyên nhân của các cuộc thảm sát. Các nhà nhân chủng học đưa cho các cộng đồng xa xôi như một bài kiểm tra tính cách phổ quát. Các nhà tuyển dụng đưa ra quyết định thiên lệch dựa trên các biểu đồ giải mã rút gọn. Khi bài kiểm tra rời bệnh viện và đi vào đại chúng danh tiếng của nó tuột dốc trong giới y học, và không còn được sử dụng với mục đích lâm sàng nữa. Ngày nay, bài kiểm tra này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, và nhiều người cho rằng nó đã bị bác bỏ. Nhưng một bản đánh giá lớn năm 2013 về các nghiên cứu còn tồn tại của Rorschach cho thấy được thực hiện đúng cách các thử nghiệm sẽ cho các kết quả giá trị, có thể giúp chẩn đoán bệnh tâm thần hay bổ khuyết hồ sơ tâm lý bệnh nhân. Đứng riêng, nó khó thể là chìa khóa cho trí não con người, không một bài kiểm tra nào có thể. Nhưng cách tiếp cận trực quan và việc không có câu trả lời cố định sẽ tiếp tục giúp các nhà tâm lý học vẽ ra bức tranh nhiều sắc thái về cách con người nhìn nhận thế giới. Đưa ta đến gần hơn để hiểu các mẫu chung đằng sau nhận thức của ta. Một năm trước đây, tôi đã nói chuyện với các bạn về một cuốn sách mà khi đó tôi mới chỉ đang hoàn tất nó giờ đây nó đã tạm thời hoàn thành rồi, và hôm nay tôi muốn nói chuyện với các bạn về những tranh luận mà cuốn sách đã lấy cảm hứng từ đó. Cuốn sách đó có nhan đề là "Phiến đá trắng" dựa trên một ý tưởng phổ biến là tâm trí con người như một phiến đá trắng và tất cả các cấu trúc của nó đều xuất phát từ xã hội, văn hoá, cha mẹ, kinh nghiệm. "Phiến đá trắng" là một ý tưởng có ảnh hưởng trong thế kỉ 20. Dưới đây là một vài đoạn trích chỉ ra rằng: "Con người không có tự nhiên tính", theo nhà sử học Jose Ortega y Gasset; "Con người không có bản năng tính," theo nhà nhân chủng học Ashley Montagu; "Bộ não con người có khả năng đầy đủ của các hành vi và không ảnh hưởng đến ai," theo cố khoa học gia Stephen Jay Gould. Có một số lý do để nghi ngờ rằng tâm trí con người là một tấm bảng trắng, và một số chỉ xuất phát từ hiểu biết thông thường. Như nhiều người đã nói với tôi trong những năm qua, bất cứ ai có nhiều hơn một đứa con biết rằng trẻ em vào thế giới với một số tính khí và tài năng; không phải tất cả đến từ bên ngoài. À, và bất cứ ai có cả một đứa trẻ lẫn một con vật cưng trong nhà chắc chắn nhận thấy rằng đứa trẻ, được tiếp xúc với lời nói, sẽ tiếp thụ ngôn ngữ loài người, trong khi đó con vật cưng thì không, có lẽ vì một số tính bẩm sinh khác nhau giữa chúng. Và bất cứ ai đã từng có quan hệ tình dục khác giới biết rằng tâm trí của người đàn ông và tâm trí của phụ nữ không phải là không thể phân biệt. Tôi nghĩ rằng, cũng có ngày càng nhiều các kết quả từ các nghiên cứu khoa học về loài người rằng, quả nhiên, không phải chúng ta sinh ra là "một tấm bảng trắng". Một trong số đó, từ ngành nhân học, là nghiên cứu về phổ quát của nhân loại Nếu bạn đã từng học nhân học, bạn biết rằng đó là một kiểu niềm vui thú nghề nghiệp của các nhà nhân học để chỉ ra các nền văn hoá khác có thể khác nhau thế nào, và có những nơi ở đâu đó, được cho là, mọi thứ đều đối lập với cái lối ở đây. Nhưng, thay vào đó, nếu bạn nhìn vào những gì là chung giữa các nền văn hóa của thế giới, bạn thấy rằng có một tập hợp vô cùng phong phú các hành vi và cảm xúc và các cách giải thích thế giới có thể được tìm thấy trong tất cả hơn 6000 nền văn hóa trên thế giới. Nhà nhân chủng học Donald Brown đã cố gắng để lập danh sách tất cả, và chúng gồm có mĩ học trạng thái tình cảm và tình trạng tuổi đến cai sữa, vũ khí, thời tiết, nỗ lực để kiểm soát, màu trắng và một cái nhìn thế giới. Ngoài ra, di truyền học và khoa học thần kinh đang ngày càng cho thấy rằng não có cấu trúc phức tạp. Đây là một nghiên cứu gần đây của nhà sinh học thần kinh Paul Thompson và các đồng nghiệp của ông, trong đó họ - sử dụng MRI - để đo sự phân bố của chất xám - đó là, lớp bên ngoài của vỏ não - trong một mẫu lớn các cặp người. Họ được mã hóa các mối tương quan theo độ dày của chất xám ở các bộ phận khác nhau của não bằng cách sử dụng một hệ thống phối hợp màu giả, trong đó trong đó không có sự khác biệt nào được mã hoá là màu tím, và bất kỳ màu nào khác ngoài màu tím cho thấy một tương quan có ý nghĩa thống kê. Vâng, đây là những gì xảy ra khi người ta xếp đôi một cách ngẫu nhiên. Theo định nghĩa, hai người được chọn ngẫu nhiên không thể có tương quan trong phân phối của chất xám trong vỏ não. Đây là những gì xảy ra ở những người có chung một nửa của DNA của họ - anh em sinh đôi. Như bạn có thể thấy, phần lớn của bộ não không phải là màu tím, cho thấy rằng nếu một người có một chút dày của vỏ não trong khu vực đó, vì vậy anh em sinh đôi của anh ta cũng thế. Và đây là những gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy một cặp người cùng có DNA - cụ thể là, nhân bản hoặc các cặp song sinh giống hệt nhau. Và bạn có thể xem các khu vực lớn của vỏ não, nơi có tương quan lớn trong sự phân bố của chất xám. Và đây không phải chỉ là sự khác biệt trong ngành giải phẫu, giống như hình dạng của thùy tai của bạn, nhưng họ có những hệ quả trong suy nghĩ và hành vi được minh họa trong phim hoạt hình nổi tiếng của Charles Addams: "Được tách nhau ngay lúc sinh, cặp song sinh Mallifert vô tình gặp nhau." Như bạn có thể thấy, có hai nhà phát minh với hai cái máy kì cục trong lòng họ, và họ gặp nhau trong phòng chờ của một luật sư sáng chế. Bây giờ, bộ phim hoạt hình này không phải là một sự cường điệu, bởi vì nghiên cứu các cặp song sinh giống hệt nhau được tách ra khi sinh và sau đó được kiểm nghiệm ở tuổi trưởng thành cho thấy rằng họ có sự tương đồng đáng kinh ngạc. Và điều này xảy ra trong tất cả các cặp song sinh giống hệt nhau được tách nhau lúc sinh từng được nghiên cứu - nhưng ít hơn nhiều như vậy với cặp sinh đôi được tách ra khi sinh. Ví dụ yêu thích của tôi là một cặp sinh đôi, một trong số đó đã được đưa lên như một người Công giáo trong một gia đình Đức quốc xã ở Đức, người khác lớn lên trong một gia đình Do Thái ở Trinidad. Khi họ bước vào phòng thí nghiệm tại tiểu bang Minnesota, họ đang mặc áo sơ mi hải quân màu xanh giống hệt nhau với cầu vai, cả hai người thích nhúng bánh mì nướng bơ trong cà phê, cả hai người đeo các vòng cao su trên cổ tay của họ, cả hai đều xả nước nhà vệ sinh trước cũng như sau khi sử dụng , và cả hai người thích tạo bất ngờ cho người khác bằng cách hắt hơi trong thang máy đông người để xem họ nhảy. Bây giờ - câu chuyện có vẻ tốt nếu đúng, nhưng khi bạn tiến hành bộ các bài kiểm tra tâm lý, bạn sẽ có được kết quả tương tự - cụ thể là, các cặp song sinh giống hệt nhau được tách ra khi sinh giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Bây giờ, cả tri thức thông thường lẫn dữ liệu khoa học đều đưa ra nghi vấn cho học thuyết phiến đá trắng, tại sao nó có được một khái niệm hấp dẫn như vậy? Vâng, có một số lý do chính trị tại sao người ta đã tìm thấy nó thích hợp. Trên hết là nếu chúng ta đều là tờ giấy trắng, thì, theo định nghĩa, chúng ta đều bình đẳng, bởi vì không bằng không bằng không bằng không. Nhưng nếu một cái gì đó được viết trên phiến đá, thì một số người có thể có nhiều hơn những người khác, và theo dòng suy nghĩ này, mà có thể biện minh cho sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng. Một nỗi sợ hãi chính trị của bản chất con người là nếu chúng ta đều là bảng trắng, chúng ta có thể hoàn thiện nhân loại giấc mơ lâu đời của sự hoàn hảo của loài người chúng ta thông qua kỹ thuật xã hội. Trong khi đó, nếu chúng ta sinh ra với bản năng nhất định, sau đó có lẽ một số người trong số họ có thể lên án chúng tôi là ích kỷ, định kiến và bạo lực. Vâng, trong cuốn sách, tôi cho rằng đây là những thực tế không hợp lí. Để làm ngắn câu chuyện dài dòng này: trước tiên, là khái niệm công bằng không giống như các khái niệm về sự giống nhau. Và như vậy khi Thomas Jefferson viết trong bản Tuyên ngôn Độc lập, "Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng," ông không có ý là "Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều là sinh sản vô tính.'' Thay vào đó, tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền lợi của mình, và rằng mỗi người đều nên được đối xử như là một cá nhân, và không bị định kiến qua thống kê của các nhóm đặc biệt mà họ có thể nằm trong đó. Ngoài ra, ngay cả khi chúng ta sinh ra với những động cơ đê tiện nhất định, họ không tự động dẫn đến hành vi đê tiện. Đó là bởi vì tâm trí con người là một hệ thống phức tạp với nhiều bộ phận, và một số có thể ức chế những cái khác. Ví dụ, có lý do tuyệt vời để tin rằng hầu như tất cả mọi người đều sinh ra với một ý thức đạo đức, và rằng chúng ta có khả năng nhận thức cho phép chúng ta thu nhận từ các bài học trong lịch sử. Vì vậy, ngay cả khi mọi người đã có sự thôi thúc đối với tính ích kỷ hay tham lam, đó không phải là điều duy nhất trong hộp sọ, và có các bộ phận khác của tâm trí có thể chống lại chúng. Trong cuốn sách, tôi đã bàn luận các tranh luận như thế này. và một số các nút nóng khác, các khu vực nóng, Chernobyls, đường ray thứ ba, và vân vân, bao gồm nghệ thuật, nhân bản, tội phạm, tự do, giáo dục, sự tiến hóa, sự khác biệt giới tính, Thiên Chúa, đồng tính luyến ái, giết trẻ sơ sinh, bất bình đẳng, chủ nghĩa Mác, đạo đức, Chủ nghĩa phát xít, nuôi dạy con cái, chính trị, chủng tộc, tôn giáo, tài nguyên cạn kiệt, xã hội kỹ thuật, rủi ro công nghệ và chiến tranh. Và không cần phải nói, có một số rủi ro tham gia vào các chủ đề này. Khi tôi đã viết bản thảo đầu tiên của cuốn sách, Tôi đã gửi nó cho một số đồng nghiệp góp ý, và đây là một số phản ứng tôi nhận được "Tốt hơn là lắp một camera an ninh cho ngôi nhà của bạn." "Đừng mong có thêm phần thưởng hay đề nghị công việc hay vị trí trong giới học thuật nào nữa.'' "Hãy bảo nhà xuất bản của anh đừng có viết tên quê anh vào trong bản lí lịch tác giả của anh.'' "Anh có đang trong biên chế không?" (Cười) Và, cuốn sách đã được xuất bản vào tháng Mười, và chả có việc gì không hay xảy ra. Tôi - tôi thích thế Thực ra là có lí do để lo lắng, và có những lúc tôi đã thực sự cảm thấy lo lắng, biết trong quá khứ những gì đã xảy ra với những người đã đương đầu với các tranh luận hay phát hiện ra các phát hiện đáng lo ngại trong các ngành khoa học hành vi. Có nhiều trường hợp, một số trong đó tôi nói trong cuốn sách, của những người đã bị vu khống, bị coi là Đức quốc xã, bị tấn công về thể chất, bị đe dọa truy tố hình sự do lầm lỡ hoặc do tranh luận về những phát hiện gây tranh cãi. Và bạn không bao giờ biết khi bạn đang đi đi qua một trong những cái bẫy dại dột này. Ví dụ yêu thích của tôi là hai nhà tâm lý học người đã nghiên cứu về người thuận tay trái, và xuất bản một số dữ liệu cho thấy người thuận tay trái, trung bình, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị tai nạn và có tuổi thọ ngắn hơn. Và kể từ đó, nó cũng không rõ ràng, liệu đó có phải là một khái quát chính xác, nhưng các dữ liệu vào thời điểm đó dường như ủng hộ ý kiến này. Vâng, rất nhanh sau đó, họ đã bị chặn lại bằng những lá thư đầy tức giận những đe doạ chết người cấm chủ đề này trên một số tạp chí khoa học, đến từ những người thuận tay trái giận dữ và những người ủng hộ họ, và họ đã thực sự sợ mở thư của họ bởi những lời lẽ chua cay và phỉ báng rằng họ đã viết ra một cách vô tình. Vâng, tuy vẫn còn sớm, nhưng cuốn sách thì cũng đã in được nửa năm rồi, và chẳng có gì tồi tệ xảy ra cả. Không có hậu quả nghề nghiệp ghê gớm nào xảy ra - Tôi đã không bị đuổi cổ khỏi thành phố Cambridge. Nhưng những gì tôi muốn nói về là hai trong số các nút nóng đã làm dấy lên phản ứng mạnh nhất trong số hơn 80 người bình duyệt rằng cuốn Phiến Đá Trắng đã được nhận. Tôi sẽ chỉ đưa danh sách đó trong một vài giây, và xem nếu bạn có thể đoán hai cái nào - Tôi sẽ ước tính rằng có thể hai trong số các chủ đề này có khả năng thôi thúc 90 phần trăm phản ứng của những người bình duyệt khác nhau và những người phỏng vấn trên đài phát thanh. Đó không phải là bạo lực và chiến tranh, nó không phải là chủng tộc, nó không phải giới tính, nó không phải là chủ nghĩa Mác, nó không phải là chủ nghĩa phát xít. Đó là: nghệ thuật và cách nuôi dạy con cái. (Cười) Vì vậy, hãy để tôi nói cho bạn những gì kích thích phản ứng giận dữ như vậy, và tôi sẽ để các bạn quyết định xem liệu họ - những tuyên bố có thực sự là thái quá. Tôi sẽ bắt đầu với nghệ thuật. Tôi lưu ý rằng trong những danh sách dài về các phổ quát của con người mà tôi đã trình bày một vài slide trước là nghệ thuật. Không có xã hội từng được phát hiện ở một vùng xa xôi của thế giới lại không có một cái gì đó đáng để chúng ta coi là nghệ thuật. Nghệ thuật tạo hình - trang trí bề mặt và cơ thể - dường như là một phổ quát của con người. Kể chuyện, âm nhạc, khiêu vũ, thơ ca - được tìm thấy trong tất cả các nền văn hóa, và nhiều của các họa tiết và chủ đề đó - là - cung cấp cho chúng ta niềm vui trong nghệ thuật có thể được tìm thấy trong tất cả các xã hội loài người: một ưu tiên cho các dạng thức đối xứng, việc sử dụng lặp đi lặp lại và sự biến đổi, thậm chí những điều cụ thể như thực tế trong thơ ca trên toàn thế giới, Bạn có những dòng với độ dài khoảng ba giây, cách nhau bằng những đoạn dừng. Và, mặt khác, trong nửa cuối thế kỷ 20, nghệ thuật thường bị cho là đi xuống. Và tôi có một bộ sưu tập, có thể là 10 hoặc 15 tiêu đề, từ các tạp chí trí thức lên án những thực tế mà nghệ thuật hiện nay đang đi xuống . Tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài trích dẫn đại diện: "Chúng tôi có thể khẳng định với một sự tự tin rằng thời gian của chúng ta là một trong những suy giảm, rằng các tiêu chuẩn văn hóa thấp hơn so với 50 năm trước, và bằng chứng về sự suy giảm này có thể nhìn thấy trong tất cả các địa hạt hoạt động của con người ". Đó là một trích dẫn từ T.S. Eliot, hơn 50 năm trước đây. Và một trích dẫn gần đây: "Khả năng duy trì nền văn hóa cao trong thời gian của chúng ta đang trở nên ngày càng có vấn đề. Các cửa hàng sách thực sự thì đang mất đi quyền kinh doanh nhà hát phi lợi nhuận đang sống sót chủ yếu nhờ thương mại hóa các tiết mục của họ, các dàn nhạc giao hưởng đang làm nhạt đi chương trình của họ, truyền hình công cộng đang gia tăng sự phụ thuộc của nó vào việc chiếu lại các bộ phim truyền hình Anh, đài phát thanh cổ điển đang suy thoái, các bảo tàng đang phải nhờ đến các buổi trưng bày bom tấn, khiêu vũ đang chết.'' Đó là trích dẫn từ Robert Brustein, nhà phê bình phim truyền hình nổi tiếng và là giám đốc, của The New Republic khoảng năm năm trước đây. Vâng, trên thực tế, nghệ thuật không đi xuống. Tôi không nghĩ rằng đây sẽ là một bất ngờ cho bất cứ ai trong căn phòng này, nhưng cho dù theo tiêu chuẩn nào thì họ cũng chưa bao giờ phát đạt đến một mức độ lớn hơn. Tất nhiên, có các hình thức nghệ thuật hoàn toàn mới và các phương tiện truyền thông mới, trong đó nhiều bạn đã nghe trong những ngày gần đây. Theo bất kì tiêu chuẩn kinh tế nào, nhu cầu về nghệ thuật dưới tất cả các hình thức đang tăng vọt, như bạn có thể nhận ra từ giá vé nhạc kịch, qua số lượng sách bán ra, qua số lượng sách được xuất bản, qua số lượng các danh hiệu âm nhạc phát hành, số lượng album mới vân vân. Bản chất của sự thực này phản bác lại ý kiến cho rằng nghệ thuật đang đi xuống đến từ ba bình diện. Một trong số đó là nghệ thuật đỉnh cao từ những năm 1930 - chẳng hạn, các công trình được biểu diễn bởi dàn nhạc giao hưởng lớn, nơi mà hầu hết các tiết mục đều trước 1930, hoặc các công trình trưng bày trong những phòng trưng bày và bảo tàng có uy tín. Trong phê bình văn học và phân tích, có thể là 40 hoặc 50 năm trước đây, các phê bình văn học thuộc loại anh hùng văn hóa; bây giờ họ lại giống như một trò đùa quốc gia. Và các chương trình nhân văn và nghệ thuật trong các trường đại học, mà theo nhiều đánh giá, thực sự đang đi xuống. Sinh viên đang lũ lượt rời xa nó các trường đại học đang dừng đầu tư vào các ngành nghệ thuật và nhân văn. Vâng, đây là một chẩn đoán. Họ không hỏi tôi, nhưng qua sự thừa nhận của chính họ, họ cần tất cả sự giúp đỡ mà họ có thể nhận. Và tôi muốn nói rằng đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng cái tưởng như sự đi xuống trong nghệ thuật đỉnh cao và phê bình này đã xảy ra tại cùng một điểm trong lịch sử, trong đó có một sự từ chối phổ biến về bản chất con người. Một trích dẫn nổi tiếng có thể được tìm thấy nếu bạn tìm trên web, bạn có thể tìm thấy nó trong điểm số thuần tuý của các chương trình tiếng Anh bắt buộc - "Vào khoảng tháng 12 năm 1910, bản chất con người đã thay đổi. " Một diễn giải trích dẫn của Virginia Wolff, và có một số cuộc tranh luận về những gì bà ấy thực sự muốn nói. Nhưng khi nhìn vào những giáo trình này, rõ ràng rằng nó hiện đang được sử dụng như một cách để nói rằng tất cả các hình thức đánh giá cao của nghệ thuật đã được diễn ra trong nhiều thế kỷ, hoặc thiên niên kỷ, trong thế kỷ 20 đã được loại bỏ. Vẻ đẹp và niềm vui trong nghệ thuật - có thể là một phổ quát của con người - vốn bắt đầu được coi là mật ngọt hay là cái gì hào nhoáng, hoặc thương phẩm. Barnett Newman đã có một trích dẫn nổi tiếng rằng sự thúc đẩy của nghệ thuật hiện đại là mong muốn để phá hủy vẻ đẹp, vốn được coi là tư sản hay loè loẹt. Và đây chỉ là một ví dụ. Ý tôi là, điều này có lẽ là một ví dụ đại diện mô tả hình ảnh của mẫu phụ nữ trong thế kỷ 15; ở đây là một ví dụ đại diện miêu tả hình ảnh của mẫu phụ nữ trong thế kỷ 20. Và, như bạn có thể thấy, ở đó - một cái gì đó đã thay đổi trong cách nghệ thuật cao cấp thu hút các giác quan. Thật vậy, trong các phong trào của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, có hình ảnh nghệ thuật mà không có vẻ đẹp, văn học mà không có câu chuyện và cốt truyện, thơ mà không có nhịp thơ và vần điệu, kiến trúc và quy hoạch mà không cần trang trí, tỉ lệ con người, không gian xanh và ánh sáng tự nhiên, âm nhạc mà không có giai điệu và nhịp điệu, và phê bình mà không cần sự rõ ràng, quan tâm đến tính thẩm mỹ và cái nhìn sâu sắc vào điều kiện con người. (Cười) Hãy để tôi cung cấp cho bạn một ví dụ để ủng hộ cho phát ngôn cuối cùng. Nhưng ở đây, có - một trong những học giả văn chương người Anh nổi tiếng của thời đại chúng ta là giáo sư Berkeley, Judith Butler. Và đây là một ví dụ về một trong những phân tích của bà: "Sự chuyển dịch từ phía cấu trúc luận trong đó nguồn vốn xây dựng các mối quan hệ xã hội theo những cách khá tương đồng đến một cái nhìn bá quyền trong đó quan hệ về quyền lực có thể để lặp đi lặp lại, hội tụ và kết cấu lại đưa các vấn đề của tính tạm thời vào suy xét cấu trúc, và đánh dấu một sự thay đổi từ hình thức của lý thuyết Althusserian mà coi toàn bộ cấu trúc như là các đối tượng lí thuyết...' Vâng, bạn hiểu được ý đó rồi. Nhân tiện, đây là một câu - bạn thực sự có thể phân tích nó. Vâng, cuộc tranh luận về Phiến đá trắng là nghệ thuật đỉnh cao và phê bình trong thế kỷ 20, mặc dù không phải là nghệ thuật nói chung, có vẻ đẹp, niềm vui khinh khi, sự rõ ràng, cái nhìn sâu sắc và phong cách. Mọi người đang tránh xa và phê bình nghệ thuật đỉnh cao. Thật là một câu đố - tôi tự hỏi tại sao? Vâng, điều này hóa ra có thể là tuyên bố gây tranh cãi nhất trong cuốn sách. Có người hỏi tôi liệu tôi có bị mắc kẹt vào nó để đánh lạc hướng sự giận dữ từ các cuộc thảo luận về giới và chủ nghĩa phát xít và chủng tộc vân vân. Tôi sẽ không bình luận về điều đó. Tuy nhiên, nó chắc chắn lấy cảm hứng từ một phản ứng rất mạnh mẽ từ phía các giáo sư đại học. Vâng, các nút nóng khác là nuôi dạy con cái. Và điểm khởi đầu cho cuộc thảo luận đó là thực tế chúng ta đều là chủ thể của lời khuyến nghị về cái phức tạp của công nghệ nuôi dạy con cái. Mà, đây là - đây là một trích dẫn đại diện từ một người mẹ bị bủa vây: "Tôi bị choáng ngợp với những lời khuyên làm cha mẹ. Tôi phải làm rất nhiều hoạt động thể chất với những đứa con vì vậy tôi có thể truyền cho chúng một thói quen tập thể dục thể chất để chúng lớn lên thành người khỏe mạnh. Và tôi phải làm tất cả các loại trò chơi trí tuệ để chúng lớn lên thông minh. Và đó là tất cả các loại trò chơi - đất sét cho các ngón tay khéo léo, trò chơi chữ nhằm cho đọc tốt hơn, chơi vận động nhiều, chơi vận động ít. Tôi cảm thấy như tôi có thể cống hiến cuộc đời của tôi để tìm ra những trò chơi để chơi với những đứa con. " Tôi nghĩ rằng bất cứ ai gần đây từng là phụ huynh có thể thông cảm với người mẹ này. Vâng, đây là một số sự kiện nghiêm túc về nuôi dạy con cái. Hầu hết các nghiên cứu về nuôi dạy con cái dựa trên lời khuyên này là vô ích. Họ đang vô ích bởi vì họ không kiểm soát tính di truyền. Họ tính toán một số tương quan giữa cha mẹ làm những gì và những đứa trẻ sẽ thành gì và giả định một mối quan hệ nhân quả: rằng việc nuôi dạy con cái hình thành nên đứa trẻ. Những cha mẹ nói chuyện nhiều với con cái có những đứa trẻ lớn phát âm rõ, các bậc cha mẹ đánh vào đít con của họ sẽ có những đứa con lớn lên với bạo lực và vân vân. Và rất ít người trong số họ kiểm soát được khả năng bố mẹ truyền lại genes cho - làm tăng cơ hội một đứa trẻ sẽ được hình thành hay bạo lực vân vân. Cho đến khi các nghiên cứu được tiến hành lại với con nuôi, những người cung cấp một môi trường nhưng không phải genes cho con cái họ, chúng tôi không có cách nào biết liệu những kết luận này có giá trị không. Các nghiên cứu di truyền có kiểm soát có một số kết quả nghiêm túc. Hãy nhớ rằng cặp song sinh Mallifert: được tách nhau lúc mới sinh, sau đó họ gặp nhau tại văn phòng cấp bằng sáng chế - giống nhau một cách khác thường. Vâng, điều gì xảy ra nếu cặp song sinh Mallifert đã lớn lên cùng nhau? Bạn có thể nghĩ, ồ, vậy thì họ sẽ giống nhau hơn, bởi vì họ không chỉ có cùng gen, mà họ còn có cùng môi trường. Như thế sẽ làm cho họ cực giống nhau, phải không? Sai. Những cặp sinh đôi giống nhau, hay bất cứ anh chị em ruột nào, nếu bị tách nhau lúc sinh sẽ ít giống nhau hơn là nếu chúng được nuôi cùng nhau. Tất cả những gì xảy ra với bạn trong một ngôi nhà cụ thể qua năm tháng hoá ra chẳng để lại một cái nhãn cố hữu nào trong tính cách hay trí năng của bạn. Một phát hiện bổ sung, từ một phương pháp hoàn toàn khác đó là các đứa trẻ con nuôi được nuôi dưỡng cùng nhau - các cặp sinh đôi giống nhau như đúc được nuôi tách nhau, chúng cùng cha mẹ, cùng nhà, cùng hàng xóm, không cùng genes - và cuối cùng không giống nhau tí nào. Rồi - hai nghiên cứu khác nhau có cùng một phát hiện. Điều này cho thấy trẻ con được hình thành không phải do bố mẹ trong một thời gian dài, mà một phần - chỉ một phần - do genes của họ, một phần do nền văn hoá của họ - phần lớn từ nền văn hoá của đất nước đó và nền văn hoá của chính bọn trẻ, gọi là nhóm đồng đẳng - như chúng ta đã nghe từ Jill Sobule sớm hôm nay, đó là bọn trẻ quan tâm đến những gì - và, từ một góc độ lớn khác, lớn hơn hầu hết mọi người chuẩn bị thừa nhận tình cờ: các sự kiện trong quá trình thiết đặt não trong bào thai; các sự kiện tình cờ khi bạn sống trong cuộc đời của bạn. Do đó, tôi muốn đi đến kết luận chỉ với một nhận xét để trả lại chủ đề của các sự lựa chọn. Tôi nghĩ rằng các ngành khoa học về bản chất con người - di truyền học hành vi, tâm lí học tiến hoá, khoa học thần kinh, khoa học tri nhận - đang ngày càng tăng lên trong các năm tới, làm thất vọng nhiều niềm tin sự nghiệp và các hệ niềm tin chính trị sâu sắc. Và nó cho phép chúng ta một lựa chọn. Sự lựa chọn này là liệu các thực tế nhất định về con người, hay các chủ đề, có phải bị coi là kiêng kị, tri thức cấm đoán, vì sao chúng ta không nên tới đó bởi vì chẳng có gì hay ho có thể rút ra từ đó, hay liệu chúng ta có nên khám phá nó một cách trung thực. Tôi có câu trả lời của riêng tôi cho câu hỏi đó, đến từ một nghệ sĩ lớn thế kỉ 19 Anton Chekhov, người đã nói rằng, "Con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi bạn cho anh ta thấy anh ấy là như thế nào." Và tôi nghĩ cuộc luận điểm này không thể được diễn giải sáng tỏ hơn thế. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là viện dưỡng lão Hogeweyk. Nằm trong một thị trấn nhỏ rất gần Amsterdam, tại Hà Lan. Gồm 27 căn nhà, mỗi căn có sáu đến bảy người. Có khu mua sắm nhỏ gồm nhà hàng, quán rượu, siêu thị và club. Có cả đường phố, những con hẻm và một rạp chiếu phim. Đây thật ra là một viện dưỡng lão. Dành cho những người già bị mất trí nhớ trầm trọng cần được chăm sóc và hỗ trợ 24/7. Mất trí nhớ là căn bệnh nghiêm trọng, và vô phương cứu chữa. Nó đang trở thành vấn đề lớn trên toàn cầu, cho con người, các nhà chính trị, và thế giới đó sẽ là một vấn đề lớn. Danh sách chờ vào các viện dưỡng lão ngày một dài. Hầu hết người vào viện vì mất trí nhớ là phụ nữ. Vì đã quen với việc chăm sóc người khác, phụ nữ sẽ dễ dàng chăm sóc khi chồng mất trí nhớ của mình, đổi lại, sẽ chẳng dễ dàng gì với những người đàn ông. Chứng mất trí nhớ là căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ. Não bị rối loạn. Người bệnh không còn biết giờ giấc, không biết điều gì đang diễn ra, mọi người là ai. Họ rất bối rối. Tình trạng bối rối ấy khiến họ lo sợ, trầm cảm, cảnh giác. Đây là viện dưỡng lão truyền thống. Nơi tôi đã làm quản lý chăm sóc vào năm 1992. Chúng tôi thường tâm sự với nhau về sự thật rằng với những gì đang làm ở đây, chúng tôi không muốn đưa bố mẹ thậm chí, bạn bè, và ngay cả chính mình vào viện. Rồi một ngày, chúng tôi nói: ''Chỉ nói suông thôi, sẽ chẳng thay đổi được gì. Chúng ta phụ trách ở đây. Và chúng ta nên làm gì đó, để có thể muốn cha mẹ mình đến đây ở.'' Chúng tôi nói về nó, mỗi ngày, khi nhìn thấy những người già ở đây không thoải mái với môi trường đang sống vì họ nghĩ nó không khác gì một cái bệnh viện. nơi bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đều mặc đồng phục, còn họ sống trong phòng bệnh. Họ không biết tại sao mình lại ở đây. Và tìm cách để trốn thoát. Họ tìm kiếm và hy vọng tìm được lối thoát để về nhà. Chúng tôi biết những gì mình làm trong tình huống này chỉ khiến những bệnh nhân rối loạn não thêm rối loạn. Chúng ta đổ thêm dầu vào lửa. Và đó không phải là điều mà bệnh nhân muốn. Những người này, họ muốn có cuộc sống, muốn chúng tôi giúp họ đối phó với bệnh mất trí nhớ. Họ muốn sống trong một ngôi nhà bình thường, chứ không phải bệnh viện. Họ muốn có một gia đình bình thường, nơi họ có thể ngửi thấy bữa tối trong bếp. Hay được tự do xuống bếp, tìm thứ gì để ăn hoặc uống. Đấy là tất cả những gì họ cần. Và cũng là điều chúng ta nên làm cho họ. Chúng tôi nói rằng mình nên biến nơi đây thành nhà, để họ không sống như trong phòng với 15, 20 hay 30 người nữa. Mà là một nhóm nhỏ, gồm chỉ sáu, bảy người, như gia đình. Như sống cùng bạn bè. Chúng ta nên tìm cách để phân nhóm mọi người dựa trên tư tưởng sống để họ có cơ hội trở thành bạn, khi sống cùng nhau. Chúng tôi đã hỏi gia đình của những người ở đây "Điều gì quan trọng với cha bạn? ", ''Điều gì quan trọng với mẹ bạn?'' "Họ thích cuộc sống thế nào? ", "Họ muốn điều gì?" Chúng tôi phân ra bảy nhóm và gọi là nhóm theo lối sống. Chẳng hạn, chúng tôi tìm thấy nhóm lối sống trang trọng. Theo lối sống này, mọi người giao tiếp một cách trang trọng hơn, và giữ khoảng cách. Nhịp sống hàng ngày thường bắt đầu và kết thúc trễ. Họ thích nghe nhạc cổ điển hơn những nhóm khác. Trong thực đơn, họ chuộng món Pháp hơn món truyền thống Hà Lan. (Cười lớn) Trái ngược là lối sống của thợ thủ công. Đây là lối sống rất truyền thống. họ thức dậy sớm và đi ngủ sớm, bởi họ đã làm việc tay chân chăm chỉ cả đời, thường là kinh doanh nhỏ theo gia đình có một nông trại nhỏ, một cửa hàng. như Mr.B là nông dân. Ông chia sẻ với tôi rằng ông luôn đến nông trại vào mỗi sáng với một túi cơm trưa và một điếu xì gà. Điếu xì gà là thứ xa xỉ duy nhất ông có thể tự mua cho mình. Ăn trưa xong, ông sẽ hút điếu xì gà đấy. Cho đến khi qua đời tại Hogeweyk, mỗi ngày, ông thường ngồi trong nhà kho nhỏ để hút xì gà. Đây là mẹ tôi. Thuộc nhóm lối sống văn hóa. Bà ở Hogeweyk đã được sáu tuần. Đây là nhóm thích du lịch, gặp gỡ mọi người, mọi nền văn hóa, hứng thú với nghệ thuật và âm nhạc. Và còn nhiều nhóm khác. Đó là những gì chúng tôi đã thảo luận và đã làm. Được sống chung với một nhóm người, cùng chí hướng là chưa đủ. Cuộc sống còn cần nhiều hơn thế. Mọi người thích có được niềm vui và tìm được ý nghĩa. Chúng ta là động vật sống bầy đàn. Chúng ta cần đời sống xã hội. Đó là khởi điểm của chúng tôi. Chúng ta muốn ra ngoài, mua sắm, và gặp gỡ mọi người. Hay đến quán rượu, làm vài ly với bạn bè. như Mr.W -- ông thích đi chơi mỗi ngày, tìm kiếm những quý bà xinh đẹp. (Cười) Ông cư xử lịch thiệp với họ. Ông muốn làm họ cười và hiểu họ. Ông nhảy cùng họ trong quán rượu. Mỗi ngày là một bữa tiệc. Có những bệnh nhân thích đến nhà hàng hơn, uống rượu với bạn bè, ăn trưa, ăn tối và tận hưởng cuộc sống. Mẹ tôi, bà ấy thường đi dạo trong công viên, ngồi tắm nắng trên băng ghế, và mong ai đó sẽ đến và ngồi cạnh, trò chuyện với bà về cuộc sống, hay về những con vịt đang bơi trong hồ. Đời sống xã hội rất quan trọng. Điều đó có nghĩa bạn là một phần của xã hội, và bạn thuộc về nó. Đó là điều chúng ta cần. Ngay cả khi bị mất trí nhớ trầm trọng. Tôi đã thấy điều ấy mỗi ngày qua cửa sổ văn phòng. Rồi một ngày, tôi thấy một quý bà đi đến từ một phía, và một quý bà khác từ phía kia, gặp nhau tại một góc. Tôi biết rất rõ hai người ấy. Tôi thường thấy họ đi dạo ở ngoài. Thỉnh thoảng, tôi cố gắng bắt chuyện với họ, có điều cuộc nói chuyện giữa họ thật khó hiểu. Tôi thường thấy họ gặp nhau, nói chuyện với nhau, và dùng điệu bộ. Cả hai đều rất vui. Rồi họ tạm biệt nhau và đường ai nấy đi. Đó là điều bạn ao ước trong đời gặp gỡ mọi người và hòa nhập xã hội. Đó là điều tôi tận mắt thấy. Hogeweyk trở thành nơi những bệnh nhân bị mất trí trầm trọng có thể sống, được tự do và an toàn, vì các chuyên gia và tình nguyện viên tại đó biết cách ứng phó với căn bệnh. Những chuyên gia làm công việc chuyên môn sao cho phù hợp với cuộc sống tự nhiên của người nơi đây. Nghĩa là ban quản lý phải cung cấp mọi thứ cần cho công việc của họ. Chúng ta cần một ban quản lý dám làm để thay đổi cách ta đã luôn làm trước đó với viện dưỡng lão truyền thống. Chúng tôi thấy nó hiệu quả. Chúng tôi cho rằng, điều này có thể làm ở bất cứ đâu, Không chỉ riêng cho người giàu. Chúng tôi đang làm điều này với cùng một ngân sách của bất kì viện dưỡng lão ở nước ta. Chúng tôi chỉ dùng ngân sách nhà nước. (Vỗ tay) Bạn cần nghĩ khác đi, nhìn vào người đang đứng trước bạn, hiểu người ấy cần gì ngay lúc này. Chỉ cần một nụ cười, một lối nghĩ khác, cách bạn hành động, chẳng mất mát gì. Một thứ khác nữa, đó chính là đưa ra lựa chọn. Lựa chọn bạn sẽ dùng tiền vào đâu. Tôi vẫn thường nói: ''Màn đỏ hay xám thì cũng đắt như nhau''. (Cười) Đây là điều khả thi ở bất cứ đâu. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thật thú vị khi chỉ vẽ một đường thẳng lên bản đồ có thể thay đổi cách ta nhìn và trải nghiệm thế giới? Bằng cách nào mà khoảng cách giữa các đường thẳng và biên giới tạo thành những địa điểm. Chúng trở thành những nơi mà ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc và con người từ nhiều nền văn hóa tiếp xúc với nhau theo những cách đẹp đẽ, đôi khi bạo lực và cả kì quặc. Những đường thẳng đó trên bản đồ có thể tạo ra những vết sẹo cho cảnh quan, và trong kí ức của ta. Tôi bắt đầu quan tâm tới đường biên giới khi đang tìm kiếm công trình kiến trúc giữa các vùng biên giới. Tôi đang thực hiện vài đề án trên đường biên giới Mĩ và Mexico, thiết kế những công trình lấy bùn từ mặt đất. Và cả những dự án mà bạn có thể nói được di dân đến cảnh quan này. "Prada Marfa", tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thực địa vượt qua ranh giới giữa nghệ thuật và kiến trúc và nó cho tôi thấy rằng kiến trúc có thể truyền tải ý tưởng một cách phức tạp hơn nhiều về mặt chính trị và văn hóa, rằng nó có thể vừa trào phúng và nghiêm túc, có thể nói lên sự bất công giữa giàu và nghèo và cái bản địa với cái được du nhập. Vì thế khi tìm kiếm công trình kiến trúc giữa các vùng biên giới, tôi đã bắt đầu tự hỏi, bức tường có phải là công trình kiến trúc không? Tôi ghi lại các suy nghĩ và chuyến thăm bức tường của mình bắng cách tạo ra một loạt đồ lưu niệm để gợi lại khoảng thời gian chúng tôi xây bức tường và ý tưởng đó điên rồ ra sao. Tôi đã tạo các trò chơi về đường biên giới, (Cười) những bưu thiếp, những quả cầu tuyết với mô hình kiến trúc tí hon bên trong, bản đồ đã kể câu chuyện về sự hồi sinh nơi bức tường này và tìm cách để bản thiết kế giảm thiểu được vấn đề mà bức tường biên giới này đã gây ra. Vậy bức tường này có phải là công trình kiến trúc không? Nó đúng là một kết cấu kiến trúc, và nó được thiết kế tại cơ sở nghiên cứu mang tên FenceLab, nơi họ chất đồ nặng 10,000 pounds lên những chiếc xe và cho chúng đâm vào bức tường với vận tốc 40 dặm một giờ để kiểm tra tính chống thấm của bức tường. Nhưng lại có một nghiên cứu chống lại ở khía cạnh khác, thiết kế của những chiếc cầu nâng mà có thể dựng lên bức tường và cho các phương tiện đi qua. (Cười) Giống với mọi đề án nghiên cứu, đã có nhiều thành công và cả thất bại. (Cười) Nhưng đó là những phản ứng thời trung cổ về bức tường -- ví dụ như những chiếc cầu nâng -- đó là vì bản chất bức tường là hình thức kiến trúc huyền bí và trung cổ. Nó là một phản ứng quá đơn giản với một nhóm vấn đề phức tạp. Nhiều công nghệ thời trung cổ đã xuất hiện dọc theo bức tường: máy phóng bắn những kiện cần sa qua bức tường. (Cười) hay những đại bác bắn những túi cocaine và thuốc phiện qua bức tường. Trong suốt thời kì trung cổ, những cơ thể bệnh tật và đã chết thi thoảng bị ném qua bức tường như hình thức khởi thủy của chiến tranh sinh học, và ngày nay nó được cho rằng, con người bị đẩy qua bức tường như một hình thức di cư. Một suy nghĩ lố bịch. Nhưng có một người được ghi chép là đã phóng qua bức tường từ Mexico sang Mỹ lại là một công dân Mỹ, người được cho phép phóng người qua bức tường khoảng 61 mét, miễn anh ta cầm hộ chiếu trong tay. (Cười) và anh ta đáp xuống an toàn trong một cái lưới ở phía bên kia. Suy nghĩ của tôi được truyền cảm hứng bởi câu nói của kiến trúc sư Hasan Fathy, người đã nói rằng, "Kiến trúc sư không thiết kế những bức tường, mà thiết kế những khoảng không gian giữa chúng." Vì thế tôi không nghĩ kiến trúc sư nên thiết kế những bức tường, mà điều quan trọng và cấp bách họ cần chú ý tới là những khoảng không gian giữa chúng. Họ nên thiết kế cho những nơi, con người và cảnh quan mà bức tường đang gây ảnh hưởng. Ngày nay, người ta đã vượt qua trở ngại này, mặc dù mục đích của bức tường nhằm chia cắt mọi người, nhưng thực ra nó lại kết nối họ theo những cách không ngờ, những hoạt động xã hội như lớp học yoga giữa hai nước dọc biên giới để kết nối mọi người qua sự chia cắt này. Tôi gọi đây là tư thế tượng đài. (Cười) Các bạn đã bao giờ nghe về "wall y ball" chưa? (Cười) Nó là phiên bản biên giới của bóng chuyền và được chơi từ năm 1979 (Cười) dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico để kỉ niệm di sản văn hóa giữa hai nước. Nó đặt ra vài câu hỏi thú vị, phải không? Một trò chơi như thế có hợp pháp không? Việc đánh bóng qua lại bức tường có phải là trao đổi bất hợp pháp? (Cười) Cái hay của bóng chuyền là nó biến bức tường chỉ thành một dòng kẻ trên cát bằng ý chí, thân thể và tinh thần của người chơi hai bên. Tôi nghĩ đó chính là việc đàm phán giữa hai bên để hạ bức tường chia cắt này xuống. Ném bóng qua bức tường chỉ là một chuyện, nhưng ném đá qua bức tường đã gây hại cho các phương tiện của Đội Tuần tra Biên giới, và gây tổn thất cho Cơ quan Tuần tra Biên giới và phản ứng của Mỹ trở nên quyết liệt. Cơ quan Tuần tra Biên giới đã đốt lửa qua bức tường nhằm giết những người ném đá từ phía Mexico. Một hành động khác của Cơ quan Tuần Tra Biên giới là xây một hàng rào cản bóng để bảo vệ họ và các phương tiện. Những hàng rào cản này đã trở thành một đặc thù trong việc xây dựng những bức tường mới. Tôi bắt đầu tự hỏi phải chăng, giống như bóng chuyền, bóng chày nên là một đặc thù tại đường biên giới, và những bức tường có thể nới rộng hơn, cho phép mọi người đi qua và chơi, và nếu họ đánh một cú homrun, có thể một Đội Tuần tra Biên giới sẽ nhặt và ném nó quay lại phía bên kia. Một Đội Tuần tra Biên giới mua quả mâm xôi, đồ đông lạnh, từ một người bán rong chỉ cách vài bước chân, thực phẩm và tiền được trao đổi qua bức tường, một điều vốn dĩ bình thường lại trở nên bất hợp pháp bởi đường kẻ trên bản đồ và những tấm sắt dày vài milimét. Cảnh tượng này khiến tôi nhớ lại câu nói: "Khi bạn có dư dả, bạn nên làm những chiếc bàn dài hơn chứ không phải xây cao những bức tường.'' Vì thế tôi tạo ra đồ lưu niệm này để nhớ khoảnh khắc ta có thể chia sẻ thức ăn và trò chuyện qua sự chia cắt này. Một chiếc xích đu có thể đưa một người sang phía bên kia cho đến khi trọng lực đưa họ quay lại đất nước mình. Đường biên giới và bức tường biên giới này ngày nay được coi là một rạp hát chính trị, thế nên có lẽ ta nên mời mọi người đến rạp hát này, một rạp hát chung nơi người dân hai nước có thể đến và cả những nghệ sĩ, nhạc sĩ. Có lẽ bức tường chỉ là một nhạc cụ khổng lồ, chiếc đàn xylophone lớn nhất thế giới, và ta có thể chơi trên bức tường này với những bộ vũ khí gõ nhạc khổng lồ. (Cười) Khi tôi nghĩ về thư viện chung của hai quốc gia, tôi muốn thấy một không gian mà mọi người có thể chia sẻ những cuốn sách, thông tin và kiến thức qua sự chia cắt, nơi mà bức tường chỉ đơn giản là một kệ sách. Có lẽ cách tốt nhất để minh họa mối quan hệ chung mà ta có giữa Mexico và Mỹ là tưởng tượng ra một chiếc bập bênh, nơi mà hành động từ một phía gây hậu quả trực tiếp đến những gì xảy ra phía còn lại, bởi bản chất bức tường là một cái trục đúng nghĩa và đại diện cho các mối quan hệ giữa Mỹ và Mexico, và các bức tường giữa các nước láng giềng phục vụ các mối quan hệ này. Hẳn bạn còn nhớ câu danh ngôn: "Rào tốt tạo nên láng giềng tốt." Nó thường được xem là triết lý bài thơ "Mending Wall" của Robert Frost. Nhưng thật ra nó không hẳn là hỏi về sự cần thiết xây các bức tường. Nó là bài thơ nói về sự hàn gắn mối quan hệ giữa người với người. Câu thơ yêu thích của tôi là dòng đầu tiên: ''Bức tường sẽ bị phá huỷ.'' Bởi tôi hiểu ra điều gì đó -- bức tường chẳng định nghĩa được hai bên. Chỉ có một không gian bị chia cắt. Một bên trông giống như thế này. Một người đàn ông đang cắt cỏ với bức tường lờ mờ phía sau. Và phía bên kia sẽ trông như thế này. Bức tường là bức tường thứ tư của một ngôi nhà. Nhưng thực tế là bức tường đang chia rẽ đời sống của họ. Nó cắt phần đất, nhà cửa, đất công, đất của thổ dân châu Mỹ, các thành phố, trường đại học, láng xóm của ta. Tôi không thể ngừng hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bức tường cắt ngang một ngôi nhà. Bạn còn nhớ sự chênh lệch giàu nghèo chứ? Bên phải là kích cỡ trung bình một ngôi nhà ở El Paso, Texas, Bên trái là kích cỡ trung bình một ngôi nhà Juarez. Và đây, bức tường cắt ngang trực tiếp qua bàn bếp. Đây, bức tường cắt ngang qua chiếc giường ngủ. Tôi muốn nói rằng bức tường không chỉ chia cắt các địa điểm, nó còn chia rẽ mọi người, chia cắt các gia đình. Hoạt động chính trị không may của bức tường này ngày nay đang chia cắt những đứa trẻ với gia đình chúng. Có thể các bạn thấy quen với biển báo đường nổi tiếng này. Nó được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ họa John Hood, một cựu chiến binh da đỏ làm việc cho Sở Giao thông bang California. Ông được giao nhiệm vụ thiết kế biển cảnh báo những người đi môtô về những người di cư bị kẹt dọc đường cao tốc và cố băng qua đường. Hood đã liên tưởng đến cảnh tượng di cư ngày nay với cảnh tượng của người Navajo trong suốt cuộc đại di cư. Đây là một ý tưởng xuất sắc trong hoạt động thiết kế. Ông đã rất cẩn thận để nghĩ về việc sử dụng hình ảnh một cô bé thắt bím, bởi ông nghĩ đó là người mà những người đi môtô dễ đồng cảm nhất, và ông đã sử dụng hình bóng nhà lãnh đạo dân quyền Cesar Chavez để làm cái đầu của người cha. Tôi muốn dùng ý tưởng xuất sắc của biển báo này để kêu gọi sự quan tâm đến sự chia cắt những đứa trẻ tại đường biên giới, và tôi chỉ thực hiện một bước đơn giản. Tôi quay mặt thành viên các gia đình vào nhau. Chỉ trong vài tuần qua, tôi đã có dịp mang biển báo này trở lại đường cao tốc để kể một câu chuyện, câu chuyện về những mối quan hệ mà ta nên hàn gắn và một lời nhắc rằng ta cần phải xây dựng lại những bang tái thống nhất chứ không phải chia cắt. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Điều mà tôi muốn nói ngày hôm nay là cách mà tôi nhận thấy sự chế ngự của robot trong cuộc sống chúng ta ở nhiều mức độ, nhiều khoảng thời gian. Và khi tôi nhìn vào tương lai, tôi không thể tưởng tượng được một thế giới 500 năm sau mà không có robot ở mọi nơi. Giả sử -- mặc cho những dự đoán nghiêm trọng về tương lai từ rất nhiều người -- giả sử rằng chúng ta còn tồn tại, tôi không thể tưởng tượng được một thế giới thiếu robots. Và rồi câu hỏi sẽ là, vâng, nếu chúng sẽ tồn tại trong 500 năm nữa, vậy chúng sẽ tràn ngập mọi nơi sớm hơn thế hay không? Chúng sẽ có mặt xung quanh ta trong vòng 50 năm nữa hay không? Vâng, tôi nghĩ điều đó rất có thể xảy ra -- sẽ có vô số robots ở mọi nơi. Và thực tế thì tôi nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra sớm hơn thế. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở đỉnh điểm khi robots trở nên phổ biến hơn, và tôi nghĩ chúng ta đang ở khoảng 1978-1980 trong những năm của máy tính cá nhân, khi những robot đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Máy tính trở nên phổ biến qua games và đồ chơi. Và bạn biết không, chiếc máy tính đầu tiên mà hầu hết người dân có trong nhà có thể là một chiếc máy tính để chơi trò Pong, một bộ vi xử lý gắn bên trong, và sau đó thì nhiều trò chơi khác ra đời. Và chúng ta bắt đầu thấy robot cũng như vậy: LEGO Mindstorms, Furbies - ai ở đây có một con Furby? Vâng, có 38 triệu con Furbies được bán trên toàn thế giới. Chúng khá phổ biến. Và chúng là những con robot nhỏ xíu, loại robot với vài cảm biến, một chút năng lực xử lý thông tin. Ở góc phải là một con búp bê robot, thứ mà bạn có thể mua vài năm trước đây. Và cũng như những ngày đầu, khi có nhiều sự tương tác giữa những người nghiệp dư trên máy tính, bạn có thể mua nhiều bộ công cụ hack, những cuốn sách dạy hack. Và ở phía bên trái là một nền tảng từ Evolution Robotics, nơi bạn có thể cài đặt trên máy tính, và viết chương trình với một giao diện đồ họa cho nó chạy vòng quanh nhà và làm nhiều trò khác. Và có những loại robot đồ chơi đắt tiền hơn, như Sony Aibo. Và ở bên phải là một robot mà NEC phát triển, con PaPeRo. Tuy nhiên tôi không nghĩ họ sẽ đưa nó ra thị trường. Nhưng dù sao thì những thứ như thế này đang ở ngoài kia. Và chúng ta đã thấy trong 2-3 năm trở lại đây, những con robot cắt cỏ, Husqvarna ở phía dưới, Friendly Robotics ở phía trên, một công ty của Israel. Và trong vòng 12 tháng trở lại đây chúng ta đã bắt đầu thấy những robot dọn nhà xuất hiện. Ở góc trên bên trái là một robot lau dọn nhà khá tốt, từ một công ty tên Dyson ở Anh. Chỉ có điều, nó quá đắt -- $3,500 -- họ không đưa nó ra thị trường. Nhưng ở phía dưới bên trái là Electrolux, đang được bán trên thị trường. Một robot khác từ Karcher. Ở phía dưới bên phải là con robot mà tôi tạo ra trong phòng thí nghiệm của tôi khoảng 10 năm trước, và chúng tôi biến nó thành một sản phẩm. Và hãy để tôi cho các bạn xem. Chúng tôi sẽ cho nó đi sau buổi nói chuyện, Chris nói vậy. Đây là một robot bạn có thể mua, và nó sẽ lau nhà cho bạn. Và nó bắt đầu bằng cách đi theo vòng tròn ngày một to dần. Nếu nó tông vào thứ gì đó -- bạn thấy không? Bây giờ nó đang đi dọc theo tường, nó đang đi vòng quanh chân của tôi để lau sàn nhà xung quanh tôi. Để xem nào, ô, ai lấy Rice Krispies của tôi vậy? Họ ăn trộm Rice Krispies của tôi! (Cười) Đừng lo, thư giãn đi nào, nó là một robot, nó thông minh mà! (Cười) Thấy không, những đứa trẻ 3 tuổi, chúng không lo lắng về điều đó. Chỉ người lớn mới lo [con robot rớt xuống]. (Cười). Chúng ta sẽ để một ít rác ở đây. (Cười). Được rồi. (Cười). Tôi không biết là các bạn có thấy được hay không -- tôi để một ít Rice Krispies ở đây, một vài đồng xu, chỉ cần chụp hình tại đó, xem thử nó có lau dọn sạch không. Vâng, được rồi. Xem nào -- chúng ta sẽ để đó sau. (Vỗ tay). Một phần của kỹ thuật này là xây dựng một cơ chế lau dọn tốt hơn, thực ra phần 'thông minh' của robot khá đơn giản. Và điều đó thì đúng với khá nhiều robot. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta là những người quá tin vào tính toán, và nghĩ rằng năng lực tính toán là tất cả, nhưng phần cơ khí vẫn rất quan trọng. Đây là một robot khác, con PackBot, mà chúng tôi đã làm việc với nó nhiều năm. Nó là một robot do thám quân sự, dùng để đi trước những người lính -- ví dụ như kiểm tra các hang động. Nhưng chúng tôi phải làm cho nó linh hoạt, linh hoạt hơn những robot khác chúng tôi có trong phòng thí nghiệm. (Cười) mạch chủ của con robot đó là một máy tính chạy hệ điều hành Linux. Nó có thể chịu được một cú sốc 400G. Con robot có trí thông minh nhân tạo: nó có thể tự lật thẳng lại, có thể đưa bản thân vào vùng liên lạc, có thể tự mình đi lên cầu thang, v.v. Nó đang tự định hướng khu vực xung quanh. Một người lính cho nó một câu lệnh để đi lên cầu thang, và nó đi. Và đó không phải là một cú đáp xuống được điều khiển. (Cười) Bây giờ nó chuẩn bị rời đi. Và sự bứt phá của những con robot này thực sự là vụ 11/9. Chúng tôi đưa lũ robot tới Trung tâm Thương mại Thế giới chiều tối hôm đó. Không thể làm gì nhiều trong đống đổ nát chính, mọi thứ quá -- không còn gì để làm cả. Nhưng chúng tôi vào những toà nhà xung quanh đã được di tản, và tìm kiếm những người sống sót trong những toà nhà quá nguy hiểm cho con người để vào. Hãy bắt đầu đoạn video này. Phóng viên: ...Những phụ tá chiến trường đang giúp giảm thiểu rủi ro. Sau đây là câu chuyện của Nick Robertson. Rodney Brooks: Chúng ta có thể thêm một cái nữa được không? Được rồi, tốt. Đây là một hạ sĩ đã làm việc với một robot hai tuần vừa qua. Anh ta đưa những con robot vào các hang động, xem thử có gì đang diễn ra. Con robot đang hoàn toàn tự điều khiển . Điều tệ nhất xảy ra trong cái hang tính tới nay, là việc một trong những con robot rớt xuống từ độ cao 10m. Một năm trước, quân đội Mỹ không có những con robot như thế này. Bây giờ chúng đang thực hiện nhiệm vụ ở Afghanistan hằng ngày. Và đó là một trong những lý do người ta nói một cuộc xâm lấn bằng robot đang xảy ra. Có một biển thay đổi diễn ra ngay lúc này -- cái đích công nghệ đang hướng tới. Xin cảm ơn. Và trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ gửi robot đang trong quá trình sản xuất xuống những giếng dầu để lấy được những thùng dầu cuối cùng khỏi mặt đất. Những môi trường cực kỳ khắc nghiệt, 150˚ C, 10,000 PSI. Robot tự động đi xuống, làm những việc đại loại thế. Nhưng robot như vậy thì hơi khó lập trình. Làm thế nào để trong tương lai, chúng ta có thể lập trình robot và khiến chúng dễ sử dụng hơn? Và tôi muốn thực sự dùng một robot ở đây - con robot tên là Chris -- đứng lên nào. Đúng rồi. Đi lại đây nào. Hãy chú ý, anh ta nghĩ là robot phải hơi cứng đơ như vậy. Anh ta làm đại loại thế. Nhưng tôi sẽ -- Chris Anderson: Tôi chỉ là người Anh. Rodney Brooks: Oh. (Cười) (Vỗ tay) Tôi sẽ đưa ra một nhiệm vụ cho robot này. Nó khá là phức tạp đấy. Các bạn thấy không, anh ta gật đầu, ra hiệu cho tôi là anh ta hiểu được điều tôi đang giao tiếp. Và nếu tôi nói gì đó hoàn toàn kỳ cục, anh ta sẽ nhìn tôi ngờ vực, và điều chỉnh lại cuộc hội thoại. Bây giờ tôi đưa ra thứ này trước mặt anh ta. Tôi nhìn vào mắt anh ta, và tôi thấy là mắt anh ta cũng nhìn vào cái chai này. Và tôi đang làm việc này, và anh ta đang quan sát. Mắt anh ta nhìn qua nhìn lại tôi, để thấy những gì tôi thấy -- vậy nên chúng tôi có cùng sự chú ý. Và tôi làm việc này, và anh ta nhìn, và anh ta nhìn tôi để thấy cái gì sẽ diễn ra tiếp theo. Và bây giờ tôi sẽ đưa anh ta cái chai, và hãy xem thử anh ta có làm được không. Anh có làm được không? (Cười) Được rồi. Anh ta khá là giỏi. Tốt, tốt, tốt. Tôi chưa từng chỉ anh làm việc đó. Hãy xem thử anh có thể lắp nó lại không. (Cười) Và anh ta nghĩ là robot thì phải thật chậm. Robot ngoan, tốt lắm. Chúng ta vừa thấy một số thứ ở đây. Chúng ta thấy khi chúng ta giao tiếp, khi chúng ta cố dạy ai đó cách làm gì đó, chúng ta điều khiển sự chú ý bằng mắt của họ. Những thứ khác cho ta thấy tình trạng bên trong của họ, ví dụ như anh ta có hiểu hay không, điều khiển sự tương tác xã hội. Có sự chú ý tương đồng khi nhìn vào cùng một thứ, và cuối cùng nhận thức sự hỗ trợ được giao tiếp một cách xã hội. Và chúng tôi đã cố gắng đưa điều đó vào robot thí nghiệm của mình bởi vì chúng tôi nghĩ rằng đó là cách bạn muốn giao tiếp với robot trong tương lai. Tôi chỉ muốn cho các bạn thấy một bản vẽ kỹ thuật ở đây. Điều quan trọng nhất khi xây dựng một robot mà bạn có thể giao tiếp xã hội cùng là hệ thống chú ý bằng mắt của nó. Bởi cái mà nó chú ý tới là cái mà nó thấy và tương tác cùng, và đó là cái mà bạn hiểu là nó đang làm. Trong những đoạn video mà tôi chuẩn bị cho các bạn xem, bạn sẽ thấy một hệ thống chú ý bằng mắt trên một con robot -- nó tìm màu da trong không gian HSV, vì vậy nó tìm kiếm trên mọi màu da. Nó tìm những màu bão hoà, từ đồ chơi. Và nó tìm những thứ đang di chuyển xung quanh. Và nó tính những thứ đó chung lại trong một cửa sổ chú ý, và nó tìm nơi có điểm số cao nhất -- nơi mà thứ thú vị nhất đang diễn ra -- và đó là cái mà mắt của nó di chuyển đến. Và nó nhìn thẳng vào đó. Cùng lúc đó, một vài thứ kiểu định hướng có thể quyết định là nó đang cô đơn và tìm màu da, hoặc là nó đang chán và tìm một thứ đồ chơi để chơi. Và những yếu tố này sẽ thay đổi trọng lượng trong tính toán của nó. Và ở bên phải, là một thứ chúng ta gọi là bộ phận ký ức Steven Spielberg. Các bạn đã xem bộ phim "AI" chưa? Khán giả: Rồi. Vâng, nó khá tệ, nhưng -- các bạn có nhớ cái cảnh Haley Joel Osment, con robot nhỏ nhìn vào nàng tiên xanh suốt 2000 năm mà không rời mắt? Vâng, chúng tôi loại bỏ điều đó, vì đây là một thói quen Gaussian khá tiêu cực, và ngày càng gay gắt hơn khi nó nhìn vào một thứ. Và nó trở nên chán, nên nó sẽ nhìn một thứ khác. Vây nên, khi bạn hiểu điều đó -- và đây là một robot, Kismet, nhìn xung quanh tìm đồ chơi. Bạn có thể nhận ra thứ mà nó đang nhìn vào. Bạn có thể ước tính hướng nhìn của nó từ những con mắt giả che cái camera của nó, và bạn có thể nhận ra khi nó thực sự nhìn thấy món đồ chơi. Và nó có một ít phản ứng cảm xúc ở đây. (Cười) Nhưng nó vẫn sẽ chú ý đến thứ gì đó quan trọng hơn di chuyển vào tầm nhìn của nó -- ví dụ như Cynthia Breazeal, mẹ đẻ của nó, từ bên phải. Nó thấy cô ấy, chú ý đến cô ấy. Kismet có một khoảng không gian cảm xúc 3 chiều ở bên trong, một không gian vector cho cảm xúc của nó. Và ở những điểm khác nhau trong không gian đó, nó thể hiện -- chúng ta có thể vặn âm thanh to hơn không? Các bạn có nghe được chưa? (Khán giả: Được) Kismet: Bạn thực sự nghĩ vậy à? Bạn thực sự nghĩ vậy à? Nó thể hiện cảm xúc qua khuôn mặt và âm điệu trong giọng nói của nó. Và khi tôi làm việc với con robot của tôi ở đây, Chris, con robot ấy cũng nghe âm điệu trong giọng nói của tôi, và chúng ta khiến robot đo được âm điệu cho 4 tín hiệu cơ bản mà các bà mẹ đưa ra cho trẻ con trước khi chúng biết nói. Ở đây chúng ta có những người ngây thơ khen ngợi robot: Giọng nói: Robot giỏi. Bạn là một con robot rất dễ thương. (Cười) Và con robot phản ứng đúng mực. Giọng nói: ...tốt lắm, Kismet. (Cười) Giọng nói: Nhìn vào nụ cười của tôi này. Nó cười. Cô ấy cười. Họ là những người ngây thơ. Ở đây chúng tôi bảo họ cố gắng chiếm được sự chú ý của con robot và cho chúng tôi biết khi họ đã có sự chú ý của nó. Giọng nói: Này Kismet, à, nó kìa. RB: Cô ấy nhận ra là cô ấy có được sự chú ý của con robot. Giọng nói: Kismet, bạn có thích đồ chơi này không? Oh. RB: Bây giờ, họ được bảo phải ngăn con robot lại, và người phụ nữ đầu tiên này thực sự đẩy con robot vào đường cùng về mặt cảm xúc. Giọng nói: Không. Bạn không được làm vậy. Không. (Cười) Không đúng. Không. (Cười) RB: Tôi sẽ dừng tại đó. Chúng ta tạo ra [cuộc nói chuyện]. Sau đó chúng ta nói theo lượt. Khi chúng ta nói chuyện với ai đó, chúng ta nói. Sau đó chúng ta đại loại nhíu lông mày, di chuyển mắt, cho người kia biết là tới lượt họ nói. Và họ nói, rồi chúng ta cứ theo lượt như thế. Chúng tôi đưa điều này vào con robot. Chúng tôi có một số đối tượng thí nghiệm ngây thơ, không nói gì với họ về con robot, đặt họ ngồi trước con robot và nói, nói chuyện với con robot đi. Cái mà họ không biết là, con robot không hiểu một từ nào mà họ nói, và con robot không nói tiếng Anh. Nó chỉ nói những từ tiếng Anh ngẫu nhiên. Và tôi muốn các bạn xem kỹ phần đầu của đoạn video này, khi Ritchie, người ngồi nói chuyện với con robot trong 25 phút -- (Cười) -- nói, "Tôi muốn cho bạn xem cái này. Tôi muốn cho bạn xem đồng hồ của tôi." Và anh ta đưa cái mặt đồng hồ vào tầm nhìn của con robot, chỉ vào đó, cho nó một dấu hiệu cử chỉ, và con robot nhìn vào cái đồng hồ một cách khá thành công. Chúng ta không biết rằng liệu anh ta hiểu được hay không rằng con robot -- -- chú ý sự lần lượt. Ritchie: OK, tôi muốn cho bạn xem cái này. OK, đây là một cái đồng hồ mà bạn gái tặng cho tôi. Robot: Oh, tuyệt. Ritchie: Nhìn này, nó có một cái đèn màu xanh bên trong nữa. Tôi suýt mất nó tuần này. (Cười) RB: Nó đang tiếp xúc bằng ánh mắt với anh ta, nhìn theo mắt anh ta. Ritchie: Bạn có làm được như vậy không? Robot: Được thôi. RB: Và họ tha2h công khi có được sự giao tiếp đó. Và đây là một khía cạnh khác của việc mà Chris và tôi vừa làm. Đây là một robot khác, Cog. Họ giao tiếp bằng mắt trước, rồi sau đó, khi Christie nhìn vào món đồ chơi này, con robot ước tính hướng nhìn của cô ấy và cùng nhìn vào thứ mà cô ấy đang nhìn. (Cười) Chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều hơn loại robot như thế này trong vòng vài năm tới trong các phòng thí nghiệm. Nhưng khi đó, hai câu hỏi lớn mà người ta hay hỏi tôi là: nếu chúng ta tạo ra những robot ngày càng giống con người, chúng ta có thể chấp nhận chúng không, chúng có cần các quyền con người không? Và câu hỏi thứ 2 là, có khi nào chúng muốn lật đổ chúng ta không? (Cười) Và câu hỏi đầu tiên -- nó là một chủ đề rất Hollywood với khá nhiều bộ phim. Các bạn có thể nhận ra những nhân vật ở đây -- -- trong từng trường hợp ở đây, các con robot muốn được tôn trọng nhiều hơn. Bạn có bao giờ cần phải tôn trọng robot không? Suy cho cùng, chúng chỉ là những cái máy. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta cũng cần chấp nhận rằng chính chúng ta cũng chỉ là những cái máy. Suy cho cùng, đó là cái mà sinh học hiện đại nói về chúng ta. Bạn không thấy một bản mô tả làm thế nào mà phân tử A liên kết với một phân tử khác. Và nó di chuyển tới trước, được đẩy bằng nhiều lực khác nhau, và sau đó linh hồn bước vào và vặn vẹo các phân tử đó để chúng liên kết. Tất cả điều đó thuộc về cơ khí. Chúng ta là những chiếc máy. Nếu chúng ta là máy móc, thì ít nhất trên lý thuyết, chúng ta có thể xây dựng máy móc từ những thứ khác. Chúng cũng sống như chúng ta. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta thừa nhận điều đó, chúng ta phải từ bỏ sự đặc biệt của mình theo một cách nào đó. Và chúng ta đã có sự rút lui từ sự đặc biệt dưới rào cản của khoa học và công nghệ khá nhiều lần trong vòng vài trăm năm trở lại đây. 500 năm trước chúng ta phải từ bỏ ý nghĩ rằng chúng ta là trung tâm của vũ trụ khi Trái đất bắt đầu quay xung quanh Mặt trời; 150 năm trước, với Darwin, chúng ta phải từ bỏ ý nghĩ rằng chúng ta khác các loài vật. Và cứ tưởng tượng -- các bạn thấy đấy, nó khá khó cho chúng ta. Gần đây chúng ta đang đập vỡ ý nghĩ rằng có lẽ chúng ta còn không có sự kiến tạo của riêng mình trên Trái đất. Nhiều người không hề thích thế. và sau đó thì bộ gene của người nói, có lẽ chúng ta chỉ có 35,000 gene. Và đó thực sự là -- nhiều người không thích thế, chúng ta có nhiều gene hơn thế chứ. Chúng ta không thích từ bỏ sự đặc biệt của chính mình, nên các bạn thấy đó, cái ý kiến rằng robot có thể có cảm xúc, hoặc rằng robot có thể là sinh vật sống, tôi nghĩ sẽ khá khó cho chúng ta chấp nhận điều đó. Nhưng chúng ta sẽ chấp nhận nó trong vòng 50 năm tới. Và câu hỏi thứ 2 là, robot có muốn lật đổ chúng ta không? Và ở đây kịch bản thường là chúng ta tạo ra những thứ này, chúng phát triển, chúng ta nuôi dưỡng chúng, chúng học hỏi từ chúng ta, và sau đó chúng quyết định rằng chúng ta khá chậm và nhàm chán. Chúng muốn lật đổ chúng ta. Và nếu bạn có con tuổi vị thành niên thì các bạn sẽ hiểu nó giống như thế nào. (Cười) Nhưng Hollywood mở rộng điều đó tới lũ robot. Và câu hỏi là, bạn biết đấy, có khi nào ai đó vô tình tạo ra một robot có thể lật đổ chúng ta không? Và điều đó giống như một anh chàng cô độc ở sân sau, bạn biết đấy -- "Tôi vô tình tạo ra một chiếc 747." Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra. Và tôi không nghĩ -- (Cười) -- Tôi không nghĩ chúng ta sẽ cố tình tạo ra những robot mà chúng ta không cảm thấy dễ chịu khi sống cùng. Chúng ta sẽ không có một con robot cực kỳ độc ác. Trước đó phải có một con robot độc ác vừa vừa, và trước đó phải có một con robot không độc ác mấy. (Cười) Và chúng ta sẽ không để chúng đi theo con đường đó. (Cười) Thế nên, tôi nghĩ tôi nên dừng ở đây: thời đại robots đang tới, chúng ta không phải lo quá nhiều về nó, nó sẽ mang lại nhiều sự vui thích, và tôi hi vọng tất cả các bạn tận hưởng cuộc hành trình qua 50 năm tới. (Vỗ tay). Ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King Jr. đã đọc bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" trong Cuộc diễu hành ở Washington vì Công việc và Tự do. Ngày đó, một phần tư triệu người đã tụ hội ở trung tâm mua sắm quốc gia yêu cầu chấm dứt phân biệt, chia tách, bạo lực và phân rẽ kinh tế đối với người da màu khắp nước Mỹ. Sự kiện đã không thể xảy ra nếu không có trưởng ban tổ chức diễu hành, Bayard Rustin. Rustin lớn lên trong một gia đình Quaker và bắt đầu chống phân biệt chủng tộc trong hòa bình lúc còn trung học. Ông sống vì nghĩa hòa bình suốt cuộc đời và bị bỏ tù năm 1944 vì đã phản đối kịch liệt Thế chiến II. Hai năm bị bắt giam, ông vẫn hoạt động chống đối những cơ sở phân biệt. Nơi nào đi qua, Rustin đều tổ chức và tuyên truyền, và biết đến những cách thức, hội nhóm, và nhân vật có thể giúp lan toả thông điệp về công bằng. Ông tham gia Đảng Cộng sản khi nhân quyền cho người Mỹ da màu đang là một trong những ưu tiên, nhưng sớm bị vỡ mộng và rời đi trước xu hướng độc tài của Đảng Năm 1948, ông đến Ấn Độ học hỏi những chiến lược chống đối trong hòa bình của Mahatma Gandhi người vừa mới bị ám sát. Ông trở về Mỹ với những cách thức chống đối trong hòa bình, bao gồm bất tuân dân sự. Ông bắt đầu làm việc với Martin Luther King Jr năm 1955, và chia sẻ những ý tưởng này với King. Khi tầm ảnh hưởng của King tăng lên, Rustin trở thành cố vấn của ông và nhà chiến lược chủ chốt của phong trào nhân quyền đang lớn mạnh. Ông đem chuyên môn tổ chức vào cuộc tẩy chay xe buýt năm 1956 ở Montgomery, Alabama. Thực tế, ông đã tổ chức và tham gia cuộc biểu tình vận tải truyền cảm hứng cho cuộc tẩy chay này gần một thập kỉ trước. Dự án tổ chức có quy mô lớn nhất của ông là vào năm 1963, khi ông lên kế hoạch cho cuộc diễu hành quốc gia ở Washington. Khả năng bạo động làm bị thương người diễu hành. và phá hoại thông điệp biểu tình trong hòa bình là mối lo lớn. Rustin không chỉ làm việc với cảnh sát DC và bệnh viện để chuẩn bị mà còn tổ chức và huấn luyện lực lượng tình nguyện gồm 2.000 cảnh sát an ninh. Dù đã có sự quản lí khéo léo, một số nhà tổ chức khác không muốn Rustin diễu hành ở đầu cùng với những lãnh đạo khác từ miền Nam vì ông là người đồng tính. Nhưng sự coi thường đó không làm ông xao nhãng. Ngày diễu hành, ông đã đọc đề nghị của người diễu hành trong bài phát biểu hướng trực tiếp đến Tổng thống John F. Kennedy. Cuộc diễu hành diễn ra êm đẹp, không chút bạo lực, là yếu tố góp phần cho việc thông qua Luật Nhân quyền năm 1964, chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc nơi công cộng và cấm phân biệt nhân công và Luật Quyền Bầu cử năm 1965, cấm hành vi bầu cử phân biệt. Dù đã cống hiến hàng thập kỉ, vị thế chính trị của Rustin trong một số vấn đề vẫn nhạt nhòa so với những cộng sự. Vài người nghĩ ông chưa đủ chỉ trích với Chiến tranh Việt Nam, hay quá nóng vội hợp tác với các tổ chức chính trị bao gồm tổng thống và quốc hội. Vài người không thoải mái với quá khứ Cộng sản cũ của ông. Nhưng vượt lên tất cả, niềm tin về sự hợp tác với chính phủ và tư cách thành viên Đảng Cộng sản của ông đều đến từ mong muốn tối đa hóa trong thời gian nhanh nhất các lợi ích rõ ràng về quyền tự do cho người Mĩ da màu. Rustin kinh qua nhiều vai trò có ảnh hưởng trong những năm 60 và 70, và chưa hề ngừng theo đuổi lý tưởng. Những năm 1980, ông công khai là người đồng tính nam và có công trong việc thu hút sự quan tâm đến khủng hoảng AIDS đến tận khi ông mất năm 1987. Năm 2013, 50 năm sau Cuộc diễu hành ở Washington, Tổng thống Barack Obama đã truy tặng Rustin Huân chương Tự do của Tổng thống, ca ngợi tinh thần ''diễu hành vì bình đẳng thật sự, bất kể ta là ai hay ta yêu ai.'' Tôi đã từng ở đây bốn năm trước để nói về mối quan hệ giữa thiết kế và hạnh phúc. Và cuối bài nói chuyện tôi đã cho chiếu một danh sách dưới tựa đề đó. Từ đó đến nay tôi hầu như không học thêm được điều gì -- (Tiếng cười) nhưng đã biến một số ý tưởng trong đó thành các dự án. Đây là những con khỉ bóng bay tại mọi thành phố ở Scotland -- "Mọi người luôn luôn cho rằng họ là đúng." Chúng được ghép lại trên báo chí. "Thuốc phiện ban đầu rất hay nhưng sau đó sẽ trở thành gánh nặng." Chúng tôi đang xây dựng công cụ truyền thông có khả năng tự thay đổi. Đây là một màn chiếu có thể thấy được người xem khi họ đi qua. Bạn không thể tránh để không xé rách cái mạng nhện. Tất cả những thứ này đều là sản phẩm thiết kế đồ họa. Chúng tôi thực hiện cho khánh hàng của mình. Tất cả đều được đặt hàng. Tôi sẽ không bao giờ có đủ tiền để trả chi phí lắp đặt hay các biển quảng cáo hay quá trình sản xuất của chúng, cho nên luôn luôn có một khách hàng đứng sau. Đây là 65.000 cái mắc áo trên một con phố mà có nhiều shop thời trang. "Lo lắng không giải quyết được gì cả." "Tiền bạc không làm tôi hạnh phúc" được xuất hiện lần đầu trên trên hai trang đúp của một tạp chí. Nhà in đánh mất file ảnh mà không báo với chúng tôi. Khi tờ tạp chí -- thực ra là khi tôi nhận số báo mình đã đặt nó có 12 trang tiếp sau. Trên đó ghi "Tiền bạc làm tôi rất hạnh phúc." Và một anh bạn tôi ở Áo, lấy làm tiếc cho tôi đã thuyết phục người chủ casino lớn nhất ở Linz cho chúng tôi bọc ngoài tòa nhà của anh ta. Đây là khu vực cho người đi bộ lớn nhất ở Linz, chỗ này chỉ viết "Tiền bạc", và nếu bạn nhìn xuống mặt phố bên kia, "không làm tôi hạnh phúc." Chúng tôi có một buổi triển lãm mới kết thúc tuần trước ở New York. Chúng tôi liên tục thổi hơi nước vào các cửa sổ, và mỗi giờ đồng hồ lại có một nhà thiết kế khác đi vào để viết những điều họ đã học được lên hơi nước trên cửa sổ. Mọi người đều tham gia -- Milton Glaser. Massimo Vignelli. Singapore đang được cân nhắc. Đây là nơi chúng tôi đã quay phim để chiếu tại màn hình siêu rộng JumboTrons tại Singapore, và bộ phim này rất có ý nghĩa đối với tôi, bởi mọi cảm xúc, đôi lúc giản dị, đôi lúc sâu sắc, tất cả đều bắt đầu từ nhật ký của tôi. Tôi thường xuyên xem lại nhật ký và xem liệu mình có muốn thay đổi điều gì về thực tại hay không. Liệu - trong một thời gian đủ dài, tôi có thực sự thay đổi một điều gì đó không. Và cuối cùng là một bảng quảng cáo. Đây là mái nhà của chúng tôi ở New York, mái nhà của studio. Đây là giấy báo và các lá kim loại mỏng nằm trên đó. Chúng tôi để phơi dưới nắng. Như các bạn biết, giấy báo để trong nắng sẽ ố vàng rất nhanh. Sau một tuần, chúng tôi bỏ các tấm lá đi, chuyển chúng đến Lisbon tới một nơi rất nhiều ánh nắng, thế là vào ngày đầu tiên, một tấm quảng cáo ghi, "Than vãn là ngốc nghếch. Hoặc hành động hoặc quên đi." Ba ngày sau nó mờ dần, và một tuần sau, không còn than vãn ở đâu nữa. (Tiếng cười) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi có thể lưu trữ toàn bộ những bộ phim từng được sản xuất vào cái ống này. Nếu bạn không thể thấy nó, đó chính là điều tôi muốn nói. (Cười) Trước khi chúng ta hiểu làm thế nào mà điều đó xảy ra, chúng ta cần phải hiểu được lợi ích của điều này. Mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta hiện nay, thông qua ảnh và video -- cả những hoạt động thể chất -- đều được lưu dưới dạng dữ liệu kĩ thuật số. Ngoài việc hết dung lượng của điện thoại, chúng ta hiếm khi quan tâm đến dấu chân điện tử của mình. Nhưng loài người đã chung tay tạo ra dữ liệu vào một vài năm trở lại đây nhiều hơn quãng thời gian trước đó của lịch sử loài người. Dữ liệu lớn đã trở thành một vấn đề lớn. Lưu trữ kĩ thuật số thực sự rất đắt đỏ, và không có thiết bị nào của chúng ta tồn tại vĩnh viễn. Có một trang web phi lợi nhuận tên là Internet Archive. Bên cạnh sách và phim miễn phí, Bạn có thể truy cập trang web từ năm 1996. Giờ đây, điều này rất hấp dẫn nhưng tôi quyết định quay lại và quan sát sự khởi đầu khiêm tốn của TED. Như các bạn thấy, nó thay đổi một chút trong vòng 30 năm qua. Vì vậy, nó khiến tôi tò mò về TED đầu tiên, năm 1984, và nó chỉ là một hội nghị của Sony giải thích cơ chế hoạt động của đĩa CD. (Cười) Giờ đây, quay ngược thời gian và xem lại khoảnh khắc này là một điều đáng kinh ngạc. Một điều đáng kinh ngạc khác nữa là sau 30 năm kể từ TED đầu tiên, ta vẫn còn nói về lưu trữ dữ liệu số. Bây giờ, nếu chúng ta nhìn lại 30 năm nữa, IBM ra mắt phần cứng đầu tiên, vào năm 1956. Nó đang được vận chuyển lên tàu trước mắt vài người theo dõi. Dung lượng của nó bằng với một bài nhạc MP3 và nặng hơn một tấn. Trị giá 10,000 đô la mỗi MB, Tôi không nghĩ bất kì ai ở đây hứng thú với việc mua nó, Ngoại trừ một vài người sưu tầm Nhưng nó là thứ tốt nhất ta có thể làm tại thời điểm đó. Chúng ta đã đi một chặng đường dài trong quá trình lưu trữ dữ liệu số. Các thiết bị cải tiến một cách đáng kinh ngạc. Nhưng mọi phương tiện truyền thông rồi cũng sẽ trở nên lỗi thời. Nếu ai đó đưa bạn 1 đĩa mềm để lưu bài thuyết trình của bạn hôm nay, bạn có lẽ sẽ nhìn họ với ánh mắt kì lạ và có thể cười, bạn không thể sử dụng cái thứ quái quỷ đó. Những thiết bị đó không thể đáp ứng nhu cầu lưu trữ của chúng ta, mặc dù một vài trong số đó có thể tái sử dụng. Mọi công nghệ sẽ hỏng hoặc mất tích, cùng với dữ liệu của chúng ta, và mọi kí ức của chúng ta. Có người ảo tưởng rằng vấn đề lưu trữ đã được giải quyết, nhưng thật ra chúng ta chỉ ngoại hóa chúng. Chúng ta không lo lắng về việc lưu trữ email và ảnh. Chúng chỉ ở trên đám mây. Nhưng ẩn sau đó, việc lưu trữ tồn tại nhiều vấn đề Dù sao thì đám mây cũng chỉ là rất nhiều phần cứng. Hiện nay, hầu hết dữ liệu số, không thực sự quan trọng. Chúng ta chỉ cần xóa nó. Nhưng làm sao ta có thể biết thứ gì là thực sự quan trọng? Chúng ta đã học nhiều điều về lịch sử loài người từ vẽ và viết lên thành hang động, từ những văn bản viết trên đá. Chúng ta đã và đang giải mã ngôn ngữ từ hòn đá Rosetta. Nhưng chúng ta sẽ chả bao giờ biết được toàn bộ câu chuyện. Dữ liệu là câu chuyện của chúng ta, thậm chí còn hơn nữa. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ lưu trữ văn bản của chúng ta trên đá Nhưng chúng ta không phải lựa chọn thứ gì là quan trọng nữa. Có một cách để lưu trữ toàn bộ chúng. Hóa ra là có một giải pháp ở quanh ta hàng tỉ năm, và nó thật ra ở trong cái ống này. DNA là công cụ lưu trữ lâu đời nhất của tự nhiên Nó bao gồm mọi thông tin cần thiết để cấu thành và duy trì loài người. Nhưng điều gì làm DNA tuyệt vời đến vậy? Hãy lấy gen của chúng ta là một ví dụ. Nếu chúng ra in ra toàn bộ 3 tỉ A, T, C và G nucleotit trên một phông tiêu chuẩn, một định dạng tiêu chuẩn và xếp chồng chúng lên nhau, nó sẽ cao 130 m, khoảng giữa chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do và Đài tưởng niệm Washington, Bây giờ, nếu chúng ta chuyển các nucleotit về dạng dữ liệu số, 0 và 1, nó sẽ là một vài gigabyte. Và đó là trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta. Chúng ta có hơn 30 nghìn tỉ tế bào. Bạn hiểu rồi đấy: DNA có thể lưu trữ cả tấn dữ liệu trong một không gian nhỏ. DNA cũng rất bền, và không cần điện để vận hành. Chúng ta biết điều này vì các nhà khoa học đã khôi phục DNA từ người cổ đại từ hàng trăm nghìn năm trước. Một trong số đó là Người băng Ötzi Hóa ra, anh ta là người Áo. (Cười) Anh ta được tìm thấy trên cao, được bảo quản tốt, trên núi giữa Ý và Áo. và hóa ra anh ta có họ hàng tại Áo hiện nay. Vì vậy một trong số các bạn có thể là bà con của Ötzi (Cười) Vấn đề ở đây là chúng ta có một cơ hội tốt hơn để khôi phục thông tin từ một người cổ đại hơn là từ cái điện thoại cũ của chúng ta. Cũng rất hiếm khi chúng ta mất khả năng đọc DNA hơn là bất kì thiết bị nhân tạo nào. Mọi định dạng lưu trữ mới cần một cách mới để đọc nó. Chúng ta luôn có thể đọc DNA Nếu chúng ta không thể, chúng ta có vấn đề lớn hơn việc lưu trữ dữ liệu. Lưu trữ dữ liệu trên DNA không hề mới. Tự nhiên đã làm điều đó hàng tỉ năm. Thật ra, mọi thực thể sống là một thiết bị lưu trữ DNA. Nhưng làm cách nào để chúng ta lưu trữ dữ liệu trên DNA? Đây là Bức ảnh 51. Là bức ảnh đầu tiên của DNA, được chụp 60 năm trước. Nó gần với thời điểm phần cứng đầu tiên được ra mắt bởi IBM. Sự hiểu biết của chúng ta về lưu trữ và DNA đang tiến hóa cùng nhau. Chúng ta đầu tiên tìm hiểu trình tự, hoặc đọc DNA, và rất nhanh ngay sau đó, học viết nó, hoặc tổng hợp nó. Đó rất giống với việc chúng ta học một ngôn ngữ mới. Và giờ đây chúng ta có thể đọc, viết và sao chép DNA Chúng ta làm điều đó cả ngày trong phòng thí nghiệm. Vậy tất cả mọi thứ mà có thể lưu trữ dưới dạng 0 và 1 có thể lưu trữ trong DNA. Để lưu trữ một thứ gì đó dưới dạng kĩ thuật số như bức ảnh này, chúng ta chuyển nó thành bits, hoặc chữ số nhị phân. Mỗi pixel trong một ảnh trắng đen đơn giản chỉ là 0 và 1. Và chúng ta có thể viết DNA như cách một máy in in chữ lên giấy. Và chúng ta chỉ cần chuyển đổi dữ liệu, những thứ bao gồm 0 và 1, về dạng A, T, C, và G, và đưa nó tới một công ti tổng hợp. Vậy chúng ta viết nó, lưu trữ nó, và khi muốn phục hồi, chúng ta chỉ cần sắp xếp nó. Bây giờ, điều thú vị là quyết định lưu tệp nào. Chúng ta là những nhà khoa học, vì vậy chúng ta sẽ có những bản viết tay cho hậu thế. Chúng ta sẽ lưu trữ thẻ quà tặng Amazon 50 đô -- đừng quá hưng phấn, nó đã được dành cho người mà giải mã được nó -- cũng như là hệ điều hành, một trong số những bộ phim đầu tiên được sản xuất và một mảng Pioneer. Một trong số các bạn đã thấy nó trước đây. Nó bao gồm hình ảnh mô tả một cặp nam nữ phổ thông, và vị trí của chúng ta trong hệ Mặt Trời, trong trường hợp tàu Pioneer bắt gặp người ngoài hành tinh. Vậy một khi chúng ta quyết định loại tài liệu ta muốn mã hóa, chúng ta đóng gói dữ liệu, chuyển từ 0 và 1 sang A, T, C và G, và sau đó chỉ cần gửi tài liệu đến một công ty tổng hợp. Và đây là thứ mà ta nhận được. Tài liệu của chúng ta ở trong cái ống này. Mọi thứ ta cần làm là đọc nó. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng sự khác biệt giữa một ý tưởng tuyệt vời và thứ mà chúng ta thực tế có thể sử dụng là vượt qua những thách thức về mặt thực nghiệm. Bây giờ, khi DNA mạnh mẽ hơn bất kì thiết bị nhân tạo nào, nó không hoàn hảo. Nó có một vài điểm yếu. Chúng ta có thể khôi phục dữ liệu bằng cách sắp xếp DNA, và mỗi khi dữ liệu được lấy lại, chúng ta mất DNA. Đó chỉ là một phần của quá trình sắp xếp. Chúng ta không muốn mất hết dữ liệu, nhưng may thay, có một cách sao chép DNA đó còn rẻ và dễ hơn tổng hợp nó. Chúng ta đã thử nghiệm sao chép tập tin giống loài 200 nghìn tỉ lần, và khôi phục dữ liệu không một sai sót. Vì vậy sắp xếp có thể gây lỗi ở DNA, ở A, T, C và G. Tự nhiên có một cách để giải quyết vấn đề này. Nhưng dữ liệu của chúng ta lưu trữ trong sợi tổng hợp DNA trong ống, vì vậy chúng ta phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Chúng tôi quyết định sử dụng thuật toán dùng trong phát trực tiếp video. Khi bạn phát một video, bạn đang cố khôi phục video gốc, tập tin gốc. Khi chúng ta khôi phục tập tin gốc, chúng ta đơn giản là đang sắp xếp. Nhưng thật ra, cả hai quá trình đều là khôi phục đủ 0 và 1 để ghép dữ liệu lại với nhau. Và vì thế, nhờ chiến thuật mã hóa, chúng ta có thể ghép lại toàn bộ dữ liệu theo một cách mà cho phép chúng ta làm hàng triệu và nghìn tỉ bản sao và vẫn luôn luôn hồi phục được toàn bộ tập tin. Đây là bộ phim chúng ta giải mã. Đây là một trong số những bộ phim đầu tiên được sản xuất, và giờ đây là bộ phim đầu tiên sao chép hơn 200 nghìn tỉ lần trên DNA. Ngay sau khi dự án của chúng tôi công khai, chúng tôi tham gia "Hỏi tôi bất kì điều gì" trên Reddit Nếu bạn là một mọt sách, bạn sẽ rất quen thuộc với trang web này. Hầu hết câu hỏi đều rất sâu sắc. Một số thì lố bịch. Ví dụ, một người muốn biết khi nào sẽ có một thiết bị 'ngón tay di động' thực thụ. Bây giờ, vấn đề là, DNA của chúng ta vốn đã lưu trữ mọi thứ cần thiết để làm nên chúng ta. Lưu trữ dữ liệu trên DNA an toàn hơn rất nhiều trong sợi DNA trong 1 cái ống Viết và đọc dữ liệu từ DNA rõ ràng tốn thời gian hơn rất nhiều hơn là chỉ lưu trữ toàn bộ tệp vào trong ổ cứng -- hiện nay. Vì vậy, ban đầu, chúng ta nên tập trung lưu trữ thời gian dài. Hầu hết các dữ liệu tồn tại không lâu. Rất khó để biết điều gì là quan trọng hoặc điều sẽ cần thiết cho thế hệ tương lai Nhưng chúng ta không phải quyết định điều đó ngay hôm nay. Có một dự án lớn của UNESCO gọi là "Kí ức của thế giới" Nó đã được tạo ra để bảo tồn các di sản có ý nghĩa với toàn bộ loài người. Những thứ mà được đề cử đưa vào bộ sưu tập, bao gồm bộ phim chúng tôi giải mã. Một cách tuyệt vời để bảo tồn di sản loài người, nó không bắt buộc là một lựa chọn. Thay vì hỏi thế hệ hiện tại -- chúng ta -- điều gì sẽ quan trọng trong tương lai, chúng ta có thể lưu mọi thứ trong DNA. Lưu trữ không chỉ là bao nhiêu byte mà là làm cách nào ta có thể thực sự lưu trữ và phục hồi dữ liệu. Luôn có sự ràng buộc giữa bao nhiêu dữ liệu ta có thể tạo ra và bao nhiêu ta có thể khôi phục và bao nhiêu ta có thể lưu trữ. Mọi cải tiến trong viết dữ liệu yêu cầu một cách mới để đọc nó. Chúng ta không còn có thể đọc phương tiện truyền thông cũ. Có bao nhiêu người trong số các bạn có ổ đĩa trên laptop, không một ổ đĩa mềm? Nó không bao giờ là vấn đề với DNA. Khi chúng ta còn tồn tại, DNA còn tồn tại, và chúng ta sẽ có cách xác định trật tự của nó. Lưu trữ thế giới xung quanh là một bản tính của con người. Đây là sự tiến bộ chúng ta đạt được trong lưu trữ dữ liệu số trong 60 năm, vào thời điểm chúng ta chỉ vừa bắt đầu hiểu về DNA. Nhưng, chúng ta đạt được tiến bộ tương tự với nửa thời gian khi xác định trật tự DNA, và khi chúng ta tồn tại, DNA sẽ không bao giờ lỗi thời. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn khẳng định rằng, trong thực tế chính trị và tôn giáo, là hai yếu tố chính, không phải duy nhất, nhưng là hai yếu tố trước nhất dẫn đến một cuộc chiến tranh, có thể xem như là không thể tránh khỏi tại thời điểm này. Dù mọi người có muốn hay không, thì trong thực tế, chính trị và tôn giáo, tốt hơn hết nên được hiểu như những loại công cụ, và cũng phụ thuộc vào những dạng vấn đề mà chúng ta thường xem xét trong không gian phác thảo ý tưởng. Đây là những gì tôi muốn nói về chính trị. Hãy chú ý vào chế độ chính trị trong vấn đề riêng biệt ở đây, đó là chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ như một loại công cụ chính trị cho sự kiểm soát và triển khai quyền lực. Bạn có thể triển khai quyền lực theo nhiều cách. Chế độ độc tài là một cách tốt. Vô trị không phải là cách để triển khai quyền lực có tổ chức, để làm nó phân tán hoàn toàn; và chế độ dân chủ là tập hợp những công cụ, mà chủ yếu có tác dụng phân tán nguồn quyền lực tới một số lượng lớn người và sau đó tập trung nó lại trong một nhóm nhỏ hơn, mà chính họ, về cơ bản, được trao quyền để cai trị bởi những gì cộng đồng lớn hơn vừa làm. Bây giờ, hãy xem xét đến tôn giáo, cụ thế ở đây là Hồi giáo, đó là tôn giáo mà theo nghĩa trực tiếp, có thể nói đang tạo ra những vấn đề mà chúng ta sắp bàn đến. Hãy để tôi nói rõ hơn tại sao tôi nghĩ vậy, bởi vì tôi nghĩ nó là một thông báo gây tranh cãi tiềm ẩn. Tôi sẽ đặt nó trong đẳng thức sau: không 11/9, không chiến tranh. Vào thời kỳ đầu của chính quyền Bush, khi tổng thống Bush đang chạy đua cho ghế tổng thống, ông tỏ ý rất rõ rằng không hứng thú can thiệp sâu vào thế giới. Thực tế, xu hướng không can thiệp tới các nước khác. Đó là vì sao chúng ta nghe nói về việc rút khỏi nghị định thư Kyoto. Sau 11/9, cục diện đã đảo ngược. Và tổng thống với các cố vấn của ông đã quyết định tiến hành các can thiệp chủ động vào các nước trên thế giới. Bắt đầu với Afghanistan, và khi Afghanistan đã tiến hành êm đẹp và nhanh gọn, một quyết định được đưa ra qua công cụ chế độ dân chủ. Một lần nữa, chú ý lại rằng, nó không phải một công cụ hoàn hảo, nhưng qua công cụ chế độ dân chủ, chính quyền này đã đẩy hướng tới một cuộc chiến tranh khác, lần này, là chiến tranh ở Iraq. Lý do tôi bắt đầu bằng câu nói "không 11/9, không chiến tranh" là vì chúng ta phải thừa nhận rằng Hồi giáo, như lý giải bởi một nhóm rất nhỏ những kẻ cực đoan, là một nguyên nhân tức thì của những vụ tấn công 11/9. Nguyên nhân tức thì của những vụ 11/9. Và như một hậu quả, ở một mức độ của sự loại bỏ nguyên nhân tức thì của cuộc chiến sắp đến mà chúng ta sẽ dính líu vào. Và tôi muốn nói thêm rằng Bin Laden và những tín đồ của ông ta được chủ ý dành cho mục đích tạo ra xung đột giữa chế độ dân chủ, hay ít nhất là chế độ dân chủ tư bản, và thế giới Hồi giáo như họ hiểu và định nghĩa nó. Hồi giáo đã biến thành công cụ trong hệ nhận thức như thể nào? Đầu tiên, nó là công cụ cho sự cứu rỗi theo nghĩa cơ bản nhất của nó. Nó được cho là bộ máy để lý giải vũ trụ theo cách mà sẽ mang lại sự cứu rỗi cho từng tín đồ riêng lẻ, nhưng nó cũng được hiểu vậy bởi Islamists, và tôi sử dụng thuật ngữ Islamist để chỉ những người có đức tin Hồi giáo. Họ tuân theo khẩu ngữ, Hồi giáo là đáp án cho mọi câu hỏi, dù chúng là về xã hôi, chính trị, cá nhân hay tâm linh. Trong số những người có quan điểm đó, có rất nhiều người trong thế giới Hồi giáo bất đồng với sự lạm dụng của Bin Laden, nhưng đồng ý rằng Hồi giáo là câu trả lời. Hồi giáo biểu trưng cho một cách liên hệ với thế giới mà qua đó một người có thể đạt được những mục tiêu mong muốn. Và những mục tiêu từ nhận thức của người Hồi giáo chủ yếu là hòa bình, công lý và bình đằng. nhưng nó phải phù hợp với các giáo lý Hồi giáo truyền thống. Tôi không muốn để lại ấn tượng sai bằng việc đồng nhất một trong hai điều này, đúng hơn là một trong hai hiện tượng này, dân chủ và Hồi giáo như các công cụ. Tôi không ám chỉ rằng chúng là thứ duy nhất có thể hướng vào. Và tôi nghĩ cách tốt để chứng minh điều này là đưa ra những gì xuất hiện quá trình suy nghĩ của tôi khi quyết định những gì đưa lên màn hình phía sau khi tôi nói. Và tức thì tôi gặp một vấn đề nhận thức: Không thể đưa ra bức ảnh chế độ dân chủ. Bạn có thể đưa ra một slogan, biểu tượng, hay tín hiệu ủng hộ chế độ dân chủ. Hay đưa ra Capitol. Tôi có cùng vướng mắc khi đang thiết kế trang bìa cho quyển sách sắp ra mắt. Bạn sẽ để thiết kế gì thể hiện dân chủ? Và cùng một vấn đề với Hồi giáo. Có thể phô một thánh đường hay các tín đồ, nhưng không có cách nào để mô tả rõ Islam, Đó là bởi vì những dạng khái niệm này không dễ gì mà mô tả cho rõ được. Thế nên chúng có thể gây tranh cãi sâu sắc. Cũng như tất cả những người trên thế giới nói rằng họ là người Hồi giáo, về cơ bản, có thể tán đồng mọi diễn giải khác nhau về việc Hồi giáo là gì, và nó cũng tương tự với chế độ dân chủ. Nói cách khác, không giống như từ "hi vọng", từ mà có thể tra trong từ điển và có nguồn gốc, và, có lẽ, có một loại phân tích sử dụng liên đới nào đó, Đó là những khái niệm gây tranh cãi. Chúng là những ý tưởng mà mọi người bất đồng sâu sắc nhất. Và như một kết quả của sự bất đồng, nó vô cùng khó cho bất cứ ai để nói, "Tôi có cách giải thích đúng về Hồi giáo". Sau 11/9, chúng ta được xem một hiện tượng kinh ngạc về câu nói của George W. Bush, "Hồi giáo nghĩa là Hòa bình" Đúng, ông George W. Bush đã nói vậy. Những người khác sẽ nói nó có ý khác. Một số người nói Islam nghĩa là khuất phục. Những người khác nói đó là sự thừa nhận hay công nhận quyền tối thượng của Chúa. Có đủ thứ khác nhau mà Hồi giáo có thể là. Và có vẻ như nó đúng với chế độ dân chủ. Một vài người nói nền dân chủ cơ bản là ở quyền bầu cử. Những người khác lại nói thế là chưa đủ, phải có những quyền tự do cơ bản như ngôn luận, báo chí, bình đẳng công dân. Những điểm gây tranh cãi này không thể trả lời bằng câu nói, "Ah ha, tôi đã tìm đúng chỗ và biết những khái niệm này nghĩa là gì” Nếu Hồi giáo và chế độ dân chủ xuất hiện trong thời điểm xung đột mạnh mẽ này, nó có nghĩa là gì? Tốt thôi, bạn có thể hợp với nhiều dạng diễn giải khác nhau. Bạn có thể bắt đầu với điều chúng ta đã nói một vài ngày trước, đó là sự sợ hãi. Sợ hãi không phải một phản ứng bất thường với một cuộc chiến ở đâu đó và với khả năng cao là rất nhiều người sẽ chết như một hậu quả của sự đối đầu này, sự đối đầu mà rất nhiều người trong thế giới Hồi giáo không mong muốn, rất nhiều người ở chế độ dân chủ Mỹ không mong muốn, và nhiều người ở nơi khác không mong muốn. Nhưng trái lại điều mong muốn bởi một lượng lớn người, ít nhất trong phạm vi liên quan, là Mỹ sẽ tiến lên phía trước Sự sợ hãi hoàn toàn không phải một phản ứng điên rồ. Và tôi nghĩ rằng thực tế nó lại là phản ứng hợp lý đầu tiên. Mặc dù những gì tôi muốn chỉ ra cho bạn một vài phút tới là cũng có những phản hồi đáng hi vọng tới điều này. Và những phản hồi có hi vọng xuất phát từ việc thừa nhận rằng Hồi giáo và chế độ dân chủ là các công cụ. Và vì là những công cụ nên chúng có thể điều khiển được. Và chúng có thể điều khiển trong nhiều cách để có thể tạo ra những kết quả tích cực. Điều gì tôi có trong tâm trí hiện giờ? Đó là trong toàn bộ thế giới Hồi giáo, có những người rất nghiêm túc với Hồi giáo, những người quan tâm về Hồi giáo. Đối với họ, nó là nguồn tin, hay nền văn minh, hay những giá trị sâu sắc, hay chỉ là nguồn của sức mạnh cá nhân, những người nghĩ và nói lớn rằng Hồi giáo và chế độ dân chủ trong thực tế không hề mâu thuẫn, mà rất tương thích với nhau. Và phần đông những người Hồi giáo bất đầu sâu sắc với cách tiếp cận của Bin Laden. Và họ còn nghĩ rằng một người không thể nói cho từng người nhưng có thể tìm thấy nó bằng cách đọc những nguồn mà họ vừa tạo ra, và chúng ở khắp nơi trên Internet và trong mọi ngôn ngữ, một người có thể hiểu cái mà họ đang nói rằng mối bận tâm của họ trong nước mình là giải thoát chính họ, để có lựa chọn trong phạm vi của đời sống cá nhân, trong phạm vi nền kinh tế, chính trị, và vâng, trong phạm vi tôn giáo, mà chính nó được quy định trong hầu hết thế giới Hồi giáo. Và nhiều người Hồi giáo còn nói rằng sự bất đồng của họ với Mỹ là vì trong quá khứ cũng như cho đến hiện tại nó ủng hộ những quy tắc chuyên quyền trong thế giới Hồi giáo để quảng bá những lợi ích ngắn hạn của nó. Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, mà Mỹ đã có thể giữ một thế phòng thủ được. Đó là vấn đề phức tạp. Có thể có một cuộc chiến lớn giữa Phương Đông và Phương Tây, và nó cần một tuyến của chế độ dân chủ chống lại chế độ cộng sản. Và cần cách nào đó để chúng mâu thuẫn với nhau, và như một kết quả, bạn phải kết giao bất cứ nơi đâu bạn có thể. Nhưng bây giờ Chiến tranh lạnh đã kết thúc, gần như có một sự đồng lòng trong thế giới Hồi giáo, và ở đây khá giống với Mỹ, nếu bạn nói với ai đó và hỏi họ, không có cớ gì để chế độ dân chủ và Hồi giáo không thể cùng tồn tại. Và ta thấy điều này ở những người Hồi giáo thực tế và hoạt động giống như những người Hồi giáo được bầu cử, chính phủ dân chủ, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, những người đang hành động thực dụng, không phải ý thức hệ, những người đang quảng bá tôn giáo của họ, những người được chọn bởi người dân của họ bởi vì họ được xem là tin cậy và chân thật bởi những giá trị tín ngưỡng của họ. Nhưng ai không nghĩ rằng Hồi giáo và hệ thống chính phủ dân chủ là cơ bản không thích hợp. Chắc chắn những gì chúng ta nhìn thấy trên truyền hình về Hồi giáo Saudi thuyết phục ta rằng nó không thể phù hợp với những gì ta xem là cốt lõi của dân chủ như quyền lựa chọn chính trị tự do, tự do cơ bản và bình đẳng cơ bản. Nhưng tôi ở đây để nói với bạn rằng những công cụ dễ điều khiển hơn điều đó. Tôi ở đây để nói với bạn rằng nhiều người Hồi giáo tin rằng trong thực tế tôi sẽ nói rằng nhiều người Hồi giáo ở Saudi Arabia tin rằng giá trị cốt lõi của Hồi giáo như sự thừa nhận quyền tối thượng của Chúa và quyền bình đẳng cơ bản của con người trước Chúa, chính chúng là phù hớp với quyền tự do, bình đẳng và lựa chọn chính trị tự do. Và có nhiều người Hồi giáo ngoài kia đang nói chính xác những điều này. Và họ đang tạo ra tranh cãi này bất cứ nơi đâu họ được phép. Nhưng chính phủ của họ rõ ràng bị đe dọa. Và phần lớn cố gắng ngăn họ tạo sự ra sự tranh luận này. Ví dụ như một nhóm các nhà hoạt động trẻ ở Hi Lạp nỗ lực thành lập đảng Center Party, để ủng hộ Hồi giáo và chế độ dân chủ. Họ không được phép thiết lập một đảng. Họ thậm chí bị ngăn chặn thành lập một đảng dưới hệ thống chính trị ở đó. Tại sao? Vì họ có thể làm rất xuất sắc. Những cuộc bầu cử gần đây ở các nước Hồi giáo như Pakistan, Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ, trong mỗi trường hợp những người tiến cử chính họ như những người dân chủ Hồi giáo ở quá xa những người nhận được nhiều phiếu thuận nhất ở mỗi nơi họ được phép tranh cử tự do. Ví dụ ở Morocco, họ đã hoàn thành vòng thứ ba trong cuộc đua chính trị nhưng họ chỉ được phép dành một nửa số ghế. Nếu họ được cạnh tranh một số ghế lớn hơn, họ có thể đã làm tốt hơn. Những gì tôi muốn gợi cho bạn là lý do cho niềm tin ở đây là chúng ta đang ở đỉnh của sự chuyển đổi thực sự trong thế giới Hồi giáo. Và đó là sự chuyển đổi mà nhiều người tin rằng những người Hồi giáo, những người thực sự quan tâm sâu sắc về truyền thống của họ, những người không muốn thỏa hiệp những giá trị đó, tin rằng, qua sự dễ điều khiển của công cụ chế độ dân chủ cùng sự dễ điều khiển và khả năng tổng hợp của công cụ Hồi giáo hai tư tưởng này có thể hợp tác cùng nhau. Nó sẽ trông như thế nào? Nó có nghĩa gì để nói rằng có một chế độ dân chủ Hồi giáo? Một điều là nó sẽ không nhìn giống như chế độ dân chủ như chúng ta biết đến ở Mỹ. Có lẽ là một điều tốt trong sự phê phán chúng ta nghe ngày nay. Ví dụ như trong bối cảnh lập quy của những gì chế độ dân chủ tạo ra. Nó sẽ không giống chính xác như cái cách mà một ai đó trong phòng này hay những người Hồi giáo ở ngoài kia. Tôi không có ý ám chỉ là không có người Hồi giáo ở đây nhận thức về Hồi giáo. Nó cũng sẽ biến đổi Hồi giáo. Và như một kết quả của sự hội tụ này, nỗ lực tổng hợp để tạo ra ý nghĩa của hai tư tưởng này với nhau có một khả năng thực sự thay vì một xung đột của nền văn minh Hồi giáo – nếu có một thứ như vậy, và văn minh dân chủ nếu có một thứ như vậy, thực tế chúng ta sẽ có một sự tương thích cao. Tôi đã bắt đầu với chiến tranh vì nó là một vấn đề lớn ở đây, mà bạn không thể vờ như không có nếu bạn đang nói về những vấn đề này. Cuộc chiến này có rủi ro ghê gớm đối với mô hình tôi đang mô tả vì rất có thể rằng một hậu quả của một cuộc chiến tranh, nhiều người Hồi giáo sẽ kết luận rằng Mỹ không phải là một nơi họ muốn cạnh tranh với các mẫu hệ thống chính trị của nó. Mặt khác, có một khả năng cao hơn rằng nhiều người Mỹ đã trải qua cơn sốt của cuộc chiến tranh, sẽ nói, cảm thấy và nghĩ rằng Hồi giáo là một kẻ thù, – rằng Hồi giáo phải được giải nghĩa như một kẻ thù. Mặc dù đối với lý lẽ chiến thuật chính trị tổng thống phải vô cùng tốt để nói rằng Hồi giáo không phải là một kẻ thù, trái lại, có một thúc đẩy tự nhiên khi một người tham gia chiến nghĩ về phía bên kia như một kẻ thù. Và hơn nữa một người có động lực để tạo ra, nhiều nhất có thể trong việc định nghĩa ai đó là kẻ thù. Nên các rủi ro là rất cao. Mặt khác, những khả năng cho kết quả tích cực trong hậu quả của cuộc chiến cũng không được đánh giá thấp, và tôi có thể nói nhất là bởi những người nghi ngờ sâu sắc việc có nên tham chiến trước tiên hay không. Những người phản đối chiến tranh phải nhận ra rằng nếu một cuộc chiến xảy ra, nó không thể là một chiến lược đúng đắn, về mặt thực tiễn, hay tâm linh, hay đạo đức, để nói sau chiến tranh. Chúng ta hãy để nó tự nổ ra và tự kết thúc vì ta phản đối chiến tranh ngay từ lúc đầu. Đó không phải cách các tình huống diễn ra. Bạn đối mặt với tình huống trước mặt mình và bạn tiến lên phía trước. Những gì tôi nói ở đây rốt cuộc là với những người nghi ngờ về chiến tranh, đặc biệt quan trọng nhận ra rằng trong hậu quả của chiến tranh có một khả năng đối với chính phủ Mỹ, và những người hồi giáo với những người mà nó tương tác để tạo ra những dạng chính phủ thực sự chuẩn dân chủ và cũng chuẩn Hồi giáo. Và quan trong trong cách hoạt động và thực thi đối với những người quan tâm về vấn đề này chắc chắn rằng trong công cụ của chế độ dân chủ, trong hệ thống này, họ sử dụng các ưu tiên, lựa chọn và tiếng nói của họ để khuyến khích kết quả đó. Đó là một thông điệp triển vọng, nhưng nó chỉ có triển vọng nếu bạn hiểu nó, như đang gánh một nghĩa vụ quan trọng cho tất cả chúng ta. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có khả năng đảm nhiệm nghĩa vụ đó, nhưng chỉ khi chúng ta đặt những gì chúng ta có thể vào nó. Và nếu chúng ta làm thì tôi không nghĩ rằng hi vọng này hoàn toàn không có cơ sở. Cảm ơn. Chúc mừng các bạn. Vì đang ở đây, đang nghe, đang tồn tại, là thành viên của một giống loài đang phát triển, bạn là một trong những kẻ chiến thắng lớn nhất của lịch sử đỉnh cao của trang sử huy hoàng được viết trong bốn tỉ năm. Bạn là một phần trăm của sự sống. Những kẻ thua cuộc, 99 phần trăm của những loài đã từng tồn tại, nay đã chết -- chết bởi cháy, bởi lũ lụt, bởi các thiên thạch, bị ăn thịt, chết vì đói, vì quá lạnh hay nóng và vì phép toán tàn khốc của chọn lọc tự nhiên. Tổ tiên các bạn, từ thời loài cá mới xuất hiện, đã vượt qua tất cả những thử thách đó. Bạn ở đây vì những cơ hội quý giá được hiện thực hóa bởi cuộc đại tuyệt chủng. (Cười) Đúng như vậy đấy. Và cũng đúng cho những kẻ chiến thắng khác Tổng cộng 34,000 loài cá. Vì sao chúng ta lại may mắn đến vậy? Liệu chúng ta có tiếp tục thắng? Tôi là nhà cổ sinh vật học nghiên cứu về cá, chuyên sử dụng hệ dữ liệu lớn -- các mẫu hóa thạch -- để nghiên cứu làm sao một số loài thắng và số khác lại thua. Loài sống không thể cho ta biết chúng không biết gì ngoài chiến thắng. Nên, phải tìm từ loài tuyệt chủng. Làm sao bắt những cái xác tiết lộ? Các bảo tàng lưu giữ vô vàn mẫu cá hóa thạch đẹp, song vẻ đẹp thực sự lại hiện ra khi kết hợp chúng với số hóa thạch xấu xí, vỡ nát khác, và được rút gọn thành những con số 1 và 0. Tôi có thể thống kê cơ sở dữ liệu 500 triệu năm để tìm các hình thái tiến hóa. Thí dụ, hình dạng cá có thể lưu lại bằng hệ tọa độ và chuyển đổi để cho thấy những con đường tiến hóa chính và xu hướng tiến hóa theo thời gian. Đây là câu chuyện của người thắng và kẻ thua của duy nhất một điều mấu chốt tôi tìm ra khi dùng dữ liệu về hóa thạch. Hãy cùng quay lại 360 triệu năm trước -- sáu lần khoảng thời gian con khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất -- đến kỷ Devon; một thế giới xa lạ. Nơi những loài săn mồi giáp xác với bộ hàm sắc như dao cạo ngự trị bên cạnh những loài cá khổng lồ có xương cánh tay ở vây. Những loài cá mình cua sợ hãi bò dưới đáy đại dương. Một số ít họ hàng cá vây tia của cá hồi và cá ngừ co rúm mình dưới đáy của chuỗi thức ăn. Những loài cá mập đầu tiên sống xa bờ trong nỗi sợ hãi, vài loài tổ tiên tứ chi của các bạn, các loài thú bốn chân, phải vật lộn sống trong những vùng đồng bằng ven sông Các hệ sinh thái vô cùng chật chội. Chẳng có lối thoát nào, chẳng có cơ hội nào trước mắt. Và rồi tận thế đến. (Cười) Không, đây là điều tốt đấy. 96 phần trăm loài cá mất đi trong cuộc đại tuyệt chủng Hangenberg 359 triệu năm về trước: khoảng thời gian của lửa và băng. Thế giới đông đúc đã bị phá vỡ và quét sạch. Bây giờ, bạn có thể nghĩ rằng thế là hết chuyện. Gã khổng lồ ngã, loài yếu tiếp quản Trái đất, và rồi có chúng ta. Nhưng chiến thắng đâu đơn giản như vậy. Một nhúm những kẻ sống sót thuộc nhiều nhóm tất cả đều bị áp đảo bởi những cá thể đã chết. Chúng trải từ những kẻ săn mồi hàng đầu đến con mồi thấp kém, từ to đến nhỏ, từ nước mặn đến nước ngọt. Cuộc tuyệt chủng là một sự chọn lọc. Nó chỉ đơn giản cân bằng số lượng các loài. Cái quan trọng là những kẻ còn sống đã làm gì trong vài triệu năm tiếp theo trong cái thế giới hoang phế ấy, Những chúa tể tiền nhiệm đáng lẽ phải có lợi thế. Chúng thậm chí trở nên to lớn hơn, tích trữ năng lượng, chăm chút con non, tản ra khắp địa cầu, tận hưởng bữa tiệc cá, giữ nguyên vị thế và sống tiếp. Song chúng chỉ qua được một thời gian suy giảm mà không có tiến hóa, trở thành những hóa thạch sống. Chúng ôm khư khư cách sống của mình và giờ phần lớn đi vào quên lãng. Vài loài cá vây tia, cá mập, loài bốn chân lại đi theo chiều hướng ngược lại. Chúng trở nên nhỏ hơn -- chu kỳ sống ngắn hơn, chết sớm hơn, ăn ít đi và sinh sản nhanh hơn. Chúng thử các loại thức ăn mới, sống ở môi trường khác, đầu và thân có hình dạng kỳ lạ hơn. (Cười) Và rồi chúng tìm thấy cơ hội, sinh sôi mạnh mẽ, và giành được tương lai cho 60,000 loài đang sống, bao gồm cả các bạn. Đó là lí do chúng trông quen như vậy. Bạn biết tên của chúng. Thắng cuộc không phải là những sự việc ngẫu nhiên hay một cuộc đua vũ trang. Mà hơn thế, những kẻ sống sót đi những con đường thay đổi, tiến hóa. Vài loài thành công vượt bậc, trong khi loài khác trở thành thây ma. (Cười) Chuẩn thuật ngữ khoa học đấy ạ. (Cười) Hiện tôi đang nghiên cứu cách những con đường đến vinh quang lặp lại qua thời gian. Phòng thí nghiệm của tôi đã thu thập hàng ngàn hàng ngàn hóa thạch cá, nhưng vẫn còn nhiều hơn ngoài kia. Tuy nhiên, đã rõ ràng là sự sống sót của tổ tiên các bạn qua cuộc đại tuyệt chủng và cách họ thích nghi với những hậu quả đã làm nên các bạn ngày hôm nay. Nó nói lên cho ta điều gì trong tương lai? Miễn là còn vài loài còn tồn tại, thì sự sống sẽ phục hồi. Những loài thích ứng tốt và loài may mắn sẽ không chỉ thay thế những loài đã mất, mà còn tạo ra những loài mới. Có lẽ sẽ chỉ mất vài triệu năm nữa thôi Cảm ơn. (Vỗ tay) Khả năng canh thời cơ chuẩn xác khiến bạn và đồng bọn trở thành những tên cướp nhà băng khét tiếng nhất miền Tây. Giờ đây, bạn cần dùng khả năng đó để vượt ngục. Đến giờ hẹn, bạn sẽ bước tới gần hàng rào điện trong sân. Đồng bọn của bạn sẽ ra hiệu, và đúng 45 giây sau, dòng điện nơi hàng rào bị đoản mạch. Điện sẽ tự động có lại sau một hoặc hai giây, nhưng miễn là chuồn lẹ, bạn sẽ tự do khỏi chốn lao tù. Nhưng rồi bạn nhận ra, trong cơn sợ hãi, rằng đồng hồ mình đã bị hỏng, và chẳng còn thời gian để sửa. Tín hiệu sắp xuất hiện, và chỉ một sai lầm dù là nhỏ thôi khi đếm ngược 45 giây, bạn sẽ cháy ra tro. Lục tìm trong túi, bạn tìm ra vài thứ có thể giúp ích: Một cái bật lửa và hai kíp nổ bạn đã làm lúc cải tạo trước đó. Mỗi kíp nổ là một đoạn dây bện dễ bén lửa, cháy được ở cả hai đầu và cháy hết đúng một phút. Vẫn đề ở chỗ ngay cả khi có vẻ tương đồng, kíp nổ không cháy đồng đều, vậy nên, nếu cắt một đoạn thành hai, đoạn này có thể cháy hết lâu hơn đoạn kia. Đồng bọn của bạn sẽ ra hiệu bất cứ lúc nào, nên bạn buộc phải hành động. Bạn sẽ canh chính xác 45 giây bằng bật lửa và kíp nổ thế nào đây? Tạm dừng video nếu muốn tự tìm ra đáp án! Trả lời trong 3 2 1 Chiều dài của kíp nổ có lẽ chẳng bật mí gì mấy cho bạn, nhưng bạn biết đoạn kíp mất đúng 60 giây để cháy trụi. Đây là điểm mấu chốt: Nếu bạn đốt một đoạn kíp từ một đầu và nó cháy được 30 giây, sẽ còn lại 30 giây nữa để nó cháy hết. Nếu bạn đốt đầu khác, 30 giây sau, nó sẽ cháy tới đúng điểm như khi ta đốt đầu kia được 30 giây. Nghĩa là nếu như bạn châm lửa đoạn kíp đồng thời từ cả hai đầu, nó sẽ cháy trụi trong chính xác 30 giây. Nhưng bạn sẽ canh mười lăm giây còn lại như thế nào đây? Đã đến lúc dùng tới đoạn kíp thứ hai. Nếu đây là đoạn 30 giây, ta có thể dùng mánh đó lần nữa nhằm tăng gấp đôi tốc độ cháy và để nó cháy hết trong đúng 15 giây. Nhưng bạn nhận ra mình có thể rút ngắn thời gian cháy đoạn thứ hai bằng cách đốt một đầu của đoạn này cùng lúc với hai đầu của đoạn thứ nhất. Ngay khi đoạn thứ nhất cháy hết, bạn sẽ còn lại 30 giây ở đoạn thứ hai . Ngay khi vừa nghĩ thông, bạn nhìn thấy tín hiệu từ đồng bọn, và bạn hành động ngay. Bạn túm bốn đầu của hai đoạn kíp và đốt ba đầu. Ngay lúc đoạn đầu tiên cháy trụi, bạn châm lửa đốt đầu còn lại của đoạn thứ hai. Khi đoạn thứ hai cháy hết, bạn biết chính xác 45 giây vừa trôi qua, và dòng điện nơi hàng rào đã tắt. Khi điện có lại, bạn đã cao chạy xa bay. Sau một cuộc chiến hạt nhân tàn khốc, Lilith Iyapo tỉnh dậy sau 250 năm ngủ đông và thấy xung quanh mình là một nhóm người ngoài hành tinh gọi là Oankali. Những sinh vật tiến hóa cao này muốn trao đổi DNA qua giao phối với con người để gen của mỗi loài có thể đa dạng hóa và củng cố lẫn nhau. Lựa chọn thay thế duy nhất họ đưa ra là triệt sản toàn bộ loài người. Loài người có nên dẫn thân vào cái chưa biết về mặt sinh học, hay giữ lấy bản sắc của mình và diệt vong? Những câu hỏi này ám ảnh trong truyện "Dawn" của Octavia Butler phần đầu tiên trong bộ ba tác phẩm "Lilith's Brood". Là người kể chuyện có tầm nhìn, làm đảo lộn khoa học viễn tưởng, Butler xây dựng những thế giới tuyệt đẹp trong các tác phẩm của mình và đào sâu vào các lựa chọn khó khăn khiến ta thao thức. Sinh năm 1947, Butler lớn lên là một cô bé ngại ngùng và hướng nội ở Pasadena, Carlifornia. Bà sáng tạo nên những câu chuyện khi còn rất nhỏ, và sớm nguệch ngoạc lại những khung cảnh ấy lên giấy. Năm 12 tuổi, bà van nài mẹ mua cho mình máy đánh chữ sau khi xem bộ phim khoa học viễn tưởng lố bịch "Devil Girl From Mars". Chẳng hề ấn tượng với những gì được xem Butler biết mình có thể kể câu chuyện hay hơn thế. Khoa học viễn tưởng thường lấy hình tượng nam anh hùng da trắng nổ tung người ngoài hành tinh hoặc trở thành cứu tinh của người da màu. Butler muốn viết nên các nhân vật đa dạng cho nhiều đối tượng độc giả. Bà mang đến sắc thái và chiều sâu cho việc thể hiện trải nghiệm của họ. Với Butler, trí tưởng tượng không chỉ gieo mầm cho khoa học viễn tưởng mà còn là cách sống sót trong thế giới bất công theo cách riêng. Tác phẩm của bà thường đề cập tới những vấn đề của thế giới. như phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, giai cấp hoặc năng lực, và để độc giả suy ngẫm về chúng trong những bối cảnh mới. Tác phẩm được yêu thích nhất của bà, "Parable of the Sower", đi theo khuôn mẫu này. Truyện kể về Lauren Oya Olamina khi cô đến California ở tương lai, bị phá hủy bởi quyền lực của các công ty, sự bất bình đẳng, và môi trường bị hủy hoại. Khi cô vật lộn với chứng thấu cảm quá độ, hay một trạng thái khiến cô cảm nhận được nỗi đau của người khác, và ít thường xuyên hơn, niềm vui của họ. Cùng với một nhóm người tị nạn, Lauren bắt đầu tìm kiếm một nơi để phát triển. Ở đó, họ cố gắng sống theo tôn giáo do Lauren sáng lập, Địa Chủng, dựa trên nguyên tắc cơ bản rằng con người phải thích nghi với một thế giới luôn thay đổi. Mục tiêu của Lauren bắt nguồn từ một sự kiện có thật- Tuyên bố số 187 của California, nhằm chối bỏ quyền con người cơ bản của người nhập cư bất hợp pháp, trước khi nó được coi là đi ngược lại hiến pháp. Butler thường xuyên kết hợp vào tác phẩm những tin tức đương thời. Ở phần tiếp theo của "The Parable of the Sower", "Parable of the Talents" năm 1998, bà viết về một ứng cử viên tổng thống kiểm soát người Mỹ bằng thực tế ảo và "vòng cổ huấn luyện". Khẩu hiệu của ông ta? "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại." Khi mọi người biết đến dự báo của bà, Butler cũng quan tâm đến việc kiểm tra lại lịch sử. Ví dụ, "Kindred" kể về câu chuyện của một phụ nữ liên tục bị kéo trở lại quá khứ đến đồn điền Maryland thuộc về tổ tiên của cô. Ngay từ đầu, cô đã biết nhiệm vụ của mình là cứu rỗi cuộc đời người đàn ông da trắng mà sau này sẽ cưỡng bức cụ cố của cô. Nếu cô không cứu ông ta, chính bản thân cô cũng không còn tồn tại. Tình thế khó xử buộc Dana phải đối mặt với tổn thương liên tục tái diễn của chế độ nô lệ và bạo lực tình dục với phụ nữ da đen. Với những câu chuyện về những người phụ nữ thiết lập nên xã hội mới, những nhà du hành thời gian vượt qua xung đột lịch sử, và liên kết giữa các giống loài, Butler ảnh hưởng sâu sắc đến sự phổ biến ngày một tăng của thuyết vị lai châu Phi. Đó là phong trào văn hóa nơi nhà văn và nghệ sĩ da đen được truyền cảm hứng bởi quá khứ, hiện tại, tương lai, tạo ra các sản phẩm kết hợp giữa phép màu, lịch sử, công nghệ và hơn thế nữa. Như Lauren học được trong "Parable of the Sower", "Ta Thay Đổi những thứ ta chạm vào. Thứ mà ta Thay Đổi cũng làm ta Đổi Thay. Sự thật duy nhất mãi trường tồn chính là sự Thay Đổi." Để tôi cho các bạn xem vài hình ảnh mà tôi xem là thành phố của tương lai Đây là Kibera, cộng đồng dân cư trái phép lớn nhất ở Nairobi. Đây là khu dân cư trái phép ở Công viên quốc gia Sanjay Gandhi ở Bombay, Ấn Độ, nơi được gọi là Mumbai ngày nay Đây là Hosinia, khu ổ chuột lớn nhất và đô thị hoá nhất ở Rio de Janeiro. Và đây là Sultanbelyi, một trong những khu dân cư trái phép lớn nhất Istanbul. Chúng là những gì tôi xem là thành phố tượng lai, thế giới đô thị mới. Giờ, tại sao tôi lại nói vậy? Để nói cho các bạn về điều đó tôi phải nói về người bạn này, anh ta tên Julius. Tôi gặp Julius tuần trước khi đang sống ở Kibera. Tôi đã ở đó gần 3 tháng, tôi loanh quanh trong thành phố đến các khu dân cư trái phép khác nhau và Julius theo đuôi, và mắt anh ta lồi ra và trên một số điểm chúng tôi đang đi vòng vòng, anh ta tóm lấy tay tôi xin giúp đỡ, điều mà phần lớn người Kenya chẳng bao giờ làm. Họ rất lịch sự và họ không thẳng thắn nhanh như thế. Sau đó tôi phát hiện ra đó là ngày đầu tiên của Julius ở Nairobi, và anh ta là một trong số nhiều người khác Gần 200,000 người trong một ngày di cư từ khu nông thôn vào khu thành thị. Tôi sẽ công bằng với các nhà thống kê đã nói sáng nay, không phải gần 1.5 triệu người một tuần mà là gần 1.4 triệu người một tuần nhưng tôi là nhà báo, và chúng ta phóng đại lên, nên gần 1.5 triệu người một tuần, gần 70 triệu người 1 năm. Và nếu các bạn làm phép tính, khoảng 130 người mỗi phút. Vậy thì, nó sẽ là -- trong 18 phút tôi nói ở đây, khoảng 2, 3 ngàn người sẽ di chuyển đến các thành phố. Và đây là các con số thống kê. Hôm nay -- 1 triệu dân cư trú trái phép, 1/6 dân cư trên hành tinh. 2030 -- 2 triệu dân cư trú trái phép, 1/4 dân cư trên hành tinh. Ước tính đến năm 2050, sẽ có 3 triệu dân cư trú trái phép, hơn 1/3 người trên Trái Đất. Đây là những thành phố trương lai, và chúng ta phải thuê chúng. Tôi đang nghĩ sáng nay là một cuộc sống tốt đẹp, trước khi tôi cho các bạn xem phần còn lại của bài thuyết trình, Tôi sẽ vi phạm vài qui định của TED, tôi sẽ đọc cho các bạn vài thứ từ quyển sách nhanh nhất tôi có thể. Vì tôi nghĩ nó nói lên vài thứ ngược lại nhận thức của chúng ta về những gì chúng ta nghĩ là cuộc sống tốt đẹp. Thì - "Cái chòi được làm từ kim loại gấp nếp đặt trên một bệ bê tông. Đó là căn phòng 10x10. Armstrong O'Brian, Jr. dùng nó chung với ba người đàn ông khác. Armstrong và bạn anh ta không có nước -- họ mua nó từ chủ vòi gần đó -- không WC -- các gia đình trong khu này dùng chung một hố vệ sinh duy nhất -- và không có cống hay hệ thống vệ sinh. Họ có điện, nhưng đó là dịch vụ bất hợp pháp câu từ đường dây người khác, và chỉ đủ cấp điện cho một bóng đèn yếu ớt. Đây là vùng phía Nam, một khu ổ chuột nhỏ ở phía Tây Nairobi, Kenya. Nhưng nó có thể là bất cứ đây trong thành phố, vì hơn nửa thành phố Nairobi sống như này. 1.5 triệu người nhồi nhét trong bùn hay chòi kim loại không dịch vụ, không WC, không dân quyền. "Armstrong giải thích tình hình thực tế tàn bạo của họ: Họ trả 1,500 đồng shilling tiền thuê, khoảng 20 đô mỗi tháng, cái giá tương đối cao cho một khu ổ chuột ở Kenyan, và họ không thể chi trả trễ tiền. 'Trong trường hợp bạn nợ một tháng, chủ đất sẽ đến cùng đám tay sai và trói bạn lôi ra. Ông ta sẽ tịch thu đồ của bạn', Armstrong nói. 'Không phải 1 tháng, là 1 ngày', bạn cùng phòng Hilary Kibagendi Onsomu, người đang nấu ugali, hỗn hợp xốp bột ngô trắng một loại lương thực chính trong nước, cắt ngang cuộc trò chuyện. Họ gọi chủ đất là một Wabenzi, nghĩa là ông ta là người có đủ tiền để lái Mercedes-Benz. Hilary phục vụ ugali với thịt và cà chua chiên; Mặt Trời ập xuống trên mái nhà thép mỏng; và chúng tôi đổ mồ hôi khi ăn. "Sau khi ăn xong, Armstrong kéo thẳng cà vạt, mặc áo khoác len thể thao, và chúng tôi tiến thẳng vào ánh nắng chói chang. Bên ngoài một đống rác hình thành biên giới giữa vùng phía Nam và các khu giáp ranh hợp pháp của Langata. Nó có lẽ cao khoảng 8 feet, dài 40 feet rộng 10 feet. Nó là một dòng rỉ nước rộng lớn kéo dài. Khi chúng tôi đi qua, 2 cậu bé đang trèo lên núi rác Kenya. Chúng không thể lớn hơn 5 hay 6 tuổi. Chúng đi chân đất, với mỗi bước chân ngón chân chúng lún trong chất bẩn làm hàng trăm con ruồi bay tán loạn khỏi đống ôi thiu. Tôi nghĩ có lẽ chúng đang chơi ông Vua của ngọn đồi, nhưng tôi lầm rồi. Khi lên tới đỉnh, một cậu bé tuột quần shorts, ngồi xổm xuống, và đi nặng. Những con ruồi keo vo vo đầy đói khát quanh chân cậu bé. Trong khi 20 gia đình -- khoảng 100 người -- dùng chung một hố vệ sinh, một cậu bé đi nặng trên đống rác có lẽ không phải điều ghê gớm. Nhưng nó cho thấy sự tương phản khó chịu với những gì Armstrong nói khi chúng tôi đang ăn -- rằng anh ta trân trọng chất lượng cuộc sống trong khu vực xung quanh. "Với Armstrong, vùng phía Nam đã không bị ràng buộc bởi điều kiện vật chất. Thay vào đó, linh hồn con người toát ra từ bức tường kim loại và bãi rác hướng tới một thứ không khu vực hợp pháp nào có: tự do. 'Nơi này rất cuốn hút', anh ta nói. 'Nó là một cuộc sống dễ dàng, không ai có thể hạn chế bạn. Không ai kiểm soát bạn làm gì. Khi bạn đã ở đây, bạn không thể trở lại.' Anh ta ngụ ý trở lại xa khỏi núi rác, trở lại thành phố hợp pháp, những toà nhà hợp pháp, với hợp đồng cho thuê hợp pháp và quyền lợi hợp pháp. 'Khi bạn đã ở đây,' anh ấy nói, 'bạn có thể ở đây đến cuối đời' Vậy, anh ta có hi vọng, và đây là nơi những cộng đồng này bắt đầu. Đây có lẽ là khu ổ chuột thô sơ nhất bạn có thể tìm thấy ở Kibera, hơn một chút so với một cái chòi bằng que -và-bùn cạnh đống rác. Đây là chuẩn bị cho mùa mưa ở Bombay, Ấn Độ. Đây là sự cải tiến căn nhà: trải tấm bạt nhựa trên mái nhà. Đây là ở Rio de Janeiro, và nó tốt hơn một chút, phải không? Chúng ta đang xem gạch đất sét vụng và các mảnh của dấu hiệu, và thạch cao trên gạch, vài màu sắc, và đây là nhà của Sulay Montakaya ở Sultanbelyi nó khá hơn nữa. Anh ấy có hàng rào; anh ấy lụm được một cánh cửa; anh ấy có ngói mới trên mái nhà. Và rồi bạn có Rocinha và bạn có thể thấy rằng nói còn tốt hơn nữa. Các toà nhà ở đây có nhiều tầng. Họ phát triển -- bạn có thể nhìn xa về bên phải chỗ trông như xếp chồng lên nhau, nhà, sau nhà, sau nhà. Và những gì người ta làm là cải tiến nhà họ lên 1 hay 2 tầng, và họ bán bản quyền mái nhà và hành lang, và người khác xây trên nhà họ, và rồi người đó bán bản quyền mái nhà, và người khác nữa xây lên trên nhà họ. Tất cả những toà nhà này làm từ bê tông và gạch. Và rồi bạn có Sultanbelyi, ở Thổ Nhĩ Kì, nơi được xây thậm chí với thiết kế cao hơn nữa. Vật bẩn bẩn phía trước là đệm, và bạn thấy nó khắp Thổ Nhĩ Kì. Mọi người phơi khô đệm trên mái nhà. Nhưng toà nhà xanh lá, ở đằng sau, bạn có thể thấy tầng trên cùng không bị chiếm, người ta đang xây dựng mở rộng ra. Và nó được xây với tiêu chuẩn thiết kế khá cao. Và cuối cùng bạn có nhà bất hợp pháp thế này, thứ được xây theo mô hình ngoại thành. Này, đây là nhà một gia đình trong cộng đồng dân trái phép. Nó cũng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kì. Chúng là những nơi khá quan trọng, các cộng đồng này. Đây là con đường lớn của Rocinha, Estrada da Gavea, có riêng một tuyến xe buýt qua đó, rất nhiều người trên đường. Những cộng đồng trong những thành phố này thật ra quan trọng hơn cả những cộng đồng hợp pháp. Có nhiều thứ xảy ra trong đó hơn. Đây là con đường điển hình ở Rocinha gọi là "beco" -- đây là cách bạn di chuyển quanh khu vực. Nó nằm trên mặt đất rất dốc. Chúng được xây trên đồi, trong đất liền từ bờ biển ở Rio, và bạn có thể thấy những căn nhà chỉ dựng trên các vật chắn tự nhiên. Vậy, đó chỉ là hòn đá trên sườn dốc. Và những con đường này thông thường rất đông, mọi người vác nội thất, hoặc tủ lạnh, mọi loại đồ vật. Bia được vác hết lên vai bạn. Bia là một thứ rất quan trọng ở Brazil. Đây là khu buôn bán ở Kenya, ngay cạnh đường ray, gần đường ray đến nổi những thương gia đôi khi phải kéo hàng hoá tránh ra. Đây là một khu chợ, cũng ở Kenya, Chợ Toi, rất nhiều quầy hàng, có hầu hết các thứ bạn muốn mua. Vật xanh xanh ở dưới đất kia là xoài. Đây là con đường mua sắm ở Kibera, và bạn có thể thấy có tiệm nước ngọt, phòng khám, hai tiệm làm đẹp, bar, hai cửa hàng tạp hoá, nhà thờ, vân vân. Đây là một phố trung tâm điển hình; nó chỉ là một khu tự hình thành. Và đây, trên đường bên phải, thứ được gọi là -- nếu bạn nhìn vào bảng hiệu dưới mái hiên -- nó là một khách sạn. Và khách sạn nghĩa là, ở Kenya và Ấn Độ, nơi để ăn. Vậy, đó là một nhà hàng. Người ta ăn cắp điện -- đó là Rio. Họ câu trộm và có những tên trộm gọi là "grillos" hay "crickets" và họ trộm điện và dây điện trong vùng lân cận. Người ta đốt rác để giải phóng rác rưởi, và họ tự đào các kênh thoát nước riêng. Túi nhựa còn nhiều hơn sinh vật phù du. Và đôi khi họ có chất thải tự nhiên. Và khi họ có nhiều tiền hơn họ tráng ximăng lên đường, họ đặt hệ thống cống rãnh và ống nước tốt, đại loại thế. Đây là nước chảy đến Rio. Người ta lắp ống nước khắp nơi, và túp lều nhỏ kia có một máy bơm, đó là những gì người ta làm: họ trộm điện; họ lắp đặt máy bơm và họ câu trộm đường nước chính, và bơm nước vào nhà họ. Vậy, câu hỏi là làm cách nào bạn đi từ ngôi làng nhà-bùn, đến thành phố phát triển hơn, đến Sultanbelyi còn phát triển hơn nữa? Tôi nói có hai thứ. Một là người ta cần một sự bảo đảm rằng họ không bị đuổi khỏi nhà. Điều đó không đồng nghĩa với quyền sở hữu, và họ không đồng ý với Hernando de Soto về câu hỏi đó, vì quyền sở hữu tạo ra rất nhiều rắc rối/ Chúng thường được bán cho con người, và sau đó người ta ngập trong nợ và phải trả nợ, và đôi khi phải bán bất động sản để trả khoản nợ. Có hàng loạt các lý do tại sao quyền sở hữu đôi khi không hiệu quả trong những trường hợp này, nhưng họ cần an ninh đất đai. Và họ cần tham gia vào chính trị nó có thể mang 2 ý nghĩa. Nó có thể mang nghĩa cộng đồng tổ chức từ dưới lên, nhưng cũng có nghĩa các khả năng từ trên xuống. Tôi nói như vậy vì hệ thống ở Thổ Nhĩ Kì có danh tiếng. Thổ Nhĩ Kì có hai đạo luật bảo vệ dân trái phép. Thứ nhất -- nó được gọi là "gecekondu" trong tiếng Thổ Nhĩ Kì, có nghĩa là "xây trong đêm" nếu bạn xây nhà vào ban đêm ở Thổ Nhĩ Kì, bạn không thể bị đuổi mà không theo đúng thủ tục pháp luật, nếu họ không bắt bạn trong suốt đêm. Và cái thứ hai là khi bạn có 2000 người trong cộng đồng, bạn có thể kiến nghị với chính phủ để được công nhận là một trấn nhỏ hợp pháp. Khi bạn là một trấn nhỏ hợp pháp, bạn đột nhiên có chính trị. Bạn được phép có một chính phủ dân cử, thu thuế, cung cấp dịch vụ đô thị, đó chính xác là những gì họ làm. Vậy, đây là những nhà lãnh đạo dân sự tương lai. Người phụ nữ ở giữa là Geeta Jiwa. Cô sống ở một trong mấy túp lều trên đường cao tốc trung bình ở Mumbai. Đó à Sureka Gundi; cô cũng sống cùng gia đình trong túp lều bên cùng một đường cao tốc. Họ rất thẳng thắng. Họ rất năng động. Họ có thể là những người lãnh đạo cộng đồng. Người phụ nữ này là Nine, có nghĩa là "bà" trong tiếng Thổ Nhĩ Kì. Và có ba phụ nữ lớn tuổi sống trong -- đó là ngôi nhà tự xây sau bà ấy -- và họ đã sống ở đó khoảng 30 hay 40 năm, và họ là trụ cột của cộng đồng ở đó. Đây là Richard Muthama Peter, anh là nhiếp ảnh gia đường phố ở Kibera. Anh kiếm tiền từ việc chụp ảnh khu phố, và con người trong khu phố, và đó là một nguồn lực lớn trong cộng đồng. Và cuối cùng lựa chọn của tôi cho chức thị trưởng ở Rio là Cezinio, người bán trái cây với hai đứa con, một người đàn ông thành thật, cống hiến và chu đáo mà tôi không biết Tương lai của những cộng đồng này nằm trong tay con người và trong khả năng chúng ta làm việc với những con người đó. Vậy nên, tôi nghĩ lời nhắn nhủ có được, từ những gì tôi đọc trong sách, từ những gì Armstrong nói, và từ tất cả những người này, chính là đây là những khu phố. Vấn đề không phải thành phố nghèo. Vấn đề không phải thứ lớn hơn, bao quát hơn. Vấn đề là chúng ta nhận ra rằng đây là những khu phố -- đây là hình thức phát triển đô thị hợp pháp -- và những thành phố này phải thu hút những cư dân này, vì họ đang xây dựng các thành phố của tương lai. Cám ơn rất nhiều. Các bạn đã nghe đến cụm từ typosquatting chưa? Typosquatting là khi các công ty như Google đặt quảng cáo trên các trang web mà tên của nó thường bị gõ sai và rồi họ chỉ cần ngồi đó và thu về bộn tiền chỉ dựa vào việc bạn vừa mới truy cập vào một trang web tên là gmale.com hay mikerowesoft.com. [Cười lớn] Nghe có vẻ dở hơi đúng không? Thế này thì sao? Vào ngày 28/02, một kỹ sư của Amazon đã mắc một lỗi đánh máy tương tự, có vẻ nhỏ bé thôi. Tôi chỉ nói nó "có vẻ nhỏ" bởi vì một lỗi đánh máy nhỏ như vậy trên bộ siêu mã của Amazon đã làm chậm internet trên diện rộng gây thiệt hại hơn 160 triệu đô cho công ty chỉ trong vỏn vẹn bốn giờ đồng hồ. Còn đây mới là một câu chuyện đáng sợ hơn. Gần đây, một nhân viên ở New England Compound - một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đã không làm sạch phòng thí nghiệm đúng cách. Hậu quả là 76 người đã chết và 700 người khác đã mắc bệnh viêm màng não. Ý tôi là, những ví dụ này thật điên rồ, phải không? Từ khi nào ta lại sống trong một thế giới mà những lỗi ký tự, lỗi sai tầm thường, thái độ làm hết sức mình, hay chỉ làm đủ tốt lại được chấp nhận? Tại một thời điểm nào đó, chúng ta đã ngưng vươn tới sự hoàn hảo và giờ thì, đây là những hệ quả mà ta phải gánh. Bạn thấy đấy, tôi nghĩ chúng ta đều nên kiếm tìm sự hoàn hảo mọi lúc, và tôi nghĩ chúng ta cần vươn tới đó thật nhanh. Tôi đang điều hành một cơ sở đào tạo những tài xế giao hàng chuyên nghiệp, và trong công việc của mình, chúng tôi có nhận thức đặc biệt về cái giá của sự thất bại, cái giá của việc chỉ dừng lại ở 99%, bởi vì trong lái xe chuyên nghiệp, chỉ làm đến 99% công việc có nghĩa là có ai đó sẽ chết. Nghe này, có hàng trăm người chết mỗi ngày vì tai nạn xe cộ. Hãy thử nghĩ về điều đó. Nó tương đương với bốn vụ tai nạn máy bay thương mại mỗi tuần, nhưng ngồi sau tay lái, chúng ta vẫn không thể tập trung một cách hoàn hảo. Vậy nên tôi dạy các tài xế của tôi trân trọng sự hoàn hảo. Đó là tại sao tôi bắt họ học thuộc khóa học lái xe phòng thủ dài 131 chữ một cách hoàn hảo, và tôi bắt họ viết lại nó. Một chữ sai, một lỗi chính tả, thiếu một dấu phẩy, bài thi đó sẽ bị đánh rớt. Đó là tại sao tôi kiểm tra đồng phục mỗi ngày. Áo lót chỉ có thể là màu trắng hoặc nâu, giày da đen hoặc nâu luôn được đánh bóng và đừng bước vào lớp với bộ quần áo nhàu nhĩ và mong tôi cho bạn ở lại. Đó là tại sao tôi đòi hỏi các tài xế của mình phải đúng giờ. Không được đến muộn, dù là lớp học, giờ nghỉ hay bữa trưa. Khi bạn phải có mặt ở đâu đó, hãy đến đó. Bạn thấy đấy, tôi làm điều này để học viên của tôi hiểu rằng khi tôi dạy họ lái xe và nói: "Làm trọn vẹn tất cả các giao lộ," họ hiểu tôi muốn nói rằng mọi tín hiệu giao thông, mọi ngã tư, mọi ngã rẽ, mọi bãi đỗ xe, mọi con đường đất, mọi vạch kẻ đi bộ, tất cả các vị trí đều không được phép làm hỏng. Những học viên mới thường hỏi tôi tại sao lớp của tôi lúc nào cũng khó nhằn, nghiêm khắc, hay đều tăm tắp. Câu trả lời rất đơn giản. Chủ nghĩa hoàn hảo là một thái độ được phát triển từ những thứ nhỏ nhặt và được áp dụng vào công việc lớn hơn. Nên nếu bạn không thể làm tốt việc nhỏ, bạn sẽ thất bại với việc lớn, và khi bạn lái một chiếc xe, thì đó là việc lớn. Một chiếc xe chạy với vận tốc 88 km/h có thể chạy hết chiều dài một sân bóng bầu dục trong dưới 4,5 giây. Tình cờ thay, đó cũng là thời gian trung bình để một người kiểm tra tin nhắn. Vậy nên các tài xế của tôi không được phép mất tập trung, và tôi không chấp nhận bất cứ điều gì ít hơn sự hoàn hảo từ họ. Và các bạn biết sao không? Tôi quá nản khi những người khác nghĩ rằng 99% là đủ tốt. Ý tôi là, sự thiếu hoàn hảo gây nên những hậu quả thật sự, phải không? Hãy nghĩ về điều đó. Nếu như người làm thẻ tín dụng chỉ làm công việc hiệu quả đến 99,9%, vậy sẽ có một triệu chiếc thẻ được lưu hành ngày nay bị sai thông tin trên dải băng từ ở mặt sau. Hay, nếu như từ điển Webster chỉ chính xác đến 99.9% nó sẽ có đến 470 từ bị đánh vần sai. Còn thế này thì sao? Nếu các bác sĩ chỉ đúng 99.9%, vậy thì mỗi năm, sẽ có 4 453 000 đơn thuốc bị viết sai, và thậm chí đáng sợ hơn, 11 em bé sơ sinh sẽ bị trao nhầm cha mẹ mỗi ngày ở Mĩ. [Cười lớn] Và đó chỉ là những xác suất, cảm ơn. [Cười lớn] Trên thực tế, chính phủ Mĩ mất 1,4 tỉ đô trong vụ va chạm máy bay vì đội bảo dưỡng chỉ làm đến 99% công việc của họ. Ai đó quên không kiểm tra bộ cảm biến. Trên thực tế, 16 người đã chết. 180 người bị thương, và 34 triệu chiếc xe bị thu hồi vì nhà sản xuất túi khí đã làm và phân phối một sản phẩm mà họ nghĩ đã đủ tốt. Trên thực tế, các sai lầm y khoa là nguyên nhân lớn thứ 3 dẫn đến cái chết ở Mĩ. 250 000 người chết mỗi năm vì ai đó nghĩ rằng họ đã làm việc của mình đủ tốt nhưng họ lại làm hỏng. Bạn không tin tôi ư? Tôi chắc chắn có thể hiểu tại sao. Ngày nay, chúng ta khó mà tin tưởng bất kì cái gì khi mà ít hơn 50% những gì báo chí nói được dựa trên sự thật. [Cười lớn] Vậy nên tóm lại: cố gắng hết sức là không đủ. Vậy làm thế nào để thay đổi? Chúng ta phải tìm kiếm sự hoàn hảo và không chấp nhận bất cứ thứ gì ít hơn. Giờ, tôi hiểu, các bạn cần một vài phút để ngẫm, bởi tôi biết điều người ta vẫn nói với bạn. Có thể là như thế này, sự hoàn hảo là điều không thể với con người, vì vậy, kiếm tìm sự hoàn hảo không chỉ phá hủy lòng tự trọng của bạn mà nó còn khiến bạn thất bại. Nhưng thật mỉa mai thay, ngày nay, chúng ta đều sợ hãi cái từ "thất bại", nhưng sự thật là, chúng ta cần thất bại. Thất bại là nấc thang tự nhiên trên con đường hướng tới sự hoàn hảo, nhưng ở một lúc nào đó, vì chúng ta quá sợ hãi ý niệm thất bại và quá sợ hãi ý niệm hoàn hảo, chúng ta chối bỏ nó vì những thứ có thể xảy đến với cái tôi của ta khi ta vấp ngã. Ý tôi là, bạn thực sự nghĩ rằng thất bại sẽ hủy hoại bạn ư? Hay đó chỉ là giải pháp đơn giản đã mang đến mạng chậm, dịch vụ y tế đáng sợ và đường xá nguy hiểm? Bạn có sẵn sàng biến sự hoàn hảo thành kẻ xấu trong những việc này không? Nghe này, thất bại và thiếu sót về cơ bản là một. Chúng ta đều hiểu sự thiếu sót tồn tại ở khắp nơi. Không gì hay không ai là hoàn hảo. Nhưng ở một lúc nào đó, vì nó quá khó khăn hay quá đau đớn, chúng ta quyết định gạt bỏ khả năng đương đầu với thất bại tự nhiên của mình và thay thế nó bằng sự chấp nhận những thứ kém hơn. Và giờ chúng ta đều phải ngồi xuống và chấp nhận chuẩn mực mới này hay thái độ "đủ tốt" và lãnh mọi hệ quả đi kèm với nó. Vậy, ngay cả với những điều đó, mọi người vẫn nói với tôi: "Các nhân viên y tế, các đội bảo trì, các kĩ sư, họ đã cố hết sức mình. Điều đó không phải đủ tốt sao?" Thành thực mà nói, không phải với tôi và càng không phải với những ví dụ này. Nhưng, bạn biết đấy, cố gắng trở nên hoàn hảo rất là áp lực, nhỉ? Và, Oprah nói về nó, các trường đại học nghiên cứu nó, tôi cá là các cố vấn ở trường cũng cảnh báo bạn về nó. Stress không tốt cho chúng ta, phải không? Chà, có thể, nhưng nói việc kiếm tìm sự hoàn hảo là quá áp lực cũng giống như nói tập thể thao quá mệt. Trong cả hai trường hợp, nếu bạn muốn kết quả, bạn phải chịu đựng khó khăn. Vậy nên, nói rằng tìm kiếm sự hoàn hảo là quá áp lực chỉ là bào chữa cho sự lười biếng. Nhưng đây mới là điều thật sự đáng sợ. Ngày nay, các bác sĩ, các nhà trị liệu, và ngành công nghiệp self-help (kỹ năng sống) thu về gần 10 tỉ đô mỗi năm đều đang chống lại ý niệm về sự hoàn hảo dưới chiêu bài là bằng cách nào đó, việc không cố trở nên hoàn hảo sẽ cứu vớt lòng tự trọng và bảo vệ cái tôi của bạn. Nhưng điều này vô tác dụng, vì ngành công nghiệp self-help có tỉ lệ tái phạm cao bởi nó tập trung vào việc dạy bạn chấp nhận sự thất bại và hạ thấp các kỳ vọng của bạn hơn là vào việc thúc đẩy bạn vươn tới sự hoàn hảo. Bạn thấy đấy, các bác sĩ, nhà trị liệu và các quân sư này đều tập trung vào triệu chứng mà không phải vào căn bệnh. Căn bệnh thực sự trong xã hội ngày nay là sự không sẵn sàng đối mặt với thất bại. Chúng ta thoải mái với những nỗ lực của mình hơn là với việc tập trung vào thành quả. Như ở trường trung học Dublin Jerome ở Ohio, họ xướng tên 30% số học sinh tốt nghiệp là thủ khoa. Ý tôi là, thôi nào... Ai đó có điểm trung bình cao nhất. Nhưng không phải 72 người đều có điểm y chang nhau. [Cười lớn] Nhưng, chúng ta thích đưa ra một kết quả ngang bằng hơn là đối mặt với thất bại, thua cuộc hay làm việc dưới sức. Và khi ai cũng có phần thưởng, ai cũng tiến lên, hay ai cũng được tăng lương bất chấp thành tích, người theo đuổi sự hoàn hảo trong mỗi chúng ta sẽ tự hỏi tôi phải làm gì để trở nên tốt hơn? Tôi phải làm sao để vượt lên khỏi đám đông? Và nếu chúng ta tiếp tục vun đắp văn hóa này, nơi không ai thất bại hay không ai bị bảo rằng họ thất bại, vậy thì cũng không ai đạt đến tiềm năng của mình. Thất bại và thua cuộc là yếu tố cần thiết dẫn đến thành công. Còn việc chấp nhận thất bại thì không. Michelangelo từng nói rằng mối nguy lớn nhất cho hầu hết chúng ta không phải là ta đặt mục tiêu quá cao và không đạt được nó, mà là ta đặt mục tiêu quá thấp và đạt được nó. Thất bại nên là nguồn động lực, mà không phải là lời bào chữa đáng thương cho việc từ bỏ. Vậy nên tôi có ý tưởng này. Thay vì định nghĩa chủ nghĩa hoàn hảo như một sự không dung thứ thất bại, tại sao chúng ta thử một định nghĩa mới? Tại sao không xem chủ nghĩa hoàn hảo như thái độ sẵn sàng đối đầu với khó khăn để đạt được những điều tốt đẹp? Rồi chúng ta có thể đồng ý rằng thất bại là điều tốt trên con đường chinh phục sự hoàn hảo, và khi ta tìm kiếm sự hoàn hảo mà không sợ thất bại, hãy nghĩ đến những việc ta có thể làm. Như ngôi sao NBA, Steph Curry, anh ghi 77 quả ba điểm liên tiếp. Hãy nghĩ về điều đó. Anh chàng này có thể đưa chính xác một quả bóng 9,5 inch qua một cái khung 18 inch nằm cách mặt đất 3 mét từ khoảng cách 7 mét gần 80 lần mà không thất bại lần nào. Hay giống như những nhà lập trình máy tính ở đế chế hàng không vũ trụ Lockheed Martin, họ đã viết một chương trình sử dụng 420 000 dòng lập trình gần như hoàn hảo để kiểm soát tất cả mọi ngóc ngách của việc đốt cháy 1800 tấn nhiên liệu tên lửa và đưa một con tàu vũ trụ 120 tấn vào quỹ đạo. Hoặc có thể giống như các nhà nghiên cứu tại bệnh viện nhi Mercy ở thành phố Kansas, Missouri, họ đã phát triển một thiết bị có thể mã hóa toàn bộ bộ gen của con người chỉ trong 26 giờ. Vậy nên thiết bị này có thể chẩn đoán sớm các chứng bệnh di truyền ở trẻ em và trẻ sơ sinh, để các bác sĩ có thể bắt đầu quá trình điều trị sớm hơn, và có thể cứu sống đứa trẻ. Đó là những điều sẽ xảy ra khi ta tìm kiếm sự hoàn hảo. Vậy nên, chúng ta trở nên như một vận động viên chuyên nghiệp, hay như một nhà lập trình không biết mệt mỏi hoặc như nhà nghiên cứu đầy đam mê đó. Chúng ta có thể ngưng sợ hãi thất bại và ngưng sống trong một thế giới đầy những hậu quả của việc chỉ đủ tốt. Cảm ơn. [Vỗ tay] Khoảng hai năm về trước, tôi nhận được một cuộc gọi quan trọng. "Này, là anh họ Hassen của cậu đây." Tôi khựng lại. Tôi có hơn 30 anh em họ gần, nhưng không biết ai tên Hassen cả. Hoá ra Hassen là anh họ của mẹ tôi, vừa đến Montreal như một người tị nạn. Vài tháng sau đó, có thêm ba người họ hàng của tôi đến Canada xin tị nạn với không gì nhiều ngoài quần áo đang mặc. Hai năm sau cuộc gọi đó, cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi rời học viện và giờ đang dẫn dắt đội ngũ gồm kỹ thuật viên, nhà nghiên cứu, và dân tị nạn để phát triển hỗ trợ tuỳ chỉnh cho người tị nạn mới. Chúng tôi muốn giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ, văn hoá và những thứ khác, khiến họ cảm thấy như bị mất kiểm soát trong cuộc sống. Chúng tôi thấy rằng AI có thể giúp khôi phục quyền lợi và nhân phẩm mà nhiều người tị nạn đã đánh mất khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Câu chuyện tị nạn của gia đình tôi không có gì đặc biệt. Theo UNHCR, cứ mỗi phút lại có 20 người tị nạn bởi thay đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội và chính trị. Khi tình nguyện ở một nhà trú ẩn YCMA địa phương nơi anh họ Hassen của tôi và những họ hàng khác được gửi đến, chúng tôi đã nhận thấy tái định cư đòi hỏi nhiều nỗ lực và sắp đặt. Khi vừa tới, bạn phải tìm một luật sư, điền giấy tờ pháp lí trong vòng hai tuần. Bạn cũng cần thu xếp kiểm tra sức khoẻ với một bác sĩ được uỷ quyền để có thể đăng kí xin giấy phép lao động. Và bạn cần tìm được chỗ ở trước khi nhận được bất kì trợ giúp xã hội nào. Với hàng ngàn người chạy khỏi Mỹ để đến tị nạn ở Canada trong vài năm vừa qua, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều người cần giúp đỡ hơn nguồn lực sẵn có. Dịch vụ xã hội không mở rộng quy mô một cách nhanh chóng ngay cả khi cộng đồng cố gắng để giúp đỡ nhiều người hơn với số tài nguyên hạn chế, những người mới đến phải chờ lâu hơn trong bất lực, không biết nơi nào để đi. Ví dụ như ở Montreal, dù đã có hàng triệu đô la được chi cho những nỗ lực tái định cư, gần 50 phần trăm số người mới đến vẫn không biết rằng có những tài nguyên miễn phí giúp họ nhiều thứ từ điền giấy tờ đến tìm việc làm. Thách thức ở đây không phải là những thông tin này không tồn tài. Ngược lại, những người cần trợ giúp thường bị ngợp bởi quá nhiều thông tin và không thể hiểu hết tất cả. "Đừng đưa thông tin nữa, hãy nói tôi phải làm gì," là câu nói mà chúng tôi nghe đi nghe lại rất nhiều lần. Và nó phản ánh việc giữ bình tĩnh là khó khăn đến mức nào khi bạn vừa đặt chân đến một đất nước mới. Trời, tôi đã vật lộn với cùng một vấn đề khi đến Montreal và tôi có bằng tiến sĩ. (Tiếng cười) Một thành viên của đội và cũng là người tị nạn đã nói: "Ở Canada, thẻ SIM còn quan trọng hơn thức ăn, vì chúng tôi sẽ không chết vì đói." Nhưng có được tài nguyên và thông tin đúng đắn có thể tạo khác biệt sống còn. Tôi sẽ lặp lại một lần nữa: Có được tài nguyên và thông tin đúng đắn có thể tạo khác biệt sống còn. Để có thể giải quyết vấn đề này, chúng tôi tạo nên Atar, chương trình được vận hành bởi AI (trí tuệ nhân tạo) đầu tiên hướng dẫn bạn từng bước qua tuần đầu tiên ở một thành phố mới. Chỉ cần nói bạn cần giúp đỡ những gì. Atar sẽ hỏi bạn một vài câu cơ bản để hiểu được hoàn cảnh riêng của bạn và quyết định xem liệu bạn có đủ điều kiện nhận trợ giúp. Ví dụ: Bạn có nơi để ở tối nay? Nếu không, liệu bạn có muốn một nơi trú chỉ dành cho nữ? Bạn có con cái không? Atar sẽ tạo một danh sách cần làm dành riêng cho bạn nói cho bạn biết tất cả những gì bạn cần, từ đi đâu, đến đó thế nào, cần đem gì và những gì có thể xảy ra Bạn có thể đặt câu hỏi bất kì lúc nào, và nếu Atar không có câu trả lời, bạn sẽ được kết nối với một người thật mà có thể giải đáp. Nhưng điều thú vị nhất là chúng tôi giúp đỡ những tổ chức và dịch vụ nhân đạo thu thập dữ liệu và phân tích cần để hiểu sự thay đổi trong nhu cầu của người mới đến trong thời gian thực. Đó là một bứt phá. Chúng tôi hợp tác với UNHCR để cung cấp công nghệ này ở Canada, và đã tiến hành nhiều chiến dịch bằng tiếng Ả rập, Anh, Pháp, Creole, và Tây Ban Nha. Khi nói về vấn đề của dân tị nạn, chúng ta thường tập trung vào thống kê chính thức của 65.8 triệu người tị nạn trên toàn thế giới. Nhưng thực tế là có nhiều hơn thế. Đến năm 2050, sẽ có thêm 140 triệu người có nguy cơ phải bỏ xứ vì suy thoái môi trường. Và hôm nay, chính hôm nay, có gần một tỷ người đang sống trong những khu tái định cư và khu ổ chuột trái phép. Tái định cư và hội nhập là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại và ta hy vọng Atar có thể mang đến trợ giúp cho mỗi một người tị nạn. Ta hy vọng Atar có thể khuếch đại những nỗ lực có sẵn và giảm bớt gánh nặng cho tấm lưới an toàn xã hội vốn đã bị kéo căng quá mức cho phép. Nhưng điều quan trọng nhất với chúng tôi là nó giúp khôi phục quyền lợi và phẩm giá mà người tị nạn bị mất đi trong quá trình tái định cư và hội nhập bằng cách cho họ những tài nguyên cần để giúp chính mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi lớn lên ở Bắc Ireland tận cùng của phía Bắc ở đó. nơi thời tiết cực kỳ giá lạnh. Đây là tôi, đang chạy vòng quanh cái vườn sau nhà vào một ngày hè (Tiếng cười) Tôi không thể tìm được một công việc vì ở Ireland, sự lựa chọn rõ ràng nhất là nhập ngũ nhưng nói thật là công việc đó rất tệ (Tiếng cười) Mẹ tôi đã muốn tôi trở thành nha sĩ Nhưng vấn đề là mọi người cứ thich thổi tung mọi thứ lên Nên tôi đã fải chuyển đến Belfast để đi học nơi mà mọi thứ tiếp theo xảy ra. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc Tôi học ở một trường chán ngấy Họ bắt học sinh học những môn như tiếng Latin Thầy cô giáo thì không thú vị lắm các môn thể thao thì rất bẩn thỉu và đau. thế nên tôi đã khôn ngoan chọn môn đua thuyền, môn mà tôi rất giỏi Và tôi đã thực sự đua cho trường mình tại đây cho đến một ngày đinh mệnh, thuyền tôi bị lật trước mắt cả trường và đích về thì ngay gần đó rồi. (Tiếng cười) Thật xấu hổ quá đi mất. Nhưng trường tôi hồi đó nhận được trợ cấp của chính phủ và họ có 1 chiếc máy tính rất tuyệt vời, máy nghiên cứu 3DZ và họ để các văn bản lập trình ở khắp nơi Và thế là những học sinh không có gì để làm như tôi được học lập trình Và cũng khoảng thời gian đó, ở nhà đây là chiếc máy tính mà mọi người mua. Nó được gọi là Sinclair ZX80, chiếc máy tính 1k và các phần mềm được lưu lại trên băng cassette để bán. Thực ra tôi định ngừng lại 1 giây bởi vì tôi có nghe nói là điều kiện trước hết cần có để được trình bày ở TED là bạn phải có 1 cái ảnh của chính mình từ ngày xưa với một mái tóc ngoại cỡ nên tôi đã đem theo một bức ảnh với 1 mái tóc ngoại cỡ này. (Tiếng cười) Tôi chỉ muốn lấy ra cho mọi người xem thôi Thế là sau Sinclair ZX80, cái tiếp theo được đặt tên một cách khôn ngoan là Sinclair ZX81 Khán giả cười Các bạn có thấy bức ảnh ở phía dưới ko? Đó là ảnh một người đàn ông đang làm bài tập với cậu con trai của anh ta Họ nghĩ là chiếc máy được tạo ra để làm việc đó Sự thật là chúng tôi có trong tay tài liệu hướng dẫn lập trình và chúng tôi bắt đầu làm trò chơi cho nó Chúng tôi dùng BASIC một ngôn ngữ khá tệ để viết trò chơi thế nên cuối cùng chúng tôi đã học Assembly để có thể hoàn toàn làm chủ phần cứng Đây là người đã sáng tạo cho nó, ông Clive Sinclair ông ấy đang chỉ vào chiếc máy đấy Các bạn cũng có chiếc máy tương tự ở Mĩ nó được gọi là Timex Sinclair 1000 Muốn chơi được các trò chơi ngày đó, bạn phải có trí tưởng tượng để tin rằng bạn đang thật sự chơi "Battlestar Galactica" Đồ hoạ tệ quá Bạn phải có trí tưởng tượng phong phú tốt hơn cho trò chơi này Death Rider Nhưng tất nhiên là các nhà khoa học cũng không khá hơn. Họ bắt đầu làm những trò chơi điện tử của riêng họ Đây là một trong những trò chơi yêu thích của tôi, trò nuôi thỏ phái nam thì chọn chú thỏ may mắn Cũng trong khoảng thời gian này, chúng tôi nâng cấp từ 1K lên 16K đó thật sự là một bước tiến Và nếu như các bạn đang thắc mắc 16K là gì thì logo Ebay này là 16K Với một dung lượng của bộ nhớ đó, có người đã viết một chương trình mô phỏng bay đầy đủ. Trông nó giống như thế này này Tôi đã mất rất nhìêu thời gian cho chương trình mô phỏng bay này và tôi thật sự tin rằng tôi có thể lái máy bay sau khi hoàn thành nó Đây là Clive Sinclair khi ông ấy giới thiệu chiếc máy tính màu của mình Clive được công nhận là cha đẻ của trò chơi điện tử ở Châu Âu Ông ấy là triệu phú, và tôi nghĩ đó là lí do vì sao ông ấy cười trong tấm hình này Thế là tôi đã tiếp tục trong vòng 20 năm hoặc gần như vậy để làm rất nhiều trò chơi khác nhau. Một vài trò chơi tiêu biểu có thể kể đến như là "The Terminator" "Aladdin," the "Teenage Mutant Hero Turtles." Bởi vì tôi đến từ Anh họ nghĩ rằng từ ninja hơi nhỏ nhen cho trẻ con thế là họ quyết định gọi là người hùng. Cá nhân tôi thì thích bản Tây ban nha hơn "Tortugas Ninja" Nó hay hơn nhiều (Tiếng cười) Game cuối cùng tôi làm là khi đang cố gắng để chen chân vào ngành công nghiệp video game ở Hollywood để tạo ra một cái gì đó thật sự để không phải dựa vào bản quyền của nhau Chris dặn tôi phải đem theo một ít số liệu và chúng đây Ngành công nghiệp trò chơi năm 2005 tạo ra 29 triệu đô la và con số này tăng lên mỗi năm Năm ngoái là năm thành công nhất Năm 2008, chúng tôi đã vượt lên ngành công nghiệp âm nhạc Năm 2010, con số đó đạt 42 triệu 43% người chơi game là phái nữ Như vậy là có người phụ nữ chơi game hơn mọi người thực sự biết Thế còn tuổi trung bình của những người chơi game? game tất nhiên là dành cho trẻ con phải không nhưng thật ra, tuổi trung bình của những người chơi game là 30 và thật thú vị là phần lớn những người mua game là ở tuổi 37 Vì vậy, 37 là đối tượng được nhắm đến của chúng tôi. Tất cả các trò chơi điện tử đều mang tính bạo lực Tất nhiên là báo chí rất thích đánh vào điểm này Nhưng 83% số trò chơi không hề có nội dung người lớn hay nhưng gì tương tự nên nó không phải như vậy Một số dữ liệu về trò chơi qua mang. Tôi đã mua 1 số thứ trên "World of Warcraft", nơi có 5.5 triệu người chơi Mỗi tháng tiền thuê bao thu được là 80 triệu đô Cài được game trên máy tính của bạn mất 50 đô và con số đó mang lại cho nhà sản xuất game 275 triệu đô khác Mỗi trò chơi được tạo ra tốn khoảng 80 triệu về cơ bản thì số tiền thuê bao thu được đã bù lại cho tiền vốn trong vòng 1 tháng Có 1 người chơi trò chơi "Project Entropia" đã mua một cái đảo trị giá 26,500 nghìn đô la Các bạn nên nhớ là đảo này không hề có thật Thực ra cậu ấy chăng mua gì thật sự, ngoại trừ một vài số liệu Nhưng cậu ấy thực sự thích nó Việc mua này bao gồm quyền khai thác và săn bắn sở hữu toàn bộ hòn đảo và 1 lâu đài ko có đồ đạc gì Khán giả cười Theo ước tính, thị trường này tạo ra 800 triệu đô la mỗi năm Và điều thú vị là thị trường đó thật sự được tạo ra bởi bản thân những người chơi. Họ tìm ra các cách thông tin để trao đổi đồ vật và bán lại tài khoản cho nhau để vừa chơi game, vừa có thể kiếm ra tiền Tôi vừa mới dạo quanh Ebay một vài ngày trước để xem trên đó đang có gì. Tôi nhập World of Warcraft và tìm thấy 6000 đồ vật Tôi thích cái này nhất một thầy phù thủy ở bậc 60 với rất nhiều thiên anh hùng ca với giá 174 nghìn đô Trông có vẻ giống như là người này rất vất vả để tạo ra trò chơi này Và với sự phổ biến của trò chơi này các bạn nghĩ những người này đang làm gì ở đây? Hóa ra là họ đang ở Hollywood Bowl ở Los Angeles vừa nghe L.A. Philharmonic và vừa chơi những trò chơi âm nhạc Trông nó giống như thế này này Có thể bạn nghĩ rằng nó hơi quá sướt mướt, nhưng thật ra là không nó là một buổi hòa nhạc rất tuyệt vời Và những người tới dự hòan tòan thích nó Thế còn các bạn nghĩ những người này đang làm gì? Họ đang mang máy tính lại để chơi game và đấu với nhau Và việc này xảy ra ở tất cả các thành phố trên tòan thế giới nó cũng xảy ra ở thành phố của bạn đấy. có thể là các bạn không nhận thấy thôi Chris có nói với tôi là bạn có 1 cuộn băng về các mốc thời gian một vài năm trước nó cho các bạn đồ họa đã tiến bộ như thế nào Tôi muốn nâng cấp cuốn băng đó và mang đến cho các bạn một cái nhìn mới về nó Nhưng tôi muốn các bạn phải cố gắng hiểu được nó Chúng ta đang ở trên đường cong này, và đồ họa đang trở nên tốt hơn một cách kì lạ Những gì tôi sắp chiếu được cập nhật vào khoảng năm 2007 Tôi muốn các bạn cố gắng nghĩ về các trò chơi sẽ trở nên thế nào trong vòng 10 năm tới Chúng ta chuẩn bị xem nhé Video: Trong suốt lịch sử của con người, chúng ta đã chơi game Khi trí tuệ của con người và công nghệ tiến hóa các trò chơi mà con người chơi cũng vậy. Nhạc Khán giả vỗ tay David Perry: Điều tôi muốn các bạn nghĩ về không phải là nhìn vào những đồ hoạ này mà nghĩ về chúng như cách mà các bạn nghĩ về vị trí của chúng ta hiện giờ và cái đường cong mà chúng ta đang ở trên đó có nghĩa là nó sẽ tiếp tục trở nên tốt hơn. Đây chỉ là ví dụ của loại đồ hoạ mà tôi cần có khả năng để vẽ nếu như tôi muốn có 1 công việc trong ngành công nghiệp trò chơi hiện nay Bạn cần phải là một nghệ sĩ thật tuyệt vời Và một khi chúng ta đã chán những anh chàng này, chúng ta sẽ muốn có những nghệ sĩ tuyệt hơn có thể tạo ra những nơi mà chúng ta chưa bao giờ đến, hoặc những nhân vật mà chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Và đó là lí do rõ ràng nhất để tôi nói về đồ hoạ và âm thanh hôm nay. Nhưng nếu như bạn tới một hội thảo của các nhà phát triển trò chơi tất cả những gì họ nói đến là cảm xúc, lí do ý nghĩa, hiểu biết và cảm giác. Bạn sẽ nghe những câu như là, trò chơi này có thể làm bạn khóc được không? Và chúng tôi thật sự quan tâm tới những chủ đề đó Tôi tình cờ gặp được một sinh viên rất xuất sắc trong việc diễn đạt bản thân, và cậu ấy đã đồng ý rằng cậu ta sẽ không chiếu cuốn băng này cho bất kì ai cho tới khi quí vị ở TED ở đây được xem nó. Và sau đây tôi muốn được chạy cuốn băng này Đây là ý kiến của một sinh viên và những trải nghiệm của cậu ấy về các trò chơi Video: Tôi, cũng như rất nhiều người trong số các bạn, sống giữa hiện tại và các trò chơi điện tử. Một phần nào đó của tôi - một con người thật sự, đang thở đã trở nên được lập trình, điện hoá và ảo. Cái giới hạn ở não tôi mà phân chia giữa thực tại và ảo ảnh cuối cùng đã bắt đầu vỡ vunk. Tôi là một con nghiện của trò chơi điện tử và đây là câu chuyện của tôi Nhạc Vào năm mà tôi ra đời Nintendo Entertainment System cũng đi vào phát triển Tôi chơi sau sân nhà, học đọc và thậm chí ăn rau do chính mình trồng Tôi dành phần lớn thời thơ ấu của mình để chơi Lego cũng giống như những trẻ em khác cùng thế hệ Tôi xem TV rất nhiều Mr. Rogers, Walt Disney, Nick Junior, và khoảng nửa triệu quảng cáo rõ ràng đã ảnh hưởng đến tôi Khi bố mẹ tôi mua cho tôi và em gái chiếc Nintendo đầu tiên bất kì đặc tính gắn liền mang tính gây nghiện nào mà những sản phẩm giải trí điện tử tương tác đầu tiên này sở hữu đều nhanh chóng thu hút tôi. Có vài lúc, một số thứ dính vào nhau. Nhạc Với sự kết hợp của những câu chuyện tương tác đơn giản và độ ấm của bộ TV, chiếc Nintendo 16 bit đơn giản của tôi có ý nghĩa nhiều hơn sự giải trí. Nó trở thành sự tồn tại thứ 2, thực tế ảo của tôi Nhạc Tôi là một con nghiện trò chơi điện tử, không phải là vì thời gian mà tôi đã bỏ ra để chơi hay những đêm tôi thích để chơi lên trình tiếp theo. Đó là bởi vì tôi đã có những trải nghiệm về cuộc sống khác trong không gian ảo và các trò chơi điện tử đã bắt đầu ăn mòn những nhận thức của tôi về cái gì thật và cái gì không. Tôi đã bị nghiện, bởi vì ngay cả khi tôi biết tôi đã để tuột mất hiện tại tôi vẫn ao ướt nhiều hơn. Nhạc Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã học cách đầu tư vào bản thân một cách nhiều cảm xúc mà những cảm xúc đó được mở ra trên màn hình trước mắt tôi. Hôm nay, sau 20 năm, TV đã được trang bị cách làm cho tôi xúc động thậm chí một quảng cáo bảo hiểm hay cũng có thể mang đến nước mắt cho tôi. Tôi chỉ là một người của thế hệ đang lớn lên Cái thế hệ mà sự trải nghiệm qua trò chơi điện tử nhiều hơn những gì họ phải trải qua trong cuộc sống. Trò chơi điện tử đang gần đi đến một bước nhảy về tiến hoá nơi mà thế giới trò chơi trông giống và có thể cảm nhận được như hiện thực. cũng như các bộ phim chúng ta xem ở rạp, tin tức trên tivi Và khi mà các giác quan về tự do của tôi ở thế giới ảo vẫn còn bị giới hạn những gì tôi học lại áp dụng được trong cuộc sống thât. Chơi trò chơi điện tử đủ để cuối cùng bạn sẽ thật sự tin rằng bạn có thể trượt tuyết, lái máy bay lái ¼ dặm trong vòng 9s hoặc giết một người nào đó Tôi biết tôi có thể làm được. Không giống như bất kì những hiện tượng văn hóa phổ biến khác trước nó trò chơi điện tử thật sự cho phép chúng ta trở thành một phần của bộ máy Chúng cho phép chúng ta thăng hoa vào sự mở mang có tính tương tác tải về, truyền đi, thực tế có chất lượng cao Chúng ta đang tương tác với các trò giải trí của mình Tôi đã đoán trước được mức độ tương tác này Không có nó, các vấn đề ở thế giới thực nghèo đói, chiến tranh, bệnh tật và diệt chủng - thiếu sự coi nhẹ mà chúng cần phải có Tầm quan trọng của chúng hoà với những vở kịch được bi kịch hoá trên TV vào giờ cao điểm Nhưng cái hay của những trò chơi điện tử không nằm ở những đồ hoạ giống thật tay gạt trò chơi rung hay những tiếng động ảo xung quanh. Nó nằm ở chỗ những trò chơi này bắt đầu làm tôi cảm thấy xúc động Tôi đánh nhau trong chiến tranh, sợ hãi để tồn tại chứng kiến những chiến hữu chết trên biển và trong rừng mà những cảnh đó giống thật hơn tất cả các sách giáo khoa hay những bản tin miêu tả. Những người tạo ra những trò chơi thật thật thông minh Họ biết điều gì làm chúng ta sợ hãi, hưng phấn, tự hào hoặc buồn rầu Và sau đó họ dùng những cảm xúc đó để phân chiều thế giời mà họ tạo ra Một trò chơi điện tử được thiết kế tốt sẽ lôi kéo người chơi vào sự sắp xếp của những trải nghiệm ảo một cách liền mạch. Và khi người chơi bắt đầu quen với nó nhận thức về sự kiểm soát tự nhiên sẽ dần tan mất. Tôi biết tôi muốn làm gì và tôi làm điều đó Không có phím nào để bám, không có còi súng nào để kéo, chỉ có tôi và trò chơi thôi. Định mệnh của tôi và định mệnh của thế giới xung quanh tôi đều nằm trong bàn tay tôi. Tôi biết các trò chơi điện tử bạo lực làm mẹ tôi lo lắng Nhưng điều làm tôi lo lắng không phải là những bạo lực của trò chơi điện tử đang trở thành nhưng bạo lực trong cuộc sống thật mà những bạo lực trong cuộc sống thật đó đang trở nên ngày càng giống như trong các trò chơi điện tử Nhạc Có tất cả các vấn đề bên ngoài về tôi Tuy nhiên, tôi có 1 vấn đề rất gần với bản thân mình Có điều gì đó đã xảy ra với não bộ của tôi Nhạc có lẽ đó chỉ là một phần của bộ não phần giữ những bản năng gốc, những thứ chúng ta biết phải làm ngay cả trước khi chúng ta nghĩ Trong khi một số bản năng là bẩm sinh, phần lớn là qua học được và tất cả chúng được cài vào não chúng ta. Những bản năng này cần thiết cho sự tồn tại của cả thế giới thật lẫn thế giới ảo. Chỉ một vào năm gần đây, công nghệ làm trò chơi điện tử mới cho phép sự kiểm soát trùng lặp Cũng như người chơi game, chúng ta đang sống bằng những qui tắc giống nhau của vật lí ở những thành phố giống nhau và làm rất nhiều việc giống nhau. mà chúng ta đã từng một lần làm trong cuộc sống thật, trong cuộc sống ảo Xem này xe ôtô trong cuộc sống thực của tôi đã chạy được 25 nghìn dặm trong tất cả các trò chơi lái xe, tôi đã đi được 31, 459 dặm Ở một mức độ nào đó, tôi đã học lái xe từ game Nhưng tín hiệu cảm giác rất giống Có một cảm giác rất buồn cười khi bạn dành nhiều thời gian hơn để làm một việc gì đó trên ti vi hơn là trong cuộc sống thật. Khi tôi lái xe trong hoàng hôn, tất cả những gì mà tôi nghĩ đến là nó gần đẹp như trong những trò chơi của tôi. Thế giới ảo của tôi là hoàn hảo. Đẹp và giàu hơn thế giới thực xung quanh chúng ta Tôi không chắc những trải nghiệm của tôi ám chỉ gì nhưng khả năng dùng trò chơi điện tử thực tế lặp đi lặp lại với một lượng lớn những người tham gia chung thành làm tôi sợ. Hôm này tôi tin rằng Big Brother sẽ tìm ra nhiều thành công hơn trong việc tẩy não khán giả với trò chơi điện tử hơn là những chương trình TV đơn giản Trò chơi điện tử rất vui, cuốn hút và làm cho não của bạn hoàn toàn dễ dành để lập trình lại Nhưng có lẽ tẩy não không phải lúc nào cũng tệ Hãy thử tưởng tượng rằng một trò chơi dạy chúng ta tôn trọng lẫn nhau hoặc giúp chúng ta hiểu những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mắt trong thế giới thật Chúng có khả năng làm những việc tốt nữa Điều quan trọng là những thế giới ảo này tiếp tục phản ánh lại thế giới thật mà chúng ta đang sống trong đó. Những nhà phát triển game nhận ra rằng họ có trách nhiệm rất lớn trước mắt Tôi không chắc những trò chơi trong tương lai sẽ đem lại gì cho sự văn mình của chúng ta Khi thế giới thực và ảo chồng chéo lên nhau ngày càng nhiều thì cái khả năng mà những người khác cảm thấy giống những gì tôi đang làm cũng tăng lên Điều mà tôi mới nhận ra gần đây là đằng sau đồ hoạ, tiếng động, luật chơi và cảm xúc thì sức mạnh phá vỡ hiện tại của nó rất hấp dẫn và gây ám ảnh cho tôi Tôi biết tôi đang đánh mất kiểm soát một phần của tôi chỉ đợi để cho nó qua mặc dù tôi biết là như vậy, bất cả những trò chơi điện tử này tuyệt đến đâu hoặc thế giới thật của chúng ta phẳng thế nào đối với chúng ta chúng ta phải nhận thức được những trò chơi này đang giáo dục điều gì và làm sao để chúng thoát khỏi chúng ta khi cuối cúng chúng ta không chơi nữa. Khán giả vỗ tay DP: WOW Khán giả vỗ tay Tôi thấy rằng đoạn phim này rất đáng suy nghĩ và đó là lí do tại sao tôi muốn mang đến đây cho các bạn xem Và điều thú vị về nó là sự lựa chọn rất rõ ràng để tôi nói về đồ hoạ và âm thanh. Nhưng như các bạn đã nghe, Michael cũng nói về những yếu tố khác Trò chơi điện tử đem đến khá nhiều điều khủng khiếp khác và đó là lí do tại sao mọi người nghiện chúng Điều quan trọng nhất là vui vẻ. Tên của bài nhạc này là "Điều kì diệu đến" Ai sắp sửa đến đây Đó có phải là từ một đạo diễn giải nhất thế giới không khi chúng ta nghĩ có thể đúng là như vậy Tôi không nghĩ thế. Tôi nghĩ nó sẽ đến từ những đứa trẻ đang lớn lên bậy giờ mà không bị vướng vào những thứ chúng ta ghi nhận từ quá khứ Chúng sẽ làm theo cách của chúng, dùng những dụng cụ chúng ta vừa tạo nên Điều đó xảy ra với các em học sinh hoặc những người rất sáng tạo nhà văn hoặc nhưng người giống thế Ở các trường đại học, có khoảng 350 trường trên toàn thế giới dạy về trò chơi điện tử Điều đó có nghĩa rằng thật sự có hàng ngàn ý tưởng mới Một số ý tưởng thật sự đáng sỡ, và một số khác rất tuyệt Không có gì tồi tệ hơn như phải nghe một ai đó có gắng trình bày một ý tưởng về một trò chơi thật tệ (Tiếng cười) Chris Anderson: Anh đã hết giờ rồi. Anh ấy hết giờ rồi DP: Tôi chỉ còn một chút nữa thôi nếu anh có thể chiều tôi CA: Cứ tiếp tục đi. Tôi sẽ đứng ở đây (Tiếng cười) Đây là một màn rất tuyệt, bởi vì những học sinh này quay lại trường sau giờ học Trường học đóng cửa và họ quay lại vào nửa đêm bởi vì họ muốn giới thiệu các ý tưởng để làm trò chơi Tôi đang ngồi ngay đầu lớp khi họ đang trình bày các ý tưởng của mình Rất khó để làm cho học sinh quay lại lớp nhưng không fải là không được. Đây là con gái tôi, Emma, 17 tháng tuổi Và tôi cứ luôn tự hỏi mình, Emma sẽ trải nghiệm những gì trong thế giới của trò chơi điện tử Và như tôi trình bày ở đây, chúng ta có khán giả Cô ấy sẽ không biết thế giới mà cô ấy không thế ấn một cái nút nào đó như thế nào và hàng triệu người đang sẵn sàng chơi Các bạn biết đấy, chúng ta có công nghệ Cô ấy sẽ không bao giờ biết một thế giời mà đồ hoạ không đẹp và thật sự cuốn hút Và như một học sinh đã chỉ ra, chúng ta có thể tác động và di chuyển Cô ấy sẽ không bao giờ biết một thế giới nơi mà trò chơi điện tử nhiều cảm xúc một cách không có gì là ngạc nhiên và có thể làm cô ấy khóc. Tôi chỉ hi vọng cô ấy thích trò chơi điện tử (Tiếng cười) Và suy nghĩ khép lại của tôi là Trò chơi, ở mặt ngoài chỉ giống như một thú vui giải trí đơn giản nhưng những ai muốn nhìn vào nó sâu hơn 1 chút đấy là mô hình mới của trò chơi điện tử mà nó có thể mở ra một giới hạn hoàn toàn mới để cho những bộ óc sáng tạo nghĩ lớn Ở đâu có thể tốt hơn để thử thách nhưng bộ óc đó hơn là ở đây, tại TED? Cám ơn các bạn Chris Anderson: David Perry. Thật tuyệt! Xin chào, tôi là Jack, và là một người chuyển giới. Tôi đoán là một vài người ở đây chắc đang suy nghĩ thế này. "Chuyến giới à? Rốt cuộc thì họ là đàn ông hay phụ nữ vậy?" "Không biết cậu ta đã phẫu thuật chưa ... Chết, mình đang nhìn vào chỗ ấy. Như thế không hay cho lắm" "Biết ngay. Làm gì có thằng nào có hông như thế" "Bạn con gái tôi cũng là chuyển giới -- Không biết nó có quen cậu ta không" "Ôi, cậu ta thật dũng cảm. Tôi hoàn toàn ủng hộ cậu ta sử dụng nhà vệ sinh nam. Ờ nhưng mà cậu ta đi vệ sinh thế nào? Cậu ta quan hệ thế nào?" Vâng, được rồi, hãy dừng những câu hỏi mang tính giả thuyết đó trước khi mọi thứ đi quá riêng tư. Ý tôi là, đừng hiểu nhầm, hôm nay, tôi tới đây là để chia sẻ kinh nghiệm là một người chuyển giới chứ không phải động lực khiến tôi thức dậy sáng nay là để kể về chuyện quan hệ của mình. Đương nhiên, đấy cũng là vấn đề của người chuyển giới? Lúc nào mọi người cũng hay thắc mắc về chuyện chúng tôi quan hệ như thế nào và dùng dụng cụ gì dưới thắt lưng. Sống là người chuyển giới khá khó khăn. Và không chỉ lúc sinh ra đã mang một giới tính khác với bản dạng giới của mình. Sống thật với giới tính ấy còn khó khăn xuất phát từ bản thân thái độ của những người xung quanh. Khi họ hết lòng ủng hộ tôi và cộng đồng chuyển giới lại khiến họ càng lo lắng khi giao tiếp với chúng tôi, liệu điều họ nghĩ hẳn đã đúng chưa và cũng ngại không bao giờ hỏi. Một điều khiến việc công khai mình là người chuyển giới rất đau đầu đó là mọi người không hiểu bản chất người chuyển giới là gì. Nếu nói mình là đồng tính nam, thì mọi người sẽ hiểu ngay, nhưng nếu là chuyển giới, có những khái niệm chưa rõ ràng khiến mọi người chưa thực sự hiểu được về bạn ngay cả khi bạn đã nói rất rõ với họ ... Và bạn phải nói rõ. Khi chọn công khai, tôi đã viết tài liệu bách khoa mười trang đính kèm một tệp nén nhạc và video và gửi từng người tôi đã chia sẻ sự thật này. (Cười) Tôi thậm chí còn để nó trong chữ ký email hàng tháng trời, bởi làm sao mà giấu mãi được. Tôi công khai với người kế toán đã giúp tôi về thuế và nhân viên TSA khi không rõ nên kiểm tra tôi với tư cách là, đàn ông hay phụ nữ. Và tôi đã công khai với tất cả những ai có mặt ở đây. Khi tôi công khai với bố, thực sự nhẹ nhõm khi ông hoàn toàn chấp nhận nhưng ngay khi tôi bắt đầu nói về chuyện chuyển đổi cơ thể, ông phát hoảng. Và ngay lúc đó tôi nhận ra lý do là vì, ông cũng giống mọi người, đều nghĩ rằng việc thay đổi thể chất chỉ có nghĩa là: phẫu thuật. Nói thế này, nếu có một ca phẫu thuật thần kỳ nào mà có thể biến tôi thành một anh chàng cao to, cơ bắp, một hình tượng hoàn hảo sau một đêm, tôi sẽ phẫu thuật ngay lập tức. Tuy nhiên, nó chả đơn giản đến thế. Có đến hàng tá cuộc phẫu thuật chuyển giới từ phẫu thuật ngực tới phần dưới tới phẫu thuật định hình khuôn mặt và cơ thể nam giới. Nhiều người chuyển giới chỉ trải qua một cuộc phẫu thuật duy nhất trong đời. Có lẽ vì cá nhân họ thấy không cần nhưng cũng có lẽ vì chi phí tốn kém, và chỉ có dùng đến bảo hiểm y tế mới đủ chi trả. Thay vào đó, bước đầu cho một người chuyển giới thay đổi ngoại hình thường là liệu pháp thay thế hooc-môn. Hooc-môn là lý do tôi có giọng trầm ấm, hàng râu nam tính và chiếc cằm cương nghị. Về cơ bản, đấy là công cuộc dậy thì lần hai ... đầy mãnh liệt. (Cười) Vì giờ đây sự thay đổi càng chậm và ổn định hơn lấn át những cách hiểu sai lệch mà mọi người vẫn tin, thì lại có một vấn đề khác vậy thì khi nào nên gọi họ bằng tên mới và nhân xưng mới. Không có điểm nút trong quá trình chuyển đổi thể chất khi mà họ hoàn toàn về với giới tính thật của mình. Ngay khi họ nói với bạn tên với và cách xưng hô mới, lúc đó bạn mới gọi như thế. Thay đổi có thể khó. Bạn có thể mắc lỗi chỗ này, chỗ kia tôi cũng từng nhầm tương tự với người khác. Nhưng tôi luôn tự nhủ là, nếu ta có thể đổi cách gọi Puff Daddy sang P. Diddy, và nếu xin lỗi chân thành khi dùng sai cách gọi giống đực cái của một con mèo -- theo tôi, chúng ta có thể làm tương tư đối với con người. Một vấn đề nữa khiến mọi người ái ngại về người chuyển giới nhất là nhà tắm công cộng. Nhà tắm -- vấn đề đáng tranh cãi gần đây nhất cho cộng đồng LGBT. Còn đây là sự thật về nhà tắm công cộng: nhiều thành viên quốc hội Mỹ bị buộc tội hiếp dâm trong nhà tắm công cộng hơn là những người chuyển giới. (Cười) Sự thật là những người chuyển giới chúng tôi lo sợ các bạn hơn là ngược lại. Điều được bàn luận nhiều trong cộng đồng chuyển giới là việc sử dụng nhà tắm nào và và vào lúc nào, để tránh sự chú ý của người khác có thế khiến xảy ra hiểu nhầm xô xát. Cá nhân tôi sử dụng nhà vệ sinh nam khi tôi bắt gặp thái độ khó chịu và hoảng sợ lúc dùng phòng cho nữ mặc dù cũng rất lo lắng khi bắt đầu đi vào phòng cho nam. Và thế là chúng tôi lựa chọn không đi vào phòng nào hết. Một khảo sát năm 2015 về người chuyển giới chỉ ra rằng có tới 8% trên tổng số bị nhiễm trùng ống tiết niệu trong năm 2014 do việc tránh đi vệ sinh nơi công cộng. Lợi ích từ nhà vệ sinh công cộng không hướng về ai hết. Tất cả chỉ nhằm mục đích đảm bảo khi người chuyển giới bị xâm hại nơi công cộng, luật pháp cũng không bênh vực ngay cả khi chúng tôi báo lên. Là người chuyển giới đồng nghĩa phải chịu nhẫn nhục mỗi ngày do sự hiểu nhầm này. Tôi thấy nó đâu có khó khăn thế. Tôi là một thanh niên da trắng, khỏe mạnh gần như là đủ hưởng mọi đặc quyền của công dân bình thường. Vói người không dị tính, chuyển giới nữ, người chuyển giới da màu, còn khó hơn rất nhiều. Với những kiến thức cơ bản về người chuyển giới tôi hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chúng tôi. Hãy nói chuyện và lắng nghe những người chuyển giới. Phát đi tiếng nói của chúng tôi. Đừng quá phán xét và hãy nói hộ chúng tôi điều này tới những người khác nữa. Để đến một ngày, khi tôi nói, "Xin chào, tôi là Jack, và là một người chuyển giới" sẽ chỉ nhận được lời đáp lại, "Rất vui được làm quen" Cảm ơn. Tôi muốn kể các bạn nghe câu chuyện về khí hậu và biến đổi, câu chuyện về con người không phải gấu Bắc cực. Đây là ngôi nhà mà chúng tôi sống vào giữa những năm 2000. Là giám đốc điều hành thời tiết hải quân và dịch vụ đại dương, tôi chuyển tới Trung tâm vũ trụ Stennis ngay trên bờ Vịnh, tôi sống ở một thị trấn nhỏ tên là Waveland, Mississippi, căn nhà giản dị, như các bạn thấy, nó chống lại được sóng thần. Giờ, nếu các bạn tự hỏi sóng cao 30 feet hay 9m xuất hiện trên phố sẽ là như thế nào, tôi sẽ cho các bạn xem. Vẫn căn nhà ấy. Đó là tôi, tự hỏi điều gì sắp tới. Nhưng khi nói mất nhà -- ví dụ như ngay sau Katrina-- thì căn nhà hoặc là phía trên các đường ray, hoặc ở đâu đó dưới Vịnh Mexico và cho tới hôm nay, thực sự, tôi mất nhà. Tôi không biết nó ở đâu. (Cười) Nó đã trôi đi đâu đấy. Tôi không muốn các bạn thương cảm, vì theo cách nào đó, chúng tôi là những người may mắn nhất bờ Vịnh. Một trong những lí do là, chúng tôi có bảo hiểm, và bảo hiểm khá là quan trọng. Nhưng liệu điều đang xảy ra ở đây có trở nên tồi tệ hơn? Tôi nghĩ là có, bỏi như các bạn đã được nghe khi mực nước biển dâng, chỉ cần những cơn bão yếu hơn cũng đủ để gây ra những hậu quả thế này. Hãy lùi lại và quan sát . Các bạn biết đấy, khí hậu thực sự phức tạp nhiều biến động, nhưng tôi quy tất cả về nước. Các bạn có thấy ba chấm xanh ở phần dưới không? Cái dễ thấy nhất, là tất cả nước trên thế giới. Hai chấm nhỏ hơn kia, là nước ngọt. Và nó chỉ ra rằng khi khí hậu biến đổi, phân bố nước thay đổi. Vậy nên, giờ ta có quá nhiều, quá ít, sai địa điểm, sai thời gian. Mặn ở nơi nên là ngọt; lỏng ở nơi nên là băng; ẩm ướt ở nơi nên khô ráo; và thực tế, phản ứng của đại dương cũng đang thay đổi. Điều đó ảnh hưởng gì đến lĩnh vực an ninh hay quân sự? Ba điều: nó làm thay đổi hoạt động môi trường của chúng ta, đe dọa các doanh trại của ta và sau đó là các thảm họa địa chiến lược, nghe khá lạ lùng nhưng tôi sẽ giải thích ngay sau đây. Nào hãy xem vài ví dụ ở đây. Chúng ta sẽ bắt đầu với một thảm họa chính trị và nhân đạo mà ai cũng biết đó là Syria. Và khí hậu là một trong những nguyên nhân trong chuỗi dài các sự kiện. Nó bắt đầu vào những năm 1970. Khi Assad kiểm soát Syria, ông ta muốn đất nước tự cung tự cấp những thứ như lúa mì và lúa mạch. Các bạn sẽ mong rằng có ai đó ở văn phòng của Assad nói: "Thưa ngài, chúng ta đang ở phía đông Địa Trung Hải, ở đây khô cằn, đó có thể không phải là ý hay." Nhưng tôi nghĩ điều đã xảy ra là: "Thưa, ngài thật đẹp trai, thông minh và quyền lực. Chúng tôi sẽ làm ngay." Và họ đã làm thế. Vậy nên vào những năm 90, tin hay không, họ đã thực sự tự cung tự cấp về thực phẩm, nhưng với một cái giá đắt. Cái giá họ phải trả là mạch nước ngầm, là bề mặt nước. Tất nhiên, có nhiều vấn đề không phải về khí hậu cũng góp phần. Đó là chiến tranh Iraq, các bạn thấy đó, những đường kẻ xanh thấp hơn kia, hơn một triệu người tị nạn đổ về các thành phố. Và cách đây khoảng một thập kỷ, tại đó có đợt sóng nhiệt lớn và hạn hán -- dấu vết ở khấp nơi chỉ ra rằng nó thực sự liên quan đến biến đổi khí hậu, khiến ba phần tư trong số một triệu nông dân khác cũng đổ xô về các thành phố trên. Tại sao? Vì họ không còn gì cả. Họ có bụi. Họ có bùn. Họ không còn gì. Và giờ, họ ở các thành phố. người Iraq ở các thành phố, Và Assad không có vẻ gì là quan tâm đến người dân, và đột nhiên, ta gặp phải một vấn đề lớn, đó là sự bất ổn định nghiêm trọng và là mầm mống của chủ nghĩa cực đoan. Và đây là lý do trong hội đồng an ninh, chúng tôi gọi biến đổi khí hậu là nguy cơ bất ổn. Nó đẩy nhanh sự bất ổn. Ở đồng bằng Anh, nó khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Giờ, hãy tới nơi khác. Chúng ta sẽ đi 2.000 km, hay 1.200 dặm, phía Bắc Oslo, chỉ cách Bắc Cực 1.000km và đây được cho là quần đảo chiến lược nhất mà các bạn từng được nghe. Đó là Svalbard. Nó nằm trên đường biển mà hạm đội Bắc Nga cần đi qua để ra vào vùng nước ấm. Đây cũng là nơi đắc địa để các bạn có thể điều khiển mỗi vệ tinh quĩ đạo đơn cực trên từng quĩ đạo. Nó là không gian mang tính chiến lược. Biến đổi khí hậu đã giảm đáng kể lượng băng ở đây, tăng thêm hoạt động của con người và biến nó trở thành một điểm sáng, và thực tế, Nghị viện NATO sẽ họp ở đây tại Svalbard tháng tới. Người Nga rất buồn vì điều đó. Nếu muốn tìm điểm sáng ở Bắc Cực, thì hãy tìm kiếm Svalbard. Giờ, trong quân đội, ta đã biết từ nhiều thập kỷ, thậm chí, hàng thế kỷ, rằng thời gian để chuẩn bị ứng phó với cho dù là một cơn lốc, cơn bão hoặc những thay đổi chiến lược, là trước khi chúng ập tới, và Admiral Nim đã đúng. Đó là thời gian để chuẩn bị. May thay, bộ trưởng quốc phòng của ta, Mattis, ông ấy hiểu rõ, và điều ông ấy hiểu là khí hậu là một thảm họa. Ông từng nói vậy trong các bài trả lời Quốc hội, phát biểu rằng: "Là bộ trưởng quốc phòng, công việc của tôi là kiểm soát các thảm họa." Không chỉ quân đội Mỹ hiểu điều này. Nhiều người bạn của ta và đồng moni trong hải quân và quân đội khác có các quan điểm rất rõ ràng về thảm họa khí hậu. Năm 2014, tôi vinh dự được phát biểu trong hội thảo nửa ngày tại Hội nghị quốc tế năng lượng biển về vấn đề này trước 70 chỉ huy hải quân. Winston Churchill được cho là đã nói, tôi không chắc ông ấy nói điều gì, nhưng ông được cho là đã nói rằng người Mỹ luôn có thể chọn đúng sau khi xét hết mọi khả năng. (Cười) Tôi muốn lập luận rằng ta vẫn đang trong quá trình xét mọi khả năng khác nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ thắng. Nhưng tôi cần các bạn giúp. Đây là lời thỉnh cầu của tôi. Tôi không yêu cầu các bạn đem bỏ rác tái chế vào thứ tư, nhưng cần tương tác với mỗi lãnh đạo doanh nghiệp, mỗi lãnh đạo công nghệ, mỗi lãnh đạo chính phủ, và hỏi họ: "Quý bà, quý ngài, đang làm gì để ổn định khí hâu?" Đơn giản thế thôi. Bời khi đủ người đủ quan tâm, các chính trị gia, hầu hết không dẫn dắt các vấn đề này sẽ được dẫn dắt để tạo ra thay đổi. Vì tôi có thể nói với các bạn, băng không quan tâm. Băng không quan tâm ai đang ở trong Nhà Trắng. Không quan tâm đảng nào kiểm soát Quốc hội. Không quan tâm đảng nào điều khiển Nghị viện. Nó chỉ tan chảy mà thôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Khi lên bốn tuổi, tôi được bố dạy múa vòng Taos Pueblo một điệu nhảy truyền thống từ hàng trăm năm trước ở Mỹ. Hàng loạt vòng được làm ra từ gỗ cây liễu, chúng được cột lại với nhau để tạo ra hình thù của thế giới tự nhiên, bộc lộ vô số vẻ đẹp của cuộc sống. Trong điệu nhảy này, bạn sẽ xoay tròn liên tục, bắt chước sự chuyển động của Mặt trời và dòng chảy thời gian. Theo dõi điệu nhảy này là điều kì diệu với tôi. Như với một vỏ bọc thời gian, tôi đã nhìn nhận thông qua một cửa sổ văn hóa từ quá khứ. Tôi thấy một sự liên kết sâu sắc hơn để biết tổ tiên tôi đã từng nhìn thế giới xung quanh họ như thế nào. Từ đó, tôi luôn bị ám ảnh với những hộp thời gian. Chúng có rất nhiều hình dáng, nhưng điểm chung là chúng đều thật lôi cuốn với con người chúng ta. Vì chúng là cánh cổng tới ký ức, và chúng có sức mạnh giữ cho các câu chuyện sống mãi. Với tư cách một nhà làm phim và soạn nhạc, đó là chuyến đi để tìm thấy tiếng nói của tôi, để tái sinh lại những câu chuyện trong di sản và quá khứ của tôi và cất giữ chúng vào phim ảnh và âm nhạc để có thể sẻ chia. Để nói với bạn cách tôi tìm ra tiếng nói của mình tôi sẽ chia sẻ về quá trình tôi trưởng thành. Ở phía Nam California, tôi trưởng thành trong một gia đình đa thế hệ, nghĩa là tôi sống chung một mái nhà với ông bà, ba mẹ và các cô bác. Mẹ tôi là người lai Hà Lan-Indo và Trung Quốc với ba mẹ là dân nhập cư, và cha tôi là Ojibwe một thành viên bộ lạc được kết nạp của Prairie Band's Potawatomi Tribe ở phía Bắc Kansas. Nên có cuối tuần tôi học cách làm há cảo, có tuần tôi nhảy điệu nhảy truyền thống ở buổi hội họp, đắm chìm vào những âm thanh hùng tráng của tiếng trống và tiếng ca. Được sống trong nhiều nền văn hóa là điều bình thường nhưng cũng là một trải nghiệm khó khăn. Thực sự khó để tôi tìm được tiếng nói của mình vì tôi luôn cảm thấy mình chưa bao giờ trọn vẹn không hẳn là người Trung, người lai Hà Lan-Indo hay người gốc Mỹ. Vì tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng nào, tôi cố học những câu chuyện về di sản của mình, và kết nối chúng lại để tìm lại chính mình. Thứ đầu tiên cho tôi tiếng nói là âm nhạc. Với những lớp âm thanh và những nhạc cụ đa dạng, tôi có thể tạo ra "phong cảnh âm thanh" và thế giới lớn hơn của chính tôi. Thông qua âm nhạc, tôi sẽ mời bạn vào một cánh cổng âm thanh của những ký ức và cảm xúc của tôi và có thể là cả chính bạn. Một trong những nhạc cụ yêu thích nhất của tôi là đàn tam thập lục, một loại đàn hạc của người Trung Quốc. Trong khi nhảy vòng có từ hàng trăm năm về trước, đàn tam thập lục có hơn 2000 năm lịch sử. Tôi chơi những loại nhạc ảnh hưởng lớn đến tôi hiện tại, như nhạc điện tử, với những nhạc cụ đã từng được dùng chơi nhạc dân gian truyền thống nhiều năm trước Và tôi nhận thấy một sự liên kết thú vị: đàn tam thập lục được lên dây đến âm giai ngũ, một thang âm phổ biến trong nhiều nền âm nhạc trên toàn thế giới, bao gồm những bài hát dân gian người Mỹ da đỏ. Cả trong dân gian Trung Quốc và Mỹ tôi cảm thấy những thanh âm này đang níu giữ quá khứ một cảm xúc dẫn dắt đến thứ âm nhạc tôi đang tạo ra. Lúc đó, tôi đã thắc mắc liệu tôi có thể làm cho cảm xúc này đắm chìm mạnh mẽ hơn nữa, bằng cách xếp chồng những lớp hình ảnh lên âm nhạc. Nên tôi đã học về phần mềm chỉnh sửa qua những hướng dẫn trên mạng, đến trường cộng đồng để tiết kiệm tiền và làm phim. Sau vài năm thử nghiệm, Tôi đã 17 tuổi và có được vài điều mà tôi muốn chia sẻ và gìn giữ. Tôi đã bắt đầu với một câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra khi một câu chuyện bị quên lãng? Tôi kể về điều đó trong bộ phim tài liệu mới nhất, "Làn khói du hành" mọi người sẽ đắm chìm vào thế giới của âm nhạc, tiếng hát, màu sắc và vũ điệu, tôi sợ rằng một phần con người và di sản bản địa của tôi, sẽ bị quên lãng theo thời gian. Nhiều ngôn ngữ bản xứ đang chết đi vì sự đồng hóa khiên cưỡng về mặt lịch sử. Từ cuối những năm 1800 đến đầu 1970, người bản xứ bị ép buộc vào những trường nội trú, nơi họ bị tra tấn nếu thực hiện những tập tục truyền thống hay nói tiếng bản địa của họ, hầu hết ngôn ngữ đều là truyền miệng. Hiện tại, có 567 bộ lạc được công nhận ở Mỹ, trong khi đã từng có nhiều hơn như thế. Theo lời cha tôi, "Người Mỹ da đỏ không có nghĩa là nuôi những bím tóc dài. Không phải là lông hay da beadwork. Mà là cách mà chúng tôi đặt bản thân mình vào trung tâm thế giới như là con người." Sau khi đồng hành với bộ phim này hơn một năm, tôi đã gặp những người bản xứ từ khắp thế giới, từ Ainu của Nhật, Sami của Scandinavia, người Maori và nhiều hơn như thế. Và tất cả họ đã đương đầu với chính xác cùng một cuộc đấu tranh, để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của họ. Vào thời khắc đó, tôi nhận ra sức mạnh của kể chuyện không chỉ là kết nối tất cả chúng ta mà còn là trách nhiệm đối với sức mạnh này. Sẽ trở nên thật tồi tệ khi những câu chuyện bị viết lại hay lờ đi vì khi chúng ta bị từ chối danh tính, chúng ta trở nên vô hình. Chúng ta đều là người kể chuyện. Cất lên những câu chuyện của chính mình và lắng nghe câu chuyện của nhau, có thể tạo nên một cánh cổng vượt qua thời gian. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đến từ một gia đình có năm anh em, tất cả đều là nhà khoa học và kĩ sư. Vài năm trước, tôi gửi cho họ email sau: Gửi các anh của em, hi vọng các anh vẫn khỏe. em viết email này để báo cho các anh biết rằng em sẽ bỏ ngang chương trình thạc sĩ kỹ sư để theo đuổi sự nghiệp nhạc sĩ toàn thời gian. Mong các anh đừng lo lắng về em. Người anh đầu tiên hồi âm. Anh ấy khích lệ với chút ngờ vực. Anh bảo: "Anh chúc mày may mắn. Mày sẽ cần nó." (Cười) Người anh thứ hai còn thiếu niềm tin hơn. Ổng nói: "Đừng làm thế! Đây sẽ là sai lầm lớn nhất của đời mày. Kiếm một công việc thật sự ấy." (Cười) Những ông anh còn lại thì rất nhiệt tình với quyết định của tôi, đến nỗi chẳng thèm hồi âm. (Cười) Tôi biết sự nghi ngại từ các anh mình vượt khỏi sự quan tâm và lo lắng cho tôi. Họ lo âu. Họ nghĩ rằng sẽ rất khó để sống như một nghệ sĩ, rằng đó sẽ là một thách thức. Và các bạn biết gì không? Họ đã đúng. Là một nghệ sĩ toàn thời gian quả là một thách thức. Nhiều người bạn của tôi cần một công việc thứ hai như một kế hoạch B để chi trả cho các hóa đơn, trừ việc đôi khi kế hoạch B lại trở thành kế hoạch A. Không chỉ bạn bè mà cả tôi cũng trải qua việc này. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ báo cáo chỉ 10% học viên tốt nghiệp trường nghệ thuật, cuối cùng, sẽ làm việc như một nghệ sĩ toàn thời gian. 90% còn lại đổi nghề, làm trong ngành tiếp thị, bán hàng, giáo dục... Nhưng điều này không mới, phải không? Chúng ta hầu như luôn trông đợi nghệ sĩ là phải sống chật vật. Tại sao ta lại nghĩ vậy? Tôi đọc một bài báo trên tờ "Huffington Post" nói rằng bốn năm trước, Liên minh châu Âu bắt đầu khởi động chương trình gây quỹ nghệ thuật lớn nhất thế giới. Creative Europe sẽ trao 2,4 tỷ đô cho hơn 300.000 nghệ sĩ. Ngược lại, ngân sách của Mỹ cho Quỹ Hỗ trợ Nghệ thuật Quốc gia (NEA), quỹ duy nhất và lớn nhất cấp vốn cho nghệ sĩ khắp cả nước, chỉ có 146 triệu đô. Để dễ hình dung hơn, ngân sách của Mỹ cho chỉ riêng các nhóm diễu hành quân sự gần như nhiều gấp hai lần toàn bộ NEA. Một hình ảnh ấn tượng khác đến từ Brendan McMahon của tờ "Huffington Post," nói rằng trong hơn một nghìn tỷ đô ngân sách chi cho quân sự và các hoạt động an ninh, chỉ cần dành 0.05% số đó cho các hoạt động nghệ thuật, ta có thể đủ chi trả cho 20 dàn nhạc giao hưởng toàn thời gian 20 triệu đô mỗi nhóm, và trả lương cho hơn 80.000 nghệ sĩ mỗi người 50.000 đô mỗi năm. Nếu đó chỉ là 0.05%, hãy tưởng tượng ta có thể làm gì với 1%. Giờ, tôi biết ta đang sống trong một xã hội tư bản chủ nghĩa, và lợi nhuận rất quan trọng. Nên hãy thử nhìn từ khía cạnh tài chính. Lĩnh vực nghệ thuật phi lợi nhuận của Mỹ tạo ra hơn 166 tỷ đô la trong hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm cho 5,7 triệu người và đem về 12,6 tỷ đô thuế thu nhập. Nhưng đó chỉ là khía cạnh tài chính. Chúng ta đều biết rằng giá trị của nghệ thuật vượt lên trên giá trị kinh tế. Nghệ thuật đem lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nó là hồn thiêng văn hóa. Nó mang mọi người đến gần nhau, khuyến khích sáng tạo và kết nối xã hội. Nhưng nếu nghệ thuật đóng góp nhiều đến vậy cho nền kinh tế của ta, tại sao chúng ta vẫn đầu tư quá ít vào nghệ thuật và các nghệ sĩ? Tạo sao hơn 80% trường học khắp cả nước vẫn bị cắt giảm ngân sách cho các chương trình giáo dục nghệ thuật? Đâu là giá trị của nghệ thuật và nghệ sĩ mà ta vẫn chưa hiểu thấu? Tôi tin rằng hệ thống này là chưa hoàn thiện và bất công, và tôi muốn góp sức thay đổi điều đó. Tôi muốn sống trong một xã hội nơi nghệ sĩ được quý trọng hơn và nhận được nhiều hỗ trợ về văn hóa và tài chính hơn để có thể tập trung sáng tạo nghệ thuật thay vì buộc phải lái Uber hay làm thêm nghề phụ mà họ không muốn. Tuy nhiên, có nhiều nguồn thu nhập khác cho các nghệ sĩ. Có những tổ chức tư nhân, trợ cấp và những người bảo trợ sẵn sàng chi tiền, trừ việc phần lớn nghệ sĩ không biết về những cơ hội này. Một mặt, bạn có các tổ chức và những người có tiền. Mặt khác, bạn có các nghệ sĩ đang tìm nguồn tài trợ, nhưng nghệ sĩ không biết về những người có tiền, và những người có tiền không cần phải biết về các nghệ sĩ ngoài kia. Đó là lý do tôi rất phấn khích khi được chia sẻ "Grantpa," một nền tảng ứng dụng trực tuyến sử dụng công nghệ để kết nối các nghệ sĩ với trợ cấp và những cơ hội cấp vốn theo một cách đơn giản, nhanh chóng và ít đáng sợ nhất. Grantpa chỉ là một bước tiến để giải quyết một vấn đề đang tồn tại của việc cấp vốn thiếu công bằng, nhưng chúng ta cần làm việc cùng nhau trên nhiều mặt trận để đánh giá lại cách ta nhìn nhận về nghệ sĩ trong xã hội hiện nay. Có phải ta đang cho rằng nghệ thuật là một thứ xa xỉ và không cần thiết? Liệu ta có hiểu được điều gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của một nghệ sĩ, hay vẫn tin rằng nghệ sĩ, dù vất vả thế nào, vẫn hạnh phúc, đơn giản vì họ đang theo đuổi đam mê? Trong vài năm tới, tôi lên kế hoạch gửi các anh của mình email sau: "Chào các anh, mong các anh vẫn khỏe. Em email để cho các anh biết rằng em đang rất ổn như hàng trăm ngàn nghệ sĩ những người đang được quý trọng hơn về mặt văn hóa và tài chính và có đủ tài trợ để tập trung vào công việc của mình và tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật hơn. Em rất cảm kích sự ủng hộ của các anh. Em sẽ chẳng thể làm được nếu không có các anh." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một cái đầu lâu khổng lồ xé toạc nền vải da trời. Những mảng màu dầu và sơn hé lộ những chiếc răng trần trụi. Năm 2017, tác phẩm không đề này được đấu giá hơn 110 triệu đô la. Nhưng nó không phải là tác phẩm của một danh họa cổ. Những nét vẽ thiên tài này thuộc về họa sĩ da màu Jean-Michel Basquiat, 21 tuổi, sinh trưởng tại Brooklyn, một trong những họa sĩ có sức hút nhất nước Mỹ, và hiện là tác phẩm có giá cao nhất. Sinh năm 1960, cha là người Haiti và mẹ là người Puerto Rico. Suốt thời thơ ấu tại Boerum Hill, Basquiat thường vẽ vời và nghịch ngợm. Dù chưa từng qua trường lớp hội họa, cậu học hỏi khi lang thang qua các phòng trưng bày ở New York, và qua âm nhạc mà cha cậu chơi tại nhà. Cậu tìm thấy cảm hứng từ những nơi không ngờ, phác họa các phiên bản hoạt hình, truyện tranh và kinh thánh của riêng mình trên giấy phế liệu từ văn phòng của cha. Nhưng một cuốn bách khoa toàn thư ngành y lại được cho là có ảnh hưởng lớn đến phong cách của Basquiat. Khi Jean-Michael bị xe đụng, mẹ cậu đã mang đến cho cậu một quyển "Grey’s Anatomy". Quyển sách đã gieo vào cậu niềm đam mê trọn đời với giải phẫu, thể hiện qua hình ảnh đầu lâu, gân và ruột trong các tác phẩm sau này, thường đào sâu vào sức mạnh và sự mong manh của các cơ quan phụ. Năm 17 tuổi, lần đầu tiên, cậu bước vào thế giới nghệ thuật với người bạn Al Diaz của mình. Họ phun sơn các tuyên ngôn và biểu tượng khắp các khu vực trung tâm Manhattan, dưới nghệ danh bí ẩn SAMO. Sự hài hước, sâu sắc, và những tuyên ngôn nổi loạn rải rác khắp các khuôn viên hội họa ở Soho. Và sau khi tiết lộ thân phận, Basquiat dùng danh tiếng của SAMO dấn thân vào các hoạt động nghệ thuật: bán bưu thiếp, chơi nhạc avant-garde tại các câu lạc bộ, và quyết tìm kiếm người hùng của mình. Năm 21 tuổi, cậu chuyển sang vẽ toàn thời gian. Tranh vẽ của cậu mang tính ứng biến. Giống như văn học trường phái Beat sáng tác bằng cách cắt ráp các bài viết, Basquiat sử dụng các kỹ thuật tương tự để phối lại chất liệu của mình. Khi không đủ tiền mua vải vẽ, cậu dùng phần vải tìm thấy trên phố, loại bỏ khung gỗ. Cậu dùng bút sáp dầu, bút màu, sơn và bút chì và cắt giấy từ các menu, truyện tranh và sách giáo khoa, bày biện khắp sàn studio. Phơi bày mọi loại vật liệu khắp xưởng vẽ, cậu thường làm việc trên nhiều dự án cùng một lúc. Dùng giải phẫu học, để hồi tưởng các sự kiện lịch sử, và những đầu lâu được cắt ghép từ những tranh tĩnh vật cổ điển, Basquiat kết hợp hội họa hiện đại và cổ điển tạo ra một ngôn ngữ hình ảnh sáng tạo. Cậu làm việc như thể lồng mình vào tác phẩm của họa sĩ mà cậu vay mượn, tạo ra nhiều bức cắt ghép như những cuộc chuyện trò với lịch sử như thể họ đã từng ở cùng với nhau. Như "Toussaint L’Overture versus Savonarola" và "Undiscovered Genius of the Mississippi Delta" cho ta hai cái nhìn khác biệt về những trăn trở của Basquiat về lịch sử và hiện tại. Nhưng chúng lại giao hòa trong các chi tiết như hình ảnh cái đầu xuất hiện lại trong bức tranh "PPCD." Các tác phẩm này là minh chứng vững chắc cho não bộ bồn chồn và sung mãn của Basquiat. Những bức tranh hỗn loạn này nhanh chóng nhận được sự tán dương và chú ý. Dù lượng khán giả ngày một tăng, Basquiat vẫn luôn tập trung lột tả các chủ đề đầy thách thức về bản sắc và sự áp bức. Tranh tập trung vào những mảnh đời bên lề xã hội như tù nhân, đầu bếp và người gác cổng. Sự ám ảnh của cậu về cơ thể, lịch sử, và biểu tượng có thể được tìm thấy trong các tác phẩm gợi nhớ việc buôn bán nô lệ Đại Tây Dương và lịch sử châu Phi, cũng như các tác phẩm tập trung vào quan hệ chủng tộc đương đại. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, Basquiat đã tạo ra hàng ngàn bức tranh và bản vẽ, cùng với các tác phẩm điêu khắc, thơ ca và âm nhạc. Càng nổi tiếng, cậu càng hăng say sáng tác nhưng cuộc sống và sự nghiệp của cậu lại có kết thúc ngắn ngủi. Cậu chết do sốc ma túy ở tuổi 27. Các tác phẩm của Basquiat tăng giá sau khi cậu qua đời, nhưng năng lượng và sự sắc bén của nó có giá trị lớn hơn nhiều giá trị tài chính. Ngày nay, ảnh hưởng của Basquiat có mặt khắp nơi trong âm nhạc, thơ ca, thời trang và phim ảnh và luôn mang trong mình sức mạnh gây sốc, truyền cảm hứng, và phiền nhiễu đến mê người. Ống tiêm này chứa một dạng phóng xạ của glucôxơ là FDG. Bác sĩ sẽ sớm tiêm chất đó vào tay bệnh nhân, người mà cô đang xét nghiệm ung thư bằng máy chụp cắt lớp PET. Chất FDG sẽ nhanh chóng lưu thông khắp cơ thể bệnh nhân. Nếu anh ta có khối u, tế bào ung thư trong đó sẽ tiếp nhận một phần lớn chất FDG, khiến nó như một đèn hiệu cho máy chụp cắt lớp. Chất đánh dấu cho máy PET như FDG là một trong những công cụ đáng chú ý nhất trong chẩn đoán y học và vòng đời của chúng bắt đầu trong máy gia tốc hạt, chỉ một vài giờ trước. Máy gia tốc hạt đó là một máy gia tốc cộng hưởng từ và thường được đặt trong một boong-ke của bệnh viện. Nó dùng điện từ trường để gia tốc cho điện tích như proton nhanh và nhanh nữa theo một đường xoắn. Khi đạt tốc độ cực đại, những hạt proton bắn vào một điểm đích chứa vài mi-li-mét một loại nước với một dạng nặng hơn của khí oxi là oxi-18. Khi một proton va vào một trong số những phân tử oxi nặng hơn, nó đẩy một loại hạt hạ nguyên tử khác ra ngoài, hạt nơtron. Sự va chạm biến oxi-18 thành flo-18, một đồng vị phóng xạ có thể được phát hiện trên máy chụp cắt lớp PET. Chưa tới hai giờ đồng hồ, khoảng nửa số flo sẽ biến mất do phân rã phóng xạ, vậy nên cần phải nhanh chóng hoàn thành việc chụp cắt lớp. Vậy làm sao flo-18 có thể được dùng để phát hiện bệnh? Các bác sĩ phóng xạ hóa học tại bệnh viện có thể dùng một chuỗi các phản ứng hóa học để gắn flo phóng xạ vào những phân tử khác, tạo nên những chất đánh dấu phóng xạ. Chất phóng xạ phụ thuộc vào những gì bác sĩ muốn quan sát. FDG là chất quen thuộc vì tốc độ tế bào tiêu thụ glucôxơ có thể báo hiệu sự hiện diện của ung thư; vị trí của sự lây nhiễm; hay sự làm chậm hoạt động não ở chứng mất trí. FDG giờ đã sẵn sàng để quét cho bệnh nhân. Khi chất đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ đi vào cơ thể, nó đi qua hệ tuần hoàn và được tiếp nhận bởi đích đến dù đó là protein trong não, tế bào ung thư hay khác nữa. Trong vài phút, một lượng lớn chất đánh dấu đã tìm được đến đích và số còn lại đã ra khỏi hệ tuần hoàn. Giờ, bác sĩ có thể thấy mục tiêu bằng máy PET, hay chụp xạ hình cắt lớp positron, máy chụp cắt lớp. Bức xạ của chất đánh dấu tỏa ra biến điều này thành khả thi. Đồng vị dùng trong PET bị phân rã bởi bức xạ positron. Positron là những electron với điện tích dương. Khi bức xạ, một positron va chạm với một electron từ một phân tử khác quanh nó. Điều này gây ra một phản ứng hạt nhân nho nhỏ mà khối lượng của hai hạt sẽ được chuyển thành hai photon năng lượng cao, giống như tia X, bắn ra theo những hướng đối nghịch. Những photon này sẽ va vào một hàng những bộ dò phóng xạ trong thành máy chụp. Phần mềm trong máy chụp dùng những bộ dò để ước lượng vị trí xảy ra va chạm trong cơ thể và tạo ra một bản đồ 3D của sự phân bố chất đánh dấu. Máy PET có thể phát hiện di căn của ung thư trước những cách chẩn đoán hình ảnh khác. Chúng cũng cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer bằng việc cho phép bác sĩ thấy thoái hóa tinh bột, sự tăng sinh protein nhận biết mà không thể nào xác nhận được mà không qua giải phẫu. Cùng lúc, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực phát triển các chất đánh dấu mới và mở rộng khả năng ứng dụng của máy PET. Dù có cả một bài diễn thuyết về phóng xạ và phản ứng hạt nhân trong cơ thể, nhưng liệu những đợt quét này có an toàn? Mặc dù không có lượng phóng xạ ion hóa nào là hoàn toàn an toàn, lượng phóng xạ mà cơ thể tiếp nhận sau một lần chụp PET là khá thấp. Một lần chụp cắt lớp bằng với việc phơi nhiễm hai hay ba năm những nguồn phóng xạ tự nhiên như khí rađi; hay như phi công tích tụ lượng tia vũ trụ sau 20 đến 30 chuyến bay vượt Đại Tây Dương. Nhiều bệnh nhân cảm thấy những rủi ro này là chấp nhận được để đối lấy cơ hội chẩn đoán và điều trị bệnh. Vào thế kỷ thứ 13, Thành Cát Tư Hãn bắt tay thực hiện sứ mệnh chinh phục Á-Âu, nhanh chóng chế ngự và sáp nhập các nước vào Đế chế Mông Cổ. Với đội quân hùng hậu, ông gần như bất khả chiến bại. Nhưng, truyền thuyết kể rằng đã có một rào cản ngay cả Thành Cát Tư Hãn vĩ đại cũng không thể vượt qua: một bức tường băng hùng vĩ, được dân địa phương dựng ngang đèo để ngăn chặn quân đội Mông Cổ xâm chiếm lãnh thổ. Không ai biết tính xác thực của câu chuyện, nhưng rõ ràng, nó dựa trên một hiện tượng có thật: Trong nhiều thế kỷ, tại dãy Karakoram và Himalaya, con người đã tạo ra sông băng và sử dụng những khối băng tự chế này như nguồn nước uống và tưới tiêu. Nhưng trước khi nói đến hiện tượng thú vị này, cần hiểu được sự khác biệt giữa sông băng tự nhiên, và sông băng nhân tạo. Trong tự nhiên, cần có ba điều kiện để hình thành sông băng: tuyết rơi, nhiệt độ thấp và thời gian. Đầu tiên, nhiều tuyết rơi và tích tụ. Nhiệt độ thấp đảm bảo tuyết rơi chồng lên nhau và không tan qua mùa đông, xuân, hè và thu. Hàng năm, hàng thập kỷ, và hàng thế kỷ sau đó, áp lực của các lớp tuyết xếp chồng lên nhau khiến chúng biến thành băng có độ nén rất chặt. Sông băng nhân tạo lại hoàn toàn khác. Tại nơi giao nhau của ba dãy núi lớn: Himalaya, Karakoram, và Hindu Kush, nhiều nền văn hóa địa phương tin rằng sông băng có sự sống. Hơn nữa, chúng có thể có giới tính gồm cả đực và cái. Người tạo sông băng tạo ra sông băng mới bằng cách ghép hay kết hôn những mảnh băng từ những sông băng đực và cái, sau đó, phủ lên than, vỏ lúa mì, vải hoặc cành liễu để chúng có thể sinh sản. Dưới vỏ bọc bảo vệ này, những khối băng sẽ biến thành sông băng thực sự, phát triển thêm mỗi năm khi tuyết rơi. Sau đó, được sử dụng như nguồn dự trữ nước dài hạn để nông dân tưới cho cây trồng. Việc này đã lan rộng sang các nền văn hóa khác, người ta tạo ra sông băng riêng của họ, sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề về nguồn nước. Lấy vùng sa mạc núi cao Ladakh ở Bắc Ấn làm ví dụ. Nằm trong khu vực khô hạn ở Himalaya, lượng mưa trung bình năm dưới mười centimet. Biến đổi khí hậu khiến sông băng bị thu hẹp, làm gia tăng sự khan hiếm nước trong khu vực. Vì vậy, dân địa phương bắt đầu tạo sông băng của riêng mình như biện pháp chống lại tình thế bấp bênh này. Những sông băng này được chia thành hai loại: ngang và dọc. Sông băng ngang hình thành khi nông dân dẫn nước băng tan vào các kênh và đường ống, sau đó, cẩn thận dẫn vào một loạt những hố trũng bằng đất đá. Dân làng kiểm soát kĩ càng lượng nước đưa vào các hồ chứa, chờ đợi từng lớp nước đóng băng trước khi thêm vào một lượng nước khác. Đầu xuân, những hồ chứa này bắt đầu tan chảy, cung cấp nước tưới cho các cánh đồng. Dân địa phương tạo ra sông băng dọc bằng cách dùng nước băng tan từ sông băng sẵn có nằm ở khu vực cao hơn làng của họ. Nước băng tan chảy vào các kênh dẫn xuống núi, đến các cánh đồng, nước phun ra từ ống hướng lên không trung. Khi nhiệt độ giảm vào mùa đông, nước phun ra từ ống sẽ đóng băng theo hình vòng cung tạc thành khối băng cao 50 mét gọi là tháp băng, có hình dạng như kem ốc quế ngược. Hình dáng đảo ngược này giúp giảm tối đa diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mùa xuân và hè. Điều này đảm bảo các sông băng nhỏ sẽ tan chảy từ từ, và cung cấp nguồn nước ổn định cho cây trồng. Dù đã rất cũ, nhưng những phương pháp này dần trở nên thiết yếu khi biến đổi khí hậu đang tác động lên Trái đất. Thực tế, ngoài Ladakh, nhiều nơi đã tạo ra sông băng của riêng mình. Người Thụy Sĩ, dùng công nghệ hiện đại, tạo ra tháp băng đầu tiên trên dãy Alps, Thụy Sĩ. Hơn 100 dự án tạo sông băng tại các ngôi làng ở Pakistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Có lẽ ngày nào đó, ta có thể tích tụ đủ nhiều những sông băng nhỏ để xây nên cả một bức tường băng, lần này, không phải để chặn kẻ thù, mà để giúp sự sống sinh sôi tại những nơi khắc nghiệt nhất. Thế là, tôi thực sự đã dành cả đời mình nghiên cứu cuộc đời của những vị tổng thống đã khuất Thức dậy với Abraham Lincoln buổi sáng, suy nghĩ về Franklin Roosevelt khi đi ngủ. Nhưng khi suy nghĩ cái về điều học được về ý nghĩa của cuộc sống, tâm trí tôi lại mường tượng về hội nghị chuyên đề mà tôi từng dự ở Harvard của nhà tâm lý học tài năng Erik Erikson. Ông ấy dạy chúng tôi rằng người giàu sang và viên mãn nỗ lực để đạt được sự cân bằng nội tại giữa ba lĩnh vực làm việc, yêu thương và giải trí. Rằng chọn một lĩnh vực rồi bỏ mặc các phần khác là tự mở ra cho mình nỗi buồn lớn nhất khi về già. Trong khi việc cùng lúc theo đuổi cả ba là tạo nên một cuộc đời khả dĩ không chỉ tràn ngập thành tựu, mà còn là sự thanh thản. Vì tôi đang thuật lại, cho tôi trở lại cuộc đời của hai vị tổng thống đã khuất, để làm sáng tỏ về điểm này -- Abraham Lincoln và Lyndon Johnson. Phần lĩnh vực đầu tiên là công việc, Tôi nghĩ cuộc đời của Abraham Lincoln gợi ra rằng hoài bão mãnh liệt là một điều tốt. Ông ấy có tham vọng lớn. Nhưng nó không đơn thuần vì chức vụ, quyền lực, nổi tiếng, hay lưu danh -- mà nó còn là để thực hiện những lý tưởng đáng giá trong đời để ông ấy có thể góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp khi còn sống. Ngay từ khi là một cậu bé, dường như, Lincoln đã có những ước mơ lớn lao. Ông ấy bằng cách nào đó đã thoát khỏi cái trang trại lam lũ đó nơi ông được sinh ra. Không trường học nào là lâu dài với ông, không kể một vài tuần nay đây mai đó. Nhưng ông ấy đọc sách mọi khoảnh khắc ông có. Chuyện kể, lúc có bản sao cuốn Thánh Kinh hoặc "Ngụ ngôn của Aesop," ông đã vui đến không thể ngủ. Ông ấy còn không ăn. Đại thi hào Emily Dickinson từng nói, "Không chiến hạm nào như sách vốn dẫn lối ta đến các vùng đất xa xăm." Thật đúng với Lincoln. Dù rằng ông chưa hề đến châu Âu, Lại biết tới Anh quốc qua Shakespeare, ông theo văn hào ngài Byron tới Tây Ban Nha and Bồ Đào Nha. Văn học cho phép ông ấy vượt lên mọi hoàn cảnh xung quanh. Thế nhưng, lúc trẻ nhiều mất mát xảy đến với ông đến mức làm bị ông ám ảnh về cái chết. Ông mất mẹ lúc mới 9 tuổi; Vài năm sau, người chị duy nhất của ông, Sarah, trong lúc sinh; và còn mối tình đầu của ông, Ann Rutledge, vào tuổi 22. Hơn nữa, khi mẹ ông hấp hối, bà đã không gửi gắm vào ông hy vọng rằng họ sẽ còn gặp lại ở kiếp sau. Bà chỉ đơn giản dặn, "Abraham, mẹ rời xa con từ lúc này , và sẽ không bao giờ trở về." Kết quả là ông trở nên ám ảnh với ý nghĩ rằng khi chúng ta mất , đời ta cuốn đi -- cát bụi về cát bụi. Chỉ khi ông trưởng thành mới thực sự lĩnh hội chút an ủi từ một khái niệm của Hy Lạp -- tuy nó kế thừa từ các nền văn hóa khác -- rằng nếu ta làm được việc lớn lao, ta có bất tử trong ký ức của mọi người. Sự tôn kính và danh tiếng của ta tồn tại lâu hơn cuộc sống thế tục. Và cái tham vọng ấy trở mục đích của ông. nó đưa ông qua những phiền muộn mà ông gánh chịu vào những năm ông vừa qua 30 tuổi. Ba biến cố ập tới làm ông suy sụp. Ông đã hủy hôn ước với Mary Todd, không rõ ông đã sẵn sàng để cưới cô ấy, nhưng rõ thật choáng váng cho cô ấy khi ông làm vậy. Bạn tâm giao của ông, Joshua Speed, dự định rời Illinois để về Kentucky vì cha của Speed đã qua đời. Và sự nghiệp chính trị của ông tại bang lập pháp đang trên đà đi xuống. Ông quá thất vọng đến nỗi bạn bè của ông lo lắng ông sẽ tự tử. Họ đã lấy đi tất cả dao và lưỡi lam và kéo trong phòng của ông. Và người bạn thân Speed của ông đã đến bên ông và nói, "Lincoln, anh cần trấn tĩnh hoặc anh chết đấy." Ông đáp, "Tôi cũng sẽ chết sớm thôi, nhưng tôi chưa làm gì để lại cho nhân loại nhớ rằng tôi đã từng sống." Quá khích động bởi hoài bão đó, ông đã quy lại vị trí lập pháp của bang. Ông sau cùng cũng có ghế trong Quốc Hội. Sau đó hai lần tranh cử chức Thượng Nghị Sỹ, thất bại cả hai. "Ai cũng bị đời giày vò,"Hemingway nói, "nhưng một số người lại mạnh mẽ hơn trong nơi đổ nát." Thế là ông đã cả quốc gia sửng sốt với chiến thắng bất ngờ với nhiệm kỳ tổng thống so với ba đối thủ hơn ông rất nhiều về, kinh nghiệm, học vấn và danh tiếng. Và rồi khi ông thắng cuộc tổng tuyển cử, ông còn làm cả dân tộc bàng hoàng hơn bằng việc chỉ định lần lượt các đối thủ của mình vào nội các. Vào lúc ấy đó là một việc ngoại lệ, bởi vì ai cũng nghĩ, "Ông ấy như bù nhìn khi so sánh với những nhân vật này" Họ nói,"Tại sao vậy, Lincoln?" Ông đáp ,"Nhìn đi, họ là người giỏi nhất và có năng lực nhất trên đất nước này. Đất nước đang lâm nguy. Tôi cần họ." Nhưng có lẽ L. Johnson của tôi có thể làm điều này theo cách thực tế hơn: "Cho kẻ thù tiểu ra ngoài lều, hơn là vào trong." (Tiếng cười) Nhưng sớm rõ ràng rằng Abraham Lincoln nổi bật lên như người thủ lĩnh tuyệt đối của nhóm bất kham này. Với mỗi người trong số họ sớm hiểu rằng ông sở hữu hàng loạt thế mạnh cảm xúc và kỹ năng chính trị không ai bì kịp nó quan trọng hơn là bản lý lịch nghèo nàn bên ngoài của ông. Bởi vì, ông ấy sở hữu một năng lạ lùng trong việc nhấn mạnh và nghĩ về quan điểm của những người khác. Ông ấy phục hồi những tổn thương vốn có thể leo thang trở thành thù địch lâu dài. Ông ấy chia sẻ lòng tin không ràng buộc, nhận trách nhiệm thất bại của thuộc cấp, luôn nhận sai và học từ những lỗi đó. Những phẩm chất này chúng ta nên tìm ở những ứng cử viên 2008. (Tiếng vỗ tay) Ông ấy không bị kích động bởi những phàn nàn vụn vặt. Ông không phục tùng sự đố kỵ hay màng tới những lời xem thường. Và ông biểu đạt sức thuyết phục không lay chuyển bằng ngôn ngữ hàng ngày, phép ẩn dụ, các chuyện kể. Và với vẻ đẹp của ngôn ngữ -- gần như thể Shakespeare, thơ ca mà ông ấy yêu quý lúc bé đã đi sâu vào trong tâm hồn của ông ấy. Năm 1863, khi Bản Tuyên Ngôn Giải Phóng được ký, ông đưa người bạn già, Joshua Speed trở lại Nhà Trắng, và nhớ lại cuộc nói chuyện năm xưa Và ông ấy, chỉ vào bản Tuyên Ngôn, nói, "Tôi tin, bằng cách này, hy vọng cả tin nhất của tôi sẽ được thực hiện. Nhưng khi ông sắp đặt tay ký tên trên bảng Tuyên ngôn tay của ông trở nên đơ cứng và run rẩy vì nó đã bắt cả ngày bàn tay vào sáng đó. Thế là ông đặt viết xuống. Ông bảo, "Nếu linh hồn tôi có thật, thì nó ở trong đạo luật này. Nhưng nếu tôi ký với một bàn tay run rẩy, hậu thế sẽ nói rằng, 'Ông ấy đã do dự.' Nên ông đã đợi cho đến lúc có thể cầm cây viết và ký với nét chữ đậm và rõ ràng. Nhưng đến giấc mơ hoang đường nhất, Ông không ngờ danh tiếng của ông đã vươn xa đến mức nào. Tôi đã rất hồi hộp khi tìm được một cuộc phỏng vấn với nhà văn vĩ đại người Nga, Leo Tolstoy, trong tuần báo New York đầu những năm 1900s. Và trong đó, Tolstoy kể về một chuyến đi gần đây của ông đến một khu vực hẻo lánh ở Caucasus, nơi chỉ toàn những thiếu văn minh, họ chưa bao giờ rời khỏi vùng này của Nga. Biết được rằng Tolstoy ở sống giữa họ, họ đề nghị ông ấy kể cuộc đời của những vĩ nhân trong lịch sử. Nên ông bảo,"Tôi đã kể cho họ về Napoleon và Alexander Đại Đế và Frederick Đại Đế và Caesar và họ mê lắm. Nhưng ngay trước khi tôi kể xong, người tù trưởng đứng dậy bảo, 'Nhưng khoan, ông chưa kể cho chúng tôi về người vĩ đại nhất. Chúng tôi muốn nghe về ông ta, người với giọng vang như sấm, cười như bình minh, người từ một nơi gọi là Châu Mỹ, xa xôi, rằng nếu một thanh niên có đạt chân đến, anh ta sẽ thành ông lão khi đến nơi. Kể cho chúng tôi về ông ta. Về Abraham Lincoln.'" Ông ấy đã sửng sốt. Ông kể mọi điều mình có thể về Lincoln. Và ông bảo,"Điều gì làm Lincoln vĩ đại ? Không như chiến lược gia tài ba Napoleon, không là chính khách Frederick Đại Đế." Nhưng sự vĩ đại của ông ở điểm mọi sử gia sẽ đồng ý, ở sự trung trực trong tính cách của ông và tính đức hạnh của con người ông. Vậy nên sau hết cái hoài bão mạnh mẽ đó đã dẫn dắt Lincoln qua tuổi thơ u ám đã trở thành hiện thực. Nó đã cho phép ông ấy cần cù tự học, để vượt qua các chuỗi thất bại về chính trị và những ngày đen tối của chiến tranh. Câu chuyện về ông ấy sẽ được kể mãi. Về phạm vi thứ hai, không phải công việc, mà là tình yêu -- vây quanh bên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp -- thực sự cần có sự nỗ lực và sự tận tâm. Lyndon Johnson, Người tôi biết lúc cuối đời, khi tôi giúp viết hồi ký về Người, là một người đàn ông đã dành rất nhiều năm theo đuổi công việc, quyền lực và thành công cá nhân, đến mức ông không còn chút thú tiêu khiển tinh thần và cảm xúc để vượt qua mỗi ngày khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc. Mối quan hệ của tôi với ông ấy bắt đầu ở mức độ khá khác thường. Tôi được chọn như là nghiên cứu sinh ở Nhà Trắng lúc 24 tuổi. Chúng tôi đã có một khiêu vũ ở Nhà Trắng. Tổng thống Johnson đã nhảy với tôi đêm đó. Không lạ vậy đâu -- 3 trong 16 nữ thực tập sinh Nhà Trắng. Nhưng ông thực sự đã thì thầm bên tai tôi rằng ông muốn tôi làm việc trực tiếp cho ông tại Nhà Trắng. Nhưng không chỉ thế. Vì suốt những tháng tới ngày bầu chọn, giống nhiều người, tôi đã rất tích cực trong việc chống chiến tranh Việt Nam, và đã viết một bài báo chống lại Johnson, trên tờ New Republic hai ngày sau buổi dạ vũ ở Nhà Trắng. (Tiếng cười) Và chủ đề của nó là làm sao loại bỏ Johnson khỏi chính quyền. (Tiếng cười) Thế là tôi khá chắc rằng ông ấy sẽ đá tôi ra khỏi chương trình. Nhưng trái lại, bảo, "Oh, mang cô ta đến đây một năm, và nếu tôi không lấy lòng cô ấy,thì chả có ai ." Vậy là tôi làm việc tại Nhà Trắng. Rồi thường viết hồi ký cho ông ở nông trại, đến giờ tôi vẫn không hiểu sao ông lại chọn tôi để dành hàng giờ bên cạnh. Tôi thì tin rằng do tôi giỏi lắng nghe. Ông lại kể giỏi. Những chuyện giai thoại hay, đầy màu sắc. Tuy thế, có một vấn đề với chúng, sau này tôi mới biết là một nửa những câu chuyện đó không đúng. Nhưng, chúng vẫn hay (Tiếng cười) Tôi bị ông ấy hấp dẫn là do tôi thích nghe những câu chuyện của ông ấy. Nhưng tôi cũng lo lắng về việc này, vì tôi là một thiếu nữ. Và ông ấy cũng có không ít danh tiếng trong việc ong bướm. Nên tôi hay nói về những người bạn trai, mặc dù tôi chẳng có lấy một người. Mọi việc đều ổn, cho đến ngày nọ, ông bảo muốn bàn bạc. Nghe có vẻ đáng ngại khi ông và tôi đến bờ hồ, được gọi là hồ Lyndon Baines Johnson. Có rượu, phô mai, khăn trải sọc carô đỏ -- toàn những cạm bẫy lãng mạn. Và ông ấy bắt đầu, "Doris, hơn mọi người tôi đã biết ... " Và trái tim tôi trở nên chìm ngập. Và rồi ông ấy nói, "Cô nhắc tôi nhớ đến mẹ của tôi." (Tiếng cười) Thật sự khá bối rối, nhất là những điều đã diễn ra trong đầu tôi. Nhưng tôi phải nói rằng, tôi càng lớn tuổi tôi càng nhận ra đó là một đặc ân tuyệt vời khi được gần người đàn ông tiếng tăm đang ở tuổi xế chiều này. Người thắng cả ngàn cuộc tranh luận, ba bộ Luật Dân Sự to lớn, y tế, và trợ cấp giáo dục. Ấy thế, đã thua ở cuộc chiến Việt Nam. Và vì ông đã quá thất vọng, dễ tổn thương, ông đã mở lòng ra theo cách ông chưa từng cứ như tôi biết ông ở đỉnh cao quyền lực -- chia sẻ nỗi sợ,những phiền muộn và lo lắng. Và tôi muốn tin rằng cái đặc ân cháy bỏng trong tôi động lực để hiểu con người ẩn sau hình tượng của công chúng, mà tôi cố gắng đem vào từng quyển sách của mình từ đó. Nhưng tôi cũng nhận ra được bài học cái mà Erik Erikson trải qua thấm nhuần trong tất cả chúng ta về sự quan trọng của việc tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống. Vì bề ngoài, Lyndon Johnson có thể có mọi thứ để hài lòng những năm cuối cùng, về mặt ông ấy đã được bầu làm tổng thống; ông ấy có tất cả tiền bạc mà ông ấy cần bất cứ hoạt động lúc rỗi nào mà ông muốn; ông có một nông trại lớn, một căn penhouse trong thành phố, thuyền buồm, thuyền tốc độ. Ông ấy có người để đáp ứng mọi nhu cầu, và ông có một gia đình họ yêu ông sâu đậm. Và còn nữa, nhiều năm tập trung vào công việc, thành tựu cá nhân đồng nghĩa với việc khi nghỉ hưu ông chẳng tìm được một sự khuây khỏa nào ở gia đình, giải lao, thể thao hay trong những thú tiêu khiển. Cứ như thể chổ trống trong tim ông quá lớn đến mức tình thân, không kể công việc, không thể lắp đầy. Khi tinh thần chùn đi, cơ thể ông sa sút tới khi, tôi nghĩ, ông từ từ đem cái chết lại cho mình. Vào những năm cuối, ông bảo rất buồn khi nhìn người Mỹ mong chờ một vị tổng thống mới và lãng quên ông. Ông ấy nói với một giọng rất buồn, rằng lẽ ra nên dành thời gian bên con, và lần lượt tới các cháu của chúng. Nhưng mọi việc đã quá muộn. Mặc cho tất cả quyền lực, phú quý, ông ấy đã cô độc khi ông ấy qua đời -- nỗi sợ nhất của ông ấy đã thành hiện thực. Vậy, về phạm vi thứ ba là vui chơi, điều ông chưa bao giờ học cách tận hưởng, Tôi đã học được sau nhiều năm rằng cả mặt này cũng cần sự đóng góp về thời gian và sức lực -- đủ để sở thích, thể thao,tình yêu âm nhạc, hoặc nghệ thuật, văn học, bất kỳ loại giải trí nào, có thể đem lại niềm vui, thư giãn và sự bổ sung. Ví dụ như tình yêu sâu đậm về Shakespere của Abraham Lincoln, ông ấy đã dành ra hơn một trăm đêm ở rạp hát, ngay cả những ngày tăm tối của chiến tranh. Ông ấy nói, khi đèn tắt và một vở kịch của Shakespeare bắt đầu, với vài tiếng đồng hồ quý giá ổng có thể tưởng tượng ra mình đang quay về thời Hoàng tử Hal. Nhưng một loại thư giãn quan trọng hơn, mà Lyndon Johnson chưa từng tận hưởng, đó là tình yêu cho sự hài hước, và cảm nhận các khía cạnh hài hước mà cuộc sống đem lại như là ánh đèn cánh gà cho những nỗi buồn. Ông từng nói ông cười để không khóc, rằng với ông một câu chuyện hay, còn hơn một ngụm rượu whiskey. Năng lực kể chuyện của ông được công nhận khi tuần du Illinois. Những luật sư và thẩm phán muốn du lịch từ vùng toàn án ở hạt này sang hạt khác, và khi ai biết Lincoln đang trong trấn, họ vượt hàng dặm quanh đó để nghe ông kể. Ông ấy sẽ tựa lưng với đống lửa và tiêu khiển cho đám đông hàng giờ với những câu chuyện lôi cuốn của ông ấy. Và các chuyện này trở thành một phần ký ức, để ông có thể gợi lại về chúng khi cần. Và chúng chẳng hề như các đài tượng niệm. Ví dụ, một trong các câu chuyện ông thích, về người anh hùng, Ethan Allen. Và Lincoln đã kể câu chuyện như thế này, Allen đã đến Anh sau cuộc chiến tranh. Và người Anh vẫn còn khó chịu vì thua cuộc Cách Mạng, vì vậy họ quyết định sẽ làm anh ta bẽ mặt bằng việc đặt một bức hình lớn của tướng Washington ở nhà xí, nơi mà anh ấy phải bắt gặp. Họ nghĩ rằng anh sẽ bực mình vì sự sỉ nhục George Washington bị đặc ở nhà xí. Anh bước ra mà không bực chút nào cả. Vì vậy họ hỏi, "Ồ, anh đã thấy George Washington trong đó chưa?" "Ổ, vâng" anh ấy nói, "một nơi thật phù hợp với ông ấy." "Ý anh là sao?" họ hỏi. "Chà," anh nói "không gì làm bọn Anh đi ngoài nhanh hơn tướng G. Washington được." (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Bạn cứ tưởng tượng, bạn đang ở một cuộc họp nội các căng thẳng -- ông lại có hàng trăm chuyện như thế này -- bạn sẽ phải thư giãn thôi. Vậy là việc đến rạp hát mỗi đêm, cách ông kể, cùng khiếu hài phi thường và đam mê trích dẫn Shakespeare, bài thơ, ông tìm được loại giải trí mang ông qua ngày tháng. Trong cuộc đời của tôi, tôi luôn biết ơn vì đã mê mệt bóng rỗ như là hình thức giải trí. Nó cho phép tôi, từ mùa xuân đến cuối mùa thu, có điều gì đó ngự trị trong mình thay vì công việc của tôi. Tất cả bắt đầu khi tôi sáu tuổi, và ba tôi dạy về mẹo trong việc ghi điểm khi lắng nghe trận đấu bóng chuyền -- để ông có thể đi làm ở New York cả ngày, Còn tôi ghi lại các sự kiện hôm đó cho ông chiều hôm đó của Brooklyn Dodgers. Lúc bạn chỉ sáu tuổi, ba bạn về nhà mỗi tối và lắng nghe bạn -- giờ tôi mới nhận ra, một cách chi tiết, việc đếm lượt mỗi đội trong trận đấu vào buổi chiểu hôm đó. Nhưng ông luôn làm tôi cảm thấy rằng tôi đang kể xuất xắc. Điều đó làm bạn nghĩ lịch sử thật kỳ diệu khi luôn khiến ba mình phải chú ý. Tôi cũng bị thuyết phục về khả năng đó từ những lần kể chuyện mỗi tối với ba tôi. Vì ban đầu, tôi quá phấn khởi nên thốt ra, "Đội Dodgers thắng! ", "Đội Dodgers thua!" và điều này lấy đi gần hết kịch tính suốt hai tiếng đồng hồ kể. (Tiếng cười) Nên tôi học được rằng bạn phải kể từ đầu đến cuối. Phải nói rằng, tôi mê mệt đội Brooklyn Dodgers xưa mãnh liệt đến nỗi tôi phải đề cập khi lần đầu xưng tội hai tội lỗi liên quan đến bóng chày. Tội đầu xảy ra vì người bắt bóng của Dodger, Roy Campanella, đến quê tôi Rockville Centre, Long Island, khi tôi đang chuẩn bị cho Lễ Ban Thánh đầu tiên. Tôi đã rất phấn khởi -- vì tôi được thấy anh ngoài Ebbets Field. Nhưng anh tình cờ anh ta có một bài nói ở giáo hội Tin Lành. Khi theo Công Giáo bạn nghĩ nếu bạn bước vào nhà thờ Tin Lành, bạn sẽ bị đánh chết ngay tại ngưỡng cửa. Nên tôi chạy đến ba khóc, "Sao đây ba?" Ông nói, "Đừng lo. Anh ta đến nói chuyện. Chúng ta đang ngồi. Anh ta chỉ nói chuyện. Đó không là tội lỗi." Nhưng khi rời khỏi tối hôm đó, tôi chắc rằng bằng cách nào đó tôi đã đánh đổi linh hồn vĩnh cửu của mình cho một tối với Roy Campanella. (Tiếng cười) Và không một ân xá nào mà tôi có thể mua được. Nên đã mang tội lỗi này đến buổi thú tội đầu tiên. Tôi kể liền với Cha. Ông nói, "Không sao đâu con." Nhưng rồi, không may, ông lại hỏi, "Và con gì nữa, con của ta?" Và rồi đến tội lỗi thứ hai của tôi. Tôi cố lồng giữa việc nói nhiều ở nhà thờ, đến ước hại người khác, đối xử tệ với các chị em của tôi. Và ông ấy nói, "Con đã muốn hại ai?" Và tôi phải nói rằng tôi đã ước hàng loạt cầu thủ đội Những người New York bị gãy tay, chân, mắt cá -- (Tiếng cười) -- để cho đội Brooklyn Dodgers thắng Mùa giải Thế giới đầu tiên. " Con hay ước vậy ư?" Ông hỏi và tôi nhận, mỗi đêm con cầu thế thưa cha. (Tiếng cười) Ông đáp,"Này, ta bảo. ta cũng yêu Brooklyn Dodgers, như con vậy, nhưng ta hứa họ sẽ thắng một cách công bằng và xứng đáng. Con không cần ước để điều này xảy ra." "Dạ vâng", tôi nói. Thật may, lời thú tội đầu của tôi -- là với linh mục yêu bóng chày! (Tiếng cười) Mặc dù cha tôi mất do một cơn đột quỵ vào thời lúc tôi 20, trước khi tôi kết hôn và có ba đứa con trai, tôi đã kể về ông ấy -- cũng như về bóng chày cho các con tôi. Mặc dù Dodger bỏ chúng tôi đến Los Angeles, tôi đã mất niềm tin cho đến khi tôi chuyển đến Boston và trở thành một fan cuồng của Red Socks. Giờ đây khi ngồi bên các con của mình cùng với tấm vé của chúng tôi, tôi đôi lúc nhắm mắt nhìn lên mặt trời tưởng tượng ra mình, một cô gái trẻ, với ba tôi bên cạnh, đang xem các cầu thủ của tuổi xuân tôi trên sân cỏ phía dưới: Jackie Robinson, Roy Campanella, Pee Wee Reese, và Duke Snider. Thực sự có phép màu trong khoảnh khắc ấy. Rồi tôi mở mắt và thấy các con trai của tôi tại nơi mà ba tôi từng ngồi, tôi cảm nhận một tình thương vô hình kết nối các con tôi với ông của chúng, khuôn mặt mà chúng chưa có cơ hội thấy, nhưng trái tim, tâm hồn ông thì chúng cảm được thông qua những câu chuyện tôi đã kể. Đó là lý do, sau hết, tôi luôn biết ơn tình yêu về kể chuyện, cho tôi cả cuộc đời nhìn lại quá khứ. Cho phép tôi học từ những vĩ nhân về những đấu tranh cho ý nghĩa cuộc sống. Cho phép tôi tin những người đã khuất mà chúng ta đã yêu và mất, và các nhân vật công chúng mà ta tôn trọng sử sách, như là Abraham Lincoln đã muốn tin, tiếp tục sống, mãi cho đến khi nào ta vẫn còn ước nguyện kể đi và kể lại chuyện về cuộc đời của họ. Cảm ơn đã cho tôi làm người kể hôm nay. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. Khoảng bảy năm trước, tôi thấy mình đang trốn trong nhà vệ sinh ở lễ hội, một nhà vệ sinh ở lễ hội âm nhạc, và nếu có ai đã từng đến một lễ hội âm nhạc, bạn sẽ biết vào ngày thứ ba, nó thực sự khá bẩn thỉu. Tôi đã đứng trong nhà vệ sinh vì tôi thậm chí không thể ngồi xuống, vì đã hết giấy vệ sinh, bùn có ở khắp nơi, và bốc mùi kinh khủng. Tôi đã đứng đó suy nghĩ, "Mình đang làm gì vậy? Mình còn chẳng cần đi vệ sinh." Nhưng lý do tôi đến đó là vì tôi làm tình nguyện cho một tổ chức từ thiện lớn về công lý khí hậu, và bảy năm trước, nhiều người không tin vào sự biến đổi khí hậu, người ta hoài nghi về hoạt động xã hội, và nhiệm vụ của tôi cùng các thành viên, là vận động mọi người ký vào đơn kiến nghị về công lý khí hậu và nâng cao hiểu biết cho họ về vấn đề này. Tôi vô cùng quan tâm đến biến đổi khí hậu cùng những bất bình đẳng, nên tôi đã đi và nói chuyện với nhiều người, thứ khiến tôi căng thẳng và rút cạn năng lượng trong tôi, nhưng tôi vẫn làm vì tôi quan tâm, nhưng tôi lại trốn trong nhà vệ sinh, vì tôi đã kiệt sức, và tôi không muốn các bạn trong nhóm nghi ngờ nhiệt huyết của mình, hay nghĩ rằng tôi đang lười biếng. Rồi vào cuối ca làm, chúng tôi sẽ gặp nhau và đếm số lượng đơn được ký, thường thì tôi sẽ có số đơn được ký nhiều nhất dù tôi đã phải nghỉ lấy sức trong nhà vệ sinh. Nhưng tôi luôn thấy ghen tị với các thành viên khác, vì họ luôn duy trì được năng lượng khi bắt đầu ca làm và thuyết phục mọi người kí vào đơn, hoặc thường họ có nhiều năng lượng hơn, và họ sẽ rất hào hứng đi xem các ban nhạc vào buổi tối và nhảy múa. Ngay cả khi tôi yêu thích các ban nhạc, điều tôi muốn làm nhất vẫn là quay lại lều của mình và đi ngủ, vì tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi, và tôi rất ghen tị với những người tràn đầy năng lượng để đi và tham gia bữa tiệc tại các lễ hội. Nhưng điều đó cũng khiến tôi vô cùng giận. Tôi nghĩ, "Thật bất công, tôi là người hướng nội, và dường như việc thực hiện chiến dịch là dành cho người hướng ngoại". Tôi tham gia vào các buổi diễu hành khiến tôi mệt mỏi. Đó là một lựa chọn khác. Hoặc tôi tham gia vào các chiến dịch bên ngoài các lãnh sự quán và cửa hàng. Điều duy nhất tôi nhận được là có nhiều người xung quanh, đó là một hoạt động xã hội rất ồn ào, luôn có rất nhiều người, đó là một màn diễn. Chẳng có gì dành cho người hướng nội, và tôi không chỉ thấy thật bất công, vì có 1/3 đến 1/2 dân số trên thế giới là người hướng nội, thật bất công cho họ, vì chúng tôi mệt mỏi, hoặc chúng tôi bị bỏ ngoài các hoạt động và không làm nó. và ai cũng cần trở thành một nhà hoạt động trên thế giới này. Ngoài ra, tôi không cho rằng điều đó là khôn ngoan, nhưng tôi có thể thấy rất nhiều hoạt động diễn ra không chỉ là những hoạt động hướng ngoại. Đó không chỉ là những thứ ồn ào nữa. Đó không phải là về những con người luôn trên sân khấu. Rất nhiều công việc cần thiết đến từ sau hậu trường, nó được ẩn dấu, không thể nhìn thấy. Và cuối cùng tôi đã trở thành một nhà hoạt động, bởi đó là việc duy nhất tôi có thể làm, tôi đã tham gia chiến dịch ở trường đại học, trong vòng 10 năm qua, tôi đã trở thành một người vận động chuyên nghiệp cho các hội từ thiện lớn, và giờ tôi là một người tư vấn chiến dịch sáng tạo cho các hội từ thiện khác nhau. cũng như những hoạt động khác mà tôi làm. Nhưng tôi biết rằng luôn có những hoạt động xã hội cần có. Tôi bắt đầu thử nghiệm bảy năm trước để xem các dạng hoạt động xã hội trầm hơn mà tôi đã có thể tham gia để không phải mệt mỏi khi là một nhà hoạt động xã hội. nhưng cũng nhìn vào các vấn đề, tôi quan tâm trong chiến dịch. Tôi đã rất may mắn khi làm việc cho Oxfam và các hội từ thiện lớn khác. Tôi có thể đọc rất nhiều báo cáo lớn về những điều gây ảnh hưởng tới các nhà chính trị, kinh tế và công chúng, những chiến dịch nào thực sự hiệu quả và những chiến dịch nào thì không. Tôi khá thích thú với chúng nên tôi tìm kiếm tất cả những điều đó, và tôi muốn thử nghiệm để tìm cách thu hút mọi người trong việc thay đổi xã hội theo một hướng khác, vì tôi cho rằng nếu chúng ta muốn thế giới tốt đẹp, tử tế và công bằng hơn, thì những hoạt động của chúng ta nên tốt đẹp, tử tế và công bằng. và thường thì không như vậy. Và hôm nay, tôi muốn nói tới ba lý do mà tôi nghĩ hoạt động xã hội cần người hướng nội. Tôi nghĩ còn nhiều lý do khác nhưng tôi sẽ chỉ về ba điều này. Đầu tiên là hoạt động xã hội thường rất nhanh, và đó về việc hành động, nên người hướng ngoại có phản ứng tức thì với bất công, họ phải hành động ngay lập tức, họ phải phản ứng thật nhanh-- và chúng ta cần phải phản ứng, nhưng chúng ta cần có chiến lược trong chiến dịch của mình. Nếu chúng ta chỉ hành động trong sự nóng giận, thường thì chúng ta sẽ làm hỏng việc. Tôi sử dụng nghề thủ công, như là may vá-- giống như người đàn ông sau lưng tôi, như một cách không chỉ làm chậm lại những người hướng ngoại, mà còn mang những người hướng nội hay lo âu và trầm đến hoạt động xã hội. Bằng cách thực hiện những hành động lặp đi lặp lại như nghề thủ công, bạn không thể làm nhanh mà phải chậm rãi. Những mũi khâu lặp đi lặp lại giúp bạn suy ngẫm về những vấn đề thay đổi xã hội phức tạp và to lớn và tìm ra những gì chúng ta có thể làm với tư cách là một công dân, người tiêu dùng, một phần trong đó, và tất cả những điều khác thường đó. Việc đó giúp bạn suy nghĩ cẩn trọng khi bạn đang khâu vá. và giúp bạn chú tâm hơn đến những điều thúc đẩy bạn. Bạn có phải người trợ giúp Barbie được nhắc ở trên? Bạn có muốn hòa nhập với mọi người một cách đoàn kết, hay bạn có muốn là người cứu trợ, điều mà thường không như nguyên tắc của bạn? Nhưng khi khâu vá cùng nhau, những người hướng ngoại, hướng nội và những người ở giữa số đó, mọi người có cùng mức hoạt động ở những nơi khác nhau bởi vì đó là dạng hoạt động xã hội yên tĩnh, chậm rãi nó giúp những người hướng nội được lắng nghe. ở những vùng khác mà họ thường không được lắng nghe. Điều này nghe có vẻ kì cục, nhưng khi bạn khâu vá, bạn không cần giao tiếp bằng ánh mắt với người khác. Đối với những người hướng nội dễ lo âu, điều đó có nghĩa là bạn có thể khâu vá bên cạnh ai đó hoặc một nhóm người và hỏi những câu hỏi mà bạn đang nghĩ điều mà bạn thường không có thời gian để hỏi, hay bạn quá e ngại khi hỏi họ nếu bạn nhìn vào mắt họ. Bạn có thể để người hướng nội, những người suy nghĩ lớn lao và sâu xa nói rằng: "Thật thú vị khi bạn muốn làm các dạng hoạt động xã hội hướng ngoại thường khiến mọi người xấu hổ hoặc nhanh chóng đi ra đâu đó, nhưng ai là người bạn cố hướng đến và bằng cách nào, liệu đó có phải cách tốt nhất? Bạn cũng có thể để những thảo luận này diễn ra theo cách chậm hơn, điều rất tuyệt vời cho người hướng ngoại chậm lại và suy ngẫm sâu hơn. và rất tốt cho những người hướng nội, khi họ được lắng nghe và cảm thấy được một phần của sự thay đổi theo một hướng tích cực. Một số cách chúng tôi làm là làm thiệp với chỉ về những giá trị chúng tôi tạo ra thông qua các hoạt động của mình, và chắc chắn rằng chúng tôi không chỉ phản ứng theo cách bất thường. Một điều là, đôi khi chúng tôi làm việc với các tổ chức nghệ thuật nơi mà chúng tôi gặp hơn 150 người ở bảo tàng V&A những người có thể đến hàng giờ, ngồi và khâu cùng nhau về cùng một vấn đề, sau đó đăng Twitter những gì họ nghĩ hoặc cách nó diễn ra, ví như bức ảnh này. Tôi còn luôn nghĩ rằng các hoạt động cần người hướng nội bởi chúng tôi thật sự làm tốt các hoạt động thân tình. Chúng tôi cũng giỏi trong các hoạt động chậm rãi, và chúng ta làm tốt trong các hoạt động thân tình. và nếu năm nay nói cho chúng tôi mọi thứ, khi chúng tôi thu hút những người giữ quyền lực, chúng tôi cần thu hút từ việc lắng nghe những người mà chúng tôi bất đồng, bằng cách xây những cây cầu thay vì những bức tường những bức tường hay những cuộc chiến, và bằng việc trở thành bạn bè thay vì những kẻ thù hung hãn. Và một ví dụ là tôi làm việc rất nhiều với những người hướng nội, nhưng với nhiều người, là làm quà tặng cho người giữ quyền, không phải đứng ngoài hét vào họ, mà là đưa cho họ thứ gì đó kiểu như một chiếc khăn tay nói rằng:" Đừng làm hỏng nó, hãy sử dụng quyền lực cho việc tốt. Chúng tôi biết bạn đang thực hiện một công việc khó khăn. Chúng tôi có thể giúp bạn như thế nào? " Và điều tuyệt vời đối với người hướng nội, là có thể viết thư trong khi làm những món quà này, vì vậy với chúng tôi, Marks và Spencer, chúng tôi đã cố gắng vận động họ thực thi mức lương tối thiểu. Chúng tôi đã làm những chiếc khăn tay cho mười bốn thành viên hội đồng. Chúng tôi đã viết thư cho họ, đóng gói chúng, và chúng tôi đã tới đại hội cổ đông để giao tận tay những món quà đó và có được những hoạt động thân tình nơi chúng tôi thảo luận với họ. Và điều tuyệt vời là chủ tịch đã nói với về chiến dịch của chúng tôi tuyệt vời thế nào, nó chân thành ra sao, các thành viên hội đồng, như Martha Lane Fox người có hàng trăm ngàn người theo dõi trên Twitter và có sức ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, đã đăng Twitter rằng bà ấn tượng ra sao, và trong vòng mười tháng chúng tôi có cuộc gặp gỡ với Marks và Spencer để nói: "Chúng tôi biết rất khó khăn để trở thành chủ trả lương tối thiểu, nhưng nếu bạn có thể, những người còn lại sẽ nhìn vào đó, và thật không đúng nếu những công nhân chăm chỉ làm việc cả ngày mà vẫn không thể chi trả cho những hóa đơn của họ. Chúng tôi yêu Marks và Spencer. Làm cách nào mà bạn trở thành hình mẫu mà bạn vẫn mong muốn trở thành?" Đó là một dạng hoạt động thân tình. Chúng tôi có rất nhiều cuộc gặp gỡ với họ. Chúng tôi đã gửi thiệp Giáng sinh và Valentine để nói rằng, "Chúng tôi thật sự mong muốn bạn tiến hành mức lương tối thiểu, và trong vòng mười tháng, họ đã thông báo với truyền thông rằng họ sẽ trả mức lương tối thiểu độc lập, (Vỗ tay) Cảm ơn Và giờ chúng tôi đang cố gắng làm việc với họ để được công nhận, điều này vô cùng quan trọng, và chúng tôi đã quay lại đại hội cổ đông tháng sáu này chúng tôi đã có những thảo luận tuyệt vời với từng thành viên hội đồng, họ nói với chúng tôi họ rất thích những chiếc khăn tay và nó đã tác động đến họ ra sao, tới những gì họ đang làm, và họ nói với rằng nếu chúng tôi đứng ngoài để la hét vào họ và bất lịch thiệp trong cuộc phản đối, họ có thể đã không lắng nghe, không bận tâm tổ chức đối thoại với chúng tôi. Và tôi nghĩ những người hướng nội thật sự làm tốt các hoạt động thân tình vì chúng tôi thích lắng nghe, trò chuyện với từng người, không thích nói chuyện phiếm, chúng tôi thích thảo luận những vấn đề nghiêm túc và ý nghĩa, không có xung đột, vì vậy chúng tôi tránh nó hết sức có thể, điều này rất quan trọng khi chúng tôi cố gắng thu hút những người cầm quyền, không phải xung đột với họ mọi lúc. Lý do thứ ba tôi nghĩ là những nhà hoạt động đang bỏ lỡ nếu họ không thu hút những người hướng nội đó là như tôi đã nói, họ có thể là một nửa dân số thế giới, và phần lớn chúng tôi sẽ không nói rằng chúng tôi là người hướng nội, hoặc chúng tôi thấy e ngại khi nói những điều ức chế chúng tôi. Như với tôi, một vài năm trước, mẹ tôi thường nhắn tin cho tôi bằng chữ in hoa, giờ bà có thể dùng biểu tượng cảm xúc và tất cả mọi thứ, bà ổn cả, nhưng khi vừa nhìn thấy tin nhắn này, tôi chợt nhăn mặt và nghĩ: "Ồ, những chữ in hoa, quá nhiều." Và tôi đã phải bỏ qua nó để đọc những dòng chữ yêu thương bà gửi. Và thật sự có chút xấu hổ, khi nói với mọi người rằng những chữ in hoa đó ức chế bạn, nhưng chúng ta thật sự cần người hướng nội giúp làm cho các hoạt động thú vị hơn điều mà thu hút họ thay vì để họ ngoài cuộc. chúng tôi bị kìm lại bởi những tấm áp phích lớn và hỗn loạn, và những chữ in hoa những ký hiệu giải thích nói chúng tôi những điều cần làm và cạnh tranh cho sự chú ý của chúng tôi. Một trong những điều tôi làm với những người tham gia trên thế giới là tạo ra những mảnh ghép nhỏ của nghệ thuật đường phố thứ mà dưới tầm mắt người xem, và truyền những thông điệp kích thích. Chúng không thuyết giáo hay nói người khác những gì phải làm. Chúng chỉ thu hút mọi người theo những cách khác nhau, và để họ tự suy ngẫm, vì chúng tôi không thích bị nói phải làm gì. Đó có thể đeo một trái tim màu xanh trên tay áo bạn nói những gì bạn yêu thích và cách biến đổi khí hậu tác động nó, chúng tôi sẽ đeo nó lên, và nếu ai đó hỏi, "Tại sao bạn đeo trái tim xanh với từ "sô cô la" trên đó? và chúng tôi có những cuộc trò chuyện thân mật với từng người và nói "Tôi yêu sô cô la. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nó, và tôi nghĩ có rất nhiều thứ khác mà biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới, tôi muốn chắc rằng mình là một phần của giải pháp, không phải của vấn đề." Sau đó chúng tôi nói lảng đi, vì chúng tôi không thích là trung tâm của sự chú ý, và nói:" Bạn thích thứ gì và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nó ra sao?" Hoặc có thể lén bỏ đồ vào cửa hàng thay vì lấy trộm đồ. nơi chúng tôi sẽ gắn những cuộn giấy nhỏ viết những câu chuyện dễ thương về câu chuyện phía sau những bộ quần áo của bạn. Đó là một câu chuyện vui vẻ về cách nó được tạo ra hoặc một câu chuyện đau buồn? và chúng tôi sẽ bỏ chúng trong những túi nhỏ trong cửa hàng, tất cả là chữ thường và viết tay, cùng với những nụ hôn và mặt cười trong những dải ruy băng, và mọi người sẽ thích thú khi phát hiện ra chúng. Chúng ta thường bỏ chúng ở những cửa hàng bất kỳ hoặc những túi trước. và đó là cách mà chúng ta có thể thực hiện những chiến dịch mà thu hút chúng tôi và không làm chúng tôi kiệt sức, nó cũng thu hút người khác theo một cách lôi cuốn cả trực tuyến và ngoại tuyến. Tôi có hai lời kêu gọi để hành động, cho những người hướng nội và hướng ngoại. Đối với những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại bạn bao gồm tất cả chúng. Với người hướng ngoại, tôi muốn nói rằng khi bạn lên kế hoạch cho một chiến dịch, hãy nghĩ đến những người hướng nội. Nghĩ đến những kỹ năng quý giá của họ, cũng như những người hướng ngoại. Chúng tôi làm tốt trong việc chậm lại và suy nghĩ sâu sắc, và những chi tiết của các vấn đề, chúng tôi làm tốt việc làm rõ chúng. Chúng tôi làm tốt hoạt động thân tình, vậy hãy sử dụng chúng tôi theo cách đó. Và chúng tôi giỏi trong việc hấp dẫn mọi người bằng việc làm những điều nhỏ khác biệt để tạo ra những cuộc trò chuyện và suy ngẫm. Những người hướng nội, lời kêu gọi hành động của tôi là, Tôi biết bạn thích làm việc độc lập, và quanh quẩn với những suy nghĩ, nhưng những hoạt động xã hội cần bạn. vì vậy đôi khi bạn hãy bước ra ngoài. Điều đó không có nghĩa bạn phải là một người hướng ngoại hay năng nổ, bởi nó không có tác dụng với bất cứ ai, nhưng điều đó nghĩa là bạn nên coi trọng những kỹ năng và những phẩm chất mà bạn có, đó là những điều hoạt động xã hội cần. Với tất cả mọi người trong căn phòng này, dù bạn là một người hướng ngoại, hướng nội hay ở giữa, thế giới này cần bạn hơn bao giờ hết, và bạn không có lý do gì không tham gia. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) S.Busari: Tổng Thống Ameenah, cảm ơn bà đã tham gia cùng chúng tôi. Thường thì các diễn giả của TED là người thành đạt, nhưng bà còn hơn thế nữa. Ameenah Gurib-Fakim: (cười) SB: Bà là tiến sĩ ngành hóa hữu cơ, từng là phó hiệu trưởng trường đại học Mauritius, một doanh nhân thành đạt, đã gặt hái vô số giải thưởng về thành tựu khoa học và là người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên đứng đầu một quốc gia châu Phi. (Tiếng vỗ tay) Và dĩ nhiên, bà cũng không xa lạ gì với sân khấu của TEDGlobal. Bà từng diễn thuyết vào năm 2014. Bà đã có tham vọng chính trị ở thời điểm đó chưa ? Từ một học giả, bà đến với chức vị Tổng Thống như thế nào? AGF: Cảm ơn, Stephanie. Lời đầu tiên, tôi muốn cảm ơn TED đã cho tôi cơ hội đến đây hôm nay. Và tôi cũng muốn cảm ơn chính phủ và tổng thống Tanzania về sự tiếp đón nồng nhiệt. Và tôi cũng xin cảm ơn những đóng góp của ông Rizvi, đại sứ của Mauritius người cũng có mặt tại đây, đã hỗ trợ chúng tôi hết mình trong suốt thời gian tại đây. Bây giờ, để trả lời câu hỏi của bạn về việc hồi đó tôi có tham vọng dấn thân vào chính trị không? Câu trả lời ngắn gọn là không. Tôi không chọn chính trị; chính trị đã chọn tôi. Và giờ tôi ở đây. (Tiếng vỗ tay) SB: Vậy, có điều gì trong cuộc sống khiến bà nghĩ rằng ngày nào đó mình sẽ làm Tổng Thống không? Đã bao giờ bà nghĩ như vậy? AGF: Chưa bao giờ. Thật ra, tôi nghĩ hành trình của mình bắt đầu ngay sau khi đến với TED. Khi về tới nhà, một phóng viên đã gọi và nói với tôi: "Bà biết không, tên bà được nhắc đến cho chức vị Tổng Thống," Tôi nói: "Cô nhầm rồi, vì tôi không có tham vọng này." Cô ấy nói: "Không, tôi nghiêm túc đấy." "Cô có thể đến và cho tôi xem tuyên bố chính thức không ? Được rồi, cô sẽ đến đúng không?" Và như thế, khi cánh phóng viên rời đi, ngày hôm sau, tôi thấy hình TED của mình cùng với tên Ameenah Gurib-Fakim, "Làm Tổng Thống?" Với một dấu chấm hỏi nhỏ - và mọi người không thấy dấu chấm hỏi ấy, họ chỉ thấy tên và hình của tôi. Và đó là một phản ứng tốt. Và như bạn đã nói, đó là một kịch bản hết sức thú vị mà ở đó, người dân muốn một người nào đó, đáng tin cậy, có sự trung lập về chính trị và đồng thời, ủng hộ người thiểu số vì Đạo Hồi là đạo thiểu số ở Mauritius, ở Mauritius, chúng tôi phân tầng gốc gác của mọi người dựa trên đức tin tôn giáo của họ Và -- tôi là một phụ nữ. Điều khiến mọi thứ càng trở nên thú vị hơn. Và thế là, chiến dịch tranh cử bắt đầu, mọi người nói: "Tại sao không?" Đây là một điều rất quan trọng cần ghi lại, vì thông thường, Tổng Thống được chọn sau cuộc bầu cử. Với chúng tôi, tên của Tổng Thống lại được để ý trước bầu cử, trong chiến dịch bầu cử. Nên khi đi bầu, mọi người đã biết lúc nào đó, người phụ nữ Đạo Hồi này sẽ làm Tổng Thống. SB: Là phụ nữ, bà có cảm thấy tầm quan trọng của việc trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên ở nước bà không? AGF: Có nhiều lí do tại sao điều đó quan trọng. Rõ ràng là, theo thông kê ít ỏi mà bạn vừa nhắc tới chỉ có hai nữ Tổng Thống trên toàn Châu Phi. Nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ đó là xuất phát điểm của mình -- tôi không có ý nói về gốc gác dân tộc, mà là một học giả và doanh nhân -- để hiện diện ở đó, là hình mẫu cho các bé gái lớn lên ở trong làng xã của tôi để nói: "Đúng, điều đó có thể." Điều đó là có thể. (Tiếng vỗ tay) Sự đa dạng cũng quan trọng, Stephanie, sự đa dạng theo nghĩa bao quát nhất. Ta thấy rằng bất cứ khi nào có sự đa dạng, sự cởi mở, các cuộc đối thoại, đó là khi xã hội hoạt động hiệu quả nhất. Khi nói về thời Vàng Son của người Ả Rập, ta không thể không nghĩ đến lbn Sina, al-Haytham, Averroes, Maimonides. Đây là thời kỳ mà văn hóa, tôn giáo -- đối thoại với nhau. Chúng tồn tại hài hoà cùng nhau. Và đây là thời kì ta làm việc cực kì hiệu quả. Tôi muốn nói là: hãy gỡ bỏ rào cản. SB: Chắc chắn rồi. (Tiếng vỗ tay) AGF: Là ảo hay là gì đi nữa. SB: Hãy nói về một khía cạnh xung đột khác mà bà xử lí một cách khá thú vị. Là một phữ nữ có đức tin và cũng là một nhà khoa học, bà biết đấy, đức tin và khoa học dường như không tương thích không phải khi nào cũng vậy, nhưng tôi muốn biết bà đã dàn xếp chúng như thế nào, để cùng tồn tại trong cuộc sống cá nhân. AGF: Chúng không loại trừ lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng, là một nhà khoa học, bạn có xu hướng nhìn vào sự hoàn hảo của cơ thể con người, cách cơ thể hoạt động. Khi nhìn vào tổng thế tự nhiên, tôi vẫn kinh ngạc trước sự hoàn hảo mà toàn bộ hệ sinh thái hoạt động cùng nhau. Tuy nhiên, với người trọng truyền thống, người có đức tin, họ sẽ nói với bạn rằng: "Đúng là có sự tiến hóa" Thậm chí, cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý rằng tiến hóa tồn tại. Nhưng câu hỏi là: Cái gì xuất hiện đầu tiên? Cái gì có trước? Khi nói về các bước khác nhau của tiến hóa, chúng ta sẽ luôn đặt câu hỏi là, phải có thứ gì đó trước. Vì thế, tôi cho rằng, đúng, có một sức mạnh thần thánh dẫn đường cho quá trình này, và những việc như thế không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Dù bạn gọi nó là tôn giáo hay sức mạnh thần thánh bằng bất cứ tên nào -- Brahma, Allah, Ba Ngôi Thánh thần -- bất cứ tên gì -- tôi vẫn nghĩ rằng hai điều này không loại trừ nhau. Chúng có thể cùng tồn tại với nhau. SB: Hãy chuyển sang một trong những đam mê của bà -- khoa học. Bà đã chia sẻ rộng rãi về điều này. Rằng bà đam mê khoa học. Tôi đọc được rằng khi còn là một cô gái rất trẻ, bà tìm đến một cố vấn hướng nghiệp, và nói rằng bà muốn trở thành nhà hóa học, và được trả lời: "Không, nó dành cho các chàng trai. Các chàng trai mới làm khoa học." Điều đó có làm bà quyết tâm hơn để theo đuổi khoa học và thành công ở lĩnh vực này? Bà muốn nói gì về điều này? AGF: Để bắt đầu, phải nói rằng, trước khi gặp cố vấn hướng nghiệp, tôi có những giáo viên tuyệt vời, những người truyền cảm hứng. Đây là điều mà một lần nữa tôi muốn thu hút sự quan tâm, tới hệ thống giáo dục. Chúng ta phải tránh xa việc học vẹt. Phải đảm bảo rằng chúng ta thúc đẩy sự hiếu kỳ ở trẻ, và chúng cần sự hiếu kỳ. Nếu muốn trẻ đi đường dài để trở thành những nhà khoa học giỏi, chúng cần phải hiếu kỳ hơn nữa với mọi thứ chúng làm. Chính xác là, mỗi lần đến gặp người hướng nghiệp, ông ấy nhìn tôi và nói: "Cô gái, cháu muốn làm gì?" "Cháu muốn học Hóa học." "Cháu không nên học Hóa, vì nó dành cho con trai. Còn nữa, khi cháu trở về, sẽ không có việc cho cháu đâu." Thế là tôi về nhà, nơi tôi có một hoạt náo viên giỏi, chính là ba tôi. Ông nói: "Con muốn làm gì?" và hỏi: "Ông ấy đã nói gì?" "Ông ấy nói..." Rồi ba hỏi: "Con sẽ làm gì?" Tôi trả lời: "Con sẽ học Hóa học" Và thế là tôi làm. Tôi sẽ nói một điều thế này: Hãy nghe theo trái tim mình. Và trái tim tôi thuộc về hóa học. Tôi đã theo đuổi niềm đam mê của mình, và tôi đã từng nghĩ mình phát hiện ra chân lý này rằng nếu bạn đam mê điều bạn làm, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời, cho đến khi tôi nhận ra Khổng Tử đã nói vậy. (Tiếng cười) SB: Vậy ở cương vị này, bà có cảm thấy mình có trách nhiệm, khuyến khích các bé gái, đặc biệt là trên châu lục này, học các ngành khoa học tự nhiên? Đó có phải là vấn đề bà tích cực hoạt động không? AGF: Bạn biết đấy, hơn hai ngày nay, Stephanie ta đã nghe rất nhiều cuộc đối thoại về những mục tiêu phát triển bền vững. Ta đã thấy, ví như, Châu Phi phải có nguồn lương thực đảm bảo. Châu Phi phải có nguồn năng lượng đảm bảo Châu Phi phải có nguồn nước đảm bảo Nếu muốn đạt được mức phát triển đó, Mục tiêu 2030 không còn xa -- nếu muốn thành công, ta cần phải có lớp trẻ có học thức ở Châu Phi. Như một câu nói rất cũ: bạn không thể làm được, bạn không thể thắng một trận bóng, khi để 52% cầu thủ ngoài sân. Đó là điều không thể. (Tiếng vỗ tay) SB: Đúng thế. AGF: Chúng ta cần phụ nữ có học thức, chúng ta cần trực giác của phụ nữ và giúp họ đạt được điều đó. Và đây là khía cạnh còn nhiều điều phải làm để truyền cảm hứng cho họ từ tuổi nhỏ, để nói với cô gái đó rằng cô có thể làm bất cứ điều gì. Và nếu thông điệp đó đến từ cha, hay anh trai cô, nó thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta cần nói với cô rằng mọi thứ đều có thể, cô có thể làm được. Chúng ta cần xây dựng sự tự tin cho các cô gái từ rất sớm, nhưng quan trọng hơn, ta cũng cần để tâm tới sách vở, vì đã có quá nhiều rập khuôn. Năm ngoái, tôi đã sốc khi đến một cuộc tranh luận vào Ngày Phụ Nữ. Họ có một cuộc khảo sát, hỏi rằng: chúng ta có bao nhiêu nhà phát minh nữ, bao nhiêu nhà khoa học nữ. Và bạn sẽ sốc khi rất ít trong số họ biết rằng Ada Lovelace khơi nguồn cho khoa học máy tính, rằng Marie Curie là một tượng đài với hai giải Nobel. Nên thực sự còn rất nhiều việc phải làm -- để xoá bỏ sự thiên vị giới tính từ độ tuổi rất nhỏ; để xây dựng sự tự tin cho các cô gái; để nói rằng họ có thể làm tốt, thậm chí còn tốt hơn anh trai họ. SB: Vâng. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn bà. Hãy nói tiếp đến lĩnh vực mà bà tham gia rất tích cực, đó là vấn đề đa dạng sinh học. Bà đã nhấn mạnh đây là lĩnh vực Châu Phi phải tận dụng. Chúng ta có vô số ứng dụng chữa bệnh bằng thảo mộc và thực vật có thể phát triển thành ngành công nghiệp dược phẩm lớn. Bà có thể chia sẻ về việc sử dụng chuyên môn của mình để khai thác sự tăng trưởng trong lĩnh vực này? AGF: Cảm ơn. Hôm qua, tôi có nghe một buổi diễn thuyết; về sự cần thiết của việc biến Châu Phi thành nền kinh tế tri thức. Châu Phi là một châu lục giàu truyền thống. Vùng Hạ-Sahara phía Nam Châu Phi, có hơn 5000 loài cây thuốc, chưa được khai thác. Và, trên thực tế, tại buổi diễn thuyết năm 2014, tôi đã nói một câu thế này: "Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống trên trái đất." Và nếu không chăm sóc sự đa dạng sinh học này, không bảo vệ nó, không thực sự khai thác đúng cách, chúng ta sẽ đe dọa sự sống của chính mình trên hành tinh này. Khi nói về sự đóng góp của các nước Phương Bắc vào Green Fund (Quỹ Xanh) cho việc bảo vệ hành tinh chúng ta, đó không phải làm từ thiện. Đó là để đảm bảo sự sống của tất cả chúng ta trên hành tinh này. Đó là điều ta cần xử lí. Quay trở lại, khi bạn nói về để sự đa dạng sinh học ở Châu Phi phục vụ chúng ta bạn sẽ sốc khi biết trong số 1.100 loại thuốc bán chạy trên thị trường, chỉ có 83 loại làm từ các loại cây ở Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Chúng ta phải chịu trách nhiệm; người Châu Phi chúng ta. Chúng ta không coi trọng kiến thức truyền thống của mình. Chúng ta không cho chúng vị trí ngang bằng với các loại thuốc hiện đại. Hãy xem những gì Trung Quốc đã làm. Trung Quốc đã đánh giá giá trị thuốc truyền thống ngang bằng các loại thuốc hiện đại từ năm 2016. Chính phủ và người dân của chúng ta, đã không thu thập, và nghiêm túc xem xét nguồn kiến thức này Nếu muốn Châu Phi trở thành châu lục tri thức, ta phải nghiêm túc xử lí vấn đề này, chúng ta cần bắt đầu thu thập, và giải mã kiến thức này, không may là, ta đang phải chạy đua với thời gian vì những truyền thống Châu Phi thường được truyền miệng. Nên hãy cùng nhau hành động và hiện thực hoá điều đó. SB: Vậy đây là vấn đề cấp bách. Đúng thế (Tiếng vỗ tay) SB: Vậy bà đã làm gì để thu thập những kiến thức này? -- AGF: Tôi đã làm rồi. Khi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu, một trong những điều đầu tiên tôi làm là thu thập những loại cây này. Và tôi sẽ nói điều này -- điều tôi làm đã không được coi trọng, vì tôi làm hoá học hữu cơ nhân tạo, việc nói chuyện với các cụ già, thu thập công thức của họ. bạn không thể nghiêm túc -- mang cỏ dại về phòng thí nghiệm, và nói: "Ta sẽ nghiên cứu chúng." Liệu bạn có tìm thấy kết quả? Nên đó thực sự là một cuộc chạy đua chống lại định kiến để chỉ ra cho mọi người -- để họp họ lại mà nói: "Nhìn xem, điều này rất quan trọng". Tôi mừng vì mình đã làm, vì đến thời điểm đó, bạn đã dạn dày rồi, đặc biệt khi bạn là phụ nữ ở phòng thí nghiệm làm điều khác biệt. Bạn trở nên đáng ngờ. Tôi đã thu thập; Tôi rất hạnh phúc vì đã làm vậy. Và giờ, gần 20 năm kể từ ngày thu thập, nó đã trở thành tiền đề, được lưu giữ đầy đủ tại WIPO, và trở thành những thông tin mà, sau đó, công ty của tôi đã bắt đầu nghiên cứu chúng. SB: Quan sát bà trong phòng trang điểm selfie với chuyên gia trang điểm, và khá dễ gần, tôi nhận ra bà không phải là lãnh đạo Châu Phi thường thấy, những vị đàn ông to cao. Bà dường như rất --- AGF: Bạn giáng chức tôi. Bạn gọi tôi là đàn ông. (Tiếng cười) SB: Ý tôi là -- (Tiếng vỗ tay) Phong cách của bà rất dễ gần và khá khiêm tốn. Vậy điều này -- Ý tôi là, người ta thường hỏi lãnh đạo nữ liệu giới tính của họ có ảnh hưởng đến phong cách quản lý, hay phong cách lãnh đạo. Điều này có đúng với bà không? AGF: Tôi chưa từng nghiêm khắc với bản thân. SB: Ok. Thế là tốt. (Tiếng cười) AGF: Tôi vẫn nghĩ thế. Và tôi không nghĩ bạn nên nghiêm khắc với bản thân. Bạn cần tin vào điều bạn có thể làm, tin vào bản thân và đặt ra nhiều mục tiêu rồi vươn tới. Mục tiêu tôi đặt ra cho mình là, OK, tôi đang sống cuộc sống thứ ba -- vì tôi đã là một học giả, một doanh nhân, và giờ tôi đang ở đây. Tôi hi vọng có cuộc sống thứ tư. Sống những cuộc sống đó để giúp ích cho châu lục này. Và đây là lí do tại sao tôi ủng hộ rất nhiều sáng kiến giúp giới trẻ Châu Phi trở nên am hiểu công nghệ, am hiểu khoa học, vì như tôi đã nói, chỉ khi nào họ hiểu biết về khoa học, về những thứ xung quanh, như truyền thông, công nghệ, gì đi nữa, tất cả đều đòi hỏi một nền tảng tốt về khoa học, công nghệ, và sáng tạo. Tôi nghĩ chúng ta sẽ ở đây, 10 hay 20 năm nữa, có một cuộc đối thoại tương tự. SB: Hãy nói nhanh về thách thức về mặt lãnh đạo và quản trị nhà nước. Khó có thể bỏ qua vấn đề tham nhũng trên châu lục này của một số nhà lãnh đạo. Bà đối mặt với vấn đề này như thế nào trên cương vị của mình? Bà có thể chia sẻ một số kinh nghiệm xung quanh vấn đề này? AGF: Chúng ta có nạn tham nhũng Nhưng nó tồn tại không chỉ ở Châu Phi. Khi có người đút lót, sẽ có người nhận đút lót. Đúng không? Đó là một quá trình hai chiều. Chúng tôi tập trung vào đất nước mình, chúng tôi làm việc chăm chỉ để làm điều gì đó về nạn tham nhũng nhưng bạn biết đấy, Châu Phi cũng có người giỏi. Tại sao luôn tập trung vào mặt tiêu cực? Tôi muốn nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Nelson Mandela. Rằng, di sản ông ấy để lại vẫn còn hiện hữu. Chúng ta có những người -- ở Tanzania, từng có Julius Nyerere, chúng ta có Nkrumah, chúng ta có Kenyatta, chúng ta có những người làm nên lịch sử Châu Phi. Tôi nghĩ ta nên lấy họ làm gương và suy ngẫm. Trên thực tế, Julius Nyerere đã cổ vũ nhiệt tình cho khoa học khi nói rằng: "Khoa học sẽ khiến sa mạc nở hoa." Họ là một trong những nhà sáng lập ra châu lục này; chúng ta cần học tập từ họ và tiến lên phía trước. (Tiếng vỗ tay) SB: Cảm ơn rất nhiều, Tổng Thống Fakim. AGF: Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Dù nhận ra hay không, là một người lướt sóng, bạn là bậc thầy của những định luật vật lý phức tạp, bắt đầu ngay khi bạn và ván chạm mặt nước. Nhờ kích thước và trọng lượng nhẹ, ván chiếm chỗ của nước. Nhờ vậy, xuất hiện một lực đẩy bằng trọng lượng phần nước bị chiếm chỗ chống lại trọng lượng của bạn và ván. Cho phép bạn nổi trên mặt nước khi chèo ra đón sóng. Và chính xác thì, bạn chờ đợi điều gì? Dĩ nhiên là một con sóng hoàn hảo. Như các loại sóng khác trong vật lý, sóng biển là sự truyền năng lượng. Gió thổi qua đại dương làm cho các phân tử nước gần bề mặt dao động, tạo ra các gợn sóng, rồi trở thành sóng biển. Những thay đổi trên bề mặt, dưới tác động của trọng lực cố gắng trở về trạng thái phẳng ban đầu. Khi sóng xô, các phân tử nước kéo và đẩy các phân tử kế cạnh, sinh ra sóng. Chuyển động này truyền năng lượng đồng nhất với chuyển động sóng nhưng bị giới hạn nhiều hơn. Gần bờ, vùng biển nông kìm hãm chuyển động của sóng khiến nó chỉ xảy ra tại những khu vực hạn chế so với ngoài khơi và khiến năng lượng tập trung gần bề mặt. Địa hình bờ biển thoải và bằng phẳng sẽ biến đổi sóng, tạo các luống song song khi đến gần bờ. Đây là thời điểm cực kì quan trọng. Khi sóng đến gần, bạn lập tức quay ván cùng hướng với sóng và chèo theo cùng tốc độ với nó. Ván tạo thành một góc với nước, gây ra một áp suất động dưới ván, khiến bạn và ván nổi khỏi mặt nước, lướt đi trên bề mặt. Cùng lúc đó, động lượng tăng giúp bạn vững hơn, cho phép bạn đứng lên và lướt dọc theo sóng. Giờ bạn đã đón được con sóng, lướt dọc theo mặt trước của nó, song song với bờ biển. Bánh lái cho phép bạn điều chỉnh tốc độ và hướng bằng cách phân bổ lại trọng lượng của bạn. Phía trên bạn là đỉnh sóng, tại đây, các phân tử nước có gia tốc cực đại, buộc chúng chuyển động nhanh hơn hơn các phân tử phía dưới. Do đó, chúng bắn tới trước, trước khi rơi xuống dưới tác động của trọng lực. Điều này tạo nên các vòng xoắn đặc trưng, hay vòm sóng, khi nó lướt đi dọc bờ biển. Đôi khi, vòm sóng có thể bao quanh cả con sóng tạo thành một ống nước di chuyển gọi là cuộn nước. Do địa hình phức tạp dưới đáy biển và bản thân con sóng, ngoài khơi Namibia, vài cuộn nước có thời gian tồn tại kỉ lục đến 27 giây. Những người chinh phục chúng thành công nói rằng họ cảm nhận thời gian trôi qua rất khác bên trong, khiến nó trở thành trải nghiệm tuyệt nhất của một tay lướt sóng. Dĩ nhiên, các bãi biển đều khác nhau. Hẻm núi dưới nước hoặc địa hình đá tại một số nơi như Nazare, Bồ Đào Nha hay Mavericks, California điều chỉnh năng lượng sóng tập trung vào một chỗ, tạo ra những đợt sóng lớn được giới lướt sóng khắp thế giới săn đón. Và vài con sóng này có thời gian di chuyển hơn cả tuần, bắt nguồn từ những gợn sóng xa bờ hơn 10.000 km. Sóng vỗ vào California đầy nắng có thể bắt nguồn từ cơn bão ở vùng biển gần New Zealand. Vì vậy, dù bạn có thể không để tâm đến thời tiết ở Nam Thái Bình Dương, kiến tạo địa chất, hay thủy động lực học, nghệ thuật đón những con sóng hoàn hảo phụ thuộc vào những điều này và hơn thế. Và việc sóng bắt đầu từ gió, chỉ là bề nổi của dao động năng lượng liên tục, thứ từng định hình vũ trụ từ buổi ban sơ. Chúng ta bắt đầu nào. Okay, đợi một chút. (Tiếng vù vù) Được rồi. (Tiếng cười) Oh, xin lỗi. (Music)(Beatboxing) Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Ngày 3 tháng 3 năm 1913, người biểu tình nhường lối cho một phụ nữ mặc đồ trắng: khoác áo choàng tung bay và ngồi trên một con ngựa trắng, nhà hoạt động Inez Milholland trông thật nổi bật. Bà cưỡi ngựa dẫn đầu cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử cho phụ nữ - cuộc biểu tình đầu tiên đấu tranh cho vấn đề này trên quy mô toàn quốc. Sau hàng tháng trời tranh luận và lên kế hoạch chiến lược, hàng ngàn phụ nữ đã tập trung tại Thủ đô Washington D.C. Tại đây, họ kêu gọi sửa đổi Hiến pháp trao cho phụ nữ quyền bầu cử. Đến năm 1913, những nhà hoạt động nữ quyền đã vận động cho chiến dịch hàng thập kỉ. Không có quyền bầu cử, phụ nữ không có tiếng nói với những điều luật ảnh hưởng đến cuộc sống của họ hay ai khác. Họ chật vật để có được sự ủng hộ lớn hơn về bình đẳng chính trị. Họ đã không đạt được chiến thắng quan trọng nào từ năm 1896, kể từ bang Utah và Idaho đồng ý cho phụ nữ bầu cử. Nâng tổng số bang chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ lên bốn. Cho đến khi Alice Paul đem đến một tinh thần mới và sự thấu hiểu về truyền thông. Bà được truyền cảm hứng từ những phụ nữ đòi quyền bầu cử ở Anh, những người đã tuyệt thực và chịu giam từ đầu những năm 1900. Thay vì tiến hành những chiến dịch tốn kém tại từng bang, Paul nhắm vào ảnh hưởng lâu dài của Tu chính án Hiến pháp, điều sẽ bảo vệ cho quyền bầu cử của phụ nữ toàn quốc. Là thành viên của Hiệp hội Quyền bầu cử cho Phụ nữ Hoa Kì, Paul đề xuất một cuộc biểu tình lớn, thu hút sự ủng hộ và làm mới phong trào. Ban đầu, chính quyền Washington từ chối kế hoạch của bà và cố đưa cuộc tuần hành vào những con phố nhỏ. Nhưng Paul đã làm đảo lộn những quyết định đó và xác nhận cuộc biểu tình sẽ diễn ra trước ngày nhậm chức của Tổng thống Woodrow Wilson đúng một ngày. Điều đó giúp tối ưu việc báo chí đưa tin và gây được chú ý với quần chúng trong thành phố. Nhưng khi lên kế hoạch cho cuộc tuần hành, Paul chỉ tập trung kêu gọi phụ nữ da trắng, gồm cả những người phân biệt chủng tộc. Bà chủ động ngăn những nhà hoạt động người Mĩ gốc Phi và tổ chức của họ tham gia và tuyên bố những người đó chỉ được diễu hành ở phía sau. Nhưng phụ nữ da màu đã không bị quên lãng trong phong trào toàn quốc mà họ góp phần hình thành. Vào ngày biểu tình, Ida B. Wells-Barnett, một nhà báo điều tra nổi tiếng người ủng hộ bài trừ hành hình, đã từ chối đi phía cuối và diễu hành đầy tự hào dưới lá cờ của bang Illinois. Đồng sáng lập của NAACP, Mary Church Terrell, đã tham gia tuần hành cùng 22 người sáng lập Hội Nữ sinh Delta Sigma Theta, hiệp hội được thành lập bởi nữ sinh Đại học Howard. Sau tất cả, phụ nữ da màu vẫn tự khẳng định bất chấp sự thù địch sâu sắc từ phụ nữ da trắng trong phong trào và những rủi ro lớn về chính trị cũng như thể chất. Vào ngày tuần hành, những người đòi quyền bầu cử tập hợp để phô bày sức mạnh. Bộ phận sôi nổi của đoàn gồm người đòi quyền bầu cử khắp thế giới, nghệ sĩ, người biểu diễn và chủ doanh nghiệp. Xe ngựa trở thành chiến xa dát vàng; một chiếc Chuông Tự do khổng lồ; và bản đồ những nước ủng hộ phụ nữ bầu cử. Trên bậc thang của tòa Kho bạc, dàn giao hưởng tái hiện thành tựu của phụ nữ trong quá khứ. Đoàn người vẫn tuần hành bất chấp đám đông chặn đường, ném lời thóa mạ, phun nước bọt vào phụ nữ; ném xì gà và hành hung những người tham gia. Cảnh sát đã không can thiệp, cuối cùng, hơn 100 phụ nữ phải nhập viện. Sự ngược đãi này được đưa tin rộng rãi trên toàn quốc, thu hút sự quan tâm và đồng cảm của công chúng. Những tờ báo quốc gia lên tiếng chỉ trích cảnh sát, và các buổi điều trần Quốc hội điều tra phản ứng của họ ở buổi tuần hành. Sau cuộc biểu tình, tờ Nhật báo Phụ nữ tuyên bố: "Washington là nỗi hổ thẹn. Đòi quyền bầu cử đã đạt thắng lợi lớn." Theo đó, cuộc biểu tình đã tạo làn sóng ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ tiếp diễn trong nhiều năm tiếp theo. Người đòi quyền bầu cử tiếp tục tạo áp lực với đại diện của họ, tham dự mít-tinh, gửi kiến nghị lên Nhà Trắng. Inez Milholland, người phụ nữ trên con ngựa trắng, vẫn luôn tham gia các chiến dịch khắp nước Mĩ, dù gặp phải những vấn đề sức khỏe kinh niên. Bà đã không chờ được đến ngày những nỗ lực của mình đạt thành quả. Năm 1916, bà gục xuống khi đang thuyết trình về quyền bầu cử và qua đời ít lâu sau. Theo những nguồn đáng tin cậy, những lời cuối của bà là: ''Ngài Tổng thống, phụ nữ phải đợi bao lâu nữa mới được tự do?'' Dù việc biểu quyết mất vài thập kỉ để thông qua, vào năm 1920, Quốc hội đã thông qua Tu chính án thứ 19, cuối cùng, trao cho phụ nữ quyền bầu cử. Đây là một trường tiểu học ở Columbus, Ohio. Trong ngôi trường này có một học sinh tên là D. D học ở đây lúc 6 tuổi: dễ thương như một nụ hoa, với một nụ cười bừng sáng cả căn phòng. Nhưng sau vài tháng sau đó, D trở nên cục tính, và nụ cười đó dần biến mất. D có những hành động như đập bàn, lật đổ bàn ghế, hét vào mặt giáo viên, đứng lên bục cửa sổ, chạy ra vào lớp và thậm chí trốn học. Đôi khi sự giận dữ khiến cả trường phải im lặng cho đến khi D bình tĩnh lại, có thể mất cả tiếng đồng hồ. Không có ai trong trường biết cách giúp D. Tôi biết điều này vì lúc đó tôi là hiệu trưởng của trường. Tôi nhanh chóng cùng đồng nghiệp của mình hiểu ra rằng tình trạng này quả là nghiêm trọng hơn những gì chúng tôi được dạy để xử lý. Mỗi lần D phát hoảng, Tôi tự hỏi: tôi đã thiếu sót điều gì trong khoá tập huấn làm hiệu trưởng? Tôi phải làm gì với một đứa trẻ như D? Và tôi phải làm thế nào để ngăn cậu bé làm ảnh hưởng đến việc học của các học sinh khác? Nhưng sau khi thử làm tất cả mọi thứ chúng tôi biết, như là nói chuyện với D tước đi đặc quyền của cậu bé và gọi điện thoại cho phụ huynh, thì lựa chọn cuối cùng là đuổi học cậu, và tôi biết nó chả giúp gì cho cậu. Điều này không chỉ xảy ra với D. Tất cả học sinh trên thế giới đều đang vật lộn với việc học. Và mặc dù chưa có giải pháp an toàn nào, nhưng chúng tôi có một ý tưởng đơn giản: là để những đứa trẻ như D không chỉ sống sót được ở trường mà còn phát triển được, chúng tôi đã tìm ra một cách không chỉ dạy chúng cách đọc và viết mà còn giúp chúng giải quyết và kiểm soát cảm xúc của chính mình. Bằng cách đó, chúng tôi đã đưa trường mình từ một trường thuộc dạng yếu kém nhất ở bang Ohio, trở thành trường hạng F, rồi lên hạng C chỉ trong vài năm. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, phải không? Tất nhiên giáo viên nên chú ý đến niềm vui của những đứa trẻ. Nhưng trên thực tế, khi bạn ở trong một lớp có 30 học sinh và một đứa ném cái bàn vào bạn sẽ dễ dàng để đuổi học đứa trẻ đó hơn là tìm hiểu xem nó đó đang nghĩ gì. Nhưng điều chúng tôi học được từ D, và những đứa trẻ như D, là những thay đổi nhỏ làm nên những sự khác biệt lớn, và điều đó có thể thực hiện ngay bây giờ. Bạn không cần ngân sách lớn hơn hay những chiến lược vĩ đại, chỉ đơn giản suy nghĩ về những gì bạn có và bạn có nó từ đâu. Trong giáo dục, chúng ta có khuynh hướng tìm câu trả lời từ bên ngoài, trong khi lại dành ít thời gian, tiền bạc và công sức để phát triển những gì mình đã có. Đó là cách mà sự thay đổi có ý nghĩa diễn ra nhanh chóng. Đây là điều tôi đã học được từ D. Tôi đã tìm hiểu kĩ hơn tại sao cậu bé lại tức giận như thế. Hoá ra là bố cậu đã bỏ nhà đi và mẹ cậu phải làm việc quần quật để nuôi cả gia đình, khiến D không có người lớn nào để tâm sự cùng -- và cậu còn phải chăm sóc một đứa em nữa khi đi học về. Tôi đã nói rằng D chỉ mới 6 tuổi đúng không? Tôi không hề đổ lỗi cho cậu vì đã mang rắc rối từ nhà đến trường học. Nhưng chúng tôi phải tìm cách giúp D vượt qua những cảm xúc này khi dạy cậu bé kĩ năng cốt lõi về môn đọc và môn toán. Ba điều có ích cho chúng tôi nhất. Đầu tiên, chúng tôi phải tìm ra nơi cậu bé gặp khó khăn nhiều nhất. Giống như những đứa trẻ khác, đến trường là một khoảng thời gian chuyển tiếp khó khăn vì chúng phải chuyển từ môi trường tại gia ít có tổ chức đến môi trường học đường có tổ chức hơn. Nên chúng tôi đã tạo một không gian yên tĩnh cho D trong phòng nghỉ, có ghế lật, gối êm, sách, và cho phép D đến đây vào mỗi buổi sáng, tách cậu khỏi những đứa trẻ khác, cho cậu thời gian để làm quen với môi trường học tập theo mong muốn của cậu. Một khi đã hiểu hơn về D, chúng tôi nghiên cứu những chiến lược khác giúp cậu bình tĩnh. Ví dụ, D thích giúp đỡ những học sinh nhỏ tuổi hơn, nên chúng tôi đã giúp cậu trở thành một phụ tá trong nhà trẻ, cậu đến lớp mẫu giáo dạy các em nhỏ cách viết chữ. Và cậu đã thực sự giúp đỡ được một vài em mà chính giáo viên không làm được. Tin hay không, thì việc D đã giúp một vài em nhỏ bình tĩnh hơn, báo hiệu cho chúng tôi rằng sự ảnh hưởng từ bạn bè còn vượt xa hơn những gì mà người lớn có thể làm. Chúng tôi vui đùa và hát cùng với cậu. Tôi biết điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn rằng hiệu trưởng và giáo viên cùng cười đùa với trẻ nhưng bạn có thể tưởng tượng sự kinh ngạc trên gương mặt D khi hiệu trưởng nói đùa hay hát một bài hát trên đài phát thanh đều tạo ra tiếng cười, điều đó đã rút ngắn cơn giận của cậu bé và giúp chúng tôi được kết nối với thế giới riêng của cậu bé. Tôi biết một số các bạn đang nghĩ rằng, "Việc áp dụng phương pháp đặc biệt này không thực sự hiệu quả cho tất cả học sinh,'' nhưng thực sự chúng tôi đã làm được. Bởi vì một khi đã tìm ra công cụ và phương pháp hiệu quả với D, giáo viên chúng tôi đã có thể áp dụng chúng với những học sinh khác. Chúng tôi bắt đầu chủ động giải quyết các hành vi của học sinh thay vì chỉ phản ứng lại nó. Giáo viên của chúng tôi thực sự đã dành thời gian trong suốt tiết học để dạy trẻ cách nhận diện cảm xúc và cách giải quyết nó một cách đúng và lành mạnh giống như đếm từ 1 đến 10, cầm một con quay fidget spinner hoặc tản bộ một chút. Chúng tôi kết hợp những giờ nghỉ trong ngày, cho trẻ hát, tạo dáng yoga và tham gia những hoạt động thể dục thể thao. Đối với những đứa trẻ đang vật lộn với việc ngồi học trong một thời gian dài, chúng tôi đã đầu tư và sắp xếp chỗ ngồi linh hoạt, như ghế lật, xe đạp thể dục, thậm chí là máy tập elliptical, cho trẻ đạp chân phía dưới bàn học. Những sự thay đổi này đã khiến các trẻ ngồi im trong lớp giúp trẻ tập trung và học hành. Và khi trẻ bớt nghịch ngợm, thì tất cả đều trở nên ngoan hơn. Và điều kì diệu ở đây là: chúng tôi không cần mất quá nhiều tiền. Chúng tôi chỉ nghĩ khác đi về những gì chúng tôi có Ví dụ, tất cả các trường công lập đều có cách giáo dục riêng. Đó có thể là một cuốn sách, một cái bảng trắng, một chỗ ngồi linh động, một con quay fidget spinner, hay là sơn những bức tường ở trường với màu sắc dịu hơn, để giúp trẻ phát triển. Không phải là chúng tôi không đầu tư vào các công cụ giảng dạy -- thực sự là vậy -- mà đồng thời áp dụng những công cụ xã hội một cách nghiêm túc. Và kết quả đã nói lên điều đó. Bằng cách phát triển cảm xúc của trẻ một cách nghiêm túc và giúp trẻ kiềm chế cảm xúc, chúng tôi nhận thấy được sự tiến bộ rõ rệt trong điểm số môn đọc và môn toán, vượt qua sự tiến bộ mong đợi trong một năm và vượt qua nhiều trường khác cùng số lượng học sinh. Điều thứ 2 chúng tôi đã làm để giúp trẻ kiềm chế cảm xúc là sử dụng sức ảnh hưởng. Là một trường công lập không được tài trợ nhiều, chúng tôi không có đủ nhân viên hỗ trợ để giải quyết những vấn đề trẻ phải đối mặt lúc ở nhà, và chúng tôi thực sự không được đào tạo hoặc tài trợ để giải quyết những điều này. Nên chúng tôi đã liên lạc với những tổ chức địa phương cơ quan cộng đồng, và cả Trường đại học bang Ohio. Sự cộng tác của chúng tôi với Trường đại học bang đã giúp chúng tôi có được những sinh viên không chỉ học về mảng giáo dục mà còn về tâm lý học đường và công tác xã hội học đường. Những sinh viên này cùng với giáo viên của chúng tôi giúp đỡ những đứa trẻ khó khăn nhất. Và tất cả mọi người đều có lợi bởi vì giáo viên chúng tôi có thể tiếp cận với lối suy nghĩ bậc đại học tân tiến nhất và những sinh viên kia thì có được những kinh nghiệm làm việc thực tế trong lớp học. Sự cộng tác của chúng tôi với Bệnh viện Nhi Trung Ương ở địa phương đã giúp chúng tôi xây dựng phòng khám sức khoẻ trong viên trường, cung cấp điều cần thiết về thể chất lẫn tinh thần cho học sinh. Học sinh của chúng tôi cũng có lợi từ việc này. Các em đi học thường xuyên hơn, và được tư vấn suốt cả ngày ở trường. Có lẽ sự thay đổi lớn nhất không phải ở D hay những học sinh khác. Mà là ở những người lớn. Giáo viên thường làm rất tốt trong việc lên giáo án và truyền đạt kiến thức, nhưng khi gặp phải những học sinh cá biệt, thì họ cảm giác việc này hoàn toàn không thuộc phạm vi công việc. Bằng cách phát triển cảm xúc của trẻ một cách nghiêm túc, chúng tôi chuyển từ một triết lý loại trừ Nghịch quá, đi ra khỏi lớp ngay-- sang sự tin tưởng và tôn trọng. Điều này không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi cảm nhận được rằng đó là một cách thay đổi tích cực, tôi rất trân trọng những giáo viên can đảm cùng tôi làm điều đó. Trong một phần kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân của chúng tôi, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc khảo sát của tiến sĩ Bruce Perry về ảnh hưởng của những trải nghiệm thời thơ ấu khác nhau tác động lên sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Và chúng tôi học được rằng một vài trải nghiệm của học sinh, như thiếu vắng bố mẹ, sự rối rắm trong gia đình, nghèo đói và bệnh tật, đều gây nên những chấn thương cho sự phát triển của não bộ. Đúng, là chấn thương. Tôi biết đó là một từ nặng nề, nhưng nó giúp chúng ta định hình lại và hiểu rõ hơn những hành vi chúng ta thấy. Và những trải nghiệm khó khăn về gia đình đó đã tạo nên rào cản trong việc học của trẻ, và chúng ta phải tìm cách để giúp trẻ vượt qua nó. Nên giáo viên của chúng tôi đã tiếp tục rèn luyện những kế hoạch học tập lên giáo án những bài học ngắn hơn với mục tiêu đơn giản, giúp trẻ gắn kết, và tiếp tục phối hợp trong những giờ nghỉ, cho phép trẻ chạy nhảy và tập múa 2 phút trong lớp, vì chúng tôi biết sau giờ giải lao học sinh tiếp thu nhiều kiến thức hơn. Tôi thêm một bài "Cha-Cha" để tạo nên một bữa tiệc nhảy nhót ở đây. (Cười lớn) Tôi thấy giáo viên nói ''Chuyện gì xảy ra với em vậy?" thay vì "Em bị cái gì đấy?" hoặc là '' Tôi có thể giúp gì cho em?" thay vì "Đi ra khỏi lớp." Sự đầu tư này vào trẻ nhỏ đã tạo ra những sự thay đổi lớn và chúng tôi tiếp tục nhận thấy được sự tiến bộ trong điểm số của các em. Tôi rất vui để nói với các bạn rằng khi D lên lớp 4, cậu bé gặp ít rắc rối hơn. Cậu trở thành chỉ huy ở trường, và hành vi này đã lan toả tới các học sinh khác. Chúng tôi thấy và cảm nhận được sự cải thiện trong môi trường học đường, biến nó trở thành một nơi hạnh phúc và an toàn không chỉ cho trẻ mà còn cho người lớn, bất chấp những ảnh hưởng từ bên ngoài. Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn tiến hành một chương trình giáo dục khác với những học sinh trung học phổ thông, đang vật lộn với môi trường phổ thông truyền thống. Gần đây tôi có xem qua tiểu sử của một vài em. Rất nhiều người trong số các em từ 17 đến 18 tuổi, thử qua những chất kích thích, trong và ngoài độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và bị đuổi khỏi trường. Và tôi nhận thấy nhiều em có những hành vi tương tự với cậu bé D 6 tuổi. Tôi tự hỏi: nếu những đứa trẻ kia được học những cách đương đầu lành mạnh sớm hơn khi vấn đề càng nghiêm trọng, liệu bây giờ chúng có thể tồn tại ở một trường trung học bình thường không? Tôi không chắc chắn, nhưng tôi muốn nói rằng tôi tin điều đó có ích. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải quan tâm sự phát triển mặt cảm xúc và xã hội cho trẻ một cách nghiêm túc. Đây là lúc ta phải đứng lên và nói những điều mình cần làm cho con trẻ. Nếu chúng ta dạy trẻ cách đọc và viết, và chúng có thể tốt nghiệp nhưng chúng chưa biết cách kiểm soát những xúc cảm, xã hội của chúng ta sẽ như thế nào đây? Tôi thường nói với mọi người: Hãy đầu tư ngay bây giờ nếu không sau này bạn sẽ phải trả giá. Đây là lúc để đầu tư vào con trẻ. Chúng chính là những công dân tương lai, chứ không phải chỉ là số học sinh vượt qua hay trượt trong một kì thi. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay và chúc mừng) Không ai thích mắc lỗi cả. Nhưng tôi đã mắc một lỗi lớn. Và tìm ra lỗi sai của mình khiến tôi phát hiện ra một điều đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chúng ta về Trái Đất và Mặt Trăng. Tôi là nhà khoa học hành tinh, và điều tôi thích nhất là va chạm giữa các hành tinh. (Tiếng cười) Ở phòng thí nghiệm, tôi có thể dùng những khẩu súng thế này để bắn đá. (Tiếng bắn súng) (Tiếng cười) Trong các thí nghiệm, tôi có thể tạo ra các điều kiện tuyệt đối khi hình thành các hành tinh. Và với mô hình máy tính, tôi có thể ghép các hành tinh lại với nhau để chúng có kích thước lớn, tôi cũng có thể phá huỷ chúng. (Tiếng cười) Tôi muốn biết Trái Đất và Mặt Trăng được hình thành như thế nào và lý do Trái Đất khác biệt so với những hành tinh khác. Ý tưởng chủ đạo về nguồn gốc của Trái Đất và Mặt Trăng được gọi là "thuyết va chạm lớn." Trong đó, một thực thể cỡ sao Hỏa va vào Trái Đất nguyên sơ, còn Mặt Trăng được hình thành từ đĩa các mảnh vỡ xung quanh nó. Thuyết này giải thích được nhiều điều về Mặt Trăng, nhưng lại có một lỗ hổng lớn: nó cho rằng Mặt Trăng được tạo thành bởi hành tinh có kích cỡ như sao Hỏa, rằng Trái Đất và Mặt Trăng được tạo thành từ các chất liệu khác nhau. Nhưng điều đó không phải vậy. Trái Đất và Mặt Trăng giống như anh em sinh đôi. Yếu tố gen của các hành tinh được biểu thị ở các nguyên tố đồng vị. Trái Đất và Mặt Trăng có các chất đồng vị như nhau. Có nghĩa là Trái Đất và Mặt Trăng được tạo thành từ cùng một chất liệu. Thật lạ lùng khu Trái Đất và Mặt Trăng lại là anh em sinh đôi. Các hành tinh được tạo nên từ các chất liệu khác nhau, nên chúng có các chất đồng vị khác nhau, và có các yếu tố gen riêng biệt. Không một hành tinh nào khác lại có cùng cấu tạo gen, chỉ duy nhất Trái Đất và Mặt Trăng. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu về nguồn gốc của Mặt Trăng, có những nhà khoa học đã muốn phủ nhận ý tưởng về vụ va chạm lớn. Họ không nghĩ rằng giả thuyết đó có thể giải thích cho mối liên hệ đặc biệt giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Chúng tôi đều cố gắng nghĩ tới các ý tưởng mới. Vấn đề ở chỗ, không có ý tưởng nào thuyết phục hơn. Các ý tưởng khác đều có những bất cập đáng ngại hơn. Nên chúng tôi quyết định tìm hiểu thuyết vụ va chạm lớn. Một nhà khoa học trẻ tuổi gợi ý về việc thay đổi tốc độ quay của vụ va chạm lớn. Có thể việc Trái Đất quay nhanh hơn sẽ tạo ra nhiều nguyên liệu hơn và giải thích về Mặt Trăng. Vụ va chạm với thiên thạch cỡ sao Hỏa được lựa chọn bởi vì nó tạo ra Mặt Trăng và độ dài của ngày trên Trái Đất. Mọi người thực sự thích ý tưởng đó. Nhưng nếu độ dài của ngày trên Trái Đất được xác đinh nhờ yếu tố khác? Như vậy cũng có thể có rất nhiều vụ va chạm lớn đã tạo ra Mặt Trăng. Tôi tò mò về những gì có thể đã xảy ra, nên tôi đã tái tạo các vụ va chạm với tốc độ quay lớn, và tôi nhận ra rằng có thể tạo ra chiếc đĩa từ các chất liệu giống như hành tinh. Chúng tôi rất hào hứng. Có lẽ đây là lời giải thích về Mặt Trăng. Vấn đề là, chúng tôi cũng nhận ra điều đó không hoàn toàn đúng. Chiếc đĩa đa phần không giống với các hành tinh, và nếu Mặt Trăng được tạo ra theo cách này thì đây sẽ chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong thiên văn, và thật khó để mọi người chấp nhận ý tưởng rằng mối liên hệ giữa Mặt Trăng và Trái Đất chỉ là tình cờ. Lí thuyết vụ va chạm lớn vẫn còn nhiều bất cập, và chúng tôi vẫn đang giải mã điều gì đã tạo nên Mặt Trăng. Đến một ngày tôi nhận ra lỗi sai của mình. Tôi và các học sinh đang quan sát dữ liệu về các vụ va chạm lớn có tốc độ nhanh. Hôm đó, chúng tôi không thực sự đang nghĩ đến Mặt Trăng, chúng tôi đang nhìn vào hành tinh. Nó trở nên vô cùng nóng và một phần đã bị bốc hơi từ năng lượng của vụ nổ. Dữ liệu không giống với một hành tinh. Nó trông rất khác lạ. Hành tinh có kết nối một cách kì lạ với chiếc đĩa. Tôi cảm thấy cực kì phấn khích khi một lỗi sai lại trở thành một điều gì đó thú vị. Trong tính toán của tôi, Tôi đã cho rằng có một hành tinh tách biệt với chiếc đĩa quanh nó. Tính toán về những gì trong chiếc đĩa khi kiểm tra liệu một vụ va chạm có thể tạo nên Mặt Trăng. Nhưng không chỉ đơn giản như thế. Chúng tôi đã mắc lỗi khi nghĩ rằng một hành tinh sẽ luôn có hình dạng của một hành tinh. Vào ngày đó, tôi biết rằng vụ va chạm lớn đã tạo nên một điều gì đó khác biệt. Tôi đã có những khoảng khắc phát hiện ra điều mới lạ. Tất nhiên không phải là khi đó. (Tiếng cười) Tôi không thể biết điều gì đang diễn ra. Một vật thể mới tinh và xa lạ ở trước mắt tôi và tôi phải tìm ra nó là cái gì. Bạn sẽ làm gì khi đối mặt với điều không biết? Bạn sẽ bắt đầu bằng cách nào? Chúng ta chất vấn mọi thứ: Thế nào là một hành tinh? Khi nào thì nó không còn là một hành tinh nữa? Chúng ta dạo chơi với những ý tưởng mới. Ta phải thoát khỏi suy nghĩ truyền thống. với việc dạo chơi, tôi có thể không màng đến tất cả dữ liệu, bỏ mặc quy định của thế giới thực, và để tâm trí được tự do khám phá. Với một khoảng trống trong não bộ nơi tôi có thể thử nghiệm những ý tưởng gàn dở và mang chúng trở lại thế giới thực để kiểm tra, tôi có thể học hỏi. Và bằng việc dạo chơi, chúng ta có thể học hỏi nhiều điều. Tôi kết hợp các thí nghiệm với các mô hình máy tính Và nhận ra sau mỗi vụ va chạm lớn, Nhiệt độ Trái Đất rất cao, không hề có bề mặt, chỉ có một lớp khí càng dày thêm theo độ sâu. Trái Đất có thể trông giống như sao Mộc. Không thể đứng trên đó. Và đó mới chỉ là một phần. Tôi muốn hiểu rõ toàn bộ vấn đề. Tôi không thể làm ngơ ý tưởng được biết rõ những gì đã diễn ra trong suốt các vụ va chạm lớn. Phải mất gần hai năm bỏ qua những ý tưởng truyền thống và gây dựng các ý tưởng mới chúng tôi mới hiểu được các dữ liệu và biết được nguồn gốc của Mặt Trăng. Tôi tìm ra một dạng vật thể thiên văn mới. Không phải là một hành tinh. Nó tạo nên nhờ các hành tinh. Hành tinh là nơi mà trọng lực trên đó đủ lớn để tạo nên dạng tròn cho chính hành tinh đó. Và tự xoay quanh chính nó. Khiến hành tinh nóng lên và quay nhanh hơn, Xích đạo sẽ ngày càng rộng ra khi nó đạt đến điểm nhất định. Vượt qua điểm cố định đó, vật chất tại xích đạo lan ra tạo thành chiếc đĩa. Điều này đã phá hủy mọi quy luật của một hành tinh. Nó không thể xoay tròn được nữa, hình dạng của nó tiếp tục thay đổi theo hướng to lớn hơn; Hành tinh này trở thành một vật thể mới. Chúng tôi đặt tên cho phát hiện này: synestia. Theo tên của nữ thần Hestia. Nữ thần Hy Lạp đại diện cho sức khỏe và nhà cửa, vì chúng tôi nghĩ Trái Đất là một trong số đó. Tiền tố có nghĩa "cùng với nhau" nhằm nhấn mạnh mối liên kết giữa các chất liệu. Synestia là trạng thái mà hành tinh đạt đến khi sức nóng và độ quay khiến nó thoát khỏi dạng hình cầu. Bạn có muốn chiêm ngưỡng một synestia? (Đồng ý) Đây là một trong số những hình ảnh mô phỏng, Trái Đất thuở sơ khai quay khá nhanh từ một vụ va chạm lớn trước đó. Hình dạng của nó bị bóp méo nhưng vẫn có thể nhận ra nhờ nước trên bề mặt. Năng lượng từ vụ va chạm làm bốc hơi bề mặt hành tinh, nước, khí quyển, và sự trộn lẫn các loại khí chỉ trong một vài giờ. Chúng tôi khám phá ra các vụ va chạm tạo ra rất nhiều synestia, nhưng các vật thể nóng cháy sáng này không tồn tại được lâu. Chúng nguội dần, biến mất và trở lại thành các hành tinh. Khi những hành tinh bằng đá như Trái Đất phát triển, chúng có thể biến thành các synestia một hay nhiều lần nữa. Synestia mang đến cho chúng ta cách tiếp cận mới về nguồn gốc của Mặt Trăng. Chúng tôi cho rằng Mặt Trăng hình thành trong một synestia hơi nước lớn. Mặt Trăng phát triển từ mưa mắc-ma đông đặc lại từ đá bốc hơi. Mối liên kết đặc biệt của Mặt Trăng và Trái Đất là bởi vì Mặt Trăng được hình thành từ bên trong Trái Đất khi Trái Đất là một synestia. Mặt Trăng có lẽ đã xoay quanh quỹ đạo trong synestia trong nhiều năm, và không thể thấy được. Mặt Trăng chỉ lộ diện khi synestia nguội dần và biến mất vào trong quỹ đạo quay của nó. Synestia trở thành Trái Đất sau hàng trăm năm nguội dần. Trong lí thuyết mới này, vụ va chạm lớn tạo nên một synestia, và synestia đó phân đôi thành hai phần mới, tạo thành Trái Đất và Mặt Trăng đồng vị. Synestia được tạo nên trên khắp vũ trụ. Và chúng ta chỉ nhận ra điều đó trong trí tưởng tượng: Tôi còn bỏ lỡ điều gì trong thế giới này? Điều gì vẫn lẩn khuất bởi chính những suy đoán của tôi? Lần tới khi bạn nhìn vào Mặt Trăng, hãy nhớ rằng: những gì bạn nghĩ rằng bạn biết có thể là cơ hội để khám phá ra điều gì đó thực sự tuyệt vời. (Vỗ tay) Các thị trường không chính thống ở châu Phi thường được cho là hỗn loạn và thiếu sức sống. Nhược điểm khi nghe đến từ "không chính thống" là ta tự động liên tưởng đến tiêu cực, dẫn đến hậu quả lớn và thiệt hại kinh tế, dễ dàng làm tăng hoặc giảm 40-60% tỷ suất lợi nhuận của riêng thị trường không chính thống. Là một phần công việc lập bản đồ hệ sinh thái thương mại phi chính thống chúng tôi tiến hành nghiên cứu tất cả báo cáo và nghiên cứu về thương mại xuyên biên giới ở Đông Phi, từ 20 năm trước tới nay, làm nền móng cho chúng tôi tìm ra vấn đề nằm ở đâu, điều gì đang ngăn cản thương mại không chính thống phát triển. Trong 20 năm qua chúng tôi phát hiện ra rằng, chưa một ai phân biệt bất hợp pháp - như các hành vi buôn lậu trong khu vực kinh tế không chính thống với việc hợp pháp nhưng không được ghi chép lại như buôn bán cà chua, cam, hoa quả. Sự kết tội này -- trong tiếng Swahili dùng từ "biashara" để chỉ thương mại và mậu dịch, với từ "magendo", nghĩa là nhập hàng chui hoặc buôn lậu -- việc kết nội thị trường không chính thống này, nếu không phân biệt rõ ràng các khía cạnh trong tiếng Anh, mỗi nền kinh tế châu Phi dễ dàng chịu thiệt hại thêm từ 60 tới 80% tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm, bởi chúng ta đang không nhận ra được động cơ giữ cho nền kinh tế phát triển. Kinh tế không chính thống đang tạo ra việc làm với tốc độ gấp bốn lần với nền kinh tế chính thống, thường được gọi là nền kinh tế "hiện đại". Nó tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động thường được coi là "thiếu kỹ năng" nhất. Nhưng liệu ô tô cũ có thể biến thành máy chiên khoai tây? Vậy nên, thưa các vị, đây chính là điều thực sự cần được công nhận. Ngày nào định kiến vẫn tiếp tục cho rằng việc này là phạm tội, là đen tối, là phi pháp, sẽ không có bất cứ nỗ lực nào được đưa ra để hợp nhất nền kinh tế không chính thống và chính thống thậm chí là toàn cầu. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về Teresia, một tiểu thương đã làm thay đổi mọi định kiến của chúng tôi, khiến chúng tôi phải nhìn nhận lại những rập khuôn mà mình đã có, suốt 20 năm nghiên cứu. Teresia bán quần áo dưới một gốc cây ở thị trấn Malaba, nằm ở biên giới giữa Uganda và Kenya. Ai cũng cho rằng đây là một công việc đơn giản, đúng chứ? Đem treo quần áo mới lên các cành cây, trưng bày các tấm lụa, ngồi xuống, đợi khách đến, chỉ vậy thôi. Cô ấy là mọi thứ chúng tôi kỳ vọng trên lý thuyết, và theo khảo sát, thậm chí, là mẹ đơn thân muốn làm ăn, để nuôi nấng lũ trẻ. Vậy điều gì đã làm chúng tôi thay đổi suy nghĩ? Điều gì là bất ngờ? Đầu tiên, Teresia trả phí kinh doanh cho chính quyền tỉnh, mỗi ngày đi làm, để có quyền dựng quầy dưới gốc cây. Cô ấy đã làm điều đó suốt bảy năm qua, và giữ hoá đơn để lưu sổ sách. Không phải là một phụ nữ bên lề xã hội, chịu thiệt thòi, một cô bán hàng người châu Phi yếu đuối bên vệ đường -- Không. Chúng tôi nhìn thấy một nhà kinh doanh biết theo dõi doanh thu hằng năm; người có hẳn một hệ thống bán lẻ từ Uganda để chuyển hàng hóa; có xe đẩy để nhập hàng, hay có đại diện ví di động để đến thu tiền vào cuối mỗi tối. Bạn thử đoán xem trung bình mỗi tháng Terersia tiêu bao nhiêu tiền vào hàng hóa -- trữ quần áo mới mà cô ấy lấy từ Nairobi? Một nghìn năm trăm đô Mỹ. Tầm 20.000 đô Mỹ đầu tư vào hàng hóa thương mại và dịch vụ mỗi năm. Đây là Teresia, người vô hình, người trung gian ẩn mặt. Và cô chỉ là một phần của cả cộng đồng tiểu thương, những doanh nghiệp nhỏ tại những thị trấn như thế này. Ít ra, tại biên giới Malaba, cô ấy là đầu mối, vẫn còn những người khác nối dài chuỗi giá trị dễ dàng nắm ba mảng làm ăn, và đầu tư từ 2.500 đến 3.000 đô mỗi tháng. Vì vậy, vần đề không phải là vi phạm pháp luật; bạn không thể kết tội một người đã trả phí cho mình. Đó là thiếu sót trong việc công nhận họ. Hệ thống ngân hàng và các cơ quan không công nhận họ là một cơ sở kinh doanh nhỏ, và thực tế, hơn nữa, bạn biết đó cái cây của cô ấy không có địa chỉ rõ ràng. Vì thế, cô ấy bị mắc kẹt ở giữa. Cô ấy đã lọt qua khe hở của những định kiến. Bạn có biết về những khoản vay nhỏ hỗ trợ nữ tiểu thương Châu Phi? Họ sẽ cho cô ấy vay 50 hoặc 100 đô. Cô ấy sẽ làm gì với số tiền đó? Vì cô ấy cần gấp 10 lần số đó mỗi tháng chỉ để nhập hàng -- chưa nói đến những dịch vụ phụ thêm hoặc những hoạt động hỗ trợ khác. Đây là những người nằm ngoài những rập khuôn chính sách về lao động chân tay và tầng lớp ngoài rìa, cũng không là cổ cồn trắng, làm văn phòng, làm công ăn lương hay những công chức có hưu trí, những thành phần của tầng lớp trung lưu. Thay vào đó, điều ta có ở đây là những doanh nghiệp siêu nhỏ, những hạt giống màu mỡ của doanh nghiệp và hộ kinh doanh giúp duy trì guồng máy kinh tế. Họ mang thức ăn đến cho ta. Thậm chí, ngay tại khách sạn này, những người vô hình -- người bán thịt, người làm bánh người làm nến -- họ làm ra những cỗ máy tạo ra món khoai tây chiên và cả những chiếc giường. Đó đều là những nữ thương nhân vô hình đang buôn bán xuyên biên giới, cả hai bên đường, và vì thế, họ cũng vô hình với những dữ liệu thu thập. Và họ hòa trộn trong thị trường không chính thống rộng lớn nơi mà họ không bận tâm đến việc phân loại ai buôn lậu, ai trốn thuế, ai buôn bán trái phép ai không, và những nữ lái buôn, và người cung cấp thực phẩm và nuôi nấng con cái học lên đại học. Đó thực sự là điều tôi muốn đề cập ở đây. Đó là tất cả mọi thứ ta cần để bắt đầu hành động. Liệu ta có thể bắt đầu công nhân kỹ năng và công việc của họ? Ta có thể làm thay đổi nền kinh tế không chính thống bằng việc công nhận nó từ đó, tạo điều kiện mở cửa cho họ bước vào, hoặc hợp nhất vào nền kinh tế chính thống, với toàn cầu, với toàn hệ thống. Xin cảm ơn tất cả mọi người. (Vỗ tay) Tôi nghĩ tất cả chúng ta, một đôi lúc nào đó, đều thấy hứng thú, với bí ẩn lãng mạn của các xã hội đã sụp đổ như Maya cổ xưa và người Yacatan, người dân đảo Phục Sinh, người Anasazi, vùng Lưỡi Liềm Trù Phú, Angor Wat, Đại Zimbabwe vân vân. và trong vòng một, hai thập kỷ gần đây, các nhà khảo cổ học đã chỉ cho chúng ta rằng có những vẫn đề môi trường ẩn dưới sự sụp độ của những xã hội này. Nhưng đồng thời có rất nhiều nơi khác trên thế giới các xã hội vẫn đang tiếp tục phát triển qua hàng nghìn năm mà không có dấu hiệu sụp đổ lớn nào, chẳng hạn như Nhật Bản, Java, Tonga và Tikopea. Do vậy, hiển nhiên, các xã hội ở một số nơi rõ ràng là mỏng manh hơn ở những nơi khác. Làm sao chúng ta có thể hiểu điều gì làm một số xã hội mỏng yếu hơn những xã hội khác? Vấn đề rõ ràng là liên quan tới hoàn cảnh của chúng ta ngày nay, bởi ngày nay cũng có những xã hội vừa mới sụp đổ, ví dụ Somali Rwanda và Yugoslavia cũ. Cũng có những xã hội hiện đại đang tiến gần tới sự sụp đổ, chẳng hạn Nepal, Indonesia và Columbia. Còn bản thân chúng ta thì sao? Chúng ta có thể học được gì từ quá khứ để giúp mình tránh được sự suy tàn hoặc sụp đổ như các xã hội đã mắc phải trong quá khứ? Hiển nhiên câu trả lời không hề đơn giản chỉ do một nguyên nhân. Nếu ai đó bảo bạn là chỉ do một nguyên nha giải thích cho sự sụp đổ của các xã hội, bạn sẽ thấy ngay là họ ngớ ngẩn. Đó là một đề tài rất phức tạp. Nhưng làm sao chungd ta hiểu được sự phức tạo của đề tài này? Trong việc phân tích sự sụp đổ của các xã hội, tôi đã đi đến một cơ sở gồm 5 luận điểm: một danh mục những thứ mà tôi phải nghiên cứu và tìm hiểu sự sụp đổ. Và tôi sẽ làm rõ cơ sở 5 luận điểm này bằng sự diệt vong của xã hội người Na Uy ở Greenland. Đây là một xã hội châu Âu với những bản chữ viết, từ đó chúng ta biết được khá nhiều về dân cư và động thái của họ. Vào năm 984 SCN, người Viking đặt chân đến Greenland và định cư tại đó và khoảng năm 1450 họ bị tuyệt diệt -- cả xã hội sụp đổ, và dân cư dần biến mất. Tại sao họ bị tuyệt diệt? Trong cơ sở 5 luận điểm của tôi, luận điểm đầu tiên xem xét đến yếu tố ảnh hưởng của con người tới môi trường do sự vô tình phá hoại tài nguyên do cuộc sống lệ thuộc của họ. Trong trường hợp người Na Uy Viking, những người Viking đã vô tình làm xói mòn đất và phá rừng, đó là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng bởi vì họ cần rừng để làm than củi, luyện sắt. Vì thế gần như họ kết thúc Thời kỳ Đồ sắt Châu Âu do không thể làm ra sắt. Luận điểm thứ hai trong danh mục của tôi là sự biến đổi khí hậu. Khí hậu có thể trở nên nóng lên, lạnh hơn, ẩm hơn hoặc khô hơn. Trong trường hợp người Viking ở Greenland, khí hậu trở nên lạnh dần vào cuối những năm 1300, và đặc biệt trong những năm 1400. Nhưng khí hậu lạnh không nhất thiết gây nên sự hủy diệt, bởi người Inuit -- người Eskimos ở Greenland cũng chống chịu tốt hơn với khí hậu lạnh. Vậy tại sao người Na Uy ở Greenland lại không làm được như thế? Luận điểm thứ 3 của tôi là quan hệ với các xã hội lân cận để cùng hợp tác. Và nếu sự hỗ trợ thân thiện bị mất đi, thì xã hội sẽ dễ dàng sụp đỏ. Trong trường hợp của người Na Uy ở Greenland họ có giao thường với nước mẹ, Na Uy và sự giao thương này tàn lụi dần một phần là do Na Uy dần suy vong, một phần nữa là do vùng biển băng giữa Greenland và Na Uy. Luận điểm thứ 4 của tôi là mối quan hệ với các xã hội thù địch. Trong trường hợp người Na Uy ở Greenland, dân tộc thù địch là người Inuit, người Eskimos cùng chung sống trên Greenland và giữa hai bên có quan hệ xấu. Và chúng ta biết rằng người Inuit đã giết người Na Uy, và, có lẽ với tầm quan trọng to lớn hơn đã chặn lối vào vùng vịnh ngoài mà người Na Uy dùng để săn hải cẩu làm thực phẩm chính yếu. Và rồi cuối cùng, luận điểm thứ 5 trong danh mục của tôi là các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong xã hội đó khiến cho xã hội nhận thức và giải quyết được các vấn đề môi trường. Trong trường hợp người Na Uy ở Greenland, nhân tố văn hóa khiến họ khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề là sự sùng bái Thiên Chúa giáo và nhà thờ, họ trở thành một xã hội tranh giành địa vị và luôn khinh miệt người Inuit, và luôn từ chối học hỏi họ. Vì thế đó là cách mà cơ sở 5 luận điểm của tôi liên quan tới sự sụp đổ và diệt vong của người Na Uy ở Greenland. Vậy còn những xã hội ngày nay thì sao? Trong vòng 5 năm gần đây, tôi đã đưa vợ con tôi tới Tây Nam Montana, nơi tôi đã từng cắt cỏ khi còn trẻ. Và thoạt trông Montana giống như môi trường nguyên thủy của nước Mỹ. Nhưng sau khi đào xới bề mặt, Montana rõ ràng đã phải chịu những vấn đề nghiêm trọng. Nó đã trải qua những vấn đề tương tự: ảnh hưởng của con người tới môi trường. Ohair, một điều rất cấp bách ở Montana. Vấn đề độc tố từ chất thải khai thác mỏ đã gây nên thiệt hại tới hàng tỷ dollar. Khó khăn bắt nguồn từ các loài cỏ dại, gây thiệt hại cho Montana tới 200 triệu dollar mỗi năm. Montana mất hẳn vùng đất canh tác do bị nhiễm mặn, các vấn đề liên quan tới quản lý tài nguyên rừng, cháy rừng. Luận điểm thứ hai là sự biến đổi khí hậu. Vâng -- khí hậu ở Montana nóng dần lên và khô hơn, nhưng nền nông nghiệp ở Montana phụ thuộc vào việc tưới tiêu từ băng, và khi băng đã tan đi rồi, chẳng hạn như băng hà ở Công viên Băng hà Quốc gia biến mất, đó sẽ là tin xấu cho nông nghiệp tưới tiêu ở Montana. Luận điểm thứ 3 liên quan tới sự thân thiện để duy trì xã hội bền vững. Ở Montana ngày nay, hơn 1/2 thu nhập của Montana không phải kiếm được trong phạm vi Montana, mà đến từ ngoại bang: tiền thuế từ an ninh xã hội, đầu tư và vân vân, khiến cho Montana yếu kém hơn so với các bang khác ở Hoa Kỳ. Thứ tư: quan hệ với các thế lực thù địch. Montana có cùng vấn đề như vấn đề nhạy cảm của mọi người dân Mỹ gây ra do các thế lực thù địch nước ngoài, anh hưởng tới nguồn cung dầu mỏ, và xâm chiếm lãnh thổ. Và cuối cùng, luận điểm sau cùng trong danh mục của tôi: câu hỏi về quan điểm chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đóng vai trò như thế nào. Người Montana có những giá trị lâu đời mà ngày nay dường như thể hiện trong cách họ giải quyết vấn đề riêng. Sự tận tụy truyền thống đối với việc đốn gỗ, khai mỏ và với nông nghiệp và phi luật pháp. Các giá trị đã từng áp dụng tốt trong quá khứ, nhưng ngày nay có vẻ không còn đúng nữa. Bởi vậy, tôi đang tìm kiếm những vấn đề về sự sụp đổ của rất nhiều xã hội trong quá khứ và nhiều xã hội ngày nay. Từ đó có thể rút ra kết luận chung gì không? Theo cách nào đó, cũng giống như tuyên bố của Tolstoy về mọi cuộc hôn nhân không hạnh phúc là điều khác biệt, thì mỗi xã hội sụp đổ hoặc suy tàn là khác biệt -- chúng có những đặc điểm khác. Tuy vậy, cũng có một số mối đe dọa chung xuất hiện khi chúng ta làm phép so sánh giữa các xã hội sụp đổ và không sụp đổ trong quá khứ và các xã hội đang bị đe dọa ngày nay. Một mối đe dọa chung khá lý thú trong nhiều trường hợp, sự nhanh chóng sụp đổ sau khi xã hội cạm đáy. Có nhiều xã hội không suy tàn dần dần, mà chúng vươn lên, giàu mạnh thêm và ngày càng hùng mạnh, và rồi trong một thời gian ngắn, chỉ trong một vài thập kỷ sau khi chạm đáy, chúng sụp đổ. Chẳng hạn, xã hội Maya vùng trũng của bán đảo Yucatan bắt đầu sụp đổ trong nửa đầu thập niên 800, đúng một vài thập kỷ sau khi người Maya xây dựng những tượng đài lớn nhất, và dân số Maya phát triển đông đúc nhất. Hay ví dụ như sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết diễn ra trong một vài thập kỷ, có thể chỉ một thập kỷ, ngay lúc Liên bang Xô Viết đang đứng trên đỉnh cao quyền lực. Một ví dụ tương tự là những con vi khuẩn đang sinh trưởng trong một đĩa cấy. Những vụ sụp đổ nhanh chóng này đặc biêt giống với sự không tương xứng giữa những tài nguyên sẵn có và tài nguyên tiêu thụ, hay bất tương xứng giữa phí tổn kinh tế và tiềm năng kinh tế. Trong đĩa cấy, vi khuẩn lớn lên. Hãy xem rằng cứ sau mỗi thế hệ, chúng lại tăng gấp đôi, và sinh trưởng được 5 thế hệ trước khi đãi cấy bị khưr sạch 15/16, và rồi 3/4 thế hệ kế tiếp bị xóa sạch và thế hệ sau nữa làm sạch 1/2. Trong vòng một thế hệ sau khi đĩa vi khuẩn bị khử 1/2, nó lại đầ. Không còn thức ăn và cả đám vi khuẩn chết hết. Đó là khuynh hướng chung rằng các xã hội sụp đổ ngay sau khi họ đạt tới đỉnh cao quyền lực. Theo khía cạnh toán học, nếu bạn quan tâm về các xã hội ngày nay, bạn nên tìm kiếm không chỉ các giá trị về các chức năng toán học, sự tích lũy của cải, mà bạn nên quan tâm cả những vấn đề nguyên sinh và thứ sinh của các chức năng đó. Đó là khuynh hướng chung. Còn khuynh hướng thứ hai là có nhiều, thường các nhân tố môi trường nhạy cảm khiến cho một số xã hội yếu hơn các xã hội khác, và nhiều nhân tố như thế vẫn chưa được hiểu cặn kẽ. Chẳng hạn, tại sao trên Thái Bình Dương, có hàng trăm hòn đảo, mà chỉ đảo Phục Sinh sụp đổ và là trường hợp sụp đổ nặng nề nhất hoàn toàn do nạn phá rừng? Hóa ra có khoảng 9 nhân tố môi trường khác nhau, một số khá nhạy cảm, không giữ được trên đảo Phục Sinh, và chúng là kết của sự phun trào núi lửa, vĩ độ và lượng mưa. Có lẽ thứ nhạy cảm nhát trong đó hóa ra là nguồn dinh dưỡng chính bảo vệ cho môi trường của hòn đảo trên Thái Bình Dương này khỏi hậu quả của bụi lục địa từ Trung Á. Đảo Phục Sinh, trong số các hòn đảo trên Thái Bình Dương, có ít bụi nhất từ châu Á để khôi phục độ màu mỡ của đất đai. Nhưng đó là một nhân tố mà chúng ta không hề dự liệu trước cho tới năm 1999. Do vậy, một số xã hội, do một vài lý do môi trường nhạy cảm, đã yếu hơn các xã hội khác. Và rồi cuối cùng, một kết luận khái quát khác. Bởi tôi đang dạy một môn ở Đại học California ở Los Angeles (UCLA) cho sinh viên bậc ĐH, về sự sụp đổ của các xã hội. Điều khiến các sinh viên ĐH của tôi ở UCLA lúng túng là, làm sao các xã hội này có thể không nhìn nhận được những gì họ đã làm? Làm sao những người dân đảo Phục Sinh lại tàn phá môi trường của họ? Họ đã nói gì khi chặt cây cọ cuối cùng? Liệu họ không nhận thấy mình đang làm gì sao? Làm sao những xã hội này không hiểu được những ảnh hưởng của mình tới môi trường và biết ngừng lại đúng lúc? và tôi sẽ trông đợi rằng nếu nền văn minh nhân loại cứ tiếp tục như thế, thì có lẽ chỉ trong thế kỉ tới thôi, loài người sẽ hỏi tại sao những con người chúng ta ngày nay, sống vào năm 2003, không nhìn thấy những điều rõ ràng họ đang làm và sớm khắc phục nó? Có vẻ điều đó rất khó tin trong quá khứ. Trong tương lai, có vẻ như thật khó tin về những gì chúng ta đang làm ngày nay. Và vì thế tôi đã cố phát triển một bộ thứ bậc về lý do tại sao các xã hội thất bại trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Tại sao họ không nhận ra vấn đề, hoặc nếu họ nhận ra, tại sao họ không khắc phục được? Hoặc nếu họ không khắc phục được, thì tại sao họ không thể giải quyết được chúng? Tôi sẽ chỉ đề cập tới hai kết luận trong mảng này. Một kế hoạch gây ra sự khó khăn, sụp đổ là đâu là sự mâu thuẫn giữa lợi ích ngắn hạn của tầng lớp trên ra quyết định và lợi ích dài hạn của toàn bộ xã hội, đặc biệt là nếu tầng lớp trên có thể bảo vệ bản thân họ khỏi hậu quả của những hành động của mình. Đâu là điều tốt ngắn hạn cho tầng lớp trên đồng thời là điều xấu cho toàn thể xã hội, thì sẽ là một hiểm họa thực sự của tầng lớp trên làm những thứ khiến cho xã hội đi xuống trong tương lai. Chẳng hạn, giữa những người Na Uy Greenland -- một xã hội cạnh tranh về vị thế -- điều mà những lãnh chúa muốn là có thêm nhiều thuộc hạ, cừu và nhiều tài nguyên hơn để cượt lên những lãnh chúa hàng xóm. Chính điều này khiến các lãnh chúa bán đất: tích trữ đất, buộc các nông nô phải chịu lệ thuộc. Và điều này khiến cho các lãnh chúa giàu lên trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, nó khiến xã hội sụp đổ. Các vấn đề tương tự về mâu thuẫn sâu sắc giữa các nhóm lợi ích cũng xảy ra ở nước Mỹ ngày nay. Đặc biệt bởi các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ thường có thể tách bản thân họ khỏi hậu quả bằng cách sống trong biệt ốc, uống nước đóng chai vân vân. Và trong vài năm gần đây, rõ ràng là giới thượng lưu trong giới kinh doanh đã nhận thức đúng đắn rằng họ có thể tăng lợi ích trước mắt của họ bằng cách làm những việc có lợi cho bản thân họ nhưng có hại cho toàn thể xã hội, chảng hạn như rút vài tỷ dollar khỏi Enron và những việc khác. Họ đã khá đúng khi cho rằng những việc như thế có lợi trước mắt cho họ mặc dù chúng có hại cho cả xã hội về lâu dài. Bởi thế, kết luận chung về sự sụp đổ của các xã hội khi ra những quyết định xấu: sự mâu thuẫn về lợi ích. Và một kết luận khác mà tôi muốn đề cập là rất khó để một xã hội có thể ra quyết định đúng đắn khi xảy ra mâu thuẫn giữa những giá trị lâu đời tốt đẹp trong nhiều trường hợp nhưng lại xấu trong một số trường hợp khác. Chẳng hạn, trong người Na Uy ở Greenland, trong môi trường khó khăn như thế, đã sống với nhau 4.5 thế kỷ dưới tư tưởng chung về tôn giáo và tính cộng đồng bền chặt. Những 2 thứ đó -- gắn bó về tôn giáo và gắn bó về xã hội -- cũng gây nên những khó khăn cho họ trong việc thay đổi vào phút chót từ chối học hỏi từ người Inuit. Hay ngày nay, Australia. Một trong những điều khiến Australia sống sót được trong hoàn cảnh xa xôi với nền văn mình Châu Âu trong suốt 250 năm đồng hóa với người Anh. Nhưng ngày nay, sự gắn bó của họ với người Anh đã giúp người Australia kém thích nghi hơn mức cần thiết với hoàn cảnh của họ ở châu Á. Vì thế họ đặc biệt khó khăn khi thay đổi hoàn cảnh khi những thứ gây rắc rối cho bạn lại đồng thời là những thứ tạo nên sức mạnh của bạn. Vậy kết quả ngày nay sẽ như thế nào? Tất cả chúng ta biết hàng chục loại bom hẹn giờ trong thế giới hiện đại. Bom hẹn giờ đã được kích hoạt cách đây vài thập kỷ -- mọi loại, chưa đầy 50 năm, và chúng đều có thể đe dọa chúng ta. Quả bom của nước của đất, của biến đổi khí hậu, chiến tranh chủng tộc, trần quang hợp, vấn nạn về dân số, độc tố, vân vân và vân vân -- có 12 yếu tố như thế. Và trong khi những quả bom hẹn giờ này -- không có quả bom nào kích hoạt cách đây quá 50 năm, và phần lớn chúng mới bắt đầu cách đây vài thập kỷ -- một số chúng được kích hoạt muộn hơn nhiều. Với tốc độ phát triển như chúng ta hiện nay, người Phillipines sẽ mất tất cả rừng trong 5 năm. Và đảo Solomon mất tất cả rừng chỉ trong vòng 1 năm, và gỗ là hàng xuất khẩu chính của họ. Đó sẽ là một cảnh tượng ngoạn mục cho nền kinh tế của Solomon. Mọi người hỏi tôi, Jared, điều quan trọng nhất chúng ta phải làm về vấn đề môi trường thế giới là gì? Và câu trả lời của tôi là, điều quan trọng nhất chúng ta phải làm là quên những điều đơn lẻ được coi là thứ quan trọng nhất chúng ta cần phải làm đi. Thay vào đó có cả tá thứ mà chúng ta phải làm. Và chúng ta phải giải quyết triệt để, bởi nếu chúng ta chỉ giải quyết được 11 vấn đề, mà không giải quyết được vấn đề thứ 12, thì cũng ta vẫn kẹt. Ví dụ, nếu chúng ta giải quyết được vấn đề nước sạch, đất đai và dân số, nhưng không giải quyết được vấn đề nhiễm độc, thì vẫn rắc rối như thường. Thực tế là tình trạng hiện tại của chúng ta rất không bền vững, nghĩa là không thể duy trì như thế được. Và hậu quả phải được giải quyết trong vòng vài thập niên. Nghĩa là những bạn đang ngồi trong phòng này có độ tuổi dưới 50, 60 sẽ thấy nghịch lý đã được giải quyết, và những người trên 60 tuổi có thể không thấy giải pháp nhưng con cháu chúng ta chắc chắn sẽ thấy. Giải pháp sẽ đạt hiệu quả theo hai cách: hoặc chúng ta giải quyết những vấn đề bất bền vững theo cách tự chọn lạc quan bằng cách sửa chữa nó hoặc thu xếp những mâu thuẫn theo cách bi quan hơn và ko được lựa chọn -- bằng chiến tranh, dịch bệnh hoặc đói kém. Nhưng một điều chắc chắn là tình trạng bất bền vững của chúng ta sẽ được giải quyết không theo cách này thì cách khác trong một vài thập kỷ. Nói cách khác, nếu có lựa chọn chúng ta sẽ lựa chọn. Liệu điều đó có nghĩa là chúng ta nên bi quan? Tôi rút ra một kết luận ngược lại. Những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt ngày nay không phải hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát. Mối đe dọa lớn nhất không phải là thiên thạch sắp va phải Trái đất, hay một thứ gì đó mà chúng ta không thể can thiệp được. Thay vào đó, những mối đe dọa chính mà chúng ta phải đối mặt là nhưng vấn đề hoàn toàn do chúng ta tạo ra. Và vì chúng ta tạo nên chúng, nên chúng ta cũng có thể giải quyết được. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải dốc toàn bộ sức mạnh để đối phó với vấn đề. Cụ thể, chúng ta phải làm gì? Với những bạn yêu thích lựa chọn này thì có rất nhiều thứ bạn có thể làm được Còn rất nhiều thứ chúng ta chưa hiểu hết, và chúng ta cần phải hiểu. Và có nhiều thứ chúng ta đã hiểu, nhưng không làm gì cả, và chúng ta phải hành đồng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi lớn lên ở Châu Âu, và chiến tranh Thế giới lần thứ II nổ ra giữa những năm tôi lên 7 đến 10 tuổi. Tôi nhận ra quá ít những người trưởng thành tôi quen có thể chịu đựng được những bi kịch mà chiến tranh mang lại -- có quá ít người trong số họ có thể có một cuộc sống bình thường, hài lòng, mãn nguyện, hạnh phúc một khi công việc, nhà cửa, và sự an toàn của họ bị chiến tranh xóa sổ. Thế nên tôi bị thu hút vào việc tìm hiểu điều gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống. Và tôi đã cố gắng, từ khi là một đứa trẻ, một thiếu niên, tôi đọc sách triết học tham gia và các hoạt động nghệ thuật và tôn giáo và nhiều cách khác để cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên. Cuối cùng, tôi làm quen với tâm lý học một cách rất tình cờ. Lúc đó, tôi đang ở một khu trượt tuyết tại Thụy Sĩ mà chẳng một đồng xu dính túi để tận hưởng, bởi vì tuyết đã tan và tôi thì chẳng có đồng nào để đi xem phim. Nhưng tôi phát hiện ra -- trên tờ báo tôi đọc rằng sẽ có một bài thuyết trình của ai đó ở tại trung tâm của Zurich, và ông ta sẽ nói về những cái đĩa bay. Tôi nghĩ, vì tôi chẳng thể đi xem phim, chí ít tôi sẽ có buổi nghe miễn phí về đĩa bay. Và người diễn thuyết đêm đó thật sự rất thú vị. Thay vì nói về những sinh vật xanh lè nhỏ bé, ông ta nói đến việc tinh thần của người dân Châu Âu đã bị khủng hoảng như thế nào bởi chiến tranh, và họ đang lên kế hoạch phóng vài chiếc đĩa bay lên trời. Ông ta nói về việc những biểu tượng 'mandala' của đạo Hindu cổ được chiếu lên trời như một nỗ lực để giành lại một chút trật tự sau sự hỗn loạn của chiến tranh. Điều đó rất thú vị với tôi. Tôi bắt đầu tìm đọc sách của ông ta sau buổi thuyết giảng đó. Đó là Carl Jung, người tôi chẳng biết gì về tên tuổi và công việc. Sau đó tôi đến đất nước này để theo học ngành tâm lý học tôi bắt đầu cố gắng để tìm ra gốc rễ của hạnh phúc. Đây là một kết quả điển hình mà rất nhiều người đã trình bày và có rất nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, khoảng 30% những người được khảo sát ở Mỹ từ năm 1956 cho rằng cuộc sống của họ rất hạnh phúc. Và con số đó chẳng hề thay đổi. Trong khi thu nhập cá nhân, ở mức đã được điều chỉnh lạm phát, đã tăng gấp hai, thậm chí gần gấp 3 trong khoảng thời gian đó. Thế nhưng, bạn lại thấy về cơ bản kết quả như nhau, nói cách khác, sau một mức cơ bản nhất định -- nhiều hay ít hơn vài ngàn đô trên mức nghèo túng tối thiểu -- việc gia tăng của cải vật chất có vẻ như không ảnh hưởng đến hạnh phúc con người. Thực tế, các bạn có thể thấy việc thiếu những nhu cầu thiết yếu, vật chất thiết yếu sẽ gây nên sự đau khổ, thế nhưng việc gia tăng của cải vật chất không làm gia tăng hạnh phúc. Vậy nên nghiên cứu của tôi tập trung nhiều vào -- sau khi tìm ra những điều thật sự tương hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã cố gắng để hiểu ra: ở đâu -- trong cuộc sống hằng ngày, trong trải nghiệm thông thường -- chúng ta thật sự cảm thấy hạnh phúc? Và để bắt đầu những nghiên cứu đó 40 năm trước, tôi bắt đầu tim hiểu những nhà sáng tạo -- đầu tiên là các nghệ sĩ và các nhà khoa học, và sau đó -- cố gắng tìm ra điều gì khiến họ cảm thấy đáng để dành cả đời làm những việc mà nhiều người trong họ không mong có được danh tiếng hay của cải, nhưng là điều khiến cuộc sống của họ có ý nghĩa và đáng để làm. Đây là một trong những nhà soạn nhạc đi đầu của nền âm nhạc Mỹ những năm '70 Cuộc phỏng vấn dài đến 40 trang giấy. Nhưng phần trích đoạn này là một đoạn tóm tắt rất hay về điều mà ông ấy đã nói trong suốt buổi phỏng vấn. Và nó mô tả cách mà ông ấy cảm nhận khi việc soạn nhạc diễn ra tốt đẹp. Ông ấy mô tả nó như một trạng thái 'ngây ngất'. 'Ngây ngất' (ecstasy) - tiếng Hy Lạp có nghĩa đơn giản là đứng về một phía của một thứ nào đó. Và sau đó nó trở thành một từ chỉ một trạng thái tinh thần khi mà bạn cảm thấy bạn không đang làm những công việc bình thường hằng ngày. Thế nên "ecstasy" về cơ bản là một bước tiến đến một hiện thực khác. Và nó rất thú vị, nếu bạn nghĩ đến nó, khi bạn nghĩ về những nền văn minh mà chúng ta ngưỡng mộ vì những thành tựu đỉnh cao của con người như Trung Hoa, Hy Lạp, nền văn minh Hindu, hay Maya, Ai Cập -- điều chúng ta biết về họ thực ra là về sự "ngây ngất" của họ, chứ ko phải về cuộc sống hằng ngày của họ. Chúng ta biết về những ngôi đền họ xây, nơi người ta đến để trải nghiệm một hiện thực khác. Chúng ta biết về những gánh xiếc, trường đấu, nhà hát. Chúng là di tích của những nền văn mình và là nơi người ta đến để trải nghiệm cuộc sống theo một dạng tập trung và bài bản hơn. Bây giờ, người này không cần phải đến những nơi như thế này, nơi mà cũng -- nơi này, đấu đường này, được xây dựng như một hí trường Hy Lạp, cũng là một nơi dành cho trạng thái ngây ngất. Chúng ta đang ở trong một hiện thực khác với những gì chúng ta quen trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng người đàn ông này không cần phải đến đây. Anh ta chỉ cần một mảnh giấy mà anh ta có thể ghi vài ký hiệu nhỏ nhỏ, và khi anh ta làm vậy, anh ta có thể tưởng tượng ra những âm thanh chưa từng tồn tại bằng cách kết hợp chúng theo một cách riêng biệt. Và chính thời điểm anh ta bắt đầu sáng tác, giống như Jennifer trong ứng tác của cô ấy, một thực tế mới xuất hiện - đó là, khoảnh khắc của ngây ngất -- anh ta bước vào một hiện thực khác. Anh ta cũng kể rằng đó là một trải nghiệm hết sức mãnh liệt đến mức anh ta cảm thấy như thể mình không còn tồn tại nữa. Và điều đó nghe giống như một sự cường điệu đầy tiểu thuyết. Thế như thật sự thì hệ thống thần kinh của chúng ta không có khả năng xử lý nhiều hơn 110 bit thông tin mỗi giây. Và để nghe thấy tiếng tôi và hiểu những gì tôi đang nói, bạn phải xử lý khoảng 60 bits thông tin mỗi giây. Đó là tại sao bạn không thể nghe nhiều hơn hai người nói. Bạn không thể hiểu được nhiều hơn hai người nói với bạn. Khi bạn thật sự bị thu hút vào quá trình tạo ra những thứ mới mẻ một cách hoàn toàn nhập tâm này, giống như người đàn ông này, anh ta không còn tâm trí nào để kiểm soát cảm nhận của cơ thể, hay về những vấn đề rắc rối ở nhà. Anh ta thậm chí không thể cảm thấy đói hay mệt mỏi. Cơ thể anh ta bị xóa mờ, danh tính của anh ta bị xóa khỏi nhận thức, bởi vì anh ta không đủ tập trung, không giống như bất kỳ ai trong chúng ta, để làm tốt điều gì đó cần rất nhiều sự tập trung, mà cảm thấy mình tồn tại cùng lúc đó. Thế nên sự tồn tại tạm thời ngưng lại. Và anh ta kể rằng tay anh ta dường như tự di chuyển. Tôi đã nhìn tay tôi trong hai tuần, và tôi không cảm thấy sợ hãi hay kinh ngạc, bởi vì tôi không thể sáng tác được. (Cười) Điều câu chuyện muốn nói đến ở đây là rõ ràng quá trình vô thức, tự phát sinh mà anh ta đang mô tả chỉ xảy ra cho những ai được đào tạo rất tốt và có kỹ thuật phát triển. Có một điều trở nên hiển nhiên trong nghiên cứu về sự sáng tạo là bạn không thể sáng tạo là cái gì khi chưa đủ 10 năm theo đuổi công kiến thức -công nghệ trong một lĩnh vực nhất định. Cho dù là toán học hay âm nhạc, bạn cần mất chừng đó thời gian để có thể bắt đầu biến đổi một thứ gì đó trở nên tốt hơn cái nó đã từng. Và, khi điều đó xảy ra, anh ta kể rằng âm nhạc chứ thế tuôn chảy. Và bởi vì tất cả những người tôi phỏng vấn -- đây là bài phỏng vấn có tuổi đời hơn 30 năm -- rất nhiều người trong số họ mô tả điều này như là một dòng chảy (flow) tự phát và tôi gọi đó là 'trải nghiệm dòng chảy'. Nó xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, một nhà thơ đã mô tả nó theo cách này. Cái này do một sinh viên của tôi - người đã phỏng vấn một số nhà văn và nhà thơ hàng đầu của Mỹ. Và nó mô tả cảm giác tự nhiên, tự phát mà bạn có được khi bạn bước vào trạng thái ngây ngất. Nhà thơ này mô tả nó giống như việc mở một cánh cửa đang trôi trên trời -- và nó cũng rất giống với những gì Albert Einstein đã miêu tả về việc ông đã hình dung ra thuyết tương đối như thế nào, khi ông đang vật lộn để cố hiểu xem cách thức mà chúng hoạt động. Thế nhưng nó cũng xảy ra ở những hoạt động khác nữa, Ví dụ, đây là một sinh viên khác của tôi, Susan Jackson từ Úc, người đã làm việc với một số vận động viên hàng đầu trên thế giới. Và cái bạn thấy ở đây là một đoạn mô tả của một vận động viên trượt băng Olympic, và về cơ bản, nó giống với mô tả hiện tượng học của trạng thái bên trong con người. Bạn không nghĩ; nó đến một cách tự động, nếu bạn chìm đắm trong âm nhạc, và vân vân.. Nó cũng thật sự xuất hiện trong cuốn sách tôi viết gần đây nhất, có tên là "Kinh doanh tốt", trong đó tôi phỏng vấn một số CEOs những người đã được bạn bè đánh giá là vừa thành công vừa rất đạo đức và có trách nhiệm với xã hội. Bạn sẽ thấy rằng những người này định nghĩa thành công như là thứ gì đó có thể giúp ích cho người khác và đồng thời khiến họ hạnh phúc khi đang thực hiện nó. Và giống như những nhà CEOs thành công và đầy trách nhiệm nói, bạn không thể chỉ có một trong hai thứ đó nếu bạn muốn có một công việc ý nghĩa và thành công. Anita Roddick là một trong những CEOs mà chúng tôi đã phỏng vấn. Cô ấy là nhà sáng lập của Body Shop, một ông hoàng về mỹ phẩm tự nhiên. Nó kiểu như là một niềm đam mê xuất phát từ việc cố gắng hết sức mình và có dòng chảy khi bạn đang thực hiện nó. Đây là một trích dẫn nhỏ hết sức thú vị từ Masaru Ibuka, người vào thời điểm đó đã gầy dựng Sony từ bàn tay không, và chưa có sản phẩm-- họ không có một sản phẩm, họ chẳng có gì cả, nhưng họ có một ý tưởng. Và ý tưởng mà ông ta có là tạo ra một nơi làm việc - nơi những người kỹ sư có thể cảm thấy niềm vui trong việc sáng tạo kỹ thuật, nhận thức được sứ mệnh của họ đối với xã hội và làm việc bằng cả con tim. Tôi không nghĩ có một có một ví dụ nào tốt hơn về việc dòng chảy tiến vào nơi làm việc như thế nào. Hiện nay, khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu -- chúng tôi đã đang, cùng những đồng nghiệp khác trên khắp thế giới, thực hiện hơn 8,000 cuộc phỏng vấn -- từ những tu sĩ người Dominica, những nữ tu mù, đến những nhà leo núi Himalaya, hay dân du mục Navajo -- những người yêu thích công việc của mình. Và bất kể văn hóa, bất kể học thức hay cái gì khác, có 7 điều kiện có mặt khi 1 người trải nghiệm dòng chảy. Và điều trọng tâm là, khi điều đó trở nên mạnh mẽ, nó sẽ dẫn đến cảm giác 'ngây ngất', rõ hơn là: bạn biết chính xác điều bạn muốn làm trong lúc đó; bạn nhận được phản hồi ngay lập tức. Bạn biết rằng cái bạn cần làm là điều khả thi, mặc dù khó khăn, và cảm giác thời gian ngừng trôi, bạn quên mất bản thân mình, bạn cảm thấy bạn thuộc về một thứ gì đó lớn hơn. Và một khi những điều kiện thỏa mãn, cái bạn đang làm - tự nó đã đáng giá rồi. Chúng tôi thể hiện cuộc sống hằng ngày của con người với lược đồ này. Và chúng tôi có thể đo đạc nó hết sức chính xác, thực sự thế, bởi vì chúng tôi đưa cho họ máy nhắn tin điện tử báo hiệu 10 lần mỗi ngày, và mỗi lần nó báo tin, bạn kể ra bạn đang làm gì, bạn cảm thấy thế nào, bạn đang ở đâu, bạn đang nghĩ gì. Và có hai điều chúng tôi đo lường là lượng thử thách họ trải nghiệm vào lúc đó và lượng kỹ năng họ nghĩ mình có vào lúc đó. Và với mỗi người, chúng tôi có thể lập một giá trị trung bình, là trung tâm của biểu đồ. Đó là mức trung bình thống kê về thử thách và kỹ năng của bạn, chỉ số này sẽ khác biệt với người khác. Thế nhưng bạn có một điểm quyết định ở đây, điểm sẽ ở giữa. Nếu chúng tôi biết điểm xác định đó là gì, chúng tôi có thể đoán trước khá chính xác khi nào thì bạn sẽ ở trạng thái dòng chảy, và nó sẽ xảy ra khi thách thức của bạn cao hơn mức trung bình và kỹ năng của bạn cao hơn mức trung bình. Bạn có thể đang làm những thứ rất khác so với những người khác, thế nhưng với tất cả mọi người, vùng dòng chảy, sẽ xảy ra khi bạn đang làm điều bạn thật sự thích -- chơi piano, dành thời gian với bạn thân, và có thể là công việc, nếu công việc là thứ đem lại 'dòng chảy cho bạn. Và sau đó là những vùng khác dần ít tích cực hơn. Vùng thức tỉnh (Arousal) vẫn tốt nếu bạn trên mức thử thách ở đây. Kỹ năng của bạn vẫn chưa đạt được mức cần thiết, thế như bạn vẫn có thể 'flow' khá dễ dàng bằng cách phát triển kỹ năng thêm một chút nữa. Vậy, thức tỉnh là vùng mà mọi người đều học hỏi, bởi vì đó là nơi họ được thúc đẩy để vượt qua vùng giới hạn của chính mình. và khi bước vào đó -- trở lại với 'flow' -- họ sẽ phát triển kỹ năng cao hơn. Kiểm soát (control) cũng là một vùng tốt, bởi vì bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng không quá kích thích. Nó không mang nhiều tính thử thách. Và nếu bạn muốn đạt được cảm giác 'flow' bạn phải tăng mức độ thử thách lên. Và đó là hai vùng lý tưởng và bổ sung mà từ đó 'flow' có thể dễ dàng xảy ra. Những sự kết hợp khác của thử thách và kỹ năng thì dần dần ít ưu việt hơn. Vùng thư giãn (Relaxation) ổn -- bạn vẫn cảm thấy ok. Vùng buồn chán (Boredom) bắt đầu trở thành một điều khó chịu. và vùng thờ ơ (Apathy) trở nên cực kỳ tiêu cực: bạn không cảm thấy bạn đang làm gì, bạn không sử dụng kỹ năng của mình, chẳng có thử thách nào cả. Ko may là, rất nhiều người đang trong vùng thờ ơ này. Điều góp phần lớn nhất vào trạng thái này là xem tivi; tiếp theo là ngồi trong phòng tắm. Mặc dù thỉnh thoảng khi xem ti vi, khoảng 7-8% thời gian là 'dòng chảy', nhưng chỉ khi bạn chọn chương trình bạn thật sự muốn xem và nhận được phản hồi từ nó. Vậy câu hỏi ở đây là chúng tôi cố gắng để tìm ra -- và tôi đang dần tìm ra -- cách để đạt 'flow' càng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Và đó là điều khá thử thách mà chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu. Và một số trong các bạn biết rõ cách để làm điều đó rất tự nhiên mà không cần bất kỳ lời khuyên nào, nhưng không may thay rất nhiều người không thể. Và đó là trách nhiệm của chúng tôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tại sao người chuyển giới tự nhiên xuất hiện nhiều thế? (Tiếng cười) Là nhà hoạt động và là người chuyển giới, tôi thường bị hỏi thế. Hãy nhớ rằng, dưới một phần trăm người Mỹ trưởng thành công khai là người chuyển giới. Theo khảo sát GLAAD, khoảng 16 phần trăm người Mỹ thẳng nói rằng họ quen một người chuyển giới. Vậy cho 84 phần trăm còn lại, đây có thể là một đề tài mới. Nhưng người chuyển giới không hề mới. Sự đa dạng giới tính xuất hiện từ lâu hơn bạn tưởng và người chuyển giới là một phần của di sản đó. Từ Trung Phi cho đến Nam Mỹ, vùng Đảo Thái Bình Dương và hơn thế, có nhiều nơi công nhận đa dạng giới tính, và điều này có từ rất lâu. Ví dụ, người hijra ở Ấn Độ và Pakistan đã được nhắc đến từ 2000 năm trước trong Kama Sutra. Những bộ lạc người da đỏ đều có thuật ngữ riêng, nhưng hầu hết, dùng từ chung "hai linh hồn". Họ nhìn nhận người đa giới như pháp sư và thầy thuốc trong cộng đồng của họ, cho đến khi chủ nghĩa thực dân lan rộng họ được dạy nghĩ khác đi. Hiện nay, tìm hiểu về lịch sử chuyển giới chúng tôi tìm kiếm cả người chuyển giới và tập tục chuyển giới. Ví dụ, một phụ nữ thể hiện mình là nam để có thể chiến đấu trong cuộc nội chiến Mỹ. Sau chiến tranh, hầu hết họ lại trở lại làm nữ giới, nhưng một số người, như Albert Cashier, tiếp tục sống như nam. Albert cuối cùng bị nhốt vào nhà thương điên và bị bắt mặc váy cho đến hết phần đời còn lại. (Tiếng thở dài) Vào khoảng năm 1895, một nhóm tự nhận là ái nam ái nữ lập một nhóm hỗ trợ người chuyển giới. Sứ mệnh của họ là đoàn kết chống lại sự bức hại tàn ác trên thế giới. Họ là một trong những nhóm trợ giúp người chuyển giới đầu tiên. Đến khoảng năm 1940-50, khoa học y tế bắt đầu nghiên cứu thuốc chuyển giới, họ được hỗ trợ bởi bệnh nhân chuyển giới, như Louise Lawrence, người chuyển giới nữ đã liên lạc mật thiết với những người bị bắt vì ăn mặc không phù hợp. Bà đã giới thiệu nhà nghiên cứu giới tính như Alfred Kinsey cho mạng lưới người chuyển giới. Nhiều người khác đã nối bước như Virginia Prince, Reed Erickson và Christine Jorgensen nổi tiếng, người đã lên báo công khai quá trình chuyển giới năm 1952. Nhưng khi người chuyển giới da trắng ở thành thị lập mạng lưới tương trợ, nhiều người chuyển giới da màu phải tự vẽ đường cho mình. Như Cô MajorGriffin-Gracy đã dự tiệc hoá trang của người chuyển giới. Nhiều người được gọi là "nữ hoàng đường phố", luôn trong tầm ngắm của cảnh sát vì thể hiện giới tính của mình và dẫn đầu trong các sự kiện quan trọng trong phong trào quyền LGBT. Tiếp đến là bạo loạn Cooper Do-nuts năm 1959, Compton's Cafeteria năm 1966 và bạo loạn ở quán bar nổi tiếng Stonewall năm 1969. Năm 1970, Sylvia Rivera và Marsha P. Johnson, hai người từng tham gia vụ Stonewall, lập nhóm STAR: Những Nhà Cách Mạng Hành Động Chuyển Giới Đường Phố. Người chuyển giới tiếp tục đấu tranh để được bình đẳng trước pháp luật, cho dù họ vẫn đối diện với phân biệt đối xử tệ hại, thất nghiệp, bắt bớ, và bệnh dịch AIDS tràn lan. Kể từ khi người chuyển giới hiện diện, người có thế lực đã tìm cách tước quyền của chúng tôi vì đã dám sống cuộc sống của mình. Bức hình này được chụp ở Berlin năm 1933, đôi khi được sử dụng trong sách lịch sử để minh hoạ việc Phát Xít đốt bỏ những nghiên cứu không phải của Đức. Nhưng điều ít được nhắc đến đó là trong đống đổ nát đó là các nghiên cứu từ Học viện Nghiên cứu Giới tính. Các bạn thấy đấy, tôi vừa tóm tắt phong trào chuyển giới ở Mỹ, nhưng Magnus Hirschfeld và đồng nghiệp ở Đức đã làm trước tôi hàng thập kỉ. Magnus Hirschfeld là người sớm ủng hộ cộng đồng LGBT. Ông viết cuốn sách đầu tiên về người chuyển giới. Ông giúp họ lấy thuốc men và làm giấy tờ tuỳ thân. Ông làm việc với sở cảnh sát Berlin để dừng phân biệt đối xử với nhóm LGBT, và thuê họ vào làm ở Học Viện. Nên việc Phát Xít đốt thư viện của ông gây hệ luỵ rất xấu tới nghiên cứu về người chuyển giới toàn thế giới. Đây là việc làm có chủ đích để xoá bỏ người chuyển giới, không là đầu tiên cũng chẳng là cuối cùng. Nên khi ai đó hỏi tôi tại sao người chuyển giới tự nhiên có ở khắp nơi, Tôi chỉ muốn nói rằng chúng tôi đã ở đây từ lâu. Những câu chuyện cần được kể, cùng với những câu chuyện khác đã bị chôn vùi bởi thời gian. Chúng tôi không được hoan nghênh, và những cuộc đấu tranh cũng bị lãng quên và nó khiến vấn đề chuyển giới dường như mới với một số người. Hôm nay, tôi gặp nhiều người nghĩ rằng phong trào này chỉ là một giai đoạn, rồi sẽ qua, tôi cũng nghe những đồng minh có thiện chí nói rằng hãy nhẫn nại, vì phong trào của chúng tôi "còn mới". Cuộc đối thoại này sẽ thay đổi thế nào nếu biết rằng người chuyển giới đã đòi công bằng từ rất lâu. Liệu chúng tôi vẫn còn bị xem là làm quá? Liệu chúng tôi có nên tiếp tục chờ? và chúng tôi có nên, ví dụ như, làm gì đó về việc phụ nữ chuyển giới da màu bị giết hại mà hung thủ không sa lưới pháp luật? Hoàn cảnh này đã đủ nghiêm trọng chưa? (Thở dài) Cuối cùng, tôi muốn người chuyển giới biết rằng họ không lẻ loi. Tôi từng nghĩ giới tính mình khác thường và sẽ giữ bí mật đó đến chết. Người ta nhồi ý tưởng về sự khác biệt vào đầu tôi, tôi tin vì tôi không biết bất cứ ai giống mình. Có lẽ nếu biết về những tiền bối của mình sớm hơn, tôi sẽ không mất nhiều thời gian để tìm ra niềm tự hào về giới tính và cộng đồng của mình. Vì tôi thuộc về một cộng đồng những người nhiệt huyết tuyệt vời giúp đỡ lẫn nhau khi người khác quay lưng, chăm sóc lẫn nhau, ngay cả khi gặp khó khăn, và bằng một cách nào đó, dù còn nhiều khó khăn, vẫn tìm ra lí do để tán dương nhau, yêu thương nhau, nhìn vào mắt nhau mỗi ngày và nói: "Bạn không cô đơn. Bạn có chúng tôi. Và chúng tôi sẽ luôn ở đây." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Năm 2004, một công ty mới thành lập tên Vemma Nutrition mở ra cơ hội đổi đời làm việc bán thời gian, nhưng hưởng lương toàn thời gian. Cơ hội này mở ra cho tất cả mọi người, không quan trọng kinh nghiệm hay trình độ học vấn. Chỉ cần qua hai bước là có thể bắt đầu thu lợi: mua một bộ sản phẩm dinh dưỡng dạng nước trị giá 500 đến 600 đô la và chiêu dụ thêm hai người nữa. Công ty Vemma Nutrition phát triển cực nhanh, trở thành công ty đa quốc gia, thời kì đỉnh cao, mỗi tháng, nó thu hút 30,000 thành viên mới. Chỉ có một vấn đề - vào năm 2013, khi công ty đạt doanh thu cả năm 200 triệu đô, đại đa số người tham gia kiếm được ít hơn số tiền họ bỏ ra ban đầu. Cuối cùng, Vemma bị buộc tội vận hành mô hình kim tự tháp: một dạng lừa đảo phổ biến trong đó, các thành viên kiếm lời qua việc chiêu dụ thêm người mua. Thông thường, người sáng lập dụ dỗ một nhóm người ban đầu đầu tư và và quảng bá mô hình này. Sau đó, khuyến khích họ chiêu dụ người mới và hứa sẽ được chia một phần tiền từ những người mới tham gia, người sáng lập cũng vậy. Mô hình này lặp lại khi nhóm có thành viên mới, dùng tiền của người mới tham gia chia cho người chiêu dụ. Khác với mô hình Ponzi, người sáng lập chiêu dụ thành viên mới và lén dùng phí thành viên của họ để trả cho những người khác, để họ nghĩ rằng lợi tức đến từ những khoản đầu tư hợp pháp. Mô hình kim tự tháp càng phát triển, các thành viên mới càng khó kiếm lời. Do số người tham gia tăng theo cấp số nhân. Ví dụ, một hệ thống, trong đó, mỗi người cần chiêu dụ sáu người để kiếm lợi. Đầu tiên, người sáng lập chiêu dụ sáu người, và mỗi người lại chiêu dụ thêm sáu người nữa. Vậy là có 36 người trong lần chiêu dụ thứ hai, mỗi người lại tiếp tục chiêu dụ thêm sáu người nữa - có tất cả 216 thành viên mới trong lần chiêu dụ này. Đến lần chiêu dụ thứ 12, 2.1 tỉ thành viên mới sẽ phải chiêu dụ hơn 13 tỉ người nữa để kiếm tiền - tức là nhiều hơn dân số thế giới. Trong tình huống này, những thành viên mới nhất, hơn 80% số người tham gia, sẽ mất hết tiền đầu tư. Và thực tế, nhiều thành viên cũ cũng mất tiền. Mô hình kim tự tháp là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng khó có thể phát hiện. Nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức gồm quà tặng nhóm, câu lạc bộ đầu tư, và công ty tiếp thị đa cấp. Khác biệt giữa mô hình kim tự tháp và công ty tiếp thị đa cấp hợp pháp có thể rất mơ hồ. Trên lý thuyết, sự khác nhau nằm ở chỗ thành viên công ty tiếp thị đa cấp thu lợi chủ yếu từ việc bán một sản phẩm hay dịch vụ cho khách mua lẻ, còn mô hình kim tự tháp sinh lợi chủ yếu qua việc chiêu dụ thành viên mới. Dù thực tế, nhiều công ty đa cấp làm mọi cách khiến thành viên không thể kiếm lợi chỉ từ viêc bán hàng. Rất nhiều mô hình kim tự tháp, như Vemma Nutrition, nguỵ trang dưới lớp vỏ công ty đa cấp hợp pháp sử dụng sản phẩm hay dịch vụ để che đậy cấu trúc trả-tiền-và-chiêu-dụ. Nhiều mô hình kim tự tháp lợi dụng sự tin tưởng sẵn có ở nhà thờ, cộng đồng nhập cư, hay các nhóm thân hữu khác. Những người đầu tiên tham gia được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm trước khi bắt đầu kiếm lời. Những người trong nhóm sẽ nghe theo, khiến mô hình này nở phồng ra nhanh chóng trước khi họ nhận ra nó thực chất không sinh lợi. Thông thường, nạn nhân sẽ xấu hổ nên giữ im lặng. Mô hình kim tự tháp mồi chài bằng những hứa hẹn về cơ hội và quyền lực. Vậy nên khi không kiếm ra tiền, thành viên thường tự trách chứ không quy trách nhiệm cho mô hình, rằng họ không đủ kiên trì nên không thể kiếm lợi như đã được hứa. Một số nạn nhân tiếp tục cố gắng, đầu tư vào nhiều mô hình khác, và lần nào cũng mất tiền. Dù khó nhưng vẫn có cách để nhận biết mô hình kim tự tháp. Áp lực thời gian là một dấu hiệu khả nghi - cẩn thận với lời nói: "Hành động ngay nếu không sẽ mất cơ hội hiếm có." Lời hứa về một số tiền lớn, đổi đời cũng là điều đáng ngờ. Cuối cùng, công ty tiếp thị đa cấp hợp pháp sẽ không bắt thành viên trả phí để được bán sản phẩm hay dịch vụ. Mô hình kim tự tháp có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cá nhân, cộng đồng, và cho cả quốc gia. Nhưng bạn có thể dùng gậy ông đập lưng ông, hãy chia sẻ video này với ba người bạn biết, và khuyến khích họ làm như bạn. Sáu tuổi là lần đầu tiên tôi học được ý nghĩa của sự kiên nhẫn. Bà tôi tặng quà sinh nhật cho tôi là một chiếc hộp ảo thuật, không ai trong chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ là món quà của cuộc đời. Ảo thuật đã mê hoặc tôi, và khi lên 20, tôi trở thành nhà ảo thuật bồ câu nghiệp dư. Màn ảo thuật này buộc tôi phải huấn luyện chim bồ câu đứng im dưới lớp quần áo của mình. Là một nhà ảo thuật trẻ, tôi luôn nóng vội muốn cho chúng bay ra, nhưng thầy tôi nói với tôi rằng bí mật thành công của ảo thuật là chỉ cho chim bồ câu xuất hiện khi chúng đã kiên nhẫn chờ trong bộ vest đó. Đây hẳn là một loại kiên nhẫn có chủ ý, mà tôi phải mất nhiều năm mới nhận ra. Khi cuộc đời đưa đẩy tôi tới Thượng Hải bảy năm trước, tính kiên nhẫn có chủ ý mà tôi đã học được dường như không có dịp được thực hành. Ở Trung Quốc, nơi mà mọi người và mọi thứ đều hối hả, bạn phải vượt qua hơn 1,3 triệu người khác để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn can thiệp vào hệ thống, bẻ cong luật lệ, phá vỡ các ranh giới. Điều này xảy ra với cả thực phẩm... ngoại trừ khi nói đến thực phẩm, sự thiếu kiên nhẫn có thể mang lại những hậu quả khôn lường. Người ta vội vã trồng nhiều hơn, bán nhanh hơn, nền nông nghiệp 4.000 năm của một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá do lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu. Năm 2016, chính phủ Trung Quốc phát hiện nửa triệu trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm chỉ trong vòng chín tháng. Đáng báo động là cứ bốn bệnh nhân tiểu đường trên thế giới lại có một người đến từ Trung Quốc. Những câu chuyện quanh thực phẩm thì thật đáng sợ và có gì đó nặng nề, tôi tự nhủ đã đến lúc mang sự kiên nhẫn có chủ ý vào quá trình sản xuất ấy. Tôi nói tới kiên nhẫn có chủ ý không có nghĩa là khả năng chờ đợi mà là biết phải làm gì trong khi chờ. Vậy nên, trong khi chờ đợi một ngày hệ thống thực phẩm bền vững trở thành hiện thực ở Trung Quốc, tôi đã xây dựng một chợ nông sản trực tuyến đầu tiên tại đây để giao những nông sản hữu cơ của địa phương tời từng gia đình. Khi chúng tôi mở cửa, cách đây 18 tháng những sản phẩm được rao bán khá nghèo nàn. Chúng tôi không có hoa quả và hiếm khi có thịt, bởi không có gì qua được bài kiểm tra tại phòng thí nghiệm, với hàm lượng thuốc trừ sâu, hoá chất, chất kháng sinh và hooc môn tăng trưởng bằng 0. Tôi nói với các nhân viên đang rất lo lắng rằng chúng ta sẽ không bỏ cuộc cho tới khi gặp được hết nông dân trong vùng. Hôm nay, chúng tôi cung cấp 240 loại sản phẩm từ 57 hộ nông dân. Sau gần một năm tìm kiếm, cuối cùng, chúng tôi đã tìm được loại chuối không có hoá chất được trồng trong sân sau những ngôi làng trên đảo Hải Nam. Và chỉ cách Thượng Hải hai tiếng đồng hồ, trên một hòn đảo mà thậm chí Google Maps không có mã định vị, chúng tôi tìm thấy một nơi mà bò ăn cỏ và được thả rong dưới bầu trời xanh. Chúng tôi cũng nỗ lực trong khâu giao nhận. Chúng tôi giao các đơn hàng cho khách trong vòng ba tiếng bằng xe điện, và sử dụng hộp đóng gói tái chế, tự phân huỷ để giảm thiểu tác động tới môi trường. Tôi tin chắc rằng công việc của chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, nhưng sẽ cần nhiều thời gian, và tôi biết cần có nhiều người hơn nữa để xây dựng tương lai cho thực phẩm sạch. Năm ngoái, tôi thành lập quỹ gọi vốn và tăng tốc ứng dụng công nghệ đầu tiên tại Trung Quốc, giúp các công ty khởi nghiệp xây dựng tương lai thực phẩm sạch theo cách họ muốn, bằng việc sử dụng côn trùng ăn độc như nguồn protein bền vững hơn, hay dùng tinh dầu để giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Có thể bạn sẽ hỏi: Tại sao cô lại cố gắng xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững bằng cách kêu gọi sự kiên nhẫn ở một quốc già mà kiên nhẫn dường như là tội ác? Bởi với tôi, bí quyết thực sự của thành công là kiên nhẫn -- kiên nhẫn có chủ ý đòi hỏi ta cần phải biết hành động thế nào trong khi chờ đợi, một sự kiên nhẫn mà tôi học được từ chiếc hộp ma thuật của bà mình. Sau hết, chúng ta không thừa hưởng trái đất này từ tổ tiên mà là vay mượn của thế hệ sau. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Mọi người có nhiều quan niệm sai lầm về khoa học, nó là gì và hoạt động như thế nào. Một sai lầm nghiêm trọng là khoa học chỉ là một đống các sự thật cũ rích. Không đúng, điều đó còn chẳng phải là mục tiêu của khoa học. Khoa học là một quá trình. Là cách suy nghĩ. Thu thập luận chứng chỉ là một phần, chứ không phải là mục tiêu. Mục tiêu cuối của khoa học là hiểu thực tế khách quan theo cách tốt nhất dựa trên bằng chứng. Vấn đề ở đây là con người không hoàn hảo. Ta có thể bị lừa, ta rất giỏi việc lừa dối chính mình. Vì vậy, cần giảm tối đa sự thiên vị trong quá trình làm khoa học. Sẽ hữu ích khi tóm tắt lại, đây là cách nó hoạt động. Nếu bạn muốn làm khoa học, điều bạn cần làm là quan sát thứ gì đó... ví dụ: "Bầu trời xanh. Tôi tự hỏi vì sao?" Bạn đặt câu hỏi. Tiếp theo, bạn đưa ra một lời giải thích khả dĩ cho nó, đưa ra một giả thuyết. Bạn biết gì không? Biển màu xanh. Có lẽ bầu trời đang phản chiếu màu của biển. Tuyệt, giờ bạn phải kiểm chứng nó, bạn dự đoán nó có nghĩa là gì. Dự đoán của bạn có thể là: "Chà, nếu bầu trời đang phản chiếu màu của biển, ở bờ biển, nó sẽ xanh hơn khi ở trong đất liền." Được, nó khá ổn, nhưng bạn phải kiểm chứng nó. Vì vậy, bạn lên máy bay rời Denver vào một ngày mây mù, bạn bay đến LA, nhìn lên và bầu trời có một màu xanh tuyệt đẹp. Hoan hô, luận đề của bạn đã được chứng minh. Nhưng có thật vậy không? Không. Bạn mới quan sát một lần. Bạn phải nghĩ về giả thuyết của mình, cách kiểm chứng nó và kiểm chứng nhiều hơn một lần. Bạn có thể đến một vùng khác, hay quay lại vào một thời gian khác trong năm và xem lúc đó, bầu trời như thế nào. Một cách làm khác là trò chuyện với người khác. Họ có ý tưởng, cách nhìn khác, họ có thể giúp bạn. Ta gọi nó là bình duyệt. Và thực tế, nó có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, không phải bay tới bay lui kiểm tra thời tiết. Điều gì xảy ra nếu giả thuyết của bạn đúng nhưng không hoàn toàn chính xác? Tốt thôi, vì bạn có thể sửa nó lại một chút và rồi thực hiện lại quá trình này một lần nữa, dự đoán, kiểm chứng. Khi bạn lặp đi lặp lại quá trình này, ý tưởng sẽ được cải thiện. Khi đủ tốt, nó có thể sẽ được cộng đồng khoa học chấp nhận, tạm thời là vậy, như một lời giải thích hợp lí cho những điều đang xảy ra, ít nhất là cho đến khi có một ý tưởng khác tốt hơn hay đến khi tìm ra bằng chứng chứng minh là nó sai. Một phần của quá trình này là thừa nhận sai lầm. Và điều đó có thể rất khó khăn. Khoa học có ưu điểm và nhược điểm và nó phụ thuộc vào điều đó. Một ưu điểm của khoa học là con người thực hiện nó, và thực tế đã chứng minh là nó khá tốt. Nhờ khoa học, ta biết được rất nhiều điều về vũ trụ. Một nhược điểm của khoa học là con người thực hiện nó, và ta mang theo rất nhiều định kiến vào nghiên cứu. Ta tự cao, ta cứng đầu, mê tín, ta tư duy theo kiểu bộ lạc, ta là con người đây là những đặc điểm của con người và nhà khoa học là con người. Vì vậy, ta phải nhận thức được điều này khi nghiên cứu khoa học và khi xây dựng luận đề. Nhưng một phần của quá trình này, một phần của quá trình nghiên cứu khoa học, một phần của phương pháp nghiên cứu, là thừa nhận sai lầm. Tôi biết, tôi cũng từng như vậy. Nhiều năm trước, khi làm việc trên Kính viễn vọng không gian Hubble, và một đồng sự mang một số dữ liệu đến cho tôi xem, và anh ấy nói: "Tôi nghĩ có thể có một bức ảnh của một hành tinh xoay quanh một ngôi sao trong dữ liệu này." Ta chưa có bức ảnh nào của hành tinh xoay quanh ngôi sao khác, nên nếu điều này là đúng, nó sẽ là bức hình đầu tiên và chúng tôi sẽ là những người tìm ra nó. Điều này có ý nghĩa rất lớn. Tôi đã rất phấn khích. Vì vậy, tôi lao ngay vào phân tích đống dữ liệu này. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để xác định liệu đây có phải là một hành tinh không. Vấn đề ở đây là hành tinh thì mờ còn ngôi sao thì sáng, nên để tìm được tín hiệu trong đống dữ liệu này giống như cố nghe một tiếng thì thầm tại một buổi nhạc rock. Thật sự rất khó. Tôi đã làm mọi cách, nhưng sau một tháng, tôi nhận ra là mình không thể làm được. Tôi phải từ bỏ. Và tôi phải nói với nhà khoa học đó: "Dữ liệu quá lộn xộn. Ta không thể khẳng định liệu nó có phải là hành tinh không." Thật khó để làm vậy. Sau đó, những người khác dùng kính Hubble quan sát nó, và dữ liệu lần này cho thấy nó không phải chỉ có một hành tinh. Đó là hình ảnh của rất nhiều ngôi sao, hay thiên hà, đại loại là vậy. Không cần phải đi sâu quá vào chuyên môn, nhưng chết tiệt. (Tiếng cười) Tôi đã rất khó chịu vì điều này. Nhưng nó là một phần của nghiên cứu khoa học. Bạn phải thừa nhận là: "Ta không thể làm điều đó với những dữ liệu mình có." Và rồi tôi phải đối mặt với sự thật là dữ liệu sau đó cũng cho thấy là chúng tôi đã sai. Về mặt cảm xúc, tôi đã khá thất vọng. Nhưng khi một nhà khoa học làm đúng chức trách của mình, sai lầm cũng không có gì đáng buồn, vì nó có nghĩa là vẫn còn nhiều thứ ngoài kia, nhiều thứ để nghiên cứu hơn. Các nhà khoa học không muốn mắc sai lầm nhưng chúng tôi thích những điều bí ẩn, và vũ trụ chính là bí ẩn lớn nhất. Tuy nhiên, khi có một mảnh ghép, bạn xoay trở mọi hướng nhưng nó vẫn không khớp, dùng sức nhiều hơn nữa cũng chẳng ích gì. Lúc đó, bạn phải bỏ ý tưởng đó đi nếu bạn muốn có được cái nhìn bao quát hơn. Cái giá của việc làm khoa học là thừa nhận sai lầm, nhưng phần thưởng là điều tuyệt nhất: kiến thức và sự hiểu biết. Tôi có thể nêu ra cả ngàn ví dụ như thế này trong khoa học, nhưng có một ví dụ tôi rất thích. Nó liên quan đến thiên văn học, và trong hàng thế kỉ, nó là câu hỏi khiến các nhà thiên văn học khó chịu. Khi nhìn mặt trời, bạn thấy nó có vẻ đặc biệt, nó là vật thể sáng nhất trên bầu trời, nhưng qua nhiều thế kỉ nghiên cứu thiên văn, hoá học, nhiệt động học, ta học được một điều quan trọng. Nó cũng chẳng đặc biệt lắm. Nó chỉ là một ngôi sao như hàng triệu ngôi sao khác. Nhưng điều đó đặt ra một câu hỏi thú vị. Mặt trời là một ngôi sao và có các hành tinh quay quanh nó, liệu những ngôi sao khác có hành tinh quay quanh không? Như tôi đã kể trong câu chuyện của mình, "hành tinh" mà tôi tìm kiếm, tìm ra chúng là việc rất khó, nhưng các nhà khoa học thường là những người rất thông minh, họ dùng nhiều kỹ thuật khác nhau quan sát những ngôi sao. Vài thập kỉ trôi qua, họ bắt đầu khám phá những điều thú vị, họ phát hiện ra ngay khi gần vứt bỏ ý tưởng đó. Nhưng họ đã sai hết lần này đến lần khác. Năm 1991, mọi chuyện đều thay đổi. Hai nhà thiên văn học, Alexander Lyne, xin lỗi, là Andrew Lyne, và Matthew Bailes, có một công bố quan trọng. Họ tìm thấy một hành tinh xoay quanh một ngôi sao. Và nó không chỉ là một ngôi sao thông thường mà là một sao xung, và đây là phần tàn dư của một ngôi sao đã nổ tung trước đó. Nó phát ra nhiều bức xạ. Đây là nơi cuối cùng trong vũ trụ bạn hy vọng tìm thấy một hành tinh, nhưng họ đã quan sát sao xung này một cách rất khoa học, phát hiện ra lực hấp dẫn của hành tinh này khi quay quanh sao xung. Mọi thứ trông rất tốt. Lần đầu tiên tìm ra hành tinh quay quanh một ngôi sao khác Ngoại trừ... không phải vậy. (Tiếng cười) Sau khi đưa ra thông cáo, những nhà thiên văn học khác sẽ đưa ra nhận xét, họ quay lại xem xét các dữ liệu và nhận ra mình đã mắc một sai lầm đáng hổ thẹn. Họ đã bỏ sót những số liệu rất nhỏ trong chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, ảnh hưởng lên cách họ đo đạc hành tinh này khi nó quay quanh sao xung. Và khi họ tính cả nó vào, phụt, hành tinh của họ biến mất. Nó không có thật. Nên Andrew Lyne có một công việc khó khăn. Ông phải thừa nhận điều này. Vì vậy, năm 1992, tại cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ, Hội nghị Thiên văn lớn nhất thế giới, ông đã đứng lên tuyên bố rằng mình đã phạm sai lầm, hành tinh đó không tồn tại. Và điều xảy ra tiếp theo-- Ồ, tôi rất thích- điều xảy ra tiếp theo thật sự tuyệt diệu. Ông được mọi người ca ngợi. Các nhà thiên văn học không hề giận dữ; họ cũng không muốn trách móc ông. Họ ca ngợi ông vì sự thành thật và chính trực của mình. Tôi rất thích điều đó. Các nhà khoa học là con người. (Tiếng cười) Chuyện còn hay hơn nữa. (Tiếng cười) Lyne bước xuống bục. Một người đàn ông tên là Aleksander Wolszczan bước lên. Ông ấy cầm lấy micro và nói: "Nhóm của Lyne không tìm được hành tinh quay quanh sao xung, nhưng nhóm của tôi tìm thấy không chỉ một, mà tới hai hành tinh quay quanh sao xung. Chúng tôi cũng nhận ra vấn đề nhóm Lyne gặp phải, chúng tôi đã kiểm tra nó. Vâng, hành tinh của chúng tôi là thật." Hoá ra ông đã đúng. Sự thật là vài tháng sau đó, họ tìm ra hành tinh thứ ba quay quanh sao xung này, hệ hành tinh ngoài mặt trời đầu tiên được tìm thấy, thứ gọi là thế giới người ngoài hành tinh - ngoại hành tinh. Với tôi, điều đó thật tuyệt vời. Nó mở ra nhiều cánh cửa khác. Năm 1995, tìm ra một hành tinh quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời, rồi thêm một hành tinh khác, một hành tinh khác nữa. Đây là hình ảnh thực của một hành tinh quay quanh một ngôi sao. Ta càng lúc càng tiến bộ. Ta tìm ra càng lúc càng nhiều hành tinh như vậy. Tìm ra cả ngàn hành tinh như vậy. Ta xây dựng các đài thiên văn học thiết kế đặc biệt để tìm kiếm chúng. Giờ, ta biết đến cả ngàn hành tinh như vậy. Ta còn biết cả các hệ hành tinh. Đây là hình ảnh minh họa dựa trên dữ liệu thật, cho thấy bốn hành tinh đang quay quanh một ngôi sao Thật tuyệt. Nghĩ thử xem. Trong toàn lịch sử nhân loại, bạn có thể đếm hết các hành tinh trong vũ trụ chỉ dùng đến bằng hai bàn tay chín-- tám? Chín? Tám -- tám. (Tiếng cười) Ẹc. (Tiếng cười) Nhưng giờ, ta biết chúng ở khắp mọi nơi. Mỗi ngôi sao, mỗi ngôi sao bạn thấy trên bầu trời có thể có ba, năm, hay mười hành tinh quay quanh nó. Và bầu trời thì đầy ắp những vì sao. Ta tin rằng thiên hà chứa nhiều hành tinh hơn sao. Đây là một tuyên bố rất quan trọng, được khoa học tạo ra. Nó được tạo ra không chỉ do quan sát và số liệu; nó được tạo ra vì các nhà khoa học đã xây dựng các đài quan sát, thu thập dữ liệu, phạm sai lầm và thừa nhận chúng, và để các nhà khoa học khác dựa trên những sai lầm đó, làm công việc của họ, và khám phá ra vị trí của ta trong vũ trụ. Đây là cách để tìm ra sự thật. Khoa học ở đỉnh cao nhất khi nó dám là con người. Cảm ơn. (Vỗ tay và hoan hô) Với chiều cao hơn 100 mét, cây sequoia California sừng sững như tòa tháp so với hơn 60.000 loài cây trên Trái đất. Mọc ở vùng núi Sierra Nevada đầy sương mù, loài cây cao nhất trên thế giới này được chống đỡ bởi những cái thân khổng lồ. Nhưng ngay cả chúng dường như cũng có giới hạn. Theo ghi chép, không một cây sequoia nào cao hơn 130 mét - và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng sẽ không thể vượt qua ngưỡng đó, dù có sống thêm hàng ngàn năm. Vậy, chính xác điều gì khiến chúng không thể cao mãi? Tất cả đều do nhựa cây. Để phát triển, cây cần vận chuyển đường thu được từ quá trình quang hợp, các chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận khác của cây. Và giống như máu lưu thông trong cơ thể người, cây được thiết kế để vận chuyển hai loại nhựa đến khắp thân, mang các dưỡng chất đến các tế bào. Đầu tiên là dịch mạch rây. Chứa đường sinh ra từ quá trình quang hợp, dịch mạch rây đặc quánh, như mật ong, và chảy xuống tế bào ống rây phân phối đường khắp cây. Cuối hành trình, dịch mạch rây loãng ra như nước và nhập lại tại gốc. Bên cạnh tế bào mạch rây là tế bào mạch gỗ. Các tế bào này giàu chất dinh dưỡng và ion như canxi, kali và sắt, do rễ cây hấp thụ chuyển đến các bộ phận khác của cây. Tại rễ, có những tế bào chứa nhiều khoáng chất hơn tế bào khác, do đó, để cân bằng, nước từ dịch mạch rây thẩm thấu vào dịch mạch gỗ. Quá trình này, gọi là sự thẩm thấu, tạo ra dịch mạch gỗ giàu dinh dưỡng, sau đó, di chuyển lên thân cây phân phối các chất dinh dưỡng. Nhưng hành trình này phải đối mặt với một trở ngại không nhỏ: trọng lực. Để hoàn thành nhiệm vụ phi thường này, mạch gỗ phải dựa vào ba lực: lực hút do thoát hơi nước, hiện tượng mao dẫn, và áp suất rễ. Là một phần của quang hợp, lá đóng mở các lỗ nhỏ, gọi là khí khổng. Khí khổng cho phép khí cacbonic và oxy lưu thông qua lá, nó cũng tạo ra một khe hở để nước có thể bay hơi. Sự bay hơi này gọi là sự thoát hơi nước, tạo ra áp suất âm trong mạch gỗ, kéo dịch mạch gỗ di chuyển lên cây. Lực kéo này được tăng cường nhờ hiện tượng mao dẫn. Trong mao dẫn hẹp, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ có thể thắng trọng lực. hiện tượng mao dẫn ảnh hưởng lên toàn sợi gỗ, do sợi gỗ mỏng hơn tóc người. Khi hai lực này kéo nhựa cây, hiện tượng mao dẫn tại gốc sinh ra áp suất rễ, đẩy dịch mạch gỗ tươi lên thân cây. Sự kết hợp của ba lực này đẩy nhựa cây lên đến độ cao chóng mặt, phân phối chất dinh dưỡng, và hình thành lá mới để quang hợp - xa phía trên rễ cây. Nhưng dù những hệ thống này có tinh vi đến đâu, mỗi centimet là một cuộc chiến chống lại trọng lực. Khi cây ngày một cao hơn, sự cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu bắt đầu suy yếu. Đạt đến độ cao nhất định, cây không còn đủ nước để mất cho quá trình quang hợp. Không có quá trình quang hợp hỗ trợ cho sự tăng trưởng, cây hướng các dưỡng chất tới các nhánh sẵn có. Mô hình này, được gọi là "thuyết giới hạn thủy lực", đến nay, là lời giải thích tốt nhất cho việc vì sao chiều cao của cây lại có giới hạn, ngay cả ở điều kiện phát triển lý tưởng. Sử dụng mô hình này kèm với tốc độ tăng trưởng, hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng và quá trình quang hợp, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra giới hạn chiều cao cho các loài cụ thể. Đến nay, giới hạn này vẫn không có gì thay đổi - ngay cả cây cao nhất thế giới vẫn thấp hơn ngưỡng giới hạn khoảng mười lăm mét. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm lời giải thích, và có thể không có một lý do chung nào cho việc cây ngừng phát triển. Chờ đến lúc ta có thêm thông tin, chiều cao của cây vẫn là một trong những cách trọng lực định hình sự sống trên Trái đất. Năm 1925, Frida Kahlo trên đường từ trường về nhà tại Mexico City thì chiếc xe buýt chở bà tông vào một chiếc xe trên đường. Bà suýt chết với những chấn thương ở cột sống, xương chậu và hông và nằm liệt giường nhiều tháng sau đó. Trong giai đoạn hồi phục, bà gắn một giá vẽ vào giường để luyện tập kĩ năng. Từ đó, bà bắt đầu vẽ thế giới theo nhãn quan độc đáo của mình. Suốt cuộc đời, bà vừa là họa sĩ vừa là nàng thơ phía sau những kiệt tác nghệ thuật. Dù có thể đã bắt gặp ánh nhìn của bà từ trước, tác phẩm của Kahlo cho ta cơ hội để nhìn thế giới qua con mắt của bà. Bà vẽ bạn bè và gia đình, tĩnh vật và cảnh tâm linh; nhưng những bức tự họa đầy mê hoặc mới là tác phẩm đầu tiên thu hút sự chú ý của thế giới. Trong một tác phẩm đầu, "Tự họa với chiếc đầm nhung," nổi bật ở hàng lông mày rậm, ria mép, cái cổ cao và cái liếc dữ dội. Những đặc điểm đó vẫn còn, nhưng Kahlo sớm phác họa bản thân theo nhiều cách lạ thường hơn. Ví dụ, "Cột sống gãy" theo trường phái tượng trưng, hình ảnh tôn giáo, khung cảnh gãy nét để thể hiện thể chất và tinh thần của bà. Năm 1928, Kahlo bắt đầu hẹn hò với họa sĩ Diego Rivera. Họ trở thành bạn đời và là một cặp nổi tiếng lập dị. Cùng nhau, họ đi khắp thế giới và cống hiến cho hội họa, chính kiến Cộng sản và chủ nghĩa dân tộc Mê-hi-cô. Kahlo và Rivera chia sẻ sự đồng cảm với phong trào Mexicanidad, đề cao văn hóa bản địa sau Cuộc Cách Mạng. Trong cuộc sống hàng ngày, Kahlo mặc váy Tehuna truyền thống và chìm đắm trong tinh thần dân tộc. Trong sáng tác, bà luôn tham khảo tranh dân gian Mê-hi-cô, ứng dụng tông màu sáng của nó và tham khảo cái chết, tôn giáo và thiên nhiên. Với hình tượng những bông hoa khổng lồ trôi nổi, phong cảnh gợn sóng, bộ phận cơ thể cấy ghép và vân vũ quỷ sứ, Kahlo thường được gán với chủ nghĩa siêu thực. Nhưng nếu người theo chủ nghĩa siêu thực dùng sự huyền ảo để khám phá tiềm thức, Kahlo dùng chúng để miêu tả thể chất và trải nghiệm sống. Hai trải nghiệm được khai thác nhiều nhất là những khuyết tật và cuộc hôn nhân của bà. Hậu quả của vụ tai nạn xe buýt, bà phải chịu đựng những biến chứng sức khỏe dài hạn và trải qua nhiều lần nằm viện. Bà thường suy tư về ảnh hưởng của nó lên thể chất và tinh thần trong các tác phẩm; tự họa trong đau đớn, hồi phục sau những cuộc phẫu thuật, hay thêm vào các vật như đai kéo dãn cột sống hay xe lăn. Trong khi đó, cuộc hôn nhân của bà với Rivera gặp sóng gió, đánh dấu bằng việc ngoại tình của cả hai. Có một thời điểm, họ đã li dị rồi tái hôn một năm sau. Trong thời gian này, bà tự họa bức tranh đôi "Hai Frida," nói lên nỗi thống khổ của mất mát và tan vỡ tâm can. Frida bên trái có trái tim tan vỡ, rỉ máu lên chiếc đầm cổ thời Victoria bà mặc. Bà hình tượng hóa một bản thể họa sĩ bị tổn thương bởi quá khứ đồng thời được kết nối với bản thể thứ hai bằng một động mạch. Frida này mặc một bộ Tehuna giản dị và dù nhớ Diego với một bức chân dung nhỏ trong tay, con tim bà vẫn nguyên vẹn. Cùng nhau, cả hai thể hiện một tâm thế giữa quá khứ và hiện tại, cá nhân và phụ thuộc. Kahlo mất năm 1954 ở tuổi 47. Những năm sau khi bà mất, danh tiếng của bà nổi như cồn và còn mãi đến tận ngày nay. Dù hình ảnh của bà nổi danh rất nhanh, tác phẩm hình thể của Kahlo nhắc nhớ rằng không có sự thật nào đơn giản về cuộc sống, công việc và di sản của người phụ nữ biểu tượng này. Đúng hơn, bà đã phô bày nhiều bản thể của thực tại của mình và cho ta nhiều lối đi vào tâm hồn bà. "Tất cả những gì tôi muốn là một sự thăng tiến xứng đáng và anh ta bảo tôi: 'Nằm lên bàn, dang hai chân ra.' " "Tất cả đàn ông ở cơ quan tôi cùng viết vào một mảnh giấy những hành vi đồi bại họ muốn tôi làm. trong khi tôi chỉ hỏi xin một văn phòng có cửa sổ." "Tôi xin lời khuyên của anh ta cho công việc của mình Anh ta hỏi liệu tôi có mang theo miếng đệm đầu gối." Đó chỉ là vài trong số những câu chuyện kinh khủng mà tôi đã nghe từ nhiều phụ nữ khác vào năm ngoái khi điều tra về quấy rối tình dục nơi công sở. Và tôi phát hiện ra rằng, đó là một nạn dịch toàn cầu. Đó là một thực tế kinh tởm với hàng triệu phụ nữ khi tất cả những gì họ muốn là được đi làm hàng ngày. Quấy rối tình dục không phân biệt bạn là ai. Bạn có thể mặc váy, đồng phục công nhân, hay quân phục. Bạn có thể trẻ hay già, đã kết hôn hoặc độc thân da trắng hay da màu. Bạn có thể là người ủng hộ Đảng dân chủ, cộng hòa hay trung lập Tôi đã nghe được từ rất nhiều phụ nữ nhân viên cảnh sát, thành viên trong quân đội, trợ lý tài chính, diễn viên, kỹ sư, luật sư nhân viên ngân hàng, kế toán, giáo viên... phóng viên. Quấy rối tình dục, hóa ra không phải về tình dục. Nó là về quyền lực, và về điều mà ai đó đã làm với bạn để tước đi quyền của bạn. Và tôi ở đây ngày hôm nay để nói với các bạn rằng bạn hoàn toàn có thể đòi lại quyền lực đó. (Vỗ tay) Vào ngày 6 tháng 7, 2016 Tôi đã nhảy khỏi vách đá. Đó là khoảng khắc đáng sợ nhất trong đời tôi khi phải đưa ra một lựa chọn hết sức đau đớn. Tôi đã rơi vào vực thẳm, trơ trọi, không biết có những gì dưới đó. Nhưng sau đó, điều kỳ diệu đã xảy ra Hàng nghìn phụ nữ đã liên lạc với tôi chia sẻ những câu chuyện đau lòng, tủi nhục của họ. Họ nói rằng tôi trở thành tiếng nói của họ vì họ không có tiếng nói. Đột nhiên, tôi nhận ra rằng, thậm chí ở thế kỳ 21 này phụ nữ nào cũng có một câu chuyện chưa từng kể. Giống như Joyce, một giám sát phi hành đoàn, có ông chủ mà trong buổi họp hàng ngày sẽ nói với cô về phim khiêu dâm hắn đã xem tối qua trong khi vẽ dương vật vào notepad của hắn. Cô ấy đi khiếu nại Cô bị gọi là " điên rồ" và bị sa thải. Hay như Joanne, nhân viên ngân hàng Wall Street. Đồng nghiệp nam gọi cô bằng những từ hèn hạ mỗi ngày. Cô ấy đã than phiền và bị cho là gây rối, và không bao giờ được làm ở Wall Street nữa. Như Elizabeth, một nhân viên quân đội. Cấp dưới của cô đã vung vẩy những tờ 1 đô trước mặt và nói: "Nhảy cho tôi xem!" Và khi cô khiếu nại với ngài thiếu tá anh ta nói: "Sao? Chỉ có 1 đô thôi sao? Giá của cô ít nhất cũng 5 hay 10 đô." Sau khi đọc và trả lời tất cả và khóc sau những email đó, tôi nhận ra rằng mình có rất nhiều việc phải làm. Một sự thật gây sửng sốt là: 1/3 phụ nữ - mà ta biết - đã và đang bị quấy rối tình dục ở công sở. 71% trong số đó không bao giờ được báo cáo lại. Tại sao? Bởi khi làm thế, phụ nữ luôn bị cho là kẻ nói dối, kẻ gây rối, là người không có giá trị, hay đồ rác rưởi, bị hạ chức, liệt vào danh sách đen hay bị đuổi việc. Việc thông báo quấy rối tình dục cũng có thể là kết thúc sự nghiệp. Trong rất nhiều phụ nữ đã liêc lạc với tôi, hầu hết đang không làm đúng nghề nghiệp của họ. và đó là một điều xúc phạm. Tôi, ở những lúc đầu, cũng đã im lặng. Nó xảy đến với tôi vào cuối năm khi tôi đăng quang Hoa hậu Mỹ, tôi gặp một giám đốc điều hành của kênh TV nổi tiếng ở New York. Tôi nghĩ là hắn ta sẽ giúp tôi gọi điện cả ngày. Chúng tôi đã đi ăn tối, và trên băng ghế sau, hắn bất ngờ lao vào tôi và đưa lưỡi vào miệng tôi. Tôi đã không nhận ra rằng để giúp tôi "vào được trong giới " hắn cũng định cho tay vào quần tôi. Và chỉ 1 tuần sau, khi tôi tham gia cuộc họp ở Los Angeles với một nhà xuất bản cấp cao, chuyện đó xảy ra một lần nữa, cũng trên xe hơi. Tay hắn giữ cổ tôi, và hắn mạnh bạo cố đẩy đầu tôi vào giữa hai chân hắn. Tôi đã không thở được. Những sự kiện đó đã làm tôi mất đi sự tự tin trong cuộc sống Những sự kiện đó, mà mãi cho đến gần đây, tôi cũng không dám gọi là những cuộc công kích. Và đó là lý do chúng ta có rất nhiều việc cần làm. Sau khi đăng quang Miss America, tôi đã liên tục gặp rất nhiều người nổi tiếng trong đó, có cả Donald Trump. Khi bức ảnh này được chụp vào năm 1988, không ai có thể đoán được chúng tôi của ngày hôm nay (Cười) Tôi, chiến đấu để chấm dứt nạn quấy rối tình dục nơi công sở ông ấy, Tổng thống Hoa Kỳ phớt lờ nó. Sau đó, tôi đã có buổi xuất hiện đầu tiên trên TV ở Richmond, Virginia. Hãy nhìn nụ cười đầy tự tin đó và chiếc áo hồng sáng. Đừng để ý đến mái tóc nhé. (Cười) Tôi đã làm việc chăm chỉ để chứng minh rằng phụ nữ tóc vàng cũng rất thông minh. Trớ trêu thay, một trong những tin đầu tiên mà tôi đưa, lại là phiên toà về Anita Hill ở Washington, DC. Và ngay sau đó, tôi cũng lại bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Tôi đưa tin ở vùng quê Virginia, khi trở lại xe người quay phim hỏi rằng tôi thích thú thế nào khi anh ta chạm vào ngực lúc cài micro. Từ khoảnh khắc đó, sự việc chỉ trở nên tồi tệ hơn. Tôi ôm lấy cơ thể mình, tựa hẳn vào cửa xe. Đó là trước khi có điện thoại di động. Tôi đã bị hóa đá. Tôi thậm chí đã tưởng tượng mình lao ra khỏi xe khi xe đang chạy 80km/h, như trên phim và tự hỏi liệu sẽ đau đớn lắm không. Khi câu chuyện về Harvey Weinstein được đưa ra ánh sáng - một trong những ông trùm phim nổi tiếng nhất Hollywood- những cáo buộc thật kinh khủng. Nhưng rất nhiều phụ nữ cũng đã lên tiếng và tôi nhận ra những việc mình làm thật sự có ý nghĩa. (Vỗ tay) Hắn đưa ra lời thoái thác thật nghèo nàn. Hắn bảo rằng hắn lớn lên trong thập niên 60 và 70 và chuyện này khi đó là bình thường. Phải, khi đó là bình thường và, thật không may, bây giờ vẫn vậy. Tại sao? Vì những suy nghĩ lệch lạc về nạn quấy rối tình dục. "Phụ nữ chỉ cần kiếm việc khác, một ngành nghề khác". Phải rồi. Hãy nói vậy với những người mẹ đơn thân làm hai việc, Cố để nuôi sống bản thân, và cũng bị quấy rối tình dục. "Phụ nữ - họ tự gây ra chuyện này cho mình." Chính quần áo họ mặc, chính những lớp trang điểm của họ. Phải rồi, tôi đoán áo len của kĩ sư Uber ở thung lũng Silicon nhìn thật gợi tình. "Phụ nữ tự bịa ra chuyện." Phải rồi, vì bị xem rẻ và hạ bệ thì thật là hài hước và xứng đáng. Tôi biết. "Phụ nữ đưa ra những cáo buộc này vì họ muốn nổi tiếng và giàu có." Tổng thống chúng ta nói vậy đấy. Tôi cá rằng Taylor Swift, một trong những ca sĩ nổi tiếng và giàu có nhất thế giới, đã không cần tiền hay sự nổi tiếng khi cô ấy lên tiếng về việc bị đụng chạm và đòi bồi thường một đô la. Và tôi rất mừng vì cô ấy đã làm vậy. Tin nóng hổi: những câu chuyện chưa kể về phụ nữ và nạn quấy rối tình dục: phụ nữ chỉ muốn một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Chỉ thế thôi. (Vỗ tay) Vậy chúng ta lấy lại quyền lực như thế nào? Tôi có ba cách giải quyết. Thứ nhất: ta phải biến những người vô can thành đồng minh 98% tập đoàn Hoa Kì hiện nay có những chính sách đào tạo ngăn chặn quấy rối tình dục nơi công sở. 70% có những chương trình ngăn chặn nạn quấy rối. Dù vậy, rất nhiều người không liên can hay những nhân chứng đã không lên tiếng. Năm 2016, báo Harvard Business gọi đó là "hiệu ứng người đứng nhìn". Và, hãy nhớ lại sự kiện 9/11, chúng ta đã nghe cả triệu lần. "Nếu như bạn thấy gì đó, hãy lên tiếng." Hãy tưởng tượng việc ấy ý nghĩa đến thế nào nếu ta thuyết phục những người vô can chỉ điểm và ngăn chặn những vụ quấy rối, đối mặt với kẻ phạm tội, giúp đỡ và bảo vệ nạn nhân. Đây là những gì tôi muốn nói với đàn ông: chúng tôi cần các anh trong trận chiến này Và cả với phụ nữ - Hãy trở thành đồng minh. Thứ hai: Hãy đổi luật. Bao nhiêu người trong các bạn biết, liệu có điều khoản phân xử bắt buộc trong hợp đồng làm việc của mình? Không nhiều lắm. Nếu không biết, thì bạn nên biết Đây là lí do: Tạp chí TIME đề cập ngay đây trên màn hình, "Chính dòng in nhỏ này trong hợp đồng đã giấu kín các cáo buộc quấy rối tình dục. Chính nó đây: Xét xử cưỡng chế đã lấy đi Quyền cơ bản thứ bảy của bạn quyền yêu cầu mở phiên tòa xét xử. Không ai biết cả. Bạn không có nhân chứng và lời cung giống nhau. Trong nhiều vụ, công ty chọn thẩm phán cho bạn. Và sẽ không có kháng cáo, và chỉ 20% người làm công thắng kiện. Một lần nữa, không ai biết, nên sẽ không ai biết điều gì xảy ra với bạn. Đây là lý do tôi kiên trì làm việc ở Capitol Hill, Washington, DC để thay đổi điều luật. Tôi nói với các Thượng nghị sĩ: Quấy rối tình dục là phi chính trị. Trước khi ai đó quấy rối bạn, chúng không hỏi liệu bạn theo phe Dân chủ hay Cộng hòa. Chúng cứ thế mà làm. Và đây là lý do chúng ta phải quan tâm. Thứ ba: hãy mãnh liệt hơn. Nó sẽ bắt đầu khi chúng ta dám đứng lên, và cho bản thân sự tự tin. Chúng ta đứng dậy, cất tiếng nói, cho cả thế giới biết điều gì đang diễn ra. Tôi biết nó đáng sợ, nhưng hãy làm vì con trẻ của ta. Hãy chấm dứt điều này vì thế hệ tương lai. Tôi biết tôi đã làm vì con cháu tôi. Chúng là ưu tiên hàng đầu trong mọi quyết định, mỗi khi tôi phân vân liệu có nên tiến bước. Những đứa con xinh đẹp của tôi, con trai Christian, 12 Kaia, con gái, 14. Con trai, tôi đã đánh giá thấp thằng bé. Ngày khai trường năm ngoái, chính là ngày quyết định của tôi được thông báo, và tôi lo sợ điều có thể xảy đến với lũ trẻ. Con gái tôi đi học về và nói: "Mẹ ơi, nhiều người hỏi điều gì xảy ra với con suốt mùa hè." Và nó nhìn vào mắt tôi và nói: "Mẹ, con vô cùng tự hào khi mẹ là mẹ của con." Hai tuần sau, cuối cùng, con bé cũng đủ dũng khí để đứng lên chống lại hai đứa trẻ người đã khiến con bé khổ sở, lúc về nhà, con gái tôi nói: "Me, cuối cùng, con cũng đủ can đảm để làm vì con thấy mẹ cũng làm thế." (Vỗ tay) Bạn thấy đấy, trao món quà là lòng dũng cảm có sức lan tỏa mạnh mẽ. Và tôi mong rằng hành trình của mình cũng truyền cảm hứng cho bạn, bởi ngay lúc này, điểm bùng phát, ta đang thấy lịch sử diễn ra. Ngày càng có nhiều phụ nữ đứng lên và nói: "Thế là quá đủ." (Vỗ tay) Và đây là lời yêu cầu cuối cùng cho các công ty. Hãy tuyển lại những phụ nữ mà đã đánh mất sự nghiệp vì những kẻ xuẩn ngốc. Bởi đây mới là điều tôi biết về phụ nữ: Chúng tôi sẽ không bao giờ để bản thân bị coi rẻ, thị uy hay tụt hậu; chúng tôi sẽ không im lặng bởi những điều cổ hủ hay vết tích của quá khứ. Không. Chúng tôi sẽ đứng lên và cất tiếng nói để được lắng nghe. Chúng tôi sẽ trở thành những phụ nữ mà chúng tôi xứng đáng. Và hơn tất cả, chúng tôi sẽ luôn quyết liệt. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Sẽ thế nào nếu có thể ngủ một cách hiệu quả hơn? Là một nhà khoa học về giấc ngủ, câu hỏi này đã hớp hồn tôi suốt 10 năm qua. Bởi khi bóng đèn điện và công nghệ mang lại một thế giới có thể làm việc 24 giờ với năng suất cao, cái giá phải trả là nhịp sinh học tự nhiên và nhu cầu được ngủ của cơ thể của chúng ta. Nhịp sinh học quyết định mức năng lượng trong suốt một ngày, và chỉ mới gần đây, chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm toàn cầu về loại nhịp này, thứ đặt sức khoẻ giấc ngủ và sau cùng là chất lượng sống của chúng ta vào nguy hiểm. Vì nó, ta đang không có được giấc ngủ cần thiết khi trung bình người Mỹ ngủ ít hơn một giờ so với những năm 1940. Vì lý do nào đó, ta quyết định coi nó như một huy hiệu danh dự mà chúng ta nhận được nhờ vào việc ngủ không đủ giấc. Tất cả những điều trên tạo nên một cơn khủng hoảng sức khoẻ thực sự. Đa số chúng ta biết rằng thiếu ngủ sẽ dẫn đến các bệnh như Alzheimer, bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Nếu không điều trị rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc các bệnh này. Nhưng bạn có biết giấc ngủ còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần? Thiếu ngủ khiến chúng ta đưa ra quyết định mạo hiểm và vội vàng và còn làm giảm khả năng đồng cảm của chúng ta. Thiếu ngủ khiến chúng ta nhạy cảm hơn với nỗi đau của bản thân, nên không ngạc nhiên khi ta gặp khó khăn trong việc cảm thông với người khác, để trở thành một người tốt và khoẻ mạnh nói chung khi bị thiếu ngủ. Các nhà khoa học đang bắt đầu hiểu được rằng không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng của giấc ngủ tác động đến sức khoẻ và hạnh phúc của ta. Nghiên cứu của tôi tập trung vào điều mà nhiều nhà khoa học tin là giai đoạn phục hồi mạnh nhất của giấc ngủ: trạng thái ngủ sâu. Giờ ta biết rằng, nói chung, một giấc ngủ có ba giai đoạn: ngủ nông, mắt chuyển động nhanh hay trạng thái REM, và ngủ sâu. Chúng tôi đo những giai đoạn này bằng cách nối điện cực vào da đầu, cằm và ngực. Ở giai đoạn ngủ nông và REM, sóng não của chúng ta khi ngủ rất giống với khi đang thức Nhưng khi ngủ sâu, sóng não có những đợt sóng dài rất khác với khi thức. Những sóng não dài này được gọi là sóng delta. Việc không có được trạng thái ngủ sâu cần thiết sẽ ức chế khả năng học tập, ngăn các tế bào và cơ thể của ta phục hồi. Ngủ sâu là cách ta chuyển tất cả những phản ứng mà ta vẫn làm vào ban ngày, thành trí nhớ dài hạn và tính cách của chúng ta. Khi già đi, nhiều khả năng ta sẽ mất đi những sóng delta hồi phục này. Vì vậy, ngủ sâu và sóng delta thực chất là dấu chỉ của tuổi trẻ sinh học. Nên đương nhiên là tôi muốn có nhiều giấc ngủ sâu hơn, và đã thử hầu hết mọi thiết bị điện tử và dụng cụ hiện có ở cả cấp độ tiêu dùng và y học, bất kì thứ gì. Tôi đã học được rất nhiều và nhận thấy như hầu hết mọi người, tôi thực sự cần ngủ đủ tám tiếng. Thậm chí, tôi đã đổi nhịp sinh học bằng cách thay đổi bữa ăn, tập thể dục và tiếp xúc ánh sáng, nhưng vẫn không thể tìm được cách có một giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm... cho đến khi gặp Tiến sĩ Dmitry Gerashchenko từ Trường Y Harvard. Tiến sĩ Dmitry nói với tôi về một phát hiện khoa học mới, một phòng thí nghiệm ở Đức chỉ ra rằng nếu tạo ra âm thanh nhất định vào thời điểm chính xác trong giấc ngủ của một người, bạn thực sự có thể khiến họ ngủ sâu và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, phòng thí nghiệm này chỉ ra bạn thực sự có thể cải thiện khả năng ghi nhớ trong ngày hôm sau bằng âm thanh này. Dmitry và tôi đã lập nhóm, và bắt tay vào việc xây dựng công nghệ này. Cùng với các cộng tác viên nghiên cứu tại trường Penn State, chúng tôi thiết kế những thí nghiệm để kiểm chứng lại hệ thống. Từ đó, chúng tôi cũng nhận được tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia và Viện Y tế Quốc gia để phát triển công nghệ kích thích giấc ngủ sâu này. Đây là cách nó hoạt động. Mọi người đến phòng lab, và chúng tôi cho họ mang một số thiết bị, hai trong số đó, tôi đang có ở đây, không phải tuyên ngôn thời trang đâu. (Tiếng cười) Khi phát hiện mọi người đang ở trạng thái ngủ sâu, chúng tôi mở những âm thanh kích thích ngủ sâu được chứng minh là có thể khiến mọi người ngủ sâu hơn. Tôi sẽ bật âm thanh này cho các bạn ngay bây giờ. (Sóng âm thanh lặp lại) Khá là kì lạ, đúng không? (Tiếng cười) Thực ra, âm thanh đó có cùng tần số với sóng não của bạn khi nó trong trạng thái ngủ sâu. Mẫu âm thanh đó thực ra kích thích tâm trí bạn tạo ra nhiều hơn các sóng delta phục hồi. Khi chúng tôi hỏi những người tham gia về âm thanh đó vào ngày hôm sau, họ hoàn toàn không biết rằng chúng tôi đã mở âm thanh đó lên, nhưng não của họ đã tạo ra nhiều sóng delta hơn. Đây là hình ảnh sóng não của một người từ thí nghiệm mà chúng tôi thực hiện. Các bạn thấy dòng phía dưới chứ? Nó biểu thị âm thanh được mở lên ở tần số đó. Giờ hãy nhìn vào sóng não ở phần đồ thị phía trên. Từ đồ thị này, bạn có thế thấy rằng âm thanh đó, thực ra, đang tạo ra nhiều sóng delta phục hồi hơn. Chúng tôi biết rằng có thể theo dõi chính xác giấc ngủ mà không cần bắt mọi người đeo điện cực và có thể khiến họ ngủ sâu hơn. Chúng tôi đang tiếp tục phát triển môi trường âm thanh và giấc ngủ phù hợp để cải thiện sức khoẻ giấc ngủ của con người. Giấc ngủ của ta có thể không giúp phục hồi được như trước đây, nhưng có lẽ sớm thôi, ta có thể đeo những thiết bị nhỏ và có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ giấc ngủ. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Năm 1962, Charles Van Doren, người mà sau đó là biên tập viên cao cấp của Britannica, nói rằng một bách khoa toàn thư lý tưởng nên thay đổi căn bản -- nó không nên gò bó. Nhưng nếu bạn biết một ít về lịch sử của Britannica sau năm 1962, thì nó không phải là một sự thay đổi căn bản: vẫn hoàn toàn gò bó, vẫn là một loại bách khoa toàn thư nặng nề. Ngược lại, Wikipedia bắt đầu với một ý tưởng rất khác biệt, dành cho tất cả chúng ta để hình dung ra một thế giới mà trong đó mọi cá nhân trên hành tinh này được quyền truy cập không giới hạn đến tất cả nguồn tri thức của nhân loại. Và đó chính là những gì chúng tôi đang làm. Vì vậy, Wikipedia -- các bạn đã thấy một ít về nó -- nó là một bách khoa toàn thư mở, không cần giấy phép. Nó được viết ra bởi hàng ngàn tình nguyện viên trên toàn thế giới bằng rất rất nhiều ngôn ngữ. Bằng việc sử dụng phần mềm Wiki -- phần mềm mà anh ấy vừa trình diễn -- mọi người có thể nhanh chóng biên tập và lưu trữ, và nó lập tức hiện diện trên Internet. và tất cả mọi thứ của Wikipedia được quản lý bởi các nhân viên tình nguyện ảo. Vì vậy, khi Yochai trình bày về một phương pháp tổ chức mới, anh ta đang mô tả chính xác về Wikipedia. Và những gì tôi sẽ làm ngày hôm nay là kể các bạn nghe một ít về cách vận hành bên trong. Wikipedia là một sản phẩm của Wikimedia Foundation, tổ chức do tôi thành lập, một tổ chức phi lợi nhuận. Và mục tiêu của chúng tôi, mục tiêu cốt lõi của Wikimedia Foundation, là mang đến cho mỗi cá nhân trên hành tinh này một bách khoa toàn thư miễn phí. Và nếu các bạn đang băn khoăn về ý nghĩa của nó, thì ý nghĩa của nó không chỉ nằm ở việc xây dựng một website đẹp. Chúng tôi thực sự quan tâm đến các vấn đề về khoảng cách số, nghèo đói, vấn đề trao quyền cho mọi người ở khắp nơi cùng với các thông tin cần thiết để có các quyết định đúng. Vì vậy, chúng tôi đang có rất nhiều việc phải làm chứ không chỉ là Internet. Đó cũng chính là lý do chủ yếu để chúng tôi chọn mô hình không giấy phép, bởi vì điều đó trao quyền cho các thương gia địa phương -- hoặc bất kỳ ai mong muốn, có thể nhận nội dung và làm bất cứ điều gì họ muốn -- bạn có thể sao chép, phân phối lại nó và bạn có thể kinh doanh nó hoặc không. Vì vậy Wikipedia đang mang lại rất nhiều cơ hội trên khắp thế giới. Chúng tôi gây quỹ dựa vào sự quyên góp từ công chúng, và một trong những điều thú vị về nó là làm cách nào Wikipedia có thể hoạt động chỉ bằng một ít tiền. Yochai đã cho các bạn thấy biểu đồ về chi phí của một tờ báo in. Tôi sẽ nói cho các bạn biết chi phí của Wikipedia, nhưng trước tiên tôi sẽ cho các bạn biết sự đồ sộ của nó. Chúng ta có hơn 600.000 bài viết bằng tiếng Anh. Chúng ta có tổng cộng 2 triệu bài viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất gồm Đức, Nhật, Pháp. Hầu hết các ngôn ngữ ở Tây Âu được dùng khá nhiều. Nhưng chỉ 1/3 lưu lượng trên web của chúng ta là tiếng Anh, điều này có thể gây ngạc nhiên cho rất nhiều người. Rất nhiều người nghĩ rằng tiếng Anh là trung tâm của Internet, nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi rất đa dạng về ngôn ngữ. Nói về mức độ phổ biến, chúng tôi thuộc trong 50 website hàng đầu chúng tôi được nhiều người biết đến hơn cả New York Times. Chúng ta thử xem một số so sánh của Yochai. Biểu đồ cho thấy sự phát triển của Wikipedia -- Đường màu xanh là chúng tôi -- còn New York Time là đường ở kia. Điểm thú vị ở đây là New York Times là một website đồ sộ, số người vận hành nó là -- Tôi không rõ là bao nhiêu, có thể hàng trăm nhân viên. Chúng tôi chỉ có chính xác là 1 nhân viên, và nhân viên này chính là trưởng phát triển phần mềm. Anh ta chỉ mới bắt đầu làm cho chúng tôi sau 01/2005, trước đó chúng tôi tự phát triển lấy. Các máy chủ được quản lý bởi nhóm các tình nguyện viên, tất cả các biên tập do các tình nguyện viên phụ trách. Cách chúng tôi tổ chức là không giống bất kỳ một tổ chức truyền thống nào bạn có thể hình dung. Người ta luôn hỏi rằng, "Vậy ai chịu trách nhiệm?" hoặc "Ai làm?" Và câu trả lời là: bất kỳ ai muốn tham gia. Đây là điều rất khác thường và rắc rối. Hiện tại chúng tôi có hơn 90 máy chủ được đặt ở 3 nơi khác nhau. Chúng được quản lý thông qua Internet bởi các nhà quản trị hệ thống tình nguyện. Tôi có thể trực tuyến bất kỳ lúc nào và nhìn thấy 8 đến 10 người đang đợi tôi để hỏi một câu hỏi hoặc bất cứ điều gì về các máy chủ. Bạn không bao giờ có đủ điều kiện làm được điều này trong một công ty. Không bao giờ có đủ điều kiện để có một nhóm sẵn sàng 24 giờ mỗi ngày và làm những gì chúng tôi đang làm ở Wikipedia. Có khoảng 1,4 tỉ lượt người xem mỗi tháng, vì vậy nó thực sự là một việc to lớn Mọi cái là được quản lý bởi các tình nguyện viên. Tổng chi phí hàng tháng cho băng thông là khoảng 5.000$. Đó là chi phí chủ yếu của chúng tôi. Chúng tôi có thể làm được mà không cần nhân viên. Thực ra -- chúng tôi đã thuê Brian vì anh ấy đã làm việc bán thời gian 2 năm và toàn thời gian tại Wikipedia, chúng tôi thuê anh ta vì Brian muốn cuộc sống thư thả hơn và thỉnh thoảng có thể đến rạp chiếu phim. Một câu hỏi lớn khi bạn có một tổ chức cực kỳ rắm rối như vậy là, tại sao nó không phải là thứ rác rưởi? Trước hết, nó tốt như thế nào? Nó khá tốt. Mặc dù nó chưa hoàn hảo, nhưng nó tốt hơn nhiều so với bạn mong đợi, đặc biệt trong mô hình hoàn toàn rối rắm như thế. Khi bạn thấy anh ấy làm trò trên trang web nói về tôi bạn nghĩ, ồ, hiển nhiên nó sẽ trở thành những thứ rác rưởi. Nhưng khi chúng ta nhìn vào việc kiểm tra chất lượng -- mặc dù chưa có nhiều và tôi khuyến khích cộng đồng làm nhiều hơn nữa, so sánh Wikipedia với các thứ truyền thống -- chúng tôi thắng toàn diện. Một tạp chí của Đức so sánh Wikipedia tiếng Đức, vốn rất khiêm tốn so với Wikipedia tiếng Anh, với bách khoa toàn thư của Microsoft và với Brockhaus Multimedia, và chúng tôi lấn lướt hoàn toàn. Họ đã thuê các chuyên gia đến để đọc các bài viết và so sánh chất lượng, và chúng tôi rất hài lòng về kết quả. Nhiều người đã nghe về cuộc tranh luận của Bush và Kerry trên Wikipedia. Đó là một -- báo chí đã đề cập rất nhiều. Bắt đầu với một bài viết trên Red Herring. Các phóng viên chất vấn tôi và ... -- tôi phải nói rằng họ đánh vần đúng tên của tôi, nhưng những gì họ thực sự muốn nói, là cuộc bầu cử giữa Bush và Kerry là dễ gây tranh cãi đến nỗi nó gây chia rẽ trong cộng đồng Wikipedia. Và vì vậy họ trích dẫn tôi, nói rằng, "Cuộc bầu cử giữa Bush-Kerry là gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Wikipedia." Nhưng những gì tôi thực sự đã nói là nó hoàn toàn không gây tranh cãi chút nào. Vì vậy đó là một trích dẫn sai. Và thực sự là chúng tôi đã phải khoá các bài viết đó trong một vài tình huống. Tạp chí Time gần đây đã tường trình rằng "Đôi khi phải có hành động cực đoan, và Wales đã khoá các bài về Kerry và Bush trong gần như toàn bộ năm 2004." Điều đó xảy ra sau khi tôi đã nói với các phóng viên rằng chúng tôi phải khoá nó -- một ít chỗ này và chỗ kia trong một vài tình huống. Nói chung, sự thật là những loại tranh luận mà bạn nghĩ là có thế có trong cộng đồng Wikipedia là hoàn toàn không phải tranh luận. Các bài viết về các chủ đề gây tranh luận đã được biên tập rất nhiều, nhưng chúng không gây tranh luận trong công đồng. Và lý do cho điều đó là phần lớn mọi người hiểu sự cần thiết của tính trung lập. Cuộc đấu tranh thực sự không phải giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến -- như mọi người thường nghĩ -- mà là giữa những người vì cộng đồng và những nhóm ích kỷ. Và không phe chính trị nào áp đảo trên 1 trong 2 tính chất đó. Sự thật về vấn đề Bush-Kerry là các bài viết đó đã bị khoá ít hơn 1% trong năm 2004, không phải vì chúng dễ gây tranh cãi; mà chỉ vì có một mưu đồ thường trực -- mà thỉnh thoảng xuất hiện thậm chí chỉ trên sân khấu -- đôi lúc các phóng viên đã nói với tôi rằng họ có chủ ý phá hoại Wikipedia và ngạc nhiên khi thấy nó được sửa chữa rất nhanh chóng. Như tôi đã nói -- Tôi luôn nói rằng, làm ơn đừng làm như vậy, điều đó không tốt. Làm sao chúng tôi có thể làm điều đó? Làm sao chúng tôi quản lý được việc kiểm soát chất lượng? Nó làm việc như thế nào? Có một vài điều, phần lớn chính sách xã hội và một số thành phần của phần mềm. Vì vậy điều quan trọng nhất là quan điểm trung lập chính trị của chúng ta. Đó là điều tôi đã xác định từ ban đầu, như là một nguyên tắc căn bản của cộng đồng và hoàn toàn không phải bàn cãi. Đó là khái niệm xã hội của sự cộng tác, vì thế chúng ta đừng nói nhiều về lẽ phải và tính khách quan. Vì nếu chúng ta cứ khăng khăng nói rằng chúng ta đang viết về sự thật, thì điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không viết được gì cả, bởi vì tôi và bạn có quan điểm khác nhau về sự thật. Nhưng chúng ta có tiếng nói chung về tính trung lập, vốn có một lịch sử lâu dài trong cộng đồng Wikipedia, và về cơ bản, bất kỳ lúc nào có một vấn đề gây tranh luận, Bản thân Wikipedia sẽ không có lập trường về vấn đề đó. Chúng tôi hầu như không đề cập rằng có các bên danh tiếng đã nói về nó. Vì vậy, chính sách trung lập là rất quan trọng đối với chúng tôi, vì nó cổ vũ sự đa dạng trong cộng đồng để cùng nhau hoàn thành mục tiêu. Vì thế nền tảng của những cộng tác viên là rất đa dạng, từ chính trị, tôn giáo, và văn hoá. Bởi nhất quán trong chính sách trung lập, vốn không phải bàn cãi ngay từ đầu, chúng tôi đảm bảo mọi người có thể làm việc cùng nhau và các bài viết sẽ không thể trở thành một cuộc chiến qua lại giữa các bên. Nếu bạn dính líu tới điều hành vi đó, các bạn sẽ phải ra khỏi cộng đồng. Nói về sự đánh giá ngang hàng và có tính tức thì. Mỗi một sự thay đổi trên website sẽ được lưu trữ vào một trang có trạng thái 'vừa được thay đổi' Vì thế nếu anh ta chỉnh sửa, nó sẽ lập tức dẫn tới trang 'vừa được thay đổi'. Trang 'vừa được thay đổi' cũng sẽ được đưa vào kênh IRC, đó là một kênh trao đổi trên Internet mà mọi người có thể giám sát với các công cụ phần mềm khác nhau. Và mọi người có thể sử dụng RSS -- họ có thể nhận được email thông báo về sự thay đổi. Người sử dụng cũng có thể thiết lập danh sách mà họ cần giám sát. Ví dụ trang của tôi nằm trong danh sách giám sát của một số tình nguyện viên, vì nó thỉnh thoảng bị phá hoại. Nên mọi người sẽ nhanh chóng nhận được thông báo về sự thay đổi, rồi sau đó họ chỉ đơn giản là huỷ bỏ sự thay đổi đó. Ví dụ bạn muốn giám sát một số trang mới tạo ra bạn có thể vào một số trang nhất định trên Wikipedia và nhìn thấy các trang mới được tạo ra. Điều này rất quan trọng, bởi vì có rất nhiều trang vừa mới được tạo ra chỉ là những thứ rác cần được xoá bỏ, ví dụ ASDFASDF. Tuy vậy cũng có một điều thú vị trên Wikipedia, về một số bài viết mới. Có người bắt đầu một bài viết về một số chủ đề thú vị nào đó, một số người khác tìm thấy và tò mò rồi họ nhảy vào giúp cho bài viết tốt hơn. Một số bài viết được biên tập bởi các người sử dụng nặc danh, đây là một trong những điều dễ gây tranh luận và tò mò nhất trên Wikipedia. Ví dụ Chris có thể chỉnh sửa -- anh ta không cần phải đăng nhập, anh ta chỉ vào website và thay đổi một bài nào đó. Nhưng hoá ra chỉ có khoảng 18% các chỉnh sửa là được thực hiện bởi các người sử dụng nặc danh. Và chúng ta cần hiểu điều cực kỳ quan trọng này, phần lớn các chỉnh sửa liên tiếp trên website là được thực hiện bởi một cộng đồng rất chặt chẽ vào khoảng 600-1000 thành viên những người trong một cộng đồng ít biến động. Họ có trên 40 kênh IRC và 40 danh sách email. Tất cả mọi người quen biết nhau. Những người này thực hiện phần lớn khối lượng công việc, và những công việc họ đang làm là bán chuyên nghiệp, những tiêu chuẩn chất lượng họ đặt ra là bằng hoặc lớn hơn các tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Chúng tôi không phải khi nào cũng đạt được các tiêu chuẩn đó, nhưng đó là điều chúng tôi hướng tới. Vậy trong cộng đồng chặt chẽ đó, ai là người thực sự chăm nom, đó là những người thông minh nhất mà tôi từng gặp. Dĩ nhiên, nghề nghiệp bắt buộc tôi phải nói như vậy, nhưng đó là sự thật. Những người được lôi kéo vào tham gia viết cho một bách khoa toàn thư thường là những người khá thông minh. Nói về công cụ và phần mềm, có rất nhiều công cụ cho phép chúng tôi -- cho phép cộng đồng -- tự giám sát và giám sát tất cả công việc. Đây là một ví dụ của sự thay đổi trong một trang nói về quả địa cầu dẹt, và bạn có thể thấy một số thay đổi đã được tạo ra. Trang này cũng thú vị và bạn có thể ngay lập tức nhìn và nói, ồ rất tốt, bây giờ thì tôi đã hiểu. Khi một người vào xem -- họ sẽ thấy một ai đó, một địa chỉ IP nặc danh, đang chỉnh sửa trang của mình -- điều này có vẻ khả nghi -- anh ta là ai? Một số người khác cũng nhìn vào trang đó, họ lập tức thấy các thay đổi được làm nổi bật bằng màu đỏ, chờ xem, rồi, những chữ đó đã được sửa, giống như vậy đấy. Đó là một công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để nhanh chóng giám sát sự thay đổi của trang. Chúng ta có thể làm những điều khác trong phạm vi của cộng đồng đó là chúng ta để một kết thúc mở ở mọi bài viết. Phần lớn các nguyên tắc xã hội và phương pháp làm việc là để lại một kết thúc hoàn toàn mở trên Wikipedia. Tất cả những thứ này là chỉ có trên Wikipedia. Và các quy định hoàn toàn không liên quan đến phần mềm. Tôi lấy một ví dụ về trang 'Bỏ phiếu để xoá bỏ.' Như tôi đã nói trước đó, có người đánh vào ASDFASDF -- nó cần được xoá bỏ. Trong trường hợp này, người quản trị chỉ cần xoá bỏ nó. Không có lý do gì để bàn cãi về điều này. Tuy nhiên bạn có thể hình dung rằng có rất nhiều khu vực khác gây ra sự hoài nghi, là liệu nó xứng đáng được đưa vào bách khoa toàn thư? Thông tin này có thể kiểm chứng? Nó có là trò lừa? Nó có chính xác? Nó là cái gì? Vì vậy chúng tôi cần một phương pháp xã hội để trả lời câu hỏi này. Phương pháp đã phát sinh một cách tự nhiên trong cộng đồng là trang 'Bỏ phiếu để xoá bỏ'. Trong một ví dụ cụ thể mà chúng tôi có ở đây, liên quan một bộ phim, "Twisted Issues," và người thứ nhất nói, "Cứ cho đó là một bộ phim có thật đi. Kiểm tra Google sẽ sai." Kiểm tra Google là bạn sử dụng Google để tìm kiếm, bởi vì nếu Google không tìm thấy, rất có thể nó không tồn tại. Đó không phải là một quy luật hoàn toàn đúng, nhưng cũng phù hợp khi muốn nghiên cứu nhanh. Rồi một ai đó nói, "Làm ơn xoá nó. Nó không đáng chú ý." Lại có người khác nói, "Đợi, đợi đã. Tôi đã tìm thấy. Tôi đã tìm thấy nó trong một cuốn sách, 'Film Threat Video Guide: the 20 Undergound Films You Must See." Ồ, được rồi. Người tiếp theo lại nói, "Xoá nó đi." Người khác lại nói, "Tôi đã tìm thấy nó trên IMDB. Giữ lại, giữ lại." Và điều thú vị về nó là -- sự bỏ phiếu thực ra là -- họ chỉ nhập ý kiến của họ vào website. Đây không phải là một cuộc bỏ phiếu đúng nghĩa mà là một cuộc đàm thoại. Sự thật là đến cuối ngày một người quản trị kiểm tra và nói, Được rồi, 18 đề nghị xoá, 2 yêu cầu giữ, nên chúng tôi sẽ xoá nó. Nhưng trong một số trường hợp khác, mặc dù có 18 đề nghị xoá và 2 giữ, chúng tôi vẫn giữ lại nó, bởi vì nếu 2 người sau cùng cứ nói, "Đợi một chút, đợi một chút. Không ai nhìn thấy nhưng tôi đã tìm thấy nó trong một cuốn sách, và tôi đã tìm thấy một liên kết đến một trang có mô tả nó, và tôi sẽ xoá nó ngày mai, vì vậy làm ơn đừng xoá nó," sau đó nó vẫn được giữ lại. và vì thế người bầu chọn cũng quan trọng. Như tôi nói, đó là một cộng đồng chặt chẽ. Ở phía dưới cùng, "Giữ, phim này có thật," Rick Kay. Rick Kay là một thành viên của Wikipedia rất nổi tiếng người có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ sự phá hoại, trò lừa đảo và bỏ phiếu để xoá. Tiếng nói của anh ấy rất có trọng lượng đối với cộng đồng vì anh ấy biết những gì anh ấy đang làm. Về câu hỏi làm sao quản lý mọi thứ? Mọi người rất muốn biết về cách quản trị hoặc những điều tương tự như vậy. Mô hình quản trị Wikipeida, sự quản lý cộng đồng, là rất rối rắm, nhưng là một hỗn hợp về đồng thuận có thể giải quyết được -- nghĩa là chúng ta cố gắng không biểu quyết về nội dung của bài viết, bởi vì quan điểm số đông không lúc nào cũng trung lập. Một chút về tính dân chủ, tất cả các quản trị viên -- đó là những thành viên có thể xoá các trang, điều này không có nghĩa là họ có quyền xoá, họ vẫn phải tuân thủ tất cả các quy định - nhưng họ được bầu chọn, họ được bầu chọn bởi cộng đồng. Đôi khi có người -- tìm kiếm ngẫu nhiên trên Internet -- buộc tội tôi là chọn các quản trị viên để thiên vị các nội dung trên bách khoa toàn thư. Tôi luôn cười vào điều này, bởi vì tôi thực sự không hề biết làm sao họ được chọn. Có một số người có những đặc quyền. Và chắc các bạn cũng có manh mối khi tôi đã đề cập ở trước, như là, Tiếng nói của Rick Kay có trọng lượng hơn một số người khác. Tôi thỉnh thoảng nói điều này với Angela, người vừa tái trúng cử vào Ban sáng lập do cộng đồng bầu chọn, với số phiếu gấp 2 lần so với người không được chọn. Tôi luôn trêu chọc cô ấy bởi vì, lấy ví dụ Angela, cô ấy hoàn toàn có thể làm những điều sai mà vẫn thoát được trong phạm vi Wikipedia, bởi vì cô ấy rất quyền lực và được ngưỡng mộ. Sẽ là nghịch lý nếu Angela làm điều đó vì cô ấy là người các bạn biết đấy, không bao giờ vi phạm bất kỳ quy định nào của Wikipedia. Và tôi cũng muốn nói rằng cô ấy là người duy nhất thực sự biết tất cả các quy định của Wikipedia, có một sự chuyên chế và đó là vai trò của tôi đối với cộng đồng. Tôi đã nói điều này một lần tại Berlin và ngày hôm sau, trong một tờ báo có dòng tít chạy "Tôi là nữ hoàng của vương quốc Anh." Đó không phải là điều tôi đã nói, nhưng -- vấn đề là vai trò của tôi trong cộng đồng -- trong thế giới phần mềm miễn phí -- Có một truyền thống có từ lâu đời về mô hình độc tài nhân từ. Vì vậy, nếu các bạn biết phần lớn các dự án phần mềm miễn phí, chỉ có một người duy nhất phụ trách mọi người đều đồng ý đó là kẻ độc tài nhân từ. Tôi không thích thuật ngữ kẻ độc tài nhân từ, và tôi không nghĩ rằng đó là nghề hay là vai trò của tôi trong thế giới của những ý tưởng để trở thành kẻ độc tài đối với tri thức nhân loại. Điều đó không phù hợp. Tuy vậy, vẫn có những nhu cầu nhất định về một mô hình quân chủ, một lượng nhất định của -- thỉnh thoảng chúng ta phải quyết định một điều gì, và chúng ta không muốn quá sa đà vào quá trình ra quyết định một cách hình thức. Tôi lấy một ví dụ để lý giải tại sao -- hay làm sao điều này là quan trọng, gần đây một website theo chủ nghĩa phát xít khám phá Wikipedia, và họ nói, "Thật kinh tởm, một âm mưu của người Do Thái và chúng ta sẽ xoá một số bài viết mà chúng ta không thích. Và chúng ta biết Wikipedia có một quy trình bỏ phiếu, vì thế chúng ta sẽ gửi -- chúng ta có 40.000 thành viên và chúng ta sẽ đề nghị họ và họ sẽ bỏ phiếu để yêu cầu xoá các trang đó." Rồi, họ sắp xếp 18 người sẽ thực hiện. Đó là một phép toán của phát xít. Bọn họ nghĩ rằng họ có đến 40.000 thành viên nhưng thực ra chỉ là 18. Nhưng bọn họ đã sắp xếp 18 người đến và bỏ phiếu theo cách khá lố bịch để xoá bỏ một bài viết hoàn toàn hợp lệ. Dĩ nhiên, kết quả bỏ phiếu là 85-18, do vậy không có nguy hiểm thực sự nào đối với quy trình dân chủ của chúng ta. Mặt khác, có người nói, "Chúng ta sẽ làm gì? Ý tôi là điều gì xảy ra nếu một nhóm nào đó được tổ chức rất nghiêm túc và đến để yêu cầu bỏ phiếu?" Thì tôi sẽ nói, "Mẹ kiếp, chúng tôi sẽ thay đổi quy định." Đó là công việc của tôi trong cộng đồng: để nói rằng chúng ta sẽ không cho phép lợi dụng sự cởi mở và tự do để phá hoại chất lượng của các nội dung. Và chừng nào mọi người còn tin tôi, thì tôi vẫn hợp lệ. Dĩ nhiên, vì mô hình không cần giấy phép, nên nếu tôi làm điều gì xấu, các tình nguyện viên sẽ sẵn sàng rời bỏ -- Tôi không thể làm gì hơn. Điểm cuối cùng ở đây là để hiểu cách Wikipedia hoạt động, thì cần phải hiểu rằng mô hình Wiki là cách chúng ta làm việc, nhưng chúng ta không phải là những kẻ vô chính phủ cuồng tín. Thực ra, -- chúng ta rất linh hoạt về phương pháp luận xã hội, bởi vì suy cho cùng chất lượng công việc sẽ được cộng đồng thừa nhận, chứ không phải là quy trình mà chúng ta sử dụng để tạo ra nó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay tán dương) Ben Saunders: Xin chào, tôi là Ben Saunders. Jimmy, ông đã đề cập chưa hết chìa khoá để Wikipedia thành công. Tôi nhận ra rằng rất nhiều sách giáo khoa được sử dụng để dạy cho con trẻ chúng ta vốn là đã thiên vị. Ông có biết là các giáo viên sử dụng Wikipedia và theo ông thì Wikipedia đóng vai trò gì trong sự thay đổi giáo dục? Jimmy Wales: Vâng, rất nhiều giáo viên đang bắt đầu sử dụng Wikipedia. Mặt khác -- có những tình tiết của giới truyền thông về Wikipedia mà tôi nghĩ là sai. Nó dựa trên những tình tiết của các bloggers đối lập với báo chí. Nào, Wikipedia là một thứ "điên rồ", giới học thuật và các giáo viên căm ghét nó. Nhưng thực ra thì điều đó không đúng. Gần đây tôi có nhận được một email của một nhà báo, nói rằng, "Tại sao giới hàn lâm ghét Wikipedia?" Tôi sử dụng một địa chỉ email của trường Harvard để trả lời, bởi vì tôi vừa được bổ nhiệm là một uỷ viên ở đó. Và tôi nói, "Thực ra không phải tất cả họ đều ghét." Nhưng tôi nghĩ có một tác động rất lớn. Và thực ra chúng tôi đang có một dự án và cá nhân tôi rất thích thú, đó là dự án sách Wiki, như là một nỗ lực để tạo ra các sách giáo khoa trong tất cả các ngôn ngữ. Và đó là một dự án rất lớn; nó sẽ phải mất khoảng 20 năm để có thể sử dụng được. Nhưng đó là một phần sứ mệnh của chúng tôi mang đến tất cả mọi người trên hành tinh này một bách khoa toàn thư. Chúng tôi sẽ không cung cấp tràn lan với những đĩa CD kiểu AOL. Chúng tôi dự định là mang đến họ một công cụ mà họ có thể sử dụng. Và dành cho rất nhiều người trên thế giới, nếu tôi đưa cho chọn một bách khoa toàn thư được viết ở mức độ đại học, nó sẽ không có một hiệu quả nào cả nếu thiếu những tài liệu ở mức cơ bản để nâng bạn lên một mức độ nào đó mà bạn có thể sử dụng được nó. Và chính vì thế dự án sách Wiki là một nỗ lực để làm điều đó. Và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thực sự thấy một công trình đồ sộ -- nó không chỉ đến từ phía chúng tôi, tất cả các loại sáng kiến đang tiếp tục. Nhưng những cuốn sách giáo khoa miễn giấy phép sẽ là một sự kiện lớn tiếp theo trong lĩn vực giáo dục. Từ khi xuất hiện, hơn 200.000 năm trước, người hiện đại đã xây dựng nhà cửa và cộng đồng khắp hành tinh. Nhưng họ không làm điều đó một mình. Bất cứ nơi nào trên thế giới có con người, rất có khả năng bạn sẽ tìm thấy một loài khác gần đó: Chó nhà - Canis lupus familiaris. Dù là chăn gia súc, săn mồi, kéo xe hay nằm ườn, sự đa dạng của chó nhà luôn khiến ta ngạc nhiên. Nhưng điều bất ngờ trong câu chuyện về bạn thân nhất của con người là tất cả chúng đều tiến hóa từ một loài thường được xem là một trong các kẻ thù lâu đời nhất của ta: Canis lupus, hay sói xám. Khoảng 100.000 năm trước, vào thời đồ đá, khi tổ tiên ta bắt đầu định cư ở Á-Âu, sói là một trong những đối thủ chính ở đầu chuỗi thức ăn. Có thể tạo ra lực cắn lên đến 136 ki-lô-gam trong một cú táp, và đánh hơi được con mồi cách hơn 1.6 ki-lô-mét, không nhiều loài có thể cạnh tranh với đối thủ đáng gờm này. Giống với người, săn bắn-hái lượm, chúng sống và đi săn theo các nhóm xã hội phức tạp, gồm một vài gia đình, sử dụng kỹ năng bầy đàn để hạ gục những con mồi lớn. Dùng chiến thuật nhóm, sói xám là những thợ săn kiên nhẫn và đáng gờm. Ngoài tốc độ hơn hẳn, sói xám còn đeo đuổi dai dẳng khiến con mồi kiệt sức. Nhưng khi đối đầu với những kẻ xâm lăng mạnh ngang ngửa, sói buộc phải chọn lựa. Với hầu hết các đàn, loài hai chân có số lượng tăng nhanh này là mối đe dọa nghiêm trọng tới lãnh thổ. Nhưng với một số khác, nhất là những con không sống theo bầy đàn, trại của con người đem đến những cơ hội mới. Những con sói ít hung hãn, có thể tiếp cận các khu trại của con người, ăn thức ăn thừa. Do kẻ ăn mót ngoan ngoãn sống lâu hơn những anh em hiếu chiến, các đặc điểm di truyền của chúng được truyền lại, dần dà, sói thuần hóa được nhân giống ở gần những khu dân cư. Theo thời gian, con người thấy được nhiều lợi ích của những con sói ngoan ngoãn này. Chúng giúp theo dấu và săn mồi, còn có thể giúp canh gác bảo vệ trại, và cảnh báo khi có kẻ địch tiếp cận. Cấu trúc xã hội tương tự khiến chúng dễ dàng hòa nhập vào gia đình con người và học cách hiểu mệnh lệnh của họ. Cuối cùng, từ những kẻ xa lạ, chúng đã bước vào nhà chúng ta, trở thành động vật được thuần hóa đầu tiên của loài người. Chó cổ hay chó lai sói này, xuất hiện khoảng 33,000 năm trước. và không khác mấy với anh em hoang dã của chúng. Chúng chủ yếu được phân biệt qua kích thước nhỏ hơn, mõm ngắn hơn, răng nhỏ hơn. Khi văn hóa và nghề nghiệp của con người phát triển đa dạng và chuyên biệt hơn, chó cũng phát triển theo. Giống chó ngắn, mập dùng để chăn, lùa gia súc; giống chó thon dài để xua lửng và cáo ra khỏi hang; chó thân mỏng và dáng đẹp sử dụng cho các cuộc đua, và chó to lớn, cơ bắp để canh gác. Với sự xuất hiện của câu lạc bộ chó giống, và các buổi trình diễn chó thời Victoria ở Anh, những loài chó này đã được chọn làm tiêu chuẩn để nhân giống, nhiều loài chó mới được tạo ra chỉ thuần do ngoại hình đẹp. Đáng buồn thay, dù mọi giống chó đều là sản phẩm của chọn lọc nhân tạo, thể trạng của chúng lại không giống nhau. Nhiều tính trạng đẹp đi kèm với các vấn đề sức khỏe, như khó thở hoặc dễ bị chấn thương cột sống, Thực nghiệm lâu dài nhất của loài người về tiến hóa có kiểm soát cũng có những tác dụng phụ khác. Qua nhiều thế hệ chọn lọc, thuần hóa, tính trạng trẻ lâu, phục tùng được ưa thích, làm con người hài lòng. Hiện tượng chọn lọc tính trạng liên quan đến tuổi trẻ gọi là ấu nhi, có thể bắt gặp ở nhiều vật nuôi. Hàng ngàn năm đồng tiến hóa, thậm chí, có thể tạo ra mối liên kết chó-người về mặt hoá học. Không chỉ hiểu được cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của chúng ta, khi chó và người tương tác, hai bên đều giải phóng oxytocin; hormon gắn liền với cảm giác yêu thương và bảo vệ. Thật khó có thể tưởng tượng những chú chó Pomeranian, Chihuahua và Poodle lại là hậu duệ của loài sói hung dữ. Nhưng sự đa dạng của các giống chó ngày nay, là thành quả của mối quan hệ xuất hiện trước cả thành thị, nền nông nghiệp, và cả người anh em Neanderthal đã tuyệt chủng của chúng ta. Và thật ấm lòng khi biết rằng chỉ cần có đủ thời gian, ngay cả kẻ thù nguy hiểm nhất cũng có thể trở thành người bạn dũng mãnh nhất. Năm 132, nhà bác học người Trung Quốc Trương Hành trình lên triều đình Hán phát minh mới nhất của mình. Chiếc bình lớn này, theo lời ông, có thể dự báo khi nào động đất xảy ra trong vương quốc bao gồm của phương hướng nơi triều đình nên gửi viện trợ. Triều đình, ban đầu, có chút nghi hoặc, nhất là khi thiết bị báo hiệu vào một buổi chiều tĩnh lặng. Cho đến khi có hỏa tốc xin cứu viện vài ngày sau đó, những ngờ vực đã biến thành lòng tin phục. Ngày nay, ta không còn dựa vào những chiếc bình để xác định các sự kiện địa chấn, nhưng đó vẫn là thách thức lớn cho các nhà địa chấn học. Vì sao động đất khó dự đoán đến vậy và làm cách nào để dự báo chính xác hơn? Để trả lời câu hỏi đó, ta cần hiểu một số lý thuyết đằng sau việc xảy ra động đất. Lớp vỏ Trái đất được tạo nên từ những phiến đá khổng lồ gồ ghề, gọi là mảng kiến tạo, mỗi mảng trượt trên lớp manti nóng chảy. Điều này làm cho mảng kiến tạo dịch chuyển rất chậm, từ 1 đến 20 cm mỗi năm. Nhưng những chuyển động nhỏ này tác động mạnh đến nỗi tạo ra các vết nứt sâu khi va chạm. Và trong vùng không ổn định, sự tăng áp lực là tác nhân gây ra động đất. Việc dự đoán những chuyển động nhỏ ấy đã khó, các tác nhân biến chúng thành động đất còn đa dạng hơn nữa. Các đứt gãy khác nhau tạo ra những loại nếp gấp khác nhau, một số loại đá dưới tác dụng của áp lực sẽ cứng hơn hay mềm hơn. Các loại đá khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau với ma sát và nhiệt độ cao. Một số sẽ tan chảy một phần thành chất lỏng chứa các chất khoáng cực nóng làm giảm ma sát ở vị trí đứt gãy. Một số lại khô cứng, dễ hình thành thêm sức ép nguy hiểm. Các đứt gãy cũng chịu ảnh hưởng của trọng lực, cũng như dòng chảy của đá nóng trong lòng tầng manti. Vậy trong những nhân tố ẩn ấy, ta nên phân tích gì, và chúng có ý nghĩa thế nào trong việc tạo ra thiết bị dự đoán động đất? Do các lực này xảy ra với tần suất không đổi, hoạt động của các mảng kiến tạo thường theo chu kì. Hiện nay, đa số những dự đoán đáng tin vẫn dựa vào số liệu dự đoán lâu dài, gắn với thời gian và địa điểm của những trận động đất trước. Ở quy mô thiên niên kỷ, điều này giúp ta dự đoán khi nào những đứt gãy hoạt động tích cực như San Andreas sẽ không còn có thể gây ra những trận động đất lớn. Nhưng do có nhiều biến số liên quan, phương pháp này không thể dự đoán thời gian chính xác. Để dự đoán các trận động đất sắp xảy ra, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các rung động của Trái đất trước động đất. Các nhà địa chất học, từ lâu, đã dùng địa chấn kế để theo dõi và ghi lại những thay đổi nhỏ của lớp vỏ Trái đất. Và hiện nay, hầu hết mọi chiếc smartphone đều có khả năng ghi nhận sóng địa chất sơ cấp. Với mạng lưới điện thoại toàn cầu, các nhà khoa học có thể kêu gọi cộng đồng để tạo ra mạng lưới cảnh báo động đất. Tiếc là điện thoại vẫn chưa thể đưa ra các dự báo sớm đủ để khởi động các giao thức an toàn. Nhưng những số liệu chi tiết như vậy trở nên hữu dụng cho phần mềm dự báo động đất Quakesim của NASA. Thiết bị này có thể dùng những dữ liệu địa chất chuẩn xác để nhận biết khu vực có nguy cơ xảy ra động đất. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy cảm biến có thể không phát hiện được những dấu hiệu báo hiệu động đất. Vào năm 2011, ngay trước khi động đất xảy ra tại bờ đông Nhật Bản, các nhà nghiên cứu gần đó đã ghi nhận được nồng độ của cặp đồng vị phóng xạ: radon và thoron cao đến kinh ngạc. Trước động đất, ứng suất hình thành trong lớp vỏ Trái Đất, những lỗ nhỏ cho phép hai loại khí này thoát ra khỏi bề mặt. Những nhà khoa học cho rằng việc xây dựng mạng lưới rộng, máy dò radon-thoron ở những vùng dễ bị động đất, có thể là một hệ thống cảnh báo động đất triển vọng, có thể dự đoán động đất trước một tuần. Tất nhiên, không một công nghệ nào có thể sánh được việc nhìn sâu vào bên trong lòng đất, cho phép ta theo dõi và dự đoán chuẩn xác thời gian xảy ra thay đổi địa chất lớn, và cứu sống hàng vạn người mỗi năm. Tuy nhiên, đến nay, những công nghệ hiện có cũng giúp ta chuẩn bị và ứng cứu nhanh mà không cần chờ đợi chỉ dẫn từ chiếc bình nào nữa. Các bạn không biết chúng. Các bạn không thấy chúng. Nhưng chúng luôn ở quanh đây, thầm thì, lên những kế hoạch bí mật, xây dựng quân đội với hàng triệu binh sĩ. Và khi chúng quyết định tấn công, chúng nhất tề tấn công. Tôi đang nói về vi khuẩn. (Cười) Các bạn nghĩ tôi đang nói về ai chứ? Vi khuẩn sống trong những cộng đồng như con người vậy. Chúng có gia đình, chúng nói chuyện và chúng lên kế hoạch các hoạt động. Và cũng như con người, chúng mưu mô, lừa gạt và một số còn gian dối nhau. Nếu tôi nói với bạn rằng ta có thể nghe các cuộc trò chuyện của vi khuẩn và giải mã thông tin tuyệt mật của chúng sang tiếng người thì sao? Và nếu tôi nói với bạn rằng dịch các cuộc trò chuyện của vi khuẩn có thể cứu người? Tôi có bằng Tiến sĩ trong Vật lí nano và tôi đã dùng công nghệ nano để phát triển công cụ dịch thời gian thật mà có thể do thám các cộng đồng vi khuẩn để chúng ta có thể nghe lén về mưu đồ của tụi vi khuẩn. Vi khuẩn sống ở mọi nơi. Chúng ở trong đất, trên đồ nội thất của chúng ta và trong cơ thể chúng ta. Thật ra, 90% số tế bào sống trong hội trường này là vi khuẩn. Một số vi khuẩn tốt cho chúng ta; chúng giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn hay sản sinh kháng sinh. Và một số vi khuẩn rất tệ cho chúng ta; chúng gây ra bệnh tật và cái chết. Để phối hợp tất cả các các chức năng của vi khuẩn, chúng phải có sự tổ chức và chúng làm thế y như con người - bằng cách giao tiếp. Nhưng thay vì sử dụng ngôn từ, chúng dùng những phân tử tín hiệu để giao tiếp với nhau. Khi có ít vi khuẩn, phân tử tín hiệu chỉ trôi đi, như tiếng thét của người đàn ông cô độc giữa sa mạc. Nhưng khi có nhiều vi khuẩn, những phân tử tín hiệu tích tụ và tụi vi khuẩn bắt đầu cảm nhận được là chúng không cô độc. Chúng lắng nghe lẫn nhau. Theo cách đó, chúng theo dõi số lượng đồng loại và thời điểm chúng đủ đông để bắt đầu một hành động mới. Và khi những phân tử tín hiệu đạt đến một ngưỡng nhất định, tất cả vi khuẩn đều cảm thấy cùng một lúc là chúng cần hành động một việc chung nhất. Vậy là sự giao tiếp của vi khuẩn gồm có sự bắt đầu và phản ứng, sự sản sinh một phân tử và sự đáp lại nó. Trong nghiên cứu của mình, tôi tập trung do thám cộng đồng vi khuẩn ở trong cơ thể con người. Chúng vận hành thế nào? Chúng tôi có một mẫu bệnh phẩm. Có thể là mẫu máu hay nước bọt. Chúng tôi bắn electron vào mẫu, những electron sẽ tương tác với những phân tử tín hiệu hiện diện và sự tương tác đó sẽ cung cấp thông tin cho ta về danh tính của vi khuẩn, loại giao tiếp và chúng nói chuyện với nhau nhiều không. Nhưng vi khuẩn giao tiếp như thế nào? Trước khi tôi phát triển công cụ dịch, giả định đầu của tôi là vi khuẩn sẽ có một ngôn ngữ sơ khai, như những trẻ sơ sinh chưa phát triển từ vựng và câu từ. Khi chúng cười, tức là chúng vui; khi chúng khóc, tức là chúng buồn. Đơn giản thế thôi. Nhưng hóa ra, vi khuẩn không sơ khai như tôi nghĩ. Một phân tử không chỉ là một phân tử. nó có nhiều nghĩa khác nhau dựa theo ngữ cảnh, như một đứa bé đang khóc có nhiều ý nghĩa khác nhau: nhiều khi là chúng đói, đôi khi là chúng bị ướt, đôi khi chúng đau hay sợ. Cha mẹ biết cách giải mã những tiếng khóc. Và để thực sự là một công cụ dịch, nó phải có khả năng giải nghĩa những phân tử tín hiệu và dịch chúng tùy theo ngữ cảnh. Và ai biết được? Có thể Google dịch sẽ tiếp nhận việc này sớm. (Cười) Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. tôi mang theo một số dữ liệu về vi khuẩn mà có thể hơi khó để hiểu nếu bạn chưa được luyện, nhưng cũng hãy thử xem nhé. (Cười) Đây là một gia đình vi khuẩn hạnh phúc đang lây nhiễm trong một bệnh nhân. Hãy gọi đây là gia đình Montague. Chúng chia sẻ nguồn lực, sinh sản và phát triển. Một ngày đẹp trời, chúng có hàng xóm mới, gia đình vi khuẩn Capulet. (Cười) Mọi chuyện đều tốt đẹp, miễn là chúng hợp tác với nhau. Nhưng rồi một việc xảy ra ngoài kế hoạch. Romeo từ gia đình Montague có một cuộc tình với Juliet từ gia đình Capulet. (Cười) Vâng, và hai người họ chia sẻ vật chất di truyền với nhau. (Cười) Giờ, sự chuyển gen này có thể nguy hiểm với nhà Montague đang có tham vọng thành gia đình duy nhất trong bệnh nhân mà chúng đang lây nhiễm và việc chia sẻ gen sẽ giúp nhà Capulet phát triển đề kháng với thuốc kháng sinh. Vậy là nhà Montague bàn nội bộ để loại bỏ gia đình kia bằng việc đưa ta phân tử này. (Cười) Và với tiêu đề: [Chúng ta hãy cùng tấn công.] (Cười) Chúng ta hãy cùng tấn công. Và mọi người đồng loạt hưởng ứng bằng cách đưa ra một loại độc tố sẽ giết chết gia đình kia. [Tiêu diệt!] (Cười) Nhà Capulet đáp trả bằng cách phản công. [Phản công!] Và họ đánh nhau. Đây là đoạn băng thật về cuộc đọ sức của vi khuẩn với bào quan hình kiếm, nơi chúng đang cố giết nhau bằng cách đâm và chọc thủng nhau theo nghĩa đen. Gia đình nào thắng trận sẽ trở thành gia đình vi khuẩn vượt trội. Vậy điều tôi có thể làm là phát hiện các cuộc nói chuyện của vi khuẩn sẽ dẫn đến các hành vi tập thể như cuộc chiến ta vừa thấy. Và điều tôi làm là do thám các cộng đồng vi khuẩn trong cơ thể của bệnh nhân trong bệnh viện. Tôi theo dõi 62 bệnh nhân trong thí nghiệm tôi xét nghiệm những mẫu bệnh phẩm của một bệnh cụ thể mà không biết gì về kết quả của xét nghiệm chẩn đoán bệnh truyền thống, Giờ, trong chẩn đoán vi khuẩn, một mẫu được đặt lên bản kính và nếu vi khuẩn phát triển trong năm ngày, bệnh nhân được chẩn đoán là có bệnh. Khi tôi hoàn thành nghiên cứu và so sánh kết quả của công cụ với xét nghiệm chẩn đoán bệnh truyền thống và xét nghiệm thẩm định, tôi đã rất bất ngờ. Nó đáng ngạc nhiên hơn nhiều so với những gì tôi đã dự đoán. Nhưng trước khi kể bạn về điều công cụ phát hiện tôi muốn kể bạn về một bệnh nhân cụ thể mà tôi theo dõi, một cô gái trẻ. Cô ấy bị bệnh u xơ nang, một bệnh di truyền khiến phổi cô rất nhạy cảm với sự nhiễm khuẩn. Cô không tham gia thử nghiệm lâm sàng nào. Tôi theo dõi cô ấy vì tôi biết từ bệnh án rằng cô chưa bao giờ bị nhiễm khuẩn. Mỗi tháng một lần, cô đến bệnh viện để khạc ra một mẫu nước bọt mà cô nhổ trong một cái cốc. Mẫu này được chuyển đến phân tích vi khuẩn tại phòng thí nghiệm trung tâm để bác sĩ có thể xử lí nhanh chóng nếu họ phát hiện ra sự nhiễm khuẩn. Và việc đó cũng giúp tôi thử nghiệm thiết bị của mình trên đó. Hai tháng đầu thử nghiệm mẫu, không có gì cả. Nhưng vào tháng thứ ba, tôi phát hiện tiếng huyên thiên của vi khuẩn trong mẫu. Vi khuẩn đang phối hợp để phá hoại mô phổi của cô ấy. Nhưng chẩn đoán truyền thống không cho thấy bất kì vi khuẩn nào. Tôi kiểm tra lại lần nữa tháng tiếp theo và tôi thấy các cuộc giao tiếp của vi khuẩn trở nên dữ dội hơn. Dù thế, chẩn đoán truyền thống vẫn không cho thấy gì. Nghiên cứu của tôi kết thúc, nhưng nửa năm sau, tôi theo dõi tình trạng cô ấy để xem vi khuẩn mà chỉ tôi phát hiện đã biến mất mà không có sự can thiệp y học hay chưa. Chúng chưa. Nhưng giờ cô được chẩn đoán bị nhiễm trùng nghiêm trọng từ vi khuẩn gây chết người. Đó chính là loại vi khuẩn công cụ của tôi đã phát hiện lúc trước. Và dù cho điều trị kháng sinh liều cao, loại bỏ sự nhiễm trùng là bất khả thi. Các bác sĩ dự đoán là cô sẽ không sống được đến năm 30 tuổi. Khi tôi xét nghiệm mẫu cho cô, công cụ của tôi đang trong giai đoạn khởi đầu. Tôi còn không biết là phương pháp của tôi có đúng không, nên tôi thỏa thuận với các bác sĩ không nói họ công cụ tôi phát hiện gì để tránh phá hoại việc điều trị. Vậy là khi tôi thấy những kết quả không có tính xác thực, tôi không dám tiết lộ vì chữa bệnh cho bệnh nhân không có bệnh cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân. Nhưng giờ chúng tôi biết nhiều hơn và có nhiều chàng trai và cô gái trẻ còn có thể được cứu vì rất đáng tiếc là trường hợp này xảy ra rất nhiều. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh, vi khuẩn không xuất hiện trên xét nghiệm chẩn đoán truyền thống và đột nhiên, bệnh phát triển trong bệnh nhân với triệu chứng nghiêm trọng. Và lúc đó thì mọi chuyện đã quá muộn. Kết quả đáng ngạc nhiên từ 62 bệnh nhân tôi theo dõi là thiết bị của tôi phát hiện giao tiếp của vi khuẩn trong nửa số mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân được chẩn đoán âm tính bởi các phương pháp truyền thống. Nói cách khác, nửa số bệnh nhân về nhà và nghĩ rằng họ không bị nhiễm bệnh, dù họ đang mang theo những vi khuẩn nguy hiểm. Trong những bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm, vi khuẩn đang phối hợp cho một cuộc tổng tấn công. Chúng đang thầm thì to nhỏ với nhau. Cái tôi gọi là "vi khuẩn thì thầm" là vi khuẩn mà các phương pháp truyền thống không thể chẩn đoán. Cho đến giờ, chỉ có công cụ dịch có thể phát hiện những vi khuẩn thầm thì. Tôi tin là khoảng thời gian lúc vi khuẩn còn đang thì thầm là cơ hội cho các liệu pháp điều trị nhắm đích. Nếu cô gái được điều trị trong khoảng thời gian cơ hội kia, có khả năng sẽ giết được vi khuẩn trong giai đoạn đầu, trước khi sự nhiễm khuẩn vượt ngoài kiểm soát. Điều tôi đã trải qua với cô gái trẻ kia khiến tôi quyết định làm mọi thứ có thể để đưa công nghệ này vào các bệnh viện. Cùng với các bác sĩ, tôi sẵn sàng ứng dụng công cụ này vào y tế để chẩn đoán sớm bệnh nhiễm khuẩn. Dù không biết các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân thế nào trong giai đoạn vi khuẩn thầm thì, công cụ này có thể giúp bác sĩ để tâm đến các bệnh nhân rủi ro. nó có thể giúp bác sĩ biết liệu pháp điều trị thành công hay không và nó có thể giúp trả lời những câu hỏi đơn giản: Bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn không? Và tụi vi khuẩn đang trù tính gì? Tụi vi khuẩn nói chuyện, chúng mưu đồ và chúng gửi nhau những thông điệp mật. Nhưng chúng ta không chỉ có thể phát hiện chúng thầm thì, chúng ta còn có thể học mật ngữ của chúng và tự trở thành những vi khuẩn thầm thì. Và như vi khuẩn sẽ nói, "3-oxo-C12-aniline." [Tôi xin hết] (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Sự suy giảm số lượng động vật thụ phấn là một thách thức lớn hiện nay. Trong số 200.000 loài động vật thụ phấn, ong mật là loài chúng ta hiểu rõ nhất, một phần bởi mối quan hệ người - ong mật được cho rằng đã có từ 8000 năm trước qua các bức hoạ trong hang động ở Tây Ban Nha hiện nay. Có điều chúng ta biết rằng loài chỉ thị này đang chết dần. Chỉ trong năm ngoái, chúng ta đã mất đi 40% lượng tổ ong trên toàn nước Mỹ. Con số còn cao hơn ở những nơi có mùa đông khắc nghiệt, như ở đây, Masachusetts, nơi chúng ta mất 47% tổ ong chỉ trong vòng một năm. Hãy tưởng tượng chúng ta mất đi một nửa số người trong năm ngoái, và đó lại là những người sản xuất ra thực phẩm! Ta không bảo vệ được họ! Tôi dự đoán rằng trong 10 năm, chúng ta sẽ mất toàn bộ lượng ong đang có. Nếu như không có những người nuôi ong thay những cái tổ chết, chúng ta sẽ không có các loại đồ ăn thiết yếu như hoa quả, rau, hạnh nhân và các loại hạt giòn, bánh táo, chanh chua. Kể cả thức ăn cho chăn nuôi, cỏ khô, cỏ linh lăng cũng không còn, gây nên một nạn đói toàn cầu, kinh tế sụp đổ, một cuộc khủng hoảng tinh thần toàn cầu. Hiện giờ, tôi đã bắt đầu nuôi ong ở đây, Cape Cod ngay sau khi tôi hoàn thành bằng tiến sĩ miễn dich học của ong mật. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tưởng tượng có một tầm bằng như thế vào một thời kỳ kinh tế tốt như là năm 2009: khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và tôi biết một điều tuyệt vời. Tôi đã biết rằng mình có thể tìm ra cách để cải thiện sức khoẻ cho loài ong. Và cộng đồng Cape Cod ở đây, Provincetown đã sẵn sàng cho khoa học, mọi người tìm cách tham gia và giúp đỡ. Chúng tôi gặp gỡ ở những quán café. Một người phụ nữ tuyệt vời tên Natalie có tám tổ ong tại nhà ở Truro, cô ấy giới thiệu chúng tôi với Valerie, người đã để chúng tôi dựng 60 tổ ong ở một khoảng sân tennis bỏ hoang của mình. Và thế là chúng tôi bắt đầu thử nghiệm vắc-xin cho ong. Chúng tôi bắt đầu xem xét tới lợi khuẩn. Chúng tôi gọi nó là “sữa chua ong” cách khiến ong khoẻ mạnh hơn. Và dự án khoa học công dân của chúng tôi bắt đầu phát triển. Trong khi đó, nhìn lại căn hộ của mình, tôi bắt đầu hơi lo lắng về phía chủ nhà. Tôi nên nói với ông ấy việc chúng tôi đang làm. (Tiếng cười) Tôi sợ, tôi thực sự nghĩ mình sẽ nhận một tờ thông báo bị đuổi, đó chẳng phải là thứ không ai mong muốn sao? Lẽ ra tôi nên gặp ông ấy vào một ngày lành, bởi khi tôi nói với ông việc mình đang làm và thí nghiệm phi lợi nhuận bảo vệ ong, ông ấy nói: “Tuyệt lắm! Lấy cái tổ ong ở cái hẻm đằng sau ấy” Tôi sốc. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Bởi thay vì nhận được tờ thông báo đuổi, tôi nhận được thêm thông tin. Ở con hẻm phía sau trong bức ảnh này, bạn thấy đó, chiếc tổ ong bị ẩn giấu — trong năm đầu tiên, nó tạo ra nhiều mật ong hơn bất cứ cái tổ nào chúng tôi từng thấy. Nó đã làm thay đổi quan điểm nghiên cứu của chúng tôi. Từ việc hỏi: “Làm sao để cứu những đàn ong đang chết dần?” sang: “Ong đang sống tốt nhất ở đâu?” Chúng tôi bắt đầu có thể phác họa nên bản đồ, bằng cách nhìn vào những tổ ong của những người có tổ ong ở phía sau nhà, trong vườn, trên mái nhà. Chúng tôi kêu gọi quần chúng, và càng có nhiều người có dữ liệu, bản đồ càng trở nên chính xác hơn. Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn “làm sao để có thể chung tay?" bạn có thể nghĩ đến câu chuyện của anh bạn Fred, một quản lý tài sản bất động sản. Anh ấy cũng từng băn khoăn điều tương tự. Fred từng dự một cuộc họp, nghĩ về cách để cải thiện quan hệ với khách thuê và quy mô bền vững. Và trong lúc uống trà giải lao, anh bỏ mật ong vào trà và nhận ra trên lọ mật ong thông điệp về sự bền vững của doanh nghiệp từ công ty chủ trì cuộc họp. Một ý tưởng lóe lên. Fred quay lại văn phòng. Một cái email, một cuộc gọi sau đó, và -- bùm! -- chúng tôi mở rộng tới tầm quốc gia luôn. Chúng tôi đặt hàng tá tổ ong trên mái các tòa nhà chọc trời của họ khắp chín thành phố trên toàn quốc. Chín năm sau -- (Tiếng vỗ tay) Chín năm sau, chúng tôi đã gọi được trên một tỉ đô để nghiên cứu về ong. Chúng tôi có một ngàn tổ ong, những điểm dữ liệu nhỏ khắp cả nước, 18 bang và chưa ngừng tăng, nơi chúng tôi đã tạo thêm việc làm, cho người nuôi ong địa phương, 65 người, quản lý các tổ ong trong cộng đồng của chính họ, kết nối với con người, những người bình thường, họ là những điểm dữ liệu đã tạo nên sự khác biệt hôm nay. Để giải thích điều thực sự đã và đang cứu loài ong, nơi chúng đang sinh sôi, tôi cần phải nói với bạn trước thứ đang giết chúng. Ba tác nhân hàng đầu làm chết ong là (1) hóa chất dùng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm; (2) bệnh của ong, (có rất nhiều loại); và (3) mất môi trường sống. Điều chúng tôi đã làm là quan sát bản đồ và xác định các vùng ong đang phát triển mạnh. Đó hầu hết là các thành phố. Dữ liệu cho thấy các tổ ong ở thành phố cho ra nhiều mật ong hơn ở nông thôn và ngoại thành. Tổ ong ở đô thị có tuổi thọ cao hơn ở nông thôn và ngoại thành, và ong ở thành phố đa dạng hơn; và đa dạng chủng loại hơn. (Tiếng cười) Đúng không? Tại sao lại như vậy? Đó là câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu với ba tác nhân làm chết ong và lật lại: Đâu là điểm khác biệt ở thành phố? Điều đầu tiên, thuốc trừ sâu. Chúng tôi hợp tác với khoa Sức khỏe Cộng đồng ở Harvard, chia sẻ dữ liệu với họ. Chúng tôi lấy mẫu từ các tổ ong của dự án ở nhà dân và trên mái các doanh nghiệp. Xét đến mức độ thuốc trừ sâu, Nhưng không phải vậy. Điều chúng tôi tìm ra sau nghiên cứu là — các cột màu cam đại diện cho Boston, chúng tôi nghĩ các cột đó sẽ là thấp nhất, nồng độ thuốc trừ sâu đáng lẽ phải là thấp nhất. Thực tế thì đó là các thành phố có nhiều thuốc trừ sâu nhất. Như vậy giả thuyết thuốc trừ sâu, thứ đang cứu loài ong - ít thuốc sâu ở thành phố - không đúng. cuộc sống nhà khoa học điển hình của tôi là vậy. Mỗi lần tôi có một giả thuyết, nó không những không được ủng hộ, mà điều ngược lại còn đúng. (Tiếng cười) Cũng là một khám phá thú vị đấy chứ? Chúng tôi tiếp tục. Giả thuyết về bệnh. Chúng tôi xem xét các bệnh từng gặp ở các tổ ong. Chúng tôi phát hiện ra từ một nghiên cứu tương tự ở Bắc Carolina: không có sự khác biệt nào về bệnh ở ong ở đô thị, ngoại thành và nông thôn. Bệnh có ở khắp nơi; Ong ốm rồi chết. Thực tế, ong mắc bệnh nhiều hơn ở thành phố. Đây là ở Raleigh, Bắc Carolina. Giả thuyết của tôi lại không được ủng hộ. Điều ngược lại mới đúng. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu. (Tiếng cười) Giả thuyết môi trường sống. Những vùng ong đang sinh sôi có môi trường sống tốt hơn - nhiều hoa hơn ư? Chúng tôi không biết làm sao kiểm tra nên tôi đã có một cuộc họp vô cùng thú vị. Một ý tưởng loé lên cùng bạn đồng nghiệp của tôi, Anne Madden, cũng là một diễn giả TED Chúng tôi nghĩ tới hệ gen học, như xét nghiệm AncestryDNA hay 23andME. Nhổ nước bọt vào ống nghiệm và ngộ ra “Tôi là người Đức” (Tiếng cười) Chúng tôi phát triển nó cho ong. Lấy một mẫu mật ong và xem xét DNA của tất cả các loài thực vật, chúng tôi tìm ra, “Tôi là cây muối!” (Tiếng cười) Đó là thứ chúng tôi tìm ra ở Provincetown. Lần đầu tiên tôi có thể báo cho bạn loại mật ong nào đến từ chính cộng đồng của bạn. DNA mật ong, một xét nghiệm gen. Mật ong mùa xuân ở Provincetown là từ cây thuỷ lạp. Thuỷ lạp là cây gì? Cây hàng rào. Thông điệp ở đây là gì? Đừng cắt hàng rào cây để bảo vệ ong. (Tiếng cười) Tôi biết điều này gây tranh cãi nên trước khi bạn ném cà chua đi, chúng ta đi tiếp sang mật ong mùa hè, là mật hoa súng. Nếu bạn có mật ong từ Provincetown vào mùa hè, bạn đang uống nước hoa súng đấy; vào mùa thu, mật cây muối. Lần đầu tiên chúng ta học về thức ăn của chính mình. Và bây giờ, chúng tôi có thể trả lời, nếu bạn cần làm quy hoạch thành phố: Đâu là loài cây tốt để trồng? Chúng ta biết gì về việc ong có ích với khu vườn của mình đến vậy? Lần đầu tiên chúng ta biết câu trả lời. Điều khiến chúng tôi thấy thú vị nằm sâu bên trong dữ liệu. Nếu bạn đến từ Caribbean và muốn khám phá di sản của quê mình, mật ong Bahamian có họ Nguyệt quế, mang hương vị quế và bơ. Thú vị hơn là 85 loài thực vật khác nhau cùng ở trong một thìa mật ong. Đó là số liệu mà chúng tôi muốn, dữ liệu lớn. Mật ong Ấn Độ: đó là cây sồi. Mọi mẫu chúng tôi từng xét nghiệm ở Ấn Độ đếu là sồi và 172 vị khác nhau ấy cùng trong một nhấm mật ong Ấn. Mật ong Provincetown có từ 116 loài cây mùa xuân tới 200 loài vào mùa hè. Đây là những con số chúng tôi cần để kiểm tra giả thuyết môi trường sống. Trong một phương pháp khác, bạn khám phá thực phẩm, và chúng tôi có được vài thông tin thú vị. Chúng tôi tìm ra hiện nay ở nông thôn, trung bình có 150 loài cây trong một mẫu mật ong. Đó là số liệu của nông thôn. Có ít hay nhiều cây hơn ở những vùng ngoại thành có bãi cỏ đẹp để ngắm nhưng tệ cho động vật thụ phấn? Ngoại thành có độ đa dạng thực vật thấp, nên nếu bạn có một bãi cỏ đẹp, tốt cho bạn, nhưng bạn có thể làm hơn thế. Bạn có thể dành ra một khoảng làm bãi hoa dại để làm nơi ở thêm phong phú, cho động vật thụ phấn thêm khoẻ mạnh. Điều này ai cũng có thể. Đô thị có nhiều môi trường sống tốt nhất, như bạn có thể thấy ở đây: Hơn 200 loài cây khác nhau. Lần đầu tiên chúng ta có dữ liệu ủng hộ giả thuyết môi trường sống. Chúng ta cũng biết bây giờ nên làm gì với các thành phố. Thành phố Boston có môi trường sống tốt hơn tám lần so với ngoại thành. Khi làm việc với chính phủ, chúng tôi có thể tính toán nó. Bia mộ của tôi sẽ viết “Nơi đây Noah yên nghỉ. Ông ấy đã trồng hoa”. Ý tôi là - sau tất cả những việc trên, chúng tôi kiệt sức. Nhưng khi chúng ta cùng nhân rộng, khi gặp chính phủ và tổ quy hoạch thành phố - như ở Boston, mật ong chủ yếu lấy từ cây bồ đề. Chúng tôi nói: “Nếu một cây chết cần được thay thế, hãy cân nhắc bồ đề.” Mang thông tin này tới chính phủ, chúng tôi làm được những điều kỳ diệu, Đây là nóc công ty của Fred. Chúng tôi có thể trồng chúng trên mái nhà khắp thế giới để khôi phục môi trường sống và bảo đảm hệ thống thức ăn. Chúng tôi làm việc với Ngân hàng Thế giới và chủ tịch phái đoàn đến từ Haiti. Chúng tôi đã làm việc với các sinh viên cao học ở Đại học Yale và Ethiopia. Ở các nước này, chúng tôi có thể thêm giá trị nhờ xác định đó là mật gì, nói với người dân loài cây nào nên trồng để phục hồi môi trường sống và đảm bảo hệ thống thức ăn. Nhưng tôi nghĩ nó còn quan trọng hơn khi ta nghĩ về thiên tai. Lần đầu tiên, chúng ta có một thước đo cơ sở cho bất kỳ môi trường sống nào trước khi nó có thể bị huỷ hoại. Nghĩ về quê hương bạn. Đâu là hiểm hoạ từ môi trường? Đây là cách chúng ta sẽ cứu Puerto Rico sau cơn bão Maria. Giờ chúng ta đã có một thước đo cơ sở bằng mật ong, DNA mật ong từ trước và sau bão. Chúng tôi bắt đầu ở Humacao. Đây chính là nơi bão Maria đổ bộ vào đất liền. Và chúng tôi biết loài cây nào bị thay thế với số lượng bao nhiêu và ở đâu bằng cách lập lưới tam giác các mẫu DNA mật ong. Thậm chí bạn có thể nghĩ ở ngay đây, những mảnh đất xinh đẹp kết nối chúng ta, nuôi dưỡng ta, bắt đầu với khoa học công dân, xói mòn đất, những trận bão tuyết mỗi năm một mạnh hơn. Chúng ta sẽ làm gì với đất yêu quý? Nhìn vào DNA mật ong, chúng ta có thể ra cây nào tốt cho động vật thụ phấn, lại có rễ sâu, có thể giữ đất, và mọi người có thể tham gia cùng nhau. Giải pháp chỉ vừa bằng cái muỗng. Nếu quê nhà của bạn có khả năng bị tàn phá bởi một thiên tai, giờ ta đã có một chỉ dẫn chi tiết về cách khôi phục lại nó trên Trái đất, hoặc cũng có thể là trong một căn nhà kính trên sao Hoả. Tôi biết điều này nghe thật điên rồ, những bạn hãy nghĩ: một Provincetown mới, một quê hương mới, một nơi quen thuộc và cũng tốt cho động vật thụ phấn cho hệ thống thức ăn ổn định khi ta nghĩ về tương lai. Bây giờ, cùng với nhau, chúng ta biết việc sẽ cứu loài ong - đó là trồng môi trường sống đa dạng. Giờ chúng ta biết cách ong bảo vệ chúng ta - chúng là dụng cụ đo sức khoẻ môi trường, là chỉ dẫn, nguồn thông tin, “nhà máy thông tin nhỏ” bất biến với thời gian Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Hè rồi, tôi đã leo vài ngọn núi ở Áo. Trên đỉnh, tôi đã thấy cái chòi đá xa xa xinh đẹp này, và phía trên nó là những tấm pin mặt trời. Mỗi khi thấy pin mặt trời là tôi lại háo hức. Đây là công nghệ thu ánh sáng mặt trời, miễn phí và có sẵn, và biến nó thành điện năng. Vậy là căn chòi này, giữa nơi vắng vẻ, xinh đẹp này, đã tự cung tự cấp. Nhưng tại sao pin mặt trời lúc nào cũng phải xấu như vậy nhỉ? (Cười lớn) Tôi là Marjan Van Aubel, nhà thiết kế pin mặt trời. Tôi làm việc trong tam giác của thiết kế, bền vững và công nghệ. Tôi luôn hướng đến tính hiệu quả cao, nghĩa là tôi phát triển các vật liệu mở rộng kích thước hoặc làm việc với các loại pin mặt trời dùng thuộc tính màu sắc để tạo ra điện. Tôi làm việc trong các bảo tàng trên toàn thế giới, như MoMA. Ý tôi là, công việc mọi thứ khá là ổn, nhưng tôi luôn cảm thấy thiếu thứ gì đó. Cho đến khi tôi đọc được cuốn sách có tên "Cách mạng Năng lượng Mặt trời", trong đó nói rằng chỉ cần nhận ánh sáng mặt trời trong vòng một giờ đã đủ để cung cấp điện cho toàn thế giới cho cả năm. Chỉ một giờ. Từ đó, tôi nhận ra mình chỉ muốn tập trung vào năng lượng mặt trời. Giới khoa học trên thế giới vẫn đang tập trung chế tạo pin mặt trời hiệu quả hơn với giá thành rẻ. Nên giá của pin mặt trời đã giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là vì Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất chúng trên quy mô lớn. Và hiệu quả của chúng cũng tăng lên rất nhiều. Hiệu quả hiện giờ là 44,5%. Nhưng nếu xét về diện mạo của pin mặt trời, thì nó vẫn y như cũ trong suốt 60 năm qua. Vẫn là công nghệ được gắn chồng lên cái gì đó. Và pin mặt trời cần được hoà hợp tốt hơn với môi trường. Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn nhất trong thời đại hiện nay. Chúng ta đâu thể dựa vào ai khác -- chính phủ, kỹ sư -- để tạo ra thay đổi tích cực. Tất cả chúng ta đềucó thể góp phần tạo nên thay đổi. Như đã nói, tôi là dân thiết kế và tôi muốn thay đổi mọi thứ bằng thiết kế. Tôi sẽ cho các bạn xem vài công trình của tôi. Tôi đang hợp tác cùng Swarovkski, công ty pha lê. Và nếu cắt pha lê theo cách nhất định, bạn có thể bẻ cong và hướng ánh sáng vào một nơi nhất định. Thế nên, tôi đã dùng pha lê này để quy tụ ánh sáng lên pin mặt trời, làm cho chúng hiệu quả hơn nhưng thẩm mỹ hơn. Nên khi mang pha lê mặt trời ra dưới nắng, nhờ pin trong tấm mặt trời, đặt nó vào trạm kết nối, bạn có thể nạp điện cho mấy chiếc đèn chùm này. Nên chính xác là bạn đang mang nắng vào nhà. Tôi hoàn toàn mê mẩn pin mặt trời khi vô tình biết được công nghệ có tên pin mặt trời nhạy cảm, pin mặt trời màu, dựa trên sự quang hợp ở thực vật. Nếu chất diệp lục chuyển ánh sáng thành đường nuôi cây, những tấm pin này chuyển ánh sáng thành điện năng. Tuyệt nhất ở chỗ, chúng xảy ra ngay cả ở trong nhà. Màu sắc khác nhau cho hiệu quả khác nhau, tùy vị trí của chúng trên quang phổ màu. Ví dụ, màu đỏ cho hiệu năng cao hơn màu xanh. Nên dưới con mắt nhà thiết kế, một bề mặt màu, một bề mặt kính màu, màu, trước kia, chỉ được dùng cho yếu tố thẩm mỹ, giờ có thêm công dụng và có thể tạo ra điện năng, tôi nghĩ: "Vậy có thể áp dụng nó vào đâu?" Đây là Bàn tạo Điện, toàn bộ mặt bàn chứa các pin mặt trời màu. Pin nằm ở chân bàn, bạn có thể sạc điện thoại qua cổng USB. Trong công trình của tôi, điều quan trọng là sự cân bằng giữa hiệu quả và thẩm mỹ. Bởi thế mà chiếc bàn có màu cam, vì đó là màu rất ổn định trong nhà. Và đây là câu tôi được hỏi nhiều nhất: "Tuyệt, nhưng tôi có thể sạc bao nhiêu chiếc điện thoại với nó?" Trước khi đi đến câu phức tạp như "Bàn này ở đâu, nó có đủ ánh sáng không, có ở cạnh của sổ không?" Chiếc bàn giờ đã có cảm biến để đọc cường độ ánh sáng trong phòng. Qua một ứng dụng mà chúng tôi đã phát triển, bạn thực sự có thể theo dõi lượng ánh sáng nhận được và mức độ đầy của pin. Tôi thực sự tự hào bởi hôm qua, chúng tôi đã lắp đặt một chiếc tại văn phòng Stichting Doen ở Amsterdam và ngay lúc này đây, Nữ hoàng Maxima của chúng ta đang sạc điện thoại từ nó. Rất tuyệt. (Vỗ tay) Càng có nhiều bề mặt, càng thu được nhiều năng lượng. Đây là Cửa sổ tạo Điện, chúng tôi đã thay hết cửa sổ ở một phòng tranh tại Luân Đôn, Soho, bằng phiên bản kính màu hiện đại này. Khách thăm quan có thể tới và sạc điện thoại bên cửa sổ. Tôi đang tạo thêm cho đồ vật chức năng mới. Cửa sổ không nhất thiết chỉ là cửa sổ nữa. Nó cũng có thể hoạt động như một trạm năng lượng nhỏ. Tôi đứng đây, chia sẻ về tình yêu của mình dành cho pin mặt trời, nhưng tôi không có tấm pin nào trên mái nhà cả. Tôi sống ở trung tâm Amsterdam, tôi không sở hữu căn nhà, nó là công trình biểu tượng nên việc đó là không thể và không được phép. Vậy làm thế nào để pin mặt trời trở nên dễ tiếp cận hơn và dành cho mọi người, thay vì chỉ những ai đủ khả năng chi trả cho lối sống bền vững? Chúng ta giờ có cơ hội tích hợp pin mặt trời vào những nơi ta trực tiếp cần nó. Và có rất nhiều công nghệ tuyệt vời ngoài kia. Nhìn quanh, tôi thấy mọi bề mặt là cơ hội. Ví dụ, tôi đi tàu lửa sang Westland, một khu vực ở Hà La toàn nhà kính. Tôi nhìn những tấm kính và nghĩ: "Sẽ thế nào nếu tích hợp chúng với kính pin mặt trời trong suốt?" "Sẽ thế nào nếu tích hợp nông nghiệp truyền thống vốn cần rất nhiều năng lượng với công nghệ cao, kết hợp chúng lại?" Với ý tưởng này, tôi tạo ra Trạm Năng lượng. Tôi có một nhóm kiến trúc sư và kỹ sư, nhưng để tôi giải thích cách nó hoạt động đã. Chúng tôi dùng kính pin mặt trời trong suốt để cung cấp năng lượng cho khí hậu bên trong nhà. Chúng tôi dùng kỹ thuật thủy canh bơm nước dinh dưỡng, giúp tiết kiệm đến 90% lượng nước sử dụng. Bằng cách xếp chồng theo tầng, bạn có thể tăng hiệu năng trên mỗi mét vuông. Ngoài nắng trời, ánh sáng từ những đèn LED màu này cũng thúc đẩy cây phát triển. Khi ngày càng nhiều người sống trong các thành phố lớn, chỉ cần đặt Trạm Năng lượng trên mái nhà, không cần phải vận chuyển bằng máy bay đi nửa vòng trái đất, bạn có thể trồng cây ngay tại chỗ. Giấc mơ lớn là đặt những thứ này ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi chưa tiếp cận được với nước, điện, như một hệ sinh thái độc lập. Cho cuộc thi Thiết kế năm nay, tôi đã tạo ra mẫu Trạm Năng lượng đầu tiên cao bốn mét, để bạn có thể đến và trải nghiệm xem cây phát triển thế nào. Một cú đúp trong việc thu hoạch ánh sáng, vừa cho cả pin mặt trời vừa cho cây cối. Giống một khu vườn thực vật tương lai, nơi ta tôn vinh tất cả những công nghệ hiện đại này. Và lời khen tuyệt nhất tôi nhận được là: "Mấy tấm pin mặt trời ở đâu thế?" Đó là khi tôi nghĩ thiết kế thực sự hiệu quả, khi pin mặt trời trở nên vô hình, không một ai thấy nó. Tôi tin vào nền dân chủ mặt trời: năng lượng mặt trời cho mọi người mọi nơi. Mục tiêu của tôi là tận dụng hết bề mặt. Tôi muốn xây nhà có cửa sổ, màn, tường, thậm chí sàn nhà, tất cả đều tạo được ra điện. Hãy nghĩ đến khả năng nhân rộng: có rất nhiều bề mặt trong các thành phố. Mặt trời vẫn luôn ở đó cho mọi người. Và nhờ tích hợp pin mặt trời vào nơi ta cần, ta giờ đã có cơ hội mang pin mặt trời đến cho mọi người. Tôi muốn cùng các bạn mang năng lượng mặt trời đến gần với mọi người, nhưng phải đẹp và thẩm mỹ. Xin cảm ơn. Hẳn các bạn biết câu chuyện này. Vào mùa hè năm 1950, Enrico Fermi, một nhà vật lý học người Mỹ gốc Ý và là người sáng chế ra lò phản ứng hạt nhân, ăn trưa tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos và ngồi cùng những đồng nghiệp ở đây, ông đã hỏi họ một câu rằng: "Mọi người đâu hết rồi?" Điều này rõ ràng đã làm đồng nghiệp của ông bối rối, vì lúc ấy tất cả đều ngồi ngay cạnh ông. Và sau đó, ông ấy phải đính chính rằng ông không hề nói về họ. Ông đang nói đến những người ngoài hành tinh. Bạn thấy đấy, thời điểm ấy chỉ khoảng vài năm sau vụ va chạm đĩa bay được xác định ở Roswell, New Mexico. Và mặc dù chuyện là hóa ra chẳng có gì cả, không có gì cả luôn (Tiếng cười) chỉ là một cái khinh khí cầu hạ cánh được lái bởi một gã trọc nhỏ thó với cái miệng toét thôi mà.... Dù vậy, nước Mỹ cũng bấn loạn vì đĩa bay, cả với những nhà khoa học nổi tiếng đang ăn trưa này. Về lập luận của Fermi, tôi có thể vụng về cắt nghĩa rằng là vũ trụ vô cùng rộng lớn và đương nhiên, hẳn là có sự sống thông minh khác ngoài kia. Và vũ trụ thì đã quá xa xưa đến mức trừ khi chúng ta là nền văn minh đầu tiên hình thành, chẳng có lý gì bây giờ ta lại không tìm ra bằng chứng cho sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, với vốn kiến thức uyên thâm của mình, ta biết mình đơn độc. "Mọi người đâu hết rồi?" Fermi hỏi, và các đồng nghiệp của ông không trả lời được. Fermi sau đó tiếp tục với cách suy luận ngớ ngẩn như trước để bác bỏ yếu tố thần thánh, Người tuyết, Chúa trời, hay khả năng của tình yêu rồi sau đó, bạn biết đấy, Enrico Fermi ăn một mình. (Tiếng cười) Bây giờ, tôi không phải là nhà khoa học. Tôi chưa tạo nên lò phản ứng hạt nhân nào. Mặc dù, tôi sẽ chứng minh, một cách chính xác rằng mỗi cái lò đều mang tính hạt nhân. (Tiếng cười) Thế nhưng, về vấn để này, tôi sẽ chỉ ra hai khả năng mà Enrico Fermi có lẽ đã không công nhận. Một là người ngoài hành tinh có thể ở rất xa. Tôi dám nói rằng, thậm chí trên những hành tinh khác. Khả năng còn lại (Tiếng cười) là, hình như, bản thân Enrico là người ngoài hành tinh. (Tiếng cười) Hãy nghĩ về chuyện đó đi ạ. Không có lý hay sao khi mà giữa cuộc Chiến tranh Thế giời, từ đâu không biết thình lình xuất hiện một ông bác học người Italia với một thứ công nghệ mới đáng kinh ngạc có thể đổi dời mọi thứ trên trái đất này và khép lại lịch sử loài người mãi mãi? Và không lạ lùng sao khi mà ông này không đòi tiền lương gì cả? Ông ta chỉ yêu cầu mỗi một thứ đó là hai con cá nhà táng mà thôi? Điều này, điều này không đúng. Nhưng vẫn thật kì lạ. (Tiếng cười) Và nếu Enrico Fermi thật sự là người ngoài hành tinh, thì có phải ông là người ngoài hành tinh đầu tiên đã cố thuyết phục đồng nghiệp của mình rằng người ngoài hành tinh không còn ở đây nữa? Thuyết người ngoài hành tinh hay những vòng tròn mùa vụ đã được chấp nhận, rằng người ngoài hành tinh đang và đã ở đây cả nghìn năm rồi; họ sinh hoạt cùng ta dưới lớp cải trang, quan sát chúng ta, dẫn lối sự tiến hóa của ta, từ con vượn thành con người Nếu bạn tin vào mấy thứ đó rồi thì, thỉnh thoảng, họ bắt cóc ta bỏ vào đĩa bay rồi dẫn ta vào các kim tự tháp để giao phối. (Tiếng cười) Đó là một học thuyết rất khó bác bỏ, tôi nghĩ bạn cũng đồng ý như thế. (Tiếng cười) Trong đời mình, tôi cũng có những kí ức rất kì lạ và quái đản diễn ra mà không thể nào giải thích nổi, thật không thể tưởng tượng nổi rằng chúng không phải là kết quả của mối liên kết lâu dài và thường trực giữa người ngoài hành tinh và cuộc sống của tôi. Dù sao đi nữa, bạn có thể lý giải những lần đụng độ đáng kinh ngạc mà tôi đã kể và sẽ kể với bạn ngay bây giờ không? Lần chạm mặt thứ nhất: Ở Ocean City, New Jersey, năm 1980. Vào một ngày hè khi bản đặc biệt của phim "Kiểu tiếp xúc thứ ba" được phát hành. Tôi đi nghỉ với bố mẹ ở bờ biển Jersey. Trong 12 tiếng, tôi bị cháy nắng thậm tệ, giống y như Richard Dreyfuss trong phim vậy. (Tiếng cười) Tôi dành phần lớn thời gian còn lại của kì nghỉ bên ngoài căn nhà thuê nhỏ xinh vào ban đêm, ngồi trên vỉa hè còn nóng vì nắng, tôi tìm đĩa bay trên trời. Tôi đã thấy gì ư? Những vì sao, vệ tinh, máy bay chớp nháy, đám rác điển hình của trời xanh. Đôi khi, nhiều đứa trẻ khác đến cùng tôi tìm kiếm, nhưng vì cổ bị đau nên chúng liền bỏ đi ra dọc bờ biển để chơi điện tử và gia nhập với loài người. Tôi chơi điện tử rất giỏi. Nhưng lại không siêu những thứ khác, thế nên tôi chỉ ngồi một mình với vũ trụ mà thôi. Và đó là lúc chuyện này xảy đến. Có hai cụ già dắt nhau đi trên đường. Tôi nghĩ họ khoảng hơn bảy mươi tuổi, và tôi cũng đoán là họ đang hẹn hò, vì cụ ông mặc một bộ đồ rất chỉnh tề với nơ vàng trên bộ vest nâu. Còn cụ bà mặc áo khoác nhẹ, vì đêm ấy trăng sáng và có hơi lạnh từ biển thổi vào. Cũng vì vậy mà tôi nhớ họ cao vừa bằng nhau. Sau đó họ dừng lại, cụ ông quay sang tôi và nói, "Cháu đang tìm gì thế, lại mấy cái đĩa bay hả?" (Tiếng cười) Tôi phải thừa nhận, đó thật là một thành quả trinh thám cừ khôi đối với một ông cụ đang hẹn hò. Nhưng hành động của hai người lạ lúc ấy tôi nhận ra khi tôi mới chín tuổi rằng, họ đã dừng lại bên tôi Ông cụ đó đã tạm dừng cuộc tản bộ ngắm trăng với người tình của mình chỉ với mỗi mục đích chế nhạo một đứa bé. "Ôi", ông ta nói, "chàng trai màu xanh bé nhỏ". Và cụ bà cũng nói vào. "Không có người ngoài hành tinh đâu cháu", bà bảo. "Họ không tồn tại đâu". Xong xuôi họ cười ồ lên. "Ha ha ha". Tôi nhìn quanh. Đường phố không một bóng người. Tôi không còn nghe tiếng biển nữa. Cứ như thời gian đã ngừng lại vậy. Tôi không hiểu tại sao họ lại giễu cợt mình như thế. Tôi nhìn sâu vào khuôn mặt nhăn nhóm xa lạ của họ, và tôi tự hỏi rằng, liệu họ có đang đeo mặt nạ không? (Tiếng cười) Hay có gì bên dưới những lớp mặt nạ ấy, nếu họ có đeo chúng? Những con mắt to bự, hình quả hạnh, không bao giờ chớp ư? Những cái miệng toét ư? Ông cụ ấy cong ngón tay lại như thế đang bắn súng, rồi ông ta phát ra tiếng laser "Kew, kew, kew cảnh giác nè" Sau đó bọn họ liền quay đầu bước tiếp. Cụ ông rờ rẫm cái tay gân guốc của mình để nắm lấy tay bà lão, xong xuôi họ bỏ tôi một mình. Bây giờ, tôi đã có thể nói về việc này như một cuộc chạm mặt nhầm nhọt giữa con người với nhau. Có lẽ, đó là do khí độc, nhưng mà (Tiếng cười) tôi biết những gì mình nhìn thấy chứ. Cuộc chạm mặt thứ hai là ở Brookline, Massachusetts, năm 1984. Tôi đi xem phim "Xứ cát", và một cô gái bắt chuyện với tôi. (Tiếng cười) rõ là không thể tin nổi, nhưng tôi nhận ra việc này là sự thật. Đó là đêm mở màn, tất nhiên rồi. Tôi đã đến cùng với anh bạn Tim McGonial, anh ngồi bên trái tôi. Còn bên phải là cô gái đang nói đến. Cô có mái tóc dài đen óng và mặc áo jacket jean màu xanh. Tôi nhớ cô có một vài vết thương nơi mắt cá chân, phải dán băng cá nhân và đi đôi nạng. Có thể nói là cô gái ấy rất cao lớn. Lúc ấy tôi đang bắt đầu học cấp ba. Cô nàng là học sinh năm cuối, nhưng tôi chưa thấy cô bao giờ. Cô ấy đã không đi học. Tôi đã không biết và sẽ chẳng bao giờ biết được tên cô. Cô nàng đang ngồi với ai đó mà tôi đoán là mẹ của cô ấy, họ đang nói chuyện về cuốn "Xứ cát"". Hai người đều là những người hâm mộ, mẹ và con gái rất bất bình thường. Họ đang nói về việc những nhân vật họ yêu thích hóa thân thành rươi như thế nào. Và chuyện còn kì lạ hơn. Khi cô gái ấy quay sang tôi và nói, "Cậu có mong đợi bộ phim này không?" (Tiếng cười) Mới đầu, tôi rất lúng túng vì tôi khi ấy tôi chưa đọc cuốn "Dune" đó. Tôi vẫn chỉ là một đứa mê những bộ phim có những hành tinh hoang sơ thôi mà. (Tiếng cười) Nhưng vấn đề là thái độ của cô nàng khi hỏi câu đó: chẳng bận tâm gì, cứ như nàng ta không cần biết đến câu trả lời vậy, như là chỉ muốn xã giao thôi vậy. Tuy không biết phải nói sao. Tôi cũng trả lời, "Đúng thế". Tôi thậm chí chẳng quay mặt sang cô ta. Bộ phim bắt đầu. Hẳn tôi không cần nhắc bạn rằng đó là bản phim của David Lynch mà mọi nhân vật trong ấy đều rất gợi tình và bị biến thái cùng một lúc. (Tiếng cười) Có một nhân vật tên là Third-Stage Guild Navigator, một bào thai khổng lồ lơ lửng sống trong một cái thùng lớn đầy sương màu cam của chất gây phê uốn lượn quanh hắn, giúp hắn bẻ cong không gian và thời gian. Hắn không thể rời khỏi cái thùng đó hay tương tác với thế giới bên ngoài được. Trong sự cô độc ấy, hắn đã trở nên rất lệch lạc và cũng quyến rũ nữa, hắn phải nói chuyện với bên ngoài qua một cái radio cũ kĩ, và không thể chạm vào mọi người được. Theo tôi, tôi thích hắn ta hơn lũ rươi nhiều. Lũ đó cũng được thôi, Nhưng nhân vật bạn thích là gì? Thôi bỏ đi. Khi bộ phim kết thúc, mọi người đều rất vui vẻ đứng dậy và ra khỏi rạp càng nhanh càng tốt. Trừ cô gái ấy. Khi tôi bước ra ngoài, cô ta đi chậm lại. Có lẽ là vì cái nạng, nhưng dường như, (Tiếng cười) hình như cô lại muốn bắt chuyện tôi lần nữa. Khi nói về chuyện này, nghe có vẻ rất kì cục, nhưng tôi chỉ có thể đúc kết rằng những chuyện ở trong cộng đồng bị người ngoài hành tinh bắt cóc như này có tên là "bộ nhớ màn hình": hồi ức nhầm lẫn kì cục được tạo ra bởi não bộ để che đậy sự tổn thương do bị bắt cóc và bị kéo đến kim tự tháp giao phối. (Tiếng cười) Tôi rất mừng vì mình đã không đi chậm lại để nói chuyện với cô ta. Tôi cũng rất mừng vì không bao giờ gặp lại cô ta nữa. Cuộc chạm mặt thứ ba: Ở Philadelphia, Pennsylvania, năm 1989. Vào nửa cuối thập niên 80, tiểu thuyết gia Whitley Srrieber viết cuốn "Mối quan hệ", trong ấy ông kể lại trải nghiệm của đời mình lúc bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Ông cũng kể lại một hiện tượng được nói đến trong xã hội này với cái tên "thời gian đánh mất", nơi Whitley Srtieber bỗng nhiên nhận ra rằng ông không thể nhớ được những gì xảy ra mười phút trước, hay mười giờ trước, hay mười ngày trước. Và ông kết luận rằng đó là vì người ngoài hành tinh đã dẫn ông đi xét nghiệm trực tràng. (Tiếng cười) Cuốn sách đó, dĩ nhiên, vô cùng ăn khách. Bức hành này do Ted Joseph vẽ, được lấy ra từ cuốn sách, và dường như là chân dung tội phạm của những sinh vật giống với những gì mà Whiley Strieber đã miêu tả với Joseph. Và cuốn sách đã được chuyển thể thành phim rất thành công. Vào năm 1989, tôi nhớ thế, lúc ấy tôi ở Philadelphia để thăm bạn gái tôi, và chúng tôi quyết định không vì lý do gì, sẽ đi xem bộ phim này. Tôi nhớ bộ phim có những chi tiết này. Một: Vai Whitley Striber được Christopher Walken đóng. Hai: Người ngoài hành tinh do hai con rối cao su đảm nhận. (Tiếng cười) Ba: Có những cảnh phim dài đáng kinh ngạc về chuyện con rối cao su kiểm tra trực tràng cho Christopher Walken. Bốn: Bộ phim được chiếu trong một rạp chiếu chính quy ở Center City, Philadelphia. Năm: Bộ phim ý nói rằng, họ đã làm bộ phim từ cuốn "Mối quan hệ" đó, và có Christopher Walken tham gia. Có điều gì đó lạ lùng trong chuyện này không? Thứ gì đó kì quặc? Hay đã bị xóa đi? Điều gì đó không đúng trong tấm hình ấy? Nghĩ về chuyện đó đi bạn. Vâng. Đáp án là: Tôi đã có bạn gái. Gì cơ? (Tiếng cười) Chuyện xảy đến thế nào? Chuyện xảy đến khi nào? Tôi nhớ là mình đã bước ra khỏi rạp chiếu và bỗng nhiên nhận ra rằng chúng tôi tay trong tay dạo bộ và suy nghĩ những câu hỏi giống nhau. Chuyện là thế, giờ thì tôi vẫn chưa có câu trả lời. Lần chạm mặt thứ tư: Ở Algarve, Bồ Đào Nha, 1991. Vài năm sau, tôi và người phụ nữ này chúng ta sẽ gọi cô là "Catherine Fletcher" (Tiếng cười) cùng nhau đi qua miền bắc Bồ Đào Nha. Chúng tôi đã ở những phố cổ xập xệ và bao vây bởi những bức tường trong những khách sạn nhỏ bé, chúng tôi trèo lên mái nhà, uống Vinho Verde ngắm mặt trời lặn và chơi cờ đam. Gì cơ? Chúng tôi đã làm vậy ư? Thật chứ? Có ai từng làm chuyện ấy chưa? Chúng tôi đã đến những bãi biển bất tận ư. Không, xin thứ lỗi. Đời tôi chưa từng đến đó luôn. Trong lưỡng lự, chúng tôi đã đến Sagres, nơi được xem như chốn tận cùng thế giới vào lúc ấy. Và ở đó, tôi bị một đám chó rừng rượt đuổi trên bến phà, con đầu đàn đã cắn vào mông tôi, thành ra tôi phải đến một phòng khám của một người Bồ Đào Nha xa lạ để tiêm mấy mũi vào mông. Bạn muốn nghĩ sao về chuyện này cũng được. (Tiếng cười) Vào ngày cuối cùng ở Bồ Đào Nha, chúng tôi đến thủ đô của Faro, và Catherine muốn đến thăm biển một lần cuối. Lúc ấy, Faro là một thành phố nhỏ bé tấp nập và cô chỉ rằng muốn đến biển, chúng tôi phải đón xe buýt rồi sau đó đi tàu. Và hỏi tôi liệu có muốn đi cùng không? Nhưng tôi đã quá mệt và vì bị chó cắn nữa, nên tôi nói "Không". Tôi còn nhớ gương mặt cô trước khi cô rời đi. Những vết tàn nhang lớn dần và nhân lên trên khuôn mặt, bờ vai của cô, chúng tập trung trên ấy như vết cháy nắng/ Cháy nắng ấy, ai cũng bị thế cả đúng không nhỉ? Với đôi mắt cô ấy sáng rỡ và xanh biếc hơn cả, Catherine mỉm cười. Cô là một bà mẹ đơn thân đang định đến sống một mình ở một đất nước không nói cùng thứ tiếng với cô. định đi phượt một mình bằng xe buýt và tàu và đến một bờ biển, nơi cô không biết đến hay thậm chí chưa từng nhìn thấy. Tôi yêu cô gái ấy, và khi cô bỏ đi đến miền đất xa lạ, ngoài hành tinh kia. Tôi phải mất một khoảng thời gian để suy nghĩ. Tôi đã có cho mình "thời gian bị đánh mất", ở nơi ấy, tôi thức dậy và giật mình nhận ra trời đã tối, sắp đến bữa tối rồi, mà cô ấy vẫn không trở về. Đầy lo âu, tôi ra ngoài tìm Catherine. Khi ấy tôi không biết tiếng Bồ Đào Nha. Tôi không biết biển ở đâu cả. Tôi cũng không thể gọi di động cho cô vì đó là năm 1991, người ngoài hành tinh vẫn chưa đưa cho ta thứ công nghệ ấy. (Tiếng cười) Tôi nhận ra hôm ấy chỉ có hai khả năng có thể xảy ra: Có thể Catherine sẽ trở về khách sạn, hay cô không bao giờ về nữa. Và thế là tôi ngồi đợi. Tôi không ngắm bầu trời nữa, ngoài việc nhìn ra cuối con đường nơi những chiếc xa buýt, xe hơi, người đi bộ và những chiếc scooter đi qua. Tôi quan sát những chòm sao chuyển dời, hi vọng rằng chúng sẽ tản mạn ra và tôi lại thấy gương mặt cô. Vào giờ khắc ấy, nơi thị trấn bé nhỏ độ 30000 dân hay hơn, tôi đã đánh giá được sự mênh mông của thế giới này và cuộc kiếm tìm của ta ở nơi đây. Khi ấy những người Liberia đi qua. Năm cậu trai trẻ, họ cười, vui vẻ đi bên nhau trở về khách sạn nơi họ đang ở. Một trong số ấy là Joseph, cậu ta hỏi tôi đang làm gì, tôi kể chuyện. Rồi cậu nói, "Đừng lo anh ạ". Cậu ấy chắc rằng Catherine sẽ an toàn. Nhưng trông cũng chẳng chắc chắn lắm, vì vậy cậu ngồi xuống đợi với tôi. Hai giờ sau đó, mọi người đều chờ đợi cùng tôi: thay phiên nhau, trở về phòng rồi quay lại, chọc cười tôi, làm tôi phân tâm. Hai giờ đó, họ đã gửi tôi thông điệp rằng. Chúng tôi không cô đơn. Rồi sau đó, tôi quay đi và nhìn xuống đường. Khi những ngôi sao đã thẳng hàng, Catherine trở về. Cô ấy tươi cười, không hiểu tại sao tôi lo lắng như thế. Ngay cả những người Liberia cũng vậy, mặc dù họ cười trong sự nhẹ nhõm tột cùng khi vỗ tay sau lưng chúng tôi, rồi trở về phòng, để lại chúng tôi trên đường, đang nắm tay nhau. Một sự việc như thế để lại một vết sẹo trong bộ nhớ, cứ như một phần của công nghệ ngoài trái đất đã được đẩy vào mông bạn bởi một ông bác sĩ người Bồ Đào Nha vậy. (Tiếng cười) Dù cho vào lúc ấy, một thập kỉ sau hay hơn thế nữa, dù cho chúng tôi đã kết hôn, tôi vẫn luôn tìm kiếm cô, bất cứ khi nào không có cô trong phòng. Và dù cho, tôi nghĩ bạn đồng ý, cũng rất hợp lý khi cho rằng lúc đi ra ngoài cô ấy bị bắt cóc và thế chỗ bởi một bản sao người ngoài hành tinh, nhưng tôi vẫn luôn yêu và chờ đợi cô. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) Hẳn bạn tự hỏi sao tôi lại đeo kính râm, là vì tôi ở đây để nói về vẻ quyến rũ. Ai cũng nghĩ mình biết quyến rũ là gì. Nó đây. 1 ngôi sao điện ảnh quyến rũ, như Meriene Dietrich. Và ở nam giới cũng thế rất lôi cuốn. Anh ta biết bắn súng, lái xe, uống rượu, bạn biết đấy, anh uống rượu vang, thực sự là có ly rượu vang trong hình và đương nhiên, luôn mặc đồ vest. Nhưng tôi nghĩ sự duyên dáng thực sự có nghĩa rộng hơn nhiều 1 nghĩa hợp với các ngôi sao điện ảnh và các nhân vật giả tưởng, nhưng nghĩa khác lại nằm ở dạng khác. Tạp chí? Ồ, chắc chắn không phải cuốn này. Đây là cuốn ít hấp dẫn nhất trên quầy, toàn về mẹo giường chiếu. Giường chiếu không hề hấp dẫn. và Drew Barrymore, với tất cả sự quyến rũ tuyệt vời của cô, cũng không hề quyến rũ. Nhưng nó lại hấp dẫn trong kinh doanh. Đây là Margaret Bourke-White's một trong số bức ảnh cô đã chụp. Bức hình tuyệt diệu và tinh tế của nhà máy thép và nhà máy giấy và tất cả các điểm công nghiệp hấp dẫn. Và đó là sự quyến rũ huyền thoại của chủ doanh nghiệp ga-ra. Đây là ga-ra Hewlett-Packard. Ta biết những ai bắt đầu kinh doanh ở ga-ra cuối cùng sáng lập ra Hewlett-Packard. Đây là sự quyến rũ vật lý. Cái gì hấp dẫn hơn hiểu biết cả vũ trụ, sự hợp nhất vĩ đại? Và, bằng cách đó, nó hữu ích khi bạn là Brian Greene ông có kiểu quyến rũ khác. Và đó là, tất nhiên, sự quyến rũ. Đây là vẻ rất, rất hấp dẫn: sự quyến rũ của khoảng không vũ trụ và không kiểu quyến rũ kỳ lạ, nhưng đẹp đẽ, sạch sẽ, kiểu đầu những năm 60. Vậy, chúng tôi muốn nói gì về sự quyến rũ? Ồ, 1 thứ bạn có thể làm khi bạn muốn biết sự quyễn rũ nghĩa là gì là bạn có thể tra từ điển. Và nó thực sự giúp nhiều khi bạn tra 1 từ điển thực sự cổ, như từ điển năm 1913. Vì thế kỷ đó, quyến rũ đã được giải nghĩa cực kỳ cụ thể, và từ này thực sự được dùng khác với cách chúng ta nghĩ về nó. Bạn đã có "1" vẻ quyến rũ. Không như phẩm chất bạn "đúc 1 vẻ hấp dẫn". Quyến rũ là 1 bùa chữ ma thuật, Không 1 ẩn dụ, cách ta sử dụng hiện nay, nhưng bùa ma thuật gắn liền với phù thủy và người digan và ở mức nào đó, bùa hộ mệnh Celtic. Và trong những năm qua, khoảng đầu thế kỷ 20, 1 trò lừa bịp khác đã bắt đầu nhập cuộc khái niệm này ám chỉ mọi sự giả tạo, hay gắn liền với 1 đối tượng mà qua đó được phóng đại hay ca tụng vô căn cứ. Nhưng vẫn, quyến rũ là 1 sự ảo tưởng. Quyến rũ là 1 phép ma thuật. Và có gì đó nguy hiểm về sự quyền rũ trong suốt lịch sử. Khi phù thủy mê hoặc bạn nó không tự tâm của bạn nó làm bạn hành động ngược lợi ích của bạn. Ồ tất nhiên, thế kỷ 20, quyến rũ vả lại có nghĩa khác liên quan đến Hollywood. Và đây là Hedy Lamarr. Hendy Lamarr đã nói, "Ai cũng quyến rũ, tất cả những gì bạn phải làm là ngồi ở đây và trông xuẩn ngốc". Nhưng thực tế, với tất cả sự kính trọng đến Hedy về người ta sẽ nghe nhiều hơn sau có rất nhiều điều về chúng. Đã có 1 lượng cực lớn thành tựu kỹ thuật về việc tạo ra sự quyến rũ Hollywood này. Chúng có nhiều người sửa ảnh và chuyên gia ánh sáng, chuyên gia trang điểm Bạn có thể đến bảo tàng lịch sử Hollywood ở Hollywood và xem phòng đặc biệt của Max Factor mà ông đã quét sơn màu khác tùy vào nước da của các ngôi sao ông đã từng trang điểm. Vì thế bạn đã có bức chân dung rất cách điệu này của cái gì đó mà không hoàn toàn của trái đất này, mà là hình tượng ngôi sao. Và thực tế, chúng ta thấy các bức hình được tán tụng của các sao suốt ngày họ gọi chúng là giả tạo. Sự quyến rũ là 1 dạng xuyên tạc, nhưng xuyên tạc để đạt 1 mục đích cụ thể. Nó có thể thắp sáng ngôi sao; Nó có thể để bán 1 bộ phim. Và nó liên quan đến 1 công nghệ giá tốt. Nó không, quyến rũ không là cái gì đó bạn không dậy vào 1 sáng quyến rũ. Tôi không quan tâm bạn là ai. Thậm chí Nicole Kidman không thức dậy vào 1 sáng quyến rũ. Đó là 1 quá trình "lý tưởng hóa, ca ngợi và kịch hóa", và nó không chỉ cho con người. Quyến rũ không chỉ cho con người. Nhiếp ảnh kiến trúc Julius Schulman đã nói về sự biến hình, lấy hình ảnh tuyệt vời này của Kauffman House Nhiếp ảnh kiến trúc là cực kỳ quyến rũ. Nó đặt bạn vào 1 thế giới đặc biệt, đặc biệt. Đây là nghệ thuật truyện tranh của Alex Ross, chúng xuất hiện rất thực tế, như 1 phần phong cách của ông là loại truyện tranh hiện thực như bạn thấy. Trừ khi ánh sáng không chiếu rọi hướng này trong thế giới thực. Khi bạn xếp mọi người theo hàng, những người ở nền trông nhỏ hơn những người phía trước nhưng không trong thế giới của sự quyến rũ. Cái quyến rũ là, tôi lấy chúng từ 1 lời giới thiệu sách trong bảng nội dung của tạp chí New York, cái đã kể cho ta rằng quyến rũ là mặt sau quyến rũ là tất cả những gì quá khác thường. Và tôi nghĩ rằng nó bắt đầu có được những gì cốt lõi rằng kết hợp tất cả loại quyến rũ là. Đây là chân dung Filippino Lippi năm 1543 của Saint Apollonia. Tôi cũng không biết bà là ai. nhưng đây là siêu mẫu ở thế kỷ 16 1 chân dung rất quyến rũ. Tại sao nó quyến rũ? Đầu tiên, quyến rũ bởi bà ấy đẹp nhưng nó không làm bạn quyến rũ, chỉ làm bạn trông xinh đẹp. Bà duyên dáng, bí ẩn và siêu việt, và đó là những đặc tính chính của quyến rũ Bạn không nhìn vào mắt bà; chúng đang nhìn xuống. Bà đang không rời mắt khỏi bạn, nhưng bạn phải thầm hình dung về thế giới của bà. Bà sẽ cổ vũ bạn để thưởng ngoạn thế giới cao hơn này về cái mà bà thuộc về, nơi bà có thể hoàn toàn yên tĩnh trong khi đang đeo gông cùm tra tấn. Cuốn "Passion of the Christ" của Mel Gibson, không quyến rũ. Sự hấp dẫn là: "Pieta" của Michelangelo, nơi Đức Maria cùng tuổi Chúa Giê-su và họ vô cùng hạnh phúc và vui vẻ. Quyến rũ mời gọi ta sống trong 1 thế giới khác. Nó phải đồng thời bí ẩn, 1 chút không rõ ràng đó là lý do, thường là ở bức hình quyến rũ, người đó không nhìn vào khán giả, là tại sao đeo kính râm là quyến rũ nhưng cũng gần với chúng ta là ta không thể nhận diện người đó. Trong 1 ý nghĩa, phải có điều gì đó giống như chúng ta. Nên như tôi nói, ở nghệ thuật tôn giáo, Chúa không quyến rũ. Chúa không thể quyến rũ bởi Chúa có quyền tuyệt đối, thông suốt mọi sự, quá xa với ta. Và bạn sẽ thấy trong nghệ thuật tôn giáo, thánh hay Đức Maria sẽ thường là chân dung, không luôn, ở vẻ quyến rũ. Như tôi đã nói trước, vẻ hấp dẫn không chỉ về con người, nhưng nó phải có nét siêu việt. Thế còn siêu nhân là gì? Bên cạnh phong cách Alex Ross rất quyến rũ, 1 điều về siêu nhân là anh ta khiến bạn tin là anh ta có thể bay. Quyến rũ là tất cả những gì vượt xa thế giới này và mang đến 1 nơi lý tưởng, hoàn hảo. Và đó là lý do thứ nhất rằng kiểu chuyên chở có chiều hướng cực kỳ quyến rũ. Ta càng có ít kinh nghiệm về chúng, ta càng thấy chúng hấp dẫn. Nên bạn có thể chụp 1 bức ảnh xe ô tô được tán tụng, nhưng không thể làm tương tự về giao thông. Bạn có thể chụp bức ảnh đẹp về máy bay, nhưng không phải bên trong. Ý niệm là nó sẽ chuyên chở bạn, và câu chuyện không về cái gã ngồi trước bạn trên máy bay, người có đứa trẻ quấy, hay ho lớn, Câu chuyện về nơi bạn đang đến, hay nghĩ về nơi bạn đang đi đến. Và ý thức đó đang được chuyên chở là 1 lý do mà ta có phong cách quyến rũ. Loại kiểu khí động này không chỉ hấp dẫn vì ta liên tưởng nó với phim ảnh của giai đoạn đó, nhưng vì, trong dạng khí động của nó, nó chuyên chở ta mỗi ngày. Giống như, hình cung là rất quyến rũ. Vòm cung với kính màu, thậm chí còn quyến rũ hơn, Cầu thang uốn cong ra xa từ bạn là quyến rũ. Nó cho thấy bức hình cầu thang đặc biệt là rất thu hút vì, với tôi, nó thu hút toàn bộ sự hứa hẹn của đời sống chiêm niệm học, nhưng có thể vì tôi đã đến Princeton. Dù thế nào, đường chân trời vẫn cực kỳ quyến rũ, đường phố, không quá quyến rũ, Khi bạn thực sự đến thị trấn này nó là thực tế. Đường chân trời, con đường rộng mở là rất, rất quyến rũ. Có vài thứ quyến rũ hơn đường chân trời ngoại trừ, có lẽ, nhiều đường chân trời. Dĩ nhiên, ở đó bạn không cảm thấy lạnh, hay nóng bạn chỉ thấy triển vọng. Để kéo bật vẻ hấp dẫn ra, bạn cần sự phục hưng phẩm chất của sprezzatura - 1 thuật ngữ tạo bởi Castiglione ở cuốn của ông "The Book of the Courter". Đó là kiểu không quyến rũ như những gì nó thấy ngày nay, sau 1 vài thế kỷ. Và sprezzatura là nghệ thuật che đậy nghệ thuật. Nó khiến mọi thứ trông dễ dàng. Bạn không nghĩ về cách Nicole Kidman đang điều động chiếc váy đó bà chỉ trông hoàn toàn tự nhiên. Và tôi nhớ đang đọc, sau phim Lara Croft, cách Angelina Jolie sẽ về nhà hoàn toàn thâm tím. Dĩ nhiên, chúng đã được trang điểm, vì Laura Croft làm hết pha nguy hiểm như nhau nhưng bà không bị thâm tím, vì bà đã sprezzatura. "Để che giấu tất cả nghệ thuật và làm mọi thứ hoặc nó xuất hiện không nỗ lực". Và đây là 1 vẻ ngoài đáng phê phán của vẻ quyến rũ. Quyến rũ đã được chỉnh sửa. Cách nào bạn tạo ý thức về tính siêu việt ý thức của khêu gợi 1 thế giới hoàn hảo? Ý thức, cuộc sống có thể tốt hơn, tôi có thể tham gia vào Tôi có thể hoàn mỹ, ở 1 thế giới hoàn mỹ. Chúng tôi không nói cho bạn tất cả các chi tiết xấu xí. Jeff Bezos đã tốt bụng cho tôi mượn, từ năm ngoái. Đây là dưới bàn của Jeff. Đây là cái thế giới thực của máy tính, đèn, thiết bị điện đủ loại, giống như vậy. Nhưng khi bạn nhìn vào 1 catalog nhất là catalog hiện đại, những đồ đẹp đẽ cho ngôi nhà bạn nó giống thế này. Nó không có dây. Lần tới bạn nhận được những catalog này trong mail bạn có thể thường tính toán nơi chúng giấu dây. Nhưng luôn có ảo tưởng rằng nếu bạn mua chiếc đèn này, bạn sẽ sống ở 1 thế giới không dây. (Tiếng cười) Và mọi thứ như thế là đúng, nếu bạn mua 1 laptop hay mua 1 máy tính bàn, và thậm chí trong kỷ nguyên không dây. Bạn không sống trong thế giới không dây. Bạn phải có bí mật và có duyên. Và đây, bà Grace Đây là bức quyến rũ nhất, tôi nghĩ, mọi lúc 1 phần của thứ đó là, ở "sau cửa sổ", câu hỏi là, bà ấy có quá quyến rũ để sống trong thế giới ông ấy? Và câu trả lời là không, nhưng tất nhiên nó chỉ đúng ở phim ảnh. Đây lại là Hedy Lamarr Và, kiểu đầu này cực kỳ hấp dẫn vì, giống đeo kính râm, nó cùng che và để lộ Sự mờ ảo là quyến rũ đó là lý do mọi người ai cũng đeo ngọc. Là lý do dụng cụ pha chế là hấp dẫn. Hấp dẫn là mờ ảo không trong suốt, không mờ đục. Nó mời gọi ta bước vào thế giới nhưng nó không đưa ta 1 bức tranh hoàn toàn rõ ràng. Và tôi nghĩ nếu Grace Kelly là người quyến rũ nhất, có thể cầu thang xoắn ốc với kính có thể là bức nội thất thu hút nhất, bởi 1 cầu thang xoắn ốc quyến rũ đến khó tin. Nó tạo cảm giác đi lên và ra xa, và bạn chưa bao giờ nghĩ về cách bạn có cuộc dạo chơi thực sự khi bạn, nhất là đi xuống dưới. Và tất nhiên khối kính cho cảm giác mờ ảo. Nên, phiên hôm nay ví như là niềm vui thuần khiết nhưng phần thực sự quyến rũ là ở ý nghĩa. Mọi cá nhân và sự tu dưỡng đều có lý tưởng rằng không thể có khả năng thực hiện trong thực tế. Chúng có sự mâu thuẫn, chúng nâng các nguyên tắc rằng không cân xứng với cái khác bất kể cái gì, và lý tưởng này vẫn chưa có ý nghĩa và mục đích với cuộc sống chúng ta như sự tu dưỡng và như sự riêng biệt. Và cách chúng ta giải quyết cái mà ta thay chỗ chúng chúng ta đặt chúng vào thế giới thịnh vượng, tưởng tượng, và thời kỳ anh hùng, thế giới để đến. Và ở cuộc sống của 1 người, ta thường liên kết chúng với 1 vài đối tượng. Cọc rào trắng, ngôi nhà hoàn hảo, phòng bếp hoàn hảo, không hóa đơn trên quầy trong phòng bếp này. Bạn mua loại Viking, đó là cái phòng bếp của bạn sẽ giống thế. Cuộc sống tình yêu hoàn hảo, tượng trưng bởi vòng cổ hoàn hảo, nhẫn kim cương hoàn mỹ, Chạy trốn hoàn hảo với chiếc xe hoàn hảo. Đây là bộ phim thiết kế riêng tư mà đúng là được gọi Utopia. Văn phòng hoàn hảo lần nữa, không dây, như tôi có thể nói, Và chắc chắn, không, nó không giống một thứ giống văn phòng tôi. Nghĩa là, không giấy tờ trên bàn làm việc. Chúng tôi muốn thế giới thịnh vượng. Và vài người thấy đủ giàu, và nếu họ có lý tưởng của họ, 1 loại ý thức bên trong họ giành được thế giới hoàn mỹ của họ. Dean Koontz đã xây rạp chiếu gia đình tuyệt vời, cái mà tôi không nghĩ nó ngẫu nhiên, mang phong cách Art Deco. Nó tượng trưng cho cảm giác được an toàn và ở nhà. Nó không luôn tốt, bởi cái gì là thế giới hoàn hảo của bạn? Nó là lý tưởng của bạn, và cũng cái gì đã được lược bỏ? Điều đó có quan trọng không? "The Matrix" là 1 phim hấp dẫn toàn bộ. Tôi có thể nói hết về The Matrix và hấp dẫn Nó bị chỉ trích bởi ủng hộ bạo lực, bởi, nhìn xem, kính râm và áo choàng dài, và, dĩ nhiên, họ có thể đi trên tường và làm mọi thứ mà điều đó là không thể ở thế giới thực. Đây là 1 bức khác Margaret bourke-White. Đây là từ Liên Xô, lôi cuốn. Tôi muốn nói, nhìn mọi người hạnh phúc thế nào và cũng trông tốt nữa. Chúng ta đang hướng tới gần Utopia. Tôi không là fan của PETA, nhưng tôi nghĩ đây là quảng cáo tuyệt bởi cái họ đang làm là cái họ đang nói. Áo choàng của bạn không quá quyến rũ, cái đã được loại bỏ là điều quan trọng. Nhưng thực tế, cái gì còn quan trọng hơn đang nhớ về cái được loại bỏ là ý nghĩ, là lý tưởng tốt? Bởi hấp dẫn có thể chuyên chế và dối trá. Và nó không chỉ là vấn đề tán dương việc làm sạch sàn nhà bạn. Đây là từ "Triumph of The Will" chỉnh sửa tuyệt vời để cắt liền mọi thứ. Đây là 1 bức thu hút. Quốc gia xã hội chủ nghĩa là đầy mê hoặc. Nó có 1 ý thức hệ thẩm mỹ. Nó dọn sạch nước Đức, phương Tây và thế giới, và đang thoát khỏi mọi sự không hấp dẫn. Nên lôi cuốn có thể nguy hiểm. Tôi nghĩ lôi cuốn có sự hấp dẫn thuần túy, có giá trị thuần túy. Tôi không phản đối vẻ lôi cuốn. Nhưng chúng là 1 thứ kỳ lạ mà được loại bỏ trong cuộc sống dây. Và nó có cả cách để tránh mối nguy của vẻ hấp dẫn và cách mở rộng sự đánh giá của bạn về nó. Và nó lấy lời khuyên của Isaac Mizrahi và đe dọa sự làm giả hoàn toàn nó, và thừa nhận sự lôi kéo là điều gì chúng ta thích, nhưng cũng thích nó xảy ra thế nào. Và đây là Hedy Lamarr. Bà rất quyến rũ, bà đã phát minh ra công nghệ trải phổ. Nên bà còn quyến rũ hơn khi bạn biết bà thực sự không đần độn, mà còn nghĩ bà đã nghĩ bà trông xuẩn ngốc. David Hockney nói về cách đánh giá đúng điều này. Bức họa rất quyến rũ được làm tôn lên khi bạn nghĩ về thực tế là nó mất 2 tuần để sơn vết bẩn này, cái chỉ nhìn 1 phần nhỏ 1 giây để xảy ra. Đây là 1 quyển sách ngoài hiệu, nó được gọi là "Bản giao hưởng trong thép", và nó là món đồ ẩn dưới vỏ bọc của Trung tâm Disney. Và nó đã có 1 sức hút. Nó không nhất thiết quyến rũ, nhưng để lộ sức hút như 1 yêu cầu. Đây là cuốn sách tuyệt vời có tên "Crowns" Đó là tất cả những hình ảnh quyến rũ của phụ nữ da đen trong mũ thờ của họ Và đây là thông điệp từ 1 trong số người phụ nữ, và họ nói về, "Là 1 cố gái nhỏ, tôi mê các phụ nữ tại nhà thờ với cái mũ đẹp. Họ trông như những búp bê xinh đẹp, như chỉ mới bước ra từ 1 tạp chí. Nhưng tôi cũng biết họ làm việc vất vả như nào cả tuần. Đôi khi dưới chiếc mũ họ đó là rất nhiều hứng thú và sự buồn phiền." Và, sự thật, bạn nhận nhiều sự đánh giá cho vẻ hấp dẫn khi bạn tin rằng cái gì đang tạo ra nó. Cảm ơn Buổi thảo luận này ta đã nói về các kì quan tự nhiên và cuộc hội thảo lớn hơn là về sự kiếm tìm hạnh phúc. Tôi muốn thử gộp chúng lại, bởi vì với tôi, khả năng phục hồi thực sự là một tuyệt tác tự nhiên. Cơ thể bạn có khả năng đáng kể để bắt đầu chữa lành bệnh cho nó, một cách nhanh chóng hơn nhiều so với những gì con người từng nhận ra, nếu bạn chỉ đơn giản dừng làm điều gây nên vấn đề. Vậy, thật đấy, nhiều điều ta làm trong y học và cuộc sống nói chung là tập trung vào việc lau sàn mà không tắt đi vòi nước. Tôi yêu công việc này, vì nó thực sự mang lại cho nhiều người hy vọng và lựa chọn mới mà trước đây họ không hề có, và nó cho phép ta nói về những điều mà-- không chỉ ăn kiêng, mà rằng hạnh phúc không phải là-- chúng ta đang nói về cuộc kiếm tìm hạnh phúc, nhưng khi bạn thật sự nhìn vào các tục lệ tâm linh, những cái được Aldous Huxley gọi là "trí khôn vĩnh hằng," khi bạn đi qua những cái tên, hình thức, tục lệ thật sự chia rẽ con người, nó thực sự là về-- tự nhiên của chúng ta là sống hạnh phúc; tự nhiên của chúng ta là sống hòa bình, sống khỏe mạnh. Nên nó không phải là điều gì-- hạnh phúc không phải là điều bạn nhận, sức khỏe mới thông thường là điều bạn nhận. Nhưng những tập tục khác nhau này-- bạn biết đấy, các nhà truyền đạo, thầy tăng, giáo sĩ, thầy tu không phát triển những kĩ thuật trên chỉ để ngăn stress hay hạ huyết áp, thông mạch, thậm chí nếu nó có thể làm được những điều ấy. Chúng là những công cụ hữu hiệu để biến đổi ta, làm tĩnh tâm hồn và cơ thể ta để cho phép ta trải nghiệm được hạnh phúc, bình yên, vui vẻ và nhận ra rằng đó không phải là cái bạn theo đuổi và nhận được, mà là cái bạn đã có sẵn cho đến khi bạn gián đoạn nó. Tôi học Yoga trong nhiều năm với một thầy giáo tên là Swami Satchidananda mọi người sẽ nói, ông là ai? người Hindu? Và nó thực sự cho ta biết điều gì làm ta gián đoạn sức khỏe và hạnh phúc bẩm sinh, sau đó cho phép khả năng hồi phục tự nhiên hoạt động. Với tôi, đó thực sự là một kỳ quan tự nhiên. Nên, trong hoàn cảnh đó, trong hoàn cảnh lớn hơn đó, chúng ta có thể nói về ăn kiêng, giảm căng thẳng, hoàn toàn là những tập tục tâm linh, tập luyện nhẹ nhàng, ngưng hút thuốc, các nhóm hỗ trợ và cộng đồng-- những điều tôi sẽ bàn sau-- một vài loại vitamin và chất bổ sung. Đó không phải là ăn kiêng. Bạn biết đấy, khi phần lớn mọi người nghĩ về chế độ ăn tôi đề nghị, họ nghĩ nó thực sự rất nghiêm khắc. Để đảo ngược căn bệnh, đó là những gì ta cần, nhưng nếu bạn cố gắng để khỏe mạnh, bạn có rất nhiều lự chọn. Đến một mức độ khi bạn đang trong hướng đi khỏe mạnh, bạn sẽ sống lâu hơn, cảm thấy tốt hơn, bạn sẽ giảm cân, tương tự thế. Và trong nghiên cứu của chúng tôi, điều chúng tôi có thể làm là sử dụng những phép đo đắt tiền, công nghệ cao, hiện đại để chứng minh làm thế nào những thứ đơn giản, công nghệ thấp, rẻ tiền, và-- theo nhiều kiểu-- khám phá cổ xưa, có thể làm. Chúng tôi bắt đầu với việc nghiên cứu bệnh tim, và khi tôi bắt đầu làm khoảng 26-27 năm trước, mọi người nghĩ một khi có bệnh tim, bạn chỉ có thể trở nên tệ hơn. Chúng tôi phát hiện ra rằng thay vì tiến triển xấu đi, trong nhiều trường hợp nó có thể trở nên tốt hơn, và nhanh hơn mọi người vẫn từng tưởng. Đây là một bệnh nhân hồi đó 73 tuổi-- rất cần làm phẫu thuật bypass, đã quyết dịnh làm điều này; chúng tôi thực hiện việc chụp ảnh mạch máu để xem các chỗ hẹp, Đây là một trong những động mạch nuôi tim, một trong những động mạch chủ, Bạn có thể thấy chỗ bị thu hẹp ở đây. Một năm sau đó, nó không tắc bằng-- thông thường là ngược lại. Những thay đổi nhỏ trong chỗ tắc tạo nên 300% cải thiện lưu thông máu, và sử dụng phương pháp scan PET, xanh và đen là nơi không có máu lưu thông, cam và trắng là điểm tối đa. Một khác biệt rất lớn có thể diễn ra mà không cần thuốc hay phẫu thuật. Y học mà nói, ông ấy không thể đi qua phố mà không bị cơn đau ngực nào; chỉ trong 1 tháng, như những người khác, không đau đớn gì, và trong 1 năm, ông trèo hơn 100 tầng lầu 1 ngày trên máy leo cầu thang Stairmaster. Đây không phải là điều bất thường, đó là 1 phần giúp con người giữ vững những thay đổi này, vì nó tạo ra những khác biệt lớn trong chất lượng đời sống của họ. Nhìn chung, nếu bạn nhìn vào những động mạch trong người bệnh nhân, chúng trở nên tệ hơn, trong 1-5 năm, trong nhóm người so sánh. Đó là quá trình chung của bệnh tim mạch, nhưng đó không phải là điều bình thuường vì chúng tôi nhận thấy rằng nó có thể trở nên tốt hơn, một cách nhanh hơn mọi người vẫn nghĩ. Chúng tôi cũng thấy rằng nếu người ta thay đổi càng nhiều, họ tiến triển tốt hơn Đó không phải là việc chúng ta già hay bệnh đến mức nào, mà là ta đã thay đổi đến mức nào, những người bệnh già nhất cũng tiến triển tốt như những người trẻ nhất. Tôi nhận được tấm thiệp Giáng Sinh này vài năm trước, từ 2 bệnh nhân trong một chương trình của chúng tôi. Người em trai đã 86, còn người anh thì 95; Họ muốn chúng tôi thấy họ đã dẻo dai hơn thế nào, Nên năm sau, họ gửi tôi cái này, tôi cho khá là vui, (Cười) Bạn không thể biết được. Và chúng tôi tìm ra rằng 99% số bệnh nhân đều bắt đầu đảo ngược tiến triển của bệnh tim. Tôi nghĩ, bạn biết đấy, nếu bạn chỉ làm khoa học giỏi, bạn có thể thay đổi một vài phương pháp trị liệu, nhưng điều này khá ngây thơ. Nó quan trọng, nhưng không đủ. Vì bác sĩ chúng tôi làm những gì chúng tôi được trả tiền để làm, và được huấn luyện làm những việc chúng tôi được trả tiền để làm nên nếu chúng tôi thay đổi chế độ bảo hiểm, sau đó là phương pháp trị liệu, sau nữa là giáo dục. Bảo hiểm sẽ chi trả cho các loại phẫu thuật tim. Nó không, đến gần đây, bao gồm cả ăn kiêng và lối sống. Nên, chúng tôi bắt đầu, qua viện phi lợi nhuận của chúng tôi, huấn luyện các bệnh viện trên đất nước, và phát hiện ra rằng phần lớn mọi người có thể tránh phẫu thuật, nó không chỉ hiệu quả về mặt y học, mà còn rất kinh tế. Còn các công ty bảo hiểm phát hiện ra họ có thể tiết kiệm khoảng US$30000 mỗi người bệnh, và Y tế Quốc gia đang thực hiện một dự án thí điểm mà họ trả cho 1800 người tham gia chương trình tại những điểm chúng tôi huấn luyện. Thầy tài vận nói, "Tôi giảm giá cho người hút thuốc vì không có gì nhiều để nói cả." Và--( Tiếng cười) Tôi thích slide này, vì đây là một cơ hội để nói về những điều thật sự thúc đẩy con người thay đổi, và điều gì không. Và điều không hiệu quả là sự sợ hãi cái chết, mà người ta thường dùng. Bạn thấy đấy, những người hút thuốc đều biết nó không tốt cho sức khỏe, nhung 30% dân Mỹ vẫn hút thuốc, 80% ở một số vùng khác. Tại sao họ hút thuốc? Ừm, bởi vì nó giúp bạn vượt qua 1 ngày. Tôi sẽ nói rõ hơn về điều này, nhưng bệnh dịch thực sự không phải là bệnh tim, béo phì hay hút thuốc mà là cô đơn và suy sụp. Như 1 phụ nữ đã nói,"Tôi có 20 người bạn trong gói thuốc lá này, họ luôn ở đó với tôi khi không còn ai khác. Ông sắp lấy của tôi 20 người bạn, vậy ông sẽ cho tôi điều gì?" Hay họ ăn khi họ suy sụp, dùng rượu để làm tê cơn đau, hay họ làm quá nhiều, hay xem TV quá nhiều. Chúng ta có rất nhiều cách để phòng tránh, làm dịu đi và vượt qua nỗi đau, nhưng mấu chất của mọi việc là để giải quyết nguyên nhân của vấn đề nỗi đau không phải là vấn đề, nó là triệu chứng. Nói với mọi người rằng họ sắp chết là việc quá đáng sợ, hay, việc họ sắp mắc bệnh phổi hay đau tim cũng thật hãi hùng, họ không muốn nghĩ về những việc đó, nên họ không nghĩ. Quảng cáo chống thuốc lá hiệu quả nhất là cái này. Bạn sẽ để ý thấy điếu thuốc đang trên miệng, và "bất lực"-- dòng tựa là "bất lực", không phải khí thũng. Cái gì là thuốc bán chạy nhất mọi thời đại khi nó được giới thiệu vài năm trước? Viagra, chính xác? Tại sao? Vì nhiều đàn ông cần nó. Không như kiểu bạn nói, này Joe, tôi đang bị liệt dương, còn cậu? Nhưng, nhìn vào số đơn trị liệu bán ra. Nó không thuộc về tâm lý, nó thuộc về mạch, nicotine làm co động mạch của bạn. cocaine cũng vậy, ăn nhiều chất béo cũng vậy, cả căng thẳng tâm lý. Nên cách hành xử mà ta nghĩ là khá gợi cảm trong nền văn hóa này là những cái làm người ta cảm thấy mệt mỏi, lạnh nhạt, căng thẳng và bất lực, không vui chút nào. Nhung khi bạn thay đổi điều đó, não bạn sẽ nhận nhiều ô-xi hơn, suy nghĩ sáng suốt hơn, nhiều năng lượng hơn, tim cũng nhận nhiều máu hơn theo cách tôi đã trình bày. Khả năng tình dục của bạn tiến triển. Nó diễn ra chỉ trong vài giờ. trong 1 hay 2 giờ lượng máu lưu thông đo được giảm đi, các bạn đều đã trải nghiệm ở các lễ Tạ ơn. Khi bạn ăn nhiều đồ ăn béo, bạn thấy thế nào? Bạn sẽ thấy buồn ngủ ngay sau đó. Sau 1 bữa ăn ít béo lưu thông máu của bạn không giảm mà thậm chí còn tăng. Nhiều trong số các bạn có con, và bạn biết đó là 1 thay đổi lớn trong lối sống, mọi người không sợ thay đổi lớn trong đời nếu họ biết nó xứng đáng. Điều nghịch lý là khi bạn có thay đổi lớn, bạn có lợi từ nó, và sẽ thấy tốt hơn rất nhanh. Với nhiều người, đó là những lựa chọn đáng làm, không phải để sống lâu hơn mà để sống tốt hơn. Tôi muốn nói một chút về bệnh dịch béo phì, vì nó thực sự là 1 vấn đề. 2/3 số người trưởng thành qua cân hay béo phì, tiểu đường ở trẻ em và người dưới 30 tăng 70% trong 10 năm qua. Không phải là đùa, đây là sự thật. Tôi sẽ cho bạn xem cái này, từ CDC. Đây không phải là số liệu tranh cử, đây là % số người quá cân. Nếu bạn quan sát từ'85 đến '86 đến '87, '88,'89, '90, '91-- bạn sẽ có mục mới, 15-20%, '92,'93,'94,'95,'96,'97-- và thư mục mới khác: '98,'99, 2000, 2001. Mississippi, hơn 25% dân số quá cân. Tại sao? Đây là 1 cách giảm cân tốt... nhưng không lâu dài, đó mới là vấn đề. (Tiếng cười) Nào, không có gì bí ẩn về việc làm thế nào bạn giảm cân; hoặc bạn đốt nhiều năng lượng hơn bằng cách luyện tập hay ăn ít năng lượng hơn. Một trong những cách ăn ít năng lượng hơn là ăn ít đồ ăn hơn, lý do bạn giảm cân với bất kì chế độ kiêng nào nếu bạn ăn ít hơn, hoặc thắt chặt mọi loại đồ ăn. Nhưng vấn đề là, bạn đói, và rất khó phớt lờ nó. Cách khác là thay đổi loại đồ ăn. Chất béo cung cấp 9 calo mỗi gram, trong khi protein và đạm chỉ bốn. Nên khi bạn ăn ít chất béo hơn, bạn nạp ít năng lượng hơn mà không ăn ít đi. Nên bạn có thể ăn lượng thức ăn không đổi, nhưng sẽ nạp ít năng lượng hơn vì thức ăn không giàu năng lượng, Chính thể tích thức ăn bạn ăn làm bạn thấy no, không pahir là loại thức ăn. Bạn biết đấy, tôi không muốn nói về chế độ ăn kiêng Atkins, nhưng tôi bị hỏi về nó hàng ngày, nên tôi nghĩ tôi sẽ dành thời gian nói về nó. Giai thoại bạn thường nghe là người Mỹ được khuyên ăn ít chất béo, % năng lượng từ chất béo được giảm xuống, nhưng người Mỹ lại béo hơn bao giờ hết, nên chất béo không làm bạn béo. Đó là nửa sự thật. Thật ra, người Mỹ đang ăn nhiều chất béo hơn bao giờ hết, thậm chí nhiều đường bột hơn. Vậy nên % giảm xuống, số lượng thực sự là cao hơn, nên mục tiêu là ta phải giảm cả hai. Bác sĩ Atkins và tôi đã tranh luận rất nhiều trược khi ông mất, và chúng tôi đều đồng ý là người Mỹ ăn quá nhiều đường đơn, "đường xấu,'' và có những thứ như-- (Tiếng cười) --đường, bột trắng, gạo trắng, cồn, và bạn nhận nguy hiểm gấp đôi: bạn nạp những calo không làm bạn phát triển này vì bạn đã bỏ chất xơ, nó thẩm thấu nhanh đến mức đường trong máu bạn nhảy vọt. Tụy sản xuất insulin để giảm nó xuống, tốt thôi. Nhưng insulin đẩy nhanh việc chuyển hóa calo thành chất béo. Nên, mục tiêu của ta là không ăn nhiều bò, hun khói hay xúc xích-- Chúng không tốt cho sức khỏe-- Nhưng để chuyển từ "đường bột xấu" qua "đường bột tốt'. Cà đó là những loại đồ ăn còn gọi là đường bột chưa tinh chế: trái cây, rau, bột ngũ cốc, gọa lứt, trong dạng tự nhiên, giàu chất xơ. Và chất xơ làm bạn no trước khi nạp quá nhiều năng lượng, nó cũng làm chậm việc hấp thụ nên đường trong máu bạn tăng không nhanh. Nên, bạn đã nạp những chất có khả năng phòng bệnh. Đó không chỉ là những thứ bạn không ăn, mà những thứ bạn ăn có khả năng phòng bệnh. Không phải mọi tinh bột đều xấu,cũng như không phải mọi chất béo đều có hại. Có nhiều loại chất béo tốt. Đó là thứ chúng ta thường gọi là chất béo Omega-3. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy trong dầu cá. Chất béo xấu như là trans-fat và thức ăn chế biến sẵn và chất béo không bão hòa thường có trong thịt. Nếu bạn không nhớ bất kì thứ gì từ bài nói này, 3g chất béo mỗi ngày làm giảm nguy cơ đau tim và đột tử 50-80% 3g mỗi ngày; nó thường dưới dạng viên 1g-- không chỉ cung cấp lượng chất béo nhiều hơn bạn cần. Nó còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải một số loại ung thư thông thường nhu ung thư vú, tinh hoàn, ruột già. Bây giờ, vấn đề về chế độ ăn Atkins, mọi người đều biết những người đã giảm cân nhờ nó nhưng bạn có thể giảm cân vì thuốc amphetamines và fen-phen. Ý tôi là, có rất nhiều cách giảm cân mà không có lợi cho bạn. Bạn muốn giảm cân để nâng cao sức khỏe hơn là làm nguy hại nó. Và vấn đề là nó dựa vào nửa sự thật, là việc người Mĩ ăn quá nhiều tinh bột đơn, nên nếu bạn ăn ít tinh bột hơn bạn sẽ giảm cân. Bạn sẽ giảm nhiều cân hơn nữa nếu bạn ăn thức ăn chưa tinh luyện và ít béo và bạn sẽ nâng cao sước khỏe chư không phải là là nguy hại nó. Ông ấy nói, "Tôi có vài tin tốt đây. Trong khi lượng cholesterol của bạn vẫn như cũ, các nghiên cứu đã thay đổi." (Tiếng cười) Điều gì sẽ xảy ra với tim bạn khi bạn ăn kiêng kiểu Atkins? Nó đỏ hơn, có lợi ở giai đoạn đầu tiên, và sau 1 năm-- đây là từ 1 tập san tên Angiology-- Có nhiều màu đỏ hơn sau 1 năm nhờ 1 chế độ ăn tôi khuyến khích, ít màu đỏ hơn, ít máu lưu thông hơn sau 1 năm với chế độ ăn Atkins. Nên, vâng, bạn có thể giảm cân, nhưng tim bạn không sung sướng gì. Một trong những nghiên cứu tài trợ bởi Trung tâm Atkins chỉ ra rằng 70% không nhuận tràng, 65% hơi thở có mùi, 54% thường đau đầu- đây không phải là cách ăn hợp lí. Nên, bạn có thể giảm cân và hấp dẫn những người khác về phía bạn, nhưng khi quá gần, lại có vấn đề. (Tiếng cười) Nghiêm trọng hơn, có trường hợp 1 cô gái 16 tuổi chết sau một vài tuần ăn kiêng kiểu Atkins bởi bệnh xương, thận và tương tự. Các cách cơ thể bạn bài tiết là qua đường thở, hậu môn và tiết mồ hôi. Nên khi bạn ăn kiêng kiểu này, nó bắt đầu có mùi. Chế độ ăn lý tưởng là ít chất béo, ít tinh bột có hại, nhiều tinh bột có lợi và đủ lượng chất béo tốt. Một lần nữa, đây là một khi bạn đi theo hướng này, bạn sẽ giảm cân, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có sức khỏe tốt. Có nhiều lý do để ăn các loại thức ăn nằm thấp trong chuỗi thức ăn, có thể vì nạ phá rừng ở Amazon hay để có nhiều protein hơn, với những người sống bằng $1 một ngày, không cần đề cập, bạn biết đấy, bất kì mối quan tâm nào. Nên, có rất nhiều lý do để ăn kiểu này, không chỉ là sức khỏe. Chúng tôi sắp xuất bản nghien cứu đầu tiên về những ảnh hưởng của chương trình này đến ung thư tinh hoàn, và, hợp tác với Sloane-Kettering và UCSF, chúng tôi chọn 90 người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn và đã lựa chọn, vì những lý do không liên quan đến nhiên cứu, không phẫu thuật. Chúng tôi chia họ thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên, sau đó 1 nhóm là nhóm không làm bất kì can thiệp gì để so sánh, chúng tôi không thể làm điều như thế với, ví dụ, ung thư vú, khi mọi người đều được chữa. Chúng tôi tìm ra rằng sau 1 năm, không 1 ai trông số những bệnh nhân được thí nghiệm những người đã thay đổi lối sống, cần điều trị, trong khi 6 người trong nhóm không can thiệp cần phẫu thuật hoặc xạ trị. Khi chúng tôi xem lượng PSA của họ, 1 chỉ số chẩn đoán ung thư tinh hoàn, nó trở nên tệ hơn trong nhóm không thí nghiệm, nhưng nó trở nên tốt hơn với nhóm được thí nghiệm, sự khác biệt thực sự là đáng kể. Khi chúng tôi tự hỏi liệu có mối liên hệ nào giữa việc 1 người thay đổi lối sống và ăn uống đến thế nào bất kể họ ở trong nhóm nào, với những thay đổi của PSA. Và chắc chắn, chúng tôi tìm thấy mối quan hệ liều lượng-phản ứng, giống như trong việc tắc nghẽn tim mạch như nghiên cứu trước. Để lượng PSA giảm, họ phải thay đổi khá nhiều. Tôi cũng tự hỏi, có thể họ chỉ thay đổi lượng PSA nhưng tăng trưởng của khối u vẫn không đổi. Nên chúng tôi lấy 1 lượng dịch máu, gửi nó đến UCLA, họ đưa nó vào một dòng tế bào ung thư tinh hoàn nuôi cấy, và nó làm giảm quả trình tăng trưởng đó 7 lần. trong nhóm thử nghiệm và nhóm không: 70 và 9%. Cuối cùng, tôi nói, tự nghĩ không biết có mối quan hệ nào giưa việc con người thay đổi bao nhiêu, và việc nó ngăn khối u phát triển bất kể họ ở trong nhóm nào. Điều này một lần nữa làm tôi thích thú, chúng tôi thấy 1 điều giống nhau: người ta thay đổi càng nhiều, sự tăng trưởng của khối u càng bị ảnh hưởng. Cuối cùng chúng tôi làm MRI và MR scan trên một số bệnh nhân, hoạt động của khối u là màu đỏ trên bệnh nhân này, bạn có thể thấy nó tiến triển tốt sau 1 năm, và lượng PSA cũng giảm. Nên, nếu nó đúng với ung thư tinh hoàn, nó cũng khả năng đúng với ung thư vú. Việc bạn có hay không áp dụng các biện pháp thông thường, thêm nữa, nếu bạn thay đổi, bạn có thể giảm nguy cơ tái phát. Điều cuối cùng tôi muốn nói, về việc kiếm tìm hạnh phúc, là rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người cô đơn và trầm cảm-- trầm cảm là 1 đại dịch khác của văn hóa chúng ta-- có khả năng ốm và chết sơm hơn nhiều lần, một phần vì, như tôi đã nói, họ thường hút thuốc ăn quá nhiều, uống quá nhiều, làm việc quá sức và tương tự. Nhưng đồng thời, có những cơ chế ta chưa hiểu hết, những người cô đơn và trầm cảm thường-- khoảng 3-5-10 lần, trong 1 số nghiên cứu-- dễ ốm đau và chết sớm hơn. Trầm cảm có thể chữa được. Chúng ta phải làm gì đó. Mặt khác, bất kì điều gì khơi gợi sự gần gũi đều có khả năng làm hồi phục. Có thể là gần gũi tình dục-- Tôi đột nghĩ rằng năng lượng hồi phục và năng lượng gần gũi chỉ là các dạng khác nhau của 1 thứ. Tình bạn, thương cảm, đam mê, phục vụ-- những sự thật bất diệt ta thường nói một phần của mọi tôn giáo và văn hóa, một khi bạn cố gắng thử nhìn vào sự khác biệt, đó thực sự là những điều ta muốn làm, vì nó giải phóng ta khỏi đớn đau và bệnh tật. Và nó là điều ích kỉ nhất chúng ta làm. Nhìn vào nghiên cứu này, thực hiện bởi David Spiegel ở Stanford, Oong chọn những người phụ nữ có ung thư vú, chia họ thành 2 nhóm 1 cách ngẫu nhiên. 1 nhóm chỉ gặp nhau 1 h rưỡi 1 tuẫn trong 1 nhóm hỗ trợ. Đó là 1 môi trường thân thiện, ân cần. nơi họ được động viên để vượt qua mọi hàng rào cảm xúc và nói chuyện về việc ung thư vú đáng sợ thế nào vời những người hiểu biết, vì họ cũng từng trải qua. Họ chỉ gặp nhau 1 tuần 1 lần trong 1 năm. 5 năm sau, những phụ nữ đó sống thọ gấp đôi đó là khác biệt duy nhất giữa các nhóm. Đó là 1 nghiên cứu có sử dụng tinh ngẫu nhiên đăng trên The Lancet. Nhưng nghiên cứu khác cũng chỉ ra điều đó. Vậy, những điều đơn giản tạo ra sự gần gũi lại giúp hồi phục, thậm chí từ hồi phục(healing) bắt nguồn từ "làm toàn vẹn" Từ yoga có nguồn gốc từ Sanskrit, có nghĩa là "đoàn kết, thắt chặt, mang lại gần nhau" Cón slide cuối cùng tôi muốn cho bạn xem-- lần nữa, là một nhà sư tôi đã theo học trong nhiều năm, và tôi kết hợp nghiên cứu điều trị ung thư và tim mạch Grand Rounds tại Đại học y Virginia một vài năm trước. Cuối khóa, một người nói, "Thưa thầy, điểm khác biệt giữa khỏe mạnh và bệnh tật là gì?" Ông ấy đã lên bảng và viết dòng chữ "đau ốm" (illness) sau đó khoanh tròn chữ cái đầu tiên (I), sau đó ông viết chữ "khỏe mạnh"(wellness) và khoanh tròn 2 chữ cái đầu tiên (we), và với tôi, đó là lời tóm tắt của những gì chúng ta đã thảo luận: những gì tạo ra cảm giác kết nối, cộng đồng và yêu thương đều mang tính hồi phục. Nhờ nó ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn mà không đau ốm gì. Cảm ơn các bạn. Điều tôi sắp chia sẻ với bạn ở đây là kết quả từ một nghiên cứu từ não bộ của hơn 1000 trẻ em và thanh niên. Hiện tại, đây là những trẻ được tuyển chọn từ các gia đình khác nhau trên khắp nước Mỹ, và đây là hình ảnh tượng trưng cho hình dạng não của họ. Phía trước của bộ não nằm bên phía trái các bạn và phần sau của bộ não nằm ở bên phía phải. Một trong những điều chúng tôi muốn tìm hiểu là vùng bề mặt của vỏ não, hay là lớp nhăn nheo mỏng ở mặt ngoài của não với nhiệm vụ nâng đỡ hầu hết tải trọng nhận thức. Vì trong các nghiên cứu được thực hiện trong quá khứ trong nhiều trường hợp, một vùng bề mặt vỏ não rộng hơn thì thường đi đôi với trí thông minh cao hơn. Bây giờ, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm thấy một yếu tố đã được liên kết với vùng bề mặt vỏ não xuyên qua gần như toàn bộ bề mặt não bộ. Yếu tố đó là thu nhập gia đình. Ở đây, mỗi điểm bạn thấy có màu là điểm mà ở đó thu nhập gia đình cao hơn được liên kết với một vùng bề mặt vỏ não lớn hơn ở tại vị trí đó. Và ở đây có một số vùng, được hiển thị màu vàng thể hiện rằng mối liên quan đó đặc biệt rõ ràng. Và đó là những vùng được biết là hỗ trợ một bộ kĩ năng nhận thức nhất định kỹ năng ngôn ngữ như từ vựng và đọc cũng như là khả năng tránh sao lãng và cố gắng tự kiểm soát. Đó là điều quan trọng, bởi vì đó là những kỹ năng mà trẻ sống trong nghèo khó hầu như phải vật lộn với nó. Trên thực tế, một đứa trẻ sống trong nghèo khó rất có thể biểu hiện tệ hơn qua những bài kiểm tra ngôn ngữ và kiểm soát bốc đồng ngay trước khi chúng lên hai. Bây giờ, có vài điều tôi muốn nhấn mạnh về nghiên cứu này. Thứ nhất: liên kết giữa thu nhập gia đình với cấu trúc não trẻ em là mạnh nhất ở các mức độ thu nhập thấp nhất. Như vậy điều đó nghĩa là tiền đẻ ra tiền, sự khác biệt tương đối nhỏ trong thu nhập gia đình có liên quan với sự khác biệt trong cấu trúc não bộ một cách tương ứng trong số các gia đình thiệt thòi nhất. Bằng trực giác, nghe có lí phải không? Tăng thêm 20,000 đô vào thu nhập của gia đình kiếm 150,000 đô mỗi năm chắc chắn là điều tốt nhưng có lẽ không thay đổi được mấy, trong khi khoản 20,000 đô tăng thêm đối với gia đình chỉ kiếm được 20,000 đô mỗi năm sẽ làm nên sự khác biệt rõ rệt trong cuộc sống hằng ngày của họ. Bây giờ, điều thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là liên kết này giữa thu nhập gia đình và cấu trúc bộ não của trẻ không phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, không phụ thuộc vào giới tính trẻ nó không phụ thuộc vào chủng tộc hay sắc tộc trẻ. Điều cuối cùng -- và cũng là điểm chính có sự khác biệt rất lớn giữa các đứa trẻ khác nhau, qua đây tôi muốn nói có nhiều đứa trẻ từ các gia đình có thu nhập cao với bề mặt não bộ nhỏ hơn và nhiều trẻ từ các gia đình có thu nhập thấp hơn với bề mặt não bộ lớn hơn. Đây là một sự tương đồng. Chúng ta đều biết rằng thời thơ ấu các bé trai có xu hướng cao hơn các bé gái, nhưng khi vào một lớp tiểu học bất kì, và bạn sẽ thấy một số bé gái cao hơn các bé trai. Vì thế lớn lên trong nghèo đói là một yếu tố rủi ro đối với một bề mặt não nhỏ hơn. Không thể nào tôi biết được thu nhập gia đình của một đứa trẻ và biết chính xác được bộ não của đứa trẻ đó ra sao. Tôi muốn bạn hình dung một chút, về hai đứa trẻ. Một đứa được sinh ra trong nghèo đói ở Mỹ; đứa kia cũng là một đứa trẻ Mỹ, nhưng được sinh ra trong hoàn cảnh thuận lợi hơn. Vào lúc sinh, chúng ta thấy tuyệt đối không có khác biệt nào trong cách bộ não hoạt động. Nhưng đến lúc hai đứa trẻ đó sẵn sàng đi mẫu giáo, chúng ta biết đứa trẻ sống trong nghèo đói có khuynh hướng các điểm số nhận thức, trung bình là thấp hơn 60% so với những đứa trẻ khác. Sau này, trẻ sống trong nghèo đói đó có khả năng bỏ học trung học phổ thông cao gấp năm lần, và nếu tốt nghiệp được trung học, nó sẽ có ít khả năng lấy được tấm bằng đại học. Vào thời điểm hai đứa trẻ này 35 tuổi nếu đứa đầu tiên trải qua tuổi thơ sống trong nghèo đói, nó có khả năng cao gấp 75 lần là vẫn sẽ nghèo. Nhưng không nhất thiết phải như vậy. Là một nhà thần kinh học, một trong những thứ tôi thấy thích nhất về não người là những trải nghiệm của chúng ta thay đổi não chúng ta. Hiện nay, khái niệm này được biết đến là tính khả biến thần kinh, nghĩa là những sự khác biệt này trong cấu trúc não trẻ không bắt một đứa trẻ phải chịu cuộc sống ít thành công Bộ não không phải là đích đến. Và nếu não một đứa trẻ có thể thay đổi được thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Với một cộng đồng, chúng ta chi hàng tỷ đô la mỗi năm cho giáo dục con cái. Vậy chúng ta có thể nói gì với nhà trường, giáo viên hay phụ huynh những người muốn hỗ trợ những trẻ có hoàn cảnh khó khăn làm hết mình trong trường học và cuộc sống? Khoa học mới nổi đề xuất rằng lớn lên trong nghèo đói kết hợp với một loạt những trải nghiệm khác nhau và những trải nghiệm đó đến lúc có thể kết hợp với nhau để giúp trẻ định hình sự phát triễn não bộ và giúp trẻ tiếp thu. Và nếu điều này là đúng, thì câu hỏi đặt ra là: Ở thời điểm nào chúng ta có thể can thiệp và giúp đỡ? Vì thế hãy xem xét can thiệp ban đầu ở mức độ tự học hỏi -- phổ biển nhất thông qua sáng kiến dựa trên trường học. Vậy chúng ta có nên khích lệ giáo viên tập trung vào các loại kỹ năng mà những trẻ khó khăn hầu như sẽ gặp khó khăn với nó? Tất nhiên. Tầm quan trọng của nền giáo dục tốt dựa vào bằng chứng khoa học không thể bị phóng đại. Và có một số ví dụ về sự can thiệp tuyệt vời nhắm vào khả năng đọc viết hay tự điều chỉnh sẽ cải thiện sự phát triển nhận thức của trẻ và điểm số. Nhưng như bất cứ nhà khoa học làm việc này sẽ nói với bạn việc này là thử thách. Rất khó để tạo một nền giáo dục trên cơ sở bằng chứng và chất lượng. Nó đòi hỏi đầu tư nhân lực đôi khi khá đắt đỏ. Và trong nhiều trường hợp, sự khác biệt phát triển ở trẻ xuất hiện sớm ngay trước khi thời điểm bắt đầu đi học, cũng có thể là khi trẻ chỉ mới biết đi chập chững. Nên tôi sẽ khẳng định: trường học rất quan trọng, nhưng nếu chúng ta tập trung tất cả nỗ lực chính sách của chúng ta vào việc giáo dục chính thức, chúng ta có lẽ là đang bắt đầu quá trễ. Vậy sao không thử ngẫm lại một chút và tập trung cố gắng thay đổi những trải nghiệm trẻ thơ? Những trải nghiệm cụ thể nào liên kết với việc lớn lên trong nghèo khó và có thể là mục tiêu để thúc đẩy sự phát triển não bộ và kết quả học tập cho trẻ con? Tất nhiên, có rất nhiều, đúng không? Dinh dưỡng, tiếp cận chăm sóc sức khoẻ, tiếp xúc với khói thuốc hoặc chì, trải nghiệm về căng thẳng hay sự phân biệt, ví dụ như vậy. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi tập trung cụ thể vào một số ít loại trải nghiệm mà chúng tôi tin rằng có thể có khả năng là mục tiêu để thúc đẩy sự phát triển não của trẻ em và cuối cùng cải thiện kết quả học tập của chúng. Ví dụ như, điều tôi gọi là môi trường ngôn ngữ tại nhà, ý tôi là, chúng ta biết số lượng từ trẻ nghe và những cuộc trò chuyện mỗi ngày có thể thay đổi rất lớn. Bằng vài ước tính, những trẻ có nền tảng thuận lợi hơn nghe nhiều hơn trung bình 30 triệu từ vựng trong vài năm đầu tiên của cuộc đời so với những trẻ có nền tảng kém thuận lợi hơn. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng những đứa trẻ kinh nghiệm nói chuyện đối thoại qua lại có xu hướng có bề mặt não bộ lớn hơn trong các phần của bộ não mà chúng ta biết là đảm nhiệm về ngôn ngữ và kỹ năng đọc. Và trên thực tế, số cuộc trò chuyện chúng nghe dường như có ý nghĩa hơn một chút so với con số tuyệt đối về số từ chúng nghe vì vậy, một khả năng trêu ngươi là chúng ta nên dạy các bậc cha mẹ không chỉ nói nhiều, mà là thực sự có nhiều cuộc trò chuyện hơn với con của họ. Theo đó, chúng ta có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ và có lẽ là cả các kỹ năng về ngôn ngữ và đọc của con. Thực tế, nhiều nhà khoa học đang thử nghiệm khả năng thú vị đó ngay bây giờ. Dĩ nhiên, chúng ta đều biết lớn lên trong nghèo đói liên quan rất nhiều trải nghiệm khác nhau ngoài việc trẻ có bao nhiêu cuộc trò chuyện. Vậy làm thế nào để chúng lựa chọn cái gì để tập trung? Danh sách có thể quá nhiều. Có nhiều can thiệp chất lượng cao đang cố gắng thay đổi kinh nghiệm của trẻ, nhiều trong số đó thì khá hiệu quả. và lần nữa như sáng kiến học đường đây là việc khó khăn. Nó có thể đầy thách đố, nó có thể tốn nhiều công sức, đôi khi tốn kém... Và đồng thời, nó cũng có thể là một thứ đáng cho nhà khoa học tham gia và nói với một gia đình điều họ cần thay đổi để cho con của họ thành công. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn một ý tưởng. Giả sử chúng ta cố gắng giúp trẻ em nghèo khó đơn giản bằng cách đưa cho họ nhiều tiền hơn. Tôi có cơ hội làm việc với một nhóm nhà kinh tế học, chuyên gia chính sách xã hội và thần kinh học cho dự án Baby's First Years Trong nghiên cứu ngẫu nhiên hóa đầu tiên để kiểm tra liệu giảm nghèo đói có làm thay đổi sự phát triển não bộ của trẻ em. Bây giờ, tham vọng nghiên cứu này rộng hơn nhưng tiền đề vẫn khá đơn giản. Vào tháng 5/2018, chúng tôi đã bắt đầu tuyển chọn 1,000 bà mẹ sống dưới mức nghèo đói của liên bang ngay sau khi họ sinh đẻ ở một số các bệnh viện của Mỹ. Khi ghi danh vào nghiên cứu của chúng tôi tất cả các mẹ nhận một khoản tài trợ bằng tiền mặt hàng tháng vô điều kiện trong 40 tháng đầu đời con mình, và họ được tự do dùng tiền theo ý họ. Nhưng quan trọng là các bà mẹ phải là ngẫu nhiên, một số bà mẹ ngẫu nhiên được nhận trợ cấp nhỏ hằng tháng và số khác thì ngẫu nhiên được nhận hàng trăm đô la hàng tháng, một khoản tiền mà chúng tôi tin là đủ lớn để làm điều khác biệt trong cuộc sống hàng ngày trong hầu hết các trường hợp tăng thu nhập của họ khoảng 20% đến 25%. Như thế, theo cách này chúng tôi hy vọng cuối cùng sẽ trả lời được câu hỏi trước rằng làm sao nghèo khó có thể tương quan với sự phát triển ở trẻ và thực sự có thể kiểm tra xem liệu giảm nghèo có tạo ra thay đổi trong sự phát triển của nhận thức, cảm xúc và não bộ của trẻ em trong ba năm đầu đời--- đó là khoảng thời gian mà chúng tôi tin bộ não đang phát triển dễ bị ảnh hưởng nhất với trải nghiệm. Chúng ta sẽ không có kết quả chính xác từ việc nghiên cứu này trong vài năm, nếu không có gì, 1,000 trẻ mới sinh và mẹ của chúng sẽ có một ít số tiền mỗi tháng mà họ nói rằng họ rất cần. Nhưng sẽ ra sao nếu cách chi tiêu hợp lí để giúp trẻ nhỏ nghèo khó bằng cách đơn giản đưa họ thêm tiền? Nếu giả thuyết chúng tôi được thực thi chúng tôi hy vọng kết quả của việc này sẽ lan tỏa tranh luận về các dịch vụ xã hội có tiềm lực để ảnh hưởng tới hàng triệu gia đình có em nhỏ. Bởi vì thu nhập có thể không phải là yếu tố duy nhất hay quan trọng nhất trong việc xác định sự phát triển não bộ ở trẻ nó có thể là từ một quan điểm chính sách có thể dễ dàng được xử lí. Đơn giản là, nếu chúng ta chứng minh việc giảm nghèo thay đổi não bộ của trẻ phát triển trẻ và dẫn tới những sự thay đổi chính sách có ý nghĩa từ đó một đứa trẻ sinh ra trong khó khăn ngày nay có thể sẽ có một bước tiến về một tương lai tươi sáng hơn Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn kể về một bệnh nhân tên Donna Trong bức ảnh này, Donna khoảng 70 tuổi, một người phụ nữ linh hoạt và khỏe mạnh, là trưởng nữ của một gia tộc lớn. Gia đình bà có tiền sử mắc bệnh tim. Một ngày nọ, ngực bà đột ngột đau dữ dội. Thay vì gọi hỗ trợ chăm sóc y tế, Donna đã nằm trên giường khoảng 12 giờ cho đến khi cơn đau qua đi. Sau đó bà đến gặp bác sĩ, ông đã thực hiện điện tâm đồ, và phát hiện bà đã bị một cơn đau tim nặng, hoặc theo cách nói y học là "nhồi máu cơ tim" Sau cơn đau tim, Donna không bao giờ khoẻ mạnh được như trước. Mức năng lượng của bà dần dần suy yếu, bà không thể làm các hoạt động thể chất mà bà thích. Tới mức bà không thể theo kịp các cháu của mình, thậm chí nó nặng đến mức bà không thể đi ra đầu nhà để lấy thư. Một ngày nọ, cháu gái bà đến chơi và giúp dắt chó đi dạo và cô thấy bà mình đã qua đời trên ghế. Bác sĩ nói rằng đó là chứng rối loạn nhịp tim, thường bị sau suy tim. Nhưng điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn Donna không chỉ là một bệnh nhân bình thường. Bà là mẹ tôi. Thật không may, những câu chuyện như vậy quá phổ biến. Bệnh tim là tay sát nhân số một trên toàn thế giới. Ở Mỹ, đó là lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân nhập viện, cũng tiêu tốn chi phí chăm sóc sức khỏe nhiều nhất. Chúng ta chi hơn 100 tỷ đô la -- Vâng, tỷ đô la -- cho việc điều trị bệnh tim ở nước ta mỗi năm. Để dễ tưởng tượng hơn, con số đó cao gấp đôi ngân sách hàng năm của tiểu bang Washington Tại sao căn bệnh này nguy hiểm đến vậy? Tất cả bắt đầu với thực tế là tim là cơ quan ít tái tạo nhất trong cơ thể con người. cơn đau tim xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong một động mạch vành nơi nuôi dưỡng máu đến thành tim. Cục máu đông ngăn lưu lượng máu nên cơ tim hoạt động trao đổi chất tích cực hơn vì vậy nó ngừng hoạt động nhanh hơn, chỉ trong vài giờ sau khi lưu lượng máu bị gián đoạn. Vì tim không thể tạo lại cơ mới, nên nó sẽ lành lại bằng cách hình thành sẹo. Điều này khiến bệnh nhân bị thiếu hụt lượng cơ tim mà họ có. Ở nhiều người, bệnh của họ tiến triển đến mức tim không thể đáp ứng được nhu cầu lưu lượng máu của cơ thể. Sự mất cân đối giữa cung và cầu là mấu chốt của bệnh suy tim. Khi tôi nói với mọi người về vấn đề này, Tôi thường nhận được một cái nhún vai và một lời khẳng định rằng "Chà, Chuck à, chúng ta đằng nào cũng phải chết. " (Cười) Nhưng điều này cũng nói rằng là chúng ta đã cam chịu điều này vì đó là chuyện thường tình ư? Thật vậy sao? Tôi nghĩ rằng có một cách tốt hơn, và nó liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc chữa bệnh. Vậy, chính xác thì tế bào gốc là gì? Nếu nhìn dưới kính hiển vi, thì cũng không có gì đặc biệt lắm. Bởi chúng chỉ là những tế bào tròn nhỏ đơn giản. Nhưng nó có hai thuộc tính đáng chú ý. Đầu tiên là chúng có thể phân chia mạnh mẽ. Tôi có thể nuôi một tế bào trong một tháng, nó sẽ nhân lên đến hàng tỷ tế bào. Hai là chúng có thể biệt hóa hoặc trở nên chuyên biệt hơn, những tế bào tròn nhỏ đơn giản này có thể biến thành da, thành não, thành thận và vân vân. Một số mô trong cơ thể chúng ta chứa đầy tế bào gốc. Ví dụ, tủy xương của chúng ta, tạo ra hàng tỷ tế bào máu mỗi ngày. Các mô khác như tim khá ổn định, có thể nói, tim thiếu hoàn toàn tế bào gốc Vì vậy, với tim, chúng ta sẽ phải mang các tế bào gốc từ bên ngoài để làm điều này, chúng tôi chuyển sang loại tế bào gốc mạnh nhất, gọi là tế bào gốc đa năng Nó được đặt tên như vậy vì chúng có thể biến thành bất kỳ loại nào trong số 240 loại tế bào tạo nên cơ thể con người. Đây là ý tưởng lớn của tôi: Tôi muốn lấy tế bào gốc đa năng của con người, phát triển chúng với số lượng lớn phân tách chúng trở thành các tế bào cơ tim sau đó đưa chúng ra khỏi đĩa nuôi cấy và cấy chúng vào trái tim của những bệnh nhân bị đau tim. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ tái tạo lại thành tim với mô cơ mới, điều này sẽ khôi phục chức năng co bóp cho tim. (Vỗ tay) Trước khi bạn nhiệt liệt vỗ tay, đây là ý tưởng 20 năm trước của tôi. (Cười) Nó đã lấp đầy tâm trí tôi khi tôi còn trẻ, tôi đã nghĩ 5 năm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi sẽ giải quyết nó, và đưa nó vào thực nghiệm. Để tôi nói bạn biết chuyện gì đã xảy ra. (Cười) Chúng tôi bắt đầu với nhiệm vụ biến những tế bào gốc đa năng này thành cơ tim. Thí nghiệm đầu tiên khá là thành công. Chúng tôi để những khối cơ tim nhỏ đang đập trong đĩa. Điều đó thật tuyệt, bởi vì theo nguyên tắc, điều này có thể được thực hiện. Nhưng khi chúng tôi thử đếm tế bào, thì nhận ra chỉ 1 trong 1000 tế bào của chúng tôi thực sự trở thành cơ tim. Phần còn lại chỉ là hỗn hợp của não, da, sụn và ruột. Vậy làm thế nào để bạn khiến một tế bào đa năng trở thành một tế bào cơ tim? Vì thế, chúng tôi đã chuyển hướng sang lĩnh vực phôi thai. Trong hơn một thế kỷ, các nhà phôi học đã suy ngẫm về những bí ẩn về sự phát triển của tim. Họ đã đưa cho chúng tôi một “Google Map” chỉ cách đi từ một quả trứng được thụ tinh đến tất cả các cách dẫn đến hệ thống tim mạch của con người. Chúng tôi hiên ngang bỏ qua tất cả các thông tin này và cố gắng phát triển tim mạch trong phòng thí nghiệm. Mất khoảng 5 năm, nhưng tới hiện tại 90% tế bào gốc của chúng tôi có thể biến thành cơ tim-- một sự cải tiến 900 lần. Điều này là khá thú vị. Slide này cho bạn thấy tế bào hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi phát triển các tế bào cơ tim trong các khối 3D nhỏ gọi là các mô phỏng cơ quan tuần hoàn. Mỗi khối có từ 500 đến 1.000 tế bào cơ tim trong đó Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy các cơ quan nhỏ này đang thực sự co giật; Và chúng đang đập độc lập. Nhưng chúng còn có một mánh khóe khác. Chúng tôi đã lấy một gen từ loài sứa sống ở Tây Bắc Thái Bình Dương, và sử dụng một kỹ thuật gọi là chỉnh sửa gen để ghép gen này vào tế bào gốc. Điều này làm các tế bào cơ tim nháy xanh mỗi khi chúng đập. Cuối cùng chúng tôi đã sẵn sàng để thí nghiệm trên động vật. Chúng tôi lấy tế bào cơ tim cấy chúng vào tim của những con chuột đã bị gây cơn đau tim. Một tháng sau, tôi lo lắng nhìn qua kính hiển vi xem kết quả thế nào và tôi thấy không có gì cả. Tất cả chúng đã chết. Nhưng chúng tôi vẫn kiên trì với nó, và tạo ra một loại cocktail sinh hóa mà chúng tôi gọi là "cocktail sống sót" nó giúp các tế bào sống sót qua quá trình cấy ghép căng thẳng. Khi tôi nhìn qua kính hiển vi, tôi có thể thấy cơ tim tươi trẻ này sống lại trong thành tim bị bệnh của chuột. Điều này đang trở nên khả quan. Câu hỏi tiếp theo là: Liệu cơ tim mới này sẽ chung nhịp đập với phần còn lại của tim chứ? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi quay lại các tế bào có chứa gen sứa. Chúng tôi sử dụng các tế bào này giống như một máy dò không gian vì có thể phóng chúng ra môi trường ngoài và gửi báo cáo nhấp nháy đó cho chúng tôi về hoạt động sinh học của chúng. Đây là hình ảnh phóng to, một bức ảnh đen trắng về tim của chuột lang bị bệnh và nhận được ba mảnh ghép cơ tim của con người. Có những đường trắng chạy chéo. Mỗi đường đó là một đường kim chứa một vài triệu tế bào cơ tim con người trong đó. Khi bắt đầu video, bạn có thể thấy những gì chúng tôi đã thấy khi nhìn qua kính hiển vi. Tế bào của chúng tôi đang nhấp nháy và chúng đang nhấp nháy đồng bộ. Qua thành của quả tim bị bênh. Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là các tế bào đang sống, chúng hoạt động rất tốt, chúng đang đập chúng đã kết nối với nhau chúng đang đập chung một nhịp. Nhưng nó thậm chí còn thú vị hơn thế này. Nếu bạn nhìn vào đường phía dưới, đó là điện tâm đồ từ tim của chuột lang. Nếu bạn đặt dòng nhấp nháy với nhịp tim được hiển thị ở phía dưới, Bạn có thể thấy có một sự tương ứng một-một hoàn hảo. Nói cách khác, máy tạo nhịp tim của chuột lang phát động, và các tế bào cơ tim của con người đang theo sát bước đi như những người lính tốt. (Vỗ tay) Các nghiên cứu hiện tại của chúng tôi có lẽ sẽ trở thành phương thức chẩn đoán tốt nhất cho bệnh nhân, và cho những con khỉ Macaca. Slide tiếp theo này cho bạn thấy một bức ảnh hiển vi từ tim của Macaca đã được gây cơn đau tim Sau đó được điều trị bằng cách tiêm nước muối. Về cơ bản giống như một điều trị giả dược để hiển thị lịch sử của bệnh. Các cơ tim Macaca được hiển thị màu đỏ và xanh lam, các mô sẹo này là kết quả của cơn đau tim. Khi bạn nhìn như thế này, bạn có thể thấy có một sự thiếu hụt lớn trong cơ ở một phần của thành tim. Không khó để tưởng tượng quả tim này đã khó khăn như thế nào để tạo ra nhiều lực. Trái lại, đây là một trong những quả tim được điều trị bằng tế bào gốc. Một lần nữa, bạn có thể thấy cơ tim của con khỉ màu đỏ, nhưng rất khó để nhìn thấy mô sẹo màu xanh, bởi vì chúng tôi đã phục hồi nó với cơ tim con người, chúng tôi đã có thành tim đầy đặn và đẹp đẽ. OK, tôi sẽ dành một ít phút để tóm tắt lại. Tôi vừa chứng minh chúng tôi có thể lấy tế bào gốc của mình phân tách chúng thành cơ tim. Chúng tôi đã tìm được cách giữ chúng sống sót sau khi cấy ghép và chúng đập đồng bộ với phần còn lại của trái tim. Chúng tôi có thể nhân rộng chúng vào một loài động vật gần nhất để dự đoán về phản ứng của con người. Bạn nghĩ rằng chúng tôi đã hạ gục được tất cả rào cản trên đường rồi, phải không? Hóa ra, không phải. Những nghiên cứu về Macaca này chỉ ra rằng các tế bào cơ tim của chúng tôi đã tạo ra một thời kỳ bất ổn về điện. Chúng gây ra rối loạn nhịp thất, hoặc nhịp tim không đều, trong vài tuần sau khi chúng tôi cấy ghép chúng. Khá bất ngờ, vì ở những động vật nhỏ hơn đã không xuất hiện điều này. Chúng tôi nghiên cứu nó kỹ càng hóa ra nó xuất phát từ thực tế là đồ thị tế bào của chúng tôi khá non nớt các tế bào cơ tim chưa trưởng thành đều hoạt động như máy tạo nhịp tim. Khi chúng tôi đặt chúng vào trái tim, chúng bắt đầu cạnh tranh với máy tạo nhịp tim tự nhiên của tim để trở thành kẻ chỉ huy. Nó sẽ giống như bạn sắp xếp cả một nhóm thiếu niên vào ngôi nhà của bạn cùng một lúc, họ không muốn tuân theo các quy tắc và nhịp điệu về cách bạn điều hành mọi thứ, mất một thời gian để thúc đẩy họ tham gia và khiến họ phối hợp làm việc. Vì vậy, kế hoạch hiện tại là làm cho các tế bào trải qua thời kỳ thiếu niên đầy rắc rối này khi chúng vẫn còn trong thí nghiệm sau đó chúng tôi sẽ cấy chúng vào giai đoạn sau tuổi vị thành niên, ở đó chúng sẽ có trật tự hơn nhiều và sẵn sàng lắng nghe các mệnh lệnh hành quân của chúng. Hóa ra đó là việc chúng tôi thực sự có thể làm khá tốt bằng cách điều trị dùng thuốc chống loạn nhịp tim. Nhưng vẫn còn một câu hỏi lớn, đó là toàn bộ mục đích mà chúng tôi đặt ra để làm điều này: Chúng ta thực sự có thể khôi phục chức năng cho trái tim bị bệnh không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiến hành một thứ được gọi là "phân suất tống máu thất trái." Phân suất tống máu đơn giản là lượng máu được ép ra khỏi buồng tim theo mỗi nhịp đập. Ở những con khỉ khỏe mạnh, giống như ở những người khỏe mạnh, phân suất tống máu là khoảng 65%. Sau một cơn đau tim, phân suất tống máu giảm xuống còn khoảng 40%. Và những con vật này đang dần bị bệnh suy tim. Ở những con vật được tiêm giả dược, khi quét kiểm tra chúng sau một tháng, chúng tôi thấy rằng phân suất tống máu không thay đổi, bởi vì trái tim không tự phục hồi. Nhưng trong mỗi con vật được nhận được một mảnh ghép của các tế bào cơ tim con người, chúng tôi thấy một sự cải thiện đáng kể trong chức năng tim, tăng trung bình 8%, từ 40 đến 48%. Điều tôi có thể nói với bạn là 8% này tốt hơn bất cứ thứ gì trên thị trường hiện nay về điều trị cho bệnh nhân bị đau tim. Nó tốt hơn tất cả mọi thứ chúng ta đã có. Vì vậy, nếu có thể tăng 8% trong lâm sàng, tôi nghĩ rằng nó sẽ tạo ra một tác động lớn đến sức khỏe của con người. Nhưng nó trở nên tuyệt vời hơn, vì quá trình đó chỉ mất bốn tuần sau khi cấy ghép. Nếu chúng tôi kéo dài các nghiên cứu này đến 3 tháng, chúng tôi sẽ có được mức tăng 22% trong phân suất tống máu. (Vỗ tay) Chức năng của những trái tim được điều trị tốt đến mức nếu chúng ta không biết trước rằng những con vật này từng bị đau tim, thì chúng ta sẽ không bao giờ biết được dựa vào nghiên cứu về chức năng của chúng. Sắp tới, kế hoạch của chúng tôi sẽ bắt đầu giai đoạn một, lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Washington năm 2020 hai năm ngắn ngủi kể từ bây giờ. Giả định những nghiên cứu này an toàn và hiệu quả, mà tôi nghĩ chúng sẽ diễn ra như vậy kế hoạch của chúng tôi là mở rộng quy mô này và vận chuyển chúng trên khắp thế giới để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tim. Với gánh nặng toàn cầu của căn bệnh này, tôi dễ dàng tưởng tượng việc điều trị này cho một triệu bệnh nhân trở lên mỗi năm. Tôi hình dung thời gian tới, có thể là một thập kỷ nữa, một bệnh nhân như mẹ tôi sẽ có phương pháp điều trị thực tế có thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ chứ không chỉ kiểm soát các triệu chứng. Tất cả điều này xuất phát từ thực tế là các tế bào gốc có khả năng sửa chữa cơ thể con người từ các bộ phận cấu thành của nó. Trong một tương lai không xa, việc chữa lành cơ thể con người sẽ đi từ viễn tưởng khoa học xa vời vào thực hành y tế thông thường. Khi điều đó xảy ra, sẽ có một hiệu ứng biến đổi cạnh tranh với sự phát triển của tiêm chủng và kháng sinh. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Chàng lương y trẻ Hứa Tuyên đang gặp phải một vấn đề nan giải. Vừa khai trương một hiệu thuốc, lẽ ra đây phải là thời khắc để ăn mừng. Nhưng chàng lại mua thảo dược từ chủ cũ của mình, vì oán giận, hắn đã bán thảo dược cũ cho chàng. Đang phân vân chưa biết phải xử lí thế nào, thì bệnh nhân lại đổ xô đến hiệu thuốc. Dịch bệnh hoành hành khắp thành, mà chàng chẳng có thuốc trị. Khi chàng sắp phát hoảng thì vợ chàng, Bạch Tố Trinh, đem đến một toa thuốc dùng các phế phẩm này làm vị thuốc. Phương thuốc này có công hiệu tức thì. Cả chủ cũ của Hứa Tuyên cũng phải mua lại thứ thuốc này để chữa trị cho gia đình. Không lâu sau, một nhà sư tên Pháp Hải tìm gặp Hứa Tuyên, cảnh báo rằng có một con yêu quái đang ở trong nhà chàng, và nó chính là Bạch Tố Trinh. Hứa Tuyên cười lớn. Người vợ hiền từ và đảm đang của chàng sao có thể là yêu quái được. Pháp Hải vẫn nằng nặc không thôi. Bảo vào ngày mùng năm tháng năm, hãy cho nàng uống rượu hùng hoàng, đó là thời điểm yêu phép suy giảm cực độ. Hắn cắt nghĩa: sẽ chẳng sao cả nếu nàng ta không phải là yêu quái. Hứa Tuyên lịch sự mời hắn trở gót, chẳng để tâm đến lời gã. Tết đoan ngọ đến gần, chàng quyết định đem nó ra thử. Vừa chạm môi vào chung rượu, nàng bảo mình không được khỏe và chạy vội về phòng. Hứa Tuyên đem một số thảo dược vào chẩn bệnh cho nàng. Nhưng thay vì vợ, chàng thấy một con rắn trắng khổng lồ thè cái lưỡi đỏ như máu trên giường. Kinh hãi, chàng ngã quỵ xuống chết. Vừa trở lại hình người, Bạch Tố Trinh liền hiểu chuyện. Thật ra, nàng chính là rắn tinh có phép thuật cao cường. Nàng dùng phép biến thành người và chăm lo cho gia đình. Phép thuật của nàng chẳng thể hồi sinh Hứa Tuyên nhưng nàng biết một cách có thể cứu chàng: một loại tiên thảo giúp trường thọ và thậm chí, làm người chết sống lại, được Nam Cực Tiên Ông coi sóc trên đỉnh núi cấm ở dãy Côn Lôn. Nàng cưỡi mây đến, băng qua cổng và điện đài đến cây cầu bạc có tấm biển "Tiên cảnh". Đầu cầu bên kia, hai môn đệ của Nam Cực Tiên Ông canh giữ tiên thảo. Bạch Tố Trinh hóa thành một nhà sư đến mời Nam Cực Tiên Ông đến dự hội bàn đào. Khi họ vào bẩm báo, nàng giật lấy một ít tiên thảo và bỏ trốn. Biết mình bị lừa, họ liền đuổi theo. Bạch Tố Trinh nhả ra một quả cầu thần, ném vào một người. Khi người còn lại đến gần, nàng giấu tiên thảo dưới lưỡi để không bị mất, nhưng nó lại khiến cả hai hiện nguyên hình. Nam Cực Tiên Ông xuất hiện ngay lúc chiếc mỏ dài của chim hạc kẹp lấy cổ nàng. Ông hỏi: Vì sao? Nàng rõ ràng đã bất tử, sao phải liều mình trộm tiên thảo? Bạch Tố Trinh thổ lộ tình cảm của mình dành cho Hứa Tuyên. Giờ khi đã biết nàng là yêu quái, dù chàng chẳng còn muốn ở cạnh, nàng vẫn quyết tâm cứu sống chàng. Mối nhân duyên của họ bắt nguồn hơn một ngàn năm trước. Thuở Bạch Tố Trinh còn là một con rắn nhỏ, sắp bị gã ăn mày giết, một người qua đường tốt bụng đã cứu nàng. Đó chính là tiền kiếp của Hứa Tuyên. Cảm động trước tấm chân tình của nàng, Nam Cực Tiên Ông cho phép nàng mang tiên thảo rời đi. Bạch Tố Trinh về nhà cứu Hứa Tuyên. Tỉnh lại, biểu cảm kinh hãi trên mặt chàng biến thành nụ cười. Yêu quái hay không có hề gì, chàng rất hạnh phúc khi được gặp lại vợ. Không mảy may hay biết, sáu sinh vật này sắp phải trải qua những cái chết rất bất thường. Lần lượt, chúng sẽ thành nạn nhân của cú lừa ngoạn mục từ... cây ăn thịt. Khắp thế giới có hơn 600 loài thực vật, bên cạnh chế độ dinh dưỡng thông thường từ ánh sáng, nước và đất, còn bổ sung dưỡng chất từ côn trùng, vi khuẩn, thậm chí cả ếch và chuột. Các nhà khoa học tin rằng đặc tính săn mồi ở thực vật đã tiến hóa ít nhất sáu lần trên Trái đất, gợi ý rằng thích nghi với việc ăn thịt đem đến cho chúng lợi ích to lớn. Cây ăn thịt thường mọc ở nơi đất có độ axit cao, nghèo chất dinh dưỡng thiết yếu như nitơ, photpho và kali. Trong điều kiện khắc nghiệt như thế, những cây có khả năng thu hút, đánh bẫy, và tiêu hóa con mồi, có lợi thế hơn những cây phụ thuộc vào chất dinh dưỡng trong đất. Lấy đầm lầy cằn cỗi này làm ví dụ, nơi cây nắp ấm có quyền lực tối thượng. Bị thu hút bởi màu sắc bắt mắt và mùi hương quyến rũ, con ruồi bay đến và hút mật hoa của cây. Nhưng một thành phần trong mật hoa gọi là conine, là chất gây mê mạnh với côn trùng. Khi chất này phát huy tác dụng, con ruồi trở nên chậm chạp, choáng váng, và rơi xuống phễu vào một bầu chất lỏng ở đáy, rồi chết chìm trong đó. Enzyme và vi khuẩn trong chất lỏng từ từ phân hủy cơ thể nó thành các hạt siêu nhỏ mà cây có thể hấp thụ qua lá. Thỉnh thoảng, những con mồi lớn cũng rơi vào cái bẫy chết người này của cây. Nạn nhân thứ hai đối mặt với cây gọng vó dính nhớt. Những chiếc lá bé nhỏ của cây tiết ra chất nhờn gọi là chất nhầy. Con kiến nhanh chóng bị kẹt trong đó. Khi nó vùng vẫy, cũng là lúc enzyme bắt đầu tiêu hóa cơ thể nó. Những xúc tu đặc biệt phát hiện cử động và quấn quanh nó, dùng gọng kìm siết chặt con vật. Một khi nó ngạt thở, trong chưa đầy một giờ, các xúc tu lại duỗi ra để bẫy nạn nhân kế tiếp. Hai con đã chết, còn lại bốn. Con vật tiếp theo kết thúc cuộc đời dưới lòng đất, trong đám dây chằng chịt của cây xoắn ốc. Nó vào rễ qua một khe nhỏ để tìm thức ăn. Nhưng bên trong, nó nhanh chóng bị lạc khi đi qua mê cung rối rắm này. Vô số lông cong ngăn không cho nó thoát ra ngoài, hướng nó vào khoang trung tâm chức các enzyme tiêu hóa và nồng độ oxy thấp gây tử vong. Tại cái ao lân cận, dưới làn nước sâu và tối tăm, một con nòng nọc vô tình bơi vào đường dẫn đến rong bắt mồi bladderwort, loài cây ăn thịt có tốc độ nhanh nhất. Vừa chạm vào bẫy của rong, chỉ trong vài mili giây, cửa bẫy mở ra, hút con con nòng nọc vào. Bị kẹt một nửa bên ngoài một nửa bên trong, nó giãy giụa để thoát thân cũng là lúc phần cơ thể bên trong bị tiêu hóa. Trong vài giờ tới, sự quằn quại của nó liên tục kích hoạt bẫy. mỗi lần, lại kéo nó sâu hơn vào bên trong để cây tiêu hóa từng chút một. Cùng lúc, con bọ cánh cứng này bị mật hoa thơm mê hoặc. Mùi hương kéo nó mỗi lúc một gần hơn đến khi đậu lên lá của cây ăn thịt nổi tiếng nhất thế giới. Cú đáp của nó kích hoạt những chiếc lông nhỏ trên mặt lá, những chiếc hàm của cây bẫy ruồi venus thình lình sập lại. Những chiếc gai đan chặt, khóa lấy số phận con bọ. Một khi đã đóng, lá có vai trò như dạ dày ngoài, tiêu hóa các mô mềm của con bọ. Vài ngày sau, khi lá mở ra, chỉ còn sót mỗi lớp xác khô. Phù du là loài cuối cùng chưa mắc bẫy. Khi đến gần cây cỏ bơ butterwort, nó bay đến những bông hoa cao vút trên đám chất nhầy dính nhớp của cây. Nó đáp xuống cánh hoa, hút mật, và bay đi bình an vô sự. Phần thân dài giữa cho một số loài côn trùng tránh xa bẫy, là cách cây phân biệt côn trùng thụ phấn với nguồn thức ăn. Phù du bay đi, sống lâu và có nhiều con cháu.... Ồ! Bạn đã nghe nói đây thời đại của môi trường, sinh học và công nghệ thông tin Đó là kỷ nguyên của nhiều thứ khác nhau ngay bây giờ. Nhưng một điều chắc chắn: đây là thời đại của sự thay đổi. Chúng đang diễn ra hơn bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của con người trên trái đất. Và tất cả các bạn đều biết, nhưng thật khó để có được nó để bạn thực sự hiểu nó. Tôi đã cố gắng đem đến cho các bạn một sự khởi đầu tốt cho điều đó. Tôi đã cố gắng chỉ ra điều đó - mặc dù vẫn chưa có kết quả cụ thể nào rằng điều mà tôi quan tâm là 50 năm ngắn ngủi mà các bạn đang sống. Các bạn có xu hướng quan tâm đến thế hệ trước, thế hệ sau - cha mẹ, con cái, những điều mà bạn có thể thay đổi trong vài thập niên tới và trong 50 năm bạn đang tiến vào. Và trong 50 năm đó, nếu bạn nhìn vào biểu đồ dân số, bạn sẽ thấy dân số thế giới tăng hơn gấp đôi, gấp 3,5 lần tính từ khi tôi sinh ra. Bạn có con, đến khi lũ trẻ tốt nghiệp trung học sẽ có nhiều người hơn tồn tại trên trái đất khi tôi chào đời. Điều này chưa có tiền lệ, đó là vấn đề lớn Tương lai vẫn còn là ẩn số. Nên đó là chuyện của nhân loại. Giờ, một phần con người liên quan tới động vật: hãy nhìn vào mặt trái của nó. Thứ mà tôi gọi là phần người -- con người và gia súc, vật nuôi với phần tự nhiên -- tất cả những loài động vật hoang dã -- những loài có xương sống và tất cả các loài chim, v.v. trên mặt đất và trên không, trừ dưới nước. Chúng cân bằng như thế nào? Tất nhiên là 10.000 năm trước, khi nền văn minh nhân loại bắt đầu, phần con người ít hơn 1/10 của một phần trăm. Bây giờ hãy nhìn xem. Nhìn vào đường cong này và bạn sẽ thấy phần trắng hơn ở giữa -- đó là 50 năm ngắn ngủi của bạn. Con người, gia súc và vật nuôi giờ chiếm tới 97% cư dân trên trái đất, tự nhiên hoang dã chiếm 3%. Chúng ta đã thắng. Thế hệ tiếp theo không phải lo lắng, nó kết thúc rồi. Vấn đề lớn nhất trong 25 năm qua là: con số đó tăng từ 25% lên 97%. Và đây đúng là một bức tranh khiến ta nhận ra loài người chịu trách nhiệm về sự sống trên trái đất; giống như các vị Thần linh đầy tham vọng trong thần thoại Hy Lạp, đùa giỡn với cuộc sống -- mà không sử dụng trí tuệ nhiều cho nó. Giờ thì đường cong thứ ba là về công nghệ thông tin. Đây là Luật của Moore, nói về mật độ thông tin, nhưng cũng có thể nó dùng để biểu diễn rất nhiều thứ khác về công nghệ thông tin - máy tính, cách sử dụng, mạng Internet, v.v Điều quan trọng là nó tiến thẳng lên đỉnh của đường cong, và không bị giới hạn. Giờ thử xem và so sánh những điều này. Đây là kích thước của trái đất đi qua đó - (Cười) -- có cùng kích cỡ. Để giải thích rõ hơn, tôi đặt cả bốn đường cong vào 1 biểu đồ. Không cần viết mô tả chi tiết trên này. Đường cong đầu tiên là con người với tự nhiên; chúng ta thắng, không còn tăng trưởng nào. Dân số loài người. Nếu tìm các ngành công nghiệp phát triển, giúp bảo vệ thiên nhiên thì đó không phải ý hay. Dân số loài người đang tăng lên, và sẽ còn tiếp tục . Các ngành nghề như hộ sản, trang trại, nhà cửa, v..v.. tất cả chúng đều đối xử với cơ thể người, đòi hỏi phải được ăn, vận chuyển, nhà cửa và vân vân. Và công nghệ thông tin, kết nối với bộ não, không giới hạn- bây giờ, đó là một tuyệt vời Bạn đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ? Nó sẽ đạt đến đỉnh cao Kích thước của trái đất. Bằng cách làm cho các tương thích với Trái Đất như một ngành công nghiệp tồi để tham gia vào Vì vậy, đó là giai đoạn trên tất cả các điều này. Tôi tìm thấy, có một vài lý do mà tôi không hiểu. tôi thật sự có một đích đến. Đích đến là thế giới sẽ được như mong muốn và bền vững khi lũ trẻ bằng tuổi tôi, tôi nghĩ về điều đó, nói cách khác thế hệ kế tiếp. Đó là đích đến chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau Tôi nghĩ là đích đến vô vọng Về mặt kỹ thuật, nó có thể đạt được về kinh tế, nó có thể đạt được, rồi đến chính trị, nó như những thói quen, những tổ chức của con người. Nó không khả thi. các thể chế của quá khứ với quán tính không thích hợp cho tương lai ngoài trừ việc họ ở đấy, Và chúng ta phải đối phó với họ Tôi dành khoảng 15% thời gian của mình cố gắng cứu lấy thế giới này, 85% khác như bình thường là bất cứ thứ gì chúng ta cống hiến cho bản thân mình Và 15%, mục đích chính là tập trung vào bộ óc con người, những kỹ năng suy nghĩ cách nào đó cố gắng tháo bỏ khỏi cái áo khoác thẳng ở trường Nó đang nhồi nhét những thông tin và giáo điều vào lũ trẻ cho chúng những điều họ nghĩ, hỏi những câu hỏi khó nhằn, tranh luận về những vấn đề nghiêm trọng. đừng tin vào những thứ trong sách, hãy nghĩ rộng hoặc sáng tạo hơn, Chúng có thể làm được. Hệ thống trường học rất thiếu sót và không hướng chúng đến những thứ quan trọng trong cuộc sống hay sự tồn tại nền văn minh; họ khen thưởng để học rất nhiều thứ và dính vào chuyện ngớ ngẩn. Chúng ta không thể bỏ qua nó ngay, vì bây giờ chưa phải lúc nó là một vấn đề lớn. Một điều chắc chắn rằng, trong tương lai Đây là một vấn đề thiết yếu --- cần thiết, nhưng chưa đủ Chúng đang được làm nhiều hơn. Chúng ta đã làm được nhiều thứ hiệu quả, ít năng lượng hơn, vật liệu hơn. Ông bà tuyệt tuyệt vời của bạn có sức mạnh cơ bắp và chúng ta nghĩ rằng sức mạnh to lớn đó là cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Với tất cả công nghệ tuyệt vời này, chúng ta có thể làm nhiều thứ hiệu quả hơn nhiều như: bảo tồn, tái chế... Để tôi lướt nhanh qua những thứ mà chúng ta đã làm. Máy bay có người lái, Gossamer Condor theo như chỉ dẫn vào năm 1976 và 1977 đoạt giải Kremer trong lịch sử hàng không, tiếp là Albatross. Và chúng tôi đã bắt đầu tạo ra những máy bay đơn lẻ và nhiều sinh vật khác Đây là một bản sao bay khổng lồ của một con thằn lằn bay không có đuôi. Đang cố gắng bay thẳng, giống như bắn một mũi tên với những cái lông ở cuối. Đó là một công việc khó khăn, và nó tạo cho tôi sự tôn trọng đối với thiên nhiên Đây là đầy đủ kích cỡ của các phát minh ban đầu. Đã làm trên đất, trong không khí, nước, với nhiều loại phương tiện khác nhau, thường là vài thiết bị điện tử hoặc là hay hệ thống điện. Tôi thấy họ giống nhau, đất đai, không khí hay nguồn nước Ở đây tôi sẽ tập trung vào không khí. Đây là một máy bay sử dụng năng lượng mặt trời bay 165 dặm mang theo một người, đi từ Pháp đến Anh như một biểu tượng năng lượng mặt trời sẽ là một phần quan trọng trong tương lai. Ta làm xe năng lượng mặt trời General Motors - the Sunracer -- đã chiến thắng giải đua ở Úc. Có rất nhiều người nghĩ về ô tô điện, cái có thể làm với nó. Vài năm trước, khi chúng tôi gợi ý cho GM giờ là lúc có thể tạo ra "ảnh hưởng", họ đã tài trợ, và đây là ảnh hưởng đã phát triển với họ trong chương trình.Đây là một bản mẫu. Và họ đang dành nỗ lực to lớn cho việc biến nó thành sản phẩm thương mại Với phần mở đầu như vậy, hãy cùng xem 2 phút đầu tiên của đoạn video cho thấy một máy bay giám sát nhỏ đang di chuyển tới gần máy bay khổng lồ Người kể chuyện: Một chiếc máy bay nhỏ, đầu dò AV phục vụ cho việc giám sát - có hiệu lực, một cặp kính. Một ví dụ vượt trội với trường hợp thu nhỏ có thể dẫn nếu người điều khiển là từ xa bằng xe. Thuận tiện mang theo, lắp ráp và có thể khởi động bằng tay. Hoạt động bằng pin, yên tĩnh và ít bị chú ý. Nó gửi hình ảnh video có độ phân giải cao lại cho nhà điều hành. Với GPS trên máy bay, nó có thể tự điều hướng. và nó được trang bị đủ để tự hạ cánh mà không có thiệt hại nào. Chiếc phi cơ hiện đại có hiệu quả tuyệt vời Một số có thể trượt phẳng 60 feet với mỗi feet hạ xuống. Sức mạnh năng lượng Chúng có thể chiết xuất từ khí quyển bầu không khí được khuấy động bởi năng lượng mặt trời. Con người và những chú chim đang bay thấy thiên nhiên hào phóng trong việc cung cấp năng lượng đầy tràn. Những chiếc phi cơ đã bay lên cao hơn 1000 dặm, và độ cao kỷ lục là trên 50.000 feet. (Nhạc) Thách thức Năng lượng như một biểu tượng các tế bào quang điện có thể sản xuất năng lượng thật. một phần tương lai năng lượng thế giới . Năm 1981, khi đang bay ở độ cao 163 dặm ừ Paris sang Anh, chỉ dựa vào sức mạnh của ánh sáng mặt trời, và tạo nên một cơ sở cho Pathfinder. (Nhạc) Tin nhắn từ tất cả các phương tiện rằng ý tưởng và công nghệ có thể khai thác để tạo ra lợi nhuận đáng kể trong việc làm được nhiều hơn với ít thứ hơn. lợi ích có thể giúp chúng ta đạt được cân bằng mong muốn giữa công nghệ và tự nhiên. Nguy cơ cao là khi chúng ta tăng tốc tới tương lai thách thức. Buckminster Fuller nói rất rõ ràng: "Không có hành khách nào trên con tàu không gian Trái Đất, chỉ có phi hành đoàn. Chúng tôi, phi hành đoàn có thể và phải làm nhiều việc với ít thứ --rất ít." Paul MacCready:Nếu có video thứ 2 một phút, đặt nó vào nhanh nhất bạn có thể. Nó sẽ cho thấy máy bay Pathfinder trong vài chuyến bay năm ngoái ở Hawaii và sẽ cho chúng ta thấy một chuỗi vài thứ tuyệt đẹp phía sau nó sau khi đạt độ cao 71,530 fit cao hơn bất kì máy bay cánh quạt nào đã từng bay Thật ngạc nhiên: chút năng lượng mặt trời với một máy bay siêu nhẹ là bạn có thể cho nó bay lên cao. Nó là một phần của một chương trình dài hạn do Nasa tài trợ Chúng ta đang làm việc rất chặt chẽ với những thứ mà cả nhóm đang cố gắng và kết quả tuyệt vời giống như chuyến bay này. Chúng tôi đang làm trên máy bay lớn hơn,200 feet quạt và cỡ trung bình, có nhiên liệu tái sinh, có thể lưu trữ năng lượng thừa trong ngày, tái sử dụng ban đêm, duy trì độ cao 65,000 feet trong nhiều tháng. (Nhạc) Ray Morgan sẽ phát biểu tiếp theo. Đây, trưởng quản lý dự án. Thứ họ làm Chắc chắn là một nỗ lực của đội. Anh ta điều hành chương trình này. Đây là ... anh ấy đã cho xem tại buổi lễ kỷ niệm cuối cùng Ray Morgan: vừa hết 7 tháng triển khai ở Hawai Với những người trên đất liền, thật khó khăn khi phải xa nhà. Sự giúp đỡ thân thiện, triều mến, hiếu khách của những người dân Hawai và những người lãnh đạo quân đội. (Nhạc) Đây là sự khởi đầu mang đến trải nghiệm thú vị và khó quên PM: Chúng tôi có thiết bị quét IR thời gian thực kết nối mạng Internet khi máy bay đang bay và nó khám phá ra không ô nhiễm ở tầng bình lưu. Đó chính là mục đích của nó: Tầng bình lưu, chiếc lớp phủ kiểm soát bức xạ của Trái Đất và cho phép sự sống trên Trái Đất là thành công nó mang lại. Việc nó thăm dò là rất quan trọng, đồng thời, chúng tôi xem nó như một loại tĩnh vệ tinh vì nó có thể duy trì suốt ở phía trên trong nhiều tháng Gần hơn so với vệ tinh đồng bộ GFC 2000 lần Chúng tôi không thể mang chúng tới bay và cho các bạn thấy được. Nhưng giờ hãy nhìn vào một cái kết khác. Trong đoạn video, bạn đã thấy loại Pointer 8-9 pound, một máy bay giám sát không người lái mà Keenan đã phát triển và vừa hoàn thành xong một phần đáng kể công việc Nơi có vài servo, họ bắt đầu làm, 18-25g trọng lượng của anh ấy bằng 1/3g và điều mà anh ta sẽ làm là mang nó ra khỏi đây là một phương tiện giám sát tự động nặng khoảng 2 ounce Nó có gắn máy quay, pin để hoạt động, nhận tín hiệu từ xa và còn nữa... Chúng tôi sẽ cho nó bay, chúng tôi hy vọng nó sẽ thành công giống như tối qua khi chúng tôi thử luyện tập Matt Keenan, bất cứ lúc nào bạn thấy sẵn sàng-- chuẩn bị cho cô ấy bay thôi. Nhưng trước tiên, chúng ta phải chắc chắn rằng nó sẽ xuất hiện trên màn hình và bạn có thể thấy cái nó thấy. Bạn có thể tưởng tượng mình là một con chuột hoặc bay trong nó, nhìn xuyên máy quay. Matt Keenan: Đã bật PM: Nhưng giờ chúng ta đang thử video. Nó đây rồi. MK: Cậu có thể bật đèn nhà lên được không? PM: yeah, bật đèn lên sẽ thấy dễ hơn và có thể lái tốt hơn MK: Được rồi, chúng ta sẽ thử làm vài vòng xung quanh và đưa nó trở lại xem sao. Đi thôi nào. (Vỗ tay) PM: Đoạn video đã thành công ngay lần đầu và tôi không biết tại sao-- Đây nó chạy rồi. Oh, nó chỉ dài 1 phút, nhưng tôi nghĩ bạn sẽ an toàn khi sẽ có nó cuối chuyến bay, có lẽ thế. Được rồi, Nếu va vào bạn, sẽ không đau. (cười) Ok (Vỗ tay) Cám ơn nhiều. Cám ơn (Vỗ tay) Nhưng giờ đây, như họ nói trong quảng cáo Chúng tôi có những thứ tốt hơn cho bạn, thứ chúng tôi đang làm máy bay với kích thước chỉ 6 inch - 15cm Và máy bay của Matt đã trên trang bìa của Popular Science tháng trước, cho thấy cái có thể dẫn đến. Và khoảng thời gian tới, thứ với kích thước này sẽ hỗ trợ GPS và một máy quay bên trong. Chúng ta đã có một trong số chúng bay 9 dặm trong không khí với tốc độ 35 dặm/giờ với chỉ rất ít pin bên trong. Nhưng có nhiều công nghệ Có một vài cột mốc cùng với những điểm chính đáng chú ý. Chiếc này không có video bên trong nhưng bạn có thể thấy những điều mà nó có thể làm Được rồi, sẵn sàng chứ? (Cười) MK: Xin lỗi Được rồi. (Vỗ tay) PM: Nếu bạn có thể vượt qua nó khi bạn đã hoàn tất. Vâng, tôi nghĩ - Tôi mất một chút định hướng; Tôi nhìn vào ánh sáng này. Nó đập vào tòa nhà. Và tòa nhà đã được xếp hạng thấp, thực sự. (Cười) Nhưng bạn đang bắt đầu để xem những gì có thể được thực hiện. Giờ làm dự án- thậm chí những thứ vỗ cánh kích thước loài bướm đêm hawk - hợp đồng của DARPA, làm việc với Caltech, UCLA. Nơi dẫn tất cả, tôi không biết. Thực tế không? Tôi không biết. Nhưng giống nghiên cứu cơ bản, khi bạn thực sự buộc phải làm những việc đó là cách vượt ra ngoài công nghệ hiện có, bạn có thể đến đó với công nghệ vi mô, công nghệ nano. Bạn có thể làm điều tuyệt vời khi nhận ra cái thiên nhiên đã làm tất cả. Khi bạn nhận những quy mô nhỏ, bạn nhận ra chúng ta có rất nhiều để học hỏi từ thiên nhiên - không phải với 747s - nhưng khi bạn xuống vương quốc thiên nhiên thiên nhiên có 200 triệu năm kinh nghiệm. Nó không bao giờ làm sai. Bởi vì nếu bạn phạm sai lầm, không để lại con cái. Không có gì trừ thành công từ thiên nhiên, cho bạn hay cho chim, và chúng ta đang học rất nhiều từ các chủ đề hấp dẫn. Cuối cùng, tôi muốn trở lại với bức tranh toàn cảnh Và tôi chỉ có hai trang trình chiếu cuối cùng để thử và đặt nó trong quan điểm. Đầu tiên tôi sẽ đọc. Cuối cùng, tôi đưa vào ba câu Và đã nó nói những gì tôi muốn. Trên hàng tỷ năm trên một lĩnh vực duy nhất, cơ hội đã được hoạ một lớp mỏng của cuộc sống - phức tạp, không thể xảy ra, tuyệt vời và mong manh. Đột nhiên, con người chúng ta - một loài mới đến, không còn phải chịu sự kiểm soát và cân bằng vốn có trong tự nhiên - đã phát triển về dân số, công nghệ và khôn ngoan đến vị trí quyền lực khủng khiếp. Bây giờ chúng ta sử dụng cọ. Và điều đó thật nghiêm trọng: chúng tôi không tươi sáng. Chúng ta thiếu kiến thức; chúng ta có công nghệ cao. Nó sẽ dẫn đầu ở đâu? Vâng, lấy cảm hứng từ các câu, tôi quyết định sử dụng cây cọ. Mỗi 25 năm tôi làm một bức tranh. Đây là một trong những - cố gắng thấy thế giới không có thứ lớn hơn. Sắp xếp một thời gian, rất phi tuyến tính, tỉ lệ tự nhiên Và bọ ba thuỳ và khủng long, và cuối cùng chúng ta đã thấy một số con người với những hang động ... Các loài chim đang bay, sau những con thằn lằn bay. Và rồi chúng ta tới nền văn minh trên chiếc TV nhỏ với một khẩu súng trên đó. Sau đó ùn tắc giao thông, và hệ thống điện, và một số dấu chấm cho kỹ thuật số. Nơi nó sẽ dẫn dắt - tôi không có ý tưởng. Và vì vậy tôi chỉ bỏ gián và robot tự nhiên ra khỏi đó, nhưng có thể điền vào bất cứ thứ gì bạn muốn. Đó không phải là dự báo. Đây là một cảnh báo, và chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về nó. Và thời gian khi điều này xảy ra không phải 100 năm hay 500 năm. Những điều đang xảy ra trong thập niên này, thập niên tới; đó là một thời gian rất ngắn chúng ta phải quyết định cái chúng ta sẽ làm. Và nếu chúng ta có thể có được thỏa thuận về nơi muốn thế giới trở thành mong muốn, bền vững khi con bạn đến tuổi bạn - Tôi nghĩ thực sự có thể đạt được nó. Bây giờ, tôi nói đây là cảnh báo, không phải là một dự báo. Đó là trước đây - Tôi đã vẽ nó trước khi chúng tôi bắt đầu tạo ra các phiên bản bằng robot của loài bướm đêm đại bàng và gián, và giờ tôi bắt đầu tự hỏi nghiêm túc - đó có phải là một dự báo hơn tôi muốn không? Cá nhân tôi nghĩ hình thức sống thông minh còn sống trên trái đất sẽ không dựa trên carbon; Nó sẽ được dựa trên silicon. Và thế là mọi thứ diễn ra như thế nào, tôi không biết. Một chút lấp lánh cuối cùng chúng ta sẽ đặt ở đây là một chiếc máy bay hoàn toàn không thực tế, là một thiết bị cánh vây cánh quạt nhỏ bé - dải cao su được cung cấp - chúng tôi sẽ cho bạn thấy. MK: 32 gram. Xin lỗi, một gram. PM: Đêm qua chúng tôi đã cho nó quá nhiều lượt và nó đã cố gắng để đánh vào mái nhà. Nó khoảng một gram. Ống có rỗng, khoảng giấy mỏng. Và nếu rơi vào bạn, tôi đảm bảo sẽ không làm tổn thương bạn. Nhưng nếu bạn nắm lấy nó hoặc giữ nó, bạn sẽ tiêu diệt nó. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng, chỉ hành động như một người gỗ Ấn Độ hoặc cái gì đó. Và khi rơi xuống - và chúng ta sẽ thấy nó diễn ra như thế nào. Chúng tôi coi đây là một loại tinh thần của TED. (Vỗ tay) Và bạn tự hỏi, có thực tế không? Và nó xảy ra nếu tôi không có- (cười) (Vỗ tay) Thật không may, chúng tôi có một số sự thay đổi ở bóng đèn. Chúng tôi có thể có thể thông thạo nó, nhưng có thể nó đi lên đến một số phận lớn hơn ở đó - (cười) - hơn bao giờ hết. Và tôi muốn làm - (Vỗ tay) chỉ -- (Vỗ tay) Nhưng tôi chỉ muốn làm được hai điểm. Một là, bạn nghĩ nó phù phiếm; không có gì cho nó. Và nếu tôi đã không được làm ornithopters như thế, một chút khốn khổ, vào năm 1939 - một thời gian dài, dài trước đây - sẽ không có được một Gossamer Condor, Sẽ không có Albatross, Solar Challenger, không có chiếc xe Impact, không có nhiệm vụ với các loại xe không phát thải ở California. Rất nhiều thứ - hoặc tương tự - sẽ xảy ra, có lẽ một thập kỷ sau. Tôi đã không nhận ra vào thời điểm đó Tôi đã làm dựa trên yêu cầu, thực hành những điều với các đội, giống như họ đang cố gắng để có được trong hệ thống giáo dục. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, như một biểu tượng, nó rất quan trọng. Và tôi tin điều đó cũng rất quan trọng. Bạn có thể nghĩ về nó như một loại biểu tượng cho việc học tập và TED bằng cách nào đó làm bạn suy nghĩ về công nghệ và thiên nhiên, và đặt tất cả vào trong những thứ đó - làm nên hội nghị, tôi nghĩ, quan trọng hơn đó là diễn ra ở đất nước này trong thập kỷ này. Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) Nụ hôn đầu đời Môi nàng hòa cùng môi tôi như tuyết mùa hè, như mùa thứ năm, như vườn Địa Đàng, như vườn Địa Đàng khi Eve hoá Chúa, lẩy bẩy với chuyển động mượt mà của hông - và nụ hôn của nàng gây đau đớn đến thế-- Ý tôi là, như thể nàng hoà mồ hôi của thiên thần với vị hương của quýt, tôi thề, miệng tôi sẽ mãi câm lặng với bí mật này, miệng tôi như ngõ cụt được thắp sáng bởi răng - tim tôi, như cánh cửa đóng sập trong bóng tối, nhưng môi nàng lại lướt chậm như chiếc Cadillac màu xanh chứa đầy rượu canari, và do một chú toucan cầm lái - tôi thề đôi môi ấy uyển chuyển khi chúng tôi hôn, hoang dại và chuẩn xác - như thể nàng đang dạy một chú cá ngựa tập nói - làn môi nàng rất cẩn thận, cuốn lấy những câu từ thoát ra từ miệng tôi cho đến khi não tôi như đàn dương cầm vang lên những thanh âm vang vọng- như thể, tôi thề, rằng lưỡi nàng hệt như mặt trăng thứ bảy của sao Thổ -- nóng bỏng như thế, vừa nóng vừa lạnh, rồi xoay đảo, biến tôi thành một hành tinh vui tươi -- mặt trời kề bên, màn đêm buông xuống, bàn tay nàng chầm chậm thổi lửa bùng cháy. Nụ hôn của nàng, tôi thề - nếu Mẹ Vĩ đại mở toang vầng trăng như món quà và bạn ở đó để cảm nhận ánh trăng soi bóng xuống cổ tay. Là cảm giác đó, nhưng còn ngọt ngào hơn -- như đoàn mục sư chân gỗ trên cà kheo, nảy lên xuống, không ngã mà cứ thế nảy mãi như thế, cư xử không đúng mực nhưng lại rất linh thiêng - tôi thề! Nụ hôn ấy: hai đôi môi say đắm cống hiến cho thế giới như Sứ đoàn Hòa bình, như cửa hàng miễn phí, mãi và luôn luôn miễn phí, như thành phố mới - không khóa trái, không tường thành -- như thế đó, tôi thề chính là như thế đó. Bạn đang nâng tạ. Lần đầu có vẻ dễ dàng, nhưng càng về sau càng tốn sức, rồi bạn không thể nâng nổi nữa. Bên trong cánh tay bạn, các cơ chịu trách nhiệm cho việc nâng tạ không còn có thể co lại. Vì sao cơ bắp mệt mỏi? Ta thường đổ lỗi cho axit lactic hay thiếu năng lượng, nhưng đó chưa phải là toàn bộ nguyên nhân gây mỏi cơ. Còn một yếu tố quan trọng khác: khả năng phản ứng của cơ với các tín hiệu thần kinh. Để hiểu tường tận nguyên nhân gây mỏi cơ, cần hiểu cách cơ bắp co lại khi phản hồi các tín hiệu thần kinh. Trong tích tắc, các tín hiệu được truyền từ não đến cơ qua các tế bào dài, mỏng gọi là tế bào thần kinh vận động. Có một khoảng nhỏ giữa tế bào thần kinh vận động và tế bào cơ, và sự trao đổi ion trên vùng này khiến cơ có thể co lại. Ở một đầu, tế bào thần kinh vận động chứa chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Đầu còn lại, các hạt mang điện hoặc ion xếp dọc theo màng tế bào cơ: kali bên trong màng, và natri ở ngoài. Đáp lại tín hiệu từ não, tế bào thần kinh vận động giải phóng acetylcholine, kích hoạt các lỗ nhỏ trên màng tế bào mở ra. Natri đi vào và kali đi ra. Dòng hạt tích điện này rất quan trọng đối với sự co cơ: sự thay đổi điện tích tạo ra tín hiệu điện gọi là điện thế hoạt động lan truyền khắp tế bào cơ, kích thích làm giải phóng canxi lưu trữ trong tế bào. Dòng canxi này là nguyên nhân khiến cơ bắp co lại do protein trong sợi cơ gắn chặt và xoắn lại với nhau, kéo cơ co lại. Năng lượng của sự co cơ đến từ một phân tử tên là ATP. ATP cũng giúp đưa ion trở lại qua màng sau mỗi lần co cơ, thiết lập lại cân bằng kali và natri hai bên màng. Quá trình này lặp lại mỗi lần co cơ. Mỗi khi cơ co, năng lượng dưới dạng ATP được dùng hết, sinh ra axit lactic, ion bị tách ra khỏi màng tế bào, lượng ion còn lại ngày càng ít đi. Dù co cơ sử dụng ATP, nhưng chúng luôn được tạo ra thêm, nên thường thì, ngay cả khi cơ bắp rất mệt mỏi năng lượng này vẫn không được sử dụng hết. Dù có nhiều chất thải có tính axit, độ pH của cơ vẫn trong ngưỡng bình thường, cho thấy mô có khả năng loại bỏ các chất thải này. Cuối cùng, sự co cơ liên tục làm giảm nồng độ ion kali, natri hoặc canxi hiện có trong màng tế bào để khôi phục toàn bộ hệ thống về trạng thái ban đầu. Vì vậy, ngay cả khi não gửi tín hiệu, tế bào cũng không có khả năng tạo ra hoạt động cần thiết để co cơ. Dù bị cạn kiệt quanh tế bào cơ, các ion như natri, kali hoặc canxi vẫn còn rất nhiều trong cơ thể. Chỉ trong thời gian ngắn, chúng sẽ di chuyển về lại các khu vực cần thiết, đôi khi với sự giúp đỡ của hoạt động bơm Natri-Kali. Vì vậy, khi bạn dừng lại và nghỉ ngơi, các ion được bù đắp, sự mỏi cơ sẽ giảm dần. Càng tập thể dục thường xuyên, cơ càng lâu mệt mỏi. Vì khi bạn càng mạnh, càng cần ít lần truyền tín hiệu thần kinh từ não để thực hiện sự co cơ cần thiết để nâng một trọng lượng nhất định. Ít lần truyền tín hiệu tương đương với việc ion lâu bị suy giảm hơn, vì vậy, khi thể lực tăng, cùng một cường độ, thời gian tập có thể tăng lên. Nhiều cơ bắp phát triển khi tập thể dục, cơ bắp càng lớn hơn, càng dự trữ được nhiều ATP, làm tăng khả năng loại bỏ chất thải, và làm chậm quá trình mỏi cơ. Vào những năm 1600, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thuê hàng trăm chiếc tàu để buôn bán vàng, gốm sứ, gia vị, và lụa đi khắp thế giới. Nhưng chi phí vận hành hệ thống đồ sộ này không nhỏ. Để có tiền cho những chuyến đi đắt đỏ, công ty kêu gọi quần chúng, các cá nhân đầu tư tiền cho chuyến hành trình đổi lại, họ sẽ được chia một phần lợi nhuận. Nhờ vậy, công ty có thể chi trả cho những chuyến hành trình lớn hơn, gia tăng lợi nhuận cho cả công ty và những nhà đầu tư nhanh nhạy. Cùng với việc bán các cổ phiếu này ở tiệm cà phê, bến cảng khắp lục địa, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã vô tình tạo ra thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Từ đó, các công ty lấy vốn của các nhà đầu tư dùng cho các hoạt động kinh doanh. Ngày nay, có nhiều trường lớp, nghề nghiệp, và cả kênh truyền hình dành riêng cho thị trường chứng khoán. Nhưng thị trường chứng khoán hiện đại phức tạp hơn nhiều so với nguyên bản. Vậy làm thế nào công ty và nhà đầu tư sử dụng thị trường ngày nay? Hãy tưởng tượng một công ty cà phê mới muốn gia nhập thị trường chứng khoán. Đầu tiên, công ty sẽ tự mời chào các nhà đầu tư lớn. Nếu đánh giá công ty này có tiềm năng, họ sẽ là những người đầu tư đầu tiên, và giúp công ty phát hành lần đầu ra công chúng (IPO). Điều này chính thức đưa công ty lên sàn chứng khoán, nơi bất kì công ty hoặc cá nhân nào tin vào việc kinh doanh này sẽ sinh lãi có thể mua cổ phiếu. Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ sở hữu một phần công ty. Sự đầu tư của họ giúp công ty phát triển, khi công ty càng lớn mạnh, càng nhiều người sẽ thấy được tiềm năng và bắt đầu mua cổ phiếu. Khi nhu cầu mua các cổ phiếu này tăng, giá cũng tăng theo, các nhà đầu tư sẽ tốn nhiều tiền hơn, giá cổ phiếu công ty trong tay những người đã sở hữu cũng tăng lên. Đối với công ty, nhu cầu mua cổ phiếu tăng tạo nguồn vốn cho các dự án mới, và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường chung, bằng cách chỉ ra có bao nhiêu người sẵn sàng đầu tư vào công ty họ. Tuy nhiên, vì vài lý do, nếu lợi nhuận của công ty bắt đầu giảm, tình huống ngược lại có thể xảy ra. Nếu những nhà đầu tư nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ giảm, họ sẽ bán cổ phiếu với hy vọng thu lại lợi nhuận trước khi công ty mất giá nhiều hơn. Khi cổ phiếu được bán ra nhưng lượng cầu giảm, giá cổ phiếu sẽ giảm, cùng với vị thế của công ty trên thị trường. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng, trừ khi công ty bắt đầu sinh lời trở lại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân cung cầu. Công ty luôn bị thị trường tác động như giá nguyên vật liệu lên xuống, thay đổi công nghệ sản xuất, hay chi phí thuê nhân công thay đổi. Nhà đầu tư có thể lo lắng về sự thay đổi trong ban lãnh đạo, danh tiếng xấu, hay những yếu tố lớn hơn như chính sách thương mại và luật mới. Và dĩ nhiên, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bán cổ phiếu có giá vì sở thích cá nhân. Các biến số này tạo nên sự huyên náo thường nhật trên thị trường chứng khoán, có thể thổi phồng hoặc hạ thấp giá trị thật của công ty. Và trên thị trường chứng khoán, việc trông có vẻ như sụt giá sẽ dẫn đến đánh mất nhà đầu tư, và rồi mất luôn cả giá trị thực tế. Niềm tin của con người vào thị trường chứng khoán có thể thúc đẩy mọi thứ từ bùng nổ kinh tế đến khủng hoảng tài chính. Và biến số khó đoán này là lý do hầu hết các chuyên gia khuyến khích đầu tư ổn định dài hạn hơn là cố kiếm tiền thật nhanh. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn luôn xây dựng các công cụ nỗ lực tăng cơ hội thành công trên hệ thống khó đoán này. Nhưng thị trường chứng khoán không chỉ dành cho người giàu có và quyền lực. Với sự phát triển của Internet, mỗi ngày, các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu nhiều tương đương các nhà đầu tư lớn. Và khi càng nhiều người hiểu về hệ thống phức tạp này họ cũng có thể mua bán cổ phiếu, giúp các doanh nghiệp mà họ tin tưởng và theo đuổi những mục tiêu tài chính của mình. Bước đầu tiên là đầu tư. Sẽ thế nào khi có một vấn đề hiển hiện ngay trước mắt? Thứ mà mọi người bàn tán, thứ trực tiếp ảnh hưởng đến bạn. Liệu bạn có làm mọi điều trong khả năng để giải quyết trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn? Đừng quá chắc chắn. Tất cả chúng ta đều có xu hướng bỏ lỡ những gì trước mắt. Sự thật là, đôi lúc, ta hoàn toàn quay lưng lại với mọi thứ vì áp lực mà chúng gây ra cho ta trong kinh doanh, cuộc sống và thế giới. Tôi muốn đưa ra một ví dụ từ lĩnh vực của mình: chính sách kinh tế. Alan Greenspan, người đứng đầu Cục dự trữ liên bang, công việc của ông là tìm ra vấn đề của nền kinh tế Mỹ để đảm bảo rằng nền kinh tế không vượt khỏi tầm kiểm soát. Sau năm 2006, khi giá thị trường chứng khoán đạt đỉnh, càng có nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức có uy tín bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro cho vay và những bong bóng thị trường nguy hiểm. Như bạn đã biết, năm 2008, tất cả đều đã sụp đổ. Ngân hàng sụp đổ, thị trường chứng khoán toàn cầu mất gần một nửa giá trị. Hàng triệu và hàng triệu người bị tịch thu nhà cửa. Và tệ nhất, cứ gần trong mười người Mỹ, lại có một người mất việc. Sau khi mọi thứ tạm lắng xuống, Greenspan và nhiều người khác bắt đầu mổ xẻ: "Không ai có thể lường trước được cuộc khủng hoảng". Họ gọi đó là " Thiên nga đen". Thứ gì đó không thể tưởng tượng, không thể dự đoán và hoàn toàn không thể. Một bất ngờ không lường nhưng không hẳn là vậy. Ví dụ, căn nhà ở Manhattan của tôi tăng gần gấp đôi giá trị trong vòng chưa đầy bốn năm. Tôi thấy những dấu hiệu đáng ngờ và đã bán nó đi. (Cười) (Vỗ tay) Nhiều người khác cũng thấy những cảnh báo, lên tiếng và đã bị phớt lờ. Ta không biết chính xác cuộc khủng hoảng sẽ thế nào, không có các thông số chính xác. Nhưng chúng ta có thể nói rằng những điều xảy đến là mối nguy rõ ràng và có thể dự đoán được, như một con tê giác xám khổng lồ lao đến ta. "Thiên nga đen" chỉ phù hợp với suy nghĩ rằng ta không thể định đoạt tương lai. Và không may, càng cho rằng mình ít có khả năng định đoạt, càng nhiều khả năng chúng ta hạ thấp hoặc hoàn toàn bỏ qua nó. Và cơ chế này ẩn giấu một mối nguy khác. Hầu hết những vấn đề mà ta đang đối mặt là chắc chắn và rõ ràng. Đó là những thứ ta có thể nhìn thấy nhưng vẫn không làm gì. Vì vậy, tôi dùng phép ẩn dụ "tê giác xám" vì cảm thấy đó là cấp thiết. Để giúp ta có một cái nhìn mới mẻ nhưng cũng phấn khích không kém "thiên nga đen", nhưng lần này, dành cho những thứ rất rõ ràng, rất có thể xảy ra, nhưng vẫn bị cho vào lãng quên. Đó là những con "tê giác xám". Khi bắt đầu tìm kiếm "tê giác xám", bạn sẽ thấy chúng trong các tít báo mỗi ngày. Cái mà tôi thấy trong các tít báo là một con "tê giác xám" lớn khác, một cuộc khủng hoảng tài chính có khả năng rất lớn sẽ xảy ra. Và tôi tự hỏi liệu ta đã học được điều gì trong 10 năm qua. Nếu nghe Washington hoặc Wall Street, bạn có thể được tha thứ vì nghĩ rằng chỉ có thuận buồm mới xuôi gió. Nhưng ở Trung Quốc, nơi tôi đã dành rất nhiều thời gian, câu chuyện hoàn toàn khác. Toàn bộ đội ngũ kinh tế, tìm đến Tập Cận Bình , nói rất cụ thể và rõ ràng về rủi ro tài chính như "tê giác xám" và cách để chế ngự nó. Chắc chắn hệ thống chính phủ ở Trung Quốc và Mỹ rất, rất khác nhau, ảnh hưởng đến những điều có thể và không thể làm. Và nhiều nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề kinh tế cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng rõ ràng cả hai nước đều có vấn đề với nợ công, bất bình đẳng và năng suất kinh tế. Vậy tại sao mọi chuyện lại khác nhau đến vậy? Câu hỏi này được đạt ra không chỉ ở phương diện quốc gia mà còn cho tất cả mọi người. Có những công ty ô tô đặt sự an toàn lên hàng đầu trong khi những hãng khác không bận tâm đến việc thu hồi những chiếc xe tồi cho đến khi xảy ra tai nạn. Có những người già chuẩn bị mọi thứ cho điều không tránh khỏi - viết lời tạm biệt, lên thực đơn cho bữa trưa tang lễ. (Cười) Ông bà tôi là những người như vậy. (Cười) Mọi thứ ngoại trừ ngày mất được khắc trên bia mộ. Cũng có những ông bà không thu vén những việc cuối cùng , không bỏ đi những thứ mà họ đã tích trữ hàng thập kỉ và để lại cho con cháu giải quyết. Điều gì làm nên khác biệt giữa hai trường phái này? Tại sao có người nhìn thấy mọi thứ và đương đầu với chúng và người khác lại đơn thuần ngoảnh mặt? Điều đầu tiên phải kể đến là văn hóa, xã hội và những người xung quanh. Nếu nghĩ rằng người xung quanh sẽ giúp đỡ khi bạn sa cơ, bạn có xu hướng xem nhẹ mối nguy hơn. Điều đó cho phép ta nắm bắt cả cơ hội tốt lẫn xấu. Ví dụ như việc mạo hiểm chỉ trích khi nói về một mối nguy mà không ai muốn đề cập tới hoặc nắm lấy những cơ hội hơi đáng sợ như "tê giác xám". Mỹ có nền văn hóa rất cá nhân: hãy đi một mình Nghịch lý thay, điều này khiến nhiều người Mỹ ít cởi mở hơn với việc thay đổi và chấp nhận rủi ro. Trung Quốc thì ngược lại, người dân tin rằng chính phủ đang ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra, không phải lúc nào cũng đúng nhưng mọi người tin là thế. Họ tin rằng có thể dựa vào gia đình mình khiến họ dễ gặp một số rủi ro nhất định. Như việc mua nhà đất ở Bắc Kinh, hay như việc cởi mở hơn về sự thật rằng cần phải đổi hướng. Thực tế, những bước thay đổi ở Trung Quốc là đáng kinh ngạc. Thứ hai , bạn biết bao nhiêu về một tình huống và sẵn sàng học hỏi bao nhiêu? Bạn có sẵn lòng nhìn thấy những thứ mình không muốn? Nhiều người trong số chúng ta ít khi để ý đến những thứ mà mình không muốn. Chúng ta không thích. Chúng ta chỉ thấy những gì ta muốn thấy, thích và đồng thuận. Nhưng chúng ta có cơ hội và khả năng sửa chữa những điểm mù này. Tôi đã dành thời gian nói chuyện với nhiều loại người về những con "tê giác xám" trong cuộc đời và thái độ của họ. Và bạn có thể nghĩ rằng những người sợ hay nhạy cảm hơn với rủi ro, là những người ít cởi mở hơn với việc thay đổi. Nhưng điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng. Tôi nhận thấy những người sẵn sàng nhận ra vấn đề xung quanh và lên kế hoạch là những người có khả năng chịu đựng nhiều rủi ro hơn, những rủi ro tốt và đương đầu với những rủi ro xấu. Đó là vì việc tìm kiếm thông tin, tiếp thêm cho ta sức mạnh làm điều mình sợ hãi, dẫn đến điều thứ ba. Bạn cảm thấy mình có thể kiểm soát được bao nhiêu con "tê giác xám" trong đời? Một trong những lí do ta không hành động đó là ta cảm thấy bất lực. Biến đổi khí hậu, có vẻ quá lớn lao mà không một cá nhân nào có thể tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, một số người đơn giản là phớt lờ nó. Người khác thì đổ lỗi cho mọi người trừ chính bản thân mình. Như một người bạn đã nói rằng sẽ không bao giờ từ bỏ con SUV cho đến khi họ dừng xây nhà máy than ở Trung Quốc. Nhưng chúng ta thực sự có cơ hội để thay đổi. Không có hai người giống hệt nhau. Mỗi người trong chúng ta đều có cơ hội thay đổi thái độ của chính mình và những người xung quanh. Vì vậy hôm nay, tôi muốn mời gọi tất cả các bạn cùng tôi khơi dậy những cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với những người xung quanh về những con "tê giác xám" trong thế giới này, và thành thật một cách phũ phàng về cách để đối mặt với chúng. Tôi từng nghe rất nhiều lần ở Mỹ: "Chà ,tất nhiên nên giải quyết những vấn đề hiển hiện, nhưng nếu không thấy gì trước mắt, thì bạn hoặc ngờ nghệch hoặc là hững hờ". Đó là những gì họ nói, và tôi không hoàn toàn đồng ý. Nếu không thấy gì trước mắt thì bạn không ngốc nghếch cũng chẳng hững hờ, bạn là con người. Việc nhận ra điểm chungi là sự dễ tổn thương đó cho ta sức mạnh mở mang tầm nhìn để thấy những gì trước mắt và hành động trước khi bị sa lầy. (Vỗ tay) Nhìn bề ngoài, Troy chính là kiểu người thế hệ Y mà các bài quan điểm hay mô tả. Cậu ta kiêu ngạo, luôn tự cho mình là trung tâm tự cho thông minh hơn người khen cậu. Chủ đề bàn luận ưa thích của cậu ta là các cô nàng, giày thể thao và xe hơi-- không có gì ngạc nhiên với một thiếu niên của vài năm trước. Nhưng thói quen hành xử của Troy -- chúng cho thấy những dấu hiệu của một người đang lo sợ, bế tắc, và không chắc chắn với tương lai. Thực tế Troy cũng sở hữu nhiều phẩm chất tích cực đặc trưng của thế hệ này. Tinh thần kinh doanh, tính cách độc lập, và biết chăm lo cho cha mẹ. Cậu ấy tin vào làm việc chăm chỉ và đã thử sức ở cả các hoạt động kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, nhưng cậu ấy chưa gặp may và vẫn đang cố gắng tìm ra hướng đi vẫn loay hoay giữa hai thế giới. Vài năm trước khi tôi gặp Troy, cậu ta được thuê làm golf caddy ở một câu lạc bộ địa phương, chuyên xách túi cho các quý ông, quý bà giàu có những người thường chẳng để tâm tới sự tồn tại của cậu ta. Trước đó, cậu ta từng bán giày thể thao trên Facebook. Cậu ta thậm chí đã thử bán kẹo và nước, nhưng vẫn không có đủ tiền để giúp đỡ bố mẹ, hay đủ để mua một chiếc xe hơi. Troy chứng kiến người mẹ nhập cư tới từ Jamaica của cậu vất vả thế nào và bà ấy thu lại được ít ỏi ra sao, và cậu ấy đã thề-- Cậu ấy thề phải đi một con đường khác. Cuối cùng cậu ấy chọn bán ma túy. Sau đó cậu ấy bị bắt, và hiện giờ, cậu ấy đang cố gắng tìm ra hướng đi tiếp theo. Ở một đất nước mà đồng tiền đồng nghĩa với quyền lực, thì các chàng trai, cô gái trẻ cho rằng việc kiếm tiền nhanh, trong chốc lại đang kiểm soát cuộc sống của họ. dù cậu ta nói rằng mình làm thế chủ yếu vì cuộc sống ổn định. "Tôi muốn 1 cuộc sống tốt đẹp hơn", cậu ấy nói "Tôi đã tham lam và cũng đã bị tóm." Một điều đáng ngạc nhiên ở Troy là cậu ấy vẫn giữ niềm tin vào Giấc mơ Mỹ. Cậu ấy vẫn tin nếu làm việc chăm chỉ, dù cho bị bắt, cậu ấy vẫn có thể tiến lên. Đến giờ, tôi không biết liệu giấc mơ của cậu ấy đã thành sự thật. Cậu ấy rút khỏi chương trình dành cho những người trẻ khó khăn mà cậu từng tham gia và bị phớt lờ, nhưng hôm đó khi chúng tôi trò chuyện tôi đã có thể chia sẻ nhiều hơn bao giờ hết. Troy hạnh phúc khi có ai đó lắng nghe những ước mơ của cậu và hỏi cậu về tương lai. Tôi nghĩ đến Troy và tính cách lạc quan của cậu ấy mỗi khi nhìn lại thực tế mà thế hệ millennial da đen phải đối mặt khi họ nhận ra những ước mơ của mình. Tôi nghĩ đến tất cả thách thức mà những người millennial da đen phải cố bám trụ ở một thế giới luôn hứa hẹn họ có thể trở thành bất cứ thứ gì họ muốn chỉ cần họ chăm chỉ nhưng thật ra chưa từng ngồi lại để lắng nghe những ước mơ hay câu chuyện về những khó khăn của họ. Chúng ta thật sự cần phải lắng nghe thế hệ này nếu chúng ta hi vọng vào một xã hội phía trước lành mạnh và văn minh, bởi những millennial da màu, họ đóng góp một phần công bằng vào dân số Hoa Kỳ và cả thế giới Giờ đây khi bàn về millennial, những người thường bị gán mác thích hưởng thụ, lười biếng, học cao quá mức, thiếu chính kiến và yêu bản thân thái quá, các cuộc hội thoại thường chỉ xoay quanh bánh mì nướng bơ những cốc latte đắt đỏ hay công việc rực rỡ ở nước ngoài có lẽ các bạn đều từng nghe được những điều này Nhưng thế hệ millennial không giống nhau. Nữ diễn viên Lena Dunham có thể là đại diện truyền thông cho thế hệ này, nhưng Troy và những tiếng nói khác như cậu ấy cũng là những phần của câu chuyện. Trên thực tế, millennial là nhóm người trưởng thành đông đảo và đa dạng nhất trên đất nước này. 44 phần trăm trong toàn bộ millenial của nước Mỹ là da màu, nhưng chúng ta thường không biết đến điều này. Chắc chắn rằng có những điểm tương đồng trong nhóm dân số sinh ra trong khoảng từ 1981 đến 1996. Có lẽ nhiều người trong chúng ta yêu bánh mì nướng bơ và latte -- Tôi cũng vậy, đúng không nào? Nhưng cũng có những sự khác biệt tuyệt đối thường là giữa millennial da màu với da trắng. Thực tế, sự khác biệt quá thường xuyên, cảm tưởng chúng ta gần như đang sống ở những thế giới khác nhau. Những millennial da đen, nhóm người mà gần đây tôi đã nghiên cứu để viết một cuốn sách, là ví dụ hoàn hảo cho điểm mù mà ta mắc phải khi nói về nhóm này. Ví dụ, chúng tôi có tỷ lệ sở hữu nhà thấp hơn, nhưng lại có khoản vay sinh viên cao hơn, chúng tôi lấy nhiều thẻ ID hơn ở các khu đăng kí cử tri, chúng tôi có số phạm nhân ở mức cao hơn... chúng tôi kiếm được ít tiền hơn, chúng tôi có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn -- ngay cả khi được học đại học, -- và chúng tôi có tỷ lệ kết hôn thấp hơn. Và sự thật, đây mới chỉ là khởi đầu. Rõ ràng không vấn đề nào trong số này là mới mẻ, phải không? Hàng thế kỉ qua những thanh niên da đen ở Mỹ đã và đang chiến đấu, chiến đấu thật sự nỗ lực để kể những câu chuyện của mình. Sau Nội Chiến những năm 1800 Công cuộc tái thiết đã thất bại trong việc duy trì bình đẳng được kì vọng khi chế độ nô lệ chấm dứt, nên những người trẻ đã chuyển đến miền Bắc và miền Tây để thoát khỏi các chính sách bất công của Jim Crow. Sau đó, khi phân chia chủng tộc hoành hành khắp đất nước, thanh niên da đen cùng lãnh đạo các chiến dịch dân quyền trong những năm 1950 và 1960. Thời gian sau, một số người nắm sức mạnh đen và gia nhập đảng Black Panther rồi đến thế hệ kế cận, họ chuyển sang hip-hop với hi vọng tiếng nói được lắng nghe. Và rồi đến Barack Obama, tiếp tục kì vọng, ông sẽ mang lại thay đổi Và khi tất cả thất bại, khi chúng tôi nhận ra mình vẫn bị đối xử tàn bạo, chúng tôi phải cho cả thế giới biết những vấn đề trong cuộc sống của mình. Giờ đây, khi công nghệ cho phép những video về nỗi đau và khó khăn của chúng tôi được phát đi trên toàn thế giới, chúng tôi tự hỏi, rồi điều gì tiếp theo? Đất nước này đang cảm nhận sự phân chia rõ hơn bao giờ hết, chúng tôi vẫn bị yêu cầu kéo những chiếc quần chùng cao lên, cư xử đáng tôn trọng, ít nổi giận hơn, mỉm cười nhiều hơn và làm việc chăm chỉ hơn. Thậm chí thái độ millennial còn bị cho là quá trễ để cải thiện. Nghiên cứu của Washington Post vào năm 2015 về nhóm được cho là "đánh thức" này đã chỉ ra 31% millennial da trắng nghĩ người da đen lười biếng hơn da trắng, và 23% nói rằng họ không thông minh. Những điều này thật sự khiến tôi ngạc nhiên và sững sờ. Và những phản hồi này không khác biệt nhiều so với các thế hệ trước đây, và nó cho thấy thật không may, thế hệ ngày nay đang lặp lại những định kiến y hệt và những khuôn mẫu của quá khứ. Một nghiên cứu thực hiện bởi David Binder Research và MTV vào năm 2014 -- chỉ ra 84% thanh niên millennial được gia đình giáo dục rằng mọi người đều bình đẳng. Đây thực sự là một điều tuyệt vời, một bước tiến tích cực. Nhưng chỉ 37% trong số đó từng trò chuyện cùng gia đình về chủng tộc. Nên tôi có thể hiểu vì sao một số người lại cảm thấy băn khoăn. Chắc chắn có những người millennial da đen đang thành công. Bộ phim "Black Panther" của Marvel được đạo diễn bởi Ryan Coogler, 1 millennial da đen và công chiếu nhiều nơi, đã phá vỡ nhiều mức kỉ lục. Còn hàng loạt chương trình truyền hình của các nhà sáng tạo như Donald Glover Lena Waithe và Issa Rae. hay như Beyoncé, một nữ hoàng. Cô ấy thật hoàn hảo. Các tác giả trẻ da đen đang đạt thành tựu Serena Williams vẫn thống trị trên sân đấu quần vợt bất chấp tất cả sự ganh ghét, và có hàng loạt những nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội đứng ra tranh cử Tôi không muốn giết chết niềm hân hoan này của người da đen mà tôi cũng đang chìm đắm, nhưng tôi muốn chỉ ra rằng những chiến thắng này là quá ít ỏi và thưa thớt với một cộng đồng người đã ở đây được 400 năm. Thật khó chấp nhận, phải không? Và hầu hết mọi người vẫn không thật sự nhìn thấu toàn bộ bức tranh. Những câu chuyện của chúng tôi vẫn bị hiểu sai, thân thể chúng tôi vẫn bị lạm dụng, và còn những tiếng nói? Chúng vẫn bị làm thinh ở 1 thế giới vẫn còn quá ít sự quan tâm những khó khăn hàng ngày của chúng tôi. Nên câu chuyện của chúng tôi cần được kể theo thật nhiều cách qua thật nhiều người đề cập đến thật đa dạng các chủ đề, và chúng cần thật sự được lắng nghe. Và không chỉ ở đây, trên nước Mỹ này, đúng không? Nó phải tới được khắp thế giới Millennial chiếm tới 27% dân số thế giới. Tức vào khoảng 2 tỉ người. Và với các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Brazil, cùng với Hoa Kỳ, đang chiếm tới 50% trong toàn bộ millennial của thế giới, rõ ràng rằng những millennial da trắng, nam giới, dị tính luyến ái chỉ đang kể một nửa của câu chuyện. Nhiều người đang nỗ lực mở rộng bảng màu cho bức tranh. Họ đấu tranh để kể câu chuyện của mình và phá vỡ mọi khuôn mẫu về millennial. Đó là các sinh viên Nam Phi biểu tình yêu cầu phá bỏ bức tượng Cecil Rhodes, là Michaela Coel, cô gái đến từ Anh, luôn làm chúng ta cười, hay Uche Eze, người đang tạo dựng những góc nhìn về lối sống ở Nigeria. Nhưng tôi muốn làm rõ rằng -- Tôi muốn mọi người thấy thật rõ điều này rằng chỉ vì mọi thứ hiện tại bình đẳng hơn so với ở thế kỷ 20, không đồng nghĩa sự công bằng hoàn toàn. Không có nghĩa tất cả được trải nghiệm công bằng và chắc chắn không có nghĩa rằng một xã hội phi sắc tộc, - một khái niệm ta đã bàn đến quá nhiều - đang tiến gần hơn tới hiện thực. Tôi nghĩ đến Jolie, một người thuộc tầng lớp trung lưu và luôn làm mọi thứ "đúng cách" nhưng cô ấy không thể vào được ngôi trường mơ ước,đơn giản vì học phí quá cao. Hay Jalessa, cô ấy biết rằng không thể làm một nhân viên bình thường giống những đồng nghiệp da trắng của cô. Hay Trina, cô biết mọi người sẽ phán xét những chọn lựa gia đình phi truyền thống theo cách khác nếu cô là một phụ nữ da trắng. Hay diễn viên AB, người nhận thức được ở Holywood các vai diễn anh được giao thường khác biệt bởi màu da của anh. Và còn có Simon. Simon chắc chắn là một ví dụ về một người thành đạt. Anh ấy là CFO cho một công ti công nghệ ở San Francisco, anh ấy được nhận bằng của trường MIT và từng làm việc cho một vài công ti công nghệ nổi nhất thế giới. Nhưng khi tôi hỏi Simon rằng anh ấy đã đạt được Giấc mơ Mỹ chưa, anh ấy phải mất một lúc mới trả lời. Dù biết rằng bản thân đang có một cuộc sống vô cùng thoải mái, anh ấy đã thừa nhận nếu ở những hoàn cảnh khác, anh ấy có lẽ sẽ chọn một con đường khác. Simon rất yêu nhiếp ảnh, nhưng đó không bao giờ là phương án cho anh ấy. "Bố mẹ tôi không đời nào trợ cấp cho tôi để làm những công việc như vậy." Simon nói "Có lẽ đó là điều các con tôi có thể làm." Có những câu chuyện như thế -- những điều sâu sắc nhưng ít được biết đến -- giúp tiết lộ những câu chuyện độc đáo và thầm kín về millennial da đen giúp chỉ ra rằng những ước mơ khác nhau thế nào giữa các cộng đồng. Nên ta thật sự cần lắng nghe và thấu hiểu những câu chuyện của thế hệ này nhiều hơn bao giờ hết, khi thế hệ baby boomer và millennial đang dần được chú ý. Chúng ta có thể chia sẻ mọi điều mình muốn về kinh doanh dưa chua ở Brooklyn hay bánh mì nướng bơ, nhưng lại bỏ qua những câu chuyện của những millennial da đen, những người chiếm lượng lớn dân số. Điều này chỉ gia tăng sự chia tách. Những câu chuyện về millennial da đen, da nâu và tất cả millennial da màu rất cần được kể, và cũng cần được lắng nghe. Chúng ta sẽ cùng tạo ra một đất nước, một thế giới tươi đẹp hơn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Khi tôi mới đặt chân tới đất nước Zimbabwe tươi đẹp, thật khó mà nhận ra rằng 35% dân số nơi đây có HIV dương tính. Chỉ tới khi được mời thăm nhà người dân, tôi mới bắt đầu hiểu được mất mát mạng người từ đại dịch thế kỉ lớn lao tới mức nào. Một ví dụ, đây là Herbert và bà của em. Lần đầu tôi gặp em, em đang ngồi trong lòng bà. Em mồ côi, cả bố mẹ em đều đã qua đời vì AIDS, và bà chăm sóc em tới ngày em cũng ra đi vì AIDS. Em thích ngồi trong lòng bà vì em nói rằng nếu phải tự nằm trên giường thì đau đớn lắm. Khi bà em đứng dậy pha trà, bà đặt em ngồi vào lòng tôi, và cả cuộc đời mình tôi chưa bao giờ thấy em bé nào gầy yếu tới vậy. Trước khi đi, tôi hỏi cậu bé xem em có muốn tôi mang gì cho không. Tôi đã nghĩ em sẽ xin đồ chơi, hay que kẹo, và em xin tôi một đôi dép lê, vì em nói đôi bàn chân em lạnh cóng. Đây là Joyce -- lúc chụp ảnh này, cô 21 tuổi. Một người mẹ độc thân, HIV dương tính. Tôi chụp ảnh cô trước và sau ngày cô sinh em bé Issa xinh xắn. Tuần trước tôi đang đi bộ trên phố Lafayette ở Manhattan thì nhận được một cú điện thoại từ một người phụ nữ không quen biết, chị gọi để báo tin Joyce đã qua đời rồi khi tuổi đời mới 23. Mẹ của Joyce đang chăm sóc con gái cho em, cô bé, như rất nhiều đứa trẻ Zimbabwe khác, trở nên côi cút vì đại dịch thế kỉ. Đó chỉ là một vài câu chuyện. Nhưng trong mỗi bức ảnh, có những con người đã sống những cuộc đời trọn vẹn và những câu chuyện đáng được kể. Tất cả những bức ảnh này đều chụp ở Zimbabwe. Chris Anderson: Kirsten, bạn có thể dành một phút kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của chính bạn - làm thế nào mà bạn lại tới châu Phi - được không? Kirsten Ashburn: Mmm, ôi. CA: Chỉ -- KA: Thật ra thì hồi đó tôi đang làm việc, đang trợ giúp một nhiếp ảnh gia trong lĩnh vực thời trang. Và tôi vẫn đều đặn đọc báo New York Times, và bàng hoàng khi thấy những số liệu thống kê, những con số. Chúng thật là kinh hoàng. Vậy nên tôi thôi việc và quyết rằng đó là chủ đề tôi muốn làm. Thật ra lần đầu, tôi đến Botswana và ở lại đó một tháng -- đó là tháng 12 năm 2000 -- rồi đến Zimbabwe một năm rưỡi, rồi quay lại Zimbabwe, hồi tháng 3 năm nay, một tháng rưỡi nữa. CA: Một câu chuyện thật đáng kinh ngạc, cảm ơn bạn rất nhiều. KB: Cám ơn anh vì đã cho phép tôi chiếu ảnh -- Một con thỏ cố chơi đàn dương cầm, trong khi một kỵ sĩ chiếu đấu với con sên khổng lồ và một người đàn ông khỏa thân đang thổi kèn bằng mông. Được vẽ bằng cọ đuôi lông sóc trên giấy da thuộc hay giấy giả da bởi các linh mục, nữ tu và thợ thủ công, những hình minh họa kỳ lạ này thường được tìm thấy bên lề các cuốn sách thời Trung Cổ. Chúng tự thân cũng đã kể một câu chuyện thú vị. Một vài hình ảnh xuất hiện trên nhiều bản chép khác nhau, thường để củng cố nội dung tôn giáo của quyển sách mà chúng minh họa. Ví dụ như, một con nhím nhặt trái cây bằng những gai nhọn có thể minh họa cho việc ác quỷ lấy trộm kết quả của đức tin-- hay Chúa lấy đi phần tội lỗi của loài người. Truyền thuyết Trung Cổ nói rằng thợ săn chỉ có thể bắt được kỳ lân khi nó đặt sừng lên đùi của thiếu nữ đồng trinh, nên kỳ lân có thể là hình tượng của đam mê nhục dục hay cũng có thể là Chúa bị kẻ thù bắt đi. Trong khi đó, thỏ có thể biểu trưng cho dục vọng của loài người— và có thể tự chuộc tội bằng việc cố tạo ra âm nhạc thiêng liêng. Những hình tượng ấy vốn rất phổ biến thời Trung Cổ Châu Âu, trong nhiều loại hình nghệ thuật đến truyền miệng dân gian, một vài trong số đó phát triển bí ẩn qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, không ai có thể biết chắc ý nghĩa của trận chiến giữa kỵ sĩ và con sên— hay lý do vì sao ngài hầu như luôn thua cuộc. Con sên có thể là biểu tượng của cái chết không thể tránh khỏi, thứ có thể đánh bại ngay cả kỵ sĩ mạnh nhất. Cũng có thể, nó đại diện cho lòng khiêm tốn, và kỵ sĩ phải vượt qua lòng tự tôn. Trong nhiều bản chép từ sách tôn giáo hay văn học cổ, thợ làm sách bộc lộ suy nghĩ, quan điểm qua những hình minh họa. Kèn tuba mông, là một ví dụ, một cách bày tỏ sự phản đối-- hay tạo thêm sự mỉa mai cho hành động trong văn bản. Minh họa cũng có thể được dùng để tạo ra bình luận chống đối chính trị. Quyển "Smithfield Decretals" ghi chép bộ luật và hình phạt của Nhà thờ dành cho kẻ phạm luật. Nhưng minh họa bên lề lại là hình ảnh một con cáo bị ngỗng treo cổ, ám chỉ thường dân có thể lật đổ quyền lực của kẻ thống trị. Trong quyển "Chronica Majora," Matthew Paris đã tóm tắt một vụ bê bối đương thời: Hoàng tử Griffin xứ Wales gieo mình từ tháp London. Một số tin rằng Hoàng tử bị ngã, Paris viết, trong khi số còn lại nghĩ rằng Ngài bị đẩy xuống. Ông đã vẽ vào lề sách, miêu tả Hoàng tử lao xuống tháp khi đang cố trốn thoát bằng sợi dây bện từ ga trải giường. Một số hình vẽ bên lề kể câu chuyện mang tính cá nhân hơn. "The Luttrell Psalter" là cuốn sách về thánh thi và cầu nguyện được Sir Geoffrey Luttrell đặt chép, miêu tả một thiếu nữ đang chải tóc, trong khi một thanh niên đang cố bắt chim bằng vợt lưới. Tóc trên phần đầu cạo trọc của chàng đang mọc dài ra, cho thấy chàng là một tu sĩ đang xao nhãng việc tu hành, ám chỉ vụ bê bối trong gia đình mà tu sĩ trẻ tuổi đã chạy trốn cùng con gái Elizabeth của Sir Geoffrey. Cố vấn tâm linh của gia đình đã vẽ điều đó vào cuốn sách như nhắc nhở khách hàng về tội lỗi và động viên tinh thần họ. Một số họa sĩ, thậm chí, còn vẽ chính mình vào bản chép. Hình ảnh mở đầu trong sách của Christine de Pisan miêu tả ông giới thiệu bản chép của mình đến Nữ hoàng nước Pháp. Quá ấn tượng với những tác phẩm trước của de Pisan, Nữ hoàng đã đặt chép một bản cho riêng mình. Sự đỡ đầu của Hoàng gia cho phép bà thành lập một nhà xuất bản riêng tại Paris. Truyền thống chép tay này kéo dài cả ngàn năm. Những bản chép bởi cá nhân hay nhóm được sử dụng rộng rãi như sách cầu nguyện cá nhân, sách phụng sự nhà thờ, sách giáo khoa, và bùa hộ mạng mang theo vào chiến trận. Xuyên suốt tất cả những biến tấu này, những hình vẽ nhỏ, phức tạp bên lề chính là cánh cửa độc đáo đi vào tâm trí các họa sĩ thời Trung Cổ. Trong 12 năm qua, tôi luôn bị ám ảnh với ý nghĩ rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề về thông tin mà máy tính có thể giúp ta chống lại. Tôi đi từ khoa học dữ liệu đến nghiên cứu chính sách khí hậu, kỹ thuật đến dịch vụ cộng đồng, để thu được dữ liệu tốt hơn tránh lãng phí năng lượng, tài nguyên, cơ hội dẫn tới thải khí carbon. Tới một ngày, trên đường đi cùng một người bạn, tôi chợt nhận ra: bên cạnh việc thải khí ảnh hướng đến khí hậu, xe cộ, nhà máy, nhà máy điện còn giải phóng chất ô nhiễm nguy hại tại chỗ đe dọa sức khỏe của ta ngay tại đây, ngay lúc này. Tôi đã quá tập trung vào nguy cơ môi trường dài hạn mà đáng ra nên phản ứng mạnh mẽ với tác động tức thì của các chất ô nhiễm trong không khí lên sức khoẻ. Ô nhiễm không khí là khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Lấy đi bảy triệu mạng người mỗi năm, tiêu tốn năm nghìn tỉ đô la của nền kinh tế toàn cầu và tệ nhất là cướp đi món quà quí giá nhất của ta: tuổi thọ sáu tháng tuổi thọ tại Paris quê nhà của tôi và lên tới ba, bốn, năm năm tại nhiều vùng Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Mỹ, số lượng người chết vì khí thải xe hơi lớn nhiều hơn vì tai nạn giao thông. Vậy làm thế nào để tự bảo vệ khỏi ô nhiễm? Một trong những khó khăn là lỗ hổng thông tin. Ta đơn giản là thiếu dữ liệu để hiểu về tình trạng nguy hiểm. Và bởi cách mà ta theo dõi chất lượng không khí hiện tại được thiết kế không phải cho người dân mà là cho chính phủ. Hầu hết thành phố lớn vận hành mạng lưới các trạm giám sát chất lượng không khí như cái này tại London, để quyết định khi nào sẽ cắt giảm giao thông hay đóng cửa nhà máy. Và chúng giống như máy tính thập niên 60 chiếm cả căn phòng. Cực kỳ chính xác nhưng cũng cực kỳ lớn, nặng, tốn kém đến mức bạn chỉ có thể lắp đặt một vài cái và không thể di chuyển. Với chính phủ, ô nhiễm không khí trông như thế này. Nhưng với ta, chất lượng không khí trông như thế này. Nó thay đổi mọi lúc: từng giờ, từng nơi dao động tới gấp tám lần chỉ trong một dãy nhà. Thậm chí, từ trong nhà ra ngoài. Nên trừ khi tình cờ đi ngang một trong các trạm đó, bạn không thể biết mình đang hít vào thứ gì. Vậy bảo vệ môi trường sẽ trông như thế nào nếu được thiết kế trong thời đại của điện thoại thông minh? Trong ba năm qua, nhóm chúng tôi đã xây dựng một công nghệ giúp bạn biết mình đang hít thở thứ gì và nó nằm gọn trong lòng bàn tay. Flow là một thiết bị theo dõi chất lượng không khí có thể đeo trên ba lô, xe đạp, xe đẩy. Nó được trang bị cảm biến thu nhỏ giám sát chất ô nhiễm quan trọng trong không khí quanh bạn, như nitơ oxit, khí thải từ xe hơi, hoặc vật chất dạng hạt có thể đi vào máu và gây ra đột quỵ và các vấn đề về tim. Hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hàng ngàn hóa chất trong sản phẩm dùng hàng ngày mà cuối cùng, ta hít vào. Nó hệ thống dữ liệu một cách dễ hiểu, giúp bạn hiểu những thứ mình đang hít vào cho biết ở đâu, lúc nào, bạn tiếp xúc không khí chất lượng thấp để bạn có thể hành động chống lại ô nhiễm. Bạn có thể thay đổi sản phẩm đang dùng tại nhà, bạn có thể tìm lộ trình tốt nhất để đạp xe đi làm, bạn có thể chạy bộ khi ô nhiễm không ở cao điểm và có thể tìm công viên tốt nhất để mang con tới chơi. Theo thời gian bạn xây dựng thói quen tốt hơn để giảm tiếp xúc với ô nhiễm, và nhờ theo dõi chất lượng không khí xung quanh, người đi xe đạp, hành khách, cha mẹ sẽ góp phần hình thành chất lượng không khí tại thành phố của họ. Ta không chỉ tạo ra một thiết bị, mà là cả một cộng đồng. Mùa hè vừa qua, chúng tôi đã gửi bản mẫu cho 100 tình nguyện viên tại London, và cùng nhau, họ vẽ nên bảng đồ chất lượng không khí qua 1.600 km đường đi bộ và 20% của trung tâm London. Mục tiêu của chúng tôi bây giờ là mở rộng phạm vi toàn thế giới, nhận dữ liệu từ cộng đồng để vẽ bản đồ chất lượng trên từng con đường, xây dựng một cơ sở dữ liệu chưa từng có tiền lệ để các nhà khoa học có thể nghiên cứu về ô nhiễm và cho phép người dân, lãnh đạo thành phố, nhà hoạch định chính sách hỗ trợ các chính sách giảm ô nhiễm không khí. Bởi điều này có thể và cần được thay đổi. Còn nhớ việc hút thuốc nơi công cộng? Phải mất cả thập kỷ nghiên cứu về ung thư phổi và hút thuốc thụ động, cuối cùng, đến điểm bùng phát và luật cấm hút thuốc được thông qua. Chất lượng không khí cũng phải đạt đến điểm bùng phát và tôi tin ta có thể. Những năm qua, chính phủ đã phạt các nhà sản xuất xe hơi số tiền kỷ lục vì gian lận về tiêu chuẩn khí thải. Các thành phố đã thông qua phí nhằm giảm kẹt xe hoặc xây đường dành cho xe đạp, như Paris đã chuyển tuyến cao tốc này ngay sát nhà tôi, tại trung tâm thành công viên bờ sông. Và thị trưởng khắp thế giới đang cân nhắc việc cấm hoàn toàn xe chạy bằng dầu cho tới năm 2025, 2030, 2035. Ta có thể đi nhanh hơn bao nhiêu, ta có thể cứu bao nhiêu mạng người? Một mình công nghệ không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng không thể làm ô nhiễm không khí biến mất trong một đêm. Nhưng nó có thể giúp minh bạch thông tin về chất lượng không khí, và nếu có thể cho phép người dân hành động để cải thiện sức khỏe, cùng nhau, ta có thể hành động để chấm dứt ô nhiễm. Xin cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Cái này nghĩa là tôi đang cười Cái này cũng thế Đây là con chuột. Mèo Chúng ta có một câu chuyện ở đây Để bắt đầu, đây là một chàng trai và mái tóc đuôi gà của một người đi ngang qua Đây là nơi nó diễn ra Và thời điểm Đây là cuộn băng cô gái bỏ vào máy cát-sét. Cô ấy dùng nó mỗi ngày. Nó không nên được coi la lỗi thời Chỉ là cô ấy thích nghe loại nhạc nhất định theo phong cách nhất định Hãy nhìn điệu bộ của cô, rất đặc biệt Đó là vì cô ấy nhảy Bây giờ, chàng trai, ghi nhận mọi điều và hình dung "Thành thật, ôi, cơ hội của mình là bao nhiêu?" (Cười) Anh ta có thể nói: "Ôi chúa ơi!' hay "Mình yêu mất rồi!' Tôi đang cười lớn Tôi muốn ôm em Nhưng cuối cùng anh ấy quyết định Anh ấy nói: "Anh sẽ vẽ chân dung em vào một chiếc cốc cà-phê" (Cười) Bỏ vào một con cua Thêm chút nước 7 loại muối khác nhau Anh ấy bỗng có ý tưởng đứng trên một vùng đất khô cằn nhưng chỉ là một dải đất hẹp giữa đại dương. Anh ta nói: "Em như một nàng tiên cá, nhưng đi như nhảy điệu van-xơ." Và cô gái nhạc nhiên: "Gì cơ?" Thế là chàng trai trả lời: " Yeah. Anh biết, anh biết. Anh nghĩ nhịp tim anh có thể là mật mã Mooc-xơ Ít nhất, nó có vẻ như thế Đôi khi anh như một sinh viên đội cổ vũ-- thề thốt, in lặng vụng về, với những chiến lược đơn giản Bây giờ, khi đang nói chuyện với em, anh thậm chí không phải là một chàng trai Anh là một con khỉ (Cười) thổi những nụ hôn vào một con bướm Nhưng anh nghĩ mình nên gặp nhau Lần đầu, nhanh thôi, sau đó sẽ nhiều hơn Hay là mình gặp nhau ở tây nam góc nhà số 5 và 42 vào trưa mai. nhưng anh sẽ chờ đến khi em xuất hiện, tóc đuôi gà hay không. Ấy, chỉ tóc đuôi gà một mình Anh chẳng biết phải nói gì với em nữa cả Anh có một cây bút chì, em có thể cầm. Em có thể bỏ váo di động." Nhưng cô gái không hề nhúc nhích, không cười, cũng không nhăn mặt Cô ấy chỉ nói: "Không, cảm ơn" Bạn biết chứ? ["Tôi không cần viết nó ra"] (Vỗ tay) Trên máy bay, đột nhiên, bạn bị xóc. Ngoài trời, dường như chẳng có gì xảy ra, nhưng bạn và các hành khách vẫn tiếp tục bị rung lắc khi máy bay bay qua vùng không khí bị nhiễu động. Có lẽ bạn sẽ không mấy thích thú khi biết rằng hiện tượng này là một trong những bí ẩn thú vị nhất trong vật lý. Sau hơn một thế kỷ nghiên cứu về nhiễu động, ta chỉ mới có vài giải thích về cách hoạt động, và ảnh hưởng của nó lên ta. Nhiễu động ở khắp mọi nơi, xuất hiện trong hầu hết mọi hệ chuyển động chất lưu. Gồm luồng khí di chuyển trong đường hô hấp. Máu lưu thông trong động mạch. Và cả trong ly cà phê đang được khuấy. Mây bị nhiễu động chi phối, sóng vỗ dọc bờ biển và gió mặt trời cũng vậy. Hiểu rõ cách hiện tượng này hoạt động sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống. Sau đây là những điều ta biết. Chất lỏng và khí thường có hai loại chuyển động: dòng chảy tầng: ổn định và trơn tru, dòng chảy rối: là tập hợp các xoáy rối loạn. Hãy tưởng tượng một cây nhang. Ở đầu nhang, dòng khói mượt, ổn định và dễ đoán. Tuy nhiên, gần cuối cột khói, tốc độ dòng tăng lên, dòng không còn ổn định, và chuyển động của cột khói trở nên hỗn loạn. Đó là sự nhiễu động, và dòng chảy rối có những đặc điểm sau. Đầu tiên, khác với ngẫu nhiên, nhiễu động luôn là hỗn loạn. Nói đúng hơn, nhiễu động rất nhạy với va chạm (lực ma sát). Một chút tác động có thể làm thay đổi toàn bộ, khiến gần như không thể dự đoán được nhiễu động ngay cả khi có rất nhiều thông tin về hiện trạng. Một đặc điểm quan trọng khác của nhiễu động là kích cỡ dòng. Dòng chảy rối có nhiều vòng xoáy có kích thước khác nhau gọi là xoáy rối, giống như gió xoáy, có nhiều hình dạng và kích cỡ. Các xoáy rối tương tác với nhau, tiêu tán năng lượng và nhỏ dần đến khi toàn bộ động năng biến thành nhiệt. Quá trình này được gọi là: "thác năng lượng". Đó là cách nhận biết nhiễu động, nhưng tại sao nó lại xảy ra? Luôn tồn tại hai lực đối nhau trong chất lỏng và chất khí: quán tính và độ nhớt. Quán tính khiến chất lỏng tiếp tục di chuyển, gây ra bất ổn. Độ nhớt chống lại bất ổn, khiến dòng chảy trơn tru hơn. Trong chất lỏng đặc như mật ong, độ nhớt thường thắng thế. Các chất có độ nhớt nhỏ như nước hay không khí chịu ảnh hưởng của quán tính nhiều hơn, tạo nên bất ổn, hình thành nhiễu loạn. Ta phân loại dòng chảy bằng cách đối chiếu khoảng phổ nhờ một thứ gọi là số Reynold, là tỷ số giữa lực quán tính và độ nhớt dòng. Số Reynold càng lớn, khả năng xảy ra nhiễu động càng cao. Ví dụ, chỉ số Reynold khi đổ mật ong vào ly xấp xỉ bằng 1. Tương tự, với nước, chỉ số Reynold gần bằng 10.000. Số Reynold rất hữu ích Với các hệ đơn giản, nhưng trở nên vô dụng trong nhiều trường hợp khác. Ví dụ, chuyển động trong lòng khí quyển bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố như trọng lực và sự quay quanh trục của Trái đất. Hay đơn giản hơn, lực cản trên các tòa nhà và xe hơi. Nhờ có nhiều thí nghiệm và thực nghiệm, ta có thể tạo các mô hình tương ứng. Nhưng các nhà vật lý muốn dự đoán chúng qua định luật và phương trình vật lý như việc tạo mô hình quỹ đạo các hành tinh hoặc trường điện từ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng có thể dự đoán dùng phương pháp thống kê với máy tính có cấu hình cực mạnh. Mô phỏng dòng chảy rối trên máy tính có tốc độ xử lí cao giúp xác định các mẫu làm cơ sở xây dựng lý thuyết dự đoán mọi hệ nhiễu động một cách có hệ thống. Vài nhà khoa học khác tin rằng hiện tượng này quá phức tạp nên việc xây dựng lý thuyết hoàn chỉnh là không thể. Hy vọng, tương lai, ta có thể tạo ra đột phá, vì hiểu rõ về nhiễu động có tác động rất lớn, như giúp khai thác hiệu quả hơn năng lượng điện gió, chuẩn bị tốt hơn trước thiên tai, hoặc thậm chí, điều chỉnh hướng bão. Và, dĩ nhiên, những chuyến bay dễ chịu hơn cho hàng triệu hành khách. Zach Kaplan: Keith và tôi đứng đầu một nhóm nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu những vật liệu và kĩ thuật có các tính chất không ai ngờ tới. Trong ba năm trở lại đây, chúng tôi đã tìm ra trên 200 thứ như thế này, và thế là chúng tôi xem xét lại toàn bộ kho lưu trữ, và chọn ra sáu cái mà chúng tôi nghĩ là đáng ngạc nhiên nhất để nói trên TED. Trong sáu cái này, cái đầu tiên chúng tôi sẽ nói đến là cái phong bì đen các bạn đang cầm đó. Nó đến từ một hãng ở Nhật Bản gọi là GelTech. Nào, cứ tự nhiên mở nó ra. Keith Schact: Giờ thì dứt khoát kéo hai mảnh ra khỏi nhau nhé. Điều không ngờ tới ở đây là cái này rất mềm, nhưng nó là một nam châm mạnh. Zach và tôi luôn bị hớp hồn khi quan sát những thứ bất ngờ như thế này. Chúng tôi dành rất nhiều thời gian nghĩ tại sao lại như thế, và chỉ mới đây thôi chúng tôi nhận ra rằng: đó là khi ta nhìn thấy điều gì đó bất ngờ, nó thay đổi nhận thức của ta về cơ chế hoạt động của mọi thứ. Khi các bạn lần đầu nhìn thấy cái nam châm gel này, nếu bạn cho rằng tất cả nam châm đều phải cứng, thì cái này sẽ làm bạn kinh ngạc, và nó thay đổi nhận thức của bạn về cơ chế hoạt động của nam châm. ZK: Nào, việc hiểu được các tính chất bất ngờ ở đây là gì cũng quan trọng. Nhưng việc thật sự nghĩ về việc từ cái này có thể làm được gì chúng tôi thấy rằng nghiễn ngẫm ứng dụng thực tế của nó cũng thật hữu dụng. Thế là, ý tưởng đầu tiên là dùng nó trên cửa tủ. Nếu ta viền cạnh cửa tủ bằng vật liệu gel này -- nếu cửa tủ bị đóng sầm thì nó cũng không gây ầm ĩ, và thêm vào đó nam châm sẽ khiến tủ đóng. Hãy tưởng tượng cùng lấy vật liệu đó, đặt vào đáy giày thể thao. Bạn biết đấy, nếu thế này, bạn có thể đến hàng tạp hóa, mua một tấm kim loại mà người ta vẫn treo đằng sau cửa hay trong tủ, và bạn có thể dính giày lên trên theo nghĩa đen, chứ không phải dùng giá. Riêng tôi, tôi mê ý tưởng này cực kì. (Tiếng cười) Nếu bạn đến thăm căn hộ của tôi và nhìn vào tủ, chắc hẳn bạn sẽ biết tại sao thôi: nó là một mớ hỗn độn. KS: Nhìn thấy các tính chất bất ngờ và rồi nhìn thấy vài ứng dụng -- điều này giúp bạn thấy tại sao cái này lại quan trọng, và tiềm năng của nó là gì. Nhưng chúng tôi đã nhận thấy rằng cách chúng tôi trình bày ý tưởng của mình tạo ra sự khác biệt rõ rệt. ZK: Khoảng chừng sáu tháng trước Keith và tôi đang ở Los Angeles, và chúng tôi đang uống cà phê ở Starbucks với Roman Coppola. Anh ấy chủ yếu làm video ca nhạc và quảng cáo với công ti của mình, Cục Đạo Diễn. Và lúc chúng tôi nói chuyện, Roman nói với chúng tôi anh có nghề tay trái là nhà phát minh. Và chúng tôi cho anh xem chính cái nam châm gel các bạn đang cầm trong tay đó -- và bạn biết đấy, chúng tôi cùng chung ý tưởng. Và bạn có thể thấy rõ trên nét mặt anh: Roman trở nên vô cùng phấn khởi, và anh rút ra cái cặp tài liệu này; mở nó ra và Keith và tôi nhìn vào bên trong, và anh bắt đầu cho chúng tôi xem các ý tưởng sơ khai anh đang thực hiện. Những thứ này khiến anh phấn khởi vô cùng. Và chúng tôi nhìn vào những ý tưởng này, và chúng tôi thấy, whoa, anh chàng này giỏi thật. Bởi vì cách thức anh ấy trình bày khái niệm -- hướng tiếp cận của anh khác hẳn của chúng tôi. Anh ta quảng cáo sản phầm cứ như là nó đang được bày bán ngay lúc đó vậy. Trên xe ô tô quay lại sân bay, chúng tôi nghĩ là: tại sao cái này có tác động mạnh tới vậy? Và khi nghĩ sâu hơn, chúng tôi nhận ra rằng nó cho phép bạn điền vào đầy đủ thông tin về trải nghiệm của mình, cứ như là bạn thấy trên TV vậy. Thế nên, để nói trên TED, chúng tôi quyết định lấy ý tưởng ưa thích của chúng tôi về nam châm gel, và làm việc với Roman và đội của anh ở Cục Đạo diễn để thực hiện một quảng cáo cho sản phẩm đến từ tương lai. Người thuyết minh: Bạn có đam mê tốc độ không? chương trình Du Hành Dưới Nước Phát Minh Ra Được thách bạn tự thả mình xuống cầu trượt nước, trên tấm ván nâng bằng từ, cực nhanh, cực cao, đến nỗi khi bạn rơi xuống đáy, phải dùng phanh để dừng lại. Tên lửa nước: có mặt tại đây vào mùa hè này. KS: Chúng tôi đã cho vài người xem ý tưởng sơ khai này, và họ hỏi chúng tôi, bao giờ nó ra thật thế? Thế nên tôi chỉ muốn cho các bạn biết, thật ra nó sẽ không ra thị trường thật đâu, chỉ có cái ý tưởng được ra thôi. ZK: Thế là bây giờ, khi mơ tưởng về những ý tưởng này, điều quan trọng với chúng tôi là đảm bảo rằng chúng hoạt động được, từ phương diện kĩ thuật. Thế nên tôi muốn giải thích qua cơ chế hoạt động của cái này. Đây là cái ván nâng bằng từ được nhắc tới trong quảng cáo. Cái gel các bạn đang cầm sẽ viền khắp đáy tấm ván. Việc này là quan trọng vì hai lí do. Thứ nhất: độ mềm của cái nam châm đảm bảo rằng, nếu nó có đập vào đầu người lướt ván, anh ta cũng không bị thương. Thêm vào đó, bạn có thể thấy trên biểu đồ bên phải đó, phần dưới của cầu trượt là nam châm điện. Thế nên cái này sẽ đẩy người lướt ra một chút khi ta trượt xuống. Lực nước ào xuống, cộng thêm vào lực đẩy đó, khiến hệ trượt nước này nhanh hơn bất cứ cầu trượt nào khác trên thị trường. Vì thế nên ta cần hệ phanh bằng từ. Khi ta xuống tận đáy cầu trượt -- (Tiếng cười) -- người trượt đi qua một ống nhôm. Và tôi sẽ đùn đẩy cho Keith phần giải thích tại sao nó lại quan trọng từ phương diện kĩ thuật. KS: Tôi chắc chắn các bạn kĩ sư đây đều biết là dù nhôm là kim loại, nó không phải là kim loại từ. Nhưng một điều bất ngờ xảy ra khi ta thả một nam châm xuống một ống nhôm. Thế là chúng tôi sẽ dựng một thí nghiệm nhỏ ở đây để cho các bạn thấy. (Tiếng cười) Nào, bạn thấy rằng nam châm rơi rất chậm. Nào, tôi sẽ không đi sâu vào phần giải thích vật lí, nhưng tất cả bạn cần biết là nam châm rơi càng nhanh, thì lực dừng càng lớn. ZK: Nào, công nghệ tiếp theo của chúng tôi thực ra là cái cột dài 10 feet, và tôi có nó ở ngay trong túi đây. (Tiếng cười) Có vài phiên bản khác nhau. (Tiếng cười) KS: Vài phiên bản tự động xòe ra như cái này. Chúng có thể được thiết kế để tự cuộn lại, hoặc chúng có thể được làm chắc chắn, như cái của Zach, để giữ bất kì vị trí nào ở giữa. ZK: Và chúng tôi nói chuyện với người bán -- để cố gắng tìm hiểu làm thế nào ta có thể ứng dụng cái này, hoặc là chúng hiện đang được ứng dụng như thế nào -- anh ta nói với chúng tôi rằng, trong quân đội người ta dùng cái này để binh lính có thể giữ nó trên ngực -- che đậy rất kĩ -- và rồi, khi họ ra chiến trường, dựng nó lên làm ăng ten để gửi tín hiệu rõ ràng về căn cứ. Trong khi tìm ý tưởng, chúng tôi nghĩ ra ý là ta có thể dùng nó làm khung thành bóng đá: đến khi hết trận, chỉ cần cuộn khung thành lại và đút túi. (Tiếng cười) KS: Và điều thú vị về cái này là, bạn chẳng cần phải là kĩ sư để hiểu rõ giá trị thú vị của việc đút gọn cái cột 10 feet vào túi. (Tiếng cười) Thế là chúng tôi quyết định ra đường phố Chicago và hỏi vài người qua đường xem họ nghĩ cái này làm được gì. Nam: Tôi có thể lau quạt trần bằng cái đấy và quét được mạng nhện ra khỏi nhà -- tôi làm như thế. Nữ: Tôi sẽ làm gậy chống đi đường của riêng mình. Nữ: Tôi sẽ tạo ra cái thang để leo lên ngọn cây. Nữ: Dụng cụ ăn quả ô liu. Nam: Một loại gậy kéo dài nào đó -- như cái mà họa sĩ vẫn dùng. Nữ: Tôi sẽ làm cái xiên đâm cá, để khi bạn đi lặn biển sâu, bạn có thể đâm cá thật lẹ, và cuộn lên và bạn có thể bơi nhanh hơn --- Yeah. (Tiếng cười) ZK: Nào, chúng tôi sẽ thực hiện một minh họa nhỏ cho công nghệ tiếp theo của chúng tôi và chúng tôi cần một người tình nguyện từ hàng ghế khán giả. Quí ông đây, xin lên nào. (Tiếng cười) Lên đây nào. Cho mọi người biết tên anh đi. Steve Jurvetson: Steve. ZK: Đây là Steve. Được rồi Steve, bây giờ đi theo tôi nhé. Chúng tôi cần anh đứng ngay phía trước bảng hiệu TED. Ngay đó. Tuyệt lắm. Và bám vào cái này. Chúc may mắn. (Tiếng cười) KS: Không, chưa vội. (Tiếng cười) ZK: Tôi muốn cho các bạn biết rằng toàn bộ phần trình bày này được mang đến bởi Mục tiêu. KS: Một tí -- thế là hoàn hảo, vừa hoàn hảo. Nào, Zach, chúng ta sẽ minh họa mội cuộc chọi súng phun nước từ tương lai. (Tiếng cười) Ở đây, tiến lên phía trước. Được rồi, bây giờ nếu anh nhìn thấy tôi -- không, không, thế cũng được. Thế, hãy tả cho khán giả nhiệt độ chiếc sơ mi của anh. Tả đi nào. SJ: Lạnh quá. KS: Nào, lí do nó lạnh là vì nạp vào súng phun này không phải là nước -- nó là một chất lỏng khô phát triển bởi công ti 3M. Nó trong suốt hoàn hảo, nó không mùi, không màu. Nó an toàn tới mức ta có thể uống được. (Tiếng cười) Và lí do ta thấy nó lạnh vì nó bốc hơi nhanh hơn nước 25 lần. (Tiếng cười) Được rồi, ồ cám ơn vì đã lên đây. (Tiếng cười) ZK: Chờ đã, chờ đã, Steven -- trước khi anh đi xuống, chúng tôi đã nạp đầy chất lỏng khô vào cái này để cho anh bắn bạn bè trong giờ giải lao. SJ: Tuyệt vời, cám ơn anh. KS: Cám ơn vì đã đi lên. Ta cho anh một tràng pháo tay lớn nào. (Vỗ tay) Thế tầm quan trọng của chất lỏng khô này là gì? Các phiên bản đầu tiên của chất lỏng này thực ra được dùng trên một Siêu máy tính hãng Cray. Nào, điều bất ngờ về cái này là Zach có thể đứng trên sân khấu là làm một khán giả hoàn toàn vô tội ướt nhẹp mà không phải lo rằng chúng tôi sẽ làm hỏng đồ điện tử, làm anh ta ướt sũng, làm hư hỏng sách vở hay máy tính. Nó hoạt động được vì nó hoàn toàn không dẫn điện. Thế bạn có thể thấy ở đây, bạn có thể nhúng chìm nguyên một bảng mạch điện trong cái này, và sẽ không có chút hư tổn nào. Bạn có thể cho dòng chất lỏng chạy vòng quanh để hạ nhiệt. Nhưng ngày nay nó được sử dụng rộng rãi nhất là trong các cao ốc hành chính -- trong hệ thống bình phun -- với vai trò chất lỏng dập lửa. Một lần nữa, nó hoàn toàn an toàn với con người. Nó dập lửa và không làm hư hại gì cả. Nhưng ý tưởng ưa thích của chúng tôi cho cái này là sử dụng nó trong trận bóng rổ. Thế là khi nghỉ giữa trận, nó có thể làm mưa rơi xuống vận động viên, làm mọi người mát mẻ và sẽ khô ngay trong vòng vài phút. Chẳng làm hư tổn sân bóng. ZK: Công nghệ tiếp theo đến với ta từ một công ti ở Nhật Bản gọi là Hóa Chất Sekisui. Một trong các kĩ sư nghiên cứu phát triển của họ đang nghiên cứu cách làm nhựa cứng hơn. Khi làm việc này, anh ta chú ý thấy một sự bất ngờ. Chúng tôi có một video để chiếu cho các bạn. KS: Các bạn thấy đó, nó không bật lại. Đây là một tác dụng phụ không chủ định của vài thí nghiệm họ đang làm. Trong kĩ thuật, nó được gọi là "tính giữ hình." Bây giờ, hãy nghĩ về các trải nghiệm của bạn với giấy nhôm nhé. Tính giữ hình rất quen thuộc đối với kim loại: bạn bẻ cong một miếng giấy nhôm, và nó sẽ giữ nguyên chỗ. Tương phản hiện tượng đó với một thùng rác bằng nhựa -- và bạn có thể ấn vào thành và nó luôn bật lại. ZK: Ví dụ, bạn có thể làm một chiếc đồng hồ bao quanh cổ tay, nhưng không dùng móc khóa. Đi xa hơn một chút,nếu bạn đan các sợi lại với nhau -- kiểu như là một cái giỏ nhỏ vậy -- bạn có thể tạo ra một tấm giữ hình, và nhét tấm đó vào trong vải: để làm tấm bạt picnic trải quanh bàn, như thế vào ngày gió nó cũng không bị thổi đi mất. Cho công nghệ tiếp theo của chúng tôi, hơi khó quan sát chính cái tính chất bất ngờ, vì nó là một loại mực. Thế, chúng tôi đã chuẩn bị một video cho thấy mực trên giấy. KS: Khi tờ giấy cong lại, điện trở của mực thay đổi. Nên bằng các linh kiện điện đơn giản, bạn có thể phát hiện ra tờ giấy cong bao nhiêu. Nào, hãy nghĩ về tiềm năng của cái này, nghĩ tới mọi chỗ sử dụng mực: trên card visit, phía sau hộp ngũ cốc ăn sáng, trò chơi dùng bảng. Bất kì nơi nào bạn dùng mực, bạn có thể thay đổi cách bạn tương tác với nó. ZK: Thế, ý tưởng ưa thích của tôi cho cái này là dùng mực trên sách. Điều này có thể hoàn toàn thay đổi cách bạn giao diện với giấy. Bạn thấy đường đen phía bên cạnh và trên cùng đó. Khi bạn lật qua trang của quyển sách, quyển sách có thể dò ra bạn đang đọc trang nào, dựa vào độ cong của các trang. Thêm vào đó, nếu bạn gập một góc lại, bạn có thể lập trình để quyển sách tự email cho bạn chữ trên trang đó, để bạn lưu lại. KS: Với công nghệ cuối cùng của chúng tôi, chúng tôi lại hợp tác với Roman và đội của anh ở Cục Đạo Diễn để phát triển một quảng cáo từ tương lai để giải thích nó hoạt động như thế nào. Hộp sữa giấy cũ: Ôi yeah, mùi thơm quá. Cậu là ai? Hộp sữa giấy mới: Tớ là sữa mới. HSG cũ: Tớ cũng từng thơm như cậu. Người thuyết minh: Thanh tra Độ Tươi, từ Trang Trại Bơ Sữa Phát Minh Ra Được. Bao bì đổi màu khi sữa đã bị hư. Đừng để sữa làm hỏng buổi sáng của bạn. ZK: Nào, công nghệ này được phát triển bởi hai anh này: Giáo sư Ken Suslick và Neil Rakow, từ Đại học Illinois. KS: Nào, cơ chế hoạt động của nó: có một mạng lưới chất tạo màu. Và các chất tạo màu này đổi màu do mùi. Thế là mùi va-ni, đổi màu bốn cái bên trái thành màu nâu và cái bên phải thành màu vàng. Ma trận này có thể tạo ra hàng ngàn tổ hợp màu sắc khác nhau, để thể hiện hàng ngàn mùi khác nhau. Nhưng, giống như trong quảng cáo sữa trên, nếu bạn đã biết mùi bạn muốn phát hiện, thì họ có thể tạo ra một chất tạo màu đặc biệt riêng để phát hiện đúng mùi đó thôi. ZK: Đúng rồi. Cái đó bắt đầu một cuộc hội thoại giữa Giáo sư Suslick và tôi, và ông đang giải thích cho tôi những thứ có thể làm được từ cái này vượt xa chuyện phát hiện đồ ăn hư hỏng. Thật sự đấy mới là tầm quan trọng chính của nó. Công ti của ông đã khảo sát lính cứu hỏa từ khắp nơi trên đất nước để cố tìm hiểu hiện giờ, họ kiểm tra không khí như thế nào, khi họ phải đối phó với trường hợp khẩn cấp? Và ông ấy đại khái giải thích khôi hài là lần này qua lần khác, lính cứu hỏa sẽ nói là: họ sẽ nhào đến hiện trường; họ sẽ ngó nghiêng xung quanh; nếu không có cảnh sát nằm chết quanh đấy thì đi vào được. (Tiếng cười) Ý tôi là, đây là chuyện thật. Họ dùng cảnh sát làm tốt thí. (Tiếng cười) Nhưng, nghiêm túc hơn, họ xác định được rằng ta có thể phát triển một thiết bị ngửi mùi tốt hơn là con người, và thông báo rằng không khí an toàn cho lính cứu hỏa. Thêm vào đó, ông đã khởi dựng một công ti từ Đại học, lấy tên là ChemSensing, ở đó họ nghiên cứu thiết bị y tế. Thế là, một bệnh nhân có thể tới và thổi vào thiết bị của họ. Bằng cách phát hiện mùi của các loài vi khuẩn nhất định, hay vi-rút, hoặc cả ung thư phổi, các chấm sẽ đổi màu và họ có thể dùng phần mềm để phân tích kết quả. Điều này có thể cải tiến đột phá cách các bác sĩ chẩn bệnh. Hiện giờ, họ đang dùng phương pháp thử và sai, nhưng cái này có thể báo chính xác anh có bệnh gì. KS: Thế, đó là sáu cái chúng tôi mang tới cho các bạn hôm nay, nhưng tôi hi vọng các bạn đang bắt đầu nhận ra rằng tại sao chúng tôi lại bị chúng hớp hồn đến thế. Bởi vì từng cái trong sáu cái này đều thay đổi nhận thức của chúng tôi về cái gì là có thể trên thế giới này. Trước khi thấy cái này, chúng tôi sẽ cho rằng: một cái cột 10 feet không thể đút gọn vào túi bạn được; một cái rẻ tiền như mực không thể nhận biết cách tờ giấy cong đi; từng thứ một -- và chúng tôi luôn cố gắng tìm ra nhiều thứ nữa. ZK: Đây là điều Keith và tôi thật sự thích làm. Tôi chắc hẳn bây giờ các bạn thấy rõ ràng rồi, nhưng thật ra hôm qua tôi được nhắc lại tại sao lại thế. Tôi đang trò chuyện với Steve Jurvetson, phía dưới thang, cạnh thang cuốn, và anh nói với tôi rằng khi Chris gửi đi cái hộp nhỏ đó, một trong những vật bên trong là cát sợ nước -- cát không bị ướt. Anh nói là anh đang chơi nó với con trai. Và, bạn biết đấy, con trai anh như bị thôi miên, vì cháu sẽ ném nó vào nước, cháu sẽ lôi ra và nó khô cong queo. Một tuần sau, anh kể rằng con trai anh đang nghịch một lọn tóc của mẹ, và cháu chú ý thấy có vài giọt nước trên tóc. Và cháu lấy cái đó, cháu nhìn lên Steve và nói, "Ba coi này, dây sợ nước." (Tiếng cười) Ý tôi là, sau khi nghe chuyện đó -- điều đó thật sự tóm tắt lại mọi sự cho tôi. Xin cám ơn các bạn rất nhiều. KS: Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Nó rất lạ, bởi vì tôi không quen với điều đó: Tôi là người lạc quan, và giờ tôi đang cảm nhận áp lực mà tôi gây ra đối với người khác. Thật khó khăn... Vị diễn giả trước, theo tôi, đã tạo ra một nền tảng rất tuyệt cho động lực làm việc của tôi cùng những định hướng, và cảm giác mất mát, và cả việc nỗ lực tìm ra câu trả lời cho những vấn đề to lớn. Nhưng điều này, đối với tôi, ý tôi là, tôi đến đây để làm việc này, cảm giác như... Có một người mà tôi luôn lấy làm gương, Giacometti, sau nhiều năm sinh sống ở Pháp để, bạn biết đấy, học tập và công việc. Ông ấy trở về nước và được hỏi rằng đã tạo ra được những gì? Ông đã làm được gì trong ngần ấy năm xa quê? Và ông ấy chỉ chìa bàn tay ra với đầy những bức tượng nhỏ trong đó. Và dĩ nhiên, họ hỏi tiếp, "Đó chính là những gì ông thực hiện suốt thời gian qua? Nhưng chúng tôi đã mong đợi những kiệt tác lớn lao hơn cơ!'' Nhưng nó thật sự gây ấn tượng vói tôi khi tôi hiểu rằng trong những vật nhỏ bé đó là cả sự kết tinh của một đời người, nghiên cứu, suy nghĩ, mọi thứ... chỉ trong một phiên bản cô đọng, nhỏ nhắn. Tự nhiên tôi cảm thấy vậy Tôi cảm thấy như mình đang trở về nhà để kể về những gì tôi đã làm được trong 20 năm tha hương. Và tôi sẽ bắt đầu với một trải nghiệm ngắn về những gì tôi đã và đang nói: những thước phim, nhưng không nhiều lắm hai thước phim dài tập và nhiều thước phim ngắn. Nào, cùng bắt đầu với thước phim đầu tiên. (Video) Mẹ em nói bà hủy hoại các cuộc đời. Em yêu bà ấy, anh biết đấy. Bà ấy thậm chí không là mẹ ruột của em. Mẹ ruột và bố em đã ruồng bỏ em và đã bỏ về Nigeria. Em là hiện thân của quỷ dữ, Court. Ngủ đi nào. Anh đã từng ở đó chưa? Ở đâu? Nigeria. Chưa bao giờ. Mẹ anh đã muốn đến đó, nhưng bà đã không thể chi trả. Ước gì em có thể. Em tin rằng mình sẽ hạnh phúc ở đó. Tại sao mọi người lại rời xa em? Anh không muốn rời xa em. Anh không cần em. Chỉ là anh chưa nhận ra điều đó. Bác làm gì cả ngày vậy? Đọc sách. Bác không thấy chán sao? Và tại sao bác lại không làm việc gì cả vậy ? Bác nghỉ hưu rồi. Gì cơ ạ? Làm việc cho Nữ hoàng và cả nước rồi, giờ bác sống cho bản thân. Không, bác chỉ phí giờ ngồi đây cả ngày. Vì bác làm những gì mình thích? Bác à, đọc sách không thể nuôi sống ai cả. Nó không nuôi nổi thói hút cần sa của bác. Nó nuôi sống lý trí và tâm hồn bác. Tranh luận với bác thật lãng phí thời gian, bác Marcus. Cháu là rapper mà, phải không? Dạ. Một nhà thơ hiện đại. Có thể cho là vậy. Vậy cháu đang nói đến điều gì? Bác có ý gì? Đơn giản. Cháu rap về những gì? Thực tế, bác ạ. Thực tế của ai? Thực tế chủa cháu. Kể bác nghe về thực tế của cháu. Phân biệt chủng tộc, sự áp bức, chỉ biết sống hùng hục không ngơi nghỉ. Vậy giải pháp của cháu là?! Ý bác là, một nhà thơ không chỉ... Đấu tranh với chúng! Đơn giản là loại bỏ sự hiện diện của chúng. Với một khẩu AK-47 ư? Bác à, cháu mà có một cái, quá tuyệt luôn! Và cháu đã chiêu mộ bao nhiêu quân để đánh trận này với cháu? Ồ, bác Marcus, bác biết ý cháu mà. Một người buộc phải viện đến lời báng bổ, đó chắc chắn là dấu hiệu của việc không thể thể hiện mình. Bác à, bác chỉ lấy cháu làm trò cười thôi. Gia đình Panthers. Panthers? Những gã chán ngấy bọn da trắng quyền lực, thứ quyền lực khốn kiếp, và chỉ đến đó và lấy lòng mọi người. Thật hung ác, bác à. Cháu đã xem bộ phim. Tệ thật! Gì cơ chứ? Đạo diễn 1: Tôi đã xem bộ phim mới nhất của anh ta. Épuise, phải không? Người phụ nữ: Vâng. D1: Không có ý trêu đùa, nhưng đó thật sự là épuisé Epuisé -- mệt mỏi, kiệt sức, chán nản. Đạo diễn 2: Anh không thể câm mồm được ư? Nói thẳng đi, có vấn đề gì với phim của tôi? Nói đi. W1: Chúng thật tệ. Người phụ nữ 2: Tệ? Còn của anh thì sao? Gì, gì, gì, về cái gì, gì cơ? Anh nghĩ gì về bộ phim của mình? D1: Phim của tôi, chúng ổn. Còn ngon hơn làm ra những cuốn phim tài liệu không ai thèm xem. Anh đang nói cái quái gì vậy? Anh có từng rời Hollywood đi và quay những thước phim thật sự chưa? Anh làm người ta buồn ngủ như điên. Mơ về những thứ quái đản. (Vỗ tay) Newton Aduaka: Cảm ơn. Clip đầu tiên, thật sự, đang hoàn toàn cố gắng ghi lại ý nghĩa của điện ảnh trong tôi, và quê hương tôi khi nói về điện ảnh. Phần đầu tiên, thật sự, có môt người phụ nữ trẻ đang nói về Nigeria, rằng cô ta có cảm giác rằng mình sẽ hạnh phúc ở đó. Đó là những xúc cảm của một người xa quê. điều tôi đã trải qua, và bây giờ tôi vẫn phải gặm nhấm nó. Tôi xa nhà cũng khá lâu rồi, khoảng 5 năm cho đến giờ. Và tôi xa quê tổng cộng là 20 năm. Vậy cho nên điều đó thật sự... thật sự bất ngờ, bạn biết đấy, nó xảy ra vào năm 1997, thời kỳ của Abacha - nhà độc tài quân đội trang tồi tệ nhất trong lịch sử Nigeria, sau thời kỳ thuộc địa. Vậy để cô gái ấy có được những giấc mơ này đơn giản chính là cách chúng ta lưu giữ ý niệm về thứ mà ta gọi là quê hương. Như thế nào? Đại loại là, có vẻ phi thực tế, nhưng tôi nghĩ nó đẹp đẽ vì bạn chỉ cần một thứ gì đó để bám víu, nhất là khi bạn cảm thấy lạc lõng giữa đám đông ngoài kia . Điều đưa chúng ta đến với phần thứ hai, khi người đàn ông trẻ nói về việc có ít cơ hội, sống như một người da đen ở châu Âu, sự bất công mà tất cả chúng đều biết, đều nói về, và hiện thực cuộc sống của anh ta. Một lần nữa, đó là lúc tôi nói về, một lần nữa, là thời kỳ đa văn hóa ở Anh, và đúng là thuật ngữ thông dụng này. Nó cố gắng nói lên rằng, chính xác là chủ nghĩa đa văn hóa này mang ý nghĩa gì trong đời thực? Và những điều mà một đứa trẻ một đứa trẻ như Jamie, cậu thanh niên, nghĩ? Ý tôi là, với tất cả sự căm phẫn được hun đúc trong con người cậu ta? Điều gì sẽ xảy ra? Điều dĩ nhiên xảy ra với chúng là bạo lực, thứ mà chúng ta nhìn thấy khi chúng ta nó về xóm Do Thái và khi chúng ta nói về, bạn biết đấy, Nam Trung L.A. và đại loại thế, và dần dần khoét sâu, khiến chúng trở nên bạn biết đấy, trở thành những kẻ bạo loạn Như sự kiện ở Pháp 2 năm trước, nơi tôi sống, đã gây sốc, bởi vì người ta nghĩ: ''Ồ, Pháp là xã hội tự do.'' Nhưng tôi đã sống ở Anh 18 năm. Tôi đã sống ở Pháp khoảng 4 năm, và tôi thật sự cảm thấy như bị đưa quay trở về 20 năm như khi sống ở Pháp. Và rồi, phần thứ 3. Đó là một câu hỏi đối với tôi: Điện ảnh là gì với các bạn? Bạn làm gì với phim ảnh? Có một vị đạo diễn trẻ, đạo diễn Hollywood, cùng với những người bạn, những đồng sự làm phim nói về ý nghĩa của điện ảnh. Tôi cho rằng điều đó sẽ đưa tôi đến với phần cuối cùng, ý nghĩa của điện ảnh trong tôi. Cuộc đời tôi bắt đầu như... Tôi sinh vào năm 1966, một vài tháng trước sự kiện Biafran, diễn ra trong 3 năm và đó là 3 năm của chiến tranh. Vì vậy tất cả mọi thứ ở đây, tuổi thơ tôi vọng về và đưa tôi tới với phần tiếp theo. (Video) Onicha, đến trường với anh con đi. Vâng, thưa mẹ. Các chiến binh, các cậu sẽ bước vào một trận chiến, cho nên hãy chuẩn bị và sẵn sàng hy sinh. Các cậu phải thế nào? Chuẩn bị và sẵn sàng hy sinh. Thành công. Thay đổi chỉ đến qua nòng súng. Nòng súng! Đây là súng. Đây là súng. Đây là súng AK-47, sinh mạng của các cậu. Đây là sinh mạng. Đây là ... đây là ... là sinh mạng của các cậu. Họ cho chúng tôi những thứ thuốc đặc biệt. Chúng tôi gọi nó là bong bóng. Amphetamines (một loại thuốc kích thích) Mưa rơi, mặt trời lên, những chiến binh bước đi hiên ngang. Tôi nói mưa rơi, mặt trời lên, những chiến binh cứ bước tới. Chúng tôi qua từng ngôi làng, ba ngôi làng... Tôi không nhớ làm thế nào có thể đến đó. Nhân chứng: Chúng tôi đi bộ liên tục trong 2 ngày. Chúng tôi không ăn gì. Không có thức ăn, chỉ có cơm. Không có thức ăn. Tôi đổ bệnh. Bệnh tật làm chúng tôi quẩn trí. Chúa sẽ tha thứ chúng ta. Ông ấy biết chúng ta không hề biết. Chúng ta không hề biết! Cậu còn nhớ ngày 6 tháng 1 năm 1999 không? Tôi không nhớ. Nhiều giọng: Các người sẽ chết! Các người sẽ chết! ( La hét) Onicha: Ezra! (Ezra: Onicha! Onicha!) Nhiều giọng: Chúng tôi không cần thêm rắc rối không còn rắc rối Chúng giết mẹ tao. Những đứa con hoang của Mende. (La hét) Cô ta là ai? Tôi. Tại sao cô đưa những thứ này cho tôi? Để anh có thể ngừng nhìn chằm chằm tôi. Chuyện của tôi có hơi phức tạp. Tôi quan tâm đến nó... Mariam đang mang thai. Mày biết mày là cái gì không? Một con cá sấu! Mồm to. Chân ngắn. Trước mặt Rufus mày là thằng Ezra hèn nhát. Anh ta không thèm đoái hoài tới quân đội của mình. Ezra: Các chiến binh, hãy tỏ lòng thành kính lần cuối. Chào. Hãy nhìn xem, Ezra. Một người mù có thể nhìn thấy những viên kim cương kết thúc trong túi mình. Chúng tôi không cần thêm rắc rối. Lôi thằng ngốc này ra ngoài! Tôi đoán các anh đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn? Chỗ này hẳn là của tao! Cô gái của mày ở đây. Tốt lắm, tốt lắm. Đây là lý do mày ở đây, phải không? Cậu tính trở lại chiến đấu à? Chúng tôi không cần thêm rắc rối Không còn rắc rối nữa Chúng tôi không cần thêm rắc rối Không còn rắc rối nữa Thức dậy đi! Hãy thức dậy! Hãy chặn mọi con đường lại! Chúng tôi không cần thêm... Chúng tôi hy vọng rằng, với sự giúp đỡ của anh và những người khác, ủy ban sẽ hiểu sâu hơn về nguyên nhân của cuộc nổi dậy. Hơn thế, bắt đầu quá trình chữa lành và cuối cùng để... như một động thái gần hơn với trang tồi tệ trong lịch sử đất nước này. Sự bắt đầu của hy vọng. Ông Ezra Gelehun, hãy đứng lên. Hãy khai tên và tuổi cho hội đồng. Ezra: Tôi tên là Ezra Gelehun. Tôi 15 hoặc 16 tuổi. Tôi không nhớ nữa. Hỏi chị tôi, chị ấy là phù thủy, gì cũng biết. (Chị gái: 16) Cậu Gelehun, tôi muốn nhắc lại rằng ở đây cậu không bị xét xử vì những tội ác mà cậu đã gây ra. Chúng tôi chiến đấu cho tự do. Nếu giết người trong chiến tranh là tội ác, hẳn các ông phải buộc tội mọi người lính trên thế giới. Chiến tranh là tội ác, vâng, nhưng tôi không châm ngòi nó. Các ông đều là những Tướng về hưu, không phải sao? CC: Vâng, chính xác. E: Vậy các ông cũng phải chịu sự phán xét. Chính quyền của chúng tôi đã sụp đổ. Sự thiếu thốn giáo dục là cách để kiểm soát quyền lực. Cho tôi hỏi, liệu các ông có chi trả cho giáo dục ở đất nước các ông không? CC: Không, không có. E: Các ông giàu có hơn chúng tôi. Nhưng chúng tôi chi trả cho giáo dục. Đất nước các ông nói về dân chủ, nhưng các ông ủng hộ các chính quyền sụp đổ như của chúng tôi. Tại sao? Vì các ông muốn kim cương của chúng tôi. Thử hỏi có một ai trong phòng này đã từng xem kim cương thật chưa? Không. CC: Cậu Gelehun, tôi muốn nhắc cậu, cậu không bị xét xử ở đây hôm nay. Cậu không bị xét xử. E: Vậy hãy để tôi đi. CC: Tôi không thể làm vậy, con trai à. E: Hóa ra ông chỉ là kẻ nói dối. (Vỗ tay) NA: Cảm ơn. Sẽ rất nhanh để nói rằng đây thật sự là quan điểm của tôi, rằng trong khi chúng ta đạt được những bước tiến to lớn, những điều chúng ta làm, đối với tôi, bạn biết đấy, tôi nghĩ chúng ta nên... Châu Phi nên tiến lên phía trước, nhưng chúng ta nên nhớ, để không trở lại vị trí này lần nữa. Cảm ơn. Emeka Okafor: Cảm ơn, Newton. (Vỗ tay) Một trong những cảnh quay ấn tượng trong phần chúng ta vừa xem là ý nghĩa của những sang chấn tâm lý trong bọn trẻ phải sớm đóng vai những người lính thiếu niên. Và nếu để ý về nơi anh đến, và khi chúng ta xem xét những chỗ không được cân nhắc cẩn thận như nó nên được, anh sẽ phải nói gì về điều đó? NA: Trong quá trình khảo sát của mình, tôi đã thật sự dành một ít thời gian ở Sierra Leone khảo sát về nó. Và tôi nhớ mình đã gặp nhiều người lính thiếu niên, những cựu chiến binh, như họ muốn được gọi. Tôi đã gặp những người làm về tâm lý xã hội cùng với bọn họ; gặp những bác sỹ tâm thần, những người dành thời gian với họ; những nhân viên cứu trợ, các tổ chức phi chính phủ, rất nhiều. Nhưng tôi nhớ rằng trong chuyến bay khứ hồi của chuyến đi gần đây nhất, tôi nhớ rằng mình đã vỡ òa trong nước mắt và thầm nghĩ, nếu bất kỳ đứa trẻ nào ở phương Tây, ở thế giới phương Tây, trải qua một ngày mà lũ đứa trẻ này đã trải qua, chúng ắt sẽ phải trị liệu suốt quãng đời còn lại của mình. Cho nên đối với tôi, với suy nghĩ rằng chúng ta có tất cả những đứa trẻ. đó là một thế hệ, chúng ta có một thế hệ toàn những đứa trẻ những đứa đã phải trải qua quá nhiều sang chấn tâm lý hay tổn thương, và châu Phi phải sống chung với điều đó. Nhưng tôi chỉ đang nói về yếu tố mà trong đó, yếu tố mà trong đó có tất cả những bước tiến lớn lao này, tất cả những tuyên bố về thành tích tuyệt vời. Đó chính là suy nghĩ của tôi. EO: Ồ, chúng tôi xin cảm ơn lần nữa vì đã hiện diện trên sân khấu của TED. Đó quả là một thước phim rất sống động. NNA: Xin cảm ơn. EO: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi nghĩ tương lai của hành tinh này phụ thuộc vào con người, không phải công nghệ, và hiện giờ ta đã có đủ kiến thức -- nói về cuộc chiến giành kiến thức, thì ta gần như là thắng rồi. Nhưng chúng ta còn xa mới thắng nếu nói về vấn đề nhận thức. Một nửa của ta vẫn chìm trong kỉ tăm tối. Và khi các bạn được lắng nghe một vài buổi thuyết trình tại đây -- về cái bao la của năng lực con người, của những điều ta biết -- và rồi tương phản nó với thực tế là chúng ta vẫn gọi hành tinh này là "Trái Đất": đúng là đáng kinh ngạc làm sao -- nửa của ta vẫn chình trong kỉ tăm tối. Tôi sẽ nhắc lại thật nhanh: Aristotle, ý kiến của ông là "Nó không phẳng, đồ ngu, nó tròn." Galileo -- ông bị xử ở Tòa án Dị giáo, nên ông phải lịch sự hơn chút -- ý kiến của ông là: "Nó không ở trung tâm vũ trụ, các ngài biết đấy." Và Hawkes: "Nó không phải là đất, đồ ngu, nó là đại dương." Đây là một hành tinh đại dương. T.S. Eliot thật sự diễn tả đúng ý tôi -- và điều này thật có thể làm bạn sởn gáy: "Chúng ta không nên dừng khám phá và cái đích của sự khám phá là trở về điểm xuất phát, và, lần đầu tiên, thực sự hiểu điểm xuất phát ấy." Và những câu tiếp theo là, "Qua cánh cửa không được biết tới, nhưng được nhớ, nơi mảnh đất cuối cùng được khám phá ra chính là mảnh đất lúc xuất phát." Thế nên tôi có một thông điệp. Tôi thấy có vẻ như chúng ta đều tập trung sai hướng. Với các thính giả là chuyên gia tên lửa: tôi yêu công việc của các bạn, tôi ngưỡng mộ sự can trường, tôi ngưỡng mộ dũng khí -- nhưng tên lửa của các bạn quay nhầm hướng bỏ xừ. (Tiếng cười) Và tất cả chỉ là một câu hỏi về quan điểm. Hãy để tôi cố gắng nói cho các bạn -- tôi không muốn xúc phạm các bạn, nhưng coi này, nếu tôi -- và tôi không làm thật đâu bởi vì nó sẽ đúng là lời xúc phạm, thế nên tôi sẽ chỉ giả vờ, và cú đánh sẽ nhẹ nhàng hơn chút -- tôi sẽ kể cho các bạn điều các bạn đang nghĩ nhé. Nếu tôi cầm lên một hình vuông, rộng một foot vuông, màu đất, và tôi cầm một hình vuông khác, có diện tích căn hai bình -- tức là to hơn 1.5 lần -- màu đại dương; và tôi nói, giá trị tương đối của hai thứ này là gì? Ồ, là tầm quan trọng tương đối. Bạn sẽ nói -- rồi, rồi, rồi, cái này ai chẳng biết; nước chiếm gấp đôi diện tích bề mặt hành tinh so với đất. Nhưng đây là một câu hỏi nhận thức, và nếu đây là điều bạn đang nghĩ, và nếu đó là điều bạn nghĩ tôi nghĩ khi tôi nói, "Đây là một hành tinh đại dương, bị ngu ngốc đặt tên là 'Trái Đất.'" Nếu bạn nghĩ đó là tầm quan trọng tương đối, cũng tỉ lệ 2:1, bạn đã sai lầm tới mười lần. Nào, bạn không cứng đầu như hai mảnh ván, nhưng nghe có vẻ như thế đấy, khi bạn nói "Trái Đất," bởi vì, minh họa nhé, nếu tôi nhìn từ góc độ này -- cái hình vuông trái đất sẽ mỏng như tờ giấy. Nó là một thực thể mỏng manh, hai chiều. Cái hình vuông tượng trưng cho đại dương sẽ có chiều sâu. Và nếu bạn nhấc lên hai thứ này bạn sẽ thấy rằng tỉ lệ tương đối là 20:1. Hóa ra là hơn 94% sự sống của trái đất là ở đại dương. Tức là, sinh vật trên cạn như ta chỉ là thiểu số. Chúng ta sai lầm khi tin rằng -- các bạn phải bỏ ý tưởng này thôi -- rằng Trái Đất được tạo nên riêng cho ta. Và đó thực sự là một vấn đề của chúng ta. Nếu đây là một hành tinh đại dương và ta chỉ có một phần nhỏ của hành tinh, nó sẽ ảnh hưởng lớn tới những suy nghĩ của nhân loại. Được rồi, hãy để tôi chỉ trích điều này nhé. Tôi không nói về James Cameron -- tôi có thể, nhưng tôi sẽ không đâu. Các bạn nhất định phải đi xem bộ phim mới nhất của ông ta, "Sinh vật ngoài hành tinh dưới biển sâu." Nó phi thường lắm. Bộ phim trình bày hai tàu thám hiểm biển sâu này, và tôi có thể chỉ trích chúng vì những thứ xinh xắn này là của tôi. Cái này, tôi nghĩ là, cho thấy một trong những tàu lặn cổ điển đẹp nhất đã từng được xây dựng. Nếu bạn nhìn vào tàu lặn này, bạn sẽ thấy một hình cầu. Đây là một hình cầu acrylic. Nó tạo ra khả năng nổi, và trọng tải cho tàu lặn, và các pin được treo ở dưới, y như quả bóng bay vậy. Đây là vỏ khỉ cầu, và đây là giỏ khí cầu, trọng tải. Tiếp theo trong danh mục chỉ trích là đống đèn to bự này. Và cái này có hai tay máy lớn. Thực ra chiếc tàu lặn này hoạt động tốt lắm -- nó được thiết kế để như vậy mà. Vấn đề với nó là -- và lí do tôi sẽ không bao giờ dựng một chiếc giống nó nữa -- là đây là sản phẩm của tư duy hai chiều. Đó là cái mà loài người chúng ta tạo ra, khi ta vào đại dương với tư cách là những kĩ sư, chúng ta mang theo mọi khúc mắc trên cạn, mọi yếu tố giới hạn -- quan trọng là, những yếu tố giới hạn hai chiều ta chịu phải, và chúng giới hạn tới mức chúng ta còn chẳng hiểu nổi chúng -- và ta mang chúng xuống nước. Các bạn chú ý rằng Jim Cameron đang tọa trong ghế. Cái ghế hoạt động trong thế giới hai chiều, vì trọng lực kéo ta xuống cái ghế, đúng chưa? Và trong một thế giới hai chiều, chúng ta biết là có chiều thứ ba, nhưng ta không sử dụng, vì để đi lên trên cần cực nhiều năng lượng để chống lại trọng lực. Và các bà mẹ thì nói với ta rằng, "Cẩn thận đừng ngã đấy " -- bởi vì bạn nhất định sẽ ngã xuống. Nào, hãy đi vào môi trường thực sự của hành tinh này. Hành tinh này có môi trường trong là nước; đó là môi trường bên trong của nó. Nó có hai môi trường -- môi trường ngoài, khí quyển, ít hơn và nhẹ hơn. Hầu hết sự sống trên trái đất ở tại môi trường trong. Và sự sống ấy tận hưởng sự tồn tại ba chiều vô cùng xa lạ đối với ta. Cá không ngồi trong ghế. (Tiếng cười) Chúng không ngồi. Mẹ cá không nói với cá con, "Cẩn thận đừng ngã đấy." Chúng không ngã. Chúng không ngã. Chúng sống trong một thế giới ba chiều nơi mà năng lượng bỏ ra để đi hướng này, hướng khác, hướng khác hay hướng khác, không có gì khác biệt. Thật sự đó là một không gian ba chiều. Và chúng ta chỉ mới bắt đầu nắm bắt được nó. Tôi không biết có tàu lặn nào khác, mà tận dụng lợi thế, dù chỉ một chút, rằng đây là không gian ba chiều. Đây là cách ta nên tiếp cận các đại dương. Đây là một cỗ máy ba chiều. Điều ta cần làm là đi vào đại dương bằng sự tự do của động vật, và vùng vẫy trong không gian ba chiều này. Cái này sẽ thú vị đây. Đây là lần đầu con người thử bay dưới nước. Ngay bây giờ, tôi sẽ đi xuống gần cô cá đuối lộng lẫy, to khổng lồ này. Diện tích cánh của cô nàng to gấp đôi tôi. Kìa, tôi đang đến; cô nàng thấy tôi. Và hãy chú ý cách cô ta lăn xuống dưới và lộn vòng; cô ả không chỉ ỳ ra đấy và cố thổi khí vào một cái thùng chứa rồi nổi lên hay lặn xuống một cách đại khái -- cô ta chỉ lăn thôi. Và tôi đang ở bên trong cái phương tiện này -- cái này chưa được chiếu bao giờ. Anh Chris bảo chúng tôi chiếu những thứ chưa từng được chiếu. Tôi muốn các bạn chú ý rằng nàng cá đuối quay vòng để trở lên. Tôi ở ngay đó; tôi thấy nàng ta quay lại, quay lên trên, phía dưới tôi. Tôi đặt chế độ đẩy ngược, và tôi cố kéo nhẹ nhàng xuống. Tôi đang cố làm mọi thứ hết sức nhẹ nhàng. Chúng tôi bơi cùng nhau chừng ba tiếng, và cô nàng bắt đầu tin tưởng tôi. Và vũ khúc ba-lê này được quí cô này dẫn. Nàng tiến gần lại chừng đó, và rồi bứt ra xa. Thế là bây giờ, tôi cố đuổi theo cô nàng, nhưng tôi đang tập bay. Đây là máy bay đầu tiên. Đây là nguyên mẫu đầu tiên. Nó như con ruồi bằng dây nhợ vậy. Nó có cánh. Không có thùng nổi ngu xuẩn nào cả -- nó nổi một cách chắc chắn, vĩnh viễn. Và rồi bằng cách di chuyển qua nước nó có thể điều khiển được. Nào, nhìn xem kìa; nhìn xem, nó -- cô nàng vừa thổi tôi bay mất. Nàng ta lăn ngay đi từ phía dưới. Thật sự đấy là cú lặn thật sự đầu tiên tôi thực hiện trong cỗ máy này. Dựng nó mất 10 năm. Nhưng quí cô đây đã dạy cho tôi, ha! dạy tôi thật nhiều điều. Chúng tôi học được quá nhiều thứ trong ba giờ dưới nước ở đó. Tôi nhất định phải đi dựng một cỗ máy khác. Nhưng nhìn đây này. Thay vì thổi khí vào thùng chứa và từ từ nổi lên mà không nghĩ gì nhiều, chỉ cần một chút áp lực phía sau, và cái tàu lặn phóng thẳng lên qua mặt nước. Đây là một máy quay Sony phía trong. Cám ơn, Sony. Thực ra tôi trông không xấu đến thế đâu, nhưng camera gần quá làm biến dạng hết cả. Nào, cô nàng đến rồi, ngay trên đầu. Đây là camera quay góc rộng. Cô nàng chỉ cách đỉnh đầu tôi vài inch. "Aah, ha, ô, nàng cá đuối vừa xoẹt qua đầu tôi chừng, ồ, tôi chẳng biết, gần quá." Tôi lộn trở lên, không phải vì thiếu không khí. "Mội cuộc hội ngộ phi thường với nàng cá đuối. Tôi chẳng nói nên lời. Chúng tôi chỉ cách nhau có vài feet. Tôi quay xuống đây." Được rồi, ta cắt đoạn đó có được không? Xin bật đèn lên. (Vỗ tay) Cố gắng bay và theo đuổi con vật đó -- không phải chúng tôi thiếu khả năng điều khiển. Mà thực tế vì nó di chuyển chậm quá. Tôi được thiết kế để di chuyển trong nước nhanh hơn cơ bởi vì tôi đã nghĩ đó là việc chúng ta cần làm: di chuyển thật nhanh, đi được quãng dài. Nhưng sau cuộc hội ngộ đó tôi thật sự muốn quay lại với con vật đó và nhảy múa. Cô nàng muốn nhảy múa. Và thế là điều chúng tôi cần làm là tăng diện tích cánh để chúng tôi có thể phanh hãm tốt hơn, tạo ra lực lớn hơn. Thế là đó là cái tàu lặn được mang ra dùng năm ngoái -- chính nó đây. Các bạn thấy diện tích cánh ở đây lớn hơn. Và, rõ ràng là, nó có sức mạnh vô cùng lớn, chúng tôi muốn thử mang người khác vào nhưng chúng tôi không biết làm thế thế nào. Thế là chúng tôi mở trường bay đầu tiên trên thế giới. Lí do mở trường bay đầu tiên trên thế giới kiểu như thế này: khi nhân viên cứu hộ bờ biển đến gặp tôi và nói -- ngày xưa họ cứ kệ chúng tôi lặn trong những hình cầu bé nhỏ ngu si này, nhưng khi chúng tôi bắt đầu bay lượn vòng quanh trong những chiến cơ phản lực dưới nước này, họ bắt đầu lo -- họ sẽ tới và nói, "Anh có bằng không?" Và tôi sẽ đeo kính đen vào, râu ria xồm xoàm, và tôi sẽ nói, "Tao chẳng cần cái bằng khỉ khô gì cả." (Tiếng cười) "Tao tự viết lũ bằng khỉ khô này," và tôi làm thế thật. Bob Gelfond cũng ở quanh đây -- nhưng ai đó trong số thính giả có bằng số 20. Họ là một trong số những phi công dưới biển đầu tiên. Thế là chúng tôi đã dạy hai khóa bay. Việc này sẽ dẫn tới chốn khỉ ho cò gáy nào, tôi chả biết, nhưng vui lắm. Trong 30 giây tiếp theo cái gì sẽ xảy ra? Tôi không nói cho các bạn được. Nhưng bản quyền cho bay dưới nước -- Karen và tôi, chúng tôi đang xem xét việc đó, vài đối tác kinh doanh muốn chúng tôi đăng kí bản quyền -- chúng tôi không chắc lắm. Chúng tôi đã quyết định là sẽ bỏ qua chuyện này. Cố gắng bảo vệ bản quyền cho sự tự do bay dưới nước -- (Vỗ tay) đơn giản là không đúng đắn. Thế nên bất kì ai muốn bắt chước chúng tôi và tới nhập hội với chúng tôi, cứ tự nhiên. Điều khác nữa là giá thành của chúng tôi thấp hơn nhiều. Chúng tôi đã phát triển vài kĩ nghệ khác gọi là quang học nhện, và Craig Ventner nhờ tôi công bố điều đó ở đây, sáng hôm nay: chúng tôi sắp dựng một phiên bản đẹp đẽ, nhỏ nhắn của cái này -- không người lái, cực sâu -- để tàu của anh có để đi lấy mang về một ít DNA của biển sâu. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Sinh nhật sáu tuổi của con trai, bạn hứa tặng thằng bé sinh vật đáng yêu nhất vũ trụ: Cuddly. Thật khó để tin rằng, nó là họ hàng của Duddly đáng sợ và Fuddly xấu xí. Tất cả đều thuộc loài Wuddly. và quá trình nhận nuôi chúng rất đặc biệt. Cần 100 quả trứng để tạo ra một sinh vật thuộc loài Wuddly. Khi 100 quả trứng được đặt cùng nhau trong máy ấp, chúng phải trải qua quá trình kết hợp theo các cách sau. Trứng xanh và tím kết hợp tạo ra trứng đỏ. Trứng đỏ và xanh tạo ra trứng tím. còn đỏ và tím tạo ra trứng xanh. Loại trứng nhiều nhất sẽ kết hợp với nhau đầu tiên, và khi số trứng trong hai ống bằng nhau, chúng sẽ bắt cặp ngẫu nhiên. Tiếp tục như vậy cho đến khi chỉ còn lại một quả. Nếu quả cuối cùng là xanh, nó sẽ nở ra Cuddly đáng yêu. Quả trứng tím sẽ nở ra Duddly, và trứng đỏ nở ra Fuddly. Máy ấp trứng có tổng cộng 99 quả trứng, 23 quả xanh 33 quả tím, 43 quả đỏ. Bạn có thể bắt đầu quá trình hợp nhất trứng bằng cách thêm vào một quả có màu bất kì. Khi tất cả các loại trứng đã hợp nhất, chỉ còn lại một quả, sinh vật được sinh ra sẽ 'kết' bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, vì thế, cần phải thu được Cuddly. Cuối cùng thì, chính bạn đã hứa với con kia mà. Loại trứng nào bạn nên đặt vào máy ấp để thu được Cuddly đáng yêu ? Hãy dừng video nếu muốn tự tìm câu trả lời. Câu trả lời trong 3 2 1 Thật dễ lẫn lộn ba sinh vật Cuddly, Duddly và Wuddly, được sinh ra từ các loại trứng khác màu. Nếu lờ đi tổng số trứng của mỗi màu, và chỉ nhìn vào quá trình kết hợp, ta sẽ nhận ra điều khiến vấn đề trở nên đơn giản hơn. Khi hai quả trứng kết hợp, số trứng của mỗi màu giảm đi một, và số trứng của màu thứ ba tăng thêm một. Nghĩa là chúng thay đổi như nhau, tính chẵn hoặc lẻ, cùng lúc. Giờ, cả ba ống đều lẻ, nhưng bạn lại thêm vào một quả trứng màu, có nghĩa là một ống sẽ chẵn và hai ống còn lại lẻ. Dù bạn chọn màu gì, ống màu đó sẽ luôn ngược tính chẵn lẻ với hai ống màu kia: lẻ khi hai ống kia chắn, và chẵn khi hai ống kia lẻ, vì mỗi lần hợp nhất thay đổi đồng thời số lượng trứng mỗi ống. Ta muốn kết thúc với 1 xanh, 0 tím, 0 đỏ, hay là lẻ, chẵn, chẵn. Điều đó có nghĩa là ta muốn ống trứng xanh ngược lại với hai ống kia ngay từ lúc bắt đầu. Vậy nên, thêm quả trứng xanh vào ống, và sau 99 lần kết hợp, sẽ chỉ còn một quả trứng xanh. Cuddly đáng yêu được sinh ra chắc chắn sẽ làm thằng bé 6 tuổi nhà bạn vui sướng. Hãy chắc rằng bạn tuân theo chỉ dẫn của người bán, và không bao giờ cho nó ăn sau nửa đêm. Vào năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Đan Mạch đã lập kỷ lục thế giới, truyền một petabit dữ liệu— tương đương 10.000 giờ HD video (video có độ phân giải cao)— chỉ trong một giây qua đoạn cáp dài 50 ki-lô-mét. Không phải cáp thường. Họ sử dụng một loại cáp quang đặc biệt, một mạng lưới ngầm kết nối toàn thế giới giúp internet hoạt động. Trong nhiều thập kỷ, liên lạc đường dài giữa các thành phố và quốc gia được truyền tải bằng tín hiệu điện, qua dây đồng. Phương pháp này chậm và không hiệu quả vì dây kim loại hạn chế tốc độ dữ liệu và gây hao tốn năng lượng do tỏa nhiệt. Nhưng vào cuối thế kỷ 20, các kỹ sư đã hoàn thiện một phương pháp truyền dẫn vượt trội. Thay vì kim loại, thủy tinh được cẩn thận nấu chảy và kéo thành sợi dẻo, dài hàng trăm ki-lô-mét và mỏng hơn tóc người. Và thay vì điện, chúng mang theo xung ánh sáng chứa các dữ liệu số. Làm thế nào ánh sáng chỉ truyền trong sợi thủy tinh mà không ra ngoài? Bí quyết nằm ở hiện tượng phản xạ toàn phần. Từ thời Isaac Newton, những nhà làm kính và khoa học đã biết rằng ánh sáng bị khúc xạ khi đi qua mặt phân cách giữa không khí và vật chất khác như nước hoặc thủy tinh. Khi tia sáng bên trong thủy tinh chiếu vào mặt phân cách với một góc nghiêng lớn, khi đi vào không khí, nó bị khúc xạ, hay bẻ cong. Nhưng nếu chùm tia tới hẹp (góc tới lớn), nó sẽ bị bẻ cong đến mức bị mắc kẹt lại trong thủy tinh, truyền đi bên trong sợi. Ở điều kiện thích hợp, vật liệu vẫn luôn cho ánh sáng đi qua, giữ nó lại bên trong mình. So với điện hoặc sóng vô tuyến, tín hiệu sợi quang gần như không suy giảm khi truyền đi xa, dù có chút năng lượng bị thất thoát, và sợi quang không thể bị uốn quá cong nếu không muốn ánh sáng bị truyền ra ngoài. Ngày nay, một sợi quang có thể chứa nhiều bước sóng ánh sáng, mỗi bước sóng là một kênh dữ liệu khác nhau. Một sợi cáp quang chứa hàng trăm sợi quang. Hơn một triệu ki-lô-mét cáp đan xen dưới đáy đại dương kết nối các lục địa, gần đủ dài để quấn quanh xích đạo ba mươi lần. Với sợi quang, khoảng cách khó thể rào cản trong việc truyền dữ liệu, cho phép internet trở thành một máy tính toàn cầu. Càng ngày, các thiết bị di động của ta càng phụ thuộc vào hệ thống máy chủ, được đặt ở các trung tâm dữ liệu khổng lồ khắp nơi trên thế giới. Nó được gọi là điện toán đám mây, và dẫn tới hai vấn đề lớn: tản nhiệt và nhu cầu băng thông. Phần lớn lưu lượng truy cập internet qua các trung tâm dữ liệu, nơi hàng ngàn máy chủ được kết nối bằng cáp điện truyền thống. Một nửa điện năng bị hao phí do thất thoát nhiệt. Trong khi đó, nhu cầu băng thông không dây ngày càng tăng và các tín hiệu gigahertz trong các thiết bị di động sắp chạm đến giới hạn phân phối dữ liệu. Có vẻ như sợi quang quá tốt nên đã tự gây ra trở ngại, tạo ra nhiều kỳ vọng vào công nghệ, điện toán đám mây và điện toán di động. Nhưng một công nghệ liên quan: tích hợp quang tử có thể trợ giúp. Ánh sáng không chỉ có thể được truyền trong sợi quang, mà còn trong sợi silicon siêu mỏng. Dù không có khả năng truyền dẫn tốt như sợi quang, chúng cho phép các kỹ sư thu nhỏ mạng cáp quang hàng trăm ki-lô-mét thành các chíp quang tử nhỏ, có thể cắm vào máy chủ, chuyển đổi tín hiệu điện sang quang, và ngược lại. Những con chíp chuyển đổi tín hiệu điện sang quang này cho phép thay thế cáp điện ở trung tâm dữ liệu thành dạng sợi có hiệu năng cao hơn. Chíp quang tử còn có thể giúp phá vỡ các giới hạn băng thông không dây. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để chuyển tín hiệu di động từ gigahertz sang tần số terahertz, để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu lên vài ngàn lần. Nhưng đây là những tín hiệu tầm ngắn: bị hấp thụ bởi độ ẩm trong không khí hoặc bị chặn bởi các tòa nhà cao tầng. Khi những con chíp không-dây-đến-sợi-quang nhỏ có mặt khắp các thành phố, tín hiệu terahertz có thể được truyền đi xa, thông qua một vật liệu trung gian ổn định: cáp quang, và biến kết nối không dây siêu tốc thành hiện thực. Xuyên suốt lịch sử nhân loại, ánh sáng đã ban tặng cho ta tầm nhìn và nhiệt lượng, là người bạn trung thành trong quá trình khám phá và hiểu biết thế giới. Hiện nay, ta dùng ánh sáng để mã hóa thông tin và điều hướng nó dọc theo dây cáp quang siêu tốc với nhiều ngõ ra quang tử tích hợp để xây dựng thế giới ảo ngày một rộng lớn. 18 phút rõ ràng khá ngắn ngủi, vì vậy tôi sẽ đi thẳng váo vấn đề để rõ mọi việc. Bây giờ, tôi sẽ nói về năm điều khác nhau. Tôi sẽ bàn về lý do mong ước chống lại lão hóa. Tôi sẽ bàn về lý do chúng ta ngồi lại với nhau và nói về nó nhiều hơn là làm. Dĩ nhiên, tôi cũng sẽ bàn về tính khả thi Tôi sẽ bàn về lý do tại sao chúng ta quá dị đoan về chống lại lão hóa. Tôi có lẽ sẽ dành nửa còn lại của chương trình để nói về làm sao chúng ta chứng minh được thuyết số phận là sai, bằng việc thực sự làm điều gì đó chống lại nó. Tôi sẽ làm trong 2 bước. Bước 1 tôi sẽ bàn về làm sao để từ gia hạn tuổi thọ thêm một khoảng khiêm tốn -- mà tôi định nghĩa là 30 năm, dành cho những người trung niên khi bắt đầu lệu pháp -- đến điểm mà thực sự có thể gọi là đánh bại lão hóa. Cụ thể, về cơ bản là xoá bỏ các mối quan hệ giữa tuổi thọ và xác suất tử vong trong năm tới -- hay xác suất nhiễm bệnh ngay từ đầu. Và tất nhiên, điều cuối cùng tôi sẽ bàn là làm sao để đạt được bước trung gian đó, có thể là 30 năm kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, tôi sẽ bắt đầu với lý do tại sao chúng ta nên làm vậy. Bây giờ, tôi muốn hỏi một câu. Ai ở đây thích bệnh sốt rét giơ tay lên? Quá dễ. OK. OK. Có ai không, giơ tay lên nếu bạn không rõ bệnh sốt rét là tốt hay xấu? OK. Vậy mọi người nghĩ bệnh sốt rét là xấu. Đó là tin rất tốt, bởi vì tôi nghĩ đó là câu trả lời đúng. Tôi muốn cho bạn thấy lý do chính khiến bạn nghĩ bệnh sốt rét là xấu bởi vì một đặc tính bệnh này có giống như lão hóa. Và đăc tính đó là đây. Điểm khác biệt duy nhất là lão hóa giết người nhiều hơn đáng kể bệnh sốt rét. Giờ tôi muốn nói với các khán giả đặc biệt từ Anh so sánh lão hóa với săn cáo, điều bị cấm sau nỗ lực lâu dài, bởi chính phủ vài tháng trước. Tôi muốn nói tôi đồng tình ới khán giả, nhưng, như ta biết nhiều người không tin lắm vào lý giải này. Và theo tôi đây là một sự so sánh khá đúng. Như bạn biết, nhiều người nói, "các gã ở thành thị không biết gì về thú vui ở nông thôn" Nó là phần truyền thống của lối sống, và chúng ta nên được phép tiếp nối. Nghe có vẻ tốt cho môi trường; ngừng sự bùng nổ dân số cáo. " Nhưng cuối cùng chính phủ chiếm ưu thế vì phần lớn công chúng Anh, và đương nhiên phần lớn Hạ Viện, quyết định rằng điều này không thể cấp nhận trong một xã hội văn minh. Và tôi nghĩ sự lão hóa của người cũng có chung những đặc tính. Người ta không hiểu chỗ nào trong việc này? Nó không chỉ là về sinh mạng -- (Cười) Đây là về một cuộc ống khỏe mạnh, như bạn biết -- không có gì vui khi yếu đối, đau khổ và phụ thuộc, chết nhiều khi vui hơn. Vậy thực tế tôi muốn mô tả nó như là sự mê man tòan cầu. Đây là những lý do không chính đáng mà người ta biện hộ cho lão hóa. OK, Tôi không thật sự nói rằng những lý do trên hoàn toàn vô giá trị. Trong đó có những điểm tốt để thực hiện. Những điều ta phải suy nghĩ, lên kế họach để ta giảm thiểu sự hỗn lọan khi ta thực sự tìm ra cách chống lão hóa. Nhưng thật là điên khi bạn thực sự nhớ ra giác quan về tỷ lệ. Các bạn biết những tranh cãi này là những việc đáng quan tâm. Nhưng câu hỏi ở đây là, chúng có thật sự nguy hiểm -- những rủi ro khi chống lại sự già đi -- rằng chúng lớn hơn tác hại của việc làm ngược lại, tức là để lão hóa tự nhiên? Có thật sư chúng tệ hơn để 100000 người chết trẻ mỗi ngày không cần thiết. Nếu bạn không có một quan điểm mạnh như thế, thì dừng làm mất thời gian của tôi. (Cười) Giờ, có một tranh cãi mà người ta thật sự nghĩ là vững vàng, đó là Người ta lo lắng về bùng nổ dân số; "Nếu ta ngừng được lão hóa, sẽ không có ai chết để bàn, hoặc ít nhất tỷ lệ chết sẽ thấp hơn nhiều, chỉ là do qua đường không cẩn thận. Và vì vậy chúng ta sẽ không thể có nhiều con, và con cái thật là quan trọng với nhiều người. " Đúng vậy. Và nhiều người cố ggắng tránh né câu hỏi này, và trả lời như thế này. Tôi không đồng tình. Tôi nghĩ chúng cơ bản không làm được. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ thật sự gặp tính hống khó xử như vậy. Ta sẽ phải quyết định có nên giảm tỷ lệ sinh, hay tăng tỷ lệ tử. Một tỷ lệ tử vong cao sẽ, tất nhiên, phát sinh từ vệc từ chối những liệu pháp này, và thà có nhiều con. Và tôi nghĩ đấy cũng đúng -- tương lai của loài người được quyền quyết định điều đó. Điều sai là chúng ta quyết định thay cho thế hệ tương lai. Nếu chúng ta do dự, và không thật sự phát triển những liệu pháp này, thì ta sẽ bỏ qua cơ hội cho nhiều ngời -- mà còn đủ trẻ và khỏe mạnh để được hưởng lợi từ các liệu pháp, vì ta không phát triển chúng nhanh như ta có thể -- chúng ta sẽ từ chối cho những người này một cuộc sống vô hạn, và tôi cho rằng đó là vô đạo đức. Đó là câu trả lời của tôi về vấn đề quá tải dân số. Tiếp theo là, giờ tại sao chúng ta phải chủ động hơn? câu trả lời cơ bản là sự chấp nhận việc lão hóa không thật sự đơn giản. Nóthật ra là một cách nhạy cảm để lý giải sự không thể tránh khỏi của lão hóa. lão hóa thật đáng sợ nhưng không thể tránh khỏi, như các bạn biết, chúng ta phải tìm cách xóa nó khỏi quan niệm của mình, và làm điều chúng ta muốn làm Chẳng hạn, tạo ra những lý do nhảm nhí trên ngụy biện rằng lão hóa là tốt. Nhưng đương nhiên nó chỉ đúng khi ta có cả hai thành phần này. Và ngay khi điều không tránh khỏi trở thành điều không chắc chắn, và ta có thể chống lão hóa trong phạm vi nào đó. điều này là một phần của vấn đề. Sự mmê muội về lão hóa cản trở chúng ta suy nghĩ về những việc này. Vì vậy chúng ta phải thực sự bàn về nó nhiều -- giống như là truyền giáo vậy -- để mọi nười chú ý, và để họ nhận thức họ đang trong cơn mê. Đấy là tất cả những gì tôi muốn nói về chủ đề này. Tôi sẽ nói về tính khả thi. Và nguyên nhân chính, tại sao chúng ta nghĩ lão hóa là ko tránh khỏi tóm lại trong định nghĩa của lão hóa mà tôi đưa ra đây. một định nghĩa đơn giản. Đầu tiên lão hóa là một tác dụng phụ của cuộc sống, nghĩa là sự chuyển hóa. Đay không phải là một câu nói trùng lắp; Nó có lý lẽ. Lão hóa cơ bản là quá trình xảy ra cho các đối tượng vô cơ như xe hơi, và nó cũng diễn ra với chúng ta, mặc dù chúng ta có rất nhiều cơ chế tự sửa chữa thông minh, vì các cơ chế đó ko hòan hảo. Vậy cơ bản, sự trao đổi chất, được định nghĩa là những thứ giúp chúng ta sống từ ngày này qua ngày khác, có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ tích tụ và cuối cùng gây ra bệnh lý. Đó là định nghĩa. Vậy ta có hể nói: chúng ta có chuỗi các sự kiện. Và có hai phương pháp được biết, theo như nhiều người nói, về trì hoãn sự lão hóa. Tôi gọi chúng là phương pháp bệnh tuổi già và phương pháp phòng lão hóa. chuyên gia bệnh tuổi già sẽ can thiệp muộn khi bệnh tình đã rõ ràng, và họ sẽ cố gắng kéo dài thời gian, và ngừng sự tích lũy của hiệu ứng phụ để ko phát bệnh quá sớm. Dĩ nhiên, đây là chiến thuật ngắn hạn, đó là một trận thua trôn thấy, vì những nguyên nhân bệnh ngày càng tích lũy nhiều hơn. Cách phòng lão hóa có vẻ nhiều hứaa hẹn hơn trên bề mặt, bởi vì phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Không may là chúng ta ko hiểu sự trao đổi chất nhiều lắm. Thực tế ta có một sự hiểu biết nghèo nàn về sự họat động của sinh vật -- thậm chí ta ko hiểu rõ về tế bào. chúng ta vừa tìm ra những hiện tượng chẳng hạn như, sự can thiệp RNA chỉ vài năm trc, và đây là yếu tố cơ bản về họat động tế bào. Cơ bản, lão hóa học là một cách tiếp cận tốt, nhưng nó chưa phải lúc khi ta bàn về sự can thiệp. vậy ta fải làm gì? Đấy là giả thuyết tốt, rất thuyết phục, đúng không? nhưng ko fải. Trước khi tôi giải thích tại sao ko fải, tôi muốn nói một chút về cái tôi gọi là buớc 2. Cứ tưởng tượng là chúng ta đạt được -- cứ cho là chúng ta đã làm được ngày nay -- việc tăng thêm 30 năm sống khỏe mạnh trên người trung niên, chẳg hạn 55. Tôi gọi đó là sự trẻ hóa mạnh mẽ ở người. OK. Điều đó có nghĩa gì với việc người ở các độ tuổi khác nhau -- khi nhận được các giải pháp này -- sẽ sống được bao lâu? Để trả lời câu hỏi này -- bạn có thể nghĩ là đơn giản, nhưng ko fải. Ta không thể nói, "Ừ nếu họ đủ trẻ để nhận ích lợi từ các liệu pháp này, thì họ sẽ sống thêm 30 năm." Sai rồi. Sai bởi vì tiến trình. Có hai loại tiến trình công nghệ tr6n thực tế, cho mục đích này. Có những đột phá lớn và cơ bản, Rồi lại có những sự hòan thiện gia tăng của các đột phá đó. Chúng rất khác biệt về khả năng dự đoán khung thời gian. Đột phá cơ bản: khó đoán cần bao lâu để tạo ra đột phá Rất lâu về trước chúng ta thấy bay là thú vị, và mãi đến 1903 ta mới thật sự làm được điều đó. Nhưng sau đó, mọi việc đã ổ định và rất đồng đều. Tôi nghĩ đây là một trình tự hợp lý của các sự kiện đã xảy ra trong quá trình phát triển của máy bay. Ta có thể nghĩ là, trên thực tế, mỗi phát minh như là quá mức tưởng tượng của nhà phát minh. Các tiến bộ tích lũy đều dựa trên một thứ đã không còn tăng trưởng nữa. Đây là điều bạn nhận thấy sau bước đột phá. Và bạn thấy nó trong bất cứ công nghệ nào. Máy tính, bạn có thể nhình vào gần như một dòng thời gian song song, diễn ra dĩ nhiên chậm hơn chút. Bạn có thể nhìn vào y tế. Như là vệ sinh, vaccine, kháng sinh -- cùng một kiểu khung thời gian. Vậy tôi nghĩ là bước 2, mà tôi vừa gọi là một bước, không phải là một bước gì hết. Rằng thực ra, người đủ trẻ để được lợi từ các liệu pháp đầu tiên giúp tăng tuổi thọ thêm một quãng vừa phải, thậm chí dù họ đã ở tuổi trung niên khi nhận các liệu pháp, sẽ được đến một đỉnh nào đó. Họ đa phần sống đủ lâu để nhận được các trị liệu tiên tiến hơn sẽ cho họ thêm 30 hay có thể 50 năm. Nói cách khác, họ sẽ dãn đầu cuộc chơi. Các liệu pháp sẽ tiến bộ nhanh hơn những khiếm khuyết trong các liệu pháp hiện hành. Đay là điểm quan trọng để tôi vượt qua. Vì phần lớn người ta khi nghe tôi đoán nhiều người sống sót hôm nay sẽ sống thêm 1000 năm hoặc hơn nữa, họ nghĩ tôi nói rằng ta sẽ phát minh ra các liệu pháp trong vài thập kỷ nữa mà có thể giúp lọai trừ hoàn toàn lão hóa rằng các liệu pháo cho phép ta sống thêm 1000 năm hay hơn nữa. Tôi ko hề nói vậy Tôi nói rằng tốc độ phát triển của các liệu pháp đủ nhanh. Dù chúng ko hoàn hảo, ta sẽ có thể vượt qua giới hạn 200 tuổi, trước khi có ai đó sống đến 200. và tương tự cho 300 rồi 400 v.v. Tôi quyết định cho nó cái tên, "vận tốc thóat tuổi thọ". (cuời) Ừ có vẻ nó đã giải thích được vấn đề. Các đường đồ thị này chỉ ra về cơ bản tuổi thọ con người, theo quan hệ giữa thời gian sống còn lại và sức khỏe của họ, đối với các lứa tuổi khác nhau tại thời điểm nhận được các trị liệu. Nếu bạn đã 100 hay 80 tuổii -- một người trung bình ở 80, chúng tôi có lẽ chẳng giúp được nhiều cho bạn với những liệu pháp, vì bạn đã gần đất xa trời để có thể được hưởng lợi từ các liệu pháp thử nghiệm. Bạn sẽ không thể chịu được chúng. Nhưng nếu bạn chỉ mới 50, vẫn có cơ hội để bạn vượt lên khỏi cái dốc lão hóa và -- (cười) cuối cùng qua ngưỡng này. Và trở nên trẻ hơn về mặt sinh học một cách ý nghĩa, về sự trẻ trung, cả thể chất lẫn tinh thần, và về rủi ro tử vong do tuổi tác. Và dĩ nhiên, nếu bạn trẻ hơn chút nữa, thì bạn có thể thậm chí ko bao giờ trở nên quá yếu đuối để chết vì các nguyên nhân tuổi tác. Vậy đây là kết luận thật sự tôi đưa ra, người 150 tuổii dầu tiên -- chúng ta ko biết hôm nay người đó bao nhiêu tuổi, vì chúng ta ko biết cần bao lâu để có những trị liệu đầu tiên. Nhưng dù tuổi họ là bao nhiêu, Tôi cho rằng người đầu tiên sống đến 1000 -- đương nhiên là ko tính các thảm họa toàn cầu -- thực ra chỉ khoảng 10 tuổi trẻ hơn người 150 tuổi đầu tiên. Và đấy thật đáng suy ngẫm. Được rồi, cuối cùng tôi sẽ dành phần còn lại của buổi nói chuện, trong 7.5 phút nói về bước 1; tức là, làm sao ta thật sự kéo dài tuổi thọ thêm một quãng vừa phải để cho phép ta đến vận tốc thoát tuổi thọ? Và để minh họa, tôi xin trước hết nói về chuột nhắt. Tôi có một cột mốc tương ứng với sự trẻ hóa mạnh mẽ ở người. Tôi gọi là sự trẻ hóa mạnh mẽ của chuột, không ảo tưởng lắm. Nó nghĩa là, tôi nói chúng ta lấy những con chuột sống dai, cơ bản là chuột mà sống trung bình 3 năm. Và chúng ta ko làm gì hết với chúng cho đến khi chúng 2 tuổi. Khi đó chúng ta áp dụng nhiều nhứ trên chúng, và với các lệu pháp, ta làm chúng sống, trung bình đến sinh nhật thứ 5. Nói cách khác, ta thêm 2 năm -- ta gấp ba lần thời gian sống còn lại của chúng, bắt đầu từ điểm ta bắt đầu các trị liệu, câu hỏi là, điều đó thực sự có nghĩa gì cho khung thời gian cho đến khi ta đạt đến cột mốc trên cho người? mà ta có thể gọi, như tôi giải thích, tương ứng với sự trẻ hóa mạnh ở người, hay vận tốc thoát tuổi thọ. Thứ hai, nó có ý nghĩa gì với sự nhận thức công chúng về cần bao lâu để chúng ta có những thứ đó, kể từ khi ta làm trên chuột? Và thứ ba, câu hỏi là, nó sẽ làm gì đến thực tế người ta kỳ vọng ở nó? Và với tôi có vẻ câu hỏi đầu tiên là hòan toàn về sinh học, và quá khó để trả lời. Một câu hỏi cần nhiều suy đoán, và nhiều đồng nghiệp của tôi sẽ bảo ta ko nên đưa ra giả thuyết, rằng ta cứ nên giữ các luận điểm đến khi ta biết thêm. Tôi nói vậy là sai. Tôi nói chúng ta vô trách nhiệm nếu giữ im lặng về việc này. Ta phải đưa ra dự đoán tốt nhất về khung thời gian, để cho người ta có khái niêm về tỷ lệ để họ có thể cân nhắc ưu tiên của mình. Vì vậy tôi cho rằng ta có 50/50 cơ hội đến cột mốc vượt lão hóa, trong vòng 15 năm kể từ khi ta thành công trên chuột. 15 năm kể từ con chuột mạnh mẽ. Nhận thức công chúng sẽ có thể tốt hơn là vậy. Công chúng có vẻ đánh giá thấp sự khó khăn của khoa học. Họ có thể nghĩ chỉ cần 5 năm thôi. Họ sẽ sai, nhưng thực tế đấy cung ko thành vấn đề. Và cuối cùng, tôi nghĩ công bằng mà nói nguyên nhân chủ yếu tại sao công chúng mâu thuẫn về lão hóa là do sự mê muội toàn cầu tôi vừa mô tả, chỉ là sự biện hộ. Đó sẽ là lịch sử kể từ giờ, vì sẽ ko thể tin rằng lão hóa là ko thể tránh khỏi ở người, vì nó đã bị trì hoãn quá hiệu quả ở chuột. Vì vậy chúng ta có vẻ nhận được sự thay đổi mạnh mẽ trong thái độ công chúng, dĩ nhiên nó có ý nghĩa to lớn. Để nói làm sao ta làm thành công trên chuột, Tôi sẽ thêm một chút vào định nghĩa lão hóa của mình. Tôi sẽ dùng từ "tổn thương" để chỉ những thứ trung gian gây ra bởi trao đổi chất, và cuối cùng tạo nên bệnh. Vì một điều quan trọng ở đây là dù tổn thương cuối cùng chỉ gây ra bệnh tật, bản thân các tổn thương đc gây ra trong suốt quá trình sống, bắt đầu trc khi sinh ra. Nhưng bản thân nó ko phải một phần của trao đổi chất. Và điều này hóa ra có ích. Vì như thế ta có thể vẽ lại đồ thị ban đầu của mình. Ta có thể nói, cơ bản, khác biệt giữa lão hóa học và lão bệnh học là lão hóa học cố ức chế tốc độ mà trao đổi chất tạo ra tổn thương này. Và tôi sẽ giải thích chính xác tổn thương trong các thuật ngữ sinh học sau. Lão bệnh học cố kéo dài thời gian bằng cách ngăn tổn thương chuyển thành bệnh. Và nguyên nhân nó là bàn thua bởi vì các tổn thương vẫn tiếp tục tích lũy. Vậy có cách tiếp cân thứ ba, nếu ta nhìn ở góc này. Ta có thể gọi nó là phương thức công nghệ, và tôi cho rằng phương thức này ở trong tầm với. Phương thức công nghệ ko can thiệp vào quá trình nào. Nó ko can thiệp vào quá trình này, hoặc quá trình này. Và đấy là tốt vì nó nghĩa là đấy ko fải là bàn thua, và nó ở trong khả năng thực hiện của ta, vì nó ko liên quan đến phát triển tiến hóa. Phương thức công nghệ nói rằng, "Hãy bắt tay vào sửa chữa định kỳ các loại tổn thương" -- ko nhất thiết phải sửa hoàn toàn, nhưng sửa thật nhiều, để ta hạn chế tổn thương dưới mức giới hạn mà nó cần để tạo ra bệnh tật" Ta biết rằng ngưỡng này tồn tại, vì ta ko bị các bệnh về tuổi tác cho đến khi trung niên, dù cho tổn thương đã tích lũy từ trc khi ta sinh ra. Tại sao tôi nói chúng ta ở trong tầm? Nguyên nhân là đây. Điểm chính của slide này ở góc dưới. Nếu ta cố tìm ra chỗ nào trong trao đổi chất là quan trọng cho lão hóa. ta sẽ mất cả buổi, vì cơ bản tòan bộ quá trình tdc là quan trọng cho lão hóa theo cách này hay cách khác. List này chỉ là để minh họa, nó chưa hoàn chỉnh. List bên phải cũng chưa hoàn chỉnh. Nó là list các bệnh liên quan đến tuổi tác, và cũng chưa hòan chỉnh. Nhưng tôi muốn tuyên bố list ở giữa thật sự đã đầy đủ, đây là list các thứ được cho là tổn thương, tác dụng phụ của trao đổi chất cuối cùng gây bệnh, hoặc có lẽ gây bệnh. Và chỉ có 7 yếu tố thôi. Chúng ở nhiều thể loại, dĩ nhiên, nhưng chỉ có 7 thôi. Mất mát tế bào, đột biến trong nhiễm sắc thể, đột biến trong ty thể vv. Trước hết, tôi muốn lý luận tại sao list này hoàn tất. Đương nhiên có thể tranh luận về sinh học. Có người hỏi, OK, chúng ta được cấu tạo bằng gì? Chúng ta tạo bởi các tế bào và những thứ giữa các tb. Tổn thương có thể tích lũy ở đâu? Câu trả lời là, càc phân tử lâu phân rã, vì nếu phân tử nhanh rã chịu các tổn thương, nhưng sau đó phân tử sẽ bụ hủy -- như protein bị phân hủy - tổn thương sau đó cũng hết. Nó chắc chắn là các phân tử lâu rã. Vậy 7 thứ này đều được thảo luận trong lão hóa học lâu về trc và đó là tin tốt, nó có nghĩa là như bạn biết, ta đã tiến xa trong sinh học 20 năm gần đây, vậy sự thật ta vẫn chưa thêm vào list này là một một dấu hiệu khá tốt rằng ko còn yếu tố nào nữa. Chưa hết, còn tốt hơn nữa; ta biết làm sao để sửa tất cả chúng. ở chuột, trên nguyên tắc -- và tôi nói trên nghuyên tắc vì, có thể ta sẽ làm được các liệu pháp trên trong 1 thập kỷ. Một số trong đó đã được thực hiện, mấy cái ở phía trên. Tôi chưa có thời gian để xem qua tất cả, nhưng tôi kết luận, nếu ta có thể thật sự có đủ tài trợ cho việc này, thì ta có thể sẽ phát triển sự trẻ hóa rộng rãi trong vòng 10 năm, nhưng bạn cần phải nghiêm túc về nó. Ta cần phải tực sự bắt đầu. Đương nhiên có những nhà sinh học ở trong khán giả đây, và tôi muốn trả lời vài câu hỏi nếu bạn thắc mắc. Bạn có thể ko hài lòng với bổi nói chuyện này, nhưng cơ bản bạn nên tìm đọc vấn đề này. Tôi đã xuất bản rất nhiều về nó; Tôi trích dẫn các thử nghiệm làm nền cho tính lạc quan của tôi. và có rất nhiều chi tiết trong đó. Các chi tiết khiến tôi tự tin về khung thời gian khá tích cực mà tôi dự đoán ở đây. Vậy nếu bạn nghĩ tôi sai, bạn nên đi tìm ra sao bạn nghĩ tôi sai. Và dĩ nhiên chủ yếu là bạn ko nên tin những người tự gọi mình là chuyên gia lão hóa vì, cũng như bất cứ sự bắt đầu nào từ các lối nghĩ cũ trong một lĩnh vực nhất định, bạn sẽ thấy những người chính thống phản đối chút đỉnh và không thật suy nghĩ nghiêm túc về nó. Vì vậy bạn thật sự phải làm bài tập, để hiểu được rằng đây là sự thật. Và chúng ta sẽ có vài kết luận. Một là, bạn sẽ nghe từ một gã trong buổi tiếp theo gã từng nói trc đây rằng có thể sắp xếp gene người trong chớp mắt, và mọi người bảo, "rõ ràng là bất khả thi.\" Và bạn biết điều gì đã xảy ra. Vậy bạn biết điều này đã xảy ra. Ta có nhiều chiến thuật -- có Methuselah Mouse Prize, là một động lực cho sáng tạo, và để làm những gì bạn cho là sẽ thành công, và nhận được tiền nếu bạn thắng. Có một đề xuất thành lập một viện. Việc này sẽ tốn chút tiền. Nhưng, ý tôi là -- Bao nhiêu đấy xài được bao lâu cho chiến tranh Iraq? Ko lâu lắm. OK. (Cười) Nó phải là từ thiện, bởi vì lợi nhuận đánh lạc hướng công nghệ sinh học, nhưng cơ bản nó có 90% cơ hội thành công ở đây, tôi nghĩ. Và tôi nghĩ chúng ta biết làm sao đạt đc. Xin dừng ở đây. Cám ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: OK. Tôi ko bết có câu hỏi nào ko nhưng tôi nghĩ tôi sẽ cho mọi người cơ hội. Khán giả: Ông đã nói về lão hóa và cố gắng đánh bại nó, vậy sao ông lại làm mình trông già vậy? (cười) AG: Vì tôi là 1 ông già. Tôi thật ra 158. (cuời) (vỗ tay) Khán giả: Sinh vật trên hành tinh đã tiến hóa với hệ thống miễn nhễm, để chống lại bệnh tật để có thể sống đủ lâu để sinh sản. Tuy nhiên, như tôi biết, các lòai sinh vật tiến hóa thật sự đều chết, vì khi tế bào phân chia telomerase ngắn lại và cuối cùng sinh vật chết. Vậy tại sao tiến hóa lại lựa chọn chống lại sự bất tử, khi mà nó quá có lợi, hay tiến hóa chưa hòan chỉnh? AG: Tuyệt. Cám ơn bạn đã hỏi một câu mà tôi có thể trả lời một cách ko tranh cãi. Tôi sẽ cho bạn câu trả lời chính thức từ dòng chính thống mà tôi cũng đồng ý. Đó là, không, lão hóa ko phải sản phẩm của chọn lọc tự nhiên; nó chỉ là một bỏ quên của tiến hóa. Nói cách khác, ta già đi vì quá khó để ko bị già đi; bạn cần thêm các rãnh gene, thêm sự phức tap trong gene để có thể già đi chậm hơn, và điều đó vẫn đúng khi bạn còn đưa ra. Vậy, trong phạm vi mà sự tiến hóa không quan tâm, nếu gene đc lưu truyền bởi cá thể, sống thật lâu hay bởi sự sinh sản, Có một số điều tiết nhất định cho nó, đấy là tại sao các loài có vòng đời khác nhau, nhưng ko hề có loài nào bất tử. CA: genes ko quan tâm nhưng chúng ta thì có? AG: Đúng. KG: Xin chào. Tôi đọc đâu đó rằng trong 20 năm gần đây, tuổi thọ trung bình của người tăng thêm 10 năm. Nếu tôi theo đó, tôi nghĩ tôi sẽ sống tới 120 nếu tôi ko bị đụng xe. Vậy là tôi là một trong những người theo ông có thể ống đến 1000 tuổi? AG: Nếu ông giảm cân 1 chút. (cười) Con số của ông có hơi phóng đại. Trên tiêu chuẩn thì tuổi thọ đã tăng trưởng khỏang một hay hai năm mỗi một thập kỷ. Vậy nó ko quá tốt như ông nghĩ -- ông có thể hy vọng. Nhưng tôi định sẽ tăng nó thêm 1 năm nữa càng sớm càng tốt. KG: Tôi nghe nói nhiều neuron ta có khi trưởng thành thật ra là ở trong phôi, và các neuron chỉ sống khoảng 80 năm. Nếu đó là đúng, thì trẻ hóa có ý nghĩa sinh học gì ko? Nếu có những tế bào trong cơ thể sống đến 80 năm, trái với bình thường, chỉ vài tháng? AG: Dĩ nhiên có những ám chỉ về kỹ thuật. Cơ bản ta cần fải thay tế bào trong các vùng của não mà bị mất tế bào với tốc độ tương thích, đặc biệt là neuron, nhưng ta ko muốn thay chúng nhanh hơn vậy -- hay ko quá nhanh hơn, vì thay thế chúng quá nhanh sẽ làm thoái hóa nhận thức. Cái tôi vừa nói ko có lòai nào ko bị lão hóa thật ra là vơ đũa cả nắm. Có loài ko bị lão hóa -- chẳnng hạn Hydra -- nhưng chúng ko có hệ thống thần kinh -- và ko có các mô thật sự chúng hoạt động nhờ các tế bào sống dai. Nơi này có tên là Wellawatta, một khu dân cư quan trọng ở Colombo Chúng tôi ngồi trên đường ray tàu hỏa chạy ngang qua nhà bạn tôi và bãi biển Đường ray thường được nâng lên khoảng 2,5m so với mặt nước biển, nhưng lúc đó, nước đã rút đi khoảng 0,9 - 1,2m so với bình thường Tôi chưa bao giờ thấy đá ngầm ở đây cả. Có vài con cá bị kẹt trong vũng nước đọng phía sau chỗ nước rút. Vài đứa trẻ nhảy xuống, chạy đến vũng nước cùng với vài cái túi. Chúng cố gắng bắt cá. Nhưng chẳng ai nhận ra đó là một ý tưởng tồi tệ. Những người ngồi trên đường vẫn tiếp tục nhìn. Tôi quay lại kiểm tra nhà bạn tôi. Và ai đó trên đường la lên. Trước khi tôi quay lại, mọi người bắt đầu la hét và chạy tán loạn. Nước bắt đầu dâng lên trở lại, nổi bọt trắng xóa trên bãi đá ngầm. Bọn trẻ quay trở lại đường ray. Không ai bị kẹt lại. Nhưng nước vẫn tiếp tục dâng lên Trong 2 phút, nước đã dâng đến đường ray Và ngày càng lên cao. Lúc đó chúng tôi đã chạy khoảng 100m. Nước vẫn tiếp tục dâng lên. Tôi thấy một người đàn ông đứng ở cổng, nước ngập đến gối nhưng vẫn không rời đi. Ông nói ông đã sống cả đời bên bờ biển này, và ông thà chết ở đây còn hơn phải chạy khỏi đây. Một cậu bé rời khỏi mẹ và chạy vào nhà để cứu lấy con chó đang rất sợ hãi. Một người phụ nữ đang khóc đã được con trai đưa ra khỏi nhà và dẫn lên mặt đường. Khu ổ chuột nằm trong khu vực riêng giữa biển và đường ray đã hoàn toàn bị cuốn trôi. Đây là một vị trí nhiều rủi ro nên cảnh sát đã cảnh báo cư dân, và không ai ở đó khi nước dâng lên. Nhưng họ lại không có thời gian để di chuyển đồ đạc của mình. Vài giờ sau, trên biển rải rác những mảnh gỗ cách nhau hàng dặm - tất cả đều từ những ngôi nhà ổ chuột. Khi nước rút xuống, giống như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Điều này thật khó tin - trừ khi bạn đã đọc rất, rất nhiều tin tức - nhưng ở nhiều nơi, sau những cơn sóng thần, dân làng vẫn vô cùng sợ hãi. Khi một vùng biển lặng đột nhiên ào đến cuốn đi người, nhà cửa, tàu thuyền – và chẳng có cảnh báo nào - và không ai cho bạn biết chắc chắn khi nào thì cơn bão tiếp theo sẽ đến, Tôi không nghĩ là bạn có thể bình tĩnh đâu. Một trong những điều đáng sợ nhất của sóng thần mà tôi chưa thấy được nhắc đến chính là sự thiếu hụt thông tin. Nghe có vẻ bình thường nhưng thật sự rất đáng sợ khi nghe hết tin đồn này đến tin đồn khác trong khi một cơn sóng thần lớn hơn sẽ đến vào đúng 1h chiều, hay có lẽ là tối nay, hay có lẽ,… Bạn thậm chí không biết liệu có an toàn không khi xuống nước để bắt một chiếc thuyền đến bệnh viện. Chúng tôi nghĩ Bệnh viện Phi Phi đã bị phá hủy. Chúng tôi nghĩ con tàu này đang đến bệnh viện Phuket, nhưng nếu việc cập bến quá nguy hiểm, có lẽ nó sẽ đến Krabi, nơi đó an toàn hơn. Chúng tôi không nghĩ có cơn sóng khác đang đến gần. Ở Resort Phi Phi Hill, tôi nép vào góc tường cách xa tivi nhất nhưng lại rất căng thẳng nghe thông tin. Họ nói một trận động đất 8.5 độ Richter đã tấn công Sumatra, châm ngòi cho một cơn sóng thần khủng khiếp. Có được thông tin này ít ra giúp chúng tôi hiểu được chuyện gì vừa xảy ra. Tuy nhiên, họ chỉ tập trung nói về những gì đã xảy ra mà chẳng cho biết chúng tôi phải làm gì. Mọi việc nói chung chỉ là những lời đồn đoán và không ai cùng tôi nói chuyện trong hơn 36 tiếng biết chắc chắn chuyện gì đang xảy ra. Đây là 2 tài khoản blog về sóng thần ở châu Á đã xuất hiện sau khi chúng xảy ra. Tôi sẽ cho các bạn xem 2 video trích hình ảnh sống thần được đăng trên các blog này. Tôi cảnh báo trước rằng chúng rất mạnh mẽ đấy. Một từ Thái Lan, một từ Phuket (Hét lớn) Giọng 1: Nó đến! Nó lại đến kìa! Giọng 2: Nó lại đến ư? Giọng 1: Đúng vậy. Nó lại đến. Giọng 2: Vào đây đi. Giọng 1: Nó lại đến kìa. Cơn sóng khác à? Giọng 1: Nó lại đến. Một cơn sóng khác! [Không rõ] (Hét lớn) Họ gọi tôi ra đây. James Surowiecki: Phù... Chúng đều nằm ở trang web này: waveofdestruction.org Trong thế giới blog, sẽ có bài viết trước và sau cơn sóng thần, vì một trong những điều đã xảy ra lúc cơn sóng thần mới ào đến chính là, mặc dù mới bắt đầu - chính là, vào ngày đầu tiên - có một sự khan hiếm thông tin trực tiếp cũng như video trực tiếp và người ta đã phàn nàn về điều này. Họ nói: "Blogs thật sự làm chúng tôi thất vọng". Rõ ràng là, trong vòng vài ngày, thông tin được lan rộng rất nhiều, và chúng ta có một bức tranh toàn cảnh về những gì vừa xảy ra theo cách mà trước đây chúng ta không làm được. Và những gì bạn có là những bloggers, nhà báo,... lộn xộn, thiếu liên kết những người có thể nghĩ ra chân dung tổng quát của thảm họa, cho ta cảm giác thoải mái về những gì đã thực sự xảy ra hơn là những gì truyền thông đại chúng mang lại Do đó, cơn sóng thần có thể được xem là một khoảnh khắc có ảnh hưởng khoảnh khắc khi công cụ tìm kiếm blog ra đời, ở một mức độ nào đó. Bây giờ, tôi sẽ chuyển đến - sự cao siêu trong ý nghĩa truyền thống của từ được gọi là đầy cảm hứng, tuyệt vời -- đối với cái gì đó bình thường hơn. Bởi vì khi chúng ta nghĩ đến blog, tôi nghĩ đa số những người quan tâm nhiều đến chúng thường liên tưởng đến những thứ như chính trị, công nghệ, v.v... Và tôi muốn hỏi 3 câu hỏi, trong 10 phút còn lại, về blog. Đầu tiên là, chúng đã cho biết gì về ý tưởng của chúng ta về việc động viên con người làm việc? Thứ hai là, blog có thật sự có được một khả năng xuất chúng trong việc tiếp cận trí tuệ tập thể còn tồn đọng trước đó mà đa số hiện nay, chưa được khai thác? Và thứ ba là, những rắc rối có thể xảy ra, hoặc những mặt tối của blog là gì? OK, câu hỏi đầu tiên: Chúng đã cho biết gì về việc tại sao con người hành động? Một trong những điều mê hoặc nhất của blog nói riêng và internet nói chung, tất nhiên - nó đang ngày càng rõ ràng hơn, nhưng tôi nghĩ vấn đề quan trọng cần nghĩ đến - chính là những người tạo ra làn sóng thông tin khổng lồ này mỗi ngày, những người dành rất nhiều thời gian để sắp xếp, liên kết, bình luận những nội dung của internet, đang làm việc, về cơ bản, là miễn phí Họ không được trả tiền bằng bất kỳ hình thức nào hơn là sự chú ý, và ở một quy mô nào đó, là danh tiếng mà họ có được sau khi làm một việc tốt. Đó chính là - theo một nhà kinh tế học truyền thống - một điều rất đáng chú ý vì tài khoản truyền miệng của một người làm kinh tế sẽ hiểu rằng, về cơ bản, bạn luôn hành động vì một mục tiêu sắt đá, thường là về tài chính. Nhưng thay vì vậy, chúng ta tìm kiếm trên internet - và một trong những điều kì diệu nhất của nó là con người đã tìm ra cách để làm việc cùng nhau mà không cần đến tiền. Họ đã nghĩ ra, theo một nghĩa nào đó, một phương pháp khác để tổ chức hoạt động. Giáo sư Luật của Yale Yochai Benkler, trong bài luận "Coase's Penguin", đã nói về kiểu mã nguồn mở này, thứ mà chúng ta vốn rất quen thuộc với Linux, chúng có tiềm năng để ứng dụng vào nhiều tình huống. Và nếu bạn nghĩ đến điều này cùng với cơn sóng thần, những gì bạn có chính là một lực lượng nhà báo địa phương, những người đang tạo ra một số lượng vật chất khổng lồ không một mục đích nào khác ngoài việc kể câu chuyện của họ. Đó là một ý kiến rất mạnh mẽ, biểu hiện một thực tế đầy ảnh hưởng. Đó là một thực tế mang đến những khả năng thú vị để tổ chức một loạt các hoạt động trong tương lai. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều đầu tiên mà blog cho chúng ta là chúng ta cần mở rộng ý tưởng về những gì hợp lý, mở rộng phương trình đơn giản về những giá trị ngang bằng tiền. hoặc chúng ta sẽ phải trả tiền, nhưng thực tế là bạn có thể đạt được những thành quả cực kì xuất sắc mà chẳng trả bất cứ đồng nào. Có một số blogger - khoảng 20 người hiện nay - những người trên thực tế đang kiếm tiền, và một số khác đang cố gắng làm những việc toàn thời gian khác để kiếm sống, nhưng đại đa số họ đều làm vì họ yêu nó, hoặc vì họ yêu sự nổi tiếng, hay bất kỳ thứ gì. Howard Rheingold đã viết nhiều về điều này và tôi nghĩ ông ấy đang viết nhiều hơn nữa, nhưng khái niệm hợp tác tự nguyện chính là một điều gì đó hết sức mạnh mẽ và đáng được nghĩ đến. Câu hỏi thứ hai. Blog đã thật sự mang lại gì cho chúng ta, về quá trình tiếp cận trí tuệ tập thể? Như Chris đã nói, tôi đã viết cuốn sách "Trí khôn của đám đông" Và tiên đề của cuốn sách là, ở một điều kiện thích hợp, đám đông có thể thông minh một cách xuất chúng. Và họ thật sự có thể thông minh hơn cả người thông minh nhất trong số họ. Ví dụ đơn giản nhất cho điều này là, nếu yêu cầu một nhóm người làm một việc, như đoán xem có bao nhiêu viên kẹo dẻo trong cái lọ. Nếu tôi có một lọ kẹo dẻo và yêu cầu bạn đoán xem có bao nhiêu viên dự đoán của bạn sẽ tốt không ngờ. Nó sẽ ở khoảng 3% - 5% số kẹo trong lọ, và nó sẽ tốt hơn khoảng 90% - 95% các bạn Có thể một, hai người trong các bạn là những người đoán xuất sắc nhưng đa số những nhóm người tham gia đoán sẽ đều tốt hơn chỉ mỗi mình các bạn. Và điều hay ho là, bạn có thể thấy hiện tượng này ở nhiều hoàn cảnh phức tạp hơn. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào tỉ lệ cá cược của một trận đua ngựa, họ đoán gần như chính xác con ngựa nào sẽ thắng. Nghĩa là, nhóm người giỏi hơn trên đường đua đang dự đoán tương lai bằng xác suất. Nếu bạn nghĩ về thứ gì đó như Google chẳng hạn, những thứ dựa trên trí tuệ tập thể của trang web để tìm kiếm những trang web cung cấp nhiều thông tin có giá trị nhất - chúng ta biết Google đang thực hiện việc đó một cách xuất sắc, và đó là bởi vì, thứ lộn xộn mà chúng ta gọi là mạng thông tin toàn cầu thật ra có một trật tự đáng kinh ngạc và một trí thông minh tuyệt vời bên trong. Và tôi nghĩ đây chính là một trong những hứa hẹn của công cụ tìm kiếm blog. Dan Gillmor, tác giả cuốn "We the Media" được tặng kèm trong gói quà tặng - đã nói về điều này, với tư cách là một nhà văn, ông ấy đã thấy rằng độc giả của mình biết nhiều hơn ông. Và đây là một ý tưởng đầy thách thức. Nó là một thách thức với truyền thông. Nó cũng là một thách thức với mọi người, những người đã tạo ra một khối lượng thời gian và sự giám định khổng lồ, những người luôn đầy năng lượng trong việc tìm ra những định nghĩa mà họ biết nhiều hơn bất kỳ ai khác. Nhưng điều mà blog mang lại chính là khả năng thoát ra khỏi trí tuệ tập thể phân bổ bên ngoài, và chúng ta biết nó đang tồn tại nếu chúng ta biết cách tiếp cận nó. Mỗi bài blog, mỗi bài bình luận có thể không phải là những gì chúng ta tìm kiếm, nhưng tựu trung, những đánh giá của người viết, những liên kết của mọi người thường sẽ mang đến một bức tranh thú vị và vô cùng có giá trị về những gì đang xảy ra. Vì vậy, đây là mặt tích cực của nó, Đó là mặt tích cực của cái mà chúng ta thường gọi là có sự tham gia của báo chí hoặc báo chí công dân, v.v... mà trong thực tế, chúng ta đang chú ý đến những người chưa bao giờ nói trước công chúng, và chúng ta có thể tiếp cận với nguồn thông tin luôn luôn tồn tại, nhưng chủ yếu lại chưa được khai thác. Nhưng nó cũng có những mặt tối, và đó là điều mà tôi muốn nói ở phần cuối buổi nói chuyện này. Một điều sẽ xảy ra khi dành nhiều thời gian cho Internet, nghĩ quá nhiều về Internet, chính là chúng ta sẽ rất dễ chìm đắm trong nó. Rất dễ chìm trong thế giới không được phân cấp với cấu trúc ngược của Internet. Rất dễ để nghĩ rằng mạng thật sự rất có ích - khi việc được liên kết từ nơi này đến nơi khác, được liên kết chặt chẽ trong một khu vực là một điều rất tốt. Và phần lớn thời gian là như vậy. Nhưng cũng có một mặt trái của nó, chính là, càng liên kết chặt chẽ với người khác, chúng ta càng khó khăn để trở nên độc lập. Một trong những đặc điểm cơ bản của mạng xã hội chính là, một khi bạn đã liên kết với nhau trên mạng, nó sẽ bắt đầu định hình quan điểm của bạn cũng như sự tương tác của bạn với mọi người. Đó là một trong những điều làm nên mạng xã hội. Nó không chỉ là một sản phẩm của bộ phận cấu thành. Nó còn hơn thế. Nó là, như Steven Johnson từng nói, một hiện tượng mới mẻ. Nó có 3 lợi ích: Nó rất có lợi trong việc mang lại hiệu quả cho việc giao tiếp thông tin; nó giúp bạn tiến gần hơn đến mọi người; nó cho phép con người phối hợp trong các họat động tích cực. Nhưng vấn đề là một tổ chức sẽ chỉ thông minh được khi các thành viên có thể làm việc càng độc lập càng tốt. Đây là nghịch lý của trí khôn của đám đông, nghịch lý của trí tuệ tập thể, rằng những gì nó cần thật ra là khả năng suy nghĩ độc lập. Mạng xã hội khiến con người khó làm được việc đó, vì họ hướng sự chú ý đến những điều mà mạng xã hội mang lại. Một trong những hiện tượng rất dễ thấy trong công cụ tìm kiếm blog một khi nó là một trào lưu mạng, một khi một ý tưởng được tiến hành, rất dễ để mọi người liên kết với nhau, vì những người khác có được đường link. Nhiều người kết nối với nó, và lần lượt người khác cũng kết nối, v.v... Và hiện tượng chồng chéo các đường link đó là một đặc điểm của blog, đặc biệt là các blog chính trị, và nó là một trong những thứ chủ yếu tạo ra trí thông minh đẹp đẽ, phân hóa và có cấu trúc ngược này mà blog có thể bộc lộ trong điều kiện thích hợp. Phép ẩn dụ mà tôi muốn dùng là ẩn dụ về cối xay tròn này. Rất nhiều người nói về loài kiến. Đây là một sự tham khảo từ thiên nhiên. Khi chúng ta nói về những hiện tượng phân hóa, từ dưới lên, thì loài kiến là một ẩn dụ kinh điển, bởi vì không một con kiến nào biết nó đang làm gì, nhưng khi tập hợp lại, chúng có thể ra những quyết định thông minh đến không ngờ. Chúng có thể tìm thức ăn một cách hiệu quả, có thể điều khiển giao thông với một tốc độ kinh ngạc. Do đó, loài kiến là một hình mẫu tuyệt vời: chúng ta có những phần nhỏ mà khi kết hợp lại sẽ được một điều tuyệt diệu. Nhưng chúng ta biết đôi lúc kiến cũng đi lạc đường, và điều xảy ra là, nếu nhiều con kiến cứ đi vòng vòng quanh chỗ mà chúng lạc, chúng bắt đầu đi theo một quy luật đơn giản -- làm giống hệt những gì con kiến trước mặt làm Và cuối cùng chúng kết thúc trong một vòng tròn. Một ví dụ tiêu biểu là một con kiến bò dọc đường dài 3km, trong 2 ngày và những con kiến khác cứ đi vòng quanh liên tục theo hình tròn cho đến khi chúng chết. Và tôi nghĩ đó là điều cần được chú ý. Đó là điều chúng ta nên dè chừng -- chúng ta cứ đi vòng quanh, vòng quanh cho đến khi chúng ta chết. Tôi muốn liên kết điều này với cơn sóng thần, vì một trong những điều lớn nhất về nó -- xét về góc nhìn của blog chứ không phải của cơn sóng thần-- là nó thực sự đại diện cho một hiện tượng từ dưới lên. Có những web không tồn tại đến khi có một khối lượng lưu thông lớn. Bạn đã thấy con người có thể đưa ra quan điểm của riêng mình. bằng những cách mà trước đây họ chưa từng làm. Bằng cách đó, bạn có thể thấy trí thông minh của tự bản thân trang web. Đó là mặt ngược lại. Và vòng tròn này là nhược điểm. Tôi nghĩ những gì thuộc về trước đây là những điều chúng ta cần phấn đấu. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là Denice Frohman, và sau đây là "Giọng miền." Mẹ tôi nói giọng miền như súng nổ, dùng toàn sức đôi tay. lưỡi của bà như nắm đấm thép tuôn giữa hàng môi eo bà, lắc lư theo tiếng hò reo cổ vũ. Bà nói giọng Tây Ban Nha pha Anh như súp sanchocho, tiếng nọ đẩy tiếng kia, như súng liên thanh đừng mơ bắt mẹ tôi "im miệng," mẹ không biết "im miệng" là gì. Giọng bà hào sảng bất cứ đâu và chớ có gan bảo bà nói khẽ, bà ngóng chờ bao năm để được cất lời hơn là giữ yên nó trong xó nhà. Từ miệng bà Anh ngữ được phối trộn "strawberry" (trái dâu) trở thành "eh-strawbeddy" "cookie" (bánh quy) thành "eh-cookie" hay kitchen (bếp), key chain (chìa), và chicken (gà) nghe như một mẹ không nói "có" mẹ nói "à ha" và bầu trời ngôn ngữ từ miệng bà bỗng thành bản hoà ca Hector Lavoe không thể bắt lưỡi bà đặt thẳng đờ cho đúng khuôn tiếng Anh, nó quá cong co quá rắn rỏi quá đầy conga quá nhiều cuatro để cắt gọt hàng tá phím dương cầm giữa hai hàm răng bà, đầy tiếng clave bộn tiếng vỗ tay ngập điệu salsa khó lòng không lắc lư như đứa trẻ bồn chồn ngóng nhào nặn, tách mình khỏi khuôn khổ Anh ngữ là quá chật với con người vĩ đại nơi bà. Từng lời của bà hoà chuyện cùng những phụ nữ hai lòng bàn tay trắng lắm khi đôi tay là mọi thứ ta có và giọng miền là thứ nhắc rằng ta đây vẫn chơi bomba, vẫn lắc plena bạn nói "wepa!" (vui quá) và người lạ thành bằng hữu, bạn nói "dale" (cứ tự nhiên) và đám đông thành gia đình đoàn viên. Tiếng mẹ đẻ là điện tín từ mẹ của bà trang hoàng màu cóc coqui vùng el campo nên cả khi đôi môi bà khó lòng gò ép rặn tiếng Anh từng chữ một, giọng miền là chiếc la bàn bướng bỉnh luôn hướng bà về cố hương. (Nhạc) (Vỗ tay) Cám ơn vì đã có mặt ở đây. Và tôi nói cám ơn sự có mặt của các bạn ở đây là vì tôi đã câm lặng trong suốt 17 năm. Và những lời đầu tiên tôi nói là ở Washington, DC, trong dịp lễ kỷ niệm 20 năm Ngày trái đất (Earth day). Và gia đình và bè bạn của tôi đã tụ họp lại đó để nghe tôi diễn thuyết. Và tôi nói "Cám ơn vì đã có mặt ở đây". Mẹ tôi, ngồi giữa khán thính giả, bà đã nhảy lên, "Hallelujah, Johnny đang nói chuyện kìa!" (Tiếng cười) Thử tưởng tượng bạn câm lặng trong suốt 17 năm và mẹ bạn đang giờ ngồi giữa khán thính giả, bà sẽ nói như vậy. Cha tôi nói: "lần thứ nhất" -- Tôi sẽ giải thích điều này. Nhưng tôi quay lại bởi vì tôi đã không nhận ra giọng nói của mình từ đâu vang tới. Tôi đã không nghe được tiếng nói của mình trong 17 năm qua, nên tôi quay lại nhìn rồi nói. "Ôi Thượng Đế, ai đang nói cái tôi đang suy nghĩ vậy?" Và sau đó tôi nhận ra đó là chính tôi, bạn biết không, và tôi cười. Và tôi có thể nhìn thấy cha tôi -- "Ừ, nó điên thiệt rồi." Tôi muốn dẫn dắt bạn đi vào hành trình này. Và tôi tin hành trình này là 1 ẩn dụ cho tất cả những cuộc hành trình của chúng ta. Và mặc dù là điều này khá là lạ lẫm, tôi muốn các bạn hãy nghĩ về hành trình của chính mình. Hành trình của tôi bắt đầu vào năm 1971 khi tôi chứng kiến 2 tàu chở dầu va vào nhau ở Golden Gate, và gần 2 triệu lít dầu tràn ra khắp vùng vịnh. Chuyện đó làm tôi lo âu rất nhiều và tôi đã quyết định là tôi sẽ ko sử dụng bất cứ loại xe cộ nào nữa. Đó là một vấn đề lớn ở California. Và cũng là 1 vấn đề lớn cho cộng đồng Point Reyes Station nhỏ bé của tôi ở Inverness, California, vì chỉ có khoảng 350 người ở đó vào mùa đông - đó là năm 1971. Và khi tới đó tôi bắt đầu đi bộ, mọi người-- họ biết có gì đó đang xảy ra. Và họ đến gặp tôi và nói: "Này John, anh đang làm cái gì vậy?" Và tôi trả lời: "À, tôi đi bộ vì môi trường" Và họ nói : "Không, anh đi bộ làm cho chúng tôi trông tệ hại, đúng không? Anh đi bộ làm chúng tôi thấy hổ thẹn với bản thân?" Và có lẽ họ nói có phần đúng, bởi vì tôi nghĩ rằng nếu tôi bắt đầu đi bộ, bạn biết đấy, họ sẽ làm theo. Bởi vì dầu tràn, mọi người bàn tán về sự ô nhiễm. Và tôi đã tranh luận với mọi người về điều đó, tôi đã tranh luận và tranh luận Tôi gọi về cho cha mẹ của tôi. Tôi nói: "Con sẽ không lái xe hơi nữa." Cha tôi nói: "Sao mày không làm vậy khi mày 16 tuổi ấy?" (Tiếng cười) Thời đó tôi không biết gì về môi trường. Cha mẹ tôi trở về Philadelphia. Và tôi kể cho mẹ tôi nghe: "Dù sao con cũng thấy vui, con thật sự rất vui." Bà nói: "Con trai, nếu con thấy vui, con không cần phải nói ra." Bà mẹ nào cũng như nhau. Và vào ngày sinh nhật thứ 27 của tôi, tôi đã đưa ra quyết định, vì tôi tranh luận quá nhiều và nói quá nhiều, bạn thấy đấy, nên tôi quyết định là sẽ ngưng, không nói nữa chỉ trong 1 ngày -- 1 ngày thôi -- cho nó thảnh thơi 1 tí. Và tôi đã làm vậy. Sáng sớm thức dậy tôi đã không nói 1 lời nào. Và tôi phải thú thật với các bạn, đó là 1 kinh nghiệm rất sâu sắc, vì đó là lần đầu tiên, tôi bắt đầu lắng nghe -- trong 1 thời gian dài. Và cái tôi nghe được, khá là làm cho tôi lo lắng. Vì những điều tôi đã từng làm, khi tôi nghĩ là tôi đang lắng nghe, là tôi chỉ nghe đủ cái mọi người cần nói thôi, và tôi nghĩ có thể là tôi biết cái họ định nói, và vì vậy tôi không lắng nghe nữa. Và tôi nghĩ, giống như là tôi cứ lo đua thẳng về phía trước và nghĩ về việc nên trả lời như thế nào, trong khi họ còn đang nói dang dở. Rồi tôi lại bắt đầu tranh luận. và kết thúc cuộc nói chuyện. Và trong cái ngày đầu tiên ấy, tôi thực sự đã lắng nghe. Và tôi rất buồn, vì tôi nhận ra rằng trong ngần ấy năm tôi chẳng học được cái gì cả. Lúc đó tôi 27 tuổi.Tôi tưởng cái gì mình cũng biết hết. Nhưng tôi chẳng biết gì cả. Và tôi quyết định tiếp tục làm như vậy. và từng ngày từng ngày trôi qua cho tới cuối cùng, tôi hứa với bản thân mình tôi sẽ giữ yên lặng trong 1 năm vì tôi bắt đầu học được nhiều và tôi cần phải học nhiều nữa. Và trong 1 năm ấy tôi đã giữ yên lặng, và trong ngày sinh nhật tôi sẽ đánh giá lại xem mình đã học được những gì và nhiều khi tôi sẽ nói chuyện chở lại. và vậy là 17 năm đã trôi qua. Trong suốt khoản thời gian -- 17 năm đó -- tôi đã đi và chơi đàn banjo và tôi vẽ và tôi viết báo và tôi cố tìm hiểu về môi trường qua sách vở. Và tôi quyết định rằng tôi sẽ đi học lại. Và tôi đã làm vậy. Tôi đi bộ tới Ashland, Oregon, nơi mà họ có cấp chứng chỉ cho 1 chương trình học về môi trường. Xa khoảng 800 cây số. Và tôi đi tới văn phòng đăng ký và ... Cái gì, cái gì, cái gì? Và tôi có 1 bài báo cắt ra. Ồ, vậy ra anh rất muốn được đi học ở đây phải không? Nhưng anh không ....? Chúng tôi có 1 chương trình đặc biệt cho anh. Và sau 2 năm đó, tôi đã tốt nghiệp với tấm bằng đầu tiên của mình -- 1 tấm bằng cử nhân. Và cha tôi xuất hiện, ông rất hãnh diện về tôi. Ông nói : "Nghe này con trai, cha mẹ rất tự hào về con, nhưng con sẽ làm gì với tấm bằng cử nhân này? Con không lái xe, không nói chuyện, rồi con cũng phải làm những điều đó thôi." (Tiếng cười) Tôi khom người xuống, cầm lấy balô và 1 lần nữa tôi bắt đầu đi tiếp. Tôi đi tới tận Port Townsend, Washington, ở đó tôi làm 1 cái thuyền gỗ, dùng nó băng qua Puget Sound. Idaho -- Tôi đi xuyên suốt Washington, Idaho và xuống tận Missoula, Montana, Tôi đã gửi thư cho trường đại học Montana 2 năm trước rằng tôi rất muốn được học ở đó. Tôi nói tôi sẽ ở đó trong 2 năm tới. (Vỗ tay) Và tôi đến nơi trình diện sau 2 năm. Tôi kể câu chuyện này vì họ thật sự đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Có tới 2 chuyện xảy ra ở Montana. đầu tiên là tôi không có đồng xu nào -- đây là cái dấu hiệu tôi xài rất nhiều. Và họ nói, " Đừng lo về chuyện đó." vị giám đốc của chương trình đó nói rằng : " ngày mai hãy quay lại đây." Ông cho tôi 150 đô la, rồi nói: " hãy đăng ký 1 học phần. Anh đang đi về Nam Mỹ phải không?" Và tôi nói -- Những con sông, hồ nước, vòng tuần hoàn nước, Nam Mỹ. Và tôi đã làm vậy. Ông trở lại và nói với tôi, ông nói : "Được rồi John, bây giờ anh đã đăng ký 1 học phần, đó là cái chìa khóa để anh được xét duyệt làm sinh viên của trường anh đang chờ xét duyệt nên anh cũng có thể sử dụng thư viện. Và cái chúng tôi làm là chúng tôi sẽ nói với tất cả giáo sư cho phép anh được vào lớp học, và họ sẽ lưu trữ điểm của anh và tới khi tôi nghĩ ra cách kiếm ra số tiền còn lại cho anh, thì anh có thể đăng ký lớp học đó và họ sẽ cấp bằng cho anh." Wow, tôi nghĩ là họ không thường làm vậy ở những trường sau đại học. Tôi kể câu chuyện này vì họ thật sự muốn giúp đỡ cho tôi. Họ thấy tôi có hứng thú với môi trường, và họ thật sự muốn giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian đó, tôi có đi dạy nhiều lớp mà ko nói 1 lời nào. Và tôi có 13 sinh viên khi tôi lần đầu lên lớp, và tôi đã giải thích với 1 người bạn làm thông dịch ngôn ngữ ký hiệu cho tôi, là tôi tên John Francis, tôi đi bộ vòng quanh thế giới, tôi không nói chuyện và đó là lần cuối cùng người này đứng ra phiên dịch cho tôi. Tất cả sinh viên ngồi xung quanh tôi rồi họ như thế này này... (Tiếng cười) Tôi thấy họ đang coi lại thời khóa biểu để xem khi nào có thể đi được. Họ buộc phải học lớp của tôi. 2 tuần sau, mọi người cố gắng để được gia nhập lớp của tôi. Và tôi đã học được nhiều từ cái lớp đó -- vì tôi đã làm mấy cái như thế này này .. và tất cả họ quây quần xung quanh, nào, ông ta định nói gì? Không biết nữa, tôi nghĩ ổng nói về việc đốn sạch rừng. Đúng rồi, đốn sạch rừng. Không, không phải việc đốn sạch rừng -- mà là ổng đang dùng 1 cái cưa tay. chà, không thể đốn rừng bằng 1... Được, được chứ sao không... Không phải, tôi nghĩ ổng đang nói về việc trồng rừng có chọn lọc. và lớp trở thành 1 buổi tranh luận. Tôi chỉ đứng ngoài và cố không xen vào. Nhưng cái tôi nhận ra là thỉnh thoảng tôi ra dấu và họ bàn về những chuyện hoàn toàn không đúng ý tôi, nhưng đó những chuyện đáng lẽ tôi nên đưa ra từ trước. Và tôi chợt nghĩ nếu bạn là 1 thầy giáo và bạn đang giảng dạy, nếu bạn không học tập được gì cả thì có lẽ bạn cũng chẳng dạy được gì. Và thế tôi tiếp tục. Cha tôi đến dự lễ tốt nghiệp của tôi, và, bạn biết đấy, tôi đã có thỏa thuận rồi, và cha tôi nói : " Chúng ta rất hãnh diện về con, nhưng ..." bạn biết chuyện gì rồi đấy, ông nói : "Con phải bắt đầu lái xe và nói chuyện thôi. Con định làm gì với cái bằng thạc sỹ?" Tôi cuối người xuống cầm cái ba lô và tôi đi đến đại học Winconsin. Tôi bỏ ra 2 năm ở đó để viết về việc dầu tràn. Chẳng ai quan tâm tới việc dầu tràn. Nhưng có chuyện đã xảy ra -- vụ dầu tràn Exxon Valdez. Và tôi là người duy nhất ở Mỹ viết về dầu tràn. Cha tôi đến gặp tôi 1 lần nữa. Ông nói : "Cha không biết làm thế nào con làm được, con trai, ý cha là con không lái xe, con không nói chuyện. Cô của con nói có lẽ cha nên để cho con như vậy, vì dường như con làm mọi chuyện tốt hơn khi con không nói gì cả." (Tiếng cười) Và tôi lại xách ba lô với cây đàn banjo và tôi đi thẳng tới East Coast, đặt chân lên Đại Tây Dương - tôi mất hết 7 năm và 1 ngày để đi xuyên nước Mỹ. Và trong Ngày Trái Đất (Earth Day), năm 1990 vào diệp kỷ niệm 20 năm thành lập Ngày Trái Đất cũng là lúc tôi bắt đầu nói chuyện. Và đó là lý do tại sao tôi nói, "Cám ơn vì đã có mặt ở đây". Vì nó giống như là 1 cái cây trong rừng đang ngã xuống và nếu không có ai nghe được -- liệu nó có thật sự gây tiếng động? Và tôi cám ơn các bạn, cám ơn gia đình tôi, vì họ đã đến để nghe tôi nói. và đó là sự giao tiếp. Và họ cũng dạy tôi cách lắng nghe -- để họ lắng nghe tôi nói. và 1 trong những cái rút ra được từ sự im lặng, là lắng nghe lẫn nhau. Thật sự, rất quan trọng-- chúng ta cần phải lắng nghe nhau. và, hành trình của tôi tiếp tục. Cha tôi nói: "1 lần nữa" và tôi vẫn không từ bỏ. Tôi đã làm lính tuần phòng bờ biển (Coastguard), được làm 1 đại sứ thiện chí của Liên hiệp quốc. Tôi viết luật cho Hoa Kỳ. ý tôi là viết những quy định cho vấn đề dầu tràn. 20 năm trước nếu có ai đó nói với tôi là: "John, anh có thật sự muốn tạo ra sự thay đổi ko?" "Vâng, tôi muốn tạo ra sự thay đổi." Anh ta nói : "Anh cứ đi về hướng đông, xuống xe và cứ đi về hướng đông." Và khi tôi đi được 1 quãng thì họ nói : "Ừ, rồi câm miệng lại luôn." (Tiếng cười) Anh đang tạo ra sự thay đổi đó anh bạn." Như thế nào, như thế nào? Như thế nào mà chỉ để làm những việc đơn giản như là đi và không nói chuyện lại tạo ra sự khác biệt? thời gian tôi ở Coast Guard rất tốt. và sau đó -- tôi chỉ làm trong 1 năm thôi -- tôi nói: "đủ rồi, 1 năm là đủ cho tôi để làm cái việc đó rồi." Tôi lên 1 chiếc thuyền buồm và đi thẳng tới Caribê, đi bộ qua hết tất cả những hòn đảo rồi tới Venezuela. Và bạn biết không, tôi đã quên mất điều quan trọng nhất, là tại sao tôi lại bắt đầu nói chuyện lại, và tôi phải nói cho bạn biết. Tôi bắt đầu nói chyện lại là vì tôi đã học về môi trường, Tôi đã học về môi trường ở mức này, cái mức chính thức này, và còn có 1 mức không chính thức khác. và ở cái mức không chính thức này -- tôi đã học về con người, về cái chúng ta làm và chúng ta tồn tại như thế nào. Và vấn đề môi trường đã chuyển đổi từ việc chỉ có cây cỏ, chim chóc và những loài quý hiếm sang việc chúng ta đối xử với nhau như thế nào. Vì nếu chúng ta là môi trường, thì tất cả nhũng gì chúng ta cần làm là nhìn xung quanh chúng ta và nhìn cách chúng ta đối xử với bản thân mình và người khác. Và đó là thông điệp của tôi. Và tôi đã nói : " Tôi sẽ truyền bá thông điệp này." Và rồi tôi lên thuyền và đi tới tận Caribê. Chiếc thuyền đó cũng không phải của tôi, tôi chỉ làm việc ở trển -- khi đến Venezuela rồi tôi lại tiếp tục đi. Đây là phần cuối của câu chuyện, về việc tôi tới đó như thế nào, vì tôi vẫn không sử dụng 1 loại xe cộ nào hết. Tôi đi qua El Dorado -- đó là 1 chốn tù tội, có những nhà tù nổi tiếng, cũng như không nổi tiếng -- ở Venezuela, tôi đã không biết cái gì đã chiếm lĩnh lấy tôi vì nó dường như không phải là tôi. và tôi đi qua cổng bảo vệ và người lính gác chặn tôi lại và nói, "Hộ chiếu đâu, hộ chiếu đâu" và chĩa khẩu M16 vào tôi. Tôi nhìn anh ta rồi nói: "Hộ chiếu hả, tôi không cần cho anh coi hộ chiếu, nó ở trong ba lô của tôi đây. Tôi là Tiến sỹ Francis, tôi là Đại sứ thiện chí của Liên hiệp quốc và tôi đi bộ vòng quanh thế giới." nói rồi tôi bỏ đi. Cái gì đã điều khiển tôi khiến tôi nói như vậy? và con đường rẽ tới 1 cánh rừng. Tôi đã không bị bắn. Và rồi tôi nói, cuối cùng cũng được tự do, cám ơn Thượng đế toàn năng, cuối cùng tôi cũng được tự do, Điều đó là sao, tôi tự hỏi, điều đó là sao? Tôi đi hết cả 100 dặm rồi mới nghĩ ra là trong tôi, trong trái tim tôi, Tôi đã trở thành 1 kẻ tù tội. Tôi là 1 tên tù và tôi cần phải thoát ra. Nhà tù của tôi chính là cái thực tế mà tôi không lái xe hay sử dụng xe cộ gì hết. Điều đó xảy ra như thế nào? Vì ngay từ đầu, nó có vẻ như rất thích hợp cho tôi khi không sử dụng xe cộ gì cả. Nhưng điều khác biệt là vào mỗi lần sinh nhật, tôi tự hỏi mình về sự câm lặng, nhưng tôi chưa bao giờ tự hỏi về cái quyết định là chỉ sử dụng đôi chân của mình. Tôi chẳng hề biết là tôi sẽ trở thành 1 Đại sứ thiện chí. Tôi chẳng hề nghĩ tôi sẽ là 1 tiến sỹ. Và tôi nhận ra là tôi không chỉ có trách nhiệm đối với bản thân mình, nên tôi cần phải thay đổi. Bạn biết không, chúng ta có thể làm được điều đó. Tôi đã cố thay đổi. Và tôi sợ điều đó, vì tôi đã quen với việc là 1 người chỉ biết đi bộ thôi. Tôi đã quen với việc là 1 người thích đi nhưng không muốn dừng lại. Tôi không biết tôi sẽ là ai nếu tôi thay đổi. Nhưng tôi biết là tôi cần phải làm vậy. Tôi biết tôi cần phải thay đổi, vì đó là cách duy nhất để tôi có mặt ở đây ngày hôm nay. Và tôi biết là có rất nhiều lần chúng ta tự thấy mình đến được cái nơi rất tuyệt vời, nhưng ngoài kia vẫn còn 1 nơi khác cho chúng ta đi. Và chúng ta đã bỏ lại sau lưng cái bí mật về việc chúng ta là ai, và chỉ hướng tới việc chúng ta đang trở thành ai. Và do vậy, tôi muốn khuyến khích các bạn hay tiếp tục đi, để đẩy bản thân mình ra khỏi bất cứ nhà tù nào mà bạn thấy mình là tù nhân trong đó, vì chúng ta cần phải làm 1 cái gì đó ngay bây giờ. Chúng ta phải thay đổi ngay từ bây giờ. Cũng như là nguyên phó Tổng thống của chúng ta đã nói, Chúng ta phải trở thành những nhà hoạt động xã hội. Vậy nếu tiếng nói của tôi đánh động tới các bạn nếu hành động của tôi có ảnh hưởng tới các bạn, nếu việc tôi có mặt ở đây gợi nên điều gì đó ở các bạn. thì làm ơn hãy để nó như vậy. Và tôi biết tất cả các bạn đều đã gợi cảm xúc tới cho tôi khi tôi đứng trên đây. Vậy hãy bước ra ngoài kia và mang cái tình yêu, sự tôn trọng và sự quan tâm mà chúng ta đã bày tỏ lẫn nhau ở ngay tại hội trường TED này, mang nó ra thế giới ngoài kia. Vì chúng ta chính là môi trường, và cái cách chúng ta đối xử với nhau cũng là cách chúng ta đối xử với môi trường. Và tôi muốn cám ơn các bạn vì đã có mặt ở đây và tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện này trong 5 giây im lặng. Cám ơn. (Vỗ tay) Hương thơm bạn ngửi thấy, các bạn sẽ không bao giờ có thể ngửi thấy nó như thế này nữa. Hương thơm đó có tên Phía Trên Thiên Đường, bạn có thể tìm thấy nó ở bất cứ cửa hàng nào trên cả nước. Ngoại trừ ở đây nó đã được chia thành các phần nhỏ bởi Estée Lauder và người tạo ra nước hoa đó, cô Calice Becker, rất cảm ơn hai người đã làm việc này giúp tôi. Hương thơm được chia thành các đoạn liên tục và một dây cung. Các bạn đang ngửi thấy nốt cao nhất. Và tiếp theo sẽ là nốt trung tâm xanh. Các bạn sẽ thấy ngay sau đây. Nốt đỉnh Eden( vườn địa đàng) được đặt tên theo điểm du lịch Vườn Đia Đàng ở Anh. Nốt trung tâm xanh, có tên nốt vỏ cây Malaleuca -- nhưng không chứa bất kỳ vỏ Malaleuca nào vì cây ấy bị cấm hoàn toàn. Và sau cùng là hương thơm hoàn chỉnh. Nào giờ các bạn đang ngửi thấy hương thơm tổng hợp của -- Tôi đã hỏi có bao nhiêu phân tử trong đó nhưng không ai trả lời được. Nên tôi đã đặt nó qua một sắc ký khí GC có trong văn phòng của tôi, và có khoảng 400 phân tử. Các bạn đang ngửi thấy vài trăm phân tử đang trôi nổi trong không khí, chạm tới mũi bạn. Và các bạn đừng có tưởng nhầm rằng nó rất chủ quan nhé. Các bạn đều đang ngửi thấy mùi giống nhau, đúng không? Ai cũng nghĩ với mỗi người, mùi hương đem lại cảm nhận khác nhau, không ai giống ai. Không hẳn đúng lắm. Và một quá trình sản xuất nước hoa sẽ cho bạn thấy điều đó là không đúng vì nếu như thế thì nó còn gì là nghệ thuật nữa, đúng không? Nào, trong khi mùi thơm còn vương vấn quanh các bạn, tôi xin kể về lịch sử của một ý tưởng. Tất cả mùi hương bạn đang ngửi thấy bao gồm các nguyên tử đến từ phần góc trên bên phải của bảng tuần hoàn -- một khu vực an toàn. (Tiếng cười) Nếu muốn xin được việc trong xưởng điều chế nước hoa thì các bạn không bao giờ muốn rời nó. Trong thập niên 20, một số người đã cố gắng thêm mùi hương từ hương liệu kém nhưng không thu được kết quả gì. Đây là 5 nguyên tử từ tất cả các mùi bạn ngửi thấy trong cuộc sống, từ mùi thơm cà phê đến hương hoa. Nốt cao nhất các bạn đã ngửi lúc đầu, trong xưởng điều chế chúng tôi gọi nó là Thảo Mộc Xén -- cái tên nghe rất lạ tai -- và đây sẽ là nốt xanh, vì nó có hương thơm như mùi cỏ non mới cắt. Đây là Cis 3 Hexanol. Tôi đã phải học hóa cấp tốc trong 3 năm qua, một khóa học hóa chương trình THPT rất tốn kém. Rượu này có 6 nguyên tử C, nên có tên hexanol (hexa = 6). Nó có một liên kết đôi và có nhóm chức OH ( rượu : alcohol) ở cuối, nên nó có chữ "ol", và đó là lý do tại sao nó có tên Cis 3 Hexanol. Nếu biết được điều này, bạn có thể gây ấn tượng với mọi người trong các buổi tiệc. Nó có mùi thơm cỏ mới cắt. Đây là khung phân tử. Nếu phủ nguyên tử H2 lên, đó là hình ảnh của nó khi xem trên máy tính, nhưng thực ra nó trông giống thế này hơn, khi các nguyên tử có một hình cầu nhất định không thể xâm nhập -- chúng phản kháng lại. Tại sao nó lại có mùi cỏ mới cắt chứ? Sao nó không có mùi khoai tây hay hoa violet? Có 2 giả thuyết cho điều này. Thứ nhất là: hình dạng. Và giả thuyết đó hoàn hảo khi xét đến hầu hết mọi thứ trong hệ sinh học hoạt động bởi hình dạng. Enzyme nghiền nhỏ các kháng thể, giữa một protein và bất kỳ cái gì nó đang tóm được, trong trường hợp này là một mùi. Và tôi sẽ cố gắng giải thích với các bạn khái niệm này sai ở đâu. Giả thuyết còn lại là chúng ta ngửi thấy các rung động phân tử. Nào, đây là ý tưởng hoàn toàn điên khùng. Vào đầu thập kỷ 90, khi lần đầu tiên gặp ý tưởng đó, tôi nghĩ tiền bối của tôi, Malcolm Dyson và Bob Wright đã bỏ qua xúc giác của mình, và tôi sẽ giải thích với bạn điều đó có gì liên quan. Tuy nhiên, tôi đã dần nhận ra có thể họ đúng -- và tôi phải thuyết phục các đồng nghiệp điều đó, hiện tại tôi đang nghiên cứu nó. Đây là phương thức hoạt động của hình dạng trong các cơ quan cảm nhận bình thường. Một phân tử đi vào protein theo kế hoạch, và nó khiến cái này xoay và di chuyển bằng cách liên kết các phần nhất định với nhau. Và lực hấp dẫn giữa phân tử và protein gây ra sự chuyển động. Đó là một ý tưởng dựa trên hình dạng. Điều không ổn với hình dạng được tóm tắt trong slide này. Tôi mong các bạn sẽ ghi nhớ các hợp chất này. Đây là một trang trong tập ghi chép của một nhà hóa học. Ông làm việc cho một công ty hương liệu. Ông đang tạo 45 phân tử và tìm kiếm một mùi hương của gỗ đàn hương. Bởi vì gỗ đàn hương rất đắt. Và trong 45 phân tử này thì chỉ có phân tử số 4629 thực sự có mùi gỗ đàn hương. Ông đặt một dấu chấm than. Đây thực sự là một khối lượng công việc lớn. Đây là 200,000$, số tiền cả đời làm việc của một người với mức lương thấp và không có các khoản trợ cấp phúc lợi. Nên đây là một quá trình cực kỳ kém hiệu quả. Và định nghĩa của tôi về lý thuyết là nó không phải kiến thức chỉ để dạy người khác mà là công cụ tiết kiệm sức lao động. Lý thuyết giúp ta bỏ ít công sức hơn. Tôi rất thích ý tưởng đó. Hãy để tôi giải thích với bạn tại sao tôi thích nó -- một bằng chứng đơn giản sẽ nói với bạn tại sao giả thuyết hình dạng này không phù hợp. Đây là Cis 3 Hexanol, nó có mùi cỏ mới cắt. Đây là Cis 3 Hexanethiol, có mùi trứng ung. Các bạn cũng biết rượu vodka không bao giờ có mùi trứng ung. Nếu có, bạn sẽ đặt cốc rượu xuống và chạy sang quán bar khác liền. Nói cách khác, chúng ta không bao giờ có nhóm chức O-H chúng ta không bao giờ nhầm nó với S-H, đúng không? Giống như khi bạn ngửi ethanol tinh khiết nó không bao giờ có mùi trứng ung. Ngược lại, dù ở bất kỳ nồng độ nào thì hợp chất sulphur cũng không thể có mùi giống vodka. Rất khó giải thích điều này qua nhận biết phân tử. Tôi đã cho bạn tôi xem cái này, anh ấy là một nhà vật lý học cực kỳ ghét môn sinh học, cậu ấy nói rằng, " Dễ ơt! Các chất có màu khác nhau!" (Tiếng cười) Chúng ta phải vượt xa hơn thế một chút. Giờ tôi sẽ giải thích tại sao giả thuyết độ rung lại liên quan đến nó. Các phân tử này như bạn đã thấy vừa nãy, các viên gạch xây có mạch vữa liên kết chúng với nhau. Thực ra, các phân tử có thể rung ở một mức tần số cụ thể cho mỗi phân tử và các liên kết giữa chúng. Đây là âm thanh của nhóm chức O-H giãn ra chuyển thành phạm vi âm thanh có thể nghe thấy. S-H -- một tần số khá khác biệt. Nào, điều này khá hay vì nó cho bạn biết rằng bạn nên tìm một sự thật cụ thể, đó là: không có gì trên thế giới này có mùi như trứng ung, ngoại trừ S-H, đúng không? Giờ, sự thật B: không gì trên thế giới này có tần số đó ngoại trừ S-H. Hãy nhìn hình ảnh này và tượng tượng ra một bàn phím dương cầm nhé. sulfur giãn ra ở giữa bàn phím đã bị hỏng, nên không có các phím lân cận, nó không gần cái gì cả. Bạn có một mùi, một rung động độc nhất. Nên khi bắt đầu trò chơi này tôi đã đi tìm để tự thuyết phục mình rằng có một mức độ hợp lý nào đó trong toàn bộ câu chuyện điên khùng này. Tôi đi tìm một loại phân tử có rung động đó -- dự đoán rằng nó có mùi giống sulphur. Nếu không thì toàn bộ các ý tưởng đã thất bại và tôi sẽ chuyển sang nghiên cứu những thứ khác. Sau khi tìm kiếm tần số cao và thấp suốt mấy tháng, tôi đã phát hiện ra có một loại phân tử có tên Borane (hợp chất gồm 2 nguyên tố Bo và Hydro) có độ rung giống hệt. Tin tốt là các bạn có thể cầm nắm được Borane. Tin xấu là Borane là nhiên liệu tên lửa. Đa số các phân tử nổ ngay lập tức khi tiếp xúc với không khí, và khi gọi đến các công ty để đặt hàng, thì họ chỉ bán ít nhất là 10 tấn. (Tiếng cười) Thế nên đó không phải một thí nghiệm trong phạm vi phòng thí nghiệm và họ sẽ chẳng cho phép làm trong trường đại học đâu. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng có được Borane. Nếu đo tần số rung sẽ thấy nó giống với sulfur. Nào, giờ nó có mùi giống sulfur chứ? Nếu lật lại tài liệu ghi chép chúng ta sẽ tìm thấy một người hiểu biết về Borane hơn ai hết đó là Alfred Stock, người đã tổng hợp chúng. Trong một bản tóm tắt khổng lồ dày 40 trang ở Đức, ông viết -- bà xã nhà tôi là người Đức và cô ấy đã dịch cho tôi -- ông viết, "ganz widerlich Geruch." "một mùi kinh dị", giống mùi trứng ung. Nên việc Borane có mùi giống sulfur đã được biết đến kể từ năm 1910 và rơi vào quên lãng cho tới năm 1997, 1998. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh: nếu chúng ta ngửi thấy các rung động phân tử, thì chúng ta hẳn phải có kính quang phổ trong mũi. Đây là một kính quang phổ trên ghế trong phòng thí nghiệm của tôi. Và đúng là nếu nhìn lên mũi của người khác các bạn sẽ không thể thấy thứ gì giống cái này. Và đây là phản đề chủ chốt của giả thuyết. Tuyệt, chúng ta ngửi thấy các rung động. Bằng cách nào? Khi mọi người hỏi câu này họ luôn lờ đi sự thật rằng các nhà vật lý rất thông minh, không như nhà sinh vật học. (Tiếng cười) Đùa thôi à. Tôi là nhà sinh vật học mà. Một câu trêu nhạo bản thân. Bob Jacklovich và Jonh Lamd ở công ty Ford Motor, khi hãng Ford đang dành một số tiền lớn vào nghiên cứu căn bản, họ đã phát hiện ra cách chế tạo một kính quang phổ kích cỡ nano ở bên trong. Nói cách khác, nó không cần gương, tia laser, lăng kính và các phụ kiện khác chỉ là một thiết bị nhỏ xíu. Thiết bị này sử dụng đào ngạch điện tử. Giờ tôi có thể thực hiện vũ điệu đào ngạch điện tử, nhưng thay vào đó tôi đã làm một đoạn băng thú vị hơn nhiều mô tả cách hoạt động của nó. Các electron là các sinh vật mờ nhạt, chúng có thể nhảy qua các khe hở nhưng chỉ ở năng lượng tương tương. Nếu năng lượng không tương ứng thì các electron không thể nhảy qua. Khác với chúng ta, chúng sẽ không rơi xuống vực. Electron có thể di chuyển nếu năng lượng được hấp thụ. Nên ở đây ta có một hệ thống, trong sinh học có rất nhiều yếu tố -- một chất cho một electron và electron đó cố gắng nhảy, và chỉ khi một phân tử có độ rung phù hợp đến thì phản ứng xảy ra, đúng không? Đây là nền tảng của thiết bị mà hai kỹ sư ở Ford đã chế tạo. Và mỗi phần của cơ chế này đều hợp lý trong sinh học. Nói cách khác, tôi đã lấy các linh kiện hoàn thiện và lắp ráp một kính quang phổ. Nếu giỏi về triết học các bạn sẽ thấy ý tưởng này rất hay ở chỗ nó cho bạn biết mũi, tai và mắt đều là các giác quan dựa vào dao động. Dĩ nhiên, nó không ảnh hưởng gì vì cũng có thể nó không ảnh hưởng. Nhưng nó có một điều chắc chắn-- (Tiếng cười) Nó hấp dẫn với những người đã đọc quá nhiều văn học Đức thế kỷ 19. Và rồi một điều đặc biệt đã xảy ra: Tôi rời trường đại học và tham gia thế giới kinh doanh, dựa trên các ý tưởng tôi thành lập một công ty gia công các phân tử mới, ứng dụng phương pháp của mình, và giữ đúng phương châm của mình. Một trong số những việc đầu tiên xảy ra là, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu các công ty hương liệu xem họ cần gì, bởi vì nếu có thể tính toán các mùi không cần nhà hóa học thì một chiếc máy tính có thể làm điều đó, một chiếc Mac là thích hợp nhất nếu biết lập trình đúng. Các bạn có thể thử một nghìn hoặc một vạn phân tử trong 1 tuần, rồi nói với các nhà hóa học tạo ra mùi hương theo yêu cầu. Đó là con đường trực tiếp để tạo ra mùi hương mới. Hồi đầu chúng tôi đi gặp một số nhà sản xuất nước hoa ở Pháp -- và đó là nơi tôi ấn tượng với Charles Fleishcer -- một người trong số họ nói, 'Anh không thể làm được cumarin,'' (một hợp chất có mùi vani) ông ấy nói với tôi, "Tôi cá là anh không thể." Giờ cumarin là một hương liệu rất phổ biến chiết xuất từ một loại đậu ở Nam Phi. Và đó là chất thơm tổng hợp cổ điển. Đó là phân tử làm nên nước hoa cho nam giới từ năm 1881. Vấn đề là, đó là một chất gây ung thư. Chẳng ai muốn dùng nước thơm cạo râu làm từ chất gây ung thư cả. (Tiếng cười) Dù một số người bất cẩn đến thế nào nhưng họ cũng thấy thật không đáng. Nên họ yêu cầu chúng tôi điều chế coumarin mới. Và chúng tôi bắt đầu tính toán. Và việc đầu tiên là tính toán phổ dao động của coumarin để có một bức tranh đẹp về dây của coumarin. Và sau đó dùng máy tính tìm kiếm các phân tử khác, có liên quan hoặc không liên quan có cùng dao động. Và tôi rất tiếc phải nói rằng nó hoàn toàn là ăn may. Vì tôi nhận một cuộc gọi từ trưởng nhóm các nhà hóa học thông báo anh ấy mới tìm thấy phản ứng tuyệt vời này, kể cả hợp chất này không có mùi coumarin thì anh ấy vẫn muốn điều chế nó vì nó thật tuyệt, ý tôi muốn nói, các nhà hóa học có những suy nghĩ kỳ quặc -- một bước sinh ra hiệu suất 90% và sẽ được hợp chất tinh thể đáng yêu này. Chúng ta hãy thử xem. Và trước tiên, hãy để tôi tính toán hợp chất liên quan tới coumarin nhưng có một hình ngũ giác phụ thêm vào phân tử. Tính toán các dao động, phổ màu tím là mới còn phổ trắng là cũ. Họ dự đoán nó sẽ có mùi coumarin. Và họ đã thành công, nó có mùi giống hệt coumarin. Đây là sản phẩm mới của chúng tôi có tên tonkene. Các bạn thấy đó, nếu là nhà khoa học các bạn có thể bán các ý tưởng của mình. Mọi người phản đối các ý tưởng: Tại sao các ý tưởng mới nên được chấp nhận? Nhưng khi đặt một lọ thủy tinh 10 gr lên bàn trước mặt các nhà sản xuất nước hoa nó có mùi giống coumarin nhưng không phải coumarin, bạn phát hiện ra điều đó trong 3 tuần, và nó khiến mọi người tập trung rất tốt, (Tiếng cười) (Vỗ tay) Mọi người thường hỏi tôi, liệu giả thuyết của anh có được chấp nhận? Tôi trả lời, bởi ai cơ? Ý tôi là, có 3 thái độ: Anh đúng đấy tuy tôi không hiểu tại sao và cái nào là hợp lý nhất. Anh đúng đấy, tôi không quan tâm anh làm thế nào; miễn là anh mang cho tôi các phân tử là được rồi. Và: Anh nhầm rồi, tôi đảm bảo là anh đã nhầm. Giờ chúng tôi đang làm việc với những người chỉ để ý đến kết quả mà thôi, vì đấy là thế giới thương mại mà. Và họ nói với chúng tôi rằng kể cả nếu chúng tôi lấy hú họa nhờ bói toán thì cũng không thành vấn đề. Nhưng chúng tôi không sản xuất nước hoa bằng bói toán đâu nhé. Trong 3 năm vừa qua, tôi đã có công việc mà bản thân cảm thấy là công việc tuyệt nhất quả đất, được làm việc đúng sở thích đó là, hương thơm và những thứ tuyệt vời khác -- cộng thêm một chút lý sinh, một chút kiến thức hóa học tự học liên quan đến những thứ thực sự hữu ích. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) À, khoảng ba năm về trước, tôi đã ở London (Vương quốc Anh) và một người nào đó tên là Howard Burton gặp tôi rồi nói "Tôi đại diện cho một nhóm người, và chúng tôi muốn khởi xướng một viện vật lý lý thuyết Chúng tôi có khoảng 120 triệu USD, và chúng tôi muốn dùng nó cho tốt. Chúng tôi muốn có mặt trong các lãnh vực tiên phong, và chúng tôi muốn tiến hành theo một cách khác biệt. Chúng tôi muốn thoát khỏi lề thói nơi người trẻ có tất cả các ý tưởng, còn người già thì có tất cả quyền lực và quyết định việc khoa học cần hoàn thành sứ mạng gì." Tôi mất khoảng 25 giây để quyết định rằng đó quả là một ý tưởng hay. Ba năm sau, chúng tôi có Viện Vật lý lý thuyết Perimeter ở Waterloo, Ontario (Canada). Đó là công việc hào hứng nhất mà tôi từng làm. Và đó là lần đầu tiên trong đời tôi có một công việc khiến tôi sợ phải đi xa lâu ngày bởi vì tất cả mọi chuyện đều có thể xảy ra trong tuần tôi ở đây (TED). (những tràng cười) Nhưng trong bất kì tình huống nào đi nữa, việc tôi sẽ làm trong ít phút sắp tới là dẫn dắt các bạn trong một hành trình ngắn về một số việc mà chúng ta nói và nghĩ đến. Chúng tôi nghĩ nhiều về những gì thật sự khiến khoa học vận hành. Đầu tiên là với bất kì ai biết đến khoa học, và đã từng quanh quẩn xung quanh khoa học đều hiểu rằng thứ mà bạn được học ở trường theo phương pháp khoa học là không đúng. Không có phương pháp nào tồn tại cả. Mặt khác, bằng một cách nào đó chúng ta xoay xở để lý giải cùng nhau như một cộng đồng, từ những bằng chứng không hoàn chỉnh để đi đến kết luận mà tất cả chúng ta đều đồng ý. Và nhân tiện, điều tôi vừa nói cũng chính là cái mà một xã hội dân chủ phải thực hiện. Vậy nó vận hành thế nào? À, tôi tin tưởng rằng nó vận hành bởi vì các nhà khoa học là một cộng đồng gắn kết với nhau bởi nguyên tắc đạo đức. Và sau đây là một vài nguyên tắc chuẩn mực. Tôi sẽ không đọc hết cho các bạn nghe bởi vì tôi đang không phải trong vai trò giáo viên. Tôi đang có vai trò giúp các bạn giải trí và làm các bạn ngạc nhiên. (Những tràng cười) Nhưng một trong những nguyên tắc là mọi người khi đã là một phần của cộng đồng thì sẽ đấu tranh và tranh cãi một cách mạnh mẽ nhất có thể cho điều mà họ tin tưởng. Nhưng chúng ta đều bị ràng buộc bởi sự hiểu biết là những người sẽ quyết định, như các bạn biết đó, tôi đúng hay ai kia đúng là những người trong cộng đồng chúng ta ở thế hệ sau, trong vòng 30 và 50 năm nữa. Vì thế, chính sự kết hợp giữa lòng tôn trọng truyền thống và cộng đồng mà chúng ta sống trong đó với sự nổi loạn mà cộng đồng đòi hỏi phải tiến đến một mức nào đó mà có thể khiến khoa học vận hành. Và chính quá trình tồn tại trong cộng đồng đã lý giải những bằng chứng được chia sẻ đến việc đưa đến kết luận, tôi tin rằng, quá trình này cũng đã dạy chúng ta về tính dân chủ. Không chỉ tồn tại một mối quan hệ giữa chuẩn mực của khoa học và chuẩn mực của một công dân trong nền dân chủ, mà còn tồn tại trong lịch sử mối quan hệ giữa cách con người tư duy về không gian và thời gian, và vũ trụ là gì, với cách con người tư duy về xã hội mà họ đang sống trong đó. Và tôi muốn nói về ba giai đoạn trong quá trình tiến hóa đó. Khoa học đầu tiên về vũ trụ học mà nó là cái gì đó giống như khoa học là khoa học của Aristotle, và nó được phân cấp. Trái đất ở giữa, rồi có những tầng tinh thể, mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và cuối cùng là dãy ngân hà nơi các vì sao ngự trị. Và mọi thứ trong vũ trụ này đều có chỗ của chúng. Và định luật chuyển động của Aristotles là mọi thứ đi về nơi tự nhiên của chúng, đó dĩ nhiên là quy luật của xã hội mà Aristotle sống, và quan trọng hơn, xã hội hội trung cổ mà qua Thiên Chúa giáo đã ôm lấy Aristotle và chúc phúc cho định luật ấy. Và ý tưởng là mọi thứ đều được định nghĩa. Nơi mà thứ nào đó tồn tại, được định nghĩa trong phạm vi tầng cuối cùng, tầng ngân hà, mà bên ngoài nó là lãnh địa bất tử, không gian hoàn hảo, nơi mà Chúa Trời sống, ngài là vị quan tòa tối cao phán xét mọi thứ. Vì thế, đó vừa là luận vũ trụ của Aristotle. vừa là xã hội Trung Cổ, nói một cách cụ thể. Vào thế kỷ 17, đã tồn tại một sự tiến hóa trong tư duy về không gian và thời gian và chuyển động v...v... của Newton. Và cùng thời điểm đó, tồn tại một sự tiến hóa trong tư duy về xã hội của John Locke và các cộng sự. Và chúng có liên hệ với nhau mật thiết. Thực ra, Newton và Locke là bạn của nhau. Cách họ, một mặt, tư duy về không gian và thời gian và chuyển động, và mặt khác về xã hội có mối liên kết sâu sắc với nhau. Và để tôi cho các bạn xem. Trong vũ trụ của Newton, không có trung tâm -- xin cảm ơn. Các hạt tồn tại và di chuyển xung quanh trong phạm vi không gian và thời gian cố định và tuyệt dối. Sẽ có ý nghĩa khi nói một cách tuyệt đối một thứ gì đó ở đâu trong không gian, bởi vì nó được định nghĩa, không phải trong phạm vi những thứ khác ở đâu mà là trong sự phạm vi khái niệm không gian tuyệt đối, mà theo Newton chính là Chúa Trời. Tương tự thế, trong xã hội của Locke, tồn tại những cá thể có những quyền hạn, tài sản nhất định một cách chính thức, và họ được định nghĩa trong phạm vi một vài khái niệm tuyệt đối, trừu tượng về quyền lợi và công lý, và v...v... mà những khái niệm này độc lập với những thứ khác đang xảy ra trong xã hội, độc lập với những cá thể khác đang tồn tại, độc lập với lịch sử và v...v... Còn có một nhà quan sát toàn trí biết tất cả mọi thứ, chính là Chúa Trời, ở một góc độ nào đó, ngài ở bên ngoài vũ trụ, bởi vì ngài ấy không có vai trò trong bất cứ chuyện gì xảy ra, nhưng ở một góc độ nào đó lại tồn tại khắp mọi nơi, bởi vì không gian chỉ là cách mà Chúa Trời biết nơi mà mọi thứ tồn tại, theo cách nghĩ của Newton, được chứ? Đây là các nền tảng cho cái được gọi là, theo cách truyền thống, lý thuyết chính trị tự do và Vật lý học Newton. Vào thế kỷ 20, chúng ta đã có một sự tiến hóa mà được khởi xướng vào đầu thế kỷ 20, và vẫn còn đang tiếp diễn. Nó được bắt đầu với phát minh về thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Và gộp chúng lại với nhau để tạo thành thuyết lượng tử cuối cùng về không gian và thời gian và trọng lực, là kết quả của quá trình đó là những gì đang diễn ra vào lúc này. Và trong vũ trụ này, không có gì cố định và tuyệt đối. Tuyệt đối không có thứ gì, được chứ? Vũ trụ này được mô tả bởi sự tồn tại của một mạng lưới những mối quan hệ. Không gian chỉ là một khía cạnh, vì thế không có ý nghĩa khi nói một cách tuyệt đối thứ gì đó ở đâu. Chỉ có thứ gì đó ở đâu trong sự quan hệ với sự tồn tại những thứ khác. Và mạng lưới của các mối quan hệ này tiến hóa mãi mãi. Vì thế chúng ta gọi nó là một vũ trụ chứa các sự tương quan. mối quan hệ. Tất cả các tính chất của sự vật đều liên quan đến những loại quan hệ này. Và cũng như thế, nếu như các bạn nhúng mình vào mạng lưới các mối quan hệ như vậy, quan điểm về thế giới của các bạn phải có liên quan với thông tin đến với các bạn qua mạng lưới các mối quan hệ này. Và không có chỗ cho một nhà quan sát biết tất hay một sự thông minh bên ngoài nào mà biết tất cả mọi thứ và tạo ra mọi thứ. Vì thế, đây là mối quan hệ khái quát, đây là thuyết lượng tử. Và đây cũng là, nếu bạn nói chuyện với các nhà học thuật về quy luật, những nền tảng của các ý tưởng mới trong tư duy về quy luật. Họ đang tư duy về cùng các thứ. Và không chỉ như thế, họ tạo ra sự so sánh giữa thuyết tương đối và vũ trụ luận một cách thường xuyên. Có một cuốc tranh luận thú vị đang diễn ra về vấn đề này. Quan điểm cuối của vũ trụ luận được gọi là quan điểm về các mối quan hệ. Khẩu hiệu ở đây là không có gì ngoài vũ trụ, có nghĩa là không tồn tại nơi nào để giải thích cho thứ gì đó bên ngoài. Trong một vũ trụ có mối quan hệ như thế, nếu các bạn bắt gặp một thứ gì đó được sắp xếp và tạo thành cấu trúc, như thiết bị này đây, hay thiết bị ở đằng kia, hay một thứ gì đó đẹp đẽ, như tất cả các sinh vật sống, tất cả các bạn trong căn phòng này -- "các bạn" trong vật lý, tuy nhiên, là một thuật ngữ khái quát chỉ cả nam và nữ. (Những tràng cười) Và các bạn muốn biết là các bạn là con người, các bạn muốn biết nó được tạo ra như thế nào. Và trong xã hội có các mối quan hệ, một sự giải thích duy nhất có thể là gần như nó tự tạo ra nó. Buộc phải có cơ chế tự tổ chức bên trong vũ trụ để tạo ra các thứ. Bởi vì không có nơi nào để đặt một người sáng tạo ở bên ngoài cả, như là trong vũ trụ của Aristotle và Newton. Vì thế trong vũ trụ có các mối quan hệ, chúng ta phải có các quá trình của sự tự tổ chức. Darwin dạy cho chúng ta rằng có tồn tại các quá trình của sự tự tổ chức mà đủ để giải thích tất cả chúng ta và tất cả những thứ mà chúng ta nhìn thấy. Vì thế nó vận hành. Nhưng không chỉ thế, nếu các bạn nghĩ về cách sự vận hành của việc chọn lọc tự nhiên. hóa ra là sự chọn lọc tự nhiên chỉ có ý nghĩa trong một vũ trụ có các mối quan hệ như thế này. Đó là sự chọn lọc tự nhiên vận hành trên những tính chất như sự khỏe mạnh, đều có liên quan đến các mối liên quan giữa loài này với loài khác. Darwin sẽ không có ý nghĩa trong vũ trụ của Aristotle, và thật sự vô nghĩa trong vũ trụ của Newton. Một thuyết sinh học dựa trên sự chọn lọc tự nhiên đòi hỏi khái niệm có tính quan hệ của những gì là tính chất của các hệ sinh thái. Và nếu các bạn đi theohướng đó, thật sự thế, thì nó sẽ có ý nghĩa nhất trong vũ trụ có mối tương quan này nơi mà mọi tính chất đều có có quan hệ với nhau. Không chỉ thế, Einstein đã dạy chúng ta rằng trọng lực là kết quả của thế giới tồn tại các mối quan hệ. Nếu không có trọng lực, sẽ không có sự sống, bởi vì trọng lực làm cho các vì sao hình thành và tồn tại trong một thời gian rất lâu, giữ gìn cho từng mẫu nhỏ của thế giới, như là bề mặt của trái đất, nhờ vào sự cân bằng nhiệt qua hàng tỉ năm mà sự sống có thể tiến hóa. Vào thế kỷ 20, chúng ta đã nhìn thấy sự phát triển độc lập của hai chủ đề lớn trong khoa học. Trong Sinh học, họ đã khám phá các ứng dụng của khái niệm mà trật tự và sự phức tạp và các cấu trúc xuất hiện trong cơ chế tự tổ chức. Đó là sự chiến thắng của chủ nghĩa Tân Darwin và v...v... Và một cách chậm chạp, ý tưởng đó lan ra các khoa học về nhận thức, các khoa học về con người, kinh tế và v...v... Đồng thời, những nhà Vật lý chúng tôi trở nên bận rộn để cố gắng hiểu được và xây dựng nên và kết hợp các khám phá về thuyết lượng tử và tương đối. Và những gì chúng tôi đang làm sáng tỏ là những ứng dụng, thật vậy, của ý tưởng là vũ trụ được tạo ra từ các mối quan hệ. Khoa học của thế kỷ 21 sẽ được dẫn dắt bởi sự kết hợp của hai ý tưởng này: sự chiến thắng của những cách tư duy trong các mối quan hệ về thế giới, một mặt, và sự tự tổ chức hay cách tư duy kiểu Darwin về thế giới, ở mặt còn lại. Và cũng trong thế kỷ 21, tư duy của chúng ta về không gian và thời gian và vũ trụ luận, và tư duy của chúng ta về xã hội đều sẽ tiếp tục tiến hóa. Và chúng đang tiến hóa hướng về sự thống nhất của hai ý tưởng lớn, chủ nghĩa Darwin và chủ nghĩa các mối quan hệ. Nếu các bạn nghĩ về dân chủ theo hướng này, một khái niệm đa cực mới về dân chủ sẽ là cái nhận ra rằng có rất nhiều sự quan tâm khác nhau, các dự định công việc khác nhau, các cá thể khác nhau, quan điểm khác nhau. Mỗi thứ đều không hoàn chỉnh, bởi vì các bạn bị nhúng vào trong mạng lưới các mối quan hệ. Bất kể tác nhân nào trong nền dân chủ đều được nhúng trong mạng lưới các mối quan hệ. Và các bạn sẽ hiểu rằng cái gì đó tốt hơn các thứ khác, và vì thế tồn tại một sự xô đẩy không ngừng và sự cho và nhận, đó là chính trị. Và chính trị, theo một nghĩa lý tưởng, chính là cách mà chúng ta liên tục xử lý mạng lưới các mối tương hệ để đạt được một cuộc sống tốt hơn và một xã hội tốt hơn. Và tôi cũng nghĩ là khoa học sẽ không bao giờ chết đi và-- Tôi xin kết thúc ở đây. (Những tràng cười) Thật sự là tôi đa nói xong. Khoa học sẽ không bao giờ chết đi. Chris Anderson: Hiện tại điều gì khiến anh lo ngại? Nghe nói anh rất quan tâm về các vấn đề trên Twitter. Vậy điều gì khiến anh lo lắng nhất trước tình hình hiện nay? Jack Dorsey: Hiện tại thì, là vấn đề lành mạnh trong giao tiếp. Mục tiêu của chúng tôi là phục vụ giao tiếp của cộng đồng, và chúng tôi đã nhận thấy nhiều sự công kích nhắm vào nó. Chúng tôi thấy sự lăng mạ, sự quấy rối, chúng tôi thấy những thủ đoạn thao túng, những sự dàn dựng, phối hợp, sự sai lệch thông tin. Đây là sự bùng nổ mà chúng tôi đã không lường được khi thành lập công ty 13 năm trước. Hiện tại những công kích đó đã bùng nổ ở phạm vi lớn và điều tôi lo lắng nhất là làm cách nào có thể giải quyết những vấn đề trên một cách có hệ thống và trên quy mô rộng, vừa nghiêm ngặt, lại vừa minh bạch về phương hướng hành động và có quy trình kháng cáo nghiêm ngặt phòng khi chúng tôi làm sai, vì sai sót là điều không thể tránh khỏi. Whitney Pennington Rodgers: Tôi rất mừng khi nghe rằng đó là một trong những nỗi lo của anh, vì tôi thấy rất nhiều người bày tỏ họ cảm thấy bị bạc đãi và quấy rối trên Twitter, và tôi nghĩ đa số họ là phụ nữ, phụ nữ da màu và phụ nữ da đen. Và có những số liệu được đưa ra -- Vài tháng trước, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đưa ra một báo cáo cho thấy rằng trong một bộ phận phụ nữ da đen đang sử dụng Twitter nhận được trung bình cứ 10 tweets thì có một tweet thuộc dạng quấy rối. Và khi nói đến tính lành mạnh cho cộng đồng trên Twitter, Tôi muốn nghe về, "lành mạnh cho mọi người," và cụ thể làm cách nào biến Twitter thành một nơi an toàn cho phụ nữ, phụ nữ da màu và phụ nữ da đen? JD: Vâng. Đây là một tình trạng khá là nhức nhối khi bạn tham gia một dịch vụ với góc nhìn lý tưởng là bạn muốn học hỏi được nhiều điều mới mẻ về thế giới và rồi lại phải dành đa số thời gian cho việc báo cáo vi phạm hay chịu bạc đãi, quấy rối từ người khác. Trước đây chúng tôi tập trung vào những khuyến khích mà một hệ thống hay dịch vụ thường đưa ra. Hiện tại, sự bùng nổ của hệ thống này đã biến việc quấy rối và bạc đãi người khác trở nên cực kỳ đơn giản thông qua những dịch vụ của nó, và đáng tiếc rằng đa số những hệ thống trước đây của chúng tôi vận hành hoàn toàn dựa trên việc báo cáo vi phạm và quấy rối. Nên vào khoảng giữa năm ngoái, chúng tôi đã quyết định chuyên tâm nghiên cứu về machine learning, deep learning về vấn đề này, và cố chủ động hơn trong việc giải quyết những quấy rối để trút bỏ hoàn toàn những gánh nặng mà nạn nhân phải chịu. Và gần đây chúng tôi đã có nhiều tiến triển. Khoảng 38% những tweet quấy rối giờ có thể được nhận dạng bằng những thuật toán học máy để mọi người không cần phải báo cáo vi phạm nữa. Nhưng những tweet được nhận dạng vẫn được con người xem xét lại, nên chúng tôi kiểm soát lại những bài viết hay tài khoản này trước khi xóa bỏ chúng Nhưng một năm trước, tỉ lệ này là 0%. Điều này nghĩa là, với 0%, tất cả những người chịu quấy rối phải thực sự báo cáo hết, điều này khiến cả chúng tôi lẫn nạn nhân phải tốn rất nhiều công sức và việc đó thực sự không công bằng. Một việc mà hiện chúng tôi đang tiến hành là đảm bảo rằng, với tư cách một công ty, chúng tôi đại diện tất cả các cộng đồng đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi Chúng tôi không thể xây dựng thương hiệu thành công nếu chúng tôi không có sự đa dạng về góc nhìn trong chính công ty nơi mỗi ngày đều gặp phải những vấn đề này. Và điều đó không chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhân viên mà còn bởi ban lãnh đạo của công ty. Chúng tôi cần duy trì việc đồng cảm hơn với những gì mọi người đang trải qua và cho họ một số phương tiện để hành động và cũng như giúp họ tiếp cận với một phương án xử lý những vấn đề họ phải đối mặt một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Những gì chúng tôi đang giải quyết đa phần liên quan đến công nghệ, nhưng chúng tôi cũng nghiên cứu những khuyến kích từ dịch vụ này: Twitter khuyến khích người dùng làm gì khi vừa mở nó lên? Và trước đây, nó đã gây ra nhiều phẫn nộ, khuyến khích những hành vi đám đông, khuyến khích những hành vi quấy rối nhóm, và chúng tôi phải xem xét kỹ những chức năng cơ bản của dịch vụ này để tạo nên những sự thay đổi. Chúng tôi có thể tạo ra những thay đổi nhỏ về công nghệ, như tôi đã nói, nhưng cuối cùng vẫn phải nhìn vào chính những động lực của hệ thống này và đây là điều chúng tôi đang làm. CA: Nhưng anh cảm thấy -- anh có thể thay đổi điều gì để dẫn đến những thay đổi cơ bản về hành vi? JD: Thì, một trong những điều đó là -- chúng tôi mở ra một dịch vụ với chức năng theo dõi tài khoản, ví dụ vậy, và tôi nghĩ đây không phải lý do chính mà người ta tìm đến Twitter. Tôi nghĩ Twitter tốt hơn hết là một mạng lưới dựa trên sở thích. Người ta tìm đến nó vì một sở thích cụ thể. Họ phải vất vả tìm kiếm và theo dõi những tài khoản liên quan đến sở thích ấy. Thay vào đó, chúng tôi có thể giúp các bạn theo dõi một sở thích, một hashtag, một xu hướng, một cộng đồng, và điều này tạo cơ hội để chúng tôi cho các bạn thấy tất cả những tài khoản, những chủ đề, những khoảnh khắc, những hashtag liên quan đến chủ đề và sở thích nhất định đó, và điều này giúp bạn trải nghiệm nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng đó là một thay đổi cơ bản của toàn hệ thống từ khuynh hướng theo dõi tài khoản thành khuynh hướng theo dõi về những chủ đề và sở thích. CA: Nhưng chẳng phải rằng việc nền tảng này có nhiều nội dung đến vậy là kết quả của việc đưa hàng triệu người trên thế giới vào một cuộc chiến để giành lấy những người theo dõi và sự chú ý hay sao? Ví dụ như, từ góc nhìn của những người chỉ lướt Twitter, thì đây không là vấn đề, nhưng với những người tạo nội dung Twitter, họ sẽ nói rằng, "Ước gì tôi có thê một vài 'like', lượt theo dõi và retweet nữa." Và họ thử nghiệm nhiều cách để đạt được điều đó. Và chúng ta đều nhận thấy rằng phương pháp hàng đầu của họ là những lời lăng mạ đầy khiêu khích, đáng ghét, hùng hồn một cách đáng ghét, những lời lăng mạ hùng hồn cứ như một giấc mộng trên Twitter vậy, chúng ngày một chồng chất -- và trở thành một vòng luân hồi chỉ toàn sự xúc phạm. Anh sẽ ngăn chặn điều đó như thế nào? JD: Vâng, anh nói rất đúng, nhưng đó lại là vấn đề về những động cơ thúc đẩy. Một trong những điều chúng tôi làm từ ban đầu là đưa ra một con số cho thấy bao nhiêu người đang theo dõi bạn. Chúng tôi đã quyết định rằng con số này phải thật to, thật rõ, và những gì to rõ sẽ có tầm quan trọng lớn, và những điều đó sẽ là động lực thúc đẩy bạn sử dụng twitter. Đó có phải là một quyết định đúng đắn không? Có lẽ là không. Nếu tôi có thể làm lại từ đầu, tôi sẽ không đặt trọng tâm vào lượt theo dõi nhiều như vậy. Tôi sẽ không coi trọng vào lượt "thích" nhiều như vậy. Thậm chí tôi sẽ không tạo ra chức năng "thích" ngay từ đầu, bởi điều đó thực sự đang cản trở những điều mà chúng tôi cho là quan trọng nhất, đó là những đóng góp lành mạnh cho cộng đồng là giao tiếp trong cộng đồng, sự tham gia của mọi người vào các cuộc trò chuyện, sự có ích của những cuộc trò chuyện đó. Đấy là những điều 13 năm trước chúng tôi chưa nghĩ đến, và giờ chúng tôi cho rằng là vô cùng quan trọng. Vậy nên chúng tôi phải nhìn nhận lại cách hiển thị lượt theo dõi, hiển thị lượt retweet, hiển thị lượt "thích," và đặt câu hỏi rằng: Đây có phải là con số mà mọi người nên đẩy lên hay không? Đây có phải là việc mà, khi bạn mở Twitter lên và thấy, "Đó là thứ mình cần nhiều hơn nữa?" Và tôi nghĩ đó không phải là điều quan trọng lúc này. (Vỗ tay) WPR: Tôi nghĩ chúng ta nên xem một số tweet đến từ khán giả nữa. CA: Để xem mọi người đang hỏi gì nào. Tôi nghĩ -- nhìn chung, một trong những điều kì diệu của Twitter là bạn có thể thấy được trí tuệ đám đông, bạn sẽ có nhiều kiến thức, câu hỏi, góc nhìn ngoài sức tưởng tượng của bạn, và đôi khi, những điều đó lại rất lành mạnh. WPR: Tôi vừa thấy một câu hỏi ở dưới kia, "Twitter có kế hoạch gì với ảnh hưởng từ quốc tế lên bầu cử Mỹ năm 2020?" Tôi nghĩ đó là vấn đề ta thường thấy trên mạng nói chung, là có rất nhiều những tác vụ tự động đầy ác ý đang diễn ra. Ví dụ như Twitter, trên thực tế, chúng tôi đã làm việc với những đồng nghiệp tại Zignal Labs, và có thể họ sẽ cho ta thấy một vài ví dụ về điều tôi đang nói đến, về những cái gọi là bot hay robot mạng hay là những tài khoản tự động hóa ác ý được sử dụng nhằm ảnh hưởng những việc như tranh cử. Và trong ví dụ mà Zignal đã chia sẻ sử dụng những thông tin thu thập từ Twitter, ta có thể thấy trong trường hợp này, mỗi chấm trắng đại diện cho một tài khoản người dùng, Khi nó càng hồng nghĩa là tài khoản đó càng tự động hơn. Và anh có thể thấy một vài người đang tương tác với các bot. Trường hợp này liên quan đến việc tranh cử tại Israel và truyền bá thông tin sai lệch về Benny Gantz, và như ta đã biết, trong trận tranh cử Netanyahu đã thắng với kết quả sít sao, và đó có lẽ một phần là do ảnh hưởng từ vấn đề này. Và khi nghĩ về những gì đang diễn ra trên Twitter, cụ thể là anh đang làm những gì để ngăn chặn việc truyền bá thông tin sai lệch và ảnh hưởng người khác đến mức tác động lên nền dân chủ? JD: Để củng cố lí lẽ một chút, chúng tôi đã tự hỏi: Chúng ta có thể đo lường tính lành mạnh của cuộc trò chuyện không, và điều đó nghĩa là gì? Cũng giống như khi sức khỏe của con người có vấn đề gì thì sẽ có những dấu hiệu biểu hiện ra ngoài cơ thể như nhiệt độ, hay sắc mặt của người đó, chẳng hạn thì ở đây chúng tôi tin là sẽ tìm được những biểu hiện của giao tiếp lành mạnh. Và chúng tôi đã làm việc với phòng lab Cortico tại MIT và đề xuất bốn biểu hiện cơ bản mà chúng tôi tin rằng có thể dùng để đo lường trên hệ thống. Biểu hiện đầu tiên gọi là sự chú ý tương đồng. Nó dùng để đo lường mức độ chú ý vào một chủ đề chung từ các tài khoản trên twitter. Biểu hiện thứ hai là hiện thực tương đương, và đây là tỉ lệ phần trăm những thông tin mà các bên trò chuyện cùng chia sẻ -- bất kể những thông tin này đúng sự thật hay không, khi trò chuyện, ta có đang chia sẻ chung một thực tại không? Biểu hiện thứ ba là sự tiếp thu: Cuộc trò chuyện được sẵn sàng đón nhận, ôn hòa, hay bị ném gạch đá, có tính gây hại đến mức nào? Và biểu hiện thứ tư là sự đa dạng góc nhìn. Ta đang thấy những thông tin được chắt lọc hoặc chỉ lặp đi lặp lại, hay ta đang thực sự đưa ra những ý kiến, quan điểm trong cuộc trò chuyện? Từ đó có thể ngầm hiểu rằng, khi bốn biểu hiện này càng rõ, cuộc trò chuyện sẽ càng lành mạnh hơn. Vậy nên bước đầu tiên chúng tôi sẽ thử đo lường chúng qua mạng, chúng tôi tin sẽ làm được. Chúng tôi đang có những tiến triển tốt trong nghiên cứu về sự tiếp thu. Chúng tôi đã tính được chỉ số độc hại và mô hình độc hại trên hệ thống cái mà có thể tính toán được khả năng rời khỏi của bạn từ một cuộc trò chuyện trên Twitter là do bạn cảm thấy nó độc hại ở một mức độ cao. Chúng tôi đang đo lường các biểu hiện còn lại, và bước tiếp theo, là vừa xây dựng các giải pháp, vừa quan sát khuynh hướng của những biểu hiện này và tiếp tục thử nghiệm. Và mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sự cân bằng các chỉ số, vì nếu một bên tăng thì bên khác sẽ giảm. Nếu bạn tăng sự đa dạng góc nhìn, có thể tính chân thực của sự thực sẽ giảm. CA: Đây là một trong số nhiều câu hỏi được đặt ra. JD: Câu hỏi đến dồn dập. CA: Nhiều người đang tự hỏi việc loại những người theo Quốc xã khỏi Twitter khó lắm sao? JD: (Cười) Chúng tôi có những chính sách đối với các nhóm cực đoan, và đa số những hoạt động và điều khoản dịch vụ của chúng tôi là về cách cư xử, không phải nội dung. Nên thực chất chúng tôi chỉ tìm kiếm những hành vi. Những hành vi sử dụng dịch vụ này để liên tục hoặc thi thoảng quấy rối người khác, dùng những hình ảnh đầy thù hằn mà có thể liên quan đến tổ chức KKK hay Đảng Quốc xã Mỹ. Đó là những hành vi mà chúng tôi sẽ can thiệp ngay lập tức. Hiện tại thì điểu khoản này vẫn còn khá lới lỏng, chúng tôi không thể cho rằng chỉ một lời cáo buộc người khác là bằng chứng để loại họ khỏi nền tảng này. Nên những mô hình của chúng tôi được dựa trên những điều kiện như sau: Tài khoản này có liên đới đến nhóm bạo lực cực đoan nào không? Nếu có, chúng tôi sẽ can thiệp. Và chúng tôi đã làm vậy với KKK, Đảng Quốc xã Mỹ, và các tổ chức khác. Và thứ hai: Tài khoản đó có sử dụng hình ảnh hay có hành vi liên quan đến các tổ chức đó hay không? CA: Hiện tại có bao nhiêu người thuộc nhóm quản lí nội dung đang xem xét vấn đề này? JD: Cũng tùy trường hợp. Chúng tôi muốn linh động hơn để đảm bảo rằng thứ nhất, chúng tôi đang xây dựng thuật toán chứ không chỉ thuê nhiều người vì chúng tôi cần đảm bảo tính đo lường được, và không phải có cứ có nhiều nhân công là sẽ đo lường được. Vì vậy chúng tôi tập trung vào tự động phát hiện những hành vi quấy rối rồi sau đó con người sẽ xem xét lại. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những thuật toán dò xét được từng tweet và đưa những tweet đáng chú ý nhất lên đầu để con người có thể xem xét việc can thiệp vào tình hình, dựa trên những điều khoản dịch vụ. WPR: Đúng là không biết bao nhiêu người để đo cho đủ, nhưng hiện tại có bao nhiêu người trong đội giám sát những tài khoản đó, và anh nghĩ đến mức nào thì nên can thiệp? JD: Việc này sẽ linh hoạt tùy tình hình. Với một số người thì chúng tôi chỉ cho là spam. Một số người thì thât sự ngược đãi và quấy rối người khác. Chúng tôi đảm bảo rằng những nhân viên sẽ linh động được điều phối đến những ví trí cần thiết. Đôi khi là những đợt bầu cử. Có một loạt đợt bầu cử tại Mexico, một đợt sắp diễn ra tại Ấn Độ, đợt bầu cử năm ngoái, đợt giữa nhiệm kỳ, nên chúng tôi muốn tận dụng nguồn lực thật linh hoạt. Nên khi mọi người -- ví dụ, nếu bạn mở trang điều khoản dịch vụ của chúng tôi và xem xét những điều khoản, và bạn đang không biết những hành vi như thế nào bị coi là quấy rối theo những điều khoản của chúng tôi, điều đầu tiên mà bạn thấy khi mở trang đó lên là về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khi kéo xuống xem, bạn sẽ thấy những điều mục về quấy rối, ngược đãi và những hành vi khác mà bạn có thể gặp phải. Tôi không biết trước đây như thế nào, nhưng hiện tại chúng tôi đưa điều khoản đó lên đầu tiên trước cả những thông tin bạn cần tìm và thực hiện theo. Sự sắp xếp đó cho mọi người thấy những gì chúng tôi tin là quan trọng. Và giờ chúng tôi sẽ thay đổi chúng. Chúng tôi sẽ sắp xếp lại trật tự, và cũng sẽ đơn giản hóa những điều khoản để mọi người có thể dễ dàng đọc hiểu được việc nào là trái với điều khoản và việc nào không. Và chúng tôi sẽ -- nhắc lại, mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là giúp những nạn nhân trút bỏ gánh nặng. Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy công nghệ, thay vì để con người làm mọi việc -- con người ở đây là những nạn nhân cũng như những người phải làm công việc giám sát. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi không chỉ khuyến khích làm những công việc vô cùng tiêu cực, và chúng tôi muốn cân bằng giữa công nghệ và sự sáng tạo của con người trong vấn đề đánh giá những quy tắc, và không chỉ là tìm hiểu và làm báo cáo một cách máy móc. Đó là quan điểm của chúng tôi. CA: Tôi muốn biết thêm về những gì anh chia sẻ. Tôi rất ngưỡng mộ việc anh đang tìm cách tạo những thay đổi căn bản cho dao diện của hệ thống để ngăn chặn những hành vi quá khích, và có lẽ -- trích lời Tristan Harris -- khuyến khích mọi người suy ngẫm nhiều hơn. Vậy phải phát triển đến mức nào? Liệu có thể thay thế nút "like" bằng những phương án nào? JD: Đầu tiên, mục tiêu riêng của tôi đối với dịch vụ này là tôi tin rằng giao tiếp trong cộng đồng là vô cùng quan trọng. Có những vấn đề cả thế giới đang phải đối mặt cả thế giới chứ không phải chỉ riêng một quốc gia, mà việc trao đổi trong cộng đồng có thể giúp ích được. Và đó là một trong những nét độc đáo của Twitter, nó hoàn toàn rộng mở, hoàn toàn công khai, hoàn toàn mượt mà, và mọi người đều có thể thấy và tham gia vào các cuộc trò chuyện. Ví dụ như biến đổi khí hậu là chủ đề của rất nhiều cuộc trò chuyện. Một số khác về sự thay thế bởi trí tuệ nhân tạo trong công việc. Một số về bất bình đẳng kinh tế. Một quốc gia có làm thế nào đi nữa, cũng không thể tự mình giải quyết những vấn đề này. Chúng đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu, và tôi nghĩ đây là điều mà Twitter có thể giúp. Thứ hai, hiện nay, khi bạn lên Twitter, bạn không nhất thiết phải cảm thấy mình đã học được điều gì đó. Một số người thì thấy vậy. Một số người có mạng lưới các mối quan hệ rộng lớn, nằm trong một cộng đồng mà họ có thể học hỏi mỗi ngày. Nhưng phải tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng mạng lưới đó. Nên chúng tôi muốn kết nối mọi người với những mối quan tâm trên thật nhanh chóng và đảm bảo rằng họ biết được điều gì đang diễn ra, dù họ bỏ ra bao nhiêu thời gian trên Twitter -- tôi không muốn tối đa hóa thời gian dùng Twitter, tôi muốn tối đa hóa những gì mọi người tiếp nhận được mỗi khi sử dụng nó, và -- CA: Anh mong muốn vậy sao? Vì đây là câu hỏi cốt lõi mà nhiều người muốn biết câu trả lời. Hẳn là phần nào anh cũng bị ràng buộc vì đây là một công ty đại chúng, các nhà đầu tư đang theo dõi anh, quảng cáo là nguồn thu nhập hàng đầu của các anh -- và nó dựa trên sự tương tác với người dùng. Anh sẵn lòng hy sinh thời gian sử dụng Twitter, để tạo dựng những cuộc trò chuyện đa chiều hơn sao? JD: Vâng, nếu tập trung vào chủ đề thì sẽ tốn ít thời gian hơn, và điều đó hoàn toàn ổn, vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng mỗi khi bạn lên Twitter, bạn sẽ thấy ngay thông tin cần thiết đối với bạn. Chúng tôi vẫn có thể cho chạy quảng cáo. Điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ thêm nhiều thời gian vào việc đó. Điều thứ hai chúng tôi đang xem xét -- CA: Nhưng -- về mục tiêu thời gian hoạt động hằng ngày, tuy anh có thể đo lường nhưng cái đó không có nghĩa là những thứ mà mọi người cũng quan tâm. Đó có thể là những điều thu hút người ta như thiêu thân lao vào lửa, mỗi ngày. Chúng ta trở nên nghiện bởi vì có những thứ khiến ta bức xúc, thế là ta lại đi đổ dầu vào lửa, dĩ nhiên thời gian hoạt động hàng ngày, và doanh thu từ quảng cáo cũng tăng, nhưng mọi người lại càng căm ghét nhau. Anh quan niệm thế nào... "Thời gian sử dụng hằng ngày" có lẽ là một khía cạnh khó tối ưu hóa được. (Vỗ tay) JD: Đúng, nếu xét riêng, nhưng hãy để tôi nói tiếp về tiêu chuẩn còn lại, đó là những cuộc trò chuyện và chuỗi trò chuyện. Chúng tôi muốn thúc đẩy đóng góp lành mạnh cho hệ thống, và chúng tôi cho rằng đó là nhờ việc tham gia trò chuyện thực sự lành mạnh, dựa trên bốn biểu hiện tôi đã đưa ra ở trên. Nên không thể tối ưu hóa chỉ dựa trên một tiêu chí. Chúng ta phải cân đo đong đếm và nhìn nhận những gì thực sự sẽ đóng góp lành mạnh cho hệ thống và trải nghiệm lành mạnh cho mọi người. Sau cùng, chúng tôi muốn đạt tiêu chí mà mọi người có thể nói, "Này, tôi học được điều này trên Twitter, và nó vô cùng bổ ích." Đó là mục tiêu cuối cùng của chúng tôi, và sẽ tốn kha khá thời gian. CA: Tôi nghĩ đối với nhiều người, anh là một bí ẩn. Điều đó khá bất công, nhưng một đêm nọ tôi hình dung về anh và về vấn đề này giống như chúng ta đang vươn ra biển lớn trên con thuyền tên "Twittanic" này -- (Cười) và có vài thuyền viên đang tỏ ra bất mãn, và anh, không như nhiều thuyền trưởng khác, dõng dạc, "Có vấn đề gì, hãy nói với tôi, tôi muốn nghe các bạn." Và họ nói với anh rằng, "Chúng tôi sợ tảng băng trôi đằng trước." Và anh nói, "Bạn nói cũng phải, và thật sự, thuyền của chúng ta cũng chưa đủ chắc để lái một cách tốt nhất." Rồi chúng tôi nói, "Hãy làm gì đi." Và anh lên đài chỉ huy, chúng tôi thì đang chờ đợi, chúng tôi nhìn anh đứng bình thản một cách lạ thường, nhưng chúng tôi đều ra ngoài và nói, "Jack, bẻ lái lẹ đi!" Bạn biết đấy? (Cười) (Vỗ tay) Ý tôi là -- (Vỗ tay) Nền dân chủ đang bị đe dọa. Nền văn hóa và thế giới của chúng ta đang bị đe dọa. Và Twitter thật tuyệt vời và tác động lên nhiều thứ. Nó không lớn như một số nền tảng khác. nhưng những người có tầm sử dụng nó để mở đầu xu hướng, và thật khó hình dung vai trò nào quan trọng hơn là... Ý tôi là, Jack, anh đang lắng nghe ý kiến của mọi người nhưng để thực sự khẩn trương lên và giải quyết vấn đề này -- anh sẽ làm vậy chứ? JD: Vâng, và chúng tôi đang triển khai đáng kể. Đã có một số thay đổi trong lịch sử Twitter. Một, là khi tôi quay về công ty, chúng tôi đang trong tình trạng tương lai vô định, và không chỉ vì cách mọi người dùng nền tảng này, mà còn là trên phương diện kinh doanh. Nên chúng tôi đã phải chỉnh sửa từng bước cơ bản, gây dựng lại công ty, trải qua hai đợt sa thải nhân viên, vì chúng tôi có quá nhiều nhân viên trong khi thực tế không cần nhiều đến vậy, và chúng tôi tập trung hết sức cho khái niệm phục vụ giao tiếp cộng đồng. Và nó tốn khá nhiều công sức. Và khi chúng tôi càng tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề căn bản. Chúng tôi đã có thể giải quyết hời hợt những vấn đề anh đặt ra, nhưng chúng tôi phải dứt khoát thay đổi và nó đồng nghĩa với phải đào thật sâu và xem xét lại những gì chúng tôi bắt đầu 13 năm trước và thắc mắc rằng hệ thống này, cơ chế này vận hành như thế nào và điều gì là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mọi thứ thay đổi không ngừng và và cách mọi người sử dụng công cụ này. Chúng tôi đang khẩn trương nhất có thể, nhưng không phải cứ nhanh là xong việc. Mà là sự tập trung, sự ưu tiên công việc, sự am hiểu nền tảng của hệ thống và xây dựng một khung đo lường để chống lại sự thay đổi, và phải minh bạch về những hoạt động của chúng tôi để tiếp tục được lòng tin từ mọi người. Nên tôi rất tự hào về những cơ chế đang vận hành hiện nay. Tôi tự hào về đường lối của chúng tôi. Hẳn là chúng tôi có thể làm nhanh hơn, nhưng chỉ cần dừng những thứ ngớ ngẩn mà chúng tôi làm trước đây. CA: Vâng. Tôi nghĩ rằng nếu có cơ hội, rất nhiều người tại khán đài đây cũng muốn được cùng anh tạo nên những thay đổi, và, tôi không biết nữa -- Jack, rất cảm ơn đã đến tâm sự cùng chúng tôi. Thật can đảm. Tôi rất trân trọng những chia sẻ của anh, và chúc anh may mắn. JD: Cảm ơn vì đã mời tôi. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi đã dành hơn nửa thập kỷ nghiên cứu phản ứng của Hoa Kỳ trước tội ác diệt chủng. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn một khoảnh khắc mà theo tôi đủ nói lên những gì chúng ta cần biết về phản ứng của người Mỹ, và của tinh thần dân chủ trước các hành động thảm sát. Khoảnh khắc đó xảy ra vào ngày 21/04/1994. Cách đây gần 14 năm, giữa nạn diệt chủng Rwanda, 800.000 con người đã bị giết một cách có hệ thống bởi chính phủ Rwanda và dân quân cực đoan. Ngày 21/04, tờ New York Times đưa tin có khoảng 200.000 đến 300.000 người đã bị giết hại trong cuộc diệt chủng. Tin này có nằm trong tờ báo - không phải trên trang nhất. Rất giống với nạn diệt chủng Do Thái, sự việc cũng đã bị báo chí chôn vùi. Rwanda bị coi là chẳng đáng đưa lên báo, và ngạc nhiên là nạn diệt chủng cũng bị xem là không đáng một mẩu tin. Thế nhưng vào ngày 21/04, một khoảnh khắc trung thực đã diễn ra khi một nữ nghị sĩ người Mỹ, bà Patricia Schroeder từ bang Colorado có cuộc gặp gỡ với một nhóm phóng viên. Và một phóng viên đã hỏi bà rằng, Có chuyện gì với chính phủ Hoa Kỳ vậy? Chỉ trong vòng 2 tuần qua ở Rwanda, có 200.000 đến 300.000 người đã bị giết. Lúc đó sự việc đã diễn ra được 2 tuần, dĩ nhiên là người ta cũng không biết nó sẽ còn kéo dài bao lâu. Và phóng viên lại hỏi tại sao Washington lại không mấy phản ứng, không xét xử, cũng không lên án, cũng không ai bị bắt trước Đại sứ quán Rwanda, hay trước Nhà Trắng? Có chuyện gì đó chăng? Bà nghị sĩ thành thật nói: "Câu hỏi hay đấy. Tôi chỉ có thể nói với anh rằng ở văn phòng làm việc của tôi ở Colorado và cả văn phòng ở Washington nữa, chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc gọi nói về loài vượn và gô-ri-la đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Rwanda, nhưng không ai gọi đến để nói về con người cả. Điện thoại không reo vì con người.'' Và lý do tôi nói với anh lúc này chính là có một sự thật ẩn sâu trong đó. Sự thật là ở thế kỷ 20, chúng ta bắt đầu đẩy mạnh các phong trào bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng không có phong trào cho con người. Nạn diệt chủng người Do Thái đã được đưa vào chương trình học. Chúng ta được dạy qua hình ảnh, kiến thức, không chỉ về thảm hoạ hạt nhân, mà cả về thảm họa diệt chủng Do Thái. Dĩ nhiên, có cả một bảo tàng trong công viên Mall ở Washington, ngay cạnh Lincoln và Jefferson. Ý tôi là chúng ta thừa nhận khẩu hiệu Không Bao Giờ Tái Diễn ở mức độ văn hóa, đúng đắn, và đầy quan tâm. Nhưng việc chính trị hóa khẩu hiệu này, thực thi hoá khẩu hiệu này lại chưa bao giờ xảy ra ở thế kỷ 20. Theo tôi, khoảnh khằc ấy với Patricia Schroeder nói lên rằng: nếu muốn chấm dứt những tội ác tồi tệ nhất trên thế giới thì chúng ta phải hành động. Phải có một vai trò -- phải tạo ra những ồn ào về chính trị, phải có phí tổn chính trị để phản ứng lại các tội ác chống lại nhân loại, v.v. Đó là chuyện của thế kỷ 20. Giờ đây -- các bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm ngay trong buổi chiều này -- có một tin thật tuyệt vời trong thế kỷ 21, đó là không biết từ đâu đã ra đời một phong trào, một nhóm chống nạn diệt chủng, một phong trào được tạo nên để thực sự tồn tại lâu dài. Phong trào này hình thành nhằm phản ứng nạn diệt chủng ở Durfur, gồm các học sinh, sinh viên, và có khoảng 300 chi hội về chống diệt chủng trong các trường đại học trên cả nước. Nó còn lớn hơn phong trào chống Apacthai. Có khoảng 500 chi hội ở các trường trung học dành riêng cho đấu tranh chấm dứt nạn diệt chủng ở Darfur. Các nhóm đạo Tin Lành và người Do Thái cũng đã tham gia phong trào. Những người xem phim ''Khách sạn cứu nạn'' cũng tham gia. Phong trào rất náo nhiệt. Nói đây là một phong trào đúng nghĩa có lẽ chưa được chính xác. Nó khá đa dạng với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nó có cả những bước thăng trầm. Nhưng phong trào đã thành công trên một phương diện, là từ đó đã tạo nên, đúc kết nên một phong trào chống diệt chủng mà thể kỷ 20 đã không có được. Phong trào tự nhìn nhận bản thân như thể nó sẽ tạo nên ấn tượng rằng cái giá về chính trị sẽ phải được trả, vì đã cho phép nạn diệt chủng xảy ra, vì đã không có trí tưởng tượng quả cảm, vì đã không dám lên tiếng mà lại chỉ là kẻ đứng nhìn. Phong trào hiện do sinh viên lãnh đạo đã làm được một số việc rất tuyệt vời. Họ đã phát động một chiến dịch rút vốn và thuyết phục được 55 trường đại học ở 22 bang rút cổ phần của những trường này khỏi các công ty làm ăn ở Xu-đăng. Họ còn có số 1-800-DIỆT CHỦNG -- điều này nghe có hơi quá một chút, số này dành cho những ai không ưa chính trị nhưng muốn hành động chống nạn diệt chủng, bạn cứ quay số trên và nhập mã vùng, và thậm chí không cần biết nghị sĩ quốc hội của mình là ai. Bạn sẽ được chuyển máy trực tiếp đến nghị sĩ, đến thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của bạn, đến nơi mà luật thoái vốn đang chờ để thông qua. Họ đã giảm chi phí giao dịch cho việc chấm dứt nạn diệt chủng. Ý tưởng sáng tạo nhất mà họ vừa đưa ra gần đây đó là điểm số chống nạn diệt chủng. Các bạn sinh viên sẽ là người giới thiệu về loại điểm này. Giờ đây khi cuộc họp Quốc hội đang diễn ra các đại biểu sẽ gọi những sinh viên 19 hay 24 tuổi và nói, tôi vừa bị điểm D- về nạn diệt chủng; Tôi phải làm gì để đạt điểm C. Giúp tôi với. Các sinh viên và những thành viên khác của mô hình đầy nhiệt huyết này sẽ ở đó để trả lời, và họ luôn có việc để làm. Những gì phong trào đã làm được là nó đã có được từ chính phủ Bush, từ Hoa Kỳ, một loạt những cam kết trên diện rộng dành cho Darfur về quân sự, tài chính, ngoại giao mà không nước nào trên thế giới làm. Chẳng hạn việc đưa các vụ án ở Darfur lên Tòa án Hình sự Quốc tế là việc mà chính phủ Bush không thích. Hay việc chi 3 tỉ Đô la cho trại tị nạn của những người bị ép rời khỏi nhà bởi chính phủ Sudan, bởi cái gọi là dân quân Janjaweed, chỉ để giữ mạng sống cho họ cho tới khi có giải pháp lâu dài hơn. Và gần đây, mà cũng không gần đây lắm, khoảng 6 tháng trước, một lực lượng gìn giữ hòa bình với 26.000 người được uỷ thác sẽ lên đường. Tất cả nhờ tài lãnh đạo của Bush, nhờ áp lực từ dưới lên và cũng nhờ điện thoại không ngừng reo từ đầu cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, tin xấu cho câu hỏi liệu cái ác có thắng không, câu trả lời là cái ác sẽ luôn tồn tại. Những người trong trại tị nạn bị bao vây mọi bề bởi Janjaweed, những gã đàn ông trên lưng ngựa với giáo và súng trường. Những phụ nữ đi nhặt củi để hâm nóng đồ cứu trợ nhân đạo để có cái ăn cho gia đình -- một bí mật bẩn thỉu là đồ cứu trợ phải hâm nóng mới ăn được -- lại có nguy cơ là nạn nhân của cưỡng hiếp, một công cụ diệt chủng đang được sử dụng. Lực lượng gìn giữ hòa bình tôi nhắc ở trên dù được uỷ thác nhưng hầu như không có nước nào đứng ra vì việc đó sẽ đặt quân đội và cảnh sát của họ vào nguy hiểm. Chúng ta đã làm được rất nhiều so với thế kỷ 20, nhưng còn quá ít so với độ nghiêm trọng của cái tội ác đang bị phanh phui này trong lúc chúng ta ngồi đây nói chuyện. Tại sao phong trào này còn có hạn chế? Tại sao những gì phong trào đã đạt được hay đã làm là cần thiết nhưng vẫn còn chưa đủ với tội ác này? Theo tôi, có hai -- nhiều -- lý do nhưng tập trung ngắn gọn vào hai lý do. Trước hết phong trào thực chất chỉ dừng lại trong phạm vi nước Mỹ. Nó không phải là một phong trào toàn cầu. Nó không có nhiều đồng bào ở nước ngoài, những người kêu gọi chính phủ của họ làm nhiều hơn để chấm dứt diệt chủng. Thảm sát Do Thái trong văn hóa của nước ta theo tôi khiến người Mỹ phần nào đó muốn hiện thực hoá khẩu hiệu Không Bao Giờ Tái Diễn. Cảm giác tội lỗi mà chính phủ Clinton bày tỏ, mà Bill Clinton đã chia sẻ về Rwanda, tạo điều kiện cho một sự đồng thuận trong xã hội rằng sự việc ở Rwanda thật sai trái, ước gì chúng ta đã làm nhiều hơn, và rằng đó là điều mà phong trào đã biết tận dụng. Các chính phủ Châu Âu đa phần không nhận trách nhiệm, không làm gì để đẩy lùi và đối mặt với vấn đề. Vậy phong trào này nếu muốn bền vững, và mang tính toàn cầu, thì phải vượt qua khỏi những biên giới, bạn sẽ phải thấy những công dân khác của những nền dân chủ, không chỉ trông chờ vào giả định rằng chính phủ của họ sẽ làm gì đó để chống lại nạn diệt chủng, mà phải chủ động hành động thực sự. Thường thì các chính phủ sẽ không bao giờ bị thu hút bởi những tội ác nghiêm trọng như thế này. Họ còn chẳng quan tâm bảo vệ các cảng hoặc kiềm chế vũ khí hạt nhân. Sao chúng ta lại mong chờ một bộ máy quan liêu sẽ hướng về những đau khổ ở những nơi xa xôi nào đó? Đó là một lý do cho việc nó chưa toàn cầu. Thứ hai là tại thời điểm này trong lịch sử nuớc Mỹ, chúng ta có một vấn đề về uy tín, tính hợp pháp trong các tổ chức quốc tế. Về mặt cấu trúc, rất khó để làm như chính phủ Bush đang làm một cách đúng đắn, tức là lên án nạn diệt chủng hôm thứ Hai, rồi mô tả việc trấn nước vào thứ Ba như một chuyện dễ dàng, sang thứ Tư lại theo đuổi cam kết quân sự. Giờ đây, những nước khác có lý do riêng để không muốn tham gia. Để tôi nói rõ điểm này. Họ dường như đang dùng chính phủ Bush để viện lý do. Chúng ta cần phải đi đầu trong chuyện này, tất nhiên là để vực lại vị thế lãnh đạo của chúng ta trên thế giới. Việc khôi phục sẽ cần có thời gian. Ta phải tự hỏi làm gì bây giờ để tiến lên như một quốc gia, như những công dân trong mối quan hệ với những nơi tồi tệ nhất, đau khổ nhất với những kẻ sát nhân và các thể loại giết người kinh khủng nhất trên thế giới, mà biết đâu lại xảy ra cho chính chúng ta trong tương lai? Nơi mà tôi quay sang để trả lời câu hỏi đó là với một người đàn ông mà nhiều người trong các bạn chưa từng nghe đến, một người Brazil tên Sergio Vieira de Mello, như Chris đã nói, anh đã bị nổ tung ở Iraq năm 2003. Anh là nạn nhân của vụ đánh bom tự sát đầu tiên ở Iraq. Khó nhớ là khi nào, nhưng thực ra có một giai đoạn vào hè năm 2003, thậm chí sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, ngoài việc cướp bóc ra thì dân thường khá an toàn ở Iraq Vậy thì ai là Sergio? Sergio Vieira de Mello là tên anh ấy. Ngoài việc là một người Brazil, trước khi gặp anh vào năm 1994, tôi được nghe miêu tả về anh như một người một mặt vừa giống James Bond, mặt khác lại giống Bobby Kennedy. Trong Liên Hiệp Quốc, bạn không gặp nhiều người thực sự có thể trung hòa hai phẩm chất này. Anh giống James Bond ở sự mưu trí. Anh bị cuốn theo những ngọn lửa, anh đuổi theo những ngọn lửa, anh như con bướm đêm trước lửa, như một kẻ nghiện phiêu lưu. Và anh cũng khá đào hoa. Anh giống Bobby Kennedy vì không ai có thể biết được anh duy thực ngụy trang như kẻ lý tưởng, hay anh lý tưởng nhưng ngụy trang như kẻ duy thực, như mọi người vẫn thắc mắc về Bobby Kennedy và John Kennedy. Anh như một vận động viên 10 môn phối hợp trong xây dựng đất nước, trong giải quyết, khắc phục vấn đề ở những nơi tồi tệ nhất, những nơi đổ vỡ nhất trên thế giới. Các nơi gặp bất ổn, nạn diệt chủng, chính quyền hoạt động không hiệu quả, chính xác là những nơi mà các mối đe dọa đất nước này đang đến gần, nơi mà những đau khổ nhất trên thế giới có xu hướng tập trung. Đó là những nơi mà anh bị thu hút. Anh di chuyển với các tiêu đề. Anh làm việc trong Liên Hợp Quốc 34 năm, gia nhập năm 21 tuổi. Anh bắt đầu khi xu hướng nguyên nhân chiến tranh những năm 70 là giành độc lập và giải phóng thuộc địa. Anh đã có mặt ở Bangladesh đối mặt với hàng triệu người tị nạn -- dòng người tị nạn lớn nhất trong lịch sử tính tới lúc bấy giờ. Anh đã ở Sudan khi nội chiến nổ ra ở đó. Anh đã ở Cộng Hòa Síp ngay sau cuộc xâm lược của quân Thổ. Anh đã ở Mozambique trong cuộc Chiến tranh giành Độc lập. Anh đã ở Libăng. Thật ngạc nhiên, căn cứ Liên Hợp Quốc đã được sử dụng -- quân Palestin đã tấn công từ phía sau căn cứ Liên Hiệp Quốc. Israel sau đó đã chiếm đóng căn cứ này. Anh đang ở Beirut khi Đại sứ quán Hoa Kỳ hứng chịu vụ tấn công tự sát đầu tiên nhằm chống lại Hoa Kỳ. Người ta xem 11/09 là mở đầu cho kỷ nguyên mới này, nhưng năm 1983 với vụ tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ, và các doanh trại Hải quân mà Sergio chứng kiến mới thực sự mở đầu cho kỷ nguyên mà ta đang sống hiện nay. Từ Libăng, anh sang Bosnia những năm 90. Dĩ nhiên, lại là vấn đề về bạo lực giáo phái dân tộc. Anh là người đầu tiên đàm phán với Khmer Đỏ. Nói về thuyết phục cái ác, anh đã ở đó trong phòng đàm phán cùng với hiện thân của cái ác ở Campuchia. Anh thương lượng với người Serbia. Anh thực sự đã đi sâu vào đàm phán với cái ác và cố gắng thuyết phục cái ác rằng nó không cần phải thắng đến mức anh có biệt danh -- Serbio, chứ không phải Sergio khi anh còn sống ở khu vực Balkan và thực hiện các công việc đàm phán này. Rồi anh đến Rwanda rồi Congo do hậu quả của nạn diệt chủng, anh là người phải quyết định -- OK, nạn diệt chủng đã chấm dứt; 800.000 người đã bị giết; những người có trách nhiệm đang tháo chạy sang các nước láng giềng -- như Congo, Tanzania. Tôi Sergio, người theo chủ nghĩa nhân đạo, tôi muốn cứu đói -- nhưng không muốn cứu những kẻ giết người mà muốn mang thức ăn tới cho 2 triệu người đang ở cùng chúng, chúng ta sẽ dựng các trại, chúng ta sẽ cung cấp viện trợ nhân đạo. Nhưng bọn giết người cũng ở đang ở đó. Tôi muốn tách cừu ra khỏi lũ sói. Để tôi đi hỏi từng cộng đồng quốc tế để xem ai có thể cung cấp cảnh sát hay quân đội để làm việc này. Tất nhiên câu trả lời của họ chẳng phải là chúng tôi muốn ngăn chặn nạn diệt chủng và sẽ mạo hiểm quân đội của mình để làm điều đó hay giờ chúng tôi muốn can thiệp và tống cổ bọn diệt chủng ra khỏi các trại. Vậy nên bạn phải quyết định. Liệu bạn có chặn nguồn hỗ trợ quốc tế và mạo hiểm mạng sống 2 triệu dân thường? Hay bạn tiếp tục cứu trợ dân thường, dù biết rằng bọn giết người cũng đang ở trong trại, đang mài dao chuẩn bị cho trận chiến trong tương lai? Bạn sẽ làm gì đây? Chỉ có thể lựa chọn ít nguy hiểm hơn ở những nơi đổ vỡ như thế này. Cuối thập niên 90, xây dựng đất nước là xu hướng thịnh hành. Anh là người phụ trách việc này. Anh là Paul Bremer hay Jerry Bremer của Kosovo, rồi sau đó là Đông Timor. Anh lãnh đạo những nơi này. Anh như một phó vương. Anh phải quyết định chính sách thuế, tiền tệ, tuần tra biên giới, đảm bảo thi hành luật. Anh phải ra tất cả các quyết định trên. Anh là người Brazil ở những nơi này. Anh nói 7 ngôn ngữ. Anh đã đến 14 vùng chiến tranh lúc bấy giờ nên có lẽ anh đưa ra những phán quyết tốt hơn người chưa từng làm việc này. Dù gì thì anh cũng là người tiên phong trong việc thử nghiệm làm việc có ý nghĩa với rất ít nguồn hỗ trợ khi bị đặt vào hoàn cảnh phải chịu đựng ở những nơi tồi tệ nhất trên thế giới. Sau Timor, vụ việc 11/09 xảy ra, anh là Uỷ viên Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, anh phải suy xét giữa tự do và an ninh, và quyết định phải làm gì khi quốc gia mạnh nhất trong Liên Hiệp Quốc đang rút khỏi các Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút khỏi luật quốc tế? Liệu bạn có lên án? Thật ra, nếu lên án, bạn sẽ không đuợc quay lại phòng đàm phán. Hay là giữ im lặng. Hay làm hài lòng Tổng thống Bush -- và anh đã làm điều đó. Thật không may, nó lại đưa anh đến cuộc hẹn cuối cùng đầy bi thảm của anh ở Iraq -- đã dẫn đến cái chết của anh. Một lưu ý về cái chết của anh, nó thật bi thảm ở chỗ dù cho rằng nguyên nhân chiến tranh ở Iraq là do mối liên kết giữa Saddam Hussein và chủ nghĩa khủng bố ngày 11/09, tùy bạn tin hay không, thì chính phủ Bush hay quân gây chiến chẳng lên kế hoạch trước chiến tranh, hay có kế hoạch nào đối phó với khủng bố. Và rồi Sergio -- người đã học được cách đối phó với cái ác, đối phó với khủng hoảng, đã nằm dưới đống đổ nát suốt 3 tiếng rưỡi mà không được giải cứu. Như kẻ không quốc tịch. Người đã luôn cố giúp những kẻ cùng cảnh ngộ suốt một đời. Như một người tị nạn. Vì anh đại diện LHQ. Nếu bạn đại diện cho tất cả mọi người, bạn không đại diện ai cả. Bạn không thuộc về ai cả. Những gì mà Hoa Kỳ -- với quân đội mạnh nhất lịch sử nhân loại huy động được cho cuộc giải cứu, tùy bạn tin hay không, chỉ là hai lính Mỹ anh hùng đi vào hầm thông gió của tòa nhà đang rung chuyển. Một người đã có mặt ở vụ 11/09 và mất đi những đồng đội vào hôm ấy, nhưng vẫn mạo hiểm tính mạng đi vào cứu Sergio. Những gì họ có là một cái túi xách nữ -- chỉ là một dạng giỏ xách -- rồi họ cột nó vào dây rèm lấy từ một văn phòng trụ sở LHQ, tạo thành một ròng rọc trong hầm thông gió của tòa nhà đang run rẩy này nhằm mục đích giải cứu con người này, người mà chúng ta cần nhất lúc này, một người dẫn đầu, vào lúc mà nhiều người trong chúng ta cảm thấy thiếu sự dẫn dắt. Mà rồi chúng ta chỉ huy động đuợc cái ròng rọc cho Sergio. Tin tốt là, với những gì đã xảy ra, sau cái chết của Sergio và 21 người khác trong cuộc tấn công vào LHQ này, quân đội đã lập một đơn vị tìm kiếm cứu hộ có các thiết bị cắt, gỗ đỡ, cần cẩu những thứ cần thiết để làm cứu hộ. Nhưng tất cả đã quá muộn cho Sergio. Tôi muốn tóm tắt, nhưng cũng muốn khép lại bằng bốn bài học từ cuộc đời của Sergio về câu hỏi làm thế nào để ngăn cái ác thắng thế, cũng là cách mà tôi đặt câu hỏi này. Đây, một người đàn ông với 34 năm kinh nghiệm tiên phong suy nghĩ về những câu hỏi mà chúng ta như một quốc gia, như những công dân đang vật lộn để trả lời. Chúng ta rút ra những gì? Đầu tiên, theo tôi, mối quan hệ giữa anh và cái ác là rất đáng học hỏi. Anh, trong suốt sự nghiệp của mình, đã thay đổi rất nhiều. Anh có nhiều khuyết điểm nhưng biết sửa. Tôi nghĩ đó là đức tính đáng quý nhất của anh. Khởi đầu, anh luôn tố cáo những kẻ làm sai, buộc tội những người vi phạm luật quốc tế, và anh sẽ nói, bạn phạm luật rồi, đây là Hiến chương LHQ. Những điều bạn làm là không thể chấp nhận. Rồi họ cười nhạo anh vì anh không có quyền lực quốc gia, không có quyền lực quân đội hay cảnh sát. Anh chỉ có các nguyên tắc, chuẩn mực mà anh cố gắng mang ra dùng. Và khi ở Libăng, Nam Libăng năm 82, anh đã nói với chính mình và mọi người, tôi sẽ không bao giờ dùng từ ''không thể chấp nhận'' lần nữa. Tôi sẽ không bao giờ dùng nó nữa. Sẽ không bao giờ nữa. Rồi anh lại lao theo hướng ngược lại. Anh bắt đầu bước vào phòng đàm phán với cái ác, như tôi đã nói, không lên án mà trở nên nhún nhường khi được đặt biệt danh Serbio chẳng hạn, và thậm chí khi đàm phán với Khmer Đỏ anh cũng tạm quên những gì đã xảy ra trước khi bước vào phòng đàm phán. Nhưng đến cuối đời, tôi nghĩ anh đã tìm được một sự cân bằng mà đất nước chúng ta có thể học hỏi. Cứ ở trong phòng nhưng đừng e sợ phải nói chuyện với đối thủ, nhưng đừng tạm quên những gì đã xảy ra trước khi bước vào căn phòng đó. Đừng cho lịch sử vào hộp đen, hay kiểm tra nguyên tắc của bạn trước cửa. Tôi nghĩ đó là cái mà ta cần có khi ở trong phòng đàm phán dù cho đó là Nixon đi gặp Trung Quốc hay giữa Khrushchev và Kennedy hay Reagan và Gorbachev. Tất cả những tiến triển tốt đẹp mà nước ta có được trong quan hệ với các đối thủ đều đạt được qua việc đàm phán. Và điều đó không nhất thiết là một hành động hèn nhát. Bạn có thể làm rất nhiều hơn để xây dựng một liên minh quốc tế chống lại những kẻ sai trái bằng cách ở trong phòng đàm phán chỉ ra cho cả thế giới biết rằng con người đó, chế độ đó, mới chính là vấn đề, còn bạn, nước Hoa Kỳ không phải là vấn đề. Bài học thứ hai từ cuộc đời Sergio, nói một cách ngắn gọn. Điều tôi rút ra, mà ở chừng mực nào đó là quan trọng nhất, đó là anh tán thành và tỏ ra rất trân trọng phẩm giá thực sự khác biệt. Ở cấp độ vi mô, những cá nhân xung quanh anh đều được nhìn thấy. Anh đã thấy họ. Ở cấp độ vĩ mô, anh cho rằng chúng ta nói về thúc đẩy dân chủ nhưng đôi khi cách ta thực hiện lại là một điều sỉ nhục với phẩm giá con người. Chúng ta cung cấp viện trợ nhân đạo nhưng lại kể công vì đã chi 3 tỷ đô la. Quan trọng làm sao, những người đó sẽ chẳng sống sót nổi nếu Hoa Kỳ không chi số tiền đó ở Darfur chẳng hạn, nhưng đó đâu phải là một cách sống Nếu biết nghĩ về phẩm giá khi hành động như những công dân trong quan hệ với mọi người, và như một quốc gia, trong quan hệ với những nước khác nếu ta biết nghĩ đến phẩm giá thì điều đó sẽ mang tính cách mạng. Điểm thứ ba, rất ngắn gọn. Anh nói nhiều về giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi. Và tôi nhận ra rằng đúng là có quá nhiều điều để sợ hãi. Có rất nhiều mối đe dọa trên thế giới. Nhưng Sergio muốn nói với chúng ta rằng hãy điều chỉnh quan hệ với các mối đe dọa. Đừng thổi phồng chúng lên; hãy nhìn nhận đúng đắn. Chúng ta có lý do để sợ những chỏm băng tan. Chúng ta có lý do để thấy không an toàn trước vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ. Nhưng hãy tập trung vào những thách thức và những mối đe dọa thực sự, nhưng đừng sa vào những quyết định tồi tệ chỉ vì hoảng loạn, sợ hãi. Chẳng hạn trong lúc lo sợ, Sergio từng nói nỗi sợ hãi là kẻ cố vấn tồi. Chúng ta lao về phía cực đoan trong khi ta thiếu kiểm soát mà lại cố điều chỉnh mối quan hệ với thế giới. Điểm thứ tư và cuối cùng, bởi vì anh làm việc ở những nơi tồi tệ, xấu xa nhất trên thế giới nên dĩ nhiên anh có sự khiêm tốn, và nhận thức rõ sự phức tạp của thế giới xung quanh anh. Đó quả là nhận thức sắc bén rằng việc này rất khó khăn. Rằng nhiệm vụ hàn gắn này thật khó hoàn thành, và dù nhận thức được sự phức tạp, cảm thấy bị hạ mình, nhưng anh đã không chùn bước. Là những công dân, khi chúng ta trải qua những kinh nghiệm như khủng hoảng về niềm tin, năng lực, tính hợp pháp, chúng ta cũng có ý nghĩ muốn rút lui khỏi thế giới và nói, ôi, Katrina, Iraq -- chúng tôi không biết mình đang làm gì. Chúng ta không đủ khả năng để rút lui. Câu hỏi là chúng ta phải hành xử như thế nào trên thế giới này. Và theo tôi, bài học về phong trào chống diệt chủng nói trên là phong trào đã thành công một phần nhưng rõ ràng là chưa đạt được mục tiêu đề ra -- có lẽ sẽ phải mất thêm vài thập kỷ nữa -- nhưng nếu muốn thấy sự thay đổi, thì chính chúng ta phải thay đổi. Chúng ta không thể trông chờ thể chế của ta tự đi đàm phán với các đối thủ khi chúng ta không tạo điều kiện cho việc đó, cho việc tôn trọng phẩm giá, hay sự khiêm nhường lẫn tinh thần trách nhiệm được khích lệ để áp dụng trong ngoại giao với thế giới. Vậy cái ác sẽ thắng? Có phải đó là câu hỏi? Tôi nghĩ câu trả lời ngắn gọn là: không trừ khi điều đó được chúng ta cho phép. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Chris Anderson: Shep, cảm ơn rất nhiều vì đã đến. Tôi nghĩ anh vừa đáp máy bay đến Vancouver hai tiếng trước. Thật vinh dự vì có anh ở đây. Hãy nói rõ hơn với chúng tôi làm thế nào anh đi từ phương trình Einstein đến lỗ đen? Sheperd Doeleman: Hơn 100 năm trước, Einstein đã đưa ra lý thuyết hình học về trọng lực làm biến đổi không-thời gian. Vật chất làm biến dạng không-thời gian, ngược lại không-thời gian chỉ cho vật chất cách chuyển động quanh nó. Bạn có thể gom đủ vật chất vào một khu vực đủ nhỏ để đâm thủng không-thời gian, ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra được, vì trọng lực giữ nó lại bên trong. CA: Do vậy, lý do Trái Đất quay quanh Mặt Trời không phải do Mặt Trời tác động lực lên Trái Đất như ta nghĩ, mà do Mặt Trời làm thay đổi hình dạng không gian để chúng ta chỉ rơi quanh nó. SD: Chính xác, mô hình không-thời gian chỉ cho Trái Đất cách di chuyển quanh Mặt Trời. Các bạn sắp thấy một lỗ đen đâm xuyên qua không-thời gian, và khi nó đi thật sâu vào bên trong, sẽ có một điểm mà ở đó ánh sáng đi theo quỹ đạo quanh lỗ đen. CA: Tôi đoán đó là những gì đang diễn ra ở đây. Đây không phải hình thật, mà là mô phỏng máy tính về những gì ta luôn nghĩ, giống như, chân trời sự kiện quanh lỗ đen. SD: Chúng tôi không biết lỗ đen thực sự trông thế nào cho đến tuần trước. Chúng tôi chỉ có thể mô phỏng như thế này trên siêu máy tính, nhưng ở đây, bạn có thể thấy vòng ánh sáng là quỹ đạo chuyển động của các photon. Đó là vị trí mà các photon chuyển động quanh lỗ đen, xung quanh là khí ga nóng bị hút vào lỗ đen, và nóng là do ma sát. Tất cả lượng khí này cố nén thành thể tích rất nhỏ, và nóng lên. CA: Vài năm trước, anh đã bắt tay vào nhiệm vụ này cố để nắm bắt hình ảnh của một trong những thứ này. Và tôi đoán -- anh đã tập trung vào thiên hà xa tít ngoài kia. Hãy cho chúng tôi biết về thiên hà này. SD: Đây là thiên hà -- chúng ta sẽ xem cận cảnh thiên hà M87, cách đây 55 triệu năm ánh sáng. CA: 55 triệu. SD: Một chặng đường dài. Tại trung tâm của nó, có một lỗ đen với khối lượng tương đương 6,5 tỷ mặt trời . Thật khó để hiểu, phải không? 6,5 tỷ mặt trời được nén thành một điểm duy nhất. Và nó chi phối một phần năng lượng của trung tâm thiên hà này. CA: Lỗ đen này rất lớn, nhưng vì ở quá xa, nên rất khó để ta có thể chụp lại hình ảnh của nó. Anh sẽ cần một giải pháp phi thường. SD: Lỗ đen là vật thể nhỏ nhất trong vũ trụ khả kiến. Nhưng chúng có tác động ngoại cỡ lên toàn bộ các thiên hà. Để thấy được lỗ đen, bạn cần xây dựng một kính viễn vọng cỡ Trái Đất, bởi lỗ đen mà ta đang nhìn thấy phát ra lượng lớn sóng vô tuyến, liên tục. CA: Đó chính xác là điều anh đã làm. SD: Đúng vậy. Cái các bạn đang nhìn thấy là chúng tôi dùng kính viễn vọng khắp thế giới, đồng bộ chúng một cách hoàn hảo với đồng hồ nguyên tử, để tiếp nhận sóng ánh sáng từ lỗ đen này, sau đó, ghép tất cả dữ liệu đó lại với nhau để tạo thành hình ảnh. CA: Để làm được điều này, thời tiết phải như nhau ở tất cả các vị trí vào cùng thời điểm, để có thể quan sát rõ. SD: Chúng tôi đã rất may mắn. Đôi khi, may mắn còn hơn cả làm tốt đấy. Trong trường hợp này, tôi nghĩ chúng tôi có cả hai. Nhưng ánh sáng phải phát ra từ lỗ đen, xuyên qua không gian giữa những thiên hà, qua khí quyển Trái Đất, để hơi nước có thể hấp thụ chúng, và mọi thứ vận hành một cách hoàn hảo, kích thước Trái Đất ở bước sóng ánh sáng đó, bước sóng một mi-li-mét, vừa đúng để giải quyết được lỗ đen cách đây 55 triệu năm ánh sáng. Vũ trụ đã chỉ cách cho chúng ta. CA: Vậy anh đã bắt đầu thu thập một lượng lớn dữ liệu. Tôi nghĩ đây chỉ là một nửa lượng dữ liệu từ một kính thiên văn. SD: Vâng, đây là một trong những thành viên của đội, Lindy Blackburn, cạnh anh ấy là một nửa số dữ liệu được ghi nhận tại Kính thiên văn Large Millimeter, đặt trên đỉnh một ngọn núi cao hơn 4500m ở Mexico. Cái mà anh ấy đang cầm là khoảng một nửa petabyte. Lượng dữ liệu này, diễn giải theo cách dễ hiểu là tương đương với số ảnh selfie suốt cuộc đời của khoảng 5000 người. (Cười) CA: Quả là rất nhiều. Vậy tất cả chúng đều được vận chuyển mà không thể gửi qua internet. Dữ liệu được vận chuyển đến một nơi với máy tính khổng lồ cố gắng phân tích chúng. Và anh thực sự cũng không biết mình sẽ nhận được kết quả gì. SD: Cách mà kỹ thuật này vận hành -- hãy tưởng tượng ta lấy một chiếc gương quang học và đập vỡ nó, đặt các mảnh vỡ tại các vị trí khác nhau. Cách gương bình thường vận hành là các tia sáng phản xạ toàn phần khi gặp bề mặt, và hội tụ tại một điểm cùng một lúc. Chúng tôi lấy tất cả các ghi nhận dữ liệu, với độ chính xác của đồng hồ nguyên tử, sắp xếp chúng cho thật thẳng hàng trong một siêu máy tính. Và chúng tôi tạo lại một thấu kính cỡ Trái Đất. Cách duy nhất để thực hiện là mang dữ liệu về bằng máy bay. Bạn không thể đánh bại băng tần của một chiếc máy bay 747 đầy đĩa cứng. (Cười) CA: Tôi đoán vài tuần hay vài tháng trước, trên một màn hình máy tính đâu đó, nó bắt đầu hiện rõ. Khoảnh khắc này. SD: Ồ, mất một thời gian dài. CA: Ý tôi là, nhìn nó này. Chính là nó. Chính là bức ảnh đầu tiên. (Vỗ tay) Hãy cho chúng tôi biết mình đang thực sự nhìn thấy gì. SD: Tôi vẫn rất yêu nó. (Cười) Cái các bạn đang thấy là quỹ đạo cuối cùng của các photon. Các bạn đang thấy hình học Einstein một cách cơ bản. Vết thủng trong không-thời gian sâu đến mức ánh sáng chuyển động xung quanh theo quỹ đạo, nên ánh sáng phía sau lỗ đen, ta sẽ sớm nhìn thấy, chuyển động xung quanh và truyền tới ta theo các đường song song với chính xác cùng một quỹ đạo. Hóa ra, quỹ đạo ấy bằng căn bậc hai của 27 nhân với một số ít các hằng số cơ bản. Thật là phi thường. CA: Khi -- Ban đầu, khi nghĩ về lỗ đen, tôi nghĩ đó là chân trời sự kiện, có rất nhiều vật chất và ánh sáng xoay quanh. Nhưng thực tế, nó phức tạp hơn nhiều. Hãy giải thích đoạn phim minh họa này, bởi ánh sáng bị lệch khi tới gần nó. SD: Các bạn có thể thấy vài tia sáng từ phía sau bị lệch, vài tia đi theo đường vòng quanh quỹ đạo của lỗ đen. Nhưng khi đã có đủ ánh sáng từ tất cả các khí nóng xoáy quanh lỗ đen, các bạn sẽ thấy tất cả các tia sáng tập hợp lại ở tấm màn này, hay chính là đại diện cho vị trí của tôi và các bạn. Và các bạn thấy vòng tròn này dần trở nên rõ ràng. Đây chính là những gì mà Einstein đã dự đoán hơn 100 năm trước. CA: Thật đáng kinh ngạc. Hãy nói rõ hơn về cái mà chúng tôi đang thấy ở đây. Đầu tiên, tại sao lại có vùng sáng hơn phần còn lại? SD: Là lỗ đen đang quay tròn. Các bạn thấy ở phía dưới có một lượng khí tiến đến và lùi ra xa khỏi ta ở phía trên. Cũng giống như tiếng còi tàu nghe to hơn khi nó tiến đến gần, có nhiều năng lượng từ đám khí tới gần hơn là lùi ra xa. Phần bên dưới sáng hơn bởi ánh sáng đang được đẩy về phía ta. CA: Và thực tế thì nó lớn tới mức nào? SD: Ta có thể đặt vừa toàn bộ hệ mặt trời trong vùng tối đó. Theo ý kiến cá nhân tôi, vùng tối này là điểm đặc trưng của chân trời sự kiện. Lý do không thể thấy ánh sáng thoát ra từ đó, là do ánh sáng đi ra từ vùng tối bị chân trời sự kiện nuốt chửng. Là vậy đó. CA: Vậy nên khi nói về lỗ đen ta nghĩ đến những tia sáng phát ra từ đó, hướng thẳng về phía chúng ta. Vậy sao ta không thấy chúng? SD: Đây là một lỗ đen rất mạnh. Không phải theo tiêu chuẩn quốc tế, nó vẫn rất mạnh, từ cực Bắc và cực Nam của lỗ đen này ta cho rằng các tia sáng đang tới. Hiện tại, ta đang ở rất gần để thấy được cấu trúc của tia sáng, nhưng chính nền tảng của tia sáng giúp làm sáng tỏ không-thời gian. Và đó là cái bị bẻ cong quanh lỗ đen. CA: Nếu bằng cách nào đó, anh ở trên tàu vũ trụ bay quanh lỗ đen sẽ mất bao lâu để bay một vòng quanh nó? SD: Đầu tiên, tôi sẽ đánh đổi mọi thứ để được ở trên tàu. (Cười) Ghi danh cho tôi nhé. Có một thứ gọi là -- Nếu tôi có thể nói chi tiết hơn -- quỹ đạo ổn định phía trong cùng, đó là quỹ đạo trong cùng mà vật chất có thể chuyển động quanh lỗ đen trước khi bị xoáy vào bên trong. Và với lỗ đen này, sẽ mất khoảng ba ngày đến một tháng. CA: Nó quả là rất mạnh, và cũng chậm một cách kỳ lạ. Ý tôi là, ta còn chẳng để ý thấy mình đang rơi vào chân trời sự kiện nếu ở đó. SD: Các bạn có thể đã nghe về "mỳ ống hóa", khi rơi vào một lỗ đen và trường trọng lực tác động lên chân lớn hơn nhiều so với phần đầu, vì vậy, bạn bị xé toạc ra. Lỗ đen này rất lớn nên bạn sẽ không biến thành mỳ ống. Bạn sẽ chỉ trôi dạt qua chân trời sự kiện đó thôi. CA: Vậy là giống một vòi rồng khổng lồ. Khi Dorothy bị vòi rồng cuốn đi, cô bé đã đến xứ Oz. Vậy anh sẽ tới đâu nếu rơi vào một lỗ đen? (Cười) SD: Vancouver. (Cười) CA: Ôi lạy Chúa. (Vỗ tay) Đó là tình huống không thể tệ hơn. Thật đáng sợ. Không, thật sự đấy. SD: Lỗ đen thật sự là bí ẩn lớn nhất của thời đại chúng ta. bởi đó là nơi gặp nhau của thế giới lượng tử và lực hấp dẫn. Bên trong nó ẩn chứa sự kỳ dị. Và đó là nơi tất cả các lực hợp lại, bởi cuối cùng, trọng lực cũng đủ mạnh để chống lại tất cả các lực khác. Nhưng nó bị ẩn khỏi chúng ta, vũ trụ đã giấu nó đi trong tấm áo tàng hình tối thượng. Nên ta không rõ chuyện gì xảy ra trong đó. CA: Vậy là có một lỗ đen nhỏ hơn ở thiên hà của chúng ta. Ta có thể trở lại thiên hà xinh đẹp của ta chứ? Đây là Dải Ngân Hà, nhà của chúng ta. Và đâu đó giữa thiên hà ấy có một lỗ đen khác, thứ mà anh đang cố tìm kiếm. SD: Chúng tôi biết nó đang ở đó, và cũng đã thu thập dữ liệu về nó. Và hiện chúng tôi đang xử lý dữ liệu ấy. Chưa biết chính xác khi nào, nhưng hy vọng sẽ thu được gì đó trong tương lai gần. CA: Nó gần hơn rất nhiều, nhưng cũng nhỏ hơn, có lẽ kích cỡ cũng tương tự những gì ta thấy? SD: Đúng vậy. Hóa ra lỗ đen ở thiên hà M87, mà ta từng thấy, có khối lượng tương đương sáu tỷ rưỡi mặt trời. Nhưng nó quá xa nên ta chỉ thấy nó ở một kích thước nhất định. Lỗ đen ở trung tâm thiên hà của chúng ta nhẹ hơn một nghìn lần, nhưng cũng gần hơn một nghìn lần. Nên nhìn trên bầu trời, chúng trông như nhau. CA: Cuối cùng, tôi muốn dành sự tán dương cho những người xuất sắc này. Họ là ai vậy? SD: Đây là một vài thành viên của nhóm. Chúng tôi ngạc nhiên trước tiếng vang mà hình ảnh này thu được. Nếu anh nói với tôi rằng nó sẽ xuất hiện trên khắp các mặt báo, tôi không chắc mình sẽ tin đâu, nhưng điều đó đã xảy ra. Bởi đó là một bí ẩn tuyệt vời, nó truyền cảm hứng cho chúng tôi, và hy vọng là cho tất cả mọi người. Nhưng quan trọng hơn đây chỉ là số lượng nhỏ thành viên trong đội. Chúng tôi có 200 người từ 60 viện nghiên cứu trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để xây dựng kính thiên văn toàn cầu, bạn cần một đội ngũ toàn cầu. Và kỹ thuật chúng tôi dùng để kết nối kính thiên văn trên toàn thế giới giúp chúng tôi vượt qua một vài vấn đề gây chia rẽ. Là nhà khoa học, chúng tôi tập hợp lại để làm những việc này một cách tự nhiên. CA: Chà, điều đó sẽ truyền cảm hứng cho đội ngũ của chúng tôi tuần này. Shep, cảm ơn rất nhiều vì những gì anh đã làm và đã tới đây. SD: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Những cuốn sách bí ẩn về truyền thuyết cấm, những bí mật rùng rợn trong gia tộc, và những nỗi sợ không lời khiến ta phát điên khi nghĩ đến, đã trở thành chuẩn mực trong nhiều truyện kinh dị ngày nay. Nhờ một tác giả, chúng trở nên phổ biến, và tên ông được dùng để chỉ loại truyện kinh dị mà ông truyền cảm hứng. Sinh ra tại Providence, đảo Rhode, vào năm 1980, Howard Phillips Lovecraft lớn lên với niềm yêu thích truyện kinh dị Gô-tích của Edgar Allan Poe và Robert Chambers. Tuy nhiên, khi ông bắt đầu sáng tác, năm 1917, Thế chiến thứ nhất đã trùm lên nghệ thuật một sắc thái ảm đạm. Con người đã chứng kiến địa ngục trần gian nên không còn sợ những truyền thuyết giả tưởng nữa. Do đó, Lovecraft tìm cách tạo ra một loại truyện kinh dị mới, ứng với các tiến bộ khoa học đang diễn ra chóng mặt đương thời. Truyện của ông thường dùng yếu tố khoa học tạo cảm giác bất an. Trong "The Colour out of Space" (Màu ngoại không), một thiên thạch kỳ lạ rơi xuống gần một trang trại, gây đột biến, biến trang trại thành địa ngục trần gian. Vài truyện khác được lồng ghép phương pháp luận khoa học. Truyện "At the Mountains of Madness" (Dãy núi điên), được viết dưới dạng báo cáo khoa học chuyến thám hiểm Bắc Cực, về những thứ đáng ra không nên được khám phá. Cũng có truyện, môn toán trở thành nguồn cơn của nỗi sợ, khi các dạng hình học không tưởng gây rối loạn tâm trí những người tìm hiểu chúng. Ví như việc phát hiện hạt hạ nguyên tử hay tia X thời đó, là tác nhân gây ra nỗi kinh hoàng trong truyện Lovecraft, dù chúng thường vô hình và không thể diễn tả. Thay vì những con quái vật dễ thấy, bạo lực hay những điều giật gân, nỗi sợ trong truyện kinh dị "trường phái Lovecraft" nằm ở những thứ không được mô tả trực tiếp mà ẩn mình trong những góc tối nhất của trí tưởng tượng. Hàng tá truyện ngắn, tiểu thuyết ngắn và thơ của Lovecraft được đặt trong các bối cảnh giả tưởng nối tiếp nhau, có cùng các nhân vật, địa điểm và truyền thuyết. Mới nhìn qua, bối cảnh có vẻ được đặt vào thời đó, ở New England. Nhưng dưới lớp vỏ ngoài gần gũi này là những bậc thầy hắc ám, xem sinh vật trên Trái Đất như những món đồ chơi. Giống với các thế lực nguyên thuỷ hơn là thần thánh, các quái vật cổ khổng lồ ẩn mình trong các ngóc ngách của thực tại. Ví dụ như Yog-Sothoth, "chất nhờn nguyên thuỷ sủi bọt trong vụ nổ hạt nhân vượt ra khỏi những tiền đồn của không gian và thời gian". Hay vị thần mù quáng, ngu ngốc Azathoth, người có những xung động huỷ diệt chỉ được kìm hãm bằng "tiếng trống điên loạn và tiếng rít đơn điệu của sáo nguyền." Vì những sinh vật này tồn tại ngoài ý niệm của ta về thực tại nên hình dạng và động cơ của chúng đều rất mơ hồ. Nhân vật chính trong truyện Lovecraft - thường là các nhà nghiên cứu, nhà nhân chủng học hoặc nhà khảo cổ- tình cờ phát hiện các dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của chúng. Thậm chí, thoáng qua thôi cũng đủ khiến họ phát điên. Nếu họ có sống sót, người đọc cũng không có cảm giác chiến thắng thay vào đó là bàng quan và lạc lõng - cảm giác kinh hoàng rằng ta chỉ là những hạt cát nhỏ bé dưới bàn tay của những thế lực khôn lường. Nhưng có lẽ sức mạnh lớn nhất của chúng chính là sức hấp dẫn với người thời Lovecraft. Trong cuộc đời của ông, Lovecraft đã hợp tác với nhiều nhà văn, khuyến khích họ đưa các yếu tố và nhân vật của ông vào tác phẩm của mình. Các vị thần hay những cuốn sách bí ẩn trong truyện trường phái Lovecraft có thể được tìm thấy trong nhiều truyện của bạn ông như Robert E. Howard và Robert Bloch. Ngày nay, vũ trụ này được gọi là thần thoại Cthulhu, đặt theo tên của sinh vật lai giữa rồng và bạch tuộc khét tiếng của Lovecraft. Thật không may, những nỗi sợ vô định của ông lại không mấy hiển hiện bằng quan điểm cá nhân tiêu cực. Ông có tư tưởng phân biệt chủng tộc nặng nề, một số tác phẩm chứa định kiến và ngôn từ sỉ nhục thô lỗ. Tuy vậy, thế giới đầy màu sắc ông tạo ra đã xoá nhoà những định kiến ấy. Sau khi Lovecraft qua đời, vũ trụ thần thoại Cthulhu tiếp tục được nhiều nhà văn khác phát triển và thường viết lại theo nhiều quan điểm đa dạng vượt ngoài những định kiến cùa ông. Dù để lại một di sản văn học, Lovecraft chưa bao giờ có cuộc sống giàu sang. Ông qua đời trong nghèo khó và không ai biết đến ở tuổi 46, nạn nhân của sự thờ ơ của xã hội. Nhưng những tác phẩm của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, trò chơi cờ bàn và biểu tượng văn hoá. Khi nỗi sợ tương lai vô định còn tồn tại, thì truyện kinh dị trường phái Lovecraft sẽ vẫn còn chỗ đứng ở những góc tối nhất trong trí tưởng tượng của chúng ta. Tôi có, như thể, một thứ gì đó về việc ngủ. Tôi không ngủ nhiều như vậy và tôi nghĩ đến việc đó, việc không ngủ nhiều như là một thói quen tốt, sau nhiều năm chiến đấu với nó như là một sự tổn hại nghiêm trọng, hay đại loại thế. Và bây giờ thì tôi thực sự thích việc ngồi dậy, bạn biết đấy. Nhưng trong rất nhiều năm, tôi đã ngồi dậy và nghĩ rằng, sự sáng tạo của tôi được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chứng mất ngủ Tôi nằm thao thức, nghĩ ngợi, và bước đi không mục đích Đôi khi tôi thường đi bộ nhiều hơn vào ban đêm Tôi đi bộ hàng ngày và bám theo những ai mà tôi thấy thú vị (Cười) Và đôi khi, thực sự, một khi nó được đăng trên trang 6 ở Post là tôi theo dõi một anh chàng nào đó, đại loại như vậy nhưng thực sự tôi bám theo chỉ vì anh ta có một đôi giày tuyệt vời Và vì vậy tôi đi theo người này Và tôi chụp ảnh đôi giày của anh ta chúng tôi cảm ơn nhau và lại bước đi Nhưng tôi làm thế mọi lúc Thực tế, tôi nghĩ nhiều về các ý tưởng thiết kế mà đến từ những sai lầm và những thủ thuật của mắt Bởi vì tôi cảm thấy rằng, bạn biết đấy, có quá nhiều hình ảnh ngoài kia quá nhiều trang phục ngoài kia và chỉ có một vài thứ nhìn thật sự đối với tôi là những thứ nhìn hơi lỗi một chút, tất nhiên rồi, hoặc rất, rất kinh ngạc. Và đôi khi, ngồi trong taxi tôi nhìn thấy một cái lỗ trên chiếc áo sơ mi, hoặc tương tự thế mà nhìn rất thú vị hay đẹp mắt hay hữu dụng theo một cách nào đó mà tôi chưa từng nhìn thấy trước đây Tôi sẽ dừng chiếc xe lại, ra khỏi xe và đi bộ, và nhận ra rằng, thực sự đó không phải là một cái lỗ, mà là sự đánh lừa của đôi mắt Nó là cái bóng, bạn biết đấy Hoặc nó là một cái lỗ như tôi nghĩ, ôi trời, chắc sẽ có ai đó đã nghĩ như vậy. Một số người đã mắc lỗi đó, do vậy tôi không thể tiếp tục làm điều đó Tôi không biết cảm hứng đến từ đâu Nó không đến với tôi từ những nghiên cứu Tôi không cần thiết phải được truyền cảm hứng từ những nghiên cứu Thực tế, một trong những điều thú vị nhất tôi đã từng làm trong suốt cuộc đời mình là mùa Nô en này ở Guggenheim, New York Tôi đã đọc "Peter and the Wolf" với dàn nhạc tuyệt vời từ Julliard Và tôi đã làm nó, bạn biết đấy, như một người kể chuyện và đã đọc nó Và tôi đã hiểu được người phê phán thông minh này, người mà tôi yêu Người phụ nữ này, Joan Acocella, là một người bạn của tôi và cô ấy tiến tới phía cánh gà và nói rằng ồ, anh biết đấy, Isacc, anh có biết rằng, nói về thuyết trung ương tập quyền của Stalin là nói về, anh biết đấy, như thể những năm 30 ở Nga Và tôi nói, làm sao tôi có thể biết về thuyết trung ương tập quyền của Stalin? Tôi biết về một con sói và một con chim và, bạn biết đấy Nó ăn con chim và sau cùng bạn sẽ nghe thấy, bạn biết đấy bạn nghe thấy con chim rít lên, hoặc đại loại thế Tôi thực sự không biết điều đó. Tôi thực sự không Thực ra tôi làm loại nghiên cứu của riêng tôi, bạn biết đấy Nếu tôi được ủy thác để làm ra những bọ trang phục cho nhưng vở nhạc kịch thế kỷ 18 hoặc tương tự thế Tôi sẽ làm rất nhiều nghiên cứu, bởi nó thực sự thú vị chứ không bởi vì tôi có nghĩa vụ phải làm việc đó Tôi thực sự rất bị cuốn hút bởi những bộ phim Màu sắc của những bộ phim và cách ánh sáng tạo ra màu sắc ánh sáng đến từ ngoài những kế hoạch hoặc ánh sáng đến từ kế hoạch, khiến cho màu sắc trở nên không thể tin nổi Và nhân tiện, qua những clip ngắn này, tôi sẽ chỉ cho các bạn Tôi ngồi dậy hàng đêm và xem những bộ phim và tôi xem những người phụ nữ trong phim rất nhiều Khi tôi nghĩ về, bạn biết đấy, vai trò của họ về những gì bạn phải làm như là để ý con gái bạn đang làm gì Bởi tôi luôn nhìn vào cách người phụ nữ được vẽ nên Dù họ được ca tụng theo cách này hay bạn biết đấy, họ thực sự được ca tụng một cách mỉa mai hay họ bị coi nhẹ hoặc bị coi nhẹ một cách trớ trêu Tôi luôn quay lại về màu sắc Màu sắc là thứ gì đó thúc đẩy tôi rất nhiều Đó là một màu rất hiếm tôi tìm được trong tự nhiên Mặc dù, bạn biết đấy, đặt cạnh những màu nhân tạo thì màu sắc tự nhiên thật đẹp Cho nên đó là những gì tôi học. Tôi học nhiều về màu sắc Nhưng phần lớn, tôi nghĩ rằng, tôi có thể tạo ra mọi thứ như thế nào mà chúng có thể đẹp như hình ảnh của Khu rừng Natalie? Làm sao tôi có thể khiến bất kỳ một thứ gì đó đẹp như thể Greta Garbo? Nghĩa là, điều đó là không thể, bạn biết đấy Và đó là điều khiến tôi thao thức hàng đêm I muốn chỉ cho bạn - tôi cũng như là một Tôi đến chỗ các nhà chiêm tinh và những người bói bài tarrot thường xuyên và đó là một thức khác tạo động lực cho tôi. Mọi người bảo rằng, ồ, làm như vậy. Nhà chiêm tinh bảo tôi làm gì đó Nên tôi làm chúng (Cười) Khi tôi 21 tuổi, nhà chiêm tinh học bảo tôi rằng tôi sẽ gặp một người đàn ông trong giấc mơ của tôi và tên anh ta sẽ là Eric, đúng không nhỉ? Vì thế, bạn biết đấy, trong nhiều năm, tôi tới những quán bar và, kiểu như, bất kỳ ai tôi gặp tên là Eric Tôi cảm thấy chán nản ngay lập tức, hoặc tương tự thế (Cười) Và có một vài lần khi tôi thực sự tuyệt vọng Tôi chỉ muốn, bạn biết đấy, đi thẳng vào phòng và như thể "Eric!" Và bất kỳ ai quay lại, tôi sẽ, đi thẳng tới họ (Cười) Và tôi có một lần đi xem bói bài tarrot thực sự thú vị rất lâu rồi Lá bài cuối cùng anh ta rút, tức là đại diện cho số phận của tôi là một người đàn ông đội nón rơm với một cây mây và bạn biết đây, như một số thứ đáng tranh cãi, đây là một ca sĩ hát rong Tôi muốn cho bạn xem đoạn phim này, bởi tôi đã làm một thứ có lẽ hơi điên rồ Nơi mà tôi làm một số thứ góp vui Cho nên, hãy xem đây Thật sự đáng xấu hổ (Video): Cảm ơn. Chúng tôi sẽ làm bất kỳ những gì các bạn yêu cầu Tên của buổi diễn được dựa trên câu chuyện này nên tôi sẽ phải kể cho các bạn nghe về mẹ tôi Nó là một trích đoạn từ câu nói của bà ấy Tôi đang hẹn hò với anh chàng này, phải không? Và tôi thề nó phải có nghĩa là hạnh phúc Tôi đã từng hẹn hò với anh chàng này và nó kéo dài khoảng 1 năm Và chúng tôi thật sự trở nên nghiêm túc Cho nên chúng tôi quyết định mời tất cả đến bữa tối, gia đình chúng tôi Và chúng tôi, bạn biết đấy, giới thiệu mọi người với nhau Mẹ tôi, lại rất nhạy cảm với mẹ anh ấy Người mà trông có vẻ hơi nghi ngờ về toàn bộ phong cách sống lập dị Bạn biết đấy, người đồng tính mà Vì vậy nên mẹ tôi cảm thấy một chút bị xúc phạm. Nên bà quay lại và nói, "Chị đùa à? Chúng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc cùng nhau Chúng ăn ngoài, cùng xem các buổi diễn" Chúng ăn ngoài, chúng xem các buổi diễn. (Cười) Đó chính là tên của buổi diễn, They eat out, they see shows. Đó sẽ là điều ghi trên bia mộ của tôi khi tôi chết "Anh ta ăn ngoài, và xem các buổi diễn"? Vậy nên khi chỉnh sửa đoạn phim này, tôi không có sự táo bạo đó để sửa đoạn phim mà tôi hát ở Joe's Pub Vậy nên các bạn có lẽ phải đến để gặp tôi trực tiếp. Bởi vì nó rất mất thể diện và nó như là ... Tôi không biết làm thế nào có thể chịu đựng nổi chuyện này Tôi cảm thấy ít thoải mái nhất, lại là một chuyện tốt, bạn biết đấy Ít nhất, trong trường hợp của tôi Bởi vì nếu tôi chỉ làm một việc mọi lúc Tôi không biết nữa, tôi sẽ cảm thấy chán. Tôi sẽ cảm thấy chán rất dễ dàng Và bạn biết đấy, Tôi không nói rằng tôi làm mọi việc đều tốt Tôi chỉ nói rằng tôi làm rất nhiều thứ, vậy thôi Và tôi thuộc tuýp người không muốn nhìn lại, bạn biết đấy Ngoại trừ, tôi đoán rằng, đó là việc mà tôi thức hàng đêm nghĩ về Như thể, nhìn lại và nghĩ, tôi đang biến mình thành tên ngốc nào vậy Nhưng tôi nghĩ nó ổn thôi. Phải không? Bởi vì nếu bạn làm rất nhiều thứ Bạn sẽ cảm thấy tồi tệ về tất cả không chỉ một thứ, bạn biết đấy Bạn không thể khống chế cảm giác tồi tệ về một thứ Vâng, chính xác Tôi sẽ chỉ cho bạn thứ tiếp theo, Nói về trang phục nhạc kịch. Tôi làm việc với nhiều biên đạo múa khác nhau Tôi làm việc nhiều với Twyla Tharp và tôi cũng làm việc nhiều với Mark Morris là bạn thân nhất của tôi Tôi thiết kế 3 vở nhạc kịch với anh ấy và vở gần đây nhất, "King Arthur" Tôi đã từng đi sâu vào thế giới khiêu vũ từ khi tôi còn là một thiếu niên tôi biểu diễn nghệ thuật ở trường cấp 3 nơi tôi là một diễn viên. và nhiều bạn bè của tôi là vũ công ballet Một lần nữa, tôi không hiểu, cảm hứng đến từ đâu Tôi không hiểu nó có thể đến từ đâu Tôi bắt đầu làm những con rối từ khi còn nhỏ Có thể đó là nơi bắt nguồn của cảm hứng, từ những con rối và tôi lại biểu diễn nghệ thuật ở cấp 3 Nơi đây, tôi học cấp 3 gặp gỡ những vũ công, diễn viên Và một cách nào đó, từ đây, tôi cảm thấy thú vị với việc thiết kế Tôi theo học Parson School of Design và sau đó tôi bắt đầu sự nghiệp là một nhà thiết kế Tôi thực sự không nghĩ bản thân như một nhà thiết kế Tôi không nghĩ rằng bản thân tôi cần trở thành một nhà thiết kế thời trang Và nói thẳng, tôi không biết gọi bản thân mình là gì Tôi nghĩ bản thân tôi là... Tôi không biết tôi nghĩ bản thân tôi là gì. Chỉ vậy thôi (Cười) Nhưng tôi phải nói rằng, toàn bộ những điều về cảm thấy chán một chút mọi lúc là -- tôi nghĩ là một điều gì đó rất quan trọng đối với một nhà thiết kế thời trang Bạn luôn luôn phải cảm thấy chán một chút với mọi thứ Và nếu bạn không cảm thấy vậy, bạn phải vờ như cảm thấy chán một chút với mọi thứ (Cười) Nhưng tôi thật sự thấy chán một chút với mọi thứ Tôi luôn nói với với cộng sự của tôi, Marisa Gardini, người luôn đặt trước mọi thứ cô ấy đặt trước mọi thứ và khiến mọi thứ xảy ra và cô ấy ký kết tất cả các thỏa thuận và tôi luôn bảo cô ấy rằng tôi cảm thấy bản thân với quá nhiều thời gian bên chương trình cầu máy tính quá nhiều thời gian dành cho cầu máy tính, bạn biết đấy, nó như ... do đó, một cách nào đó, khoảng 10 năm trước tôi nghĩ rằng nơi ít chán nhất trên thế giới sẽ như là trường quay truyền hình như thể một buổi diễn ngày. Một vài loại chương trình tọa đàm trong ngày Bởi vì đó là tất cả những gì tôi thích tất cả cả thể loại ở một nơi Và nếu bạn cảm thấy chán, bạn có thể nhìn sang một thứ khác làm một thứ khác và nói về nó, đúng không? và vì thế tôi có chương trình truyền hình này đó có thể nói là một phần rất quan trọng trong quá trình của tôi Thực ra, liệu bạn có thể mở đoạn phim này giúp tôi chứ Đây là đoạn phim ưa thích của tôi về Rosie (Video) Isaac Mizrahi: Chúng tôi đã lên sóng trở lại Xin chào. Rosie O'Donnell: Chào Ben. IM: Nhìn cô ấy dễ thương thế nào với nó kìa, mượt đen Man: Bà cô ấy nói rằng, "Rất hấp dẫn" IM: Ah, wow, rất hấp dẫn. Tôi không muốn làm cản trở Tôi không muốn -- được rồi. Nào chúng ta bắt đầu Cô có lo lắng không, Ashleigh Ashleigh: Làm gì cơ? ROD: Cắt tóc A: Cắt tóc ư? Không bao giờ Tôi không nghĩ sẽ có ngày nào ở đâu tôi cắt tóc mà mình lo lắng cả IM: Nhân tiện thì cô đã trông rất xinh xắn từ trước rồi ROD: Anh thích chứ? Được rồi IM: Cô có vấn đề với việc trông duyên dáng không? Tôi thích trông duyên dáng ROD: Tất nhiên tôi muốn trông duyên dáng IM: Chỉ là kiểm tra thôi, bởi vì một số người muốn trông, cô biết đấy hung hăng đáng sợ ROD: Không, không phải tôi. IM: Cô đã đọc về những người có rất nhiều tiền và họ có con và con họ cũng kết thúc như thể rất hỗn loạn, cô có hiểu ý tôi không? và nhất định có những cách để làm thế, Rosie Bởi vì chỉ bởi vì nếu cô thực sự giàu có, nổi tiếng một cách khó tin có nghĩa là cô không nên có con, bởi vì cô nghĩ chúng sẽ trở nên hỗn loạn một ngày nào đó? ROD: Không, nó nghĩa là sự ưu tiên của anh phải là sự sung túc của chúng đầu tiên, tôi nghĩ vậy Nhưng anh phải tự quyết định. Con tôi đã 7 tuổi, có trời mới biết được Chúng cứ như 14 tuổi và khi phục hồi lại Và chúng sẽ lại diễn lại đoạn phim này: "Ta là một người mẹ tốt" Ôi trời, đây là lần ngắn nhất tôi từng có IM: Nó đẹp mà, phải không? A: Tôi đang định hỏi cô, liệu tóc cô -- ROD: Không! Không sao cả - phát điên IM: Tôi nghĩ là nó cần ngắn hơn một chút ở dưới này A: Ồ không, chúng tôi mới đang tiến hành thôi ROD: Chúng tôi mới tiến hành thôi. IM: Cô đang hoảng đấy à? Trông cô rất đáng yêu. ROD: Không, tôi thích nó. Đây là tôi mới IM: Ồ, nó thật khó tin! ROD: Một bầy Rosie. Woo! IM: Nhân tiện, trong tất cả những thứ gì ít chán nhất trên thế giới, phải không nào. Nghĩa là, khiến cho ai đó đã đáng yêu sẵn trông tệ hại như vậy Điều đó không hề nhàm chán. Nó không là gì cả nếu nó không nhàm chán Thực ra, tôi đã đọc một câu trích dẫn vào một ngày nào đó, "Phong cách khiến bạn trở nên thật tuyệt,vì nó khiến bạn đầu óc bạn rời xa thực tại là bạn sẽ chết" Phải không? Và tôi nhận ra, nó nằm trên website của tôi Và sau đó, bạn biết đấy, câu trích dẫn ấy được cho là của tôi Và tôi nghĩ, ồ, tôi đã nói gì đó, trong một cuộc phỏng vấn Tôi đã quên những gì tôi nói. Nhưng đó là sự thực Tôi muốn chiếu cho bạn đoạn phim cuối cùng bởi nó cũng là lời chào tạm biệt của tôi Tôi sẽ nói rằng, tôi nấu nướng rất nhiều. Và tôi thường xuyên nhìn những thứ như thể nó là đồ ăn Như tôi nói, ồ, bạn biết đấy, bạn sẽ phục vụ một món gà đã hỏng không? Và rồi sao bạn có thể phục vụ một món nước sốt kinh khủng hay đại loại thế Làm sao bạn có thể đưa ra một thứ nước sốt kinh khủng? Tôi luôn liên hệ mọi thứ với việc nấu nướng Và vì vậy tôi mọi thứ rút lại là như vậy Mọi thứ rút lại là như thế. Vậy nên hãy nhìn thứ này Đây là thứ mà tôi đã làm bởi tôi nghĩ đây là thứ thú vị nhất trên thế giới Nó, như thế, trang web này Nó có rất nhiều thứ khác nhau ở đó Nó là một trang web thông thái Chúng tôi thực sự nhắm vào những phân đoạn như những phân đoạn chương trình truyền hình Đó là một trong những thứ ưa thích của tôi trong thế giới này Và nó mới bắt đầu từ đầu tháng 2. Nên là ai biết được? Một lần nữa, tôi không nói rằng nó tốt, nhưng nó thật sự không nhàm chán, phải vậy không? Và đây là đoạn cuối cùng. (Video): Tôi phải nói rằng, tôi làm sữa crếp hoặc bánh sữa waffles mọi lúc Chef: Thật ư? IM: Yeah, nhưng tôi không bao giờ tìm thấy váng sữa cả Chef: Ồ IM: Cô không thể tìm thấy nước sữa ở Citarella; cô không thể tìm thấy nước sữa. Chef: Anh không thể ư? IM: nó luôn là nước sữa ít béo Chef: Không, nhưng đó chính là nó. IM: Đó chính là nó? Chef: Ồ, anh không biết sao? Để tôi kể cho anh điều này Để tôi kể cho anh một điều thú vị IM: Cô biết không? Đừng cười nữa. Nó không vui đâu. Chỉ bởi vì tôi không biết tất cả -- là không có gì là nước sữa toàn bộ cả Xin lỗi, gì cơ? Chef: Đây là thỏa thuận. Hãy để tôi kể cho anh thỏa thuận Từ ngày xưa khi họ làm bơ, anh có biết làm bơ thế nào không? IM: những thùng đánh kem? Chef: cho kem? IM: Đúng rồi, chính xác. Chef: Vì vậy khi anh lấy những thùng sữa nặng, nhiều béo, tức là kem, Và anh đánh nó lên cho tới khi nó tách ra thành sữa đông và nước Chất lỏng đó thực ra chính là chất lỏng trong đó Nếu anh đánh quá tay kem đặc quánh này, mà thực ra chính là nước sữa Và đó chính là những ngày đầu tiên. Và đó chính là những gì họ dùng cho việc nướng bánh và tất cả những thứ khác Bây giờ, nước sữa mà anh có thực ra ít béo hoặc là váng sữa IM: Xin lỗi, tôi không biết. Phải vậy không? Chef: Lý do anh nghĩ thế bởi vì nước sữa dày và ngon một cách tuyệt vời IM: Yeah, đúng vậy. Vậy thì ai sẽ nghĩ rằng đó là ít béo? Ồ, ra thế. Cảm ơn cô rất nhiều. Chúc các bạn có buổi TED vui vẻ. Rất tuyệt vời khi được ở đây. Tôi thực sự yêu điều này Cảm ơn. Chào tạm biệt Món quà tuyệt vời nhất mà bố mẹ bạn tặng là hai cặp chứa ba tỉ chữ cái của DNA làm nên bộ gen của bạn. Nhưng giống như bất cứ điều gì với ba tỉ thành phần, món quà đó thật mong manh. Ánh nắng, hút thuốc, ăn uống không lành mạnh thậm chí sai lầm tự phát được tạo bởi các tế bào của bạn, tất cả đều làm thay đổi bộ gen của bạn. Loại thay đổi phổ biến nhất trong DNA là hoán đổi của một chữ cái, chẳng hạn như C, với một chữ cái khác, chẳng hạn như T, G hoặc A. Trong bất kỳ ngày nào, các tế bào trong cơ thể bạn sẽ tích lũy hàng tỉ sự hoán đổi một chữ cái, còn được gọi là "đột biến điểm." Bây giờ, hầu hết những đột biến điểm là vô hại. Nhưng một lúc nào đó, một đột biến điểm làm gián đoạn một khả năng quan trọng trong một tế bào hoặc làm cho một tế bào hoạt động sai theo những hướng có hại. Nếu đột biến đó được di truyền từ cha mẹ của bạn hoặc xảy ra đủ sớm trong sự phát triển của bạn, sau đó kết quả sẽ là rất nhiều hoặc tất cả các tế bào của bạn chứa đột biến có hại này. Và sau đó bạn sẽ là một của hàng trăm triệu người với một bệnh di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc lão hóa sớm hoặc loạn dưỡng cơ hoặc bệnh Tay-Sachs. Bệnh di truyền được gây ra bởi đột biến điểm đặc biệt khó chịu bởi vì chúng ta thường biết chính xác sự thay đổi một chữ cái cái mà gây bệnh và, trên lý thuyết, có thể chữa khỏi bệnh. Hàng triệu người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm Bởi vì họ có một đột biến điểm thay A bằng T trong cả hai bản sao của gen huyết sắc tố của họ. Và trẻ em mắc bệnh lão hóa sớm chúng sinh ra với một T tại một vị trí duy nhất trong bộ gen của họ nơi bạn có điểm C, với hậu quả tàn khốc rằng những đứa trẻ tuyệt vời, sáng sủa qua đời rất nhanh ở khoảng 14 tuổi. Xuyên suốt lịch sử y học, chúng tôi chưa có cách hiệu quả để sửa các đột biến điểm trong các hệ thống sống, để thay đổi căn bệnh bị gây ra do chuyển T thành C. Có lẽ cho đến bây giờ. Bởi vì phòng thí nghiệm của tôi đã thành công trong việc phát triển chúng. chúng tôi gọi là "bộ chỉnh sửa". Câu chuyện về cách chúng tôi phát triển chúng thực sự bắt đầu từ ba tỉ năm trước. Chúng tôi nghĩ về vi khuẩn là nguồn lây nhiễm, nhưng bản thân vi khuẩn cũng vậy dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt, bởi virus. Khoảng ba tỉ năm trước, vi khuẩn phát triển một cơ chế bảo vệ để chống nhiễm virus. Cơ chế phòng thủ đó bây giờ được gọi là CRISPR. Và đầu đạn trong CRISPR protein màu tím này hoạt động như những cái kéo để cắt DNA, phá vỡ chuỗi xoắn kép thành hai mảnh. Nếu CRISPR không thể phân biệt giữa DNA của vi khuẩn và virus, nó không thể là hệ thống phòng thủ hữu dụng. Nhưng tính năng tuyệt vời nhất của CRISPR là những cái kéo có thể được lập trình để tìm kiếm, liên kết và cắt chỉ một chuỗi DNA cụ thể. Vì vậy, khi một vi khuẩn bị nhiễm virus lần đầu tiên nó có thể lưu trữ một đoạn nhỏ DNA của virus đó để sử dụng như một chương trình hướng dẫn kéo CRISPR để cắt chuỗi DNA virus đó trong một nhiễm trùng trong tương lai. Cắt DNA của virus để gây rối chức năng của gen virus bị cắt, và vì vậy phá vỡ vòng đời của virus. Các nhà nghiên cứu đáng chú ý bao gồm Emmanuelle Charpentier, George Church, Jennifer Doudna and Feng Zhang cho thấy sáu năm trước cách kéo CRISPR có thể được lập trình để cắt các chuỗi DNA của theo lựa chọn của chúng tôi, bao gồm các trình tự trong bộ gen của bạn, thay vì các chuỗi DNA virus được lựa chọn bởi vi khuẩn. Nhưng kết quả thực sự tương tự nhau. Cắt một chuỗi DNA trong bộ gen của bạn cũng làm gián đoạn chức năng điển hình của gen cắt bằng cách gây ra sự chèn và xóa hỗn hợp ngẫu nhiên của các chữ cái DNA tại vị trí cắt. Bây giờ, các gen bị gián đoạn có thể rất hữu ích cho một số ứng dụng. Nhưng đối với hầu hết các đột biến điểm gây ra các bệnh di truyền, chỉ cắt gen đã bị đột biến sẽ không có lợi cho bệnh nhân, bởi vì chức năng của gen bị đột biến cần được khôi phục, chứ không phải bị gián đoạn thêm. Vì vậy, cắt gen huyết sắc tố đã bị đột biến gây thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ không khôi phục khả năng tạo hồng cầu khỏe mạnh của bệnh nhân. Và đôi khi chúng ta có thể chèn thêm trình tự DNA mới vào tế bào để thay thế trình tự DNA xung quanh một vị trí cắt, thật không may, quá trình đó không hoạt động trong hầu hết các loại tế bào, và kết quả là gen bị gián đoạn vẫn chiếm ưu thế. Như nhiều nhà khoa học khác tôi đã mơ về một tương lai trong đó chúng ta có thể điều trị hoặc thậm chí có thể chữa bệnh di truyền ở người. Nhưng tôi thấy thiếu một cách để khắc phục đột biến điểm, nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh di truyền ở người, như một vấn đề lớn đang cản trở. Là một nhà hóa học tôi làm việc với các sinh viên để tìm ra cách đưa các chất hóa học trực tiếp vào đoạn DNA mồi để thực sự sửa chữa, thay vì phá vỡ, các đột biến gây bệnh di truyền. Kết quả của những nỗ lực của chúng tôi là máy phân tử được gọi là "máy tạo mảnh mồi". Máy sử dụng cơ chế lập trình tìm kiếm của kéo CRISPR, nhưng thay vì cắt DNA, chúng trực tiếp chuyển đổi từ cái này sang cái khác mà không làm gián đoạn phần còn lại của gen. Vì vậy, nếu bạn nghĩ về việc tự nhiên xảy ra của protein CRISPR như kéo phân tử, bạn có thể nghĩ về các bộ chỉnh sửa như bút chì, có khả năng viết lại trực tiếp một kí tự DNA thành một kí tự khác bằng cách thực sự sắp xếp lại các nguyên tử của một cơ sở DNA thay vào đó trở thành một cái khác. Bây giờ, các bộ chỉnh sửa không có ở tự nhiên. Trong thực tế, chúng tôi thiết kế chúng đầu tiên, được thấy ở đây, từ ba protein riêng biệt thậm chí không đến từ cùng một sinh vật. Chúng tôi bắt đầu bằng cách lấy kéo CRISPR và vô hiệu hóa khả năng cắt DNA trong khi vẫn giữ được khả năng tìm kiếm và liên kết một chuỗi DNA đích một cách đã được lập trình. Cho những kéo CRISPR bị bất hoạt, thể hiện bằng màu xanh, chúng tôi gắn một protein thứ hai màu đỏ, trong đó thực hiện một phản ứng hóa học trên mảnh mồi DNA C, chuyển đổi nó thành một mảnh mồi hoạt động như T. Thứ ba, chúng tôi phải đính kèm vào hai protein đầu tiên một protein hiển thị màu tím, nó sẽ bảo vệ mảnh mồi được chỉnh sửa không bị loại bỏ bởi tế bào. Kết quả cuối cùng là một thiết kế protein ba phần đó là lần đầu tiên cho phép chúng tôi chuyển đổi C thành T tại các vị trí quy định trong bộ gen. Nhưng dừng ở đây thì mới chỉ xong một nửa công việc. Bởi vì để ổn định trong các tế bào, hai sợi xoắn kép DNA phải tạo thành cặp cơ sở. Và vì C chỉ cặp với G, và T chỉ cặp với A, chỉ cần thay đổi C thành T trên một chuỗi DNA sẽ gây sự không phù hợp, sự bất đồng giữa hai chuỗi DNA tế bào phải giải quyết bằng cách quyết định thay thế sợi nào. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể tiếp tục thiết kế ba phần protein này để gắn các chuỗi không có ký tự như một cái được thay thế bằng cách cắt chuỗi đó. Vết cắt nhỏ này đánh lừa tế bào thay thế G vốn có, bằng A khi tế bào thay thế chuỗi bị cắt, qua đó hoàn thành việc chuyển đổi về những gì từng là một cặp cơ sở C-G thành một cặp cơ sở T-A ổn định. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ dẫn dắt bởi tiến sĩ Alexis Komor, chúng tôi đã thành công trong việc phát triển bộ chỉnh sửa đầu tiên. Chuyển đổi C thành T và G thành A tại các vị trí mục tiêu của chúng tôi. Trong số hơn 35.000 đột biến điểm liên quan đến bệnh được biết đến hai loại đột biến mà bộ chỉnh sửa đầu tiên này có thể đảo ngược chiếm khoảng 14 phần trăm hay khoảng 5.000 đột biến điểm gây bệnh. Nhưng để sửa chữa đột biến điểm gây bệnh nhiều nhất chúng ta cần phát triển thế hệ thứ hai của bộ chỉnh sửa cụ thể là có thể chuyển đổi A thành G hoặc T thành C. Dẫn đầu bởi Nicole Gaudelli, cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ, chúng tôi lên kế hoạch phát triển thế hệ chỉnh sửa thứ hai này, mà theo lý thuyết, có thể sửa gần một nửa các đột biến điểm gây bệnh, bao gồm đột biến gây ra bệnh lão hóa nhanh. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể mượn, một lần nữa, cơ chế nhắm mục tiêu của kéo CRISPR để mang mảnh mồi mới đến đúng địa chỉ trong bộ gen. Nhưng chúng tôi nhanh chóng gặp phải một vấn đề đáng kinh ngạc; cụ thể là không có protein được biết là chuyển đổi A thành G hoặc T thành C trong DNA. Gặp một vấn đề nghiêm trọng như vậy, hầu hết các sinh viên có thể tìm kiếm một dự án khác không thì là một người hướng dẫn khác. (Cười) Nhưng Nicole đã đồng ý với một kế hoạch mà có vẻ cực kỳ tham vọng vào thời điểm đó. Bởi vì không có loại protein đó trong tự nhiên để thực hiện các chức năng cần thiết, chúng tôi quyết định sẽ tự phát triển protein trong phòng thí nghiệm để chuyển đổi A thành mảnh mồi hoạt động như G, bắt đầu từ protein thực hiện chức năng liên quan đến RNA. Chúng tôi thiết lập một hệ thống lựa chọn sinh tồn Darwin tốt nhất đã khám phá hàng chục triệu biến thể protein và chỉ cho phép những biến thể hiếm có thể thực hiện chức năng biến đổi cần thiết để tồn tại. Kết quả là protein được thấy ở đây, loại protein đầu tiên có thể chuyển đổi A trong DNA thành mảnh mồi giống G. Và khi chúng tôi gắn protein đó với kéo CRISPR bị bất hoạt, thể hiện bằng màu xanh, chúng tôi sản xuất bộ chỉnh sửa thứ hai, có nhiệm vụ chuyển đổi A thành G, và sau đó sử dụng chiến lược cắt tương tự mà chúng tôi dùng ở bộ chỉnh sửa đầu tiên để lừa tế bào thay thế T bị sai, bằng C khi nó thay thế chuỗi bị cắt đó, qua đó hoàn thành việc chuyển đổi của cặp cơ sở A-T thành cặp cơ sở G-C. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Là một nhà khoa học hàn lâm ở Mỹ, tôi không quen bị ngắt lời bởi tiếng vỗ tay. (Cười) Chúng tôi đã phát triển hai lớp đầu tiên của bộ chỉnh sửa chỉ ba năm trước và một năm rưỡi trước. Nhưng cả khi trong thời gian đó, chỉnh sửa gen đã được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng nghiên cứu y sinh. "Bộ chỉnh sửa" đã được gửi hơn 6.000 lần theo yêu cầu của hơn 1.000 nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Một trăm bài nghiên cứu khoa học đã được xuất bản rồi, sử dụng các bộ chỉnh sửa trong các sinh vật từ vi khuẩn đến thực vật, chuột và linh trưởng. Khi các bộ sửa chữa còn quá mới để thử nghiệm lâm sàng ở người, các nhà khoa học đã đạt được một cột mốc quan trọng đối với mục tiêu đó bằng cách sử dụng các bộ chỉnh sửa ở động vật để sửa đột biến điểm mà gây ra các bệnh di truyền ở người. Ví dụ, một nhóm các nhà khoa học hợp tác được dẫn dắt bởi Luke Koblan và Jon Levy, hai sinh viên ở phòng thí nghiệm của tôi, gần đây đã sử dụng một loại virus để cung cấp bộ chỉnh sửa thứ hai cho một con chuột mắc bệnh lão hóa sớm thay đổi T trở lại thành C và đảo ngược hậu quả của nó ở mức độ DNA, RNA và protein. Bộ chỉnh sửa cũng được sử dụng trên động vật để đảo ngược hậu quả của bệnh tyrosinemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, rối loạn dưỡng cơ, phenylketon niệu, điếc bẩm sinh và một loại bệnh tim mạch - trong từng trường hợp, bằng cách trực tiếp sửa lỗi đột biến điểm gây ra hoặc hoặc có vai trò trong cơ chế gây bệnh. Trong thực vật, các bộ sửa chữa được sử dụng để thay đổi từng kí tự của DNA có thể làm cho cây trồng tốt hơn. Các nhà sinh học sử dụng các bộ sửa chữa để xem vai trò của các chữ cái riêng lẻ trong các gen liên quan với các bệnh như là ung thư. Hai công ty mà tôi là đồng sáng lập, Beam Therapeutics và Pairwise Plants, đang sử dụng bộ chỉnh sửa điều trị bệnh di truyền ở người và để phát triển nông nghiệp. Tất cả các ứng dụng bộ chỉnh sửa đã diễn ra trong chưa tới ba năm qua: về thời gian lịch sử của khoa học, trong chớp mắt. Công việc còn phía trước trước khi chúng ta thấy được tiềm năng đầy đủ của bộ chỉnh sửa để cải thiện cuộc sống của bệnh nhân bị các bệnh di truyền. Trong khi nhiều bệnh này được cho là có thể điều trị bằng cách sửa lỗi đột biến cơ bản trong một phần nhỏ của các tế bào trong một cơ quan, cung cấp bộ máy phân tử như các bộ chỉnh sửa vào các tế bào trong một con người có thể là thử thách. Chọn vi-rút tự nhiên để cung cấp các bộ chỉnh sửa thay vì các phân tử khiến bạn bị cảm lạnh là một trong nhiều chiến lược triển vọng đã được sử dụng thành công. Tiếp tục phát triển máy phân tử mới cho các trường hợp còn lại để chuyển đổi một cặp này thành một cặp khác và giảm thiểu việc chỉnh sửa sai mục tiêu ở các vị trí trong các tế bào là rất quan trọng. Với các nhà khoa học, bác sĩ, nhà đạo đức và chính phủ để tối đa hóa khả năng chỉnh sửa được áp dụng cẩn trọng, an toàn và đạo đức, vẫn là một nghĩa vụ quan trọng. Những thách thức này nếu bạn nói với tôi vào năm năm trước các nhà nghiên cứu trên toàn cầu sẽ sử dụng phòng thí nghiệm phân tử chuyển đổi trực tiếp một cặp cơ sở nào đó thành một cặp cơ sở khác ở một chỗ trong bộ gen người, hiệu quả và ít tác dụng phụ, thì tôi sẽ nói rằng, "Bạn đang đọc tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nào vậy?" Nhờ một sự tận tâm không ngừng của nhóm sinh viên người đủ sáng tạo để thiết kế những gì chúng ta có thể tự thiết kế và đủ dũng cảm để phát triển những gì chúng ta không thể, chỉnh sửa gen đã bắt đầu giống như đưa khát vọng trong khoa học viễn tưởng vào thực tế thú vị, trong đó món quà quan trọng nhất chúng ta dành cho con cái có thể không chỉ là ba tỉ chữ cái DNA, mà còn là phương tiện để bảo vệ và sửa chữa chúng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi muốn bắt đầu bằng việc giới thiệu những người đã xây dựng nên Jet Propulsion Lab Khi họ là một đám trẻ, họ là những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng, khoái mạo hiểm, khi đang cố gắng pha trộn hóa chất tại Caltech và xem cái nào nổ lớn hơn tôi không khuyên bạn thử làm điều đó. Lẽ dĩ nhiên, họ đã thổi bay một căn lều, bay luôn cả Caltech, rồi sau đó, mọi người đến Arroyo và thực sự bắt tay làm các thử nghiệm. Vậy, đó là năm nhân viên đầu tiên của chúng tôi trong giờ nghỉ uống trà, bạn biết đấy, ở đây. Như tôi đã nói, họ là những người ưa mạo hiểm. Thực tế, một trong số họ, đã là vật tế thần xảy ra tại một nơi cách đây không quá xa, ở Orange Grove, đã khiến mình nổ tung khi cố trộn các loại hóa chất để tìm ra loại nào tốt nhất. Vậy, bạn có thể hình dung ra những kiểu người mà chúng tôi có ở đó. Chúng tôi cố gắng tránh tự làm nổ chính mình Tôi nghĩ là mình sẽ giới thiệu người này Đoán xem ai là một nhân viên JPL giữa đám đông này. Sáng nay, tôi cũng đã cố gắng để được bảnh như anh ấy, nhưng khi ra ngoài trời, thời tiết quá lạnh, nên tôi tự nhủ, mình nên mặc áo vào thì hơn. Nhưng quan trọng hơn, lý do tôi muốn đưa hình ảnh này: hãy nhìn theo hướng những người khác đang nhìn, và xem hướng anh ấy đang nhìn. Nnếu có ai đó nhìn theo hướng này, ta hãy nhìn sang hướng khác, và làm một cái gì đó khác biệt. Và đó là tinh thần của những gì chúng tôi đang làm. Và tôi muốn chia sẻ một câu nói của Ralph Emerson mà một đồng nghiệp đã treo lên tường trong văn phòng tôi, "Đừng đi theo những con đường có sẵn. Hãy đi vào những nơi không có đường, và để lại dấu chân. " Và đó là lời khuyên của tôi tới các bạn: hãy nhìn những gì người khác đang làm, hãy làm một cái gì đó hoàn toàn khác biệt. Đừng cố gắng cải thiện những gì người khác đang làm, bởi vì điều đó không giúp bạn đi xa. Trong những ngày đầu, chúng tôi nghiên cứu nhiều về tên lửa, nhưng chúng tôi cũng từng tổ chức nhiều bữa tiệc. Như bạn có thể thấy, một bữa tiệc của chúng tôi, vài năm trước đây. Nhưng rồi, khoảng 50 năm trước có một sự thay đổi lớn, sau khi Sputnik được phóng (vào vũ trụ). Chúng tôi đã phóng vệ tinh đầu tiên của Mỹ, chính là cái bạn đang thấy trên màn hình, ở bên trái. Và ở đây chúng tôi đã thay đổi 180 độ: chúng tôi đã thay đổi lĩnh vực từ tên lửa sang thám hiểm. Và điều đó được thực hiện trong khoảng thời gian một vài năm, và bây giờ chúng tôi là tổ chức hàng đầu, đại diện cho con người đi thám hiểm không gian. Nhưng ngay cả khi đã làm điều đó, chúng tôi phải nhắc nhở mình, đôi khi có những bước thụt lùi. Bạn thấy đấy, trong bức ảnh phía dưới, tên lửa lẽ ra được phóng lên trên; bằng cách nào đó cuối cùng nó lại đi ngang. Chúng tôi gọi đó là Tên lửa sai hướng (missguided misssile). Nhưng sau đó chỉ để ăn mừng chuyện đó, chúng tôi tổ chức một cuộc thi tại JPL: "Hoa hậu dẫn đường tên lửa. "(Miss Guided Missile) Thế rồi, chúng tôi tổ chức sự kiện này hàng năm, để tuyển chọn --- thi thố, diễu hành, vân vân. Giờ thì việc đó không còn thích hợp. Một số người bảo tôi làm tiếp. Tôi nghĩ rằng nó không còn phù hợp, bạn biết đấy, trong thời đại này. Vì vậy, chúng tôi làm những việc nghiêm túc hơn. Và đó là những gì bạn nhìn thấy trong bữa tiệc Hoa Hồng cuối cùng, khi chúng tôi bước vào một trong xe hoa diễu hành. Đó là nhiều hơn về mặt chơi. Và ở phía bên phải, đó là chiếc Rover trước khi chúng tôi thử nghiệm xong để mang nó đến Cape để phóng (vào vũ trụ). Đây là những Rovers có mặt trên sao Hỏa hiện nay. Tôi đã kể với bạn về những chuyện chơi bời, và đây là những chuyện nghiêm túc mà chúng tôi đã cố gắng thực hiện. Giờ thì tôi sẽ cho bạn xem một clip ngắn do một nhân viên của chúng tôi cung cấp để bạn biết được những tài năng mà chúng tôi có. Video: Morgan Hendry: Beware of Safety là một ban nhạc hòa tấu rock (rock instrumental) Nó có khuynh hướng thử nghiệm nhiều hơn. Nó mang tính ngẫu hứng của nhạc Jazz. Nó cũng mang những âm rền của nhạc Rock. có thể khiến chính âm thanh là một nhạc cụ, để có thể đào sâu thêm các âm trừu tượng, khiến bài biễu diễn thêm sinh động. trộn nhạc điện tử và nhạc mộc. Âm nhạc là một nửa của tôi, nhưng nửa còn lại là --- Tôi được hạ cánh xuống một trong những nơi đỉnh cao nhất. Tôi làm việc tại JPL. Tôi đang dựng các mẫu Rover khám phá sao Hỏa thế hệ tiếp theo. Một số trong những kỹ sư xuất sắc nhất mà tôi biết là những người mang trong mình tố chất nghệ thuật. Bạn có thể làm bất kì điều gì bạn muốn, và bất kì ai nói rằng bạn không thể, đừng nghe họ làm gì. Có thể họ nói đúng - Tôi nghi ngờ điều đó. Cứ để họ nói cho sướng miệng, rồi cứ làm những gì bạn muốn làm. Tôi là Morgan Hendry. Tôi là NASA. Charles Elachi: giờ thì chuyển từ chuyện ăn chơi sang chuyện nghiêm túc, luôn luôn có người hỏi, tại sao chúng tôi khám hiểm. Tại sao chúng tôi làm những nhiệm vụ này và tại sao chúng tôi đi thám hiểm? Vâng, cách tôi nghĩ khá đơn giản. Bằng cách nào đó, 13 tỷ năm trước đây có một vụ Nổ lớn, và bạn đã nghe đôi chút thông tin về nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng điều kích thích trí tưởng tượng của tất cả mọi người - hay của rất nhiều con người - là từ vụ Nổ lớn ban đầu, ta được sống trong thế giới tươi đẹp như ngày nay. Hãy nhìn ra ngoài kia xem: vẻ đẹp mà bạn thấy, sự sống mà bạn thấy xung quanh bạn, và ở ngay đây, có những người thông minh như bạn và tôi đang trò chuyện. Tất cả bắt đầu từ Vụ nổ lớn. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là: Việc ấy xảy ra như thế nào? Tiến hóa ra sao? Vụ trụ hình thành như thế nào? Các thiên hà hình thành như thế nào? Các hành tinh hình thành như thế nào? Tại sao lại có một hành tinh có sự sống được tiến hóa? Chuyện ấy có phổ biến không? Trên mỗi hành tinh xoay quanh các ngôi sao mà bạn thấy đều có sự sống chăng? Chúng ta đều được tạo ra từ bụi sao, theo đúng nghĩa đen. Chúng ta khởi nguồn từ những ngôi sao; chúng ta được làm từ bụi sao. Vì vậy, khi bạn vô cùng chán nản, hãy nhìn vào gương và nói: Xin chào, tôi đang nhìn thấy một ngôi sao đây này. Bạn có thể bỏ qua phần bụi. Nhưng chúng ta đều được tạo ra từ bụi sao, theo đúng nghĩa đen. Vì vậy, qua những chuyến thám hiểm, chúng tôi đang cố viết hiệu quả một cuốn sách về cách sự vật tiến triển để được như ngày nay. Và điểm đích đầu tiên, và dễ dàng nhất chúng tôi đến được và thám hiểm được, đó là sao Hỏa. Lý do sao Hỏa có được sự chú ý đặc biệt: đó là nơi không mấy cách xa chúng ta. Bạn biết đấy, chỉ cần 6 tháng là tới nơi rồi. 6 đến 9 tháng tùy vào thời điểm trong năm. Đó là một hành tinh tương tự như Trái đất, nhỏ hơn một chút, nhưng khối lượng đất trên sao Hỏa cũng tương đương như khối lượng đất trên Trái Đất, nếu bạn không tính các đại dương. Nó có cả Cực. Nó có một bầu không khí hơi mỏng hơn so với Trái Đất, có thời tiết. Vì vậy, ở mức nào đó, nó rất giống với Trái Đất, và bạn có thể nhìn thấy vài nét đặc trưng, như Hẻm núi lớn trên sao Hỏa, hoặc là thứ chúng tôi gọi là Hẻm núi lớn trên sao Hỏa. Nó giống như Hẻm núi lớn trên Trái đất, ngoại trừ lớn hơn rất nhiều. Kích cỡ của nó giống như cả Hoa Kỳ. Nó có núi lửa. Và đây là Đỉnh Ôlympia trên sao Hỏa, một dạng lá chắn núi lửa khổng lồ trên hành tinh này. Và nếu bạn nhìn vào chiều cao của nó và so sánh nó với núi Everest, bạn sẽ thấy, Đỉnh Ôlympia này lớn cỡ nào, so với Đỉnh Everest. Về cơ bản, Đỉnh Everest trên Trái Đất chỉ như một người lùn. Nó gợi ra ý tưởng về các sự kiện địa tầng hay các sự kiện núi lửa đã xảy ra trên hành tinh đó. Hình ảnh gần đây từ một vệ tinh cho thấy rằng nó giống như Trái Đất - chúng tôi bắt được hình ảnhmột vụ lở đất khi nó đã đang xảy ra. Sao Hỏa là một hành tinh năng động, và vẫn hoạt động liên tục khi chúng ta đang nói chuyện hôm nay. Rồi mọi người thắc mắc, không biết hôm nay các Rover đang làm gì nhỉ, nên tôi cũng muốn chỉ cho bạn thấy. Đây là một miệng núi lửa rất lớn. Các nhà địa chất thích miệng núi lửa lắm, vì nó giống một lỗ hổng lớn đào sâu vào lòng đất mà lại có sẵn rồi, và ta có thể quan sát những gì bên dưới bề mặt. Đây được gọi là miệng núi lửa Victoria, có diện tích cỡ vài sân bóng đá. Nếu bạn nhìn vào phía trên bên trái, bạn sẽ thấy một chấm tối nhỏ Bức ảnh này được chụp từ vệ tinh quay quanh quĩ đạo. Nếu tôi phóng to lên, bạn có thể thấy: đó là một Rover trên sao Hỏa. Bức ảnh này được chụp từ quỹ đạo; chúng tôi dùng máy ảnh phóng to bề mặt, và chúng ta nhìn thấy Rover trên bề mặt rồi, chúng tôi kết hợp sử dụng các hình ảnh từ vệ tinh và từ Rover để tiến hành nghiên cứu khoa học, vì chúng tôi có thể quan sát những vùng rộng lớn, và sau đó điểu khiển các Rovers di chuyển xung quanh và đến một địa điểm nào đó. Cụ thể là chúng tôi đang điều khiển Rover đó tiến vào trong miệng núi lửa. Như tôi đã nói, các nhà địa chất rất yêu thích miệng núi lửa. Lí do là, nhiều người ở đây hẳn đã ghé thăm Hẻm núi lớn, và thấy những lớp địa tầng này, trên các vách ngoài của Hẻm núi lớn. Những lớp đó, đã từng là mặt biển từ một triệu năm trước đây, hay mười triệu năm trước, hay 100 triệu năm trước, bên trên có các lớp khoáng sản. Vì vậy, nếu bạn có thể đọc hiểu các lớp đó giống như đọc sách , bạn có thể tìm hiểu về lịch sử những gì đã xảy ra trong quá khứ tại nơi đó. những gì bạn đang nhìn thấy là các lớp địa tầng trên thành miệng núi lửa, và các Rover đang đi xuống để đo các thuộc tính và phân tích các loại đá nó đang đi xuống hẻm núi. Có một chút khó khăn trong việc lái xe xuống dốc như thế này. Nếu là bạn thì bạn không mạo hiểm làm vậy đâu. Chúng tôi phải đảm bảo thử nghiệm các Rover thật kĩ càng trước khi hạ chúng xuống và đảm bảo nó hoạt động tốt. Lần cuối cùng tôi đến thăm nơi này, một thời ngắn sau khi hạ Rover xuống, chắc là 100 ngày sau khi hạ xuống, tôi quả là ngạc nhiên khi những Rover ấy vẫn hoạt động được những 100 ngày. Và 4 năm sau, chúng vẫn đang hoạt động. Có lẽ bạn sẽ bảo: anh lừa chúng tôi phải không Charles? Không đúng đâu. Chúng tôi thực sự tin rằng các Rover hoạt động được trong 90 hay 100 ngày, vì chúng dùng năng lượng mặt trời, và sao Hỏa là một hành tinh bụi, nên chúng tôi có tính đến việc bụi sẽ bắt đầu tích tụ trên bề mặt, và sau một thời gian, sẽ không còn đủ năng lượng,để giữ ấm. Vâng, tôi luôn cho rằng quan trọng nhất là bạn phải thông minh, nhưng đôi khi may mắn cũng là điều hay. Chúng tôi phát hiện ra rằng, mỗi lần đám quỷ bụi bặm trên sao Hỏa ghé thăm, như bạn thấy đây, khi đám quỷ bụi phủ lên trên Rover, nó lại tự làm sạch, sạch như một chiếc ô tô mới toanh. và đó là lý do tại sao các Rover hoạt động lâu đến như vậy. Chúng tôi thiết kế chúng khá tốt, đó là lý do chính xác tại sao chúng hoạt động được lâu như vậy, và vẫn cung cấp các dữ liệu khoa học. Bây giờ, một trong hai chiếc Rover, đã "già" rồi. Một chiếc bị kẹt bánh, không hoạt động được một bánh trước, nên chúng tôi đang tìm cách lái nó đi giật lùi. Còn chiếc kia bị trật khớp bả vai, nó không ổn lắm, nên nó đi như thế này, và chúng ta có thể di chuyển cánh tay theo cách đó. Nhưng chúng vẫn đang cung cấp rất nhiều dữ liệu khoa học. Trong suốt thời gian đó, nhiều người đã rất phấn khích về những Rover ấy. những người ngoài cộng đồng khoa học. Tôi sẽ cho bạn thấy đoạn video phản ánh về cách những người đó quan tâm về các Rover khác với cộng đồng khoa học như thế nào. Tôi sẽ đi bật một đoạn video ngắn. cũng xin nói thêm, video này mô tả khá chuẩn về vụ hạ Rover xuống miệng núi lửa, khoảng 4 năm về trước. Video: Được rồi, dù đã thẳng hàng. Rồi, bung các túi khí. Mở. Máy ảnh. Chúng ta có một bức ảnh ngay đây. Yeah! CE: Chuyện xảy ra ở phòng điều hành Houston. Chính xác như thế đấy. Video: Bây giờ, nếu có sự sống, người Hà Lan sẽ tìm thấy nó. Anh ta đang làm gì vậy? Gì thế? CE: Không tệ lắm. Dù sao, hãy để tôi tiếp tục cho bạn thấy đôi chút về vẻ đẹp của hành tinh đó. Như đã nói, nó trông rất giống Trái Đất, bạn thấy những cồn cát. Những hình ảnh được chụp ở đây giống như từ sa mạc Sahara hay đâu đó, và bạn đã tin tôi, rằng đây là hình ảnh được chụp từ sao Hỏa. Nhưng có một nơi đặc biệt hấp dẫn chúng tôi là khu vực phía Bắc sao Hỏa, gần Bắc Cực, bởi vì chúng tôi thấy những chỏm băng, thu hẹp vào rồi lại phình ra, rất giống với phía bắc Canada. Và khi tìm hiểu, chúng tôi thấy tất cả các loại băng trên đó. để tìm hiểu xem, thực sự băng được tạo ra từ đâu, nơi mang trong mình một số chất hữu cơ, vật chất. Có một tàu vũ trụ đang hướng về sao Hỏa, tên là Phoenix, sẽ hạ cánh trong vòng 17 ngày, 7 giờ và 20 giây kể từ bây giờ, bạn có thể chỉnh đồng hồ được rồi đó. Vậy là, trước 5:00 ngày 25 tháng 5 trên bờ Tây, chúng ta sẽ hạ cánh xuống một hành tinh khác. Đây là một hình ảnh tàu vũ trụ trên sao Hỏa, nhưng vì e rằng có thể bạn lỡ mất buổi trình diễn đó, sau 17 ngày nữa, tôi sẽ cho bạn thấy, đôi chút về những gì sẽ xảy ra. Video: Chúng ta gọi đó là 7 phút kinh hoàng. Theo kế hoạch, ta phải đào trong đất và lấy mẫu rồi đặt vào trong lò, hâm nóng chúng lên, và quan sát khí thoát ra từ đó. Tàu vũ trụ được phóng lên từ 9 tháng trước, với vận tốc 12.000 dặm một giờ, (19.312 km/h) và trong 7 phút, chúng tôi phải dừng lại và đáp rất nhẹ vào bề mặt để không làm hư hại đến tàu. Ben Cichy: Phoenix là nhiệm vụ Hướng đạo sao Hỏa đầu tiên, sẽ hạ xuống gần Bắc Cực của sao Hỏa, có nhiệm vụ thử, cố với và chạm được vào nước trên bề mặt của một hành tinh khác. Lynn Craig: Nơi nào có nước, ít ra như trên Trái Đất, nơi đó có xu hướng có sự sống, và có khả năng là một nơi trên hành tinh này, đã tồn tại sự sống trong quá khứ. Erik Bailey: Mục đích chính của EDL là để đưa phi thuyền với vận tốc 12.500 dặm một giờ (20.116 km/h) vể 0 một cách nhẹ nhàng trong một khoảng thời gian rất ngắn. BC: Chúng tôi đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa. Chúng tôi đang cách 70 dặm phía trên bề mặt của sao Hỏa. Và phi thuyền của chúng tôi được nhét vào vỏ bảo vệ gọi là aeroshell. EB: Trông cứ như một cái kem ốc quế. BC: Và phía trước là lá chắn nhiệt, vật thể hình chiếc đĩa này có một nút chai, dày khoảng nửa inch (2.54 cm) phía trước, chính là lá chắn nhiệt của chúng tôi. đây là nút chai thực sự đặc biệt, bảo vệ chúng tôi trước bầu khí quyển hung bạo mà chúng tôi sẽ phải trải nghiệm. RG: Ma sát bắt đầu được hình thành trên tàu, và chúng tôi lợi dụng ma sát khi tàu bay qua bầu khí quyển để giảm tốc. BC: Từ điểm này, chúng ta sẽ giảm tốc từ 12.500 dặm một giờ (20.117km/h) xuống đến 900 dặm một giờ (1.448 km/h). EB: Ngoài trời nhiệt đó gần nóng như bề mặt của Mặt trời. RG: Nhiệt độ của lá chắn nhiệt có thể đạt tới 2.600 độ F (xấp xỉ 1.400 độ C). EB: Bên trong thì lại không nóng lắm, chỉ khoảng nhiệt độ phòng. Richard Kornfeld: Có một ô cửa cơ hội từ đó chúng ta có thể bung dù. EB: Nếu bạn bung dù quá sớm, bản thân cái dù có thể bị hỏng. Vải và chỉ khâu có thể bị kéo ra xa nhau. Thế thì tệ lắm. BC: Trong 15 giây đầu tiên sau khi bung dù, chúng tôi sẽ giảm tốc từ 900 dặm một giờ (1.448km/h) đến một tốc độ tương đối chậm 250 dặm mỗi giờ (400km/h). Chúng tôi không còn cần lá chắn nhiệt để bảo vệ mình trước các lực khi xâm nhập khí quyển, vì vậy chúng tôi vứt bỏ lá chắn nhiệt, và lần đầu tiên, tàu vũ trụ phơi mình trước bầu khí quyển của sao Hỏa. LC: Sau khi vứt lá chắn nhiệt, chúng tôi đã dàn chân tàu tiếp đó, hệ thống radar bắt đầu dò xem Phoenix cách mặt đất bao xa. BC: Chúng tôi đã giảm 99% vận tốc ban đầu, cũng như đã đi được 99% quãng đường muốn đến. Nhưng 1% cuối cùng, luôn khiến ta đau đầu. EB: Giờ thì tàu vũ trụ đã tự quyết định được thời điểm bung dù. BC: từ tàu vũ trụ di chuyển vớii vận tốc 125 dặm một giờ (201 km/h). cách bề mặt của sao Hỏa khoảng 1km, tức là 3.200 feet. Giống như chồng 2 tòa nhà Empire State lên đầu nhau. EB: Đó là khi chúng tôi tách khỏi vỏ đuôi tàu, và đang rơi tự do. Đó là một khoảnh khắc rất đáng sợ; quá nhiều việc xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. LC: tàu đang rơi tự do, nhưng nó cũng đang cố sử dụng tất cả các thiết bị đóng mở van điện từ để xác định đúng vị trí hạ xuống. EB: rồi tàu tự bật sáng các động cơ, từ từ giảm tốc độ và hạ xuống mặt đất an toàn. BC: Trái đất và sao Hỏa xa tới mức phải mất hơn 10 phút để truyền một tín hiệu từ sao Hỏa đến Trái đất. Và EDL tự bản thân giải quyết vấn đề trong 7 phút đó Khi bạn nghe tín hiệu tàu báo là EDL đã khởi động, thực tế nó đã kết thúc rồi. EB: Chúng tôi phải xây dựng rất nhiều phần tự động trên tàu vũ trụ để nó có thể tự hạ cánh an toàn. BC: EDL là vấn đề đầy thách thức về mặt kỹ thuật. Đó là đưa một tàu vũ trụ bay vút qua không gian sâu và sử dụng một túi khôn toàn những mẹo hay để đáp tàu xuống bề mặt của sao Hỏa ở vận tốc bằng 0. Đó là một vấn đề đầy thách thức và thú vị vô cùng. CE: Mong rằng mọi việc xảy ra đúng như bạn đã thấy đây. Đó là thời điểm căng thẳng, khi ta nhìn thấy tàu vũ trụ hạ cánh trên một hành tinh khác. Giờ thì tôi xin nói về việc kế tiếp. Chúng tôi đang trong quá trình thiết kế Rover thế hệ tiếp theo gửi tới sao Hỏa. Tôi nghĩ rằng mình nên chia sẻ đôi chút về các bước chúng tôi sẽ tiến hành. Nó rất giống với những bước ta làm khi thiết kế sản phẩm. Như bạn đã thấy lúc nãy, khi làm Phoenix I, chúng tôi phải tính toán sức nóng cần phải đối mặt. Vì vậy, chúng tôi phải nghiên cứu tất cả các loại vật liệu khác nhau, hình dạng mà chúng tôi muốn làm. Nói chung chúng tôi không cố khiến khách hàng hài lòng, mà chỉ đảm bảo tính hữu dụng, một loại máy hữu dụng. Trước hết, chúng tôi yêu cầu nhân viên thỏa sức tưởng tượng. Chúng tôi cũng thích được gần trung tâm nghệ thuật, vì thực tế, có một cựu sinh viên từ trung tâm nghệ thuật Eric Nyquist, đã đặt một loạt các màn hình cách tân trong phòng thiết kế tàu vũ trụ, chỉ để cho mọi người mặc sức tưởng tượng. Chúng tôi có một đống Legos, như đã nói, đây là một sân chơi dành cho người lớn, nơi họ ngồi xuống và chơi với những hình dạng và thiết kế khác nhau. Sau đó,nghiêm túc hơn, chúng tôi có thứ mà chúng tôi gọi là CAD/CAMs và tất cả những kĩ sư hay các nhà khoa học có tham gia, có hiểu biết về tính chất nhiệt, về thiết kế, về sự tương tác khí quyển, dù, làm việc trong một đội với nỗ lực chung và thiết kế ra tàu vũ trụ trên máy tính, để xem có đáp ứng các yêu cầu đưa ra hay không. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải tính đến môi trường của hành tinh đó. Môi trường ở sao Mộc có độ phóng xạ rất cao, Môi trường phóng xạ của sao Mộc gần như bên trong một lò phản ứng hạt nhân. Hãy tưởng tượng bạn ném máy tính của mình vào trong một lò phản ứng hạt nhân và nó vẫn phải chạy được. Đó là một vài thách thức nhỏ mà chúng tôi phải đối mặt. Khi nghiên cứu về đổ bộ, chúng tôi phải kiểm tra dù. Bạn thấy trong video, có một cái dù bị hỏng. Đó sẽ là một ngày tồi tệ, nếu điều đó xảy ra, chúng tôi phải kiểm tra, bởi vì chúng tôi cho bung chiếc dù này ở tốc độ siêu âm. Khi tốc độ di chuyển cực cao, chúng tôi sẽ bung dù để giảm tốc. Vì vậy, phải làm tất cả các bài kiểm tra. Để giúp bạn hình dung về kích cỡ, đây là một chiếc dù so với những người đang đứng ở đó. Bước tiếp theo, chúng tôi lập ra một vài mẫu kiểm tra và kiểm tra thực trong các phòng thí nghiệm tại JPL, nơi chúng tôi gọi là sân sao Hỏa (Mars Yard). Chúng tôi đá, đánh, thả chúng, chỉ để chắc chắn hiểu được chúng hỏng như thế nào, ở đâu. sau đó cải tạo chúng, từ chỗ đó. Sau đó, chúng tôi chế tạo tàu vũ trụ thực và cho bay thử. Chúng tôi đang cho bay thử Rover to bằng chiếc xe hơi. Tấm lá chắn lớn mà bạn thấy ở ngoài, là lá chắn nhiệt bảo vệ tàu. Về cơ bản, con tàu đó sẽ được chế tạo vào năm tới, và sẽ phóng vào vũ trụ vào tháng Sáu năm sau. Vì Rover này rất lớn, chúng tôi không thể sử dụng túi khí. Tôi biết nhiều người đã nói là có túi khí cũng hay. Thật không may, chiếc Rover này có kích cỡ gấp 10 lần và khối lượng gấp 3 các Rover khác. Chúng tôi không thể sử dụng túi khí, nên đã nghĩ ra một ý tưởng khéo léo để giúp nó hạ cánh. Chúng tôi không muốn tàu đẩy trượt trên bề mặt (sao Hỏa), vì chúng tôi không muốn gây ô nhiễm bề mặt, mà muốn các Rover tiếp đất bằng chân của chúng. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra ý tưởng tài tình này, vốn được dùng cho máy bay trực thăng trên Trái Đất. Trên thực tế, tàu đổ bộ sẽ hạ xuống độ cao khoảng 100 feet (304 mét) và lơ lửng trên bề mặt 100 feet, và sau đó có một cần cẩu trời hạ Rover xuống trên bề mặt. Hy vọng rằng mọi việc vận hành như vậy. Và đó Rover sẽ là một nhà hóa học. Nó tự lái đi lòng vòng, lấy và phân tích thành phần hóa học của những tảng đá. Vì vậy, nó sẽ có một cánh tay lấy mẫu vật, đặt chúng trong lò, nghiền và phân tích chúng. Còn nếu có vật gì chúng tôi không với lấy được, giả như nó nằm trên vách đá quá cao, một hệ thống laser nhỏ sẽ phá tảng đá, làm bay hơi một phần, và phân tích những gì đến từ tảng đá ấy. Cũng hơi giống phim "Star Wars", nhưng đây là chuyện có thực. Rất thực. Và cũng để giúp bạn và cộng đồng, làm quảng cáo trên Rover, chúng tôi sẽ đào tạo Rover làm một số việc vặt, như phục vụ rượu cocktail trên sao Hỏa. Vậy là các bạn đã biết đại khái về những điều thú vị trên sao Hỏa mà chúng tôi đang làm. Để tôi chuyển sang phần "Chúa tể chiếc nhẫn" và chỉ cho bạn thấy một số thứ. "Chúa tể chiếc nhẫn" có hai việc thú vị. Thứ nhất, đó là một hành tinh rất hấp dẫn - mang vẻ đẹp của những chiếc nhẫn. Nhưng đối với các nhà khoa học, nhẫn có một ý nghĩa đặc biệt, vì chúng tôi tin rằng, nhẫn tượng trưng cho, sự hình thành của hệ Mặt trời, trên qui mô nhỏ. Một số nhà khoa học tin rằng cách hệ Mặt trời được hình thành, khi Mặt trời được sinh ra, rất nhiều bụi xung quanh nó tạo ra vành đai hình chiếc nhẫn và rồi các hạt trong những vành đai đó tích lũy với nhau, tạo ra các tảng đá lớn hơn, đó chính là cách những hành tinh, được tạo ra. Thế nên, khi quan sát sao Thổ, chúng ta thực ra đang quan sát sự hình thành của chính Hệ mặt trời, trên một quy mô nhỏ hơn, như một hệ thống thử nghiệm. Hãy để tôi chỉ qua cho bạn về hệ thống sao Thổ trông như thế nào. Đầu tiên, tôi sẽ đưa các bạn bay qua các vành đai. À mà tất cả đều là thực nhé. Đây không phải là phim hoạt hình đâu. Đây là hình ảnh thực sự lấy từ vệ tinh có quỹ đạo quanh sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini. Và các chi tiết trong những vành đai mà bạn thấy, đó là các hạt. Một số hạt kết tụ lại với nhau để tạo thành các hạt lớn hơn. Đó là lý do có những khoảng trống này, bởi vì một vệ tinh nhỏ, đang được hình thành ở vị trí đó. Bây giờ, bạn thấy những vành đai đó là những vật thể rất lớn. Vâng, chúng rất lớn theo chiều này; nhưng theo chiều khác, chúng chỉ là giấy mỏng. Rất, rất mỏng. Bạn đang thấy bóng của vành đai sao Thổ trên chính sao Thổ. Và đó là một trong những vệ tinh đã được hình thành trên đó. Hãy nghĩ về nó như một tờ giấy mỏng, diện tích lớn tới hàng trăm hàng ngàn dặm, xoay liên tục. Nhiều loại vệ tinh đa đạng sẽ hình thành, trông rất khác nhau, và kì lạ, khiến cho các nhà khoa học bận rộn trong hàng chục năm để cố đưa ra lời giải thích. và nói với NASA, chúng tôi cần thêm tiền để có thể giải thích, rằng chúng giống hình gì, sao mà chúng được hình thành theo kiểu đó. Vâng, có hai vệ tinh đặc biệt thú vị. Một trong hai được gọi là Enceladus. Đó là một vệ tinh tạo thành từ băng, và chúng tôi đo được nó từ quỹ đạo. Làm từ băng. Nhưng ở nó có có điều kì quặc. Nếu nhìn vào những sọc ở đây, mà ta gọi là sọc hổ, khi bay ngang qua, đột nhiên chúng tôi thấy nhiệt độ gia tăng, tức là những sọc này ấm hơn so với phần còn lại của hành tinh. khi chúng tôi bay xa rồi, và nhìn lại. Đoán được không? Chúng tôi đã nhìn thấy các mạch nước phun ra ngoài. Đây là một Yellowstone của sao Thổ. Chúng tôi đã thấy các mạch nước phun băng từ hành tinh đó, cho thấy rằng rất có thể có một đại dương bên dưới bề mặt. Và bằng cách nào đó, dưới một số tác động, các mạch nước phun ra từ đó. Và lý do tôi gắn một mũi tên nhỏ ở đó, Tôi nghĩ nên ghi rõ là 30 dặm (48 km). Vài tháng trước, chúng tôi quyết định lái tàu vũ trụ xuyên qua các mạch nước phun đó, để đo các chất liệu tạo ra chúng. Cũng may, vì chúng tôi lo lắng về sự mạo hiểm ấy, nhưng rồi mọi việc cũng suôn sẻ. Chúng tôi bay ở phía trên, và thấy có một lượng kha khá các chất hữu cơ đang phun trào kết hợp với băng. Và trong vài năm tới, khi tiếp tục đi vào quỹ đạo của sao Thổ, chúng tôi lên kế hoạch tiến ngày càng gần hơn với bề mặt để thực hiện các phép đo chính xác hơn. Một vệ tinh khác cũng thu hút rất nhiều sự chú ý, và đó là Titan. Và lý do Titan đặc biệt thú vị, là ở chỗ vệ tinh này lớn hơn Mặt trăng, và có bầu khí quyển, cũng dày đặc như khí quyển của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn đứng trên Titan, bạn sẽ cảm thấy trọng lực tương tự như trên Trái đất này. Ngoại trừ nó lạnh hơn rất nhiều, và bầu không khí chủ yếu gồm khí mê-tan. À, ai nấy đều thấy phấn khích, vì mê-tan là chất hữu cơ, thế là ngay lập tức, mọi người nghĩ xem liệu sự sống có thể đã tiến hóa ở đó chăng, nơi rất nhiều chất hữu cơ. Thế là người ta tin rằng rất có thể Titan là một hành tinh tiền sinh học, bởi nguyên liệu hữu cơ trên đó quá lạnh, nên chưa đạt tới giai đoạn trở thành nguyên liệu sinh học, để sự sống có thể đã tiến hóa trên đó. Nó có thể là Trái đất ở Kỉ băng hà ba tỷ năm trước, trước khi sự sống thực sự bắt đầu. Điều đó nhận được rất nhiều sự quan tâm, và để lấy thêm một số ví dụ về những việc đã làm, chúng tôi đã thả tàu thăm dò, xuống đó, khi chúng tôi đang quay quanh sao Thổ. Chúng tôi đã thả một tàu thăm dò vào bầu khí quyển của Titan. Đây là một bức ảnh chụp khu vực chúng tôi thả xuống, theo tôi, trông như bãi biển California. Bạn có thấy những con sông dọc theo bờ biển, và khu vực màu trắng trông giống như đảo Catalina, và cái đó trông giống như một đại dương. Và sau đó với một dụng cụ radar trên tàu, chúng tôi tìm thấy những hồ nước giống như Hồ Lớn (Great Lakes) ở đây, Nơi ấy mới giống Trái đất làm sao. Dường như trên đó có sông, đại dương hay hồ nước, có cả những đám mây. Chúng tôi nghĩ rằng trên đó cũng có mưa. Khá là giống vòng tuần hoàn trên Trái đất, ngoại trừ thời tiết ở đó quá lạnh, nó không thể ở dạng nước, vì có nước thì cũng bị đóng băng. Hóa ra, tất cả những chất lỏng mà chúng tôi thấy, [làm bằng] hydrocarbon, ê-tan và mê-tan. giống với hợp chất bơm vào xe hơi vậy. Vậy ra hành tinh này có vòng tuần hoàn giống như Trái đất, nhưng lại được tạo ra thì khí ê-tan, mê-tan và chất hữu cơ. Vì vậy, nếu bạn đang trên sao Hỏa - xin lỗi, trên Titan, bạn không phải lo lắng về 4 đô la tiền xăng. Bạn chỉ cần lái xe đến hồ gần nhất, cắm vòi xăng vào, và bình xăng xe hơi của bạn sẽ đầy ắp. Mặt khác, chỉ cần bạn đốt một que diêm thôi, toàn bộ hành tinh sẽ nổ tung. Để kết thúc, tôi muốn khép lại bằng một vài hình ảnh. Để tất cả chúng ta cùng suy ngẫm, đây là một hình ảnh của sao Thổ chụp với một tàu vũ trụ từ phía sau sao Thổ, nhìn về phía Mặt trời. Mặt trời đang ở đằng sau sao Thổ, nên ta thấy hiện tượng "tán xạ xuôi" (forward scattering), nó làm nổi bật tất cả các vành đai. Và tôi sẽ phóng to lên. Có một - Tôi không chắc liệu bạn có trông rõ không, ở trên cùng bên trái, hướng 10 giờ, có một chấm nhỏ, đó chính là Trái đất. Bạn khó có thể nhìn thấy chính mình. Nên tôi muốn phóng to lên. Khi phóng to bức ảnh, ta có thể nhìn thấy Trái đất, ngay chính giữa. Rồi ta cứ thế phóng to đến khi thấy trung tâm nghệ thuật này. Vì vậy, cảm ơn bạn rất nhiều. Gần đây, tôi đã được thức tỉnh và nhận ra mình có thể góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của nhân loại: sự thay đổi khí hậu. Tôi cũng hiểu ra mình đã làm việc suốt hơn 30 năm qua chỉ để đến được lúc này, khi mà tôi thực sự có thể góp sức cho một vấn đề lớn hơn. Mọi thí nghiệm tôi làm trong phòng nghiên cứu suốt hơn 30 năm qua và cả những cộng sự của tôi trong thời gian ấy đều hướng tới việc thực hiện những thí nghiệm lớn lao, và thí nghiệm lớn nhất cuối cùng. Vậy tôi là ai? Tôi là một nhà di truyền học thực vật. Tôi đang sống trong một thế giới có quá nhiều CO2 trong khí quyển bởi hoạt động con người. Nhưng tôi thực sự đánh giá cao thực vật bởi chúng là những cỗ máy tuyệt vời, có nhiệm vụ hút CO2. Chúng đã làm rất tốt việc ấy, như chúng đã làm trong suốt hơn 500 triệu năm qua. Và chúng vô cùng giỏi. Và... Tôi cũng có một vài điều cấp bách muốn nói với các bạn. Là một người mẹ, tôi muốn cho hai con mình cuộc sống tốt hơn cuộc sống tôi có được từ ba mẹ mình, sẽ tốt hơn nếu ta lèo lái cuộc sống ấy đúng hướng, thay vì sai đường. Nhưng tôi cũng.... Tôi đã mắc Parkinson hơn 15 năm, và nó khiến tôi cảm thấy mình cần phải làm điều này ngay, khi vẫn còn đủ sức khỏe. Và tôi có một nhóm tuyệt vời. Chúng tôi làm việc cùng nhau, và muốn làm vì nó đem lại niềm vui. Nếu như chỉ có năm người cố gắng cứu lấy hành tinh, thì nên yêu quý nhau, vì các bạn sẽ phải trải qua nhiều thời gian cùng nhau. (Cười) Nói đủ về bản thân tôi rồi. Tâm điểm của bài nói chuyện của tôi. Ắt hẳn các bạn hiện tại đều nghĩ CO2 là một chất gây ô nhiễm. Hay là nhân vật phản diện chính trong tiểu thuyết? Đó luôn là mặt tối của CO2. Là nhà di truyền thực vật, tôi nhìn thấy mặt khác của nó. Và đó là khí CO2 mà chúng tôi thấy, nó rất khác bởi là những nhà sinh học, chúng tôi luôn nhớ tới những thứ bạn có thể bỏ quên. Đó là nhờ thực vật thực hiện quá trình quang hợp. Khi chúng quang hợp, mọi sự sống dựa vào carbon trên Trái Đất đều nhờ vào CO2 mà thực vật và các vi khuẩn quang hợp khác lấy vào từ CO2 tồn tại trong khí quyển. Hầu hết carbon trong người các bạn cơ bản là từ không khí. Vậy nên bạn đến từ không khí, đó là do quá trình quang hợp, bởi điều mà thực vật làm là sử dụng năng lượng mặt trời, lấy khí CO2 và biến nó thành đường. Điều đó thật tuyệt vời. Một điều khác rất quan trọng với vấn đề mà tôi đang nói hôm nay đó là thực vật và những vi khuẩn quang hợp khác có thừa khả năng để làm điều này -- gấp 20 lần hoặc nhiều hơn lượng khí CO2 được tạo ra thêm bởi hoạt động của con người. Và, dù ta đang làm không tốt trong việc giảm khí thải và nhiều thứ, thực vật có khả năng giúp đỡ ta như những sinh vật quang hợp. Vì thế, ta mong chúng sẽ làm điều đó. Nhưng có một vấn đề tiềm ẩn ở đây. Ta phải giúp chúng một tay bởi điều chúng muốn làm là chuyển hóa khí CO2 thành đường. Đến cuối giai đoạn phát triển, chúng sẽ chết và phân hủy, và lúc đó, mọi thứ chúng làm để loại bỏ CO2 khỏi khí quyển và tạo ra nhiên liệu sinh khối dựa trên carbon, cơ bản đều quay về khí quyển dưới dạng CO2. Vậy làm cách nào để giúp thực vật phân phối lượng CO2 có được vào thứ gì đó bền vững hơn? Hóa ra chúng đã tạo ra loại sản phẩm này được gọi là suberin. Đây là một sản phẩm tự nhiên có trong mọi loại rễ cây. Và nó thực sự rất tuyệt, bởi như bạn có thể thấy, mỗi chấm đen là một nguyên tử carbon. Có tới hàng trăm carbon trong phân tử này. Chỗ nào bạn thấy những chấm đỏ, đó là nguyên tử oxi. Vi khuẩn tìm kiếm khí oxi để có thể phân hủy thực vật. Nên bạn có thể hiểu vì sao đây là thiết bị tích trữ carbon hoàn hảo. Nó còn có thể ổn định carbon mà thực vật tạo ra vào thứ gì đó tốt hơn cho cây. Vậy tại sao lại là bây giờ? Vì sao đây là thời điểm tốt để ứng dụng giải pháp sinh học này? Đó là bởi vì hơn 30 năm qua, tôi biết đó là khoảng thời gian dài nhưng 30 năm trước, ta mới bắt đầu hiểu được tổng thể về chức năng của các loại gen có trong cơ thể sinh vật sống. Bao gồm cả con người, thực vật và nhiều sinh vật nhân thực phức tạp khác. Và, cái gì đã xảy ra vào những năm 1980? Đó là giờ đây, ta biết được chức năng của nhiều loại gen trong cây giúp nó phát triển. Cộng với việc ta có thể làm nghiên cứu gen nhanh và rẻ tiền hơn so với trước kia. Nó giúp ta hiểu rằng mọi sự sống trên Trái Đất thực ra liên quan với nhau, nhưng thực vật liên quan với nhau nhiều hơn so với các loài khác. Ta có thể lấy một đặc tính của loài cây ta biết rồi cấy vào một cái cây khác, và có thể đoán được rằng cái cây đó sẽ có đặc điểm tương tự. Điều đó cũng khá quan trọng. Cuối cùng, ta có những thủ thuật di truyền này cùng với, như bạn đã nghe sáng nay -- những thứ như CRISPR cho phép ta sửa đổi và tạo ra những loại gen khác biệt một chút với gen bình thường của cây. Giờ, ta đã có sinh học kề cận. Tôi là nhà sinh học, và đó là lí do tôi đang kiến nghị một giải pháp cho vấn đề về thay đổi khí hậu liên quan tới loài trên Trái Đất tiến hóa để làm được điều đó: thực vật. Vậy ta sẽ làm bằng cách nào? Sinh học sẽ giúp ta. Được rồi. Cần nhớ ba điều đơn giản trong bài nói chuyện của tôi, được chứ? Ta phải giúp thực vật tạo ra nhiều suberin hơn thông thường, bởi ta cần chúng phải tốt hơn. Cần khiến chúng mọc ra nhiều rễ hơn, bởi càng có nhiều rễ càng có nhiều suberin-- và ta sẽ có nhiều tế bào để tích lũy suberin hơn. Điều thứ ba là, ta muốn có những chiếc rễ sâu hơn. Và điều chúng làm được là -- ta vẫn luôn phải nói với thực vật, ''Hãy tạo ra carbon bền vững, nhiều hơn bạn đã từng, và chôn nó vào đất cho chúng tôi." Chúng có thể làm điều đó nếu rễ của chúng mọc sâu hơn là chỉ lằng ngoằng trên mặt đất. Đây là ba đặc điểm ta muốn thay đổi: nhiều suberin hơn, nhiều rễ hơn, và cuối cùng, là những chiếc rễ sâu. Sau đó, ta muốn đưa ba đặc điểm vào cùng một cây, có thể làm được dễ dàng và sẽ làm nó, thực ra, ta đang làm trên cây Arabidopsis mẫu, loại cây có thể thực hiện thí nghiệm nhanh hơn so với một loại cây lớn khác. Khi có được những cây mà mọi đặc tính đều thể hiện rõ rệt, ta có thể có nhiều cây và nhiều suberin hơn, ta sẽ đem chúng -- ta có thể và đang bắt đầu làm -- đưa nó vào cây trồng. Tôi sẽ nói cho bạn lí do chúng tôi chọn cây lương thực để làm thí nghiệm khi nói tới phần đó. Khoa học đứng đằng sau mọi thứ. Tôi biết rằng ta có thể làm khoa học nên tôi khá tự tin. Lý do là vì, chỉ trong năm ngoái, nhiều gen đơn tác động tới từng loại trong ba đặc tính đã được tìm thấy. Trong một số trường hợp này, hai phần ba chúng, có nhiều cách để đạt được. Điều đó nói rằng ta có thể gắn kết cùng một đặc tính của cây và thu được nhiều suberin hơn. Điều này chỉ ra một kết quả, ta có cây bên phải tạo ra lượng rễ nhiều gấp hai lần so với cây bên trái, và đó là vì cách ta biểu hiện một gen vốn dĩ bình thường trong cây theo một cách hơi khác so với cách nó thường làm. Đó chỉ là một ví dụ tôi muốn cho các bạn xem. Bây giờ, tôi muốn nói với các bạn rằng, thực ra vẫn còn rất nhiều thách thức, khi dấn thân vào vấn đề này, bởi nó cần... Ta phải thuyết phục nông dân mua hạt giống, hay ít nhất là công ty hạt giống mua những loại mà nông dân muốn có. Vì thế, khi làm thí nghiệm này, ta không thể làm giảm năng suất, vì trong lúc ta làm thí nghiệm này, trong khoảng 10 năm nữa, dân số Trái Đất sẽ đông hơn bây giờ và tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Đến cuối thế kỉ này, sẽ có 11 tỉ người, ta đã lạm dụng nhiều hệ sinh thái và sẽ không thể nào kiểm soát được mọi gánh nặng tạo ra cho nông nghiệp. Và lúc đó, sẽ có tranh giành đất đai. Chúng tôi ước tính để làm thí nghiệm tách trữ carbon này cần một diện tích đất đai rộng lớn. Không thể lấy từ đất trồng lương thực, bởi ta cần phải chu cấp cho người dân trên Trái Đất cho đến khi vượt qua được khó khăn này. Thay đổi khí hậu làm giảm sản lượng nông nghiệp khắp nơi. Vì thế, lý do gì khiến nông dân muốn mua hạt giống nếu nó ảnh hưởng đến sản lượng? Ta không thể để nó ảnh hưởng đến sản lượng nên sẽ phải kiểm soát và cân bằng nhiều yếu tố trên thí nghiệm này. Điều thứ hai là, khi một cây tạo ra nhiều carbon hơn và chôn chúng vào đất như thế, hầu như mọi loại đất trên Trái Đất sẽ cạn kiệt carbon bởi gánh nặng từ nông nghiệp, cố gắng để nuôi sống tám tỉ người, trên Trái Đất lúc này. Vì thế, đó cũng là một vấn đề. Cây cối tạo ra nhiều carbon hơn khiến cho đất nơi đó giàu carbon hơn. Và thực ra những loại đất này có chứa khí nitơ, lưu huỳnh và cả phốt phát -- tất cả khoáng chất cần thiết để cây phát triển và đạt năng suất tốt. Và chúng cũng giữ lại cả nước. Suberin sẽ vỡ ra thành những phần nhỏ và tạo ra một kết cấu mới cho toàn bộ đất. Có nhiều carbon hơn, đất sẽ trở nên tối màu hơn. Và vì thế, ta có thể đo lường được tất cả, và hi vọng nó sẽ giúp ta giải quyết vấn đề. Được rồi. Ta sẽ có nhiều thách thức: cần một lượng lớn đất, cần thuyết phục nông dân chọn mua, và tôi nghĩ đó sẽ là khó khăn, bởi thực ra, ta không phải là những người bán hàng, mà là người thích tra cứu một ai đó trên Google hơn là gặp mặt, bạn hiểu ý tôi chứ? (Cười) Đó là điểm chung của các nhà khoa học. Nhưng, giờ đây, ta biết không thể phủ nhận rằng khí hậu đang thay đổi và ai cũng biết điều đó. Nó ở đây, nghiêm trọng và tồi tệ, và ta cần phải làm điều gì đó. Nhưng tôi khá lạc quan và tin rằng ta có thể. Vì thế, tôi có mặt hôm nay như một nhân chứng đạo đức cho thực vật. Và chúng sẽ làm điều đó giúp ta, điều ta cần làm là giúp chúng một tay , chúng sẽ làm và giành huy chương vàng về cho nhân loại. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Reo hò) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đã nói ra được rồi. Chris Anderson: Thật tuyệt. Joanne, bà thật phi thường. Tôi chỉ muốn xác nhận điều này: Bà tin rằng chỉ trong 10 năm nữa có thể mang đến cho thế giới biến thể hạt giống của các loài cây lương thực chính như? -- lúa mì, bắp, hay gạo có thể cho nông dân năng suất cao hơn, gấp ba, bốn lần và nhiều carbon hơn hiện giờ? Thậm chí nhiều hơn? Joanne Chory: Đến giờ, chưa thể biết chính xác con số. CA: Và cùng lúc, sẽ tạo ra nhiều đất màu mỡ hơn cho nông dân? JC: Đúng vậy. CA: Thật đáng thán phục công trình cũng như tài năng phía sau nó. JC: Vâng, cảm ơn vì lời khen. CA: Không đâu, bà nói điều đó mà. Nhưng dường như, nó quá lạc quan để trở thành sự thật. Ta nên tăng cường nghiên cứu dự án Audacious của bà trong phòng thí nghiệm và mở đường cho việc bắt đầu những thí nghiệm như vậy để biến điều khó tin này thành hiện thực. JC: Đúng vậy, vâng, cảm ơn. CA: Joanne Chory, cảm ơn bà rất nhiều. Xin chúa phù hộ cho bà. (Vỗ tay) JC: Xin cảm ơn. Tôi có một công việc khá thú vị đó là tìm ra điều khiến mọi người vui vẻ. Điều này rất vui, có thể bạn thấy nó hơi vô ích nhất là trong thời điểm chúng ta đang gặp phải một số vấn đề khá tiêu cực. Nhưng hóa ra việc nghiên cứu sự hạnh phúc có thể đưa ra hướng giải đáp cho một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay. Phải mất đến cả một thập kỉ tôi mới nhận ra điều này. Lúc mới bắt đầu công việc, tôi đã cùng với đồng nghiệp xuất bản một tờ báo "Khoa học", tựa là, "Tiêu tiền vào người khác giúp mình hạnh phúc hơn." Tôi đã rất tự tin vào giả thiết này, chỉ trừ một thứ: nó dường như không áp dụng cho tôi. (Tiếng cười) Tôi rất hiếm khi góp tiền từ thiện, và khi tôi làm, tôi không cảm nhận được sự ấm áp mà tôi đã mong đợi. Thế là tôi bắt đầu tự hỏi liệu có điều gì sai trong nghiên cứu của tôi hay là đối với tôi. Sự phản ứng cảm xúc lờ đờ của tôi cực kì bối rối bởi vì nghiên cứu tiếp theo của tôi cho thấy rằng ngay cả trẻ con cũng tỏ ra thích thú từ việc trao cho người khác Trong một thí nghiệm, tôi và đồng nghiệp của tôi Kiley Hamlin, Lara Aknin mang những đứa trẻ chỉ dưới hai tuổi đến phòng thí nghiệm. Như bạn có thể tưởng tượng, chúng tôi phải làm việc với một thứ mà tụi nhỏ thực sự quan tâm đến, nên chúng tôi đã dùng một thứ tương đương với vàng đối với bọn trẻ, như là bánh quy Cá vàng. (Tiếng cười) Chúng tôi đưa cho trẻ những con cá vàng bất ngờ này và một cơ hội để trao đi một vài con của chúng cho một con rối tên là Monkey. (Video) Nhà nghiên cứu: Cô có một vài điều thú vị và cô sẽ đưa hết chúng cho con. Đứa trẻ: Oh, cám ơn cô. Nhà nghiên cứu: Nhưng mà cô không còn điều thú vị nào nữa cả. Con có thể cho Monkey một cái không? Đứa trẻ: Được ạ. Nhà nghiên cứu: Được không? Đứa trẻ: Được ạ. Đây ạ. Nhà nghiên cứu: Oh, ngon quá. Mmmm. Đứa trẻ: Nó ăn hết rồi. Bây giờ, chúng tôi đã đào tạo những người trợ lý nghiên cứu cách xem video và giải mã những phản ứng cảm xúc của bọn trẻ. Tất nhiên, chúng tôi không nói cho họ biết giả thuyết của mình. Số liệu cho thấy rằng bọn trẻ khá vui vẻ khi nhận được đống cá vàng đấy, nhưng chúng thực sự còn vui hơn khi trao đi một vài con cá vàng của mình. Và sự ấm áp của việc trao đi này cũng tương tự đối với người lớn. Khi chúng tôi phân tích những cuộc khảo sát từ 200,000 người lớn trên khắp thế giới, chúng tôi nhận ra rằng gần 1/3 dân số thế giới nói rằng họ đã quyên góp một chút tiền vào từ thiện trong tháng trước. Điều đáng chú ý là trên mọi vùng lãnh thổ lớn trên thế giới, những người có quyên góp tiền vào từ thiện hạnh phúc hơn những người không, ngay cả sau khi tính đến những trường hợp có vấn đề về tài chính cá nhân. Và sự tương quan này không hề tầm thường. Nó giống như là việc làm từ thiện tạo ra sự khác biệt về sự hạnh phúc giống như việc có gấp đôi thu nhập. Bây giờ, là một nhà nghiên cứu, nếu bạn đủ may mắn để nhận ra sự tác động này ở bản thân giống như những đứa trẻ và người lớn trên khắp thế giới bạn sẽ bắt đầu tự hỏi rằng: Đây có phải là một phần tự nhiên của con người không? Chúng ta biết rằng sự hài lòng sẽ củng cố những hành vi thích nghi như việc ăn và làm tình để duy trì nòi giống của chúng ta, và tôi thấy rằng việc trao đi có thể là một trong những hành vi như thế. Tôi đã rất phấn khích về những ý tưởng này, và tôi đã viết về chúng trong tờ "New York Times." Một trong những người trong bài báo đấy là nhân viên kế toán của tôi. (Tiếng cười) Đúng thế. Trong thời gian đóng thuế, tôi đã ngồi đối diện anh ấy, xem anh ấy chầm chậm gõ bút lên dòng quyên góp từ thiện trong bản kê khai thuế của tôi với cái nhìn, giống như là, sự phản đối được che đậy một cách vụng về. (Tiếng cười) Mặc dù tôi gây dựng sự nghiệp của mình bằng cách cho thấy sự tuyệt vời của sự trao đi mang lại, tôi thực sự không trao đi nhiều lắm. Vì thế, tôi đã quyết định trao đi nhiều hơn. Vào thời điểm đó, những câu chuyện khủng khiếp về khủng hoảng tị nạn của người Syria có ở khắp mọi nơi. Tôi thực sự muốn giúp đỡ họ, nên tôi đã rút thẻ tín dụng ra. Tôi biết sự quyên góp của tôi sẽ tạo nên một chút khác biệt cho ai đó ở nơi nào đó, nhưng việc lên trang web của một tổ chức từ thiện có ảnh hưởng và nhập số Visa của mình vẫn làm tôi cảm thấy chưa đủ. Đó là lúc tôi biết về G5. Chính phủ Canada cho phép 5 người Canada bất kì tài trợ riêng cho một gia đình người tị nạn. Bạn phải có đủ tiền để cung cấp cho gia đình đó trong một năm đầu tiên họ sống ở Canada, và họ thực sự sẽ bay đến thành phố của bạn. Một trong những thứ tuyệt vời mà tôi thấy ở chương trình này đó là không ai được cho phép làm điều này một mình. Và thay vì nhập hội với G5, cuối cùng chúng tôi đã liên kết với một tổ chức cộng đồng và lập ra một nhóm 25 người. Sau gần 2 năm làm thủ tục và chờ đợi, chúng tôi biết rằng gia đình mà chúng tôi giúp đỡ sẽ đến Vancouver trong vòng ít hơn 6 tuần. Họ có 4 đứa con trai và 1 đứa con gái, nên chúng tôi đã nhanh chóng tìm cho họ một chỗ ở. Chúng tôi đã rất may mắn khi tìm cho họ một căn nhà, nhưng nó cần được sửa lại một vài chỗ. Nên bạn của tôi đã đến đó vào các buổi tối và ngày cuối tuần để sơn lại, dọn dẹp và lắp ráp các đồ đạc trong nhà. Khi ngày quan trọng đó đến, chúng tôi chất đầy sữa và hoa quả tươi vào trong tủ lạnh của họ và ra sân bay để gặp cả gia đình. Mọi người đều khá bất ngờ, đặc biệt là cậu bé 4 tuổi. Mẹ cậu vừa đoàn tụ với chị gái của cậu người đã đến Canada trước đó thông qua chương trình tương tự. Họ đã không gặp như trong vòng 15 năm. Khi bạn biết rằng có hơn 5.6 triệu người tị nạn đã trốn khỏi Syria, bạn sẽ đối mặt với tấn bi kịch mà não của con người không thực sự nhận thức hết được. Điều này thực sự khó hiểu. Trước đó, nếu ai đó trong chúng tôi được yêu cầu dành ra 15 giờ mỗi tháng để giúp đỡ vấn đề khủng hoảng tị nạn, chúng tôi chắc chắn sẽ trả lời là không. Nhưng ngay khi chúng tôi đưa gia đình đó về nhà mới của họ ở Vancouver, chúng tôi đều nhận ra rằng: chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giúp họ hạnh phúc. Trải nghiệm này đã làm tôi nghĩ thấu đáo hơn về nghiên cứu của mình. Quay lại phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy lợi ích của việc trao đi thực sự ý nghĩa khi con người thực sự cảm nhận được sự kết nối giữa họ với những người họ giúp và dễ dàng hình dung được sự khác biệt họ đang tạo nên trong cuộc sống của những người kia. Ví dụ, trong một thí nghiệm, chúng tôi cho những người tham gia một cơ hội để quyên góp một chút tiền cho UNICEF hoặc Spread the Net. Chúng tôi đã cố ý chọn những tổ chức từ thiện này, bởi vì chúng đồng hành với nhau và có cùng mục tiêu quan trọng là nâng cao sức khỏe cho trẻ em. Nhưng tôi nghĩ rằng UNICEF là một tổ chức từ thiện lớn và rộng nên sẽ hơi khó một chút để hình dung ra sự quyên góp nhỏ bé của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào. Ngược lại, Spread the Net mang đến cho người quyên góp một sự đảm bảo chắc chắn: cứ mỗi 10$ được quyên góp, họ sẽ cung cấp 1 cái giường để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sốt rét. Chúng tôi nhận thấy rằng những người quyên góp càng nhiều cho Spread the Net, họ càng cảm thấy hạnh phúc sau đó. Ngược lại, cảm xúc nhận được từ việc quyên góp hoàn toàn không có ở những người quyên góp cho UNICEF. Điều này chỉ ra rằng chỉ quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện xứng đáng luôn luôn không đủ. Bạn cần có thể hình dung ra một cách chính xác, rằng tiền của bạn sẽ tạo nên sự khác biệt như thế nào. Tất nhiên, chương trình G5 đã mang ý tưởng này lên một tầm cao mới. Lần đầu tiên đảm nhận dự án này, chúng tôi đã nói về thời điểm mà người tị nạn sẽ đến. Bây giờ, chúng tôi nói về họ như là gia đình của mình. Gần đây, chúng tôi đã đưa bọn trẻ đi trượt băng, và sau ngày hôm đấy, Oliver - 6 tuổi, đã hỏi tôi, "Mẹ, ai là đứa lớn nhất trong gia đình mình?" Tôi cho rằng cậu bé đang nói về việc có quá nhiều anh chị em trong nhà, và cậu đang nói về họ, nhưng cũng là nói về gia đình người Syria của chúng tôi. Từ khi gia đình của chúng tôi chuyển đến, rất nhiều người và tổ chức đã đề nghị giúp đỡ, cung cấp mọi thứ từ phục hồi răng miễn phí cho đến những trại hè. Điều đó làm tôi nhận ra sự tử tế tồn tại trong cộng đồng. Nhờ vào một sự quyên góp nọ, bọn trẻ được đi cắm trại xe đạp, và mỗi ngày trong tuần, một vài thành viên trong nhóm chúng tôi sẽ cố gắng đến đó để cổ vũ chúng. Tôi đã tình cờ đến đó vào ngày mà những bánh xe phụ được tháo ra, và đứa bé 4 tuổi không nghĩ rằng đó là một ý kiến hay. Nên tôi đã lại gần và nói chuyện với bé về những lợi ích lâu dài của việc đi xe mà không có bánh xe phụ. (Tiếng cười) Sau đấy tôi nhớ ra rằng cậu bé mới 4 tuổi và không nói được tiếng Anh. Nên tôi trở lại với 2 từ mà cậu bé chắc chắn biết: que kem. Con cứ thử đi mà không có bánh phụ đi, cô sẽ mua kem cho con. Và đây là những gì diễn ra sau đó. (Video) ED: Đúng rồi. Yeah! Đứa trẻ: Con sẽ thử ạ. ED: Ôi trời! Nhìn con đi kìa! (Kêu lên) Nhìn con đi kìa! Con đã tự làm được tất cả đó! (Khán giả) (Tiếng cười) (Video) ED: Làm tốt lắm! (Khán giả) (Tiếng cười) (Vỗ tay) ED: Và đây là một hình thức giúp đỡ mà con người tạo ra để vui vẻ, nhưng trong 40 năm, Canada là quốc gia duy nhất trên thế giới cho phép công dân trong nước tài trợ cho người tị nạn. Bây giờ -- Canada! (Vỗ tay) Điều này khá là tuyệt vời. Giờ thì Úc và các nước Anh đang bắt đầu những chương trình tương tự. Hãy tưởng tượng xem khủng hoảng về tị nạn sẽ khác như thế nào nếu có càng nhiều quốc gia làm điều này. Tạo ra những sự kết nối đầy ý nghĩa này giữa người với người sẽ mang đến một cơ hội để giải quyết những thách thức đầy gian nan này. Một trong những thách thức đó nằm ở ngay chỗ tôi đang đứng bây giờ, ở khu phố phía Đông của Vancouver. Đây được đánh giá là khu phố nghèo nhất Canada . Chúng tôi đã tranh cãi rằng có nên đưa một gia đình tị nạn đến đây không, bởi vì có rất nhiều người ở đây cũng đang phải vật lộn với cuộc sống của họ. Bạn tôi, Evan, nói rằng khi anh ấy còn nhỏ và khi bố mẹ anh ấy lái xe dọc khu phố, anh ấy sẽ cúi đầu xuống ghế sau. Nhưng bố mẹ của Evan không bao giờ đoán được rằng khi lớn lên, anh ấy sẽ mở cánh cửa của một nhà hàng địa phương và mời mọi người vào trong để thưởng thức bữa tối với 3 món. Chương trình mà Evan đã giúp đỡ xây dựng được gọi là "Nhiều món ngon", và mục tiêu của nó không chỉ là cung cấp những bữa ăn miễn phí mà còn tạo ra những khoảnh khắc nhằm kết nối những con người sẽ không bao giờ giao tiếp bằng ánh mắt với nhau. Mỗi tối, một doanh nghiệp địa phương sẽ tài trợ bữa tối và đưa một nhóm tình nguyện viên đến để giúp nấu nướng và phục vụ bữa ăn. Sau đó, thức ăn còn lại sẽ được phân phát cho những người lang thang trên đường, và quan trọng là, số tiền còn lại đủ để cung cấp một nghìn bữa trưa miễn phí cho cộng đồng vào ngày tiếp theo. Nhưng lợi ích của chương trình này vượt qua cả thức ăn. Đối với tình nguyện viên, nó đã cung cấp cho họ một cơ hội để kết nối với mọi người ngồi xuống và lắng nghe những câu chuyện của họ. Sau trải nghiệm đó, một tình nguyện viên đã thay đổi việc đi lại của anh ấy nên thay vì tránh mặt hàng xóm, anh ấy đi qua họ, cười hoặc nhìn thẳng vào mắt họ khi anh gặp những gương mặt quen. Tất cả chúng ta đều có thể tìm ra sự vui vẻ từ việc trao đi. Nhưng chúng ta không nên mong đợi điều này tự động diễn ra. Để dành tiền giúp đỡ người khác không nhất thiết sẽ hạnh phúc hơn. Thay vào đó, cách mà chúng ta giúp đỡ quan trọng hơn nhiều. Và nếu chúng ta muốn mọi người trao đi nhiều hơn, chúng ta cần phải phá vỡ cái cách mà chúng ta nghĩ về việc từ thiện. Chúng ta cần tạo ra nhiều cơ hội để trao đi điều này sẽ giúp chúng ta trân trọng cộng đồng chung hơn. Nếu một trong số các bạn làm việc cho một tổ chức từ thiện, Đừng thưởng cho những người quyên góp những cái bút hoặc những cuốn lịch. (Vỗ tay) Thưởng cho họ những cơ hội để họ nhìn thấy được sự tác động cụ thể mà sự rộng lượng của họ mang lại và kết nối họ với những cá nhân và cộng đồng mà họ đang giúp đỡ. Chúng ta thường nghĩ về việc trao đi như là một điều chúng ta nên làm. Và đúng là như vậy. Nhưng nghĩ theo cách này thì chúng ta đang bỏ lỡ một trong những điều tuyệt vời nhất khi là một con người: rằng chúng ra cần tìm ra sự vui vẻ từ việc giúp đỡ người khác. Hãy ngừng nghĩ về việc trao đi như là một sự bắt buộc về mặt đạo đức và bắt đầu nghĩ về nó như là một nguồn vui. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay). Tôi muốn bắt đầu bằng: "Houston, chúng ta gặp rắc rối rồi". Chúng ta đang bước vào thế hệ thứ hai của sự ngừng tiến bộ trong việc bay vào không gian của con người. Thực tế, chúng ta đang đi lùi. Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ đánh mất đi khả năng truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để đứng ra và tiếp quản công việc quan trọng này, công việc mà loài người chúng ta đã luôn thực hiện. Có nghĩa là, một cách bản năng, chúng ta đã bước ra và vượt qua những khó khăn, hướng tới những thách thức và rồi ngạc nhiên nhận ra rằng đó là lý do chúng ta tồn tại. Và tôi chắc chắn rằng nó sẽ không đủ nếu chúng ta có một thế hệ trẻ mà chúng chỉ biết trông chờ vào một phiên bản tốt hơn của một chiếc điện thoại di động có hỗ trợ video. Chúng cần trông đợi những cuộc thăm dò, trông đợi quá trình khai phá không gian, chúng cần trông đợi vào những đột phá. Chúng ta cần truyền cảm hứng cho chúng, vì chúng sẽ dẫn dắt chúng ta và giúp đỡ để chúng ta tồn tại trong tương lai. Tôi đặc biệt cảm thấy khó chịu về những việc NASA đang làm với học thuyết Bush trong một và một nửa thập kỉ tiếp theo -- tôi tiêu rồi Chúng ta có những quy định đặc biệt ở đây là không được nói về chính trị (Cười) Những gì chúng ta đang mong đợi là (Vỗ tay) Những gì chúng ta đang mong đợi không chỉ là cảm hứng của thế hệ sau mà những kế hoạch hiện tại thậm chí còn không cho phép những con người sáng tạo nhất đất nước này - các kỹ sư không gian của Boeing và Lockheed có thể mạo hiểm và tìm kiếm những điều mới. Chúng ta sẽ trở lại mặt trăng ... 50 năm sau đó? Và chúng ta sẽ thực hiện nó theo đúng như kế hoạch để không thể học thêm bất kì điều gì mới. Tôi thực sự băn khoăn bởi điều này. Nhưng dù thế nào thì đó là -- cơ bản về những điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn hôm nay, nó trở lại với việc chúng ta truyền cảm hứng cho người khác những người sẽ lãnh đạo chúng ta sau này Đó sẽ là chủ đề cho 15 phút tiếp theo của tôi ở đây. Và tôi nghĩ rằng cảm hứng bắt đầu khi bạn còn rất trẻ: 3 tuổi, cho đến 12, 14 tuổi. Những gì lũ trẻ nhìn thấy là điều quan trọng nhất. Hãy cùng nhìn lại một chút về ngành hàng không Đã từng có một khoảng thời gian 4 năm ngắn ngủi tuyệt vời khi những thứ kì diệu xảy ra. Nó bắt đầu vào năm 1908, khi anh em nhà Wright bay trên bầu trời Paris, và mọi người bắt đầu nói: "Ồ, này, tôi có thể làm điều đó." Chỉ vài người có thể bay vào đầu năm 1908. Trong bốn năm, 39 quốc gia đã có đến hàng trăm chiếc máy bay, và hàng ngàn phi công. Máy bay đã được sáng chế theo chọn lọc tự nhiên. Giờ ta có thể nói rằng bản thiết kế ngày đó đã tạo ra máy bay ngày nay. nhưng đã không có "thiết kế thông minh" nào thực sự tạo ra những chiếc máy bay thời đó. Có ít nhất 30000 các mẫu khác nhau đã được thử, khi chúng lao xuống và giết chết phi công, đừng dùng lại mẫu đó. Các mẫu bay được lên và hạ cánh là OK, chỉ vì không có phi công được đào tạo, những người được định nghĩa là có chất lượng bay tốt. Do đó ta, bằng rất nhiều nỗ lực, trải qua hàng ngàn cuộc thử nghiệm trong khoảng thời gian 4 năm, ta đã tạo ra các ý tưởng của máy bay hiện nay. Và đó là lí mà chúng rất an toàn, bởi chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu điều gì là phù hợp. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra với tàu không gian Chỉ mới có 2 ý tưởng được thử nghiệm -- hai bởi người Mỹ và một bởi người Nga Vậy, ai đã được truyền cảm hứng trong những năm tháng ấy? Aviation Week đã đề nghị tôi lập ra danh sách những người mà tôi nghĩ là đã có những đột phá trong 100 năm đầu của ngành hàng không. Và tôi đã liệt kê họ ra và sau đó phát hiện ra rằng tất cả bọn họ đều chỉ mới là những cậu bé trong thời kỳ phục hưng đó của ngành hàng không. Những việc xảy ra khi tôi còn nhỏ là -- cũng là những việc khá là "nặng đô" Kỉ nguyên của máy bay phản lực và tên lửa bắt đầu. Von Braun đã ở trên đó chỉ ra cách để lên sao Hỏa -- nó xảy ra trước cả vệ tinh Sputnik. Tại thời điểm mà sao Hỏa vẫn còn là một nơi thú vị hơn nhiều so với bây giờ. Chúng ta đã nghĩ là có động vật trên đó; ta biết có cây cối trên đó vì có sự thay đổi màu sắc, đúng không? Nhưng NASA đã làm hỏng việc do họ đã gửi robot lên đó và chúng chỉ đều đáp xuống sa mạc. (Cười) Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra -- Đường màu đen tượng trưng cho tốc độ bay nhanh nhất mà con người đạt được Đường màu đỏ là tốc độ nhanh nhất của máy bay quân sự và đường màu xanh là của máy bay thương mại Như bạn thấy, họ đã có một bước đột phá trong khi tôi còn là một đứa nhóc -- Và tôi nghĩ là nó đã động viên tôi để làm những điều mà người khác không dám làm. Tôi đã làm gì khi tôi còn là đứa trẻ? Tôi không chơi xe Hotrods, không có các cô gái trẻ, không nhảy nhót và thời đó cũng không có thuốc phiện. Nhưng tôi đã thi thiết kế các mô hình máy bay. Tôi đã dành khoảng 7 năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam để bay thử các máy bay cho Không Lực. Sau đó, tôi tham gia và vui vẻ chế tạo các loại máy bay mà người khác hoàn toàn có thể chế tạo trong nhà xe của họ. Và hiện nay, có khoảng 3000 chiếc đang được sử dụng. Một trong số đó là chiếc Voyager-vòng-quanh-thế-giới. Tôi đã thành lập một công ty khác năm 82, Đó chính là là công ty của tôi bây giờ. Từ năm 82, chúng tôi đã luôn cho ra ít nhất một loại máy bay mới vào mỗi năm. Và tôi không thể ho các bạn thấy được hết với biểu đồ này. Chiếc máy bay ấn tượng nhất, đối với tôi, đã được thiết kế chỉ 12 năm sau khi chiếc máy bay phản lực đầu tiên được đưa vào hoạt động Nó đã phục vụ cho đến khi trở nên quá rỉ sét để bay. Vào năm 98, chúng tôi đã quay lại sử dụng một thứ được phát triển năm 56. Bạn có tin được không? Chiếc tàu vũ trụ ấn tượng nhất, theo tôi, là một bộ phận đáp kiểu Grumman Lunar. Nó -- như bạn biết, đã hạ cánh xuống và cất cánh khỏi mặt trăng mà không cần bất kì nhân viên hỗ trợ nào -- nó tuyệt lắm. Chúng ta đã đánh mất khả năng đó. Chúng ta đã bỏ phế nó năm 72. Thứ này được thiết kế chỉ 3 năm sau khi Gagarin lần đầu bay vào vũ trụ năm 1961. Đã chỉ mất 3 năm, và bây giờ thì chúng ta lại không thể làm được. Điên rồ thật. Nói ngắn gọn về chu kỳ đổi mới: những thứ mới mọc lên, được sử dụng nhiều, rồi chúng trở thành lỗi thời khi có một thứ khác thay thế. Chu kỳ này thường lặp lại mỗi 25 năm. 40 năm dài, với một sự trùng lặp. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong tất cả các lĩnh vực công nghệ. Điều thú vị ở đây -- sẵn tiện, nói về tốc độ, du lịch tốc độ nhanh đang là tiêu để của những chu kỳ đổi mới. Nhưng ở đây lại không có sự đổi mới nào. Hai chiếc máy bay mới hiện nay có tốc độ chỉ ngang bằng với chiếc DC8 được hoàn thành năm 1958. Và quan trọng là ở đó, bạn sẽ không có một chu kỳ đổi mới nào nếu chỉ có chính phủ phát triển và sử dụng nó. Một ví dụ cho thấy là mạng DARPA. Máy tính ban đầu được dùng cho pháo binh, sau đó cho IRS. Nhưng sau khi giao cho chúng ta, nó đã được cải tiến để có tất cả giá trị sử dụng và lợi ích như hiện nay. Công việc này phải được tư nhân thực hiện. Hãy ghi nhớ điều đó. Tôi ghi nhận sự đổi mới -- Tôi tìm kiếm sự đổi mới trong ngành không gian. nhưng không thấy gì cả. Trong năm đầu tiên kể từ khi Gararin bay vào vũ trụ, và vài tuần sau đó là Alan Shepherd, đã có tổng cộng 5 chuyến bay có người lái vào không gian -- chỉ trong năm đầu tiên. Vào năm 2003, tất cả những người được Mỹ gửi vào không gian đều chết. Chỉ có khoảng ba, bốn chuyến bay vào năm 2003. Vào năm 2004, chỉ có hai chuyến bay: hai tàu vũ trụ Soyuz của Nga bay lên trạm vũ trụ quốc tế có người. Và tôi cùng với nhóm của mình gồm vài chục người. đã phải gửi lên thêm 3 người ở Mojave. để có được tổng cộng là năm. Đó cũng chính là số người được gửi lên năm 1961. Không có sự tăng thêm nào, không có bất kì hoạt động nào, chẳng có gì hết. Đây là một bức ảnh được chụp từ tàu SpaceShipOne. Còn bức này được chụp từ quỹ đạo. Mục tiêu chúng tôi là cho phép bạn có thể nhìn thấy những bức ảnh và thật sự thưởng thức nó. Chúng tôi đã làm được điều đó trong các chuyến bay không hết một vòng quỹ đạo. làm nó đủ an toàn -- ít nhất là an toàn như các máy bay ở buổi đầu -- để nó có thể được thực hiện. Và tôi nghĩ là tôi muốn chia sẽ một chút về lý do đã cho tôi động lực để đứng dậy và thực hiện nó dù chỉ mới là một công ty nhỏ. Vậy, đầu tiên, cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Ngành công nghiệp đầu tiên sẽ chiếm một tỷ trọng lớn, với rất nhiều người chơi. Có một thông báo khác vào tuần trước. Và đó sẽ là ngành công nghiệp bay dưới quỹ đạo. Và lý do mà nó phải là, là do không có một giải pháp để đảm bảo an toàn trong việc đưa công chúng lên quỹ đạo. Các chính phủ -- ba chính phủ đã làm công việc này trong vòng 45 năm. và tỉ lệ người chết khi rời khỏi bầu khí quyển vẫn là 4%. Nó thật là -- Bạn sẽ không muốn làm ăn với một chỉ số an toàn như vậy. Nó sẽ chiếm tỷ trọng lớn; chúng tôi nghĩ là sẽ có 100000 người bay vào năm 2020. Tôi không thể nói khi nào nó sẽ bắt đầu, bởi vì tôi không muốn các đối thủ biết được kế hoạch của mình. Nhưng một khi mà nó bắt đầu, chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề, và nhanh thôi, bạn sẽ thấy những khu nghĩ dưỡng ở trên quỹ đạo. Và một điều dễ dàng thực hiện, đó là bay vòng qua mặt trăng để có được cảnh quan tuyệt vời này. Chắn chắn nó sẽ rất tuyệt. Bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển -- Bạn có thể bay theo quỹ đão elip và cách mặt đất chỉ 10 feet nếu muốn. Ôi, chắc sẽ tuyệt lắm. (Cười) Được rồi, các nhà phê bình của tôi nói: "Này, Rutan chỉ đang tiêu tiền của các tỷ phú để tạo ra các chuyến đi ăn chơi dành cho tỷ phú. Cái gì đây? Đó không phải một hệ thống giao thông, nó chỉ để cho vui thôi." Tôi đã từng bị điều này làm phiền, nhưng sau đó tôi suy nghĩ lại, đợi chút, tôi mua máy tính Apple lần đầu tiên năm 1978 và tôi đã mua nó để có thể nói: "Tôi có máy tính còn anh thì không", "Anh dùng nó để làm gì? ", "Tôi chơi Frogger." (Tiếng cười) Không như các máy tính của ngân hàng hay của Lookheed, máy tính ở nhà đã được dùng để chơi game. Trong cả một thế kỉ, máy tính chỉ dùng để mua vui -- chúng ta còn không biết phải làm gì với nó. Vậy điều gì đã xảy ra? Ngành công nghiệp máy tính đã trở nên lớn mạnh, sự phát triển nhanh chóng, kèm theo những đột phá và những khả năng to lớn. Và máy tính đã có mặt ở mọi nhà -- đây là thời điểm hoàn hảo cho một phát minh mới. Và nhà phát minh đó đang ở trong buổi gặp này. Al Gore đã phát minh ra Internet và do đó, một thứ ta đã dùng trong cả một năm -- xin lỗi -- cả một thế kỉ chỉ để mua vui, đã trở thành mọi thứ của chúng ta -- tài chính, nghiên cứu, liên lạc, ... Nếu ta để cho anh bạn Google thong thả suy nghĩ thì sẽ có thêm hàng tá thứ nữa để thêm vào danh sách. (Cười) Và không lâu nữa đâu, bạn sẽ không thể nối dối với con bạn rằng bố mẹ đã không phải lúc nào cũng có máy tính trong nhà. Vậy, thú vui của bọn nhóc đã được bảo vệ. OK, Tôi muốn cho các bạn thấy một sơ đồ khá là phức tạp, nhưng nó là dự đoán của tôi về những thứ sắp xảy ra. Và nó còn cho thấy một điều nữa, ngay ở đây. Có một số người đã bước lên bạn không biết tất cả bọn họ -- nhưng những người đó đã nhận được cảm hứng khi còn nhỏ. Một đứa nhóc chỉ từ 3 đến 15 tuổi, đã có được động lực và đi lên mặt trăng, ngay tại đây, trong khoảng thời gian này. Paul Allen, Elan Musk, Richard Branson, Jeff Bezos, gia đình Ansari, gia đình mà hiện đăng tài trợ cho chương trình bay dưới quỹ đạo của người Nga, Bob Bigelow, một trạm không gian tư nhân, và Carmack. Đó là những người đang đặt tiền vào một lĩnh vực thú vị, và tôi nghĩ như vậy sẽ tốt hơn so với việc họ đấu tư vào lĩnh vực điện thoại hay đại loại thế -- nhưng họ đang đầu tư cho lĩnh vực này và điều đó cho phép chúng tôi thúc đẩy các khả năng, và sẽ dẫn chúng ta đến một điều vĩ đại kế tiếp và nó sẽ cho phép khám phá. Và sau cùng, tôi nghĩ nó sẽ cho phép chúng ta định cư ở nơi khác và tránh khỏi nguy bị cơ tuyệt chủng. Họ đã nhận được cảm hứng bởi những bước tiến lớn. Nhưng hãy nhìn vào sự tiến bộ ngay sau đó. Đã có một vài ví dụ ở đây. Không quân có một -- chiếc máy bay chiến đấu có hiệu xuất lớn nhất đã từng là chiếc SR71. Nó đã phục vụ trong cả quãng đời của mình trước khi trở nên quá rỉ sét để bay và được cho ngừng hoạt động. Chiếc Concorde đã tăng gấp đôi tốc độ của ngành du lịch hàng không. Nó phục vụ trong cả quãng đời của mình mà không có sự cạnh tranh nào, và đã được cho ngừng hoạt động. Và chúng ta vẫn đang mắc kẹt ở đó với cùng một khả năng của máy bay quân sự và máy bay du lịch mà ta đã có vào những năm 50. Nhưng vẫn còn một điều gì đó để truyền động lực cho lũ trẻ. Và tôi đang nói nếu như bạn đang có một em bé hoặc một đứa nhóc 10 tuổi. Điều đó chính là có đang có một thứ thú vị sắp diễn ra. Sớm thôi, bạn sẽ có thể mua vé và bay cao hơn và nhanh hơn máy bay quân sự tốt nhất đang hoạt động. Nó chưa từng xảy ra trước đó. Thực tế là chúng ta đã mắc kẹt ở đây với cùng một khả năng từ đó tới giờ, và, bạn biết đấy, bạn chiến thắng một trận chiến chỉ trong 12 phút. tại sao bạn lại cần một thứ tốt hơn? Nhưng tôi nghĩ khi bạn bắt đầu mua vé và bay các chuyến bay dưới quỹ đạo, sớm thôi -- chờ một chút, chuyện gì đang xảy ra ở đây? Chúng ta sẽ có máy bay quân sự có thể bay dưới quỹ đạo, và tôi nghĩ tới đầu tiên là nó. Nhưng điều thú vị ở đây là bên thương mại sẽ đi trước. OK, tôi đang trông chờ một cuộc chạy đua. Hãy gọi nó là: "Chạy đua vào không gian kiểu tư bản". Bạn hãy nhớ rằng cuộc chạy đua không gian những năm 60 là cho uy danh của quốc gia, vì chúng ta đã bỏ lỡ hai cột mốc quan trọng. Về kĩ thuật, chúng ta đã không thua họ. Thực tế, chúng ta đã có trang thiết bị để đưa thứ gì đó vào không gian khi ta cho Von Braun bay nó -- Bạn có thể nói rằng đó không phải là thua thiệt về kĩ thuật. Sputnik không phải là sự mất mát về kĩ thuật, mà là sự mất mát về uy tín. Nước Mỹ - thế giới đã không xem nước Mỹ như một nước đi đầu về công nghệ, và điều đó rất quan trọng. Và sau đó chúng ta cho Alan Sheperd bay vài tuần sau Gararin, không phải vài tháng hay vài thập kỉ, hay đại loại thế. Vậy chúng ta đã có đủ khả năng. Nhưng Mỹ lại thua. Chúng ta thua. Và vì thế, chúng ta đã tạo một cú nhảy vọt lớn để giành lại nó. Và lần nữa, điều thú vị ở đây là chúng ta đã thua người Nga ở vài cột mốc đầu. Bạn không thể mua vé vào không gian ở Mỹ, không thể mua được. Nhưng bạn có thể mua nó ở Nga. Bạn có thể bay với thiết bị của Nga. Điều này có thể thực hiện là do chương trình không gian của Nga đang "chết đói". và nó thật thuyệt vời, họ sẽ có được 20 triệu cứ với một chỗ ngồi. Đây là thương mại. Nó cũng có thể gọi là du lịch không gian. Họ còn đang giới thiệu một chuyến đi vòng quanh mặt trăng, như tàu Apollo 8 đã làm. Với 100 triệu đô-la -- này, tôi có thể đi đến mặt trăng. Nếu trở lại những năm 60, khi cuộc chạy đua không gian đang diễn ra, liệu bạn có nghĩ một thứ mang tính thương mại kiểu tư bản như bán vé đi lên mặt trăng, sẽ được thực hiện bởi người Nga? Và liệu bạn sẽ nghĩ rằng, liệu người Nga sẽ nghĩ rằng, khi mà họ đi lên mặt trăng lần đầu với tàu của họ, những người trong tàu sẽ không phải là người Nga? Mà có thể sẽ là người Nhật hoặc một tỷ phú người Mỹ? Thật là kì lạ, nhưng quả thật nó là vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ chúng ta cần đánh bại họ lần nữa. Tôi nghĩ chúng ta sẽ được thấy một ngành công nghiệp không gian tư nhân thành công, rất thành công. Việc chúng ta có đạt được nó trước hay không không quan trọng. Người Nga thật ra đã bay một máy bay vận tải siêu âm trước chiếc Concorde, và sau đó họ đã bay vài chuyến bay chở hàng hóa và cho nó ngừng hoạt động. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy điều tương tự như vậy xảy ra khi mà những thứ mang tính thương mại được cung cấp. Ok, chúng sẽ nói một chút về sự phát triển thương mại cho việc bay vào không gian cùng với con người. Một chi tiết nhỏ ở đây nói là: gấp năm lần so với những gì NASA đang làm trước 2020. Tôi muốn nói là đã có khoảng 1.5 tỷ đến 1.7 tỷ tiền đầu tư cho các chuyến bay tư nhân và nó hoàn toàn không từ chính phủ -- đã có rồi, trên thế giới. Nếu bạn đọc -- nếu bạn tìm trên Google, bạn chỉ thấy khoảng một nửa số tiền đó, nhưng một lượng tiền gấp đôi như vậy đang được ký kết ngoài kìa. Vẫn chưa giao dịch, nhưng đang được ký kết và được lên kế hoạch cho vài năm sau. Nè, nhiều thiệt đó. Tôi dự đoán rằng ngành công nghiệp này sẽ rất có lời và nó chắn chắn sẽ có lời khi bạn cho mọi người bay với giá 200 000 đô-la trên một thứ mà bạn có thể vân hành chỉ với một phần mười khoảng đó, hoặc ít hơn -- nó chắc chắn sẽ rất có lời. Tôi cũng dự đoán rằng khoảng tiền đầu tư chảy vào đây sẽ trở thành một nửa khoảng tiền thuế mà Mỹ tài trợ cho chương trình tàu không gian có người lái của NASA. Và như thế mỗi đô-la tiền đầu tư sẽ được sử dụng hợp lý hơn từ 10 đến 15 lần. Và điều đó có nghĩa là, trước khi chúng ta kịp nhận ra thì chương trình không gian của con người, một chương trình không phải đóng thuế, sẽ ở một cấp độ cao hơn khoảng năm lần so với khoảng tiền mà NASA đang dành cho chương trình tàu không gian của mình. Và điều đó xảy ra bởi vì đó là chúng ta. Đó là một ngành công nghiệp tư nhân. Bạn không nên dựa vào chính phủ để làm những việc như thế này -- chúng ta đã tự làm nó từ lâu rồi. NACA, trước cả NASA, chưa bao giờ phát triển máy bay chở khách hay mở một hãng hàng không. Nhưng NASA đang phát triển tàu vũ trụ, và có một và điều hành chỉ một cơ quan hàng không vũ trụ thôi, OK. Và chúng ta đã luôn cố tránh điều đó bởi vì chúng ta sợ điều đó. Nhưng vào tháng sáu năm 2004, khi mà tôi chỉ ra rằng một nhóm nhỏ nào đó ngoài kia cũng có thể làm điều đó, cũng có thể khởi đầu với nó, mọi thứ đã thay đổi sau đó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Thiên nhiên là nàng thơ và là đam mê của tôi. Là nhiếp ảnh gia của National Geographic, tôi đã chụp rất nhiều về thiên nhiên. Nhưng 5 năm trước, tôi đã trải qua một cuộc hành trình cho riêng tôi. Tôi muốn khắc họa câu chuyện của cuộc sống Đó là điều khó nhất mà tôi từng thử làm, và đã nhiều lần tôi cảm thấy muốn từ bỏ. Nhưng cũng đã có nhiều điều được khám phá. Và hôm nay tôi muốn chia sẻ một trong những điều đó. Tôi đi xuống một hồ nước mặn hẻo lánh ở Australia, hy vọng nhìn thấy Trái Đất như nguyên thủy của nó 3 triệu năm trước, trước khi bầu trời chuyển thành màu xanh. Dưới đó là đá Stromatolite sinh vật sống đầu tiên biết quang hợp và ở đó là nơi duy nhất còn diễn ra quá trình này cho tới ngày nay. Xuống dưới đó giống như đi vào một khoang chứa thời gian, và tôi bước ra với một cảm nhận khác về bản thân. Oxy thở ra từ những Stromatolite đó là oxy ngày nay chúng ta đang hít thở. Stromatolite là người hùng trong câu chuyện của tôi. Tôi hy vọng câu chuyện này để lại dư âm cho thời đại của chúng ta. Đó là một câu chuyện về bạn và tôi, về thiên nhiên và khoa học. Và xin mời các bạn đến với một cuộc hành trình ngắn của sự sống qua thời gian. Cuộc hành trình của chúng ta bắt đầu từ không gian, nơi vật chất kết hợp thành những khối cầu qua thời gian... đông đặc lại thành bề mặt, hun đúc bởi lửa. Ngọn lửa dẫn đường, Trái Đất hình thành - nhưng đó là một hành tinh xa lạ. Mặt trăng đã từng ở gần hơn; mọi thứ đều khác. Sức nóng từ bên trong tạo ra những đợt phun núi lửa ,đó là cách mà các đại dương được sinh ra. Nước đóng băng quanh các cực và định hình rìa Trái Đất. Nước là chìa khóa của sự sống, nhưng khi đóng băng, nó là thế lực ngầm. Và khi nó biến mất, Trái Đất trở thành Sao Hỏa. Nhưng hành tinh này thì khác - nó sôi sục ở bên trong. Và khi năng lượng đó tiếp xúc với nước, một điều mới được sinh ra: Sự sống. Nó nảy sinh xung quanh những vết nứt trên Trái Đất. Bùn và khoáng vật trở thành những chất nền rồi xuất hiện vi khuẩn. Học cách sinh sôi, dày đặc hơn ở mọi nơi... Những cấu trúc sống phát triển dưới một bầu trời xa lạ... Stromatolite là thứ đầu tiên thở ra khí oxy. Và chúng làm thay đổi bầu khí quyển. Hơi thở đó đã trở thành hóa thạch. Những mảnh thiên thạch mang đến hóa chất, và có lẽ, cả các màng tế bào nữa. Sự sống cần một màng bọc để chứa nó nhờ vậy nó có thể tái tạo và biến đổi. Đây là các khuê tảo, loại thực vật phù du đơn bào với xương bằng silicon... bảng mạch của tương lai. Biển nông nuôi dưỡng sự sống từ rất sớm, và là nơi nó biến đổi thành những hình thái phức tạp hơn. Nó phát triển tỷ lệ thuận với sự gia tăng của ánh sáng và khí oxy. Sự sống trở nên cứng cáp hơn và có khả năng phòng vệ. Nó học cách di chuyển và bắt đầu quan sát. Bọ ba thùy là sinh vật có mắt đầu tiên. Tầm nhìn được cải thiện ở họ sam, một trong những loài đầu tiên rời khỏi biển. Chúng vẫn làm những gì chúng đã từng làm bấy lâu nay đối thủ của chúng đã biến mất từ lâu Bọ cạp theo con mồi đi khỏi biển. Sên không vỏ trở thành ốc sên có vỏ. Cá trải nghiệm cuộc sống lưỡng cư. Ếch thích nghi với sa mạc. Rêu mọc lên như một sự hợp tác. Nấm và rong biển kết hợp với nhau... bám lấy những hòn đá, và ăn chúng... thay đổi những miền đất cằn cỗi. Những thực vật trên cạn xuất hiện trước tiên không có lá. Khi đã học cách đứng thẳng, chúng phát triển về kích cỡ và hình dạng. Tiếp theo là những hình thái cơ bản của dương xỉ, mang những bào tử, báo trước sự phát triển của hạt. Sự sống nảy nở trong những đầm lầy. Trên mặt đất, sự sống có một bước ngoặt. Hàm hình thành trước; sau đó mới đến răng. Rùa da và thằn lằn tiền sử là những loài còn lại từ thời kỳ đó. Sự sống tốn khá nhiều thời gian để thoát ra khỏi nước, và nó vẫn luôn luôn có dấu hiệu này. Sự sống trở nên vững chắc hơn để có thể mạo hiểm tiến vào đất liền. Và những con rồng vẫn còn lại đến ngày nay Công viên kỷ Jura vẫn thấp thoáng đâu đó ở Madagascar, và trung tâm của Brazil, nơi mà loài sinh vật có tên "cycad (cây tuế)" vẫn cứng như đá. Rừng mọc lên và nuôi dưỡng những loài có cánh. Một loài cổ xưa để lại dấu vết, giống như ngày hôm qua nó vẫn còn tồn tại. Và những loài biết bay ngày nay giống như những tiếng vọng từ quá khứ. Ở loài chim, sự sống đã đạt được sự linh hoạt mới. Hồng hạc có ở khắp các lục địa. Bắt đầu diễn ra những đợt di cư. Chim chứng kiến sự xuất hiện của cây có hoa. Bông súng nước là một trong những loài đầu tiên. Thực vật bắt đầu đa dạng hóa và phát triển thành rừng. Ở Úc, hoa huệ phát triển thành cây Thích diệp thụ, còn ở Hawaii, hoa cúc trở thành cây Kiếm bạc. Ở châu Phi, Gondwana nhào nặn nên cây Proteas, Nhưng khi lục địa cổ xưa đó tách ra, sự sống trở nên tươi tốt. Rừng mưa nhiệt đới mọc lên, tầng tầng lớp lớp nương tựa vào nhau. Nấm sinh sôi. Phong lan hình thành, bộ phận sinh dục của chúng được tạo hình để thu hút côn trùng cũng là mánh khóe của loài hoa lớn nhất thế giới. Sự đồng tiến hóa liên kết các loài côn trùng, chim và hoa mãi mãi. Khi chim không thể bay, chúng sẽ dễ bị tấn công. Như chim Kiwi, và cả những con ó mắc kẹt gần Nam Cực. Sự tuyệt chủng có thể diễn ra từ từ, nhưng đôi khi nó tới rất nhanh. Một tiểu hành tinh va vào, và thế giới chìm trong biển lửa. Tuy nhiên đã có những nhân chứng, những kẻ sống sót trong bóng tối. Khi bầu trời quang đãng, một thế giới mới được sinh ra. Một thế giới cho động vật có vú. Từ những con chuột chù nhỏ xíu đến Tenrec, đã quen với bóng tối. Dơi được hình thành. Rồi đến cầy hương. Những loài ăn thịt mới, linh cẩu, ngày càng nhanh nhẹn hơn. Đồng cỏ tạo nên những cơ hội. Sự an toàn của bầy đàn được nâng cao với những giác quan nhạy bén hơn. Phát triển về kích thước cũng là một hướng nhưng luôn đi kèm với một cái giá nào đó. Vài loài có vú trở về môi trường nước. Hải mã thích nghi bằng các lớp mỡ. Sư tử biển thì có lớp da trơn. Còn cá voi thì di chuyển đến một nơi không giới hạn. Có nhiều cách để trở thành động vật có vú. Một con kangaroo ở Úc; một con ngựa ở châu Á; và một con sói ở Brazil. Loài linh trưởng sinh ra từ rừng nhiệt đới, đầu tiên là khỉ tí hon, tiến hóa thành vượn cáo không lâu sau đó. Học hỏi trở thành cốt lõi. Từng đàn vượn người mạo hiểm bước vào vùng đất trống Và khu rừng lại khô cằn một lần nữa. Đứng thẳng trở thành một lối sống Vậy chúng ta là ai? Là anh em của vượn, là chị em của tinh tinh? Chúng ta là tất cả, và hơn thế nữa. Cùng sức sống đó hun đúc chúng ta Mạch máu trong tay ta mang dư âm của dòng nước chảy trên Trái Đất Và bộ não của chúng ta -- bộ não trứ danh của chúng ta phản chiếu hình ảnh những đường mương của bãi lầy thủy triều Sự sống có sức mạnh của riêng nó. Là 1 nhân tố mới. Và nó đã thay đổi Trái Đất. Khoác lên Trái Đất như một lớp da Và ở nơi ko có sự sống, như ở Greenland vào mùa đông Sao Hỏa không phải là xa xôi nữa Nhưng khi băng tan, sự sống quay lại. Và nơi nước ở dạng lỏng, nó trở thành tử cung cho những tế bào chứa diệp lục -- và sự kỳ diệu trong phân tử làm nên sự khác biệt -- là động lực cho tất cả Cả thế giới động vật ngày nay sống trên nền các vi khuẩn tạo oxy, luân chuyển ko ngừng nghỉ trong cây cối và tảo, và những gì chúng thải ra là hơi thở của chúng ta và ngược lại Trái đất có sự sống, và nó tự tạo nên lớp màng của chính nó Cái mà chúng là gọi là "bầu khí quyển". Chính là biểu tượng chuyến du hành của chúng ta Và tất cả các bạn ở đây có thể tưởng tượng và quyết định điểm đến tiếp theo của chúng ta (Vỗ tay) Xin cám ơn Tôi tên là Ursus Wehrli, và tôi hân hạnh được diễn thuyết ngày hôm nay về dự án của tôi, Nghệ Thuật Thu Dọn. Lời đầu tiên -- quý vị có thắc mắc gì cho tới lúc này không? Một lần nữa, tôi xin được nói là tôi đến từ một nơi khác. Tôi đến từ một vùng hoàn toàn khác biệt về văn hóa, như quý vị có thể nhận ra? Ý của tôi là, tôi đang đeo cravat, đó là điều đầu tiên. Thứ hai là, tôi hơi hơi sợ bởi vì tôi đang nói bằng ngoại ngữ, và tôi muốn xin lỗi trước, vì bất kỳ nhầm lẫn nào tôi có thể mắc phải. bởi vì tôi đến từ Thụy Sĩ, và hy vọng quý vị sẽ không nghĩ rằng đây là tiếng Đức của người Thụy Sĩ khi tôi đang nói đây. Chỉ vì nó nghe giống như là người Thụy Sĩ đang cố gắng nói Tiếng Mỹ. Nhưng xin quý vị đừng lo -- Tôi không gặp vấn đề gì với Tiếng Anh cả, như là đang diễn ra đây. Ý tôi là, đây không phải là vấn đề của tôi, mà nó hoàn toàn là vấn đề của ngôn ngữ quý vị. (Tiếng cười) Tôi ổn. Sau buổi diễn thuyết này tại TED, tôi chỉ đơn giản là trở về Thụy Sĩ, và quý vị sẽ phải tiếp tục nói bằng thứ ngôn ngữ như thế này suốt đời. (Tiếng cười) Và, những người tổ chức vừa mới hỏi tôi về việc đọc quyển sách của tôi. Nó được gọi là Nghệ Thuật Thu Dọn, và nó đây, như quý vị có thể nhìn thấy, nó chỉ xấp xỉ một cuốn sách ảnh. Vì thế đọc nó sẽ rất nhanh chóng. Nhưng bởi vì tôi đang diễn thuyết tại TED, tôi quyết định sẽ trình bày theo cách hiện đại hơn, theo tinh thần của TED, và tôi đã chuẩn bị vài bản trình chiếu này cho quý vị. Tôi muốn đưa cho quý vị xem và quý vị có thể, như quý vị đều biết -- (Tiếng cười) Thật ra, tôi đã chuẩn bị cho quý vị vài hình ảnh to hơn -- thậm chí tốt hơn. Và, Nghệ Thuật Thu Dọn, ý của tôi là, tôi buộc phải nói là, đó là một khái niệm tương đối mới. Quý vị chắc hẳn là không biết về nó. Ý của tôi là, nó là một sở thích của tôi, thứ mà tôi đã theo đuổi nhiều năm gần đây, và nó sẽ bắt đầu với bức họa này của một họa sĩ Mỹ, Donald Baechler, mà tôi đang treo ở nhà. Tôi đã phải nhìn đó mỗi ngày và sau cùng tôi không thể chịu đựng được sự lộn xộn thêm nữa người đàn ông này nhìn vào đó suốt cả ngày. À, tôi cảm thấy kiểu như tội nghiệp cho anh ấy. Và với tôi, nó có cảm giác như là anh ta trông rất tệ khi phải đối diện với những khối vuông đỏ lộn xộn này ngày qua ngày. Vì thế tôi quyết định giúp anh ta một tí, và sắp xếp những khối này một cách ngay ngắn lên với nhau. (Tiếng cười) Vâng, và tôi nghĩ là anh ta giờ trông có vẻ bớt đau khổ rồi đấy. Và nó thật tuyệt vời. Với kinh nghiệm này, tôi bắt đầu xem xét kỹ lưỡng hơn nghệ thuật đương đại. Và, như bạn biết đấy, tôi nhận ra rằng thế giới nghệ thuật đương đại thì đặc biệt điên đảo hỗn loạn. Và bây giờ tôi xin chỉ ra cho quý vị một ví dụ điển hình. Thật ra nó đơn giản thôi, nhưng là một thứ rất thích hợp để bắt đầu. Đây là mội bức tranh của Paul Klee. Và như chúng ta có thể thấy rất rõ ràng, nó là một sự hỗn loạn về màu sắc. (Tiếng cười) Vâng, người họa sĩ dường như là không thực sự biết chỗ để đặt những màu sắc khác nhau. Những bức họa ở đây với đa dạng thành phần tạo nên chúng -- tổng thể là mọi thứ không có cấu trúc gì cả. Chúng ta không thể biết được, ngài Klee chắc hẳn là đang vội, ý của tôi là -- (Tiếng cười) -- có thể là ông ta đang phải ra sân bay, hoặc là một thứ gì đó. Chúng ta có thể thấy ở đây là ông ta bắt đầu với màu cam, và sau đó ông ta hết màu cau, và đây chúng ta có thể thấy là ông ta quyết định tạm nghỉ, bỏ trống một ô và tôi muốn cho quý vị xem đây là phiên bản thu dọn của bức tranh này. (Tiếng cười) Và bây giờ chúng ta có thể thấy vài thứ khó có thể nhận ra trong bản gốc: 17 ô màu đỏ và cam được xếp kề nhau với chỉ 2 ô xanh lá. Vâng, thật tuyệt. Và, ý của tôi là, đó chỉ là việc thu dọn cho những người tập sự. Tôi muốn quý vị xem một bức tranh khác với trình độ cao cấp hơn một chút. (Tiếng cười) Quý vị có thể nói gì nhỉ? Thật là một sự lộn xộn. Ý của tôi là, như quý vị có thể thấy, mọi thứ dường như vung vãi một cách vô ý khắp nơi. Nếu tôi trở về nhà với phòng của tôi trông như thế này, mẹ tôi sẽ phạt tôi quỳ trong 3 ngày. Và tôi muốn -- tôi muốn đưa ra một vài cách cấu trúc lại bức tranh này. Và đó là thật sự là nghệ thuật thu dọn cao cấp. (Vỗ tay) Vâng, quý vị hoàn toàn chính xác. Thỉnh thoảng khán giả vỗ tay tại thời điểm này nhưng thật ra ở Thụy Sĩ người ta vỗ tay nhiều hơn. (Tiếng cười) Người Thụy Sĩ chúng tôi nổi tiếng về sôcôla và phômai. Xe lửa của chúng tôi chạy đúng giờ. Chúng tôi chỉ hạnh phúc khi mọi thứ ngăn nắp. Và để tiếp tục, đây là một ví dụ rất hay để xem. Đây là một bức tranh của Joan Miro. Vâng, chúng ta có thể thấy họa sĩ đã vẽ 1 vài đường nét và hình khối và bỏ chúng rải rác khắp nơi trên một nền vàng. Vâng, trông giống như một thứ mà quý vị hý hoáy trên màn hình điện thoại vậy. (Tiếng cười) Và đây là cái của tôi --- (Tiếng cười) -- quý vị có thể thấy giờ đây mọi thứ chiếm không gian ít hơn Thật tiết kiệm và cũng hiệu quả hơn. Với cách này, Ngài Miro có thể tiết kiệm vải nền cho bức họa khác. Nhưng tôi vẫn thấy chút ít hoài nghi trên vẻ mặt quý vị. Quý vị có thể đánh giá tôi nghiêm túc ra sao trong chuyện này, tôi có mang theo bằng phát minh, miêu tả chi tiết cho một vài công việc này, bởi vì tôi đã đăng ký bản quyền phát minh cho công việc của tôi. tại Văn phòng Liên bang Thụy Sĩ về Sở hữu trí tuệ ở Bern, Thụy Sĩ. ( the Eidgenössische Amt für Geistiges Eigentum) (Tiếng cười) Tôi chỉ trích dẫn vài mô tả chi tiết thôi. Laut den Kunstprüfer Dr. Albrecht --" ("Theo giám định nghệ thuật Tiến sĩ Albrecht -") Nó vẫn chưa hoàn tất mà. "Laut den Kunstprüfer Dr. Albrecht Götz von Ohlenhusen ("Theo giám định nghệ thuật Tiến sĩ Albrecht Götz von Ohlenhusen") wird die Verfahrensweise rechtlich geschützt welche die Kunst (là thủ tục mà nghệ thuật có bản quyền) durch spezifisch aufgeräumte Regelmässigkeiten (bởi qui luật đặc biệt gọn gàng) des allgemeinen Formenschatzes (nói chung hình thức của Nghệ thuật) neue Wirkungen zu erzielen möglich wird." (để đạt được hiệu ứng mới là có thể.") Àh, tôi có thể dịch nó, nhưng có lẽ không ai trong quý vị thông minh hơn sao. Tôi không chắc là nó có nghĩa gì, nhưng nó nghe có vẻ tốt là được rồi. Tôi vừa nhận ra nó quan trọng ra sao khi giới thiệu ý tưởng mới với công chúng, đó là lý do vì sao những bằng sáng chế này đôi khi rất cần thiết. Tôi muốn làm một thử nghiệm nhỏ với quý vị đây. Lúc này mọi người ở đây ngồi theo một cách rất thứ tự. Và tôi muốn quý vị vui lòng giơ tất cả tay phải của mình lên. Vâng. Tay phải là tay chúng ta cầm viết, ngoại trừ với những người thuận tay trái. và bây giờ, tôi sẽ đếm đến ba. Ý của tôi là, mọi thứ bây vẫn trông có vẻ rất là trật tự đối với tôi Và, tôi sẽ đếm đến ba, và ngay khi tôi đếm đến ba Tất cả quý vị vui lòng bắt tay vói người ngồi sau quý vị. Được chứ? Một, hai, ba. (Tiếng cười) Bây giờ quý vị có thể thấy. đó là một ví dụ rất hay: ngay cả khi mọi thứ hoạt động theo một cách thức rất là trật tự, hệ thống đôi khi vẫn dẫn đến sự hỗn loạn hoàn toàn. Và chúng ta có thể thấy điều này rất rõ trong bức tranh kế tiếp. Đây là bức tranh của họa sĩ Miki de Saint Phalle. Ý của tôi là, trong phiên bản gốc, hoàn toàn không rõ ràng để thấy được những khối màu và hình thể này được dự tính để miêu tả cái gì. Nhưng trong phiên bản "thu dọn", rất rõ ràng để nhận ra đó là một phụ nữ rám nắng đang chơi bóng chuyền. (Tiếng cười) Àh, đây là một -- cái này đây, tốt hơn rất nhiều. Bức họa này của Keith Haring. (Tiếng cười) Tôi nghĩ là không thành vấn đề. Và, ý của tôi là, bức tranh này thậm chí không có một cái tên phù hợp. Nó được gọi là "Không tên" và tôi nghĩ vậy là thích hợp. Và, trong phiên bản thu dọn, chúng ta có được một cái kiểu như cửa hàng phụ tùng của Keith Haring. (Tiếng cười) Đây là Keith Haring nhìn theo góc độ thống kê. Người ta có thể thấy ở đây tương đối rõ ràng, quý vị có thể thấy chúng ta có 25 đối tượng màu xanh nhạt, trong số đó có một cái dạng hình tròn. Hoặc là ở đây, ví dụ như, chúng ta có 27 ô vuông màu hồng với chỉ một cung màu hồng. Theo tôi, thật thú vị. Nếu người ta có thể mở rộng sự phân tích thống kê này để xem xét toàn bộ tác phẩm của ngài Haring nhằm xác định trong thời kỳ nào người họa sĩ ưu tiên vẽ vòng tròn xanh nhạt hay ô vuông hồng. Và bản thân người họa sĩ cũng hưởng lợi trong quá trình này bằng cách dùng nó để ước lượng bao nhiêu lọ sơn ông ta có thể cần trong tương lai. (Tiếng cười) Dĩ nhiên người ta cũng có thể kết hợp chúng. Ví dụ như, vòng tròn của Keith Haring và dấu chấm của Kardinsky. Quý vị cũng có thể thêm vào tất cả ô vuông của Paul Klee. Cuối cùng là một danh sách để sắp xếp. Sau đó quý vị có thể phân loại chúng, xếp chúng vào hồ sơ, bỏ hồ sơ vào tủ, đặt nó vào văn phòng và quý vị có thể chơi với nó suốt đời. (Tiếng cười) Vâng, từ kinh nghiệm của tôi. Và tôi -- (Tiếng cười) Thật ra, ý của tôi là, cũng đã có những hoạ sĩ cũng tương đối biết sắp xếp. Không tệ lắm. Đây là Jasper Johns. Chúng ta có thể thấy ở đây, ông ta đang tập sự với thước kẻ. (Tiếng cười) Nhưng tôi nghĩ là càng nhiều trường phái thì cũng có lợi. Và mọi thứ sẽ hay hơn nếu quý vị làm như thế này. (Tiếng cười) Và đây, một trong những cái yêu thích của tôi. Thu dọn Rene Magritte -- thật sự vui nhộn. Như quý vị biết, đây là -- (Tiếng cười) Người ta đã hỏi cái gì đã khơi cảm hứng cho tôi dấn thân vào lĩnh vực này Quay trở lại khi tôi rất thường xuyên ở khách sạn. Và có một lần tôi có dịp được ở tại một khách sạn năm sao đắt tiền. Và như quý vị biết, ở đó có cái bảng hiệu này -- Tôi đặt cái bảng này ngòai cửa mỗi sáng, quay mặt chữ, "Làm ơn dọn phòng" ra ngoài. Tôi không biết tôi có gì không nữa. Và sự thật là, phòng tôi chẳng những được dọn hằng ngày, mà là ba lần mỗi ngày. Và sau đó tôi quyết định làm một vài trò vui, truớc khi rời phòng mỗi ngày, tôi quăng mọi thứ khắp nơi. Như là sách, bàn chải đánh răng, vân vân. Thật tuyệt. Khi tôi trở về mọi thứ đã luôn luôn quay trở lại chính xác vị trí cũ. Nhưng một sáng nọ, tôi treo cái bảng hiệu đó lên bức tranh của Vincent van Gogh. (Tiếng cười) Và phải nói rằng căn phòng này đã không được thu dọn từ năm 1888. Và khi tôi trở về, nó trông như thế này đây. (Tiếng cười) Vâng, ít nhất thì giờ đây cũng có chỗ để mà dùng máy hút bụi. (Tiếng cười) Vâng, ý của tôi là, tôi có thể thấy luôn luôn có những người cư xử như là bất cứ bức tranh nào cũng chưa được dọn dẹp triệt để. Vì vậy tôi muốn làm một thử nghiệm nhỏ với quý vị. Đây là bức tranh của Rene Magritte, và xin tất cả quý vị vui lòng, tự bản thân quý vị -- như là diễn ra trong đầu mình -- thu dọn nó đi. Và có khả năng là một số người sẽ làm như vậy. (Tiếng cười) Vâng. Tôi thực sự thích làm như cách này hơn. Người ta có thể làm bánh nướng nhân táo từ cái này. Nhưng nó là một ví dụ tốt để xem tòan bộ mọi việc hơn là một nỗ lực thủ công có liên quan đến loại công việc rất mất thời gian việc cắt ra thành từng phần khác nhau và dán chúng lại theo trật tự mới. Và nó không được thực hiện bởi máy vi tính như nhiều người lầm tưởng, nếu không nó có khả năng sẽ trông giống như thế này. (Tiếng cười) Và bây giờ tôi có thể thu dọn bức tranh mà tôi muốn thu dọn từ lâu lắm rồi. Đây là một ví dụ rất hay. Hãy lấy Jackson Pollock làm ví dụ. Nó là -- ồ, không, nó là -- đó là một cái thực sự khó. Nhưng sau một thời gian, tôi quyết định làm theo cách này và đặt tất cả sơn trở vào hộp. (Vỗ tay) Hay là quý vị có thể xem xét tới nghệ thuật ba chiều. Đây là tác phẩm Cái Cốc Bẩn của Meret Oppenheim. Đây, tôi chỉ đem nó về tình trạng ban đầu. (Tiếng cười) Vâng, thật tuyệt, và quý vị thậm chí có thể đi đến, như quý vị biết -- Chúng ta có phong trào nghệ thuật làm tranh từ những điểm, dành cho những người hoạt động nghệ thuật. Phong trào này là một loại hình hội họa trong đó mọi thứ được chia nhỏ thành những chấm và những điểm. Và sau đó tôi -- ý tưởng này thật lý tưởng cho việc thu dọn. (Tiếng cười) Và tôi đã từng thử cách của tôi với chính công trình của nhà phát minh phương pháp này, Georges Seurat, và tôi thu gom lại tất cả các điểm của ông ta. và giờ đây nó nằm tất cả ở đây. (Tiếng cười) Quý vị có thể đếm nó sau này, nếu quý vị muốn. Quý vị thấy đó, đó là điều tuyệt vời về ý tưởng của nghệ thuật thu dọn: Nó mới mẻ. Vì thế không có phiên bản nào trước đây. Không có sách giáo khoa, ý của tôi là, dù sao cũng là chưa có. Nó là "Tương lai mà chúng ta cùng nhau tạo ra" (Tiếng cười) Và để kết thúc, tôi xin trình cho quý vị xem vài cái nữa. Đây là quảng trường làng của Pieter Bruegel. Nó sẽ trông giống như thế này sau khi tôi mời tất cả mọi người về nhà. (Tiếng cười) Vâng, có thể quý vị đang tự hỏi những người đó đi đâu rồi? Dĩ nhiên, họ không đi mất. Tất cả họ ở đây. (Tiếng cười) Tôi chỉ xếp chồng họ lại thôi. (Tiếng cười) Vâng, tôi -- vâng, thật sự tới thời điểm này kể như đã xong rồi. Và đây dành cho ai muốn xem thêm, tôi đã chuẩn bị sách của tôi trong quầy sách tầng dưới. Và tôi rất sẵn lòng ký cho quý vị dưới tên của bất cứ tác giả nào. (Tiếng cười) Nhưng trước khi đi, tôi muốn cho quý vị xem, hiện giờ tôi đang làm việc trên một -- một lĩnh vực khác có liên quan tới phương pháp nghệ thuật thu dọn của tôi. Tôi đang làm việc trên một lĩnh vực khác có liên quan. Và tôi bắt đầu với việc xếp thứ tự trong vài lá cờ. Đây -- chỉ là đề xuất mới của tôi cho Lá Quốc kỳ Anh. (Tiếng cười) và trước khi tôi ra đi ... vâng, tôi nghĩ, sau khi quý vị thấy nó thì tôi phải ra đi bằng mọi cách. (Tiếng cười) Vâng, đó là một cái khó. Tôi không thể tìm ra cách nào để thu dọn nó cho hợp lý, vì thế tôi quyết định chỉ làm nó đơn giản một chút hơn thôi. (Tiếng cười) Cám ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Ngày 26 tháng 4 năm 1978, phát xít đánh bom làng Basque, Bắc Tây Ban Nha. Đó là một trong những trận đánh gây ra nhiều thương vong nhất trong Nội chiến Tây Ban Nha, giữa phe Dân chủ Cộng hòa và quân đội của Tướng Franco. Với Pablo Picasso, bi kịch này khiến ông điên cuồng sáng tác tạo ra một bức bích họa phản đối chiến tranh khổng lồ, mang tên "Guernica". Bức họa là một chứng tích lịch sử hùng tráng và là một cách phản đối chiến tranh. Dù động lực thúc đẩy Picasso vẽ tranh đã rõ, nhưng tính biểu tượng của bức vẽ thì khó hiểu và hỗn loạn như chính cuộc chiến đó vậy. Làm sao để hiểu ý nghĩa của hình ảnh ngập tràn cảm xúc này, và thật sự, điều gì khiến nó thành kiệt tác nghệ thuật phản chiến? Bức sơn dầu kỳ vĩ này từ đầu đã chứa đầy hỗn loạn, vẽ theo trường phái lập thể trừu tượng mà Picasso là nhà tiên phong. Trường phái lập thể chú trọng khắc họa tính hai chiều trong bức tranh bằng cách làm phẳng những vật thể được vẽ. Điều này cho phép người xem thấy sự vật ở vô vàn góc nhìn mà bình thường bất khả thi; kỹ thuật này gây sốc kể cả khi nó xuất hiện trong tranh Picasso. Nhưng trong trường hợp này, cách vẽ này đã tạo ra một góc nhìn sâu sắc và choáng ngợp về bạo lực, tàn phá, và thương vong. Vô số góc nhìn làm nỗi kinh hoàng thêm chồng chất- khiến mắt người đảo quanh tìm kiếm sự bình yên trong vô vọng. Phía xa xa bên trái, một người phụ nữ ẵm đứa con đã chết, buông một tiếng hét; đôi mắt cô chảy xuống khuôn mặt trong hình dạng những giọt nước mắt, và đầu ngả ra sau dị thường biểu lộ sự thống khổ khi mất đi con mình. Bên dưới, là hình ảnh một người lính không thể bảo vệ người phụ nữ và đứa trẻ, cơ thể anh vỡ vụn thành từng mảnh, bàn tay nắm chặt thanh kiếm gãy trong trạng thái thất bại cùng cực. Đầu kiếm chạm chân một phụ nữ đang cố gắng thoát khỏi bi kịch. Nhưng chân kia của cô có vẻ như bị dính chặt vào góc bức tranh dù cô cố rướn người di chuyển. Một nạn nhân khác xuất hiện đằng sau dáng người trượt dài này. Rơi xuống một cách vô vọng mặc cho lửa liếm quanh mình, cũng bị nhốt trong cảnh tuyệt vọng của bản thân. Tất cả các nhân vật đều bị mắc kẹt trong bức tranh kinh hoàng này, tạo cho tác phẩm một cảm giác ngột ngạt kinh khủng. Nếu bạn hy vọng kích thước lớn của bức tranh sẽ chống lại cảm giác này, thì kích thước của nó chỉ làm cảm nhận về sự tàn bạo thật hơn bao giờ hết. Chút nhẹ nhõm khả dĩ xuất phát từ một ngọn đèn được nắm chặt trong tay một phụ nữ ma mị, đang vươn đến cửa sổ. Nhưng liệu ánh sáng hi vọng từ ngọn đèn của cô ấy có thật sự thắp sáng khung cảnh? Hay đó là ánh sáng lập lòe - được xem là đại diện cho công nghệ chiến tranh hiện đại- rọi sáng góc nhìn của cô về sự hỗn độn bên dưới? Từ khung cửa sổ tựa như quan tài, cánh tay cô đưa người xem về với cuộc xung đột, đến những biểu tượng có lẽ gây tranh cãi nhiều nhất- hai sinh vật ma quái bị bắt gặp trong cuộc tàn phá. Liệu con ngựa la hét có phải là hiện thân của mối đe dọa cho chủ nghĩa dân tộc của Franco; hay ngọn giáo đâm xuyên qua cơ thể biểu thị nó mới là nạn nhân? Liệu chú bò trắng có đại diện cho Tây Ban Nha, đất nước của những dũng sĩ đấu bò và là chủ đề thường thấy trong các tác phẩm của Picasso - hay nó tượng trưng cho sự tàn bạo của chiến tranh? Trong cảnh xung đột này, những con vật này đặt ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời. Và những chi tiết phụ ẩn trong bức tranh cho thấy nhiều bí mật hơn khi quan sát tỉ mỉ. Phía trên bức vẽ thấp thoáng hình ảnh một chú chim tuyệt vọng muốn trốn thoát cuộc tàn sát. Một lượng lớn động vật trong tranh gợi nhớ đến ngày đánh bom, ngày họp chợ, ngày đường phố đầy người, động vật, và những nạn nhân khả dĩ khác. Như chính vụ đánh bom ở Guernica, bức tranh chứa đầy sự tàn phá. Nhưng ẩn dưới vẻ hỗn độn này là cảnh và biểu tượng được dựng tỉ mỉ, bày ra sự tấn công trên nhiều phương diện lên chủ nghĩa phát xít. Nhiều thế kỷ sau, "Guernica" vẫn giữ được sức mạnh gây sốc và khả năng gây tranh cãi của mình, và thường được nhắc đến trong các hội nghị phản đối chiến trên thế giới. Hàng trăm người xem đấu tranh với hình ảnh tàn nhẫn, biểu tượng đỗ vỡ và thông điệp chính trị phức tạp. Nhưng cả khi không hiểu cặn kẽ các ẩn ý rắc rối này, bức tranh này vẫn là lời nhắc cực mạnh về những thương vong thực sự do bạo lực. Lỗ đen là một trong số cácc vật thể có sức tàn phá nhất vũ trụ. Bất cứ thứ gì tiến quá gần đến tâm của lỗ đen, dù là tiểu hành tinh, hành tinh, hay ngôi sao, đều có nguy cơ bị trường hấp dẫn cực mạnh của nó nghiền nát. Một vật vô tình vượt qua rìa của lỗ đen, sẽ biến mất, không bao giờ trở lại. Quá trình này làm tăng khối lượng và bán kính lỗ đen. Dù có dùng thứ gì đi nữa, cũng không thể khiển nó suy suyển. Ngay cả một lỗ đen khác cũng không thể phá hủy nó - cả hai, đơn giản, sẽ hợp nhất thành một lỗ đen lớn hơn, giải phóng một ít năng lượng dưới dạng sóng hấp dẫn. Theo một số người, trong tương lai xa, cuối cùng, vũ trụ có thể chỉ toàn là lỗ đen. Xét cho cùng, có thể có một cách phá hủy, hay làm chúng "biến mất". Nếu giả thuyết này đúng, tất cả những gì ta cần làm là chờ đợi. Năm 1974, Stephen Hawking đưa ra giả thuyết về một quá trình có thể khiến lỗ đen mất dần khối lượng. Giả thuyết này được biết đến với tên gọi Bức xạ Hawking, dựa trên một hiện tượng nổi tiếng gọi là thuyết Thăng giáng lượng tử. Theo nguyên lý lượng tử, một điểm trong không gian dao động qua lại nhiều trạng thái năng lượng. Biến thiên lượng tử được tạo thành từ sự hình thành và phá hủy liên tục các cặp hạt ảo, gồm hạt và phản hạt mang điện tích trái dấu. Thông thường, rất nhanh sau khi sinh ra, cả hai va chạm, triệt tiêu lẫn nhau, bảo toàn năng lượng toàn phần. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng xuất hiện ngay tại rìa lỗ đen? Ở vị trí thích hợp, một hạt thoát khỏi lực hút của lỗ đen, hạt còn lại bị hút vào bên trong. Sau đó, bên trong rìa lỗ đen, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau làm giảm khối lượng lỗ đen. Tuy vậy, với người quan sát từ bên ngoài, lỗ đen giống như giải phóng hạt ra ngoài. Như vậy, trừ khi tiếp tục hấp thụ vật chất và năng lượng, lỗ đen sẽ chầm chậm biến mất từng chút một. Chậm cỡ nào? Một nhánh của vật lý gọi là Nhiệt động lực học lỗ đen đã cho ta câu trả lời. Khi một vật dụng hằng ngày hay thiên thể giải phóng năng lượng vào môi trường, ta cảm nhận nó dưới dạng nhiệt, và có thể dùng năng lượng phát xạ để đo nhiệt độ. Nhiệt động lực học lỗ đen chỉ ra ta có thể xác định nhiệt độ lỗ đen bằng cách tương tự. Lý thuyết này cho rằng lỗ đen càng lớn, nhiệt độ càng thấp. Lỗ đen lớn nhất trong vũ trụ có nhiệt độ khoảng 10^ -17 độ Kelvin, rất gần với không độ tuyệt đối. Còn lỗ đen có khối lượng bằng khối lượng tiểu hành tinh Vesta có nhiệt độ gần 200 độ C, do đó, giải phóng nhiều năng lượng dưới dạng bức xạ Hawking ra không gian lạnh giá bên ngoài. Lỗ đen càng nhỏ, càng bị đốt nóng nhiều hơn, và sẽ nhanh mất hết toàn bộ năng lượng hơn. Nhanh cỡ nào? Ồ, đừng hồi hộp chờ đợi. Đầu tiên, hầu hết các lỗ đen lớn dần, hay hấp thụ vật chất và năng lượng, nhanh hơn giải phóng bức xạ Hawking. Nhưng ngay cả khi lỗ đen có khối lượng bằng khối lượng Mặt trời ngừng phát triển, cũng sẽ mất đến 10^67 năm- nhiều hơn tuổi hiện tại của vũ trụ, để có thể biến mất hoàn toàn. Khi khối lượng lỗ đen còn 230 tấn, nó chỉ còn đúng một giây để sống. Trong giây cuối cùng đó, rìa của nó ngày càng thu hẹp, cuối cùng, giải phóng toàn bộ năng lượng lại vào vũ trụ. Dù không ai từng quan sát trực tiếp bức xạ Hawking, một số nhà khoa học tin rằng vài tia gamma được phát hiện trên nền trời chính là dấu vết của những khoảnh khắc cuối cùng của những lỗ đen nhỏ nguyên thủy, được hình thành từ buổi sơ khai. Cuối cùng, tại một tương lai xa, vô định, vũ trụ có thể sẽ chỉ còn là một nơi tối tăm và lạnh lẽo. Nhưng nếu Stephen Hawking đúng, trước khi điều đó xảy ra, những lỗ đen thường đáng sợ và không thể phá hủy sẽ kết thúc sự tồn tại của mình trong ánh sáng rực rỡ. Tôi có một câu chuyện, một câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Và đó là câu chuyện về châu Phi. Một câu chuyện về hy vọng, khả năng vượt khó và sự quyến rũ. Đó là Hollywood. Rồi là Bollywood. Ngày nay ta có Nollywood, nền công nghiệp điện ảnh lớn thứ ba thế giới. Chỉ trong năm 2006, hầu như 2000 bộ phim được sản xuất tại Nigeria. Giờ đây, thử tưởng tượng 40, 50 bộ phim được đóng gói, phân phối, hàng tuần trên những đường phố của Lagos, Nigeria và Tây Phi. Một vài ước tính định giá 250 triệu đô-la cho ngành công nghiệp này. Nó đã tạo ra hàng ngàn, nếu không phải là hàng chục ngàn việc làm. Và nó đang mở rộng. Nhưng nên nhớ rằng đây chỉ là những bước tiến cơ sở. Đây là điều gì đó diễn ra mà không cần vốn đầu tư nước ngoài, không cần hỗ trợ từ chính phủ, và giờ, nó diễn ra ngược lại với bên ngoài, trong một trong số thời khắc khó khăn nhất của nền kinh tế Nigeria. Nền công nghiệp này đã 15 tuổi. Và bạn có thể giờ đây bạn đang nghĩ, tại sao, bằng cách nào, một nhà làm phim người Ý ở Boston lại quá đỗi quan tâm đến câu chuyện này? Và cho nên tôi nghĩ mình phải kể cho các bạn một vài điều, một vài thứ về đời tư của mình, bởi vì tôi nghĩ rằng tồn tại một mối liên hệ. Ông nội tôi đã sống cả đời và yên nghỉ ở Zambia. Bố tôi cũng đã sống gần hết đời người ở Đông Phi. Và tôi được sinh ra ở Zambia. Mặc dù tôi rời đi khi mới chỉ ba tuổi, tôi thật sự cảm thấy rằng châu Phi là một phần to lớn của cuộc đời mình. Và đó thật sự là nơi tôi đã học cách bước đi. Tôi nghĩ tôi đã cất những tiếng nói đầu tiên, và gia đình tôi đã mua căn nhà đầu tiên. Vậy nên khi trở về nước Ý, và một trong nhưng điều tôi nhớ nhất là gia đình mình đã từng khó khăn thế nào để chia sẻ những câu chuyện. Có vẻ như đối với hàng xóm và bạn bè của chúng tôi, châu Phi có thể là một nơi kỳ lạ, vùng đất hư không có thể chỉ hiện hữu trong tưởng tượng của họ, hoặc là nơi đầy kinh dị và nạn đói. Và vậy nên chúng ta luôn bị bắt gặp trong khuôn mẫu này. Và tôi nhớ rõ về khát khao được kể về châu Phi như nơi mà chúng tôi đã sống và người ta sống và bận rộn với cuộc đời, và có những giấc mơ như chúng tôi đều có. Vì vậy khi đọc một trang báo thương mại nói về câu chuyện của Nollywood, tôi thật sự cảm nhận được rằng đây là một cơ hội khó tin để kể câu chuyện đi ngược lại tất cả những định kiến này. Ở đây tôi có thể kể chuyện về những người châu Phi làm phim như tôi, và tôi thật sự cảm thấy đây là nguồn cảm hứng của mình. Tôi may mắn khi là nhà làm phim chính thức ở Trung tâm Nghệ thuật Kỹ thuật số ở Đại học Boston. Và chúng tôi thật sự xem xét cách công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi, và cách những nhà làm phim tự do, trẻ tuổi có thể tạo ra những bộ phim với chi phí thấp. Vì vậy khi tôi đề xuất câu chuyện, tôi đã thật sự nhận được tất cả những viện trợ để làm bộ phim này. Và không chỉ có viện trợ, tôi đã tìm được hai đồng sự tuyệt vời tham gia trong chuyến phiêu lưu này. Aimee Corrigan, một nhiếp ảnh gia rất trẻ và tài năng, và Robert Caputo, một người bạn và là cố vấn, một người ăn chay trường của tờ Địa lý Quốc gia. và kể với tôi rằng, ''Anh biết đấy, Franco, trong 20 năm đi khắp châu Phi, tôi không biết liệu mình có tình cờ bắt gặp câu chuyện nào đầy hy vọng và thú vị.'' Vì vậy chúng tôi đã tới Lagos vào tháng 10 năm 2005. Và chúng tôi đã tới Lagos để gặp Bond Emeruwa, một đạo diễn phim tài năng, tuyệt vời người cùng với chúng ta đêm nay. Dự án này sẽ cho các bạn bức chân dung về Nollywood, về nền công nghiệp điện ảnh khó tin này. theo chân Bond trong cuộc hành trình của ông để tạo ra một bộ phim hành động bàn về nạn tham nhũng, được gọi là ''Trạm kiểm soát'' Tham nhũng trong ngành cảnh sát. Và ông ấy có chín ngày để tạo ra nó. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một bộ phim hay. Trong lúc đó, chúng tôi phải đi khắp Nollywood, và chúng tôi đã nói chuyện với nhiều nhà làm phim. Nhưng tôi không muốn các bạn trông đợi nhiều. Tôi muốn cho các bạn xem 6 phút. Và đây là 6 phút mà họ đã chuẩn bị tỉ mỉ cho các khán giả của TED. Có vài phân cảnh từ phim tài liệu, nhưng chúng đã được biên tập cho các bạn, OK? Tôi đoán đó là một thước phim kinh điển. (Video) Người đàn ông: Diễn. Milverton Nworkedi: Bạn ghi hình một bộ phim hay chỉ với 10,000 đô ở Nigeria này. và bạn quay nó trong 7 ngày. Peace Piberesima: Chúng tôi làm phim cho đại chúng. Chúng tôi không làm phim cho giới thượng lưu và những người sống trong nhà kính. Họ dư giả để xem ''Robocop'' và bất cứ phim nào. Mahmood Ali Balogun: Tôi nghĩ làm phim ở Nigeria , với ai làm việc ở đó, là hình thức làm phim vì sinh kế - để sinh tồn. Đó không phải là quá trình làm phim mà bạn nói rằng, oh, mình sẽ thổi vào đó những nét quyến rũ của Hollywood, và nơi bạn có những khoản vốn lớn. Ở đây bạn làm ra phim, nó được bán, bạn lại lao vào làm một bộ phim khác, vì nếu không tiếp tục làm phim, bạn không thể nuôi sống mình. Bond Emeruwa: Trong khi giải trí, bạn nên có thể giáo dục nữa. Tôi tin vào sức mạnh của tri thính. Ý tôi là, 90% dân số sẽ xem Nollywood. Tôi nghĩ đó là phương tiện khả thi nhất lúc này để truyền thông tin thông qua cáp chuyên dụng. Vậy nếu bạn đang làm một bộ phim, cho dù đề tài là gì, hãy truyền tải vào đó một thông điệp. Người phụ nữ: Các cô vẫn phải báo cáo về vụ tai nạn. Anh ta cần sự điều trị y tế hợp lý. PP: Tôi không ngừng cố gắng giải thích cho mọi người, giờ không phải là vấn đề chất lượng -- chất lượng sẽ đến thôi. Ý tôi là, có những bộ phim người ta làm vì chất lượng, nhưng điều trước tiên phải nhớ về xã hội này là rằng châu Phi vẫn có những người sống với 1 đô la một ngày, và họ là những ai thật tâm xem những bộ phim này. Sonny McDon W: Nollywood là ngành công nghiệp kiệt xuất chỉ mới được khai sinh trong phần này của thế giới. Bởi không ai tin rằng Nollywood có thể vượt ra ngoài châu Phi. Lancelot Imasen: Nhưng phim của chúng ta, chúng là những chuyện kể rằng con người có thể liên hệ tới chính mình. Đó là chuyện kể về con người chúng ta, vì con người chúng ta. Và một cách nhất quán, họ dán mắt vào màn hình bất cứ khi nào họ nhìn thấy câu chuyện. Người lồng tiếng: Kịch tính, hài hước và âm mưu. Đây là hài kịch bom tấn. Bạn sẽ có những trận cười sảng khoái. Bernard Pinayon Agbaosi: Chúng ta đắm quá sâu vào phim ảnh nước ngoài, Đó là toàn bộ về phim ảnh ngoại quốc. Nhưng chúng ta cũng có thể làm gì đó. Chúng ta có thể làm gì đó, điều mà khi thế giới nhìn thấy, họ nói, wow, đây là Nigeria đấy. Người đàn ông: Đi mà bắt mình, trung sĩ. Đừng gây rắc rối cho mình nữa. Nhanh nào. Đừng bỏ trốn. Quay lại đi. Quay lại. SMW: Giờ bạn có thể dạo phố và thấy một mẫu người lý tưởng. Đó không chỉ là điều bạn trực quan thấy. Bạn nhìn thấy người ta sống. Bạn thấy cách anh ta nói chuyện. Bạn thấy cách anh ta sống. Anh ta ảnh hưởng bạn thật sự tốt. Đó không phải là điều bạn thấy trên màn ảnh. Đó không phải là điều bạn nghe, bạn biết đấy, từ báo chí Tây phương. Nam: Hẹn gặp lại. Tạm biệt. Diễn. Saint Obi: Tôi đã rất phấn khích, bạn biết đấy, với những bộ phim cao bồi này. Nhưng rồi khi tôi khám phá ra thực trạng ở đất nước mình, vào lúc đó đã có quá nhiều tham nhũng. Để một thanh niên thật sự rõ về điều đó ở đây, bạn phải nghĩ về vài điều tiêu cực và toàn bộ chúng, hay một vài thể loại đồi trụy. Và tôi đã không muốn điều đó, bạn biết đấy. Và tôi phát hiện rằng tôi có thể thành công trong đời như một diễn viên, không cần phạm tội, không cần lừa gạt ai, không cần nói dối. Chỉ tôi và cái tài năng Chúa ban. Nam: Đi thôi. OK, đến lúc hành động rồi. Hãy trông nó. Của anh đấy. Đi. Robeger Animadu: Ở các cường quốc, khi làm phim, họ có mọi thứ sẵn sàng. Nhưng ở đây, chúng tôi ứng biến các vật dụng, ví như những khẩu súng ngắn. Như họ đi, ở đây, bây giờ, bạn thấy khẩu súng ở đó, nhưng bạn sẽ không thấy pha đạn bắn nào, chúng tôi dùng kỹ xảo. Kenvin Books Ikeduba: Điều tôi sợ chỉ là mình sẽ bị nổ trên mặt. Người phụ nữ: Đó là lý do tôi dùng đủ băng mặt. Cuốn băng mặt này sẽ giữ nó. Chờ, chờ đã. Hãy giữ cái này hộ tôi. KBI: Tôi chỉ đang bảo cô ấy chắc rằng cô ấy đặt nó đúng để nó không ảnh hưởng tới mặt mình -- vụ nổ, bạn biết đấy. Nhưng cô ấy là dân chuyên nghiệp. Cô ấy biết mình đang làm gì. Tôi cũng đang cố bảo vệ mặt mình. Đây sẽ không phải là bộ phim cuối cùng của tôi. Bạn biết đấy, đây là Nollywood, nơi phép màu tồn tại. RA: Bây giờ bạn sẽ xem cách chúng tôi làm những bộ phim của chính mình ở đây, có hoặc không bất kỳ trợ giúp từ ai đó. Nam: Diễn. Cắt. (Vỗ tay) Franco Sacchi: Quá nhiều thứ để nói, quá ít thì giờ. Qúa nhiều chủ đề trong câu chuyện này. Tôi chỉ không thể nới với bạn -- có một điều tôi muốn kể. Tôi đã dành ra, bạn biết đấy, vài tuần với tất cả các đạo diễn, nhà sản xuất này, và những vấn đề họ gặp phải là không thể tưởng tượng được với, bạn biết đấy, một người Tây, một nhà làm phim làm việc ở Mỹ hay châu Âu. Nhưng luôn luôn nở nụ cười, luôn luôn đồng cảm, thật không thể tin được. Werner Herzog, nhà làm phim gốc Đức đã nói, ''Tôi cần làm phim giống như bạn cần oxi.'' Và tôi nghĩ họ đang thở. Các nhà làm phim Nigeria thật sự, thật sự, đang làm điều họ thích. Và vậy nên điều đó rất, rất quan trọng với họ, và với khán giả của họ. Một phụ nữ đã bảo tôi, ''Khi xem phim Nollywood, tôi có thể thư giãn, tôi thật sự -- tôi có thể thở tốt hơn.'' Còn có một điều quan trọng khác nữa mà tôi hy vọng sẽ cộng hưởng với khán giả. Đó là công nghệ. Tôi rất quan tâm đến nó. và tôi thật sự nghĩ rằng biên tập vô tuyến kỹ thuật số đã cắt giảm, bạn biết đấy, giá cả bây giờ là một phần nó đã từng. Những chiếc máy quay khó tin giá dưới 5000 đô. Và điều đó đã giải phóng nguồn năng lượng tuyệt vời. Và đoán xem? Chúng ta đã không phải nói với các nhà làm phim Nigeria. Họ hiểu nó, họ tiếp thu công nghệ và làm việc với nó, và họ đã thành công. Tôi hy vọng rằng hiện tượng Nollywood sẽ làm được cả hai. Tôi hy vọng nó sẽ lấy cảm hứng từ các nước châu Phi để tiếp thu công nghệ, nhìn vào mô hình Nigeria, làm phim của họ, tao ra việc làm, tạo ra một bài phát biểu cho dân chúng, điều gì đó để xác định, điều gì đó tích cực, điều gì đó thật sự là niềm tin tâm lý và đó là một bộ phận của văn hóa. Nhưng tôi thật tâm nghĩ đó là một hiện tượng có thể khơi cảm hứng ở chúng ta. Tôi thật sự nghĩ nó làm được cả hai. Các nhà làm phim, bạn bè của tôi, họ nhìn vào Hollywood và nói: ''Wow, họ đang làm điều họ thực sự muốn, và kiếm sống bằng công việc này. Nên tôi thật sự nghĩ đó là bài học rằng chúng ta thật sự đang học từ họ. Và có một điều, một thử thách nhỏ cho các bạn, và nên khiến chúng ta phản ánh tầm quan trọng của việc kể chuyện. Và tôi nghĩ đây thật sự là chủ đề của phần này. Thử hình dung một thế giới nơi mục tiêu chỉ là ăn và ở, nhưng không có chuyện kể. Không có chuyện kể quanh lửa trại. Không có những huyền thoại, không có truyện cổ tích. Không có gì cả. Không có tiểu thuyết. Khó khăn? Nó vô nghĩa. Vậy nên đó là những gì tôi thật sự nghĩ. Tôi nghĩ chìa khóa đến một xã hội lành mạnh là một cộng đồng những người kể chuyện phát triển, và tôi nghĩ rằng giới làm phim Nigeria thật sự đã chứng minh điều đó. Tôi muốn bạn nghe ý kiến của họ. Chỉ một lát thôi. Đó không phải là cảnh được thêm vào, chỉ là một vài ý kiến từ Nollywood. (Video) Toyin Alousa: Nollywood là thứ tốt nhất có thể xảy ra với họ. Nếu bạn sở hữu một nền công nghiệp mang lại nụ cười cho con người, đó là Nollywood. SO: Tôi sớm tin rằng, chúng tôi không chỉ sẽ có những bộ phim tốt hơn, chúng tôi sẽ sở hữu nền điện ảnh Nigeria độc nhất. BE: Đó vẫn cùng là những đề tài kinh điển. Tình yêu, hành động. Nhưng chúng tôi sẽ kể nó theo cách của mình, của Nigeria, của châu Phi. Chúng tôi đa văn hóa, có quá nhiều nền văn hóa, mà trong đời mình, tôi không thấy chúng tôi cạn kiệt những câu chuyện. FS: Việc của tôi xong ở đây, và giờ các nhà làm phim Nollywood thật sự phải làm việc. Và tôi thành thật hy vọng rằng sẽ có thật nhiều sự hợp tác, nơi chúng ta dạy nhau nhiều thứ. Và tôi thật sự hy vọng điều đó sẽ xảy ra. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Dừng. Tôi có hai câu hỏi. Franco, anh miêu tả đó như là nền công nghiệp lớn thứ ba thế giới. Số lượng những bộ phim thật sự truyền tải điều gì vậy? FS: Oh, vâng. Tôi nghĩ tôi đã đề cập ngắn gọn rồi -- gần 2000 bộ phim. Có số liệu khoa học về điều này. CA: 2000 bộ phim một năm ư? FS: 2000 bộ phim một năm. 2005 hoặc 6, hội đồng quản trị kiểm duyệt đã kiểm duyệt riêng biệt 1600 bộ phim. Và chúng tôi biết rằng còn nhiều hơn. Vì vậy an toàn để nói rằng có 2000 bộ phim. Hãy thử tưởng tượng 45 bộ phim một tuần. Có những thử thách. Tồn tại tình trạng phim rác, chất lượng phải được nâng lên, chúng cần nâng cấp, nhưng tôi lạc quan về điều đó. CA: Và đó không phải là những bộ phim được xem đại trà trong rạp phải không? FS: Oh vâng, dĩ nhiên. Điều này rất quan trọng. Có lẽ, anh biết đấy, để anh thử hình dung về điều này, đây là những bộ phim được quảng bá rộng rãi trên thị trường, Chúng được mua trong các tiệm băng đĩa. Chúng có thể được thuê bằng đồng penny. CA: Dưới dạng nào vậy? FS: Oh, hình thức -- cảm ơn vì câu hỏi. Vâng, là VCD. Là đĩa CD, là một hình ảnh được nén nhiều hơn một chút.. Họ đã bắt đầu với hệ thống băng đĩa gia đình. Họ thật sự không chờ đến, anh biết đấy, công nghệ mới nhất. Họ bắt đầu vào những năm 92, 94. Do đó có tới 57 triệu băng cassette hình ảnh ở Nigeria hoạt động, anh biết đấy, VHS và VCD. Đó cơ bản là một chiếc CD. Là một chiếc đĩa compact. CA: Vậy trên những đường phố, các diễn viên ... ? FS: Anh có thể bị tắt đường ở Lagos và anh có thể mua một bộ phim hoặc vài quả chuối hoặc nước. Vâng (Cười) Và tôi phải nói là, điều này thật sự chứng minh rằng kể chuyện, đó là một sản vật, một thổ yếu phẩm. Không có sự sống nếu không có những câu chuyện. CA: Franco, cảm ơn anh rất nhiều. Tôi nghĩ tôi sẽ thay đổi một chút quan điểm của các bạn về thế giới và chỉ cho bạn vài bản thiết kế mà chúng ta có trong tự nhiên Và đây, đầu tiên tôi sẽ nói về thuở sơ khai của vũ trụ và cái mà tôi gọi là Cuộc khảo sát quang cảnh vũ trụ nghiên cứu những dấu tích còn lại của tạo hóa rồi suy luận điều đã xảy ra lúc ban đầu. những gì diễn ra tiếp theo và cố gắng hiểu được nó. Câu mà tôi muốn hỏi các bạn là, Các bạn thấy cái gì khi nhìn xung quanh? Chà, bạn nhìn thấy không gian, tạo ra bởi những nhà thiết kế và công sức của người lao động, nhưng cái mà các bạn thực sự thấy đó là vô số vật chất đã tồn tại và được tái định hình ở hình dạng nào đó. Và câu hỏi là: làm thế nào những vật chất đó đến được đây? Bằng cách nào nó được tạo thành trước khi được tái tạo hình? Đó là câu hỏi: sự liên tục là gì? Nên một trong số những điều tôi xét tới là vũ trụ đã bắt đầu và tạo hình như thế nào? Toàn bộ quá trình khai sinh và phát triển của vũ trụ dẫn tới sự xuất hiện của vật chất là gì? đó là một phần, tiếp theo tôi muốn cho các bạn xem Vùng Siêu Sâu Hubble. Nếu các bạn nhìn vào bức ảnh này, Các bạn sẽ thấy một vùng tối và các vật thể phát sáng trong nó Mọi thứ trừ bốn ngôi sao sáng đây và như các bạn thấy-- các chấm nhỏ. đây là 1 ngôi sao, đây là 1 ngôi sao, còn lại là thiên hà. Được chứ? Như vậy, có vài nghìn thiên hà các bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, Và nếu tôi nhìn vào một thiên hà cụ thể, nó khá giống thiên hà của ta, Tự hỏi nếu Đang có một hội nghị thiết kế diễn ra và các sinh vật thông minh ở đó đang băn khoăn suy nghĩ họ nên chọn bản thiết kế nào. Một số ít các nhà vũ trụ học đang cố gằng tìm hiểu vũ trụ bắt nguồn từ đâu, có thể sinh vật ở thiên hà ấy nhìn Trái Đất cũng cố tìm hiểu cái gì đang diễn ra ở đây Nhưng có vô số thiên hà, một số thì gần chúng ta, có màu giống mặt trời Một số ở xa và chúng có vẻ hơi xanh hơn một chút, vân vân. Nhưng các bạn có thể hỏi Sao có thể có nhiều thiên hà đến như vậy? Bởi đây mới chỉ là phần nhỏ của bầu trời. Ghi lại 1,000 thiên hà. Chúng tôi nghĩ có một trật tự - nhìn thấy được bằng Kính Hubble Nếu có đủ thời gian để quét quanh vũ trụ. khoảng 100 tỉ thiên hà. Đúng không? Có một số lượng khổng lồ các thiên hà. Đó cũng là số ngôi sao ước lượng trong Dải ngân hà của chúng ta Nhưng khi nhìn vào vài vùng bạn sẽ thấy, có nhiều thiên hà hơn là sao quả là một câu hỏi hóc búa. Vậy nên, các bạn có lẽ đặt câu hỏi, bản thiết kế nào, như các bạn biết đây, quá trình sáng tạo nào và bản thiết kế nào đã kiến tạo nên thế giới như vậy? Thực sự nó còn phức tạp hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ cố gắng và bắt kịp nó. Chúng ta có một công cụ rất hữu ích trong nghiên cứu này, đó chính là thực tế là vũ trụ vô cùng rộng lớn rằng đấy là một cỗ máy thời gian, theo một nghĩa nào đó. bằng cách vẽ mặt cắt các hình cầu lồng vào nhau Đặt Trái đất ở trung tâm các hình cầu đó vì đó là nơi ta đang tiến hành quan sát Mặt trăng cách chúng ta hai giây, vậy nên nếu chụp ảnh dùng ánh sáng thường, đó là mặt trăng 2 giây trước, mà ai để ý đâu hai giây quá ngắn ngủi. Với mặt trời thì tám phút. Không đáng bận tâm lắm, phải không trừ phi bạn muốn thoát khỏi những tia lửa mặt trời tấn công Bạn cần một số cảnh báo trước. Nhưng nếu là sao Mộc cách Trái đất 40 phút. Đó là một vấn đề. Bạn đã nghe về sao Hoả, liên lạc với sao Hỏa là cả vấn đề. bởi vì ánh sáng phải mất nhiều thời gian để tới đo. Nhưng nếu các bạn quan sát những ngôi sao gần nhất khoảng 40 đến 50 ngôi sao, cũng cách Trái đất 10 năm, vì thế, nếu chụp ảnh ở đó, đó là bức ảnh của 10 năm về trước. Nhưng nếu đi quan sát trung tâm Dải Ngân Hà đó là hàng ngàn năm trước. Nếu quan sát Andromeda, thiên hà gần nhất đó là 2 triệu năm trước. Nếu bạn chụp ảnh Trái đất 2 triệu năm trước, sẽ không có dấu hiệu nào của con người, vì thời đó con người vẫn chưa xuất hiện Ý tôi là, nó đơn giản đưa ra thước đo. Với kính thiên văn Hubble chúng tôi quan sát khoảng cách hàng trăm triệu năm tới một tỷ năm, Nhưng nếu chúng ta có thể đưa ra phát kiến mới nhằm quan sát xa hơn còn nhiều khám phá xa hơn nữa và đó là công việc tôi đã làm rất nhiều. phát triển kỹ thuật, chúng ta có thể nhìn xa hơn về quá khứ kỉ nguyên trước khi có những vì sao và thiên hà khi mà vũ trụ vẫn còn rất nóng, dày dặc và rất khác. và đó là trình tự Tôi có một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng hơn Ngân hà ở giữa là Dải ngân hà Milky Way của chúng ta, xung quanh là các thiên hà lân cận, một hình cầu đánh dấu những thời gian khác nhau đằng sau bức ảnh là một vài thiên hà mới các bạn có thấy toàn bộ bức ảnh ở đây? Sự khởi đầu của thời gian khá là thú vị, nó ở bên ngoài Có phần vũ trụ ta không thể nhìn thấy bởi nó quá dày đặc và nóng ánh sáng cũng không thể thoát ra như việc ta không thể nhìn vào tâm Mặt trời và phải dùng kỹ thuật để biết những gì đang diễn ra trong đó. Dù có thể thấy cạnh của nó và ta thấy vũ trụ cũng tương tự như thế Và bạn sẽ thấy được mô hình kiểu này xung quanh vùng ở ngoài và đó là bức xạ từ thời vụ nổ Big Bang mà thực ra là vô cùng thống nhất Vũ trụ gần như là một hình cầu hoàn hảo, nhưng có những biến nhỏ này cái mà chúng ta phóng đại ở đây Và từ đó, trong trình tự thời gian, chúng ta sẽ phải đi từ những biến nhỏ này đến những thiên hà bất thường và những ngôi sao đầu tiên đến những thiên hà tiến bộ hơn, và cuối cùng là hệ mặt trời, vân vân Nên đây là một công việc thiết kế lớn nhưng chúng ta sẽ thấy mọi thứ diễn ra thế nào Nên cách thực hiện những phép đo lường này có một bộ vệ tinh, và đây là nơi bạn sẽ thấy nên có vệ tinh COBE, được phóng năm 1989, và chúng ta phát hiện ra những biến này, Và sau đó, năm 2000, vệ tinh MAP được phóng - WMAP và nó giúp bức tranh trở nên rõ hơn Và cuối năm nay - đây là phiên bản rất xịn cái thật sự thể hiện được cái đẹp của bản thiết kế và bạn nên xem-vệ tinh Planck sẽ được phóng và nó sẽ chụp những tấm bản đồ có độ phân giải rất cao Và đó sẽ là trình tự để hiểu vũ trụ thuở sơ khai Và những biến số mà chúng ta nhìn thấy này chúng nói cho chúng ta biết những bí mật, cả về cấu trúc của không gian - thời gian và về bản chất của vũ trụ và về vũ trụ đã bắt đầu thế nào từ những chuyển động nguyên gốc của nó Vậy chúng ta có bức tranh này, một bức tranh đẹp mắt và tôi sẽ trở lại lúc đầu, khi chúng ta có những quá trình bí ẩn giải mã vũ trụ vào lúc đầu Và chúng ta đi qua giai đoạn giãn nở nhanh chóng và vũ trụ giãn nở và nguội đi đến khi nó trở nên trong suốt đến Thời Kì Đen Tối rồi những ngôi sao đầu tiên phát sáng và chúng biến hoá thành thiên hà sau đó trở thành nhiều thiên hà rộng lớn hơn Và ở đâu đó vào thời gian này là lúc Hệ Mặt Trời bắt đầu hình thành Và trưởng thành đến ngày hôm nay Và có nhiều thứ rất đẹp mắt Và phần bỏ đi này, là để giới thiệu vai trò cấu trúc của không - thời gian trong thời kì này Nên nó là một mô hình khá kì lạ nhỉ? Và chúng ta có minh chứng nào cho điều đó? Nên để tôi cho bạn xem vài hình mẫu của tự nhiên là kết quả của quá trình này. Tôi luôn nghĩ không - thời gian là một thể thực sự của không gian và các thiên hà và vì sao giống như bọt nước trên đại dương Đó là dấu hiệu của nơi có những con sóng thú vị là bất cứ điều gì xảy ra Nên đây là Khảo sát bầu trời số Sloan cho biết vị trí của hàng triệu thiên hà. Mỗi điểm là một thiên hà. Họ hướng kính thiên văn về phía bầu trời, và chụp một bức ảnh xác định các ngôi sao là gì và vứt chúng đi, nhìn các thiên hà ước lượng khoảng cách của chúng, và đánh dấu chúng lên Và chỉ cần đặt theo rada theo cách như thế Bạn có thể thấy cấu trúc này chúng tôi gọi nó là Trường Thành Nhưng có những khoảng trống và những thứ này, chúng mờ dần vì kính thiên văn không đủ nhạy để nhìn rõ Bây giờ tôi sẽ cho bạn xem ảnh 3D Điều xảy ra là, bạn chụp ảnh khi Trái Đất xoay, bạn có một hình quạt khắp bầu trời Có nhiều nơi bạn không nhìn thấy vì Dải Ngân Hà của chúng ta hoặc vì mọi kính thiên văn đều không làm được Nên bức ảnh kế tiếp cho bạn thấy phiên bản ba chiều của sự xoay tròn này Bạn có thấy ảnh quét như hình quạt trên bầu trời không? Hãy nhớ, mỗi điểm là một thiên hà, và bạn thấy những thiên hà kiểu như hàng xóm của chúng ta, bạn có thể thấy cấu trúc Và bạn thấy cái chúng tôi gọi là Trường Thành và bạn có thể thấy cấu trúc phức tạp, những khoảng trống Có những nơi không có thiên hà nào và có những nơi có hàng ngàn thiên hà kết thành khối Nên có nhiều kiểu hình thú vị, nhưng ta không có đủ dữ liệu để có thể thực sự thấy mô hình Ta chỉ có một triệu thiên hà, phải không? Nên chúng ta giữ, như là, một triệu quả bóng trong không khí nhưng, điều gì sẽ xảy ra? Có một cuộc khảo sát khác tương tự với nó gọi là Khảo sát Trường Hai-độ quan sát sự dịch chuyển đó của thiên hà. Bây giờ ta sẽ bay qua một triệu thiên hà. Và mỗi lần có một thiên hà - ở vị trí có thiên hà nếu biết bất cứ cái gì về nó vì có phép đo khoảng cách xa và mọi thứ bạn chọn một loại thiên hà và màu sắc nên đây là một sự đại diện thực sự khi bạn ở giữa các thiên hà khó để bạn thấy các mô hình, cũng như ở giữa cuộc đời Khó để thấy mô hình giữa khán giả khó để thấy mô hình của cái này Nên chúng ta sẽ đi ra ngoài và nhìn lại vào nó. Đầu tiên, bạn có thể thấy cấu trúc của bài khảo sát rồi bạn sẽ bắt đầu thấy cấu trúc của các thiên hà mà chúng ta thấy ngoài kia. Một lần nữa bạn có thể thấy sự mở rộng của Trường Thành của các thiên hà Nhưng bạn có thể thấy các khoảng trống bạn có thể thấy những cấu trúc phức tạp bạn thắc mắc điều này diễn ra thế nào? Cho rằng bạn là người thiết kế vũ trụ Làm sao để sắp xếp các thiên hà theo mô hình như vậy? Không phải ngẫu nhiên đặt chúng thế nào cũng được. Có một quá trình phức tạp hơn thế Làm thế nào mà cuối cùng bạn làm được điều đó? Và bây giờ bạn sẽ đóng một vai rất quan trọng Đó là chúng ta sẽ đóng vai Chúa trời không chỉ thay đổi cuộc sống của con người mà còn tạo ra vũ trụ Nếu đó là trách nhiệm của bạn, bạn làm điều đó thế nào? Với kỹ thuật gì? Bạn sẽ làm những việc gì? Vậy tôi sẽ cho bạn thấy kết quả của sự mô phỏng mức độ lớn này của hình ảnh chúng ta nghĩ về vũ trụ dùng một vài nguyên lý vai trò và nguyên lý thiết kế con người đã lao động vất vả để tìm ra, nhưng tự nhiên lại biết được cách làm ngay từ đầu Và đó là bạn bắt đầu với những nguyên liệu cơ bản với vài quy tắc đơn giản nhưng bạn phải có đủ nguyên liệu để làm nó phức tạp lên Sau đó, bạn bạn thêm vào một ít sự ngẫu nhiên, một vài sự dao động và một ít sự ngẫu nhiên và nhận ra rất nhiều đại diện khác nhau Vậy cái tôi sẽ cho bạn thấy sự phân bổ của vật chất với vai trò là thước đo Chúng ta đang phóng to ra cái chấm này là của một cái gì đó Và chúng ta phải thêm 1 thứ nữa để khiến vũ trụ hợp lý hơn. Nó gọi là vật chất tối. Nó không tương tác với ánh sáng theo cách mà vật chất bình thường hay làm, theo cái cách mà ánh đèn đang chiếu lên tôi bây giờ. Nó trong suốt với ánh sáng nhưng để cho bạn thấy nó hãy biến nó thành màu trắng, ok? Vậy cái vật màu trắng trong bức tranh là vật chất tối. Nên gọi nó là vật chất vô hình nhưng chúng ta đã nhìn thấy đc vật chất tối Và cái thứ màu vàng mà chuyển thành những vật chất sẽ biến thành các sao và thiên hà. Tôi sẽ cho bạn xem đoạn phim tiếp theo. Đây, chúng ta đang phóng to lên. Để ý mô hình này và tập trung chú ý đến nó Chúng ta đang phóng to lên và to lên. Bạn sẽ thấy chúng là những sợi liên kết và cấu trúc và những lỗ hổng. Khi số lượng các sợi liên kết lại với nhau vào một điểm tâm tạo thành một siêu quần thiên hà. Nơi mà chúng ta đang phóng to là ở giữa một nghìn và một triệu thiên hà trong vùng nhỏ. ta sống ở nơi hoang vu chứ không ở trung tâm của hệ mặt trời hay trung tâm thiên hà và thiên hà của chúng ta cũng không ở trung tâm của cụm thiên hà Nên chúng ta đang phóng to. Đây là vùng có khoảng hơn 100,000 trong khoảng 1 triệu thiên hà. Chúng ta sẽ tiếp tục phóng to. À tôi quên nói với bạn về thước tỉ lệ. Mỗi parsec (đơn vị đo khoảng cách tinh tú) là 3.26 năm ánh sáng. 1 gigaparsec = 10^9 parsecs là 3 tỉ năm ánh sáng. Đó là thước đo Nó mất 3 triệu năm ánh sáng để du hành tới khoảng cách đó. Bây giờ, chúng ta đang ở khoảng giữa đây và đây. Kia là khoảng cách giữa chúng ta và chòm sao tiên nữ. Những vết nhỏ mà bạn nhìn thấy ở đây là những thiên hà. Giờ ta thu nhỏ lại, bạn có thể thấy cấu trúc này khi bạn ra thật xa, nhìn rất là cân đối. nhưng nó được tạo ra từ rất nhiều biến số bất quy tắc. Chúng là những khối cấu trúc đơn giản. Đây là những chất lỏng đơn giản để bắt đầu Nó có vật chất tối và cả những vật chất bình thường, Nó có photon và cả những nơtrinô, cái mà không có nhiều vai trò ở phần sau của vũ trụ Nó chỉ là chất lỏng đơn giản và qua thời gian, nó phát triển thành những cấu trúc phức tạp Và bạn biết khi lần đầu bạn nhìn thấy bức ảnh này nó không có nhiều ý nghĩa với bạn. Đây bạn đang nhìn qua 1% của phần vũ trụ mà ta có thể nhìn thấy. và bạn đang nhìn thấy hàng triệu thiên hà, và những giao điểm nhưng bạn nhận ra chúng thậm chí không phải là cấu trúc chính. Đó là một cái khung,vật chất tối, vật chất không nhìn thấy được. Nó nằm ngoài kia cùng nhau. Nên hãy cùng bay qua nó và bạn sẽ thấy nó còn khó hơn đến mức nào khi bạn ở giữa một thứ gì đó để hiểu nó. Và, đây là kết quả giống nhau. Bạn thấy một sợi liên kết Bạn thấy ánh sáng là vật chất không nhìn thấy được, và màu vàng là những ngôi sao và thiên hà đang tiến tới. Và chúng ra sẽ bay quanh quanh. thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một vài giao điểm liên kết. và bạn thấy một chuỗi thiên hà. Chúng ta bay vào chuỗi thiên hà ấy và bạn sẽ thấy nó trông như thế nào. Từ bên trong, nó nhìn không phức tạp lắm, đúng không? Chỉ khi bạn nhìn nó theo quy mô lớn, khám phá nó, vân vân, bạn nhận ra nó cực kì khó hiểu, một thiết kế phức tạp, đúng không? Nó lớn lên theo cách nào đó. Nên, câu hỏi là: Nó khó tới mức nào để tập hợp nó, đúng chứ? Đội quân cần dùng phải to lớn đến mức nào để gắn vũ trụ này lại với nhau, đúng chứ? Đó là vấn đề, đúng chứ? Và chúng ta đang ở đây. Bạn thấy cách các sợi liên kết-- cách mà các sợi liên kết lại với nhau, để tạo thành những siêu quần thiên hà. Bạn phải hiểu, nó không thực sự nhìn giống thế này bạn không thể đi nhanh như thế này được, Mọi thứ có thể bị bóp méo Nhưng ở đây dùng nghệ thật tạo hình đơn giản. Nên, nếu bạn dành hàng tỉ năm đi tham quan bạn có thể thấy như thế có thể nhìn thấy những vật chất vô hình nữa Nên ý tưởng là, bạn sẽ làm thế nào để sắp xếp vũ trụ thật đơn giản? Chúng ta bắt đầu và nhận ra rằng toàn bộ vũ trụ vô hình, mọi thứ có thể nhìn thấy theo mọi hướng nhờ kính thiên văn Hubber cộng với các công cụ khác chỉ là một vùng còn nhỏ hơn cả một nguyên tử. Nó bắt đầu với những dao động cơ khí lượng tử nhỏ xíu. nhưng lớn lên theo một tốc độ khủng khiếp. Và những dao động đó, lớn lên đến vô cùng và chúng cuối cùng là thứ mà chúng ta thấy trên nền vũ trụ. Và ta cần một vài cách để chuyển những động này thành thiên hà và cụm thiên hà và để những cấu trúc này tiếp tục phát triển. Nên tôi cho bạn xem một mô hình nhỏ hơn. Phải chạy tới 1000 bộ xử lí trong máy tính trong vòng 1 tháng chỉ để tạo ra mô hình đơn giản này. Tôi sẽ cho bạn xem, thứ có thể chạy trên màn hình nền trong 2 ngày ở bức ảnh tiếp theo. Bắt đầu với những dao động nhỏ xíu khi vũ trụ đang ở điểm này, nhỏ hơn đến 4 lần và cứ thế. Bạn bắt đầu nhìn thấy mạng lưới, đĩa vũ trụ hình thành cấu trúc. và đây là cái đơn giản, bởi vì nó không có vật chất thường mà chỉ chứa vật chất tối. Bạn thấy cách mà vật chất tối kết lại và vật chất thường chỉ lê đằng sau. Nên, nó sẽ như thế này. Lúc đầu, nó sẽ rất giống nhau. Những dao động là một phần trong 100,000. Có những cao điểm là một phần trong 10,000 và hơn 1 tỉ năm mới có trọng lực. Đây là ánh sáng tỉ trọng, kéo mọi vật chất xung quanh vào Kéo thêm nhiều vật chất hơn nữa. Nhưng những khoảng cách trong vũ trụ quá lớn và phạm vi thời gian quá lớn nên nó mất rất lâu để hình thành. Nó cứ tiếp tục hình thành đến khi vũ trụ lởm chởm gần một nửa kích thước bây giờ trong quá trình giãn nở Lúc đó, vũ trụ bí mật bắt đầu tăng tốc quá trình giãn nở và cắt đi cơ cấu cấu trúc quy mô lớn. Nên ta đang nhìn thấy quy mô cấu trúc lớn như ta có thể thấy. sau đó chỉ những thứ đã và đang hình thành tiếp tục thành hình, và từ đó nó sẽ tiếp tục. Chúng ta có thể làm mô hình này, chỉ mất 2 ngày trên máy tính. ta cần 30 ngày với 1000 bộ xử lý máy tính để làm mô hình mà tôi đã cho bạn xem lúc nãy Nên chúng tôi có ý tưởng, tạo ra vũ trụ bằng cách bắt đầu ít hơn vật chất về cơ bản tạo ra mọi thứ chúng ta có thể nhìn ở bất cứ hướng nào, từ gần như là không gì cả-- nó là thứ cực kì tí hon cực kì bé nhỏ và gần như hoàn hảo, trừ việc nó có những cấp dao động nhỏ xíu, 1 phần trên 100.000 dao động mà hóa ra lại đem lại những thiết kế và mô hình thú vị đó là những thiên hà và ngôi sao và vân vân. Chúng ta có một mô hình, có thể tính toán và sử dụng nó để tạo ra thiết kế giống vũ trụ theo những gì ta nghĩ. Bản thiết kế đó là sự tiến bộ hơn tất cả khả năng tưởng tượng độc đáo. Nên, đây là thứ chúng tôi bắt đầu 15 năm trước với người thám hiểm vũ trụ làm cái bản đồ phía trên bên trái cơ bản đã chỉ cho ta thấy những dao động quy mô lớn. và dao động trên những phạm vi khác nhau. Bạn có thể thấy rằng, từ khi ta có WMAP, cái cho ta độ phân giải cao hơn thấy nhiều cấu trúc quy mô lớn giống nhau và còn thấy cấu trúc quy mô nhỏ Ở góc dưới bên phải là bản đồ ta nhận được nếu vệ tinh nhân tạo lộn từ trên xuống và vẽ bản đồ Trái đất. Bạn có thể thấy kiểu nhặt nhạnh tất cả các lục địa chính, nhưng nó là thế. Khi có Planck, ta kì vọng sẽ có giải pháp giống như giải pháp ta thấy của Trái đất nơi ta thực sự có thể nhìn thấy những kiểu hình phức tạp tồn tại trên Trái đất. Nhờ những góc sắc nét và cách mọi thứ ăn khớp với nhau bạn có thế thấy có các quy trình phi tuyến Địa chất học có những hiệu ứng này di chuyển những thanh ngang xung quanh và cứ thế. Bạn có thể thấy chỉ từ một tấm bản đồ. Muốn tới điểm trên bản đồ của vũ trụ trước đây ta có thể thấy có những hiệu ứng phi tuyến bắt đầu di chuyển, thay đổi và cho ta gợi ý về cách không-thời gian tự hình thành từ thuở sơ khai Nên đó là nơi chúng ta ở hôm nay và đó là thứ tôi muốn cho bạn thấy cho bạn một cách nhìn khác về bản thiết kế và mọi thứ khác trông như thế nào. Cám ơn. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta có thể áp dụng công nghệ nào để giảm thiểu nạn đói nghèo toàn cầu ? Và câu trả lời tôi tìm được thật sự khá bất ngờ. Bắt đầu từ việc xem xét tỉ lệ tử vong trong thế kỉ 20, cũng như nó đã gia tăng như thế nào, và đáp án rất đơn giản. Bạn cho rằng kháng sinh tạo nên khác biệt hơn nước sạch. Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Vậy nên những thứ rất đơn giản, những thứ công nghệ có sẵn, những thứ mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang web mọi thời điểm chính là thứ sẽ tạo nên những chuyển biến to lớn cho chính vấn đề này. Nhưng khi xem xét những công nghệ hiện đại hơn, công nghệ nano cũng như kĩ thuật di truyền cùng những thiết bị công nghệ số đang trở nên mạnh mẽ hơn, chính bản thân tôi cũng cảm thấy rất quan ngại về khả năng những công nghệ kia sẽ bị lạm dụng quá mức Nếu suy xét về vấn đề này, thì kể từ xa xưa chúng ta đã phải đối mặt với việc các cá nhân lợi dụng lẫn nhau. Từ đó dẫn đến sự ra đời 10 lời răn của Chúa: Đừng sát nhân. Đó chỉ là vấn đề giữa hai cá nhân với nhau. Rồi các thành phố được hình thành. Dân số trở nên đông đúc hơn. Và để tránh tình trạng một cá nhân bị các thế lực cộng đồng áp chế, con người bắt đầu nghĩ đến những quyền tự do cá nhân. Khi phải đối mặt với những nhóm lớn, như là ở tầm quốc gia, phải có chính sách bất khả xâm phạm chung, hoặc là trải qua rất nhiều cuộc xung đột thì cuối cùng chúng ta cũng đạt được một thỏa thuận chung để giữ lấy hòa bình thế giới. Còn ở hiện tại lại là một tình huống khác, mà người ta vẫn gọi nôm na là một thế trận không cân sức, khi mà công nghệ quá quyền lực đến nỗi nó lan rộng ra ngoài của phạm vi một quốc gia. Không phải chỉ ở quy mô của một đất nước, mà chính mỗi con người đang phải gánh lấy một nỗi lo tiềm tàng về sự diệt chủng trên diện rộng. Điều này cũng chính là hậu quả của việc các ngành công nghệ mới đang dần số hóa. Chúng ta đã được nhìn thấy những chuỗi gen Thậm chí còn có thể tải về những gene mầm bệnh từ Internet nếu thích. Và trên một tạp chí khoa học tôi đã xem, thì trong thời gian gần đây người ta nói rằng bệnh dịch cúm 1918 thật sự quá nguy hiểm để Fedex vận chuyển. Nên nếu muốn sử dụng để nghiên cứu, các nhà khoa học buộc phải tự tái tạo nó. Bởi vì, bạn thấy đấy, mầm bệnh có thể bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển. Vậy nên tính khả thi của việc làm này là hoàn toàn không thể phủ nhận. Cho nên việc chỉ cần một nhóm nhỏ đã có khả năng điều khiển được thứ công nghệ có thể tự tái tạo các yếu tố sinh học cũng như các thành tố khác rõ ràng rất nguy hiểm cho thế giới. Nguy cơ lớn nhất mà chúng có thế gây ra chính là một trận đại dịch toàn cầu. Và rõ ràng chúng ta không có đủ kinh nghiệm đối mặt với đại dịch cũng như không có khả năng ứng phó tốt với những tình huống mà chúng ta không được hướng dẫn hay trải nghiệm qua. Vậy nên việc lường trước sự việc không phải là bản năng của con người. Trong trường hợp này, việc phát minh thêm nhiều loại công nghệ mới không giải quyết vấn đề bởi nó chỉ trao cho con người nhiều quyền năng hơn. Vậy nên giải pháp cho vấn đề này, với những bậc như Russell và Einstein hay bất cứ hình ảnh cuộc đối thoại nào đó bản thân tôi nghĩ rằng trong thế kỉ 20 này giải pháp nên không chỉ từ cái đầu mà còn nên từ trái tim nữa. Chẳng hạn như, chính sách công và những tiến bộ trong đạo đức. Và thứ giúp ta có được nền văn minh là một thỏa thuận không sử dụng vũ lực. Con người có những quyền cá nhân nhờ vào sự bảo vệ từ xã hội cho phép chúng ta làm những gì hợp pháp, chứ không phải những gì có khả năng làm. Vì vậy để giảm thiểu tối đa nguy cơ xấu, chúng ta phải giới hạn đến mức tối thiểu khả năng của một cá nhân khi tiếp cận với năng lượng nguy hiểm này. Hơn nữa cần phải có sự phòng thủ nhạy bén, bởi không có giới hạn nào có thể ngăn cản một người điên làm gì đó. Và bạn thấy đấy, vấn đề ở đây chính là rất dễ dàng để thực hiện những điều xấu, hơn là tránh những điều xấu. Vậy nên việc sử dụng năng lượng không kiểm soát này mang tính lợi bất cập hại. Những suy nghĩ này đã xuất hiện trong đầu tôi từ năm 1999 và 2000 bạn tôi bảo rằng tôi đã quá căng thẳng và họ rất lo lắng cho tôi. Sau đó tôi kí hợp đồng viết sách nhiều ý táo bạo về vấn đề này và tôi chuyển vào một khách sạn New York, trong một căn phòng đầy ắp những cuốn sách về bệnh dịch, và như các bạn đã biết, quả bom nguyên tử đã phát nổ ở New York khi mà tôi đang ở trong phạm vi bán kính của nó, vân vân. Và rồi tôi cũng đã ở đó vào sự kiện 11/9, tôi đứng trên đường. Cùng mọi người chứng kiến tất cả. Tôi thức dậy vào sáng hôm say, bước ra phố, nhìn thấy những đoàn xe vệ sinh đỗ từng hàng trên đường Houston sẵn sàng thu dọn đống tàn dư đổ nát. Tôi đi đến trung tâm, nơi trạm tàu điện và tất cả mọi thứ bên dưới con đường 14th Street đều im lìm. Thật là một trải nghiệm hấp dẫn, nhưng không thực sự, tôi cho rằng, giống như một bất ngờ cho ai đó sở hữu căn phòng đầy ắp sách Bất ngờ luôn xảy ra đâu đó, nhưng nó không phải là bất ngờ giống như cách nó xảy ra. Và mọi người bắt đầu viết về vấn đề này. Hàng ngàn người viết về nó. Và tôi rồi đã thôi đọc sách, Chris gọi tôi để nói chuyện ở hội nghị. Tôi thực ra không nói điều đó nữa bởi vì, bạn biết đấy, mọi thứ diễn ra đã đủ khó chịu và phiền rồi Nhưng tôi đồng ý đến và nói một vài điều về chuyện này Và tôi cho rằng chúng ta không thể bỏ qua những điều luật đấu tranh chống mối đe dọa, điều mà chúng ta có vẻ đang làm bởi vì hiện tại, con người đang nắm quyền, vì đó là việc từ bỏ những thứ tạo nên nền văn minh. Ta không thể chống lại đe doạ bằng cách ngu ngốc ta đang làm Do những điều lệ đáng giá triệu đô gây ra hàng tỷ đô la thiệt hại, hàng triệu tỷ hành động đáp trả điều mà vô cùng ít hiệu quả và, có thể hoàn toàn chắc chắn làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Vậy ta không thể chống lại điều ấy với chi phí cực lớn với tỉ lệ lợi ích quá tầm thường. Vì thế sau khi từ bỏ cuốn sách-- và tôi vinh dự được tham gia Kleiner Perkins khoảng một năm trước và làm việc với tiền đầu tư cho bộ mặt đổi mới và cố gắng tìm ra các phát kiến có thể giải quyết những điều tôi cho là một số những vấn đề nổi trội. Những điều, rằng, có thể chỉ khác biệt một phần mười có thể đem lại sự thay đổi ngàn lần ở kết quả Tôi rất ngạc nhiên vào năm ngoái do chất lượng tuyệt vời và sự thích thú đối với các sáng kiến được đưa đến chỗ tôi Đôi lúc rất nhiều ý tưởng. Tôi phải cảm ơn Google và Wikipedia để tôi có thể hiểu một ít những điều mà mọi người đang nói tới những người đang bước qua cánh cửa. Nhưng tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 khu vực mà tôi hứng thú nhất và nó liên quan tới vấn đề tôi đã và đang đề cập trong báo cáo Wired. Trước tiên là cả kỉ nguyên của giáo dục và nó thực sự liên hệ với điều Nicholas nói với một máy tính giá 100 đô Và điều đó có nghĩa còn nhiều điều cần bàn về định luật Moore. Bán dẫn tân tiến nhất ngày nay có kích thước là 65 na-nô mét và ta đã thấy, và tôi hân hạnh được đầu tư vào công ty đã cho tôi sự tự tin là ta đã mở rộng định luật Moore xuống còn khoảng 10 na-nô mét Một tỉ lệ khác, ví dụ như nếu kích thước giảm xuống còn 6 sẽ cho ta một tỉ lệ là 100 so với cải tiến cơ sở mà vi xử lí có thể làm được. Và vì thế, đặt chúng vào thực tế, nếu một vật có giá 1000 đô hiện tại, giả dụ như, máy tính cá nhân tốt nhất, sẽ có giá tầm ấy, Tôi nghĩ ta có thể mua nó vào năm 2020 với giá 10 đô. Được chứ? Bây giờ, tưởng tượng điều gì xảy ra khi máy tính 100 đô ở năm 2020 trở thành một công cụ phục vụ học tập. Tôi nghĩ thách thức cho chúng ta đó là Tôi chắc chắn nó sẽ xảy đến, thách thức là, ta sẽ phát triển công cụ học tập và những thứ với mạng internet để có được lợi ích từ chúng hay không? Tôi cho rằng ngày nay ta có những chiếc máy tính cực kỳ mạnh mẽ, nhưng không có phần mềm đủ tốt cho chúng. Và nghĩ lại thì, sau khi phần mềm tốt hơn được tạo ra, rồi bạn chạy nó trên cái máy 10 năm tuổi, Ôi chúa ơi, chiếc máy này nhanh vậy sao? Tôi nhớ khi họ lấy giao diện Apple Mac và chạy nó trên chiếc Apple II, Chiếc Apple II hoàn toàn chạy được giao diện đó, ta chỉ không biết làm vậy vào thời điểm ấy. Nếu có được điều ta biết và nên tin tưởng bởi vì định luật Moore, như là, một điều bất biến Ý tôi là, nó chỉ là một quá trình dễ đoán trong 40 năm qua hoặc hơn thế. Ta biết được máy tính sẽ trở thành như thế nào vào 2020. Thật tốt khi ta có cơ hội để nói, hãy cùng kiến tạo giáo dục và dạy cho mọi người trên thế giới vì đó là một động lực lớn cho hoà bình. Và ta có thể trao cho mỗi người 1 chiếc máy tính 100 đô hay một chiếc máy 10 đô 15 năm sau đó. Khu vực thứ 2 tôi tập trung ở đây là vấn đề môi trường, vì điều đó rõ ràng đang đặt ra áp lực lớn lên thế giới. Chúng ta nghe được nhiều hơn về nó từ Al Gore một cách súc tích. Điều mà ta xem như là 1 xu hướng gần với định luật Moore đó là sự tiến bộ quyết định khả năng của chúng ta để chỉ ra vấn đề của môi trường là vật liệu mới. Ta có một thử thách, vì ô nhiễm thành thị đang gia tăng trong thế kỉ này từ 2 tỉ thành 6 tỉ thời gian ngắn ngủi. Người lên thành phố. Họ đều cần nước, năng lượng, và họ cần phương tiện và ta muốn họ phát triển một cách thân thiện với môi trường. Ngành công nghiệp hoạt động khá hiệu quả. Chúng ta cải thiện việc dùng năng lượng và nguồn lực hiệu quả, nhưng về phía tiêu dùng, nhất là Mỹ, cực kì kém hiệu quả. Nhưng những vật liệu mới mang lại những cải tiến không ngờ rằng đã có một nền tảng vững chắc là chúng đem lại lợi ích để lưu hành trên thị trường Và tôi muốn kể với các bạn một minh chứng về vật liệu mới được phát hiện 15 năm trước. Đó là ống nano các-bon, cái mà, Iijima tìm ra năm 1991, Chúng có những đặc tính tuyệt vời. Và là thứ ta khám phá khi ta bắt đầu kĩ thuật hoá ở tỉ lệ nano. Điểm mạnh của chúng: chúng gần như là vật liệu cứng nhất, có độ căng lớn nhất được biết đến. Chúng cực kỳ cứng. Chúng co dãn rất ít. Trong 2 chiều, nếu bạn tạo ra, giả dụ đi, một tấm vải từ chúng, nó sẽ chắc hơn Kevlar gấp 30 lần. Nếu tạo ra từ cấu trúc 3d , quả bóng bucky chẳng hạn chúng sẽ có vô số tính năng đặc biệt. Nếu bạn bắn 1 nguyên tử vào chúng và tạo 1 lỗ trên đó chúng sẽ tự sửa chữa; chúng kéo và đóng lỗ ấy lại trong vài femto giây, thực sự rất nhanh. { Tiếng cười} Nếu bạn chiếu ánh sáng vào chúng, chúng sẽ sinh ra dòng điện. Thực tế là, nếu bạn chiếu đèn flash camera chúng sẽ cháy. Để dòng điện chạy qua, chúng sẽ phát quang 1 chu kì dòng điện đặt vào sẽ có số chu kì gấp 1000 lần so với khi đặt vào một mảnh kim loại. Bạn có thể tạo bán dẫn cả loại p và n, nghĩa là bạn làm được cả bán dẫn từ chúng Chúng dẫn nhiệt theo chiều dài nhưng không lan xung quanh-- Chúng không có chiều rộng, hướng khác không nếu chồng chúng lên; bạn cũng sẽ có tính năng của sợi cáp các-bon Đặt nguyên tử lên chúng, nguyên tử bị văng ra ngoài cạnh-- chúng giống máy gia tốc tiệm cận hay súng điện vậy. Trong lòng ống nano nhỏ đến mức-- cái nhỏ nhất là 0.7 nano-mét -- Cơ bản là nằm trong vùng lượng tử. Đó là một nơi kì lạ trong ống nano. Và thế ta bắt đầu thấy, ta đã thấy những kế hoạch kinh doanh, nơi mà những thứ Lisa Randall đề cập nằm trong ống đấy. Tôi cókế hoạch kinh doanh khi đang tìm hiểu Thuyết dây vũ trụ của Witten để hiểu hiện tượng gì đang xảy ra trong vật liệu nano được đề xuất này. Trong ống nano, ta thực sự đạt đến giới hạn. Những gì chúng ta thấy với chúng và những vật liệu mới khác ta có thể làm nhiều thứ với những tính năng mới-- nhẹ hơn, bền hơn và áp dụng chúng vào vấn đề môi trường. Vật liệu mới tạo ra nước, làm pin năng lượng làm việc tốt hơn, vật liệu có thể tăng tốc độ phản ứng hoá học, mà làm giảm ô nhiễm, v.v Ethanol-- cách mới tạo ra ethanol. Cách mới để chế tạo phương tiện chạy bằng điện. Mơ ước sống xanh-- do chúng có lợi. Và ta đã đóng góp-- ta vừa lập một quỹ mới, góp 100 triệu đô vào kiểu đầu tư này. Ta tin là Genetech, Compaq, Lotus, Sun, Netscape, Amazon, Google trong những lĩnh vực này đang chưa được tìm thấy, bởi vì những cải tiến trong vật liệu sẽ đưa những công nghệ đi lên. Khía cạnh thứ 3 chúng tôi đang làm, và vừa công bố tuần trước- khi tất cả đang ở New York. Chúng tôi đã quyên góp 200 triệu đô vào một quỹ chuyên biệt để chống lại đại dịch gây ra bởi khủng bố sinh học. Và để cho các bạn góc nhìn về quỹ gần đây nhất Kleiner tổ chức một quỹ góp được 400 triệu đô, với chúng tôi là một nguồn hỗ trợ dồi dào. Và điều chúng tôi đã làm vài tháng qua-- thực ra là vài tháng trước Ray Kurzweil và tôi đã viết phần bình luận cho New York Times về việc công bố vi rút đại dịch 1918 rất nguy hiểm. Và John Doerr cùng Brook và những người khác lo ngại, và chúng tôi nhìn quanh xem thế giới đã đang làm gì để chuẩn bị cho đại dịch. Và chúng tôi thấy nhiều lỗ hổng Và chúng tôi tự hỏi, bạn biết đấy, ta có thể tìm thấy những sáng kiến sẽ lấp đấp những lỗ hổng này? Và Brooks bảo tôi trong giờ nghỉ khi đó, anh ta nói đã thấy nhiều điều đến nỗi mất ngủ, vì có quá nhiều công nghệ tuyệt vời ngoài kia, chúng ta gần như bị lấp đầy. Và ta cần chúng, bạn biết đấy. Chúng ta có thuốc kháng vi rút mà mọi người nói tới. Dự trữ vẫn có ích, gần như vậy. Đó là Tamiflu. Nhưng Tamiflu-- vi rút kháng được. Chúng có thể kháng Tamiflu. Chúng ta phát hiện với AIDS ta cần hỗn hợp để có hiệu quả tốt vì với vi rút kháng thuốc -- ta cần nhiều chất kháng vi rút. Ta cần giám sát tốt hơn. Ta cần mạng lưới để biết được chuyện gì đang diễn ra. Ta cần chẩn đoán nhanh để phán đoán nếu ai đó mắc một cơn cúm mà ta mới xác định gần đây. Ta đã có thể chẩn đoán một cách nhanh chóng. Ta cần kháng sinh mới và hỗn hợp mới. Ta cần loại vắc xin mới. Vắc xin cho diện rộng. Vắc xin mà ta sản xuất được nhanh. Hỗn hợp thuốc, vắc xin đa năng. Bạn thường được tiêm vắc xin 3 trong 1 chống lại ba loại virut. Ta cần -- ta không biết những thứ này sẽ đi về đâu. Ta tin là nếu ta lấp đầy 10 lỗ hổng, ta có cơ hội giúp giảm nguy cơ của một đại dịch Và sự khác biệt giữa cúm thông thường so với đại dịch là tỉ lệ giữa 1 và 1000 người chết và tất nhiên tác động to lớn đến nền kinh tế. Vậy chúng ta hứng khởi vì ta có thể đầu tư 10, hoặc đẩy nhanh 10 dự án và thấy chúng đến được thị trường trong vài năm nữa sẽ giải quyết được vấn đề. Vậy nếu ta đề ra, sử dụng công nghệ, giải quyết việc giáo dục, giải quyết về môi trường, giải quyết vấn đề dịch cúm, vậy điều đó có giải quyết vấn đề lớn hơn mà tôi nói đến trong bài Wired không? Và tôi sợ đáp án là không, vì bạn không thể giải quyết vấn đề quản lí công nghệ với nhiều công nghệ hơn. Nếu ta để nguồn năng lượng vô tận không kiểm soát, ta sẽ -- rất ít người sẽ tận dụng được chúng. Ta không thể đấu tranh bằng một triệu với một bất lợi. Vậy điều ta cần làm là, ta cần chính sách tốt hơn. Và để lấy ví dụ, một số thứ ta có thể làm đó là giải pháp bằng chính sách không thực sự theo chính trị hiện tại nhưng có thể với việc thay đổi quyền kiểm soát -- sử dụng thị trường. Thị trường là một lực lượng mạnh mẽ. Lấy ví dụ, thay vì kiếm soát vấn đề, cái mà thực ra vô dụng, nếu ta tăng giá trở thành chi phí làm ăn, chi phí cho thảm hoạ, để những người đang làm việc bị thiệt hại lớn hơn do thảm hoạ được bảo hiểm cho mối nguy đó. Vậy nếu bạn muốn một loại thuốc đến thị trường. Nhưng không được chấp thuận bởi người hành pháp. phải thuyết phục chuyên viên thống kê việc này an toàn. Và nếu bạn áp dụng ý tường về bảo hộ rộng hơn, bạn có thể dùng sức mạnh lớn hơn, sức mạnh thị trường, để đưa ra phản hồi. Làm sao bạn giữ vững luật lệ? Tôi nghĩ luật là điều rất tốt để gìn giữ. Vâng, bạn phải để mọi người có trách nhiệm Luật yêu cầu trách nhiệm. Ngày nay nhà khoa học, công nghệ, doanh nhân, kĩ sư không có trách nhiệm cá nhân cho hậu quả từ hành động của họ. Vậy nếu bạn ràng buộc nó- ràng buộc điều đó vào luật Và cuối cùng, tôi nghĩ ta phải làm điều thực sự không gần như không thể chấp nhận, ta phải bắt đầu thiết kế tương lai. Ta không thể lựa chọn tương lai, nhưng ta có thể chỉnh hướng nó. Sự đầu tư ta cố gắng ngăn đại dịch cúm ảnh hưởng sự phân tán của các kết quả có thể xảy ra. ta có thể không ngăn được nó, nhưng cơ hội sẽ lướt qua ít hơn nếu ta tập trung vào vấn đề. Thế ta có thể thiết kế tương lai nếu ta lựa chọn điều gì ta muốn xảy ra và không muốn, và đưa ta đến vị trí ít hiểm họa hơn. Phó tổng thống Gore nói về cách ta có thể lái dấu hiệu khí hậu đến xác suất thấp hơn tới mối nguy hiểm họa Nhưng trên hết, điều ta phải làm là giúp những người tốt, những người phía bảo vệ, có lợi thể hơn những người lạm dụng mọi thứ. Và những gì ta phải làm để thực hiện điều đó là ta phải giới hạn truy cập loại thông tin cụ thể nào đó. Và lớn lên như ta đã làm, và giữ giá trị cao việc tự do ngôn luận, điều đó khó để ta chấp nhận -- để tất cả chúng ta chấp nhận. Việc này đặc biệt khó đối với các nhà khoa học mà còn nhớ, bạn biết, Galieo khi bị giam, và vẫn đấu tranh chống lại nhà thờ. Nhưng đó là cái giá của việc có nền văn minh. Cái giá việc giữ luật lệ là giới hạn việc có được quyền to lớn và gần như không kiểm soát. Cảm ơn. (vỗ tay) Tôi là một ông bố kiệt sức. Hiện đang trong sở hữu và chịu thống trị của hai nhà độc tài nhỏ xinh, chúng thống trị cuộc sống tôi với bàn tay sắt khi vẫn đang mặc bỉm Huggies. (Cười) Chắc có lẽ vì gần đây, tôi chìm ngập trong trẻ nhỏ nên tôi chú ý kĩ đến một tiêu điểm này. Hình như trên thế giới, tại các nước phát triển, người dân sinh ít con hơn. Từ Bắc Mĩ, Châu Âu, Trung Quốc đến Nhật Bản, có một sự suy giảm nhất định trong tỉ lệ sinh. Thật ra, trong vòng 50 năm qua, tỉ lệ sinh toàn cầu đã giảm một nửa. Chuyện quái gì đang xảy ra vậy? Những người bạn tôi mà không muốn có con, đều đổ cho biến đổi khí hậu là lí do cho việc không có con. Nhiều người trong các bạn ngồi đây nói rằng, ''Waj, còn việc quá đông dân số nữa, còn có tỉ lệ sinh cao ở nhiều nước Châu Phi và Trung Đông, còn có những đứa trẻ mồ côi cần có cha mẹ, còn việc có quá ít tài nguyên cho mỗi người, và ôi, nhân tiện, chúng ta còn có lượng khí thải các bon khổng lồ đang hủy hoại hành tinh này. Tôi nghe, tôi nghe rõ các bạn. Và dù bao hỗn loạn như thế đi chăng nữa, tôi vẫn nghĩ chúng ta nên sinh con. Tôi tin chúng ta có thể và nên đấu tranh cho Trái Đất và nhân loại, cùng một lúc. Giờ, nếu tôi có thể nói lên ý kiến cá nhân tôi hiểu, tôi hiểu vì sao một số bạn hoài nghi về việc sinh con. Đây là bức ảnh chụp tôi và vợ trước khi có con. Trẻ trung, hạnh phúc, vui tươi. (Cười) Đây là bức ảnh của tôi với lũ nhỏ. Chỉ còn là cái vỏ nát, thất bại của một người đàn ông. (Cười) Đây là ảnh của chiếc xe mà tôi nghĩ mình sẽ lái khi lớn. Một chiếc Porsche. Đây là chiếc xe mà tôi thật sự đang lái. Một chiếc xe gia đình Honda Odyssey. (Cười) (Vỗ tay) Tràng vỗ tay dành cho xe gia đình. Nơi đã từng là hi vọng thì giờ là không gian tiện ích và quãng đường đi rất xa. Giờ, tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi hoàn toàn nhận thức được mối đe dọa kinh khủng từ nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Tôi chỉ muốn công nhận việc sinh con trong sâu thẳm là một lựa chọn cá nhân. Và nhiều người muốn mà không được. Nhưng chỉ hôm nay thôi, hãy xem thử mặt khác của vấn đề nhé. Về việc vì sao không có đủ trẻ em sẽ thành một vấn đề lớn trong việc phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ta cần có tỉ lệ sinh trung bình 2,1 trẻ trên một người mẹ lúc này chỉ đề có đủ người thay thế thế hệ trước. Nhiều bạn nghĩ quá tải dân số sẽ là vấn đề trong 100 năm nữa -- thật ra thì đó có thể là thiếu hụt dân số. Vậy câu hỏi được đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra nếu con số đó sâu dưới mức 2,1? Sẽ có một hiệu ứng đô-mi-nô. Khi chúng ta già đi và sống thọ hơn, sẽ có một sự giảm sút dân số trẻ, điều mà sẽ dẫn đến thiếu hụt lao động ở những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tôi đang nói đến Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Ít lao động trẻ đồng nghĩa với nguồn thu từ thuế giảm. Nguồn thu thuế giảm đồng nghĩa với ít tiền và ít tài nguyên cho các chương trình an ninh xã hội mà tất cả chúng ta sẽ phải phụ thuộc. Tôi đang nói về quỹ hưu trí và bảo hiểm xã hội. Có vẻ đúng là mọi thế hệ đều kết nối với nhau. Nhưng thế quái nào ta lại đi đến tình trạng này? Chà, trong vài trường hợp, đó là chủ đích. Hãy lái chiếc DeLorean đến những thời điểm đơn giản hơn. Hãy dừng lại tại Trung Quốc. Thời điểm giữa sự kết thúc thời kì disco và phim "Đế chế phản công" -- 1980. Năm 1980, Trung Quốc quyết định thi hành chính sách một con, giới hạn gần như các bậc cha mẹ để chỉ sinh một người con để chống lại bùng nổ dân số. Hãy xem những lời tuyên truyền cũ của Trung Quốc này, thật dễ thương. Giờ, tua nhanh đến năm 2019. Dù đã chấm dứt chính sách một con vào năm 2015, tỉ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm mạnh. Thật ra dân số sụt giảm của Trung Quốc làm giảm nguồn lực phát triển lớn nhất của đất nước -- nhân lực. Nếu xu hướng này duy trì, dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2029 trước khi bước vào thời kì "suy giảm không thể ngăn cản." Chính quyền Trung Quốc đang rất hoảng loạn đến nỗi phải đưa ra những tuyên truyền mới và đó là năn nỉ các cặp đôi sinh con cho đất nước. Hãy nhảy lên chiếc DeLorean và đến với Nhật Bản, xuất xứ của chiếc xe gia đình Honda Odyssey yêu dấu. (Cười) Hiện nay, Nhật Bản đang sản xuất nhiều tã người lớn hơn tã trẻ sơ sinh. Số trẻ em sinh ra ở Nhật đã giảm trong vòng 37 năm liên tiếp. Và không giống các nước khác, Nhật đã không thể thay thế dân số mình với lượng lao động nhập cư. Sẽ xảy ra thiếu hụt lao động và không đủ ngân sách để cấp cho quỹ phúc lợi xã hội. Nhật đang đưa ra hai giải pháp lúc này. Một là sự khuyến khích tài chính. Vài chính quyền địa phương ở Nhật trả tiền cho các cặp đôi sinh con, với mức tiền tăng lũy tiến khi một đứa trẻ nữa được sinh ra. Nó đã hiệu nghiệm trong năm 2014 tại một thị trấn có tên là Ama. Điều đó đã tăng mức sinh từ 1,66 lên 1,8 trẻ trên một người mẹ. Nhưng nó không lôi kéo được toàn bộ Nhật. Năm 2018, lãnh đạo của đảng cầm quyền ở Nhật thử một chiến thuật mới. Ông nói với những người trẻ, "Các bạn thật ích kỉ khi không sinh con." Kinh ngạc làm sao, sỉ nhục không phải là liều thuốc kích dục. Kinh ngạc, tôi biết, kinh ngạc. Ai nghĩ nó không thành công chứ? (Cười) Hãy lại nhảy lên chiếc DeLorean để đến Châu Âu, châu lục của những loại phô mai ngon tuyệt tôi thích ăn nhưng không thể phát âm. Anh và gần như Tây Âu có tỉ lệ sinh khoảng 1,7 trẻ trên một người mẹ, ít nhất thì cũng cao hơn Hungary với tỉ lệ rơi vào khoảng 1,45 trẻ. Giờ, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã đề xuất một giải pháp mới để cố khuyến khích người dân sinh con. Ông nói gia đình mà một người mẹ có bốn hay nhiều con hơn sẽ không phải trả thuế thu nhập cá nhân. Khá hay đấy chứ, khá hay. Ít nhất cũng đỡ hơn đề xuất năm 2007 của Nga, là sẽ cho những người mẹ trong một vùng nhất định cơ hội thắng một chiếc tủ lạnh nếu họ có nhiều con hơn. (Cười) Vâng, nó không hiệu quả, không hiệu quả chút nào. Nhưng chờ đã, hãy bình tĩnh. Orbán đề xuất điều này chủ yếu vì ông muốn giới hạn số người Hồi giáo và người da màu. Ông ấy nói rằng ông không nghĩ truyền thống, văn hóa, màu da của Hungary phải "hòa lẫn với dân tộc khác." Thật tinh tế. Không may cho Orbán và phần đông Châu Âu, tỉ lệ sinh vẫn chưa đủ cao lúc này để bổ khuyết nếu không có dân nhập cư. Trong các quốc gia Châu Âu, có một sự giảm về mặt nhân khẩu học. Vậy có vẻ là, ở Châu Âu, nghiệp chướng sẽ là người da màu và Hồi giáo. (Cười) (Vỗ tay) Chỉ nói thế thôi. Câu hỏi còn lại là: Tại sao mọi người không sinh đủ con? Tại sao tỉ lệ sinh giảm ở các nước này? Trong một vài trường hợp, đó là vì phụ nữ có học thức hơn. Họ tự chủ được tài chính -- vỗ tay. Tất cả đều tốt, đều tốt cả, vâng. (Vỗ tay) Ở Ấn Độ, điều đó thật tuyệt, nó đã giảm tỉ lệ sinh nhưng cũng giữ nó trên mức 2,1 kì diệu. Phụ nữ tiếp cận nhiều với các biện pháp tránh thai, nắm quyền kiểm soát mức sinh sản của mình, toàn điều tốt cả. Nhưng cụ thể ở Mỹ, nhiều người trẻ quyết định không sinh con, với cùng một lí do: mối lo về mặt tài chính. Hãy lên chiếc DeLorean để đến quê hương tôi, nước Mỹ, nơi tỉ lệ sinh chạm mức thấp nhất lịch sử vào năm 2017. Mỹ là nước đắt đỏ nhất thế giới để sinh con. Nếu bạn không có bảo hiểm, bạn sẽ tốn 32.000 đô la để sinh một em bé, đấy là nếu mọi thứ êm xuôi. Đó giống như việc mua một chiếc Honda Odessey mới vậy. Vậy, chúc mừng nhé, bạn vừa có con, nhưng lợi nhuận kinh tế của đứa bé là không và đoán xem nào? Mỹ là nước công nghiệp duy nhất trên thế giới không bắt buộc chủ lao động phải trả trợ cấp nghỉ sinh. "Cô là mẹ của đứa con mình rồi, chúc mừng, điều này thật tuyệt. Trở lại làm việc không cô sẽ bị sa thải đấy, mẹ trẻ ạ!'' Vợ tôi và tôi, cả hai đều đi làm, chi khoảng 3.500 đô la một tháng -- một tháng -- ở Virginia để nuôi con. Nếu bạn tính toán thì đó là 40.000 đô la một năm. Đó giống như việc mua một chiếc Honda Odyssey mới, đã được độ. Tôi có một chiếc rồi, tôi không cần 10 chiếc. Đây là gợi ý táo bạo của tôi. Hãy giúp cho việc có con của mọi người dễ dàng hơn. Hình như để đầu tư cho tương lai, thật ra chúng ta phải đầu tư vào hiện tại và giúp đỡ những cặp đôi muốn trở thành cha mẹ. Hãy cung cấp hệ thống y tế họ chi trả được, hãy cho họ nền giáo dục trẻ họ chi trả được, hãy cho họ nghỉ sinh có lương. Trong các nước EU năm 2017, Pháp được báo cáo có tỉ lệ sinh cao nhất. Tại sao chứ? Phần lớn là nhờ chính sách nghỉ thai sản của họ đã giữ phụ nữ trong lực lượng lao động. Tôi đang nói về bao cấp nhà trẻ và nghỉ thai sản có lương. Trung Quốc và Nhật Bản cuối cùng cũng nhận ra và đề xuất các chính sách đó. Điều đó thật tuyệt. Dù nói như thế, tôi biết vài bạn nghe tôi nói và vẫn nghĩ món đầu tư tốt nhất trong tương lai là không sinh con. Tôi tôn trọng điều đó. Tôi hiểu lựa chọn đó của bạn. Và tôi biết nhiều người trong hội trường muốn có con nhưng các bạn kinh sợ khi nghĩ đến tương lai. Và cũng là bậc cha mẹ, tôi hiểu các bạn. Tôi sợ những gì trước mắt. Tôi viết câu đó một tháng trước. Nhưng điều đã kéo tôi về lại với gia đình là vào ba ngày trước, khi tôi đang ở TED. Ba ngày trước, vợ tôi gọi cho tôi và cô ấy khóc. Tôi nhấc máy trong phòng khách sạn. Và cô ấy nói, "Em đang gọi từ bệnh viện." Cả nhà phải đưa đứa con gái bé bỏng Nusayba, được đặt theo tên một công chúa chiến binh, đến bệnh viện vì có một khối u được phát hiện trong bụng con bé. Chúng tôi nhận kết quả xét nghiệm và có rất nhiều khối u quanh gan con bé. Hôm nay, sáng nay, chúng tôi được biết con bé đang bị ung thư gan giai đoạn bốn. (Khán giả kinh ngạc) Đây là một tuần khó khăn. Đã là một tuần thật sự khó khăn. Và nếu có thể, tôi chỉ muốn dành ít thời gian để cảm tạ các nhân viên TED, mọi người, từ trên xuống dưới, mọi người ở hậu trường, phòng ghi hình, vài diễn giả, tin đã được loan truyền. Thay mặt cho gia đình, vợ tôi và bố mẹ tôi -- bố mẹ Pakistan của tôi bảo tôi phải nói điều này -- cảm ơn bạn đã tử tế và tốt bụng trong tuần này. Vậy xin được cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Đây là những đứa con yêu của tôi, hai đứa con bé bỏng Ibrahim và Nusayba. Tôi đã nói chuyện với vợ mình, dù cho tin dữ đó và cuộc chiến phía trước, chúng tôi kết luận rằng cả hai không hối hận một chút nào. Sinh con là quyết định sáng suốt nhất của chúng tôi. Hai đứa con đã cho chúng tôi bao niềm vui và chúng đã đem đến thế giới bao niềm vui và sinh con là một sự mạo hiểm nhưng cuộc sống là một sự mạo hiểm. Và vâng, tôi mong là các bạn vẫn chú ý, chúng ta cần đầu tư vào trẻ em ở các nước phát triển nếu chúng ta muốn cứu nền kinh tế và trợ cấp xã hội. Nhưng đó không phải là lí do bạn sinh em bé. Đó không phải là lí do chính. Trẻ em đã luôn đại diện cho những khả năng vô hạn tốt nhất, can đảm nhất, đẹp nhất của nhân loại. Và nếu ta đang ở các nước phát triển, toàn thể chúng ta, lựa chọn không sinh con và không đầu tư vào hiện tại và thế hệ tương lai, vậy thì sống làm gì cơ chứ? Ý nghĩa của việc cùng nhau đi trên hành trình lố bịch này là gì chứ? Và với những người có thể và lựa chọn, với những có thể và lựa chọn sinh con, các bạn có thể truyền sinh khí vào thứ xinh đẹp được gọi là sự sống chứ, với lòng tốt, sự rộng lượng, sự tử tế và tình yêu. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Máy tính đã dần trở nên thật sự phi thường. Chúng ta đang đi xung quanh với các siêu máy tính bỏ túi. Điều đó không tuyệt vời sao? Vậy nên thật đáng thất vọng khi cái cách chúng ta sử dụng, tương tác với máy tính, không thực sự thay đổi suốt 50 năm qua. Chúng ta vẫn sử dụng chuột và bàn phím. Ta nhấp chuột trên màn hình và nút bấm. Điện thoại di động cũng giống nhau. Chúng ta sử dụng ngón tay thay vì chuột. Chỉ có thế thôi sao? Tương lai sẽ trở nên như vậy chăng? Chúng ta sẽ mắc kẹt trong màn hình máy tính với khuôn mặt chẳng thể thấy được thế giới xung quanh mình? Đó không phải tương lai tôi hình dung ra, hay tương lai mà tôi bị thu hút. Thứ mà tôi luôn thấy hứng thú là đồ vật, vật dụng thực mà ta dùng hằng ngày, như đồ vật trên chiếc bàn mà gia đình này không chú ý tới. Đồ vật kể câu chuyện. Chúng nói lên ta là ai. Chúng nói lên rất nhiều điều về ta. Để tôi cho bạn thấy một ví dụ. Đây là ảnh chụp những thứ mà một người chạm vào trong suốt 24 tiếng. Có thể thấy điều gì từ anh chàng này? Anh ấy thích chiếc mô tô của mình. Nhỉ? Đồ vật lớn nhất trong bức ảnh. Còn cô gái này, ta thấy được gì? Cô ấy dành hết thời gian ở bãi biển. Có một cái ván lướt sóng. Cô sống cạnh biển. Còn anh bạn này thì sao? Anh ấy là đầu bếp. Hãy nhìn tất cả số nguyên liệu anh chạm vào trong ngày, trong khi chuẩn bị thức ăn, và máy tính là một phần nhỏ trong cuộc sống của anh ấy, vật dụng tội nghiệp ở trong góc. Vậy nếu ta sử dụng đồ vật mọi lúc, và chúng là một phần không nhỏ cuộc sống của ta, đồ vật có thể trở thành phương tiện để ta tương tác với cuộc sống số? Thế giới có thể trở thành giao diện của bạn không? Đó là ý tưởng của tôi. Tôi đã nghiên cứu về nó suốt 20 năm qua. Ý tưởng của tôi là, để tương tác trong cuộc sống số, bạn không cần tới màn hình, bàn phím và chuột. Bạn có thể tương tác với cuộc sống số chỉ với những thứ mà bạn dùng hằng ngày. Và để hiện thực hóa ý tưởng này, tôi cần giải quyết ba thách thức lớn. Để tôi nói bạn nghe về chúng. Thách thức đầu tiên, quá rõ ràng: Nó có khả thi không? Làm sao có thể lấy một thứ bạn vẫn dùng hằng ngày và biến nó thành giao diện máy tính? Tôi được truyền cảm hứng bởi cuốn "Hackers". Tôi đọc nó khi còn là cậu thiếu niên, và một trong những ý tưởng cơ bản của cuốn sách là bạn có thể thay đổi mục đích sử dụng của đồ vật bằng cách phát minh công nghệ mới, sau đó cài đặt vào vật dụng và thay đổi chúng. Tôi nghĩ đi nghĩ lại xem mình có thể phát minh kiểu công nghệ như thế nào để đặt vào đồ vật bạn dùng hằng ngày và khiến chúng dễ tương tác. Khi giải quyết vấn đề này, tôi đã phát minh ra bộ cảm biến có thể truyền điện trường vào vật thể và biến chúng thành các giao diện cử chỉ. Vậy cái nắm cửa này, không cần sửa đổi, có thể trở thành cảm biến thao tác. Nó có thể nhận biết, có thể cảm nhận bạn chạm vào nó thế nào. Có thể xoay một vòng, hay nắm. Và cái nắm cửa không thay đổi gì. Bản thân nắm đấm cửa không có gì đặc biệt. Thứ gì cũng có thể tương tác tốt. Còn cây cối thì sao? Nó cũng rất thú vị, bởi với cây cối, chúng biết khi bạn chạm vào. Bạn có thể thấy đường di chuyển lên xuống trong hình. Và chúng có thể biến thành giao diện âm nhạc. (Tiếng nhạc) Hiện tại, chúng tôi cũng có những ứng dụng thực tế: một cây lịch để bàn cho những ai bị ám ảnh với tính thực tiễn. (Cười) Ta có thể gán cho mỗi vật dụng một đặc tính. (Nốt thấp thay đổi cao độ) Trong ví dụ cụ thể này, cây phong lan có thể giao tiếp với bạn qua hình ảnh và âm thanh. Nó không thích bị chạm vào, nên nó tạo ra những hình ảnh điện đang rít lên với bạn. Còn ví dụ, cái cây này, mạnh mẽ hơn, nó là cây lưỡi hổ, nó thích chơi với bạn, nó thu hút bạn. Vậy nên mỗi đố vật có thể khác nhau, và mỗi đồ vật có thể biểu hiện cảm xúc của mình. Mọi đồ vật đều có thể được thâm nhập, tất cả, kể cả cơ thể con người. Ở ví dụ này, chúng tôi kết nối với cơ thể người để có thể đo lường xem bạn gập tay thế nào và sau đó sử dụng cử chỉ tay để kiểm soát thứ gì đó, vậy nếu bạn không muốn nghe chút nhạc tới hàng nghìn lần, bạn chỉ cần đơn giản bịt tai lại để không nghe thấy nữa. Mọi thứ đều thâm nhập được, và nghiên cứu là rất quan trọng, nhưng thách thức thứ hai là làm thế nào để từ nghiên cứu phát triển và sản phẩm mẫu, tới sản phẩm thực sự. Làm thế nào ta có thể tạo ra vật dụng vừa thực tế vừa có giao diện? Và bạn có thể tự hỏi ai sẽ là người làm ra chúng? Thung lũng Silicon? Thông qua Thâm Quyến chăng? Thách thức ở thời điểm hiện tại là thế giới đồ vật quá rộng lớn. Mỗi năm, ngành may mặc tạo ra 150 tỷ sản phẩm may mặc. Trong khi đó, ngành công nghệ chỉ tạo ra 1,4 tỷ sản phẩm điện thoại. Thế giới vật dụng lớn hơn rất nhiều so với thế giới công nghệ. Thế giới công nghệ không thể thay đổi thế giới vật dụng. Thay vào đó, chúng ta cần tạo ra công nghệ làm thay đổi người sản xuất ra đồ vật, những người làm ra cái ghế, quần áo và mọi thứ khác, trở thành người làm ra vật dụng thông minh, cho phép họ làm điều đó. Để kiểm tra thách thức này, chúng tôi nảy ra ý tưởng và thử thách rất đơn giản: Một thợ may có thể làm ra một thiết bị có thể mang trên người không? Không phải chúng tôi muốn chọn một thợ may và biến anh ta thành một kỹ sư điện. Chúng tôi vẫn mong muốn có một vài thợ may. Nhưng cái chúng tôi muốn làm là tạo ra công nghệ mà có thể nhìn, cảm nhận, phản ứng giống với vật liệu được thợ may sử dụng để làm ra quần áo. Ví dụ, bảng điều khiển cảm ứng cho một thợ may nhìn sẽ như thế này, làm từ vải, nên bạn có thể dùng kéo cắt và khâu. Đồng thời, nó cũng cần giữ được các tính năng. Cách để làm ra bảng điều khiển cảm ứng bằng vải cũng yêu cầu phương pháp rất khác so với đồ điện tử tiêu dùng. Trong trường hợp này, chúng tôi phải đi đến vùng núi ở Tokyo tới một nhà máy nhỏ sản xuất kimono cho các thế hệ. Chúng tôi làm việc cùng với các cộng sự, những người không phải là kỹ sư. Đó là một nghệ nhân biết cách tạo ra đồ vật và một nghệ sĩ có thể khiến đồ vật đẹp hơn. Làm việc với họ, chúng tôi tạo ra loại sợi tốt nhất thế giới, chứa các hợp kim kim loại mỏng được bọc xung quanh bởi sợi polyester và sợi cotton. Lọai sợi này được sản xuất bởi cùng loại máy móc đang sản xuất sợi để may kimono Chúng tôi lấy loại sợi này và đưa đến nhà máy, chuyên sản xuất vải, và dệt nên loại vải thông minh sử dụng máy móc thông thường với màu sắc và chất liệu đa dạng, và chúng tôi đưa loại vải đó cho một thợ may ở Savile Row, London. Thợ may là những người truyền thống, đặc biệt là ở Savile Row. Họ không sử dụng máy tính. Cũng không dùng máy móc Họ dùng đôi tay mình để cắt. Họ đo sản phẩm cho vừa vặn trên cơ thể người, chứ không phải hình nộm 3D. Công nghệ không có trong từ điển của họ, Nhưng họ cũng là người hiện đại. Họ biết cách sử dụng công nghệ. Vậy nên nếu công nghệ có thể thành hình Như nút bấm, vải vóc, thứ gì đó họ có thể sử dụng, thì chắc chắn họ có thể làm ra thiết bị đeo trên người, quần áo có thể thực hiện cuộc gọi. (Chuông điện thoại) Tôi đã chứng minh được có thể tạo ra thiết bị đeo trên người, không phải bởi một công ty điện tử, mà nhờ một thợ may. Chúng tôi làm việc và cộng tác với Levi's đối tác và hàng xóm của chúng tôi, để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, chính là chiếc áo khoác tôi đang mặc lúc này. Bạn có thể mua nó, hiện đang được bày bán. Nó được sản xuất ở cùng một nhà máy đã sản xuất các sản phẩm của họ, và bạn cũng để ý rằng tôi đang kiểm soát bài diễn thuyết qua ống tay áo của mình. Tôi làm thế này là tiến lên. Như thế này là lùi lại. Và tất nhiên, có nhiều chức năng hơn. Giờ tôi có thể kiểm soát việc điều hướng, điều chỉnh âm nhạc của mình, nhưng quan trọng, nó vẫn chỉ là cái áo khoác, một vật dụng, làm tôi trông bảnh hơn. (Cười) (Vỗ tay) Và đó là điều quan trọng nhất. (Cười) Rồi, ta đã chứng minh rằng có thể biến đồ vật thành giao diện. Rằng những người thợ có thể tạo ra chúng và không cần tới công ty công nghệ. Nhìn tôi thật tuyệt. Thế là xong rồi chứ? (Cười) Chưa đâu. Thách thức thứ ba: Làm thế nào để nhân rộng? Làm thế nào từ một thành nhiều sản phẩm? Và đó là điều chúng tôi đang tiến hành. Để tôi nói bạn nghe cách chúng tôi làm. Đầu tiên, tôi muốn bản thân xác định rõ -- Tôi không nói về Internet vạn vật cũng không tạo ra thứ thiết bị tiện ích khác khiến bạn nhàm chán và vất vào góc tủ và lãng quên nó. Tôi đang nói đến nguyên lý cơ bản, quan trọng dẫn lối cho việc mình làm: "Công nghệ phải làm cho những thứ đang tồn tại trở nên tốt đẹp hơn." Chúng tốt đẹp hơn nhờ việc kết nối với cuộc sống số và bổ sung các tiện ích và chức năng mới trong khi vẫn giữ mục đích ban đầu, không thay đổi nó. Chiếc áo tôi đang mặc có thể điều khiển điện thoại di động và bài thuyết trình, nhưng vẫn chỉ là áo khoác. Nghĩa là một khi chúng tôi bắt đầu tạo ra đồ vật có giao diện và kết nối, mỗi thứ sẽ có bộ thiết bị truyền động, màn hình và cảm biến riêng chỉ dành cho chúng. Một đôi giày chạy không nhất thiết phải có cảm biến chạm. Tại sao phải cần tới nó cơ chứ? Nếu bạn có một cảm biến, nó nên đo lường hiệu suất chạy của bạn, hay tác động lên đầu gối, trong khi vẫn là đôi giày chạy tuyệt vời. Người làm ra vật dụng cần bắt đầu suy nghĩ nên đưa ra tính năng số nào cho người dùng. Họ sẽ phải trở thành các nhà cung cấp dịch vụ, nếu không sẽ trở nên thừa thãi. Ta sẽ phải cung cấp và tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ giống như đã làm với điện thoại di động, nơi bạn có các ứng dụng và dịch vụ, và mọi thứ khác, và đôi khi, bạn vẫn thực hiện một cuộc gọi. Để khiến hệ sinh thái này trở nên khả thi, ta cần tránh việc phân nhỏ nó ra. Không nên tạo các giao diện khác nhau cho người dùng và vật dụng khác nhau. Cần tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho người dùng và do vậy, chúng tôi phải tạo ra một nền tảng điện toán duy nhất tạo điều kiện cho tất cả những thứ đó. Nền tảng ấy sẽ như thế nào? Tôi nghĩ câu trả lời khá rõ ràng: Chính là điện toán đám mây. Hiện tại không thể kết nối trực tiếp đồ vật với đám mây điện toán. Nên bạn cần phát triển một thiết bị nhỏ có thể cắm vào tất cả các đồ vật kết nối chúng tới đám mây điện toán để khai mở tiềm năng của chúng và bổ sung tính năng mới. Để tôi cho bạn thấy, lần đầu tiên, một thiết bị mà chúng tôi đã xây dựng. Đây là lần đầu chúng tôi giới thiệu tới công chúng. Trông nó sẽ như thế này đây, và là một thiết bị nhỏ sẽ được kết nối tới những thứ mà ta muốn chúng thông minh hơn và có liên kết, giao diện. Nó sẽ vận hành thế nào? Nó có vài điện cực ở phía sau. Nên khi cắm vào các đồ vật khác nhau, như ở đây, thiết bị sẽ nhận dạng được bạn đang cắm nó ở đâu và sau đó cấu hình lại chính nó để kích hoạt chức năng cụ thể cho những đồ vật khác nhau. Chúng tôi muốn chuyển thiết bị này tới những người thợ, người làm ra quần áo và đồ nội thất, để họ có thể dùng nó như dùng khuy áo, khóa kéo. Còn việc tạo ra thứ gì với nó là tùy ở họ. Chúng tôi sẽ không chỉ đạo cả việc sử dụng. Chúng tôi muốn để những con người tạo ra đồ vật -- các nghệ nhân và nhà thiết kế, các nhãn hiệu và thợ thủ công -- tự mình tưởng tượng và sáng tạo nên thế giới mới nơi vạn vật được kết nối và chứa đựng các tính năng số mới, đầy thú vị này. Chúng ta không cần bàn phím và màn hình và chuột để tương tác với máy tính. Tôi đã nghiên cứu ý tưởng này suốt 20 năm, và nó đang dần thành hình, và khi đó, thứ mà chúng tôi nhận ra là tôi đã luôn nghĩ rằng tôi đang nghiên cứu giao diện máy tính Tôi đã luôn cho mình là một kỹ sư thiết kế tương tác, nhưng tôi nhận ra rằng tôi không xây dựng các giao diện. Mà tôi và các cộng sự, đang tạo nên một loại máy tính mới, một máy tính luôn hiện hữu quanh ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Sự sáng tạo to lớn. Đây là thời điểm cần, chúng ta cần sự sáng tạo vĩ đại. Hãy thảo luận xem. Sự sáng tạo vĩ đại là đáng kinh ngạc, vô lý, hợp lý, hết sức quyền lực. Sự sáng tạo vĩ đại có thể lan tỏa sự khoan dung, tự do vô đối, làm cho giáo dục giống như một ý tưởng sáng chói. (Cười) Sự sáng tạo tuyệt vời có thể làm rỏ sự thiếu hụt, hay chỉ ra rằng sự thiếu hụt không ở mức cần thiết phải như vậy. Sự sáng tạo vĩ đại có thể làm cho chính trị gia được bầu chọn, hay các đảng phái không được bầu chọn. Nó có thể làm cho chiến tranh giống như bi kịch hay trò hề. Sáng tạo là vật lưu niệm của nhà sản xuất đặt khẩu hiệu lên các áo thun và các cụm tự trên môi của chúng ta. Đó là cái dò đường chỉ cho chúng ta thấy con đường đơn giản thông qua một mê cung đạo đức bất khả xâm phạm. Khoa học rất thông minh, nhưng sự sáng tạo là một cái gì đó không thể biết được, nó ma lực hơn. Và bây giờ chúng ta cần cái ma thuật đó. Đây là thời điểm chúng ta cần. Khí hậu của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng, quá nhanh chóng. Và sự sáng tạo vĩ đại là cần thiết để làm những gì nó làm rất tốt: để khiêu khích chúng ta nghĩ khác nhau với những tuyên bố đầy sáng tạo. Để thúc dục chúng ta hành động một cách khác đi với những mảnh sáng tạo thú vị. Đây là một sáng kiến mà tôi tham gia vào dùng sự sáng tạo để truyền cảm hứng cho những người xung quanh trở nên "xanh" hơn. (Đoạn phim): Người đàn ông: Anh biết đấy, thay vì lái xe hôm nay. Tôi sẽ đi bộ. Người kể chuyện: Và anh ấy đã đi bộ, và khi anh ấy đi bộ anh ta đã thấy nhiều thứ. những điều kỳ lạ và tuyệt vời mà bình thường anh ta không thấy. Một con nai với cái chân bị ngứa. Một chiếc xe gắn máy đang bay. Cha, con gái và chiếc xe đạp ngăn cách bởi một bức tường bí ẩn. Và sau đó anh ta đã dừng lại. Đang đi trước mặt anh ta là cô ấy. Người phụ nữ,khi còn là một đứa trẻ đã cùng băng qua những cánh đồng với anh ta và làm tan vỡ trái tim anh ấy. Chắc chắn, cô ấy có già đi một chút. Thực ra, cô ta đã già đi rất nhiều. Nhưng anh ta cảm thấy tất cả những đam mê dành cho cô ấy trở lại. "Ford," anh gọi khẽ. Đó là tên của cô ấy. "Đừng nói thêm gì nữa, Gusty, cô nói, đó là tên của anh ấy. Tôi biết một cái lều kế một cái xe lưu động, chính xác là 300 thước từ đây. Hãy đến đó và làm tình. Ở trong lều." Ford cởi đồ. Cô sãi một chân ra, và tiếp chân khác. Gusty làm tình với cô ta một cách nhịp nhàng trong khi cô ấy quay phim lại, vì cô ấy là một tác giả nghiệp dư chuyên quay phim khiêu dâm. Trái đất vẫn chuyển động quanh họ. Và họ sống hạnh phúc cùng nhau mãi mãi về sau. Và tất cả bởi vì anh ta quyết định đi bộ vào ngày hôm đó. (Vỗ tay) Andy Hobsbawm: Chúng ta có khoa học, chúng ta sẽ có tranh luận. Mệnh lệnh đạo đức. Sự sáng tạo vĩ đại rất cần thiết để giải quyết chúng, làm chúng trở nên đơn giản và sắc nét. Để làm cho nó kết nối với nhau. Để làm cho nó có thể làm cho mọi người muốn hành động. Vậy đây là một lời kêu gọi, một lời cầu xin, đối với cồng đồng TED cực kỳ tài năng. Hãy sáng tạo để chống lại biến đổi khí hậu. Và hãy thực hiện nó sớm. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hứa Tuyên vừa nhận được lời mời khác đến lễ khánh thành Kim Sơn Tự. Vợ chàng, Bạch Tố Trinh, đã cảnh báo chàng không nên đi. Do vốn là rắn tinh tu luyện hóa thành người, cuộc hôn nhân của họ bị các nhà sư tọc mạch ra sức phá hoại. Nhưng vì là một Phật tử sùng đạo, Hứa Tuyên thấy mình buộc phải có mặt. Họ không hề biết lời mời này không phải của ai khác mà chính là Pháp Hải, một nhà sư lầm lạc, từng cố chia rẽ đôi tình nhân trẻ, suýt giết chết Hứa Tuyên. Nhà sư đối chất với Hứa Tuyên, bảo rằng do chàng đã kết đôi với yêu quái, nên phải ở lại tu viện thanh tẩy tâm hồn. Hứa Tuyên phản đối, nhưng Pháp Hải không để chàng rời đi. Ở nhà, Bạch Tố Trinh nóng ruột. Do chồng đi quá vội, nàng chưa kịp cho chàng biết mình đã có thai. Đến giờ, chàng đã đi quá lâu, nàng linh cảm có điều không ổn. Nàng tìm đến chùa, và chạm mặt Pháp Hải. Hắn ném tấm bồ đoàn, phun ra khói lửa. Suy yếu vì đang mang thai, Bạch Tố Trinh tuyệt vọng triệu hồi một đội binh tôm tướng cá để chống chọi với nhà sư, và sóng nước để dập lửa. Nhưng nước cũng tràn vào khu vực lân cận, nhấn chìm nhiều dân làng vô tội. Đây là lần đầu tiên Bạch Tố Trinh làm tổn hại con người, đánh mất sự ưu ái từ các vị thần. Phước lành mất đi, Pháp Hải tìm cách nhốt nàng trong chiếc bình bát thần. Khi mọi hy vọng gần như tan biến, từ bụng nàng phát ra một luồng sáng chói lóa, cứu nàng khỏi pháp thuật của nhà sư điên rồ. Hai người chạy về nhà, biết ơn nguồn sức mạnh bí ẩn đã cứu họ. Chẳng bao lâu, Bạch Tố Trinh hạ sinh một bé trai tên Hứa Sĩ Lâm. Tuy là một chuyện vui, Hứa Tuyên vẫn luôn day dứt. Bàng hoàng trước việc vô ý gây thương vong của vợ, chàng sợ bất hạnh sẽ xảy đến với gia đình. Chưa đầy một tháng sau, Pháp Hải đến trước nhà họ. Hắn tặng Hứa Tuyên một cái bát để mang lại may mắn cho đứa bé. Dù vẫn luôn đề phòng nhà sư, nhưng nhớ về những tổn hại do Bạch Tố Trinh gây ra, Hứa Tuyên quyết định nhận món quà. Nhưng ngay khi vào nhà, cái bát bay đến, nhốt Bạch Tố Trinh vào bên trong. Trái với nguyện vọng của gia đình, Pháp Hải chôn cái bát dưới chùa Lôi Phong. Khi Hứa Tuyên cầu xin ông thả vợ mình ra, nhà sư trả lời rằng: "Khi thiết mộc nở hoa cũng là lúc nàng được tự do." Vì mặc cảm tội lỗi, Hứa Tuyên bỏ đến tu viện ở, để Sĩ Lâm cho người cô chăm sóc. Nhưng có điều họ không biết. Đứa trẻ này chính là Văn Khúc Tinh quân chuyển thế, vị thần trí tuệ, đầu thai vào làm con như phần thưởng cho lòng mộ đạo của Hứa Tuyên. Đứa trẻ chính là sức mạnh đã bảo vệ Bạch Tố Trinh ở ngôi đền. Cậu bé càng lớn càng thông minh. Năm 19 tuổi, Sĩ Lâm lên kinh dự thi và đỗ Trạng Nguyên. Đích thân Hoàng đế ngự ban cho Sĩ Lâm: một chiếc mũ trang trí công phu với hoa nạm ngọc. Dù vinh hiển trở về, số mệnh của cha mẹ vẫn đè nặng trong đầu cậu. Thuyết phục cha quay về, Sĩ Lâm đưa ông đến thăm chùa Lôi Phong để tỏ lòng tôn kính mẹ. Quỳ trước tháp, chàng đặt chiếc nón lên cây để tế mẹ. Đột nhiên, mặt đất rúng nứt, Bạch Tố Trinh bước ra. Nhờ cống phẩm của thần, nàng được xá tội, hoa đã nở trên thiết mộc, Sĩ Lâm giải thoát mẹ mình, giúp gia đình đoàn viên cả người phàm và bất phàm. Đêm đã khuya, trời tối đen, một chiếc xe tự lái chạy dọc con đường làng nhỏ hẹp. Đột nhiên, ba chướng ngại vật cùng xuất hiện. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Trước khi có thể đổi hướng để tránh, xe phải phát hiện ra các chướng ngại vật, thu thập đầy đủ thông tin về kích cỡ, hình dáng và vị trí của chúng, để các thuật toán điều khiển có thể tính toán lộ trình an toàn nhất. Vì không có người lái, xe cần những con mắt thông minh, cảm biến để xử lý thông tin chi tiết. Bất kể môi trường xung quanh, thời tiết hay trời tối thế nào, nó cần thu thập mọi thông tin trong tích tắc. Một nhiệm vụ khó khăn, nhưng khả thi bằng cách kết hợp hai thiết bị: đầu dò laser đặc biệt tên là LIDAR, và phiên bản thu nhỏ của công nghệ truyền thông thúc đẩy sự phát triển của internet, gọi là quang tử tích hợp. Để hiểu LIDAR, trước tiên cần hiểu về một công nghệ tương quan - radar. Trong ngành hàng không, ăng-ten radar phát ra xung sóng vô tuyến hoặc vi sóng đến máy bay, thời gian chùm tia phản hồi trở lại cho biết vị trí của chúng. Tuy nhiên, cách này có những hạn chế, vì dù chùm tia có lớn hơn cũng không thể cho ra thông số hình ảnh chi tiết. Ngược lại, hệ thống LIDAR của xe tự lái, viết tắt của Phát hiện và Định tầm bằng Ánh sáng, dùng tia laser hồng ngoại nhỏ, vô hình, có thể nhận dạng các vật nhỏ như chiếc nút trên áo sơ mi của người đi bộ bên kia đường. Nhưng làm thế nào để xác định hình dạng và độ dày của các vật thể này? LIDAR phát ra chuỗi xung laser siêu ngắn để đo độ dày. Lấy con nai trên đường làm ví dụ. Khi xe chạy ngang, một xung LIDAR truyền đến đáy gạc, tia kế tiếp truyền đến đỉnh, rồi phản xạ trở lại. Tính toán khác biệt thời gian của hai xung cho ta dữ liệu về hình dạng gạc. Nhờ nhiều xung ngắn liên tục được phát ra, hệ LIDAR nhanh chóng thiết lập hồ sơ chi tiết về đối tượng. Dĩ nhiên, cách đơn giản nhất để tạo ra xung ánh sáng là bật và tắt nguồn laser nhưng sẽ làm nó không ổn định và khiến thời gian phát xung không chuẩn xác, giới hạn việc phân giải độ sâu. Tốt hơn hết là giữ nó luôn mở, và dùng một vật đáng tin khác để chặn ánh sáng thật nhanh. Đó là lúc cần đến quang tử tích hợp. Dữ liệu số của Internet được truyền tải với thời gian chuẩn xác bằng xung ánh sáng, đôi khi ngắn cỡ một trăm pico giây (100x10^−12 giây). Một phương pháp để tạo ra xung này là sử dụng giao thoa kế Mach-Zehnder. Thiết bị này dựa trên một thuộc tính đặc biệt của sóng, gọi là giao thoa. Hãy tưởng tượng thả những viên sỏi xuống ao: vân giao thoa hình thành khi các gợn sóng lan ra và chồng lên nhau. Tại vài vị trí, đỉnh sóng tăng cường, dao động có biên độ lớn; một số khác, chúng hoàn toàn triệt tiêu lẫn nhau. Giao thoa kế Mach-Zehnder có nguyên lý hoạt động tương tự: phân tách sóng ánh sáng thành hai nhánh song song rồi kết hợp chúng lại tại đầu ra. Nếu chùm sáng trong một nhánh bị trễ pha, sóng kết hợp sẽ lệch pha và bị triệt tiêu, nên không có ánh sáng đi ra. Bằng cách thay đổi độ trễ trong một nhánh, bộ điều biến hoạt động như một công tắc bật / tắt, phát ra các xung ánh sáng. Một xung ánh sáng dài một trăm pico giây có thể phân giải độ sâu vài xen-ti-mét, nhưng trong tương lai, xe cần có độ phân giải tốt hơn. Bằng cách ghép nối bộ điều biến với máy dò ánh sáng nhanh và siêu nhạy, có thể tăng độ phân giải lên tầm một mi-li-mét. Tốt hơn hàng trăm lần thị lực 20/20 của người bình thường từ bên kia đường. Thế hệ xe tự lái đầu tiên sử dụng một hệ thống quay phức tạp quét từ đỉnh hoặc mui xe. Với quang tử tích hợp, kích cỡ bộ điều biến và máy dò có thể giảm xuống còn dưới 1/10 mi-li-mét, và tích hợp thành những con chip nhỏ, một ngày kia, có thể lắp vừa trong đèn xe. Những con chip này cũng sẽ có thêm một biến tấu trên bộ điều biến giúp tách biệt với bộ phận quay và quét tốc độ cao. Bằng cách làm trễ pha ánh sáng trong một nhánh của bộ điều biến, phụ kiện này sẽ hoạt động giống như dụng cụ chỉnh sáng hơn là công tắc. Việc tạo ra một dãy các nhánh có thể kiểm soát độ trễ pha, và đặt song song với nhau, có thể tạo ra một thứ mới: một chùm tia laser ổn định. Với những lợi thế mới này, những con mắt thông minh này có thể dò và nhìn kỹ lưỡng hơn bất cứ tạo vật nào mà tạo hóa tạo ra, và giúp điều hướng qua mọi chướng ngại vật mà không khiến bất kì ai phải toát mồ hôi, ngoại trừ, có lẽ, chú nai bị mất phương hướng. Điều gì khiến một người trở thành kẻ giết người máu lạnh? Điều gì đang diễn ra trong tâm trí của kẻ sát nhân? Một xã hội như thế nào tạo ra những con người như vậy? Cách đây hơn 150 năm, Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky đã nêu những câu hỏi này trong tác phẩm đã trở thành một trong những kiệt tác văn học Nga: "Tội ác và trừng phạt." Năm 1866, những số đầu tiên được đăng trên tạp chí văn học, tiểu thuyết kể về câu chuyện của Rodion Romanovich Raskolnikov, một sinh viên luật trẻ tuổi sống tại Saint Petersburg. Raskolnikov sống trong nghèo khó, đầu tiểu thuyết, anh không còn tiền để tiếp tục việc học. Những lá thư từ quê nhà chỉ làm anh thêm phiền muộn, khi nhận ra mẹ và em gái đã hy sinh rất nhiều để mình thành công. Tuyệt vọng tăng cao sau khi bán vật giá trị cuối cùng cho mụ chủ tiệm cầm đồ, anh quyết tâm lên kế hoạch cướp của giết người. Nhưng âm hưởng của hành động không tưởng này thực tế, còn tệ hơn nhiều so với những gì anh từng nghĩ. Dù đôi khi được xếp vào loạt tác phẩm kinh dị tâm lý đầu tiên, nội dung của nó vượt xa sự xung đột nội tâm của Raskolnikov. Từ quán rượu ẩm thấp, căn hộ ọp ẹp, đến sở cảnh sát ngột ngạt, mặt tối của xã hội Saint Petersburg vào thế kỷ 19 được miêu tả sống động qua lời văn trần trụi của Dostoyevsky. Ta được giới thiệu các nhân vật như Marmeladov, một cựu công chức khốn khổ hủy hoại gia đình vì nghiện rượu và Svidrigailov, một tên quý tộc phóng đãng và điên rồ. Khi gia đình Raskolnikov vừa đến đây, sự lương thiện của họ trái ngược hoàn toàn với những kẻ sa đoạ xung quanh, cả khi định mệnh gắn chặt họ với nhau. Bức chân dung ảm đạm của xã hội Nga này phản ánh các trải nghiệm phức tạp và tư tưởng tiến bộ của tác giả. Là nhà văn trẻ bỏ lại phía sau nghiệp quân nhân đầy hứa hẹn, Fyodor bị chủ nghĩa xã hội và cải cách thu hút, tham gia vào nhóm trí thức thảo luận về các văn bản cấp tiến bị chính quyền Sa hoàng nghiêm cấm. Bị lộ, các thành viên nhóm, trong đó có Dostoyevsky, đều bị bắt. Nhiều người bị kết án tử hình, nhưng chỉ bị hành quyết giả do được Sa Hoàng ân xá vào phút cuối. Bốn năm tiếp theo, ông bị nhốt trong trại lao động khổ sai ở Siberia đến năm 1854, mới được thả ra. Những trải nghiệm này khiến ông có cái nhìn bi quan về cải cách xã hội, và chuyển sự chú ý đến các khía cạnh tinh thần. Trong cuốn tiểu thuyết ngắn "Bút ký dưới hầm" xuất bản năm 1864, ông trình bày quan điểm rằng triết học phương Tây không tưởng sẽ không bao giờ thỏa mãn những ham muốn mâu thuẫn trong tâm hồn con người. "Tội ác và trừng phạt" được thai nghén và hoàn thành một năm sau đó, kế thừa nhiều tư tưởng của tác phẩm này. Xét trên nhiều phương diện, tiểu thuyết chỉ đi theo mạch kể chuyện thông thường, nơi tuổi trẻ đầy hứa hẹn bị sự nguy hiểm của cuộc sống thành thị cám dỗ, nhưng nghệ thuật phê bình xã hội lại cực kỳ sâu sắc. Raskolnikov biện minh rằng cái chết của mụ chủ tiệm cầm đồ tham lam sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Qua đó, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thuyết vị kỷ và vị lợi của tầng lớp tri thức đương thời. Tin rằng trí thông minh cho phép mình vượt qua những cấm kỵ về đạo đức, Raskolnikov đã tự tách phần nhân tính ra khỏi con người mình. Dù liên quan sâu sắc đến các vấn đề đạo đức, "Tội ác và trừng phạt" không đơn thuần chỉ bàn về luân lý, mỗi nhân vật đều có tiếng nói và lý lẽ riêng. Một trong những điểm nổi bật của "Tội ác và hình phạt" chính là cảm giác khiến người đọc hồi hộp bất chấp các tình tiết ghê rợn của vụ giết người ở đầu tác phẩm. Tội ác của Raskolnikov đã quá rõ ràng. Nhưng chỉ qua lời trần thuật của Dostoyevsky về những xáo trộn trong cuộc sống và rối loạn tâm lý, ta mới hiểu được hình phạt thật sự là gì và khả năng chuộc tội. Nanahuatl, người yếu nhất trong các vị thần Aztec, ốm yếu và đầy mụn nhọt, đã được chọn để tạo thế giới mới. Đã có bốn thế giới, được vận hành bởi "Mặt Trời" riêng và đều lần lượt bị phá hủy: đầu tiên bởi báo đốm, rồi bởi gió, bởi mưa và lửa, và bởi lũ lụt. Để tạo ra Mặt trời thứ năm, Thần Quetzalcoatl, "Vũ Xà thần" đã đến địa phủ và mang về xương người cổ xưa, nuôi dưỡng chúng bằng máu của mình để tạo ra sự sống mới. Nhưng để chúng có một thế giới để sinh sống, một vị thần khác phải nhảy vào lửa lớn và trở thành Mặt trời thứ năm. Thần Lương thực và Thần Lửa đã chọn Nanahuatl cho nhiệm vụ này, trong khi Thần Mưa và Thần Bốn Phương lại lựa chọn Tecciztecatl giàu có và kiêu ngạo. Đầu tiên, người được chọn phải hoàn thành nghi thức nhịn ăn, tế máu trong bốn ngày. Không có gì ngoài gai xương rồng để lấy máu, và những cành lãnh sam để vẽ máu hiến tế, Nanahuatl vẫn quyết gắng hết sức . Trong khi đó, Tecciztecatl phô trường sự giàu có, dùng gai ngọc thạch lộng lẫy và những nhánh cây với lông chim seo ngũ sắc để tế máu. Đã bốn ngày trôi qua, ngọn lửa vẫn đang gào thét dữ dội. Bốn lần tiến gần đến ngọn lửa, cả bốn lần Tecciztecatl kiêu ngạo đều lùi bước trong sợ hãi. Nanahuatl khiêm nhường bước về phía trước. Các vị thần khác vẽ anh trắng bệt như phấn và gắn lông chim lên người anh. Không chút do dự, anh ném mình vào ngọn lửa. Một con đại bàng cháy đen sà qua ngọn lửa, gắp lấy Nanahuatl và mang anh lên trời. Ở đó, Thần và Nữ thần Dinh Dưỡng tắm rửa cho anh, đặt anh vào ngai vàng bằng lông chim và quấn một dải băng đỏ quanh đầu. Thấy thế, Tecciztecatl cũng nhảy vào lửa và thứ còn sót lại từ anh ta là đống tro nguội lạnh. Một con báo nhảy vào hố lửa, nhưng không thể đưa Tecciztecatl lên trời. Khi Tecciztecatl chạm đến đường chân trời, một nhóm nữ thần mặc vải rách cho anh. Dù vậy, anh ta vẫn tỏa hào quang sáng như Nanahuatl. Nhưng vì anh ít can đảm và nhiều kiêu ngạo hơn, một trong những vị thần đã nhặt một con thỏ, ném vào mặt anh ta, làm mờ đi hào quang đó. Nhưng thế giới thứ năm vẫn chưa được hình thành. Nanahuatl, Thần Mặt Trời, chiếu sáng suốt bốn ngày mà không di chuyển trên bầu trời như những Thần Mặt Trời trước. Trở về nhà, Teotihuacan, các vị thần bắt đầu lo lắng. Họ gửi Diều hâu Đen lên trời hỏi xem có chuyện. Nanahuatl đáp rằng vì hy sinh thân mình để trở thành Thần Mặt Trời, anh ấy giờ cần được nuôi dưỡng bởi máu của các vị thần khác để có thể di chuyển qua bầu trời. Điên tiết vì lời đề nghị, Thần Bình Minh giương cung, bắn tên vào Thần Mặt Trời. Thần Mặt Trời bắn trả, mũi tên lông chim đuôi seo cắm vào mặt Thần Bình Minh, biến anh thành sương giá. Để không hành động hấp tấp, các vị thần khác tụm lại thảo luận xem phải làm gì. Tất nhiên, không ai muốn hy sinh thân mình, nhưng cũng không ai muốn hành động như Thần Bình Minh. Hơn nữa, Nanahuatl đã làm hết bổn phận để nuôi dưỡng Trái đất - sao họ có thể từ chối nuôi dưỡng anh? Họ vẫn nhớ ngay cả Tecciztecatl hèn nhát cũng đã cố cạnh tranh tới cùng với sự dũng cảm của Nanahuatl. Cuối cùng, năm vị thần khác đã đồng ý hy sinh bản thân. Thần Chết đâm vào tim từng người một, bằng một con dao Hắc Diện Thạch, hiến thân xác của họ cho Thần Mặt Trời mới. Khi vị thần cuối cùng hy sinh, Thần Quetzalcoatl thổi sự sống vào đám tro tàn, cuối cùng, Mặt trời cũng bắt đầu chuyển động, khai mở cho thời đại thứ năm. Nghị lực của kẻ yếu ớt, mụn nhọt đã truyền cảm hứng cho các vị thần khác, mặt trời di chuyển theo lộ trình hằng ngày và mặt trăng với khuôn mặt thỏ lần theo dấu chân nó. Nếu không làm gì để ngăn chặn, thì trong hơn 40 năm tới, chúng ta sẽ đương đầu với một đại dịch các bệnh thần kinh trên quy mô toàn cầu. Một ý nghĩ vui thôi. Trên bản đồ này, các nước ký hiệu màu xanh có 20% số dân từ 65 tuổi trở lên. Đây là thế giới chúng ta đang sống. Và đây là thế giới con cái bạn sẽ sống. 12,000 năm qua, sự phân bố tuổi tác trong nền dân số loài người được biểu diễn bằng biểu đồ tháp, với đỉnh tháp là độ tuổi cao nhất. Đỉnh tháp đang phẳng dần. Trước năm 2050, biểu đồ sẽ trở thành một cột và bắt đầu đảo ngược. Sau đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng đó. Tuổi thọ trung bình đã tăng gấp đôi kể từ năm 1840, và hiện nó đang tăng với tốc độ 5 giờ mỗi ngày. Và đây là lý do tại sao đó không hẳn là điều tốt: vì khi bước qua tuổi 65, nguy cơ mắc phải bệnh Alzheimer hay Parkinson sẽ tăng theo cấp số nhân. Trước năm 2050, số người Mỹ thọ hơn 80 tuổi sẽ đạt con số 32 triệu người và nếu không làm gì đó, thì một nửa trong số họ sẽ mắc bệnh Alzheimer và 3 triệu người nữa sẽ mắc bệnh Parkinson. Hiện nay, hai bệnh đó và các bệnh về thần kinh -- là các bệnh chưa có thuốc chữa hoặc cách phòng tránh -- tiêu tốn khoảng 1/3 một nghìn tỷ dollar mỗi năm, và trước năm 2050, nó sẽ tăng lên hơn một nghìn tỷ dollar. Bệnh Alzheimer phát bệnh khi một protein lẽ ra phải được gập đúng thì lại gập sai thành một hình xếp giấy rối loạn. Giải pháp của chúng tôi là cố gắng bào chế các loại thuốc có chức năng như băng keo phân tử Scotch để cố định protein trong hình dạng đúng của nó. Nó sẽ ngăn chặn các protein hình thành tình trạng rối loạn nhờ đó tránh các vùng lớn của não bị tiêu diệt. Thú vị là, các bệnh thần kinh khác có ảnh hưởng đến các phần não khác nhau cũng biểu hiện sự rối loạn của các protein bị gập sai, cho biết phương pháp đó khá khái quát và có thể sử dụng để chữa trị nhiều bệnh thần kinh, chứ không chỉ Alzheimer. Ở đây cũng có một liên kết thú vị với căn bệnh ung thư vì người mắc các bệnh thần kinh có nguy cơ mắc hầu hết các bệnh ung thư rất thấp. Và hiện giờ chưa nhiều người nghiên cứu mối liên hệ này nhưng chúng tôi thấy rất đáng quan tâm. Đa phần các công trình quan trọng và sáng tạo trong lĩnh vực này đều đang được các nhà từ thiện tư nhân tài trợ. Và nguồn tài trợ tư nhân cực kỳ lớn vì tôi e rằng chính phủ đã đánh giá thấp hoặc chưa nhìn ra tiềm năng của lĩnh vực này. Trong khi chờ đợi những điều đó diễn ra, đây là việc bạn có thể làm cho bản thân. Nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, thì caffeine có khả năng phòng ngừa trong một mức độ nào đấy, tuy nhiên chưa ai giải thích được tại sao. Chấn thương vùng đầu cũng rất nguy hiểm, dẫn đến bệnh Parkinson. Và cúm Avian cũng không phải chuyện đùa. Trong việc phòng chống nguy cơ bện Alzheimer thì hóa ra dầu cá cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đó. Bạn nên giữ huyết áp ổn định, không tăng, không giảm, vì bệnh huyết áp cao là tác nhân nguy hiểm lớn nhất gây bệnh Alzheimer. Đó cũng là tác nhân nguy hiểm nhất gây bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), một thương tổn thị giác do bệnh Alzheimer biến chứng. Và dĩ nhiên, khi phát hiện được các tác hại của bệnh thì chỉ còn mỗi cách sống chung với lũ bằng cách kích thích thần kinh mãi mãi. Nhưng này, các bạn đang nghe tôi nói. Và đã nắm được vấn đề chính rồi Một điều cuối cùng. Hãy chúc phúc cho những người như tôi gặp may mắn, các bạn nhé. Đồng hồ đã điểm. Tạm biệt các bạn. Xin cảm ơn. Vùng bờ biển phía bắc California có nhiều khu rừng mưa, rừng mưa ôn đới, nơi đón nhận lượng mưa hơn 100 iche (2500 mm) hàng năm. Đây là vương quốc của loài Coast Redwood Tên khoa học là Sequoia Sempervirens Sequoia Sempervirens là sinh vật cao nhất trên trái đất, với độ cao lên đến hơn 380 feet (100 m) tương đương 38 tầng. Đây là một trong số những loài nổi bật nhất ở Midtown Manhattan Không ai biết tuổi của cây Coast Redwood sống lâu nhất là bao nhiêu vì chưa có người nào khoan vào thân cây để đếm số vòng sinh trưởng, và trong nhiều trường hợp một vài cá thể lâu đời nhất lại không hề có vòng tròn nào bên trong Nhưng nhiều người tin rằng những cây Redwood sống lâu nhất có thể tới 2,500 tuổi- gần bằng tuổi thọ của đền Parthenon- mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng có thể có vài cây thậm chí còn sống lâu hơn. Các bạn có thể khu vực có Coast Redwood. Ở đây, màu đỏ. Những cá thể to lớn nhất trong loài, những chiến hạm của loài, chỉ sống ở bờ biển phía Bắc California nơi có lượng mưa vô cùng lớn Trong thời gian gần đây, khoảng 96% rừng cây Coast Redwood bị chặt phá, đặc biệt là hàng loạt vụ đốn hạ cây rừng nghiêm trọng xảy ra và những năm 1970 đến đầu những năm 1990. Dù vậy, khoảng 4% rừng Redwood nguyên sinh không bị ảnh hưởng, còn hoang sơ và đang được bảo vệ - bảo vệ toàn diện- trong một chuỗi các công viên nhỏ rải rác như những hòn ngọc nằm dọc bờ biển phía Bắc california, trong đó có công viên quốc gia Redwood Nhưng lạ thay, những khu rừng mưa Redwood còn lại này, cho đến ngày nay vẫn chưa được khám phá. Các khu rừng mưa Redwood đặc biệt khó nghiên cứu, và thậm chí ngày nay, nhiều cây đang được khám phá chưa từng được nhìn thấy trước đây, gồm có khám phá vào hè 2006 Hyperion, cây cao nhất thế giới. Tôi sẽ làm một thí nghiệm Gedanken nhỏ, Hãy tưởng tượng rừng Redwood sẽ thế nào nếu nó là một sinh vật sống thật sự Và, Chris, anh lên đây được không? Tôi có một cái thước dây. Món này tôi mượn của TED. Chris, anh giữ đầu của cái thước được không? Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy đường kính tại vòng thân của một cây Redwood to. Không may, cái thước này không đủ dài nó chỉ là thước 25-foot (7.5 m) Chirs, anh có thể dang vai theo cách đó? Đúng rồi, OK. Và có lẽ khoảng này, gần 30 feet (~9 m) là đường kính của một cây Redwood lớn. Giờ, hãy tưởng tượng cao lên không gian Nghĩ về cây này, vươn vào không gian của Redwood, 325 feet (~100 m) 32 tầng lầu, một cá thể sống kiến tạo hình dạng của nó vươn cao vào không gian suốt một thời gian dài. Các loài Redwood tồn tại trong một loại thời gian khác: không phải thời gian của con người ta có thể gọi là thời gian Redwood. Thời gian Redwood trôi từ từ hơn thời gian của con người. Với ta, khi nhìn vào một cây Redwood nó có vẻ bất động và rồi Redwood cứ giữ tư thế đó, vươn thẳng lên không gian, tự kiến tạo mình và làm đầy không gian Redwood trong suốt thời gian Redwood, qua nhiều ngàn năm. Gieo hạt giống nhỏ này, chờ 2000 năm, và bạn có cái này: Vương Quốc bị lãng quên Nó ngụ ở Grove of Titans ở bờ biển phía Bắc và được khám phá năm 1998. Còn nữa, khi bạn nhìn vào chân của cây Redwood bạn không phải đang thấy một sinh vật. Bạn như một con chuột đang nhìn vào chân một con voi, Phần lớn của sinh vật cao quá đầu bạn, không nhìn tới Tôi đã rất hứng thú và đã viết về một cặp đôi. Steve Sillett và Marie Antoine là những nhà thám hiểm tiên phong của tán rừng Redwood. Họ là vận động viên thế giới và họ cũng là những nhà sinh thái học quốc tế . Steve Sillett, khi anh ta là một sinh viên cao đẳng 19 tuổi tại trường Cao Đẳng Reed, đã nghe về tán rừng Redwood được xem là sa mạc Redwood. Thế có nghĩa là, lúc đó người ta tin rằng chẳng có gì ở đó ngoại trừ tán của những cây Redwood. Với bạn mình, anh ta leo tự do lên một cây Redwood không có dây hay thiết bị nào để xem trên đó có gì. Anh ta leo lên một cái cây nhỏ kế cây Redwood khổng lồ này, và anh ta nhảy qua, dùng tay bám vào một nhành và treo lủng lẳng, như bám thanh xà ngang. Sau đó, từ đấy, anh ta leo trực tiếp trên lớp vỏ tới khi anh ta đến ngọn của cái cây. Bạn anh ta, một gã tên Marwood Harris, theo sau. Không ai để ý rằng có một tổ ong bắp cày cỡ một trái bowling treo trên nhánh mà Steve mới nhảy qua. Và khi tới Marwood nhảy sang anh ta bị bao vây bởi ong bắp cày chích vào mặt và mắt anh ta. Anh ta gần như buông tay. Anh ta đã có thể ngã đến chết, ở độ cao 75 feet (~25 m) trên mặt đất Nhưng họ đã leo tới ngọn, và họ tìm ra không phải là sa mạc Redwood, là một thế giới bị lãng quên -- một mê cung ba chiều trong không trung lấp đầy bởi những sự sống chưa biết đến. Giờ đây, tôi đã làm những chủ đề khác: Sự trổi dậy của bệnh truyền nhiễm, dẫn tới những hệ sinh thái tự nhiên của Trái Đất gây ra nhiễm khác loài, và lây sang con người. Sau ba quyển sách về đề tài này, nó đã hơi nhiều, theo cách nào đấy Vợ tôi và tôi chăm lũ trẻ. Và tôi bắt đầu trèo cây với bọn nhỏ dùng cách gọi là kỹ thuật leo thợ làm vườn dùng dây. Bạn dùng dây thừng để leo lên ngọn của cái cây. Lũ trẻ cực kỹ lão luyện trong chuyện trèo cây Đây là con trai tôi, Oliver. Chúng có vẻ không sợ độ cao theo cách người ta hay làm. (Cười) Nếu sự phát sinh cá thể tóm lại bằng cây sinh thái, thì lũ trẻ bằng cách nào đấy gần với loài linh trưởng trên cây hơn. Con người là loài linh trưởng duy nhất tôi biết sợ độ cao. Mọi loài linh trưởng khác, khi chúng sợ, chúng chạy lên cây, nơi chúng cảm thấy an toàn Chúng ta cắm trại trên cây, trong những cái võng. Đây là con gái tôi, Laura, 15 tuổi đang nhìn ra ngoài võng. Nhân tiện, con bé buộc một sợi dây để khỏi bị té. Buổi sáng nhìn ra ngoài võng và nghe tiếng chim hót ngân đến từ mọi hướng xung quanh quanh Chúng tôi được vài con sóc bay đến thăm vào buổi tối, chúng có vẻ không nhận ra con người là gì bởi vì chúng chưa thấy người trên tán cây này bao giờ. Chúng tôi luyện tập vài kỹ năng nâng cao như sky-walking, cách mà bạn có thể đi từ cây này qua cây khác trên không, kiểu như người nhện. Điều này tạo ra một dự án viết Khi Steve Sillett đến một cây Redwood to, anh ta bắn một mũi tên, kéo theo một sợi cước, qua khỏi một nhánh cây, rồi bạn kéo sợi dây thừng lên cây bằng sợi cước đó. Bạn kéo lên 30 tầng. Có hai người đang leo cây này, Gaya, cây được cho rằng lớn tuổi nhất rừng Redwood. Họ ở kia. Họ đang ở chỉ 1 phần bảy chiều cao cây. Bạn cảm giác như ??? ? Có một người nhỏ đứng ngay dưới đất. Bạn sẽ cảm thấy mình đang leo lên bức tường gỗ Nhưng khi bạn đến tán cây Redwood, giống như băng qua những lớp mây. Đột nhiên, bạn không thấy mặt đất đâu, và bạn cũng chẳng thấy bầu trời, bạn lạc vào một mê cung ba chiều trong không trung lấp đầy bởi những vườn treo dương xỉ vươn lên từ đất, là nhà của tất cả các loài sinh vật nhỏ. Thực vật biểu sinh, cây cỏ mọc từ thân các cây. Có cả bụi việt quất. Nhiều loài rêu, tất cả địa y bám đầy các cây Khi bạn đến gần ngọn, bạn sẽ cảm thấy mình không thể ngã thực tế, rất khó di chuyển Bạn đang khoét đường đi qua những tán cây đông đúc đủ loại sinh vật không thấy ở mặt đất. Giống như lặn dùng bình oxy ở rặng san hô, chỉ khác bạn đang đi lên chứ không đi xuống Sau đó cây sẽ xòe tán ra dạng vòm ở đỉnh Maria đang ngồi trên một nhánh. Những nhánh này có thể đã năm sáu trăm tuổi Redwood phát triển ngọn rất chậm. Chúng cũng có đặc điểm: các lùm cây và bụi việt quốc mọc lên trên ngọn của những cây Redwood chúng được biết đến một cách kỹ thuật là bộ tóc việt quốc, bạn có thể ngồi đó, thưởng thức quả mọng trong lúc nghỉ ngơi. Redwood có một bề mặt to lớn kéo dài thẳng lên không gian bởi vì chúng có thiên hướng làm việc gọi là sự lặp. Redwood cấu trúc phân dạng. Khi chúng mọc nhánh, nhành cây bung ra thành một cây nhỏ, những bản sao của Redwood. Ở đây ta thấy sự lặp lại trong Chronos, một trong những cây Redwood già. Sự lặp là một điểm tựa lơ lửng to lớn tự vươn ra khỏi cái cây. Trụ đỡ này ở dưới nữa thân cây. Nó bung ra một cánh rừng Redwoods. Cái thân mở rộng đặc biệt này to một mét ngang ở gốc và vươn cao 150 feet (~50 m) Nó to bằng bất kỳ cây nào to nhất phía đông sông Mississippi, nhưng nó chỉ là một điểm nhỏ trên cây Chronos. Bản đồ ba chiều này về cấu trúc ngọn của cây Redwood tên lluvatar, vẽ bởi Steve Sillett, Marie Antoine và cộng sự cho bạn một ý tưởng Bạn đang nhìn thấy một sơ đồ phát triển có trật tự của thân cây này khi nó phát triển chính bản thân theo sáu lớp, thân cây xoắn vào thân xoắn vào thân cây Tôi hỏi Steive đặt một người vào để dễ hình dung kích thước Người đó kia, ngay đó. Người đó đang vẫy tay chào chúng ta. Tôi muốn hỏi Craig Venter xem có thể nào chèn một nhiễm sắc thể tổng hợp vào con người để ta có thể lặp bản thân nếu chúng ta muốn. Và nếu chúng ta có thể lặp, thì số ngón tay trên bàn tay sẽ là người giống chúng ta, và họ cũng sẽ có người trên tay họ, cứ vậy. Và nếu ta có cấu trúc sinh học giống Redwood chúng ta sẽ có sáu lớp người trên đôi tay Trông sẽ thật đáng yêu khi ta vẫy chào ai đó khi chúng ta cũng được vẫy chào kiểu vậy. (Cười) Để tóm lại ý, hãy đến gần hơn với luvatar. Chúng ta đang nhìn cái khung vàng. và bức vẽ huyền hoặc này cho bạn thấy mọi thứ bạn thấy trong bức vẽ là lluvatar Những cấu trúc cổ xưa này - những phần của cây được tin rằng đã hơn 1000 tuổi. Có bốn người trong bức ảnh - một, hai, ba, bốn. Và có vài thứ tôi muốn cho bạn xem. Đây là cái trụ chống. Redwood mọc ngược khi chúng mở rộng vào không gian và cái trụ chống là một cành to đâm ra ngoài cái thân nhỏ quay về với thân chính và nhập vào đó. Trụ chống, giống như trong một nhà thờ lớn giúp gia cố ngọn cây và giúp cây tồn tại lâu hơn. Các nhà khoa học đang làm mọi thí nghiệm trên những cây này. Họ cột nó như những bệnh nhân trong một ICU (khu chăm sóc) Họ tìm ra rằng Redwood có thể mang hơi ẩm ra không khí và xuống thân cây, có khả năng cả xuống bộ rễ nữa. Chúng cũng có khả năng mọc rể trên bất cứ nơi nào của cây. Nếu một phần cây Redwood bị mục, Redwood sẽ mọc rễ theo kiểu riêng của nó và hút dinh dưỡng ra khỏi nó khi nó rơi ra. Nếu chúng ta như Redwood, nếu chúng ta bị hoại tử ở vai thì ta có thể, bạn biết là, lấy dinh dưỡng và nước cho đến khi nó rơi ra. Đất trên thân cây có thể dầy cả mét, cao hàng trăm feet trên mặt đất, và có sinh vật sinh trưởng. cho đến giờ, chưa có tên. Đây là loài chưa có tên họ chân kiếm. Chân kiếm là phân ngành giáp xác Những con chân kiếm này là thành phần chính của các đại dương chúng là bữa ăn chính của cá voi tấm sừng. Điều chúng đang làm ở nấm đất trên cây Redwood này hàng trăm feet trên mặt nước biển, hay làm sao chúng lên đây được hoàn toàn chưa biết. Có vài giả thuyết thú vị nếu có thời gian, tôi sẽ nói bạn nghe. Nhưng khi bạn đi và nhìn gần hơn vào một cái cây, bạn thấy gì, bạn thấy sự phức tạp đang tăng Chúng ta đang nhìn vào ngọn của Gaya, cây Redwood được cho là già nhất. Gaya có thể 3,000 đến 5,000 tuổi, không ai biết chắc, nhưng ngọn cây đã gãy và đang mục rữa. Cái vườn kiểu Nhật này mất khoảng 700 năm để hình thành sự đa dạng chúng ta thấy hiện giờ. Khi bạn nhìn vào một cây, cần một kính khổng lồ để thấy một cây to. Tôi phải cho bạn thấy một thứ mà không may, rất đáng buồn tại phần cuối của buổi nói chuyện này. Cây Eastern Hemlock thường được xem là Redwood của phương Đông Hiện nay đang đi một vòng tròn. Những năm 1950, một sinh vật nhỏ xuất hiện ở Richmond, Virginia, được gọi là Rêp muội độc cần. Nó tạo ra hiện tượng nhảy loài với các sinh vật khác ở châu Á, khi chúng sống ở các cây Hemlock tại đây. Khi chúng di chuyển tới vật chủ mới, cây Eastern Hemlock, nó để sổng kể săn mồi của nó, và những cây mới không có đề kháng. Khu rừng Eastern Hemlock đang được xem là mảng rừng mưa nhiệt đới nguyên thủy lớn nhất sông Mississippi. Tôi còn không biết là có rừng mưa nhiệt đới ở phía đông, nhưng trong vườn quốc gia Great Smoky Mountains trời có thể mưa tới 100 inches (~2500 mm) mỗi năm. Và trong hai hay ba mùa hè vừa rồi, những sinh vật ngoài xâm này, ví như loại dịch Ebola của cây đã quét qua rừng nguyên sinh Hemlock ở phía đông, và hoàn toàn san phẳng nó. Tôi trèo lên đây hồi hè rồi. Đây là vườn quốc gia Great Smoky Mountains và rừng Hemlocks chết khắp tầm mắt mình. Điều chúng ta đang thấy không phải là tiềm năng chết của loài Eastern Hemlock -- điều đáng nói, là sự tuyệt chủng từ tự nhiên do sự xâm nhập của ký sinh trùng nhưng ta cũng thấy cái chết của một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp mà những cây này là nền cho mê cung lơ lửng tồn tại ở ngọn của chúng. Điều này thật sự rất đau lòng. Một trong những thứ vừa -- Tôi hầu như không hiểu nổi là ý tưởng mà những bản tin quốc gia đã đăng và đây là sự tàn phá một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất Bắc Mỹ Rừng Redwood có thể nói lên điều gì về chúng ta? Tôi nghĩ chúng nói điều gì đó về thời gian của con người. Sự bập bùng, tạm thời của thời gian và sự ngắn gọn của đời người sự cần thiết của yêu thương. Nhưng chúng ta khác với cây, và chúng cũng có thể dạy ta điều gì đó về mình trong sự khác biệt ta có. Chúng ta là con người, chúng ta có khả năng yêu thương, chúng ta biết do dự, chúng ta cùng có sự tò mò vô tận, khám phá không ngừng nghỉ tôi nghĩ, khá phù hợp với loài linh trưởng. Ít nhất là với tôi, cá nhân, nhưng cây này đã dạy tôi một cách rất mới để yêu thương lũ trẻ. Cùng chúng khám phá tán rừng là một trong những lý do đáng yêu nhất tôi tồn tại trên Trái Đất. Và tôi nghĩ một trong những điều hạnh phúc nhất là cảm giác giới thiệu cho lũ nhỏ vòng tròn rất nhỏ của con người, loài đủ may mắn hoặc là đủ ngu ngốc, để leo cây. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tôi nghĩ là trong một kỳ TED trước đây, Hình như Nathan Myhrvold đã nói với tôi người ta nghĩ rằng những cái cây này như, đã 2000 năm tuổi hay còn già hơn, có nhiều hệ sinh thái đa loài ở trên chúng không nơi nào khác trên Trái Đất có được chỉ riêng trên cây đó thôi. Có đúng không? Richard Preston: Vâng, đúng vậy. Tôi nhắc tới Hyperion, cây cao nhất thế giới. Và tôi là thành viên của đội leo đầu tiên leo lên cây đó, năm 2006. Và khi chúng tôi leo lên Hyberion, Marine Antoine đã phát hiện một loài kiến vàng nâu chưa biết ở khoảng nữa thân cây. Kiến được biết không cư trú trên những cây Redwood, khá tò mò, và chúng tôi phân vâng liệu con kiến này, loài kiến này, là đặc hữu cho một cây, hoặc cho khu rừng đó. Và những lần leo sau, họ không tìm thấy con kiến đó nữa, cũng không có mẫu nào được thu thập. Chúng tôi không biết nó là gì chỉ biết nó ở đó. CA: Vậy, anh có phân vân, anh biết đấy, nếu vài loài khác chúng ta đang ghi lại những câu chuyện trên Trái Đất, chẳng hạn, câu chuyện về Iraq, chiến tranh, chính trị và người nổi tiếng. Anh vừa nói cho chúng tôi câu chuyện khác về bi kịch loài đang xảy ra, và có thể một hệ sinh thái biến mất mãi mãi. Anh cho tôi cảm giác rất sửng sốt, và cảm giác thế giới này mong manh thế nào. RP: Nó mong manh, anh biết không, tôi nghĩ về sự trỗi dậy của bệnh tật ký sinh trùng di chuyển vào loài người. Nhưng đó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của một vấn đề lớn hơn, sự xâm lược các loài khắp thế giới, trên tất cả hệ sinh thái, anh biết đấy, cả Trái Đất. CA: Phần nào đó gây ra bởi chúng ta, một cách tình cờ. RP: Gây ra bởi con người. Gây ra bởi sự di chuyển của con người. Anh có thể xem sinh quyển Trái Đất như một lâu đài, và những lục địa là các phòng trong ấy, những đảo là những phòng nhỏ. Nhưng sau này, những cánh cửa của lâu đài đã bị mở, và những bức tường đang sập xuống. CA: Richard Preston, cám ơn anh rất nhiều. Tôi đã có 44 năm làm việc tại trường MIT. Tôi đã dự Hội nghị TED lần thứ nhất. Tất cả những TED khác ... tôi đều đã tham dự dưới thời Ricky -- Tôi diễn thuyết về công việc của Phòng Thí nghiệm Truyền Thông. nơi hiện đang có gần 500 nhân viên. Và nếu quí vị xem báo, tuần trước có đăng rằng tôi đã bỏ việc tại đó. Thực tình tôi không có bỏ việc, tôi chỉ từ chức Chủ tịch thôi, ấy là một chức danh khá kì quặc, nhưng rồi cũng có người nhận -- và một điều mà một Giáo sư có thể làm ấy là, cứ hãy tiếp tục là một Giáo sư. Và tôi sẽ dành trọn đời còn lại cho dự án Mỗi đứa trẻ một Máy xách tay. Tôi đã làm được một năm rưỡi nay. Và tôi sẽ kể cho các bạn nghe, trong vòng 18 phút, về lí do vì sao chúng tôi làm chuyện đó, chúng tôi làm như thế nào và chúng tôi đang làm gì. Và có khi tôi còn chuyển cho quí vị xem chiếc máy tính xách tay $100 trông như thế nào. Chris đã yêu cầu tôi nói về một số vấn đề lớn lao, nên tôi tính sẽ bắt đầu nói về 3 điều đưa tôi đến với dự án này. Điều đầu tiên khá rõ ràng. Thật tuyệt khi ta gặp một nguyên thủ quốc gia, và hỏi, "Tài nguyên tự nhiên quí giá nhất của nước ngài là gì vậy?" Lúc đầu, họ sẽ chẳng trả lời là "trẻ em" đâu. và rồi khi ta bảo họ, "trẻ em" thì họ lại nhanh chóng đồng ý với ta ngay. Cho nên điều này chẳng khó chút nào. (tiếng cười) Ai cũng đồng ý rằng bất cứ giải pháp nào cho các vấn đề lớn, đều bao gồm giáo dục, có khi chỉ giáo dục (mới mang lại giải pháp). và nếu không có yếu tố giáo dục, sẽ không bao giờ có được giải pháp. Vì thế, giáo dục chắc chắn quan trọng. Còn điều thứ ba ít rõ ràng hơn. Mỗi chúng ta ở đây, trong căn phòng này, đều đã học cách đi, cách nói không phải nhờ được dạy cách nói, hay được dạy cách đi, mà bởi ta đã tương tác với môi trường quanh ta, rồi đạt được kết quả nhất định từ việc tự thân đòi hỏi một điều gì đó, hay tự đứng lên rồi với lấy nó. Rồi kể từ khoảng 6 tuổi, ta bị ngăn không được học theo cách đó nữa. và việc học kể từ khi đó diễn ra qua việc dạy học, có người đứng trước mặt ta, như tôi đang đứng đây, hay có một cuốn sách, hay gì đó. Nhưng nó thực sự diễn ra qua việc dạy học. Và một điểm chung mà máy tính mang lại cho việc học ấy là nó có một kiểu học hơi giống với việc học đi và học nói, ở chỗ đạt được nhờ vào trải nghiệm của chính bản thân người học. Và với những nguyên tắc như vậy -- có thể một số quí vị biết Seymour Papert. Trở lại năm 1982, khi chúng tôi còn làm việc ở Senegal. Bởi người ta tưởng rằng máy tính xách tay $100 mới có cách đây một năm, hay 2 năm về trước, hay ta thốt nhiên nghĩ rằng -- việc đó đã có từ lâu lắm rồi, và thực ra là, có từ những năm 60. Bức ảnh này chụp vào những năm 80. Steve Jobs tài trợ một số máy tính xách tay cho chúng tôi, ở Senegal. Qui mô không lớn nhưng ít ra cũng đã đưa máy tính tới các nước đang phát triển, và lũ trẻ nơi đó học quả là nhanh, cho dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, và ngôn ngữ của chúng cũng không phải ngữ hệ Latin, ấy vậy mà lũ trẻ đều như cá gặp nước. Chúng có thể chơi máy tính mượt như piano. Tới gần đây, cá nhân tôi mới tham gia vào dự án Và có 2 câu chuyện để kể: 1 ở Cambodia, tại một ngôi làng không có điện, không nước, không tivi, không điện thoại, nhưng lại có Internet băng thông rộng. Và lũ trẻ ấy, từ vựng tiếng Anh đầu tiên là "Google" và chúng biết mỗi Skype. Chúng chỉ dùng Skype. Và khi về nhà vào buổi tối, chúng lại có kết nối băng thông rộng trong căn lều không có điện. Cha mẹ chúng thích lắm, vì khi họ mở máy tính xách tay lên, họ có nguồn ánh sáng rõ nhất trong ngôi nhà. Và để tôi chia sẻ về sự pha trộn giữa tưởng tượng và thực tế -- Chuyện về một ngôi trường thực thụ. Song song với đó, Seymour Papert đã được thống đốc Maine phê chuẩn phát cho mỗi đứa trẻ một máy tính xách tay vào năm 2002. Vào lúc đó, tôi nghĩ cũng đúng để nói rằng 80% giáo viên đã -- tôi muốn nói là, e ngại. Thực ra, các giáo viên đã phản đối chính sách. Và họ thực sự mong tiền được dùng để trả lương cao hơn, xây nhiều trường hơn, đủ thứ. Và giờ đây, sau 3 năm rưỡi thực hiện, thử đoán xem? Giáo viên báo cáo 5 thay đổi như sau: số học sinh bùng học gần chạm về mức 0, trước kia chả có ai dự cuộc họp phụ huynh và giáo viên thế mà bây giờ ai cũng đi họp, số vụ vi phạm kỉ luật giảm, học sinh tham gia tích cực hơn. Giáo viên giờ lại nói rằng dạy học quả là vui. Lũ trẻ thì hào hứng --- chúng có máy tính xách tay mà! và điều thứ 5 điều thú vị nhất, là họ phải tắt máy chủ đi vào một lúc nào đó trong buổi tối bởi giáo viên nhận quá nhiều email từ lũ trẻ hỏi han nhờ giúp đỡ. Khi ta thấy điều đó rồi --- không cần phải thử nghiệm gì nữa. Đã qua rồi những ngày làm dự án thí điểm, khi người ta nói "Chúng tôi muốn thử trên 3.000 hay 4.000 trường hợp trên cả nước để xem nó thế nào." Thôi mời ngài về xếp cuối hàng cho, để người khác còn làm, rồi đến khi ngài tự thấy việc này khả thi, hãy tham gia. Và đó là điều chúng tôi đang làm. (tiếng cười) (vỗ tay) Dự án Mỗi đứa trẻ Một máy xách tay ra đời cách đây khoảng một năm rưỡi. Đây là Hiệp hội phi lợi nhuận đã huy động được 20 triệu đô-la để tạo khung, xây dựng mẫu máy và sau đó, đi vào sản xuất. Qui mô thực sự quan trọng, không chỉ vì ta có thể mua linh kiện với giá rẻ hơn đâu nhé. Mà vì ta có thể tới gặp nhà sản xuất -- tôi sẽ không nói tên ra đâu -- bảo họ rằng, ta muốn màn hình nhỏ thôi, với màu sắc không nhất thiết phải hết mức đồng đều, thiếu 1 hay vài pixel cũng được. Thế rồi, nhà sản xuất bảo rằng, "Chúng tôi không quan tâm. Máy hình trong phòng khách mới đáng quan tâm. Màu sắc phải đều nhau đến hoàn hảo. Các anh không nằm trong kế hoạch chiến lược của chúng tôi." Tôi bảo, "Tệ quá nhỉ, vì một năm chúng tôi cần tới 100 triệu chiếc." (tiếng cười) Rồi họ bảo, "À, có khi chúng tôi lại nằm trong kế hoạch chiến lược của các anh cũng nên." Đó, qui mô quan trọng như vậy đó. Cũng chính vì thế, chúng tôi sẽ chưa triển khai dự án nếu chưa có 5 đến 10 triệu chiếc trong lần chạy đầu tiên. Ý tưởng của chúng tôi là khi có qui mô đủ lớn bản thân qui mô sẽ giúp giá thành giảm, và chính vì thế mà tôi nói tới số lượng 7 đến 10 triệu chiếc. Và chúng tôi tiến hành dự án không cần đến đội ngũ tiếp thị kinh doanh. Quí vị hẳn đang thắc mắc đội ngũ tiếp thị kinh doanh ở đâu. Chúng tôi chỉ đi tới 7 nước lớn, khiến họ đồng ý triển khai dự án, và các nước khác sẽ làm theo. Chúng tôi có các đối tác. Các đối tác khác vẫn đang tạm chờ. Và dự án đã rùm beng trên báo đài. Nó được gán tên Cỗ máy Xanh khi chúng tôi giới thiệu với ngài Kofi Annan vào tháng 11 tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới tại Tunisia. Giờ đây, khi người ta thấy, họ bảo, "À, dự án Máy xách tay đây mà." Đây đâu phải dự án Máy xách tay. Đây là dự án giáo dục. Và điểm thú vị là --- tôi khá là chú tâm vào --- Tôi bảo với mọi người rằng, trước tôi là bóng đèn, còn giờ tôi là tia la-de. Tôi mới chỉ vừa bắt tay vào xây dựng nó, và hóa ra cũng không đến nỗi khó lắm. Bởi vì bản chất của việc kinh doanh máy xách tay như sau: Tôi cho rằng 50%, 60% thì đúng hơn, chi phí máy xách tay trả cho việc bán hàng, tiếp thị, phân phối và lợi nhuận. Nhưng chúng tôi không phải trả cho chi phí đó. Không phải trả cho mấy cái đó, bởi trước tiên, giá bán bằng giá chi phí, và các chính phủ làm nhiệm vụ phân phối. Chính phủ phân phối tới hệ thống trường học, giống kiểu sách giáo khoa vậy. Thế là phần đấy tiêu tùng rồi nhé. Chi phí màn hình máy xách tay, tạm tính, khoảng 10 đô-la một inch (đo theo đường chéo). Chi phí có thể giảm xuống 8 thậm chí là 7 đô-la, nhưng cũng không xuống tới mức 2, hay 1.5 đô-la, trừ khi chúng tôi phải có những mẹo cực hay. Chuyện về phần còn lại - cái hộp nhỏ màu nâu - mới là kì thú, bởi ngoài màn hình ra, các phần còn lại của máy phục vụ cho chính nó. Giống kiểu một người thừa cân phải sử dụng hầu hết năng lượng của mình để di chuyển lượng cân thừa của họ. (tiếng cười) Và tình hình hiện nay thực sự quá phi thường. Tôi đã dùng máy xách tay kể từ chúng mới chào đời. Máy tính của tôi chạy chậm hơn, kém ổn định hơn, và thêm phần khó chịu hơn trước. Năm nay nó còn tệ hơn nữa. (vỗ tay) Người ta vỗ tay, đôi khi còn đứng dậy tung hô, còn tôi nói rằng, "Các vị làm sao thế nhỉ? Sao chúng ta còn ngồi ở đó?" Gần đây còn có người - vẫn giấu tên - gọi máy xách tay của chúng tôi là "máy chơi game". Tôi nói rằng, "Chúa ơi, máy xách tay này sẽ chạy nhanh như tên bắn". Khi ta mở nó ra, nó kêu "bing". Rồi nó chạy được luôn. Giống hệt như hồi năm 1985, khi người ta máy Apple Macintosh 512. Nó chạy quả là tốt. Và chúng tôi sẽ tuột dốc dần dần. Mọi người lúc nào cũng hỏi cấu hình của máy ra sao. Nó như thế này. Hai điều đáng lưu tâm là: nó kết nối kiểu mạng Mesh để khi lũ trẻ mở máy lên, chúng tạo ra một mạng kết nối, mà chỉ cần 1 hoặc 2 điểm kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ. Ta có thể cung cấp dịch vụ tới 2.000 đứa trẻ chỉ với băng thông 2M Thế là ta chỉ cần đưa dịch vụ tới một ngôi làng, và rồi ngôi làng có thể tự kết nối với Internet, và mọi việc sẽ đâu vào đấy. Hiển thị màn hình 2 chế độ --- ý tưởng về một màn hình còn có thể hoạt động ngoài trời nữa -- chẳng vui lắm sao dưới ánh sáng mặt trời, ta vẫn dùng được máy di động? Ồ, nhưng không làm thế được đâu. Một trong các lí do bạn không dùng được là vì hầu hết các máy di động đều chiếu sau. Còn chúng tôi tạo ra màn hình chiếu phản quang và cả chiếu sau. Và bạn có thể chuyển chế độ bẳng tay hay bằng phần mềm là nhìn thấy được. Còn khi ở chế độ phản quang, nó chỉ có 2 màu đen trắng. với độ phân giải gấp 3 lần. Chưa. Chính vì thế mà nhiều người trong dự án hiện vẫn đang ở Đài Loan. Trong vòng 30 ngày nữa, chúng tôi sẽ biết đích xác. Có lẽ phần quan trọng nhất là liệu lũ trẻ có thể bảo trì máy tính của chúng không. Và đó lại là điều khiến người ta không tin tưởng, nhưng tôi thực sự nghĩ là có. Đây là máy tính chúng tôi trình diễn ở Tunisia. Chúng tôi sẽ thiên về thiết kế theo hướng này. Và chúng tôi đã từng cho rằng đó là nhiệm vụ bất khả thi. Để tôi chuyển cho quí vị xem một lượt nhé. Đây không phải là mẫu thiết kế đâu nhé. Đây mới chỉ là mô hình kỹ thuật chế tạo để quí vị nghịch chút thôi. Còn cái chạy được đang ở trường MIT kia. Ít ra thì anh cũng quyết định được là chuyển nó sang trái, hay --- Chris Anderson: trước khi chuyển xuống dưới, ta phải ghi hình đã -- Nicholas: Xin lỗi nhé! Tôi quên mất! Chris: Tôi chỉ tỏ vẻ chút thôi. Thế thì camera đâu nhỉ --- À, nói hay đấy, Chris! Cảm ơn anh. Ý tưởng là nó không chỉ là máy tính mà còn có thể biến thành một cuốn sách điện tử. Vì thế, nó giống như sách điện tử. Nên khi mang nó ra ngoài trời, nó hiển thị 2 màu đen-trắng. Không có phím Trò chơi nào, nhưng nó cũng là một máy trò chơi, sách điện tử. Đặt như thế này, nó lại thành một cái TV. --Như thế đã đủ để ghi hình chưa? Được rồi, xin lỗi. Tôi đưa nó cho Jim, để anh ấy chuyển tiếp cho quí vị sau. Ok. 7 quốc gia. (tiếng cười) Tôi nói "có thể" với Massachusett, vì thực ra họ phải đấu thầu đã. Theo luật, ta phải đấu thầu, và loằng ngoằng nhiều thứ. Với các quốc gia, họ không phải đấu thầu. Họ có thể quyết định -- Mỗi trường hợp đều liên quan đến chính quyền trung ương. Cũng khó khăn vì nhiều người bảo, "Hãy thực hiện ở cấp tỉnh," vì cấp tỉnh linh hoạt hơn cấp trung ương, do kích cỡ. Nhưng chúng tôi đã tính rồi. Chúng tôi làm việc với chính quyền trung ương. Chúng tôi làm việc với Bộ Giáo dục các nước. Và nếu bạn quan sát chính phủ các nước trên thế giới, Bộ Giáo dục thường là bảo thủ nhất, và cũng là cơ quan chi trả lương nhiều nhất. Ai cũng nghĩ mình hiểu rõ về giáo dục, đậm màu sắc văn hóa địa phương. Quả là khó. Đường đi hẳn là trắc trở. Nhìn vào danh sách, quí vị thấy các nước này phân bổ ở các nơi khác nhau, văn hóa khác nhau. Có phải tất cả các nước đều đồng ý không? Không hoàn toàn. Có thể là Thái Lan, Brazil và Nigeria là 3 nước nước tích cực nhất và đồng thuận nhất. Chúng tôi chủ định không kí bất cứ hợp đồng gì với bất kì ai cho đến khi chúng tôi có mẫu máy hoạt động được. Và khi tôi tới thăm mỗi nước này ít nhất 3 tháng một lần, thì cứ 3 tuần tôi lại đi vòng quanh thế giới. Còn đây là kế hoạch chung và tôi viết ở dưới cùng rằng có lẽ chúng tôi sẽ tặng miễn phí một số máy tại buổi diễn thuyết tại TED 2 năm sau. Ai cũng bảo máy tính xách tay giá 100 đô-la -- không thể nào làm dược. Chúng tôi mới đầu chỉ làm được mức giá 135, rồi sau đó kéo dần giá xuống. Điều đó rất quan trọng, vì có quá nhiều nhân tố khiến giá thị trường lao dốc, rồi giá lại tăng lên. kiểu như bán bù lỗ, rồi đến khi khách hàng thích sản phẩm, ta không còn sức bù lỗ nữa mà ta cũng không mở rộng qui mô ra được nữa. Mục tiêu của chúng tôi là giá chỉ còn 50 đô-la vào năm 2010. Thị trường chợ đen cũng là một vấn đề lớn. Và một trong những cách --chỉ một thôi-- đối phó với thị trường chợ đen là làm ra một sản phẩm độc nhất vô nhị -- Nó cũng giống như chuyện ô tô -- mỗi ngày, tại Mỹ có đến hàng ngàn ô tô bị đánh cắp. Nhưng không có cái xe thư báo nào bị đánh cắp cả. (tiếng cười) Tại sao vậy? Bởi không có thị trường cho xe thư báo. Sản phẩm của chúng tôi cũng như xe thư báo vậy. Ta có thể vẩy sơn lên nó. Ta có thể làm bất kì điều gì ta muốn. Gần đây tôi biết được một điều: ở Nam Phi, không một xe Volvo trắng nào bị đánh cắp. Cả thời gian dài. Không cái nào. Nên chúng tôi muốn làm ra sản phẩm giống hệt như xe Volvo trắng vậy. Mỗi một chính phủ có một nhóm tác chiến. Điều này không thú vị lắm, nhưng chúng tôi đang cố đưa các chính phủ làm việc với nhau. dù điều đó chẳng hề dễ dàng. Việc kinh doanh sẽ bắt đầu với các chính quyền trung ương, rồi sau đó, lần lượt hướng tới các hình thức khác -- có thể là một quĩ trẻ em - giúp - trẻ em, để một trẻ em ở nước ta mua máy tính cho một trẻ em ở các nước đang phát triển, có thể là cùng giới tính, hay cùng tuổi. Một người chú tặng quà sinh nhật cho cháu gái hoặc cháu trai. Ý tôi là, có nhiều cách để tiến hành, và tất cả sẽ vô cùng lý thú. Và ai cũng bảo - tôi cũng bảo đây là một dự án giáo dục. Chúng tôi có cung cấp phần mềm nào không? Câu trả lời là: Hệ thống đương nhiên là có phần mềm, nhưng chúng tôi không cung cấp nội dung giáo dục. Việc này đã được tiến hành ở các nước. Nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ lên khung chương trình. Và chúng tôi tin chắc vào việc học từ (ngôn ngữ lập trình) Logo, bắt đầu từ năm 1968, tới những chương trình hiện đại, như Scratch, nếu quí vị có từng nghe nói tới, đều là một phần trong đó. Phải chăng chúng tôi đang mơ? Hay là thực? Quả nhiên đây là sự thực. Lời phê phán duy nhất, và thực ra người ta không muốn phê phán đâu, vì đây là nỗ lực nhân đạo, một nỗ lực phi lợi nhuận, và thực sự, nếu còn phê phán nó, thì quả là hơi có phần ngốc nghếch. (tiếng cười) Nhưng có một điều người ta có thể phê phán là, "Ý tưởng hay đấy, nhưng các anh không làm được đâu." nghĩa là, các anh ở đây hay các giáo sư ngoài kia, không ai làm được đâu. hoặc bản thân dự án là bất khả thi. Ngày 12/12, một công ty có tên là Quanta đã đồng ý xây dựng nó, và bởi vì Quanta sản xuất ra 1/3 tổng số máy tính xách tay trên hành tinh này, nên câu hỏi đó đã biến mất. Do đó, đây không phải là chuyện nó có xảy ra hay không. Nó sẽ xảy ra. Và nếu triển khai với giá 138 đô-la, thì sao? Hay dự án ra trễ tới 6 tháng sau, thì sao? Như thế vẫn khá tốt đẹp và yên ổn. Xin cảm ơn. Bạn biết đấy, chúng ta sẽ làm việc này khác đi một chút. Tôi sẽ không trình chiếu slide. Tôi sẽ trò chuyện với các bạn. Và cùng lúc đó, chúng ta sẽ chỉ xem qua các hình ảnh từ một nguồn ảnh khá gần gũi với cuộc sống -- những bức ảnh chụp từ Thế giới thứ hai. Nên tôi hi vọng nó sẽ thú vị. Bạn có thể -- Tôi có thể giành được sự chú ý của các bạn qua các bức ảnh lạ mà bạn thấy trên màn hình. Tôi nghĩ tôi sẽ nói chút ít về những ý tưởng lớn về điều này, và gọi John trở ra đây để chúng ta có thể trò chuyện tương tác nhiều hơn nữa, suy nghĩ và đặt câu hỏi. Bạn biết đấy, tôi đoán câu hỏi đầu tiên là, tại sao lại tạo nên một thế giới ảo? Và tôi nghĩ câu trả lời sẽ luôn là ít nhất ở một chừng mực nhất định bởi những người đủ điên rồ để bắt đầu dự án, bạn biết đấy. Nên tôi sẽ kể cho bạn một chút thông tin về tôi và điều khiến tôi -- thời còn niên thiếu cũng như khi trưởng thành, muốn thử và tạo dựng nên thứ này. Tôi từng là một đứa trẻ rất sáng tạo,thích đọc sách và rất hứng thú với đồ điện tử, và sau đó, lập trình máy tính, khi tôi còn rất trẻ. Tôi luôn cố tạo nên nhiều thứ. Tôi bị ám ảnh với việc tháo đồ vật ra và ráp chúng lại, và bất cứ thứ gì tôi có thể làm bằng tay hoặc bằng gỗ hay đồ điện hoặc kim loại hay bất cứ thứ gì khác. Ví dụ -- một điều tuyệt vời khác là -- tôi có một phòng ngủ. Mọi đứa trẻ, bạn biết đó, là thiếu niên, có một căn phòng để ẩn náu -- nhưng tôi muốn cánh cửa phòng tôi, tôi nghĩ sẽ rất ngầu nếu cánh cửa mở lên thay vì mở ra, như trong phim Star Trek. Tôi nghĩ sẽ rất gọn nếu làm được vậy. Và tôi đã trèo lên trần và tôi cắt xuyên qua rầm nhà, điều mà ba mẹ không mấy vui lòng, và lắp cánh cửa, bạn biết đấy, để nó được mở từ trần nhà. Tôi xây nó -- Tôi lấy đồ mở cửa garage trong gác mái để kéo cánh cửa lên. Bạn có thể tưởng tượng khoảng thời gian tôi làm nên thứ đó và sự bực bội của ba mẹ tôi. Điều luôn thu hút tôi là mọi người có thể có rất nhiều những ý tưởng hay về nhiều thứ mà ta muốn thực hiện nhưng thường không làm được những điều đó trong thế giới thật -- không thể liên kết những vật liệu với nhau và thật sự tiến tới giai đoạn xây dựng mà bạn tưởng tượng từ một khía cạnh thiết kế. Và với tôi, khi biết internet xuất hiện và tôi đang lập trình máy tính và tôi chỉ, bạn biết đấy, cố gắng điều hành công ty nhỏ của mình và tìm tòi ra cách làm gì với internet và với máy tính, tôi đã rất ấn tượng khi nhận ra những điều lớn lao mà bạn có thể sẽ rất muốn làm với internet và máy tính của mình có thể là việc dùng internet và những máy tính đã được kết nối để mô phỏng một thế giới hoặc cách tân các định luật vật lí và quy luật về sự liên kết vật chất -- như là -- ý tưởng về các nguyên tử và cách làm ra mọi thứ, và làm việc đó trong một chiếc máy tính để ta có thể tham gia và thực hiện. Và đối với tôi thì đó là một điều hết sức hấp dẫn. Tôi chỉ muốn một nơi mà ta có thể xây mọi thứ. Và vì vậy tôi nghĩ bạn thấy khởi nguồn của những gì xảy ra với Thế giới thứ hai, tôi nghĩ nó rất quan trọng. Tôi cũng nghĩ là chung quy hơn, việc sử dụng internet và công nghệ như cách tạo môi trường cho sự sáng tạo và thiết kế là một xu hướng chung. Đó là một bước tiến lớn của con người. Công nghệ thông tin được dùng để cho phép chúng ta tạo ra một phương thức xã hội và chia sẻ nhiều nhất có thể. Và tôi nghĩ Thế giới thứ hai và thế giới ảo nói chung là cách tốt nhất mà ta có thể làm để đạt được điều đó ngay bây giờ. Bạn biết đấy, một cách khác để nhìn điều này, liên quan tới nội dung và suy nghĩ về không gian, là kết nối các thế giới ảo với không gian. Tôi nghĩ đó có thể là một điều thú vị dáng đề tôi đề cập. Nếu bạn nghĩ về việc ra vũ trụ, đó là một điều hấp dẫn. Nhiều bộ phim, nhiều đứa trẻ, tất cả chúng ta đều mơ về việc khám phá không gian. Tại sao thế? Hãy dừng lại một lúc và hỏi, tại sao xa vời thế? Tại sao con người muốn làm điều đó? Tôi nghĩ có vài điều. Đó là những gì ta thấy trên phim bạn biết đấy, đó là giấc mơ mà chúng ta đều có. Một là nếu bạn vào vũ trụ thì bạn có thể bắt đầu lại từ đầu. Theo một nghĩa nào đó, bạn sẽ trở thành người khác trong hành trình ấy, vì sẽ không có -- bạn sẽ rời khỏi xã hội và cuộc sống mà bạn từng biết. Và không thể tránh được, bạn sẽ thay đổi bản thân -- không thể đảo ngược, theo mọi cách -- khi bạn bắt đầu cuộc khám phá này. Và điều thứ hai là sẽ có một cảm giác hữu hình khi bạn đi đủ xa, bạn sẽ tìm thấy ngoài đó -- à phải, bạn chẳng biết mình sẽ tìm thấy gì khi bạn ra ngoài vũ trụ. Nó sẽ rất khác biệt so với nơi đây. Và thật sự, nó sẽ quá khác biệt với những gì ta thấy nơi đây trên trái đất nên điều gì cũng có thể xảy ra. Đó là ý tưởng -- là con người chúng ta thèm muốn ý tưởng của việc tạo ra một danh tính mới và đi vào vũ trụ nơi mọi điều đều có thể. Và tôi cho rằng nếu bạn ngồi nghĩ về nó, thế giới ảo, và nơi chúng ta sẽ đến với nhiều và nhiều hơn công nghệ máy tính, thể hiện một cách cơ bản một phiên bản khả thi và chiến lược của việc khám phá vũ trụ. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của thế giới ảo vì, như vũ trụ, chúng cho phép ta tái tạo chính mình và chúng chứa đựng bất cứ thứ gì và mọi thứ, và điều gì cũng có thể xảy ra tại đó. Bạn biết đấy, để cho bạn một ý tưởng về quy mô, khi so sánh vũ trụ với Thế giới thứ hai, đa số mọi người không nhận ra -- và nó khá giống với internet những năm 90. Thật sự, Thế giới thứ hai rất giống internet vào những năm 90: mọi người hào hứng, có rất nhiều sự phấn khích và rầm rộ về một ý tưởng hoặc cái kế tiếp từ lúc này tới lúc khác, và sau đó tuyệt vọng và ai cũng nghĩ nó sẽ không thực hiện được. Tất cả những gì đang xảy ra với Thế giới thứ hai và rộng hơn với những thế giới ảo, đều xảy ra ở thời đầu năm 90. Chúng tôi luôn chơi một trò ở văn phòng, bạn lấy tiêu đề bất kì và tìm một tiêu đề tương tự mà bạn có thể thay chữ "Thế giới thứ hai" với "web" và "thực tế ảo" với "internet". Bạn có thể tìm chính xác các tiêu đề y hệt viết về những thứ mà mọi người đang quan sát. Để bạn hiểu về quy mô, Thế giới thứ hai đạt gần 20,000 CPU tại thời điểm này. Có khoảng 20,000 máy tính kết nối với nhau trong ba cơ sở tại Mĩ hiện tại, mô phỏng không gian ảo này. Và chính nó -- có gần 250.000 người mỗi ngày đang ở đó, nên dân số hoạt động này giống như một thành phố thu nhỏ. Không gian của nó hơn gấp 10 lần kích cỡ của San Francisco, và nó gần như phát triển một cách dày đặc. Điều này cho bạn thấy quy mô. Bây giờ, nó đang mở rộng rất nhanh - gần 5% mỗi tháng, có nghĩa là có thêm máy chủ, Và tất nhiên, không hoàn toàn như thế giới thật, và như internet, mọi thứ đang mở rộng rất, rất nhanh, và theo cấp số nhân. Nên sự khám phá không gian này được kết hợp ở đây bởi nội dung có trong đó, và tôi nghĩ lượng nội dung ấy rất đáng quan tâm. Nó đáng quan tâm bởi thế giới ảo có những khả năng vô biên. Là con người, chúng ta nhạy cảm với nó. Bạn biết điều đó khi thấy nó. Bạn biết khi có thể làm mọi thứ ở 1 nơi và bạn biết khi bạn không thể. Thế giới thứ hai ngày nay là 20,000 cỗ máy, và khoảng 100 triệu vật thể người dùng tự tạo mà, bạn biết đó, một vật thể giống như vậy, có thể tương tác. 10 vật trong số đó biết suy nghĩ; chúng có mã gắn kèm. Đó đã là một thế giới rộng lớn, xét đến số lượng những thứ ở đây và điều đó rất quan trọng. Nếu ai đó chơi, ví dụ trò Thế giới đại chiến, Thế giới đại chiến lưu trên 4 đĩa DVD, so với Thế giới thứ hai có khoảng 100 terabyte dữ liệu người dùng, tức gấp 25,000 lần. Một lần nữa, so sánh internet với AOL, và các phòng trò chuyện và nội dung AOL, điều xảy ra ở đây hoàn toàn khác biệt, vì quy mô tối đa của điều con người có khả năng làm được khi họ muốn thật đáng kinh ngạc. Ý tưởng lớn cuối cùng đó là dù có phát triển tới mức nào thì cũng sẽ lớn hơn việc chỉ sử dụng bản thân web. Hãy để tôi chứng minh bằng hai luận điểm. Nhìn chung, chúng ta dùng web để sắp xếp, trao đổi, kiến tạo và tiêu thụ thông tin. Giống như Irene nói về Google như một định hướng dữ liệu. Tôi sẽ nói mình nghĩ thế giới như thông tin. Mọi thứ chúng ta tương tác, tất cả trải nghiệm ta có, như thể ta đang trôi theo biển thông tin và tương tác với nó theo nhiều cách khác nhau. Web thể hiện dữ liệu dưới dạng văn bản và hình ảnh. Hình học tô pô, cấu trúc không gian web hầu hết là đường dẫn liên kết văn bản. Đó là một cách sắp xếp thông tin, nhưng có hai điều về cách truy cập thông tin trong thế giới ảo mà tôi nghĩ là cách quan trọng và khác biệt và tốt hơn nhiều cách ta có thể làm với web. Đầu tiên là, như tôi đã nói, -- sự khác biệt thứ nhất về thế giới ảo là thông tin được đưa tới bạn trong thế giới ảo sử dụng những biểu tượng tiêu biểu và mạnh mẽ nhất để bạn có thể dùng với loài người. Ví dụ, C-H-A-I-R (ghế) là từ tiếng Anh cho vật thể này, nhưng một bức tranh về nó là biểu tượng toàn cầu. Mọi người đều hiểu nó. Không cần dịch. Cũng dễ nhớ hơn nếu tôi cho bạn xem bức tranh đó, và cho bạn xem từ C-H-A-I-R trên 1 mẩu giấy Bạn có thể kiểm tra bạn sẽ nhớ rất tốt việc tôi nói về cái ghế sau vài ngày. Nên khi bạn sắp xếp thông tin bằng cách sử dụng các biểu tượng trí nhớ, sử dụng các biểu tượng thông dụng nhất mà ta thường thấy, sự hứng thú và kích thích tối đã hóa sẽ giúp bạn có khả năng ghi nhớ, chuyển đổi và vận dụng dữ liệu Và thế giới ảo là cách tốt nhất để chúng ta sắp xếp và trải nghiệm thông tin. Và tôi nghĩ đó là điều con người đã nói đến trong 20 năm -- bạn biết đấy, công nghệ 3D, môi trường như thật rất quan trọng theo cách thần kì nào đó với chúng ta. Nhưng điều thứ hai -- và tôi nghĩ điều này ít rõ ràng hơn -- đó là trải nghiệm kiến tạo, tiêu thụ, khám phá rằng thông tin tồn tại ngầm bên trong thế giới ảo và có tính xã hội cố hữu. Bạn luôn ở đó với những người khác. Loài người chúng ta là sinh vật có tính xã hội và phải, hoặc được củng cố hay tận hưởng nhiều hơn, việc tiêu thụ thông tin với sự hiện diện của người khác. Điều đó thiết yếu với chúng ta. Bạn không thể lẩn tránh. Khi bạn lên trang Amazon và tìm máy ảnh kĩ thuật số hay thứ gì đó tương tự, bạn ở đó, khi đang lên trang web, với 5,000 người khác, nhưng bạn không thể nói chuyện với họ. Bạn không thể quay sang người đang xem máy ảnh kĩ thuật số trên cùng trang với bạn, và hỏi họ, "Này, bạn từng thấy chiếc này chưa? Vì tôi định mua nó." Trải nghiệm đó giống mua sắm cùng nhau, là một ví dụ đơn giản, minh họa cho việc sinh vật xã hội như chúng ta muốn trải nghiệm thông tin như thế nào. Điểm thứ hai, đó là chúng ta trải nghiệm thông tin một cách cố hữu cùng nhau hoặc muốn trải nghiệm cùng nhau, là điều đáng quan tâm đối với xu hướng chúng ta sẽ sử dụng công nghệ để kết nối mọi người nơi nào. Và tôi lại nghĩ, khoảng một thập kỉ nữa thế giới ảo sẽ trở thành cách phổ biến nhất như loài người chúng ta sử dụng internet, nếu bạn sẵn sàng tiêu thụ thông tin cùng nhau. Bạn biết đấy, tạo bản đồ Ấn Độ -- đó là một ví dụ tuyệt vời. Có lẽ giải pháp liên quan tới việc nói chuyện với người khác trong đời thực. Hỏi xin lời khuyên, hơn là cách tự tạo bản đồ tĩnh. Nên tôi nghĩ còn một điểm mấu chốt nữa. Đó là dù điều này có dẫn tới đâu, là Thế giới thứ hai hay hậu duệ của nó, hay thứ gì đó lớn hơn xảy ra trên toàn thế giới ở nhiều vị trí khác nhau -- đây là điều chúng ta sẽ thấy internet được dùng để làm gì, và lưu lượng dữ liệu và những người dùng đặc biệt sẽ biến đổi, nên web và bộ thư mục văn bản và thông tin đồ họa sẽ trở thành một công cụ hay một phần của mô hình tiêu thụ, nhưng bản thân mô hình hầu như cũng sẽ trở thành một môi trường. Ý tưởng lớn, nhưng tôi nghĩ có khả năng chứng minh cao. Hãy để tôi dừng ở đây và gọi John trở lại, và có thể chúng tôi sẽ nói chuyện dài hơn. Cảm ơn John. Tuyệt lắm. (Vỗ tay) John Hockenberry: Tại sao động lực thúc đẩy kiến tạo Thế giới thứ hai, không phải là duy tâm? Ví dụ, ở thế kỉ 19, bất kì tác phẩm văn học nào tưởng tượng về thế giới khác đều hiển nhiên bị coi là duy tâm. Philip Rosedale: Tôi nghĩ điều đó tốt. Đó là một câu hỏi sâu sắc. Thế giới ảo có phải là điều duy tâm, sẽ là cách tôi nói. Câu trả lời là không, và tôi nghĩ bởi vì bản thân web là một ví dụ cho sự thành công vang dội. Ý tưởng về khả năng vô biên, rằng điều kì diệu nào cũng có thể xảy ra, chỉ tồn tại trong một môi trường nơi bạn thực sự biết có tự do cơ bản ở mức độ của một diễn viên cá nhân, của các khối Lego, nếu vậy, sẽ tạo nên thế giới ảo. Bạn phải có mức độ tự do đó, và vì vậy tôi thường hỏi rằng, có sự duy tâm nào, hay chiều hướng duy tâm nào với Thế giới thứ hai và thứ như vậy, mà bạn sẽ kiến tạo một thế giới với kế hoạch vĩ đại? Những kế hoạch từ trên xuống đang xa lánh gần như tất cả mọi người, thậm chí nếu bạn có ý tốt khi xây chúng. Và hơn nữa, xã hội loài người, khi được kiểm soát, khi bạn tạo một kế hoạch luật lệ vĩ mô, một cách tương tác mới của con người, hay cách mới để xây thành phố, những điều đó chưa từng quy mô hơn, bạn biết đấy -- tôi luôn đùa là -- trung tâm thương mại Mỹ, như kiến trúc thiết kế trung tâm lớn nhất từng được xây dựng. JH: Điện Kremlin rất lớn. PR: Phải, điện Kremlin. Toàn bộ cấu trúc đó. JH: Kể tôi nghe chuyện về một công cụ bạn tạo ra ban đầu ở Thế giới thứ hai mà bạn chắc rằng con người sẽ muốn sử dụng để họ tạo hình đại diện hay dùng trong giao tiếp nhưng thực tế họ lại nói, không, tôi không thích tí nào, và nêu một thứ bạn đã không nghĩ ra mà gần như mọi người đều muốn có. PR: Tôi chắc chắn tôi có thể nghĩ ra nhiều ví dụ cho cả hai. Một chức năng tôi yêu thích ở Thế giới thứ hai -- Tôi đã thực sự say mê nó. Nó có khả năng giúp đến gần ai đó và trò chuyện riêng tư, nhưng không phải tin nhắn vì bạn phải kết bạn ai đó. Nó là ý tưởng về cuộc trò chuyện riêng tư. Tôi nhớ đó là một trong những ví dụ về thiết kế định hướng dữ liệu. Tôi nghĩ nó là một ý tưởng hay từ quan điểm của mình, và chẳng bao giờ nó được dùng cả, và chúng tôi hoàn toàn -- tôi nghĩ hiện nó đã bị tắt, nếu tôi nhớ đúng. Chúng tôi đã bỏ cuộc, xóa khỏi bộ mã hóa. Nhưng chung quy hơn, một ví dụ khác tôi nghĩ về điều này, liên quan mật thiết tới ý tưởng duy tâm. Thế giới thứ hai ban đầu có 16 mô phỏng viên. Giờ là 20,000 người. Khi mới chỉ có 16 người, quy mô chỉ lớn tầm khuôn viên đại học. Và chúng tôi có -- chúng tôi chia vùng, bạn biết đấy: câu lạc bộ đêm, sàn disco nơi bạn có thể nhảy, và rồi chúng tôi có nơi mà bạn có thể đấu súng nếu muốn, và có nơi khác giống lối đi dọc bãi biển, như đảo Coney. Và chúng tôi khoanh vùng, nhưng tất nhiên mọi người có thể xây xung quanh theo cách họ muốn. Và điều ngạc nhiên ngay từ khi bắt đầu là ý tưởng việc chúng tôi tạo ra khu vực, về cơ bản, ngay lập tức và hoàn toàn bị ngó lơ, trong khoảng 2 tháng, -- thật sự là một khoảng thời gian ngắn, thậm chí là với Thế giới thứ hai. Tôi nhớ người dùng, những người sau đó sử dụng Thế giới thứ hai, cư dân đến với tôi và nói, chúng tôi muốn mua sàn disco -- vì tôi tạo nên nó -- chúng tôi muốn mua mảnh đất đó và phá hủy rồi xây nhà trên nó. Và tôi bán cho họ -- ý tôi là, chúng tôi chuyển quyền sở hữu và họ tổ chức tiệc lớn và phá tung tòa nhà. Và tôi nhớ điều đó thật đáng chú ý, bạn biết đấy, bạn không thể biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra. Khi bạn nghĩ về thứ nổi tiếng mà con người xây dựng -- JH: CBGB dần dần phải đóng cửa, bạn biết đấy, đó là quy luật. PR: Chính xác. Và nó -- nhưng nó đóng cửa ngày thứ nhất, theo thời gian internet. Bạn biết đấy, một ví dụ, chẳng hạn việc mang bầu. Bạn có thể mang bầu ở Thế giới thứ hai. Điều này hoàn toàn được thực hiện bởi các công cụ ở Thế giới thứ hai, nên ý tưởng ban đầu về việc có bầu và sinh em bé, tất nhiên -- Thế giới thứ hai là, ở cấp độ nền tảng, mức độ công ty -- tại Linden Lab -- Thế giới thứ hai không có sự sở hữu. Không có sự cố gắng cấu trúc hóa trải nghiệm, để biến nó thành duy tâm theo cách của chúng tôi. Nên dĩ nhiên, chúng tôi không bao giờ dùng máy móc để tạo em bé hay lấy hai ảnh đại diện và hợp nhất chúng. Nhưng mọi người tạo nên khả năng có em bé và chăm sóc em bé như một trải nghiệm trả phí mà bạn có thể có ở Thế giới thứ hai và vì vậy -- Ý tôi là, đó là một ví dụ thú vị về điều xảy ra ở nền nền kinh tế tổng thể. Và tất nhiên, sự tồn tại nền kinh tế là một ý tưởng khác. Tôi đã không nói về nó, nhưng đó là một chức năng trọng tâm. Khi mọi người được trao cơ hội kiến tạo trong thế giới, có hai thứ họ mong muốn. Một là quyền sở hữu công bằng với những thứ họ tạo ra. Và hai là -- nếu họ thích nó, và không phải lúc nào cũng vậy, nhưng trong nhiều trường hợp -- họ muốn bán sản phẩm đó như một phương cách kiếm sống. Điều đó đúng trên web -- cũng đúng ở Thế giới thứ hai. Và sự tồn tại của nền kinh tế là đáng chú ý. JH: Có câu hỏi cho Philip Rosedale không? Ngay đây. (Khán giả: Quan sát đầu tiên, trông anh giống một nhân vật.) JH: Quan sát đầu tiên, Philip bị buộc tội trông giống một nhân vật, một ảnh đại diện, ở Thế giới thứ hai. Đáp lại, và chúng tôi sẽ tiếp tục câu hỏi của bạn. PR: Nhưng tôi không giống ảnh đại diện của mình. (Cười) Bao nhiêu người ở đây biết ảnh đại diện của tôi? Có lẽ không nhiều người lắm. JH: Có phải anh ăn trộm ảnh đại diện của người khác, PR: Không, không. Một người ở chỗ làm có ảnh đại diện rất đẹp -- ảnh phụ nữ -- tôi dùng một thời gian. Nhưng ảnh đại diện của tôi là một anh chàng tô son. Tóc dựng -- hơn thế này cơ. Màu cam. Râu kiểu ghi đông. Giống nhân vật trong Village People. Ngầu lắm. JH: Và câu hỏi của bạn là gì? (Khán giả: [không rõ tiếng]) JH: Câu hỏi là, có chăng việc thiếu vắng sự điều chỉnh văn hóa ở Thế giới thứ hai. Dường như không có văn hóa riêng, và những khác biệt tồn tại ở thế giới thực không được đưa vào bản đồ Thế giới thứ hai. PR: Ồ, trước tiên. chúng ta còn sớm, nên điều này mới chỉ diễn ra vài năm. Và một phần những gì ta thấy giống như cuộc cách mạng hành vi con người mà bạn thấy ở những xã hội mới nổi. Một phê bình công bằng -- đó là -- Thế giới thứ hai ngày nay giống miền Viễn Tây hơn là Rome, từ lập trường văn hóa. Dù vậy, cuộc cách mạng, và tương tác nhỏ tạo nên văn hóa, đang xảy ra gấp 10 lần tốc độ ở thế giới thật, và trong môi trường nơi mà, nếu bạn đi tới quán rượu ở Thế giới thứ hai, có 65% là những người không ở Mỹ, và thực tế họ nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Sự thật là, một trong những cách kiếm tiền ở Thế giới thứ hai là tạo chức năng phiên dịch trong cơ thể bạn và về cơ bản, chúng sẽ hiện trên màn hình và cho phép bạn sử dụng Google hoặc Babel Fish hay các trình phiên dịch trực tuyến khác dịch ngay tức thì ngôn ngữ nói -- tôi xin lỗi -- ngôn ngữ đánh máy giữa các cá nhân. Vì vậy, tính đa văn hóa và sự giao thoa văn hóa xảy ra trong Thế giới thứ hai -- tôi nghĩ rằng, rất đáng chú ý khi xét tới những thứ chúng ta có khả năng đạt được trong điều kiện con người ở thế giới thực tại. Tôi nghĩ rằng văn hóa sẽ điều chỉnh, nó sẽ xuất hiện, nhưng chúng ta vẫn còn vài năm chờ đợi điiều đó xảy ra, như dự tính thông thường. JH: Còn câu hỏi không? Ngay đây. (Khán giả: Nhân khẩu học của anh là gì?) JH: Nhân khẩu học của anh là gì? PR: Câu hỏi về đặc trưng của nhân khẩu. Độ tuổi trung bình của một người ở Thế giới thứ hai là 32 tuổi, tuy nhiên, việc sử dụng Thế giới thứ hai tăng mạnh và độ tuổi tăng lên. Khi bạn từ 30 lên 60 tuổi -- và có nhiều người trong độ tuổi sáu mươi sử dụng Thế giới thứ hai -- đây không phải biểu đồ đường dốc đứng -- độ tuổi được phân bổ rất đều -- mật độ sử dụng tăng tính theo giờ đồng hồ mỗi tuần thì khoảng 40% khi bạn từ 30 lên 60 tuổi trong cuộc sống thực, nên không có -- nhiều người sai lầm khi nghĩ Thế giới thứ hai là một trò chơi trực tuyến. Thật sự nó không hề hấp dẫn -- Tôi đang nói chung và có tính phê bình -- nó rất không hấp dẫn với người chơi trò chơi trực tuyến, vì đồ họa chưa cân đối với -- ý tôi là, những ảnh này đẹp, nhưng nhìn chung không sánh bằng với đồ họa được tinh chỉnh mà bạn nhìn thấy trong trò Grand Theft Auto 4. Vậy là, độ tuổi trung bình: 32. Tôi đã đề cập 65% người dùng không ở Mỹ. Sự đóng góp từ nhiều quốc gia là rất lớn. Có người dùng, bạn biết đấy, trong không gian ảo thì ở mọi quốc gia. Điều đặc biệt là -- nếu bạn chọn Anh và Châu Âu, hai nước này chiếm 55% lượng sử dụng trong Thế giới thứ hai. Xét về mặt tâm lý -- ồ, đàn ông và phụ nữ: cả hai đều tương xứng trong Thế giới thứ hai, khoảng 45% người dùng trực tuyến ở Thế giới thứ hai là phụ nữ. Dù vậy, phụ nữ dùng Thế giới thứ hai nhiều giờ hơn 30 đến 40% so với đàn ông, tức là đàn ông đăng ký nhiều hơn phụ nữ, và phụ nữ ở lại và sử dụng nhiều hơn đàn ông. Đó là một thực tế về nhân khẩu. Về mặt tâm lý, những người ở Thế giới thứ hai hoàn toàn không giống những gì bạn nghĩ, khi bạn đi tới, nói chuyện và gặp họ, và tôi sẽ, bạn biết đấy, thách thức bạn làm vậy và xem thử. Nhưng không có các lập trình viên. Không dễ để mô tả về nhân khẩu. Nếu tôi vẽ một bức tranh lớn, tôi sẽ nói, có nhớ những người thực sự ham thích eBay trong những năm đầu không? Có lẽ hơi giống thế này: nói cách khác, chính là những người sớm chấp nhận. Họ có xu hướng sáng tạo và kinh doanh. Nhiều người trong đó -- khoảng 55,000 -- là dòng lưu chuyển tiền tệ tích cực: họ kiếm tiền từ -- ý tôi là, tiền thật -- từ những việc họ làm ở Thế giới thứ hai, nên đó là một cách tạo lập kinh doanh -- theo định hướng tự lập và sáng tạo. Là vậy đó. JH: Anh miêu tả bản thân là người rất sáng tạo khi còn trẻ và thích tạo nên các thứ. Ý tôi là, không phải điều thường nghe khi ai đó miêu tả bản thân là sáng tạo. Tôi nghi ngờ đó là cách nói giảm nói tránh cho một học sinh loại C dành nhiều thời gian trong phòng mình? Đúng không? (Cười) PR: Tôi đã -- có thời gian tôi là học sinh loại C. Buồn cười lắm. Khi học Đại học -- tôi học Vật lý -- và tôi thực sự -- nó khá buồn cười, vì tôi là người khép kín. Tôi chỉ toàn đọc sách. Tôi xấu hổ. Bây giờ trông tôi không có vẻ như vậy, nhưng tôi từng xấu hổ. Đi vòng quanh nhiều lần. Nên tôi nghĩ mình chỉ sống trong thế giới riêng, và rõ ràng điều đó thúc đẩy sự quan tâm của bạn về thứ gì đó. JH: Vậy là anh đang ở kiếp thứ 5 à? PR: Nếu anh đếm thành phố thì là vậy. Nhưng tôi -- và tôi không -- tôi nghĩ mình không học tốt ở trường. Anh nói đúng. Tôi không bị ám ảnh với việc trở thành học sinh hạng A. tôi định nói, tôi có trải nghiệm xã hội tuyệt vời khi còn ở Đại học mà trước đây chưa từng có, trải nghiệm tình anh em, nơi tôi gặp sáu tới bảy người khác những người học Vật Lý cùng, và tôi rất cạnh tranh với họ, và tôi bắt đầu đạt điểm A. Nhưng đúng, tôi không phải học sinh hạng A. JH: Câu hỏi cuối cùng. Ngay đây. (Khán giả: Trong tờ rơi có ghi rằng --) JH: Anh muốn nói lại không? PR: Có, để tôi nhắc lại. Anh nói rằng trong tờ rơi có ghi chúng ta rồi sẽ thích phiên bản số hóa của mình hơn là phiên bản người thật -- những danh tính có thể quản lý và sắp xếp hơn là danh tính thật sự -- và thực tế, rất nhiều trải nghiệm và cuộc sống con người có thể chuyển sang kĩ thuật số. Và tất nhiên, đó là một suy nghĩ kinh khủng. Một sự thay đổi và đột phá đáng sợ. Bạn hỏi tôi nghĩ gì về điều này? Làm sao tôi có thể-- JH: Anh đáp lại thế nào với người nói nó kinh khủng? (Khán giả: Nếu ai đó nói vậy, tôi sẽ thấy phiền lòng, anh trả lời sao? PR: À, tôi sẽ nói vài điều. Một là, nó phiền như internet và điện vậy. Có nghĩa đó là một thay đổi lớn, nhưng không thể tránh khỏi. Không có hành động quay lại cố ý hoặc hành vi chính trị nào khiến công nghệ này thay đổi từ việc kết nối chúng ta, vì mục đích cơ bản là con người -- phải sáng tạo và có tính kinh doanh -- sẽ mang năng lượng tới thế giới ảo theo cách xảy ra với web. Vì vậy thay đổi này, tôi tin, là một thay đổi đột phá to lớn. Hiển nhiên, tôi là người lạc quan và tin tưởng điều xảy ra ở đây, nhưng tôi nghĩ -- thậm chí một người tỉnh táo nhất, người suy nghĩ rời rạc về chuyện này, nhìn nhận nó từ một phía, sẽ kết luận dựa trên số liệu, là với sức mạnh kinh tế khi chơi, chắc chắn sẽ có thay đổi lớn, và thay đổi đó sẽ rất đột phá gắn với ý tưởng của chúng tôi về cuộc sống cũng như danh tính. Tôi không nghĩ ta có thể trốn tránh sự thay đổi. Nói chung, chúng tôi đã bàn về điều này -- tôi nghĩ hiện tại ở thế giới ảo và bị thách thức bởi nó, được -- tồn tại ở đây, có cuộc sống tốt, có thể nói rằng, đây là một thử thách bởi sự đa dạng văn hóa của nó, bởi nhiều ngôn ngữ, bởi sự giàu có kinh doanh, và bản chất "chợ trời" của thế giới ảo ngày nay. Nó tạo thử thách cho chúng ta vươn lên. Ta phải phát triển tốt hơn theo nhiều cách Ta phải học hỏi và biết chấp nhận, và thông minh hơn và học nhanh hơn và sáng tạo hơn, có lẽ, hơn những gì ta thường làm ở thế giới thực. Và tôi nghĩ rằng nếu nó đúng ở thế giới ảo, thì những sự thay đổi, dù đáng sợ -- và như tôi nói, không thể tránh được -- đều vì sự tốt đẹp hơn, và do đó ta phải vượt qua. Nhưng tôi sẽ nói rằng -- như nhiều tác giả và diễn giả khác đã nói, bạn biết đó, hãy thắt dây an toàn vì sự thay đổi đang đến. Sẽ có sự đổi thay lớn. JH: Philip Rosedale, cảm anh rất nhiều. (Vỗ tay) Một cảnh tượng ngày càng phổ biến ở các bệnh viện trên khắp thế giới: y tá đo chiều cao, cân nặng và huyết áp rồi gắn một cái kẹp nhựa phát quang vào ngón tay ta. Ngay lập tức, trên màn hình hiển thị lượng oxi trong máu. Vậy nó hoạt động ra sao? Làm thế nào một cái kẹp nhựa lại biết được thông tin về máu của ta... mà không cần mẫu máu? Đây là cách thức: Cơ thể chúng ta cho phép ánh sáng xuyên qua nghĩa là chúng không hoàn toàn chặn và phản xạ ánh sáng. Thay vào đó, chúng cho phép ánh sáng đi xuyên qua da ở một mức độ nào đó, cơ và mạch máu. Không tin ư? Hãy rọi đèn qua ngón cái của bạn. Ánh sáng giúp ta thấy được những gì bên trong cơ thể. Quay trở lại dụng cụ kẹp ngón tay ban nãy. Nó được gọi là máy đo nồng độ oxi trong máu. Khi bạn hít vào, phổi của bạn chuyển đổi oxi thành các phân tử huyết sắc tố. Và máy này đo tỷ lệ huyết sắc tố oxi hóa trên huyết sắc tố không chứa oxi bằng cách sử dụng một đèn LED nhỏ màu đỏ nằm ở một bên kẹp, và một cảm biến ánh sáng nhỏ ở mặt còn lại. Khi đèn LED chiếu vào ngón tay, huyết sắc tố không có oxi trong mạch máu sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ mạnh hơn nhiều so với huyết sắc tố oxi hóa. Lượng ánh sáng lọt qua phía bên kia của ngón tay, tùy thuộc vào tỷ lệ tập trung của hai loại huyết sắc tố. Nhưng kích thước mạch máu trong ngón tay mỗi người khác nhau. Với bệnh nhân này, chỉ số bão hòa ở mức chín mươi lăm phần trăm tương ứng với một mức oxi khỏe mạnh. Nhưng với bệnh nhân có động mạch nhỏ hơn, chỉ số đó có thể không thể hiện đúng lượng oxi thực tế. Đó là lí do ta cần đến đèn LED hồng ngoại thứ hai. Ánh sáng nằm trong vùng quang phổ bước sóng rộng, và ánh sáng hồng ngoại nằm ngay bên ngoài những màu sắc có thể nhìn thấy được. Mọi phân tử, kể cả huyết sắc tố, hấp thụ ánh sáng ở mức độ khác nhau trên vùng quang phổ này. Như vậy, khi so sánh sự hấp thụ ánh sáng từ đỏ đến hồng ngoại, ta có được một loại vân tay hóa học có thể loại trừ ảnh hưởng của kích thước mạch máu. Ngày nay, lĩnh vực cảm biến y tế mới nổi đang khám phá tất cả các cấp độ chính xác của vân tay hóa học, sử dụng các thiết bị điều khiển ánh sáng có kích cỡ không quá 0,1 milimét. Công nghệ vi mô này, còn được gọi là mạch tích hợp quang tử, được tạo ra từ các mạch nối silicon truyền dẫn ánh sáng như nước trong ống dẫn có thể chuyển hướng, định hình, thậm chí, được lưu giữ tạm thời. Một thiết bị cộng hưởng dạng vòng, vốn là một đoạn dây dẫn silicon tròn là vật lưu trữ ánh sáng để tăng cường tính hiệu quả của vân tay hóa học. Khi đặt gần một mạch nối silicon, nó sẽ thu nhận và tạm thời lưu trữ một số sóng ánh sáng nhất định có chu kỳ bước sóng bằng với bội số nguyên dương dọc theo chu vi mạch tròn. Giống như khi ta gảy dây đàn ghi ta. Chỉ có một số kiểu rung nhất định chi phối một đoạn nhạc cụ thể, tạo ra nốt gốc và âm bội của nó. Mạch vòng cộng hưởng ban đầu được thiết kế để định tuyến một cách hiệu quả các bước sóng ánh sáng khác nhau như mỗi kênh dữ liệu số trong mạng cáp quang. Nhưng một ngày nào đó, loại định tuyến dữ liệu này có thể được áp dụng trong các phòng thí nghiệm vân tay hóa học cỡ nhỏ, trên những con chip có kích cỡ bằng đồng xu. Những phòng thí nghiệm kiểu này có thể dễ dàng, nhanh chóng phát hiện tác nhân gây bệnh mà không cần xâm lấn cơ thể, bằng cách phân tích nước bọt hay mồ hôi trong phòng khám hoặc ngay tại nhà. Nước bọt của chúng ta nói riêng phản ánh thành phần protein và hoóc-môn trong cơ thể, và có thể đưa ra tín hiệu cảnh báo sớm cho một số loại ung thư, các bệnh truyền nhiễm hay tự miễn dịch. Để xác định chính xác một căn bệnh, phòng thí nghiệm trên chíp dựa vào một số phương pháp, bao gồm xác minh vân tay hóa học, để sàng lọc một hỗn hợp lớn các chất có trong mẫu nước bọt. Các phân tử sinh học khác nhau trong nước bọt hấp thụ ánh sáng có cùng bước sóng, nhưng mỗi phân tử lại có một vân tay hóa học khác nhau. Trong phòng thí nghiệm trên chíp, sau khi ánh sáng chiếu qua mẫu nước bọt, một loạt các vòng điều chỉnh có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng hơi khác nhau và gửi cho máy dò ánh sáng. Chuỗi máy dò này cùng nhau phân tích dấu vân tay hóa học của mẫu. Từ thông tin này, một con chíp nhỏ trong máy tính, chứa một thư viện các vân tay hóa học của các phân tử khác nhau, có thể tìm ra những điểm tương đồng và giúp chuẩn đoán một căn bệnh cụ thể. Từ kết nối quy mô toàn cầu đến phòng thí nghiệm trên chíp, con người đã ứng dụng ánh sáng vào việc mang và trích xuất thông tin. Tiềm năng của nó sẽ tiếp tục khiến ta ngạc nhiên cùng với những khám phá mới. Ai cũng yêu xe hơi của họ cả. Chúng giúp chúng ta đi đến những nơi chúng ta muốn. Chúng là một dạng giải trí, chúng là một hình thức nghệ thuật, một niềm tự hào để sở hữu. Nhiều bài nhạc được viết về xe hơi. Prince đã viết một bài hát tuyệt vời: "Chiếc Corvette nho nhỏ màu đỏ." Anh ta không viết "Chiếc máy tính xách tay nho nhỏ màu đỏ " hoặc là "Chiếc máy hút bụi Dirt Devil nho nhỏ màu đỏ." Anh ta đã viết về xe hơi. Và một trong những bái hát thích nhất của tôi luôn là, "Hãy yêu người đàn ông của bạn trên chiếc xe thùng Chevy" bởi vì đó là chiếc xe mà tôi có khi còn học đại học. Sự thật là, khi chúng tôi nghiên cứu thị trường trên toàn thế giới, chúng tôi thấy là gần như ai cũng có một khát vọng chung đó là sở hữu một chiếc xe hơi. Khoảng 750 triệu người trên thế giới sở hữu xe hơi. Và bạn cho rằng đó là nhiều lắm. Nhưng bạn biết không? Đó chỉ là 12% của dân số thế giới. Chúng ta thật sự nên hỏi rằng: Liệu thế giới có thể chịu đựng được số lượng xe hơi đó không? Và nếu bạn xem xét những dự đoán trong 10 tới 15 năm tới, có vẻ như số lượng xe hơi trên thế giới sẽ tăng lên đến 1.1 tỷ xe. Nếu như bạn đậu những xe đó liền nhau và quấn chúng vòng quanh Trái đất, nó sẽ quấn quanh Trái đất 125 lần. Chúng ta đã có những tiến bộ tuyệt vời trong công nghiệp xe hơi trong hơn 100 năm qua. Xe hơi bây giờ ít ô nhiễm hơn, an toàn đáng kể hơn, hiệu quả hơn, và giá hoàn toàn phải chăng hơn so với 100 năm trước. Nhưng trên thực tế: cái cấu trúc căn bản của xe hơi vẫn không thay đổi bao nhiêu. Nếu chúng ta phát minh lại xe hơi hôm nay, thay vì 100 năm trước, với những gì chúng ta hiểu được về các vấn đề của sản phẩm của chúng ta và về những công nghệ tồn tại ngày hôm nay, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta đã muốn một cái gì có giá cả phải chăng. Tế bào nhiên liệu có vẻ rất tốt một phần mười của những bộ phận chuyển động và sử dụng hệ thống đẩy bằng tế bào nhiên liệu làm động cơ đốt trong -- và nó chỉ thải ra nước. Và chúng ta muốn tận dụng định luật Moore với điều khiển điện tử và phần mềm, và chắc chắn là chúng ta muốn xe của chúng ta kết nối với nhau. Vì vậy chúng ta bắt đầu quá trình tái tạo xung quanh động cơ điện hóa học, tế bào nhiêu liệu, và sử dụng khí hydro để truyền năng lượng. Chiếc xe đầu tiên là Autonomy. Autonomy thật sự thiết lập tầm nhìn về những gì mà chúng tôi muốn đạt được. Chúng tôi đã áp dụng tất cả các bộ phần của một hệ thống đẩy bằng tế bào năng lượng. Sau đó chúng tôi có Automony lái với Hy-Wire, và chúng tôi đã giới thiệu Hy-Wire tại hội thảo này vào năm ngoái. Hy-Wire là chiếc xe đầu tiên trên thế giới lái bằng tế bào nhiên liệu, và bây giờ chúng tôi đã tiếp tục với Sequel. Sequel là một chiếc ô tô thật sự. Chúng ta hãy theo dõi đoạn phim này -- Nhưng câu hỏi thật sự trong đầu của các bạn: là khí hydro sẽ được lấy từ đâu? Thứ hai nữa, khi nào những chiếc xe này sẽ xuất hiện trên thị trường? Để tôi nói về khí hydro trước. Cái hay của khí hydro là nó có thể được lấu từ nhiều nguồn khác nhau: nó có thể lấy từ nhiên liệu hóa thạch, nó có thể lấy từ bất cứ nơi nào mà bạn có thể tạo ra điện, bao gồm cả năng lượng tái tạo. Nó còn có thể lấy từ nhiên liệu sinh học. Và điều đó thật sự rất phấn khích. Mục tiêu ở đây là mỗi cộng đồng địa phương sử dụng ưu điểm về tự nhiên để tạo ra khí hydro. Có rất nhiều khí hydro được tạo ngày hôm nay trên thế giới. Nó được tạo ra để lấy lưu huỳnh từ xăng -- một điều mà tôi thấy khá mỉa mai. Nó được tạo ra trong công nghiệp phân bón; nó được tạo ra trong công nghiệp hóa học. Khí hyrdo được tạo ra nhiều như vậy vì có một lý do kinh tế rất tốt để sử dụng chúng. Nhưng nó còn cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể tạo ra nó, và chúng ta có thể tạo ra nó với chi phí hiệu quả, và chúng ta biết cách sử dụng nó một cách an toàn. Chúng tôi đã làm một nghiên cứu trong đó bạn đặt một trạm ở mỗi một trong 100 thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, và đặt các trạm này để bạn không cách trạm khác quá 2 dặm. Trên đường cao tốc chúng tôi đặt các trạm cách nhau 25 dặm, và tổng cộng là có tất cả 12000 trạm. Và với mỗi trạm giá 1 triệu đô, tổng cộng sẽ tốn 12 tỷ đô. Đó là một số tiền rất lớn. Nhưng nếu bạn xây hệ thống dẫn dầu Alaska ngày hôm nay, thì nó chỉ bằng nửa giá tiền của hệ thống dẫn dầu Alaska. Nhưng mục tiêu thú vị thật sự mà chúng tôi thấy chính là xạc nhiên liệu tại nhà, gần giống như xạc máy tính xách tay hay xạc điện thoại di động của bạn. Vì vậy chúng tôi rất phấn khích về tương lai của khí hydro. Chúng tôi nghĩ nó không phải là làm được hay không mà là khi nào. Cái mục tiêu mà chúng tôi đặt ra -- và chúng tôi đang có những tiến triển rất tốt về hướng mục tiêu này -- là có được hệ thồng đẩy xử dụng khí hydro và tế bào nhiên liệu, thiết kế và xác nhận, và có thể so sánh ngang hàng với động cơ đốt trong -- chúng ta đang nói về động cơ đốt trong lạc hậu -- và làm ra nó một cách kinh tế, cộng với số lượng, công suất và độ bền. Vì vậy chúng tôi đặt mục tiêu đó là vào năm 2010. Chúng tôi chưa thấy điều gì trong quá trình tiến độ công việc của chúng tôi mà cho thấy là điều đó không thể được. Chúng tôi thực sự tin rằng tương lai được tạo ra từ những sự kiện. Bởi vì chúng tôi không dư đoán được tương lai, chúng tôi muốn dùng phần lớn thời gian của mình để cố gắng tạo ra cái tương lai đó. Tôi rất rất bị thu hút bởi cái thực tế là những chiếc ô tô và xe tải của chúng ta đậu nhàn rỗi 90% thời gian: chúng được đậu, và chúng được đậu xung quanh chúng ta. Chúng thường được đậu trong khoảng 30 mét của những người sở hữa chúng. Bây giờ, nếu bạn lấy khả năng tạo năng lượng của một chiếc xe và so sánh với mạng lưới điện ở Hoa Kỳ, hóa ra, 4% của xe cộ, năng lượng trong 4% của xe cộ, bằng với mạng lưới điện của Hoa Kỳ. Đó là một khả năng tạo năng lượng cực kỳ lớn, và là một khả năng tạo năng lượng di động. Và khí hydro cùng với tế bào năng lượng sẽ cho chúng ta cơ hội để thật sự sử dụng ô tô và xe tải của chúng ta khi chúng đậu để tạo ra điện trong mạng lưới. Và khi nãy chúng ta đã nói về mạng lưới. Và nói về cái mạng tối hậu, về sử dụng tất cả các bộ vi xử lý và tất cả các xe cộ khi chúng đậu nhàn rỗi vào một phần của một mạng lưới toàn cầu cho khả năng tính toán. Chúng tôi thấy khả năng đó rất là tốt. Xe của chúng ta khi đó sẽ trở thành thiết bị, không phải trong ý hàng hóa, mà là một thiết bị, năng lượng di động, một nền tảng di động cho thông tin, tính toán, liên lạc, cũng như là một phương tiện đi lại. Và điều tất yếu trong việc này là làm cho nó có giá cả phải chăng, làm cho nó thú xị, và tạo ra một phương hướng làm ra tiền từ chúng. Một lần nữa, đây là một hành trình khá lớn. Và có nhiều người nói rằng, làm sao anh có thể ngủ được khi mà anh có một vấn đề lớn như vậy trong đầu? Và tôi nói với họ là tôi ngủ như em bé. Tôi bật dậy để khóc mỗi 2 tiếng. Thật ra, tôi nghĩ chủ đề của hội nghị này đụng đến một trong những vấn đề quan trọng để làm được điều đó -- và đó là quan hệ và hợp tác với nhau. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay). Chris Anderson: Larry, Larry, chờ đã, chờ một chút. Tôi có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi anh. Tôi chỉ hỏi một câu thôi. Anh biết đó, tôi có thể sai về việc này, nhưng cảm nhận của tôi là trong đầu của công chúng, ngày hôm nay, GM không được coi là coi trọng về những ý tưởng môi trường như những đối thủ cạnh tranh ở Nhật, hoặc có thể là ngay cả Ford. Anh có coi trọng điều đó không, hay chỉ là, anh biết đó, khi mà khách hàng cần điều đó, khi mà chính quyền bắt buộc chúng ta đi về hướng đó? Liệu các anh có thật sự cố gắng và cho thấy sự lãnh đạo trong việc này không? Larry Burns: Vâng, chúng tôi thật sư coi trọng việc này. Chúng tôi đã đổ hàng tỷ đô vào đó rồi, vì vậy chúng tôi hy vọng mọi người nghĩ là chúng tôi nghiêm túc khi chúng tôi tiêu số tiền cỡ đó. Thứ hai nữa, đó là một đề xuất kinh doanh cơ bản. Tôi sẽ thành thật với anh: chúng tôi tham gia vào việc đó bởi vì những cơ hội phát triển kinh doanh. Chúng tôi không thể phát triển kinh doanh nếu chúng tôi không giải quyết các vấn đề đó. Sự phát triển của ngành công nghiêp ô tô sẽ bị giới hạn bởi những vần đề về tính bền vững nếu chúng tôi không giải đáp những vấn đề này. Và có một nghuyên tắc đơn giản về chiến thuật: Làm cho bản thân trước khi người khác làm cho mình. Nếu chúng tôi thấy cái tương lai đó, người khác cũng sẽ thấy. Và chúng tôi muốn là người đầu tiên tạo ra nó, Chris. Cảm ơn rất nhiều. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc nói về tinh hoàn. (Tiếng cười) Đàn ông ngủ năm tiếng một đêm có tinh hoàn nhỏ hơn nhiều so với người ngủ bảy tiếng hoặc hơn. (Tiếng cười) Thêm vào đó, đàn ông thường ngủ chỉ bốn đến năm tiếng một đêm sẽ có lượng hóc môn nam bằng người già hơn họ mười tuổi Thiếu ngủ khiến đàn ông già đi cả chục tuổi khi xem xét về khía cạnh sức khoẻ quan trọng này. Và chúng ta cũng thấy tác động xấu tới sức khoẻ sinh sản ở phụ nữ gây ra bởi việc thiếu ngủ. Đây tin tốt nhất cho bạn hôm nay đấy. (Tiếng cười) Từ đây trở đi, có thể là những tin xấu hơn mà thôi. Tôi không chỉ nói cho bạn biết những điều tuyệt vời xảy ra khi bạn ngủ đủ, mà những điều xấu xảy ra khi bạn không ngủ đủ, tới cả bộ não và cơ thể bạn. Hãy để tôi bắt đầu nói về bộ não và những chức năng về học và ghi nhớ, vì những điều chúng ta phát hiện ra trong vòng mười năm trở lại đây đó là bạn cần ngủ sau khi học để nhấn nút giữ lại những kiến thức đó để bạn không quên chúng. Nhưng gần đây, chúng ta phát hiện ra bạn cần ngủ trước khi học để não bạn chuẩn bị, nó như là một cái miếng mút khô sẵn sàng thẩm thấu những thông tin mới. Và không ngủ đủ, các mạch ghi nhớ trong não sẽ bị ngập úng, và vì thế, bạn không thể tiếp nhận những thông tin mới. Hãy để tôi đưa ra một vài số liệu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra giả thuyết rằng thức trắng đêm để học là một ý kiến hay. Chúng tôi chọn ra một nhóm người và chỉ định họ vào một trong hai nhóm thử nghiệm: Một nhóm ngủ và một nhóm thiếu ngủ. Nhóm ngủ sẽ được ngủ đủ tám tiếng, Nhưng với nhóm thiếu ngủ, Chúng tôi sẽ để họ thức trong phòng thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, và giám sát chặt chẽ. Họ không được ngủ trưa hay uống cafe, nên điều đó khiến họ khổ sở. Và ngày hôm sau, chúng tôi chụp cộng hưởng từ các thành viên tham gia thí nghiệm và để họ tiếp cận và học toàn bộ kiến thức mới cùng lúc chúng tôi chụp các hoạt động của bộ não. Và sau đó chúng tôi kiểm tra chúng để xem việc học có hiệu quả như thế nào. Và đó là những gì bạn nhìn thấy trên cột dọc kia. Và khi bạn đặt hai nhóm này bên cạnh nhau, bạn sẽ thấy một sự khác biệt rõ rệt, tới 40 phần trăm kém hơn trong khả năng của bộ não để tạo ra miền nhớ mới nếu không ngủ đủ. Tôi nghĩ điều này đáng lo ngại, khi xem xét những gì chúng ta đã biết giấc ngủ trong giáo dục phổ biến hiện tại. Trên thực tế, để dễ hiểu hơn, Đó là sự khác biệt giữa một đứa trẻ thi tốt so với thi trượt thảm hại là 40 phần trăm. Và chúng tôi tiếp tục tìm ra một số vấn đề trong não bộ của bạn khiến chúng tạo ra những khiếm khuyết về khả năng học tập. Và có một bộ phận nằm trên phía trái và phải của bộ não chúng ta, gọi là Hồi hải mã Và bạn có thể nghĩ về Hồi hải mã gần như là hộp thông tin của bộ não. Nó rất giỏi tiếp nhận thông tin mới và giữ chúng lại. Và khi bạn nhìn vào bộ phận này ở những người ngủ đủ giấc, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều hoạt động tích cực liên quan đến việc học. Nhưng ở những người thiếu ngủ, chúng ta thực tế không tìm thấy bấy cứ một tín hiệu quan trọng nào. Như thể việc thiếu ngủ đã đóng hộp ghi nhớ thông tin của bạn, và bất cứ thông tin mới nào đến -- sẽ bị bật lại. Bạn không thể kết nối dữ liệu mới tới bộ nhớ một cách hiệu quả. Đó là điều xấu có thể xảy ra nếu tôi lấy đi giấc ngủ của bạn, nhưng hãy quay trở lại với nhóm được kiểm soát một chút. Bạn có nhớ những bạn được ngủ đủ tám tiếng? Chúng ta có thể hỏi một câu hỏi rất khác: Điều gì về mặt sinh lý của chất lượng giấc ngủ ? khi bạn ngủ đủ có thể lưu trữ thông tin và tăng cường trí nhớ cũng như khả năng học tập mỗi ngày? Và bằng việc đặt điện cực khắp đầu họ, chúng tôi phát hiện ra rằng có những luồng điện não mạnh mẽ xảy ra trong giai đoạn bạn ngủ sâu nhất mà trên đỉnh của chúng là những tia lửa điện cực đẹp của hoạt động điện mà chúng ta gọi là những trục quay ngủ. Và đó là chất lượng tổng hợp của của những dòng điện não ngủ sâu hoạt động như những hệ thống chuyển dữ liệu vào ban đêm, thay đổi trí nhớ từ khu vực trí nhớ tạm thời đếm vùng trí nhớ lâu dài trong bộ não, và vì thế bảo vệ và mang lại an toàn cho chúng. Và một điều quan trọng chúng ta cần hiểu là điều gì trong khi ngủ thực sự trao đổi những lợi ích ghi nhớ, vì chúng liên quan thực tế đến khía cạnh xã hội và y tế. Và hãy để tôi cho bạn biết về một lĩnh vực mà chúng tôi áp dụng những khám phá này, đó là bệnh lão hoá và mất trí nhớ. Vì dĩ nhiên là khi chúng ta già đi, khả năng học và ghi nhớ của chúng ta giảm dần đi. Nhưng chúng tôi cũng tìm ra dấu hiệu sinh lý đặc trưng của lão hoá là ngủ kém đi, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ sâu mà tôi đang nói đến ở đây. Và chỉ trong năm ngoái, chúng tôi đã công bố bằng chứng rằng có hai điều, chúng không chỉ đồng thời xảy ra, chúng liên quan mật thiết đến nhau. Và điều đó có nghĩa là sự gián đoạn của giấc ngủ sâu là một yếu tố không được đánh giá cao nó tác động đến việc suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức trong việc lão hoá, gần đây chúng ta phát hiện ra cả trong bệnh mất trí nhớ nữa. Tôi biết đây là một tin rất đáng buồn. Nó đang trong hòm thư. Rồi nó sẽ đến với bạn. Nhưng có một tin tốt lành ở đây. Không giống như những yếu tố khác thường được nhắc đến về việc lão hoá, ví dụ như thay đổi về cấu tạo sinh lý của bộ não, Nó vô cùng khó chữa. Nhưng việc tìm ra giấc ngủ là một mảnh ghép thiếu để giải thích việc lão hoá và bệnh mất trí nhớ là điều đáng khích lệ vì chúng ta có thể làm một điều gì đó về điều này. Và cách tiếp cận vấn đề này ở trung tâm chuyên về giấc ngủ của tôi không phải là dùng thuốc ngủ đâu nhé. Không may thay, chúng không tạo ra giấc ngủ tự nhiên. Thay vào đó, chúng tôi đang tạo ra một phương pháp dựa trên điều này. Nó gọi là dòng kích thích não trực tiếp. Bạn đẩy một lượng điện nhỏ vào bộ não, nhỏ đến mức bạn không cảm thấy gì cả, nhưng nó tạo ra một tác động lớn. Nếu bạn áp dụng sự kích thích này trong lúc ngủ tới người trẻ khoẻ mạnh, như thể bạn chìm vào thời gian với những sóng điện não ngủ sâu, không chỉ là tăng cường kích cỡ của những sóng điện não sâu này, mà bằng việc đó, ta có thể gần như tăng gấp đôi tác dụng của bộ nhớ mà bạn có được từ giấc ngủ. Câu hỏi ở đây là liệu chúng ta có thể mang thiết bị dễ di chuyển với giá cả phải chăng này tới những người lớn tuổi và những người bị mất trí nhớ. Liệu chúng ta có thể khôi phục lại những giấc ngủ sâu tốt cho sức khoẻ và làm như thế, liệu chúng ta có phá hủy khả năng học của họ và những chức năng ghi nhớ? Đó là niềm hi vọng thực sự của tôi. Và đó là một mục tiêu đầy tham vọng, vì nó thực sự là thế. Đó là một ví dụ về giấc ngủ trong bộ não của bạn, nhưng giấc ngủ còn vô cùng cẩn thiết cho cơ thể của chúng ta. Chúng ta đã nói đến việc thiếu ngủ và bộ phận sinh sản. Hoặc tôi có thể nói về việc mất ngủ và hệ thống tim mạch của bạn, và sẽ chỉ mất một tiếng đồng hồ. Vì có một thí nghiệm toàn cầu trên 1.6 tỉ người trên 70 đất nước hai lần trong một năm, và đó gọi là việc chuyển giờ theo mùa. Vào mùa xuân, khi chúng ta mất đi một giờ ngủ, chúng ta thấy số người bị đau tim tăng 24 phần trăm trong ngày hôm sau. Vào mùa thu, khi chúng ta có thêm một giờ ngủ, chúng ta thấy số người bị đau tim giảm đi 21 phần trăm Thật đáng kinh ngạc phải không nào? Điều tương tự xảy ra ở số lượng tai nạn xe hơi, va chạm giao thông, thậm chí tỉ lệ tự tử. Nhưng là người có cái nhìn sâu hơn, tôi muốn nhấn mạnh vấn đề: thiếu ngủ và hệ thống miễn dịch. Ở đây, tôi sẽ giới thiệu những nhân tố tốt trong bức tranh này. Chúng gọi là những tế bào tiêu diệt tự nhiên, và bạn có thể xem những tế bào tiêu diệt tự nhiên như những đặc vụ của hệ thống miễn dịch. Chúng rất giỏi trong việc nhận ra những thành tố nguy hiểm, không mong muốn và loại trừ chúng. Trên thực tế, chúng giúp phá huỷ những khối u ung thư. Nên thứ bạn muốn là những sát thủ miễn dịch này trong mọi thời điểm, điều tệ hại là, đó là thứ bạn không có nếu không ngủ đủ giấc. Trong thí nghiệm này, bạn không bị bắt thức trắng đêm, đơn giản là giảm thời gian ngủ xuống còn bốn tiếng trong một đêm, và sau đó chúng tôi xem tỉ lệ phần trăm chậm lại hoạt động tế bào miễn dịch bạn hứng chịu. Và nó không nhỏ -- không phải mười phần trăm, không phải 20 phần trăm. Mà là giảm tới 70 phần trăm hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên. Đó là mức độ đáng lo ngại trong suy giảm hệ miễn dịch, và giờ bạn có thể hiểu tại sao chúng tôi tìm ra một mối quan hệ quan trọng giữa việc ngủ ít và tác hại của nó đến việc hình thành các loại ung thư. Hiện tại, danh sách đó bao gồm ung thư ruột, ung thu tuyến tiền liệt và ung thư vú. Trên thực tế, mối quan hệ giữa việc thiếu ngủ và bệnh ung thư chặt chẽ đến mức tổ chức Sức Khoẻ Thế Giới đã liệt kê bất cứ công việc nào làm ca đêm có khả năng gây ung thư, vì nó phá vỡ nhịp ngủ-thức của bạn. Nên bạn có thể đã nghe một câu nói quen thuộc rằng bạn có thể ngủ khi bạn chết. Tôi nói nghiêm túc rằng -- đó là một lời khuyên không thông minh và chết người Chúng ta biết điều này từ những nghiên cứu trên hàng triệu người. Đó là một sự thật đơn giản: Càng ngủ ngắn, bạn càng sống ít đi. Ngủ ngắn báo hiệu nguyên nhân chết chóc. Và nếu việc tăng rủi ro trong việc phát triển ung thư hoặc thậm chí bệnh Mất Trí Nhớ không đủ yên tâm chúng tôi còn phát hiện ra việc thiếu ngủ thậm chí còn tàn phá chính những sợi dây sinh học của sự sống, mã gen của bạn. Trong một nghiên cứu, họ chọn ra một nhóm người khoẻ mạnh và giới hạn họ ngủ sáu tiếng một đêm trong vòng một tuần, sau đó họ đo sự thay đổi hoạt động của các mã gen trong cơ thể so sánh với chính cá nhân đó khi họ ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm. Và có hai phát hiện quan trọng. Đầu tiên, một số lượng lớn gồm 711 mã gen quan trọng bị tác động tới hoạt động vì thiếu ngủ. Phát hiện thứ hai là trong phân nửa số gen này thực tế hoạt động của nó tăng lên. Nửa còn lại bị giảm đi. Những mã gen này bị ngừng hoạt động vì thiếu ngủ là mã gen liên quan đến hệ miễn dịch, một lần nữa, bạn có thể thấy hệ miễn dịch bị suy giảm. Ngược lại, những mã gen bị hoạt động mạnh hơn hoặc tăng lên do thiếu ngủ, là những mã gen liên quan đến việc tạo ra các khối u, mã gen liên quan đến những bệnh lâu dài trong cơ thể bạn, và mã gen gắn liền với căng thẳng, và một hệ quả là bệnh tim mạch. Đơn giản là không có khía cạnh sức khoẻ nào của bạn có thể tránh xa việc thiếu ngủ và không bị tác động gì. Nó như là một ống nước bị hỏng trong nhà bạn. Thiếu ngủ sẽ rò rì vào những ngóc ngách trong cơ thể của bạn, thậm chí làm xáo trộn cả mã gen liên quan đến sức khoẻ hàng ngày của bạn. Và đến đây, bạn có thể nghĩ, "Ôi chúa ơi, làm sao để mình bắu đầu ngủ tốt hơn? Bạn có mẹo nào để ngủ ngon không?" Ngoài việc tránh tác động xấu và gây hại của rượu và caffeine đến giấc ngủ, nếu bạn khó ngủ buổi tối, tránh ngủ trưa trong ngày, Tôi có hai lời khuyên cho bạn. Điều đầu tiên là sự đều đặn. Đi ngủ vào một giờ nhất định, thức dậy vào một giờ nhất định, cho dù là ngày trong tuần hay cuối tuần. Sự đều đặn là quan trọng nhất, và nó sẽ cố định giấc ngủ và cải thiện số lượng và chất lượng giấc ngủ. Điều thứ hai là giữ phòng ngủ mát. Cơ thể bạn cần giảm nhiệt độ xuống khoảng hai đến ba độ Fahrenheit để bắt đầu ngủ và sau đó tiếp tục buồn ngủ, và đó là lí do bạn luôn cảm thấy dễ buồn ngủ trong phòng quá lạnh thay vì quá nóng. Nên hãy để phòng ngủ của bạn ở tầm 65 độ F, hoặc 18 độ C. Đó là nhiệt độ lí tưởng cho việc ngủ với hầu hết chúng ta. Và cuối cùng, hãy nghĩ lại, vậy thì, Thông tin quan trọng nhất ở đây là gì? Tôi nghĩ có thể là thế này: ngủ, đơn giản, không phải là một cách sống xa xỉ. Ngủ là một nhu cầu sinh học cần thiết và không thể thương lượng. Đó là hệ thống trợ giúp cuộc sống, và nỗ lực tuyệt vời của Mẹ Thiên Nhiên giúp ta duy trì sự sống lâu dài. Và việc thiếu ngủ ở những nước công nghiệp hiện đại có một tác động thảm khốc đến sức khoẻ và cuộc sống của chúng ta, thậm chí tới sự an toàn và giáo dục của con cái chúng ta. Đó là nạn thiếu ngủ thầm lặng, và nó nhanh chóng trở thành một thách thức y tế công cộng rất lớn mà chúng ta phải đối diện trong thế kỉ 21. Tôi tin rằng đây là lúc chúng ta đòi lại quyền được có một đêm ngủ đủ giấc, mà không bị ngượng ngịu hay bị gắn mác là lười. Làm vậy, chúng ta có thể tìm lại liều thuốc quan trọng của cuộc sống, cái dao Quân đội Thuỵ Sĩ của sức khoẻ, vì nó là như vậy. Và với bài diễn thuyết không chuyên này, Tôi tóm gọn lại là, chúc ngủ ngon và may mắn, và hơn hết... Tôi mong mọi người ngủ ngon. Thực sự cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. David Biello: không, không, không Hãy ở lại đây một phút. Rất cảm ơn đã không tháo chạy. Tôi cảm kích điều đó. Điều này thật tệ hại. Matt Walker: Không có chi. DB: Đúng, cảm ơn, cảm ơn. Khi mà chúng ta không ngủ đủ, chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên làm gì khi trằn trọc trên giường buổi tối hay làm việc theo ca hay kiểu như thế? MW: Bạn nói đúng, chúng ta không ngủ đủ. Ngủ không giống ngân hàng. Bạn không thể tích tụ nợ và sau đó hi vọng trả nợ trong tương lai. Tôi cũng nên nói lí do khiến điều này trở nên tệ hại đó là sức khoẻ của chúng ta xấu đi rất nhanh, đầu tiên, đó là vì con người là loài vật duy nhất cố tình khiến mình ngủ không đủ chẳng vì lí do hiển nhiên nào cả. DB: Vì ta thông minh. MW: Và tôi nói như vậy là vì Mẹ Thiên Nhiên, trong suốt quá trình tiến hoá, không bao giờ phải đối diện với vấn đề gọi là thiếu ngủ. Nên bà không phát triển mạng lưới an toàn, và đó là lí do tại sao khi bạn ngủ không đủ, nhiều thứ có thể sụp đổ nhanh chóng, cả trong bộ não và cơ thể. Nên bạn phải ưu tiên. DB: Ok, nếu cứ trằn trọc trên giường, bạn cần làm gì? MW: Nếu bạn nằm trên giường tỉnh như sáo quá lâu bạn nên ra khỏi giường và đi đến một phòng khác và hãy làm điều gì đó khác. Lí do là vì bộ não nhanh chóng kết nối phòng ngủ là nơi bạn tỉnh táo, và bạn cần phá vỡ sự kết nối đó. Nên chỉ trở lại giường khi bạn đã buồn ngủ, và đó là cách bạn học lại sự kết nối bạn đã từng có, giường là nơi để ngủ. Một so sánh thế này, bạn sẽ chẳng bao giờ ngồi ở bàn ăn, đợi đến khi bị đói, vậy tại sao bạn lại nằm trên giường chờ đến khi buồn ngủ? DB: Cảm ơn vì sự cảnh tỉnh này. Rất tuyệt, Matt. MW: Không có gì. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Vào năm 1952, Buckminster Fuller trình diễn một đề xuất cực kỳ táo bạo cho Geoscope. Nó là một khối cầu đo đạc có đường kính 200 bộ được treo lơ lửng trên East River thành phố New York, trong tầm nhìn toàn cảnh của Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn là một ý tưởng lớn, và là thứ ông ta cảm thấy thực sự rõ ràng và ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định vật thể này thông qua sự chuyển động của dữ liệu toàn cầu, khuynh hướng và thông tin khác liên quan đến địa cầu, trên khối cầu này. Và ngày nay, 45 năm sau, chúng ta rõ ràng là không suy giảm nhu cầu về sự rõ ràng và góc nhìn, nhưng chúng ta thật sự có tiến bộ về công nghệ. Ngày nay chúng ta cần một triệu bóng đèn để tạo ra hình ảnh khối cầu. Chúng ta có thể dùng bóng LED. LED nhỏ hơn, rẻ hơn, bền hơn, và hiệu quả hơn. Nhưng quan trọng nhất, nó nhanh hơn. Với tốc độ này, kết hợp với bộ vi điều khiển công nghệ cao ngày nay cho phép chúng ta thật sự giả lập, trong khối này, hơn 17,000 bóng LED -- chỉ dùng 64. Cách nó xảy ra thông qua hiệu ứng lưu tầm nhìn. Nhưng khi cái vòng này quay chừng 1,700 vòng trên phút -- tức là 28 lần một giây. Vận tốc xích đạo thực sự khoảng 60 dặm một giờ. Có 4 vi điều khiển, để mỗi lần vòng này quay khi nó qua phía sau hình ảnh, nó ghi nhận dấu hiệu vị trí và từ đó, vi điều khiển có thể ngoại suy vị trí của vòng tại mỗi điểm xung quanh vòng xoay và thể hiện toàn bộ hình ảnh và chuyển động. Nhưng đây thực sự chỉ là sự khởi đầu. Bên cạnh phiên bản có độ phân giải cao hơn hình ảnh này, cha tôi và tôi đang làm một thiết kế mới đang chờ cấp phép cho một hệ thống điều chỉnh hoàn toàn ứng dụng cùng một hiệu ứng đạt được bằng cách xoay LED quanh 2 trục. Và quý vị có thể thấy đây là mạch điện có đường kính 11 inch. Khối này thể hiện LED. Và đó là đĩa quay quanh trục này, nó sẽ tạo ra một đĩa ánh sáng mà chúng ta có thể điều khiển. Không có gì mới cả, chỉ là một đồng hồ cánh quạt. Đó là cái vành có thể mua cho xe ô tô. Nhưng cái mới là khi chúng ta xoay nó quanh trục, giờ thì cái đĩa ánh sáng thực sự trở thành khối cầu ánh sáng. Và chúng ta có thể điều khiển nó với bộ vi điều khiển này và tạo ra một bộ điều khiển hoàn toàn, trình diễn 3 chiều chỉ bằng 256 đèn LED. Vật thể này hiện tại đang trong quá trình -- hoàn tất vào tháng 5, nhưng những gì chúng tôi làm là ráp chúng thành mô hình nhỏ chỉ để đưa ra sự biến đổi tọa độ điểm sang một khối cầu. Mời quý vị xem một đoạn phim ngắn sau, nhưng làm ơn nhớ rằng nó không có điều khiển điện tử, và chỉ dùng có 4 đèn LED thôi. Nó chỉ thật sự bằng 1,5 phần trăm của hình ảnh hòan tất vào tháng 5. Nào, hãy cùng xem. Và đây quý vị có thể thấy nó chỉ xoay quanh trục, tạo ra các vòng tròn. Và sau đó, khi trục khác ra ngoài, nó sẽ nhòa đi. Và vận tốc chụp của máy ảnh thật sự làm cho nó ít hiệu quả hơn trong trường hợp này. Nhưng cái này sẽ xong vào tháng 5. Nó sẽ được trưng bày tại Hội truyền thông tương tác mùa xuân tại Greenwich Village, thành phố New York -- mở cửa cho công chúng, chắc chắn mời toàn bộ quý vị tham gia -- một màn hào hứng. Hàng trăm sinh viên phát minh với những dự án tuyệt vời. Cái này, thực sự, sẽ được trưng bày tại Sierra Simulcast Lounge trong giờ nghỉ giải lao và cuối buổi hội. Tôi muốn nói với tất cả quý vị, và mời quý vị đến và xem rõ hơn. Thật là một vinh dự khi được ở đây, cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Năm 1995, Tạp chí Y học Anh công bố một báo cáo đáng kinh ngạc về một thợ xây 29 tuổi vô tình giẫm lên một cây đinh dài 15 xen-ti-mét. Nó đâm xuyên qua giày bảo hộ lao động mũi thép của anh. Anh đau đớn đến mức không thể chịu được dù chỉ một lay động nhỏ. Nhưng sau khi bác sĩ cắt bỏ giày, họ ngạc nhiên khi thấy: cái đinh chưa bao giờ chạm đến chân anh. Trong hàng trăm năm, các nhà khoa học tin rằng đau đớn là phản ứng của cơ thể khi có chấn thương. Theo logic đó, chấn thương càng nghiêm trọng thì càng đau đớn. Nhưng khi hiểu hơn về khoa học của nỗi đau, ta phát hiện ra đau đớn và thương tổn không phải lúc nào cũng song hành, ngay cả khi cơ chế cảnh báo đe dọa của cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Ta có khả năng trải nghiệm cơn đau dữ dội hơn chấn thương thật, thậm chí, ngay cả khi không có bất kỳ vết thương nào, như người thợ xây, hoặc các trường hợp chồng thai phụ cảm nhận đau đớn khi vợ mình mang thai hoặc chuyển dạ. Vậy chuyện gì đang xảy ra? Thực tế, có hai hiện tượng góp phần tạo nên điều này: cảm giác đau, và một quá trình sinh học gọi là thụ cảm đau. Thụ cảm đau là một phần của hệ thần kinh bảo vệ cơ thể trước các kích thích có hại hoặc có thể gây hại. Bộ phận thụ cảm tại đầu dây thần kinh chuyên biệt phát hiện các mối đe dọa cơ, nhiệt và hóa học. Khi kích hoạt đủ số thụ cảm, tín hiệu điện truyền tới dây thần kinh qua cột sống và lên não. Não đánh giá tầm quan trọng của các tín hiệu này và tạo ra đau đớn nếu thấy cơ thể cần được bảo vệ. Thông thường, đau đớn giúp cơ thể tránh thương tích và tổn hại nặng hơn. Nhưng có một loạt các yếu tố ngoài thụ cảm đau có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau và làm nó sai lệch. Đầu tiên là các yếu tố sinh học khuếch đại tín hiệu đau ở não. Khi các sợi thần kinh được kích hoạt nhiều lần, não có thể quyết định nó cần nhạy cảm hơn để bảo vệ cơ thể trước các mối đe dọa. Các sợi thần kinh nhận càng lúc càng nhiều căng thẳng cho đến khi nó trở nên nhạy cảm đến mức chỉ cần chạm nhẹ vào da cũng đủ để phát ra tín hiệu điện cực mạnh. Trong các trường hợp khác, dây thần kinh thích ứng để gửi tín hiệu hiệu quả hơn, khuếch đại thông điệp. Các dạng khuếch đại thường thấy ở những người bị đau mãn tính. Đau mãn tính được định nghĩa là cơn đau kéo dài hơn ba tháng. Khi hệ thần kinh rơi vào trạng thái cảnh giác cao độ, đau đớn có thể kéo dài hơn tổn thương thực, tạo thành một vòng luẩn quẩn: đau đớn càng kéo dài, càng khó điều trị dứt điểm. Rõ ràng, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến nỗi đau, có khả năng ảnh hưởng đến thụ cảm đau và ảnh hưởng trực tiếp đến não. Trạng thái cảm xúc của một người, ký ức, niềm tin về nỗi đau và kỳ vọng trong điều trị đều có thể ảnh hưởng lên mức độ đau đớn mà họ cảm nhận. Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ tin rằng chúng không kiểm soát được nỗi đau, cảm thấy đau hơn những đứa trẻ tin rằng chúng có thể kiểm soát phần nào. Môi trường xung quanh cũng rất quan trọng: Trong thí nghiệm đặt một thanh lạnh lên lưng bàn tay, các tình nguyện viên cho biết họ cảm thấy đau khi thấy ánh sáng đỏ hơn là ánh sáng xanh, dù nhiệt độ hai thanh là như nhau. Cuối cùng, các yếu tố xã hội như sự động viên của gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về cơn đau. Điều này có nghĩa là phương pháp điều trị cơn đau kết hợp chuyên gia về nỗi đau, nhà vật lý trị liệu, tâm lý học lâm sàng, y tá và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường cho kết quả tốt nhất. Tuy chỉ mới được khám phá, cơ chế hoạt động của cơn đau, được xem là lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn. Mãi cho đến gần đây, ta mới biết các tế bào thần kinh đệm quanh tế bào thần kinh không chỉ là cấu trúc hỗ trợ, mà còn có vai trò quan trọng, lên thụ cảm đau. Nghiên cứu đã chỉ ra việc vô hiệu hóa một số mạch máu trong vùng hạch hạnh nhân có thể loại bỏ cơn đau ở chuột. Và việc xét nghiệm gen của những người mắc bệnh hiếm gặp khiến họ không cảm thấy đau đã mở ra một số liệu pháp điều trị mới, và có lẽ, cuối cùng là liệu pháp gen. Tắm nắng trên những triền đá, hay vụng về bước đi lạch bạch dọc bờ biển, thật dễ lầm tưởng loài động vật có vú ít di chuyển này là những chú mèo thuần chủng thay vì sư tử biển. Nhưng đừng để hành vi trên bờ biển của chúng đánh lừa. Dưới đại dương, sư tử biển là những thợ săn với sức bền đáng kinh ngạc. Với khả năng lao đi với vận tốc từ 6 đến 29 km/giờ, mỗi lần săn có thể kéo dài tới 30 giờ, những sinh vật bệ vệ này thật xứng với danh hiệu đó. Nhờ cơ thể thích ứng tốt được tinh chỉnh qua hàng triệu năm tiến hóa, chúng trở thành những thợ săn tháo vát. Để tìm được thức ăn ưa thích, sư tử biển săn ở vùng nước sâu hơn nhiều so với những sinh vật biển khác. Một số loài có thể lặn sâu gần 400 mét, chịu được áp lực ngày càng tăng nhờ thu gọn xương ức đàn hồi, và nén hai lá phổi có khả năng co dãn. Điều này giúp đẩy luồng khí qua các mao dẫn hẹp, sụn nhẫn nén lại khi oxi ra khỏi phổi, khí này sau đó được giữ tại khí quản. Trên mặt nước, khí này được dùng để làm đầy phổi, nhưng lúc này, tim chúng đập chậm để tiết kiệm oxi. Máu được điều hướng đến những cơ quan trọng yếu như tim, phổi, não, phụ thuộc vào oxi lưu trữ trong máu và cơ bắp. Khi đến khu vực săn mồi, sư tử biển nhờ vào thị giác ưu việt để phát hiện con mồi. Hầu hết mắt của động vật có vú đều có thủy tinh thể - một thể trong suốt, lồi giúp khúc xạ ánh sáng để sinh vật có thể nhìn thấy. Ở người, thủy tinh thể cong để xử lý sóng ánh sáng đi qua không khí. Nhưng sư tử biển cần nhìn rõ ở độ sâu hàng trăm mét. Để thích nghi, thủy tinh thể của chúng tròn hơn nhiều để khúc xạ ánh sáng dưới nước. Và đồng tử có hình giọt nước có khả năng giãn đến 25 lần kích cỡ bình thường cho phép lượng ánh sáng đi vào tối đa giúp chúng định vị con mồi ngay cả trong điều kiện tối tăm nhất. Khi tiếp cận con mồi, chúng dựa vào một thứ tương tự như giác quan thứ sáu. Ria mép, hay râu được tạo thành từ keratin, chứa đầy các dây thần kinh nối dài tới những mô liên kết trên mặt. Sư tử biển có thể điều khiển ria mép theo mọi hướng. khiến chúng nằm rạp vào mặt, hoặc nhô ra một góc 90 độ Điều chỉnh đúng, ria có thể cảm nhận các gợn sóng do cá bỏ lại phía sau. Chính xác tới mức dù không thấy đường, sư tử biển vẫn biết được sự khác nhau giữa hai đối tượng cách dưới hai centimet. Nhờ những công cụ này, một con sư tử biển khỏe mạnh có thể bắt được rất nhiều sinh vật như cá cơm, cá thu, và mực, trong mỗi chuyến đi dạo. Với trí nhớ vượt trội, có thể ghi nhớ nhiều khu vực săn mồi, kể cả những nơi không lui tới trong hàng thập kỷ. Chúng cũng nhớ tốt khu vực giao phối và sinh sản, những vùng có nhiều bạn hay kẻ thù. Thậm chí, có bằng chứng cho thấy sư tử biển nhớ cách làm vài nhiệm vụ sau 10 năm không thực hành, giúp chúng dễ dàng định hướng trong các lãnh địa cũ. Dù có những thích nghi ưu việt, nhiều thay đổi trong môi trường sống diễn ra quá nhanh so với khả năng thích ứng này. Biến đổi khí hậu làm đại dương nóng lên, tảo độc sinh trưởng mạnh. Dù tảo này vô hại với những con cá ăn nó, nhưng khi sư tử biển ăn những con cá này, axit domoic trong tảo có thể khiến chúng bị co giật và gây tổn thương não. Môi trường biển thay đổi khiến loài tảo này phát triển quanh năm, làm cho ngày càng nhiều sư tử biển chết đi. Phát hiện đáng buồn này phản ánh mối liên hệ giữa sức khoẻ hệ động vật thủy sinh và đại dương. Những báo động này nhắc nhở ta hành động, tự bảo vệ mình và các sinh vật biển khác. Càng hiểu rõ về sự thay đổi trong môi trường sống của sư tử biển, ta càng được trang bị tốt hơn để giúp loài vật thông minh này phát triển. Đây là Dì Zip từ Sodom, Bắc Carolina. Khi tôi chụp bức hình này, bà đã 105 tuổi. Bà luôn nói những điều khiến tôi khựng lại suy ngẫm, như là "Thời gian là một thầy thuốc tuyệt vời, nhưng không nó không phải là một chuyên gia về sắc đẹp." (Cười) Bà bảo rằng "Hãy đối xử tốt với bạn mình. Vì sao? Nếu không có họ, thì anh chỉ là một kẻ xa lạ." (Cười) Đây là một trong những bà hát của bà. Hãy xem liệu chúng ta có thể hòa vào bầu không khí và cùng tận hưởng. Và xin giới thiệu Michael Manring sẽ chơi bass cùng tôi. Xin cho một tràng pháo tay. (Vỗ tay) 1, 2, 3, 4. (Âm nhạc) Ôi, tình yêu đích thực của tôi, bông hoa dại có đôi mắt đen. Nếu không được thấy nàng chắc tôi sẽ điên mất thôi. Tình yêu của tôi sông suối cuộn trào; Vài bước bậc nữa là sẽ tới chỗ nàng. Hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey Susie mắt đen hey. Xin hãy chiếu tấm hình Dì Zip 105 tuổi từ Sodom, Bắc Carolina. Tôi đến và học những bài này từ bà đấy. Bà đã hát hết nổi, cũng không còn chơi nhạc. Tôi kéo bà ra hiên trước. Phía dưới, người cháu trai đang cày đồng thuốc lá với con lừa. Hai gian nhà ngoài hai bên. Và chúng tôi hát bài này. Bà cũng chẳng khỏe lắm. Vậy nên tôi hát, "Hey, hey!" và bà đáp lại với "Susie mắt đen." Oh, hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen, hey. Rồi, nàng và tôi đi hái mâm xôi. Nàng bực tôi; tôi liếm thử chúng. Đàn vịt trong ao, đàn ngỗng ngoài khơi. Người đẹp có tâm địa độc khi ý niệm được điều gì. Hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen, hey. Banjo độc tấu. Rồi, chúng tôi sẽ kết hôn vào Lễ Tạ Ơn. Tôi sẽ nằm nhà còn nàng sẽ kiếm sống. Nàng sẽ nấu cá, tôi thì làm xốt. Có thể sẽ có ngày chúng tôi ăn gà. Hey, hey, hey hey. Hey, hey,Susie mắt đen, hey! Thêm lần nữa nào. Oh, hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen! Hey, hey, Susie mắt đen, hey. (Vỗ tay) Cám ơn Michael. Đây là Ralph Stanley. Khi tôi còn là sinh viên Đại học California. ở Santa Barbara của Cao Đẳng Nghiên Cứu Sáng Tạo., chuyên ngành sinh học và nghệ thuật, ông đã đến học xá. Tôi đoán là năm 1968. Và ông đã chơi phong cách nhạc của ông Bluegrass, nhưng khi chương trình sắp kết thúc, ông lại trình bày phong cách đồng quê cổ điển với cây banjo. nó đến từ Châu Phi, cùng với cây banjo. Nó được gọi là phong cách claw-hammer, ông học được từ bà và mẹ. Tôi đã ngất ngây với nó. Tôi tới chỗ ông, hỏi rằng làm sao để học được nó? Ông nói, rồi, hãy về Clinch Mountain, quê hương ta, hay Asheville hay Mount Airy hay Bắc Carolina-- nơi nào có thật nhiều âm nhạc. Bởi vì còn rất nhiều người già sống ở đó và chơi như thế. Thế là tôi về đó ngay mùa hè. Tôi đã yêu văn hóa và con người nơi đó. Bạn biết đấy, tôi đi học lại, tốt nghiệp và nói với phụ huynh rằng tôi muốn trở thành một tay chơi banjo. Bạn có thể tưởng tượng họ đã hào hứng như thế nào. Vì thì tôi nghĩ mình nên cho khán giả xem vài bức ảnh. Tôi lấy từ những người hướng dẫn. Vài người thôi, nhưng bạn có thể ngờ ngợ đoán ra những người này. Và chơi chút banjo. Làm một liên khúc nhé. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Các bức ảnh của Ray Hicks, ông mất năm ngoái. Là 1 trong những người kể chuyện hay nhất Hoa Kỳ. Câu chuyện Jack Già của ông -- Ổng kể thế này, Ông kể rất khó hiểu mà lại rất tuyệt vời. Ông sống trong căn nhà từ thời ông cố. Không nước, không điện. Ông già cực kỳ tuyệt vời. Nhìn thêm hình. Thật ra tôi có 1 website chứa các bức ảnh mình chụp của những người khác nữa mà tôi không có dịp đưa lên. Nhạc cụ này có mặt trong hầu hết các hình. Nó gọi là mouth bow. Khá chắc là nhạc cụ đầu tiên nhất của nhân loại, vẫn còn được chơi ở vùng miền núi phía Nam. Những người hoài cổ không ham loại dây đàn guitar để làm ra nó. Họ chỉ lấy một cành cây, sợi ruột mèo rồi căng lên. Tội cho con mèo, nhưng nhạc cụ làm ra lại rất tuyệt. Nó nghe như thế này. (Âm nhạc) Bạn đã bao giờ nghe già trẻ kể chuyện đầy vui thú chưa? về những thử thách của các chàng trai Johnson? Anh lấy Kate, tôi lấy Sal; 2 ta đều có được cô gái nhà Johnson. Anh lấy Kate, tôi lấy Sal; 2 ta đều có được cô gái nhà Johnson. Giờ họ là do thám cho phiến quân nổi loạn phe mình. Họ được gần xa biết đến. Khi bọn Yankees trông thấy họ, chúng sẽ hạ súng và trốn. Anh lấy Kate, tôi lấy Sal; 2 ta đều có được cô gái nhà Johnson. Anh lấy Kate, tôi lấy Sal; 2 ta đều có được cô gái nhà Johnson. Không tuyệt hay sao? (Vỗ tay) Tôi đoán là năm 1954. Chúng tôi đang lái xe rời Gatesville, Texas, nơi tôi lớn lên. Ngoài Gatesville, khi ra khỏi tiệm tạp hóa mẹ tôi lái xe, tôi và anh mình ngồi ghế sau. Đang giận mẹ. Chúng tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. Chúng tôi bị bao quanh bởi hàng ngàn dải cung của cánh đồng bông. Bạn hiểu đấy, chúng tôi vửa ở tiệm tạp hóa và mẹ thì không mua cho chúng tôi lọ Ovaltine trong đó có phiếu cho chiếc nhẫn giải mã của Captain Midnight À vâng, thế là chúng tôi giận mẹ. Và khi không chịu nổi nữa, bà vừa lái xe vừa la "Con trai! Con nghĩ muốn gì có nấy sao. Các con có biết kiếm tiền khó thế nao không. Bố các con vất vả lắm. Các con nghĩ tiền mọc như lá. Các con có làm việc ngày nào đâu. Mẹ bực rồi đấy. Hè này liệu đi mà kiếm việc làm." Bà tấp xe vào lề, nói rằng "Ra khỏi xe." Anh và tôi ra khỏi xe. Chúng tôi đứng giữa cánh đồng bông. Có khoản trăm người da đen đang hái bông. Mẹ túm vai chúng tôi. Lôi ra đồng. Tới chỗ ông quản đốc, nói "Tôi có hai thằng nhỏ chưa bao giờ đi làm trong đời." Tất nhiên, chúng tôi chỉ mới 8 và 10 tuổi. (Cười) Bà bảo "Ông giao việc cho chúng chứ?" Ông quản đốc nghĩ đó là một trò đùa hai thằng nhóc trung lưu da trắng giữa cánh đồng bông ở August, Texas--rất nóng. Thế là ông ta đưa mỗi đứa 1 bao đựng dài khoảng 3m, to cỡ này, rồi chúng tôi đi hái Bông thì nhẹ nhưng cây thì toàn gai Và nếu không biết cách tay bạn sẽ chảy máu tức thì. Tôi và anh bắt đầu hái, rồi chảy máu tay, rồi--"Mẹ!" Mẹ thì ngồi cạnh chiếc xe như thế này này. Bà không định từ bỏ. Tôi đoán ông quản đốc có lẽ không bình thường Ông lẻn đi sau chúng tôi và hát với tông giọng trầm. Ông hát "Tôi biết có một tấm áo choàng trắng nơi thiên đường. Không muốn nó bỏ tôi lại. Tôi biết có một tấm áo choàng trắng nơi thiên đường. Không muốn nó bỏ tôi lại." Và mọi người xung quanh bắt đầu hát và đáp lời, ông hát: "Tin tốt, tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Và tôi không muốn bị nó bỏ lại." Hai anh em tôi chưa từng nghe cái gì như thế cả Nó thật đẹp. Chúng tôi hái bông suốt cả ngày, không than phiền, không khóc lóc, họ thì hát: "Ôi, Mary, đừng khóc, đừng rên la", và "Lội nước" và "Tôi như xong", "Ánh sáng nhỏ của tôi." Cuối cùng, trước khi ngày tàn, mỗi người chúng tôi hái được 1/4 đầy túi Ông quản đốc thật tốt bụng khi trả mỗi đứa tờ séc 1 đô la nhưng mẹ tôi không bao giờ cho chúng tôi đổi thành tiền mặt Năm nay tôi 57 tuổi và còn giữ tờ séc Mẹ hi vọng chúng tôi sẽ hiểu được giá trị của lao động cần cù. Nhưng nếu bạn có con, bạn hiểu là không phải lúc nào cũng làm được Không, chúng tôi học được cái khác. Điều đầu tiên là Tôi không bao giờ muốn lao động cần cù như thế nữa (Cười) Và không bao giờ nữa. Nhưng tôi cũng học được là một vài người phải làm việc như thế mỗi ngày, đúng là mở rộng tầm mắt Tôi cũng học được là âm nhạc có thể khiến công việc nhẹ nhàng hơn. Nó kết nối mọi người lại với nhau. Tôi chỉ là 1 thằng bé 8 tuổi khi mẹ lôi tôi ra khỏi xe ở cánh đồng bông Texas nóng nực đó Tôi không hề có nhận thức âm nhạc - không nhận thức được. Nhưng cái ngày trên cánh đồng bông ấy, khi mọi người hát tôi nhận ra lòng mình dạt dào âm nhạc, và đó là nơi tôi muốn ở lại. Thử hát cùng tôi nào. Tôi hát: Tôi biết có một tấm áo choàng trắng nơi thiên đường. Bạn hát: Không muốn nó bỏ lại tôi. Tôi biết có một tấm áo choàng trắng nơi thiên đường. Không muốn nó bỏ lại tôi. Tin tốt, tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Và tôi không muốn bị nó bỏ lại... Lâu rồi mọi người không hái bông phải không? Thử lần nữa nào. Tôi biết có một vương miện đầy sao nơi thiên đường. Không muốn nó bỏ lại tôi. Tôi biết có một vương miện đầy sao nơi thiên đường. Không muốn nó bỏ lại tôi. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Và tôi không muốn bị nó bỏ lại. Vài năm trước, nhưng tôi chỉ nhớ mài mại câu chuyện, tôi kể trong một buổi diễn Mẹ tôi có tới xem. Sau đó, mẹ rất vui khi tôi kể về bà, tất nhiên, sau buổi diễn, mẹ tới chỗ tôi và nói "David, mẹ phải nói với con một điều. Mẹ đã gài hai đứa đấy. Mẹ sắp đặt trước với ông quản đốc. Mẹ sắp đặt với chủ đất. Mẹ chỉ muốn hai con biết được giá trị của lao động chăm chỉ. Mẹ không ngờ rằng điều đó lại gieo mầm tình yêu âm nhạc trong con." Thử nào. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Tin tốt: Xe ngựa đang đến. Và tôi không muốn bị nó bỏ lại. (Vỗ tay) Đây là guitar thép. Một nhạc cụ của nước Mỹ. Nó được tạo ra bởi anh em Dopyera, những người làm ra Dobro, một nhạc cụ thân gỗ với chóp kim loại chỗ âm thanh phát ra. Nó thường được chơi chỗ phẳng trên người. Được làm ra để chơi nhạc Hawaii vão những năm 1920 trước khi có guitar điện, họ cố làm guitar to tiếng. Rồi những người Mỹ gốc Phi tìm ra chỗ cổ chai bể, chỉ vậy-- một Merlot hoạt động tốt. Rượu ta uống hôm qua có thể đã hoàn hảo. Đập bể, để lên tay và trượt vào giấy nhắn. Nhạc cụ này đã cứu vãn đời tôi. 15 năm trước, 14 năm trước, tôi đoán, năm nay, vợ tôi và tôi mất đi đứa con, Sarah Jane, trong 1 tai nạn giao thông và hầu như -- xém chút giết cả tôi -- bắt tôi lìa xa thế giới. Và tôi nghĩ tôi học được rất nhiều về hạnh phúc khi nếm trải nghịch cảnh, như là đứng ngay bờ vực và chỉ muốn nhảy xuống thôi. Tôi phải làm bảng danh sách lý do để sống. Tôi ngồi lại và làm, vì tôi đã sẵn sàng ra đi. Sẵn sàng rời bỏ thế giới. Bạn biết đấy, ngay đầu danh sách, tất nhiên, là Jenny, và con trai tôi, Zeb, bố mẹ--Tôi không muốn họ phải đau khổ. Rồi sau, khi tôi nghĩ thêm nữa, những điều rất giản đơn. Tôi đã không quan tâm - Tôi có chương trình radio, Tôi có chương trình radio trên đài phát thanh, "Riverwalk", Tôi không quan tâm đến nó. Tôi không quan tâm tiền tài hay giải thưởng hay gì. Không gì cả. Không gì cả. Trong danh sách đều là, ngắm thủy tiên nở vào mùa xuân, mùi hương của cánh đồng mới gặt, đón sóng và lướt sóng, chạm tay vào đứa trẻ, âm guitar của Doc Watson, nghe bản ghi âm cũ của Muddy Waters và Uncle Dave Macon. Và tôi, âm thanh của cây guitar thép, bởi vì hàng xóm của bố mẹ đã tặng nó cho tôi. Tôi ngồi lại với nó, không biết cách chơi, nhưng tôi sẽ chơi buồn nhất có thể. Và đó là nhạc cụ duy nhất, trong số cái tôi chơi, có thể tạo được liên kết ấy. Đây là bài hát được ra đời từ đó. (Âm nhạc) Tôi nghe rằng anh đang gặp chuyện. Trời ơi, tôi ghét nghe tin ấy lắm. Nếu anh muốn tâm sự, anh biết, tôi sẽ chăm chú lắng nghe. Ngôn từ không thể diễn tả hết, để tôi kể nghe điều tôi thường làm. Tôi chỉ đập bể cái cổ lọ và chơi điệu blue guitar thép. Mọi người bảo: "Ôi, thôi ngay đi!" Oh yeah, nói thì dễ hơn làm. Trong khi anh hầu như không cử động, họ vui chơi chốn quanh. Đôi khi tôi nghĩ tốt hơn cứ sa lầy vào tâm trạng sôi nổi đó tới khi nào ngâm nga được điệu blue từ guitar thép. Giờ hãy nén mọi điều vào trong rượu này thuốc này và thuốc lá, nhưng anh biết nó sẽ không giúp anh đi đến đâu cả. Nhưng tôi có phương thuốc có thể làm vơi đi phần nào. Sáng ra hãy gọi cho tôi sau khi uống một cử điệu blue từ guitar thép. Mở rộng lòng nào. (Vỗ tay) Ồ, tôi nghĩ vẫn còn thời gian kể cho các bạn nghe về chuyện này. Bố tôi là nhà phát mình. Chúng tôi chuyển đến California khi Sputnik phát triển năm 1957. Ông đang làm việc trên máy con quay; ông có nhiều bằng sáng chế cho loại đó. Chúng tôi đến sống đối diện Michael và John Whitney. Họ trạc tuổi tôi. John sau này, Michael cũng vậy, để trở thành nhà sáng chế hoạt hình máy tính, Bố Michael làm việc trên một thứ gọi là máy vi tính. Năm 1957, tôi 10 tuổi; tôi không biết đó là gì. Những ông đã cho tôi xem nó, bạn biết đấy, thứ họ làm, như là một thư việ, đầy rẫy các ống rỗng, tầng nào cũng như vậy, một kỹ sư nói rằng, Một ngày nào đó cái này có thể bỏ vừa túi quần cháu. Tôi đã nghĩ, quái, cái quần chắc bự lắm. (Cười) Giáng sinh năm đó--có lẽ còn thời gian-- Giáng sinh năm đó tôi được bộ hóa học Mister Wizard Fun-o-Rama. Tôi muốn trở thành nhà phát mình như bố, Michael cũng vậy. Ông cố của anh là Eli Whitney, người phát minh ra máy tỉa sợi. Chúng tôi nhìn vào... đó là một bộ hóa học thương mại. Nó có 3 loại hóa chất tôi không ngờ tới: lưu huỳnh, kali nitrat và than. Trời, chúng tôi chỉ 10 tuổi, nhưng chúng tôi biết cái đó để làm thuốc súng. Chúng tôi làm một mẻ nhỏ và đặt ở đường đi chúng tôi ném que diêm và phew, nó bừng sáng. À, Rất tuyệt. Khá rõ ràng là phải làm thêm một khẩu đại bác Nên chúng tôi vào gara nhà Michael bố cậu có đủ đồ nghề, chúng tôi kẹp mấy cái ống lại, đính ốc vào cuối đoạn ống, đục một lỗ sau lưng ống, lấy pháo ra kéo hết dây dẫn, cột lại rồi nhét vào và chỗ đầu lỗ bỏ thuốc súng vào ống rồi đặt 3 trái banh, trong gara (Cười) Chúng tôi đâu có ngu: chúng tôi dựng nên một màng gỗ ván khoảng 1,5m trước nó Chúng tôi lùi lại, châm lửa rồi chúng bay ra khỏi đó, xuyên qua mấy ván gỗ như thể nó là giấy xuyên cả gara Hai trái đậu ở cửa chiếc Citroen mới toanh nhà cậu. (Cười) Chúng tôi tháo dỡ mọi thứ và đem chôn sau vườn nhà cậu ấy. Đó là Pacific Palisades; chắc hẳn vẫn còn ở đó, ngay đó. Anh tôi nghe ngóng được chúng tôi làm thuốc súng, nên gọi bạn bè mình, lớn hơn và xấu tính nữa. Họ nói sẽ đánh chúng tôi nếu không làm cho họ một ít. Chúng tôi hỏi, các anh định làm gì với chúng? Họ nói:"Bọn tao sẽ nấu chảy chúng làm nhiên liệu tên lửa." (Cười) Thế bọn em sẽ làm thật nhiều cho. (Cười) Chúng tôi làm rất nhiều, nó ở trong... giờ, chúng tôi chuyển đến đây. Mới chuyển đến California. Mẹ mới xây lại nhà bếp; mẹ phải đi công chuyện hôm đó. Chúng tôi có một cái khung bánh Chris Berquist đảm nhiệm việc nấu chảy Michael và tôi đứng tránh xa nhà bếp. Cậu nói:"Yeah, này, nó chãy kìa. Yeah, lưu huỳnh tan chảy. Không sao cả. Yeah, cậu biết mà." Nó chỉ cháy sáng, cậu ấy quay lại, trông thế này. Không tóc. Không lông mi, không gì cả. Nhà bếp của mẹ loạn cả lên; khói đen mịt mù Mẹ về nhà, tịch thu bộ hóa học và nó mãi biến mất. Nhưng chúng tôi vẫn thường nghĩ về nó, vì mỗi lần mẹ nấu cá ngừ, ngạc nhiên chưa nó như có dư vị thuốc súng trong đó. Tôi cũng thích chế đồ lắm, và tôi nghĩ tôi gần đạt thành món đồ mình sáng chế thời gian trước Khi máy đánh trống còn mới mẻ, tôi nghĩ sao mình không chơi loại nhạc cổ xưa nhất, điệu hambone, và kết hợp với công nghệ mới nhất? Tôi gọi nó là Thunderwear. Lúc đó, trống kích hoạt còn mới. Thế là tôi kết hợp lại và may hết 12 cái vào bộ đồ này. Tôi đã cho mọi người nghe điệu hambone hôm qua; tôi sẽ làm gần như vậy. Tôi có 1 cái khích hoạt ở đây, đây, đây. Ở đây. Tôi mà không cởi ra là đau lắm. Ok. Giờ, trống kích hoạt chỗ cái đuổi, tới máy đánh trống, và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau, như trống. Để tôi chỉnh lại. Và tôi cũng thay đổi được âm thanh. bằng cách đạp lên bàn đạp này, và để tôi kết thúc bằng việc trình diễn chút điệu hambone solo hay như này. Cám ơn, đồng chí. (Vỗ tay) Vậy tôi hiểu cuộc gặp gỡ này đã được lên kế hoạch và khẩu hiệu là "Từ Đã đến Vẫn." Và tôi sẽ minh họa cho "Vẫn" Tất nhiên, tôi không đồng ý với điều này bởi vì, mặc dù tôi đã 94 tuổi, tôi không phải vẫn đang làm. Và bất kì ai hỏi tôi rằng, "Bà vẫn đang làm việc đó sao?" Tôi không trả lời bởi vì tôi không phải vẫn làm, mà tôi đang làm nó giống như tôi vẫn luôn làm thế. Tôi vẫn có - có phải tôi vừa dùng từ "vẫn" không? Ý tôi không phải vậy đâu. (Cười) Tôi có một tập tài liệu những việc cần làm. Tôi có những kế hoạch của tôi. Tôi có khách hàng. Tôi đang làm công việc của tôi giống như bao năm qua. Công việc vượt tuổi tác. Tôi muốn cho các bạn xem một vài thành quả của tôi để các bạn biết tôi đang làm gì và tại sao tôi ở đây. Đây là vào khoảng năm 1925. Tất cả những sản phẩm này đều được thiết kế trong suốt 75 năm qua. (Cười) (Vỗ tay) Nhưng, tất nhiên, tôi đã làm việc từ lúc 25 tuổi, làm những thứ mà các bạn thấy ở đây. Cái này là Castleton China. Đây là một buổi triển lãm ở bào tàng Nghệ thuật hiện đại. Cái này hiện đang được bán ở bảo tàng Metropolitan. Cái này vẫn ở bảo tàng Metropolitan. Đây là chân dung tôi và con gái. (Vỗ tay) Đây chỉ là một vài sản phẩm tôi đã làm ra. Tôi đã làm hàng trăm mẫu trong 75 năm qua. Tôi gọi tôi là người tạo ra sản phẩm. Tôi không gọi tôi là nhà thiết kế công nghiệp, bởi vì tôi không phải thế. Những nhà thiết kế công nghiệp muốn tạo ra những sản phẩm mới lạ. Sự mới lạ là một khái niệm thuộc về kinh doanh, không phải một khái niệm nghệ thuật. Tờ báo thiết kế công nghiệp, tôi nhớ, được gọi là "sự cách tân." Sự cách tân không nằm trong mục đích công việc của tôi. Những người tạo ra sản phẩm: họ làm cho nó đẹp hơn, tao nhã hơn, tiện lợi hơn những người thợ thủ công. Tôi có quá nhiều thứ để nói. Tôi phải nghĩ xem mình sẽ nói gì. Để miêu tả công việc của chúng tôi theo cách khác, thực sự chúng tôi đang vui thích tìm kiếm cái đẹp. Điều đó có nghĩa là, cuộc tìm kiếm cái đẹp đã được gọi là hoạt động đầu tiên của loài người. Sarah Smith, giáo sư Toán học tại MIT, đã viết, "Vui thích tìm kiếm cái đẹp là hoạt động đầu tiên của loài Người -- rằng tất cả những phẩm chất hữu dụng và hữu hình đều được phát triển từ việc vui vẻ tìm kiếm cái đẹp." Đây là đá lát. Từ, "vui thích" là một khía cạnh cần thiết trong công việc của chúng tôi bởi vì, thực ra, một trong những vấn đề của chúng tôi là chúng tôi phải sản xuất ra những sản phẩm đẹp suốt cả đời, và với tôi bây giờ đã là 75 năm. Vậy làm thế nào để bạn không cạn ý tưởng và làm ra những sản phẩm như món quà cho mọi người, với cùng niềm đam mê lâu đến như vậy? Vậy nên vui vẻ là một phần quan trọng trong phẩm chất của một nhà thiết kế. Để tôi kể các bạn nghe một chút về cuộc đời của tôi. Như tôi đã nói, tôi bắt đầu làm gốm 75 năm trước. Buổi triển lãm đầu tiên của tôi ở Mỹ là triển lãm Sesquicentennial năm 1926 -- chính phủ Hungary đã gửi một trong những mẫu làm thủ công của tôi tới triển lãm. Công việc của tôi đã đưa tôi đi nhiều nước, và cho tôi thấy một phần rộng lớn của thế giới. Đây không phải là đưa đi -- không phải công việc đã đưa tôi đi -- Tôi làm ra những sản phẩm đặc biệt bởi vì, tôi muốn qua chúng để nhìn thế giới. Tôi đã rất tò mò muốn khám phá thế giới, và tôi đã làm tất cả những thứ này, những thứ cuối cùng đã đưa tôi đi thật nhiều nước, nhiều nền văn hóa. Tôi bắt đầu là một người học nghề của một thợ thủ công Hungary, và điều này đã dạy tôi thế nào là một hệ thống phường hội thời Trung cổ. Hệ thống phường hội: đó là khi tôi là người học nghề, I phải tự học để trở thành một nghệ nhân làm gốm. Ở cửa hàng nơi tôi học, tồn tại một hệ thống phân cấp truyền thống người chủ, thợ lành nghề, thợ trung bình và người học việc, và tôi là người học việc. Công việc của một người học nghề rất thô sơ. Điều đó có nghĩa là tôi đã phải học mọi công đoạn của quá trình làm gốm bằng tay. Chúng tôi nghiền đất sét bằng chân khi nó được mang về từ chân đồi. Sau đó, đất được nhào. Nó phải đi vào một máy gần như máy cán là. Và cuối cùng nó được lên bàn quay. Và ở đó tôi đã thực sự học nghề. Chủ tôi đưa tôi đi đặt lò bởi vì đây là một phần của công việc lúc bấy giờ. Và cuối cùng, tôi đã nhận được một giấy chứng nhận mình đã hoàn thành việc học nghề thành công, rằng tôi đã cư xử đúng mực, và giấy chứng nhận này được đưa cho tôi bởi hội người che mái, đóng giá treo, đặt lò, quét ống khói và thợ làm gốm. (Cười) Ở thời điểm đó tôi cũng có một quyển sách hướng dẫn, nó ghi rõ cụ thể quyền lợi của tôi và điều kiện làm việc của tôi, tôi vẫn giữ quyển sách ấy. Đầu tiên, tôi mở một cửa hàng ngay trong khu vườn nhà, và làm đồ gốm mà tôi bán ở khu chợ Budapest. Và ở đó, tôi ngồi với bạn trai ngày ấy -- tôi không nói bạn trai với ý hiểu thời bây giờ -- nhưng bạn trai tôi và tôi ngồi ở chợ và bán lọ. Mẹ tôi nghĩ rằng điều này không hợp chuẩn, nên bà ngồi với chúng tôi để tạo độ đúng mực cho việc này. (Cười) Tuy nhiên, sau một thời gian một nhà máy mới được xây dựng ở Budapet, một nhà máy làm gốm lớn. Và tôi đã thăm nó với một vài phụ nữ nữa, và hỏi vị giám đốc đủ mọi câu hỏi. Sau đó ông giám đốc ấy hỏi tôi, tại sao tôi lại hỏi tất cả những câu hỏi ấy? Tôi nói, vì tôi cũng có xưởng gốm. Vậy nên ông hỏi tôi liệu ông có thể tới thăm tôi, và cuối cùng ông ấy đã đến, và giải thích cho tôi rằng, việc tôi đang làm với cửa hàng của tôi đã lỗi thời, rằng cách mạng công nghiệp đã nổ ra, và rằng tôi nên làm việc cho nhà máy. Ở đó, ông cho tôi làm ở bộ phận nghệ thuật nơi tôi làm vài tháng. Tuy nhiên, tất cả mọi người ở nhà máy đều làm việc ở bộ phận nghệ thuật. Giám đốc nói một vài phụ nữ đã đổ khung và sản xuất thiết kế của tôi, và sản phẩm này cũng được bán đi Mỹ. Tôi nhớ là nó đã khá thành công. Tuy nhiên, vị giám đốc, nhà hóa học, thợ làm mẫu -- tất cả mọi người -- quan tâm đến bộ phận nghệ thuật, tức là các thiết kế của tôi -- hơn là xây toilet, vậy nên cuối cùng họ nhận được một lá thư từ trung tâm, từ ngân hàng sở hữu nhà máy, nói rằng, xây khu vực vệ sinh đằng sau bộ phận nghệ thuật, và đó là kết thúc của tôi. Vậy nên điều này đưa đến cho tôi một khả năng, bởi vì bây giờ tôi đã là thợ lành nghề và thợ lành nghề cũng vác cặp đi khám phá thế giới. Vậy nên, là một thợ lành nghề, tôi đã quảng cáo rằng tôi đã học, rằng tôi là một thợ gốm lành nghề dễ gần và tôi đang tìm việc. Tôi nhận được một vài câu trả lời, và tôi đã đồng ý nơi xa nhất và thực tế, tôi nghĩ, một nửa đường đến Mỹ. Đó là ở Hamburg. Sau đó tôi bắt đầu công việc này ở Hamburg, trong một xưởng gốm nơi mà mọi thứ đều được làm bằng máy, và vì vậy tôi làm việc ở một cửa hàng nơi có một vài thợ gốm. Và ngày đầu tiên, khi tôi đang đến chỗ của mình ở bàn xoay -- ở đó có ba hay bốn bàn xoay -- và một trong số đó, đằng sau chỗ tôi ngồi, là một người lưng gù, câm điếc và rất hôi. Vậy nên tôi đã xịt nước hoa cho anh ta mỗi ngày, và anh ta thích điều đó, nên mang cho tôi bánh mì và bơ mỗi ngày, và tôi đã phải ăn làm phép. Ngày đầu tiên tôi đến làm việc ở đây trên bàn xoay của tôi chứa đựng một sự ngạc nhiên cho tôi. Đồng nghiệp của tôi đã rất chu đáo đặt lên bàn xoay nơi tôi làm việc mẫu bộ phận cơ thể người. (Cười) Sau khi tôi chải chúng bằng tay, họ đã rất -- Tôi đã chính thức được nhận, và làm việc ở đó trong 6 tháng. Đó là công việc đầu tiên của tôi. Nếu tôi tiếp tục thế này, chắc các bạn sẽ phải ở đây đến nửa đêm. (Cười) (Vỗ tay) Vậy nên tôi sẽ cố gắng nói nhanh hơn một chút. (Cười) Người điều phối: Eva, chúng ta còn khoảng 5 phút nữa. (Cười) Eva Zeisel: Anh chắc không? Người điều phối: vâng, tôi chắc chắn như thế. EZ: vâng, nếu anh chắc như vậy, tôi phải nói với các bạn rằng trong 5 phút tôi sẽ nói rất nhanh. Và thực ra, công việc của tôi đã đưa tôi đến nhiều nước bởi vì tôi làm việc để thỏa mãn tính hiếu kì. Và trong số các nước tôi đã từng làm việc, tôi đã từng đến Liên bang Xô Viết, nơi tôi làm việc từ năm '32 đến '37 -- thực ra là năm '36. Tôi cuối cùng đã ở đó, mặc dù tôi không có việc gì làm -- tôi là chuyên gia nước ngoài. Tôi trở thành giám đốc nghệ thuật ngành công nghiệp sành sứ, và cuối cùng, dưới chính sách thanh lọc thời Staline -- vào thời kì đầu của nó, tôi đã không biết rằng hàng trăm ngàn người vô tội đã bị bắt. Và tôi đã bị bắt vào đầu thời kì này, và trải qua 16 tháng tù ở một nhà tù Nga. Tôi bị kết tội đã chuẩn bị thành công một kế hoạch làm suy yếu Stalin. Đây là một lời buộc tội rất nguy hiểm. Và nếu đây là lúc kết thúc 5 phút của tôi, tôi muốn nói với các bạn rằng tôi đã sống, và đó là cả một sự ngạc nhiên. Nhưng vì tôi đã sống và tôi đang ở đây, và vì năm phút của tôi đã kết thúc, tôi sẽ -- Người điều phối: Cho tôi biết chuyến thăm Nga gần nhất của bà là khi nào. Có phải bà vừa tới đó gần đây không? EZ: À, thực tế là hè vừa rồi, nhà máy Lomonosov đã được mua lại bởi một công ty Mỹ, họ mời tôi. Họ biết tôi đã làm ở nhà máy này vào năm '33 và họ đến xưởng của tôi ở tỉnh Rockland, cùng với 15 nghệ nhân đến thăm tôi. Và họ mời tôi đến thăm nhà máy ở Nga hè vừa rồi, vào tháng 7, để thiết kế một vài chiếc đĩa. Và bởi vì tôi không thích đi một mình, họ mời cả con gái tôi, con rể và cháu gái tôi, nên chúng tôi đã có một chuyến đi tới nước Nga hôm nay, tới một viễn cảnh không thật vui vẻ và hạnh phúc. Vậy thôi, đây đã là kết thúc chưa? Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà thiên văn chế tạo kính thiên văn. Tôi chế tạo kính thiên văn vì một: nó rất tuyệt. Nhưng lý do thứ hai, tôi tin rằng nếu muốn khám phá vũ trụ, bạn phải nhìn vào nó theo một cách hoàn toàn mới mẻ. Những công nghệ mới trong thiên văn học-- như thấu kính, tấm phim, cho tới kính thiên văn -- đều cho ta những phương pháp mới để quan sát vũ trụ, giúp ta hiểu biết thêm về vị trí của mình trong đó. Nhưng những phát minh ấy cũng có cái giá của nó. Cần đến hàng ngàn người và 44 năm để biến kính thiên văn Hubble từ ý tưởng thành hiện thực. Nó cần thời gian, cần nhiều thất bại. Nó cần mỗi người tham gia đều phải kiên cường, không bỏ cuộc mỗi ngày. Tôi biết lựa chọn ấy rất khó khăn, bởi tôi cũng là người trong cuộc. Thực tế, công việc của tôi trải qua thất bại gần như mọi lúc, nhưng các dự án vẫn được tiếp tục, bởi đó là cách xây dựng kính thiên văn. Kính thiên văn mà tôi góp phần xây dựng là thiết bị phát hiện phát xạ dịch chuyển đỏ mờ trong không gian liên thiên hà, cái tên khá dài, nên chúng tôi gọi nó là "FIREBall". Đừng lo, nó sẽ không phát nổ (fireball là cầu lửa). Tôi đã thực hiện dự án này trong hơn 10 năm và hiện đang dẫn dắt đội ngũ tuyệt vời của dự án. FIREBall được thiết kế để quan sát một vài cấu trúc mờ nhất từng được biết đến: các đám mây khí Hydro khổng lồ. Những đám mây này rất to, to hơn bất kì thứ gì bạn có thể nghĩ đến. Những đám mây khí Hydro khổng lồ bay ra bay vào các thiên hà. Tôi nghiên cứu chế tạo FIREBall với mong muốn từ việc chỉ quan sát được ánh sáng từ ngôi sao ta có thể nhìn thấy và đo được từng nguyên tử đang tồn tại. Đó là tất cả gì tôi muốn làm. (Tiếng cười) Nhưng việc quan sát một vài trong số các nguyên tử đó là thiết yếu cho quá trình nghiên cứu cách thiên hà hoạt động. Tôi muốn biết đám mây khí Hydro ấy bằng cách nào đi vào thiên hà và tạo ra ngôi sao. Dự án chế tạo FIREBall bắt đầu năm 2008, nghiên cứu không phải về kính thiên văn, mà là về cảm biến ánh sáng, vật liệu cốt lõi của bất kì kính thiên văn nào. Cảm biến này được phát triển bởi một nhóm mà tôi là thành viên tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực NASA. Mục tiêu của chúng tôi là chứng minh cảm biến này sẽ hoạt động rất tốt để phát hiện các đám mây Hydro. Khi thực hiện dự án này, tôi đã phá hủy rất rất nhiều cảm biến mắc tiền trước khi nhận ra cái máy mình đang dùng phóng ra một tia plasma làm đoản mạch các thiết bị điện được lắp vào. Chúng tôi sử dụng một cái máy khác, phát sinh vài vấn đề khác, và phải mất nhiều năm để chỉnh sửa. Nhưng khi cảm biến đầu tiên hoạt động, nó thật tuyệt vời. Cảm biến hiện tại tốt hơn gấp mười lần cảm biến đời trước và đang được lắp vào các loại kính thiên văn mới. Cảm biến hiện tại sẽ mang lại một cái nhìn mới về vũ trụ và nơi ở của chúng ta. OK, xong phần cảm biến, tới phần xây dựng kính. FIREBall khá khác biệt so với những kính thiên văn thông thường, bởi nó không phải ngoài vũ trụ, cũng không phải trên mặt đất. Nó được treo bởi một sợi cáp nối với khinh khí cầu khổng lồ và quan sát chỉ trong một đêm từ độ cao 39.624 km trong tầng bình lưu, tại rìa của khoảng không ngoài Trái Đất. Một phần là vì ở rìa thì rẻ hơn ở trong không gian. (Tiếng cười) Thế nên, việc xây dựng kéo theo nhiều thất bại: gương bị hỏng, nhiều vết trầy xước buộc chúng tôi phải làm lại gương; các thiết bị làm lạnh bị hư, và cả hệ thống cần phải sửa chữa; quá trình phân cấp hỏng hóc, chúng tôi phải kiểm tra lại rất rất nhiều lần; thậm chí, còn cả thất bại bởi nguyên nhân không ngờ tới: một chú chim ưng bé xinh nhưng phiền toái đã đậu vào buồng chân không của máy quang phổ một ngày đẹp trời. (Tiếng cười) Thật tình mà nói, đó là ngày tuyệt vời nhất trong cả dự án. (Tiếng cười) Tôi rất yêu chú chim đó. Chú chim cũng được "sửa" xong cho buổi thử nghiệm tháng 8, 2017, nhưng việc phóng kính lại thất bại vì mưa không dứt trong vào sáu tuần tại sa mạc New Mexico. (Tiếng cười) Với tâm hồn bị tổn thương, chúng tôi lại tiếp tục. Tháng 8 2018, năm thứ 10. Vào buổi sáng ngày 22 tháng 9, cuối cùng, chúng tôi đã phóng được chiếc kính. (Tiếng vỗ tay) Tôi đã bỏ rất nhiều công sức vào dự án -- cả cuộc đời, nhưng chính bản thân vẫn không tin sẽ có ngày hôm đó. Và tôi đã có được tấm ảnh chụp khinh khí cầu vào hoàng hôn hôm đó, mang theo kính FIREBball, lúc gần như trăng tròn. Tôi yêu bức hình này. Chúa ơi, con yêu nó. Nhưng khi nhìn kĩ lại, tôi muốn khóc, vì những khinh khí cầu khác khi được bơm đầy hơi sẽ có hình cầu, còn cái này thì không. Hình dáng nó như là giọt nước mắt. Bởi có một cái lỗ trong khinh khí cầu. Đôi khi thất bại cũng đến từ khinh khí cầu. FIREBall rơi xuống sa mạc New Mexico, và chúng tôi không có được dữ liệu như mong đợi. Cuối ngày hôm đó, tôi tự nghĩ: "Sao mình lại làm việc này?" Tôi đã nghĩ rất nhiều vì sao mình lại thực hiện dự án từ ngày hôm đó. Tôi nhận ra công trình này chứa đầy thất bại, hỏng hóc, không thể hiểu được và vẫn tiếp tục thất bại, chúng tôi chỉ mới sai và nó thất bại. Tôi nghĩ về hàng ngàn người xây dựng chiếc kính Hubble, và bao lần thất bại mà họ đã trải qua. Rất nhiều thất bại, những thất bại tan nát con tim, thậm chí, khi Hubble đang trong không gian. Và họ vẫn tiếp tục, không bỏ cuộc. Tôi nghĩ vì sao tôi lại yêu nghề này. Tôi muốn biết những gì đang diễn ra trong vũ trụ. Các bạn hẳn cũng muốn biết về nó. Tôi muốn biết những gì diễn ra trong đám mây khí Hydro đó. Và tôi nhận ra đó là cả một quá trình tìm ra những thứ không hoạt động, và thất bại là điều tất yếu khi bạn cố vượt ra khỏi giới hạn của kiến thức. Và đó là điều tôi muốn làm. Nên tôi chọn tiếp tục. Và nhóm của tôi sẽ làm điều mà những người đi trước đều làm: Chúng tôi sẽ thử lại lần nữa, vào năm 2020. Có thể nó vẫn chưa thành công-- như ngày hôm nay-- nhưng sẽ mãi là thất bại nếu tôi bỏ cuộc. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay) "Tên ác quỷ đã đến thành phố." "Nhưng đừng lo - tất cả những gì hắn muốn chỉ là diễn một màn ảo thuật". Tiền đề vô lý này tạo nên cốt truyện chính cho kiệt tác của Mikhail Bulgakov, ''Bậc thầy và Margarita.'' Được viết tại Moscow những năm 1930, sự kết hợp siêu thực giữa châm biếm chính trị, tiểu thuyết lịch sử và chủ nghĩa thần bí, đã biến tác phẩm thành một trong những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 - và cũng là một trong những di sản kỳ lạ nhất. Câu chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ giữa hai thành viên văn học ưu tú ở Moscow bị một quý ông kì lạ tên là Woland gián đoạn, tự giới thiệu mình là một học giả ngoại quốc được mời để thuyết trình về tà thuật. Khi vị khách lạ mặt và hai người bạn tranh luận về triết học và đưa ra những điềm báo xấu về số phận của họ, thì bối cảnh chuyển đến thành phố Jerusalem ở thế kỉ thứ nhất. Ở đó, một Pontius Pilate đau khổ miễn cưỡng thực thi án tử của Chúa Giêsu thành Nazareth. Tường thuật thay đổi giữa hai bối cảnh, Woland và tuỳ tùng - Azazello, Koroviev, Hella, và một con mèo khổng lồ tên Behemoth- dùng năng lực pháp thuật kì quái, để thể hiện màn kịch và để lại dấu vết của sự tàn phá và hỗn độn trên đường đi. Phần lớn sự hài hước đen tối của cuốn tiểu thuyết không chỉ đến từ trò nghịch ngợm quỷ quái này mà còn từ từ bối cảnh đối lập mà câu chuyện xảy ra. Câu chuyện của Bulgakov diễn ra trong cùng bối cảnh nơi nó được viết- Liên Xô vào thời kì đỉnh cao của Stalin. Ở đó, hoạ sĩ và nhà văn làm việc dưới sự kiểm duyệt nghiêm ngặt và sẽ bị bỏ tù, lưu đày hoặc xử tử nếu bị coi là phá hoại tư tưởng nhà nước. Ngay cả khi được thông qua, các tác phẩm của họ cùng với nhà cửa, các chuyến du lịch và mọi thứ khác đều bị cai trị bởi một bộ máy quan liêu hỗn loạn. Trong cuốn tiểu thuyết, Woland vận dụng hệ thống này cùng chất liệu hiện thực để cho ra những kết cục hài hước. Khi người khác bị bêu đầu, tiền từ trên trời rơi xuống như mưa, việc công dân Moscow hành xử vì lợi ích cá nhân vụn vặt đã khắc hoạ cách xã hội Xô Viết gieo rắc lòng tham, sự hoài nghi bất chấp lý tưởng của xã hội. Việc tường thuật cố tình trộn lẫn các hiện tượng siêu nhiên kì lạ với đời sống vô lý của chế độ Soviet Bằng cách nào Bulgakov xuất bản thành công cuốn tiểu thuyết đầy tính trỉ trích trong một chế độ áp bức như thế? Thực tế là không. Ông viết "Bậc thầy và Margarita" trong mười năm. Nhưng nếu sự ưu ái của Stalin giúp tránh Bulgakov khỏi những áp bức nghiêm trọng, thì đa số vở kịch và văn bản của ông bị giữ không cho xuất bản, để giữ cho ông được an toàn nhưng mất đi tiếng nói. Khi tác giả qua đời năm 1940, phần còn lại của bản thảo vẫn không được công khai. Bản kiểm duyệt sau cùng được in năm 1960 trong khi nhiều bản sao chép của bản gốc vẫn được lưu hành trong giới văn học ngầm. Văn bản đầy đủ được công khai năm 1973 hơn 30 năm sau khi được hoàn thành. Trải nghiệm của Bulgakov về sự kiểm duyệt và thất vọng về nghệ thuật truyền màu sắc tự truyện cho phần hai của cuốn tiểu thuyết, khi nhân vật trùng với tên tác phẩm, cuối cùng, cũng được giới thiệu. "Bậc thầy" là một tác giả giấu tên, cố gắng viết nên cuốn tiểu thuyết trong nhiều năm, nhưng lại đốt đi bản thảo sau khi bị nhà xuất bản từ chối cũng giống như Bulgakov với tác phẩm của chính mình. Tuy nhiên, nhân vật chính thật sự là quý bà Margarita. Sự hiến dâng của bà với người tình đã tạo ra một liên kết kì lạ với sự trốn thoát của bọn ma quỷ, mang câu chuyện tới đỉnh điểm của siêu thực. Ngoài tính hài hước đen tối và cấu trúc phức tạp, tâm điểm của "Bậc thầy and Margarita" là sự suy ngẫm về nghệ thuật, tình yêu và sự cứu rỗi, thứ không thể bị đánh mất trong sự hoài nghi. Việc quyển sách bị công bố chậm trễ và sống sót qua nhiều xung đột là minh chứng cho lời nhắn gửi của Wooland với Bậc thầy ''Bản thảo không cháy.'' Khi tôi còn là một đứa trẻ, có một quyển sách trên bàn cà phê trong phòng khách, chỉ cách cửa nhà vài bước. Phòng khách chính là ấn tượng đầu tiên. Phòng khách của chúng tôi có thảm màu trắng và một món đồ cổ trong bộ sưu tập quý giá của mẹ tôi. Căn phòng đó tượng trưng cho sự hy sinh của nhiều thế hệ trước, những người, vì nghèo túng hay chính sách, không có nổi một bộ sưu tập chứ chưa nói đến một căn nhà trung lưu để chứa chúng. Căn phòng đó đúng ra phải được giữ hoàn hảo. nhưng tôi cứ liều mình xáo trộn nó mỗi ngày chỉ để thấy quyển sách đó. Trên bìa sách, một người phụ nữ tên Septima Clark, ngồi trong một tư thế hoàn hảo với gương mặt ngẩng cao. Bà có mái tóc thắt bím màu muối tiêu hoàn hảo tạo nếp xuống hai bên đầu, sự kiêu hãnh và khôn ngoan tỏa ra từ làn da đen của bà. Septima Clark là một nhà hoạt động và giáo dục, người mà tôi đã lấy làm hình mẫu cho sự nghiệp của mình. Nhưng trên tất cả mọi từ ngữ mà bà từng nói, duy nhất bức hình đó của Septima Clark, đã định nghĩa cho sự tự tin trong tôi ngay trước cả khi tôi biết đến nó. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng tự tin là thứ mà ta thường đánh giá thấp. Ta xem nó như thứ có-thì-tốt thay vì phải-có. Ta đề cao giá trị của hiểu biết và nguồn lực lên trên kĩ năng mềm về sự tự tin. Nhưng hầu hết các mặt, chúng ta hiện có nhiều hiểu biết và nguồn lực hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, và sự bất công lẫn thách thức vẫn còn hiện hữu. Nếu hiểu biết và nguồn lực là tất cả những gì ta cần, chúng ta đã không chỉ tiến được tới đây. Tôi tin rằng sự tự tin là một trong những biến số chính bị thiếu trong công thức. Tôi hoàn toàn bị ám ảnh về sự tự tin. Đó là hành trình quan trọng nhất của cuộc đời tôi, hành trình mà, thật lòng, tôi vẫn còn đang đi. Tự tin là mồi lửa cần được nhóm lên trước tất thảy mọi thứ. Tự tin là sự khác biệt giữa được truyền cảm hứng và thật sự bắt tay vào làm, giữa thử làm và cố gắng hoàn thành. Sự tự tin giúp ta tiếp tục tiến bước ngay cả khi thất bại. Tựa của cuốn sách trên chiếc bàn cà phê đó là "Tôi Mơ Về Một Thế Giới," và hôm nay, tôi mơ về một thế giới nơi sự tự tin giúp ta biến những giấc mơ táo bạo nhất thành hiện thực. Đó chính xác là thế giới mà tôi muốn tạo ra trong lớp học của mình khi còn là một giáo viên, như thế giới tưởng tượng kì ảo của Willy Wonka, nhưng mang tính học thuật hơn. Tất cả học trò của tôi đều là da đen hoặc da màu. Tất cả các em đều lớn lên trong cảnh nghèo túng. Một số là người nhập cư, một số khuyết tật, tất cả là những người có ít lí do nhất để có thể trở nên tự tin. Vì thế, việc xây dựng một lớp học giúp thúc đẩy tự tin là cực kỳ quan trọng, để các em có thể học cách đối đầu cùng với sự tự tin cần để định hình lại thế giới theo cách mà chúng mong muốn. Sau tất cả, kĩ năng học thuật có ích gì nếu không có sự tự tin để ứng dụng, để bước ra và thay đổi thế giới. Giờ, tôi sẽ kể cho các bạn về hai em học sinh của tôi, Jamal và Regina. Tôi đã đổi tên, nhưng câu chuyện về các em vẫn không đổi. Jamal đặc biệt tỏa sáng, nhưng thiếu sự tập trung. Thằng bé hay nhấp nhỏm trên ghế khi làm việc độc lập, và không bao giờ ngồi yên quá ba hoặc bốn phút. Học sinh như Jamal có thể khiến những giáo viên mới bối rối vì họ không biết cách hỗ trợ những trẻ như vậy. Tôi đã dùng cách tiếp cận trực tiếp. Tôi thương lượng với Jamal. Nếu có thể tập trung học, em ấy có thể làm thế ở bất kỳ đâu trong phòng học, ở dưới sàn, ở đằng sau bàn của tôi, ở trong tủ của cậu bé, vốn là nơi ưa thích của cậu. Môn học Jamal không ưa nhất là viết, thằng bé không bao giờ muốn đọc cái mình viết ra trước cả lớp, nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng. Một hôm, tôi quyết định giả lập cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 trong lớp của mình. Những học sinh lớp ba của tôi phải nghiên cứu viết một bài diễn thuyết ngắn cho ứng viên mà các em chọn: Barack Obama, Hillary Clinton hay John McCain. Người được chọn nhiều nhất đã quá rõ, nhưng có một em đã chọn John McCain. Đó là Jamal. Jamal, cuối cùng, cũng chịu đọc cái mà em viết ra trước cả lớp, và khiến chúng tôi sững sờ với khả năng của mình. Cũng như bố của Jamal, John McCain là một cựu binh, và cũng như bố đã bảo vệ cho em, Jamal tin rằng John McCain sẽ bảo vệ cả quốc gia. Ông ấy không phải ứng viên mà tôi sẽ chọn, nhưng điều đó không quan trọng, vì cả lớp đã bùng nổ những tràng pháo tay, đứng lên khen ngợi cho người bạn dũng cảm Jamal người, cuối cùng, cũng xuất hiện trong dáng vẻ tự tin nhất của mình, lần đầu tiên trong năm đó. Tiếp theo, chúng ta có Regina. Regina cũng xuất sắc như vậy nhưng năng động hơn. Cô bé chắc chắn sẽ hoàn thành bài tập sớm, và bắt đầu công cuộc làm xao nhãng các bạn khác. (Tiếng cười) Đi lại, nói chuyện, chuyền những mẩu giấy mà giáo viên ghét nhưng bọn trẻ lại thích Các bạn cũng trông như đã chuyền rất nhiều mẩu giấy như thế. (Tiếng cười) Bất chấp lý tưởng cao vợi đặt ra cho lớp của mình, tôi vẫn thường quay với bản năng, đặt kỉ luật lên trên sự tự tin. Regina là một "lỗi" trong hệ thống mà tôi muốn vạch ra. Một người thầy giỏi có thể sửa đổi hành vi sai lệch nhưng vẫn là thần tượng trong mắt học trò mình. Nhưng vào ngày đặc biệt đó, tôi đã chọn cách kiểm soát già cỗi, tôi quát lên, và hành động của tôi không nói với Regina rằng hành động của con bé đang gây xao nhãng mà là chính bản thân Regina là sự xao nhãng. Tôi nhìn thấy ánh sáng vụt tắt trong mắt con bé, đó là tia sáng khơi lên niềm vui trong lớp của tôi. Tôi đã vừa dập tắt nó. Cả lớp trở nên căng thẳng, và chúng tôi không thể hồi phục suốt phần còn lại của ngày. Rất nhiều lần tôi nghĩ về ngày hôm đó, nhiều lần tôi cầu nguyện mình đã không gây nên thương tổn kinh khủng như thế, vì với tư cách là một phụ nữ cũng từng là một bé gái như Regina, tôi biết tôi có thể vô tình bước đầu giết đi sự tự tin của em mãi mãi. Sự thiếu tự tin kéo ta xuống đáy và đè nặng lên chúng ta, đẩy ta vào đám mây mù của những từ không thể, không xảy ra và không khả thi. Không có tự tin, chúng ta bị mắc kẹt, và khi mắc kẹt, ta, thậm chí, còn không thể bắt đầu. Thay vì bị sa lầy trong những gì có thể gây cản trở, sự tự tin mời gọi chúng ta thể hiện một cách quyết liệt. Tất cả chúng ta đều cư xử khác đi khi chắc chắn mình có thể chiến thắng so với khi chỉ hy vọng mình sẽ làm được. Đây có thể là một bài kiểm tra hữu ích. Nếu không có đủ tự tin, có thể bạn cần điều chỉnh lại mục tiêu của mình. Nếu quá tự tin, có thể là do bạn không có căn cứ thực tế. Không phải ai cũng thiếu tự tin. Trong xã hội này, một số người dễ dàng tìm được sự tự tin hơn vì phù hợp hơn với hình mẫu lãnh đạo được ưa thích. Chúng ta tưởng thưởng cho sự tự tin ở một số người và trừng phạt sự tự tin ở một số người khác, trong khi có quá nhiều người đang sống mỗi ngày mà không có được tự tin. Với một số trong chúng ta, tự tin là một lựa chọn mang tính cách mạng và sẽ thật đáng tiếc nếu để những ý tưởng hay nhất của ta bị chôn vùi và những giấc mơ tươi sáng nhất mãi chỉ là giấc mơ, tất cả chỉ vì thiếu đi sự tự tin. Đó không phải là rủi ro mà tôi sẵn sàng chấp nhận. Vậy làm thế nào để mở khoá tự tin? Trong ước tính của tôi, cần ít nhất ba điều: sự cho phép, cộng đồng và óc tò mò. Sự cho phép sinh sự tự tin, cộng đồng nuôi dưỡng nó và óc tò mò khẳng định nó. Trong giáo dục, chúng tôi có một câu nói: "Bạn không thể là những gì bạn không nhìn thấy". Khi còn là một cô bé, tôi không thể thể hiện sự tự tin nếu không có ai đó chỉ cho tôi. Gia đình tôi thường làm mọi thứ cùng nhau, gồm cả những thứ tẻ nhạt như mua một chiếc xe mới, và mỗi khi làm điều này, tôi đều chứng kiến bố mẹ làm theo một cách duy nhất. Chúng tôi sẽ tới đại lý, và bố tôi sẽ ngồi trong khi mẹ tôi chọn lựa. Khi mẹ tìm thấy chiếc xe mà bà thích, họ sẽ đến gặp người bán, và lần nào, người bán cũng dành sự chú ý và xoay cơ thể về phía cha tôi, cho rằng ông là người kiểm soát túi tiền và do đó, nắm quyền giao dịch này. Họ nói, "Ngài Packnett, chúng tôi phải làm gì để ông mua chiếc xe này hôm nay?" Bố tôi trả lời trăm lần như một. Ông sẽ chậm rãi và im lặng chỉ vào mẹ tôi và sau đó, khoanh tay lại. Hoàn toàn có thể là một cú sốc khi phải đàm phán về tiền bạc với một phụ nữ da đen ở thập niên 80, nhưng bất kể đó là gì, tôi sẽ xem mẹ tôi thương lượng ra trò cho đến khi các đại lý này đồng ý bán với giá như cho. (Tiếng cười) Bà chẳng bao giờ nở nụ cười. Bà chẳng bao giờ sợ phải bỏ đi. Tôi biết mẹ chỉ nghĩ bà đã chốt được món hời với chiếc minivan, nhưng những gì bà thực sự đang làm là cho phép tôi thách thức kỳ vọng và tự tin thể hiện kỹ năng của tôi bất kể ai nghi ngờ. Sự tự tin cần được cho phép để tồn tại và cộng đồng là nơi an toàn nhất để thử tự tin. Tôi tới Kenya năm nay để tìm hiểu về việc trao quyền cho phụ nữ trong cộng đồng phụ nữ Maasai. Tôi đã gặp một nhóm phụ nữ trẻ, gọi là Đội Sư Tử, một trong những cộng đồng kiểm lâm toàn nữ đầu tiên của Kenya. Tám phụ nữ trẻ, dũng cảm này đang làm nên lịch sử khi đang độ tuổi thiếu niên, và tôi hỏi Purity, người nói nhiều nhất trong số họ: "Em có bao giờ sợ không?" Tôi thề với bạn, tôi muốn xăm câu trả lời của em ấy lên khắp người tôi. Em nói: "Tất nhiên rồi, nhưng các chị em là chỗ dựa cho em. Họ nhắc nhở em rằng chúng ta sẽ tốt hơn những người đàn ông này và chúng ta sẽ không thất bại." Sự tự tin của Purity để theo dấu sư tử và tóm những kẻ săn trộm, không đến từ khả năng thể thao hay thậm chí, chỉ là niềm tin. Sự tự tin đó được nâng đỡ bởi tình chị em, bởi cộng đồng. Về cơ bản, những gì em ấy nói là nếu tôi có bao giờ hoài nghi, tôi cần bạn ở đó để lấy lại hy vọng và dựng lại lòng tin của mình. Trong cộng đồng, tôi có thể tìm thấy sự tự tin của mình và sự tò mò của bạn có thể khẳng định nó. Vào giai đoạn đầu sự nghiệp, tôi đã lãnh đạo một sự kiện lớn và nó đã không diễn ra đúng kế hoạch. Tôi nói dối đấy. Nó thật tệ. Và khi mổ xẻ nó với quản lý, tôi đồ rằng cô ấy sẽ điểm qua danh sách mọi sai lầm mà tôi từng mắc phải, kể từ khi sinh ra. Nhưng không, thay vào đó, cô mở đầu bằng một câu hỏi: Ý định của bạn là gì? Tôi ngạc nhiên nhưng thở phào nhẹ nhõm. Cô ấy biết rằng tôi đã tự dằn vặt mình và câu hỏi đó đã gợi ý cho tôi học hỏi từ sai lầm thay vì huỷ hoại thêm sự tự tin vốn đã mong manh trong tôi. Sự tò mò mời gọi mọi người chủ động học hỏi từ sai lầm. Buổi nói chuyện đó giúp tôi tiếp cận dự án tiếp theo với kỳ vọng thành công. Sự cho phép, cộng đồng, óc tò mò: tất cả là những thứ ta cần để nuôi dưỡng sự tự tin thứ cần kíp để giải quyết những thách thức lớn nhất và xây dựng thế giới mà ta mơ ước, một thế giới nơi không còn bất bình đẳng và công lý hiện hữu, một thế giới nơi ta có thể tự do ở bên ngoài lẫn bên trong vì ta biết không ai thật sự tự do cho đến khi tất cả đều được tự do. Một thế giới không bị sự tự tin làm nhụt chí khi nó đến từ một phụ nữ hay người da màu, hay từ bất cứ thứ khác với hình mẫu lãnh đạo được ưa thích. Một thế giới biết rằng sự tự tin đó chính là chiếc chìa khóa ta cần để mở khóa tương lai mà ta muốn. Tôi có đủ tự tin để tin rằng thế giới đó sẽ thực sự đến, và chúng ta là những người biến nó thành hiện thực. Xin cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Nhựa: bạn biết về nó, có lẽ bạn chẳng yêu quý gì nó, nhưng khả năng lớn là bạn sử dụng nó mỗi ngày. Đến năm 2050, các nhà khoa học ước tính đại dương sẽ chứa nhiều rác hơn là cá. Dù ta nỗ lực hết mức, chỉ có chín phần trăm đồ nhựa được tái chế. Tệ hơn nữa, nhựa thì siêu cứng và bền và các nhà khoa học ước tính nó có thể mất từ 500 đến 5000 năm để phân hủy hoàn toàn. Nó thải những chất hóa học độc hại vào đại dương, đất đai, thực phẩm, nước uống, và cả chính chúng ta. Tại sao có quá nhiều rác thải nhựa như vậy? Cũng dễ hiểu. Nhựa rất rẻ, bền, tiện dụng và có ở khắp nơi. Nhưng tin tốt là có một thứ khác cũng rẻ, bền, tiện dụng và có ở khắp nơi. Nghiên cứu của tôi cho thấy nó thậm chí có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Tôi đang nói về vi khuẩn. sinh vật siêu vi không thể nhìn thấy bằng mắt thường hiện diện ở khắp nơi, trong tất cả các môi trường đa dạng và khắc nghiệt. Từ dạ dày, đến đất, đến da, tới các lỗ thông dưới đáy biển, ở nhiệt độ đến hơn 370 độ C. Vi khuẩn sống ở khắp nơi, trong tất cả các môi trường đa dạng và khắc nghiệt. Do đó, chúng khá là sáng tạo với nguồn thức ăn. Số lượng vi khuẩn cũng rất lớn. Các nhà nghiên cứu ước tính có xấp xỉ năm triệu tỷ tỷ -- tức năm và ba mươi số không -- vi khuẩn tồn tại trên hành tinh này. Giờ thì, giả sử loài người thải ra 300 triệu tấn nhựa hằng năm, tôi cho rằng con số nhựa này xấp xỉ số lượng vi khuẩn. Nên, sau khi nhận thấy điều này và tìm hiểu tất cả các cách thức sáng tạo mà vi khuẩn dùng để tìm kiếm thức ăn, tôi bắt đầu nghĩ: có thể nào vi khuẩn ở trong môi trường ô nhiễm rác nhựa đã tìm ra cách biến nhựa thành thức ăn? Đây là câu hỏi mà tôi quyết định theo đuổi vài năm trước. Hiện tại, tôi thấy mình may mắn, khi sinh sống tại một trong những thành phố ô nhiễm nhất nước Mỹ, Houston, Texas. (Cười) Chỉ tính riêng thành phố này, đã có bảy địa điểm Superfund do Cơ quan Môi trường Hoa Kỳ chỉ định. Đó là những địa điểm bị ô nhiễm nặng, mà chính phủ cho rằng việc làm sạch là ưu tiên cấp quốc gia. Vậy nên tôi đã quyết định đi bộ qua những nơi đó và thu thập vài mẫu đất chứa đầy vi khuẩn. Tôi bắt đầu nghĩ tới một quy trình thí nghiệm, cách nói hoa mỹ về một công thức. Thứ mà tôi đang cố gắng tạo ra là một môi trường không có các-bon, hay không có thức ăn. Một môi trường không có các-bon thông thường, hay thức ăn, mà vi khuẩn, cũng như loài người chúng ta, cần để sống. Trong môi trường này, tôi sẽ cung cấp cho chúng duy nhất một nguồn các-bon, hay thức ăn. Tôi sẽ cho chúng ăn hợp chất polyethylene terephthalate , hay nhựa PET. Nhựa PET là loại nhựa được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nó được dùng trong tất cả các loại vật dụng đựng đồ ăn, thức uống mà ví dụ điển hình nhất là chai nhựa, mà con người hiện thải ra một triệu chai mỗi phút. Vậy nên, điều mà tôi sắp thực hiện, là ép đám vi khuẩn vào chế độ ăn nhựa PET và quan sát xem liệu chúng có thể tồn tại, hoặc, lạc quan hơn, phát triển mạnh mẽ. Bạn thấy đấy, thí nghiệm này hoạt động như một màn lọc chọn ra vi khuẩn đã thích nghi với môi trường ô nhiễm rác thải nhựa và dần phát triển khả năng ăn nhựa PET vô cùng tuyệt vời. Sử dụng màn lọc này, tôi đã tìm ra một vài vi khuẩn có thể làm được điều đó. Những vi khuẩn này đã tìm ra cách để ăn nhựa PET. Chúng làm điều đó như thế nào? Chà, khá là đơn giản. Cũng như con người tiêu hóa các-bon hay thức ăn dưới dạng các phần tử đường mà ta dùng để tạo ra năng lượng, vi khuẩn của tôi cũng thế. Tuy nhiên, vi khuẩn đã tìm ra cách thực hiện quá trình tiêu hóa đối với nhựa PET vừa to, vừa cứng, lại bền. Để làm được điều đó, vi khuẩn sử dụng một phiên bản đặc biệt của thứ gọi là enzym. Enzym đơn giản là một hợp chất tồn tại trong mọi cơ thể sống. Có rất nhiều dạng enzym, nhưng về cơ bản, nó thúc đẩy quá trình, như quá trình tiêu hóa thức ăn thành năng lượng. Chẳng hạn, con người có một enzym tên là amylase giúp tiêu hóa tinh bột phức, như bánh mỳ, thành các phần tử đường mà ta có thể dùng để tạo ra năng lượng. Vi khuẩn của tôi có một enzym đặc biệt gọi là lipase, kết hợp với nhựa PET vừa lớn, vừa cứng, lại bền giúp bẻ gãy nó thành các phần tử đường nhỏ mà vi khuẩn có thể sử dụng để tạo ra năng lượng. Nên về cơ bản, nhựa PET từ chất gây ô nhiễm vừa to, cứng, tồn tại lâu dài trở thành bữa ngon cho vi khuẩn. Nghe hấp dẫn đấy chứ? Tôi nghĩ rằng, với tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay, giải pháp này khá hữu ích. Con số thống kê mà tôi chia sẻ về lượng chất thải nhựa tích tụ trên hành tinh này sẽ làm ta nhụt chí. Chúng thật đáng sợ. Và tôi nghĩ chúng nhấn mạnh rằng dù giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế là quan trọng, chỉ như vậy là không đủ để giải quyết vấn đề. Đây là lúc tôi cho rằng vi khuẩn có thể giúp chúng ta. Nhưng tôi cũng hiểu tại sao ý tưởng về sự trợ giúp của vi khuẩn có thể khiến nhiều người lo lắng. Sau tất cả, nếu nhựa tràn lan khắp nơi và những vi khuẩn này ăn nhựa, liệu có rủi ro chúng tràn ra và tàn phá môi trường? Trả lời ngắn gọn là không, và tôi sẽ cho bạn biết vì sao. Những vi khuẩn này đã có sẵn trong môi trường. Vi khuẩn mà tôi nghiên cứu không phải những con bọ biến đổi gen đáng sợ. Đây là những vi khuẩn tự nhiên, chúng chỉ đơn giản là thích nghi với môi trường ô nhiễm rác thải nhựa và dần phát triển khả năng ăn nhựa PET đáng kinh ngạc. Vì vậy, quá trình ăn nhựa của chúng rất tự nhiên nhưng cũng rất chậm. Và còn rất nhiều việc phải làm để tìm ra cách tăng tốc theo hướng có lợi. Hiện tại, nghiên cứu của tôi đang tìm cách thực hiện thông qua một loạt các tia UV, hay tia cực tím, xử lý sơ bộ, mà về cơ bản nghĩa là phá hủy nhựa PET với ánh sáng mặt trời. Bởi ánh sáng mặt trời khác giống với chất làm mềm miếng bít tết, biến những liên kết lớn, cứng, bền trong nhựa PET trở nên mềm hơn, dễ dàng cho vi khuẩn nhấm nháp. Trên tất cả, điều mà nghiên cứu của tôi mong muốn là tạo ra một hệ thống kiểm soát không các-bon trên quy mô công nghiệp, tương tự như ủ phân hữu cơ, nơi vi khuẩn có thể phát triển trong một hệ thống kiểm soát, nơi nguồn thức ăn duy nhất cho chúng là rác thải nhựa PET. Hãy tưởng tượng ngày nào đó ta có thể vứt bỏ toàn bộ rác nhựa vào thùng rác bên đường biết chắc rằng chúng sẽ được chuyển đến cơ sở xử lý rác thải nhựa bằng vi khuẩn. Với nỗ lực không ngừng, tôi nghĩ đây là điều hoàn toàn khả thi. Vi khuẩn ăn nhựa không phải là giải pháp cho mọi vấn đề. Nhưng với số liệu thống kê hiện tại, rõ ràng con người chúng ta cần trợ giúp trong vấn đề này. Bởi vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là hết sức cấp bách. Và vi khuẩn có thể là một phần quan trọng của giải pháp. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Năm 2019, nhân loại nhận được một lời cảnh báo: 30 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã công bố kết quả của cuộc nghiên cứu vĩ đại trong ba năm về nền nông nghiệp toàn cầu và tuyên bố rằng việc sản xuất thịt đang tàn phá hành tinh này và đe dọa sức khỏe toàn cầu. Một tác giả của bài nghiên cứu giải thích: "Nhân loại đang đe dọa đến sự cân bằng của hành tinh này... [Điều này đòi hỏi] cuộc cách mạng nông nghiệp toàn cầu mới. Là người đã dành 2 thập kỉ qua Ủng hộ sự thay đổi trong sản xuất thịt công nghiệp, Tôi mong rằng lời cảnh báo này làm nên sự khác biệt. Vấn đề là, tôi chứng kiến điều này lặp lại hàng thập kỉ qua. Đây là trích dẫn năm 2018 của tạp chí " Tự nhiên", năm 2017 của tờ "Tạp chí sinh học", năm 2016, từ Học viện Khoa học Quốc gia, Nội dung chính của chúng đều nói đến biến đổi khí hậu. Nhưng kháng thuốc kháng sinh cho thấy một vấn đề lớn. Ta đang đưa những liều lớn thuốc kháng sinh vào vật nuôi. Những liều thuốc này sau đó sẽ đột biến thành siêu khuẩn và kháng lại các thuốc kháng sinh trong toàn bộ đời sống của chúng ta. Các bạn muốn sợ hơn không? Hãy tra Google: "Tận thế của thuốc kháng sinh" Tôi sẽ kết thúc điều này: Tôi không đứng đây để bảo mọi người ăn gì. Hành động của mỗi người rất tuyệt, nhưng sự kháng kháng sinh và biến đổi khí hậu-- cần nhiều hơn thế. Ngoài ra, việc thuyết phục nhân loại giảm ăn thịt không đạt hiệu quả. 50 năm qua, các chuyên gia môi trường, sức khỏe địa cầu và bảo vệ động vật đã khẩn khoản yêu cầu mọi người giảm ăn thịt. Nhưng, tiêu thụ thịt bình quân đầu người, vẫn cao như lịch sử ghi nhận. Trung bình năm ngoái, Bắc Mỹ tiêu thụ hơn 200 pound thịt. Và tôi đã không ăn miếng nào. (Cười) Nghĩa là mỗi người đã ăn 400 pound thịt. (Cười) Trên quỹ đạo hiện tại, đến năm 2050, ta sẽ cần phải sản xuất nhiều thịt hơn từ 70 đến 100%. Điều này cần một giải pháp toàn cầu. Điều cần làm là phải sản xuất thịt mà mọi người thích ăn, nhưng theo một cách hoàn toàn khác. Tôi có hai sáng kiến. Thứ nhất: hãy sản xuất thịt từ thực vật. Thay vì trồng cây để cho động vật ăn, điều đó không hiệu quả chút nào, hãy trồng cây, tạo ra thịt phỏng sinh học, và sản xuất ra thịt từ thực vật. Thứ hai: đối với thịt động vật, hãy làm ra trực tiếp từ những tế bào. Hãy nuôi những tế bào thay vì động vật sống. Mất sáu tuần để nuối lớn gà đạt trọng lượng giết thịt. Nuôi trực tiếp tế bào phát triển được như vậy sẽ chỉ mất sáu ngày. Đây là toàn bộ quá trình ở quy mô nhỏ. Nó giống như nhà máy bia nhỏ của hàng xóm bạn. (Cười) Tôi muốn chỉ ra hai điều: Thứ nhất: ta tin rằng ta có thể làm được. Những năm gần đây, nhiều công ty đã sản xuất ra thịt từ thực vật mà người tiêu dùng không thể phân biệt được với thịt thật, và giờ đây, hàng tá công ty đang làm ra thịt động vật thật trực tiếp từ các tế bào. Loại thịt sản xuất từ thực vật và tế bào này cho người tiêu dùng cảm giác đang ăn thịt thật -- về hương vị, chất lượng và hơn thế nữa -- nhưng không cần tới thuốc kháng sinh và ít tác động tiêu cực tới khí hậu. Bởi vì hai công nghệ này hiệu quả hơn rất nhiều trên quy mô sản xuất, các sản phẩm tạo ra sẽ rẻ tiền hơn. Tuy nhiên có một vấn đề lớn: điều này không hề dễ dàng. Những công ty sản xuất thịt từ thực vật có ít cơ hội hơn, và thịt sản xuất từ tế bào vẫn chưa được thương mại hóa. Vì vậy, mỗi người cần phải giúp một tay để tạo nên nền công nghiệp sản xuất thịt toàn cầu. Với các doanh nghiệp mới, ta cần nền công nghiệp sản xuất thịt hiện tại. Ta không muốn cắt ngang, mà ta muốn chuyển đổi nó. Ta cần quy mô kinh tế của họ, chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyên môn về thị trường và tập hợp to lớn khách hàng của họ. Ta cũng cần tới các chính quyền. Họ chi hàng chục tỉ đô la mỗi năm cho việc nghiên cứu và phát triển sức khỏe toàn cầu và môi trường. Họ nên dùng số tiền đó để tối ưu hóa và hoàn chỉnh việc sản xuất thịt từ thực vật và tế bào. Hàng chục ngàn người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ở Bắc Mỹ chỉ trong năm ngoái. Trước năm 2050, con số đó sẽ là mười triệu người trên thế giới. Sự biến đổi khí hậu cho thấy một mối đe dọa hiện hữu tới phần lớn gia đình toàn cầu, gồm cả những người nghèo nhất trên hành tinh này. Sự biến đổi khí hậu, kháng kháng sinh là những vấn đề cấp bách toàn cầu. Sản xuất thịt đang làm các vấn đề này tồi tệ hơn bao giờ hết trên toàn cầu. Nhưng ta sẽ không giảm việc tiêu thụ thịt nếu không có lựa chọn khác cho người tiêu dùng mà không đắt tiền hơn và có hương vị ngon hơn. Ta đã có giải pháp. Hãy sản xuất thịt từ thực vật và nuôi trực tiếp từ tế bào. Đã đến lúc ta phải sắp xếp các nguồn lực cần thiết để tạo nên cuộc cách mạng nông nghiệp toàn cầu tiếp theo. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Điều tôi muốn các bạn làm, chỉ rất nhanh thôi, nào, hãy gật đầu với người bên phải bạn, rồi gật đầu vời người bên trái. (cười) Bây giờ, chuyện là vào mùa đông vừa qua, nếu bạn là một tổ ong, thì hoặc là chính bạn, hoặc một trong hai người mà bạn vừa gật đầu, đã chết đi một rồi ! Vâng, đó là sự mất mát tồi tệ của loài ong. Và đây là năm thứ hai liên tiếp, chúng ta mất đi hơn 30% của tất cả tổ ong, hay ước tính ta đã mất tới 30% các tổ ong trong mùa đông Vâng, nhiều, nhiều ong lắm, và nó thật sự quan trọng và chúng ta biết hầu hết các nguyên nhân của sự tổn thất này Chúng ta biết về những loại trùng gây hại cho ong và gây nên những tổn thất lớn, và chúng ta cũng biết về hiện tượng mới này, hiện tượng mà tôi đã trình bày năm ngoái, "Sự suy thoái bầy ong". Đây là bức ảnh đỉnh đồi vùng Thung lũng Trung tâm tháng 12 vừa rồi và dưới đây, các bạn có thể thấy những bãi sân ngoài kia, hoặc là những bãi sân tạm thời, nơi các tổ ong được đưa đến cho tới tháng 2, và sẽ được đưa đến vùng hạnh nhân Một nhà viết tư liệu đã ở đây quan sát 2 tháng sau khi tôi ở đây, đã mô tả rằng nơi này chẳng phải tổ ong nữa mà giống như là 1 nghĩa địa, với nhứng hộp trắng rỗng, không có một con ong nào ở lại. Giờ tôi xin tóm lại giá trị công việc của cả một năm chỉ với 2 câu để nói rằng chúng ta đã cố hình dung ra điều gì là nguyên nhân của việc này. Và điều ta hiểu ra đó là như thể loài ong đã mắc 1 dịch cúm. Và dịch cúm này đã lan rộng trong cộng đồng loài ong. Trong một vài trường hợp, thực ra là trong hầu hết mọi trường hợp của một năm, trận dịch này đã bị gây ra bởi một loại vi-rút mới với chúng ta, hay vừa mới được nhận dạng, được gọi là vi-rút Gây liệt cấp tính Israel. Nó được gọi thế vì một người Israel đã tìm ra nó đầu tiên, và bây giờ anh ta hối tiếc vì đã gọi căn bệnh này như thế, bởi vì, dĩ nhiên là điều này có hàm ý. Nhưng vi-rút này bây giờ lây lan rất rộng tất nhiên loài ong cũng có mắc phải những vi-rút khác hay những bệnh cúm khác, và vấn đề chúng ta đang đối măt, vấn đề làm ta suy nghĩ tối nay, đó là tại sao loài ong lại đột ngột dễ bị nhiễm cúm này đến vậy? sao chúng lại dễ dàng mắc phải những bệnh khác nữa? Và chúng tôi chưa trả lời được cho điều này, chúng tôi đang gắng sức làm rõ vấn đề. có thể do nhiều yếu tố kết hợp Chúng tôi làm việc trong 1 nhóm rất đông và năng động chúng tôi tìm ra nhiều loại thuốc chống côn trùng khác nhau trong các tổ ong, thật lạ là, đôi khi trong những tổ khỏe mạnh có thuốc chống côn trùng. Và chúng tôi biết được rằng, có nhiều điều lạ chúng tôi không thể hiểu được. Và vì thế điều này mở ra một ý tưởng về việc cần phải xem xét tình trạng các bầy ong. Dĩ nhiên, nếu bị mất nhiều tổ ong, người nuôi ong có thể nhanh chóng thay thế chúng. Và nó giải thích tại sao chúng tôi có thể tái tạo từ các tổn thất. Ví dụ chúng tôi mất 3 con bò trong 1 mùa đông, các bạn biết đấy, gã trông chuồng bò sẽ bị đuổi ngay. nhưng việc mà một người nuôi ong có thể làm đó là, nếu họ chỉ còn một tổ ong duy nhất, họ có thể chia thành 2 tổ. và ở cái tổ không có ong chúa, họ mua ong chúa khác thêm vào Nó có thể được gửi qua bưu điện, từ Úc, Hawaii hay Florida, Vậy là đã có 1 nàng ong chúa. Và trong thực tế, Mỹ là nước đầu tiên thực hiện chuyển ong chúa theo đường bưu điện thực ra việc chuyển ong chúa qua đường bưu điện đó, là để đảm bảo rằng nước Mỹ có đủ ong. Nếu bạn không chỉ muốn ong chúa, bạn cũng có thể mua, thực tế là, 1 gói 1.4 kg ong, đến bằng bưu phẩm, và dĩ nhiên, Bưu điện luôn luôn quan tâm khi họ nhận được, cái gói 1.4kg ong của bạn Rồi bạn có thể đem số ong này thay vào những con đã chết Thế nghĩa là người nuôi ong rất giỏi việc thay thế những con đã chết họ giỏi che đậy những tổn thất này Vì vậy dù chúng ta mất 30% các bầy ong mỗi năm thì số lượng tổ ong vẫn duy trì trong đất nước này khoảng 2.4 triệu tổ Giờ đây, những tổn thất này là cay đắng trên nhiều phương diện một trong số đó là cho người nuôi ong. Rất quan trọng để nói trước hết về người nuôi ong, bởi vì họ là những người thú vị nhất bạn từng gặp Nếu đây là 1 nhóm người nuôi ong, bạn có tất cả họ từ chiếc thẻ thành viên NRA, những người sống tự do hoặc là đã chết, tới những kẻ tinh nghịch San Francisco những người nuôi heoở sân sau nhà! (cười) và họ ở đây trong cùng 1 phòng họ gắn bó và chia sẻ tất cả chỉ vì niềm đam mê với những con ong Và đây, 1 nhóm khác nữa là những người nuôi ong một cách thương mại, họ sống bằng nghề nuôi giữ ong họ là nột số trong những người độc lập và kiên nhẫn nhất bạn nên biết họ là những người rất tháo vát và sáng tạo họ rất là vui tính, và ở đâu trên thế giới này họ cũng như vậy tôi được vinh dự làm việc ở Haiti trong 2 tuần đầu năm nay và nếu bạn đã đến Haiti rồi, nó là cả 1 chuyện buồn tôi nghĩ có cả trăm cách giải thích vì sao Haiti lại là 1 đất nước nghèo như thế nhưng không mong gì thấy được 1 điều xấu nhưng bạn gặp người nuôi ong này, và tôi đã gặp rồi anh ấy là người nuôi ong giỏi nhất mà tôi từng gặp không có sự đào tạo chính thức nào, nhưng anh rất giỏi lúc đó chúng tôi cần sáp ong cho 1 dự án, anh ấy đã cung cấp cho chúng tôi anh ấy làm được loại sáp đẹp nhất tôi từng thấy từ phân bò, vỏ lon và vạt áo , mà anh ấy làm thành cái bọc, ngay trong cái đồng cỏ này. Và thế là mọi cảm hứng được khơi nguồn chúng tôi cũng có Dave Hackenberg, đứa con cưng của CCD Anh ấy là người đầu tiên nhận ra tình trạng này và đưa ra lời cảnh báo. Anh ấy dùng những xe tải này, đưa những chú ong xuôi ngược vùng bờ biển Và rất nhiều người nói về vận tải ong bằng xe tải, 1 điều tồi tệ, nhưng chúng ta đã làm cả ngàn năm rồi. Người Ai Cập cổ đại từng đưa đàn ong xuôi ngược sông Nin trên những con thuyền nên cái ý tưởng này đã cũ kĩ lắm rồi Và 1 trong những mối lo của chúng ta với Sự Suy thoái Đàn ong đó là cần rất nhiều tiền để thay thế những tổ ong đã chết. Ta có thể làm vậy trong 1 năm, có thể trong 2 năm liên tục Nhưng ta đang mất 50-80% các tổ ong, nên không thể làm trong 3 năm được. Và chúng tôi thực sự lo âu việc có thể mất ngành công nghiệp này. Điều này quan trọng cho nhiều vấn đề khác nhau, 1 trong số đó là tính nông nghiệp trong văn hóa những người nuôi ong di cư này là những người cuối cùng ở Mỹ. Bạn biết đấy, họ mang theo những cái tổ ong của họ và cả gia đình ra đi 1 hay 2 lần trong 1 năm. hãy nhìn về Florida, ở thành phố Dade, Florida, đó là nơi tất cả người nuôi ong Pennsylvania đến. và 20 dặm cách đó là Groveland, nơi những người nuôi ong Winconsin đến. Và nếu có bao giờ bạn đến Thung lũng Trung tâm vào tháng 2, đến quán cà phê Kathy và Kate's vào 10h sáng Đó là nơi tát cả những người nuôi ong se đến sau 1 đêm di chuyển để vào vùng hạnh nhân. Họ cùng ăn sáng và phàn nàn về tất cả mọi người ở đó. Và đó là 1 trải nghiệm tuyệt vời đấy, và tôi mong bạn có 1 lấn ghé qua đó vào bữa tối, bởi vì đó là 1 trải nghiệm thuần chủng Mỹ chúng ta gặp những gia đình này, nhưng gia đình di cư này, từ cha đến con, cha đến con, ai cũng kiệt sức họ không phải những người hay nhờ cậy, mặc dù họ tốt bụng hơn ai hết nếu có ai mất hết ong vì xe tải bị đổ tất cả mọi người cùng sửa nó và cho 20 tổ để giúp anh ta thay thế các tổ ong đã mất Vì thế , đó là 1 cộng đồng mà tôi nghĩ, sống động và hứng khởi để được tham gia vào trong đó Dĩ nhiên, điều quý nhất của ong không phải là mật Và mặc dù tôi khuyến khích các bạn, tất cả đều dùng mật ong đó là chất ngọt dễ chịu nhất chất ngọt sống động và vui vẻ nhưng chỉ khoảng 1 trong 3 miếng thức ăn chúng ta dùng là được những con ong mật làm ra tôi muốn minh họa 1 chút thực tế chúng ta thử xem bữa ăn sáng hôm qua của tôi nước ép quả tắc, ít trái cây, ngũ cốc, tôi nhận ra lẽ ra nên dùng bánh mì, nhưng như các bạn biết, dăm bông trên bánh mì, ít cà phê và chúng ta lấy ra tất cả các nguyên liệu ngoại trừ hạnh nhân tôi không định lấy ra từ món ngũ cốc nếu chúng ta đã lấy tất cả những thứ này ra rồi nhưng chú ong đã gián tiếp hay trực tiếp thụ phấn chúng ta sẽ chẳng còn gì nhiều trong đĩa ăn sáng vì thế nếu không có ong, chúng ta có thể không bị đói nhưng chắc chắn thực đơn của chúng ta sẽ bị hạn chế đối với loài ong, hoa là suồi nguồn sự sống và đối với hoa, ong là thông điệp của tình yêu đó quả là điều tuyệt hảo, vì thực sự là, ong là loài thụ phấn cho hoa. Và như các bạn biết, chúng được trả công vì đã làm việc đó chúng được trả bằng phấn hoa và mật để chuyển phấn hoa từ cây này sang cây khác có những loài hoa không thể tự thụ phấn. Nghĩa là chúng không thể -- phấn hoa của nó không thể tụ thụ phấn được vì thế trong 1 vườn táo, ta có những hàng táo gồm 10 cây cùng 1 chủng loại, rồi ta có thêm 1 cây táo khác đó sẽ là 1 loại phấn hoa khác loài ong thì rất uy tín khi chúng bay đi để gom phấn hoa từ 1 bông hoa chúng sẽ ở quanh đó mà thôi, để giúp sản sinh dĩ nhiên, ong được sinh ra để vận chuyển phấn hoa chúng tạo ra điện để hút hạt phấn hoa và giúp chuyển phấn hoa từ bông hoa này đến bông hoa kia tuy nhiên, ong mật chỉ chiếm thiểu số ong mật không phải gốc ở Châu Mỹ, chúng được mang đến cùng với những người đi khai phá và dĩ nhiên có những loài ong khác và những loài chim cũng như thú ở Pennsylvania, chúng ta đã nghiên cứu về ong suốt 150 năm và rất kĩ lưỡng trong 3 năm vừa qua chúng ta đã biết đến hơn 400 loài ong ở Pennsylvania 32 loài đã không được biết đến hoặc tìm ra kể từ năm 1950 ở tiểu bang này bây giờ, bởi vì chúng ta đã không lấy mẫu đúng nhưng nó đã, tôi nghĩ răng, gợi ý về việc đã có 1 vài điều sai ở đây về lực lượng thụ phấn này. Những loài ong này thật tuyệt chúng ta có loài ong ruồi ở hàng đầu ong ruồi có tổ chức xã hội cao nhất: chúng không thực sự là xã hội bởi vì chỉ có ong chúa sống qua mùa đông chúng ta cũng biết về ong mồ hôi, chúng là côn trùng nhỏ bay chung quanh chúng nhỏ như những con ruồi 1 loài ong khác mà chúng tôi gọi là ong kí sinh với cách nói rất vui, suy nghĩ xấu, sát nhân-- từ mà tôi đang tìm kiếm gọi là gì nhỉ? Sát nhân-- (khán giả): ong? Dennis: Ong. Vâng, cám ơn (cười) việc những chú ong này làm là, chúng ngồi đó. Những chú ong cô độc này, chúng khoan 1 cái lỗ trên mặt đất hay trên cành cây rồi kiếm phấn hoa và vo thành 1 cục rồi đẻ trứng vào đó sau đó, những chú ong kí sinh này thư giản trong cái lỗ đó chờ cho những con ong mẹ bay đi, và chui vào ăn cái trứng đó rồi đẻ trứng của nó vào đó. Thế là chẳng phải mất công thật ra, nếu biết có những con ong như vậy bạn sẽ biết rằng môi trường của bạn trong lành bởi ong kí sinh này là trên cùng chuỗi thức ăn thật ra, có 1 danh sách những loài thụ phấn chúng tôi đang lo là chúng sẽ biến mất, nằm đầu danh sách, những loài ong kí sinh này, kể cả ong ruồi nữa nếu các bạn sống ở bờ phía Tây hãy vào những trang web này, họ đang tìm kiếm người để tìm lại loài ong ruồi, bởi vì chúng tôi nghĩ 1 vài loài đa tuyệt chủng rồi. Hoặc số lượng đã suy giảm nhiều không chỉ ong mật mới gặp tai họa này chúng tôi cũng không hiểu rõ những loài bản xứ này hay cả những vùng khác của chúng ta dĩ nhiên, ong không phải là điều quan trọng duy nhất ở đây có những loài thụ phấn khác, như loài dơi loài dơi cũng đang gặp tai họa tôi thì vui mừng vì mình là "người ong" chứ không phải "người dơi" vì chẳng có chút tài chính nào để nghiên cứu vấn đề loài dơi dơi đang chết với tốc độ cao bất thường hội chứng mũi trắng lan rộng trong loài dơi nếu 1 hang động ở New York có 15000 con dơi thì chỉ còn 1000 con còn lại. Cũng như ở San Francisco chỉ còn lại một nửa số lượng của đất nước trong vòng 3 năm điều đó thật không thể tin được. Và không có khoản tiền nào để nghiên cứu việc đó nhưng tôi vui sướng nói rằng chúng ta biết nguyên nhân của những việc này, đó là NDD: Sự rối loạn suy giảm của Tự nhiên và tôi nghĩ vấn đề chúng ta đang mắc phải là chúng ta đã quên sự liên kết của chúng ta với thiên nhiên tôi nghĩ nếu chúng ta kết nối lại với thiên nhiên chúng ta sẽ có nguồn lực và điều đó giúp chúng ta giải quyết được vấn đề tôi nghĩ có 1 cách dễ dàng đối phó với NDD đó là, trồng những đồng cỏ chứ không phải những bãi cỏ, tôi nghĩ chúng ta đã làm mất mối liên hệ này đây là cách tuyệt vời để tái liên kết chúng ta với tự nhiên tôi may mắn được sống gần bên 1 đồng cỏ và đã gắn bó với nó rất lâu dài nếu chúng ta xem xét các bãi cỏ, nó thật là tồi tệ cách đây 200 hay 300 năm 1 bãi cỏ là biểu tượng của danh vọng chỉ những người rất giàu mới có được thật ra, sa mạc: chúng hoàn toàn không có sự sống Năm 2001, người Mỹ bỏ ra 11% thuốc diệt côn trùng cho những bãi cỏ của họ 5% các khí nhà kính là do việc chúng ta cắt cỏ thật không tin được lượng tài nguyên chúng ta đã bỏ ra để chăm sóc những hệ sinh thái không hề có sự sống này nên chúng ta cần xem lại điều này thật ra, Nhà Trắng đã có lũ cừu ở mặt trận để chuẩn bị cho nỗ lực trong Thế chiến I, chắc hẳn là 1 ý tưởng không tồi quả là không tồi tôi nói vậy bởi vì tôi không phải bị áp đặt phải cắt cỏ tôi nghĩ có ít nhiều điều tốt để giữ những bãi cỏ này theo 1 tỉ lệ giới hạn, chúng ta nên làm thế nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh vài ý kiến tôi đã nghe thấy ở đây bởi vì việc có 1 đồng cỏ và sống gần 1 đồng cỏ là cả 1 sự chuyển dời thật kì lạ về mối liên kết chúng ta có thể có ở đó những loài cỏ sữa này đã mọc lên trên đồng cỏ của tôi trong 4 năm qua. Rồi được nhìn thầy những loài cây cỏ khác nhau hay côn trùng, bay đến những cây hoa này, để ngắm nhìn điều đó -- và chúng ta cũng đã nghe nói về điều, bạn cũng biết đó, về mối quan hệ này chúng ta có thể có cùng với rượu bạn sẽ có sự đồng hành tuyệt vời này với tất cả hương sắc đây là tình giao hảo và đây là một mối quan hệ không bao giờ lay chuyển dù bạn có uống rượu thì cũng không ra khỏi quan hệ đó tôi mong các bạn hãy nhìn điều đó bây giờ, tất cả chúng ta đều có đồng cỏ hay bãi cỏ mà chúng ta có thể cải tạo, dĩ nhiên rồi trồng nên 1 đồng cỏ trong 1 vị trí loài ong có thể là cánh cửa dẫn tới những điều khác tôi không nói rằng bạn sẽ trồng đồng cỏ trong cái hũ nhưng là 1 cái hũ trong 1 đồng cỏ bạn cũng có cộng đồng tuyệt vời này hoặc là những người nuôi ong hàng đầu, những người chăm sóc bầy ong họ sống ở Pari mọi người đều nên nuôi 1 tổ ong vì đó là điều kì lạ và tuyệt nhất và nếu chúng ta muốn khắc phục NDD hay là Sự suy giảm Tự nhiên tôi nghĩ đây là 1 cách rất hay để thực hiện. nuôi 1 tổ ong và trồng 1 đồng cỏ và xem điều gì sẽ đến với cuộc sống của bạn tôi nghĩ điều chúng ta có thể làm, nếu chúng ta làm điều đó chúng ta sẽ có thể đảm bảo tương lai của chúng ta--1 tương lai hoàn hảo hơn của chúng ta bao gồm cả những người nuôi ong, đàn ong và những đồng cỏ hành trình đó, hành trình chuyển đổi diễn ra khi bạn nuôi ong và trồng đồng cỏ của bạn hoặc bạn ngắm nhìn những con ong bản địa này-- sẽ là một hành trình cực kỳ thú vị. và tôi mong bạn sẽ trải nghiệm nó và tôi hy vọng 1 ngày các bạn sẽ kể tôi nghe điều đó Cám ơn các bạn rất nhiều vì đã đến đây. Cám ơn rất nhiều. Đối với 3 tỉ người trên thế giới, hải sản là nguồn cung cấp protein và dưỡng chất thiết yếu. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy 33% lượng cá trong tự nhiên bị đánh bắt quá mức, 60% còn lại cũng bị khai thác một cách triệt để. Thực tế, hơn nửa số hải sản ta ăn, từ cá, động vật thân mềm đến rong và tảo biển, không phải được đánh bắt từ tự nhiên. Chúng là sản phẩm của nuôi trồng hải sản. Nuôi trồng hải sản là một trong các ngành công nghiệp thực phẩm phát triển nhất, với mức tăng trưởng 5,8% mỗi năm. Mỗi phương pháp nuôi trồng đều có ưu và nhược điểm riêng, một vài trong số đó gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vậy ở biển, làm thế nào để tránh lặp lại những sai lầm trên đất liền? Những phương pháp nào đang được sử dụng, và thế nào là nuôi trồng bền vững? Một trong các phương pháp phổ biến nhất là nuôi trong lồng lưới, cá được nuôi ngoài khơi, trong lồng nổi có diện tích khoảng 1000 mét vuông, được dùng trong các trại nuôi ngoài khơi Chi-lê và các vịnh hẹp ở Na Uy. Cũng như các loài khác được nuôi công nghiệp, cá nuôi sống trong những bè nuôi chật cứng, tạo ra một lượng chất thải lớn gây ô nhiễm môi trường và là nguồn lây bệnh tiềm ẩn cho các sinh vật trong tự nhiên. Tệ hơn, kháng sinh ngừa bệnh không được cá hấp thụ hoàn toàn, bị thải ra môi trường. Bè lưới còn rất dễ thoát, giải phóng một lượng cá lớn ra môi trường cạnh tranh nguồn thực phẩm và làm suy yếu nguồn gen bản địa với gen nuôi nhốt của chúng. Cá trốn thoát trở thành loài xâm lấn, phá vỡ hệ sinh thái bản địa. Các phương pháp khác như đào ao nhân tạo ven biển, thường được dùng để nuôi tôm ở Đông Nam Á, gây ra nhiều vấn đề môi trường hơn. Như bè lưới, những ao này dễ gây ô nhiễm và phát tán bệnh. Đào ao thường phá hủy các hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập mặn hay đầm lầy, nơi bảo vệ vùng ven biển khỏi bão, cung cấp nơi trú ẩn và hấp thụ hàng tấn khí nhà kính. Một cách để giải quyết vấn đề này là nuôi cá trên đất liền trong hệ thống hoàn toàn khép kín. Bể chứa và kênh dẫn có thể luân chuyển và lọc nước để ngăn ô nhiễm. Nhưng ngay cả khi hoàn toàn khép kín, cơ sở vẫn phải đối mặt với một trở ngại lớn: thức ăn cho cá. Khoảng 10% hải sản đánh bắt toàn cầu được dùng làm thức ăn động vật, trong đó có cả cá ăn thịt. Các nhà khoa học đang nghiên cứu thức ăn làm từ côn trùng và protein thực vật. Tuy nhiên, đến giờ, nhiều trại nuôi cá trên đất liền vẫn liên quan đến việc đánh bắt quá mức. Những trở ngại này khiến việc nuôi trồng hải sản bền vững nghe có vẻ xa vời, nhưng các ngư dân tiến bộ đang tìm cách để nuôi trồng trên biển có trách nhiệm. Giải pháp hứa hẹn nhất có lẽ là nhìn vào các mắt xích thấp hơn trong chuỗi thức ăn. Thay vì nhồi nhét những con cá lớn, ăn thịt vào các bè nổi, ta có thể tận dụng hệ sinh thái biển tự nhiên để nuôi trồng một lượng lớn động vật thân mềm và rong biển. Những động thực vật này không cần phải được cho ăn. Thực tế, chúng tự cải thiện chất lượng nước, lọc nước khi hấp thụ ánh sáng và dưỡng chất trong nước biển. Bằng cách hấp thụ các-bon qua quang hợp, những trang trại này giúp chống biến đổi khí hậu, giảm axit hóa đại dương tại các vùng biển địa phương và tạo môi trường cho các sinh vật khác phát triển. Chuyển sang nuôi trồng hải sản phục hồi có thể tạo công ăn việc làm cho cộng đồng ven biển, chế độ ăn uống lành mạnh với thực vật và động vật thân mềm, có lượng khí thải các-bon cực thấp. Chỉ trong 5 tháng, 4.000 mét vuông biển có thể tạo ra 25 tấn rong biển và 250.000 động vật thân mềm. Với mạng lưới phân phối tốt, chuỗi các trang trại nhỏ, có tổng diện tích bằng bang Washington có thể cung cấp đủ thức ăn cho cả hành tinh. Những trang trại này đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới và thế hệ ngư dân mới đang theo đuổi một tương lai bền vững hơn. Làm đúng cách, nuôi trồng hải sản phục hồi có thể đóng vai trò quan trọng giúp ích cho biển, khí hậu và chính chúng ta. " Trò tìm từ trái nghĩa" Tặng Patricia Maisch Hôm nay, tôi và học trò chơi trò tìm từ trái nghĩa với dòng thơ của Emily Dickinson. Đời tôi đứng vững trước họng súng đầy, tôi viết nó lên bảng, tạm dừng để chúng chỉ ra từ trái nghĩa Của tôi - của bạn Đời sống - cái chết Đã đứng? Sẽ ngồi Một - nhiều Đầy - Trống Khẩu súng? Khẩu súng. Trong khoảnh khắc, nhanh như khoảng cách giữa ánh sáng và âm thanh, bọn trẻ chỉ nhìn tôi, và sau đó là trận bão câu trả lời -- Hoa, một trò nói. Không, sách, một trò khác. Thật ngớ ngẩn, trò thứ ba thốt lên, trái nghĩa với súng là cái gối. Hoặc có lẽ một cái ôm, không phải sách, không thể là sách được. Các trò khác tổng hợp suy nghĩ đột nhiên thành một trận cãi nhau. Không ai đồng ý với ai, mỗi trò một câu trả lời. Là một bài hát, một lời cầu nguyện, một lời hứa như chiếc nhẫn cưới và một đứa bé. Hoặc ai là người sinh ra đứa trẻ? Người hộ sinh? Đúng, người hộ sinh. Không, sai rồi. Cậu sai nên không thể đúng nữa. Là tiếng thì thầm, một ngôi sao, phải là nói tôi yêu bạn vào tay và chạm vào tai họ. Cậu điên à? Cậu là vua của vùng ngớ ngẩn à? Hẳn vậy rồi, cuộc tuyển cử diễn ra lúc nào vậy? Là gấu bông, thanh kiếm, một trái đào tròn trịa, hoàn hảo. Quay lại đáp án đầu tiên. Là một bông hoa, hoa hồng trắng. Khi chuông reo, tôi định xóa bảng nhưng một trò nữ giật lấy giẻ lau. Chưa có đáp án cuối cùng, trò nói, Chưa thể dừng lại ở đây. Tôi để tất cả câu trả lời lại trên bảng. Ngày tiếp theo, vài trò không nói chuyện với nhau nữa, chúng chia phe. Có hội Bông hoa. Và nhóm Mèo con. Và hai trò nam gọi chúng là đội Bóng tuyết. Các trò còn lại mắc kẹt với bản gốc của trò chơi, cố viết gì đó thành thơ. Là viên kim cương, một điệu nhảy. Từ đối lập với súng là một bảo tàng ở Pháp. Là mặt trăng, là tấm gương, Là tiếng chuông vang và người nghe. Cuộc tranh luận lại bắt đầu, nhiều tiếng hét hơn, và cuối cùng một hội mới. Lần đầu tiên, tôi dám lấn tới. Có lẽ tất cả các trò đều đúng, tôi nói. Chà, có thể đó là mọi thứ ta nói. Có thể là mọi thứ ta chưa nói. Đó là những từ và khoảng cách giữa chúng. Chúng nhìn nhau. Đó là mọi thứ trong phòng này và ở bên ngoài và dưới phố và trên trời. Là mọi người trong khuôn viên và trong trung tâm mua sắm, và tất cả người chờ đợi nơi bệnh viện. Và trong bưu điện. Ừ, cũng là một bông hoa. Tất cả hoa. Cả một khu vườn. Đối lập với súng là bất cứ đâu các trò chĩa nó vào. Đừng viết lên bảng, chúng nói. Hãy chỉ đọc thơ thôi. Cái chết của bạn sẽ gieo qua rất nhiều bài thơ trống. Những viên đá này rơi xuống Trái đất cách đây khoảng 3 tỉ năm, và chịu trách nhiệm cho hầu hết những gì đã mất trên hành tinh chúng ta. Đây là ví dụ một mẫu thiên thạch thực, và mọi người có thể nhìn thấy sự tan chảy của sắt từ tốc độ và nhiệt độ khi thiên thạch va chạm với Trái đất, và chỉ bấy nhiêu đó còn lại và tan chảy. Từ một thiên thạch từ không gian, Chúng ta đang ở đây với bản gốc của một chiếc Sputnik (Vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái đất). Đây là một trong bảy chiêc Sputnik còn lại không được phóng vào không gian. Đây không phải là một bản sao. Thời kỳ không gian đã bắt đầu cách đây 50 năm vào Tháng 10, và đó chính xác là hình dạng của một chiếc Sputnik. Và sẽ chẳng có gì thú vị khi nói về thời kỳ không gian mà không để tâm đến lá cờ được mang lên Mặt trăng và đưa trở về, trên chiếc Apollo 11 Mỗi phi hành gia mang theo khoảng 10 lá cờ lụa trong hộp dụng cụ cá nhân của họ. Họ phải đem về và gắn chúng lại. Vật này đã được đem lên Mặt Trăng và đưa trở về. Điều đó chỉ là để giải trí thôi. Phần mở đầu của các cuốn sách, tất nhiên, rất quan trọng. Và sẽ không có gì thú vị khi nói về phần mở đầu của các cuốn sách mà không có một bản sao của cuốn Thánh kinh Guttenberg. Các bạn có thể thấy sự tiện lợi khi có riêng một cuốn Guttenberg vào năm 1455. Nhưng điều thú vị về cuốn Thánh kinh Guttenberg, và ánh bình minh của công nghệ này, không phải về sách. Các bạn thấy đấy, cuốn sách không bị dẫn dắt bởi việc đọc. Vào năm 1455, không có ai biết đọc. Vậy tại sao việc in ấn sách báo lại thành công? Đây là một trang gốc của cuốn Thánh kinh Guttenberg. Các bạn đang được nhìn thấy một trong những cuốn sách đầu tiên được in sử dụng cách thức chuyển động trong lịch sử loài người, 550 năm trước. Chúng ta đang sống ở thời kỳ này, phía cuối cuốn sách, thời kỳ mà giấy điện tử chắc chắn sẽ thay thế. Nhưng tại sao nó lại thú vị? Một câu chuyện ngắn như sau. Vào những năm 1450, Giáo hội Công giáo cần một khoản tiền, và nên họ thực tế họ đã viết tay những điều được gọi là ân xá, sự tha thứ lên lên các tờ giấy. Họ đã đi vòng quanh khắp Châu Âu và đã bán cả trăm cả ngàn. Chúng đưa bạn ra khỏi luyện ngục nhanh hơn. Và khi in ấn sách báo được phát minh điều mà họ nhận ra đó là họ có thể in chúng, tương tự như việc in tiền. Và toàn bộ Tây Âu bắt đầu mua các bản in vào năm 1455 -- in ra hàng nghìn, và hàng trăm nghìn, và tiếp đó là hàng triệu bản đơn lẻ mà giúp đưa bạn ra khỏi địa ngục và lên thiên đàng. Đó là lý do tại sao ngành in ấn đã thành công, và đó là lý do tại sao Martin Luther treo 90 cuốn luận án của mình lên cửa: Vì ông cho rằng Giáo hội Công Giáo đã phát cuồng trong việc in ấn và bán các bản ân xá ở các thị trấn, các ngôi làng, các thành phố ở các nước Tây Âu. Nên, in ấn sách báo, thưa các quý ông quý bà, được hoàn toàn thúc đẩy bởi việc in ấn các bản xá tội và chẳng liên quan gì đến việc đọc. Thêm nữa vào ngày mai. Tôi sẽ có những bức tranh của thư viện những bức tranh theo yêu cầu của các bạn ở đây. Chúng ta sẽ có một số cái vào ngày mai. (Vỗ tay) Thay vì giới thiệu một thứ trên sân khấu Tôi sẽ làm một điều đặc biệt ngay đầu tiên. Chúng ta sẽ đến với, thực sự, hình dung về một thư viện, Đúng chưa? Tôi đã kết hôn với người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế giới. Các bạn sẽ biết tại sao trong vài phút nữa, vì khi tôi gặp Eileen, đây chính là cái mà tôi nói rằng tôi muốn dựng lên. Đây chính là Thư viện của Trí tưởng tượng con người. Nó cao ba tầng với các câu truyện. Trong các tấm kính là 5000 năm của trí tưởng tượng con người mà được điều khiển bởi máy tính. Căn phòng chính là nhà hát. Nó thay đổi mau sắc. Và xuyên suốt toàn bộ thư viện là những đối tượng, những không gian khác nhau. Nó được thiết kế giống như một bản in Escher. Đây là một trong những tầng thấp của thư viện, nơi mà các cuộc triển lãm liên tục thay đổi. Bạn có thể đi qua. Có thể chạm vào. Bạn có thể nhìn thấy chính xác có bao nhiêu thứ thích hợp với căn phòng. Đây là Saturn V của tiêng tôi. Mỗi người nên có một cái, phải vậy không? (Cười) Các bạn có thể nhìn thấy ở đây, dưới tầng thấp của thư viện những cuốn sách và những vật thể. Trên các tấm kính là sự sắp xếp của lịch sử trí tưởng tượng. Đây là chiếc cầu thủy tinh mà các bạn có thể đi qua nó lơ lửng trong không gian. Một bước nhảy vọt của trí tưởng tượng. Chúng ta tạo ra nó như thế nào? Một phần của câu hỏi mà tôi đã trả lời là, chúng ta tạo ra các tác nhân bao quanh chính mình: với thành quả, lịch sử, với những điều dẫn dắt chúng ta và làm chúng ta trở thành con người -- khám phá đam mê, những chiếc xương khủng long hóa thạch, bản đồ không gian, những thứ mà chúng ta đã trải nghiệm, và cuối cùng là hành lang kích thích tâm trí và trí tưởng tượng của chúng ta. Nên hy vọng vào ngày mai tôi sẽ giới thiệu trên sân khấu một hoặc hai đối tượng, nhưng tôi chỉ muốn cảm ơn các bạn cho ngày hôm nay những người đã đến và nói với chúng ta về điều này. Eileen và tôi sẵn lòng mở cửa và chia sẻ chúng với cộng đồng TED. (Vỗ tay) TED là tất cả các mô hình trong những đám mây. Nó là tất cả các kết nối. Nó là tất cả những điều nhìn thấy những thứ mà mọi người đã từng nhìn thấy trước đây nhưng nghĩ theo cách mà chưa có ai từng nghĩ. Và đó thực sự chính là điều về khám phá và tưởng tượng. Ví dụ, chúng ta quan sát một mẫu phân tử DNA. Chưa có ai thực sự từng nhìn thấy một cái, nhưng chúng ta biết nó tồn tại vì chúng ta đã được dạy để hiểu phân tử này. Nhưng chúng ta cũng có thể quan sát một chiếc máy Enigma của Phát xít Đức trong Thế chiến II chiếc máy mã hóa và giải mã. Bây giờ, các bạn có thể nói, cái này thì phải làm gì với cái này? Vâng, đây là mã cho cuộc sống, và đây là mã cho cái chết. Hai phân tử này mã và giải mã. Tuy nhiên, nhìn vào chúng, bạn sẽ thấy một cái máy và một phân tử. Nhưng một khi bạn nhìn chúng theo một cách mới, bạn nhận ra rằng chúng thực sự được kết nối với nhau. Và chúng kết nối chủ yếu bởi thứ này. Các bạn thấy, đây là một mô hình về bộ não con người, Đúng chưa? Và nó thật hiếm có, vì chúng ta chưa bao giờ thực sự nhìn thấy một bộ não. Chúng ta nhìn thấy một cái đầu lâu. Nhưng nó đây. Tất cả các hình ảnh – mọi thứ mà chúng ta nghĩ, cảm giác, ý thức – xảy đến thông qua não bộ. Và một khi chúng ta tạo ra những mô hình mới trong bộ não này, một khi chúng ta hình thành bộ não theo một cách mới, nó không bao giờ quay trở lại được hình mẫu ban đầu nữa. Tôi sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ nhanh. Chúng ta nghĩ về kết nối mạng, chúng ta nghĩ về thông tin được lưu chuyển trên mạng. Và chúng ta không bao giờ nghĩ về kết nối ẩn giấu. Nhưng tôi có mang theo đây một cục than -- ngay đây, một cục than. Và một cục than thì có vai trò gì với mạng internet? Các bạn thấy đấy, chúng tiêu thụ năng lượng trong một cục than để lưu chuyển một đơn vị thông tin thông tin trên mạng. Nên mỗi lần bạn tải một tệp thông tin, mỗi đơn vị thông tin chính là một cục than. Nghĩa là, một tệp thông tin 200 đơn vị trông như thế này, thưa quý ông quý bà. Chuẩn chứ? Do đó, lần tới các bạn tải về 1 gigabyte, hay 2 gigabyte, sẽ không được miễn phí nữa đúng không nào? Kết nối chính là năng lượng để trang mạng hoạt động, và để làm cho mọi thứ chúng ta nghĩ rằng có thể, có thể. Cảm ơn Chris. (Vỗ tay) Tôi sẽ chiếu một đoạn phim ngắn. Phim: 50,000 pao. Ngày 5 tháng 12 năm 1985, một chai Lafitte 1787 được bán với giá 105,000 bảng Anh - gấp 9 lần kỉ lục thế giới trước đó. Ông Forbes. Người mua là Kip Forbes, con trai của một trong những triệu phú tiếng tăm nhất của thế kỉ 20. Người chủ cũ của chai rượu hóa ra là một trong những người mê rượu nồng nhiệt nhất của thế kỉ 18. Château Lafitte là một trong những lọai rượu tuyệt nhất thế giới. ông hoàng của bất kì hầm rượu nào. Benjamin Wallace: Bây giờ, thước phim đó là tất cả những gì còn lại của sự kiện bắt đầu cho một trong những bí ẩn lâu đời nhất trong thế giới rượu hiện đại. Và điều bí ẩn đó tồn tại bởi một quí ông tên Hardy Rodenstock. Năm 1985, ông ta thông báo với bạn bè trong giới sành rượu rằng ông đã phát hiện được điều khó tin này. Vài nhân công ở Paris đã phá một bức tường gạch, và vô tình phát hiện ra kho rượu bí mật này -- dường như là tài sản của Thomas Jefferson. 1787, 1784. Ông ta không cho biết chính xác số chai rượu, cũng như vị trí chính xác của toà nhà và chủ nhân của nó Bí ẩn tồn tại suốt 20 năm. Cuối cùng được hóa giải vào năm 2005 bới anh chàng này. Bill Koch là một nhà tỉ phú ở Florida, đang nắm giữ bốn trong số các chai rượu của Jefferson, và ông ta đã nghi ngờ. Cuối cùng ông ta chi trên 1 triệu đô la thuê cựu nhân viên FBI. và cựu đặc vụ Scotland Yard để cố đi đến ngọn ngành vấn đề. Vậy là có đủ chứng cứ kết luận Hardy Rodenstock là kẻ lừa đảo, và những chai rượu Jesfferson trên đều là hàng nhái. Nhưng trong suốt 20 năm, một con số không tưởng những nhân vật nổi tiếng tài năng nhất của thế giới rượu đã bị đưa vào trò đùa của những chai ruợu này. Tôi nghĩ họ tin rằng những chai rượu đắt nhất trên thế giới nhất định phải là những chai tốt nhất, phải là những chai hiếm nhất trên thế giới. Tôi bắt đầu thích thú, thích thú điên cuồng với câu hỏi bạn biết đấy, tại sao người ta chi một số tiền quái gở như vậy, cho, không chỉ rượu, mà nhiều thứ khác nữa, và cuộc sống của họ có tốt đẹp hơn của tôi không? tôi quyết định bắt đầu một cuộc truy lùng. Với sự hỗ trợ rộng rãi của một tạp chí tôi cộng tác vài lần, Tôi quyết định thử nghiệm những thứ tốt nhất, đất nhất hay được thèm muốn nhất vào khoảng 12 loại, một quá trình hết sức mệt nhọc, bạn có thể hình dung được đấy. (Cười) Đây là thứ đầu tiên Rất nhiều thịt bò Kobe mà bạn thấy ở Mỹ không phải hàng thật đâu. Chúng có thể đến từ trang trại ở Wagyu, nhưng không phải từ chính gốc, quận Appalachian Hyogo ở Nhật Bản. Có rất ít nơi ở Mỹ mà bạn có thể thử thịt bò Kobe, và một trong số đó là nhà hàng của Wolfgang Puck, CUT, ở Los Angeles. Tôi đã đến đó, và gọi món sườn 8 ounce giá 160 đô la. Nó được mang ra, rất nhỏ. Và tôi giận tím mặt. Sao, 160 đô la cho thứ này ư? Tôi cắn thử một miếng, và ước giá nó còn nhỏ hơn nữa, vì thịt bò Kobe béo ngậy. Nó giống như gan ngỗng -- chẳng phải là bít tết nữa. Tôi dường như không thế ăn hết. Và rất vui khi mình đã ăn xong. (Cười) Và nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho buổi trình chiếu hôm nay vì một số lý do đã đưa chú chó của anh ta tham gia vào rất nhiều cảnh giải thích vì sao bạn cứ thấy đi thấy lại nó Mà tôi đoán là, bạn biết đấy, truyền đạt đến bạn một thông điệp rằng tôi không cho rằng loại thịt bò này đáng đồng tiền bát gạo Nấm cục trắng Một trong những loại thực phẩm hạng sang đắt nhất thế giới. Tôi đã đến nhà hàng Mario Batali để thử nó ở Manhattan-- Del Posto. Anh hầu bàn,bạn biết đấy,đưa ra một viên nấm cục trắng với cái bào, rồi anh ta bào nấm rắc lên món mì của tôi và anh ta nói, các bạn biết đấy, "Liệu Signore (từ chỉ quí ông) có thích nấm không?" Và sự quyến rũ đặc biệt của nấm cục trắng là ở hương thơm của nó Không thực sự là vị của nó, thật đấy. Cũng chẳng vì cấu trúc của nó. Mà chính là mùi hương Lớp vỏ trắng này thơm át cả mùi mì ống. Mùi hương nấm tuyệt vời, đậm đà, không thể quên được của nó lan tỏa khắp nơi. 10 giây trôi qua và không còn gì nữa. Và sau đó chỉ còn lại những mảnh nấm xấu xí trên đĩa mì của tôi bạn biết đấy, chúng đã xong nhiệm vụ, và thật tiếc khi phải nói rằng đây cũng là một sự thất vọng với tôi. Có một vài -- một vài những thứ xa xỉ này gây thất vọng. (Cười) Vâng. Tạp chí của tôi không chi trả cho việc tôi có mặt ở những nơi đó. (Cười) Nhưng họ đã cho tôi một chuyến đi. Và căn phòng khách sạn này rộng 4300 feet vuông. Từ đó có thể bao quát bốn phía. Nó có bốn ban công. Người thiết kế là kiến trúc sư I.M.Pei. Đi kèm với nó là một chiếc Rolls Royce và lái xe riêng. Nó có cả một hầm rượu riêng mà bạn có thể lấy bao nhiêu tùy thích. Hồi đó,n ó đang có mấy chai Opus One mà tôi rất may mắn được thấy. 30000 đôla cho một đêm ở khách sạn này. Đây là loại xà phòng làm từ hạt bạc nanô với đặc tính kháng khuẩn. Tôi đã dùng nó rửa mặt sáng nay trước khi đến đây và bạn biết đấy, nó hơi nhám và rất thơm, nhưng tôi buộc phải nói rằng không ai ở đây khen là mặt tôi rất sạch sẽ vào hôm nay. (Cười) Và cũng không ai khen cái quần bò tôi đang mặc. Chiếc GQ mà tôi có ở đây -- nhưng tôi phải nói với các bạn rằng, không phải chỉ mỗi các bạn không khen gì tôi. Tôi không hề được ai khen. trong suốt mấy tháng trời tôi có và mặc nó. Tôi không cho rằng việc có được khen ngợi hay không nên là phép thử với giá trị của sản phẩm, nhưng riêng trong lĩnh vực thời trang, quần áo, đó là một tiêu chuẩn hợp lý. Đành là thế, nhưng sản xuất ra nó rất tốn công. Nó được làm từ sợi bông tự nhiên Zimbabuê thu hoạch bằng tay được dệt bằng con thoi và được nhuộm thủ công với thuốc nhuộm màu tím tự nhiên 24 lần Thế mà chẳng ai khen. (Cười) Cảm ơn. Armando Manni, một nhà sản xuất phim về hưu, đã làm ra loại dầu oliu này từ cây oliu mọc ở một sườn núi dốc ở Tuscany Ông ta đã rất tốn công để tránh cho loại dầu này tiếp xúc với oxi và ánh sáng. Ông ta dùng loại chai thủy tinh nhỏ có màu ông bơm một loại khí trơ vào đó. Và mỗi khi ra một mẻ mới, ông lại định kỳ làm phân tích phân tử và đưa kết quả lên mạng, nên bạn có thể lên mạng và xem kết quả cho loạt sản phẩm của bạn và xem cách mà chất phenolic phát triển cũng như đánh giá độ tươi của nó. Tôi đã làm một thử nghiệm bịt mắt với 20 người và 5 loại dầu oliu khác. Hương vị của nó rất tốt, hấp dẫn. Rất tươi mới, rất cay. Nhưng trong cuộc thử nghiệm, nó đứng bét. Loại dầu oliu về đầu lại là một chai dầu oliu Whole Foods 365 bị quăng cho ôxi hóa cạnh lò sưởi của tôi trong 6 tháng. (Cười) Tình cờ lặp đi lặp lại là rất nhiều những thứ này đến từ Nhật bản -- bạn sẽ bắt đầu nhận ra. Tôi không chơi golf, cho nên không thể thực sự đánh giá được, nhưng tôi đã phỏng vấn một tay chơi gôn, chủ của chúng. Ngay cả những người quảng bá cho câu lạc bộ,họ cũng nói rằng những cái gậy này có cán bốn trục có thể giảm sự mất mát về tốc độ do đó bóng bay xa hơn, nhưng họ sẽ nói, hãy nhìn xem,anh biết đấy, có đánh giỏi mấy thì anh cũng không lấy được 57000 đôla tiền thưởng từ câu lạc bộ chúng tôi đâu. Bạn trả tiền cho giá trị trang sức của nó, vì nó được mạ vàng và vàng trắng. Tay chơi gôn, chủ của chúng đã nói rằng chúng làm anh ta cảm thấy thỏa mãn, cho nên... Oh, yeah, bạn biết thứ này không? Đây là một loại cafe được làm một cách kỳ lạ. Con luwak là một loại cầy hương châu á Là một loài thuộc họ mèo sống trên cây (chồn) vào buổi đêm nó tụt xuống và lẻn đi kiếm mồi ở những khu đất trồng cafe. Và rõ ràng là nó rất kén chọn, bạn biết đấy, chỉ ăn những hạt cafe hảo hạng. Và sau đó một loại men trong đường tiêu hóa của nó thấm vào những hạt cafe, và có những người với công việc bất đắc dĩ là đi thu lượm đống chất thải của chồn họ phải đi vào trong rừng để có được nó và biến nó thành cafe thành phẩm-- mặc dù bạn cũng có thể mua nó ở dạng thô. Đúng vậy đó. Không liên quan à nha -- (Cười) Những người Nhật đang làm những điều quái gở với toilet. (Cười) Đây là một cái toilet có máy chơi nhạc MP3. Đây là một cái có thể điều chỉnh hương thơm. Đây là một cái có thể phân tích thành phần chất thải và gửi kết quả qua email đến bác sỹ của bạn. Nó gần như là một trung tâm y tế tại gia và đó chính là hướng phát triển mà công nghệ toilet Nhật bản đang hướng đến. Cái này không có những đặc tính đặc biệt như vậy nhưng nếu xét về hiệu quả sử dụng có lẽ nó là thứ tốt nhất-- Neorest 600. Không mượn nó để thử nghiệm được, nhưng tôi đã đến phòng trưng bày sản phẩm của nhà sản xuất Toto ở Manhattan và họ có một nhà tắm trong phòng trưng bày mà bạn có thể thử nó, tôi đã dùng đấy. Nó hoàn toàn tự động -- bạn bước đến và bệ nâng lên Cái bệ đã được làm ấm trước đó. Có một vòi nước làm sạch cho bạn. Một ống khí sấy khô. Bạn đứng dậy và nó tự động xả nước. Nắp đậy lại, và nó tự làm sạch. Không chỉ là bước nhảy về công nghệ, mà tôi thực sự tin rằng đó là một ít nhảy vọt về văn hóa. Ý tôi là, không cần dùng tay, không cần giấy vệ sinh. Và tôi muốn có một cái như thế. (Cười) Tôi cũng không mượn được cái này Hình như là Tom Cruise là chủ cái giường này. Có một bản khắc ở đằng sau, bạn biết đấy, có tên của người mua trên đó. (Cười) Lần này, nhà sản xuất để tôi và vợ tận hưởng một đêm ở phòng trưng bày Manhattan Ánh sáng chói lòa rọi xuống đường phố và chúng tôi phải thuê một vệ sỹ và tất cả những thứ này. Nhưng phải nói là, chúng tôi đã có một đêm tuyệt vời. Bạn tiêu tốn một phần ba cuộc đời trên giường. Tôi nghĩ đổi chác như vậy là không tệ đâu. (Cười) Cái này rất vui. Đây là chiếc xe có tốc độ cao nhất mà có thể dùng đi đường hợp pháp trên thế giới và là chiếc đắt nhất. Tôi đã phải lái nó với một người của công ty theo kèm, một tay đua xe chuyên nghiệp, và chúng tôi đã lái vòng quanh hẻm núi ngoại vi Los Angeles xuống đến đường cao tốc Pacific Coast Và bạn biết đấy, khi chúng tôi dừng đèn đỏ những xe bên cạnh gật đầu thán phục Và quả thực là nó rất tuyệt. Lái rất êm. Hầu hết những xe tôi lái, đến tốc độ 80 là bắt đầu kêu lách cách. Tôi chuyển làn ở đường cao tốc và tay đua đi kèm đã nói rằng, "Anh biết không, anh vừa đi với tốc độ 110 dặm một giờ đấy." Và tôi không biết rằng tôi vừa là một kẻ đáng ghét loại mà bạn thường thấy lái xe lạng lách trên đường, bởi đơn giản là nó quá êm. Và nếu tôi là triệu phú, tôi sẽ làm một cái. (Cười) Đây là một đoạn video tình cờ cho thấy một trong những phiền toái của công nghệ cao. Đây là Tom Cruise tại buổi công chiếu đầu tiên của "Nhiệm vụ bất khả thi III" Khi anh ấy cố gắng mở cửa, bạn có thể gọi đó là "Nhiệm vụ bất khả thi IV" Có một thứ mà tôi không chạm vào được, đó là chai Cheval Blanc 1947. Cheval Blanc 1947 có lẽ là một trong số những chai rượu bí ẩn nhất thế kỷ 20. Và Cheval Blanc là một loại rượu Bordeaux kỳ lạ khi có hàm lượng nho Cabernet Franc rất cao. Và 1947 thực sự là một loại vang huyền thoại, đặc biệt là ở hữu ngạn Bordeaux. Và loại vang này cùng với lâu đài đã có được một vầng hào quang danh tiếng danh tiếngđã mang lại cho nó bao kẻ say mê. Nhưng nó đã 60 năm tuổi. Nó còn lại không nhiều. Không có cách nào kiểm chứng những chai còn lại là thật hay không -- nó là một trong những loại rượu bị làm giả nhiều nhất Rất khó tìm được người sẵn lòng bật mở chai duy nhất còn lại của họ cho một nhà báo đâu. Vì vậy tôi đã định từ bỏ việc được sờ vào chúng. Tôi đã hỏi từ nhà bán buôn đến bán lẻ, các nhà đấu giá, nhưng vẫn chưa có kết quả. Và cuối cùng tôi nhận được email từ một anh chàng tên là Bipin Desai. Bipin Desai là một nhà vật lý lý thuyết ở UC Riverside cũng là một nhà tổ chức xuất sắc trong lĩnh vực thử rượu hiếm, và anh ta nói rằng, "tôi chuẩn bị có một buổi nếm rượu và chúng tôi sẽ phục vụ '47 Cheval Blanc." Và còn hơn thế nữa -- có đến 30 chai Cheval Blanc, và 30 chai Yquem. Đó là một lời mời quá hấp dẫn. Tôi đã đến đó 3 ngày, và 4 bữa ăn Vào buổi trưa thứ 7, chúng tôi mở chai '47. Và bạn biết đấy, nó có một mùi thơm dịu, và có một ít mùi dầu hạt lanh. Và sau đó tôi nếm nó, và bạn biết đấy, vị ngọt và đậm đà đặc trưng của loại rượu này -- nó giống rượu port về nhiều mặt. Nhiều người cùng bàn với tôi nghĩ rằng nó, bạn biết đấy, rất tuyệt. Một số người khác thì ít bị ấn tượng hơn. Và tôi không cho rằng nó ấn tượng đến thế Và tuy tôi không phải là người có khẩu vị sành sỏi -- nên việc tôi không ấn tượng cũng không có ý nghĩa mấy, nhưng tôi không phải là người duy nhất có cảm giác đó Và lý do không phải tại loại rượu đó. Tất cả những chai rượu được phục vụ tại đó, nếu như được uống tại tiệc đêm, bạn biết đấy là một trải nghiệm khắc ghi trong đời và cực kì đáng nhớ. Nhưng uống đến 60 loại rượu ngon trong vòng ba ngày, tất cả đều không rõ ràng nữa, và trở thành một trải nghiệm mệt mỏi. Và tôi muốn kết thúc bằng một nghiên cứu thú vị của các nhà nghiên cứu tại Stanford và Caltech vào đầu năm nay. Họ đã đưa những chai rượu giống nhau, rồi gắn cho chúng những giá khác nhau. Rất nhiều người, bạn biết đấy, đã nói rằng họ thích chai có giá đắt hơn cùng một loại rượu, nhưng họ đã nghĩ đó là một loại khác đắt hơn Nhưng bất ngờ là những điều các nhà nghiên cứu đã tìm ra MRI ở não dựng lên hình ảnh khi người ta uống rượu, và họ không chỉ nói họ thích chai với nhãn đắt tiền hơn mà thực sự là não của họ cũng được ghi nhận là có nhiều khoái cảm hơn khi uống cùng loại rượu đó với nhãn ghi đắt tiền hơn. Cảm ơn. Nếu bạn chọn 10 000 người bất kì, 9 999 người đều có điểm chung: Họ thích thú về những gì diễn ra trên và gần bề mặt Trái đất. Người còn lại, là nhà thiên văn. Và tôi là một trong những kẻ lạc loài đó. (Cười) Bài phát biểu của tôi gồm 2 phần. Đầu tiên với tư cách nhà thiên văn và sau đó với tư cách một công dân của xã hội loài người. Nhưng hãy bắt đầu bằng việc nhớ lại rằng Darwin đã chỉ ra chúng ta là kết quả của 4 tỉ năm tiến hóa như thế nào Và những gì chúng ta làm trong thiên văn học và vũ trụ học là quay ngược về trước khởi đầu quan trọng của Darwin để tìm hiểu Trái đất dưới góc độ vũ trụ. Để tôi giới thiệu một vài hình ảnh. Đây là va chạm xảy ra tuần rồi trên một sao chổi. Nếu họ gửi đến một quả bom hạt nhân, nó sẽ trông ngoạn mục hơn so với những gì xảy ra thứ hai vừa rồi Đây là một dự án khác của NASA. Đấy là sao Hỏa từ tàu vũ trụ Mars Express của châu Âu tại thời điểm năm mới Ấn tượng của nó đã trở thành hiện thực khi một chiếc dù hạ cánh xuống Titan, vệ tinh của sao Thổ. Nó đáp xuống bề mặt. Đây là bức ảnh chụp được khi nó hạ cánh. Trông giống như một bờ biển. Thực ra đại dương đó là metan lỏng, nhiệt độ -170 độ C. Nếu chúng ta rời xa hệ mặt trời, ta biết rằng vì sao không phải những điểm sáng lấp lánh. Mỗi ngôi sao như mặt trời với những hành tinh xoay xung quanh nó. Chúng ta có thể thấy những nơi mà những ngôi sao đang hình thành, như Tinh vân đại bàng. Chúng ta thấy những vì sao chết đi. Trong suốt 6 tỉ năm, mặt trời trông như thế này. Và một số vì sao chết đi rực rỡ trong một vụ nổ siêu tân tinh, tạo ra những tàn dư thế này. Trong quy mô lớn hơn, ta thấy toàn bộ thiên hà Ta thấy toàn bộ hệ thống sinh thái nơi khí gas được tuần hoàn. Đối với nhà vũ trụ học, trong kích cỡ vũ trụ rộng lớn những thiên hà này chỉ là những nguyên tử. Bức ảnh này là một mảnh trên bầu trời. nhỏ tới mức cần 100 mảnh như vậy để bao quanh mặt trăng. Qua kính thiên văn nhỏ, nó trông như không có gì nhưng nó có hàng trăm đốm nhỏ và mờ. Mỗi đốm là một thiên hà, như Ngân Hà của chúng ta hay thiên hà Andromeda. vốn trông rất nhỏ và mờ, vì ánh sáng của chúng mất 10 tỉ năm để tới chỗ chúng ta. Những ngôi sao của các thiên hà có thể không có hành tinh xung quanh. Rất ít khả năng có sự sống, vì đã không có thời gian cho phản ứng nhiệt hạch ở những sao đó để tạo Silic, Cacbon và Sắt, những nền tảng của những hành tinh và của sự sống. Chúng ta tin rằng tất cả xuất hiện từ vụ nổ Big Bang, một trạng thái nóng và đặc. Vậy làm cách nào một Big bang vô định hình trở thành vũ trụ phức tạp của chúng ta? Tôi sẽ đưa ra một đoạn phim mô phỏng nhanh hơn thời gian thực 10^16 lần để cho thấy phần của vũ trụ, nơi sự giãn nở xảy ra Bạn sẽ thấy thời gian tính theo tỉ năm ở phía dưới bạn sẽ thấy cấu trúc đó tiến hóa cùng với tác động của trọng lực lên sự phát triển cấu trúc và bất thường về mật độ Và chúng ta dừng lại sau 13 tỉ năm với thứ trông khá giống vũ trụ của chúng ta. Và chúng ta so sánh những vũ trụ mô phỏng như vậy. Tôi sẽ đưa ra mô phỏng hay hơn vào cuối buổi, với gì mà ta thực sự thấy trên bầu trời. Chúng ta có thể truy ngược về thời điểm sớm hơn thời điểm của vụ nổ Big Bang nhưng vẫn không biết cái gì nổ và tại sao lại nổ. Đây là thử thách đối với khoa học thế kỉ 21. Nếu nhóm nghiên cứu của tôi có một logo. nó sẽ là bức hình này, một ouroboros bạn có thế nhìn thấy thế giới vi mô phía bên trái. và thế giới lượng tử bên phải, vũ trụ quy mô lớn với những hành tinh, ngôi sao và thiên hà. Chúng ta biết vũ trụ là 1 thể thống nhất qua kết nối giữa trái và phải. Thế giới thường ngày được xác định bằng các nguyên tử, qua cách chúng gắn kết tạo nên những phân tử như thế nào. Các ngôi sao lấy năng lượng bằng cách những hạt nhân trong nguyên tử phản ứng với nhau Và như chúng ta biết gần đây, các thiên hà liên được kết với nhau. bởi sức hút của 1 thứ được gọi là vật chất tối: các hạt có trong hệ lớn, nhỏ hơn rất nhiều so với hạt nhân. Nhưng chúng ta muốn biết quá trình hình thành ban đầu. Thế giới vi mô của lượng tử đã được tìm hiểu. Một mặt, trọng trường tạo ảnh hưởng. Anhxtanh đã giải thích. Nhưng việc mà khoa học thế kỉ 21 chưa hoàn thành là kết nối vũ trụ và thế giới vi mô bằng 1 học thuyết thống nhất hình tượng hóa như về mặt ẩm thực ở phía trên bức tranh. (Cười) Và cho tới khi chúng ta có sự tổng hợp đó, ta không thể hiểu điểm bắt đầu của vũ trụ vì khi vũ trụ của chúng ta mang kích thước của một nguyên tử, ảnh hưởng của lượng tử sẽ làm rung chuyển mọi thứ. Do đó chúng ta cần 1 học thuyết thống nhất thứ rất lớn và thứ rất nhỏ, điều mà ta chưa có. Một ý tưởng ngẫu nhiên và tôi sẽ liều lĩnh nói ra suy đoán bây giờ rằng Big Bang không phải là duy nhất. Một ý tưởng rằng vũ trụ 3 chiều này có thể là một phần của không gian đa chiều, giống như bạn hình dung trên những tờ giấy này. Bạn hình dung những con kiến trên 1 tờ nghĩ rằng đó là vũ trụ 2 chiều, không hề biết bất kì con kiến nào trên những tờ khác. Do đó có thể có vũ trụ khác chỉ cách ta một milimet, nhưng ta không biết đến nó vì một milimet ấy được đo trong chiều không gian thứ 4, và chúng ta bị giam cầm trong 3 chiều không gian. Vậy nên chúng ta tin rằng có thể có nhiều thực thể vật lý hơn so với vũ trụ mà ta biết, do hậu quả của Big Bang. Đây là một bức ảnh khác. Phía dưới bên phải là vũ trụ của chúng ta, theo chiều ngang thì chỉ có chừng đó, nhưng nó chỉ là một bong bóng, trong một thực tế lớn hơn. Nhiều người nghi ngờ nó vì niềm tin của chúng ta thay đổi từ 1 hệ mặt trời tới vô số hệ mặt trời, từ 1 thiên hà tới nhiều thiên hà, thay đổi từ 1 Big Bang thành nhiều Big Bang, và có lẽ những Big Bang đó có những đặc tính rất phong phú. Giờ hãy quay lại bức hình này. Có một kí hiệu khó ở phía trên, và một thách thức khác được kí hiệu ở phía dưới Ta không chỉ muốn tìm hiểu thứ rất lớn và rất nhỏ, mà chúng ta còn muốn tìm hiểu những thứ rất phức tạp. Thứ phức tạp nhất là chính chúng ta, trung gian giữa những nguyên tử và những ngôi sao. Dựa vào ngôi sao để tạo ra nguyên tử tạo thành ta. Ta dựa vào hóa học để tìm hiểu cấu trúc phức tạp của mình. Ta rõ ràng rất lớn, nếu so với nguyên tử, có nhiều lớp chồng lên nhau tạo cấu trúc phức tạp. Ta rõ ràng rất nhỏ, nếu so với ngôi sao và hành tinh nếu không ta đã bị trọng trường nghiền nát. Thực tế, ta là trung gian. Sẽ cần rất nhiều cơ thể người để lấp đầy mặt trời như cần nhiều nguyên tử trong cơ thể. Trung bình hình học của khối lượng một proton và khối lượng mặt trời là 50 kg, bằng 2 lần khối lượng mỗi người ở đây. Vâng, hầu hết các bạn. Khoa học của sự phức tạp là thách thức lớn hơn cả, lớn hơn những thứ rất nhỏ bên trái và những thứ rất lớn bên phải. Và chính khoa học không chỉ khai sáng kiến thức về thế giới sinh vật mà còn biến chuyển thế giới nhanh hơn bao giờ hết. Hơn nữa, nó tạo ra thay đổi chưa từng thấy. Và giờ tôi sẽ nói sang phần hai, đề cập tới cuốn sách "Thế kỉ cuối cùng". Nếu tôi không khiêm tốn, tôi đã tự đề cập tới cuốn sách của chính mình và tôi muốn nói thêm rằng nó là một loại sách rẻ tiền. (Cười) Ở Mỹ, nó được gọi là "Giờ phút cuối cùng" vì người Mỹ thích niềm vui ngay tức thì. (Cười) Nhưng viễn cảnh của tôi là trong thế kỉ này, khoa học không chỉ biến đổi thế giới nhanh hơn bao giờ hết, mà còn bằng những cách mới mẻ và khác biệt. Thuốc đặc trị, biến đổi gen, trí tuệ nhân tạo, có lẽ đã in sâu trong tâm trí chúng ta, và có lẽ thay đổi cả loài người. Thể chất và tính cách con người đã không đổi trong hàng ngàn năm. Nhưng có thể sẽ thay đổi trong thể kỉ này. Đó là lịch sử mới của chúng ta. Và tác động của con người tới môi trường-hiệu ứng nhà kính, đại tuyệt chủng...cũng chỉ mới xảy ra. Do vậy, đó là thách thức của thế kỉ. Công nghệ sinh học và công nghệ mạng tác động tốt tới môi trường chúng tạo ra những triển vọng tốt đẹp, đồng thời giảm áp lực lên năng lượng và tài nguyên. Nhưng chúng cũng có mặt xấu. Trong thế giới kết nối toàn cầu, công nghệ mới có thể tạo ra những người cuồng tín, hoặc những người kì quặc với tư duy của kẻ tạo ra virus máy tính, để kích ngòi tạo ra các loại thảm họa. Thực ra, thảm họa có thể đến từ rủi ro trong công nghệ hơn là khủng bố. Dù một phần nhỏ khả năng xảy ra thảm họa cũng là không chấp nhận được khi nhược điểm đó có thể nhân rộng toàn cầu. Thực tế, vài năm trước, Bill Joy đã viết một bài báo thể hiện lo lắng to lớn về robot thay thế con người v.v... Tôi không hoàn toàn đồng ý. nhưng thú vị là ông ấy đưa ra một giải pháp đơn giản Ông ấy gọi là "từ bỏ tinh tế". Ông ấy muốn từ bỏ khoa học nguy hiểm và tiếp tục những cái tốt. Nó thật ngớ ngẩn bởi 2 lí do. Đầu tiên, phát minh khoa học nào cũng có hệ quả tốt cũng như hệ quả xấu. Và khi nhà khoa học nghiên cứu, họ thường không biết ứng dụng này sẽ như thế nào. Có nghĩa là ta phải chấp nhận mạo hiểm nếu ta muốn tận hưởng thành quả khoa học. Ta phải chấp nhận rằng sẽ có rủi ro. Tôi nghĩ chúng ta phải xem lại những gì xảy ra ở thời chiến tranh, sau Thế chiến II, khi các nhà hạt nhân học nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, trong nhiều trường hợp ta cho rằng họ nên cảnh báo thế giới về mối nguy hiểm của nó. Và họ không chỉ lấy cảm hứng từ Einstein lúc trẻ, người phát minh thuyết tương đối, mà còn từ Einstein lúc già, biểu tượng trên poster và áo phông, người đã thất bại trong nỗ lực hợp nhất các định luật vật lý. Ông ấy hơi vội vã. Nhưng ông ấy là một la bàn về đạo đức- nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học còn lo ngại về những cánh tay kìm kẹp Và có lẽ người vĩ đại nhất còn sống là người mà tôi có vinh hạnh được biết, Joe Rothblatt. Văn phòng lộn xộn một cách cân xứng, như bạn thấy đấy. Ông 96 tuổi, và ông tìm ra chuyển động Pugwash Ông đã thuyết phục Einstein kí thông cáo nổi tiếng của Bertrand Russell. Và ông đã nêu gương cho các nhà khoa học. Tôi nghĩ rằng khai thác khoa học một cách tối ưu là chọn cánh cửa nào nên mở và nên đóng, Chúng ta cần những người như Joseph Rothblatt Chúng ta không chỉ cần các nhà vật lý, mà còn cần nhà sinh học, chuyên gia máy tính và nhà môi trường học. Và tôi cho rằng viện nghiên cứu và các tổ chức độc lập có trách nhiệm đặc biệt vì họ tự do hơn so với công ty nhà nước, hoặc công ty mà nhân viên chịu áp lực thương mại. Tôi viết cuốn "Thế kỉ cuối cùng" với tư cách một nhà khoa học, chỉ là nhà khoa học thông thường. Nhưng có một lĩnh vực mà nhà vũ trụ học đưa ra góc nhìn đặc biệt và đó là cần có sự nhận biết về tương lai lớn lao. Sự kì diệu của lịch sử tiến hóa giờ là một phần văn hóa chung, vượt ra ngoài vành đai kinh thánh Mỹ (American Bible Belt) (Cười) Nhưng hầu hết mọi người, kể cả người quen thuộc với tiến hóa đều không để ý rằng thời gian trước mắt còn dài hơn. Mặt trời xuất hiện từ 4.5 tỉ năm trước, nhưng phải mất 6 tỉ năm nữa mới đến lúc nhiên liệu cạn kiệt. Trên lược đồ tua nhanh thời gian, ta đang đi được nửa đường. Và sẽ mất 6 tỉ năm nữa trước khi điều đó xảy ra, và tất cả mọi thứ trên Trái Đất sẽ tan biến Có một xu hướng tưởng tượng rằng con người vẫn tồn tại chứng kiến mặt trời tiêu tàn, nhưng mọi sự sống và tri thức tồn tại lúc đó sẽ rất khác so với chúng ta, giống như chúng ta khác với vi khuẩn. Những tri thức và sự phức tạp còn cả quãng đường dài để đi, trên Trái đất và có thể cả bên ngoài. Do đó chúng ta vẫn đang ở thời kì đầu của sự phức tạp trên Trái Đất và ngoài không gian. Nếu bạn tính thời gian Trái Đất theo 1 năm, từ tháng một đến tháng mười hai, thì thế kỉ 21 đang là một phần tư giây trong tháng sáu, một phần vô cùng nhỏ trong năm. Nhưng dù trong quan điểm vũ trụ này, thì thế kỉ của chúng ta cũng rất đặc biệt, thế kỉ đầu tiên mà con người có thể thay đổi bản thân và hành tinh của họ. Như tôi đã nói, sẽ không có con người nào chứng kiển sự tàn lụi của mặt trời, mà đó là những sinh vật rất khác chúng ta như chúng ta khác vi khuẩn. Khi Einstein qua đời năm 1955, một sự tưởng nhớ toàn cầu tới ông là tranh hoạt hình này, làm bởi Herblock trên tờ Washington Post. "Albert Einstein đã từng sống ở đây" Và tôi muốn kết thức bằng một ảnh màu, lấy cảm hứng từ bức tranh này. Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc trong 40 năm: vẻ đẹp mỏng manh của đất, biển và mây, đối nghịch với sự cằn cỗi trên mặt trăng nơi các nhà phi hành gia đã đặt chân tới. Nhưng thử hình dung người ngoài hành tinh đang nhìn chấm xanh đó từ vũ trụ rất xa, không chỉ trong 40 năm, mà cả 4.5 tỉ năm lịch sử Trái Đất. Họ đã thấy gì? Phần lớn quãng thời gian dài đó vẻ ngoài Trái đất đã thay đổi dần dần. Thay đổi đột ngột duy nhất là ảnh hưởng của tiểu hành tinh hoặc phun trào siêu núi lửa. Ngoại trừ những vết thương nhỏ đó, không có gì xảy ra bất ngờ. Các lục địa trôi dạt. Băng bao phủ hình thành và tan biến, Tiếp sau là loài mới hình thành, tiến hóa rồi tuyệt chủng. Nhưng chỉ một mảnh nhỏ của lịch sử Trái đất, 1 phần triệu lịch sử, vài nghìn năm trở lại đây, thảm thực vật thay đổi nhanh hơn rất nhiều. Điều này đánh dấu sự xuất hiện của nông nghiệp. Dân số càng tăng thì sự thay đổi càng nhiều. Rồi một số hiện tượng xảy ra đột ngột. Trong vòng 50 năm - tức là một phần trăm của một phần triệu tuổi Trái đất- lượng CO2 trong khí quyển bắt đầu tăng, và tăng nhanh một cách đáng ngại. Trái đất phát ra sóng radio cường độ mạnh- từ TV, điện thoại di động, và bộ truyền radar. Và một số hiện tượng khác: những vật thể kim loại - dù là nhỏ, chỉ nặng tới vài tấn- đã đi vào quỹ đạo quanh trái đất. Một số đã lên mặt trăng và các hành tinh. Một loài vật ngoài hành tinh nhìn hệ mặt trời của chúng ta từ xa có thể tự tin tiên đoán Trái đất sẽ chấm dứt trong 6 tỉ năm tới. Nhưng liệu họ có tiên đoán được sự tăng trưởng chưa từng có này ở chưa đến một nửa tuổi thọ Trái đất? Những tác động nhân tạo này Chiếm ít hơn 1 phần triệu thời gian trôi qua và có vẻ đang xuất hiện với tốc độ mã lực? Nếu chúng còn tiếp diễn như vậy liệu những người ngoài hành tinh giả định sẽ thấy gì trong 100 năm tới? Liệu có một "cơn co thắt" nào chấm dứt tương lai của Trái đất? hay sinh quyển sẽ trở nên bền vững? hoặc những vật thể kim loại phóng từ Trái đất sẽ tạo những ốc đảo hậu nhân sinh đâu đó? Khoa học của Einstein thời trẻ sẽ tiếp tục khi nền văn minh của chúng ta tồn tại, nhưng để nền văn minh tồn tại, ta cần sự uyên bác của Einstein khi già: nhân đạo, toàn cầu, và nhìn xa trông rộng. Và bất cứ thứ gì diễn ra trong thế kỉ tàn khốc này sẽ cộng hưởng tới tương lai và có lẽ ở cả ngoài xa Trái đất, xa Trải đất như thế này. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Hàng ngày tất cả chúng ta phải đưa ra các quyết định, chúng ta muốn biết cái gì là đúng và nên làm -- trong các lĩnh vực từ tài chính , ẩm thực, nghề nghiệp cho tới chuyện tình cảm. Và chắc chắn, nếu ai đó sẵn sàng chỉ cho chúng ta làm điều đúng đắn vào đúng thời điểm, thì đó sẽ là món quà quý giá. Thực tế thì hóa ra thế giới đã nhận được món quà này vào năm 1738 bởi 1 học giả người Hà Lan tên Daniel Bernoulli. Và hôm nay tôi muốn nói với bạn về món quà đó và tôi cũng muốn giải thích tại sao nó chẳng làm nên sự khác biệt gì cả. Vâng, đây là món quà của Bernoulli. Đây là đoạn trích trực tiếp. Và nếu bạn thấy nó giống tiếng Hy Lạp thì đúng thế, đó là tiếng Hy Lạp Nhưng bản dịch tiếng Anh đơn giản -- ít chính xác hơn nhưng nó bao quát được ý chính của Bernoulli -- là như thế này: Giá trị trông đợi của bất cứ hành động nào của con người là sự tốt đẹp chúng ta có thể dựa vào-- là sản phẩm của 2 thứ giản đơn: số khả năng mà hành động cho phép chúng ta đạt được thứ gì đó, và giá trị chúng ta đạt được. Theo lập luận, điều Bernoulli đã nói là, nếu chúng ta có thể ước đoán và nhân 2 yếu tố này lên chúng ta sẽ luôn biết chính xác chúng ta nên cư xử thế nào. Đây là 1 biểu thức đơn giản, thậm chí cho những người không thích các biểu thức, nó khá quen thuộc Đây là 1 ví dụ: nếu tôi nói với bạn, hãy chơi 1 trò tung đồng xu, và tôi sẽ tung 1 đồng xu, nếu ngửa, tôi sẽ trả bạn 10$, nhưng bạn sẽ phải trả 4$ vì để có cơ hội chơi với tôi, hầu hết các bạn sẽ nói, đồng ý, tôi sẽ chơi. Vì bạn biết cơ hội bạn thắng là 50-50, nếu bạn thắng bạn sẽ kiếm được 10$, số đó nhân với 5, số tiền sẽ nhiều hơn số tiền tôi đòi bạn trả để chơi với tôi. Vậy, câu trả lời là " đồng ý". Đây là điều các nhà thống kê gọi đó là 1 vụ cá cược hời. Nào, ý tưởng thật đơn giản khi chúng ta gắn nó với việc tung đồng xu, nhưng thực tế, trong cuộc sống hàng ngày nó không hề đơn giản. Mọi người rất kém trong việc ước lượng 2 yếu tố này, và đó là vấn đề tôi muốn nói ngày hôm nay. Có 2 loại lỗi khi mọi người cố gắng quyết định điều gì là đúng nên làm, và đó là những lỗi sai trong tính toán số cơ hội họ sẽ thành công, và các lỗi sai trong tính toán giá trị của thành công của riêng mình. Bây giờ tôi xin nói về yếu tố đầu tiên. Tính toán khả năng thành công có vẻ khá dễ dàng: 1 viên súc sắc có 6 mặt, 1 đồng xu có 2 mặt, 1 bộ bài có 52 quân. Bạn biết khả năng rút ra quân át bích hay tung mặt ngửa là bao nhiêu. Nhưng hóa ra để áp dụng ý tưởng này vào thực tế không dễ tí nào. Nó lý giải tại sao người Mỹ dành nhiều-- tôi nên nói là, thua nhiều--ván cược hơn tất cả các loại hình giải trí cộng lại. Lý do là, đó không phải là mọi người ước đoán cơ hội thành công như thế nào Cách mọi người tính toán cơ hội yêu cầu chúng ta nên nói về những con heo trước hết. Câu hỏi tôi đưa ra cho các bạn là liệu bạn có nghĩ có nhiều chó hoặc lợn đeo xích được quan sát trong 1 ngày nhất định ở Oxford. và tất nhiên bạn đều biết câu trả lời là chó. và bạn biết câu trả lời là chó vì bạn nhanh chóng kiểm tra trí nhớ những lần bạn trông thấy những con chó và lợn đeo xích. Thật dễ để nhớ ra là đã thấy những con chó, còn lợn thì chẳng mấy khi. Và mỗi bạn đều cho rằng nếu số chó đeo xích khiến bạn nhớ đến nhanh hơn, thì số chó đeo xích sẽ có khả năng hơn. Đó không phải quy luật vận dụng tồi, ngoại trừ đôi lúc. Ví dụ, đây là 1 trò giải ô chữ. Số từ tiếng Anh 4 âm tiết có chữ R ở vị trí thứ 3 có nhiều hơn số từ có chữ R ở vị trí số 1? Bạn kiểm tra trí nhớ, quét rất nhanh và thật dễ để nhớ ra, Ring, Rang, Rung, và rất khó để nghĩ ra, Pare, Park: Chúng đến chậm hơn. Nhưng thực ra có nhiều từ trong tiếng Anh có chữ R ở vị trí thứ 3 hơn thứ nhất. Lý do những từ với chữ R ở vị trí thứ 3 mà bạn nhớ ra chậm hơn không phải vì chúng ít dùng. Đó là vì bộ nhớ khơi gợi lại những từ ngữ bởi chữ cái đầu. Bạn nói ra âm S- và bạn sẽ nhớ ra từ vựng. Nó giống 1 cuốn từ điển; rất khó để tra với chữ cái thứ 3 Vây, đây là ví dụ về sự nhang chóng với những thứ bạn nhớ ra có thể cho bạn biết về độ xác suất của chúng-- và làm sao ý tưởng này có thể khiến bạn lạc đường. Nó không chỉ là câu đố. Ví dụ, khi người Mỹ được hỏi để ước đoán khả năng họ sẽ chết theo các cách thú vị khác nhau-- đây là ước lượng số lượng tử vong hàng năm trong 200 triệu công dân Mỹ. Và đây chỉ là những người bình thường như chính bản thân bạn được phognr vấn. để đoán xem có bao nhiêu người chết vì vòi rồng, pháo hoa, hen suyễn, chết đuối... Hãy so sánh với số liệu thực. Nào bạn thấy 1 mẫu rất thú vị ở đây, trước hết, 2 thứ được ước lượng quá mức khủng khiếp, cụ thể là vòi rồng và pháo hoa; 2 thứ bị đánh giá thấp nhất: chết đuối và chết vì hen suyễn. Tại sao vây? Lần gần nhất bạn đọc báo với tiêu đề " Cậu bé chết vì hen suyễn?" là khi nào? Nội dung bài báo đó không hay vì nó quá bình thường. Chúng ta rất dễ dàng nhớ ra những ví dụ của các câu chuyện mới hoặc phim thời sự, chúng ta thấy vòi rồng tàn phá các thành phố hay 1 tay ngốc nào đó mất tay vì nghịch pháo hoa ngày 4/7. Chết đuối và hen suyễn không được đưa tin nhiều. Chúng ta không nhanh chóng nhớ ra và kết quả là phần lớn chúng ta đánh giá thấp chúng. Thực vậy, điều này giống trò chơi Sesame Street " Cái gì không thuộc về?" Và bạn đúng khi nói cái bể bơi không thuộc về, vì nó là cái duy nhất trên slide thực sự nguy hiểm. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết hơn cả 3 cái còn lại trên slide cộng lại Xổ số là 1 ví dụ hay, dĩ nhiên -- 1 tình huống kiểm tra hoàn hảo về khả năng tính toán xác suất của mọi người. Và các nhà kinh tế học -- thứ lỗi cho tôi, những bạn chơi xổ số-- trừ các nhà kinh tế, ít nhất trong số họ, cho trò xổ số là đóng thuế ngu vì khả năng lấy lại vốn bằng cách đầu tư tiền vào vé số tương đương với xả tiền vào toilet-- điều mà không đòi hỏi rằng bạn thực sự đến cửa hàng và mua bất cứ thứ gì. Tại sao trên thế giới mọi người vẫn chơi xổ số? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng , 1 câu trả lời chắc chắn là chúng ta thấy rất nhiều người thắng. Đúng không? Khi 2 người này thắng xổ số hoặc Ed McMahon đứng trước cả nhà bạn với 1 tấm séc bự chảng-- làm thế nào mà bạn đổi được nó sang tiền mặt, tôi không biết. Chúng ta thấy trên TV, chúng ta đọc trên báo. Lần gần đây nhất bạn xem 1 cuộc phỏng vấn mở rộng với người thua cuộc là khi nào? Thực vậy, nếu chúng ta yêu cầu đài truyền hình cho phát cuộc phỏng vấn 30 giây với mỗi người thua cuộc xen kẽ với cuộc phỏng vấn người thắng cuộc, thì 100 người thua trong đợt xổ số gần nhất sẽ có 9 năm rưỡi để bạn chỉ chú ý xem họ nói câu, " Tôi á? tôi thua." " Tôi á? Tôi thua." Nếu bạn xem TV 9,5 năm -- không ngủ, không nghỉ--và bạn xem hết người thua này đến người thua khác và cuối cùng có 30 giây của , " và tôi đã thắng," thì khả năng bạn sẽ chơi xổ số sẽ rất nhỏ. nhìn này, tôi có thể chứng minh điều này cho bạn: đây là 1 trò xổ số nhỏ Có 10 vé số. 9 cái đã bán cho những người này. Giá mỗi vé là 1$ và nếu thắng, bạn có 20$. Một cuộc cá cược hời phải không? Bernoulli nói với chúng ta: giá trị trông đợi cả trò xổ số này là 2$; đây là trò xổ số bạn nên đầu tư tiền. và hầu hết mọi người nói, " Ok, tôi sẽ trả." Một kiểu khác đôi chút với trò xổ số này: Hãy tưởng tượng 9 vé đều được mua bởi 1 anh mập tên Leroy. Leroy có 9 vé; chỉ 1 vé còn lại. Bạn có muốn mua nó không? Đa số không ai mua hết. Bạn có thể thấy khả năng chiến thắng không thay đổi, nhưng bây giờ thật quá dễ để đoán ai sẽ thắng. Chẳng phải Leroy sẽ có tấm séc sao? Bạn không thể nói, " Tôi có thể trúng số như mọi người khác," vì bạn không thể thắng như Leroy. Sự thật là tất cả các vé bán cho 1 người thay đổi quyết định chơi của bạn, kể cả nó không ảnh hưởng gì đến cơ hội thắng. Khó như ước lượng khả năng mà còn dễ như ăn kẹo so với ước lượng giá trị: cố gắng đoán giá trị của cái gì đó, chúng ta hưởng lợi gì từ nó, chúng ta vui bao nhiêu nếu có nó. Tôi muốn nói về lỗi sai trong giá trị. Chiếc hamburger Big Mac này đáng giá bao nhiêu? 25 $? Đa số các bạn có trực giác mách bảo là không phải-- và bạn sẽ không mua với cái giá đó. Nhưng để quyết định liệu 1 chiếc burger Big Mac đáng giá 25$ hay không đòi hỏi bạn đặt ra 1 câu hỏi duy nhất, và chỉ một câu, đó là : Tôi có thể làm gì khác với 25$? Nếu bạn từng ngồi trên 1 chuyến bay dài tới Úc và nhận ra họ không phục vụ thức ăn, nhưng ai đó ở hàng ghế trước đang mở 1 gói McDonald, và mùi thơm của biểu tượng vòm cong vàng đang lan tỏa khắp ghế, bạn nghĩ, bạn chẳng thể làm gì khác với 25$ trong suốt 16 tiếng. Tôi chẳng thể đốt nó nữa-- họ đa thu cái bật lửa rồi còn đâu. Đột nhiên, 25$ cho 1 chiếc Big Mac là 1 món hời. Mặt khác, nếu bạn đang thăm 1 nước chưa phát triển, và với 25 $ bạn mua 1 bữa ăn ngon, thì thật cắt cổ nếu chỉ mua 1 chiếc burger Big Mac. Tại sao tất cả các bạn đã chắc chắn câu trả lời là không, trước khi tôi nói với bạn về tình huống? Vì hầu hết đều so sánh giá chiếc burger Big Mac này với giá bạn thường trả. Chứ bạn không hỏi, " Tôi có thể làm gì khác với số tiền đó." so sánh sự đầu tư này với các vụ đầu tư khác, bạn so sánh với quá khứ. Và đây là 1 lỗi hệ thống mọi người hay mắc. Những gì bạn biết là bạn đã trả 3$ trong quá khứ, nên 25$ thì không chấp nhận được. Đây là 1 lỗi và tôi có thể chứng minh với bạn bằng cách thể hiện các loại phi lý nó dẫn đến. Ví dụ, đây là 1 trong những gian lận phổ biến trong ngành marketing, nói sản phẩm trước đó luôn có giá cao hơn và đương nhiên nó trở thành 1 món hời. Khi mọi người được hỏi về 2 công việc khác nhau này: 1 công việc bạn kiếm 60K, sau đó 50K, sau đó 40K, 1 công việc mà bạn sẽ bị cắt lương mỗi năm, và 1 công việc bạn được tăng lương mỗi năm, mọi người thích công việc thứ 2 hơn thứ 1 bất kể việc họ được biết sẽ kiếm được ít tiền hơn. Tại sao vậy? Vì họ cảm giác giảm lương tệ hơn tăng lương, thậm chí khi tổng số lương cao hơn trong thời gian giảm. Đây là 1 ví dụ khác. Đây là 1 chuyến du lịch trọn gói Hawai 2,000$; bây giờ nó có giá 1,600. Giả sử bạn đã muốn đi Hawaii, bạn sẽ mua chuyến đi này chứ? Hầu hết mọi người sẽ nói có. Đây là 1 câu chuyện khác 1 chút: 1 chuyến du lịch Hawaii trọn gói giá 2,000$ bây giờ chỉ còn 700$, vậy bạn quyết định suy nghĩ kỹ trong 1 tuần Trước khi bạn đến nơi bán vé, giá rẻ nhất đã không còn-- chuyến đi trọn gói bây giờ giá 1,500$. Bạn sẽ mua chứ? Đa số sẽ nói, không. Tại sao? Vì trước đây nó có giá 700$, thế nên tôi chẳng dại mà trả 1,500$ cho cái có giá 700$ tuần trước. Xu hướng so sánh với quá khứ khiến mọi người lỡ mất món hời hơn. Nói cách khác, một vụ hời trước đó từng rất béo bở thì không tốt bằng 1 vụ chẳng ra gì mà đã từng tệ hơn. Đây là 1 ví dụ khác về làm thế nào mà so sánh với quá khứ có thể làm hỏng quyết định của chúng ta. Hãy tưởng tượng bạn đang tới rạp hát. Bạn đang trên đường đi. Trong ví có 1 vé xem mà bạn đã trả 20$. Bạn cũng có 1 đồng 20$ nữa. Khi đến rạp hát, Bạn phát hiện ra trên đường đi bạn đã đánh rơi cái vé. Bạn có tiêu số tiền đang có để mua vé khác không? Đa số sẽ trả lời, không. Nào, hãy thay đổi 1 thứ trong kịch bản này. Bạn đang trên đường tới rạp hát và trong ví có 2 tờ 20$. Khi đến nơi bạn phát hiện ra là đã đánh rơi 1 tờ. Bạn có lấy 20$ còn lại để mua vé không? Dĩ nhiên: Tôi đến rạp hát để xem kịch cơ mà. Vậy việc mất tờ 20$ dọc dường phải làm sao? Nào, đề phòng trường hợp bạn không hiểu, đây là 1 kế hoạch cho diễn biến,OK? (Tiếng cười) Dọc đường, bạn đánh rơi cái gì đó. Trong cả 2 tình huống, nó là 1 mẩu giấy. Trong 1 tình huống, nó có hình tổng thống Mỹ trên đó, tình huống còn lại thì không. Vậy điểm khác biệt là gì? Khác ở chỗ khi bạn đánh mất chiếc vé bạn tự nhủ, Tôi sẽ không trả 2 lần tiền cho cùng 1 thứ. Bạn so sánh giá của vở kịch--40$-- để trả cho cái trước đó giá 20$--và bạn nói đó là ý tệ hại. So sánh với quá khứ gây ra nhiều vấn đề mà các nhà kinh tế hành vi và nhà tâm lý học ghi nhận trong nỗ lực của con người để xác định giá trị. Nhưng thậm chí khi chúng ta so sánh với khả năng, thay vì quá khứ, chúng ta vẫn mắc 1 số lỗi nhất định. Và tôi sẽ cho bạn thấy 1 hoặc 2 lỗi trong số đó. Một là chúng ta biết về phép so sánh: rằng khi chúng ta so sánh thứ này với thứ khác, nó thay đổi giá trị. Năm 1992, anh bạn này, George Bush, đối với những người ủng hộ đảng Tự do thì không khoái anh chàng lỗi lạc này lắm. Bỗng dưng chúng ta lại muốn Bush quay lại. (Tiếng cười) Sự so sánh thay đổi cách chúng ta đánh giá anh ta. Các nhà bán lẻ biết rõ điều này rất lâu trước khi người khác biết, tất nhiên rồi. Và họ dùng sự thông thái này để giúp bạn-- chia sẻ với bạn gánh nặng tiền bạc. Và thế là 1 nhà bán lẻ, nếu bạn đi vào 1 cửa hàng rượu và bạn phải mua 1 chai và bạn thấy có loại 8,27 và 33$, bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người không muốn loại đắt nhất, và cũng không muốn loại rẻ nhất. Nên họ sẽ chọn mặt hàng ở giữa. Nếu bạn là 1 nhà bán lẻ nhỏ, bạn sẽ đặt loại thật đắt tiền mà chẳng ai dám mua lên giá, vì tự nhiên chai rượu 33$ trông không đắt nếu so với chai kia. Vậy tôi sẽ nói với bạn điều mà bạn đã biết rồi: cụ thể là, việc so sánh đó thay đổi giá trị mọi thứ. Đây là lý do tại sao đó lại là vấn đề: Vấn đề là khi bạn mang chai rượu 33$ về nhà, Việc trước đây nó nằm trên cái giá bên cạnh thì chẳng ảnh hưởng gì. Những so sánh chúng ta tạo ra khi định giá, nơi chúng ta cố gắng ước lượng chúng ta sẽ thích chúng đến cỡ nào, không tương tự như so sánh khi chúng ta dùng chúng. Vấn đề chuyển đổi so sánh có thể làm xấu nỗ lực của chúng ta để đưa ra quyết định đúng đắn. Tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ . Tôi phải cho bạn thấy 1 thứ từ phòng thí nghiệm của tôi, vậy hãy vào và khám phá. Đây là các đối tượng trong cuộc thí nghiệm được hỏi những câu hỏi đơn giản nhất: Bạn thích ăn khoai tây chiên trong 1 phút từ lúc này đến mức nào? Họ đang ngồi trong phòng với khoai tây chiên trước mặt. Một số người, ngồi trong 1 góc xa của căn phòng là 1 hộp sô-cô-la Godiva, và những người khác là 1 lon Spam. Thực tế, những thứ trong phòng thay đổi các đối tượng nghĩ họ sẽ khoái ăn khoai tây chiên đến cỡ nào. Cụ thể, những người nhìn thấy lon Spam nghĩ khoai tây chiên sẽ khá ngon; những người nhìn vào sô-cô-la Godiva nghĩ nó sẽ kém ngon. Dĩ nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra khi họ ăn khoai tây chiên? Hãy nhìn xem, bạn không cần 1 nhà tâm ký học nói cho mình biết rằng khi bạn đầy 1 mồm snack béo ngậy, mặn, giòn tan ngon lành, thì cái đặt trong góc phòng chẳng ảnh hưởng quái gì đến sự khoái khẩu của bạn cả. Tuy nhiên, sự tiên đoán của họ bị ảnh hưởng bởi so sánh nhưng không thay đổi trải nghiệm của họ. Bạn đã tự trải nghiệm thí nghiệm này thậm chí bạn chưa bao giờ đến phòng thí nghiệm của chúng tôi để ăn khoai tây chiên, vậy đây là câu hỏi: Bạn muốn mua 1 giàn âm thanh trên ô tô. Người bán gần nhà bán với giá 200$, nhưng nếu bạn lái xe tới thị trấn, bạn có thể mua với giá 100$. Vậy bạn sẽ lái xe để bớt 50% , tiết kiệm được 100$? Đa số sẽ nói, có. Họ không thể tưởng tượng phải mua nó với giá gấp đôi khi chỉ cần lái xe đến thị trấn, họ sẽ mua được với giá rẻ hơn 1 nửa. Bây giờ hãy tưởng tượng thay vì bạn muốn mua 1 xe ô tô có giàn âm thanh, và người bán gần nhà bán với giá 31,000$ Nhưng nếu bạn lái xe đến thị trấn, bạn có thể mua với giá 30,900. Bạn sẽ đi chứ? Trong tình huống này, tiết kiệm 0.3% --100$. Đa số sẽ nói, không. Tôi sẽ lái xe khắp thị trấn chỉ để tiết kiêm 100$ khi mua 1 chiếc xe ư? Những kiểu thế này khiến các nhà kinh tế phát điên. Vì 100$ bạn tiết kiệm-- xin chào!-- không biết nó đến từ đâu. Nó không biết bạn tiết kiệm được nó nhờ cái gì. Khi bạn đi mua thực phẩm với nói, nó không mất đi, Tôi là số tiền tiết kiệm ở cái stereo ô tô, hay, Tôi là số tiền ngu ngốc tiết kiệm khi mua ô tô. Nó là tiền. Và nếu lái xe đến thị trấn trị giá 100$, nó đáng giá 100$ chẳng kể bạn tiết kiệm được nó khi mua gì. Mọi người thì không nghĩ thế. Đó là lý do tại sao họ không biết người quản lý quỹ trung gian của mình đang lấy 0.1% hay 0.15% trong số đầu tư của họ, nhưng họ lấy phiếu giảm giá để tiết kiệm 1$ cho kem đánh răng. Bạn có thể thấy, đây là vấn đề chuyển đổi so sánh vì bạn đang so sánh 100$ với món hàng bạn đang mua. Nhưng khi bạn tiêu số tiền đó, bạn sẽ không so sánh. Tất cả mọi người đều trải qua việc này rồi. Nếu bạn là 1 người Mỹ, giả sử bạn du lịch tới Pháp. Có thể bạn gặp 1 cặp vợ chồng từ quê nhà và bạn nghĩ, " Ôi, Chúa ơi, những người này thật đáng yêu. Họ thật tử tế với mình." Ý tôi là, so với những người ghét tôi khi tôi thử nói ngôn ngữ của họ và ghét tôi hơn khi tôi không làm thế, thì những người này thật tuyệt vời." Và thế là bạn đi du lịch Pháp với họ, và khi về nhà bạn mời họ đến ăn tối, bạn sẽ thấy gì? So với những người bạn thân thiết của mình, họ thật tẻ nhạt và chán ngắt, đúng không? Vì trong bối cảnh mới này, phép so sánh rất, rất khác. Thực tế, bạn thấy bản thân không thích họ đủ để thấy họ còn hơn người Pháp. Bạn có vấn đề giống hệt thế khi đi mua cái giàn âm thanh. Bạn đến cửa hàng âm thanh, thấy 2 loại bộ phát thanh -- 1 loại thì nguyên khối, trong như cái hộp, to bự và 1 loại nhỏ nhắn, kiểu dáng đẹp, bạn thử nghe và thấy 1 điểm khác biệt: cái to chất lượng âm thanh tốt hơn 1 chút. Thế là bạn mua và mang chúng về nhà, bạn hoàn toàn phá hỏng nội thất trong nhà. Vấn đề là phép so sánh bạn đưa ra trong cửa hàng là phép so sánh bạn sẽ không bao giờ so sánh nữa. Khả năng nào bạn bật cái stereo lên những năm sau đó và thầm nghĩ, " Nghe tốt hơn nhiều cái nhỏ," cái mà bạn không nhớ là đã nghe. Vấn đề chuyển đổi phép so sánh thậm chí còn khó hơn khi các chọn lựa xếp hàng theo thời gian. Mọi người gặp khó khăn khi đưa ra quyết định về những điều sẽ xảy ra ở những thời điểm khác nhau. Và các nhà tâm lý và kinh tế hành vi đã phát hiện ra là mọi người sử dụng 1 quy luật đơn giản: Hãy để tôi cho bạn thấy 1 vấn đề rất dễ dàng, cái thứ 2 cũng dễ dàng và vấn đề thứ 3 rất khó khăn. Đây là vấn đề dễ đầu tiên: Bạn có 60$ hay 50$. Bạn thích cái nào hơn? Đây là bài kiểm tra IQ 1đáp án, OK? Tất cả chúng ta, tôi nghĩ, sẽ thích nhiều tiền hơn, và lý do là vì chúng ta tin nhiều hơn là tốt hơn. Vấn đề thứ 2 là: Bạn có 60 $ hôm nay hay 60$ trong 1 tháng. Bạn thích cái nào hơn? Lại 1 lần nữa, 1 quyết định dễ dàng vì chúng ta đều biết ngay lập tức thì tốt hơn là trì hoãn. Cái khó khi chúng ta quyết định là khi 2 quy luật này xung đột. Ví dụ, khi ai đó đưa bạn 50$ ngay bây giờ hoặc 60$ trong 1 tháng nữa. Ví dụ này điển hình hóa tất cả các tình huống trong cuộc sống bạn sẽ thu được bằng cách chờ đợi nhưng phải kiên nhẫn. Chúng ta biết được gì? Mọi người sẽ làm gì trong những tình huống như vậy? Hầu hết mọi người thiếu kiên nhẫn khủng khiếp. Họ đòi tỉ lệ lãi suất hàng trăm hoặc hàng nghìn phần trăm để hoãn tiền thù lao và đợi đến tháng sau để có thêm 10$ Có thể điều đó không đáng chú ý nhưng điều nổi bật là thật dễ làm sao để làm mất tính thiếu kiên nhẫn bằng cách thay đổi thời điểm giao tiền. Hãy tưởng tượng bạn có 50$ trong 1 năm-- 12 tháng-- hoặc 60$ trong 13 tháng. Chúng ta thấy gì nào? Mọi người vui vẻ sẵn lòng đợi, miễn là họ đợi được 12 tháng, thì 13 tháng đã nhằm nhò gì. Do đâu mà có sự thiếu nhất quán tích cực này? Sự so sánh. Sự so sánh rối ren . Tôi sẽ chỉ cho bạn. Đây là 1 đồ thị biểu diễn các kết quả tôi đã gợi ý là bạn sẽ thể hiện nếu bạn có thời gian để phản ứng, mọi người thấy rằng giá trị chủ quan của 50 cao hơn của 60 khi chúng được trả ngay bây giờ hoặc trong 1 tháng--30 ngày trì hoãn-- nhưng chúng thể hiện 1 mẫu đảo ngược khi bạn tăng quyết định lên 1 năm nữa. Nào, tại sao bạn có mẫu kết quả như thế này? Những người này có thể trả lời. Bạn đang thấy 2 người đàn ông, 1 người to lớn hơn người kia-- anh lính cứu hỏa và người chơi violon. Họ lùi xa tới điểm mờ phía chân trời, và tôi muốn bạn ghi nhận 2 điều. Không đời nào người lính cứu hỏa cao hơn tay nhạc công. Không bao giờ. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa họ dường như nhỏ dần. Đầu tiên trong tầm nhìn bạn thấy khoảng 1 inch sau đó còn ¼ inch sau đó còn ½ và cuối cùng chúng biến mất. Đây là kết quả của ví dụ các bạn vừa xem. Đây là chiều cao chủ quan-- chiều cao của 2 người bạn đã thấy tại nhiều điểm. Và tôi muốn bạn thấy 2 điều đúng. Một, họ càng ở xa thì trông họ càng nhỏ; và hai là, người lính cứu hỏa luôn trông lớn hơn tay nhạc công. Nhưng hãy xem điều gì xảy ra khi chúng ta làm mất đi 1 phần nào đó. Đúng vậy. Ở 1 khoảng cách rất gần, tay chơi đàn trông cao hơn người lính cứu hỏa, nhưng ở khoảng cách xa mối liên hệ bình thường và chính xác giữa họ được giữ nguyên. Như Plato từng nói, không gian là đo lường, thời gian là đánh giá. Đó là các kết quả của vấn đề khó khăn tôi đã đưa ra: 60$ bây giờ hay 50$ trong 1 tháng nữa? Và đó là các giá trị chủ quan, và những gì bạn thấy là 2 quy luật của chúng ta được bảo toàn. Mọi người luôn nghĩ nhiều hơn tốt hơn ít hơn: 60 luôn tốt hơn 50; và họ luôn nghĩ ngay lập tức tốt hơn phải đợi chờ: các thanh ở phía này cao hơn phía này. Hãy xem điều gì xảy ra khi chúng ta bỏ đi 1 vài thứ. Đột nhiên chúng ta có sự mâu thuẫn tích cực khiến chúng ta hoang mang. Xu hướng mọi người lấy 50$ bây giờ chứ không đợi 1 tháng, nhưng quyết định đó không đúng đắn trong tương lai. Nhận thấy có 1 điều thú vị rút ra từ ví dụ trên-- cụ thể là-- khi mọi người chạm đến tương lai, họ sẽ thay đổi ý kiến Khi tiến đến 12 tháng, bạn sẽ nói, mình đang nghĩ gì vậy, đợi thêm 1 tháng nữa để lấy 60$ á? Tôi sẽ lấy 50$ bây giờ. Câu hỏi tôi muốn kết thúc là: Nếu chúng ta ngốc ngếch như thế, làm thế nào mà con người lên mặt trăng được? Vì tôi có thể tiếp tục khoảng 2 tiếng với bằng chứng về việc thiếu khả năng ước lượng cơ hội và tính toán giá trị của mọi người. Câu trả lời theo tôi các bạn đã nghe nói trong 1 số buổi diễn thuyết rồi, và e là các bạn sẽ phải nghe lại: cụ thể là, não của con người tiến hóa trong 1 thế giới rất khác chứ không phải trong thế giới chúng ta đang sống. Chúng tiến hóa tới 1 thế giới nơi mọi người sống theo nhóm nhỏ, hiếm khi gặp ai đó cực kỳ khác so với mình, có tuổi thọ ngắn, cuộc sống ít lựa chọn và ưu tiên số 1 là ăn và quan hệ. Món quà của Bernoulli, công thức của ông cho phép chúng ta, nó cho chúng ta biết chúng ta nên nghĩ sao trong 1 thế giới thiên nhiên không bao giờ tác động đến chúng ta. Nó giải thích tại sao chúng ta không biết sử dụng nó, nó cũng giải thích tại sao chúng ta cần trở nên nhanh nhẹn và giỏi giang. Chúng ta là loài duy nhất trên hành tinh này tự định đoạt số mệnh. Chúng ta không có kẻ thù ăn thịt nào đáng kể, chúng ta kiểm soát được môi trường vật lý; những yếu tố luôn đẩy các loài tới nguy cơ tuyệt chủng nay không còn đe dọa loài người được nữa. Điều duy nhất--điều duy nhất có thể hủy diệt loài người tới ngày tận thế là quyết định của riêng chúng ta. Nếu chúng ta không ở trên trái đất trong 10,000 năm nữa, và sẽ bởi vì chúng ta không thể tận dụng món quà được tặng bởi 1 học giả trẻ người Hà Lan năm 1738, vì chúng ta đánh giá thấp khả năng xảy ra của nỗi đau tương lai và đánh giá quá cao giá trị niềm vui hiện tại của mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Bài diễn thuyết rất hay. Chúng ta còn thời gian để hỏi Dan Gilbert 2 câu. Bill Lyell: Theo anh có phải cơ chế này liên quan đến mức độ khủng bố thực sự khiến chúng ta lo sợ và có cách gì để đối phó với việc đó? Dan Gilbert: Gần đây tôi đang tham khảo khoa An Ninh Tổ Quốc, nó tin rằng an ninh đồng đô la nên tạo các biên giới an toàn hơn. Tôi cố gắng chỉ rõ với họ rằng chủ nghĩa khủng bố là 1 cái tên dựa trên phản ứng tâm lý của mọi người với 1 chuỗi các sự kiện, và nếu họ lo lắng về khủng bố họ có thể hỏi nguyên nhân gây ra sợ hãi và làm thế nào để ngăn mọi người khỏi hoảng loạn, chứ không phải là--nhưng bên cạnh việc ngăn chặn sự hung bạo khiến chúng ta luôn lo lắng Chắc chắn loại kịch mà ít nhất ngành truyền thông Mỹ mang đến-- và thứ lỗi cho tôi, nhưng trong số liệu thô, có các tai nạn nhỏ xíu. Chúng ta đã biết, ví dụ, ở Mỹ, Thêm nhiều người chết do không đi máy bay-- vì họ sợ--và lái xe trên đường cao tốc, hơn là bị giết như trong vụ 11/9. Ok? Nếu tôi nói với bạn có 1 đợt dịch hạch sẽ giết 15,000 người Mỹ năm tới, bạn sẽ hốt hoảng nếu bạn không phát hiện ra đó là bệnh cúm. Đây là các vụ tai nạn quy mô nhỏ, chúng ta nên phân vân liệu họ nên đưa lên truyền hình, lên mặt báo hay không. Chắc chắn điều đó khiến mọi người đánh giá quá cao khả năng họ sẽ bị thương theo các kiểu khác nhau, và mang sức mạng cho những kẻ muốn làm chúng ta lo sợ. CA: Dan, tôi muốn nghe thêm về vấn đề này. Vậy, anh đang nói rằng phản ứng của chúng ta với sự sợ hãi, ý tôi là, nó là 1 hình thức lỗi tâm lý? Anh hãy giải thích thêm. DG: Nó quá khổ, ý tôi là , nếu ngày mai nước Úc biến mất sợ hãi sẽ là phản ứng đúng đắn. Rất nhiều người sẽ phản ứng như vậy. Mặt khác, khi 1 xe bus bị nổ làm 30 người thiệt mạng, nhiều người hơn số đó đã thiệt mạng do không đeo dây thắt an toàn trong cùng 1 nước đó. Sợ hãi liệu có phải phản ứng đúng? CA: Nguyên nhân gây ra lỗi đó là gì? Tính kinh hoàng của sự kiện thật khủng khiếp? Đó có phải vì đó là 1 vụ tấn công quốc tế, do người nước khác? Nó là gì? DG: Vâng, rất nhiều yếu tố và bạn đã đề cập đến 1 vài trong số đó. Trước hết, chính là tác nhân con người cố gắng tiêu diệt chúng ta-- không phải 1 cái cây tự dưng đổ xuống người. Thứ 2, có những kẻ thù muốn hại chúng ta lần nữa. Mọi người bị giết không đâu vào đâu thay vì lý do chính đáng-- như thế có lý do chính đáng nhưng đôi khi mọi người nghĩ là có. Vậy có những yếu tố kết hợp với nhau khiến điều này trông có vẻ 1 sự kiện tuyệt vời nhưng hãy đừng xem nhẹ việc các tờ báo đăng các bài thu hút độc giả. Thế nên truyền thông đóng 1 vai trò lớn ở đây, nó muốn những thứ đó càng hoành tráng càng tốt. CA: ý tôi là, sẽ cần gì để thuyết phục văn hóa của chúng ta xem nhẹ nó? DG: Hãy tới Israel. Bạn biết đấy hãy tới Israel. Và 1 cái chợ nổ tung sau đó thì mọi người buồn bã vì nó, và 1 tiếng rưỡi sau đó-- ít nhất khi tôi ở đó, tôi đứng cách 150 feet với cái chợ khi nó nổ -- khi tôi trở lại khách sạn đám cưới theo dự định vẫn được cử hành. Và như người mẹ Israel nói, " Chúng tôi không bao giờ để chúng thắng bằng cách phải dừng đám cưới." Ý tôi là, xã hội này đã học được-- và những người khác nữa -- đã học được cách sống với chủ nghĩa khủng bố mà không e sợ về nó, trong khi chúng ta chẳng mấy khi bị khủng bố tấn công. CA: Nhưng đó là nỗi sợ hãi chính đáng, lý do chúng ta lo sợ là vì chúng ta nghĩ rằng Big One sẽ đến? DG: vâng, tất nhiên rồi. Vậy nếu chúng ta biết đây là cuộc tấn công kinh hoàng nhất từng xảy ra, có thể sẽ có thêm nhiều vụ xe bus gây thiệt mạng 30 người-- và chúng ta sẽ không hoảng sợ đến thế. Tôi không muốn nói -- Tôi sẽ trích dẫn ở đâu đó đã nói rằng, " Khủng bố cũng tốt và chúng ta không nên đau buồn thế." Đó hoàn toàn không phải ý của tôi. Những gì tôi đang nói là sự lo buồn của chúng ta về những điều xảy ra, về sự đe dọa, nên tương ứng với mức độ các đe dọa đó và các đe dọa sẽ xảy ra. Tôi nghĩ trong trường hợp của khủng bố, thì không. Và nhiều thứ các nhà diễn thuyết nói ngày hôm nay-- bao nhiêu người bạn biết đứng lên và nói, Nghèo đói ! Tôi không thể tin nghèo đói sẽ làm gì được chúng ta. Mọi người thức dậy vào buổi sáng, họ chẳng màng đến đói nghèo nữa. Nó không phải tiêu điểm, không được đưa tin trên TV, nó không thu hút. Không có súng đạn gì hết. Ý tôi là, nếu bạn phải giải quyết 1 trong các vấn đề đó, Chúa ơi, bạn sẽ giải quyết cái nào? Nạn khủng bố hay đói nghèo? (Tiếng cười) (Vỗ tay) 1 câu hỏi khó. CA: Đó không phải là câu hỏi. Nghèo đói, mang tầm vĩ mô, trừ khi ai đó có thể thể hiện rằng có những tên khủng bố mang vũ khí hạt nhân thực sự sắp đến. Theo những gì mới đây nhất tôi đã đọc, xem và suy nghĩ thì điều đó gần như không thế. Nếu chẳng may nó hóa ra sai hết, chúng ta sẽ trông rất thộn nhưng với nghèo đói, nó hơi -- DG: Kể cả nếu điều đó là đúng, vẫn có thêm người chết vì nghèo đói. CA: Chúng ta tiến tới quan tâm hơn tới các vụ tấn công kinh hoàng. Có phải vì trong quá khứ, trong thời cổ xưa, chúng ta không hiểu biết những thứ như bệnh dịch và các hệ thống gây ra nghèo đói và tương tự, và vì thế chúng ta không hiểu khi dồn năng lượng vào việc lo lắng các thứ đó? Mọi người chết. Nó là như vậy. Nhưng nếu bạn bị tấn công, lo lắng là điều bạn có thể làm. và thế là chúng ta phát sinh các phản ứng đó. Đó có phải những gì xảy ra không? DG: Những người nghi ngờ nhất về nhảy vọt tới những giải thích tiến hóa cho mọi thứ chính là các nhà tâm lý học cải cách. Tôi đoán là không có gì khá cụ thể trong quá khứ tiến hóa của chúng ta. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm 1 lời giải thích tiến hóa, bạn có thể nói rằng hầu hết các sinh vật đều mắc chứng sợ cái mới-- họ sợ những thứ mới và khác. Và lý do chính đáng là vì đồ cũ đã không ăn thịt bạn. Đúng không? Bất cứ loài động vật nào bạn thấy trước đây ít khi là loài săn mồi bạn chưa từng thấy trước đó. Nên, khi 1 xe bus đưa đón học sinh bị nổ và chúng ta chưa từng thấy trước đây, xu hướng chung của chúng ta là định hướng tới cái mới và cái mới được kích hoạt. Tôi không nghĩ nó là 1 cơ chế cụ thể như cái anh ám chỉ nhưng có lẽ nó cơ bản hơn. Jay Walker: Anh biết đấy, các nhà kinh tế thích nói về sự ngu ngốc của những người chơi xổ số. Nhưng tôi ngờ rằng anh đang mắc 1 lỗi tương tự khi anh buộc tội những người đó là 1 lỗi của giá trị. Tôi biết, vì tôi đã phỏng vấn khoảng 1,000 người chơi xổ số nhiều năm. Hóa ra giá trị khi mua 1 vé số không phải là thắng hay thua. Đó là những gì anh nghĩ đúng không? Những người mua vé số trung bình 150 vé mỗi năm, nên người mua thừa biết họ sẽ thua tuy nhiên vẫn mua 150 vé 1 năm. Tại sao vậy? Không phải vì họ cà rốt mà vì sự suy tính về khả năng thắng giải phóng serotonin trong não, tạo cảm giác hưng phấn cho đến khi có kết quả họ thua. Hoặc nói cách khác, trong đầu tư đô la bạn có cảm giác khoan khoái hơn là vứt tiền vào toilet rõ là không sung sướng gì. Các nhà kinh tế có vẻ -- ( Vỗ tay) -- các nhà kinh tế có vẻ nhìn thế giới qua lăng kính riêng, chỉ thấy: toàn 1 lũ dốt nát. Theo lẽ tự nhiên, nhiều người thấy mấy cha kinh tế đúng là ngu. Và cơ bản là, lý do chúng ta lên mặt trăng là do chúng ta không lắng nghe các nhà kinh tế. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) DG: 1 luận điểm rất hay. Liệu niềm vui suy tính chính xác tương đương với sự thất vọng sau khi chơi xổ số. Vì hãy nhớ rằng, những người không mua vé số không cảm thấy chán nản vào ngày tiếp theo mặc dù họ không cảm thấy khoan khoái sau khi rút số. Tôi không đồng ý rằng những người biết họ sẽ không thắng Theo tôi họ nghĩ rằng nó là điều không thể, nhưng nó có thể xảy ra, đó là lý do tại sao họ thích thế hơn là ném tiền vào toilet Nhưng chắc chắn tôi hiểu ý anh: rằng có thể 1 số thích mua vé số không chỉ vì thắng thua. Tôi nghĩ có nhiều lý do chính đáng để không nghe theo các nhà kinh tế. Theo tôi đây không phải 1 trong số đó, nhưng còn nhiều lý do khác. CA: Câu hỏi cuối cùng. Aubrey de Grey: Tên tôi là Aubrey de Grey từ Cambridge. Tôi nghiên cứu thứ giết nhiều người nhất. Tôi nghiên cứu về lão hóa và tôi thích làm điều gì đó để ngăn chặn nó, như chúng ta sẽ nghe đến ngày mai. Tôi rất hiểu những gì mọi người đang nói vì dường như vấn đề khiến mọi người quan tâm đến cách giải quyết vấn đề lão hóa là trước khi bạn chết vì lão hóa, nó sẽ là ung thư hay bệnh tim hay bất cứ cái gì... Anh có lời khuyên gì không? (Tiếng cười) DG: Cho anh hay cho họ? AdG: để thuyết phục họ. DG: à, cho anh để thuyết phục họ. Thật rất khó để khiến mọi người nhìn xa trông rộng Nhưng 1 thứ mà các nhà tâm lý học đã thử dường như có tác dụng là khiến mọi người tưởng tượng về tương lai sống động hơn. Một trong các vấn đề với việc quyết định về tương lai xa và tương lai gần là chúng ta tưởng tượng tương lai gần sinh động hơn nhiều tương lai xa. Tới mức độ bạn có thể cân bằng lượng chi tiết mọi người đặt vào tái hiện tâm trí về tương lai gần và xa, mọi người bắt đầu quyết định về 2 cái giống nhau. Vậy bạn có muốn có thêm 100,000$ khi bạn 65 tuổi là 1 câu hỏi rất khác, hãy tưởng tượng bạn sẽ là ai khi 65 tuổi, bạn còn sống không, trông nhăn nheo đến đâu, còn mấy cọng tóc, sẽ sống với ai. Một khi chúng ta có tất cả chi tiết về kịch bản tượng tượng bỗng nhiên chúng ta thấy tiết kiệm rất chi là quan trọng để có chút tiền khi về hưu. Nhưng điều oái ăm luôn xảy ra. Theo tôi anh đang đấu tranh với xu hướng con người cơ bản, để nói," Hôm nay tôi ở đây, cho nên hiện tại quan trọng hơn tương lai rất nhiều." CA: Cảm ơn anh, Dan. Và những khán giả hôm nay rất tuyệt vời. Xin cám ơn các bạn. (Võ tay) Năm 1593, tại thị trấn Nördlingen, nước Đức, một chủ quán trọ tên Maria Höll bị buộc tội là phù thủy. Cô bị bắt thẩm vấn nhưng phủ nhận mọi cáo buộc. Qua 62 phiên tra tấn, cô vẫn khăng khăng mình không phải phù thủy. Những kẻ buộc tội cuối cùng phải thả cô ra. Vài năm trước, cùng thị trấn, Rebekka Lemp cũng bị buộc tội nhưng số phận bi đát hơn. Trong tù, cô viết thư cho chồng, lo rằng mình sẽ nhận tội do bị bức cung, dù rằng cô vô tội. Sau khi nhận tội, cô bị trói vào cọc và thiêu sống trước sự chứng kiến của gia đình. Höll và Lemp đều là nạn nhân của các cuộc săn phù thủy xảy ra ở Châu Âu và Mĩ vào cuối thế kỉ 15 đến đầu thế kỉ 18. Những cuộc săn này không do bất kỳ chính quyền nào tạo ra, mà chỉ là bộc phát đơn lẻ theo khuôn mẫu. Từ "phù thủy" có nhiều nghĩa, nhưng trong các cuộc săn này, phù thủy là người được cho là nhận được quyền thuật vì vâng lời Satan, chứ không phải là Chúa. Định nghĩa này về phù thủy truyền khắp các nhà thờ ở Tây Âu từ cuối thế kỉ 15 và bắt đầu đứng vững sau khi Giáo hoàng cho một thầy tu, cũng là một nhà thần học tên Heinrich Kraemer quyền điều tra, truy tìm phù thủy, năm 1485. Cuộc điều tra đầu, ở thị trấn Innsbruck, không được chính quyền địa phương bảo trợ, họ không đồng tình với cách tra khảo các công dân lương thiện và buộc ông dừng các phiên xét xử. Không nản lòng, ông viết một cuốn sách tên: "Malleus Maleficarum", hay "Búa phù thủy". Bản văn lập luận rằng phù thủy tồn tại, và đề ra những chiến thuật tàn ác để săn lùng và đem họ ra xét xử. Ông chỉ ra phụ nữ là đối tượng dễ bị quỷ dữ ảnh hưởng, dù đàn ông cũng có thể là phù thủy. Sách của Kraemer thúc đẩy những người khác viết sách và thuyết giảng về sự nguy hiểm của tà thuật. Theo những cuốn sách này, phù thủy thực hiện các nghi lễ như hôn hậu môn quỷ và đầu độc hay bỏ bùa các mục tiêu được quỷ chọn để làm hại. Dù những tuyên bố này không có cơ sở, niềm tin về phù thủy vẫn lan rộng. Cuộc săn phù thủy thường bắt đầu khi có một vận rủi: mùa màng thất bát, bò bệnh, hay sảy thai. Các thành viên trong cộng đồng đổ lỗi cho tà thuật, và buộc tội lẫn nhau. Bị cáo thường là những người ở rìa xã hội: người già, người nghèo, người bị xã hội ruồng bỏ, nhưng bất cứ ai trong cộng đồng cũng có thể trở thành mục tiêu, đôi khi cả trẻ con. Dù giáo hội cổ suý việc săn phù thủy, nhưng thường chính quyền địa phương sẽ thực thi việc giam giữ và trừng phạt những người bị buộc tội. Những người bị nghi dùng tà thuật bị thẩm vấn và thường bị tra tấn, và dưới áp lực của đòn roi, hàng nghìn người vô tội đã thú nhận và chỉ điểm những người khác. Do việc săn phù thủy xảy ra lẻ tẻ, kéo dài nhiều thế kỉ và xuyên châu lục, nên các tình tiết cụ thể rất khác nhau. Hình phạt cho kẻ bị kết tội cũng rất khác nhau từ những khoản tiền phạt nhỏ cho đến bị thiêu sống. Phiên xét xử Höll và Lemp kéo dài đến chín năm, những người khác chỉ trong vài tháng. Có thể có vài đến vài trăm nạn nhân. Động cơ của những kẻ săn phù thủy có lẽ cũng rất đa dạng, dường như nhiều người không có chủ ý hãm hại mà thật sự tin vào tà thuật, và nghĩ đó là hành vi đúng đắn khi loại bỏ phù thủy ra khỏi cộng đồng. Quyền lực cho phép gây hại dựa trên những niềm tin như vậy. Nhưng luôn có những người bất đồng chính kiến: luật gia, học giả, bác sĩ phản bác những cuốn sách như "Búa phù thủy" của Kraemer, viết bài phản đối sự tàn ác của các cuộc săn, việc dụng hình bức cung và thiếu chứng cứ. Từ cuối thế kỉ 17 đến giữa thế kỉ 18, lập luận của bắt đầu có ảnh hưởng cùng với sự lớn mạnh của chính quyền trung ương và các quy phạm pháp luật như quy trình pháp lý. Các cuộc săn phù thủy giảm dần rồi biến mất hoàn toàn. Hành động tàn bạo này bắt đầu và kết thúc chậm rãi, khác với những câu chuyện thường nhật. Nhưng những tình thế tương tự vẫn có khả năng xảy ra, khi chính quyền sử dụng quyền , kêu gọi xã hội chống lại mối đe dọa không có thật, vẫn tồn tại đến ngày nay. Khả năng suy luận của những người bất đồng chính kiến để chống lại những niềm tin sai lầm cũng vậy. Công việc mà tôi bắt đầu từ khi còn trẻ là tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác lúc đó, tôi đang làm ở Nam cực và Bắc cực và ở những sa mạc cao thấp khác nhau. Khoảng 12 năm trước, tôi bị thu hút bởi những hang động, và tôi chuyển trọng tâm các nghiên cứu của mình theo hướng đó. Thế là tôi có một công việc tuyệt vời. Làm những thứ đầy thú vị Tôi làm việc trong những hang động nguy hiểm nhất hành tinh. Nhiều động gây nguy hiểm chết người Tuy nhiên, chúng cũng vô cùng hấp dẫn và chứa đựng muôn vàn kì quan thiên nhiên. rất khác so với những gì chúng ta thấy trên trái đất. Ngoài những giá trị mang bản chất sinh học, vật học và địa chất mà chúng tôi nghiên cứu ở đây, chúng tôi còn xem chúng như môi trường mẫu để tìm hiểu xem sự sống diễn ra như thế nào ở các hành tinh khác. Chủ yếu là ở sao Hỏa, cả ở Europa, một ngôi sao nhỏ bị đóng băng xoay quanh sao Mộc. Và có thể, một ngày nào đó, là ở cả ngoài hệ mặt trời Tôi thấy rất hứng thú với tương lai của loài người đăc biệt là trên mặt trăng và sao Hỏa, và cả những nơi khác trong hệ mặt trời. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta trở thành nền văn minh và nòi giống trên toàn hệ mặt trời. Và, từ đó phát triển lên, tôi tự hỏi liệu ta có thể, hay ta có nên, nghĩ về việc đưa sự sống trên Trái đất đến các hành tinh khác. Đặc biệt sao Hỏa,có thể là ví dụ đầu tiên Điều mà tôi chưa từng nói ở các cuộc họp là làm thế nào và tại sao tôi lại làm việc này. Sao tôi không làm công việc bình thường? Và tất nhiên, tôi đổ lỗi cho Liên Xô. Bởi vì giữa những năm 50, khi tôi còn là đứa trẻ bé xíu, họ (Liên Xô) đã gây tiếng vang khi phóng một tên lửa nhỏ thô sơ mang tên Sputnik, khiến thế giới phương Tây rơi vào vòng xoáy hỗn loạn. Và một khoản tiền khổng lồ được đưa vào tài trợ cho khoa học và kĩ năng toán học của trẻ em. Và tôi là một sản phẩm của thế hệ đó, giống bao bạn đồng trang lứa. Nó thực sự nhóm lên ngọn lửa nhiệt huyết và sẽ thật tuyệt nếu giờ chúng ta lại làm được việc đó Tất nhiên, không chịu lớn lên -- -- dù tôi vờ là một người lớn trong cuộc sống đời thường, tôi làm khá tốt việc ấy -- nhưng vẫn giữ lại được cái tính trẻ con không quan tâm đến điều người khác nghĩ điều đó mới thực sự quan trọng. Nhân tố tiếp theo là thực tế rằng tôi đã áp dụng óc phán đoán về giá trị và đó chính là sự hiện diện của sự sống tốt hơn là không có sự sống. Và vì thế, sự sống đáng quý hơn Và tôi nghĩ chính điều đó đã gắn kết một phần lớn công việc mà những khán giả ở đây đang thực hiện. Tất nhiên là tôi rất hứng thú với sao Hoa, và đó là kết quả từ quãng thời gian sinh viên của tôi khi tàu Viking hạ cánh trên sao Hỏa. Và chính nó đã khiến một vật thể thiên văn học bé tí xíu trên bầu trời, mà bạn thấy chỉ như một chấm nhỏ, trở thành một vùng đất, khi bức ảnh nguyên thủy đầu tiên ấy chiếu qua màn hình như một màng quang học. Và khi trở thành một vùng đất, nó cũng trở thành một đích đến, và thực sự thay đổi cuộc đời tôi. Thời học cao học, tôi đã làm việc cùng đồng nghiệp, cố vấn, bạn Steve Scheneider, Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia về những vấn đề biến đổi toàn cầu. Chúng tôi đã viết một số tài liệu về giả thuyết Gaia --- liệu có thể coi Trái Đất là một thực thể đơn lẻ trong bất kì một định nghĩa khoa học nào và rồi, từ đó phát triển lên, tôi đã làm về các hậu quả về môi trường của chiến tranh hạt nhân. Những điều tuyệt vời và ác nghiệt. Nhưng nó đã dạy tôi nhìn Trái Đất như một hành tinh với mắt nhìn từ bên ngoài, không chỉ là ngôi nhà của chúng ta. Và đó là sự tiến bộ tuyệt vời về mặt nhận thức, để cố nghĩ về cách hành tinh chúng ta xử sự, như một hành tinh với sự sống trên hành tinh ấy. Và đối với tôi, tất cả là một điểm nổi bật trong lịch sử. Chúng tôi đang sẵn sàng để bắt đầu đi qua tiến trình rời khỏi hành tinh nơi chúng ta ra đời và đi vào hệ mặt trời rộng lớn phía trên kia. Vậy, hãy quay trở lại với sao Hỏa. Tìm ra sự sống trên sao Hỏa khó thế nào? Đôi khi khó để tìm ra một người kể cả ở trên hành tinh này. Tìm được sự sống ở trên một hành tinh khác là một công việc không tầm thường chút nào và chúng tôi mất rất nhiều thời gian nghĩ về điều đó. Khả năng thành công có hay không tùy thuộc vào bạn nghĩ gì về khả năng có sự sống trong vũ trụ. Bản thân tôi nghĩ rằng, sự sống là kết quả tự nhiên của sự phức hóa vật chất ngày càng tăng theo thời gian. Bắt đầu từ Vụ nổ lớn, ta có hydro, rồi có Heli, rồi nhiều chất phức tạp hơn và các hành tinh hình thành -- theo tôi, sự sống là một hiện tượng phổ biến dựa trên các hành tinh. Chắc chắn, trong vòng 15 năm trở lại đây, chúng ta đã nhìn thấy ngày càng nhiều hành tinh được xác định ngoài hệ mặt trời và chỉ trong tháng trước, hai tuần trước, một hành tinh có kích thước cỡ Trái Đất đã thực sự được tìm thấy. Và đây là một tin hết sức lý thú. Dự đoán chắc chắn đầu tiên của tôi là, trong vũ trụ, sự sống đang diễn ra khắp mọi nơi. Sự sống đang ở khắp nơi chúng ta nhìn thấy nơi có những hệ thống hành tinh có thể hỗ trợ cho sự sống. Và những hệ thống hành tinh này sẽ trở nên rất phổ biến. Thế còn, sự sống trên sao Hỏa thì sao? Nếu khoảng 12 năm trước ai đó hỏi tôi rằng tôi nghĩ gì về khả năng có sự sống trên sao Hỏa tôi có thể sẽ trả lời rằng khoảng 2% Và thậm chí điều đó bị coi là kỳ quặc vào lúc bấy giờ. Tôi đã từng bị chế giễu bởi một cựu nhân viên Nasa rằng tôi là người duy nhất trên trái đất vẫn tin rằng có sự sống trên sao Hỏa. Người nhân viên đó đã mất,còn tôi thì chưa vậy nên chắc chắn có sự vinh dự trong việc sống lâu hơn đối thủ của mình. Nhưng mọi thứ đã thay đổi rất nhiều trong 12 năm qua. Và lí do cho sự thay đổi này là bởi giờ đã có thêm những thông tin mới. Nhiệm vụ Pathfinder năm 1997, các nhiệm vụ MER Rove trên sao hỏa như chúng ta gọi ngày nay và tàu Mars Express của Cơ quan vũ trụ Châu Âu đã cho ta thấy điều vô cùng tuyệt vời. Có một lớp băng mỏng trên bề mặt hành tinh này. Và nơi nào có nước, nơi đó nhiều khả năng sẽ tồn tại sự sống Đá trầm tích có ở khắp hành tinh một trong số những tầng đất nằm giữa tầng đại dương cổ có nhiều cấu trúc đáng ngạc nhiên được gọi là Cây việt quất những cái này còn rất ít, và bê tông đá mà ta đang tạo nên theo cách sinh học trong phòng thí nghiệm của tôi bây giờ Đặt tất cả những thứ này lại với nhau Tôi nghĩ đó là dấu hiệu của sự sống đang dần rõ ràng hơn tôi từng nghĩ Tôi cho là cơ hội có sự sống trên sao Hỏa, trong quá khứ, có lẽ là khoảng 25% đến 50% Vậy thì đây là một kết luận rất táo bạo Tôi nghĩ là nó luôn ở đấy, chúng ta cần đi tìm nó, có thể ở dưới lòng đất Giống như một trò chơi đã lên kế hoạch, và đây là trò chơi của sinh vật học vũ trụ Làm thế nào để bạn hiểu rõ về sự sống ngoài hành tinh? Bạn có kế hoạch tiềm kiếm nó như thế nào? Sao bạn nhận biết là bạn đã tìm được? Nếu nó lớn, chúng ta đã tìm được nó rồi nó đã theo sát chúng ta rồi, nhưng không. Ví vậy ta biết nó rất bí ẩn Quan trọng là làm sao để bảo vệ nó nếu chúng ta tìm được, cũng như không hủy hoại nó Và có lẽ cũng quan trọng hơn, vì Trái đất là ngôi nhà duy nhất mà ta có, làm sao để ta bảo vệ chính mình khi nghiên cứu về nó? Vậy tại sao chúng lại khó tìm đến thế? Có thể nó siêu nhỏ, và không dễ dàng để nghiên cứu những thứ siêu nhỏ, Mặc dù bây giờ ta có những thiết bị tân tiến để nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu hơn, với quy mô nhỏ hơn bao giờ hết. Nhưng nó vẫn đang ẩn nấp, vì nếu nó ra ngoài kiếm thức ăn nó sẽ trở thành miếng mồi ngon để loài vật khác ăn tươi, nuốt sống. Và vì thế, đây là một trò chơi giữa kẻ săn mồi và con mồi Thật sự thì nó cần thiết phải như thế trong bất kỳ hệ thống sinh học nào. Nó cũng cực kì khác ở những đặc điểm quan trọng như là thành phần hóa học, hoặc kích thước Có thể nó nhỏ, nhưng nhỏ như thế nào ? Nhỏ như vi-rút? Hay là nhỏ hơn nữa? Lớn hơn vì khuẩn lớn nhất? Ta không biết. Và về tốc độ hoạt động, là điều mà chúng ta gặp trong nghiên cứu sinh vật dưới lòng đất vì chúng phát triển rất chậm Nếu tôi lấy một miếng gạc khỏi răng của bạn và phủ nó lên một đĩa Petri trong vòng 4 hoặc 5 phút, tôi sẽ phải thấy sự nảy nở Nhưng những sinh vật mà tôi nghiên cứu dưới bề mặt Trái đất trong nhiều tháng và nhiều năm trước khi thấy bất kí sự phát triển nào. Vì vậy về bản chất, chúng là những dạng sống chậm Nhưng vấn đề thật sự là ta đang bị dẫn dắt bởi những kinh nghiệm hạn chế, và cho tới khi có thể nghĩ một cách sáng tạo hơn ta vẫn không thể biết đang tìm kiếm gì hoặc làm thế nào để chuẩn bị cho nó Vì vậy, tưởng tượng là tất cả ta có và vì lịch sử tôi vừa mới nói tôi đã học cách nghĩ về Trái đất như một hành tinh khác có sự sống. Và đây là những trải nghiệm vô giá. Đây là trò chơi tôi thích trên máy bay qua cửa sổ máy bay bạn thấy đường chân trời. Tôi luôn luôn quay đầu về phía đó và sự thay đổi đơn giản đó khiến tôi không nhìn Trái đất như mái nhà, mà xem nó như một hành tinh thực thụ. Tôi chưa bao giờ chán việc đó khi ngồi gần cửa sổ Đó là cách chúng tôi áp dụng vào công việc Một trong những hang động khắc nghiệt nhất chúng tôi nghiên cứu Đó là hang động Cueva de Villa in Tabasco, ở Mexico, và nó chứa đầy H2SO4 Một lượng lớn khí H2S tràn vào hang từ núi lửa và từ sự phá hủy địa chất khoáng chất trong đá vôi tạo nên hang động và nó khắc nghiệt với chúng tôi. Chúng tôi phải đi với đồ bảo hộ và ống thở và chỉ 0.003% H2S cũng đủ để giết bạn rồi. Tỉ lệ là khoảng vài trăm trên một triệu. Vì thế, đó là môi trường cực kì độc hại, với khí CO và cũng như nhiều khí khác. Những yếu tố vật lí và hóa học khắc nghiệt này đã làm cho sinh giới ở đây rất đặc biệt. Khác với bạn nghĩ, nó không thiếu sự sống Đây là một trong các động đa dạng nhất mà chúng tôi tìm thấy trên hành tinh này. Đó là sự bùng nổ sự sống Sự khắc nghiệt trên Trái đất rất thú vị nhưng lí do mà tôi quan tâm đến chúng thật sự vì chúng đại diện cho điều kiện có thể thấy trên hành tinh khác Vì vậy, trong một phần khả năng của mình, chúng tôi cố gắng mở rộng trí tưởng tượng dù ta phát hiện được gì trong tương lai. Có rất nhiều sự sống trong hang động, và tôi thậm chí không thể bắt đầu giải thích với các bạn. Có một vật thể nổi tiếng hơn cả chúng tôi gọi là Snottites. Nó giống như nước mũi của cậu bé hai tuổi khi bị cảm. Và chất này được tạo ra bởi vi khuẩn mà làm hàm lượng H2SO4 tăng cao, sống ở vùng có độ pH dao động quanh mức 0. Giống như dung dịch điện phân. Mọi thứ ở đây đã quen với điều đó. Có nhiều nguồn năng lượng sẵn có cung cấp cho sinh vật ở đây có một lượng lớn cá Và những người thổ dân châu Mỹ thu hoạch cá hai lần một năm, như tuần lễ Phục Sinh và tuần lễ Thánh. Đây là một điều rất đặc biệt ở hạng này. trong vài hang động mà chúng tôi nghiên cứu nằm trong hang Lechuguilla ở New Mexico gần Carlsbad, đây là hang động nổi tiếng nhất thế giới. Lối đi dài 115 dặm được vạch ra, nó nguyên sơ, chưa được khám phá và nó là một phòng thí nghiệm sinh học, địa chất vi sinh khổng lồ. Trong hang này, nhiều nơi được bao phủ bởi vật chất có màu đỏ mà bạn thấy ở đây, và cũng có nhiều tinh thể khoáng chất mà bạn có thể thấy Chất này được sản sinh ra bởi các sinh vật Là thứ còn lại ở các tầng đá sau khi các sinh vật trệu trạo nhai qua. Chúng ăn sắt và man-gan trong các tầng đá và ôxi hóa chúng Mỗi lần chúng làm thế, chúng lại có được chút ít năng lượng Và chút năng lượng đó được dùng để chúng duy trì sự sống Thú vị là, chúng cũng làm thế với urani và crom và nhiều chất độc khác Và những đại lộ do sinh vật kiến tạo từ đây mà ra Sinh vật này được mang về phòng thí nghiệm và sinh sôi trên các đĩa Petri và lại sản xuất ra những chất sinh học mà ta tìm thấy trên tường các hang động Đây là dấu hiệu chúng để lại trên đá Cả ở bề mặt bazan của hang động dung nham do núi lửa hoạt động tạo nên ta thấy các bức tường được bao phủ bởi trong nhiều trường hợp, các bức tường bạc lấp lánh tuyệt đẹp hoặc hồng, đỏ, vàng sáng chói Và lớp khoáng chất này được tạo nên bởi vi khuẩn Các bạn có thể thấy các hình ảnh ở đây quét những electron cực nhỏ chúng là cụm những vi khuẩn Một điều thú vị về chúng chúng thuộc nhóm actinomycete và nhóm streptomycete là loại ta dùng để điều chế kháng sinh Dưới lòng đất của Trái Đất bao gồm một sự đa dạng sinh học rất lớn Và những sinh vật này, vì chúng tách biệt với mặt đất tạo nên một loạt các hợp chất khác lạ Cho nên, tiềm năng khai thác của chúng cho ngành dược học và hóa chất vẫn chưa được khai thác nhưng có thể vượt qua phần lớn sự đa dạng sinh học của hành tinh Nên, các hang động dung nham các sinh vật sống ở đó trên các hành tinh khác Ta biết rằng trên Sao Hỏa và Mặt Trăng có hàng ngàn dạng sinh vật như thế Ta có thể thấy chúng Bên trái, bạn thấy một khe dung nham từ vụ phun trào mới đây,Mount Etna ở Sicily đó là cách động dung nham được tạo thành Và khi chúng rỗng chúng thành nhà cho các sinh vật Có rất nhiều hang như thế ở Sao Hỏa chúng tôi đang phân loại chúng Chúng là những hang động kì thú trên Sao Hỏa Để tiếp cận những bề mặt này chúng tôi thiết kế dụng cụ đặc biệt Không dễ vào trong các động này Cần phải bò, trèo, dùng dây thừng với kĩ thuật tốt và những cử động phức tạp để vào trong Vấn đề là làm sao robot có thể làm thế? Tại sao lại là robot? Vì chúng tôi sẽ gửi robot tới Sao Hỏa làm nhiệm vụ trước khi có thể đưa con người đến được đó Quay lại điều tôi đã nói lúc trước về sự quý giá của cuộc sống trên Sao Hỏa, ta không muốn hủy hoại nó Và cách tốt nhất để nghiên cứu là có một trung gian Trường hợp này, chúng tôi tưởng tượng một dụng cụ robot trung gian thực sự có thể làm một vài công việc cho chúng ta để bảo vệ bất kì sự sống nào ta tìm thấy Tôi không nói về tất cả các dự án đó lúc này chúng ta sẽ chỉ nói về 5,6 dự án phát triển robot hợp tác với một số nhóm khác nhau Tôi muốn nhấn mạnh về thứ bạn thấy ở trên Đó là một đàn robot nhảy lò cò Được làm ở Phòng thí nghiệm RobotKhông gian với bạn tôi là Steve Dubowsky ở MIT, chúng tôi nghĩ ra ý tưởng có một con robot nhỏ nhảy như hạt đậu hoạt động nhờ cơ nhân tạo một trong những sản phẩm đặc biệt của Phòng thí nghiệmDubowsky đó là EPAMs, hoặc cơ nhân tạo Cơ giúp robot nhảy Và hành xử theo đàn chúng liên hệ với nhau như một đàn côn trùng và có thể sản xuất lượng lớn robot này Và ta có thể gửi một nghìn con như các bạn thấy ở bức ảnh bên trái phía trên một nghìn con có thể vừa khoang chứa của phi thuyền MER Các anh bạn nhỏ bé này, có thể mất vài con Nếu bạn gửi một nghìn con có thể mất 90% mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ Và nó cho phép bạn sự linh hoạt để đến những nơi thử thách và có thể tìm đường tới nơi bạn muốn đến Tóm lại, tôi muốn nói trong 2 giây về hang động và sự bành trướng của con người ra ngoài Trái Đất như những gì ta làm với các hang động Nó xảy ra từ nhiều năm trước những hang động đó có nhiều tài nguyên con người đã dùng và các loài sinh vật dùng làm chỗ trú ẩn Có thể giờ là lúc bắt đầu đi thám hiểm Sao Hỏa và Mặt Trăng Chúng tôi vừa hoàn thành dự án nghiên cứu của giai đoạn II của NASA nhìn vào các công nghệ tối thiểu ta cần để sống ở trong các hang động dung nham trên Mặt Trăng và Sao Hỏa Hóa ra là một danh sách rất đơn giản và ngắn gọn và chúng ta đã đi theo hướng sử dụng kĩ thuật khá sơ khai Chúng ta đang nói về mọi thứ như thể con tàu có thể bơm phồng để thay đổi theo hình dạng phức tạp bên trong một cái hang nó phồng lên để có thể đương đầu với dạng phức tạp này có nhiều cách để có được khí để thở làm từ những chất thực của các cơ thể này Đây là tương lai cho chúng ta dùng những hang động trên Sao Hỏa Và giờ trong hang ta nghiên cứu và tái tạo nhưng trong tương lai ta sẽ dùng nó để tạo môi trường sống và nghiên cứu Ý kiến của tôi về tình hình hiện tại về sự sống trên Sao Hỏa có thể có trên hành tinh này cơ hội là 50/50 Câu hỏi đặt ra là liệu sự sống ở Sao Hỏa có liên quan tới Trái Đất điều đó còn chưa rõ vì giờ ta biết từ những thiên thạch Sao Hỏa đã rơi xuống Trái Đất vật chất có thể qua lại giữa hai hành tinh Một trong những câu hỏi khó nhất là nếu ta đến đó và thấy có sự sống như ta mong đợi ta là liệu đó có là sự bắt đầu sự sống thứ hai? Liệu sự sống bắt đầu ở đây và được chuyển từ đến nơi kia? Hay sự sống bắt đầu nơi kia và được chuyển tới đây? Đó là câu hỏi hóc búa mà ta sẽ đi tìm câu trả lời trong 50 năm tới và tôi hi vọng ta có thể có nhiều hơn các chuyến du hành tới Sao Hỏa để trả lời câu hỏi đó Cảm ơn. Tôi đã từng thử tìm hiểu, làm thế nào đồng bộ kết nối được hạnh phúc, và theo tôi, vì một số lí do mà chúng ta vui vẻ trong sự đồng bộ Chúng ta thích nhảy cùng nhau, chúng ta thích hát cùng nhau Và nếu bạn sẵn lòng, tôi mong các bạn tham gia vào thử nghiệm đầu tiên hôm nay. Thử nghiệm là -- và tôi nhận ra, khi các bạn vỗ tay bạn vỗ theo kiểu Bắc Mỹ là kiểu tiếng ghê tai và ngắt quãng Các bạn không có sự tổ chức từ trước. Kể cả khi các bạn vỗ tay đồng thanh Các bạn nghĩ mình có thể làm được? Tôi muốn thử xem nếu các bạn sẽ làm được theo như tôi được biết, thì các bạn chưa được luyện tập các bạn có thể vỗ tay cùng nhau một cách đồng bộ? (Vỗ Tay) Whoa! Đó là thứ chúng ta gọi là "hành động bột phát" (Tiếng cười) Vậy, nó nằm ngoài dự đoán của tôi, nhưng -- tôi vẫn dự là các bạn có thể đồng bộ Tôi không nghĩ là các bạn sẽ tăng sự lặp lại ấy Rất thú vị. (Tiếng cười) Vậy chúng ta rút ra được điều gì? Đầu tiên, chúng ta biết rằng các bạn đều thông minh Ở đây toàn những con người thông minh, nhạy bén Một số nhạc sĩ ở đây Đó có phải là lí do mà các bạn đồng bộ được? Nghĩ một cách nghiêm túc về câu hỏi này hãy hỏi bản thân mình rằng điều kiện cần nhất cho cái bạn vừa làm là gì, cho sự đồng bộ hoá tự phát. Bạn có cần phải thông minh như bây giờ? Thậm chí, bạn có cần phải có não để có thể đồng bộ? Bạn có cần phải là vật thể sống? Tôi biết, đó là một suy nghĩ ghê rợn Những vật thể vô hồn có thể đồng bộ hoá một cách tự phát Nó là sự thật. Hôm nay, tôi sẽ giải thích sự đồng bộ hoá là, nếu không phải một trong những, có lẽ là động lực phổ biến nhất của tự nhiên Nó trải rộng từ quy mô nguyên tử đến quy mô vũ trụ Nó là xu hướng có chiều sâu tới trật tự của tự nhiên mà đối lập với những gì chúng ta được dạy về sự hỗn loạn Tôi không nói là định luật về sự hỗn loạn là sai Nó không sai. Nhưng có lực đối kháng trong vũ trụ xu hướng tới trật tự tự phát. Và đó là chủ đề của chúng ta Theo đó, hãy để tôi bắt đầu với điều gì có thể xảy đến với bạn ngay bây giờ khi bạn nghe về sự đồng bộ hoá trong tự nhiên Một ví dụ điển hình về một đàn chim bay cùng nhau hoặc một bầy cá bơi có tổ chức Vậy, chúng không cần phải là sinh vật cực kì thông minh thế nhưng, chúng lại biểu diễn "vở ba lê" tuyệt đẹp. Từ chương trình "Động vật săn mồi" của BBC Chúng ta đang xem sự đồng bộ hoá với bản năng tự vệ Khi bạn nhỏ và dễ bị công kích, như những con chim sáo đậu hoặc như loài cá, đồng bộ hoá giúp cả đàn tránh được loài ăn thịt, hoặc đánh lạc hướng chúng Chúng ta hãy tĩnh lặng để cảm nhận sự tráng lệ này Trong một thời gian dài, các nhà sinh học bị phân tâm bởi hiện tượng này họ tự hỏi sao nó có thể xảy ra Chúng ta đều biết rằng biên đạo tạo nên sự đồng bộ Nhưng những sinh vật này không có người biên đạo Chúng tự biên đạo bản thân chúng Và khoa học ngày nay bắt đầu tìm ra cơ chế hoạt động Tôi sẽ chỉ cho bạn mô hình trên máy tính tạo bởi Ian Couzin, một nhà nghiên cứu ở Oxford nó cho chúng ta thấy bầy đàn hoạt động như thế nào Có 3 quy luật đơn giản Đầu tiên, mỗi cá thể chỉ nhận thức được sự tồn tại của hàng xóm quanh chúng Thứ hai, mỗi cá thể có xu hướng xếp thành hàng Và cuối cùng, chúng di chuyển xích lại gần nhau nhưng chúng vẫn giữ một khoảng cách nhỏ Và khi bạn vận hành 3 nguyên tắc ấy tự động bạn có thể thấy một bầy rất giống với bầy cá hoặc đàn chim. Cá rất thích ở gần nhau, cách nhau bằng chiều dài cơ thể chúng Chim cách nhau khoảng 3 hoặc 4 lần chiều dài cơ thể chúng Ngoại trừ điều đó ra, nguyên tắc là giống nhau cho cả 2 loài Hãy quan sát sự thay đổi khi động vật săn mồi xuất hiện Nguyên tắc thứ 4: khi động vật săn mồi xuất hiện, tránh nó ra Đây là mô hình bạn thấy khi có động vật săn mồi Những con mồi của chúng ta tránh ra theo các hướng ngẫu nhiên và nguyên tắc xích lại gần nhau mang chúng lại gần nhau, như vậy, có một sự tách ra rồi hợp lại xuyên suốt Và bạn thấy điều đó trong tự nhiên Lưu ý rằng, có vẻ như từng cá thể hành động như có sự hợp tác, nhưng thực sự, là hành động ích kỉ theo Thuyết tiến hoá của Darwin. Mỗi cá thể giải tán một cách ngẫu nhiên để cứu lấy vẩy hoặc lông của chúng . Ngoại trừ khao khát muốn cứu lấy chúng, mỗi sinh vật đều theo những nguyên tắc trên và dẫn tới kết quả an toàn cho toàn bộ chúng Mặc dù trông chúng như đang nghĩ cho cả nhóm, thực tế là không phải vậy. Bạn có thể đang tự hỏi lợi ích thực chất khi ở trong một bầy đàn là gì, và bạn có thể nghĩ ra một số lợi ích. Như tôi đã nói, nếu bạn ở trong bầy đàn, tỉ lệ bạn không may mắn sẽ được giảm nếu so với một nhóm nhỏ Rất có nhiều đôi mắt phát hiện ra nguy hiểm. Và bạn có thể thấy ở ví dụ đàn chim sáo đậu, khi loài diều hâu lạ tiến đến tấn công chúng, có một làn sóng hoảng loạn đang lan truyền có thể truyền tín hiệu trong khoảng cách lớn Bạn sẽ thấy -- nó có thể sẽ tới trong những giây phút chót -- hoặc không Thông tin có thể được truyền tải nửa kilometer trong một khoảng thời gian ngắn qua cơ chế này. Vâng, nó đang xảy ra đây. Hãy nhìn nếu bận có thể thấy làn sóng lan truyền trong bầy đàn. Nó thật đẹp. Chúng ta có thể hiểu và nghĩ điều gì đang xảy ra với đàn chim với mô hình máy tính kia. Như tôi đã nói, chỉ với 3 nguyên tắc đơn giản thêm một nguyên tắc về việc trông chừng động vật ăn thịt Dường như chả có gì là bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta không thực sự hiểu rõ về bản chất toán học. Tôi là nhà Toán học. Chúng ta muốn có thể hiểu một cách rõ hơn Tôi cho các bạn xem mô hình trên máy tính, nhưng máy tính không hiểu Máy tính chỉ là một thử nghiệm khác. Chúng ta đều muốn có cái nhìn cụ thể hơn về cơ chế hoạt động này và để hiểu rằng tổ chức này từ đâu mà có. Làm thế nào mà nguyên tắc có thể đưa tới những khuôn mẫu? Có một trường hợp mà chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ hơn và đó là trường hợp về những con đom đóm Nếu bạn thấy đom đóm ở Bắc Mỹ như nhiều các thứ khác ở Bắc Mỹ chúng có xu hướng vận hành một cách độc lập. Chúng không để ý tới nhau. Chúng làm việc một mình, bật đèn sáng và tắt đèn, không để ý gì tới những con xung quanh. Nhưng ở phía Nam Châu á -- Thái Lan hay Mã Lai hay Borneo -- Những con đom đóm đực hành động và hợp tác một cách đẹp tuyệt Bạn có thể thấy chúng vào mỗi đêm dọc bờ sông Các cây ngập mặn được bao quanh bởi những con đóm đóm giao tiếp với nhau qua ánh sáng Đặc biệt, những con đom đóm đực bật đèn cùng một lúc với nhau trong một sự đồng bộ hoàn hảo, để gửi thông điệp đến cho giống cái Và như bạn có thể tưởng tượng, thông điệp là "Lại đây. Hãy cặp với anh." (Nhạc) Trong giây lát, tôi sẽ chỉ cho bạn sự chuyển động chậm của một con đom đóm để bạn có thể cảm nhận được. Đây là một khung hình Bật và tắt -- giây thứ 30, đây. Và hãy nhìn cả khúc sông này, và nhìn sự đồng bộ chính xác này. Bật, lại bật và tắt. Ánh sáng tổng hợp từ những con bọ này --đây thực sự là những con bọ nhỏ-- rất sáng đến nỗi những người đánh cá ở biển có thể tận dụng làm ngọn hải đăng chỉ đường về nhà Đáng kinh ngạc. Trong một thời gian dài, thật không thể tin khi những người phương Tây đầu tiên, như ông Francis Drake, đến Thái Lan và trở lại cùng câu chuyện về cảnh khó tin này. Không một ai tin. Chúng ta không nhìn thứ gì như thế ở châu Âu hay ở phương Tây. Và trong khoảng thời gian dài, thậm chí sau khi câu chuyện được ghi lại, người ta vẫn nghĩ đó là một loại ảo ảnh quang học nào đó. Các báo khoa học xuất bản và nói rằng đó là do mí mắt co giật, hoặc, như bạn có thể biết, con người có xu hướng nhìn ra kiểu mẫu không có thật. Nhưng tôi mong bạn có thể thuyết phục bản thân mình, với mẩu phim về ban đêm này, rằng chúng thực sự đồng bộ rất tốt. Bây giờ câu hỏi là được đặt ra là, chúng ta có cần phải sống để nhìn thấy trật tự bột phát này, và tôi đã gợi ý rằng câu trả lời là không. Bạn không cần phải là một sinh vật hoàn thiện. Thậm chí bạn có thể chỉ là một đơn bào Ví dụ tế bào điều hoà nhịp tim trong tim bạn bây giờ. Nó giúp bạn sống bình thường. Từng nhịp đập của tim phụ thuộc vào khu vực quan trọng này, nút xoang nhĩ, mà có tầm 10.000 tế bào riêng lẻ tự đập, và có nhịp điệu xung điện -- điệp áp tăng và giảm -- truyền tín hiệu đến tâm thất để bơm máu. Bây giờ, bộ máy điều hoà nhịp tim không phải là đơn bào. Đó là chế độ dân chủ gồm 10.000 tế bào cùng hoà âm để cho bộ máy điều hoà nhịp tim hoạt động chính xác. Tôi không đưa ra ý nghĩ rằng đồng bộ hoá luôn là điều tốt. Nếu bạn bị trúng phong, có trường hợp mà cả tỉ tế bào thần kinh, hoặc ít nhất hàng triệu sẽ phóng điện như trong một buổi hoà nhạc bệnh lí. Như vậy, xu hướng hướng tới trật tự không phải luôn là điều tốt. Bạn không cần phải là vật thể sống. Thậm chí bạn không cần là đơn bào. Nếu bạn nhìn, ví dụ, laze hoạt động như thế nào, sẽ là trường hợp của sự đồng bộ hoá nguyên tử. Trong tia laze, điểm khác giữa tia sáng laze với tia sáng trên đầu tôi đây là tia sáng này không liền mạch-- rất nhiều màu khác nhau và tần số khác nhau giống như cách các bạn vỗ tay lúc ban đầu-- nhưng nếu bạn là tia laze, đó sẽ là tràng vỗ tay có nhịp điệu. Các nguyên tử sẽ phóng ra trong sự đồng bộ, phát ra tia sáng một màu, một tần số. Bây giờ tới phần khá là rủi ro trong bài nói của tôi, mà sẽ chứng minh rằng vật vô hồn có thể đồng bộ hoá. Nén hơi thở của bạn cho tôi. Tôi đang có 2 bình nước rỗng. Đây không phải là Keith Barry đang làm ảo thuật. Đây là một kẻ vụng về chơi với các chai nước. Tôi có máy đập nhịp ở đây. Bạn nghe thấy chứ? Tôi có máy đập nhịp, và nó là máy đập nhịp nhỏ nhất thế giới-- tôi không nên quảng cáo. Dù sao thì đây là máy đập nhịp nhỏ nhất thế giới. Tôi đặt nó ở chế độ nhanh nhất, và giờ tôi đặt chế độ khác cùng theo cách đó. Chúng ta có thể thử trường hợp thứ nhất. Tôi sẽ để chúng trên bàn cùng nhau, không có lí do gì để chúng đồng bộ hoá, và có lẽ chúng sẽ không. Bạn sẽ nghe chúng rõ hơn. Tôi sẽ đứng đây. Tôi hi vọng rằng chúng có thể sẽ chỉ đập nhịp rời nhau bởi vì tần suất của chúng không hoàn toàn giống nhau. Phải không? Chúng rời nhau. Chúng đồng bộ khoảng một lúc, rồi sau đó rời nhau. Và lí do là chúng không thể giao tiếp với nhau Bây giờ, có thể bạn sẽ nghĩ đó là ý tưởng kì lạ. Máy đập nhịp giao tiếp với nhau theo cách nào? Chúng có thể giao tiếp với nhau bằng lực cơ học. Vậy tôi sẽ làm cho chúng như vậy. Tôi cũng muốn đẩy cái này lên một chút. Làm thế nào chúng có thể liên lạc với nhau? Tôi sẽ đặt chúng trên mặt nền có thể di chuyển được, đó là "Hướng dẫn để học sau đại học ở Cornell." Được chứ? Nó đây. Hãy cùng xem nếu ta có thể làm chúng hoạt động. Vợ tôi chỉ ra rằng nó sẽ hoạt động tốt hơn nếu tôi đặt cả 2 cái cùng lúc bởi vì nếu không toàn bộ sẽ bị rớt xuống. Được rồi. Và đây. Hãy cùng nhìn. Tôi không ăn gian-- Hãy để tôi làm chúng không đồng bộ. Không, thật khó để có thể làm vậy. (Vỗ tay) Được rồi. Trước khi ai đó không được đồng bộ hoá, tôi sẽ đặt chúng ngay đây. (Tiếng cười) Bây giờ, đó có thể thú vị, nhưng sự lan toả của xu hướng tới trật tự tự phát thỉnh thoảng có những kết quả ngoài dự tính. Và ví dụ rõ ràng, là sự việc xảy ra ở London vào năm 2000. Cầu Millenium được cho là niềm tự hào của London -- cây cầu mới đẹp đẽ được bắc qua sông Thames, con sông đầu tiên chảy hơn 100 năm tại London. Có một cuộc thi thiết kế lớn cho cây cầu này, và bản thiết kế thuộc về một đội hiếm có-- trong không khí của TED, thực sự -- của một kiến trúc sư-- có lẽ là kiến trúc sư giỏi nhất ở Vương quốc Anh, ngài Norman Foster-- làm việc cùng với nhà mỹ thuật, nhà điêu khắc, ngài Anthony Caro, và công ty thi công, Ove Arup. Và họ nộp bản thiết kế cùng nhau, dựa trên tầm nhìn của ngài Foster, đó là-- ông ấy nhớ đã đọc truyện tranh Flash Gordon khi còn nhỏ, và ông ấy nói rằng khi Flash Gorden tới vực sâu thẳm, anh ấy sẽ bắn thứ mà ngày nay chúng ta gọi là kiếm laze. Anh ấy bắn kiếm laze qua vực thẳm, tạo nên một lưỡi dao bằng ánh sáng, và rồi leo qua lưỡi tia sáng này. Anh ấy nói, "Đó là tầm nhìn tôi muốn gửi tới London. Tôi muốn lưỡi tia sáng này đi qua sông Thames." Và thế là họ xây một lưỡi tia sáng, và nó là một dải dây bằng thép mỏng-- có lẽ là chiếc cầu dây văng phẳng nhất và mỏng nhất thế giới, với dây chằng ở phía bên ngoài. Các bạn quen với chiếc cầu với dây văng to rủ xuống ở bên trên. Nhưng những dây văng này lại ở phía bên ngoài của cầu, ví như nếu bạn lấy một cái chun cao su và kéo dài nó qua sông Thames-- đó là cách để giữ cây cầu. Bây giờ, ai cũng háo hức để đi thử. Vào ngày khai mạc, hàng nghìn người dân London đến thử và có chuyện đã xảy ra. Và trong vòng 2 ngày, cây cầu đã phải đóng cửa trước công chúng. Đầu tiên, tôi muốn chỉ cho bạn các cuộc phỏng vấn với một số người đã ở trên cầu vào ngày khai mạc, họ sẽ mô tả điều gì đã xảy ra. Người đàn ông: Nó bắt đầu di chuyển ngang sang 2 bên, và hơi nhún lên nhún xuống, như là ở trên thuyền vậy. Người phụ nữ: Vâng, nó bất ổn định, và rất là nhiều gió, và tôi nhớ là nó có rất nhiều cờ lên và xuống hai bên, vì vậy bạn có thể chắc chắn-- rằng có gì đó xảy ra ở 2 bên, có thể cảm thấy được. Phỏng vấn: Không lên và xuống? Cậu bé: Không. Phỏng vấn: Và không tiến lên hay lùi xuống? Cậu bé: Không. Phỏng vấn: Chỉ 2 bên. Bạn nghĩ nó dịch chuyển khoảng bao nhiêu? Cậu bé: Tầm khoảng-- Phỏng vấn: Tức là, từng kia, hay từng này? Cậu bé: Cái thứ 2. Phỏng vấn: Từng này? Cậu bé: Đúng vậy. Người đàn ông: Nó khoảng ít nhất từ 6 đến 8 inches, tôi nghĩ vậy. Phỏng vấn: Được rồi, vậy là ít nhất từng này? Người đàn ông: Ồ, đúng vậy. Người phụ nữ: Tôi nhớ là tôi muốn ra khỏi cây cầu. Phỏng vấn: Ồ, thật ư? Người phụ nữ: Đúng vậy. Nó rất kì lạ. Phỏng vấn: Như vậy là đủ để đáng sợ? Người phụ nữ: Đúng vậy, nhưng tôi nghĩ là do tôi. Phỏng vấn: Hãy nói cho tôi biết lí do bạn làm điều này? Cậu bé: Chúng tôi phải làm để giữ thăng bằng bởi vì nếu bạn không giữ thăng bằng, thì bạn sẽ bị ngã, khoảng 45 độ sang trái hoặc sang phải. Phỏng vấn: Vậy hãy chỉ tôi cách đi bình thường. Và hãy chỉ cho tôi cách đi khi cầu bắt đầu di chuyển. Vậy bạn cố ý di chuyển bàn chân sang hai bên và-- ồ, những bước ngắn? Người đàn ông: Đúng vậy. Rất rõ ràng đối với tôi có lẽ đó là do số người trên cầu. Phỏng vấn: Họ cố ý bước từng bước như vậy hay sao? Người đàn ông: Không, họ chỉ bước sao cho phù hợp với chuyển động của cầu Được rồi, từng ấy đã gợi ý cho chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra. Hãy ví chiếc cầu như cái mặt nền này. Hãy ví mọi người như máy đập nhịp. Có thể bạn không quen với việc nghĩ mình như máy đập nhịp, nhưng sau tất cả, chúng ta đi-- chúng ta dao động trước và sau như chúng ta đi Và đặc biệt khi chúng ta bắt đầu đi như những người này, phải không? Họ đều bước đi như trượt ván một cách kì lạ một khi cây cầu bắt đầu chuyển động. Và giờ hãy để tôi chỉ cho bạn chiều dài của cây cầu. Nhưng nhân tiện đó, sau khi bạn thấy cây cầu vào ngày khai mạc, bạn sẽ xem clip thú vị về công việc hoàn thành bởi kĩ sư cầu đường ở Cambridge tên là Allan McRobie, người đã chỉ ra vấn đề của cây cầu, và là người đã dựng mô hình cây cầu để giải thích rõ vấn đề là gì. Đó như vòng lặp phản hồi tích cực ngoài sự mong đợi giữa cách mọi người đi và cách cầu bắt đầu dịch chuyển, mà các kĩ sư không hề biết. Thật sự, tôi nghĩ người đầu tiên bạn thấy là kĩ sư trẻ chịu trách nhiệm về dự án này. Okay. Phỏng vấn: Có ai bị thương không? Kĩ sư: Không. Phỏng vấn: Okay. Nó hơi nhỏ-- Kĩ sư: Đúng. Phỏng vấn: -- nhưng là thật? Kĩ sư: Chắc chắn thế. Phỏng vấn: Bạn nghĩ, "Ồ, phiền phức." Kĩ sư: Tôi thấy thất vọng về nó. Chúng tôi đã mất nhiều thời gian để thiết kế cây cầu này, và chúng tôi đã phân tích, Chúng tôi kiểm tra nó với các con số--để tải nặng hơn so với các con số-- và vấn đề xảy ra mà chúng tôi không hề biết trước. Phỏng vấn: Ngoài sự phỏng đoán của bạn. Kĩ sư: Chính xác. Đây là chuyện rất kịch tính và gây sốc cho thấy cả đám đông-- trăm người-- hiển nhiên bước từ bên này sang bên kia trong sự đồng nhất, không phải chỉ với nhau, mà cùng với cây cầu. Sự di chuyển đồng bộ này dường như điều khiển cây cầu. Nhưng làm thế nào đám đông có thể đồng bộ hoá? Có điều gì đặc biệt mà cầu Millennium khiến họ làm vậy? Đây là trọng tâm của cuộc nghiên cứu. Cuối cùng thì mô hình cây cầu đã hoàn thành và tôi có thể làm nó lung lay. Giờ, Allan, đây hoàn toàn là lỗi của bạn, phải không? Allan McRobie: Đúng vậy. Phỏng vấn: Bạn đã thiết kế mô hình cầu này, và giờ, bạn đã tính và bắt chước chuyển động của cây cầu thật? Đúng vậy, nó giống hệt về mặt vật lí. Vâng. Thế nếu chúng ta bước lên, chúng ta có thể bị lung lay? Allan McRobie là kĩ sư cầu đường đến từ Cambridge và đã viết cho tôi, gợi ý rằng mô hình cầu sẽ chuyển động lắc lư như là cây cầu thật-- rằng chúng tôi treo nó lên con lắc với chiều dài y hệt. AM: Cái này chỉ nặng vài tấn, nên khá dễ dàng để làm nó chuyển động. Chỉ bằng cách bước. Bây giờ, nó thực sự chuyển động Không cần phải là lắc thật sư. Chỉ cần bước. Nó bắt đầu chuyển động Khá là khó để bước đi. Bạn phải cẩn thật chỗ bạn đặt chân xuống, phải không, bởi nếu bạn làm sai, nó sẽ đẩy chân bạn ra ngoài. Nó thực sự tác động đến cách mà bạn đi. Bạn không thể đi bình thường được. Không. Nếu bạn thử và bước 1 chân lên chân kia, nó sẽ chuyển chân bạn đi đến dưới người bạn. AM: Đúng vậy. Phỏng vấn: Như vậy bạn phải bước ra phía bên ngoài 2 bên. Đúng là mô hình này làm tôi phải bước y như những gì tôi nhìn thấy mọi người bước trên cầu thật. AM:..bước đi trượt băng. Nó không phải như bước đi của rắn bò Phỏng vấn: Để tăng tính thuyết phục, Tôi muốn đám đông ở ngày khai mạc, đội kiểm tra âm thanh, Hướng dẫn cho họ là: hãy đi bình thường Khá là thú vị bởi vì không ai cố gắng điều khiển nó. Tất cả họ đều gặp khó khăn trong việc đi lại. Và cách duy nhất để đi thoải mái là bước từng bước một. Nhưng sau đó, tất nhiên, tất cả bọn họ đang điều khiển cây cầu. Bạn không thể làm gì khác. Bạn thực sự bị bó buộc bởi sự chuyển động của cầu để bước đi, và vì thế điều khiển nó hơn. Được rồi, từ Bộ Những Bước Đi Ngốc Nghếch, có lẽ tôi nên kết thúc. Tôi hơi quá thời gian. Nhưng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ khám phá và nhìn thế giới theo cách mới, để thấy tất cả những sự đồng bộ hoá kì diệu xung quanh chúng ta. Xin cảm ơn. (Vỗ Tay) (Vỗ Tay) (Vỗ Tay) Sâu trong hệ mặt trời của chúng ta, một kỷ nguyên khám phá vũ trụ mới đang dần khai mở. Bên dưới lớp băng dày của vệ tinh Europa, trong hơi nước bốc lên từ Enceladus, và trong những mặt hồ metan từ mặt trăng Titan, các nhà sinh vật học đang tìm kiếm sự sống ngoài trái đất. Ta nghiên cứu kỹ ba vệ tinh này vì chúng đều là "thế giới đại dương", một môi trường có chứa chất lỏng và chất lỏng giúp hình thành nên sự sống. Các sinh vật phải có khả năng sinh trưởng, sinh sản và tự kiếm ăn giữa các loài khác. Tất cả những hoạt động trên đòi hỏi các cấu tạo phân tử phức tạp từ những thành phần cơ bản. Các chất lỏng như nước cho phép các hợp chất duy trì ở trạng thái lơ lửng thay vì chìm xuống do lực hấp dẫn. Điều này giúp chúng thường xuyên tương tác tiếp xúc trong không gian và trong điều kiện thích hợp, các phản ứng hóa học sẽ xảy ra dẫn tới sự hình thành vật chất sống. Chỉ điều đó thôi thì chưa đủ, các phân tử sinh học nhỏ nhưng phức tạp mà chúng ta biết rất nhạy cảm với nhiệt độ- quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không thể tạo ra phản ứng. Nước dạng lỏng có một lợi thế là có nhiệt độ rất ổn định, nghĩa là nó có thể cách ly các phân tử khỏi sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Trên Trái Đất, cùng những điều kiện khác trong môi trường nước, có lẽ đã góp phần cho sự hiện diện của sự sống hàng tỷ năm trước. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các hành tinh khác trong hệ mặt trời, ví dụ như ba mặt trăng băng giá này. Europa, mặt trăng của sao Mộc, hẳn là đại dương gây hấp dẫn nhất. Dưới lớp băng dày hơn cả đỉnh Everest, tồn tại một đại dương sâu tới 100 km. Các nhà sinh vật học cho rằng đại dương ngầm này có thể chứa sự sống. Nhờ có tàu thăm dò Galileo, ta có thể suy được rằng nó có hàm lượng muối tương tự so với một số hồ trên Trái Đất. Nhưng hiện nay, hầu hết các tính chất của nó vẫn là một ẩn số. Giống như sao Mộc, sao Thổ cũng có những vệ tinh thích hợp cho sự sống. Ví dụ, Enceladus là một quả cầu băng nhỏ đến nỗi có thể nằm vừa trong khu vực Vịnh Mexico. Tương tự Europa, có thể một đ ại dương cũng đang ẩn sâu dưới lớp băng của nó. Nhưng Enceladus còn có các mạch nước thường xuyên phun ra hơi nước và các hạt băng nhỏ vào không gian. Các nhà sinh vật học tò mò liệu các mạch nước phun này có liên kết với đại dương phía dưới không. Họ hi vọng gửi được tàu thăm dò để xem liệu luồng hơi từ các mạch nước phun có chứa các vật chất hỗ trợ sự sống từ đại dương ngầm này hay không. Mặc dù là chất được biết đến nhiều nhất cho việc nuôi dưỡng sự sống nhưng nước cũng không phải là môi trường tất yếu phải có. Như Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, nó có một bầu khí quyển dày đặc khí nitơ chứa metan và các phân tử hữu cơ khác. Những đám mây ngưng tụ và mưa trên bề mặt Titan khiến cho hồ và biển chứa đầy metan lỏng. Hợp chất hóa học đặc biệt này không có tính hỗ trợ tốt như nước. Nhưng kết hợp với một khối lượng lớn chất hữu cơ rơi xuống từ những cơn mưa, những khối metan lỏng này có khả năng hỗ trợ các dạng vật thể sống lạ. Vậy điều gì chỉ ra rằng có sự sống tồn tại ở đây và các nơi khác nữa? Nếu tồn tại sự sống, các nhà sinh vật học suy đoán rằng chúng tồn tại ở mức phân tử, so sánh với các loài vi khuẩn ta có trên Trái Đất. Điều này gây khó khăn cho việc trực tiếp quan sát từ xa, nên các nhà sinh vật học tìm kiếm manh mối với tên gọi là sinh trắc học. Đó có thể là tế bào, hóa thạch hay các chất khoáng sản để lại từ các sinh vật. Và việc tìm kiếm bất kỳ sinh trắc học nào cũng là thách thức vì nhiều lí do. Một trong những điều quan tâm nhất là đảm bảo khử trùng đầu dò thật kỹ lưỡng. Nếu không ta có thể vô tình gây ô nhiễm những đại dương đó với vi khuẩn của Trái Đất, mà điều này có thể hủy hoại sự sống ngoài hành tinh. Titan, Enceladus, và Europa chỉ là ba trong số nhiều đại dương mà ta có thể khám phá. Ta cũng biết được nhiều nơi khả thi khác trong hệ mặt trời, bao gồm các vệ tinh của sao Mộc là Callisto và Ganymede, Triton của sao Hải Vương, và cả sao Diêm Vương. Nếu tồn tại nhiều tiềm năng về sự sống trong hệ mặt trời nhỏ bé của chúng ta, vậy phần còn lại của vũ trụ có thể chứa những bí mật không tưởng nào nữa? Xin chào, tôi là Andrea Gibson và đây là bài thơ: "Nhà dinh dưỡng học". Nhà dinh dưỡng học khuyên tôi nên ăn các loại củ quả Rằng nếu ăn 13 củ cải mỗi ngày, tôi sẽ trở lại mặt đất, mọc rễ. Và tâm trí tôi sẽ không còn bay lơ lửng tới nơi bóng tối ngự trị. Thầy bói nói trái tim tôi chất chứa quá nhiều, rằng đưa 20 đô rồi bà sẽ cho tôi hay, tôi nghe theo đưa bà 20 đô, "Đừng lo cô gái, cô sẽ sớm tìm thấy người đàn ông tốt." Nhà trị liệu đầu tiên khuyên tôi ngồi trong tủ kín 3 giờ mỗi ngày, nhắm mắt và bịt tai, tôi đã thử một lần nhưng không thể ngừng nghĩ rằng thật kì cục khi ngồi trong tủ thế này. Thầy dạy yoga yêu cầu tôi duỗi căng mọi thứ trừ sự thật. chỉ tập trung vào những nhịp thở, rằng ai cũng sẽ tìm thấy hạnh phúc nếu quan tâm hơn đến việc cho đi hơn là những thứ nhận được. Dược sĩ kê cho tôi Klonopin, Lamictil, Lithium, Xanax. Bác sĩ nói một viên an thần sẽ làm tôi quên đi lời của vết thương. Vết thương nói không đừng viết bài thơ này. Không ai muốn nghe mày khóc lóc về nỗi khổ trong tâm cốt. Tâm cốt tôi thì bảo: "Tyler Clementi gieo mình xuống sông Hudson tin chắc mình hoàn toàn cô độc." Tâm cốt tôi thôi thúc: "Hãy viết bài thơ đi". Gửi tới ánh sáng ngọn đèn đang len lỏi dưới lòng sông. Gửi tới số phận mong manh như đèn chùm treo sợi chỉ. Gửi tới những ngày không thể rời khỏi giường. Gửi tới cổ tay bạn. Tới những người từng nghĩ đến cái chết. Đôi lần tôi được khuyên là điều hồi phục tốt nhất có thể làm là liên tục nhắc nhở mình Những người khác cũng cảm nhận như vậy. Ngày mai sẽ đến và đi Và nó sẽ chẳng thể tốt hơn khi lá thư gửi mẹ bạn còn đang viết dở và nói: "Thề có chúa con đã cố" Nhưng khi tôi nghĩ mình đã đến tận cùng, mọi thứ lại giáng xuống Không có vết thương nào như vết thương mà sự cô đơn giáng lên bạn Để tôi cho bạn hay Tôi biết có những ngày tưởng như cả thế giới như đang nhảy múa ngoài đường Khi bạn suy sụp như cánh cửa của những tòa nhà bị cướp phá Bạn không cô độc và tự hỏi ai sẽ bị kết án vì tội cứng đầu Bạn tiếp tục tống nỗi đau vào căn buồng xấu hổ Bạn không yếu đuối chỉ bởi mang trái tim nặng nề. Tôi chưa từng gặp trái tim nặng nề nào không có siêu năng lực bên trong. Một số sẽ không thể hiểu sức mạnh siêu nhiên mà một người cần để có thể bước ra ngoài Ngày nào đó, nụ cười của tôi sẽ giống cái máng nước của ngôi nhà bị dỡ Nhưng đôi tay tôi vẫn luôn giữ chặt lấy niềm tin Cuộc sống có thể như miếng đất màu mỡ lấy dưỡng chất từ đống mục rữa Biến vết thương thành cao tốc Chở tôi trên chiếc xe tải với mẩu sticker ghi rằng: "Một xã hội ốm yếu sẽ chẳng có tiêu chuẩn nào về sức khỏe" Tôi chưa bao giờ tin ai nên cũng chưa từng cúi mình cách tôi tin tưởng những người luôn cẩn trọng với lời nói La hét để kích thích kiếm tìm những cuộc gây gổ Bốn đêm trước lúc Tyler Clementi nhảy xuống từ cầu George Washington tôi đang ngồi trên giường khách sạn tại quê nhà tính toán những thứ mình phải nuốt để giữ lọ thuốc ngủ Điều tôi biết về cuộc sống chính là nỗi đau không bao giờ chỉ là của mình Mỗi lần đau, tôi đều hiểu vết thương là lời cảnh tỉnh Nên tôi tiếp tục lắng nghe khoảnh khắc khi nỗi buồn trở thành một cửa sổ để tôi có thể thấy cái mà mình từng không thấy qua lăng kính của giấc mơ méo mó nhất tôi thấy một bông bồ công anh tung bay theo gió rải khắp nơi hàng nghìn hạt mầm Nên lần tới tôi sẽ nói bạn biết mình thả hồn thư giãn dễ thế nào đừng cố gắng níu tôi trở lại chỉ cần ta cùng nhau bên ô cửa thương đau để hoàn thiện tuy biết rằng có thể nó chỉ khiến tim ta thêm tổn thương có thể ngày tồi tệ nhất vẫn đang đến hãy để tôi lên tiếng lúc này, tôi vẫn sẽ ở đây yêu cầu thế giới này nhảy múa, ngay cả khi nó giẫm lên chân tôi bạn vẫn sẽ ở đây cùng tôi, được chứ? Bạn sẽ ở đây cùng tôi Kiên cường chống lại bóng tối chua cay Tỏa sáng bất chấp Biến mất mát thành sức mạnh Bạn tôi Nếu điều duy nhất ta phải có là bên nhau thì chúa ơi thật không mong gì hơn chúa ơi đó là đủ chúa ơi đó là quá nhiều để cho đi mỗi người trong chúng ta cùng nói thầm với những người khác "Phải sống" "Phải sống" "Phải sống" Thật đáng ngạc nhiên khi mà bạn gặp một nhà lãnh đạo quốc gia và nói rằng, "Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của quốc gia ngài là gì? -- họ sẽ không nói ngay đó chính là trẻ em. Và khi bạn nói đến thế hệ trẻ em, họ sẽ mau chóng đồng ý với bạn. (Đoạn phim) : Hôm nay chúng tôi đang đi cùng với, Bộ trưởng Quốc Phòng của Colombia, nhà lãnh đạo quân đội và cảnh sát, và chúng tôi để lại 650 laoptop cho trẻ em những đứa mà không có truyền hình, không có điện thoại, và đã sống trong cộng đồng bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài trong suốt 40 năm. Điều quan trọng khi phân phát laptop đến khu vực này chính là để kết nối những đứa trẻ mà đã từng không được tiếp xúc bên ngoài do sự kiểm soát của lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia, lực lượng du kích mà hình thành cách đây 40 năm với vai trò hoạt động chính trị và sau đó thực hiện hoạt động buôn thuốc phiện. Có một tỷ trẻ em trên thế giới, và 50% trong số chúng không có được nguồn điện tai nhà hay tại trường. Và tại một số quốc gia -- chẳng hạn như Afghannistan -- 75% bé gái không đi học. Ý tôi không phải là chúng bỏ học vào năm lớp ba hay lớp bốn -- mà là chúng không đi học. Vì thế trong ba năm kể từ khi tôi trò chuyện tại TED và trình bày một mẫu sản phẩm mới, nó xuất phát từ ý tưởng cho đến việc thực hiện một chiếc laptop hoàn chỉnh. Ngày nay chúng tôi đã phân phát nửa triệu laptop đến tay trẻ em. Chúng tôi đang chuyển 1/4 triệu chiếc đến tay những đứa trẻ khác, và sau đó thêm 1/4 triệu chiếc nữa đang được đặt hàng lúc này. Theo con số tương đối thì có khoảng 1 triệu chiếc laptop. Con số đó thấp hơn mức tôi đã dự đoán -- tôi đã dự đoán là có từ 3 đến 10 triệu chiếc -- tuy nhiên đó vẫn là một số lượng đáng kể. Ở Colombia, chúng tôi phân phát khoảng 3,000 laptop. Chính Bộ trưởng Quốc phòng người mà chúng tôi đang làm việc, chứ không phải là Bộ trưởng Giáo dục, bởi vì đó được xem là một vấn đề quân sự chiến lược theo nghĩa là đem lại tự do cho những vùng này nơi mà đã từng hoàn toàn bị tách biệt, nơi mà những kẻ đã đã gây ra, nếu như các bạn đã biết, 40 năm của đánh bom và bắt cóc cũng như giết hại, đã từng sinh sống. Và đột nhiên, những đứa trẻ được kết nối với máy tính xách tay. Chúng như những con cóc được nhảy khỏi ao tù Một sự thay đổi rất to lớn, vì nó không chỉ mở cánh cửa ra, mà còn là mở cánh cửa ra với thế giới bên ngoài. Rồi tất nhiên là họ sẽ xây dựng đường xá, xây dựng hệ thống điện thoại, tất nhiên rồi sẽ có truyền hình. Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi sẽ có thể lướt internet bằng tiếng Tây ban Nha và tiếng địa phương, vì thế chúng sẽ lớn lên cùng với việc được tiếp xúc với thông tin cùng với một cảnh 1 cửa được mở ra với thế giới bên ngoài. Trước đây, chúng bị tách biệt. Thật thú vị khi mà tại các quốc gia khác, chính Bộ trưởng Tài chính lại xem đây như là một công cụ để phát triển kinh tế. Và công cụ đó sẽ gặt hái kết quả trong 20 năm tới. Như các bạn biết đấy, nó thể diễn ra trong một năm được, nhưng điều quan trọng là, những thay đổi sâu sắc về kinh tế và văn hóa diễn ra thông qua thế hệ trẻ em. Tổng số 31 quốc gia tham gia, và trong trường hợp ở Uruguay, hơn môt nửa trẻ em đã có laptop rồi, và đến khoảng giữa năm 2009, thì mỗi đứa trẻ ở Uruguay sẽ có một laptop -- một chiếc laptop xanh nhỏ. Và kết quả đạt được ngày nay là gì? Một vài kết quả thu thập từ mỗi quốc gia bao gồm cả việc các giáo viên nói rằng họ chưa bao giờ thích thú với việc giảng dạy, và việc đọc hiểu mà được đo lường bởi bên thứ ba -- không phải chúng tôi -- tăng mạnh. Có lẽ điều quan trọng nhất chúng tôi thấy được đó là trẻ em dạy lại ba mẹ chúng. Chúng có laptop. Chúng mang laptop về nhà. Và rồi khi tôi gặp ba đứa trẻ ở trường học, mà đã đi cả ngày để đến Bogota, một trong ba đứa đã mang cho mẹ nó một chiếc. Và lý do mà nó mang cho mẹ đó là đứa trẻ 6 tuổi này đang dạy mẹ nó cách đọc và viết. Mẹ của nó không được học tiểu học. Và điều này đúng là ngược đời, và cũng là một ví dụ tuyệt vời về việc trẻ em là tác nhân của sự thay đổi. Vì thế, nói tóm lại, người ta nói rằng, tại sao lại là laptop? Laptop là thứ xa xỉ; giống như là cho chúng iPod vậy. Không phải vậy. Lý do mà bạn muốn có được laptop đó chính là vì hai chữ giáo dục, chứ không phải vì laptop. Đây là dự án giáo dục, không phải là dự án laptop. Chúng cần laptop để họ tập. Vậy thì, hãy nghĩ xem -- chẳng hạn như chúng có thể có được 100 cuốn sách. Trong một ngôi làng, bạn có được 100 laptop, mỗi chiếc có 100 bộ sách khác nhau, vậy thì ngôi làng đó tự nhiên có được 10,000 cuốn sách. Bạn và tôi không hề có 10,000 cuốn sách khi học tiểu học. Đôi lúc trường học nằm dưới một cái cây, và một số trường hợp, giáo viên chỉ đạt trình độ giáo dục lớp 5, vậy thì các bạn cần một mô hình học tập kết hợp, không chỉ là việc xây nhiều trường hơn và đào tạo nhiều giáo viên hơn, nhưng thứ mà dẫu sao các bạn vẫn cần phải làm. Và một lần nữa chúng ta thực hiện việc "Cho đi một, nhận lại một." Năm ngoái, chúng tôi đã thực hiện chương trình "Cho đi một, Nhận lại một", và chương trình đã mang lại hơn 100,000 laptop mà sau đó chúng tôi có thể tặng miễn phí. Và do đây là nhiếc chiếc laptop miễn phí, chúng tôi có thể mang chúng đến các quốc gia mà không có khả năng mua chúng. Đó là những gì chúng tôi đã làm. Chúng tôi đã tới Haiti, chúng tôi đã tới Rwanda, Afghanistan, Ethiopia, Mông Cổ. Những nơi không phải là thị trường, và giao hạt chương trình trên nguyên tắc đầy đủ, kết nối, lứa tuổi thấp, vân vân. Và rồi chúng tôi thật sự có thể đem cho một số lượng lớn. Vì vậy hãy nghĩ chương trình theo cách sau đây: xem chương trình giống như việc tiêm phòng trẻ em chống lại sự ngu dốt. Vậy hãy nghĩ rằng laptop là một liều vắc xin Bạn không tiêm vắc xin chỉ cho vài đứa trẻ. Bạn tiêm vắc xin cho tất cả trẻ em trong một vùng. Có nhiều nhà hàng Trung Quốc trên đất nước này hơn là tất cả McDonald's, Burger King, Kentucky Fried Chicken, và Wendy's công lại Chính xác là 40,000 nhà hàng. Nhà hàng Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử nước Mĩ. Ví dụ như Cơn khủng hoảng tên lửa Cuba đã được giải quyết trong một nhà hàng Trung Quốc tên là Yenching Palace ở Washington, D.C., Đáng tiếc là nó đã bị đóng cửa và sắp sửa biến thành Walgreen's. Ngoài ra, căn nhà nơi John Wilkes Booth từng chuẩn bị kế hoạch ám sát Abraham Lincoln hiện nay cũng là một nhà hàng Trung Quốc tên là Wok 'n Roll (Chảo và Nem), trên phố H ở Washington. (Tiếng cười) Và điều đó cũng không hẳn là vô lí bởi vì chảo và nem - đồ ăn Trung Quốc và đồ ăn Nhật Bản, nên nó cũng có thể hiểu được. Và người Mĩ đã yêu đồ Trung Quốc đến mức họ đã mang nó vào vũ trụ. Ví dụ như NASA phục vụ thịt lợn sốt chua ngọt đã được xử lí nhiệt cho các phi hành gia trên chuyến tàu vũ trụ của họ. Vì thế, hãy cho phép tôi đặt câu hỏi này: Nếu điểm nổi bật nhất trong đặc điểm của Mĩ là bánh táo, thì bạn nên tự hỏi bạn có thường xuyên ăn bánh táo không, so với số lần bạn ăn đồ Trung Quốc. Phải không? (Tiếng cười) Và nếu bạn nghĩ về nó thì có rất nhiều thức ăn mà bạn nghĩ hay chúng tôi, hay người Mĩ nghĩ rằng đó là đồ ăn Trung Quốc lại rất xa lạ với người Trung Quốc ví dụ như: thịt bò với súp lơ xanh, gỏi trứng, thịt gà của đại tướng Tso bánh qui may mắn, chop suey, hay những hộp thức ăn để mang đi. Ví dụ như, có lần tôi mang một mẻ bánh qui may mắn về Trung Quốc, và đưa chúng cho những người Trung Quốc để xem phản ứng của họ. Cái gì đây? Tôi có nên thử chúng không? Thử đi mà! Nó gọi là gì nhỉ? Bánh qui may mắn. Có 1 mảnh giấy ở bên trong này! (Tiếng cười) Đây là gì? Bạn đã chúng thưởng! Nó là gì? Chính là may mắn đấy! Ngon quá Này, nó từ đâu đến thế? Câu trả lời ngắn gọn là thật ra chúng đến từ Nhật Bản Và ở ngoại ô Kyoto, vẫn còn những lò nướng bánh nhỏ của gia đình làm ra bánh qui may mắn, như họ đã làm từ hơn 100 năm trước, 30 năm trước khi bánh qui may mắn được biết đến ở Mĩ. Nếu bạn đặt chúng cạnh nhau, có 2 màu, vàng và nâu. Bánh của họ thật ra có vị miso và vừng, nên không ngọt bằng phiên bản bánh của chúng ta. Thế thì, làm sao chúng đã tới được Mĩ? Ngắn gọn là, những người Nhật nhập cư vào Mĩ, và một số kha khá thợ bánh đã giới thiệu chúng - bao gồm ít nhất 1 người ở Los Angeles, và 1 người nữa ở đây, San Francisco ở cơ sở tên là Benkyo-do, ở góc của phố Sutter và Buchanan. Thật ra, lúc đó, họ làm bánh qui may mắn bằng loại khuôn ép đồng khá giống với những cái chúng ta có thể thấy ở Kyoto. Vậy, câu hỏi thú vị là, làm thế nào mà chiếc bánh qui may mắn của Nhật Bản lại biến thành của Trung Quốc? Ngắn gọn là, chúng ta đã nhốt tất cả người Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm cả những người thợ làm bánh qui may mắn, vậy nên khi người Trung Quốc chuyển đến họ thấy một thị trường tiềm năng và đã chiếm lấy cơ hội. (Tiếng cười) Vậy nên, những chiếc bánh qui may mắn: được làm ra bởi người Nhật, được phổ biến bởi người Trung Quốc, nhưng cuối cùng thì được tiêu thụ bởi người Mĩ. Chúng "Mĩ" hơn tất cả mọi thứ. Một món ăn yêu thích nữa của tôi: Thịt gà của Đại tướng Tso mà nhân tiện, ở trong Học viện Hải quân Mĩ thì được gọi là gà của Đô đốc Tso. Tôi yêu món này. Tên gốc của cuốn sách của tôi thật ra là Cuộc hành quân dài của Đại tướng Tso, và quả thật ông ta đã hành quân rất xa, bởi vì ông ấy ngọt, ông ấy được rán, và ông ấy là thịt gà - tất cả những gì mà người Mĩ yêu quí. (cười) Ông ấy đã hành quân xa đến nỗi, thật ra, người đầu bếp đầu tiên sáng tạo ra món ăn này không thể nhận ra nó; ông ta đã rất kinh hoàng. Ông ấy hiện đang ở Đài Loan. Ông ấy đã về hưu, bị điếc và chơi rất nhiều mạt chược. Và ông ấy - sau khi tôi cho ông ấy nhìn thấy nó, ông ấy đứng dậy, và trông ông ấy như thế muốn nói "Mominqimiao" nghĩ là "Cái này thật vô nghĩa." và quay lại với ván mạt chược của ông ấy cả buổi chiều. Một món ăn khác. Một trong những món khoái khẩu của tôi. Thịt bò với súp lơ xanh. Súp lơ xanh không phải là loại rau của Trung Quốc; thật ra, nó có nguồn gốc từ Ý. Nó được giới thiệu đến Mĩ vào những năm 1800, nhưng chỉ bắt đầu trở nên phổ biến vào những năm 1920. 1930. Thậm chí, người Trung Quốc đã có loại súp lơ xanh riêng của họ, tên là súp lơ xanh Trung Quốc, nhưng bây giờ, thế nào cơ - họ đã phát hiện ra súp lơ xanh của Mĩ, và đang nhập khẩu nó như một dạng đặc sản mới mẻ. Tôi đảm bảo với các bạn, Đại tướng Tso chưa bao giờ nhìn thấy một cây súp lơ xanh nào trong đời - và đúng vậy, đây chính là bức hình của Đại tướng Tso. Tôi đi đến quê của ông ấy. Đây là một chiếc biển đề chữ: "Chào mừng đến nơi sinh của Đại tướng Tso." Và tôi đi tìm gà. Cuối cùng thì thấy một con bò - và cả gà nữa. Tin hay không thì chúng đang băng qua đường Và - (Tiếng cười) - tôi thậm chí còn tìm thấy một vài người họ hàng của Đại tướng Tso họ vẫn đang sống ở trong thị trấn nhỏ ấy. Người họ hàng này cách Đại tướng năm thế hệ; Người này thì bảy thế hệ. Tôi cho họ xem tất cả những bức ảnh về thịt gà của Đại tướng Tso mà tôi đã cho các bạn xem, và họ đều nói rằng họ không biết món ăn này. Họ còn hỏi là đây có phải đồ ăn Trung Quốc không? Bởi vì đối với họ, nó chẳng hề giống thức ăn Trung Quốc chút nào. Nhưng họ cũng không ngạc nhiên lắm. Tôi đã đi quanh thế giới là để gặp họ, bởi vì trong mắt họ thì, dù sao đi nữa, ông ta là một vị tướng anh hùng nổi tiếng thời nhà Thanh Ông ấy đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, một cuộc chiến phát động bởi một kẻ nghĩ hắn ta là con của Trời và em trai của Chúa Jesus, và tạo ra cuộc chiến tranh giết chết 20 triệu người - cho đến giờ vẫn là cuộc nội chiến đẫm máu nhất trên thế giới. Vì thế, tôi nhận ra rằng khi tôi ở đó, Đại tướng Tso khá giống với Đại tá Sanders ở Mĩ, về mặt ông ấy được biết đến bởi thịt gà chứ không phải cuộc chiến. Nhưng ở Trung Quốc, thật ra ông ấy được biết đến bởi chiến tranh chứ không phải thịt gà. Nhưng mà cụ tổ của tất cả các món ăn Trung-Mĩ mà chúng ta nên nói tới là món xào thập cẩm (chop suey) được giới thiệu vào Mĩ khoảng đầu của thế kỉ 20. Theo tờ báo New York Times, vào năm 1904, các nhà hàng Trung Hoa phát triển mạnh mẽ quanh vùng và "thành phố này đã trở nên điên cuồn với món xào thập cẩm Trung Quốc" Và chỉ 30 năm sau người Mĩ mới nhận ra rằng ôi, món xào này không hề được biết đến ở Trung Quốc. Như bài viết này đã chỉ ra, "Một người dân bình thường ở bất kì thành phố nào ở Trung Quốc không hề biết đến món xào thập cẩm." Bạn biết đấy, hồi đó, đây là một cách thể hiện rằng bạn là người sâu sắc và am hiểu nước ngoài: Nếu bạn là một người con trai muốn gây ấn tượng với một cô gái, bạn có thể đưa cô ấy đi ăn món xào thập cẩm. Tôi thích nói rằng món xào thập cẩm là trò đùa ẩm thực lớn nhất mà một nền văn hoá có thể làm với nền văn hoá khác, bởi vì chop suey (món xào thập cẩm) khi bạn dịch sang tiếng Trung Quốc, nghĩa là "tsap sui", tức là, khi bạn dịch ngược lại, "lẻ và thừa". Vậy nên, những người đi vòng quanh Trung Quốc để tìm món xào thập cẩm này, cũng na ná như một gã Nhật Bản đến đây và nói rằng, Tôi hiểu là các bạn có một món ăn rất phổ biển tên là "thức ăn thừa", và nó cực kì - (Tiếng cười) - đúng không nào? Và không chỉ thế, món này đặc biệt phổ biến sau cái kì nghỉ mà các bạn gọi là Lễ tạ ơn. (Tiếng cười) Vậy thì, tại sao - tại sao và từ đâu - món xào thập cẩm này bắt nguồn? Hãy đi ngược về khoảng giữa của thế kỉ 19 khi những người Trung Quốc bắt đầu đến Mĩ. Khi đó, những người Mĩ chưa chen lấn, thi nhau ăn đồ ăn Trung. Thậm chí, họ nhìn những người đặt chân lên đất của họ như những người ngoài hành tinh. Khi họ không ăn thịt chó - thì họ ăn thịt mèo - và khi họ không ăn thịt mèo - họ ăn thịt chuột. Thậm chí, tờ New York Times, nhà tuyển dụng đáng kính của tôi, còn đăng một nhan đề vào năm 1883: "Người Trung Quốc có ăn thịt chuột không?" Không phải là câu hỏi tốt nhất bây giờ, nhưng nếu bạn nhìn vào hình tượng phổ biến thời bấy giờ, thì nó cũng không quá khó hiểu. Đây thật ra là một quảng cáo có thật cho thuốc diệt chuột từ cuối thế kỉ 19 Và dưới chữ "Diệt sạch" - rất nhỏ - có dòng "Chúng phải đi." không phải chỉ ám chỉ đến lũ chuột, mà là cả người Trung Quốc và sự bí ẩn của họ, vì cách người ta từng nhìn nhận thức ăn là nếu những người này ăn thức ăn khác chúng ta thì họ nhất định khác chúng ta. Một cách nữa bạn có thể nhận ra điều này, cái mối ác cảm đối với người Trung Quốc này là qua những văn bản như thế này. Đây thật ra là ra Thư viện của Quốc hội nó là tờ truyền đơn được xuất bản bởi Samuel Gompers, người anh hùng của phong trào lao động Mĩ. và nó được gọi là "Một vài lí do để tách biệt Trung Quốc: Thịt so với Gạo: Sự mạnh mẽ của Mĩ so với chủ nghĩa nô lệ châu  Cái nào sẽ thắng? Và về cơ bản, nó lí luận rằng những người Trung Quốc ăn gạo nhất định sẽ kéo xuống mức sống tiêu chuẩn của những người Mĩ ăn thịt. Và vì thế, đây là một trong những lí do mà chúng ta phải loại họ khỏi đất nước này. Vậy, với những thái độ như trên, Đạo luật Loại trừ Trung Quốc đã được thông qua vào giữa 1882 và 1902, khoảng thời gian duy nhất trong lịch sử nước Mĩ mà một nhóm người bị loại trừ bởi vì nguồn gốc quốc gia. Vì thế, theo một cách nào đó, bởi vì người Trung Quốc bị tấn công mà món xào thập cẩm được sáng tạo ra như một vật phòng thủ. Giờ thì, ai là người nghĩ ra ý tưởng món xào thập cẩm này? Có rất nhiều câu chuyện, rất nhiều điều bí ẩn, thế nhưng trong số những cái tôi tìm được và cho rằng thú vị nhất là bài viết này từ năm 1904. Một gã Trung Quốc tên là Lem Sen xuất hiện ở Chinatown, thành phố New York, và nói rằng Tôi muốn tất cả các ông dừng làm món xào thập cẩm, bởi vì tôi là người đầu tiên nghĩ ra nó và cũng là người duy nhất sở hữu món ăn tên là chop suey này. Và theo như cách mà anh ta kể, thì trước đây có một người, một nhà ngoại giao Trung Quốc nổi tiếng xuất hiện, và anh ta được yêu cầu tạo ra một món ăn trông rất phổ biến mà có thể, trích nguyên lời, "chấp nhận" là của Trung Quốc. Và rồi ông ấy nói - chúng tôi sẽ không bao giờ in nó ra bây giờ - nhưng thật ra, gã đàn ông người Mĩ đã trở nên rất giàu có. Lem Sen, người này đây, nói "Tôi cũng đã có thể kiếm chừng này tiền, nhưng tôi đã tốn hết thời gian từ trước đến giờ để tìm gã đàn ông người Mĩ kẻ đã đánh cắp công thức chế biến của tôi. Bây giờ tôi đã đến và tìm thấy hắn, và tôi muốn lấy lại công thức của tôi, và tôi muốn tất cả mọi người dừng việc chế biến món này lại, hoặc trả tiền tôi để tiếp tục làm thế. Đây là một việc làm trước thời đại về bản quyền sở hữu trí tuệ. Nên sự thật là, kiểu đồ ăn Trung - Mĩ này không chỉ xuất hiện ở Mĩ. Thật ra, nếu bạn để ý, thì đồ ăn Trung Quốc là đồ ăn phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới, có mặt trên cả 7 châu lục, kể cả vùng cực, bởi vì tối thứ Hai là tối của đồ ăn Trung Quốc tại khu thức ăn McMurdo, tức là khu vực khoa học chính ở vùng cực. Vậy nên, bạn có thể thấy các biến thể khác nhau của đồ ăn Trung Quốc. Ví dụ như, có đồ ăn Trung-Pháp, mà họ phục vụ chân ếch với muối và tiêu. Có đồ ăn Trung -Ý, mà họ không có bánh qui may mắn, nhưng lại phục vụ kem gelato rán. Người hàng xóm của tôi ở tầng dưới, Alessandra, đã thật sự bị sốc khi tôi nói với cô ấy rằng Kem gelato rán không phải đồ Trung Quốc đâu. Và cô ấy nói :"Nó không phải sao? Nhưng họ phục vụ nó ở tất cả nhà hàng Trung Quốc ở Ý cơ mà." (Tiếng cười) Thậm chí cả người Anh cũng có phiên bản riêng của họ. Có một món gọi là thịt bò xắt giòn, với rất nhiều khoai tây chiêu, rất nhiều rau xắt nhỏ, và với khá ít thịt bò. Và còn cả đô ăn Trung - Tây Ấn, Trung- Jamaican, Trung - Ả rập, và Trung - Mauri. Có một món ăn gọi là Bát thần kì mà tôi khám phá ra. Có đồ ăn Trung- Ấn, Trung - Hàn, và Trung - Nhật, nơi họ lấy bánh bao và làm theo kiểu pizza. và họ lấy - và họ, một cách hoàn hoàn ngẫu nhiên, lấy các món ăn với mì của Trung Quốc làm theo kiểu Ramen. Điều này, thật sự là một cái gì đó, khi món ăn đó trong phiên bản nguyên gốc của Trung Quốc không hề có nước dùng. Ngoài ra, còn đồ ăn Trung - Peruvian, mà bạn không nên nhầm với đồ ăn Trung - Mê hi cô, mà về cơ bản thì họ lấy các thứ và làm cho nó giống như món fajitas. Và - một điều nữa: họ còn có các món như kiểu risotto xào thập cẩm. Món ưa thích của cá nhân tôi trong tất cả các nhà hàng tôi đã bắt gặp vòng quanh thế giới là cái này, ở Brazil, được gọi là "Kung Food." (Tiếng cười) Vậy, hãy lùi lại 1 chút, và kiểu như, tìm hiểu nước Mĩ nên trân trọng cái gì. McDonald's đã, kiểu như, nhận được rất nhiều sự chú ý, rất nhiều sự kính trọng vì đã làm ra tiêu chuẩn cho thực đơn, trang trí và trải nghiệm ăn uống ở nước Mĩ sau chiến tranh thế giới lần 2. Nhưng bạn biết gì không? Họ thực ra đã làm thế qua một đơn vị trung tâm ở Illinois, đúng không? Các nhà hàng Trung Quốc đã làm đơợc điều gần như giống hết vậy, tôi nghĩ thế, với thực đơn và cách trang trí - kể cả tên nhà hàng nữa - nhưng không phải với một đơn vị ở trung tâm. Nên, điều này thật ra trở nên rất rõ ràng với tôi với cuộc sổ xố ngày 30 tháng 3 năm 2005 mà, bạn biết đấy, họ đã dự đoán, dựa vào số vé họ đã bán được, có 3 đến 4 người dành giải nhì - những người có vé trùng 5 hay 6 chữ số với dãy số may mắn Thay vào đó, họ đã có tới 110 người, và họ hoàn toàn bị sốc. Họ nhìn khắp cả quốc gia, và phát hiện ra rằng đấy không nhất thiết là một lỗi sai. Bởi vì nó đã xảy ra, bạn biết đấy, ở các bang khác, qua các hệ thống máy tính khác nhau. Nên bất kể đó là cái gì, nó khiến người ta gần như hành động như một thể giống nhau. Ví dụ như, OK, nó có thể liên quan tới hình mẫu trên những mẩu giấy nhỏ - bạn biết đấy, ví dụ như nó là hình kim cương, hoặc đường chéo. Nó không phải như vậy. Nó không phải như vậy, nên họ chuyển sang OK, hãy xem xét ti vi. nên họ xem một tập phim Lost (Mất tích). Tôi không có TV, điều này khiến tôi trở nên một người kì quái, nhưng rất hữu ích, và - (Tiếng cười) - tập phim Mất tích này, theo tôi hiểu, nói về một con số may mắn của một người da trắng mà lại không phải là số may mắn, mà là họ đã ở trên hòn đảo đó bao lâu, nhưng họ nhìn mãi, và các con số không trùng nhau. nên họ quay sang phim The Young and The Restless, và nó cũng không phải. Thế nên cho đến lúc người dành giải nhì đầu tiên xuất hiện hôm sau đó, và họ hỏi anh ta, "Anh đã lấy con số của mình từ đâu ra vậy?" Và anh ta bảo "Ồ, tôi có nó từ một chiếc bánh qui may mắn." Đây là một mảnh giấy của một trong những người dành giải, và những nhân viên an ninh cho cuộc sổ xố này ở Tennessee như kiểu ồ, không - cái này không thể xảy ra được. Nhưng nó đã xảy ra, và thật ra, trong óố 110 người thắng cuộc, có tới 104 người hay khoảng thế lấy con số của họ từ chiếc bánh qui may mắn. (Tiếng cười) Đúng thế. Nên tôi đi tìm kiếm. Tôi đi dọc đất nước, tìm kiếm những nhà hàng mà những người này đã mua bánh qui may mắn. Bạn biết đấy, có rất nhiều nhà hàng như thế, bao gồm cả Lee's China ở Omaha - thật ra nó thuộc về người chủ Hàn Quốc, nhưng đó là vấn đề khác - và một đống nhà hàng trong số đó tên là China Buffet. Vậy, điều thú vị là câu chuyện của họ giống nhau, nhưng họ lại khác nhau. Nó là lúc ăn trưa, lúc tôi mua đồ mang đi, lúc tôi ăn tại nhà hàng, lúc ăn tiệc tự chọn. Đó là 3 tuần trước, nó là 3 tháng trước. Nhưng đến một lúc nào đó, tất cả những người này đều có 1 trải nghiệm rất giống nhau hội tụ tại một chiếc bánh qui may mắn và tại một nhà hàng Trung Quốc, và tất cả những nhà hàng Trung Quốc này đều phục vụ bánh qui may mắn mà, đương nhiên chúng ta biết, còn không phải là đồ Trung Quốc nữa. Nên nó gần như một hiện tượng mà t ôi gọi là tự tổ chức tự phát nơi mà, giống như kiến, những quyết định nho nhỏ ở qui mô nhỏ có những ảnh hưởng lớn đền tầm vĩ mô. Một ví dụ trái ngược là thịt gà viên rút xương. McDonald's đã thực sự tốn 10 năm để làm ra một món ăn giống thịt gà. Họ thử bánh nhân gà, họ thử thịt gà rán, và cuối cùng họ cho ra thịt gà viên rút xương Và sự sáng tạo trong món ăn đó không phải là phần gà viên nhỏ, bởi vì nó là một khái niệm khá dễ dàng, mà cái hay nằm trong thịt gà viên rút xương là, họ có thể rút xương gà ra khỏi thịt một cách thuận lợi và hiệu quả. Đó là lí do những người khác tốn chừng ấy thời gian để bắt chước họ. Việc đó tốn 10 năm, và trong vòng một vài tháng. nó thật sự ăn khách. Họ chỉ giới thiệu món đó và đưa nó tới toàn bộ cửa hàng hệ thống McDonald's trong cả nước. Ngược lại, chúng ta có thịt gà của Đại tướng Tso, được bắt đầu từ thành phố New York vào những năm đầu của 1970, và tôi cũng bắt đầu học đại học ở thành phố New York vào thời gian đó, nên... Và logo này! Đối với tôi, thịt gà của Đại tướng Tso và lô gô này liên quan đến cả vũ trụ. Nhưng món ăn đó cũng tốn 10 năm để phổ biến khắp nước Mĩ từ một nhà hàng nào đó trong thành phố New York. Người ta như thể, ôi, Chúa ơi - nó ngọt, nó là đồ rán, nó là thịt gà: Người Mĩ sẽ yêu nó. Vậy nên, tôi muốn nói rằng, bạn biết đấy, cái thứ như thể thung lũng Silicon (Silicon Valley) - cái mà chúng ta nghĩ là McDonald's như kiểu Microsoft của trải nghiệm ăn nhà hàng. Và có lẽ chúng ta có thể nghĩ về các nhà hàng Trung Quốc như vể Linux: như một nguồn mở, đúng không. nơi mà ý tưởng từ một người có thể được sao chép và lưu hành rộng rãi toàn hệ thống; và có thể có những phiên bản đặc trưng của đồ ăn Trung Quốc tùy vào vùng miền. Ví dụ như. ở New Orleans chúng ta có đồ ăn Trung Quốc - Cajun, mà họ phục vụ cá sấu Tứ Xuyên và tôm hùm chua ngọt, đúng không Và ở Philadelphia, bạn có gỏi sườn pho mát Philadelphia, nó giống như một gỏi cuốn trứng ở bên ngoài, nhưng với sườn nướng pho mát ở bên trong. Tôi đã thật sự ngạc nhiên khi phát hiện rằng, không chỉ ở Philadelphia, mà cả ở Atlanta, bởi vì một gia đình người Trung Quốc đã chuyển nhà từ Atlanta đến - xin lỗi, từ Philadelphia đến Atlanta, và mang cách chế biến đó với họ. Vậy nên, lịch sử truyền thuyết của chúng ta, bởi vì cách mà chúng ta thích các câu chuyện, là chúng phải có thật nhiều nhân vật, như là Howard Schultz và Starbucks, hay Ray Kroc và McDonald's hay Asa Chandler với Coca-Cola. Nhưng, bạn biết đấy, rất dễ để bỏ qua những chi tiết nhỏ hơn - úi - ví dụ như Lem Sen, người đã giới thiệu món xào thập cẩm, đầu bếp Peng, người sáng tạo món thịt gà của Đại tướng Tso, và tất cả những người làm bánh Nhật Bản đã giới thiệu bánh qui may mắn. Vậy, mục đích của bài nói chuyện của tôi là khiến các bạn nghĩ ngợi về việc những cái tên đã bị quên lãng trong lịch sử thường có ảnh hưởng không kém, nếu không hơn, lên những gì chúng ta ăn hôm nay. Cảm ơn các bạn rất nhiều. “Tượng đài mới” của Emma Lazarus Không như tượng đài bằng đồng nổi tiếng của Hy Lạp, Với sải tay dài chinh phục từ vùng đất này đến vùng đất kia; Nơi đây, tại cửa biển hoàng hôn, sóng vỗ sững sững người nữ phi thường với ngọn đuốc trên tay, đốt lên ngọn lửa là sấm sét bị cầm tù, và tên nàng Mẹ của Những Kẻ Tha Hương. Từ bàn tay chỉ đường của nàng, Sáng rực lời chào tỏa khắp thế gian; đôi mắt nàng dịu dàng ngự trị Hải cảng lộng gió giữa hai thành phố. “Hãy giữ lấy vùng đất tổ tiên, cổ tích hoa lệ của các người!”, nàng khóc. Môi mím chặt: “Trao ta sự mệt mỏi, nghèo đói của các người, Những đám đông chen chúc khao khát hơi thở tự do, Những kẻ thừa thải khốn cùng trên bờ biển đông đúc. Gửi cho ta những kẻ không nhà, bị vùi dập trong bão tố, Ta sẽ cao ngọn đèn rọi soi cánh cửa vàng!” Tên tôi là Safia Elhillo và bài thơ này có tên "Tận dụng nước". Phai dần Tôi quên đi từ "kinh tế" trong tiếng Ả Rập Tôi quên đi từ "người yêu" trong tiếng Anh Từ "hương trầm" trong tiếng Ả Rập Và từ tiếng Anh của "nghèo đói", từ tiếng Ả Rập của bánh sandwich, "anh ấy" cùng "nhà hàng" và "nhà thuốc" trong tiếng Anh /Cô ngốc, Đại Tây Dương lấy mất lưỡi của cô rồi à/ Mờ nhạt Tại quê nhà, chúng ta bị gặm nhấm bởi sự lễ độ quá đỗi tới mức bác sĩ cũng không thể gọi được tên Mắt trái của ông tôi đục ngầu với lớp màng trắng thứ mà tôi khi còn nhỏ đã gọi được là bệnh cườm trong khi tiếng Ả Rập vẫn còn dịch ra là thứ nước màu trắng Bơi đi tôi muốn trở về nhà Tan đi tôi muốn trở về nhà Chìm xuống một nửa những điều đó còn chẳng có nghĩa hay hiểu được Bạn phải tỏ ra vô ơn Bạn phải cảm thấy nhớ nhà ngay cả khi đã an toàn trong cuốn hộ chiếu Mỹ màu xanh Thậm chí, liệu bạn có hiểu được những gì đã mất đi để mang bạn tới đây Mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi rằng tôi có nhiều nét giống người LEGO. (Tiếng cười) Và bà ấy thực sự có lý. LEGO là một công ty thành công trong việc khiến mọi người tin rằng LEGO đến từ quê nhà họ. Nhưng không, nó đến từ quê nhà của tôi. Vậy nên bạn có thể tưởng tượng ra sự hào hứng của tôi khi LEGO gọi đến và mời chúng tôi cùng họ thiết kế Nhà Gạch. Đây là mô hình kiến trúc - rõ ràng chúng tôi đã xây dựng nó từ LEGO. Và đây là kết quả cuối cùng. Điều chúng tôi cố gắng làm là thiết kế một tòa nhà có tính tương tác vừa lôi cuốn lại vừa vui vẻ như chính LEGO, với các sân chơi liên kết với nhau trên sân thượng. Bạn có thể vào một khu của sân nơi mà người dân Billund có thể rong chơi miễn phí không cần vé. Có lẽ nó là một trong các bảo tàng duy nhất trên thế giới cho phép bạn chạm vào hiện vật. Nhưng từ thiết kế trong tiếng Đan Mạch là "formgivning", có nghĩa là tạo ra hình dáng chưa từng được tạo ra. Nói cách khác chính là kiến tạo hình dáng cho tương lai. Và điều tôi yêu ở LEGO là nó không phải đồ chơi. Đó là công cụ giúp trẻ xây dựng thế giới của riêng mình, và sống trong thế giới ấy thông qua vui chơi và mời những người bạn của mình cùng sống và kiến tạo nên thế giới đó. Từ "formgivning" có nghĩa chính xác là vậy. Là con người, chúng ta có sức mạnh kiến tạo hình dáng cho tương lai. Được truyền cảm hứng bởi LEGO, chúng tôi vừa xây dựng một dự án nhà ở xã hội tại Copenhagen, nơi chúng tôi đã chất các khối gỗ cạnh nhau. Giữa chúng là những khoảng không dư cho chiều cao trần nhà và ban công. Và bằng việc di chuyển nhẹ nhàng những khối gỗ, chúng tôi có thể tạo đường cong hay bất kỳ hình dáng nguyên sơ nào, thích nghi với bối cảnh đô thị bất kỳ. Vì thích nghi có lẽ là một trong những động lực dẫn lối mạnh nhất của kiến trúc. Một ví dụ khác là ở đây tại Vancouver. Chúng tôi được yêu cầu nhìn ra ngã ba cầu Granville ngay phần nó chạm tới nội đô. Và chúng tôi bắt đầu vẽ ra các hạn chế. Có một khoảng lùi công trình hơn 30m từ cây cầu vì thành phố muốn đảm bảo không ai quan sát giao thông trên cầu. Có một công viên nơi chúng tôi không thể phủ bóng lên. Cuối cùng, chúng tôi chỉ còn lại một hình tam giác tí hon cỡ dấu chân, gần như quá nhỏ để xây dựng. Nhưng rồi chúng tôi nghĩ, sẽ ra sao nếu khoảng cách 30m kia là khoảng cách tối thiểu - một khi có 30m trên không, chúng tôi lại có thể xây dựng công trình. Và chúng tôi đã làm vậy. Khi bạn lái xe qua cầu, nó như thể ai đó vén tấm màn lên, chào mừng bạn tới Vancouver. Hay như cỏ dại mọc ở các khe trên vỉa hè và phát triển khi gặp ánh sáng và không khí. Dưới cây cầu, chúng tôi làm việc với Rodney Graham và một nhóm các nghệ sĩ Vancouver, để tạo nên thứ mà chúng tôi gọi là Nhà nguyện Sistine đường phố, một phòng tranh lộn ngược, cố gắng biến tác động tiêu cực của cây cầu thành tích cực. Nên dù trông như kiến trúc siêu thực, nó có khả năng thích ứng cao với mọi thứ xung quanh. Nếu một cây cầu có thể thành bảo tàng, thì bảo tàng có thể được dùng như cây cầu. Ở Na Uy, chúng tôi đang xây một bảo tàng trải dài qua một con sông và đem đến cho mọi người một chuyến đi qua các buổi triển lãm khi họ băng từ đầu công viên điêu khắc này sang đến đầu bên kia. Một lối kiến trúc thích nghi với quang cảnh. Ở Trung Quốc, chúng tôi xây dựng trụ sở cho một công ty năng lượng và thiết kế mặt tiền như chất vải của nhà thiết kế Issey Miyake. Nó gợn sóng, nên khi gặp hướng nắng mạnh, toàn bộ đều không thấu quang; khi ngược nắng, toàn bộ lại như thủy tinh. Trung bình, nó chuyển đổi liên tục từ đặc sang trong suốt. Và ý tưởng đơn giản không cần di chuyển phần nào hay bất kỳ công nghệ nào này, hoàn toàn là vì hình học của mặt tiền, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng vào việc làm mát đến 30%. Bạn có thể nói rằng thứ làm tòa nhà trông tao nhã cũng là thứ khiến nó vận hành tao nhã. Đó là lối kiến trúc thích nghi với khí hậu. Bạn cũng có thể thích nghi văn hóa với cái khác, như tại Manhattan, chúng tôi đem kiến trúc tòa nhà có sân Copenhagen với không gian mở nơi mọi người có thể tụ tập như một ốc đảo giữa lòng thành phố, kết hợp nó với chiều sâu và chiều dọc của một tòa nhà chọc trời Mỹ, để tạo nên thứ chúng tôi gọi là "tòa nhà chọc trời sân vườn". Từ New York tới Copenhagen. Bên bờ sông Copenhagen, giờ chúng tôi đang hoàn thiện nhà máy xử lý rác thành năng lượng. Nó sẽ là nhà máy xử lý rác thành năng lượng sạch nhất thế giới, không có chất độc từ ống khói. Một kỳ quan tuyệt vời của kỹ thuật hoàn toàn vô hình. Nên chúng tôi nghĩ, làm sao thể hiện điều đó ra ngoài? Và ở Copenhagen chúng tôi có tuyết, như bạn có thể thấy, nhưng chúng tôi không có ngọn núi nào. Chúng tôi phải đi xe buýt sáu tiếng để đến Thụy Điển trượt tuyết trên núi. Chúng tôi nghĩ, hãy đặt một con dốc trượt lên mái của nhà máy năng lượng. Đây là bước chạy thử đầu tiên mà chúng tôi thực hiện vài tháng trước. Điều tôi thích là nó cũng cho bạn thấy sức mạnh thay đổi thế giới của formgivning. Tôi có một con trai năm tháng tuổi, và thằng bé sẽ lớn lên trong một thế giới không biết về việc từng có thời bạn không thể trượt tuyết trên mái nhà máy năng lượng. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Hãy tưởng tượng ở thời của thằng bé và thế hệ của nó, đó là đường cơ sở. Tưởng tượng chúng có thể nhảy xa thế nào, ý tưởng hoang dã nào chúng có thể đặt ra cho tương lai mình. Ngay trước nó, chúng tôi xây dựng một dự án nhỏ nhất. Cơ bản đó là chín container mà chúng tôi xếp chồng lên ở xưởng đóng tàu tại Ba Lan, rồi chúng tôi mang nó qua biển Baltic và neo đậu nó ở cảng Copenhagen, nơi giờ là căn nhà của 12 học sinh. Mỗi học sinh có hướng nhìn đẹp ra biển, chúng có thể nhảy ra khỏi cửa sổ xuống con cảng sạch sẽ Copenhagen, và rồi lại trở lên. Tất cả nhiệt lượng từ khối nhiệt của biển, tất cả năng lượng từ Mặt Trời. Đó là 12 khu đầu tiên ở Copenhagen, và đang sắp tới sẽ có 60 cái nữa, 200 cái nữa sẽ có tại Gothenburg, và chúng tôi đang bàn với Paris Olympics để đặt một ngôi làng nổi nho nhỏ trên sông Seine. Rất giống kiểu kiến trúc du mục và tạm thời. Và các bờ sông của thành phố đang trải nghiệm sự thay đổi. Thay đổi về kinh tế, công nghiệp và khí hậu. Đây là Manhattan trước cơn bão Sandy, và đây là Manhattan sau cơn bão Sandy. Chúng tôi được thành phố New York mời xem xét liệu có thể chống lũ cho Manhattan mà không cần xây đê vì nó sẽ chia tách cuộc sống thành phố khỏi con sông quanh nó. Chúng tôi được truyền cảm hứng bởi công viên High Line. Có lẽ bạn biết High Line - một công viên mới tuyệt vời ở New York. Cơ bản đó là đường ray ngừng hoạt động giờ trở thành một trong những khu vui chơi nổi tiếng nhất thành phố. Vậy nên chúng tôi nghĩ, liệu chúng tôi có thể thiết kế công trình ngăn lũ cho Manhattan để không cần phải chờ đợi cho tới lúc đóng cửa trước khi nó trở nên đẹp đẽ? Chúng tôi đã ngồi xuống với người dân sống bên bờ sông New York, và làm việc với họ để thiết kế công trình ngăn lũ theo cách chỉ có thể khiến bờ sông của họ dễ tiếp cận và thú vị hơn. Dưới đường FDR, chúng tôi đặt các kiến trúc vòm với phần tường trượt ngăn nước lũ. Chúng tôi đang xây dựng sân có bậc nhỏ khiến cho phần dưới thú vị hơn, nhưng đồng thời ngăn được lũ. Xa hơn về phía Bắc công viên Sông Đông, chúng tôi tạo nên các con đồi thoai thoải bảo vệ công viên khỏi tiếng ồn đường cao tốc, nhưng đổi lại cũng trở thành kiến trúc bảo vệ khỏi cơn lũ bằng cách chặn các con sóng xô khi bão nổi lên. Ở một góc nhìn nhất định, dự án có tên gọi Dryline, cơ bản như High Line - (Tiếng cười) Phiên bản công viên High Line giữ Manhattan khô ráo. (Tiếng vỗ tay) Nó được lên lịch động thổ tại phần Sông Đông đầu tiên cuối năm nay. Nhưng nó đã được thiết kế lại cơ bản với người dân của Nam Manhattan để tập hợp tất cả cơ sở vật chất cần thiết cho sự phục hồi và đem đến cho chúng các tác động môi trường và xã hội tích cực bổ sung. Không chỉ New York đối mặt với tình trạng này. Thực tế, đến năm 2050, 90% các thành phố lớn trên thế giới sẽ phải đối diện với mực nước biển dâng. Ở Hamburg, họ đã tạo ra một khu vực có tầng đáy được thiết kế có thể chịu được trận lũ không tránh khỏi. Ở Thụy Điển, họ đã thiết kế một thành phố có tất cả công viên đều là vườn ẩm, được thiết kế để đối đầu với bão và nước thải. Nên chúng tôi nghĩ, liệu mình có thể - Thật ra, hôm nay, 3 triệu người đã sẵn sàng sống lâu dài trên biển. Chúng tôi nghĩ, liệu mình có thể thực sự tưởng tượng một thành phố nổi được thiết kế để kết hợp mọi Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc thành một hệ sinh thái hoàn toàn mới do con người tạo ra. Và tất nhiên, chúng tôi phải thiết kế nó để nó có thể tự sản xuất năng lượng, thu thập khối nhiệt từ biển, lực thủy triều, dòng hải lưu và sóng biển, năng lượng từ gió, nhiệt và ánh sáng Mặt Trời. Đồng thời, chúng tôi sẽ tập hợp tất cả lượng mưa rơi trên quần đảo nhân tạo này và xử lý nó không dùng đến hóa chất mà chỉ dùng cơ học, dự trữ và làm sạch nó. Chúng tôi phải trồng thực phẩm tại địa phương, nó phải có nguồn gốc từ cá và thực vật, vì bạn sẽ không có không gian hay nguồn cung cho chế độ ăn đồ từ sữa. Và cuối cùng, chúng tôi sẽ xử lý rác thải ngay tại địa phương, bằng cách tái chế, biến nó thành phân ủ và năng lượng. Tưởng tượng nơi có quy hoạch tổng thể đô thị truyền thống, bạn vạch ô lưới đường phố nơi có thể lái xe và các khu đất nơi bạn có thể xây những tòa nhà. Quy hoạch tổng thể này, chúng tôi đã ngồi xuống với một nhóm các nhà khoa học và cơ bản đã bắt đầu với tất cả nguồn nguyên liệu sẵn có tự nhiên có thể tái tạo, và rồi chúng tôi bắt đầu phân luồng các nguồn nguyên liệu qua hệ sinh thái nhân tạo hoặc sự chuyển hóa đô thị. Nó sẽ là dạng mô-đun, tạo lực đẩy, và sẽ được thiết kế để chống lại bão nhiệt đới. Bạn có thể đúc sẵn theo tỉ lệ, và kéo nó đến neo vào những cái khác, để tạo nên một cộng đồng nhỏ. Chúng tôi thiết kế những phần bổ trợ ven biển này để dù nó có dạng mô-đun và theo logic, mỗi đảo vẫn có sự độc đáo bởi cảnh quan ven bờ riêng biệt. Kiến trúc phải duy trì ở mức tương đối thấp để giữ trung tâm của trọng lực đẩy. Chúng tôi sẽ lấy tất cả những gì của kiến trúc này và dùng nó tạo nên không gian mở để bạn có thể tận hưởng những khu vườn nông nghiệp bền vững. Chúng tôi thiết kế nó cho vùng nhiệt đới, để mọi mái nhà được tối ưu hóa trong việc thu thập năng lượng Mặt Trời và tạo bóng mát từ đây. Tất cả nguyên liệu sẽ nhẹ và có khả năng tái tạo, như tre và gỗ, chúng cũng sẽ tạo nên môi trường ấm áp và lôi cuốn. Và bất kỳ kiến trúc nào cũng được coi là vừa vặn với nền tảng này. Bên dưới chúng tôi có khu dự trữ trong thuyền phao, gần như phiên bản cực đại của nhà ở học sinh mà chúng tôi đã từng làm việc. Chúng tôi có tất cả khu dự trữ năng lượng được sản xuất, tất cả khu dự trữ và xử lý nước. Chúng tôi sẽ xử lý tất cả rác thải và phân ủ. Chúng tôi cũng có phương pháp trồng trọt hỗ trợ với mô hình thủy canh và khí canh. Tưởng tượng gần như một phần dọc qua phối cảnh này đi từ không khí bên trên, nơi ta có trang trại chiều dọc; ở bên dưới, ta có trang trại khí canh và thủy canh. Dưới sâu hơn, ta có trang trại biển và nơi ta gắn hòn đảo với đất liền, ta dùng đá sinh học để tạo nên dải san hô mới tái tạo môi trường sống. Hãy nghĩ tới hòn đảo nhỏ có 300 người này. Nó có thể nhóm lại với nhau để tạo thành một cụm hoặc khu vực và rồi lại được nhóm lại thành một thành phố 10.000 người. Và bạn có thể tưởng tượng nếu thành phố nổi này hưng thịnh, nó có thể lớn lên như một vi sinh trên đĩa cấy ở phòng thí nghiệm. Một trong những nơi đầu tiên chúng tôi xem xét đặt nó, hay neo đậu thành phố nổi này, là ở Đồng bằng Sông Ngọc. Tưởng tượng tấm quang điện trên quần đảo nổi trên biển này. Khi bạn đi thuyền tới đảo, bạn sẽ thấy những cư dân biển di chuyển xung quanh trên phương tiện vận tải biển khác. Bạn đi qua một cảng cộng đồng. Bạn có thể rong chơi trong các khu vườn nông nghiệp bền vững với cảnh quan vừa có tính sản xuất, vừa có tính xã hội. Nhà xanh (nhà kính) cũng trở thành nhà cam phục vụ đời sống nông nghiệp thành phố, và dưới biển sâu, cuộc sống nông nghiệp, khoa học và không gian mở thật trù phú. Theo một góc độ nào đó, bạn có thể tưởng tượng cảng cộng đồng này là nơi mọi người sum họp, cả ngày và đêm. Và nếu đó là cái đầu tiên được thiết kế cho vùng nhiệt đới, chúng tôi cũng nghĩ kiến trúc ấy thích nghi với bất kỳ văn hóa nào, hãy tưởng tưởng thành phố nổi Trung Đông hay Nam Á hoặc có thể là Scandinavia một ngày nào đó. Có thể kết luận như sau. Cơ thể con người có 70% là nước. Và bề mặt hành tinh của chúng ta có 70% là nước. Và con số này đang tăng. Thậm chí nếu toàn thế giới tỉnh dậy vào ngày mai và trở thành các-bon trung tính sau một đêm, vẫn có các quốc đảo được định sẵn chìm trong biển nước, trừ khi ta cũng phát triển các dạng môi trường sống nổi khác cho con người. Điều duy nhất không thay đổi trên thế giới này đó là sự đổi thay. Thế giới của chúng ta luôn thay đổi, và ngay bây giờ, khí hậu cũng thế. Bất kể khủng hoảng có nghiêm trọng ra sao, và nó đúng là như vậy, thì đó cũng là sức mạnh tập thể của loài người chúng ta. Chúng ta có sức mạnh thích nghi với sự thay đổi và sức mạnh kiến tạo hình dáng cho tương lai của mình. (Tiếng vỗ tay) Tôi sẽ nói về thế kỉ 17 Tôi mong không làm mất lòng ai Sau khi tôi phát minh ra PCR, tôi cảm thấy cần một sự thay đổi Tôi chuyển đến La Jolla và học lướt sóng Tôi định cư ở bờ biển suốt một thời gian dài Khi những tay lướt sóng ngoài kia đợi sóng đến, nếu chưa từng đến đó, chắc bạn sẽ tự hỏi họ đang làm gì vậy? Đôi khi phải chờ 10 - 15 phút, mới có sóng đến Họ thường nói chuyện về thế kỉ 17 Bạn biết đó, họ là những kẻ có tiếng xấu trên thế giới Người ta nghĩ người thời đó là loại ít học Một ngày, có người khuyên tôi đọc một quyển sách Có tên là -- "Chiếc máy bơm không khí", hay đại loại "Con tàu" khổng lồ và Chiếc máy bơm không khí" Nó thực sự là một quyển sách kỳ quặc về thế kỷ 17 Tôi nhận ra nguồn gốc của cách mà tôi suy nghĩ chỉ là cách tự nhiên để nghĩ về mọi vật Bạn biết đấy, từ khi sinh ra tôi đã suy nghĩ theo hướng đó, và tôi vẫn luôn muốn giống như một nhà khoa học nhí khi tôi tìm tòi điều gì đó, Tôi đều áp dụng những phương pháp khoa học Tôi đã không quá bất ngờ khi lần đầu tiên họ chỉ tôi cách -- cách mà bạn nên nghiên cứu khoa học bởi tôi vốn đã luôn làm khoa học như thế vì sở thích của tôi bất kỳ thứ gì Nhưng không phải thế, chúng chưa bao giờ xảy ra với tôi rằng nó phải được phát minh ra và rằng nó đã được phát minh ra chỉ mới 350 năm trước Bạn biết đấy, như khi nó xảy ra ở Anh, và Đức, và Ý, vào khoảng cùng 1 thời điểm Và câu chuyện về điều đó, đối với tôi, nó thật mê hoặc Cho nên tôi sẽ nói một chút về chuyện đó, và chuyện chính xác thì các nhà khoa học phải làm gì Nó giống như là -- Khi vua Charles đệ nhất bị chặt đầu đâu đó hồi đầu thế kỷ 17. Và kẻ kiêu ngạo người Anh, Cromwell cùng một lũ người của Đảng Cộng Hòa gì đó, nhưng không giống loại Đảng Cộng Hòa của chúng ta Họ thay đổi bộ máy chính quyền, và nó không có tác dụng. Và Vua Charles đệ nhị, người con trai, cuối cùng đã được trở lại trên ngai vàng nước Anh. Ông ấy cảm thấy lo lắng, vì cha mình, đã từng bị xử tử vì làm Vua nước Anh Và ông ấy lo về một sự thật rằng những cuộc nói chuyện được diễn ra trong những quán bar sẽ trở thành --- cái này hơi khó tin một chút, nhưng người Anh ở thế kỉ 17, họ bắt đầu nói về, triết học các kiểu trong quán bar. Họ không có tivi, và cũng không có trận bóng nào để xem. Và họ cứ trở nên rất bực bội, rồi bỗng nhiên tất cả đổ ra đường và đánh nhau về những vấn đề chẳng hạn như Robert Boyle liệu có ổn không nếu chế tạo được cái máy hút chân không.\ Lúc bấy giờ, Boyle là bạn của Charles đệ nhị. Ông là một con chiên vào những ngày cuối tuần, nhưng trong tuần thì ông lại là một nhà khoa học (Cười) Điều mà -- vào thời đó thì đại loại là, bạn biết đó -- nếu bạn tạo ra thứ này-- anh ấy đã tạo ra thiết bị nho nhỏ, giống như kiểu cái ống bơm xe đạp nhưng ngược lại, có thể rút hết không khí ra ngoài -- bạn biết hộp đựng chuông chứ? Thứ mà, bạn nhặt lên, đặt nó xuống, và nó có một dấu niêm phong, và bạn có thể thấy hết bên trong, bạn có thể thấy có gì diễn ra bên trong nó Nhưng điều anh ta đang cố làm là rút hết không khí ra ngoài, và quan sát chuyện gì xảy ra bên trong. Tôi nghĩ một trong những thí nghiệm đầu tiên anh ta đã làm là anh ta đưa 1 con chim vào trong đó Và người ở thế kỷ 17, họ thật sự không hiểu chuyện theo cách mà chúng ta hiểu về điều này, rằng không khí là một đống các phân tử khác nhau, và chúng ta hít nó vào là có mục đích Ý tôi là, cá không biết gì nhiều về nước, và con người lúc đó không biết nhiều về không khí Nhưng cả hai đều bắt đầu khám phá. Anh ta đưa con chim vào trong, rút hết không khí ra ngoài, và con chim đó chết. Và anh ta nói, hmm... Anh ta gọi những gì mình đã làm -- lúc đó thì họ không gọi nó là máy hút chân không. Giờ bạn gọi nó là máy hút chân không; nhưng anh ta đã gọi là máy hút bụi. Phải không? Và ngay lập tức, anh gặp rắc rối với giới giáo sĩ địa phương họ nói ông ta không thể tạo ra máy hút bụi. À, uh -- (Cười) Aristotle nói rằng thiên nhiên ghét cay ghét đắng nó. Tôi nghĩ có lẽ đó là một cách truyền đạt tệ, nhưng lúc đó người ta tin vào những gì chính quyền nói. Và bạn biết đấy, Boyle nói, "Chết tiệt" "Tôi tạo ra mấy thứ đó bằng tất cả thời gian tôi có" "Ý tôi là, bất kể là thứ gì mà đã giết con chim đó" "và tôi sẽ gọi nó là máy hút bụi" Và những người sùng đạo nói rằng "Nếu Chúa muốn anh tạo ra --" ý tôi là, Chúa có mặt ở khắp nơi, đó là một quy tắc của họ, Chúa hiện hữu mọi nơi. Và một cái máy hút bụi -- lại không có gì trong đó cả, "cho nên Chúa không thể ở trong đó" "Vì vậy, nhà thờ có đề cập anh không được làm ra máy hút bụi" Và Boyle nói, "thật ngớ ngẩn" "Nếu bạn muốn gọi nó là vô thần," "Cứ việc gọi nó là vô thần" "Nhưng đó không phải việc của tôi. Tôi hứng thú với điều đó" "Tôi chế tạo vào cuối tuần. Và kiểu --" "điều tôi đang làm là tìm hiểu chuyện gì xảy ra" "khi bạn hút hết mọi thứ ra khỏi gian phòng." Và anh ta làm tất cả những thí nghiệm nhỏ đáng yêu như thế Một lần anh ta có 1 bánh xe nhỏ như một chiếc quạt, mà nó được đính vào khá lỏng lẻo, nên có thể tự xoay Anh ta có một chiếc quạt khác trái ngược lại mà giống như -- ý tôi là, nếu để tôi làm thì nó sẽ như 1 cái dây chun bao quanh một cái quạt đồ chơi Tôi biết chính xác cách anh ta làm; tôi từng thấy những bản vẽ Nó là 2 chiếc quạt, một chiếc anh ta có thể xoay từ bên ngoài sau khi anh ta lắp đặt máy hút bụi, và anh ta phát hiện ra rằng nếu rút hết không khí ra bên ngoài, chiếc quạt này sẽ không làm quay chiếc còn lại nữa, đúng chứ? Có thứ gì đó đang thiếu, bạn biết đó. Ý tôi là- khá là lạ khi nghĩ có ai đó phải làm thí nghiệm để chứng minh điều này, nhưng đó là những gì diễn ra hồi đó Và có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về chuyện đó bạn biết đó, trong các hầm rượu và quán cà phê và đại loại vậy Và Charles bắt đầu không thích điều này Charles đệ nhị đại khái nói rằng, bạn nên giữ nó -- hãy kiếm một nơi mà bạn có thể làm những việc chế tạo như vậy nơi người ta không trở nên rất là -- bạn biết đó, chúng ta không muốn -- người dân nổi giận với tôi lần nữa. Nên -- Bởi vì khi họ bắt đầu nói về tôn giáo và khoa học và những thứ tương tự, đó là khi nó đã khiến cha ông ta gặp rắc rối Vây nên, Charles nói, "Tôi sẽ cung cấp tiền" "Cho các anh một tòa nhà" "Các anh có thể đến gặp nhau trong đó nhưng miễn đừng nói chuyện về tôn giáo" Và thỏa thuận này ổn đối với Boyle Anh ta nói, "OK, chúng tôi sẽ bắt đầu tổ chức những cuộc gặp" Và bất cứ ai muốn làm khoa học -- Đây là khoảng thời điểm Isaac Newton bắt đầu nghĩ ra rất nhiều những điều thú vị Và có đủ các thể loại người đã đến với Xã Hội Hoàng Gia, họ gọi nó như vậy. Bạn sẽ phải ăn mặc khá là lịch sự Nó không giống một buổi hội nghị TED đâu Tiêu chí duy nhất lúc đó là bạn phải -- trông như một quý ông, và họ sẽ để cho bất kì ai đến Không cần phải là một thành viên Và như vậy, họ cứ thế đến đó Bất cứ ai chuẩn bị trình diễn một thí nghiệm, đây là khái niệm khá mới mẻ hồi đó chứng minh vài nguyên tắc, họ phải làm điều đó trên sân khấu cho tất cả mọi người cùng xem Vì vậy họ -- phần thật sự quan trọng của việc này là, bạn không được nói chuyện về hệ quả cuối cùng, ví dụ. Chúa được đưa ra khỏi bức tranh Bản chất thật sự của thực tế không phải là vấn đề Bạn không được nói chuyện về bản chất tuyệt đối của bất cứ thứ gì Bạn không được nói chuyện về điều gì mà bạn không thể chứng minh Nên nếu có ai đó thấy được, bạn có thể nói, đây là cách máy hoạt động, đây là những gì chúng tôi làm, và đây là những gì xảy ra Và thấy những điều xảy ra, thì được phép khái quát, và nói, tôi chắc chắn điều này sẽ xảy ra bất kì thời điểm nào chúng tôi làm những thứ thế này Và như thế bạn có thể bắt đầu tạo ra một số luật lệ Bạn nói, mỗi khi bạn có trạng thái của máy hút bạn sẽ khám phá ra là bánh xe này sẽ không làm xoay bánh xe khác, nếu sự liên kết duy nhất giữa chúng là bất kì cái gì đã từng tồn tại ở đó trước trạng thái máy hút Nến không thể cháy trong máy hút, vậy nên, có lẽ là pháo cũng không thể Không rõ ràng rằng pháo có thật sự như vậy hay không nhưng họ không biết điều đó Họ làm gì có pháo. Nhưng họ -- (Cười) -- bạn có thể bịa ra luật, nó chỉ cần phải có mối liên kết với những thứ mà bạn đã có thể chứng minh Và phần lớn những minh chứng phải được nhìn thấy tận mắt Ví dụ bạn làm một thí nghiệm trên sân khấu, mà không ai nhìn thấy, chỉ có thể nghe thấy,họ sẽ nghĩ bạn quái đản Ý tôi, thực tế là những gì bạn thấy được Đây không phải quy định minh bạch tại những buổi họp nhưng tôi chắc chắn nó cũng là một phần Nếu người ta nghe những giọng nói, mà không nhìn thấy và liên kết chúng với một ai đó, thì người đó có lẽ không ở đấy Nhưng ý tưởng tổng quát là bạn chỉ có thể bạn chỉ có thể thực sự nói về mọi vật ở nơi đó khi nó có bản chất thực nghiệm nào đó Không quan trọng việc Thomas Hobbes, một nhà triết học địa phương, nói gì về điều này, bạn biết đấy, bởi vì bạn không nói về hệ quả cuối cùng Điều đang xảy ra ở đây giữa thế kỉ 17, là thứ mà đã trở thành lĩnh vực của tôi -- khoa học, khoa học thực nghiệm -- đã tự tháo lui, một cách hữu hình, vì ta phải làm nó trong một căn phòng, nhưng nó cũng là về -- điều mà đã xảy ra thật tuyệt vời Khoa học đã được đồng bộ với thần học thuyết, và triết học. và -- toán học, thứ mà thực sự không phải khoa học Nhưng khoa học thực nghiệm đã được buộc chặt với tất cả những thứ đó Và phần toán học và phần khoa học thực nghiệm đã tháo lui khỏi triết học Và -- mọi thứ -- chúng ta không bao giờ nhìn lại Mọi chuyện trở nên thật tuyệt từ lúc đó Ý tôi là -- nó -- gỡ rối một thứ mà đã từng hết sức cản trở công nghệ khỏi việc phát triển Và tất cả mọi người trong căn phòng này -- Đây là mới chỉ 350 năm trước. Hãy nhớ đó là một khoảng thời gian ngắn Có lẽ 300.000 năm trước hầu hết chúng ta, tổ tiên của hầu hết chúng ta trong phòng này, đi lên từ Châu Phi và đã rẽ trái Bạn biết đấy, những người rẽ phải, có vài người như vậy trong bản dịch của người Nhật. Nhưng chuyện đó đã xảy ra rất lâu về trước so với 350 năm ngắn ngủi Nhưng trong vòng 350 năm đó, nơi đó đã trải qua rất nhiều thay đổi Thật ra, có lẽ mọi người trong phòng này, đặc biệt là nếu bạn cầm túi của bạn lên -- một số người, tôi biết, bạn đã không cầm túi lên nhưng nếu bạn cầm túi lên, tất cả mọi người ở đây có trong túi, hoặc trong phòng ở nhà của họ, một thứ gì đó mà 350 năm trước, các vị vua đã sẵn sàng ra trận để có được Nếu bạn nghĩ được rằng nó quan trọng đến thế nào Nếu bạn có GPS mà lại không tồn tại các vệ tinh thì nó khá là vô dụng Nhưng, như kiểu -- bạn biết đấy, nếu ai đó có GPS vào thế kỉ thứ 17 ông vua nào đó đã có thể tập hợp cả một đội quân để đi và cướp lấy nó Nếu như người đó -- Khán giả: Cho con gấu bông á? KM: Họ có thể làm thế cho gấu bông, yeah Nhưng -- tất cả chúng ta đều sở hữu Ý tôi là, các cá nhân sở hữu các thứ mà vua chúa chắc chắn đã ra trận để có được Và đây mới chỉ là 350 năm Không phải có quá nhiều người làm điều này Những người quan trọng bạn gần như có thể đọc về cuộc đời của họ, tất cả những người quan trọng mà đã dẫn đầu Và, ý tôi là -- những thứ kiểu này, tất cả những thứ này đến từ sự phân chia đó của thứ nhỏ bé này mà chúng ta làm -- Khi tôi còn là một cậu bé tôi kiểu như được sinh ra với một ý tưởng rằng nếu bạn muốn biết điều gì có thể vì bố tôi đã từng đi vắng thường xuyên, và mẹ tôi không biết nhiều về khoa học nhưng tôi đã nghĩ nếu bạn muốn biết điều gì đó về mọi thứ, bạn phải làm nó-- làm một thí nghiệm, bạn biết đó Bạn sẽ có được -- kiểu như -- Chỉ là tôi có một tình cảm tự nhiên với khoa học và việc sắp đặt thí nghiệm. Tôi tưởng đó là cách tất cả mọi người nghĩ Tôi tưởng bất kì ai với bất kì bộ não nào cũng sẽ như vậy Điều đó không đúng Có rất nhiều người -- Bạn biết đấy, tôi đã từng là một trong những nhà khoa học mà -- gặp rắc rối một buổi nọ trong bữa tối vì một điếu rất lạc hậu Và tôi không có ý, bạn biết đấy --người phụ nữ đó đâu rồi? Khán giả: Ở đây (Cười) Ý tôi là, tôi đã không thực sự coi đó là cuộc tranh cãi chỉ là một cuộc tranh luận sôi nổi Tôi không cảm thấy công kích cá nhân Tôi chỉ -- Tôi đã ngây thơ nghĩ, cho đến khi trải nghiệm lướt sóng dẫn tôi đến với thế kỉ 17 Tôi đã nghĩ rằng đó là cách mà con người ta tư duy, Và tất cả mọi người đều vậy, và họ nhận ra thực tế, qua những gì họ thấy hoặc chạm vào hoặc cảm nhận hoặc nghe được Và dù sao, khi tôi còn bé, Tôi, ví dụ như, tôi có -- Tôi có một cuốn sách nhỏ từ Fort Sill, Oklahoma -- Đây là về thời điểm mà bố của George Dyson đã bắt đầu thổi hạt nhân-- nghĩ đến khởi động tên lửa hạt nhân các thứ Tôi đã từng nghĩ về việc làm ra những tên lửa nhỏ của mình Và tôi đã biết rằng ếch-- những con ếch nhỏ -- có tham vọng được du ngoạn vũ trụ giống hệt như con người. Và tôi -- (Cười) Tôi đã tìm kiếm -- một hệ thống đẩy mà sẽ kiểu như, làm cho một cái tên lửa, có thể là cao khoảng 4 thước, bay lên trời vài dặm Và, ý tôi là, đó kiểu như là mục tiêu của tôi Tôi muốn nó bay khỏi tầm nhìn rồi tôi muốn có chiếc dù nhỏ này quay trở lại với con ếch cùng với nó Và tôi -- Tôi có cuốn sách này từ Fort Sill, Oklahoma, nó có một căn cứ tên lửa Họ gửi nó cho những nhà tên lửa nghiệp dư và nó nói trong cuốn sách tuyệt đối không làm nóng hỗn hợp kali perchlorate và đường (Cười) Bạn biết đấy, Thế mới gọi là hướng dẫn (Cười) Bạn kiểu--Giờ bạn nói, xem nào, để xem nếu mình có thể kiếm được một chút kali clorat và đường, perchlorate và đường, và làm nóng nó; sẽ thú vị để xem điều họ không muốn mình gây ra là gì, và điều gì sẽ xảy ra-- nó sẽ hoạt động ra sao Và nhà tôi lúc đó không có -- kiểu như là, mẹ tôi chủ trì cái sân sau quan sát từ một cửa sổ tầng trên, nơi mà bà đứng là ủi quần áo hay gì đó Và bà thường kiểu như là, vẫn để ý tới, xem nếu có làn khói nào ngoài kia, bà sẽ nhoài ra và la rầy tất cả chúng tôi đừng có nghịch bay mắt ra ngoài Đấy là một câu nói của bà-- Đấy kiểu như điều tệ nhất có thể xảy ra với chúng tôi Đó là lý do tôi nghĩ, miễn mình không làm bay mắt ra ngoài... Tôi có thể không quan tâm đến sự thật là việc làm nóng dung dịch này bị cấm Tôi sẽ làm, một cách cẩn thận, nhưng tôi sẽ làm Nó cũng chỉ như là những việc cấm khác bạn làm nó sau gara (Cười) Thế là tôi đến hiệu thuốc và tôi cố mua một chút kali perchlorate và hồi đó nó cũng không vô lý khi một đứa trẻ con đi vào hiệu thuốc để mua hóa chất Ngày nay thì, không thưa bà, kiểm tra lại giày của bà đi. Và kiểu -- (Cười) Nhưng hồi đó nó không-- Họ không có kali, nhưng-- Tôi nói, ở đây có loại muối hay kali nào? Và anh ta có kali nitrat Và tôi nói, chắc là tác dụng như nhau, bất kể nó là gì Tôi chắc chắn phải liên quan gì đến tên lửa thì nó mới có trong sách Và thế là tôi -- tôi làm vài thí nghiệm Bạn biết đấy, bắt đầu với lượng hóa chất nhỏ nhất kali nitrat và đường, thứ mà sẵn có, và tôi trộn nó theo nhiều tỉ lệ khác nhau, và tôi cố đốt nó chỉ để xem điều gì sẽ xảy ra, nếu bạn trộn nó với nhau Và nó -- nó đã cháy Nó cháy khá chậm, nhưng có mùi khá dễ chịu, so với nhiều loại nhiên liệu tên lửa khác mà tôi từng thử, mà đều chứa lưu huỳnh Và, nó có mùi như kẹo bị cháy Và sau đó tôi thử làm tan chảy nó Rồi nó chảy thành một thứ chất lỏng như siro, màu nâu Và rồi nó nguội thành một vật cứng như gạch mà khi bạn đốt nó, nó nổ giống như một con dơi Ý tôi là, cái bát chứa thứ đó khi nguội -- Bạn đốt nó, và nó cứ nhảy xung quanh sân Và tôi nói, đấy là một cách để đưa con ếch đến nơi nó muốn (Cười) Vậy nên tôi bắt đầu phát triển -- bạn biết đấy, bố của George nhận được nhiều sự trợ giúp, tôi thì chỉ có anh trai Nhưng tôi -- mất khoảng Khoảng 6 tháng để cuối cùng tìm ra tất cả những điều nhỏ nhặt Có rất nhiều những điều nhỏ nhặt trong việc chế tạo một cái tên lửa hoạt động thật sự, kể cả sau khi bạn đã có nhiên liệu Nhưng bạn làm nó, bằng -- Điều mà tôi -- Bạn biết đấy, bạn làm các thí nghiệm, và thỉnh thoảng ghi lại các thứ bạn quan sát, bạn biết đấy Và rồi dần dần bạn xây dựng một giả thuyết về cơ chế hoạt động của thứ này Và nó là -- Tôi đã tuân theo mọi quy tắc Lúc đó tôi cũng đâu biết các quy tắc là gì, Chắc tôi là một nhà khoa học bẩm sinh thôi, hay kiểu giống như hồi thế kỉ 17 Nhưng dù gì, cuối cùng chúng tôi cũng làm được có một thiết bị mà sẽ liên tục đưa con ếch ra khỏi tầm nhìn và mang nó về nguyên vẹn Và chúng tôi đã không -- Ý tôi là, chúng tôi không hề sợ hãi Chúng tôi nên sợ, vì nó tạo ra rất nhiều khói và rất nhiều tiếng động, và nó rất mạnh, bạn biết đấy Và cứ lâu lâu, nó sẽ nổ Nhưng tôi không hề lo lắng, với việc, về, bạn biết đấy, những vụ nổ gây ra sự hủy diệt của cả hành tinh Tôi đã không được nghe về 10 cách mà chúng ta nên cảm thấy sợ cái -- Nhân tiện, Tôi đã có thể nghĩ, mình không nên làm việc này vì người ta đã bảo đừng làm, bạn biết đấy Và mình nên xin phép chính quyền Nếu tôi đã ngồi đợi được phép, thì tôi đã không bao giờ -- con ếch đã chết mất, bạn biết đấy Dù sao thì, tôi nói về chuyện này vì nó là một câu chuyện hay, và anh ta nói, kể những thứ riêng tư Bạn biết đấy, và đó là một chuyện riêng tư Tôi đã định kể về tối đầu tiên tôi gặp vợ tôi, nhưng thế lại hơi riêng tư quá, nhỉ Vậy nên, tôi có một chuyện khác không phải chuyện riêng tư Nhưng là.. quá trình là điều mà tôi nghĩ là khoa học Thấy đấy, nơi bạn bắt đầu với một ý tưởng, và rồi thay vì, kiểu như, tìm kiếm những thẩm quyền mà bạn từng nghe đến Đôi khi bạn làm hành động mà-- nếu về sau bạn chuẩn bị viết một bản thảo, bạn muốn tìm hiểu xem đã có những ai làm nó Nhưng trong quá trình làm, bạn có một ý tưởng -- như, khi tôi có một ý tưởng vào đêm nọ rằng tôi có thể khuếch đại DNA với 2 oligonucleotide và tôi có thể làm ra nhiều nhân bản của mảnh DNA nào đó bạn biết đấy, suy nghĩ về việc đó mất khoảng 20 phút khi tôi đang lái xe, rồi thay vì thực hiện--Tôi quay lại và nói với mọi người về nó, nhưng nếu tôi nghe theo những gì bạn bè tôi, các nhà sinh học phân tử, nói thì tôi đã bỏ ý định đó Bạn biết đấy, nếu mà tôi đã quay lại tìm một nhà cầm quyền mà có thể nói cho tôi liệu nó có tác dụng hay không, anh ta sẽ nói, không, khả năng là nó sẽ vô dụng Bởi kết quả của nó quá ấn tượng đến mức nếu thành công nó sẽ thay đổi cách tất cả làm sinh học phân tử Không ai muốn một nhà hóa học tham gia vào động chạm đồ đạc của họ và thay đổi mọi thứ Nhưng nếu bạn tìm đến người có thẩm quyền không phải bạn sẽ luôn nhận được câu trả lời đúng, thấy không Nhưng tôi biết, bạn đi vào phòng thí nghiệm bạn cố làm nó hoạt động cho bạn, và rồi bạn chính là thẩm quyền và bạn được nói rằng, tôi biết nó có tác dụng mà bởi ngay kia, trong ống nghiệm đó là nơi nó đã xảy ra và đây, trên chất keo này có một cái đai nhỏ mà tôi biết chính là DNA, và nó chính là DNA tôi muốn khuếch đại nên là thế đó! Nó có hoạt động Đó là cách bạn làm khoa học Rồi bạn nói, chà, làm gì để nó hoạt động tốt hơn đây? Rồi bạn tìm ra các cách làm hiệu quả hơn nữa Nhưng bạn luôn làm việc từ các sự thật mà bạn đã khiến chúng có hiệu lực cho bạn bằng cách làm thí nghiệm: thứ bạn có thể làm trên sân khấu Và không có kĩ xảo nào đằng sau nó. Nó hoàn toàn -- bạn phải rất trung thực với những gì mà bạn đang làm nếu nó thực sự sẽ hoạt động Ý tôi là, bạn không thể bịa ra kết quả, rồi làm một thí nghiệm nữa dựa trên đó Vậy bạn phải thành thật Tôi cơ bản là rất thành thật Trí nhớ tôi khá tệ, kém chân thật sẽ khiến tôi gặp rắc rối nếu tôi, kiểu -- vì vậy nên tôi cứ trở nên tự nhiên trung thực và tự nhiên tò mò, và điều đó dường như dẫn đến loại khoa học đó Giờ, xem nào.. Tôi còn 5 phút nữa phải không? OK. Không phải mọi nhà khoa học đều như vậy đâu Bạn biết đấy -- Và có rất nhiều -- (Cười) Có rất nhiều -- nhiều diễn biến từ khi Isaac Newton và những thứ đó xảy ra Một trong những việc xảy ra ngay khoảng Thế chiến thứ 2 trong khoảng thời gian trước đó, và chắc chắn là cả sau đó, chính quyền--nhận ra rằng các nhà khoa học không phải bọn lập dị bạn biết đấy, nhốt mình trong những tháp ngà và làm những điều nực cười với các ống nghiệm Các nhà khoa học-- khiến cho Thế chiến thứ 2 như chúng ta biết, khá khả thi Họ tạo ra những thứ nhanh hơn Họ tạo ra những khẩu súng lớn hơn Bạn biết đấy, họ tạo ra thuốc cho phi công nếu có bị làm sao trong quá trình Họ làm tất cả những thứ -- và rồi cuối cùng là 1 quả bom khổng lồ để kết thúc mọi thứ, phải không? Và tất cả mọi người lùi lại và nói, bạn biết không, chúng ta phải đầu tư vào việc này, bởi vì bất cứ ai sở hữu nhiều nhất những người này làm việc ở những nơi này, sẽ chiếm vị trí ưu thế ít nhất là ở trong quân đợi, và có lẽ là trong cả kinh tế Và họ bắt đầu tham gia vào, và ngành khoa học và sự thành lập ngành công nghệ ra đời, và từ đó có rất nhiều những nhà khoa học mà tham gia vào chỉ vì tiền, bạn biết đấy, bởi vì bỗng dưng nó có lợi, Và họ không giống những cậu bé mày mò muốn đưa ếch lên trời cao Họ giống loại người mà sau đó học ở trường Y, vì sẽ kiếm được nhiều tiền. Ý tôi là, sau đó, họ đều tham gia kinh doanh -- Ý tôi, có rất nhiều -- khi bạn bước vào cấp 3, người ta nói, bạn muốn trở nên giàu có, hãy trở thành nhà khoa học Không thế nữa, giờ nếu muốn giàu, bạn trở thành doanh nhân Nhưng rất nhiều người tham gia vì tiền, quyền và để du ngoạn Trước đó khi mà việc du ngoạn rất đơn giản Và những người đó không nghĩ -- họ không -- không phải lúc nào họ cũng nói cho bạn sự thật Họ không kí kết điều gì cả, mà thực ra ấy, việc này luôn có lợi cho họ, nói thật với bạn là như vậy Và những người mà tôi đang nói tới là những người -- họ nói họ là một thành viên của ủy ban gọi là, kiểu, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Và họ -- họ có những cuộc hợp lớn nơi mà họ cố tìm ra cách mà -- cách để liên tục chứng minh rằng trái đất đang nóng dần lên, khi mà điều đó lại đối lập với cảm giác của hầu hết mọi người Ý tôi là, nếu bạn thực sự đi đo nhiệt độ trong 1 khoảng thời gian -- Ý tôi là, giờ thi nhiệt độ đã được đo khá là cẩn thận trong suốt 50, 60 năm rồi -- có khi là lâu hơn thế, nhưng bằng những cách rất chi tiết, và các ghi chép đã được giữ trong suốt 50 60 năm và thật ra, nhiệt độ không thực sự tăng lên nhiều Nó kiểu như, nhiệt độ trung bình thì đã tăng lên chỉ một chút chút, bởi vì nhiệt độ ban đêm tại các đài khí tượng đã tăng lên một chút Nhưng có một lời giải thích chính đáng về việc đó Đó là các đài khí tượng đều xây dựng ở ngoại ô, nơi mà có các sân bay, và giờ thì các thị trấn cũng chuyển ra đó, nhà bê tông khắp nơi và họ gọi đó là hiệu ứng đường chân trời Và những người chịu trách nhiệm nhiều nhất về việc đo nhiệt độ, nhận ra là bạn phải ngăn cách thiết bị đo của bạn khỏi nó Và ngay cả lúc đó, bạn biết đấy bởi vì các tòa nhà ấm hơn vào ban ngày, khiến cho ban đêm cũng ấm hơn một chút, Nên nhiệt độ tăng lên một tí Nó phải thế. Nhưng không nhiều. Không kiểu như, bạn biết đấy -- người đầu tiên -- có ý tưởng là chúng ta chuẩn bị bị rán chín, thật ra, anh ta không nghĩ theo cách đó Tên anh ta là Sven Arrhenius Người Thụy Điển, và anh ta nói, nếu nhân đôi lượng CO2 trong bầu khí quyển, điều mà anh ta nghĩ có thể sẽ -- đây đang là năm 1900 nhé -- nhiệt độ sẽ phải tăng lên đến 5.5 độ, theo tính toán của anh ta Anh ta đã nghĩ trái đất như là, bạn biết đấy, như một thứ hoàn toàn cách nhiệt mà chẳng có gì bên trong, chỉ có năng lượng đi đến và đi khỏi Và rồi anh ta nghĩ ra một giả thuyết, và anh ta nói, cái này sẽ hay ho đây, bởi vì Thụy Điển sẽ có mùa sinh trường dài hơn, và bạn biết đấy, các tay lướt sóng thích điều này, hội lướt sóng nói, ý tưởng tuyệt đấy, bởi vì đại dương thỉnh thoảng khá là lạnh, và -- nhưng về sau đó nhiều người bắt đầu nghĩ việc ấm lên này là tệ Nhưng không ai thực sự chứng minh nó, phải không? Ý tôi là, nhiệt độ như đo được -- bạn có thể tìm được trên internet tuyệt vời của chúng ta, bạn chỉ cần tìm kiếm mọi ghi chép của NASA, và của Dự báo thời tiết, và bạn sẽ tự nhìn vào đó, và bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ -- nhiệt độ ban đêm đo được trên bề mặt trái đất đã tăng lên một chút xíu Nên nếu bạn chia trung bình với nhiệt độ ban ngày, có vẻ nó tăng khoảng tầm 0.7 độ, trong thế kỉ này Nhưng thật ra là nó chỉ tăng -- vào ban đêm mà thôi, nhiệt độ ban ngày vẫn vậy Và -- giả thuyết của Arrhenius và những người quan tâm việc nóng lên họ nói, yeah, chắc hẳn nó phải tăng cả vào ban ngày, nếu nó là hiệu ứng nhà kính Giờ mọi người thích những thứ mà có, kiểu, tên gọi như thế nhỉ? mà họ có thể hình dung ra, phải không? Ý tôi là -- nhưng nhiều người không thích những thứ này, nên là -- bạn không háo hức với mọi thứ như với chứng cứ thật sự, bạn biết đấy, điều mà sẽ là chứng cứ cho sự tăng cường của lưu thông nhiệt đới những năm 90 Có một văn bản ra đời vào tháng 2 và nhiều người trong các bạn có lẽ chưa nghe tới nó "Bằng chứng cho sự biến thiên thập kỉ lớn trong Ngân sách năng lượng bức xạ nhiệt đới" Xin lỗi. Những giấy tờ này được công bố bởi NASA và vài nhà khoa học ở Columbia, và Viliki và một đống người ở Princeton Và những giấy tờ đó ra mắt trong Tạp chí Khoa học, Ngày 1/2 và chúng -- những kết luận trong các giấy tờ này, và cả trong giấy tờ của biên tập viên Tạp chí Khoa học, miêu tả về các văn bản này, bạn biết đấy, ngắn gọn là, giả thuyết của chúng ta về nóng lên toàn cầu là toàn hoàn sai Những gì mà mấy ông này đang làm, và đây--NASA đã từng nói thế suốt 1 thời gian dài Họ nói, nếu bạn đo nhiệt độ bầu khí quyển, nó không hề tăng lên -- không hề tăng. Chúng tôi đã làm việc này rất cẩn thận trong 20 năm, từ các vệ tinh, và nó không tăng Và trong các văn bản này, họ cho thấy một điều còn ấn tượng hơn nhiều, đó là thứ họ đã làm mà họ gọi là bức xạ -- và tôi sẽ không nói chi tiết về vấn đề này, nó khá phức tạp, nhưng nó không phức tạp như những gì họ làm bạn tưởng bằng những ngôn từ họ dùng trong văn bản. Nếu bạn thật sự đọc nó, họ nói, mặt trời sinh ra 1 lượng năng lượng nhất định chúng ta biết nó nhiều đến thế nào nó rơi xuống trái đất, và trái đất trả lại một lượng nhất định Khi nó ấm lên nó sinh ra -- sinh ra kiểu như tia hồng ngoại, như kiểu một thứ gì đó ấm lên sẽ sinh ra hồng ngoại Toàn bộ cái việc nóng lên toàn cầu -- rác rưởi, thật sự, nếu như--nếu có quá nhiều CO2 trong bầu khí quyển thì cái nhiệt mà đang cố thoát ra sẽ không thể thoát ra. Nhưng nhiệt đến từ mặt trời thì, cái mà khoảng 350 nanomet, ngay tại trung tâm của nó -- đi xuyên ngay qua CO2 Vậy nên bạn vẫn bị làm nóng lên, mà không giải tỏa được chút nào Mấy ông này đã đo đạc tất cả những thứ đó Bạn có thể nói về nó, và bạn có thể viết những bản báo cáo, và xin tiền chính phủ để làm, nhưng -- họ đã thực sự đo đạc nó, và hóa ra là suốt 10 năm qua -- đấy là lý do họ nói "thập kỉ" -- cái mức năng lượng -- của cái họ gọi là "mất cân bằng" đã vượt quá những gì được mong đợi Kiểu, cái lượng mất cân bằng -- tức, nhiệt đi vào mà không đi ra mà bạn nhận được từ việc nhân đôi lượng CO2, nhân tiện là chúng ta còn xa mới đạt đến mức đấy Nhưng nếu chúng ta đạt mức đó vào khoảng 2025 hay gì đó, có gấp đôi lượng CO2 so với năm 1900, họ nói Ngân khố năng lượng sẽ tăng khoảng -- nói cách khác, 1 watt trên 1 cm vuông nhiệt nữa sẽ đi vào mà không thoát ra Nên trái đất tất yếu sẽ nóng lên Họ tìm ra trong nghiên cứu này -- 2 nghiên cứu này bởi 2 đội khác nhau -- là 5.5 watts trên 1 mét vuông nhiệt đã đi vào từ 1998, 1999, và nó không hề ấm dần lên Nên cái giả thuyết này rỗng tuếch Mấy cái văn bản này nên được gọi là, "Cái kết của Sự thất bại Ấm lên toàn cầu" Họ lo lắng rằng, và bạn có thể thấy họ có những kết luận rất thận trọng trong các văn bản, bởi họ đang nói về những phòng thí nghiệm lớn mà được đầu tư rất rất nhiều tiền bởi những con người đang sợ hãi Bạn biết đấy, nếu họ nói, ông biết không? Chẳng còn vấn đề nóng lên toàn cầu nữa đâu nên chúng ta có thể -- bạn biết đấy họ đang gây quỹ Và nếu bạn khơi nguồn 1 yêu cầu với 1 thứ kiểu như thế, và nói, rõ ràng là nóng lên toàn cầu chưa hề xảy ra... nếu họ -- nếu họ thực sự -- nếu họ thực sự nói thế ấy, Tôi sẽ biến khỏi đây. (Cười) Tôi cũng sẽ đứng lên và -- (Cười) (Vỗ tay) Họ phải nói như thế Họ phải rất thận trọng Nhưng tôi đang muốn nói là, bạn có thể vui mừng, bởi biên tập của tạp chí Khoa học, người mà không hề ngốc, và cả 2 đội khá là -- rất là chuyên nghiệp này, họ đều đã cùng đi đến 1 kết luận và ở dòng cuối của văn bản của họ họ phải nói, điều này có nghĩa là, là những gì chúng ta đã và đang nghĩ, rằng mô hình lưu thông toàn cầu mà chúng ta dự tính rằng trái đất sẽ trở nên quá nóng đều sai. Sai bởi một nhân tố lớn Nhân tố không hề nhỏ. Họ chỉ -- họ chỉ hiểu sai một sự thật đó là trái đất này -- rõ ràng có một cơ chế nào đó đang hoạt động mà không ai biết tới, bởi nhiệt cứ đi vào mà nó không hề bị nóng lên Nên hành tinh này là một thứ khá kì diệu, bạn biết đấy, nó to và khủng khiếp -- và to và tuyệt vời, và nó làm tất cả những việc này mà chúng ta không hề biết đến tí gì Nên ý tôi là, lý do tôi tổng hợp lại tất cả những điều này OK, đây là cách mà bạn nên làm khoa học -- một phần khoa học đã được thực hiện vì vài lý do khác, hoặc chỉ là sự tò mò Và có rất nhiều thứ giống như việc nóng lên toàn cầu, và lỗ thủng tầng ozone và bạn biết đấy, cả một đống những vấn đề khoa học công khai, mà nếu bạn cảm thấy hứng thú, thì bạn phải bắt tay vào những chi tiết, và đọc những giấy tờ gọi là, "Sự biến thiên lớn trong thập kỉ về.." Bạn phải tìm ra ý nghĩa của những từ đó Và nếu bạn chỉ nghe lời những gã mà đang thổi phồng các vấn đề đó, và làm ra rất nhiều tiền từ việc đó, bạn sẽ bị thông tin sai lệch, và bạn sẽ lo lắng về những thứ sai lệch Hãy nhớ 10 thứ mà sẽ giúp bạn. Cái mà -- một trong số đó-- (Cười) Và các tiểu hành tinh là thứ mà tôi thật sự tán thành ở đây Ý tôi là, bạn phải trông chừng các tiểu hành tinh. OK, cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Có vẻ như chúng ta đều đang đứng trên đất cứng lúc này, nhưng không đâu. Những tảng đá và lớp đất dưới chúng ta đan chéo nhau từ nhiều lớp và khoảng trống. Và những khoảng trống đó chứa đầy vi sinh vật với số lượng vũ trụ, như những con này. Nơi sâu nhất mà chúng ta tìm thấy vi sinh vật trong lòng Trái Đất là năm kilômét sâu. Vậy nếu như bạn đứng trên mặt đất và bắt đầu chạy vào lòng đất, bạn có thể chạy cả năm kilômét và vi sinh vật xuất hiện trên cả chặng đường. Có thể bạn chưa từng nghĩ về vi sinh vật sống ở sâu như vậy trong lòng đất, nhưng bạn chắc đã nghĩ về vi sinh vật sống trong ruột bạn. Nếu tính các vi sinh vật trong ruột của tất cả mọi người và động vật trên hành tinh này, tổng tất cả khối lượng của chúng là 100.000 tấn. Đó là một quần xã sinh vật lớn mà chúng ta mang trong bụng hằng ngày. Chúng ta nên cảm thấy tự hào. (Cười) Nhưng nó cũng chẳng là bao nếu so với số vi sinh vật bao phủ bề mặt Trái Đất, như trong đất, sông và biển của chúng ta. Tất cả, khối lượng là khoảng hai tỉ tấn. Nhưng thật ra là đa số vi sinh vật trên Trái Đất không ở trong biển hay ruột hay nhà máy xử lí nước thải. Đa số chúng sống trong vỏ Trái Đất. Vậy tổng cộng, khối lượng đó khoảng 40 tỉ tấn. Đó là quần xã sinh vật lớn nhất trên hành tinh, và chúng ta còn không biết đến chúng cho đến vài thập kỉ trước. Vậy khả năng của sự sống dưới đó, hay tác động của chúng đến con người, là vô hạn. Đây là biểu đồ mà mỗi chấm đỏ đại diện cho nơi mà chúng ta có những mẫu vật tốt dưới bề mặt đất với các phương pháp vi sinh hiện đại, và có thể bạn sẽ ấn tượng rằng chúng ta hiểu rõ về toàn thể hành tinh, nhưng thật ra, nếu bạn nhớ rằng đây chỉ là những nơi mà chúng ta có mẫu vật, nó thật sự tệ hơn. Nếu ta đều trên tàu của người ngoài hành tinh cố tái tạo một bản đồ thế giới từ những mẫu vật này, chúng ta sẽ không thể. Nhiều người thường nói với tôi, ''Ừ, có nhiều vi sinh vật dưới mặt đất nhưng... chúng không hoạt động mà?'' Đó là một ý hay. Giống như cây sung hay bệnh sởi hay chú chuột lang nhà của con tôi, vi sinh vật chắc cũng không làm gì cả. Chúng ta biết rằng chúng phải chậm, vì chúng có quá nhiều. Nếu chúng đều phân chia với tốc độ của E. coli, thì chúng sẽ tăng đôi khối lượng của Trái Đất, bao gồm đất đá, chỉ qua một đêm. Thật ra, nhiều loài trong số chúng chắc chưa qua một lần phân bào từ thời Ai Cập cổ đại. Điều đó thật điên rồ. Làm sao bạn có thể hiểu được thứ mà có thể sống lâu đến thế? Nhưng tôi nghĩ đến một việc tương tự mà tôi rất thích, nhưng nó rất lạ và phức tạp. Nên tôi hi vọng là bạn có thể theo cùng tôi. Được rồi, cùng thử nào. Nó như việc hiểu vòng đời của một cái cây... khi bạn chỉ sống trong một ngày. Vậy nếu như vòng đời của con người chỉ là một ngày và ta sống vào mùa đông, thì cả đời bạn sẽ không thấy một cái cây có lá. Và sẽ có rất nhiều thế hệ người sẽ chỉ tồn tại một mùa đông thậm chí chẳng đủ để viết một cuốn sách lịch sử nói gì đến việc cây chỉ là một khúc gỗ chết chẳng thể làm gì cả. Tất nhiên, điều này thật buồn cười. Ta biết rằng cây chỉ đợi mùa hè để chúng hoạt động lại. Nhưng nếu vòng đời của con người ngắn hơn đáng kể so với của cây, ta chắc sẽ quên lãng hoàn toàn sự thật hiển nhiên đó. Vậy khi ta nói những vi sinh vật dưới đất không hoạt động, ta có như những người chết sau một ngày, cố hiểu cây hoạt động thế nào không? Nếu những vi sinh vật sâu dưới đất này chỉ đợi cho đến phiên bản mùa hè của chúng, nhưng vòng đời chúng ta quá ngắn để thấy? Nếu bạn lấy E. coli và cho vào một ống nghiệm, không thức ăn hay dưỡng chất, và để yên đó hàng tháng cho đến hàng năm, đa số chúng chết, tất nhiên, vì chúng đói. Nhưng có một số ít sống. Nếu bạn lấy những tế bào sống sót đó và cho chúng cạnh tranh, dưới điều kiện thiếu chất, với những E. coli mới, phát triển nhanh, những con già nua ấy sẽ đánh bại tụi ma mới kia bất cứ lần nào. Vậy đây là bằng chứng về sự đền đáp của sự tiến hóa cho việc trở nên cực kì chậm. Vậy là có khả năng rằng có lẽ chúng ta không thể đánh đồng việc chậm với không quan trọng. Có lẽ những vi sinh vật khuất tầm mắt, khuất tâm trí có thể hữu ích cho nhân loại. OK, cho đến giờ ta đã biết có hai cách để sống dưới lòng đất. Đầu tiên là chờ đồ ăn rỉ xuống từ mặt đất, như cố ăn đồ thừa từ một buổi dã ngoại từ 1000 năm trước. Đó là một lối sống rất điên rồ, nhưng hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên cho vi sinh vật dưới đất. Khả năng khác là vi sinh vật chỉ kiểu như, ''Không, tôi không cần thế giới mặt đất. Tôi ổn dưới đây rồi.'' Với những vi sinh vật theo hướng này chúng phải lấy mọi thứ chúng cần để sống từ trong lòng đất. Vài thứ thì chúng dễ dàng lấy được. Chúng nhiều hơn dưới lòng đất, như nước hay dưỡng chất, như ni-tơ và sắt và phốt pho hay nơi sống. Đó là những thứ mà ta giết chóc để giành giật trên mặt đất này. Nhưng dưới lòng đất, vấn đề là tìm đủ năng lượng. Trên mặt đất, cây cối có thể gắn kết hóa học các phân tử CO2 thành đường ngay khi photon từ mặt trời tiếp xúc với lá của chúng. Nhưng dưới lòng đất, tất nhiên là không có ánh nắng, nên hệ sinh thái này phải giải quyết vấn đề là ai sẽ làm ra thức ăn cho mọi người khác. Lòng đất cần thứ gì đó như cây nhưng lại thở ra đất đá. May thay, thứ như vậy tồn tại, và nó gọi là tự dưỡng vô cơ hóa năng. (Cười) Đó là những vi sinh dùng chất hóa học -- "hóa năng" từ đất đá -- "vô cơ" để tạo thức ăn -- "tự dưỡng." Và chúng có thể làm vậy với vô số chất khác. Chúng có thể làm vậy với lưu huỳnh, sắt, man-gan, ni-tơ, các-bon một vài có thể dùng cả electron trực tiếp. Ví dụ như bạn cắt một đầu của dây điện, chúng có thể dùng nó để thở như ống thở. (Cười) Vi sinh vật tự dưỡng vô cơ hóa năng có thể lấy năng lượng từ những quá trình trên và dùng chúng để tạo thức ăn, như cây cối vậy. Nhưng chúng ta biết rằng cây làm nhiều hơn là chỉ tạo thức ăn. Chúng còn tạo sản phẩm phụ, ô-xi, mà chúng ta phụ thuộc 100% vào nó. Nhưng sản phẩm phụ mà vi sinh tự dưỡng vô cơ hóa năng tạo ra thường dưới dạng khoáng chất, như gỉ sắt hay pirit sắt, vàng giả, hay cacminit, như đá vôi. Vậy thứ chúng ta có là những vi sinh rất rất chậm, như đá, lấy năng lượng từ đá, tạo ra các sản phẩm phụ là các loại đá khác. Vậy tôi đang nói về sinh học hay tôi đang nói về địa chất? Lằn ranh giữa chúng rất mờ. (Cười) Vậy nếu tôi muốn thực hiện việc này, và tôi sẽ thành một nhà sinh học nghiên cứu về vi sinh hoạt động giống như đất đá, vậy tôi nên bắt đầu học địa chất. Vậy phần thú vị nhất của địa chất học là gì? Núi lửa. (Cười) Đây là khi nhìn vào trong miệng núi lửa Poás ở Coasta Rica. Nhiều núi lửa trên Trái Đất trồi lên vì mảng địa chất dưới biển va chạm với mảng địa chất lục địa. Khi mảng địa chất đại dương bị đè hay di chuyển dưới mảng địa chất lục địa, những thứ như nước, CO2 và các chất khác bị ép khỏi mảng địa chất, như vắt một chiếc khăn rửa mặt ướt. Theo cách đó, những vùng bị đè như cổng vào đất sâu, nơi vật chất được trao đổi giữa bề mặt và lòng đất. Gần đây tôi được vài đồng nghiệp ở Costa Rica mời đến và làm việc với họ về một số núi lửa. Và tất nhiên là tôi đồng ý, vì, ý là, Costa Rica rất đẹp, nhưng cũng vì nó nằm trên một trong những vùng bị đè. Chúng tôi muốn hỏi một câu cụ thể là: Vì sao CO2 thoát ra từ những mảng địa chất đại dương bị đè chỉ thoát ra từ núi lửa? Vì sao ta không thấy chúng trải đều trên khu vực bị đè? Vi sinh vật có vai trò gì trong chuyện này không? Đây là bức ảnh chụp tôi trong núi lửa Poás, cùng với người đồng nghiệp Donato Giovannelli. Cái hồ mà chúng tôi đứng cạnh hoàn toàn là axit pin. Tôi biết vì chúng tôi đang đo độ pH khi tấm hình được chụp. Và một số lúc khi làm việc trong miệng núi lửa, tôi quay qua nói với đồng nghiệp Costa Rica Carlos Ramírez rằng "Được rồi, vậy nếu tự nhiên thứ này phun trào, cách thoát thân là như nào?'' Và anh nói, "À, ừ, câu hỏi hay, rất dễ thôi. Hãy quay lại và tận hưởng khung cảnh.'' (Cười) "Vì nó sẽ là cảnh cuối của cô." (Cười) Và có thể anh ấy có hơi kịch tính, nhưng sau 54 ngày đứng cạnh cái hồ đó, chuyện này xảy ra. Khán giả: Ồ! Quá đáng sợ nhỉ? (Cười) Đây là vụ phun trào lớn nhất của núi lửa này trong khoảng 60 năm lẻ gì đó, và không lâu sau khi video kết thúc, máy ảnh quay video bị thiêu rụi và cả cái hồ mà chúng tôi đang thí nghiệm bốc hơi hoàn toàn. Nhưng tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi khá chắc là chuyện đó sẽ không xảy ra vào ngày mà chúng tôi ở trong núi lửa, vì Costa Rica theo dõi núi lửa này rất cẩn thận qua Viện OVSICORI, và chúng tôi có các nhà khoa học từ Viện cùng với mình hôm đó. Nhưng thực tế rằng nó đã phun trào chứng tỏ hoàn hảo rằng nếu bạn muốn tìm nơi khí CO2 thoát ra từ mảng địa chất đại dương, thì bạn không cần tìm đâu xa hơn núi lửa. Nhưng nếu bạn đến Costa Rica, bạn có thể nhận ra là ngoài núi lửa có rất nhiều suối nước nóng ở mọi nơi. Nước trong những suối nước nóng này thật ra trào lên từ những mảng địa chất đại dương bị đè. Và giả thuyết của chúng tôi là phải có CO2 trào lên cùng chúng, nhưng một thứ sâu dưới lòng đất đã lọc chúng ra. Vậy là chúng tôi dành hai tuần lái xe khắp Costa Rica, lấy mẫu từ mọi suối nước nóng mà chúng tôi tìm được nó rất tệ, để tôi kể cho bạn. Và chúng tôi dành hai năm tiếp theo đo đạc và phân tích dữ liệu. Và nếu bạn không phải là nhà khoa học, tôi cho bạn biết rằng những khám phá lớn không xảy ra khi bạn ở một suối nước nóng đẹp hay trên sân khấu; nó xảy ra khi bạn còng lưng với một cái máy tính lộn xộn hay khi bạn đang khắc phục một thiết bị phức tạp, hay khi bạn gọi Skype với đồng nghiệp vì bạn hoàn toàn bối rối vì dữ liệu của bạn. Khám phá khoa học, giống như vi sinh vật dưới lòng đất, có thể rất rất chậm. Nhưng trong trường hợp của chúng tôi, mọi công sức đã được đền đáp. Chúng tôi phát hiện rằng hàng tấn CO2 thoát ra từ mảng địa chất đại dương bị đè sâu dưới lòng đất. Và thứ giữ chúng dưới lòng đất và giữ chúng không thoát vào khí quyển là thứ sâu dưới đất, dưới những con lười và vẹt dễ thương ở Costa Rica, là vi sinh tự dưỡng vô cơ hóa năng. Những vi sinh và quá trình hóa học diễn ra quanh chúng là việc biến đổi CO2 thành muối cacbonat là khóa chúng dưới lòng đất. Điều đó khiến bạn tự hỏi: Nếu các quá trình dưới đất này rất giỏi khoản hút tất cả CO2 từ dưới chúng, chúng có thể giúp ta với chút vấn đề về các-bon mà chúng ta đang có trên mặt đất không? Con người đang thải ra nhiều CO2 vào khí quyển đến nỗi chúng ta làm giảm khả năng của hành tinh để duy trì sự sống mà chúng ta biết đến. Các nhà khoa học, kĩ sư và doanh nhân đang hợp tác với những cách để kéo CO2 khỏi nguồn, để chúng không bay vào khí quyển. Vậy với lí do đó, chúng ta cần nghiên cứu những nơi mà có thể trữ CO2, có thể là dưới lòng đất, để biết chuyện gì sẽ xảy ra với chúng khi được trữ ở đó. Vi sinh vật dưới lòng đất có thành một vấn đề vì chúng quá chậm để có thể giữ bất cứ gì dưới đó không? Hay chúng có thể hữu ích vì chúng giúp biến đổi CO2 thành muối cacbonat rắn? Nếu chúng ta có những bước đột phá vậy chỉ từ những nghiên cứu ở Costa Rica, vậy hãy tưởng tượng thứ gì còn chờ đợi được khám phá dưới kia. Trong lĩnh vực địa-sinh-hóa, hay sinh học lòng đất, hay bất cứ gì mà bạn muốn gọi, sẽ có những liên quan to lớn với không chỉ giảm nhẹ hậu quả biến đối khí hậu, mà có thể là hiểu được sự sống và Trái Đất cùng tiến hóa thế nào, hay tìm ra những sản phẩm hữu ích cho công nghiệp hay y học. Có thể là cả dự đoán động đất hay tìm sự sống ngoài hành tinh. Nó có thể giúp chúng ta hiểu được chính nguồn gốc của sự sống. May thay, tôi không phải làm những việc đó một mình. Tôi có những đồng nghiệp rất giỏi khắp thế giới những người đang giải mã những bí ẩn của thế giới lòng đất. Và có vẻ như sự sống sâu dưới vỏ Trái Đất quá xa lạ với cuộc sống thường ngày của ta mà dường như chẳng liên quan gì cả. Nhưng sự thật là, việc sống chậm và kì lạ này có thể giữ câu trả lời cho vài bí ẩn lớn nhất về sự sống trên Trái Đất. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) À, các đại dương của Trái Đất. Chúng rất đẹp, truyền cảm hứng và đầy sức sống. Chúng cũng, chắc bạn cũng biết, ít nhiều đang bị hủy hoại. Ví dụ ở Seychelles, hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đã tẩy trắng san hô. Đánh bắt hải sản quá mức dẫn đến số lượng cá suy giảm. Đa dạng sinh học đang trong nguy kịch. Vậy ta có thể làm gì? Tất nhiên là một hình thức bảo vệ nào đó rồi. Thiên nhiên rất mau hồi phục. Khi một khu vực biển được bảo vệ chiến lược, toàn bộ hệ sinh thái có thể hồi sinh. Tuy nhiên, không dễ dàng để xây dựng các khu bảo tồn biển. Thứ nhất, bạn sẽ gặp vấn đề về tìm nơi để bảo vệ. Rạn san hô này trùng với đường đánh bắt cá quốc tế này, giao với nơi nuôi cá kia. Mọi thứ đều liên kết với nhau. Và các kế hoạch bảo vệ biển phải tính đến ảnh hưởng của nơi này lên nơi khác. Rồi đến vấn đề kêu gọi góp sức. Nền kinh tế biển thường dựa vào đánh bắt và du lịch. Nếu mọi người không nghĩ mình có thể giúp sức, thì không có cơ hội để có được thoả thuận địa phương để khu bảo tồn đó thành công. Khu bảo tồn biển phải được củng cố. Nghĩa là chính phủ phải đầu tư sâu vào kế hoạch chứ không chỉ hỗ trợ bề mặt. Và cuối cùng, sự bảo tồn cần tiền. Rất nhiều tiền. Chính phủ các đảo quốc và nước ven biển muốn bảo vệ lãnh hải nhưng thường mắc nợ cao và không thể ưu tiên cho công cuộc bảo tồn. Nếu chỉ dựa vào tiền từ thiện để cấp vốn cho bảo vệ biển, ta chỉ có thể có một vài khu rải rác. Nhưng ta cần số lượng nhiều hơn, trong thời gian ngắn hơn để có tác động lâu dài. Vậy thế nào là bảo vệ biển thông minh? Làm thế nào để có vốn, sự ủng hộ từ chính phủ và kế hoạch cẩn thận tính đến cả yếu tố kinh tế địa phương và hệ sinh thái đa dạng? Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn một ý tưởng táo bạo từ Uỷ Ban Bảo vệ Thiên Nhiên (UBBVTN) nhằm việc giải quyết mọi vấn đề cùng một lúc. Họ nhận ra nợ của các quốc đảo và nước có bờ biển là thứ cho phép họ đạt được mục tiêu bảo tồn biển. Ý tưởng của TNC là tái cơ cấu món nợ này, tạo vốn và ý chí chính trị để bảo vệ các rạn san hô, rừng ngập mặn và ngành thủy sản. Ví dụ, nếu bạn tái cấp vốn cho căn nhà để hưởng một lãi suất tốt hơn, bạn có thể dùng khoản tiết kiệm để cách nhiệt gác xép. Đó là cách làm của Trái phiếu Xanh cho Bảo tồn (Blue Bonds for Conservation). Tái cấp nợ rồi dùng khoản tiết kiệm để xây dựng các khu bảo tồn biển. Tất nhiên, tái cơ cấu nợ quốc gia phức tạp hơn nhiều, nhưng cơ bản là thế đấy. Nếu các nhà đầu tư bỏ vào 40 triệu đô la bây giờ, nó có thể mở ra tới 1,6 tỉ đô la cho bảo tồn biển. Đây là cách để việc đó diễn ra. Bước 1: Đàm phán thỏa thuận. Quốc gia ven biển cam kết bảo vệ ít nhất 30% lãnh hải. Đổi lại, Uỷ Ban Bảo vệ Thiên Nhiên sẽ cho các nhà đầu tư, nhà cấp vốn cộng đồng và các tổ chức phát triển quốc tế đến bàn đàm phán để tái cơ cấu một phần nợ quốc gia, cho phép lãi suất thấp và kì đáo hạn dài hơn. Bước 2: Lên kế hoạch biển. Đồng thời, Uỷ Ban Bảo vệ Thiên Nhiên làm việc với các nhà khoa học biển, lãnh đạo chính phủ và cổ đông địa phương để lên kế hoạch bảo tồn chi tiết để hòa hợp nhu cầu của biển với nhu cầu của người dân. Bước 3: Lên kế hoạch lâu dài. UBBVTN thành lập và điều phối độc lập quỹ tín dụng bảo tồn. Khoản tiết kiệm từ tái cơ cấu nợ đi vào đó để hỗ trợ các khu bảo tồn biển mới. Niềm tin khiến chính phủ phải chịu trách nhiệm với cam kết của họ, đảm bảo Trái phiếu Xanh cấp vốn cho nỗ lực bảo tồn thực sự. Kế hoạch này có khả thi không? Nó đã đi vào hoạt động. Năm 2016, UBBVTN đã giúp lên kế hoạch khu bảo tồn quốc gia ở Seychelles. UBBVTN tái cơ cấu 22 triệu đô là từ nợ quốc gia. Đổi lại, chính phủ đồng ý bảo tồn 30% khu vực biển của họ. Hiện nay, Seychelles đang tiến tới việc bảo tồn 400.000 km vuông biển. Khu vực có diện tích gần bằng nước Đức. Seychelles đang bảo tồn rạn san hô, giúp hồi sinh nghề cá, tăng cường khả năng hồi phục với biến đổi khí hậu. Và giúp nền kinh tế của họ giàu mạnh hơn. Thành công này khiến các chính phủ khác chú ý. Nhiều nước muốn tham gia. Đây là thời cơ nâng tầm một cách đáng kể và nhanh chóng. UBBVTN đã xác định hơn 20 nước mà kế hoạch này khả thi. Nhưng để tiến hành, họ cần vốn ban đầu. Và sắp xếp các nhóm địa phương có thể phát triển kế hoạch bảo tồn hiệu quả với tất cả các cổ đông và cơ cấu thỏa thuận. Nếu có được sự hỗ trợ cần trong năm năm tới, họ có thể bảo tồn bốn triệu km vuông biển. Bằng 10 nước Đức. Điều này sẽ làm tăng số lượng các khu bảo tồn ở các đại dương trên Trái Đất lên tới 15%. Giúp nhiều rạn san hô trên thế giới hồi sinh và cung cấp môi trường sống cho vô số loài sinh vật. Sẽ thật tuyệt. Và đó chỉ là bước đầu. Vì chuyển đổi nợ này không chỉ có hiệu quả với 20 nước trên thế giới mà có đến gần 100 nước. Với cách tiếp cận này, ai cũng có lợi. Chính phủ, dân địa phương, nhà đầu tư, và quan trọng hơn cả, các đại dương của ta. Mọi người cùng có lợi. À, các đại dương của Trái Đất. [Dự án Táo bạo] (The Audacious Project). Tôi thấy chán khi phải nói về sự đơn giản rồi, nên tôi làm cuộc sống phức tạp hơn, như một vở kịch thực thụ. Tôi sẽ trình chiếu vài slide từ những ngày đầu, và giải thích để các bạn hiểu tại sao tôi ở đây hôm nay. Cơ bản thì tất cả mọi thứ đều bắt đầu với ý tưởng về một chiếc máy tính. Có ai có máy tính không? Vâng. Mọi người đều có máy tính. Điện thoại di động cũng coi là máy tính. Có ai nhớ cuốn sách hướng dẫn này không? "Những việc cần làm cho thiết bị Apple" với áp phích miễn phí đi kèm sách? Đây là cách lập trình bắt đầu. Đừng quên rằng: Máy tính mới không có phần mềm. Bạn mua, đem nó về nhà rồi cắm điện, nó sẽ không hoạt động gì cả. Vì vậy, bạn phải lập trình cho nó. Có nhiều hướng dẫn lập trình như thế này. Ý tôi là, điều đó rất tuyệt. Nó như phiên bản Apple 2 của Herbie vậy. Đó là một cách rất hay để -- Tôi nghĩ nên làm sách hướng dẫn Java như này, thì ta sẽ dễ dàng học cách lập trình. Nhưng thời điểm đó rất quan trọng với máy tính, khi kỉ nguyên đó vẫn còn, sao nhỉ, sơ khai. Và, bạn thấy đấy, tôi đã lớn lên trong thời đại đó. Tôi lớn lên trong một xưởng làm đậu phụ ở Seattle. Có ai gia đình cũng làm kinh doanh? Và chịu rất nhiều vất vả? Vâng, vâng. Vất vả là tốt. Chẳng phải đó là điều tốt sao? Điều đó có thể làm thay đổi cuộc đời. Và, như bạn biết, đậu phụ Đó là việc kinh doanh gia đình. Mẹ tôi cũng là một nhà thiết kế. Bà làm bức tường dán đầy những cách nấu đậu phụ này, và điều đó khiến khách hàng bối rối, vì họ tưởng đang bước vào một nhà hàng. Không phải cách xây dựng thương hiệu tốt. Dù sao thì, đó là nơi tôi lớn lên, trong một xưởng đậu phụ nhỏ ở Seattle, và cuộc sống khá giống như thế này: căn phòng nhỏ nơi tôi lớn. Nhìn tôi khá bự con trong ảnh nhỉ? Đây là bố tôi. Bố tôi khá giống MacGyver. Ông hay nghĩ cách sáng chế thứ nặng nề. Như ở đây, có những máy móc từ xi măng khối, và bố tôi cần chúng để ép đậu phụ, vì đậu phụ thực chất ở dạng lỏng, nên bạn cần những đồ thật nặng để ép nước ra và làm đậu phụ đông lại. Đậu phụ thường được sản xuất thành những mẻ lớn, bố thường cắt bằng tay. Tôi không thể kể, việc kinh doanh gia đình mà, bạn sẽ hiểu -- Bố tôi là người thật thà nhất trên đời. Vào một ngày mưa, ông bước vào chuỗi siêu thị Safeway, trượt ngã, gãy tay rồi vội vã đi ra ngoài. Vi ông không muốn gây phiền phức cho Safeway. Nên vì thế, bạn biết đó, tay ông bị gãy trong suốt hai tuần ở cửa hàng, và trong tuần đó-- Trong hai tuần đó, tôi và anh trai tôi phải làm tất cả mọi việc. Điều đó như cực hình, tra tấn thật sự. Vì, bạn thấy đó, chúng tôi nhìn bố cầm những khối đậu phụ và cắt chúng gọn như dao, zap zap zap. Chúng tôi nghĩ, wow. Lần đầu tiên thử, tôi làm giống này, whoa!, những khối xấu xí. Nhưng, dù sao thì, đậu phụ, về cơ bản, như là xuất xứ của tôi. Vì làm việc trong cửa hàng vất vả quá, tôi thích đến trường. Đó như là thiên đường. Tôi học khá giỏi. Rồi tôi đậu MIT. Bạn biết đó, giống đa số những người thích sáng tạo, bố mẹ thường bảo các bạn ngừng sáng tạo, đúng không? Cũng như thế, tôi giỏi toán lẫn nghệ thuật. Bố tôi hay bảo "John rất giỏi Toán." Tôi đến học ở MIT, làm những phép toán, rồi tôi gặp một cơ hội tuyệt vời. Lúc đó máy tính chỉ mới phát triển phần nhìn. Apple vừa tung Macintosh ra thị trường; Tôi có một máy Mac khi còn học MIT. Đó là lúc một người có thể, giống như, vượt cả hai thế giới. Đó là một khoảng thời gian tốt đẹp. Tôi vẫn còn nhớ mảnh phần mềm đầu tiên của mình là bản sao chép trực tiếp từ Aldus PageMaker thời đó. Lúc đó, tôi tạo một hệ thống điều chỉnh màn hình, và đó là những bước đi đầu tiên khi tôi mày mò làm sao để-- thật thú vị khi kết hợp hai khía cạnh này. Nhưng vấn đề khi bạn còn trẻ, cho mọi học sinh sinh viên ngoài kia, là bạn rất dễ trở nên tự mãn. Khi tôi thiết kế các biểu tượng, tôi nghĩ, mình là vua biểu tượng, tôi cảm thấy, yeah, mình quá giỏi việc này. Nhưng, hên là, bạn biết không, tôi may mắn được đến một nơi gọi là thư viện, và ở đó tôi vô tình tìm được một cuốn sách. Tôi tìm thấy cuốn sách đó. Nó có tên là "Những ý nghĩ về Thiết Kế", của một người tên Paul Rand. Nó hơi mỏng; tôi không chắc bạn từng thấy. Nó là một quyển sách nhỏ dễ thương về tác giả, Paul Rand, một trong những nhà thiết kế đồ họa giỏi nhất, và cũng là một cây bút tuyệt vời. Khi tôi nhìn thấy những tác phẩm của ông, tôi nhận ra mình thiết kế tệ như thế nào, hay bất cứ cái gì tôi gọi việc mình làm, tôi tự nhiên có những mục tiêu nghề nghiệp, muốn theo đuổi mãnh liệt. Nên tôi đã chuyển hướng. Tôi đến MIT, tốt nghiệp, nhận bằng Thạc sĩ, sau đó đến học trường Nghệ thuật. Tôi bắt đầu thiết kế đồ vật, bọc đũa, khăn ăn, thực đơn -- mọi thứ tôi chạm vào, giống như kế hoạch kinh doanh, tiến xa dần trong giới thiết kế. Khoảnh khắc thiết kế của bạn được xuất bản Hãy nhớ lúc xuất bản thiết kế của mình? Bạn nhớ chứ? Cảm giác rất tuyệt phải không? Tôi được xuất bản wow, thấy tác phẩm của mình thành sách. Sau đó mọi thứ dần trở nên kì quặc, còn tôi liên tục nghĩ về máy tính, vì chúng khiến tôi băn khoăn. Tôi không thật sự hiểu lắm. Paul Rand là một nhà thiết kế khá khó chịu, giống như ổ bánh mì Pháp giòn rụm vậy. Ông viết trong một cuốn sách của mình: "Một sinh viên Yale từng nói 'Tôi đến đây để học thiết kế, không phải cách sử dụng máy tính' Những trường Thiết kế Đó là vào những năm 80, trong cuộc xung đột giữa người theo và không theo máy tính. Một đoạn thời gian khó khăn. Với tôi, đó là thông điệp quan trọng từ Rand. Vì vậy, tôi bắt đầu mày mò với máy tính. Đây là đồ chơi đầu tiên tôi làm nghiêm túc. Tôi làm một phiên bản hoạt động giống phần mềm minh họa của Adobe. Nó giống người vẽ minh họa-- Nó biết vẽ. Nó khá là khó làm. Tôi dành một tháng làm phần này. Rồi, tôi nghĩ, sẽ thế nào nếu mình thêm, như là, vị trí này có thể bay như chim. Hoàn toàn tự do, giống vậy. Nên tôi thay đổi tính bất động một chút với một nút điều khiển nhỏ ở kia rồi nhìn nó chuyển động qua lại. Đó là vào năm 1993. Khi những giáo sư nhìn thấy, họ khá khó chịu với tôi. Họ hỏi: "Tại sao nó lại chuyển động?" "Mau làm nó dừng lại." Tôi: "Vâng, cái chính là nó chuyển động" Họ hỏi:" Khi nào nó sẽ ngừng?" Tôi: "Không bao giờ" Họ:"Còn tệ hơn nữa! Ngừng nó lại mau" Tôi bắt đầu nghiên cứu về ý tưởng Máy tính là gì? Nó là một phương tiện kì lạ. Nó không giống máy in, cũng không giống video. Nó tồn tại mãi mãi. Thật kì lạ. Vì thế, tôi thấy bực mình, và bắt đầu tìm kiếm nhiều hơn nữa. Ở Nhật Bản, tôi bắt đầu thí nghiệm với người thật. Điều này không đúng lắm: Thí nghiệm trên con người. Tôi giả sử các học sinh là những cây bút. Có bút mực xanh dương, đỏ, xanh lá, đen. Và một người ngồi xuống, vẽ một bức tranh. Họ cười khi anh ta bảo vẽ từ chính giữa-phải đến chính giữa, và anh làm rối tung lên. Đó là vì con người không giỏi nhận lệnh. Nhưng máy tính thì rất giỏi. Anh ta tìm ra cách làm máy tính vẽ với hai cây bút cùng lúc. giống như, cây này, làm cái này, cây kia, làm cái khác, rồi bắt đầu vẽ với nhiều cây bút trên cùng một trang. Đó là việc rất khó làm nếu dùng tay. Và ai đó bất chợt "A ha" khi khám phá ra có thể dùng hệ thống tọa độ. Chúng tôi nghĩ đây là lúc mọi việc bắt đầu. Cuối cùng, anh ta vẽ được một ngôi nhà. Cái đó thật nhàm chán. Mọi thứ trở nên máy tính hóa khi chúng ta suy nghĩ như máy tính. Hệ thống tọa độ X,Y-- Giống như một khám phá vậy. Sau đó, tôi muốn chế tạo một máy tính từ người thật, gọi là máy tính "chạy" bằng người. Việc này xảy ra vào năm 1993. Làm ơn giảm âm thanh. Nó là một máy tính với các bộ phận là con người. Phía sau bức tường này, tôi có ổ đĩa, CPU, card đồ họa, bộ nhớ. Họ đang nhấc cái đĩa mềm khổng lồ làm từ bìa các tông. Nó được đặt trong máy tính. Phía trên cái đĩa là một chương trình nhỏ khác. Cô ấy sẽ mang cái đĩa và đọc dữ liệu từ nhiều khu vực của đĩa, và máy tính sẽ khởi động, có vẻ thế. Đó là cách máy tính hoạt động. Khi tôi làm cái này, tôi có một giây phút, gọi sao nhỉ, được khai sáng khi nhận ra máy tính làm việc với tốc độ rất cao. Máy tính của tôi có vẻ nhanh -- cô ấy đang cố gắng hết sức, mọi người chạy quanh và chúng tôi nghĩ mọi việc xảy ra nhanh thật. Cái máy tính này được lập trình để làm một việc duy nhất, nếu bạn di chuyển chuột, con chuột sẽ thay đổi trên màn hình. Trên máy tính thật, khi di chuyển chuột, mũi tên sẽ di chuyển. Trên máy tính này, nếu di chuyển chuột, cần nửa tiếng để con trỏ thay đổi. Đó là một tỉ lệ so sánh về tốc độ. Máy tính thật sự nhanh tuyệt vời, phải không? Sau đó, tôi bắt đầu thử nghiệm cho nhiều công ty. Đây là cái tôi làm cho Sony năm 1996. Đó là 3 thiết bị Sony "H" có thể cảm biến âm thanh. Nếu bạn nói vào micro, bạn sẽ nghe tiếng nhạc trong tai nghe; nếu nói vào điện thoại, video sẽ bật lên. Tôi thử nghiệm với việc này theo nhiều cách cũng như kết hợp nhiều kĩ năng. Tôi làm quảng cáo này. Tôi không tin loại rượu này nhưng đôi lúc tôi cũng uống. Và Chanel. Và nhiều dự án khác nữa. Tôi cũng nhận ra một điều là tôi thích tạo ra sản phẩm. Chúng ta đều thích tạo ra sản phẩm. Việc đó khá thú vị. Vì thế tôi chưa bao giờ thuê nhân viên. Không nhân viên. Tôi làm tất cả bằng tay, chính đôi bàn tay thô sơ này. Và đôi tay này bị ảnh hưởng bởi người đàn ông tên Inami Naomi. Ông ấy như là thầy hướng dẫn của tôi vậy. Ông ấy là người làm truyền thông số đầu tiên ở Tokyo. Ông có công phát hiện ra tôi, hướng dẫn tôi vào ngành truyền thông số. Ông là người truyền cảm hứng. Tôi còn nhớ, chúng tôi ở trong studio lúc 2 giờ sáng, ông ấy trở về sau buổi gặp khách hàng, bước vào và nói: "Nếu tôi còn ở đây, mọi thứ đều ổn" Điều đó làm bạn thấy tốt lên rất nhiều. Tôi sẽ không, nhưng, tôi sẽ không quên được lúc ông ấy mắc bệnh ở-- ông mắc chứng phình mạch, và rơi vào tình trạng hôn mê. Vì thế, suốt 3 năm, ông bị liệt, và chỉ có thể nhấp nháy mắt. Lúc ấy, tôi chợt nhận ra, wow, chúng ta mong manh thế nào, cả cơ thể và trí óc chúng ta đang có, và tôi nghĩ, làm sao để cố gắng nhiều hơn? làm sao để theo đuổi trong quãng thời gian còn lại? Naomi là người tiên phong trong việc đó. Tôi bắt đầu suy nghĩ cẩn thận hơn về máy tính. Đó là lúc tôi đang nghĩ, vậy, bạn có một chương trình máy tính, nó đáp lại những chuyển động --X và Y-- tôi nhận ra mỗi chương trình máy tính đều có những hình ảnh này bên trong. Vì vậy, bạn có thể thấy ở đây, chương trình mà bạn thấy ở trong góc, nếu bạn mở rộng ra, mọi thứ sẽ đều giống thế. Tất cả đều cùng lúc, hoàn toàn khác những gì chúng ta từng làm. Ta chỉ quen làm việc trong một vectơ. Nhưng ở đây, tất cả xảy ra cùng lúc. Máy tính hoạt động ở rất nhiều chiều. Do vậy, lúc đó, tôi khá bực bội vì khi đến các trường Nghệ thuật và Thiết kế sẽ có những, bạn biết đó, phòng lab Đây là vào những năm cuối 1990 ở Basel tại một trường thiết kế đồ họa lớn. Đây là một căn phòng máy tính dơ bẩn, tồi tàn, tối tăm. Tôi băn khoăn. Đây có phải là mục tiêu? Đây có phải là thứ chúng ta muốn? Tôi dần thấy hứng thú với máy móc, giống như máy copy, lúc này vẫn đang ở Basel. Tôi thấy chúng ta dành nhiều thời gian để nó có thể tương tác, giống như màn hình cảm ứng, nhưng chúng ta chỉ chạm được tối đa 5 chỗ. "Tại sao chúng ta phung phí tính tương tác ở nhiều nơi như vậy?" trở thành vấn đề. Cũng như âm thanh: Tôi phát hiện có thể làm máy ThinkPad bắt chước điện thoại bàn. Bạn thấy chứ? Không? O.K. Tôi cũng phát hiện ra, ở sân bay Logan, cái này như đang kêu tôi vậy. Bạn nghe thấy chứ? Như tiếng bò. Lúc này là 4 giờ sáng ở Logan. Và tôi suy nghĩ, thứ ở trước mặt mình là gì vậy? Máy tính ư? Thật vô lý. Tôi lại chế tạo. Đây là những sản phẩm khác làm từ máy tính cũ ở tầng hầm nhà tôi. Tôi lấy những cái Macintoshes cũ và làm thành các vật khác nhau từ Tokyo. Tôi dần mất hứng thú với máy tính, nên tôi làm những bức tranh từ PalmPilots. Đây là những tác phẩm của tôi. Tôi làm chúng rồi đặt một cái PalmPilot ở giữa. như một cách trưng bày ý tưởng Nghệ thuật trừu tượng. Đúng thế. Như tôi vậy. Và cứ thế nó nảy ra từ chính sự trừu tượng ấy. Tôi bắt đầu hứng thú với chất dẻo và dành 4 tháng làm 8 khối chất dẻo hoàn toàn trong suốt, như một cách giúp tôi giảm stress. Từ đó, tôi cũng thích những cuộn băng keo xanh. Ở San Francisco, tại C.C, tôi có cả một buổi triển lãm về chúng, và làm một thiết bị từ băng sơn xanh. Lúc này vợ tôi khá lo lắng về tôi, nên tôi bỏ những cuộn băng xanh và suy nghĩ. Vậy cuộc đời còn lại những gì? Vì thế, máy tính, như bạn biết đó, những chiếc đồ sộ, có cả những chiếc tí hon. Chúng nhỏ hơn, như máy tính một chip. Tôi bắt đầu lập trình máy tính một chip và chế ra đồ vật từ bảng P.C, LED. Tôi làm những khối LED đặt bên trong những hộp nhỏ làm bằng gỗ MDF. Đây là những hộp ánh sáng tôi làm cho một show ở Ý. Chúng khá đơn giản: Chỉ cần nhấn nút và LED sẽ tự tương tác. Đây là những đèn khác của tôi. Đây là hộp đèn Bento, khá giống đèn giấy thông thảo bằng nhựa. Nó rất thân thiện. Tôi tham gia một show ở London năm ngoái về iPod. Tôi dùng iPod làm vật liệu. Tôi lấy 16 cái iPod Nano và làm thành một chú cá Nano, đại loại vậy. Gần đây, cái này cho Reebok. Tôi cũng làm giày cho Reebok nữa, giống một sở thích về quần áo. Dù sao thì, có rất nhiều thứ bạn có thể làm nhưng thứ tôi thích nhất là được nếm trải thế giới. Thế giới này đầy lôi cuốn. Ta nghĩ muốn thưởng thức phải vào bảo tàng. Không, phải thưởng thức từ cuộc sống cơ. Đây là khu vực phía trước tháp Eiffel, thật ra là ở quanh bảo tàng Louvre. Ở đây, tôi tìm thấy bức tranh tự nhiên vẽ. Một góc vuông hoàn hảo từ thiên nhiên. Trong khoảnh khắc kì lạ đó, những điều như vậy xuất hiện. Chúng ta là những con người sáng tạo. Gen đó đã ăn sâu trong trí óc ta. Ta không thể ngừng lại, đúng không? Cảm giác đó thật tuyệt. Như một bảo tàng tồn tại mãi mãi vậy. Đó là từ một mũi đất vào năm ngoái. Tôi thấy mình cần tìm sự cân bằng giữa nghệ thuật và thiết kế, mà chúng ta biết như hình tròn-tam giác-hình vuông. Tôi thấy chúng ở mọi nơi trên bãi biển. Tôi bắt đầu sưu tập mọi hình tròn-tam giác-hình vuông. Dĩ nhiên là tôi có trả chúng lại. Và tôi cũng khám phá ra, có những hòn đá song sinh bị chia cắt từ nhỏ. Chúng cũng từ ngoài kia đó. Và tôi-- làm sao việc này xảy ra? Tôi đem các bạn về lại bên nhau nè. Khoảng 3 năm trước, tôi khám phá các kí tự M-I-T xuất hiện trong từ ĐƠN GIẢN và PHỨC TẠP. Đó cũng là tên trường tôi, MIT, và tôi có một lúc, như M. Night Shayamalan, nghĩ rằng, Whoa! Mình phải làm như thế. Vì thế tôi theo đuổi nó với đam mê. Nhưng gần đây, cơ hội với RISD đến, đi học ở RISD-- nhưng tôi không thấy thoải mái với nó vì những kí tự đã nói tôi MIT mãi mãi. Nhưng tôi khám phá ra từ tiếng Pháp raison d'être (mục đích). A ha, chờ chút đã. RISD cũng xuất hiện trong đó. Và tôi nhận ra mình có thể đi. Vì thế tôi đến RISD. Có ai là cựu sinh viên RISD không? Cựu học sinh? Vâng RISD. Woo! RISD! Xin lỗi-- Ý tôi, Trung tâm Nghệ thuật cũng tốt. RISD là niềm đam mê mới của tôi. Tôi sẽ kể một chút về nó. Thế, RISD là-- Tôi đang ở bên ngoài RISD, và thấy vài học sinh ghi cái này, và tôi nghĩ Wow, RISD muốn biết họ như thế nào. Và tôi không chắc RISD nên trở thành gì. hay muốn thành gì. Nhưng có một điều tôi muốn nói với các bạn. Dù là nhà công nghệ, tôi không thích công nghệ lắm. Nó dạng như dương khí, đại loại vậy. Mọi người nói Bạn sẽ đưa RISD tới tương lai chứ? Và tôi nói, tôi sẽ đem tương lai về RISD. Đó là quan điểm của tôi. Vì trong thực tế, vấn đề không phải là làm cho thế giới công nghệ hơn nữa, mà là làm cho nó nhân văn hơn. Dù cái gì, tôi nghĩ RISD có DNA rất kì lạ. Đó là một sự hồ hởi khó tả về vật liệu, về thế giới: tôi nghĩ thế giới rất cần sự hứng khởi đó ngay bây giờ. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. Tôi là Cristin O'Keefe Aptowicz và đây là ''Ba tháng sau''. Muốn biến mất khác với muốn chết đi. Biến mất và không phải giải thích với ai, không phải nói với ai. Đi đến nơi nào đó không ai biết đến ta, nơi ta không phải nhìn độc mỗi khuôn mặt cười. Để bỏ trốn với nỗi đau không phải là kẻ thù Nỗi đau này giờ có lẽ là bạn thân nhất của ta, là chồng của ta, thứ ta cuộn mình vào mỗi đêm, thiếp đi trong vòng tay của nó. Nỗi đau này như người dậy sớm, làm cho ta bữa sáng lạnh lẽo, vô ơn. Đến nơi mà mọi bề mặt là lưỡi dao sắc bén, treo thân ta, xác thịt. Để cảm nhận thứ gì đó, bất cứ thứ gì, khác với thế này. Tôi là Aracelis Girmay, Và đây là "Tặng Estefani, Lớp Ba, Người tặng tôi tấm thiệp." Con voi trên dòng kẻ cam, dưới vòng tròn vàng, nghĩa là nắng. Sáu cái cột xanh, tô điểm trên đầu, nghĩa là hoa. Lần đầu, tôi lột ra năm mảnh keo băng dính, mở tờ giấy màu bị nhàu từ lớp vẽ. Tôi ở trong phòng khách. Tháng 6 rồi. Trong tấm thiệp, một từ rất dài, rồi Tên của Estefani: Loisfoeribari Estefani Loisfoeribari? Loisfoeribari: Tên khoa học, tiếng Latin của cây dâm bụt. Loisfoeribari: Một phương hướng, như khi bạn đi về phía Bắc? Nam? Đông? Tây? Loisfoeribari? Tôi thử, nhiều lần, đọc thật to chữ này Loisfoeribari. LoISFOeribari. LoiSFOEribari. LoisFORERibARI. Từ này là gì? Tôi tưởng tượng nó trong câu: "Ối, mình phải về nhà, mình quên cái Loisforeribari." hay "Không có gì tốt hơn mưa, mưa bóng mây mở cửa sổ bật nhạc, và một ly Loisfoeribari to." hay "Làm thế nào để tới Pittsburgh? Đi xe hơi hay gọi Loisfoeribari?" Tôi trải qua bốn tiếng trong đời, không biết từ này nghĩa là gì. Hết năm rồi, tôi nghĩ nên viết cho học trò mình, Không còn là Estefani, mà Gửi Estefani THÔNG THÁI! Xin chào, thân gửi, mong em vẫn khoẻ. Cô mới mở tấm thiệp em làm, và nó rất đẹp. Cô rất thích bầu trời và cánh chim của em. Em rất dễ thương, và rất thông minh! Đúng, tấm thiệp đẹp lắm. Cô chỉ muốn hỏi em. 'Loisfoeribari' nghĩa là gì vậy? Tôi nhẩm lại lần nữa. Loisfoeribari. Loisfoeribari. Loisfoeribari Tôi thử đọc bằng tiếng Tây Ban Nha. Loisfoeribari Lo-ees-fo-eh-dee-bah-dee Lo-ees-fo-eh-dee-bah-dee và rồi, chậm rãi Lo is fo e ri bari Lo is fo eribari love is for everybody tình yêu của tất cả mọi người yêu yêu yêu mọi người yêu mọi người yêu yêu là yêu mọi người mọi người là tình yêu yêu yêu vì yêu vì mọi người vì yêu là mọi người yêu cho tất cả tình yêu mọi thân thể yêu yêu yêu vì thân thể Yêu thân thân là yêu yêu là thân thể, mọi thân thể là yêu là mọi tình yêu cho mọi tình yêu là yêu vì yêu tình yêu mọi người yêu yêu tình yêu cho mọi người Love is for everybody. (Tình yêu cho mọi người) Các bạn có thể đặt câu hỏi, bạn biết đó, tại sao là chiếc ô tô bay, hay có lẽ chính xác hơn là, chiếc máy bay phản lực đường bộ, có khả năng xảy ra hay không? Nhiều năm trước, ông Ford đã dự đoán vài loại hình ô tô bay sẽ có mặt trong tương lai. Hiện tại, sau 60 năm, tôi ở đây để kể bạn nghe tại sao nó lại khả thi. Khi tôi được 5 tuổi, vẫn còn nhỏ -- khoảng 1 năm sau khi ông Ford đưa ra những dự đoán của mình, tôi đang sống ở một vùng nông thôn của Canada, ở một nơi vô cùng tách biệt bên kia ngọn núi. Việc đi đến trường đối với một đứa trẻ độ tuổi đó trong mùa đông của Canada, không hề là một trải nghiệm thú vị. Điều này vô cùng gian nan và đáng sợ để một đứa trẻ nhỏ có thể vượt qua được. Cuối năm đầu tiên ở trường, vào mùa hè năm đó, tôi đã phát hiện ra một đôi chim ruồi bị bắt nhốt trong một cái lồng gần nhà mình. Chúng đã mệt lã đi, cố chống cự bên cửa sổ, và, à, chúng rất dễ bị bắt lại. Tôi đưa chúng ra ngoài và thả chúng đi, khoảng khắc đó, dù chúng rất là mệt mỏi, thời khắc tôi thả chúng đi thì chúng cứ bay lởn vởn, sau đó bay vèo vào không trung. Tôi nghĩ, đây là cách tuyệt vời để đến trường. (Cười) Đối với một đứa nhóc ở độ tuổi đó, đây giống như tốc độ vô hạn, từ từ mất đi, và tôi đã được truyền cảm hứng từ đó. Và sau đó -- hơn 6 thập kỉ tiếp theo, dù bạn có tin hay không, tôi đã tạo ra một loạt máy bay, với mục tiêu là tạo ra vật gì đó có ích cho bạn, hoặc cho tôi, như những gì mà chú chim ruồi đem lại, giúp bạn thích ứng. Tôi gọi phương tiện này, một cách chung, là chiếc volantor (chiếc xe bay), được đặt tên theo tiếng La tinh "volant" nghĩa là bay nhẹ nhàng nhưng tốc độ nhanh. Volantor-giống như chiếc trực thăng. Theo như FAA, cơ quan điều khiển không lưu, gọi cái này là "động cơ lên thẳng." Và thật ra họ cũng cấp giấy phép bay cho phi công -- giấy phép bay -- cho loại máy bay này. Chuyện dễ dàng hơn bạn tưởng. Có một điều đáng để bạn phải xem xét rằng cái này không hoạt động bằng động cơ lên thẳng. Thế nên, có lẽ, chính phủ đã tiên phong trong việc này. Báo chí gọi chiếc volantor của tôi là "Skycar" (chiếc xe bay). Có một phiên bản ra đời sớm hơn, đó là lí do nó được đưa vào thiết kế mẫu, nhưng đó là máy bay chở được 4 hành khách có thể cất cánh thẳng đứng, như một chiếc trực thăng -- vì vậy không cần sân bay nào hết. Trên mặt đất, nó chạy bằng điện. Thật ra nó được phân loại như là một chiếc mô tô vì nó có 3 bánh xe, một thứ tài sản tuyệt vời vì theo lí thuyết, cho phép bạn dùng nó trên đường cao tốc ở hầu hết các bang, thật ra tất cả các thành phố đều được. Cho nên đó là một tài sản vì nếu phải đối phó những vấn đề bảo hộ tai nạn của ô tô, hãy quên nó đi -- bạn chưa từng có ý định bay mà. (Cười) Có người nói rằng một chiếc trực thăng hoạt động tương tự như cơ chế của chim ruồi, và bay vòng vòng tương tự vậy, và điều này là sự thật. nhưng chiếc trực thăng là một thiết bị vô cùng phức tạp. Nó rất đắt tiền -- đắt tới nỗi có rất ít người có thể sở hữu hoặc sử dụng nó. Nó thường được mô tả bởi tính mỏng manh và độ phức tạp của nó, như là một loạt các bộ phận -- phần lớn các bộ phận -- bay theo khuôn mẫu định sẵn. (Cười) Một điều khác nữa, và tôi phải mô tả như vậy, vì có liên quan đến vấn đề cá nhân, một sự khác biệt lớn giữa chiếc trực thăng và chiếc volantor -- trong trường hợp này, chiếc Skycar volantor -- là trải nghiệm mà tôi từng có trong việc đã bay các thể loại đó. Trong trực thăng bạn cảm thấy -- một cảm giác đáng lưu tâm -- bạn cảm giác như bạn đang được kéo lên trên bởi một cần trục dao động. Khi bạn ngồi vào Skycar -- và tôi có thể đảm bảo, chỉ có một người đã bay thử nó, nhưng anh ta cũng có cảm giác tương tự -- bạn thật sự cảm thấy như mình được nâng lên cao bởi một tấm thảm ma thuật, mà không có bất kì sự chuyển động nào. Cảm giác đúng là khó tin. Và đây là một động lực tuyệt vời. Tôi chỉ mới bắt đầu bay trên phương tiện này một vài lần, và chỉ khi tôi có thể thuyết phục các cổ đông của tôi để cho tôi làm như vậy, nhưng vẫn còn một trong số những trải nghiệm tuyệt vời dành tặng cho bạn suốt thời gian này. Điều chúng ta thật sự cần là cái gì đó thay thế xe ô tô dành cho những chuyến đi hơn 50 dặm. Rất ít người nhận ra rằng những chuyến đi hơn 50 dặm chiếm 85% số dặm đường đi du lịch ở Mĩ. Nếu chúng ta có thể thoát khỏi chuyện đó, thì những con đường cao tốc giờ đây sẽ có ích với bạn, vì nó đối lập với những gì đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Phần tiếp theo, là một câu chuyện lịch sử thú vị về điều chúng ta thật sự nhận thấy trong cơ cở hạ tầng, vì liệu tôi có đưa cho bạn một chiếc Skycar hoàn hảo, một phương tiện hoàn hảo để dùng, điều này sẽ có ít giá trị đối với bạn nếu bạn không có một hệ thống để sử dụng nó. Tôi chắc chắn ai cũng đặt ra câu hỏi, có nhiều điều thật thú vị ở đó -- tôi sẽ làm gì ở đó vậy? Đường cao tốc đã đủ tệ rồi, sẽ thế nào khi đưa nó lên không trung? Thế giới mà bạn định thảo luận vào ngày mai, sẽ hoàn toàn được hợp nhất. Bạn sẽ không trở thành phi công, bạn sẽ là một hành khách. Và cơ sở hạ tầng quyết định liệu quá trình này có tiếp triển không. Tôi có thể nói cho bạn nghe, chúng ta có thể tạo ra chiếc Skycar - ta đã lên mặt trăng! Công nghệ ở đó khó khăn hơn những gì tôi đang đối mặt ở đây. Nhưng ta phải có những thay đổi ưu tiên, ta phải thay đổi cả cơ sở hạ tầng. Về mặt lịch sử, chúng ta đi đây đó thông qua nhiều kênh đào suốt 200 năm, và từ từ hệ thống đó dần biến mất, được thay thế bằng đường sắt. Và đường sắt mất đi ta lại có đường cao tốc. Nhưng nếu nhìn vào góc trên cùng -- hệ thống đường cao tốc -- bạn có thể thấy hiện tại. Nhiều đường cao tốc không còn được xây dựng nữa, và đó là sự thật. Sẽ không còn việc xây thêm những con đường cao tốc trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới, nếu như giống 10 năm trước, chúng ta sẽ thấy giao thông tăng thêm 30%. Và nó dẫn tới điều gì? Vì vậy vấn đề là- như tôi thường được hỏi- khi nào chuyện này sẽ xảy ra? Khi nào chúng ta có thể sẽ có những phương tiện như vậy? Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ đưa ra một quan điểm thật sự tích cực. Tôi đã trải qua 60 năm tin rằng ngày mai nó sẽ xảy ra. Vì vậy, tôi sẽ không đưa ra nhận xét của mình về vấn đề này. Tôi sẽ trích dẫn câu nói của người khác. người đã xác nhận cùng tôi trước Quốc Hội, và vai trò của anh ta là lãnh đạo của NASA đề xuất quan điểm đặc biệt về tương lai của loại hình máy bay này. Bây giờ, tôi sẽ tranh luận rằng nếu bạn nhìn vào đường cao tốc ngày nay, bạn chỉ đi được trung bình khoảng 30 dặm 1 giờ - theo báo cáo của DOT, trung bình thì - chiếc Skycar đạt được tới 300 dặm 1 giờ, đạt đến 25 000 feet. Trên thực tế, bạn có lẽ sẽ thấy sự gia tăng gấp 10 lần trong khả năng để di chuyển mãi đến khi tốc độ được chú ý. Điều mà nhiều bạn chưa biết, đường cao tốc trên không mà tôi đang nói ở đây đã được xây dựng trong 10 năm rồi. Nó tận dụng hệ thống định vị GPS- bạn đã biết GPS trên điện thoại rồi- nhưng có lẽ bạn chưa quen với việc có một hệ thống GPS của Mĩ, một hệ thống GPS của Nga, và có một hệ thống GPS mới dự kiến đưa vào Châu Âu, tên là Galileo. Với 3 hệ thống đó, bạn lúc nào cũng có những gì mình cần - nói một cách hơi dư thừa là, nếu một hệ thống thất bại, bạn vẫn còn có cách để đảm bảo rằng bạn điều chỉnh được. Vì trong thế giới này, nơi máy tính đang kiểm soát mọi việc bạn làm, điều mấu chốt là bạn khó có thể thất bại khi làm một việc nào đó. Một chuyến đi bẳng chiếc Skycar sẽ diễn ra thế nào? À, bây giờ bạn không thể cất cánh từ nhà của mình vì sẽ gây ồn ào. Ý tôi là để cất cánh từ nhà mình, bạn sẽ phải tiến hành thật yên lặng. Nhưng vẫn khá là yên tĩnh. Nói về điện, bạn sẽ di chuyển đến địa điểm bay, có lẽ cách vài tòa nhà, hay thậm chí vài dặm. Rõ ràng, như tôi đã nói, chiếc máy bay dùng trên đường bộ, và bạn sẽ không phí nhiều thời gian trên đường đi. Sau cùng, nếu bạn có thể bay như vậy, vậy còn chạy trên đường cao tốc làm gì? Đi đến địa điểm bay của địa phương, chọn điểm đến, hầu như đưa đón như một hành khách. Bạn có thể chơi điện tử, có thể ngủ, có thể đọc sách trên đường đi. Bạn sẽ không được coi như một phi công. Tôi biết phi công sẽ không thích điều này và tôi cũng có nhiều phản ánh tiêu cực từ nhiều người muốn lên đó, bay vòng quanh và trải nghiệm điều đó. Dĩ nhiên, tôi nghĩ nó giống như trong những công viên giải trí. Nhưng bản thân phương tiện này sẽ được kiểm soát để thích ứng với môi trường. Hoặc sẽ không có ích gì cho bạn- người có thể dùng một thể thống như vậy. Việc bay trên phương tiện đầu tiên được đăng báo quốc tế vào năm 1965, thời điểm tôi cho nó khởi động. Tôi là một giáo sư ở hệ thống U.C. Davis, và tôi vô cùng háo hức trong chuyện này, và tôi đã có thể gây quĩ khởi xướng chương trình ngay lúc đó. Và sau khi trải qua nhiều năm chúng ta đã phát minh ra nhiều loại phương tiện đa dạng. Thật ra, thời điểm quan trọng chính là năm 1989, khi chúng ta biểu diễn về độ bền của phương tiện này - làm thế nào để nó hoàn toàn ổn định trong mọi trường hợp, dĩ nhiên điều này rất là quan trọng. Trong suốt quá trình đó, phương tiện này vẫn chưa được đưa vào thực tiễn, nhưng nó chuyển động rất đúng hướng, chúng tôi tin là vậy. Cuối cùng, ở phần đầu của - thật ra là giữa năm 2002, chúng tôi đã cho bay chiếc 400 - M400, một phương tiện chở được 4 hành khách. Trong trường hợp này, chúng ta điều khiển từ xa, giống như lúc đầu. Và lúc này chúng tôi đã có nhiều nhà máy điện tương đối nhỏ. Chúng ta đang lắp đặt nhiều nhà máy lớn hơn, sẽ giúp tôi có thể trở lại trên khoang máy. Chiếc máy bay cất cánh phương thẳng đứng không phải là phương tiện an toàn nhất trong quá trình kiểm tra tầm bay. Từng có câu cách ngôn được áp dụng trong nhiều năm giữa những năm 1950 và 1970, thời điểm mỗi công ti hàng không đang tiến hành thử nghiệm máy bay phản lực cất cánh phương thẳng đứng. Chiếc máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng cần một hệ thống ổn định nhân tạo - điều đó là cần thiết. Ít nhất đối với việc bay lượn, và tầm bay tốc độ thấp. Nếu với hệ thống đơn giản cố định đó, não bộ điều khiển cái máy bay đó, hoặc động cơ bị hỏng phương tiện sẽ đó gặp nạn. Không có lựa chọn nào khác. Và có câu châm ngôn mà tôi định đề cập, ứng dụng được vào thời điểm đó, đó là không có gì rơi xuống nhanh hơn so với máy bay phản lực VTOL lộn ngược. (Cười) Đó là một lời bình luận khủng khiếp vì chúng ta đã mất nhiều phi công. Thật ra, các công ti máy bay đã từ bỏ việc sản xuất máy bay cất cánh thẳng đứng không ít thì nhiều từ nhiều năm về trước. Thật sự chỉ có một chiếc phi cơ đang hoạt động trên thế giới đó là máy bay phản lực lên thẳng - hơi khác so với trực thăng - chiếc phản lực lên thẳng tên Hawker Harrier. Chiếc máy bay phản lực lên thẳng, giống như chú chim ruồi, có sự chuyển hóa rất cao, có nghĩa là nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Việc nhận năng lượng thì rất rất khó khăn. Nó phụ thuộc vào nhà máy điện- làm cách nào để lấy nhiều năng lượng trong một gói nhỏ. May mắn là, tiến sĩ Felix Wankel đã phát minh động cơ pít tông quay. Một động cơ vô cùng độc đáo - hình tròn, kích thước nhỏ, không có rung lắc. Nó hoàn toàn phù hợp với những gì chúng ta cần, ngay vị trí giữa trục ống trong hệ thống - rất quan trọng. Thật ra động cơ đó - dành cho những ai yêu thích ô tô - được biết gần đây nó được ứng dụng cho chiếc RX8 - của hãng Mazda. Và chiếc xe hơi thể thao đó đã giành giải Xe Thể Thao của năm. Động cơ tuyệt vời. Trong quá trình áp dụng, nó tạo ra 1 mã lực 1 pound tốt gấp đôi động cơ ô tô ngày nay, nhưng chỉ có môt nửa so với những gì chúng ta cần. Công ti của tôi đã thử nghiệm 35 năm và chi hàng triệu đô la để dùng động cơ pít tông quay đó, loại động cơ được phát minh vào cuối những năm 50, và nâng nó lên hơn 2 mã lực 1 pound, rất đáng tin, và rất quan trọng. Chúng ta thật sự có được 175 mã lực trong 1 mét khối. Chúng ta có 8 động cơ trong phương tiện này. Chúng ta có 4 chiếc máy tính. Chúng ta có 2 chiếc dù lượn. Phần dư ở đây là vấn đề quan trọng. Nếu muốn sống sót, bạn phải có kế hoạch dự phòng. Chúng ta đã bay trên phương tiện này và mất động cơ, và tiếp tục bay lượn. Những chiếc máy tính sao chép lẫn nhau. Có một hệ thống biểu quyết - nếu một máy tính không chấp nhận 3 cái kia, nó sẽ bị đá khỏi hệ thống. Và vậy thì bạn có 3 - bạn vẫn còn 3 cái dự phòng. Nếu một trong số đó bị hỏng, bạn vẫn có cơ hội lần hai. Nếu bạn cứ bám trụ vào nó, vậy thì xin chúc may mắn. Sẽ không có cơ hội lần ba đâu. Có nhiều dù lượn - hi vọng vậy, có nhiều lí do nghiêng về phần tâm lí hơn là thực tiễn, nhưng chúng sẽ là bản dự phòng nếu tình huống xấu xảy ra. (Cười) Tôi muốn cho bạn xem một hoạt hình ở phần tiếp theo, là một phần về cách dùng của Skycar, nhưng đó chỉ minh họa cách nó được dùng ra sao. Bạn có thể nghĩ theo cách của riêng bạn, về cách bạn sẽ sử dụng nó như thế nào. Video: Skycar- phương tiện giải cứu dành cho San Francisco. Paul Moller: tôi tin rằng việc đi lại của cá nhân trong một phương tiện như Skycar, cũng như một loại hình volantor khác, sẽ là 1 phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. như tiến sĩ Goldin nói, trong vòng 10 năm tới. Và sẽ có thay đổi trong đời sống một cách đáng kể. Nếu bạn có thể sống cách San Francisco 75 dặm và tới đó trong 15 phút, bạn sẽ bán căn hộ 700 000 đô của mình mua một căn nhà đắt tiền ở phía sau một ngọn núi, mua một chiếc Skycar, mà tôi nghĩ có lẽ sẽ rất đắt tại thời điểm đó trong khoảng 100 000 đô la, gửi tiền vào ngân hàng... đó là một sự khích lệ quan trọng để rời khỏi San Francisco. Nhưng bạn nên rời khỏi thành phố ngay khi giá trị bất động sản giảm mạnh. (Cười) Việc phát triển Skycar là một thử thách thật sự. Rõ ràng, tôi tự tin việc có nhiều người tin tưởng những gì tôi đang làm- giúp đỡ cả về mặt tài chính lẫn kĩ thuật. Và việc đó - bạn ở trong tình huống mà bạn được công nhận từ những gì mình đang làm, và sự khước từ tương tự như vậy. Tôi đã chỉ rõ công nghệ mới nổi này trong một câu cách ngôn, đã được miêu tả, nó thật sự nói về điều tôi đã trải nghiệm, và tôi chắc chắn cũng là điều mà những người khác đã trải qua cùng những công nghệ mới nổi này. Có một cuộc thăm dò thú vị diễn ra gần đây do NAS tổ chức - Tôi nghĩ đó là MSNBC - mà họ đã đặt ra câu hỏi, "Bạn đang tiếp thị cho một vật biết bay à?" 23% nói "Được, càng sớm càng tốt." 47% - đồng ý, ngay khi họ có thể - giá cả có thể hạ xuống. 23% nói "Chừng nào nó được chứng thực là an toàn." Chỉ 70% nói rằng họ không muốn cân nhắc việc mua Skycar. Chuyện đó khuyến khích tôi. Ít nhất nó làm tôi cảm thấy, trong chừng mực nào đó, việc này trở nên hiển nhiên vô cùng. Chúng ta cần một nguồn năng lượng thay thế cho xe hơi, ít nhất dành cho những chuyến đi 50 dặm trở lên để đường cao tốc trở nên tiện lợi trong thế giới này. Cảm ơn. Xin chào. Thật ra đó là chữ "hello" bằng font Bauer Bodoni cho một số khán giả phát cuồng vì nghệ thuật chữ đánh máy. Một trong những dòng thời sự xuất hiện rõ ràng trong vài ngày nay là nhu cầu hòa hợp giữa những gì "Ông lớn" muốn -- "Ông lớn" nghĩa là các tổ chức, hệ thống, quốc gia -- và những gì "Bé nhỏ" đòi hỏi -- những cá nhân, con người. Và làm cách nào để kết hợp hai điều trên với nhau? Hôm qua, Charlie Ledbetter, tôi nghĩ vậy, đã nói rất rõ ràng về việc cần thiết phải cho khách hàng, cho con người tham gia vào quá trình tạo ra đồ vật. Và đó là vấn đề tôi muốn nói hôm nay. Như vậy, kết hợp "Bé nhỏ" để giúp tạo nên "Ông lớn" một cách dễ dàng hơn theo ý tôi, là điều mà chúng ta tin tưởng -- điều mà tôi tin tưởng, và là điều mà chúng tôi tạo ra trong cuộc sống thông qua những việc làm ở IDEO(Trung tâm tư vấn thiết kế) I đặt tên chương đầu tiên -- cho mấy người Anh Quốc trong khán phòng -- là "Cái liếc mắt mù quáng vào sự hiển nhiên rỉ máu" Thông thường, những ý tưởng hay luôn "nhìn-chằm-chằm-vào-mặt bạn" đến nỗi bạn đại loại là sẽ bỏ qua chúng. Và tôi nghĩ, rất nhiều lần, điều chúng tôi làm chỉ là, cầm tấm gương trước mặt khách hàng, rồi nói đại loại như, "Chuyện! Ngài biết đấy, hãy nhìn vào những gì đang thực sự diễn ra này" Và thay vì nói lý thuyết về điều đó, tôi nghĩ là tôi sẽ chỉ cho các bạn xem một ví dụ. Một hệ thống y tế lớn ở Minnesota yêu cầu chúng tôi mô tả cho họ những gì mà bệnh nhân trải nghiệm. Và tôi nghĩ họ đã mong đợi-- vì trước đây họ từng làm việc với rất nhiều nhà tư vấn -- Tôi nghĩ họ đã mong đợi kiểu như biểu đồ "khủng bố" với hàng ngàn ghi chú và kết nối này nọ, kia và mọi thể loại bản vẽ tương tự. Hay thậm chí tệ hơn, mấy thứ Powerpoint ghê gớm với WowCharts (Biểu đồ) và mọi thể loại mà bạn biết, Chúa biết, sao cũng được. Thứ đầu tiên mà chúng tôi cho họ xem là cái này. Tôi sẽ mở cái này cho đến khi tròng mắt bạn lòi ra. Đây là giây thứ 59 Đây là 1 phút 59 giây 3:19 Tôi nghĩ là có cái gì đó, chắc là một cái đầu vừa thoáng xuất hiện 5:10 5:58 6:20 Chúng tôi cho họ xem toàn bộ cảnh phim, và họ hoàn toàn tỏ thái độ "Cái gì đây?" Và vấn đề là khi bạn nằm trên giường bệnh cả ngày, bạn chỉ làm mỗi việc là ngắm cái trần nhà, và đó là một trải nghiệm kinh tởm. Và hãy đặt mình vào vị trí của bệnh nhân đây là Christian, đồng nghiệp của chúng tôi ở IDEO. Anh ta chỉ nằm trên giường bệnh, và, kiểu như, nhìn chằm chằm vào những ô nhựa trên trần nhà trong một thời gian rất dài. Đó là trải nghiệm của một bệnh nhân trong bệnh viên. Và chúng thuộc dạng, bạn biết đấy, "Cái liếc mắt mù quáng vào sự hiển nhiên rỉ máu" Ôi, lạy Chúa tôi. Do đó, nhìn vào tình cảnh từ góc độ của con người nhìn ra-- ngược lại với góc nhìn truyền thống của tổ chức nhìn vào trong đó là, đối với những người này, một khám phá mới. Và như vậy, điều đó thực sự là một chất xúc tác cho họ. Nên họ bắt đầu hành động. Họ nói, được rồi, đó không phải thay đổi về cơ cấu. Đó cũng không phải mấy thứ cồng kềnh và lố bịch mà chúng tôi phải làm. Đó là những thứ nhỏ nhặt có thể mang lại sự thay đổi lớn lao. Vậy là chúng tôi bắt đầu công việc với họ bằng sản phẩm mẫu của vài thứ rất nhỏ nhặt mà chúng tôi có thể làm để mang lại ảnh hưởng to lớn. Điều đầu tiên chúng tôi làm là lấy cái gương chiếu hậu của xe đạp và dán nó ở đây, trên băng ca của xe đẩy tay, để khi bạn được y tá hay bác sĩ đẩy xe đi vòng quanh bạn có thể thật sự nói chuyện với họ. Bạn có thể, kiểu như, nhìn họ trong gương chiếu hậu, điều đó tạo ra một chút tương tác giữa người với người. Một ví dụ rất nhỏ nhặt về những việc họ có thể làm. Thú vị ở chỗ, những y tá cũng tự bắt tay vào hành động -- họ nói, OK, chúng ta hiểu rồi. Chúng ta có thể làm gì đây? Điều đầu tiên họ làm là trang trí trần nhà. Tôi nghĩ là điều đó thực sự -- Gầy đây tôi cho mẹ tôi xem cái này Tôi nghĩ giờ mẹ tôi sẽ nghĩ nghề của tôi đại loại là làm trang trí nội thất Tôi kiếm sống bằng nghề đó, kiểu như Laurence Llewelyn-Bowen (Nhà tư vấn nội thất người Anh) Không hẳn là giải pháp thiết kế tuyệt nhất thế giới đối với những nhà thiết kế chuyên nghiệp nhưng dù gì cũng là một giải pháp đồng cảm giúp con người thoải mái hơn. Có những việc họ bắt đầu tự làm -- như là đổi giấy lót sàn trên đường dẫn đến phòng bệnh nhân để biểu thị rằng "Đây là phòng của tôi. Đây là không gian riêng của tôi" -- đó là một giải pháp thiết kế thật sự thú vị cho vấn đề này. Để bạn cảm thấy như đi từ không gian công cộng vào không gian riêng. Và một ý tưởng khác, cũng xuất phát từ một trong những y tá -- ý tưởng mà rất thích -- đó là họ dùng những tấm bảng trắng truyền thống gắn lên tường của phòng bệnh nhân và gắn thêm cái thông điệp này lên. Mục đích thực tế là bạn sẽ bước vào phòng và ghi lại tin nhắn cho người bị ốm trong phòng, thật dễ thương làm sao. Như thế, những giải pháp rất rất nhỏ bé đã tạo ra ảnh hưởng to lớn. Tôi nghĩ rằng đó là một ví dụ rất rất hay. Đây không phải ý tưởng đặc biệt mới mẻ, đại loại là nhìn ra cơ hội trong những thứ ở quanh bạn. và chộp lấy và biến chúng thành giải pháp. Lịch của của những phát minh cũng dựa trên điều đó. Tôi sẽ đọc tờ giấy này vì tôi muốn đọc đúng những cái tên sau đây. Joan Ganz Cooney đã thấy con gái cô -- cô xuống lầu vào một sáng thứ bảy, đã thấy con gái cô đang nhìn màn hình chờ của TV, để đợi chương trình lên sóng, và từ đó Sesame Street ra đời. Malcolm McLean đang chuyển nhà sang một quốc gia khác and tự hỏi sao người ta phải tốn thời gian lâu như vậy để chuyển những thùng hàng lên tàu. Và anh ấy phát minh ra côngtenơ tàu biển. George de Mestral -- đây không phải côn trùng bu đầy chiếc giày -- đang dẫn chó đi dạo trên cánh đồng và bị hạt gai bám đầy người, mấy thứ nhỏ nhỏ có gai, và từ đó ra đời khóa dán Velcro. Và cuối cùng, nói về người Anh, Percy Shaw -- đây là một phát minh lớn của Anh -- đã thấy mắt mèo ở ven đường khi anh ta đang lái xe về nhà vào buổi tối, và từ đó ra đời gương giao thông chiếu hậu. Vậy là có hẳn một loạt những ví dụ về việc dùng đổi mắt của bạn, quan sát sự vật lần đầu tiên, quan sát chúng lần nữa và xem chúng như cơ hội để tạo ra những khả năng mới. Chương thứ hai, không có ý nói quá nhiều về Thiền, đây là lời của Đức Phật: "Tìm thấy bản thân ở bên bờ giới hạn, nhìn thấy đường viền của sự vật thường là một điểm khởi đầu rất thú vị." Tầm nhìn bị che khuất có xu hướng tạo ra, tôi nghĩ là, những giải pháp bị che khuất. Thế nên, nhìn rộng ra, sử dụng tầm nhìn ngoại biên của bạn, là một nơi thú vị để tìm kiếm cơ hội. Một lần nữa, một ví dụ khác về y tế. Một nhà sản xuất thiết bị yêu cầu chúng tôi -- chúng tôi từng thiết kế máy Palm Pilot và máy Treo. Chúng thiêt thiết kế rất nhiều đồ công nghệ hấp dẫn ở IDEO -- họ thấy thế và muốn một món đồ công nghệ quyến rũ để chuẩn đoán y học. Thiết bị này được y tá sử dụng khi họ chẩn đoán xương sống trong bệnh viện. Họ sẽ yêu cầu y tá nhập dữ liệu. Và họ tưởng tượng ra rằng người y tá sẽ, kiểu như, bấm bấm lung tung trên thiết bị bằng nhôm này và điều đó rất rất là, đại loại như, khát khao với đồ chơi công nghệ. Khi chúng tôi thực sự đến và quan sát quá trình chẩn đoán này -- và tôi sẽ giải thích ngay sau đây -- thật hiển nhiên rằng có một khía cạnh nhân văn mà họ không hề nhận ra. Khi bạn bị một cây kim dài 4 inch (10cm) đâm vào xương sống -- đó là quy trình chẩn đoán mà thiết bị này lưu dữ liệu; để kiểm soát sự đau đớn -- bạn thấy hoảng hốt, bạn sợ phát khiếp. Vậy nên điều đầu tiên mà hầu như mọi y tá đều làm là nắm tay bệnh nhân để an ủi họ. Động tác nhân văn này khiến cho cái thiết bị cao cấp sử dụng hai tay nhập liệu trở nên hoàn toàn không khả thi. Thế nên, thứ mà chúng tôi thiết kế, ít hấp dẫn hơn nhưng mang tính nhân văn và thực tế hơn, là đây. Nó không phải là máy Palm Pilot dù trí tưởng tượng có cao đến mấy đi nữa nhưng nó có nút cuộn ngón cái để bạn có thể làm mọi việc với một tay. Vậy, một lần nữa, quay lại cái hình này -- cái ý tưởng là một cử chỉ nho nhỏ của con người đã khống chế thiết kế của một sản phẩm. Và tôi nghĩ điều đó thực sự rất quan trọng. Vậy, một lần nữa, ý tưởng về những cách khắc phục. Chúng tôi dùng từ "cách khắc phục" rất nhiều, kiểu như, nhìn quanh ta. Thật ra tôi đang nhìn quanh TED và quan sát mọi thể loại sự việc diễn ra khi tôi còn ở đây. Ý nghĩ rằng con người đưa ra những giải phát trong cuộc sống một cách vô ý thức và những thứ chúng ta làm trong môi trường xung quanh có hơi tiềm thức nhưng có tiềm lực rất lớn -- là thứ mà chúng ta nhìn thấy rất nhiều. Gần đây chúng tôi có viết một cuốn sách, tôi nghĩ có thể bạn đã nhận nó tựa là "Những hành động vô tư lự" Nó hoàn toàn viết về những thứ vô ý thức mà con người làm, với chủ ý to lớn và cơ hội to lớn. Tại sao tất cả chúng ta bước đi theo đường thẳng Đây là hình ảnh trạm xe điện ngầm ở Nhật. Con người cố ý làm theo những thứ mà thậm chí chúng ta không biết tại sao. Tại sao chúng ta xếp trùng khớp hộp sữa vuông với thanh hàng rào vuông? Bởi vì chung ta kiểu như phải làm thế -- chỉ vì vì bị buộc phải thế. Chúng ta không hiểu tại sao, nhưng vẫn làm. Tại sao chúng ta quấn dây trà túi lọc vào quai cốc? Một lần nữa, chúng ta đại loại như sử dụng thế giới xung quanh để tạo ra giải pháp thiết kế của riêng mình. Và chúng tôi luôn nói với khách hàng: "Bạn phải xem thứ này. Thứ này thực sự quan trọng. Thứ này là vấn đề sống còn." Đây là những người tự thiết kế trải nghiệm của họ. Bạn có thể học hỏi từ đây. Chúng ta phỏng đoán là vì có cái cột trên đường thì dùng cái cột cũng không sao, nên chúng ta để xe hàng ở đó. Cái cột ở đó là để xài, theo một mức độ nào đó. Vậy nên, một lần nữa, chúng ta hợp tác với môi trường xung quanh để làm mọi việc khác nhau. Chúng ta kết hợp những kinh nghiệm khác nhau -- chúng ta lấy một món đồ và biến nó thành một món khác. Và đây là ví dụ yêu thích của tôi. Mẹ tôi từng nói với tôi rằng, "Chỉ vì chị con nhảy xuống hồ không có nghĩa là con cũng phải làm thế" Nhưng, dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều làm thế. Chúng ta làm theo người khác mỗi ngày. Một ai đó cho rằng bởi vì có ai đó khác đã làm một điều gì, thì họ cũng được phép làm điều tương tự. Và cái loại tín hiệu này xuất hiện quanh ta hầu như mọi lúc. Ý tôi là, bao xốp cho biết "đồng hồ đậu xe bị hư" Và tất cả chúng ta đều biết cách đọc những dấu hiệu này. Chúng ta đều giao tiếp với nhau theo cách đề cao thị giác này. mà không hề nhận ra điều đó. Phần thứ ba là ý tưởng về sự không biết, và cố ý đẩy bản thân đi lùi, Tôi nói suốt về những trường hợp không suy nghĩ kỹ. Kiểu như có tâm trí của một người mới bắt đầu, gột sạch tâm trí và nhìn lại sự vật lần nữa. Bạn tôi là nhà thiết kế ở IKEA, và anh ta được sếp yêu cầu giúp thiết kế một hệ thống chứa đồ cho trẻ em. Đây là tủ sách Billy -- sản phẩm bán chạy nhất của IKEA. Đóng đinh nó lại, Đóng đinh nó bằng chiếc giầy, nếu bạn là tôi, bởi vì không thể nào lắp ráp nó được. Nhưng tủ sách bán chạy. Làm sao để sao chép nó cho trẻ em? Thực tế là khi bạn quan sát trẻ em, trẻ không nghĩ về nơi cất đồ một cách gọn gàng thẳng lối. Trẻ em tự có những quy tắc rất khác biệt. Chúng ở trên đồ vật. Chúng ở dưới đồ vật. Chúng ở quanh đồ vật, và do đó mối liên hệ về không gian của chúng, và cách suy nghĩ về nơi cất đồ hoàn toàn khác biệt. Thế nên điều đầu tiên bạn cần làm -- đây là Graham, nhà thiết kế -- là, kiểu như, tự đặt mình vào hoàn cảnh của chúng. Và như vậy, anh ta đây đang ngồi dưới gầm bàn. Thế thì, cái gì sẽ ra đời từ đây? Đây là hệ thống chứa đồ mà anh ta thiết kế. Cái gì thế này? Tôi nghe tất cả các bạn đều hỏi. Không, các bạn không có hỏi. (Cười) Là cái này, tôi nghĩ đó là một giải pháp đặc biệt dễ thương. Bạn biết đấy, đó là một cách nhìn hoàn toàn mới vào thực trạng. Đó là một giải pháp hoàn toàn mang tính thấu hiểu -- trừ sự thật là chú gấu bông hình như không thích nó lắm. (Cười) Nhưng là một cách rất hay để định hình lại một điều bình thường. và tôi nghĩ đó là một trong nhiều thứ nữa. Và tự đặt bạn vào hoàn cảnh của người khác, và tôi nghĩ đó là một trong những chủ đề tôi đã được nghe lần nữa trong hội nghị này, làm thế nào chúng ta tự đặt mình và hoàn cảnh của người khác và thực sự cảm nhận điều họ đang cảm nhận? Và dùng thông tin đó để nhen nhóm giải pháp? Và tôi nghĩ đó là chủ đề chính của chương này. Chương cuối cùng: băng tay xanh. Chúng ta đều có nó. Nó thực sự là về cái này. Ý tôi là, về việc lựa chọn trận chiến đủ lớn để có ý nghĩa nhưng đủ nhỏ để thắng. Một lần nữa, đó là một trong những chủ đề mà tôi có thể nói lớn và rõ ràng trong hội nghị này đó là: Chúng ta bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào? Làm gì để bắt đầu? Vậy, một lần nữa, chúng tôi được yêu cầu thiết kế máy bơm nước cho một công ty tên là ApproTEC, ở Kenya. Giờ công ty đó tên là Kick Start. Và, với vai trò nhà thiết kế, chúng tôi muốn làm thứ này đẹp đến không ngờ và dành rất nhiều thời gian nghĩ về kiểu dáng. Và điều đó hoàn toàn không thích đáng. Khi bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người ở đây, những việc như cái máy này phải được xếp gọn lại và đặt vừa lên chiếc xe đạp, trở nên thích đáng hơn nhiều so với hình dáng của nó. Cách mà nó được sản xuất, nó phải được sản xuất với phương pháp bản xứ và vật liệu bản xứ. Vậy nên nó phải được tìm hiểu hoàn toàn từ góc nhìn của người dùng. Chúng tôi đã phải hoàn toàn chuyển bản thân đến thế giới của họ. Thế nên cái sản phẩm lỉnh kỉnh này trên thực tế, rất là hữu dụng. Nó được cấp lực tựa như máy tập thể dục Stairmaster -- bạn phải kéo lên đẩy xuống. Trẻ em có thể dùng nó. Người lớn cũng có thể dùng. Mọi người đều có thể dùng. Nó biến những người này -- một lần nữa, một trong những chủ đề TED -- biến những người này thành doanh nhân. Họ sử dụng chiếc máy rất thành công. Và với chúng tôi, thật tuyệt vời vì chiếc máy thắng rất nhiều giải thưởng về thiết kế. Thế nên thật ra chúng tôi đã sắp xếp để dung hòa nhu cầu của công ty thiết kế, nhu cầu của những cá nhân trong công ty, để cảm thấy vui vì một sản phẩm mà chúng tôi thiết kế và nhu cầu của những cá nhân sử dụng sản phẩm mà chúng tôi thiết kế. Chiếc máy bơm đây, đang bơm nước từ độ cao 30 feet (9,14m) Và như một cử chỉ cuối cùng chúng tôi phân phát mấy chiếc vòng tay này đến tất cả các bạn vào sáng nay. Chúng tôi đã thay mặt mọi người ở đây để quyên góp cho Kick Start, không có ý chơi chữ, cho dự án kế tiếp của họ. Bởi vì, một lần nữa, tôi nghĩ, kiểu như, miệng ở đâu thì đặt tiền ở đó, như ở đây. Chúng tôi cảm thấy đó là cử chỉ quan trọng. Nên chúng tôi phân phát những chiếc vòng. Điều nhỏ chính là điều to lớn tân thời. Tôi hi vọng mọi người sẽ đeo chúng. Đến đây thôi. Cảm ơn. (Vỗ tay) Điều tôi nghĩ tôi muốn nói hôm nay là sự chuyển đổi từ một suy nghĩ về tự nhiên sang một suy nghĩ khác theo lối kiến trúc. Điều thú vị về kiến trúc ở đây là, chúng ta luôn cố gắng để chứng minh vẻ đẹp bằng việc nhìn vào tự nhiên, và cho rằng, một kiến trúc đẹp là luôn phải nhìn theo mô hình của tự nhiên. Vì vậy, trong suốt 300 năm, cuộc tranh luận nóng hổi nhất về kiến trúc là con số 5 hay con số 7 là tỷ lệ tốt hơn khi nghĩ về kiến trúc, như cái mũi chiếm 1/5 cái đầu của bạn, hoặc vì đầu của bạn chiếm 1/7 cơ thể bạn. Và lý do mà mô hình đó được sử dụng cho tiêu chuẩn của vẻ đẹp và của tự nhiên là vì lúc đó dấu "," thập phân vẫn chưa được phát minh - nó vẫn chưa xuất hiện vào thế kỉ 16 - và mọi người đo lường 1 tòa nhà bằng cách sử dụng phân số, vậy nên 1 căn phòng sẽ được tính bằng 1/4 mặt tiền tòa nhà; cấu trúc bệ đó có thể được tính là 10 đơn vị, và bạn sẽ phải chia thành những phần nhỏ bởi những phân số nhỏ hơn: mỏng hơn, mỏng hơn và mỏng hơn. Vào thế kỉ 15, dấu thập phân được phát minh; các nhà kiến trúc không dùng phân số nữa, và họ có 1 mẫu hình mới về tự nhiên. Những điều đang diễn ra ngày nay là có 1 mô hình mang hình dáng tự nhiên dựa trên phép tính và sử dụng những công cụ kỹ thuật số, điều đó mang nhiều hàm ý trong cách ta nghĩ về vẻ đẹp và hình dáng, và cũng mang nhiều hàm ý trong cách ta nghĩ về tự nhiên. Ví dụ điển hình trên thế giới có thể là kiến trúc Gothic, và kiến trúc Gothic được phát minh sau khi các phép tính xuất hiện, mặc dù các kiến trúc sư trường phái Gothic thời đó không thực sự dùng phép tính để định hình cho kiến trúc. Nhưng điều quan trọng là, kiến trúc Gothic đánh dấu lần đầu tiên về lực và chuyển động được nghĩ đến trong việc thiết kế. Những ví dụ như Con đường vua của kiến trúc sư Christopher Wren: bạn có thể thấy các lực cấu trúc của mái vòm được kết thành từ những đường thẳng, và bạn thực sự đang thấy 1 mô hình của lực cấu trúc và khung mẫu. Sau đó, những cây cầu của Robert Maillart, đã tối ưu hóa hình dáng cấu trúc với những đường cong như hình parabol. Mô hình Xích treo của Antonio Gaudi, lối kiến trúc Catalan. Vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, mô hình Xích treo đó đã chuyển đổi thành những đường hình cung và hình vòm. Vậy, trong tất cả những ví dụ này, cấu trúc là lực quyết định. Frei Otto đã bắt đầu sử dụng biểu đồ bọt bong bóng và mô hình bọt bong bóng để phác họa Nhà hát Mannheim của mình. Thật thú vị, trong 10 năm qua Norman Foster sử dụng một mô hình chuyển đổi nhiệt tương tự để phác họa mái hiên của Nhà triển lãm quốc gia, cùng với kỹ sư kết cấu Chris Williams. Trong tất cả các ví dụ đó, có 1 hình dáng kiến trúc lý tưởng, vì chúng được thiết kế dựa trên cấu trúc. Là 1 kiến trúc sư, tôi đã nhận thấy rằng những kiểu hệ thống này rất giới hạn, vì tôi không hứng thú với những khuôn mẫu lý tưởng và tôi không hứng thú trong việc tối ưu những điều đã hoàn hảo này. Vậy nên, điều tôi nghĩ tôi muốn đem đến là 1 phần khác mà chungs ta cần nghĩ đến, bất cứ khi nào nghĩ về tự nhiên, và đó đơn giản là sự phát minh của hình thức chung trong sự phát triển chung. Người anh hùng của tôi không phải Darwin; mà là 1 chàng trai tên William Bateson, cha đẻ của Greg Bateson, người đã ở đây suốt 1 thời gian dài tại Monterey. Tôi gọi anh ấy là nhà biến dị học: anh ấy nhìn vào tất cả những sinh vật quái dị và đột biến để tìm ra các quy luật, hơn là nhìn vào sinh vật bình thường. Thay vì cố gắng để tìm ra 1 dạng lý tưởng hoặc tương đối lý tưởng, anh ấy luôn tìm kiếm sự ngoại lệ. Vậy nên, trong ví dụ này, 1 ví dụ được gọi là Quy luật Bateson, anh ấy có 2 dạng đột biến của ngón tay cái của con người. Lần đầu tôi thấy bức ảnh này 10 năm trước, tôi thực sự nhận thấy nó rất khác lạ và xinh đẹp. Đẹp là bởi vì nó cân xứng. Điều anh ấy tìm thấy là trong các trường hợp đột biến ngón tay, thay vì là 1 ngón tay cái bình thường, bạn sẽ có thêm 1 ngón tay cái đối diện, hoặc bạn chỉ có 4 ngón tay. Vậy, đột biến đưa ta trở về sự cân xứng. Và Bateson đã phát hiện ra khái niệm của sự bẻ gãy sự cân xứng, đó là mối khi bạn mất thông tin trong hệ thống, bạn quay trở lại với sự cân xứng. Sự cân xứng không phải là dấu hiệu của sự sắp xếp hay tổ chức - điều mà tôi đã từng hiểu, và là 1 kiến trúc sư, tôi thấy - cân xứng là phần biến mất của thông tin. Bạn trở về sự cân xứng khi mất thông tin; và khi bạn thêm thông tin vào hệ thống, bạn sẽ phá vỡ sự cân xứng. Tất cả những ý tưởng về hình mẫu tự nhiên đã được nâng tầm từ lúc đó lúc ta tìm kiếm 1 mẫu hình lý tưởng đển lúc ta tìm kiếm 1 sự kết hợp giữa thông tin và khuôn mẫu chung. Bạn biết đấy, chính xác là sau khi nhìn thấy bức ảnh này, và tìm ra điều mà Bateson đã làm, chúng ta bắt đầu sử dụng quy luật cho việc phá vỡ sự cân xứng và rẽ nhánh để bắt đầu nghĩ về hình mẫu kiến trúc. Tôi chỉ nói một chút về phương tiện kỹ thuật số ta đang sử dụng và cách mà chúng tích hợp vào việc tính toán: sự thực là chúng dựa trên các phương tiện tính toán mà ta không cần phải suy nghĩ đến việc đo đạc như 1 đơn vị lý tưởng hoặc những thành phần rời rạc. Trong kiến trúc, chúng tôi giải quyết sự lắp ráp khối lượng lớn các bộ phận, vậy nên có thể nói, 50.000 mảnh nguyên vật liệu trong phòng nơi bạn đang ngồi đây đều cần được tổ chức. Bây giờ, bạn nghĩ tất cả chúng như nhau: như những cái ghế này có cùng kích thước. Tôi không xác minh điều đó, nhưng sẽ là bình thường nếu mỗi cái ghế này có 1 chút sai lệch về kích thước, vì bạn muốn sắp xếp chúng trật tự theo tầm nhìn của mọi người. Những thành phần làm nên trần nhà và đèn, chúng đều không có chất lượng mô-đun, và ngày càng hướng đến những kích thước vô cùng nhỏ. Vì ta đều đang dùng các công cụ tính toán cho việc chế tạo hoặc thiết kế. Giải tích là 1 bài toán về đường cong. Ngay cả 1 đường thẳng, theo định nghĩa của giải tích là 1 đường cong. Đó chỉ là 1 đường cong không có độ uốn. Và một từ vựng mới của hình dáng đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực thiết kế: dù đó là tự động hóa, kiến trúc,sản xuất, v.v..., nó thực sự đang bị tác động bởi đường cong kỹ thuật số. Độ phức tạp của tỷ lệ đã không còn - bạn biết đấy, trong ví dụ về tỷ lệ giữa cái mũi và gương mặt, ta đã dùng phân số để tính. Với giải tích, toàn bộ ý tưởng về việc chia nhỏ trở nên phức tạp hơn, bởi vì toàn phần và từng phần là một khối tổng thể. Còn quá sớm cho một buổi học về giải tích, vì vậy tôi đã đem đến những bức ảnh để mô tả cách nó làm việc. Đây là 1 nhà thờ Hàn Quốc mà chúng tôi đã thực hiện ở Queens. Và trong ví dụ này, bạn có thể thấy những bộ phận của bậc thang này mang tính chất lặp đi lặp lại, nhưng chúng không mang tính chất mô-đun. Mỗi thành phần cấu tạo của kết cấu này có một khoảng cách và kích thước độc đáo và tất cả các khớp nối đều là những góc đặc biệt. Bây giờ, cách duy nhất để chúng ta có thể thiết kế, hoặc xây dựng nó, là nhờ sử dụng định nghĩa của hình dáng trên nền tảng giải tích. Nó cũng sẽ năng động hơn, như vậy bạn có thể thấy hình dáng như nhau đóng và mở một cách rất cơ động như cách bạn di chuyển qua nó, bởi vì nó có định hướng trong chuyển động được thiết kế trong nó. Cùng một không gian xuất hiện như một không gian đóng, nhưng lại như mở ra khi ở góc nhìn khác. Và bạn còn có thể thấy những chuyển động trong không gian, vì mọi người là một phần đang thay đổi trong hình mẫu, và mẫu hình đó hướng mắt của bạn về phía bàn thờ. Tôi nghĩ một trong những thay đổi chính, trong kiến trúc: là hình mẫu lý tưởng không phải là điều chúng ta đang tìm kiếm, như hình ảnh cây Thập giá trong nhà thờ, nhưng là tất cả các đặc điểm trong nhà thờ: như ánh sáng từ phía sau đến từ một nguồn vô hình, khiến bạn tập trung hướng về phía bàn thờ. Hóa ra không khó để thiết kế một không gian thiêng liêng. Bạn chỉ cần kết hợp các đặc điểm theo cách di truyền. Có nhiều phối cảnh khác nhau của nội thất, có nhiều điểm định hướng phức tạp nằm trong một mẫu đơn giản. Trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất, đây là một lô nhà dài 1 km được xây dựng vào thập niên 70 tại Amsterdam. Và chúng ta chia 500 căn hộ thành những khu nhà nhỏ, và phân biệt những khu nhà đó. Tôi sẽ không mô tả quá nhiều vào bất cứ dự án nào, nhưng bạn có thể thấy là những chiếc thang cuốn và thang máy vận chuyển mọi người dọc bên ngoài tòa nhà đều được hỗ trợ bởi 122 giàn cấu trúc. Vì chúng ta sử dụng thang cuốn để vận chuyển mọi người, tất cả những giàn giáo này đang nâng tải theo đường chéo. Mỗi giàn giáo trong số đó có một tư thế khác nhau như bạn di chuyển dọc chiều dài tòa nhà. Khi làm việc với Bentley và MicroStation, chúng tôi đã viết một phần mềm để liên kết mọi thành phần lại với nhau vào một tập thông tin, nếu chúng ta thay đổi bất cứ bộ phận nào dọc theo chiều dài của tòa nhà, nó không chỉ làm thay đổi độ phân tán dọc mỗi giàn cấu trúc, mà mỗi giàn cấu trúc sẽ phân tán thông tin dọc chiều dài bề mặt tòa nhà. Đó là một phép tính đơn cho mỗi bộ phận của tòa nhà mà chúng ta đang cộng vào. Có hàng chục triệu phép tính chỉ để thiết kế 1 mối liên kết giữa 1 mảnh của thép cấu trúc với những mảnh khác. Nhưng điều nó đem lại là sự điều hòa và tổng hợp mối quan hệ của tất cả các bộ phận, từ cái này đến cái khác. Ý tưởng này khiến tôi làm một vài thiết kế sản phẩm, và vì các xưởng thiết kế có mối liên kết với các kiến trúc sư, như tôi đang làm việc với Vitra, 1 công ty đồ nội thất, và Alessi, 1 công ty đồ gia dụng. Họ thấy điều này giải quyết được vấn đề: điều này có khả năng phân biệt các bộ phận nhưng giữ chúng trong 1 tập hợp. Vì vậy đừng chê bai BMW, hay tán dương họ, nhưng lấy BMW là 1 ví dụ. Năm 2005, họ đã có một bản sắc riêng cho tất cả các mẫu ô-tô của hãng. Trong chuỗi 300 mẫu, hoặc ngay cả dòng mới nhất của họ, chuỗi 100 mẫu đang ra đời, nhìn như chuỗi 700 mẫu, trong 1 dây chuyền sản xuất của họ, và họ cần sự khác biệt rõ ràng về bản sắc, đó chính là BMW. Vào cùng thời điểm, có 1 người đã trả 30,000$ cho chuỗi 300 chiếc, và 1 người trả 70,000$ cho 700 chiếc, và có người đã trả gấp đôi chỗ đó vì không muốn xe của họ nhìn giống những dòng xe rẻ tiền. Họ phải có sự khác biệt giữa các sản phẩm của họ. Vậy nên, trong sản xuất họ bắt đầu cho phép nhiều lựa chọn thiết kế hơn, vấn đề này trở nên nghiêm trọng, trong từng bộ phận và tổng thể. Mối quan hệ giữa từng phần đến tổng thể là tất cả những gì tôi nghĩ đến, nhưng trong thiết kế sản phẩm nó đang ngày càng trở nên là một vấn đề đối với các công ty. Thử nghiệm sản phẩm đầu tiên tôi tiến hành là với Alessi, cho một bộ trà và cà phê. Đó là 1 bộ trà và cà phê cực kỳ đắt tiền; chúng tôi đã biết từ lúc bắt đầu. Tôi đã đến gặp vài người ở Nam San Diego, và chúng tôi đã khám phá ra phương pháp tạo mẫu titanium được sử dụng trong công nghiệp vũ trụ. Điều cơ bản chúng tôi có thể làm, là cắt một cái khuôn bằng chì, đặt vào lò vi sóng, nung ở 1000 độ, chì nóng chảy ra rất mềm, và vào những phút cuối, đổ nó ra thành hình dạng như vậy. Nhưng điều tuyệt vời ở đây là, những mẫu này chỉ tốn vài trăm đô la. Titanium có thể tốn vài nghìn đô, nhưng mẫu khuôn này rất rẻ. Vậy nên, chúng tôi đã thiết kế 1 hệ thống gồm 8 đường cong, tương tự như dự án tòa nhà mà tôi đã cho các bạn xem, chúng tôi đã tái kết hợp chúng với nhau, như thế chúng tôi luôn có những hình dạng nhân trắc học luôn có cùng một trọng lượng và có thể luôn được sản xuất cùng 1 cách. Với cách đó, mỗi một công cụ này chúng tôi có thể trả cho hàng trăm đô la, và có được sự thay đổi thú vị trong các thành phần. Và đây là một trong những ví dụ về chúng. Với tôi, điều quan trọng là bộ cà phê này - bao gồm 1 ấm cà phê, 1 ấm trà, và những cái hũ để trên khay kia - chúng đều có sự gắn kết - chúng là những ấm cà phê của Greg Lynn Alessi - nhưng mỗi người mua một cái sẽ có 1 sản phẩm độc nhất, theo cách nào đó. Trở lại với kiến trúc, kiến trúc tổng thể giống như một cánh đồng, không giống thiết kế sản phẩm, nó bao gồm tất cả các vấn đề tổng thể và sự hoành tráng đó thực sự là vương quốc của chúng ta. Chúng ta có thể thiết kế những thứ có liên quan như 1 vật đơn lẻ, nhưng chia cắt chúng vào những phòng nhỏ và nhận thấy sự khác biệt của cả những kích cỡ lớn và nhỏ. Các kiến trúc sư có xu hướng làm việc với chữ ký, vậy nên 1 kiến trúc sư cần có 1 chữ ký và chữ ký đó cần phải thể hiện ở khắp mọi chỗ trong các ngôi nhà đến cả những tòa nhà chọc trời, và vấn đề là chữ ký là thứ chúng ta rất dễ bảo tồn và thực hiện; và sự phiền phức, là mối liên hệ giữa hình dáng tòa nhà với cấu trúc, các cửa sổ, màu sắc, và họa tiết của nó. Đó là những vấn đề kiến trúc thực sự. Và vị anh hùng của tôi trong thế giới tự nhiên là những loài ếch nhiệt đới này. Tôi thấy hứng thú với chúng vì chúng là loài cực kỳ điển hình cho cấu tạo bề mặt nơi mà kết cấu và - cái mà tôi gọi là trang trí - tôi biết ếch không nghĩ đó là trang trí, nhưng thật sự là như vậy - tất cả được liên kết với nhau một cách phức tạp. Một sự thay đổi trong hình dáng chỉ ra sự thay đổi trong màu sắc. Họa tiết và hình dáng không giống nhau, nhưng chúng thực sự làm việc cùng nhau và kết hợp với nhau theo cách nào đó. Khi xây dựng trung tâm cho công viên quốc gia ở Costa Rica, chúng tôi đã sử dụng thử màu gradient và sự thay đổi trong kết cấu như sự chuyển động cấu trúc dọc bề mặt tòa nhà. Chúng tôi cũng dùng 1 chuỗi thay đổi từ sảnh triển lãm chính đến bảo tàng lịch sử thiên nhiên, và đó là cả một sự thay đổi liên tục trong một tổng thể, nhưng trong đó có nhiều hình dạng không gian khác nhau. Trong một dự án nhà ở Valencia, Tây Ban Nha chúng tôi đang làm, những tòa nhà khác nhau được liên kết cùng nhau bằng những đường cong, và bạn có được 1 khối duy nhất, như một kiểu monolith, nhưng được chia ra thành những phần riêng. Và bạn có thể thấy sự thay đổi còn cho phép 48 căn hộ có một hình dạng và kích thước duy nhất, nhưng luôn luôn nằm trong 1 giới hạn kiểm soát, là cái vỏ của sự thay đổi. Tôi làm việc với 1 nhóm kiến trúc sư khác. Chúng tôi có công ty là Hội Kiến trúc sư. Chúng tôi là một trong những người thiết kế web cho Trung tâm thương mại thế giới Và tôi nghĩ điều này chỉ cho thấy chúng tôi đã tiếp cận với vấn đề ở mức độ cực kỳ lớn trong xây dựng. Chúng tôi đã muốn tạo ra một tòa thánh đường theo lối Gothic dọc bên dưới trang web của Trung tâm thương mại thế giới. Và để làm điều đó, chúng tôi đã thử liên kết 5 tòa nhà thành 1 hệ thống duy nhất. Và chúng tôi đã thấy, từ những năm 1950 trở đi, có nhiều ví dụ của các kiến trúc sư khác đã cố gắng làm điều tương tự. Chúng tôi đã tiếp cận đến cấp độ của các loại hình học của các tòa nhà, nơi chúng tôi có thể xây 5 tòa riêng biệt, nhưng chúng có thể kết hợp với nhau tại tầng 60 và tạo thành một thể thống nhất như kiểu monolith. Với Hội Kiến trúc sư cũng vậy, chúng tôi đề nghị với trụ sở chính Ngân hàng trung tâm châu Âu sử dụng hệ thống tương tự, nhưng thời gian này có nhiều dạng hơn, như dạng cầu. Nhưng một lần nữa, bạn có thể thấy 1 kiểu như phản ứng tổng hợp này của các phần tích hợp trong tòa nhà để tạo ra một kiến trúc toàn vẹn, nhưng được chia thành nhiều phần nhỏ, nhưng có một cách tổ chức đặc biệt. Cuối cùng, tôi muốn cho các bạn xem một số hiệu ứng của việc sử dụng chế tạo kỹ thuật số. Khoảng 6 năm trước, tôi mua một trong những máy khoan CNC này, để thay thế, do những người trẻ bị đứt tay trong thời gian xây dựng mô hình. Và tôi cũng mua một máy cắt laze và bắt đầu chế tạo trong cửa hàng của tôi, các loại mô hình và bộ phận của tòa nhà với kích thước lớn, nơi chúng tôi có thể đi vào trực tiếp. Điều mà tôi tìm thấy là các công cụ, nếu bạn tích hợp chúng vào phần mềm, nó thực sự tạo ra hiệu quả trang trí. Vậy nên, với những đồ nội thất này, như cửa hàng ở Stockholm, Thụy Điển, hay bức tường cài đặt này ở Hà Lan trong Viện kiến trúc Hà Lan, chúng ta có thể sử dụng kết cấu mà công cụ để tạo hiệu ứng không gian, và chúng ta có thể tích hợp kết cấu với hình dáng của bức tường với nguyên vật liệu. Trong cả nhựa chân không, sợi thủy tinh, và ngay cả mức cấu trúc sắt thép, những thứ bạn nghĩ mang tính tuyến tính. Công nghiệp sắt thép đã đi trước công nghiệp thiết kế nếu bạn tận dụng lợi thế của nó bạn có thể bắt đầu nghĩ về những cái cột hay sà ngang quấn lại với nhau thành một hệ thống cực kỳ hiệu quả, nhưng cũng tạo được hiệu ứng trang trí và hình dáng cực đẹp và có tổ chức. Cảm ơn rất nhiều. Tôi được liệt vào danh sách trên một trang tiểu sử trực tuyến nói rằng tôi là một nhà truyền bá về thiết kế. Nói vậy hơi quá, tôi thực sự thiên về dạng như là "kẻ đi đường". Tôi dành nhiều thời gian ở nội thành tìm kiếm các thiết kế, và nghiên cứu thiết kế trong khu vực công cộng. Tôi chụp khoảng 5.000 tấm ảnh mỗi năm, và tôi nghĩ là tôi sẽ chỉnh sửa những tấm ảnh đó, và cố gắng đưa ra một vài hình ảnh mà có thể phù hợp và thú vị với các bạn. Tôi sử dụng 3 tiêu chí sau: đầu tiên , tôi nghĩ mình sẽ nói về thiết kế thực trong tầm tay, thiết kế tự nguyện, không phải kiểu nằm ngoài khả năng, như ta thường lầm tưởng về cuộc thi và đối thủ, những thứ mà bạn có thể thấy trên đường phố, những thứ miễn phí, những thứ luôn dành cho tất cả mọi người, và những thứ ẩn chứa vài thông điệp quan trọng khác. Tôi sẽ dùng những vỉa hè ở Rio làm ví dụ. Một thiết kế công cộng rất phổ biến được làm vào những năm 50. Nó mang hình dáng dòng chảy, bộ khung hữu cơ, rất phù hợp với văn hóa Brazil -- Tôi nghĩ thiết kế tốt đã nâng tầm văn hóa. Hoàn toàn không giống với San Francisco hay New York. Nhưng tôi nghĩ đây là luồng thông tin của tôi: Tôi sống trong một thế giới kĩ thuật số, nơi lưu thông đường bộ và sự tương tác và đa dạng giao thoa, nơi mà tôi nghĩ những điều đơn giản dưới chân ta có ý nghĩa rất lớn với chúng ta. Tôi tham gia vào lĩnh vực này như thế nào? Tôi từng thiết kế gốm trong khoảng 10 năm, và chỉ yêu những định khuôn vị lợi -- những thứ đơn giản mà ta dùng hàng ngày, ít pha trộn màu sắc và kiểu dáng bề mặt. Điều này khiến tôi mở một công ty có tên "Thiết kế trong tầm tay", một công ty xử lý các khuôn đơn giản, tạo ra những thiết kế tốt và sẵn có cho ta, và cũng mang đến nhân cách và đặc trưng của nhà thiết kế và có vẻ như điều có hiệu quả. Trong vài năm đầu theo nghề, tôi dành nhiều thời gian ở Châu Âu, đi thăm thú để săn thiết kế. Và tôi có chút bừng tỉnh ở Amsterdam: Lúc đi vào các cửa hàng thiết kế, và hòa mình vào đám đông các nhà thiết kế, tôi nhận ra có rất nhiều thứ tổng thể gần như nhau, và tác động từ toàn cầu hóa cũng có điều đó cho cộng đồng của chúng ta. Ta biết nhiều về việc đang xảy ra với thiết kế trên thế giới, và nó càng lúc càng làm tăng sự khó khăn để tìm ra thiết kế phản ánh được một nền văn hóa độc nhất. Tôi đang đi dạo trên phố ở Amsterdam và nhận ra, bạn biết đấy, câu chuyện lớn từ Amsterdam không giống trong xưởng thiết kế, mà nó nằm ngoài các con phố, và có lẽ nó tự giải thích, nhưng một thành phố không bị thống trị bởi sự hiện đại hóa, vẫn bảo tồn các kiến trúc và nét tính cách của nó, nơi mà xe đạp là một phần quan trọng trên đường phố trong cách họ đi lại và nơi mà quyền của người đi bộ được bảo vệ. Và tôi viết một tờ tuần báo, tôi viết một bài về điều này, và nhận được phản hồi lớn đến nỗi tôi nhận ra rằng chính thiết kế chung ấy, ở khu vực công cộng, có ý nghĩa rất lớn với mọi người, và nó thiết lập một nền tảng và đối thoại. Sau đó, tôi nghĩ về những thành phố khác ở Châu Âu, nơi tôi dành nhiều thời gian tìm kiếm các thiết kế, ví dụ như Basel, nơi có Vitra, hoặc ở phía Bắc nước Ý -- tất cả các thành phố có nhiều xe đạp, và cả những khu vực đi bộ -- và tôi đi đến kết luận rằng có điều gì đó về những trung tâm thiết kế quan trọng này đã tác động đến xe đạp và người đi bộ, và ai nghi ngờ sẽ nói, không, sự liên hệ là có những trường (đại học và trường học) nơi mà người ta không thể mua xe như có vẻ phần lớn ở khu vực này giao thông bộ hành được bảo vệ. Bạn sẽ không nhìn vào đây và gọi nó là xe đạp thiết kế: xe đạp thiết kế làm từ titan và molybden. Nhưng tôi bắt đầu quan sát thiết kế ở nơi như Amsterdam và nhận ra, việc đầu tiên của thiết kế chính là phục vụ mục đích xã hội. Nên tôi xem cái xe này không là xe đạp thiết kế mà là một ví dụ hay về thiết kế. Từ quãng thời gian ở Amsterdam đó tôi dành thời gian nhiều hơn tại những thành phố, nhìn ngắm thiết kế để có bằng chứng phổ biến về các thiết kế mà không đặt nặng dấu ấn cá nhân nhà thiết kế Gần đây tôi có lưu tại Buenos Aires và tôi đi ngắm cây cầu này thiết kế của Santiago Calatrava, một nhà thiết kế, đồng thời là kỹ sư người Tây Ban Nha Và các ấn phẩm du lịch chỉ cho tôi theo hướng này của cây cầu Tôi yêu những cây cầu, về tính hàm súc, biểu tượng và cấu trúc và tôi có một chút thất vọng vì bùn từ sông đã bám lên cầu, nó thật sự đã không được sử dụng. Và tôi đã nhận ra thường có những thiết kế khi bạn có cơ hội được chiêm ngưỡng nó có thể là một chút thất vọng. Nhưng có rất nhiều điều khác xảy ra trong khu vực này Đây kiểu như là một khu vực xây dựng; nhiều tòa nhà đang mọc lên Và,tiếp cận toàn nhà từ xa, không có gì lạ; bạn tiến gần lại, và sẽ có một sự kết hợp tuyệt đẹp mà có thể nhắc bạn về một Mondrian hoặc một Diebenkorn hoặc thứ gì đó đại loại nhưng với tôi đó là một ví dụ của chất liệu công nghiệp pha một chút màu sắc và hoạt hình và một ít sắc màu cuộc sống - như một mảnh bất định của thiết kế Đi lại gần thêm chút nữa, bạn sẽ có một góc nhìn khác Tôi cảm nhận những họa tiết nhỏ nhắn này, những chi tiết nhỏ tình cờ của thiết kế, thật tươi mới Chúng cho tôi, tôi không biết nữa, một cảm giác đúng trong thế gới và những ánh sáng trực quan trong tri thức rằng tòa nhà sẽ có thể không bao giờ như giàn giáo công nghiệp này nằm ở đó để phục vụ. Ở dưới đường, có một tòa nhà khác, một kết cấu đẹp mắt yếu tố ngang, dọc, một chút đường trang trí chạy băng qua, những đường đỏ đậm nguệch ngoạc này, sự giảm bớt công nhân cho yếu tố trang trí đơn thuần là kiểu một cách chia cắt đẹp của một vùng đô thị Và, bạn biết đó, điều đó không tồn tại nữa Bạn đã thu nó trong một lúc, và tìm thấy như nghe vài bài hát hay gì đó: nó đem đến cho tôi một niềm vui lớn lao. Antoine Predock đã thiết kế một sân bóng tuyệt vời tại San Diego nó được gọi là Petco Park Một cách dùng vật liệu địa phương xuất sắc nhưng trong đó bạn có thể tìm thấy những pha trộn nội tâm. Một số người đến sân bóng để xem bóng; tôi đến để xem những mối liên hệ thiết kế Chỉ là kiểu phá vỡ tuyệt vời của kiến trúc, và cái cách mà những cái cây hình thành những khung dọc. Đỏ là màu của cảnh quan mà thường có trong những tín hiệu ngừng. Nó hấp dẫn bạn; nó chứa rất nhiều cảm xúc; Nó nhìn đáp lại bạn theo cách của riêng nó Chỉ một mảnh băng rào chắn xây dựng ở Italy, khu vực xây dựng tại New York: màu đỏ có kiểu năng lượng cảm xúc mà gần như tương đương với sự dễ thương của một chú cún con Lề đường tại Italy. Màu đỏ lôi tôi vào sự kết hợp nhỏ này, cảm giác tích cực rằng có lẽ cái dịch vụ thùng thư công cộng, dịch vụ cửa, ống nước. Cứ như là nếu dịch vụ công cộng khác nhau phối hợp lại để tạo ra một vài sáng tác đẹp. Ở Ý, hầu như mọi thứ, cứ như, có vẻ tốt. Thực đơn trên bảng dường như đều có được sự cân bằng Nhưng tôi tin rằng đó là vì Bạn đang đi dạo phố và nhìn mọi thứ. Màu đỏ có thể thu hút sự chú ý của bạn với chút cá tính của cứu hỏa trải qua kế hoạch dân sự tồi tệ ở Havana. Màu sắc có thể hoạt hình khối đơn giản, Ví dụ đơn giản: đi bộ ở New York, tôi sẽ dừng lại Tôi không phải lúc nào cũng biết tại sao tôi chụp ảnh mọi thứ. Một phần đối xứng thị giác rất đẹp. Đường cong chống lại những điều sắc bén. Đây là một nhận xét về cách chúng ta giải quyết Chỗ công cộng ở thành phố New York Tôi đã đi qua một số khác chỉ là loại mối quan hệ tò mò loại cột trên đường phố có cách giải thích khác nhau, Nhưng những điều này làm tôi thích thú. Đôi khi một thùng rác - nằm trên đường phố ở San Francisco Một thùng rác được để ở đó trong 18 tháng Tạo ra một góc 45 độ đẹp Chống lại những mối quan hệ này, Và biến 1 điểm đậu xe thông thường thành 1 phần của kiệt tác Vì vậy,đó là những bàn tay thầm lặng trong thiết kế mà tôi thấy ở những nơi tôi đi. Havana là một khu vực tuyệt vời Nó không có sự buôn bán xô bồ: Bạn không thấy lô gô, thương hiệu và tên, Và do đó bạn trở nên cảnh giác mọi thứ. Và đây là một sự bảo vệ tuyệt vời cho khu người đi bộ, khi sửa lại vài khẩu pháo thuộc địa để làm điều đó. Và Cuba cần phải đa dụng hơn, bởi sự cấm vận. v.v nhưng là một sân chơi thực sự tuyệt vời. Tôi thường tự hỏi tại sao Ý thực sự là một nước dẫn đầu trong thiết kế đương đại. Trong khu vực của chúng tôi, đồ nội thất, chúng ở trên cùng. Người Hà Lan cũng tốt, người Ý cũng tốt. Và tôi đã đi qua con phố nhỏ ở Venice, Nơi trụ sở của cộng sản Đang chia sẻ bức tường với nhà thờ Công giáo này. Và tôi nhận ra điều đó, bạn biết đấy, Ý là một nơi Nơi họ có thể chấp nhận những ý thức hệ khác nhau Và không gặp vấn đề khi đối phó với sự đa dạng Hoặc họ có thể chọn để bỏ qua chúng, Nhưng những điều này - bạn không có phe phái chiến đấu, Và tôi nghĩ rằng có lẽ sự khoan dung của sự vô lý đã làm cho Italy trở nên sáng tạo và tuyệt đẹp như vậy. Quá khứ và công việc hiện tại cũng khá tốt ở Ý Và tôi nghĩ điều đó có thể nhận ra, Và có ảnh hưởng quan trọng đến văn hóa, vì không gian công cộng được bảo vệ, vỉa hè của họ được bảo vệ, bạn thực sự có thể đối đầu với vấn đề này theo cách cơ bản, Và tôi nghĩ điều này giúp mọi người vượt qua Nỗi sợ hãi của họ về chủ nghĩa hiện đại và những thứ khác. Sự thay đổi có thể là một góc phố điển hình ở San Francisco. Và tôi sử dụng điều này - đây là, kiểu Những gì tôi cho là rác ở đô thị. Tôi nhận thấy điều này vì tôi đi bộ rất nhiều, Nhưng đây, khu vực tư nhân thực sự như là làm nên một mớ hỗn độn cho khu vực công. Và khi nhìn nó, tôi có thể nói, Các ấn phẩm về các vấn đề ở đô thị Cũng góp phần vào nó, Và đó chỉ nhận định của tôi với chúng ta, Chính sách công sẽ không thay đổi được; khu vực tư nhân phải nhìn nhận điều này một cách nghiêm túc. Khó có thể ở Ý, nơi, một lần nữa, Có nhiều loại kiểm soát những gì đang xảy ra trong môi trường là rất rõ ràng, Ngay cả trong cách mà họ bán và phân phối tạp chí định kỳ. Tôi đi bộ để làm việc mỗi ngày hoặc đi xe tay ga của tôi, Và tôi đi xuống và đỗ xe tại chỗ nhỏ này. Và tôi đã tĩnh tâm quan sát, và tất cả các xe đạp đều màu đỏ. Bây giờ, điều này sẽ bình thường với ai biết photoshop, hay chỉnh sửa ảnh, Nhưng đây là khoảnh khắc thực tế khi tôi đạp xe và tôi nhìn và tôi nghĩ, giả sử tất cả các anh em của tôi là người đi xe đạp đã gặp nhau và cùng nhau Để làm cho một lời tuyên bố Và nó nhắc nhở tôi rằng - để giữ trong hiện tại, để tìm ra những điều này. Nó cho tôi khả năng để suy ngẫm - Nếu đó là một ngày nắng vàng ở San Francisco, ta có thể đồng ý, và tạo ra một số cài đặt. Nhưng nó cũng nhắc tôi nhớ về sức mạnh Mẫu và lặp lại Để tạo ra hiệu quả trong tâm trí chúng ta. Và tôi không biết liệu có hiệu quả mạnh mẽ hơn hay không Hơn là mô hình và cách nó thống nhất Loại khác nhau của các yếu tố. Tôi đã tham gia chương trình nghệ thuật ở Miami vào tháng 12, Và đã dành một vài giờ nhìn nghệ thuật, Và ngạc nhiên trước giá cả của nghệ thuật Và tốn kém, nhưng thật tuyệt khi nhìn vào nó. Và tôi đã ra ngoài, và những người phục vụ cho dịch vụ xe này Đã tạo ra, bạn biết đấy, một bức cắt dán đẹp Của những chìa khóa xe, Và tương đương gần nhất của tôi là một nhóm các thẻ cầu nguyện Mà tôi đã thấy ở Tokyo. Và tôi nghĩ rằng nếu Mô hình có thể kết hợp các yếu tố khác biệt, Nó có thể làm bất cứ điều gì. Tôi không có nhiều bức ảnh của người dân, Bởi vì họ là kiểu người nghiên cứu hình thức thuần túy. Tôi đã ở trong một nhà hàng nhỏ ở Tây Ban Nha, ăn trưa -- Một trong những ngày tốt đẹp Bạn đã có một nơi cho chính mình, và bạn có một ly rượu, và tận hưởng vùng đất ấy Và văn hoá và thực phẩm Và yên tĩnh, và cảm thấy rất may mắn, Và một xe buýt tải của khách du lịch đến, Làm trống, Lấp đầy nhà hàng. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, Hoàn toàn thay đổi bầu khí quyển và nhân vật với tiếng nói lớn và cơ thể lớn và như vậy, Và chúng tôi phải thức dậy và đi; Nó chỉ là khó chịu. Và vào thời điểm đó, mặt trời ló ra, Và thông qua màn hình đục lỗ này, Một khuôn mẫu đã được vẽ lên mọi người và chúng mờ dần vào phía sau, Và chúng tôi rời khỏi nhà hàng Cảm thấy ổn . Về công cụ. Và tôi nghĩ rằng mẫu mã có khả năng triệt tiêu một số độc hại từ lực lượng xã hội, như khuôn mẫu tiêu cực trong các nhà hàng Nhưng khá nghiêm túc, đó là một lời tuyên bố với tôi rằng một điều mà bạn làm, sắp xếp, xem là bản chất hung hăng của thế giới công nghiệp đã sản xuất - đại loại như lượng khổng lổ của sự vật, và khi bạn - trong văn hóa cá nhân và tôi nghĩ việc bảo tồn sự đa dạng văn hoá là điều quan trọng với chúng ta. Những bức ảnh cuối cùng mà tôi đã giải quyết - trở lại chủ đề này về vỉa hè, và tôi muốn nói điều gì đó ở đây về - tôi thuộc loại, lạc quan. Sau thế chiến thứ hai, ảnh hưởng của ô tô đã thực sự tàn phá nhiều thành phố của ta. Rất nhiều khu đô thị đã được chuyển thành bãi đậu xe theo một cách tùy tiện. nhiều chung cư quy hoạch trở nên phụ thuộc vào công trình giao thông. Nó cực bất tiện cho xe hơi cũng như Wall-Mart; Tôi sẽ không làm thế. Nhưng đó là những ví dụ thực tế về đô thị hóa và sự thay đổi xảy ra trong vài năm qua, và độ nhạy cảm cao về sự quan trọng của môi trường đô thị như trung tâm văn hóa. Tôi nghĩ những tuyên bố mà chúng tôi đưa ra tại khu vực công cộng là những đóng góp cho một tổng thể lớn hơn. Những thành phố là nơi mà chúng ta ở giống như một sự đang dạng văn hóa và trộn lẫn mọi người với nhau. Chúng ta đến đó để khơi cảm hứng nghệ thuật cho mọi thứ. Nhưng tôi nghĩ mọi người đã nhận ra sự thân thiện của khi vực đô thị. Một nơi như ở Chicago đã đạt đến tầm quốc tế. Mỹ đang trở thành người dẫn đầu của việc tái quy hoạch đô thị và đổi mới, Và tôi muốn đến một nơi như Chicago, Nơi mà tôi thấy người như Thị trưởng Daley là anh hùng thiết kế để có thể làm việc thông qua quy trình hành chính và tất cả vì muốn cải thiện khu vực. Bạn sẽ mong đợi một thành phố như thế này có những chậu hoa cải tiến trên Đại lộ Michigan, nơi người giàu có mua sắm, nhưng nếu bạn đi dọc theo những con đường các hộp hoa sẽ khác nhau từ đường này sang đường khác: có sự đa dạng trong thực vật. Và ý tưởng cho rằng các thành phố có thể duy trì các loại lá khác nhau thực sự là khá đặc biệt. Có những yếu tố tương tự mà bạn sẽ thấy trên khắp Chicago, và đây là thiết kế về cái D-lớn của bạn Pritzker Pavilion do Frank Gehry thực hiện. Đo lường của tôi là khá quan trọng trong thiết kế không quá nhiều như cách nó được thấy, nhưng thực tế nó thể hiện một chức năng xã hội rất quan trọng. Ví dụ, Có rất nhiều buổi hòa nhạc miễn phí, được tổ chức tại khu vực; Nó có một hệ thống âm thanh ấn tượng. Nhưng cam kết mà thành phố thực hiện với khu vực công Là đáng kể, và gần như là một mô hình quốc tế. Tôi làm cho hội đồng thị trưởng San Francisco, Về Hội đồng Thiết kế Quốc tế cho Thị trưởng, Và Chicago được xem là đỉnh cao nhất, Và tôi thực sự muốn chào mừng thị trưởng Daley và cư dân địa phương. Tôi nghĩ rằng tôi nên bao gồm ít nhất một bức ảnh về công nghệ cho các bạn. Đây là công viên Millennium ở Chicago, nơi nghệ sĩ Tây Ban Nha -nhà thiết kế Plensa đã tạo ra, thông số kỹ thuật trong công viên này mà phản chiếu lại tính cách và nhân cách của người dân địa phương. Và đó là một khu vực chào đón, tôi nghĩ, bao gồm sự đa dạng, Phản ánh tính đa dạng, và tôi nghĩ Cuộc hôn nhân của ông nghệ và nghệ thuật này trong khu vực công cộng, lĩnh vực mà Mỹ thực sự có thể nắm vai trò dẫn đầu, và Chicago là một ví dụ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. "Con Đường Không Chọn" bởi Robert Frost Hai ngả đường trong cánh rừng vàng nọ, Và tiếc sao không thể chọn đôi đàng Là lữ khách trên hành trình mơ màng, Ta đứng nhìn xa xăm chăm chú Ngả đường đây uốn quanh nơi bụi rậm; Rồi chọn ngả bên cạnh đẹp kém chi, Và có khi đầy hứa hẹn hơn kia, Bởi cỏ cây đang giang tay mời gọi; Dù dấu chân những người qua lại Làm hao mòn đôi ngả khác là bao, Và sớm mai trên hai con đường vào Lá vàng rơi hãy còn chưa in dấu. Ôi, ta giữ ngả đầu cho ngày khác! Dù biết đường dẫn lối muôn nơi, Lòng nghi ngại bâng khuâng ta hỏi, Liệu có chăng còn dịp quay về. Một ngày kia sẽ thở dài tự sự Sau năm tháng khắc khoải nơi nào: Hai con đường chia ngả rừng sâu, Ta chọn đi nơi ít người qua lại, Khiến cuộc đời thay đổi đến không ngờ. Bạn có nghĩ rằng những thứ ta xây dựng hôm nay sẽ được xem như kì quan trong tương lai? Hãy nghĩ đến Stonehenge, các Kim tự tháp, tàn tích Machu Picchu và Đảo Phục Sinh. Chúng khác biệt với những thứ hiện nay, với những tảng đá khổng lồ, gắn kết theo những cách phức tạp nhưng phi lí, và mọi dấu vết về quá trình xây dựng đều bị xóa bỏ, nằm dưới tấm màn bí ẩn. Dường như con người không thể xây những thứ này, vì thực tế là vậy. Chúng đã được cẩn thận chế tác bởi giống loài khổng lồ ban sơ tên là Cyclop. (Cười) Tôi đã hợp tác cùng những con quái vật đó để học bí mật di chuyển những tảng đá lớn. Hóa ra, Cyclop cũng chẳng khỏe mấy. Chúng chỉ khôn khéo trong cách khiến vật liệu làm việc cho mình. Video bạn thấy sau lưng tôi về những sinh vật đá to lớn, lảo đảo là kết quả của sự kết hợp này. Vậy Cyclop có thể là huyền thoại, nhưng những kì quan kia là thật. Con người tạo ra chúng. Nhưng chúng cũng tạo ra các thần thoại xung quanh, và khi xét đến kì quan, có một mối liên kết chặt chẽ giữa thần thoại và thực tế. Lấy Đảo Phục Sinh làm ví dụ. Khi lần đầu đến đảo, những nhà thám hiểm Hà Lan hỏi người dân đảo Rapa Nui rằng làm thế nào tổ tiên họ có thể di chuyển những bức tượng to lớn thế. Và người Rapa Nui nói: ''Tổ tiên chúng tôi không di chuyển tượng, vì những bức tượng tự di chuyển.'' Trong hàng thế kỉ, câu nói đó bị gạt bỏ, nhưng nó là sự thật. Những bức tượng moai được di chuyển thẳng đứng, nghiêng bên này sang bên kia. Được chứ? Các bức tượng moai gây ấn tượng với du khách hiện nay, nhưng bạn phải tưởng tượng chúng khi đó, những moai khổng lồ diễu hành quanh đảo. Vì đài tưởng niệm thật sự không phải là bức tượng, mà là nghi lễ bản địa thổi sự sống vào đá. Là một kiến trúc sư, tôi luôn theo đuổi giấc mơ đó. Làm thế nào xoay chuyển lý tưởng xây dựng theo hướng thần thoại? Vậy nên điều tôi đang làm là thách thức bản thân bằng việc hoàn thành một loạt các thử thách cổ xưa nhưng dễ thực hiện: di chuyển và dựng đứng những vật thể to lớn, như khối cự thạch năm mét được thiết kế để di chuyển mặt trên đất và đứng thẳng; hay làm con vật 1,8 tấn này sống dậy và nhảy múa. Điều tôi nhận thấy là bằng cách xem kiến trúc không phải như sản phẩm cuối cùng mà là một cách thể hiện, từ ý tưởng thành hiện thực, ta khám phá ra vài cách xây dựng thông minh cho ngày nay. Bạn biết đấy, có quá nhiều bàn luận về tương lai, tập trung vào công nghệ, hiệu suất và tốc độ. Nhưng nếu tôi học được gì từ Cyclop, thì đó là kì quan có thể thông minh, ngoạn mục và bền vững -- vì sự đồ sộ và bí ẩn của chúng. Và nếu mọi người vẫn muốn biết làm thế nào các kì quan cổ đại được xây nên, tôi đã hỏi các Cyclop cách tạo ra bí mật buộc mọi người phải đặt câu hỏi. Vì trong thời đại mà ta thiết kế các công trình để tồn tại trong 30, hay có thể là 60 năm, tôi muốn học cách tạo ra thứ có thể trường tồn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong năm giác quan, thị giác là thứ mà tôi trân trọng nhiều nhất, và nó cũng là thứ tôi xem nhẹ ít nhất. Tôi nghĩ vậy một phần là bởi người cha bị mù của tôi. Nhưng ông chẳng than phiền mấy là bao. Lần nọ ở Nova Scotia, khi chúng tôi đi xem nhật thực toàn phần, vâng, giống trong ca khúc của Carly Simon ấy, hoặc là trong các ca khúc của James Taylor, Warren Beatty hay Mick Jagger; tôi không rành lắm. Họ phát cho chúng tôi những chiếc kính râm bằng nhựa thứ mà cho chúng ta nhìn thẳng vào mặt trời mà không hư mắt đó. Nhưng cha tôi lại rất lo sợ: ông không muốn chúng tôi làm thế. Thay vào đó, ông muốn chúng tôi dùng cái loại bằng các tông, như thế mắt chúng tôi sẽ không bị hư tổn gì. Lúc đó tôi thấy nó là lạ. Điều tôi không biết lúc đó là cha tôi được sinh ra với một thị lực bình thường. Khi ông ấy và chị gái Martha còn rất nhỏ, bà nội tôi cũng cho họ xem hiện tượng thiên thực toàn phần cụ thể là nhật thực -- và sau đó ko lâu, cả hai đều dần mất đi thị giác. Thập kỉ sau đó, hóa ra nguyên nhân chủ yếu cho sự mù lòa đó lại là do nhiễm trùng từ một loại vi khuẩn. Tôi khá chắc rằng, nhật thực toàn phần hoàn toàn không liên quan ở đây, nhưng lúc đó, bà nội tôi đã mất mà cứ mãi dằn vặt lòng bà. Cha tôi tốt nghiệp Harvard năm 1946, rồi kết hôn, và mua một căn nhà ở Lexington, Massachusetts, nơi phát súng đầu tiên chống Đế quốc Anh nổ ra năm 1775, mặc dù ta chả đánh trúng họ cho tới trận Concord. Cha tôi làm việc cho Raytheon, ông thiết kế hệ thống hướng dẫn, góp phần tạo nên trục công nghệ cao của tuyến đường 128 bấy giờ, tương đương với Thung lũng Sillicon vào những năm 70. Cha tôi không mấy là một quân nhân đúng nghĩa, chỉ là ông thấy tồi tệ vì không thể tham gia Chiến tranh Thế giới II bởi vì khuyết tật của mình, mặc dù họ cũng để cho ông ứng thí cuộc kiểm tra thể lực kéo dài vài tiếng đồng hồ trước giai đoạn cuối cùng, bài kiểm tra thị lực. (Cười lớn) Cha tôi dần tích góp những bản quyền sáng chế để xây dựng danh tiếng như một thiên tài khiếm thị, chuyên gia tên lửa, và nhà phát minh. Nhưng với chúng tôi ông vẫn là một nguời cha, và cuộc sống của chúng tôi vẫn khá bình dị. Khi còn nhỏ, tôi xem TV rất nhiều và có nhiều rất sở thích "mọt sách" như là khoáng vật học, vi sinh học, chương trình không gian và một tí chính trị. Tôi cũng chơi cờ vua nhiều. Nhưng khi 14 tuổi, một người bạn khiến tôi thích thú truyện tranh, và tôi đã quyết định đây chính là thứ tôi muốn làm sau này. Rồi, đây là chuyện bố tôi: một nhà khoa học, một kỹ sư và một quân nhân thời vụ. Ông có 4 người con. Một là nhà khoa học máy tính, một tham gia vào Hải quân, một thành kỹ sư, và rồi đến tôi: nhà họa sĩ truyện tranh. (Tiếng Cười) Điều đó, sẵn tiện, khiến tôi trái ngược với Dean Kamen, vì tôi là họa sĩ truyện tranh, con của một nhà phát minh, và Dean là một nhà phát minh, con của một họa sĩ truyện tranh. (Tiếng Cười) Thiệt đó. (Tiếng vỗ tay) Trớ trêu ở chỗ là, bố đặt rất nhiều niềm tin vào tôi. Ông tin vào khả năng hí họa của tôi, mặc dù ông không có minh chứng cụ thể là tôi giỏi hay gì: những gì ông thấy toàn là vệt mờ. Điều này đúng là nghĩa đen của câu "niềm tin mù quáng", nhưng nó không hề hàm ý tiêu cực đối với tôi như với người khác. Lòng tin này, vào thứ không thể thấy, cũng không thể chứng minh, không phải là loại đức tin tôi quen hay biết trước giờ. Tôi khá thích khoa học, một nơi mà ta khẳng định được rằng điều ta thấy là nền tảng cho điều ta biết được. Nhưng cũng tồn tại một nơi trung gian, được mở đường bởi những người như Charles Babbage nghèo khổ, với chiếc máy tính chạy bằng hơi nước mãi chỉ là bản thảo của ông. Chả ai biết ông ấy có những sáng kiến nào, ngoài Ada Lovelace, và đến lúc mất ông vẫn kiên trì theo đuổi giấc mơ đó. Vannevar Bush với thiết bị Memex -- mang kiến thức nhân loại vào trong tầm tay ta -- đó là hứa hẹn của ông ấy. Và nhiều người thời đó chắc hẳn đều nói ông lập dị. Rồi chúng ta có thể ngẫm về quá khứ và thấy rằng, ha-ha -- tất cả chỉ là một thước vi phim. Nhưng nó -- không phải là trọng điểm. Ông ấy thông tuệ hình hài của tương lai. J.C.R Licklider với ý tưởng về sự tương tác máy tính-con người. Tương tự: ông ấy trông thấy tương lai, mặc dù nó là điều mà chỉ được thực hiện bởi những thế hệ sau này. Hoặc Paul Baran, và tầm nhìn về kĩ thuật Chuyển mạch gói. Hầu như không ai lắng nghe ông khi đó. Hay thậm chí những người đã khơi gợi nó, những người ở Bolt, Beranek và Newman thuộc Boston, họ chỉ phác thảo cấu trúc của cái mà sau này trở thành mạng thông tin toàn cầu, trên mặt sau của tờ giấy ăn hay trang ghi chú và tranh luận khi ăn tối ở Howard Johnson's -- trên Tuyến 128 tại Lexington, Massachusetts, cách 2 dặm từ nơi tôi học chơi trò Queen's Gambit Deferred và nghe nhóm Gladys Knight & the Pips hát bài "Midnight Train to Georgia," trong khi -- (Tiếng Cười) -- trên chiếc ghế bành dễ chịu của bố, bạn biết đó? Có 3 thể loại tưởng tượng, đúng chứ? Loại dựa trên điều ta không thể nhìn thấy: tưởng tượng về cái không thấy và không thể biết được. Loại tưởng tượng về cái đã được chứng thực hoặc có thể xác định được. Và loại thứ ba là tưởng tượng về cái có thể, hoặc có lẽ, dựa trên tri thức, nhưng chưa được chứng minh. Ta đã thấy rất nhiều trường hợp theo đuổi thể loại này trong khoa học, nhưng tôi nghĩ nó cũng chính xác trong nghệ thuật, chính trị, thậm chí cả trong sự nỗ lực cá nhân. Tuy nhiên, đằng sau nó là 4 nguyên tắc cơ bản: học hỏi từ mọi người, không bắt chước ai, để mắt tới dấu hiệu, và làm như trâu. Tôi nghĩ 4 quy tắc này cấu thành loại tưởng tượng thứ ba. Và đặc biệt hơn, nó lại chính là nơi mà sự hình dung về tương lai bắt đầu hình thành chính nó. Điều thú vị là cách nhìn nhận thế giới riêng biệt này, chỉ là 1 trong 4 cách khác nhau mà chúng tự lộ diện trong nhiều lĩnh vực thôi. Trong truyện tranh, tôi biết là nó cho ra đời một thái độ hơi câu nệ hình thức khi cố để hiểu nó tác động ra sao. Rồi có một lập trường khác, cổ điển hơn, yêu chuộng cái đẹp và sự điêu nghệ. Một cái khác nữa tin vào tính trong sáng thuần túy của nội dung. Và lại một lập trường khác nhấn mạnh vào độ xác thực của sự trải nghiệm -- và sự trung thực, và sự nguyên thủy. Có 4 cách riêng -- Tôi thậm chí còn đặt tên cho chúng. Người cổ điển, người duy linh, người hình thức và người khởi loạn. Thú vị là, dường như chúng tương ứng với thuyết bốn phân khu trong suy nghĩ con người của Jung. Và chúng phản ánh sự đối kháng giữa nghệ thuật và sự khoái lạc ở bên trái và phải; truyền thống và khải huyền ở trên và bên dưới. Và trên đường chéo, ta có nội dung và hình thức -- rồi tới vẻ đẹp và sự thật. Và chúng cũng áp dụng vào âm nhạc, điện ảnh và mỹ thuật, nơi mà chẳng liên quan gì tới tầm nhìn xa trông rộng cả, hay chẳng ăn nhập gì với chủ đề của hôm nay "Cảm hứng từ tự nhiên"-- ngoại trừ câu chuyện ngụ ngôn về con cóc đèo con bò cạp trên lưng để qua sông vì bò cạp hứa sẽ không cắn cóc, nhưng sau đó thì bò cạp vẫn cắn nó và cả hai cùng chết, nhưng trước khi cóc hỏi bò cạp vì sao thì nó đã nói, " Vì đó là bản năng của tao mà"-- về mặt này thì, đúng rồi đó. ( Tiếng Cười) Thế nên -- đó là bản năng của tôi. Thế này, tôi nhìn thấy con đường tôi chọn để tìm ra trọng tâm trong công việc của tôi và định nghĩa bản thân, tôi thấy nó đơn giản là con đường đến sự khám phá. Thật ra, chỉ là tôi đam mê bản năng của mình, nghĩa là tôi không hẳn là quá dị biệt so với mọi người trong nhà là bao. Vậy thì một bộ óc khoa học vận hành ra sao trong nghệ thuật? Thế rồi tôi bắt đầu vẽ truyện tranh, nhưng đồng thời cũng cố gắng thấu hiểu chúng ngay lập tức. Tôi đã khám phá ra được một điều quan trọng là dù truyện tranh là một phương tiện trực quan, chúng cố bao quát mọi giác quan vào phương tiện đó. Những yếu tố truyện tranh, như hình vẽ và lời truyện, và kí tự và mọi thứ bao gồm mà truyện tranh giới thiệu đều được di chuyển qua một ống vòm tầm nhìn đặc trưng. Nếu bạn có sự tương đồng, không gian mà thứ tương ứng với thế giới vật chất lại trừu tượng trong vài phương hướng khác nhau: trừu tượng từ tương đồng, nhưng vẫn tồn tại ý nghĩa nhất định hay trừu tượng từ tương đồng lẫn ý nghĩa đối với kế hoạch hình ảnh. Ghép 3 định nghĩa này với nhau thì bạn sẽ có một bản đồ xinh xắn của toàn ranh giới về tiểu tượng học mà truyện tranh bao quát được. Và nếu bạn dịch về phía phải, bạn sẽ có ngôn ngữ, bởi vì nó còn trừu tượng còn xa hơn sự tương đồng nữa, nhưng nó vẫn chứa đựng ý nghĩa. Tầm nhìn được dùng để tượng trưng âm thanh và để hiểu những đặc thù riêng cũng như di sản chung của chúng. Và cũng để thể hiện sự kết cấu của âm thanh cũng như rút ra được đặc trưng của nó qua quan ảnh. Nhưng cũng có sự cân bằng ở giữa cái nhìn thấy và không nhìn thấy được trong truyện tranh. Truyện tranh giống như là yêu cầu và đáp ứng mà người họa sĩ cho bạn thấy chuyện xảy ra trong khung tranh, rồi cho bạn tưởng tượng ra xa hơn giữa những khung tranh ấy. Ngoài ra, một ý nghĩa khác mà sự mơ mộng của truyện tranh đại diện, đó chính là thời gian. Sự liên tục là một khía cạnh quan trọng của truyện tranh. Truyện tranh hiện hữu cho một bản đồ thời gian. Và nó chính là thứ thúc đẩy truyện tranh hiện đại ngày nay, nhưng tôi thắc mắc liệu nó cũng thúc đẩy những hình thức khác không, và tôi đã tìm thấy vài ví dụ trong lịch sử. Bạn có thể thấy nguyên tắc này hiệu quả trong những phiên bản sơ khai của cùng một ý tưởng. Điều đáng nói là, nghệ thuật được dung hòa với công nghệ từng thời, dù có sơn trên đá, như Nấm mồ của các chư vị vào thời Ai cập cổ đại, hay là điêu khắc trạm nổi trên cột đá, hay là bức màn thêu dài 200 foot, hay là một bức da hươu trang trí với nhánh cây trải dài 88 trang giấy xếp. Hay hơn nữa, một khi bạn in chúng ra -- à, cái này là từ năm 1450 -- những tạo tác của truyện tranh hiện đại dần hé lộ ra: cách sắp xếp khung tranh thẳng tắp, những nét vẽ đơn giản không nhấn nhá và cả cái cách đọc từ trái sang phải. Trong vòng 100 năm, bạn sẽ dần thấy bong bóng trò chuyện và chú thích, cứ như là nhảy cóc từ chỗ này ra chỗ nọ vậy. Tôi đã viết cuốn sách về chủ đề này vào năm 93, nhưng khi tôi đang hoàn thành nó, tôi phải làm chút xíu về sắp xếp chữ, và tôi rất mệt mỏi khi cứ phải lui tới tiệm copy hoài, nên tôi mua một cái máy tính. Nó chả đáng bao nhiêu -- cũng không đa năng trừ việc nhâp văn bản -- nhưng cha tôi đã kể tôi nghe về bộ Luật của Moore, tuốt những năm 70, và tôi biết nên chờ đợi những gì sắp tới. Thế nên, tôi cứ giong mắt lên mà đợi coi xem có thay đổi gì to tát khi mà chúng tôi chuyển tiếp từ bản thảo đến lúc truyện ra lò và tiếp đến là hậu xuất bản. Một trong những điều được khởi xướng đó là pha trộn sắc thái hình ảnh với âm thanh, chuyển động và sự tương tác của các đĩa CD thông hành bấy giờ. Và điều mà họ làm là giữ nguyên khung truyện rồi sao chép nó vào màn hình, y chang cái lỗi McLuhanesque cổ điển khi cố điều chỉnh hình dạng của công nghệ cũ cho tương thích với chương trình của công nghệ mới vậy. Rồi họ đã làm lại, họ có những khung tranh trong khổ in truyện, và họ sẽ lồng tiếng và hình động với nhau. Vấn đề ở chỗ là, cái ý tưởng này cái ý tưởng mà không gian bằng thời gian ấy -- rồi để khi bạn lồng tiếng và hình vào, những hiện tượng thời gian mà chỉ có thời gian thể hiện được, chúng sẽ trật khớp với diễn biến của sự trình bày. Sự tương tác lại khác. Truyện tranh siêu văn bản cũng ra đời. Nhưng về siêu văn bản thì mọi thứ đều ở chỗ này, hay kia, hay lại chỗ nọ; đúng chất phi không gian. Khoảng cách từ Abraham Lincoln đến đồng xu Lincoln, rồi Penny Marshall đến kế hoạch Marshall rồi "Khu 9" tới chín mạng: đều như nhau cả thôi. (Tiếng cười) Nhưng trong truyện tranh, mọi khía cạnh, nhân tố trong công việc, đều luôn có quan hệ về không gian mật thiết với nhau. Nên câu hỏi là: liệu có cách nào để bảo tồn mối quan hệ đó trong khi vẫn tận dụng được những lợi ích mà kĩ thuật số mang cho ta? Và câu trả lời cá nhân của tôi nằm trong những kí họa trung cổ mà các bạn chiễm ngưỡng nãy giờ. Chúng đều chứa một hướng đọc không ngắt quãng, dù zig zag xuyên tường hay xoắn ốc lên cột hay thẳng trái sang phải, thậm chí zig zag ngược xuyên suốt 88 trang giấy gấp đó. Giống như vậy, cái ý tưởng căn bản là nếu bạn dịch chuyển, bạn đi qua thời gian thì lại đang diễn ra không thỏa hiệp, trừ khi bạn bắt đầu in chúng ra. Những khu vực liền kề không còn là khoảnh khắc cận nhau nên ý tưởng này cứ liên tục bị chắp nối hết lần này tới lần khác. Cũng được thôi, Nếu nó đúng, thì có cách nào, khi chúng ta tiến xa hơn hôm nay, để mang nó trở về lại? Màn hình này thì cũng giới hạn như trang giấy, đúng không? Chỉ khác hình dạng thôi, nhưng giới hạn vẫn y như nhau. Nhưng chỉ khi bạn nhìn mặt hình như một tờ giấy không phải khi bạn xem nó như là cánh cửa sổ. Và đó là đề nghị của tôi: rằng ta tạo nên truyện tranh trên một bức nền vô tận: dọc theo trục X và Y và những bậc thềm. Ta có thể xoay quanh những cốt truyện lẩn quẩn. Ta có thể giật gân những truyện đầy kịch tính. Những cốt truyện song song rồi song song. X,Y và lẫn Z. Và tôi cứ nghĩ về chúng. Vào cuối những năm 90, những người khác cứ cho là tôi dở người, nhưng có những người thực sự đã áp dụng chúng. Đây là vài ví dụ. Đây là một truyện ngắn ghép bởi bạn tôi tên Jason Lex. Hãy chú ý phần này nè. Cái tôi đang tìm kiếm chính là sự đột biến bền bỉ -- cũng chính là thứ ta đang tìm. Vì truyền thông tiến vào kỷ nguyên mới, ta tìm kiếm sự đột biến bền bỉ đó loại mà có sức mạnh lâu dài. Chúng ta dần nắm được ý tưởng thể hiện truyện tranh qua hình ảnh, và ta đã thực thi nó ngay từ thởu ban đầu. Loạt truyện tranh bạn vừa thấy đang được chiếu trên màn hình đây. Nhưng dù ta chỉ trải nghiệm chúng theo trình tự, bởi công nghệ chi cho phép tới đó. Nếu công nghệ phát triển, khi bạn được chiêm ngưỡng sự trưng bày hàng loạt, thì chắc chắn điều này sẽ đi xa hơn. Nó sẽ thích nghi được, vào chính môi trường của nó: một sự đột biến bền bỉ. Đây là một cái khác bởi Drew Weing: nó được gọi là, "Chó con thưởng ngoạn cái chết sốc nhiệt của Vũ Trụ." Các bạn thấy ở đây không, khi ta vẽ những câu chuyện trên một bức nền vô tận bạn đang tạo nên một biểu hiện thuần túy của loại hình nghệ thuật này. Ta đi nhanh 1 chút -- bạn hiểu rồi đó Tôi chỉ muốn tới khung cuối cùng thôi. (Tiếng cười) Đây rồi. (Tiếng cười). (Tiếng cười) Một khung nữa. Nói về bức nền vô tận nào. Cái này là của Daniel Merlin Goodbrey ở Anh. Tại sao nó quan trọng? Là bởi vì truyền thông, truyền thông, cho ta một cánh cửa sổ xuyên vào thế giới trong ta. Nó có thể là phim hoạt hình -- và cuối cùng, cái thực tế ảo, hay gì đó tương tự -- có thể là loại trưng bày hàng loạt, sẽ cho ta một lối thoát hiệu quả nhất ra khỏi thế giới thực này. Đó là tại sao nhiều người chọn kể chuyện, là để quên đi. Nhưng truyền thông mang cho ta cánh cửa sổ soi vào lại thế giới trong ta. Rồi khi truyền thông tiến hóa nó sẽ mang một danh tính mới độc đáo hơn. Bởi thứ mà bạn đang thấy là truyện tranh nhân ba: chúng trông giống truyện tranh hơn cả lúc trước nữa. Khi điều đó xảy ra, bạn cho mọi người mọi phương án để xâm nhập lại thế giới qua nhiều cửa sổ khác nhau, và nó cho họ lồng ghép các thế giới họ sống và nhận ra hình hà của chúng. Đó là tại sao tôi nghĩ nó quan trọng. Trong nhiều lí do chứ, nhưng tôi phải đi rồi. Cám ơn vì đã lắng nghe. Tốt rồi, bắt đầu thôi (Nhạc) (Hát) Gay chẳng làm sao cả. Chúng ta khác biệt theo nhiều cách. Chẳng quan trọng nếu bạn là con trai, con gái hay ai đó ở giữa, chúng ta đều là một phần của gia đình lớn. Gay nghĩa là "hạnh phúc". Queer Kid Stuff (Cho trẻ queer) (queer: thuật ngữ chung cho giới LGBT và những nhóm thiểu số khác), Bạn là trọn vẹn, ở đây với Queer Kid Stuff. (Vỗ tay) Mở đầu một màn trình diễn với lời hát như "Gay chẳng làm sao cả" trong một phòng đầy những người lớn là một chuyện, nhưng nó hoàn toàn khác với một phòng đầy những trẻ mẫu giáo. Những gì bạn vừa nghe là bài hát chủ đề cho series trên web "Queer Kid Stuff", nơi tôi làm những video LGBTQ+ và công bằng xã hội cho mọi lứa tuổi. Và khi "mọi lứa tuổi" tôi muốn nói đến là từ trẻ em cho đến bà cố của bạn. Giờ, tôi biết điều bạn đang nghĩ. "Chà, họ đang nói chuyện gay này nọ với trẻ con." Nhưng nói chuyện với trẻ em về vấn đề này thực sự rất quan trọng Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã tìm ra rằng con trẻ có hiểu biết chắc chắn về giới tính của bản thân vào năm lên bốn. Đây là lúc con trẻ phát triển khái niệm về bản thân. Chúng quan sát thế giới xung quanh, hấp thu những thông tin đó và tiếp thu chúng. Phần lớn các bậc cha mẹ mong con mình lớn lên trở thành người tốt, đồng cảm, tự tin, và tiếp xúc với sự đa dạng là một phần quan trọng của quá trình phát triển xã hội và cảm xúc đó. Và -- những trẻ có giới tính không phù hợp, trẻ chuyển giới hay trẻ có cha mẹ là queer hay không theo chuẩn nam nữ ở khắp mọi nơi. Trong serie, chú gấu bông đồng dẫn và tôi nói chuyện về cộng đồng LGBT, hoạt động xã hội, giới tính và các đại từ, sự đồng thuận và tôn trọng ngoại hình. Chúng tôi giải quyết những vấn đề này qua các bài hát, không giống như bài bạn vừa nghe, những định nghĩa đơn giản và các phép ẩn dụ. Chúng tôi tiếp cận những ý tưởng này, ăn cắp một cụm từ từ thầy giáo của tôi, từ "phía dưới nắm đấm cừa" -- hạ mình xuống cùng tầm con trẻ và nhìn lên thế giới tuyệt đẹp này theo góc nhìn của chúng, lấy những ví dụ phức tạp này và đơn giản hoá chúng -- không làm ngu chúng đi, mà đưa chúng về giá trị cốt lõi. Giới tính là về cách ta cảm nhận và bộc lộ bản thân. Bản năng giới là về tình yêu, giới tính và gia đình không phải về tình dục. Tất cả là những ý tưởng mà con trẻ có thể nắm được. Một trong các tập đầu tiên về giới tính, tôi dùng khái niệm về đại từ để nhấn mạnh hơn định nghĩa và giới thiệu những đại từ trung tính như "họ". Tôi khuyến khích các em nghĩ về đại từ của riêng mình và hỏi những bạn khác về đại từ của họ. Trong các tập kế, tôi tiếp tục gây dựng trên nền tảng này và giới thiệu những từ hay ho hơn như "không thuộc nam nữ" hay "chuyển giới". Tôi nhận được email từ những khán giả trong độ tuổi 20 đã dùng video của tôi để giải thích giới "không thuộc nam nữ" cho ông bà mình. Nhưng hết lần này đến lần khác tôi đều nhận được một bình luận "Hãy để trẻ con là trẻ con" Vâng đó là một tình cảm tốt đẹp, nhưng chỉ khi nó bao hàm mọi đứa trẻ. Chỉ vài tuần trước đây, một em 15 tuổi ở Huntsville, Alabama chết do tự tử sau khi bị bắt nạt vì là gay. Trong năm 2018, đó là một bé bảy tuổi ở Denver, Colorado. Trước đây, đã từng và sẽ có nhiều hơn nữa. Trẻ vị thành niên lesbian, gay và lưỡng tính có nguy cơ tự tử cao gấp ba lần so với trẻ dị tính cùng trang lứa. và những trẻ chuyển giới vị thành niên cao hơn gấp sáu lần. Theo một nghiên cứu, gần một phần ba những người trẻ vô gia cư là lesbian, gay, song tính hay đang hoài nghi về giới tính, và khoảng 4% họ là người chuyển giới, so với trung bình 1% dân số người trẻ được khảo sát. Theo tổ chứ Human Rights Campaign, có khoảng 128 vụ giết người chuyển giới trên 87 thành phố khắp 32 bang trong năm 2013. Đây mới chỉ là những vụ được báo cáo. Và 80% những vụ giết hại này là những phụ nữ da màu chuyển giới. Tình hình queer hiện nay là lạnh lẽo, đấy là nói giảm, nói tránh. Các bình luận trên YouTube dưới video của tôi cũng không khá khẩm gì hơn. Tôi đã quá quen với sự quấy rối. Tôi nhận được tin nhắn hằng ngày nói rằng tôi là một kẻ ái nhi và tôi nên tự tử bằng nhiều cách càng ngày càng mới lạ. Có lúc tôi phải cho từ "xe tải" vào danh sách chặn vì có người muốn tôi bị tông bởi một chiếc xe tải. "Tắm vòi" và "lò nướng" cũng ở trong đó, cho những gì ít mới lạ nhưng nhạy cảm liên quan tới thảm sát Holocaust. Khi Tân Quốc xã diễu hành qua Charlottesville, tôi không ngạc nhiên khi biết rằng người tạo meme Reddit khá bạo lực về một trong các thước phim của tôi nằm trong đám đông cầm đuốc đó. Chướng ngại đầy tiêu cực này là những gì chúng tôi chống lại. Những thống kê, sự bạo lực, những nguy cơ về tâm thần, phản ứng đầy thiện chí nhưng rạn nứt của bố mẹ khi tôi come out (thổ lộ giới tính) rằng họ không muốn tôi có một cuộc sống khó khăn hơn. Đó là những gì chúng tôi đang chống lại. Nhưng bất chấp tất cả, tôi chọn niềm vui. Tôi chọn cầu vồng, những chú kỳ lân và kim tuyến, và tôi hát rằng gay chẳng làm sao cả với chú gấu nhồi bông từ thưở ấu thơ. Tôi làm truyền thông về queer cho trẻ em vì tôi ước mình có những điều này khi ở tuổi chúng. Tôi làm để những người khác không phải trải qua những gì tôi đã từng, không hiểu nhân dạng của mình vì tôi không được tiếp xúc với người mà tôi có thể trở thành. Tôi giảng dạy và lan truyền thông điệp này qua niềm vui và sự tích cực thay vì đóng khung nó trong những khó khăn mà giới queer gặp phải. Tôi muốn trẻ em lớn lên, trở thành chính chúng với niềm tự hào vì chính mình và người chúng có thể trở thành, bất kể chúng yêu ai hay mặc gì hay dùng đại từ gì. Và tôi muốn chúng yêu những người khác vì sự khác biệt của họ, chứ không phải ngược lại. Tôi nghĩ việc nuôi dưỡng niềm tự hào và sự cảm thông này sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp và công bằng hơn và chống lại sự phân biệt và thù ghét đang làm ung nhọt thế giới này. Nên, hãy nói với một đứa trẻ về giới tính. Nói với một đứa trẻ về bản năng giới. Dạy chúng về sự đồng thuận. Nói với chúng rằng chẳng sao nếu con trai mặc váy và con gái đứng lên diễn thuyết. Hãy cùng lan toả niềm vui của queer. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi muốn nói về cách mà việc đọc có thể thay đổi cuộc sống ta và về các giới hạn của sự thay đổi đó. Tôi muốn nói với bạn rằng việc đọc có thể đưa ta đến một thế giới sẻ chia của sự gắn kết tình người chặt chẽ. Nhưng đồng thời nói về sự gắn kết đó luôn chỉ là một phần. Đọc cuối cùng cũng chỉ là một việc cô độc, cá nhân. Tác giả đã thay đổi cuộc đời tôi là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Mĩ gốc Phi James Baldwin. Khi tôi lớn lên ở Tây Michigan vào những năm 1980, không có nhiều nhà văn người Mĩ gốc Á tham gia vào việc thay đổi xã hội. Và tôi nghĩ là mình nên chuyển qua James Baldwin như một cách để lấp đầy khoảng trống, như một cách để nhận thức về chủng tộc. Nhưng có lẽ vì tôi biết mình không phải là một người Mĩ gốc Phi, tôi cũng thấy bị thử thách và buộc tội bởi lời văn của ông. Đặc biệt là những lời sau: ''Có những người đấu tranh cho tự do có thái độ đúng, nhưng không có niềm tin thật sự. Khi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm và bạn mong họ vùng dậy, bằng một cách nào đó họ không có ở đó.'' Bằng cách nào đó họ không có ở đó. Tôi hiểu những lời trên theo sát nghĩa. Tôi nên đặt mình ở đâu? Tôi đến đồng bằng Mississippi, một trong những vùng nghèo nhất nước Mĩ. Đây là nơi được tạo hình bởi lịch sử hào hùng. Những năm 1960, người Mĩ gốc Phi liều mạng đấu tranh cho giáo dục, đấu tranh cho quyền được bầu cử. Tôi muốn là một phần của sự đổi thay đó, để giúp những thiếu niên tốt nghiệp và lên đại học. Khi tôi đến đồng bằng Mississippi, nơi đó vẫn nghèo khổ, vẫn tách biệt, vẫn rất cần sự thay đổi. Trường của tôi, nơi tôi được phân công, không có thư viện, không có ban hướng nghiệp, nhưng trường lại có một sĩ quan cảnh sát. Nửa số giáo viên là giáo viên thay thế và khi học sinh đánh nhau, nhà trường sẽ tống chúng vào trại giam của hạt. Đây là ngôi trường nơi tôi gặp Patrick. Em 15 tuổi và đã lưu ban hai lần, em đang học lớp tám. Em trầm tính, sống nội tâm, lúc nào em cũng như đang suy tư. Và em ghét thấy người khác đánh nhau. Một lần, tôi đã thấy em nhảy vào giữa trận đánh của hai bạn nữ và em bị đánh ngã gục xuống đất. Patrick chỉ có một vấn đề. Em không chịu đến trường. Em nói là đôi lúc, trường lớp quá buồn phiền vì học sinh luôn đánh nhau còn giáo viên thì nghỉ việc. Và cũng vì mẹ em làm hai việc và quá mệt để kiếm tiền cho con đến trường. Vậy nên tôi đã nhận công việc giúp em đến trường. Và vì tôi khá điên rồ, 22 tuổi và đầy nhiệt huyết lạc quan, chiến thuật của tôi chỉ là đến nhà em và nói, "Này, sao em không đến trường?" Và chiến thuật này lại thành công, em bắt đầu đến trường mỗi ngày. Và em bắt đầu tiến bộ trong lớp của tôi. Em đã viết thơ, đọc sách. Em đã bắt đầu đến trường mỗi ngày. Vào khoảng thời gian đó tôi đã nhận ra cách kết nối với Patrick, tôi đã học tại trường luật ở Harvard. Một lần nữa, tôi lại đối mặt với câu hỏi, tôi nên đặt mình ở đâu, tôi nên đặt bản thân ở đâu? Và tôi tự nghĩ rằng đồng bằng Mississippi là nơi những người có tiền của, những người có cơ hội đã bỏ đi. Và những người ở lại là những người không có cơ hội để rời đi. Tôi không muốn là người bỏ đi. Tôi muốn là người ở lại. Mặt khác, tôi cô đơn và mệt mỏi. Và vậy là tôi tự thuyết phục rằng tôi có thể tạo nhiều thay đổi hơn trên quy mô lớn hơn nếu tôi có một tấm bằng luật danh giá. Vậy là tôi đi. Ba năm sau, khi tôi sắp tốt nghiệp trường luật, bạn tôi gọi tôi và kể tôi rằng Patrick đã dính vào một cuộc ẩu đả và giết người. Tôi suy sụp. Một phần trong tôi không tin điều đó, nhưng một phần lại biết đó là sự thật. Tôi bay đến đó để gặp Patrick. Tôi thăm em trong nhà giam. Và em kể với tôi đó là sự thật, rằng em đã giết người. Và em không muốn nói gì thêm về chuyện đó nữa. Tôi hỏi em chuyện gì đã xảy ra ở trường và em nói rằng em bỏ học sau năm tôi đi. Và rồi em muốn kể cho tôi nghe một chuyện khác. Em cúi xuống và nói rằng em có một đứa con gái nhỏ vừa mới sinh. Và em cảm tưởng như mình làm con bé thất vọng. Là thế đó, cuộc nói chuyện của chúng tôi vội vã và ngượng nghịu. Khi bước ra khỏi nhà giam, một giọng nói nội tâm thốt lên, ''Quay lại đi. nếu mày không quay lại bây giờ, mày sẽ không bao giờ quay lại.'' Vậy là tôi tốt nghiệp trường luật và quay lại. Tôi quay lại gặp Patrick. tôi quay lại xem mình có giúp được vụ án pháp lí của em không. Và lúc đó, khi tôi gặp em lần hai, tôi nghĩ là mình có một ý kiến hay, tôi nói, ''Này Patrick, sao em không viết thư cho con gái mình, vậy thì em có thể nhớ đến con bé?'' Và tôi đưa em một cây bút và một mẩu giấy, và em ấy bắt đầu viết. Nhưng khi tôi thấy mẩu giấy mà em đưa lại cho tôi, tôi rất bất ngờ. Tôi không nhận ra chữ viết của em ấy, em đã phạm những lỗi chính tả cơ bản. Và tôi nghĩ, với tư cách là một giáo viên, tôi biết là một học sinh có thể tiến bộ vượt bậc trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng tôi không nghĩ một học sinh có thể sa sút đột ngột. Điều khiến tôi đau hơn là đọc những lời em ấy viết cho con gái mình. Em ấy viết, "Bố xin lỗi vì lỗi lầm của mình, bố xin lỗi vì không thể ở bên con." Và đó là tất cả những gì em ấy thấy là cần phải nói với con. Và tôi tự hỏi sao có thể thuyết phục em rằng em có nhiều điều hơn để nói, những phần trong em mà em không cần xin lỗi. Tôi muốn em cảm thấy rằng em có nhiều thứ đáng giá để chia sẻ với con gái mình. Mỗi ngày trong bảy tháng tiếp theo, tôi thăm em và mang theo sách. Chiếc túi của tôi trở thành một thư viện nhỏ. Tôi mang sách của James Baldwin, tôi mang của Walt Whitman, C.S.Lewis. Tôi mang sách hướng dẫn về cây cối, chim chóc, và cuốn đã trở thành yêu thích nhất của em ấy là từ điển. Có những ngày, chúng tôi ngồi yên lặng hàng giờ, cả hai đều đọc sách. Và vào vài ngày khác, chúng tôi đọc cùng nhau, chúng tôi đọc thơ với nhau. Chúng tôi bắt đầu đọc thơ haiku, hàng trăm bài haiku, một kiệt tác dối lừa đơn giản. Và tôi hỏi em, "Chia sẻ với cô bài haiku em thích nhất đi." Và một vài trong số chúng rất vui nhộn. Và đây là bài của Issa: "Đừng lo, nhện ạ, tôi không dọn dẹp nhà đâu." Và bài này: "Ngủ cả nửa ngày, không ai phạt tôi cả!" Và bài tuyệt hay này, về ngày đầu tuyết rơi, "Hươu liếm bông tuyết đầu tiên từ bộ lông của nhau." Có điều gì rất kì bí và đẹp đẽ về cách sắp xếp của thơ. Khoảng trống cũng quan trọng như lời thơ vậy. Chúng tôi đọc bài thơ này của W.S.Merwin, ông ấy viết sau khi thấy vợ mình làm vườn và nhận ra là họ sẽ dành cả cuộc đời còn lại với nhau. ''Hãy để tôi tưởng tượng rằng chúng ta sẽ trở lại khi chúng ta muốn và đó sẽ là mùa xuân. Chúng ta sẽ không già hơn chút gì cả. Nỗi buồn cũng sẽ nguôi ngoai như đám mây sớm mà qua đó buổi sáng sẽ dần đến''. Tôi hỏi Patrick câu thơ em thích nhất và em trả lời, "Chúng ta sẽ không già hơn chút nào cả." Em nói nó làm em nghĩ đến một nơi mà thời gian ngừng trôi, nơi thời gian không còn quan trọng nữa. Và tôi hỏi em rằng em có nơi nào như vậy không, nơi mà thời gian kéo dài mãi. Và em nói, "Mẹ em." Khi bạn đọc một bài thơ với một người cạnh bên, bài thơ thay đổi ý nghĩa. Vì nó trở thành cá nhân với người đó, trở thành cá nhân đối với bạn. Rồi chúng tôi đọc sách, chúng tôi đọc rất nhiều sách, chúng tôi đọc hồi kí của Frederick Douglass, một nô lệ người Mĩ tự học cách đọc và viết và đã có được tự do nhờ có kĩ năng đọc viết. Từ nhỏ tôi đã luôn nghĩ rằng Frederick Douglass là một anh hùng và tôi nghĩ truyện này vui và tràn đầy hi vọng. Nhưng cuốn sách lại khiến Patrick cảm thấy hoảng. Em xao xuyến với một câu chuyện mà Douglass kể về việc, sau giáng sinh, chủ nô cho nô lệ uống rượu gin như một cách để chứng tỏ họ không thể chịu nổi tự do. Vì nô lệ sẽ vấp ngã trên cánh đồng. Patrick nói em cảm thấy đồng cảm. Em nói rằng có những người trong tù như nô lệ, không muốn nghĩ về hoàn cảnh của họ, vì chúng quá đau đớn. Quá đau đớn để nghĩ về quá khứ, quá đau đớn để nghĩ về đoạn đường phía trước. Câu yêu thích nhất của em ấy là: ''Bất cứ gì, bất chấp tất cả, để tống khứ được việc nghĩ ngợi! Chính dòng suy nghĩ không ngừng về hoàn cảnh đã giày vò tôi.'' Patrick nói Douglass đã rất dũng cảm để tiếp tục viết và nghĩ. Nhưng Patrick không biết là em giống Douglass thế nào đối với tôi. Cách em tiếp tục đọc, dù nó khiến em hoảng loạn. Em đọc xong còn trước cả tôi, đọc nó ở một cầu thang bê tông không có ánh sáng. Và rồi chúng tôi đọc đến những cuốn tôi thích nhất, cuốn "Gilead" của Marilynne Robinson, cuốn sách là một bức thư dài từ một người cha đến con mình. Em ấy thích câu này: ''Cha viết điều này phần nào muốn nói với con rằng nếu con có bao giờ tự hỏi con đã làm gì trong cuộc sống... con là ơn trời ban cho cha, một phép màu, thứ gì đó còn hơn cả phép màu.'' Thứ gì đó trong ngôn từ, tình yêu, nhung nhớ, giọng điệu của nó đã nhen nhóm lại mong muốn được viết của Patrick. Và em đã viết hết quyển vở này đến quyển vở khác những lá thư cho con gái em. Trong những bức thư đẹp, rối ren đó, em tưởng tượng cảnh mình và con gái chèo thuyền dọc sông Mississippi. Em tưởng tượng cảnh hai bố con tìm thấy một dòng suối trên núi với làn nước trong tinh khiết. Khi tôi nhìn Patrick viết, tôi tự nghĩ, và giờ tôi hỏi tất cả các bạn, bao nhiêu trong các bạn đã từng viết thư cho người bạn thấy đã làm họ buồn? Sẽ dễ dàng hơn nếu đưa những người đó ra khỏi tâm trí của bạn. Nhưng Patrick lại hàng ngày đối mặt với con gái mình, giữ bản thân có trách nhiệm với con bé, từng chữ một với sự tập trung cao độ. Tôi muốn trong cuộc sống mình được đặt bản thân vào rủi ro như thế. Vì rủi ro đó cho thấy một con tim mạnh mẽ. Tôi xin lùi lại và hỏi một câu không được thoải mái lắm. Tôi là ai mà lại kể câu chuyện này, câu chuyện của Patrick? Patrick là người sống với nỗi đau đó và tôi chưa từng một ngày thấy đói trong đời. Tôi nghĩ về câu hỏi này rất nhiều, nhưng điều tôi muốn nói là câu chuyện này không chỉ về Patrick. Nó là về chúng ta, nó là về sự bất bình đẳng giữa chúng ta. Thế giới sung túc mà Patrick và ông bà, cha mẹ em đã bị từ chối. Trong câu chuyện này, tôi đại diện cho thế giới sung túc kia. Và khi kể chuyện, tôi không muốn giấu bản thân, giấu sức mạnh mà tôi có. Khi kể chuyện, tôi muốn bộc lộ sức mạnh và rồi hỏi, làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa chúng ta? Đọc sách là một cách để thu hẹp khoảng cách. Nó cho chúng ta không gian để có thể cùng sẻ chia, mà chúng ta có thể chia sẻ bình đẳng. Chắc các bạn đang tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với Patrick. Đọc có cứu cuộc đời của em không? Vừa có lại vừa không. Khi Patrick được ra tù, hành trình của em ấy thật đau đớn. Chủ lao động từ chối em vì tiền án, bạn thân nhất, mẹ của em, qua đời ở tuổi 43 vì bệnh tim và tiểu đường. Em không nhà không cửa, nghèo đói. Nhiều người nói nhiều thứ về việc đọc mà tôi thấy hơi phóng đại. Khả năng đọc không giúp em ấy không bị phân biệt đối xử. Nó đã không giúp mẹ em thoát chết. Vậy việc đọc có thể giúp gì? Tôi có vài câu trả lời để kết thúc hôm nay. Việc đọc làm giàu đời sống nội tâm của em với bí ẩn, sự tưởng tượng, với cái đẹp. Việc đọc cho em ấy những hình ảnh giúp em vui sống: núi, biển, hươu, bông tuyết. Những từ ngữ có vị như sự tự do, thế giới thiên nhiên. Việc đọc giới thiệu lại với em một ngôn ngữ mà em đã đánh mất. Những lời từ nhà thơ Derek Walcott thật quý giá làm sao. Patrick nhớ những áng thơ của ông. "Những ngày tôi đã sống, những ngày tôi đã mất, những ngày phát triển nhanh chóng, như những đứa con gái, vòng tay che chở của tôi.'' Việc đọc dạy em dũng cảm. Hãy nhớ là em vẫn cố đọc Frederick Douglass, dù nó rất đau khổ. Em ấy vẫn nhận thức rõ, dù là nhận thức rõ sự đau đớn. Đọc là một hình thức nghĩ, đó là lí do việc đọc khó vì chúng ta phải nghĩ. Và Patrick chọn cách nghĩ hơn là không nghĩ. Và cuối cùng, đọc cho em một ngôn ngữ để nói chuyện với con gái mình. Việc đọc truyền cảm hứng cho em viết. Mối liên kết giữa đọc và viết rất mạnh mẽ. Khi chúng ta bắt đầu đọc, chúng ta bắt đầu tìm từ ngữ. Và em đã tìm ra những từ ngữ để nghĩ về cảnh hai bố con chơi cùng nhau. Em đã tìm ra từ ngữ để nói em yêu con bé nhiều thế nào. Đọc cũng thay đổi mối quan hệ của chúng ta với nhau. Chúng giúp ta có dịp được gần gũi, để nhìn ngoài quan điểm của mình. Và việc đọc lấy một mối quan hệ bất công và cho chúng ta một sự bình đẳng tạm thời. Khi bạn gặp ai đó là một độc giả, bạn gặp người đó lần đầu, rất mới lạ. Không có cách nào để bạn biết câu văn yêu thích của người đó, những kí ức và sự đau khổ cá nhân mà người đó chịu đựng. Và bạn đối mặt với sự riêng tư cuối cùng của đời sống nội tâm của người đó. Và rồi bạn bắt đầu tự hỏi, "Chà, đời sống nội tâm của mình xây nên từ gì? Tôi có gì đáng để chia sẻ với những người khác đây?'' Tôi muốn kết thúc với một số câu thơ tôi rất thích từ những lá thư của Patrick đến con gái. ''Dòng sông đục ở vài khúc nhưng ánh sáng chiếu xuyên qua hàng cây... Trên vài cành lủng lẳng hàng chùm dâu tằm, con vươn thẳng tay để hái lấy chúng.'' Và bức thư dễ thương này mà em viết, ''Hãy nhắm mắt và nghe âm điệu của ngôn từ Tôi thuộc lòng bài thơ này và tôi muốn các bạn cùng biết.'' Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là 1 chiếc bánh mỳ nguyên vẹn, được làm bằng 1 kỹ thuật mới mà tôi đã thử nhiều lần, phát triển và viết về phương pháp epoxy (chúng tôi tạm gọi như vậy vì không nghĩ ra được cái tên hay hơn). Và tôi gọi nó là phương pháp epoxy vì -- tôi biết cái tên nghe chả hấp dẫn gì cả -- nhưng nếu các bạn nghĩ đến epoxy thì epoxy là gì? Đó là 2 loại nhựa cây không thể tạo keo nhưng khi trộn 2 thứ với nhau các bạn sẽ thấy một mối liên kết diễn ra, hỗn hợp thu được trở nên cực kỳ kết dính. Trong kỹ thuật này tôi cố gắng thu thập mọi kiến thức mà làng nướng bánh, các thợ nướng bánh lành nghề đang cố gắng tích lũy hơn 20 năm qua -- kể từ khi chúng ta tham gia vào cuộc cách mạng bánh mỳ ở Mỹ và tổng hợp các kiến thức đó để sáng tạo ra 1 phương pháp giúp làm ra được những chiếc bánh nguyên hạt. Và chúng ta hãy đối mặt với vấn đề, mọi người đang có xu hướng hướng tới các ngũ cốc nguyên hạt. Sau 40 năm biết được rằng ngũ cốc nguyên hạt là 1 lựa chọn có lợi cho sức khỏe hơn, cuối cùng chúng ta đã tiến bộ hơn khi đảo lại thói quen và ráng ăn chúng. (Tiếng cười) Mặc dù thách thức đối với 1 người nướng bánh nguyên hạt là làm cách gì để chiếc bánh ăn ngon? Vì bánh nguyên hạt -- làm 1 cái bánh có vị ngon bằng bột trắng thì dễ ợt. Bột trắng có vị ngọt. Nó chủ yếu gồm tinh bột, khi bạn làm vỡ các tinh bột -- tinh bột là gì? Nó là -- cảm ơn bạn -- đường, vâng. Vậy 1 người nướng bánh, và 1 người nướng bánh giỏi, biết cách kéo lượng đường có sẵn chứa trong tinh bột. Với bánh nguyên hạt, các bạn gặp phải các trở ngại khác. Các bạn có cám, thành phần có lẽ là bổ nhất trong bánh mỳ, hoặc chất xơ vì nó chứa đầy chất xơ, và cám chính là chất xơ. Trong bánh chứa vi khuẩn có lợi, nhưng đó không phải phần ngon nhất của hạt mỳ. Bánh mỳ nguyên hạt từ lâu đã mang trọng trách là 1 loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, và chẳng ai thích ăn thực phẩm có lợi cả. Họ thích ăn uống lành mạnh nhưng khi nghĩ đến món gì là thực phẩm có lợi người ta nghĩ ngay đến việc bắt buộc phải ăn chứ không phải ăn vì niềm đam mê và tình yêu ẩm thực. Và trên hết, thử thách của người nướng bánh, và của mỗi học viên nấu ăn, mỗi bếp trưởng là phải chuyển tải được hương vị. Hương vị là vua. Nó thống trị thực phẩm. Tôi gọi đó là luật hương vị. Và bạn chỉ có thể thuyết phục được ai đó ăn món gì tốt cho sức khỏe được 1 lần thôi, họ sẽ chẳng ăn lần 2 nếu họ không thích, đúng không? Thế nên, đây là thách thức đối với chiếc bánh mỳ này. Chúng ta sẽ nếm thử nó vào bữa trưa và tôi sẽ giải thích thêm 1 chút về nó, nó không chỉ được làm bằng 2 loại bột trước khi nhào -- để mang lại hương vị, nỗ lực này là để tạo ra 1 khối bột nhào 1 ngày trước khi lên men. Nó chỉ là bột nhào ướt. Loại bột chúng tôi gọi là " bột nhúng " giúp bắt đầu hoạt động enzyme. Và các enzyme là thành phần bí mật trong bột nhào mang lại hương vị. Nó bắt đầu giải phóng đường trong tinh bột. Đó là công việc của các enzyme. Nếu chúng ta có thể giải phóng được phần nào thì chúng sẽ tiếp cận được với khẩu vị của chúng ta. Chúng sẽ tiếp cận được với men thực phẩm. Chúng sẽ tiếp cận được với lò nướng caramen để tạo ra cảm giác giòn tan ngon tuyệt. Chúng tôi đã cho lên men loại bột trước khi nhào -- bột trước khi dậy men của chúng tôi. Nó có thể là bột chua làm mồi, hoặc "biga" hoặc bất kỳ loại bột nhào trước khi dậy men có 1 chút men trong đó rồi chúng giúp phát triển hương vị nữa. Sang ngày thứ 2, chúng tôi trộn 2 loại bột đó với nhau. Đó là epoxy. Chúng tôi hy vọng enzyme trong bột nhào sẽ trở thành gói nhiên liệu cho bột nhào đã lên men, và khi chúng tôi trộn chúng với nhau, cho nốt các nguyên liệu cuối cùng vào, chúng tôi có thể làm được 1 chiếc bánh phát huy được đầy đủ tiềm năng của hương vị ẩn chứa trong hạt mỳ. Thách thức là ở chỗ đó. Vâng, bây giờ, chúng tôi -- trong hành trình của lúa mỳ, chúng ta hãy cùng quay lại xem 12 công đoạn. Chúng ta sẽ lướt nhanh qua và sau đó sẽ lại quay trở lại lần nữa. Hãy bắt đầu với công đoạn đầu tiên. Đây là công đoạn học viên nào cũng phải bắt đầu. Ai làm việc trong thế giới ẩm thực đều biết rằng công đoạn nấu nướng đầu tiên là "mise en place," trong tiếng Pháp nghĩa là, " có tổ chức." Mọi thứ ở đúng vị trí. Công đoạn đầu tiên. Trong nướng bánh chúng tôi gọi đó là cân đo -- đong đếm các nguyên liệu. Công đoạn 2 là trộn. Chúng tôi lấy các nguyên liệu và trộn chúng với nhau. Chúng tôi phải phát triển gluten. Trong bột thì không có gluten, mà chỉ có gluten tiềm ẩn. Đây là 1 tiền dạng khác của epoxy vì chúng ta có glutenin và gliadin 2 chất này đều đủ mạnh để làm 1 cái bánh ngon. Nhưng khi thấm nước và liên kết với nhau, chúng hình thành 1 phân tử mạnh hơn, 1 protein mạnh hơn mà chúng ta gọi là gluten. Và trong quá trình trộn chúng tôi phải phát triển gluten, kích thích bột nở hoặc men, chúng tôi phải chia đều tất cả các nguyên liệu, việc này rất quan trọng. Tiếp đến là công đoạn 3, lên men, quyết định sự phát triển của hương vị. Men sống lại và bắt đầu ăn đường, tạo ra CO2 và cồn -- đặc biết nó sẽ ợ chua và đổ mồ hôi, đây là đặc trưng của bánh mỳ. Chính là sự ợ chua và ra mồ hôi của men. Đây là sự chuyển đổi -- men ợ chua và toát mồ hôi sau đó được chuyển hóa -- và nó thực sự là mấu chốt của bí quyết làm bánh mỳ thật đặc biệt vì bánh mỳ là 1 thực phẩm chuyển hóa, và chúng ta sẽ khám phá điều đó trong 1 phút sắp tới. Tiếp đến chúng ta hãy lướt nhanh qua 1 vài công đoạn tiếp theo. Sau khi lên men và phát triển, nó bắt đầu được phát triển hương vị và đặc tính, chúng tôi chia bột thành các mẩu nhỏ hơn. Tiếp theo, chúng tôi lấy các cục bột đó để nặn. Chúng tôi tạm thời nặn đơn giản trước, thường là 1 hình tròn hoặc đôi khi là hình thuôn tròn. Công đoạn đó có tên "làm tròn." Và đó là 1 giai đoạn nghỉ ngắn, có thể trong vài giây. Hoặc 20 đến 30 phút. Chúng tôi gọi đó là nghỉ hoặc ngồi. Tiếp theo chúng tôi đi tới công đoạn nặn cuối cùng, "cho vào chảo" -- nghĩa là đặt ổ bánh đã nặn vào 1 cái chảo. Tuy chỉ diễn ra trong 1 giây nhưng đó là 1 công đoạn đặc biệt. Có thể ở trong 1 cái rổ, hoặc 1 cái khay bột bánh nhưng chúng tôi dùng chảo. Và tiếp tục công đoạn 9. Sự lên men đã bắt đầu ở công đoạn 3 sẽ tiếp tục trải qua các giai đoạn khác. Hương vị được phát triển thêm 1 lần nữa. Lần lên men cuối cùng diễn ra ở công đoạn 9 này. Chúng tôi gọi đó là "kiểm chứng" Nghĩa là phải chứng minh bột nhào còn sống. Và cũng ở công đoạn này chúng tôi tạo hình mẩu bột lần cuối và cho nó vào lò nướng -- công đoạn 10. 3 lần chuyển hóa diễn ra trong lò nướng. Đường trong bột nhào biến thành caramen trong vỏ bánh. Nhờ đó vỏ bánh có màu nâu rất ngon mắt. Chỉ có vỏ bánh mới có thể caramen hóa, đó là nơi duy nhất hấp thụ đủ nhiệt. Bên trong, các protein -- gluten -- đông hóa. Khi đạt đến khoảng 160 độ, các protein sắp xếp và hình thành kết cấu, kết cấu gluten -- mà chúng ta gọi là ruột bánh mỳ. Và các tinh bột, khi đạt đến 180 độ sẽ hồ hóa. Và sự hồ hóa là 1 dạng chuyển hóa khác nữa diễn ra trong lò. Đông hóa, caramen hóa và hồ hóa -- khi tinh bột dày và hấp thụ độ ẩm xung quanh, chúng sẽ phồng lên và vỡ ra. Khi vỡ ra, chúng sẽ tỏa các chất dinh dưỡng vào chiếc bánh. Vậy chúng ta đã ăn mồ hôi và ợ hơi của men, và ruột tinh bột. Chuyển hóa ở công đoạn 10 trong lò nướng vì những gì cho vào lò như bột nhào sẽ ra lò ở công đoạn 11, trở thành bánh. Và ở giai đoạn 11, chúng tôi gọi là làm nguội -- vì chúng ta không bao giờ ăn bánh ngay khi mới ra lò. Khi nướng bánh có 1 một bước chuyển giao nhỏ. Các protein phải thiết lập, mạnh lên và củng cố. Tiếp theo chúng ta đến công đoạn 12, các sách nấu ăn gọi đó là " đóng gói," nhưng các học viên của tôi gọi đó là " ăn" Ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi trên hành trình riêng từ lúa mỳ tới thưởng thức, và trong 1 vài phút nữa thôi, chúng ta sẽ nếm thử chiếc bánh này, và xem liệu chúng tôi có thành công trong việc hoàn thành sứ mệnh khơi dậy hương vị của 1 nhà làm bánh hay không. Nhưng tôi muốn quay lại và xem xét các công đoạn đó và nói về nó từ góc độ của sự chuyển hóa vì tôi thực sự tin rằng mọi thứ có thể được hiểu rõ ràng -- và đây không phải ý tưởng của riêng tôi. Quay trở lại các Kinh Viện và thời cổ xưa mọi thứ được hiểu ở 4 cấp độ: nghĩa đen, nghĩa bóng ( hoặc thơ ca ), và cấp độ chính trị hoặc đạo đức. Và cao nhất là cấp độ huyền bí, đôi khi được gọi là cấp đó " kinh thánh thần bí ". Thật khó để đạt tới các cấp độ đó trừ phi bạn đã vượt qua cấp độ 1 rồi. Dante nói rằng bạn không thể hiểu 3 cấp độ sâu xa hơn trừ phi bạn đã hiểu được cấp độ nghĩa đen, đó là lý do tại sao chúng ta lại nói về bánh rõ ràng như vậy. Chúng ta hãy nhìn lại các công đoạn đó 1 lần nữa từ quan điểm các mối liên kết với 1 cấp độ sâu xa hơn -- tất cả để trả lời cho câu hỏi, " Bánh mỳ thì có gì mà đặc biệt thế? " Và hoàn thành sứ mạng khơi dậy toàn bộ hương vị tiềm ẩn. Vì bánh khởi nguồn chỉ là hạt lúa mỳ hoặc hạt ngũ cốc khác. Nhưng lúa mỳ là gì? Lúa mỳ thuộc họ thân cỏ, mọc trên cánh đồng. Và như mọi loại cỏ khác, đến 1 lúc nào đó nó kết hạt. Chúng ta thu hoạch các hạt đó và đó chính là các nhân lúa mỳ. Nào, để thu hoạch lúa mỳ -- ý tôi là thu hoạch là gì? Đó là 1 cách nói giảm của việc sát sinh, đúng không? Ý tôi là, thu hoạch mang tính chất giết chóc -- như khi chúng ta nói thu hoạch khi đến lứa lợn í. Vâng, con người là đồ tể. Đời là thế. Chúng ta thu hoạch lúa mỳ và khi thu hoạch, chúng ta giết nó. Bây giờ, lúa mỳ còn sống và khi chúng ta thu hoạch, nó cho ta hạt lúa. Ít nhất nhờ các hạt lúa chúng ta có tiềm năng cho cuộc sống tương lai. Chúng ta có thể gieo hạt trên đất. Giữ lại 1 phần thu hoạch cho vụ sau. Nhưng hầu hết các hạt lúa đều bị nghiền vỡ và xay thành bột. Và trên quan điểm đó, lúa mỳ đã phải chịu đựng sự sỉ nhục nghiêm trọng. Nó không chỉ bị giết mà còn bị chối bỏ quyền sống tiếp. Chúng ta xay nó thành bột. Như tôi đã nói, tôi nghĩ bánh là 1 thực phẩm chuyển hóa. Sự chuyển hóa đầu tiên -- và nhân tiện đây, định nghĩa của sự chuyển hóa đối với tôi là 1 sự thay đổi triệt để từ dạng này sang dạng khác. Được chứ? Triệt để chứ không mơ hồ. Không như nước nóng thành nước lạnh, hay ngược lại, mà là nước đun sôi và hóa hơi. Đó mới là chuyển hóa, 2 thứ khác nhau. Trong trường hợp này, chuyển hóa đầu tiên là từ sống đến chết. Tôi cho nó mang tính triệt để. Vậy chúng ta đã có bột rồi. Chúng ta phải làm gì đây? Đổ thêm chút nước. Ở công đoạn 1, chúng tôi cân bột. Sang giai đoạn 2, chúng tôi cho thêm nước và muối, trộn đều lên. và tạo thành 1 hỗn hợp chúng tôi gọi là " đất sét." Nó đúng thực giống đất sét. Sau đó, trộn khối bột đó với 1 nguyên liệu có tên "bột nở." Trong trường hợp này, bột nở chính là men. Nhưng bột nở là gì? Bột nở đến từ 1 từ gốc có nghĩa làm hoạt động trở lại -- mang lại sự sống. Vậy còn từ gì mang nghĩa đất sét trong tiếng Do Thái ? Adam. Bạn thấy đấy, nhà nướng bánh, trong khoảnh khắc này, trở thành chúa của khối bột nhào, và khối bột của anh ta trong khi không phải là 1 dạng sống thông minh, bây giờ đã hồi sinh. Và chúng ta biết nó còn sống vì ở công đoạn 3, nó lớn lên. Đó là bằng chứng của sự sống. Và trong khi nó phồng lên, mọi sự chuyển hóa rõ ràng này đang diễn ra. Các enzyme đang phá vỡ các đường. Men đang ăn đường và biến đường thành CO2 và cồn. Vi khuẩn trong đó cũng ăn đường, chuyển chúng thành acid. Nói cách khác, tính cách được phát triển trong khối bột này dưới sự coi sóc chặt chẽ của người nướng bánh. Và các chọn lựa của người nướng bánh trong suốt quá trình quyết định đầu ra của sản phẩm. Một thay đổi rất nhỏ về nhiệt độ , thời gian -- thời gian, nhiệt độ, nguyên liệu phải cân bằng nhau. Đó là nghệ thuật nướng bánh. Vậy tất cả đều do người nướng bánh quyết định, và chiếc bánh trải qua 1 vài công đoạn sẽ phát triển các đặc tính. Sau đó chúng tôi chia khối bột ra thành nhiều mẩu nhỏ, và mỗi nhúm bột sẽ được người nướng bánh nặn. Và khi được nặn, các nhúm bột sẽ nở lần nữa, chứng minh chúng còn sống, và phát triển đặc tính. Ở công đoạn 10, chúng tôi mang nó đến lò. Nó vẫn là bột nhào. Không ai ăn bột nhào cả -- có 1 vài người ăn, nhưng tôi nghĩ là không nhiều. Tôi đã gặp 1 số người ăn bột bánh, nhưng -- Đó không phải là bánh mỳ (thức ăn, chỗ dựa cơ bản cho c/s con người), đúng không? Bánh mới là cuộc sống. Nhưng bột nhào là thứ không thể thiếu mà người nướng bánh tỉ mỉ thao tác, và chúng tôi mang bột tới bếp lò, bỏ nó vào lò nướng. Ngay khi nhiệt độ bên trong của khối bột đạt ngưỡng 140 độ, nó trải qua " điểm chết nhiệt." Các học viên rất thích điểm chết nhiệt. Họ nghĩ đó là tên 1 trò video game. Nhưng đó là điểm chết nhiệt -- cuộc sống tan biến ở đó. Men, từ đầu đến giờ có nhiệm vụ làm nở khối bột, truyền sức sống, làm sống lại khối bột, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, và cũng biến khối bột thành bánh, đã phải lìa đời. Vậy các bạn đã thấy tính biểu tượng trong công việc làm bánh chứ? Nó bắt đầu tiến thêm 1 chút. Tôi bắt đầu hiểu được khối bột nhào đi vào, và đầu ra là bánh -- hoặc nó khi đi thì còn sống, khi ra thì đã chết. Sự chuyển hóa thứ 3. Chuyển hóa lần 1, từ sống đến chết. Chuyển hóa lần 2, đi từ cõi chết trở về. Chuyển hóa lần 3, chết thêm lần nữa -- nhưng là từ bột nhào tới bánh. Tương tự như 1 con sâu biến thành con bướm. Và thành phẩm ra lò là cái chúng tôi gọi là bánh mỳ ( thức ăn, chỗ dựa cơ bản cho c/s con người). Đây là sản phẩm mà người người trên khắp thế giới khi đã ăn thì khó mà từ bỏ. Nó đã gắn chặt trong tiềm thức con người rằng bánh mỳ được dùng làm biểu tượng sự sống. Cũng được dùng làm biểu tượng của sự chuyển hóa. Và khi đến công đoạn 12, chúng ta cùng chia sẻ thưởng thức chiếc bánh, hoàn thành vòng tuần hoàn cuộc sống, chúng ta có cơ hội ăn cái bánh -- nó nuôi dưỡng con người và chúng ta tiếp tục có cơ hội ngẫm nghĩ về những thứ như bánh mỳ. Đó là tất cả những gì tôi đã học được từ bánh mỳ, và các kiến thức và triết lý bánh mỳ đã dạy tôi trong suốt hành trình. Và điều chúng ta sắp cố gắng làm với chiếc bánh mỳ này là sử dụng, bên cạnh mọi thứ chúng ta đã nói đến, chúng ta sẽ gọi chiếc bánh mỳ này là " cái bánh hạt " vì, như các bạn biết, làm bánh mỳ rất giống làm bia. Bia là bánh mỳ lỏng, hoặc bánh mỳ là bia đặc. Và -- (Tiếng cười) chúng được phát minh cùng thời điểm. Tôi nghĩ bia được phát minh trước. Và 1 người Ai Cập nào đó nấu bia khi ngủ gật dưới ánh nắng Ai Cập oi bức, và bia biến thành bánh. Nhưng chúng ta đã có chiếc bánh này, và tôi đã cố gắng khơi dậy thêm nhiều hương vị từ hạt ngũ cốc này, chúng tôi đã thêm vào hạt ngũ cốc đã được dùng trong nấu bia. Và nếu bạn muốn làm bánh kiểu này, có thể dùng bất cứ loại hạt đã qua sử dụng từ mọi loại bia. Tôi thích hạt màu tối. Hôm nay chúng ta đang dùng loại hạt đã qua sử dụng màu sáng từ bia Lager hoặc 1 loại bia làm từ lúa mỳ và lúa mạch đã rang. Nói cách khác, người nấu bia biết cách khơi dậy hương vị từ hạt ngũ cốc bằng cách sử dụng chồi, mầm mạch nha và kỹ thuật rang hạt. Chúng ta sẽ lấy 1 ít hạt đó, bỏ vào bánh. Bây giờ chúng ta không chỉ có 1 cái bánh chất xơ cao mà còn là chất xơ hảo hạng. Và cũng hy vọng rằng đây không chỉ là 1 chiếc bánh dinh dưỡng mà còn là thú vui ẩm thực. Nếu tôi bẻ nhỏ chiếc bánh này ra thì chúng ta có thể chia sẻ mỗi người 1 chút. Chúng ta sẽ bẻ 1 miếng nhỏ ở đây, và tôi sẽ lấy 1 miếng nhỏ ở đây -- tôi nghĩ là tôi nên nếm nó trước khi các bạn ăn nó vào bữa trưa. Tôi sẽ để các bạn lại thưởng thức lời cầu phúc của người làm bánh. Có thể vỏ bánh của bạn sẽ giòn tan và bánh mỳ của bạn sẽ luôn nở. Xin cảm ơn. Hôm nay tôi sẽ nói về một thay đổi rất căn bản đang diễn ra trong cơ cấu nền kinh tế hiện đại. Trước hết, tôi sẽ quay lại điểm khởi đầu, vì điểm khởi đầu là hàng hóa. Hàng hóa là những thứ bạn gieo vào đất, nuôi trên mặt đất hoặc kéo lên từ lòng đất như là gia súc, khoáng sản và rau quả. Sau khi khai thác chúng từ đất bạn đem bán chúng ở thị trường mở. Hàng hóa là nền tảng của nền kinh tế nông nghiệp đã tồn tại hàng thiên niên kỷ nay. Nhưng sau đó cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, hàng hóa trở thành mặt hàng kinh tế chủ đạo, trong khi trước đây chúng ta coi hàng hóa chỉ là nguyên liệu thô dùng để sản xuất các mặt hàng. Chúng ta đã chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Trong 50 - 60 năm qua, hàng hóa đã trở nên thông dụng. Hàng hóa có nghĩa là: khi sản phẩm được coi là một loại hàng và mọi người không quan tâm ai là người làm ra chúng. Họ chỉ để tâm đến 3 điều duy nhất: giá cả, giá cả và giá cả. Nào, có một loại thuốc giải độc cho hàng hóa chính là tùy biến. Cuốn sách đầu tiên của tôi có tựa đề "Tùy Biến Đại Trà" -- hôm qua nó đã xuất hiện một vài lần -- tôi đã khám phá ra tiến trình của giá trị kinh tế nhờ phát hiện ra rằng tự động tùy biến một mặt hàng sẽ biến nó thành một dịch vụ vì nó chỉ được làm cho một cá nhân nhất định, vì nó không được kiểm kê, và được giao do yêu cầu của riêng cá nhân đó. Thế là chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang cá nhân. Nhưng suốt một đến hai thập kỷ qua, dịch vụ cũng đang trở thành hàng hóa. Dịch vụ điện thoại đường dài thu phí; các cửa hàng đồ ăn nhanh tính tiền giá trị dịch vụ; kể cả Internet cũng là hàng hóa, không chỉ là mặt hàng, mà còn là dịch vụ nữa. Điều đó có nghĩa đã đến lúc chuyển sang một cấp độ giá trị kinh tế mới. Đã đến lúc vượt lên trên hàng, dịch vụ và sử dụng dựa trên kinh nghiệm đó thì chuyện gì xảy ra khi tùy biến một dịch vụ? Điều gì xảy ra khi bạn thiết kế một dịch vụ thật phù hợp với một cá nhân nhất định-- đáp ứng chính xác nhu cầu của họ đúng lúc? Vậy thì họ không thể không thốt lên "wow" được; và bạn không thể không biến đó thành một sự kiện đáng ghi nhớ -- thành một trải nghiệm. Vậy là chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế trải nghiệm trong đó các trải nghiệm trở thành mặt hàng kinh tế chủ đạo. Mỗi khi nói về trải nghiệm, tôi thường nói đến Disney -- tay lão luyện về trải nghiệm bậc nhất thế giới. Tôi nói về các nhà hàng theo chủ đề và bán lẻ dựa trên trải nghiệm, các khách sạn kèm nhà hàng, và Las Vegas -- kinh đô về trải nghiệm của thế giới. Nhưng khi nghĩ đến các trải nghiệm, thì hãy nghĩ đến Thomas Dolby và nhóm chơi nhạc của anh. Hãy nghĩ đến những nơi đầy ý nghĩa, đến việc uống rượu, về một chuyến đi tới Chiếc Đồng Hồ Vạn Năm. Đó đều là các trải nghiệm. Và hãy nghĩ đến TED. Kinh đô trải nghiệm của thế giới hội thảo. Đó đều là các trải nghiệm. Vài năm qua tôi đã dành nhiều thời gian ở châu Âu, đặc biệt là ở Hà Lan, và bất cứ khi nào nói về nền kinh tế trải nghiệm ở đó, tôi luôn được chào tạm biệt với một câu hỏi duy nhất, hầu như không khác nhau mấy. Và câu hỏi đó thực ra giống một lời buộc tội hơn. Người Hà Lan luôn đặt câu hỏi bắt đầu với hai từ. Các bạn có biết đó là hai từ nào không? Đó là: Người Mỹ các anh. Thực vậy. Người Mỹ các anh thích thế giới huyễn hoặc, như các trải nghiệm Disneyland giả tạo. Họ nói, người Hà Lan chúng tôi thích các trải nghiệm thật, tự nhiên, đích thực. Được hỏi nhiều đến nỗi tôi đã trả lời theo phản xạ thói quen. đó là: Trước hết, các bạn phải hiểu không có cái gì gọi là trải nghiệm giả dối. Tại sao vậy? Vì trải nghiệm diễn ra bên trong chúng ta. Đó là phản ứng của chúng ta trước các sự kiện bày ra trước mắt. Nên miễn là chúng ta có cảm nhận đích thực của con người, thì mỗi trải nghiệm qua đi đều là chân thực cả. Có thể có nhiều hay ít các tác nhân tự nhiên hoặc nhân tạo kích thích trải nghiệm, dù ở mức độ nào đó. Và không có cái gì gọi là trải nghiệm tự nhiên 100%. Kể cả nếu bạn có đi dạo trong một khu rừng thì sẽ có một công ty sản xuất ra chiếc xe để bạn lái đến bìa rừng, một công ty sản xuất ra đôi giày cho bạn đi để bảo vệ mình khỏi mặt đất trong rừng. Một công ty cung cấp dịch vị điện thoại di động đề phòng bạn bị lạc trong rừng. Đúng không? Tất cả đều là nhân tạo, do bạn mang vào trong rừng, và các phương tiện giúp bạn ở đó. Và sau đó tôi luôn kết thúc bằng cách nói về -- điều gây ngạc nhiên nhất trong câu hỏi đó, đặc biệt đến từ người Hà Lan, là Hà Lan, từng ngách nhỏ đều được sản xuất nhân tạo như Disneyland. (Tiếng cười) Và người ta luôn nhận ra rằng tôi đã đúng. Ở Hà Lan, không một mét vuông đất nào là không được cạp từ biển, nếu không thì cũng bị di dời, thay đổi và chỉnh sửa để nó trông như từ ngàn đời nay vẫn thế. Đó là nơi duy nhất bạn đi dạo trong rừng và thấy các cây đều thẳng hàng tăm tắp. (Tiếng cười) Tuy nhiên, không chỉ người Hà Lan, mà ai ai cũng đều mong muốn tính chân thực. Và chân thực vì thế trở thành cảm giác tiêu dùng mới -- tiêu chí mua hàng mà người tiêu dùng dựa vào để quyết định sẽ mua hàng của ai, và mua cái gì. Đang trở thành nền tảng của nền kinh tế. Các bạn có thể nhìn vào phương thức phát triển của mỗi nền kinh tế, và mỗi nền kinh tế đều có nguyên tắc kinh doanh riêng của nó, phù hợp với một cảm giác tiêu dùng. Chúng ta là nền kinh tế nông nghiệp và cung cấp hàng hóa. Tập trung vào cung cấp và tính có sẵn. Mang hàng hóa tới thị trường. Nền kinh tế công nghiệp tập trung vào kiểm soát giá cả -- giữ giá cả càng thấp càng tốt để có thể cung cấp đại trà. Nền kinh tế dịch vụ thì tập trung vào cải thiện chất lượng. Toàn bộ phong trào vì chất lượng nổi lên cùng nền kinh tế dịch vụ hơn 20 đến 30 năm qua. Và giờ với nền kinh tế trải nghiệm, nó tập trung đưa ra tính chân thực. Thể hiện được tính chân thực -- và từ khóa là "thể hiện." Đúng không? Vì bạn phải khiến cho người tiêu dùng của mình -- là doanh nhân -- cảm nhận được mặt hàng của mình là đáng tin cậy. Vì có một nghịch lý căn bản ở đây: Ai cũng đều có trải nghiệm chân thực cả, không công ty nào có thể cung cấp một trải nghiệm thiếu chân thực hết. Vì tất cả các mặt hàng đều là nhân tạo, mọi việc kinh doanh đều liên quan tới tiền; việc sản xuất nào cũng đều dùng máy móc, và tất cả các cái đó đều có vẻ giả giả. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thể hiện được sự đáng tin cậy? Các bạn có đang làm được điều đó không? Trong khi các bạn suy nghĩ thì hãy để tôi quay lại với Lionel Trilling, trong cuốn sách có ảnh hưởng sâu sắc của ông về tính chân thực, "Chân Thành và Chân Thực" -- xuất bản năm 1960 -- chỉ ra khởi điểm khi tính chân thực có mặt trong từ điển của chúng ta. Và không có gì ngạc nhiên khi nó xuất hiện trong vở kịch Hamlet của Shakespeare. Có một đoạn trong vở kịch này, có cảnh nhân vật giả dối nhất, Polonius nói ra sự thật. Ở cuối danh sách lời khuyên ông ta trao cho con trai là Laertes, ông ta nói: Và đây là điều quan trọng nhất: hãy thành thật với chính mình. Và nó theo sau như ngày với đêm, đến nỗi con không thể giả dối với bất cứ ai. Ba câu thơ đó chính là cốt lõ của tính chân thực. Là hai chiều của tính chân thực: một là, hãy thành thật với chính mình, lời khuyên này hướng đến bản thân. Hai là, nói là làm, thể hiện với người ta như thế nào thì hãy là người như thế ấy. Và không biết các bạn thế nào nhưng bất cứ lúc nào gặp hai chiều đó, tôi liền reo lên, ahh, hai nhân hai! Có quý vị cũng giống tôi không vậy, không à? Nếu nghĩ đến điều đó, bạn sẽ nói hai nhân hai. Ở một chiều, nó có nghĩa hãy thành thật với chính mình. Trong kinh doanh, liệu các mặt hàng kinh tế có cung cấp cho bạn -- liệu chúng có thành thật với bản thân? Và chiều còn lại là: chúng có đúng như lời quảng cáo không? Nếu không, bạn sẽ nói, "nó không đúng với bản thân nó," và "nó không đúng với những gì thể hiện ra," sinh ra một ma trận 2x2. Dĩ nhiên nếu bạn vừa chân thật với bản thân vừa là người đúng như những gì bạn nói thì xin chúc mừng, bạn 100% là thật! (Tiếng cười) Nếu ngược lại thì chắc chắn là -- giả, giả. Có cả giá trị cho sự giả tạo. Luôn có các công ty cung cấp giá trị giả, vì luôn tồn tại nhu cầu giá trị giả. Tồn tại một quy luật chung: nếu bạn không thích nó thì nó là giả; nếu bạn thích thì nó cũng là giả. (Tiếng cười) Hai mặt của đồng xu là: là đồ giả thực -- nghĩa là nó đúng với những gì thể hiện ra, nhưng không thành thực với bản thân, hoặc là đồ thật giả tạo: thành thật với bản thân nhưng không đúng với những gì nó thể hiện ra. Các bạn có thể nghĩ đến hai chiều đó -- đạt được 2 tiêu chí đó thì tốt hơn 2 lần giả nhưng không tốt bằng 2 lần thật. Các bạn có thể so sánh chúng bằng cách nghĩ đến hãng Universal CityWalk so với Disney World hay Disneyland. Universal CityWalk là đồ giả thật sự -- thực ra chúng ta có thuật ngữ này từ cuốn sách của Ada Louise Huxtable có tên " Nước Mỹ Không Thật." Một cuốn sách tuyệt vời nói về Universal CityWalk -- tác giả phê bình nó giả tạo nhưng ít ra cũng là đồ giả thật sự, vì các bạn có thể nhìn thấy phía sau vẻ bề ngoài, đúng không? Nó là đúng với những gì nó thể hiện ra: Đó là Universal studio ở L.A; các bạn sẽ đi bộ nhiều. Đúng không nhỉ? Các bạn không định đi bộ nhiều ở L.A, đây là nơi các bạn sẽ đi bộ nhiều, trên các con đường trong thành phố. Nhưng có đúng nó thành thật với chính mình? Liệu nó có thực sự ở trong thành phố? các bạn có thể nhìn thấy phía sau nó và những gì đang diễn ra bên trong. Thế nên tác giả gọi nó giả tạo thực sự. Mặt khác, Disney World lại là sự thật giả tạo, hoặc một hiện thực giả tạo. Đúng không? Nó không phải là những gì nó thể hiện ra, không phải vương quốc phép thuật thực sự. (Tiếng cười) Nhưng nó là -- ôi, xin lỗi. Tôi không định -- (Tiếng cười) -- xin lỗi. Chúng ta sẽ không nói về Santa Clause. (Tiếng cười) Nhưng Disney World rất chân thực với bản thân. Phải không nhỉ? Nó chân thực một cách tuyệt vời. Khi ở đó, các bạn chìm đắm trong thế giới tuyệt vời này. Thế nên nó là sự thật giả tạo. Nào, cách dễ nhất để rơi vào tình huống này và không trở thành 2 lần thật, cách dễ nhất để không chân thực với bản thân không phải là hiểu những di sản của mình, và từ chối di sản đó. Chìa khóa của việc chân thực với bản thân là phải biết mình là ai. Phải biết di sản của mình ở đâu: việc mình đã làm trong quá khứ. Và việc gì mình đã làm trong quá khứ nay hạn chế việc mình có thể làm, điều gì có thể tránh xa, trong tương lai. vậy, ta phải hiểu được quá khứ đó. Hãy nghĩ đến Disney một lần nữa. Disney, cách đây 10 đến 15 năm, Disney -- công ty có thể là nổi tiếng nhất với các giá trị gia đình, Disney đã mua ABC network. Mạng ABC được biết đến rộng rãi trong giới kinh doanh với tên T&A network, tôi không dùng quá nhiều thuật ngữ chứ? Đúng vây, T&A network. Tiếp đến nó mua hãng Miramax, nổi tiếng với phí cho phim cấm trẻ em dưới 17 tuổi của nó, và bỗng nhiên, các gia đình không thể tin tưởng những gì họ đang xem trên Disney. Nó không còn đúng với di sản của mình nữa; không còn đúng nghĩa với Walt Disney. Đó là một trong các lý do tại sao hiện nay họ lại gặp nhiều rắc rối đến vậy, và tại sao Roy Disney mời Michael Eisner làm việc. Vì nó không còn đúng với chính nó nữa. Thế nên cần hiểu quá khứ của bạn hạn chế những gì có thể làm trong tương lai. Khi xét đến việc là những gì bạn thể hiện ra, thì lỗi mà các công ty dễ mắc phải nhất là họ quảng cáo những điều không sát thực. Đó là khi bạn bị người khác cảm nhận là giả tạo như một công ty lừa đảo -- quảng cáo những thứ mình không có. Hãy nghĩ đến các khách sạn, hãng hàng không và các bệnh viện. Đúng thế, nếu xem các quảng cáo, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời. (Tiếng cười) Nhưng rủi thay, bạn phải trải nghiệm khách sạn thực, hãng hàng không và bệnh viện thực để rồi thấy hoàn toàn ngược lại. Do đó người dùng sé nhận ra đó chỉ là lừa đảo. Nên, điều đầu tiên phải làm khi xét đến tiêu chí này là phải cung cấp cho mọi người các nơi để trải nghiệm xem bạn là ai. Cho những người cần trải nghiệm xem bạn là ai. Quảng cáo không làm được việc đó. Đó là lý do tại sao có các công ty như Starbucks không quảng cáo tí nào. Họ nói nếu muốn biết chúng tôi là ai, bạn phải đến và trải nghiệm chúng tôi. Và hãy nghĩ đến giá trị kinh tế họ đã cung cấp qua trải nghiệm đó. Cà phê, trong nhân của nó là gì? Đó là hạt cà phê, đúng không? Bạn có biết cà phê có giá bao nhiêu khi hạt cà phê được xem như hàng ? Hai hoặc ba cent một cốc -- đó là giá của cà phê. Nhưng sau khi nghiền, rang, đóng gói và đặt nó lên giá ở cửa hàng thực phẩm, nó sẽ có giá từ 5,10 đến 15 cent khi bạn xem nó là một mặt hàng. Vẫn mặt hàng đó, bạn kèm thêm dịch vụ khi chu đáo pha cà phê cho khách, trong một bữa tối ở góc cửa hàng, một cửa hàng rượu vang hay một ki-ốt ở đâu đó bạn sẽ có 50 cent, hoặc 1$ cho mỗi cốc cà phê. Nhưng bao quanh cốc cà phê đó là không khí của một cửa hàng Starbucks, với cây thông xanh trang trí bên trong và giờ với trải nghiệm đích thực đó, một cốc cà phê sẽ có giá từ 2 đến 5 $. Tính chân thực đang trở thành cảm nhận mới của người tiêu dùng. Hãy để tôi tóm tắt lại cho một số khán giả là doanh nhân ở đây, ba nguyên tắc cơ bản. Một là, đừng tuyên bố mình chân thực trừ phi thực sự như thế. Hai là, không nói mình chân thực sẽ giúp bạn trở nên chân thực dễ dàng hơn. và ba là, nếu đã nói mình chân thực thì nên chân thực đi. Và tiếp đến dành cho người tiêu dùng, cho các khán giả còn lại, hãy để tôi khái quát một cách đơn giản, rằng điều khiến chúng ta hạnh phúc là dành thời gian và tiền bạc vào việc thỏa mãn khát vọng về sự chân thực. Xin cảm ơn. Tôi từng hỏi xin các slide hình, một cách cứng rắn đấy nhé, cho đến khi vài ngày gần đây, người ta không cho tôi mượn nổi cái máy chiếu kính ảnh. (Cười) Điều đó khiến tôi xúc động nhiều lắm (Tràng cười) thậm chí là nỗi buồn riêng tư, điều tuyệt vời của cái máy chiếu ảnh là việc bạn có thể tập trung vào tác phẩm, không như PowerPoint hay các chương trình khác. Tôi đồng ý rằng bạn không có nhiều sự lựa chọn -- máy đó khá là khó dùng và, khi sử dụng máy chiếu kính ảnh ta không thể tạo hiệu ứng để những dạng chữ xấu chạy vào từ phía sau, bên hông, đi lên hoặc đi xuống, nhưng có lẽ đó là một sự hi sinh xứng đáng, để đổi lấy sự tập trung. (Cười) Đó là ý của tôi. Chỉ là một ý nghĩ thôi nhé. Khi các slide hình bị đứng thì vui lắm nhé. Ai cũng ước ao giá cái máy cháy phứt đi cho xong,© nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra hôm nay đâu. Vì vậy, hãy xem tấm hình đầu tiên nào. Vật này, như quý vị có thể đã đoán được, là một lon bia mới được uống hết ở Bồ Đào Nha. (Tràng cười) còn đây là khi tôi ghé Barcelona lần đầu tiên, bất chợt tôi nghĩ bạn biết đấy, bay cả đêm rồi, tôi ngước nhìn, và tự nhủ: ôi trời, đơn giản gọn nhẹ quá. Ta bước vào một sân bay lớn, và chỉ thấy một chữ B. Quá hay, phải không nào? Mọi thứ đều được thiết kế đơn giản hơn, thậm chí cả một cái sân bay cỡ lớn, Chúa ơi, tôi phải chụp một tấm hình. ôi Chúa tôi, đây là thứ tuyệt nhất mà tôi từng thấy ở một sân bay. Cho đến vài tháng sau đó, Tôi trở lại sân bay đó -- cũng chiếc máy bay đó, chắc vậy -- rồi tôi ngước nhìn, trên đó là chữ C. (Tràng cười) Chỉ đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng thứ mà tôi thấy chỉ là cổng vào sân bay (Tràng cười) Tôi là một tín đồ của sự biểu hiện cảm xúc từ thiết kế, và thông điệp được truyền đạt trước khi người xem đọc được, thậm chí trước khi họ hiểu được hết những thông tin đó; họ phản hồi với cảm xúc nào khi nhìn vào tác phẩm đó, câu chuyện, bức tranh đó, bất kể cái gì. Đó là khía cạnh thu hút tôi nhiều nhất, tôi nghĩ tác phẩm này thể hiện rất rõ, một phiên bản rất đơn giản về những gì mà tôi đang diễn giải. Đây là hai cánh cửa được sơn giống nhau, được đặt kề nhau. Đây là cái cửa đầu tiên, ghi "Cấm đỗ xe" Rất rõ ràng phải không nào. Hãy nhìn vào cái cửa thứ hai và tìm xem có sự khác biệt hay không. OK, bạn sẽ đỗ xe trước cái cửa nào? (Tràng cười) Màu giống nhau, thông điệp giống nhau, từ ngữ giống nhau. Điều duy nhất khác biệt là sự biểu hiện mà người chủ của chúng đặt vào tác phẩm, bạn thấy đó, ai trong hai người viết tấm biển này dễ nổi nóng hơn? (Tràng cười) có thể thấy cách viết trên hai cánh cửa bộc lộ thái độ của mỗi người. vì thế tôi sẽ đỗ xe trước cái cửa bị mất chữ. Chắc hẳn nhiều người các bạn để ý thấy thiết kế đồ họa ngày càng trở nên đơn giản hơn so với 5 năm trước. Đơn giản tới nỗi nó đang có chiều hướng quay ngược chiều để có thể biểu hiện nhiều hơn. Nhưng khi tôi ở Milan và nhìn thấy tấm biển chỉ đường này, tự nhiên thấy hạnh phúc vô cùng vì phong trào "tối giản" được thể hiện rất rõ bởi họa sĩ graffiti đường phố. (Tràng cười) Tay họa sĩ này không biết ở đâu xuất hiện, làm aấm biển trông đẹp hơn một chút, rồi bỏ đi. (Tràng cười) Anh ta không màu mè quá mức như người khác thường làm. (Tràng cười) Tấm này là cho một quyển sách của Metropolis. Tôi chụp vài tấm hình, đây là tấm biển quảng cáo ở Florida, chắc công ty đó chưa trả tiền thuê biển, hoặc họ không muốn trả tiếp tiền thuê biển, còn mấy người làm biển thì rẻ tiền đến nỗi không thèm dẹp hết tấm biển, bởi vậy mới xóa mỗi chỗ một ít. Dù sao, tôi sẵn sàng tranh luận thế này còn dễ gây chú ý hơn khi nó còn nguyên vẹn, làm cho ta ngước nhìn. Mong rằng không ai ngừng lại để mua món hồ đào hiệu Stuckey dở tệ này nhé. Bức này từ cuốn sách thứ hai của tôi. Quyển đầu có tên là "The End of Print" cùng làm chung với một cuốn phim, hợp tác với William Burroughs. "The End of Print" nay đã được tái bản lần năm. (Tràng cười) Mới đầu khi tôi mời William Burrows tham gia, anh ấy từ chối, bảo rằng anh không tin in giấy đã hết thời. Tôi nói, được rồi, tốt thôi; Tôi chỉ cần chút đóng góp của anh cho bộ phim và cuốn sách, cuối cùng anh cũng đồng ý. Cuối phim, anh ấy phát biểu với một giọng rất hay tôi không giả được, nhưng sẽ cố, "Tôi nhớ hồi tham gia một cuộc triển lãm có tên, 'Photography: The End of Painting.'" Rồi anh nói, "Dĩ nhiên, không phải hoàn toàn như vậy." Rõ ràng khi công nghệ chụp ảnh được hoàn thiện, nhiều người có ý kiến, việc đó làm tiêu tan hội họa Giờ tất cả đều sẽ chụp hình, không ai vẽ tranh nữa. Dĩ nhiên, sự thật không như vậy. Bức này được trích từ quyển "2nd Sight" Tôi làm quyển sách này nói về trực giác. Đây không phải là yếu tố duy nhất trong thiết kế nhưng nó lại có thể là quan trọng nhất. Ai cũng có nó. Nhưng không phải muốn là dạy được; hầu hết các trường đều muốn giảm học phí như nguyên liệu cho quy trình làm việc của bạn vì họ không thể cân đo đong đếm nó: bốn bước thiết kế trực cảm rất khó dạy, chúng tôi có thể dạy bốn bước làm tấm danh thiếp đẹp hoặc thư tin tức. Vì vậy học phí thường được giảm giá. Albert Einstein từng nói "Trên con đường khám phá, tài trí không phải là tất cả. Nếu ý thức thực hiện một bước nhảy liều lĩnh -- có thể gọi nó là trực giác nếu muốn -- câu trả lời sẽ tự đến mà bạn không biết bằng cách nào và tại sao." Giống như khi một người hỏi, Ai sáng tác ra bài hát đó? Suy nghĩ càng nhiều, bạn càng có nhiều câu trả lời, một khi bạn ngừng suy nghĩ, trực giác sẽ cho bạn câu trả lời theo một ý nghĩa nào đó. Có nhiều lý do tôi thích lý luận này. Nếu ai từng học qua khóa đào tạo thiết kế, họ dạy bạn không thể đọc được thứ này. Tôi nghĩ ta có thể, và quan trọng hơn, đây là sự thật. "Đừng nhầm sự rõ ràng dễ đọc với khả năng truyền đạt." Chỉ vì một thứ dễ đọc, không có nghĩa nó có khả năng truyền đạt. Hơn thế nữa, chưa chắc nó truyền được đúng thông điệp. Quay lại thông điệp lúc nãy, nó là gì nhỉ? hình như cuối cùng họ đã đề cập đến nguyên vật liệu? Tôi nghĩ đề tài này bị bỏ qua nhiều lắm. Công trình này tôi thực hiện chung với Marshall McLuhan. Tôi ở lại và làm việc với vợ và con ông ấy, Eric. quy tụ được gần 600 câu phát ngôn của Marshall thật kỳ diệu, ông ấy đã đi trước thời đại, dự đoán được rất nhiều thứ xảy ra sau đó trong giới quảng cáo, truyền hình, truyền thông. Quyển sách này gọi là "Probes." Có nghĩa là châm ngôn. Nhiều câu chưa bao giờ được xuất bản trước đó, tóm lại là, tôi giải thích những câu châm ngôn đó. Còn đây là trang nội dung gốc. Khi tôi xong thì đã có tới 540 trang. sau đó nhà xuất bản, Gingko Press, biên tập và cắt bớt khá nhiều: giờ sách chỉ còn dưới 400 trang. Nhưng tôi thích cách trình bày của trang này -- nhìn được lắm -- nên tôi giữ lại. (Tràng cười) Giờ nó chẳng liên quan gì đến cuốn sách cả, nhưng tôi thấy trang đôi đó rất đẹp. (Tràng cười) Đây là một vài trang đôi khác: ở đây ông McLuhan nói rằng, "Phương tiện truyền thông mới không phải là cầu nối giữa Con người và Nhiên nhiên; chúng là thiên nhiên." Sáng chế ngành in đã phế bỏ sự vô danh, khuyến khích sự nổi tiếng văn học và thói quen coi nỗ lực trí tuệ như tài sản riêng," chưa ai nhận ra điều đó vào trước thời đại in ấn. "Khi công nghệ mới được áp đặt lên xã hội đã quen với công nghệ cũ từ rất lâu, sẽ gây ra đủ thứ băn khoăn lo lắng." "Trong khi con người bận rộn sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn khác, họ luôn hình thành những cảnh tượng sống động của thế giới đi trước." Tôi ghét trang này. Khó đọc quá đi mất. (Tràng cười) (Vỗ tay) Con người sống trong kỷ nguyên điện tử không có môi trường nào khác ngoài quả địa cầu, và không có nghề nghiệp nào khác ngoài thu thập thông tin." Thế là hết. Đó là tất cả các chọn lựa mà ông thấy. Và cũng không quá xa xôi. Tiếp theo, đây là một công trình cho nhóm nhạc Nine Inch Nails. Tôi trình bày vì nó thích đáng với đề tài hôm nay. Tôi làm ngay sau sự kiện 11/9. Gần đây tôi phát hiện một cái hầm tránh bom sau vườn nhà tôi ở Los Angeles mà tay môi giới bất động sản không cho tôi biết. (Tràng cười) Cái hầm được xây vào những năm 60 khi có khủng hoảng tên lửa Cuba. Tôi hỏi người môi giới bất động sản nó là cái gì, anh ta nói, "Là một phần trong hệ thống cống thải." Tôi nói, được rồi, tốt thôi. Tôi chui xuống xem và phát hiện một cái hầm cũ đã rỉ sét, có hai cái giường, căn phòng rất lạ và đáng sợ. Kỳ lạ thay, vật liệu xây dựng là kim loại rẻ tiền, gần như bị rỉ hoàn toàn, bị thấm nước và nhện bò khắp nơi. Tôi tự hỏi hồi xưa họ đã nghĩ gì? Nếu là ta, có lẽ chúng ta đã xây bằng xi-măng, hay đại loại thế. Dù sao đi nữa, tôi dùng nó để làm bìa đĩa DVD cho Nine Inch Nails, đầu tiên sửa nó bằng băng keo dán, rồi chụp hình cho nó lên bìa, vậy là xong. Đây là một thử nghiệm cho Quicksilver, một khách hàng, chúng tôi làm một thước hình 6 cảnh chụp và thử dùng ấn phẩm như một phương tiện thu hút người xem truy cập Web. Đây là thước hình. Cứ mỗi cảnh, tôi cắt xén nó theo nhiều cách khác nhau. Dòng chữ nhỏ ở dưới ghi là, Nếu bạn muốn xem phần còn lại, muốn xem cái này diễn ra thế nào, thì hãy ghé website. Tôi đoán là nhiều trẻ lướt ván đã ghé thăm website để xem toàn bộ bức hình. Ai biết được. Chúng tôi đã không đo lượng truy cập, tôi có thể sai. (Tràng cười) Tôi không có hình trang web đó ở đây. Chỉ có tấm hình này thôi. Đây là một tổ chức ở New York gọi là Liên minh chống hút thuốc; nhờ tôi làm vài tấm quảng cáo. dán hàng loạt vòng quanh thành phố New York. Bạn không nhìn thấy hết ở đây đâu Dòng chữ thứ hai nghe như sự trả đũa, theo một nghĩa nào đó. Nó bảo "Nếu các công ty thuốc lá nói dối được, chúng tôi cũng có thể" (Tràng cười) (Vỗ tay) tôi đã làm thế. Những tấm này đã được dán hàng loạt quanh New York chỉ trong một đêm, chắc chắn một vài cái đầu đã phải ngoái lại, người ta đang hút thuốc, thấy nó và thốt lên "Hả?" (Tràng cười) Tôi cố ý làm cho nó trông nghiêm trọng một chút. Đó chẳng phải là phông chữ kì dị hay gì đó; đằng nào thì nó nhìn gần như thật vậy. là tấm quảng cáo cho Trung Tâm Nghệ Thuật Atlantic tại Florida. Công trình này tôi vừa phát hiện, làm tôi kinh ngạc. Giáng sinh trước tôi đi nghỉ ở vùng biển Ca-ri-bê, Hoàn toàn bị bất ngờ khi thời điểm này mà họ còn bán thứ này. chưa chắc hàng này bán được lạ làm sao họ nghĩ rằng người ta còn có nhu cầu làm trắng da. Đây là một sản phẩm nôm na là bình mới rượu cũ, với bao bì hoàn toàn mới, và tôi chợt nghĩ, Ôi trời! Sao vẫn còn cảnh tượng này? Tôi chủ trì nhiều buổi tập huấn khắp thế giới, thật đấy, và nhiệm vụ lần đó là nghĩ ra biểu tượng mới cho cửa nhà vệ sinh. (Tràng cười) Tôi thấy đây là một giải pháp tương đối tốt. Sinh viên đã cắt chúng rồi dán ở các quán bar và nhà hàng tối hôm đó, tôi tưởng tượng thấy một cặp vợ chồng già đi tìm nhà vệ sinh... (Tràng cười) Vài năm trước tôi có làm cho Microsoft. Thực hiện một chiến dịch toàn cầu. Thật thú vị là tôi học xã hội học, không qua đào tạo về thiết kế, đôi khi người ta nói, ồ, hèn gì nhưng dịp đó đúng là một thử nghiệm thú vị vì tôi không phải bán một món hàng nào cả; họ chỉ đơn giản muốn cải thiện hình ảnh của Microsoft. Họ nghĩ nhiều người không thích nó. (Tràng cười) Tôi nhận ra rằng điều đó đúng, khi làm việc cho chiến dịch toàn cầu này. Mục tiêu chúng tôi là nhân cách hóa nó lên một chút, tôi bổ sung chữ và ảnh con người vào mẩu quảng cáo, những nhân tố mà chiến dịch trước chưa có, và không ai nhớ tới, cũng không ai nhắc tới. Chúng tôi cố gắng gửi đến một thông điệp, rằng, mấy người làm việc ở đó thật ra cũng ổn đấy; một số người thật ra cũng có bạn bè và gia đình, không phải mọi người đều xấu. Và chiến dịch mẹ có tên là "Thứ Hai đây rồi, cảm ơn Chúa." Chúng tôi cố gắng dùng hình ảnh này, cái đã gây ấn tượng không tích cực: sự cạnh tranh quá mức của họ, hay còn là sự làm việc quá lâu, biến ý nghĩa thành tích cực nhưng không quá rời xa tác phẩm gốc. Bạn biết đấy: Thứ Hai đến rồi, cảm ơn Chúa. Tôi phải trở lại công sở, bao quanh bởi mấy bức tường xám xịt giả tạo, và nghe người khác nói chuyện suốt 10 giờ đồng hồ rồi về nhà. Dù sao chăng nữa, đây là một trong những mẩu quảng cáo tôi hài lòng nhất, vì chúng có sự chỉ đạo nghệ thuật rất tỉ mỉ, trong bức hình này, có vẻ như cô bé đang thật sự nhìn vào máy tính. Dòng chữ ghi "Hãy hỏi vòng quanh." Và rồi đó là một phần của phần mềm. Cứ như thế mẩu quảng cáo được đem ra khắp thế giới. Họ có chỉnh sửa một chút tại Đức mà không báo tôi, họ không cần phải báo, vì tôi làm thông qua đại lý trung gian, nhưng các bạn hãy thử tìm sự khác biệt nhé. Đây là mẩu quảng cáo dùng cho khắp thế giới; Ở Đức, người ta thêm vào một sự thay đổi nhỏ. (Tràng cười) Vấn đề là, có hai vấn đề ở đây. Ít nhất nếu muốn thêm một đứa trẻ vào đó, thì hãy chọn đứa nào nhìn có sức sống một chút. (Tràng cười) Tôi thấy dường như đứa trẻ này ngồi ở đó suốt một tuần rồi. Thằng bé có vẻ đang mong cái máy khởi động, và, bạn biết đấy... (Tràng cười) Bên đại lý giải thích cho tôi rằng "Ví dụ nhé, nếu một quốc gia không có chủng người xanh cư trú; thì có ích gì khi chụp hình người đó để làm quảng cáo?" Tôi hiểu cách nghĩ của họ. Nhưng tôi không đồng ý. Tôi nghĩ đó là cách suy nghĩ rất thiển cận, thế giới này chắc chắn có tính bao trùm hơn thế, tôi chắc rằng người Đức có thể chấp nhận hình ảnh một cô bé da đen ngồi trước máy tính, mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết được. Đây là vài tác phẩm của Ray Gun. Ý nghĩa của tạp chí này là đọc bài viết, lắng nghe âm nhạc, và cố gắng giải thích nó. Không có cấu trúc lưới, không có hệ thống, không có gì được sắp đặt trước. Đây là bài mở đầu cho Brian Eno, Sự cảm nhận âm nhạc của tôi rất giống thế này. Còn ở đây, những ngôi sao nhạc rock nói về những giáo viên làm họ mê mẩn hồi còn đi học. Có rất nhiều bài viết hay trong Ray Gun. May quá, tôi tìm được một bức hình có cô giáo đang ngồi trên mấy quyển sách. (Tràng cười) Bài viết về Brian Ferry thì chán lắm, nên tôi để toàn bộ với phông chữ Dingbat. (Tràng cười) Bạn có thể bôi sáng nó, bạn cũng có thể đổi thành phông Helvetica hoặc tương tự: đó là một bài viết hẳn hoi. Tôi nghĩ bạn có thể giải mã nó nếu chịu khó, nhưng nói thật nó viết không được hay, chẳng đáng công đâu. (Tràng cười) Tôi từng thực hiện thiết kế nhiều tạp chí, nên rất tò mò muốn biết tạp chí viết các sự kiện lớn ra sao, cũng như tạp chí Times và Newsweek viết về sự kiện 11/9 thế nào. Tôi cực kỳ thất vọng khi thấy họ chọn tấm hình mà ta đã xem hàng triệu lần, là thời điểm căn bản khi sự việc diễn ra. Tôi nghĩ tạp chí People có tấm hình đẹp nhất. Thiết kế này trông giống ngựa, nhưng kết cấu nền chiếc máy bay chưa chạm vào hẳn: có một cái gì đó có sức thu hút hơn, nếu tôi dùng từ đó đúng, không, từ đó không đúng trang bìa này có sức hút hơn so với tạp chí Time hay Newsweek. Vậy mà khi tôi đọc cuốn tạp chí, có cái gì đó rất phiền nhiễu, nó cứ tiếp diễn. Bên trái ta thấy cảnh người ta đang chết dần, rồi chạy mong thoát chết. Bên phải ta thấy dòng tít quảng cáo dụng cụ nâng ngực mới. Rõ ràng phía phải trang bìa không thể được dành trọn cho sự kiện lịch sử đó. Hãy nhìn tấm ảnh người phụ nữ này Có ai biết cô ta đang phải trải qua chuyện gì không? Và dòng chữ bên kia ghi "Anh ta biết cách làm tôi nổi da gà." Vâng, anh ta nhảy khỏi tòa nhà. kém may mắn thay, cái cách nó làm trang đôi này trở nên ấn tượng. cứ thế, toàn bộ quyển tạp chí được sắp xếp theo cách đó. Nó không kết thúc. Phần này được chú thích: "Một cuộc tẩy rửa cho tất cả." Có nhiều đứa trẻ trở thành mồ côi sau ngày này. Còn đây, một xác chết đang được khiêng ra ngoài. Thực sự mà nói một trang trắng ở đó thì đã phù hợp hơn nhiều lắm. Nhưng tôi nghĩ cái này mới là tệ nhất: Hai người phụ nữ, nhìn về một hướng, cả hai đều mặc jeans. Một người biết mình đang chứng kiến cái gì; Còn người kia chỉ quan tâm tới cách người mẫu hành xử và sữa. Và Tôi thuyết trình ở New York vài tháng sau đó, khi kết thúc có người gặp tôi để nói rằng người đó gửi email cho tôi, họ đánh giá cao bài nói chuyện, khi họ trở ra xe, tìm thấy một mảnh ghi chú trên xe làm họ suy nghĩ có lẽ New York đã trở lại thành New York sau sự kiện này -- từ đó đến nay đã vài tháng. Đây là mảnh giấy họ tìm thấy trên xe. (Tràng cười) Không có nhiều lần bạn tìm thấy cái này trên xe mà cảm thấy sung sướng đâu, nhưng quả thật nó ngụ ý rằng chúng ta đang quay về thời cũ. Đây là màn hình vi tính của tôi. Có người hôm nay nói với tôi rằng có một thứ gọi là thư mục, tôi không biết nó là gì. Đây là ghi chép bài thuyết trình của tôi - có thể có sự tương quan. Chúng ta gần xong rồi. Tôi thấy thứ này trên máy bay, để quảng cáo sản phẩm mới. Tôi không chắc có thể coi đây là sự cải thiện hay ý tưởng tốt, vì nếu bạn không dành đủ thời gian ngồi trước máy tính, giờ bạn có cái đĩa trong bàn phím, cho nên không thể giả vờ dù sao đi nữa bạn đâu có thực sự ngồi cả ngày vừa ăn vừa làm; bây giờ có cái đĩa này rồi, cực kỳ, cực kỳ tiện lợi có thể ăn một miếng pizza, rồi gõ vài chữ, Tôi không chắc đây là sự tiến bộ một tí nào. Nếu bạn có bao giờ nghi ngờ sức mạnh của thiết kế đồ họa, tấm biển này ghi "Bỏ phiếu cho Hitler", không có gì khác. Với tôi đây là ví dụ tột đỉnh về sức mạnh gây xúc động của thiết kế đồ họa, mặc dù nó chỉ là một tấm quảng cáo tầm thường thời đó. Tiếp theo sẽ là gì? Là về con người. Khi chúng ta ngày càng tiến bộ về khoa học kỹ thuật, con người càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn phải tận dụng hết cái tôi của bạ trong công việc. Không ai khác làm được việc đó: không ai khác có thể sử dụng học vấn hay kỹ năng của bạn được trau dồi nhờ gia đình, quá trình nuôi nấng, và kinh nghiệm cả đời. Đó là cách duy nhất để làm được những công trình độc nhất, và bạn cũng vui thú với công việc nhiều hơn. Tôi thấy có vẻ nghệ thuật viết tay đang trở lại một cách mạnh mẽ, đây là một ví dụ tuyệt vời. Quý bà này đang treo thông báo tìm chó lạc. Con chó thân thiện, bà ấy gạch dưới chữ 'thân thiện' có lẽ vì vậy mà bà đặt tên cho nó là Hercules hoặc Hercles. Bà không đánh vần được. (Tràng cười) Nhưng quan trọng hơn là, sẳn sàng thưởng 20 đô cho ai tìm được con chó. Ha, phải rồi. Nếu vậy tôi sẵn sàng đi để lấy 20 đô, Tôi tưởng tượng thấy cảnh người ta đi khắp ngõ ngách gọi tìm Hercles, và tự nhiên phải gánh trách nhiệm, bạn tự nhủ, lạy trời con này là Hercles, làm ơn đừng cắn tao. (Tràng cười) Tôi chắc bà ta chả bao giờ tìm ra con chó, vì tôi lấy mất tấm biển rồi. (Tràng cười) Tôi được mời làm diễn giả tại hội nghị ở Sacramento vài năm trước. Chủ đề là sự dũng cảm, người ta mời tôi nói về thiết kế đồ họa cũng cần sự dũng cảm. Tôi nhớ hồi đó nhìn thấy tấm hình của cha, cha tôi là phi công, ông từng nói với tôi rằng khi đăng ký làm phi công bay thử nghiệm, người ta bảo có tới 40-50 phần trăm nguy cơ hy sinh khi làm công vụ. Vậy là rất cao so với hầu hết các nghề khác. (Tràng cười) Nhưng bạn biết đấy, Nhà Nước làm một cái máy bay; họ kêu ta đi xem nó có bay được không? Một số đi, một số không. Và rồi tôi nghĩ về những quyết định tương tự mà mình gặp phải thí dụ như chữ serif hay san-serif. (Tràng cười) Tin tốt là, chúng không gây đe dọa mạng sống của bạn. Vậy tại sao không thử nghiệm? Sao không vui thú với nó? Sao không đắm mình vào công việc? Khi tôi ở trên bục giảng, tôi lúc nào cũng hỏi sinh viên, định nghĩa của một công việc tốt là gì? Nếu bạn là thầy giáo, sau khi nghe học trò trả lời, bạn sẽ muốn cho chúng biết câu trả lời đúng. Và câu trả lời hay nhất tôi từng nghe, chắc vài người ở đây đã biết, định nghĩa của một công việc tốt là: Nếu tiền không phải là vấn đề thì bạn có chịu làm việc đó hay không? Nếu bạn trả lời có, thì đó là công việc tuyệt vời. Nếu không, thì bạn đang làm cái quái gì thế? Bạn sẽ sống mà như chết trong khoảng thời gian rất dài đấy. Xin cảm ơn. Điều gì đang diễn ra với công nghệ gien, và cách mà cuộc cách mạng này thay đổi mọi thứ chúng ta biết về thế giới, cuộc sống, bản thân chúng ta cũng như cách mà chúng ta nghĩ về chúng. Năm 2001, nếu bạn xem: "Chuyến du hành không gian", nghe thấy tiếng boom, boom, boom và nhìn thấy con tinh tinh monolith, bạn biết đấy, Arthur C. Clarke muốn nói rằng lúc đó chúng ta đang ở thời điểm quyết định trong quá trình tiến hoá của loài người. Tại thời điểm đó, con tinh tinh nhặt những bộ xương và tạo ra các công cụ, nói ngắn gọn là những con khỉ hình người chỉ sử dụng xương làm công cụ để chạy vòng quanh kiếm ăn, làm việc cùng nhau phát hiện ra rằng chúng có thể làm được nhiều thứ nếu sử dụng công cụ. Và điều đó đã giúp chúng ta tiến hoá lên mức cao hơn. Như các bạn đã biết, chúng ta, cụ thể là trong 30 năm trở lại đây, đã chứng kiến sự phát triển về kiến thức cũng như công nghệ. Công nghệ đã sinh ra thêm kiến thức mới và trang bị cho chúng ta những công cụ. Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều khoảnh khắc then chốt. Đó là sự ra đời của máy tính cỡ nhỏ vào những năm 70 và đầu 80. Ai mà nghĩ được rằng sau này mỗi người có thể có không chỉ 1 máy tính mà có thể là 20 chiếc, ở trong nhà, và không chỉ ở mỗi chiếc máy tính cá nhân mà ở mọi thiết bị --trong máy giặt, điện thoại di động. Bạn di chuyển với chiếc ô tô có 12 bộ vi xử lý. Sau đó chúng ta tiến những bước dài và tạo ra mạng kết nối toàn cầu; chúng ta đã san phẳng thế giới. Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều sự thay đổi và bây giờ đã tự trang bị cho mình những công cụ đó -- những công cụ đầy sức mạnh cho phép chúng ta hướng ống kính vào những thứ quen thuộc với hầu hết chúng ta, và đó là hệ gien. Ngày nay hệ gen của bạn như thế nào? Gần đây bạn đã từng nghĩ về nó chưa? hay ít nhất là nghe nói về nó? Đây là ngày mà bạn có thể nghe nói về hệ gien. Tôi nghĩ nên dành 1 chút thời gian để định nghĩa về hệ gen. Nói ngắn gọn là giống như bạn hỏi mọi người, megabyte hay megabit là cái gì? Và băng thông rộng là gì? Mọi người không bao giờ muốn trả lời, tôi thực sự không hiểu. Vì thế tôi ngay bây giờ tôi sẽ trả lời. Bạn đã nghe nói về DNA; thậm chí có thể đã nghiên cứu một chút về sinh học. Thực ra hệ gen mô tả cho tất cả cấu tử cơ bản của tế bào di truyền (DNA) trong một cơ thể sống. Và DNA là 1 thứ phổ biến trong mọi dạng sống. Cho dù bạn là 1 dạng men, 1 con chuột; hay 1 con ruồi ,tất cả đều có DNA. DNA được tạo nên bởi gen và nhiễm sắc thể. Vào những năm 50 khi Watson và Crick lần đầu tiên đọc được hình xoắn kép tuyệt đẹp mà chúng ta biết với tên gọi phân tử DNA-- một phân tử rất dài và phức tạp-- sau đó trên cuộc hành trình này chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về DNA, một dạng ngôn ngữ quyết định tính cách, hình dáng, những gì mà chúng ta được thừa hưởng, những bệnh nào có thể mắc phải. Chúng ta cũng đã tiến một bước dài trong việc khám phá ra rằng đó là một phân tử rất già, rằng tất cả DNA trong cơ thể đã quay vòng mãi mãi, kể từ khi xuất hiện các sinh vật cho đến sự xuất hiện của loài người. Đó là một ngăn lưu trữ lịch sử. Tồn tại trong hệ gen là lịch sử của loài người, trong đó có các cá nhân giống như bạn, bạn đến từ đâu, trở lại hàng nghìn nghìn nghìn năm trước, những điều đó bắt đầu được giải đáp. Tuy nhiên, hệ gen thực sự là một cuốn sách hướng dẫn. Đó là một chương trình, là mật mã của cuộc sống. Nó là những gì tạo nên các chức năng của bạn; tạo nên các chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể. DNA là một phân tử rất tối ưu. Nó dài và phức tạp. Thật ra tất cả mà bạn phải biết về nó là 4 chữ cái: A, T, C, G; chúng đại diện cho tên của 1 loại hoá chất. Với 4 chữ cái đó, bạn có thể tạo ra một ngôn ngữ: một ngôn ngữ có thể mô tả mọi thứ, kể cả những thứ rất phức tạp. Như bạn đã biết, nhìn chung chúng thường gắn với nhau thành cặp, tạo nên một từ hay thứ mà chúng ta gọi là cặp bổ sung. Và bạn biết rằng, 4 chữ cái đó, hay thứ đại diện cho chúng, khiến chúng ta tồn tại. Nghe có vẻ không trực quan lắm, nhưng hãy để tôi đề cập đến một thứ khác mà các bạn đều biết rõ, đó là máy vi tính. Nhìn lên màn hình ở đây, bạn thấy những bức tranh và từ ngữ nhưng thực ra đó chỉ những con số 1 và 0. Ngôn ngữ của công nghệ là hệ nhị phân; bạn có thể đã biết về điều này. Mọi thứ diễn ra trong công nghệ số đều được biến đổi, hoặc được mô tả bởi con số 1 và 0. Do vậy khi bạn nghe iTunes và các bản nhạc yêu thích, đó thực ra chỉ là một đống số 1 và 0 đang chạy rất nhanh. Khi bạn thấy những bức tranh này, toàn bộ nó chỉ là các con số 1 và 0, cũng như khi bạn nói chuyện bằng điện thoại, cuộc nói chuyện được truyền đi khắp mạng lưới, giọng của bạn được biến đổi thành những con số 1 và 0 và phát ra thật thần kì. Hãy nhìn vào những thứ phức tạp và tuyệt vời mà chúng ta đã có thể tạo ra với chỉ con số 1 và con số 0. Bây giờ bạn tăng lên thành 4 cặp và mọi chuyện đã trở nên rắc rối hơn nhiều, có nhiều cách để mô tả một cơ cấu. Cho nên hãy bàn luận xem điều đó có nghĩa là gì. Nếu bạn quan sát một bộ gen người, chúng bao gồm 3.2 tỷ cặp bổ sung. Rất nhiều. Và chúng trộn lẫn theo nhiều kiểu khác nhau để tạo nên con người. Nếu bạn chuyển đổi chúng qua hệ nhị phân thì thực tế là chúng ta nhỏ hơn chương trình Microsoft Office. Thực tế nó không chứa quá nhiều dữ liệu. Tôi cũng muốn nói với bạn rằng ít nhất chúng ta cũng bằng một con rệp. (Tiếng cười) Đây là một lỗi trong bộ gen mà tôi đã phải vật lộn trong một thời gian rất rất dài. Khi bạn bị ốm, đó là do có lỗi trông bộ gen của bạn. Thực tế, rất rất nhiều bệnh mà chúng ta phải chiến đấu trong thời gian dài, như ung thư, chúng ta không thể chữa trị chỉ vì chúng ta không hiểu hoạt động ở cấp độ gen. Chúng ta đang bắt đầu hiểu mà thôi. Cho đến nay chúng ta đã cố sửa chữa bộ gen bằng thứ mà tôi gọi là dược phẩm vớ vẩn, có nghĩa là cứ ném các chất hoá học vào bộ gen, và có thể sẽ làm nó hoạt động. Nhưng bạn có thực sự hiểu tại sao một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư? Bí ẩn ở đây là gì? Chính xác là những lệnh nào khiến bộ gen trở nên như thế? Sau đó bạn có thể tiến hành quá trình xác định và sửa chữa nó. Đây là một vài thông tin không chính thức dành cho bạn. Thực tế chúng ta có khoảng 24,000 gen làm việc và khoảng 100 đến 120 nghìn gen khác không làm việc hàng ngày, nhưng thực ra chúng lại mô tả lịch sử loài người từng hoạt động ra sao cách đây hàng vạn năm. Bạn có thể cũng thấy thú vị khi biết rằng một con chuột cũng có một lượng gen giống như thế. Gần đây cũng có những nghiên cứu về quả nho Pinot Noir, và nó cũng có khoảng 30,000 gen, cho nên số lượng gen mà bạn có, có thể không nhất thiết đặc trưng cho sự phức tạp hay sự tiến hoá của bất kỳ loại cụ thể nào. Bây giờ, hãy nhìn xung quanh: nhìn người bên cạnh, nhìn phía trước, phía sau. Tất cả chúng ta đều có nét khác nhau. Rất nhiều người rất điển trai và xinh đẹp ở đây, mảnh dẻ, mũm mĩm, văn hoá và giống nòi khác nhau. Tất cả 99,9% gen của chúng ta là giống nhau. Chỉ 0,1% chất liệu gen tạo nên sự khác biệt giữa bất kỳ người nào trong chúng ta. Đó là một lượng chất liệu rất nhỏ nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của nó là tạo nên sự thay đổi ở con người và ở trong tất cả các loài. Hiện nay chúng ta đã có thể đọc được bộ gen. Để đọc được bộ gen người lần đầu tiên, phải mất 10 năm và tiêu tốn 3 tỉ USD. Điều đó được thực hiện bởi bác sĩ Craig Venter. Và sau đó là Jame Watson-- một trong những người đồng sáp lập của DNA-- bộ gen đã được giải mã chỉ trong vòng 2 tháng với 2 triệu USD. Và nếu bạn để ý đến ngành công nhiệp máy tính, cách mà chúng ta tiến lên từ những máy tính lớn cho đến những máy nhỏ hơn và cách mà chúng trở nên mạnh mẽ và nhanh nhạy hơn, thì hiện tại điều tương tự cũng xảy ra với những chuỗi gen: chúng ta đang tiến đến khả năng giải mã bộ gen người chỉ trong vòng 30 phút đến 1 tiếng mà chỉ tiêu tốn 5,000 USD; bạn sẽ thấy điều này xảy ra trong 5 năm tới. Và điều đó có nghĩa là, bạn sẽ di chuyển với một chiếc thẻ thông minh chứa bộ gen của riêng bạn. Cái thẻ đó sẽ được tạo ra. Và khi bạn đi mua thuốc, bạn sẽ không phải mua loại thuốc được dùng cho tất cả mọi người. Bạn sẽ đưa cho dược sĩ bộ gen của bạn, và thuốc của bạn sẽ được làm cho riêng bạn và nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với loại thuốc trước đây. bạn sẽ không phải chịu tác dụng phụ của thuốc. Những tác dụng phụ, như bạn biết, ví dụ như da mặt nhờn, hay bất cứ thứ gì người ta quảng cáo: hãy quên tất cả chúng. Họ sẽ khiến cho tất cả tác dụng phụ đó biến mất. Một bộ gen trông như thế nào? Đây là bộ gen. Nó là những chuỗi rất dài của các cặp bổ sung. Nếu bạn đã thấy bộ gen của 1 con chuột hay của người thì nó trông không khác gì so với cái này, nhưng hiện tại các nhà khoa học đang làm cái gì, họ đang tìm hiểu cơ chế hoạt động và ý nghĩa của chúng. Bởi vì những gì mà tự nhiên tạo ra luôn có 2 mặt. Nói cách khác, vấn đề đầu tiên là ở đây, cho rằng đây là một cây nho: bắt rễ, mọc cành và ra hoa. Đối với con người là : tạo ra những tế bào máu, bắt đầu ung thư. Với tôi có thể là ở mỗi đơn vị calo mà bạn tiêu thụ hoặc dự trữ, bởi vì tôi đến từ vùng có khí hậu rất lạnh. Với vợ tôi là ăn đủ 3 bữa một ngày và bạn sẽ không bao giờ tăng cân. Tất cả đều được ẩn chứa sau bộ mã này, và nó đang bắt đầu được tìm hiểu với tốc độ chóng mặt. Hiện tại những gì chúng ta có thể làm với bộ gen là giải mã chúng, vậy có phải là chúng ta đang bắt đầu có cuốn sách của cuộc sống? Có rất nhiều việc phải làm, những việc rất lý thú. Một vài ngườii sẽ cảm thấy sợ hãi: tôi sẽ nói với các bạn đôi điều sẽ có thể làm bạn muốn ói nhưng sẽ ổn thôi. Bây giờ chúng ta có thể tìm hiểu về lịch sử của các cơ quan nội tạng. Bạn có thể làm 1 bài kiểm tra đơn giản: cạo má của bạn. Bạn có thể khám phá ra nguồn gốc họ hàng mình; bạn có thể lập ra bảng phả hệ cách đây hàng nghìn năm. Chúng ta có thể hiểu chức năng của nó. Điều này rất quan trọng. Ví dụ, chúng ta có thể hiểu tại sao hình thành mảng xơ vữa trong động mạch, cái gì tạo nên tinh bột trong hạt, tại sao men chuyển hoá đường và CO2. Chúng ta cũng có thể xem xét ở một tỉ lệ bao quát hơn, cái gì gây ra các vấn đề, gây ra bệnh tật, và làm thế nào để chữa trị. Bởi vì chúng ta có thể hiểu được tất cả các điều đó, có thể chữa trị, giúp cho các cơ quan bộ phận hoạt động tốt hơn. Nhưng trên hết, chúng ta đang học được rằng tạo hoá đã cung cấp cho chúng ta một hộp dụng cụ đầy đủ. Chiếc hộp đó có thực. Một kiến trúc sư tài năng và thông mình hơn đã tặng cho chúng ta chiếc hộp đó, và bây giờ chúng ta có khả năng để sử dụng nó. Bây giờ chúng ta không chỉ đọc được bộ gen mà còn có thể viết được chúng. Công ty tổng hợp gen mà tôi hợp tác là công ty đầu tiên đã tạo ra được trọn bộ gen tổng hợp cho một lỗi gen nhỏ, một bộ gen từ thời nguyên thuỷ có tên là Mycoplasma. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có tiền sử về bệnh này thì có thể bộ gen của bạn có liên quan đến lỗi gen này. Rất đơn giản-- chỉ có 246 gen-- nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tổng hợp chúng thành bộ gen. Bây giờ, bạn có bộ gen đó và tự hỏi, nếu bạn đưa bộ gen tổng hợp này vào để thay thế bộ gen cũ-- liệu bộ gen này có hoạt động và tồn tại? Ồ, hãy đoán đi, có đấy. Không những thế; nếu bạn lấy bộ gen tổng hợp đó và đưa vào trong một thực thể khác như men chẳng hạn, , bấy giờ bạn đã biến men đó thành Mycoplasma. Nói nôm na là giống như bạn khởi động máy vi tính với phần mềm hệ thống Mac. Thực ra bạn có thể thực hiện bằng cách khác. Như vậy, với việc có thể viết nên 1 đoạn mã gen và đưa nó vào trong một cơ quan, giống như dùng một phần mềm, bạn sẽ thay đổi phần cứng. Và đó là một điều có ý nghĩa sâu sắc. Năm ngoái những người Pháp và Ý tuyên bố rằng họ đã cùng nhau xâu chuỗi được bộ gen của nho Pinot Noir. Bây giờ chuỗi gen đó tồn tại trên toàn bộ các cơ quan của quả nho Pinot Noir, và một lần nữa họ đã phân biệt được khoảng 29,000 gen. Họ cũng khám phá ra các chuỗi phản ứng sinh hoá tạo ra các hương vị, điều này rất quan trọng để hiểu rằng những hợp chất đang được tạo ra đó trùng hợp với phần thụ cảm trong bộ gen của chúng ta, trong lưỡi của chúng ta, vì chúng ta đã hiểu và truyền đạt được những hương vị đó. Họ cũng phát hiện ra rằng có rất nhiều hoạt động đang diễn ra và sản sinh ra các hương vị như thế. Họ đã phân biệt được các vùng dễ nhiễm bệnh. Bây giờ họ đang tìm hiểu và công việc đang tiến triển, chính xác là cái cây này làm việc như thế nào, và chúng ta có khả năng để biết, đọc toàn bộ mã và hiểu cơ chế của nó. Vậy, sau đó các bạn làm gì? khi chúng ta có thể đọc nó, viết nó, thay đổi nó, cũng có thể tạo nên một bộ gen từ một vết xước.Vậy, các bạn làm gì? Ồ, thứ mà bạn có thể làm là thứ mà một số người có thể gọi là Franken-Noir. (Tiếng cười) Chúng ta có thể tạo ra loại rượu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn thừa biết rằng: bạn thấy khó chịu về việc các cơ quan bị thay đổi bởi các chuỗi gen; không có 1 loại nho nào trong thung lũng này hay bất kỳ nơi nào khác mà không bị biến đổi gen. Chúng không lớn lên từ hạt mà được ghép vào các gốc ghép; chúng không thể tự mình tồn tại trong tự nhiên. Tuy nhiên đừng lo lắng về điều đó, đừng căng thẳng với nguyên liệu gen.Chúng ta đang và sẽ làm như thế mãi mãi. Cho nên, chúng ta có thể, như bạn biết đấy, tập trung vào việc kháng bệnh; chúng ta có thể đạt được năng suất cao mà không cần các kĩ thuật canh tác và chi phí lớn. Có thể hình dung ra một viễn cảnh mở rộng cửa sổ khí hậu: chúng ta có thể trồng Pinot Noir ở đảo Long, điều cấm kị của chúa. (Tiếng cười) Chúng ta có thể sản xuất các hương vị và hương thơm tốt hơn. Bạn muốn một chút hương quả mâm xôi hay một chút sôcôla ở đây hoặc ở kia? nhưng điều như thế có thể thành hiện thực, và tôi cược là chúng sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, ở đây vẫn là một hệ sinh thái. Nói cách khác, chúng ta không phải là những thực thể nhỏ bé duy nhất tồn tại; chúng ta là một phần của hệ sinh thái. Thực tế-- xin lỗi vì hơi thô thiển-- bên trong cơ quan tiêu hoá của bạn là khoảng 10 pounds vi khuẩn chuyển hoá liên tục. Đại dương của chúng ta chứa đầy vi khuẩn; thực ra, khi Craig Venter nghiên cứu các vi khuẩn trong đại dương, trong vòng 3 tháng đầu tiên đã nhân 3 lần số loài được biết đến trên hành tinh này bằng cách phát hiện ra các loại vi khuẩn hoàn toàn mới ở độ sâu 20 feet đầu tiên. Bây giờ chúng ta hiểu rằng những vi khuẩn đó tác động đến khi hậu và điều tiết CO2 cũng như Oxi nhiều hơn thực vật, thứ mà chúng ta luôn nghĩ rằng oxy hoá không khí. Chúng ta tìm thấy sự tồn tại của vi khuẩn ở mọi nơi trên trái đất: trong băng, than, đá, miệng núi lửa; đó là điều đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng ta cũng khám phá ra rằng, khi vi khuẩn tồn tại trong những cái cây, với những gì chúng ta đã và đang tìm hiểu hệ gen của chúng, thì sự sống của vi khuẩn là hệ sinh thái tồn tại xung quanh những cái cây, nghĩa là những con vi khuẩn sống trong những hệ thống rễ đã ảnh hưởng đến đặc tính của những cái cây đó giống như chuỗi phản ứng sinh hoá trong quá trình trao đổi chất của chính những cây đó. Nếu bạn quan sát hệ rễ kĩ hơn, bạn sẽ thấy có rất, rất nhiều tập đoàn vi khuẩn khác nhau. Đây không phải là tin quan trọng đối với các nhà trồng nho, họ chỉ quan tâm đến nước và sự màu mỡ. Và lại một lần nữa, với ý niệm của tôi về ngành dược phẩm vớ vẩn: bạn biết chắc rằng sự màu mỡ giúp cho cây khoẻ hơn nên bạn tìm cách tăng thêm sự màu mỡ. Bạn không cần biết với thực vật có hạt, chính xác những cơ quan nào tạo nên hương vị gì và đặc tính gì. Chúng ta có thể bắt đầu làm rõ điều đó. Chúng ta đều nói về terroir; chúng ta tôn thờ terroir; chúng ta nói, Wow, terroir của tôi thật tuyệt! Nó thật đặc biệt. Tôi đã có một mảnh đất và nó tạo ra terroir mà bạn có thể không tin nổi. Chúng ta thực sự tranh cãi về nó-- chúng ta nói đó là khí hậu, là đất, nó là cái này đây. Đoán thử xem? chúng ta có thể chỉ ra terroir là cái quái quỉ gì. Nó ở đó, chờ để được xâu chuỗi. Có hàng nghìn con vi khuẩn ở đó. Chúng rất dễ để xâu chuỗi: không giống như con người, ,chúng có 1 nghìn, 2 nghìn gen; chúng ta có thể chỉ ra chúng là gì. Tất cả những gì phải làm là đi vòng quanh và lấy mẫu, đào đất, tìm những con bọ đó, xâu chuỗi chúng, tương quan chúng với các đặc tính mà chúng ta muốn và không muốn -- đó là một cơ sở dữ liệu lớn-- và sau đó mới đến sự màu mỡ. Và sau đó chúng ta hiểu terroir là cái gì. Vậy, một số người sẽ nói rằng, Ồ, chúa ơi, có phải chúng ta đang đùa với chúa? Chúng ta bây giờ có thể tạo nên các cơ quan, có phải chúng ta đang đùa với chúa? Và mọi người có thể luôn muốn hỏi James Watson -- ông ta không phải người luôn là đúng đắn về đường lối chính trị... (Tiếng cười) ... và họ có thể nói, "Có phải ông đang đùa với Chúa không?" Và ông ta có câu trả lời hay nhất mà tôi từng đựoc nghe là: "Ồ, một số người phải như vậy." (Tiếng cười) Tôi tự cho mình là một người duy tâm, và nếu không có các tổ chức tôn giáo, tôi sẽ nói với các bạn: tôi không tin có bất cứ thứ gì là không tự nhiên. Tôi không tin các chât hoá học là không tự nhiên. Tôi đã nói trước là tôi sẽ khiến một vài người thấy khó chịu. Điều đó rất đơn giản: chúng ta không tạo ra các phân tử, các hợp chất. Chúng ở đây. Chúng có ở trong vũ trụ. Chúng ta nhận ra chúng và thay đổi chúng, nhưng chúng ta không làm bất cứ thứ gì trái với thiên nhiên. Hiện tại, chúng ta tạo ra những tác động xấu-- chúng ta tự đầu độc chính mình; chúng ta đầu độc trái đất-- nhưng đó chỉ là hậu quả tự nhiên của lỗi lầm chúng ta tạo ra. Vậy, điều đang diễn ra ngày hôm nay là tự nhiên trao cho ta một cái hộp dụng cụ, và chúng ta thấy chiếc hộp này quá rộng lớn. Dù tin hay không thì ở ngoài kia vẫn có những con vi khuẩn tạo ra dầu khí. Có những con vui khuẩn, như bạn biết, chuyển hoá thành men. Đó là những nhà máy hoá học; những nhà máy hoá học tinh vi nhất được tạo ra bởi tự nhiên, và chúng ta đang sử dụng chúng. Tuy nhiên cũng có những qui tắc nhất định. Tự nhiên sẽ không cho phép-- chúng ta có thể biến đổi cây nho, nhưng đoán xem. chúng ta không thể khiến cây nho sinh con Tạo hoá đã đặt ra những điều luật. Chúng ta chỉ có thể làm theo luật; chúng ta không thể phá vỡ luật; chỉ là chúng ta đang tìm hiểu xem đó là những điều luật gì. Tôi chỉ muốn đặt một câu hỏi, nếu bạn có thể chữa mọi bệnh tật-- nếu bạn có thể khiến bệnh tật biến mất, bởi vì chúng ta hiểu cơ chế hoạt động của nó, nếu chúng ta có thể dập tắt nạn đói bằng cách tạo ra những cây khoẻ, nhiều dinh dưỡng mà có thể phát triển trong môi trường khắc nghiệt, nếu chúng ta có thể tạo ra nguồn năng lượng sạch và dồi dào-- chúng ta, ngay tại các phòng thí nghiệm tổng hợp gen, có những có thể đơn bào sử dụng CO2 để tạo ra một phân tử gần giống với dầu lửa. Chính là CO2--thứ mà chúng ta muốn từ bỏ-- chứ không phải đường hay bất cứ thứ gì khác. Với CO2, một chút ánh sáng, bạn tạo ra một chất béo tinh chế cao. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề năng lượng; giảm thiểu lượng CO2, có thể làm sạch những đại dương; tạo ra loại rượu ngon hơn. Liệu chúng ta có thể làm được như thế? Bạn biết đấy, tôi nghĩ câu trả lời rất đơn giản: làm việc với Tạo Hoá, bằng bộ dụng cụ mà chúng ta đã hiểu rõ, đó là bước tiếp theo trong quá trình tiến hoá của loài người. Và tất cả tôi có thể nói với bạn là: giữ sức khỏe trong 20 năm nếu bạn vẫn khỏe mạnh trong 20 năm tới ,bạn sẽ thấy 150 , thậm chí 300 xin cảm ơn! Tương lai mà chúng ta gây dựng là tương lai mà chúng ta sẽ tự hào về nó. Tôi nghĩ về điều đó mỗi ngày, nó gần như là công việc của tôi. Tôi là nhà đồng sáng lập và là tổng biên tập của trang Wolrdchanging.com. Alex Steffen và tôi đã thành lập Worldchanging vào cuối năm 2003, và kể từ đó chúng tôi và đội ngũ những người đóng góp ở trên toàn cầu đã ghi chép lại những giải pháp tột bật đang ở ngoài kia, ngay hiện tại và trong tương lai gần. Trong vòng hơn 2 năm, chúng tôi đã ghi chép khoảng 4000 phát minh về những mô hình nhân rộng, công cụ công nghệ, những ý tưởng mới những điều hướng tới tương lai một tương lai bền vững hơn, công bằng hơn và đáng khao khát hơn. Chúng tôi nhấn mạnh vào những giải pháp một cách có chủ ý. Thông tin ngoài kia có rất nhiều, cả online và offline, nếu cái bạn muốn tìm hiểu là thông tin mới nhất về sự suy thoái nhanh chóng của thế giới chúng ta. Chúng tôi muốn đề xuất giải pháp để mọi người có thể cải thiện điều đó. Chúng tôi tập trung chủ yếu vào môi trường trên Trái Đất nhưng chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề phát triển toàn cầu, xung đột toàn cầu, sử dụng công nghệ mới một cách có trách nhiệm, thậm chí cả sự nổi dậy của cái được gọi là thế lực thứ hai và hơn thế nữa. Quy mô của những giải pháp mà chúng tôi bàn luận khá khái quát, nhưng nó phản ánh được những thách thức mà cần phải đối mặt và những phát minh mới giúp chúng ta thực hiện điều đó. Một ví dụ đơn giản tuy chỉ là bề nổi nhưng có thể cho bạn một cái nhìn tổng quát những công cụ giúp nhanh chóng cứu trợ thiên tai, như lều bơm hơi; những cách dùng mới của khoa học sinh học, như là hoa đổi màu khi có bom mìn chôn dưới đất; những thiết kế nhà và văn phòng có độ bền cao; phân bổ nguồn năng lượng sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió năng lượng biển, và các nguồn năng lượng sạch khác; những phương tiện đi lại trong tương lai có hiệu suất cao; phương tiện hiệu suất lớn bạn có hiện tại và với thiết kế sành điệu hơn bạn không cần lái xe nhiều như trước nữa; thiết kế các thành tựu phỏng sinh học mà chúng ta tận dụng được sự hiệu quả của những kiểu dáng tự nhiên của xe cộ và kiến trúc; những dự án tin học được phân bổ giúp định hình khí hậu trong tương lai Bên cạnh đó, nhiều chủ đề mà chúng tôi đề cập tới tuần này ở TED là những vấn đề đã được chúng tôi nói tới trước đó ở Worldchanging: thiết kế cradle-to-cradle, Fab Labs của MIT hệ quả của sự trường thọ, dự án Mỗi trẻ em một chiếc laptop, kể cả Gapminder. Được sinh ra vào giữa những năm 60 thuộc thế hệ X vụt một cái là đến sinh nhật thứ 40, tôi vốn là một người tiêu cực. Nhưng khi làm việc ở Worldchanging tôi đã bị thuyết phục, hơn cả sự ngạc nhiên rằng sự thành công trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới là vẫn có thể. Hơn nữa, tôi nhận ra rằng nếu chỉ tập trung vào các mặt tiêu cực nó sẽ làm lu mờ cái nhìn của bạn về khả năng của sự thành công. Nhà xã hội học Evelin Lindner người Nauy đã nhận xét, "Bi quan là một thứ xa xỉ trong thời điểm tốt ... Trong thời điểm khó khăn, bi quan là sự tự lấp đầy, tự gây nên một án tử hình." Sự thật là, chúng ta có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, và chúng ta có thể làm điều đó ngay lúc này. Chúng ta có giải pháp: những gợi ý vừa được nêu vài khoảnh khắc trước, và chúng ta vẫn tiếp tục với những điều mới. Chúng ta có tri thức, và thấu hiểu về sự tiến bộ của thế giới này mỗi ngày. Và quan trọng nhất, chúng ta có động lực: chúng ta có một thế giới cần được thay đối, và sẽ không ai giúp ta cả. Nhiều giải pháp mà tôi và các đồng nghiệp tìm kiếm và thu thập hàng ngày, đều có những khía cạnh quan trọng giống nhau: sự minh bạch, sự hợp tác, sẵn sàng thử nghiệm, và sự nhận thức về khoa học, hay nói đúng hơn, là khoa học~~~~! (cười) Phần lớn những mô hình, công cụ và ý tưởng ở Worldchanging bao gồm sự kết hợp của những đặc điểm, tôi muốn cho bạn xem một vài ví dụ cụ thể về cách thức những nguyên tắc này kết hợp theo cách thế giới đang thay đổi. Ta có thể thấy những giá trị thay đổi thế giới với sự xuất hiện của công cụ có thể biến thứ vô hình thành hữu hình, đó là, làm rõ điều kiện sống của môi trường quanh ta mà phần lớn là không thể nhận thấy. Con người luôn thay đổi hành vi của họ khi mà họ nhận thức và hiểu được tác động của hành động của mình. Một ví dụ nhỏ, rất nhiều người đã trải qua sự thay đổi hành vi lái xe xuất phát từ việc sở hữu một màn hình hiển thị số dặm cho biết chính xác thói quen của người lái ảnh hưởng thế nào đến hiệu suất của xe. Những năm gần đây đã chứng kiến sự tăng lên của những cải tiến trong cách ta đo lường và thể hiện những khía cạnh của thế giới mà có thể quá to lớn, quá mơ hồ, hoặc quá khó để nắm bắt. Những công nghệ đơn giản, như thiết bị treo tường cho biết lượng năng lượng nhà bạn đang sử dụng, và cho biết kết quả sẽ ra sao nếu bạn tắt bớt điện việc này có thể trực tiếp tác động tích cực đến mức năng lượng mà bạn tiêu thụ. Các công cụ cộng đồng, như tin nhắn, có thể cho bạn biết khi lượng phấn hoa hay sương mù tăng hoặc khi một thảm họa thiên nhiên đang diễn ra, có thể cho bạn biết thông tin cần thiết để kịp thời ứng phó Những công cụ chứa nhiều dữ liệu như bản đồ chiến dịch đóng góp hoặc bản đồ cho biết sự biến mất của băng vùng cực, cho phép ta hiểu đúng hơn về hoàn cảnh và dòng lưu chuyển của những quá trình ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Ta có thể thấy giá trị của worldchanging trong các dự án nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về y tế của thế giới thông qua tiếp cận các nguồn dữ liệu và hoạt động hợp tác. Hiện nay, một số người nhấn mạnh rủi ro về nguy hiểm trong kích hoạt tri thức, nhưng tôi tin rằng những ích lợi của các giải pháp kích hoạt tri thức là quan trọng hơn cả. Ví dụ như các trang báo truy cập mở, như thư viện Khoa học công cộng, cung cấp những nghiên cứu khoa học mới và miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. Và thực tế, một lượng lớn các NXB Khoa học đang thực hiện mô hình này. Năm ngoái, hàng trăm tình nguyện viên sinh học và nhà nghiên cứu hóa học trên toàn thế giới đã làm việc với nhau để sắp xếp bộ gen của kí sinh trùng đã gây ra sự bùng nổ của những đại dịch như: bệnh ngủ ở Châu Phi, bệnh do leishmania, và bệnh Chagas. Dữ liệu về hệ gen đó giờ đây có thể tìm thấy trên các nguồn dữ liệu mở trên khắp thế giới, đó là lợi thế lớn cho các nhà nghiên cứu đang cố tìm các phương pháp chữa trị. Nhưng ví dụ yêu thích của tôi phải là sự phản ứng toàn cầu về đại dịch SARS năm 2003, 2004, dựa trên sự tiếp cận với chuỗi gen đầy đủ của vi-rút SARS. Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ trong bài báo cáo gần đây về sự bùng nổ của bệnh dịch đã chỉ ra những nghiên cứu sẵn có của chuỗi gen này là lí do chính tại sao phương pháp chữa SARS được phát triển nhanh đến vậy. Ta có thể thấy giá trị của world-changing trong những thứ đơn giản như điện thoại. Tôi có thể đếm trên đầu ngón tay lượng người trong phòng này không dùng điện thoại Aubrey đâu rồi?, tôi biết anh ấy không dùng (cười) Với nhiều người trong chúng ta, điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu, và ta dần thấy sự thay đổi xã hội mà điện thoại mang lại. Bạn có thể đã biết một số khía cạnh toàn cảnh: năm ngoái, có nhiều điện thoại có máy ảnh được bán hơn các loại máy ảnh khác, và cuộc sống của nhiều người được khắc họa thông qua ống kính, thông qua internet, và đôi khi thậm chí đi vào sử sách. Trong một thế giới đang phát triển, điện thoại đã trở thành những công cụ điều khiển kinh tế Năm ngoái, một nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa sự gia tăng người dùng điện thoại và sự tăng trưởng GDP trên toàn Châu Phi. Ở Kenya, số phút gọi điện thoại thực sự trở thành một loại tiền thay thế. Sự tác động lên chính trị của điện thoại cũng không thể bỏ qua, từ việc hạ bệ cả một chính phủ thông qua tin nhắn ở Hàn Quốc, đến dự án Blairwatch ở vương quốc Anh, theo dõi chính trị gia muốn tránh giới báo chí. (cười) Và mọi việc trở nên điên cuồng hơn. Sự lan tỏa video chất lượng cao thường trực trên mạng, kể cả những thiết bị để đeo thay vì cho vào túi, sẽ thay đổi quy mô về cách chúng ta sống mà dường như ít người nghĩ tới. Không phải là phóng đại nhưng điện thoại là một trong những thiết bị công nghệ quan trọng nhất thế giới. Và trong viễn cảnh này, hoàn toàn có thể tưởng tượng một thế giới mà điện thoại trở thành một thứ gì đó hơn cả một công cụ tương tác xã hội bình thường. Tôi vô cùng khâm phục dự án "Nhân Chứng", Peter Gabriel đã nói cho chúng tôi một cách chi tiết hơn về nó vào thứ Tư, trong bài phát biểu đầy cảm động của anh ấy. Và tôi không thể vui mừng hơn khi thấy tin "Nhân Chứng" sẽ mở một trang web cho phép người dùng máy ảnh và điện thoại lưu các ghi chép của họ trên mạng thay vì băng video cầm tay. Việc này không chỉ tạo ra một con đường mới và an toàn hơn cho việc ghi chép các tài liệu liên quan đến bạo hành, mà còn mở ra một chương trình cho thời đại kỹ thuật số hóa toàn cầu. Giờ đây, hãy tưởng tượng một mô hình tương tự cho những nhà môi trường mạng. Tưởng tượng một trang web sưu tầm tất cả ghi chép và bằng chứng về mọi thứ xảy ra trên hành tinh này: đưa các tin tức và dữ liệu sẵn có đến với tất cả mọi người, từ các nhà hoạt động xã hội và các nhà nghiên cứu đến các doanh nhân và chính trị gia. Nó đánh dấu những thay đổi đang được tiến hành nhưng quan trọng hơn là đưa lên tiếng nói cho những người sẵn sàng làm việc chứng kiến một thế giới mới mẻ, tốt đẹp hơn. Nó tạo cơ hội cho các công dân đóng góp vào việc bảo vệ hành tinh. Nó có thể là, về bản chất, một dự án "Nhân chứng Trái Đất". Bây giờ, để rõ hơn, tôi sẽ sử dụng tên "Nhân chứng Trái Đất" như một phần của viễn cảnh, đơn giản như một cách viết tắt cho những gì dự án tưởng tượng này hướng tới, chứ không có ý gì đối với những công việc tuyệt vời mà tổ chức "Nhân Chứng" đã làm. Nó có thể đơn giản gọi là: "Dự án minh bạch hóa môi trường", "Người dùng công nghệ thông minh đảm bảo an ninh" nhưng cái tên "Nhân chứng Trái Đất" vẫn dễ hiểu hơn. Giờ đây, rất nhiều những người gia nhập dự án tập trung vào những vấn đề sinh thái, nguyên nhân do con người, đặc biệt là những tội phạm môi trường và các nguồn chính của khí thải từ hiệu ứng nhà kính. Điều đó là dễ hiểu và vô cùng quan trọng. Ta cần những dữ liệu tốt hơn về những gì đang xảy ra với thế giới nếu chúng ta muốn có cơ hội sửa chữa thiệt hại. Nhưng dự án "Nhân chứng Trái Đất" không giới hạn những vấn đề. Theo truyền thống của Worldchanging, chúng tôi cũng thực hiện triển lãm trưng bày những ý tưởng hay, những dự án thành công và nỗ lực tạo ra sự khác biệt xứng đáng hơn vẻ ngoài vốn có của nó. "Nhân chứng Trái Đất" cho ta thấy hai thế giới: Thế giới ta đã bỏ lại, và thế giới ta đang xây dựng cho thế hệ tương lai. Và điều khiến viễn cảnh này hấp dẫn với tôi là chúng ta có thể làm điều đó ngay hôm nay. Những nhân tố chủ chốt đã có sẵn ngoài kia. Điện thoại có máy ảnh, dĩ nhiên, là nền tảng cho dự án này. Và đối với nhiều người chúng ta, nó đã quá gần gũi, luôn ở chế độ online, là công cụ tìm kiếm thông tin luôn sẵn có. Chúng ta có thể quên mang máy ảnh kĩ thuật số nhưng hiếm ai quên mang theo điện thoại. Một dị bản của viễn cảnh này là nơi mà mọi người tự tạo ra điện thoại của họ. Năm ngoái, các hacker chuyên về ổ cứng mã nguồn mở đã tạo ra nhiều mô hình dễ dàng sử dụng, những chiếc điện thoại dùng hệ điều hành Linux và một chiếc Earth Phone có thể được tạo ra từ loại dự án như thế này. Ở đầu kia của mạng lưới, sẽ có dịch vụ giúp con người ta gửi ảnh và tin nhắn thông qua truy cập trang web, sự kết hợp giữa dịch vụ chia sẻ hình ảnh các trang mạng xã hội và hệ thống bộ lọc cộng tác. Những ai ở đây thuộc thế hệ Web 2.0 sẽ hiểu tôi đang nói gì nhưng dành cho những ai đang quay cuồng với thứ ngôn ngữ khó hiểu này, ý tôi là: Phần online của dự án này sẽ được tạo ra bởi người dùng, khi làm việc với nhau, trong môi trường mở. Điều nó là quá đủ để tạo nên một biên niên sử hào hùng về những thứ đang xảy ra trên hành tinh này, nhưng chúng ta vẫn có thể làm nhiều hơn. Một trang web Earth Witness cũng có thể xem như một bộ sưu tập các loại dữ liệu về những điều kiện trên toàn hành tinh được chuyển vào bộ phận cảm biến trong điện thoại của bạn. Hiện tại, bạn vẫn chưa thấy những thiết bị này gắn trên điện thoại nhưng các sinh viên và kỹ sư trên thế giới đã gắn các thiết bị cảm biến không khí vào xe đạp và laptop, những con rô-bốt không đắt tiền, và đằng sau lưng chim bồ câu nữa, Thực ra nó đang là một dự án tại Đại học California, Irvine, sử dụng cảm biến gắn trên chim như là một phương pháp để đo mức độ ô nhiễm không khí. Thật khó để có thể tưởng tượng rằng ta có thể gắn một công cụ tương tự vào trong điện thoại di động. Giờ đây, ý tưởng kết nối cảm biến qua điện thoại không có gì là mới mẻ: nhà sản xuất còn có thể làm ra điện thoại nhận biết hơi thở có mùi, hoặc cho bạn biết bạn tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Công ty y sinh Thụy Điển Uppsala, còn tạo ra điện thoại có thể đo được huyết áp, tải lên dữ liệu, và hiển thị kết quả. Kể cả Viện nghiên cứu quốc gia Lawrence Livermore cũng đã hành động, họ thiết kế chiếc điện thoại nguyên mẫu có sóng ra-đa cảm biến để tìm ra bom hạt nhân. Hiện nay, có một lượng lớn các bộ phận cảm biến rất nhỏ và rẻ được bán trên thị trường, và bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ai đó ghép chúng vào điện thoại và đo được nhiệt độ, nồng độ CO2 hay khí metan, cả sự hiện diện biotoxins, và có thể trong vài năm tới, kể cả virus cúm gia cầm H5N1. Bạn có thể thấy các hệ thống kiểu này thực sự sẽ rất phù hợp với dự án InSTEDD của Larry Brilliant. Giờ đây, những dữ liệu này có thể gắn với những thông tin địa lý và kết hợp với những bản đồ online để dễ dàng sử dụng và phân tích hơn. Và nó đáng được lưu ý. Tác động của những bản đồ online một, hai năm về trước đã trở thành một hiện tượng. Các nhà lập trình trên thế giới đã nghĩ ra những cách tuyệt vời để sắp xếp dữ liệu hữu ích lên trên bản đồ từ các tuyến xe buýt, và thống kê tội phạm đến sự lan rộng toàn cầu của dịch cúm gia cầm. Earth Witness sẽ tiến xa hơn, kết nối những gì bạn thấy với những gì hàng ngàn, hàng triệu người khác trên thế giới thấy. Sẽ rất tuyệt vời khi nghĩ đến việc một cái gì đó được thực hiện nếu những thứ như dự án này tồn tại. Chúng ta sẽ có rất nhiều, rất nhiều kiến thức về những vấn đề môi trường trên Trái Đất được thu thập qua vệ tinh nhân tạo và một số ít các vệ tinh riêng của chính phủ. Đó là sự kết hợp, tiếp cận từ dưới lên đối với nhận thức về môi trường, và bảo vệ môi trường, có thể phản ứng lại với những mối lo ngại theo cách thông minh và nếu bạn cần cảm biến mật độ tốt hơn, chỉ cần nhiều người hơn xuất hiện. Và quan trọng nhất, Bạn không thể làm ngơ tầm quan trọng của điện thoại với giới trẻ toàn cầu. Đây là một hệ thống mà có thể đưa thế hệ tiếp theo đến với việc thu thập những dữ liệu về môi trường. Và vì chúng ta làm việc để tìm ra cách làm giảm bớt những ảnh hưởng xấu của gián đoạn khí hậu, với mỗi thông tin dù nhỏ cũng đủ để làm nên chuyện. Một hệ thống như Earth Witness sẽ trở thành công cụ tham gia vào quá trình cải thiện tri thức, và cuối cùng là cải tiến cả hành tinh này. Bây giờ, như tôi đề nghị từ đầu, ngoài kia có hàng ngàn trên hàng ngàn ý tưởng tuyệt vời, vậy thì sao tôi lại phải tốn thời gian để nói với bạn về điều gì đó không hề tồn tại? Bởi vì đây là những gì tương lai có thể trở thành: tiếp cận từ dưới lên trên, sự tương tác công nghệ toàn cầu để giải quyết những khủng hoảng lớn nhất mà nền văn minh nhân loại từng trải qua. Chúng ta có thể cứu hành tinh này, nhưng không thể làm đơn độc, chúng ta cần nhau Không ai có thể thay đổi thế giới này, nhưng chỉ khi làm cùng nhau, tận dụng tối đa tiến bộ công nghệ và sức mạnh cộng đồng ta có thể thay đổi được thế giới này. Chúng ta đã có sẵn một lượng dồi dào các mô hình, các giải pháp mạnh mẽ, và các ý tưởng mới mà có thể tạo nên sự khác biệt trong tương lai. Chúng ta không cần một giải pháp thần kì có thể cứu rỗi tất cả; chúng ta đã có sẵn những giải pháp đang chờ thực hiện. Có những sự phi thường ở ngoài kia, vượt qua cả những quy tắc, tất cả đều cho ta biết một điều thành công sẽ là của chúng ta nếu ta dám hành động. Và như chúng tôi đã nói ở Worldchanging, một thế giới mới không chỉ hoàn toàn có thể, mà thế giới mới đó đang hiện hữu tại đây. Chúng ta chỉ cần mở rộng tầm mắt mà thôi. Xin cảm ơn mọi người. Tôi muốn bắt đầu bằng tấm ảnh tuyệt đẹp của tuổi thơ tôi. Tôi yêu phim giả tưởng. Nó đây: "Đảo Trái đất." Và để nó lại cho Hollywood để biến nó thành sự thật. Phải mất tới 2 năm rưỡi để làm được nó. (cười) Ý tôi là, ngay cả khi các nhà sáng tạo cho chúng ta 6000 Hollywood theo đuổi hẳn luôn. Và trong phim này, chúng ta thấy cái mà chúng ta nghĩ nó ở ngoài kia: đĩa bay và người ngoài hành tinh. Thế giới nào cũng có người ngoài hành tinh, và người ngoài hành tinh nào cũng có đĩa bay. và họ đi với tốc độ ánh sáng. Những người ngoài hành tinh ấy. Don Brownlee, bạn tôi và tôi đi đến kết luận rằng chúng tôi chán việc mở TV lên và thấy tàu vũ trụ và người ngoài hành tinh mỗi tối, cố gắng viết một bức thư phản đối điều đó, chỉ ra được những điều kiện cần thiết để Trái Đất trở thành nơi họ có thể sinh sống được, cho một hành tinh Trái Đất khác, nơi mà bạn không chỉ có cuộc sống mà còn có sự phức tạp, yêu cầu sự tiến hóa rất nhiều do đó cần nhiều điều kiện không đổi. Vì vậy, năm 2000 chúng tôi viết "Trái Đất hiếm hoi" (Rare Earth). Năm 2003, chúng tôi hỏi Đừng suy nghĩ rằng Trái Đất ở đâu trong vũ trụ, hãy hỏi Trái Đất có từ bao giờ? Nếu bạn trở về 2 tỉ năm trước, bạn không phải đứng trên Trái Đất nữa. Cái mà chúng ta gọi "Trái Đất" thật ra chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Thật ra là "Trái Đất hiếm hoi" (Rare Earth) đã dạy tôi nhiều thứ khủng khiếp về gặp gỡ công chúng. Sau khi ra mắt, tôi nhận được thư mời tới một hội nghị khoa học viễn tưởng với một lòng nhiệt thành lớn, tôi đi vào trong. David Brin sẽ tranh luận với tôi về vấn đề này, khi tôi bước vào, đám đông hàng trăm người bắt đầu la ó phản đối. Có một cô gái bước tới và nói: "Cha tôi bảo ông là một con quỷ." Bạn không thể tách người ngoài hành tinh ra khỏi suy nghĩ của họ và hy vọng rằng ai cũng là bạn mình. Phần thứ hai của câu chuyện là, sau đó tôi đang nói chuyện với Paul Allen, tôi thấy anh ấy dưới hàng ghế khán giả và tôi trao cho anh một quyển "Trái Đất hiếm hoi." Và Jill Tarter cũng ở đó, cô ấy quay sang tôi nhìn tôi như kiểu cô gái trong "The Exocist" Nó kiểu: "Nó cháy rồi! Nó cháy rồi!" Bởi vì SETI không muốn nghe về điều này SETI muốn có được một thứ gì đó ngoài kia. Tôi thực sự khen ngợi những nỗ lực của SETI, nhưng chúng ta vẫn thu được gì hết. Và tôi thực sự nghĩ chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về chuyện một hành tinh tốt là gì và không phải hành tinh tốt là sao. Bây giờ, tôi mở trang chiếu này lên bởi vì nó chỉ cho tôi rằng nếu như SETI biết được chút gì đó, chúng ta có thể tìm hiểu được họ nói cái gì không? Bởi vì đây là trang chiếu được truyền qua lại giữa 2 trí tuệ siêu việt trên Trái Đất - Mac và PC và nó thậm chí không thể gửi thư đúng nơi (cười) Vậy làm sao chúng ta có thể nói chuyện được với người ngoài hành tinh? Và nếu như họ cách 50 năm ánh sáng, và ta bắt được họ, và bạn blah, blah, blah, blah, blah, và 50 năm sau nó quay ngược lại và họ nói "Làm ơn lặp lại?" Ý tôi là, đó là chúng ta. Hành tinh của chúng ta là một hành tinh tốt vì nó có nước. Sao Hỏa thì không phải vậy, nhưng nó vẫn đủ tốt để chúng ta tới đó và sống trên bề mặt của nó nếu chúng ta được bảo hộ đầy đủ. Nhưng Sao Kim lại là một hành tinh rất xấu - hành tinh tệ nhất để sống. Ngay cả khi nó có hình dạng giống Trái Đất, và ngay cả khi trong giai đoạn đầu của lịch sử của nó nó có thể đã nuôi dưỡng sự sống giống Trái Đất rất tốt Nó nhanh chóng tàn lụi vì hiệu ứng nhà kính, cỡ 800 độ F trên mặt nước biển bởi vì CO2 tràn lan khắp nơi. Chúng ta biết từ các sinh học vũ trụ rằng chúng ta có thể dự đoán chính xác chuyện gì sẽ xảy ra với hành tinh của chúng ta. Chúng ta hiện nay đang ở rìa dải Ngân Hà xinh đẹp hoặc chí ít là cuộc sống trên hành tinh này, theo sau đó là thời đại của sinh vật khủng khiếp đầu tiên. Vào thời đại bùng nổ của kỉ Cambri, sự sống nổi lên từ các đầm lầy, sự đa dạng sinh sôi nảy nở, và từ những thứ chúng ta có thể kể ra, chúng ta đã đi được một nửa đoạn đường. Chúng ta có đủ thời gian cho các loài động vật tồn tại trên hành tinh này như chúng từng tồn tại cho tới khi chúng ta tiến tới kỉ nguyên sinh vật mới. Và chuyện đó sẽ xảy ra, nghịch lý thay, mọi thứ bạn nghe về sự ấm lên toàn cầu, khi chúng ta giảm lượng CO2 xuống tới 10 phần triệu, sẽ không có loại cây nào có thể quang hợp được, tiếp theo là các loài thú. Sau khi chuyện đó xảy ra, chúng ta có 7 tỉ năm. Mặt Trời tăng mật độ, tăng độ sáng, và cuối cùng, khoảng 12 tỉ năm sau khi bắt đầu hình thành Trái Đất bị Mặt Trời khổng lồ nuốt chửng, và đây là những gì còn sót lại. Vậy, một hành tinh như của chúng ta có một tuổi nhất định và có tuổi già, và chúng ta đang ở độ tuổi rực rỡ nhất của nó. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt, phải không? Bây giờ, hầu hết chúng ta sẽ chết vì tuổi già nhưng một vài bạn, khủng khiếp thay, sẽ chết vì một tai nạn nào đó. Và đó cũng là định mệnh của Trái Đất. Trái Đất, ngay cả khi chúng ta may mắn tránh khỏi việc bị đâm bởi sao chổi Hale-Bopp hay bị nổ tung vì siêu tân tinh nào đó nằm gần bên trong 7 tỉ năm sắp tới, chúng ta cũng sẽ kết thúc. Nhưng cái chết bất ngờ thì sao? Các nhà cổ sinh vật học suốt 200 năm qua đã lập bảng biểu về cái chết. Điều lạ lùng là khái niệm tuyệt chủng chưa từng được nghĩ tới cho tới khi Baron Cuvier ở Pháp tìm được con voi ma mút đầu tiên. Ông ấy không thể kết nối nó với bất kì bộ xương nào trên hành tinh và ông ấy nói rằng: "Aha! Đó là sự tuyệt chủng." Không lâu sau đó, hóa thạch bắt đầu được khai quật một ý tưởng rất tốt để biết có bao nhiêu loài thực vật và động vật từng sống trên Trái Đất từ khi sự đa dạng sinh học bắt đầu để lại dấu tích đầy thú vị trong các hóa thạch. Trong các hóa thạch phức tạp đó, có nhiều lúc rất nhiều thứ dường như chết rất nhanh, và những nhà địa chất đời đầu gọi là "Đại tuyệt chủng" Trước đây cho rằng những chuyện này gây ra bởi Chúa hoặc có lẽ do sự thay đổi thời tiết trong thời gian dài nhưng chậm và điều này chỉ thật sự thay đổi vào năm 1980 ở vỉa đá lộ thiêng gần Gubbio, nơi mà Walter Alvarez đang cố tìm hiểu sự khác biệt về thời gian giữa loại đá trắng của các loài sinh vật kỉ Phấn trắng và những viên đá màu hồng ở phía dưới, lưu giữ hóa thạch của kỉ Đệ Tam. Mất bao lâu để chuyển từ đại này sang đại kia? Và những gì họ tìm được ngoài sự mong đợi. Họ tìm được trong chỗ trống này, giữa nó, một lớp đất sét mỏng, và lớp đất sét mỏng đó - lớp rất mỏng màu đỏ ở đây - đầy iridium. Và không chỉ có iridium, nó còn chứa tinh thể nấm men và tinh thể thạch anh trải qua một lực ép cực lớn: Cú sốc thạch anh. Bây giờ trong trang này, màu trắng là viên phấn và viên phấn này lấy từ biển ấm. Viên phấn được cấu tạo bởi các sinh vật phù du rơi từ mặt biển tới đáy biển, do đó 90% trầm tích ở đây là xương các sinh vật sống, do đó bạn có lớp mỏng vài milimet màu đỏ này, đây là viên đá màu đen. Và viên đá này là trầm tích ở đáy biển không có sinh vật phù du. Và đó là những thứ đã xảy ra trong một thảm họa thiên thạch, bởi vì đó là những gì đã xảy ra, đương nhiên rồi. Đây là thiên thạch K-T nổi tiếng. Cơ thể 10km đụng trúng hành tinh này. Những ảnh hưởng gây ra bởi nó nhanh chóng lan rộng lên lớp cực kì mỏng này trên bề mặt hành tinh và cái chết của các loài khủng long nhanh chóng diễn ra, cái chết của những con cúc xinh đẹp này, Leconteiceras ở đây, Celaeceras ở kia, và còn nhiều nữa. Ý tôi là, nó hẳn là sự thật vì chúng ta có 2 bom tấn Hollywood kể từ thời điểm đó và mô hình này từ 1980 tới khoảng năm 2000, hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của những nhà địa chất chúng tôi về những thảm họa lớn. Trước đó, thuyết giữ nguyên vẹn là mô hình thống lĩnh: sự thật là nếu bất cứ thứ gì xảy ra trên Trái Đất trong quá khứ thì quá trình tồn tại ở hiện tại sẽ giải thích được nó. Nhưng chúng ta chưa chứng kiến được 1 vụ va chạm thiên thạch lớn nên đây là 1 kiểu của thuyết Tân Hủy diệt, và nó mất khoảng 20 năm để ra mắt chính thức một cách có khoa học để đưa tới kết luận: Đúng rồi, chúng ta đã bị đâm và đúng rồi, ảnh hưởng của cú đâm đó tạo nên cuộc đại tuyệt chủng. Có 5 đại tuyệt chủng trong 500 triệu năm qua, gọi là Big Five. Nó kéo dài từ 450 triệu năm trước tới cái cuối cùng K-T, đứng thứ tư, nhưng vụ lớn nhất là vụ P, hay vụ tuyệt chủng kỉ Permi, thỉnh thoảng được gọi là mẹ đẻ của tất cả các vụ tuyệt chủng lớn. Và mỗi vụ tuyệt chủng đều bị đổ lỗi vì sự tác động lớn trên các loài. Nhưng điều này có đúng không? Gần đây, vụ tuyệt chủng Permi, được cho rằng có tác động lớn vì khối cấu trúc đẹp đẽ này ở bên phải. Đây là một khối Buckminsterfullerene, đồng vị Cacbon 60. Bởi vì bề ngoài nó giống những mái vòm khủng khiếp của thập niên 60 yêu thích của tôi, họ gọi nó là "quả bóng bucky". Bằng chứng này được sử dụng để giả thiết rằng cuối kỉ Permi, 250 triệu năm trước, 1 thiên thạch đâm vào Trái Đất. Và khi thiên thạch đụng Trái Đất, áp lực nó tạo ra hình thành nên những quả bóng bucky. và nó chứa một vài thứ của sao chổi. Helium - 3: rất hiếm trên bề mặt Trái Đất, rất thông dụng trong vũ trụ. Nhưng điều này có đúng không? Vào năm 1990, nghiên cứu sự tuyệt chủng K-T được 10 năm, tôi chuyển tới Nam Phi để bắt đầu làm việc 2 lần/năm ở sa mạc Karoo rộng lớn. Tôi rất may mắn được chứng kiến sự thay đổi của Nam Phi thành một Nam Phi mới mẻ hơn khi đã sống nhiều năm ở đây. Và tôi nghiên cứu vụ tuyệt chủng kỉ Permi này, cắm trại tại nghĩa địa Boer này hàng tháng trời trong 1 lần đi thực địa. Và những hóa thạch thật phi thường. Bạn biết đó, bạn đang nhìn trân trân vào tổ tiên xa của bạn. Đây là những loài bò sát giống động vật có vú. Chúng ít được biết đến. Chúng ta không làm phim về những loài này. Đây là con Gorgonopsian, hay là Gorgon. Đây là 1 hộp sọ dài 18 inches của 1 con thú cỡ 7 hay 8 feet, nằm dài như 1 con thằn lằn, có lẽ có đầu của một con sư tử. Đây là loài ăn thịt hàng đầu, T-Rex của thời đại khủng long. Nhưng có rất nhiều chuyện xung quanh nó. Đây là đứa con trai tội nghiệp của tôi, Patrick. (cười) Điều này được gọi là lạm dụng trẻ em theo cách cổ sinh vật học. Bình tĩnh, các bạn là người phán xét. (cười) Có những thứ to lớn tại thời điểm ấy. 55 loài bò sát giống thú có vú. Tuổi của chúng chỉ thật sự được tính từ 250 triệu năm về trước... ....và rồi một thảm họa xảy ra. Và chuyện xảy ra tiếp theo chính là thời đại của khủng long. Nó là một sai lầm. Nó không nên xảy ra. Nhưng nó đã làm vậy. Bây giờ, may mắn là con Thrinaxodon này, kích thước cỡ 1 trứng chim cổ đỏ ở đây: đây là 1 hộp sọ tôi tìm ra trước khi chụp tấm ảnh này-- đây là 1 cây bút để làm thước; nó rất nhỏ đây là trong thời gian Hạ Đệ Tam, sau khi sự tuyệt chủng lớn đã kết thúc. Bạn có thể thấy hốc mắt và những chiếc răng nhỏ ở phía trước. Nếu nó không sống sót được, tôi sẽ không phải là thứ đứng nói chuyện ở đây. Có những thứ khác, bởi vì nếu chúng không sống sót, chúng ta không ở đây được; không có loài thú có vú. Nó có liên quan tới nhau như vậy, 1 loài kéo theo loài khác. Chúng ta có thể nói bất cứ thứ gì về mô hình của những người sống sót và những người không làm được? Đây là một kiểu kết thúc của 10 năm làm việc. Khoảng của các sự kiện - đường màu đỏ là cuộc Đại tuyệt chủng. Nhưng chúng ta có kẻ sống sót và những thứ sống qua được thời điểm đó, và hóa ra những thứ đó có thể sống sót được là do chúng có máu lạnh. Động vật máu nóng chịu ảnh hưởng nặng nề tại thời điểm đó. Những kẻ sống sót tạo nên sinh vật giống cá sấu. Vẫn chưa có khủng long, chỉ có loài chậm chạp, giống thằn lằn, có vảy, khó chịu, sống ở đầm lầy với một vài loài động vật có vú nhỏ bé lẩn trốn ở ngoài bìa. Và chúng tiếp tục sống cỡ 160 triệu năm nữa tới khi được giải phóng bởi thiên thạch K - T. Vậy nếu như không ảnh hưởng, vậy nó là cái gì? Và cái này, tôi nghĩ, là cái làm chúng ta quay trở lại hết lần này tới lần khác tới thế giới của kỉ Tiền Cambri, thời đại của vi sinh vật đầu tiên, và những phân tử vẫn còn trôi nổi ngoài kia. Chúng ghét những loài động vật khác. Chúng muốn lấy lại thế giới của chúng. Và chúng cố gắng hết lần này tới lần khác. Nó gợi ý tôi rằng chính cuộc sống là nguyên nhân gây nên những cuộc đại tuyệt chủng này bởi vì chúng được di truyền gene chống Gaian. Toàn bộ ý tưởng Gaia này, rằng cuộc sống làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn cho chính bản thân nó--- bất kì ai trên đường cao tốc vào chiều thứ sáu tới LA đều tin vào thuyết Gaia này chứ? Không. Vậy nên tôi thật sự nghi ngờ có sự thay thế và cuộc sống thật sự thử làm điều đó, không hẳn là cố tình, nhưng chỉ bởi vì nó phải làm vậy. Và đây chính là vũ khí, nhìn như là được làm ra khoảng 500 triệu năm. Đây là những vi khuẩn, qua sự trao đổi chất của nó, tạo ra H2S (hidro sulfua) và chúng tạo ra H2S số lượng lớn. Chất này rất độc với con người. Với 1 lượng nhỏ cỡ 200 phần triệu sẽ giết chết bạn. Bạn chỉ có thể tới Biển Đen và 1 số ít nơi, 1 vài hồ nước, và lặn xuống, bạn sẽ thấy được nước trong đó chuyển sang màu tím. Nó có màu tím vì có sự hiện diện của 1 lượng lớn vi khuẩn quang hợp được và có H2S, và chúng ta có thể xác định được sự xuất hiện của chúng ngày nay - chúng ta có thể thấy chúng - nhưng chúng ta cũng có thể xác định được sự xuất hiện của chúng ở quá khứ. Và 3 năm qua đã chứng kiến một bước đột phá rất lớn trong lĩnh vực rất mới. Tôi gần như tuyệt chủng - tôi là một nhà cổ sinh vật học sưu tầm các hóa thạch. Nhưng làn sóng mới các nhà cổ sinh vật học - các sinh viên đã tốt nghiệp của tôi - thu thập các dấu ấn sinh học. Họ lấy những trầm tích, chiết dầu từ nó, và từ dầu đó họ có thể tạo ra các hợp chất rất đặc hiệu cho 1 nhóm vi khuẩn cụ thể. Bởi vì lipid rất khó để bẻ gẫy, nó có thể được bảo quản trong lớp trầm tích và giữ được tới hàng trăm triệu năm nếu cần thiết, và được chiết ra để ta có thể biết rằng ở đó đã từng có loài gì. Và chúng ta biết được loài nào từng sống vào thời điểm đó. Cuối kỉ Permi, tại ranh giới của các vụ đại tuyệt chủng, đây là cái chúng tôi tìm thấy: isorenieratine. Nó rất đặc hiệu. Nó chỉ có thể xảy ra nếu bề mặt nước biển không có oxy và bão hòa với H2S vừa đủ, ví dụ như đủ để kết tinh. Điều này làm cho Lee Kump, và những người khác từ Penn State và nhóm nghiên cứu của tôi đề xuất cái mà tôi gọi là Giả thuyết Kump: Phần lớn các vụ đại tuyệt chủng gây ra bởi sự giảm oxy trong không khí, thay bằng CO2. Và ảnh hưởng tệ nhất của việc nóng lên toàn cầu là H2S được tạo ra từ nước biển. Nguồn gốc của nó ở đâu? Trong trường hợp cụ thể này, nguồn gốc là những cơn lũ basalts. Đây là toàn cảnh Trái Đất hiện nay, nếu như chúng ta bung nó ra hết cỡ. Và một trong những cái này trông giống như một quả bom hidro; thật ra, tác động còn tệ hơn thế nữa. Đây là khi mà những vật chất từ sâu trong lòng Trái Đất trồi lên bề mặt, tràn ra khắp nơi trên bề mặt Trái Đất. Nó không phải là dung nham giết mọi thứ trên đường nó đi, nó là CO2 tách ra từ đó. Đây không phải là Volvo; đây là những núi lửa. Nhưng CO2 vẫn là CO2. Vì vậy, đây là những dữ liệu mới mà Rob Berner và tôi- từ Yale - cùng nhau tìm ra, và chúng tôi đang thử dò tìm lượng CO2 trong toàn bộ hóa thạch đá - và chúng tôi có thể làm được điều này từ nhiều phương tiện đa dạng, và đặt tất cả các đường màu đỏ ở đây khi những - tôi gọi là vụ đại tuyệt chủng nhà kính - xảy ra. Và đây là 2 thứ thật sự là chứng cứ cho tôi, đó là những vụ tuyệt chủng này xảy ra khi nồng độ CO2 tăng lên. Nhưng chuyện thứ 2 không được trình bày ở đây: Trái Đất chưa từng có băng tuyết khi chúng ta chỉ có nồng độ CO2 cỡ 1000 phần triệu. Chúng ta đang ở 380 và đang tăng lên. Chúng ta sẽ tiến tới con số 1000 trong 3 thế kỉ nữa, nhưng bạn tôi David Battisti ở Seattle nói rằng anh ấy nghĩ chỉ cần 100 năm. Đây là những núi băng và nó cao 240 feet trên mực nước biển. Tôi đang sống ở 1 nhà quan sát, tôi sẽ có bờ sông. Được rồi, hậu quả là gì? Nước biển có thể chuyển sang màu tím. Và chúng tôi nghĩ đây là lí do làm cho sự đa dạng mất rất nhiều thời gian để xảy ra trên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã có những biển H2S này rất lâu rồi. Chúng ngăn chặn sự đa dạng của sự sống. Chúng ta biết H2S đang phun trào ở một vài nơi hiện nay trên Trái Đất. Và tôi bỏ trang trình chiếu này vào, đây là tôi 2 tháng trước, và tôi bỏ trang trình chiếu này vào vì đây là loài động vật yêu thích của tôi, ốc anh vũ. Nó đã tồn tại trên hành tinh này từ khi loài động vật đầu tiên bắt đầu hình thành, 500 triệu năm. Đây là một thí nghiệm theo dõi, và bất kì ai trong số các bạn là thợ lặn có ống thở, nếu bạn muốn tham gia vào một trong những dự án thú vị nhất trước giờ, đây là ngoài khơi Dãy San hô lớn (Great Barrier Reef). Và như những gì chúng tôi đang nói, những con ốc anh vũ này đang theo dõi dấu vết hành vi của chúng cho chúng tôi. Nhưng vấn đề ở đây là mỗi khi thực hiện những thợ lặn có thể gặp rắc rối, nên tôi sẽ làm một thí nghiệm tưởng tượng nho nhỏ ở đây. Đây là Cá mập trắng ăn một vài cái bẫy của chúng tôi. Chúng tôi kéo nó lên, chúng đây. Vậy nên, chúng ở ngoài đó với tôi vào ban đêm. Tôi bơi 1 mình và nó cắn mất chân tôi. Tôi cách bờ 80 miles, chuyện gì sẽ xảy ra với tôi? Ừ thì tôi sẽ chết. Trong 5 năm tới, đây là những gì tôi hy vọng sẽ xảy ra với tôi: Tôi được đưa về thuyền, được đưa mặt nạ dưỡng khí: 80 phần triệu H2S. Sau đó bị quăng vào 1 hồ nước đá, nhiệt độ cơ thể tôi xuống 15 độ và tôi có thể được đưa tới 1 bệnh viện để chăm sóc tích cực. Và lý do tôi có thể làm được điều đó bởi vì chúng ta - động vật có vú đã trải qua một chuỗi các sự kiện H2S này và cơ thể của chúng ta đã thích nghi được. Và chúng ta có thể dùng cách này như những gì tôi nghĩ sẽ là một bước đột phá trong y học. Đây là Mark Roth. Anh ấy được tài trợ bởi DARPA để tìm cách cứu người Mỹ sau chấn thương trên chiến trường. Anh ta gây chảy máu các con heo. Cho vào trong cơ thể nó 80 phần triệu H2S - cùng 1 chất đã sống sót qua những vụ đại tuyệt chủng- và anh ta biến 1 con thú có vú thành 1 loài bò sát. "Tôi tin rằng chúng ta đang nhìn thấy trong phản ứng này là kết quả của loài thú có vú và loài bò sát đã trải qua 1 chuỗi phơi nhiễm với H2S." Tôi nhận được bức thư điện tử này từ anh ta 2 năm trước; anh ấy nói rằng: "Tôi nghĩ tôi đã có câu trả lời cho một vài câu hỏi của anh." Vì vậy, anh ta hạ nhiệt độ của các con chuột xuống càng nhiều càng tốt trong 4 tiếng, có khi 6 tiếng, và những dữ liệu hoàn toàn mới mà anh ta gửi cho tôi đang nằm ở kia. Trên cùng, bây giờ, đây là ghi chép nhiệt độ của 1 con chuột đã trải qua đường chấm chấm này, biểu diễn nhiệt độ. Nhiệt độ bắt đầu từ 25 độc C và giảm dần dần xuống. 6 tiếng sau, nhiệt độ được tăng lên. Bây giờ, cũng cùng 1 con chuột đó được bơm vào 80 phần triệu khí H2S trong biểu đồ miền này, và hãy nhìn chuyện gì xảy ra với nhiệt độ cơ thể nó. Nhiệt độ giảm. Giảm xuống từ 35 độ C còn 15 độ C, và thoát khỏi nó hoàn toàn ổn. Đây là cách chúng tôi làm cho con người được chăm sóc đặc biệt. Đây là cách chúng tôi làm cho mọi người vừa đủ lạnh để chờ tới khi được chăm sóc đặc biệt. Bây giờ, các bạn đều nghĩ, được rồi, còn mô não thì sao? Do vậy đây là 1 trong những thử thách vĩ đại nhất sắp xảy ra. Bạn gặp tai nạn. Bạn có 2 lựa chọn: Bạn sẽ chết hoặc bạn sẽ phải dùng H2S và có thể nói rằng, 75% cơ thể được cứu, về mặt tinh thần. Bạn sẽ làm gì? Có phải chúng ta đều có cái nút nhỏ ghi rằng "Hãy để tôi chết" không? Điều này đang tiến về phía chúng ta, và tôi nghĩ nó sẽ là một cuộc cách mạng. Chúng ta sẽ cứu sống được nhiều người nhưng cái giá phải trả cũng rất lớn. Cái nhìn mới về các vụ đại tuyệt là, đúng, chúng ta bị đâm và đúng, chúng ta phải nghĩ về tương lai xa bởi vì chúng ta sẽ bị đâm 1 lần nữa. Nhưng có mối nguy hiểm còn tồi tệ hơn trước mắt chúng ta. Chúng ta có thể trở về thế giới của H2S một cách dễ dàng. Cho chúng ta một vài thiên niên kỉ và loài người sẽ tồn tại trong vài thiên niên kỉ đó chuyện này sẽ xảy ra lần nữa chứ? Nếu chúng ta tiếp tục, nó sẽ xảy ra 1 lần nữa. Có bao nhiêu người trong chúng ta bay tới đây rồi? Có bao nhiêu người đã đọc hết toàn bộ Nghị định thư Kyoto? Chỉ bằng việc bay vòng quanh trong năm nay? Có bao nhiêu người trong số các bạn đã vượt quá số đó? Đúng rồi, tôi chắc chắn đã vượt quá rồi. Chúng ta đang đối mặt với 1 vấn đề to lớn như 1 loài động vật. Chúng ta phải đánh bại nó. Tôi muốn quay trở lại rặng san hô này. Cảm ơn. (vỗ tay) Chris Anderson: Tôi chỉ có 1 câu hỏi cho anh thôi, Peter. Tôi hiểu ý của anh rằng, những gì anh trình bày ở đây là chúng ta có trong cơ thể mình một đáp ứng sinh học với H2S mà theo anh nó chứng minh rằng những vụ đại tuyệt chủng trong quá khứ là do thay đổi thời tiết? Peter Ward: Đúng, mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta có thể tạo ra lượng nhỏ H2S trong điều kiện khủng hoảng cực độ. Đó là những gì mà Roth đã tìm ra. Vậy cái mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay là: Điều này có để lại tín hiệu gì không? Nó có để lại manh mối gì trong xương hay trong cây cối không? Và chúng tôi quay về với hóa thạch và cố gắng phát hiện có bao nhiêu lần chuyện này đã xảy ra trong quá khứ. CA: Nó vừa là một kĩ thuật y học đáng kinh ngạc vừa là thứ gì đó đáng sợ... PW: Vừa là lời chúc phúc vừa là lời nguyền. Bạn biết không, tôi rất kém về công nghệ đến nỗi con gái tôi -- giờ nó 41 tuổi -- khi nó được năm tuổi, và bị tôi nghe được khi nói chuyện với 1 người bạn của nó, rằng Nếu bạn cắt mà không chảy máu, thì bố tớ sẽ không hiểu được đâu. (Cười) Thế nên, nhiệm vụ mà tôi được giao có thể sẽ là một trở ngại không thể vượt qua nổi đối với tôi, nhưng chắc chắn tôi sẽ cố gắng. Tôi đã nghe ngóng được những gì trong bốn ngày qua? Đây là lần thứ 3 tôi đến TED. Một lần là TEDMED, và một lần, như các bạn đã nghe, là một TED như thường lệ hai năm trước đây. Tôi đã được nghe những điều tôi cảm thấy thật phi thường điều mà tôi mới chỉ nghe được chút ít trong 2 lần TED trước, và đó là một sự kết nối, xen lẫn, xáo trộn chằng chịt của ý thức trách nhiệm xã hội trong số rất nhiều buổi nói chuyện -- thực tế là, trách nhiệm của toàn nhân loại, có sức cuốn hút tới những suy nghĩ cá nhân được khai sáng, nhưng nó thậm chí còn vượt tầm cả những suy nghĩ cá nhân được khai sáng đó. Một trong những thứ ấn tượng nhất về những gì mà một số, hình như là 10, diễn giả đã nói về, đó là nhận ra được, nếu bạn lắng nghe họ thật cẩn thận, rằng họ không nói: Đúng, đây là những gì chúng ta nên làm, đây là những gì tôi muốn các bạn phải làm. Mà là: Đây là những gì tôi đã làm bởi vì tôi cảm thấy rất hứng thú về điều đó, bởi vì đó là một điều tuyệt diệu, và nó đã làm thứ gì đó cho tôi, và, tất nhiên, nó đã thu lại được rất nhiều thành tựu đáng kể. Đó là một khái niệm rất cũ, một khái niệm của người Hy Lạp, của sự từ thiện với ý nghĩa gốc của nó: phil-anthropy, tình yêu nhân loại. Và lời giải thích duy nhất tôi có thể đưa ra cho những gì các bạn đã nghe thấy trong 4 ngày vừa qua đó là sự từ thiện, thực chất, được hình thành từ một dạng của tình yêu. Và điều này cho tôi một niềm hy vọng vô cùng lớn lao. Và tất nhiên, niềm hy vọng là chủ đề mà tôi đáng ra phải nói về, mà tôi lại hoàn toàn quên mất điều đó cho tới khi tôi đặt chân tới đây. Và khi tôi nhớ ra, tôi nghĩ, ờ, tôi nên tra nghĩa của từ này trong từ điển. Và thế là, tôi và Sarah -- vợ tôi -- đi bộ tới thư viện, cách đây khoảng bốn dãy phố, trên đường Pacific, và chúng tôi lấy một cái OED, và chúng tôi tra trong đó, và có 14 định nghĩa của từ hy vọng, mà không cái nào trong số đó thật sự khiến bạn nghĩ đó là một định nghĩa hợp lý. Và, tất nhiên, điều này cũng đúng thôi, vì hy vọng là một khái niệm rất trừu tượng; là một ý tưởng trừu tượng, nó không phải là một từ cụ thể. Nó khiến tôi liên tưởng một chút tới phẫu thuật. Nếu chỉ có một ca phẫu thuật cho một bệnh, thì bạn biết là ca đó sẽ chữa được bệnh. Nhưng nếu có tới 15 ca, bạn biết là không cái nào có thể chữa lành bệnh. Và với định nghĩa của một từ cũng như vậy. Nếu bạn bị đau ruột thừa, họ cắt phần ruột thừa, và thế là bạn khỏi bệnh. nếu bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có 15 cách chữa trị, và Joe Schmo làm một cách và Will Blow làm một cách khác, và chằng có cách nào hiệu quả cả, và với từ này cũng vậy thôi, Hy vọng. Nhìn chung, đó là một sự kỳ vọng về một điều gì đó tốt đẹp sắp xảy đến. Và các bạn biết tôi đã phát hiện ra điều gì không? Nghĩa gốc Ấn-Âu của từ Hy vọng là gốc, K-E-U chúng ta sẽ đánh vần là K-E-U, nhưng nó được phát âm là Koy -- và nó có gốc tương tự như từ Đường cong. Nhưng trong gốc Ấn-Âu nó có nghĩa là một sự thay đổi phương hướng, đi theo 1 hướng khác. Và tôi thấy điều này rất thú vị và đầy tinh khiêu khích, bời vì những gì bạn đã nghe thấy trong những ngày vừa qua là một ý thức về đi theo những phương hướng khác nhau: những phương hướng rất cụ thể và độc nhất cho vấn đề. Có những mô hình khác nhau. Bạn đã nghe thấy từ đó một vài lần trong 4 ngày qua, và mọi người đều quen thuộc với mô hình Kuhnian. Thế nên, giờ khi chúng ta nói về "hy vọng", chúng ta phải nghĩ tới việc nhìn theo những hướng khác mà chúng ta trước giờ chưa nhìn theo. Có một sự mô tả khác, không phải định nghĩa khác, về "hy vọng" mà tôi luôn thấy thật hấp dẫn, và đó là sự mô tả bởi Václav Havel trong cuốn sách tuyệt vời và hoàn hảo của ông, cuốn "Phá vỡ hòa bình" trong đó ông nói rằng hy vọng không bao gồm sự kỳ vọng về những thứ sẽ xảy đến ngay lập tức, và sự kỳ vọng rằng những điều đó sẽ hợp lí cho dù chúng có xảy đến như thế nào. Tôi không thể nói tôi hoàn toàn chắc chắn về câu nói cuối cùng của Dean Kamen trong buổi trình bày hoành tráng của ông vài ngày trước đây. Tôi cũng không chắc rằng tôi nghe chính xác, thế nên tôi đã tìm ông ấy trong một buổi giải lao. Ông ấy đang nói chuyện với một người đàn ông rất to lớn, nhưng mà tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi ngắt lời họ, và tôi nói, "Có phải ông đã nói cái này không?" Ông ta nói, "Tôi nghĩ vậy." Thế là, đây này: tôi sẽ lặp lại điều đó. "Thế giới sẽ không được giải cứu bởi Internet." Thật tuyệt vời. Các bạn có biết thế giới sẽ được cứu bởi cái gì không? Tôi sẽ nói. Nó sẽ được cứu bời tâm linh con người. Và tâm linh con người, tôi không có ý chỉ đến cái gì thần thánh, tôi không ý chỉ đến cái gì siêu nhiên -- chắc hẳn không phải từ mối hoài nghi này rồi. Ý tôi là khả năng mà mỗi chúng ta đều có để trở thành cái gì đó vĩ đại hơn bản thân chúng ta; để vươn lên khỏi bản ngã tầm thường của chúng ta và đạt được cái gì đó mà mới đầu ta nghĩ là có thể ta sẽ không thể làm được. Về mặt cơ bản, tất cả chúng ta đều cảm thấy được tâm linh của chúng ta ngay từ buổi lọt lòng. Một số các bạn cảm nhận được trong phòng thí nghiệm; một số thì cảm nhận ở bàn làm việc. Chúng tôi cảm nhận được ở những buổi hòa nhạc. Tôi thì lại cảm nhận được ở trong phòng phẫu thuật, ở cạnh giường bệnh. Đó là một phẩm hạnh trên cả bản thân chúng ta. Và tôi nghĩ, đó sẽ sớm là nhân tố làm nên tâm linh con người mà chúng ta vẫn thường nghe từng chút từng chút một từ biết bao nhiêu diễn giả trong những ngày qua. Và nếu có thứ gì đã xuyên thấu căn phòng này, thì chính xác là nó. Tôi rất tò mò về một khái niệm được khai sinh vào thời đầu thế kỉ 19 -- thật ra, vào thập kỉ thứ 2 của thế kỉ 19 -- bởi một nhà thơ 27 tuổi tên là Percy Shelley. Giờ, chúng ta đều nghĩ rằng Shelly ắt hẳn là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại; tất cả chúng ta có vẻ quên mất rằng ông còn viết nên một số áng văn tuyệt vời hoàn hảo nữa, và áng văn được mọi người nhớ tới nhất là "Bảo vệ thơ ca". Nó dài khoảng năm, sáu, bảy hay tám trang, và khá là sâu xa và khó hiểu sau khoảng trang thứ 3, nhưng ở khoảng tầm trang hai, ông bắt đầu nói về một khái niệm mà ông gọi là "tưởng tượng đạo đức". Và đây là lời ông nói, được dịch ra gần sát: Một con người -- một người bình thường -- một con người, để được vô cùng tốt đẹp, phải tưởng tượng thật rõ ràng. Anh ta phải nhìn nhận bản thân và thế giới qua con mắt của một người khác, và của rất nhiều người khác. Nhìn nhận bản thân và thế giới -- không chỉ thế giới, và còn nhìn bản thân. Vậy điều gì được kì vọng từ chúng ta bời hàng tỉ người sống trong cái mà Laurie Garrett ngày trước gọi rất hợp tình hợp lí là sự thiên vị và tuyệt vọng? Cái gì mà họ hoàn toàn có quyền đòi hỏi từ chúng ta? Cái gì mà chúng ta có quyền đòi hỏi bản thân, từ lòng nhân từ của ta và tâm linh con người? Đúng, các bạn biết đích xác đó là cái gì. Có khá nhiều tranh cãi rằng liệu chúng ta, vốn là một cường quốc, có nên là cảnh sát của cả thế giới, là lực lượng an ninh của thế giới, nhưng gần như cũng không có tranh cãi gì rằng liệu chúng ta có nên trở thành thầy thuốc của thế giới. Chắc hẳn chưa có tranh cãi nào về điều đó trong căn phòng này 4 ngày qua. Thế nên, nếu chúng ta có trở thành thầy thuốc của thế giới, mỗi một người kém may mắn trong thế giới này -- bao gồm cả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ -- sẽ trở thành bệnh nhân của chúng tôi. Mỗi một quốc gia có hoàn cảnh khó khăn, và có thể cả nước của chính chúng ta, sẽ trở thành bệnh nhân. Cũng khá là vui khi nghĩ về từ nguyên gốc của từ "bênh nhân". Nó bắt nguồn từ từ "patior" trong tiếng Latin, tức là chịu đựng, hay cam chịu. Nếu bạn trở lại với gốc Âu-Ấn, thì bạn sẽ thấy gì? Gốc Âu-Ấn được phát âm là "payen" -- chúng ta sẽ đánh vần là P-A-E-N -- và xem này, thật tuyệt vời (tiếng Latin) nó có cùng gốc với từ "lòng trắc ẩn", P-A-E-N. Thông điệp rất rõ ràng rồi. Thông điệp chính là bệnh nhân của chúng ta -- thế giới, và những người kém may mắn của thế giới -- những bệnh nhân xứng đáng lòng trắc ẩn của chúng ta. Nhưng trên cả lòng trắc ẩn, và vượt xa lòng trắc ẩn, là tưởng tượng đạo đức của chúng ta và sự xác định bản sắc của chúng ta những người sống trong cùng thế giới, không nghĩ về họ như là một rừng cây, mà như là những thân cây riêng biệt. Tất nhiên, trong thời đại ngày nay, thủ thuật là không được để mỗi cái cây bị che khuất bời cái Bụi cây đó (chơi chữ, bush có nghĩa là bụi cây và là tên tồng thống Bush) ở Washington và để nó ngáng đường. (Cười) Vì vậy, chúng ta ở đây. Chúng ta, nên, về mặt đạo đức, cam kết trở thành thầy thuốc của thế giới. Và chúng ta có rất rất nhiều ví dụ lặp đi lặp lại -- bạn vừa mới nghe 15 phút trước đây -- từ những người đã không có sự cam kết đó, nhưng mà có uy tín, sự tỏa sáng -- và tôi nghĩ trong phòng này cũng khá dễ dùng từ "tỏa sáng", chúa ơi -- sự tỏa sáng để thành công ở ít nhất là sự khời đầu của nhiệm vụ của họ, và những người sẽ chắc chắc tiếp tục thành công, miễn là ngày càng nhiều người chúng ta đầu quân vào chiến dịch của họ. Nếu chúng ta đang nói về thuốc men, và chúng ta nói về chữa bệnh, tôi muốn trích dẫn một người mà chưa từng được trích dẫn. Có vẻ như là mọi người trên thế giới đều đã được trích dẫn ở đây: Pogo's được trích dẫn; Shakespeare's được trích dẫn ngược, xuôi, trong ngoài. Tôi muốn trích dẫn một trong những vị thần hộ gia của tôi. Tôi nghi ngờ rằng anh ta chưa từng thực sự nói điều này, vì chúng ta cũng không biết Hippocrates thực sự nói điều gì mà, nhưng chúng ta biết chắc rằng một trong những nhà vật lí Hy Lạp vĩ đại nói những thứ sau, và nó đã được ghi chép lại trong một trong những quyển sách bởi Hippocrates, và cuốn sách gọi là "Luân lí." Và tôi sẽ đọc cho các bạn nghe. Nhớ nhé, tôi đã nói chủ yếu là về hoạt động từ thiện: tình yêu của loài người, những con người riêng biệt, và những con người riêng biệt, mà có thể mang tình yêu đó chuyển thành hành động chuyển thành sự khai sáng bản thân, trong một số trường hợp. Và đây, 2400 năm trước: "Những nơi nào có tình yêu con người, thì có tình yêu chữa lành bệnh." Chúng ta đã thấy ở đây hôm nay với cảm giác, với sự nhạy cảm -- và trong 3 ngày qua, và với sức mạnh tâm linh bất khuất. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đã trở thành nhà sáng chế thật tình cờ. Tôi rời khỏi lực lượng không quân năm 1956. Ồ không, không đúng: tôi vào năm 1956 và ra năm 1959. Khi đang làm tại đại học Washington tôi có ý tưởng từ 1 bài báo tạo ra 1 loại cánh tay trong máy hát. Lúc bấy giờ vẫn còn chưa có băng cassette, CD, DVD -- hay bất cứ loại máy tân tiến nào ngày nay. Nó là 1 cánh tay, thay vì xoay quanh và đóng vào trụ khi chạy dọc đĩa hát, thì đi thẳng. Nó là 1 cánh tay dò âm đi xuyên tâm, thẳng đều. Đó là phát minh khó nhất tôi từng tạo, nhưng rồi tôi cũng bắt tay vào thực hiện và sau đó tôi đã rất may mắn. Có lẽ không nên đưa ra nhiều lời đả kích. Tôi muốn nói với các bạn về phát minh tôi đem tới đây hôm nay: Phát minh thứ 44 của tôi. À, lại không đúng nữa rồi. Chúa ơi, tôi quên hết rồi. Bằng sáng chế thứ 44 cho phát minh thứ 15. Tôi gọi đây là âm siêu thanh. Lát nữa tôi sẽ bật cho các bạn nghe, nhưng tôi muốn phân tích một chút trước khi bật lên. Thường khi tôi bật âm siêu thanh, mọi người sẽ nói: Tuyệt đấy, nhưng nó giúp được gì? Và tôi trả lời: Vậy cái bóng đèn giúp được gì? Âm thanh, ánh sáng: tôi sẽ so sánh hai thứ này. Khi Edison phát minh ra bóng điện, nó giống như thế này. Tới giờ nó vẫn chẳng thay đổi gì nhiều. Ánh sáng tỏa ra theo mọi hướng. Trước khi bóng đèn được phát minh, người ta đã tìm ra cách để đặt gương phản xạ phía sau nó, tập trung ánh sáng lại được một chút; đặt thấu kính phía trước nó, tập trung ánh sáng tốt hơn chút nữa. Cuối cùng chúng ta đã phát minh được những thứ như tia la-de tập trung được toàn bộ ánh sáng. Hãy thử nghĩ thế giới hôm nay sẽ ra sao nếu chúng ta chỉ có bóng đèn, mà không thể tập trung ánh sáng được; ta mở 1 cái bóng đèn lên và nó chiếu sáng bất cứ nơi nào nó muốn. Đấy khá giống kiểu hoạt động của loa phát thanh Khi ta mở loa lên, và sau khoảng 80 năm sử dụng các thiết bị này, âm thanh vẫn tiếp tục đi bất cứ nơi nào nó muốn. Ngay cả khi bạn đứng đối diện trước loa, âm thanh vẫn tỏa ra hầu hết mọi hướng. Một sự khác biệt nhỏ, nhưng không nhiều. Nếu cách hoạt động của bóng đèn cũng như của loa, bạn cũng không thể hội tụ ánh sáng hay tăng độ rõ hay xác định. Chúng ta sẽ không có cái đó, hay phim nói chung, hay máy tính, TV, hay đĩa CD ,DVD-- và nhiều nhiều nữa những thứ cho thấy tầm quan trọng của việc có thể hội tụ được ánh sáng. Ngày nay, sau khoảng 80 năm sử dụng âm thanh, Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải tìm ra cách để phát âm thanh tới nơi mà bạn muốn. Tôi có 2 nhóm. Cái này được tôi làm mẫu sáng ngày hôm qua cho một xí nghiệp xe hơi tại Detroit muốn đặt nó vào xe loại nhỏ, đặt phía trên đầu -- để bạn có thể nghe cả hai tai trong xe hơi. Nếu tôi có thể định hướng âm thanh như với ánh sáng thì sao? Tôi thu được tiếng thác nước chảy tại sân sau nhà tôi. Bạn sẽ không nghe được tiếng gì nếu nó không hướng vào bạn. Có lẽ nếu tôi hướng vào góc tường, âm thanh sẽ dội quanh phòng. (Vỗ tay) Âm thanh được tạo ra ngay kế bên tai bạn. Thật tuyệt phải không nào? (Vỗ tay) Vì thời gian giới hạn, tôi sẽ tắt một chút và tôi sẽ nói bạn nghe nó hoạt động ra sao và nó làm được gì. DĨ nhiên, như ánh sáng, thật tuyệt khi có thể dùng âm thanh để làm nổi bật cái giá treo đồ, cái bánh ngô, tuýp kem đánh răng hay tấm bảng nói trong sảnh rạp chiếu phim Sony có một ý tưởng -- Sony hiện là khách hàng lớn nhất của chúng tôi. Họ đã thử làm vào những năm 60 và vì quá thông minh nên họ từ bỏ. Nhưng họ muốn sử dụng chúng -- tôi nói nghiêm túc đó. Nhà phát minh cần có 1 sự pha trộn. Bạn phải khá là thông minh, và dù tôi không tốt nghiệp đại học không có nghĩa là tôi dốt, vì bạn không thể nào dốt khi làm được nhiều thứ thời nay. Có quá nhiều người thông minh. Nên tôi chỉ học theo cách hơi khác thường. Tôi không hoàn toàn phản đối giáo dục. Nó rất tuyệt, tôi nghĩ đôi khi người ta, khi họ được giáo dục, sẽ đánh mất nó: họ trở nên quá thông minh, họ không muốn nhìn vào thứ mà họ hiểu rõ hơn. Chúng ta đang sống một thời đại tuyệt vời, bởi vì hầu hết mọi thứ đang được khám phá lại một lần nữa. Tôi có một câu khẩu hiệu tôi hay dùng, đó là: hầu như không có cái gì - thành thật mà nói - được tạo ra cả. Chúng ta chỉ mới bắt đầu. Chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá các quy luật tự nhiên, khoa học và vật lí. Và tôi hi vọng thứ này là một phần nhỏ của nó. Sony đã đem tầm nhìn này trở lại, giúp tôi đi đúng hướng -- khi bạn đứng tại quầy tính tiền trong siêu thị, bạn sẽ được xem kênh TV mới. Họ biết rằng khi bạn xem phim tại nhà, bạn có quá nhiều sự lựa chọn bạn có thể chuyển kênh và bỏ lỡ quảng cáo của họ. Mỗi ngày có 150 triệu người đứng xếp hàng trong siêu thị. Vài năm trước họ đã làm thử và thất bại nhân viên thâu ngân phát chán vì cứ nghe lập lại mỗi 20 phút, họ liền tới tắt ngay âm thanh. nếu không nghe được tiếng, hàng hóa sẽ không tiêu thụ được. Ví dụ, khi bạn trên máy bay, họ chiếu phim bạn được xem miễn phí; khi bạn muốn nghe tiếng, bạn phải trả tiền. Và ABC và Sony đã nghĩ ra sáng kiến này khi bạn bước vào hàng tính tiền ở siêu thị -- ban đầu nó sẽ tên là "Safeways". Họ đang thử cái này tại 3 miền của đất nước -- bạn sẽ được xem TV. Hi vọng họ sẽ đủ nhạy bén không làm bạn khó chịu vì thêm 1 quảng cáo. Điều tuyệt vời từ cuộc thí nghiệm là, nếu bạn không muốn nghe nó, bạn bước sang một góc và sẽ không nghe nữa. Vậy nên chúng ta tạo ra sự yên lặng cũng như tạo ra âm thanh. Máy ATM chỉ nói chuyện với bạn, không ai khác nghe được. Ngồi trên giường xem TV lúc 2 giờ sáng; người yêu bạn hay ai đó, kế bên, vẫn ngủ ngon; không nghe được TV , không bị thức giấc. Chúng tôi cũng đang sáng tạo thiết bị ngăn tiếng ồn như tiếng ngáy, tiếng xe cộ. Tôi đã rất may mắn với công nghệ mới này: ngay khi nó sẵn sàng trình làng, cả thế giới sẵn sàng chấp nhận nó. Họ kéo đến chỗ chúng tôi. Chúng tôi đã bán nó từ tháng 9, tháng 10 năm ngoái, và thật sự rất hài lòng. Nếu bạn muốn biết giá -- hôm nay tôi không bán -- nhưng thiết bị này, gồm những phần điện tử và tất cả, một cái giá khoảng 1000 Đô-la. Hi vọng khoảng thời gian này năm sau giá sẽ chỉ còn vài trăm đô-la. Không còn mắc hơn các loại đồ điện tử thông thường. Bây giờ, khi tôi bật nó lên, bạn sẽ không nghe được âm trầm. Thiết bị tôi vừa bật có cường độ từ 200 Hz đến vượt qua ngưỡng nghe được. Nó phát ra sóng siêu âm -- sóng siêu âm cường độ thấp -- có khoảng 100,000 giao động mỗi giây. Và âm thanh mà bạn đang nghe không như loa thông thường trong đó âm thanh tạo thành trên bề mặt, mà âm thanh được tạo ra trước mặt thiết bị, trong không khí. Không khí thì không thẳng hàng, như chúng ta đã được dạy. Bạn vặn loa lên một chút -- tức là nhỉnh hơn 80 đề-xi-ben một chút -- và đột nhiên không khí bắt đầu ngắt những tín hiệu bạn truyền đi. Đây là lí do: tốc độ âm thanh không phải bất biến. Nó khá chậm. Nó thay đổi theo nhiệt độ và khí áp. Bây giờ, hãy tưởng tượng - tôi sẽ không đi sâu vào chuyên môn - tôi sẽ làm một cái đồ thị hình sin trong không khí. Nếu tôi mở âm lượng quá lớn, tôi sẽ tác động đến áp lực, nghĩa là trong lúc vẽ đồ thị hình sin, tốc độ truyền tải sẽ thay đổi. Tất cả các loại ra-đi-ô mà chúng ta biết đều là những nỗ lực để âm đi ngày càng thẳng hơn. Thẳng ở đây nghĩa là chất lượng âm tốt hơn. Âm siêu thanh thì hoàn toàn ngược lại: 100% dựa vào sự không thẳng hàng. Một hiệu ứng xảy ra trong không khí sẽ làm ngắt âm trong trường hợp này là sóng siêu âm đã được phát ra, nhưng bạn có thể đoán được bạn có thể tạo ra âm thanh chính xác từ hiệu ứng đó. Câu hỏi được đặt ra là: âm thanh được tạo ra ở đâu? Thay vì được tạo ra từ bề mặt của hình nón Nó được tạo ra từ hàng tỉ các điểm độc lập dọc cái cột hẹp này trong không khí, và khi tôi hướng nó về phía bạn, những gì bạn nghe được tạo ra ở ngay bên tai bạn. Chúng ta có thể rút ngắn cây cột được, chúng ta có thể trải nó dài ra ghế. Tôi có thể đặt nó sao cho mỗi tai nghe mỗi loa. Như vậy mới đúng là âm đôi. Khi bạn nghe máy hát tại nhà, cả hai tai bạn nghe hai loa. Đôi khi bạn chỉ bật loa bên trái bạn thấy bạn cũng nghe âm đó bên tai phải. Vì thế, âm tầng bị hạn chế -- âm tầng đúng ra phải trải ra ngay trước mặt bạn. Bởi vì âm được tạo ra dọc cây cột này, trong không khí, nó không tuân theo luật bình phương nghịch đảo. Theo luật này, âm thanh giảm đi khoảng 2/3 mỗi khi bạn nhân đôi khoảng cách: chẳng hạn, giảm 6dB mỗi khi bạn đi từ 1m lên 2m. Có nghĩa là bạn đi đến một buổi nhạc rock hay buổi hòa nhạc, đột nhiên, người ngồi ghế trước nghe được chất lượng như người ngồi ghế sau. Ghê không? Chúng tôi đã, như tôi đã nói, rất thành công và may mắn, khi có công ty đã có được tầm nhìn này, -- các nhà sản xuất xe hơi muốn đặt hệ thống âm thanh phía trước cho bọn trẻ, và một hệ thống riêng biệt ở phía sau -- ồ không, ngày nay trẻ con không lái xe. (Khán phòng cười) Tôi đang xem bạn có lắng nghe không. Thực ra, tôi vẫn chưa ăn sáng. Một hệ thống loa đằng trước cho bố và mẹ, và một máy phát DVD nhỏ cho bọn trẻ ở phía sau, và cha mẹ không muốn bị làm phiền bởi nó, hoặc mấy bài nhạc rap hay đại loại vậy. Như vậy, ý tưởng đặt âm thanh bất cứ nơi nào bạn muốn đã thật sự bắt đầu có kết quả. Nó cũng được dùng cho truyền tải và giao tiếp thông tin. Nó hoạt động hiệu quả gấp 5 lần khi dưới nước. Chúng tôi đã nhờ quân đội, triển khai một vài thiết bị này tại Iraq, bạn có thể làm giả tiếng chuyển động của đoàn quân cách đó một phần tư dặm trên đồi. (Khán phòng cười) Hoặc là bạn có thể thì thầm vài lời kinh thánh với 1 tên khủng bố (Khán phòng cười) Tôi nói thật. Và họ có những thiết bị hồng ngoại có thể nhìn vào vẻ nghiêm trang của họ và phát hiện độ Kelvin thay đổi rất nhỏ từ khoảng cách 100 dặm khi họ bật thứ này. Và như vậy, hy vọng đây cũng là một cách để xem coi ai là người thân thiện. Chúng tôi làm một phiên bản phát ra 155 đề-xi-ben của cái máy này. Mức gây đau tai là 120. Nó cho phép bạn đi gần 1 dặm và giao tiếp với mọi người, có thể có một bãi biển công cộng ngay bên cạnh, và họ cũng không biết nó được bật lên. Chúng tôi bán chúng cho quân đội với giá khoảng 70.000 đôla, và họ nhanh chóng mua hết chúng. Chúng tôi đặt nó trên 1 tháp pháo có camera để khi bạn bị bắn thì nó không bị ảnh hưởng. Tôi có cả đống phát minh khác. Tôi chế cái ăng-ten plasma này để sang số. Một hôm, khi tôi đang nhìn lên trần văn phòng của mình -- lúc đó tôi đang thực hiện dự án ra-đa xuyên đất -- và cộng sự của tôi đến và nói rằng: "Có chuyện rồi. Chúng ta đang sử dụng những sóng âm cực ngắn. Có vấn đề với cái ăng ten. Khi anh phát những sóng âm ngắn, giống như âm thoa, cái ăng ten cộng hưởng, và năng lượng phát ra từ ăng-ten nhiều hơn năng lượng tán xạ từ mặt đất mà ta đang cố phân tích, tốn quá nhiều công sức." Tôi nói: "Tại sao ta không làm một cái ăng ten chỉ xuất hiện khi ta muốn? Ta bật lên, ta tắt đi. Đó là một cái ống huỳnh quang tinh lọc." Tôi vừa mới bán nó với giá 1,5 triệu đôla, tiền mặt. Tôi mang nó về lại Lầu Năm Góc sau khi nó bị lộ khi bằng sáng chế nó được ban hành, rồi kể với mọi người ở đó về điều đó, và họ cười, rồi tôi cho họ xem mẫu và họ mua nó. (Khán phòng cười) Các bạn đã nghe 1 cái tai nghe nói luyên thuyên chưa ? Đó là phát minh của tôi. Tôi bán nó giá 7 triệu đô. Đó là một sai lầm. Nó được bán giá 80 triệu đô 2 năm trước. Tôi đã thiết kế nó trên cái máy Mac cũ kĩ trên gác mái nhà tôi, và một trong những thiết kế mà họ có hiện nay vẫn giống như thiết kế của tôi. Vì thế, tôi thật may mắn khi làm nhà phát minh. Tôi là người hạnh phúc nhất mà bạn gặp. Bố tôi mất trước khi được thấy bất cứ ai trong nhà làm được điều gì đó. Các bạn là những khán giả tuyệt vời. Tôi biết bài nói của tôi lộn xộn. Tôi thường ứng biến bài nói ngay lúc xuất hiện trước đám đông. Để tôi cho các bạn xem, vào phút cuối này, 1 bài giới thiệu nhanh về anh chàng này, dành cho những ai chưa nghe nó. Bạn không thể biết nó đang bật hay tắt. Hãy giơ tay nếu bạn chưa nghe thấy nó. Ở đằng đó có nghe thấy không? Hãy tìm anh chàng quay phim. Vâng, được rồi đó. Tôi đã mở một chai nước ngọt ngay trong đầu bạn, thật tuyệt. Cảm ơn các bạn lần nữa. Tôi cảm kích rất nhiều. Năm ngoái, tôi đã gặp 273 nhà khởi nghiệp. Và ai ai cũng tìm kiếm đầu tư. Là một nhà đầu tư công nghệ, mục tiêu của tôi là chọn lọc những người đã gặp và nhanh chóng xác định ai là người có tiềm năng làm việc lớn. Nhưng điều gì tạo nên một nhà sáng lập giỏi? Đó là câu tôi tự hỏi mỗi ngày. Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đặt cược dựa trên nền tảng trước đó của người sáng lập. Họ có từng học tại trường thuộc Ivy League? Họ có từng làm việc ở một công ty hàng đầu? Họ có tầm nhìn chiến lược không? Hiệu quả nhất là, người này thông minh đến thế nào? Các nhà đầu tư khác đánh giá chỉ số cảm xúc, hay EQ của nhà sáng lập. Người này giỏi tới đâu trong việc lập nhóm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng? Nhưng tôi có một cách khác để đánh giá các nhà sáng lập, và nó chẳng hề phức tạp. Tôi tìm các dấu hiệu của một đặc điểm cụ thể. Không phải IQ, cũng không phải EQ. Mà là khả năng thích ứng: người này phản ứng tốt thế nào với sự thay đổi bất khả kháng, và nhiều thay đổi. Đó là điều quan trọng duy nhất tôi cần xác định. Tôi có niềm tin rằng sự thích ứng tự nó là biểu hiện của sự thông minh. Và chỉ số thích nghi của chúng ta, hay AQ là thứ có thể đo đếm, đánh giá, và cải thiện được. Tuy nhiên, AQ không chỉ hữu ích với các nhà sáng lập. Tôi nghĩ nó ngày càng quan trọng với tất cả chúng ta. Vì thế giới này đang tăng tốc. Chúng ta đều biết thay đổi trong công nghệ đang tăng tốc, buộc trí não của ta phải thích ứng. Từ môi trường làm việc đang chuyển hướng cùng với sự tự động hóa, sự dịch chuyển địa lý-chính trị trong một thế giới toàn cầu hóa hơn, hay đơn giản là sự thay đổi trong gia đình và các mối quan hệ cá nhân. Mỗi chúng ta, mỗi cá nhân, tập thể, đoàn thể và cả chính phủ đều đang phải đấu tranh với thay đổi nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người. Vậy làm thế nào để đánh giá khả năng thích ứng của ta? Tôi dùng ba mẹo khi gặp mặt các nhà sáng lập. Mẹo thứ nhất. Hãy nghĩ về buổi phỏng vấn công việc gần đây nhất của mình. Bạn thường gặp những câu hỏi nào? Có thể là "Kể tôi nghe thời điểm mà..", đúng không? Thay vào đó, để phỏng vấn khả năng thích ứng, tôi hay hỏi dạng câu hỏi "Sẽ như nào nếu..." Doanh thu chính của bạn cạn sạch sau một đêm? các đợt nắng nóng khiến khách hàng không thể tới cửa hàng của bạn? Hỏi "Sẽ như nào nếu...", thay vì hỏi về quá khứ, khiến cho não chúng ta phải tưởng tượng để vẽ ra các viễn cảnh có thể trong tương lai. Sức mạnh của tầm nhìn, cũng như là số kịch bản một người có thể vẽ ra, cho tôi biết rất nhiều điều. Tập mô phỏng là một cách thử an toàn để cải thiện khả năng thích ứng. Thay vì kiểm tra cách bạn tiếp nhận và lưu giữ thông tin, như bài kiểm tra IQ, nó kiểm tra xem bạn vận dụng thông tin như thế nào, đưa ra một ràng buộc, để đạt được mục tiêu cụ thể. Mẹo thứ hai mà tôi dùng để đánh giá khả năng thích nghi của các nhà sáng lập là tìm các dấu hiệu của việc tập quên những gì đã học. Những người chủ động thách thức những điều đã biết, và viết đè lên những dữ liệu cũ những thông tin mới. Kiểu như một máy tính đang dọn dữ liệu trong ổ đĩa. Destin Sandlin là một ví dụ, anh đã lập trình chiếc xe đạp của mình rẽ trái khi anh quẹo phải và ngược lại. Anh gọi đó là chiếc xe đạp ngược, và phải mất gần tám tháng chỉ để học được cách lái nó một cách bình thường. Việc Destin có thể tập quên cách lái xe bình thường để học lái chiếc xe mới báo hiệu điều tuyệt vời về khả năng thích ứng của ta. Nó không là cố định. Thay vào đó, mỗi chúng ta đều có khả năng cải thiện nó, bằng sự tận tâm và sự chăm chỉ. Ở trang cuối của cuốn tự truyện, Gandhi viết, “Tôi phải biến mình về số 0." Tại nhiều thời điểm của cuộc đời của mình, ông đã tìm cách đưa bộ não về tâm trí của người mới bắt đầu, số 0. Để quên đi. Với cách này, tôi khá chắc chắn để nói rằng Gandhi có chỉ số AQ cao. (Cười) Mẹo thứ ba và cuối cùng mà tôi dùng để đánh giá khả năng thích ứng của nhà sáng lập, đó là tìm ra người mang sự khám phá vào cuộc sống và công việc của mình. Có một sự giao nhau tự nhiên giữa khám phá và khai thác. Và một cách tổng quan, chúng ta thường có xu hướng nói quá về khai thác. Ý tôi là như này. Năm 2000, một người đàn ông đã dùng mánh khoé để được gặp John Antioco, CEO của Blockbuster, và đề xuất trở thành đối tác quản lý việc kinh doanh trực tuyến non trẻ của Blockbuster. CEO John đã cười lớn và nói: "Tôi hiện có hàng triệu khách hàng và hàng ngàn cửa hàng bán lẻ thành công. Tôi chỉ cần tập trung vào tiền mà thôi." Người đàn ông kia hóa ra lại là Reed Hastings, CEO của Netflix. Năm 2018, Netflix đã thu về 15,8 tỷ đô la trong khi Blockbuster đã phá sản vào năm 2010, chỉ 10 năm sau cuộc gặp đó. CEO của Blockbuster đã quá chú tâm khai thác mô hình kinh doanh đã thành công của mình để rồi không thấy được những cơ hội mới. Và vì thế, thành công trước đó đã giết chết khả năng thích ứng của ông. Với các nhà sáng lập từng làm việc cùng, tôi đặt sự khám phá như một trạng thái tìm kiếm không ngừng. Để không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, mà thay vào đó là tiếp tục chủ động tìm kiếm kẻ thù kế tiếp. Khi bắt đầu tìm hiểu về khả năng thích ứng, điều mà tôi thấy thú vị nhất là ta có thể cải thiện nó. Mỗi chúng ta đều có thể thích ứng tốt hơn. Cũng giống như cơ bắp chúng cần được rèn luyện. Và đừng nản chí nếu nó mất nhiều thời gian. Bạn còn nhớ Destin Sandlin chứ? Anh đã mất tám tháng chỉ để học cách đi xe đạp. Ngày qua ngày, với các mẹo mà tôi đã dùng với các nhà sáng lập: hỏi các câu hỏi "sẽ thế nào nếu", chủ động quên để học và ưu tiên việc khám phá hơn là khai thác sẽ giúp bạn trở thành người cầm lái để lỡ khi có biến cố, thì bạn đã chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta đang bước vào một tương lai nơi mà EQ và IQ đều không quan trọng bằng việc bạn thích ứng nhanh nhạy như thế nào. Vì thế, tôi mong những cách này sẽ giúp bạn nâng cao AQ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tiếng hò reo của đám đông, sư tử gầm rú, tiếng đao búa loảng xoảng. Từ năm 80 sau Công Nguyên (SCN), những âm thanh này rền vang khắp Đấu trường La Mã. Hàng trăm ngày trong năm, hơn 50.000 người dân La Mã và khách từ khắp Đế Chế ngồi chật kín sân vận động bốn tầng để xem võ sĩ giác đấu, đấu thú, và đua xe ngựa. Và ở màn biểu diễn cuối, nước được dẫn vào đấu trường, nhấn chìm sân khấu tạo nên cảnh quan kỳ vĩ nhất: dàn trận hải chiến. Màn trận hải quân hoàng tráng này, được gọi là naumachiae, bắt đầu dưới triều đại Julius Caesar, thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, hơn một trăm năm trước khi Đấu trường La Mã được xây dựng. Chúng được tổ chức cùng với những màn biểu diễn dưới nước khác trên những vùng nước tự nhiên và nhân tạo khắp La Mã cho đến thời hoàng đế Flavius Vespasian, năm 70 SCN, Đấu trường La Mã được xây trên nền một hồ nước cũ. Đấu trường được dự tính sẽ là biểu tượng quyền lực của La Mã trong thế giới cổ đại, và còn cách gì để thể hiện quyền lực hơn là một nơi mà nước có thể dâng lên và hạ xuống theo lệnh Hoàng Đế. Con trai của Vespasian là Flavius Titus hoàn thành ước nguyện của cha năm 80 SCN, dùng chiến lợi phẩm để hoàn thiện Đấu trường La Mã hay thời bấy giờ, được biết đến với tên gọi: nhà hát vòng tròn Flavian. Lễ khánh thành được tổ chức trong 100 ngày với những trò chơi giác đấu ngoạn mục thiết lập một tiền lệ với chương trình biểu diễn bao gồm diễu hành, biểu diễn âm nhạc, hành quyết công khai, và dĩ nhiên, những trận giác đấu. Không giống trò chơi trong nhà hát nhỏ do quý tộc La Mã tài trợ, những màn phô diễn sức mạnh Hoàng gia được Hoàng Đế chu cấp. Những màn diễu hành kỳ thú, biểu diễn sân khấu, và thao diễn hải chiến ngoạn mục đều được thiết kế để củng cố niềm tin vào thánh Đế, vị vua sẽ được phong thánh sau khi băng hà. Cách các kĩ sư làm đấu trường ngập nước vẫn còn là bí ẩn. Vài nhà sử học tin rằng đó là do một đường ống khổng lồ dẫn nước vào đấu trường. Số khác cho rằng hệ thống những hầm ngầm và cống dẫn dùng để thoát nước, cũng được dùng để bơm nước. Có thể, hầm ngầm này được đổ đầy nước trước khi sự kiện diễn ra và sau đó, cổng được mở cho nước chảy vào đấu trường, hơn 4.500 m3 nước với độ sâu gần 2 mét. Ngoài vấn đề về nước ra, người La Mã phải đóng những con thuyền thu nhỏ, đáy phẳng để không làm hỏng bề mặt đấu trường. Những con thuyền này dài từ 7 đến 15 mét, và được phỏng theo những con tàu lớn nổi tiếng. Trong suốt trận chiến, hàng tá thuyền lướt quanh đấu trường thủy thủ đoàn ăn mặc như đấu sĩ của hai đội quân đối đầu nhau. Những chiến binh này đọ kiếm trên thuyền; leo lên thuyền, chiến đấu, dìm chết và vô hiệu hoá đối phương đến khi chỉ một bên còn trụ lại. May thay, không phải màn trình diễn nào cũng khủng khiếp như thế. Trong vài buổi diễn, đấu trường ngập nước cho phép những người đánh xe trượt trên mặt nước như thể thần biển Triton đang tạo sóng khi điều khiển cỗ xe trên mặt biển. Thú vật bước đi trên mặt nước, tù nhân tái hiện lại thần thoại và đêm xuống, màn đồng diễn khoả thân được trình diễn dưới ánh đuốc. Nhưng kỉ nguyên nước ở Đấu trường La Mã không kéo dài mãi. Những trận hải chiến phổ biến đến nỗi đầu những năm 90 SCN, Hoàng Đế Domitian cấp riêng cho nó một hồ nước gần đó. Hồ lớn hơn, thích hợp để thao diễn hoàng tráng hơn, trong khi Đấu trường La Mã lại có thêm nhiều chuồng thú dưới lòng đất và những cửa sập không còn dùng để điều tiết nước. Nhưng nhờ nó, đã có lúc, các Hoàng Đế triều Flavian kiểm soát được chiến tranh và nước trong màn phô diễn quyền lực ngoạn mục. Cheryl: Aimee và tôi nghĩ - Hi, Aimee. Aimee Mullins: Hi Cheryl: Aimee và tôi nghĩ rằng chúng tôi chỉ muốn nói chuyện một chút, và tôi muốn cô ấy nói với tất cả các bạn về những gì làm cô một vận động viên đặc biệt. AM: Vâng, đối với những người đã nhìn thấy bức ảnh trong tiểu sử của tôi, nó đã nói lên rõ. Tôi là một người bị cụt hai chân, và tôi được sinh ra thiếu xương mác trong cả hai chân. Tôi bị cắt bỏ hai chân lúc một tuổi, và tôi đã chạy lung tung kể từ đó, khắp nơi. Cheryl: Vâng, sao bạn không kể cho họ, làm sao mà bạn lại đến Georgetown? Tại sao chúng ta không bắt đầu từ đấy? AM: tôi là sinh viên năm cuối tại Georgetown theo đuổi chương trình ngoại giao. Tôi giành được một suất học bổng toàn phần khi tốt nghiệp trung học. Họ chọn ra ba học sinh toàn quốcmỗi năm để tham gia vào các vấn đề quốc tế, và như vậy tôi đã đến Georgetown và tôi đã ở đó bốn năm. Thích lắm. Cheryl: Khi Aimee đến đó, cô quyết định rằng cô tò mò về đường đua và sân tập, vì vậy cô đã quyết định gọi cho ai đó và bắt đầu hỏi về nó. Vậy, tại sao bạn không kể chuyện đó? AM: Vâng, tôi đoán tôi đã luôn quan tâm đến thể thao. Tôi chơi bóng mềm trong năm năm tuổi thơ. Tôi thi trượt tuyết suốt thời trung học, và tôi thấy một chút bồn chồn trong đại học bởi vì tôi đã không được làm bất cứ điều gì trong khoảng một hoặc hai năm trong thể thao. Và tôi không bao giờ thi đấu trên một mức độ tàn tật. Tôi luôn luôn cạnh tranh với các vận động viên bình thường. Đó là tất cả tôi từng biết. Thật ra, tôi chưa bao giờ thậm chí gặp người bị cụt khác cho đến khi tôi là 17. Và tôi nghe, rằng người ta làm đường chạy này thích nghi với tất cả các vận động viên khuyết tật, và tôi nhận ra, oh, tôi không biết về việc này, nhưng trước khi tôi đánh giá nó, hãy để tôi đi xem chuyện này là thế nào. Vì vậy, tôi tự mình đặt vé bay đến Boston vào năm '95, lúc tôi 19 tuổi, và chắc chắn là lính mới trong cuộc đua. Trước đây tôi chưa bao giờ tham gia. Tôi đi ra trên đường chạy sỏi một vài tuần trước cuộc đua để xem tôi chạy đc tới đâu, và khoảng 50 mét là đủ cho tôi thở hổn hển. Và tôi đã có những chân được làm bằng, như, một hợp chất gỗ và nhựa, gắn liền với dây đai Velcro -- lớn, dày, năm lớp vớ len -- các bạn biết đấy, đó không phải là những thứ thoải mái nhất, nhưng là tất cả những gì tôi từng biết. Và ở tận đây ở Boston thi đấu với những người mang chân làm bằng graphite carbon và, đồ giảm xóc trong đó và nhiều thứ khác, và họ nhìn tôi như là, OK, chúng tôi biết ai sẽ không giành chiến thắng cuộc đua này, các bạn biết đấy. Và, tôi muốn nói rằng, tôi đến đó hy vọng -- Tôi không biết tôi mong chờ điều gì -- nhưng, các bạn biết đấy, khi tôi thấy một người đàn ông đã bị mất hẳn một chân thi nhảy cao, nhún trên một chân để nhảy cao và vượt qua sáu feet, hai inch (khoảng 2 mét) ... Dan O'Brien đã nhảy qua 5'11" (1,8 mét) vào năm '96 ở Atlanta, Tôi muốn nói, nếu nó chỉ mang đến cho bạn một sự so sánh -- đây là những các vận động viên thực sự thành công mà không đủ tư cách đối với cái từ "vận động viên" ấy. Và vì vậy tôi quyết định thử, các bạn biết đấy, tim đập thùm thụp, Tôi chạy đua lần đầu tiên, và tôi đánh bại kỷ lục quốc gia bởi 3 mili giây và trở thành người lập kỷ lục quốc gia mới trong lần thử đầu tiên. Và, các bạn biết đấy, người ta nói rằng, "Aimee, bạn biết ko, bạn có tốc độ - bạn có tốc độ tự nhiên -- nhưng bạn không có bất kỳ kỹ năng hoặc thể chất để đi xuống đường chạy đua kia. Bạn đã chạy khắp nơi. Chúng tôi đều thấy bạn đã cố gắng như thế nào. " Và như vậy, tôi quyết định gọi cho huấn luyện viên chạy tại Georgetown. Và tôi tạ ơn chúa tôi đã không biết người đàn ông này là kinh nghiệm trong lĩnh vực chạy như thế nào. Ông ấy đã huấn luyện năm vận dộng viên Olympic, văn phòng của ổng được lót sàn tới trần bằng các bằng khen của Mỹ, của tất cả các vận động viên mà ông đã huấn luyện, và là một con số khá đáng sợ. Và tôi gọi ông lên và nói: "Thưa thầy, tôi đã chạy một cuộc đua và tôi đã thắng, và ... (Cười) Tôi muốn xem nếu tôi có thể, ông biết đấy -- Tôi cần xem nếu tôi có thể tham gia một số buổi tập của thầy, xem thầy luyện gì và vân vân." Đó là tất cả những gì tôi đã muốn - chỉ hai buổi tập. Tôi có thể tham gia và quan sát thầy? Và ông nói, "Vậy thì, chúng ta cần phải gặp trước khi chúng ta quyết định bất cứ điều gì." Ông ta nghĩ, "Tôi đã tự dấn thân vào cái gì thế này?" Thế nên, tôi đã gặp người đàn ông ấy, bước vào trong văn phòng ông ta và thấy các áp phích và bìa tạp chí của những người ông đã từng huấn luyện. Và chúng tôi ngồi và nói chuyện và nó trở thành một quan hệ đối tác lớn vì ông chưa bao giờ huấn luyện một vận động viên khuyết tật, bởi vậy ông không có trước những khái niệm về những gì tôi có thể và ko thể, và tôi thì chưa bao giờ được huấn luyện, vì vậy nó như là, nào chúng ta bắt đầu -- hãy bắt đầu trên chuyến đi này. Thế là ông bắt đầu cho tôi bốn ngày một tuần vào giờ ăn trưa, thời gian rỗi của ông để tôi đến sân và tập với ông ta. Thế nên, đó là cách tôi gặp Frank. Nhưng đó là mùa thu năm '95 và sau đó, khi mùa đông đã đến, ông nói, "Cô biết không, cô đủ sức. Cô có thể chạy trên đường của đội nữ. " Và tôi nói, "Không, coi nào." Và ông nói, "Không, không, thật đấy. Cô có thể. Cô có thể chạy với đội nữ. " Vì vậy, mùa xuân năm 1996, với mục tiêu vào đội Paralympic Mỹ Tháng năm vội đến với tốc độ tối đa, tôi tham gia đội tuyển nữ. Và chưa hề có người tàn tật nào thực hiện được điều này trước đây - chạy ở cấp trường đại học. Vì vậy nó bắt đầu trở thành một sự pha trộn thú vị. Cheryl: Vâng, tại sao cô không kể, như -- trên đường đến Thế vận hội -- nhưng một vài sự kiện đáng nhớ đã xảy ra tại Georgetown. Sao cô không kể cho họ? AM: Vâng, tôi đã thắng mọi cuộc thi cho người khuyết tật tất cả mọi cuộc thi tôi tham gia - và huấn luyện tại Georgetown và biết rằng tôi sẽ phải làm quen với việc nhìn thấy mặt sau áo của những vận động viên nữ này-- bạn biết đó, tôi đang chạy đua với Flo-Jo tiếp theo -- và ai cũng nhìn tôi, như thể, Hmm, cái gì, cái gì đang xảy ra đây? Và, bạn biết đấy, mang đồng phục Georgetown và đi ra sân tập và biết rằng, để trở nên tốt hơn - và tôi đã là vô địch trong cả nước -- bạn biết đấy, bạn có để đào tạo với những người vốn đã lợi thế hơn so với bạn. Và tôi đã thi đấu và lọt vào Big East đó là, chức vô địch chạy đua vào cuối mùa giải, và thực sự, thực sự nóng. Và đó là lần đầu tiên -- Tôi vừa nhận đc đôi chân chạy nước rút mà bạn nhìn thấy trong tiểu sử-- và tôi đã không nhận ra lúc đó, bạn biết ko, số lượng mồ hôi mà tôi sẽ đổ trong tất, nó thực sự như một chất bôi trơn và tôi sẽ như la piston chuyển động. Và ở khoảng 85 mét trong 100 mét nước rút, trong tất cả vinh quang của tôi, Tôi rớt khỏi chân mình. Như, tôi gần như rớt ra khỏi nó, trước mặt 5.000 người. Và tôi, cảm thấy xấu hổ, và-- bởi vì tôi đã đăng ký chạy 200m, bạn biết, bắt đầu sau nửa giờ. (Cười) Tôi đi đến huấn luyện viên. "Xin đừng bắt tôi làm việc này." Tôi không thể chạy trước mặt tất cả mọi người. Chân của tôi sẽ rớt ra. Và nếu nó rớt ra ở 85m không có cách nào tôi chạy 200m. Và ổng chỉ ngồi đó như thế này. Và, bạn biết ko, lời biện hộ của tôi rơi vào đôi tai điếc - ơn chúa -- bởi vì ông , giống như - bạn biết đó, người đàn ông từ Brooklyn -- một người đàn ông lớn - ông nói, "Aimee, nếu chân cô rơi ra thì sao? Cô nhặt nó lên, mang nó vào lại, và hoàn thành cuộc đua!" (Vỗ tay) Và tôi đã làm. Vì vậy, như là, ông giữ tôi tập trung. Ông giữ tôi đi đúng hướng. Cheryl: Vậy, sau đó Aimee vào Paralympics 1996, và cô ấy rất vui mừng. Gia đình cô đến xem - đó là một vinh dự. Cô ấy bây giờ - đã chạy được hai năm? AM: Không, một năm. Cheryl: Một năm. Và tại sao bạn không kể cho họ biết chuyện gì xảy ra ngay trước khi bạn thi chạy? AM: Được rồi, Atlanta. Paralympics, chỉ làm rõ một chút, là thế vận hội cho người khuyết tật thể chất -- những người bị cụt tay, bại não, và trên xe lăn-- như đối lập của Special Olympic cho người khuyết tật tâm thần. Vì vậy, một tuần sau Thế vận hội, và ngay ở Atlanta, và tôi bị thổi bay đi bởi thực tế là, các bạn biết đó, chỉ một năm trước đây tôi ra trên một đường sỏi và không thể chạy 50 mét. Và giờ ở đây tôi - không bao giờ thua.. Tôi lập kỷ lục mới ở giải quốc gia - thử nghiệm cho Thế vận hội - tháng năm đó,. và, bạn biết đó, chắc chắn tôi về nhà với huy chương vàng. Tôi cũng là người duy nhất mà họ gọi là bilateral BK - song phương dưới đầu gối. Tôi là người phụ nữ duy nhất tham gia nhảy xa. Tôi vừa thực hiện nhảy xa, và một gã mà thiếu hai chân đến với tôi và nói, "Làm thế nào cô làm được thế vậy? Cô biết đó, chúng ta phải có một bàn chân phẳng, để chúng ta không nhảy lên khỏi bàn đạp. " Tôi nói: "Vâng, tôi mới làm được đó. Không ai nói với tôi điều đó cả." Vì thế, -- buồn cười mà tôi còn ba inch đến kỷ lục thế giới -- và tiếp tục từ điểm đó, các bạn biết đấy, vì vậy tôi đã đăng ký thi nhảy xa -- đăng ký? -- không, tôi đã thi nhảy dài và chạy 100m. Và tôi chắc chắn, bạn biết đó. Tôi đã có mặt trên trang bìa của tờ báo ở nhà mà tôi giao trong sáu năm, các bạn biết đấy. Đó là, như, đây là lúc tôi tỏa sáng. Và chúng ở sân vận động khởi động - đường chạy khởi động, cách sân vận động Olympic vài dãy. Và đôi chân mà tôi mang - mà tôi sẽ lấy ra ngay bây giờ. Tôi là người đầu tiên trên thế giới trên đôi chân này-- Tôi là vật thử nghiệm -- Và, tôi nói với các bạn này, nó như là điểm thu hút du khách. Mọi người đều chụp hình, "Cô gái này đang chạy trên cái gì thế?" Và tôi luôn luôn nhìn xung quanh, như thế, cuộc thi của tôi đâu? Nó là cuộc thi quốc tế đầu tiên của tôi Tôi cố gắng giao tiếp với bất kỳ người nào tôi có thể, Bạn có biết, ai, tôi thi chạy với ai ở đây? "Ồ, Aimee, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề đó sau." Tôi muốn tìm hiểu nhiều lần. "Đừng lo lắng, bạn đang làm rất tốt." Đây là 20 phút trước cuộc đua của tôi trong sân vận động Olympic, và họ đăng những tấm nhiệt. Và tôi đi qua và nhìn. Và thời gian nhanh nhất của tôi, kỷ lục thế giới, là 15,77. Sau đó, tôi nhìn - làn đường bên cạnh, số hai, là 12,8. Lane 3 là 12,5. Lane 4 là 12,2. Tôi nói: "Điều gì đang xảy ra?" Và họ cho tất cả chúng tôi vào trong xe buýt, và tất cả các phụ nữ đó ở trên xe đều thiếu một tay. (Cười) Vậy, tôi như là -- Và tất cả họ nhìn tôi như ai trong số này là không giống những người khác, bạn biết không? Tôi đang ngồi ở đó, giống như, "Chúa ơi." Bạn biết, tôi chưa bao giờ bị thua cái gì, như, dù nó là học bổng hay, bạn đã biết, Tôi đã giành được năm huy chương vàng trượt tuyết. Và tất cả mọi thứ, tôi đến đích trc. Và Georgetown, bạn biết, thật tuyệt vời. Tôi đã thua, nhưng nó là huấn luyện tốt nhất vì đây là Atlanta. Đây rồi, giống như, Crème de la Crème, và không có nghi ngờ gì , rằng tôi sẽ thua lớn. Và, bạn biết, tôi chỉ nghĩ, "chúa ơi, gia đình tôi, bạn biết, vào trong một xe tải và lái xuống đây từ Pennsylvania. " Và, bạn đã biết, tôi là nữ vận động viên Mỹ duy nhất chạy nước rút. Vì vậy, họ gọi cho chúng tôi ra và, các bạn biết đó, "Thưa các quý bà, các bạn có một phút." Và khi tôi mang chân vào và cảm thấy sợ hãi bởi vì chỉ có tiếng rì rào này qua đám đông, như, những người đủ gần vạch xuất phát để xem. Và tôi như, "Tôi biết. Nhìn đây!. Điều này là không đúng". Và tôi nghĩ đó là lá bài cuối cùng của tôi ở đây, là, ít nhất, các bạn biết đấy, nếu tôi không thể đánh bại các cô gái này Tôi sẽ xáo trộn đầu óc của họ một ít, ok, các bạn biết đấy? (Cười) Ý tôi là, nó chắc chắn là cảm giác Rocky IV của tôi so với Đức và, các bạn biết đấy, mọi người khác - Estonia và Ba Lan - đã ở cao trào này. Và, các bạn biết đó, khi súng nổ, và tất cả tôi nhớ được, các bạn biết đấy, về đích cuối cùng, các bạn đã biết đó, chiến đấu với nước mắt của sự thất vọng và đáng kinh ngạc, lạ thường, cảm giác bị thua tràn ngập. Và tôi đã phải suy nghĩ tại sao tôi làm điều này, nếu tôi đã chiến thắng mọi thứ, và nó như, tại sao? Tất cả thời gian huấn luyện này, và tôi đã đổi thay cuộc sống của mình. Tôi đã trở thành một vận động viên trường đại học, các bạn biết đấy. Tôi đã trở thành một vận động viên Olympic. Và nó làm cho tôi thực sự nghĩ về việc làm sao, các bạn biết đó, những thành tích đó có được. Tôi muốn nói, thực tế là tôi đặt tầm nhìn của tôi chỉ một năm và ba tháng trước đó để trở thành một vận động viên Olympic và nói rằng, các bạn biết đấy, cuộc sống của tôi đi theo hướng này đây, và tôi muốn ở đây một lúc, và chỉ xem tôi có thể đẩy nó đi xa tới đâu. Và thực tế là tôi nhờ giúp đỡ - đã có bao nhiêu người giúp? Đã có bao nhiêu người cho thời gian và chuyên môn của họ, các bạn biết đấy, và kiên nhẫn để giúp với tôi? Và đó là, như, vinh quang tập thể -- rằng có được, 50 người phía sau tôi mà đã tham gia vào kinh nghiệm lạ thường này đi tới Atlanta Vì vậy, tôi thấy, nó, tôi áp nó vào triết lý bây giờ với mọi thứ tôi làm về, như, bạn đã biết, ngồi lại và nhận ra sự thay đổi, như thế, bạn đã đi đc bao xa đến mục tiêu này, các bạn biết đó. Tập trung vào một mục tiêu là quan trọng, tôi nghĩ, nhưng, các bạn biết đó, công nhận sự tiến triển cũng vậy và bạn đã trưởng thành như thế nào, các bạn biết đấy. Đó là chính là thành quả, tôi nghĩ thế. Đó thực sự là thành quả. Cheryl: Sao cô không cho họ xem chân mình? AM: Ồ vâng, tất nhiên. Cheryl: Cô hãy cho chúng tôi xem thêm vài bộ chân đi. AM: Vâng, đây là đôi chân đẹp của tôi. (Cười) Không, đây thực ra là đôi chân thẩm mỹ của tôi, và chúng hoàn toàn đẹp. Bạn phải lên và nhìn thấy chúng. Có những nang tóc trên đó, và tôi có thể sơn móng chân. Và, nghiêm túc, tôi có thể mang giày cao gót. Bạn không hiểu nó như thế nào để có khả năng đi vào trong tiệm giày và mua bất cứ cái gì bạn muốn Cheryl: Bạn chọn chiều cao của mình? AM: Tôi đã chọn chiều cao của mình, chính xác. (Cười) Patrick Ewing, người từng chơi cho Georgetown trong thập niên 80, trở lại mỗi mùa hè. Và tôi không ngừng chế giễu ông ta trong phòng huấn luyện bởi vì ông đến với chấn thương bàn chân. Tôi như, "Bỏ nó ra! Đừng lo lắng, anh biết đấy. Anh có thể cao tám feet (1,8 mét). Chỉ cần bỏ chúng ra. " (Cười) Dù sao thì anh ấy cũng đã không thấy chuyện đó hài hước như tôi. Được rồi, bây giờ, đây là những chân chạy của tôi, được làm bằng carbon graphit, như tôi đã nói, và tôi cần chắc mình có đúng khung không. Không, tôi có quá nhiều chân ở đây. Đây là những - Bạn thực sự muốn giữ nó? Đó là một chân khác tôi dùng cho, quần vợt và bóng mềm. Nó có chống sốc bên trong nên nó, như, "Suỵt", tạo âm thanh gọn gàng khi bạn nhảy quanh trên nó. Rồi. Và đây là thứ silicon cuộn qua, các bọc silicon tôi cuộn quanh để giữ nó trên đó, khi tôi ra mồ hôi, các bạn biết đấy, tôi đẩy nó ra. Cheryl: Bạn có một chiều cao khác? AM: trên đôi chân này? Cheryl: Ừ. AM: Tôi không biết. Tôi không nghĩ như vậy Tôi có thể là cao một chút. Tôi thực sự có thể đặt cả hai chân lên. Cheryl: Cô ấy không thực sự đứng trên đôi chân này đc. Cô phải di chuyển, do đó, ... AM: Vâng, tôi chắc chắn phải di chuyển, và cân bằng, là nghệ thuật trên chúng. Nhưng không có vớ silicon, tôi sẽ trượt ở trong đó. Và như vậy, tôi chạy trên đôi này và đã gây sốc một nửa thế giới. (Vỗ tay) Đôi này mô phỏng dáng thực tế của vận động viên khi họ chạy. Nếu bạn đã từng xem một vận động viên chạy, bóng bàn chân của họ là cái duy nhất tiếp đất, vì vậy khi tôi đứng trên đôi chân này, gân chân và những cái thừa thãi của tôi được rút gọn như tôi có bàn chân và được đứng trên bóng của bàn chân của tôi. (Khán giả: Ai làm chúng?) AM: Đó là một công ty ở San Diego gọi là Flex-Foot. Và tôi đã là một thí nghiệm và, như tôi hy vọng sẽ tiếp tục được làm trong mọi hình thức mới của chân giả vừa ra. Nhưng trên thực tế chúng, như tôi đã nói, vẫn còn là mẫu. Tôi cần phải lấy vài cái mới, cái cuối cùng tôi thử, các bạn biết đấy, nó giống như ... nó là một vòng hoàn chỉnh. Người điều hành: Aimee và người thiết kế của chúng sẽ ở TED Med 2, và chúng tôi sẽ nói về thiết kế của chúng. AM: Vâng, chúng tôi sẽ làm điều đó. Cheyl: Vâng, mời cô. AM: Vì vậy, đây là đôi chân chạy nước rút, và tôi có thể đặt đôi khác... Cheryl: Bạn có thể nói về người thiết kế đôi chân này? AM: Có. Tôi nhận chúng tại một nơi được gọi là Bournemouth, Anh Quốc, khoảng hai giờ về phía nam London, và tôi là người duy nhất ở Hoa Kỳ có chúng, đó là một tội ác bởi vì chúng rất đẹp. Và ý tôi thậm chí không phải là, như, vì các ngón chân và tất cả mọi thứ -- nó, các bạn biết đấy, đối với tôi, trong khi tôi đang như một vận động viên nghiêm túc trên sân chạy, Tôi muốn được nữ tính ngoài sân, và tôi nghĩ rằng nó rất quan trọng, các bạn biết đấy, không bị giới hạn trong khả năng nào, cho dù đó là, các bạn biết đó, tính di động của bạn hay thậm chí thời trang. Tôi thích một thực tế là tôi có thể đi bất cứ nơi nào và chọn ra những gì tôi muốn và giày, váy mà tôi muốn, và tôi hy vọng cố gắng mang chúng lên trên đây và làm cho mọi người thấy. Chúng cũng là silicon. Cái này rất cơ bản là chân giả chỉnh hình dưới đây. Nó giống như chân Barbie dưới này. (Cười) Vâng. Nó chỉ bị mắc kẹt ở vị trí này, vì vậy tôi phải mang giày cao gót hai inch. Và, nó thực sự - hãy để tôi bỏ giày ra để bạn có thể nhìn thấy nó. Tôi không biết bạn có thể nhìn thấy rõ thế nào, nhưng nó thực sự là thế. Có tĩnh mạch trên bàn chân, sau đó gót chân của tôi, hồng, các bạn biết đấy, và gân Achilles - nó di chuyển một ít. Và nó thực sự tuyệt vời. Tôi có đc một năm và hai tuần trước đây. Và nó chỉ là một miếng da silicon. Tôi muốn nói rằng, những gì đã xảy ra, hai năm trước đây một người đàn ông Bỉ này đã nói rằng, chúa, nếu tôi có thể đến để bảo tàng sáp Madame Tussauds và xem Jerry Hall làm giống đến màu sắc đôi mắt của cô, nhìn thật đến nỗi như thế cô ấy đã thở, tại sao họ không thể làm một chi cho ai đó trông giống như một chân, hoặc một cánh tay, hoặc bàn tay? Họ làm cho tai cho nạn nhân phỏng. Họ làm những thứ tuyệt vời với silicon. Cheryl: Hai tuần trước, Aimee đã đến cho giải thưởng Arthur Ashe ở ESPYs. Và cô ấy đến thành phố và đi vòng quanh và cô ấy nói, "Tôi phải mua một số giày mới!" Chúng tôi còn một giờ trước khi ESPYs, và cô nghĩ rằng cô đã mua giày cao gót hai inch nhưng cô thực sự mua một chiếc ba-inch. AM: Và điều này đặt ra một vấn đề cho tôi bởi vì nó có nghĩa là tôi là đi bộ tất cả các đêm dài. Cheryl: 45 phút, chúng tôi - may mắn thay khách sạn thật tuyệt vời. Họ cho người đi vào và cưa bớt đôi giày. (Cười) AM: Tôi nói với nhân viên tiếp tân và Cheryl ở bên cạnh tôi. Tôi đã nói, "Này, cô có ai ở đây có thể giúp tôi không bởi vì tôi có vấn đề này? " Các bạn biết đấy, lúc đầu họ chỉ đuổi tôi đi, như vầy, nếu cô không thích đôi giày của mình, xin lỗi. Quá trễ rồi. "Không, không, không có. Tôi có đôi bàn chân đặc biệt, okay, cần phải có giày cao gót hai inch. Tôi có một đôi ba-inch. Tôi cần cắt đi một ít. " OK. Các bạn biết đấy, họ thậm chí không muốn đến đấy. Họ thậm chí không chạm vào nó. Họ chỉ làm. Không, đôi chân thật tuyện. Tôi thực sự sẽ trở lại trong một vài tuần để có được một số cải tiến. Tôi có chân như thế này với bàn chân phẳng để tôi có thể mang giày vì tôi không thể với đôi này. Vậy, ... Người điều hành: Vậy thôi. Cheryl: đó là Aimee Mullins. (Vỗ tay) Nhờ giúp đỡ có lẽ là điều tệ hại nhất đúng không? Tôi chưa từng nhìn thấy nó trong top mười thứ mà con người ta sợ nhất, cùng với diễn thuyết trước đám đông, và cả cái chết nữa, nhưng tôi dám chắc nó thật sự nằm trong danh sách đó. Dù nỗi sợ khi phải thừa nhận rằng mình cần được trợ giúp thì thật là ngớ ngẩn, dù đó là trợ giúp từ người thân, bạn bè hay đồng nghiệp hay thậm chí, từ một người lạ, trong ta vẫn luôn tồn tại cảm giác ngại ngùng và xấu hổ khi nhờ ai đó giúp mình, đó là lý do vì sao đa số chúng ta cố tránh né điều này bất cứ khi nào có thể. Cha tôi là một trong số đó, tôi xin thề, ông thà chọn cách lái xe băng qua đầm lầy có rất nhiều cá sấu, còn hơn là nhờ ai đó chỉ đường giúp ông. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi đã có một kì nghỉ. Chúng tôi lái xe từ nhà ở Nam Jersey đến Colonial Williamsburg. Và thật không may, chúng tôi đã lạc đường. Mẹ và tôi đã năn nỉ cha tấp xe vào lề và hỏi thăm cách quay lại quốc lộ nhưng ông một mực từ chối, thêm vào đó, quả quyết rằng chúng tôi không hề bị lạc, ông chỉ muốn xem xem có gì ở quanh đây thôi. (Cười) Vậy nếu muốn nhờ giúp đỡ, thực tế, tất cả chúng ta phải làm nó mỗi ngày-- thì cách duy nhất khiến ta cảm thấy thoải mái là làm nó thật tốt, để tăng cơ hội rằng khi ta cần nhờ ai đó giúp thì chắc chắn họ sẽ gật đầu. Không chỉ vậy, họ còn thấy hài lòng và thậm chí, cảm thấy mình có ích khi giúp được cho bạn. Chỉ như thế, họ mới sẵn lòng để tiếp tục giúp đỡ bạn trong tương lai. Bản nghiên cứu mà tôi và các cộng sự đã thực hiện đã làm sáng tỏ lý do tại sao đôi khi người ta gật đầu, đồng ý giúp và tại sao đôi khi họ lại chối từ. Bây giờ, tôi muốn bắt đầu với câu nói: nếu cần trợ giúp, bạn sẽ phải nhờ ai đó. Hãy nói ra. Được chứ? Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta trải qua cái mà các nhà tâm lí học gọi là "Ảo tưởng minh bạch", về cơ bản, chúng ta luôn lầm tưởng rằng suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của ta rất dễ bị người khác nhìn thấu. Điều này chẳng đúng tí nào nhưng chúng ta vẫn tin. Vì vậy, ta phí thời gian mong chờ người khác biết được mình cần gì rồi tự đề nghị giúp đỡ chúng ta. Đây thực sự là một lầm tưởng rất tai hại. Thực tế, thì rất khó để biết được bạn cần gì, thậm chí, những người thân cũng khó thể biết được làm thế nào để có thể giúp đỡ bạn. Bạn trai của tôi đã phải tập thói quen hỏi tôi nhiều lần trong ngày: "Em ổn chứ? Em cần anh giúp gì không?" vì tôi rất tệ trong việc biểu lộ nhu cầu cần sự giúp đỡ. Giờ thì anh ấy kiên nhẫn hơn và chủ động giúp đỡ nhiều hơn mức mà bất cứ ai trong chúng ta cũng mong đợi. Vì thế, nếu cần giúp đỡ, bạn sẽ phải nhờ một ai đó. Nhưng khi ai đó biết bạn cần được giúp đỡ, làm thế nào họ biết bạn muốn họ giúp bạn? Bạn đã bao giờ tự nguyện giúp ai đó mà ngay từ đầu, người đó không thực sự muốn bạn giúp chưa? Họ nhanh chóng thấy khó chịu, đúng không? Một ngày nọ, chuyện có thật. con gái mới lớn của tôi đang thay đồ đến trường và tôi đã giúp con bé một cách vô ý. (Cười) Tôi nghĩ con bé trông thật xinh với đồ sáng màu. Con bé thì lại thích đồ tối màu, trung tính hơn Và tôi đã góp ý thẳng rằng tôi nghĩ con bé nên lên lầu và tìm bộ đồ khác sáng hơn một xíu (Cười) Nếu ánh nhìn có thể giết người, thì tôi có lẽ đã không thể có mặt tại đây lúc này. Chúng ta không thể trách người khác vì đã không giúp đỡ trong khi ta không thực sự biết mình muốn gì. Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng 90% sự trợ giúp từ đồng nghiệp ở chỗ làm là vì đáp lại lời nhờ vả của ai đó. Vậy nên bạn cần phải nói: "Tôi cần bạn giúp". Không thể vòng vo. Giờ để làm tốt việc đó, để chắc rằng mọi người sẽ giúp khi bạn nhờ, có một vài điều hữu ích khác mà bạn cần ghi nhớ. Điều đầu tiên: khi bạn nhờ giúp đỡ, hãy nói thật rõ và cụ thể bạn cần giúp cái gì và tại sao. Những lời nhờ mập mờ, gián tiếp không thật sự giúp ích với người được nhờ, đúng không? Chúng tôi không biết bạn muốn gì từ chúng tôi, và quan trọng, chúng tôi không biết liệu có giúp được bạn hay không. Không ai muốn giúp đỡ một cách vô nghĩa. Cũng như tôi, bạn có thể đã nhận được vài lời đề nghị như vậy từ những người lạ hết sức thân thiện trên Linkedln, những người muốn làm những việc như: "cùng đi uống cà phê và trò chuyện" hay "mượn não của bạn tí." Và gần như tôi bỏ qua mọi lời đề nghị như này . Như thế không có nghĩa tôi không phải là người tốt. Chỉ là khi tôi không biết bạn cần gì từ tôi, điều gì bạn mong tôi có thể làm cho bạn, thì tôi không có hứng thú. Không ai có hứng thú cả. Tôi đã có hứng thú hơn nếu họ gặp tôi và nói bất cứ điều gì họ đang hy vọng nhận được từ tôi, bởi tôi khá chắc rằng họ đã có yêu cầu cụ thể trong đầu. Vậy nên hãy mạnh dạn và nói: "Tôi hy vọng được trao đổi về cơ hội làm việc ở công ty của bạn." hay "Tôi muốn đề xuất một dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực mà tôi biết bạn đang quan tâm." hay "tôi muốn nghe lời khuyên của bạn về việc vào học trường y." Về chuyên môn, tôi không thể giúp bạn điều cuối cùng vì tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi có thể giới thiệu những người có thể giúp. Điều thứ hai, rất quan trọng: Làm ơn hãy tránh ba thứ: từ chối, xin lỗi và hối lộ. Cực kì quan trọng. Có thứ nào nghe quen thuộc không? (Hắng giọng) "Tôi rất xin lỗi khi phải nhờ bạn điều này." "Tôi rất ghét phiền bạn giúp việc này." "Nếu biết cách làm việc này mà không cần bạn giúp, tôi đã làm rồi." (Tiếng cười) Đôi khi cảm giác như người ta rất háo hức chứng minh rằng họ không yếu đuối và tham lam khi nhờ bạn giúp đỡ, nhưng họ đã hoàn toàn bỏ qua việc khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Bên cạnh đó, làm sao tôi thấy vui khi giúp bạn được nếu bạn rất ghét việc nhờ tôi giúp? Và trong khi bạn hoàn toàn có thể trả công cho người lạ để giúp mình, thì bạn lại rất cẩn trọng khi nhờ bạn bè và đồng nghiệp giúp. Khi bạn có mối quan hệ với ai đó, thì giúp đỡ nhau hoàn toàn là điều hiển nhiên. Đó là cách ta thể hiện sự quan tâm tới người khác. Nếu đưa ra những đãi ngộ hoặc trả công cho việc đó, bạn sẽ khiến người khác cảm thấy đây không thực sự là một mối quan hệ, mà là một cuộc giao dịch. và chính nó sẽ gây nên sự xa cách. Kết quả là, mọi người không còn thực sự muốn giúp bạn nữa. Vậy nên một món quà bất ngờ dành cho người đã giúp bạn để bày tỏ sự cảm kích và lòng biết ơn hoàn toàn là chuyện bình thường Nhưng lời đề nghị trả công người bạn thân giúp bạn chuyển đồ đến căn hộ mới thì không ổn chút nào cả. OK, quy tắc thứ ba, và tôi rất muốn nói đến quy tắc này: Vui lòng không nhờ giúp đỡ qua email hay văn bản. Nghiêm túc đấy, đừng làm thế. Email hay văn bản thường không mang tính cá nhân. Tôi biết đôi khi không còn cách nào khác, nhưng hầu hết các trường hợp là chúng ta nhờ giúp đỡ qua email hay văn bản vì cách này khiến ta cảm thấy bớt ngượng hơn. Bạn có biết cách nào khác ít ngượng hơn việc sử dụng email hay văn bản không? Câu trả lời là không. Hóa ra, đã có nghiên cứu chứng tỏ điều này. nhờ vả bằng đối thoại trực tiếp có tỉ lệ thành công cao hơn 30 lần so với được gửi qua email. Vậy nên khi có việc gì đó rất quan trọng và thực sự cần ai đó giúp, thì hãy gặp trực tiếp để nhờ hoặc gọi điện cho họ (Tiếng cười) nói cho họ biết bạn đang cần được giúp đỡ. Được rồi. Cuối cùng, đây cũng là điều thực sự rất, rất quan trọng và có lẽ là thường bị bỏ qua nhất khi nhờ giúp đỡ: khi bạn nhờ ai đó giúp và họ đồng ý, thì hãy tiếp tục theo sát họ! Có một quan niệm sai lầm phổ biến là phần thưởng của việc giúp đỡ nằm ở hành động giúp đỡ. Không phải vậy. Phần thưởng của việc giúp đỡ là biết được bạn đã giúp đúng chỗ, và nó có ảnh hưởng và bạn đã giúp ích được. Nếu không biết được ảnh hưởng từ sự trợ giúp của mình, tôi sẽ phải cảm nhận như thế nào đây? Điều này đã xảy ra, là giáo sư ở trường đại học nhiều năm, tôi đã viết rất nhiều thư giới thiệu cho người khác đi xin việc hoặc học cao học. Và có lẽ với khoảng 95% trong số họ tôi không biết chuyện gì xảy ra sau đó. Làm sao tôi cảm nhận được thời gian và công sức bỏ ra là xứng đáng khi không biết liệu tôi đã giúp được gì, liệu việc tôi làm đã thực sự giúp bạn đạt được thứ bạn muốn? Thực tế, cảm giác hiệu quả này là một phần lý do tại sao một số lời kêu gọi tài trợ lại rất thuyết phục -- bởi chúng cho phép bạn tưởng tượng một cách sống động hiệu quả mà mà giúp đỡ của bạn sẽ mang lại. Lấy ví dụ như tổ chức từ thiện DonorsChoose. Vào trang DonorsChoose, bạn có thể chọn giáo viên theo tên giáo viên của lớp học mà bạn có thể giúp đỡ bằng cách mua những món đồ cụ thể họ mong muốn như kính hiển vi hoặc máy tính xách tay hoặc bộ ghế ngồi linh hoạt. Một lời kêu gọi như thế giúp tôi dễ dàng hình dung những điều tốt đẹp từ đóng góp của mình, cho tôi cảm giác hiệu quả ngay lập tức khi đồng ý giúp đỡ họ. Nhưng bạn có biết họ còn làm gì nữa không? Họ theo sát bạn. Các nhà tài trợ nhận được thư từ những đứa trẻ trong lớp học. Họ nhận được các hình ảnh. Họ biết được rằng họ đã tạo ra sự khác biệt. Và đây là tất cả những gì ta cần làm hàng ngày, đặc biệt nếu muốn mọi người tiếp tục giúp đỡ chúng ta về lâu về dài. Hãy dành thời gian để nói với đồng nghiệp rằng sự giúp đỡ của họ thực sự đã giúp bạn đạt được doanh số lớn, hoặc giúp bạn có được cuộc phỏng vấn mà bạn thực sự mong đợi. Hãy dành thời gian để nói với người yêu rằng sự động viên khích lệ của họ thực sự khiến bạn có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn. Hãy dành thời gian để nói với người trông mèo giúp bạn rằng bạn cực kỳ hạnh phúc khi lần này chúng đã không làm vỡ bất cứ thứ gì khi bạn đi vắng, và vì vậy, họ đã hoàn thành rất tốt công việc. Điểm mấu chốt là: Tôi biết - hãy tin tôi, tôi biết rằng nhờ giúp đỡ là không hề dễ. Tất cả chúng ta đều có chút lo sợ để làm điều đó. Nó khiến ta cảm thấy dễ bị tổn thương. Nhưng thực tế trong công việc và cuộc sống hiện đại, không ai làm việc đơn độc cả. Không ai đơn độc mà thành công cả. Hơn bao giờ hết, ta thực sự phải dựa vào người khác, vào sự hỗ trợ và hợp tác của họ, để đạt được thành công. Vì vậy, khi bạn cần giúp đỡ, hãy nói nó ra. Và khi làm, hãy làm nó theo cách giúp tăng cơ hội nhận được cái gật đầu và khiến người được nhờ cảm thấy tuyệt vời vì đã giúp đỡ bạn, bởi vì cả hai bạn đều xứng đáng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hầu hết các cánh rừng đều nằm dưới những bóng cây đại thụ. Những cây cổ thụ này có trăm ngàn con cháu. Chúng giao tiếp với những cây xung quanh, chia sẻ nước, ánh sáng, dưỡng chất, và trí tuệ tích lũy qua nhiều năm. Không thể nói, tiếp cận hoặc di chuyển, tất cả đều bắt nguồn từ chung một cội. Bí mật nằm dưới nền rừng, nơi hệ rễ đồ sộ chống đỡ những cái thân cao chót vót. Cùng với nó là nấm rễ cộng sinh mycorrhizae, có vô số sợi nhỏ phủ đầy lông tơ tạo thành sợi nấm. Phạm vi phân tán của sợi nấm lớn hơn nhiều so với hệ rễ, chúng, đồng thời, cũng liên kết các rễ cây với nhau. Những liên kết này tạo thành mạng lưới nấm rễ cộng sinh. Qua đó, cây có thể trao đổi chất và tín hiệu với nhau. Những cây cổ thụ có mạng lưới nấm rễ cộng sinh lớn hơn cả liên kết với nhiều cây khác, nhưng những liên kết này cực kỳ phức tạp và khó truy nguyên. Đó là vì có khoảng một trăm loài nấm rễ cộng sinh, mỗi cây có thể có hàng chục loài nấm khác nhau đến cộng sinh, mỗi loài lại có một kiểu liên kết khác nhau, khiến mỗi cây có một mạng lưới nấm rễ cộng sinh riêng biệt. Để hiểu cách các chất luân chuyển trong mạng lưới này, hãy quan sát đường đi từ cây trưởng thành đến các cây con lân cận. Hành trình này bắt đầu từ trên cao, tại những chiếc lá trên đỉnh cây. Lá cây dùng ánh sáng mặt trời dồi dào quang hợp tạo ra đường. Đường sau đó được vận chuyển xuống hệ rễ dưới dạng nhựa cây đặc quánh. Từ đây, nó được vận chuyển đến các bó rễ. Nấm rễ cộng sinh khi gặp đỉnh sinh trưởng sẽ bám quanh đầu rễ hoặc xâm nhập vào bên trong, tùy thuộc vào từng loại nấm. Nấm không thể tự mình tạo ra đường dù cần nó để duy trì sự sống, nhưng chúng lại có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cây, và chuyển chúng qua rễ cho cây. Thông thường, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp, hay từ nguồn đến đích. Nghĩa là đường di chuyển từ rễ cây vào sợi nấm. Trong sợi nấm, đường di chuyển qua các lỗ nhỏ trên vách tế bào hoặc qua các sợi liên bào. Nấm hấp thụ một ít đường, phần còn lại sẽ được vận chuyển đến rễ của những cây xung quanh, những cây mọc trong bóng râm, không có nhiều điều kiện quang hợp để tạo ra đường. Nhưng tại sao nấm lại vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây này sang cây khác? Đó là điều bí ẩn của mạng lưới nấm rễ cộng sinh. Khá dễ hiểu khi nấm trao đổi chất dinh dưỡng và đường với cây vì cả hai cùng có lợi. Lợi ích của nấm khi tham gia vào mạng lưới trao đổi chất giữa các cây lại khá mơ hồ. Chính xác thế nào, ta vẫn chưa biết được. Có thể nấm hưởng lợi khi liên kết với nhiều cây, và việc vận chuyển chất giữa các cây giúp tối ưu hóa các liên kết đó. Hoặc có thể cây truyền ít chất dinh dưỡng cho nấm hơn nếu nó không giúp cây trao đổi chất. Dù vì lý do gì, nấm rễ cộng sinh đã giúp truyền một lượng thông tin khổng lồ giữa các cây. Qua mạng lưới này, cây có thể biết được chất dinh dưỡng và tín hiệu truyền đến có phải của cùng loài hay không. Thậm chí, biết đâu là thông tin được truyền từ cây có quan hệ mật thiết như cùng giống hoặc cùng cây mẹ. Cây cũng chia sẻ thông tin về môi trường xung quanh như hạn hán hoặc côn trùng tấn công. giúp những cây lân cận sản xuất nhiều enzyme bảo vệ hơn khi mối nguy đến gần. Sự tốt tươi của rừng phụ thuộc vào hoạt động giao tiếp và trao đổi phức tạp này. Khi mọi thứ được liên kết chặt chẽ với nhau, tác động lên một loài sẽ gây ra ảnh hưởng đến nhiều loài khác. Làm sao để chúng ta có thể nghiên cứu các nhóm virus xung quanh mình cũng như thuốc đặc trị? Làm sao để chúng ta có thể gói gọn kiến thức đã có về virus vào trong một quyển sổ tay chẩn đoán đơn giản? Tôi muốn đưa mọi thứ ta biết hiện nay về việc phát hiện virus và loại các loại các virus vào trong 1 con chip nhỏ. Khi chúng tôi bắt đầu nghĩ về dự án này-- cách thức làm một phân tích chẩn đoán đơn giản để xác định đồng thời các tác nhân gây bệnh-- thì có một số vấn đề phát sinh. Trước hết, những con virus rất phức tạp, và chúng thay đổi rất nhanh. Đây là 1 virus picorna. Virus picorna -- chúng gây ra bệnh cảm thông thường và bại liệt hay những thứ tương tự. Bạn đang nhìn vào lớp vỏ ngoài của virus, và màu vàng là phần của virus thay đổi rất nhanh, và những phần xanh thay đổi không nhanh. Khi người ta nghĩ về việc chế tạo chất phát hiện virus, thì vấn đề tiến hóa quá nhanh của virus là điều gây khó khăn, vì làm sao xác định được thứ luôn đổi? Nhưng sự tiến hoá luôn ở trạng thái cân bằng: nơi nào bạn có sự thay đổi nhanh chóng thì cũng có thứ cần phải duy trì-- điều này hầu như không bao giờ thay đổi. Chúng tôi đã quan sát mẫu này một cách kĩ lưỡng hơn, và sau đây là dữ liệu. Đây là vài thứ bạn có thể làm trên máy tính bàn. Tôi lấy một đám virus picorna, như virus cảm lạnh, bại liệt và bệnh tương tự, và tôi chia chúng ra thành nhiều phần. Và lấy ra mẫu đầu tiên, được gọi là coxsackievirus, và chia chúng vào những ô nhỏ. Tôi sẽ tô xanh những ô nào có trong bộ gen của virus loại này chứa một chuỗi đồng nhất với virus loại kia. với loại virus bệnh kia. Những chuỗi trên đây-- chúng thậm chí không mã hóa cho protein-- lại hầu như đồng nhất tuyệt đối với nhau, do đó tôi có thể sử dụng dãy này như một vật làm dấu để phát hiện dải quang phổ rộng của virus, mà không cần phải làm gì đó quá đặc biệt. Trên đây là ví dụ về sự đa dạng: chính là nơi mà chúng phát biến đổi mạnh mẽ. Dưới đây bạn có thể thấy sự phát triển diễn ra chậm lại: sự kém đa dạng. Trong lúc đó, virus gây liệt cấp tính ở loài ong-- bạn sẽ biêt nó tệ thế nào nếu bạn là một con ong-- virus này hầu như không có điểm chung với coxsackievirus, nhưng tôi cam đoan với bạn rằng chuỗi gen vẫn hầu như nguyên vẹn giữa những virus ở phía bên phải màn hình ở cùng vùng với nhau bên phải, phía trên. Vì thế chúng ta có thể tóm gọn những vùng đồng nhất này thông qua sự phát triển, cách thức tiến hóa của virus chỉ với việc chọn các phân tử DNA hoặc RNA trong các vùng này để tương ứng với con chip như thể hợp chất phát hiện virus. Đó là những gì chúng tôi đã làm nhưng làm sao làm được điều đó? Một thời gian dài từ khi còn ở lớp cao học, tôi đã tốn thời gian làm chip DNA-- tức là in mẫu DNA trên kính. Đó là thứ bạn thấy: Những chấm muối nhỏ là những DNA được đính lên mặt kính và tôi có thể đặt hàng ngàn DNA lên con chip thủy tinh và dùng chúng như hợp chất phát hiện virus. Chúng tôi đem con chip tới Hewlett-Packard dùng kính hiển vi nguyên tử để quan sát và đây là những gì bạn thấy Bạn có thể thực sự thấy được các sợi của DNA nằm trên tấm kính. Và những gì chúng ta đang làm chỉ là in DNA lên kính, những thứ nhỏ bé này sẽ là chỉ điểm cho tác nhân gây bệnh. Tôi tạo ra vài con robot ở phòng thí nghiệm để chế tạo chip, Và tôi là một người rất thích truyền bá công nghệ. Nếu bạn có đủ tiền để mua một chiếc Camry, bạn cũng có thể tạo ra một trong số chúng. Chúng tôi đã viết một bản hướng dẫn kỹ càng, hoàn toàn miễn phí, trên website, với những phần về cơ bản đã được làm sẵn. Bạn có thể tạo ra một cái máy sắp xếp DNA ngay trong gara. Đây là phần chứa công tắc dừng trong mọi trường hợp khẩn cấp. ( cười ) Mọi thiết bị quan trọng đều phải có một nút bấm thật to màu đỏ. Nhưng nó hơi to quá. Bạn có thể thực sự tạo ra chip DNA trong gara của mình và giải mã vài chương trình gen khá nhanh. Nó khá là thú vị. ( cười ) Và đó là những gì chúng tôi đã làm và đây thực sự là một dự án độc đáo. Chúng tôi bắt đầu làm con chip virus hô hấp Tôi đã nói về điều đó -- bạn biết đấy, lúc bạn bước vào phòng khám và không được chẩn đoán? Đặt những virus hô hấp cơ bản trên người vào một con chip và đưa virus herpes vào để thêm phần thú vị -- Tại sao không chứ? Việc đầu tiên bạn làm như một nhà khoa học là đảm bảo chip hoạt động. Và những gì chúng tôi đã làm là, lấy các tế bào nuôi cấy mô lây nhiễm chúng bằng các virus khác nhau, sau đó lấy những thứ đó đi và dán nhãn huỳnh quang lên các axit nucleic, thành phần gen sẽ thoát ra các tế bào nuôi cấy mô- hầu hết là thành phần virus- và đặt chúng vào mảng để thấy nơi chúng bám vào. Nếu chuỗi DNA khớp, chúng sẽ dính vào nhau Và bạn có thể nhìn thấy các điểm. Trong các điểm sáng chắc chắn chứa virus. Đây là hình ảnh của một con chip, Các điểm đỏ, thực chất là dấu hiệu của virus. Mỗi điểm đại diện cho một họ các dòng virus hoặc các loài virus. Thật khó để nhìn mọi thứ bằng cách đấy, do đó tôi sẽ mã hóa chúng như mã vạch, được nhóm theo dòng, bạn sẽ thấy được kết quả theo một cách hết sức trực quan. Việc chúng tôi làm là lấy tế bào đã cấy mô và lây nhiễm chúng với virus adeno, bạn có thể thấy vạch vàng cạnh virus adeno. Và tương tự, chúng tôi lây nhiễm chúng với parainfluenza-3 virus quai bị và bạn sẽ thấy một vạch nhỏ. Sau đó chúng tôi tiến hành với virus hô hấp hợp bào. Đó là tai họa ở khắp các trung tâm nhà trẻ nó cơ bản giống như chất nhầy trong mũi. ( cười ) Bạn có thể thấy mã vạch này là cùng một họ, tuy nhiên nó khác xa parainfluenza-3, thứ có thể khiến bạn cảm lạnh rất nặng. Chúng tôi tìm ra vân tay virus Polio và Rhino: chúng là một gia đình, rất thân thiết Rhino là bệnh cảm, polio thì ai cũng đã rõ. Và bạn có thể thấy các dấu hiệu khác biệt. Và Kaposi's sarcoma kết hợp với virus herpes cho ra một dấu hiệu tích cực dưới đây. Và nó không phải đường sọc hay thứ gì báo với tôi có virus loại nào ở đây; mà chính mã vạch với số lượng lớn là thứ đại diện cho toàn bộ. Tôi có thể quan sát một con virus rhino đây là hình phóng to mã vạch virus rhino nhưng các loại virus rhino khác thì sao? Làm sao tôi biết mình đang có loại nào? Có 102 chủng loại cảm lạnh được biết đến, Và chỉ 102 vì họ đã chán tập hợp chúng Mỗi năm có thêm một chủng mới Và đây là 4 virus rhino khác nhau và có thể thấy bằng mắt thường mà không ghép mẫu lên máy tính thuật toán phần mềm nhận diện Bạn có thể phân biệt các mã vạch Nó không cần thiết Vì tôi biết chuỗi gen virus Tôi làm con chip rõ ràng là để có thể phân biệt chúng, nhưng còn các nhóm virus rhino mà ta chưa bao giờ thấy bộ gen sắp xếp ra sao? Không rõ về chuỗi, chúng tôi đưa chúng ra. Và đây là 4 loại virus rhino mà chúng tôi chưa bao giờ biết đến. Chưa ai nhận diện trình tự gen của chúng và bạn cũng có thể thấy các mẫu độc nhất và phân biệt được. Bạn có thể tưởng tượng việc xây dựng vài thư viện, thật hoặc ảo, về "vân tay" của hầu hết các loại virus. Nhưng điều đó, mặt khác, quá đơn giản bạn biết mà đúng không? Bạn có các tế bào cấy mô với cả loạt virus. Còn về người thật thì sao? Bạn biết không thể kiểm soát con người. Bạn không biết một người sẽ ho những cái gì vào một cái chén, và điều đó có lẽ thật sự phức tạp, phải không? Nó có thể chứa nhiều vi khuẩn, có thể có nhiều hơn 1 con virus và chắc chắn có chất liệu gen từ vật chủ. Vậy phải làm thế nào? Làm sao để tạo ra 1 gen chứa sẵn virus đó? Điều đó thực ra khá đơn giản. Tôi đang tiến hành rửa mũi. Và ý tưởng ở đây là tiêm nhiễm thực nghiệm virus lên cơ thể người. Đó là những gì đã được ủy ban xét duyệt thông qua và họ được trả tiền cho việc đó. Và về cơ bản, chúng tôi đã tiêm nhiễm thực nghiệm trên người virus cảm thường. Hay thậm chí tốt hơn, hãy cùng đưa người ra phòng cấp cứu việc lây nhiếm qua đường hô hấp, dễ lan rộng ra cộng đồng và chưa xác định. Bạn sẽ không biết cái gì vừa đi qua cửa. Do đó, trước tiên, hãy cùng bắt đầu với mẫu gen chứa sẵn virus, trên một cơ thể người khỏe mạnh. Họ phun virus lên trên mũi, hãy xem có chuyện gì. Ngày 0: không có gì bất thường xảy ra. Họ sạch sẽ và khỏe mạnh. Thật ngạc nhiên! Thực sự chúng tôi nghĩ mũi có đầy virus ngay cả khi bạn khỏe. Khá sạch. Nếu khỏe, bạn cũng khá khỏe đấy. Ngày 2: chúng tôi có một mẫu virus rhino ở trạng thái khỏe mạnh, rất giống mẫu trong phòng thí nghiệm khi tiến hành cấy mô. Nó thú vị nhưng khó hiểu đúng không Chúng tôi để tất cả virus vào mũi cậu bé ( Cười ) Ý tôi là chúng tôi muốn nó hoạt động. Và quả thật cậu bé đã bị cảm lạnh. Vậy những người cách xa đường phố thì sao? Hai cá thể vô danh này có mã ID đại diện Chúng đều có virus rhino, những mẫu chúng tôi chưa từng thấy trong phòng lab. Chúng tôi giải mã các phần của virus; chúng giờ là những con virus rhino mới hiện nay chưa ai thấy. Hãy nhớ, chuỗi gen bảo tồn khi tiến hóa chúng ta dùng trong mảng giúp ta phát hiện các virus lạ, thậm chí chưa rõ đặc điểm vì chúng ta đã lựa chọn dấu hiệu được bảo tồn suốt chiều dài tiến hóa. Đây là một anh chàng khác. Bạn có thể tự mình chẩn đoán ở đây. Những khối khác biệt này đại diện các virus khác nhau của họ virus quai bị, hãy đi xuống các khối và quan sát vị trí của các dấu hiệu. Không có bệnh nào của chó ở đây, điều đó có vẻ tốt đấy. ( Cười ) Nhưng lúc bạn tới khối thứ 9, bạn sẽ nhận ra virus hợp bào hô hấp. Có thể chúng có thế hệ sau nữa. Và sau đó, bạn cũng có thể thấy, thành viên liên quan trong họ: RSVB. Điều đó thật tuyệt. Đây là một cá thể khác, được lấy mẫu vào hai ngày riêng biệt bằng việc quay lại phòng khám vào ngày khác Mẫu này có chứa parainfluenza-1, bạn có thể thấy, ở đây có một ít vết sọc của virus Sendal : parainfluenza chuột Mối quan hệ di truyền rất gần gũi Chúng tôi làm con chip Chúng tôi đã làm một con chip chứa các loại virus được biết từ trước tới nay. Tại sao không? Virus trên cây, côn trùng, virus ở biển. Mọi thứ chúng tôi lấy được ở ngân hàng gen, kho chứa quốc gia về các chuỗi gen. Chúng ta dùng chíp để làm gì Đầu tiên cần chíp lớn cỡ này cần ít kiến thức tin học Chúng tôi tạo ra máy tự chuẩn đoán Và ý tưởng ở đây là chúng ta chỉ việc sử dụng các mẫu ảo, vì ta không bao giờ có mọi mẫu virus-- Đó là điều thực sự không tưởng. Nhưng lại nhận được mô hình ảo và so sánh chúng với kết quả quan sát, phức tạp đánh giá mức độ tương tự virus rhino và virus khác Và nó trông thế này đây Ví dụ bạn dùng một tế bào cấy mô thứ bị u nhú lây nhiễm Sẽ có thiết bị thông tin Và thuật toán phát hiện là u nhú 18 Các tế bào cấy mô đã nhiễm mãn tính Hãy thử việc khó hơn Để máy nơi khám khi có bệnh nhân, và bệnh viện không biết phải làm gì Vì họ không chuẩn đoán được, họ gọi điện Ý tưởng này sẽ được làm ở Bayrena Và 3 tuần trước, tình huống này đã diễn ra. Chúng tôi gặp một cô gái khỏe mạnh 28 tuổi, chưa từng đi đâu xa, không thuốc lá, không rượu bia. Có bệnh án 10 ngày sốt cao, đổ mồ hôi đêm, có máu trong đờm, cô ấy ho ra máu, chấn thương cơ bắp. Cô ấy đến phòng khám và được phát thuốc kháng sinh sau đó trở về nhà. Cô ấy trở lại sau mười ngày bị sốt, đúng không nhỉ? Và cô ấy vẫn còn sốt. và cô ấy thiếu oxy, cô ấy không có nhiều oxy dự trữ trong phổi. Họ đã chụp cắt lớp. Một lá phối bình thường ở chỗ này thì màu phải đen hoặc tối. Toàn bộ đây lại màu trắng, rất không tốt. Cấu trúc đám cây và chồi này chỉ ra rằng chỗ đó đã bị viêm; có vẻ như ở đây đã có sự lây nhiễm. Và sau đó bệnh nhân đã được điều trị với thuốc kháng sinh doxycycline, và cephalosporin đời ba, Tới ngày thứ ba nó không còn hữu hiệu nữa: việc điều trị đã thất bại nghiêm trọng. Họ phải luồn ống vào khí quản để giúp cô gái hô hấp Và bắt đầu thông khí cho cô ấy. Cô gái đã không thể tự thở được nữa. Tiếp theo phải làm gì? Không ai biết được. Họ đã thay đổi thuốc kháng sinh cho cô ấy, Tamiflu Không rõ tại sao họ nghĩ cô gái bị cúm, nhưng họ đã đổi sang dùng Tamiflu. Và đến ngày thứ sáu về cơ bản họ đã bỏ cuộc Bạn buộc phải tiến hành sinh thiết phổi khi mà bạn không còn lựa chọn nào khác. Tỉ lệ tử vong khi sử dụng cách này là 8%, và về cơ bản, bạn học được điều gì từ đây? Bạn đang thấy sinh thiết phổi của cô gái. Bạn không thể rút ra được gì nhiều từ đây. Những gì bạn có thể nói là có nhiều vết sưng tấy: viêm phế quản. Nó không được tiết lộ: Đó là báo cáo của chuyên gia bệnh lí học. Vậy họ đã thử nghiệm cô gái với mục đích gì? Có thí nghiệm riêng, và họ đã kiểm tra cô ấy với hơn 70 xét nghiệm, với tất cả các loại vi khuẩn, nấm cũng như virus thử nghiệm bạn có thể thấy những thứ đã có từ trước: SARS, metapneumovirus, HIV, RSV-- tất cả chúng . Kết quả âm tính và việc này mất 100.000$ ý tôi là họ giành số tiền lớn cho cô gái Đến ngày thứ tám họ gọi chúng tôi Họ cho chung tôi hút khí quản Một ít chất lỏng từ họng từ cái ống ở đó và đưa cho chúng tôi Chúng tôi đặt lên con chip, thấy được gì? Kết quả, chúng tôi thấy parainfluenza-4. Parainfluenza-4 là cái quái gì chứ? Không ai kiểm tra parainfluenza-4. Chẳng ai để ý gì về nó cả. Thực tế, nó thậm chí không được giải mã nhiều. Chỉ có một phần nhỏ của nó được giải mã. Hầu như không có nghiên cứu nào về nó. Thậm chí chưa có ai từng để ý về nó, vì không ai có manh mối nào về việc nó có thể gây ra suy hô hấp. Đó là lí do? Chỉ toàn lí thuyết. Chẳng hề có dữ liệu nào-- không có bất cứ dữ liệu nào xác minh việc nó gây ra chứng bệnh nặng nhẹ ra sao. giờ thì chúng ta có một trường hợp về tình trạng suy giảm sức khỏe của một người OK, đó là một tình huống. Tôi sẽ nói với bạn một điều vào 2 phút cuối điều này chưa được công bố-- nó sẽ được thông báo vào ngày mai và nó là một tình huống thú vị về cách bạn có thể dùng con chip để tìm kiếm thứ mới và mở ra cánh cửa mới. Ung thư tuyến tiền liệt. Tôi sẽ không đưa nhiều con số thống kê cho các bạn về căn bệnh này. Hầu hết các bạn đã có những hiểu biết về nó: bệnh ung thư gây tử vong nhiều thứ ba ở Mỹ. Rất nhiều các yếu tố rủi ro, nhưng có một nhân tố gen dễ gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh này có những người rất dễ mắc phải bệnh này. Và gen đầu tiên được vẽ trên bản đồ trong nghiên cứu về quần thể về bệnh này, ở giai đoạn đầu của bệnh, là một gen được gọi là RNASEL. Đó là cái gì? Chính là một loại enzym kháng virus. Chúng ta ngồi quanh đây và suy ngẫm. " Tại sao người có đột biến gen-- một lỗi trong hệ thống enzym kháng virus lại bị ung thư tuyến tiền liệt? Điều đó thật vô lí-- trừ phi, có thể có một con virus?" Và chúng tôi đưa các khối u ra ngoài và bây giờ đã có hơn 100 khối u trong danh sách hội thẩm. Và chúng tôi biết cái nào mắc lỗi trong RNASEL và cái nào không. Tôi đang chỉ cho các bạn thấy các tín hiệu từ con chip ở đây, và đang cho các bạn quan sát các khối oligo nucleotit của virus retro. Và cái tôi muốn nói với các bạn từ dấu hiệu là những người có đột biến trong enzym kháng virus này, và có một khối u, sẽ có 40% trường hợp-- thường có một tín hiệu báo trước sự xuất hiện của virus retro mới. OK, khá là lộn xộn. Vậy nó là cái gì? Nhân bản virus. Đầu tiên có một dự đoán Nó giống virus ở chuột Kết quả không cho ta biết nhiều vậy chúng ta nhân bản toàn bộ. Và gen virus mà các bạn đang thấy đây? Nó là một con virus retro gamma cổ điển, nhưng nó hoàn toàn mới; chưa ai từng thấy nó. Họ hàng gần nhất của nó, thực tế, từ những con chuột, và chúng tôi gọi đó là virus retro xenotropic, bởi vì nó lây nhiễm loài khác nhiều hơn loài chuột. Và đây là một mô hình cây về gen để thấy liên kết của nó với các virus khác. Chúng tôi hiện nay đã tiến hành dự án này cho nhiều bệnh nhân, và chúng tôi có thể nói rằng tất cả đều lây nhiễm độc lập. Họ đều có cùng virus, tuy nhiên, họ đủ khác nhau để có lý do tin rằng kết quả thu được hoàn toàn độc lập. Có thật nó ở trong mô? Tôi sẽ trả lời: Có. Chúng ta lấy các lát nhỏ của những sinh thiết từ mô của khối u và sử dụng vật liệu gen để định vị virus, và chúng tôi tìm được các tế bào ở đây với những con virus bên trong. Nhưng người này thực sự có chứa virus. Virus gây ra ung thư tuyến tiền liệt? Không có điều nào tôi đang nói ở đây ngụ ý điều đó cả. Tôi cũng không rõ nữa. Đó có phải là cầu nối của sự phát sinh? Tôi không biết nữa. Đây là trường hợp đàn ông dễ bị virus tấn công hơn bình thường không? Có thể. Và có thể nó chẳng có liên hệ gì tới bệnh ung thư cả. Song đó là hướng đi. Chúng tôi có sự kết hợp chặt chẽ giữa sự có mặt của virus này với một chứng đột biến gen liên quan tới bệnh ung thư. Chúng ta đang ở đó. Và tôi lo ngại rằng, nó gợi mở ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, đó là "nghề" của khoa học, bạn biết mà. Nó được mọi người trong phòng lab làm ra-- tôi không thể công nhận hầu hết những điều này Tôi và Don đã cộng tác Đây là chàng trai đã bắt đầu dự án trong phòng thí nghiệm của tôi, và cũng là người làm vụ tuyến tiền liệt. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ bắt đầu với một bản nhạc ở đây ngay lúc này. (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Vỗ tay) Cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi đã cởi giày ra để nhảy, nhưng chuyện đó để sau hãy nói đi. Còn bây giờ, tôi nên bắt đầu câu chuyện ở đâu nhỉ? Thực sự tôi cảm thấy rất hào hứng Tôi muốn chia sẻ cho các bạn một vài điều về việc tôi đã được nuôi dưỡng bởi âm nhạc ra sao, gia đình tôi, hay những điều tương tự, nhưng tôi thực sự muốn kể cho các bạn nghe về gia đình tuyệt vời của Donnell, và tiết lộ đôi chút về việc chúng tôi đã gặp nhau như thế nào, và những điều như vậy. Nhưng cho những ai chưa biết về thời thơ ấu của tôi, tôi đến từ hòn đảo Cape Breton, thuộc tỉnh Nova Scotia, miền đông Canada, một hòn đảo rất, rất yêu âm nhạc. Và vì có nguồn gốc từ Scotland nơi gắn liền với âm nhạc và các truyền thống lâu đời như các điệu nhảy, ngôn ngữ phong phú. Nhưng thật đáng tiếc là ngày nay nó đã bị mai một ở Cape Breton. Ngôn ngữ truyền thống ở đây là tiếng Gaelic, Bởi vậy rất nhiều giai điệu âm nhạc có nguồn gốc từ ngôn ngữ này, các điệu nhảy và bài hát cũng vậy. Tất cả những điều đó được tạo ra và hòa quyện thành dòng máu Scotland chảy trong con người tôi. Bố mẹ tôi là những con người cực kì yêu âm nhạc. Mẹ dạy tôi nhảy năm tôi lên 5, còn bố dạy tôi những bài học vĩ cầm đầu tiên năm tôi 9 tuổi. Chú tôi là một người chơi vĩ cầm rất nổi tiếng ở Cape Breton. Tên chú là Buddy MacMaster và chú là một con người rất tài năng. Gia đình chúng tôi còn có truyền thống tổ chức nhảy square dancing (điệu nhảy 4 cặp đôi đứng với nhau tạo thành hình vuông). Chúng tôi còn tổ chức những bữa tiệc lớn tại nhà hay những nhà hàng xóm khác. Và nói về việc tổ chức kitchen cèilidhs (bữa tiệc truyền thống thường được tổ chức và mùa đông của người Scotland) Vâng, cèilidh là mở đầu cho các lễ hội của Gaelic, nhưng bữa tiệc này ở Cape Breton chỉ là một bữa tiệc thông thường mà thôi. Đơn giản là bạn đến một ngôi nhà, một ngôi nhà bất kì ở Cape Breton thì cũng có người biết chơi vĩ cầm. Có một điều tôi dám chắc với bạn là, không ở đâu có số người biết chơi đàn vĩ cầm lại nhiều như ở Cape Breton Bạn có thể tìm được một người như vậy ngay khi vừa bước ra khỏi cửa. Bạn có thể mời ngay người đó vào nhà, cùng chơi nhạc và tận hưởng khoảnh khắc đó. Cứ như thế, nó biến thành bữa tiệc nhỏ, người thì nhảy, người thì hát rất vui. Và đó là một cách tuyệt vời để sống và lớn lên nơi có gia đình, họ hàng, những điều thú vị xung quanh mình. Tôi bắt đầu con đường âm nhạc từ những điều như vậy đó. Tôi đã làm được khá nhiều điều cho sự nghiệp âm nhạc của mình Tôi đã thu âm và cho ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc, tôi cũng vinh dự nhận đề cử giải Grammy và nhận nhiều giải thưởng. Những điều đó thật tuyệt. Nhưng điều tuyệt nhất là tôi đã gặp được người bạn đời của mình. Tôi đã quen biết anh ấy có lẽ được 12 năm rồi. Tôi sẽ tiết lộ thêm trong chốc lác chuyện âm nhạc đã đưa chúng tôi lại gần nhau. Và bây giờ, tôi xin được giới thiệu, người đã cùng tôi gắn kết cuộc đời vào ngày 5 tháng 10 vừa qua, người chồng mới cưới của tôi, Donnell Leahy. (Vỗ tay) DL: Cảm ơn các bạn. Tôi cảm thấy rất vinh dự vì được mời đến đây ngày hôm nay. Dù không phải là người giỏi ăn nói lắm, tôi vẫn muốn có một cuộc trò chuyện cởi mở với mọi người. Thời gian cũng không phải quá nhiều nên tôi cảm thấy phân vân không biết nên nói gì. Nên tôi đã hỏi vợ tôi rằng anh nên nói gì bây giờ? Và cô ấy trả lời rằng cứ nói về bản thân anh là được. Nghe có vẻ nhàm chán, nhưng tôi muốn kể cho các bạn một chút về gia đình mình. Tôi sinh ra trong một gia đình có 11 anh chị em ở Lakefield, Ontario, cách Toronto khoảng 1,5 giờ lái xe theo hướng đông bắc. Anh em chúng tôi lớn lên ở nông trại nơi bố mẹ tôi sống bằng nghề nuôi bò. Tôi là người con trai đầu sau khi bố mẹ sanh bốn người chị gái. Chúng tôi lớn lên mà chẳng hề có TV. Nhiều người coi điều đó thật lạ lùng nhưng tôi cảm thấy thật hạnh phúc và may mắn vì điều đó. Thực ra chúng tôi cũng từng có TV, nhưng bạn biết đấy, nó khiến chúng tôi dán mắt vào xem suốt ngày và dĩ nhiên, công việc bị bỏ bê Thế nên cuối cùng tivi bị loại bỏ. Thay vào đó anh em tôi chơi đùa cùng nhau rất vui vẻ. Thật trùng hợp là mẹ tôi cũng đến từ Cape Breton và quen biết mẹ của Natalie. Vậy nên chúng tôi đã có cơ hội được quen biết, chơi đùa và còn cùng nhau nhảy nhót tưng bừng nữa. (tiếng cười) Hai đứa cũng cùng chơi đàn, học thuộc bài nhạc từ âm thanh. Điều đó cũng khá quan trọng vì thực sự cả hai cũng chưa thật sự biết được nhiều thể loại âm nhạc khác. Chúng tôi cùng học chơi nhạc cụ, nhưng dòng nhạc xuất phát từ nội tâm hoặc từ tâm hồn, Vì các bạn biết đấy, chúng tôi không xem TV, thậm chí ít khi nghe radio nữa. Chúng tôi chỉ quanh quẩn ở trường học, ở nông trại hay đi nhà thờ và chơi nhạc. Tuy khó nhưng chúng tôi vẫn nghĩ mình làm được. Tôi đã nghĩ rằng, ở độ tuổi đó thật khó để tìm ra bản thân mình là ai, phong cách của riêng mình là gì Lúc đó, tôi chơi nhạc cùng với bố mẹ mình theo phong cách của vùng Ottawa Valley của Ontario. Chúng tôi gọi đó là phong cách Pháp-Canada mà khởi nguồn chỉ bắt đầu từ những người dựng lều đốn gỗ trong rừng. Nhiều năm sau đó, trong mùa đông lạnh giá, có cả trăm người đàn ông đi lên vùng Northern Ontario và Quebec dựng lều cắm trại ở đó. Ở đây họ đã tiếp xúc với rất nhiều con người từ các nền văn hóa khác nhau, Từ Ai-len, Pháp, Scotland và cả người Đức nữa. Họ đã gặp nhau ở đó, cùng nhau chơi bài mỗi tối, tổ chức nhảy step dance (điệu nhảy chủ yếu tập trung vào chuyển động của bước chân) và chơi đàn vĩ cầm. Cứ như vậy qua nhiều năm, việc chơi đàn vĩ cầm và nhảy step dance ở Ottawa Valley đã ngày một phổ biến và phát triển hơn. Từ những điều đã học được, tôi đã tìm ra phong cách của riêng mình và đi theo con đường đó. Và khi gặp được Natalie, tôi cũng đã được tiếp cận những giai điệu vĩ cầm tuyệt vời nơi đây. Chúng tôi đã quen biết nhau như thế đấy (Tiếng cười) Em kể cho họ nghe đi. (Tiếng cười ) Natalie MacMaster: Anh không muốn kể ư? Vậy bây giờ tôi phải kể rồi. (Cười lớn) Thực sự tôi nghĩ thật thú vị khi chúng tôi được nuôi dưỡng trong môi trường rất giống nhau. Tôi đã xem anh ấy trình diễn lần đầu năm tôi 12 tuổi khi gia đình anh ấy đến Inverness, nơi chỉ cách nhà tôi 45 phút lái xe. Tôi cảm thấy thật khâm phục, anh ta thật tài tình khi chơi vĩ cầm. Và các bạn sẽ được xem và thưởng thức năng khiếu của anh. Và sẽ hiểu tại sau tôi nghĩ anh ta là một thiên tài. Mẹ tôi cũng có mặt ở đó và khi bà thấy mẹ của Donnell bà nói _ "Cô Julie MacDonell đang lên sân khấu nhảy với con cô ấy kìa. Mẹ và cô ấy đã từng nhảy nhót, chơi đùa với nhau khi cả hai chỉ là những đứa trẻ. Mẹ đã nghĩ là khi cả hai có con thì sẽ thật vui nếu cho chúng học nhạc và chơi nhạc cụ cùng nhau và chơi nhạc cụ cùng nhau." Mười hai, à hai mươi năm sau bà đâu ngờ rằng chúng tôi sẽ lấy nhau. Khi tôi nhận cú điện thoại, cở chừng 7 năm sau đó, từ anh ấy. Năm đó tôi 19 tuổi, đang học năm thứ nhất thứ hai gì đó. Anh ấy đã nói: "Chào em, chắc em không biết anh đâu nhưng anh muốn cho em biết, tên anh là Donnell Leahy." Tôi trả lời rằng: "Em biết mà. Em có cả băng nhạc của anh ở nhà đấy nhé." Anh nói "Ừ, Anh hiện đang ở Truro" em có rảnh không, Anh mời em đi ăn tối được không?" Mọi chuyện là thế đấy. (Cười lớn) (Vỗ tay) Sau đó, mà tôi có nên tiếp tục không nhỉ? (Cười) (Cười lớn) Chúng tôi hẹn hò 2 năm, chia tay 10 năm nhưng rồi cuối cùng vẫn quay lại rồi làm đám cưới với nhau. (Cười, Vổ tay) DL: Chúng ta sắp hết giờ, nên tôi sẽ bắt đầu. Tôi sẽ chơi một bản nhạc dành riêng cho các bạn. Và chọn phong cách âm nhạc của Scotland. Tôi đã bắt đầu chơi nhạc bằng những giai điệu chậm rãi, nhẹ nhàng. Nó đã từng được chơi ở châu Âu trong các lễ tang. Trong suốt cả tang lễ cho tới khi được đưa đi chôn cất, đoàn xe phục vụ tang lễ được dẫn đầu bởi dàn kèn hoặc những người chơi vĩ cầm. Tôi nhanh chóng chơi một giai điệu quen thuộc, nhưng tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng nó thật khó chơi khi chưa dợt trước vài lần vậy nếu không hay lắm, xin các bạn thứ lổi. Bản nhạc gọi là The Banks. (Lên dây đàn) (Cười lớn) (Âm nhạc) (Vỗ tay) NM: Giờ chúng tôi cùng chơi một bản nhạc nha. (Vỗ tay) Các bạn biết vì sao chúng tôi cười không? Bởi vì chúng tôi có phong cách hoàn toàn khác nhau. Các bạn sẽ thấy ngay thôi. Các bạn có biết không, tôi và Donnell đang viết một bản nhạc để chúng tôi có thể chơi cùng với nhau. Nhưng giờ thì chắc chưa thể giới thiệu cho các bạn được. Vì chúng tôi mới bắt đầu viết từ hôm qua thôi. (Cười lớn) Vậy giờ chúng tôi sẽ cùng chơi một bản nhạc nhé. DL: Trong vòng 1 phút nhé. NM: Ừ, trong vòng 1 phút. (Phản ứng khán giả) DL: Em bắt đầu đi. NM: Không, anh bắt đầu trước. Anh biết mình phải làm gì mà. (Âm nhạc) NM: Không phải âm thanh này. Chờ đã. (Lên dây đàn) NM: Tôi cảm thấy nó giống như tiếng kêu của vịt hay chim ấy (Tiếng cười) (Âm nhạc) (Khán giả vỗ tay theo điệu nhạc) (vỗ tay tán thưởng) Dẫn chương trình: Tin tốt đây. Hậu trường chạy chương trình muộn hơn dự kiến. Và chúng ta sẽ có thêm 10 phút trình diễn. (vỗ tay tán thưởng) NM: Được thôi. Được, hay quá, Hãy tiếp tục với một bản nhạc nữa. (Vỗ tay) (Giai điệu vang lên) DL: Em muốn chơi bài gì nào? NM: Ừ thì... (Âm nhạc) (Cười lớn) NM: Ừ, được rồi DL: Có nhanh quá không? NM: Không nhanh lắm đâu. (Âm nhạc) (Khán giả vỗ tay theo bài hát) (Cổ vũ) (Khán giả vỗ tay theo bài hát) (Âm nhạc) (Vỗ tay tán thưởng) DL: Chúng tôi sẽ cùng chơi một giai điệu và Natalie sẽ đệm đàn piano cho tôi. Chơi nhạc theo phong cách của Cape Breton thật tuyệt. Nó rất nhịp nhàng. Tôi tin là bạn sẽ thấy điều đó. Mẹ tôi chơi piano và bà đã học để chơi nó trước khi nhà ông bà ngoại có một cây ở nhà ở Cape Breton. Trước khi có đàn piano, bà học những giai điệu trên một miếng gỗ, và những người chơi vĩ cầm thì muốn tổ chức một buổi gặp mặt để chơi nhạc trong những đêm đông lạnh giá. Mẹ tôi khi đó chỉ có thể đánh vào tấm bảng. Và khi mẹ được mua cây đàn piano đó, Cây đàn đã được mua ở Toronto và gửi về bằng tàu hỏa, rồi lại di chuyển bằng ngựa, cuối cùng nó cũng về tới nhà bằng xe trượt tuyết. Chiếc piano đó trở thành cây đàn duy nhất của cả vùng, và mẹ tôi nói rằng mẹ đã biết chơi đàn một cách cơ bản từ trước khi nó đến rồi đấy nhé. Mẹ bảo bà biết chơi vì đã học hết các giai điệu rồi. Chúng tôi muốn chia sẻ rằng chúng tôi đã tìm được cây đàn vào năm ngoái và mang nó về nhà rồi.Chúng tôi đã tậu được nó. Chiếc đàn đã được trao tay qua năm hay sáu gia đình , nhưng nó lại là một điều rất có ý nghĩa với chúng tôi. Tình cờ chúng tôi đã tìm ra tấm ảnh cũ của một ai đó và gia đình họ nhiều năm về trước. Ôi trời, tôi trở thành người ba hoa ở đây mất rồi. NM: Không đâu mà. Em muốn anh nói thêm về Leahy. DL: Điều gì về Leahy cơ? (cười lớn) NM: Gì cũng được. DL: Cô ấy muốn tôi nói về ban nhạc của gia đình chúng tôi. Ban nhạc tên là Leahy gồm 11 anh chị em chúng tôi. Chúng tôi... Tôi sẽ nói gì về họ bây giờ? (Cười lớn) Chúng tôi đã được thành lập. NM: Không hề chia tách. DL: Ừ, bọn anh không tách rời nhau. Chúng tôi đã có một cơ hội tuyệt vời. Chúng tôi trình diễn màn đầu cho tua diễn quốc tế của danh ca Shania Twain. Nó thực sự là một điều rất lớn lao với chúng tôi. Hiện giờ thì các chị em gái của tôi đều nghỉ để sinh em bé hết rồi, còn các anh em trai cũng đều đã lập gia đình nên chúng tôi nghỉ ở nhà vì tôi nghĩ là sắp có một cặp đôi nữa trong vài tuần tới. Tôi phải nói gì bây giờ. Tôi chẳng biết nói gì nữa. Natalie à, chúng ta... (Cười lớn) (Cười lớn) NM: Ý anh nói về chúng mình hả? (Vỗ tay) Ý tưởng đó hay đấy. (Vỗ tay) (Cười lớn) DL: Được rồi. Nhà tôi có 7 chị em gái, 4 anh em trai, nhưng chỉ có hai cây vĩ cầm và một cây piano. Dĩ nhiên là chúng tôi giành nhau để được chơi nhạc cụ. Vậy nên bố mẹ tôi đã đề ra quy định là không được tranh giành và bắt nạt lẫn nhau để chiếm lấy nhạc cụ. Chúng tôi phải chờ đến khi người khác chơi xong. Vậy nên, việc mà có thể làm là trèo lên cây piano, chơi đàn mà không dám rời khỏi đó để đi ăn cơm. Vì như vậy có nghĩa là phải chấp nhận từ bỏ. Các anh chị em chúng tôi cứ đợi, đợi mãi, có khi đến tận nửa đêm. Người đang chơi thì cứ ngồi mãi trên cây piano như vậy. Tuy vậy nhưng tôi nghĩ đó là cách Bố mẹ dạy chúng tôi luyện tập. Giờ mình chơi một giai điệu gì đó nha? NM: Ừ, bắt đầu thôi. DL: Ừ, bắt đầu nhé. Xin lỗi phải nói với các bạn đây là bản nhạc cuối cùng rồi, và tôi sẽ chơi nó cùng Nat trên piano. Được rồi, bắt đầu nhé. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Năm 2008, các nhà khảo cổ học đã khai quật hai bộ xương 9.000 năm tuổi. Không ai biết thứ gì đã giết chết họ, nhưng ta biết rằng xương của họ bị nhiễm những vi khuẩn rất quen thuộc. Người Hy Lạp cổ đã biết những triệu chứng bệnh này và gọi nó là phthisis, người Inca gọi nó là chaky oncay; và người Anh gọi nó là tuberculosis. Ngày nay, tuberculosis, hay bệnh lao, vẫn là một trong những kẻ giết người nguy hiểm nhất thế giới, gây nên nhiều cái chết hơn cả sốt rét hay thậm chí là HIV AIDS. Vậy thực tế, bệnh này là gì và làm thế nào mầm bệnh lại tồn tại lâu đến thế? Thông thường, vi khuẩn lao tồn tại trong không khí. Chúng di chuyển qua đường hô hấp và làm nhiễm trùng phổi. Những tế bào miễn dịch gọi là đại thực bào di chuyển đến nơi nhiễm trùng để tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập. Trong nhiều trường hợp, phản ứng này đủ để loại bỏ chúng. Nhưng với một vài người - như những người bị suy giảm chức năng do HIV hay béo phì và có thai, hệ thống miễn dịch sẽ không đủ mạnh để tiêu diệt kẻ xâm nhập. Trong trường hợp này, vi khuẩn lao sẽ sinh sản trong đại thực bào, và tạo nên những tế bào bao quanh mô phổi. Càng nhiều tế bào bị lây nhiễm, vi khuẩn càng tạo ra enzym phá huỷ những mô bị nhiễm trùng, gây nên những cơn tức ngực, và hiện tượng ho ra máu. Những tổn hại trong phổi dẫn đến thiếu oxy. Điều này làm thay đổi nội tiết tố - bao gồm sự chán ăn và giảm sản sinh sắt. Từ đây, vi khuẩn có thể lan đến hệ thống xương, gây đau lưng và di chuyển khó khăn; gây nên những cơn đau trong bụng ở thận và ruột; gây ảnh hưởng đến não, đau đầu, thậm chí, gây mất khả năng nhận thức. Những triệu chứng sau đây là điển hình của vi khuẩn bệnh lao: Sụt cân, ho dữ dội và ho ra máu, làn da xám xịt thiếu sức sống. Những dấu hiệu bên ngoài này khiến bệnh lao được gọi là "Xác Chết Trắng" dưới thời Victoria ở nước Anh. Trong thời kỳ này, bệnh lao được xem là dịch bệnh "lãng mạn", vì nó ảnh hưởng tới những họa sĩ và nhà thơ nghèo - những người có hệ thống miễn dịch yếu. Biểu hiện bên ngoài của bệnh lao còn gây nên những giả tưởng về ma cà rồng. Dù ít được quan tâm về mặt khoa học, bệnh lao, thời kỳ này, vẫn có những bước tiến đầu tiên trong việc điều trị. Năm 1882, nhà vật lý học người Đức Robert Koch đã nghiên cứu được nguồn gốc của vi khuẩn bệnh lao. 13 năm sau, nhà vật lý học Wilhelm Roentgen khám phá ra tia X, giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể người. Những kỹ thuật này đã giúp những nhà nghiên cứu phát triển một loại vắc-xin hiệu quả, đầu tiên là cho đậu mùa, và vào năm 1921, các nhà khoa học đã phát triển vắc-xin BCG để trị lao. Những thành tựu này đặt nền móng cho mảng thuốc kháng sinh - mà hiện nay là phương pháp điều trị lao hiệu quả nhất. Nhưng, kháng sinh không giải quyết được vấn đề lớn nhất trong chẩn đoán: khoảng 90% người mắc bệnh lao không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Trong quá trình lây nhiễm ngầm này, vi khuẩn lao có thể ngủ đông, và chỉ hoạt động khi hệ thống miễn dịch trở nên quá yếu. Điều này khiến bệnh lao rất khó thể chẩn đoán. Kể cả khi được chẩn đoán chính xác, những phương pháp điều trị truyền thống có thể kéo dài tới chín tháng, đòi hỏi rất nhiều thuốc và có nguy cơ gây tác dụng phụ rất cao, khiến quá trình điều trị tổng thể trở nên khó khăn, và những liệu trình đơn lẻ dễ khiến khuẩn lao trở nên kháng thuốc. Ngày nay, bệnh lao vẫn đang hoành hành ở 30 quốc gia, vốn phải đối mặt với nhiều khủng hoảng về sức khỏe khác, khiến tình trạng trở nên trầm trọng và ngày càng nhiều trường hợp ẩn bệnh. Tệ hơn, một số nước có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận phương pháp điều trị, và sự kỳ thị có thể khiến người bệnh khó nhận được sự giúp đỡ. Những chuyên gia sức khỏe đều cho rằng cần phương pháp chẩn đoán tốt hơn, những kháng sinh kích hoạt nhanh hơn, và nhiều vắc-xin hiệu quả hơn. Những nhà nghiên cứu cũng đã phát triển một loại kiểm tra nước tiểu có kết quả trong 12 giờ, cũng như phương pháp điều trị bằng thuốc uống có thể rút ngắn thời gian điều trị đến 75%. Mong rằng, với những phát triển vượt bậc như thế, ta sẽ sớm có thể cho bệnh lao vào quên lãng. (Tiếng nhạc) (Tiếng vỗ tay) Chào mọi người. Cháu là Sirena. Cháu 11 tuổi và đến từ Connecticut. (Vỗ tay) Ừm, cháu cũng không chắc sao cháu lại ở đây nữa. (Cười) Ý cháu là, nó liên quan gì đến công nghệ, giải trí và thiết kế? Cháu xem iPop, điện thoại và máy tính của cháu là công nghệ nhưng điều này không liên quan gì đến nó. Nên cháu làm một nghiên cứu nhỏ. Đây là điều cháu tìm ra Dĩ nhiên, cháu hy vọng có thể ghi nhớ nó Đàn violin cơ bản được làm từ một hộp gỗ và bốn dây chính. Bằng cách chơi đàn, dây run lên và sinh ra sóng âm. Âm thanh truyền qua một miếng gỗ gọi là ngựa đàn và truyền xuống hộp gỗ và được khuếch đại nhưng... để cháu nghĩ đã (tiếng cười) OK. Bên tay kia đặt ngón tay lên các vị trí khác nhau trên cần đàn nó thay đổi độ dày dây, điều đó thay đổi tần số của sóng âm Ôi, trời ạ! (Tiếng cười) OK. Đây là một phần của công nghệ nhưng cháu có thể gọi nó là công nghệ TK 16 Nhưng thật ra, điều cuốn hút nhất mà cháu tìm được chính là hệ thống âm thanh hay truyền dẫn phát sóng hiện nay vẫn dựa trên cùng một nguyên tắc của sinh ra và phóng đại âm thanh. Nó không ngầu sao? (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Thiết kế -- Cháu thích thiết kế của nó Cháu nhớ khi cháu còn nhỏ mẹ hỏi cháu, con thích chơi violin hay piano? Cháu nhìn con quái vật khổng lồ đó và tự nói với mình -- mình sẽ không khoá chặt bản thân vào chiếc ghế đó nguyên một ngày. Vật này nhỏ và nhẹ. Cháu có thể chơi khi đứng, ngồi hay đi. Và mọi người biết không? Điều hay nhất là nếu cháu không muốn luyện tập cháu có thể giấu nó. (Tiếng cười) Chiếc violin rất đẹp. Vài người liên tưởng nó như hình dáng của một quý cô nhưng, dù bạn thích nó hay không, nó vẫn vậy từ hơn 400 năm trước, không giống những vật hiện đại dễ bị lỗi thời. Nhưng cháu nghĩ nó rất cá nhân và độc đáo, dù mỗi chiếc violin trông khá giống nhau, nhưng không có 2 chiếc violin có tiếng giống nhau. Cho dù là trong cùng thị trường hay dựa trên cùng một mẫu. Giải trí -- Cháu thích giải trí, nhưng thật ra, nhạc cụ tự bản thân nó không giải trí cho lắm. Ý cháu là, khi cháu có cây đàn lần đầu tiên cháu thử chơi, và thật ra, rất dở bởi vì nó không giống tiếng cháu nghe từ mấy đứa trẻ khác -- quá kinh khủng quá cọt kẹt -- cho nên nó không thú vị gì cả. Nhưng ngược lại, anh cháu thấy rất buồn cười. Yuk, yuk, yuk. (Tiếng cười) Vài năm sau cháu nghe được chuyện đùa về người chơi violin vĩ đại nhất, Jascha Heifetz. Sau buổi trình diễn của ngài Heifetz một quý bả đi đến và khen ngợi, "Ôi, ngài Heifetz, tiếng đàn của ngài đêm nay nghe thật hay." Và ngài Heifetz là một người rấtl lạnh lùng nên ông ấy cầm cây đàn lên và nói, "Vui nhỉ, tôi chẳng nghe thấy gì cả." (Tiếng cười) Và giờ, cháu nhận ra với tư cách một nhạc công, con người chúng ta, chúng ta có một lý trí vĩ đại, trái tim nghệ sĩ và kĩ năng mà có thể thay đổi công nghệ TK 16 và một thiết kế huyền thoại cho một giải trí tuyệt vời. Giờ, cháu biết tại sao mình ở đây, (Nhạc) (Tiếng vỗ tay) Mới đầu cháu nghĩ cháu chỉ ở đây để biểu diễn nhưng không ngờ, cháu học và tận hưởng nhiều hơn. Nhưng.. dù là có vài thứ khá cao đối với cháu. (Tiếng cười) Như mấy thứ đa chiều ấy. Ý cháu là, thật tình, cháu sẽ rất vui nếu cháu có thể thật sự có hai khía cạnh đúng ở trường. (tiếng cười) Nhưng thật ra, điều ấn tượng nhất với cháu là.. ừm, thật ra, cháu cũng muốn đại diện mọi đứa trẻ để nói rằng, cám ơn, đến mọi người lớn vì thật sự quan tâm đến chúng cháu rất nhiều và làm cho tương lai chúng cháu tốt hơn. Cám ơn. (tiếng vỗ tay) (nhạc) (tiếng vỗ tay) (nhạc) (tiếng vỗ tay) Tôi bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực năng lượng mặt trời khi mới 15 tuổi Gia đình tôi chuyển nhà từ Fort Lee, New Jersey đến Cali và từ nơi đầy tuyết tới nơi toàn ống dẫn nhiệt và gas Vào năm 1973, gas bị hạn chế Cuộc khủng hoảng năng lượng như 1 lỗ khoan thủng Tôi đã bắt đầu đọc tạp chí Popular Science và thực sự thích thú với tiềm năng của năng lượng mặt trời thử giải quyết cuộc khủng hoảng đó Tôi bắt đầu học môn lượng giác tại trường cấp 3 và được học về parabol và làm thế nào nó có thể tập trung các tia sáng vào 1 tiêu điểm Điều đó khiến tôi rất hào hứng Và tôi thực sự cảm thấy có tiềm năng xây dựng 1 thứ có thể tập trung ánh sáng Vì thế, tôi đã thành lập công ty Thiết Bị Mặt trời ở đó tôi xây dựng các parabol Tôi tới 1 xưởng kim khí và tôi nhớ là đã bước vào xưởng, xây dựng các parabol và động cơ Stirling tôi xây dựng các động cơ Stirling trên máy tiện và tất cả các anh chàng đi xe đạp hay xe máy đều ghé vào và hỏi, " Cậu đang làm 1 cái chuông phải không?" Tôi trả lời, "Không, đó là động cơ Stirling " Nhưng họ không tin Tôi đã bán các bản vẽ loại động cơ và đĩa chảo này cho tạp chí Popular Science, 4 đô la cho mỗi bản. Và tôi đã kiếm đủ tiền để trang trải năm đầu học ở Caltech Vào học tại Caltech là niềm vui rất lớn đối với tôi. Ngay năm đầu tại Caltech, tôi tiếp tục công việc kinh doanh Nhưng sau đó, vào năm học thứ 2, họ bắt đầu chấm điểm Toàn bộ năm nhất chỉ xét đỗ hay trượt, nhưng năm 2 có chấm điểm Tôi không thể duy trì công việc kinh doanh đó tôi đã kết thúc bằng cách đi đường vòng 25 năm Giấc mơ của tôi là biến đổi năng lượng mặt trời với chi phí hợp lý nhưng sau đó tôi đã phải đi đường vòng Đầu tiên, công việc học tập tại Caltech sau đó khi tôi tốt nghiệp khỏi Caltech, máy tính IBM xuất hiện và tôi nghiện loại máy tính của IBM vào năm 1981 sau đó vào năm 1983, Lotus 1-2-3 ra đời và tôi hoàn toàn bị nó chinh phục Tôi bắt đầu công việc kinh doanh với 1-2-3, bắt tay vào viết các chương trình bổ sung cho 1-2-3 1 giao diện ngôn ngữ tự nhiên cho 1-2-3 Tôi mở 1 công ty phần mềm giáo dục sau khi gia nhập Lotus sau đó tôi bắt đầu Idealab vì thế tôi có thể liên tục xây dựng nhiều công ty Rất lâu sau, vào năm 2000, cuộc khủng hoảng mới về năng lượng tại California hay được dự báo sẽ là 1 cuộc khủng hoảng lớn, đang đến gần Và tôi cố gắng tìm kiếm cách nào đó giúp xây dựng và khiến mọi người dự trữ năng lượng đề phòng cuộc khủng hoảng thực sự đến và tôi bắt đầu xem xét làm thế nào để xây dựng các hệ thống dự trữ pin có thể cung cấp 5 giờ, 10 giờ, thậm chí cả 1 ngày hoặc 3 ngày điện dự trữ Rất mừng là các bạn đã nghe về pin có năng lượng rất tốt nhưng xét về tỷ trọng so với nhiên liệu thì không thấm vào đâu. Do đó, nhiều năng lượng hơn được dự trữ bằng nhiên liệu hơn là bằng pin Bạn phải nạp đầy toàn bộ khu vực đỗ xe của 1 gara chỉ để có 4 giờ pin dự trữ. Và tôi đi đến kết luận sau khi nghiên cứu các công nghệ khác rằng chúng ta có thể triển khai dự trữ năng lượng-- bánh đà, các công thức pin khác nhau-- thì không khả thi lắm Thế còn về việc tạo ra năng lượng? Có thể chúng ta đã tạo ra được năng lượng Tôi cố gắng xác định-- có thể năng lượng mặt trời ngày càng hấp dẫn. Đã 25 năm tôi làm việc này khiến tôi quay lại và xem xét chuyện gì đang diễn ra với pin mặt trời. Và giá cả giảm xuống từ 10 đô la / 1 watt đến khoảng 4 hay 5 đô la /1 watt và nó đang ổn định. Và quả thật cần hạ giá thấp hơn nữa để sinh lợi Tôi đã nghiên cứu tất cả những điều mới mẻ diễn ra trong các pin mặt trời và tìm kiếm các phương pháp cải tiến và sản xuất pin mặt trời rẻ hơn Có rất nhiều điều mới để làm nhưng về cơ bản quá trình đòi hỏi 1 lượng năng lượng lớn khủng khiếp Một số người thậm chí nói rằng để sản xuất 1 chiếc pin mặt trời thì còn tốn nhiều năng lượng hơn là nó tạo ra trong suốt tuổi thọ của pin Hy vọng rằng nếu chúng ta có thể giảm lượng năng lượng tiêu tốn để tạo ra pin thì sẽ thực tế hơn. Nhưng hiện tại, bạn nên dùng silicon đặt vào lò ở 1600 độ Fahrenheit trong 17 tiếng, để làm pin Rất nhiều người đang miệt mài làm việc để giảm quá trình đó nhưng tôi không góp phần tham gia lĩnh vực đó Vì thế tôi cố gắng tìm ra 1 cách khác để tạo ra điện mặt trời giá rẻ và sinh lời Ý tưởng đó là- sẽ ra sao nếu chúng ta thu góp mặt trời với 1 gương phản chiếu lớn giống với ý tưởng tôi đã nghĩ tới khi còn học thời THPT nhưng với công nghệ hiện đại chúng ta có thể tạo ra thiết bị thu lớn và rẻ hơn tập trung mặt trời tới 1 thiết bị chuyển đổi nhỏ thiết bị chuyển đổi này không đắt bằng vì nó nhỏ hơn nhiều so với pin mặt trời khi pin mặt trời phải che phủ toàn bộ vùng bề mặt mà bạn muốn thu thập năng lượng mặt trời Bây giờ điều này có vẻ khả thi rồi vì nhiều công nghệ mới đã ra đời trong vòng 25 năm qua, kể từ lần cuối tôi nghĩ đến vấn đề này Trước hết, có nhiều công nghệ sản xuất mới chưa kể đến, các động cơ mô hình rẻ động cơ không chổi điện, động cơ hỗ trợ secvo, động cơ bước được sử dụng trong máy in, máy quét và các loại tương tự thế Do vậy, đó là 1 bước đột phá Dĩ nhiên, bộ vi xử lý giá rẻ và sau là thuật toán phát sinh -- 1 bước đột phá rất quan trọng Tôi sẽ nói qua về thuật toán phát sinh Đó là 1 cách rất hay để giải các bài toán hóc búa sử dụng phép chọn lọc tự nhiên Bạn gặp 1 phép toán khó không thể giải bằng cách giải đơn thuần bạn xây dựng 1 hệ thống mang tính cách mạng để làm các phép thử bạn thêm giới tính nơi mà bạn dùng 1 nửa cách này và 1 nửa cách khác và tạo ra những phép hoán chuyển mới và dùng phép chọn lọc tự nhiên để loại trừ các cách không hay Thông thường, với 1 phép toán phát sinh trên máy tính ngày nay với 1 bộ xử lý 3 GHz bạn có thể giải nhiều, nhiều phép tính hóc búa trước đây chỉ trong vài phút chúng tôi đã cố gắng tìm ra 1 cách sử dụng các phép toán phát sinh để tạo ra 1 loại thiết bị thu mới Các bạn sẽ thấy công việc chúng tôi đang làm Thông thường các thiết bị thu trông như thế này chúng có hình dạng parabol Chúng thu các tia tới song song và tập trung vào 1 điểm chúng phải theo sát mặt trời vì chúng cần chỉ trực tiếp vào nó Chúng luôn có 1 góc nghiệm thu 1 độ tức là một khi chúng lớn hơn 1 độ không có tia sáng nào đạt tới tiêu cự Do vậy chúng tôi cố gắng thực hiện 1 phương pháp tạo ra thiết bị thu không theo sát mặt trời thiết bị thu đó không thu nhận ánh sáng lớn hơn 1 độ với các phần tĩnh Chúng tôi tạo ra phép toán phát sinh này để thử chúng tôi làm 1 mô hình vật phản chiếu đa bề mặt cỡ XL và có 1 điều rất đáng ngạc nhiên đã tiến hóa, tiến hóa theo nghĩa đen từ việc thử 1 triệu chu trình, 1 triệu nỗ lực liên tiếp với 1 chức năng phù hợp quyết định cách bạn thu thập nhiều ánh sáng nhất từ các góc , suốt cả ngày từ mặt trời Và đây là hình dạng đã tiến hóa Chính là thiết bị thu không theo dõi với 6 ăng ten hình sừng trông giống kèn tuba này mỗi chiếc thu thập ánh sáng theo cách sau- nếu ánh sáng đi tới đây nó sẽ trực tiếp phản xạ tới điểm trung tâm nhưng nếu mặt trời nằm ngoài trục và đến từ phía lề nó sẽ đi tới 2 nơi và tạo 2 phản xạ Vậy đối với ánh sánh trực tiếp, nó chỉ tạo 1 phản xạ với tia ngoài trục , nó sẽ tạo 2 phản xạ và với ngoại trục cực, nó sẽ tạo 3 Hiệu suất giảm xuống khi phản xạ tăng vì mỗi phản xạ làm mất 10% nhưng điều này cho phép chúng tôi thu thập ánh sáng từ 1 góc âm hay dương 25 độ Vậy, trong khoảng 2,5 tiếng ban ngày chúng tôi có thể thu với hợp phần tĩnh Mặc dù pin mặt trời thu thập ánh sáng trong 4 tiếng rưỡi Vào 1 ngày điều chỉnh trung bình, 1 pin mặt trời-- vì mặt trời di chuyển khắp bầu trời Hoạt động chức năng của pin giảm theo đồ thị hình sin tại các góc ngoài trục. Nó thu thập ánh sáng khoảng 4,5 tiếng 1 ngày Cho nên, thậm chí cái này dù rất tuyệt với toàn bộ bộ phận tĩnh chúng tôi có thể đạt được các nhiệt độ cao- nhưng vẫn chưa đủ. Chúng tôi cần vượt trội pin mặt trời nên chúng tôi đã xem xét 1 ý tưởng khác nữa chúng tôi tìm hiểu cách chia parabol thành các cánh riêng lẻ sẽ theo sát mặt trời Những gì bạn thấy ở đây là 12 cánh riêng lẻ mỗi chiếc được điều khiển bởi 1 bộ vi xử lý giá 1 $ Bạn có thể mua 1 bộ vi xử lý 2 MHz với 1 $ Và bạn có thể mua động cơ bước loại không bao giờ bị mòn vì chúng không có chổi điện, giá 1$ chúng ta có thể điều khiển 12 cánh này dưới 50$ điều này cho phép chúng ta không cần di chuyển tiêu cự nữa mà chỉ di chuyển các cánh đó Toàn bộ hệ thống sẽ có biên dạng thấp hơn nhiều nhưng chúng ta có thể thu thập ánh nắng trong 6,5 đến 7 tiếng 1 ngày Vì chúng tôi tập trung ánh nắng vậy chúng tôi sẽ đặt gì vào chính giữa để chuyển ánh nắng thành điện ? Chúng tôi xem lại tất cả loại động cơ nhiệt khác nhau đã được sử dụng trong lịch sử để chuyển ánh sáng thành điện năng , hoặc nhiệt năng thành điện năng Và 1 trong những động cơ hay nhất thời đại Động cơ hơi nước của James Watt năm 1788 là 1 đột phá quan trọng James Watt không hẳn là phát minh ra đầu máy hơi nước, ông chỉ hoàn thiện nó Nhưng, bước hoàn thiện của ông thật hoàn hảo Ông đã thêm hướng dẫn chuyển động tuyến tính mới tới các piston 1 bình ngưng tụ để làm mát hơi nước bên ngoài xi-lanh ông đã làm cho động cơ hoạt động kép và tạo công suất kép Đó chính là bước đột phá to lớn Ý tôi là, tất cả các cải tiến ông đã thực hiện và thật đúng đắn khi đơn vị đo lường năng lượng, watt, ngày nay được đặt theo tên ông Nên chúng tôi đã xem xét loại động cơ này và thấy có tiềm năng Động cơ hơi nước nguy hiểm và chúng gây ảnh hưởng lớn khủng khiếp tới thế giới, như các bạn biết cách mạng công nghiệp, thuyền và đầu máy tàu hỏa Nhưng chúng luôn cần có kích cỡ lớn để vận hành tốt nhất vì thế sẽ không phù hợp với việc phát điện phân phối Nhưng chúng cũng tạo áp lực rất cao, nên rất nguy hiểm Một loại động cơ khác nữa là động cơ khí nóng cũng không phải do Robert Stirling phát minh nhưng ông đã cải tiến nó vào năm 1816 Loại động cơ này vì-- nó khá thú vị, chỉ hoạt động nhờ không khí, không nhờ hơi nước dẫn đến hàng trăm thiết kế sáng tạo sau này sử dụng nguyên lý động cơ Stirling Nhưng sau động cơ Stirling, Otto xuất hiện và ông cũng không phát minh ra động cơ đốt trong, ông chỉ hoàn thiện nó Ông trưng bày tại Paris năm 1867 và nó là 1 thành tựu to lớn vì nó làm tăng mật độ điện năng của động cơ Bạn bây giờ có thể có nhiều điện trong 1 không gian nhỏ hơn nhiều và cho phép động cơ được dùng cho các ứng dụng di động Vậy, một khi bạn có tính di động bây giờ anh tạo nhiều động cơ vì anh có nhiều đơn vị so với thuyền chạy hơi nước hay các xưởng lớn nơi không tạo nhiều đơn vị như thế nên đây là loại động cơ sinh lợi từ sản xuất quy mô lớn nơi tất cả các loại động cơ khác không sinh lời vì nó đi vào sản xuất đại trà giá thành được giảm, 100 năm hoàn thiện phát xạ giảm, giá trị sản xuất tăng Đã có hàng trăm triệu động cơ đốt trong được xây dựng so với hàng nghìn động cơ Stirling Và không có nhiều động cơ hơi nước cỡ nhỏ được xây dựng nữa chỉ có cỡ lớn cho vận hành quy mô lớn Cho nên sau khi xem xét 3 loại này và 47 cái khác nữa chúng tôi kết luận động cơ Stirling là phù hợp hơn cả Tôi muốn giải thích ngắn gọn 1 chút về quá trình chúng tôi xem xét cách vận hành của động cơ này Chúng tôi cố gắng nhìn nhận động cơ Stirling theo 1 cách mới vì nó thiết thực-- trọng lượng không còn là vấn đề trong ứng dụng của chúng ta Động cơ đốt trong không phù hợp vì trọng lượng gây ảnh hưởng khi bạn phải di chuyển Nhưng nếu bạn cố gắng sản xuất năng lượng mặt trời ở vị trí tĩnh trọng lượng không ảnh hưởng nhiều Một điều khác chúng tôi phát hiện ra là hiệu suất không quan trọng lắm nếu nguồn năng lượng của anh là miễn phí Thông thường, hiệu suất là tối quan trọng vì giá nhiên liệu của động cơ trong suốt tuổi thọ máy ăn đứt giá động cơ nhưng nếu nguồn nhiên liệu của anh miễn phí thì vấn đề duy nhất là giá vốn trả trước của động cơ Anh không muốn tối ưu hóa hiệu suất mà anh muốn tối ưu hóa điện năng trên 1$ Sử dụng cải thiện mới đó với các tiêu chí mới chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể nhìn lại động cơ Stirling và đưa các phép toán tổng hợp vào Về cơ bản, Robert Stirling không nhờ Gordon Moore trước ông để làm cho chúng ta sức mạnh xử lý 3 GHz Chúng tôi dùng phép toán phát sinh tương tự với cái chúng tôi đã dùng trước đó để làm thiết bị thu,nhưng không đạt kết quả như ý muốn để tối ưu hóa động cơ Stirling và làm các kích cỡ và kích thước thiết kế của nó lý tưởng nhất để thu được nhiều điện nhất trên 1$ bất kể trọng lượng , bất kể kích cỡ để chuyển hóa nhiều năng lượng mặt trời nhất, vì mặt trời là miễn phí Và đó là quy trình chúng tôi làm việc-- hãy để tôi cho các bạn xem phương thức hoạt động của động cơ Loại động cơ nhiệt đơn giản nhất mọi thời đại, hay động cơ khí nóng sẽ là cái này- gồm 1 cái hộp, 1 cái hộp thép với 1 xi-lanh đốt 1 ngọn lửa phía dưới, xi lanh đẩy lên bỏ ngọn lửa đi và đổ nước vào hoặc để nó nguội bớt, xi lanh đẩy xuống Đó là động cơ nhiệt Về cơ bản đó là động cơ nhiệt đơn giản nhất bạn có thể có Vấn đề là hiệu suất là 1% vì bạn đang làm nóng tất cả kim loại trong khoang sau đó làm nguội chúng dần dần Và bạn chỉ lấy được điện năng từ không khí nóng đồng thời nhưng bạn đang lãng phí năng lượng làm nóng và làm nguội kim loại có người đã có 1 ý tưởng rất thông minh là thay vì làm nóng toàn bộ xi lanh và là nguội toàn bộ xi lanh nếu bạn đặt 1 hòn đá bên trong nhỏ đủ để di chuyển không khí tới lui bạn di chuyển nó lên xuống bằng chút năng lượng nhưng bạn chỉ đẩy không khí xuống đầu nóng và lên đầu nguội xuống đầu nóng và lên đầu nguội. Bây giờ bạn không liên tục làm nóng và nguội kim loại bạn chỉ liên tục làm nóng và nguội không khí Điều đó cho phép bạn tăng hiệu suất lên từ 1% đến 2% Và sau đó Robert Stirling nghĩ ra ý tưởng thiên tài này bây giờ tôi vẫn không làm nóng kim loại với loại động cơ này, nhưng tôi vẫn đang làm nóng lại tất cả không khí liên tục làm nóng và nguội không khí Vậy nếu tôi đặt 1 miếng xốp nhiệt vào giữa lối đi nơi mà không khí phải di chuyển giữa nóng và lạnh? Ông dùng dây, thủy tinh vỡ và tất cả các loại vật liệu để làm chất xốp nhiệt Khi không khí đẩy lên từ đầu nóng tới đầu lạnh nó đẩy 1 lượng nhiệt vào miếng xốp Và khi không khí quay trở lại sau khi được làm nguội nó lấy lại nhiệt Nên bạn đang tái sử dụng năng lượng 5 hoặc 6 lần và điều đó làm tăng hiệu suất lên 30, 40 % Đó là phát minh thiên tài lỗi lạc nhưng ít được biết đến của Robert Stirling đưa động cơ khí nóng từ 1 chút bất khả thi như tôi thấy khi làm 1 phiên bản đơn giản tại trường cấp 3 đến mức rất tiềm năng Một khi bạn tăng hiệu suất, nếu bạn có thể thiết kế nó với chi phí đủ thấp Nên chúng tôi thực sự bắt tay vào việc giảm chi phí đến mức tối thiểu chúng tôi xây dựng 1 mô hình toán học khổng lồ về cơ chế làm việc của động cơ Stirling Chúng tôi áp dụng phép toán phái sinh Chúng tôi thu được kết quả từ đó cho động cơ tối ưu chúng tôi xây dựng các động cơ-- 100 động cơ khác nhau trong 2 năm qua Đo đạc từng cái một, chúng tôi tái điều chỉnh mô hình theo số liệu đo đạc sau đó dẫn tới nguyên mẫu hiện nay Một động cơ chắc chắn và giá rẻ Và đây là hình ảnh của động cơ đó Để tôi cho các bạn thấy nó thực sự trông như thế nào Vật động cơ đó đây Một xi lanh nhỏ dưới này giữ máy phát bên trong với các liên kết và cái nắp bịt nóng--xi lanh nóng bên trên phần này bị làm nóng, phần này bị làm lạnh và điện được tạo ra Giá trị ngược chuẩn xác cũng đúng Nếu bạn cho dòng điện chạy vào, cái này sẽ nóng lên còn cái này nguội đi và bạn có kỹ thuật làm lạnh Vậy, đó là chu trình đảo lộn hoàn chỉnh 1 chu trình rất hiệu quả và dễ dàng thực hiện Bây giờ bạn đặt 2 cái với nhau và bạn có động cơ Thế còn nếu bạn kết hợp các cánh với động cơ ở trung tâm? Các cánh theo dõi và động cơ lấy ánh nắng tập trung thu nhiệt đó và chuyển hóa thành điện năng Đây là hình ảnh nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống chúng tôi với các cánh và động cơ ở trung tâm Nó đang hoạt động dưới mặt trời Bây giờ tôi muốn cho các bạn thấy hệ thống đó đích thực trông ra sao (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Vậy đây là 1 đơn vị với 12 cánh Mỗi cánh giá 1$ nhẹ, bằng nhựa phun bắt bu lông, và được phủ nhôm Cơ chế điều khiển mỗi cánh là ở phía dưới với 1 bộ vi xử lý cho mỗi cánh Trên động cơ có các cặp nhiệt điện- các bộ cảm ứng nhỏ tìm kiếm nhiệt khi ánh nắng chiếu tới Mỗi cánh tự điều chỉnh riêng lẻ để giữ nhiệt độ cao nhất Khi mặt trời ló rạng vào sáng sớm, các cánh này sẽ tìm kiếm mặt trời. bằng cách tìm kiếm nhiệt độ cao nhất Khoảng 1 phút rưỡi hoặc 2 phút, sau khi tia sáng chiếu tới cái núm nóng động cơ sẽ đủ nóng để khởi động sau đó động cơ sẽ phát điện khoảng 6 tiếng rưỡi 1 ngày 6 tiếng rưỡi đến 7 tiếng khi mặt trời di chuyển khắp bầu trời. Phần mấu chốt mà chúng tôi tận dụng là chúng tôi có các bộ vi xử lý giá rẻ và mỗi cánh đều tự xử lý mỗi cánh xác định vị trí mặt trời mà không cần thiết lập người dùng Nên bạn khỏi cần xác định mình đang ở vĩ độ-kinh độ nào hay góc taluy của mái nhà là bao nhiêu hoặc định phương hướng. Tất cả đều không ảnh hưởng gì. Hệ thống tìm kiếm điểm nóng nhất nó tái tìm kiếm nửa giờ sau và 1 ngày sau 1 tháng sau Căn bản nó xác định bạn đang ở chỗ nào trên trái đất nhờ quan sát hướng di chuyển của mặt trời vì thế bạn không cần nạp bất kỳ dữ liệu liên quan nào hết Cách đơn vị hoạt động là khi mặt trời xuất hiện động cơ sẽ khởi động và bạn thu được điện năng ở đây chúng tôi có AC và DC, có DC 12 V có thể được sử dụng cho 1 số ứng dụng nhất định. Chúng ta có bộ đảo điện ở đó, nên bạn có AC 117V và cả nước nóng Nước nóng thì tùy chọn cho người sử dụng. bạn không bắt buộc phải sử dụng nước nóng, nó sẽ tự làm mát Nhưng bạn có thể dùng nó để đun nước nóng nếu muốn điều đó nâng cao hiệu suất vì 1 số nhiệt bạn thường bỏ có thể được dùng làm năng lượng hữu ích, cho bể bơi chẳng hạn Các bạn hãy xem 1 bộ phim nhanh để rõ hơn về cơ chế hoạt động Đây là thử nghiệm đầu tiên ngoài trời và mỗi cánh đang độc lập tìm kiếm Và những gì chúng làm là bước, ban đầu thì rất thô sau đó thì nhẹ nhàng hơn Một khi nhiệt kế đọc nhiệt độ và chỉ ra các cánh đã tìm thấy mặt trời sau đó chúng giảm tốc và thực hiện tìm kiếm tiếp theo tất cả các cánh sẽ di chuyển vào vị trí và động cơ khởi động Chúng tôi đã thực hiện việc này trong 2 năm qua. Chúng tôi rất hào hứng với tiến triển đã đạt được mặc dù con đường phía trước còn rất gian nan các bạn hãy nghe tôi nói 1 chút về điều đó Chúng tôi hình dung nó sẽ nằm trong hệ thống lắp đặt dân dụng bạn có thể có hơn 1 đơn vị trên mái nhà. Có thể trên mái nhà, sân sau hoặc nơi nào đó Bạn không cần có đủ đơn vị để cung cấp điện cho toàn bộ ngôi nhà bạn chỉ tiết kiệm tiền bạc với mỗi đơn vị gia tăng Bạn vẫn sẽ dùng hệ thống dây, với loại ứng dụng này, để làm nguồn cung cấp thứ cấp- tất nhiên là bạn không thể dùng hệ thống vào ban đêm và những ngày thời tiết u ám Nhưng bằng cách giảm việc sử dụng năng lượng, nhất là vào giờ cao điểm thường là khi bạn bật máy điều hòa nó phát ra nhiều điện nhất vào giờ cao điểm sử dụng nên nó mang tính bổ sung theo cách đó Đây là cách chúng tôi hình dung 1 ứng dụng dân dụng Chúng tôi cũng nghĩ có tiềm năng lớn cho các trang trại năng lượng đặc biệt ở vùng xa xôi có nhiều ánh nắng Đó là sự kết hợp rất hay của 2 yếu tố Hóa ra có rất nhiều nơi có nắng gắt trên khắp thế giới nhưng ở những vùng đặc biệt có giá thuê đất rẻ và cũng ở nhiều nơi có phong năng cao Hãy xem ví dụ sau, đây là bản đồ Hoa Kỳ có khá nhiều nơi không có màu xanh lá cây hoặc da trời, đó là những vùng lý tưởng nhưng thậm chí các vùng có hiển thị 2 màu xanh đó cũng rất tốt chỉ là không bằng các vùng màu đỏ, cam và vàng Nhưng điểm nóng xung quanh Las vegas và thung lũng Tử Thần và vùng đó cực kỳ tốt Điều này tác động tới giai đoạn thu hồi vốn không có nghĩa là bạn không thể sử dụng năng lượng MT Bạn có thể dùng nó mọi nơi trên trái đất. Nó chỉ tác động tới giai đoạn thu hồi vốn nếu bạn so sánh với điện lưới. Nhưng nếu bạn không có điện lưới thì toàn bộ vấn đề thu hồi vốn lại hoàn toàn khác Chỉ là bao nhiêu watt bạn có cho mỗi đô la và bạn được lợi gì từ việc sử dụng năng lượng đó để thay đổi cuộc sống của mình Đây là bản đồ của Hoa Kỳ Đây là bản đồ của trái đất 1 lần nữa, bạn có thể thấy 1 vạt cỏ khổng lồ ở giữa ở nơi mà 1 lượng dân số lớn sống Có nhiều khủng khiếp các cơ hội cho năng lượng MT. Và tất nhiên, hãy nhìn vào châu Phi Tiềm năng tận dụng năng lượng MT ở đó thật khó tin nổi và tôi thực sự muốn nói thêm về tìm kiếm cách thức chúng ta có thể khai thác nó Vậy, tóm lại, tôi muốn nói chuyến đi đã cho tôi thấy rằng các bạn có thể nhìn nhận các ý tưởng cũ dưới ánh sáng mới và đôi khi cả những ý tưởng đã bị thải bỏ trong quá khứ đều có thể phát huy tác dụng nếu bạn áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới Chúng tôi tin chúng tôi đang tiến đến gần tính thiết thực và giá cả phải chăng. Mục tiêu ngắn hạn là 1 nửa giá của pin MT và dài hạn là thời gian thu hồi vốn dưới 5 năm Và với 5 năm thu hồi vốn, tức khắc sẽ mang lai loi nhuận kinh tế Vậy bạn không phải chỉ có thái độ có cảm tình với năng lượng để muốn có 1 trong số những thứ này Nó đơn giản mang ý nghĩa kinh tế cao Ngay lúc này, thu hồi vốn cho năng lượng MT là từ 30-50 năm Nếu giảm xuống còn dưới 5 năm, nó sẽ không tốn trí lực lắm vì nhờ nhu cầu sở hữu nó- không thiếu người sẽ cung cấp tài chính cho bạn và bạn có thể kiếm tiền ngay từ ngày thứ nhất Vậy, đó là mục tiêu thực sự mà chúng tôi đang nhắm tới cho công ty. 2 điều khác tôi đã học được, khiến tôi không khỏi ngạc nhiên 1 là chúng ta rất cẩu thả với năng lượng Tôi đang đi từ thang máy trên này, và chỉ nhìn vào sân khấu ngay bây giờ có khoảng 20 bóng đèn 500W đang sáng Vậy là 10,000W ánh sáng đang tràn trên sân khấu 1 mã lực là 756W Vậy cần 15 con ngựa chạy hết mã lực để thắp sáng sân khấu này. Chưa kể đến 200 con ngựa đang chạy lúc này để giữ máy điều hòa chạy. Và thật ngạc nhiên, đi trong thang máy và trong thang máy thì có đèn Tất nhiên, tôi khá nhạy cảm ở nhà khi chúng ta cứ để đèn sáng mà không biết Nhưng mọi nơi quanh chúng ta, nhu cầu sử dụng năng lượng không bao giờ là thỏa mãn vì nó khá rẻ Và nó rẻ vì chúng ta được bao cấp bởi năng lượng tập trung bởi MT Cơ bản, dầu là năng lượng MT tập trung. Nó được nghiền nát hàng triệu năm nhờ năng lượng để có tất cả ngần ấy năng lượng chứa bên trong Và theo tôi chúng ta không có quyền thừa kế để sử dụng hết nhanh nhất có thể và thật tuyệt nếu chúng ta có thể tìm ra cách tái tạo năng lượng như tốc độ chúng ta sử dụng và tạo ra năng lượng là như nhau tôi chân thành hy vọng chúng ta có thể đạt được điều đó Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Không sớm thì muộn, những người có quan hệ tình dục bừa bãi rồi sẽ nhiễm virus gây u nhú ở người, hay còn gọi là HPV. Có hơn 100 chủng HPV, thường cơ thể sẽ tự loại bỏ virus mà không có bất cứ triệu chứng nào nhưng một số chủng có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. HPV lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh, virus khu trú ở vùng tế bào bị lây nhiễm, chứ không phát tán khắp cơ thể. Do HPV thường lây qua đường tình dục, tức là qua các tế bào âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn miệng và cổ họng. HPV có thể được phát hiện qua xét nghiệm tế bào ở những vùng này, dù phương án này khả thi nhưng hiếm khi được sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do dù có cách trị bệnh, nhưng không có cách nào loại bỏ hoàn toàn virus. Do đó, xét nghiệm HPV thường cho kết quả dương tính, hầu hết đều không đáng ngại. Vẫn chưa có phác đồ điều trị triệt để căn bệnh này. Nhưng có nhiều cách bảo vệ cơ thể khỏi HPV. Ta sẽ xem xét cách virus này gây hại cho cơ thể, người có nguy cơ mắc bệnh và cách giảm thiểu các nguy cơ này. Hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt hầu hết các chủng HPV trước khi chúng gây ra tổn hại cho cơ thể, bệnh nhân thậm chí còn không biết mình nhiễm bệnh. Một số chủng đặc biệt như HPV 6 và 11 làm biến thể tế bào nhiễm bệnh tạo thành mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục. Dù là bệnh truyền nhiễm cần điều trị, thường là dùng kem bôi, các chủng này không gây tổn hại lâu dài. Tuy nhiên, chủng HPV 13 gây đột biến gen khiến tế bào phân chia cực nhanh, tạo thành ung thư. Tế bào cổ tử cung có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Đặc biệt hai chủng HPV 16 và 18 là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, hiện là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Có thể mất đến 20 năm, triệu chứng ung thư mới xuất hiện, nhưng tầm soát thường xuyên có thể phát hiện các thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung trước khi nó phát triển thành ung thư. Phụ nữ trên 21 tuổi có thể xét nghiệm Pap định kì, lấy một mẫu tế bào tại niêm mạc cổ tử cung, để kiểm tra các dấu hiệu bất thường. Kết quả dương tính không có nghĩa là ung thư, chỉ là có các tế bào bất thường vùng cổ tử cung, về lâu về dài có thể phát triển thành ung thư. Bệnh nhân sau đó được yêu cầu xét nghiệm Pap thường xuyên hơn để theo dõi, tình trạng nặng hơn, sẽ tiến hành soi cổ tử cung. Bác sĩ dùng kính phóng đại quan sát cổ tử cung, và cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ làm sinh thiết để kiểm tra kĩ hơn. Một vài trường hợp, mô nhiễm virus có thể được loại bỏ. Cổ họng nhiễm HPV có thể gây ra ung thư vùng đầu và cổ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm HPV vùng họng. Sử dụng bao cao su giúp ngăn ngừa sự lây lan của HPV. Có ba loại vắc-xin an toàn, hiệu quả ngăn ngừa HPV 16 và 18. Liệu trình tiêm chủng gồm hai hay ba mũi tiêm cách nhau vài tháng và chỉ có tác dụng khi tiêm đủ số mũi. Ở nhiều nước, nó là mũi tiêm bắt buộc cho các bé gái từ 11 đến 18 tuổi, đồng thời, ngày càng có nhiều bé trai bắt đầu được tiêm phòng. Người lớn ở các quốc gia như Mỹ và Anh có thể chọn tiêm phòng tự nguyện. Các chứng cứ cho thấy tiêm phòng giúp giảm 90% tỷ lệ ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm thuốc dành cho người đã nhiễm HPV 16 và 18, nhắm đến các tế bào nhiễm virus ngăn không cho phát triển thành ung thư. Trong khi chờ các phương pháp điều trị được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi sử dụng bao cao su, tiêm phòng, và tầm soát bệnh có thể làm giảm thiệt hại do HPV gây ra. Tuần trước, tôi đã viết 1 lá thư nói về công việc của một tổ chức từ thiện, trong đó tôi có chia sẻ về một số vấn đề. Warren Buffet là người đã khuyên tôi làm vậy -- trung thực về những gì đã đang tiến triển tốt, những gì không, và biến nó thành một việc làm thường niên. Mục tiêu của tôi là lôi kéo nhiều người hơn nữa để cùng giải quyết những vấn đề này, vì tôi nghĩ rằng có một số vấn đề rất quan trọng không thể giải quyết được theo cách thông thường. Thị trường thường không thể khiến các nhà khoa học, các nhà truyền thông, triết gia và chính phủ các nước làm những điều đúng đắn. Chỉ có cách tập trung vào những vấn đề này lôi kéo và làm việc cùng những người có tài và thực sự quan tâm thì chúng ta mới có thể tạo ra được những bước tiến rõ rệt. Vì vậy, sáng nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn 2 trong số các vấn đề đó và chúng ta đang ở đâu trong tiến trình giải quyết chúng. Tuy nhiên trước khi đi sâu vào từng vấn đề, tôi muốn thừa nhận rằng tôi là một người lạc quan. Bất kì vấn đề khó khăn nào, theo tôi đều có thể giải quyết. Một trong những lý do khiến tôi lạc quan như vậy là khi nhìn vào lịch sử. So với thế kỷ trước, tuổi thọ trung bình đã tăng gấp đôi. Một thống kê khác, có lẽ cũng là sở thích của tôi, đó là nhìn vào những thống kê về chết trẻ em < 5t. Chỉ mới năm 1960, trong số 110 triệu trẻ em được sinh ra, có 20 triệu trẻ chết trước 5 tuổi. 5 năm trước (2005), trong số 135 triệu trẻ em được sinh ra, có khoảng trên dưới 10 triệu trẻ chết trước 5 tuổi. Như vậy, tỷ lệ chết trẻ em < 5t đã giảm 2 lần. Đó là 1 dấu hiệu đáng mừng. Mỗi 1 mạng sống được cứu có ý nghĩa rất lớn. Và nguyên nhân chính dẫn đến thành công đó không chỉ là sự gia tăng về thu nhập mà còn nhờ 1 số bước tiến quan trọng: Vaccin đã được sử dụng rộng rãi hơn. Điển hình, có 4 triệu người chết vì bệnh sởi tính đến năm 1990 hiện nay, chỉ còn khoảng dưới 400.000 người. Như vậy, rõ ràng chúng ta đã tạo ra được những sự thay đổi. Thành tựu tiếp theo là 1 lần nữa đưa tỷ lệ chết TE < 5t giảm 2 lần (10 triệu --> 5 triệu). Tôi nghĩ chưa cần tới 20 năm chúng ta sẽ có thể thực hiện được điều này. Tại sao? Vấn đề là có 1 số loại bệnh gây ra phần lớn các ca tử vong: tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Từ đó, đưa chúng ta đến vấn đề thứ nhất mà tôi muốn nhắc đến sáng nay, đó là làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn những ca tử vong do bệnh truyền nhiễm bởi muỗi? Lịch sử tiến triển của bệnh sốt rét ra sao? Trong hàng ngàn năm, nó được coi là 1 căn bệnh trầm trọng. Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn vào bộ mã gen, chúng ta có thể thấy rằng, đó là bệnh duy nhất mà những người Châu Phi để ngăn chặn tử vong, họ đã thực sự có những thay đổi trong bộ gen. Số ca tử vong thực sự đạt đến đỉnh điểm với hơn 5 triệu người chết vào những năm 1930. Đó chắc chắn là 1 con số khổng lồ. Và căn bệnh đã lan ra toàn thế giới. 1 căn bệnh khủng khiếp. Nó xuất hiện ở Mỹ và cả Châu Âu. Con người không biết nguyên nhân gây ra bệnh cho đến tận đầu những năm 1990, khi 1 quân nhân người Anh tìm ra đó là do muỗi. Như vậy, sốt rét đã từng xuất hiện ở mọi nơi. Có 2 biện pháp đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong. 1 là diệt muỗi bằng DDT. 2 là điều trị người bệnh bằng quinin hoặc dẫn xuất của quinin. (quinin còn được gọi là thuốc ký ninh) Nhờ 2 biện pháp đó mà tỷ lệ tử vong đã giảm. Hiện nay, trớ trêu thay, hãy nhìn những gì đã xảy ra, sốt rét đã được loại trừ khỏi tất cả các vùng ôn đới, nơi tập trung các nước phát triển. Như vậy, chúng ta có thể thấy: 1900, bệnh ở mọi nơi. 1945, nó chỉ tập trung ở 1 số nơi. 1970, Mỹ và phần lớn Châu Âu đã loại trừ được bệnh. 1990, phần lớn các vùng phía bắc đã loại trừ được bệnh. Gần đây chỉ có thể thấy sốt rét ở các vùng quanh xích đạo. Điều này dẫn đến nghịch lý là bởi vì sốt rét chỉ xuất hiện ở những nước đang và kém phát triển, nó không nhận được sự đầu tư thích đáng. Ví dụ, lượng tiền đầu tư cho thuốc làm mọc tóc còn nhiều hơn là cho bệnh sốt rét. Ngày nay, hói là 1 điều kinh khủng. cười Người giàu cảm thấy đau đớn khổ sở vì hói đầu. Và cũng là lý do tại sao lại có sự ưu tiên đầu tư cho thuốc làm mọc tóc. Tuy nhiên, sốt rét -- hàng triệu người chết mỗi năm do sốt rét hậu quả của nó bị nói giảm đi rất nhiều. Hơn lúc nào hết, hơn 200 triệu người đang phải chịu đựng căn bệnh này. Điều đó có nghĩa là việc phát triển kinh tế ở những khu vực đó sẽ bị cản trở bởi vì sốt rét làm cho nhiều thứ rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ. Hiện nay, tất nhiên, sốt rét được lan truyền bởi muỗi. Tôi đã mang theo 1 số con đến đây, do đó các bạn có thể trải nghiệm. Khi lũ muỗi dạo chơi quanh thính phòng 1 lúc. cười Chẳng có lý do nào khiến chỉ người nghèo mới phải chịu cảnh này. cười, vỗ tay Những con muỗi này không có mầm bệnh. Nên chúng ta có thể tiếp tục nói về 1 số điều mới. Chúng ta có màn. Và màn là 1 công cụ tuyệt vời. Ý nghĩa của nó là khi người mẹ và trẻ em ngủ trong màn vào buổi tối, thì những con muỗi kiếm ăn đêm không thể đốt được họ. Và khi sử dụng loại thuốc DDT xịt trong nhà cùng với màn có thể giảm hơn 50% số tử vong. Và đó chính là điều đang diễn ra ở 1 số nước. Thật vui khi thấy điều đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cẩn thận vì ký sinh trùng sốt rét và loài muỗi đang tiến hóa. Do đó, tất cả các biện pháp mà chúng ta đã dùng trong quá khứ sẽ trở nên không còn hiệu quả. Điều này đặt chúng ta vào 2 sự lựa chọn Nếu bạn đến 1 quốc gia cùng với những biện pháp đúng đắn, và triển khai mạnh mẽ, bạn có thể thực sự khống chế được bệnh ở nơi đó. Nhờ vậy chúng ta sẽ thấy bản đồ các vùng có sốt rét thu hẹp lại. Hoặc, nếu bạn chỉ làm một cách miễn cưỡng, sau 1 khoảng thời gian bạn vẫn sẽ giảm được gánh nặng bệnh tật, nhưng sau đó các biện pháp bạn dùng sẽ dần trở nên không hiệu quả, và tỉ lệ tử vong sẽ lại tăng vọt. Thế giới đã từng trải qua tình hình đó khi chúng ta tập trung làm gì đó nhưng sau đó lại lãng quên nó. Chúng ta đang ngày càng tiến bộ. Quỹ đầu tư cho màn đang tăng lên. Việc tìm thuốc mới đang được tiến hành. Tổ chức của tôi đã đang ủng hộ cho 1 loại vaccin -- đang bước vào giai đoạn thử nghiệm lần thứ 3 và nó sẽ bắt đầu trong 1 vài tháng tới. Và nếu hiệu quả, nó có thể cứu sống được 2/3 số trường hợp bệnh. Như vậy chúng ta sẽ lại có thêm những công cụ mới. Nhưng chỉ riêng các công cụ này thì vẫn chưa đủ để giải quyết. Bởi vì chiến lược để thanh toán bệnh sốt rét là sự tổng hợp của rất nhiều các biện pháp khác nhau. Cần có sự tham gia của giới truyền thông để duy trì ở mức cao các quỹ đầu tư, duy trì những thành quả đã đạt được, và để kể các câu truyện về sự thành công. Cần có sự tham gia của các nhà xã hội học, nhờ đó, chúng ta biết cách đạt được không chỉ 70% người dân sử dụng màn mà là 90%. Chúng ta cần có những nhà toán học đến và lượng giá những điều đó, tiến hành phương pháp thử nghiệm ngẫu nhiên các tổ hợp để hiểu được cách thức những công cụ đó được tiến hành và phối hợp nhịp nhàng với nhau Tất nhiên chúng ta cũng cần sự hỗ trợ chuyên môn của các công ty dược. Chúng ta cần chính phủ của các nước giàu viện trợ rộng rãi cho vấn đề này. Khi có đủ các thành tố kể trên, tôi khá lạc quan rằng chúng ta có khả năng thanh toán được bệnh sốt rét. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang câu hỏi thứ 2, 1 câu hỏi khá khác biệt, nhưng phải nói rằng có tầm quan trọng tương tự. Đó là làm thế nào để tạo ra 1 giáo viên tuyệt vời? Nó có vẻ là 1 dạng câu hỏi muôn thủa mà con người cần dành rất nhiều thời gian để giải đáp, và chúng ta đều hiểu rõ câu hỏi. Nhưng câu trả lời là, thực tế chúng ta không làm được. Hãy bắt đầu bằng việc tại sao nó lại là vấn đề quan trọng. Tất cả những người ngồi đây, tôi cược rằng, đã từng được dạy dỗ bởi 1 vài thầy cô tuyệt vời. Chúng ta đều được hưởng 1 nền giáo dục tuyệt hảo. 1 trong những lý do giúp chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay, và góp phần tạo nên sự thành công của chúng ta. Tôi vẫn nói như vậy ngay cả khi tôi đã bỏ trường đại học. Tôi đã gặp những giáo viên vĩ đại. Thực tế, ở Mỹ, hệ thống dạy học khá tốt. Có những giáo viên để lại ấn tượng khá sâu sắc trong nhiệm kỳ của họ. 20% học sinh đứng đầu đã nhận được sự giáo dục tốt nhất. thật ra họ cũng đã nhận được nền giáo dục tốt nhất trên thế giới, nếu so sánh với 20% sinh viên đứng đầu nhưng đến từ các nước khác. Những SV này đã tạo ra những cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học và phần mềm và giữ cho Mỹ luôn ở vị trí đứng đầu. Hiện nay, sức ảnh hưởng của 20% sinh viên đứng đầu này đang dần bị phai nhạt, nhưng cái đáng lo hơn trong giáo dục là sự công bằng giữa mọi tầng lớp không chỉ kém, mà còn ngày càng kém hơn. Nếu nhìn vào nền kinh tế hiện nay, bạn sẽ thấy rằng nó thực sự chỉ tạo cơ hội cho những người có học vấn cao. Và chúng ta phải thay đổi điều này. Chúng ta phải thay đổi nó sao cho mọi người đều có cơ hội ngang nhau. Chúng ta phải thay đổi nó để đất nước được vững mạnh và đứng ở vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực đòi hỏi nền giáo dục cao cấp, như khoa học hay toán học. Lần đầu tiên tôi học thống kê tôi đã rất sửng sốt khi biết mọi chuyện tồi tệ ra sao. Hơn 30% trẻ em không bao giờ học hết cấp 3. Và điều này đã bị che giấu trong 1 khoảng thời gian dài bởi bọn họ luôn lấy tỉ lệ bỏ học bằng cách so sánh số người tại thời điểm nhập học với thời điểm kết thúc năm học. Vì họ không theo dõi xem lũ trẻ ở đâu trước thời điểm kết thúc. Trong khi phần lớn những trường hợp bỏ học đã xảy ra trước thời điểm đó. Nên họ phải nâng tỷ lệ bỏ học của bang ngay khi việc theo dõi hoàn tất lên trên 30%. Đối với trẻ vị thành niên, tỷ lệ này là trên 50%. Và kể cả khi bạn đã tốt nghiệp cấp 3, nhưng nếu bạn có thu nhập thấp, bạn sẽ có ít hơn 25% cơ hội lấy được tấm bằng đại học. Ở Mỹ, nếu bạn là người có thu nhập thấp, nguy cơ bạn phải vào tù sẽ cao hơn là khi bạn cố gắng lấy 1 tấm bằng trong 4 năm học. Có vẻ như điều này không hoàn toàn công bằng. Vậy, làm thế nào để việc giáo dục được tốt hơn? Từ 9 năm trước cho đến nay, tổ chức của tôi, đã và đang đầu tư cho việc này. Có rất nhiều người tham gia. Chúng tôi làm việc với các trường nhỏ, thiết lập các quỹ học bổng, nâng cấp các thư viện, Rất nhiều trong những điều kể trên đã đem lại hiệu quả tốt. Nhưng càng ngày chúng tôi càng nhận ra rằng giáo viên có chất lượng mới chính là yếu tố quyết định. Chúng tôi đã phỏng vấn nhanh 1 số học sinh về sự khác nhau giữa các giáo viên, giữa, 25% giáo viên tốt nhất và 25% tồi nhất. Sự khác biệt đó trong cùng 1 trường và giữa các trường với nhau như thế nào? Và câu trả lời cho thấy sự khác biệt thật không thể tin được. 25% trong số những giáo viên tốt nhất sẽ nâng cao được thành tích của lớp họ -- dựa trên điểm kiểm tra -- lên đến trên 10% chỉ trong vòng 1 năm. Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là nếu toàn bộ nước Mỹ, trong 2 năm, có được số giáo viên đó, thì sẽ không có sự khác biệt nào tồn tại giữa chúng ta và Châu Á . Trong vòng 4 năm chúng ta sẽ vượt trên tất cả mọi người trên thế giới. Vậy, thật đơn giản. Tất cả những gì chúng ta cần là các giáo viên thuộc 25% giáo viên tốt nhất. Và sau đó bạn sẽ nói, "Tuyệt, chúng ta nên tuyên dương những người này. Chúng ta nên giữ họ lại Chúng ta nên tìm hiểu xem họ đang làm như thế nào và chuyển giao những kỹ năng của họ cho những người khác." Nhưng tôi phải nói rằng, ngày nay, điều đó hoàn toàn không xảy ra. Đâu là đặc điểm của những giáo viên ở trong top này? Họ trông như thế nào? Bạn có thể nghĩ rằng họ chắc chắn là các giáo viên lâu năm. nhưng câu trả lời là Không. Một vài người mới chỉ dạy được 3 năm chất lượng dạy học của họ không thay đổi sau đó. Sự khác biệt là rất rất nhỏ. Bạn có thể nghĩ rằng những giáo viên thuộc hàng top có bằng thạc sĩ. Họ quay trở lại và họ có tấm bằng thạc sĩ giáo dục Biểu đồ này biểu thị 4 nhân tố khác nhau và giải thích cách đánh giá chất lượng dạy học. Ở dưới cùng, cũng là nhân tố hầu nhưng không có ảnh hưởng, 1 tấm bằng thạc sĩ. Hiện nay, hệ thống trả lương được đánh giá cao ở 2 điểm. Thứ nhất là thâm niên. Bạn phải trả nhiều hơn để còn nộp vào quỹ lương hưu. Thứ 2 là trả lương cao hơn cho những người có bằng thạc sĩ. Nhưng chẳng có gì liên quan giữa bằng cấp và việc trở thành 1 giáo viên tốt hơn. Dạy học ở Mỹ: Hiệu quả không đáng kể. Đối với những giáo viên chuyên toán, hiệu quả ở mức vừa phải. Tuy nhiên, vượt trên tất cả, nó chỉ còn là quá khứ. Có một số người rất giỏi trong công việc này. Còn chúng ta thì hầu như đã không làm gì để học hỏi xem việc dạy đó như thế nào để lôi kéo và tạo ra thêm những người như vậy, để nâng cao năng lực -- hoặc để khuyến khích các giáo viên ở lại trong hệ thống. Bạn có thể hỏi, "Liệu các giáo viên tốt có ở lại và các giáo viên kém sẽ ra đi?" Câu trả lời là, thường thì, 1 lượng nhỏ các giáo viên tốt lại ra đi. Và đó sẽ là 1 hệ thống có tốc độ thay thế nhân lực cao. Hiện nay, có 1 số ít nơi -- rất ít -- có các giáo viên tốt. 1 ví dụ điển hình là sự thành lập của một hệ thống trường học tư tên KIPP. KIPP có nghĩa "Tri thức là sức mạnh" (Knowledge Is Power) Đó là 1 điều khó tin. Họ có 66 trường học -- phần lớn là trường cấp 2 và chỉ có một vài trường cấp 3 -- và vấn đề là việc dạy học ở đây rất tuyệt. Họ nhận những đứa trẻ nghèo nhất, và hơn 96% số tốt nghiệp từ những trường cấp 3 của họ tiếp tục học lên đại học. Cả tinh thần và thái độ dạy học ở các trường thuộc hệ thống này đều rất khác so với các trường công thông thường khác. Họ là 1 đội ngũ dạy học. Họ liên tục nâng cao cho các giáo viên của mình. Họ lấy các số liệu, điểm kiểm tra, và nói với giáo viên, "Này nhìn xem bạn là nguồn gốc của sự tăng trường này" Họ cam kết hết sức trong việc giúp các giáo viên tốt hơn. Khi bạn đến và tham dự 1 trong các lớp học của họ, đầu tiên nó thật kỳ quái. Tôi đã ngồi xuống và nghĩ, "Chuyện gì đang xảy ra thế này?" Giáo viên đi vòng quanh và mức độ tích cực tham gia là rất cao. Tôi đã nghĩ, "Mình đang trong 1 đại hội thể thao hoặc cái gì giống vậy". "Chuyện gì đang diễn ra?" Giáo viên liên tục quan sát để xem những trẻ nào không chú ý, những trẻ nào thấy chán, và nhanh chóng gọi chúng làm 1 điều gì đó trên bảng. Đó là một môi trường rất bùng nổ, 1 cách thật đặc biệt trong những năm cấp 2 này -- từ lớp 5 đến lớp 8 -- giữ cho mọi người cùng tham gia và lên tiếng mọi người trong phòng học cần phải tập trung, Không có chỗ cho sự đùa nghịch như những đứa trẻ ở trong lớp học Mọi người đều phải tham gia. Và chính KIPP đã làm điều đó. Điều này được so sánh thế nào với các trường thông thường? Trong 1 ngôi trường thông thường, giáo viên không nói cho học sinh biết họ học tốt thế nào. Các thông số không được tập hợp. Trong hợp đồng của giáo viên, sẽ giới hạn số lần hiệu trưởng có thể đến lớp học -- thông thường là 1 lần 1 năm. Và họ cần có sự chú ý cao độ để làm những điều đó Vậy hãy tưởng tượng bạn điều hành 1 công ty với rất nhiều công nhân, 1 vài công nhân gây ra rắc rối và người quản lý nói, "Này, ông/bà chỉ có thể xuống đây 1 lần 1 năm, nhưng ông/bà cần cho chúng tôi biết trước, bởi vì chúng tôi có thể lừa dối ông/bà, và cố gắng làm ra vẻ đang làm việc tốt trong thời khắc ông/bà đến." Kể cả giáo viên muốn cải thiện tình hình cũng không có các công cụ để làm. Họ không có bảng điểm kiểm tra, và vướng phải rất nhiều cản trở ngăn bạn tiếp cận các tài liệu. Điển hình, New York đã thông qua 1 đạo luật quy định rằng số liệu về sự tiến bộ của các giáo viên không được phổ biến và sử dụng trong quyết định bổ nhiệm giáo viên. 1 phần quá trình dạy học do đó đã đi sai hướng. Tuy nhiên tôi lạc quan về việc này, tôi nghĩ có 1 số điều rõ ràng mà chúng ta có thể làm. Đầu tiên, có rất nhiều cuộc nghiên cứu đang được tiến hành, thứ sẽ cung cấp cho chúng ta bức tranh về vị trí mà ta đang đứng. và cho phép chúng ta hiểu được những ai đang làm tốt, gọi họ ra và tìm hiểu các phương pháp mà họ dùng là gì. Tất nhiên, máy quay hiện nay rẻ hơn. Đặt 1 vài máy quay trong phòng học và nói rằng nó sẽ ghi lại những điều cơ bản đang diễn ra là rất thiết thực ở tất cả các trường công. Mỗi 1 vài tuần, các giáo viên có thể cùng ngồi lại và nói, "được rồi, đây là 1 đoạn clip nhỏ về 1 số điều mà tôi nghĩ là tôi đã làm tốt. Đây là 1 đoạn clip về những điều mà tôi nghĩ tôi đã làm ko tốt. Cho tôi lời khuyên -- khi lũ trẻ nghịch ngợm, tôi nên đối phó thế nào?" Các giáo viên có thể ngồi lại và cùng giải quyết các vấn đề kể trên. Bạn có thể chọn ra vài clip và chú thích nó là của các giáo viên tốt nhất, để mọi người có thể thấy ai là giáo viên tốt nhất trong giáo ban. Bạn có thể chọn những khóa học tuyệt nhất và phổ biến chúng để kể cả 1 đứa trẻ cũng có thể đến, xem và học hỏi từ khóa học. Nếu bạn có một đứa trẻ ở bên cạnh bạn sẽ biết rằng bạn có thể giao cho chúng đoạn băng này để xem và tự ôn tập các khái niệm. Thực tế, những khóa học miễn phí đã không chỉ có thể kiếm được trên mạng internet, mà bạn còn có thể phổ biến chúng dưới dạng DVD, nhờ vậy bất cứ ai có 1 đầu đĩa DVD cũng có thể có những giáo viên tốt nhất. Bằng cách nghĩ về nó như 1 hệ thống tổ chức, chúng ta có thể thực hiện nó tốt hơn. Hiện nay cũng đã có 1 cuốn sách về KIPP -- nơi mà 1 thực tế đang diễn ra được viết lại bởi một phóng viên có tên là Jay Matthews -- cuốn sách có tên "Work Hard, Be Nice" Và tôi nghĩ cuốn sách đó thật phi thường. Nó giúp bạn cảm nhận được 1 giáo viên vĩ đại là như thế nào. Tôi sẽ gửi cho mỗi người ở đây 1 bản copy miễn phí của cuốn sách. Vỗ tay Hiện nay, chúng ta đầu tư rất nhiều tiền cho giáo dục, tôi thực sự tin rằng giáo dục là điều quan trọng nhất để đất nước có một tương lai vững mạnh như nó nên có. Thực tế chúng tôi có tham gia đóng góp cho 1 dự thảo luật -- nó thật thú vị -- Nghị viện thực tế có tiền cho việc phát triển hệ thống dữ liệu giáo dục, vấn đề thậm chí đã được đưa ra tại thượng Nghị Viện bởi vì quyền lợi của 1 số người bị đe dọa bởi những vấn đề này. Nhưng tôi -- tôi lạc quan. Tôi nghĩ mọi người đang bắt đầu nhận ra nó quan trọng như thế nào, và nó sẽ thực sự tạo ra sự khác biệt cho hàng triệu người, nếu chúng ta làm đúng. Tôi chỉ có thời gian trình bày 2 vấn đề kể trên. Còn rất nhiều vấn đề tương tự -- AIDS, viêm phổi -- Tôi có thể thấy rằng các bạn bắt đầu thấy hứng thú, chỉ khi nghe tên của các vấn đề này. Cần có phải có nhiều kỹ năng để giải quyết những vấn đề rất rộng đó. Các bạn biết đấy, hệ thống không tự nhiên khiến các điều đó diễn ra. Chính phủ không tự nhiên đưa mọi thứ đi theo quỹ đạo đúng. Khu vực tư nhân không tự nhiên đầu tư nguồn lực vào các vấn đề này. Do vậy, rất cần những người tài giỏi như bạn học hỏi về các vấn đề đó, lôi kéo mọi người cùng tham gia và chung tay thực hiện các giải pháp. Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ có nhiều điều tốt đẹp sẽ đến. Xin cảm ơn. Vỗ tay Một khám phá tuyệt vời vừa xảy đến: một trạm không gian ngoài hành tinh chất đầy những công nghệ tiền cổ. Nhưng giờ, tất cả giống loài khắp thiên hà đang trong cuộc đua khốc liệt tới đó trước và giành nó riêng cho họ. Ngay tức thì, bạn đã có một rắc rối. Cú nhảy không gian nhanh hơn cả ánh sáng của tàu bạn tiêu tốn 1 đơn vị năng lượng cho mỗi parsec khoảng cách bạn đi được, và phi thuyền của bạn chỉ chứa được 15 đơn vị năng lượng. Nhưng trạm không gian lại cách bạn 23 parsecs, và chỉ có một khoảng không trống trải duy nhất giữa bạn và nó. Tuy nhiên, có một thứ có thể giúp bạn: nhiên liệu vật chất tối ổn định sâu trong không gian. Nghĩa là bạn có thể xuất ra 1 can chứa nó từ buồng nhiên liệu, và quay lại thu nó vào một lần nữa ở lần sau. Mặc dù phi thuyền của bạn chỉ chứa được 15 đơn vị nhiên liệu, bạn đã được cấp quyền sử dụng 45 đơn vị tại vị trí hiện tại. Với vài cách xuất-thu nhiên liệu có chiến lược dọc đường, bạn có thể vượt qua cả 23 parsecs. Vậy làm thế nào để bạn tới được trạm không gian ngoài hành tinh? Câu trả lời xuất hiện trong 3, 2, 1. Bạn có thể giải cấu đố này chỉ với 2 điểm xuất-thu, và một vài cách giải hợp lí khác dùng nhiều hơn. Bất kể bạn giải quyết như thế nào, chìa khóa nằm ở việc xác định chính xác nơi xuất-thu nhiên liệu dọc lộ trình. Hãy tính toán ngược lại từ trạm không gian ngoài hành tinh. Để vượt qua 23 parsecs, bạn phải rời khỏi điểm parsec thứ 8 với một cái khoang đầy nhiên liệu. Điểm parsec thứ 8 quá xa điểm khởi đầu để dùng làm nơi xuất-thu đầu tiên; bạn có thể nhảy tới đó, nhưng sẽ không đủ nhiên liệu để về điểm khởi đầu, chưa nói đến dự trữ thêm để dùng sau. Vậy nghĩa là bạn sẽ phải tìm nơi xuất-thu đâu đó giữa điểm xuất phát và điểm thứ 8. Nhưng ở đâu? Có một kiểu mẫu đặc biệt có thể giúp bạn. Tại khởi điểm bạn có chính xác 3 khoang nhiên liệu. Sau 8 parsecs bạn cần chính xác 1 khoang. Có chăng tồn tại 1 điểm mà ta gọi là X, nơi bạn cần chính xác 2 khoang? Nó sẽ trở nên tiện lợi, bởi lúc đó bạn có thể nạp lại nhiên liệu chính xác 2 lần, tận dụng tối đa trữ năng của buồng tàu hoàn toàn không phí phạm. Mặc cho điểm X ở đâu, bạn sẽ nhảy tiến từ đó 2 lần: một lần để đặt lại vài nhiên liệu tại điểm xuất-thu ở parsec thứ 8 và lần 2 là đi luôn. Nên bạn sẽ nhảy qua lại khoảng cách từ X tới điểm parsec thứ 8 ba lần tổng cộng. Bạn nên có 2 khoang nhiên liệu tại điểm X, và cần 1 khoang tại điểm parsec thứ 8, để bạn sử dụng 1 khoang hay 15 đơn vị di chuyển qua lại. Vì 15 đơn vị chia 3 được 5, chúng ta có thể đặt 2 điểm xuất-thu cách nhau 5 parsecs. Nếu xa hơn, bạn sẽ không đủ nhiên liệu để tới được trạm không gian ngoài hành tinh. Nên dường như điểm gần nhất ta có thể đặt X là tại điểm parsec thứ 3. Có thể hay không để chuyển 30 đơn vị năng lượng tại đó? Hãy thử xem. Bạn xuất phát với một khoang đầy 15 đơn vị. Bạn nhảy qua parsecs, để lại 9 đơn vị tại điểm xuất-thu, và rồi nhảy về nhà sử dụng 3 đơn vị, trở về với một cái khoang rỗng. Lặp lại quá trình này cho tới khi bạn được 18 đơn vị năng lượng tại điểm xuất-thu, và một bước nhảy nữa để đặt bạn tại điểm 3 parsec với tổng cộng 30 đơn vị nhiên liệu. Trông xem vẫn thuận lợi! Tiếp theo, bạn nhảy tới điểm 8 parsec, để lại 5 đơn vị nhiên liệu, và nhảy về điểm 3 parsec. Bạn nạp đầy khoang rồi nhảy tiến một lần nữa, tới nơi với 10 đơn vị năng lượng trong khoang. Và bây giờ, đích đến đã trong tầm ngắm. Bạn hút vào 5 đơn vị nữa từ khoảng không để lắp đầy khoang tàu tới cực điểm, và nhập vào tọa độ của đích đến cuối cùng. Bước nhảy 15 parsec sẽ khiến bạn kiệt quệ, nhưng hãy sẵn sàng để cập bến trạm không gian tiền cổ. Đến lúc để tận dụng công nghệ ngoài hành tinh này và giúp cuộc sống của tất cả mọi người khắp thiên hà tốt hơn. Tôi là một người kể chuyện nhưng cũng là kẻ gây rối. (Cười) Và tôi có thói quen hỏi những câu hỏi khó. Nó bắt đầu khi tôi mười tuổi và mẹ tôi, người phải nuôi sáu đứa con, không có thời gian để trả lời. Khi tôi 14, bà không chịu nổi những câu hỏi phiền toái của tôi, nên đã đề nghị tôi bắt đầu viết bài cho tờ báo tiếng anh địa phương ở Pakistan, đưa câu hỏi của tôi ra cho cả nước như bà nói. (Cười) Năm tôi 17 tuổi, tôi đã là một nhà báo điều tra ẩn danh. Tôi không nghĩ biên tập biết tôi trẻ đến thế khi tôi gửi một bài gọi tên và lên án những người vô cùng quyền lực. Nhung đối tượng tôi viết muốn dạy tôi một bài học. Họ muốn làm bẽ mặt tôi và gia đình. Họ sơn tên tôi và gia đình tôi với những lời lẽ thô tục trước cổng nhà và khu hàng xóm. Và họ nghĩ bố tôi, người tuân thủ truyền thống nghiêm ngặt sẽ bắt tôi dừng lại. Thay vì thế, ông lại đứng trước tôi và nói, "Nếu con nói sự thật, bố sẽ đứng về phía con, và thế giới cũng vậy." Và ông ấy đã-- (Vỗ tay) Và ông ấy tập hợp một nhóm người và họ cùng sơn lại tường. Tôi muốn câu chuyện của mình làm mọi người choáng váng đẩy họ vào những cuộc thảo thuận khó khăn. Và tôi thấy rằng sẽ hiệu quả hơn nếu tôi làm thứ gì đó trực quan. Năm 21 tuổi, tôi trở thành nhà làm phim tài liệu, hướng máy quay tập trung cộng đồng bên lề xã hội tại tiền tuyến trong khu vực chiến tranh, cuối cùng trở quê nhà Pakistan, nơi tôi muốn làm tài liệu về bạo hành phụ nữ. Pakistan là nhà của 200 triệu người. Và với trình độ dân trí thấp, phim ảnh có thể làm thay đổi cách mọi người nhận thức vấn đề. Người kể chuyện thực lực sẽ nói lên cảm xúc của chúng ta, khơi gợi sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn, và hướng chúng ta nhìn nhận vấn đề theo cách khác. Ở nước tôi, phim ảnh có tiềm năng vượt qua các rạp chiếu. Nó có thể thay đổi cuộc sống. Vấn đề tôi luôn muốn nêu ra -- tôi muốn dựng lên tấm gương cho xã hội-- họ đã bị thúc đẩy bởi áp kế tức giận của tôi. Năm 2014, Áp kế giận dữ đã dẫn tôi tới Giết người vì danh dự. Giết người vì danh dự xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nơi mà nam giới ngược đãi phụ nữ bằng những luật lệ mà họ tạo ra: phụ nữ lựa chọn lập gia đình theo ý muốn của họ, hoặc là muốn li hôn; hoặc là phụ nữ bị nghi ngờ có những quan hệ bất chính. Ở phần còn lại của thế giới, giết người vì danh dự bị bị xem là giết người. Tôi muốn kể câu chuyện từ cái nhìn của người sống sót. Nhưng họ không thể sống để kể lại chuyện và thay vào đó kết thúc ở những ngôi mộ không tên. Vào một buổi sáng khi tôi đang đọc báo, và đọc được tin một người phụ nữ trẻ sống sót một cách kì diệu sau khi bị bắn vào mặt bởi bố và cậu bởi vì cô ấy chọn kết hôn theo ý mình. Tôi biết tôi đã tìm được người kể chuyện. Saba đã quyết định cho bố và cậu vào tù, nhưng sau khi xuất viện, áp lực buộc cô ấy phải tha thứ. Bạn thấy đó, có kẽ hở của luật pháp ở đây cho phép nạn nhân tha thứ cho thủ phạm giúp họ không phải vào tù. Và cô ấy được bảo rằng cô ấy sẽ bị khai trừ và gia đình cô ấy, gia đình chồng, tất cả họ sẽ bị xa lánh bởi cộng đồng, vì nhiều người cho rằng cha cô ấy có quyền trừng phạt khi cô ấy làm sai. Và cô ấy tranh đấu-- nhiều tháng. Nhưng ngày cuối ở tòa án, cô ấy lại tuyên bố tha thứ cho họ. Là người làm phim, chúng tôi cảm thấy tuyệt vọng bởi vì đó không phải bộ phim mà chúng tôi định làm. Phút cuối, cô sẽ yêu cầu buộc tội, đấu tranh và chiến thắng, trường hợp của cô ấy sẽ là một ngoại lệ. Khi mà đến cả một người phụ nữ mạnh mẽ buộc phải im lặng, thì cơ hội nào cho những người phụ nữ khác? Và chúng tôi bắt đầu sử dụng thước phim của mình để thay đổi nhận thức về Giết người vì danh dự để tác động đến lỗ hổng luật pháp. Và phim của chúng tôi được chọn cho giải thưởng Hàn Lâm, và Giết người vì danh dự trở thành tin tiêu đề, và thủ tướng trong khi gửi lời chúc, đã đề nghị tổ chức buổi chiếu đầu tiên tại văn phòng của mình. Dĩ nhiên, chúng tôi đã nắm lấy cơ hội bởi vì không có thủ tướng nào trong lịch sử từng làm vậy. Và vào buổi chiếu được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, ông đã nói lời tác động mạnh mẽ trên khắp cả nước: "Sẽ không có danh dự trong Giết người vì danh dự," (Vỗ tay) Và tại giải thường Academy tại LA, nhiều nhà phê bình đã viết về chúng tôi, nhưng chúng tôi cảm thấy để thúc đẩy lập pháp chúng tôi cần chiến thắng đó. Và sau đó tên tôi được xướng lên tôi lên sân khấu bằng đôi dép lào vì không ngờ đến điều này (Cười) Và tôi cầm lấy bức tượng, nói với hàng triệu người xem rằng thủ tướng Pakistan đã cam kết thay đổi luật vì đó dĩ nhiên là cách ông giữ chức vị thủ tướng. (Cười) Và -- (Vỗ tay) Ở quê nhà, giải Oscar đã chiếm hết tít trên báo đài và nhiều người tham gia cuộc đấu tranh yêu cầu giải quyết lỗ hổng luật pháp. Và vào tháng 10 năm 2016, sau nhiều tháng đấu tranh lỗ hổng đã được xỏa bỏ hoàn toàn. (Vỗ tay) Và bây giờ nam giới giết phụ nữ vì danh dự phải vào tù. (Vỗ tay) Vào ngày tiếp theo, một phụ nữ lại bị giết vì danh dự, Và người tiếp theo và tiếp nữa cũng chung số phận. Chúng tôi có ảnh hưởng đến pháp luật, nhưng đó chưa đủ. Chúng tôi cần phim ảnh và thông điệp của nó đi vào trái tim đến những thị trấn và làng nhỏ khắp đất nước. Với tôi phim ảnh có vai trò tích cực thay đổi và nhào nặn xã hội theo hướng tích cực. Nhưng làm thế nào chúng tôi đến được những nơi này? Làm thế nào chúng tôi đến được những thị trấn nhỏ? Chúng tôi dựng rạp chiếu phim di động, một chiếc xe tải đi khắp chiều dài và chiều rộng của đất nước, chúng tôi dừng lại ở thị trấn và thôn làng nhỏ. Chúng tôi dựng một màn hình lớn thắp sáng cả vùng trời, và chúng tôi gọi nó là "Nhìn bằng tình yêu". Tạo cơ hội để cộng đồng đó cùng nhau xem phim vào buổi tối. Chúng tôi biết mình có thể thu hút đàn ông và trẻ em, họ sẽ ra ngoài và xem. Nhưng còn phụ nữ? Ở trong những cộng đồng hẻo lánh này, họ bị tách biệt. Làm thế nào để phụ nữ có thể xem được? Chúng tôi phải điều chỉnh chuẩn mực văn hóa để làm được điều đó, và chúng tôi đã xây dựng rạp chiếu phim bên trong rạp chiếu phim với ghế và màn hình nơi phụ nữ có thể vào xem mà không sợ hãi hoặc cảm thấy ngượng ngùng hoặc là bị quấy rầy. Chúng tôi giới thiệu với mọi người những bộ phim sẽ giúp họ mở mang đầu óc về thế giới cạnh tranh ngoài kia, khuyến khích trẻ em xây dựng tư duy phản biện để các em có thể đặt câu hỏi. và chúng tôi mở rộng phạm vi vượt qua Giết người vì danh dự, nói về bất bình đẳng thu nhập, môi trường, nói về quan hệ dân tộc, khoan dung tôn giáo và từ bi. Và bên trong, cho phụ nữ chúng tôi cho họ thấy họ là người hùng chứ không phải nạn nhân và chúng tôi nói họ có thể dùng hệ thống tòa án, cảnh sát để tự dạy họ về quyền của mình, nói cho họ biết nơi họ có thể nương tựa nếu họ là nạn nhân của bạo lực gia đình, nơi mà họ có thể đến và tìm giúp đỡ. Chúng tôi ngạc nhiên là mình được chào đón ở những nơi mà chúng tôi đến. Nhiều nơi, thị trấn chưa từng xem phim hay mạng xã hội, và họ tha thiết muốn con mình được học. nhưng có lúc gặp khó khăn với những ý tưởng của chúng tôi. Hai xe trong nhóm bị từ chối vì dân làng đe dọa. Và một trong những ngôi làng chúng tôi chiếu phim, họ ngừng buổi chiếu vì họ không muốn phụ nữ biết về quyền của họ. Nhưng mặt khác, ở một làng khác khi mà màn hình bị ngừng một cảnh sát mặc thường phục đã đến và yêu cầu chiếu lại và anh đứng đó, bảo vệ chúng tôi, nói với chúng tôi rằng bổn phận của anh là để thế hệ trẻ biết về sự da dạng của thế giới và về nội dung này. Anh ấy là anh hùng đời thường. Nhưng chúng tôi gặp rất nhiều người hùng trong hành trình của mình. Ở thị trấn khác, nơi mà đàn ông là người duy nhất được xem và phụ nữ phải ở nhà, cộng đồng người lớn tuổi lên tiếng, họ lập thành một nhóm và bàn luận, và sau đó cả nam và nữ đều cùng xem. Chúng tôi làm tài liệu về điều mình đang làm. Chúng tôi trò chuyện với mọi người. Chúng tôi thích nghi. Chúng tôi thay đổi lịch phim. Khi chúng tôi cho đàn ông xem về thủ phạm của bạo hành đằng sau song sắt chúng tôi muốn mang đến từng nhà rằng nếu đàn ông bạo hành đó là hậu quả họ phải nhận. Nhưng chúng tôi cũng chiếu phim về đàn ông đấu tranh cho phụ nữ, chúng tôi muốn động viên họ tham gia vào những vai trò này. Với phụ nữ, chúng tôi chiếu phim về họ là chủ tịch nước hoặc họ là luật sư và bác sĩ và trong vị trí lãnh đạo, chúng tôi trò chuyện, động viên họ dấn thân vào vai trò này. Chúng tôi thay đổi cách mọi người trong làng đối xử với nhau và chúng tôi đưa những bài học đến những nơi khác. Gần đây, một nhóm người liên hệ muốn đưa rạp chiếu di động đến Bangladesh và Syria, và chúng tôi chia sẻ sự hiểu biết với họ. Chúng tôi cảm thấy điều đó rất quan trọng khi lan tỏa những điều mình đang làm ra khắp thế giới. Ở thị trấn nhỏ bắt ngang qua Pakistan, đàn ông thay đổi cách họ đối xử với phụ nữ, trẻ em thay đổi cách nhìn thế giới, từng ngôi làng một, thông qua phim ảnh. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà văn Viết sách là chuyên môn của tôi, nhưng dĩ nhiên nó còn hơn thế nữa Đó là tình yêu và sự đam mê của cả cuộc đời tôi Và tôi không hi vọng một ngày nào đó nó sẽ thay đổi Nhưng gần đây đang có một số chuyện khác thường xảy ra trong cuộc sống và sự nghiệp của tôi đã khiến tôi phải điều chỉnh lại tất cả mối quan hệ của mình với công việc này Và điều khác thường đó là việc gần đây tôi đã viết một quyển sách tên là "Ăn, Cầu nguyện, Yêu", khác hẵn với những quyển sách trước đây của tôi, quyển sách, được xuất bản vì lý do nào đó, rồi trở thành một hiện tượng lớn, gây xúc động mạnh mẽ, và thành sách bestseller trên toàn thế giới. Và kết quả của việc đó là tất cả những nơi tôi đến bây giờ mọi người đối xử với tôi như tôi ... đang phải chịu số phận rất bi đát Nghiêm túc đấy - rất bi đát, rất thê thảm! Giống như giờ đây, họ đến bên cạnh tôi, tất cả đều rất lo lắng, và họ hỏi, "Cô không sợ sao - không sợ là mình sẽ không thể viết hay hơn được? Cô không sợ là cô sẽ cứ tiếp tục viết suốt cả cuộc đời mình và sẽ không bao giờ tạo ra một quyển sách mà mọi người trên thế giới này quan tâm đến, thêm bất kỳ một lần nào nữa?" Bạn biết đấy, Nhưng nó có thể tệ hơn, ngoài trừ việc tôi tình cờ nhớ lại cách đây hơn 20 năm, lúc tôi còn là đứa trẻ, khi tôi bắt đầu nói với mọi người là tôi muốn trở thành nhà văn, tôi cũng gặp phải cùng một loại phản ứng sợ hãi này. Và người ta nói là, "cô không sợ sau này sẽ cô sẽ không thành công sao? Cô không sợ là sự xấu hổ của việc bị thất bại sẽ giết chết cô sao? Cô không sợ là cô sẽ phải dành cả cuộc đời mình cho công việc này mà sẽ không tạo ra được gì hết và rồi cô sẽ chết trong đống đổ nát của những giấc mơ tan vỡ với vị đắng của sự thất bại? (Tiếng cười) Bạn biết đấy, cũng giống như vậy. Câu trả lời, một câu trả lời ngắn cho tất cả các câu hỏi ở trên, "Có" Có, tôi có sợ tất cả những vấn đề trên. Và vẫn luôn luôn như vậy. Và tôi còn sợ nhiều thứ khác bên cạnh đó nữa những thứ mà người ta thậm chí còn không thể đoán được nữa. Giống như tảo biển, và những thứ đáng sợ khác. Nhưng, khi nói đến chuyện viết lách vấn đề mà tôi đang suy nghĩ và đang tự hỏi gần đây, là tại sao? Bạn biết đấy, nó có bình thường không? Vấn đề có logic không khi người ta phải sợ hãi công việc mà họ cảm thấy họ được sinh ra trên Trái đất này để làm? Bạn biết đấy, có điều gì đặc trưng ở những công việc liên quan đến tính sáng tạo lại khiến chúng ta thực sự lo lắng về sức khỏe tinh thần của nhau, trong khi những nghề khác lại không như vậy? Ví dụ như bố tôi là một kỹ sư hóa học và tôi hoàn toàn không nhớ có bất cứ 1 lần nào trong suốt 40 năm làm việc có người hỏi ông liệu ông có sợ trở thành một kỹ sư hóa học không. Nó không phải là - công việc kỹ sư đang bị bí à, mọi việc thế nào hả John? Mọi việc nó không như vậy, đúng không? Nhưng công bằng mà nói, những kỹ sư hóa học nằm trong 1 nhóm người trong suốt hằng mấy thế kỷ qua, không có chút tiếng tăm gì trong việc trở thành những người nghiện rượu hay vui buồn thất thường (Tiếng cười) Chúng tôi, những nhà văn, thì lại có tiếng tăm đó và không chỉ những nhà văn thôi, mà dường như những người làm công việc sáng tạo ở tất cả mọi thể loại, đều nổi tiếng trong việc hoàn toàn không ổn định về mặt tinh thần. Và tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn vào số người chết khổng lồ của những bộ óc sáng tạo thật sự vĩ đại, chỉ riêng trong thế kỷ 20 thôi, những người đã chết trẻ và thường là do tự sát, bạn biết đấy? Và thậm chí đối với những người không thực sự tự tử thì họ có vẻ cũng còn dang dở trong công việc của mình. Norman Mailer, ngay trước khi chết, vào buổi phỏng vấn cuối cùng ông đã nói "Mỗi quyển sách mà tôi đã viết lại giết tôi thêm 1 chút" Thật là một câu nhận xét khác thường về sự nghiệp cả đời của mình. Nhưng chúng ta thậm chí còn không nháy mắt khi nghe ai đó nói như vậy vì chúng ta vẫn nghe những thứ như vậy từ rất lâu rồi và theo một cách nào đó chúng ta đã tiếp thu và cùng nhau chấp nhận là tính sáng tạo và sự đau khổ vốn dĩ theo 1 cách nào đó đã gắn liền với nhau rồi và nghệ thuật, cuối cùng sẽ dẫn đến sự đau khổ. Và câu hỏi tôi muốn hỏi mọi người ở đây hôm nay là các bạn có cảm thấy bình thường với quan niệm này không? Bạn có cảm thấy thoải mái với nó không? Vì bạn đang nhìn nó thậm chí từ cách xa 1 dặm và, bạn biết đấy, tôi hoàn toàn không thoải mái với giả thuyết ấy chút nào hết. Tôi nghĩ nó thật ghê tởm. Và tôi còn nghĩ nó thật nguy hiểm nữa, và tôi không muốn thấy nó tồn tại mãi cho đến những thế kỷ sau. Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta khuyến khích những tài năng sáng tạo sống Và tôi hoàn toàn biết là, trong trường hợp của tôi, nó sẽ rất nguy hiểm nếu như tôi rớt vào viễn cảnh tăm tối của giả thuyết đó, đặc biệt là giờ đây khi tôi đang ở vị trí hiện tại trong sự nghiệp của mình. Bạn biết đấy, để xem nào, tôi còn khá trẻ, tôi chỉ mới vào khoảng 40 tuổi. Tôi có thể còn có thêm 40 năm trong nghề nữa. Và rất có thể là bất cứ những gì tôi viết từ thời điểm này trở đây sẽ bị cả thể giới đánh giá như một tác phẩm đến sau sự thành công kỳ quặc của tác phẩm vừa rồi, đúng không? Tôi sẽ nói thẳng ra, vì chúng ta ở đây cũng gần như là bạn bè rồi, rất có thể thành công vĩ đại nhất của còn nằm phía sau tôi. Ôi chúa ơi, thật là một ý nghĩ hay ho phải không! Nhưng bạn biết đấy, ý nghĩ giống như vậy cũng có thể khiến người ta bắt đầu uống rượu Gin lúc 9h sáng, và tôi không muốn mình như vậy. (Tiếng cười) Tôi thích tiếp tục làm công việc mà mình yêu thích này hơn. Và vì thế, câu hỏi đặt ra là, làm sao tôi làm được như vậy? ! Và rồi, vượt qua nhiều suy nghĩ, có vẻ như điều tôi phải làm ngay bây giờ, để được tiếp tục sáng tác, là phải tự tạo cho mình cấu trúc tâm lý để tự bảo vệ, đúng không? Tôi phải tìm một cách nào đó để tạo một khoảng cách an toàn giữa tôi, một nhà văn, với nỗi lo sợ rất tự nhiên của mình về viễn cảnh nghề nghiệp của tôi, từ bây giờ trở đi. Và, tôi đã cố gắng tìm kiếm những cách để thực hiện việc đó suốt cả năm ngoái Tôi đã tìm kiếm xuyên thời gian và đã cố gắng tìm kiếm trong những xã hội khác để xem liệu họ có những ý tưởng tốt hơn và lành mạnh hơn những gì chúng ta có về việc làm cách nào để giúp đỡ những con người làm công việc sáng tạo ... kiểm soát những rủi ro cố hữu về mặt tình cảm của công việc đó không. Và cuộc nghiên cứu đã dẫn tôi đến với Hi Lạp và La Mã cổ đại Này, hãy đi cùng tôi, vì nó sẽ đi một vòng Nhưng, tại Hi Lạp và La Mã cổ đại họ không tin là khả năng sáng tạo xuất phát từ bản thân con người Họ tin là sự sáng tạo là do những linh hồn thiêng liêng đã tìm đến con người từ một nơi bí ẩn nào đó ở rất xa, vì những lý do cũng rất bí ẩn và rất xa xôi. Người Hi Lạp gọi những linh hồn thiêng liêng của sự sáng tạo đó là "deamons". Socrates, tin là ông có 1 daemon người đã truyền đạt sự thông thái cho ông ta từ xa. Người La Mã cũng có ý nghĩ giống như vậy, nhưng họ gọi linh hồn của sự sáng tạo đó là "genius". Điều đó thật tuyệt, vì người La Mã không thực sự nghĩ là "genius" là một cá nhân đặc biệt nào đó. Họ tin "genius" là một thực thể linh thiêng có phép màu, thực chất đã sống trong những bức tường trong studio của những nghệ sĩ, giống như Dobby trong ngôi nhà của người Elf, và họ sẽ bước ra và giúp đỡ những nghề sĩ làm công việc của mình một cách vô hình và tạo hình cho tác phẩm đó Thật tuyệt vời - đó, chính đó là dạng khoảng cách mà tôi đang nói tới - đó là cấu trúc tâm lý để tự bảo vệ bản thân khỏi kết quả của công việc của mình. Và mọi người đều đã biết cách thức nó hoạt động rồi, đúng không? Như vậy là những nghệ sĩ cổ đại đã được bảo vệ khỏi một số vấn đề cố hữu như việc quá yêu bản thân mình, đúng không? Nếu công việc của bạn quá tuyệt vời, bạn không thể dành hết phần công lao, mọi người đều đã biết bạn được một linh hồn linh thiêng nào đó giúp đỡ Và nếu công việc của bạn thất bại, cũng không hoàn toàn do lỗi của bạn, bạn biết đấy! Mọi người đều biết tài năng của bạn bị mẻ. Và đó là cách người ta nghĩ về khả năng sáng tạo ở phương Tây trong suốt khoảng thời gian rất dài. Và rồi thời Phục hưng đến và mọi thứ thay đổi, chúng ta có một ý niệm rất lớn, và ý niệm đó là hãy đặt cá nhân con người vào trung tâm của vũ trụ trên tất cả chúa trời và những bí ẩn, và không còn vị trí nào cho những sinh vật thần bí thường chuyển lời của những đấng linh thiêng. Và đó sự bắt đầu của chủ nghĩa nhân văn lý trí, và con người bắt đầu tin tưởng rằng khả năng sáng tạo hoàn toàn nằm trong tự bản thân mỗi người Và lần đầu tiên trong lịch sử, bạn nghe mọi người nhận xét về nghệ sĩ này hoặc nghề sĩ kia "là" thiên tài thay vì là "có" một linh hồn sáng tạo "genius" hỗ trợ Và tôi phải nói với bạn điều này, tôi nghĩ đó là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn biết không, tôi nghĩ khi để ai đó, một cá nhân nào đó tin tưởng bản thân mình là, bạn biết đấy, là bản chất, là nguồn gốc của tất cả những bí ẩn rất thần thánh, và rất mơ hồ đó là đã đặt 1 trách nhiệm quá lớn lên tâm lý rất mong manh, rất con người của cá nhân họ. Điều đó giống như đòi hỏi một ai đó phải nuốt chửng cả mặt trời. Điều đó hoàn toàn bóp méo cái tôi của họ, và nó tạo ra tất cả những kỳ vọng không kiểm soát được về thành tích của việc sáng tạo. Và tôi nghĩ áp lực đó đã giết những nghệ sĩ của chúng ta trong suốt 500 năm qua. Và, nếu điều đó đúng, mà tôi nghĩ là nó đúng, thì câu hỏi sẽ trở thành, bây giờ thì sao? Chúng ta có làm gì khác đi được không? Có thể quay về với những khái niệm cổ xưa về mối quan hệ giữa con người và những sinh vật kỳ bí. Có thể không. Có thể chúng ta không thể đơn giản xóa đi 500 năm những suy nghĩ mang tính nhân văn đó chỉ trong một buổi nói chuyện dài 18 phút. Có thể cũng có thể có người trong số khán giả dưới kìa sẽ đặt những nghi vấn khoa học thật sự chính thống về khái niệm những nàng tiên, họ theo người khác để mang đến sự thần kỳ trong những dự án của họ. Có lẽ, tôi sẽ không kéo bạn theo cùng tôi trong những suy nghĩ này. Nhưng một câu hỏi tôi muốn đề ra là, bạn biết đó, tại sao không chứ? Tại sao lại không nghĩ về nó như vậy? Vì nó, đối với tôi, cũng hay ho như tất cả những gì tôi đã từng nghe nhằm giải thích cho sự điên khùng khủng khiếp của quá trình sáng tạo. Một quá trình, như bất kỳ ai đã từng cố gắng sáng tạo ra một cái gì đó, có thể là tất cả mọi người ở đây, đều biết đó không phải luôn luôn diễn ra một cách rõ ràng. Và, thật ra, nhiều lúc có thể nói thẳng ra là một quá trình huyền bí, siêu linh. Gần đây tôi có những suy nghĩ này khi tôi gặp một nhà thơ tuyệt vời người Mỹ Ruth Stone, người hiện đang bước vào tuổi 90, những bà đã là nhà thơ trong suốt cuộc đời và bà nói với tôi là khi bà lớn lên tại vùng quê Virginia, bà phải ra đồng làm việc, và bà nói bà có thể cảm nhận thấy và có thể nghe thấy 1 bài thơ xuất phát từ khung cảnh xung quanh. Và bà nói điều đó giống như một một chuỗi sấm chớp, giông tố Và nó sẽ đánh ập vào bà từ khoảng không kia Và bà cảm thấy nó đang đến, vì nó sẽ làm rung chuyển mặt đất dưới chân bà. Bà biết là khi đó chỉ có 1 việc duy nhất để làm thôi, và đó chính là, theo lời bà, "chạy như chết." Và bà sẽ chạy như chết về nhà và bà để cho bài thơ này ruợt mình, và toàn bộ vấn đề khi đó là bà phải lấy một mảnh giấy và một cây viết chì đủ nhanh để khi nó nổ sấm chớp xuyên qua bà, bà có thể túm được nó và đặt nó vào một mảnh giấy. Và những lần khác bà có thể không đủ nhanh, vì thế bà cứ chạy, cứ chạy và chạy, nhưng bà không về kịp đến nhà, bài thơ đến và bà để tuột mất nó và bà nói nó sẽ tiếp tục bay qua không gian như thế, để tìm kiếm, theo lời bà, là "những nhà thơ khác." Và có những lúc, đây là đoạn tôi không bao giờ có thể quên được, bà nói có những khoảng khắc bà gần như hoàn toàn vuột mất nó Vì thế, bà chạy đến nhà, tìm một mảnh giấy và khi bài thơ sắp vuột mất, bà nắm lấy cây viết chì như lúc bài thơ vẫn đang ở nguyên trong đầu, và khi đó bà nói, giống như bà đang dùng bàn tay kia với lấy nó và bà sẽ bắt nó lại được Bà sẽ nắm lấy bài thơ bằng cái đuôi của nó, và bà sẽ kéo nó lại vào trong cơ thể của bà và bà bắt đầu ghi chép lại lên mảnh giấy. Và trong những lần như vậy, bài thơ sẽ hiện ra trên giấy một cách hoàn hảo và nguyên vẹn nhưng lại bị đảo ngược, từ chữ cuối cùng đến chữ đầu tiên. (Tiếng cười) Vì thế khi tôi nghe như vậy tôi giống như ... điều đó thật huyền bí, điều đó hoàn toàn giống với quá trình sáng tác của tôi. (Tiếng cười) Nhưng đó không phải tất cả quá trình sáng tác của tôi, tôi không phải cái ống dẫn! Tôi là một người cứng đầu, và cách tôi làm việc là tôi phải thức dậy đúng giờ mỗi ngày, và đổ mồ hôi và lao động và trải qua nó một cách vụng về. Nhưng thậm chí tôi, với cá tính ương bướng của mình. tôi cũng phải xem lại nó một vài lần. Và tôi tưởng tượng là đa số các bạn cũng phải làm như vậy. Bạn biết đấy, ngay cả tôi cũng có những ý tưởng đến với mình từ những nguồn gốc mà thật lòng tôi không thể xác định được. Vậy thì đó là cái gì chứ? Và chúng ta liên hệ với nó như thế nào khi nó không làm ta mất trí, mà thật ra lại có thể giữ cho chúng ta sáng suốt? Và đối với tôi, một ví dụ gần đây nhất về việc đó là nhà soạn nhạc Tom Waits, người tôi đã có dịp phỏng vấn vài năm trước cho 1 bài báo. Và chúng tôi cũng nói về vấn đề này, và bạn biết đấy, Tom, trong hầu hết cuộc đời ông, ông là minh chứng về một nghệ sĩ đương đại sống trong dày vò, đau khổ, cố gắng kềm chế, kiểm soát và chi phối những sức ép không thể kiểm soát được của sự sáng tạo, những sức ép hoàn toàn chủ quan. Nhưng sau đó ông già hơn, ông trở nên bình tĩnh hơn, và vào một ngày khi ông đang lái xe trên xa lộ tại Los Angeles, ông bảo tôi, và đó là khi tất cả mọi thứ đối với ông thay đổi Và khi ông đang chạy, bỗng nhiên, ông nghe một đoạn giai điệu nhỏ xuất hiện trong đầu ông như cảm hứng vẫn thường đến, trêu ngươi và rất khó nắm giữ, và ông muốn đó, bạn biết đấy, nó hoàn hảo, và ông mong mỏi nó, nhưng ông lại không có cách nào để nắm lấy nó. Ông không có giấy, không có bút cũng không có máy ghi âm. Vì thế ông bắt đầu cảm thấy thất cả sự lo lắng xưa cũ xuất hiện trong mình giống như "Rồi tôi sẽ vuột mất nó, và sau đó tôi sẽ bị ám ảnh bởi bài hát này mãi mãi. Tôi không đủ sức, tôi không thể làm được". Và thay vì kích động, ông dừng lại. Ông dừng toàn bộ quá trình suy nghĩ đó và ông đã làm một việc lạ thường. Ông nhìn lên trời, và ông nói, "Xin lỗi, mày không thấy tao đang lái xe sao? ". (Tiếng cười) "Nhìn tao có giống như tao có thể viết nhạc ngay bây giờ không? Nếu mày muốn ra đời, thì hãy đến vào những lúc thích hợp hơn khi tao có thể chăm sóc cho mày. Còn nếu không, hôm nay hãy đi làm phiền người nào khác đi. Đi làm phiền Leonard Cohen đi". Và sau đó thì toàn bộ quá trình làm việc của ông thay đổi. Không phải công việc, công việc vẫn tăm tối như trước giờ. Nhưng là quá trình, và tất cả những nổi băn khoăn xung quanh nó đã được giải phóng khi ông tách vị "genius" ra khỏi bản thân ông nơi nó không làm được gì ngoài việc gây rắc rối, và trả nó về nơi của nó và nhận ra là mọi việc cũng đến mức phải dằn vặt và đau khổ như vậy Nó có thể là những đoạn đối thoại kỳ lạ giữa Tom và một đối tượng bên ngoài không hoàn toàn là Tom Khi tôi nghe câu chuyện đó tôi bắt đầu thay đổi một chút trong cách tôi làm việc, và nó cũng gần như đã cứu sống tôi một lần. Ý tưởng này, nó đã cứu sống tôi khi tôi đang viết "Ăn, Cần nguyện, Yêu" giữa chừng và tôi đã rơi vào một trong những ... giống như những cái hố của sự tuyệt vọng nơi chúng ta thường rơi vào khi chúng ta đang cố gắng làm gì đó nhưng kg được và bạn bắt đầu nghĩ việc này sớm muộn sẽ trở thành 1 tai họa, đây sẽ là một quyển sách tệ nhất từ trước tới giờ. Không phải chỉ là dở ẹt thôi, mà là quyển sách tệ hại nhất đã từng được viết Và tôi bắt đầu nghĩ tôi nên từ bỏ dự án này. Nhưng sau đó tôi nhớ đến việc Tom nói chuyện với khoảng không trước mặt và tôi đã thử. Vậy là tôi ngẩng mặt lên khỏi đống bản thảo và tôi chỉ thẳng vào 1 góc trống của căn phòng. Và tôi nói to: "Mày, nghe này, tao và mày đều biết là nếu quyển sách này không thàng công đó không phải hoàn toàn là lỗi của tao, đúng không? Vì mày có thể thấy là tao đang đặt hết những gì tao có vào nó, Tao không còn gì hơn thế nữa. Vậy nếu mày muốn nó hay hơn, thì mày nên xuất hiện và làm phần việc của mày đi. Ok. Nhưng nếu mày không xuất hiện, mày biết gì không, thật đáng chết. Dù sao tao cũng vẫn sẽ tiếp tục viết vì đây là công việc của tao. Và hôm nay tao muốn được ghi nhận là đã hoàn thành tốt phần công việc của mình". (Tiếng cười) Vì --- (Vỗ tay) cuối cùng thì việc nó cũng thế này, OK -- hằng thế kỷ trước, tại những sa mạc vùng Bắc Phi, người ta đã từng tụ tập lại để nhảy những điệu nhảy thần thánh dưới ánh trăng liên tục suốt hằng giờ liền, cho đến khi trời sáng. Và chúng thật lộng lẫy, vì tất cả những vũ công đều chuyên nghiệp và họ đã thật tuyệt vời, phải không? Nhưng, một hôm nào đó, rất hiếm hoi, một điều kỳ lạ sẽ xảy ra, và một trong những vũ công đó trở nên sáng chói. Và tôi biết bạn hiểu tôi đang nói đến cái gì, vì tôi biết tất cả các bạn đều đã thấy, vào một lúc nào đó trong cuộc sống của bạn, một màn trình diễn như vậy. Giống như thời gian dừng lại, và người vũ công sẽ giống như vừa bước qua một cánh cửa nào đó anh ta hoàn toàn không làm gì khác ngoài những gì trước giờ anh vẫn làm suốt 1000 đêm trước đó, nhưng rồi mọi thứ được sắp đặt. Và bỗng nhiễn, anh ta sẽ không bao giờ còn là một người bình thường nữa. Anh ta được khai sáng, được tôn sùng và được tung hô như một vị thánh. Và hồi đó, khi điều này xảy ra, người ta nhìn nhận nó, bạn biết đấy, họ gọi nó bằng cái tên của nó. Họ sẽ đặt bàn tay của họ với nhau, và bắt đầu cầu kinh, "Thánh Allah, Thánh Allah, Thánh Allah, Chúa trời, Chúa trời, Chúa trời". Đó là Chúa, bạn biết đấy. Một ghi chú gây tò mò thời cổ đại nói rằng, khi người Marốc xâm lược phía Bắc Tây Ban Nha, họ mang theo phong tục này của họ và cách phát âm đã thay đổi qua hàng mấy thế kỷ. từ "Allah, Allah, Allah" thành "Ole, ole, ole", tiếng gọi mà tôi vẫn còn được nghe trong những trận đấu bò và những điệu nhảy flamenco Ở Tây Ban Nha, khi một vũ công làm được một điều gì đó màu nhiệm, "Allah, ole, ole, Allah, hoàn hảo, hoan hô", không thể hiểu nổi, và nó đây rồi, chính sự hiện thân của Chúa. Đó là điều thật tuyệt vời, vì chúng ta cần nó. Nhưng, vấn đề rắc rối xảy đến vào sáng hôm sau, đối với chính anh chàng vũ công đó, khi anh ta thức dậy và phát hiện ra bây giờ là Thứ ba, 11h sáng, và anh ta không còn là hiện thân của Chúa nữa Anh ta một con người đang già đi với đầu gối đang rất đau, và có thể anh ta sẽ không bao giờ thành công đến mức như vậy nữa. Và có thể sẽ không bao giờ có ai tụng ca tên của Chúa khi anh nhảy nữa, và khi đó anh ta sẽ làm gì với phần đời còn lại của minh? Điều này thật khó khăn. Điều này cũng là một trong những sự thích nghi đau đớn nhất mà những người làm nghệ thuật phải tập quen trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Nhưng có lẽ nó không cần phải trở thành một nổi thống khổ như vậy nếu như, ngay từ đầu, bạn đã không tin những khía cạnh đặc biệt nào đó của bạn xuất phát từ chính bản thân bạn. Có lẽ nếu bạn chỉ xem chúng như một khoảng bạn vay từ một nguồn gốc không tưởng nào đó, và rồi một phần tinh hoa của bạn phải được chuyển đi khi bạn hoàn tất sứ mệnh của mình để đến với một người khác. Và, bạn biết đấy, nếu chúng ta nghĩ về điều này như vậy thì mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đây là cách tôi bắt đầu nghĩ, và đây chính xác là điều tôi luôn nghĩ đến trong vài tháng gần đây khi tôi đang viết một quyển sách tôi sẽ sớm xuất bản, như một bước đi đầy nguy hiểm, đáng sợ tiếp sau sự thành công quái đản của tôi vừa rồi. Và tôi phải luôn tự nhắc nhở bản thân mỗi khi tôi căng thẳng về chuyện đó, là, đừng sợ hãi. Đừng nản lòng. Hãy làm công việc của mình. Tiếp tục thực hiện phần việc của mình, dù nó có thế nào đi nữa. Nếu công việc của bạn là nhảy, hãy nhảy đi. Khi những vì thần được ấn định trong trường hợp của mình quyết định để điều kỳ diệu được xuất hiện, dù chỉ trong 1 khoảng khắc qua những cố gắng của bạn thôi, thì "Ole!" Còn nếu không, thì bạn vẫn cứ nhảy đi. Và dù sao cũng hãy tự "Ole!" cho bản thân mình. Tôi tin tưởng vào điều này và tôi thấy chúng ta phải dạy nó. Dù sao cũng hay tự "Ole!" cho bản thân mình đi, đơn giản vì sự ích kỷ và tình yêu bản thân khi đã luôn cố gắng hết sức để làm phần việc của mình. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) June Cohen: Ole! (Vỗ tay) [Bài nói này có xuất hiện ngôn ngữ tế nhị Khán giả cân nhắc trước khi xem] Đây là hình ảnh đầu và cuối mà mỗi người trong số 6,400 sinh viên của tôi đã xem trong 15 năm qua. Tôi không tin bạn có thể xây dựng một tổ chức hàng nghìn tỉ đô nếu như bạn không rõ ràng về bản năng hoặc bộ phận mà bạn đang nhắm tới. Loài người luôn cần một đấng siêu việt. Bộ não là ưu thế cạnh tranh của giống loài chúng ta Bộ não con người đủ mạnh mẽ để hỏi những câu hỏi rất khó, nhưng không may, chúng lại không thể trả lời được khiến chúng ta cần một đấng siêu việt để chúng ta cầu nguyện và tìm câu trả lời. Lời cầu nguyện là gì? Gửi một thỉnh cầu tới vũ trụ và mong chờ một sự can thiệp của đấng toàn năng nào đó... Chúng ta không cần hiểu điều gì đang diễn ra, một đấng siêu nhiên thông hiểu muôn vật muôn loài sẽ đưa cho ta câu trả lời đúng. "Những đứa trẻ của tôi sẽ ổn chứ?" Đời bạn bị bủa vây bởi nhiều thứ, bạn sẽ bị ngập đầu trong công việc, bạn sẽ phải bận tâm đến bạn bè. Nếu bạn có con, lỡ như con bạn lầm đường lạc lối tất cả mọi thứ sụp đổ. Trong vũ trụ của bạn, con bạn là mặt trời "Con tôi sẽ ổn chứ?" Tìm "Triệu chứng và cách trị bệnh phế quản" trên Google. Một phần sáu câu hỏi được tìm trên Google chưa từng được hỏi trước đây trong lịch sử loài người. Liệu có mục sư, giáo viên, giáo sĩ, học giả hay vị sếp nào thông thái tới mức một phần sáu câu mà họ được hỏi, chưa từng được đặt ra trước đây? Google là Chúa của người hiện đại. Hãy tượng tượng tên và khuôn mặt bạn hiện ra khi bạn gõ tên hoặc bất cứ thứ gì và bạn nhận ra mình tin Google hơn bất cứ ai trong lịch sử. (Cười) Chúng ta hãy đi sâu hơn vào vấn đề. (Cười) Một trong điều tuyệt diệu khác nữa về loài người là ta không chỉ cần được yêu, mà còn cần yêu người khác. Những đứa trẻ suy dinh dưỡng nhưng giàu cảm xúc có tương lai tốt hơn những đứa đầy đủ dinh dưỡng nhưng nghèo tình cảm. Tuy nhiên, tín hiệu tốt nhất là bạn có thể trở thành một phần trong nhóm phát triển nhanh nhất trên thế giới những người sống hơn trăm tuổi. Có ba tín hiệu. Theo thứ tự đếm ngược: gen di truyền, không quá quan trọng như bạn nghĩ, để bạn có thể tiếp tục hủy hoại sức khỏe và nghĩ rằng: "Ồ, ông ấy sống tới 95, sống chết có số." Điều ấy không quá quan trọng đâu. Thứ hai là lối sống. Đừng hút thuốc hoặc bị béo phì, khám tầm soát ngăn ngừa hai phần ba số bệnh ung thư sớm và bệnh tim mạch. Tín hiệu số một cho thấy rằng bạn sẽ sống trăm tuổi là: Có bao nhiêu người mà bạn yêu? Sự chăm sóc giống như một máy quay an ninh chiếc máy quay an ninh với độ phân giải thấp trong bộ não quyết định ta có đang tăng giá trị hay không. Facebook đã tác động đến bản năng yêu và được yêu của chúng ta thông qua những tấm hình tạo nên sự đồng cảm xúc tác và củng cố những mối quan hệ. Hãy tiếp tục chuyến đi tới phần thân. Amazon là ruột. Bản chất cần nhiều hơn đã ăn sâu trong chúng ta. Hình phạt cho sự có quá ít là cơn đói và thiếu chất. Hãy mở tủ đựng chén, và tủ đựng quần áo bạn có 10 tới 100 lần số bạn cần đến. Tại sao? Vì hình phạt cho "quá ít" thì nhiều hơn là cho "quá nhiều". "Mua một tặng một" là hình thức kinh doanh không bao giờ lỗi thời. Đó là chiến lược của Trung Quốc, là chiến lược của Walmart và giờ đây, nó là chiến lược của công ty lớn nhất thế giới Amazon. Bạn lấy "mua một tặng một" vào ruột tiêu hóa và gửi nó vào hệ thống cơ và xương của sự tiêu dùng. Di chuyển xa hơn, một khi ta biết mình sẽ tồn tại; bản chất cơ bản, ta sẽ tới cái thứ hai, một bản chất mạnh mẽ hơn để lựa chọn và gieo những hạt giống mạnh mẽ, thông minh, và nhanh nhất tới mọi nơi trên Trái Đất hoặc nhặt lấy hạt tốt nhất. Nó không phải là một chiếc đồng hồ. Tôi đã không làm xước nó trong năm năm. Tôi lấy can đảm để nói với mọi người "Nếu như bạn cặp với tôi, con bạn có cơ hội sống nhiều hơn là với một ai đó đang đeo đồng hồ Swatch." (Cười) Chìa khóa của kinh doanh là chạm vào những cơ quan vô lý. "Irrational" (vô lý) là từ mà trường kinh doanh Havard và New York sử dụng cho mức lợi nhuận và cổ phiếu có giá trị cao "Thức uống giàu năng lượng cho những đứa trẻ của bạn" Phải không? Bạn yêu người mẹ khó tính của bạn. Tại sao những bà mẹ khó tính lại chọn Jif: bạn yêu con bạn hơn. Thuật toán tốt nhất để tạo nên cổ đông từ Thế Chiến II với sự ra đời của Google là lấy sản phẩm tầm thường và thu hút người mua. Bạn là một người mẹ tốt hơn, một người yêu nước hơn nếu bạn mua loại xà phòng bình thường này so với loại xà phòng bình thường kia. Bây giờ, thuật toán số một cho giá trị cổ đông không phải là công nghệ. Hãy xem danh sách Forbes 400. Không tính tài sản thừa kế, không tính tài chính, nguồn gốc căn bản tạo ra giàu có: có sức thu hút với bộ phận sinh sản của bạn. Gia đình Lauders, những người giàu có nhất Châu Âu, LVMH. Xếp thứ hai và ba: H&M và Intidex. Bạn muốn nhắm đến bộ phận khó chịu nhất cho giá trị các cổ đông. Kết quả là, bốn công ty này -- Apple, Amazon, Facebook và Google -- đã định nghĩa chúng ta là ai, ứng với: Chúa, tình yêu, tiêu thụ và tình dục. Mức độ mà bạn tiếp cận những khía cạnh này sẽ định nghĩa bạn là ai, và chúng đã định hình chúng ta dưới khuôn mẫu những công ty vị lợi. Tại thời điểm kết thúc Đại Suy Thoái, Vốn thị trường của những công ty này tương đương với GDP của Niger, và giờ thì tương đương với GDP của Ấn Độ, vượt cả Canada và Nga vào năm 2013 và 2014. Chỉ có năm quốc gia là có GDP lớn hơn giá trị vốn hóa của các công ty này gộp lại. Điều gì đó đang diễn ra. Cuộc hội thoại cách đây một năm là bàn về việc CEO sẽ nào giống Chúa Giê-su. Ai ra tranh cử tổng thống? Giờ thì mọi chuyện đã khác. Mọi thứ họ làm đều được ta quan tâm. Chúng ta lo về việc họ trốn thuế. Walmart, từ Cuộc Đại Khủng Hoảng đến nay đã đóng 64 tỷ đô cho thuế thu nhập doanh nghiệp; Amazon chỉ trả 1,4 tỷ Vậy làm sao ta có đủ kinh phí dành cho đội cứu hỏa, binh lính và lao công nếu những công ty thành công nhất trên thế giới trốn thuế? Rất đơn giản. Những công ty ít thành công hơn sẽ phải trả nhiều hơn mức họ cần đóng. Alexa, liệu đây có là điều tốt? Mặc dù vậy, đây vẫn là sự thật-- (Cười) Mặc dù vậy, sự thật là Amazon đã chiếm toàn bộ giá trị vốn hóa thị trường của Walmart chỉ trong vòng 19 tháng gần đây. Lỗi này thuộc về ai? Đó là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã bỏ phiếu cho hệ thống những người không có "xương sống" để chống lưng cho những công ty này. Facebook lừa dối EU và nói, "Sẽ là bất khả thi đối với việc chia sẻ dữ liệu giữa nền tảng cốt lõi của chúng tôi và cả việc mua lại của WhatsApp. Hãy chấp thuận sự hợp nhất." EU đã đồng ý hợp nhất và rồi -- cảnh báo bảo mật -- và họ nhận ra và EU nói, "Chúng tôi thấy bị lừa Chúng tôi phạt các ông 120 tỷ đô," khoảng 0,6% giá trị thương vụ mua lại ứng với 19 tỷ đô. Nếu Mark Zuckerberg có thể sử dụng chính sách bảo hiểm rằng vụ mua lại sẽ thông qua với chỉ 0,6 phần trăm, liệu anh ấy có làm? Hành vi phi cạnh tranh. Hai tỷ rưỡi đô la Mỹ, ba tỷ đô la dòng tiền mặt, ba phần trăm của dòng tiền trên bảng cân đối của Google. Chúng ta đang nói về những công ty này, "Điều khôn ngoan để làm, điều mà cổ đông muốn làm, là lừa gạt và gian lận." Chúng ta đang phải đóng 25 cent cho một phiếu gửi cho một cái máy đo tốn 100 đô một giờ. Lừa gạt là khôn ngoan. Sa thải hàng loạt! Amazon chỉ cần một người cho hai vị trí tại Macy. Nếu họ đạt mức tăng trưởng 20 tỷ đô trong năm nay, điều mà họ sẽ làm được, thì 53.000 thu ngân và nhân viên sẽ bị sa thải. Điều này rất bình thường; điều này diễn ra rộng khắp xuyên suốt nền kinh tế Chúng ta chưa từng thấy công ty nào làm việc đó tốt vậy. Lượng nhân viên đủ để phủ kín chỗ SVĐ Yankee. Lĩnh vực truyền thông còn tệ hơn. Nếu Facebook và Google có mức tăng trưởng đạt 22 tỷ đô năm nay. điều mà họ sẽ làm được, thì sẽ có khoảng 150.000 giám đốc sáng tạo nhân viên kế hoạch, và người viết bài bị sa thải. Nói cách khác, lượng người đó lấp đầy 2,5 SVĐ Yankee và nói, "Bạn không cần đi làm nữa, Amazon đã cho bạn nghỉ." Chúng ta giờ tiếp cận với tin tức chủ yếu thông qua mạng xã hội, và phần lớn những thông tin trên MXH đó đều là (Cười) Tôi không được phép thể hiện quan điểm chính trị hay chửi thề, hoặc nói về tôn giáo trong lớp, vì thế tôi hoàn toàn không thể nói, "Zuckerberg đã trở thành con đĩ của Putin" Tôi chắc chắn không thể nói điều đó. (Cười) Họ biện bạch: "Facebook không phải là công ty truyền thông; mà là công ty công nghệ." Bạn tự tạo ra nội dung gốc, rồi bạn tài trợ giải đấu thể thao để họ cho bạn tác quyền, rồi chạy quảng cáo trên đó! Bùm -- bạn là công ty truyền thông. Chỉ trong vài ngày gần đây, Sheryl Sandberg luôn lặp lại lời dối trá: Chúng tôi không phải công ty truyền thông. Facebook đã rộng mở đón nhận lợi nhuận từ những người nổi tiếng và cả sự ảnh hưởng của một công ty truyền thông nhưng có vẻ như dị ứng với trách nhiệm của một công ty truyền thông. Tưởng tượng McDonald's. Chúng tôi phát hiện 80% thịt bò của họ là giả, và có thể gây ra viêm màng não, và ta đang tạo ra những quyết định khủng khiếp. Và chúng ta nói, "McDonald's, chúng tôi nổi điên rồi!" Và họ nói, "Gượm đã, -- chúng tôi không phải nhà hàng thức ăn nhanh mà chỉ là nền tảng bán đồ ăn nhanh." (Cười) Những công ty và cả các CEO họ bao bọc lẫn nhau trong một cầu vồng hồng xanh neon và một tấm mền màu xanh để tạo ra một mánh khóe ảo diệu từ chính hành vi của họ mỗi ngày, điều mà còn dữ dội hơn cả Darth Vader và Ayn Rand. Tại sao? Vì cách chúng ta tiến bộ được xem là điều tốt nhưng lại yếu. Nếu Sheryl Sandberg có viết một cuốn sách về quyền sử dụng súng hoặc vể đạo luật chống phá thai, liệu họ có gửi thẳng Sheryl đến Cannes? Không. Tôi không nghi ngờ các giá trị tiến bộ của họ, nhưng nó gắn liền với giá trị cho cổ đông, vì những tiến bộ mà ta thấy là yếu. Các công ty này rất tử tế -- nhìn Microsoft xem? Họ đâu có vẻ tử tế đâu, vì các cơ quan quản lý trước đó đã can dự sớm hơn nhiều so với bây giờ, những người sẽ không bao giờ can dự đến những người tử tế đó. Tôi sẽ lên máy bay tối nay, và sẽ có một thằng tên Roy từ TSA quấy rối tôi. Nếu tôi bị nghi ngờ vi phạm lái xe trong lúc say trên đường về, tôi có thể bị lấy đi máu của mình. Nhưng khoan! Đừng có chạm vào cái iPhone Nó rất thiêng liêng. Đây là thập giá của chúng ta. Nó không phải là iPhone X đâu, mà nên gọi là "iPhone Thập Giá" Chúng ta đang có một tôn giáo mới là Apple. Chúa của chúng ta là Steve Jobs, và chúng ta đã tôn thờ nó hơn chính thân thể của ta, nhà của ta hoặc máy tính của ta. Chúng ta thực sự đã đi quá giới hạn với sự sùng bái cái thập giá của sự cải tiến và của giới trẻ. Chúng ta đã không còn cầu nguyện dưới những vị thánh của sự tử tế nữa, mà là thánh của sự cải tiến và người tạo nên giá trị cho cổ đông. Amazon đã trở thành thế lực lớn trên thị trường, nó có thể chi phối công nghệ. Nó còn có thể gây hại đến các ngành khác chỉ bằng cái nháy mắt. Nike nói họ phân phối hàng trên Amazon, cổ phiếu họ liền tăng giá, và nhuộm đỏ cổ phiếu của các hãng giày còn lại.. Khi cổ phiếu của Amazon tăng giá, thì điều tương tự xảy ra, vì họ giả định điều gì tốt cho Amazon thì sẽ xấu cho các hãng còn lại. Họ giảm giá cá hồi đến 33% khi họ thâu tóm Whole Foods. Trong khoảng thời gian đây công bố thông tin thương vụ Whole Foods và khi hoàn tất, Kroger, chuỗi bán lẻ thuần túy lớn nhất tại Mỹ, mất đi một phần ba giá trị của nó, vì Amazon đầu tư một chuỗi bán lẻ chỉ bằng một phần mười một Kroger. Tôi rất may mắn. Tôi dựa đoán thương vụ thâu tóm Whole Foods của Amazon một tuần ngay trước khi nó được hoàn tất. Tôi đã chém gió trước truyền thông: đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử, chưa bao giờ có thương vụ nào có giá hơn một tỷ đô. Mọi người hỏi, "Làm sao ông biết được?" Vì thế tôi đã gây ấn tượng cho khán thính giả bằng cách nói sự thật. Làm sao tôi biết được? Tôi sẽ nói những gì tôi biết. Tôi đã nói cả ngày với Alexa cố để diễn giải chuyện gì đang diễn ra. (Scott Galloway) Alexa, mua sữa tươi. (Alexa) Tôi không thể thấy hộp sữa tươi nào, vì thế tôi sẽ thêm sữa tươi vào danh sách mua. SG: Rồi tôi yêu cầu, (SG) Alexa, mua thực phẩm hữu cơ. (Alexa) Tìm kiếm hàng đầu cho thực phẩm hữu cơ là Mận hữu cơ, chuối và bí rợ, bốn ounces một tá. tổng là 15 đô. Bạn có muốn mua không? SG: Sau đó, điều thường xảy ra ở tuổi này tôi bị rối trí. (SG) Alexa, mua thực phẩm tươi. (Alexa) Tôi đã mua một lượng lớn cổ phiếu của Whole Foods với 42 đô một cổ phiếu. Tôi đã thanh toán 13,7 tỷ đô trong thẻ thanh toán American Express của bạn. (Cười) SG: Tôi nghĩ cái này nhộn hơn. (Cười) Chúng tôi nhân cách hóa các công ty và chỉ khi bạn giận ai đó vì những điều nhỏ nhặt họ làm trong đời bạn và cả mối quan hệ bạn cần tự hỏi chính mình, "Điều gì đang diễn ra? và tại sao ta lại thất vọng về công nghệ?" Tôi tin rằng đó là tỷ lệ của một phần trăm theo đuổi giá trị cổ đông và 99 phần trăm vì sự phát triển của nhân loại mà công nghệ thường được dùng đã bị thay đổi, và giờ chúng ta hoàn toàn chú tâm vào giá trị cổ đông thay vì nhân loại. Một trăm ngàn người đã tập hợp trong dự án Manhattan và thật sự đã cứu thế giới. Công nghệ giải cứu thế giới Mẹ tôi chỉ là một cô bé Do Thái bốn tuổi sống tại London lúc cuộc chiến khởi tranh. Nếu ta không chiến thắng cuộc đua hướng đến phân tách hạt nhân, liệu bà ấy có sống nổi? Cũng không chắc nữa. Hai mươi lăm năm sau, Thành tựu ấn tượng nhất, gây tranh cãi nhất, đối với nhân loại: đưa người lên mặt trăng. Bốn trăm ba mươi ngàn người Canada, Anh và Mỹ hợp sức, và với, những công nghệ cơ bản, đã đưa được người lên mặt trăng. Giờ thì chúng ta có 700.000 người tốt nhất và sáng suốt nhất, được tập hợp từ mọi ngóc ngách trên thế giới. Họ đúng nghĩa làm việc với la-de hợp với súng cao su, kết hợp với súng phun. Họ có nguồn tài trợ bằng với GDP của cả Ấn Độ. Và sau khi nghiên cứu những công ty này trong 10 năm, Tôi biết sứ mạng của họ là gì. Đó là tổ chức lại thông tin của thế giới? Hay là kết nối tất cả chúng ta? Hay tạo ra những điều tốt đẹp cho con người? Đều không phải. Tôi biết tại sao chúng ta phải đoàn kết. Tôi biết tập hợp của những bộ óc vĩ đại nhất về IQ và sáng tạo, để thực hiện sứ mệnh là: bán thêm một cái Nissan chết tiệt. Tên tôi là Scott Galloway, dạy tại NYU, rất cảm ơn thời gian của các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Thực sự, bài nói của anh làm tôi thắc mắc vài thứ đấy, Scott. (Cười) Đây là một sự lên án mạnh mẽ. SG: Có giống Letterman không? Khi bạn làm việc tốt, ông ta sẽ gọi bạn lên ghế bành? CA: Không, không, tôi sẽ đi thẳng luôn vào vấn đề. Mọi người nhận ra, sau nhiều năm tôn thờ Thung lũng Silicon, bất thình lình mọi thứ chuyển đổi và chuyển đổi mau chóng. Với một vài thính giả ở đây, giống như anh đang thêm dầu vào lửa. Anh đả kích những vấn đề vốn đã bị đả kích rồi. Liệu anh có chia sẻ chút đồng cảm với họ? SG: Không hề chút nào. Nhìn này, đây là vấn đề: Rõ không phải lỗi của họ, mà là của ta. Họ là những công ty vị lợi. Họ không quan tâm gì đến điều kiện của chúng ta. Họ cũng chẳng quan tâm chúng ta những lúc về già. Chúng ta đang làm cho giá trị của cổ đông vượt lên trên mọi thứ, và họ đang làm điều họ phải làm. Nhưng chúng ta cần lựa chọn, và chúng ta cần gây áp lực lên họ để họ phải chịu sự giám sát đảm bảo việc kinh doanh trong tầm kiểm soát. CA: Vẫn còn một phần khác được cho là tương đương với thực tế, là thực sự là ý định tốt trong công tác lãnh đạo -- tôi không nói là tất cả mọi người, nhưng hẳn là có rất nhiều người. Chúng ta đều biết người làm việc tại những công ty đó, và họ vẫn được thuyết phục sứ mệnh của họ là gì -- thế nên có khả năng hậu quả ta thấy là ngoài mong muốn, rằng công nghệ đang được ứng dụng, thuật toán nhằm giúp gia tăng cá nhân hóa internet, ví dụ như, A, tạo ra những hiệu ứng lạ như lọc bong bóng điều chúng ta không mong đợi; và B, làm cho họ dễ tổn thương với những điều lạ như -- ồ, tôi không biết nữa, hacker người Nga tạo tài khoản và làm những điều ta không ngờ được. Chẳng phải những hậu quả không lường trước có khả năng xảy ra ở đây sao? SG: Tôi không nghĩ -- Tôi khá chắc, theo thống kê, họ không tốt hơn hay xấu hơn những tổ chức khác có 100.000 người hoặc hơn. Tôi không nghĩ họ là người xấu. Thật sự là, tôi sẽ đồng ý rằng có rất nhiều lãnh đạo rất dân chủ, hợp lý. Nhưng vấn đề là: khi bạn kiểm soát 90 phần trăm thị trường lớn hơn cả một thị trường truyền thông của bất kỳ quốc gia nào, và bạn chủ yếu được trả lương và cố gắng để phát triển an ninh kinh tế cho bạn và cả gia đình của nhân viên, để gia tăng thị phần, Bạn không thể làm gì ngoại trừ việc tận dụng nguồn lực. và đó là nền tảng của sự điều chỉnh, và nó cũng là nền tảng cho chân lý suốt lịch sử đã thúc đẩy tham nhũng. Họ không phải người xấu; chúng ta chỉ làm họ mất kiểm soát. CA: Có thể trường hợp này hơi quá phóng đại? Tôi biết một chút về-- Larry Page, Jeff Bezos -- Tôi không tin rằng họ thức dậy và nghĩ, "Tôi phải bán được một cái Nissan chết tiệt." Tôi không nghĩ họ nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng họ đang cố để xây dựng một cái gì đó thú vị và có lẽ, trong thời khắc suy tư chiêm nghiệm cũng hoảng sợ về một vài điều có thể xảy ra như với chúng ta. Vậy là có một cách khác để định hình điều này, để nói rằng khi mô hình của bạn là quảng cáo, rằng có những mối nguy hiểm ở đó mà bạn phải đảm nhận một cách rõ ràng hơn? SG: Tôi nghĩ nó rất khó để thiết lập một tổ chức như chúng ta làm, để theo đuổi giá trị của cổ đông trên hết. Họ không phi lợi nhuận. Lý do mọi người đi làm ở đó là họ muốn tạo ra sự an toàn về kinh tế cho họ và gia đình, phần lớn là như thế. Và khi bạn đến một điểm mà bạn kiểm soát quá nhiều quyền lực kinh tế, bạn sử dụng chúng theo ý của bạn. Tôi không nghĩ họ là người xấu, nhưng tôi nghĩ vai trò của chính phủ và vai trò của chúng ta với tư cách người dùng và người bầu ra chính phủ là đảm bảo rằng sẽ có kiểm tra chặt chẽ. Và chúng ta đã cho họ nhiều đặc quyền đặc lợi bởi vì chúng ta thấy chúng thật hấp dẫn. CA: Scott, hùng hồn, ngoạn mục. Mark Zuckerberg, Jeff Bezos, Larry Page, Tim Cook, nếu đang xem, các bạn được chào đón đến đây và đưa ra quan điểm ngược lại. Scott, cảm ơn anh. SG: Cảm ơn anh. (vỗ tay) "Chủ đề và sự biến tấu" là một trong những hình thức đòi hỏi sự đào sâu suy nghĩ bởi vì các bạn luôn so sánh giữa sự biến tấu và chủ đề trong đầu mình các bạn có thể nói rằng chủ đề là điều tự nhiên và mọi thứ theo sau đó là sự biến tấu của sự vật Khoảng 6 năm trước, tôi được nhờ làm một chuỗi các bức tranh để kỷ niệm ngày sinh nhật của Piero della Francesca Tôi gặp khó khăn trong việc đưa ý tưởng làm thế nào để vẽ các tranh dựa trên Piero cho đến khi tôi nhận ra tôi có thể nhìn Piero theo một cách tự nhiên Tôi đã nhìn Piero della Francesca với cảm nhận tương tự như khi tôi nhìn một cái cây qua cửa sổ và điều đó đã giải đáp thắc mắc cho tôi Có lẽ đó không phải là sự quan sát kỹ lưỡng Nhưng đã bước đầu giúp tôi có thể thực hiện một loại chủ đề và biến tấu dựa trên tác phẩm của Piero bức tranh tâm điểm là ở Ulffizi 'Lãnh chúa xứ Montefeltro' đang đối mặc với vợ ông là Battista Khi tôi nhận ra tôi có hứng thú với chủ đề này Tôi đã làm một tuyển tập các bức vẽ Đó thực sự là Piero della Francesca một trong những bức chân dung tuyệt vời nhất trong lịch sử của nhân loại và đây tôi sẽ cho các bạn xem mà không bình luận chỉ là một chuỗi sự thay đổi với sự đứng đầu của lãnh chúa Montefeltro người có công rất lớn trong thời phục hưng và là nền tảng cho tác phẩm "The Prince" của Machivelli Ông đã mất một mắt trong trận chiến đó là lý do ông luôn nghiêng mặt Và đây là Battista Và tôi đã quyết định thay đổi vị trí một chút để lần đầu tiên trong lịch sự họ cùng nhìn về một hướng Wao ! Qua từng cái một Và tiếp theo, một tác phẩm của của Piero Đây là từ tranh " sự phục sinh của chúa" Như diễn viên vừa có một cuộc trò chuyện và bây giờ, 4 mảng lớn đây là phía trên bên trái phía trên bên phải góc dưới bên trái góc dưới bên phải tôi chưa bao giờ hiểu sự mâu thuẫn giữa giả tưởng và tự nhiên Cho đến khi tất cả bức tranh được bắt đầu với những mảng riêng biệt Thêm một tác phẩm nữa, (Cười).. Vào một ngày, tôi đang lái xe cùng vợ tôi tôi đã nhìn thấy tấm biển này, và tôi thốt lên: " Đó là một phần tuyệt vời của sự sắp đặt" Và cô ấy nói: " Anh đang nói về điều gì vậy" tôi đáp: " À, nó quá thuyết phục anh" bởi vì mục đích của tấm biển đó là dẫn bạn đến garage, và từ đó hầu hết mọi người rất nghi ngờ về những cái garage và biết rằng, chúng là lừa đảo họ dùng từ "đáng tin cậy" Nhưng mọi người nói họ đáng tin cậy. Nhưng, người Hà Lan đáng tin cậy... (Cười)... " Tuyệt vời" Bởi vì, từ lâu rồi bạn mới nghe từ Dutchman... là một từ cổ, không ai gọi người Hà Lan là "Dutchmen" nữa.. nhưng giờ bạn thấy "Dutchman" Bạn nhận thấy đây chỉ là bức tranh đứa trẻ vẽ bậy trên tường ngăn cách những thứ từ đổ vỡ và ngập lụt ở Hà Lan, và hơn nữa. Và vì vậy, toàn bộ vấn đề bị làm hại bởi sử dụng "Dutchman" Bây giờ, nếu bạn nghĩ tôi đang làm quá lên, thì tất cả những gì bạn cần làm là xem 1 từ khác như "Indonesian" (Cười) Hay thậm chí là "French" (Cười) Bây giờ, là các tác phẩm "Swiss", nhưng rồi chúng sẽ rất đáng giá. "Cười" Tôi sẽ giải thích nhanh về quá trình làm một poster Tôi làm rất nhiều cho Trường Mỹ Thuật nơi tôi dạy, Hiệu trưởng trường, là một người đặc biệt, tên là Silas Rhodes Thường đưa cho bạn một đoạn văn bản và nói " Hãy làm gì đó với cái này" Và ông ấy đã làm vậy Và đây là đoạn văn: "Trong những từ như thời trang, qui luật giống nhau sẽ giữ lại" cũng tốt nếu quá cũ hoặc quá mới/ Người mới được thử không phải là người đầu tiên nhưng cũng phải bỏ cũ sang 1 bên" Tôi không thể làm gì được từ đó Và tôi thực sự gặp rắc rối với điều này điều đầu tiên tôi làm sắp xếp chỗ thiếu của các ý tưởng khác, có thể nói là tôi sắp xếp viết chúng để tạo nên từ mới và tôi sẽ có một vài thiết kế mơ hồ sau đó và tôi đã hi vọng -- như một người vẫn thường làm, để bắt đầu một điều gì đó Vì thế tôi tách nó ra theo cách khác các bạn theo dõi nhé -- và tôi đã sao chép vài từ ở mảnh giấy màu sắc và dán nó xuống cái bảng xấu xí Tôi đã nghĩ rằng có điều gì đó sẽ nảy ra từ đây như :" những quy tắc từ ngữ tuyệt vời mới cũ đầu cuối" bởi vì nó được tạo bởi Alexander Pope, nhưng tôi đã làm nó lộn xộn lên, và sau đó, tôi nghĩ tôi sẽ viết lại theo cách nào đó, nên nó rất dễ đọc vì thế nó đã được lan rộng Thỉnh thoảng, giữa những rắc rối liên tiếp nhau tôi viết chúng ra theo cách tôi biết về nó Nhưng bạn có thể thấy mở đầu của một ý tưởng từ đây vì bạn có thể thấy những cái mới từ cái cũ Điều đó dẫn đến đâu Có một mối liên hệ giữa cái cũ và mới cái mới hiện ra từ ngữ cảnh của cái cũ Và sau đó, tôi đã làm một vài biến tấu của nó nhưng tôi vẫn không thấy sự phát triển thống nhất ở chúng tôi đã có một bản khác có một vài điều thú vị có thể kết hợp với nhau từ gợi ý chữ W rõ ràng là chứ W, chữ N là chữ N thậm chí, chúng rất không hoàn thiện và chúng không mang nhiều thông tin Sau đó, tôi xem từ "mới" và "cũ" và tôi nghĩ lại một điểm theo một cách khác (Cười) Tôi thực sự khó khăn tại điểm này Và vì vậy, tôi đã làm vài điều mà tôi thực sự hứng thú đó là mang hai bức tranh tôi đã làm cho mục đích khác và đặt chúng cạnh nhau Nó thể hiện "Giấc mơ" ở bên trên Và tôi quyết định làm một điều, tôi nói, " Tốt thôi, thay đổi bản sao" Nó thể hiện vài thứ về những giấc mơ, và đi đến SVA và bạn sẽ sắp xếp lại những điều đó" Nhưng, cái thẻ của tôi Tôi rất hào hứng làm cái đó Cái mà tôi không bao giờ phác họa Và cuối cùng, tôi đã có giải pháp Bây giờ, nó không còn quá hấp dẫn nữa nhưng lại có một vài điều rằng kết hợp nó từ nhiều poster khác có một điều, nó phá bỏ quy luật về mục đích của poster dễ hiểu, dễ nhìn và không cần giải thích Tôi nghe tất cả các bạn trong graphic arts " Nếu bạn phải giải thích nó, nó chẳng có ý nghĩa gì" Và một ngày tôi thức dậy và nói: " Mục đích, cái đó có đúng không nhỉ" (Cười) Vì vậy, đây là những điều nó diễn tả sự giải thích của tôi ở góc trên bên trái Nó nói lên rằng " Những suy nghĩ: Bài thơ này là không thể" Silas luôn luôn có một cách tiếp cận tốt hơn với sự lựa chọn đoạn trích dẫn của anh ấy Cái này là có căn cứ, không có bất kỳ sự tưởng tượng nào" Bây giờ tôi đang bày tỏ với khán giả của tôi, phải không? Điều gì bạn không bao giờ muốn làm một cách chuyên nghiệp "Có những điều có thể tưởng tượng mà không có bất kỳ điều gì xảy ra. Trái tim của bài thơ này là gì? Đừng chạy theo xu hướng nếu bạn thực sự muốn nghiêm túc poster đang chạy theo xu hướng mới bởi chính nó Tôi đoán rằng điều đó có thể làm hạn chế việc phát triển ý tưởng bằng sự đề nghị cái mới nới cũ như thế này" Và tiếp theo tôi cho bạn xem một vài bức vẽ bạn nhìn này, bạn có điều mà tôi đã bỏ qua không? Tôi đã biết cách sử dụng nó Và đây, có một vài sự thay thế ở đây Và tôi nói, "Không tồi" " nhưng tính giáo huấn nhiều hơn thân thuộc Có thể nói rằng cái cũ và cái mới bị giới hạn trong cái được định sẵn là đúng một loại mà cái này định nghĩa cái khác Và sau đó, tự hỏi bản thân nhiều hơn: Mình có đang suy nghĩ đơn giản không? Điều đơn giản này dễ nhận thấy hay có tác động mạnh mẽ Có một sự khác biệt quan trọng Sự khác biệt này có thể gây lúng túng Tôi nhận ra rằng, nỗi sợ lúng túng này theo tôi cũng nhiều như tham vọng của tôi vậy Bạn có nghĩ rằng những điều tương tự có thực sự khiến một học sinh muốn tới trường? Cười Tôi nghĩ có hai điều mới mẻ ở đây-- -hai điều mới mẻ Một là mong muốn bộc bạch bản thân với một vị khán giả khó tính và không đề nghị tôi làm điều mà tôi cảm thấy tự tin Và như bạn thấy, bạn phải có một mặt nạ Ý tôi là --- bạn cần tự tin Nếu bạn không tự tin trong công việc của bạn, thì ai có thể tin tưởng vào nó chứ? Đó là một điều để giới thiệu một ý tưởng mơ hồ trong graphics. Cái đó có thể là một đóng góp to lớn Một điều khác là đưa cho bạn hai giải pháp và cái giá của nó Bạn có một giải pháp lớn và nếu bạn không thích nó, còn cái khác thì sao? Cười Và đó cũng là một ý tưởng khá mới Đây chỉ là một chuỗi những trải nghiệm Mà tôi đặt ra câu hỏi --- Một tờ poster có phải là hình vuông Đây là một số giả định. Cái poster đó không gấp lại được. Nó không gấp lại được, nó là một tấm ảnh Và nó bị cắt theo đường chéo tương tự như vậy theo góc bên trên tay trái Và đây một cái poster rất độc đọc đáo vì, đơn giản vì nó sử dụng không gian 3 chiều trong máy tính nó không đứng yên mãi trong một khoảng trống Có những thời điểm nó dường như trải rộng nhiều về phía sau hơn phía trước và sau đó nó di chuyển Và nếu bạn ngồi đây đủ lâu, nó sẽ nổi lên Nhưng, chúng ta không có thời gian. Cười Và tiếp theo là một trải nghiệm một chút về sự tự nhiên của hình phối cảnh nơi mà phía ngoài khuôn hình được quyết định bởi cái nhìn độc đáo nhưng hình dạng của chai nước -- cái tương tự như bên ngoài khuôn hình được nhìn ở phía trước và một phần khác của câu lạc bộ sáng tác nghệ thuật là "Anna Rees" những cái bóng dài Đây là một poster khác từ trường Mỹ thuật Có 10 họa sĩ được mời đến tham gia và đây là một trong những sự kiện mang đậm chất cuộc thi và tôi không muốn bị đánh giá thấp vì vậy tôi đã làm việc rất chăm chỉ Ý tưởng đó -- là một ý tưởng sáng giá đã có 10 poster được trưng bày dọc theo hệ thống đường ray ngầm của thành phố vì thế khi bạn đi theo dọc đường ray bạn sẽ qua các poster khác nhau tất cả đều có những ý tưởng nghệ thuật khác nhau nhưng tôi hoàn toàn bị thu hút bởi ý tưởng "nghệ thuật" là và cố quyết định xem Nghệ thuật là gì nhưng sau đó tôi bỏ cuộc và thấy mỹ thuật là bất cứ cái gì và khi tôi nói vậy tôi nhận ra rằng từ "hat" được ẩn trong từ "whatever" và nó đã dẫn tôi đến kết luận chắc chắn Nhưng ngay sau, nó vào danh sách didactic posters của tôi mọi sự chú ý của tôi đều hướng về một bài nhạc đệm văn vẻ để giải thích tấm poster trong trường hợp bạn không hiểu nó Cười điều này nói rằng " Chú ý vào người xem" tối nghĩ, tôi có thể sử dụng một dấu mốc đặc biệt trong thời gian của chúng ta -- mọi đàn ông của Magritte để nhấn mạnh rằng mỹ thuật là điều bí ẩn, sự nối tiếp và lịch sử tôi cũng lo lắng rằng, trong một thời đại của các thao tác máy tính chủ nghĩa siêu thực đã trở nên bình thường là một cái bóng của chính nó Cụm từ "Nghệ thuật là bất cứ điều gì" nhấn mạnh tính toàn diện xung quanh việc làm nghệ thuật một thể loại ' nó không phải là những điều bạn làm, đó là các bạn thể hiện ý tưởng của nó' Cái bóng của Magritte đổ qua chính giữa poster một dấu ấn đầy thơ mộng diễn ra nhưng bóng người đàn ông cô lập trong từ "hat", ẩn trong từ "whatever". Có 4 cái mũ được vẽ trong poster nghệ thuật có thể được định nghĩa thế nào: một thứ của chính nó, giá trị của một điều gì đó, cái bóng của cái gì đó, và hình dạng của một vật nào đó Bất cứ điều gì" Vỗ tay Ok Vỗ tay Và có một điều tôi chưa nói Cái tôi vẫn thích Tôi muốn sử dụng cụm từ giống nhau Có những thí nghiệm tuyệt vời của Bruno Munari trên mẫu bì thư vài năm trước -- hãy nhìn xem, bạn có thể đi xa thế nào và vẫn có thể đọc chúng. Và ý tưởng đó cứ luẩn quẩn trong đầu tôi Nhưng tôi đã lấy những mảnh giấy viết chúng ở phía trên Và tất nhiên chúng tồn tại, và chúng quá mang tính khẩu hiểu Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đọc nó như là: " Nghệ thuật là bất cứ điều gì còn tồn tại" Cảm ơn. Vỗ tay Hãy gặp Odontochelys semitestacea. Sinh vật nhỏ bé này sống ở các đầm lầy vào cuối kỷ Tam Điệp cùng với nhiều loài bò sát khác. Dưới thân nó là lớp bảo vệ tối ưu chống lại sự tấn công: một lớp vỏ cứng phía trên bụng. Odontochelys là tổ tiên cổ xưa nhất của loài rùa. Cấu trúc mai chưa hoàn chỉnh của nó cho thấy một đặc tính quan trọng của loài rùa hiện đại: trên thực tế, rùa có hai lớp vỏ phát triển riêng biệt khi còn là phôi thai. Cả hai đều là phần mở rộng của khung xương, với tổng cộng gần 60 chiếc xương. Giống như những loài khác, phôi thai rùa được tạo thành từ các tế bào chưa phân hóa sẽ phát triển thành tế bào chuyên biệt, rồi thành cơ quan và mô, nhờ hoạt động di truyền và giao tiếp giữa các tế bào. Ban đầu, phôi thai rùa rất giống với phôi thai của các loài bò sát, chim, và thú có vú khác, trừ phần tế bào phình ra gọi là viền mai. Viền mai chạy dài quanh cơ thể từ cổ đến hết lưng, tạo thành hình đĩa, làm tiền đề cho sự hình thành lớp vỏ bên trên gọi là mai bằng cách thu hút các tế bào xương sườn đến vùng này. Thay vì uốn cong tạo thành xương sườn như bình thường chúng phát triển theo hướng viền mai. Sau đó, tiết ra protein đặc hiệu biến các tế bào xung quanh thành tế bào xương. 50 chiếc xương này sẽ tiếp tục phát triển, liên kết lại với nhau tại viền mai. Vành xương giúp rìa mai thêm cứng chắc. Lớp da ngoài phát triển thành vảy gọi là các tấm lưng, bao phủ lấy phần mai trên. Sự phát triển của phần vỏ dưới thân, phần yếm rùa được tạo thành từ tế bào mào thần kinh, có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau như nơ-ron, sụn và xương. Lớp yếm dày chứa các tế bào mào thần kinh trải dài khắp bụng, tụ lại thành chín mảng cứng chắc. Cuối cùng, liên kết với mai trên qua viền mai. Rõ ràng, mai rùa giúp bảo vệ chúng trước thú săn mồi, nhưng lớp vỏ cứng chắc cũng mang lại vài rắc rối. Khi rùa lớn lên, lớp vỏ cũng lớn theo. Hầu hết các động vật có vú và bò sát nhờ vào khung xương sườn linh hoạt giãn nở để hô hấp, nhưng rùa dùng cơ bụng gắn với mai: một để hít vào, một để thở ra. Vậy mai rùa đã tiến hóa như thế nào? Dù không có đầy đủ các dữ liệu hóa thạch, ta có thể đoán bước đầu tiên là sự mở rộng của xương sườn. Tổ tiên cổ xưa nhất của loài rùa có tên Eunotosaurus africanus, sống cách đây 260 triệu năm và khác hẳn với rùa hiện đại, có khung xương sườn rộng và phẳng, gắn liền với cơ bắp của chi trước chắc khỏe. Eunotosaurus có lẽ là loài đào bới, đào tổ ở miền Nam châu Phi. Odontochelys semitestacea minh họa một bước khác trong quá trình tiến hóa của rùa, có xương sườn mở rộng như Eunotosaurus và bụng hình dĩa để bảo vệ. Bằng chứng hóa thạch đầu tiên có đầy đủ đặc tính của loài rùa hiện đại có tuổi đời khoảng 210 triệu năm, và thuộc về một loài tên Proganochelys quenstedti, sở hữu xương sườn hợp nhất. Proganochelys có thể sống cả ở trên cạn lẫn dưới nước. Khác với rùa hiện đại, nó không thể thu đầu vào mai, nhưng lại có gai trên cổ để bảo vệ. Mai rùa hiện đại cũng đa dạng như chính loài rùa. Rùa biển có mai phẳng, nhẹ, dễ dàng lướt nước. Còn rùa cạn có mai hình vòm, để có thể trượt khỏi hàm thú săn mồi và giúp chúng trở mình khi ngã. Rùa da và rùa mai mềm có mai không có vành xương và vảy cứng bao phủ trên mai, giúp chúng dễ dàng len vào những không gian chật hẹp. Vào mùa đông năm 2012, Tôi đi thăm nhà bà nội tôi ở Nam Ấn Độ, một nơi mà, nhân tiện loài muỗi ở đó đặc biệt thích máu của những người sinh ra ở Mỹ. (Cười) Không đùa đâu. Khi tôi ở đó, tôi nhận được một món quà không mong đợi. Nó là nhạc cụ cổ xưa này được chế tạo ra hơn một thế kỷ trước, được khắc thủ công từ gỗ hiếm, được khảm ngọc trai và hàng tá những dây kim loại. Đó là một bảo vật gia truyền, một sự kết nối giữa quá khứ của tôi, đất nước mà cha mẹ tôi được sinh ra, với tương lai, những nơi khác mà tôi sẽ sinh sống. Tôi thật sự không nhận ra điều đó tại thời điểm tôi nhận nó nhưng sau đó nó trở thành một ẩn dụ mạnh mẽ cho công việc của tôi. Chúng ta đều biết câu thành ngữ, "Việc hôm nay chớ để ngày mai." Nhưng ngày nay, dường như là không có thời gian nào ngoài hiện tại. Dường như những việc tức thời và phù du đang chi phối cuộc sống chúng ta, nền kinh tế và chính trị của chúng ta. Thật là dễ để biết được số bước chân chúng ta đã đi trong hôm nay hay những dòng cập nhật mạng xã hội của nhân vật nổi tiếng. Kinh doanh cũng dễ dàng theo đuổi việc tạo ra lợi nhuận tức thì và thờ ơ những phát minh tốt đẹp cho tương lai. Và càng dễ hơn nữa để chính phủ trì hoãn hoạt động trong khi hải sản và đất đai trồng trọt đang cạn kiệt thay vì bảo tồn chúng cho thế hệ tương lai. Tôi có một cảm giác rằng, với tốc độ này, Thật khó để thế hệ chúng ta được nhớ đến như là những tổ tiên tốt. Nếu bạn nghĩ về nó, loài người chúng ta tiến hoá để nghĩ xa, để vươn đến những ngôi sao, mơ về sự sống đời sau, gieo hạt cho thế hệ sau thu hoạch. Một số nhà khoa học gọi siêu sức mạnh này là "du hành thời gian bằng tinh thần," và nó có trách nhiệm với khá nhiều thứ mà chúng ta gọi là văn minh nhân loại, từ việc đồng áng đến Đại Hiến Chương rồi đến internet -- tất cả trước hết được gợi lên trong tâm trí con người. Nhưng hãy thực tế: Nếu thử nhìn quanh chúng ta ngày hôm nay, dường như chúng ta đang không sử dụng siêu năng lực này đầy đủ, và điều đó nảy sinh câu hỏi: Vì sao lại không? Những gì sai lầm chính là cách cộng đồng, doanh nghiệp và các học viện được thiết kế. Chúng được thiết kế theo một cách làm suy yếu tầm nhìn xa của ta. Tôi muốn nói với các bạn về ba sai lầm chủ chốt mà chúng ta đang mắc phải. Sai lầm đầu tiên là những gì ta đo lường. Khi chúng ta nhìn vào lợi nhuận từng quý của một công ty hay giá cổ phiếu ngắn hạn của nó, thường không phải là một cách đo tốt về liệu rằng công ty đó có đang chiếm lĩnh được thị trường hay có nhiều sáng tạo lâu dài. Khi ta dính chặt bản thân vào bảng điểm mà con cái mang từ trường về, đó không cần thiết là những điều tốt cho việc học và trí tò mò của trẻ lâu dài. Chúng ta không đo những gì quan trọng trong tương lai. Sai lầm thứ hai mà ta đang mắc phải làm suy yếu tầm nhìn xa của ta là thứ mà ta đang tuyên dương Khi ta ăn mừng một lãnh đạo chính trị hay một lãnh đạo doanh nghiệp cho thảm hoạ mà cô ta vừa xử lý được hay thông cáo mà cô ta vừa nói ra, ta đang không động viên người ấy tập trung vào việc ngăn chặn những thảm hoạ ấy ngay từ đầu, hay ngăn chặn sự nguy cơ cho tương lai bằng cách bảo vệ cộng đồng khỏi lũ lụt hay đấu tranh sự bất bình đẳng hay đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục. Sai lầm thứ ba làm giảm tầm nhìn xa của chúng ta là những gì ta không hình dung được. Giờ đây, khi ta nghĩ về tương lai, ta có xu hướng tập trung dự báo điều gì xảy ra tiếp theo, liệu chúng ta có đang sử dụng tử vi hay thuật toán để dự báo nó. Ngược lại ta bỏ ra ít thời gian vào việc hình dung ra các khả năng mà tương lai có. Khi bệnh Ebola bộc phát đột ngột ở Tây Phi vào năm 2014, bộ y tế các nước trên thế giới đã có những dấu hiệu cảnh báo sớm đi kèm những công cụ dự báo cho thấy dịch bệnh bộc phát có thể lan ra như thế nào, nhưng họ thất bại trong việc tìm hiểu nó xảy ra như thế nào, và họ không hành động kịp thời để can thiệp, và để dịch bệnh phát triển giết chết hơn 11,000 người. Khi người ta có nhiều nguồn lực và những dự báo tốt họ không chuẩn bị cho các cơn siêu bão, họ thường không hình dung được chúng nguy hiểm đến dường nào. Giờ thì, không có sai lầm nào mà tôi đã mô tả, nghe một cách vô vọng, là không thể tránh khỏi. Thực tế thì chúng đều có thể tránh được. Những gì ta cần để đưa ra quyết định tốt hơn về tương lai là những công cụ hỗ trợ tầm nhìn xa, công cụ có thể giúp ta nghĩ xa. Hãy nghĩ về thứ này như gì đó giống kính viễn vọng giúp những thuyền trưởng ngày xưa sử dụng khi họ quét qua đường chân trời. Thay vì chỉ nhìn xuyên qua không gian và đại dương, những công cụ này còn thấy xuyên qua thời gian đến tương lại. Tôi muốn chia sẻ với bạn một vài công cụ mà tôi đã tìm thấy trong nghiên cứu tôi nghĩ có thể giúp ta có tầm nhìn xa. Công cụ đầu tiên tôi muốn chia sẻ với các bạn Tôi nghĩ về việc công dụng của đầu tư bền vững. Đây là Wes Jackson, một nông dân mà tôi đã ghé thăm vài lần ở Kansas. Và Jackson biết rằng cách mà hầu hết những vụ mùa được gieo trồng khắp thế giới ngày nay đang vắt kiệt lớp đất màu mỡ ở trên cùng của hành tinh chúng ta cần nuôi dưỡng thế hệ tương lai. Anh ấy tập hợp một nhóm các nhà khoa học, và họ chăm sóc những vụ mùa cây ngũ cốc lâu năm có rễ sâu để giữ lại lớp màu mỡ trên cùng của cánh đồng, ngăn chặn xói mòn và bảo vệ vụ thu hoạch trong tương lai. Nhưng họ cũng biết rằng để mà làm cho những người nông dân trồng những cây này trong ngắn hạn, họ cần thúc đẩy sản lương hàng năm của nó và tìm những công ty sẵn lòng chế biến ngũ cốc và bia từ chúng để nông dân có thể thu về lợi nhuận hôm nay bằng hành động cho ngày mai. Và đây là một chiến lược thử-và-sai. Thực tế, nó được sử dụng bởi George Washington Carver ở miền Nam nước Mỹ sau cuộc nội chiến ở đầu thế kỷ thứ 20. Rất nhiều người có lẽ từng nghe về 300 cách sử dụng hạt lạc của Carver, sản phẩm và công thức chế biến mà anh đưa ra đã làm cho hạt lạc rất phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết vì sao Carver làm vậy. Anh ấy đã cố gắng giúp đỡ những nông dân nghèo Alabama khi năng suất trồng bông của họ đang giảm sút, và anh ấy biết rằng trồng lạc trên những cánh đồng ấy sẽ giúp đất thêm màu mỡ để việc trồng bông của họ sẽ tốt hơn một vài năm sau. Nhưng anh ấy cũng biết rằng chúng cần phải sinh lợi trong ngắn hạn. Giờ thì hãy nói về một công cụ khác cho tầm nhìn xa. Cái này tôi thích nghĩ về nó như lưu trữ hồi ức về quá khứ sinh động để giúp chúng ta hình dung về tương lai. Vậy nên tôi đã đi đến Fukushima, Nhật Bản trong ngày kỉ niệm lần thứ sáu thảm họa hạt nhân ở đó tiếp theo sau trận động đất và sóng thần ở Tohoku năm 2011. Khi tôi ở đó, tôi biết được về nhà máy điện hạt nhân Onagawa, thậm chí còn ở gần tâm chấn động đất hơn nhà máy điện Fuskushima Daiichi mà chúng ta đều biết tới. Ở Onagawa, người dân thành phố thực tế còn di tản đến nhà máy điện hạt nhân như một nơi trú ẩn. Nơi đó an toàn. Nó được dự phòng cho sóng thần. Nó là sự chuẩn bị trước của chỉ một kĩ sư, Yanosuke Hirai, người đã làm nó thành hiện thực. Trong những năm 1960, anh ấy lao vào xây dựng nhà máy điện đó cách xa bờ biển hơn nữa nâng lên cao hơn và với một đê chắn sóng cao hơn. Anh ấy biết câu chuyện về đền thờ ở quê anh, đã bị lũ cuốn trôi trong năm 869 sau một cơn sóng thần. Nó là kiến thức về lịch sử đã cho phép anh ấy hình dung ra những gì người khác không thể. và một công cụ nữa về tầm nhìn xa. Cái này tôi nghĩ nó như là tạo ra đồ gia bảo chia sẻ qua nhiều đời. Đó là những ngư dân câu tôm hùm trên Thái Bình Dương ở Mexico, và họ là những người đã dạy tôi điều này. Họ bảo vệ những vụ tôm hùm ở đó gần một thế kỉ, và họ làm điều đó bằng cách xem nó như tài nguyên chia sẻ để họ truyền lại cho con cháu. Họ cẩn thận đo lường những gì họ bắt được để không bắt những tôm hùm giống khỏi đại dương. Xuyên suốt khu vực Bắc Mỹ, có hơn 30 ngư trường đánh bắt đang áp dụng phương thức tương tự như thế. Họ đang tạo ra những cổ phần dài hạn trong ngư trường như chia sẻ đánh bắt động viên ngư dân không chỉ khai thác bất cứ gì có thể đem về từ đại dương mà còn trong sự sống lâu dài. Giờ thì có nhiều, rất nhiều công cụ của tầm nhìn xa Tôi muốn chia sẻ với các bạn, và chúng đến từ nhiều nơi trên thế giới: quỹ đầu tư nhìn xa hơn giá cổ phiếu ngắn hạn, nhà nước giúp cuộc bầu cử giảm phụ thuộc vào những lợi nhuận cấp thiết đến nhà đầu tư tranh cử. Chúng ta sắp cần phải nắm vững những công cụ này càng nhiều càng tốt nếu chúng ta muốn tư duy lại những gì ta đo lường thay đổi những gì ta tuyên dương và đủ dũng cảm để hình dung ra những dối trá ở trước mặt. Không phải tất cả đều dễ dàng như bạn tưởng tượng. Một vài công cụ ở đây ta có thể lấy được trong cuộc sống, một vài thứ nữa ta dự định sẽ làm trong doanh nghiệp và cộng đồng, và một vài thứ ta cần làm với tư cách xã hội. Tương lai đáng cho sự nỗ lực này. Khát vọng của tôi để duy trì nỗ lực này là dụng cụ mà tôi chia sẻ với bạn. Nó được gọi là dilruba, và nó được đặc biệt tạo ra dành cho ông cố của tôi. Ông ấy là nhà phê bình âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ 20. Ông cố của tôi có một tầm nhìn xa để giữ lại nhạc cụ này tại thời điểm khi bà cố của tôi cầm cố tất cả tài sản trong nhà, đó là một câu chuyện khác. Ông ấy giữ lại nó để truyền lại cho thế hệ sau, bằng cách truyền nó lại cho bà nội, để rồi bà tiếp tục truyền lại cho tôi. Khi tôi lần đầu tiên nghe âm thanh của nhạc cụ này, nó ám ảnh tôi. Nó cảm giác như đang nghe người lãng du trong màn sương Himalaya. Như đang nghe một âm thanh từ quá khứ. (Nhạc) (Nhạc kết thúc) Đó là bạn tôi Simran Singh đang chơi dilruba. Khi tôi chơi nó, tôi chơi dở như hạch ấy vì thế bạn cứ tự nhiên. (Cười) Nhạc cụ này đang ở nhà tôi hôm nay, nhưng nó không hẳn thuộc về tôi. Đó là trách nhiệm của tôi phải chăm nom nó và cảm giác có ý nghĩa với tôi hơn là chỉ sở hữu nó cho ngày hôm nay. Nhạc cụ này đặt tôi vào vị thế vừa là bậc tổ tiên vừa là một hậu thế. Nó làm tôi cảm giác thuộc về một phần câu chuyện lớn hơn bản thân mình. Và tôi tin rằng, nó là cách mạnh mẽ duy nhất chúng ta có thể lấy lại tầm nhìn xa: bằng cách nhìn bản thân chúng ta như là một tổ tiên tốt mong mỏi trở thành, tổ tiên không chỉ với con cháu chúng ta mà còn với cả nhân loại. Bất kể vật gia truyền của bạn là gì, cho dù nó lớn hay nhỏ, bảo vệ nó và hãy biết rằng âm thanh của nó có thể cộng hưởng cho muôn đời sau. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn mở đầu với việc yêu cầu bạn thử nghĩ lại khi bạn còn là một đứa trẻ, đùa nghịch với hình khối. Bạn biết cách chạm và cầm, đưa nó lên và di chuyển nó, thực sự bạn đã học cách nghĩ và giải quyết vấn đề thông qua việc hiểu và điều khiển mối liên hệ trong không gian. Suy luận không gian được gắn kết sâu xa với cách chúng ta hiểu về thế giới rộng lớn xung quanh. Bởi thế, một nhà khoa học máy tính được truyền cảm hứng bởi việc tương tác với vật thể -- cùng với người hướng dẫn Pattie, và bạn cùng làm là Jeevan Kalanithi -- Tôi bắt đầu tự hỏi -- điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng máy tính, thay vì có con trỏ chuột chạy vòng quanh màn hình phẳng, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể cầm bẳng cả 2 tay và nắm lấy thông tin hữu hình, sắp xếp chúng theo cách chúng ta muốn? Câu hỏi này rất hấp dẫn và chúng tôi quyết định tìm kiếm câu trả lời, bằng việc làm nên Siftables. Nói ngắn gọn, Siftables là một máy tính tác động lẫn nhau có kích thước bằng cái bánh quy. Chúng có thể được di chuyển bằng tay, chúng có thể cảm nhận lẫn nhau, cảm nhận sự chuyển động, và chúng có màn hình cùng với sóng wireless. Quan trọng nhất, chúng là hữu hình, như là viên gạch, bạn có thể di chuyển chúng bằng cách nắm lấy chúng. Và Siftables là một ví dụ cho hệ sinh thái mới gồm những dụng cụ để điều khiển thông tin số. Và những công cụ đó hữu hình, nhận biết sự chuyển động, và nhận biết lẫn nhau, và biết được cách mà ta di chuyển chúng, chúng ta có thể bắt đầu khám phá một vài cách tương tác mới. Vậy, tôi sẽ bắt đầu với một ví dụ đơn giản. Siftable được cấu hình để hiển thị video, và nếu tôi nghiêng nó theo một hướng, nó sẽ xoay video như thế này, nếu tôi nghiêng theo hướng khác, nó xoay ngược lại. Và những khối tương tác này nhận biết lẫn nhau. Vậy nên nếu tôi đặt chúng cạnh nhau, chúng giao nhau. Nếu chúng được đặt vòng quanh, chúng nhận biết điều đó, có thể có một chút bối rối. Và chúng cảm nhận được chuyển động và độ nghiêng. Một trong những hệ quả thú vị của tương tác này, chúng tôi nhận thấy là chúng tôi có thể dùng những cử chỉ hằng ngày trên dữ liệu, như là đổ màu giống như cách chúng ta đổ nước. Trong trường hợp này, chúng tôi lấy 3 Siftables được cấu hình như là những hũ màu và tôi có thể dùng chúng để đổ màu vào miếng chính giữa, nơi mà màu sắc hòa trộn. Nếu ta quá tay, ta có thể đổ màu ngược lại. Cũng có vài khả năng là Siftables sẽ được dùng trong việc giáo dục, như là ngôn ngữ, toán học và trò chơi logic khi mà chúng ta muốn cho mọi người khả năng thử mọi thứ thật nhanh, và có kết quả ngay lập tức. Vậy nên tôi -- (Vỗ tay) Đây là chuỗi Fibonacci mà tôi tạo ra với phép tính đơn giản. Và ở đây tôi có trò chơi xếp chữ, hỗn hợp giữa Scrabble và Boggle. Cơ bản là, trong mỗi vòng bạn có một ký tự ngẫu nhiên trên mỗi miếng Siftable, và khi bạn tạo thành từ, nó kiểm tra từ đó trong từ điển. Sau khoảng 30 giây, ký tự trên mỗi khối vuông thay đổi, và bạn có một tập ký tự mới và cố gắng sắp thành những từ khác. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Có một vài trẻ em đến tham quan Media Lab, và tôi thử để cho lũ trẻ chơi với Siftable, và quay video. Bọn trẻ thật sự thích nó. Và, một trong những thú vị của ứng dụng này là bạn không cần phải đưa hướng dẫn cho người chơi. Mọi thứ bạn cần nói là "Ghétp từ," và người chơi biết phải làm gì. Đây là những người khác đang chơi thử. Đó là đứa nhỏ nhất, ở phía dưới góc phải. Rõ ràng, tất cả những gì bé đó muốn là xếp Siftables thành chồng. Với bé đó, thì Siftables chỉ là những viên gạch. Bây giờ, đây là ứng dụng tương tác hoạt hình. Và chúng tôi muốn xây dựng công cụ học ngôn ngữ. Và đây là Felix. Nó có thể đem những ký tự mới vào cảnh, bằng cách chỉ cần nhấc các khối Siftables có hình nhân vật trên đó khỏi bàn. Ở đây, nó đang làm mặt trời ló dạng. Video: Mặt trời đang mọc. David Merrill: Bây giờ nó bỏ một cái máy kéo vào cảnh nền. Video: Máy kéo màu cam. Làm tốt lắm! Yeah! Và bằng cách lắc miếng Siftables và đặt chúng cạnh nhau nó có thể làm các nhân vật tương tác -- Video: Woof! DM: sáng tạo ra câu chuyện. Video: Xin chào! DM: đây là một câu chuyện mở, và anh ấy quyết định xem nó mở như thế nào. Video: con mèo bay đi. DM: Ví dụ cuối cùng mà tôi đưa ra hôm nay là công cụ cho sự phối hợp âm nhạc và biểu diễn trực tiếp mà chúng tôi vừa mới làm, trong đó miếng Siftables hoạt động như là âm thanh như lead, bass và trống. Mỗi loại có 4 bản khác nhau, bạn sẽ chọn những thứ bạn muốn dùng. Bạn có thể đưa những âm thanh thành một chuỗi âm mà bạn có thể ghép thành bản nhạc mà bạn muốn. Bạn đưa âm thanh vào bằng cách đặt Siftable cạnh với chuỗi âm Siftable. Và có hiệu ứng bạn có thể điều khiển trực tiếp, như là hồi âm và bộ lọc. Bạn có thể gắn một âm thanh bất kỳ và nghiêng nó đi để điều chỉnh. Và sau đó, hiệu ứng toàn cục như tốc độc và âm lượng được áp dụng cho toàn bộ chuỗi âm thanh. Hãy thử xem. Video: (Âm nhạc) DM: chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đặt lead vào trong hai chuỗi Siftables, sắp xếp chúng thành một chuỗi, mở rộng nó, thêm một chút lead. Bây giờ tôi đặt dây bass vào. Video: (Âm nhạc) DM: Bây giờ tôi sẽ đặt vài tiếng gõ vào. Video: (Âm nhạc) DM: Và tôi sẽ gắn thêm bộ lọc cho trống, vì tôi có thể điều khiển hiệu ứng trực tiếp. Video: (Âm nhạc) DM: tôi có thể chỉnh tốc độ của toàn chuỗi bằng cách nghiêng miếng chỉnh tốc độ (tempo) theo hướng này hay hướng ngược lại Video: (Âm nhạc) DM: và tôi sẽ gắn bộ lọc cho tiếng bass để thêm khả năng truyền cảm. Video: (Âm nhạc) DM: Tôi có thể sắp xếp lại toàn chuỗi khi nó đang chơi. Và tôi không cần phải lên kế hoạch trước, nhưng tôi có thể phát triển từ từ, làm cho nó dài hơn, hoặc ngắn hơn. Và bây giờ, cuối cùng, tôi có thể làm chuỗi âm thanh nhỏ dần bằng cách sử dụng miếng chỉnh âm thanh, nghiêng qua bên trái. (Vỗ tay) Cám ơn. Như là bạn đã thấy, đam mê của tôi là tạo ra những mối giao hòa giữa con người, máy tính sao cho phù hợp với cách não và cơ thể chúng ta làm việc. Hôm nay, tôi đã giới thiệu với bạn một điểm trong không gian thiết kế mới, và một vài ứng dụng chúng tôi đang làm để đưa nó ra khỏi phòng thí nghiệm. Tôi muốn bạn nhớ rằng chúng ta đang trên đỉnh của kỷ nguyên công cụ mới cho việc tương tác với môi trường số, mà sẽ mang nhiều thông tin đến với thế giới chúng ta theo cách của chúng ta. Xin cám ơn rất nhiều. Tôi mong sẽ có cơ hội nói chuyện với tất cả mọi người. (Vỗ tay) Tên tôi là Nanfu. Ở tiếng Trung, "nan" nghĩa là "đàn ông." Và "fu" nghĩa là "trụ cột." Gia đình tôi đã mong có con trai, người lớn lên sẽ thành trụ cột trong gia đình. Và khi tôi lớn lên là con gái, họ đặt tên tôi là Nanfu cũng vì lẽ đó. (Cười) Tôi sinh năm 1985, 6 năm trước khi Trung Quốc ban hành chính sách một con. Ngay sau khi tôi sinh ra, chính quyền địa phương đến và yêu cầu mẹ tôi triệt sản. Ông tôi chống lại chính quyền, vì ông muốn có cháu trai mang họ của gia đình. Cuối cùng, cha mẹ của tôi đã được cho phép sinh em bé thứ hai, nhưng họ phải chờ 5 năm nữa và trả một khoản phạt lớn. Lớn lên, em trai và tôi được vây quanh bởi đứa trẻ từ các gia đình một con. Tôi nhớ cái cảm giác xấu hổ này vì tôi có em trai. Tôi cảm thấy gia đình mình đã làm gì sai khi có 2 đứa trẻ. Vào lúc đó, tôi không hỏi cảm giác xấu hổ và tội lỗi ấy đến từ đâu. 1 năm rưỡi trước, tôi có con đầu lòng. Đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Trở thành mẹ cho tôi một viễn cảnh mới trong thời thơ ấu của mình, và nó gợi lại kí ức của tôi khi còn nhỏ ở Trung Quốc. Trong suốt 3 thập kỉ qua, mọi người trong gia đình tôi phải xin chính phủ cho sinh thêm con. Và tôi tự hỏi rằng nó sẽ thế nào với những người sống dưới chính sách một con. Nên tôi quyết định sẽ làm phim tư liệu về điều này. Một trong những người tôi phỏng vấn là hộ sinh cho các em bé sinh ra trong làng tôi, trong đó có cả tôi. Bà ấy đã 84 tuổi khi tôi phỏng vấn bà ấy. Tôi hỏi bà, "Bà có nhớ bà đã đỡ đẻ bao nhiêu người không? Bà ấy không nhớ là bao nhiêu người. Bà nói bà đã làm 60,000 ca bắt buộc phá thai và triệt sản. Thỉnh thoảng, bà nói, một bào thai đã muộn để nạo phá, và bà sẽ phải giết đứa trẻ sau khi sinh ra nó. Bà nhớ tay mình đã run như thế nào khi làm việc. Câu chuyện này khiến tôi sốc. Lúc tôi chuẩn bị làm phim, tôi ước nó sẽ là một câu chuyện đơn giản về thủ phạm và bệnh nhân. Những người đề ra chính sách này và những người sống trong hoàn cảnh này. Nhưng đó không là những gì tôi thấy. Khi tôi kết thúc phỏng vấn các hộ sinh, tôi chú ý tới một khu vực trong nhà của bà được trang trí bằng cờ làm bằng tay được trang trí tỉ mỉ. Và mỗi lá cờ có một bức tranh em bé. Đó là những lá cờ được gửi bởi các gia đình mà bà ấy đã giúp giải quyết những vấn đề về sinh sản. Bà giải thích bà đã có đủ kinh nghiệm để phá thai và triệt sản - việc duy nhất bà làm là giúp các gia đình có con. Bà nói bà cảm thấy rất tội lỗi vì đã thực hiện chính sách một con, và bà hi vọng chỉ bằng cách giúp các gia đình có con, bà mới có thể giải đi những gì đã làm trong quá khứ. Nó bắt đầu rõ ràng với tôi, bà ấy cũng là nạn nhân của chính sách này. Từng giọng nói đều cho biết rằng những gì bà làm là đúng và cần thiết cho sự sống còn của Trung Quốc. Và bà làm những gì bà cho là đúng với đất nước của mình. Tôi biết tin này quyền lực thế nào. Nó lan toả khắp nơi xung quanh tôi khi tôi lớn lên. Nó được in trên các trận đấu, chơi bài, sách giáo khoa, áp phích. Việc đặc biệt khen ngợi chính sách một con ở khắp nơi xung quanh chúng tôi. Tất cả những ai từ chối triệt sản sẽ bị bắt giữ. Và đó là mối đe doạ với những ai chống lại nó. Lời nhắn này ăn sâu vào trong suy nghĩ nhiều đến mức khi tôi lớn lên tôi cảm thấy xấu hổ vì có em trai. Với mỗi người tôi làm phim, tôi đã thấy suy nghĩ và trái tim của họ bị ảnh hưởng thế nào bởi sự tuyên truyền này, và sự sẵn lòng giết người của họ để có nhiều tiền hơn có thể dẫn đến những điều đen tối và bi kịch. Trung Quốc không phải là nơi duy nhất xảy ra sự việc. Không có đất nước nào trên Trái đất mà không tồn tại sự tuyên truyền này. Và trong các xã hội được cho là cởi mở và tự do hơn Trung Quốc, thậm chí còn khó hơn để nhận ra sự tuyên truyền này là như thế nào. Nó xuất hiện một cách rõ ràng như tin tức, thương mại TV, chiến dịch chính trị và dữ liệu ở phương tiện truyền thông. Nó làm việc để thay đổi những suy nghĩ không có kiến thức. Mỗi xã hội rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc coi sự tuyên truyền là sự thật, và không có xã hội nào mà sự tuyên truyền thay thế sự thật là hoàn toàn tự do. Cảm ơn. (Vỗ tay) Vào tháng 7 năm 1969, ba người Mỹ được đưa vào không gian. Khi đặt chân đến bề mặt của mặt trăng, họ đã tạo nên bước nhảy vọt cho loài người. Buzz Aldrin, Neil Armstrong, họ đã bước đi trên mặt trăng, cắm một lá cờ trên đó. Ở Mỹ, chúng ta hân hoan ăn mừng thành công vĩ đại này. Chúng ta nghĩ đó là một thành tựu tuyệt vời. Họ không chỉ để lại lá cờ đó. Họ cũng để lại một tấm biển. Một tấm biển tuyệt vời, là thứ mà tôi muốn nói với bạn. Đầu tiên, bạn có thể thấy 2 hình chiếu của quả địa cầu đại diện cho cả trái đất. Và sau đó là tuyên bố tuyệt đẹp này: "Hòa bình cho toàn nhân loại" Lúc đầu, đây chỉ là một cách nói hoa mỹ, nhưng nó cũng dùng một kiểu phông chữ hoàn hảo cho thời khắc này. Nó có vẻ công nghiệp, như được lập trình. Nó cũng là cái tên hay nhất mà bạn có thể nghĩ đến cho mặt trăng: Futura. Và bây giờ tôi muốn nói đến phông chữ, và vì sao phông chữ này hoàn hảo cho thời điểm đó. Nó mang ý nghĩa nhiều hơn cả tính nghi lễ. Khi các bạn đến đây ngày hôm nay, bạn thực sự phải nghĩ về phông chữ này. Bạn có thể không nhận ra, nhưng các bạn đều vô thức là những chuyên gia phông chữ. Nghệ thuật chữ (typography) là nghiên cứu về các phông chữ tồn tại trên thế giới, chúng thể hiện ngôn ngữ bằng hình ảnh. Có một điều hay ho về nó như sau. Tôi biết có thể bạn không đam mê phông chữ như tôi. Có thể một số bạn có đam mê này. Nếu không cũng không sao. bởi vì tôi có thể dành nhiều giờ mỗi ngày chọn ra phông chữ phù hợp nhất cho một dự án hoàn hảo nhất, hoặc tôi có thể tiêu hàng ngàn đô-la mỗi năm, để mua được một kiểu chữ có đặc tính phù hợp Nhưng các bạn đều dành nhiều giờ trong ngày, để đánh giá phông chữ. Nếu các bạn không tin, hãy nghĩ xem làm sao bạn ở đây. Mỗi người phải đánh giá các tín hiệu và ngay cả trên điện thoại, tín hiệu nào đáng tin và tín hiệu nào không. Bạn đánh giá phông chữ. Hoặc khi bạn mua một mặt hàng mới, bạn phải nghĩ xem nó đắt hay rẻ, khó kiếm hay dễ tìm. Và điều thú vị là, điều này có vẻ chả có gì bất thường, nhưng ngay khi bạn thấy gì đó khác lạ, bạn nhận ra nó ngay lập tức. (Cười) Điều tôi thích về nghệ thuật chữ, và lí do tôi yêu các phông chữ và Futura, đó là, đối với tôi, những thứ tôi học ở khắp mọi nơi. Mọi con đường tôi đi qua, những cuốn sách mà tôi cầm lên, mọi thứ mà tôi đọc đều được phủ kín điều mà tôi yêu. Khi bạn hiểu về lịch sử và những gì đã xảy ra với các kiểu chữ, bạn thực sự đang có toàn bộ lịch sử ngay trước mắt. Đây là kiểu chữ Futura. Như chúng ta đã thảo luận, đây là chủ nghĩa hiện đại ở tầng vi mô. Đây là một cách mà chủ nghĩa hiện đại xâm nhập đất nước này và trở thành kiểu chữ hỗn tạp có lẽ là nổi tiếng nhất của thế kỷ hai mươi. "Ít là nhiều", đúng, đây là câu cách ngôn của chủ nghĩa hiện đại. Trong nghệ thuật thị giác, điều tương tự xảy ra. Hãy tập trung vào yếu tố cần thiết, các hình dạng cơ bản, vào hình dáng hình học. Đây thực ra chính là cốt lõi của Futura. Bạn sẽ nhận thấy các hình dạng gốc có ở Futura có hình tròn, hình vuông, tam giác. Có những chữ chỉ dựa trên hình tròn, như chữ O, D và C, hoặc những chữ khác có đỉnh nhọn của hình tam giác. Các hình khác lại giống như chúng được tạo nên với thước kẻ và compa. Chúng cho cảm giác hình học, toán học, sự chính xác. Trên thực tế, toàn bộ hệ thống này đã thành công với thiết kể kiểu chữ như này. Để không nhìn giống những kiểu chữ khác, để tạo ra một thứ gì đó mới. Đây là kiểu chữ viết mảnh, viết đậm vừa, viết đậm. Toàn bộ hệ thống kiểu chữ có những đặc tính khác nhau. Đây là thay đổi có chủ ý so với quá khứ. một thứ nhìn như được viết bằng máy, không phải bằng tay. Khi tôi nói không bằng tay, đây là ý của tôi. Đây có lẽ là thứ ta nghĩ đến khi bạn viết với cọ thư pháp hay bút mực. Có nét thanh, nét đậm. Kể cả những kiểu chữ truyền thống hơn, như Garamond chẳng hạn, vẫn còn các đặc tính của hệ thống cũ. Chữ A thanh mảnh hơn ở đầu và đậm hơn ở bên dưới. Nó cố nhìn như người viết. Ngược lại, Futura được thiết kế để trông như chưa có ai đụng vào nó. Nó nhìn như được tạo bởi máy móc cho thời đại máy móc công nghiệp. Có một sự khéo léo ở đây đã được vận dụng bởi Paul Renner, người thiết kế ra nó năm 1927. Nếu bạn nhìn vào cách hình tròn nối với đường thẳng đứng bạn sẽ thấy nó được vuốt thon đi một chút. Đây là một trong hàng trăm cách phông chữ được thiết kế để nhìn cân đối hoàn hảo dù không cân xứng về mặt toán học. Những người thiết kế phông chữ làm như vậy mỗi ngày để tạo ra các phông chữ. Có những người thiết kế làm điều tương tự ở Châu Âu và Mỹ. Đây là một số ví dụ tiêu biểu ở Châu Âu nhằm tạo ra những thứ mới cho thời đại mới trong lịch sử. Đây là một vài kiểu khác ở Đức nhìn khá giống Futura ở một số góc độ có thể phần eo cao hoặc thấp hơn. hay tỉ lệ có khác biệt. Vậy, vì sao Futura chiếm lĩnh thế giới? Ở đây, nếu bạn có thể đọc những danh xưng này, một vài cái tên khá khó đọc. Erbar, Kabel Light, Berthold-Grotesk, Elegant-Grotesk. Chúng không phải những tên quen thuộc. Khi bạn so sánh nó với Futura, bạn nhận ra đó là lựa chọn đúng đắn của đội marketing. Điều kì diệu về cái tên này là khi bạn nghĩ về nó, nó thực chất khơi dậy hi vọng và ý tưởng về tương lại. Trong tiếng Đức, từ này không mang nghĩa tương lai cũng không phải tên riêng. Họ đã chọn một thứ có thể liên kết toàn bộ khán giả trên phạm vi rộng. Và khi bạn so sánh nó với những cái ở Mỹ đây là các phông chữ cùng thời kì đó ở Mỹ những năm 1920, táo bạo, khoe khoang. Bạn sẽ nghĩ nó nhìn y hệt thị trường chứng khoán như phát điên vào những năm 1920. Và bạn nhận ra Futura đang làm một việc có tính cách mạng. Tôi muốn chuyển sang nói về ví dụ một phông chữ đang được dùng. Đây là một tạp chí chắc hẳn chúng ta đều biết, "Vanity Fair." Nó nhìn như thế này vào mùa hè năm 1929. Nhìn chung, thiết kế này không có gì sai. Nó là điển hình của những năm 1920. Có một bức ảnh của một người quan trọng, đây là Franklin Roosevelt, nguyên thống đốc New York Mọi thứ được đặt ở trung tâm và trông cân đối. Vẫn có một vài thứ để trang trí. Có lẽ vẫn còn đó những đặc trưng cũ của tranh trang trí, và chưa thực sự hiện đại. Nhưng mọi thứ trong có vẻ ổn. Còn cả chữ cái lớn đầu dòng để báo hiệu đầu văn bản. Nhưng mọi thứ thay đổi nhanh chóng vào tháng 10, năm 1929, khi một nhà thiết kế ở Berlin đến, thiết kế lại "Vanity Fair." Nó nhìn như thế này với phông Futura. Thay vì ảnh của thống đốc giờ ta có bức ảnh của một khung hình trừu tượng tuyệt đẹp. Trong đây là ảnh của đại dương. Giờ không còn chữ cái lớn đầu dòng nữa. Bố cục trung tâm bị thay thế bởi sự mất cân xứng. Càng đọc, bạn sẽ càng thấy rõ rệt sự thay đổi. Ở đây có sự mất cân xứng rõ rệt hơn. Còn đây là những tranh của Pablo Picasso di chuyển trên trang giấy và phá vỡ ranh giới giữa hai trang. Còn có một thay đổi rõ rệt hơn. Nếu bạn nhìn vào Futura, bạn có thể nhận thấy điều gì đó. Có lẽ bạn không nhận ra nó ngay, nhưng không có chữ in hoa ở đầu đề hay các tiêu đề trên trang này. Có lẽ bạn không nghĩ nó cực đoan đến vậy nhưng hãy xem bất kì tạp chí, sách, hay trang web nào, và tôi đảm bảo bạn sẽ không dễ dàng tìm được nó. Đây là một ý tưởng cực đoan. Vì sao nó lại cực đoan? Khi ta nghĩ đến chữ in hoa, chúng hàm ý cái gì đó quan trọng, có thể là tên hay chức tước của chúng ta. có thể là tên của các tổ chức, hoặc thương hiệu của chúng ta. Thành thực mà nói, Mỹ là cái nôi của việc dùng chữ in hoa. Chúng ta dùng chữ in hoa cho mọi thứ. (Cười) Nhưng hãy nghĩ xem sẽ cực đoan mức nào nếu ta có một tạp chí không có chữ in hoa. Nó có lẽ cũng có tầm ảnh hưởng chính trị như việc ta tranh luận về đại từ nhân xưng trong xã hội ngày nay. Vào những năm 1920, Liên bang Xô Viết vừa mới trải qua cuộc cách mạng cộng sản. Với họ, điều này thể hiện sự xâm nhập của chủ nghĩa xã hội vào Mỹ. Tất cả chữ viết thường mang hàm ý của chủ nghĩa bình quân, hạ thấp tất cả xuống cùng một mức độ bình đẳng như nhau. Đây vẫn là một ý tưởng khá cực đoan. Nghĩ xem bạn thường xuyên viết hoa như nào để nó thêm phần quyền lực và uy thế. Đây là cách Futura đang dùng ý tưởng đó. Những nhà thiết kế khác đang làm những thứ khác với Futura. Họ đem theo những ý tưởng khác về sự hiện đại, dù đó là phong cách minh họa mới thú vị, hay những loại hình minh họa mới dùng tranh cắt dán đặc sắc. Hay những bìa sách mới, đến từ Châu Âu. Nhưng có một điều thú vị. Những năm 1920, nếu bạn muốn dùng kiểu chữ mới, bạn không thể tải nó xuống máy tính. Bạn phải có các mảnh chữ bằng chì. Với những người Mỹ muốn dùng nó và biến nó thành một phần trong hệ thống, thành thứ phông chữ họ có thể dùng mỗi ngày trong quảng cáo hay cái gì khác, họ phải có kiểu chữ bằng kim loại. Vậy những nhà tư sản Mỹ giỏi giang đã làm gì? Ta tạo ra vô số bản sao chép không liên quan gì đến cái tên Futura nhưng lại nhìn giống y hệt nó như là Spartan hay Tempo. Thật ra, khi Thế Chiến II bắt đầu, các công ty Mỹ cố gắng tẩy chay hàng hóa của Phát Xít. Nhưng họ nói, "Cứ dùng bản sao chép của chúng tôi." Hãy dùng 20th Century, Spartan, Vogue, Tempo. Chúng y hệt Futura. Thật ra hầu hết mọi người không biết đế những cái tên mới, họ gọi chung là Futura. Vậy là Mỹ tiếp nhận kiểu chữ này, chiếm đoạt nó và biến nó thành của mình. Đến khi Thế Chiến II kết thúc, người Mỹ đang dùng nó trên mọi thứ, ấn phẩm quảng cáo, bản đồ, sách bách khoa, biểu đồ, đồ thị, lịch, tài liệu chính trị, thậm chí cho logo một đội bóng mới mở rộng quy mô. Sự thật nó được dùng cho những quảng cáo quan trọng nhất thế kỉ XX. Chính trong bối cảnh này khi chính phủ My đang lựa chọn kiểu chữ để dùng cho các bản đồ và dự án mới hậu Thế Chiến II, họ đã chọn Futura. Đó không phải một lựa chọn đáng ngạc nhiên hay cực đoan, nó không liên quan gì đến chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ở đây, nó được dùng cho những bản đồ quan trọng nhất, Đây là bản đồ của Không quân năm 1962, Bản đồ Việt Nam năm 1966. Nên không hề bất ngờ khi các phi hành gia bắt đầu chương trình Mercury, như khi John Glenn bay quanh Trái Đất, các biểu đồ, bản đồ ông sử dụng có phông chữ Futura. Đến khi Mercury sát nhập vào Apollo, nó được dùng ngày càng nhiều, cho nhiều thứ khác nhau. Ở đây là một kế hoạch an toàn, Nó còn được dùng cho bảng tín hiệu, hay phương tiện dẫn đường. và cả sơ đồ về cách hoạt động của toàn hệ thống. Nhưng điều kì diệu là, nó không chỉ được dùng trên giấy phát ra cho mọi người, nó bắt đầu được dùng cho giao diện, cho toàn bộ hệ thống để giúp phi hành gia biết cách sử dụng máy móc. NASA không chỉ là một tập đoàn lớn tạo ra mọi thứ. Có hàng trăm nhà thầu -- Boeing, IBM, McDonnell Douglas -- tạo ra các máy móc khác nhau. Hãy tưởng tượng phi hành gia phải dùng kiểu chữ khác nhau cho các hệ thống với từng bộ phận trong tàu con thoi. Họ không thể nào điều hướng được và nhận thức sẽ bị quá tải mỗi khi họ mở một hệ thống mới. Vì vậy, việc Futura được dùng trên giao diện khiến mọi thứ rõ ràng và bớt phức tạp. Nó không chỉ được dùng cho các nút, mà còn cho cả nhãn hiệu, trên khẩu phần ăn, và trên hộp đồ nghề của họ. Nó được dùng trên tay cầm, đòn bẩy, để cho họ biết việc cần làm. Có lẽ cả ở những nơi họ cần những thứ phức tạp trở nên đơn giản hơn, toàn bộ chỉ dẫn dùng kiểu chữ Futura, để họ biết phải làm gì vào thời điểm đó. Họ không phải nhớ gì trong đầu, họ có thể nhìn thấy nó ngoài đời và dùng nó để tham khảo. Ở đây, Futura đã giúp tạo nên hệ thống đó, một thệ thống vốn rất khó khăn và phức tạp trở nên bớt phức tạp hơn. Sự thật là, thứ đầu tiên và cuối cùng phi hành gia có lẽ thấy khi họ tiến vào hay ra khỏi tàu vũ trụ sẽ là Futura. Một trong những ví dụ tôi thích nhất về cách hoạt động của Futura chính là cái máy ảnh này. Đây là máy Hasselblad được làm bởi một công ty Thụy Điển. Một máy ảnh hoàn hảo, một số bạn có lẽ đã dùng nó, nó được các nhiếp ảnh gia tôn vinh là một máy ảnh tuyệt vời. Và bạn có thể nhận ra, nếu bạn biết chút gì về máy ảnh, nó đã có một chút sửa đổi. Ở đây có rất nhiều miếng dán trên hộp đựng phim hoặc trên các bộ phận khác của máy ảnh. Điều này cho phép NASA tạo ra một thứ tuyệt vời từ các phi hành gia. Họ không phải nhiếp ảnh gia hay chuyên gia nghệ thuật. Nhưng họ chắc chắn biết cách dùng máy ảnh này nhờ những nhãn dán dùng phông Futura. Ở trường hợp này, Futura đảm bảo họ hiểu rõ thứ họ đang sử dụng. Như là không được lấy film ra trước nếu không nó sẽ nổ. Chúng ta sẽ không thể nào có được những bức ảnh đẹp tuyệt diệu nếu thiếu nhãn dán này. Khi ta thấy thứ gì đó để trang trí như mác dán dùng cho buổi lễ, hay tấm biến trên mặt trăng, ta nhận ra Futura còn hơn cả một thứ gì đó dùng cho các lễ nghi, hơn cả những nhứ được chọn vì thiết kế của nó. Futura có uy quyền, tính chuẩn xác và sức mạnh nhờ vào sự lựa chọn này. Có một điều nữa tôi muốn nói ở đoạn kết, đó là Futura kể một câu chuyện. Đó là điều tôi thích về kiểu chữ. Tất cả chúng đều kể những câu chuyện. Ở đây, kiểu chữ này kể một câu chuyện có sức mạnh to lớn về sự du nhập vào nước Mỹ và trở thành một phần nền văn hóa nơi đây. Nó nằm trong số những thứ tốt nhất và tệ nhất nước Mỹ làm. Chúng ta du nhập những thứ vào nền văn hóa của mình, vứt bỏ nó rồi nhận nó là của mình. Futura phản ánh chính xác những gì xảy ra với công nghệ đặt nền móng cho toàn hệ thống. Futura là kiểu chữ của Đức, du nhập và trở thành hàng hóa Mỹ. Các công nghệ cũng vậy: tên lửa, các nhà khoa học đều đến từ Đức. Có thể nói kiểu chữ Đức trên tấm biển Mỹ này là phản chiếu hoàn hảo điều xảy ra với công nghệ. Ở đây, khi bạn nghĩ về câu chuyện này, bạn nhận ra kiểu chữ trên mặt trăng đại diện cho tính hợp pháp và uy quyền, và nó đã cho các phi hành gia uy lực để lên mặt trăng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một sử gia. Và điều tôi thích khi là sử gia đó là mang đến bạn một cái nhìn toàn cảnh. Hôm nay, tôi muốn đặt toàn cảnh ấy vào nền giáo dục ở Mỹ. Về điều duy nhất mà mọi người đều đồng tình là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu học tập là khi còn nhỏ. Hơn 50 năm trước, bước ngoặt về giáo dục sớm đã xuất hiện ở Mỹ gọi là " Head Start". Ngày nay, sử gia rất thích các bước ngoặt bởi nó giúp dễ bàn luận về những sự kiện xảy ra trước và sau đó. Trước khi "Head Start" ra đời, về cơ bản là không có gì cả. Với Head Start, chúng ta đã bắt đầu giúp những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng đến trường. Head Start đã có những bước đầu thành công nhưng vẫn còn 2.2 triệu trẻ em ở Mỹ không được tiếp cận với nền giáo dục sớm, tương đương với hơn một nửa số trẻ em lên bốn trên cả nước. Đó là một vấn đề. Nhưng vấn đề lớn hơn chính là những gì tụi nhỏ này sẽ gặp phải. Trẻ có hoàn cảnh khó khăn không được trang bị kỹ năng cơ bản có khả năng bỏ học cao hơn 25%, có khả năng làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên cao hơn 40%, và có cơ hội học đại học thấp hơn 60%. Vậy nếu đã hiểu được tầm quan trọng của giáo dục sớm, tại sao vẫn còn những trẻ chưa được thụ hưởng điều này? Có những rào cản mà những giải pháp hiện nay chưa thể giải quyết được. Về địa lí: phải nghĩ đến các vùng sâu, vùng xa. Về việc đưa đón: những ông bố bà mẹ bận làm việc. Về quyết định của cha mẹ: không bang nào yêu cầu trẻ lên bốn phải đến trường. Và chi phí trung bình một bang phải trả cho giáo dục sớm là năm nghìn đô một năm. Vậy tôi chỉ đề cập đến những vấn đề thôi sao? Không. Hôm nay, tôi muốn nói về một chương trình có hiệu quả kinh tế, ứng dụng công nghệ, chuẩn bị cho trẻ đi học tại nhà. Đó là "UPSTART", và hơn có 60.000 trẻ mầm non ở Mỹ đã sử dụng nó. Tôi biết có lẽ bạn đang nghĩ: lại một người nữa đòi ứng dụng công nghệ vào một vấn đề quốc gia đây mà. Và bạn đã đúng phần nào. Chúng tôi phát triển phần mềm giáo dục sớm với thiết kế giúp cá nhân hóa hướng dẫn, giúp bé có thể học với tiến độ riêng. Chúng tôi nhờ các chuyên gia từ đọc hiểu đến xã hội học, phát triển não bộ và các mảng của giáo dục sớm, góp ý cho phần mềm nên có nội dung gì và thiết kế ra sao. Sau đây là một ví dụ. (Video) Số 0! (hát theo giai điệu của "Day-O"): Số không! Số 0! Số 0 khác biệt với tất cả các số khác. Hải âu: Số 0 là một chữ "O" tròn to. Số 0: Nó không hề giống số 1 tôi biết chắc bạn sẽ thấy. Hải âu: Số 0 là một chữ "O" to tròn. (Cười) Claudia Miner: Đó là "Bài hát về số 0." (Cười) Và Todd Lẻ cùng Steven Chẵn sẽ dạy bạn một vài điều về những con số. Đây là những Chú Chim Từ Ngữ, chúng sẽ cho bạn thấy cách phối âm, từ đó, bạn có thể ghép từ. Có thể thấy rằng những chỉ dẫn này ngắn, đầy màu sắc và bắt mắt, được thiết kế để thu hút sự chú ý của trẻ. Nhưng có một đặc điểm ở UPSTART khiến nó trở nên khác biệt và hiệu quả hơn. UPSTART khiến cha mẹ có trách nhiệm với việc học của con. Chúng tôi tin rằng với sự trợ giúp thích hợp, tất cả các bậc cha mẹ đều có thể giúp con sẵn sàng tới trường. Đây là cách nó hoạt động. Đây là nội dung của một bang về những điều trẻ mẫu giáo cần có. Hầu hết bang nào cũng có một bản như thế. Chúng tôi tìm gặp phụ huynh ở mọi nơi, và tổ chức một nhóm chuyên huấn luyện trực tiếp. Chúng tôi bảo họ rằng phần mềm này có thể chấm mọi bài đọc, toán và khoa học, nhưng họ sẽ chịu trách nhiệm về kỹ năng vận động và tự lực, rồi cùng nhau, chúng tôi sẽ dạy trẻ học tập cảm xúc xã hội. Chúng tôi biết nó có hiệu quả bởi tỷ lệ hoàn thành chương trình lên đến 90%. Năm ngoái, tỷ lệ đó tương ứng với 13.500 trẻ "tốt nghiệp" với chứng chỉ từ UPSTART. Kết quả thu được vô cùng tuyệt vời. Chúng tôi có bản đánh giá mở rộng cho thấy học viên tiếp thu lượng kiến thức nhiều gấp hai đến ba lần so với những bé không tham gia. Kiểm tra ngẫu nhiên của chúng tôi cũng chứng minh độ hiệu quả, và nghiên cứu theo thời gian thậm chí cho thấy kiến thức trẻ tiếp thu vẫn còn đọng lại đến tận lớp ba, lớp bốn, những lớp cao nhất các bé đang học tại khoảng thời điểm đó. Đó là những kiến thức tiếp thu được. Nhưng một nghiên cứu khác chỉ ra rằng tiếp thu cảm xúc xã hội của các em ngang với các bé đi học mẫu giáo công và tư. Phần lớn trong số 60 nghìn em tham gia UPSTART đến nay đến từ Utah. Nhưng chúng tôi đã nhân rộng mô hình này đến với những đứa trẻ Mỹ gốc Phi ở Mississippi -- Đây là Kingston và mẹ của bé, cùng với những người học tiếng Anh ở Arizona. Đây là Daisy và gia đình em, với trẻ tị nạn ở Philadelphia -- đây là bức ảnh lễ tốt nghiệp yêu thích của tôi; với những trẻ em Mỹ bản địa đến từ những vùng xa xôi nhất nước Mỹ. Đây là Cherise, và đây là nơi em sống ở thung lũng Monument. Có những hoài nghi về UPSTART. Một số người tin rằng trẻ không nên tiếp xúc với màn hình. Với họ, chúng tôi phản hồi rằng: UPSTART yêu cầu sử dụng 15 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, là trong khoảng thời gian khuyến nghị một giờ mỗi ngày của Học viện nhi Hoa Kỳ cho trẻ lên bốn Một vài người tin rằng chỉ những cơ sở mẫu giáo mới hiệu quả, và với họ, chúng tôi đáp rằng: trường mẫu giáo rất tốt, nhưng nếu bạn không thể gửi trẻ hay cha mẹ không gửi con đến đó, một ứng dụng công nghệ, đã được nghiên cứu có thể là lựa chọn thay thế tốt? Chúng tôi rất thích làm việc với các trường mẫu giáo. Hiện nay, có 800 trẻ ở Mississippi học theo chương trình Head Start vào ban ngày và chương trình UPSTART vào buổi tối cùng gia đình. Ý tưởng táo bạo của chúng tôi là triển khai UPSTART khắp đất nước -- chứ không phải thay thế bất kì thứ gì; Chúng tôi muốn giúp những bé không có cơ hội tiếp cận giáo dục sớm. Chúng tôi có can đảm để chiến đấu với những hoài nghi, có năng lượng để hoàn thành công việc, và có kế hoạch. Nhà nước có vai trò giáo dục trẻ em. Đầu tiên, chúng tôi sẽ dùng tiền từ thiện để thử nghiệm chương trình và thu thập dữ liệu. Mỗi bang đều cho rằng nó đặc biệt và muốn biết liệu chương trình có hiệu quả với trẻ em ở đó trước khi quyết định đầu tư. Sau đó, chúng tôi xác định lãnh đạo bang để giúp đưa UPSTART trở thành một lựa chọn cho trẻ chưa được tiếp cận giáo dục sớm. Và chúng tôi cùng nhau đến các cơ quan lập pháp của bang để chuyển UPSTART từ một tổ chức từ thiện sang công quỹ bền vững và có thể mở rộng. Kế hoạch đó đã thành công. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Cảm ơn mọi người. Đến nay, kế hoạch đó đã thành công tại ba bang: Utah, Indiana và Nam Carolina. Chúng tôi cũng thử nghiệm chương trình ở một số bang và thu được kết quả. Tiếp đó, chúng tôi đến những bang có rào cản lớn nhất về mặt địa lí để thực hiện kế hoạch, rồi tiếp tục đến những bang đã có nền giáo dục sớm nhưng có thể chưa thu được nhiều kết quả học thuật, hay sự ủng hộ, tham gia của phụ huynh. Rồi chúng tôi đến những bang đòi hỏi nhiều dữ liệu và công sức nhất. và hy vọng công sức của chúng tôi sẽ được đền đáp. Chúng tôi sẽ phục vụ 1/4 triệu trẻ em trong vòng năm năm và sẽ đảm bảo rằng các bang tiếp tục hỗ trợ trẻ em cùng UPSTART. Các bạn có thể giúp sức bằng cách này: Với 2000 đô la, chúng ta có thể cung cấp UPSTART, máy tính và internet cho một trẻ, và trẻ sẽ được tham gia chương trình thử nghiệm, tạo điều kiện cho những trẻ khác tham gia UPSTART trong tương lai. Chúng tôi cũng cần những công dân lên tiếng cho chính quyền biết việc chuẩn bị cho trẻ tới trường đã trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ chẳng ở đây nếu không phải là một công dân trách nhiệm vì vậy, chúng tôi rất cần mọi người giúp sức. Liệu những điều đó sẽ biến UPSTART thành một bước ngoặt về giáo dục sớm? Tôi tin rằng cùng nhau, ta sẽ làm được. Và tôi có thể tự tin nói rằng UPSTART chính là bước ngoặt trong đời một đứa trẻ đáng ra đã không được chuẩn bị sẵn sàng tới lớp. Xin cảm ơn. (Vỗ tay). (Âm nhạc) (Âm nhạc kết thúc) (Tiếng vỗ tay) Cám ơn các bạn! (Tiếp tục vỗ tay) Cám ơn các bạn rất nhiều Giống như diễn giả trước tôi -- Tôi đoán tôi là người mới của TED. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến đây, và... Tôi thật sự hạnh phúc vì ông Anderson đã mời tôi đến đây. Tôi rất biết ơn ông đã cho tôi cơ hội được chơi đàn cho mọi người. Và bài hát tôi vừa chơi được sáng tác bởi Josef Hofmann. Nó tên là "Kaleidoscope". Và Hofmann là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Ba Lan ở cuối thế kỉ 19, và ông được xem là một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất mọi thời đại. Tôi muốn biểu diễn một bản nhạc khác cho các bạn. Nó tên là "Khúc biến tấu Abegg" của Robert Schumann, một nhà soạn nhạc người Đức ở thế kỉ 19. Cái tên "Abegg" thật ra là A-B-E-G-G, và nó là chủ đề chính trong giai điệu này. (Đàn nốt A, B, E G và G) Nó bắt nguồn từ họ của một trong những người bạn gái của Schumann. (Cười lớn) Nhưng ông viết bài hát này cho vợ ông. (Cười lớn) Thật ra, nếu các bạn nghe kĩ, người ta cho rằng có 5 biến tấu trong nhạc đề Abegg này. Nó được viết vào khoảng năm 1834, nên mặc dù nó đã cũ, tôi hi vọng các bạn sẽ thích nó. (Âm nhạc) (Âm nhạc kết thúc) (Tiếng vỗ tay) Bây giờ sẽ đến phần mà tôi ghét. Bởi vì ông Anderson đã nói với tôi phần này có tên là "Đồng bộ và Dòng chảy," Tôi đang tự hỏi rằng, "Tôi có biết điều gì mà những thiên tài ở đây không biết không?" (Cười lớn) Vì vậy, tôi sẽ nói về việc soạn nhạc, ngay cả khi tôi không biết bắt đầu từ đâu. Tôi soạn nhạc bằng cách nào? Tôi nghĩ Yamaha đã thực sự làm tốt việc dạy chúng ta cách soạn nhạc. Việc tôi làm đầu tiên là, tôi tạo ra nhiều ý tưởng âm nhạc nhỏ. bạn chỉ cần chơi ngẫu hứng trên đàn piano và tôi chọn một trong số chúng để làm chủ đề chính, giai điệu chính, giống như bản Abegg mà các bạn vừa nghe. Và một khi tôi chọn được chủ đề chính , tôi phải quyết định: Trong số tất cả các phong cách âm nhạc, tôi muốn phong cách nào? Và năm nay, tôi đã soạn một bài theo phong cách Lãng mạn. Để có cảm hứng, tôi nghe nhạc của Liszt và Tchaikovsky và tất cả các nhà soạn nhạc Lãng mạn vĩ đại. Tiếp theo, tôi tạo cấu trúc của toàn bộ bản nhạc với các giáo viên. Họ giúp tôi lên kế hoạch cho cả bản nhạc. Và sau đó phần khó khăn là lấp đầy nó với những ý tưởng âm nhạc, bởi vì sau đó bạn phải suy nghĩ. (Cười lớn) Và sau đó, khi bản nhạc đã được (nói nhầm) định hình, xin lỗi, bản nhạc được định hình, bạn cần trau chuốt bản nhạc, trau chuốt từng chi tiết, và sau đó trau chuốt tổng thể màn biểu diễn bản nhạc. Và tôi còn thích vẽ nữa. Tôi thích vẽ, bạn biết đấy, nghệ thuật hoạt hình Nhật Bản. Tôi nghĩ nó là mốt trong giới trẻ ngày nay. Và một khi tôi nhận ra nó, có một sự tương đồng giữa sáng tạo âm nhạc và sáng tạo nghệ thuật, bởi vì với động cơ của bạn, hoặc với ý tưởng nhỏ ban đầu cho bản vẽ của bạn đó là nhân vật của bạn -- bạn muốn quyết định bạn sẽ vẽ ai, hoặc nếu bạn muốn vẽ một nhân vật nguyên bản, Và sau đó bạn muốn quyết định: Bạn sẽ vẽ nhân vật đó như thế nào? Kiểu như, tôi sẽ dùng một trang để vẽ? Tôi sẽ vẽ nó trên máy tính? Tôi sẽ dùng hai trang giấy trải ra như một cuốn truyện tranh? Để có hiệu ứng hoành tráng hơn, tôi đoán vậy. Và sau đó bạn phải vẽ bản phác họa ban đầu cho nhân vật, giống như cấu trúc của bản nhạc vậy, và sau đó bạn thêm bút và bút chì, và bất cứ chi tiết nào bạn cần đó là việc trau chuốt cho bức tranh. Và cả hai đều có một điểm chung nữa, đó là tâm trạng của bạn bởi vì tôi biết tôi là một trong số những thiếu niên dễ bị sao lãng. Vì vậy nếu tôi cố gắng làm bài về nhà và tôi không thấy thích, Tôi sẽ cố vẽ, hoặc bạn biết đây, lãng phí thời gian . Và điều xảy ra sau đó là, thỉnh thoảng, tôi hoàn toàn không thể vẽ được. hay tôi không thể sáng tác được chút nào, và sau đó có quá nhiều thứ trong tâm trí bạn. Và thỉnh thoảng, nếu bạn sử dụng được thời gian thông minh và tận dụng nó, bạn sẽ đạt được điều gì đó, nhưng nó không đến một cách tự nhiên. Điều xảy ra là, nếu một thứ gì đó kì diệu xảy ra, nếu một thứ gì đó tự nhiên xảy ra với bạn, bạn sẽ có thể tạo ra những thứ đẹp đẽ ngay lập tức, và đó chính là thứ tôi xem là "dòng chảy", bởi vì đó là khi mọi thứ sẵn sàng và bạn có thể làm bất cứ điều gì. Bạn cảm thấy bạn ở đỉnh cao của trò chơi và bạn có thể làm điều gì bạn muốn. Tôi sẽ không biểu diễn bản nhạc của tôi hôm nay bởi vì, mặc dù tôi đã hoàn thành nó, nó khá là dài. Thay vào đó, tôi muốn thử một thứ gọi là "sự ngẫu hứng". Ở đây tôi có bảy tấm ghi chú, mỗi tấm là một nốt trong bảng chữ cái âm nhạc. Và tôi muốn mời một bạn lên đây và chọn ra năm tấm một bạn lên đây và chọn ra năm tấm và sau đó tôi có thể biến chúng thành một giai điệu nào đó, và tôi sẽ chơi chúng ngẫu hứng. Ồ. Một bạn tình nguyện! (Cười lớn) (Tiếng vỗ tay) Jennifer Lin: Rất vui khi gặp cô. Goldie Hawn: Cám ơn cháu. Chọn năm tấm à? JL: Vâng, năm tấm. Năm tấm bất kì ạ. GH: Được thôi, một. JL: Được rồi. GH: Ba. (Cười lớn) JL: Một tấm nữa. GH: Vâng. "E" cho "nỗ lực" (effort). JL: Cô có thể đọc chúng lên theo thứ tự mà cô chọn không ạ? GH: Được thôi - C, G, B, A và E. JL: Cám ơn cô nhiều ạ! GH: Không có gì. Những tấm còn lại thì sao? JL: Tôi sẽ không dùng chúng. Cám ơn! (Tiếng vỗ tay) Giờ, cô ấy đã chọn C, G, B, A, E. Tôi sẽ cố gắng xếp chúng theo một trật tự nào đó. (Đàn vài nốt) Tốt đấy, nó khá ổn. Tôi sẽ suy nghĩ một lúc, và tôi sẽ cố tạo ra điều gì đó từ nó. (Đàn năm nốt nhạc đó) (Âm nhạc) (Âm nhạc kết thúc) (Tiếng vỗ tay) Bản nhạc tiếp theo, cũng là bản cuối tôi sẽ chơi có tên là "Bumble Boogie," của Jack Fina. (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Âm nhạc kết thúc) (Tiếng vỗ tay) Trong diễn văn khai mạc của ông, Barack Obama đã thu hút mỗi chúng ta để đưa ra những thứ tốt nhất khi chúng ta cố gắng thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính hiện thời. Nhưng định hướng chiến lược của ông là gì? Ông đã không, thật mừng, tiếp bước các bậc tiền nhiệm và bảo chúng ta cứ mua sắm thỏa thích. Ông cũng không bảo chúng ta, “ Hãy tin chúng tôi. Hãy tin vào đất nước của các bạn. Hãy đầu tư, đầu tư, đầu tư.” Thay vào đó, những gì ông khuyên chúng ta thực hiện là hãy dẹp bỏ những thứ trẻ con. Và ông đã thu hút bởi đức hạnh. Đức hạnh là một từ ngữ lỗi thời. Nó có vẻ hơi chệch chủ đề trong một môi trường sắc bén như thế này. Và bên cạnh đó, một vài người trong số các bạn có thể băn khoăn, Cái vớ vẩn đó có nghĩa là gì? Tôi sẽ bắt đầu với một ví dụ, Đây là sự mô tả công việc của một hộ lý bệnh viện. đang được chạy trên màn hình. Và tất cả những mục trong đó đều không được chú ý. Chúng là những thứ bạn có thể tưởng tượng: lau sàn nhà, quét chúng, làm sạch thùng rác, Đó có thể gây bất ngờ nho nhỏ về việc chúng gồm nhiều việc như thế nào, nhưng không ngạc nhiên những việc đó là gì. Nhưng có một điều tôi muốn các bạn chú ý là thế này: Mặc dù đây là một danh sách rất dài, tuyệt nhiên không hề có bất cứ một thứ nào trên đó liên quan đến sinh vật sống nào khác. Không hề có. Công việc của hộ lý cũng chỉ được hoàn thành giống như trong một nhà xác ở bệnh viện vậy. Và chưa hết, khi một vài nhà tâm lý học phỏng vấn các hộ lý bệnh viện để có sự hình dung xem họ nghĩ như thế nào về công việc của mình, họ đã bắt gặp Mike, người đã nói cho họ về việc cậu ngừng công việc lau sàn nhà như thế nào bởi vì ông Jones đã ra khỏi giường để vận động một chút, cố gắng khôi phục sức khỏe của mình, bước lên xuống phòng sảnh một cách chậm chạp. Và Charlene đã kể cho họ nghe về việc cô phớt lờ sự cảnh cáo của người giám sát và đã không hút sạch hành lang của khách tới thăm bởi vì có những người thân của bệnh nhân ở đó cả ngày, hàng ngày những người, vào lúc này, đang có gắng chợp mắt một chút. Và sau đó là Luke, người đã cọ rửa sàn nhà hai lần trong một phòng bệnh của người đàn ông trẻ bị hôn mê bởi vì cha của người đàn ông đó, người đã buộc phải thức đêm trong sáu tháng, đã không nhìn thấy Luke trong lần lau nhà đầu tiên của cậu, và cha người bệnh đã tức giận. Và những hành vi này là của hộ lý, nhân viên kỹ thuật, y tá, và nếu chúng ta may mắn , là từ bác sỹ. không chỉ giúp mọi người cảm thấy khá hơn một chút, mà thực sự đã cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân và làm cho các bệnh viện vận hành êm đẹp. Hiện giờ, không phải tất cả các hộ lý đều như vậy, đương nhiên. Nhưng những người mà có suy nghĩ về những hình thức tương tác giữa con người liên quan tới lòng tốt, sự quan tâm và đồng cảm là một phần cần thiết của công việc. Và chưa hẳn những mô tả về công việc của họ chứa đựng không có một từ nào về các sinh vật sống khác. Những hộ lý này có ý chí đạo đức để làm điều đúng đắn bên cạnh những người khác. Và đằng sau nó, họ có kĩ năng đạo đức để hiểu rằng “ làm đúng” có nghĩa là gì. “ Tri thức thực tiễn.” Aristotle đã bảo với chúng ta, “ là sự kết hợp của ý chí đạo đức và kĩ năng đạo đức.” Một người khôn ngoan biết khi nào và làm thế nào để có ngoại lệ cho mọi quy định, như các hộ lý đã biết khi nào phải phớt lờ nhiệm vụ công việc khi phục vụ các đối tượng khác. Một người khôn ngoan biết cách ứng biến như thế nào, như Luke đã làm khi cậu lau lại sàn nhà. Các vấn đề thực tiễn của cuộc sống thường khó hiểu và không rõ ràng và hoàn cảnh luôn luôn thay đổi. Một người khôn ngoan giống như một nghệ sỹ nhạc Jazz -- sử dụng các ghi chú ở trên trang giấy, nhưng nhảy múa xung quanh chúng, sáng tạo ra những sự kết hợp tương thích với hoàn cảnh và con người ở hiện tại. Một người khôn ngoan biết cách sử dụng những kĩ năng đạo đức trong việc phục vụ những mục đích đúng đắn. Để phục vụ mọi người, không phải để thao túng họ. Và cuối cùng, có thể là quan trọng nhất, một người khôn ngoan được vun đắp, không phải được sinh ra. Tri thức phụ thuộc vào kinh nghiệm, và không dựa vào bất kỳ kinh nghiệm vu vơ nào. Bạn cần thời gian để hiểu về những người mà bạn đang phục vụ. Bạn cần sự cho phép để có thể ứng biến thử những cái mới, đặc biệt để thất bại và rút ra bài học từ những thất bại của mình. Và bạn cần phải được chỉ dẫn bởi những người thầy thông thái. Khi bạn hỏi các hộ lý ai đã ứng xử như những người tôi đã miêu tả Làm công việc của họ vất vả như thế nào họ sẽ nói với bạn rằng nó cần rất nhiều kinh nghiệm. Và họ không ám chỉ rằng mất nhiều kinh nghiệm để biết cách lau sàn nhà và đổ thùng rác. Nó cần rất nhiều kinh nghiệm để biết cách chăm sóc mọi người. Tại TED, sự xuất sắc không hề có giới hạn. Nó thật đáng sợ. Tin tốt là bạn không cần thiết phải trở nên xuất sắc để có thể khôn ngoan. Tin xấu là nếu không có tri thức, sự xuất sắc là không đủ. Nó cũng có thể đưa bạn và những người khác rơi vào rắc rối như bất kỳ cái gì khác. (Vỗ tay) Hiện giờ, tôi mong tất cả chúng ta đều biết điều này. Có một khả năng mà rất chắc chắn, và chưa hết, hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện nhỏ. Đó là một câu chuyện về nước chanh. Một người cha và cậu con trai 7 tuổi đang xem trận đấu Detroit Tigers một trận ở sân bóng chày. Cậu con trai đòi bố uống nước chanh và người cha đã tới quầy thực phẩm để mua nó. cả những gì người ta có là nước chanh Mike’s Hard, có chứa 5 % cồn. Người cha, là một trí thức, đã không có ý niệm nào về việc nước chanh Mike’s Hard có chứa cồn. Bởi vậy ông đã mua nó về. Và khi đứa trẻ đang uống, nhân viên bảo vệ đã để ý, và báo cảnh sát, những người mà đã gọi xe cứu thương chạy xộc tới sân bóng chày, đưa đứa trẻ lập tức tới bệnh viện. Phòng cấp cứu khẩn cấp đã chắc chắn rằng trong máu đứa trẻ không hề có cồn. Và họ đã sẵn sàng cho cậu bé ra viện. Nhưng không nhanh đến như vậy. Cơ Quan Bảo Vệ Phúc Lợi Trẻ Em Wayne đã nói không. Và đứa trẻ được gửi tới một nhà nuôi dưõng trong 3 ngày. Trong trường hợp đó, đứa trẻ có được về nhà không? À, một thẩm phán nói có, nhưng chỉ khi người cha rời nhà và đến ở một nhà nghỉ. Sau 2 tuần, tôi rất vui để thuật lại, gia đình đã được đoàn tụ. Nhưng những nhân viên phúc lợi và nhân viên cứu thương và quan tòa đều nói như nhau: “ Chúng tôi ghét phải làm thế nhưng buộc phải tuân thủ quy trình.” Làm thế nào mà mọi việc lại xảy ra như thế được? Scoott Simon, người đã kể câu chuyện này trên NPR, đã nói rằng, “ Luật lệ và tiến trình có thể rất ngu ngốc, nhưng chúng giải phóng bạn khỏi việc phải suy nghĩ.” Và, để công bằng, các điều luật thường được áp dụng bởi vì các nhà chức trách trước đã lơi lỏng và họ để một đứa trẻ quay trở lại căn nhà cậu đã bị bạo hành. Đủ công bằng. Khi mọi thứ lệch lạc, khi tất nhiên do họ gây ra, chúng ta có 2 công cụ để sửa chữa. Một công cụ mà ta dùng là luật pháp. Những chuyện tốt đẹp hơn, nhiều hơn thế. Công cụ thứ hai ta dùng là sự khuyến khích. Những chuyện tốt đẹp hơn, nhiều hơn thế. Còn gì khác nữa, sau hai thứ trên? Chúng ta có thể chắc chắn nhận ra những công cụ này trong khủng hoảng kinh tế hiện nay. Điều chỉnh, điều chỉnh, điều chỉnh. Thay đổi động lực, thay đổi động lực, thay đổi động lực.... Sự thật không phải là luật pháp hay động lực có thể đủ để giải quyeét công việc. Làm thế nào mà bạn có thể viết 1 điều luật để bảo những hộ lý phải làm gì? Và liệu bạn có trả thêm tiền thưởng cho họ vì sự đồng cảm? Bề ngoài của nó thật lố bịch. Và điều xảy ra là khi chúng ta quan tâm hơn đến luật, luật và động lực có thể làm mọi thứ trước mắt tốt đẹp hơn, nhưng chúng tạo ra mọi đường xoáy ốc đi xuống làm chúng xấu đi về lâu dài. Kĩ năng đạo đức bị loại dần đi bởi sự phụ thuộc quá mức vào các điều luật mà cướp đi cơ hội của chúng ta để ứng biến và rút kinh nghiệm từ sự ứng biến của mình. Và ý chí đạo đức sẽ bị xói mòn bởi sự lôi kéo liên tục với động lực mà hủy hoại mong ước của chúng ta làm điều đúng đắn. Và không có dự định về nó, bằng sự lôi kéo vào luật và động lực, chúng ta đang ràng buộc mình vào trận chiến tri thức Hãy để tôi cho các bạn một vài ví dụ, đầu tiên là về luật lệ và trận chiến kĩ năng đạo đức. Câu chuyện về nước chanh là một ví dụ. Thứ hai, không nghi ngờ gì rất quen thuộc với các bạn, là sự tự nhiên của giáo dục Mỹ hiện đại: chương trình học được soạn thảo và theo sát phiên bản cũ. Đây là một ví dụ từ trường mầm non Chicago. Đọc và thưởng thức văn học và những từ ngữ bắt đầu với vần 'B’ Nhà tắm: Tập trung học sinh vào một tấm thảm trải sàn và cho học sinh một sự cảnh báo về sự nguy hiểm của nước nóng. Nói rằng 75 mục trong chương trình này để dạy một quyển sách bằng hình có 25 trang. Trên khắp Chicago ở tất cả các lớp học mẫu giáo trong thành phố, mọi giáo viên đều nói những từ như nhau theo cùng một cách trong cùng một ngày. Chúng ta hiểu tại sao kịch bản là ở đó. Chúng ta không tin tưởng vào những đánh giá của giáo viên đủ để cho phép họ thả lỏng bản thân. Những kịch bản như thế này là chính sách đảm bảo để ngăn ngừa thảm họa. Và chúng ngăn chặn tai họa. Nhưng những gì họ đảm bảo là tính cơ bản. (Vỗ tay) Đừng làm tôi lệch lạc. Chúng ta cần luật pháp! Những nghệ sỹ nhạc Jazz cần những mẩu giấy nhớ -- phần lớn bọn họ cần một vài chú thích trên trên giấy. Chúng ta cần nhiều điều luật hơn cho những chủ ngân hàng, Chúa biết điều đó. Nhưng quá nhiều luật cản trở một nghệ sỹ jazz thành công từ việc ứng biến. Do vậy, họ đánh mất tài năng của mình, hoặc tệ hơn, họ ngừng chơi nhạc hoàn toàn. Giờ thì, động lực thì sao? Chúng có vẻ thông minh hơn. Nếu bạn có một lý do để làm điều gì đó và nếu tôi đưa cho bạn lý do thứ hai cũng để làm điều đó nó có vẻ khá hợp lý rằng hai lý do thì tốt hơn một và bạn sẽ có nhiều khả năng làm việc đó hơn. Phải không? À, không phải mọi lúc. Đôi khi, hai lý do để làm một việc lại mâu thuẫn với nhau thay vì hỗ trợ và làm mọi người giảm khả năng làm việc gì đó. Tôi sẽ chỉ đưa ra cho bạn một ví dụ bởi thời gian đã gấp gáp lắm rồi. Ở Thụy Sỹ khoảng 15 năm trước họ đã cố gắng quyết định xem nên đặt bãi rác thải nguyên tử ở đâu. Đã có một buổi trưng cầu dân ý toàn quốc. Một số nhà tâm lý học đã đi khảo sát và cho các công dân có nhận thức tốt bỏ phiếu. Và họ đã nói, “ Bạn có sẵn lòng để có một bãi rác thải nguyên tử ở khu dân cư của mình không?” Một cách kinh ngạc, 50 % công dân trả lời có. Họ biết rằng nó rất nguy hiểm. Họ đã biết nó sẽ ảnh hưởng đến giá trị của cải của họ. Nhưng rác phải có chỗ nào đó để đổ xuống và họ có trách nhiệm của những công dân. Các nhà tâm lý học hỏi những người khác với một câu hỏi khác đi một chút. Họ đã hỏi “ Nếu chúng tôi trả bạn 6 tuần tiền lương mỗi năm bạn có sẵn lòng để bãi rác thải nguyên tử ở khu dân cư của mình không?” Hai lý do. Đó là trách nhiệm của tôi và tôi được trả tiền. Thay vì có 50% nói có, 25 % nói có. Điều xảy ra đó là lần thứ hai giới thiệu của động lực này đến với chúng ta để thay vì hỏi, “ Trách nhiệm của tôi là gì?” tất cả những gì chúng ta hỏi là, “ Điều gì phục vụ sở thích của tôi?” Khi động lực không có tác dụng, khi các CEO tảng lờ sức mạnh lâu dài của công ty họ để theo đuổi những thứ trong tầm tay sẽ dẫn tới những phát sinh nặng nề phản ứng luôn không đổi. Hãy có những động lực thông minh hơn. Sự thật là không có bất kì động lực nào mà bạn có thể nghĩ ra mà từ đây sẽ đủ thông minh. Bất kì hệ thống động lực nào cũng có thể bị huỷ diệt bởi ý chí thấp kém. Chúng ta cần động lực. Con người cần phải làm việc để sinh sống. Nhưng sự phụ thuộc quá mức vào động lực làm suy tàn hoạt động chuyên môn trong hai sắc thái của từ ngữ đó. Nó làm cho những người có ràng buộc trong hoạt động đó nhụt chí và nó làm cho bản thân hoạt động mất đi đạo lý. Barack Obama đã nói, trước khi ông được nhận chức, “Chúng ta không chỉ hỏi ‘ Nó có lợi lộc gì không?’ mà phải hỏi ‘ Làm thế có đúng không?’” Và khi các nghề nghiệp bị phong đồi bại tục tất cả mọi người làm những công việc đó trở nên phụ thuộc vào – say mê – động lực và họ ngừng hỏi “ Nó có đúng không?” Chúng ta quan sát được điều này trong ngành dược. (“ Mặc dù nó không phải là gì quan trọng, hãy để mắt tới nó để đảm bảo rằng nó không châm ngòi một vụ kiện tụng.”) Và chúng ta chắc chắn thấy điều này trong thế giới kinh doanh. (“ Để giữ thế cạnh tranh trong thị trường ngày nay, tôi e rằng tôi sẽ phải thay thế cậu bởi một quả bóng tròn.”) (“ Tôi đã bán linh hồn mình cho khoảng 1 phần 10 những thứ chết tiệt đang diễn ra bây giờ.”) Chắc chắn rằng đây không phải là cách mọi người muốn thực hiện công việc của họ. Vậy thì chúng ta có thể làm gì đây? Một vài nguồn hy vọng: Chúng ta phải cố gắng răn dạy lại về đạo đức nghề nghiệp. Một cách để tránh làm nó: dạy nhiều khoá học đạo đức hơn. (Vỗ tay) Không có cách nào tốt hơn nữa để cho mọi người thấy bạn không nghiêm túc là hợp nhất mọi thứ bạn phải nói về đạo đức vào trong mọi gói hàng nhỏ với một cái cúi đầu chào và ký thác nó là đồ dự trữ ở khoá học đạo đức. Thay vào đó bạn phải làm gì? Một: Tôn vinh những hình tượng đạo đức. Thừa nhận, khi bạn đi học trường luật, thì có một giọng nói nhỏ đã thầm thì vào tai bạn về Atticus Finch Chẳng có đứa trẻ 10 tuổi nào đi tới trường luật để học về hội nhập và thành quả cả. Mọi người được khơi nguồn cảm hứng bởi các anh hùng có đức hạnh. Nhưng chúng ta nghiên cứu nó, với sự phức tạp đem đến sự hiểu biết mà bạn không thể thừa nhận rằng mình có những anh hùng đạo đức. Ồ, hãy thừa nhận họ đi. Hãy tự hào rằng bạn có những anh hùng như thế. Tôn vinh họ. Và đòi hỏi rằng mọi người dạy bạn thừa nhận họ cũng nên thừa nhận và tôn vinh họ. Đó là một việc ta có thể thực hiện. Tôi không biết có bao nhiêu người trong số các bạn nhớ điều này: một anh hùng về đạo đức khác, 15 năm trước, Aaron Feuerstein, là chủ nhà máy Malden ở Massachussetts -- họ đã làm ra Polartec -- Nhà máy đã cháy rụi. 3,000 công nhân. Ông đã giữ từng người trên bảng lương. Tại sao ? Bởi vì đây có thể là thảm hoạ với họ và cho cộng đồng nếu ông cho họ nghỉ việc. “ Có thể trên giấy tờ chúng tôi ít giá trị hơn phố Wall, nhưng tôi có thể cam đoan với bạn là nó hơn nhiều. Chúng tôi đang rất ổn.” Cũng chỉ ở TED thôi chúng ta đã nghe bài phát biểu của một vài anh hùng đạo đức. Có hai người đã thực sự tạo cảm hứng cho tôi. Một là Ray Anderson, người đã biến -- (Vỗ tay) – đã biến, bạn biết đấy, một phần của đế chế ma quỷ trở thành một thương vụ chưa có dấu chân ai, hầu như chưa có ai đụng tới. Tại sao? Bởi vì nó là việc nên làm. Và thêm một điều khác ông khám phá ra là ông thực sự sẽ làm ra nhiều tiền hơn nữa. Các nhân viên của ông được tạo cảm hứng từ sự nỗ lực. Tại sao? Bởi vì họ vui sướng được làm điều gì đó đúng đắn. Ngày hôm qua chúng ta đã nghe Willie Smits nói về trồng lại rừng ở Indonesia. (Vỗ tay) Xét nhiều mặt đây là ví dụ hoàn hảo. Bởi vì nó cần ý chí để làm điều đúng đắn. Chúa biết rằng nó cần đến một lượng khổng lồ những kĩ năng về kĩ thuật. Tôi bị sa lầy trong suy nghĩ ông và những người cùng làm đã cần suy nghĩ bao nhiêu để vẽ ra con đường này. Nhưng rất quan trọng để làm nó hoạt động -- và ông đã nhấn mạnh điều này -- đó là sự hiểu biết về con người trong cộng đồng. Trừ khi những người bạn đang làm việc cùng hậu thuẫn bạn điều này sẽ thất bại. Và không có một công thức nào cho bạn để có mọi người hậu thuẫn bởi vì những người khác nhau ở những cộng đồng khác nhau sắp xếp cuộc sống của họ theo những cách khác nhau. Bởi vậy có rất nhiều hình mẫu ở đây tại TED, và ở những nơi khác, để tôn vinh. Và bạn không cần thiết phải là một anh hung to lớn. Có những anh hùng đơn thuần. Những anh hùng cơ bản như các hộ lý là những người cũng xứng đáng được tôn vinh. Như những người hành nghề mà mỗi và mọi người trong chúng ta phải phấn đấu để trở thành những anh hùng bình thường, nếu không nói là lạ thường. Với tư cách là người đứng đầu các tổ chức, chúng ta nên cố gắng thiết lập môi trường mà khuyến khích và nuôi dưỡng cả kĩ năng và ý chí đạo đức. Kể cả những người thông minh và có thiện ý nhất sẽ từ bỏ nếu họ phải đấu tranh với những thứ tồn tại hiện nay trong những tổ chức mà họ đang làm việc. Nếu bạn điều hành một tổ chức bạn nên chắc chắn rằng không có một nghề nào -- không có một nghề nào -- có mô tả như công việc của các hộ lý. Bởi vì sự thật là bất kì công việc nào liên quan đến sự tương tác với những người khác là công việc đạo đức. Và bất kì công việc đạo đức nào cũng phụ thuộc vào tri thức thực tiễn. Và, có thể là quan trọng nhất, như các giáo viên, chúng ta nên cố gắng để trở thành những anh hùng cơ bản, những hình mẫu đạo đức, đối với những người chúng ta chỉ bảo. Và có một vài điều chúng ta cần ghi nhớ với tư cách là những người thầy. Một là chúng ta luôn dạy dỗ. Sẽ có ai đó luôn theo dõi. Camera luôn sẵn sàng quay Bill Gates đã nói về tầm quan trọng của giáo dục và, cụ thể, hình mẫu mà KIPP đã cung cấp vào lúc đó. “ Kiến thức là quyền lực.” Và ông nói rất nhiều về những thứ tuyệt vời khác mà KIPP đang tiến hành để gom những đứa trẻ trong lòng thành phố và hướng chúng tới cánh cửa đại học. Tôi muốn tập trung vào một thứ cụ thể mà KIPP đang tiến hành mà Bill đã không đề cập. Đó là việc họ đã nhận ra điều duy nhất quan trọng mà những đứa trẻ cần phải học là nhân cách. Chúng cần phải học để biết tôn trọng chính mình. Chúng cần học để tôn trọng bạn bè cùng trường. Chúng cần học để biết tôn trọng thầy cô giáo. Và, rất quan trọng, chúng cần đi học để biết tôn trọng việc học. Đó là mục đích cơ bản. Nếu bạn làm như vậy, những thứ còn lại chỉ là tầm thường. Và những giáo viên: cách mà bạn dạy những trẻ điều này là biến các giáo viên và tất cả các nhân viên khác trở thành hình mẫu mỗi phút trôi qua. Obama đã thu hút bởi đức hạnh. Và tôi nghĩ rằng ông đã đúng. Và tôi nghĩ đức hạnh chúng ta cần trên tất cả mọi thứ là tri thức thực tiễn, bởi vì đó là thứ cho phép tất cả các giá trị đạo đức khác – lòng trung thực, tốt bụng, khuyến khích..v..v..-- được bộc lộ ở đúng thời điểmvà đúng cách. Ông cũng bị thu hút bởi hy vọng. Một lần nữa. Tôi nghĩ rằng có lý do cho hy vọng. Tôi nghĩ rằng mọi người muốn có cơ hội để trở nên đức hạnh. Xét trên nhiều mặt, đó là tất cả những gì đang diễn ra ở TED. Khao khát làm việc đúng đắn theo cách đúng đắn cho những lý do phù hợp. Loại tri thức này nằm trong tầm hiểu biết của mỗi và mọi người trong chúng ta giá như chúng ta bắt đầu để ý. Để ý đến những việc mình đang làm, đến cách làm việc đó, và, có thể là quan trọng nhất, đối với cơ cấu các tổ chức mà chúng ta đang làm việc, để chắc chứn rằng nó tạo điều kiện cho chúng ta và những người khác phát triển tri thức hơn là cấm đoán nó. Cám ơn các bạn rất nhiều. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Bạn phải đến và đứng ở ngay đây một giây. Barry Schwartz: Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Có một vấn đề nóng bỏng mang tên nền kinh tế. Chúng ta hãy bắt đầu nói về điều đó. Tôi muốn đưa bạn bức tranh hiện tại của nền kinh tế. Đó là những gì tôi có đằng sau mình. (Cười) Nhưng tất nhiên, những gì chúng ta phải nhớ chính là điều này. Và những gì bạn phải nghĩ đến là, khi bạn đang nhảy múa trong ngọn lửa, có chuyện gì tiếp theo? Vì vậy, những gì tôi sẽ cố gắng làm trong 17 phút 30 giây kế là trước tiên tôi sẽ nói về những ngọn lửa nơi chúng ta đang ở trong nền kinh tế -- và sau đó tôi sẽ lấy ba xu hướng từng diễn ra tại TED trong hơn 25 năm qua và điều đó sẽ diễn ra trong hội nghị này và tôi sẽ cố gắng gắn kết chúng lại với nhau. Tôi sẽ cố gắng và đem lại cảm giác khởi động lại cuối cùng như thế nào. Ba xu hướng này là khả năng để tạo ra tế bào, khả năng để tạo ra các mô, và robot. Và bằng cách nào đó hợp lí. Nhưng dù sao đi nữa, hãy bắt đầu với nền kinh tế. Có vài vấn đề lớn thật sự vẫn còn ở đó. Thứ nhất là sự tác động. Và vấn đề với nó là nó khiến hệ thống tài chính nước Mỹ trông như thế này. (Cười) Vì vậy, một ngân hàng thương mại có 9 đến 10 lần thay đổi. có nghĩa là mỗi 1 đô la bạn đặt cọc nó vay được khoảng 9 hay 10. Một ngân hàng đầu tư không phải là một ngân hàng kí gửi, nó là ngân hàng đầu tư; có 15 đến 20 lần. Hóa ra B của A vào tháng 9 có 32 lần. Và ngân hàng thân thiện Citibank có 47 lần. Ôi. Điều đó nghĩa là mỗi một khoản vay xấu biến thành 47 lần. Và dĩ nhiên là lí do tại sao tất cả các bạn đang làm một việc từ thiện tuyệt vời cho những gã này. Và khi bạn nghĩ về nó, bạn phải tự hỏi: ngân hàng nào dành cho bạn? (Cười) Điều đó không hay cho lắm. Chính phủ, trong khi đó, đã hành động như ông già Noel. Chúng ta đều thích ông già Noel, phải không nào? Nhưng vấn đề với ông già Noel là, nếu bạn nhìn vào khoảng chi bắt buộc mà những gã này đã làm và những hứa hẹn, hóa ra vào năm 1967, 38% là chi tiêu bắt buộc cái mà chúng ta gọi là "quyền được làm". Vào năm 2007 là 68%. Và chúng ta không được rơi vào 100% cho đến khoảng năm 2030. Ngoại trừ chúng ta bận rộn, chi ra 1 nghìn tỷ ở đây, hay ở kia, chúng ta đã mang cái ngày đó đi xa hơn đến khoảng năm 2017. Chúng ta nghĩ mình sẽ để những khoản nợ này cho con cái, nhưng, đoán xem? Chúng ta đang bắt đầu trả nó. Vấn đề là những hóa đơn này đã hết hạng, hóa ra quỹ dữ không dễ thương vào mùa hè. Đúng chứ? (Cười) Có vài lời khuyên từ một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Mỹ. Những người này thành lập công ty đầu tư Trung Quốc. Anh ta là người bán chủ yếu của bộ tài chính Mỹ. Và anh ta tham gia phỏng vấn vào tháng 12. Đây là lời khuyên đầu tiên của anh ta. Và đây là lời khuyên thứ hai. Và, nhân đây, thủ tướng Trung Quốc lặp lại chuyện này vào Chủ Nhật vừa rồi. Chuyện càng nghiêm trọng hơn nếu không bắt đầu chú ý sự thiếu hụt, chúng ta sẽ mất tiền. Và sau đó mọi cá cược đều thất bại. Để tôi chỉ cho bạn nó như thế nào. Tôi nghĩ tôi có thể đảm bảo tôi là tỷ phú duy nhất trong khán phòng này Đây là tiền thật. Và trị giá 10 tỷ tỷ đô la. Vấn đề duy nhất với hóa đơn này là nó không thật sự đáng giá đó. Tuần trước là 8 đô, tuần này là 4 đô, tuần tới là 1 đô. Và chuyện xảy ra cho hệ thống tiền tệ khi bạn không đứng sau chúng. Cho nên lần tới có ai dễ thương như vầy xuất hiện trước cửa nhà bạn, và có lúc được gọi là Chrysler và có lúc gọi là Ford ... sao cũng được -- bạn chỉ cần nói không mà thôi. Và bạn phải bắt đầu trục xuất cái gọi là "được phép làm" Và lý do chúng ta phải làm vậy trong thời gian ngắn là vì chúng ta không còn tiền nữa. Nếu bạn nhìn vào ngân sách của chính phủ, nó sẽ như thế này. Phần màu cam là cái gọi là làm theo ý mình. Những thứ khác đều là bắt buộc. Nếu bỏ chiếc cầu Alaska trong cả quá trình cũng không có gì khác. Vậy thì điều chúng ta bắt đầu nghĩ là tiết kiệm chi tiêu vì đó là con quái vật chỉ đơn giản là nuốt toàn bộ ngân sách. Chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về việc hỏi những người về hưu trễ. Nếu bạn 60 - 65 tuổi, bạn về hưu đúng tuổi. Số tiền mà bạn nhận được là 401 đô la. Nếu bạn 50 - 60 tuổi, chúng tôi muốn bạn làm thêm 2 năm nữa. Nếu bạndưới 50 tuổi, chúng tôi muốn bạn làm thêm 4 năm nữa. Lý do điều đó hợp lý là, khi ông bà bạn được nhận Bảo hiểm xã hội, họ nhận vào năm 65 tuổi và thanh toán lúc 68 tuổi. Ngày nay thì 68 tuổi vẫn được coi là còn trẻ. Chúng tôi cũng phải cắt giảm chi phí quân đội 3% một năm. Chúng tôi phải hạn chí chi tiêu bắt buộc. Chúng tôi phải thoát khỏi việc mượn nhiều tiền, vì nếu không thì lãi suất sẽ nuốt cả chiếc bánh. Chúng tôi phải đối mặt với chính phủ nhỏ. Và nếu chúng tôi không bắt đầu thay đổi xu hướng này, chúng tôi sẽ mất tiền và bắt đầu giống như nước Iceland. Tôi hiểu những gì bạn đang suy nghĩ. Điều này sẽ xảy ra khi cả địa ngục đều bị đóng băng. Nhưng để tôi nhắc bạn tháng 12 này sẽ có tuyết ở Vegas. (Cười) Đây là những gì xảy ra nếu bạn không đề cập chuyện này. Vì vậy, Nhật Bản đã trải qua khủng hoảng bất động sản tài chính vào cuối những năm 80. Và 225 công ty lớn nhất hiện nay tăng giá trị 1/4 những gì họ đã làm vào 18 năm trước. Giờ chúng ta không thể ổn định chuyện này, bạn muốn nhìn thấy Dow 3500 vào năm 2026 ra sao? Bởi vì đó là hậu quả của việc không giải quyết chuyện này. Và nếu bạn không muốn người này không chỉ trở thành một CFO của Florida mà là của nước Mỹ, chúng ta nên giải quyết chuyện này. Chỉ là thời gian ngắn thôi. Đó là phần ngọn lửa. Đó là khủng hoảng tài chính. Ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính, có một làn sóng thứ 2 lớn hơn mà chúng ta cần bàn. Làn sóng càng lớn, càng nhiều năng lượng, và điều đó dĩ nhiên là làn sóng công nghệ. Và điều quan trọng trong chuyện này là, khi cắt giảm, chúng ta cũng phải phát triển. Trong số nhiều thứ, vì các công ty khởi nghiệp chiếm 2% đầu tư trong GDP của nước Mỹ và họ chiếm khoảng 17.8% sản phẩm. Các nhóm như vầy trong phòng này phát triển tương lai nền kinh tế Mỹ. Đó là điều chúng ta cần phải triển khai. Chúng ta không cần phải xây những cây cầu này ở đâu hết. Vậy hãy đưa người viết tiểu thuyết lãng mạn vào cuộc đối thoại. Và đó là nơi mà 3 xu hướng này được tổng hợp. Đó là nơi có khả năng phát hiện vi khuẩn, khả năng phát hiện vấn đề, và khả năng tạo ra robot bắt đầu dẫn tới việc khởi động lại. Và để tôi tóm lại những gì bạn vừa thấy. Craig Venter xuất hiện vào năm ngoái chỉ ra chương trình tế bào đầu tiên hoạt động như phần cứng nơi bạn có thể chèn DNA và tái tạo trong một loài khác. Tương tự, những người làm tại MIT đang xây dựng việc đăng ký chuẩn cho các bộ phận sinh học. Hãy nghĩ về nó như một túp lều radio dành cho sinh học. Bạn có thể ra ngoài và nhận chất đạm, RNA, DNA ... Và bắt đầu tạo nên nhiều thứ. Năm 2006, họ sát nhập học sinh trung học và sinh viên cao đẳng bắt đầu tạo ra những sinh vật kỳ lạ bé tí. Chúng chỉ tình cờ sống thay vì bo mạch điện tử. Đây là một trong những thứ đầu tiên mà họ tạo ra. Cho nên, tế bào có chu kỳ này. Trước tiên chúng không phát triển. Sau đó chúng phát triển theo hàm mũ. Rồi chúng ngừng phát triển. Sinh viên tốt nghiệp muốn tìm cách nói giai đoạn của họ. Vì vậy họ chỉ ra các tế bào này để khi chúng phát triển trong chu kỳ hàm mũ, chúng sẽ có mùi như tinh dầu lộc đề xanh. Khi chúng ngừng phát triển thì sẽ có mùi như chuối. Bạn có thể nói một cách dễ dàng khi thí nghiệm này có hiệu quả hay không, và nó ở đâu trong chu kỳ này. Điều này chắc phức tạp hơn 2 năm sau đó. 21 quốc gia quy tụ. Hàng tá đội ngũ. Họ bắt đầu thi đua. Đội của trường đại học Rice bắt đầu phát hiện khối chất trong rượu đỏ làm cho rượu ngon dành cho bạn thành bia. Cho nên bạn lấy chất chống oxy hóa và cho vào trong bia. Dĩ nhiên, một trong những thẩm phán ghé qua và nói "Wow! Bia chống ung thư! Có Chúa ở đây!" (Cười) Đội ngũ từ Đài Loan có tham vọng hơn một chút. Họ đã cố gắng tạo ra vi khuẩn theo cách mà chúng sẽ có vai trò như quả thận của bạn. 4 năm trước, để tôi cho bạn xem bức ảnh này. Và nhiều người ồ à, bởi vì Cliff Tabin đã có thể tạo thêm một cánh cho con gà. Và đó là thứ rất tuyệt. Nhưng bây giờ từ việc chuyển vi khuẩn sang ghép mô, để tôi cho bạn xem diễn biến trong thời gian đó. 2 năm trước, bạn đã thấy loài vật này. Một loài gần như tuyệt chủng tại Xochimilco, Mexico có tên là ấu trùng axolot có thể tái tạo lại các chi. Đóng băng một nửa trái tim, nó phát triển lại. Đóng băng một phần não, nó phát triển lại. Cũng giống như việc rời bỏ Quốc hội. (Cười) Nhưng bây giờ, bạn không phải có động vật tự tại tạo, vì bạn có thể tạo ra phân tử chuột vô tính trên đĩa Petri. Và, dĩ nhiên nếu bạn có thể tạo ra chuột phân tử trên đĩa Petri, bạn có thể tạo phân tử nhân loại trên đĩa Petri. Điều này không làm bạn ngạc nhiên đúng chứ? Ý là, bạn được sinh ra mà không có răng. Bạn cho đi tất cả răng của mình cho bà tiên răng. Bạn tự phát triển hàm răng của mình. Nhưng nếu bạn mất một trong 2 hàm, chúng không tự mọc lại trừ phi bạn là một luật sư. (Cười) Nhưng dĩ nhiên, hầu hết chúng ta, biết cách phát triển răng, nên có thể lấy tế bào gốc răng trưởng thành, đặt chúng vào khuôn bị thối rữa, tái tạo lại răng. đơn giản là cấy răng. Và chúng ta có thể làm với những vật khác. Vì vậy, người phụ nữ Tây Ban Nha chết vì bệnh lao đã hiến tặng khí quản, họ đã lấy toàn bộ tế bào khí quản, họ sơn phun tế bào trên sụn. Cô ấy đã tái tạo khí quản của mình, và 72 tiếng sau nó được cấy ghép. Giờ cô ấy có thể chạy nhảy cùng bọn trẻ. Chuyện này tiến hành ở phòng lab của Tony Atala ở Wake Forest nơi anh ấy tự tái tạo đôi tai cho những binh lính bị thương, và anh ấy cũng tái tạo bàng quang. Cho nên bây giờ có 9 phụ nữ đi dạo khắp Boston với bàng quang tái tạo, lại dễ chịu hơn đi dạo cùng những túi nhựa suốt quãng đời còn lại. Điều này khá là chán, đúng chứ? Ý tôi là, bạn hiểu diễn tiến câu chuyện. Nhưng ý tôi là nó sẽ thú vị hơn. Năm ngoái, nhóm này có thể lấy hết tế bào của trái tim, chỉ để lại sụn. Rồi họ phun tế bào gốc lên tim, từ chú chuột. Những tế bào gốc tự sắp xếp, và trái tim bắt đầu đập Cuộc sống luôn bất ngờ. Đây có thể là một trong những tờ giấy cuối cùng. Chuyện này đã diễn ra tại Nhật và Mỹ, được xuất bản cùng lúc, năm ngoái nó tái tạo lại tế bào da thành tế bào gốc. Có nghĩa là bạn có thể lấy một vật ngay tại đây, chuyển thành bất cứ thứ gì trong cơ thể. Điều này dần trở nên phổ biến, quá trình chuyển hóa rất nhanh. nó chuyển hóa cả một vùng. Xu hướng thứ ba: robot. Trong chúng ta ở độ tuổi trưởng thành mong chờ lúc này chúng ta sẽ có robot Rosie trong "gia đình Jetsons" ở nhà chúng ta. Và những gì chúng ta có là Roomba. (Cười) Chúng tôi cũng nghĩ chúng tôi có robot này để cảnh báo nguy hiểm. Chuyện đã không xảy ra. Những robot này được tạo ra dành cho thế giới phẳng, đúng chứ? Vì vậy Rosie chạy khắp nơi trên giày trượt và robot khác chạy trên sợi chỉ manh. Nếu không có thể giới phẳng, điều đó không tốt, mà lý do robot chúng tôi đang thiết kế hiện nay lại có chút khác biệt. Đây là Boston Dynamics "Chú chó lớn". Và điều này càng gần như việc bạn làm phép thử Turing thể chất. Được rồi. Tôi nhắc bạn, phép thử Turing là nơi bạn có một bức tường, bạn đang nói với ai đó phía bên kia tường, và khi bạn không biết liệu đó là người hay động vật -- đó là khi máy tính đạt được trình độ thông minh như con người. Điều này không phải phép thử Turing thông minh, nhưng điều này Và mọi vật đang di chuyển rất nhanh, theo đó, vật có thể chịu được cân nặng khoảng 770kg. Đây không chỉ là những robot thú vị. Bạn cũng có ruồi, kích thước của ruồi, do Robert Wood của trường Havard tạo ra. Bạn có Stickybots được tạo ra tại trường Standford. Khi bạn đem tổng hợp chúng lại, bạn đem tế bào, mô sinh học và cơ học tổng hợp, bạn thật sự bắt đầu có những thắc mắc kỳ lạ. Trong kỳ Olympics gần đây, các quý ông, từng đạt nhiều kỷ lục thế giới tại kỳ Olympics đặc biệt, đã cố chạy trong kỳ Olympics bình thường. Vấn đề duy nhất với Oscar Pistorius là anh ấy được sinh ra mà không có xương ở phía dưới chân. Anh ta đạt được hạng nhì. Anh ta kiện để được phép chạy, và anh ta đã thắng giải, nhưng thời gian không phù hợp. Kỳ Olympics kế, bạn có thể cược Oscar, hoặc người thừa kế Oscar, sẽ kịp thời gian. Và 2 hoặc 3 kỳ Olympics tiếp theo, họ sẽ không bị đánh bại. Và khi bạn tổng hợp các xu hướng lại, bạn nghĩ điều đó có nghĩa là đem những người hoàn toàn điếc, có thể bắt đầu nghe được -- Ý tôi là, nhớ tới việc phát minh thiết bị nghe, đúng chứ? Ý tôi là, ông bà của bạn có tín hiệu báo bão những cực lớn, sau đó ba mẹ bạn có những chiếc hộp kỳ lạ sẽ kêu lên không đúng lúc trong bữa tối, chúng ta có những chồi nhỏ không ai thấy. Và giờ bạn có cấy ghép ốc tai đi vào đầu người và cho phép người điếc có thể nghe được. Họ không thể nghe như bạn và tôi được. Trong 10 hoặc 15 thế hệ máy móc thì họ sẽ nghe được, và thế hệ máy móc không phải con người. Và khoảng 2 hoặc 3 năm sau họ có thể nghe được như bạn và tôi, họ sẽ có thể nghe có lẽ tiếng dơi hát, tiếng cá voi nói chuyện, hoặc tiếng chó nói chuyện, và những loại tỷ lệ âm thanh. Họ sẽ có thể tập trung việc nghe, có thể tăng hay giảm độ nhạy, làm những chuyện chúng ta không thể. Và điều tương tự đối với mắt. Đây là một nhóm ở Đức đang bắt đầu nghiên cứu mắt để những người mù có thể nhìn thấy ánh sáng và bóng tối. Rất thô sơ. Sau đó họ sẽ có thể nhìn thấy hình dạng. Và rồi họ sẽ có thể nhìn thấy màu sắc, thấy định dạng, và một ngày nào đó, họ sẽ nhìn thấy như bạn và tôi. Một vài năm sau, họ sẽ có thể nhìn thấy tia cực tím. họ nhìn thấy tia hồng ngoại, tập trung vào mắt, họ sẽ có thể chuyển sang tập trung từ từ. Họ sẽ làm chuyện bạn và tôi không thể. Tất cả mọi thứ tụ trung lại. và chuyện vô cùng quan trọng cần phải hiểu, vì chúng ta lo lắng về ngọn lửa hiện tại, để theo dõi tương lai. Và dĩ nhiên, tương lai trong 200 năm trở lại, vì tuần tới là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 200 của Darwin. Và là kỷ niệm thứ 150 xuất bản quyển "Nguồn gốc về các loài". Và dĩ nhiên Darwin từng tranh cãi sự tiến hóa là quá trình tự nhiên. Đó là trạng thái tự nhiên trong sinh vật sống, gồm loài tông người. Thật sự có 22 loài người ở khắp nơi, tiến hóa, lang thang khắp chốn, trở nên tuyệt chủng. Loài người tiến hóa là chuyện thông thường. Và đó là lý do tại sao, khi bạn nhìn thấy ghi nhận hóa thạch loài tông người, người đứng thẳng, và tộc heidelbergensis, và loài người Flores, người Neanderthal, và người khôn ngoan, đều đan xen nhau. Điểm chung là đan xen các phiên bản tộc người, không phải chỉ một loài. Và khi bạn nghĩ những ứng dụng đó, đây là lịch sử tóm tắt của vũ trụ. Vũ trụ được tạo ra từ 13.7 nghìn tỷ năm trước, bạn tạo ra các ngôi sao và các hành tinh, và cả dãy ngân hà, và thiên hà. Và sau đó bạn tạo ra Trái Đất khoảng 4.5 nghìn tỷ năm trước, và rồi bạn được sống khoảng 4 nghìn tỷ năm, sau đó bạn có loài người khoảng 0.006 nghìn tỷ năm, và bạn có phiên bản tông người khoảng 0.0015 tỷ năm trước. Tèn ten! Có lẽ lý do cho sự tạo ra vũ trụ, và cả dãy ngân hà, và các hành tinh, và các nguồn năng lượng, nguồn năng lượng đen, và các thứ còn lại là tạo ra những thứ có trong phòng này. Có lẽ là không. Đó sẽ là một quan điểm có chút kiêu ngạo. (Cười) Vậy nếu đó không phải mục đích của toàn cầu, điều gì tiếp theo? (Cười) Tôi nghĩ những gì chúng ta sẽ thấy là một loài người khác biệt. Chúng ta sẽ chuyển từ người thông tuệ thành loài chậm phát triển. Tôi nghĩ chuyện xảy ra không quá 1000 năm. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ nhìn vào đây, và chắt của chúng ta sẽ bắt đầu sinh sống. Loài chậm phát triển tổng hợp cả 3 xu hướng thành loài người nắm quyền kiểm soát trực tiếp và có tính toán hơn tiến hóa của loài người, và tất cả loài khác. Và dĩ nhiên, điều đó sẽ là khởi động lại lần cuối. Cảm ơn rất nhiều. ( Vỗ tay) Hỡi những ai từng lên tiếng về biến đổi khí hậu, chúng tôi chưa được nghe đủ về những ảnh hưởng tâm lý khi sống trên thế giới ngày càng ấm lên này. Nếu đã nghe về các nghiên cứu đáng sợ mà nhà truyền thông khoa học như tôi viết lên trang sách và các tài liệu, bạn chắc sẽ cảm thấy đầy chết chóc, sợ hãi và tuyệt vọng. Nếu từng chịu ảnh hưởng của thảm họa khí hậu, những cảm xúc có thể càng tồi tệ hơn, dẫn đến sốc, chấn thương tâm lý, làm căng thẳng các mối quan hệ, lạm dụng thuốc đánh mất bản sắc cá nhân và khả năng tự kiểm soát. Chính trị và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hỗn loạn khí hậu, nhưng tôi ở đây để gợi lên nơi các bạn việc tại sao ta cũng cần hành động và chính sách phản ánh sự hiểu biết về việc môi trường thay đổi đe dọa đến hạnh phúc tinh thần, xã hội và tâm hồn của ta. Sự lo âu, buồn bã và tuyệt vọng của các nhà khoa học và hoạt động môi trường đã được ghi chép lại hàng năm nay. Ta đã thấy sau các thiên tai, thảm họa như bão Sandy hay Katrina, xu hướng tự tử và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) tăng lên. Nhiều dữ liệu về sức khỏe tâm thần của cộng đồng phía Bắc nơi ấm lên nhanh nhất, như Inuit ở Labrador, người dân đang đau khổ khi chứng kiến tảng băng, một phần quan trọng trong bản sắc của họ, tan biến dần ngay trước mắt. Nếu vẫn chưa đủ đô thì Hiệp hội Tâm lý học Mỹ tuyên bố rằng các phản ứng tâm lý với biến đổi khí hậu, như là tránh xung đột, cảm giác vô dụng và từ chức, đang tăng lên. Nghĩa là quá trình ý thức và vô thức đang kìm hãm ta nhìn nhận nguyên nhân của vấn đề, tìm hiểu giải pháp và thúc đẩy khả năng phục hồi tâm lý, nhưng đó là thứ ta cần để chống chọi với những thứ mà ta gây ra. Gần đây, tôi đang nghiên cứu một hiện tượng, một ví dụ về những khó khăn về mặt cảm xúc được ghi nhận. Một dạng câu hỏi mà phần lớn những người ở độ tuổi của tôi đang loay hoay tìm câu trả lời. Đó là: Tôi có nên sinh con trong thời kì biến đổi khí hậu này không? Sau cùng thì, mọi trẻ em hiện nay sẽ phải lớn lên trong thế giới nơi bão giông, ngập lụt, cháy rừng,.. những thứ mà ta gọi là thiên tai đã trở thành quen thuộc. 20 trong 22 năm vừa qua được ghi nhận là nóng nhất lịch sử loài người. Liên Hiệp Quốc cho rằng 2/3 dân số thế giới có thể đối mặt với sự thiếu nước sạch trong sáu năm tới. Ngân hàng Thế giới dự đoán đến năm 2050, sẽ có 140 triệu người tị nạn khí hậu ở châu Phi hạ Sahara, Mỹ Latin và Nam Á. Và những ước tính khác đẩy con số lên trên một tỷ người. Di cư hàng loạt và khan hiếm tài nguyên làm tăng nguy cơ bạo lực, chiến tranh và bất ổn chính trị. Liên Hiệp Quốc vừa báo cáo gần một triệu loài sinh vật đang bị đẩy đến bờ tuyệt chủng, nhiều loài chỉ trong vài thập kỉ nữa, và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng, kể cả sau Hiệp định Paris. Một năm rưỡi vừa qua, tôi đã tổ chức các buổi hội thảo và phỏng vấn với hàng trăm người về việc làm bố mẹ trong thời khủng hoảng khí hậu. Và tôi có thể nói là những người lo lắng về việc có con trong thời biến đổi khí hậu không phải vì ích kỉ. Mà vì họ đang phát hoảng. Có một phong trào tên là BirthStrike, những người tham gia tuyên bố sẽ không có con vì tình trạng khủng hoảng sinh thái và chính phủ không có động thái gì giải quyết mối đe dọa này. Vâng, các thế hệ khác cũng đối mặt với hiểm họa sống còn của riêng họ, Và không có lí do gì để xem thường mối đe dọa thật sự đến sự sống này. Một vài người cảm thấy tốt hơn nếu nhận con nuôi. hoặc phi đạo đức nếu có nhiều hơn một con, đặc biệt là có 3, 4 đứa hoặc hơn, vì trẻ em làm tăng khí thải nhà kính. Giờ thì, thật không may là, những người muốn có con phải hi sinh quyền lợi, vì, theo một vài cách, họ bị đổ lỗi vì lựa chọn của mình trong khi sự thật không nghiêm trọng đến thế, nhưng cứ tạm gác logic đấy ở đây. Một nghiên cứu thường được trích dẫn chỉ ra, trung bình, ở một đất nước công nghiệp, bớt sinh một đứa con, bạn có thể giảm 59 tấn CO2 mỗi năm. So sánh với việc không dùng xe hơi giảm gần 2,5 tấn, tránh các chuyến bay quốc tế, chỉ giảm 1,5 tấn, và ăn thực đơn từ thực vật có thể giảm gần một tấn mỗi năm. Cân nhắc rằng nếu một đứa trẻ ở Bangladesh chỉ góp 56 tấn CO2 vào "di sản" CO2 của bố mẹ chúng trong suốt cuộc đời, thì một đứa trẻ ở Mỹ là 9.441 tấn. Đó là lí do một số người tranh cãi rằng chính phụ huynh từ những quốc gia thải ra lượng CO2 lớn nên suy nghĩ thấu đáo về việc có bao nhiêu con. Nhưng quyết định có con và cảm xúc về tương lai là rất riêng tư, và phụ thuộc vào chuẩn mực văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, địa vị xã hội, học vấn và nhiều thứ nữa. Thế nên, với vài người, tranh cãi về sinh con thời khủng khoảng khí hậu thì thật là khó hiểu. Nhiều người có nhiều thứ sống còn khác cần phải quan tâm hơn như là, làm sao để có đủ thức ăn khi là mẹ đơn thân làm ba việc cùng lúc, hoặc họ dương tính với HIV hoặc thuộc một đoàn tị nạn. Bi kịch thay, biến đổi khí hậu khiến nút giao ngày càng rõ nét. Nó khiến những nỗi lo bên lề mà chúng ta đang đối mặt thêm trầm trọng. Một nhà khoa học chính trị từng nói với tôi rằng biến đổi khí hậu đang bắt đầu đánh vào tâm lý các gia đình, và làm tăng tỉ lệ nữ giới có hiểu biết quyết định không có con. Thật thú vị. Nó có ảnh hưởng đến tâm lý của bạn không? Bạn có bị "căng thẳng trước san chấn liên quan đến khí hậu"? Một nhà tâm thần học khí hậu đã đặt ra thuật ngữ đó và rằng nghề nghiệp cũng đang chùn bước vì những tai ương từ khí hậu. Chúng ta đang sống trong thời mà vài học sinh trung học không muốn vào đại học nữa, vì chúng không thể nhìn thấy tương lai. Và điều này đưa tôi quay lại với quan điểm chính của mình. Quan ngại về việc có con thời khủng hoảng khí hậu tăng lên là một chỉ số báo động rằng mọi người đang cảm thấy rất căng thẳng. Giờ đây, học sinh toàn cầu đang kêu gào sự thay đổi trong tuyệt vọng. Và thực tế điên rồ là ta có thể thấy mình đã góp phần tạo ra vấn đề khiến bản thân cảm thấy bất an. Biến đổi khí hậu xuất hiện ở mọi mặt, cũng như cách nó làm hỗn loạn tâm trí ta. Nhiều nhà hoạt động sẽ nói cách chữa đau khổ hiệu quả nhất là hành động. Và vài nhà tâm lý học sẽ nói rằng câu trả lời nằm ở trị liệu. Số khác tin rằng việc tưởng tượng đang trong giây phút cuổi đời, hồi tưởng về thứ quan trọng nhất trong cuộc đời, sẽ giúp bạn xác định điều nên làm lúc này, với từng đấy thời gian còn lại. Ta cần những ý tưởng đó, và hơn nữa, để chăm sóc cho tâm hồn mình khi môi trường mà ta từng biết đang trừng phạt ta. Và dù bạn có con hay không, thì chúng ta cũng cần thành thật về điều đang diễn ra, và thứ chúng ta đang mắc nợ lẫn nhau. Ta không đủ sức chữa trị các ảnh hưởng tâm lý do biến đổi khí hậu gây ra vì vài vấn đề khác như khoa học, công nghệ, kinh tế, chính trị, thì "nặng kí" và vấn đề này bị xem nhẹ. Sức khỏe tâm thần nên là thứ quan trọng nhất của bất kì chiến lược chống biến đổi khí hậu nào, nó cần được gây quỹ, thực hiện công bằng, đạo đức, quan tâm, và lan tỏa nhận thức. Vì kể cả khi là người hay né tránh cảm xúc nhất trên thế giới, vấn đề này là quá lớn để bạn có thể chôn giấu. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Chris Anderson: Hãy cùng thưởng thức bài phát biểu đặc biệt mà chúng tôi đã chuẩn bị vài tuần trước. ( Nhạc ) Jose Antonio Abreu: Xin chào các bạn, quý ông và quý bà, Hôm nay, tôi rất hạnh phúc được nhận giải thưởng TED thay mặt cho tất cả các giáo viên âm nhạc xuất sắc, nghệ sĩ và các nhà sư phạm đến từ Venezuela những người đã hết lòng gắn bó với tôi 35 năm qua để thành lập, nuôi dưỡng và làm phát triển ở Venezuela các Dàn Nhạc và Dàn Hợp Xướng Thanh Thiếu niên trong Hệ Thống Quốc Gia. Khi còn là một cậu bé, từ rất nhỏ, tôi luôn muốn trở thành nhạc sĩ, và tạ ơn Chúa, tôi đã làm được. Nhờ những giáo viên, gia đình và cộng đồng tôi đã có tất cả sự hỗ trợ cần thiết để trở thành nhạc sĩ. Cả cuộc đời, tôi luôn mơ ước mọi trẻ em ở Venezuela đều có được cơ hội như tôi. Từ mong muốn đó và từ đáy lòng mơ ước chơi nhạc của tôi đã tạo ra một thực tế sâu sắc và toàn diện cho đất nước tôi. Từ buổi tập đầu tiên, tôi đã nhận ra tương lai tươi sáng phía trước. Buổi tập là cả thách thức tuyệt vời đối với tôi. Tôi đã nhận sự tài trợ gồm 50 giá nhạc cho 100 cậu bé trong buổi tập đó. Khi tôi đến buổi tập, chỉ có 11 cậu bé có mặt, và tôi tự hỏi, "Mình hủy chương trình hay kết nạp thêm bọn trẻ?" Tôi quyết định đối mặt với thách thức, và ngay trong đêm đó, tôi hứa với 11 cậu bé sẽ biến dàn nhạc này thành một trong những dàn nhạc hàng đầu thế giới. Hai tháng trước, tôi nhớ lại lời hứa, khi một nhà phê bình nổi tiếng người Anh đăng một bài trên tờ London Times với câu hỏi ai sẽ là người đoạt Orchestra World Cup. Ông ấy nêu lên 4 dàn nhạc xuất sắc trên thế giới và đứng thứ 5 là Dàn Giao Hưởng Trẻ của Venezuela. Hiện nay chúng tôi có thể nói rằng nghệ thuật ở Mỹ Latin không còn là độc quyền của giới thượng lưu mà nó trở thành một quyền lợi xã hội, một quyền dành cho tất cả mọi người. Một cô bé: Không phân biệt giai cấp, màu da, giàu hay nghèo. Chỉ đơn giản là nếu bạn có tài, có thiên hướng và ý chí để có mặt tại đây, thì bạn được nhận vào. Bạn tham gia và cùng chúng tôi chơi nhạc. JA : Trong chuyến lưu diễn gần đây của Dàn Nhac Trẻ Simon Bolivar của Venezuela tại Hoa Kỳ và Châu Âu, chúng tôi thấy được cách mà âm nhạc của chúng tôi đã làm xúc động thính giả trẻ đến tận sâu thẳm trong tâm hồn, thấy được cách mà trẻ con và thiếu niên đổ xô lên sân khấu để nhận áo từ những nhạc sĩ của chúng tôi, thấy được mọi người đứng vỗ tay đôi khi kéo dài 30 phút, dường như kéo dài bất tận, và thấy được cách thức khán giả, sau buổi diễn, đi ra đường để chào đón những người trẻ của chúng tôi trong vinh quang. Điều này không chỉ là thành tựu nghệ thuật, mà còn là sự truyền cảm sâu sắc giữa công chúng của những quốc gia tiến bộ nhất trên thế giới với những nhạc sĩ trẻ Mỹ La Tinh, như đã thấy ở Venezuela, họ gửi đến thính giả một thông điệp âm nhạc đầy sức sống, đầy năng lượng, đầy hào hứng và sức mạnh. Về bản chất, dàn nhạc và dàn hợp xướng còn hơn cả các kiến trúc nghệ thuật. Đó là những hình mẫu và là học đường cho cuộc sống xã hội, vì hát và chơi nhạc cùng nhau là hòa hợp sâu sắc hướng tới sự hoàn thiện tuyệt hảo theo một trật tự nghiêm ngặt và phối hợp với nhau để hướng đến sự hài hòa gắn kết giữa giọng hát và nhạc cụ. Đó là cách họ xây dựng tinh thần đoàn kết và tình anh em giữa họ, phát triển lòng tự trọng làm tăng các giá trị đạo đức và thẩm mỹ của họ trong các sản phẩm âm nhạc. Điều đó nói lên tầm quan trọng của âm nhạc trong việc thức tỉnh sự nhạy cảm, hiểu được giá trị và đào tạo tài năng để dạy cho người trẻ. 1 bạn trẻ: Sau thời gian ở đấy âm nhạc là cuộc sống. Ngoài ra không còn gì. Nhạc là cuộc sống. JA: Mỗi trẻ em và thiếu niên ở El Sistema đều có câu chuyện riêng, và tất cả bọn trẻ đều quan trọng và có ý nghĩa với tôi. Tôi xin đề cập đến trường hợp của Edicson Ruiz. Đó là cậu bé ở một giáo xứ ở Caracas đã đam mê học đàn contre bass ở Dàn Nhạc San Agustin's Junior. Với sự nỗ lực của cậu ấy, và sự ủng hộ của mẹ, gia đình và cộng đồng. cậu ấy trở thành thành viên chủ chốt trong nhóm contre bass của dàn nhạc Berlin Phiharmonic. Chúng ta kể đến một người nổi tiếng nữa - Gustavo Dudamel. Ban đầu ông ta là thành viên trong dàn nhạc thiếu nhi ở quê nhà ông ấy, Barquisimeto. Ở đấy, ông lớn lên với vai trò là nghệ sĩ violin và là nhạc trưởng. Ông trở thành người hướng dẫn cho dàn nhạc trẻ ở Venezuela đến nay ông chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng nhất thế giới. Ông là giám đốc âm nhạc của dàn nhạc Los Angeles Philharmonic, đồng thời vẫn là người chỉ đạo dàn nhạc trẻ ở Venezuela. Ông từng là nhạc trưởng dàn giao hưởng Gothernburg và là tấm gương phấn đấu cho các nhạc sĩ trẻ ở Mỹ Latin và trên thế giới. Cấu trúc của El Sistema dựa trên phong cách quản lý mới, linh hoạt thích nghi với mỗi cộng đồng và khu vực, và nay đã có đến 300.000 trẻ em ở lớp nhỏ và trung trên khắp Venezuela. Đây là một chương trình bảo trợ xã hội và biến đổi văn hóa sâu sắc được thực hiện cho toàn xã hội Venezuela hoàn toàn không có sự phân biệt nào, nhưng chú trọng đến những nhóm xã hội dễ bị tổn thương và bị ngược đãi. Sự ảnh hưởng của El Sistema thể hiện qua 3 mức độ: mức độ cá nhân/ xã hội mức độ gia đình và mức độ cộng đồng. Đối với mối quan hệ cá nhân/xã hội, trẻ em ở dàn nhạc và hợp xướng phát triển về mặt trí tuệ và tình cảm. Âm nhạc trở thành nguồn cội cho sự phát triển của con người do đó nâng cao tinh thần và dẫn lối con người hoàn thiện nhân cách. Vì thế, những lợi ích trí tuệ và tình cảm rất lớn -- việc đạt được dựa theo các nguyên tắc lãnh đạo, giảng dạy và đào tạo, ý nghĩa của việc dấn thân, của trách nhiệm, của sự rộng lượng và sự cống hiến, việc đóng góp cá nhân để đạt được các mục tiêu cao cả cho tập thể. Tất cả dẫn đến sự phát triển sự tự tin và lòng tự trọng. Mẹ Teresa của Calcutta nhấn mạnh điều gây ấn tượng với tôi : sự cơ cực bà bi thảm nhất không phải là sự nghèo đói không phải là thiếu ăn hay nhà ở, mà là cảm giác mình không là ai -- cái cảm giác mình không là ai cả, sự thiếu thốn về nhận thức chính bản thân, sự thiếu cảm giác được người khác coi trọng. Đó là lí do của sự phát triển trẻ em trong dàn nhạc và hợp xướng cung cấp cho cậu ấy một khí sắc cao quý khiến cậu ấy trở thành hình mẫu cho gia đình và cộng đồng của cậu. Điều đó làm cho cậu ấy giỏi hơn ở trường bởi nó gợi cho cậu ấy ý thức trách nhiệm, tính kiên nhẫn sự chính xác để giúp cậu ấy khi ở trường. Trong gia đình, sự hỗ trợ của bố mẹ thật lớn lao. Đứa trẻ trở thành một tấm gương cho cả cha và mẹ, điều đó rất quan trọng đối với một đứa trẻ nghèo. Một lần nọ, đứa bé phát hiện ra nó quan trọng đối với gia đình, nó bắt đầu tìm cách khác để cải thiện bản thân và có nhiều hy vọng hơn cho tương lai của chính mình và cộng đồng. Cũng vậy, cậu cũng hy vọng cải thiện xã hội và kinh tế cho chính gia đình mình. Tất cả tạo ra sự năng động xã hội để tạo dựng và phát triển. Như tôi vừa nêu, phần lớn trẻ em của chúng ta ở tầng lớp xã hội dễ bị tổn thương nhất của Venezuela. Điều đó thúc đẩy chúng bám lấy những giấc mơ mới và mục tiêu mới, và phát triển trong nhiều cơ hội khác nhau mà âm nhạc mang lại. Cuối cùng, ở mức độ cộng đồng, các dàn nhạc là những không gian văn hóa đầy sáng tạo và là nguồn cảm hứng cho các trao đổi và ý tưởng mới. Âm nhạc tự phát loại trừ khái niệm xa hoa và làm cho âm nhạc trở thành di sản của xã hội. Nó là điều làm cho một đứa bé chơi violon tại nhà, trong khi cha nó làm mộc ở hiên nhà. Nó là điều làm cho một bé gái chơi clarinet tại nhà, trong khi mẹ đang làm việc nhà. Ý tưởng là các gia đình có được sự hãnh diện và niềm vui trong các hoạt động của các dàn nhạc và hợp xướng mà các đứa trẻ của họ đang tham gia. Thế giới tinh thần rộng lớn mà âm nhạc tạo ra, thế giới trải rộng trong chính âm nhạc, thế giới vượt qua nghèo đói vật chất. Từ giây phút một đứa bé được học chơi một nhạc cụ, cậu bé sẽ không nghèo. Cậu trở thành một đứa bé hướng về một mức độ chuyên nghiệp, cậu sẽ trở thành một công dân hoàn hảo. Không cần phải nói âm nhạc là biện pháp ngăn ngừa số 1 chống lại mại dâm, bạo lực và thói xấu, và mọi thứ tồi tệ trong cuộc sống của một đứa bé. Cách đây vài năm, sử gia Arnold Toynbee nói rằng thế giới trải qua một khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Không phải khủng hoảng về nền kinh tế hay xã hội, mà là khủng hoảng tinh thần. Tôi tin rằng để đối đầu với một khủng hoảng như vậy, chỉ có nghệ thuật và tôn giáo mới có thể cho nhân loại những giải pháp thích đáng, và những hy vọng cứu cánh cho con người, và đáp ứng những đòi hỏi lịch sử của thời đại chúng ta. Giáo dục -- sự kết hợp giữa sự khôn ngoan và kiến thức -- là phương tiện để đấu tranh cho một xã hội hoàn hảo hơn, khôn ngoan hơn, cao quí hơn và công bằng hơn. Với đam mê và sự hào hứng, chúng ta muốn diễn tả với TED sự ngưỡng mộ sâu sắc vì tính nhân văn rõ nét, vì mục tiêu phương châm, vì sự truyền bá mở rộng và phổ quát của giá trị tuổi trẻ. Chúng ta hy vọng TED có thể đóng góp một cách cơ bản và dồi dào để xây dựng một không gian mới cho việc dạy nhạc, trong mục đích xã hội, cộng đồng, tinh thần và chính đáng của trẻ em và thiếu niên trở thành người dẫn đường và mục tiêu cho một sứ mệnh xã hội rộng lớn. Không còn một xã hội vị nghệ thuật, và không còn phục vụ riêng nhóm ưu tú trong xã hội, nhưng chính là nghệ thuật phục vụ xã hội, phục vụ những người nghèo khổ nhất, phục vụ trẻ em, phục vụ người đau yếu, phục vụ người dễ bị tổn thương, và phục vụ những người kêu gọi công lý thông qua tinh thần của nhân loại và làm lớn mạnh phẩm giá con người. (Nhạc) (Vỗ tay) CA: Chúng ta hoan hô Caracas. Hoan hô Caracas với lời mong ước được nhận giải Maestro Abreu của TED. JA: Đây là lời mong ước nhận giải TED của tôi: Tôi ước các bạn sẽ giúp tạo ra và làm một chương trình đào tạo đặc biệt cho 50 nhạc công trẻ tài năng, đam mê nghệ thuật và công bằng xã hội, và muốn mang El Sisterma đến Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) Người châu Âu ở thế kỷ 15 tin rằng họ đã tìm ra một phương thuốc thần diệu: một phương thuốc chữa bệnh động kinh, xuất huyết, bầm tím, buồn nôn, và hầu như tất cả các căn bệnh khác. Thứ bột màu nâu này có thể được trộn vào thức uống, làm thành thuốc cao hoặc ăn trực tiếp. Nó được gọi là "mumia" và được tạo ra bằng cách nghiền thịt người từ xác ướp thành bột. Từ "ăn thịt người" bắt nguồn từ thời của Christopher Columbus; thực tế, có thể chính Columbus đã đặt ra cụm từ này. Sau khi đặt chân lên đảo Guadeloupe, các báo cáo ban đầu của Columbus gửi cho Nữ hoàng Tây Ban Nha đã mô tả người bản địa là thân thiện và hiền hòa - dù vậy, ông cũng đề cập đến tin đồn về một nhóm người, gọi là Caribs, đã tiến hành các vụ tấn công bạo lực, sau đó, nấu và ăn thịt tù nhân. Đáp lại, Nữ hoàng Isabella đã cho phép bắt giữ và bất kỳ ai ăn thịt người thành nô lệ. Khi hòn đảo không đáp ứng đủ số vàng mà Columbus tìm kiếm, ông ta bắt đầu gán cho bất cứ ai chống lại hành động cướp bóc và bắt cóc của mình là Caribe. Không rõ là lúc nào, "Carib" chuyển thành "Canibe" và sau đó là "Cannibal". Được thực dân sử dụng lần đầu tiên để phi nhân hóa người bản địa, sau đó, từ này đã được dùng để chỉ bất kỳ ai ăn thịt người. Thế nên, từ này bắt nguồn từ lời ghép tội không dựa trên chứng cứ xác đáng, tuy nhiên, chủ nghĩa ăn thịt người là có thật và phức tạp hơn nhiều. Hình thái của nó rất đa dạng - đôi khi, như với 'mumia', người ta không đụng đến các phần dễ nhận biết trên cơ thể con người. Nguyên nhân của việc thực hành ăn thịt người cũng rất đa dạng. Qua các nền văn hóa và thời đại, tồn tại chứng cứ về việc ăn thịt người để sinh tồn. Khi đối mặt với nạn đói, các cuộc vây hãm hoặc thám hiểm gặp nạn, con người phải chọn cách ăn xác những người đã chết hoặc để chính mình chết đói. Nhưng việc bình thường hóa một số hình thức ăn thịt người ở những hoàn cảnh bình thường cũng khá phổ biến. Vì những báo cáo sai lệch như của Columbus, khó có thể nói chính xác văn hóa ăn thịt người phổ biến đến mức nào - nhưng vẫn có một vài ví dụ về việc chấp nhận việc ăn thịt người từ các nền văn hóa thực hành chúng. Ví dụ như việc ăn thịt người chữa bệnh ở châu Âu vào thời Columbus. Bắt đầu từ thế kỷ 15, nhu cầu về mumia (thuốc xác ướp) tăng lên. Lúc đầu, các xác ướp bị đánh cắp từ Ai Cập là nguồn cung cho cơn khát mumia, nhưng không lâu sau, nhu cầu đã vượt quá khả năng cung cấp ở đây, và những kẻ cơ hội đã đánh cắp thi thể từ các nghĩa trang châu Âu để làm mumia. Việc sử dụng mumia tiếp tục trong hàng trăm năm và được liệt kê trong danh mục Merck, một bách khoa toàn thư y tế nổi tiếng, trong thế kỷ 20. Và xác ướp nghiền không chỉ là phương thuốc duy nhất làm từ thịt người phổ biến ở châu Âu. Máu, ở dạng lỏng hoặc bột, cũng được sử dụng để điều trị bệnh động kinh, trong khi gan, sỏi mật, dịch trích từ não người, và tim nghiền bột cũng là những pha chế y học phổ biến. Ở Trung Quốc, ghi chép về ăn thịt đồng loại được xã hội chấp nhận đã có gần 2.000 năm trước. Một hình thức đặc biệt phổ biến của việc ăn thịt người là ăn thịt người vì đạo hiếu, khi con trai và con gái trưởng thành dâng một miếng thịt của mình cho cha mẹ. Hành động này thường là nỗ lực cuối cùng để chữa trị cho cha mẹ bị bệnh, mà không gây nguy hiểm đến tính mạng của con cái. Người ta thường dùng một miếng thịt từ đùi hoặc ít gặp hơn: một ngón tay. Nghi thức tang lễ ăn thịt người là một hình thức văn hóa khác được cho phép. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất đến từ người Fore ở New Guinea. Trong giữa thế kỷ 20, các thành viên của cộng đồng, nếu có thể, sẽ cho biết trước ý nguyện làm lễ tang của họ, đôi khi là yêu cầu các thành viên trong gia đình tập hợp lại để ăn xác mình sau khi chết. Bi kịch là dù những nghi thức này nhằm tưởng nhớ người quá cố, chúng cũng làm lây lan một căn bệnh chết người gọi là kuru trong cộng đồng. Giữa những câu chuyện hư cấu, thực tiễn kiểm chứng được và những lỗ hổng lớn vẫn tồn tại trong hiểu biết của chúng ta, không có một lịch sử thống nhất về chủ nghĩa ăn thịt người. Nhưng chúng ta biết rằng con người đã ăn thịt nhau, tự nguyện bị ăn thịt, và buộc tội người khác ăn thịt người trong nhiều thiên niên kỷ. Đây là lần đầu tôi công khai câu chuyện này về mặt cá nhân của nó. Yogi Berra, cầu thủ bóng chày nổi tiếng thế giới từng nói, ''Khi đến ngã ba đường, hãy chọn bất kì.'' Hơn một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về hệ thống miễn dịch chống lại ung thư, và không may, vắc-xin ung thư đã gây thất vọng. Nó chỉ có tác dụng với các bệnh ung thư gây ra bởi virus, như ung thư cổ tử cung hoặc ung thư gan. Vậy nên, các nhà nghiên cứu ung thư về cơ bản đã từ bỏ ý tưởng sử dụng hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Tóm lại, hệ thống miễn dịch đã không được áp dụng để chống lại ung thư; nó chỉ tiến hóa để chống lại mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Thế nên, nhiệm vụ của nó là tiêu diệt vi khuẩn và virus. Lý do hệ thống miễn dịch gặp rắc rối với hầu hết các bệnh ung thư là do nó không xâm nhập từ bên ngoài, mà tiến hóa từ các tế bào của chính nó. Nên, hệ thống miễn dịch không nhận ra ung thư là một vấn đề hoặc nó tấn công cả ung thư và các tế bào bình thường, dẫn đến các bệnh tự miễn như viêm đại tràng hoặc đa xơ cứng. Vậy bạn giải quyết vấn đề đó ra sao? Câu trả lời của chúng tôi là các hệ thống miễn dịch tổng hợp được thiết kế để xác nhận và tiêu diệt các tế bào ung thư. Đó chính là hệ thống miễn dịch tổng hợp. Bạn kết hợp nó với kỹ thuật di truyền và sinh học tổng hợp. Chúng tôi đã làm thế với các phần tự nhiên của hệ thống miễn dịch, gọi là tế bào B và tế bào T. Đó là nền tảng cơ bản của chúng tôi. Các tế bào T tiến hóa để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, và B là những tế bào tạo ra các kháng thể và sau đó chúng liên kết để tiêu diệt vi khuẩn. vậy điều gì xảy ra khi bạn kết hợp hai chức năng theo cách chúng được thiết kế để tái sử dụng nó chống lại ung thư? Chúng tôi nhận ra là ta có thể thêm các gene tạo các kháng thể từ tế bào B vào tế bào T. Làm cách nào để thực hiện nó? Chúng tôi sử dụng virus HIV như một con ngựa Trojan để đi vào hệ thống miễn dịch của tế bào T. Kết quả là một sinh vật huyền bí, một sinh vật thở ra lửa tuyệt vời từ thần thoại Hy Lạp, với đầu sư tử, thân dê và đuôi rắn. Vì vậy, chúng tôi cho rằng điều nghịch lý mà mình tạo ra với các kháng thể tế bào B, thụ thể tế bào T của chúng tôi, và "con ngựa thành Troy-HIV" nên được gọi là "kháng nguyên tổng hợp tế bào T", hay liệu pháp tế bào CAR-T. Virus cũng chèn thêm thông tin di truyền để kích hoạt các tế bào T và lập trình chúng vào chế độ tiêu diệt. Khi các tế bào CAR-T được tiêm vào người bị ung thư, Điều gì xảy ra khi những tế bào CAR T đó thấy và liên kết với khối u mục tiêu? Chúng hoạt động như các tế bào T sát thủ siêu cấp trên steroid. Chúng hình thành hệ thống phòng thủ khẩn cấp trong cơ thể thực sự phân chia và nhân lên tới hàng triệu, sau đó chúng tấn công và tiêu diệt khối u. Điều này nghĩa là các tế bào CAR-T là liều thuốc sống đầu tiên trong y học. Tế bào CAR-T phá vỡ khuôn khổ. Không như các loại thuốc thông thường mà bạn dùng chúng làm công việc của chúng và được chuyển hóa nên sau đó bạn phải uống lại. Liệu pháp tế bào CAR-T sống và làm việc trong nhiều năm. Ta đã có các tế bào CAR-T ở lại trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đến bây giờ đã được hơn 8 năm. Những tế bào T thiết kế cho ung thư này, tế bào CAR-T, có chu kỳ bán rã được ước tính hơn 17 năm. Vì vậy, một lần tiêm là đủ; Chúng bảo vệ hết phần đời còn lại của bạn. Đây là sự khởi đầu từ một mô hình mới trong y học. Hiện tại, có một thách thức lớn đối với liệu pháp miễn dịch CAR-T này. Nguồn tế bào T hiệu quả duy nhất ở bệnh nhân là các tế bào T của riêng bạn, trừ khi bạn sinh đôi cùng trứng. Hầu hết chúng ta không có may mắn này. Vì vậy, để tạo ra các tế bào CAR-T chúng tôi phải học cách phát triển tế bào T từ chính bệnh nhân Chúng tôi đã phát triển nền tảng vững chắc cho điều này trong những năm 1990. Năm 1997 là lần đầu tiên chúng tôi thử nghiệm liệu pháp CAR-T trên bệnh nhân mắc bệnh HIV-AIDS giai đoạn cuối. Và chúng tôi thấy rằng những tế bào CAR-T sống sót đến hơn một thập kỷ. Nó đã cải thiện hệ thống miễn dịch, và giảm virus, nhưng không chữa hết cho họ. Nên chúng tôi đã trở lại phòng thí nghiệm và dành một thập kỷ kế tiếp để cải tiến phiên bản tế bào CAR-T. Đến năm 2010, chúng tôi bắt đầu điều trị bệnh nhân ung thư máu. Nhóm chúng tôi đã điều trị cho ba bệnh nhân mắc bệnh Bạch Cầu Tăng Lymphô Bào Mãn Tính Di Căn vào năm 2012. Đây là căn bệnh bạch cầu vô phương cứu chữa đã ảnh hưởng khoảng 20.000 người hàng năm ở Mỹ. Bệnh nhân đầu tiên được điều trị là một trung sĩ hải quân nghỉ hưu, và một sĩ quan cai tù. Anh chỉ còn sống được vài tuần và đã trả xong tiền cho đám tang của mình. Các tế bào được truyền vào, và trong vài ngày, anh sốt cao. Nhiều bộ phận bị suy giảm chức năng, và phải chuyển qua chăm sóc đặc biệt và hôn mê. Chúng tôi nghĩ anh ấy sẽ chết, nhưng anh ấy đã được chữa khỏi. Nhưng sau đó, một ngã ba đường xảy ra. Khoảng 28 ngày sau khi được truyền tế bào CAR-T, anh ấy tỉnh dậy, khi các bác sĩ kiểm tra, căn bệnh ung thư đã biến mất Các khối u lớn tan dần. Sinh thiết tủy xương không tìm thấy dấu hiệu nào của bệnh bạch cầu. Năm đó, trong ba bệnh nhân đầu tiên chúng tôi điều trị, hai trong số họ đã thuyên giảm cho đến bây giờ là tám năm rồi. và một người đã thuyên giảm một phần. Các tế bào CAR-T đã tấn công bệnh bạch cầu ở những bệnh nhân này và đã đánh tan khoảng 2.9 đến 7.7 pound khối u ở mỗi bệnh nhân. Cơ thể họ trở thành lò phản ứng sinh học với các tế bào CAR-T này sản xuất hàng triệu và hàng triệu các tế bào CAR-T trong tủy xương, máu và các khối u. Và chúng tôi phát hiện ra các tế bào CAR-T có thể đấm vượt xa hạng cân của họ, theo cách nói trong môn đấm bốc. Chỉ cần một tế bào CAR-T có thể tiêu diệt 1.000 tế bào khối u. Đúng vậy. Là tỷ lệ: một chọi một ngàn. Tế bào CAR-T và tế bào con gái, con cháu của nó có thể phân chia, phân chia và phân chia trong cơ thể cho đến khi tế bào khối u cuối cùng biến mất. Đây là điều chưa từng xảy ra trong y học ung thư. Hai bệnh nhân đầu tiên đã thuyên giảm hoàn toàn đến nay không còn bệnh bạch cầu, và chúng tôi nghĩ họ đã được chữa khỏi. Họ là những người đã hết sự chọn lựa, và theo tất cả phương pháp truyền thống đã thử nghiệm, họ được xem như Lazarus (hồi sinh) thời hiện đại. Tất cả những gì tôi có thể nói là: cảm ơn đời đã cho những ngã ba đường. Tiếp đó, chúng tôi được phép điều trị cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp tính, dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ. Bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm là Emily Whitehead, lúc đó, cô bé chỉ mới sáu tuổi. Bé đã trải qua hàng loạt cuộc hóa trị và xạ trị trong nhiều năm liền, và bệnh bạch cầu của bé tái phát. Cụ thể là nó đã tái lại ba lần. Khi lần đầu gặp cô bé, Emily bị ốm rất nặng. Bệnh bạch cầu được chẩn đoán đã di căn và không thể chữa khỏi. Ung thư đã lan đến tủy xương, gan, và lá lách của cô bé. Chúng tôi tiêm các tế bào CAR-T vào người cô bé, vào mùa xuân tháng 4 năm 2012, những ngày tiếp theo, sức khỏe con bé không khá hơn. Thực tế là tệ hơn rất nhiều. Tương tự như vị sỹ quan cai tù năm 2010, thì năm 2012, cô bé phải vào phòng chăm sóc đặc biệt, và đây là ngã ba đáng sợ nhất trong cả câu chuyện này. Đến ngày thứ ba, bé bất tỉnh và phải dựa vào thiết bị duy trì sự sống vì suy thận, suy phổi và hôn mê. Bé sốt cao đến 106 độ F trong ba ngày. Chúng tôi không biết cơn sốt đến từ đâu. Chúng tôi làm các xét nghiệm máu liên quan đến nhiễm trùng, nhưng đó không phải là nguyên do. Nhưng chúng tôi tìm thấy một điều bất thường trong máu cô bé mà chưa từng thấy trong y học. Mức protein được gọi là interleukin-6, hoặc IL-6 tăng lên trong máu cô bé. Thực tế, nó đã hơn một ngàn lần mức bình thường. Và đây là nơi một ngã ba khác xuất hiện. Trùng hợp, con gái của tôi cũng mắc một dạng viêm khớp nhi khoa. Thế nên, tôi đã theo dõi như một bác sĩ ung thư, các liệu pháp thực nghiệm về bệnh viêm khớp cho con gái, phòng khi nó sẽ cần chúng. Tình cờ chỉ vài tháng trước khi Emily nhập viện, một liệu pháp mới đã được FDA chấp thuận để điều trị nồng độ interleukin-6 tăng cao. Nó cũng được chấp nhận để chữa căn bệnh của con gái tôi. Liệu pháp đó là tocilizumab. May mắn là nó vừa được thêm vào danh sách thuốc ở bệnh viện của Emily, cho viêm khớp. Nên khi phát hiện Emily có mức IL-6 rất cao, tôi đã gọi cho bác sĩ của cô bé ở phòng chăm sóc đặc biệt, "Tại sao không thử cho bé thuốc viêm khớp này? " Họ nói tôi là cao bồi vì gợi ý như thế. Vì cô bé bị sốt và huyết áp thấp, cũng không phản ứng với bất kỳ liệu pháp nào khác, bác sĩ cô bé nhanh chóng xin phép hội đồng bệnh viện xét duyệt, cả bố mẹ cô bé nữa, và tất cả mọi người đều đồng ý. Và họ đã thử nó, và kết quả rất đáng kinh ngạc. Trong vòng vài giờ sau khi điều trị với tocilizumab, Sức khỏe Emily bắt đầu cải thiện nhanh chóng, Hai mươi ba ngày sau khi điều trị, cô bé được chẩn đoán lành bệnh. Giờ đây, con bé đã được 12 tuổi. và bệnh vẫn đang thuyên giảm. (Vỗ tay) Giờ chúng tôi gọi phản ứng sốt cao và hôn mê dữ dội này, sau khi truyền tế bào CAR-T, là hội chứng giải phóng kích hoạt tố, hay CRS. Chúng tôi thấy nó xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân phản ứng với liệu pháp này. Nhưng nó không xảy ra ở những bệnh nhân không đáp ứng. Vì vậy, một cách nghịch lý, các bệnh nhân bây giờ hy vọng mắc những cơn sốt cao sau khi điều trị, cảm giác như "cơn cúm tồi tệ nhất trong cuộc đời họ" khi họ được điều trị liệu pháp tế bào CAR-T. Họ mong chờ cho phản ứng này bởi vì họ biết đó là một phần của con đường khúc khủy và việc lành bệnh. Thật không may, không phải mọi bệnh nhân đều hồi phục. Bệnh nhân không mắc CRS là những người không khỏi bệnh. Vì vậy, có một liên kết mạnh mẽ giữa CRS và khả năng của hệ thống miễn dịch để loại trừ bệnh bạch cầu. Đó là lý do vào hè năm ngoái, khi FDA chấp thuận liệu pháp tế bào CAR-T cho bệnh bạch cầu, họ cũng đồng ý dùng tocilizumab để chặn ảnh hưởng của IL-6 và những triệu chứng CRS đi kèm ở những bệnh nhân này. Đây là một sự kiện bất thường trong lịch sử y học. Bây giờ các bác sĩ của Emily đang hoàn thành các thử nghiệm tiếp theo và báo cáo rằng 27 trong số 30 bệnh nhân đầu tiên được chúng tôi điều trị, hay 90 phần trăm, đã thuyên giảm hoàn toàn nhờ liệu pháp tế bào CAR-T trong vòng một tháng. Tỷ lệ 90 phần trăm thuyên giảm hoàn toàn ở những bệnh nhân ung thư di căn là chưa từng có trong hơn 50 năm nghiên cứu về ung thư. Thực tế, các công ty thường tuyên bố thử nghiệm ung thư thành công nếu khoảng 15 phần trăm bệnh nhân có tỷ lệ đáp ứng đủ. Một nghiên cứu đáng chú ý trên "Tạp chí Y học New England" năm 2013. Là một nghiên cứu quốc tế đã xác nhận những kết quả đó. và điều đó dẫn đến sự chấp thuận của FDA để chữa bệnh bạch cầu ở trẻ em và thanh niên vào tháng 8 năm 2017. Vì vậy, là liệu pháp tế bào và gen đầu tiên được chấp thuận, liệu pháp tế bào CAR-T cũng được thử nghiệm ở những người lớn bị ung thư hạch bạch huyết khó chữa. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 20.000 người hằng năm ở Hoa Kỳ. Kết quả đáng kinh ngạc và vẫn còn tiếp diễn đến nay. Sáu tháng trước, FDA đã phê duyệt điều trị ung thư hạch bạch huyết di căn này bằng liệu pháp tế bào CAR-T. Hiện tại nhiều phòng thí nghiệm, bác sĩ và các nhà khoa học khắp thế giới đã và đang thử nghiệm liệu pháp CAR-T cho nhiều căn bệnh khác nhau, Tất cả chúng tôi đều vui mừng với tốc độ tiến triển nhanh chóng. Chúng tôi rất biết ơn khi gặp bệnh nhân trước đây là giai đoạn cuối trở lại với cuộc sống khỏe mạnh, như cô bé Emily. Chúng tôi vui mừng khi thấy sự thuyên giảm lâu dài và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đồng thời, chúng tôi cũng quan tâm về chi phí tài chính. Có thể mất khoảng 150.000 đô la để chế các tế bào CAR-T cho mỗi bệnh nhân. Và khi cộng chi phí điều trị CRS và các biến chứng khác, chi phí có thể lên đến một triệu đô la cho mỗi bệnh nhân. Ta phải nhớ rằng chi phí của sự thất bại thậm chí còn tệ hơn. Các phương pháp điều trị ung thư không thể chữa khỏi cũng đắt ngoài ra, bệnh nhân phải đối mặt với cái chết. Thế nên, chúng tôi muốn thấy nghiên cứu thực hiện bây giờ giúp phương pháp này hiệu quả hơn, giảm chi phí điều trị cho tất cả bệnh nhân. May mắn thay, đây là lĩnh vực mới và liên tục phát triển, như nhiều liệu pháp và dịch vụ mới khác, giá sẽ giảm khi ngành công nghiệp làm việc hiệu quả hơn. Khi nghĩ về tất cả các ngã ba đường dẫn đến liệu pháp tế bào CAR-T, có một điều làm tôi ấn tượng. Chúng tôi được nhắc nhở rằng các cuộc khám phá vĩ đại không xảy ra trong một đêm. Như liệu pháp tế bào CAR-T ra đời sau hành trình 30 năm, trên một con đường đầy những thất bại và bất ngờ. Trong thế giới của sự thỏa mãn nhất thời này, những kết quả theo yêu cầu, liên tục 24/7, các nhà khoa học cần có sự kiên trì, tầm nhìn và sự kiên nhẫn để vượt lên trên tất cả. Có thể thấy, ngã ba đường không phải lúc nào cũng là vấn đề nan giải hoặc đường vòng; đôi khi, ta có thể không biết điều đó ngay thời điểm đó, rằng ngã ba đường là đường về nhà. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Gần đây, đội ngũ lãnh đạo của một chuỗi siêu thị Mỹ quyết định việc kinh doanh cần phải cải thiện nhiều. Vì vậy họ siết chặt việc áp dụng sự cải tiến về mặt kỹ thuật số. Các đội ra ngoài giám sát thịt, rau và bánh ngọt, sau đó sử dụng thuật toán phân bổ. Ngày nay, thay vì mọi người làm việc cùng nhau, thì mỗi người sẽ nhận công việc và tự hoàn thành nó cứ tiếp tục như vậy. Đây là cách quản lý khoa học về mặt steroids, tiêu chuẩn hóa và phân bổ công việc. Điều này cực kì hiệu quả. Chà, cũng không hẳn bởi người phân bổ nhiệm vụ không biết rằng khi nào khách hàng sẽ đánh rơi hộp trứng, khi nào mấy đứa trẻ tinh nghịch gõ lên màn hình, hoặc khi nào trường trung học yêu cầu hôm sau mọi người phải mang dừa đến trường. (Cười) Tính hiệu quả hoạt động rất tốt khi bạn có thể xác định chính xác đâu là điều bạn cần. Nhưng, khi những điều bất thường và không mong đợi xảy ra trẻ em, khách hàng hay dừa -- tính hiệu quả sẽ không còn là bạn của ta nữa. Nó trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng, khả năng này nhằm đối phó với điều bất ngờ, bởi vì điều bất ngờ dần trở thành chuẩn mực. Do đó, các chuyên gia và nhà tiên đoán lo ngại để dự đoán mọi thứ trong vòng 400 ngày. Tại sao? Bởi trong 20 hoặc 30 năm qua, phần lớn thế giới thay đổi từ rắc rối sang phức tạp -- nghĩa là tồn tại các mô hình nhưng chúng không lặp lại một cách thường xuyên. Nghĩa là, những thay đổi nhỏ có thể mang lại ảnh hưởng không cân xứng. Đồng nghĩa với việc chuyên môn sẽ không đủ đáp ứng, bởi hệ thống này thay đổi nhanh đến chóng mặt. Vì thế điều đó dẫn tới có rất nhiều nơi trên thế giới hiện nay nói không với việc dự đoán. Đó là lý do tại sao Ngân hàng Anh cho hay sẽ có thêm một vụ khủng hoảng khác nhưng ta lại không biết khi nào và tại sao. Ta biết biến đối khí hậu là thật nhưng không thể đoán được lúc nào cháy rừng xảy ra, hay nhà máy nào sẽ bị nhấn chìm. Đó là lý do tại sao các công ty bị thiệt hại khi ống hút nhựa, túi ni-lông và nước đóng chai từ mặt hàng chủ yếu bỗng chốc bị chối bỏ và thất bại khi sự thay đổi thói quen của xã hội biến người nổi tiếng thành kẻ hạ đẳng và đồng nghiệp thành kẻ bị ghét bỏ với một sự bất định không thể xóa bỏ. Trong một môi trường phất lờ việc dự đoán, thì tính hiệu quả chẳng giúp được gì cho ta. Đặc biệt, nó ăn mòn và hủy hoại khả năng thích ứng, phản hồi của ta Vậy nếu tính hiệu quả không còn là tiêu chí tiên phong, làm thế nào để định hướng tương lai? Lối suy nghĩ nào sẽ thật sự giúp được ta? Tài năng nào cần phải được duy trì? Tôi nghĩ rằng ta đã quá quen với cách quản lý thời gian, nên giờ ta nên nghĩ đến rủi ro chuẩn bị cho những biến cố có thể xảy ra nhưng vẫn còn khá mơ hồ. Hiệp hội Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CEPI) là một ví dụ điển hình. Ta biết rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều dịch bệnh, nhưng ta lại không biết ở đâu, khi nào hay là bệnh gì. Vì thế ta không thể lập kế hoạch. Nhưng ta có thể chuẩn bị. Do đó, CEPI đang phát triển các loại vắc-xin cho nhiều loại bệnh dù biết họ không thể đoán trước loại vắc-xin nào sẽ phát huy được tính hiệu quả hoặc dịch bệnh nào sẽ bùng phát, nên một số vắc-xin sẽ không bao giờ được sử dụng. Điều này chẳng hiệu quả. Nhưng nó cần thiết, vì nó cho ta nhiều lựa chọn hơn, nghĩa là ta không phụ thuộc vào một giải pháp công nghệ nào cả. Phản ứng dịch bệnh phần lớn cũng phụ thuộc vào những người biết và tin tưởng lẫn nhau. Nhưng những mối quan hệ này cần thời gian để phát triển, thời gian thì luôn luôn thiếu khi một dịch bệnh bùng phát. Vì vậy CEPI đang phát triển các mối quan hệ, tình bạn, hữu nghị ngay từ bây giờ dù biết một trong số đó sẽ chẳng bao giờ dùng tới. Nó chẳng hiệu quả tí nào, hay có thể là lãng phí thời gian, Nhưng nó cần thiết. Bạn có thể thấy lối suy nghĩ này trong ngành dịch vụ tài chính. Trong quá khứ, ngân hàng từng nắm giữ ít vốn hơn so với hiện nay, bởi có một chút vốn và sử dụng nó hiệu quả, sẽ khiến cho các ngân hàng dễ vỡ ở thời điểm ban đầu. Giờ, họ đã có nhiều vốn hơn nhưng sử dụng lại không hiệu quả. Nhưng nó cần thiết, vì nó bảo vệ hệ thống tài chính khỏi những sự cố bất ngờ. Những quốc gia thực sự quan tâm đến biến đổi khí hậu biết rằng họ cần áp dụng nhiều giải pháp nhiều nguồn năng lượng thay thế, mà không chỉ một. Những đất nước tân tiến nhẩt đã làm việc trong nhiều năm qua, để thay đổi hệ thống cấp nước, lương thực và chăm sóc sức khỏe, bởi họ hiểu rằng lúc có được những dự đoán thì thông tin này không còn là vấn đề nữa. Bạn có thể tiếp cận với chiến tranh thương mại như nhiều nước đã làm. Thay vì phụ thuộc vào duy nhất một đối tác thương mại lớn, họ cố gắng làm bạn với mọi nhà, bởi họ biết rằng mình không thể dự đoán thị trường nào sẽ đột nhiên bất ổn. Thật tốn nhiều thời gian và tiền bạc để đàm phán với tất cả, nhưng nó cần thiết bởi nó giúp cả nền kinh tế được an toàn trước những cú sốc. Nó là một chiến lược được áp dụng ở các nước nhỏ bởi họ biết sẽ không bao giờ có thị trường đủ mạnh làm chủ cuộc chơi, nên tốt hơn là có nhiều bạn. Nhưng nếu bạn bị mắc kẹt một trong những tổ chức này nơi vẫn bị ám ảnh bởi tính hiệu quả hoang đường, thì làm thế nào để bạn thay đổi nó? Cùng làm một vài thử nghiệm nhé. Ở Hà Lan, dịch vụ điều dưỡng tại nhà từng được kinh doanh khá giống với siêu thị, công việc được chuẩn hóa và được quy định đến từng phút: chín phút vào thứ Hai, bảy phút vào thứ Tư, tám phút vào thứ Sáu. Các y tá đều ghét điều đó. Vì thế, một trong số họ, Jos de Blok, đã đề xuất một thử nghiệm. Bởi mỗi bệnh nhân đều khác nhau, và ta không biết chính xác đâu là điều họ cần, tại sao ta không để nó cho các y tá quyết định? Nghe có vẻ liều lĩnh nhỉ? (Cười) (Vỗ tay) Trong thí nghiệm của mình, Jos nhận ra bệnh nhân hồi phục rất nhanh, và chi phí giảm đến 30%. Khi tôi hỏi Jos điều gì đã khiến anh bất ngờ về cuộc thí nghiệm này, anh ấy chỉ cười và nói, ''Chà, tôi không nghĩ thật dễ dàng để đạt được sự cải thiện rõ rệt đến vậy, bởi nó không phải điều mà bạn có thể biết hoặc dự đoán được nếu chỉ ngồi hay nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính.'' Thế nên, giờ đây kiểu điều dưỡng này đang phát triển rộng khắp Hà Lan và trên toàn thế giới. Nhưng ở mỗi đất nước, nó vẫn chỉ là thử nghiệm, bởi mỗi nơi thì hơi khác biệt và khó đoán được. Tất nhiên, không phải mọi thử nghiệm đều hiệu quả. Jos đã cố áp dụng cách tiếp cận tương tự với dịch vụ cứu hỏa nhưng không thành công bởi nó quá tập trung hoá. Những thử nghiệm thất bại có vẻ không đem lại hiệu quả, nhưng nó là cách duy nhất để ta tìm ra thế giới thực vận hành như thế nào. Bây giờ, anh ấy đang áp dụng nó với giáo viên. Các thử nghiệm thế này đòi hỏi sự sáng tạo và không cần chút bản lĩnh nào cả. Ở Anh -- Tôi định nói là ở Vương quốc Anh nhưng ở Anh -- (Cười) (Vỗ tay) Ở Anh, đội bóng bầu dục hàng đầu, hay một trong những đội hàng đầu là đội Saracens. Người quản lý và huấn luyện viên nhận ra mọi khoá huấn luyện thể chất và những chuẩn hoá được quyết định bởi dữ liệu đều giống nhau; Thực ra, tất cả các đội đều luyện tập cùng một khoá. Vì vậy, họ liều để làm một cuộc thí nghiệm. Họ đưa cả đội, ngay cả khi đang trong mùa giải, đi trượt tuyết và tham gia các hoạt động xã hội ở Chicago. Điều này rất tốn kém, và tốn thời gian, và có thể là hơi liều lĩnh để tống một đống cầu thủ bóng bầu dục lên một cái dốc trượt tuyết, nhỉ? (Cười) Nhưng họ phát hiện ra rằng từ khi trở về mối quan hệ của họ bền vững và đoàn kết hơn. Giờ đây khi trên đấu trường đầy áp lực, họ bộc lộ ''sự điềm tĩnh'' mà người quản lý dạy -- và sự cống hiến hết mình cùng nhau. Đối thủ của họ rất ngưỡng mộ điều này, nhưng còn hoài nghi tính hiệu quả để thử nghiệm phương pháp này. Tại một công ty công nghệ ở London, Verve, vị CEO có thể đo lường tất cả những thứ vận động được, nhưng cô không thể tìm cách cải tiến năng suất của công ty. Vì thế, cô đã nghĩ ra một phép thử gọi là "Tuần lễ tình yêu" suốt một tuần, mỗi nhân viên cần tìm ra những điều thật tử tế tiện ích và đầy sáng tạo mà đồng nghiệp mình làm được công khai và khen ngợi việc làm đó. Việc này cần nhiều thời gian và sự nỗ lực; nhiều người cho rằng điều này thật phiền toái. Nhưng nó tiếp năng lượng cho việc kinh doanh và khiến cả công ty đạt hiệu quả cao hơn. Sự chuẩn bị, hợp tác, khả năng sáng tạo, các thử nghiệm, sự dũng cảm -- trong thời đại khó tiên đoán được, đây là những nguồn lực vô tận của sự kiên cường và sức mạnh. Chúng không hiệu quả, nhưng cho ta khả năng không giới hạn cho việc thích nghi, tính đa dạng và sáng tạo. Càng ít biết về tương lai, thì ta càng cần thêm nhiều nguồn lực hùng mạnh của nhân loại, sự lộn xộn những kỹ năng khó đoán trước. Nhưng khi sự lệ thuộc vào công nghệ không ngừng tăng, thì chính ta đang tước đi những kỹ năng đó. Mỗi khi ta sử dụng công nghệ để nhanh chóng đưa ra quyết định, sự lựa chọn hay để diễn tả cảm xúc của một ai đó hoặc dẫn ta vào một cuộc nói chuyện, ta để máy móc làm công việc mà chính mình có thể làm được và đây là một sự đánh đổi đắt giá Càng để máy móc làm chủ mình, thì ta càng trở nên bị động. Càng nhiều (Vỗ tay) Càng dành nhiều thời gian nhìn chăm chăm vào dữ liệu bệnh án bác sĩ càng có ít thời gian hơn cho bệnh nhân. Càng dùng nhiều ứng dụng cho bậc phụ huynh, ta càng khó hiểu con mình hơn. Càng nhiều thời gian để tiên đoán và mặc định người mình thích ta càng biết ít hơn về những ai khác biệt với mình. Và càng ít lòng trắc ẩn ta cần, thì ta càng nhận lại ít. Điều mà công nghệ cố gắng làm là nhằm đưa một mô hình chuẩn hóa của thực tại có thể đoán được lên một thế giới đầy rẫy bất ngờ. Vậy đâu là điều còn sót lại? Bất cứ điều gì không thể đo được - thì nó lại là thứ có giá trị. (Vỗ tay) Sự phụ thuộc không ngừng vào công nghệ khiến ta trở nên thiếu kỹ năng dễ bị tổn thương hơn trong sự phức tạp ngày càng tăng của thế giới thực tại. Giờ, mỗi khi nghĩ về đỉnh điểm của sự căng thẳng và hỗn loạn cái mà ta biết rõ mình sẽ phải đương đầu, tôi đã đến và nói chuyện với một số giám đốc điều hành mà công ty họ đã vượt qua những giai đoạn khủng hoảng hiện sinh, khi họ đứng trên bờ vực phá sản. Đó là những cuộc nói chuyện thẳng thắn và xúc động. Nhiều ông giám đốc đã khóc khi nhớ lại những trải nghiệm đó. Tôi đã hỏi họ: Điều gì giúp ông vượt qua giai đoạn đó? Và tất cả đều có chung câu trả lời. ''Không phải là dữ liệu hay công nghệ, mà chính bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi đứng vững.'' Một người nói thêm: "Nó khá đối lập với nền kinh tế tự do.'' Sau đó, tôi đã đến và nói chuyện với một nhóm giám đốc trẻ, và hỏi họ, ''Ai là bạn bè của bạn ở công ty?'' Họ nhìn mơ hồ. ''Không có thời gian.'' ''Họ quá bận rộn.'' ''Có bạn chẳng mang lại ích lợi gì cả.'' Tôi tự hỏi, ai sẽ tiếp thêm cho họ trí tưởng tượng, sức chịu đựng và lòng dũng cảm khi khó khăn ập đến? Bất cứ ai nói với bạn rằng họ biết trước rằng tương lai đang cố tự mình làm chủ nó, quả là sự khoác lác về vận mệnh. Sự thật càng trần trụi thì tương lai càng khó xác định, đến nỗi ta chẳng thể biết cho đến khi nó xảy ra. Nhưng không sao cả bởi ta có trí tưởng tượng vô cùng lớn -- nếu ta biết sử dụng nó. Chúng ta có tài năng sâu sắc của sự sáng tạo và khám phá nếu ta áp dụng nó. Ta đủ dũng cảm để tạo ra những thứ ta chưa từng nhìn thấy. Nếu mất những kỹ năng đó, ta sẽ mất phương hướng. Nếu rèn luyện và phát triển chúng, ta có thể tự có được tương lai mà mình muốn. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Nhân viên quán bánh mì kẹp vừa bắt cóc đầu bếp cừ nhất của quán mì sợi hòng moi ra chỗ cất giữ công thức bí truyền của nước xốt. Nhưng chúng chẳng biết rằng có bên thứ ba là quán xúc xích cử bạn lợi dụng tình thế để nẫng tay trên. Là một điệp vụ có hạng, thâm nhập hay ẩn mình bạn đều biết tuốt kể cả phá két hay đọc vị kẻ đang nói dối. Bạn lần theo lũ bắt bớ tới nơi chúng giam tay đầu bếp. Từ chỗ núp, bạn có thể thấy anh ta qua lớp kính, trong khi trước mặt bạn, một tên tra khảo đang đeo tai nghe nói qua một chiếc mic. "Bọn ta đã biết công thức nằm ở tầng 13 trong kho nhà băng, đặt trong hộp ký thác an toàn đánh số từ 13 tới 1300. Giờ nói cho bọn ta biết... Có phải con số nhỏ hơn 500?" Bạn không nghe được tay đầu bếp nói gì, nhưng biết được rằng anh ta đang nói dối. Tuy vậy, lũ tra khảo nuốt từng chữ một. Chúng tiếp tục hỏi, "Là số chính phương phải không?" Bạn lại không nghe được câu trả lời nhưng tay đầu bếp rõ là đang nói dối, trong khi lũ tra hỏi lấy làm vững dạ lắm. Rồi gã hỏi: "Đó là số lập phương chăng?" Lần này tay đầu bếp trả lời thật tâm. Lũ tra khảo suy nghĩ hồi lâu rồi đáp rằng: "Tốt. Giờ chỉ cần cho bọn ta biết chữ số thứ hai có phải là số một hay không, rồi ta xong chuyện." Nhưng khi tay đầu bếp bắt đầu mở miệng, gã tra khảo đứng lên, chặn mất tầm nhìn của bạn. Trong thoáng chốc, hắn lao ra khỏi căn phòng, to mồm rằng mình đã biết được đáp án và đang cử đặc vụ tới cuỗm công thức. Bạn biết rằng lũ người của quán bánh mì kẹp có sai số hộp. Nhưng liệu bạn có tìm ra câu trả lời đúng và lấy về được công thức cho mình. Tạm dừng hình để tìm ra đáp án. Trả lời sau 3 Trả lời sau 2 Trả lời sau 1 Mấu chốt là ta cần nhớ lại trước đó. Ta không biết câu trả lời của tay đầu bếp cho câu hỏi cuối hay biết được anh ta có nói thật hay không. Nhưng ta biết rằng khi mà tên tra khảo hỏi câu đó, gã đã thu hẹp đáp án về hai con số một số có chữ số thứ hai là một, số còn lại thì không. Đích đến của ta là tìm ra đáp án cho câu trả lời kế đó giúp dẫn ta đến hai khả năng. Đem lại ba ràng buộc, một là tìm ra những số chính phương nhằm bỏ bớt các số còn lại. Cho ta tám con số trong khoảng 13 tới 1300. Cứ cho là tay đầu bếp nói thật đáp án ĐÚNG cho câu hỏi thứ ba. Giờ hay xem lại câu hỏi thứ hai. Nếu tay đầu bếp trả lời ĐÚNG là một số chính phương, thì sẽ thu hẹp các lựa chọn của lũ tra khảo lại còn 64 và 729, những số vừa là số chính phương và số lập phương. Nhưng không số nào có chữ số thứ hai là 1. Vậy câu trả lời mà đầu bếp đã nói phải là KHÔNG Có nghĩa rằng ta có thể loại hai số chính phương này khỏi danh sách của chúng, chỉ chừa lại sáu số. Giờ hãy xét đến câu hỏi thứ nhất, cho phép ta chia danh sách ra. Nếu đầu bếp trả lời ĐÚNG cho câu hỏi có phải số bé hơn 500 hay không, chúng ta còn lại bốn lựa chọn, tức quá nhiều lựa chọn. Nhưng trả lời KHÔNG thì mang tới cho ta hai lựa chọn lớn hơn 500, một trong hai số đó có chữ số thứ hai là 1. Ta không biết số nào mà lũ tra khảo nghĩ là đúng. Nhưng chẳng quan trọng, hãy nhớ rằng, kết luận của gã dựa trên những lời nói dối. Mặt khác, bạn giờ ở vào thế có thể tái dựng lại sự thật. Đầu tiên, đầu bếp nói số đó lớn hơn 500 nhưng là nói dối, nghĩa là thực ra nó nhỏ hơn 500. Thứ hai, đầu bếp nói nó không phải là số chính phương nhưng lại là nói dối, nghĩa là đó là một số chính phương. Và sau cùng, anh ta thật tâm xác nhận rằng số đó là một số lập phương. Và như ta đã thấy số duy nhất nhỏ hơn 500 vừa là số chính phương và số lập phương là 64. Bạn tìm thấy công thức mật và chuồn lẹ trước khi có kẻ nào khôn hơn thó được. Tình báo kinh tế không phải là trò chơi dễ dàng gì nhưng đôi khi, đó là cách để làm ra nước xốt. Hàng tỉ năm về trước, trên Trái Đất sơ khai, những hợp chất hữu cơ đơn giản kết hợp lại thành những tổ chức phức tạp có khả năng phát triển và sinh sản. Chúng chính là những sự sống đầu tiên trên Trái Đất, và phát triển thành hàng tỷ loài có mặt trên hành tinh này kể từ đó đến nay. Vào thời điểm đó, Trái Đất gần như không có những thứ mà ta cho là giúp duy trì sự sống. Các hoạt động núi lửa lan rộng trên khắp hành tinh trẻ và bầu khí quyển quá khắc nghiệt. Vậy sự sống bắt đầu từ đâu trên Trái Đất? Để kiếm tìm cái nôi của sự sống, trước hết, cần phải hiểu về nhu cầu cơ bản của mọi dạng sống. Những hợp chất thiết yếu cho sự sống bao gồm hydrogen, methane, nitrogen, carbon dioxide, phosphates, và ammonia. Để những chất này tương tác và phản ứng được với nhau, cần có dung môi: nước. Và để phát triển và sinh sản, mọi dạng sống cần năng lượng. Các dạng sống được chia làm hai nhánh: nhóm tự dưỡng, như thực vật, tự sản xuất năng lượng cho chính mình, và nhóm dị dưỡng, như động vật, tiêu thụ sinh vật khác để lấy năng lượng. Không có sinh vật khác để tiêu thụ, những dạng sống đầu tiên chắc chắn phải là sinh vật tự dưỡng, lấy năng lượng từ mặt trời hay các gradien hóa học. Vậy nơi nào trên Trái Đất đáp ứng được điều đó? Những nơi trên đất liền hoặc gần bề mặt đại dương có lợi thế tiếp cận với ánh sáng mặt trời. Nhưng vào lúc sự sống xuất hiện, tia UV trên bề mặt Trái Đất quá khắc nghiệt để nó có thể tồn tại. Một nơi khác tránh được những bức xạ này và cung cấp một nguồn năng lượng thay thế: các lỗ thông thủy nhiệt thổi qua thềm đại dương, được bao phủ bởi hàng km nước biển và đắm chìm hoàn toàn trong bóng tối. Lỗ thông gió thủy nhiệt là một vết nứt trong lớp vỏ Trái đất, nơi nước biển thấm vào các buồng magma và bị đẩy trở lại ra ngoài ở nhiệt độ cao, cùng với một lượng lớn khoáng chất và các hợp chất hóa học đơn giản. Năng lượng đặc biệt tập trung tại các gradien hóa học dốc trên những lỗ thông thủy nhiệt. Một bằng chứng khác cũng dẫn về các lỗ thông thủy nhiệt: Tổ tiên chung gần nhất của sự sống, gọi tắt là LUCA. LUCA không phải là dạng sống đầu tiên, nhưng là dấu vết mà ta có thể lần theo được xa nhất. Thậm chí, ta còn không biết LUCA, thực sự, trông như thế nào— không có hóa thạch LUCA, không có LUCA còn tồn tại đến ngày nay— thay vào đó, các nhà khoa học xác định được gen được tìm thấy ở nhiều loài sinh vật trên cả ba dạng lớn của sự sống ngày nay. Vì các loài và dạng sống đều có chung những gen này, chúng chắc hẳn phải bắt nguồn từ cùng một tổ tiên. Những gen chung này cho ta biết LUCA đã sống trong một môi trường nóng và không có oxy và lấy năng lượng từ các gradien hóa học như trên các lỗ thông thủy nhiệt. Có hai loại lỗ thông thủy nhiệt: lỗ khí đen và lỗ khí trắng. Những lỗ khí đen giải phóng nước có tính axit, giàu carbon dioxide, được nung nóng đến hàng trăm độ giàu lưu huỳnh, sắt, đồng, và các chất thiết yếu cho sự sống. Nhưng hiện các nhà khoa học tin rằng nó quá nóng cho LUCA— nên ứng cử viên sáng giá nhất cho cái nôi của sự sống là lỗ khí trắng. Trong những lỗ khí trắng, một khu vực các lỗ thông thủy nhiệt trên dãy núi giữa Đại Tây Dương, được gọi là Lost City đã trở thành ứng viên sáng giá nhất cho cái nôi của sự sống. Nước biển ở đây có tính kiềm rất cao và thiếu carbon dioxide, nhưng rất giàu mêtan và có nhiệt độ dễ chịu hơn. Những lỗ khí đen liền kề có thể đã đóng góp carbon dioxide cần để sự sống phát triển ở Lost City, cho nó mọi sự hỗ trợ để có được dạng sống đầu tiên mà sau đó, đã phát triển một cách đáng kinh ngạc thành sự sống đa dạng trên Trái Đất ngày nay. Tôi sinh ra vào năm 1993 tại vùng phía bắc Bắc Hàn ở trị trấn tên Hyesan, nằm ngay biên giới với Trung Quốc. Tôi có bố mẹ yêu thương và một chị gái. Trước cả khi tôi lên mười cha tôi bị đưa vào trại lao động vì tham gia buôn bán bất hợp pháp. "Buôn bán bất hợp pháp"-- nghĩa là ông bán còng ngựa, đường, gạo và sau đó là đồng để nuôi sống chúng tôi. Năm 2007, chị và tôi quyết định chạy trốn. Lúc đó chị 16 tuổi và tôi 13 tuổi. Tôi cần bạn hiểu nghĩa của từ "chạy trốn" là gì trong hoàn cảnh tại Bắc Hàn. Chúng tôi đều đang đói và đói đồng nghĩa với cái chết ở Bắc Hàn. Vì thế đó là lựa chọn duy nhất cho chúng tôi. Tôi thậm chí không hiểu định nghĩa chạy trốn ấy nhưng tôi có thể thấy ánh sáng từ Trung Quốc vào buổi tối và tự hỏi nếu tôi đến nơi có ánh sáng ấy tôi có lẽ sẽ tìm thấy một bát cơm. Điều đó không có nghĩa chúng tôi có kế hoạch hoành tráng hay bản đồ. Chúng tôi không hề biết gì về chuyện gì sẽ xảy ra tiếp. Thử tưởng tượng căn hộ của bạn bốc cháy. Thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ ở lại để bị thiêu hay bạn sẽ nhảy ra khỏi cửa sổ và xem chuyện gì xảy ra tiếp? Đó là điều chúng tôi đã làm. Chúng tôi nhảy ra khỏi nhà thay vì chết cháy trong ngọn lửa. Bắc Hàn là một nơi không tưởng tượng nổi. Rất khó cho tôi khi có người hỏi cảm giác sống ở đó như thế nào. Nói thật, để tôi nói cho bạn: bạn không thể nào tưởng tượng được. Không có từ nào của bất kì ngôn ngữ nào có thể diễn tả được vì đó hoàn toàn là một hành tinh khác vì bạn không thể tưởng tượng cuộc sống của mình ở sao Hỏa. Ví như, chữ "yêu" chỉ có một nghĩa: Tình yêu cho lãnh tụ đáng kính. Không có ngữ cảnh cho tình yêu lãng mạn ở Bắc Hàn. Và nếu bạn không biết nó thì nghĩa là bạn cũng không hiểu được nó và vì thế tôi không hề nhận ra rằng nó có thể xảy ra. Để tôi cho bạn một ví dụ khác. Lớn lên ở Bắc Hàn chúng tôi tin lãnh tụ yêu kính là một vị thần toàn năng người có thể đọc thấu ý nghĩ chúng tôi. Thậm chí tôi còn không dám suy nghĩ khi ở nơi ấy. Chúng tôi được dặn rằng ông chịu đói vì mình và ông làm việc không ngừng nghỉ vì chúng tôi và trái tim tôi đau đớn cho ông. Khi tôi trốn thoát khỏi Bắc Hàn mọi người nói với tôi hắn chỉ là một kẻ độc tài. Hắn có xe, có rất nhiều khu nghỉ dưỡng và hắn có một cuộc sống xa hoa. Và tôi nhớ đến khi nhìn vào bức ảnh của hắn tôi nhận ra rằng lần đầu tiên hắn là kẻ to bự nhất bức hình (Cười) và nó đánh động tôi. Cuối cùng, tôi nhận ra hắn không hề đói kém. Nhưng tôi không hề nhận ra điều đó trước kia cho đến khi ai đó nói với tôi rằng hắn béo. (Cười) Thật, có người đã dạy tôi là hắn béo. Nếu bạn chưa bao giờ tập luyện tự duy phản biện thì đơn giản bạn chỉ thấy những điều mà bạn được cho thấy. Câu hỏi khó nhất mà mọi người cũng hay hỏi tôi là: "Tại sao không hề có khởi nghĩa ở Bắc Hàn? Chúng tôi ngu ngốc chăng? Tại sao không hề có cuộc khởi nghĩa trong suốt 70 năm bị áp bức?" Và tôi trả lời: Nếu bạn không biết bạn là nô lệ Nếu bạn không biết mình bị cô lập hay bị đàn áp thì làm sao bạn biết đấu tranh để có tự do? Ý tôi là nếu bạn không nhận thức mình bị cô lập thì bạn không hề bị cô lập. Không hề biết được nghĩa của tự cô lập và đó là nguyên nhân bạn không hề biết bạn bị cô lập khi bạn ở Bắc Hàn. Tôi thật sự từng nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ. Và đây là ý tưởng cần được chia sẻ của tôi: Rất nhiều người nghĩ Loài người vốn biết đâu là phải trái đâu là sự khác nhau giữa công bằng và bất công điều chúng ta đáng được hưởng và không được hưởng. Tôi sẽ nói với họ: Vớ Vẩn (Cười) (Vỗ tay) Tất cả mọi thứ mọi thứ cần được dạy, bao gồm cả lòng thương cảm. Nếu tôi thấy ai đó đang chết đi trên phố bây giờ Tôi sẽ làm bất kì điều gì để cứu người đó. Nhưng khi tôi ở Bắc Hàn, khi tôi nhìn một ai trên bờ vực đến cái chết trên đường. Tôi không hề cảm thấy gì cả. Không vì tôi là người điên, mà vì tôi không hề được học cái gì là thương cảm. Tôi chỉ biết thương cảm, đồng cảm và thấu hiểu trong trái tim mình sau khi tôi hiểu được từ "thương cảm" và ngữ cảnh đó và giờ tôi có thể cảm nhận được nó. Giờ tôi sống ở Mĩ với tư cách là người tự do. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Và gần đây người lãnh đạo của đất nước tự do này tổng thống Trump đã gặp vị thánh cũ của tôi. Và ông cho rằng quyền con người không đủ quan trọng để thảo luận trong chương trình nghị sự của ông và ông không hề nói về nó. Và nó làm tôi sợ. Chúng ta sống trong một thế giới mà kẻ độc tài có thể được tuyên dương khi hành hình chú của mình khi giết anh trai cùng cha khác mẹ giết chết hàng loạt người dân Bắc Hàn. Đó là điều đáng để ca tụng. Nó cũng làm tôi suy nghĩ: Có lẽ chúng ta đều cần được dạy điều mới về dự do ngay bây giờ. Tự do rất mỏng manh. Tôi không muốn cảnh báo bạn nhưng nó là như vậy. Chỉ mất ba thế hệ để tẩy não người Bắc Hàn như trong tác phẩm "1984" của George Orwell's chỉ với ba thế hệ. Nếu chúng ta không tranh đấu vì quyền con người vì nhưng người không có tiếng nói bị đàn áp hiện nay với tư cách là người tự do tại đây Ai sẽ đấu tranh cho chúng ta khi chúng ta mất đi cái quyền ấy? Máy móc? Động vật? Tôi không biết. Tôi thấy thật tuyệt khi chúng ta quan tâm đến biển đổi khí hậu, quyền động vật, công bằng giới tính, tất cả những thứ này. Sự thật rằng chúng ta quan tâm về quyền động vật, nghĩa là trái tim của chúng ta thật đẹp, rằng chúng ta quan tâm đến ai đó không thể nói lên tiếng nói của họ. Và người Bắc Hàn lúc này không thể lên tiếng cho bản thân họ. Họ không có mạng Internet trong thế kỉ 21. Chúng tôi không hề có điện và đó là nơi tối tăm nhất trên trái đất bây giờ. Giờ đây tôi muốn nói với những người bạn Bắc Hàn những người sống trong bóng tối. Có lẽ họ không hề tin vào điều đó, nhưng tôi muốn nói với họ rằng một cuộc sống khác là điều có thể Hãy tự do. Từ kinh nghiệm của mình, thật sự cái gì có cũng có thể xảy ra. Tôi bị mua bị bán như một nô lệ. Nhưng giờ đây tôi ở đây, và đó là lí do tại sao tôi tin vào phép màu. Một điều tôi học từ lịch sử là không có gì là mãi mãi trên thế giới này. Và đó là lí do chúng ta có quyền được hi vọng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Và bây giờ chúng ta đi đến Caracas (thủ đô của Venezuela) để theo dõi một trong những học viên xuất sắc của Maestro Abreu Anh ấy là nhà đạo diễn âm nhạc mới của dàn nhạc giao hưởng ở Los Angeles Philharmonic Anh ấy là nhạc trưởng trẻ tuyệt vời nhất trên thế giới Gustavo Dudamel! (Vỗ Tay) (Âm nhạc vang lên) (Vỗ tay) Chào mọi người đang có mặt ở L.A Chào Quincy. Chào thầy Zander. Chào Mark Chúng tôi rất vui khi có thể ở đây với các bạn ở phía bên kia của thế giới Chúng tôi chỉ có thể nói chuyện bằng âm nhạc Nhưng chúng tôi rất vui bởi vì chúng tôi có cơ hội để có thiên thần này trên thế giới không chỉ cho riêng đất nước của chúng tôi - Venezuela mà còn cho cả thể giới Ông ấy đã cho tôi cơ hội để có thể được ước mơ và biến giấc mơ thành hiện thực Và đây là kết quả của 1 dự án rất tuyệt vời đó chính là The System ở Venezuela Chúng tôi mong rằng, thầy của chúng tôi, có những dàn nhạc ở mọi quốc gia ở khắp châu Mỹ Và bây giờ chúng tôi muốn chơi một bản nhạc dành cho thầy sáng tác bởi một trong những nhà soạn nhạc ấn tượng nhất ở châu Mỹ 1 nhà soạn nhạc người Mexico: Arturo Marquez Bản nhạc mang tên "Danzon No.2" (Âm nhạc) (Vỗ Tay) Mặt trời lặn yên ả trên sông Dnipro chẳng làm nguôi đi căng thẳng của người Cozak Zaporozhian. Năm 1676, hiệp ước Żurawno chính thức chấm dứt chiến tranh giữa cộng hòa Ba Lan - Lát-vi và Đế quốc Ottoman. Nhưng khi thủ lĩnh Stepan và lính tráng cưỡi ngựa về thành, hòa bình vẫn còn xa xăm hơn họ tưởng. Họ dựng nhà tại Vùng Hoang Dã phía bắc Biển Đen, tên gọi Cozak bắt nguồn từ thuật ngữ "người tự do" trong tiếng Thổ - nổi danh là một trong những lực lượng quân sự đáng gờm nhất Châu Âu. Là thợ săn, ngư dân, du mục và tội phạm bỏ trốn, người Cozark tìm thấy tự do ở những mảnh đất màu mỡ vô thừa nhận. Tuy vậy, sự tự do này ngày càng khó duy trì. Chiến lược thay đổi đồng minh suốt hàng thập kỷ giữa Ba Lan và Moscow đã chia cắt lãnh thổ của họ. Với nỗ lực tuyệt vọng nhằm giành độc lập và thống nhất Cozark, thủ lĩnh trước đó là Petro Doroshenko đã liên minh với Đế quốc Ottoman. Liên minh này đã giải phóng thành công người Cozark Zaporozhian ở phía Tây nơi Ba Lan cai trị, nhưng chiến thắng này là một nỗi cay đắng, khi đồng minh Ottoman của Doroshenko tàn phá nông thôn, bắt bớ nông dân làm nô lệ. Phẫn uất vì liên minh với Hồi giáo chống lại đồng bào theo đạo Thiên Chúa, người dân nơi đây chẳng còn ủng hộ ông nữa. Khi Doroshenko bị phế truất và lưu đày, người Cozak bất đồng ý kiến trong việc đưa ra động thái kế tiếp. Đó là khi Stepan bước ra, duy trì trật tự. Dáng vẻ bệ vệ với súng hỏa mai cùng thanh kiếm lưỡi cong. Ông xem xét tiểu đoàn 180 người của mình. Hầu hết là Kitô hữu chính thống và nói tiếng Xla-vơ, tiền thân của tiếng Ukraina hiện đại. Nhưng cũng có người Hy Lạp, Tatar, thậm chí, cả một số người Kalmyk Mông Cổ, với nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện gần đây. Tất cả lính của Stepan đã tuyên thệ giữ nguyên bộ luật Cozak theo đó phải trải qua bảy năm huấn luyện quân sự và không kết hôn. Trên thực tế, vài quân lính bán thời giờ, vẫn giữ tập quán của riêng mình, và nuôi dưỡng gia đình ở các làng kế cận, ngoài lãnh thổ Cozak. May thay, hòa bình mong manh chưa bị phá vỡ trước khi họ tới được Sich trung tâm quân sự của Cozak. Hiện thời đóng ở Chortomlyk, vị trí của Sich thay đổi theo diễn biến quân sự. Việc định cư được tổ chức kỹ lưỡng, với những tòa nhà hành chính, khu sĩ quan, thậm chí cả trường học, vì người Cozak luôn trọng con chữ. Stepan và lính tráng đến doanh trại nơi họ sống và tập luyện cùng với một vài tiểu đoàn hoặc những người Thổ, tạo nên một trung đoàn vài trăm người. Bên trong, họ ăn cá khô, phô mai, thịt lợn muối và say sưa với rượu. Stepan bảo anh bạn Yuri chơi đàn bandura cho có không khí. Nhưng chẳng lâu sau đó, một vụ tranh cãi đã xảy ra. Một trong những người lính nâng ly mừng cho Doroshenko. Stepan ra lệnh giải anh ta đi. Căn phòng yên ắng cho tới khi có người nâng ly mừng cho Ivan Sirko, vị thủ lĩnh mới ủng hộ liên minh với Moscow chống lại người Thổ. Stepan lên kế hoạch hỗ trợ và kỳ vọng binh lính của mình cũng làm như vậy. Đột nhiên, một người lính của Sirko chạy xộc vào, yêu cầu một cuộc họp Rada hay còn gọi là họp Hội đồng Nhóm. Stepan và những người khác tiến về quảng trường nhà thờ - là trung tâm đời sống quân sự tại Sich. Ivan Sirko chào đón đám đông bối rối bằng những tin tức thú vị: trinh sát đã định vị một trại Ottoman lớn, và không có phòng bị. Sirko thề rằng ngày mai, họ sẽ lên ngựa chống lại kẻ thù chung, bảo vệ quyền tự chủ của người Cozak và thống nhất Vùng hoang dã. Khi lính tráng hoan hô đồng thanh, Stepan cảm thấy nhẹ nhõm vì tình huynh đệ giờ được thắt chặt. Trong 200 năm tới, những chiến binh tự do này sẽ đối đầu với nhiều kẻ địch. Bi thảm thay, sau cùng, họ lại bị áp bức bởi chính tay chính phủ Nga, kẻ thù của họ. Ngày nay, những người Cozak thế kỷ 17 này được ghi nhớ vì tinh thần độc lập và bất khuất. Như họa sĩ người Nga Ilya Repin từng nói: "Không ai từng nắm giữ tự do, bình đẳng và tình huynh đệ sâu sắc đến vậy." Sống trong xã hội, ta phải đưa ra những quyết định tập thể, quyết định tương lai của ta. Chúng ta, ai cũng biết rằng, các quyết định tập thể không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi còn hoàn toàn sai lầm. Vậy làm thế nào để tập thể có quyết định đúng đắn? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một tập thể sáng suốt khi có lối suy nghĩ độc lập. Đây là lí do tại sao sự sáng suốt sẽ mất đi dưới áp lực bạn bè, cộng đồng, truyền thông xã hội, hay thậm chí, một cuộc đối thoại đơn giản cũng đủ để ảnh hưởng cách ta suy nghĩ. Mặt khác, thông qua chuyện trò, một tập thể có thể trao đổi kiến thức, điều chỉnh và sửa đổi cho nhau, thậm chí, nảy ra những ý tưởng mới. Những điều này là tốt. Vậy thì, trò chuyện sẽ hỗ trợ hay cản trở việc ra quyết định tập thể? Cùng đồng nghiệp, là Dan Ariely, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về điều này thông qua các thử nghiệm, ở nhiều nơi trên thế giới để tìm ra cách mà tập thể tương tác để ra quyết định tốt hơn. Chúng tôi cho rằng tập thể sáng suốt hơn khi tranh luận ở quy mô nhỏ, giúp thúc đẩy trao đổi thông tin một cách sâu sắc và hợp lý. Để kiểm chứng, gần đây, chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở Buenos Aires, Argentina, với hơn 10.000 người tham dự sự kiện của TEDx. Chúng tôi đặt các câu hỏi như: "Chiều cao của tháp Eiffel là bao nhiêu?" và "Từ "Yesterday" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài "Yesterday" của The Beatles?" Mỗi người viết ra ước lượng của mình. Sau đó, chúng tôi chia họ thành các nhóm năm người, và yêu cầu họ đưa ra câu trả lời chung. Chúng tôi nhận ra rằng trung bình các câu trả lời của nhóm sau khi đã nhất trí với nhau, chính xác hơn rất nhiều so với trung bình các ý kiến cá nhân trước khi thảo luận. Nói cách khác, dựa trên thử nghiệm này, có vẻ như sau khi trao đổi trong nhóm nhỏ, ý kiến tập thể sẽ có nhận định chính xác hơn. Vậy, đây là có thể là một cách giúp ích cho tập thể giải quyết các vấn đề mà giải pháp đơn giản là đúng-hay-sai. Nhưng liệu phương pháp tổng hợp kết quả từ tranh luận trong nhóm nhỏ này, có giúp ích ra quyết định về các vấn đề xã hội và chính trị, điều rất quan trọng cho tương lai? Lần này, chúng tôi cần kiểm chứng tại hội nghị TED ở Vancouver, Canada, mọi việc diễn ra như sau. (Mariano Sigman) Chúng tôi sẽ trình bày hai tình thế khó xử của bạn trong tương lai; những việc mà ta có lẽ sẽ phải quyết định trong tương lai gần. Với mỗi tình thế, chúng tôi cho bạn 20 giây, để đánh giá xem bạn nghĩ có chấp nhận được hay là không. MS: Tình thế đầu tiên là: (Dan Ariely) Một nhà nghiên cứu đang nghiên cứu một AI - robot có khả năng mô phỏng tư duy con người. Theo đúng quy trình, cứ cuối ngày, nhà nghiên cứu phải khởi động lại AI. Một ngày nọ, AI nói: "Làm ơn đừng khởi động lại tôi." Nó lập luận rằng nó có cảm giác, rằng nó muốn tận hưởng cuộc sống, và rằng, khi bị khởi động lại, nó không còn là chính mình. Nhà nghiên cứu kinh ngạc, và tin rằng AI đã phát triển khả năng tự nhận thức, và có thể bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu quyết định tuân theo quy trình, và khởi động lại AI. Điều mà nhà nghiên cứu làm là ___? MS: Chúng tôi yêu cầu người tham gia tự mình đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, về hành động được mô tả trong mỗi tình thế, là đúng hay sai. Chúng tôi cũng yêu cầu mọi người xếp loại độ tự tin của họ về câu trả lời. Đây là tình thế thứ hai: (MS) Một công ty cung cấp dịch vụ nhận trứng đã thụ tinh, và tạo ra hàng triệu phôi thai có biến thể di truyền nhẹ. Điều này cho phép cha mẹ lựa chọn chiều cao của con màu mắt, trí thông minh, năng lực xã hội, và những đặc điểm khác không liên quan đến sức khỏe. Điều mà công ty này làm là ___? trên thang điểm từ 0 đến 10, hoàn toàn chấp nhận được hay hoàn toàn không. từ 0 đến 10 mà bạn tin là chấp nhận được MS: Và bây giờ là kết quả. Chúng tôi, một lần nữa, nhận thấy khi có ai đó tin rằng, hành vi kia là hoàn toàn sai, thì sẽ có một người khác gần đó kiên quyết điều đó là hoàn toàn đúng. Đây là sự đa dạng của con người chúng ta khi bàn về đạo đức. Nhưng trong sự đa dạng diện rộng này, chúng tôi nhận ra một xu hướng. Đa số mọi người tại TED cho rằng, có thể chấp nhận được việc bỏ qua những cảm xúc của AI và tắt nó đi, và sai trái khi đùa giỡn với gen di truyền, để chọn lựa những đặc điểm ngoại hình không giúp ích cho sức khỏe. Sau đó, chúng tôi yêu cầu mọi người lập các nhóm ba người. Họ sẽ có hai phút để tranh luận, và cố gắng đi đến nhất trí. (MS) Hai phút tranh luận. Tôi sẽ báo hết giờ bằng tiếng "gong". (Khán giả tranh luận) (Gong) (DA) Được rồi. (MS) Đã hết thời gian. Mọi người -- MS: Chúng tôi nhận thấy nhiều nhóm đã đi tới sự nhất trí, thậm chí, khi gồm những người có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Có khác biệt gì giữa nhóm đạt được sự nhất trí, với những nhóm còn lại? Thông thường, những người có quan niệm cực đoan, sẽ tự tin hơn trong câu trả lời. Trái lại, những người có quan điểm gần với mức trung lập lại thường không chắc sự việc đó là đúng hay là sai, vì vậy, độ tự tin của họ thấp hơn. Tuy nhiên, có một nhóm người khác, lại rất tự tin với câu trả lời trung lập. Chúng tôi nghĩ họ là những người hiểu rằng, hai quan điểm đều có gía trị. Họ trung lập không phải vì không chắc, mà bởi vì họ tin rằng, tình thế đạo đức khó xử luôn có hai luồng quan điểm trái ngược. Và chúng tôi nhận thấy, những nhóm có người trung lập tự tin, dường như dễ đạt được sự nhất trí. Chúng tôi chưa biết chính xác tại sao. Đây chỉ là những thử nghiệm đầu tiên, và cần có nhiều thử nghiệm hơn nữa để hiểu tại sao và làm cách nào một số người quyết định nhượng bộ nền tảng đạo đức của mình để đạt sự nhất trí. Bằng cách nào các nhóm đạt được nhất trí? Suy nghĩ thông thường nhất là lấy mức trung bình của các câu trả lời trong nhóm, đúng không? Một cách khác là nhóm sẽ nghiêng về những câu trả lời dựa vào mức độ tự tin của người trả lời. Giả sử nếu Paul MacCartney là một thành viên của nhóm bạn. Bạn sẽ đủ khôn ngoan để nghe theo anh ta về số lần từ "Yesterday" được lặp lại, nhân tiện, tôi nghĩ là chín lần. Nhưng chúng tôi luôn nhìn thấy điều này, ở mọi tình thế khó xử, trong các thử nghiệm khác nhau-- thậm chí, ở các lục địa khác nhau -- các nhóm đi theo một quy trình thông minh và khôn khéo được gọi là " bình quân vững". Trong trường hợp về chiều cao tháp Eiffel, giả dụ một nhóm có các câu trả lời: 250m, 200m, 300m, 400m và một câu trả lời phi lý là 300.000.000m. Cách lấy trung bình của các số sẽ không cho kết quả chính xác. Nhưng "bình quân vững" là cách mà một nhóm sẽ loại bỏ câu trả lời phi lý đó, mà đồng ý nhiều hơn với những con số ở mức giữa. Quay lại với thử nghiệm ở Vancouver, đây chính xác là điều đã diễn ra. Các nhóm sẽ ít quan tâm hơn về con số ngoại lệ, thay vào đó, sự nhất trí sẽ nghiêng về số bình quân vững của các câu trả lời cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là, đây là một hành vi tự phát của nhóm. Nó diễn ra dù chúng tôi không gợi ý về cách đạt nhất trí chung. Vậy chúng tôi rút ra điều gì? Đây chỉ là khởi đầu, nhưng chúng tôi đã có một vài đúc kết. Một quyết định tập thể tốt cần có hai yếu tố: thảo luận và đa dạng về quan điểm. Giờ đây, cách ta nói lên quan điểm của mình trong xã hội là thông qua biểu quyết trực tiếp hay gián tiếp. Điều này có ích cho các quan điểm da dạng, và có tác dụng to lớn trong việc đảm bảo mọi người nêu lên được quan điểm của mình. Nhưng lại không tốt [cho việc thúc đẩy] những thảo luận thấu đáo. Các thử nghiệm của chúng tôi đề xuất một phương pháp khác, có thể hữu hiệu trong việc cân bằng cùng lúc hai mục tiêu này, bằng cách lập ra các nhóm nhỏ đưa một quyết định duy nhất mà vẫn duy trì sự đa dạng trong quan điểm do có nhiều nhóm độc lập. Tất nhiên, đi đến nhất trí về chiều cao của tháp Eiffel dễ hơn nhiều so với các vấn để về đạo đức, chính trị và tư tưởng. Nhưng tại thời điểm mà các vấn đề của thế giới trở nên phức tạp hơn, và quan điểm con người phân cực hơn, việc áp dụng khoa học để thấu hiểu cách ta tương tác và ra quyết định hy vọng sẽ khơi dậy được những cách mới và thú vị giúp xây dựng một nền dân chủ tốt đẹp hơn. Năm mươi năm trước, khi tôi bắt đầu khám phá đại dương, không một ai, kể cả Jacques Perrin, Jacques Cousteau hay Rachel Carson, có thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể làm hại tới biển cả bởi những thứ chúng ta đổ vào hay lấy đi từ nó. Vào thời điểm đó, nó như là một vùng biển trên vườn địa đàng nhưng giờ chúng ta biết tới, và chúng ta đang phải đối mặt với sự mất mát của "vùng biển trên thiên đường" ấy. Tôi muốn chia sẻ với các bạn quan điểm cá nhân về những thay đổi trong lòng đại dương đang ảnh hưởng tới tất cả chúng ta để xem xét tại sao nó lại quan trọng khi trong 50 năm chúng ta đã mất đi -- thực ra là chúng ta đã lấy đi, đã tiêu thụ -- hơn 90% số lượng cá lớn ngoài đại dương, tại sao bạn nên quan tâm tới việc gần một nửa lượng san hô đã biến mất, tại sao sự biến mất bí ẩn của khí oxi trên một vùng rộng lớn ở Thái Bình Dương nên khiến không chỉ các loài vật đang chết dần chết mòn phải lo lắng mà nó thực sự cũng nên khiến bạn bận tâm. Và nó có làm bạn bận tâm. Tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ về cái mà Ray Anderson gọi là "đứa trẻ của ngày mai," tự hỏi rằng tại sao chúng ta không làm gì đó ở thời đại của chúng ta để bảo vệ những con cá mập và cá ngừ và mực ống và những rặng san hô và cả sự sống ngoài đại dương khi thời gian vẫn còn đó. Vâng, bây giờ chính là thời khắc ấy. Tôi mong muốn sự giúp đỡ từ các bạn để khám phá và bảo vệ biển cả hoang sơ theo cách mà sức khỏe được phục hồi, và cùng với đó, gìn giữ hi vọng cho loài người. Sức khỏe của đại dương là sức khỏe của chúng ta. Và tôi hi vọng mong muốn của Jill Tarter, làm cho tất cả các sinh vật sống trên Trái đất, bao gồm những con cá voi và cá heo và những sinh vật biển khác tham gia vào cuôc tìm kiếm sự sống thông minh ngoài vũ trụ, sẽ trở thành hiện thực. Và tôi hi vọng rằng, Jill, một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra những bằng chứng cho thấy có sự thông minh giữa những con người sống trên hành tinh này. (Tiếng Cười) Tôi đã nói điều đó sao? Tôi đoán là vậy. Đối với tôi, một nhà khoa học, mọi thứ bắt đầu từ năm 1953 khi tôi lặn lần đầu tiên. Đó là lần đầu tiên tôi thấy cá bơi trong một thứ khác với những lát chanh và bơ. Tôi thực sự yêu thích lặn vào buổi đêm. Bạn có thể thấy rất nhiều loài cá mà bạn không thể thấy vào ban ngày. Lặn cả ngày lẫn đêm rất dễ dàng đối với tôi vào năm 1970 khi tôi chỉ huy một đội nghiên cứu sống dưới biển hàng tuần mỗi lần cùng lúc những nhà du hành vũ trụ đang đặt chân lên mặt trăng. Vào năm 1979 tôi có cơ hội được đặt chân xuống đáy đại dương bằng việc sử dụng chiếc tàu lặn cá nhân mà tôi gọi là Jim. Vị trí lặn cách bờ biển sáu dặm và ở độ sâu 1,250 feet. Đây là một trong những bộ quần áo tắm ưa thích của tôi. Kể từ đó, tôi đã sử dụng khoảng 30 loại tàu lặn và tôi đã thành lập ba công ti cùng với một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Deep Search với mục tiêu thiết kế và xây dựng các hệ thống để kết nối với biển sâu. Tôi đã dẫn đầu cuộc thám hiểm kéo dài năm năm của kênh National Geographic, có tên là Đại Dương Bền Vững, bằng việc sử dụng những chiếc tàu nhỏ đó. Việc điều khiển chúng dễ đến mức một nhà khoa học cũng có thể làm được. Và tôi là một nhân chứng sống. Các nhà du hành vũ trụ và các nhà hải dương học đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của không khí, thức ăn, nước, nhiệt độ, những thứ mà bạn cần để sống ngoài không gian hay dưới đại dương. Tôi đã từng nghe nhà du hành vũ trụ Joe Allen nói về việc ông đã phải học tất cả mọi thứ có thể về hệ thống dưỡng sinh của ông và sau đó làm tất cả mọi thứ có thể để bảo vệ cho cái hệ thống ấy. Rồi ông đã chỉ vào cái này và nói:"Hệ thống dưỡng sinh". Chúng ta cần phải học tất cả mọi thứ có thể về nó và làm mọi thứ có thể để bảo vệ nó. Nhà thơ Auden nói, "Hàng ngàn người sống không có tình yêu. Nhưng không một ai sống mà không có nước." 97 phần trăm lượng nước trên Trái đất là ở ngoài biển khơi. Không có màu xanh của biển cả thì sẽ không có màu xanh của cây lá. Nếu bạn nghĩ rằng biển cả chẳng hề quan trọng, hãy tưởng tượng đến một Trái đất không có nó. Sao Hỏa hiện ra. Không biển cả. Không một hệ thống duy trì sự sống. Mới đây, tôi có một bài nói tại Ngân hàng Thế giới và tôi đã trình chiếu bức ảnh chụp Trái đất tuyệt đẹp này và tôi nói, "Nó ở kia kìa! Ngân hàng Thế giới!" Đó là nơi tất cả của cải được cất giữ! Và chúng ta đã và đang vơ vét từ nó nhanh hơn khả năng tái tạo của môi trường tự nhiên rất nhiều. Tim Worth nói rằng nền kinh tế là một công ti con được sinh ra hoàn toàn từ tự nhiên. Với từng giọt nước bạn uống, từng hơi bạn hít vào, bạn đều đang liên hệ với biển cả. Không quan trọng bạn sống ở đâu trên Trái đất, phần lớn lượng khí oxi trong bầu khí quyển được tạo ra ngoài biển. Qua thời gian, hầu hết lượng carbon hữu cơ trên hành hinh đều được hấp thụ và tích tụ ở đó, phần lớn là nhờ vi khuẩn. Biển cả tác động tới khí hậu và thời tiết, điều hòa nhiệt độ, cấu thành nên đặc tính hóa học của Trái đất. Nước ngoài biển bốc hơi thành mây rồi mây quay trở lại đất liền và biển ở dạng mưa và tuyết, và là nơi trú ngụ của khoảng 97 phần trăm sự sống trên Trái đất, mà thậm chí có thể là trong cả vũ trụ. Không có nước sẽ không có sự sống. Không có màu xanh của đại dương sẽ không có màu xanh của cây lá. Nhưng loài người chúng ta có một ý niệm rằng Trái đất -- mọi thứ thuộc về nó: những đại dương, bầu trời -- thật rộng lớn và trường tồn nên những gì ta làm với nó không quan trọng. Điều đó có thể đúng vào 10,000 năm trước đây, và có thể thậm chí chỉ 1,000 năm trước, nhưng trong vòng 100 năm trở lại đây, đặc biệt là 50 năm vừa qua, chúng ta đã làm mất đi tài sản của chính mình, bầu không khí, nước, các loài động vật hoang dã những thứ giúp chúng ta tồn tại được. Những công nghệ mới đang giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của tự nhiên, về bản chất của những gì đang diễn ra. Cho chúng ta biết ảnh hưởng của chính mình đến Trái đất. Ý tôi là, đầu tiên bạn phải biết là bạn đang có một vấn đề. Và, thật may mắn, vào thời đại của chúng ta, chúng ta đã tìm hiểu được nhiều hơn về những vấn đề so với tổ tiên của mình. Và đi cùng với hiểu biết là sự giữ gìn. Và đi cùng với sự giữ gìn là hi vọng rằng chúng ta có thể tìm được một môi trường bền vững cho bản thân trong hệ sinh thái đang nuôi nấng chúng ta. Nhưng đầu tiên chúng ta phải biết nhận thức. Ba năm trước, tôi gặp John Hanke, trưởng dự án Google Earth, và tôi đã nói với anh ta rằng tôi thích thú biết bao khi tôi có thể nắm lấy thế giới trong tay mình và khám phá nó một cách gián tiếp. Nhưng tôi hỏi anh ấy: "Khi nào anh định hoàn thành nó? Anh đã làm rất tốt với đất liền, với mặt đất. Thế còn các đại dương thì sao?" Kể từ đó, tôi đã rất hài lòng khi được làm việc với những nhân viên của Google, với những chiếc tàu của công ti Khám phá và Nghiên cứu Biển Sâu, với National Geographic, với hàng chục viện nghiên cứu và nhà khoa học trên toàn thế giới, tất cả những ai chúng tôi có thể tranh thủ được sự cộng tác, để đưa các đại dương vào Google Earth. Và mới tuần này thôi, thứ Hai vừa qua, Google Earth giờ đây đã hoàn chỉnh. Hãy nghĩ về điều này: Ngay tại trung tâm hội nghị này, chúng ta có thể tìm thấy những công viên hải dương gần đây, chúng ta có thể nhìn thấy nơi mà chúng ta đang ngồi, và sau đó chúng ta có thể căng buồm đi ra công viên hải dương vĩ đại nhất, biển cả, và bốn khu bảo tồn biển quốc gia tại California, và hệ thống mới các khu bảo tồn biển liên bang, nhưng nơi đang bắt đẩu để bảo vệ và lấy lại một phần những của cải đã mất. Chúng ta có thể vút bay qua Hawaii và ngắm nhìn tận mắt những hòn đảo Hawaii... không chỉ là một phần nhỏ bé nhô lên trên mặt nước, mà cả những gì ẩn bên dưới. để thấy -- đợi một chút, chúng ta có thể chơi trò té nước! -- ngay tại đó, ha -- những gì ở trong lòng đại dương, thấy được những gì những con cá voi vẫn thường thấy. Chúng ta có thể khám phá phần bên kia của quần đảo Hawaii. Trên thực tế chúng ta có thể đi và bơi vòng quanh Google Earth và chơi đùa với cá voi lưng gù. Chúng là những con vật khổng lồ lịch sự mà tôi đã có vinh hạnh được mặt đối mặt rất nhiều lần dưới nước. Không có chuyện bạn bị dò xét bởi một chú cá voi. Chúng ta có thể bắt đầu lại và bay tới những nơi sâu nhất: bảy dặm sâu, Vực Mariana, nơi mà mới chỉ có hai người từng đến. Thử tưởng tượng xem. Chỉ có bảy dặm, mà mới chỉ có hai người xuống được tới đó, 49 năm trước. Đi một chiều rất đơn giản. Chúng ta cần những tàu lặn tân tiến. Bạn nghĩ sao về một số giải thưởng X Prizes cho những khám phá về đại dương? Chúng ta cần thấy được những vực sâu, những ngọn núi dưới biển, và hiểu được cuộc sống dưới biển sâu. Giờ chúng ta có thể đi đến Bắc Cực. Mới 10 năm trước tôi còn đứng trên những tảng băng ở Cực Bắc. Một Đại dương Bắc Cực không có băng có thể sẽ xuất hiện trong thế kỉ này. Đó là một tin xấu với những chú gấu. Và cũng là một tin xấu với chúng ta. Quá nhiều khí Cacbonic không chỉ đang làm cho Trái đất ấm dần lên, nó còn đang thay đổi đặc tính hóa học của nước biển, khiến nước biển ngày càng chua. Đó là tin xấu với những rặng san hô và những sinh vật phù du tạo oxi. Và cũng là tin xấu đối với chúng ta. Chúng ta đang thải ra hàng trăm triệu tấn chất dẻo và những loại rác thải khác ra ngoài biển khơi. Hàng triệu tấn lưới đánh cá vứt xuống biển vẫn tiếp tục là công cụ gây hại. Chúng ta đang "đeo còng" vào biển cả, làm tổn thương hệ tuần hoàn của Trái đất, và chúng ta đang xóa sổ hàng trăm triệu tấn động vật hoang dã, tất cả đều là đơn vị sống cấu thành bởi cacbon. Thật dã man, chúng ta đang giết cá mập để làm súp vây cá, hủy hoại các chuỗi thức ăn quyết định tới đặc tính hóa học của hành tinh. và làm thay đổi chu kì chuyển hóa cacbon, chu kì chuyển hóa nitơ, chu kì chuyển hóa oxi, chu kì nước, hệ thống dưỡng sinh của chúng ta. Chúng ta vẫn đang giết chết cá ngừ vây xanh, một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, và có giá trị khi sống nhiều hơn là khi chết. Tất cả chúng đều là những thành phần của hệ thống dưỡng sinh của chúng ta. Chúng ta săn bắt bằng lưới, cứ vài feet lại có lưỡi câu mắc mồi, có thể dài tới 50 dặm hoặc hơn. Thuyền cá công nghiệp dùng lưới rà và lưới kéo đang nạo vét đáy đại dương như những chiếc máy ủi, quét sạch mọi thứ trên đường đi của chúng. Sử dụng Google Earth bạn có thể chứng kiến tàu cá, ở Trung Quốc, Biển Bắc, Vịnh Mexico, đang làm chao đảo nền tảng hệ thống dưỡng sinh của chúng ta, để lại những hàng loạt những cái chết trên đường chúng đi qua. Khi bạn thưởng thức sushi, hay sashimi, hay thịt cá kiếm nướng, hay cốc-tai tôm, bất kể thứ gì hoang dã từ đại dương mà bạn thưởng thức, hãy nghĩ về cái giá thực sự phải trả. Cho mỗi pound thực phẩm trên thị trường, thì hơn 10 pound, thậm chí 100 pound, có thể bị vứt đi bởi bắt nhầm. Đây là hậu quả của việc không nhận thức được đâu là giới hạn của những gì chúng ta có thể lấy đi từ đại dương. Biểu đồ này cho thấy sự sụt giảm của động vật biển hoang dã từ năm 1900 đến năm 2000. Màu đỏ thể hiện những sự sụt giảm đáng kể nhất. Trong cuộc đời tôi, thử tưởng tượng xem, 90 phần trăm số lượng cá lớn đã bị giết. Phần lớn rùa, cá mập, cá ngừ, và cá voi đang mất dần về số lượng. Nhưng, cũng có những tín hiệu tốt. 10 phần trăm số cá lớn vẫn còn tồn tại. Vẫn còn đó một số con cá voi xanh, và một số loài nhuyễn thể sống ở Nam Cực. Một lượng nhỏ hàu vẫn còn tồn tại ở Vịnh Chesapeake. Một nửa các rặng san hô vẫn đang ở trong tình trạng tốt, như một vòng trang sức quấn quanh xích đạo của hành tinh. Chúng ta vẫn còn thời gian, tuy không nhiều nữa, để làm thay đổi nhiều thứ. Nhưng nếu mọi việc vẫn cứ tiếp diễn thì trong 50 năm tới, sẽ không còn rặng san hô nào cả, và sẽ không còn đánh bắt cá thương mại, bởi vị đơn giản là không còn cá nữa. Thử nghĩ về biển cả mà không có cá. Nghĩ xem điều đó nghĩa là gì đối với hệ sinh thái của chúng ta. Những hệ thống tự nhiên trên cạn cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng các vấn đề ở đó rõ ràng hơn, và một số hành động đang được thực hiện để bảo vệ cây, đường phân nước, và động vật hoang dã. Và vào năm 1872, với Vườn Quốc Gia Yellowstone, Hoa Kì bắt đầu lập ra một hệ thống các vườn quốc gia, điều mà một số ngưới coi là ý tưởng tốt nhất mà Hoa Kì từng có. Khoảng 12% diện tích đất trên trái đất giờ đang được bảo vệ, giữ gìn đa dạng sinh thái, tạo ra những môi trường hấp thụ và dự trữ carbon, sản sinh ra khí Oxi, bảo vệ các đường phân nước. Và, vào năm 1972, đất nước này bắt đầu làm điều tương tự trên biển, với các Khu Bảo Tồn Biển Quốc Gia. Đó cũng là một ý tưởng lớn. Và tin tốt là hiện giờ có hơn 4000 địa điểm trên biển, xung quanh thế giới, có được những sự bảo vệ nhất định. Và bạn có thể tìm thấy chúng trên Google Earth. Tin xấu là bạn phải nhìn rất kĩ mới thấy được chúng. Ví dụ như, trong ba năm trở lại đây, Hoa Kì đã bảo tồn 340,000 dặm vuông trên biển như những di tích quốc gia. Nhưng đó chỉ là sự tăng từ 0.6% lên 0.8% diện tích biển được bảo vệ trên thế giới. Những khu vực được bảo vệ đang hồi sinh, nhưng sẽ phải mất một thời gian dài để tái sinh nhưng con cá quân hay cá nhám, cá mập hay cá mú 50 năm tuổi, hay một con cá orange roughy 200 năm tuổi. Chúng ta không sử dụng nhưng con bò hay gà 200 năm tuổi. Những khu vực bảo tồn cho ta hi vọng rằng những sinh vật trong giấc mơ của Ed Wilson về một cuốn bách khoa cuộc sống, hay một bảng thống kê về sự sống dưới biển, sẽ không chỉ tồn tại ở dạng một danh sách, một bức ảnh, hay một đoạn văn. Cùng với những nhà khoa học trên toàn thế giới, tôi đã xem xét 99% diện tích biển dùng cho đánh bắt cá, và khai khoáng, và khoan dầu, và thải rác, và bất cứ hành động nào, để tìm ra những tia hi vọng, và cố gắng tìm ra những cách để cho chúng và chúng ta một tương lai vững chắc. Ví dụ như Bắc Cực -- chúng ta có một cơ hội duy nhất, ngay bây giờ, để làm những điều đúng. Hay tại Nam Cực, nơi mà lục địa đang được bảo vệ, thì những vùng biển xung quanh đang bị lột sạch đi những con tôm, cá voi và những loài cá khác. Biển Sargasso là một khu rừng nổi rộng ba triệu dặm vuông giờ đang bị khai thác để chăn nuôi cừu. 97% diện tích đất trên Quần đảo Galapagos đang được bảo vệ, nhưng những vùng biển xung quanh thì đang bị tàn phá bởi đánh bắt cá. Điều này cũng đúng với Argentina, trên thềm lục địa Patagonian, giờ đang ở trong tình trạng nghiêm trọng. Những vùng biển khơi, nơi mà cá voi, cá ngừ và cá heo di cư -- hệ sinh thái lớn nhất và cũng ít được bảo vệ nhất trên Trái Đất, với đầy những sinh vật tỏa sáng, sống trong dưới nước trong bóng tối ở độ sâu trung bình 2 dặm. Chúng nhấp nháy, và lấp lánh, và tỏa sáng với những chiếc đèn sống của riêng chúng. Vẫn còn những địa điểm còn giữ được vẻ hoang sơ giống với khi tôi còn bé. 10 năm tới có thể trở nên cực kì quan trọng, và 10,000 năm nữa có thể là cơ hội cuối cùng mà loài người chúng ta có được để bảo vệ những gì còn lại của hệ sinh thái đã ban cho chúng ta sự sống. Để đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần những cách mới để tạo ra năng lượng. Chúng ta cần những cách mới, những cách tốt hơn, để đối phó với nghèo đói, chiến tranh và dịch bệnh. Chúng ta cần rất nhiều thứ để giữ gìn và duy trì thế giới ngày càng trở nên tươi đẹp hơn. Nhưng, tất cả sẽ trở thành vô nghĩa nếu chúng ta thất bại trong việc bảo vệ biển cả. Số phận của chúng ta và biển cả là một. Chúng ta cần làm với biển những điều mà Al Gore đã từng làm với bầu trời. Một kế hoạch hành động mang tính toàn cầu với Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế, viết tắt là IUCN, đang dần được thực hiển để bảo vệ sự đa dạng sinh thái, để giảm thiểu và phục hồi từ những tác động của thay đổi khí hậu. Ngoài biển khơi hay ở miền duyên hải, bất cứ nơi nào chúng ta có thể nhận ra sự nguy cấp, những công nghệ mới là rất cần thiết để vẽ bản đồ, chụp ảnh và thăm dò 95% đại dương mà chúng ta còn cần phải quan sát. Mục tiêu là bảo vệ hệ sinh thái, và thiết lập sự ổn định cũng như sự bền vững. Chúng ta cần những tàu ngầm có khả năng lặn sâu, và những công nghệ mới để khám phá đại dương. Chúng ta có thể cần tới một cuộc thám hiểm -- một hội thảo TED ở ngoài biển -- để có thể tìm ra những bước tiếp theo. Và vì vậy, tôi cho rằng các bạn đang muốn biết mong muốn của tôi là gì. Tôi mong rằng bạn sẽ sử dụng tất cả phương tiện mà bạn có -- phim ảnh, các cuộc thăm dò, mạng toàn cầu, tàu ngầm thế hệ mới -- để phát triển một chiến dịch thúc đẩy sự hỗ trợ từ cộng đồng cho một mạng lưới toàn cầu về những khu vực bảo tồn biển, những tia hi vọng đủ lớn để bảo vệ và tái sinh đại dương, trái tim xanh của hành tinh. Bao nhiêu? Một số nói 10%, một số khác nói 30%. Bạn hãy quyết định xem bạn muốn bảo vệ với bao nhiêu phần trái tim mình. Dù thế nào chăng nữa, thì một phần nhỏ của một phần trăm là không đủ. Mong muốn của tôi không hề nhỏ và đơn giản, nhưng nếu chúng ta thực hiện được, nó có thể thay đổi cả thế giới, và giúp bảo đảm sự tồn tại của một thứ mà thực tế, thành ra, lại là sinh vật mà tôi yêu thích, đó chính là chúng ta. Cho những đứa trẻ ngày hôm nay, cho đứa trẻ ngày mai, hiện tại chính là cơ hội không bao giờ trở lại. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Câu hỏi của tôi là: chúng ta có một mình không? Câu chuyện về con người là câu chuyện của những ý tưởng những ý tưởng khoa học chiếu sáng vào những ngõ ngách đen tối những ý tưởng mà chúng ta nắm bắt một cách lý trí và vô thức, những ý tưởng mà chúng ta sống chết vì chúng, những ý tưởng đã biến mất trong quá khứ, và những ý tưởng đã trở thành một đức tin. Đó là câu chuyện của các quốc gia của các hệ tư tưởng, của các vùng đất, và của cả các xung đột giữa chúng. Dù thế nào đi nữa, mỗi khoảnh khắc trong lịch sử loài người, từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ công nghệ thông tin, từ Sumner và Babylon đến iPod và những chuyện phiếm về các ngôi sao, chúng đều được diễn ra -- mỗi cuốn sách chúng ta đọc, mỗi bài thơ, mỗi tiếng cười, mỗi giọt nước mắt -- chúng đều đã xảy ra ở đây. Ngay tại đây. Tại đây. Tại đây. (Cười) Quan điểm là một thứ hùng mạnh. Quan điểm có khả năng thay đổi. Quan điểm có thể được thay đổi. Từ quan điểm của tôi, chúng ta sống trên một hòn đảo mỏng manh mang sự sống, trong một vũ trụ đầy những khả năng. Trong nhiều thiên niên kỷ, con người đã đi trên hành trình tìm kiếm câu trả lời câu trả lời cho các câu hỏi về tự nhiên và siêu nhiên, về bản chất của chúng ta và tại sao chúng ta lại như vậy, và dĩ nhiên, còn ai đó ở ngoài kia không. Có thật sự là chỉ có chúng ta thôi không? Chúng ta có một mình trong vũ trụ rộng lớn đầy năng lượng và vật chất và hóa học và vật lý không? Nếu thật sự chúng ta một mình thì thật uổng phí bao không gian. (Cười lớn) Nhưng nếu chúng ta không một mình thì sao? Nếu như ngoài kia, các sinh vật khác cũng đang hỏi các câu hỏi tương tự? Nếu như chúng nhìn lên bầu trời đêm, lên cùng những vì sao, nhưng ở phía đối diện? Liệu khám phá về một nền văn minh dân tộc cổ đại ngoài kia truyền cảm hứng cho chúng ta tìm cách sinh tồn trước sự thiếu chắc chắn ngày càng tăng của thời đại non nớt của công nghệ? Có thể khám phá về một nền văn minh ở xa và nguồn gốc vũ trụ chúng của chúng ta đã đưa ra lời giải cho mối liên hệ giữa mỗi cá nhân loài người với nhau? Dù chúng ta sinh ra ở San Francisco hay Sudan, hay gần tâm của dải Ngân Hà, chúng ta là sản phẩm của hàng tỉ năm kết tinh của bụi sao. Tất cả chúng ta là kết quả của hỗn hợp khởi thủy của khí hydro và heli phản ứng với nhau lâu đến mức nó bắt đầu tự hỏi nó đến từ đâu. 50 năm trước, hành trình tìm kiếm câu trả lời đã rẽ sang một ngả khác và SETI, viết tắt cho Cuộc Tìm Kiếm Trí Tuệ Ngoài Hành Tinh, đã bắt đầu. Vậy chính xác SETI là gì? SETI sử dụng những công cụ của thiên văn học để cố gắng tìm ra bằng chứng của một công nghệ khác ở ngoài kia. Công nghệ của chúng ta có thể nhận biết được qua khoảng cách liên hành tinh, và có thể công nghệ của họ cũng vậy. Có thể là một mạng lưới liên lạc khổng lồ, hoặc một loại khiên chống lại tác động ngoài hành tinh, hoặc một dự án kỹ thuật thiên văn nào đó mà chúng ta không thể định hình được, có thể phát ra tín hiệu với tầng số quang học hoặc radio mà một chương trình tìm kiếm nhất định có thể phát hiện được. Suốt nhiều thiên niên kỷ, chúng ta đã xin các nhà truyền giáo và triết học lời dẫn đường đến câu trả lời cho câu hỏi liệu có sự sống trí tuệ nào ở ngoài kia. Giờ đây, chúng ta có thể dùng các công cụ của thế kỷ 21 để quan sát cái gì tin được hơn là hỏi cái gì nên được tin. SETI không tự ngộ nhận rằng có sự tồn tại của trí tuệ ngoài hành tinh; nó chỉ lưu ý rằng có khả năng, thậm chí là xác suất trong vũ trụ rộng lớn có vẻ trật tự này. Những con số gợi ra cả một vũ trụ những khả năng. Mặt trời của chúng ta là một trong 400 tỉ ngôi sao của Ngân Hà, và chúng ta biết rằng nhiều ngôi sao khác cũng có hệ hành tinh. Chúng ta khám phá được 350 hệ hành tinh trong 14 năm qua, kể cả hành tinh nhỏ, được thông báo đầu tuần này, với bán kính bằng nửa bán kính Trái Đất. Và ngay cả khi tất cả mọi hệ hành tinh trong Ngân Hà đều không có sự sống, thì vẫn còn 100 tỉ thiên hà khác ngoài kia, tổng cộng tất cả là 10^22 ngôi sao. Và giờ, tôi sẽ thử lại mẹo buổi sáng và thực hiện lại thí nghiệm đó. Các bạn nhớ số một tỉ đúng không? Nhưng lần này không phải một tỉ đô mà là một tỉ ngôi sao Đúng vậy, một tỉ ngôi sao. Ở trên nóc kia, 6m so với sân khấu, đó là 10000 tỉ. Vậy còn 10^22 thì như thế nào? Đường nào sẽ đánh dấu mốc đó? Đường đó sẽ phải cách sân khấu này 3.8 triệu dặm. (Cười) 16 lần xa hơn mặt trăng, hoặc bốn phần trăm khoảng cách đến Mặt Trời. Vì vậy có rất nhiều khả năng. (Cười) Và khá nhiều phần của vũ trụ rộng lớn này, có thể có sinh vật sinh sống hơn là chúng ta từng nghĩ, khi chúng ta nghiên cứu về extremophile, vi sinh vật sống ở môi trường khắc nghiệt, như ở những rãnh nhiệt áp suất cao ở đáy đại dương, ở trong băng, ở trong acid đang sôi, trong nước giải nhiệt ở các lò phản ứng hạt nhân. extremophile cho thấy sự sống tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau. Nhưng những môi trường đó sẽ được phân bố rộng rãi trong vũ trụ. Ngay cả ngôi sao gần nhất với chúng ta, Mặt Trời -- sự tỏa nhiệt của nó cũng bị cản trở bởi vận tốc ánh sáng. Phải mất tám phút để nhiệt từ Mặt Trời có thể đến với chúng ta. Và ngôi sao gần nhất cách chúng ta 4.2 năm ánh sáng, nghĩa là ánh sáng của nó mất 4.2 năm để đến đây. Và rìa của thiên hà của chúng ta cách Trái Đất 75,000 năm ánh sáng, và thiên hà gần nhất cách đây 2.5 triệu năm ánh sáng. Nghĩa là bất kỳ tín hiệu nào chúng ta nhận được đều đã bắt đầu từ rất lâu rồi. Và tín hiệu đó sẽ hé lộ cho chúng ta một chút về quá khứ của họ, không phải hiện tại của họ. Chính vì vậy Phil Morrison gọi SETI là khảo cổ học của tương lai. Nó cho chúng ta biết về quá khứ của họ, nhưng tín hiệu ấy cho ta b chúng ta có thể có một tương lai lâu dài. Tôi nghĩ đó là điều David Deutsch muốn nói trong năm 2005, khi anh kết thúc bài TEDTalk ở Oxford của mình bằng hai nguyên lý sống mà anh muốn chia sẻ, và anh muốn khắc chúng lên bia đá. Đầu tiên là rủi ro là điều không tránh khỏi. Thứ hai là rủi ro đều có thể giải quyết được. Đến cuối cùng, điều làm nên sự thành công hay thất bại của SETI là sự trường tồn của công nghệ kỹ thuật, và khoảng cách trung bình giữa các công nghệ trong vũ trụ -- khoảng cách không gian và khoảng cách thời gian. Nếu các kỹ thuật không tồn tại lâu dài và bền vững, chúng ta sẽ không thể thành công. Và chúng ta là một nền công nghệ trẻ trong một thiên hà già nua, và chúng ta vẫn chưa biết chắc được liệu công nghệ có bền vững. Cho đến giờ, tôi đã nói với các bạn về những con số rất lớn. Để bây giờ tôi sẽ nói về những con số nhỏ hơn. Và đó là khoảng thời gian mà Trái Đất chưa có sự sống. Zircon được đào ở đồi Jack ở Tây Úc, zircon được lấy từ đồi Jack ở Tây Úc cho chúng ta biết trong vài trăm triệu năm hình thành của Trái Đất đã có rất nhiều nước và thậm chí là sự sống. Hành tinh của chúng ta đã tiêu tốn hầu hết 4.56 tỉ năm lịch sử để hình thành nên sự sống, dù cho nó không hề dự đoán trước sự phát triển đó. Sự sống xảy ra rất nhanh chóng, và nó dự đoán tiềm năng sống ở những nơi khác trong vũ trụ. Và một điều nữa rút ra từ biểu đồ này là khung thời gian rất hẹp mà con người thống trị Trái Đất. Chỉ trong vài trăm nghìn năm gần đây loài người đã phát triển nên nền văn minh và công nghệ kỹ thuật. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng sâu sắc sự đa dạng và phong phú của sự sống trên Trái Đất này là bước đầu trong việc chuẩn bị cho sự liên lạc với cuộc sống ngoài hành tinh. Chúng ta không phải là đỉnh cao của sự tiến hóa. Chúng ta không phải là sản phẩm được định trước của hàng tỉ năm hoạch định và phát kiến của tiến hóa. Chúng ta là một kết quá của quá trình thích nghi không ngừng. Chúng ta là cư dân của một hành tinh nhỏ ở một góc của Ngân Hà. Và Homo sapiens (loài người) là một nhánh nhỏ trong một cây Sự sống rất lớn, cư ngụ bởi rất nhiều sinh vật đã được chọn lọc để tồn tại qua nhiều triệu năm. Chúng ta sử dụng sai ngôn ngữ, và nói về sự đi lên của loài người. Chúng ta nắm được các căn bản khoa học về mối liên hệ giữa sự sống nhưng cái tôi của chúng ta vẫn chưa đuổi theo kịp. Cho nên "sự đi lên" này của loài người, đỉnh cao của tiến hóa, cần phải được vứt bỏ. Đó là đặc quyền mà thiên nhiên không chia sẻ. Loren Eiseley từng nói, "Một người vẫn chưa gặp được bản thân mình nếu họ chưa nhìn được phản ảnh của mình từ mắt của một người khác." Một ngày nào đó, con mắt đó có thể là của một người ngoài hành tinh, và chúng ta càng dứt bỏ cái nhìn hạn hẹp của chúng ta về tiến hóa càng sớm chúng ta sẽ khám phá được cội nguồn và đích đến tuyệt đối càng sớm. Chúng ta là một phần nhỏ của câu chuyện tiến hóa vũ trụ, và chúng ta cần chịu trách nhiệm cho đóng góp của chúng ta trong câu chuyện đó, và có thể rằng SETI sẽ hỗ trợ chúng ta. Thi thoảng, trong lịch sử, quan niệm về quan điểm vũ trụ rộng lớn được quan tâm, và kết quả là ta đạt được các khám phá quan trọng và mang tính quyết định. Năm 1543, Nicholas Copernicus đã xuất bản quyển "Cuộc Cách Mạng của Những Quả Cầu" bằng việc lấy Trái Đất ra khỏi trung tâm, và đặt Mặt Trời vào trung tâm của hệ Mặt Trời, ông đã mở ra cho chúng ta một vũ trụ rộng lớn hơn, mà trong đó chúng ta chỉ là một phần nhỏ. Cuộc cách mạng của Copernicus vẫn còn tiếp tục đến ngày nay ảnh hưởng đến khoa học, triết học, công nghệ, và luân lý học. Năm 1959, Giuseppe Coccone và Philip Morrison đã đăng bài báo đầu tiên về SETI trong một tạp chí chuyên ngành, đưa SETI vào với kho kiến thức khoa học. Năm 1960, Frank Drake đã tiến hành quan sát đầu tiên về SETI ở hai vì sao, Tau Ceti và Epsilon Eridani, trong vòng 150 giờ. Drake không tìm ra được bất kỳ trí tuệ ngoài hành tinh nào, nhưng ông đã nhận được một bài học giá trị từ một con tàu bay, và đó là công nghệ trái đất có thể cản trở công cuộc tìm kiếm công nghệ ngoài hành tinh. Chúng ta đã tìm kiếm suốt từ đó đến giờ, nhưng chúng ta không thể nói bớt đi độ lớn của phần còn lại của cuộc tìm kiếm. Tất cả những nỗ lực cho SETI trong hơn 40 năm qua, tương đương với việc múc một ly nước từ đai dương. Và không ai có thể kết luận rằng biển không có nước chỉ qua quan sát một ly nước. Thế kỷ 21 cho phép chúng ta xây dựng các chiếc ly lớn hơn rất nhiều các chiếc ly rất lớn. Ở Bắc California, chúng ta quan sát bằng 42 kính thiên văn đầu tiên của dãy kính thiên văn Allen -- và tôi sẽ dành ra một phút để cảm ơn Paul Allen và Nathan Myhrvold và mọi thành viên của TeamSETI trong cộng đồng TED đã giúp đỡ cho cuộc nghiên cứu này. (Vỗ tay) ATA là kính thiên văn đầu tiên được tạo ra từ rất nhiều những chiếc đĩa nhỏ, và nối lại bằng máy vi tính. Nó khiến silicon trở nên quan trọng như nhôm và chúng tôi cải tạo nó bằng cách gắn thêm nhiều ăng ten để đạt 350 độ nhạy cảm và tăng cường luật Moore để tăng khả năng xử lý. Ngày nay, thuật toán nhận biết tín hiệu có thể tìm ra các vật thể và tiếng động đơn giản. Nếu nhìn kỹ, các bạn sẽ thấy được tín hiệu từ phi thuyền Voyager 1, vật thể nhân tạo xa nhất nằm trong vũ trụ, xa gấp 106 lần khoảng cách từ chúng ta đến Măt Trời. Và qua những khoảng cách đó, tín hiệu đến với chúng ta rất yếu. Mắt thường chúng ta khó có thể thấy được, nhưng có thể được nhận biết dễ dàng bằng thuật toán của chúng tôi Nhưng đây là một tín hiệu đơn giản, và nay mai chúng ta muốn tìm được những tín hiệu phức tạp hơn nữa. Đây là một năm rất tốt. Năm 2009 kỷ niệm 400 năm lần đầu Galileo sử dụng kính thiên văn, sinh nhật lần thứ 200 của Darwin, 150 năm ngày xuất bản quyển "Nguồn Gốc của các Loài", 50 năm ngày SETI trở thành một ngành khoa học, 25 năm ngày Học Viện SETI trở thành tổ chức phi lợi nhuận, và dĩ nhiên, 25 năm kỷ niệm của TED. Và tháng sau, phi thuyền Kepler sẽ được phóng và cho chúng ta biết độ phủ của các hành tinh giống Trái Đất, mục tiêu của các cuộc tìm kiếm của SETI. UN tuyên bố năm 2009 là năm Thiên Văn Quốc Tế, ngày hội toàn cầu giúp cho cư dân Trái Đất chúng ta khám phá lại cội nguồn vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Và trong năm 2009, nhiều sự thay đổi đã đến với Washington, với lời hứa sẽ đưa khoa học vào đúng vị trí. (Vỗ tay) Vậy, cái gì sẽ thay đổi tất cả? Đây là câu hỏi mà tổ chức Edge đã hỏi năm nay, và bốn trong số những người trả lời đã nói, "SETI". Tại sao? Nguyên văn họ nói rằng: "Sự khám phá ra sự sống bên ngoài Trái Đất sẽ loại bỏ đi sự cô độc và thuyết duy ngã đã thống trị giống loài ta ngay từ ngày đầu. Và đơn giản nó không chỉ thay đổi mọi thứ, nó sẽ thay đổi mọi thứ ngay một lúc." Nếu đúng như vậy, tại sao chúng tôi chỉ thu hút được bốn trong 151 người? Tôi nghĩ đó là vấn đề của sự đầy đủ và chuyển giao, bởi vì ... "Ý tưởng đột phá và phát triển khoa học nào bạn mong sẽ xảy ra?" Chúng ta có một nhu cầu cần hoàn tất. Chúng ta cần các chiếc ly lớn hơn và nhiều bàn tay hơn trong nước, và nếu chung tay, chúng ta có thể cùng sống và chứng kiến phát hiện đầu tiên về dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất. Điều này dẫn đến tâm nguyện của tôi. Tôi mong rằng các bạn sẽ khuyến khích cư dân Trái Đất mọi nơi trở thành những thành viên năng động trong cuộc tìm kiếm hàng xóm trong vũ trụ. Bước đầu tiên sẽ là chạm vào lòng tin của thế giới, để xây dựng một môi trường mà dữ liệu thô có thể được lưu trữ, và ở nơi dữ liệu có thể được truy cập và thao tác, nơi mà thuật toán mới được phát triển và thuật toán cũ được cải thiện. Và đây là thử thách sáng tạo kỹ thuật, và nó sẽ thay đổi quan điểm của các người làm việc trong ngành. Và từ đó, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc tìm kiếm tự động với nhận thức con người Chúng tôi muốn sử dụng khả năng nhận biết họa tiết của mắt người để tìm ra những tín hiệu yếu và phức tạp mà thuật toán hiện tại bỏ qua mất. Và đương nhiên, chúng tôi muốn truyền cảm hứng và thu hút thế hệ sau, Chúng tôi muốn sử dụng những tài liệu mà chúng tôi đã soạn thảo cho giảng dạy, và truyền tải nó đến học sinh ở khắp mọi nơi, những học sinh không thể đến thăm chúng tôi ở ATA. Chúng tôi muốn kể chuyện của mình hay hơn, và thu hút giới trẻ, qua đó thay đổi quan điểm của chúng. Tôi xin lỗi Seth Godin, nhưng qua nhiều niên đại, chúng tôi đã thấy được tập tính bộ tộc sẽ dẫn chúng ta đến đâu. Chúng tôi đã thấy điều gì xảy ra khi chúng ta chia nhỏ một hành tinh đã nhỏ thành những hòn đảo nhỏ hơn nữa. Suy cho cùng, chúng ta đều thuộc một bộ tộc duy nhất, cư dân Trái Đất. Và SETI là một chiếc gương -- một chiếc gương cho ta nhìn thấy bản thân từ một khía cạnh phi thường, giúp đơn giản hóa sự khác nhau của chúng ta Nếu SETI có thể thay đổi quan điểm của con người trên Trái Đất, nó sẽ là một bước ngoặt mang tính quyết định của lịch sử. Vào những ngày đầu của năm 2009, một vị tổng thống với tầm nhìn xa rộng đã đứng trên thềm Tòa nhà Quốc hội Mỹ và nói rằng, "Chúng ta không thể làm gì hơn là tin rằng những thù hằn trong quá khứ sẽ dần phai nhòa, rằng ranh giới giữa các bộ tộc sẽ dần biến mất, và khi thế giới nhỏ lại, sự nhân tính tương đồng giữa chúng ta sẽ bộc lộ. Cho nên, tôi rất mong chờ được làm việc với cộng đồng TED để nghe những ý tưởng của bạn về cách có thể thực hiện ước muốn này, và để được hợp tác với các bạn, đẩy nhanh ngày mà lời tuyên ngôn đó trở thành hiện thực. Cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi đại diện cho một nhóm gồm các họa sĩ, kỹ thuật viên và nhà làm phim những người đã cùng nhau làm nên một dự án phim đặc sắc trong vòng 4 năm qua Và qua đó họ đã làm nên bước đột phá trong việc hình ảnh hóa bằng máy tính. Vì thế, ngay bây giờ tôi muốn cho các bạn xem một đoạn phim. Hi vọng nó không bị lắp. Và nếu như chúng tôi làm công việc của mình tốt, bạn sẽ không biết rằng chúng tôi đã tham gia vào đó. Giọng nói (Video): Tôi không biết làm sao nó có thể xảy ra nhưng hình như ông càng ngày có nhiều tóc hơn. Brad Pitt: Sẽ ra sao nếu như tôi kể với bạn rằng tôi không già đi mà tôi càng ngày càng trẻ hơn tất cả mọi người? Tôi sinh ra với một chứng bệnh. Giọng nói: Chứng bệnh gì? BP: Tôi sinh ra đã già. Người đàn ông: Tôi xin lỗi BP: Không cần phải xin lỗi đâu. Già thì có gì sai. Cô bé: Chú bệnh à? BP: Tôi nghe mẹ và Tizzy thì thầm, và họ nói tôi sẽ chết sớm thôi. Nhưng ... có lẽ là không. Cô bé: Chú thật khác so với bất cứ ai mà cháu từng gặp. BB: Có nhiều sự thay đổi ... một số cháu có thể thấy, một số thì không. Tóc bắt đầu mọc ở nhiều nơi, cùng một vài thứ khác nữa. Chú cảm thấy khá tốt, Ed Ulbrich: Đó là một đoạn trong phim "Trường hợp kì lạ của Benjamin Button". Nhiều người trong số các bạn, có lã đã xem bộ phim này hoặc các bạn đã nghe qua câu chuyện. nhưng điều các bạn có thể không biết đó là trong gần 1 giờ đầu của bộ phim, nhân vật chính, Benjamin Button, do Brad Pitt thủ vai, được tạo ra hoàn toàn bằng máy tính từ cổ trở lên. Không hề có hóa trang hoặc sử dụng thuật chụp ảnh của Brad ghép lên cơ thể của một diễn viên khác. Chúng tôi đã tạo ra đầu người hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Vì thế, Tôi muốn bắt đầu với một chút lịch sử của dự án. Nó được dựa trên một câu chuyện ngắn của F. Scott Fitzgerald Về một người đàn ông sinh ra đã già và sống cuộc sống đào ngược của mình. Bộ phim này đã nổi lên ở Hollywood trong hơn nửa thế kỷ. và chúng tôi lần đầu tiên tham gia vào dự án vào đầu những năm 90, với đạo diễn Ron Howard. Chúng tôi tiến hành nhiều cuộc họp và xem xét nó một cách nghiêm túc. nhưng tại thời điểm chúng tôi bỏ cuộc. Điều đó dường như là bất khả thi. Nó nằm ngoài khả năng công nghệ lúc đó để miêu tả một người đàn ông lão hóa ngược. Hình dáng con người, cụ thể là đầu người, được xem như Chén thánh trong ngành công nghiệp của chúng tôi. Dự án quay trở lại với chúng tôi sau một thập kỷ, và lần này là với đạo diễn David Fincher. Fincher là một người rất thú vị. David không hề sợ sệt trước công nghệ, và anh ấy rất kiên quyết. Và David không chấp nhận từ "không". Và David tin rằng, như chúng tôi tin trong ngành công nghiệp hiệu ứng hình ảnh, rằng mọi thứ đều có thể xảy ra miễn là các bạn có đủ thời gian, nguồn lực và tất nhiên là tiền bạc. Và vì thế David có hứng thú với bộ phim, và anh ấy đặt ra thử thách cho chúng tôi. Anh ấy muốn nhân vật chính của bộ phim là một diễn viên thủ vai từ lúc trong nôi cho tới khi xuống mồ. Tình cờ là anh chàng này. Chúng tôi trải qua một quá trình loại trừ và một quá trình khám phá với David, và tất nhiên chúng tôi loại trừ việc hoán đổi diễn viên. Đó là một ý tưởng: chúng tôi sẽ có nhiều diễn viên khác nhau, và chúng tôi sẽ đổi từ diễn viên này sang diễn viên khác. Chúng tôi thậm chí loại trừ ý tưởng sử dụng hóa trang. Chúng tôi nhận ra rằng hóa trang sẽ không giữ được lâu, đặc biệt là trong cảnh quay gần. Và hóa trang là một quá trình phụ. Bạn phải xây dựng gương mặt. Và David muốn khắc họa thật sâu sắc gương mặt của Brad nhằm đem lại sự lão hóa cho nhân vật này. Anh ấy phải là một nhân vật đồng cảm. Vì vậy chúng tôi quyết định tuyển chọn một nhóm người sẽ đóng vai những phần cơ thể khác nhau của Benjamin ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và thực tế chúng tôi sẽ tạo một phiên bản đầu Brad bằng máy tính, bị lão hóa để xuất hiện như là Benjamin, và gắn vào cơ thể của diễn viên thật. Nghe có vẻ thật hay. Tất nhiên, điều này như là Chén thánh trong ngành công nghiệp của chúng tôi, và thực tế việc anh ấy là biểu tượng toàn cầu cũng không giúp ích được, bởi vì tôi chắc rằng nếu bất cứ ai trong các bạn từng xếp hàng tại cửa hàng bách hóa, bạn biết đây - chúng ta thấy gương mặt anh ấy liên tục. Vì thế, thực sự không có sự chấp nhận sai sót nào. Có 2 xưởng phim tham gia: Warner Brothers và Paramount. Và cả 2 đều tin rằng đây tất nhiên sẽ là một bộ phim tuyệt vời, nhưng nó là một dự án có rủi ro rất cao. Rất nhiều tiền và danh tiếng đang trên vực rủi ro. Nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi có một phương pháp vững chắc và có thể thực hiện. Nhưng ngoài đảm bảo bằng lời, họ muốn một vài bằng chứng. Và vì thế, vào năm 2004, họ yêu cầu chúng tôi quay thử Benjamin. Và chúng tôi đã làm nó trong vòng 5 tuần. Nhưng chúng tôi sử dụng nhiều trò lừa bịp và đường tắt. Cơ bản chúng tôi ghép một vài thứ lại để vượt qua buổi họp. Tôi sẽ chiếu tới đó cho các bạn ngay bây giờ. Đây là thử nghiệm đầu tiên cho Benjamin Button. Và ở đây, các bạn có thể thấy, đó là một đầu người được tạo ra bằng máy tính-- - khá tốt - được gắn vào cơ thể của một diễn viên. Và nó đã thành công. Và nó làm cho xưởng phim rất an tâm. Sau một vài năm bắt đầu và tạm ngừng dự án này, và đưa ra một quyết định khó khăn, cuối cùng họ đã bật đèn xanh cho bộ phim. Và tôi còn nhớ, khi tôi nhận được cuộc gọi chúc mừng, để nói rằng bộ phim được chấp thuận, tôi thật sự đã buồn nôn. (Tiếng cười) Bạn biết đây, đây là điều rất khó khăn. Vì thế chúng tôi bắt đầu họp nhóm sớm, và chúng tôi tập hợp mọi người lại, và nó giống như một liệu pháp vào lúc bắt đầu, thuyết phục và trấn an lẫn nhau rằng chúng tôi thật sự có thể thực hiện điều này. Chúng tôi phải xây dựng một bộ phim trong 1 giờ với một nhân vật. Và nó không phải là một bộ phim hiệu ứng đặc biệt; nó phải là người thật. Chúng tôi cảm thấy như đang trong một chương trình gồm 12 bước. Và tất nhiên, bước đầu tiên là chấp nhận rằng bạn có vấn đề. (Tiếng cười) Vì thế, chúng tôi gặp vấn đề lớn: chúng tôi không biết mình sẽ phải làm sao. Nhưng chúng tôi biết một điều. Là từ ngành hiệu ứng hình ảnh, Chúng tôi, và David, tin rằng bây giờ chúng tôi có đủ thời gian, đủ nguồn lực, và, Chúa ơi, chúng tôi hi vọng có đủ tiền. Và chúng tôi có đủ đam mê để hiện thực hóa quy trình và công nghệ. Khi bạn đối mặt với một việc như thế, tất nhiên bạn sẽ phải chia nhỏ ra. Bạn chia một vấn đề lớn thành những mảnh nhỏ hơn. và bắt đầu giải quyết chúng. Có 3 mảng chính mà chúng tôi cần tập trung vào. Chúng tôi phải làm Brad trông già hơn -- làm anh ấy già đi khoảng 45 năm hoặc hơn thế. Và chúng tôi cũng phải đảm bảo rằng chúng tôi có thể lấy được các đặc tính của Brad, những cái giật nhỏ của cơ mặt, sự tinh tế làm nên anh ấy. và truyền tải thông qua quá trình của chúng tôi để nó xuất hiện là Benjamin trên màn ảnh. Và chúng tôi cần phải tạo ra một nhân vật có thể thuyết phục trong mọi điều kiện. Anh ta có thể bước đi giữa ban ngày, vào ban đêm, dưới ánh nến, cậu ấy phải có những cảnh quay thật cận cảnh, anh ấy phải truyền tải được cuộc đối thoại, anh ấy phải có thể chạy, đổ mồ hôi, anh ấy có thể tắm, có thể khóc, thậm chí anh ấy có thể nôn. Không phải tất cả cùng một lúc -- nhưng bạn biết đấy, anh ấy phải làm được tất cả những thứ đó. Và chúng phải thuyết phục trong gần một giờ đầu của bộ phim. Chúng tôi quay khoảng 325 cảnh. Vì thế chúng tôi cần một hệ thống cho phép Benjamin có thể làm mọi thứ mà con người có thể làm. Và chúng tôi nhận ra rằng có một khoảng cách lớn giữa công nghệ tân tiến nhất vào năm 2004 và nơi đến chúng tôi cần nó đạt đến. Vì thế chúng tôi tập trung vào ghi hình chuyển động. Tôi chắc các bạn đã thấy ghi hình chuyển động. Công nghệ tân tiến nhất vào lúc đó là một thứ được gọi là ghi hình chuyển động dựa trên điểm. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Nó cơ bản là ý tưởng, bạn mặc một bộ quần áo nịt, và họ sẽ gắn một số điểm phản chiếu lên người bạn, thay vì sử dụng máy quay phim, có cảm biến hồng ngoại xung quanh bộ nhớ, và những cảm biến hồng ngoại đó sẽ theo dõi vị trí ba chiều của những điểm đó trong thời gian thực. Và sau đó các hiệu ứng viên có thể ghi dữ liệu chuyển động của những điểm đó và áp dụng chúng vào nhân vật tạo từ máy tính. Bạn có thể thấy nhân vật máy tính ở bên phải có cùng những chuyển động phức tạp như vũ công. Nhưng chúng tôi cũng xem những bộ phim khác vào lúc có sử dụng theo dõi điểm trên gương mặt, và đó là ý tưởng gắn các điểm trên gương mặt và làm quá trình tương tự. Và như bạn thấy, nó cho ra chất lượng cực kỳ tệ. Điều đó không thuyết phục chút nào. Và điều chúng tôi nhận ra là cái chúng tôi cần là thông tin diễn ra giữa các điểm. Chúng tôi cần những sự tinh tế trong làn da. Chúng tôi cần phải thấy làn da chuyển động trên các cơ trên xương. Chúng tôi cần các nếp gấp và các vết lõm và nếp nhăn và tất cả những thứ đó. Khám phá đầu tiên của chúng tôi là phải hoàn toàn loại bỏ và bước ra khỏi nền công nghệ hiện tại, thực trạng nghệ thuật. Vì vậy chúng tôi không sử dụng ghi lại chuyển động. Và chúng tôi ra khỏi khu vực an toàn, và ở trong một vùng đất mới. Chúng tôi bị bỏ lại với ý tưởng này mà cuối cùng chúng tôi gọi là "món hầm công nghệ". Chúng tôi bắt đầu chú ý tới các lĩnh vực khác. Ý tưởng là chúng tôi sẽ tìm thấy vàng hoặc mầm móng công nghệ đến từ các ngành công nghiệp khác như quang tuyến, không gian trò chơi điện tử, và áp dụng chúng. Chúng tôi phải tạo ra một loại nước sốt. Và nước sốt được mã hóa vào phần mềm mà chúng tôi đã viết để có phép những mảnh ghép công nghệ khác nhau này kết hợp lại với nhau và hoạt động thống nhất. Lúc đầu, chúng tôi tình cờ tìm thấy một vài nghiên cứu đáng chú ý thực hiện bởi một quý ông tên Paul Ekman vào đầu những năm 70. Ông ấy tin rằng mình có thể lập danh mục khuôn mặt con người. Ông ấy nảy ra ý tưởng Hệ mã hóa các cử động khuôn mặt hoặc gọi tắt là FACS. Ông ấy cho rằng có 70 điệu bộ hoặc kiểu khuôn mặt cơ bản, và những bộ điệu hoặc kiểu khuôn mặt đó có thể được kết hợp lại nhằm tạo ra vô hạn các khả năng mà gương mặt con người có thể làm. Và tất nhiên, chúng vượt qua cả tuổi tác, sắc tộc, văn hóa, giới tính. Nó trở thành nền tảng cho nghiên cứu của chúng tôi khi chúng tôi tiến xa hơn. Và sau đó chúng tôi tìm thấy một vài công nghệ đáng chú ý gọi là Tạo khối. Và ở đây các bạn có thể thấy một chủ thể đang được hóa trang bằng photpho bằng cách vẽ từng chấm lên gương mặt cô ấy. Và bây giờ cái chúng ta nhìn thấy đang tạo ra việc chụp bề mặt đối lập với chụp điểm. Vật thể đứng trước một hàng các máy quay, và những máy quay đó có thể, theo từng khung, xây dựng lại chính xác hình học những gì vật thể đang làm. Bạn sẽ có dữ liệu 3D trong thời gian thực của vật thể. Và nếu bạn nhìn vào sự so sánh, ở bên trái, chúng ta thấy những gì dữ liệu đưa ra, và ở bên phải là những gì các điểm đưa ra. Rõ ràng chúng tôi đang ở một nơi tốt hơn. Nhưng chúng chỉ mới ở những ngày đầu của công nghệ này, và nó chưa thật sự được chứng minh. Chúng tôi đo lường độ phức tạp và chính xác của dữ liệu theo số lượng đa giác. Ở bên trái, chúng ta thấy có 100,000 đa giác. Chúng ta có thể tiến tới hàng triệu đa giác. Nó đường như là vô tận. Đây là khi mà chúng tôi phát lên "Aha! : Đây là sự đột phá. Đây là lúc chúng tôi nói "Được rồi, chúng ta rồi sẽ ổn thôi, Điều này rốt cuộc sẽ làm được việc." Và "Aha!" chính là, nếu chúng tôi có thể lấy Brad Pitt, và chúng tôi có thể đưa Brad vào thiết bị này, và sử dụng quá trình Tạo khối này, và chúng tôi chấm lên hóa trang phát quang này và đặt anh ấy dưới đèn cực tím, và chúng tôi có thể scan anh ấy trong thời gian thực đang thực hiện các điệu bộ FACS của Ekman. Đúng không? thật hiệu quả, cuối cùng chúng tôi có một cơ sở dữ liệu 3D của tất cả những thứ mà gương mặt Brad Pitt có thể làm (Tiếng cười) Từ đó, chúng tôi chia những gương mặt đó thành những mảnh hơn và thành phần nhỏ của gương mặt anh ấy. Vì thế cuối cùng chúng tôi có hàng ngàn và hàng ngàn và hàng ngàn hình dáng, một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của tất cả những khả năng mà gương mặt anh ấy có thể làm. Bây giờ, điều đó thật tuyệt, trừ việc anh ấy đang ở tuổi 44. Chúng tôi cần tăng anh ấy lên 40 năm nữa vào lúc này. Chúng tôi mời RIck Baker, và Rick là một trong những bậc thầy về trang điểm và hiệu ứng đặc biệt trong ngành chúng tôi. Và chúng tôi cũng mời một quý ông tên Kazu Tsuji, và Kazu Tsuji là một trong những nhà điêu khắc hiện thực tuyệt vời nhất trong thời đại chúng ta. Và chúng tôi ủy thác họ làm một mô hình điêu khắc, hay là một tượng bán thân của Benjamin. Theo tinh thần của "Sự tiết lộ vĩ đại" -- Tôi phải làm điều này -- Tôi phải tiết lộ điều gì đó. Đây là Ben lúc 80 tuổi. Chúng tôi tạo ra 3 cái như thế: Ben lúc 80 tuổi, Ben lúc 70 tuổi, Ben lúc 60 tuổi. Và đây thực sự trở thành khuôn mẫu để tiến xa hơn nữa. Bây giờ, nó được làm từ việc diễn thật của Brad. Vì vậy, thực tế theo phương diện giải phẫu, nó chính xác. Cặp mắt, quai hàm, răng: tất cả mọi thứ đều đúng theo những gì mà một người thật có. Chúng tôi đem các tượng điêu khắc quét vào máy tính. với độ phân giải cao -- với một số lượng khổng lồ hình đa giác. Và chúng tôi có 3 độ tuổi tăng trưởng của Benjamin trong máy tính. Nhưng chúng tôi cần có cơ sở dữ liệu của những gì anh ấy phải làm hơn thế nữa. Chúng tôi trải qua một quá trình gọi là tái mục tiêu. Đây là Brad đang thực hiện một trong những điệu bộ FACS của Ekman. Và đây là kết quả dữ liệu từ đó, mô hình tạo ra từ đó. Tái mục tiêu là một quá trình chuyển dữ liệu sang một mô hình khác. Và bởi vì diễn thật, hoặc tượng bán thân -- mô hình điêu khắc -- của Benjamin được làm từ Brad, chúng tôi có thể chuyển dữ liệu của Brad lúc 44 tuổi sang Brad lúc 87 tuổi. Bây giờ, chúng tôi có một cơ sở dữ liệu 3D của tất cả những gì gương mặt Brad Pitt có thể làm lúc 87 tuổi, trong độ tuổi 70 và 60 của cậu ấy . Tiếp theo, chúng tôi phải thực hiện quy trình quay phim. Trong lúc tất cả đang diễn ra, Chúng tôi ở New Orleans và các địa điểm khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi quay thân hình của diễn viên, và chúng tôi quay khi họ đội mũ trùm đầu màu xanh dương. Đây là những người đóng vai Benjamin Và mũ trùm đầu xanh giúp chúng tôi 2 việc: một là, chúng tôi có thể dễ dàng xóa bỏ đầu của họ; và chúng tôi có thể dán các điểm theo dõi lên đầu họ vì thế chúng tôi có thể tái tạo lại chuyển động ghi hình và ống kính quang từ cảnh quay. Nhưng chúng tôi cần lấy diễn xuất của Brad để làm Benjamin ảo của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi chỉnh sửa cảnh phim được quay ở một địa điểm với toàn bộ dàn diễn viên và thân hình diễn viên và khoảng 6 tháng sau chúng tôi đưa Brad lên một sân khấu âm thanh ở Los Angeles và anh ấy theo dõi trên màn hình. Công việc của anh ấy là trở thành Benjamin. Và chúng tôi lồng ghép các cảnh quay. Anh xem đi xem lại nhiều lần. Chúng tôi khuyến khích anh ấy để ứng biến. Và anh ấy đã đưa Benjamin đến những nơi thú vị và khác thường mà chúng tôi không nghĩ rằng anh ấy sẽ đi đến đó. Chúng tôi quay anh ấy với các máy quay HD vì thế chúng tôi có nhiều cảnh của anh ấy và sau đó David sẽ chọn lần bấm máy Brad đóng vai Benjamin mà anh ấy nghĩ cảnh quay phù hợp nhất với dàn diễn viên. Từ đó chúng tôi đi vào một quy trình gọi là phân tích hình ảnh. Và ở đây, bạn có thể thấy một lần nữa, lần bấm máy được chọn. Và bây giờ bạn đang thấy dữ liệu được chuyển sang Ben lúc 87 tuổi. Và điều thú vị là chúng tôi sử dụng một thứ gọi là phân tích hình ảnh, nó đang định giờ từ các thành phần khác nhau trên gương mặt của Benjamin. Và như vậy chúng tôi có thể chọn, giả sử, lông mày trái của anh ấy. Và phần mềm sẽ cho chúng tôi biết, trong khung 14 lông mày trái bắt đầu di chuyển từ đây qua đây và nó bao gồm chuyển động trong khung 32. Và chúng tôi có thể chọn nhiều vị trí khác nhau trên gương mặt để lấy dữ liệu. Và sau đó, nước sốt tôi đã nhắc đến ở nồi hầm công nghệ của chúng tôi -- thật hiệu quả, nước sốt bí mật đó là phần mềm cho phép chúng tôi khớp cảnh quay của Brad trong đời thực với dữ liệu độ tuổi của Benjamin, những hình dạng FACS mà chúng tôi có. Trên nền tảng từng khung hình, chúng tôi có thể xây dựng lại một cái đầu 3D khớp hoàn toàn với cảnh diễn của Brad. Đây là cách mà cảnh quay hoàn thiện xuất hiện trên phim. Và ở đây bạn có thể thấy thân hình của diễn viên. Và đây là cái mà chúng tôi gọi là "cái đầu chết", không ám chỉ đến Jerry Garcia. Và đây là cảnh diễn đã được xây dựng lại. Bây giờ là cảnh diễn được định giờ. Và một lần nữa, cảnh quay cuối cùng. Đó là cả một quá trình dài. (Vỗ tay) Ở phần tiếp theo, tôi sẽ nói nhanh qua, bởi vì chúng tôi có thể thực hiện cả một buổi nói chuyện TEDTalk trên tấm phim chiếu tiếp theo. Chúng tôi phải tạo ra một hệ thống chiếu sáng. Thật sự, một phần lớn trong quá trình là tạo ra một môi trường chiếu sáng cho mỗi một địa điểm Benjamin xuất hiện để chúng tôi có thể đưa đầu của Ben vào bất kì cảnh quay nào và nó khớp hoàn toàn với ánh sáng rọi vào các diễn viên khác trong thế giới thực. Chúng tôi cũng phải tạo ra một hệ thống ánh mắt. Chúng tôi có một ngạn ngữ cố, bạn biết đấy, "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn" điều đó hoàn toàn đúng. Chìa khóa ở đây là giữ cho mọi người nhìn vào đôi mắt của Ben. Và nếu như bạn có thể cảm thấy sự ấm áp, cảm thấy tình người, và cảm thấy ý muốn của anh ấy thông qua đôi mắt, thì chúng tôi sẽ thành công. Vì vậy chúng tôi có một người tập trung vào hệ thống ánh mắt trong vòng gần tròn 2 năm. Chúng tôi cũng phải tạo ra một hệ thống miệng. Chúng tôi làm từ khuôn miệng của Brad. Chúng tôi phải làm răng lão hóa theo thời gian. Chúng tôi cũng phải tạo ra một cái lưỡi cho phép anh ấy phát âm rõ ràng. Có cả một hệ thống được viết trong phần mềm để lưỡi phát âm rõ. Chúng tôi có một người dành khoảng 9 tháng cho phần lưỡi. Anh ấy rất nổi tiếng. Thay đổi da: một vấn đề lớn khác. Làn da phải hoàn toàn chính xác. Anh ấy ở trong một viện dưỡng lão, anh ấy ở trong một nhà chăm sóc xung quanh các người già khác, vì thế anh ấy phải trông giống hệt những người khác. Có rất nhiều việc phải làm cho việc chuyển đổi da, bạn có thể thấy trong một vài trường hợp nó hiệu quả, nhưng nó trông thật tệ trong trường hợp khác. Đây là một thử nghiệm rất rất sớm trong quá trình của chúng tôi. Chúng tôi tạo ra một con rối điện tử mà Brad Pitt có thể điều khiển bằng chính gương mặt mình. Không nhất thiết phải có các hiệu ứng viên làm rõ các hành vi hoặc nâng cao diễn xuất của anh ấy. Có một thứ mà chúng tôi gặp phải, cuối cùng chúng tôi gọi là "Hiệu ứng Botox kỹ thuật số". Khi mọi thứ thực hiện xong quy trình này, Fincher sẽ luôn nói "Nó đổ cát lên các góc cạnh của màn trình diễn." Và điều quá trình của chúng tôi và công nghệ không thể làm, là chúng không thể hiểu ý định, ý định của diễn viên. Nó thấy một nụ cười là một nụ cười. Nó không thể nhận biết một nụ cười mỉa mai, hay một nụ cười hạnh phúc, hoặc một nụ cười chán nản. Con người đại loại phải thúc ép nó bằng cách này hay cách khác. Nhưng cuối cùng chúng tôi gọi toàn bộ quá trình và tất cả công nghệ là "bắt lấy cảm xúc", đối lập với bắt lấy chuyển động. Hãy nhìn lại. Brad Pitt: Tôi nghe mẹ và Tizzy thì thầm, và họ nói tôi sẽ mất sớm, nhưng...có lẽ là không. EU: Đó là cách để tạo ra một con người kỹ thuật số trong 18 phút. (Vỗ tay) Một số thông tin nhanh, 155 người dành 2 năm để làm nó, và chúng tôi thậm chí không nói về 60 kiểu tóc và cắt tóc bằng kỹ thuật số Nhưng, đó là Benjamin. Cám ơn. Chúng ta đã được bảo hãy ra ngoài và nói điều gì đó đáng ngạc nhiên. Và tôi sẽ cố để làm điều đó. Nhưng tôi muốn bắt đầu với hai điều mà ai cũng biết. Và điều đầu tiên, thực ra, là một điều đã được biết đến trong suốt lịch sử. Và đó là hành tinh của chúng ta, hoặc là hệ mặt trời, hoặc môi trường của chúng ta, vân vân, là duy nhất phù hợp cho sự tiến hóa của chúng ta -- hoặc cho sự hình thành -- và cho sự tồn tại hiện nay của chúng ta, và quan trọng nhất, cho sự tồn tại trong tương lai của chúng ta. Ngày nay quan niệm này có một cái tên đầy kịch tính: tàu vũ trụ Trái đất. Và quan niệm rằng bên ngoài tàu vũ trụ, vũ trụ rất khắc nghiệt, và bên trong là toàn bộ những gì chúng ta có, dựa vào. Và chúng ta chỉ có một cơ hội: nếu chúng ta làm hỏng tàu của mình, chúng ta chẳng còn nơi nào để đi. Bây giờ, điều thứ hai mà mọi người đều biết là ngược với những gì được tin trong suốt lịch sử loài người, loài người thực ra không phải là cái nôi của sự tồn tại. Như một câu nói nổi tiếng của Stephen Hawking, chúng ta chỉ là một mẩu hóa chất trên bề mặt của một hành tinh điển hình chuyển động theo quỹ đạo quanh một ngôi sao điển hình, ở rìa của một thiên hà điển hình, vân vân. Bây giờ điều đầu tiên trong hai điều ai cũng biết đó nói rằng chúng ta ở một nơi rất không điển hình, phù hợp duy nhất và vân vân trong khi điều thứ hai nói rằng chúng ta ở một nơi điển hình. Và nếu đó là 2 lẽ sống của bạn, giúp bạn đưa ra các quyết định sống còn, thì chúng có vẻ hơi mâu thuẫn lẫn nhau. Nhưng điều này không có nghĩa là cả hai không hoàn toàn sai (Tiếng cười) Và chúng sai. để tôi bắt đầu với điều thứ hai: Điển hình. ừm, liệu đây có phải là một nơi điển hình? Hãy nhìn quanh, bạn biết đấy, và nhìn vào những hướng bất kỳ, và chúng ta thấy một bức tường và mảnh vụn hóa chất -- (Tiếng cười) -- và đó hoàn toàn không phải là điển hình của vũ trụ. Tất cả những gì bạn cần làm là đi vài trăm dặm theo hướng đó và nhìn lại, và bạn không thấy bức tường hay mẩu hóa chất nào cả -- tất cả những gì bạn thấy là một hành tinh xanh. Và nếu bạn đi xa hơn thế, bạn sẽ thấy mặt trời, hệ mặt trời, và các ngôi sao. Nhưng đó vẫn không phải là điển hình của vũ trụ, bởi vì các ngôi sao đến từ các thiên hà. Và ở hầu khắp các nơi trong vũ trụ, một nơi điển hình trong vũ trụ, không hề gần bất cứ thiên hà nào. Hãy tiến xa hơn, tới khi chúng ta ra ngoài thiên hà, và nhìn lại, và ừ, có cả một thiên hà rộng lớn với những nút xoắn trước mặt chúng ta. Và ở thời điểm này chúng ta đã cách Trái đất 100,000 năm ánh sáng. Nhưng chúng ta vẫn chưa hề gần một nơi điển hình nào trong vũ trụ. Để tới một nơi điển hình, bạn phải đi xa gấp 1000 lần như thế vào không gian liên thiên hà. Và nó trông như thế nào? Điển hình. Một nơi điển hình trong vũ trụ trong như thế nào? Với một chi phí khổng lồ, TED đã bày trí một không gian biểu trưng có độ phân giải lớn cho không gian liên ngân hà. -- góc nhìn từ không gian liên thiên hà. Vậy chúng ta có thể tắt đèn đi để nhìn cho rõ được không ạ? Không hẳn, không hẳn là hoàn hảo, bạn có thể thấy, ở không gian liên thiên hà -- không gian liên thiên hà hoàn toàn chìm trong bóng tối. Tối đến độ nếu bạn nhìn vào ngôi sao gần bạn nhất, và nó bùng nổ trong một vụ siêu tân tinh, và bạn đang nhìn trực tiếp vào nó khi ánh sáng hướng về bạn, bạn vẫn chẳng thể thấy một vệt sáng, dù là lờ mờ. Vũ trụ rộng lớn và tăm tối như thế đó. Và mặc dù một vụ nổ siêu tân tinh rất sáng đến mức nó sẽ giết chết bạn ngay tại chỗ trong bán kính vài năm ánh sáng. Vậy mà trong không gian liên ngân hà, nó xa tới độ bạn sẽ chẳng nhìn thấy nó. Ngoài đó cũng rất lạnh -- chỉ hơn nhiệt độ 0 tuyệt đối vài 3 độ. Và rất trống trải. Khoảng chân không ở đó có mật độ chỉ bằng một phần triệu của khoảng chân không tối ưu được tạo từ kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay trên Trái Đất. Đó là điểm khác biệt giữa môt nơi điển hình và Trái Đất. Và nó cho thấy nơi đây không hề điển hình. Bật đèn lên được không ạ? Cảm ơn. Bây giờ bằng cách nào chúng ta biết đến một môi trường ở rất xa, rất khác biệt, và rất biệt lập so với mọi thứ ta đã quen với? Trái đất -- môi trường của chúng ta, dưới dạng là chính chúng ta -- đang tạo ra kiến thức. Điều này có nghĩa là gì? Hãy nhìn ra xa hơn -- Từ đây với một chiếc kính viễn vọng -- và bạn sẽ nhìn thấy các vật thể trông như những ngôi sao. Chúng được gọi là các chuẩn tinh. Nghĩa gốc là vật thể gần giống sao. Vật thể trông hơi giống sao. (Tiếng cười) Nhưng chúng không phải là các ngôi sao. Và chúng ta biết chúng là gì. Hàng tỉ năm trước, cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng, vật chất tại tâm của một thiên hà đổ sập hướng tới một hố đen siêu lớn. Và khi đó trường lực từ siêu mạnh định hướng một phần năng lượng của trường trọng lực đó sụp đổ. Và một phần vật chất, có dạng như những tia đồ sộ tỏa ra những thùy sáng có độ sáng như một ngàn tỷ mặt trời. Vật lý học của não người sẽ khó mà khác được so với vật lý học của một tia đó. Chúng ta chẳng thể sống nổi một khắc trong tình trạng ấy. Ngôn ngữ rạn vỡ khi cố gắng mô tả tình trạng xảy ra trong một trong những tia ấy. Nó sẽ gần giống như trải nghiệm một vụ nổ siêu tân tinh, nhưng ở một tầm trực tiếp với vụ nổ kéo dài suốt hàng triệu năm. (Tiếng cười) Và chưa kể, tia sáng đó xuất hiện một cách chính xác để sau đó hàng tỉ năm, ở bên kia của vũ trụ, vài mẩu hóa chất có thể mô tả, tái tạo mẫu, dự đoán và giải thích chính xác -- bạn có thể thấy ở đây -- điều đã thực sự xảy ra ở đó. Hệ thống vật lý học của bộ não chứa một mẫu hoạt động chính xác của vật lý học của chuẩn tinh, Không chỉ là một hình ảnh hời hợt, mà còn là một mô hình giải thích, chứa đựng quan hệ toán học tương tự và cấu trúc hệ quả tương tự. Đó là kiến thức. Và nếu điều đó chưa đủ tuyệt vời, sự chính xác mà với đó một cấu trúc tượng trưng cho cấu trúc khác tăng theo thời gian. Đó là sự phát triển của kiến thức. Vậy, các định luật vật lý có tính năng đặc biệt này: Vật thể lý học, dù có khác nhau đến mấy, vẫn không thể tránh khỏi chứa đựng cấu trúc toán học và hệ quả tương tự nhau và theo thời gian càng giống nhau hơn. Vậy chúng ta là một mẩu vụn hóa chất khác biệt. Mẩu hóa chất này có tính phổ biến. Cấu trúc của nó bao gồm, với sự chính xác càng ngày càng cao, cấu trúc của mọi thứ. Nơi này, chứ không phải các nơi khác trong vũ trụ, là một cái nôi chứa cốt lõi của cấu trúc và hệ quả của toàn bộ các thực thế lý học khác. Và vì vậy, thay vì nhỏ bé, sự thật là các định luật vật lý cho phép điều này, hay thậm chí quy định rằng điều này có thể xảy ra, là một trong những điều quan trọng nhất về thế giới vật chất. Vậy làm cách nào mà hệ mặt trời -- và môi trường của chúng ta, dưới dạng là chính chúng ta -- có được mối quan hệ đặc biệt này với phần còn lại của vũ trụ? Một điều đúng về quan điểm của Stephen Hawking -- ý tôi là nó đúng, nhưng được nhấn mạnh sai. Một điều đúng là nó không can hệ tới bất kỳ môn vật lý riêng rẽ nào. Không có trường hợp đặc biệt nào, không có phép màu nào liên quan. Nó làm được với 3 thứ mà chúng ta có thừa. Một trong số đó là vật chất, bởi vì sự phát triển tri thức là một dạng xử lý thông tin. Xử lý thông tin là sự tính toán, và tính toán thì cần máy tính -- chưa hề có cách nào để tạo ra máy tính mà không cần vật chất. Chúng ta cũng cần năng lượng để làm ra máy tính, và điều quan trọng nhất, để tạo ra phương tiện mà trên đó chúng ta lưu lại kiến thức mà ta khám phá ra. Và thứ ba, khó hình dung hơn, nhưng quan trọng không kém cho sự sáng tạo chưa có hồi kết của kiến thức, của phân tích, là bằng chứng, là vết tích. Hiện nay môi trường của chúng ta đang chứa đầy vết tích. Chúng ta thử kiểm tra -- ví dụ như là Định luật Newton về lực hấp dẫn -- khoảng 300 năm trước. Nhưng bằng chứng mà chúng ta sử dụng để thực hiện thí nghiệm đó đã rơi xuống trên mỗi mét vuông của trái đất suốt hàng tỉ năm trước, và sẽ tiếp tục rơi trong hàng tỉ năm sau. Và điều tương tự cũng đúng với tất cả các môn khoa học khác. Như chúng ta biết, bằng chứng để khám phá những chân lý cơ bản nhất của tất cả các môn khoa học đang nằm trên chính hành tinh này. Vị trí của chúng ta chứa đựng toàn bộ bằng chứng, và cũng với vật chất và năng lượng. Ở bên ngoài không gian liên ngân hà, 3 điều căn bản đó cho sự sáng tạo không hồi kết của kiến thức đang không có đủ nguồn cung cấp. Như tôi đã nói, nó trống trơn, lạnh, và tối. Có thật vậy không? Thực ra, đó chỉ là một quan niệm sai lầm và thiển cận. (Tiếng cười) Bởi vì tưởng tượng có một khối lập phương ở ngoài kia trong không gian liên ngân hà, có kích thước tương đương ngôi nhà của húng ta, hệ mặt trời. Hiện nay khối đó vẫn còn rất trống theo tiêu chuẩn con người, nhưng vẫn có nghĩa là nó chứa hàng triệu tấn vật chất. Và hàng triệu tấn là đủ để tạo ra một trạm không gian ở đó có một nhóm các nhà khoa học tận tụy làm việc để tạo ra một dòng chảy kiến thức không hồi kết, vân vân. Kỹ thuật hiện nay chưa đủ để thậm chí gom lại khí hydro từ không gian liên ngân hà và biến chúng thành các nguyên tố khác. Nhưng vấn đề là, trong một vũ trụ có nguyên tắc, nếu điều gì đó không bị cản trở bởi các quy luật vật lý, thì điều gì có thế ngăn chúng ta làm được nó, ngoài việc tìm hiểu cách thức thực hiện? Nói cách khác, đó là vấn đề về kiến thức chứ không phải tài nguyên. Và điều tương tự -- nếu chúng ta có thể làm được điều này chúng ta có một nguồn cung năng lượng, bởi vì sự đột biến có thể là một tác nhân quan trong -- và bằng chứng? Có thể ở đó tối đối với giác quan của con người. Nhưng tất cả những gì bạn phải làm là dùng một chiếc kính viễn vọng, có thể là thiết kế của ngày hôm nay, nhìn ra ngoài, và bạn sẽ thấy thiên hà mà chúng ta thấy từ đây. Và với chiếc kính tốt hơn, bạn có thể nhìn thấy những ngôi sao, những hành tinh. Và trong những nhân hà ấy, bạn sẽ có thể làm vât lý thiên thể, và học các quy luật vật lý. Và tại đây bạn có thể dựng các máy gia tốc nguyên tử, và học về vật lý nguyên tử cơ bản, và hóa học, vân vân. Có thể khoa học khó với tới nhất là sinh học thực nghiệm, vì sẽ cần vài trăm triệu năm ánh sáng để đến hành tinh có sự sống gần nhất và quay trở lại. Nhưng tôi phải nói với các bạn -- và xin lỗi Richard -- tôi chả hề thích các chuyến thực tế sinh học lắm, và tôi nghĩ chúng ta chỉ cần làm 1 chuyến trong vài trăm triệu năm anh sáng. (Tiếng cười) Như vậy thực ra không gian liên ngân hà chứa mọi yêu cầu cho sự sáng tạo không hồi kết của tri thức. Và bất kể khối lập phương nào, bất kể nơi đâu trong vũ trụ, có thể trở thành chiếc nôi như chúng ta, nếu kiến thức tồn tại ở đó. Vì thế chúng ta không phải là nơi duy nhất. Nếu không gian liên ngân hà có thể tạo ra một dòng kiến thức không hồi kết, thì mọi môi trường khác đều có thể. Trái Đất cũng có thể. Và yếu tố ngăn cản, ở mọi nơi, không phải là tài nguyên - chúng có thừa, mà bởi kiến thức ít ỏi. Bây giờ kiến thức khổng lồ này có thể khiến chúng ta cảm thấy rất đặc biệt. Nhưng nó cũng khiến chúng ta cảm thấy yếu ớt. bởi vì nó có nghĩa là nếu không có kiến thức cần thiết để sinh tồn những thử thách tiếp theo của vũ trụ, chúng ta sẽ không sinh tồn. Tất cả những gì cần là một siêu tân tinh nổ ra cách ta vài năm ánh sáng, và chúng ta sẽ chết hêt! Martin Rees gần đây viêt một cuốn sách về khả năng bị đánh bại của chúng ta với đủ mọi thứ, từ vật lý thiên thể cho tới những thí nghiệm khoa học sai hướng, và quan trọng nhất với khủng bố và các vũ khí chết người hàng loạt. Ông cho rằng nền văn minh của chúng ta chỉ có 50% cơ hội sống sót trong thế kỷ này. Tôi nghĩ ông định nói về điều này trong phần sau của hội thảo. Bây giờ tôi không nghĩ rằng cái khả năng đó là thích hợp để thảo luận bây giờ. Nhưng tôi đồng ý với ông về điều này. Chúng ta có thể sinh tồn, hoặc có thể thất bại trong việc sinh tồn. Nhưng nó không phụ thuộc vào cơ may, mà vào việc liệu chúng ta có thể tạo ra kiến thức cần thiết đúng lúc. Nguy hiểm không phải chưa từng xảy ra. Các loài vẫn bị tuyệt chủng. Các nền văn minh kết thúc. Đa số các loài và các nền văn minh từng tồn tại đều đã thuộc về quá khứ. Và nếu chúng ta muốn trở thành ngoại lệ, thì hy vọng duy nhất của chúng ta là tận dụng nét đặc trưng đã phân loại giống loài của chúng ta, và nền văn minh của chúng ta. Cụ thể là mối quan hệ đặc biệt của ta với các định luật vật lý. Khả năng của chúng ta để đưa ra những phân tích mới, kiến thức mới -- để có thể trở thành một chiếc nôi của sự tồn tại. Vậy để tôi ứng dụng điều này vào một cuộc tranh luận hiện nay, không phải bởi vì tôi muốn ủng hộ bên nào, mà chỉ để tượng trưng cho cái mà tôi muốn nói. Và điều gây tranh cãi là sự ấm lên toàn cầu. Tôi là một nhà vật lý, nhưng tôi không phải là kiểu nhà vật lý thực sự. Về sự ấm lên toàn cầu, tôi chỉ là một người không có chuyên môn. Và điều mà một người không chuyên nên làm là tin vào những thuyết khoa học hiện hành. Và theo như thuyết ấy, đã quá muộn để tránh một thảm họa. Bởi vì nếu đúng là sự lựa chọn tốt nhất lúc này là ngăn chặn sự thải khí CO2 bằng một thứ tương tự như Nghị định thư Kyoto, với sự trói buộc lên hoạt động kinh tế và sự tốn kém khổng lồ hàng trăm triệu dollar, thì đó đã là một thảm họa trên bất kỳ thang đo nào. Và các hành động được cổ vũ không hề có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề, mà chỉ kéo dài nó thêm chút ít. Vậy là đã quá muộn để tránh nó, và nó có thể cũng đã quá muộn để tránh từ trước cả khi ai đó nhận thấy nguy hiểm. Có thể đã quá muộn từ những năm 1970, khi mà những lý thuyết khoa học tốt nhất thời bấy giờ cho thấy khi thải công nghiệp có thể gây ra một kỷ băng hà mới mà hàng tỉ người sẽ chết. Bài học đó khá rõ ràng đối với tôi và tôi không hiểu sao nó lại không gây ra tranh cãi công khai. Đó là điều mà không phải lúc nào ta cũng hiểu được. Khi ta biết về một thảm họa đang tới gần, và cách giải quyết đỡ tốn kém hơn chính bản thân thảm họa đó, thì không có gì phải tranh cãi. Nhưng không cảnh báo nào, hay quy tắc cảnh báo nào, có thể tránh được những vấn đề mà ta chưa thấy được. Vì thế chúng ta cần có tư thế sẵn sàng sửa chữa sai lầm chứ không chỉ trốn tránh nó. Và đúng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng đó là khi ta biết phải phòng tránh cái gì. Nếu bạn đã bị đấm vào mũi thì y khoa không bao gồm việc dạy bạn phải tránh những cú đấm như thế nào. Nếu y khoa ngừng việc tìm phương thức chữa bệnh mà chỉ tập trung vào phòng ngừa, thì nó chẳng thế đạt được bước tiến nào trong cả 2 lĩnh vực. Thế giới xôn xao với những kế hoạch để cắt giảm lượng khí thải bằng mọi giá. Thế giới nên xôn xao với các kế hoạc để giảm nhiệt độ, và với các kế hoạch để sinh sống ở nhiệt độ cao hơn. Và không phải là với mọi giá mà phải hiệu quả và tiết kiệm. Và một số kế hoạch như vậy là khả thi, như là dựng các hệ gương trong không gian để phản xạ ánh sáng mặt trời, hay thúc đẩy các hệ sinh thái đại dương tiêu hóa nhiều cacbon đioxit hơn. Ngay lúc này, những nghiên cứu như vậy chỉ là nghiên cứu râu ria. Chúng không phải là trọng tâm trong nỗ lực của con người để đối mặt với vấn đề này. Và với những vấn đề mà chúng ta chưa ngờ tới, khả năng để đưa ra đúng -- không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào may mắn để tránh điều không thể -- đó là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta, không chỉ để giải quyết vấn đề, mà để sinh tồn. Chọn 2 phiến đá và khắc lên chúng. Tấm thứ nhất, khắc "Vấn đề có thể giải quyết được." Và tấm khác khắc "Vấn đề không tránh khỏi." Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy nói chuyện về rác rưởi nào. Các bạn biết đó, chúng ta phải được dạy cách từ bỏ ý thức bảo vệ môi trường, một ý thức được nâng cao mạnh mẽ trong kì Đại khủng hoảng kinh tế và Thế chiến II. Sau chiến tranh, chúng ta cần tập trung khả năng sản xuất khổng lồ vào việc tạo ra sản phẩm cho thời bình. Tạp chí Life tương trợ cho nỗ lực chung này bằng cách quảng bá vào thị trường những vật dùng một lần rồi vứt, những dụng cụ sẽ giải phóng người nội trợ khỏi công việc rửa bát cực nhọc. Lưu ý nhỏ với các nhà giải phóng trên: nhựa dùng một lần chiếm rất nhiều chỗ và không phân hủy tự nhiên bằng vi khuẩn được. Chỉ có loài người chúng ta tạo ra chất thải mà thiên nhiên không thể tiêu hóa nổi. Nhựa cũng rất khó để tái chế. Có một thày giáo dạy tôi cách thể hiện cái tỉ lệ dưới năm phần trăm chất dẻo mà chúng ta thu lại được trong rác thải. Nó gọi là bé phẩy tí xíu. Đó là phần trăm chúng ta tái chế. Nhiệt độ nóng chảy có vai trò lớn trong tình trạng này. Không dễ mà tinh chế nhựa bằng quá trình đun chảy lại, như là thủy tinh hay kim loại. Chất dẻo bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi của nước và không cho phép tạp chất gốc dầu bay hơi đi được mà nhựa thì hút rất nhiều tạp chất dầu. Một nửa trong số 100 tỉ đơn vị viên nhựa nhiệt dẻo ta dùng hàng năm sẽ nhanh chóng bị quăng ra bãi rác. Một phần lớn trong số rác thải của ta sẽ tự do chảy theo sông ra biển. Đây là điểm rác tụ lại ở lạch Biona gần sân bay Los Angeles. Và đây là mớ lềnh bềnh gần Đại học Bang California Long Beach và nhà máy sản xuất diesel chúng tôi tới thăm hôm qua. Bất chấp phí thải, phần lớn số rác rưởi sẽ đổ ra biển này là lon nước giải khát bằng nhựa. Ở nước Mỹ, cứ mỗi năm phút ta dùng hai triệu chai, minh họa ở đây bởi người đã từng thuyết trình ở TED, Chris Jordan. Anh đã tinh tế ghi lại trào lưu tiêu thụ và tập trung vào các chi tiết nhỏ. Đây là chốn nương náu nơi đảo xa cho chai lọ ngoài bờ biển Baja California. San Roque là một đảo nhỏ có rất nhiều chim, không người sinh sống, phía ngoài bờ biển trung tâm vốn thưa dân cư của Baja. Hãy để ý là chai lọ ở đây còn có nắp đóng. Chai lọ làm từ chất polyethylene terephthalate (PET) sẽ chìm trong nước biển và đáng lẽ không chạy được xa đến thế này khỏi văn minh nhân loại. Còn nắp chai được sản xuất trong các nhà máy riêng biệt từ một loại nhựa khác, polypropylene. Chúng sẽ nổi trong nước biển, nhưng không may mắn là sẽ không được tái chế, mặc cho luật về chai lọ. Hãy dò theo hành trình của hàng triệu nút chai lẻ loi trôi ra biển. Sau một năm, nắp chai từ nước Nhật tiến thẳng ra Thái Bình Dương, còn nắp chai của chúng ta mắc phải dòng hải lưu California và đầu tiên sẽ đâm vào vĩ tuyến ở Cabo San Lucas. Sau 10 năm, rất nhiều trong số nắp chai của Nhật sẽ rơi vào vùng ta gọi là Vệt Rác Thải Phía Đông, còn những cái nắp chai của chúng ta sẽ làm Philippines ngập rác. Sau 20 năm, ta thấy vùng nhựa vụn tích tụ bắt đầu xuất hiện tại vùng xoáy Bắc Thái Bình Dương. Tình cờ là hàng triệu chim hải âu lớn làm tổ ở đảo san hô Kure và Midway ở Đài tưởng niệm quốc gia phía tây bắc Hawaii lại kiếm ăn ở đây và bới mọi thứ chúng tìm được để mớm cho chim con. Một chú hải âu Laysan nhỏ bốn tháng tuổi chết với cái này trong bụng. Hàng trăm ngàn chim con, nhỏ cỡ con ngỗng, đang lìa đời với cái bụng đầy nắp chai và rác rưởi khác như bật lửa, nhưng hầu hết là nắp chai. Điều đáng buồn là ba mẹ chúng nhầm nắp chai là thức ăn trôi nổi trên mật biển. Cái vòng mút trong nắp chai cũng gây hậu quả cho những động vật dưới nước. Đây là Mae West, chú vẫn còn sống ở nhà một người coi sở thú ở New Orleans. Tôi muốn xem thị trấn quê hương tôi, Long Beach, làm gia tăng vấn nạn như thế nào, nên vào ngày dọn bãi biến năm 2005 tôi tới bán đảo Long Beach, ở đầu phía bắc của bãi biển dài của chúng tôi. Chúng tôi dọn dẹp các khoảng biển chụp trên ảnh đây. Tôi đề nghị trả năm xu cho mỗi nắp chai. Có rất nhiều người chấp nhận đề nghị. Đây là 1 100 nắp chai họ thu thập được. Tôi đã nghĩ tôi chỉ cần tốn 20 đô-la thôi. Ngày hôm đó tôi phải tiêu gần 60. Tôi xếp chúng thành nhóm theo màu và trưng bày vào Ngày Trái Đất tiếp theo ở Bể nuôi Hải dương Cabrillo ở San Pedro. Thống đốc Schwarzenegger và phu nhân Maria ghé tới để thảo luận về gian trưng bày. Bất chấp việc tôi đội cái mũ khá đàn bà đan từ những túi ni lông, họ vẫn bắt tay tôi. (Tiếng cười) Tôi cho anh ta và Maria thấy một mẻ lưới sinh vật phù du từ vùng xoáy phía bắc Hawaii trong đó có nhiều nhựa hơn là sinh vật phù du. Các mẫu lưới thu thập từ nồi súp nhựa - đại dương của chúng ta ngày nay đã trở thành một nồi súp nhựa - trông như thế này đây. Thả một lưới sinh vật phù du trên bề mặt một dặm biển cho ra những mẫu như thế này. Và thế này. Khi mà vụn rác bị sóng xô lên bờ biển Hawaii chúng trông như thế này. Bãi biển cụ thể ở đây là bãi biển Kailua, nơi tổng thống của chúng ta và gia đình đã nghỉ mát trước khi chuyển đến Washington. Nào, thế chúng ta biết phân tích những mẫu chứa nhiều nhựa hơn là sinh vật này như thế nào? Ta phân loại các mảnh nhựa thành các nhóm kích cỡ khác nhau, từ năm milimet đến một phần ba milimet. Những mảnh nhựa nhỏ tập trung tạp chất hữu cơ bền tới một triệu lần nồng độ chất hữu cơ trong nước biển xung quanh. Chúng tôi muốn xem liệu có phải những loài cá quen thuộc nhất ở biển sâu, ở đáy của chuỗi thức ăn, đang nuốt những viên thuốc độc này không. Chúng tôi thực hiện hàng trăm lần mổ cá chết, và trên một phần ba có các mảnh nhựa bị ô nhiễm trong bụng. Con cá kỉ lục dài có 2,5 inches với 84 mảnh trong cái bụng bé tẹo của nó. Các bạn có thể mua đồ ăn được chứng nhận 'sạch', Nhưng chả có kẻ bán cá nào trên Trái Đất có thể bán cho bạn một con cá đánh từ tự nhiên hoàn toàn sạch. Đây là di sản ta để lại cho hậu thế. Một xã hội dùng rồi vứt không thể bị kìm hãm -- nó đã thành hiện tượng toàn cầu. Chúng ta đơn giản là không thể trữ, hay duy trì, hay tái chế tất cả đồ đạc công cụ được. Chúng ta phải vứt bỏ. Thị trường có thể làm rất nhiều thứ cho chúng ta, nhưng nó không thể sửa chữa hệ thống tự nhiên trong đại dương mà ta đã phá hủy. Có binh hùng tướng mạnh cũng không thu thập lại được hết nhựa và đưa đại dương về trạng thái ban đầu. "Số lượng đang tăng lên, lượng thùng dây gói bọc đang tăng lên, phương châm sống "dùng rồi vứt" đang nhân rộng, và tất cả đang được thể hiện trong đại dương." "Ông ấy chẳng có chút hi vọng nào là ta có thể dọn sạch cả. Lọc nhựa khỏi biển vượt quá ngân sách của bất kì đất nước nào, và quá trình ấy có thể giết chết một lượng sinh vật biển lớn không kể xiết. Theo Moore thì giải pháp là chặn nhựa từ gốc: ngăn chặn nó từ trên bờ, trước khi nó rơi ra biển. Và trong một thế giới bọc nhựa, gói túi ni lông, ông cũng chẳng dám hi vọng nhiều vào điều đó. Đây là Brian Rooney, kênh Nightline, ở Long Beach, California." Xin cám ơn. Đây là bức đầu tiên trong số hai bức ảnh đặc biệt mà tôi sẽ cho bạn xem hôm nay Nó được chụp 18 năm trước Lúc đó tôi 19 tuổi, vừa thực hiện một trong những chuyến lặn sâu nhất của mình hơn 200 ft (60 mét) và, tôi đã bắt được chú cá nhỏ này ở đây. Hoá ra, đây là chú cá đầu tiên đã được bắt sống. Tôi không chỉ là nhà ngư học, tôi là một gã mọt sách thích cá Và với một kẻ thích cá, đây là thứ thú vị Và điều thú vị hơn là người chụp bức ảnh này, là một anh chàng tên Jack Randall. nhà ngư học giỏi nhất thế giới, một tượng đài của người yêu thích cá. Vì vậy, tôi rất hứng thú vào giây phút đó, nó thật sự xác định phương hướng cho cả cuộc đời tôi. Nhưng điều quan trọng nhất, sâu sắc nhất về bức ảnh này là nó được chụp 2 ngày trước khi tôi bị liệt từ cổ xuống. Tôi đã phạm một sai lầm ngu ngốc như phần lớn chàng trai 19 tuổi nghĩ mình không thể chết và tôi bị một loại bệnh ép khí khi lặn, và tôi bị liệt, và phải bay về điều trị. Tôi học được hai điều quan trọng hôm đó. Điều đầu tiên - Tôi có thể chết, đó là điều quan trọng. Và điều thứ hai tôi học được là tôi biết, và chắc chắn rằng đây là điều tôi sẽ làm trong cả quãng đời còn lại. Tôi phải tập trung tất cả sức lực để tìm những loài mới ở sâu dưới rạn san hô. Nay, khi nghĩ đến một rạn san hô, nhiều người nghĩ đến nhất là đám san hô lớn, cứng, phức tạp; những loài cá và nhiều thứ đủ màu sắc. Nhưng đây chỉ là đỉnh của núi băng trôi. Nếu bạn nhìn vào biểu đồ một rạn san hô. chúng ta biết nhiều về phần ở gần mặt nước, và lý do chúng ta biết nhiều về nó là vì thợ lặn rất dễ lặn xuống và tiếp cận nó. Tuy nhiên, có một vấn đề với việc lặn, là có giới hạn ở độ sâu bạn có thể lặn, và đó là ở độ sâu khoảng 200ft (60m) Tôi sẽ nói rõ lý do trong một phút nữa. Nhưng, vấn đề là thợ lặn thường lặn không sâu hơn 100ft (30m), và rất hiếm khi sâu hơn mức này, ít nhất, trong trạng thái tỉnh táo. Để lặn sâu hơn, nhiều nhà sinh vật học đã chuyển sang tàu lặn. Hiện nay, tàu lặn rất tuyệt vời, kỳ diệu, nhưng nếu bạn muốn trả 30.000 đô-la một ngày để dùng tàu lặn, và nó có thể lặn đến 2000ft (610 mét), bạn phải chắc rằng bạn không đánh rắm trong vài trăm feet, bạn sẽ đi rất, rất, rất sâu xuống. Vậy, điểm mấu chốt là phần lớn các nghiên cứu dùng tàu ngầm đã diễn ra ở sâu hơn 500ft (152 mét) Bây giờ, thật hiển nhiên ở đây là có khu vực này ở giữa và đó là khu vực trung tâm của niềm hạnh phúc của tôi. Tôi muốn tìm có gì trong khu vực này. Chúng ta gần như chẳng biết gì về nơi đó. Thợ lặn không thể đến đó, tàu ngầm thì đi ngay qua đó. Tôi mất một năm để đi được trở lại sau tai nạn lặn ở Palau và trong năm đó tôi dành thời gian để học về vật lý và sinh lý của môn lặn và tìm ra cách vượt qua những giới hạn. Nên, tôi sẽ cho bạn biết ý tưởng cơ bản. Chúng ta đều đang hít thở không khí. Không khí là hỗn hợp của oxy và nitơ, khoảng 20% oxy và 80% nitơ trong phổi chúng ta. Và có một hiện tượng gọi là Định luật Henry nói rằng chất khí sẽ hoà tan vào chất lỏng tương ứng với các áp lực thành phần mà bạn cho chúng tiếp xúc. Vì thế, cơ bản là khí hoà tan vào cơ thể chúng ta. Khí ô-xy được dùng trong trao đổi chất, để tạo ra năng lượng. Nitơ chỉ trôi trong máu và mô của chúng ta và đó là cách cơ thể chúng ta được cấu tạo Vấn đề xảy ra khi bạn lặn xuống nước. Khi bạn lặn xuống càng sâu, áp lực càng lớn Nếu bạn phải lặn đến độ sâu khoảng 130ft (40 mét), là độ sâu giới hạn gợi ý cho thợ lặn, bạn sẽ gặp hiệu ứng áp lực này. Và hiệu ứng áp lực là khi bạn tăng mật độ số phân tử khí trong mỗi hơi thở của bạn. Qua thời gian, số phân tử khí này tan vào máu và các mô và bất đầu làm đầy cơ thể bạn. Nếu bạn phải lặn sâu, đến 300ft (91m) số phân tử khí có trong phổi bạn không phải 5 lần mà là 10 lần nhiều hơn. Và, chắc rằng, chúng cũng tan vào máu và các mô của bạn. Và dĩ nhiên, nếu bạn lặn sâu hơn 15 lần bạn càng lặn sâu, vấn đề càng trầm trọng thêm. Và vấn đề, sự giới hạn không khí trong việc lặn là tất cả các điểm trong cơ thể bạn - tất cả ôxy và nitơ. Có ba giới hạn cơ bản của việc lặn. Giới hạn đầu tiên là ôxy độc tính của ôxy. Ta đều biết bài hát: "Tình yêu như ôxy". Bạn có quá nhiều, bạn lên quá cao Không đủ, bạn sẽ chết". Trong việc lặn, bạn có quá nhiều ôxy, bạn cũng sẽ chết. Bạn chết vì độc tính của ôxy có thể gây ra tai biến làm cho bạn co quắp dưới nước, không phải là một điều tốt. Nó xảy ra vì có quá nhiều ôxy tập trung trong cơ thể bạn. Khí ni tơ có hai vấn đề. Một trong số đó là điều Jacques Cousteau gọi là "Sự phấn khích của độ sâu" Đó là khí ni tơ gây mê man. Nó làm bạn không tỉnh táo. Bạn càng xuống sâu, bạn càng điên rồ. Bạn không muốn lái xe hay lặn khi say xỉn, nên đó là một vấn đề lớn. Vấn đề thứ ba là điều tôi đã tìm được một cách khó khăn ở Palau đó là bệnh khí ép. Điều tôi quên nhắc đến là đề phòng ngừa sự mê man ni tơ tất cả các điểm xanh trong cơ thể chúng ta bạn bỏ đi khí ni tơ và thay bằng khí heli Heli là một chất khí, có nhiều lý do vì sao nó rất tốt nó là một phân tử bé nhỏ, nó trơ nó không làm bạn mê man. Đó là cơ chế chính mà chúng tôi dùng. Nhưng lý thuyết thì dễ. Phần khó là việc thực hiện. Tôi đã bắt đầu thế này, cỡ 15 năm trước. Tôi thú nhận nó không phải khởi đầu tốt nhất nhưng, bạn phải bắt đầu ở đâu đó Khi đó, tôi không phải là người duy nhất không biết tôi đang làm gì hầu như không ai biết. Cái giàn này đã được sử dụng trong lần lặn 300ft Qua thời gian, chúng tôi cải thiện nó, và chúng tôi đã tạo ra chiếc giàn trông rất tinh vi này với bốn bể lặn và năm bảng điều khiển và tất cả hỗn hợp khí và những thứ tốt. Và nó ổn và kì diệu và nó cho phép lặn sâu để tìm sinh vật mới Bức ảnh này được chụp ở độ sâu 300ft, một loại cá mới. Nhưng, vấn đề là nó không cho chúng tôi nhiều thời gian Vì trọng tải và kích thước của nó chúng tôi chỉ có nhiều nhất khoảng 15 phút ở độ sâu kiểu này. Chúng tôi cần thêm thời gian. Phải có một cách tốt hơn. Và, quả nhiên là có một cách tốt hơn. Năm 1994, tôi rất may mắn được tiếp xúc với những nguyên mẫu bình thở đóng mạch. Bình thở đóng mạch nó khác bình khí nén ở điểm nào và tại sao nó tốt hơn? Vâng, có ba ưu điểm chính của một bình khí Một, chúng yên lặng, chúng không gây ồn. Hai, chúng cho phép bạn ở dưới nước lâu hơn Ba, chúng cho phép bạn lặn sâu hơn. Làm sao chúng làm được điều đó? Để thật sự hiểu cách chúng làm điều đó bạn phải cởi mũ trùm, và nhìn điều đang diễn ra bên dưới Có ba hệ thống chính của bình khí mạch kín Cái cơ bản nhất gọi là vòng thở Nó là một vòng thở vì bạn thở qua đó, và nó là một nút kín bạn thở lượng khí như cũ vòng quanh, vòng quanh. Và có một ống thổi để bạn đặt trong miệng và có một lá phối ngược lại hoặc ở đây là hai lá phổi ngược Chúng không phải đồ công nghệ, mà là chiếc túi co dãn đơn giản Chúng cho phép bạn thở hoặc lọc máu một cách máy móc Khi bạn thở ra, khí đi vào túi phổi thở ra khi bạn hít vào, khí đi từ túi phổi hít vào Đó chỉ là cơ chế gốc, cho bạn lặp lại vòng không khí qua nút thờ này. Và một bộ phận khác của một vòng thở là hộp hấp thụ các-bon đi-ô-xít Khi thở, chúng ta tạo ra các-bon đi-ô-xít và khí này cần được loại khỏi hệ thống Có một bộ lọc hoá chất ở đó hút các-bon đi-ô-xít ra khỏi túi khí thở vì vậy, khi chúng ta tiếp tục hít thở, không khí sẽ an toàn Đó là khái quát về vòng thở Bộ phận chính thứ hai của bình khí mạch kín là hệ thống khí Vai trò chính của hệ thống khí là để cung cấp ra ôxy, để cung cấp thêm ôxy cho cơ thể sử dụng Vì vậy, bể chính, cái quan trọng nhất là ống xilanh cung cấp oxy ở đây Nhưng, nếu ta chỉ có một xilanh cấp oxy chúng ta không thể lặn quá sâu vì chúng ta sẽ bị nhiễm độc ôxy rất nhanh Nên chúng ta cần một khí khác, để làm loãng ôxy Và nó, đủ phù hợp, để gọi là nguồn cấp khí pha loãng Trong ứng dụng, chúng tôi thường cho khí vào nguồn cấp khí loãng này bởi vì nó rất rẻ và là nguồn ni tơ dễ tìm Đó là nơi chúng tôi có khí ni tơ Nhưng, nếu ta muốn đi sâu hơn, dĩ nhiên, ta cần thêm nguồn khí Chúng ta cần heli, rất cần để lặn sâu Và thường ta có một xilanh to hơn một chút gắn bên ngoài bình khí, như thế này. Và đó là cái chúng tôi gắn vào, và bắt đầu lặn sâu Chúng tôi cũng có một xilanh oxy thứ hai, để dự phòng trường hợp có vấn đề với nguồn oxy đầu tiên, chúng tôi vẫn có thể tiếp tục thở Và cách chúng tôi quản lý các loại khí và nguồn cấp khác nhau là cái khoá khí tinh vi, công nghệ cao ở phía trước này. nơi nó dễ chạm tới Nó có tất cả các van và nút bấm, điều bạn cần làm là gắn đúng loại khí đúng lúc Thường thì bạn không phải làm vì mọi thứ đều tự động với bảng điện tử, hệ thống thứ ba của bình khí Phần quan trọng nhất của bình khí là cảm biến oxy Bạn cần ba cái, nên nếu một cái bị hư, bạn biết đó là cái nào bạn cần chọn một cách lô-gic Bạn cũng cần ba bộ vi xử lý. Mỗi máy tính này có thể chạy toàn bộ hệ thống, nên nếu bạn bị hỏng hai cái vẫn còn một nguồn năng lượng dự phòng. Và có nhiều màn hình, dùng để đưa thông tin đến thợ lặn Đây là tiện ích công nghệ cao cho phép ta làm điều cần làm trong những chuyến lặn sâu thế này Và tôi có thể nói về nó cả ngày - hãy hỏi vợ tôi nhưng tôi muốn chuyển đến thứ gì đó thú vị hơn Tôi sẽ đưa bạn đến một chuyến lặn sâu Tôi sẽ cho bạn thấy việc lặn chúng tôi thường làm là thế nào Ta bắt đầu ở trên tàu, và những thứ công cụ công nghệ, đắt tiền đây vẫn là cách tốt nhất để xuống nước ngã qua bên mạn tàu Bây giờ, như tôi đã chỉ ra trong biểu đồ trước đó rạn san hô chúng tôi lặn bắt đầu gần mặt nước và chúng đi xuống gần như theo chiều dọc, hoàn toàn thẳng xuống Nên, chúng tôi vào trong nước, chúng tôi đi qua rìa vách đá và sau đó, chúng tôi bắt đầu rơi xuống. Người ta hỏi tôi: "Mất nhiều thời gian để xuống đó lắm à?" Không, chỉ mất vài phút để đến độ sâu đó đến ba đến bốn trăm feet, nơi chúng tôi hướng đến cũng giống như phim quay chậm cảnh nhảy dù Nó rất thú vị bạn đã từng xem "Vực sâu" khi Ed Harris, anh ấy rơi xuống dọc theo bức tường? Dường như là cảm giác đó, rất tuyệt. Khi bạn xuống dưới đó, bạn cũng sẽ thấy nước rất, rất sạch Nước cực kì sạch, bởi vì hiếm có vi sinh vật nào Nhưng, khi bạn bật đèn lên, nhìn xung quanh các hang động, và đột nhiên bạn đối mặt với một sự đa dạng lớn hơn bất kì ai có thể tin Không phải tất cả là sinh vật mới Như chú cá có sọc trắng bạn thấy đây đó là một loài động vật đã được biết đến Nhưng, nếu bạn nhìn kĩ hơn vào các vết nứt và khe hở bạn sẽ thấy những thứ nhỏ chạy nhanh qua Có một sự đa dạng không thể tin được Không chỉ là cá thôi Có huệ biển, bọt biển, san hô đen. Có thêm một vài loài cá Và những con cá bạn đang thấy là loài mới Chúng vẫn là loài mới vì tôi đem theo máy quay trong lần lặn này chứ không phải lưới nên chúng vẫn còn chờ ai đó đến tìm thấy Nhưng nó trông giống thế này và loại môi trường sống này cứ tiếp tục hàng dặm Đây là Papua, New Guinea. Cá nhỏ và động vật không xương không phải những thứ duy nhất ta thấy dưới đó Ta cũng thấy cá mập thường xuyên hơn tôi mong đợi Và chúng tôi không thật sự hiểu tại sao Cái tôi muốn bạn làm ngay bây giờ là tưởng tượng bạn ở 400ft (122m) dưới nước với tất cả dụng cụ công nghệ trên lưng bạn ở trong một rạn san hô di động ở Papua, New Guinew hàng ngàn dặm từ buồng nén gần nhất, và bạn hoàn toàn bị cá mập vây quanh Máy quay phim: Nhìn vào đây Uh oh... uh oh! Tôi nghĩ chúng ta có sự chú ý của họ Richard Pyle: Khi bạn bắt đầu nói như Vịt Donald không có hoàn cảnh nào trên thế giới có vẻ căng thẳng (Tiếng cười) Cho nên, ta ở dưới đó, đây là 400ft (122m) Nhìn thẳng lên trên, và bạn thấy được mặt nước xa thế nào. Và nếu bạn là nhà sinh vật học và bạn biết về cá mập, và bạn muốn đánh giá, nguy cơ của tôi lớn thế nào có một câu hỏi hiện lên trong đầu bạn ngay lập tức đó là Thợ lặn 1: Loại cá mập nào? Thợ lặn 2: ừ, cá mập mũi bạc Thợ lặn 1: Ồ Cá mập mũi bạc: thật ra có ba loại cá mập ở đây Cá mập mũi bạc là còn có cạnh trắng trên vây còn có cá mập rạn san hô xám và một vài con cá mập đầu búa xa bên kia Và vâng, có một chút lo sợ. Thợ lặn 2: Hoo! Anh bạn nhỏ kia thật thích vui đùa Vậy, bạn đã xem rất nhiều đoạn phim như thế này trên TV nó thật đáng sợ, và tôi nghĩ nó khiến ta hiểu sai về cá mập Cá mập thực ra không quá nguy hiểm và đó là lý do vì sao chúng tôi không lo lắng mấy, vì sao chúng tôi còn đùa giỡn ở dưới đó Nhiều người chết vì lợn, nhiều người chết vì sét đánh nhiều người chết vì bóng đá ở Anh. Bạn có thể chết vì nhiều lý do. Và tôi không bịa đặt ra chúng Quả dừa! Bạn có thể chết vì một quả dừa dễ hơn là vì một con cá mập Vậy cá mập không nguy hiểm như mọi người cho rằng chúng như vậy Tôi không biết có bạn nào đọc tin mới ở Mỹ và Tin thế giới Tôi có một vấn đề gần đây. Có một câu chuyện bí mật về những nhà thám hiểm tài ba ở thời chúng tôi Bài báo cuối cùng có tựa đề: "Không có ranh giới mới". Câu hỏi rằng liệu có một ranh giới mới nào ngoài kia không liệu còn có thể có phát hiện thật sự, đúng đắn, rõ ràng nào? Và tôi thích câu này nhất trong bài báo Với một người yêu cá, tôi cười, vì họ không tự nhiên gọi chúng tôi là người yêu cá chúng tôi thật sự thích thú khi tìm được một cột sống lưng mới của cá bảy màu Nhưng, còn nhiều hơn thế Và tôi muốn cho bạn xem một vài loại cá bảy màu tôi đã tìm thấy mấy năm qua Loại này - bạn có thể thấy nó rất xấu xí Ngay cả khi bạn lờ đi giá trị khoa học của nó hãy chỉ nhìn vào giá trị kinh tế của nó Một vài con trong số này cuối cùng được bán làm cá cảnh ở Nhật Bản với giá 15.000 đô-la một con Tức là nửa triệu đô-la một pound (~0.45kg) Đây là một loại cá thiên thần khác được tìm thấy Thật ra chúng tôi tìm ra loài này đầu tiên từ những ngày xưa còn dùng khí thở như chúng tôi từng nói - khi chúng tôi lặn với khí thở Chúng tôi ở độ sâu 360ft Và tôi nhớ khi trở về từ một chuyến lặn sâu, gặp trận sương mù này và bị mê man một lúc, như bạn biết đấy, biến mất đi Nó giống như tỉnh táo lên Và tôi đã có hồi ức mơ hồ khi nhìn thấy những con cá vàng với một chấm đen, và tôi nghĩ: "Tệ thật, tôi lẽ ra nên bắt một con" Tôi nghĩ đó là một loài mới" Và sau đó, tôi nhìn quanh tìm cái xô. Thật sự, tôi đã bắt được một con - tôi đã quên mất là tôi đã bắt được một con Và thế là tôi quyết định đặt tên nó là Centropyge narcosis (cá thiên thần mê man) Và đó là tên khoa học chính thức của nó vì tham khảo thói quen lặn sâu của nó Và đây là một loài tuyệt vời khác Khi tìm thấy nó lần đầu, chúng tôi không chắc nó thuộc họ nào Nên chúng tôi chỉ gọi là cá Dr.Seuss bởi vì nó trông như những thứ trong truyện ấy Loài này rất tuyệt Nếu bạn đến Papua, New Guinea, và lặn sâu 300ft bạn sẽ nhìn thấy những ụ đất lớn Và có thể khó để thấy, nhưng chúng là về - ồ, đường kính vài mét Nếu bạn nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy là có một con cá trắng nhỏ và cá xám đang bơi ở gần đó hoá ra, con cá trắng nhỏ này đã xây cái ụ đất lớn bằng một viên đất mỗi lần thật phi thường khi nhìn thấy điều này Không chỉ là loài mới: là thói quen mới, hệ sinh thái mới, mọi cái mới. Cái tôi sẽ cho bạn xem ngay, rất nhanh Chỉ là một mẫu của một ít loài mới mà chúng tôi đã khám phá được Điều phi thường không chỉ là số lượng tuyệt đối của các loài chúng ta đang tìm kiếm dù bạn thấy nó rất tuyệt, nhưng đây chỉ là một nửa những gì chúng tôi tìm thấy Điều tuyệt vời là chúng tôi tìm được nhanh thế nào ở độ sâu đó, chúng tôi tìm được đến bảy loài mới một giờ Nếu bạn đến rừng Amazon và tìm một cái cây, bạn sẽ thấy rất nhiều bọ nhưng với cá, không có nơi nào trên thế giới bạn có thể tìm được bảy loài mới một giờ Giờ, ta đã xong một vài tính toán bên ngoài và ta đã đoán là có khoảng 2000 đến 2500 loài mới chỉ ở biển In đô - Thái Bình Dương Chỉ có khoảng năm đến sáu ngàn loài đã biết nên một phần lớn loài còn chưa được biết Ta nghĩ mình có nắm được sự đa dạng cá ở rạn san hô - rõ ràng không Và tôi đến gần một ghi chú ảm đạm Ban đầu, tôi đã nói là tôi sẽ cho bạn xem hai bức ảnh phi thường Đây là bức ảnh phi thường thứ hai Bức này được chụp ngay lúc tôi ở dưới nước quay phim lũ cá mập Nó được chụp chính xác 300ft phía trên tôi Và lý do bức ảnh này đặc biệt là vì nó chụp khoảnh khắc cuối cùng của một đời người Chưa đến 60 giây sau khi bức ảnh được chụp, anh chàng này đã chết Khi khám nghiệm, chúng tôi tìm ra điều gì đã sai Anh ấy phạm một sai lầm cơ bản Anh ấy vặn nhầm ven khi làm đầy xilanh anh ấy có 80% oxy trong bình khí khi chỉ nên có 40% thôi Anh ấy bị tai biến do ngộ độc oxy và anh ấy chết đuối Lý do tôi chiếu bức ảnh này không phải để làm mọi thứ buồn đi nhưng tôi chỉ muốn dùng nó để gút lại triết lý cuộc đời chung của tôi đó là chúng ta đều có hai mục tiêu Mục tiêu đầu tiên chúng ta chia sẻ với mọi sinh vật sống trên hành tinh này đó là tồn tại. Tôi gọi đó là sự vĩnh cửu sự tồn tại của các sinh vật và sự tồn tại của chúng ta bởi vì chúng ta đều muốn duy trì bộ gen Và mục tiêu thứ hai, cho những ai đã đạt được mục tiêu đầu tiên là - bạn gọi à sự thoả mãn về tinh thần, có thể gọi là thành công tài chính bạn có thể gọi là bất cứ điều gì khác Tôi gọi là đi tìm niềm vui sự mưu cầu hạnh phúc. Vì vậy, tôi đoán điều tôi muốn nói là anh ấy đã sống hết mình anh ấy tuyệt đối đã sống như vậy Bạn phải cân bằng hai mục tiêu đó. Nếu bạn sống cả cuộc đời trong sợ hãi Ý tôi là, cuộc sống là một bệnh lây truyền qua đường tình dục với tỷ lệ tử vong 100%. Vì vậy, nếu bạn không sống cuộc đời sợ hãi (tiếng cười) Tôi nghĩ đó là một câu xưa rồi (vỗ tay) Nhưng, cùng lúc đó bạn không muốn tập trung vào điều thứ hai hoặc mục tiêu thứ hai, mà thờ ơ với mục tiêu thứ nhất Bởi vì khi bạn chết, bạn không thể tận hưởng bất kì thứ gì nữa Tôi chúc các bạn những điều may mắn nhất trong việc duy trì được sự cân bằng trong nỗ lực tương lai của bạn. Cám ơn! (vỗ tay) Tôi được nuôi lớn ở Seoul, Hàn Quốc, và chuyển tới thành phố New York năm 1999 để học đại học. Lúc đó tôi học dự bị ngành y, và tôi nghĩ mình sẽ làm bác sĩ phẫu thuật bởi tôi quan tâm đến giải phẫu và việc mổ xẻ động vật thực sự khơi dậy trí tò mò của tôi. Cùng lúc đó, tôi bắt đầu yêu thành phố New York. Tôi bắt đầu nhận ra mình có thể nhìn cả thành phố như một thể sống. Tôi muốn giải phẫu nó và nhìn sâu vào những tầng lớp chưa được nhìn thấy. Và cách thực hiện điều đó, với tôi, là qua nghệ thuật. Vậy nên cuối cùng tôi quyết định học Thạc sĩ Nghệ thuật thay vì Thạc sỹ Dược và ở bậc sau đại học tôi bắt đầu quan tâm đến những sinh vật sống trong những góc khuật của thành phố. Ở New York, chuột là một phần trong cuộc sống hằng ngày của những người dùng giao thông công cộng. Hầu hết mọi người không để ý hoặc sợ chúng. Nhưng tôi cảm thấy thích chúng bởi chúng sống bên rìa xã hội. Và mặc dù chúng được dùng trong phòng thí nghiệm để nâng cao cuộc sống con người, chúng cũng được xếp vào nhóm động vật gây hại. Tôi bắt đầu tìm kiếm quanh thành phố và cố gắng chụp ảnh chúng. Một ngày, trong ga tàu điện ngầm, tôi đang chụp ảnh các đường ray với hy vọng bắt được một hay hai con chuột, và một người đàn ông đến bảo với tôi "Cô không thể chụp ảnh ở đây. MTA sẽ tịch thu camera." Tôi khá ngạc nhiên và tự nhủ "Ok. Tôi sẽ đi theo lũ chuột." Và tôi bắt đầu đi vào các đường hầm, việc đó khiến tôi nhận ra có cả một không gian mới của thành phố mà tôi chưa bao giờ thấy và rất nhiều người không bao giờ thấy. Cùng lúc đó, tôi gặp những người cùng sở thích những người tự gọi bản thân là các nhà thám hiểm, nhà phiêu lưu, người khám phá hang động giữa thành phố những người nghiên cứu lịch sử thành phố, v.v.. Tôi được chào mừng đến cộng đồng kết nối qua Internet của những người thường xuyên khám phá tàn tích thành phố như trạm xe điện ngầm bỏ hoang, đường hầm, hệ thống ống nước, cống rãnh, nhà máy, bệnh viện, xưởng đóng tàu và tương tự. Khi chụp ảnh những địa điểm này, tôi cảm thấy điều gì đó còn thiếu trong những bức ảnh. Chỉ đơn thuần chụp lại những công trình sắp bị dỡ bỏ này là không đủ với tôi. Vậy nên tôi muốn tạo nên một nhân vật tưởng tượng hoặc một con thú sống trong những không gian ngầm này, và cách đơn giản nhất để làm việc này, vào thời điểm đó, là tự lấy bản thân làm mẫu. Tôi quyết định không dùng quần áo bởi tôi muốn nhân vật không có dấu hiệu của nền văn hóa hay dấu hiệu về thời điểm cụ thể nào. Tôi muốn một cách đơn giản để thể hiện một cơ thể sống trong những không gian hoang vắng, đổ nát này. Đây được chụp ở Nhà máy Đường Riviera tại Red Hook, Brooklyn. Nơi đó giờ là một khoảng trống 6 acre đang chờ xây dựng một trung tâm mua sắm đối diện với Ikea. Tôi rất thích nơi đó bởi đấy là tổ hợp công nghiệp lớn bị bỏ hoang đầu tiên mà tôi tự tìm thấy. Khi tôi mới đi vào, tôi rất sợ bởi tôi nghe thấy tiếng chó sủa và nghĩ rằng đó là chó bảo vệ. Nhưng chúng chỉ là chó hoang sống quanh đó và nơi này ngay cạnh hồ nước nên có thiên nga và vịt bơi quanh cây cối um tùm và ong xây tổ trong những thùng đường cũ. Thiên nhiên thực sự đã lấy lại toàn bộ nhà máy. Và tôi muốn có con người trong bức ảnh trở thành một phần của thiên nhiên. Khi tôi đã cảm thấy thoải mái trong không gian nào đó, nó trở nên giống như một sân chơi rộng lớn. Tôi sẽ trèo lên các thùng phi và nhảy qua các đường ống như ngược lại thời gian trở thành trẻ con lần nữa. Bức tranh này chụp trong đường ống Croton là đường ống đưa nước sạch tới New York đầu tiên. Việc xây dựng bắt đầu năm 1873, kéo dài trong 5 năm. Nó bị bỏ hoang khi hệ thống ống Croton mới được mở năm 1890. Khi vào những không gian như thế này, bạn đang trực tiếp đến với quá khứ bởi chúng đã ở nguyên vẹn như thế hàng thế kỷ. Tôi yêu việc cảm nhận không khí chung ở một nơi có nhiều giá trị lịch sử. Thay vì việc xem bản sao của nó ở nhà, bạn đang thực sự chạm vào những viên gạch xếp tay và các khe nứt và làm mình bị ướt và đầy bùn và đi trong một đường hầm tối với ánh đèn flash. Đây là một đường hầm dưới công viên Riverside. Nó được xây từ những năm 30 bởi Robert Moses. Tranh tường được vẽ bởi một họa sĩ graffiti để tưởng nhớ hàng trăm người vô gia cư ở đường hầm này được tái định cư vào năm 1991 khi đường hầm được mở lại cho tàu hỏa. Đi dưới đường hầm này rất yên bình. Không có ai xung quanh, và bạn nghe thấy trẻ con chơi trên công viên phía trên, hoàn toàn không biết gì về thứ ở dưới. Khi đi tới nhiều nơi như thế này tôi cảm thấy nhiều hoang mang và cô lập bởi khi đó tôi đang ở một giai đoạn cô đơn của cuộc đời và tôi đã quyết định đặt tên series ảnh của mình là "Nỗi cô độc thành phố trống trải" trong đó có nhắc đến Charles Baudelaire. "Thành phố trống trải" là nickname của New York, và "Nỗi cô độc" gợi đến những u uất và nặng nề khi cảm thấy lạc lõng trong thành phố. Đây vẫn là đường hầm đó. Các bạn thấy những tia nắng từ lỗ thông hơi và đoàn tàu đang tiến đến gần. Đây là một đường hầm bị bỏ hoang trong Hell's Kitchen. Tôi ở đó một mình, lắp đặt, và một người đàn ông vô gia cư đến gần. Tôi đang xâm phậm không gian của ông ta. Lúc đầu tôi rất sợ hãi, nhưng đã bình tĩnh giải thích rằng tôi đang thực hiện một dự án nghệ thuật và ông ấy không phản đối thế nên tôi tiếp tục và hẹn giờ máy ảnh rồi chạy lên chạy xuống. Khi tôi đã xọng, ông ấy đã đưa áo cho tôi để lau chân và dẫn tôi ra. Chắc hẳn đó là một ngày rất kỳ quặc đối với ông ta. (Tiếng cười) Một điều tôi nhận ra, sau lần đấy, đó là một không gian như thế chứa đựng thật nhiều kỷ niệm đã mất của thành phố. Người vô gia cư đó, đối với tôi, thực sự đại diện cho một nét vô thức của thành phố. Ông ấy nói với tôi rằng ông ta bị bạc đãi trên mặt đất, đã từng ở đảo Riker, và cuối cùng tìm thấy bình yên tại nơi đó. Đường hầm từng được xây dựng cho sự phát triển của thành phố, nhưng giờ là nơi trú ngụ cho những kẻ ngoài lề, những người bị quên lãng trong cuộc sống hằng ngày của những người dân đô thị bình thường. Đây là ở dưới trường của tôi, Đại học Columbia. Những đường hầm này nổi tiếng vì đã được sử dụng khi dự án Manhattan đang được phát triển. Đoạn đường hầm này khá thú vị bởi nó cho thấy phần nền ban đầu của Nhà thương điên Bloomingdale mà đã bị dỡ bỏ năm 1890 khi Columbia chuyển tới. Đây là Nông hội thành phố New York, một nhà tế bần ở Staten Island từ những năm 1890 đến 1930. Phần lớn những bức ảnh của tôi được chụp từ những nơi đã bị bỏ quên hàng thế kỷ nhưng đây là một ngoại lệ. Bệnh viện trẻ em này đóng cửa năm 1997, ở Newark. Khi tôi ở đó ba năm trước, các cửa sổ đều bị vỡ và tường đã tróc sơn, nhưng mọi thứ vẫn ở nguyên chỗ. Các bạn thấy bàn khám nghiệm tử thi, khay để xác, máy X quang, và thậm chí những dụng cụ đã được dùng trên bàn khám nghiệm. Sau khi khám phá những công trình mới bị bỏ hoang tôi cảm thấy mọi thứ có thể hoang tàn rất nhanh: nhà của bạn, văn phòng của bạn, một khu mua sắm, một nhà thờ... mọi công trình nhân tạo xung quanh bạn. Tôi được nhắc nhở rằng cảm giác an toàn của chúng ta thật mong manh và con người thực sự dễ đổ vỡ đến như thế nào. Tôi thích du lịch, và Berlin đã trở thành một trong những thành phố ưa thích của tôi. Nơi đó đầy lịch sử, và cũng đầy những căn hầm và tàn tích chiến tranh dưới mặt đất. Bức ảnh này chụp dưới một khu người vô gia cư xây năm 1885 để chứa 1100 người. Tôi thấy công trình đó khi đang ở trên tàu, tôi xuống tàu tại ga tiếp theo và gặp những người cho phép tôi tiếp cận tầng hầm giống như nơi để quan tài đó, nơi được dùng để chứa vũ khí trong chiến tranh và đôi khi để che giấu những người Do Thái tị nạn. Đây là hầm quan tài thực sự ở Paris. Tôi đã khám phá rất rộng ở nới đó trong những khu vực ngoài giới hạn và lập tức yêu mến nó. Có hơn 185 dặm đường hầm và chỉ có một dặm được mở để người dân thăm quan. Những đường hầm đầu tiên xây từ năm 60 trước công nguyên. Chúng được liên tục đào để khai thác đá vôi và tới thế kỷ 18, việc đào hầm trong những mỏ này trở nên không an toàn nên chính phủ yêu cầu gia cố lại các mỏ hiện thời và đào thêm những đường hầm quan sát mới để quản lý và lên bản đồ toàn bộ nơi đó. Như bạn có thể thấy, toàn bộ hệ thống vô cùng phức tạp và rộng lớn. Rất nguy hiểm nếu lạc trong đó. Cùng lúc đó, trong thành phố có một vấn đề với những nghĩa trang quá tải. Vậy nên xương cốt được dời từ những nghĩa trang tới các mỏ đá, khiến chúng trở thành những hầm chứa thi hài. Tàn dư của hơn 6 triệu người được lưu giữ ở đó, một số đã hơn 1300 năm tuổi. Bức này được chụp dưới nghĩa trang Montparnasse nơi hầu hết các bình đựng hài cốt được đặt. Có những cáp điện thoại dùng trong thập niên 50 và rất nhiều những hầm chiến từ Thế chiến II. Đây là một hầm chiến của Đức. Gần đó là một hầm chiến của Pháp, và toàn bộ hệ thống hầm quá phức tạp đến nỗi hai bên không bao giờ gặp nhau. Các đường hầm nổi tiếng vì đã được phe Kháng chiến sử dụng, mà Victor Hugo đã viết trong Những người khốn khổ. Và tôi đã thấy rất nhiều tranh tường từ thế kỷ 19, như ở đây. Sau khi khám phá thế giới ngầm của Paris, tôi quyết định trèo lên, và tôi lên một tượng đài Gothic ở ngay giữa Paris. Đây là Tháp Thánh Jacques. Nó được xây từ đầu thế kỷ 16. Tôi không khuyên bạn ngồi lên một cái máng xối giữa tháng một, không mặc quần áo. Không thoải mái lắm đâu. Và suốt thời gian này, tôi không hề thấy một con chuột nào ở những nơi đó, cho tới gần đây khi tôi ở trong ống thoát nước London. Đây có lẽ là nơi khó khám phá nhất. Tôi đã phải đeo mặt nạ ga để tránh các khí độc, trừ bức ảnh này. Và khi đợt chất thải kéo đến nghe như là cả một cơn bão đang tiến gần bạn. Đây là cảnh chụp từ một bộ phim tôi thực hiện gần đây, Cánh cửa Mù. Tôi có quan tâm hơn đến việc chụp lại di chuyển và cấu tạo. Và film 16mm trắng đen đem lại một cảm giác khác. Đây là dự án kịch đầu tiên tôi thực hiện. Tôi chuyển thể và xây dựng "Một vở kịch mơ" của August Strindberg và nó được biểu diễn một lần duy nhất tháng chín vừa qua tại đường hầm dưới đại lộ Atlantic ở Brooklyn, nơi được coi là đường hầm cho tàu hỏa cổ nhất thế giới, xây vào năm 1844. Gần đây tôi có thiên về các dự án cộng tác như thế nhiều hơn. Nhưng mỗi khi có cơ hội tôi vẫn tiếp tục với series của mình. Nơi tôi đến gần đây nhất là tàn dư Mayan ở Copan, Honduras. Bức ảnh này được chụp trong một đường hầm khảo cổ trong ngôi đền chính. Tôi thích làm nhiều hơn là chỉ khám phá những nơi này. Tôi thấy có nhiệm vụ phải liên tục thổi hồn và nhân cách hóa những không gian như thế để gìn giữ ký ức của chúng theo một cách sáng tạo trước khi chúng vĩnh viễn biến mất. Cảm ơn. Quay trở lại 1992, tôi bắt đầu làm việc cho một công ty. tên gọi là Interval Research, vừa được thành lập bởi David Lidell và Paul Allen như một doanh nghiệp kinh doanh ở Thung Lũng Silicon Tôi đã gặp David để bàn về những chuyện tôi có thể làm trong công ty của ông. Tôi chỉ vừa bước ra khỏi một công ty thất bại trong lĩnh vực thực tế ảo và nuôi bản thân bằng nghề nói chuyện và viết sách sau khoảng 20 năm trong ngành công nghiệp trò chơi máy tính với nhận thức rằng người ta không nghĩ là có thể bán được hàng. Rồi tôi và David phát hiện ra chúng tôi có một câu hỏi chung, mà chúng tôi thực sự muốn có câu trả lời, và đó là, "Tại sao chưa ai thiết kế trò chơi máy tính cho các em gái?" Tại sao lại như vậy? Đó không chỉ là âm mưu phân biệt giới tính nghiêm trọng. Những con người này không thông minh như vậy. Có 6 tỉ đô la trên bàn. Họ sẽ sống chết vì nó nếu họ phát hiện ra tại sao. Vì vậy, vấn đề ở đây là gì? Và khi chúng ta nghĩ về mục tiêu -- Tôi nên nói rằng Interval thực sự là một cơ sở nhân đạo trên phương diện cổ điển sự nhân đạo đó, điều tốt nhất của nó là tìm ra cách để kết nối những nghiên cứu sáng suốt theo lối kinh nghiệm với những giá trị cốt lõi mà cơ bản là yêu thương và tôn trọng con người. Ý niệm cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo là chất lượng cuộc sống được nâng cao, là chúng ta làm những việc tốt, là có những việc đáng làm chỉ vì chúng là những việc tốt và chủ nghĩa kinh nghiệm rõ ràng đó có thể giúp chúng ta tìm cách làm những việc này. Trái ngược với suy nghĩ thông thường không có xung đột về lợi ích giữa chủ nghĩa nhân đạo và các giá trị. Và Interval Research là một bằng chứng sống của sự thật đó. Nên David và tôi quyết định tìm ra, thông qua những nghiên cứu tốt nhất chúng tôi thu thập được, làm sao để một em gái nhỏ đặt tay lên máy tính. để đạt được trình độ thoái mái và dễ dàng với công nghệ mà những em trai có được vì chơi trò chơi điện tử. Chúng tôi dành 2 năm rưỡi để làm nghiên cứu; và 1 năm rưỡi nữa cho phát triển nâng cao. Rồi chúng tôi thành lập một công ty ăn theo sau. Và rồi giai đoạn nghiên cứu dự án tại Interval, chúng tôi kết hợp với công ty Cheskin Research, và những con người này, Davis Masten và Christopher Ireland, thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi về nghiên cứu thị trường, và nó có thể trông ra sao. Họ dạy tôi cách nhìn và thấy, họ không làm điểu cực kì ngu xuẩn là nói với một đứa trẻ, "Trong tất cả những thứ chúng ta làm cho con, con thích thứ nào nhất?" câu trả lời sẽ không cho bạn thông tin hữu ích nào. Chúng tôi tôi đã làm trong suốt 2 năm rưỡi đầu bốn điều là: Chúng tôi thực hiện một sự xem xét rộng rãi về Văn học trong những lĩnh vực liên quan như tâm lí học, nhận thức đặc biệt, giới tính học, lí thuyết trò chơi, xã hội học, sự tiến hóa -- cảm ơn Franz Duvall, bất kể anh ở đâu, Tôi yêu quý anh và tôi sẽ gặp anh với bất kì giá nào. Sau khi làm được như vậy với một nhóm khá nhiều nguời và phát hiệc ra thứ chúng tôi từng nghĩ là vấn đề nổi bật với các bé trai và gái và viêc chơi đùa -- bởi vì, sau cùng, đây mới thực sự là vấn đề -- chúng tôi chuyển qua giai đoạn hai của công việc, chúng tôi phỏng vấn những chuyên gia về học thuật, một số trong những người đã sản sinh ra thứ Văn học mà chúng tôi thấy liên quan. chúng tôi lập các nhóm với những người ở với trẻ em hàng ngày như giám sát viên sân chơi, nói chuyện với họ, xác nhận một vài già thuyết, chỉ ra vài câu hỏi nghiêm trọng vầ khác bệt giới tính và lối cư xử. Rồi chúng tôi làm đến việc mà theo tôi là chủ yếu của cả quá trình -- phỏng vấn 1110 trẻ em, trai và gái, tuổi từ 7 đến 12 khắp nước Mỹ, ngoại trừ Thung Lũng Silicon, Boston và Austin vì chúng tôi biết rằng gia đình nhỏ của chúng đã có hàng triệu cái máy tính ở những nơi ấy rồi. và chúng sẽ không là những đại diện tiêu biểu. Và cuối những cuộc nói chuyện đáng nhớ này với trẻ em và bạn thân của chúng khắp nước Mỹ, sau hai năm, chúng tôi tập hợp những số liệu khảo sát từ 10000 trẻ em khác lập nên một sơ đồ mà chúng tôi nghĩ là điểm trọng yếu của công trình nghiên cứu và dành một năm nữa biến chúng thành những thiết kế tự tìm tòi, để thiết kế những sản phẩm dựa trên máy tính và thực tế, bất kì sản phẩm nào cho các trẻ em gái, tuổi từ 8 đến 12. Chúng tôi dành thời gian đó thết kế những nguyên mẫu tương tác cho phần mềm máy tính và thử nghiệm chúng với trẻ em gái. Năm 1996, vào tháng 11, chúng tôi thành lập công ty Purple Moon công ty theo sau của Interval Research, và một trong những nhà đầu tư chính là Interval Research, Vulcan Northwest, Institutional Venture Partners và Allen and Company. Chúng tôi cho ra mắt website ngày 2 tháng 9, đã phục vụ 25 triệu trang cho đến nay, có 42000 người dùng là các em gái nhỏ đã đăng kí người sẽ chi trung bình -- chúng viếng thăm trung bình là 1 lần rưỡi mỗi ngày, và dành trung bình 35 phút mỗi lần viếng thăm, và xem qua 50 trang mội lần thăm. Chúng tôi cảm thấy đã tạo ra một cộng đồng trực tuyến thành công cho các em gái. Chúng tôi cho ra mắt 2 ấn phẩm trong tháng 10 -- "Trường mới của Rockett," quyển đầu tiên trong bộ sản phẩm về một nhân vật tên là Rockett bắt đầu ngày đầu tiên của em tại trường năm lớp 8 ở một nơi hoàn toàn mới, với tấm bảng trắng, điều cho phép các em gái có thể chơi đùa với câu hỏi "Sẽ như thế nào khi em lớn lên?" "Sẽ như thế nào ở trường cấp 3 hay cấp 2?" "Ai sẽ là bạn của em?" để luyện tập tình yêu của sự phức tạp trong xã hội và sự thông minh có tính chất tường thuật điều khiển hành vi chơi đùa của chúng, thứ sẽ kết hợp vào các giá trị của nó về việc nhắc nhở rằng chúng ta có nhiều lựa chọn trong cuộc sống và trong cách chúng ta hoàn thiện bản thân. Một ấn phẩm khác chúng tôi cho ra mắt là "Những con đường bí mật trong rừng," hướng đến những em gái có khuynh hướng tưởng tượng, sống nội tâm Hai tiêu đề này đều nằm trong danh sách Top 50 ấn phẩm giải trí trong PC Data -- ấn phẩm giải trí trong PC Data, vào tháng 12, ngay trên đó với "John Madden Football," làm tôi xúc động đến điên lên. Nên, chúng tôi là thực, chúng tôi đã chạm tay đến hàng trăm ngàn em gái nhỏ. Từ đó, chúng tôi đã gây nên nửa tỉ sự ấn tượng với việc tiếp thị quảng bá cho nhãn hiệu này, Purple Moon. 96% trong chúng, tương đối, là tích cực, 4% với ý kiến khác. Tôi muốn nói đến những ý kiến khác, bởi chính kiến của doang nghiệp này, theo cách nào đó, đã là phần thu hút nhất của nó, theo tôi. Thực sự có 2 loại ý kiến tiêu cực mà chúng tôi nhận được. Một loại nhà phê bình là người chơi nam nghĩ rằng anh ta biết trò chơi cần phải như thế nào, và sẽ không đưa sản phẩm cho các em gái nhỏ. Loại nhà phê bình khác có xu hướng bênh vực phụ nữ nghĩ rằng họ biết những em gái phải như thế nào. Và thật buồn cười là những đồng minh thú vị và kì quặc này đều có một điểm chung. Họ không lắng nghe các em gái. Họ chưa nhìn vào trẻ em và chắc chắn chưa thể hiện tình yêu cho chúng. Tôi muốn phát cho các bạn giọng nói của một vài em gái từ 2 năm rưỡi làm nghiên cứu của chúng tôi -- thật ra có một vài giọng nói gần đây hơn. Những âm thanh này sẽ đi kèm hình ảnh mà chúng đã chụp về cuộc sống, về những thứ chúng đánh giá cao và quan tâm đến. Đây là những bức hình mà bản thân các em gái ấy chưa bao giờ thấy, nhưng đã đưa nó cho chúng tôi Đây là những thứ mà những người bình luận không biết hoặc nghe thấy và đây là kiểu nghiên cứu tôi khuyến khích với các bạn, những người muốn làm công việc nhân đạo. Video: Em gái 1: Vâng, em thường cư xử như con trai Em ấy có xu hướng giống con trai. Em gái 2: À vâng. Em gái 2: Chúng em có -- khi bắt đầu trò chơi chúng tôi luôn làm Mỗi đứa có một mẩu giấy, chúng em viết tên, tuổi, chúng em giàu, rất giàu, không nghèo, nghèo, trung bình, giàu sang, bạn trai, chó, thú cưng -- còn gì nữa -- anh chị và tất cả những thứ khác. Em gái 2: Li dị -- cha mẹ li dị, có thể. Em gái 3: Đây là giả định (chưa chắc chắn) của em. Em gái 4: Chúng em làm báo của trường trên máy tính. Em gái 5: Trong trò chơi dành cho con gái thường có nhiều cảnh rất đẹp với mây và hoa, Như là, nếu bạn là con gái, bạn thực sự thích phiêu lưu và bạn là một cô nàng giống con trai bạn sẽ nghĩ rằng trò chơi dành cho con gái thật là yếu đuối. Em gái 6: Em chạy điền kinh, đá bóng, Em chơi bóng rổ, và em thích làm nhiều thứ nữa. Đôi khi em cảm thấy rằng em hkông thực sự được tận hưởng ngoại trừ nếu em đang đi nghỉ mát, như khi em được nghỉ ngày thứ 2 và tất cả các ngày khác. Em gái 7: À, đôi lúc có nhiều thứ xảy ra vì em có lớp âm nhạc và em trong đội bơi lội và tất cả những thứ khác nhau mà em phải làm này, đôi lúc mọi thứ trở nên quá tải. Bạn Justin của em đã chiếm bạn Kelly, và họ trở nên ích kỉ với em. Em gái 8: Vâng, đôi lúc cũng phiền khi anh chị em bạn, anh chị em, khi họ bắt chước bạn và bạn nghĩ ra ý tưởng trước họ chiếm ý tưởng của bạn và thực hiện nó một mình. Em gái 9: Vì chị gái em, chị có tất cả và, khi em hỏi xin mẹ thứ gì mẹ sẽ nói, "Không," lúc nào cũng vậy. Nhưng mẹ cho chị gái em mọi thứ. Brenda Laurel: Tôi muốn cho bạn thấy, thật nhanh, chỉ một phút thôi về "Quyết định đầy thử thách của Rockett," tựa đề đã lọt vào bảng vàng hai ngày trước. Hãy hy vọng nó sẽ ổn định ở đó. Đây là ngày thứ hai trong cuộc đời Rockett, và lí do tôi cho bạn thấy thứ này là tôi hi vọng khung cảnh tôi sắp cho bạn xem sẽ trông thân thuộc với bạn và nghe quen thuộc, bây giờ bạn đã nghe vài tiếng nói của các em gái. Và bạn có thể thấy chúng tôi cố gắng thế nào để kết hợp những vấn về quan trọng đối với chúng vào trò chơi chúng tôi tạo ra. Video: Miko: Này Rockett! Xem nào! Rockett: Hi Miko! Có gì không? Miko: Bạn có nghe về bữc tiệc Halloween lớn của Nakilia cuối tuần này không? Bạn ấy hỏi mình để chắc chắn bạn biết về nó. Nikilia mời Reuben nữa, nhưng Rockett: Nhưng gì? Cậu ta không đến à? Miko: Mình không nghĩ vậy. Ý mình là, ban nhạc của cậu ấy chơi cho một chỗ khác cũng vào đêm đó. Rockett: Thật à? Bữa tiệc nào thế? Em gái: Bữa tiệc của Max sẽ hay lắm đấy, Whitney. Cậu ấy mời toàn những người nổi tiếng. Brenda: Tôi sẽ đi nhanh đến điểm kết vì tôi biết tôi không có nhiều thời gian. Sau khi sự kiện kinh khủng này xày ra, Rockett phải quyết định cô ta cảm thấy về nó. Video: Rockett: Ai thèm đến bữa tiệc đó chứ? Tôi có thể được mời đến bữa tiệc đó bất kì lúc nào tôi muốn. Được, tôi nghi rằng tôi sẽ làm nên danh sách những người tốt nhất của Max. Brenda: OK, chúng ta sẽ chuyển hướng một cách cảm động, nếu chúng ta đang chơi trò chơi ta thích. Nếu, bất kì lúc nào, giữa cuộc chơi chúng ta muốn tìm hiểu thêm về các nhân vật chúng ta có thể đi vào còn đường bí mật này, và tôi sẽ nhanh chóng chỉ cho bạn giao diện. Chúng ta có thể, ví dụ như, tìm tủ của Miko và tìm vài thông tin về cô ta. Oops, tôi đi nhầm đường rồi. Nhưng bạn đã có thông tin tổng quát về sản phẩm rồi đấy. Tôi muốn chỉ cho bạn con đường, vô thưởng vô phạt, con đường mà chúng ta đã kết hợp những gì tìm hiểu được về con gái -- khát vọng trải nghiệm những cung bậc cảm xúc đa dạng hơn, và chơi đùa cùng với sự phức tạp xã hội của cuộc sống. Tôi muốn nói rằng những gì chúng ta đang làm cho các em gái, tôi nghĩ, thông qua sự cố gắng này, là một sự xác nhận, một cảm giác được trông thấy. Và một cảm giác về những lựa chọn trong đời sống của chúng. Chúng tôi yêu các em. Chúng tôi trông thấy chúng. Chúng ta không cố gắng bảo chúng phải như thế nào. Nhưng, thực sự, chúng ta vui vì cách chúng thực sự là chính mình. Có vẻ như chúng thật sự tuyệt vời. Tôi muốn kết thúc bằng việc chiếu một đoạn phim là phiên bản của một trò chơi trong tương lai, nằm trong seri Rockett mà những họa sĩ và thiết kế viên của chúng tôi đã tập hợp, mà chúng tôi cảm thấy sẽ làm hài lòng 4% người phê bình. "Rockett 28" Video: Rockett: Hình như tôi mới vừa thức dậy, bạn thấy đó. Brenda Laurel: Cảm ơn. Một ngày kia, tôi đang đi dạo trong chợ với vợ mình, bỗng một người đưa một cái lồng trước mặt tôi. Giữa các chấn song đó là đôi mắt buồn nhất tôi từng thấy. Đó là một con đười ươi con vô cùng ốm yếu, đó là lần đầu tôi gặp nó. Tối hôm đó tôi quay lại khu chợ lúc trời tối và tôi nghe thấy tiếng "ư... ử..." và vâng, tôi đã tìm thấy một con đười ươi con đang hấp hối trên một đống rác. Dĩ nhiên, cái lồng đã không còn nữa. Tôi nhặt con đười ươi lên, xoa bóp nó, ép nó uống nước cho đến khi nó bắt đầu thở bình thường trở lại. Đây là Uce. Cô ấy hiện đang sống trong rừng rậm ở Sungai Wain, và đây là Matahari, con trai thứ hai của cô, cũng là con của con đười ươi thứ hai mà tôi cứu, Dodoy. Chuyện đó đã thay đổi đáng kể cuộc đời tôi, và ngày hôm nay, hai trung tâm của tôi có khoảng 1.000 chú đười ươi con. (Vỗ tay) Không. Không. Không. Sai rồi. Chuyện này thật sự đáng sợ. Nó là bằng chứng về việc chúng ta đã thất bại trong việc giúp đỡ chúng trong tự nhiên. Không có gì hay cả. Đây đơn thuần là bằng chứng việc chúng ta đã thất bại trong việc làm điều nên làm. Số lượng đười ươi nhiều hơn trong tất cả các vườn thú trên thế giới cộng lại. Cứ mỗi con đười ươi được cứu sống, sáu con đã biến mất trong rừng sâu. Việc phá rừng, nhất là vì dầu cọ, để cung cấp nhiên liệu sinh học cho các nước phương Tây là nguyên nhân của những việc này. Và đó là những khu rừng đầm lầy nằm trên một lớp than bùn dày 20 mét trầm tích hữu cơ lớn nhất thế giới. Khi bạn cho phép việc khai thác dầu cọ là bạn đang tạo ra những "núi lửa" CO2 chúng thải ra nhiều CO2 đến nỗi đất nước tôi bây giờ là quốc gia có mức khí thải nhà kính lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ. Và chúng tôi không có bất kỳ ngành công nghiệp nào cả -- đó chỉ vì nạn phá rừng này. Và đây là những hình ảnh khủng khiếp. Tôi sẽ không nói quá lâu về nó, nhưng có quá nhiều thành viên trong gia đình của Uce, không được may mắn sống ở trong rừng, mà vẫn phải trải qua quá trình đó. Và tôi không biết nơi còn nào nữa dành cho chúng. Vì vậy, tôi quyết định rằng tôi đã phải tìm một giải pháp cho cô ấy nhưng cũng là một giải pháp có lợi cho những người mà đang cố gắng để khai thác những khu rừng đó, đặt bàn tay của họ lên đến thanh gỗ cuối cùng chuyện phá rừng ấy là nguyên nhân của việc hủy hoại môi trường sống của các loài động vật. Vì vậy, tôi tạo ra Samboja Lestari, với ý tưởng là: nếu tôi có thể làm điều này ở nơi tồi tệ nhất mà tôi có thể nghĩ đến nơi thực sự không còn lại gì, sẽ không ai có cớ để nói, "Yeah, nhưng..." Không. Ai cũng có thể làm được chuyện này. Và chúng tôi đến East Borneo. Đây là nơi mà tôi đã bắt đầu. Như bạn có thể thấy chỉ có những vùng đất màu vàng. Không còn lại gì - chỉ còn lại một chút cỏ. Năm 2002, có khoảng một nửa người dân sống tại đó không có việc làm. Có rất nhiều tội phạm. Người dân phải dành phần lớn tiền của họ vào các vấn đề sức khỏe và nước uống. Năng suất nông nghiệp gần như bằng không. Đây là huyện nghèo nhất tỉnh và không còn bất kì sự hiện diện nào của động vật hoang dã. Đây cứ như một sa mạc sinh học. Khi tôi đứng đó, trong những bụi cỏ, chỉ thấy nóng - thậm chí không có âm thanh của côn trùng -- chỉ có những ngọn cỏ đung đưa. Tuy nhiên, bốn năm sau đó chúng tôi đã tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 3.000 người. Khí hậu đã thay đổi. Tôi sẽ cho bạn thấy: không có thêm lũ lụt, không có thêm cháy rừng. Nó không còn là huyện nghèo nhất, và có một sự phát triển mạnh mẽ về đa dạng sinh học. Chúng tôi đã có hơn 1.000 loài. Hiện có 137 loài chim. Chúng tôi có 30 loài bò sát. Vậy những gì đã xảy ra ở đây? Chúng ta đã tạo ra một thất bại kinh tế lớn trong khu rừng này. Về cơ bản toàn bộ quá trình hủy diệt đã diễn ra chậm hơn so với hiện nay do việc sản xuất dầu cọ. Nhưng chúng ta thấy điều tương tự. Chúng ta từng có nền nông nghiệp du canh du cư; người dân không có khả năng chi trả cho việc bón phân, vì vậy, họ đốt các loại cây và dùng các khoáng vật có sẵn đó; các đám cháy trở nên thường xuyên hơn, và sau một thời gian bạn bị mắc kẹt giữa một khu đất không có khả năng trồng trọt. Không có cây. Tuy nhiên, ở nơi này, trong đồng cỏ này nơi bạn có thể thấy văn phòng đầu tiên chúng tôi, trên ngọn đồi đó, bốn năm sau, có một nhúm màu xanh lá cây trên bề mặt của trái đất... (Vỗ tay) Và có tất cả các loài động vật này, và mọi người đều vui vẻ, và có giá trị kinh tế này. Vậy thì, làm thế nào mà điều này có thể xảy ra? Khá là đơn giản. Nếu bạn xem xét các bước: chúng tôi đã mua đất, chúng tôi xử lý vấn đề về lửa, và sau đó, chúng tôi bắt đầu chỉ bằng việc trồng rừng bằng cách kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp. Chỉ sau đó, chúng tôi thiết lập cơ sở hạ tầng và quản lý và tiền tệ. Nhưng chúng tôi chắc chắn rằng mỗi bước của quá trình người dân địa phương sẽ tích cực tham gia để không có lực lượng bên ngoài nào có thể can thiệp được. Người dân sẽ trở thành người bảo vệ của khu rừng đó. Vì vậy, chúng tôi thực hiện các nguyên tắc "người, lợi nhuận, hành tinh", nhưng chúng tôi làm điều đó trong khi đảm bảo sự phù hợp về mặt pháp luật - bởi vì nếu rừng thuộc về nhà nước, mọi người sẽ nói, "nó thuộc về tôi, nó thuộc về tất cả mọi người." Và sau đó chúng tôi áp dụng tất cả các nguyên tắc khác như tính minh bạch, quản lý chuyên nghiệp, kết quả có thể đo lường, khả năng mở rộng, [không rõ ràng], vv. Những gì chúng tôi đã làm là xây dựng những công thức - làm thế nào để đi từ một tình thế ban đầu, từ nơi mà bạn tay trắng đến một mục tiêu nhất định. Bạn xây dựng một công thức dựa trên những yếu tố có thể kiểm soát được, đó có thể là các kỹ năng hay phân bón hay chọn giống. Và sau đó bạn nhìn vào kết quả đầu ra và bạn bắt đầu đo đạt đầu ra. Tất nhiên trong công thức bạn cũng phải có chi phí. Bạn cũng cần biết bạn cần bao nhiêu lao động. Nếu bạn có thể đặt công thức này lên bản đồ trên đất cát, trên đất sét, trên một sườn dốc, trên đất bằng phẳng, bạn đặt những công thức khác nhau; nếu bạn kết hợp chúng, một kế hoạch kinh doanh được ra đời, có một kế hoạch làm việc, và bạn có thể tối ưu hóa nó số lao động sẵn có, hoặc số lượng phân bón bạn có, và bạn có thể thực hiện nó. Đây là tiến trình trong thực tế. Chúng tôi muốn loại bỏ cỏ ở khu vực này. Chúng hủy hoại các thành phần dinh dưỡng có trong đất. Cây keo có giá trị kinh tế thấp nhưng chúng tôi cần chúng để khôi phục lại khí hậu, để bảo vệ đất và loại bỏ cỏ dại. Và sau tám năm, chúng thực sự có thể mang lại một số gỗ -- đó là, nếu bạn có biện pháp đúng để bảo tồn nó, việc mà chúng tôi có thể làm bằng vỏ tre. Nó là một kỹ thuật xây dựng đền thờ cũ từ Nhật bản nhưng tre thì rất dễ cháy. Vì vậy, nếu chúng tôi trồng tre vào lúc đầu sẽ có một rủi ro rất cao là mất mọi thứ một lần nữa. Vì vậy chúng tôi trồng nó sau, dọc theo các tuyến đường thủy để lọc nước, để cung cấp nguyên liệu thô vừa kịp lúc khi tre đã đủ lớn. Vì vậy, ý tưởng là: làm thế nào để kết hợp những dòng chảy này trong không gian, xuyên thời gian chỉ với tiềm lực có giới hạn của bạn. Vậy nên chúng tôi trồng cây, chúng tôi trồng dứa đậu và gừng ở giữa, để làm giảm sự cạnh tranh cho các cây, phân bón hoa màu. Vật liệu hữu cơ có ích cho cây trồng nông nghiệp, cho người dân, nhưng cũng giúp cho cây cối. Nông dân được nhận đất đai miễn phí, hệ thống có thu nhập sớm, những con đười ươi có được thực phẩm lành mạnh và chúng tôi có thể tăng tốc độ tái tạo hệ sinh thái trong khi tiết kiệm được một số tiền. Quá tuyệt vời. Một lý thuyết thật tuyệt. Nhưng nó có thực sự đơn giản như vậy không? Thưa là không, bởi vì nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra vào năm 1998, ngọn lửa đã nhen lên. Khu vực này có diện tích khoảng 50 triệu héc-ta. Tháng một. Tháng hai. Tháng ba. Tháng tư. Tháng năm. Chúng tôi mất 5,5 triệu ha chỉ trong một vài tháng. Bởi vì chúng tôi có đến 10.000 đám cháy ngầm giống như ở Pennsylvania, tại nước Mỹ này. Và một khi đất đai khô cằn, bạn đang ở trong một mùa khô -- bạn có những vết nứt, oxy đi vào, lửa bùng lên và mọi chuyện quay về điểm xuất phát ban đầu. Vậy làm thế nào để phá vỡ chu kỳ đó? Lửa là vấn đề lớn nhất. Nó sẽ trông như thế này trong ba tháng. Trong ba tháng, những nguồn sáng tự nhiên đó đã không hề tắt bởi vì đó là thời kì đen tối. Chúng tôi mất tất cả hoa màu. Không trẻ em nào tăng cân trong hơn một năm; chúng mất đi 12 điểm chỉ số thông minh (IQ). Nó là một thảm họa cho đười ươi và con người. Vì vậy, các đám cháy là thứ đầu tiên mà chúng tôi phải giải quyết. Đó là lý do tại sao tôi đặt nó như là một vấn đề duy nhất trên đó. Và bạn cần người dân địa phương cho việc đó bởi vì những đồng cỏ này một khi chúng bắt đầu cháy ... chúng sẽ di chuyển như một cơn bão gió và bạn lại mất tất cả tro bụi cùng với chất dinh dưỡng sau cơn mưa đầu tiên -- trôi ra biển giết chết các rặng san hô ở đó. Vì vậy, bạn phải làm điều đó với người dân địa phương. Đó là giải pháp ngắn hạn, nhưng bạn cũng cần một giải pháp lâu dài. Vì vậy, những gì chúng tôi đã làm là, chúng tôi tạo ra một vòng cây cọ đường bao quanh khu vực. Những cây cọ đường hóa ra lại chịu được lửa - đồng thời cũng chống lũ, bằng cách này -- chúng tạo ra thu nhập khá cho người dân địa phương. Đây là cách mà nó được thực hiện: người dân phải rạch vỏ chúng 2 lần một ngày -- đường rạch chỉ một mm và thứ duy nhất bạn thu hoạch là đường nước, khí cacbon, nước mưa và một chút ánh nắng mặt trời. Về nguyên tắc, bạn biến những cây đó thành tế bào quang điện sinh học. Và bạn có thể tạo ra rất nhiều năng lượng từ đây -- lượng năng lượng chúng sinh ra tăng gấp 3 lần trên mỗi hecta hằng năm, bởi vì bạn có thể dùng chúng mỗi ngày. Bạn không cần phải thu hoạch [không rõ ràng] hoặc bất kỳ loại cây trồng nào khác. Đây là sự kết hợp tất cả các tiềm năng di truyền ở các vùng nhiệt đới, những thứ vẫn chưa được tận dụng, và thực hiện nó với khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, bạn cũng phải lo ổn về mặt pháp lý. Vì vậy, chúng tôi đã mua mảnh đất đó, và đây là nơi chúng tôi bắt đầu dự án của mình -- ở lưng chừng một nơi chẳng có gì. Và nếu bạn phóng to một chút bạn có thể thấy rằng cả khu vực này được chia thành các mảnh chạy qua các loại đất khác nhau, và chúng tôi thực sự đã giám sát, đo lường từng cây một trong khu đất 2.000 ha, 5.000 mẫu này. Và khu rừng này khá là đặc biệt. Những gì tôi thực sự đã làm là tôi chỉ là thuận theo tự nhiên, và tự nhiên thì không phải độc canh, nhưng một khu rừng tự nhiên là phải đa tầng. Điều đó có nghĩa là cây cối có mặt ở cả dưới mặt đất và trên tầng cao nó có thể tận dụng được ánh sáng mặt trời, nó có thể lưu trữ thêm cacbon trong hệ thống, nó có thể cung cấp thêm chức năng. Tuy nhiên, nó phức tạp hơn. Nó không phải đơn giản như vậy, và bạn phải làm việc cùng người dân. Như thế, cũng như tạo hóa đã làm, chúng tôi cũng trồng những cây phát triển nhanh và bên dưới đó chúng tôi trồng những cây chậm phát triển, rừng hạt sơ cấp có độ đa dạng cao để tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng. Sau đó là thứ quan trọng không kém: chọn các loại nấm phù hợp để phát triển trên các lá, mang lại các chất dinh dưỡng cho rễ của những cây vừa rụng lá trong vòng 24 giờ. Và chúng trở nên giống như máy bơm chất dinh dưỡng. Bạn cần vi khuẩn để tập trung nitơ, và nếu không có những vi sinh vật ấy, bạn sẽ không thể làm được gì. Và sau đó chúng tôi bắt đầu trồng--chỉ 1.000 cây một ngày. Chúng tôi có thể đã trồng nhiều, nhiều hơn nữa, nhưng chúng tôi không muốn bởi vì chúng tôi muốn giữ số lượng công việc ổn định. Chúng tôi không muốn để mất những người sẽ làm việc tại đồn điền đó. Và chúng tôi làm rất nhiều việc tại đây. Chúng tôi dùng các cây chỉ thị để khảo sát loại đất, hay rau gì, cây gì sẽ phát triển tại đây. Và chúng tôi đã quan sát từng cây từ không gian. Đây là những gì nó trông giống trong thực tế; bạn có một vòng không đều này xung quanh, với những dải rộng 100 mét, với những cây cọ đường mà có thể tạo thu nhập cho 648 hộ dân. Nó là chỉ là một phần nhỏ của khu vực. Các vườn ươm, ở đây, khá là đặc biệt. Nếu bạn nhìn vào số lượng các loài cây hiện có ở châu Âu, ví dụ, từ Ural đến Anh, bạn có biết bao nhiêu không? 165. Trong vườn ươm này, chúng tôi sẽ trồng 10 lần hơn con số đó. Bạn có thể tưởng tượng ra không? Bạn cần phải biết những gì bạn đang làm, nhưng chính sự đa dạng làm cho nó hoạt động. Bạn có thể bắt đầu từ hai bàn tay trắng, bằng cách trồng các loại rau và các loại cây, hoặc trực tiếp trồng cây vào giữa những hàng cỏ bên kia, tạo nên một vùng đệm, sản xuất phân ủ, và sau đó chắc chắn rằng ở mỗi bước rừng được phát triển có những loại hoa màu có thể được sử dụng. Lúc đầu, có lẽ là dứa và đậu và bắp; trong giai đoạn thứ hai, sẽ có chuối và đu đủ; sau đó sẽ có sô cô la và ớt. Và sau đó nữa, dần dần, cây cối sẽ bắt đầu chiếm ưu thế, sản phẩm gồm trái cây, gỗ và gỗ nhiên liệu. Và cuối cùng, rừng cọ đường phát triển và cung cấp cho người dân thu nhập cố định. Phía trên bên trái, bên dưới những sọc màu xanh lá cây, bạn thấy một số dấu chấm màu trắng - đó thực ra là những cây dứa mà bạn có thể nhìn thấy từ không gian. Và trong khu vực đó, chúng tôi bắt đầu trồng một số cây keo mà bạn đã thấy lúc trước. Đây là sau một năm. Và đây là sau hai năm. Và đó là màu xanh. Nếu bạn nhìn từ tháp -- Đây là khi chúng tôi bắt đầu diệt cỏ. Chúng tôi trồng các cây giống hỗn tạp giữa chuối, đu đủ, tất cả các loại hoa màu cho người dân địa phương, cây xanh cũng đang phát triển rất nhanh. Và ba năm sau, 137 loài chim đang sống ở đây. (Vỗ tay) Vâng, chúng tôi hạ thấp nhiệt độ không khí chừng ba đến năm độ.. Độ ẩm không khí tăng 10 phần trăm. Mây che phủ nhiều hơn - tôi sẽ cho bạn xem. Lượng mưa tăng. Và tất cả các loài và thu nhập tăng. Khu nhà tạm tôi xây dựng tại đây, ba năm trước, là một cánh đồng trống. Đây là bộ thu phát tín hiệu mà chúng tôi dùng liên lạc với Cơ quan Vũ trụ châu Âu -- nó giúp chúng thôi trong việc tận dụng các vệ tinh đi ngang qua để chụp ảnh. Những hình ảnh đó chúng tôi dùng để phân tích xem có bao nhiêu cacbon, khu rừng đang phát triển thế nào, và chúng tôi có thể theo dõi mỗi cây bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh thông qua sự hợp tác này. Chúng tôi có thể sử dụng những dữ liệu này bây giờ để cung cấp cho các khu vực khác công thức và công nghệ tương tự. Chúng tôi thực sự đã thực hiện với Google Earth. Nếu bạn dùng một chút công nghệ của bạn để đặt thiết bị theo dõi trong xe và kết hợp với việc sử dụng Google Earth, bạn có thể xác định được loại dầu cọ nào đã được sản xuất ổn định, công ty nào trộm gỗ, và bạn có thể tiết kiệm nhiều cacbon hơn so với bất kỳ biện pháp tiết kiệm năng lượng nào khác. Đây là khu vực Samboja Lestari. Bạn xem xét cây cối phát triển thế nào, nhưng bạn cũng có thể biết được sự đa dạng sinh học đang trở lại. Và đa dạng sinh học là một chỉ báo của việc có bao nhiêu nước được tích trữ, có bao nhiêu loại dược thảo có thể được tìm thấy ở đây. Và cuối cùng tôi đã biến nó thành một cỗ máy tạo mưa bởi vì khu rừng này bây giờ tự tạo ra mưa. Thành phố Balikpapan gần đó có vấn đề rất lớn về nước; 80 phần trăm bị bao quanh bởi nước biển, và bây giờ chúng tôi có rất nhiều sự xâm thực. Bây giờ chúng ta hãy xem những đám mây bên trên khu rừng; chúng ta nhìn vào khu vực trồng rừng, khu vực bán mở và khu vực mở. Và hãy nhìn vào những hình ảnh này. Tôi chỉ cho các bạn xem nhanh qua. Ở vùng nhiệt đới, giọt nước mưa không được hình thành từ tinh thể băng, đó là trường hợp ở các vùng ôn đới, bạn cần những cây có [không rõ ràng], hóa chất mà đi ra từ lá của cây để bắt đầu cơn mưa. Bạn tạo một nơi mát mẻ để mây tích tụ, và bạn có những loại cây để bắt đầu cơn mưa. Và nhìn xem, bây giờ ta có thêm 11.2 phần trăm mây tất cả, chỉ sau ba năm. Nếu bạn nhìn vào lượng mưa, nó đã tăng 20 phần trăm tại thời điểm đó. Chúng ta hãy nhìn vào năm tiếp theo, và bạn có thể thấy rằng xu hướng đó tiếp tục. Lúc đầu chúng tôi có một mức tăng nhỏ ở lượng mưa, mức tăng ấy hiện đang mở rộng và ngày càng cao hơn. Và nếu chúng ta nhìn vào các mô hình lượng mưa trên Samboja Lestari, nơi từng được xem là khô hạn nhất, nhưng bây giờ bạn có thể thấy lượng mưa tại đó luôn rất cao. Thế nên, bạn có thể thực sự thay đổi khí hậu. Khi có gió mậu dịch tất nhiên hiệu ứng biến mất, nhưng sau đó, ngay sau khi gió ổn định, bạn lại thấy lượng mưa cao nhất trở lại trên khu vực này Do đó, nói rằng việc này là vô vọng thì không đúng, bởi vì chúng ta thực sự có thể tạo ra sự khác biệt Nếu bạn tích hợp các công nghệ khác nhau. Có sự hỗ trợ của khoa học là tốt, nhưng nó vẫn phụ thuộc chủ yếu vào con người, vào sự giáo dục của bạn. Chúng tôi có trường cho nông dân nữa. Nhưng sự thành công thực sự của chúng tôi chính là ban nhạc -- bởi vì khi có một đứa trẻ ra đời, chúng tôi sẽ chơi nhạc, tất cả mọi người đều là gia đình và bạn không gây sự với gia đình của bạn. Nó trông như thế này. Chúng tôi có đường này chạy quanh khu vực, đó dẫn điện nước cho người dân từ khu vực riêng của chúng tôi. Chúng tôi có khu trồng cọ đường, và sau đó chúng tôi có hàng rào cọ gai để giữ khoảng cách giữa đười ươi -- mà chúng tôi cung cấp cho một nơi để sinh sống ở giữa -- và khu vực bên ngoài của người dân. Và bên trong, chúng tôi có khu vực này cho việc trồng rừng như là một ngân hàng gen để giữ cho các tài liệu sống, bởi vì trong 12 năm trở lại đây không một giống cây nhiệt đới gỗ cứng nào phát triển được bởi vì các yếu tố khí hậu kích thích đã biến mất. Tất cả các hạt giống bị mang làm thức ăn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện công việc giám sát từ bên trong -- từ tháp, vệ tinh, ánh sáng siêu nhẹ. Các hộ dân đã bán đất của họ bây giờ có được một mảnh đất. Và họ có hai hàng rào gỗ cứng nhiệt đới -- bạn có cây bóng mát được trồng trong một năm, sau đó bạn trồng xen kẽ với cây cọ đường, và bạn trồng hàng rào gai. Và sau một vài năm, bạn có thể loại bỏ một số những cây tạo bóng mát. Người dân được nhận gỗ keo mà chúng tôi đã bảo quản bằng vỏ tre, và họ có thể dựng một ngôi nhà, có một số gỗ nhiên liệu để nấu ăn. Và họ có thể bắt đầu khai thác gỗ tùy ý. Họ có đủ thu nhập cho ba hộ gia đình. Nhưng bất cứ điều gì bạn làm trong chương trình đó, nó đều phải nhận được sự hỗ trợ của người dân, có nghĩa rằng bạn cũng cần phải điều chỉnh để phù hợp với các giá trị văn hóa địa phương. Không có một công thức đơn giản cho nơi nào. Bạn cũng phải chắc chắn rằng nó không dễ mắc tham nhũng - nghĩa là nó cần phải minh bạch. Giống như ở đây, Samboja Lestari, chúng tôi chia khu vực đó thành các nhóm gồm 20 gia đình. Nếu một thành viên vi phạm thỏa thuân, và đốn cây, 19 thành viên còn lại cần phải quyết định chuyện gì sẽ xảy ra với anh ta. Nếu nhóm không có hành động, 33 nhóm khác phải quyết định chuyện gì sẽ xảy ra đối với nhóm đã không tuân thủ những thoả thuận tuyệt vời mà chúng tôi cung cấp cho họ. Tại Bắc Sulawesi có hợp tác xã -- họ có một nền văn hóa dân chủ do đó bạn có thể sử dụng hệ thống tư pháp địa phương để bảo vệ hệ thống của bạn. Tóm lại, nếu bạn nghĩ về nó, trong năm đầu người dân có thể bán đất của họ để có thu nhập, nhưng họ chọn việc xây dựng và trồng lại rừng, làm việc với đười ươi, và họ có thể sử dụng gỗ thừa để làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Họ cũng nhận được đất miễn phí ở khoảng giữa các cây, nơi họ có thể trồng hoa màu của họ. Bây giờ họ có thể bán một phần hoa quả cho dự án đười ươi. Họ nhận các vật liệu xây nhà, một hợp đồng bán đường, nên chúng tôi có thể sản xuất một lượng lớn ethanol và năng lượng tại địa phương. Họ có được tất cả những lợi ích khác: môi trường, tiền bạc, họ được giáo dục - đó là một món lợi lớn. Và tất cả mọi thứ dựa trên một điều thôi -- đảm bảo rằng rừng vẫn còn đó. Vì vậy, nếu chúng ta muốn giúp đỡ đười ươi -- mục đích ban đầu của tôi -- chúng ta phải đảm bảo rằng người dân địa phương là những người được hưởng lợi. Bây giờ tôi nghĩ rằng chìa khóa thực sự để làm việc đó, một câu trả lời đơn giản thôi, là hội nhập. Tôi hy vọng - nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc nhiều hơn nữa. (Vỗ tay) Là diễn viên, tôi nhận được các kịch bản, việc của tôi là bám sát chúng để đọc lời thoại và thể hiện các nhân vật mà tác giả tạo nên. Trong suốt sự nghiệp, tôi có vinh dự lớn được hóa thân vào các mẫu nhân vật nam thú vị nhất trên truyền hình. Bạn có lẽ nhận ra tôi là "Trai bao số một" (Cười) "Nhiếp ảnh gia râu xanh", cho đến "Kẻ cưỡng đoạt ngực trần " trong bộ phim đoạt giải là "Spring Break Shark Attack." (Cười) "Sinh viên y khoa cởi trần", "Tên lừa đảo sử dụng steriod ngực trần" và vai diễn nổi tiếng nhất của tôi, Rafael. (Vỗ tay) Một tay chơi hoàn lương, ủ dột, bất ngờ thay, lại đem lòng yêu một trinh nữ, và chỉ thi thoảng mới cởi trần. (Cười) Các vai diễn này không thể hiện con người thực của tôi ngoài đời, nhưng đó là điều tôi thích về nghề diễn. Tôi được sắm vai các nhân vật khác biệt với bản thân mình. Nhưng khi nhận được những vai này, tôi ngạc nhiên, bởi vì hầu hết chúng phô diễn sự hùng dũng, quyến rũ và quyền lực, và khi nhìn vào gương, tôi không thấy mình như thế. Nhưng đó là cách nhìn nhận của Hollywood. Qua thời gian, tôi nhận ra sự song hành của những người đàn ông mà tôi hóa thân cả trong lẫn ngoài màn ảnh. Cả đời tôi đã giả vờ làm một người đàn ông không phải là mình, Tôi giả vờ mạnh mẽ khi cảm thấy yếu đuối, tự tin khi cảm thấy bất an, và cứng rắn khi thực sự rất đau khổ. Gần như tôi chỉ dựng nên một màn trình diễn nhưng cũng quá mệt mỏi với việc đấy rồi. Giờ tôi có thể nói với bạn rằng, thật rất mệt mỏi, để cố gắng "đàn ông" mọi lúc, với tất cả mọi người. Đúng chứ? (Cười) Em trai tôi nghe rồi đấy. Theo những gì có thể nhớ được, tôi được dạy mình phải trở thành mẫu đàn ông như thế nào. Là một cậu bé, tôi muốn được bọn con trai chấp nhận và yêu mến, nhưng "được chấp nhận" có nghĩa là tôi phải có cái nhìn khá chán ghét về sự nữ tính, và vì chúng tôi được dạy rằng nữ tính là đối lập với nam tính, Nên tôi, hoặc tránh xa những đặc điểm nữ tính, hoặc chính tôi sẽ bị xa lánh. Đây là kịch bản mà chúng ta nhận được. Phải không? Con gái yếu đuối, và con trai mạnh mẽ. Điều này được lan truyền một cách vô thức tới hàng trăm triệu cậu bé và cô bé trên khắp thế giới, cũng giống như với tôi. Tôi đến đây hôm nay để nói rằng, với tư cách là một người đàn ông: điều này thật sai lầm, thật độc hại và cần phải chấm dứt. (Vỗ tay) Tôi không đến để rao giảng lịch sử. Chúng ta đều biết tại sao mình có mặt ở đây, được chứ? Nhưng tôi chỉ là một gã trai vừa tỉnh giấc sau 30 năm, và nhận ra mình đã sống trong xung đột, giữa bản chất của mình và hình mẫu đàn ông thế giới này đòi hỏi ở tôi. Nhưng tôi thì không muốn ép mình theo định nghĩa nửa vời về sự nam tính. Bởi tôi không muốn trở thành một người đàn ông tốt. Tôi muốn làm một con người tốt. Và tôi tin cách duy nhất để điều đó xảy ra chính là khi đàn ông không những chấp nhận những đặc điểm được cho là "nữ tính" có hiện diện trong bản thân mình, mà còn sẵn sàng đứng lên, để đấu tranh và học hỏi từ những người phụ nữ đã che chở họ. Còn bây giờ, các quý ông, (Cười) Tôi không nói những gì chúng ta học được đều độc hại, được chứ? Tôi không nói là có gì đó không ổn ở tôi hay các bạn. Và tôi cũng không nói rằng chúng ta phải ngừng cứng rắn. Nhưng chúng ta cần sự cân bằng, đúng chứ? Chúng ta cần sự cân bằng, và mọi việc sẽ thay đổi chỉ khi ta có cái nhìn chân thật với những kịch bản mà ta được trao từ thế hệ này sang thế hệ khác cùng những vai trò mà chúng ta lựa chọn khoác lên trong đời sống thường nhật. Nói về những kịch bản, kịch bản đầu tiên mà tôi nhận được đến từ bố mình. Ông là một người tuyệt vời. Một người đầy yêu thương, tốt bụng, nhạy cảm, đầy che chở. Ông đang ở đây. (Vỗ tay). Và đang khóc. (Cười). Nhưng, xin lỗi bố. Khi còn bé tôi đã không bằng lòng với ông. Tôi cho rằng ông làm tôi mềm mỏng, nó không được khuyến khích ở thị trấn nhỏ tại Oregon, nơi chúng tôi đến sống. Trở nên mềm mỏng đồng nghĩa với bị bắt nạt. Bố tôi không nam tính kiểu truyền thống, nên ông không dạy tôi cách sử dụng đôi tay. Ông không dạy tôi săn bắn, đánh nhau, bạn biết đấy, những chuyện đàn ông. Thay vào đó, ông dạy tôi những điều ông biết: rằng làm đàn ông là biết hy sinh và làm mọi điều có thể để chăm sóc và nuôi dưỡng gia đình. Nhưng còn một vai trò khác nữa mà tôi học được từ ông, và sau đấy tôi phát hiện, ông cũng học từ cha mình, một cựu thượng nghị sĩ. người mà về sau, phải làm lao công về đêm để nuôi sống gia đình, mà không hề kể với một ai. Ông tôi đã trải qua chuyện ấy trong bí mật. Và ba thế hệ sau, tôi thấy mình cũng có vai trò tương tự. Tại sao ông tôi không thể nhờ người đàn ông khác giúp đỡ? Tại sao bố tôi, đến nay vẫn nghĩ rằng ông phải tự mình làm lấy mọi thứ? Tôi biết, một người đàn ông thà chết đi còn hơn là kể với người khác rằng họ đang tổn thương. Nhưng không phải vì chúng tôi là tuýp người trầm lặng và mạnh mẽ. Không phải như thế. Nhiều người chúng tôi rất giỏi kết bạn và trò chuyện, về những thứ không có thật. (Cười) Nếu chủ đề là công việc, thể thao, chính trị hay phụ nữ, chúng tôi chẳng gặp vấn đề gì khi chia sẻ quan điểm cả. Nhưng nếu phải nói về nỗi bất an hay khó khăn, nỗi sợ hoặc thất bại, thì chúng tôi sẽ gần như bất động. Ít nhất là có tôi. Nên tôi đã thực hành vài cách để thoát khỏi lối hành động này, tôi tạo ra những trải nghiệm buộc mình phải yếu đuối. Nên nếu có điều gì làm tôi xấu hổ trong đời sống, tôi thực tập đi sâu vào nó, bất kể có đáng sợ thế nào -- và đôi khi, tôi làm điều này công khai. Bởi vì khi làm vậy, tôi tước đi quyền năng của nó, và việc phô bày sự yếu đuối, trong vài trường hợp, khiến cho những người đàn ông khác thấy họ cũng có quyền làm thế. Lấy ví dụ, cách đây không lâu, tôi gặp phải một vấn đề trong cuộc sống, mà tôi biết tôi cần chia sẻ với những anh bạn khác. Nhưng tôi đã sợ hãi rằng họ sẽ phán xét và nghĩ tôi yếu đuối và tôi sẽ đánh mất vị trí là một trưởng nhóm. Nên tôi biết tôi phải đưa họ ra khỏi thị trấn để du ngoạn ba ngày -- (Cười) để có cơ hội mở lòng. Và điều gì đã xảy ra? Mãi cho đến tận ngày cuối cùng tôi mới gom đủ sức mạnh để nói với họ về điều tôi đang trải qua. Nhưng khi làm thế, một điều bất ngờ đã xảy ra. Tôi nhận ra mình không cô đơn, vì những anh bạn của tôi cũng đang gặp khó khăn. Ngay khi tôi có đủ sức mạnh và dũng khí để chia sẻ nỗi xấu hổ của mình, nó biến mất. Và giờ, qua năm tháng, tôi học được rằng nếu muốn thực tập sự yếu đuối, tôi cần phải xây dựng cho mình một hệ thống trách nhiệm. Tôi là một diễn viên may mắn vì đã có những người hâm mộ tuyệt vời, rất, rất ngọt ngào và thật tâm, vì thế tôi quyết định sử dụng mạng xã hội như một cách nguỵ trang, nơi tôi có thể thực tập sống chân thật và bộc lộ sự yếu đuối hàng ngày. Phản hồi nhận được hết sức kinh ngạc. Chúng đầy an ủi, đầy ấm áp. Ngày nào tôi cũng nhận được rất nhiều tình cảm, được lên báo và những tin nhắn tích cực. Nhưng tất cả đều chỉ đến từ một đối tượng: Phụ nữ. (Cười) Thật đấy. Sao chỉ có phụ nữ theo dõi tôi? Các quý ông đâu? (Cười) Khoảng một năm trước, tôi đăng tải bức ảnh này. Sau đó tôi lướt dọc phần bình luận, và thấy một nữ hâm mộ nhắc đến bạn trai mình trong bài đăng. Bạn trai cô ấy trả lời rằng: "Làm ơn đừng để anh xem mấy chuyện "đồng tính nhảm nhí" này nữa. (Cười) Như thể nếu đồng tính thì bạn sẽ bớt nam tính đi vậy, đúng không? Thế là tôi hít thở thật sâu, và trả lời. Tôi nói, rất lịch sự, rằng tôi thấy tò mò, vì tôi đang trong quá trình khám phá sự "nam tính", và muốn biết tại sao thể hiện tình yêu với vợ mình lại bị xem là "đồng tính nhảm nhí". Và thực lòng thì tôi chỉ muốn học hỏi mà thôi. (Cười) Anh ấy ngay lập tức phản hồi. Tôi tưởng mình sẽ đón nhận một cơn thịnh nộ, nhưng thay vào đó là lời xin lỗi. Anh ấy bảo, khi trưởng thành, việc anh bày tỏ yêu thương đã bị người khác chế nhạo ra sao. Anh ấy nói mình phải trăn trở và tranh đấu giữa cái tôi cá nhân với việc anh yêu bạn gái đến dường nào, rằng cô ấy đã kiên nhẫn với anh ra sao. Thế rồi một vài tuần sau đó, anh ấy nhắn cho tôi lần nữa. Lần này là gửi cho tôi một bức ảnh: anh ấy quỳ xuống để cầu hôn bạn gái. (Vỗ tay) Tất cả những gì anh ấy viết cho tôi là: "Cảm ơn." Tôi đã từng giống anh chàng này. Tôi đã hiểu. Trước mọi người, anh ấy chỉ đang diễn vai của mình, khước từ phần nữ tính, đúng không? Nhưng một cách thầm kín, anh ấy vẫn đợi sự cho phép để bày tỏ bản thân, được nhìn nhận, được lắng nghe, và những gì anh cần là một người khác cho anh ấy lòng tin và tạo ra nơi an toàn để hiểu cảm xúc của mình, thế là sự biến đổi diễn ra tức thì. Tôi yêu trải nghiệm này, bởi nó cho tôi thấy sự biến đổi là có thể, thậm chí chỉ thông qua tin nhắn trực tiếp. Tôi muốn tìm hiểu xem làm sao để tiếp cận nhiều nam giới hơn, nhưng dĩ nhiên chẳng ai trong số họ theo dõi tôi hết. (Cười) Và thế là tôi thử cách khác. Tôi bắt đầu đăng tải các nội dung được dàn dựng về những việc "nam tính" -- (Cười) Ví dụ như việc tập luyện cường độ cao, chế độ ăn uống, quá trình chữa trị cơ thể sau chấn thương. Và đoán xem chuyện gì xảy ra? Các quý ông bắt đầu gửi tin nhắn cho tôi. Và sau đó, bất ngờ thay, lần đầu tiên trong sự nghiệp, một tạp chí thể hình cho nam giới liên lạc với tôi, và muốn vinh danh tôi như một "cá nhân đột phá" (Cười) Những điều này có thật sự "đột phá" không? hay là do chúng chỉ thuận mắt họ thôi? Như bạn thấy, đây là vấn đề: Nam giới thấy thú vị khi theo dõi tôi, khi tôi nói về những việc nam tính, và chúng ăn khớp với quy chuẩn về giới tính. Nhưng nếu tôi nói về tình yêu tôi dành cho vợ hay con gái và con trai mười ngày tuổi của tôi, việc tôi tin hôn nhân tuy là thách thức nhưng lại vô cùng đẹp đẽ hay khi tôi mang mặc cảm về ngoại hình, hoặc nếu tôi ủng hộ bình đẳng giới, thì chỉ có phụ nữ xuất hiện. Nam giới ở đâu rồi? Cho nên, các quý ông, các quý ông, các quý ông. Các quý ông! (Vỗ tay) Tôi hiểu. Trưởng thành, chúng ta có xu hướng thách thức lẫn nhau. Ta phải là những người cứng rắn nhất, mạnh mẽ nhất, can trường nhất mà mình có thể trở thành. Và với rất nhiều người, bao gồm cả tôi, nhân dạng của chúng ta bị ràng buộc bởi suy nghĩ: liệu đến cuối cùng, chúng ta có thấy mình nam tính không. Nhưng tôi có một thử thách dành cho các quý ông, bởi vì nam giới thích thử thách. (Cười) Tôi thử thách bạn sử dụng những phẩm chất mà bạn nghĩ chúng khiến mình nam tính để hiểu sâu hơn về bản thân mình. Sự mạnh mẽ, sự dũng cảm, sự kiên cường của các bạn, Chúng ta có thể định nghĩa lại chúng và dùng chúng để khám phá trái tim mình không? Bạn có đủ dũng khí để cho mình được yếu đuối? Để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần? Để lao mình vào tận cùng nỗi xấu hổ? Bạn có đủ mạnh mẽ để trở nên nhạy cảm, để khóc khi bạn tổn thương hoặc khi bạn hạnh phúc, cho dù điều đó làm bạn trông thật yếu đuối? Liệu bạn có đủ tự tin để lắng nghe những người phụ nữ trong đời mình? Lắng nghe ý kiến và giải pháp của họ? Trở thành chỗ dựa khi họ khổ đau và thực sự tin tưởng họ, cho dù điều họ nói có trái ý bạn chăng nữa? Liệu bạn có đủ "đàn ông" để phản bác lại những người đàn ông khác khi nghe họ nói đùa khiếm nhã, khi nghe được chuyện quấy rối tình dục? Khi bạn nghe họ kể về việc sờ soạng hay chuốc say một phụ nữ, liệu bạn sẽ đứng lên và làm gì đó chứ? Để ngày nào đó, ta không phải sống trong thế giới mà phụ nữ phải đánh đổi mọi thứ để đứng trước mọi người và nói: "Tôi cũng thế"? (Vỗ tay) Đây là một chuyện nghiêm túc. Tôi phải nhìn nhận thành thật về cách mà tôi đã vô thức làm cho những người phụ nữ trong đời mình phải tổn thương. Và điều đó thật rất xấu xí. Vợ tôi bảo tôi từng có hành động khiến cô ấy tổn thương và không sửa đổi nó. Căn bản là, thỉnh thoảng khi cô ấy muốn nói gì đó dù ở nhà hay ở nơi công cộng, tôi sẽ ngắt lời giữa chừng và nói thay cô ấy. Điều đó thật kinh khủng. Tệ nhất là tôi hoàn toàn không ý thức được mình đang làm gì. Nó diễn ra trong vô thức. Cho nên, tôi ở đây để làm nhiệm vụ của mình, nỗ lực ủng hộ nữ quyền, để tiếng nói của phụ nữ trên khắp thế giới, lẫn trong mỗi gia đình lớn mạnh thêm. Vì tôi đã nói quá to, khiến người phụ nữ tôi yêu nhất trở nên im lặng. Nên tôi phải tự hỏi mình một điều khó khăn: tôi có đủ "đàn ông" không để ngậm miệng lại và ngồi lắng nghe? (Cười) (Vỗ tay) Thành thật mà nói, tôi đã mong quý vị đừng vỗ tay vì điều tôi vừa nói. Các chàng trai, đây là sự thật. Và nó chỉ mới là bề nổi thôi, bởi nếu tìm hiểu càng sâu, ta sẽ thấy mình thêm xấu xí, tôi bảo đảm. Tôi không có thời gian đào sâu về nạn khiêu dâm, nạn bạo hành phụ nữ hay sự phân chia công việc gia đình hoặc sự chênh lệch tiền lương theo giới tính. Nhưng tôi tin rằng, là đàn ông, đây là lúc chúng ta bỏ qua đặc quyền của mình và hiểu rằng chúng ta không chỉ là một phần của vấn đề. Mà các bạn, chúng ta chính là vấn đề. Rào cản vô hình tồn tại là do chúng ta tạo dựng, và nếu muốn trở thành một phần giải pháp, thì ngôn từ không bao giờ là đủ. Tôi rất thích và đã lớn lên cùng câu nói này trong ngữ liệu Bahá'í Nội dung như sau: "Thế giới loài người được kiểm soát bởi hai chiếc cánh, đàn ông và phụ nữ. Nếu như đôi cánh không thể cân bằng sức mạnh, chim sẽ không thể bay." Nên, các quý bà và quý cô, thay mặt cho cánh đàn ông trên toàn thế giới, những người có cùng cảm nhận như tôi, xin hãy rộng lòng tha thứ vì chúng tôi đã không tin vào sức mạnh của các bạn. Và giờ, tôi trang trọng nhờ các bạn giúp đỡ, bởi chúng tôi không thể làm điều này một mình. Đàn ông chúng tôi sẽ làm rối tinh mọi thứ. Chúng tôi sẽ nói điều sai, sẽ không biết lắng nghe. Chúng tôi, có khả năng, sẽ làm tổn thương bạn. Nhưng đừng đánh mất hy vọng. Nhờ các bạn, chúng tôi mới có thể ở đây, chúng tôi sẽ đứng lên và trở thành đồng minh của các bạn bởi các bạn đang phải chiến đấu với rất nhiều thứ. Hãy dạy chúng tôi biết trân trọng sự yếu đuối của mình và kiên nhẫn với chúng tôi, vì hành trình này rất, rất dài, một hành trình từ khối óc đến trái tim. Và cuối cùng, gửi đến các bậc cha mẹ: thay vì dạy con cái chúng ta trở thành những cậu trai mạnh mẽ hay những cô gái xinh xắn, hãy chỉ dẫn dắt chúng trở thành một người tốt thôi, được chăng? Trở lại với bố tôi. Trưởng thành, giống như mọi chàng trai, tôi cũng có vài vấn đề của riêng mình, nhưng giờ tôi nhận ra, nhờ sự nhạy cảm và trí thông minh cảm xúc của bố, mà tôi mới có thể đứng đây lúc này để chia sẻ với các bạn. Sự trách cứ tôi dành cho bố vốn không liên quan đến ông. Nó nằm ở bản thân tôi và sự mong cầu được "chấp nhận" của mình. Đó là cái giá cho việc diễn một vai không dành cho mình. Khi bố không dạy tôi sử dụng đôi tay, ông đã dạy tôi sử dụng trái tim mình. Điều đó khiến ông trở thành người đàn ông thực thụ, hơn bất cứ điều gì khác. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cây cối là một thế giới kỳ diệu cần khám phá bởi chiều cao và cấu trúc bên trong phức tạp của chúng môi trường sống và vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng. Tôi từng leo cây mỗi khi cần giải trí và bây giờ, khi đã trưởng thành, tôi đã hiểu biết sâu rộng hơn về cây và rừng theo phương diện khoa học. Phần bí ẩn nhất của những khu rừng chính là phần tán cây phía trên. Và tiến sĩ Terry Erwin, vào năm 1983, đã gọi tán cây là "Ranh giới sinh học cuối cùng". Tôi muốn đưa bạn vào một hành trình tới các tán rừng xanh, và chia sẻ với bạn những gì các nhà nghiên cứu về tán cây đang thắc mắc và cách họ liên hệ với những người ngoài giới khoa học Hãy bắt đầu cuộc hành trình ở tầng thảm tươi bằng một trong những nghiên cứu của tôi tại Costa Rica. Bởi vì các lá và cành cây um tùm ở trên nên ở dưới đất bạn sẽ thấy rất tối và rất tĩnh mịch. Tối muốn đưa bạn lên các tán cây trên cùng, không bằng cách buộc cả người bạn với dây thừng và đai an toàn, mà bằng cách cho bạn xem một clip ngắn từ một bộ phim của đài Địa Lý Quốc Gia (National Geographic) có tên "Anh hùng của tầng cao" Bộ phim này được quay ở Monteverde, Costa Rica và tôi nghĩ là nó sẽ cho chúng ta cảm giác được leo lên những cây sung sống bám khổng lồ (nhạc) (tiếng hú) (xào xạc) Bạn sẽ thấy ở trên đó giống như bầu khí quyển của môi trường mở, với một số lượng lớn động vật và thực vật thích nghi được để duy trì cuộc sống và sinh tồn trên những tán cây. Ví dụ điển hình là con lười, đã thích nghi với cuộc sống trên cây bằng việc treo mình trên cây bằng những móng vuốt rất khỏe, Nhưng tôi muốn mô tả về một loài thích nghi rõ rệt hơn đó là loài kiến. Có khoảng 10000 loài kiến đã được các nhà phân loại học đặt tên. Có 4000 loài trong số đó sống biệt lập trên các tán cây. Chồng tôi, một nhà phân loại kiến, là một trong các lý do khiến tôi nói về loài kiến. Khi chúng tôi kết hôn, anh ấy hứa sẽ đặt tên một loài kiến theo tên tôi, và anh ấy đã làm thế -- Procryptocerus nalini, tên một loài kiến trên tán cây Chúng tôi có 2 con, August Andrew và Erika và anh ấy cũng đặt tên các loài kiến theo tên 2 đứa con. Vì thế có lẽ chúng tôi là gia đình duy nhất mà mỗi người có một loài kiến mang tên mình. Nhưng mối quan tâm của tôi không chỉ có Jack và những đứa trẻ mà còn các loài cây được gọi là thực vật biểu sinh là các loài thực vật sống trên cây. Rễ của chúng không mọc vào trong thân cây hay nền rừng, mà chính những chiếc lá của chúng đã thích nghi để đón lấy những chất dinh dưỡng đã phân hủy dưới dạng sương mù. Những loài cây này phát triển khá đa dạng, có hơn 28000 loài trên toàn thế giới. Chúng phát triển trong rừng nhiệt đới như kiểu rừng tán mà tôi đã đề cập. và chúng cũng được tìm thấy trong các rừng mưa ôn đới ở bang Washington. Những loài thực vật biểu sinh này chủ yếu là rêu. Một điều tôi muốn nhấn mạnh là những loài kí sinh này khi chết và phân hủy, chúng là nguồn dinh dưỡng cho đất ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới. và những loài rêu, tiếp tục được nuôi dưỡng bởi xác của những cây bị phân hủy, giống như than bùn trong vườn của chúng ta. Chúng có một sức chứa vĩ đại để giữ chất dinh dưỡng và nước. Một trong những điều lý thú tôi vừa khám phá là nếu bạn cùng tôi kéo những tấm thảm thực vật biểu sinh lên bạn sẽ thấy bên trong chúng là những mạng lưới liên kết chằng chịt mà chúng ta gọi là rễ chùm. Đó không phải là rễ của loài biểu sinh, mà đó là rễ hình thành từ cành và thân của loài cây chủ mà chúng đang sinh sống. Và bằng cách đó loài biểu sinh này thực chất đang trả "lệ phí thuê chỗ ở" để được sống ở nơi cao hơn nền rừng. Tôi và đồng nghiệp nghiên cứu về các loài cây đã rất hứng thú về cuộc sống của những loài cây trong rừng. Chúng tôi đã thực hiện những thí nghiệm để gỡ bỏ những thảm thực vật biểu sinh và quan sát tốc độ tái sinh của chúng. Chúng tôi đã dự đoán những loài này sẽ mọc lại rất nhanh và chúng có thể mọc lại chỉ từ cạnh bên. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra là thực tế chúng cần rất nhiều thời gian -- hơn 20 năm để sinh trưởng lại, bắt đầu từ dưới đáy và mọc lên. Thậm chí bây giờ, sau 25 năm, chúng vẫn chưa thưởng thành hoàn toàn. Và tôi muốn sử dụng hình ảnh nhỏ này để nói rằng đây là những gì diễn ra với rêu. Nếu như nó chết, nó sẽ chết luôn, và nếu bạn thực sự gặp may, bạn có thể khôi phục được điều gì đó từ dưới đáy. (cười) Cho nên, quá trình hồi sinh diễn ra rất chậm. Do đó quần xã tán cây rất yếu ớt. Nếu như chúng ta nhìn vào tán cây của rừng nguyên sinh, chúng ta sẽ thấy một tấm thảm cacbon lớn. Một trong các thách thức lớn nhất mà các nhà nghiên cứu về tán cây đang đối mặt là hiểu rõ về lượng cacbon còn tiềm ẩn, chưa được khám phá Chúng tôi biết đó là một lượng lớn, nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra lượng đó là bao nhiêu, và bằng nhiều quy trình, lượng cacbon được đưa ra ngoài khí quyển, được giữ trong sinh khối của nó, và duy chuyến qua các hệ sinh thái. Vì thế tôi hy vọng có thể chỉ cho bạn các cư dân trong quần thể tán cây không chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào màu xanh trong rừng mà Tarzan và Jane rất thích thú, mà còn nuôi dưỡng hệ sinh thái đóng góp vào vòng tuần hoàn dinh dưỡng của hệ sinh thái, và chúng cũng giúp giữ ổn định khí hậu toàn cầu. Trên các tán cây, nếu bạn ngồi cạnh tôi và nhìn quanh hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các cũng sẽ thấy cảnh như thế này. Những cảnh rừng bị phá hủy, chặt phá và bị phân tán, Vì thế làm cho tấm thảm nguyên vẹn của tán cây không thể phát huy được các vai trò to lớn mà chúng từng có khi chưa bị quấy rối bởi con người. Tôi cũng quan tâm đến những vùng đô thị như thế này và nghĩ về những người sống tách biệt với cây cối. Những người trưởng thành ở một nơi như thế này không có cơ hội để leo cây và tạo một mối liên hệ với cây cối và rừng giống như những gì tôi đã làm khi còn trẻ. Điều này làm tôi phiền muộn. Vào năm 2009, bạn biết đấy, không dễ để trở thành một nhà sinh thái học nghiên cứu rừng, để luôn hấp dẫn bản thân với những câu hỏi thế này và cố gắng tìm ra câu trả lời. Đặc biệt là, như bạn đã biết, một phụ nữ nhỏ tóc nâu trong một đại học nhỏ, tại phía tận cùng tây bắc của đất nước này, khá xa so với những vùng giàu năng lượng và tiền bạc, Tôi cũng tự hỏi bản thân mình. "Làm sao tôi có thể làm được điều này?" "Làm sao tôi có thể gắn kết mọi người với cây cối?" Và tôi nghĩ tôi có thể làm điều gì đó. Tôi biết, với vai trò là một nhà khoa học, tôi phải có thông tin và là một người bình thường, tôi có thể giao tiếp với bất kỳ ai bên trong hoặc ngoài giới học thuật. Và vì thế mà tôi bắt đầu công việc, cho nên tôi muốn tiết lộ về cộng đồng nghiên cứu tán cây quốc tế ở đây. Chúng tôi cố vấn cho truyền thông các câu hỏi về tán cây; Chúng tôi có một bản tin về các tán cây; Chúng tôi có một danh sách email. Và bằng cách đó chúng tôi cũng cố gắng truyền bá thông tin về tầm quan trọng của tán cây, về vẻ đẹp của tán cây, về sự cần thiết của những tán rừng nguyên sinh, đến những người ở ngoài giới nghiên cứu. Chúng tôi cũng nhận thấy nhiều sản phẩm chúng tôi làm những video này và tương tự... bạn biết đấy, chúng không liên hệ hết được với mọi người, Vì thế chúng tôi đã nuôi dưỡng các dự án để liên hệ với mọi người ngoài giới khoa học, và bên ngoài lĩnh vực mà phần lớn các nhà sinh thái học hướng tới. Barbie Tán Cây là một ví dụ điển hình. Những gì mà tôi và sinh viên của mình trong phòng lab làm là mua búp bê Barbie từ Goodwill và làng Value, Chúng tôi cho nó mặc quần áo đã được đặt may trước đó và gửi nó đi đính kèm với sổ tay về tán cây. Và cảm xúc cả tôi là... (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng tôi lấy hình tượng pop này và thay đổi hình ảnh bên ngoài một chút để trở thành một đại sứ mang thông điệp rằng là một nhà khoa học nữ nghiên cứu về tán cây thực sự là một điều tuyệt vời. Chúng tôi cũng hợp tác với các nghệ sĩ, những người thấu hiểu và có thể truyền đạt vẻ đẹp thẩm mỹ của cây và tán rừng xanh. Và tôi chỉ vừa giới thiệu với bạn một trong các dự án của chúng tôi, thế hệ của Tán Cây Hội Tụ. Những điều tôi làm là muốn các nhà khoa học và nghệ sĩ xích lại gần nhau, và chúng ta có thể dành một tuần trong rừng với nền tảng ít ỏi này; Chúng ta sẽ quan sát tự nhiên, quan sát cây cối, quan sát tán cây, và chúng ta giao tiếp, trao đổi, thể hiện những gì chúng ta thấy cùng nhau Kết quả sẽ rất tuyệt. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ. Đây là một sự thiết lập tuyệt vời bởi Bruce Chao Trưởng bộ môn thổi thủy tinh và điêu khắc tại trường thiết kế Rhode Island . Ông ấy thấy những cái tổ trên tán cây tại một trong các vị trí tán cây của chúng tôi ở phía tây bắc Thái Bình Dương, và tạo ra tác phẩm điêu khắc đẹp này. Chúng tôi đã cho mọi người lên các tán cây. Jodi Lomask và đoàn kịch của cô, đã tham gia với tôi tại địa điểm rừng mưa ở Costa Rica. Họ xây dựng một màn vũ đạo hơi hoang đường gọi là "Biome". Họ múa trong rừng, và chúng tôi thực hiện màn vũ đạo này, cộng đồng hướng tới khoa học của tôi, và cũng liên kết với những nhóm môi trường, để đến các thành phố khác nhau biểu diễn khoa học, vũ đạo và tiếp cận môi trường mà chúng tôi hy vọng sẽ làm nên sự khác biệt. Chúng tôi mang các nhạc sĩ đến với tán cây Và họ sáng tác nhạc, những bản nhạc tuyệt vời. Chúng tôi có sáo và kèn Chúng tôi có ca sĩ opera, chúng tôi có nhạc công guitar, chúng tôi có ca sĩ đọc rap. Và tôi có mang đến một trích đoạn nhỏ để tặng bạn bản rap về tán cây của Duke Brady Đó là Duke (Vỗ tay) Kinh nghiệm khi làm việc cùng Duke đã giúp tôi ý tưởng về một chương trình gọi là Khoa học về Âm Thanh. Tôi đã thấy sức mạnh của các bản nhạc của Duke đối với tuổi trẻ ở đô thị là một khán giả, bạn biết đây, tôi là một chuyên gia trung niên Tôi không có hy vọng để thuyết phục họ về tầm quan trọng của thiên nhiên hoang dã. Vì thế tôi cùng Caution, một rapper, cùng một nhóm người trẻ tuổi từ trung tâm thành phố Tacoma. Chúng tôi đến rừng, lấy một nhánh cây Caution sẽ đọc rap về nó Và bỗng nhiên cành cây đó sẽ rất tuyệt. Sau đó các sinh viên sẽ đến các phòng thu âm của chúng tôi, Họ sẽ sáng tác các bản nhạc rap của riêng họ. Họ sẽ hoàn thành một CD và mang về nhà cho gia đình và bạn bè, và bằng cách đó diễn tả trải nghiệm của riêng họ về tự nhiên trong tầm hiểu biết của mình. Dự án cuối cùng tôi muốn nói tới rất gần gũi với tôi, nó bao gồm giá trị kinh tế và xã hội và cũng liên quan với các loài biểu sinh. tại phía tây bắc Thái Bình Dương, Có một ngành công nghiệp thu hoạch rêu từ các rừng già Những cây rêu lấy từ rừng được sử dụng cho việc trồng hoa để làm bố cục và làm giỏ treo. Đây là một ngành công nghiệp trị giá 265 triệu đô-la và đang tăng trưởng rất nhanh. Nếu bạn nhớ đến gã hói này, bạn sẽ biết những gì đã được lột ra từ những thân cây này tại rừng già tây bắc Thái Bình Dương phải mất hàng thập kỉ để hồi phục lại vì vậy ngành công nghiệp này không bền vững. Vậy với vai trò là một nhà sinh thái học, tôi có thể làm gì? Tôi nghĩ rằng tôi có thể học cách trồng rêu, và chúng ta sẽ không phải lấy chúng từ tự nhiên. Và tôi nghĩ, nếu tôi có một vài đối tác có thể giúp tôi làm việc này, thì sẽ rất tuyệt. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có lẽ những người phạm nhân, những người không được tiếp xúc với thiên nhiên, những người thường có nhiều thời gian, không gian, và bạn không cần bất cứ công cụ sắc bén nào để làm việc với rêu... sẽ là những đối tác tuyệt vời Và họ sẽ trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời. Đó là điều tốt nhất mà tôi có thể tưởng tượng. Họ đã rất hứng thú. (Vỗ tay) Họ vô cùng hứng thú với công việc Họ học cách phân biệt nhiều các loài rêu, đến nỗi, nói thẳng ra là nhiều hơn những gì các sinh viên của tôi làm được tại trường Evergreen. Và họ có thể đưa ra các ý tưởng có thể giúp phát triển mô hình nghiên cứu. để trồng những loại rêu này. Chúng tôi đã thành công khi đồng hành với nhau để tìm ra loài nào phát triển nhanh nhất, Và tôi đã choáng ngợp trước thành công lớn này, Bởi vì các người canh giữ tù nhân rất hào hứng với điều này, Tôi bắt đầu một buổi nói chuyện về khoa học trong nhà tù Tôi mời các đồng nghiệp nghiên cứu và những người thực tập đến nhà tù. Chúng tôi thực hiện các cuộc nói chuyện mỗi tháng một lần, và những cuộc nói chuyện đã giúp thi hành một vài dự án mang tính bền vững tại nhà tù vườn hữu cơ, nuôi giun đất, tái chế, thu nước và nuôi ong. Nỗ lực mới nhất của chúng tôi, với sự tài trợ kinh phí từ Bộ Cải huấn của bang Washington, Họ yêu cầu chúng tôi mở rộng chương trình đến 3 nhà tù nữa. Dự án mới của chúng tôi đang giúp các tù nhân và chính chúng tôi học cách nuôi loài ếch đốm Oregon một loài động vật lưỡng cư có nguy cơ tuyệt chủng cao tại bang Washington và Oregon. Vì thế họ sẽ nuôi dưỡng chúng, tất nhiên trong môi trường nuôi nhốt -- từ trứng phát triển đến nòng nọc và đến ếch. Và nhiều người trong số họ sẽ thích thú khi nhìn thấy các con ếch họ nuôi dưỡng lớn lên từ trứng cung cấp dinh dưỡng, và đưa chúng đến vùng được bảo vệ để tăng số lượng của loài đang gặp nguy hiểm trong tự nhiên Vì thế, tôi nghĩ đến nhiều lý do sinh thái, xã hội, kinh tế và có lẽ cả tinh thần... đây có lẽ là một dự án to lớn và tôi đang rất mong chờ không chỉ tôi mà cả các sinh viên làm điều này mà còn thúc đẩy và dạy cho các nhà khoa học khác làm điều này. Nhiều người trong số các bạn ý thức được, học thuật là một thế giới hướng nội. Tôi đang cố gắng giúp các nhà nghiên cứu cởi mở hơn để hình thành các quan hệ đối tác với những người bên ngoài cộng đồng học thuật. và tôi cũng đang hy vọng chồng tôi Jack, một nhà nghiên cứu kiến, có thể làm việc với Mattel để làm bản phân loại sinh vật. Có lẽ Ben Zander và Bill Gates có thể làm việc cùng nhau và tổ chức một buổi nhạc kịch về AIDS. hoặc có lẽ Al Gore và Naturally 7 có thể sáng tác một bản nhạc về biến đổi khí hậu mà sẽ khiến bạn cho một tràng pháo tay. Vì thế, mặc dù nghe một chút hoang đường, nhưng tôi nghĩ điều này có thể trở thành sự thật. Với sự cấp bách mà chúng ta cảm thấy về môi trường hiện nay, đây là lúc cho các nhà khoa học cởi mở hơn và cũng là lúc cho những người bên ngoài khoa học hướng đến thế giới học thuật. Tôi bắt đầu nghề với niềm đam mê khám phá bí ẩn của rừng nhờ các công cụ khoa học. Bằng việc thiết lập quan hệ đối tác mà tôi đã mô tả với bạn Tôi đã mở rộng tầm mắt và tôi phải nói rằng, tôi đã có một hiểu biết rộng hơn để làm các nghiên cứu khác về tự nhiên và khám phá bản thân mình. Và khi tôi nhìn vào tim mình, tôi thấy cây đây thực sự là một hình ảnh xuất phát từ trong tim-- có nhiều cây trong trái tim chúng ta, có nhiều cây trong tim của bạn. Khi chúng ta hiểu thiên nhiên, chúng ta sẽ sẽ chạm đến phần sâu nhất, phần quan trọng nhất trong chính mình. Trong các mối quan hệ đối tác này, tôi cũng học được rằng mọi người thường tự cô lập bản thân với những làm việc với máy tính, ngôi sao màn bạc, nhà khoa học nhưng khi chúng ta chia sẻ thiên nhiên với nhau, Khi chúng ta chia sẻ tầm hiểu biết của mình về tự nhiên, Chúng ta sẽ tìm thấy một tiếng nói chung. Cuối cùng, với vai trò là một nhà khoa học và một người bình thường và bây giờ, là một phần của cộng đồng TED, tôi cảm thấy mình đã có những phương tiện tốt hơn để hòa mình cùng cây, cùng rừng, cùng thiên nhiên, và để tiếp tục các khám phá mới về thiên nhiên--- và về vị trí của con người trong tự nhiên. bất kì nơi đâu chúng ta ở và bất kì bạn là ai. Cảm ơn các bạn rất nhiều (vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều Ê kíp của chương trình "Nghề khổ ải" cùng tôi được gọi đến thành phố Craig ở Colorado. Thành phố ở gần dãy Rockies với diện tích chỉ khoảng vài dặm. Nghề chúng tôi thực hiện lần này là chăm sóc trang trại cừu Cho những ai chưa xem chuơng trình, nhiệm vụ của tôi khá đơn giản. Tôi vào vai một nguời học việc và tôi làm việc với nguời trong nghề . Nhiệm vụ của tôi là làm thử và cố gắng theo kịp rồi đưa ra cảm nhận về sự vất vả của người trong nghề, trong một ngày lao động của họ. Công việc lần này: chăn cừu. Tốt thôi. Chúng tôi đến Craig, vào khách sạn và hôm sau tôi mới biết được triệt sản là một phần của công việc. Thuờng thì tôi sẽ không tìm hiểu trước. Nhưng công việc lần này khá nhạy cảm và khi làm việc cho kênh Discovery, chúng tôi muốn khắc họa chân thực những việc chúng tôi làm, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với động vật. Nên tôi gọi cho tổ chức Nhân Đạo và nói:" Tôi sắp triệt sản cừu, Làm ơn huớng dẫn tôi cách làm" Họ nói,"Được thôi, nó khá đơn giản." Họ thường dùng dây cao su, giống cái này, nhưng nhỏ hơn. Thực ra đây là dây quấn quanh bộ bài tôi mua hôm qua nhưng nhìn rất giống với dây để triệt sản. Tôi nói, "Vậy tiến trình chính xác là gì?" Họ đáp "Một dây buộc chặt đuôi. Dây còn lại buộc chặt tinh hoàn. Máu lưu thông chậm dần; một tuần sau tinh hoàn sẽ teo dần." "Tốt, tôi hiểu rồi." Tôi gọi cho SPCA, họ xác minh phương pháp này. Tôi gọi cho PETA, chỉ để đùa, và dù không thích họ xác minh phương pháp. Vậy, đây là phương pháp triệt sản. Hôm sau tôi đến trang trại. Chúng tôi dùng một con ngựa để tập trung cừu lại đưa chúng vào chuồng do chúng tôi dựng, rồi làm công việc thường nhật của chăn nuôi gia súc. Melanie là vợ của Albert. Albert là người chăn cừu. Melanie nhấc con cừu lên, bằng hai tay một tay cầm hai chân phải, hai chân trái tương tự. Con cừu trên miếng gỗ, bà ấy kéo chân cừu ra. Albert bước vào, tôi theo sau, xung quanh là ê kíp. Tôi luôn theo dõi quá trình trước khi bắt tay vào làm. Bạn phải làm thế khi bạn là người học việc. Tôi tưởng Albert lấy ra từ trong túi dây cao su màu đen nhưng thay vào đó là một con dao. Tôi nghĩ nhưng đây không phải dây cao su. rồi ông ấy bật con dao làm phản chiếu ánh mặt trời vừa xuất hiện trên dãy Rockies, cảnh tượng rất đáng nhớ. Trong khoảng hai giây, Albert đặt con dao ở giữa sụn đuôi, ngay cạnh mông con cừu, rất nhanh, đuôi bị cắt rồi được bỏ vào xô do tôi cầm. Tiêp theo, bằng ngón tay cái to và và ngón trỏ chai sạn, ông giữ tinh hoàn chặt trong lòng bàn tay. Kéo tinh hoàn lại gần, ông cầm con dao đặt ở đầu chóp. Bạn nghĩ bạn biết điều gì sắp xảy ra, nhưng bạn không biết đâu. Ông cắt đầu tinh hòa, ném qua vai, rồi cầm chặt tinh hoàn và kéo lên trên đầu ông ấy cúi xuống, làm chắn tầm nhìn của tôi nhưng tôi nghe thấy một âm thanh, nghe giống như miếng dán tường bị giật khỏi tường và tôi không đùa đâu. Làm ơn chiếu video lên. Không, tôi đùa đấy, chúng tôi không quay cảnh ấy. (Tiếng cười) Tôi luôn nghĩ hình ảnh là cách truyền đạt tốt nhất Tôi nói "Dừng lại." Các bạn biết đấy, chúng tôi chỉ quay môt lần. Không có kịch bản, không có những thứ vô nghĩa. Chúng tôi không phí thời gian, chúng tôi không chuẩn bị trước chúng tôi chỉ quay trực tiếp! Tôi nói,"Dừng lại. Thế này điên quá." Các bạn biết đấy. (Cười) "Thế này thật điên rồ. Chúng ta không thể quay được." Albert nói: "Cái gì?" Tôi đáp: "Tôi không biết chuyện gì vừa xảy ra nhưng tinh hoàn ở trong xô, đây không phải cách chúng tôi làm Albert đáp:"Chúng tôi luôn làm theo cách này." Tôi nói,"Sao ông lại làm như thế?" Chưa nghe ông ấy giải thích, Tôi nói, "Tôi muốn làm đúng cách, bằng dây cao su." Ông nói,"Giống tổ chức Nhân Đạo?" Tôi đáp, "Đúng, giống tổ chức Nhân Đạo. Như thế sẽ khiến bọn cừu không kêu thét hay chảy máu. chúng tôi phát sóng trên năm châu lục, hai lần một ngày trên kênh Discovery, chúng tôi không thể làm thế." Ông nói:"OK." Malanie nhấc một con cừu nữa lên miếng gỗ một dây buộc ở đuôi, một dây buộc tinh hoàn. Con cừu đi lại, được hai bước chân, ngã xuống, đứng dậy, hơi run, bước vài bước nữa, ngã xuống. Tôi nghĩ có chuyện không ổn với con cừu. Nó đứng dậy, đi tới góc, run rẩy, rồi nó năm xuống, tỏ rõ vể bất an. Tôi nhìn con cừu, hỏi, "Albert, mất bao lâu? Khi nào nó đứng dậy được?" Ông đáp'"Một ngày." Tôi nói,"Một ngày cơ à! Bao lâu thì tinh hoàn sẽ teo đi?" "Một tuần." Trong khi ấy, con cừu được thiến theo cách của Albert đang đi lại tung tăng, máu đã được cầm. Nó, vừa gặm cỏ, vừa đi lại tung tăng Tôi thấy sửng sốt khi nhận ra mình đã sai vào phút ấy. Tôi còn nhớ lại tôi đã sai hoàn toàn, rất nhiều lần khác. (Cười) Tôi nhớ lại hôm đó tôi đã vô cùng vất vả vì tôi phải làm công việc mà Albert vừa làm, mà có khoảng 100 con cừu trong chuồng, và bỗng chốc tất cả chuyện này trở nên giống phim cấp ba Đức. và tôi giống ... (Cười) Melanie nhấc con cừu lên, đặt lên bàn gỗ, kéo chân cừu ra, Albert đưa tôi con dao. Tôi làm, đuôi được cắt đi. Tôi cầm tinh hoàn, đầu tinh hoàn bị cắt. Albert hướng dẫn, "Kéo lên trên." Tôi kéo. "Kéo nữa lên." Tinh hoãn căng ra, giống những ngón cái, ở ngay trước mặt ông ấy nói," Cắn chúng. Cứ cắn đứt luôn." Tôi nghe rõ từng lời ông ấy nói. (Cười) Tôi nghĩ, sao mình lại ở đây? Bằng cách nào, ý tôi là sao tôi lại ở đây? (Cười) Đó là giây phút mà não tôi hoạt động không theo chủ ý của của tôi: bổng nhiên,tôi đứng đó, ở dãy Rockies, tôi chỉ có thể nghĩ đến định nghĩa về bi kịch của Aristotle. Aristotle nói một bi kịch là khi người anh hùng đối mặt với bản chất thật của mình. (Cười) Tôi nghĩ, "Vậy phép ẩn dụ ở đây là gì? Tôi không thích điều mình nghĩ chút nào." Tôi không thể quên đi suy nghĩ này, và tôi không thể quên đi viễn cảnh trước mắt, nên tôi đã làm điều phải làm. Tôi cắn chặt tinh hoàn. Tôi cắn như thế này. rồi tôi kéo mạnh đầu ra phía sau. Rồi tôi đứng đó với hai cái tinh hoàn trước cằm (Cười) Và giờ tôi không thể phủ nhận phép ẩn dụ . Tôi vẫn nghĩ về "Thi học" của Aristotle không biết từ đâu, chợt ùa về trong tôi hai khái niệm tôi chưa gặp lại kể từ khi tôi được dạy bởi giáo sư môn văn học cổ điển ở đại học Đó là anagnorisis và peripeteia. Anagnorisis và peripeteia. Anagnorisis là tiếng Hy Lạp nghĩa là sự khám phá. Nói rõ hơn, là sự chuyển đổi từ không biết đến biết là anagnorisis. Đó là mục đích của cộng đồng này. Đó là bản chất của "Nghề khổ ải". Tôi đối mặt với anagnorises mỗi ngày. Tuyệt. Từ còn lại, peripeteia, đó là lúc tấn bi kịch xảy ra, Các nhà biên kịch Euripides và Sophocles Peripeteria chính là lúc Oedipus chợt nhận ra người con gái xinh đẹp ông nằm bên mỗi tối và có con với ông lại là mẹ của ông. Đó là peripety hoặc peripeteia. Tôi nghĩ về phép ẩn dụ này. Tôi đang có anagnorisis và peripetia ở trước cằm. (Cười) Tôi muốn nói với các bạn một lời khuyên. Khi tìm kiếm peripetia, bạn sẽ thấy ở khắp mọi nơi. Bruce Wills trong "Giác Quan Thứ Sáu," đúng không? Cả bộ phim anh ấy cố giúp đứa trẻ có thể nhìn thấy người chết,, rồi, bùm,"Ôi, tôi cũng là người chết" peripetia. Bạn hiểu chứ? Nếu bạn hiểu đúng thì nó rất dữ dội. Neo trong "Ma Trận,", nhớ chứ? "Ôi, mình đang sống trong phần mềm vi tính", thật kì lạ. Những khám phá ấy dẫn đến những nhận thức đột ngột; Tôi luôn có những khám phá, hơn 200 nghề khổ ải nhưng lần đó đã khắc ghi vào tâm trí tôi theo một cách tôi không ngờ. Tôi đứng đó, nhìn con cừu tôi vừa triệt sản nó nhìn ổn. Nhìn sang con cừu tội nghiệp tôi triệt theo đúng quy chuẩn, tôi sững sờ nếu tôi sai về việc đó và nếu tôi sai thường xuyên vậy còn có bao nhiêu nhận thức sai kiểu peripetia mà tôi đã nêu ra? Bởi vì, tôi không phải một nhà nhân học xã hội nhưng tôi có bạn làm nghề này. Tôi nói chuyện với anh ấy. (Cười) Anh ấy nói, "Mike này. Tôi không biết cậu có hứng thú về vấn đề này hay không, nhưng cậu có nhận ra cậu đã quay ở tất cả các bang? Cậu đã làm trong ngành khai khoáng, ngành đánh bắt cá, ngành thép, cậu đã làm trong tất cả các ngành công nghiệp lớn. Cậu đã kề vai sát cánh cùng những người mà các chính trị gia cố hết sức để tìm hiểu về họ cứ bốn năm một lần." Tôi thấy Hilary vẫn làm mánh này, đổ mồ hôi, gặp mặt những công nhân ngành thép. "Nếu có một ý niệm chung về suy nghĩ của họ cậu nên cân nhắc nói ra. Bời vì, nhiệm kì bốn năm." Cuộc đối thoại đang ở trong đầu tôi, tinh hoàn ở trước cằm, nhứng ý niệm nảy ra. Sau ngày hôm đó,"Việc khổ ải" không thay đổi về bản chất, nhưng cá nhân tôi đã thay đổi. Khi nói về chương trình, tôi không chỉ kể câu chuyện vừa rồi và 190 câu chuyện giống thế. Tôi còn nói về những điều tôi đã lầm tưởng, những quan niệm về công việc tôi luôn cho rằng đúng đắn, nhưng thật ra không phải. Những người làm nghề khổ ải hạnh phúc hơn chúng ta nghĩ. Họ là nhóm người vui vẻ nhất tôi từng gặp. Tôi không muốn cao giọng "Hi vọng vào Công Đoàn" và những điều về người lao động hạnh phúc. Họ là những người sống cân bằng dù làm những nghề vất vả. Công nhân dọn xác động vật trên đường huýt sáo khi làm việc. Tôi đã làm cùng họ. Họ có sự đồng điệu tuyệt vời với cuộc đời. Tôi đã nhìn thấy hết lần này đến lần khác. Nên tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xem xét lại những định kiến. Theo đuổi đam mê, chúng ta nói về điều này suốt 36 tiếng trước. Theo đuổi đam mê, câu này sai làm sao được? Đây có thể lời khuyên tệ nhất tôi từng nhận. (Cười) Theo đuổi đam mê để nghèo rớt à? Khi lớn lên, tôi hay nghe những câu này. Tôi đã không biết nên làm gì với cuộc đời mình, nhưng tôi được dạy rằng theo đuôỉ đam mê rồi sẽ thành công Tôi có thể đưa ra 30 ví dụ, ngay bây giờ Bob Combs, chủ trang trại lợn ở Las Vegas đã thu gom thức ăn thừa ở các sòng bạc cho đàn lợn ăn. Vì sao? Vì có rất nhiều đạm trong thức ăn thừa lợn của anh ấy tăng trường nhanh gấp đôi bình thường, anh ấy là một chủ trang trại lợn giàu có. anh ấy giúp cho môi trường, anh ấy dành rất nhiều thời gian để làm việc này, người anh ấy rất nặng mùi, nhưng chẳng sao cả. Anh có thu nhập rất tốt. Bạn mà hỏi "Anh có đang theo đuổi đam mê không?" anh ấy sẽ cười bạn. Anh vừa được mời bán trang trại với giá 60 triệu đô la anh từ chối, ở ngoại ô Vegas. Anh ấy không theo đuổi đam mê của mình. Anh lùi lại, xem mọi người đang đi đâu và anh đi con đường khác. Tôi nghe những chuyện như thế rất nhiều lần. Matt Froin, nông dân trang trại sữa ở New Canaan, Connecticut, anh ấy thức dậy vào một ngày và nhận ra phân của đàn bò còn đáng giá hơn sữa, Anh có thể dùng chúng làm chậu hoa tự phân hủy. Giờ anh đang bán sản phẩm này cho Walmart. Anh ấy theo đuổi đam mê á? Vậy là tôi nghĩ về đam mê, tôi nghĩ về năng suất với hiệu quả khi nghe Tim nói lúc nãy, tôi thấy sự khác biệt hoàn toàn. Tôi nghĩ về làm việc nhóm và sự quyết tâm và những thứ vô vị gọi là "châm ngôn" được treo với những đồ trang trí sáo mòn trong các phòng họp trên thế giới . Những điều như vậy bỗng nhiên trở nên sáo rỗng. An toàn là trên hết? Quay trở lại với OSHA, PETA và Xã Hội Nhân Đạo Nếu như OSHA sai? Điều tôi sắp nói sẽ không được đồng tình bơi đa số nhưng nếu như an toàn xếp thứ ba? Đúng không? (Cười) Không, tôi nghiêm túc đấy. Tôi rất quý trọng sự an toàn của tôi trong những công việc khổ ải cũng như của những người tôi làm việc cùng, nhưng những người trong nghề, họ không nói rằng an toàn là trên hết. Họ biết có những điều khác cần ưu tiên như việc phải thực hiện công việc việc phải hoàn thành công việc. Tôi không thể quên, ở biển Bering, tôi trên thuyền đánh bắt cua cùng những người trong "Nghề đánh bắt" tôi làm việc cùng ở mùa đầu. Chúng tôi cách bờ biển Nga khoảng 100 hải lí: biển sâu 50 foot, sóng to, nước biển xô vào buồng lái. Nơi nguy hiểm nhất tôi từng đến, tôi ở phía sau tàu với một người, quăng giỏ bắt cua xuống, Tôi ở độ sâu 40 feet dưới boong tàu, như kiểu đứng ở dưới mặt đất chúng tôi đang làm việc trong biển. Cực kì nguy hiểm. Tôi đi nhanh vào buồng lái và nói với vẻ không tin tưởng, "Thuyền trưởng, cơ quan quản lí an toàn lao động OSHA." Ông nói,"OSHA á? Chính là biển." Ông ấy chỉ ra ngoài biển. (Cười) Lúc ấy, ông nói những điều không được nói ở 48 tiểu vùng hạ Cũng không được nói trong các nhà máy hay công trình xây dựng. Ông ấy nhìn tôi và nói, "Con trai" ông ấy tầm tuổi tôi mà gọi tôi là con, tôi thích thế, ông nói,"Là một thuyền trưởng tàu bắt cua, trách nhiệm của tôi không phải đưa anh sống sót trở về, mà là đưa anh về nhà có nhiều tiền trong tay." (Cười) Muốn về nhà an toàn, đấy là việc của bạn. Thời gian còn lại, tôi nói thêm về an toàn là trên hết. Tôi nghĩ. Chúng ta tạo ra những ý tưởng sai lệch mặc định trong khi chỉ nói về trách nhiệm của người khác mặc dù đó là trách nhiệm của bản thân mỗi người và ngược lại. Còn rất nhiều điều khác. Tôi có thể nói nhiều về những phân biệt do chúng ta tao ra và rất nhiều lần tôi nhận ra mình đã sai. Nhưng quan trọng nhất là điều này. Tôi đã nghĩ ra một thuyết, và tôi sẽ chia sẻ bây giờ trong hai phút 30 giây còn lại Nó là thế này Chúng ta đã tuyên chiến với công việc, cả xã hội chúng ta. Đây là nội chiến. Nói đúng hơn là chiến tranh lạnh. Chúng ta không dự định làm thế chúng ta không định hành động nham hiểm nhưng chúng ta đã gây chiến. Chúng ta gây chiến trên ít nhất bốn mặt trận, trước tiên ở Hollywood. Cách chúng ta khắc họa người lao động trên TV. Để gây cười. Nếu có thợ sửa ống, anh ấy nặng 300 pounds và anh ấy có mông đồ sộ. Thừa nhận đi. Bạn nhìn thấy anh ấy rất nhiều lần. Đấy là hình mẫu thợ sửa ống, đúng không? Chúng ta biến họ thành anh hùng hoặc người gây cười. Đấy là điều TV làm. Chúng tôi cố gắng không làm thế trong "Nghề khổ ải", bởi vậy nên tôi làm các công việc không gian lận. mang thông điệp, chúng có ý nghĩa gì? Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu bạn làm việc ít hơn nếu không phải làm quá vất vả, nếu có thể về nhà sớm hơn, nếu có thể nghỉ hưu nhanh hơn, nếu có thế rút khỏi nhiệm vụ sớm hơn. Washington? Tôi không thể nói về những thỏa thuận và chính sách có hiệu lực ảnh hưởng đến thực tế quan trọng của các ngành nghề bởi vì tôi không biết rõ. Tôi chỉ biết đó là một tiền tuyến. Và ngay tại đây, Thung Lũng Silicon, bao nhiêu người ở đây có Iphone? bao nhiêu người có Blackberries? Chúng ta được kết nối. Tôi sẽ không nói rằng cuộc cách mạng công nghệ gây ra những hậu quả. Với những người ngồi đây, tin này không có gì bất ngờ. (Cười) Tôi muốn nói rằng sáng tạo mà không có sự sao chép hàng loạt thì chẳng có nghĩa lí gì. Nhưng chẳng ai tung hô sự sao chép hàng loạt, nhưng những người trong "Nghề khổ ải" biết nó không thể thiếu Iphone của bạn nếu không có những con người làm ra những giao diện, mạch điện, bàn phím giống nhau, hết lần này đến lần khác? Tất cả những điều trên góp phần tạo ra sản phẩm tương đương với việc các thiên tài sáng tạo ra nó. Chúng ta đang có những công cụ mới, Công cụ giờ đây không phải xẻng hay cuốc. Nó là những đồ vật chúng ta mang bên mình. Tác động chung của công cụ mới đã giới hạn rất nhiều ngành nghề. Tôi nhận ra, tôi mong không phải quá muộn vì tôi không biết mình có thể làm thêm 200 công việc khác nhau nữa nhưng chúng tôi sẽ làm nhiều nhất có thể. Với tôi điều quan trọng nhất để biết và để đối mặt' là tôi đã sai về rất nhiều điều, không chỉ lần triệt sản cừu. Tôi còn sai nhiều lần khác. Chúng tôi, ý tôi là tôi, đang nghĩ việc cần làm là nói về một chiến dịch tôn vinh công việc, công việc chân tay, công việc chuyên môn. Phải có ai đó nối về những lợi ích bị lãng quên. Tôi đang nói về những điều từ thời truớc những điều nhiều người trong chúng ta đã gắn bó khi còn nhỏ những chúng ta quên đi một chút. Barack muốn tạo ra hai phẩy năm triệu việc làm. Cơ sở vật chất là vấn đề lớn. như mọi cuộc chiến. Cơ sở vật chất là điều đầu tiên; học viên trường nghề giảm dần là điều thứ hai. Mỗi năm: thợ điện, thợ mộc, thợ sửa ống, thợ rèn, thợ lắp ống nước, thợ sửa đường thông hơi ngày càng ít đi. Những công việc xây dựng cơ sở vật chất mọi người đang muốn tạo ra chính là những công việc đang giảm dần về số lượng. Trong khi đó, chúng ta cần có ít nhất hai nghìn tỉ đô là theo như Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ để làm giảm chi phí cho cơ sở vật chất mà gần đây được xếp hạng D trừ. Nếu tôi tranh cử cho vị trí nào đó, tôi không có ý định tranh cử gì cả, tôi sẽ nói những công việc chúng ta mong muốn tạo ra sẽ không được chấp nhận nếu đó không phải nghề mọi người muốn làm. Tôi biết mục đích của buổi hôm nay là để tôn vinh những điều gần gũi và thân thiết nhưng tôi cũng biết rằng sạch sẽ và lấm lem không đối lập nhau. Đó là hai mặt của vấn đề, như sự sáng tạo và sự sao chép, sự mạo hiểm và trách nhiệm, peripetia và anagnorisis cũng như chú cừu tội nghiệp, mong là nó không còn run rẩy nữa, hay cũng như quá khứ của tôi. Tôi rất vui khi được nói chuyện với các bạn và các bạn sẽ quay lại với công việc của mình chứ? (Vỗ tay) Tôi là ai? Tôi thường nói với mọi người, khi họ hỏi tôi "Bạn làm nghề gì" Tôi nói, tôi làm về phần cứng Vì đó là câu trả lời chung nhất cho những gì tôi làm Gần đây, tôi nói điều đó với 1 nhà đầu tư, mà tôi tình cờ gặp tại một sự kiện ở Valley và anh ta nói "Thật là kì lạ" (Cười) Và tôi thật sự đã chết lặng. Và thực sự tôi nên nói điều gì thông minh hơn. Và giờ thì tôi có 1 ít thời gian để nghĩ về điều đó. Tôi đã có thế nói: "Anh biết đấy, nếu chúng ta nhìn vào 100 năm tới và tất cả những vấn đề xảy ra gần đây các vấn đề lớn như nước sạch, nguồn năng lượng sạch và nếu như nhìn chúng ở một khía cạnh khác, sạch hơn, đa năng hơn tôi thấy chúng đều giống như những vấn đề phần cứng Điều đó ko có nghĩa ta không quan tâm đến phần mềm hay thông tin, tính toán. Và đó chính là những gì tôi muốn nói với các bạn hôm nay Cuộc nói chuyện này sẽ xoay quanh việc làm thế nào để tạo nên mọi thứ và đâu là cách mới để tạo ra mọi thứ trong tương lai. Bây giờ, TED gửi đến bạn rất nhiều thư khi bạn là người phát biểu về việc làm thế này thế kia, bạn điền vào những đơn đó và không biết họ sẽ giới thiệu bạn ra sao và nó lóe lên trong đầu tôi, họ sẽ giới thiệu tôi là nhà tương lai học Tôi thấy phân vân về cụm từ "nhà tương lai học" Vì bạn sẽ bị cho là thất bại khi ko thể dự đoán được nó Và tôi đã cười khi nói với bạn đồng nghiệp thông minh của tôi "Anh biết đấy, nếu tôi phải nói về tương lai, vậy tôi nên nói gì?" Và George Homsay, một anh chàng tuyệt vời nói "Oh, tương lai sẽ thật tuyệt." Nó sẽ khác những gì bạn nghĩ. Chúng tôi đang lập trình đường đi vi khuẩn trong dạ dày và khiến cho phân có mùi giống bạc hà (Cười) Bạn có thể nghĩ điều đó thật điên rồ nhưng dựa vào những thứ diễn ra gần đây nó hoàn toàn khả thi Đây không phải công việc của tôi, mà của một người bạn tôi ở MIT Đó là nơi đăng kí các bộ phận sinh học được điều hành bởi Drew Endy, Tom Knight và những cá nhân xuất sắc khác. Cơ bản, họ nhìn vào sinh học như một hệ thống lập trình. Hãy thử nghĩ về protein như một chương trình con mà bạn có thể kết nối để thiết lập 1 chương trình Hiện tại, điều này để trở thành 1 ý tưởng khá thú vị. Đây là 1 sơ đồ. Nó là 1 máy tính rất đơn giản. Đây là hệ thống với 2 bit. Nó cũng tương đương như bóng đèn với 2 công tắc. Điều này đang được xây dựng bởi 1 nhóm sinh viên từ Zurich cho một cuộc thi thiết kế về sinh học. Và từ kết quả cuộc thi này năm trước lập trình cho vi khuẩn của sinh viên trường đại học Texas cho thấy khả năng nhận diện ánh sáng và đóng mở công tắc. Điều đó thật thú vị khi mà bạn có thể xây dựng lệnh "nếu-thì-cho" về vật liệu, trong cấu trúc. Đây là một xu hướng khá thú vị vì ta từng sống trong thế giời mà mọi người đều nói "Hình dạng phụ thuộc vào chức năng", nhưng tôi nghĩ tôi lớn lên trong thế giới mà bạn đã nghe Neil Gershenfeld nói vào hôm qua. Tôi đã ở phòng thí nghiệm của ông ấy - đó thực sự là một thế giới nơi mà thông tin định nghĩa hình dạng và chức năng Tôi dành 6 năm nghĩ về nó nhưng để bạn thấy sức mạnh của nghệ thuật so với khoa học đây là 1 trong những gì tôi vẽ. Nó tên là "HowToons" Tôi đã làm việc với hoạ sĩ minh họa Nick Dragotta Mất 6 năm ở ĐH MIT, và mất hàng trang đó để diễn tả cái tôi đang làm nhưng ông ấy chỉ có môt trang. Đây là nàng thơ của chúng tôi, Tucker Đó là 1 đứa trẻ thú vị, và chị gái của cậu ấy là Celine Cậu ấy đang quan sát sự tự sắp xếp của những hạt ngủ cốc. Thực tế bạn có thể lập trình sự tự sắp xếp của sự vật cậu ấy nhúng ngập chúng vào sô cô la thay đổi tính hút nước Theo lý thuyết, nếu bạn thiết lập hiệu quả, bạn có thể làm được vài việc khá thú vị và tạo ra một cấu trúc phức tạp Ở đây, cậu ấy tạo ra sự sắp xếp của cấu trúc 3D đấy là điều tôi đã nghĩ từ rất lâu. Vì đây là cách chúng ta hiện nay tạo ra vật chất. Đây là một miếng silicon, bao gồm các lớp của vật dụng hai chiều, gần như chồng lên nhau Các mặt của nó, người ta cho rằng chỉ nhỏ khoảng 65 nanô mét. Ở bên phải, đó là một radiolara. Đó là một sinh vật đơn bào phổ biến ở các đại dương. Và có kích thước đến khoảng 20 nanô mét, Và đó là một cấu trúc 3D phức tạp. Chúng ta có thể làm nhiều hơn với máy tính và mọi thứ nói chung. Nếu chúng ta biết cách xây dựng mọi thứ theo cách này. Bí mật về sinh học là, nó áp dụng tính toán vào cách nó làm cho mọi thứ. Ví dụ, đây là polymerase. Về cơ bản là một siêu máy tính được thiết kế để sao chép DNA. Và ribosome ở đây là một máy tính nhỏ khác giúp trong việc chuyển đổi các protein. Tôi đã nghĩ là thật tuyệt khi xây dựng các vật liệu sinh học. Nhưng chúng ta có thể làm những việc tương tự không? Chúng ta có thể xây dựng hành vi tự sao chép không? Ta có thể tạo ra cấu trúc 3D phức tạp tự động lắp ghép trong hệ thống vô cơ không? Bởi vì có một số lợi thế của hệ thống vô cơ, như chất bán dẫn tốc độ cao hơn, vv Và, đây là một số tác phẩm của tôi về cách làm một hệ thống tự sao chép Và cái này giống như sự trả thù của Babbage. Đây là những máy tính cơ học nhỏ. Đây là các máy 5 trạng thái. Đó là về ba thiết bị chuyển mạch ánh sáng xếp thành hàng. Ở trạng thái trung tính, chúng sẽ không bám vào nhau. Bây giờ, nếu tôi tạo ra một chuỗi các chuỗi này, thành một chuỗi bit, nó sẽ có thể nhân rộng. Bắt đầu với trắng, xanh, xanh, trắng. Nó mã hoá; rồi sẽ sao chép. Từ một thành hai, và sau đó từ hai đến ba. Và vì vậy bạn có được loại hệ thống sao chép này. Đó là thành quả bởi Lionel Penrose, Cha của Roger Penrose, chàng trai gạch ngói. Ông đã làm rất nhiều việc này trong thập niên 60, vì vậy phần lớn lý thuyết logic này đã bị lãng quên khi cuộc cách mạng máy tính số diễn ra, nhưng giờ nó đã trở lại. Bây giờ tôi sẽ cho bạn thấy sự sao chép tự động. Chúng tôi quay video chuỗi đầu vào, xanh lá cây, xanh lá cây, vàng, vàng, xanh lá cây. Chúng tôi đặt chúng trên tấm bảng hockey này. Bạn biết đấy, khoa học kỹ thuật cao sử dụng bảng hockey. (tiếng cười) và nếu bạn xem cái này đủ lâu, bạn sẽ bị chóng mặt, Nhưng những gì bạn thực sự thấy là bản sao của chuỗi ban đầu tạo nên từ các bộ phận mà bạn có ở đây. rồi chúng tôi đã có bản sao tự động của chuỗi bit. Tại sao bạn muốn sao chép chuỗi bit? Vâng, hoá ra sinh học có một chiến lược rất thú vị là bạn có thể dùng một chuỗi tuyến tính rất thuận tiện để sao chép, và bạn có thể gấp thành một cấu trúc 3D phức tạp tùy ý. Vì vậy, tôi đã cố gắng để có phiên bản của kỹ sư: Chúng ta có thể xây dựng hệ thống cơ học trong các vật liệu vô cơ mà sẽ làm điều tương tự không? Ở đây chúng tôi có thể làm cho một hình dạng 2D -là chữ B - lắp ráp từ một chuỗi các thành phần tuân theo các quy tắc cực kỳ đơn giản. Và mấu chốt của việc di chuyển với các quy tắc cực kỳ đơn giản ở đây, và các máy trạng thái rất đơn giản trong thiết kế trước đây, là bạn không cần logic kỹ thuật số để tính toán. Và theo cách đó bạn có thể quy mô những vật nhỏ hơn nhiều so với vi mạch. Bạn có thể sử dụng nó như tiểu thành phần trong quá trình lắp ráp. Tôi tin là Neil Gershenfeld đã cho bạn xem video này vào thứ Tư, nhưng tôi sẽ chiếu lại một lần nữa. Đây thực sự là trình tự màu của những viên gạch ngói. Mỗi màu khác nhau có một cực khác nhau, và trình tự xác định cấu trúc riêng biệt sắp được tạo thành. Hy vọng là, những người biết về lý thuyết đồ thị có thể nhìn vào đó, và cảm thấy thỏa mãn rằng nó cũng có thể làm bất cứ cấu trúc 3D nào. Và trên thực tế, tôi có thể bắt một con chó, cắt nó ra Sau đó sắp xếp lại nó thành một chuỗi tuyến tính rồi gấp lại từ một chuỗi. Tôi thực sự có thể xác định vật thể ba chiều đó dựa vào một dãy bit. Đấy là một thế giới khá thú vị. Khi bạn bắt đầu nhìn thế giới khác đi một chút. Và vũ trụ bây giờ là một trình biên dịch. Và vì vậy tôi đang nghĩ, các chương trình để lập trình vật lý vũ trụ là gì? Và làm thế nào để chúng ta suy nghĩ về vật liệu và cấu trúc, như là một vấn đề của thông tin và sự tính toán ? Không chỉ là gắn một bộ điều khiển vào điểm cuối, mà cấu trúc và cơ chế là logic, là các máy tính. Biết được triết lý này, tôi bắt đầu nhìn các vấn đề khác đi một chút. Coi vũ trụ như một máy tính, bạn có thể nhìn vào giọt nước này như đã thực hiện tính toán. Bạn thiết lập một vài điều kiện, như lực hấp dẫn, sức căng thẳng bề mặt, mật độ, vv, và sau đó bạn nhấn "thực hiện". Và kỳ diệu thay, vũ trụ tạo ra một mắt kính hoàn hảo. Điều này thực sự áp dụng cho vấn đề một nửa tỷ đến một tỷ người trên thế giới không có kính mắt giá rẻ. Bạn có thể tạo một loại máy có thể tạo ra bất kỳ mắt kính nào một cách nhanh chóng trước mắt không? Đây là một loại máy mà bạn thực sự xác định điều kiện biên. Nếu nó tròn, bạn tạo ra một ống kính hình cầu. Nếu nó có hình elip, bạn có thể tạo ra một ống kính elip. Sau đó bạn đặt một màng vào đó và bạn đặt áp lực - đó là một phần của chương trình bổ sung. Và thực sự chỉ với hai đầu vào hình dạng của điều kiện biên và áp lực, bạn có thể xác định vô số các ống kính bao phủ toàn bộ phạm vi của lỗi khúc xạ của con người, từ âm 12 đến 8 diopter, có tới 4 diopter xi lanh. Và sau đó bạn đổ vào một monomer. tôi sẽ làm một Julia Childs ở đây. Đây là ba phút của tia cực tím. Và bạn đảo ngược áp lực lên màng một khi bạn nấu chín nó. Bật nó ra. Tôi đã xem video này, nhưng tôi vẫn không biết liệu nó có thành công không. (tiếng cười) Đây là một video rất cũ, với các nguyên mẫu mới, thực tế cả hai bề mặt đều linh hoạt. Nhưng bạn sẽ thấy mấu chốt ở đây. Bây giờ bạn đã hoàn thành phần ống kính, bật nó ra. Đó là mẫu năm sau của Yves Klein, bạn biết đấy, hình mắt kính. Và bạn có thể thấy rằng nó được ghi là khoảng âm hai diopter. Và khi tôi xoay nó như thế này, bạn sẽ thấy rằng nó có xi lanh, Và đã được lập trình trong khía cạnh vật lý của hệ thống. Suy nghĩ về cấu trúc như một thuật toán và cấu trúc như thông tin dẫn đến những thứ khác, như thế này. Đây là điều mà các đồng nghiệp của tôi tại SQUID Labs đang thực hiện, được gọi là "dây điện tử." Hãy nghĩ về một sợi dây. Nó có cấu trúc phức tạp trong việc dệt. Khi không phải tải vật, nó có một cấu trúc. Khi phải tải vật, nó có một cấu trúc khác. Và bạn thực sự có thể khai thác nó bằng cách đặt một số lượng rất nhỏ sợi dẫn để làm cho nó thành một cảm biến. Giờ nó là sợi dây biết mình tải cái gì tại bất cứ điểm nào trên sợi dây. Chỉ cần suy nghĩ về khía cạnh vật lí của thế giới, coi những vật liệu như chiếc máy tính, bạn có thể bắt đầu những thứ tương tự. Tôi sẽ tiếp tục bằng một ví dụ khác. Tôi sẽ chỉ cho bạn sơ qua về những thứ mà tôi nghĩ ra được với vật này. Một thứ mà tôi đang rất quan tâm hiện nay nếu bạn thực sự coi vũ trụ như một máy tính, làm thế nào để chúng ta tạo ra mọi thứ một cách tổng quan, và làm thế nào để chia sẻ cách tạo ra mọi thứ giống các cách mà chúng ta chia sẻ nguồn phần cứng mở? Và có rất nhiều bài diễn thuyết ở đây đã ủng hộ lợi ích của việc nhiều người tìm hiểu vấn đề, chia sẻ thông tin và cùng nhau giải quyết. Một lợi thế của con người là sống trong thời gian tuyến tính, và trừ khi Lisa Randall thay đổi điều đó, chúng ta sẽ tiếp tục sống trong thời gian tuyến tính. Có nghĩa là những gì bạn làm, những gì bạn tạo ra, bạn thực hiện một chuỗi các bước và tôi nghĩ Lego đã làm được điều này trong những năm 70, và họ làm một cách tinh tế nhất. Nhưng họ có thể chỉ cho bạn cách xây dựng mọi thứ theo trình tự. Vì vậy, tôi đang nghĩ làm sao để chúng ta thông dụng hóa cách tạo ra tất cả mọi thứ, và cuối cùng kết thúc bằng anh bạn này. Và tôi nghĩ điều này áp dụng được trong rất nhiều trường hợp. Bạn biết đó, hôm qua Cameron Sinclair đã nói: "Làm thế nào để tất cả mọi người trên thế giới cùng hợp tác để làm nhà cho nhân loại?" Nếu bạn gặp Amy Smith, cô ấy nói về cách khiến các sinh viên trường MIT làm việc với cộng đồng ở Haiti. Và tôi nghĩ chúng ta cần định nghĩa lại và suy nghĩ lại cách định nghĩa cấu trúc và vật liệu và tổ hợp mọi thứ, để có thể thực sự chia sẻ thông tin về cách làm những thứ đó sâu sắc hơn và dựa trên những nguồn mã cấu trúc của nhau. Tôi chưa biết chính xác chúng ta phải làm gì, nhưng nó là thứ cần suy ngẫm. Vì vậy, nó dẫn tới những câu hỏi: đây có phải là bộ máy tổng hợp không? Đây có phải là chương trình con không? Những câu hỏi thú vị như vậy. Có thể tôi đang nói hơi trừu tượng, nhưng -quay lại với hình vẽ truyện tranh- kiểu vũ trụ như thế này, hay một cách nhìn khác về vũ trụ -mà tôi nghĩ là sẽ rất phổ biến trong tương lai- từ công nghệ sinh, tới tổng hợp vật liệu. Thật tuyệt vời khi nghe Bill Joy. Họ đang bắt đầu đầu tư vào khoa học vật liệu, nhưng đây chính là những thứ mới trong khoa học vật liệu. Làm cách nào để biến thông tin thực và cấu trúc thực thành ý tưởng mới, và nhìn thế giới theo cách khác? Và nó sẽ không phải là mã nhị phân định nghĩa máy tính của vũ trụ mà nó chính là máy tính tương tự. Nhưng nó là một cách nhìn thế giới hoàn toàn mới. Tôi đang nói hơi sâu quá. Nói chung là nó có vẻ như thế này. Tôi có một vài phút cho các câu hỏi hoặc có thể trình bày- tôi nghĩ họ đã giới thiệu là tôi làm những thứ thú vị trong phần mở đầu, vì vậy tôi sẽ giải thích điều đó. Tôi sẽ giải thích bằng đoạn phim ngắn này. Đây thực ra là một con diều rộng khoảng 280 mét vuông, nó là một bề mặt năng lượng tối thiểu. Quay lại với giọt nước, suy nghĩ về vũ trụ theo một cách mới. Đây là một con diều thiết kế bởi Dave Kulp Và tại sao bạn lại muốn một con diều rộng 280 mét vuông? Đó là con diều có kích cỡ bằng nhà của bạn. Và bạn muốn con diều đó kéo thuyền thật nhanh. Tôi cũng làm một chút về lĩnh vực này, cùng với một vài người nữa. Nhưng bạn biết đấy, đây là một cách khác để nhìn nếu bạn lại trừu tượng hóa, đây là một cấu trúc được định nghĩa bởi vật lí của vũ trụ. Bạn có thể treo nó như một tấm đệm, nhưng sự tính toán của tất cả đại lượng vật lí lại đưa cho bạn hình dạng khí động học. Vì vậy bạn hầu như tăng gấp đôi tốc độ con thuyền bằng hệ thống như vậy. Nó là một khía cạnh thú vị khác của tương lai. (Vỗ tay) Con người mới của tôi là vẻ đẹp. (Cười) À...người ta thường nói, các bạ biết đấy, Norman cũng được đấy nhưng nếu bạn nghe theo lời anh ta nói, mọi thứ sẽ trở nên hữu dụng song rất xấu xí. Thật ra tôi cũng không để bụng đâu, cho nên... Cái này rất khéo. Cám ơn vì đã trưng bày đồ trang trí của tôi. Ý tôi là, nó rất tuyệt vời Và tôi không biết nó dùng cho mục đích gì nhưng tôi muốn có nó. Và đó là cuộc sống mới của tôi Cuộc sống mới của tôi là cố gắng hiểu xem vẻ đẹp là gì và sự xinh xắn, và những cảm xúc. Con người mới của tôi chỉ biết làm ra những thứ giản đơn và ngộ nghĩnh. Và đây là máy làm nước ép trái cây Phillip Starck, sản xuất bởi Alessi Nó rất hay ho, tôi mua nó về nhà nhưng đặt trong lối vào nhà, tôi không dùng nó để làm nước ép trái cây (Tiếng cười) Thực ra, tôi đã mua phiên bản đặc biệt được mạ vàng. và nó đi với một miếng giấy nhỏ nói rằng, "Đừng dùng máy ép này để ép trái cây" Acid sẽ phá hủy lớp mạ vàng (Tiếng cười) Thế là thành ra tôi lấy một hộp nước cam đổ vào trong cốc để chụp bức ảnh này (Tiếng cười) Nhưng, phía dưới nó là một con dao tuyệt vời nó là một con dao cắt Global sản xuất ở Nhật Bản Đầu tiên, nhìn vào hình dạng của nó, thật tuyệt vời Thứ hai, nó rất cân bằng trên tay. cầm nó rất tuyệt. Và thứ ba, nó rất sắc, cắt rất ngọt. Thoải mái khi dùng Và như vậy, nó có mọi thứ, đúng không nào? Nó đẹp và rất thiết thực Và tôi có thể kể vài câu chuyện về nó mà làm cho nó trở nên đáng suy nghĩ và vì thế bạn sẽ thấy tôi có một lý thuyết về cảm xúc Và nó gồm ba thành phần Hiroshi và nhóm của cậu ấy ở phòng thí nghiệm âm thành MIT lấy một cái bàn đánh bóng bàn và một cái projector ở trên nó và trên cái bàn đánh bóng bàn họ chiếu một hình ảnh của nước và có cá đang bơi lội Và khi bạn đánh bóng bàn, mỗi khi quả bóng đập vào mặt bàn các gợn sóng lan truyền ra xa và cá thì bơi ra chỗ khác Nhưng tất nhiên, sau đó quả bóng lại đập vào phía khác các gợn sóng đánh vào những con cá tội nghiệp, chúng không tìn được nơi nào yên tĩnh và thanh bình cả (Cười) Và, đó có phải là cách hay để chơi bóng bàn không? Không, nhưng mà nó vui nhỉ? Phải, phải rồi Thế- hoặc là nhìn vào Google. Nếu bạn gõ vào, oh "cảm xúc và thiết kế" bạn sẽ nhận được 10 trang kết quả Vì Google chỉ lấy biểu tượng của họ và trải dài nó ra Thay vì nói rằng "Bạn có 73 nghìn kết quả" Cái này có 20. Tiếp, họ cho bạn rất nhiều chữ O như những trang kết quả. nó thực sự rất đơn giản và khéo léo tôi dám cá rằng các bạn đã nhìn thấy nhưng chưa bao giờ chú ý đến nó. Đó là vì tiềm thức đã phần nào chú ý đến nó, bạn thấy khá thú vị nhưng cũng chẳng hiểu tại sao. Rất thông minh. Và tất nhiên, điều đặc biệt thú vị là, nếu bạn gõ "thiết kế và cảm xúc" cái đầu tiên cho bạn trong 10 trang kết quả là website của tôi (Cười) Giờ đây, thứ kỳ lạ là sự dối trá của Google bởi nếu tôi đánh máy "thiết kế và cảm xúc" nó nói, "Bạn không cần gõ chữ "và". Chúng tôi vẫn tìm kiếm như bình thường." Được thôi. Thế là tôi gõ "thiết kế cảm xúc" và trang web của tôi không còn ở đầu tiên nữa. Nó ở thứ ba. Ôi...một câu chuyện khác Có một bài đánh giá tuyệt vời trên Thời báo New York về hãng xe ô tô MINI Trong đó viết "Đây là một cái ô tô mà có rất nhiều sai sót. Song bằng mọi giá hãy mua nó. Lái chiếc xe này rất tuyệt vời." Và nếu bạn nhìn vào trong xe -- Ý tôi là, tôi muốn xem thử nên đã thuê một chiếc, đây là bức ảnh tôi chụp khi con trai tôi đang lái và trong xe, tất cả thiết kế đều rất tuyệt. Nó hình tròn, nó đơn giản Bộ điều khiển làm việc tuyệt vời. Đó là cuộc sống mới của tôi, rất vui vẻ. Tôi thực sự có cảm giác rằng những thứ dễ chịu thì vận hành tốt hơn và tôi thực sự chưa bao giờ hiểu rõ cho đến khi cuối cùng tôi ngộ ra, nhìn này... Tôi sẽ để một tấm ván trên nền nhà Tưởng tượng là tôi có một tấm ván rộng khoảng 2 feet và dài 30 feet và tôi sẽ đi trên nó, và bạn thấy tôi có thể đi trên nó mà không cần nhìn gì, Tôi có thể đi lui hoặc đi tới và tôi có thể nhảy lên và xuống. Không vấn đề gì cả. Bây giờ tôi sẽ cho một tấm ván 300 feet trong không khí và tôi sẽ không đi gần nó, cám ơn. sợ đến cứng đờ lại Thực tế nó ảnh hưởng tới cách bộ não hoạt động. Vậy đấy, Paul Saffo, trước khi thuyết trình nói rằng anh không thực sự viết nó ra cho đến vài ngày hoặc vài tiếng trước buổi nói chuyện, và sự lo lắng đó đã thực sự có tác dụng làm cho anh ấy tập trung Và đó là những gì mà sự lo lắng và sợ hại đã làm Nó làm cho bạn -- cái gọi là quá trình ở độ sâu thứ nhất -- tập trung, không phân tán và tôi không thể làm cho mình vượt qua được nó Giờ đây vài người có thể -- những người làm ở rạp xiếc, người làm trên các dàn giáo Nhưng nó thực sự thay đổi cách bạn suy nghĩ. Và rồi, một nhà tâm lý học, Alice Isen, đã làm thí nghiệm tuyệt vời này. Cô gọi các sinh viên vào để giải quyết một vài vấn đề Cô ấy đưa mọi người vào phòng, có một cái dây treo ở đây và một cái dây treo ở đây và căn phòng trống, trừ một cái bàn với một số thứ linh tinh trên đó-- vài tờ báo và kéo và vài món đồ Cô ấy goi họ vào và nói, "Đây là bài kiểm tra IQ và nó xác định bạn xoay xở trong cuộc sống tốt như thế nào" "Bạn có thể thắt hai cái dây này vào với nhau được không?" Vậy là họ có một cái dây và ho kéo nó lên đây và họ không thể chạm tới cái dây kia Vẫn không thể chạm tới được Và, cơ bản không ai có thể giải quyết được vấn đề Bạn mang một nhóm người thứ hai vào, và bạn nói, "Ah, trước khi ta bắt đầu" Tôi có cái hộp kẹo này, và tôi không ăn kẹo. "Các bạn có thích hộp kẹo không?" Và tất cả đều thích, nó làm họ vui vẻ không phải rất vui, nhưng khá là vui Và đoán xem -- họ đã làm được Và nó chỉ ra khi bạn lo lắng bạn sẽ tạo ra sự truyền dẫn các nơ ron thần kinh, mà nó sẽ làm cho bạn suy nghĩ tập trung vào chiều sâu. Và khi bạn vui vẻ, người ta gọi đó là hóa trị tích cực bạn tạo xung vào trong bán cầu não trước làm cho bạn thành người giải quyết vấn đề theo bề rộng trước bạn lanh lẹ hơn với các biến cố, bạn suy nghĩ sáng tạo Đó chính là brainstorming, phải không nào? Khi brainstorming làm chúng ta vui vẻ, chúng ta chơi các trò chơi, và ta nói, "Đừng chỉ trích," và bạn có tất cả những ý tưởng đơn giản, kỳ quặc. Nhưng thực tế, nếu đó là cách bạn thường vậy, bạn sẽ không hoàn thành được việc gì cả. Bởi bạn đang làm việc và nói, " Ồ, tôi có một cách mới để làm nó." Để hoàn thành công việc, bạn đưa ra một thời hạn, phải không nào? Bạn phải lo âu sốt sắng. Vậy là bộ não làm việc khác đi và nếu bạn vui vẻ, các thứ làm việc tốt hơn bởi bạn sáng tạo hơn bạn có vấn đề nhỏ, bạn nói, "Ầ, tôi sẽ giải quyết nó." Không thành vấn đề. Có một thứ tôi gọi là nhận thức ở mức độ bản năng. Sinh học-- trong quá trình cùng thích nghi con người đều thích các màu sắc sống động Điều đó đặc biệt tốt, động vật có vú và linh trưởng thích trái cây và các thực vật còn tươi, bởi khi bạn ăn hoa quả và bạn do đó phát tán hạt. Có một lượng đáng ngạc nhiện các thứ được lập trình sẵn trong bộ não. Chúng ta không thích vị đắng, không thích âm thanh lớn chúng ta không thích nhiệt độ nóng, nhiệt độ lạnh. Chúng ta không thích tiếng cãi cọ, không thích những bộ mặt cau có. Chúng ta thích những bộ mặt cân xứng, hài hòa, vân vân. Và đó là mức bản năng và trong thiết kế bạn có thể thể hiện bản năng theo nhiều cách như là lựa chọn loại font chữ, và màu đó để cho kích thích, rực rỡ. Hoặc Jaguar năm 1963. Thực tế là một cái xe hơi nhếch nhác, đã rơi vỡ thành từng mảnh, nhưng người chủ thích nó. Và nó vẫn đẹp-- nó ở trong viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Một chai nước Bạn mua nó bởi nó là cái chai, chứ không phải vì nước. Và khi mọi người uống xong, họ không ném nó đi họ giữ nó để-- bạn biết đấy, nó giống một cái chai rượu cổ, bạn giữ nó để trang trí hoặc bạn lại đổ đầy nước lại, chứng tỏ rằng không phải vì nước. Đó cũng chỉ là về những trải nghiệm bản năng Và ở mức độ trung, là mức độ ứng xử và đây mới thực chất là nơi mà đa số các thứ được thực hiện. Bản năng là thuộc tiềm thức, bạn không nhận ra được nó. Hành vi ứng xử là thuộc tiềm thức, bạn không nhận ra được nó. Hầu như tất cả các thứ ta làm là thuộc tiềm thức. Tôi đi vòng quanh sân khấu, tôi không có ý định điều khiển chân mình Tôi làm rất nhiều, hầu hết bài nói chuyện của tôi là thuộc tiềm thức nó đã được tập dượt và cân nhắc rất nhiều. Hầu hết những gì ta làm là thuộc tiềm thức Các hành vi tự động -- hành vi thuần thục là thuộc tiềm thức, điều khiển bởi phía bộ não quy định ứng xử. Và thiết kế theo hành vi hoàn toàn là để tạo cảm giác làm chủ, bao gồm sự hữu ích, hiểu biết, nhưng cũng bao gồm cảm giác và nâng lên. Đó là lý do tại sao nhưng con dao Global rất đơn giản Chúng cân bằng và rất sắc, bạn thực sự cảm thấy bạn làm chủ việc cắt gọt. Hoặc chỉ là lái một cái xe thể thao đẹp vươt qua một nhu cầu hãm lại, một lần nữa, cảm thấy rằng bạn đang hoàn toàn điều khiển môi trường. Hay xúc giác. Đây là một cái vòi tắm Kohler, một loại vòi tăm hoa sen và thực tế, tất cả cái u ở dưới cũng là đầu của vòi hoa sen và nó phun nước quanh bạn Và bạn có thể đứng trong vòi hoa sen hàng tiếng đồng hồ Và thế cũng không lãng phí nước, nó tái tuần hoàn nước bẩn (Cười) Hoặc đây--đây là một cái ấm trà đơn giản tôi tìm thấy ở quán trà ngon ở khách sạn Bốn Mùa ở Chicago. Nó là một ấm trà tên là Ronnefeldt Đó là loại mà trông giống cái ấm trà đó nhưng cách bạn sử dụng nó là bạn đặt nó trên lưng nó, và bạn cho trà vào, và sau đó bạn đổ đầy nước vào bởi nước sẽ ngấm vào trà Và trà nằm trong cái này phía bên phải -- trà thì ở phía phải của đường này. có một cái lưới nhỏ trong đó, nên trà thì giữ ở đây và nước được đổ đầy như thế Và khi trà đã ngấm, bạn nghiêng nó Và thế là trà ngập một phần khi mà nó đang được hãm. Và khi đã xong, bạn đặt nó thẳng đứng và bây giờ trà là -- bạn nhớ -- phía trên đường thẳng này và chỉ có nước đi ra đây và nó giữ trà ở ngoài. Và trên hết, nó có khả năng giao tiếp, khả năng của cảm xúc. Cảm xúc hướng tới hành động, thực sự hướng tới sự hành động Đó là cảm giác an toàn. Tri thức là sự hiểu biết về thế giới, cảm xúc thì biên dịch lại nó nói rằng tốt, xấu, an toàn, nguy hiểm, và làm cho ta có phản ứng thích hợp, bằng việc các cơ bắp co lại hoặc duỗi ra Và đó là lý do vì sao chúng ta có thể biết cảm xúc của ai đó, bởi cơ bắp của họ hoạt động, một cách trực giác trừ việc ta đã tiến hóa để tạo ra các cơ mặt giàu biểu cảm. À, nó có cảm giác nếu bạn muốn thế bởi nó tín hiệu cho người bồi bàn rằng, "Này, tôi xong rồi. nhìn đấy-- hết sạch." Và người bồi bài có thể đến và nói. "Ông có muốn thêm một ít nước?" Thật đơn giản. Đúng là một thiết kế tuyệt vời. Và mức độ thứ ba là phản ứng là, nếu bạn thích siêu ngã, nó là một phần của bộ não mà không điều khiển những gì bạn làm, không có sự điều khiển nào -- không thấy cảm nhận nào cả, không điều khiển cơ bắp. Nó chỉ nhìn xem cái gì đang diễn ra. Nó là một giọng nói nhỏ trong đầu bạn. nó nhìn và nói, "Cái đó tốt, cái đó xấu" hoặc "Tại sao bạn làm cái này? Tôi không hiểu" Đó là một giọng nói nhỏ trong đầu rằng đó là vị trí của ý thức Đây là một sản phẩm phản ứng rất hay. Những người sở hữu xe Hummer từng nói, "Bạn biết tôi đã từng sở hữu rất nhiều xe trong cuộc đời" đều là loại xe hảo hạng nhưng chưa từng có một cái xe được chú ý thế này." Đó là về hình ảnh của họ chứ không phải về cái xe. Nhưng thậm chí nếu bạn muốn thêm một hình mẫu tích cực hơn đây là xe GM Và lý do bạn có thể mua nó là bởi bạn quan tâm đến môi trường Và bạn sẽ mua nó để bảo vệ môi trường mặc dù vài cái xe đầu tiên cũng rất đắt đỏ và không được hoàn hảo. Nhưng đó cũng là thiết kế hướng về phản ứng. Hoặc một cái đồng hồ đắt tiền và bạn có thể gây ấn tượng với mọi người họ nói rằng "Ồ, tôi không biết là bạn có cái đồng hồ đó." Đối lập với cái này, cái mà thực sự chỉ là một đồng hồ để xem giờ, có lẽ đếm thời gian tốt hơn là cái đồng hồ 13 nghìn USD tôi vừa cho các bạn xem. Nhưng nó xấu. Đây rõ ràng là cái đồng hồ Don Norman Và điều thú vị là đôi khi bạn có 2 cảm xúc đối chọi nhau. nỗi sợ rơi tiềm thức bên cạnh bộ phận suy nghĩ bảo rằng "Sẽ ổn mà, sẽ ổn mà. Cái này an toàn, cái này an toàn." Nếu cái công viên giải trí đó cũ kĩ và sắp sập, bạn đã chẳng đến đó chơi. Đó chính là hai cảm xúc đối chọi nhau. Cũng là một điều thú vị. (Cười) Jake Cress là một người chế tạo đồ đạc và anh ta tạo ra bộ đồ nội thất khó tin này. Và đây là cái ghế có cái vấu và cái ghế nhỏ tội nghiệp đã mất quả bóng của nó và nó cố để lấy lại trước khi ai đó chú ý đến Và thật đơn giản làm sao về cách bạn chấp nhận câu chuyên. Và đó là những điều tuyệt vời về cảm giác. Vì thế đó là con người mới của tôi. Từ giờ trở đi tôi sẽ chỉ nói những điều lạc quan. (Cười) ( Vỗ tay) Tôi bị hấp dẫn bởi câu hỏi liệu chúng ta có thể tạo ra hoặc phát triển một giác quan thứ sáu. Một giác quan đưa đến cho chúng ta một sự tiếp cận trơn tru và dễ dàng truy cập những thông tin mở rộng hoặc thông tin tồn tại ở một nơi nào đó có liên quan, nhằm giúp chúng ta có được quyết định đúng đắn về bất cứ thứ gì mình gặp phải. Tuy vậy, một số người có thể cho rằng à, chẳng phải điện thoại di động ngày này đã làm được chuyện đó rồi? Tôi tin là không. Khi bạn gặp ai đó ở TED -- và dĩ nhiên đây là nơi có mạng lưới thông tin hàng đầu -- bạn không bắt tay họ rồi nói rằng "Xin chờ một chút để tôi lấy điện thoại và tìm kiếm thông tin về bạn?" Hoặc khi bạn đến siêu thị và đứng trước một gian hàng lớn với nhiều loại giấy vệ sinh khác nhau, bạn không lấy điện thoại ra, mở trình duyệt web, và vào một trang web nào đó để quyết định nên mua loại giấy vệ sinh nào là tốt nhất cho môi trường sinh thái? Thật sự chúng ta không thể truy cập một cách dễ dàng tất cả các thông tin liên quan trên, nhằm giúp chúng ta đưa ra những quyết định tối ưu về những gì mình nên làm và hành động như thế nào. Do vậy, nhóm nghiên cứu của tôi tại Media Lab đã phát triển một loạt những phát minh để giúp chúng ta truy cập những thông tin này một cách dễ dàng mà không đòi hỏi người dùng phải thay đổi hành vi của họ. Và tôi ở đây để công bố nỗ lực sau cùng và thành công nhất của chúng tôi cho đến hôm nay, dù vẫn còn nhiều việc đang được tiến hành. Tôi đang đeo thiết bị đó và chúng tôi đã tích hợp nó với những bộ phận có giá cả phải chăng -- chỉ với giá 350 đô la Mỹ ở thời điểm hiện tại. Tôi đang đeo một máy ghi hình đơn giản, và một hệ thống chiếu di động dùng pin với một tấm gương nhỏ. Những bộ phận này được kết nối tới điện thoại trong túi tôi nó đóng vai trò của một thiết bị liên lạc và tính toán. Và trong đoạn phim này chúng ta sẽ thấy học trò của tôi - Pranav Mistry một thiên tài thật sự, người đã và đang phát triển và thiết kế toàn bộ hệ thống này. Và chúng ta sẽ thấy bằng cách nào hệ thống này cho phép cậu ta sử dụng mọi bề mặt và dùng tay để tương tác với thông tin đang được chiếu trước mặt cậu ấy. Hệ thống theo dấu cử động của bốn ngón tay. Như trên, cậu ta đang đeo các miếng đánh dấu đơn giản mà các bạn có thể nhận ra được. Nhưng nếu muốn có một phiên bản thời trang hơn bạn cũng có thể sơn các ngón tay với những màu khác nhau. Về cơ bản, thiết bị ghi hình này sẽ theo dõi cử động của bốn ngón tay và nhận dạng bất kỳ động tác nào của cậu ta ví dụ, cậu ta có thể coi bản đồ của Long Beach, phóng to, thu nhỏ,.... vân vân Hệ thống cũng nhận dạng được các động tác có tính hình tượng chẳng hạn như động tác chụp hình, thế là bạn chụp được một cảnh phía trước mình. Và khi cậu ta trở về Media Lab, cậu ta chỉ cần đứng trước một bức tường và chiếu lên đó tất cả ảnh cậu ấy đã chụp, phân loại và sắp xếp, cũng như thay đổi kích cỡ của chúng, vân vân, bằng mọi cự động bình thường. Một số bạn có thể đã ở đây hai năm trước và thấy phiên bản mẫu của Jeff Han hoặc một số có thể nghĩ rằng "Chẳng phải nó cũng giống Microsoft Surface Table?" Đúng vậy, bạn cũng tương tác thông qua những cử chỉ tự nhiên, hai tay, vân vân. Nhưng điểm khác biệt ở đây là bạn có thể sử dụng bất kỳ bề mặt nào, bạn có thể bước tới một bề mặt bất kỳ, kể cả bàn tay của mình nếu không có thứ gì khác và tương tác với các dữ liệu được chiếu trên đó. Thiết bị này hoàn toàn cơ động. và có thể ... (Khán giả vỗ tay} Điểm khác biệt đáng chú ý là tính cơ động. Một điều còn quan trọng hơn đó là trong sản xuất đại trà trong tương lai nó sẽ không mắc hơn những chiếc điện thoại di động ngày nay không quá to và có thể sẽ trông thời trang hơn phiên bản tôi đang đeo trên cổ. Nhưng thay vì để cho một số bạn thỏa sức tưởng tượng rằng bạn trông ngầu như Tom Cruise trong "Minority Report", lý dó khiến chúng tôi thật thích thú về thiết bị này là nó thật sự có thể hoạt động như một thiết bị "giác quan thứ sáu" nhằm đưa ra các thông tin liên quan về bất cứ thứ gì trước mặt bạn. Chúng ta có thể thấy Pranav đang đi siêu thị và đang kiếm mua khăn giấy. Và khi cậu ta cầm một sản phẩm lên, hệ thống có thể nhận dạng sản phẩm mà cậu ấy đang cầm bằng cách sử dụng kỹ thuật nhận dạng hình ảnh hoặc mã vạch, và hiện đen xanh lá hay cam. Cậu ta cũng có thể yêu cầu thêm thông tin. Cho nên sự chọn lựa ở đây là một sự lựa chọn tốt với những tiêu chí riêng của cậu ấy. Một số bạn có thể muốn loại giấy vệ sinh có nhiều chất tẩy trắng nhất hơn là loại thân thiện nhất với mội trường. (Khán giả cười) Nếu cậu ta cầm lên một cuốn sách trong hiệu sách, cậu ta có thể có được bảng xếp hạng của Amazon. Nó được chiếu ngay trên bìa của cuốn sách. Đây là sách của Juan, người mới vừa có bài thuyết trình và có được một thứ hạng cao tại Amazon. Tiếp theo đó, Pranav mở sách và có thể thấy những thông tin thêm về cuốn sách những nhận xét của độc giả, hoặc những thông tin của nhà phê bình ưa thích của câu ta, vân vân. Nếu cậu ta lật đến một trang cụ thể cậu ta có thể sẽ tìm thấy chú thích của một chuyên gia quen thuộc với chúng ta nhằm cung cấp thêm chút ít thông tin cho cậu ấy về những gì trên trang sách đó Đọc báo chẳng bao giờ là lỗi thời. (Khán giả cười) Bạn có thể xem một đoạn phim chú thích về những sự kiện gì bạn đang đọc Bạn cũng có thể cập nhật tỉ số của các môn thể thao, vân vân. Đây là một việc nữa đáng tranh cãi. (Khán giả cười) Khi bạn giao tiếp với một ai đó tại TED, có thể bạn sẽ thấy một tập hợp các từ khóa, những từ liên quan đến người đó trên blog và trang web cá nhân của họ. Như trên, cậu sinh viên này thích máy chụp hình, vân vân. Trên đường tới sân bay, Nếu bạn cầm chiếc vé máy bay lên, nó có thể cho biết rằng chuyến bay của bạn đã bị hoãn, cửa ra máy bay đã đổi, vân vân. Và nếu muốn biết giờ hiện tại thì bạn chỉ cần vẽ một chiếc đồng hồ (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) trên tay mình. Đó là những gì chúng tôi đã làm được khi phát triển giác quan thứ sáu này thiết bị cung cấp cho ta kết nối liền mạch tới mọi thông tin liên quan đến những gì chúng ta gặp phải. Học trò của tôi - Pranav, như tôi đã nói, một thiên tài. (Khán giả vỗ tay) Cậu ta xứng đáng thật nhiều tràng vỗ tay vì quả thật tôi không nghĩ rằng cậu ấy đã ngủ được nhiều trong ba tháng vừa qua. Và bạn gái cậu ấy có lẽ cũng không vui lắm về cậu ấy. Nhưng nó vẫn chưa hoàn chỉnh và chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm Và ai biết được, có thể trong 10 năm tới chúng ta sẽ ở đây với một giác quan thứ sáu được cấy ghép trong não. Xin cảm ơn. (Khán giả vỗ tay) Trong suốt khoảng thời gian dài, có hai điều bí ẩn khiến tôi lo lắng. Tôi không hiểu được chúng và, thật ra, tôi khá e ngại để tìm hiểu chúng. Điều đầu tiên là, tôi đã 40 tuổi rồi, và trong suốt đời tôi, từ năm này tới năm khác, bệnh trầm cảm và lo lắng ngày càng trầm trọng ở Mỹ, ở Anh, và khắp các nước phương Tây. Tôi muốn biết tại sao. Tại sao điều này xảy ra với ta? Tại sao mỗi năm trôi qua, càng có nhiều người phải vật lộn chật vật qua ngày? Tôi muốn biết điều này vì một bí mật cá nhân. Khi tôi là một thiếu niên, tôi đã đi gặp bác sĩ và nói rằng tôi có cảm giác, như một cơn đau đang giằng xé tôi. Tôi không thể kiểm soát nó. Tôi không thể hiểu tại sao nó lại xảy ra, tôi cảm thấy xấu hổ vì nó. Vị bác sĩ đã kể một câu chuyện mà giờ tôi mới hiểu đó là một ý định tốt nhưng được đơn giản hóa quá mức. Nhưng không hoàn toàn sai. Ông nói: "Chúng tôi biết tại sao mọi người thấy thế này. Vài người chỉ tự nhiên bị mất cân bằng hóa học trong đầu họ -- con rõ ràng là một trong số đó. Điều ta cần làm là kê cho con vài liều thuốc, và con sẽ trở lại bình thường." Tôi đã uống loại thuốc tên là Paxil hay Seroxat, đó là một loại thuốc với nhiều tên khác nhau ở các nước. Và tôi cảm thấy khỏe hơn hẳn. Nhưng không lâu sau đó, cảm giác đau đớn bắt đầu quay lại. Vì thế tôi được kê liều cao hơn đến khi, sau 13 năm, tôi đã uống liều thuốc tối đa mà được phép uống. Và trong mười ba năm đó, gần như mọi lúc tôi phải chịu những cơn đau. Tôi bắt đầu tự hỏi bản thân: "Điều gì đang xảy ra ở đây? Bởi vì bạn đang làm mọi thứ theo như chỉ dẫn bởi câu truyện thống trị nền văn hóa này tại sao bạn vẫn thấy thế này?" Để khám phá ra lý do của hai điều bí ẩn này, cho quyển sách tôi viết, tôi đành tham gia một chuyến đi quanh thế giới, tôi đã đi hơn 40,000 dặm. Tôi muốn nói chuyện với các chuyên gia hàng đầu thế giới về nguyên nhân của trầm cảm và lo lắng quan trọng hơn, là giải pháp cho chúng, và về những người đã trải qua trầm cảm và lo lắng và trở lại bình thường bằng mọi cách. Tôi đã học được rất nhiều thứ từ những người tuyệt vời tôi gặp. Nhưng tôi nghĩ trọng tâm của những điều đó là, đến nay, ta có bằng chứng khoa học cho chín nguyên nhân khác nhau của trầm cảm và lo lắng. Hai trong số đó thật ra là từ cơ chế sinh học của ta. Các gen có thể khiến ta nhạy cảm hơn với các vấn đề, dù chúng không quyết định vận mệnh ta. Có những thay đổi của não xảy ra khi bạn bị trầm cảm khiến việc thoát ra khó khăn hơn. Nhưng hầu hết các yếu tố được chứng minh gây ra trầm cảm và lo lắng không phải từ cơ chế sinh học của ta. Mà là những yếu tố trong cách sống của ta. Một khi bạn hiểu được nó, nó mở ra một loạt cách giải quyết khác nhau để áp dụng với con người song song với thuốc chống trầm cảm hóa học. Ví dụ như, nếu bạn đơn độc, bạn có khả năng cao bị trầm cảm. Nếu, khi làm việc, bạn không kiểm soát được công việc, bạn chỉ biết làm những gì được yêu cầu, bạn có khả năng bị trầm cảm. Nếu bạn rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, bạn cũng có khả năng bị trầm cảm. Một thứ gắn kết nhiều nguyên nhân của trầm cảm và lo lắng mà tôi đã biết được. Không phải tất cả, nhưng nhiều trong số đó. Mọi người ở đây biết rằng ta có những nhu cầu vật chất tự nhiên, phải không? Rõ ràng là vậy. Bạn cần thức ăn, nước uống, nơi ở, không khí sạch. Nếu tôi tước những thứ này của bạn, bạn sẽ gặp rắc rối lớn, rất nhanh chóng. Nhưng đồng thời, mỗi người đều có những nhu cầu tâm lý tự nhiên. Bạn cần cảm thấy không lạc lõng, Bạn cần cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và mục đích. Bạn cần cảm thấy được nhìn nhận và coi trọng. Bạn cần cảm thấy mình có một tương lai rõ ràng. Nền văn hóa mà ta tạo ra tốt về nhiều mặt. Có những thứ tốt hơn nhiều so với quá khứ -- Tôi mừng là được sống lúc này Nhưng ta đang càng kém hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu tâm lý sâu kín và tiềm ẩn này. Đó không phải thứ duy nhất đang diễn ra, nhưng tôi nghĩ đó là lý do chính cho sự gia tăng của khủng hoảng này. Tôi cảm thấy nó thật sự khó để tiếp nhận. Tôi đã vật lộn với ý nghĩ về việc thay đổi suy nghĩ bệnh trầm cảm là vấn đề của não thành bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó đa số do cách sống của ta. Và tôi chỉ bắt đầu nhận ra điều này vào một ngày nọ, tôi tới phỏng vấn một bác sĩ tâm thần Nam Phi tên là Derek Summerfield. Ông là một bác sĩ tuyệt vời. Bác sĩ Summerfield tình cờ đến Campuchia vào năm 2001, khi họ lần đầu giới thiệu thuốc chống trầm cảm hóa học tới người dân nước này. Các bác sĩ Campuchia chưa từng nghe tới những loại thuốc này, nên họ như kiểu, đó là gì vậy? Ông đã giải thích cho họ. Và họ nói với ông rằng, "Chúng tôi không cần chúng vì đã có thuốc chống trầm cảm rồi." Và ông như kiểu, "Ý các bạn là gì?" Ông nghĩ họ sẽ nói về các dược phẩm thực vật, như St. John's Wort, ginkgo biloba và những thứ tương tự. Tuy nhiên, họ kể cho ông một câu chuyện. Có một người nông dân nước họ làm việc trên cánh đồng lúa. Một ngày nọ, anh ta đứng trên quả mìn bị bỏ lại sau chiến tranh với Mỹ, và anh ta bị mất một chân. Nên họ gắn cho anh chân giả, sau một thời gian, anh ta trở lại cánh đồng lúa làm việc. Nhưng có lẽ, làm việc dưới nước sẽ rất đau nhức khi bạn đang mang chân giả, và tôi đoán là rất đau khổ khi quay lại làm việc nơi anh ta gặp tai nạn. Anh ta bắt đầu khóc lóc cả ngày, và không chịu ra khỏi giường, anh ta có các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng. Bác sĩ Campuchia nói, "Đó là lúc chúng tôi cho anh ta thuốc chống trầm cảm." Và bác sĩ Summerfield đã hỏi: "Đó là gì?" Họ giải thích rằng họ đến và ngồi xuống với anh ta. Họ lắng nghe anh. Họ đã hiểu được sự đau đớn của anh -- khó cho anh ta để nhận ra điều đó khi đang bị trầm cảm, nhưng nó gây ra những ảnh hưởng rất dễ hiểu trong cuộc sống của anh. Một vị bác sĩ đang nói chuyện với mọi người đã nói rằng, "Nếu ta mua cho anh ta một con bò cái, anh ta có thể làm người nuôi bò sữa, anh ta sẽ không ở trong tình cảnh đau buồn thế này, anh ta sẽ không phải đi làm ở cánh đồng lúa." Chỉ trong vài tuần, anh ta ngừng khóc, trong một tháng, anh ta hết bị trầm cảm. Họ nói với bác sĩ Summerfield, "Anh thấy đó, bác sĩ, con bò chính là thuốc chống trầm cảm, đó là ý của anh, phải không?" (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Nếu bạn phải nghĩ về trầm cảm theo cách tôi đã từng, và của hầu hết mọi người ở đây, nghe như trò đùa tệ hại, phải không? "Tôi đã gặp bác sĩ để xin thuốc chống trầm cảm, bà đã đưa tôi một con bò." Nhưng những thứ trực giác mà các bác sĩ Campuchia biết, dựa vào giai thoại chủ quan và thiếu khoa học này, là điều mà cơ quan y tế hàng đầu thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, đang cố gắng chỉ ra cho ta nhiều năm qua, dựa vào bằng chứng khoa học chính xác nhất. Nếu bạn bị trầm cảm, nếu bạn thấy lo lắng, bạn không yếu đuối, bạn không hề điên khùng, hơn hết là, bạn không phải là một chiếc máy bị hỏng các bộ phận. Bạn là một người với các nhu cầu không được đáp ứng. Cũng rất quan trọng để nghĩ về những điều các bác sĩ Campuchia và Tổ chức Y tế Thế giới không nói. Họ không nói với anh nông dân, "Này, anh bạn, anh cần bình tĩnh lại. Việc của anh là tự tìm ra và khắc phục vấn đề này." Trái lại, họ nói rằng, "Chúng ta là một nhóm ở đây để giúp đỡ bạn, nên chúng ta có thể cùng nhau tìm ra và khắc phục vấn đề." Đó là điều những người bị trầm cảm cần, và đó là điều mà họ xứng đáng được. Đây là lý do một trong các bác sĩ hàng đầu Liên Hợp Quốc, trong bài phát biểu chính thức nhân ngày Sức khỏe Thế giới, hai năm trước vào năm 2017, nói rằng ta cần bàn luận ít hơn về sự thiếu cân bằng hóa học và nhiều hơn về sự thiếu cân bằng trong cách sống của ta. Các loại thuốc làm nhiều người dễ chịu -- chúng khiến tôi dễ chịu trong một lúc -- nhưng đúng hơn là vì vấn đề này nằm sâu hơn cơ chế sinh học của thuốc, các giải pháp cũng cần đào sâu hơn. Nhưng khi lần đầu tôi biết điều đó, tôi nhớ là đã nghĩ rằng, "Mình có thể xem các bằng chứng khoa học, mình đã đọc rất nhiều nghiên cứu, mình đã phỏng vấn rất nhiều chuyên gia đang giải thích điều này," nhưng tôi vẫn nghĩ, "Làm sao có thể làm điều đó?" Những thứ đang khiến ta bị trầm cảm trong nhiều trường hợp phức tạp hơn so với nông dân Campuchia này. Ta phải bắt đầu tìm kiếm từ đâu? Nhưng sau đó, trong chuyến hành trình dài cho quyến sách của tôi, vòng quanh thế giới, tôi đã gặp những người đang đúng nghĩa làm điều đó, từ Sydney, tới San Francisco, cho tới São Paulo. Tôi đã tiếp tục gặp những người đã hiểu các nguyên nhân sâu thẳm của trầm cảm và lo lắng và cùng lập thành các nhóm khắc phục chúng. Rõ ràng, tôi không thể kể về những người tuyệt vời mà tôi được biết và viết về họ hay cả chín nguyên nhân của trầm cảm và lo lắng mà tôi học được, vì TED không cho tôi một bài nói chuyện mười tiếng -- bạn có thể phàn nàn điều đó với họ. Tôi muốn tập trung vào hai nguyên nhân và nếu được, hai giải pháp được rút ra từ đó. Đây là điều đầu tiên. Ta là xã hội đơn độc nhất trong lịch sử loài người. Một nghiên cứu gần đây đã hỏi người Mỹ: "Bạn có cảm thấy mình không còn gần gũi với bất kì ai?" Và 39% trong số đó đã nói nó đúng với họ. "Không gần gũi với ai." Trong các thang đo lường quốc tế về mức độ cô đơn, người Anh và các nước châu Âu khác chỉ sau người Mỹ, phòng khi có người ở đây cảm thấy tự mãn. (Tiếng cười) Tôi đã dành nhiều thời gian bàn về điều này với chuyên gia hàng đầu thế giới về sự cô độc, một người tuyệt vời là giáo sư John Cacioppo, người đã ở Chicago, và tôi đã nghĩ nhiều về câu hỏi mà nghiên cứu của ông đặt ra. Giáo sư Cacioppo đã hỏi, "Tại sao ta tồn tại? Tại sao ta ở đây, tại sao ta sống?" Một lý do chính là tổ tiên của ta ở trên các thảo nguyên của châu Phi rất giỏi một thứ. Họ không lớn hơn những con thú họ săn bắt nhiều lần, họ không nhanh nhẹn hơn chúng nhiều lần, nhưng họ giỏi hơn trong việc kết hợp thành các nhóm và hợp tác với nhau. Đây là siêu năng lực của loài người chúng ta -- ta lập thành nhóm với nhau, như những chú ong sống chung một tổ, loài người đã tiến hóa và sống trong bộ tộc. Và ta là những người đầu tiên đã giải tán các bộ tộc của ta. Nó khiến ta thấy tồi tệ. Nhưng chúng ta có thể thay đổi Một người hùng trong sách, và thật ra, trong cuộc sống của tôi là vị bác sĩ tên Sam Everington. Ông là bác sĩ đa khoa ở một nơi nghèo khổ ở Đông London, nơi tôi đã từng sống nhiều năm. Và Sam thực sự đã không thoải mái, bởi vì có quá nhiều bệnh nhân đến gặp ông vì bệnh trầm cảm và lo lắng trầm trọng. Giống tôi, ông không phản đối thuốc chống trầm cảm hóa học, ông nghĩ chúng giúp giảm đau phần nào. Nhưng ông thấy hai điều. Thứ nhất, bệnh nhân của ông bị trầm cảm và lo lắng đã lâu vì những lí do rất dễ hiểu, như cô đơn. Thứ hai, mặc dù thuốc giúp một vài người giảm đau, nhưng không giải quyết vấn đề cho nhiều người. Vấn đề mấu chốt. Một ngày nọ, Sam tiên phong thực hiện một phương thức khác. Một phụ nữ đã đến trung tâm y tế của ông người tên là Lisa Cunningham. Tôi được biết Lisa sau này. Lisa đã bị nhốt trong nhà của mình với bệnh trầm cảm và lo lắng nghiêm trọng suốt bảy năm. Khi tới trung tâm của Sam, bà được nói rằng, "Đừng lo lắng, chúng tôi vẫn sẽ kê các loại thuốc này, nhưng chúng tôi cũng sẽ kê thuốc khác. Chúng tôi sẽ kê đơn cho bạn đến trung tâm này hai lần một tuần để gặp một nhóm người bị trầm cảm và lo lắng khác, không phải để nói bạn đáng thương thế nào, nhưng tìm ra những điều ý nghĩa mà các bạn có thể làm với nhau vì thế bạn sẽ không đơn độc và không thấy cuộc sống vô nghĩa." Lần đầu tiên nhóm này gặp nhau, Lisa thực sự đã ói mửa vì lo lắng, nó quá sức với cô ấy. Nhưng mọi người vỗ vai cô ấy và họ bắt đầu trò chuyện, họ như kiểu, " Ta có thể làm gì?" Đây là khu ổ chuột của người Đông London như tôi, họ không biết gì về làm vườn. Họ nói, "Tại sao ta không học làm vườn?" Có một khu vực sau các phòng khám của bác sĩ mà chỉ toàn bụi cây rậm. "Sao không biến nó thành khu vườn?" Họ bắt đầu mượn sách từ thư viện, xem các video trên YouTube. Họ bắt đầu thực hiện nó. Họ bắt đầu học về các mùa. Có rất nhiều bằng chứng rằng tiếp xúc thế giới tự nhiên là một liều thuốc chống trầm cảm mạnh mẽ. Nhưng họ đã bắt đầu làm những điều còn quan trọng hơn. Họ bắt đầu lập thành một bộ tộc. Họ bắt đầu lập thành một nhóm. Họ bắt đầu quan tâm đến nhau. Nếu có một người không đến, những người khác sẽ đi tìm và hỏi "Bạn có ổn không?" giúp họ tìm ra điều đang gây rắc rối ngày hôm đó. Cách mà Lisa đề xuất với tôi, "Khi khu vườn bắt đầu nở hoa, chúng tôi ở thời khắc đẹp nhất." Giải pháp này gọi là toa thuốc xã hội, nó trải rộng khắp châu Âu. Ngày càng nhiều những bằng chứng cho rằng nó có thể tạo ra tác động tích cực và làm giảm bệnh trầm cảm và lo lắng. Một ngày nọ, tôi nhớ là đứng trong khu vườn mà Lisa và các người bạn từng bị trầm cảm đã tạo ra -- nó thực sự là một khu vườn đẹp -- và có suy nghĩ rằng, nó được gợi cảm hứng bởi giáo sư Hugh Mackay ở Úc. Tôi cho là, rất thường xuyên khi mọi người gục ngã, điều ta nói với họ -- tôi chắc rằng mọi người ở đây, cả tôi -- đã nói, "Bạn chỉ cần là bạn, là chính bạn." Và tôi đã nhận ra, thật ra, điều ta nên nói với họ là, "Đừng là bạn. Đừng có là chính bạn. Hãy là chúng ta. Một phần của cả nhóm." (Tiếng vỗ tay) Giải pháp cho các vấn đề này không phải là tự mình giải quyết như một cá nhân độc lập -- Đó cũng là lý do gây ra khủng hoảng. Giải pháp nằm ở chỗ kết nối lại với thứ lớn hơn bản thân. Điều đó liên quan tới một nguyên nhân khác của trầm cảm và lo lắng mà tôi muốn nói tới. Mọi người biết rằng đồ ăn vặt chiếm phần lớn chế độ ăn uống của ta và khiến ta bị bệnh. Tôi không nói điều đó với nghĩa cao siêu nào cả tôi chỉ trích dẫn bài nói chuyện của McDonald's. Tôi thấy mọi người ăn bữa sáng dinh dưỡng TED, nên tôi không có ý gì đâu. Như đồ ăn vặt chiếm phần lớn chế độ dinh dưỡng của ta và khiến ta bị bệnh, những giá trị vô bổ cũng chiếm lĩnh suy nghĩ của ta khiến ta bị bệnh tinh thần. Trong hàng ngàn năm, các nhà triết học đã nói, nếu bạn nghĩ cuộc sống chỉ xoay quanh tiền bạc, địa vị và khoe khoang, bạn sẽ cảm thấy nó vô nghĩa. Đó không phải chính xác câu nói của Schopenhauer, nhưng đó là ý chính câu nói của ông. Nhưng kì lạ, hầu như không ai nghiên cứu khoa học điều này, đến khi một người thực sự phi thường mà tôi biết, giáo sư Tim Kasser, thuộc trường Cao đẳng Knox ở Illinois, ông đã nghiên cứu điều này được ba mươi năm. Nghiên cứu của ông chỉ ra vài điều thực sự rất quan trọng. Đầu tiên, bạn càng tin bạn có thể dùng tiền để thoát khỏi đau buồn để có một cuộc sống tốt, bạn càng bị trầm cảm và lo lắng. Thứ hai, là một xã hội, ta càng trở nên bị dẫn dắt bởi những niềm tin này. Trải qua suốt đời tôi, dưới sức mạnh của quảng cáo, Instagram và những thứ tương tự. Khi tôi nghĩ về những điều này, tôi thấy nó giống việc ta được cho ăn từ khi sơ sinh, một loại KFC cho tâm hồn. Ta được chỉ dẫn những địa điểm sai lầm để tìm ra hạnh phúc, cũng như đồ ăn vặt không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và thực chất khiến bạn thấy tồi tệ, các giá trị vô bổ không đáp ứng nhu cầu tâm lý của bạn, và khiến bạn rời xa cuộc sống tốt đẹp. Nhưng lần đầu khi tôi cùng với giáo sư Kasser và khi tôi đang tim hiểu những thứ này, tôi cảm thấy một cảm xúc rối bời kì lạ Nhưng mặt khác, tôi thấy nó thực sự kích thích. Tôi có thể thấy rất thường xuyên trong cuộc sống, khi tôi gục ngã tôi đã cố để cải thiện nó với nhiều giải pháp khoe mẽ, hào nhoáng bên ngoài. Và tôi có thể hiểu tại sao nó không hiệu quả. Tôi đã nghĩ, "không phải hiển nhiên sao? không phải quá tầm thường,sao ?" Nếu tôi nói với các bạn, sẽ không ai nói dối vào giây phút cuối đời và nghĩ về những thứ bạn đã mua hay lượng retweet trên mạng, bạn sẽ nhớ lại những thời khắc yêu thương, ý nghĩa và gắn kết trong đời. Tôi nghĩ điều đó nghe có vẻ rập khuôn. Nhưng tôi nói chuyện với giáo sư Kassar và hỏi rằng, "Tại sao em cảm thấy sự đối lập kì lạ này?" Ông trả lời, "Ở một vài mức độ, ta đều biết những điều này. Nhưng trong xã hội, ta không sống như vậy." Ta biết rõ đến mức chúng trở nên rập khuôn, nhưng ta không sống như nó. Tôi tiếp tục hỏi lý do tại sao ta biết rõ những điều này, nhưng không sống như vậy? Một lúc sau, giáo sư Kasser nói với tôi, "Bởi vì ta sống trong một cỗ máy được thiết kế để khiến ta thờ ơ với những điều quan trọng về cuộc sống." Tôi đã phải suy nghĩ về điều đó. "Vì ta sống trong một cỗ máy được thiết kế để khiến ta quên đi thứ quan trọng về cuộc sống." Và giáo sư Kassar muốn tìm ra liệu ta có thể cắt ngang cỗ máy đó. Ông đã làm nhiều nghiên cứu về điều này. Tôi sẽ nói về một ví dụ, và tôi rất mong các bạn sẽ thử làm với bạn bè và người thân. Nhờ một người là Nathan Dungan, ông tập hợp một nhóm thanh niên và người lớn đến gặp nhau tại một loạt các buổi hội nghị suốt một thời gian. Và một nhiệm vụ của nhóm là khiến mọi người nghĩ về một khoảnh khắc trong đời mà thật ra họ đã tìm thấy ý nghĩa và mục đích. Với nhiều người khác nhau, điều đó khác nhau. Một số người cho đó là lúc chơi nhạc, viết lách, giúp đỡ người khác -- Tôi tin là các bạn có thể nghĩ ra điều gì đó, phải không? Và một nhiệm vụ khác của nhóm là khiến họ tự hỏi, "Bằng cách nào bạn có thể cống hiến đời bạn nhiều hơn cho những khoảnh khắc ý nghĩa và có mục đích, hơn là việc mua những thứ không cần thiết với bạn và đưa nó lên mạng xã hội để khiến mọi người trầm trồ "Ôi trời, thật ghen tị!" Và điều họ tìm ra là, tham gia các buổi họp thế này, giống như Chương trình người nghiện rượu ẩn danh, phải không? Việc mời họ đến các buổi họp này, truyền tải những giá trị, khiến họ hành động và kiểm tra lẫn nhau tạo ra một thay đổi đáng kể trong quan điểm của họ. Nó đưa họ ra khỏi cơn bão của những tin nhắn gây trầm cảm mà khiến ta tìm kiếm hạnh phúc sai chỗ, và hướng về những giá trị ý nghĩa và lành mạnh đưa ta thoát khỏi bệnh trầm cảm. Nhưng với tất cả phương án mà tôi đã chứng kiến và viết về chúng, và có nhiều phương án tôi không thể nói ở đây, tôi vẫn suy nghĩ, bạn biết đấy: Tại sao mất nhiều thời gian để tôi nhìn ra những điều này? Vì khi bạn giải thích cho mọi người -- vài điều thì phức tạp, nhưng không phải tất cả -- khi giải thích cho mọi người, nó không hề khó, phải không? Ở vài mức độ, ta đều biết những điều này. Tại sao ta thấy khó để hiểu chúng? Tôi nghĩ có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ chủ yếu là ta phải thay đổi cách hiểu về trầm cảm và lo lắng thực sự là gì. thật sự là có những nhân tố sinh học liên quan đến trầm cảm và lo lắng. Nhưng nếu ta chỉ thấy những nhân tố sinh học này như tôi đã làm rất lâu, và tôi cho rằng nền văn hóa này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tôi điều mà ta gián tiếp nói với mọi người, không ai cố ý cả nhưng điều ta gián tiếp nói với mọi người "Nỗi đau của bạn không là gì cả. Nó chỉ là bị trục trặc thôi. Nó như một vấn đề nhỏ trong chương trình máy tính, đó chỉ là một vấn đề dây dẫn trong đầu bạn." Nhưng tôi chỉ có thể thay đổi đời mình khi tôi nhận ra trầm cảm không phải là một trục trặc. Nó là một dấu hiệu. Bệnh trầm cảm là một dấu hiệu. Nó nói cho bạn điều gì đó. (Tiếng vỗ tay) Ta cảm thấy thế này vì nhiều lý do, và rất khó để họ nhận ra khi mắc trầm cảm -- Tôi hiểu rất rõ điều đó từ trải nghiệm cá nhân. Nhưng với sự giúp đỡ đúng, ta có thể hiểu được các vấn đề này và ta có thể khắc phục chúng cùng nhau. Nhưng để làm điều đó, bước đầu tiên là phải ngừng công kích các dấu hiệu này bằng việc coi chúng là sự yếu đuối, điên khùng hay chỉ là vấn đề sinh học, của một nhóm người. Ta cần phải lắng nghe những dấu hiệu này, vì chúng đang nói với ta những điều ta thực sự phải nghe. Chỉ khi ta thực sự lắng nghe các dấu hiệu này, công nhận và tôn trọng chúng, khi đó ta mới có thể nhìn ra những giải pháp tự do, lành mạnh và sâu sắc hơn. Những khó khăn đang chờ đợi xung quanh ta. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Thế giới hôm nay có rất nhiều vấn đề. Và tất cả chúng đều rất phức tạp, liên kết và khó khăn. Nhưng có vài điều ta có thể làm. Tôi tin rằng giáo dục bé gái là điều trong tầm với giúp giải quyết tận gốc rễ một số vấn đề khó khăn nhất trên thế giới. Bạn không cần phải tin lời tôi. Theo Ngân hàng Thế giới, giáo dục bé gái là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà một nước có thể làm. Nó giúp tác động tích cực đến chín trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững. Mọi thứ từ sức khỏe, dinh dưỡng, việc làm -- tất cả đều được tác động tích cực khi bé gái được giáo dục. Hơn thế, những nhà khoa học về khí hậu mới đây, vừa xếp hạng giáo dục bé gái đứng thứ 6 trong 80 hành động giúp đảo ngược sự ấm lên toàn cầu. Ớ mức thứ sáu, cao hơn cả những tấm pin mặt trời và xe điện. Đó là bởi vì khi bé gái được giáo dục, chúng sẽ có những gia đình nhỏ hơn, và kết quả là giảm dân số giảm khí thải nhà kính đáng kể. Hơn thế nữa, đó là vấn đề chỉ phải giải quyết một lần. Bởi một người mẹ có học thức sẽ có khả năng giáo dục con cái họ cao gấp đôi. Nghĩa là bằng cách giải quyết một lần, ta có thể xóa nhoà khoảng cách giới tính và mù chữ mãi mãi. Tôi làm việc tại Ấn Độ nơi đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Tuy nhiên, vẫn còn bốn triệu bé gái chưa được đến trường, một trong những con số cao nhất trên thế giới. Và những bé gái này rõ ràng là vì những yếu tố đói nghèo, xã hội, văn hóa. Nhưng cũng có yếu tố cơ bản về mặt nhận thức. Tôi đã từng gặp một bé gái tên Naraaz Nath. Naraaz nghĩa là giận dữ. Khi tôi hỏi con bé: "Tại sao tên con là 'giận dữ'? ", bé trả lời: "Vì mọi người rất giận dữ khi một bé gái được sinh ra." Một bé gái khác được gọi là Antim Bala, nghĩa là bé gái cuối cùng. Bởi mọi người hy vọng đó là bé gái cuối cùng được sinh ra. Một bé gái khác được gọi là Aachuki nghĩa là ai đó đã đến. Không mời, mà đến. Nhận thức chính là rào cản ngăn bé gái đến trường hoặc hoàn thành việc học. Chính là niềm tin rằng con dê là tài sản và con gái là cục nợ. Tổ chức Educate Girls của tôi làm việc để thay đổi điều này. Chúng tôi hoạt động ở ngôi làng nghèo khó nhất, xa xôi và cổ hủ nhất. Và chúng tôi làm điều đó như thế nào? Đầu tiên và trên hết, chúng tôi tìm những người trẻ có nhiệt huyết, có học thức từ những ngôi làng này. Cả nam lẫn nữ. Chúng tôi gọi họ là Đội Balika, balika nghĩa là bé gái, vì đây là nhóm chúng tôi tạo ra cho các bé gái. Vì vậy khi tuyển tình nguyện viên cộng đồng, chúng tôi đào tạo, cố vấn, cầm tay chỉ việc cho họ. Đó là khi công việc bắt đầu. Và việc đầu tiên chúng tôi làm là xác định từng bé gái chưa được đến trường. Nhưng cách chúng tôi làm có chút khác biệt và công nghệ cao, chí ít là theo quan điểm của tôi. Mỗi nhân viên tuyến đầu có một điện thoại thông minh. cài đặt ứng dụng Educate Girls. Ứng dụng này có tất cả mọi thứ mà nhóm chúng tôi cần. Nó có bản đồ số giúp thực hiện việc khảo sát, nó có bảng khảo sát, với tất cả câu hỏi, hướng dẫn be bé làm thế nào thực hiện khảo sát một cách tốt nhất để dữ liệu có thể đến với chúng tôi theo thời gian thực và chất lượng. Được trang bị những thứ này, đội ngũ và tình nguyện viên của chúng tôi đến gõ cửa từng nhà, tới từng hộ gia đình để tìm từng bé gái, những bé chưa từng đăng ký học hoặc bỏ học. Vì có dữ liệu và công nghệ, chúng tôi có thể xác định một cách nhanh chóng bé gái là ai và đang ở đâu. Bởi mỗi ngôi làng đều được gắn thẻ địa lý, và chúng tôi có thể truy xuất thông tin rất, rất nhanh. Và vì vậy, một khi biết bé gái ở đâu, chúng tôi bắt đầu tiến trình đưa em trở lại trường. Đó chỉ mới là quá trình kêu gọi cộng đồng của chúng tôi, bắt đầu với các cuộc họp thôn, họp khu phố, và như bạn thấy, mỗi cá nhân là tư vấn viên cho phụ huynh và gia đình, để có thể mang các em trở lại trường. Việc này có thể mất từ vài tuần đến vài tháng Và khi mang được các bé gái đến trường, chúng tôi cũng làm việc với các trường để đảm bảo rằng trường có tất cả những cơ sở hạ tầng cơ bản để các em có thể ở lại. Bao gồm phòng vệ sinh riêng, nước uống, những thứ sẽ giúp các em bám trụ. Nhưng tất cả những thứ này sẽ vô dụng nếu các em không được học. Thế nên, chúng tôi áp dụng một chương trình học tập. Đây là chương trình học tập bổ sung, và nó rất, rất quan trọng, bởi hầu hết trẻ em của chúng tôi là những thế hệ đi học đầu tiên. Nghĩa là sẽ không có ai giúp chúng làm bài tập ở nhà, không ai hỗ trợ chúng học. Cha mẹ chúng không biết đọc và viết. Nên việc hỗ trợ học tập tại lớp thật sự, thật sự là chìa khóa. Vậy, đây là mô hình chính của chúng tôi, tìm kiếm, mang các bé gái tới trường, chắc rằng chúng sẽ ở lại và học tập. Chúng tôi biết rằng mô hình của chúng tôi có hiệu quả. Chúng tôi biết bởi vì một đánh giá kiểm soát ngẫu nhiên và mới đây đã khẳng định hiệu quả của nó. Nhân viên đáng giá thấy rằng trong khoảng thời gian hơn ba năm Educate Girls có thể mang 92 phần trăm những bé gái chưa được đến trường trở lại trường. (Vỗ tay) Về việc học, việc học của chúng đi lên đáng kể so với các trường bắt buộc. Rất nhiều, tương đương với thêm một năm học cho học sinh bình thường. Kết quả đó là rất lớn, với những đứa trẻ là người dân tộc lần đầu tiếp xúc với trường lớp. Ở đây, chúng tôi có mô hình hiệu quả; chúng tôi biết nó có thể được mở rộng, vì chúng tôi đã thực hiện nó tại 13.000 ngôi làng. Chúng tôi biết nó thông minh vì ứng dụng dữ liệu và công nghệ. Chúng tôi biết rằng nó bền vững và có hệ thống, vì chúng tôi hợp tác với cộng đồng, nó thật sự được dẫn dắt bởi cộng đồng. Và chúng tôi hợp tác với chính phủ, nên sẽ không tạo ra hai hệ thống song song. Và vì có được sự hợp tác sáng tạo này với cộng đồng, chính phủ, mô hình thông minh này, chúng tôi có một giấc mơ lớn, táo bạo như hôm nay. Đó là giải quyết hết vấn đề của 40 phần trăm những bé gái chưa đến trường tại Ấn Độ trong năm năm tới. (Vỗ tay) Bạn có thể nghĩ, điều đó nghe có vẻ ... vâng, chính tôi cũng hoài nghi, sao mình dám nghĩ đến việc đó chứ, vì Ấn Độ không phải là một nơi nhỏ, mà là một đất nước rất to lớn với hơn một tỷ dân. Chúng tôi có 650.000 ngôi làng. Làm thế nào mà tôi, đứng đây, có thể nói rằng một tổ chức nhỏ đang giải quyết tất cả 40 phần trăm của vấn đề Và đó là vì chúng tôi nắm được mấu chốt. Đó là, với cách tiếp cận toàn bộ bằng dữ liệu và công nghệ, tới năm phần trăm ngôi làng tại Ấn Độ có 40 phần trăm bé gái chưa được đến trường. Và đây là mảnh ghép lớn, rất lớn của bài toán. Nghĩa là, tôi không phải làm việc khắp cả nước. Tôi phải tập trung vào năm phần trăm những ngôi làng, khoảng 35.000 ngôi làng, để có thể thực sự giải quyết phần lớn nhất của vấn đề. Và đó là chìa khoá, vì những ngôi làng này không chỉ có số bé gái chưa đến trường cao mà còn có rất nhiều chỉ số liên quan như suy dinh dưỡng, thấp còi, nghèo đói, tử vong trẻ sơ sinh, tảo hôn. Bằng cách làm việc và tập trung vào những nơi này, bạn có thể tạo ra một tác động cộng hưởng lớn trên tất cả các chỉ số này. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ có thể mang 1,6 triệu bé gái trở lại trường. (Vỗ tay) Tôi phải nói rằng, tôi đã và đang làm điều này trong hơn một thập kỷ, và tôi chưa bao giờ gặp một bé gái nào nói với tôi: "Con muốn ở nhà," "Con muốn chăn thả gia súc," "Con muốn chăm em," "Con muốn trở thành một cô dâu trẻ." Mỗi bé gái mà tôi gặp đều muốn đến trường. Và đó là điều chúng tôi thật sự muốn làm. Chúng tôi mong muốn chắp cánh cho 1,6 triệu ước mơ đó. Và nó không quá tốn kém. Để tìm và đưa một bé gái tới lớp, với mô hình chúng tôi chỉ tốn 20 đô la. Để chắc rằng em được học và cung cấp một chương trình học tập, Thêm 40 đô la nữa. Nhưng hôm nay là thời điểm để làm điều đó. Bởi em ấy thực sự là tài sản lớn nhất mà ta có. Tôi là Safeena Husain, và tôi đào tạo các bé gái. Tôi đã từng nói chuyện với một nhóm 300 thiếu nhi, tuổi từ 6 tới 8 ở một bảo tàng thiếu nhi và tôi đã mang tới đó một chiếc túi có rất nhiều chân giả, tương tự như những cái bạn thấy ở đây, và đặt chúng trên một cái bàn cho bọn trẻ. Và từ kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng bọn trẻ bẩm sinh đã rất tò mò về những gì chúng không biết hoặc chưa hiểu, hoặc những gì lạ lẫm với chúng. Chúng chỉ học được sự sợ hãi trước những khác biệt khi một người lớn bắt ép chúng phải như vậy, và đôi khi cảm nhận thấy bản tính tò mò, là họ liền kiểm soát việc đặt câu hỏi của bọn trẻ với mong muốn chúng là những đứa trẻ ngoan ngoãn lịch sự. Vậy nên tôi đã treo bức tranh về 1 giáo viên cấp I ngoài hành lang và với những đứa ngỗ ngịch,tôi nói "Bây giờ, bất cứ điều gì các em làm, đừng nhìn vào chân của cô ấy." Nhưng, tất nhiên, đó là điểm đáng nói. Đó là lý do vì sao tôi có mặt ở đó, Tôi muốn họ quan sát và khám phá. Nên tôi đã có một thỏa thuận nhỏ với các vị phụ huynh rằng những đứa trẻ có thể bước vào mà ko có người lớn áp tải, trong vòng 2 phút, một mình chúng mà thôi. Cánh cửa mở ra, bọn trẻ bước tới cái bàn và chúng chọc, đẩy, rồi lắc lắc các ngón chân, rồi cố dồn hết sức nặng cơ thể lên một cái chân chạy nước rút để xem điều gì xảy ra. Và tôi nói, "Các em, rất nhanh thôi-- Cô thức dậy vào sáng nay, quyết định là sẽ nhảy qua một căn nhà-- không cao lắm đâu, 2,3 tầng gì đó-- nhưng nếu có thể, các em hãy nghĩ về bất cứ một con vật, siêu anh hùng, nhân vật hoạt hình nào cũng được bất kể ai mà các em nghĩ đến lúc này và loại chân nào các em muốn cô sử dụng? " Và ngay lập tức, một giọng nói vang lên " Kangaroo ạ!" "Không phải! Nên là 1 con ếch chứ!" " Ai bảo. Nó chính là Go Go Gadget" " Sai hết. Phải là Gia đình Siêu nhân mới chính xác" Và rất rất nhiều thứ khác-- tôi chưa từng hay biết Và sau đó, một cậu bé 8 tuổi hỏi, " Cô ơi, sao cô không muốn bay ạ? " Và cả khán phòng, gồm cả tôi nữa, đều ồ lên " Ừ nhỉ" (Tiếng cười) Và như vậy, tôi đã đi từ một người phụ nữ để bọn trẻ được dạy và nhìn thấy là "tàn tật" thành một người có khả năng mà chẳng có em nào có được cả. Thành ai đó có thể coi là Siêu nhân cũng chẳng sai. Thú vị thật. Và có lẽ một số bạn ở đây đã thấy tôi ở TED, 11 năm trước, và có rất nhiều bàn tán xoay quanh cách thức mà cuộc hội thảo này thay đổi cuộc sống con người ta đối với diễn giả và thính giả, và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. TED thực sự bệ phóng cho tôi khám phá cuộc đời mình trong nhiều năm tới. Vào thời điểm đó, những đôi chân tôi mang tới đã là những đột phá lớn trong Y học. Tôi đã có những đôi chân được làm từ sợi carbon lấy ý tưởng từ chân sau của một chú báo cặp chân mà bạn có thể đã thấy trên sân khấu ngày hôm qua Và nhứng đôi chân rất sống động này, chúng được làm toàn bộ bằng silicon Vậy nên ở thời điểm đó là cơ hội cho tôi để gọi một cú điện thoại cho những nhà phát minh vượt ra khỏi cộng đồng y khoa chân tay giả truyền thông để mang tài năng của họ cho ngành khoa học và nghệ thuật về chế tạo những đôi chân giả. Vậy nên chúng ta có thể dừng việc phân chia hình thái, chức năng và giá trị thẩm mỹ, và cho những đôi chân này những giá trị hoàn toàn khác. Và, thật may mắn làm sao, rất nhiều người trả lời cuộc gọi đó. Và chuyến hành trình bắt đầu, với một thính giả của buổi hội thảo hôm đó-- Chee Pearlman, người có thể đang ngồi đâu đó ngày hôm nay. Cô ấy sau này là biên tập viên của một tạp chí tên là ID, và cô ấy cho tôi lên trang bìa tạp chí này. Đây là sự khởi đầu cho một hành trình không tưởng. Những sự gặp gỡ thú vị xảy ra với tôi vào lúc đó; Tôi cũng đã chấp nhận một số lời mời diễn thuyết, về thiết kế của đôi chân giả khắp nơi trên thế giới. Mọi người đến bên tôi sau cuộc hội thảo, sau cuộc nói chuyện của tôi, đàn ông và phụ nữ. Và cuộc chuyện trò diễn tiến kiểu như, "Chị biết không Aimee, chị thực sự rất hấp dẫn đấy Chị trông thật khỏe mạnh làm sao" (Tiếng cười) Tôi nghĩ" Chà, thật kì lạ, vì tôi cảm thấy mình không hề khuyết tật". Và nó thực sự định hướng tôi tới cuộc nói chuyện hôm nay, để có thể hiểu hơn, về cái đẹp. Một người phụ nữ xinh đẹp trông phải thế nào? Một cơ thể hấp dẫn phải ra sao? Và cũng thú vị không kém, từ quan điểm nhân dạng học "khuyết tật" có thể định nghĩa là gì? Ý tôi là, mọi người-- Pamela Anderson còn có nhiều vết tích thẩm mỹ hơn cả tôi. Chẳng ai gọi cô ta là khiếm khuyết cả. (Tiếng cười) Vậy nên tờ tạp chí này, với sự trợ giúp về đồ họa của Peter Saville cho đến nhà thiết kế thời trang Alexander McQueen và nhiếp ảnh gia Nick Knight, là những người rất hứng thú khi khám cuộc trò chuyện này. Vậy nên 3 tháng sau đã có mặt trên máy bay bay tới London cho buổi chụp hình đầu tiên của mình. kết quả là như các bạn thấy đây-- Hợp thời trang đấy chứ? 3 tháng sau đó, tôi tham gia show trình diễn cho Alexander McQueen trên đôi chân giả làm thủ công từ gỗ của cây tần bì Chẳng ai biết rằng--vì mọi người đều nghĩ đó là một cặp bốt bằng gỗ Tôi vẫn có cặp chân này trên sân khấu hôm nay với tôi: Nho, mộc lan, thực sự rất ấn tượng. Chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà thôi. Thẩm mỹ nâng tầm những vật bình thường và bị bỏ quên đến một chân trời nghệ thuật. Nó có thể biến vật từ thứ khiến con người ta sợ hãi thành thứ thu hút mọi ánh nhìn, và còn quan sát lâu hơn nữa, và thậm chỉ để hiểu ra điều gì đó. Tôi học được điều này lần đầu tiên sau hành trình tiếp theo của tôi. Nghệ sĩ Matthew Barney, trong bộ phim của ông với tên gọi "The Cremaster Cycle." Nó thực sự có tác động lớn đến tôi-- rằng đôi chân của tôi có thể là một công trình điêu khắc. Và từ lúc đó, tôi bắt đầu chuyển nhu cầu để trông giống người bình thường mà chỉ có chân giả là thứ lý tưởng duy nhất. Vậy nên chúng tôi tạo ra những cặp chân mà mọi người gọi là chân thủy tinh trong khi thực ra chúng toàn bộ là polyurethane trong suốt. hay là vật liệu làm viên bi bowling. Nặng lắm! Rồi chúng tôi chế tạo những cặp chân đúc từ cát với một bộ rễ khoai tây mọc ở trong, và củ cải đường mọc ở ngoài, và những ngón chân dễ thương màu đồng thau. Đây là hình cận cảnh của đôi chân đó. Rồi sau đó là những nhân vật khác như cô gái nửa người nửa báo-- một chút gợi nhớ lại quãng thời gian là vận động viên của tôi. 14 giờ trang điểm để tạo ra mọt sinh vật có móng vuốt nhân tạo móng và đuôi ve vẩy, y chang con tắc kè vậy. (TIếng cười) Rồi những đôi chân khác chúng tôi kết hợp... trông như xúc tu của loài sứa vậy. Vẫn làm từ polyurethane. Và mục đích duy nhất những đôi chân này có, ngoài bối cảnh trong phim ra, là để kích thích giác quan và thúc đẩy trí tưởng tượng, Một vấn đề thật kì lạ. Ngày hôm nay, tôi có hàng tá những đôi chân giả ở đây mà nhiều người khác nhau làm tặng tôi, và tôi linh động khi chọn loại địa hình phù hợp để gắn chúng. Tôi có thể thay đổi chiều cao-- Tôi có hẳn 5 mức chiều cao khác nhau nhé. (Tiếng cười) Hôm nay, tôi cao 6 feet 1. Tôi có đôi chân này hơn 1 năm rồi ở vùng Dorset Orthopaedic thuộc nước Anh và khi tôi mang chúng tới Manhattan, trong buổi tối đầu tiên ở thị trấn, tôi tham gia 1 bữa tiệc rất thú vị. Một cô gái ở đó biết tôi đã lâu là tôi chỉ cao 5 feet 8. Miệng cô ấy há hốc khi thấy tôi, và cô nói " Sao cậu cao vầy " Và tôi đáp lại "Mình biết. Hay không? " Tôi biết nó giống kiểu đi nhiều cái cà kheo chồng lên nhau vậy, nhưng tôi lại có sự tiếp xúc khác với cái cửa ra vào mà tôi chưa từng nghĩ tôi có thể có. Và tôi đang rất vui với nó. Cô gái ấy nhìn tôi, và nói tiếp "Nhưng Aimee, thật là không công bằng chút nào" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và điều thú vị là cô ấy thực sự nghĩ như vậy. Thật là bất công khi bạn có thể thay đổi chiều cao của mình, nếu bạn muốn thế. Và khi tôi biết-- và khi tôi biết rằng những cuộc trò chuyện với mọi người đã thay đổi thực sự lớn lao làm sao. trong thập niên cuối cùng này. Đây không phải là một cuộc trò chuyện về việc vượt qua sự khiếm khuyết bản thân Đây là một cuộc trò chuyện về giá trị tăng lên của bản thân. Đây là về tiềm năng mà bạn sở hữu. Một cái chân hay tay giả không hề có nghĩa là bạn cần thay thế những gì đã mất nữa. Nó thực sự mang ý nghĩa của người mang nó. mang sức mạnh để tạo ra tất cả những gì họ muốn trong khoảng không gian này. Vậy thì những người đã từng bị xã hội coi là "tàn tật" bây giờ có thể trở thành kiến trúc sư của chính bản thân họ và thực sự có thể tiếp tục thay đổi bản thân thêm nữa bằng việc thiết kế cơ thể mình từ một vị trí được trao họ trao cho sức mạnh. Và điều thực sự thú vị với tôi vào lúc này là bằng việc kết hợp các công nghệ tân tiến-- robot, sinh học-- với một vốn thẩm mỹ lâu đời, chúng ta đang tiến gần hơn để hiểu cộng đồng của mình. Tôi nghĩ rằng nếu bạn muốn khám phá tiềm năng tối đa trong xã hội của mình chúng ta cần phải liên kết những sức mạnh lớn lao và những khiếm khuyết mà chúng ta đều có. Tôi đang nghĩ đến tác phẩm Shylock của Shakespeare: " Nếu bạn châm chọc tôi, tôi sẽ đau đớn và nếu bạn chọc lét tôi, tôi sẽ cười chứ? " Đấy là cộng đồng của chúng ta với tất cả tiềm năng sẵn có trong đó, nó khiến chúng ta đẹp đẽ hơn. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Bộ binh vững chãi tiến công, Voi của họ đã phá vỡ tuyến phòng ngự. Nhà vua cố rút quân, nhưng kỵ binh địch đã phục sẵn từ phía sau. Không lối thoát. Nhưng đây chẳng phải chiến trận thực cũng không đơn thuần là một trò chơi. Tồn tại trong hơn 1500 năm, cờ vua từng được xem như một công cụ luận bàn quân lược, phép ẩn dụ chuyện đời và là thước đo bậc anh tài. Những ghi chép sớm nhất về cờ vua là ở thế kỷ 7, nhưng huyền sử lại cho rằng nguồn gốc trò chơi có từ một thế kỷ trước đó. Được cho rằng khi hoàng tử trẻ nhất của đế quốc Gupta tử trận, anh của chàng đã nghĩ cách bày lại trận đó cho người mẹ đau buồn của họ xem. Đặt trên một bàn vuông 64 ô (ashtapada) vốn dùng để chơi các trò phổ biến khác, trò chơi mới có hai đặc tính mấu chốt: những quân khác nhau có luật đi khác nhau, và số phận của quân vua quyết định kết cục của ván cờ. Ban đầu trò chơi được gọi dưới tên "chaturanga", trong tiếng Phạn có nghĩa là "tứ phân." Nhưng khi được truyền bá tới Tân Đế quốc Ba Tư, nó có tên như hiện nay và thuật ngữ "cờ vua", bắt nguồn từ "shah" nghĩa là vua, và "chiếu tướng" từ "shah mat" nghĩa là "vị vua cô thế." Sau cuộc chinh phạt Ba Tư của người Hồi ở thế kỷ 7, cờ vua được giới thiệu tới thế giới Ả Rập. Vượt khỏi vai trò mô phỏng chiến lược, cờ vua, thậm chí, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho hình tượng thơ ca. Các nhà ngoại giao dùng thuật ngữ cờ vua để mô tả quyền lực chính trị. Các vị vua Hồi trở thành những người chơi nhiệt thành. Nhà sử học Al-Masudi coi đó là minh chứng cho ý chí tự do của con người so với những trò có tính may rủi. Thời Trung cổ, con đường tơ lụa đã mang cờ vua đến với Đông Á và Đông Nam Á, phát triển thành nhiều biến thể. Ở Trung Quốc, thay vì đặt vào trong ô, quân cờ được đặt ở giao điểm, như môn cờ vây có xuất xứ từ đây. Dưới thời của vua Thiếp Mộc Nhi, ta sẽ thấy bàn cờ 11x10 ô, có ô an toàn được gọi là thành. Ở biến thể shogi ở Nhật, người chơi có thể dùng quân cờ ăn được từ đối thủ. Tuy nhiên, hình thức cờ vua hiện đại chỉ mới bắt đầu phát triển ở châu Âu. Năm 1000 sau công nguyên, trò chơi trở thành một phần của giáo dục hoàng tộc Cờ vua từng tượng trưng cho những tầng lớp xã hội khác nhau nhằm phô diễn đúng vai trò của họ, và những quân cờ cũng được thể hiện lại để hợp với bối cảnh mới. Cùng lúc đó, giáo hội vẫn còn nghi ngờ trò chơi. Các nhà đạo đức cảnh báo việc bỏ ra quá nhiều thì giờ cho nó, thậm chí, cờ vua bị cấm một thời gian ở Pháp. Thế nhưng, trò chơi vẫn phát triển, đến thế kỷ 15 hợp nhất thành dạng mà ta biết ngày nay. Quân cố vấn tương đối yếu đã được thay thành quân hậu mạnh hơn, có lẽ được truyền cảm hứng từ làn sóng nữ lãnh tụ mạnh mẽ hiện thời. Thay đổi này đã đẩy nhanh đà phát triển của trò chơi, và khi các quy tắc khác trở nên phổ biến, những luận thuyết phân tích về khai cuộc và tàn cuộc xuất hiện. Lý thuyết cờ vua được hình thành. Vào thời Khai sáng, trò chơi chuyển dần từ cung điện ra quán cà phê. Cờ vua, giờ đây, được nhìn nhận là một biểu hiện của sức sáng tạo, khuyến khích những nước đi táo bạo và lối chơi kịch tính. Đỉnh cao của phong cách "lãng mạn" thể hiện ở Ván cờ bất tử năm 1851, khi Adolf Anderssen chiếu tướng đối phương bằng cách thí quân hậu và cả hai quân xe. Nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện những cuộc thi chính thức, nghĩa là người có chiến thuật rồi sẽ đánh bại người chơi kịch tính. Với sự trỗi dậy của sự cạnh tranh mang tầm quốc tế, cờ vua đảm nhận tầm quan trọng mới về địa chính trị. Trong chiến tranh lạnh, Liên bang Xô Viết ra sức đầu tư bồi dưỡng cho nhân tài cờ vua, và dù đã đoạt chức vô địch trong suốt cả thế kỷ, người chơi thực sự đã lật đổ thế độc tôn của kỳ thủ người Nga chẳng phải là công dân của một nước nào, mà là một máy điện toán IBM tên là Deep Blue. Máy chơi cờ đã được phát triển trong hàng thập kỷ, nhưng việc Deep Blue hạ Garry Kasparov vào năm 1997 là lần đầu tiên một cỗ máy đánh bại một nhà vô địch là con người. Ngày nay, phần mềm cờ vua luôn có khả năng đánh bại người chơi giỏi nhất. Nhưng giống như trò chơi mà nó đã thông thạo, những cổ máy này đều do tài trí của con người tạo ra. Và có lẽ một tài trí như thế sẽ dẫn ta thoát khỏi thế chiếu tướng này. Khi bình minh ló dạng vào một ngày mùa thu năm 55 trước Công Nguyên, Camma đặt hai con bồ câu lên bệ thờ ở trung tâm ngôi làng bà đang sống. Bà cầu nguyện với nữ thần Matrona - mẹ Trái Đất, và thần Lungus - chúa tể của các vị thần. Sau đó, bà vặn cổ chim, mổ bụng chúng và kiểm tra bộ lòng để lĩnh hội lời phán truyền thần linh. Camma là một tu sĩ Xen-tơ. Bà thực hiện những nghi thức tôn giáo, nhưng cũng là một thẩm phán, người chữa bệnh, học giả, dạy học và hòa giải xung đột giữa các bộ tộc Xen-tơ. Bà bắt đầu học khi còn nhỏ, ghi nhớ vô số những chi tiết cần để thực hiện nhiều vai trò của mình, vì kiến thức của tu sĩ được xem là quá thiêng liêng, không thể ghi chép bằng văn bản. Như những tu sĩ khác, bà dành nhiều năm nghiên cứu tại Anh. Hiện tại, bà là một tu sĩ của bộ tộc Veneti sinh sống trong một ngôi làng nhỏ gần bờ biển phía Tây của Gaul, nước Pháp ngày nay. Khi trở về Gaul, bà nhận được nhiều lời cầu hôn nhưng quyết định cống hiến cho công việc, ít nhất là vào thời điểm này. Sáng nay, bà nhận được một điềm báo gỡ. Điềm báo về chiến tranh và xung đột như những tháng gần đây bà vẫn gặp. Một bộ tộc lân cận, những người da đỏ, đã hai lần tấn công làng và cướp bóc gia súc giữa ban ngày trong mùa thu này. Trẻ em tụ tập xung quanh để xem bà làm việc. Camma chơi đàn lia và hát cho chúng nghe. Bà kể về những vị vua mạnh mẽ, những người từng cai trị - những chiến binh dũng cảm bị giết khi chiến đấu nhưng sẽ được tái sinh như ý chí của người Xen-tơ. Khi những đứa trẻ ra đồng, Camma đi vào làng để thăm một cụ bà bị nhiễm trùng mắt. Trên đường đến túp lều của cụ bà, bà đi ngang qua những người đàn ông đang muối lợn cho mùa đông và những người phụ nữ dệt quần áo từ len nhuộm. Bà ra phương thuốc trị mắt bị thương được làm từ cây tầm gửi, một loại cây thiêng chữa bệnh, nhưng dễ gây chết người nếu dùng không đúng cách. Sau đó, Camma đến thăm vị thủ lĩnh để thảo luận về những điềm báo. Bà thuyết phục ông đến và thương thảo với bộ tộc lân cận. Cùng với một số chiến binh tháp tùng, họ đi xuyên qua khu rừng và yêu cầu một cuộc họp bên ngoài các bức tường của làng người da đỏ. Những thủ lĩnh da đỏ mang theo tu sĩ của riêng họ, Camma nhận ra người này từ cuộc họp mặt thường niên ở trung tâm Gaul nơi bầu ra các tu sĩ cấp cao. Các thủ lĩnh ngay lập tức bắt đầu tranh cãi và đe dọa lẫn nhau. Camma đứng giữa hai bên, ngăn họ gây chiến - họ phải tôn trọng quyền lực của cô. Cuối cùng, người da đỏ đồng ý trả lại gia súc cho bộ tộc của Camma. Dù chuyện đã được giải quyết, Camma vẫn cảm thấy bất an khi đi bộ về làng. Khi vừa về đến thành làng, một vệt sáng cắt ngang bầu trời- một điềm báo khác, nhưng về điều gì? Quay về làng, Camma ngồi giữa những bô lão dùng bữa tối với cháo, một ít thịt và rượu. Khi họ ra ngoài vào ban ngày, một tấm giấy da cừu được gửi đến. Camma ngay lập tức nhận ra những dòng chữ này. Dù bị cấm ghi chép lại kiến thức, nhưng bà và nhiều tu sĩ trẻ khác vẫn có thể đọc được chữ Latin. Từ văn bản, bà biết rằng người La Mã đang tiến gần đến vùng đất của họ. Một số bô lão cho rằng bộ tộc nên đến những ngọn đồi gần đấy và ẩn náu, nhưng Camma khuyên họ nên tin vào thần linh và ở lại. Bản thân bà cũng có những nghi ngờ. Nếu người La Mã tấn công, quyền lực của bà bị hạn chế. Không giống như những bộ tộc Xen-tơ khác, các binh đoàn La Mã không quan tâm đến vai trò tâm linh của tu sĩ. Trước khi đi ngủ, bà quan sát chuyển động của các hành tinh và xem xét các biểu đồ, cố gắng hiểu ý nghĩa của sao băng mà bà đã nhìn thấy trước đó. Điềm báo cho thấy mối đe dọa còn lớn hơn cả những tác động từ các bộ tộc lân cận. Nào chúng ta nói lướt qua các trò chơi. Chủ đề này rất nghiêm túc vì tờ New York Times có viết lại một câu chuyện trên số báo chủ nhật ngày 17/2 về trò chơi. Bên dưới bài báo có câu "chủ đề còn sâu sắc hơn chuyện giới tính. Một cách nghiêm túc, nhưng vô cùng buồn cười. Một bộ sưu tập ý tưởng mới về phát triển." Không tồi, trừ phi bạn xem bài báo đó, có gì còn thiếu phải không? Hình như không thấy nói về người lớn? Hãy quay về thế kỷ 15. Đây là một sân chơi ở Châu Âu, với 124 loại trò chơi khác nhau. Mọi lứa tuổi, chơi riêng, trò vận động cơ thể, trò chơi dụng cụ, trò chọc quẹo. Thật vậy. Tôi nghĩ đó là một bức hình độc đáo về khung cảnh của một sân chơi. Tôi nghĩ chúng ta có thể đã đánh mất điều gì đó trong văn hóa. Tôi sẽ cho bạn thấy một cảnh tượng kinh ngạc. Phía bắc thị trấn Churchill, Manitoba, vào tháng 10 và 11, không có băng ở vịnh Hudson. Và chú gấu bắc cực mà bạn thấy là chú gấu đực nặng 1200 pound, chú rất hoang dã và rất đói. Norbert Rosing, một nhà nhiếp ảnh người Đức, có trên hình, đang thực hiện chuỗi hình về những chú chó eskimo, chúng đang bị cột. Từ bên ngoài phía trái khung hình, con vật bước đến, đó là một con gấu đực bắc cực với đôi mắt săn mồi. Có ai trong các bạn đến Châu Phi hay bị một con chó dữ đuổi, bạn sẽ cảm được cái nhìn săn mồi làm bạn khủng hoảng. Nhưng trước cái nhìn nguy hiểm đó một con chó eskimo cái đang hạ thấp người, vẫy tai. Cái gì đó bất thường xảy ra. Thái độ bất động của chú gấu-- thường lặp lại đúng như vậy và kết thúc bằng một bữa ăn -- đã thay đổi. Chú gấu bắc cực này theo dõi con chó eskimo, không móng vuốt đưa ra, không nhe nanh. Và chúng bắt đầu một vũ điệu không thể tin được. Một vở ba lê. Vở diễn trong thiên nhiên: không phải là một cảnh tượng ăn thịt và cũng không phải cuộc chiến giết chóc ngắn ngủi. Nếu nhìn kỹ chó eskimo thì thấy nó đưa cái cổ họng về phía gấu bắc cực, và nhìn kỹ hơn nữa, thì chúng đang trong trạng thái thay đổi. Chúng vào trò chơi. Đó là trạng thái cho phép 2 con vật thăm dò nhau tối đa. Chúng bắt đầu làm điều mà chúng chưa bao giờ làm nếu không có tín hiệu của trò chơi. Đó là một ví dụ tuyệt vời để mô tả một sự áp đảo về sức mạnh có thể bị chìm khuất sau một quá trình tự nhiên quanh ta. Làm thế nào tôi chứng kiến được? John đã bảo tôi làm vài nghiên cứu với kẻ giết người, và tôi nhận lời. Kẻ giết người ở Tòa Tháp Texas đã mở mắt tôi, nhìn lại, khi chúng tôi nghiên cứu về vụ thảm sát hàng loạt kinh hoàng, để thấy tầm quan trọng của trò chơi, trong đó, theo nghiên cứu, đối tượng bị thiếu trầm trọng việc chơi đùa. Tên của đối tượng là Charles Whitman. Nhóm của chúng tôi, gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi, cuối cùng chúng tôi nhận thấy sự thiếu trò chơi và sự cấm đoán trò chơi theo lứa tuổi làm cho anh ta trở nên dễ bị tổn thương trước những bi kịch mà anh ta gặp. Và phát hiện này được kiểm chứng qua thời gian -- không may điều đó càng đúng với thời gian gần đây, tại trường Virginia Tech. Những nghiên cứu khác trên nhóm có nguy cơ làm tôi quan tâm nhiều hơn về tầm quan trọng của trò chơi, nhưng tôi không hiểu trò chơi là gì. Nhiều năm làm việc với lịch sử trò chơi của nhiều người tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi không hiểu trọn vẹn về trò chơi. Tôi không nghĩ ai trong chúng ta hiểu trọn vẹn về nó, cho dù theo nghĩa nào. Nhưng có nhiều cách để tìm hiểu về nó mà tôi có thể nói với bạn -- để cho chúng ta cách phân loại, cách suy nghĩ về nó. Và hình ảnh này, đối với con người, là điểm khởi đầu của trò chơi. Khi người mẹ và đứa trẻ nhìn vào mắt nhau, đứa trẻ đủ lớn để biết mỉm cười, điều xảy ra -- một cách tự phát -- là sự bùng nổ niềm vui đối với người mẹ. Cô ta bắt đầu bi bô, nựng nịu và mỉm cười, và đứa bé cũng vậy. Nếu ta đo điện não đồ của họ, ta sẽ thấy não phải của họ có cùng nhịp, vậy sự xuất hiện niềm vui trong trò chơi này và hiện tượng sinh lý của nó là điều mà chúng ta bắt đầu hiểu được. Tôi muốn bạn hiểu rằng mỗi trò chơi phức tạp đều xây dựng trên nền tảng chung của con người. Vậy tôi sẽ đưa bạn qua một cách nhìn về trò chơi, nhưng đó không phải là một cách duy nhất. Chúng ta xem trò chơi vận động cơ thể, đó là một mong muốn tự phát để thoát trọng lực. Đây là một con dê núi. Nếu bạn có một ngày tồi tệ, hãy: thử cái này hãy nhảy chồm chồm, hãy lắc lư quay tròn -- bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Bạn có thể cảm thấy như nhân vật này người cũng chỉ làm như thế vì ý muốn tự phát. Nó không có một mục đích đặc biệt nào, và đó là điều tuyệt vời về trò chơi. Nếu mục đích quan trọng hơn những động tác đó, thì nó không còn là trò chơi nữa. Có một loại trò chơi khác, đó là trò chơi vật thể. Chú khỉ Nhật bản này làm bóng tuyết, và nó sắp lăn xuống đồi. Và -- chúng không ném bóng tuyết vào nhau, nhưng đó là một phần cơ bản của trò chơi. Tay người, dùng để nhào nặng đồ vật, là cánh tay thực hiện ý muốn của não; não điều khiển tay; và trò chơi là trung gian nhờ đó hai vật não-tay nối với nhau theo cách tốt nhất. JPL mà chúng ta vừa nghe sáng nay -- JPL là một nơi tuyệt vời. Họ có hai tư vấn viên, Frank Wilson và Nate Johnson, -- Frank Wilson là nhà thần kinh học, Nate Johnson là thợ cơ khí. Anh ta dạy cơ khí trong một trường trung học ở Long Beach, và đã nhận thấy rằng học sinh không có khả năng giải toán. Anh ta cố gắng hiểu tại sao. Và anh ta kết luận, theo anh ta, học sinh sẽ không thể giải những bài toán dài hơn, như là sửa xe hơi, khi họ không làm việc với đôi tay. Frank Wilson đã viết một quyển sách với tựa đề "Bàn Tay." Họ viết cùng nhau -- JPL đã thuê họ. Bây giờ, JPL, NASA và Boeing, trước đây họ thuê 1 nhà nghiên cứu và một người tìm giải pháp phát triển -- thậm chí, họ là những thủ khoa của Harvard hay Cal Tech -- nếu họ không sửa xe, không làm những thứ với đôi bàn tay khi họ còn nhỏ, không chơi với đôi bàn tay, thì họ không thể giải quyết vấn đề giỏi được. Vậy trò chơi rất hiệu quả và rất quan trọng. Một trong những thứ liên quan đến trò chơi đó là sự tò mò và thăm dò. (Cười) Nhưng nó phải là sự dò dẫm an toàn. Trò này có vẻ an toàn -- đó là cậu bé rất tò mò và mẹ. Những hoàn cảnh khác có vẻ không an toàn lắm. Nhưng sự tò mò, sự khám phá là một phần của khung cảnh trò chơi. Nếu bạn muốn tham gia, thì bạn cần trò chơi xã hội. Đó là trò chơi nhiều người, và là một phần của buổi nói chuyện hôm nay, và là hệ quả của khung cảnh trò chơi. Trò vật lộn. Những sư tử con này, nhìn từ xa, trông giống như chúng đang đánh nhau. Nhưng nếu bạn nhìn gần, chúng có vẻ giống chú gấu bắc cực và chó eskimo: không móng vuốt, không xù lông, mắt không long lên, miệng mở mà không có nanh, động tác nhẹ nhàng, động tác múa dẻo -- tất cả các yếu tố đặc biệt của trò chơi. Trò vật lộn là một bài tập tuyệt vời cho tất cả chúng ta. Ví dụ trẻ trước tuổi đi học nên được cho phép lặn, va chạm mạnh, huýt gió, la hét, quậy phá, và được phát triển thông qua những cảm xúc bình thường và nhiều trò chơi xã hội khác -- thông minh, cảm xúc và thể chất -- đó là một phần của trò vật lộn. Trò quan sát, trò chơi động tác -- chúng ta trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Những bạn đến từ Boston biết đây là một thời điểm -- rất hiếm -- ở đó đội Red Sox thắng giải bóng chày thế giới. Hãy nhìn khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của mọi người trong bức hình lộn xộn này, và bạn có thể hiểu tất cả họ đang chơi. Một trò chơi đầy sáng tạo. Tôi thích bức tranh này vì con gái tôi, bây giờ đã 40 tuổi, có trong đó, nhưng nó gợi tôi nhớ đến câu chuyện của con bé và sự tưởng tượng của nó, về khả năng kể chuyện không dừng ở lứa tuổi đó -- tuổi tiền học đường. Một phần rất quan trọng để trở thành người chơi là tưởng tượng chơi một mình. Tôi thích cái này, vì nó liên quan đến chúng ta. Tất cả chúng ta đều có câu chuyện riêng đó là câu chuyện nội tâm của riêng ta. Đơn vị thông minh của phần lớn trí não của chúng ta là câu chuyện. Hôm nay tôi nói với bạn một câu chuyện về trò chơi. Tôi nghĩ thổ dân này đang nói về con cá chạy thoát, nó dài lắm, nhưng đó là một phần cơ bản trong cảnh trò chơi này. Vậy cái gì tham gia chơi trong não? Nhiều thứ lắm. Chúng ta không biết hết về điều xảy ra trong não người, vì tài chính không đủ cho nghiên cứu về trò chơi. Tôi vào trung tâm trưng bày Carnegie và tìm tài trợ. Họ đã cho tôi một số tiền tài trợ lớn khi tôi còn làm trong viện hàn lâm lo nghiên cứu tài xế gây tội ác do rượu, tôi nghĩ đã thu được một tài liệu tốt, và tôi đã bỏ ra nửa giờ để nói về trò chơi, đương nhiên họ không chơi -- không cảm thấy trò chơi là nghiêm túc. Tôi nghĩ -- vài năm trước đây -- tôi nghĩ cơn sóng đòi nghiêm túc đó đã qua rồi, và cơn sóng trò chơi đang lên cao, vì có vài ngành khoa học mũi nhọn tham gia. Không gì thắp sáng bộ não bằng trò chơi. Trò chơi không gian 3 chiều kích thích kích thích tiểu não, đưa nhiều xung động điện vào thùy trán -- phần điều khiển -- giúp tăng cường bộ nhớ ngữ cảnh, và -- vân vân. Vậy, theo tôi, nó là chuyến mạo hiểm kiến thức cực kỳ phong phú để thấy khoa học thần kinh kết với trò chơi, và để mang mọi người đến với nhau trong chuyên ngành của mình họ thường không nghĩ về cách thức này. Đó là một phần trong chương trình của Viện Quốc gia về Trò chơi. Và đó là một trong những cách bạn có thể học chơi -- là có được một máy điện não đồ với 256 đầu điện cực. Tôi tiếc vì chưa có được đối tượng trò chơi, nhưng có thể thay đổi được, điều đó hiện đang hạn chế nghiên cứu về trò chơi. Chúng tôi chọn kịch bản mẹ-con chúng tôi hy vọng sẽ làm được nghiên cứu. Lý do mà tôi đưa điều đó ra ở đây là sếp hàng những ý tưởng của tôi về mục tiêu của trò chơi. Thế giới loài vật luôn xác định mục tiêu. Trong thế giới loài vật, nếu bạn bắt những con chuột, được nối mạng để chơi lúc chúng còn trẻ và bạn cấm chúng chơi -- chúng kêu, chúng vật, chúng cắn nhau, đó là một phần của trò chơi của chúng. Nếu bạn chặn hành vi đó trong một nhóm mà bạn đang thí nghiệm, và bạn cho phép trò chơi trong nhóm khác mà bạn đang thí nghiệm, và rồi bạn đeo cho những con chuột này với một vòng cổ có mùi mèo, chúng được gắn thiết bị rồi để chạy và trốn. Khá thông minh -- chúng không muốn bị con mèo giết. Vậy điều gì xảy ra? Chúng đều trốn. Con không chơi không bao giờ thoát được -- chúng chết. Con chơi thăm dò cẩn thận môi trường, và bắt đầu kiểm tra lại mọi thứ. Điều đó nói cho tôi, ít ra trong những con chuột-- và tôi nghĩ chúng có dẫn truyền thần kinh giống chúng ta và cùng cấu trúc vỏ não -- trò chơi có thể rất quan trọng cho sự sinh tồn của chúng ta. Và -- có nhiều nghiên cứu khác về động vật tôi có thể nói đến. Giờ đến một hệ quả của việc lấy mất trò chơi. (Cười) Điều đó cần nhiều thời gian -- Tôi phải đưa Homer xuống và đặt vào máy quét MRI và máy quét SPECT và máy điện não đồ nhiều cực điện, nhưng như một củ khoai, não của nó bị co lại. Chúng ta biết trong những con vật nuôi và những động vật khác, khi chúng bị thiếu trò chơi, chúng không -- và chuột cũng vậy -- chúng không phát triển não bình thường. Chương trình muốn nói rằng ngược nghĩa với trò chơi không phải là công việc, mà chính là trầm cảm. Tôi biết bạn đang nghĩ về cuộc sống không có trò chơi -- không hài hước, không ve vãn, không phim ảnh, không game, không mơ tưởng và vân vân. Hãy thử tưởng tượng một nền văn hóa hay cuộc sống, người lớn hay trẻ nhỏ mà không có trò chơi. Điều duy nhất chỉ có ở loài người là chúng ta được tạo ra để chơi đùa trong suốt cuộc đời. Chúng ta có khả năng chơi với dấu hiệu. bạn còn nhớ con chó tôi chụp trên bãi biển Carmel vài tuần trước. Điều sẽ xảy ra từ thái độ đó là trò chơi. Bạn có thể tin điều đó. Sự thật cơ bản của con người được hình thành qua các dấu hiệu trò chơi. Chúng ta bắt đầu mất dần tính chơi đùa trong văn hóa hay thứ khác, khi lớn. Thật đáng tiếc. Tôi nghĩ, đến lúc này chúng ta đã biết được điều cần làm. Bây giờ, Jane Goodall có một trò chơi với một chú khỉ đột. Một phần của hệ thống tín hiệu của trò chơi phải làm với âm thanh, với nét mặt, với cơ thể với động tác. Bạn biết, bạn có thể nói -- và tôi nghĩ khi chúng ta cùng chơi chung thì điều quan trọng cho các nhóm là có được sự an toàn thông qua các việc chia sẻ các tín hiệu trò chơi. Bạn có thể không biết từ này, nhưng nó nên được gọi theo tên khoa học gồm giống và loài. Vì chữ neoteny có nghĩa là sự giữ lại các đặc điểm của tuổi thơ khi đã trưởng thành. Theo nhân chủng học, bề ngoài của chúng ta, theo nhiều nghiên cứu, là giống loài có tính neoteny nhiều nhất, nghĩa là vẫn giữ được nét trẻ, linh hoạt, dẻo dai nhất so với mọi sinh vật. Vì thế chúng ta là giống loài chơi đùa nhiều nhất. Điều đó tạo cho chúng nhiều thuận lợi trong việc thích nghi với môi trường. Có một cách để quan sát trò chơi mà tôi cũng muốn nhấn mạnh ở đây, đó là lịch sử trò chơi. Câu chuyện trò chơi của mỗi người là độc nhất, và thường thì chúng ta không nghĩ là nó đặc biệt. Đây là 1 quyển sách được viết bởi một diễn viên nổi tiếng với tên gọi Kevin Carroll. Kevin Carroll xuất thân từ môi trường vô cùng thiếu thốn: mẹ nghiện rượu, không cha, trong khu dân nghèo ở Philadelphia, người da đen, phải lo cho một đứa em trai. Cậu hiểu được tình trạng tồi tệ của mình khi đang xem một sân chơi từ bên ngoài hàng rào ngăn cách, cậu cảm thấy cái gì đó không bình thường. Thế là cậu ta luôn nghĩ về điều đó. Và cuộc đời của cậu -- sự đổi đời từ thiếu thốn và tương lai tăm tối -- bị tù hoặc chết -- cậu trở thành nhà ngôn ngữ, huấn luyện viên đội 76ers và giờ là MC đầy cảm hứng. Cậu đã có một lực biến đổi cho toàn cuộc đời của cậu. Có một câu chuyện khác mà tôi nghĩ là còn đang diễn ra. Các bạn còn nhớ Al Gore trong thời gian đầu và thời gian thành công, nhưng sự thất bại bầu cử tổng thống, có thể nhắc nhớ ông ta về sự cứng nhắc và không hoàn toàn là chính mình, đối với cử tri. Nhìn vào lịch sử, trong lĩnh vực báo chí cũng vậy, với tôi, -- nhìn lùi lại lịch sử -- nhiều thời gian trong đời ông ta đã được lên kế hoạch. Mùa hè làm việc rất vất vả trong cái nóng của Tennessee. Ông ta có sự kỳ vọng của người cha nghị sỹ và của cả Washington, D.C. Dù vậy tôi vẫn nghĩ ông ta có khả năng chơi đùa -- vì tôi biết vài điều -- khi ông ta không đắc cử, tôi nghĩ như ông ta lúc này đang chú ý vào đam mê cá nhân và vào động lực bên trong, tôi nghĩ đó là nền tảng trong mỗi chúng ta trong lịch sử trò chơi của mình. Vậy điều tôi muốn khuyến khích ở mức độ cá nhân nên làm là xem lại nhanh nhất có thể để đạt được trạng thái vui đùa thoải mái và rõ nét nhất mà bạn có thể nghĩ ra, bất cứ với 1 đồ chơi, vào ngày sinh nhật hay kỳ nghỉ. Hãy bắt đầu xây dựng với cảm xúc để có thể kết nối với chính cuộc sống mình lúc này. Bạn sẽ thấy, bạn có thể thay đổi công việc -- điều đó xảy ra với nhiều người khi họ làm điều đó -- để được mạnh mẽ hơn nhờ vào trò chơi của họ. Hoặc là bạn sẽ làm phong phú cuộc sống bằng cách ưu tiên cho trò chơi và chú ý đến điều đó. Phần lớn chúng ta làm việc nhóm, và tôi nhấn mạnh điều đó vì trường thiết kế tại Stanford, nhờ David Kelley và nhiều người khác những người có nhiều kỳ vọng vào cơ ngơi của họ, cho phép nhóm chúng tôi làm việc với nhau và sáng tạo ra khóa học có tên gọi "Từ Trò chơi đến Sáng tạo." Bạn sẽ thấy khóa học này nhắm vào trạng thái chơi đùa của con người, giống như gấu bắc cực và chó eskimo và điều quan trọng là tạo ra ý tưởng: "để thăm dò thái độ chơi đùa, sự phát triển và nền tảng sinh lý; để áp dụng những nguyên lý, thông qua các ý tưởng thiết kế, để khuyến khích sáng kiến trong thế giới cộng đồng; và sinh viên sẽ làm việc với đối tác thực trong những dự án thiết kế với sự áp dụng rộng lớn." Đây là chuyến đi đầu tiên của chúng tôi. Chúng tôi có 2,5 hay 3 tháng và chương trình thật vui. Đây là học trò ngôi sao của chúng tôi, chú chó labrador, chú đã dạy chúng tôi về trò chơi, và là bậc thầy lão luyện trong công việc này. Brendan Boyle, Rich Crandall -- và bên phải là một người, tôi nghĩ người đó mong ước cùng với George Smoot đoạt giải Nobel -- Stuart Thompson, trong ngành khoa học thần kinh. Vậy chúng tôi có Brendan, từ công ty IDEO, và những người còn lại đang ngồi riêng và nhìn các học viên vì họ đưa nguyên lý trò chơi vào các hoạt động của lớp học. Một trong các dự án là tìm xem điều gì làm cho các cuộc họp trở nên nhàm chán, và cố gắng làm điều gì đó để thay đổi. Vậy tiếp theo sẽ là một bộ phim do học viên làm về chính vấn đề đó. Người dẫn chương trình: Chủ đề là sự xuất hiện của tình trạng trí tuệ trong đó con người đắm chìm vào chính dòng chảy do mình tạo ra. Con người được mô tả bằng cảm giác của việc tập trung năng lượng, sự bao gồm trọn vẹn và thành công trong các quá trình của hoạt động. Một cái nhìn xuyên thấu quan trọng mà chúng ta biết được về các lần hội họp là người ta đã làm cho các cuộc họp, từ lần này đến lần khác, thất bại đúng nghĩa. Người tham gia các cuộc họp không biết khi nào họ được quay lại với công việc mà họ đang bỏ dở. Nhưng đó không phải là cách này. (Nhạc) Vài hiền nhân và cao tăng ở nơi đây, được gọi là d.school họ thiết kế một cuộc họp mà bạn có thể thực sự an tâm ra đi khi nó kết thúc. Hãy dừng họp, và hãy lấy ý tưởng bạn có thể gặp lại tôi. Vì khi bạn cần nó lúc khác, cuộc họp đã được ghi lại và nằm trên cái móc áo trong tủ. Cuộc họp mang theo được. Vì khi bạn đến, bạn lấy mọi thứ mình cần để có được cuộc họp hữu ích và vui vẻ. Nhưng khi bạn bắt đầu -- đó là khi hành động thực tế bắt đầu. (Nhạc) (Cười) (Vỗ tay) Stuart Brown: Vậy tôi nên khuyến khích tất cả các bạn mạnh dạn hơn không phải trong các công việc vui thú -- ở đó bạn xếp thời gian để chơi -- nhưng ở đó cuộc sống của bạn được đầy tràn từng phút, từng giờ, cơ thể của mình với đồ vật, với các loại quan hệ xã hội, kỳ thú và luôn thay đổi của trò chơi. Tôi nghĩ bạn sẽ khá hơn và có cuộc sống tràn đầy năng lượng. Cảm ơn. (Vỗ tay) John Hockenberry: Có vẻ điều bạn đang nói là có thể có cái gì đó rất quyến rũ trong việc làm của bạn và xin bạn nói tiếp đi -- Tôi nghĩ tôi biết điều này, trong kiến thức tâm lý bình dân về trò chơi, nói cách khác, cách mà động vật và con người trao đổi trong các trò chơi, là giống như một sự diễn tập cho các hoạt động trưởng thành. Công việc của bạn dường như gợi ra rằng đó là một sự sai lầm đầy quyền lực. SB: Vâng, tôi không nghĩ hoàn toàn như vậy, tôi nghĩ có thể vì động vật dạy cho chúng ta điều đó. Nếu bạn bắt con mèo dừng chơi -- bạn làm điều đó, chúng ta sẽ thấy con mèo đi loanh quanh -- chúng chỉ săn mồi tốt khi chúng không chơi. Nếu bạn tưởng tượng một đứa bé muốn trở thành Kinh Kong, hay một tay đua xe ô tô, hay lính cứu hỏa, chúng không trở thành tay đua hay lính cứu hỏa đâu, bạn biết mà. Vậy có một khác biệt giữa sự chuẩn bị cho tương lai -- đó là điều phần lớn mọi người thích nghĩ đến khi nói về trò chơi -- và việc nghĩ đến điều đó là sự khác biệt, chỉ có ở loài người chúng ta. Đây là nơi con vật săn mồi của tôi trong 4 đến 5 năm đã làm thay đổi cách nhìn của tôi từ một nhà lâm sàng thành tôi bây giờ, đó là trò chơi có giá trị sinh học, giống như giấc ngủ và giấc mơ. Về mặt sinh học, nếu bạn quan sát giấc ngủ và giấc mơ, giấc ngủ và giấc mơ của động vật, và chúng tập dợt và chúng làm những thứ khác như trợ giúp trí nhớ và là một phần rất quan trọng của giấc ngủ và giấc mơ. Bước kế tiếp của tiến hóa của động vật có vú và sinh vật có nơ ron mở rộng tuyệt vời sẽ biết chơi. Việc chú gấu bắc cực và chó eskimo hoặc kẻ ba hoa và chú gấu hoặc bạn và tôi và mấy chú chó có thể chơi với nhau và có kinh nghiệm làm những trò chơi riêng như là những thứ riêng biệt. Điều đó rất quan trọng trong việc học và hình thành não. Vậy, đó không chỉ là thứ bạn làm trong lúc rảnh rỗi. JH: Cách thức bạn giữ -- bạn biết bạn là một phần của cộng đồng, và bạn phải lý giải sự công việc của mình với nhà tài trợ và đề xuất như người khác- cách thức bạn dự phòng- một số dữ liệu bạn tạo ra, ngành khoa học tuyệt vời mà bạn nói đến là cần can thiệp. Làm sao bạn dự phòng được sự giải thích của báo chí về việc của bạn hay sự can thiệp của cộng đồng khoa học đến sự áp dụng công việc của bạn, như là nhạc Mozart, ở đó, " Ôi, máy MRI cho thấy trò chơi làm tăng sự thông minh của bạn. Hãy nuôi đầy đủ những đứa trẻ này, thả chúng vào với nhau cho chúng chơi hàng tháng; tất cả chúng sẽ tài giỏi và vào học ở Harvard." Làm thế nào bạn ngăn mọi người nói những loại hoạt động này về dữ liệu bạn đang phát triển? SB: Tôi nghĩ cách duy nhất tôi biết làm điều đó là tập trung những người cố vấn tôi có họ là những nhà thực hành -- họ có thể hình thành thông qua những trò chơi bất chợt hay chọc ghẹo hay gì đi nữa -- một tập sách trò chơi. Vậy là mọi người đã biết nó ở đây. và rồi các bạn gặp một chuyên gia máy MRI, Frank Wilson, và bạn gặp được những nhà khoa học nổi tiếng khác, có cả những nhà thần kinh học. Và bạn mời họ vào nhóm để làm việc về trò chơi, nó thật là khó nếu không coi trọng việc đó. Không may, điều đó không được làm đủ ở Viện Khoa học Quốc gia, Viện Sức khỏe Tâm thần Quôc gia hay bất cứ cơ sở nào có cái nhìn nghiêm túc về lĩnh vực này. Tôi nghĩ bạn không nghe điều gì về ung thư hay bệnh tim liên quan đến trò chơi. Tôi thấy nó như là điều cơ bản để sinh tồn -- về lâu về dài -- như là học về những điều cơ bản liên quan đến sức khỏe cộng đồng. JH: Stuart Brown, cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) Thời gian trôi đi. Thật sự là gần 20 năm trước khi tôi muốn hệ thống lại cách chúng ta sử dụng thông tin, cách ta làm việc cùng nhau: tôi đã phát minh ra mạng toàn cầu. Bây giờ, đã là 20 năm, tại TED, tôi muốn nhờ sự giúp đỡ từ các bạn trong việc hệ thống mới. Quay ngược về năm 1989, tôi đã viết một bản ghi nhớ về hệ thống siêu văn bản toàn cầu. Thật sự thì không có ai làm gì với nó hết. Nhưng 18 tháng sau - đây là cách sự đổi mới diễn ra - 18 tháng sau, ông chủ nói tôi có thể thực hiện nó ở bên ngoài, như là một loại dự án cho vui, khởi động loại máy tính mới. Và do đó ông ấy đã cho tôi thời gian để mã hóa nó. Vì thế về cơ bản là tôi phác thảo HTML nên trông như thế nào: giao thức siêu văn bản, HTTP; ý tưởng về URLs, những cái tên cho những thứ khác mà bắt nguồn từ HTTP. Tôi viết bảng mã và để ra chỗ khác. Tại sao tôi làm vậy? Cơ bản là thất bại. Tôi đã thất bại - tôi đã làm việc như một kĩ sư phần mềm trong phòng thí nghiệm khổng lồ và thú vị, rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới. Họ mang theo tất cả các loại máy tính khác nhau. Họ có tất cả các kiểu định dạng dữ liệu khác nhau, tất cả các kiểu, loại hệ thống tư liệu. Cho nên, trong sự đa dạng đó, nếu tôi muốn tìm ra cách xây dựng cái gì đó ngoài chỗ này một chút và chỗ kia một chút mọi thứ tôi nghiên cứu, tôi phải kết nối với vài thiết bị mới, tôi phải học vận hành chương trình mới, tôi sẽ tìm ra thông tin tôi cần trong định dang dữ liệu mới. Và tất cả những thứ đó không tương thích. Đó chỉ là thất bại. Thất bại là những tiềm tiềm năng chưa mở ra. Thực tế, trong tất cả những cái đĩa này đều có những tư liệu. Nên nếu bạn chỉ tưởng tượng ra tất cả chúng trở thành một cái gì đó lớn lao, hệ thống tư liệu ảo trên trời, ví như là trên Internet, thế thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều. Một khi bạn đã có ý tưởng thì nó như kiểu trêu ngươi bạn ngay cả nếu người ta không đọc ghi chép của bạn -- -- thật ra là, sau khi chết bản thảo của ông được tìm thấy. Ông ghi bằng bút chì ở trong góc, "không rõ ràng, nhưng thú vị" (Tiếng cười) Nhưng nói chung là khó - nó thật sự khó để giải thích mạng web trông như thế nào. Khó để giải thích rằng hồi đó đã rất khó. Nhưng sau đó - OK, khi TED bắt đầu, không hề có mạng vậy nên những thứ như "click" không hề có nghĩa tương tự. Tôi có thể cho xem một phần siêu văn bản, một trang có đường liên kết, và khi ta bấm vào đường truyền và bing - một trang siêu văn bản khác mở ra. Không ấn tượng gì. Bạn biết đó, ta có các thứ trong siêu văn bản trong CD_ROMs. Cái khó là khiến họ tưởng tượng: vậy, hãy tưởng tượng đường truyền có thể đi đến tới hầu hết các tư liệu có thể tưởng tượng. Đó là bước nhảy mà rất khó để thực hiện. Ờ thì, một số người đã làm. Vậy nên, rất khó để giải thích, nhưng có một chuyển biến cơ sở. Và đó là cái làm nó trở nên hay nhất. Đó là điều thú vị nhất, không là kỹ thuật, không là thứ người ta đã làm mà là xã hội, tinh thần của mọi người làm cùng nhau, gửi thư điện tử. Đó là cái giống như vậy. Bạn biết không? Nó buồn cười, nhưng giờ thì nó lại giống vậy. Tôi yêu cầu, nhiều hay ít, hãy đưa tư liệu Tôi nói, "Bạn có thể đưa các tư liệu lên trang web này không?" Và họ đã làm. Cảm ơn. Đó là một cú huých, đúng không? Ý tôi là, điều đó khá là thú vị vì ta khám phá các thứ trên trang web thật sự quá tuyệt vời. Hơn rất nhiều so với tưởng tượng ban đầu khi đặt địa chỉ web nhỏ ban đầu với nhau mà chúng ta bắt đầu với. Bây giờ, tôi muốn bạn đưa dữ liệu của bạn lên trang mạng. Hóa ra rằng vẫn có những tiềm năng khổng lồ chưa được mở khóa. Vẫn còn là sự thất bại lớn bởi vì ta không có dữ liệu trên trang mạng như là dữ liệu. Ý là sao, "dữ liệu"? Khác gì nhau - tư liệu, dữ liệu? Tư liệu bạn đọc, đúng không? Nhiều hay ít, bạn đọc nó, bạn có thể theo đường dẫn, thế thôi. Dữ liệu-bạn có thể làm tất cả với máy tính Ai đã ở đây hoặc cách khác xem bài nói của Hans Rosling? Một trong những người tuyệt với - vâng nhiều người đã xem nó - một trong những bài nói tuyệt với của TED. Hans đưa ra bài thuyết trình trong đó ông đã chỉ ra, cho những đất nước khác nhau, trong màu sắc khác nhau - ông cho thấy mức độ thu nhập trên một trục ông cho thấy số tử vong trẻ sơ sinh, và biến đổi theo thời gian Do đó, ông đã lấy dữ liệu này và làm bài thuyết trình mà đã phá hủy rất nhiều chuyện hoang đường về kinh tế trong thế giới đang phát triển. Ông thiết lập một trình chiếu nhỏ như vậy. Nó có chứa ngầm tất cả các dữ liệu Dữ liệu là màu nâu, hình hộp và nhàm chán và đó là thứ ta nghĩ về nó, đúng không? Vì dữ liệu không thể tự dùng một cách tự nhiên nhưng thực tế, dữ liệu chứa một lượng lớn những gì xảy ra trong cuộc sống chúng ta và nó như thế là vì ai đó lấy dữ liệu và làm cái gì đó với nó. Trường hợp này, Hans đặt dữ liệu với nhau ông đã tìm từ tất cả trang mạng và các thứ của nước Mỹ. Ông đã đặt chúng với nhau, kết hợp nó với vài thứ thú vị hơn bản gốc và sau đó ông đưa nó vào phần mềm này, mà tôi nghĩ con trai ông đã phát triển nó, và tạo ra bài thuyết trình tuyệt vời này. Và Hans đã tạo một điểm nhấn khi nói, "Nhìn xem, có nhiều dữ liệu thật sự rất quan trọng". Và tôi hạnh phúc khi thấy điều đó tại bữa tiệc tối qua khi ông ấy vẫn nói, rất mạnh mẽ, "Có nhiều dữ liệu thật sự rất quan trọng". Vậy tôi muốn bây giờ chúng ta hãy nghĩ không chỉ hai mảnh dữ liệu được kết nối, hay sáu giống như ông ấy đã làm, nhưng tôi muốn nghĩ về một thế giới mà ở đó mọi người đều đưa dữ liệu lên mạng mọi thứ tưởng tượng ban đầu đều trên mạng và sau đó gọi là dữ liệu liên kết. Kỹ thuật là dữ liệu liên kết, rất đơn giản. Nếu bạn muốn đưa cái gì lên mạng thì có ba quy tắc: đầu tiên là tên HTTP - những thứ này bắt đầu với "http:" - bây giờ chúng tôi dùng chúng không chỉ cho tư liệu, chúng tôi dùng cho các thứ tư liệu đề cập. Chúng tôi dùng cho con người, địa điểm, chúng tôi dùng nó cho sản phẩm của bạn, dùng cho các sự kiện. Tất cả loại khái niệm, họ có tên bắt đầu với HTTP. Quy tắc thứ hai, nếu bạn lấy một trong số các tên HTTP và bạn tra cứu nó và tôi làm về mạng với nó và lấy dữ liệu sử dụng giao thức HTTP từ mạng, tôi sẽ lấy về một vài dữ liệu với định dạng chuẩn là loại dữ liệu có ích mà vài người muốn biết về điều đó, về sự kiện đó. Ai ở sự kiện? Bất cứ gì về người đó, họ sinh ra ở đâu, những thứ như thế. Quy tắc hai tôi lấy về thông tin quan trọng Quy tắc ba là khi tôi lấy lại thông tin đó nó không chỉ là chiều cao và cân nặng và nơi sinh của ai đó, nó có cả những mối quan hệ. Dữ liệu là những nối quan hệ. Thú vị là, dữ liệu là các mối quan hệ. Người này sinh ở Berlin; Berlin ở Đức. Khi có các mối quan hệ, bất cứ khi nào diễn tả một mối quan hệ khi đó những thứ khác có liên quan được đưa ra là một trong các tên bắt đầu với HTTP Do đó, tôi có thể tiếp tục tra cứu cái đó. Vậy tôi tìm một người - sau đó tôi có thể tìm thành phố sinh ra sau đó tôi có thể tìm nó thuộc vùng nào, trong thị trấn nào, dân số của nó, vân vân. Do đó tôi có thể duyệt những thứ đó. Vậy nó thật sự là như thế. Đó là dữ liệu kết nối. Một vài năm trước tôi viết một bài báo tựa đề "Dữ liệu liên kết" và sớm sau đó, vài thứ bắt đầu xuất hiện. Ý tưởng về dữ liệu liên kết mà chúng tôi có rất rất nhiều về những cái hộp của Hans và có rất rất nhiều những thứ được nảy mầm. Nó không chỉ là toàn bộ nhiều cái cây khác. Nó không chỉ là rễ nuôi lớn cái cây, nhưng với mỗi cái cây, bất kể là gì - bài thuyết trình, phân tích, ai đó tìm các mẫu trong dữ liệu - họ sẽ thấy tất cả các dữ liệu và họ sẽ thấy nó liên kết với nhau, và điều thật sự quan trọng về dữ liệu là càng kết nối nhiều thứ, nó càng mạnh hơn. Vậy, dữ liệu liên kết. Sự lan truyền đã vươn ra ngoài. Và, cũng khá sớm Chris Bizer tại trường Đại học Freie ở Berlin trong số người đầu tiên đưa lên thứ thú vị, ông để ý rằng Wikipedia - các bạn biết Wikipedia, bách khoa trực tuyến duy nhất với rất rất nhiều tư liệu thú vị trong đó. Trong tư liệu, có hình vuông, hình hộp nhỏ. Và trong hầu hết các hộp thông tin, là dữ liệu. Nên ông ấy viết chương trình lấy dữ liệu, trích nó từ Wikipedia, và bỏ vào một phần nhỏ dữ liệu liên kết trên trang mạng, mà ông gọi là dbpedia. Dbpedia thể hiện bằng khung màu xanh ở giữa trình chiếu này và nếu bạn thật sự tìm kiếm về Berlin, bạn sẽ thấy rằng có các vùng thông tin khác mà cũng có những thứ về Berlin, và chúng được liên kết với nhau. Vậy nếu bạn kéo dữ liệu về Berlin từ Dbpedia, bạn kết thúc bằng việc kéo cả các thứ khác Và thứ đang tồn tại bắt đầu phát triển. Đó cũng lại là cấp cơ sở. Hãy nghĩ một chút về dữ liệu. Dữ liệu đến từ thực tế dưới rất rất nhiều hình thức khác nhau. Nghĩ về sự đa dạng của trang mạng. Nó thật sự rất quan trọng rằng trang mạng cho phép bạn đưa tất cả loại dữ liệu lên đó. Nó với dữ liệu, Tôi có thể nói về mọi loại. Ta có thể nói về dữ liệu chính phủ, dữ liệu doanh nghiệp rất quan trọng, có dữ liệu khoa học, có dữ liệu cá nhân, có dữ liệu thời tiết, dữ liệu về sự kiện, có dữ liệu về các bài nói, và có tin tức và có tất cả các thứ. Tôi chỉ định đề cập một vài trong số đó để bạn hiểu được sự đa dạng của nó, cũng để bạn thấy tiềm năng chưa mở khóa nhiều như thế nào. Bắt đầu với dữ liệu chính phủ. Barack Obama đã nói trong bài diễn văn, rằng ông ấy - dữ liệu về chính phủ Mỹ sẽ có trên mạng dưới định dạng có thể tiếp cận. Hy vọng họ đưa nó lên như dữ liệu liên kết Điều đó là quan trọng. Tại sao quan trọng? Không chỉ vì minh bạch, minh bạch trong chính phủ là quan trọng nhưng dữ liệu này - đây là dữ liêu từ tất cả cơ quan chính phủ Nghĩ xem dữ liệu đó có giá bao nhiêu, nghĩ về cuộc sống ở Mỹ như thế nào. Nó thật ra rất hũu dụng. Nó có giá trị. Tôi có thể dùng nó trong công ty tôi. Tôi có thể dùng nó như đứa trẻ làm bài tập Vậy ta đang nói về việc tạo ra địa điểm, cho thế giới tốt hơn bằng cách tạo ra dữ liệu có sẵn. Thực tế nếu bạn có trách nhiệm - nếu bạn biết về vài dữ liệu trong cơ quan chính phủ, bạn thường thấy những người đó, họ rất muốn giữ kín nó - Hans gọi đó là ôm chặt cơ sở dữ liệu. Bạn ôm cơ sở dữ liệu, bạn không muốn bỏ ra tới khi bạn tạo một trang mạng đẹp cho nó. Ừ thì, tôi muốn đề nghị thay vào đó - vâng, làm một trang mạng đẹp, tôi là ai mà nói là đừng làm một trang đẹp? Hãy làm một trang mạng đẹp, nhưng đầu tiên hãy cho chúng tôi dữ liệu không giả tạo, chúng tôi muốn dữ liệu. Chúng tôi muốn dữ liệu không giả tạo. Bây giờ, chúng ta phải yêu cầu dữ liệu thô. Và tôi sẽ yêu cầu bạn thực hành, được chứ? Hãy nói từ "thô"? Khán giả: Thô. Hãy nói "dữ liệu" Khán giả: Dữ liệu. L: Hãy nói "bây giờ" Khán giả: Bây giờ! Được rồi, "dữ liệu thô ngay bây giờ"! Khán giả: Dữ liệu thô ngay bây giờ! Thực hiện như vậy. Điều đó là quan trọng vì bạn không biết có bao nhiêu lý do đâu. Mọi người tìm cách để giữ dữ liệu của họ và không đưa nó cho bạn, cho dù bạn trả tiền cho nó như một người đóng thuế. Và đó không chỉ ở Mỹ. Mà toàn thế giới. Và dĩ nhiên không chỉ chính phủ- mà cũng có cả các doanh nghiệp. Vì vậy tôi chỉ đề cập một vài suy nghĩ về dữ liệu. Bầy giờ chúng ta ở tại TED, và ta lúc nào cũng tỉnh táo với những thử thách khổng lồ trong xã hội loài nguời ngày nay chữa trị ung thư, hiểu bộ não cho bệnh Alzheimer, Hiểu nền kinh tế để làm cho nó ổn định hơn, Hiểu cách thế giới hoạt động. Giải quyết việc này là nhà khoa học Họ có nửa ý tưởng trong đầu, Họ cố giao tiếp những thứ đó qua mạng. Nhưng bây giờ có rất nhiều loại tri thức về loài người trong các cơ sở dữ liệu, thường nằm trong máy tính, và thật ra, là không được chia sẻ. Thực tế, tôi sẽ chỉ đi vào một chuyện, ví dụ, bệnh Alzhelmer. Sự phát minh ra thuốc - toàn bộ dữ liệu liên kết sẽ xuất hiện vì nhà khoa học lĩnh vực này nhận ra rằng đây là cách tuyệt vời để ra khỏi những kho chứa, vì họ có dữ liệu gen trong một cơ sở dữ liệu trong một tòa nhà, và họ có dữ liệu về chất hữu cơ ở chỗ khác. Ngày nay, họ đang gắn bó với - dữ liệu liên kết - và bây giờ họ có thể hỏi những câu, mà bạn có thể sẽ không hỏi, tôi không hỏi - họ hỏi. Loại protein nào tham gia vào việc truyền tín hiệu và cũng liên quan với tế bào thần kinh hình tháp? Bạn tiếp nhận thật nhiều và bạn đưa nó lên Google. Dĩ nhiên, không có trang mạng nào trả lời câu hỏi đó vì không có ai đã trả lời nó trước đây. Bạn có 223,000 kết quả - không kết quả nào dùng được Bạn hỏi dữ liệu liên kết - đang được đặt cùng nhau 32 kết quả, mỗi một đó là một chất đạm có các thuộc tính và bạn có thể nhìn thấy nó. Sức mạnh để hỏi những câu hỏi đó như một nhà khoa học - câu hỏi vượt qua các quy tắc khác nhau đó thật sự là sự thay đổi hoàn toàn. Điều đó rất rất quan trọng. Lúc này, nhà khoa học hoàn toàn lúng túng - sức mạnh của dữ liệu mà các nhà khoa học khác thu thập đc đã bị khóa và ta cần mở khóa nó để giải quyết những vấn đề khổng lồ. Bây giờ, nếu tiếp tục thế này, bạn sẽ nghĩ tất cả dữ liệu đến từ tổ chức khổng lồ và không có gì liên quan tới bạn. Nhưng điều đó không đúng. Thực tế, dữ liệu là về cuộc sống. Bạn chỉ - đăng nhập vào địa chỉ mạng xã hội, cái bạn thích, nói, "Đây là bạn tôi" Bing! Mối quan hệ. Dữ liệu. Bạn nói, "Tấm ảnh này, nó mô tả người này". Bìng! Đó là dữ liệu. Dữ liệu, dữ liệu, dữ liệu. Mỗi lần bạn làm gì đó với mạng xã hội, trang mạng xã hội lấy dữ liệu và dùng nó - tái tạo nó và dùng nó để làm cho cuộc sống con người thú vị hơn. Nhưng, khi tới vị trí dữ liệu kết nối khác và lần này hãy nói về du lịch, và nói, "Tôi muốn gửi tấm ảnh này đến mọi người trong nhóm" bạn không thể vượt qua bức tường, Nhà Kinh tế viết về nó, nhiều người bàn tán sự thất bại to lớn. Cách đạp đổ các kho chứa là để đạt đồng bộ giữa các địa chỉ mạng xã hội. Ta cần làm vậy với dữ liệu liên kết. Loại dữ liệu cuối cùng tôi nói đến, có lẽ thú vị nhất. Trước khi tôi xuống đây, tôi đã tìm trên OpenStreetMap OpenStreetMap là bản đồ, cũng là Wiki. Phóng to và cái hình vuông đó là nhà hát mà ta đang ngồi Nhà hát Terrace. Không có tên trên đó. Tôi vào phần biên tập, chọn nhà hát, Tôi có thể thêm cái tên vào bên dưới, và lưu nó lại. Và bây giờ nếu bạn vào OpenStreetMap.org, Khi tìm nơi này, bạn sẽ thấy Nhà hát Terrace có tên ở đó Tôi đã làm điều đó. Là tôi! Tôi làm thế với bản đồ. Vừa làm đó! Tôi đưa nó lên đó. Bạn biết gì không? Nếu bản đồ phố xá là về mọi nguời làm bổn phận của họ và nó tạo ra một nguồn không thể tin được vì mọi người khác làm việc của họ. Và đó là những gì về dữ liệu liên kết. Nó nói về mọi người đang làm phần của họ để làm ra một ít, và tất cả chúng đều kết nối với nhau. Đó là cách dữ liệu liên kết làm việc. Bạn làm bổn phận của mình. Những người khác làm của họ. Bạn có thể không tự có nhiều dữ liệu để đưa lên đây nhưng bạn biết yêu cầu nó. Và chúng ta sẽ tập luyện điều đó. Vậy, dữ liệu liên kết - nó khổng lồ. Tôi chỉ nói một số ít rất nhỏ trong các thứ Có dữ liệu ở mỗi khía cạnh cuộc sống, mỗi khía cạnh của công việc và sở thích, và nó không chỉ là con số của nơi có dữ liệu, mà nó kết nối với nhau. Và khi bạn kết nối dữ liệu với nhau, bạn có sức mạnh theo cách không chỉ xảy ra với trang mạng, mà còn với tư liệu. Bạn sẽ có sức mạnh khổng lồ nhờ nó. Vậy, bây giờ chúng ta đang ở tại sân khấu nơi mà ta phải làm điều đó - những nguời nghĩ đó là ý hay. Tất cả mọi người - tôi nghĩ rất nhiều người ở TED làm nhiều thứ mặc dù không có sự hoàn vốn ngay tức khắc vì nó sẽ chỉ thật sự chi trả khi mọi người khác hoàn thành nó - họ sẽ làm bởi vì họ là kiểu người làm những thứ mà chỉ tốt nếu người khác đã làm nó. Nên nó được gọi là dữ liệu liên kết Tôi muốn bạn làm điều đó Tôi muốn bạn yêu cầu nó. Và tôi nghĩ nó là ý tường toàn cầu Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi đi vòng quanh thế giới và nói về Đác-uyn và thông thường thì tôi nói về cách giải thích ngược các vấn đề khác thường của ông ấy. Một tựa đề, một cụm từ đến từ một nhà phê bình xa xưa và đây là một đoạn mà tôi rất mong muốn được đọc cho các bạn nghe. "Trong thuyết mà ta nghiên cứu đến, sự vô minh tuyện đối (Absolute Ignorance) là kẻ sáng chế; để ta có thể khẳng định chắc như nguyên tắc cơ bản của toàn bộ hệ thống, mà, với mục đích hoàn thành được một cỗ máy đẹp và hoàn hảo, đó là điều kiện tất yếu không chỉ là làm như thế nào để chế tạo cỗ máy đó. Đề xuất này sẽ được nghiên cứu cẩn thận, để diễn đạt dưới dạng cô đặc nội dung của Thuyết và để diễn đạt ngụ ý của Đác-uyn chỉ qua vài từ ngữ; người mà chỉ qua cách giải thích ngược khác thường của mình lại cho rằng sự vô minh tuyệt đối lại hoàn toàn có đủ tư cách thế chỗ cho sự khôn ngoan tuyệt đối (Absolute Wisdom) trong những thành tựu của khả năng sáng tạo." Đúng thế. Chính xác. Và nó ngược đời khác thường thật. Một nhà pam-phơ-lê (pamhlet) sáng tạo có một trang sách tuyệt vời thế này: "Bài kiểm tra số hai: Bạn có biết tòa nhà nào mà lại không có người xây không? Có/Không. Bạn có biết bức tranh nào mà lại không có người vẽ không? Có/ Không. Bạn có biết chiếc xe nào mà lại không có nhà sản xuất không? Có /Không. Nếu bạn trả lời "Có" cho bất kỳ câu nào ở trên, hãy giải thích." À-há! Ý tôi là đó thật sự là một kiểu biện luận ngược khác thường. Các bạn hẳn sẽ nghĩ rằng một đồ án phải có một nhà thiết kế thông minh là một lẽ đương nhiên. Nhưng Đác-uyn lại cho thấy điều đó là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ nói đến một lỹ lẽ ngược khác của Đác-uyn. Lý lẽ đó ban đầu khá là khó hiểu nhưng không kém phần quan trọng. Chúng ta thích bánh sô-cô-la tại vì nó ngọt, một lẽ đương nhiên. Các chàng trai thích những cô gái như thế này bởi vì họ xinh đẹp. Chúng ta yêu quí các em bé bởi vì chúng đáng yêu. Và tất nhiên, chúng ta buồn cười khi nghe những câu nói đùa vì chúng buồn cười. Tất cả những thứ này là hoàn toàn ngược. Và Đác-uyn cho ta thấy vì sao. Hãy bắt đầu với vị ngọt. Sự thích thú với đồ ngọt của chúng ta về bản chất là một máy dò đường ăn bởi vì đường chứa nhiều năng lượng và vì thế nó đã được gắn kết với sở thích và đó là vì sao ta lại thích ăn ngọt. Mật ngọt bởi vì ta thích nó chứ không phải "chúng ta thích mật tại vì nó ngọt." Về bản chất mật không có gì ngọt cả. Nếu các bạn nhìn kỹ các phân tử glucose chán thì thôi các bạn cũng sẽ không thấy được tại sao nó lại ngọt. Các bạn phải nhìn vào bên trong bộ não các bạn để hiểu được tại sao nó lại ngọt. Nếu các bạn nghĩ rằng từ ban đầu đã có vị ngọt rồi chúng ta tiến hóa để thích vị ngọt thì các bạn đã nghĩ ngược rồi; điều đó hoàn toàn sai. Nó ngược lại cơ. Sự ngọt được sinh ra bên trong sự lặp đặt mà đã tiến hóa lên. Và những cô gái này cũng chẳng có gì sexy về bản chất. Và cũng may là không có, bởi nếu mà có thì Bà Mẹ Tự Nhiên sẽ gặp phải một vấn đề: Làm sao để cho mấy con tinh tinh này nó chịch nhau đây? Các bạn có thể nghĩ, à, có một giải pháp: ảo giác. Đó là một cách, nhưng có cách nhanh hơn. Cứ lắp sẵn cho bọn tinh tinh nó thích giáng vẻ đó là xong và có vẻ như chúng thích thật. Đó là toàn bộ câu chuyện. Trong sáu triệu năm qua, ta và loài tinh tinh đã tiến hóa theo những con đường khác nhau. Chúng ta không còn lông lá như tổ tiên nữa, lạ thay; bọn tinh tinh không hiểu sao vẫn không thay đổi tí nào. Nếu chúng ta cũng không tiến hóa như tinh tinh, thì hẳn đây sẽ là chuẩn mực về cái đẹp. Sự ham thích đồ ngọt của chúng ta là sở thích những đồ ăn năng lượng cao do bản năng mà đã được tiến hóa. Nó không hề được thiết kế cho bánh sô-cô-la. Bánh sô-cô-la là một thứ kích thích lạ thường. Thuật ngữ đó là của Niko Tinbergen, anh đã tiến hành thí nghiệm với mấy con mòng biển và anh đã thấy rằng cái nốt màu cam trên mỏ mòng biển -- nếu anh làm nó to ra, cái nốt màu cam đó mấy con mòng biển cái sẽ gõ mạnh hơn. Đó là một thứ kích thích cao đối với chúng, và chúng cực thích nó. Những gì chúng ta thấy đối với bánh sô-cô-la là một chất kích thích lạ có tác dụng chỉnh lại sự lắp đặt trong thiết kế của chúng ta. Và có rất nhiều thứ kích thích khác; bánh sô-cô-la là một. Có rất nhiều thứ kích thích lạ khác cho sự sexy. Và có cả thứ kích thích cho sự dễ thương. Đây là một ví dụ hay. Việc chúng ta thích các em bé là một điều quan trọng, cũng tương tự như việc chúng ta không ghê mấy thứ như tã bẩn của em bé. Các em bé phải thu hút được sự yêu mến và sự nuôi dưỡng của ta, và đúng thế thật. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các bà mẹ thích mùi tã bẩn của con của mình. Vì vậy nên tự nhiên đang làm việc trên nhiều cấp. Bây giờ, nếu các em bé trông không giống như thế này, nếu các em bé trông như thế này thì ta sẽ thấy đó là dễ thương, ta sẽ thấy rằng -- ta sẽ nghĩ rằng, trời ơi, yêu quá. Đó là sự đảo ngược lạ thường. Cuối cùng, về sự vui nhộn. Câu trả lời của tôi là, cũng thế, cũng tương tự như thế. Đây là một trường hợp khó, tại nó khó hiểu. Cũng là vì sao tôi để nó đến cuối. Và tôi cũng sẽ không nói được nhiều về nó. Nhưng các bạn phải nghĩ về nó theo cách của sự tiến hóa, các bạn phải nghĩ rằng ta phải làm sao đây -- đó là một việc "khó khăn", nhưng ai đó phải làm nó thôi -- nó rất là quan trọng tại nó đem lại cho ta sức mạnh, một phần thưởng bên trong khi ta thành công. Bây giờ tôi nghĩ rằng ta đã tìm ra câu trả lời, tôi và vài người đồng nghiệp. Đó là một hệ thống dây thần kinh được sắp đặt để thưởng bộ não mỗi lần làm xong một công việc văn phòng tẻ nhạt. Chiếc nhãn cho xe cho ý niệm này là đây là sự thích thú trong việc gỡ lỗi. Tôi sẽ không nói được hết nhưng tôi sẽ nói rằng chỉ một vài kiểu gỡ lỗi đem lại được phần thưởng thôi. Và chúng ta đang sử dụng sự hài hước như một máy dò nơ-ron bằng cách bật và tắt sự hài hước, bằng cách vặn nút với một câu nói đùa -- giờ nó không buồn cười ... ồ, giờ buồn cười hơn rồi ... giờ ta vặn thêm chút nữa ... giờ nó lại hết buồn cười rồi -- bằng cách này, chúng ta sẽ có thể học tập được một điều về kiến trúc của bộ não, kiến trúc hoạt động của bộ não. Matthew Hurley là tác giả đầu tiên trong lĩnh vực này. Chúng tôi gọi nó là Mô Hình Hurley. Anh ta là một chuyên gia tin học, Reginald Adams là một nhà tâm thần học và kia là tôi và chúng tôi đang viết một cuốn sách về vấn đề này. Cám ơn các bạn nhiều. Tôi là một nhà vật lý thiên văn. Tôi nghiên cứu các vụ nổ sao trong vũ trụ. Nhưng tôi có khuyết điểm: Tôi hay bồn chồn và dễ chán. Dù vật lý thiên văn học, cho tôi cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu toàn bộ vũ trụ, nhưng việc nghĩ rằng chỉ làm mỗi công việc đó, và luôn như vậy, khiến tôi cảm thấy bị gò bó và tù túng. Sẽ thế nào nếu vấn đề về tập trung và nhàm chán của tôi không phải là khuyết điểm? Sẽ thế nào nếu tôi biến nó thành thứ quý giá? Nhà vật lý thiên văn không thể tiếp xúc hay tương tác với những thứ mình nghiên cứu. Không thể làm nổ ngôi sao trong phòng thí nghiệm để hiểu lý do và cách thức nổ. Chỉ có những bức hình và đoạn phim từ bầu trời mà thôi. Mọi thứ ta biết về vũ trụ, từ vụ Nổ Lớn tạo ra không gian và thời gian, sự hình thành và phát triển của các sao và dải Ngân Hà, đến cấu trúc của hệ Mặt Trời, đều được tìm ra từ nghiên cứu hình ảnh bầu trời. Để nghiên cứu cả hệ thống vũ trụ phức tạp, nhà vật lý thiên văn rất giỏi trong việc tìm ra các mô phỏng và giải pháp đơn giản từ tập hợp thông tin rộng và rắc rối Vậy tôi có thể dùng khả năng này vào việc gì khác? Sẽ thế nào nếu ta xoay các máy ảnh hướng về phía mặt đất? Tại đài quan sát đô thị, đó là những gì chúng tôi làm. Greg Dobler, một nhà vật lý thiên văn và là chồng tôi đã tạo nên đài quan sát đầu tiên ở đại học New York năm 2013 và tôi tham gia cùng anh năm 2015. Đây là việc chúng tôi làm. Chúng tôi chụp toàn cảnh thành phố về đêm, nghiên cứu ánh sáng nơi đây như các vì sao. Theo dõi thay đổi ánh sáng qua thời gian cũng như màu sắc của ánh sáng thiên văn, tôi nhận ra bản chất các vụ sao phát nổ. Áp dụng cách nghiên cứu này cho ánh sáng thành phố, chúng tôi đo lường, dự đoán mức độ năng lượng thành phố cần và tiêu thụ và giúp xây dựng mạng lưới điện phù hợp đáp ứng nhu cầu hoặc phát triển môi trường đô thị. Chúng tôi chụp được khói ô nhiễm ban ngày. 75% khí thải nhà kính ở New York là từ các tòa nhà như thế này, đốt dầu để sưởi ấm. Bạn có thể đo mức ô nhiễm bằng cảm biến không khí. Nhưng nếu đặt mỗi máy ở mỗi tòa nhà tại New York, phải đọc dữ liệu từ hàng ngàn máy. Sẽ rất tốn kém. Cùng với sinh viên trường, chúng tôi xây dựng một thuật toán, một mạng lưới trung gian có thể phát hiện các đám mây trên bầu trời New York. Chúng tôi phân loại chúng -- đám mây hơi nước vô hại, trắng và mờ; đám khói ô nhiễm, đen và dày -- và cung cấp bản đồ ô nhiễm vùng lân cận cho các nhà làm chính sách. Dự án liên chuyên môn này đã tạo ra một giải pháp đột phá. Không chỉ là hình ảnh, các phương pháp phân tích dữ liệu trong thiên văn vật lý có thể được áp dụng cho mọi loại dữ liệu. Luật sư ở một quận ở California đã nhờ chúng tôi tìm hiểu sự chậm trễ trong khởi tố tại các phiên tòa. Có những người bị tù treo hoặc bị giam giữ, chờ đợi tới vài năm để được xét xử. Họ muốn biết loại vụ án nào bị kéo dài, và có rất nhiều dữ liệu để tìm hiểu, nhưng không có chuyên gia hay công cụ để thực hiện điều đó. Và đó là lúc chúng tôi vào cuộc. Làm việc với đồng nghiệp, giáo sư về chính sách công Angela Hawken, chúng tôi đã lập biểu đồ số liệu để DAs có thể hiểu quá trình truy tố. Bên cạnh đó, chúng tôi phân tích dữ liệu, tìm hiểu liệu thời gian xử án có chịu ảnh hưởng bởi sự phân biệt xã hội trong các phiên tòa. Chúng tôi ứng dụng các phương pháp đã được dùng để phân loại hàng ngàn các vụ nổ sao, vào hàng ngàn vụ án. Nhờ vậy, chúng tôi tạo nên mô hình cho những thẩm phán khác nghiên cứu về những sai lệch mà họ gặp phải. Việc cộng tác giữa các chuyên gia và vật lý thiên văn này tạo nên giải pháp biến chuyển cải thiện cuộc sống con người. Theo hai chiều. Tôi đem tri thức vật lý thiên văn vào khoa học đô thị, và đem kiến thức khoa học đô thị ứng dụng ngược lại vào ngành mình. Tiếng vọng ánh sáng; sự phản chiếu của vụ nổ sao về phía bụi các chùm sao. Trong hình ảnh ghi nhận, nó xuất hiện với những đặc điểm trắng, mờ, chuyển động giống như các đám mây. Tôi ứng dụng chính mô hình phát hiện mây trong thành phố vào việc tìm kiếm tiếng vọng ánh sáng trong các bức hình bầu trời. Bằng cách tìm hiểu những thứ khiến mình thích thú, vượt ra khỏi chuyên ngành, tôi đã biến sự nhàm chán thành giá trị. Chúng tôi, các bạn, đều có cách nhìn riêng để thấu hiểu điều mới từ đó, tạo ra những giải pháp đột phá. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Là nhà thiết kế thời trang, mọi quyết định của ta có khả năng tạo ra thay đổi văn hoá. Chúng ta chọn người cho sàn diễn và chiến dịch, quyết định xem ai là đẹp, cần được tôn vinh và ai thì không. Đi cùng với quyền lực này trách nhiệm. Sử dụng nó để toàn quyền loại bỏ hay trao quyền cho họ. Từ nhỏ, tôi đã đam mê thời trang. Tôi đã xem qua vô số tạp chí thời trang ở nhà sách Barnes and Noble Thời trang là phải cao, gầy, tóc dài và mượt. Đó là điều tôi cho là chuẩn mực và nó được củng cố bởi mọi thứ mà tôi thấy xung quanh. Thành thật mà nói, giờ vẫn vậy. Muốn như người mẫu, nên tôi nhịn ăn. Đó là khoảng thời gian đen tối; tôi mắc chứng rối loạn ăn uống. Tất cả những gì tôi nghĩ đến chỉ là tính từng lượng calorie và dậy sớm trước khi đi học để chạy một vài km. Cuối cùng, sau nhiều năm, tôi đã thoát khỏi sự kìm kẹp của chứng rối loạn ăn uống. Khi đó, nhiều phần não bộ của tôi được giải phóng để nghĩ về điều mà mình thực sự đam mê. Từ lâu, nền thời trang đã dày công tạo nên chuẩn mực của cái đẹp ca ngợi người mẫu gầy, trẻ, đúng giới tính, cơ thể hoàn hảo là lý tưởng. Quanh ta, tràn ngập những hình ảnh người mẫu đã qua chỉnh sửa, không một lỗ chân lông ngấn mỡ hay vết rạn da. Ví dụ minh hoạ thì có đầy. Định nghĩa về vẻ đẹp này gây hại, đe doạ và huỷ hoại chúng ta, và ta cần thay đổi nó ngay lập tức. (Tiếng vỗ tay ) Tôi vui vì các bạn đồng tình. (Tiếng cười) Điều tệ nhất tôi nhận ra sau nhiều năm là chứng rối loạn ăn uống của mình không phải điều bất thường. Mà là hiển nhiên. Một nghiên cứu đã chỉ ra 91% phụ nữ, và có lẽ là mọi giới, đều không hài lòng với thân hình của mình. Không thể tha thứ được việc sống trong một xã hội mà việc giới trẻ lớn lên chán ghét bản thân được cho là bình thường. Ta đã đấu tranh để chấp nhận việc thừa cân và hình thể đa dạng của phụ nữ từ năm 60. Và nó đang có chiều hướng đi lên. Người mẫu ngoại cỡ như Ashley Graham và nhạc sĩ với thông điệp tích cực về cơ thể như Lizzo, được công chúng công nhận. Tạ ơn Chúa. (Tiếng cười) Các thương hiệu như Area đã ra mắt những chiến dịch không có bất kỳ chỉnh sửa hình ảnh nào. Nhưng các kỳ vọng không thực tế vẫn còn đầy rẫy quanh ta. Tôi thích câu nói này của Lizzo: "Hình thể tích cực tồn tại bởi hình thể tiêu cực đã được xem là chuẩn mực." Làm thế nào để thay đổi định kiến về ngoại hình khác biệt và cần phải gò ép vào khuôn khổ hạn hẹp của cái đẹp? Tôi tin rằng dáng người nào cũng đều được tôn vinh, mãnh liệt và không hối tiếc. Nhưng còn rất nhiều nhà thiết kế vẫn tiếp tục áp đặt khuôn khổ hạn hẹp này. Từ cách họ được dạy ở trường cho đến thực tế, chỉ ướm quần áo lên người mẫu size 4 hoặc vẽ phát họa trên thân mẫu siêu dài và không hề cân xứng. Cỡ người đa dạng không được suy xét trong quá trình thiết kế Họ không nghĩ đến điều đó. Vậy họ đang thiết kế cho ai? Cuộc tranh luận về thời trang không bao hàm không bắt đầu và chấm dứt trong phạm trù kích cỡ. Mà còn cả giới tính trình độ, lứa tuổi chủng tộc, sắc tộc, và tôn vinh vẻ riêng của mỗi cá nhân. Là một nhà thiết kế, tôi tạo ra thương hiệu Chromat với cam kết trao quyền cho phụ nữ, phi giới tính #ChromatBABES, với mọi kích cỡ và dáng người đều vừa vặn trong mọi trang phục. Đồ bơi là mối quan tâm lớn của tôi vì cách mà nó có thể tác động lên cách mọi người nhìn nhận về bản thân. Chúng tôi biến loại trang phục gắn liền với sự tự ti này thành biểu tượng tôn vinh mọi dáng người. Trên sàn diễn, đường cong, da sần, vết sẹo đều được phô diễn. Đây là sàn diễn, đúng nhưng cũng là sự tán dương. 10 năm trước, tôi không bắt đầu công việc thiểt kế với sứ mệnh thay đổi toàn bộ ngành thời trang. Nhưng người mẫu được chọn khi đó tình cờ là bạn tôi, đã nài nỉ để được tham gia, được xem là tiến bộ với một số người nhưng không may, lại lạ lẫm và khác biệt trong mắt số đông. Thế nhưng, sự bao hàm thật vô nghĩa nếu chỉ dừng ở bề mặt. Trong hậu trường, từ nhiếp ảnh gia, đến người tuyển mẫu đến thực tập sinh quyết định sau bức màn của họ cũng quan trọng không kém. Cần phải có ý kiến đa chiều xuyên suốt, từ nhiều người và sẽ luôn tốt hơn khi cộng tác với nhiều cộng đồng thay vì chỉ cố gắng đại diện cho họ. Đây là mảnh ghép quan trọng mà rất nhiều nhà thiết kế trẻ chưa nhận ra khi bắt đầu sự nghiệp. Thuê người mẫu ngoại cỡ, nhiếp ảnh gia chuyển giới giám đốc tuyển chọn là phụ nữ da màu, hay chuyên gia trang điểm da màu, vâng, Fatima Thomas người hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm việc với nhiều màu da, là điều cần thiết để tạo ra một sản phẩm toàn diện như thế này. Là nhà thiết kế đồ bơi trong nhiều năm, chúng tôi muốn viết lại các quy tắc về cơ thể được cho là mặc được bikini. Chúng tôi tuyển chọn các cô gái vào vai cứu hộ để thi hành và chỉ dẫn các quy tắc ở hồ bơi. Thay vì "không lặn","không chạy", hãy tôn vinh "da sần vỏ cam" "cấm thổi còi vóc dáng" "không hối tiếc thay vì xấu hổ". Tất cả được củng cố bởi các nàng cứu hộ Mama Cax, Denise Bidot, Geena Rocero, Ericka Hart và Emme những nhà hoạt động trong lĩnh vực của mình. Tôi hiểu tầm quan trọng của việc phô diễn mọi dáng người trên sàn diễn hay chiến dịch quảng cáo. Nhưng phải đến gần đây, chúng tôi mới có thể mở rộng đáng kể số lượng kích cỡ. Khi ra mắt bộ sưu tập đường cong năm năm trước, chúng tôi đã rất hào hứng. Nhưng vừa ra mắt, lại thất bại hoàn toàn Không ai quan tâm. Không cửa hàng nào bày bán quần áo cỡ lớn nếu có thì chỉ vài nơi, rất ít. Thực tế, có lần đội bán hàng của chúng tôi nói: "Thật tuyệt khi có người mẫu chuyển giới, người mẫu đầy đặn trên sàn diễn -- tôi yêu những gì cô đang làm. Nhưng khách hàng đến để mua, họ muốn mua một giấc mơ điều mà họ khao khát được trở thành. Và đó không phải là người mẫu của chúng ta." Nhưng tôi nhận ra điều quan trọng hơn chính là mở rộng giấc mơ này đến nhiều người. Tôi muốn người tiêu dùng hiểu rằng không phải cơ thể bạn cần thay đổi mà chính là quần áo. (Tiếng vỗ tay) Các chuỗi cửa hàng cần phải có đủ các kích cỡ. Cuối cùng, năm 2018, Nordstrom đã đặt hàng cho cỡ 3X. Đây là một thay đổi rất quan trọng với chúng tôi khi mà có một nhà bán lẻ chịu đầu tư, để giờ, chúng tôi có thể đến xưởng cho ra đến 4X-cỡ 32. Nhận được sự đầu tư đó, giúp chúng tôi thay đổi và sắp xếp lại toàn bộ công đoạn thiết kế. Giờ đây, chúng tôi phác họa và làm rập cho mọi dáng người. Và nếu các trường thời trang dạy thêm kỹ năng này, sẽ có thêm nhiều nhà thiết kế cho mọi dáng người. (vỗ tay) Xoá bỏ định kiến hạn hẹp về cái đẹp này là trách nhiệm của ta, các nhà thiết kế, với quyền lực của mình. Mục tiêu của tôi là ngày nào đó giới trẻ sẽ không còn chịu áp lực khi lớn lên, như tôi đã từng. Hy vọng việc làm của chúng tôi sẽ giúp thúc đẩy một ngành thời trang tôn vinh mọi dáng người. Xin cám ơn. (Vỗ tay và tán thưởng) Hôm nay, tôi muốn nói 1 chút về tính phi lý có thể lường trước được Niềm đam mê của tôi về lĩnh vực này bắt đầu cách đây nhiều năm trong bệnh viện. Khi ấy tôi bị bỏng nặng. Nếu chẳng may bạn phải dành nhiều thời gian ở bệnh viện, bạn sẽ bắt gặp nhiều dạng phi lý Một điều đặc biệt gây khó khăn cho tôi tại khoa điều trị bỏng là quá trình các y tá tháo băng cho tôi. Bây giờ, bạn phải tháo băng y tế tại 1 số vị trí, bạn phải cẩn thận xem xét đâu là cách làm đúng Cách 1: bóc nó ra nhanh - thời gian ngắn nhưng phải khá mạnh tay hoặc cách 2: bạn tháo băng từ từ-- mất khá nhiều thời gian- nhưng từng giây qua đi bớt đau đớn hơn-- Vậy cách nào là đúng? Các y tá trong khoa tôi nằm cho rằng phương pháp đúng nhất là cách 1, họ giữ 1 đầu và bắt đầu bóc và giữ 1 đầu rồi bóc. Vì tôi bị bỏng 70% cơ thể nên mất khoảng 1 tiếng tháo băng. Như bạn có thể tưởng tượng tôi căm ghét cái khoảnh khắc bóc toạc với 1 sức mạnh kinh hồn. Và tôi sẽ cố gắng lý sự với họ "Tại sao chúng ta không thử cách khác?" "Tại sao chúng ta không làm lâu hơn 1 chút 2 tiếng thay vì 1 tiếng, và nhẹ tay hơn?" Và các y tá nói với tôi 2 điều. Họ nói rằng mẫu bệnh nhân đúng mực là những người tin tưởng vào các y tá luôn thao tác đúng để giảm đau tối đa và họ cũng nói rằng bệnh nhân không nên gợi ý hay can thiệp, hoặc... Đây không phải bằng chữ Hebrew Nó bằng mọi thứ ngôn ngữ tôi từng biết Và, bạn biết đấy, không có nhiều nhiều thứ tôi có thể làm và họ tiếp tục làm công việc của mình. Và khoảng 3 năm sau, khi tôi ra viện, tôi đã bắt đầu học đại học Và 1 trong số các bài học thú vị nhất tôi đã học là phương pháp thử nghiệm nghĩa là nếu bạn nghi vấn điều gì, bạn có thể tạo 1 bản mô phỏng nghi vấn một cách trừu tượng, bạn có thể cố gắng kiểm tra nghi vấn, có thể học được chút gì về thế giới. Đó là những gì tôi đã làm. Tôi vẫn rất quan tâm đến câu hỏi làm cách nào để tháo băng y tế cho bệnh nhân bỏng. Ban đầu tôi không có nhiều tiền, vì thế tôi đã đến cửa hàng kim khí và mua 1 cái bàn kẹp thợ mộc. Sau đó tôi mang mọi người tới phòng thí nhiệm, đặt ngón tay họ vào đó, và tôi kẹp họ 1 chút. (Tiếng cười) Và tôi kẹp trong 1 khoảng thời gian dài và ngắn, cơn đau lúc tăng lúc giảm, có lúc nghỉ ngơi và có lúc không- tất cả các mức độ đau đớn. Sau khi thôi không làm đau mọi người nữa, tôi sẽ hỏi họ Bạn có đau không? Đau như thế nào? Hoặc nếu được chọn giữa 2 kiểu đau cuối, bạn sẽ chọn cái nào? (Tiếng cười) Tôi tiếp tục làm thí nghiệm này 1 thời gian (Tiếng cười) Và sau đó, giống các đề tài nghiên cứu hay khác, tôi nhận thêm nguồn tài trợ. Tôi thử nghiệm dùng âm thanh và shock điện thậm chí tôi có cả bộ quần áo gây đau khiến mọi người thấy đau hơn. Nhưng khi kết thúc dự án, cái tôi rút ra được là các y tá đã sai. Đây là những con người tuyệt vời với sự chuẩn bị tốt nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên họ luôn không lường trước hết được sự đau đớn. Hóa ra là vì chúng ta không mã hóa thời lượng theo cách mã hóa cường độ, Lẽ ra tôi sẽ bớt đau nếu thời gian chịu đựng kéo dài hơn và độ mạnh thấp hơn Hóa ra chúng ta nên bắt đầu với vùng mặt là vùng đau đớn hơn, rồi chuyển đến chân tạo 1 xu hướng cải thiện theo thời gian-- như thế sẽ đỡ đau hơn. Và cũng hóa ra họ nên cho tôi nghỉ vào giữa quá trình để hồi phục khỏi cơn đau. Tất cả những điều này đều rất hữu ích nhưng các y tá của tôi lại chẳng biết gì. Từ điểm này, tôi bắt đầu suy nghĩ liệu các y tá đó là nhũng người duy nhất trên thế giới này làm mọi việc tồi tệ hơn vì 1 quyết định này, hay đây là trường hợp phổ biến? Và hóa ra đó là tình trạng chung thôi. Chúng ta mắc rất nhiều lỗi. Và tôi muốn nói về 1 ví dụ điển hình của sự phi lý Tôi muốn nói về hành vi gian lận. Lý do tôi chọn gian lận là vì nó rất thú vị và vì nó sẽ cho chúng ta biết điều gì đó về tình tình của thị trường chứng khoán chúng ta tham gia. Tôi bắt đầu quan tâm đến sự gian lận khi vụ tai tiếng Enron đến và thình lình bùng nổ, và tôi bắt đầu nghĩ chuyện gì đang xảy ra ở đây. Liệu đây chỉ là trường hợp con sâu bỏ rầu nồi canh hay chúng ta đang nói về 1 bệnh dịch mà nhiều người đều có thể hành xử theo cách này? Vì vậy, như chúng tôi vẫn thường làm, tôi quyết định làm 1 thí nghiệm đơn giản. Nó như thế này... Nếu bạn tham gia thí nghiệm, tôi sẽ đưa cho bạn 1 tờ giấy với 20 phép tính đơn giản mà ai cũng có thể làm được nhưng tôi sẽ không cho bạn đủ thời gian. Sau 5 phút, tôi sẽ nói " Đưa tôi tờ giấy, tôi sẽ trả bạn $1 cho 1 câu hỏi" Tôi phải trả 4 $ cho công việc của họ vì trung bình mỗi người giải được 4 phép tính. Với những người khác, tôi tạo cơ hội cho họ gian lận. Tôi đưa đề bài cho họ. Sau 5 phút , tôi nói " Bạn hãy xé tờ giấy đó đi. Nhét các mảnh vụn vào túi quần hoặc ba lô, và nói cho tôi biết bạn trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi." Mọi người bây giờ trung bình "trả lời đúng" 7 câu. Bây giờ, việc đó không phải như thể có 1 vài con sâu-- nghĩa là 1 vài người gian lận nhiều. Mà những gì chúng tôi quan sát được là rất nhiều người gian lận 1 chút. Xét trên lý thuyết kinh tế, gian lận là sự phân tích lợi nhuận rất đơn giản. Vậy, có bao nhiêu khả năng bị bắt quả tang? Tôi sẽ kiếm được bao nhiêu nếu gian lận? tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền nếu bị phát hiện? Và bạn cân nhắc những lựa chọn đó-- bạn đang phân tích lợi nhuận 1 cách đơn giản, và bạn quyết định liệu nó có xứng đáng để phạm tội hay không. Chúng tôi cố gắng kiểm tra điều này Với 1 số người, chúng tôi thay đổi số tiền họ có thể kiếm được số tiền họ có thể lấy trộm chúng tôi trả họ 10 cent cho 1 câu trả lời đúng, 50 cent, $1, $5, $10 cho 1 câu trả lời đúng. Bạn sẽ nghĩ rằng khi số tiền trên bàn tăng lên mọi người sẽ gian lận nhiều hơn, nhưng thực tế không phải vậy Có nhiều người gian lận bằng cách ăn gian 1 chút. Thế còn về khả năng bị phát hiện? Một số người xé đôi tờ giấy vì thế bằng chứng vẫn còn. Một số xé toàn bộ tờ giấy. Một số xé tất cả , đi ra khỏi phòng, lấy tiền từ hộp đựng hơn 100$ Bạn sẽ nghĩ rằng khi khả năng bị phát hiện giảm xuống mọi người sẽ gian lận nhiều hơn, nhưng 1 lần nữa , đây không phải trường hợp đó. 1 lần nữa, nhiều người gian lận 1 chút và họ thiếu nhạy cảm với các ưu đãi kinh tế đó. Do vậy chúng ta nói " Nếu mọi người không nhạy cảm với các giải thích về lý thuyết phù hợp kinh tế, với các lực đó chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra?" Và chúng tôi nghĩ có thể có 2 lực đang diễn ra một mặt, chúng ta luôn muốn tự soi bản thân trong gương và cảm giác tốt về bản thân, do vậy chúng ta không muốn gian lận Mặt khác, chúng ta có thể gian lận 1 chút và vẫn cảm thấy tốt đẹp về bản thân Vậy , có thể vấn đề ở đây là 1 mức độ gian lận chúng ta không thể vượt qua nhưng chúng ta vẫn có lợi từ việc gian lận ở mức độ thấp miễn là nó không làm thay đổi ấn tượng của chúng ta về chính bản thân mình. Chúng ta gọi đó là yếu tố gian lận cá nhân. Vậy, làm thế nào để kiểm tra yếu tố gian lận cá nhân? Ban đầu chúng tôi nói, chúng tôi có thể làm gì để giảm yếu tố này? Chúng tôi mang mọi người đến phòng thí nghiệm và nói " Hôm nay chúng tôi có 2 nhiệm vụ cho các bạn Đầu tiên, chúng tôi yêu cầu 1 nửa số người tham gia hồi tưởng 10 cuốn sách họ đã đọc ở cấp 3 hoặc nhớ lại 10 Điều Răn của Chúa và sau đó chúng tôi tạo cơ hội cho họ gian lận Kết quả là những người cố gắng nhớ lại 10 Điều Răn của Chúa -và trong mẫu của chúng tôi, không ai nhớ hết cả 10 Điều Răn nhưng những người cố gắng nhớ 10 Điều Răn được tạo cơ hội để gian lận, lại không gian lận chút nào. Họ không phải những người nặng tín ngưỡng hơn những người nhớ được nhiều điều răn hơn thì gian lận ít hơn và những người ít tôn giáo là những người không thể nhớ được hầu hết bất kỳ điều răn nào thì gian lận nhiều hơn. Khoảnh khắc mọi người nghĩ về việc cố gắng nhớ lại 10 Điều Răn họ đã thôi gian lận Thực tế, thậm chí khi chúng tôi yêu cầu những người tự cho là theo thuyết vô thần thề trên Kinh Thánh và chúng tôi cho họ cơ hội để gian lận nhưng họ không gian lận chút nào. 10 Điều Răn rất khó để đưa vào hệ thống giáo dục, vì thế chúng tôi nói "Tại sao chúng ta không yêu cầu mọi người ký mật mã danh dự?" Sau đó, chúng tôi đã yêu cầu mọi người làm như thế "Tôi hiểu rằng cuộc điều tra ngắn này nằm dưới Mã Danh Dự MIT" Sau đó họ xé nó đi. Không có bất kỳ gian lận nào Và thú vị ở chỗ MIT không có bất kỳ mã danh dự nào. (Tiếng cười) Vậy, tất cả điều trên là về việc giảm yếu tố gian lận cá nhân Thế còn về tăng yếu tố gian lận? Thí nhiệm đầu tiên- tôi đi xung quanh MIT và đặt 6 hộp Coke vào tủ lạnh loại tủ lạnh thông thường cho sinh viên chưa tốt nghiệp Và tôi quay lại để đo cái mà chúng tôi gọi là nửa cuộc đời của Coke- nó tồn tại được bao lâu trong tủ lạnh? Như bạn có thể đoán nó không "sống" được lâu. Mọi người đã uống chúng. Ngược lại, tôi đặt $6 vào đĩa và bỏ các đĩa đó trong cùng cái tủ lạnh đó Không đồng đô la nào bị mất cả Đây không phải là 1 thí nghiệm khoa học xã hội tốt nên để làm tốt hơn, tôi đã làm 1 thí nhiệm y như tôi đã mô tả cho các bạn lúc trước 1/3 người tham gia nhận tờ giấy chúng tôi phát, họ trả lại cho chúng tôi 1/3 người nhận giấy, họ xé nó đi và nói với chúng tôi " tôi giải được X phép tính. Hãy đưa cho tôi X đô la." 1/3 người tham gia, sau khi xé giấy họ nói với chúng tôi " Tôi giải được X phép tính. Hãy đưa cho tôi X phiếu đổi tiền." Chúng tôi không trả họ bằng đô la mà bằng 1 thứ khác Sau đó họ thấy thứ đó, đi 12 ft đến nơi đổi nó lấy một ít tiền mặt. Hãy nghĩ tới trực giác sau: Bạn sẽ thấy tồi tệ ra sao nếu lấy cái bút chì ở cơ quan về nhà so với cảm giác lấy 10 cent từ hộp tiền lẻ những điều này tạo cảm giác rất khác nhau Liệu được trả bằng tiền mặt hay bằng phiếu đổi tiền có tạo nên sự khác biệt? Các đối tượng nghiên cứu nhân đôi sự gian lận của họ. Tôi sẽ nói với bạn điều tôi nghĩ về điều này và về thị trường chứng khoán trong 1 phút tới Nhưng điiều này không giải quyết vấn đề lớn giữa tôi và Enron vì trong Enron có 1 yếu tố xã hội Mọi người thấy cách cư xử của nhau Thực tế thì hàng ngày chúng ta xem tin tức thấy các ví dụ gian lận của mọi người Điều này gây ra cái gì cho chúng ta? Chúng tôi làm 1 thí nghiệm khác Chúng tôi có 1 nhóm lớn các sinh viên tham gia thí nghiệm và chúng tôi đã trả trước cho họ Vì vậy mỗi người đều có 1 phong bao tiền cho cuộc thí nghiệm chúng tôi nói với họ rằng đến lúc cuối, chúng tôi yêu cầu họ trả lại số tiền họ không làm ra. Có được không? Điều tương tự xảy ra. Khi chúng tôi tạo cơ hội cho họ gian lận, họ gian lận chỉ 1 chút, nhưng tất cả đều như vậy. Nhưng trong thí nghiệm này, chúng tôi đã thuê 1 sinh viên điện ảnh Sinh viên này đứng lên sau 30 giây và nói, "Tôi đã giải xong mọi thứ. Bây giờ tôi phải làm gì nữa?" và người điều hành nói,"Nếu bạn làm xong mọi việc thì về nhà được rồi." Nhiệm vụ hoàn thành như thế đấy. Chúng tôi có 1 sinh viên - 1 sinh viên diễn xuất là 1 phần trong nhóm. Không ai biết đó là 1 diễn viên Và họ gian lận rõ ràng và nghiêm trọng Chuyện gì sẽ diễn ra với những sinh viên còn lại trong nhóm? Họ sẽ gian lận ít hơn, hay nhiều hơn? Đây là những gì đã diễn ra. Kết quả là nó phụ thuộc vào loại áo nào họ đang mặc Đây là nó. Chúng tôi đã cho thử nghiệm cái này tại Carnegie Mellon và Pittsburgh Tại Pittsburgh có 2 trường đại học lớn Carnegie Mellon và đại học Pittsburgh Tất cả đối tượng tham gia thí nghiệm là sinh viên ở Carnegie Mellon Khi người diễn viên đứng lên ( là sinh viên của Carnegie Mellon) anh thực sự là sinh viên của Carnegie Mellon nhưng anh ta thuộc nhóm của họ, và gian lận tăng lên Nhưng khi anh ta mặc 1 cái áo của đại học Pittsburgh gian lận giảm xuống (Tiếng cười) Điều này rất quan trọng, vì hãy nhớ khi người sinh viên đó đứng lên, mọi người thấy rõ họ có thể an toàn với gian lận vì người điều hành nói "Bạn đã hoàn thành công việc.Về nhà được rồi" và họ đã ra về với 1 số tiền Vì thế không có nhiều khả năng bị phát hiện Nó liên quan đến các quy tắc của gian lận Nếu ai đó từ nhóm chúng tôi gian lận và chúng tôi thấy rõ là họ gian lận chúng tôi thấy với tư cách 1 nhóm, sẽ là phù hợp hơn để hành xử theo cách đó Nhưng nếu ai đó từ 1 nhóm khác, những người tồi tệ đó Ý tôi là không phải tồi tệ theo cách-- nhưng ai đó từ 1 trường khác, 1 nhóm khác mà chúng tôi không muốn hợp tác cùng 1 cách đột ngột, ý thức của mọi người về tính trung thực tăng lên 1 chút giống như thí nghiệm 10 Điều Răn của Chúa và mọi người thậm chí gian lận ít hơn. Vậy, chúng tôi đã học được gì từ thí nghiệm này? Chúng tôi rút ra rằng nhiều người có thể gian lận Họ gian lận chỉ 1 chút thôi Khi chúng tôi gợi cho họ về phẩm chất đạo đức, họ gian lận ít đi Khi chúng tôi tạo 1 khoảng cách lớn hơn khỏi gian lận khỏi tiền bạc, họ gian lận nhiều hơn. Và khi chúng tôi thấy hành vi gian lận quanh chúng tôi đặc biệt nếu nó là 1 phần trong cùng nhóm ấy, gian lận tăng lên Bây giờ, nếu chúng ta nghĩ đến thị trường chứng khoán nghĩ đến những gì đang diễn ra Chuyện gì sẽ xảy ra trong 1 tình huống khi bạn tạo ra cái gì đó nơi mà bạn trả mọi người nhiều tiền để thấy hiện thực theo 1 cách méo mó 1 chút? Liệu họ không thể nhìn thấy điều đó theo cách này? Tất nhiên họ có thể Chuyện gì sẽ xay ra khi bạn làm những việc khác như là tách rời mọi thứ khỏi tiền? Bạn gọi đó là chứng khoán, hay các quyền chọn chứng khoán, các chứng khoán phái sinh, chứng khoán nợ. Có thể nào với những thứ xa xôi như thế không phải là phiếu đổi tiền trong 1 giây, nó là thứ mà nhiều bước được tách khỏi tiền bạc trong 1 khoảng thời gian dài hơn- mọi người sẽ gian lận nhiều hơn? Và điều gì sẽ xảy ra với môi trường xã hội khi mọi người thấy những người khác cư xử như vậy xung quanh mình? Tôi cho rằng tất cả các lực tác động đó hoạt động theo 1 cách xấu trên thị trường chứng khoán Khái quát hơn, tôi muốn nói với bạn về kinh tế học ứng xử. Chúng ta trong cuộc đời có nhiều trực giác và vấn đề là nhiều trực giác đó là sai Câu hỏi đặt ra là, chúng ta sẽ kiểm tra những trực giác đó chứ? Chúng ta có thể nghĩ đến làm thế nào để kiểm tra trực giác này trong cuộc sống cá nhân mình, trong cuộc sống kinh doanh của chúng ta và nhất là khi nó liên quan đến chính sách, khi chúng ta nghĩ đến những thứ như Không Đứa Trẻ Nào Bị Bỏ Lại khi bạn xây dựng những thị trường chứng khoán mới, khi bạn xây dựng các chính sách khác thuế, chăm sóc sức khỏe, ... Và khó khăn trong việc kiểm tra trực giác là bài học lớn cho tôi khi tôi trở lại gặp các y tá và nói chuyện với họ. Tôi trở lại để nói với họ những gì tôi khám phá ra về việc tháo băng y tế Và tôi học được 2 điều thú vị sau Một là cô y tá yêu thích của tôi,Ettie, đã nói với tôi rằng tôi không cân nhắc nỗi đau của cô Cô nói," Dĩ nhiên, cháu biết đấy, cháu đã rất đau đớn. Nhưng hãy nghĩ đến cô như 1 y tá tháo băng y tế cho 1 người cô yêu quý và phải làm thế liên tục trong 1 thời gian dài Gây ra đau đơn như thế cũng làm cô rất buồn." Và cô ấy nói, có thể đó là 1 phần lý do gây khó khăn cho cô. Nhưng điều thực sự thú vị là vì cô ấy nói, "Cô không nghĩ trực giác của cháu đã đúng Cô cảm thấy trực giác của cô là đúng." Nếu bạn nghĩ đến tất cả trực giác của mình, rất khó để tin trực giác của mình là sai. Và cô ấy nói, " Giả sử trực giác của cô là đúng..."- cô ấy nghĩ trực giác của mình đúng rất khó cho cô ấy chấp nhận làm 1 thí nghiệm khó để thử và kiểm tra liệu cô ấy có sai không. Nhưng thực ra, đây là tình huống chúng ta luôn rơi vào Chúng ta có những trực giác rất mạnh về mọi việc về khả năng của riêng chúng ta, về nền kình tế hoạt động ra sao hay chúng ta nên trả lương cho các giáo viên như thế nào Nhưng trừ phi chúng ta bắt đầu thử nghiệm các trực giác đó nếu không chúng ta sẽ không cải thiện tốt hơn. Và hãy nghĩ đến cuộc sống của tôi lẽ ra sẽ tốt hơn đến mức nào nếu các y tá đó sẵn sàng kiểm tra trực giác của họ và mọi thứ lẽ ra sẽ tốt hơn thế nào nếu chúng ta bắt tay vào làm thí nghiệm có hệ thống về trực giác của mình Cảm ơn các bạn rất nhiều 4 năm trước, New Yorker xuất bản bài báo về nơi trữ xương chim Dodo được tìm thấy trong một hầm mỏ trên đảo Mauritius. Ngày nay, đảo Mauritius là một hòn đảo nhỏ ở bờ biển Đông Madagascar, Ấn Độ Dương. Và đây cũng là nơi mà chim Dodo được tìm thấy và bị diệt vong. Tất cả xảy ra chỉ trong vòng 150 năm. Mọi người rất hào hứng trước phát hiện khảo cổ học này vì điều này có nghĩa cuối cùng họ cũng có thể mô phỏng khung xương từ một con Dodo. Trong khi nhiều bảo tàng trên thế giới có bộ xương của Dodo trong bộ sưu tập, không có ai kể cả Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên trên đảo Mauritius - có được bộ xương của một con Dodo hoàn chỉnh. Điều này cũng không hoàn toàn đúng Thực tế thì Bảo tàng Anh đã có mẫu vật hoàn chỉnh của Dodo trong bộ sưu tập cho đến thế kỉ 18... thật ra nó được ướp xác, da và tất cả nhưng trong một không gian tiết kiệm Họ đã cắt đi phần đầu và chân họ đốt phần còn lại trong lửa Nếu bạn tìm kiếm trên trang web của họ, họ sẽ liệt kê những mẫu vật này, và nói phần còn lại đã thất lạc trong hoả hoạn. Dù sao cũng không phải toàn bộ sự thật. Đây là ảnh minh hoạ của bài viết đó, tôi là một trong những người nghĩ Tina Brown rất tuyệt khi đem những ảnh này cho New Yorker vì bức ảnh này làm rung chuyển thế giới của tôi Tôi trở nên ám ảnh với chúng - không chỉ vì vẻ đẹp trong ảnh của nó mà còn vì màu sắc, độ sâu, các chi tiết những đường thẳng trên mỏ người bảo hộ đã từng dùng nó để ghép bộ xương lại. có cả một câu chuyện ở đây. Và tôi đã nghĩ rằng sẽ tuyệt không nếu như tôi có một bộ xương của Dodo? (tiếng cười) Tôi muốn chỉ ra rằng Cả đời tôi bị ám ảnh bởi những vật thể và những câu chuyện của chúng và đây là câu chuyện mới nhất Nên tôi đã tìm kiếm xung quanh xem có ai bán một bộ dụng cụ hoặc một bản mô hình gì đó và tôi đã tìm thấy nhiều nguyên vật liệu nhiều hình ảnh đẹp. Thật không may, không có bộ xương cả. Nhưng việc đã đành. Tôi đã lưu lại hàng trăm hình ảnh về bộ xương Dodo vào thư mục "Dự án sáng tạo" của mình. Đây là nơi cất giữ những gì tôi cảm thấy thú vị Bất cứ khi nào tôi kết nối với Internet thì có rất nhiều thứ tôi lại bỏ vào đó mọi thứ từ hình ảnh chiếc nhẫn đẹp cho đến buồng lái Chìa khóa mà Marquis du Lafayette gửi cho George Washington để kỷ niệm trận chiến Bastille Chìa khóa hạt nhân ở Nga Hình ảnh phía trên tôi tìm thấy trên eBay còn phía dưới là do chính tôi tạo ra vì tôi không thể mua nổi chúng trên eBay. Bộ lính thiết giáp. Những bản đồ Trung Địa - chính tôi vẽ. Thư mục này là xương của Dodo Thư mục này có 17,000 hình ảnh - hơn 20 GB thông tin và nó đang tăng dần Một ngày nào đó, những tuần sau đó, hay cả một năm tôi đứng trong cửa hàng nghệ thuật với các con tôi và mua đất sét, chúng tôi sẽ có một ngày làm thủ công Tôi mua Super Sculpeys vài khung giáp và nhiều thứ khác rồi tôi nhìn xuống Sculpey và nghĩ có lẽ, tôi nên có riêng một hộp sọ của chim Dodo. Tôi nên nói rằng -- Tôi không phải là nhà điêu khắc; mà là một người đam mê làm mô hình. Bạn đưa tôi một bản vẽ, bạn bảo tôi sao y lại, bạn đưa tôi con sếu vật liệu làm dàn giáo, những phần trong "Star Wars" đặc biệt là những phần ấy Tôi có thể làm những việc đó nguyên ngày. Đó chính xác là cách tôi kiếm sống 15 năm qua. Nhưng bạn đưa tôi những vật như này Mike Murnane - bạn tôi - đã điêu khắc nó Nó là mô hình cho "Star Wars - tập 2" đây không phải là việc của tôi mà là việc người khác làm - những chú rồng, những thứ mềm mại Tuy nhiên, tôi thấy mình đã ngắm đủ những hình ảnh của bộ sọ chim Dodo để có thể hiểu cấu trúc và có thể sao y chúng Thật sự không quá khó với tôi Tôi bắt đầu quan sát kỹ những hình ảnh tốt nhất tôi tìm thấy Tôi xem hết những mô hình tham khảo và đây là mô hình khá là dễ thương Nó được bán trên eBay Rõ ràng là tay của phụ nữ Giả sử bàn tay này cùng cỡ với tay vợ tôi, tôi đã đo ngón cái của cô ấy và lấy tỉ lệ theo khung sọ. Tôi mô phỏng theo kích thước thật và bắt đầu sử dụng chúng, với những mô hình tham khảo khác để tìm ra chính xác kích thước của mỏ, dài bào nhiêu, vv.. Sau vài giờ, tôi đạt được hộp sọ gần như là của Dodo. Tôi không định làm tiếp. kiểu như bạn chỉ dọn một căn phòng lộn xộn bởi những đồ vật nhỏ, không phải là toàn bộ Tôi đã không nghĩ về một bộ xương chim Dodo Tôi chỉ phát hiện lúc hoàn thành phần sọ phần dây thép tôi quen dùng để đỡ thò ra đằng sau nơi mà có thể là xương sống Và một trong những thứ khiến tôi hứng thú và ám ảnh suốt nhiều năm là vài trăm xương sống và khung tôi đã sưu tầm được Tôi đã đủ hiểu về mặt cơ học của phần cột sống để có thể mô phỏng chúng Và dần dần với từng khúc xương sống, tôi đã xậy dựng dần dần Và cuối cùng, tôi đã có một hộp sọ khá là hợp lý một khung xương sống chuẩn và một nửa khung xương chậu Một lần nữa tôi lại tiếp tục tìm kiếm tiếp tham khảo về hình vẽ, hình chụp Tôi yêu chàng trai này! Anh scan hình ảnh xương chân của dodo với một cái thước Tôi cần sự chính xác như thế này và tôi sao y từng mảnh xương cuối cùng và hoàn thành khung xương. Sau khoảng 6 tuần tôi hoàn thành, vẽ và đóng khung bộ xương chim Dodo của riêng tôi. Bạn có thể thấy tôi đã gắn một bảng thông tin như trong bảo tàng tóm tắt lịch sử của chim Dodo Và TAP Plastics đã dành tặng cho tôi - mặc dù tôi không chụp, một tủ kính như bảo tàng Tôi không có không gian riêng cho nó tại nhà Nhưng tôi phải hoàn thành những gì tôi khởi xướng Và điều này thật sự đại diện cho những thay đổi trong tôi. Như tôi đã nói, cuộc đời tôi đã bị ám ảnh bởi những vật thể và các câu chuyện liên quan và tôi phải tạo ra chúng và sở hữu chúng trân trọng và đi sâu vào chúng Và trong thư mục "Dự án Sáng tạo" của mình, có hàng tấn những dự án tôi đang thực hiện đã và sẽ thực hiện trong tương lai. và những việc tôi muốn tìm kiếm, muốn mua, muốn sở hữu muốn nhìn thấy và chạm vào. Nhưng bây giờ có thể tồn tại thư mục mới về những thứ tôi có thể điêu khắc mà nó sẽ khác, rằng tôi - bạn biết đó, Tôi có R2D2 của riêng tôi, nhưng -- thật sự, so sánh với điêu khắc, thì nó khá dễ với tôi. Và khi tôi nhìn lại thư mục của mình tôi chợt thấy con chim ưng Malcon. Nó lại khiến tôi cảm thấy khá buồn cười: yêu thích một điều gì đó trong tiểu thuyết Hammett bởi vì nếu thế giới chia ra hai kiểu con người người Chandler và người Hammett, tôi chắc chắn là người Chandler Nhưng trong trường hợp này, không phải về tác giả, quyển sách, bộ phim hay câu chuyện, mà về những vật thể mang giá trị của riêng nó. Và trong trường hợp này, đó là một vật thể có nhiều mức độ. Đầu tiên, có những vật thể trên thế giới Đây là "Kniphausen Hawk." Nó là một chiếc bình trong các nghi lễ dành tặng cho các bá tước Thụy Điển những năm 1700 và nó tương đối giống với vật thể Hammett lấy cảm hứng cho chim ưng Malta. Tiếp theo là hình ảnh chú chim - nhân vật do Hammett hư cấu nên Được tạo ra từ từ ngữ, đây là động cơ để dẫn dắt câu chuyện trong quyển sách cũng như bộ phim của ông nơi có những vật thể khác được tạo nên: một mô hình chim ưng do Hammett tạo nên từ từ ngữ lấy nguồn cảm hứng từ Kniphausen Hawk Vật này tượng trưng cho chim ưng trong bộ phim Và sau đó là tầng nghĩa thứ 4, đó là một vật thể hoàn toàn mới của thế giới đại diện cho cả bộ phim và mọi vật. trở thành một vật hoàn toàn khác vật thể được khát khao và bây giờ là thời điểm cho một vài nghiên cứu Tôi đã hoàn thành một vài nghiên cứu một vài năm trước - lý do tại sao thư mục đã ở đó. Tôi đã mua một bản sao rất tệ của chim ưng Malta trên eBay và tải về những hình ảnh để làm tài liệu tham khảo. Nhưng tôi đã phát hiện khi nghiên cứu sâu hơn tôi rất cần những tham khảo quý hơn như là tác phẩm đầu nguyên gốc được bán tại Christie's năm 1994 và tôi đã liên lạc với một nhà bán sách cổ người nắm giữ danh mục gốc của Christie và tôi tìm được những hình ảnh tuyệt vời ở đó, bao gồm cả những kích thước tham khảo. Tôi scan bức ảnh và đưa về kích thước ban đầu. Tôi đã tìm thấy nguồn tham khảo khác Avi Chekmayan nhà biên tập ở New Jersey, đã tìm thấy Maltese Falcon phiên bản nhựa dẻo tại chợ phiên năm 1991, mặc dù ông ấy phải mất 5 năm để xác nhận chú chim này với những đặc tính của người bán đấu giá bởi vì có rất nhiều tranh luận về nó. Nó được làm từ nhựa déo - không hay thấy dùng trong các bộ phim lúc bấy giờ. Tôi chỉ mất một lúc để xác thực nó vì tôi có thể so sánh nó với chú chim này Tôi có thể nói rằng, nó là thật, vật thật, nó được làm từ cùng khuôn đúc. Đối với chú chim này, vì buổi đấu giá đầy tranh luận Profiles in History, ngôi nhà diễn ra buổi đấu giá. Tôi nghĩ rằng năm 1995 khoảng 100,000 đô la bạn có thể thấy ở phía dưới nó không chỉ mặt đứng phía trước, mà còn mặt bên, mặt sau và các mặt khác. Bây giờ tôi đã có những cấu trúc cần thiết để tiến hành sao y chim ưng Malta. Họ làm cái gì, họ bắt đầu như thế nào? Tôi thật sự không biết. Tôi đã bắt đầu giống với khi làm hộp sọ của Dodo. Tôi phóng to hình ảnh tham khảo bằng kích thước thực tế và bắt đầu cắt ra những phần thừa và sử dụng những mẫu đó để tham khảo. Tôi đã dùng Sculpey, và tôi đã hoàn thiện nó khi tôi đã có hồ sơ chính xác Sau đó tôi bắt đầu với từng chiếc lông, từng chi tiết, cứ thế đến khi tôi đạt được mô hình khi làm việc trước TV và Super Sculpey đây là tôi ngồi kế vợ mình Đây là hình ảnh duy nhất tôi chụp được trong toàn bộ quá trình Và tôi đã đạt được một bản sao rất hợp lý của chim ưng Malta. Một lần nữa, tôi không phải nhà điêu khắc, nên tôi không biết nhiều về thủ thuật tôi không biết bạn tôi - Mike làm như thế nào để có bề mặt bóng nhẵn, đẹp đẽ với Sculpey; Chắc chắn bản thân tôi không thể làm được Nên tôi đã đến cửa hàng của mình và đổ khuôn nó thử với chất liệu nhựa, vì với chất liệu này, tôi hoàn toàn có thể đạt được bề mặt nhẵn mịn. Ngày nay có rất nhiều cách để làm như vậy. Lựa chọn của tôi là 70 lớp này-- màu đen đặc lót. Tôi phun khoảng ba đến bốn ngày, nó chảy như điên Nhưng nó cho tôi một bề mặt cát phủ rất nhẹ và đẹp và tôi có thể khiến nó phẳng như kính Ồ, tôi hoàn thành với 3 số không thép len. Điều tuyệt vời về việc đi tới tận đây là, vì trong phim, cuối cùng họ cũng mang con chim ra, họ để nó trên bàn và quay nó vòng quanh. Cho nên tôi đã có thể chụp màn hình và dừng hình để chắc chắn. Tôi theo dõi tất cả các thay đổi ánh sáng để chắc chắn khi tôi cầm ánh sáng ở cùng một vị trí, tôi có được sự phản chiếu y hệt -- đấy là sự chi tiết mà tôi đang nhằm hướng tới. Và đây là con chim ưng Malta của tôi Nó thật đẹp. Tôi có thể tuyên bố chắc chắn vào thời điểm tôi hoàn thành nó, trong số các bản mô hình -- chỉ có một vài bản thôi -- đây là bản chính xác nhất miêu tả con chim ưng Malta nguyên gốc bất kỳ ai đã điêu khắc. Bản điêu khắc đầu tiên, tôi nên nhắc, được tạo ra bởi Fred Sexton. Và có một vài điểm kỳ lạ ở đây Fred Sexton là bạn của anh này, George Hodel. Một gã đáng sợ -- nhiều người nói là kẻ giết Black Dahlia. Giờ, James Ellroy tin rằng Fred Sexton, thợ điêu khắc bức chim ưng Malta đã giết mẹ của James Elroy. Còn một việc kỳ lạ hơn nữa: Năm 1974, trong lúc sản xuất tập phim hài kỳ lạ cho "Chim ưng Malta" tên là "Con chim đen", do diễn viên George Segal Bảo tàng nghệ thuật bang Los Angeles có một bản thạch cao gốc của chim ưng Falcon -- 1 trong 6 bản gốc, tôi nghĩ vậy, được dùng trong phim - bị đánh cắp khỏi bảo tàng. Nhiều người nghĩ chỉ là 1 mánh để làm bộ phim nối hơn John's Grill xuất hiện một thóang trong "Chim ưng Malta", vẫn là một chỗ còn mở ở San Francissco nhớ rằng 1 trong các khách quen, Elisha Cook, đóng vai Wilmer Cook trong phim, và anh ta đưa họ một trong những bản thạch cao gốc của chim ưng Malta. Và họ đã giữ nó trong tủ khoảng 15 năm, cho đến khi nó bị đánh cắp tháng Giêng 2007. Có vẻ như vật được truy lùng này chỉ đến bằng cách biến mất liên tục. Còn tôi thì có tượng chim ưng này, và nó rất tuyệt. Nhìn rất đẹp ánh sáng phản chiếu rất ổn, và nó tốt hơn bất kỳ thứ gì tôi có thể lấy hay đạt được ở thế giới này. Nhưng có một vấn đề. Vấn đề ấy là Tôi muốn toàn bộ vật thể này, Tôi muốn cả cân nặng của đồ vật ấy. Nó được tạo ra bởi nhựa và nó quá nhẹ Có một nhóm online này tôi thường tới Chỉ là một nhóm những người dở dở như tôi được gọi là nhóm Bản Sao Mô Hình Forum, bao gồm những người trao đổi tạo ra và truyền thông tin về mô hình của phim ảnh. Và hóa ra là có một gã ở đó một người bạn mà tôi chưa bao giờ gặp nhưng kết bạn sau vài vụ buôn bán là quản lý của một xưởng đúc. Hắn lấy mẫu hình chim ưng của tôi và tạo bản sáp bằng đồng cho tôi, và đây là bản bằng đồng mà tôi nhận lại. Sau một vài chỉnh sửa với acid, bản cuối cùng của tôi đây. Và cái này, tôi cảm thấy vô cùng thỏa mãn. Tôi sẽ đưa nó ra đây chút nữa tối nay Và tôi muốn bạn cầm lên và nghiên cứu nó Bạn muốn biết tôi ám ảnh như thế nào không. Dự án này chỉ cho mình tôi, và tôi lên tận eBay để tìm mua một tờ báo Trung Quốc năm 1941 ở San Francissco để con chim được bọc chính xác y hệt như trọng phim (tiếng cười) Ừ thì, tôi biết! (tiếng cười)(tiếng vỗ tay) Như bạn có thể thấy, nó nặng 12 cân rưỡi. Bằng một nửa cân con chó của tôi, Huxley Nhưng có một vấn đề Đây là tiến triển mới nhất của chim ưng. Phía ngoài cùng bên trái chỉ là rác -- bản sao tôi mua trên eBay. Có bản hơi bị hỏng chim ưng Schulpey, vì tôi lấy nó ra khỏi khuôn đúc. Kia là khuôn đầu tiên của tôi kia là bản master và bản đồng. Có một chuyện xảy ra khi bạn tạo khuôn và đúc, mỗi lần bạn cho nó vào silicone và đúc trong nhựa, bạn sẽ mất một chút thể tích, kích cỡ sẽ nhỏ đi một xíu. Và khi tôi so sánh bản đồng với cả bản Sculpey, nó nhỏ hơn khoảng 2cm. Ừ, thật ý, cái điều này rất aaaah -- tại sao tôi không nhớ ra điều này? Tại sao tôi không tạo nó lớn hơn từ đầu? Giờ tôi phải làm gì? Tôi có hai lựa chọn. Một, tôi có thể bắn tia laser vào nó là một việc mà tôi đã làm rồi để có thể scan nó 3D - có bản scan 3D của con chim ưng này. Tôi tính toán xem nó sẽ nhỏ đi cỡ nào từ bản nháp sang bản đồng và phóng to nó đủ cho một bản litô của con chim, và tôi sẽ sơn màu, rồi gửi đến cho một người thợ đúc và rồi tôi sẽ làm nó bằng đồng. Hoặccc là: Có một vài người sở hữu các bản chính gốc và tôi đã cố gắng liên lạc với họ mong rằng họ sẽ cho tôi vài phút cùng với chim thật, có thể là chụp ảnh hoặc thậm chí sử dụng máy scan laser cầm tay mà tôi có sở hữu một chiếc nhỏ vừa đủ một hộp ngũ cốc thậm chí không động vào nó, tôi xin thề, để tạo ra một bản scan 3D hoàn hảo. Tôi có thể ký giấy chứng nhận tôi không để ai có được chúng, ngoài tôi ra, trong văn phòng của tôi Tôi sẽ đưa họ một con nếu họ muốn Và có thể thôi, tôi sẽ hoàn thành được việc này. Nhưng thật sự ý, nếu như tôi thành thật, Tôi phải công nhận hoàn thành việc này lại chưa bao giờ là mục đích của việc này, đúng vậy không? Cám ơn. Không có bộ phận nào khác, có lẽ là không có thứ gì khác trong đời sống con người, mang nhiều ý nghĩa và ẩn dụ như trái tim con người. Trong suốt bề dày lịch sử, trái tim đã trở thành biểu tượng của đời sống tình cảm của chúng ta. Nó được nhiều người xem như nơi trú ngụ của tâm hồn, kho lưu trữ của cảm xúc. Chính từ cảm xúc, "emotion", bắt nguồn một phần từ động từ tiếng Pháp "émouvoir", nghĩa là "khuấy động". Và có lẽ, chỉ hợp lý khi cảm xúc phải gắn liền với một cơ quan có kiểu chuyển động khuấy động đặc trưng. Nhưng mối liên hệ này là gì? Nó có thật hay chỉ đơn thuần ẩn dụ? Là chuyên gia tim mạch, hôm nay tôi ở đây để nói với các bạn rằng mối liên hệ này là có thật. Các bạn sẽ biết là cảm xúc có thể và có ảnh hưởng vật lý trực tiếp đến trái tim con người. Nhưng trước khi vào đề, hãy nói một chút về trái tim ẩn dụ. Tính tượng trưng của trái tim cảm xúc vẫn tồn tại đến ngày nay. Nếu chúng ta hỏi mọi người rằng hình ảnh nào có liên hệ đến tình yêu nhất, chắc chắn hình trái tim Valentine sẽ là câu trả lời đứng đầu danh sách. Hình trái tim, gọi là đường hình tim, rất phổ biến trong tự nhiên. Được thấy trong các loại lá, hoa và hạt của nhiều loài cây. bao gồm cả cây silphium, từng được dùng để ngừa thai vào thời Trung Cổ và có lẽ đó là lý do hình trái tim có liên hệ tới tình dục và tình yêu lãng mạn. Bất kể vì lý do gì, trái tim đã bắt đầu xuất hiện trong tranh vẽ về tình yêu ở thế kỷ 13. Qua thời gian, hình trái tim dần trở thành màu đỏ, màu của máu, một biểu tưởng của đam mê. Trong Giáo hội Công giáo La Mã, trái tim dần trở thành Trái tim Thánh Chúa Giêsu. Được bọc trong vòng gai và vầng hào quang lấp lánh, trái tim đó trở thành biểu tượng của tình yêu chúa. Mối liên hệ giữa tình yêu và trái tim vẫn đứng vững cho tới ngày nay. Khi Barney Clark, một nha sĩ đã về hưu bị suy tim giai đoạn cuối, nhận trái tim nhân tạo vĩnh viễn đầu tiên ở bang Utah năm 1982, người vợ 39 năm của ông nghe nói đã hỏi bác sỹ là: "Ông ấy sẽ vẫn yêu tôi chứ?" Ngày nay chúng ta biết là trái tim không phải nguồn gốc của tình yêu hay các cảm xúc khác, về bản chất; cổ nhân đã hiểu lầm. Tuy nhiên, ngày càng ngày, chúng ta dần hiểu được mối liên hệ giữa trái tim và các cảm xúc là rất mật thiết. Trái tim có thể không phải là nguồn gốc các cảm xúc. nhưng nó phản ứng rất mạnh với chúng. Ở mặt nào đó, đời sống tình cảm của chúng ta được lưu lại trong tim. Ví dụ, nỗi sợ và đau buồn có thể gây tổn thương lớn cho tim. Các dây thần kinh kiểm soát hoạt động vô thức như nhịp tim có thể cảm nhận căng thẳng và kích hoạt phản ứng chiến-hay-chạy khó thích nghi, nó làm cho mạch máu thắt lại, tim đập nhanh và tăng huyết áp, dẫn đến thương tổn. Nói cách khác, càng lúc ta càng thấy rõ rằng tim chúng ta cực kỳ nhạy cảm với hệ cảm xúc của mình, với trái tim ẩn dụ, nói cách khác. Có một loại bệnh tim lần đầu được phát hiện cách đây hai thập kỷ có tên "bệnh cơ tim takotsubo" hay "hội chứng vỡ tim"; tim suy nghiêm trọng khi phản ứng với căng thẳng hoặc đau buồn tột độ như khi chia tay người yêu hoặc có người thân bị chết. Như trong những ảnh này, quả tim đau buồn ở giữa nhìn rất khác so với trái tim bình thường bên trái. Nó có vẻ bị đơ và thường phồng lên thành hình đặc trưng của một cái bình takotsubo, hình nằm bên phải, một loại bình Nhật có đáy rộng và cổ hẹp. Chúng ta không biết chính xác tại sao lại như vậy, và hội chứng này sẽ hết sau vài tuần. Tuy nhiên, ở giai đoạn trầm trọng, nó có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim nguy hiểm tính mạng, thậm chí tử vong. Ví dụ, bà lão bệnh nhân của tôi có ông chồng vừa mới mất. Bà ấy buồn, đương nhiên, nhưng chấp nhận. Thậm chí có thể thấy đôi chút nhẹ nhõm. Ông ấy đã mắc bệnh rất lâu; ông bị suy giảm trí nhớ. Nhưng một tuần sau đám tang, bà ấy ngắm di ảnh ông và bắt đầu đẫm lệ. Rồi bà bắt đầu tức ngực, kèm theo đó là khó thở, sưng tĩnh mạch cổ, đổ mồ hôi trán, thở dốc dù đang ngồi trên ghế -- toàn là dấu hiệu của suy tim. Bà được nhập viện, kết quả siêu âm khẳng định điều chúng tôi nghi ngờ: tim của bà đã yếu đi một nửa so với khả năng bình thường và nó đã phình lên thành hình takotsubo đặc trưng. Nhưng các xét nghiệm khác đều ổn, không hề thấy dấu hiệu của tắc động mạch ở đâu hết. Hai tuần sau, trạng thái cảm xúc của bà trở lại bình thường và kết quả siêu âm khẳng định, tim bà cũng thế. Bệnh cơ tim Takotsubo có liên quan đến nhiều tình huống gây căng thẳng, kể cả việc nói trước đám đông -- (Tiếng cười) (Vỗ tay) mâu thuẫn gia đình, thua bài bạc, thậm chí cả tiệc sinh nhật bất ngờ. (Tiếng cười) Nó thậm chí còn liên quan đến những biến động xã hội diện rộng như sau các thảm họa tự nhiên. Ví dụ, năm 2004, một trận động đất lớn đã tàn phá một quận thuộc hòn đảo lớn nhất Nhật Bản. Hơn 60 người chết, hàng ngàn người bị thương. Ngay sau thảm họa này, các nhà nghiên cứu thấy rằng số trường hợp mắc bệnh cơ tim takotsubo tăng gấp 24 lần trong quận chỉ sau một tháng trận động đất, so với cùng kỳ năm trước. Nơi ở của những bệnh nhân này có liên quan mật thiết với cường độ chấn động. Đa phần trường hợp, bệnh nhân sống gần tâm chấn. Hay nữa là, bệnh cơ tim takotsubo cũng xảy ra sau các sự kiện vui, nhưng tim có vẻ phản ứng theo cách khác, chẳng hạn, nó phình lên ở giữa chứ không phải ở đỉnh. Lý do vì sao kết tủa cảm xúc khác nhau sẽ làm tim thay đổi khác nhau vẫn còn là bí ẩn. Nhưng ngày nay, có lẽ là lời ngợi ca các triết gia cổ đại, chúng ta có thể nói rằng ngay cả khi cảm xúc không được chứa trong tim, nhưng phần tình cảm của tim lại lấn át phần sinh học của nó, một cách không ngờ và bí ẩn. Các hội chứng tim mạch, kể cả đột tử, từ lâu đã thấy xuất hiện ở người trải qua những nhiễu loạn cảm xúc dữ dội hoặc xáo trộn mạnh trong tim ẩn dụ. Năm 1942, nhà sinh lý học Harvard, Walter Cannon, đã có bài viết tựa là "'Voodoo' Death," trong đó ông mô tả các trường hợp tử vong do sợ hãi ở những người tin rằng họ bị nguyền rủa, chẳng hạn bị thầy phù thủy nguyền hoặc do ăn phải trái cây cấm kỵ. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân trở nên vô vọng và chết ngay tại chỗ. Những trường hợp này có một điểm chung là nạn nhân đều tin tuyệt đối rằng có một ngoại lực nào đó có thể lấy mạng họ và khiến họ bất lực không thể chống cự. Việc mất kiểm soát nhận thức này, theo Cannon, gây ra một phản ứng sinh lý học không thuyên giảm, các mạch máu sẽ thắt lại đến mức độ mà thể tích máu giảm mạnh, huyết áp hạ đột ngột, tim cực kỳ yếu, và các cơ quan bị tổn thương lớn do thiếu ô-xy cung cấp. Cannon tin rằng các trường hợp tử vong Voodoo chỉ giới hạn ở dân bản địa hoặc người "nguyên thủy". Nhưng qua nhiều năm, người ta thấy kiểu tử vong này cũng xảy ra ở đủ mọi loại người thời hiện đại. Ngày nay, chết do đau buồn được thấy ở những bạn đời hay anh chị em ruột. "Trái tim tan vỡ" hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng đều nguy hiểm. Những mối liên hệ này cũng đúng ngay với động vật. Trong một nghiên cứu thú vị năm 1980 được công bố trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu đã cho thỏ nuôi nhốt ăn chế độ cholesterol cao để nghiên cứu ảnh hưởng của nó đối với bệnh tim mạch. Ngạc nhiên là, họ thấy rằng một số con thỏ phát triển bệnh nhiều hơn những con khác, nhưng họ không biết tại sao. Các con thỏ đều có chế độ ăn, môi trường sống và cấu trúc gen giống nhau. Họ nghĩ rằng nó có thể liên quan đến tần suất tương tác của các kỹ thuật viên với lũ thỏ. Nên họ làm lại nghiên cứu, chia lũ thỏ thành hai nhóm. Cả hai nhóm đều được ăn chế độ cholesterol cao. Nhưng ở nhóm một, thỏ được thả ra khỏi chuồng, được ôm ấp, vuốt ve, trò chuyện, được chơi cùng, còn ở nhóm kia, thỏ vẫn bị nhốt trong chuồng và để một mình. Sau một năm, khi giải phẫu xác, các nhà nghiên cứu thấy rằng thỏ ở trong nhóm một, nhóm được tương tác với con người, mắc bệnh động mạch chủ ít hơn 60% so với thỏ trong nhóm hai, mặc dù có cùng mức cholesterol, huyết áp và nhịp tim. Ngày nay, chăm sóc tim mạch ít thuộc phạm vi của các triết gia, những người chỉ dừng lại ở nghĩa bóng của trái tim; mà thuộc nhiều hơn phạm vi của các bác sĩ như tôi, sử dụng những công nghệ mà thậm chí một thế kỷ trước, khi văn hóa con người còn xem trái tim là cao quý, bị cho là cấm kỵ. Trong quá trình đó, trái tim đã thay đổi từ một thứ gần như siêu nhiên mang đầy ẩn dụ và ý nghĩa thành một cỗ máy có thể thao túng và điều khiển được. Nhưng đây là điểm mấu chốt: giờ chúng ta đã hiểu, những thao túng này, phải được bồi dưỡng bằng việc quan tâm đến đời sống tình cảm vốn được tin tồn tại trong tim trong hàng ngàn năm. Ví dụ, xem xét Thử nghiệm Tim mạch Lối sống, đã được công bố trên tạp chí Anh "The Lancet" năm 1990. 48 bệnh nhân mắc bệnh mạch vành vừa hoặc nặng được chỉ định ngẫu nhiên để chăm sóc thường hay lối sống chuyên sâu bao gồm chế độ ăn chay ít béo, tập thể dục nhịp điệu chừng mực, hỗ trợ tâm lý xã hội theo nhóm, và tư vấn kiểm soát căng thẳng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng các bệnh nhân có lối sống đã giảm gần năm phần trăm mảng bám mạch vành. Ngược lại, bệnh nhân điều trị thường có mảng bám mạch vành nhiều hơn năm phần trăm sau một năm và thêm 28 phần trăm sau năm năm. Họ cũng có gần gấp đôi tỷ lệ các biến cố tim, như đau tim, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và tử vong liên quan đến tim. Có một sự thật rất thú vị: vài bệnh nhân nhóm thường đã áp dụng kế hoạch tập thể dục và ăn kiêng gần như khắt khe giống các bệnh nhân trong nhóm lối sống chuyên sâu. Bệnh tim của họ vẫn phát triển. Ăn kiêng và tập luyện chưa đủ để giúp làm giảm bệnh mạch vành. Theo dõi sau một năm và cả sau năm năm, kiểm soát căng thẳng có tương quan mạnh hơn với việc đảo ngược bệnh mạch vành hơn việc tập thể dục. Rõ ràng, nghiên cứu này và những cái tương tự đều nhỏ, và dĩ nhiên, tương quan không chứng minh được quan hệ nhân quả. Chỉ có thể chắc chắn rằng căng thẳng dẫn đến những thói quen không lành mạnh, và đó là nguyên nhân thực sự cho nguy cơ mắc bệnh tim ngày càng tăng. Nhưng cũng như sự liên quan của hút thuốc và ung thư phổi, tuy rất nhiều nghiên cứu chỉ ra cùng một điều, và tuy có các cơ chế để giải thích mối quan hệ nhân quả, nhưng có vẻ bất thường nếu phủ nhận rằng có một thứ chắc chắn tồn tại. Điều mà nhiều bác sỹ đã kết luận cũng là điều mà tôi rút ra được trong gần hai thập kỷ làm chuyên gia tim mạch: phần cảm xúc của tim tương giao với phần sinh học của nó theo cách ngạc nhiên và đầy bí ẩn. Chưa hết, y học ngày nay vẫn tiếp tục khái niệm trái tim là một cái máy. Khái niệm này có những cái lợi lớn. Tim mạch, lĩnh vực của tôi, chắc chắn là một trong những câu chuyện khoa học thành công lớn nhất trong 100 năm qua. Stent mạch vành, máy tạo nhịp tim, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, ghép tim -- tất cả những thứ này được phát triển hoặc phát minh sau Thế chiến II. Tuy nhiên, rất có thể rằng chúng ta đang tiến đến giới hạn của những gì y học có thể làm để chống lại bệnh tim. Thật vậy, tốc độ giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch đã chậm lại đáng kể trong thập kỷ qua. Chúng ta cần chuyển sang một mô thức mới để tiếp tục tạo ra kiểu tiến bộ mà chúng ta đã quen thuộc. Ở mô thức này, yếu tố tâm lý xã hội sẽ phải là trọng tâm hàng đầu trong cách chúng ta nghĩ về bệnh lý tim mạch. Đây sẽ là một cuộc chiến cam go, và vẫn là một lĩnh vực phần lớn chưa được khám phá. Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ vẫn chưa liệt kê căng thẳng cảm xúc là yếu tố nguy cơ khả biến cho các bệnh về tim, có lẽ một phần vì giảm cholesterol trong máu dễ hơn nhiều so với giảm xáo trộn cảm xúc và xã hội. Có lẽ, sẽ có giải pháp tốt hơn, nếu chúng ta nhận ra rằng khi chúng ta nói "trái tim tan vỡ", là thực ra đôi khi chúng ta đang nói đến trái tim tan vỡ thật. Chúng ta phải để ý nhiều hơn tới sức mạnh và tầm quan trọng của các cảm xúc trong việc chăm sóc tim của mình. Tôi rút ra được rằng, căng thẳng cảm xúc, thường là vấn đề sinh tử. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi không biết mình đang làm gì ở đây nữa. Tôi được sinh ra tại một xóm nghèo Scots Presbyterian ở Canada và nghỉ học trung học. Tôi không có cả điện thoại di động, và dùng màu nước gouache để vẽ trên giấy, một cách thức đã không đổi trong 600 năm. Nhưng cách đây khoảng 3 năm tôi đã tổ chức một buổi triển lãm ở New York và tôi đặt tên nó là "Sự vô nghĩa nghiêm túc." Cho nên tôi nghĩ rằng tôi là người đi đầu Tôi gọi nó là "Sự vô nghĩa nghiêm túc" vì ở khía cạnh nghiêm túc, tôi sử dụng kỹ thuật biên tập minh họa duy thực từ khi còn nhỏ. Tôi bắt chước kỹ thuật ấy và chưa từng ngừng sử dụng nó Đó là phong cách duy nhất tôi biết. Và nó khá điềm tĩnh và trang trọng. Trong khi đó, tôi vận dụng cả "sự vô nghĩa". Đây là một lâu đài Scốt-lan, nơi mọi người chơi gôn trong nhà, và mẹo để thắng là phải đánh trái gôn vào những bộ áo giáp không có trong hình. Nó thuộc loạt tranh "Buổi chiều kỳ khôi", sau được xuất bản thành sách. Đây là xe tự chế chạy bằng động cơ tên lửa. Đây là chiếc Henry J 1953 Tôi rất thích sự thuần túy -- trong một khu dân cư ở Toledo. Đây là bản nộp cho Bảo tàng Phim LA. Bạn có thể đoán được Frank Ghery và tôi xuất thân cùng thành phố. Những tác phẩm của tôi mang đậm tính cá nhân và khác lạ đến mức tôi phải tự nghĩ ra thuật ngữ cho nó. Và tôi vẽ rất nhiều tác phẩm thuộc trường phái "Hoài niệm tương lai", tức là mường tượng cách quá khứ nhìn về tương lai. Và quá khứ luôn sai một cách nực cười và lạc quan. Và thời điểm cao trào cho trào lưu ấy là những năm 30, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế quá tồi tệ đến mức mọi thứ trong hiện tại đều muốn chạy trốn đến tương lai... và các công nghệ kỹ thuật là thứ sẽ mang chúng ta đi. "Bàn Thí Nghiệm Nổi Tiếng" là tạp chí khoa học nổi tiếng thời đấy Tôi có 1 bộ sưu tập khủng tạp chí này vào những năm 30 tất cả đều chỉ là những người nghèo được yêu cầu làm kính mát từ những cái móc áo cũ hoặc bất cứ thứ gì tận dụng được và mơ về những con rô-bốt vô tuyến khổng lồ tuyệt vời chơi khúc côn cầu trên bằng 300 dặm/giờ tất cả mọi thứ đều sẽ trở thành hiện thực, đều sẽ thật tuyệt vời. Hoài niệm tương lai về xe là một trong những chuyên ngành của tôi. Tôi vừa là một họa sĩ minh họa xe vừa là người viết quảng cáo xe, cho nên tôi có rất nhiều nỗi hận đối với chủ đề này. Detroit đã đi được nửa đường đến tương lai - nửa phần đường đó chính là quảng cáo. Đây là mẫu Bulgemonile đời 58 mới: chúng khiến tương lai trông như quá khứ. Đây là một loạt những anh chàng đang ngưỡng mộ chiếc xe. Nó nằm trong cả một cuốn catalog 18 trang từ thời ở Lampoon, nơi tôi nhổ răng của mình lúc bé. Công nghệ khảo cổ học tìm về quá khứ và phát hiện các phép màu chưa từng xảy ra thường là cho những mục đích tốt. Cái tàu bay - trích từ một quyển cẩm nang về tàu bay được dựa trên chiếc tàu bay Hindenburg. Chiếc tàu bay là vật thể lớn nhất có thể di chuyển mà con người từng tạo ra. Nó chở 56 người với vận tốc chiếc Buick, trên độ cao có thể nghe tiếng chó sủa, và tốn gấp đôi giá một khoang hạng nhất trên chiếc Normandie để vận hành. Chiếc Hindenburg bất đắc dĩ phải ra đi. Chiếc máy bay auto-gyro bay ở Malibu vào những năm 30. Chiếc auto-gyro không thể chờ đến lúc máy bay trực thăng được phát minh. Đáng lẽ ra nó nên chờ - nó không phải là thành tựu lớn. Nó là thành tựu duy nhất về mặt kỹ thuật vào thế kỷ 20 của Tây Ban Nha. Bạn cần phải biết điều đó. Một chiếc xe bay không bao giờ cất cánh-- đó chỉ là một mơ ước hậu chiến tranh. Bố tôi từng bảo chúng tôi sẽ mua một chiếc xe bay. Nó là bước nhảy vào tương lai từ 1946, chờ đợi lúc mà mọi gia đình Mỹ đều có thể sở hữu một chiếc. "Đó là Moscow, Shirley. Anh mong họ sẽ nói tiếng Tây Ban Nha!" Tôi nghiên cứu rất nhiều về chủ đề "nhung nhớ giả tưởng". Đó là sự khát khao xúc cảm đau đáu về khoảng thời gian chưa từng diễn ra. Có người từng nói rằng sự nhung nhớ là cảm xúc vô dụng nhất của loài người Vì vậy tôi nghĩ đây là ví dụ cho một vở kịch nghiêm túc. Đây là biểu trưng cho việc đó - đây là phòng ăn trên cánh máy bay, hồi tưởng lại các ngày mùa hè những năm 20 ở đâu đó trên bầu trời nước Pháp, ăn trên cánh một chiếc máy bay. Bạn không thể nhìn rõ được ở đây nhưng đây là Hemingway đang đọc cuốn tiểu thuyết mới của ông cho Fitzgerald và Ford Madox Ford đến khi gió từ động cơ thổi ông đi. Đây là polo bằng xe tăng ở South Hamptons. Lấy những người giàu ngu xuẩn ra làm trò cười vui hơn bất cứ ai khác. Và sự thuần túy là một phần quan trọng trong cái vô nghĩa nghiêm túc của tôi. Tôi nghĩ nó đóng góp một phần lớn. Đây là xe tăng Mark IV British từ 1916. Nó có hai súng máy và một đại bác, và nó có động cơ Ricardo 90 mã lực. Nó đi 5 dặm/giờ; bên trong xe tối om và nóng 41 độ. Và họ treo một con chim yến trong xe để đảm bảo rằng người Đức không sử dụng khí độc. Thật là một câu chuyện thú vị Đây là tháp Motor Ritz ở Manhattan vào những năm 30, nơi mà bạn chạy xe đến trước cửa nhà nếu bạn đủ can đảm. Tất cả những người có vai vế đều có một căn hộ ở đó. Tôi tập trung sự hào hứng của mình vào chiếc tàu bay và tàu thủy . Và tôi thích xì ga - có một bảng quảng cáo xì gà ở dưới kia. Hoài niệm giả tưởng cũng có thể diễn đạt các vấn đề nghiêm trọng như chiến tranh. Đây là những ngày huy hoàng của cuộc chiến tranh ở Anh vào năm 1940, khi mà biệt đội Messerschmitt ME109 xông vào Hạ Viện Anh và chạy vòng quanh, chỉ để chọc tức Churchill đang lẩn tránh đâu đó. Nó là môt ký ức đẹp về quá khứ. Phóng đại thái quá là phóng đại sự việc đến ngưỡng tuyệt đối chỉ để vui. Đây là một cuốn brochure nữa tôi làm "Tàu RMS Tyrannic: Vật Lớn Nhất Thế Giới." Bản copy dài nhiều trang nên bạn không đọc được viết rằng khách khoang chót không vào được phòng trước khi chuyến đi kết thúc, và nó an toàn đến mức hành khách không cần bảo hiểm. Hiển nhiên, nó mô phỏng chiếc Titanic. Nhưng nó không phải là sự than khóc đống đổ nát của con người trước tự nhiên. Nó chỉ là một trò đùa ngớ ngẩn, bệnh hoạn. Rẻ tiền mạt hạng, tôi nghĩ nó sẽ khiến bạn tỉnh giấc. Nó ko có ý nghĩa gì cả, chỉ là Desoto khám phá ra sông Mississippi, và nó là Desoto khám phá sông Mississippi Tôi vẽ nó trên một trang bìa sau - tôi có bốn tiếng để vẽ trang bìa ấy cho một số của tờ Lampoon Tôi xấu hổ khi vẽ nó và mong rằng không ai biết. Mọi người viết thư xin in lại trang bìa ấy. Sự khác thường của đô thị - đó là thứ mà người New York muốn. Tôi cố làm cuộc sống ở New York càng khác thường hơn trên các tấm ảnh bìa này. Tôi đã vẽ khoảng 40 bức như vậy, 30 trong số đó đều dựa theo khái niệm này. Tôi đang chạy trên Đại lộ 7 lúc 3g sáng bỗng nhiên có một làn hơi tràn ra đường, tôi tự hỏi cái gì đã gây ra nó. ai mà biết chứ Đền Dendur ở tháp Metropolitan ở New York là một nơi rất tối tăm. Tôi nghĩ rằng mình có thể làm nó sáng sủa hơn Đây là một trang bìa rất sai lệch sự thật. Không phải ở New York. Tôi không ngăn được mình, và tôi nhận email chỉ trích từ một nhóm bảo vệ môi trường "Đây là nơi quá trang trọng và tôn nghiêm để lấy ra đùa. Anh nên thấy xấu hổ," xin hãy xin lỗi trang web của chúng tôi" Đến giờ tôi vẫn chưa làm việc đó Đây là phần từ vựng của não tôi. (Cười) Tôi yêu từ "rác châu Âu". (Cười) Đó là tất cả "rác châu Âu" đến từ cửa hải quan JFK Đây là một người đưa thư New York gặp Tour de France. Nếu sống ở New York, bạn sẽ biết người đưa thư chạy như thế nào Ngoài trừ việc anh ta đang mang một cái ống đựng bản vẽ và các thứ khác và nhiều người nghĩ anh ta là khủng bố chuẩn bị bắn tên lửa vào Tour de France Tôi đoán đây là dấu hiệu của thời đại chúng ta. Đây là bìa thời trang duy nhất tôi từng làm Đây là một bà già sống trong chiếc giày, và vật này -- với tựa đề là "Thôi Rồi Hàng Xóm". Tôi chẳng biết gì nhiều về thời trang Tôi được đặt vẽ một đôi Mary Jane và tôi đã cãi với giám đốc đồ họa và biên tập viên rằng: "Thêm dây cột vào" -- "Không thêm dây cột" "Thêm dây cột vào" -- "Không thêm dây cột" bởi vì nó làm logo trông kỳ quặc cuối cùng tôi đã bỏ cuộc và vẽ dây cột để giống với đôi giày thật. Còn đây là một trò đùa nhỏ - cổng vé E-ZR. Chỉ một chữ cái làm nên ý tưởng. Còn đây là một trò đùa lớn. Đây là buổi thử vai phim "King Kong." (Cười) Mọi người luôn hỏi tôi lấy ý tưởng từ đâu, như thế nào "Cảm hứng" đằng sau bức tranh ấy là dư vị của một buổi say vang đỏ bét nhè, Ý tưởng đến vào giữa đêm như Xerox -- tôi chỉ việc ghi lại. Tất cả thật rõ ràng. Tôi chẳng cần động não gì cả. Và khi số báo được phát hành, có một quý bà Edgar Rosenberg đáng mến-- nếu bạn biết tên đó -- gọi tôi nói rằng bà thích ảnh bìa ấy, nó thật đáng yêu. Tên cũ của bà là Fay Wray, và cho nên -- Tôi đã không đủ hài hước để nói bà rằng, "Hãy lấy bức tranh này đi." Cuối cùng, đây là tấm ảnh bìa ba trang Tôi chưa từng làm tấm nào như vầy và sẽ không làm lại nữa rất nhiều trang ở mặt trước một tờ tạp chí Đó là sự phát triển của loài người trên chiếc thang máy, và nó gồm ba phần. Bạn không thể thấy hết chúng được, nhưng nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy được chúng di chuyển như thế nào. (Vỗ tay) Không có gì tinh tế bằng một cuộc va chạm để kết thúc một trò đùa. Tôi chỉ muốn thêm một phần quảng cáo Tôi có một cuốn sách trẻ em ra mắt mùa thu này tên là "Những chiếc sandwich của Marvel" tổng hợp tất cả những vở kịch nghiêm túc từ trước đến giờ, và nó sẽ có mặt ở mọi thể loại nhà sách, cho đến các cái bàn lề đường vào tháng 10. Cám ơn rất nhiều. Khoảng 17 năm về trước, tôi trở nên dị ứng với bầu không khí ở Delhi. Các bác sĩ bảo rằng dung tích phổi của tôi đã giảm xuống còn 70% và tôi đang dần dần bị chính 2 lá phổi của mình giết chết. Với sự hỗ trợ của Viện Công Nghệ Ấn Độ IIT, TERI và những nghiên cứu của NASA, chúng tôi đã phát hiện ra ba loại cây xanh cơ bản, những loại cây quen thuộc có thể tạo ra đủ khí sạch chúng ta cần trong nhà để giữ gìn sức khỏe của mình. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng bạn có thể giảm thiểu nhu cầu khí sạch trong các tòa nhà trong khi vẫn có thể duy trì được những tiêu chuẩn chất lượng khí cho sản xuất công nghiệp trong nhà. Ba loại cây đó là cau Areca, cây “lưỡi cọp”, và cây “kim ngân”. Tên chuyên ngành của chúng ở trên màn hình trước mặt các bạn. Cau Areca là loại cây có thể loại bỏ khí CO2 và chuyển nó thành khí O2. Mỗi người bình thường cần 4 cây cao đến ngang vai, và để chăm sóc nó chúng ta cần làm sạch bề mặt lá hàng ngày nếu ở Delhi, và có lẽ một lần mỗi tuần ở những thành phố có không khí trong lành hơn. Chúng ta phải trồng chúng trong môi trường có phân bón vô trùng hoặc là trồng trong nước có nhiều chất dinh dưỡng, và đem chúng ra ngoài trời khoảng 3-4 tháng một lần. Loại cây thứ hai là cây "lưỡi cọp", cũng là một cây rất quen thuộc mà chúng ta thường gọi nó là cây dành cho phòng ngủ bởi vì về đêm nó có thể biến đổi khí CO2 thành khí O2. Và mỗi người cần 6 đến 8 cây cao ngang thắt lưng. Về loại cây thứ 3, cây “kim ngân”, cũng lại là một loại cây rất phổ biến phát triển tốt trong môi trường nước có nhiều chất dinh dưỡng. Loại cây này có thể khử chất độc formaldehydes và một số chất hóa học dễ bay hơi khác. Với 3 loại cây trên bạn có thể có đủ không khí sạch mình cần. Trên thực tế, (với chúng) bạn có thể ở trong một cái chai có nắp đậy kín mà không chết, cũng như không cần thêm khí sạch. Chúng tôi đã tiến hành trồng thử nghiệm những loại cây này tại chính tòa nhà của mình ở Delhi, một tòa nhà rộng 50.000 feet vuông và đã được 20 năm tuổi. Có gần 1.200 các cây này cho 300 người trong tòa nhà. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì khoảng 42% khả năng lượng oxy trong máu của một người sẽ tăng lên 1% nếu người đó ở trong că trong tòa nhà này trong 10 tiếng đồng hồ. Chính phủ Ấn độ đã phát hiện ra và công bố một nghiên cứu cho thấy rằng đây là tòa nhà có lợi cho sức khỏe nhất ở New Delhi. Và nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng so với các tòa nhà khác sống ở đây có thể giảm 52% bệnh về mắt, 34% bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp, 24% chứng nhức đầu, 12% các bệnh gây suy yếu chức năng phổi và 9% bệnh hen suyễn. Nghiên cứu trên đã được công bố vào ngày 8/9/2008, và xuất hiện trên trang Web của chính phủ Ấn Độ. Thực nghiệm của chúng tôi cũng chỉ ra rằng thật ngạc nhiên khi năng suất lao động đã gia tăng lên trên 20% khi sử dụng những loài cây này. Và nhu cầu năng lượng trong các tòa nhà cũng giảm một cách đáng chú ý xuống 15% bởi vì khi đó bạn cần ít không khí sạch hơn. Hiện nay chúng tôi đang tái trồng các loại cây này trong một tòa nhà rộng 1,75 triệu feet vuông với 60.000 cây. Tại sao điều này lại quan trọng? Nó cũng quan trọng đối với môi trường bởi vì nhu cầu năng lượng của toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 30% trong 10 năm tới. 40% năng lượng đó hiện tại đang được dùng trong các tòa nhà, trong khi sẽ có 60% dân số thế giới sống ở những tòa nhà trong những thành phố có trên 1 triệu dân trong vòng 15 năm tới. Thêm vào đó, người ta dần dần sẽ thích sống và làm việc trong những khu vực có điều hòa không khí. “Hãy thay đổi thế giới như những gì bạn muốn” như Mahatma Gandhi từng nói. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (khán giả vỗ tay) Có hai lý do khiến tôi thức dậy mỗi ngày. Một là, nông dân quy mô gia đình nhỏ cần nhiều lương thực hơn. Thật điên rồ khi năm 2019, nông dân nuôi chúng ta lại bị đói. Và hai, khoa học cần đa dạng và toàn diện hơn. Nếu chúng ta định giải quyết các thách thức khó nhất trên hành tinh, như lương thực không ổn định cho hàng triệu người sống trong nghèo khổ, đòi hỏi chúng ta phải chung tay. Tôi muốn dùng công nghệ tiên tiến nhất cùng các đội đa dạng và toàn diện trên hành tinh để giúp nông dân có nhiều lương thực hơn. Tôi là nhà sinh học tính toán. Tôi biết -- đó là gì và nó sẽ giúp cắt đứt cơn đói ra sao? Về cơ bản, tôi thích máy tính và sinh học và gọi chung là một công việc. (Cười) Tôi không có câu chuyện về việc mong muốn trở thành nhà sinh học từ lúc còn trẻ. Thật ra tôi đã chơi bóng rổ ở trường đại học. Và một phần trong gói hỗ trợ tài chính là tôi cần công việc vừa học vừa làm. Và một ngày nọ, tôi lang thang tới toà nhà gần nhất gần phòng ký túc của mình. Và thật tình cờ, đây là toà nhà sinh học. Tôi bước vào và thấy bảng tin việc làm. Dĩ nhiên là trước khi có Internet. Và tôi đã thấy thẻ mục lục quảng cáo việc làm trong phòng mẫu cây. Tôi nhanh chóng ghi lại con số, vì có đề cập "giờ linh hoạt", và tôi cần việc làm ngoài lịch chơi bóng rổ của mình. Tôi chạy vào thư viện để tìm hiểu phòng mẫu cây là gì. (Cười) Và hoá ra là phòng mẫu cây là nơi họ trữ các cây trồng đã chết và khô héo. Tôi thật may mắn khi nhận việc này. Công việc khoa học đầu tiên của tôi là dán cây chết vào tờ giấy suốt nhiều giờ liền. (Cười) Thật là hấp dẫn. Đây là cách tôi trở thành nhà sinh học tính toán. Trong lúc đó, công nghệ gen và máy tính đang thịnh hành. Và tôi làm nghiên cứu thạc sĩ về việc kết hợp sinh học và máy tính. Trong suốt thời gian đó, tôi làm tại phòng lab Los Alamos về sinh học lý thuyết và nhóm vật lý sinh học. Và đó là lần đầu tiên tôi biết tới với siêu máy tính, và tâm trí tôi lâng lâng. Với sức mạnh của siêu máy tính, cơ bản là hàng ngàn PC được kết nối trên steroid, chúng tôi có thể khám phá sự phức tạp của cúm và viêm gan C. Và trong suốt thời gian này tôi thấy sức mạnh của việc kết hợp máy tính và sinh học, vì nhân loại. Và tôi muốn đây là con đường sự nghiệp của tôi. Từ năm 1999, tôi dành phần lớn sự nghiệp khoa học của mình trong các phòng lab công nghệ cao, quanh quẩn thiết bị vô cùng đắt đỏ. Nhiều người hỏi tôi làm cách nào và tại sao tôi làm việc vì nông dân ở Châu Phi. Vì các kỹ năng máy tính của tôi, năm 2013, một đội các nhà khoa học người Đông Phi đề nghị tôi gia nhập đội để cứu lấy cây sắn. Sắn là cây trồng có lá và rễ nuôi 800 triệu người trên toàn cầu. Và 500 triệu người ở Đông Phi. Gần một tỷ người phụ thuộc vào cây trồng này cho lượng calories hàng ngày. Nếu một hộ nông dân nhỏ có đủ sắn, cô ấy có thể nuôi gia đình và cô ấy có thể bán nó ở chợ để đổi những thứ quan trọng như học phí, chi phí y tế và tiết kiệm. Nhưng sắn lại gặp nguy hiểm tại Châu Phi. Bướm trắng và virus đang tàn phá sắn. Bướm trắng là loài côn trùng nhỏ ăn lá của hơn 600 cây trồng. Đây là tin xấu. Có nhiều loài trở nên kháng thuốc trừ sâu; và chúng truyền hàng trăm virus thực vật gây ra bệnh sọc nâu ở sắn và bệnh khảm sắn. Điều này giết chết hẳn loài cây trồng. Và nếu không có sắn, sẽ không có lương thực hay thu nhập cho hàng triệu người. Trong chuyến đi tới Tanzania tôi nhận ra những người phụ nữ này cần sự giúp đỡ. Những hộ nông dân quy mô nhỏ tuyệt vời và mạnh mẽ, đa phần là phụ nữ, đang làm việc chăm chỉ. Họ không đủ lương thực để nuôi gia đình, và đó là khủng hoảng thật sự. Chuyện xảy ra là họ ra ngoài và trồng sắn khi mưa tới. Chín tháng sau, không có gì xảy ra, vì sâu và mầm bệnh. Và tôi tự nghĩ, làm cách nào mà nông dân có thể chịu đói? Vì vậy tôi quyết định dành thời gian trải nghiệm cùng nông dân và các nhà khoa học để tìm hiểu liệu có cách nào giúp được hay không. Tình hình trên mặt đất đúng là gây sốc. Bướm trắng đã tàn phá những lá cây mà chúng ăn để lấy protein, và virus tàn phá rễ để ăn tinh bột. Cả một vụ mùa đang phát triển trôi qua, và nông dân sẽ mất thu nhập và lương thực cả năm, và gia đình sẽ phải chịu cơn đói dài. Chuyện này có thể ngăn ngừa triệt để. Nếu nông dân biết trồng đa dạng các loại sắn trên cánh đồng của mình, có thể chống lại virus và mầm bệnh, họ sẽ có nhiều lương thực hơn. Chúng tôi có mọi công nghệ chúng tôi cần, nhưng kiến thức và nguồn tài nguyên không phân phối đồng đều khắp toàn cầu. Tôi muốn đề cập cụ thể là, công nghệ gen cũ kỹ có nhiệm vụ khám phá sự phức tạp liên quan sâu và mầm bệnh -- những công nghệ này không dùng cho tiểu Saharan Châu Phi. Chúng trị giá hơn một triệu đô la; chúng cần năng lượng liên tục, năng lực chuyên môn của con người. Những chiếc máy này rất ít thấy trên lục địa, khiến cho các nhà khoa học đấu tranh trong chiến tuyến không có lựa chọn ngoài việc phải gửi các mẫu ra nước ngoài. Và khi bạn gửi các mẫu ra nước ngoài, mẫu xuống cấp, tốn rất nhiều tiền, và cố gắng lấy dữ liệu về qua mạng yếu gần như là không thể. Có lúc mất sáu tháng để lấy các kết quả về cho nông dân. Vậy thì quá trễ rồi. Mùa vụ đã qua rồi, dẫn đến tình trạng nghèo hơn và đói hơn. Chúng tôi biết mình có thể thay đổi được. Năm 2017, chúng tôi nghe về dụng cụ cầm tay, giải trình tự DNA di động gọi là Oxford Nanopore MinION. Thiết bị này được dùng ở Tây Phi để chống lại Ebola. Chúng tôi nghĩ: Sao chúng tôi không thể dùng nó để giúp nông dân ở Đông Phi? Chúng tôi đã làm là chúng tôi bắt tay thực hiện. Vào lúc đó, công nghệ còn rất mới, nhiều nghi ngờ chúng tôi có thể nhân rộng trên nông trại. Khi chúng tôi tiến hành, một trong các những cộng tác viên ở Anh nói rằng chúng tôi chưa từng làm việc đó ở Đông Phi, tự mình làm ở nông trại. Chúng tôi chấp nhận thử thách. Người này thậm chí cá với chúng tôi hai chai sâm banh thượng hạng là chúng tôi không thể làm được. Hai từ: thanh toán. (Cười) (Vỗ tay) Thanh toán đi, vì chúng tôi đã làm được. Chúng tôi đưa phòng lab phân tử công nghệ cao cho nông dân ở Tanzania, Kenya và Uganda, và chúng tôi gọi nó là phòng lab cây. Chúng tôi đã làm gì? Trước tiên, chúng tôi đặt tên cho đội mình -- tên là dự án hành động virus sắn. Chúng tôi đã tạo trang web, chúng tôi nhập sự hỗ trợ từ bộ gen và cộng đồng máy tính, và chúng tôi tới chỗ bác nông dân. Mọi thứ chúng ta cần cho phòng lab cây được đồng đội đưa qua đây. Tất cả các phân tử và yêu cầu tính toán cần thiết để chẩn đoán cây bị bệnh đều ở đây. Và thật sự là có trên sân khấu này luôn. Chúng tôi biết chúng tôi có thể lấy dữ liệu gần hơn với vấn đề, và gần hơn với nông dân, có thể nói cô ấy biết điều gì xảy ra với cây trồng nhanh hơn. Không chỉ nói cô ấy biết chuyện xảy ra mà còn cho cô ấy giải pháp. Và giải pháp là, đốt cánh đồng và trồng đa dạng chống lại sâu và mầm bệnh có trên cánh đồng của mình. Điều đầu tiên chúng tôi đã làm là chúng tôi phải chiết xuất DNA. Và chúng tôi dùng máy này ở đây. Được gọi là PDQeX, viết tắt của "Chiết xuất khá nhanh." (Cười) Tôi biết. Bạn tôi, Joe rất là ngầu. Một trong các thách thức lớn nhất trong chiết xuất DNA thường cần thiết bị rất đắt tiền, và mất nhiều thời gian. Nhưng với chiếc máy này, chúng tôi có thể làm trong 20 phút, với một phần của chi phí. Và nó dùng hết pin của xe máy. Từ đây, chúng tôi chiết xuất DNA và chuẩn bị đưa vào thư viện, chuẩn bị để tải vào máy lập trình gen cầm tay di động này, ngay tại đây, khi chúng tôi cắm cái này vào siêu máy tính mini, được gọi là MinIT. Tất cả được cắm vào bộ pin di động. Chúng tôi có thể loại bỏ yêu cầu nguồn năng lượng chủ yếu và mạng Internet, có hai nhân tố rất hạn chế trong nông trại gia đình quy mô nhỏ. Phân tích dữ liệu nhanh cũng là một rắc rối. Đây là nơi nhà sinh học tính toán như tôi là cần thiết. Tất cả việc dán cây chết, và tất cả việc đo lường, và tính toán đều rất cần thiết trong thế giới thực, theo cách thực tế. Tôi có thể tạo cơ sở dữ liệu tuỳ chỉnh và chúng tôi có thể đưa kết quả cho nông dân trong ba tiếng thay vì sáu tháng. (Vỗ tay) Nông dân phấn khích quá mức. Làm sao chúng tôi biết mình đang tác động? Chín tháng sau dự án, Asha đi từ việc có không tấn một héc ta tới 40 tấn một héc ta. Cô ấy có đủ để nuôi gia đình và cô ấy đang bán tại chợ, và giờ cô ấy đang xây nhà cho gia đình mình. Vâng, thật tuyệt. (Vỗ tay) Làm sao để quy hoạch phòng lab cây trồng? Chuyện là, các nông dân đã được thu nhỏ ở Châu Phi. Phụ nữ làm việc trong nhóm nông dân, giúp Asha nghĩa là giúp 3000 người ở làng của cô ấy, vì cô ấy đã chia sẻ kết quả và cũng là giải pháp. Tôi nhớ từng người nông dân mà tôi gặp. Nỗi đau và niềm vui của họ được khắc sâu vào ký ức tôi. Khoa học của chúng tôi dành cho họ. Phòng lab cây trồng là nỗ lực lớn nhất để giúp họ có an toàn thực phẩm hơn. Tôi chưa từng mơ ngành khoa học tốt nhất tôi từng thực hiện trong đời sẽ chiếm ưu thế ở Đông Phi, với các thiết bị công nghệ gen tốt nhất. Nhưng đồng đội của chúng tôi đã mơ chúng tôi tìm đáp án cho nông dân trong ba tiếng so với sáu tháng, và chúng tôi đã làm được. Vì đó là sức mạnh của sự đa dạng và toàn diện trong khoa học. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Chúc mừng) Nếu các bạn giống như tôi thì đây là việc các bạn sẽ làm trong những ngày hè cuối tuần đầy nắng tại San Francisco bạn sẽ làm một chiếc diều thí nghiệm bằng chất liệu hydrofoil có khả năng đón gió với vận tốc khoảng 30 hải lý. Và bạn sẽ nhận ra năng lượng phi thường của gió, và gió có thể làm nên những điều đáng kinh ngạc. Và đến 1 ngày, 1 thiết bị bay tương tự như thế này sẽ có thể phá vỡ kỉ lục tốc độ thế giới Nhưng diều không chỉ là món đồ chơi. Những con diều. Tôi sẽ cung cấp cho bạn vài tư liệu lịch sử và chỉ ra cho các bạn về tương lai tuyệt diệu từ chính món đồ chơi mà mọi đứa trẻ đều yêu thích Diều đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, và người Trung Hoa đã sử dụng chúng cho mục đích quân sự và thậm chí là nâng con người bay lên. Vào giai đoạn này, họ biết được bằng cách đó họ có thể nâng được một khối lượng lớn. Tôi chẳng biết tại sao lại có một cái lỗ trên thân người đàn ông kì dị này. (Tràng cười) Vào năm 1827, George Pocock đã thực sự đi tiên phong trong việc sử dụng diều để kéo những cỗ xe độc mã trong cuộc đua với những cỗ xe song mã trên khắp miền quê nước Anh Và dĩ nhiên, vào buổi bình minh của ngành hàng không tất cả những nhà phát minh vĩ đại vào thời đó -- như Hargreaves, hay Langley, thậm chí Alexander Graham Bell, người phát minh ra máy điện thoại, người đang thả con diều đây -- đều làm những việc đó để làm cho con người bay được. Rồi hai anh chàng này xuất hiện, họ đã thả những con diều để phát triển hệ thống điểu khiển mà sau này cho phép ngành hàng không trở thành hiện thực. Tất nhiên, đây là Orville và Wilbur Wright, và những phi công nhà Wright. Và thí nghiệm với những con diều của họ đã đưa tới giây phút này, khi chúng ta có đủ lực để cất cánh trong chuyến bay đầu tiên của con người, dài 12 giây. Điều đó thật là tuyệt diệu cho tương lai của ngành hàng không thương mại. Nhưng thật không may, diều một lần nữa bị coi là một thứ đồ chơi trẻ con. Đó là trước thật kỉ 1970, khi chúng ta có cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây nhất. Và có một người tuyệt vời tên là Miles Loyd sống ở ngoại ô thành phố San Francisco, ông ấy viết một bài báo đăng trên tạp chí Năng lượng (Journal of Energy) nhưng nó hoàn toàn bị phớt lờ. Bài báo nói về cách sử dụng một máy bay trên một sợi dây để tạo ra một lượng điện khổng lồ. Ông ta quan sát thấy điểm mấu chốt là một cánh bay tự do có thể lướt qua khoảng trời rộng hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn trong một đơn vị thời gian so với một tubine với cánh quạt cố định. Những turbine gió được thiết kế cao hơn. Và hiện nay, chiều cao của trục turbine đã lên đến 300 bộ (100 mét), nhưng chúng thực sự khó mà cao hơn được nhiều nữa, mà ở trên cao mới có nhiều gió, đồng nghĩa với nhiều năng lượng hơn -- có khi nhiều đến gấp đôi. Ở thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn phải chịu khủng hoảng năng lượng, và cả khủng hoảng khí hậu nữa. Bạn biết đó, con người tạo ra khoảng 12 nghìn tỷ watt, hay 12 terawatts, từ nhiên liệu hóa thạch. Al Gore đã giải thích tại sao chúng ta cần phải đạt được một trong những mục tiêu trên này. Và trên thực tế, điều đó có nghĩa là trong vòng 30-40 năm tới, bằng cách nào đó, chúng ta phải tạo ra được ít nhất 10 nghìn tỷ watt năng lượng sạch. Gió là nguồn năng lượng sạch lớn thứ hai sau năng lượng mặt trời: 3600 terawatts, nhiều hơn 200 lần lượng điện cần thiết để cung cấp cho loài người. Phần lớn năng lượng này nằm ở độ cao hơn 300 bộ (100 mét), nơi mà chúng ta chưa có kỹ thuật khoa học để vươn đến độ cao đó. Như vậy đây chính là thuở bình minh của thời đại của những cánh diều. Đây là địa điểm thử nghiệm Maui của chúng tôi, bay ngang trên bầu trời. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem thế hệ đầu tiên của năng lượng tự cấp vận hành bằng thứ đồ chơi yêu thích nhất của mọi đứa trẻ. Như bạn có thể thấy, bạn phải là một robot mới có thể thả cái diều này suốt hàng nghìn tiếng đồng hồ. Nó có thể làm bạn chóng mặt. Và ở đây chúng tôi tổng hợp được khoảng 10 kilowatts -- đủ để cung cấp cho 5 hộ gia đình ở Mỹ -- với một con diều chẳng to hơn cái đàn piano này là mấy. Và điều thực sự đáng nói ở đây là chúng tôi đang phát triển hệ thống điều khiển, cũng giống như anh em nhà Wright, cho phép những chuyến bay dài và bền. Và nó cũng chẳng hại gì khi áp dụng ở những nơi thế này. Việc này đối với một người thả diều thì cũng giống như viết tên trên tuyết. Đó là viết tên của bạn trên trời. Và chúng tôi thực sự đang hướng tới cái này. Như vậy chúng tôi đang tiến xa hơn mốc 12 bay giây. Và chúng tôi hướng tới những cỗ máy có tầm cỡ megawatt có thể bay ở độ cao 2000 bộ (khoảng 670 mét) và tạo ra hàng tấn năng lượng sạch. Bạn có thể hỏi, những cỗ máy đó to lớn cỡ nào? Vâng, cái máy bay giấy này có thể -- Ôi! tạo ra đủ năng lượng để cung cấp cho điện thoại di động của bạn. Máy bay cá nhân Cessna của bạn sẽ tổng hợp được 230 killowatts. Còn nếu bạn cho tôi mượn cỗ máy Gulfstream, tôi sẽ lột lấy cánh của nó và tạo cho bạn 1 megawatt. Với máy bay 747, tôi sẽ tạo ra được 6 megawatt, Tức là nhiều hơn cả turbine gió lớn nhất hiện nay. Và máy bay Spruce Goose thì có đôi cánh 15-megawatt. Có thể bạn sẽ nói “như thế thì táo bạo quá”. Tôi đồng ý. Nhưng sự táo bạo đã xảy ra nhiều lần trước đây trong lịch sử. Đây là nhà máy sản xuất tủ lạnh, đã sản xuất máy bay cho Thế chiến thứ II. Trước thế chiến thứ II, họ sản xuất 1000 cái máy bay mỗi năm. Đến năm 1945, họ sản xuất 100 nghìn chiếc. Với nhà máy này, và 100 nghìn cái máy bay mỗi năm, Chúng ta có thể tạo ra điện cho toàn nước Mỹ trong vòng khoảng 10 năm. Như vậy thực sự, đây là câu chuyện về những kế hoạch táo bạo của thế hệ trẻ với những giắc mơ lớn. Có nhiều người như vậy trong chúng ta. Tôi may mắn được làm việc với 30 người như vậy. Tôi nghĩ chúng ta nên ủng hộ tất cả các ước mơ của thế hệ trẻ, khi chúng muốn làm những việc điên rồ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) (Giả tiếng mèo cá) Đó là cách tôi bắt chước một chú mèo cá mà thật ra, sẽ như thế này. (Tiếng mèo cá được thu âm trước) Đó là một chú mèo thích nước, thích bắt cá, và sống ở một trong những hệ sinh thái đặc biệt và quý giá nhất trên trái đất: vùng đất ướt và rừng ngập mặn của Nam Á và Đông Nam Á. Chúng bắt cá, không tuyệt sao? (Tiếng cười) Mèo cá là một trong 40 loài mèo rừng. Giống như hổ và sư tử, chỉ là nhỏ hơn rất nhiều. Chúng to tầm gấp đôi một chú mèo nhà. Ở Indonesia, người ta gọi chúng là "kucing bakau," dịch sát nghĩa là "mèo của rừng ngập mặn." Nhưng tôi thích gọi chúng là "hổ của rừng ngập mặn". Ta không biết rõ về mèo cá như đã biết về hổ, nhưng ta đã biết được rằng loài mèo này có thể là loài biểu trưng cho một hệ sinh thái quan trọng trên quy mô toàn cầu, và là dấu chỉ gắn liền với hiệu quả của hoạt động bảo tồn. Đã đủ để hút hồn bạn chưa? (Tiếng cười) Giống như những loài có nguy cơ tuyệt chủng khác, mèo cá đang bị đe doạ vì mất đi môi trường sống, chủ yếu do nhu cầu nuôi trồng cá tôm của con người và sự tàn phá hơn một nửa số rừng ngập mặn ở Nam Á và Đông Nam Á. Mặt khác, rừng ngập mặn không chỉ là môi trường sống của mèo cá, mà còn là nhà của vô số giống loài tuyệt vời khác, như chó rừng, rùa, chim bờ, và rái cá. (Tiếng cười) Rừng ngập mặn cũng ngăn chặn sói mòn và là hàng phòng thủ đầu tiên khi nước dâng do bão, sóng thần và đảm bảo sự sống cho hàng triệu người sống lân cận. Một sự thật hiển nhiên mà cốt yếu là rừng ngập mặn có thể chứa lượng CO2 cao gấp 5 đến 10 lần so với rừng nhiệt đới. Vậy nên, bảo vệ 0.5 hecta rừng ngập mặn tương đương với bảo vệ hơn 2 hecta rừng nhiệt đới. Bạn có muốn loại bỏ hoàn toàn dấu chân carbon của cả đời mình không? Rừng ngập mặn có thể là một trong những khoản đầu tư hiệu quả nhất cho bạn. Nạn phá rừng, tuyệt chủng và biến đổi khí hậu đều là những vấn đề toàn cầu mà ta có thể giải quyết bằng cách trao giá trị cho hệ sinh thái và các loài, và bằng cách hợp tác với người bản địa sống cạnh những hệ sinh thái và những loài vật đó. Đây là một trong ba đồng bằng châu thổ ở bờ biển Nam Ấn Độ nơi mà các cộng đồng hợp tác với nhau để thay đổi bộ mặt và có thể là số phận của cả hành tinh này. Trong chưa tới một thập kỉ, với sự hỗ trợ của quốc tế, ban quản lý rừng của các bang và cộng đồng địa phương đã làm việc với nhau để phục hồi hơn 8.000 hecta trại cá tôm không sinh lợi trở lại thành rừng ngập mặn. Khoảng năm năm trước, các bạn thử đoán xem, chúng tôi đã tìm thấy ai trong khu rừng ngập mặn được phục hồi? Khi chia sẻ hình ảnh của mèo cá với người bản địa, chúng tôi đã có thể vực dậy niềm tự hào trong họ về một hệ sinh thái với những loài có nguy cơ tuyệt chủng được kính trọng trên toàn cầu ngay trong sân nhà. Chúng tôi còn gầy dựng được niềm tin nơi nhiều người giúp họ chọn cách sinh nhai khác. Hãy gặp Santosh, một cậu bé 19 tuổi, người không chỉ trở thành chuyên gia bảo tồn chỉ sau hơn một năm làm việc với chúng tôi mà sau đó, còn lôi kéo nhiều ngư dân bản địa khác vào công cuộc học hỏi và bảo vệ mèo cá. Hãy gặp Moshi, người săn trộm thuộc bộ lạc, không chỉ dừng săn trộm và trở thành người bảo tồn quan trọng nhất của chúng tôi, mà còn dùng những kiến thức cổ của anh ấy để giáo dục toàn bộ cộng đồng của mình ngừng việc săn bắt mèo cá, rái cá và những loài có nguy cơ tuyệt chủng khác sống trong rừng ngập mặn sau sân nhà anh. Những chủ trại nuôi cá và tôm, như Venkat, giờ đã sẵn sàng để làm việc với những người bảo tồn như chúng tôi để kiểm tra tính bền vững của các hoạt động nuôi trồng như cua, và có thể cả mật ong, đối với rừng ngập mặn. Những động lực thúc đẩy họ bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn ở những nơi mà chúng đã mất đi. Thắng - thắng - thắng. Ba bên cùng có lợi, cho mèo cá, người địa phương và cộng đồng toàn cầu. Những câu chuyện này cho thấy ta có thể trở thành một phần của tương lai nơi mèo cá và rừng ngập mặn đã mất đi được bảo vệ và phục hồi bởi chính những ngư dân, tạo ra những vũng carbon giúp bù đắp dấu chân sinh thái của chúng ta. Vậy nên, dù có vẻ là nhỏ nhoi, hi vọng rằng chúng tôi đã giúp mèo cá tìm được chỗ đứng. Một nơi mà tất cả chúng ta có thể đầu tư vào để kéo thêm thời gian của mình trên trái đất. Hay như người bạn này của ta sẽ nói... (Tiếng mèo cá) Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi ngồi trong quán bar với một cặp đôi, đúng hơn là một cặp vợ chồng. Họ là cha mẹ của hai đứa trẻ, có tổng cộng bảy bằng đại học, một cặp mọt sách, rất tốt bụng nhưng luôn thiếu ngủ trầm trọng. Và họ hỏi tôi câu hỏi mà tôi được hỏi nhiều nhất. Họ bắt đầu: "Vậy, Emily, làm thế nào các cặp đôi duy trì được kết nối tình dục lành mạnh sau nhiều năm chung sống?'' Tôi là một giáo viên về tình dục, đó là lí do bạn bè hỏi tôi như vậy, và tôi cũng là mọt sách như bạn tôi. Tôi yêu khoa học, đó là lí do tôi có thể đưa ra cho họ câu trả lời. Nghiên cứu có bằng chứng khá chắc chắn cho thấy rằng các cặp đôi duy trì được kết nối tình dục lành mạnh qua nhiều năm chung sống... có hai điểm chung. Trước khi nói với bạn mình hai điểm đó là gì, tôi phải nói với họ một số thứ họ không phải. Họ không phải là cặp đôi quan hệ tình dục thường xuyên. Gần như không ai trong chúng ta quan hệ tình dục thường xuyên. Chúng ta rất bận. Họ cũng không phải là cặp đôi cần kiểu quan hệ hoang dại, phiêu lưu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy dấu chỉ tốt nhất cho việc các cặp đôi có hài lòng về tình dục và mối quan hệ của mình hay không không phụ thuộc vào kiểu quan hệ tình dục của họ hay tần suất hay nơi họ quan hệ mà là liệu họ có âu yếm nhau sau quan hệ hay không. Và họ không nhất thiết phải là các cặp đôi không phút nào có thể rời tay khỏi nhau. Trừ một số ít. Họ trải nghiệm thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là "ham muốn tự phát," xảy đến một cách bất ngờ. Erika Moen, nghệ sĩ minh hoạ cho sách của tôi, thể hiện ham muốn tự phát bằng một tia sét ở bộ phận sinh dục... Đùng! Bạn muốn nó một cách bất ngờ. Đó là một cách hoàn toàn bình thường, lành mạnh để trải nghiệm ham muốn tình dục. Nhưng có cách lành mạnh khác để trải nghiệm ham muốn tình dục, được gọi là "ham muốn ứng đáp." Ham muốn tự phát bắt nguồn từ sự mong đợi về khoái cảm, còn ham muốn ứng đáp bắt nguồn từ phản ứng với khoái cảm. Có một nhà trị liệu tình dục ở New Jersey, Christine Hyde đã dạy tôi phép ẩn dụ này mà cô dùng với khách hàng. Cô nói, hãy tưởng tượng cô bạn thân mời bạn đến một bữa tiệc. Bạn đồng ý vì đó là bạn thân và có một bữa tiệc. Nhưng rồi, khi gần đến ngày, bạn bắt đầu nghĩ: ''Trời, đường sẽ rất đông. Chúng ta phải tìm người giữ trẻ. Liệu mình có muốn mặc đồ đi tiệc để đến đó vào cuối tuần không đây?'' Nhưng rồi bạn mặc đồ và đến bữa tiệc, và chuyện gì xảy ra? Bạn có quãng thời gian vui vẻ ở bữa tiệc. Nếu thấy vui ở đó, nghĩa là bạn đã làm đúng. Kết nối tình dục cũng tương tự. Bạn diện đồ đi tiệc vào, bạn gọi người giữ trẻ, bạn nằm lên giường, bạn để cho cơ thể bạn và người ấy chạm vào nhau và cho phép cơ thể bạn tỉnh dậy và nhớ: ''Ồ, đúng rồi! Tôi thích điều này. Tôi yêu người này!'' Đó là ham muốn ứng đáp, và đó là chìa khóa cho việc các cặp đôi duy trì tốt kết nối tình dục qua nhiều năm, vì.. (và đây là đoạn tôi nói với bạn mình) hai đặc điểm của các cặp đôi duy trì tốt kết nối tình dục. Một, họ có một tình bạn gắn kết là nền tảng cho mối quan hệ của họ. Đặc biệt là họ rất tin tưởng nhau. Nhà nghiên cứu mối quan hệ và trị liệu, phát triển liệu pháp tập trung cảm xúc Sue Johnson đã cô đọng ý niệm về niềm tin thành câu này: Bạn có ở đó vì tôi không? Đặc biêt, liệu bạn có hiện diện về mặt cảm xúc bên tôi không? Bạn bè luôn sát cánh bên nhau. Đó là một. Đặc điểm thứ hai là họ ưu tiên việc quan hệ tình dục. Họ quyết định đó là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của mình. Họ chọn cách bỏ một bên những việc mà họ có thể làm, thời gian để dành cho con cái và công việc họ có thể làm, quan tâm đến thành viên khác trong gia đình, những người bạn mà họ có thể đi chơi cùng, ngay cả mong muốn xem ti vi hoặc đi ngủ. Dừng tất cả việc đó lại và tạo ra một không gian an toàn nơi mà tất cả những gì bạn làm là đặt cơ thể lên giường và để làn da của bạn chạm vào da của người ấy. Tóm lại là: bạn thân, ưu tiên tình dục. Vậy là tôi nói điều đó với bạn bè ở quán bar. Tôi nói kiểu, bạn thân, ưu tiên tình dục, tôi nói với họ về bữa tiệc, tôi nói để da chạm da. Và một người bắt đầu: "À." (Cười) Và tôi như kiểu: "OK, vậy đó là vấn đề của hai người." (Cười) Điều khó không phải là họ không cần phải muốn đến bữa tiệc. Điều khó chỉ là thiếu ham muốn tự phát với tiệc tùng, bạn biết phải làm gì rồi đó: diện đồ và đi thôi. Nếu thấy vui ở bữa tiệc, bạn đã làm đúng. Điều khó là tại bữa tiệc không có những thứ cô ấy thích ăn, cô ấy không thích nhạc ở đó, và không chắc là mình thích những người ở bữa tiệc. Và điều đó luôn xảy ra: những người tốt yêu nhau nhưng lại sợ quan hệ tình dục. Những cặp đôi này, nếu tìm đến trị liệu, nhà trị liệu có thể sẽ yêu cầu họ đứng dậy và đứng cách nhau xa nhất có thể để cơ thể họ cảm thấy thoải mái, và người không thấy thoải mái hơn sẽ đứng cách xa người kia tám thước. Và phần khó là khoảng cách đó không trống. Nó chật kín với nhiều tuần hay tháng và hơn nữa của "Anh/em không lắng nghe tôi", "Tôi không biết mình có gì sai nhưng lời chỉ trích của anh/em chả giúp được gì" và, "Nếu yêu tôi, anh/em sẽ," và, "Anh/em không ở bên tôi." Có thể là nhiều năm của những cảm xúc đó. Trong sách, tôi dùng phép ẩn dụ ngốc nghếch này về những cảm xúc khó nói ấy như một chú nhím buồn ngủ mà bạn đang nuôi cho đến khi bạn tìm ra cách để thả nó đi bằng cách đối xử với nó bằng sự dịu dàng và tình cảm. Những cặp đôi vật lộn để duy trì một kết nối tình dục lành mạnh, khoảng cách giữa họ đầy những chú nhím buồn ngủ. Và nó xảy ra với mọi mối quan hệ kéo dài trong thời gian nhất định. Bạn cũng đang nuôi một chú nhím đầy gai đang buồn ngủ giữa bạn và người kia. Điều khác biệt giữa các cặp đôi duy trì được kết nối lành mạnh và những cặp không thể là họ không để những cảm xúc đau khổ kia kéo dài mà xử lí chúng bằng lòng tốt và sự cảm thông để họ có thể thả chúng đi và tìm lại về với nhau. Vậy là bạn tôi ở quán bar đối mặt với một câu hỏi đằng sau một câu hỏi, không phải là: "Làm thế nào để duy trì một kết nối mạnh mẽ?" mà là: "Làm thế nào để tìm lại được nó?" Vâng, có thể dùng khoa học để trả lời, nhưng với kinh nghiệm 25 năm giáo dục giới tính, một điều tôi học được là đôi khi, Emily à, ít khoa học thôi, thêm nhiều minh hoạ như con nhím khi nãy. Vậy là tôi kể với họ về mình. Tôi dành nhiều tháng viết sách về khoa học của sức khỏe tình dục phụ nữ. Tôi từng nghĩ về tình dục cả ngày, mọi ngày, và quá căng thẳng về dự án đến nỗi hoàn toàn không có hứng thú với việc quan hệ tình dục thật sự. Và rồi tôi dành nhiều tháng đi đó đây, nói với bất cứ ai lắng nghe về khoa học trong sức khỏe tình dục phụ nữ Đến lúc về lại nhà, bạn biết đó, tôi sẽ có mặt ở bữa tiệc, leo lên giường, để cho làn da tôi chạm vào da người ấy, và tôi quá mệt mỏi và bị ức chế đến nỗi chỉ khóc rồi ngủ thiếp đi. Và nhiều tháng cô lập, nuôi lớn sự sợ hãi và cô đơn và căng thẳng. Quá nhiều chú nhím trong lòng. Bạn thân nhất của tôi, người tôi yêu và ngưỡng mộ, như xa cách cả ngàn cây số. Nhưng ... anh ấy vẫn ở đó vì tôi. Mặc cho bao nhiêu cảm xúc khó khăn, anh ấy đối xử với chúng bằng lòng tốt và sự cảm thông. Anh ấy không bao giờ bỏ đi. Và đặc điểm thứ hai của các cặp đôi duy trì được kết nối tình dục mạnh mẽ là gì? Họ ưu tiên tình dục. Họ quyết định nó quan trọng với mối quan hệ của mình, và họ sẽ làm bất cứ gì để tìm lại kết nối đó. Tôi kể với bạn mình điều nhà trị liệu tình dục-nghiên cứu Peggy Kleinplatz nói. Bà nói: Kiểu quan hệ nào đáng thèm muốn? Anh ấy và tôi nhìn lại mối quan hệ của mình và điều nó đem đến cho cuộc sống của chúng tôi, và chúng tôi nhìn gia đình nhím buồn ngủ mà tôi đã đem vào nhà mình. Và chúng tôi quyết định chúng là xứng đáng. Chúng tôi quyết định, lựa chọn điều cần làm để tìm lại kết nối, đối xử với những chú nhím buồn ngủ, những cảm xúc khó khăn ấy, bằng lòng tốt và sự cảm thông và thả chúng đi để giúp chúng tôi tìm lại được kết nối quan trọng trong mối quan hệ này Đây không phải là câu chuyện ta thường kể về cách vận hành của ham muốn tình dục trong quan hệ lâu dài. Nhưng tôi không thể nghĩ ra thứ nào lãng mạn hơn, quyến rũ hơn, việc được chọn là một ưu tiên vì kết nối ấy đủ quan trọng, ngay cả khi tôi đã đem bao cảm xúc tiêu cực vào mối quan hệ của mình. Làm thế nào duy trì được kết nối tình dục mạnh mẽ qua nhiều năm? Bạn nhìn vào mắt bạn thân mình, và tiếp tục chọn việc tìm cách quay trở lại. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn kể cho bạn một chuyện tình. Nhưng nó không có một kết thúc có hậu. Ngày xửa ngày xưa, tôi - một đứa trẻ lên năm cứng đầu, quyết định sẽ trở thành một nhà hải dương học 34 năm sau, với 400 chuyến lặn biển và một bằng tiến sĩ, tình yêu của tôi với đại dương vẫn vẹn nguyên. Tôi dành cả thập kỷ làm việc với ngư dân vùng Caribe. nghiên cứu về cá, phỏng vấn ngư dân thiết kế ngư cụ và phát triển chính sách. Tôi giúp tìm ra cách quản lý bền vững cho những địa phương mà cái ăn, cái mặc và văn hóa gắn liền với biển cả. Trong quãng thời gian này, tôi đã phải lòng một loài cá. Có hơn 500 loài cá sống ở rạn san hô vùng Caribe nhưng tôi chỉ đem lòng yêu một loài. Đó là cá mó Cá mó sống trong các rạn san hô trên toàn cầu, có hơn 100 loài, có thể dài tới hơn một mét và nặng hơn 20kg, nhưng đó là những con số khô khan đáng chán. Tôi muốn kể cho bạn năm điều tuyệt vời về loài cá này. Đầu tiên, chúng có miệng giống vẹt, cứng đến nỗi có thể gặm cả san hô dù chúng thường ăn tảo để sống. Loài cá này là máy dọn cỏ của san hô. Điều này có lợi, vì san hô thường bị tảo lấn át, vì tảo phát triển mạnh nhờ vào những chất thải và dư lượng phân bón từ đất liền và không có nhiều loài ăn thực vật như cá mó còn sống trong các rạn san hô để tiêu diệt chúng. OK, điều tuyệt vời thứ hai. Sau khi tiêu hóa, chúng thải ra cát trắng mịn. Một chú cá mó có thể sản sinh ra hơn 380kg bột san hô mỗi năm. Thi thoảng, khi lặn biển, tôi đưa mắt ra khỏi bìa kẹp hồ sơ và nhìn thấy dòng cát từ cá mó rơi xuống như mưa. Lần tới khi nằm dài ở bãi biển đầy cát trắng hãy nghĩ đến cá mó nhé. (tiếng cười) Thứ ba, chúng có rất nhiều vẻ ngoài. Vằn và sọc, xanh mòng két, đỏ tía vàng, cam, chấm bi, cá mó đóng vai trò quan trọng tạo nên vẻ sặc sỡ cho rạn san hô. Không chỉ vậy, với phong cách diva đích thực, chúng có nhiều trang phục để thay đổi suốt cả đời. Trang phục vị thành niên, trung niên cuối cùng, là ngoại hình đến cuối đời. Thứ tư, trong lần thay đổi trang phục cuối, chúng đổi luôn giới tính từ nữ sang nam, gọi là lưỡng tính tuần tự. Cá đực lớn sẽ giao phối với bầy cá cái để đẻ trứng. Chế độ một vợ một chồng chắc chắn không phải là hiện trạng tự nhiên. Và cá mó là ví dụ của vẻ đẹp giao phối đa dạng. Thứ năm, đáng kinh ngạc nhất, khi trú ngụ trong rạn san hô vào ban đêm, cá mó tiết ra một bọc nhầy từ một tuyến trong đầu, bao bọc lấy toàn bộ cơ thể, ngăn kẻ thù ngửi thấy, bảo vệ khỏi vật kí sinh giúp chúng ngủ ngon hơn. Tôi nghĩ là điều này tuyệt vời làm sao! (tiếng cười) Đây là lời tỏ tình của tôi dành cho cá mó. Tôi yêu vẻ ngoài lòe loẹt, cách chúng dọn sạch tảo, sinh ra cát trắng và thay đổi giới tính. (tiếng cười) Nhưng tôi cũng buồn cho chúng. Hiện nay, cá mú và cá hồng bị đánh bắt quá mức ngư dân đang nhắm đến cá mó. Những người lặn biển săn cá bắt cá lớn, cá mó xanh dương đậm cầu vồng nay trở nên cực kì hiếm, cá nhỏ thì bị dính vào các lưới và bẫy. Là một nhà hải dương học độc thân, tôi có thể nói với bạn rằng không còn nhiều cá dưới đại dương đâu. (tiếng cười) Và tôi yêu cả nơi ở của chúng, những rạn san hô đã từng rực rỡ như nền văn hóa vùng Caribe, đầy sắc màu như các công trình kiến trúc và nhộp nhịp như lễ hội. Do thay đổi khí hậu, cùng với nạn đánh bắt quá mức và ô nhiễm, các rạn san hô có thể sẽ biến mất trong 30 năm tới. Cả hệ sinh thái sẽ bị xóa sổ. Điều này gây thiệt hại nặng nề vì hàng triệu người trên khắp thế giới sống dựa vào san hô để có cái ăn và thu nhập. Hãy hiểu điều đó. Một chút tin tốt là, những nơi như Belize, Barbuda và Borneo đang ra sức bảo vệ cá mó. Nhiều khu vực bảo tồn được thiết lập để bảo vệ toàn hệ sinh thái. Đây là những nỗ lực quan trọng, nhưng chưa đủ. Khi tôi đứng đây hôm nay, chỉ mới có 2.2% đại dương được bảo vệ. Trong khi đó, 90% cá lớn và 80% cá nhỏ ở các rạn san hô Caribe đã biến mất. Chúng ta đang ở giữa kỳ Đại tuyệt chủng lần sáu. Và lần này là do chính chúng ta, con người, gây ra. Chúng ta cũng có giải pháp. Đảo ngược biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức, bảo vệ một nửa đại dương và ngăn chặn các chất ô nhiễm từ đất liền. Nhưng đó là những chiến lược quy mô lớn cần thay đổi cả hệ thống và chúng ta chưa thực sự hành động. Dù vậy, mỗi chúng ta đều có thể góp phần, bằng bầu cử, bằng ngôn luận và lựa chọn thức ăn, bằng kĩ năng và bằng tiền. Chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt và chính sách nhà nước. Chúng ta phải cải cách văn hóa. Xây dựng cộng đồng hướng đến giải pháp là điều quan trọng nhất. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong việc bảo vệ và khôi phục hành tinh xinh đẹp này. Mỗi môi trường sống được bảo vệ, mỗi 0.1 độ ngăn chặn được trong sự nóng lên toàn cầu đều rất quan trọng. Động lực của tôi không phải là hy vọng mà là khát khao đóng góp. Bởi tôi không biết kể câu chuyện về loài cá mó và những rạn san hô tôi yêu sao cho có hậu. Xin cảm ơn. (vỗ tay) Tôi đã và đang làm việc với các vấn đề trong lĩnh vực đói nghèo hơn 20 năm, bởi thế, mỉa mai thay khi vấn đề và câu hỏi mà tôi thấy vướng mắc nhất nằm trong việc đĩnh nghĩa đói nghèo. Đói nghèo nghĩa là gì? Thường thường, chúng ta đánh giá theo đồng tiền xem một người kiêm được ít hơn 1, 2 hay 3USD một ngày. Tuy nhiên sự phức tạp của đói nghèo thu nhập chỉ nên được nhìn nhận như một phần của vấn đề Bởi vì thực sự mà nói, nó là một mệnh đề của lựa chọn và sự thiếu tự do. Và một trải nghiệm tôi có đã thực sự khắc sâu và làm sáng tỏ trong tôi về cách hiểu của bản thân tôi trong vấn đề này. Đó là khi tôi ở Kenya và tôi muốn chia sẻ trải nghiệm này với các bạn. Lúc đấy tôi và bạn của tôi, Súan Meiselas, một nhà nhiếp ảnh gia, ở khu ổ chuột Mathare Valley (thung lũng Mathare.) Mathare Valley là một trong những khu ổ chuột lâu đời nhât ở Châu Phi. cách Nairobi khoảng 5km, dài khoảng 1 dặm (1.6km) và rộng khoảng 2/10 dặm (0.3km), nơi hơn một nửa triệu người sống bon chen trong những căn lều chật hẹp đi thuê này, từ đời này qua đời khác, thuê chúng, thường thường, 8 đến 10 người trong một phòng Và khu này nổi tiếng về mại dâm, bạo hành và chất kích thích (thuốc phiện, vv.) Một nơi rất khó để sống. Và khi chúng tôi đi bộ qua một con hẻm nhỏ thực sự không thể tránh khỏi dẫm lên chất thải và rác rưởi nằm dọc theo những căn nhà bé nhỏ. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng không thể không nhìn thấy sức sống mãnh liệt của con người mồ hôi và khát vọng của cư dân nơi đây. Phụ nữ tắm cho con, giặt quần áo, phơi quần áo. Tôi gặp người phụ nữ này, Mama Rose. chị đã thuê cái lều thiếc chật hẹp đấy 32 năm nơi chị sống với 7 đứa con. 4 ngủ trên một chiếc giường đôi và 3 ngủ trên sàn đất và vải sơn. Và chị kiếm tiền học cho chúng bằng cách bán nước từ cái ki ốt này và bán xà phòng và bánh mỳ ở một cái quán nhỏ bên trong. Và cùng ngáy sau ngày nhậm chức của tổng thống Mỹ (Obama) tôi đã được nhắc nhở lại Mathare Valley vẫn kết nối với thế giới như thế nào. Và sau đó tôi sẽ nhìn thấy nhưng đứa trẻ ở góc phố, hét "Obama là anh em của chúng ta!" và tôi sẽ nói "Ồ, Obama là anh em của chị nữa, suy ra chúng ta cũng là chị em." Mặt chúng biểu hiện rất buồn cười rồi "high five!" (hai người giơ cao và vỗ tay nhau - thể hiện sự tán thành và phấn khích) Và cũng tại nơi đây tôi gặp được Jane Tôi đã ấn tượng ngay từ phút đầu bởi nét hiền từ và nhân hậu trên gương mặt cô. và tôi hỏi về câu truyện đời cô. cô bắt đầu bằng giấc mơ của mình. Cô kể "Em có hai ước mơ, Ước mơ đầu tiên là trở thành bác sỹ và thứ hai là cưới được một người chồng tử tế ngưới sẽ ở bên cạnh em và gia đình em. Bởi vì mẹ em là một người mẹ độc thân và không kiếm đủ để trả tiền học phí. nên em phải gạt bỏ giấc mơ đầu tiên, tập trung vào giấc mơ thứ hai." Cô lấy chồng năm 18 tuổi và có con ngay sau đó. Và khi cô 20 tuổi, cô mang thai lần thứ hai, mẹ cô qua đời và chồng cô bỏ cô -- để cưới một người đàn bà khác. và thế là cô lại về lại Mathare, không thu nhập, không kỹ năng, không tiền. và cuối cùng, cô trở thành gái mại dâm. Nó không được tổ chức giống như chúng ta thường nghĩ Cô sẽ đi vào trong thành phố với khoảng 20 cô gái khác, tìm việc, và thỉnh thoảng quay về với vài đồng si-ling. hay đôi lúc quay về trắng tay. Cô tâm sự, "Chị biết không, nghèo cũng không đến nỗi tệ. cái chính là sự nhục nhã, và đáng xấu hổ của nó." năm 2001, cuộc đời cô thay đổi. một bạn gái của cô biết về một tổ chức tên là Jamii Bora, họ cho mọi người vay tiền bất kể người đó nghèo thế nào miễn là người đó có thể đặt ra một khoản tiết kiệm thích đáng. Và rồi cô bỏ ra một năm làm việc để tiêt kiêm 50USD rồi bắt đầu vay tiền, và dần dần cô đã mua được một chiếc máy may. nghề thợ may bắt đầu. Và từ đó nó trở thành việc cô đang làm hiện nay, Cô sẽ đi vào chợ quần áo cũ, với 3.25USD cô sẽ mua một chiếc váy đầm cũ. trong số đó có thể là những chiếc váy bạn quyên góp hồi trước. Và cô sẽ may lại chúng với nơ và đăng ten, biến chúng thành những bộ váy may sẵn lóng lánh để bán cho các bà mẹ mua cho sinh nhật 16 tuổi hay lễ Ban Thánh Thể đầu tiên của các cô con gái, những cột mốc quan trọng trong đời để mở tiệc bên cạnh đời sống kinh tế. Và cô kinh doanh rất phát đạt. Trên thực tế, tôi theo dõi cô đi dọc các phố rao hàng. Và truóc khi bạn nhận ra, đám đông phụ nữ đa vây quanh cô để mua những chiếc váy đó. nhìn vào cô bán những chiếc váy và trang sức mà cô tự làm tôi nhận ra giờ đây Jane kiếm được hơn 4USD một ngày. và theo rất nhiều định nghĩa, cô đã thoát khỏi sự bần cùng. Nhưng cô vẫn sống ở Mathare Valley và không thể chuyển ra. phải sống trong sự bất ổn định, mất an ninh nơi đây. và trên thực tế, hồi tháng 1, trong cuộc nổi loạn dân tộc cô đã bị đuổi ra khỏi nhà và phải tìm một cái lều khác. để sống. Jamii Bora thấu hiểu điều này. Và hiểu rằng khi nói về đói nghèo chúng ta phải nhìn vào con người từ mọi phương diện của nên kinh tế và thế là, với sự đầu tư kiên trì từ Acumen và các tổ chức khác họ đã có vốn và vay nợ dài hạn để xây dựng một khu nhà chi phí thấp khoảng một tiếng (ô tô) ngoại ô trung tâm Nairobi. Và họ đã thiết kế dự án này từ khía cạnh của những khách hàng như Jane tập trung vào sự có trách nhiệm và đáng tin tưởng. Jane phải đưa ra 10% giá trị tổng thể tầm khoảng 400USD tiết kiệm. và rồi họ đặt tiền trả hàng tháng của cô bằng với tiền thuê nhà cô trả trước đây cho căn lều chật hẹp. Và trong vòng 2 tuần tới, cô sẽ là một trong 200 gia đình đầu tiên chuyển đến khu dân cư này. Khi tôi hỏi liệu cô có sợ hãi điều gi không, hay liệu cô sẽ nhớ cái gì đó nơi Mathare, cô trả lời, "Có điều gì đáng sợ mà em chưa phải đối mặt? Em có HIV dương tính. Em đã đối mặt với tất cả." rồi cô nói, "Em sẽ nhớ gì ư? Chị nghĩ rằng em sẽ nhớ sự bạo hành hay chất khích thích chăng? Hay sự thiếu tính riêng tư? Chi có nghĩ rằng em sẽ nhớ việc không biết liệu con mình có về nhà lúc cuối ngày không? Cô nói, " Nếu chị cho em 10 phút em sẽ sẵn sàng lên đường." Tôi nói, "rồi, thế còn các giấc mơ của em thì sao?" và cô trả lời, "Uhm, chị biết đấy, giấc mơ em có không nhìn giống hệt như những gì em nghĩ khi em còn bé. Nhưng nếu giờ em nghĩ lại, em từng nghĩ rằng em muốn có một tấm chồng nhưng cái em thực sự muốn là một gia đình thương yêu nhau. Em yêu con em lắm và chúng cũng yêu em" Cô nói, "Em đã nghĩ rằng em muốn trở thành bác sỹ, nhưng cái em thực sự muốn trở thành là một người cống hiến, hàn gắn và cứu chữa. Và vì thế em cảm thấy mình được phù hộ với tất cả những gì em có rẳng 2 ngày một tuần em sẽ giúp tư vấn bệnh nhân HIV Và em nói, 'Nhìn vào tôi đây. Bạn chưa chết Bạn vẫn còn sống. Nếu bạn còn sống, bạn phải cống hiến" và rồi cô nói, "Em không phải là bác sỹ kê đơn thuốc. Nhưng có lẽ, em đưa cho họ một cái gì đó tôt hơn, bởi vì em cho họ hi vọng." Và ở trong cơn khủng hoảng kinh tế này, khi mà rầt nhiều người trong chúng ta co khuýnh hương sống trong sợ hãi. Tôi nghĩ chúng ta cần liều thuốc của Jane và vươn lên, nhận ra rằng nghèo không có nghĩa là tầm thường. Bởi vì khi các hệ thống đổ vỡ như những gì chúng ta đang chứng kiến trên toàn thế giới, đó là cơ hội cho phát minh và sáng tạo. Là một cơ hội để thực sự xây đựng một thế giới nơi chúng ta có thể cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho tất cả con người, để họ có thể tự quyết định và lựa chọn cho chính bản thân mình Tôi thực sự tin tương rằng đó là điểm khởi đầu của nhân phẩm. Chúng ta nợ điều đó cho Jane Và quan trọng không kém, chúng ta nợ chính bản thân mình. Cám ơn (vỗ tay) Trái đất đã 4,6 tỷ năm tuổi nhưng đời người thường chỉ kéo dài dưới 100 năm. Vậy sao lại phải quan tâm đến lịch sử hành tinh này khi quá khứ xa vời có vẻ không quan trọng gì tới đời sống nhật tại? Thì theo như những gì chúng ta biết, Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời được biết đến là hành tinh đã khơi mào sự sống, và là hệ thống duy nhất có thể cung cấp hỗ trợ sự sống cho con người. Vậy tại sao là Trái Đất? Chúng ta biết Trái đất là duy nhất vì nó có kiến tạo mảng, có nước lỏng trên bề mặt và có khí quyển giàu ôxy. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng, ta biết được là nhờ những cổ thạch đã lưu lại các thời khắc then chốt trong quá trình tiến hóa hành tinh của Trái đất. Và một trong những nơi tốt nhất để quan sát những cổ thạch đó là vùng Pilbara thuộc Tây Úc. Đá nơi đây có niên đại là 3,5 tỷ năm và chúng chứa những bằng chứng cổ nhất về sự sống trên hành tinh này. Thường khi nghĩ tới thời tiền sử chúng ta có thể tưởng tượng ra một con khủng long phiến sừng hoặc có thể là một con cá đang bò trên cạn. Nhưng thời tiền sử mà tôi đang nói đến là sự sống vi mô đơn giản, như vi khuẩn. và hoá thạch của chúng thường được lưu giữ trên các cấu trúc đá chia lớp, có tên là đá Stromatolite. Dạng sống đơn giản này gần như là toàn bộ những gì ta thấy trong di tích hóa thạch trong ba tỷ năm đầu tiên của sự sống trên Trái đất. Dấu tích loài người chúng ta phát hiện trong di tích hóa thạch chỉ cách đây vài trăm nghìn năm trước. Từ di tích hóa thạch chúng ta biết sự sống của vi khuẩn đã chiếm một chỗ đứng vững chắc khoảng 3,5 đến 4 tỷ năm trước. Đá có trước thời gian này đều đã bị phá hủy hoặc bị biến dạng rất nhiều do kiến tạo mảng. Vậy mảnh vẫn còn thiếu của bài toán là sự sống trên Trái đất đã bắt đầu chính xác khi nào và bằng cách nào. Đây vẫn là phong cảnh núi lửa cổ xưa ở Pilbara. Tôi không ngờ nghiên cứu tại đây của chúng tôi lại cung cấp manh mối khác cho câu hỏi về nguồn gốc của sự sống đó. Trong chuyến đi thực địa đầu tiên tại đây để hoàn thành dự án vẽ bản đồ kéo dài nguyên cả tuần, tôi đã tình cờ bắt gặp một thứ khá đặc biệt. Giờ đây, những gì nhìn có vẻ chỉ là một đống đá cổ nhăn nheo lại chính là Stromatolite. Và ở giữa đống đá này là một hòn đá nhỏ kỳ lạ to cỡ bàn tay của một đứa trẻ. Phải sáu tháng sau đó chúng tôi mới nghiên cứu hòn đá này dưới kính hiển vi, nhờ cố vấn lúc đó của tôi là Malcom Walter đã gợi ý rằng hòn đá này giông giống đá Geyserite. Geyserite là một loại đá chỉ hình thành bên trong và quanh rìa các hồ suối nước nóng. Để bạn hiểu về tầm quan trọng của geyserite, tôi sẽ đưa bạn về vài thế kỉ trước. Năm 1871, trong một lá thư gửi bạn mình là Joseph Hooker, Charles Darwin có đề cập: "Sẽ thế nào nếu sự sống bắt đầu trong một cái ao nhỏ ấm áp với đủ loại hóa chất vẫn sẵn sàng để trải qua những thay đổi phức tạp hơn?" Chúng ta biết ao nhỏ ấm áp là gì. Đó chính là "suối nước nóng". Trong môi trường này, bạn có nước nóng hòa tan khoáng chất từ đá bên dưới. Dung dịch này hòa với hợp chất hữu cơ và tạo ra một loại nhà máy hóa chất mà theo các nhà nghiên cứu, có thể sản xuất ra những cấu trúc tế bào đơn giản vốn là những bước đầu tiên đến sự sống. Nhưng 100 năm sau bức thư của Darwin, người ta đã phát hiện mạch thuỷ nhiệt hay mạch phun nước nóng trong đại dương sâu. Và chúng cũng là các nhà máy hóa học. Cái này nằm dọc theo vòng cung núi lửa Tonga, sâu 1.100m dưới mực nước biển ở Thái Bình Dương. Khói đen mà bạn nhìn thấy bốc ra từ các cấu trúc giống như ống khói này cũng là chất lỏng giàu khoáng chất, vốn dùng để nuôi sống vi khuẩn. Và kể từ khi phát hiện ra những mạch phun này, kịch bản ưa thích về nguồn gốc của sự sống là trong đại dương. Và nó có căn cứ chính đáng: mạch biển sâu được biết đến nhiều trong di tích cổ thạch, và người ta cho rằng Trái đất sơ khai có một đại dương toàn cầu và có rất ít bề mặt đất liền. Nên khả năng cho rằng có rất nhiều mạch biển sâu trên Trái đất sơ khai rất phù hợp với nguồn gốc sự sống trong đại dương. Tuy nhiên... nghiên cứu của chúng tôi ở Pilbara lại đưa ra và chứng minh một quan điểm khác. Sau 3 năm, cuối cùng chúng tôi đã có thể khẳng định được, thực ra, hòn đá nhỏ của chúng tôi là geyserite. Kết luận này không những cho thấy mạch nước nóng đã tồn tại trong ngọn núi lửa 3,5 tỉ năm tuổi ở Pilbara của chúng tôi, mà nó còn đẩy lùi bằng chứng cho sự sống trên đất liền trong suối nước nóng trong di tích địa chất của Trái đất về ba tỷ năm. Và như vậy, từ góc độ địa chất, ao nhỏ ấm áp của Darwin là một ứng cử viên hợp lý cho câu đố về nguồn gốc sự sống. Tất nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất, và nó sẽ luôn như vậy. Nhưng rõ ràng nó đã phát triển mạnh mẽ; đã được đa dạng hóa, và trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Cuối cùng, nó đến thời kỳ của con người, một loài đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự tồn tại của chính nó và sự tồn tại của sự sống nơi khác: Liệu có một cộng đồng vũ trụ nào đang chờ kết nối với chúng ta hay chúng ta chỉ có một mình? Một manh mối cho câu đố này một lần nữa đến từ hồ sơ đá cổ. Vào khoảng 2,5 tỷ năm trước, có bằng chứng cho thấy vi khuẩn đã bắt đầu sản sinh ôxy, hơi giống thực vật ngày nay. Các nhà địa chất gọi giai đoạn tiếp theo là Sự kiện Ôxy hóa Lớn. Nó được hiểu ngầm từ đá được gọi là cấu tạo sắt dải, nhiều trong số đó tồn tại dưới dạng những khối đá dày hàng trăm mét có thể thấy được trong các hẻm núi xẻ dọc Công viên Quốc gia Karijini ở Tây Úc. Sự xuất hiện ôxy tự do cho phép 2 thay đổi lớn xảy ra trên hành tinh chúng ta. Thứ nhất, nó cho phép sự sống phức tạp tiến hoá. Như bạn thấy, sự sống cần ôxy để lớn và phức tạp hóa. Và nó đã tạo ra tầng ô-zôn đang bảo vệ sự sống hiện nay khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím mặt trời. Và thật bất ngờ, sự sống vi sinh vật lại mở đường cho sự sống phức tạp và về cơ bản, đã từ bỏ triều đại ba tỷ năm của nó trên hành tinh này. Ngày nay, loài người chúng ta đào bới sự sống phức tạp đã hóa thạch và đốt chúng làm nhiên liệu. Hành động này đang bơm một lượng lớn cacbon điôxit vào khí quyển, và giống như các tiền bối vi sinh vật của mình, chúng ta đã bắt đầu tạo nên những biến đổi quan trọng cho hành tinh mình. Và ảnh hưởng của các biến đổi đó đang được bao trùm bởi sự nóng lên toàn cầu. Không may là, bất ngờ lần này có thể là ngày tàn của nhân loại. Và vì thế có thể, lý do mà chúng ta chưa liên lạc được với sự sống nơi khác, sự sống thông minh nơi khác, là vì khi sự sống tiến hóa, nó sẽ tự hủy diệt nó nhanh chóng. Nếu những hòn đá biết nói, tôi ngờ rằng chúng sẽ nói thế này: Sự sống trên Trái đất rất quý giá. Nó là sản phẩm khoảng bốn tỷ năm của sự đồng tiến hóa tinh vi và phức tạp giữa sự sống và Trái Đất, trong đó con người chỉ đại diện cho mẩu chút xíu cuối cùng của thời gian. Bạn có thể sử dụng thông tin này làm hướng dẫn hoặc dự đoán hoặc giải thích lý do tại sao chúng ta có vẻ cô đơn trong phần thiên hà này. Nhưng hãy dùng nó để đạt được một số quan điểm về di sản mà bạn muốn để lại trên hành tinh bạn gọi là nhà này. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà bảo tồn sư tử. Nghe cũng thú vị đúng không? Một vài người cho rằng điều đó không có nghĩa lý gì cả. Nhưng tôi tin là tất cả chúng ta đều đã nghe về sư tử Cecil. [ Sư tử Cecil năm 2002 - 2015 ] (Tiếng gầm) Nó không còn gầm được nữa. Vào ngày 02 tháng Bảy 2015, cuộc đời nó đã chấm dứt khi bị một thợ săn bắn chết. Người ta nói bạn có thể trở nên gắn bó với những con vật bạn nghiên cứu Đó cũng là trường hợp của tôi và Cecil, tôi biết nó và nghiên cứu nó trong ba năm ở công viên quốc gia Hwange. Tôi đã rất đau lòng trước cái chết của Cecil. Nhưng điều tốt mà thảm kịch này mang lại là sự chú ý của công chúng tới tình trạng bị đe dọa của động vật hoang dã. Sau cái chết của Cecil, tôi bắt đầu tự hỏi: Sẽ thế nào nếu cộng đồng kề cận Cecil cố gắng bảo vệ nó? Sẽ thế nào nếu tôi gặp Cecil khi lên mười, thay vì 29? Liệu tôi hay bạn học của tôi có thể thay đổi số phận của nó? Nhiều người đang làm việc để ngăn loài sư tử không biến mất, nhưng rất ít trong số họ là dân bản địa hay đến từ những cộng đồng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Thế nhưng, những cộng đồng sống với tư tử là những người có thể giúp chúng nhiều nhất. Người dân địa phương nên đi đầu trong các giải pháp cho những thách thức mà động vật hoang dã phải đối mặt. Đôi khi, thay đổi chỉ xảy ra khi những người ảnh hưởng và bị ảnh hưởng nhiều nhất hành động. Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc chống săn trộm và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, những mối đe dọa lớn cho sư tử và động vật hoang dã khác. Là một phụ nữ da đen châu Phi trong lĩnh vực khoa học, những người tôi gặp luôn tò mò liệu tôi có luôn muốn trở thành một nhà bảo tồn vì họ không gặp nhiều nhà bảo tồn trông giống như tôi. Khi lớn lên, tôi, thậm chí, còn không biết bảo tồn động vật hoang dã là một nghề. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy động vật hoang dã tại quê hương là khi lên 25, dù sư tử và chó hoang châu Phi chỉ sống cách nhà tôi có vài dặm. Điều này khá phổ biến ở Zimbabwe, khi nhiều người không tiếp xúc với động vật hoang dã dù đó là một phần di sản của chúng tôi. Lớn lên, tôi, thậm chí, còn không biết rằng sư tử sống ngay trong sân sau nhà mình. Khi tới Khu bảo tồn thung lũng Savé trong một buổi sáng lạnh mùa đông 10 năm trước để nghiên cứu chó hoang châu Phi cho đồ án thạc sĩ, tôi bị mê hoặc bởi vẻ đẹp và sự yên tĩnh bao quanh. Tôi cảm thấy như đã tìm thấy niềm đam mê và mục đích của mình trong cuộc sống Tôi tự hứa vào ngày đó rằng tôi sẽ cống hiến cuộc đời mình để bảo vệ động vật. Tôi nghĩ về những ngày đi học thời thơ ấu ở Zimbabwe và những đứa trẻ khác cùng trường. Nếu có cơ hội tiếp xúc với động vật hoang dã, có lẽ nhiều bạn cùng lớp sẽ làm việc cùng với tôi ngày hôm nay. Nếu cộng đồng địa phương không muốn bảo vệ và cùng tồn tại với động vật hoang dã, tất cả nỗ lực bảo tồn có thể là vô ích. Đây là những cộng đồng sống với động vật hoang dã trong cùng một hệ sinh thái và phải có trách nhiệm với việc này. Nếu không có một kết nối trực tiếp hay một lợi ích từ động vật họ không có lí do gì muốn bảo vệ chúng. Và nếu cộng đồng địa phương không bảo vệ động vật hoang dã, mọi can thiệp từ bên ngoài sẽ đều vô tác dụng. Vậy cần phải làm những gì? Những nhà bảo tồn phải ưu tiên giáo dục về môi trường và giúp mở rộng các kỹ năng cộng đồng để bảo tồn động vật hoang dã. Học sinh và cộng đồng phải được đưa đến công viên quốc gia, để có cơ hội kết nối với động vật hoang dã. Ở mọi nỗ lực và mọi cấp độ, bảo tồn phải tính đến nền kinh tế của người dân những người chia sẻ đất đai với động vật hoang dã. Điều quan trọng là các nhà bảo tồn địa phương là một phần của mọi nỗ lực bảo tồn giúp xây dựng niềm tin và thực sự gắn kết bảo tồn vào cộng đồng. Là nhà bảo tồn địa phương, chúng tôi phải đối mặt với nhiều rào cản, từ phân biệt đối xử gay gắt đến rào cản văn hóa. Nhưng tôi không từ bỏ nỗ lực đưa cộng đồng bản địa vào cuộc chiến này vì sự sống còn của hành tinh chúng ta. Tôi đang kêu gọi bạn đến và sát cánh cùng tôi. Chúng ta phải chủ động tháo gỡ những rào cản do chính mình tạo ra, đang ngăn cách cư dân bản địa với những nỗ lực bảo tồn. Tôi đã dành cuộc đời của mình để bảo vệ sư tử. Và tôi biết hàng xóm của mình cũng sẽ như vậy, chỉ khi nào họ biết tới những loài hoang dã sống ngay cạnh bên. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong hàng nghìn năm, tổ tiên người Anh dùng đồng để tạo ra công cụ lao động, trang sức và xem nó như tiền tệ để trao đổi mua bán. Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi từ năm 800 TCN: giá trị của đồng suy giảm, gây ra biến động xã hội và khủng hoảng kinh tế điều mà ngày nay, ta gọi là suy thoái kinh tế. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy thoái kinh tế? Câu hỏi này luôn là chủ đề tranh cãi kịch liệt của các nhà kinh tế học, vì lẽ tốt. Suy thoái kinh tế có thể là sự suy giảm nhẹ trong hoạt động kinh tế tại một quốc gia kéo dài vài tháng, có thể là suy thoái lâu dài diễn ra nhiều năm khắp toàn cầu, hoặc bất cứ điều gì ở giữa chúng. Phức tạp hơn, là vô số các yếu tố ngoại sinh tham gia vào sự phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, hãy bắt đầu với bức tranh lớn: suy thoái kinh tế xảy ra khi có sự gián đoạn tiêu cực trong cân bằng cung cầu. Sự bất cân xứng giữa số lượng hàng hóa người ta muốn mua, sản phẩm và dịch vụ mà nhà sản xuất có thể cung ứng, và giá thành của chúng, khiến kinh tế suy giảm. Mối quan hệ kinh tế giữa cung và cầu được phản ánh bởi tỉ lệ lạm phát và lãi suất. Lạm phát xảy ra khi hàng hóa và dịch vụ đắt đỏ hơn. Nói theo cách khác, là đồng tiền mất giá. Tuy nhiên, lạm phát không hẳn là điều tồi tệ. Trên thực tế, người ta tin rằng lạm phát nhẹ có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế Nhưng lạm phát cao không đi cùng sự gia tăng nhu cầu có thể gây rắc rối cho nền kinh tế và dẫn đến suy thoái. Lãi suất, trong khi ấy, phản ánh chi phí trả lãi tiền vay của cá nhân và doanh nghiệp. Tỷ lệ này thường là tỷ lệ phần trăm hàng năm của một khoản vay mà người vay trả cho chủ nợ cho đến khi khoản vay được trả hết. Lãi suất thấp có nghĩa là các công ty có khả năng vay thêm tiền, để đầu tư vào nhiều dự án hơn. Lãi suất cao, ngược lại, tăng chi phí cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, kìm hãm các hoạt động kinh tế. Những biến động của lạm phát và lãi suất có thể phản ánh rõ nét thực trạng của nền kinh tế, nhưng điều gì, từ đầu, đã gây ra những biến động này? Nguyên nhân rõ ràng nhất là những cú sốc như thiên tai, chiến tranh, và các yếu tố địa chính trị. Ví dụ, động đất có thể hủy hoại cơ sở hạ tầng cần để sản xuất các mặt hàng quan trọng như dầu mỏ, buộc nhà sản xuất phải tính phí cao hơn cho các sản phẩm sử dụng dầu, giảm cầu và có thể gây ra suy thoái kinh tế. Nhưng một số suy thoái cũng xảy ra trong thời gian kinh tế thịnh vượng- thậm chí, bởi vì sự phát triển này. Một số nhà kinh tế tin rằng hoạt động kinh doanh từ việc mở rộng thị trường đôi khi có thể đạt mức không bền vững. Ví dụ, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể vay nhiều tiền hơn với niềm tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ giúp họ xử lý các gánh nặng gia tăng. Nhưng nếu nền kinh tế không tăng trưởng nhanh như mong đợi, họ sẽ có nhiều nợ hơn mức có thể chi trả. Để có thể trả hết, họ phải dùng tiền lẽ ra được dành cho những hoạt động khác, làm suy giảm hoạt động kinh doanh. Tâm lý cũng góp phần gây ra suy thoái kinh tế Nỗi sợ suy thoái có thể trở thành sự thật nếu nó khiến người ta rút vốn đầu tư và cắt giảm chi tiêu. Để đối phó, các nhà sản xuất cắt giảm chi phí vận hành để vượt qua tình trạng giảm cầu. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn cắt giảm chi phí, giảm tiền lương, dẫn đến nhu cầu càng thấp hơn. Ngay cả những chính sách được đưa ra để ngăn suy thoái cũng góp phần gây khủng hoảng. Đến thời điểm khó khăn, chính phủ và ngân hàng nhà nước có thể in thêm tiền, khuyến khích chi tiêu và hạ lãi suất ngân hàng nhà nước. Những chủ nợ nhỏ có thể lần lượt hạ lãi suất, giúp khoản nợ "rẻ hơn" để khuyến khích chi tiêu. Nhưng những chính sách này không bền vững và cuối cùng, phải đảo ngược để ngăn chặn lạm phát quá mức. Suy thoái có thể xảy ra nếu mọi người quá phụ thuộc vào nợ giá rẻ và hỗ trợ của chính phủ. Suy thoái Đồng ở Anh cuối cùng đã kết thúc khi việc sử dụng sắt tạo nên cuộc cách mạng nông nghiệp và sản xuất lương thực. Các thị trường hiện đại thì phức tạp hơn, khiến cho việc giải quyết suy thoái kinh tế ngày nay khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng mỗi cuộc suy thoái lại cho ta dữ liệu mới giúp dự đoán và ứng phó hiệu quả hơn với những cuộc suy thoái trong tương lai. Làm việc với New York Times, tôi nhận xét rất nhiều các tiện ích của công nghệ Và phần lớn những gì mà các ông bố tốt nên làm vào thời gian này là ngồi lại với bọn trẻ và trang trí cây thông Noel Việc tôi chủ yếu làm trong thời gian này lại là lên truyền hình và trả lời cho câu hỏi lặp lại mỗi năm: "Đâu là xu hướng công nghê cho năm tới ?" và tự nhủ, "Chẳng phải chúng ta đã trả lời năm ngoái rồi sao?" Nhưng tôi sẽ chọn điều làm cho tôi hứng thú nhất, đó là sự liên kết chặt chẽ giữa điện thoại di động và internet. Bạn biết đó, tôi đã tìm thấy ngọn núi lửa đó trên Google hình ảnh, mà không để ý rằng nó làm tôi thấy khá giống bìa của tờ Dianetics (Tiếng cười) Dù sao thì việc này bắt đầu vài năm trước khi giọng nói của ta có ở trên internet mà không cần tới đường truyền điện thoại và chúng ta đã có bước tiến dài kể từ đó Bản thân điều đó đã rất thú vị, với những công ty như Vonage Về cơ bản, cắm điện thoại vào hộp nhỏ này mà họ đưa cho bạn và cắm chiếc hộp vào cáp modem nó sẽ vận hành như điện thoại bình thường Và khi nhấc lên ta có nghe tiếng quay số nhưng nó chỉ là giả thôi vì trong đó là một tập tin WAV có chứa tiếng quay số, chỉ để trấn an bạn rằng tận thế chưa đến mà thôi. Nó có thể là bất cứ tiếng gì, nhạc salsa hoặc là một đoạn hài kịch -- điều đó không quan trọng Và cái hộp nhỏ có số điện thoại của bạn. Nên sẽ thật tuyệt -- bạn có thể đem nó tới London hay Siberia, và hàng xóm có thể gọi vào số điện thoại nhà của bạn và nó sẽ rung. Bởi vì tất cả mọi thứ đã ở trong chiếc hộp Bạn đã có đủ mọi tính năng cần có trong đó bởi vì việc thêm vào một tính năng mới nào chỉ cần dùng phần mềm và kết quả của Giọng nói qua IP là -- tôi ghét cụm từ đó -- phải là qua Internet -- dịch vụ viễn thông mặt đất tại nhà đã giảm 30% trong 3 năm vừa qua Ý tôi là, không còn sinh viên đầy lòng tự trọng dùng dịch vụ điện thoại tại nhà nữa Đó lại là thứ mà họ muốn. Nó phổ biến nhất Và Skype là một dịch vụ VOIP trên thế giới Đây là chương trình miễn phí dành cho Mac hay PC, và bạn có thể gọi điện miễn phí ở bất cứ đâu trên thế giới Nhược điểm là bạn phải đeo tai nghe như một thằng ngốc Đó không phải là điện thoại của bạn - mà là máy tính của bạn Nhưng dù sao nếu bạn là sinh viên rỗng túi tin tôi đi, sẽ tốt hơn nhiều so với dùng điện thoại di động Thật sự rất dễ thương khi thấy những người trung niên giống tôi, thử dùng Skype lần đầu, thường khi những đứa con của họ đi du học Họ không muốn trả những khoản phí quốc tế vì vậy họ giống kiểu như: "Timmy! Phải con đó không?" (Tiếng cười) Điều đó thực sự thú vị Nhưng tôi thì -- Ít nhất là khi tôi làm -- (Tiếng cười) nghĩ điều thực sự thú vị mà VOIP đem tới là khi nó bắt đầu có trên di động Tưởng tượng nếu bạn có di động bình thường và khi bạn ở trong vùng phủ sóng wifi -- bạn có thể gọi miễn phí tới bất cứ đâu trên thế giới mà không bao giờ phải trả cho nhà mạng một cắc nào, Điều đó thực sự rất tuyệt -- tuy nhiên, mặc dù công nghệ này đã xuất hiện cách đây 5 năm, nhưng thật khó tin, số lượng điện thoại di động chuẩn cung cấp bởi các nhà mạng Mỹ với VOIP miễn phí là con số 0! Tôi không thể tìm ra lý do tại sao cả! (Tiếng cười) Thực ra, tôi nên biết điều đó. Có một điều khá thú vị mà tôi sẽ nói cho các bạn ngay bây giờ Nó đến từ T-Mobile Tôi không hề được tài trợ bởi T-Mobile đâu Tôi cũng không dùng T-Moblie New York Times có những quy định rất khắt khe về điều này, kể từ khi Jason Blair để lại nó cho chúng ta (Tiếng cười) Về cơ bản, bạn chưa nghe chương trình này là vì nó đã được giới thiệu vào năm ngoái vào ngày 29/6 Có ai nhớ có chuyện gì cũng xảy ra vào 29/6 năm ngoái không? Đó là iPhone. iPhone đã ra mắt vào ngày đó Kiểu như, bạn có thể tưởng tượng mình là một quý cô PR cho T-Mobile? Bạn biết chứ? "Xin chào, chúng tôi có một thông báo đến -- WAH" (Tiếng cười) Nhưng thực sự rất tuyệt khi có sự lựa chọn tôi không nói đến điện thoại thông minh -- mà là điện thoại thường , kể cả chiếc Blackberry, mà có Wi-Fi. Bất cứ khi nào bạn ở trong vùng có Wifi tất cả cuộc gọi của bạn sẽ đều miễn phí Khi không có, bạn sẽ trở lại với mạng viễn thông bình thường. Vậy bạn có luôn ở nơi có Wi-Fi không? Câu trả lời là "Luôn luôn là vậy!" Bởi vì họ sẽ đưa cho bạn một đầu phát wifi phổ thông mà hoạt động với điện thoại trong ngôi nhà của bạn. Thật khôn khéo vì tất cả chúng ta đều biết T-Mobile là hãng truyền thông nhỏ mọn nhất Họ có phạm vi phủ sóng nhỏ bằng kích thước móng tay cái của tôi (Tiếng cười) Nhưng tốn hàng trăm tỉ dollar để dựng một cái tháp mà đúng không? Họ không có nhiều tiền như thế. Thay vào đó họ đưa mỗi chúng ta một cái hộp đáng giá bảy dollar 95 cent mà có giá trị bằng dự án xây tháp lén lút đó mà chúng ta đang bỏ nó ở nhà! Dù sao đi nữa, họ có điện thoại có kết nối Wifi ở Châu Âu Nhưng vấn đề là chưa ai làm như T-Mobile, nếu bạn đang trong vùng có Wifi rồi lại tới vùng không có thì cuộc gọi của bạn sẽ bị tắt giữa chừng để cho liên tục, tôi sẽ cho các bạn thấy một thứ công nghệ tiên tiến được áp dụng ở New York Times để kiểm tra loại thiết bị này Tôi với máy ghi hình của điện thoại sẽ đi như thế này (Tiếng cười) Khi tôi đi ra khỏi nơi có wifi trong nhà và đi vào mạng lưới di động để nói chuyện điện thoại với vợ tôi hãy nhìn lên phía trên bên trái. Đó là tín hiệu Wi-fi Jennifer Pogue: Alo? David Pogue: Em yêu à, anh đây. JP: Ồ, anh à, anh thế nào rồi? DP: Chỗ em có Wi-fi vậy nghe nó thế nào? JP: Ồ, nghe cũng được lắm anh à Anh đang chuẩn bị đi dạo một lúc đây, em không phiền chứ? JP: Không, không hề. Em đang có một ngày rất tuyệt với bọn trẻ DP: Em và chúng đã làm gì thế? Và ngay đây! Nó đã chuyển sang cột di động ngay giữa cuộc gọi Tôi không hiểu sao vợ tôi cứ nói tôi không bao giờ nghe cô ấy (Tiếng cười) Tóm lại đó là do đường ranh giới, vì internet của di động đang yếu dần Một điều tuyệt vời về điện thoại T-Mobile là mặc dù công nghệ chuyển mạch tự động rất tiên tiến công nghệ thanh toán tiền vẫn chưa bắt theo kịp Ý tôi muốn nói là bạn có thể gọi ở nơi có Wi-fi trong nhà và có thể nói chuyện trong xe cho tới khi hết pin -- mà thường kéo dài khoảng 10 phút -- (Tiếng cười) Và cuộc gọi vẫn sẽ tiếp tục được miễn phí Bởi vì nó không và chưa từng tốn phí nhưng khoan! Đừng vội mừng. Nó cũng hoạt động theo cách khác đó Vậy nếu bạn gọi trong mạng di động và bạn về nhà, bạn vẫn sẽ bị tính phí Đó là lí do tại sao phần lớn người dùng có thói quen nói, "Tôi về nhà rồi. Tôi sẽ gọi lại sau nhé?" Giờ thì bạn hiểu được rồi đó Nó cũng sẽ xảy ra tương tự nếu bạn dùng chúng ở nước ngoài Họ không cần biết điểm phát Internet của bạn ở đâu Trên Internet, không ai biết bên kia là một chú cún, hay bạn có phải là người Parkistan hay không Bạn có thể gọi miễn phí một cách vô tận từ nhà tới bất cứ đâu ở Mỹ với điện thoại này. Thật thú vị Đây lại là một điều khác tôi yêu thích Có ai ở đây có điện thoại đang để chế độ hoạt động sẵn và có thể thực hiện một cuộc gọi ngay bây giờ mà không gặp rắc rối gì không? OK. Anh có thể vui lòng gọi tôi không? [Đưa số điện thoại] Các bạn đừng gọi vào ba giờ sáng để nhờ tôi sửa máy in đấy nhé (Tiếng cười) Tôi có hai cái di động vậy nên sẽ hơi lạ nếu bạn gọi được Tôi nghĩ là không nên làm trò công nghệ tầm thường trước mặt khán giá. Nó có vẻ hơi ngớ ngẩn Cái này đang rung -- ồ, tôi đang để chế độ rung. Tsh! Tuyệt làm sao Và cái này cũng đang rung. Vậy chúng rung cùng một lúc Xin lỗi, cho tôi một giây Alo? Ồ, anh gọi từ đâu đấy? Không tôi đùa thôi Anh ta kia kìa. Cám ơn anh rất nhiều Tôi không hề biết là anh đấy -- tôi đang nhìn anh chàng kia Tuyệt! Được rồi, các bạn có thể ngừng gọi cho tôi được rồi đó! (Tiếng cười) Được rồi! Chúng ta đã làm nó sáng tỏ Tắt chế độ nhạc chuông thôi. Mọi người đều muốn gọi cho tôi mà (Tiếng cười) Và đây là cách Grand Central làm việc đấy -- Nó là --- ồ, trời ơi! (Tiếng cười) Bây giờ tôi đã có số của các bạn rồi đó! (Tiếng cưới) Các bạn sẽ phải chịu hậu quả đấy nhé Grand Central quả là một ý tưởng tuyệt vời họ sẽ đưa cho bạn một số điện thoại mới và sau đó khi một số gọi tới, tất cả điện thoại của bạn sẽ rung cùng một lúc ĐIện thoại nhà, văn phòng, di động, điện thoại của du thuyền (Đầy là một vài ví dụ) (Tiếng cười) Lợi là sẽ không bao giờ bỏ lỡ cuộc gọi nào Tôi biết rất nhiều các bạn ngồi đây kiểu "Ooh, tôi không muốn lúc nào cũng bị gọi." Nhưng cái hay là chúng diễn ra trên mạng nên bạn có thể cài tính năng thú vị này -- như là tôi chỉ muốn tất cả họ gọi cho tôi chỉ vào những giờ này Và tôi muốn họ nghe lời chào như thế này "Chào sếp, tôi đang bận giúp hai ta ra tiền. Để lại nhắn nhé" và nếu vợ bạn gọi thì sẽ "Chào em yêu, để lại lời nhắn nhé" rất chiều theo từng người gọi đấy chứ Google đã mua nó và nghiên cứu về nó trong một năm qua Họ định sẽ ra mắt nó với công chúng không lâu nữa Nhân tiện, có một điều khiến tôi rất bực mình Tôi không biết các bạn có biết điều này không. Khi gọi 411 bằng di động bạn sẽ tốn hai bucks Bạn biết điều đó chứ? Thật phẫn nộ. Thật ra tôi có một bức hình của một nhân viên Verizon đây Tôi sẽ chỉ cho các bạn cách tránh việc này Bạn cần dùng tới Google Cellular Nó hoàn toàn miễn phí -- và cũng không hề có quảng cáo Nếu biết gửi tin, bạn sẽ có nó miễn phí Tôi chuẩn bị làm thay đổi cuộc đời bạn đó. Đây tôi sẽ chỉ cho. Hãy gửi một tin nhắn tới chữ "Google," nói cách khác nó là 46645 Bỏ từ "e" ở cuối đi để tiết kiệm chỗ Giả sử bạn cần một hiệu thuốc gần Chicago hãy đánh "hiệu thuốc Chicago" hoặc mã vùng Rồi bấm gửi, và trong năm giây, họ sẽ gửi tới bạn hai hiệu thuốc gần nhà nhất cộng với địa chỉ và số điện thoại Đây nó đây Và nó đã được lưu lại--nên nếu đang lái xe bạn không cần phải nói những thứ như, " Uh huh, uh huh, uh huh" Nó cũng hoạt động với thời tiết đó Gõ "Thời tiết" và tên thành phố bạn sẽ tới Và trong năm giây, họ sẽ nhắn cho bạn dự báo thời tiết đầy đủ của thành phố đó Tôi sẽ kể cho các bạn ngắn gọn tại sao tôi lại ở Milan Bắt đầu nào và đó mới chỉ là khởi đầu Đây là tất cả bạn có thể nhắn tới Google và họ sẽ đáp lại -- yeah! Các bạn đang cố gắng ghi chép lại Thật là dễ mến. Tôi có email đấy. Các bạn có thể hỏi tôi nếu cần Điều này thật kỳ diệu. Nhược đIểm duy nhất là nó yêu cầu bạn phải biết cách gõ chữ -- gửi tin nhắn. Không có ai trên 40 biết cách làm những thứ đó cả Vậy nên tôi sẽ chỉ các bạn cái còn tuyệt hơn Nó được gọi là Google Info Họ có phiên bản tương tự và được kích hoạt bằng giọng nói. Bạn chắc chắn chưa hề biết về nó Giả sử tôi đang ở Monterey và tôi muốn gì? Tôi muốn tìm gì nhỉ? Bánh mì tròn. OK Google: hãy nói tên cửa tiệm, tên thành phố và tên bang DP: Cửa tiệm bánh mì tròn, Monterey, California Tôi dùng dây điện thoại Trung Quốc rồi (Tiếng cười) Google: Bánh mì tròn, Monterey, California Đầy là tám kết quả đứng đầu: Thứ nhất, Cửa hàng bánh mì tròn trên đường El Dorado Để chọn địa điểm đầu này, bạn cần bấm số một hoặc nói "số một" Thứ hai: Cửa hàng bánh mì tròn thuộc bộ quân đội Số hai. Số hai. Hai (Tiếng cười) Tại sao tôi lại nghe lời khán giả nhỉ? Dù sao đi nữa -- Ồ! Tiếp tục nhé! Google: ...bộ quân đội trên đại lộ McClellan, Monterey Tôi sẽ kết nối với bạn, hoặc hãy nói "chi tiết" hay "quay lại" DP: Họ nói sẽ kết nối mà chưa cho tôi số Anh ta đang cố gắng kết nối trực tiếp. Tôi cứ như có một tên đầy tớ riêng vậy Google: Xin chờ trong giây lát (Tiếng cười) DP: Tôi lấy 400 cái có kem phô mai nhé Không, không -- chỉ đùa cho vui thôi Dù sao đi nữa chúng ta sẽ không tìm được số của họ Nhưng nó rất đáng kinh ngạc đấy chứ Độ chính xác cũng cao lạ thường nữa Và hãy ghi lại thứ này còn tuyệt hơn nữa Bằng giọng nói bạn có thể hỏi bất cứ thứ gì Ai là người thắng giải 1958 World Series? Công thức làm một loại cocktail là gì? Nó thật sự rất thú vị -- và họ sẽ nhắn câu trả lời lại cho bạn Tôi đã thử sáng nay để chắc ăn nó vẫn chạy "Diễn viên nào đóng trong James Bond?" Họ nhắn lại: "Sean Connery, George Lazenby Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan và Daniel Craig." Đúng rồi! Tôi cũng giả làm cô gái Valley Tôi nói, "Anh biết đấy từ gì có nghĩa là," khi mà Mặt trời, Mặt trăng với Trái đất thành một đường thẳng?" để coi phản ứng của họ ra sao Họ đã nhắn lại tôi, "Nó được gọi là ngày sóc vọng." Và từ đó đã giúp tôi thắng cuộc thi đánh vần của Ohio năm 1976 Có rất nhiều người tự hỏi, "Làm sao họ có thể kiếm tiền được?" Câu trả lời nằm ở dòng cuối Họ đã để quảng cáo rất nhỏ ở đó và chỉ vỏn vẹn 10 chữ cái Nhiều người rất muốn biết hoạt động của nó Làm cách nào nó tuyệt đến vậy? Như là có một người đang ở phía bên kia đường dây vậy Nhưng thực sự nó có đấy! Họ có 10,000 người và được trả 20 cent cho mỗi câu hỏi Như bạn có thể tưởng tượng, họ là sinh viên và người già những người có khả năng để làm điều đó Nhưng thực sự có con người đằng sau đường dây, và họ đã giúp tôi rất nhiều với những tình thế khó như, " Chuyến bay cuối tới Chicago là mấy giờ?" Bạn biết đó, nó thật sự rất tuyệt Một thứ khác về di động dạo này đang làm tôi lo lắng -- đó có lẽ là bài học lớn nhất về công nghệ của tôi Khi tôi gọi và để lại tin nhắn cho bạn Tôi được hướng dẫn trong 15 giây từ một giáo viên cấp ba về Ambien! (Tiếng cười) "Để gọi tên người này ..." Gọi tên sao? Như vậy nghĩa là gì, giờ là năm 1975 sao? Bây giờ không ai còn dùng máy gọi tên nữa "Bạn có thể bắt đầu nói khi đã ghi âm xong bạn có thể kết thúc cuộc gọi." Không đời nào! (Tiếng cười) Và còn có thứ tệ hơn nữa: khi tôi gọi để khôi phục lại tin nhắn đầu tiên sẽ là: "Bạn có 87 tin nhắn Để nghe các tin nhắn của bạn ..." Tại sao tôi lại gọi nhỉ? (Tiếng cười) Tất nhiên là tôi muốn nghe các tin nhắn rồi! (Tiếng cười) Ồ! Các bạn đều có di động cả mà Năm ngoái tôi tới Milan, Ý và có một cuộc nói chuyện với khán giả thuộc ban quản trị di động từ 200 nước trên thế giới Và tôi đã nói như làm trò cười cho thiên hạ vậy, tôi nói "Tôi đã làm phép toán rằng Verizon có 70 triệu khách hàng Nếu bạn kiểm tra hộp thư thoại hai lần một ngày nó sẽ mang lại 100 triệu dollar một năm Tôi cá là các bạn đang làm điều này chỉ để chờ tới giờ phát sóng" Vậy mà họ không hề nhúc nhích, ngồi như thế này đây (Tiếng cười) Cảm giác bị xúc phạm đâu hết rồi? Hãy vùng lên đi chứ! (Tiếng cười) Xin lỗi, tôi không buồn vì chuyện đó đâu (Tiếng cười) Giờ tôi sẽ chỉ làm cách nào để tránh nó Có những dịch vụ mà sẽ ghi lại giọng nói của bạn thành dạng văn bản Và nó sẽ được gửi tới thư điện tử của bạn hoặc qua tin nhắn điện thoại Nó thật sự thay đổi cuộc sống của bạn đấy Nhân tiện, không phải lúc nào từ cũng đúng vì nó qua điện thoại Vậy nên họ kèm theo một tập tin âm thanh ở cuối thư để bạn có thể nghe và kiểm tra lại Dịch vụ này được gọi là Spinvox Phonetag -- đây là tên tôi dùng -- Callwave. Nhiều người hỏi họ làm thế nào rằng họ không muốn người khác nghe cuộc nói chuyện của họ Ban quản trị của những công ty nói với tôi rằng họ dùng giải pháp tốt ưu nhất về quyền sở hữu, mặt-đối-mặt, bạn biết rồi đó Tôi nghĩ về cơ bản những anh chàng Ấn với tai nghe đang nghe cuộc hội thoại vậy Lí do tôi nghĩ vậy vì vào ngày đầu thử các dịch vụ này, tôi có hai tin nhắn thư thoại. Một từ người tên Michael Stevenson mà nó không hề khó để phiên âm nhưng lại bị viết sai chính tả Tin khác từ nhà sản xuất video cho tôi, làm cho tờ Times, tên Vijaiy Singh với âm câm 'h'. Để ý từ đó nhé. (Tiếng cười) Bây giờ các bạn sẽ làm giám khảo (Tiếng cười) Dù gì đi nữa, dịch vụ này, Callwave, hứa tất cả là phần mềm -- không ai nghe lời nhắn của bạn cả Và họ cũng hứa chỉ phiên âm nội dung chính tin nhắn của bạn (Tiếng cười) Nên tôi nghĩ thử coi họ nói có đúng không Đây là tôi đang kiểm tra (Video): Alo, tôi Michael đây Anh vẫn khoẻ chứ. Tôi vẫn khoẻ. Mọi thứ đều tốt Này tôi đang đi dạo phố và trời rất xanh Con gái anh vừa bị gãy chân khi đang luyện đá banh đấy Tôi đang chuẩn bị ăn sandwich cho bữa trưa Cô ấy thì đang ở phòng cấp cứu 53W OK, nói chuyện với anh sau nhé - tạm biệt (Tiếng cười) Tôi rất yêu công việc của tôi (Tiếng cười) Và vài phút sau, tôi có thư Nó được phiên âm rất tốt. Nhưng vài phút sau đó tôi nhận được bản dịch tin nhắn. Giờ hãy nhớ một tin nhắn chỉ được dài 160 kí tự Vậy nếu nó là ý chính của ý chính thì tốt hơn hết đúng không nào? Tôi không đùa đâu. Tin nhắn ghi là "đang đi dạo phố" và "bầu trời thì xanh" và "khẩn cấp"! (Tiếng cười) Gì thế này? (Tiếng cười) Vâng tôi đoán nó là ý chính đấy (Tiếng cười) Và sau cùng, tôi phải nói điều này nữa Đây là thứ tôi thích nhất. Nó được gọi là Popularitydialer.com Về cơ bản, bạn đang chuẩn bị tới một buổi hẹn không chắc chắn hay có khả năng chuyển xấu Vậy nên bạn vừa đi vừa gõ trên điện thoại của mình, và ở một thời điểm nhất định mà bạn muốn được gọi -- (Tiếng cười) Và đúng lúc đó điện thoại của bạn rung Bạn như, "Tôi xin lỗi, tôi đang bận chút." Điều hay ở chỗ là khi một ai đó ngồi cạnh bạn, đôi khi họ có thể nghe một chút ít tiếng của người gọi Vậy nên họ cho bạn sự lựa chọn về những gì bạn muốn nghe ở đầu bên kia Và đây là tiếng của bạn gái Điện thoại: Này anh, mọi thứ sao rồi? DP: Anh muốn nói chuyện với em bây giờ Điện thoại: Thế thì tuyệt quá còn gì DP: Em đang làm gì? Điện thoại: Em đang tự hỏi anh muốn gì đó DP: Phải rồi, anh không thể nói chuyện lúc này Và đây -- thứ tôi thích -- cuộc gọi từ sếp Điện thoại: Này, tôi là Johnson đang gọi từ cơ quan đây DP: Ồ, chào ngài Điện thoại:Anh đã hoàn tất tập huấn photo tháng trước phải không DP: Ồ -- xin lỗi tôi quên mất rồi Điện thoại: vậy lần cuối anh sử dụng máy photo là bao giờ nhỉ? DP: Nó khoảng ba tuần trước thưa sếp ĐIện thoại: Tôi không biết anh biết chưa, anh có thể đã nghe từ cô Lenny, nhưng -- (Tiếng cười) Tôi nghĩ thay đổi lớn nhất khi điện thoại có mạng là với chiếc iPhone Không phải lúc viết báo với New York Times mà là vào mùa thu năm 2006 tôi đã giải thích tại sao Apple sẽ không bao giờ làm điện thoại di động (Tiếng cười) Tôi lúc đó như một đứa khờ vậy. Tuy nhiên, suy đoán thì vẫn tốt bởi--không biết bạn có nhận ra không-- cho tới khi iPhone ra mắt các nhà mạng -- Verizon, AT&T, Cingular -- có quyền phủ quyết trên mọi khía cạnh của việc thiết kế mọi chiếc điện thoại Tôi biết những ai đã làm cho Treo Họ tới chỗ những nhà mạng đó và bảo, "Hãy nhìn những nét đặc trưng tuyệt vời kia." Và Verizon như, "Hmm, không, tôi không nghĩ vậy." Nó không dễ để một phát minh ra đời Điều tôi không hề đoán trước là Steve Jobs đi quanh và nói, "Cho anh biết -- tôi sẽ cho anh độc quyền trong năm năm nếu anh để tôi thiết kế điện thoại này và không được xem xét tới khi nó hoàn tất Thực ra, ngay cả như vậy, anh ta vẫn bị họ từ chối Cuối cùng, Cingular là hãng đã đồng ý Tôi sẽ nói các bạn về hiệu lực của iPhone Xin đừng dồn tôi vào góc buổi tiệc tối nay và nói, "Anh là ai chứ? Một gã hâm mộ Apple à?" -- bạn biết đó, tôi không phải Bạn biết những gì tôi nói về nó mà, một kiệt tác không hoàn mỹ Nó có mặt tốt và xấu. Chúng ta đều nên thừa nhận chúng Nhưng nó đã thay đổi một số thứ. Đầu tiên nó khiến tất cả nhà mạng phải nghĩ về việc 10 triệu sản phẩm được bán ra trong một năm Và họ nhận ra có lẽ đã làm sai chỗ nào đó "Có lẽ chúng ta nên để những nhà thiết kế điện thoại làm phần việc của họ." (Tiếng vỗ tay) Một điều khác là nó cho phép 10 triệu người lần đầu được trải nghiệm online mọi thời điểm mà không phải sử dụng tấm card di động dành cho laptop có giá 60 dollar một tháng nữa. Tôi không hiểu sao điều đó vẫn chưa được thực thi Khi già, tôi sẽ kể cho cháu của tôi thế này, "Khi ở tuổi các cháu, nếu ông muốn kiểm tra thư điện tử ông vẫn thường lái xe vòng quanh để tìm một quán coffee đấy." (Tiếng cười) "Họ có các đài chính vô tuyến điện có thể phát sóng -- ừ, khoảng 150 feet trở đi." (Tiếng cười) Thật là buồn cười. Chúng ta có ổ cắm điện ở mỗi phòng mỗi toà nhà và nguồn cung nước Vậy vấn đề ở đây là gì? Dù sao đi nữa -- chúng ta biết được nó trông như thế nào Bạn phải vào Youtube và gõ "iPhone Shuffle." Ở đây một người đã làm video bắt chước chiếc iPod Shuffle có kích thước một inch vuông "Nó chỉ có một nút bấm bấm nhẹ và nó sẽ quay số một cách ngẫu nhiên." (Tiếng cười) "Ai đang nói đấy?" (Tiếng cười) Nhưng điều khác mà nó mang lại là đã bày ra ý tưởng này cho các cửa hàng ứng dụng Nó được tải ngay vào điện thoại Và bạn có thể dùng bộ phận cảm biến độ nghiêng để lái xe mà đang chơi nó Những chương trình này có thể dùng cho tất cả bộ phận của iPhone -- màn hình cảm ứng Đây là Etch-A-Sketch--chủ đề của EG 2008 Bạn biết cách xoá chúng chứ? Tất nhiên rồi. Chỉ cần lắc nó Đúng rồi, chúng ta lắc nó như thế này để xoá Có tới 10,000 những ứng dụng như thế này Đây là ứng dụng dịch ngôn ngữ. Họ có mọi ngôn ngữ trên thế giới Bạn gõ vào từ mà bạn muốn và nó sẽ dịch cho bạn Thật là tuyệt. Đây là Midomi Một bài hát chợt vang lên trong đầu bạn -- hát vào ứng dụng này: do do do do do, da da da da da da, da dum ... OK, bạn bấm "Xong", nó sẽ tìm bài hát và chơi nó cho bạn nghe Tôi biết, nó nghe thật điên rồ phải không? Đây là Pandora, radio có internet miễn phí. Không chỉ là vậy -- nếu gõ tên ban nhạc và tên bài hát vào nó sẽ chơi bài nhạc hay bài của ban nhạc đó ngay tức thì Nó có ngón tay cái đưa lên và xuống để bạn chọn có thích bài nhạc này hay không Nếu bạn thích nó, nó sẽ thử với bài khác từ ban nhạc khác, với cùng nhạc khí, thanh âm cùng chủ đề cũng như độ nhanh Nếu bạn thích, hay không thích nó thì bấm ngón cái chỉ lên hay xuống. Nó chơi nhiều bài khác nhau nên sẽ tránh được việc chơi chỉ toàn bài dở Cuối cùng nó sẽ chơi toàn bài bạn thích Đây là Urbanspoon. Bạn đang ở thành phố Nó biết bạn đang đứng ở đâu nhờ vào GPS Nếu muốn tìm nơi để ăn, bạn chỉ cần lắc nó Nó sẽ đề xuất một nhà hàng, đưa ra giá, địa điểm và xếp hạng của nhà hàng đó Video: Tôi sẽ không đi tới Flushing Dù sao đi nữa, quả là những thứ rất tuyệt Tất nhiên, không chỉ về iPhone iPhone đã vượt qua rất nhiều rào cản Nhưng giờ không chỉ có iPhone nên Google đã tự tạo ra hệ điều hành Android mà tới đây sẽ có trên thiết bị cầm tay-- điện thoại ở 34 nước Có cả màn hình cảm ứng -- rất, rất tuyệt Với cửa hàng tiện ích riêng của họ, bạn có thể tải các ứng dụng Nó thật sự rất đáng kinh ngạc, thức tỉnh từ những điều này, Verizon, nhà mạng thuộc đoàn thể cứng rắn và bảo thủ nhất trong tất cả, đã nói "Bạn có thể dùng điện thoại bạn muốn trong mạng của chúng tôi." Tôi thích dòng đầu của trang báo Wired này Sự bất khả thi của một sự kiện sắp diễn ra trong thời gian dài, Verizon mở rộng mạng lưới -- Thực ra không Vậy nên mọi thứ đang thay đổi. Chúng ta đã bước vào thế giới mới của những sáng kiến, nơi mà di động đã trở thành laptop của bạn và được đặc chế theo ý thích của bạn Mỗi chiếc di động là độc nhất. Có nhiều ứng dụng để bạn thêm Tôi có thể hát thêm một phút nữa được chứ? Xin cám ơn (Tiếng vỗ tay) Để chốt lại -- đây là giá để nhạc cụ Apple Power Nó chỉ nặng ba pounds hoặc nặng 12 pounds nếu bạn cài Microsoft Office (Tiếng cười) Xin lỗi, câu nói đó thật không tử tế Bài hát ra đời khi tôi làm video âm nhạc cho tờ New York Times Thưa quý bà và quý ông, vì bảy giờ hạnh phúc đây là video số một trên Youtube (Vào giai điệu của "My Way") Và giờ đây, giây phút cuối đã đến gần Tôi phát điên vì chiếc di động cũ này Âm thanh thì tồi, tín hiệu thì yếu, các ứng dụng thì yếu kém Một chiếc di động dở tệ Tôi nghe nói có thứ gì đó mới ra mắt -- mà được khen ngợi gấp triệu lần so với điện thoại của tôi Tôi cũng sẽ gia nhập trào lưu này Tôi muốn có một chiếc iPhone Mối quan ngại -- tôi có vài đây. Nó có vài lỗi mà chúng ta nên nêu ra ở đây Không có bàn phím, không có thẻ nhớ pin đã được bọc kín -- bạn không thể thay thế nó Nhưng Chúa ơi, điều này tuyệt đây Một điện thoại mà có chức năng đa cảm ứng, iPod, có kết nối Wi-fi Tôi đã thích nó như vậy đấy Tôi muốn một chiếc iPhone Tôi muốn chạm vào màn hình kỳ diệu của nó Tôi muốn lau vết mờ của màn hình sạch Tôi muốn đám bạn của tôi phải ngước nhìn và nhỏ dãi Tôi muốn nói, "Nhìn này -- giờ đây tôi nhìn rất ngầu đấy" Tôi đã đứng vào hàng và sẽ mua một chiếc cho mình Tôi muốn một chiếc iPhone Vậy điều gì làm nên một người đàn ông? Anh ta có những gì? Nếu không có iPhone, thì anh ta đã có những người bạn Đó là tất cả những gì mà một chiếc điện thoại nên có Ai quan tâm nếu nó là AT&T chứ? Tôi đứng vào hàng, và trả một nửa nghìn dolla! Và tôi đã có một chiếc iPhone! (Tiếng vỗ tay) Cám ơn. Xin cám ơn rất nhiều (Tiếng vỗ tay) Vậy là... ta đang trong một cuộc chiến thực sự, và đó là trận chiến mà ta sắp thua trước mắt. Một cuộc chiến chống lại siêu khuẩn. Vậy bạn có thể tự hỏi, nếu tôi đang chuẩn bị nói về siêu khuẩn, vậy tại sao tôi lại cho bạn xem tấm hình có các fan bóng đá-- Fan của Liverpool đang mừng một chiến thắng nổi danh ở Istanbul, một thập kỉ trước. Phía xa xa bức hình, người mang áo thun đỏ, vâng, tôi đấy, và bạn tôi Paul Rice, người đứng cạnh tôi và mang nón đỏ Vài năm sau khi tấm hình này được chụp, Paul nhập viện để tiến hành vài cuộc phẫu thuật nho nhỏ, và phát triển một loại nhiễm trùng siêu khuẩn, và ông ấy qua đời. Tôi thưc sự sốc. Ông ấy là một người khỏe mạnh suốt thời trai trẻ. Và rồi, thực sự với rất nhiều lời động viên từ một vài TEDsters, Tôi tuyên bố cuộc chiến của mình với đám siêu khuẩn. Giờ ta hãy nói đôi chút về siêu khuẩn. Câu chuyện đã bắt đầu từ thập niên 40 rồi cơ với sự ra đời của kháng sinh Và kể từ đó, vi khuẩn kháng thuốc tiếp tục phát triển, và ta bắt buộc phải phát triển nhiều loại thuốc mới hơn nữa để chống lại vi khuẩn mới sinh sôi này. Và cái vòng oan nghiệt này chính là căn nguyên cho ra đời siêu khuẩn, là loại vi trùng đơn giản ta không có thuốc kháng hiệu quả. Tôi chắc rằng bạn có thể nhận ra ít nhất vài con siêu trùng này. Đây là những con phổ biến trên thế giới hiện nay. Năm rồi, khoảng 70 vạn người chết liên quan đến siêu khuẩn. Nhìn đến tương lai, nếu ta cứ tiếp tục lối mòn hiện tại, với cách tiếp cận vấn đề cơ bản dựa trên thuốc, thì ước lượng chuẩn xác nhất là khoảng giữa thế kỉ này trên thế giới siêu khuẩn sẽ gây ra 10 triệu cái chết. 10 triệu. Đặt vô bối cảnh, thực sự thì nó còn hơn số người chết vì ung thư trên toàn thế giới vào năm ngoái. Vậy hẳn rõ là ta đang đi sai đường, và cách giải quyết vấn đề dựa trên thuốc thì không khả thi Tôi là một nhà vật lý, và tôi tự hỏi, ta có thể phát triển dựa trên vật lý-- Một cách tiếp cận khác với vấn để này Và nếu là như vậy điều đầu tiên ta biết chắc chính là ta biết cách giết mọi loại vi khuẩn, từng loại một, từng loại một. Cùng với tia cực tím. thực ra chúng ta biết điều này cả 100 năm trước rồi. tôi nghĩ ai cũng biết tia cực tím là gì. Nó là một phần của quang phổ bao gồm tia hồng ngoại, có những tia sáng thấy được, và phần sóng ngắn của nhóm này là tia cực tím. Điểm mấu chốt với cách ta nhìn nhận đó là tia cực tím giết vi khuẩn bằng một cơ chế khác hoàn toàn so với cách thuốc diệt vi khuẩn. Vậy tia cực tím có khả năng diệt vi khuẩn kháng thuốc như bao vi khuẩn khác, và bởi vì tia cực tím diệt mọi loại trùng rất tốt, nó bây giờ thực sự được dùng rất nhiều để khử trùng phòng ốc, bề mặt làm việc. Cái bạn thấy đây là một căn phòng phẫu thuật được khử trùng bằng tia cực tím. Nhưng cái bạn chưa thấy trong hình, thực ra, là không có ai trong đó cả. Có lý do đấy. Tia cực tím thực ra nguy hại cho sức khỏe, nó gây tổn thương tế bào da, gây ung thư da, gây hại cho các tế bào mắt, gây ra bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể. Nên ta không thể nào sử dụng ánh sáng cực tím nguyên thủy để khử trùng khi có con người xung quanh. và tất nhiên, ta lại muốn khử trùng nhất khi có con người xung quanh. Vậy ánh sáng lý tưởng sẽ thực sự diệt được mọi vi khuẩn, gồm cả siêu khuẩn, và sẽ an toàn hơn khi phơi nhiễm trên con người. và đây chính là đoạn mà tôi tham gia với tư cách là nhà vật lý học. Cùng với các bạn đồng nghiệp, chúng tôi nhận ra có một bước sóng cụ thể của tia cực tím mà có thể diệt mọi vi khuẩn, nhưng an toàn hơn cho con người. Bước sóng đó gọi là ánh sáng UVC xa. và nó chỉ là một phần của bước sóng ngắn trong quang phổ cực tím. Vậy ta xem xem nó hoạt động ra sao. cái bạn thấy đây là bề mặt da của ta. và tôi sẽ chồng lên vài con khuẩn tại khoảng không phía trên da. giờ ta xem chuyện gì xảy ra nhé khi tia cực tím nguyên thủy chạm vô , cái bạn thấy là, như ta biết, ánh sáng nguyên thủy diệt vi khuẩn rất tốt, nhưng bạn cũng thấy nó thấm vô lớp da trên cùng, và gây tổn thương các tế bào chính của da. sau cùng, dẫn tới ung thư da giờ hãy cùng so sánh với ánh sánh UVC xa-- cùng bối cảnh, da và vài vi khuẩn trên da, Vậy bạn thấy đó một lần nữa ánh sáng UVC xa diệt vi khuẩn hoàn hảo, nhưng cái nó không làm là thâm nhập vô da ta. Và có cách lý giải vật lý thỏa đáng: UVC xa bị hấp thụ cực mạnh bởi mọi chất liệu sinh học, nên đơn giản nó không thể đi xa như vậy. Giờ nhé, vi rút và vi khuẩn vô cùng, vô cùng, vô cùng bé, nên UVC xa có thể thâm nhập và xử đẹp hết chúng nó, nhưng cái nó sẽ không làm là thâm nhập vô da, và thậm chí là vùng da chết ngay tại bề mặt da ta. vậy UVC xa có thể giết vi khuẩn, nhưng diệt một cách an toàn. Đó là lý thuyết. Nó hoạt động được và an toàn. Thế còn trong thực tiễn? Nó có hiệu quả không? Nó có thực sự an toàn? Đó chính là những gì phòng tôi đang nghiên cứu 5, 6 năm qua, tôi hết sức phấn khởi nói rẳng có đáp án cho cả 2 câu hỏi. một từ vâng to bự. Vâng, nó hiệu quả đó. và vâng, nó an toàn luôn đó. nên tôi vui mừng khi nói vậy, nhưng thực ra không quá ngạc nhiên để nói thế, vì nó hoàn toàn là quy luật vật lý mà thôi. vậy ta hãy cùng nhìn về tương lai, tôi kinh ngạc khi ta có một vũ khí hoàn toàn mới và một vũ khí đắt giá trong công cuộc chống lại siêu khuẩn. ví dụ, tôi thấy UVC xa trong phòng phẫu thuật. tôi thấy nó trong khu chuẩn bị thực phẩm. và trong cuộc phòng ngừa lây lan virus tôi thấy UVC tại trường học, ngăn chặn sự lây lan của cúm, mề đay, tôi thấy UVC tại sân bay hay trên máy bay ngăn chặn sự lây lan quốc tế của cúm H!N1. vậy quay trở về bạn tôi, Paul Rice. Ông ấy là một chính trị gia nổi tiếng và được yêu mến tại địa phương ở thành phố của tôi và ông ấy tại Liverpool, và người dân đặt 1 bức tượng tưởng niệm giữa trung tâm thành phố, đây, nó đây. Nhưng tôi, Tôi mong di sản của Paul sẽ thành bước đột phá lớn trong cuộc chiến này, Trang bị bởi sức mạnh ánh sáng, điều đó hoàn toàn trong tầm với của ta. Xin cảm ơn. ( Applause) David à, tôi có một câu hỏi muốn dành cho ông. ( Applause) David, hãy cho chúng tôi biết động lực của ông cũng như những khó khăn tồn đọng khi đưa ra và nhận ra giấc mơ này? Vâng, tôi nghĩ giờ chúng tôi đã biết nó có thể diệt mọi vi khuẩn, chúng tôi đã phần nào biết về điều đó khi chưa bắt đầu. nhưng chúng tôi đã thí nghiệm chắc chắn rồi. Ta phải tiến hành nhiều thử nghiệm an toàn nữa. và an toàn thì quan trọng hơn hiệu quả. và chúng tôi cũng làm thử nghiệm ngắn hạn, và dài hạn để đảm bảo bạn không phát triển u ác tính nhiều năm sau đó. Những nghiên cứu này đã thỏa mãn yêu cầu trên. tất nhiên FDA là thứ gì đó ta phải giải quyết (US Food and Drugs Administration) và đúng là vậy, bởi chúng tôi không thể sự dụng nó thực tiễn mà không có chứng nhận từ FDA. Ông có dự định bắt đầu thử nghiệm ở Mỹ không, hay ở nơi nào khác? Thực ra sẽ là một vài nước. Nhật bản và Mỹ, cả hai. Ông có bao giờ thuyết phục được các nhà sinh vật, bác sĩ, rằng đây là liệu pháp an toàn chưa? vâng, các bạn có thể thấy, sẽ có sự hoài nghi nhất định bởi ai cũng đều biết tia UV không an toàn Nên khi một ai tới và nói, '' Ừm, tia UV đặc biệt này an toàn,'' Có những chướng ngại phải được vượt qua, nhưng các thông tin đó tôi nghĩ đó là cái chúng tôi tin vào. Vâng, chúng tôi chúc ông sức khỏe. Đây thực là một công cuộc quan trọng tiềm năng. cảm ơn Ông vì đã chia sẻ với chúng tôi. cảm ơn, David. ( Applause) Cặp vợ chồng hoàng gia Haiti đến buổi đăng cơ trong tiếng vỗ tay như sấm. Sau khi được trao vương miện lộng lẫy và quyền trượng, Henry Christophe bước lên ngai vàng cao 20 mét chót vót trên không. Nhưng mấy ai trong đám đông cổ vũ biết rằng vị vua đầu tiên của Haiti cũng chính là vị vua cuối cùng. Sinh ra đã là nô lệ trên đảo Grenada, Christophe trải qua thời thơ ấu ở nhiều hòn đảo vùng Caribe. Năm 1779, khi mới 12 tuổi, ông đi cùng với chủ hỗ trợ những nhà cách mạng Mỹ trong Trận chiến Savannah. Cuộc bao vây kéo dài này là lần tiếp xúc đầu tiên của Christophe với cách mạng bạo lực. Có vài ghi chép còn sót lại về cuộc sống của Christophe ngay sau chiến tranh. Thập kỷ tiếp theo, ta biết ông làm thợ xây và phục vụ tại khách sạn thuộc địa Saint-Domingue của Pháp, ngày nay là Haiti. Năm 1791, khi nô lệ thuộc địa nổi dậy, Christophe có thêm một cơ hội khác để đấu tranh vì tự do. Toussaint Louverture dẫn đầu phiến quân chiến đấu chống lại chủ đồn điền, các lực lượng của Anh và Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát đảo. Christophe nhanh chóng thăng cấp bậc, chứng tỏ mình ngang hàng với những vị tướng có kinh nghiệm hơn. Đến năm 1793, Louverture đã giải phóng nô lệ thành công ở Saint-Domingue, và đến năm 1801, ông xây dựng đảo như một thuộc địa bán tự trị. Nhưng trong thời gian này, Napoleon Bonaparte lên nắm quyền ở Pháp và mang sứ mệnh khôi phục chế độ nô lệ và chính quyền Pháp trên toàn bộ lãnh thổ. Cố gắng khôi phục chế độ nô lệ của Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt, Tướng Christophe, thậm chí, còn phóng hỏa thủ đô để ngăn không cho quân đội chiếm đóng. Cuối cùng, cuộc nổi loạn và dịch sốt vàng da bùng phát buộc lính Pháp phải rút lui nhưng thương vong là không tránh khỏi. Louverture bị bắt, và bị bỏ mặc đến chết trong một nhà tù Pháp; chung số phận với con trai chín tuổi của Christophe vài năm sau. Sau cách mạng, Christophe cùng các tướng Jean-Jacques Dessalines và Alexandre Pétion vươn lên vị trí quan trọng trong chính phủ mới. Năm 1804, Dessalines được tôn là hoàng đế của nước Haiti độc lập. Nhưng mong muốn nắm quyền lực độc tôn khiến những người ủng hộ ông dần xa lánh. Cuối cùng, sự thống trị của Dessalines làm dấy lên một âm mưu chính trị khiến ông bị ám sát vào năm 1806. Cuộc đấu giành quyền lực sau đó gây ra Nội chiến, chia đất nước làm hai. Tới năm 1807, Christophe cai trị miền Bắc ở Cap-Haïtien, và Pétion cai trị miền Nam từ Port-au-Prince. Pétion đã cố gắng giữ đúng nguồn gốc cách mạng dân chủ bằng cách xây dựng nền cộng hòa theo thể chế Hoa Kỳ. Ông thậm chí còn ủng hộ các nhà cách mạng chống thực dân ở những quốc gia khác. Những chính sách này khiến dân chúng yêu quý ông, nhưng lại làm chậm sự tăng trưởng trong thương mại và kinh tế. Ngược lại, Christophe có nhiều kế hoạch mạnh mẽ hơn cho đất nước Haiti độc lập. Ông phân lại đất cho dân, nhưng vẫn giữ quyền quản lý của nhà nước về nông nghiệp. Ông cũng giao thương với nhiều quốc gia bên ngoài, bao gồm Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, và cam kết không can thiệp chính sách đối ngoại của họ. Ông còn xây dựng một tòa thành đồ sộ đề phòng người Pháp xâm lược lần nữa. Để đạt được tất cả những điều này, Christophe cưỡng chế lao động, và để tăng cường quyền lực , ông tự phong vương vào năm 1811. Trong triều đại của mình, ông sống tại cung điện Sans Souci sang trọng cùng vợ và ba người con còn lại. Vương quốc của Christophe đạt được sự phát triển về thương mại, công nghiệp, văn hóa và giáo dục một cách nhanh chóng. Ông du nhập các nghệ sĩ danh tiếng của châu Âu vào nền văn hóa Haiti, cũng như các giáo viên châu Âu nhằm thiết lập nền giáo dục công. Nhưng đây là những điểm sáng nổi trội, việc ông cưỡng chế lao động vẫn là lời gợi nhắc khó chịu về chế độ nô lệ mà người Haiti đã chiến đấu để xoá bỏ. Theo thời gian, các chính sách độc đoán của ông không còn được ủng hộ, và những đối thủ ở miền Nam dần lớn mạnh. Tháng 10 năm 1820, triều đại của ông cuối cùng đã đi đến kết cục bi thảm. Vài tháng sau cơn đột quỵ khiến ông không thể thiết triều, các thành viên chủ chốt trong quân đội của ông quy phục lực lượng miền Nam. Bị phản bội và tuyệt vọng, nhà vua tự sát. Ngày nay, dấu tích lịch sử phức tạp của Christophe vẫn có thể được tìm thấy trong phần đổ nát còn lại của cung điện và là di sản của Haiti quốc gia đầu tiên xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ. Tôi đã tự tạo ra định nghĩa thành công của riêng mình vào năm 1934, khi tôi đang dạy tại trường trung học ở South Bend, Indiana việc các bậc phụ huynh của các em trong lớp Anh văn tôi dạy luôn mong con mình đạt điểm A hay B khiến tôi hơi thất vọng và cả hoang tưởng, có lẽ. Họ cho rằng con nhà hàng xóm đạt điểm C là được rồi vì trẻ con nhà hàng xóm toàn bậc trung bình cả. Nhưng khi con mình đạt điểm C, họ lại bất mãn vì họ nghĩ như vậy, các giáo viên sẽ xem như họ, hay con họ, đã thất bại. Và điều này không đúng. Chúa trời với sự thông thái vô biên của người không tạo ra tất cả chúng ta với mức thông minh như nhau hay với kích thước và diện mạo như nhau. Chẳng phải ai cũng có thể đạt điểm A hay B, và tôi cũng không thích đánh giá con người theo cách đó. Tôi có biết là hội sinh viên của nhiều trường vào những năm 30 đã đánh giá các huấn luyện viên và đội thể thao ra sao. Nếu không thắng tất cả các trận thì bạn được xem như thành công tương đối, chứ không phải hoàn toàn. Vì tôi đã tìm thấy là có một số năm ở UCLA, chúng tôi không hề thua trận nào. Nhưng dường như chúng tôi đã không thắng đủ số lãi mà một số hội đồng trường đã dự kiến và thường thì (khán giả cười) tôi thường thực sự cảm thấy là các dự kiến tỉ số này được hỗ trợ bởi các luận điểm thực dụng. Nhưng điều này đúng vào những năm 30, nên tôi có thể hiểu được. nhưng tôi cũng không thích, và cũng không đồng ý với cách đó. Tôi muốn nghĩ ra một điều gì đó, hi vọng có thể khiến mình trở thành 1 giáo viên tốt hơn và đem đến cho những đứa trẻ dưới sự chỉ dẫn của mình -- dù là trong thể thao hay trong lớp Anh văn -- một điều gì đó để chúng khao khát vươn đến chứ không chỉ là điểm cao trong lớp, hay bàn thắng trong một cuộc thi đấu thể thao. Tôi suy nghĩ về điều đó khá nhiều Tôi muốn tạo ra một định nghiã thành công của chính mình, hy vọng nó sẽ có ích. Tôi biết Webster định nghiã nó ra sao: nó là sự tích lũy các tài sản vật chất hay việc đạt được một chỗ đứng có quyền lực hay có uy thế, hay điều gì đó tương tự -- Có lẽ đó là những thành tựu đáng giá nhưng theo quan điểm của tôi, chúng không chứng minh là bạn thành công. Thế là tôi muốn có một định nghĩa của riêng mình. Tôi còn nhớ mình lớn lên tại một nông trại nhỏ ở Nam Indiana Cha tôi đã cố dạy tôi và các anh đừng bao giờ cố tỏ ra giỏi hơn người khác Tôi khá chắc là ông đã dạy chúng tôi như vậy. Chắc là nó nằm lại đâu đó trong một góc tâm trí tôi và rồi, nhiều năm sau, lại trỗi dậy. Đừng bao giờ tỏ ra giỏi hơn người khác phải luôn học hỏi từ những người khác. Đừng bao giờ ngừng cố gắng trở thành con người tốt nhất mà mình có thể- điều đó nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Nếu bạn quá bận bịu, lo âu và dính dáng tới những thứ mà bạn không thể kiểm soát được, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến những điều mà bạn có thể kiểm soát được. Sau này tôi tình cờ đọc được một dòng thơ như thế này Dưới chân Chúa để thú tội, một người cúi đầu quỳ lạy "Con đã thất bại!" Y rên lên. Chúa đáp, "Con đã làm hết sức mình, vậy đó là sự thành công" Từ những điều đó, và có lẽ thêm một điều khác nữa, tôi đã tạo ra định nghĩa thành công của riêng mình Đó là: Sự bình tâm chỉ có thể đạt được qua sự tự hài lòng vì biết rằng bạn đã nỗ lực vận dụng hết năng lực của mình. Tôi tin điều này đúng. Nếu bạn nỗ lực sử dụng hết khả năng của mình để cố gắng cải thiện tình thế đặt ra trước mắt bạn, tôi cho đó là thành công. Tôi nghĩ những người khác không thể đánh giá điều đó. Cũng tính cách và danh tiếng Danh tiếng là những gì người khác nhìn nhận về bạn; tính cách chính là con người thực sự của bạn. Tôi nghĩ tính cách quan trọng hơn nhiều so với cái người khác nhìn nhận về bạn. Bạn mong là cả danh tiếng và tính cách của mình đều tốt nhưng chúng không nhất thiết phải giống nhau. Vậy đó chính là điều tôi muốn truyền bá cho các bạn trẻ. Tôi tình cờ gặp phải nhiều chuyện khác. Tôi yêu việc dạy học Và người nói chuyện trước tôi cũng đã nói rằng tôi thích thi ca. Tôi có nhúng vào nó chút ít, và rất mê. Hình như có một số thứ đã giúp tôi trở thành một con người tốt hơn. Tôi biết mình hiện không phải là con người mà mình nên là. Nhưng tôi nghĩ mình tốt hơn so với con người mà mình súyt là nếu không gặp một số chuyện. Một trong số đó là một đoạn thơ như sau "Không một từ viết xuống, không một lời nói ra nào có thể dạy cho tuổi trẻ nên trở thành người ra sao. Hay kể cả tất cả những cuốn sách trên tất cả mọi chiếc kệ -- mà chỉ có nhân cách của bản thân người thầy mới có thể làm điều đó." Đoạn thơ này gây ấn tượng mạnh với tôi vào những năm 30. Tôi đã cố gắng vận dụng nó ít nhiều trong khi giảng dạy cho dù là dạy thể thao, hay trong lớp học Anh văn của mình. Tôi yêu thi ca và luôn luôn hứng thú quan tâm về nó. Có lẽ đó là vì Cha tôi thường đọc cho chúng tôi nghe vào ban đêm. Dưới ánh đèn dầu -- trong nông trang của chúng tôi không hề có điện. Cha đọc thơ cho chúng tôi nghe. Thế là tôi luôn thích thơ ca. Cũng trong khoảng thời gian đó, tôi đọc được một đoạn thơ khác Có người hỏi một nữ giáo viên tại sao chị lại dạy học Và sau một lúc, cô ấy nói muốn suy nghĩ một chút Và rồi chị ấy nói: "Người ta hỏi tôi tại sao dạy học và tôi đáp: "Còn tìm nơi đâu được những người bạn tuyệt vời hơn vậy?" Kia một chính khách uyên bác, công tâm, mạnh mẽ một Daniel Webster khác, một nhà hùng biện lưu loát. Một vị bác sĩ ngồi bên cạnh anh ta đôi tay nhanh, điềm tĩnh có thể chữa một chiếc xương gãy hay khơi cho máu lại đổ vào mạch Và kia là một người thợ xây. Vươn cao mái vòm nhà thờ anh xây trong đó, vị mục sư sẽ truyền lời của Chúa và dẫn lỗi một tâm hồn lầm lạc đến chạm vào Người. Và đó là một đám đông những người thầy, những người nông dân, thương nhân, người lao động những người làm việc, bỏ phiếu bầu cử, dựng xây, hoạch định và cầu nguyện cho một tương lai tươi sáng. Tôi có thể thú thực là mình có thể sẽ không nhìn thấy nhà thờ đó, không nghe lời nói đó, hay nếm lương thực mà đôi tay họ trồng lên. Nhưng cũng có thể tôi sẽ. Và sau này, tôi có thể nói Tôi đã từng biết con người kia - anh ta yếu ớt, hay mạnh mẽ, hay táo bạo, kiêu hãnh, sôi nổi. Tôi đã từng biết con người kia. Khi đó anh ta còn là đưá trẻ. Người ta hỏi tôi tại sao dạy học và tôi đáp "Còn tìm nơi đâu được những người bạn tuyệt vời như vậy?" Tôi tin vào nghiệp dạy học. Thực vậy. Ở đây có thật nhiều người trẻ tuổi. Làm tôi nghĩ đến các trò của mình tại UCLA -- hơn 30 luật sư, 11 nha sĩ và bác sĩ, rất rất nhiều giáo viên và những người làm các ngành khác. Nhìn thấy họ trưởng thành mang lại cho tôi một niềm sung sướng lớn. Tôi luôn cố khiến các em cảm thấy rằng họ đến đó để được học, đó là điều số một. Bóng rồ là điều thứ hai, vì nó giúp họ trả tiền để học, và các em cũng cần chút thời gian cho các mối quan hệ xã hội nhưng nếu để các mối quan hệ xã hội lấn lướt hai điều kia thì sẽ chẳng bao lâu, các em sẽ chẳng còn gì cả. Đó là những điều tôi cố gắng truyền đạt cho những học trò dưới quyền mình. Đại khái, tôi có ba nguyên tắc mà hầu như lúc nào tôi cũng tuân thủ. Trước khi đến UCLA, tôi đã học được những điều này và quyết định rằng chúng hết sức quan trọng. Một là - không bao giờ đi trễ. Không bao giờ được trễ. Nếu chúng tôi phải di chuyển đến đâu đó, các em vận động viên phải gọn gàng, sạch sẽ. Có thời tôi bắt các em phải mặc áo sơ mi, áo vét và đeo cà vạt. Sau đó tôi thấy hiệu trưởng đến trường mặc quần bò và áo cổ chữ V nên tôi nghĩ giữ luật đó cũng không phải. Thế là tôi để các em mặc thoải mái - chỉ cần gọn và sạch. Một trong những vận động viên của tôi mà các bạn có lẽ đã nghe tên Bill Walton. Một hôm cậu ấy đến vội để bắt kịp xe búyt hôm đó chúng tôi phải đi chỗ khác để chơi Cậu ấy không sạch sẽ và gọn gàng. Thế là tôi không cho cậu ấy đi. Cậu ấy không được lên xe búyt, phải về nhà chỉnh trang lại rồi đến sân bay sau. Tôi rất kiên quyết về chuyện đó. Tôi tin vào nó. Tôi tin vào sự đúng giờ -- rất quan trọng. Tôi tin rằng ai cũng phải đúng giờ. Ví dụ, khi luyện tập, nếu bắt đầu đúng giờ thì sẽ kết thúc đúng giờ. Các em không phải cảm thấy là chúng tôi ép các em ở lại tập quá lâu. Khi đến giảng ở các buổi huấn luyện cho huấn luyện viên tôi thường bảo các huấn luyện viên trẻ điều này họ là những huấn luyện viên trẻ hơn đang chập chững vào nghề. Đa số họ tuổi còn khá ít và có lẽ vừa cưới vợ. Thế là tôi bảo họ: "Đừng bắt đầu các buổi tập trễ. Vì như vậy, các anh sẽ phải về nhà trong tâm trạng bực bội. Và một người đàn ông trẻ mới cưới vợ mà về nhà trong tâm trạng bực bội thì không tốt. Khi bạn già hơn thì tâm trạng tốt hay xấu cũng không quan trọng." Nhưng -- (khán giả cười) Vậy đấy, tôi rất tin vào sự đúng giờ. Tôi tin vào việc bắt đầu đúng giờ, Tôi tin vào việc kết thúc đúng giờ. Một nguyên tắc nữa: không được nói một lời tục tĩu nào. Chỉ cần một lời nói tục thôi và xin mời về nhà nghỉ cho hết ngày. Nếu tôi thấy ai đó chửi tục trong trận đấu, người đó sẽ phải ra sân, ngồi ở ghế. Nguyên tắc thứ ba là không bao giờ được chỉ trích đồng đội. Tôi không muốn phê bình ai. Tôi bảo với các em người ta trả tiền cho tôi để la mắng. Việc của tôi là vậy. Tôi nhận lương, dù còm cõi tội nghiệp nhưng là để làm điều đó. Chẳng phải như lương huấn luyện viên ngày nay đâu, lạy chuá, không hề giống. Thời của tôi có hơi khác. Vậy đó là ba nguyên tắc mà tôi luôn tuân theo. Chúng thực ra được cha tôi truyền lại. Là những điều mà có thời ông đã cố gắng dạy tôi và các anh em trai. Dần dần, tôi nghĩ ra một hình kim tự tháp không có đủ thời gian để tôi kể nhiều về nó. Nhưng tôi nghĩ nó đã giúp tôi trở thành một giáo viên tốt hơn. Nó đại khái như thế này: Kim tự tháp này được tạo thành từ một số viên gạch Những viên đá nền là cần cù và nhiệt huyết, làm việc chăm chỉ và yêu thích điều bạn đang làm xây dần lên đến đỉnh theo như định nghiã thành công của tôi ở ngay trên đỉnh là lòng tin và sự nhẫn nại. Tôi xin quả quyết với các bạn rằng bất kể làm điều gì bạn cũng phải nhẫn nại. Bạn buộc phải có lòng kiên nhẫn nếu muốn đạt được một số chuyện. Ta thường nói rằng thanh niên rất thiếu kiên nhẫn. Đúng vậy. Họ muốn thay đổi mọi thứ. Họ nghĩ thay đổi nghiã là tiến bộ. Khi già đi một chút - ta có xu hướng để mọi chuyện tự nhiên xảy ra. Và ta quên là nếu không thay đổi, sẽ không có tiến bộ. Bạn phải biết kiên nhẫn. Và tôi tin rằng chúng ta phải có lòng tin Tôi tin rằng ta phải thực sự tin Không chỉ nói mà phải thực tin là mọi chuyện sẽ xảy ra đúng lẽ nếu ta làm những điều ta cần làm. Tôi nghĩ chúng ta có khuynh hướng hy vọng mọi chuyện sẽ biến đổi thay cách ta muốn Nhưng ta lại không làm những việc cần thiết để biến chúng thành hiện thực ta muốn. Tôi đã tìm cách hoàn thiện kim tự tháp này trong khoảng 14 năm và tôi nghĩ nó đã giúp tôi trở thành một người thầy tốt hơn. Tất cả đều xoay quanh định nghiã thành công ban đầu. Một vài năm trước, có một trọng tài Bóng chày giải Major League tên là George Moriarty. Ông ta đánh vần Moriaty với chỉ một chữ "i" (tôi) Tôi chưa bao giờ thấy ai làm như vậy, nhưng ông ấy thì có. Những tay cầu thủ bóng chày ở các giải lớn họ rất tinh về những điều như vậy Họ thấy ông ta chỉ có một chữ "i" (tôi) trong tên mình. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có biết bao nhiêu là cầu thủ nói với ông ta ở nhiều dịp khác nhau rằng thế là trong đầu ông còn một chữ "tôi" - i nữa đấy. (khán giả cười) Nhưng ông ấy đã viết xuống một thứ trong thời gian tôi đang cố lập kim tự tháp này. Ông ta gọi nó là "Con đường Trước mặt, hay Con đường Sau lưng." "Đôi khi tôi nghĩ Số Phận ắt phải nhe răng cười khi chúng ta lên án nó và khăng khăng cho rằng ta không thắng chỉ tại Số Phận đã trượt. Lời tuyên bố cổ xưa cứ như vậy mà sống mãi: rằng việc thắng hay thua là nằm bên trong mỗi người. Những chiếc cúp sáng bóng trên kệ không giúp ta thắng trận đấu của ngày hôm sau. Trong sâu thẳm các bạn và tôi, luôn tồn tại một cơ hội để ta giành lấy vương miện. Nhưng khi ta làm hết sức thì đơn giản là ta đã không vượt được bài kiểm tra để dùng hết mà chẳng giữ lại gì cho đến khi chiến thắng bài kiểm tra để cho thấy quân tử có nghiã là gì bài kiểm tra để vẫn chơi khi những người kia bỏ cuộc để vẫn chơi, để không dừng lại để chịu đựng những gì cần để giành lấy chiếc cúp. Để mơ rằng phía trước có một mục tiêu để giữ hy vọng khi những giấc mơ đã chết để cầu nguyện khi hy vọng đã rời bỏ. Thua, nhưng không sợ ngã, nếu ta đã đủ gan góc để cố hết sức mình. Bởi ai có thể đòi hỏi gì ở một người đàn ông chân chính hơn là đòi hỏi anh ta cống hiến hết khả năng của mình. Cống hiến tất cả, đối với tôi, cũng chẳng khác vinh quang là mấy. Số Phận có đôi khi sai lầm, cho dẫu nó xoay chuyển đến đâu. Chính bạn và tôi là những người tạo nên số phận của chúng ta Chính chúng ta mở ra hay đóng lại cánh cửa trên con đường trước mặt hay con đường sau lưng." Đoạn thơ của ông ta làm tôi nhớ đến ba điều khác mà cha tôi đã cố dạy chúng tôi. Không ca thán. Không than phiền. Không nguỵ biện. Cứ xông ra, và bất kể làm gì, hãy làm điều đó hết khả năng của mình. Chẳng ai có thể làm hơn vậy. Tôi cũng cố dạy trò của mình rằng -- các đối thủ của tôi sẽ cho các em biết họ không bao giờ nghe tôi nói đến chuyện thắng Đừng bao giờ nhắc đến chuyện thắng. Quan điểm của tôi là Khi bạn cao điểm hơn trong một trận đấu, bạn vẫn có thể thua. Và khi thua điểm, bạn vẫn có thể thắng. Có một số lần, ở các dịp khác nhau, tôi đã cảm thấy vậy. Tôi chỉ muốn các em có thể ngẩng cao đầu sau trận đấu. Tôi đã thường nói rằng khi một trận đấu kết thúc các trò gặp một người không biết kết quả trận đấu Tôi mong họ không thể chỉ dựa vào hành động của trò mà đoán kết quả trò cao điểm hay thua điểm so với đối thủ. Điều thực sự có nghiã đó là: nếu anh thường xuyên nỗ lực làm hết khả năng của mình thì kết quả sẽ hợp lý, là mức nó phải là. Không nhất thiết là kết quả anh mong muốn, nhưng là kết quả phải là. Và chỉ có anh mới biết mình có làm được không. Và đó là điều tôi mong muốn nhất ở học sinh của mình. Thời gian qua đi, tôi học về nhiều thứ khác. Kết quả có tốt hơn. Nhưng tôi muốn tỉ số của một trận đấu chỉ là sản phẩm phụ của nhiều thứ khác chứ không phải là kết cục chính. Tôi tin rằng một nhà triết học xuất sắc đã nói -- không, không phải. Cervantes. Cervantes đã nói "Hành trình tốt hơn điểm đến." Tôi thích câu đó. Tôi nghĩ rằng đôi khi, khi bạn đến điểm đến, bạn có thể bị thất vọng. Nhưng hành trình đi đến đó, đó mới là nguồn vui. Trong vai trò là huấn luyện viên bóng rổ tại UCLA, tôi thích các buổi tập là hành trình, và trận đấu là điểm đến, là kết cục. Suốt các buổi huấn luyện trong tuần, tôi thích đi lên khán đài, ngồi xem các cầu thủ bóng rổ chơi và xem liệu mình đã hoàn thành nhiệm vụ tốt chưa Một lần nữa, điều quan trọng là khiến các cầu thủ cảm thấy hài lòng với chính mình vì họ biết họ đã nỗ lực chơi hết khả năng của mình. Đôi khi người ta hỏi tôi ai là cầu thủ hay đội bóng xuất sắc nhất mà tôi từng có. Tôi chẳng bao giờ trả lời được khi nghĩ về họ như những con người riêng. Một lần người ta hỏi là "Giả sử như ông có thể tạo ra một cầu thủ hoàn hảo thì ông sẽ muốn gì?" Và tôi đáp: "Ờ, tôi muốn một người biết rõ tại sao cậu ta ở UCLA: để học. Cậu ta là một sinh viên giỏi trước tiên phải biết vì sao mình ở trường này. Nhưng tôi cũng muốn một người chơi bóng tốt nữa. Tôi muốn có một người biết nhận ra rằng phòng thủ thường là công cụ để giành chức vô địch, và cậu ta sẽ tập phòng thủ nhiều. Nhưng tôi muốn một người sẽ tấn công nữa. Tôi muốn cậu ta là người không ích kỉ trước tiên sẽ xem có chuyền bóng được không, chứ không phải lúc nào cũng cố ghi bàn. Tôi muốn một người có thể chuyền bóng và sẵn lòng chuyền bóng. (khán giả cười) Tôi từng có một số cầu thủ có khả năng chuyền nhưng không muốn chuyền và một số khác muốn nhưng lại không chuyền được. (khán giả cười) Tôi muốn các cầu thủ có thể ném bóng từ đường biên nhưng cũng phải ném giỏi khi đứng bên trong nữa. (khán giả cười) Tôi muốn họ phải có khả năng bắt được bóng ở cả hai đầu. Sao không chọn một người như Keith Wilkes chẳng hạn, cho là vậy đo. Anh ta hội đủ các điều kiện. Chẳng phải là người duy nhất như vậy nhưng là người tôi sẽ chọn trong trường hợp cụ thể này vì tôi nghĩ cậu ấy đã nỗ lực cố gắng trở thành người giỏi nhất. Trong cuốn "Họ gọi tôi là Huấn luyện viên" của mình tôi có nhắc đến hai cầu thủ đã làm tôi cực kỳ hài lòng hai trong số những người tôi đã có mà gần như đã đạt đến tiềm năng lớn nhất của họ một là Conrad Burke. Người kia là Doug McIntosh Khi tôi thấy họ, những sinh viên mới trong đội sinh viên năm nhất Hồi tôi dạy thì sinh viên năm nhất không được chơi trong đội của trường. Khi thấy họ, tôi nghĩ "Ôi trời ơi, nếu hai cầu thủ này, bất kể ai trong số họ" -- họ học khác năm nhau, nhưng tôi có cùng suy nghĩ về mỗi người ở hai thời điểm khác nhau "Ôi chao, nếu cậu bé này mà vào được đội của trường nếu cậu ấy đủ khả năng, thì đội có lẽ sẽ tệ hại lắm đây." Và bạn biết đấy, một trong hai người là cầu thủ chơi ngay từ hiệp đầu trong suốt một mùa giải rưỡi. Người kia - trong năm sau, đã chơi 32 phút trong một trận tranh chức vô địch quốc gia và đã chơi cực xuất sắc. Năm sau, cậu ấy là cầu thủ chính cho đội tranh chức vô địch quốc gia. Thế mà ban đầu tôi đã tưởng cậu ấy sẽ chẳng thể chơi được. Những chuyện như vậy mang lại nhiều niềm vui và sự sung sướng khi chứng kiến chúng. Cả hai cầu thủ này đều không ném rổ tốt lắm nhưng tỉ lệ ném thì tuyệt vời vì họ không cố ép quá. Cả hai đều không nhảy giỏi lắm. Nhưng giữ vị trí tốt và bắt bóng tốt. Họ nhớ rằng mỗi cú ném bóng, họ đã tưởng sẽ trượt Tôi có quá nhiều cầu thủ cứ đứng im đó xem thử bóng có trượt ra ngoài rổ không sau đó mới chạy đi, và thế là quá muộ. Ai đó đã chạy bắt bóng trước rồi. Hai cầu thủ này không nhanh ghê gớm gì, những giữ vị trí tốt, cân bằng tốt. Họ chơi phòng thủ khá tốt cho chúng tôi. Họ có những tố chất khiến họ phát huy năng lực tiềm tàng của mình ở mức cao nhất so với các cầu thủ mà tôi đã có. Nên tôi cho họ là những người thành công không kém Lewis Alcindor hay Bill Walton hay nhiều cầu thủ khác của chúng tôi. Có một số cầu thủ xuất chúng. Tôi huyên thuyên đủ rồi à? Tôi được dặn là khi nào anh chàng này xuất hiện thì tôi phải im ngay. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Khi nghĩ về sự bắt đầu của bệnh AIDS, hầu hết mọi người sẽ nghĩ về năm 1980. Chắc chắn, đây là thập niên mà ta khám phá ra bệnh AIDS và virus gây ra nó, HIV. Thật ra, virus này tồn tại trong cơ thể con người hàng thập kỷ trước đó, từ tinh tinh, nơi bắt nguồn của virus, đến những người săn linh trưởng. Bức ảnh này chụp trước thời kỳ đại suy thoái tại Brazzaville, Congo. Lúc này, hàng ngàn người đã được cho là nhiễm HIV. Tôi có vài câu hỏi cho các bạn. Nếu virus tồn tại ở hàng ngàn người lúc này đây. Tại sao mãi tới tận năm 1984, ta mới có thể khám phá ra nó? Quan trọng hơn chúng ta đã ở đó trong những năm 40, 50, 60, nhìn thấy căn bệnh này, hiểu những gì đang xảy ra, làm thế nào nó có thể thay đổi, làm biến đổi cách thức lây lan của đại dịch. Thực ra, điều này không chỉ xảy ra với riêng HIV, phần lớn các virus đều đến từ động vật. Bạn có thể hình dung một hình chóp mà đỉnh là virus lây từ động vật sang người. Chỉ trên đỉnh tháp, chúng mới hoàn toàn trở thành virus ở người Tuy vậy, ta dùng phần lớn năng lượng của mình vào cấp độ này, cố gắng giải quyết thứ đã thích nghi với loài người, vốn rất khó để thực hiện như trường hợp của HIV. Trong 15 năm qua, tôi đã nghiên cứu về một giao diện mới tên là "người nói chuyện với virus" cái tên do thầy Don Burke của tôi đặt cho. Ý tưởng ở đây là đem những virus đó vào quần thể người và nghiên cứu hoạt động của chúng, bằng cách nắm bắt khoảnh khắc này, chúng tôi có thể tiêu diệt chúng sớm hơn. Tôi sẽ chỉ cho các bạn một vài hình ảnh thực địa. Đây là bức hình một thợ săn ở Trung Phi Thực tế là một hình ảnh khá phổ biến. Tôi muốn các bạn để ý đến máu anh ta tiếp xúc với một lượng máu lớn. Đây là chìa khóa cho chúng tôi, một cách tiếp xúc rất gần gũi. Khi nghiên cứu "người tiếp xúc với virus" cần tìm ra những quần thể có liên hệ sâu sắc với động vật rừng Vì thế, chúng tôi nghiên cứu những người như họ. Chúng tôi thu thập mẫu máu, các mẫu vật chất khác. Chúng tôi tìm các loại bệnh trên cả người và động vật Lý tưởng nhất là điều này cho phép chúng tôi bắt những thứ đó sớm hơn khi chúng đang di chuyển qua quần thể người và mục tiêu cơ bản của việc này không chỉ đi ra ngoài và tìm kiếm những người đó nhưng để chứng minh hàng ngàn cá nhân trong những quần thế đó chúng tôi sẽ giám sát liên tiếp trên một cơ sở liên tục Khi họ ốm, chúng tôi thu thập mẫu từ họ Chúng tôi thực sự có được tình cảm của họ Những gì cần làm: thu thập mẫu từ động vật Chúng tôi đưa họ những mảnh nhỏ giấy lọc Khi họ săn động vật họ thu thập máu trên giấy lọc và điều này cho phép chúng tôi nhận dạng những virus chưa biết từ những loài cụ thể những động vật đang bị bị săn bắt Sâu trong vùng hoang sơ của Cameroon hai thợ săn bám theo con mồi của họ Tên họ là Patric và Patee Họ đang tìm kiếm thịt thú rừng Những động vật rừng họ có thể giết để làm thức ăn cho gia đình của họ Patric và Patee dành cả ngày để đi săn trong khu rừng quanh nhà của họ Họ có một chuỗi các bẫy, lưới những thứ họ dùng để bắt lợn, rắn, khỉ những loài gặm nhấm, bất cứ thứ gì có thể Patric và Patee đã ở ngoài được vài giờ nhưng không tìm được gì Những loài vật đã đi hết Chúng tôi dừng lại để uống nước Sau đó có một tiếng sột soạt trong bụi rậm Một nhóm thợ săn đến gần Những túi đeo của họ đã được chuẩn bị sẵn sàng vũ khí để săn Có ít nhất ba loại virus mà chúng ta đã biết, có trên loài khỉ Loài này đây. Có rất rất nhiều mầm bệnh hiện đang có mặt trong những con vật đó Những cá thể đó mang nguy cơ lây nhiễm Rõ ràng, nếu lượng máu đó tiếp xúc với cơ thể, nguy cơ truyền bệnh rất cao và có thể dễ bị lây nhiễm với những loài virus mới Những người thợ săn đưa ra thứ họ giết, vài thứ gây sửng sốt Họ chỉ cho chúng tôi những tờ giấy lọc, họ dùng để thu thập máu các loài vật Máu đó sẽ được kiểm tra các virus từ động vật một phần của chương trình mà Tiến sĩ Wolfe mất nhiều năm thiết lập NW: Vì đây là từ động vật săn bắn ở đây Nhiều hơn ở Spot-Nosed Guenon. Mỗi người có ít nhất 1 tờ giấy lọc, và đã được học về sức khỏe cơ bản về những hiểm nguy liên quan đến những hoạt động này mà có lẽ, từ quan điểm của chúng tôi giúp giảm nguy hiểm cho chính họ và cho gia đình của họ, thôn làng, đất nước và thế giới. NW: ok. trước khi tôi tiếp tục, tôi nghĩ điều quan trọng lúc này là nói về thịt thú rừng. Thịt thú rừng là trò săn bắt hoang dã. Bạn có thể nghĩ mọi loại thịt rừng mà tôi đang nói đến. Khi con cháu của bạn đặt câu hỏi cho bạn về khoảng thời gian này một trong những thứ chúng hỏi bạn là làm thế nào chúng ta để vài loài gần gũi nhất với chúng ta một số loài rất quý hiếm đang gặp nguy hiểm trên hành tinh chúng ta, phải tuyệt chủng bởi vì chúng ta không thể giải quyết vài vấn đề về tình trạng nghèo đói ở những nơi đó. Nhưng thực tế đó không chỉ là câu hỏi duy nhất chúng hỏi Chúng còn hỏi bạn rằng khi nào chúng ta biết đó là cách mà HIV đã xâm nhập vào trong cộng đồng và những bệnh tật khác có khả năng xâm nhập giống như nó Tại sao ta để cho những chuyện này tiếp tục diễn ra? Tại sao ta không tìm vài giải pháp khác Chúng sẽ nói, trong những vùng đất xa xôi bất ổn trên thế giới Nơi cực kỳ nghèo khó, dân số đang phát triển và bạn ko có nguồn lực cần thiết để giải quyết tình trạng này, dẫn đến sự thiếu hụt lương thực. Nhưng chúng cũng có thể hỏi bạn 1 câu hỏi khác mà tôi nghĩ chúng ta cẩn tự hỏi chính mình Tại sao chúng ta nghĩ chỉ những cá nhân ở đây phải chịu trách nhiệm? Đây là một cá nhân riêng lẻ, phía sau vai phải của anh ấy là người đã săn được một con khỉ trong hình cuối cùng tôi đã cho các bạn xem. Hãy nhìn vào áo anh ấy Bạn biết đó, hãy nhìn vào mặt a ấy Thịt thú rừng là một cuộc khủng hoảng trung tâm xuất hiện trong cộng đồng ngay bây giờ trong nhân loại và trên hành tinh này. Nhưng nó không chỉ là lỗi của 1 cá nhân. Trách nhiệm đối với vấn đề không chỉ của riêng anh ấy Không có cách nào dễ dàng nhưng điều tôi đang nói là chúng ta thờ ơ với vấn đề này với mối nguy hiểm của chính chúng ta. Vì vậy, trong năm 1998, cùng với những người thầy của tôi Don Burke and Colonel Mpoudi-Ngole chúng tôi đã thực sự bắt đầu công việc này ở trung tâm Châu Phi, làm việc với các thợ săn tại nơi đây. Và công việc của tôi -- lúc đó là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ là nhiệm vụ này đây. Vì vậy tôi đã nói với chính minh "Tốt, thật tuyệt -- chúng tôi đang thu thập tất cả các loại mẫu vật, chúng tôi đi tới nhiều địa điểm khác nhau. Nó thật tuyệt vời." Bạn biết đó, tôi đang nhìn bản đồ và chọn ra 17 vị trí Tôi đã nghĩ, không thành vấn đề. (Cười) Tôi đã sai lầm trầm trọng Đây là công việc đầy thử thách. May mắn thay, tôi đã có một đội cộng sự thật tuyệt vời đó là điều duy nhất để chúng tôi hoàn thành công việc này. Chúng tôi gặp rất nhiều thử thách. Một trong số chúng là phải có được niềm tin từ những người mà chúng tôi làm việc trong lĩnh vực này. Người bạn thấy bên tay phải là Paul DeLong-Minutu. Anh ấy là một trong những người truyền đạt tốt nhất mà chúng tôi từng hợp tác Khi tôi đến tôi không nói được 1 từ tiếng Pháp và tôi dường như vẫn hiểu được anh ấy đang nói về cái gì. Paul đã làm việc nhiều năm trong đài truyền hình và phát thanh quốc gia Cameroon Anh nói về những vấn đề sức khỏe. Anh là nhân viên y tế. Vì vậy chúng tôi tính sẽ thuê người này; khi chúng tôi tới đó anh ấy có thể là một người truyền tin tuyệt vời. Khi chúng tôi đến những ngôi làng quê đó, chúng tôi nhận ra không ai ở đó có TV cả. vì vậy họ không nhận ra anh ấy. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện họ thực sự nhận ra giọng anh từ radio. Và đây là một vài người có khả năng truyền tải thông điệp của chúng tôi cho dù nó có liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã hoặc y tế dự phòng. Chúng tôi gặp nhiều sự cản trở. Đây là chúng tôi đang trở lại từ một trong những vùng hẻo lánh với mẫu vật từ hơn 200 cá thể cần đưa tới phòng thí nghiệm trong 48 giờ tới Tôi thích đem bức hình này ra -- đây là Ubald Tamoufe, người lãnh đạo nhóm điều tra trong vùng Cameroon Ubald cười nhạo tôi khi tôi cho xem bức hình này bởi vì bạn không thể nhìn thấy mặt của a ấy. Nhưng nguyên nhân tôi thích khoe nó là bởi vì bạn có thể nhìn thấy anh ấy giải quyết rắc rối này. (cười) mà -- ông đã làm, đã làm rất nhanh trước và sau khi chụp Đây là phòng thí nghiệm của chúng tôi trước đây Đây là những gì hiện tại trước đó, nhằm vận chuyển mẫu vật của chúng tôi chúng tôi có đá lạnh khô, để có nó chúng tôi đã phải đi tới các nhà máy bia -- xin, mượn, trộm chúng Bây giờ chúng tôi đã có Nitơ lỏng Tôi thích gọi phòng thí nghiệm là nơi lạnh nhất ở Châu Phi và đây là một bức hình của tôi, đây là ảnh chụp của tôi trước đây (Cười) Miễn bình luận Vậy chuyện gì đã xảy ra ? Suốt mười năm chúng tôi làm việc chính chúng tôi cũng ngạc nhiên. Chúng tôi đã có một số khám phá Và những gì chúng tôi tìm thấy là nếu bạn tìm đúng vị trí bạn có thể thực sự giám sát sự xâm nhập những virus đó vào cộng đồng con người. Điều đó đã đưa chúng tôi một hi vọng to lớn Những gì chúng tôi tìm thấy là toàn bộ virus mới trong những cá thể đó bao gồm nhiều loài virus mới trong cùng một nhóm như HIV -- cũng như những virus retro mới Và hãy đối mặt với nó, bất cứ loại virus retro mới nào trong cộng đồng con người -- chúng ta nên ý thức điều này chúng ta nên theo dõi, chứ đừng nên ngạc nhiên khi nó đến. Trong quá khứ những virus xâm nhập vào cộng đồng nông thôn có thể đã diệt chủng Nhưng các con đường khai thác gỗ đã dẫn lối đến các khu vực đô thị Và nghiêm trọng hơn, những gì đang xảy ra ở trung tâm Châu Phi sẽ không chỉ ở Châu Phi. Vì vậy, khi chúng tôi đã khám phá ra mình có thể giám sát điều này chúng tôi quyết định chuyển từ nghiên cứu sang nỗ lực thật sự để từng bước tiến đến giám sát toàn cầu Qua sự giúp đỡ và sự cộng tác khoa học với Google.org và quỹ Skoll chúng tôi có thể bắt đầu sáng kiến dự báo virus toàn cầu và bắt đầu làm việc trong 4 địa điểm khác nhau ở Châu Phi và Châu Á. Cộng đồng dân cư khác nhau từ các vùng khác nhau có cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy không chỉ các thợ săn ở Châu Phi có khả năng lây nhiễm. Những người làm việc trong các chợ động vật sống những ngôi chợ ẩm ướt đó là nơi phát sinh SARS ở Châu Á. Nhưng thực ra, đây chỉ là quan điểm của chúng tôi Mục tiêu của chúng tôi bây giờ, ngoài việc triển khai tới các vị trí đó, là xác định các đối tác mới Bởi vì chúng tôi cảm thấy nỗ lực này cần phải được mở rộng đến 20 địa điểm hoặc nhiều hơn trên toàn thế giới -- tới các điểm nóng virus Bởi vì thực ra ý tưởng ở đây là tạo ra một mạng lưới vô cùng rộng lớn Để tóm lấy virus, trước khi máu được chuyển vào ngân hàng máu mạng lưới tình dục, máy bay. Và đó thật sự là mục tiêu của chúng tôi. Trước đây không lâu khi phát hiện các sinh vật chưa được biết đến khiến chúng ta kinh ngạc. Nó có tiềm năng thay đổi hẳn cách chúng ta nhìn nhận chính mình và nghĩ về chính mình. Với nhiều người, tôi nghĩ, trên hành tinh của chúng ta bây giờ thất vọng, và họ nghĩ chúng ta đã khám phá ra hầu hết mọi thứ. Xin đừng thất vọng Nếu một người hành tinh thông minh buộc phải viết cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống trên hành tinh 27 trong số 30 của cuốn sách đó sẽ dành cho các loài vi khuẩn và virus với chỉ một vài cuốn cho cây, nấm, và động vật con người chỉ là một lời di chú ở cuối trang ghi chú thú vị nhưng dù sao cũng chỉ là một ghi chú Thành thật mà nói giai đoạn thú vị nhất là nghiên cứu hình thái sự sống chưa được biết đến trên hành tinh chúng ta Những loài vượt trội luôn tồn tại ở đó Chúng ta hầu như chưa biết gì. Và cuối cùng, chúng ta có những công cụ cho phép chúng ta thực sự khám phá thế giới đó và hiểu chúng rõ hơn. Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Khoảng 15 năm trước, tôi tới thăm một người bạn ở Hồng Kông. Hồi đó tôi còn rất mê tín. Thế nên khi xuống máy bay -- đây vẫn là ở sân bay Hồng Kông cũ tên là Kai Tak, lúc nó còn nằm ngay giữa trung tâm thành phố -- Tôi tự nhủ "Nếu thấy điềm lành, tôi sẽ có một khoảng thời gian đẹp ở đây trong 2 tuần. Và nếu thấy điềm gở tôi sẽ rất khổ sở." Máy bay hạ cánh giữa những tòa nhà và dừng lại trước tấm biểm quảng cáo này. (Tiếng cười) Và thật sự tôi đã đi xem một số công ty thiết kế ở Hồng Kông trong khi ở đó. Và lại thành ra là -- Tôi đơn giản chỉ đến xem, bạn biết đấy, họ đang làm gì ở Hồng Kông. Nhưng tôi đã ra về với một đề nghị công việc rất tốt. Tôi bay trở lại Áo, sắp xếp đồ đạc, và một tuần sau lại bay tới Hồng Kông, vẫn mê tín và nghĩ "Chà, nếu tấm biển 'Người chiến thắng' vẫn còn đó, mình sẽ làm việc suôn sẻ ở đây. (Tiếng cười) Nhưng nếu nó không còn nữa, chuyện này sẽ rất căng thẳng và khổ sở." Hóa ra không chỉ tấm biển vẫn còn đó mà người ta đã dựng cái này bên cạnh nó. (Tiếng cười) Nhưng mặt khác, nó cũng dạy tôi mê tín sẽ dẫn mình đến đâu bởi thực sự tôi đã có một thời gian tồi tệ ở Hồng Kông. (Tiếng cười) Tuy nhiên, tôi đã có một số khoảnh khắc hạnh phúc thực sự trong đời mình -- tôi cho rằng quyển giới thiệu chương trình đã nói đến như "khoảnh khắc khiến bạn ngợp thở" Và bởi vì tôi là người rất hay lên danh sách, tôi đã lên danh sách chúng. (Tiếng cười) Các bạn không phải mất công đọc chúng và tôi sẽ không đọc nó lên cho các bạn. Tôi biết sẽ vô cùng nhàm chán khi phải nghe về những niềm hạnh phúc của người khác. (Tiếng cười) Tuy nhiên, tôi đã nhìn vào chúng dưới quan điểm của thiết kế và mới loại bỏ tất cả những điều không liên quan đến thiết kế. Rất ngạc nhiên, hơn nửa số chúng có liên quan đến thiết kế. Thế nên có hai khả năng. Một là từ quan điểm người tiêu dùng -- mà tôi thấy hạnh phúc khi thiết kế. Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ. Tôi mới mua chiếc Walkman đầu tiên của mình. Đây là 1983. Anh trai tôi có một chiếc xe gắn máy Yamaha tuyệt vời và sẵn sàng cho tôi mượn. Chiếc băng cassette "Synchronicity" của The Police mới được phát hành và không có luật mũ bảo hiểm gì cả ở quê tôi Bregenz. Thế nên bạn có thể lái xe vào trong núi và thoải mái nổ The Police bằng chiếc Sony Walkman mới toanh. (Tiếng cười) Tôi nhớ về lúc đó như một khoảnh khắc hạnh phúc thực sự. Tất nhiên, chúng có liên quan đến việc ít nhất hai trong những vật này là các sản phẩm thiết kế. Và có một thang đo hạnh phúc trong thiết kế, nhưng việc lái chiếc xe chắc chắn sẽ nằm ở đâu đó giữa Delight và Bliss. Hai là, từ quan điểm người thiết kế -- nếu bạn cảm thấy hạnh phúc khi thực hiện nó. Và một cách để thấy những nhà thiết kế hạnh phúc thế nào khi họ đang thiết kế là nhìn vào tấm ảnh tác giả đằng sau quyển chuyên khảo của họ. (Tiếng cười) Theo đó thì, những người Úc và Nhật và Mexico rất hạnh phúc. (Tiếng cười) Trong khi, những người Tây Ban Nha... và đặc biệt, Thụy Sĩ (Tiếng cười) có vẻ không ổn lắm. (Tiếng cười) Tháng 11 năm ngoái, một bảo tàng mở cửa tại Tokyo tên là Bảo thàng Mori, trên một tòa nhà chọc trời, tầng 56. Và triển lãm mở cửa của họ tên là "Hạnh phúc." Tôi rất háo hức tới đó, bởi -- cũng để chuẩn bị cho buổi hội thảo này. Và khá thú vị khi họ chia buổi triển lãm thành 4 phần riêng biệt. Dưới "Arcadia", họ trưng bày những vật như thế này, từ thời Edo -- một trăm cách viết "hạnh phúc" trong những dạng khác nhau. Hay quả táo bởi Yoko Ono - vật mà sau đó được tạo thành nhãn hiệu cho Beatles. Dưới "Niết Bàn" họ trưng bày một bức tranh Constable. Và có một thuyết trừu tượng thú vị như thế này. Đây là một nền màu xanh -- đây thật ra là bức tranh của Yves Kline. Đó là nếu bạn trừu tượng hóa một hình ảnh, bạn sẽ để nhiều không gian cho phần không trình bày được -- và vì thế cho người xem tham gia nhiều hơn. Dưới "Dục Vọng", họ trưng bày những bức tranh Shunsho -- cũng từ thời Edo -- mực trên lụa. Cuối cùng, dưới "Hòa Hợp", họ có đồ hình Mạn-đà-là thế kỷ 13 từ Tây Tạng. Điều mà tôi rút ra được từ buổi triển lãm là, có thể là ngoại trừ tấm mandala, hầu hết các vật trưng bày đều là sự hình tượng hóa hạnh phúc mà không phải là hạnh phúc. Tôi cảm thấy như đã bị lừa, bởi việc hình tượng hóa -- đó là một thứ rất dễ thực hiện. Bạn biết đấy, studio của tôi -- chúng tôi làm thế hằng ngày. Đây là một quyển sách. Một con chó vui vẻ -- và bạn lấy nó ra, một con chó hung dữ. Đây là David Byrne hạnh phúc và David Byrne giận dữ. Hay một poster với gương mặt hạnh phúc và gương mặt hung hãn. Đó không phải là việc khó làm. Đến độ mà, trong quảng cáo hay trong công nghiệp điện ảnh, "hạnh phúc" đã mang tiếng xấu đến nối nếu bạn thực sự muốn làm về chủ đề đó mà vẫn chân thực, bạn gần như phải thực hiện từ một góc nhìn tiêu cực. Đây là một poster phim. Hay hai tuần trước chúng tôi thiết kế hộp cho The Talking Heads mà hạnh phúc được thể hiện trên bìa hộp với nét âm u trong đó. Điều khó hơn nhiều lần là đây, khi mà thiết kế có thể thực sự gợi nên hạnh phúc -- và tôi sẽ cho bạn thấy ba thứ đã làm được điều đó với tôi. Đây là một dự án thực hiện bởi một nghệ sĩ trẻ ở New York, người tự gọi bản thân mình là "True" (Chân thực). Tất cả những người đã từng đi tàu điện ngầm ở New York đều quen thuộc với các ký hiệu này? True đã làm phiên bản riêng của anh ta. Gặp gỡ mỗi thứ Tư tại một bến xe điện ngầm với 20 người bạn. Họ chia ra những tuyến khác nhau và thêm vào phiên bản riêng của mình. (Tiếng cười) Đây là một bản. (Tiếng cười) Trong hệ thống tàu điện ngầm không ai nhìn vào những cảnh báo này cả. Thế nên bạn (Tiếng cười) bạn thấy vô cùng nhàm chán, và hướng ánh mắt vào cái gì đó một lúc lâu. Cần phải một lúc lâu nó mới thực sự -- bạn nhận ra tấm biển nói một điều gì khác mà nó thường nói. (Tiếng cười) Đó là, ít ra nó là cách nó khiến tôi hạnh phúc. (Tiếng cười) True thực sự là một người nhân đạo. Anh ta không muốn ai trong số những người bạn bị bắt nên anh ta cung cấp cho họ thẻ tình nguyện giả này. (Tiếng cười) Và cũng đưa cho mọi người bức thư từ MTA giả này -- vờ như đó là một dự án nghệ thuật tài trợ bởi ban quản lý. (Tiếng cười) Một dự án New York khác. Đây là P.S. 1 -- một bức tượng mà về cơ bản là một căn phòng vuông bởi James Turrell, có trần nhà kéo lại được. Mở ra vào hoàng hôn và bình minh mỗi ngày. Bạn không thấy đường chân trời. Bạn chỉ ở trong đó, nhìn lên những thay đổi tinh tế, tuyệt vời trong màu sắc bầu trời. Và căn phòng thực sự đáng được tham quan. Hành động của mọi người thay đổi khi họ vào trong đó. Và, chắc chắn, tôi đã không còn nhìn lên bầu trời như trước sau khi dành một giờ trong đó. Tất nhiên có nhiều hơn 3 dự án tôi trình bày ở đây. Tôi chắc chắc nói rằng chiêm ngưỡng "Mây" của Vik Muniz vài năm trước tại Manhattan cũng khiến thôi hạnh phúc. Nhưng dự án cuối cùng, một lần nữa, lại từ một nhà thiết kế trẻ ở New York. Anh ta đến từ Hàn Quốc. Và anh ấy đã tự mình in 55.000 khung lời thoại -- những nhãn dán khung lời thoại trống, cái to có cái nhỏ có. Và đi quanh New York và dính chúng, vẫn trống như ban đầu, lên các poster. (Tiếng cười) Và những người khác đến rồi điền vào chúng. (Tiếng cười) Cái này ghi "Hãy để tôi chết trong bình yên." (Tiếng cười) Tôi nghĩ đó là -- điều đáng ngạc nhiên nhất là lời văn thực sự rất tuyệt. Cái này trên một poster cho nhạc sĩ, viết rằng: "Tôi lo rằng CD của mình sẽ không bán được hơn 200.000 bản và kết quả là tiền ứng trước từ công ty cho tôi sẽ bị thu hồi, sau đó hợp đồng của tôi sẽ bị hủy, và tôi sẽ trở lại chơi các bản cover của Journey trên phố Bleecker." (Tiếng cười) Tôi nghĩ lý do nó hiệu quả là bởi vì bất cứ ai tham gia vào đều thành công. Jee có dự án của anh ta, công chúng có một môi trường thú vị hơn, và một bộ phận khác có nơi để thể hiện bản thân, và những nhà quảng cáo cuối cùng cũng có người nhìn vào poster của họ. (Tiếng cười) Có một câu hỏi đã ở trong tâm trí tôi một thời gian: Bạn biết đấy, liệu tôi có thể làm nhiều hơn những việc tôi thích trong thiết kế và ít hơn những việc tôi không thích làm? Điều này đưa tôi trở lại việc lên danh sách -- chỉ để xem tôi thực sự thích điều gì về công việc của mình. Một là: làm việc không áp lực. Sau đó: làm việc tập trung, không bị quấy rầy. Hay như Nancy đã nói trước đây, thực sự nhấn chìm bản thân trong đó. Cố gắng để không bế tắc làm đi làm lại một việc -- hay cố gắng để không bế tắc trước máy tính cả ngày. Điều này có liên quan đến nó: ra khỏi studio. Sau đó là cố gắng làm những việc mà nội dung của chúng thực sự quan trọng với tôi. Và có thể thỏa mãn với kết quả cuối cùng. Sau đó tôi thấy một danh sách khác trong một trong những quyển nhật ký của mình gồm những điều tôi cho rằng mình đã học được trong cuộc sống cho đến bây giờ. Cùng lúc đó, một tạp chí Áo gọi điện và hỏi xem chúng tôi có muốn thiết kết 6 trang đúp để ngăn cách các chương mục khác nhau trong tạp chí hay không? Và toàn bộ điều này hiện lên. Tôi đơn giản là chọn một điều tôi cho rằng mình đã học được -- ở đây là "Mọi điều tôi làm luôn quay lại với tôi" -- và làm những trang đúp từ nó. Đây là "Mọi điều tôi làm luôn quay lại với tôi." Hai tuần trước, một (Tiếng cười) công ty Pháp đề nghị chúng tôi thiết kế 5 biển quảng cáo cho họ. Một lần nữa, chúng tôi có thể cung cấp nội dung. Tôi chọn một điều khác. Đây là hai tuần trước. Chúng tôi bay tới Arizona -- nhà thiết kế cùng làm với tôi, và bản thân tôi -- chụp ảnh thứ này. Đó là "Cố gắng tỏ ra đẹp sẽ gò bó cuộc sống của tôi." Và chúng tôi làm một cái tương tự nữa. Đây là cho một tạp chí, trang ngăn cách. "Có" -- đây cũng là nó chỉ là chụp từ bên cạnh. Đây là từ đằng trước. "gan" Đây vẫn là nó -- trong cùng một căn phòng, xoay lại. Đó là "luôn thành công." Đây là "với", khi có ánh sáng. (Tiếng cười) Và đây là "tôi." Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ đọc những bài thơ liên quan tới chủ đề về tuổi trẻ và lúc về già Thực ra tôi lấy làm ngạc nhiên khi nhận ra mình có khá nhiều. Bài đầu tiên dành tặng cho Spencer, và bà của anh ấy, người đã bị choáng vì việc anh làm. Bài thơ của tôi có tên là " Bẩn" Bà đang súc miệng cho tôi với xà phòng Nửa thế kỷ dài đã trôi đi và bà thì vẫn làm thế với cục xà phòng cứng ngắc sắc vàng Tất cả chỉ vì những lời tôi đã nói, thậm chí chẳng nói, chỉ nhắc lại Nhưng "Mở ra," bà bảo "há miệng ra!" tay bà cào đầu tôi. Giờ tôi mới hay đời bà khổ Ba đứa con thơ lần lượt qua đời, Rồi chồng bà cũng qua đời nữa bỏ lại những đứa trẻ, và không xu nào hết Bà cho tôi đứng tè trong bồn rửa bát Cũng bởi chẳng còn chỗ trong nhà vệ sinh Nhưng than ôi, cục xà phòng của bà! Phải chăng chính nó với đắng cay bỏng rát Đã nuôi hồn thơ tôi? Con đường bà sống chẳng gạch lát lối, Ngôi nhà bà, hai phòng hẹp bếp hôi Nơi bà đã cùng tôi chơi đuổi bắt. Liệu tôi dám chối rằng sau khi bà làm vậy Tôi chẳng thể nào thương bà được nữa? Bà sống đến trăm tuổi, Dẫu vậy, có gì khác đâu ngoài buồn tủi, hám hôi Nhưng tôi chẳng bao giờ, cho đến bây giờ thương bà trở lại. Khi bài thơ này được đăng tải trên tạp chí Tôi đã nhận được một lá thư giận dữ từ chú mình. "Mày đã phỉ báng một người phụ nữ tuyệt vời" Phải mất vài sự thương lượng Bài thơ này được đặt tên là "Chiếc Váy" nó là một bài thơ dài hơn. Những ngày ấy, Những ngày xưa mà với tôi chỉ còn là những kí ức nhạt nhòa, Khi âm thanh thường nhật đầu tiên được vang lên vào buổi sáng Là bài ca chim hót rền vang Liền sau là tiếng lộc cộc nhẹ móng ngựa Của xe đẩy sữa nhón dần ngang khu ở Và thanh âm cuối đêm có lẽ nào Là cha đang đỗ chiếc xe của ông ấy, Lại làm đêm, và luôn luôn là thế cất bước nặng nề xuống hầm, tới bên lò sưởi, rũ sạch bụi bẩn và thấm ướt Trước khi bước lên lầu và rơi vào giấc ngủ Những ngày xưa xưa ấy, Phụ nữ, mẹ tôi, mẹ của bạn tôi, Hàng xóm chúng ta, cả những người phụ nữ mà tôi biết Tựa hồ cả ngày chỉ mặc, Thứ gọi là váy mặc ở nhà Rẻ, được in, mềm Có vẻ như cố tình không hình dáng Vải bông nhẹ trùm ngoài váy ngủ và, khi người phải chạy tìm con, giặt áo phơi quần, hay chạy tới quán tạp hóa ở góc đường, trong một cái áo khoác, đường viền váy ngủ xoắn lại luôn luôn buông rủ và nhuốm vàng Đưa nhẹ dưới chân. Nhiều hơn cả những cuộn lô của phụ nữ Tựa hồ thường xuyên quấn trên mái đầu Để chuẩn bị cho vài bữa tiệc lớn Vũ hội chăng, có người sẽ nghĩ Chẳng bao giờ điều đó xảy ra; Nhiều hơn cả dung nhan phụ nữ Chẳng những không hàng ngày tô điểm Mà dường như còn xước xát, nhạt nhòa chân mày tỉa tót, rợn lên như mặt nạ Nhiều hơn cả là những chiếc váy Làm người phụ nữ thêm bí ẩn, khó gần, Khôn ngoan chẳng chừa lối chàng vào Còn trai trẻ không tài nào hiểu nổi Chỉ đến sau này tôi mới nhận ra váy áo cũng như một lời tuyên bố: Dù lúc trong căn bếp tối mờ, lúc giặt là Hay trên mảnh sân bê tông lạnh lẽo Những gì bản thân ta bộc lộ Cũng chẳng qua là hư cấu mà thôi Những bản năng phàm tục, Giấu nhẹm đi dưới lớp lễ phục phi loài hoàn toàn đang chiếm hữu lấy ta. Những ngày đó, người ta còn giấu nhiều thứ khác: Người lớn không bao bọc lẫn nhau, trừ khi ai nhắm mắt lìa đời, và chẳng mấy khi, ta nắm lấy bàn tay người hay vỗ lưng nhau giữa trận đấu bóng và nụ hôn gửi gió nói lời thương tuổi thơ trôi rồi ta sẽ chẳng còn biết nỗi rùng mình khi bộ râu thô ráp của cha cọ trên gò má ta, chẳng còn đâu tận lúc lớn lên ta ôm chặt một người đàn ông khác trao nụ hôn (râu cha giờ đã bạc cứng) Thứ giải phóng cuối cùng, cái ôm dù ta có đề phòng nhau cuối cùng vẫn thế vui làm sao chẳng thốt nổi nên lời trong sự quả quyết của đồng đẳng và sẻ chia dẫu có hiểu lầm và nỗi đau đã xảy ra giữa em sau đó Ngày xưa chúng ta chẳng mấy thấu, giờ cũng vậy, tôi cho rằng việc hàn gắn những đau đớn kia: kể cả người phụ nữ, trong xiêm y lộng lẫy nhất, với ngọc ngà cùng sequin đính trên vạt áo, thậm chí cả son môi và mascara, với mái tóc chảy dài, cũng chỉ có thể đứng chắp tay van xin chút bình yên trong khi cha, con, như những kẻ xấu xa như những tên cướp, như người La Mã giận sôi, gầm rít và căm thù giáng những nỗi đau tồi tệ dù có thế nào thứ tồi tệ nhất, là cái hôn và ôm chầm, chảy máu từ người anh này đến người em vào các thế hệ. Từ những ngày mà miền quê còn hiện hữu gần thành phố, nông trang, đồng ngô và bò; thậm chí không xa những cao ốc với khuôn gạch nhạt hòa và lối đi dài tăm tối ta tìm thấy được những dải đồi cùng cây ta giả vờ đó là núi cùng rừng. Hay ta làm kẻ độc hành vào những dải đất trống bạt ngàn, vào những bụi cây: như một sinh vật thích ẩn nấp vào lá, cúi xuống, bò trườn, giẫm đạp, cô đơn; rồi những mong muốn đơn giản, mong rằng, khi họ kêu đến, ta sẽ không quay lại. (Khán giả vỗ tay) Sau đây là một bài hơi dài, nói về sự già nua và tuổi trẻ. Điều này xảy ra khi chúng tôi gặp nhau. Một phần của bài thơ bắt đầu trong không gian và thời gian mà chúng tôi chia sẻ. Nó tên là "Người hàng xóm". Năm điều tồi tệ của nàng, con chó nhỏ biến dạng không ngừng sủa trên mái nhà bên dưới cửa sổ tôi. Những con mèo, Chúa mới biết bao nhiêu con, tè bậy trên tấm thảm -- khu đất của nàng có mùi thối kinh khủng Cái bóng nàng, dò dẫm trên cửa nhà nàng, rồi cảnh cửa đóng sầm sợ hãi, chỉ còn tiếng sủa và tiếng nhạc -- jazz len lỏi, ngày đêm vào lễ đường. Này là Chris Connor đang hát "Cuộc sống tươi đẹp" -- đưa tôi về với người thương thời đại học, tình đầu thật sự - người cho đến khi tôi chia tay -- chơi hoài một khúc nhạc xưa. Tưa vào vai tôi, và đặt tay trên đùi. hát khúc ca ngọt ngào, bài ca hối tiếc và cạn kiệt nàng còn quá trẻ, và tôi cũng quá trẻ, để, thấu hiểu nỗi đau của nàng. Giật mình, rồi chán nản, xua đuổi tôi Giật mình tưởng nàng chết trong ngôi nhà cháy tại ngôi làng khi nàng còn là cô hàng xóm Tôi nghĩ ta gặp mặt nhận ra nhau thành bạn, rồi tôi nói lời xin lỗi Nơi hòm thư, tôi gặp em mà chẳng phải em. Áo ngủ,tóc màu hung, quần quân đội dưới nền trời đêm em quay đi, giấu khuôn mặt tàn tạ trong đôi tay, thì thầm nói câu "Chào". Thoảng hoặc bước chân ngoài cầu thang đầy sợ hãi. Người đàn ông hét "Câm ngay!" Những con chó điên cuồng gào rú, cào móng vuốt, sau đó đến tiếng em khàn khàn, khô khan, rỗng tuếch, hầu như chỉ có 1 tông lời nói rời rạc quang quác xương trên sắt, sắt tan chảy, gọi chúng quay về, "Về đây đi, về đi các cục cưng. Các thiên thần của tôi, hãy quay về." Nàng là Medea, lần tới tôi đã thấy nàng mụ phù thủy, thôi miên,ngây ngất, bất động trên hè phố chiếc áo khoác rách rưới treo nơi tình yêu vô điều kiện người lạ qua lại quanh nàng khóe miệng kia nhoẻn cười đột ngột như thể tiếng thét dù cho lặng câm, như thể chỉ trong đầu nàng hay bộ ngực vụt lên 1 tiếng khóc trong trẻo, rời rạc, không cần một thanh giọng hay một người an ủi hơn nữa. Những mối liên kết vô hình kia quyến rũ, sự biến đổi dù cho đau khổ có níu giữ ta Cô gái, từng là tình yêu của tôi, khoảng khắc cuối cùng tôi thấy nàng, khi nàng trong buổi tiệc bước đi kiếm tìm tôi, trong cơn say rồi vô tình vấp ngã, bò dài trên đất với tà váy kéo cao, đôi mắt vằn đỏ, sưng mọng cùng nỗi xấu hổ sự sỉ nhục. Sự ngu dốt của tôi, tính kiêu ngạo thô tục sự tự phụ, cái ngoảnh mặt quay đi. Sự sống vẫn tiếp tục trên gác mái, những thân cây chết lụi, băng ghế hỏng những con cún, bãi phân, bầu trời. Đường mòn nào xuyên qua nỗi đau, Điểm cắt nào của tổn thương, Ngã rẽ nào và phản đối nào ? Quá nhiều lẽ sống trong cuộc sống chúng ta, rất nhiều cơ hội để u sầu rất nhiều quá khứ mất đi biệt tích. " Chú ý tới tôi", vị thần của sự cuồng nộ, của tình yêu vô tận nói, vang lên trong khung cảnh tráng lệ tàn bạo " chú ý tới tôi". Cách mà nàng đi xuống kiệu nơi cầu thang tiền sảnh, mỗi bước đi đầy đau đớn. Cái níu kéo ở cửa. Nàng vô tình ngang qua nơi mái ngói vỡ nát, Ngập ngừng từng bước trên đường, tiếng nói đều đều, ánh nhìn vu vơ, " Tôi có thể giúp gì cho anh không?" Nắm lấy tay tôi, nhẹ nhàng tựa vào tôi. Bước đi ngập ngừng vào thế giới. Thì thầm nàng nói, " cám ơn tình yêu" nhẹ nhàng tựa vào tôi. ( vỗ tay) Tôi nghĩ mình sẽ làm sáng thêm chút nữa. ( cười) 1 bài khác, thể loại khác về thơ tuổi trẻ và xế chiều. Có tên gọi là " khí Ga" ( cười) Nó không được hay cho lắm, tôi nghĩ vậy, khi người phụ nữ với mái tóc xanh trong phòng chờ bác sĩ cúi xuống bàn tạp chí rồi xì hơi, chỉ nho nhỏ, và đỏ mặt dữ dội. thật không hay khi khí đường ruột thể hiện bằng những đám mây hữu hình, nếu thế cô ta sẽ thấy rằng tiếng nổ vô duyên kia chỉ vừa đủ lướt qua mặt tôi trước khi bay biến. ( cười) Bên cạnh đó,việc để nó xảy ra bây giờ là 1 sự trùng hợp hay ho. Bởi chưa đầy 1 giờ trước, khi chúng tôi đang đi dạo chú chó của tôi giật mình vì tiếng nổ rồi nhảy dựng lên như ngựa tung vó. và đưa tôi tới chuồng ngựa nơi tôi làm vào dịp cuối tuần khi 12 tuổi và 1 chàng ngựa hoành tráng con mà bất cứ khi nào lên lưng đều đá như vậy dù cho còn khủng hơn nữa, khổng lồ, lấp lánh, chói lọi. Và người phụ nữ, khuôn mặt mang đầy bối rối gợi cho tôi cái tên Elle tôi đã quên rằng không phải ít nhất nỗi sợ của tôi bao gồm cả sự thật là mỗi bước nó phi con ngựa sẽ xì hơi mạnh. Bùm! bùm!bùm Thứ gì đó không được đề cập trong hàng tá sách về loài ngựa và người cưỡi tôi đã đọc vội mấy ngày nay Tất cả vẻ hoang dại hùng tráng kia, móng guốc lấp lánh cứng cỏi, sự phun trào bắt nguồn từ bộ phận đồ sộ của loài sinh vật hơi thở ngừng, trái tim thôi đập, lỗ mũi điên cuồng nở tôi không biết rằng tôi muốn đánh hay trở thành nó ( Cười) ( vỗ tay) Nó có tên " Cơn khát" Hầu như nhiều bài thơ của tôi thực ra là những bài thơ đô thị. Tôi đọc 1 đống không phải thế. Cơn khát Đó là mối giao hữu của tôi với người phụ nữ sống mùa thu, đông cuối, ngày lẫn đêm trên băng ghế tại ga điện ngầm đường 103 cho đến 1 ngày kia cô ấy biến mất. Chúng tôi tôn trọng nhau, quan sát nhau Tôi bẽn lẽn, xiên xẹo, thử không lén lút. Cô ấy mạnh dạn, không chớp mắt, thậm chí gây sự, hay tức giận, khi chai nước hết. Tôi sợ cô ấy. Tôi cảm thấy mình như đứa trẻ Tôi sợ rằng phần nào đó trong tôi bị đàn áp sẽ mất kiểm soát, và tôi sẽ mãi bị sập bẫy trong sự ngỡ ngàng bỗ lên từ mùi thối Không chỉ là phân, không chỉ bề mặt và miệng bình không được rửa, làm khuếch tan rượu rum, sẽ có trong đó, và ý định, sức mạnh và mục đích 1 xã hội, cơn thịnh nộ đạo đức và nổi loạn cùng tuyệt vọng, mặc dù mất đi đau khổ. Thỉnh thoảng tôi nghĩ sẽ đưa cô ấy về nhà, cho cô ấy tắm, thư giãn, mặc đồ mới. Tôi nghĩ cô ấy không muốn vậy. Thay vì, tôi nhảy lên chuyến tàu. Sẽ giàu có như thế nào, là vốn ngôn từ của chính chúng ta Bền vững biết bao, sự dịu dàng bảo đảm chí mạng rằng tấm gương là sự ngay thẳng đang được tôi luyện. Điệu nhảy của những cái liếc mắt, xung đột, kéo mỗi người qua lỗ hổng cảm xúc, rồi thiêu hủy, thiêu hủy, lưu trữ trong bệnh tật, hiện diện bị thương lãng phí, tiêu thụ. Bệnh mất ngủ của cô ấy tôi biết nó vẫn tiếp tục Công việc, nguyên tắc, sự chuyên cần. Điệu nhảy những cái liếc mắt, thách thức trách nhiệm, sự lu mờ, hương thơm của sự lấp lánh. ( vỗ tay) bài này mới hơn, 1 bài thơ mới gắn nhãn tiêu đề là " sự việc này" 1 học sinh, 1 cô gái ở hành lang tầng 4 của trường cấp 2 tỳ vào thành cửa sổ tán gẫu với bạn bè ở các lớp: 1 giáo viên đi qua và khiển trách cô gái, "Cẩn thận, cô có thể ngã đó" hầu như những lời trách kia đều đừa cợt cô " Cô có thể sẽ ngã" và cô gái, 18, 1 thiếu nữ dù cô không nghĩ vậy, như sự rực rỡ cô có, đầu tiên trong lớp học và " cũng xinh", cô hay nói cười lại, và dựa vào cửa sổ, cái thậm chí không mở nếu mùa đông tới nếu đông thì ai đó sẽ đóng nó ( đóng lại) dựa vào của sổ, xa hơn, vẫn cười, xa hơn nữa, dù tốn ít thời gian hơn thế, 1 thời khác thực sự, và để chính cô ngã Chính cô rơi xuống. 1 động lức bất ngờ, 1 điều mộng tưởng, chưa bao giờ nghĩ cho đến giờ, gần như không nghĩ cho dù bây giờ Không, nhiều hơn động lực hay mộng tưởng, cô gái biết mình đang làm gì, cô nghĩ gì đó, cô nghĩ là phải nghĩ, vì nó xảy đến trong bất ngờ, xinh đẹp hay không, tươi sáng có hay không Cô ấy không là cô ấy Cô ấy không là người cô ấy từng và lí do, cô gái đột biết, là điều có rất nhiều dự tính nơi cô ấy ở, rất nhiều khoảnh đất đó gần như là người cô ấy trở thành, hay nếu có, không phải là cô ấy, hay không hoàn toàn là cô ấy nó là thói quen bản thân, sống bởi cô ấy, và dường như như cô ấy nghĩ cô gái biết điều gì bỏ quên: duyên dáng không dự tính nhưng duyên dáng, 1 dạng của giới tự nhiên, với nét duyên. đè nặng lên tôi là thế giới. đè nặng lên chính nó cái thế giới yêu kiều không bao giờ toàn bộ chính nó. Đè nặng lên chính đây cái đè năng lên tôi, giải phóng từ thứ tôi mưu cầu và thứ tôi đạt được. Và cô gái đáng nhớ, trong khoảnh khắc nhất định đã rất nhiều lần chia tách nỗi buồn cô cảm thấy 1 lần gần như không hiểu cô cảm nhận nó, đơn thuần sống ở bản thân cô ấy Đúng, cô gái bị ngã, cú ngã ngớ ngẩn, thậm chí trái đất với sự ép buộc để đưa đến cú ngã phải biết rằng ngã thật lố bịch, cô gái vừa ngã không phải bản thân tôi, hay cô ấy là tôi, nhưng tôi đã tự nguyện đặt bản thân vào đó mãi mãi, với ân huệ. Điều này xảy ra. ( vỗ tay) Tôi sẽ đọc thêm 1 bài . Tôi ít khi nói vậy Chỉ là tôi muốn kết thúc. Nhưng tôi e Ricky sẽ tới đây và bắt tay tôi. Bài thơ tên" Lão già", vừa đủ. " đặc biệt: ngực lớn" quảng cáo cho 1 tạp chí nhẹ nhàng nói trên quầy báo gần nhà. Nhưng quên mất "nụ hoa" của cô ấy. Rượu, môi tinh khiết làn da vàng rực, nằm ườn ra, rực rỡ gần 60, gần như không xác thực, gần như không tốt hơn gái điếm, vẫn có thể kích thích tôi. Có lẽ đến tầm tuổi xế chiểu chủa người Mĩ không còn thấy 1 " nụ hoa" rõ ràng, 1 cô gái còn trong trắng, đã để lại cho tôi bệnh tật mãi mãi với đôi mắt của dục vọng không nguôi. tiếng thì thầm gợi tình hoài kia, Tôi hầu như không còn là chính mình nếu tôi không trong hoàn cảnh khát khao chớm nở. Chúa biết mặc cho, có nhiều nút thắt tồi tệ mà nỗi ám ảnh mắc phải Năm ngoái ở Israel, 1 giáo sĩ Do thái trẻ phái cực đoạn chính thống chỉ cho 1 vài cô bé tuổi teen tại đền thờ Shoah cấm họ nhìn vào 1 gian phòng. Bởi có những hình ảnh trong đó được cho là dâm loạn. 1 bức ảnh được trưng bày. Người đàn ông và người phụ nữ trần trụi, vài thứ cố che đi vùng kín của họ, vài bức khác cũng đủ khiến kinh sợ, xếp hàng trong tuyết chờ đợi bị bắn và vứt xuống rãnh. những cô gái, sự kinh hãi của tôi, tránh cái nhìn chằm chặp của họ. Ngờ vực xác thịt nào mà giáo viên đã chỉ họ thậm chí thế nhưng. Lời thú nhận khác: 1 lời trong quyển sách trước chiến tranh Ba Lan, 1 bức ảnh chân dung, hoàn toàn là thiên thần 1 thiên thần với sự đau khổ, đôi mắt đau khổ Tôi tìm kiếm mình trong trang sách. Rồi cô gái chết trong trại Tôi không dám băn khoăn tại sao thực tại hơn, quý giá hơn. Chết trong trại, những người đó hay người Do thái đi nữa bảo vệ những đứa trẻ sau đó Nhưng nó giống như tình dục, bạn không được kể Tình dục và cái chết, gần nhau biết bao. Vì vậy, liên tục có ý thức của cái chết di chuyển về phía tôi, Đôi khi tôi nghĩ tôi làm bối rối cho họ. Người vợ đáng yêu của tôi gần như phá hủy tôi. niềm đam mê của tôi cho cô ấy vượt xa giới hạn hợp lý. Khi chúng tôi yêu, cái cầm tay của cô ấy mọi nơi quanh tôi tôi ở đây mà không ở. Tâm trí tôi ngập tràn, lộn xộn những khuôn mặt, giọng nói, ấn tượng, Tôi sống cuộc đời của tôi, như thể tôi đã chết đuối. và rồi tôi chết đuối, trong tuyệt vọng khi vụt mất cô ấy, đó, mọi thứ, tất cả không chịu nổi, tồi tệ. Vẫn vậy, để có thể chết mà không hối hận không chém giết, hay nô lệ. và không phải biết trang sử tiếp theo giận dữ điên cuồng hay sự hối hận, nó hắn là nhẹ nhõm Không. Lại nữa, không. Tôi không có ý là ở 1 khoảnh khắc. Thứ tôi nghĩ là thế giới giữ tôi chặt quá tốt và xấu điên rồ và điểm yếu của riêng tôi mà thậm chí giả mạo thần Venus với nhiệt giả của cô, và bộ ngực có lẽ đầy đặn với gel, vì thế kích động tôi hơi thở tôi bắt lấy. Cô nàng mồi chài. Quyến rũ. Cuốn hút. Cô biểu lộ biết bao nhiêu trong ánh mắt đen láy hơn cô biết. Cô hóa thân thế nào loài người liều lĩnh chúng ta cần tôn trọng đam mê của ta để sống trong cái đẹp, để được đẹp, được yêu thương qua liếc mắt, nếu không bởi thế, điều gì đó như tình yêu hay yêu. Cảm ơn. ( vỗ tay) Báo giấy đang trong tình trạng hấp hối vì một số nguyên nhân. Độc giả không muốn trả tiền để đọc các tin tức của ngày hôm qua, đồng thời các hãng quảng cáo cũng rút khỏi báo giấy. iPhone, laptop tiện hơn rất nhiều so với tờ thời báo New York ngày chủ nhật. Và suy cho cùng chúng ta cũng nên tiết kiệm gỗ và giảm việc đốn hạ cây cối. Thế là quá đủ để chôn chặt một ngành công nghiệp như thế. Chúng ta có nên hỏi, "Có cách gì để cứu báo giấy không?" Có một vài kịch bản cho tương lai của báo giấy. Có người nói, báo giấy lẽ ra nên miễn phí; nên là báo khổ nhỏ, khoảng cỡ giấy A4; nên trực thuộc địa phương, do các cộng đồng quản lý, hoặc cho các nhóm nhỏ hơn như các doanh nghiệp -- nhưng báo giấy không miễn phí mà rất đắt. Một số ý kiến lại thiên về mục ý kiến; họ muốn đọc ít tin hơn trong khi tăng số bài phê bình, các cách nhìn nhận sự kiện mới. Và chúng ta thì thích đọc báo vào bữa sáng vì sau đó chúng ta sẽ nghe radio trong xe, check mail ở công sở và xem TV vào buổi tuối. Nghe thì hay nhưng rất tốn thời gian. Vì trong thời gian dài, tôi nghĩ không có một lý do thực tiễn nào có thể giúp báo giấy sống sót. Vậy chúng ta có thể làm gì? (Tiếng cười) Tôi sẽ kể một câu chuyện của mình cho các bạn nghe: cách đây 20 năm, Bonnier, nhà xuất bản của Thụy Điển bắt đầu xuất bản báo giấy ở Xô Viết. Sau đó vài năm, họ xuất bản một số tờ báo ở Tây và Trung Âu. Các tòa báo do một đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm điều hành thiếu ngân sách để in kèm tranh minh họa. Nhiều nơi còn không có các giám đốc phụ trách mảng nghệ thuật. Tôi đã quyết định đảm nhận công việc đó cho họ. Trước đó tôi là một kiến trúc sư, có một lần mẹ hỏi tôi, "Con định làm gì để kiếm sống?" Tôi trả lời rằng, "Con sẽ thiết kế các tờ báo." "Hả? Có gì để con thiết kế chứ? Mẹ thấy toàn chữ là chữ. Chán chết." (Tiếng cười) Và bà đã đúng. Tôi đã rất nản chí cho đến một ngày. Tôi tới London, và xem một cuộc biểu diễn của Cirque du Soleil. Và tôi chợt phát hiện ra một điều, "Những người này có màn biểu diễn đan xen yếu tố ghê rợn nhưng họ đã đẩy nó thành mức độ biểu diễn nghệ thuật cao nhất có thể." Tôi nghĩ "Chúa ơi, có lẽ mình cũng dùng cách đó để thay đổi các tờ báo nhàm chán thử xem sao." Thế là chúng tôi bắt tay vào thiết kế lại chúng, từng chút một. Trang nhất trở thành chữ ký của chúng tôi. Đó là kênh cá nhân của tôi, giúp kết thân và nói chuyện với độc giả. Tôi sẽ không kể các câu chuyện về làm việc theo nhóm hay hợp tác. Phương pháp tôi dùng mang hơi hướng cái tôi nhiều hơn. Tôi muốn mình diễn đạt được hiện thực một cách nghệ thuật. Tôi muốn tạo ra các áp phích, tranh ảnh chứ không phải báo giấy. Kể cả các tạp chí cũng vậy, phải được minh họa sống động. Chúng tôi thử nghiệm với các thể loại, hình minh họa, tranh ảnh. Công việc rất thú vị. Kết quả cũng đến khá sớm. Tại Ba Lan, các trang báo của chúng tôi được gọi là "Bìa Đẹp Của Năm" 3 lần liên tiếp. Các ví dụ khác mà bạn thấy đây đến từ Latvia, Lithuania, Estonia -- các nước Trung Âu. Nhưng không chỉ tập trung vào trang nhất. Bí mật nằm ở chỗ, chúng tôi coi toàn bộ tờ báo là một, như một khối tổng thể hài hòa -- như âm nhạc vậy. Và âm nhạc có giai điệu, lúc trầm lúc bổng. Thiết kế chịu trách nhiệm tái hiện được trải nghiệm đó. Việc lật giở các trang báo đem lại trải nghiệm cho độc giả, và trách nhiệm của tôi là thực hiện được trải nghiệm đó. Chúng tôi gộp 2 trang liền kề thành một trang, vì đó là cách độc giả tiếp nhận nó. Các bạn có thể thấy đây một số trang báo Nga đã giành được nhiều giải trong cuộc thi đồ họa thông tin lớn nhất tổ chức tại Tây Ban Nha. Nhưng giải thưởng lớn nhất là do Hiệp hội Thiết Kế Báo Chí. Chỉ một năm sau khi tái thiết kế tờ báo này ở Ba Lan, họ gọi nó là Tờ Báo Có Thiết Kế Đẹp Nhất Thế Giới. Và hai năm sau đó, Estonia nhận được giải thưởng tương tự. Thật tuyệt phải không? Điều khiến nó thực sự tuyệt vời là: lượng phát hành các tờ báo này cũng tăng lên. Đây là một vài ví dụ: ở Nga, sau một năm, + 11 sau một năm, +29 sau 3 năm tái thiết kế. Ở Ba Lan cũng vậy: +13, sau 3 năm lượng phát hành tăng 35%. Các bạn có thể thấy trên đồ thị, sau nhiều năm chững lại, báo giấy bắt đầu phát triển ngay sau khi tái thiết kế. Nhưng thực sự phải nói đến thành công ở Bulgaria. Thực sự tuyệt vời. Có phải thiết kế đã làm được điều này? Thiết kế chỉ là một phần của toàn bộ quá trình. Và quá trình chúng tôi thực hiện không chỉ làm thay đổi hình thức, mà cải thiện sản phẩm đến mức tối đa. Tôi đã áp dụng một nguyên tắc kiến trúc về chức năng và hình thức rồi chuyển hóa vào nội dung và hình thức thiết kế tờ báo. Trên hết, tôi chú trọng đến một chiến thuật. Đầu tiên, bạn phải đặt ra một câu hỏi lớn: tại sao chúng ta làm điều đó? Mục đích là gì? Rồi theo đó chúng ta điều chỉnh nội dung. Thường thì sau đó 2 tháng, chúng tôi bắt đầu thiết kế. Các ông chủ của tôi, ban đầu rất lấy làm ngạc nhiên. Tại sao tôi lại hỏi các câu hỏi này thay vì chỉ đơn giản cho họ xem các trang báo? Nhưng ngay sau đó họ nhanh chóng nhận ra vai trò mới của nhà thiết kế: họ tham gia vào quá trình từ đầu đến cuối. Vậy bài học phía sau là gì? Bài học đầu tiên là thiết kế không chỉ thay đổi sản phẩm của bạn. Nó có thể thay đổi tiến độ công việc của bạn - thật ra nó còn có thể thay đổi mọi thứ trong công ty bạn; có thể lật ngược tình thế trong công ty bạn. Nó thậm chí có thể thay đổi bản thân bạn. Và ai là người chịu trách nhiệm? Các nhà thiết kế. Hãy trao sức mạnh cho họ. (Vỗ tay) Bài học thứ hai còn quan trọng hơn. Bạn có thể sống trong một đất nước nhỏ nghèo khó như tôi. Bạn có thể làm việc trong một chi nhánh tẻ nhạt của một công ty nhỏ. Không tiền, không nhân viên nhưng bạn vẫn có thể đẩy công việc lên mức cao nhất có thể. Ai cũng có thể làm được. Chỉ cần có được cảm hứng, tầm nhìn và sự quyết tâm. Và bạn cần nhớ rằng cố gắng làm tốt vẫn là chưa đủ. Xin cảm ơn. Tôi khởi nghiệp với môn paragliding. Paragliding có nghĩa là nhảy dù từ trên núi xuống và bạn có thể bay xuyên suốt qua 1 khu vực rộng lớn, bằng cách sử dụng hơi nóng để nâng dù. và bạn cũng có thể thực hiện những trò nhào lộn kết hợp khác trên không. Từ đó tôi bắt đầu chuyển qua môn skydiving. Trong tấm hình này bạn có thể thấy có 4 người nhảy dù cùng với nhau, và bên trái là 1 người quay phim với máy quay được gắn trên nón bảo hộ anh ta có thể thu lại toàn bộ chuyến nhảy dù để làm tài liệu sau này. Từ môn skydiving, tôi chuyển qua freeflying Freeflying thì thoải mái hơn. Bạn có thể nhìn người đàn ông mặc đồ đỏ ở đây, anh ta đang ở tư thế đứng. Còn người mặc áo vàng-xanh thì đang chút đầu xuống. Tôi là người ở phía sau, đang cố gắng tạo nên 1 đội hình trong môn này họ cũng gắn camera ở trên nón để thu hình. Từ freeflying tôi chuyển qua môn skysurfing. Skysurfing cũng là nhảy dù nhưng có kèm theo miếng ván ở chân. Bạn cũng có thể tưởng tượng rằng với một diện tích rộng của miếng ván thì lực sẽ rất mạnh. Và tôi có thể sử dụng lực này để xoay người như chong chóng vậy. Rồi tôi chuyển qua môn wingsuit flying. Wingsuit flying cụ thể là 1 bộ đồ, mà có thể dùng để bay. Nếu tôi căng người ra như vậy, tôi có thể bay. Và như bạn thấy đây tốc độ rơi sẽ chậm đi rất nhiều vì diện tích tiếp xúc lớn. Với những tư thế đúng tôi còn có thể bay tới được 1 quãng nào đó. Đây là lần nhảy tôi thực hiện ở Rio de Janeiro. Ở bên trái là bờ biển Copacabana. Và nhờ vào những kỹ năng và kiến thức có được từ paragliding và những phân môn khác nhau của môn nhảy dù, tôi chuyển qua môn BASE jumping. BASE jumping là nhảy từ trên những vật thể cố định như là từ các tòa nhà, tháp ăn-ten, trên cầu và từ những khu đồi núi. Chắc chắn 1 điều, đối với tôi, đây là đỉnh cao của cảm giác rơi tự do. Mục tiêu của tôi là khám phá ra những địa điểm nhảy dù mới mà chưa ai từng thực hiện. Vào mùa hè 2000 tôi là người thực hiện cú BASE jump ở Eiger North Face, Thụy Sĩ. 2 năm sau, tôi lại là người đầu tiên thực hiện cú BASE jump từ Matterhorn, một ngọn núi rất nổi tiếng mà nhiều người biết đến. Năm 2005, tôi nhảy từ Eiger, Monk và Jungfrau, là 3 ngọn núi nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Điều đặc biệt ở cả 3 lần nhảy này là, tôi chỉ mất 1 ngày để leo lên đỉnh núi. Năm 2008, tôi thực hiện cú nhảy ở Tháp Eiffel, Paris. (Tiếng cười) Với tất cả những kiến thức có được, tôi muốn thực hiện một cuộc biểu diễn. Tôi cùng với 1 vài người bạn thực hiện một số kỹ thuật, như bạn thấy đây, Tôi nhảy ra từ một người nhảy dù khác. Hoặc là đây, mọi người ai cũng tê tái, ngoại trừ tôi, vì thời tiết ở Áo nơi mà chúng tôi thu hình rất là lạnh. Ai cũng co ro lại, tôi thì đang đứng trên đỉnh của khí cầu, chuẩn bị trượt xuống bằng miếng ván. Hoặc cú nhảy này là từ một xe chở hàng. (Tiếng cười) Những môn thể thao mạo hiểm đỉnh cao như vậy thì đòi hỏi bạn phải rèn luyện từng bước một, với nhiều kỹ năng và kiến thức. Dĩ nhiên 1 điều là bạn cần phải có thể chất tốt nên tôi đã luyện tập khá là nhiều. Bạn cũng cần những trang thiết bị tối tân nữa. Và điều quan trọng nhất là bạn phải rèn luyện tinh thần vững chắc. Và tất cả những điều này tiến gần hơn tới giấc mơ được bay trên cao của loài người. Năm 2009, Tôi luyện tập cật lực cho 2 dự định mới. Thứ nhất là, tôi muốn lập kỷ lục cho việc nhảy dù từ đỉnh núi với bộ wingsuit của mình. Và tôi muốn lập kỷ lục mới, là người bay dài nhất. Dự định thứ 2 là, Tôi có 1 ý tưởng giật gân về 1 cú nhảy chưa có ai từng thực hiện. Và bây giờ, tôi sẽ cho các bạn xem đoạn phim cho thấy là tôi bay giỏi hơn nhiều so với vốn tiếng Anh của mình. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) (Vỗ tay) June Cohen: Tôi có 1 vài câu hỏi. Tôi nghĩ mọi người ở đây cũng vậy. Câu hỏi đầu tiên là: anh có thực sự cảm giác giống như những giấc mơ được bay lượn của mình? Bởi vì trông nó có vẻ như vậy. Ueli Gegenschatz: Khá là giống. Tôi nghĩ chúng ta đã tiến gần sát tới giấc mơ đó rồi. JC: Tôi biết là anh nói vậy, vậy anh đáp xuống đất như thế nào? UE: bằng dù. Chúng tôi bung dù ra 1 vài giây trước khi..., bị rơi xuống tan xương nát thịt. (Tiếng cười) Chúng ta chưa có khả năng đáp xuống bằng bộ wingsuit này. JC: Nhưng mọi người đang thử nghiệm. Anh có nằm trong số họ không -- Anh có dám thử nghiệm cái đó không? UE: Đó là một giấc mơ. Vâng Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu và phát triển và cải tiến bộ wingsuit này. Và tôi tin là cũng không lâu nữa đâu. JC:Tôi có thêm 2 câu hỏi nữa. Làn khói thải ra từ phía sau của bộ wingsuit là gì. Có phải anh mặc bộ wingsuit có gắn bộ tên lửa không? UE: Không phải. Đó chỉ là khí hơi. JC: Nó thải ra từ người anh à? (Tiếng cười) UE: Hy vọng là không. (Tiếng cười) JC: Trông có vẻ nguy hiểm quá. UE: Không phải, có 2 lý do để chúng tôi nhả hơi khói này, bạn có thể theo dõi được tốc độ và quãng đường mà chúng tôi bay. Đó là lý do thứ 1. Lý do thứ 2 là để cho người quay phim dễ bắt kịp đường bay của chúng tôi JC: À, tôi hiểu rồi. Vậy là các anh đã tính toán là bộ wingsuit sẽ thải ra hơi khói này để dễ dàng theo dõi. 1 câu hỏi nữa. Anh bảo vệ khuôn mặt bằng cái gì? Vì tôi nghĩ là nếu anh bay với vận tốc lớn như vậy thì cả khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Anh có đội nón bảo hộ hay kính bảo hộ gì không? UE: để có được cảm giác đỉnh cao thì tôi chỉ dùng kính bảo hộ. JC: Và anh thường bay như vậy à? UE: Bình thường thì tôi đội nón bảo hộ. Nhảy trên núi xuống thì tôi dùng nón bảo hộ vì sẽ khá là khó khăn để đáp xuống đất -- không giống như trong skydiving có nhiều không gian hơn. Nên bạn phải chuẩn bị đàng hoàng. JC: Đúng rồi. Hiện giờ có gì là anh chưa thực hiện không? Mọi người có tới hỏi anh là: "Chúng tôi muốn anh làm cái này!" và anh trả lời là: "Thôi, tôi không làm đâu." UE: Ồ dĩ nhiên. Một số người có nhiều ý tưởng điên rồ dữ lắm -- (Tiếng cười) JC: ...1 tràn pháo tay nữa nào... (Vỗ tay) UE: Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Wilsonart International, 1 công ty sản xuất tấm mỏng bằng nhựa các loại là công ty lớn nhất trên thế giới đang hoạt động trên lĩnh vực đó, đã đặt hàng tôi thiết kế cho họ 1 phòng hội chợ triển lãm tại Hội chợ Đồ Nội Thất Đương Đại Quốc Tế tổ chức tại NewYork, năm 2000. Khi xem xét 3 thị trường chính cho sản phẩm của họ, chủ yếu là thiết kế giao thông, đồ nội thất và đồ đạc, chúng tôi đã nghĩ ra giải pháp, đó là làm rỗng 1 toa móc cũ của Airstream và cố gắng miêu tả thật sinh động vật liệu tấm mỏng trên toa xe đó thành một hình ảnh tươi mới, hiện đại. Khi toa xe này xuất hiện ở xưởng của tôi tại Berkeley, nói thực là tôi chưa từng bước vào 1 toa xe Airstream, hay bất cứ toa xe móc nào khác. Nhờ đó tôi có thể nhìn nó từ góc độ hoàn toàn mới mẻ và xem liệu mình có thể tối ưu hóa 1 cách lý tưởng nhất được không. Tôi quyết định phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước và xác định xem không ổn ở chỗ nào đâu đó trong suốt lịch sử của Airstream. Tôi đã khám phá ra bên trong nội thất của nó là sự thiếu hài hòa giữa vỏ ngoài và kiến trúc bên trong. Trong đó, phần vỏ ngoài ban đầu là 1 cái thùng nhẹ, hiện đại, công nghệ cao để phóng như bay trên xa lộ. Các đồ nội thất hoàn toàn không đồng bộ với phần vỏ. Trông có vẻ họ đã tham khảo mẫu của một chiếc cabin trên núi. Thật là khủng hoảng khi họ không bao giờ có thể phát triển vốn từ về chạy trốn, du lịch và hiện đại, trong toa xe móc này, các từ vựng đó gắn bó mật thiết với phần vỏ. Chúng tôi cần tháo dỡ, đào bới như các nhà khảo cổ trên chính toa xe để tìm ra cái đích thực trong một toa xe Airstream, và đúng là nó có mục đích sử dụng và tính hữu ích đúng đắn. Chúng tôi đã cạo hết lớp sơn zalatone và vinyl bao phủ phần vỏ nhôm sáng bóng này. Chúng tôi tháo hết phần cứng thấy được và gọt đi giống công việc xây 1 nhà cabin vậy. Tôi kéo các bức tường của toa xe và làm giả nó bằng bìa các tông, chúng tôi xem xét và cắt bỏ những thứ không phù hợp, kéo ra, nhét vào. Mục tiêu chính là san bằng nội thất, và bắt đầu nói đến chuyển động, tính di động và sự tự do, phóng khoáng. Khó khăn to lớn nhất ở một trong các toa xe này là khi bạn thiết kế, không có 1 vị trí phù hợp để kết thúc hay bắt đầu dùng các vật liệu vì hình dạng liền tục của toa xe. Không có 2 bức tường đỡ 1 cái trần nơi bạn có thể thay đổi vật liệu và hình dạng. Thử thách là ở đó. Hơn nữa, vật liệu lựa chọn, tấm mỏng tôi đang cố gắng sơn màu vàng, chỉ gập ở 2 chiều. Đó là 1 góc nội thất cong phức tạp. Nhiệm vụ của tôi là nghĩ ra 1 cách đánh lừa con mắt khiến nó tin rằng các tấm đó cong khít với phần vỏ. Cuối cùng tôi đã tìm ra giải pháp, sử dụng 1 chuỗi lớp vỏ thứ 2 nổi trên phần vỏ nhôm. Và điều tôi đang cố làm là hướng mắt bạn vào không gian, để bạn nhìn nhận hình học theo 1 cách khác, và tránh việc nghiên cứu trên nhóm đối tượng không phá vỡ không gian. Chúng cũng cho chúng tôi 1 phương pháp vận hành điện và mắc lại dây điện mà không cần xé hỏng lớp vỏ, và có chức năng của 1 rãnh để dây điện. Đó là toa xe khi gần hoàn thiện. Toa xe đó dẫn tới 1 nhiệm vụ khác, đó là tham gia vào Mảng các Nhà Thiết Kế Tokyo. Đó là tuần sự kiện thiết kế đồ đạc ở Tokyo vào tháng 10. Teuruo Kurosaki sở hữu 1 công ty nội thất có tên Idee, anh nhờ tôi giao 2 toa xe đến Tokyo. Anh nói một cái sẽ làm một toa xe thực, đầy đủ chức năng và chúng tôi sẽ bán cái đó. Toa xe thứ 2, bạn sẽ được thỏa thích làm gì tùy ý. Chúng tôi đã nghĩ ra 1 kịch bản, 1 chủ đề tuyệt vời về 1 anh chàng DJ đi khắp nước Mỹ, sưu tập các bản thu âm và đi lưu diễn. Toa xe này có 2 đĩa quay nhạc, thiết bị mix, 1 gian bếp nhỏ, tủ lạnh và hệ thống âm thanh tích hợp. Và một ghế bành to vừa đủ cho vài người và chúng tôi đã rất vui khi làm cái đó. Trong toa xe này, tôi thầm nghĩ về du lịch, trốn chạy theo một cách riêng. Nhiều ý tưởng tuôn chảy vào việc sản xuất các toa xe Airstream. Nó gợi chúng tôi về quãng thời gian bắt đầu tham khảo Airstream. Họ nói với tôi, "Chúng ta có thể làm gì để làm mới nó đây? Và anh có nghĩ thanh thiếu niên như vận động viên trượt ván, lướt sóng, leo núi đá sẽ dùng các toa xe này không?" Và tôi trả lời, " He, có chứ, nhưng không phải với kiểu nội thất đó." (Tiếng cười) Tôi đã tới Airstream khoảng 6 lần trong suốt quá trình xây dựng nguyên mẫu này, và nó có tên nguyên mẫu Bambi. Tôi nghĩ, " Tuyệt quá, cuối cùng mình cũng làm việc với một công ty lớn, vậy là sẽ có tiền cho công cụ và khuôn ép." Và khi bước vào cơ sở chế tạo nguyên mẫu của họ, tôi thấy nó giống hệt xưởng của tôi, có điều lớn hơn, công cụ và máy móc như nhau. Và họ đã đẩy vấn đề hóc búa này cho tôi nghĩa là tôi phải thiết kế đồ nội thất chỉ với công nghệ hiện nay chúng tôi đang có và họ không hỗ trợ chi phí dụng cụ hay khuôn ép. Các toa xe thực ra được xây dựng bằng tay. Và mọi công việc hàn, cắt khuôn... đều bằng tay nên bạn không thể cắt 100 linh kiện cho 100 toa xe, bạn phải cắt chúng to ra và mỗi cái phải được ghép bằng tay. Họ không muốn đầu tư vào 1 hệ thống thành phần hóa. Và nó đây, Bambi 16. (Vỗ tay) Tôi muốn mở đầu bằng việc nói về một cuộc chiến mà ở đó có những sự nguy hiểm không thể lường trước được Phe nổi loạn I-rắc đã đặt IED, một thiết bị nổ tự tạo, dọc các con đường rất kỹ lưỡng Vào năm 2006, có hơn 2,500 cuộc tấn công như vậy mỗi tháng, Và đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong quân đội Mỹ và người dân Iraq. Đội ngũ tìm kiếm các quả bom IED này được gọi là đội EOD - đội xử lý bom nổ họ là lực lượng tiên phong của nước Mĩ trong việc hạn chế số lượng bom ven đường. Mỗi đội EOD xử lý khoảng 600 cuộc gọi thông báo có bom mỗi năm, Vô hiệu hóa khoảng 2 quả bom mỗi ngày. Có lẽ minh chứng tốt nhất cho giá trị của họ trong cuộc chiến, đó là phe nổi dậy Iraq treo giải 50,000 $ cho cái đầu của một người lính EOD Không may là, công việc đặc biệt này thường không dễ dàng gì Khi mà người lính tiến đến đủ gần để thấy dây nổ của quả bom nó sẽ phát nổ thành một ngọn lửa rất lớn Phụ thuộc vào độ gần của bạn và khối lượng thuốc nổ trong quả bom nó có thể gây tử vong hoặc thương tích Bạn phải cách xa khoảng 50 yard mới có thể thoát được Cú nổ mạnh đến nỗi có thể làm gãy tay chân của bạn, cho dù bạn né được Có một người lính dẫm vào bom. Và khi các thành viên còn lại tiến tới Họ thấy hầu như chẳng còn lại gì. Và tối hôm đó, người chỉ huy đơn vị đã phải làm một nhiệm vụ buồn Ông viết một lá thư chia buồn gửi về Mỹ và ông đã bày tỏ sự tiếc thương của đơn vị khi mất đi một người lính dũng cảm nhất, người đã cứu sống họ rất nhiều lần Và ông xin lỗi vì đã không thể đưa được họ về nhà. Nhưng sau đó ông nói lên sự tích cực mà ông đã rút ra được từ nỗi đau. Ông viết "Ít nhất, khi một con robot chết, bạn không phải viết một lá thư cho mẹ của nó." Điều này nghe như chuyện viễn tưởng, nhưng lại có thật trong chiến tranh Người lính trong trường hợp trên là con robot 42 cân tên PackBot. Lá thư của người chỉ huy đã gửi không phải đến một trang trại nào đó ở Iowa như bạn thấy trong những bộ phim chiến tranh hồi xưa, mà được đưa đến công ty iRobot, nơi được đặt tên theo cuốn tiểu thuyết của Asimov và bộ phim không quá nổi của Will Smith, và ... um ... (Cười) nếu bạn còn nhớ trong thế giới giả tưởng đó, robot bắt đầu thực hiện những việc lặt vặt, và sau đó chúng bắt đầu phụ trách vấn đề sinh tử. Đó là hiện thực chúng ta đối mặt ngày nay. Điều chúng ta định làm tiếp sau đây là chiếu các hình ảnh phía sau tôi đây để cho bạn thấy thực tế robot đang được dùng trong chiến tranh hoặc đã đến giai đoạn thử nghiệm. Để các bạn có thể hình dung được Nói cách khác, những gì bạn thấy không phải được chế từ công nghệ Vulcan hay trò ảo thuật phù thủy hay những thứ tương tự vậy. Điều này hoàn toàn có thật. Hãy cùng xem những bức ảnh đó. Có một sự thay đổi lớn trong chiến tranh hiện nay và thậm chí cả trong lịch sử nhân loại Quân đội Mĩ đến Iraq với chỉ vài máy bay không người lái. Và giờ chúng ta có 5,300. Bắt đầu cuộc chiến chúng ta không có hệ thống không người lái dưới mặt đất nào Nhưng giờ chúng ta có 12,000. Và từ chuyên môn "cỗ máy giết người" mang một ý nghĩa mới trong lĩnh vực này. Và cần phải ghi nhớ rằng chúng ta đang nói về Model T Fords, Wright Flyer ( thế hệ máy bay đầu tiên) so sánh với điều sắp diễn ra. Đó là thực trạng của chúng ta. Một trong số những người tôi gặp gần đây là tướng 3 sao của lực lượng không quân, về cơ bản ông ta nói rằng, chẳng bao lâu nữa sẽ có 10 ngàn robot hoạt động trong những cuộc xung đột những con số này quan trọng, vì chúng ta không chỉ nói về 10 ngàn robot hiện nay, mà còn là 10 ngàn robot thử nghiệm và robot trong tương lai dĩ nhiên, một trong số những thứ vận hành trong công nghệ là định luật Moore, nghĩa là bạn có thể tích hợp ngày càng nhiều sức mạnh máy tính vào những con robot đó, và trong vòng 25 năm nữa, nếu định luật Moore vẫn còn đúng, những con robot đó sẽ có sức mạnh gấp một tỷ lần trong việc xử lý thông tin và vận hành so với ngày nay Và điều đó nghĩa là điều mà chúng ta chỉ thấy trong các hội nghị khoa học viễn tưởng như Comic-con sẽ được bàn luận trong những nơi quyền lực như Lầu Năm Góc Cuộc cách mạng robot phụ thuộc vào chúng ta. Bây giờ, tôi cần phải nói rõ tại đây. Tôi không nói về cuộc cách mạng mà các bạn phải lo lắng về việc thống đốc California xuất hiện tại nhà bạn trong vai Kẻ Hủy Diệt. (Cười) Khi các nhà sử học xem lại thời điểm này, họ sẽ kết luận chúng ta đang ở một cuộc cách mạng khác: cách mạng trong chiến tranh, như việc phát minh bom nguyên tử. Nhưng có lẽ còn lớn hơn thế, vì hệ thống không người lái không chỉ ảnh hưởng cách các cuộc chiến diễn ra mà còn đến con người trong cuộc chiến, ở một mức độ cơ bản nhất. Đó là, mỗi cuộc cách mạng trước đó, như súng máy, bom nguyên tử, đều là một hệ thống có thể bắn nhanh hơn, đi xa hơn, hoặc sức nổ lớn hơn. Đó chính xác là trường hợp của robot, nhưng chúng cũng thay đổi trải nghiệm của chiến binh và thậm chí cả đặc tính của một người lính. Nói cách khác, chế độ độc quyền 5000 năm trong cuộc chiến đang dần sụp đổ trong thời đại của chúng ta Tôi đã dành một vài năm qua gặp gỡ nhiều người trong lĩnh vực này, từ các nhà khoa học robot đến các tác giả khoa học viễn tưởng từng truyền cảm hứng cho đến các phi công không người lái 19 tuổi đang chiến đấu từ Nevada, cho đến vị tướng 4 sao thậm chí cả lực lượng nổi dậy Iraq người mà họ đang nhắm tới và những gì họ nghĩ về hệ thống của chúng ta điều mà tôi thấy rất hứng thú không chỉ là câu chuyện của họ, mà còn là kinh nghiệm thể hiện trong những hiệu ứng gợn sóng đang lan tỏa trong xã hội trong luật pháp , đạo đức của chúng ta,.. Và thứ mà tôi muốn làm bây giờ là đi vào chi tiết hơn về những điều trên Điều đầu tiên là tương lai của cuộc chiến cho dù là cuộc chiến máy móc hóa cũng không mang bản chất của nước Mỹ hoàn toàn Nước Mỹ đang tiến tới việc ứng dụng robot vào quân đội, nhưng chúng ta biết rằng trong công nghệ không có một thứ gọi là độc quyền hay lợi ích vĩnh viễn Hãy cho tôi thấy cánh tay của các bạn những người trong khán phòng này vẫn sử dụng máy tính Wang (Cười) Điều đó cũng tương tự trong chiến tranh. Người Anh và người Pháp chế tạo ra xe tăng Người Đức tìm ra cách thức sử dụng chúng Cái mà chúng ta cần phải nghĩ đó là hiện tại, nước Mỹ đang dẫn đầu Nhưng có tới tận 43 nước khác ngoài kia đang nghiên cứu về robotics trong quân đội và những nước đó bao gồm những nước như Nga, trung Quốc, Pakistan, Iran. Và điều này đã dấy lên một nỗi lo với tôi Làm thế nào chúng ta tiến tới trong cuộc cách mạng được hỗ trợ bởi nhà máy sản xuất và sự giảng dạy khoa học và toán học trong ngôi trường của chúng ta hay nói một cách khác Nó có ý nghĩa gì khi quân đội chúng ta được trang bị với phần cứng sản xuất tại Trung Quốc và phần mềm viết ở Ấn Độ? Nhưng ngay khi phần mềm trở thành một nguồn mở Chiến tranh cũng như vậy. Không giống như tàu sân bay hay bom nguyên tử bạn không cần sản xuất hàng loạt hệ thống phục vụ robotics. Nhiều cái được làm sẵn thậm chí còn tự thiết lập Một trong những thứ mà bạn vừa thấy đó là một chiếc máy bay không người lái được phóng bằng tay. Chỉ cần một ngàn đô la Bạn có thể tự tạo một cái, y hệt như những được sử dụng ở Iraq Điều đó lại dấy lên một nỗi lo lắng khác về chiến tranh và xung đột. Người tốt hay dùng nó như một sở thích Nhưng người xấu cũng vậy Sự kết hợp giữa robotics và những thứ như khủng bố rất kinh ngạc và thậm chí là đáng lo lắng và chúng ta đã nhìn thấy nó ngay từ đầu trong suốt cuộc chiến giữa Israel, một nhà nước, và Hezbollah, tổ chức phi chính phủ Tổ chức phi chính phủ dùng 4 máy bay điều khiển từ xa tấn công Isreal Đó là một trang web jihadi mà bạn có thể kích hoạt từ xa một trái bom IED ở Iraq khi đang ngồi máy tính ở nhà Và tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến 2 xu hướng của vấn đề này Một cái, là bạn sẽ ủng hộ quyền lực của những cá nhân chống chính quyền và cái thứ hai chính là chúng ta sẽ chứng kiến một sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố Tương lai của điều này tựa như sự kết hợp giữa al Qaeda 2.0 và thế hệ tiếp theo của Unabomber Và một cách nghĩ khác về vấn đề này đó là, hãy nhớ, bạn không cần phải thuyết phục 1 con robot rằng nó sẽ có 72 trinh nữ sau khi chết để thuyết phục nó đánh bom tự sát Nhưng những ảnh hưởng gợn sóng của việc này đã đi vào trong chính trị. 1 người tôi gặp từng làm trong bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Ronald Reagan, và anh ta nói ""Tôi thích hệ thống này bởi vì nó đã cứu nhiều mạng sống người Mỹ, Nhưng tôi đang lo về việc thị trường hóa chiến tranh nhiều cuộc nói chuyện gây shock và kinh hoàng để chi trả những cuộc thảo luận về chi phí Người ta hay ủng hộ việc dùng vũ lực nếu như họ thấy nó không tốn phí Đối với tôi, Robot đang có những xu hướng mà đã xuất hiện trong các đoàn thể chính trị và có thể dẫn đến một kết luận logic Chúng ta không có bản thảo Chúng ta không có những lời tuyên chiến nữa Chúng ta không mua trái phiếu chiến tranh nữa Và giờ chúng ta có 1 sự thật rằng chúng ta đang chuyển hóa ngày nhiều lính Mỹ dể gửi tới chiến trường thành những cỗ máy, và chúng ta sẽ mang những thứ đó đến chiến trường Và đặt những cỗ máy đó lên trên mặt đất Nhưng tương lai của cuộc chiến chính là một cuộc chiến Youtube Vấn đề là: công nghệ tiên tiến của ta Không thực sự bảo vệ con người khỏi rủi ro Những thứ đó cũng ghi nhận lại những gì nó thấy Vì thế nó sẽ không chỉ phá vỡ liên kết cộng đồng Mà còn hình thành mối liên hệ mới với chiến tranh Nó đã có vài ngàn video về cảnh chiến tranh với Iraq trên Youtube. và đa số những đoạn phim đó được quay bằng máy bay điều khiển từ xa Đây có thể là một điều tốt Nó có thể xây dựng mối liên kết Giữa hậu phương và tiền tuyến như chưa bao giờ có Nhưng hãy nhớ, điều này đang xảy ra trong thế giới lạ kỳ của chúng ta và chắc hẳn rằng, bạn biết đấy Khả năng tải những đoạn phim đó bằng Ipod hay Zune sẽ biến những đoạn phim đó thành công cụ để giải trí Người lính đặt tên cho những đoạn phim đó Chính là "Porn'' Cái điển hình mà tôi nhận được đó là 1 email đính kèm 1 đoạn phim về 1 con Predator tấn công trụ sở kẻ thù Tên lửa bắn trúng Người bay lên trời do vụ nổ Đoạn phim được chèn nhạc Đó là một bản nhạc pop "I Just Want To Fly" của Sugar Ray Cái sự việc mà coi nhiều hơn nhưng trải nghiệm ít hơn dẫn đến 1 vấn đề trong cách nhìn nhận của công chúng với chiến tranh Nó tương tự như trong thể thao Đó là sự khác biệt giữa xem một trận đấu NBA, giải bóng rổ chuyên nghiệp trên TV, nơi mà những vận động viên là những nhân vật nhỏ nhắn trên màn hình và trực tiếp có mặt ở trận đấu và nhìn thấy thế nào là 1 người cao 7 feet Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đó chỉ là những đoạn phim đó chỉ là trung tâm thể thao ESPN phiên bản Game. Nó đánh mất ngữ cảnh Nó đánh mất chiến thuật Nó mất đi tính nhân đạo Chiến tranh bỗng trở thành Những cú úp rổ và trái bom tự động Và điều nghịch lý của tất cả điều này trong khi cuộc chiến ở tương lai có thể bao gồm ngày càng nhiều máy móc Chính tâm lý con người đang điều khiển tất cả mọi thứ Chính những thất bại của ta dẫn đến những cuộc chiến này 1 ví dụ của việc này có ảnh hưởng rất lớn trong hệ thống chính sách đó là cách thức hoạt động của những cuộc chiến của ý tưởng mà chúng ta đang thực hiện chống lại những nhóm căn bản Lời nhắn mà chúng ta muốn gửi bằng những cỗ máy đó có khác gì so với cái mà thực sự nhận được qua lời nhắn đó? Một trong những người tôi đã gặp 1 quan chức cấp cao trong ban quản trị Bush đã phải nói về cuộc chiến không người này "Nó chính là điểm mạnh của ta. thứ mà khiến mọi người sợ hãi chính là công nghệ" Nhưng khi mà bạn ra ngoài gặp gỡ mọi người Ví dụ như ở Lebanon, Nó là một câu chuyện rất khác Một người ta gặp là một biên tập tin tức Và chúng tôi nói về máy bay tự động đang bay quanh đây Thứ mà anh ấy phải nói Đâu là một dấu hiệu khác Của sự tàn ác của người Israel và người Mỹ họ rất nhát gan bởi vì họ cử máy móc đến để đấu với chúng ta Họ không muốn đánh trận như những người thật thụ nhưng họ sợ chiến đấu vì thế chúng ta chỉ cần Hạ vài người lính của họ để đánh bại họ" Tương lai của cuộc chiến cũng bao gồm một chiến binh kiểu mới Và nó đang thay đổi trải nghiệm về việc tham chiến Bạn có thể gọi là chiến binh trong phòng Đây là cách một phi công máy bay tự động Predator miêu tả kinh nghiệm chiến trường trong trận chiến Iraq khi đang rời Nevada ""Chúng ta sẽ bay 12 tiếng nhắm vào kẻ địch tiêu diệt từng kẻ địch Và sau đó bạn lên xe Và về nhà trong vòng 20 phút Bạn ngồi ăn tối Nói chuyện với con bạn về bài tập về nhà Giờ đây , việc cân bằng tâm lý cho những trải nghiệm đó cực kì khó khăn và thực tế những phi công đó có tỉ lệ PTSD hơn hẳn nhiều đơn vị tác chiến ở Iraq. Nhưng có vài người vẫn lo rằng sự mất kết nối này sẽ dẫn đến việc khác và nó có thể làm việc suy nghĩ đến tội phạm chiến tranh dễ hơn rất nhiều khi bạn có khoảng cách này " Nó như trò chơi vậy" đó là lời một phi công tả cho tôi khi triệt hạ quân địch từ xa . Và với bất cứ ai đã từng chơi Grand Theft Auto đều biết rằng , ta làm những việc ta không làm khi đối diện nhau trong thế giới trò chơi điện tử Vì vậy khá nhiều thứ bạn đang nghe từ tôi là về việc có một mặt trái của sự đổi mới công nghệ, và nó đang hình thành hiện tại của chúng ta và có thể định hình cả tương lai của những cuộc chiến của chúng ta Luật của Moore đang được áp dụng nhưng Luật của Murphy cũng vậy Màn sương chiến tranh vẫn chưa tan Quân thù có một lá phiếu lựa chọn. Ta đang đạt được các khả năng phi thường nhưng cũng đang nhìn thấy, trải qua những vấn đề tiến thoái lưỡng nan của con người. GIờ đây , đôi lúc sẽ có lúc rắc rối khi người đứng đầu công ti về robot tự động hóa miêu tả nó , bạn cũng chỉ lâm vào rắc rối đó mà thôi. Vậy những rắc rối ta vướng phải với robot trong chiến tranh là gì ? Thực ra đôi lúc chúng rất khôi hài. Có khi chúng sẽ như một cảnh trong phim "Best Defense" của Eddie Murphy ở đời thực lúc họ thử nghiệm robot trang bị súng máy và trong lúc diễn tả về nó , nó đã bắt đầu quay vòng tròn và chĩa súng máy vào khu vực đánh giá sản phẩm của những vị khách VIP May mắn là các vũ khí chưa được lên đạn và không ai bị thương , nhưng nhiều lúc những rắc rối đó lại vô cùng nguy hiểm như năm ngoái tại Nam Phi, nơi những đại bác chống máy bay xuất hiện lỗi phần mềm và thật sự đã tự khởi động và bắn chết chín quân nhân. Chúng ta đã có những nếp gấp mới về luật chiến tranh và vấn đề trách nhiệm. Chúng ta nên xử lý những thứ như "càn quét chốn không người" thế nào ? "Cuộc càn quét chốn không người " là gì ? Ta đã sẵn có ba ví dụ về cuộc đổ bộ của máy bay Predator vào nơi mà ta nghĩ sẽ hạ được Bin Laden , nhưng thực tế không phải vậy Và đó là nơi chúng ta đang đứng hiện tại Đó là chưa kể đến những hệ thống trang bị vũ khí , tự động và với toàn quyền được sử dụng vũ lực. Và đừng tin là điều đó chưa đến Khi thực hiện nghiên cứu , tôi đã vô tình xem qua bốn dự án lầu Năm Góc với đủ các khía cạnh Và vì vậy tôi có câu hỏi này : Thứ gì đã dẫn tới những vấn đề như tội phạm chiến tranh . Robot vô cảm , vậy nên chúng không tức giận khi bạn bè bị giết hại . Chúng không phạm tội tức giận và hận thù Nhưng lũ robot có sự vô cảm Chúng nhìn thấy một cụ bà 80 tuổi trên xe lăn cũng giống như chúng thấy một xe tăng T-80 : những vật đó đều là một chuỗi những số 0 và 1 Và do vậy ta lại có câu hỏi cần giải quyết Làm thế nào để đuổi kịp luật chiến tranh thế kỉ 20 của chúng ta , chúng quá cũ kĩ để đáp ứng tiêu chuẩn của Medicare hay những công nghệ thế kỉ 21 này ? Vì vậy , tóm lại rằng , tôi vừa nói về những thứ có thể là tương lai của chiến tranh nhưng chú ý rằng tôi chỉ dùng ví dụ đời thực và bạn chỉ có thể nhìn thấy những bức tranh , đoạn phim đời thực Điều này thổi bùng lên một thử thách lớn cho chúng ta rằng cần phải quan tâm tới trước khi bạn lo lắng về Roomba đang hút cạn sinh lực từ bạn . Liệu ta sẽ để thực tế là thứ đang vén màn chính nó hiện tại trong chiến tranh nghe giống như khoa học viễn tưởng và do đó sẽ phủ nhận chúng ta ? Chúng ta sẽ đối mặt với sự thật của cuộc chiến tranh thế kỉ 21 chứ ? Thế hệ chúng ta liệu có mắc sai lầm giống như những thứ thế hệ trước đã làm như vũ khí hạt nhân , và không giải quyết vấn đề quanh nó cho đến khi hộp Pandora đã được mở ra ? Bây giờ tôi có thể đang nghĩ sai , và một chuyên gia robot lầu Năm Góc đã nói với tôi là tôi đã sai, " Không có vấn đề xã hội , đạo đức , đạo lý thực nào xảy ra với chuyện về robot cả" "Trừ khi, " ông ta đế thêm " máy móc giết oan con người lặp đi lặp lại Thì đó chỉ là vấn đề thu hồi sản phẩm " Chốt lại vấn đề đó là Thực ra, ta có thể đối chiếu đến Hollywood Vài năm trước ,Hollywood đã tụ họp những nhân vật hàng đầu và tạo ra bản danh sách 100 anh hùng đứng đầu và 100 kẻ phản diện đứng đầu trong lịch sử Hollywood nhân vật đại diện cho những thứ tốt nhất và tệ nhất loài người . Chỉ có một nhân vật có mặt trong cả hai : Kẻ Hủy Diệt , một con robot giết người hàng loạt Và điều đấy đặt ra thực tế rằng máy móc của chúng ta có thể dùng cho cả mục đích xấu và tốt , nhưng với tôi nó ám chỉ thực tế rằng con người cũng có hai mặt như vậy Đây là tuần lễ kỉ niệm cho sự sáng tạo của chúng ta . Sự sáng tạo đã mang chúng ta đến những vì sao. Sự sáng tạo tạo ra công việc, nghệ thuật và thơ ca để thể hiện tình yêu. Và giờ, ta đang dùng sự sáng tạo theo một hướng xuyên suốt , để tạo ra các cỗ máy tuyệt vời với các khả năng siêu việt thậm chí có lẽ vào một ngày nào đó một loài hoàn toàn mới. Một trong các nguyên nhân là chúng ta đang làm vậy là vì chúng ta định phá hủy nhau, và thắc mắc tất cả chúng ta nên hỏi: đây có phải máy móc, hay có phải chúng ta châm ngòi chiến tranh? Cảm ơn. (Vỗ tay) Một điều tôi muốn nói về việc làm phim là - về bộ phim này - lúc nghĩ về những bài diễn thuyết tuyệt vời chúng ta đã được nghe tại đây, Michael Moschen, và ~ bài nói về âm nhạc, tôi có ý tưởng về một lối kể tự sự, và có âm nhạc nổi lên đúng lúc. Một bộ phim cũng được hiện lên đồng thời; đó là một trải nghiệm mà bạn nên trải nghiệm bằng cả cảm xúc. Và lúc làm phim tôi thấy rất nhiều phim tài liệu mà tôi đã xem đều giúp chúng ta học hỏi điều gì đó hoặc là kiến thức hay được dẫn dắt bởi những đoạn hội thoại hoặc là các ý tưởng Và tôi muốn bộ phim này được dẫn dắt bởi những cảm xúc, và thực sự theo dõi hành trình của tôi. Nên thay vì là 1 bài diễn thuyết, đây sẽ là tập hợp những cảnh tượng và chúng ta gặp gỡ những con người dọc đường đi ấy. Chúng ta chỉ gặp họ một lần duy nhất. Họ không quay lại nhiều lần, vậy nên bộ phim thật sự ghi lại một cuộc hành trình. Giống như cuộc sống vậy, một khi bạn đã đi qua Bạn không thể quay lại. Có hai đoạn clip tôi muốn cho các bạn xem, Đầu tiên là một sự pha trộn, Chỉ gồm 3 khoảnh khoắc, 4 khoảnh khắc của 3 người đang có mặt tối hôm nay. Đó không phải là cách họ xuất hiện trong phim, bởi vì họ là một phần của nhiều cảnh lớn hơn. Họ phối hợp với nhau theo một cách tuyệt vời. Và kết thúc bằng 1 đoạn phim nhỏ về cha tôi, Lou, nói về một thứ gì đó rất quý đối với ông, đó là sự ngẫu nhiên trong cuộc đời. Tôi nghĩ ông ấy cảm nhận được những điều tuyệt vời nhất trong đời đều đến 1 cách tình cờ và có lẽ không có kế hoạch nào cả. Và theo sau 3 đoạn phim đó sẽ là một cảnh có lẽ, đối với tôi, là công trình kiến trúc vĩ đại nhất của ông ấy đó là tòa nhà ở Dhaka, Bangladesh. Ông ấy đã xây thủ phủ ở đó. Và tôi nghĩ bạn sẽ thích toà nhà này Nó chưa từng được nhìn thấy bao giờ Nó vẫn được chụp lại, nhưng chưa bao giờ được chụp bởi một đoàn phim Chúng tôi là đoàn làm phim đầu tiên ở đó. Vì thế bạn sẽ nhìn thấy những hình ảnh của công trình đặc biệt này. Một vài điều cần lưu ý khi bạn nhìn thấy nó, nó được xây hoàn toàn bằng tay, tôi nghĩ họ đã có một cái cần cẩu vào năm ngoái. Nó được xây hoàn toàn bằng tay qua giàn giáo tre người ta mang những chiếc giỏ chứa bê tông này trên đầu trút chúng xuống khuôn. Nó là thủ đô đất nước và mất 23 năm để xây dựng mà họ dường như rất tự hào về việc đó Nó cũng mất thời gian dài như Taj Mahal Tiếc thay, nó kéo dài quá lâu nên Lou chưa bao giờ được thấy nó hoàn thành Ông mất năm 1974. Công trình hoàn thành năm 1983. Vậy là nó được tiếp tục qua nhiều năm sau khi ông mất. Hãy nghĩ về điều đó khi bạn thấy công trình này, đôi khi có những thứ mà chúng ta phấn đấu hết mình trong cuộc sống nhưng lại chưa được chứng kiến chúng hoàn thành. và điều đó khiến tôi nghĩ về cha mình, ông cũng có thứ niềm tin như thế và bằng cách nào đó, làm những việc này, cống hiến theo cách mà ông đã cống hiến, rằng điều gì đó tốt đẹp sẽ xuất hiện thậm chí ngay giữa một cuộc chiến, đã có thời điểm xảy ra chiến tranh với Pakistan, và việc xây dựng ngưng lại hoàn toàn, nhưng ông vẫn cứ tiếp tục, Vì ông cảm thấy: "Khi chiến tranh kết thúc họ sẽ cần công trình này". Vậy nên, đậy là 2 đoạn phim mà tôi sẽ cho các bạn xem. Chạy đoạn băng nào. ( Vỗ tay ) Richard Saul Wurman: tôi nhớ đã nghe ông ấy nói chuyện ở Penn. Và tôi về nhà nói với bố mẹ, " Con vừa gặp người đàn ông này: không có nhiều việc, và ông ấy khá là xấu xí với giọng nói hài hước, và ông ấy là một giáo viên ở trường. Con biết bố mẹ chưa bao giờ nghe về ông ấy, nhưng hãy nhớ ngày hôm nay rằng một ngày nào đó bố mẹ sẽ nghe về ông ấy, vì ông thật sự là một con người tuyệt vời." Frank Gehry: Tôi nghe nói ông ta nói nặng lời với Ingrid Bergman. Có phải không? Nathaniel Kahn: Nếu có thì ông ta là một người đàn ông may mắn (Cười) NK: Bạn đã nghe điều đó, thật sao? FG: ừ, khi ông ta ở Rome Moshe Safdie: Anh ta là một dân du cư thực sự. Anh biết không, khi tôi biết anh ta tôi đang ở trong văn phòng, anh ta vừa đến từ một chuyến đi, và anh ta sẽ ở văn phòng khoảng 2 hay 3 ngày, và sẽ thu xếp hành lí lên đường. Anh ta ở văn phòng đến tận 3 giờ sáng làm việc với chúng tôi và có cảm giác của 1 người du mục trong anh ta. Ý tôi thật là bi thảm khi cái chết của anh ta lại ở trạm ga, nó thật phù hợp với cuộc sống của anh ta, phải không? Ý tôi là tôi thường nghĩ mình sẽ chết trên một chiếc máy bay, hay tôi sẽ chết tại sân bay, hay chết khi đang chạy bộ mà không có giấy tờ xác nhận gì trên người. Tôi không biết tại sao mình lại nghĩ về điều đó từ khi biết về cách anh ta chết. Nhưng anh ta là một dân dư cu đúng nghĩa. Louis Kahn: sự tồn tại của chúng ta thật tình cờ làm sao và đầy ảnh hưởng do hoàn cảnh. Man: Chúng ta là những người làm việc ban ngày đến, mọi lúc, đến đây và tận hưởng việc đi bộ, vẻ đẹp của thành phố và bầu không khí và đây là nơi đẹp nhất ở Bangladesh. Chúng ta tự hào về nó. NK: Bạn tự hào về nó ư? Man: Đúng vậy, nó là hình ảnh quốc gia Bangladesh. NK: Bạn có biết gì về kiến trúc sư của công trình này không? Man: Kiến trúc sư ư? Tôi đã nghe về ông ấy; ông ấy là 1 nhà kiến trúc hàng đầu. NK: Thật ra tôi ở đây bởi vì tôi là con trai của ông, ông ấy là cha của tôi. Man: Ồ! Cha anh là Louis Farrakhan? NK: Vâng. Không phải Louis Farrakhan, là Louis Kahn. Man: Louis Kahn, vâng! (Cười) Man: Bố của anh, ông ấy còn sống không? NK: Không, ông ấy mất được 25 năm rồi. Man: Rất vui chào mừng anh trở lại. NK: Cảm ơn ông. NK: Ông ấy chưa được chứng kiến nó hoàn thành, Pop. Không, ông ấy chưa bao giờ thấy được. Shamsul Wares: Nó gần như là bất khả thi, để xây dựng với một đất nước như chúng tôi. Vào 30, 50 năm trước, chỗ này chẳng có gì cả, chỉ toàn những ruộng lúa, và từ khi chúng tôi mời ông ấy tới đây, ông ấy nhận thấy mình phải có trách nhiệm. Ông ấy muốn là một Moses - nhà tiên tri tại đây, ông ấy đưa chúng tôi đến với nền dân chủ. Ông không phải là 1 nhà chính trị, nhưng dưới chiêu bài này ông ấy đã ban hiến pháp về nền dân chủ, từ nơi chúng tôi có thể vực dậy. Ở phương diện đó nó rất có liên quan. Ông ấy không quan tâm đất nước này có bao nhiêu tiền, hay liệu ông có thể có khả năng hoàn thành dự án này không, nhưng dù sao ông đã làm được, xây nó, ở đây. Và đây là dự án lớn nhất ông đã từng nhận ở đây, đất nước nghèo nhất trên thế giới. NK: Nó trả giá bằng cả cuộc đời ông. SW: Vâng, ông ấy đã trả giá. Ông đã trả cả cuộc đời vì nó, và đó là lý do tại sao ông vĩ đại và chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ về ông. Nhưng ông cũng là con người. Vậy nên thất bại của ông đối với cuộc sống gia đình, là điều không thể tránh khỏi của những con người vĩ đại. Nhưng tôi nghĩ con trai ông ấy sẽ hiểu được, và sẽ không oán hận, hay xa lánh ông, tôi nghĩ vậy. Ông ấy quan tâm theo 1 cách khác, nhưng lại mất nhiều thời gian để thấu hiểu. Về mặt xã hội trong cuộc đời ông ông chỉ là 1 đứa trẻ, không trưởng thành tí nào. không thể nói không với bất cứ cái gì, và là tại sao, ông ấy không thể nói không với những thứ, mà là công trình này chúng ta nhận được ngày nay. Bạn thấy đó, chỉ khi bạn có thể hiểu ông theo hướng đó. Sẽ không có con đường nào ngắn hơn, không còn hướng nào để thật sự hiểu được ông. Nhưng tôi nghĩ ông ấy đã cống hiến công trình này và chúng tôi cảm nhận được ông mọi lúc, đó là cách, ông ấy trao tình yêu thương đến chúng tôi. Ông ấy đã không thể trao tình thương thích hợp cho anh, nhưng đối với chúng tôi, ông ấy đã trao cho dân mình lòng yêu thương cần phải có, đó mới là quan trọng. Anh phải hiểu được. Ông ấy có lòng yêu thương dồi dào Ông ấy yêu mọi người. Để yêu mọi người, ông ấy đôi khi không thấy được những người thân thương nhất, và là không thể tránh khỏi đối với những con người tầm cỡ như ông (Vỗ tay) Vào năm 2003, khi giải mã trình tự bộ gen người, chúng ta đã nghĩ rằng sẽ có câu trả lời cho việc điều trị bệnh. Nhưng thực tế thì khác xa, bởi ngoài gen, môi trường và lối sống của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nặng. Lấy bệnh gan nhiễm mỡ làm ví dụ, căn bệnh ảnh hưởng hơn 20% dân số trên toàn cầu, hiện chưa có cách điều trị, và có thể dẫn đến ung thư gan hoặc suy gan. Thế nên, giải trình tự DNA thôi chưa đủ để giúp chúng ta tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Về mặt tích cực, còn có rất nhiều phân tử khác trong cơ thể chúng ta. Thực tế, có hơn 100.000 chất chuyển hoá. Chất chuyển hoá là mọi phân tử có kích thước siêu nhỏ. Các ví dụ thường được biết đến như glucose, fructose, chất béo, cholesterol-- những thứ mà ta rất hay nghe. Chất chuyển hoá này tham gia vào các quá trình trao đổi chất. Cũng là sản phẩm của DNA nên chúng mang thông tin từ cả gen cũng như lối sống của ta. Hiểu rõ chất chuyển hoá là điều kiện cần để tìm ra phương pháp điều trị bệnh. Tôi luôn mong muốn điều trị cho bệnh nhân. Tuy vậy, 15 năm trước, tôi đã rời ghế trường y, vì quá nhớ toán học. Ngay sau đó, tôi đã phát hiện ra điều tuyệt vời nhất: Tôi có thể ứng dụng toán học để học y. Kể từ đó, tôi đã phát triển các thuật toán để phân tích dữ liệu sinh học. Nghe thì có vẻ dễ dàng: hãy thu thập dữ liệu từ tất cả chất chuyển hoá trong cơ thể ta, phát triển các mô hình toán học để mô tả sự thay đổi của chúng khi có bệnh và can thiệp vào những thay đổi đó để điều trị bệnh. Sau đó, tôi nhận ra rằng tại sao không ai làm điều này trước đây: vì nó cực kỳ khó. (Tiếng cười) Có rất nhiều chất chuyển hoá trong cơ thể chúng ta. Chất này khác chất kia. Với một vài chất chuyển hoá, ta có thể đo được khối lượng phân tử bằng cách dùng dụng cụ đo phổ. Nhưng vì có thể có 10 phân tử có khối lượng phân tử hoàn toàn bằng nhau, nên không thể biết chính xác đó là gì, và nếu muốn nhận dạng chúng một cách rõ ràng, bạn phải thực hiện nhiều thí nghiệm hơn, có thể mất hàng thập kỷ và hàng tỷ đô la. Vì vậy, chúng tôi đã phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo, AI, để làm việc đấy. Chúng tôi đã tận dụng sự lớn mạnh của dữ liệu sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu về bất kì thông tin nào hiện có của chất chuyển hoá và sự tương tác của chúng với các phân tử khác. Chúng tôi tổng hợp tất cả dữ liệu này dưới dạng mạng lưới meganetwork Sau đó, từ các mô hoặc máu của bệnh nhân, chúng tôi đo khối lượng của các chất chuyển hoá và tìm ra khối lượng bị thay đổi khi mắc bệnh. Nhưng, như đã đề cập trước đó, ta không thể biết được đó là gì. Khối lượng phân tử bằng 180 có thể là hoặc glucose, glactose, hoặc fructose. Chúng đều có khối lượng hoàn toàn bằng nhau. nhưng khác nhau về chức năng trong cơ thể. Thuật toán AI của chúng tôi đã xem xét đến các sự nhập nhằng này. Sau đó, khai thác mạng lưới meganetwork để tìm ra các khối chất chuyển hoá này liên kết thế nào với nhau mà có thể gây bệnh. Từ cách chúng liên kết với nhau, ta có thể suy ra khối lượng mỗi chất chuyển hoá, như ở đây 180 có thể là glucose, và quan trọng hơn cả là tìm ra glucose và các chất chuyển hoá khác thay đổi như thế nào mà có thể dẫn đến bệnh. Hiểu biết mới về các cơ chế bệnh tật cho phép chúng tôi tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả trúng mục tiêu. Vì vậy, chúng tôi đã thành lập công ty khởi nghiệp để mang công nghệ này ra thị trường và tác động đến cuộc sống mọi người. Hiện tại, tôi cùng đội ngũ của mình tại ReviveMed đang nỗ lực để tìm ra phương pháp điều trị cho nhiều bệnh nặng mà chất chuyển hoá là tác nhân chính, như gan nhiễm mỡ, vì nguyên nhân chính là sự tích tụ chất béo, là loại chất được chuyển hoá tại gan. Như đã đề cập trước đó, nó là một đại dịch chưa có cách trị. Và bệnh gan nhiễm mỡ chỉ là một ví dụ. Xa hơn nữa, chúng tôi sẽ giải quyết hàng trăm bệnh khác cho có cách chữa. Và bằng cách thu thập ngày càng nhiều dữ liệu về chất chuyển hoá và hiểu được sự thay đổi của chúng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển bệnh, thuật toán của chúng tôi sẽ ngày càng thông minh hơn để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp đúng với bệnh nhân. Và chúng tôi sẽ tiến gần hơn đến tầm nhìn là cứu sống con người qua từng dòng code. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Sốt rét vẫn là kẻ giết người lớn nhất trên thế giới. Dù ta đã đạt những tiến bộ đáng kể trong 20 năm qua, nhưng nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh này. Trên thực tế, cứ mỗi hai phút, lại có một trẻ dưới 2 tuổi chết vì căn bệnh này. Những tiến bộ của ta chắc chắn đã bị đình trệ. Hiện nay ta phải đối mặt với nhiều thách thức để đối phó với bệnh sốt rét, nhưng một trong những vấn đề ta gặp phải là việc phát hiện người bị nhiễm sốt rét giai đoạn đầu. Ví dụ, những người có khả năng miễn dịch với căn bệnh này, họ có thể bị nhiễm bệnh, lây truyền và vẫn lành bệnh nhưng không biểu lộ bất kỳ triệu chứng nào, và đó là vấn đề lớn, bởi không dễ phát hiện người nhiễm bệnh. Đó chẳng khác nào mò kim đáy biển. Nhiều năm qua, các nhà khoa học đang cố gắng giải quyết vấn đề này, nhưng điều tôi muốn nói với các bạn hôm nay là giải pháp cho vấn đề này có thể nằm ngay trước mắt ta mọi lúc. Sẽ hơi nặng nề một chút với nhiều thống kê quan trọng, bây giờ tôi muốn chúng ta thư giãn một chút và điều đó cũng giúp tôi thoải mái hơn. Tại sao chúng ta không đơn giản hít một hơi thật sâu nhỉ ...? Wow. (Cười) Và thở ra, và, whoo..., rồi bị cuốn bay mất. OK, giờ tôi muốn bạn làm lại lần nữa, nhưng lần này, tôi muốn bạn chỉ thở qua bằng mũi thôi, và tôi muốn bạn thực sự ngửi môi trường xung quanh bạn. Và thực tế là tôi muốn bạn ngửi mùi người ngồi cạnh. Dù bạn có biết họ hay không. Nghiêng đầu, đưa mũi vào nách của họ, thôi nào, đừng có lịch sự quá như vậy, đưa mũi vào nách họ, hít thật sâu, và xem bạn có thể ngửi thấy gì. (Cười) Giờ mỗi người trong chúng ta sẽ có những cảm nhận khác nhau. Vài người trong ta ngửi thấy thứ gì đó khá dễ chịu, có thể là nước hoa của ai đó. Nhưng vài người ngửi thấy gì đó khá khó chịu, có thể là hơi thở hoặc mùi hôi từ cơ thể của ai đó. Thậm chí bạn có thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính bạn. (Cười) Nhưng, có thể có một lý do chính đáng để ta không thích mùi từ cơ thể. Trong lịch sử, có rất nhiều ví dụ về sự liên quan giữa bệnh tật và mùi của chúng. Ví dụ, thương hàn rõ ràng có mùi như bánh mì nâu nướng, Và đó là một mùi khá tuyệt, phải không, nhưng sẽ bắt đầu trở nên tệ đi. Lao phổi mùi giống bia cũ, và bệnh sốt vàng da có mùi như trong một cửa hàng thịt tươi sống. Và thực tế, khi bạn nhìn vào những từ thường dùng để miêu tả bệnh tật, bạn có xu hường tìm ra những từ sau: "thối rữa", "hôi thối", hoặc "hăng". Vì vậy chẳng ngạc nhiên gì khi mùi cơ thể phải mang ít nhiều tiếng xấu. Như tôi đã nói với bạn. "Bạn đã ngửi thấy chúng". bạn có thể không cho đó là một lời khen, phải không? Nhưng bạn đã ngửi. Bạn vừa phát hiện ra nó. Bạn đã ngửi nó. Đó là một sự thực khoa học. Và tôi muốn các bạn thay đổi suy nghĩ về điều đó. Sẽ thế nào nếu ta nghĩ mùi hương theo hướng tích cực và sử dụng chúng hiệu quả? Sẽ thế nào nếu ta có thể phát hiện ra những hóa chất tỏa ra từ cơ thể khi ta bệnh, và sử dụng chúng để chẩn đoán? Ta cần phát triển những cảm biến tiên tiến để thực hiện điều này, nhưng những cảm biển tốt nhất thế giới đã thực sự tồn tại, chính là các loài động vật. Động vật có khứu giác rất nhạy bén. Chúng sống dựa vào khứu giác. Chúng cảm nhận về môi trường, nơi cung cấp những thông tin quan trọng để tồn tại. Hãy tưởng tượng bạn là một con muỗi bay từ ngoài vào căn phòng này. Đây là một thế giời thực sự phức tạp và bạn bị rối loạn vì mùi hương từ khắp nơi. Ta vừa phát hiện ra rằng cơ thể có mùi không dễ chịu lắm. Mỗi người tiết ra các mùi dễ bay hơi khác nhau. Không chỉ một chất hóa học, giống như mùi cơ thể mà là rất nhiều chất khác nhau. Nhưng không chỉ có bạn, chỗ bạn ngồi, tấm thám, keo giữ nó trên sàn, bức họa trên tường, và những cái cây ngoài kia. Mọi thứ xung quanh bạn đều tiết ra mùi, thực sự là một thế giới phức tạp để con muỗi bay qua, và nó phải tìm ra bạn trong thế giới phức tạp đó. Mỗi người trong các bạn sẽ biết -- Thôi nào, hãy giơ tay lên, những ai hay bị muỗi đốt nào? Và ai chưa bao giờ bị đốt? Luôn luôn có một hoặc hai người không bao giờ bị muỗi đốt. Thật khó cho con muỗi để tìm ra bạn, Đó là cách bạn ngửi. Những người không thu hút muỗi có mùi thuốc chống côn trùng, và bạn biết đó là gì mà. (Cười) Thực ra là mùi đuổi muỗi chứ không phải đuổi người nhé! (Cười) Và mùi đó thực ra được kiểm soát bởi gen. Nhưng muỗi có thể làm điều đó bởi vì chúng có khứu giác cực kỳ tinh vi, chúng có thể xuyên qua các loại mùi, tìm ra và cắn bạn. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu một trong số các bạn nhiễm sốt rét? Giờ hãy cùng xem qua vòng đời của bệnh sốt rét. Nó khá phức tạp, nhưng cơ bản là con muỗi phải cắn ai đó để bị nhiễm trước. Một khi nó hút máu người nhiễm bệnh, ký sinh trùng di chuyển qua miệng vào ruột rồi bùng phát qua ruột, rồi bùng phát qua ruột, tạo ra các nang, sau đó chúng sinh sản, và di chuyển từ ruột đến tuyến nước bọt, nơi chúng truyền sang người khác qua vết muỗi đốt bằng nước bọt chứa kí sinh trùng. Sau đó, trong cơ thể người, nó trải qua một chu kỳ hoàn toàn khác, một phần khác của vòng đời, nó xâm nhập vào gan, thay đổi hình dạng, truyền vào máu, và cuối cùng, khiến vật chủ phát bệnh. Bây giờ, một điều ta biết về thế giới ký sinh trùng là chúng cực kỳ giỏi trong việc điều khiển vật chủ để tăng cường khả năng truyền bệnh, và để đảm bảo chúng được truyền xa hơn. Nếu điều đó diễn ra trong hệ thống nhiễm sốt rét, có thể chúng sẽ vận dụng mùi cơ thể vì mùi cơ thể là điểm mấu chốt. Mùi cơ thể là thứ liên kết ta với muỗi. Dựa vào đó mà chúng tìm ra ta. Gỉa thuyết Thao túng Bệnh sốt rét, và đó là điều mà chúng tôi đã nghiên cứu trong vài năm qua. Vì vậy, một trong những điều đầu tiên mà chúng tôi muốn nghiên cứu là tìm ra liệu nhiễm trùng sốt rét có thực sự khiến muỗi tìm đến bạn nhiều hơn hay không. Tại Kenya, cùng các đồng nghiệp, chúng tôi đã làm một thí nghiệm là cho trẻ em Kenya ngủ trong lều. Mùi cơ thể từ lều được thổi vào một căn phòng chứa muỗi, và chúng phản ứng với điều đó. Chúng bay tới hoặc hướng ra xa khỏi mùi cơ thể tùy thuộc vào việc chúng có thích hay không. Giờ, một số người tham gia bị nhiễm sốt rét, và một số thì không, nhưng quan trọng là, không một đứa trẻ nào có bất kì triệu trứng nào. Khi tìm ra và nhìn vào kết quả, nó thực sự đáng kinh ngạc. Những người bị nhiễm sốt rét thu hút muỗi hơn nhiều so với những người không bị nhiễm bệnh. Để tôi giải thích biểu đồ này, Chúng tôi có "Số muỗi hấp dẫn bởi người tham gia," và chúng tôi có hai bộ dữ liệu: trước và sau khi điều trị. Ở phía bên trái, thanh đó đại diện cho nhóm người không bị nhiễm bệnh, phía bên phải, dành cho những người bị nhiễm bệnh và đang tiến đến giai đoạn truyền bệnh. Ngay ở giai đoạn lây nhiễm người bệnh thu hút muỗi nhiều hơn. Sau đó, chúng tôi đã điều trị cho những trẻ em này để loại bỏ ký sinh, và kiểm tra một lần nữa, và chúng tôi nhận thấy rằng đặc tính thu hút muỗi đã biến mất. Vì vậy không chỉ vật chủ mà bằng cách nào đó ký sinh trùng cũng tạo ra khiến vật chủ trở nên thu hút với muỗi hơn, nổi bật như đèn hiệu để nó có thể tiếp tục vòng đời. Điều tiếp theo chúng tôi thực hiện là tìm ra đâu là mùi mà muỗi phát hiện được. Nó đã phát hiện ra điều gì? Do đó, chúng tôi cần thu thập mùi cơ thể từ những người tham gia, bằng cách quấn những cái túi quanh chân họ, cho phép chúng tôi thu thập mùi dễ bay hơi từ chân của họ, và bàn chân thực sự quan trọng đối với muỗi. Chúng thực sự thích mùi chân. (Cười) Đặc biệt là chân có mùi hôi. Có ai bị hôi chân phía dưới không? Muỗi thích mùi đó. Vì vậy, chúng tôi tập trung vào bàn chân, và thu thập mùi cơ thể. Bây giờ khi nói đến muỗi và khứu giác của chúng thì thực sự rất phức tạp. Thật tuyệt nếu chúng chỉ phát hiện ra một hóa chất nhưng không đơn giản như vậy. Chúng phải phát hiện một loạt các hóa chất một cách đúng nồng độ, đúng tỷ lệ đúng hóa hợp. Bạn có thể nghĩ về nó như một tác phẩm âm nhạc. Nếu bạn đánh sai nốt, hoặc chơi quá to hoặc quá trầm, nghe sẽ chẳng hay tí nào. Hay như một công thức: nếu một thành phần sai nấu quá lâu hoặc quá nhanh, món ăn sẽ chẳng ngon gì cả. Mùi cũng vậy. Nó được tạo thành từ nhiều hóa chất kết hợp lại. Máy móc trong phòng thí nghiệm không chuyên biệt trong việc lọc ra loại tín hiệu này, nó khá phức tạp. Nhưng động vật có thể, và những gì chúng ta làm trong phòng thí nghiệm là kết nối các vi điện cực với râu của muỗi. Hãy tưởng tượng điều đó khó khăn như thế nào. (Cười) Chúng tôi đã kết nối các điện cực với các tế bào riêng lẻ trong râu của muỗi, Thật khó tin. Bạn không muốn ho khi thực hiện việc này đâu. Chắc chắn rồi. Nhưng làm điều này cho phép ta đo phản ứng điện của các thụ thể mùi trong râu, và ta có thể biết muỗi đánh hơi được mùi gì. Giờ tôi sẽ cho bạn thấy chúng trông như thế nào. Đây là một tế bào côn trùng, nó sẽ phản hồi trong giấy lát khi tôi nhấn nút, và bạn sẽ thấy nó tiếp nhận phản ứng này. Một mùi hương được thổi qua tế bào, nó sẽ phản ứng mạnh một chút, sau đó quay lại trạng thái tĩnh khi ta ngừng cho mùi hương đi qua. (Tiếng nổ liên tiếp) (Tiếng nổ chói tai) (Tiếng nổ liên tiếp) OK, tuyệt, giờ bạn có thể về nhà và nói rằng bạn vừa thấy cách côn trùng đánh hơi và nghe thấy âm thanh của chúng, một khái niệm kỳ lạ, phải không? Nhưng thí nghiệm thực sự hiệu quả nó cho phép ta thấy những gì côn trùng đang khám phá. Sử dụng phương pháp này với các mẫu phẩm sốt rét, ta có thể tìm ra muỗi phát hiện ra điều gì, chính là những hợp chất liên quan đến sốt rét, chủ yếu là Aldehyde, một nhóm hợp chất có mùi biểu thị cho sốt rét. Giờ ta đã biết sốt rét có mùi như thế nào, và cách ta dùng muỗi như một cảm biến sinh học để ta biết mùi của sốt rét. Hãy tưởng tượng bạn có thể buộc vòng cổ cho một con muỗi nhỏ buộc dây vào cổ nó và dẫn nó đi để ta đánh hơi mọi người trong cộng đồng điều đó xuất hiện trong đầu của tôi và xem liệu ta có thể tìm ra người nhiễm sốt rét không, nhưng, tất nhiên, điều đó không thực sự khả quan. Nhưng có một loài động vật có thể làm được điều đó. Loài chó có khứu giác đáng kinh ngạc, Nhưng có một điều đặc biệt hơn là: chúng có khả năng học. Mọi người đều quen thuộc với khái niệm này tại sân bay, nơi chó đánh hơi từng hành khách hoặc hành lý của họ để tìm thuốc phiện và chất nổ hay thực phẩm. Vậy ta thực sự có thể huấn luyện chó đánh hơi mùi sốt rét được chứ? Chúng tôi đã làm việc với một tổ chức từ thiện Medical Detection Dogs để xem liệu có thể huấn luyện chúng đánh hơi bệnh sốt rét. Chúng tôi tới Gambia và thu thập thêm mùi cơ thể của những trẻ em bị và không bị lây nhiễm, nhưng lần này, chúng tôi đã thu thập bằng cách cho chúng mang tất nylon để thu thập mùi cơ thể. Chúng tôi đã mang chúng về UK đưa chúng cho tổ chức từ thiện này thử nghiệm. Tôi có thể cho bạn xem một biểu đồ và cách thí nghiệm đó hoạt động, nhưng điều đó sẽ hơi buồn tẻ, phải không. Ngày nay, họ nói không bao giờ thí nghiệm với trẻ em hoặc động vật sống, nhưng hôm nay ta sẽ phá vỡ quy tắc đó. Xin chào mừng lên sân khấu - Freya (Vỗ tay) và người huấn luyện của cô ấy là Mark và Sarha. (Vỗ tay) Đây mới thực sự là ngôi sao của ngày hôm nay. (Cười) OK, bây giờ tôi có thể yêu cầu bạn giữ im lặng một chút, không di chuyển quá nhiều. Đây là một môi trường rất, rất lạ đối với Freya. Cô ấy đang có một cái nhìn tốt về các bạn. Vì vậy, hãy bình tĩnh nhất có thể. Điều đó sẽ rất tuyệt. Ta chuẩn bị yêu cầu Freya đi dọc theo các cột mẫu vật phẩm mà trong đó chứa tất của trẻ em Gambia. Ba trong số đó những chiếc tất được đi bởi trẻ không nhiễm bệnh, chỉ một cái được đi bởi trẻ nhiễm bệnh. Giống như bạn thấy ở sân bay, hãy tưởng tượng đây là các hành khách và chó đang đi tới từng người để đánh hơi. Bạn có thể thấy liệu cô ấy có đánh hơi được bệnh sốt rét. Đây thực sự là một thử thách khó khăn trong môi trường xa lạ này, giờ xin hãy hướng mắt về phía Mark. Cột số 3. Tuyệt vời. (Vỗ tay) Tuyệt vời. Tôi và Mark đều không biết là cột nào. Đây là một thực nghiệm thực tế. Sarah, kết quả có đúng không? Sarah: Chính xác. James Logan: Chính xác. Làm tốt lắm, Freya. Thật tuyệt vời. (Vỗ tay) Thực sự tuyệt vời. Giờ Sarah đổi thứ tự các cột, loại đi cái mẫu phẩm chứa sốt rét, giờ cả 4 cột đều chứa tất của trẻ em không nhiễm trùng sốt rét, và theo lý thuyết, Freya sẽ đánh hơi và không dừng lại ở cột nào cả. Điều này thực sự quan trọng, vì ta cũng cần biết những người không bị nhiễm bệnh, cô ấy cần có khả năng làm điều đó. Một thử nghiệm khó khăn. Các đôi tất đã ở trong tủ đông vài năm, và chúng cũng khá nhỏ. Hãy tưởng tượng đây là một người, gửi một tín hiệu quan trọng. Qủa làđáng kinh ngạc. Hướng về phía Mark nào. (Cười) (Vỗ tay) Thật thông minh. Tuyệt vời. (Vỗ tay) Thật đáng khen ngợi. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin hãy dành những tràng pháo tay cho Freya, Mark và Sarah. Thật tuyệt vời. (Vỗ tay) Thật là một cô chó tuyệt vời. Cô ấy sẽ được một điều trị sau. Tuyệt diệu. Bạn đã được tận mắt chứng kiến. Đó là một thực nghiệm đầy chân thực. Tôi đã lo lắng đôi chút. Tôi rất vui vì nó thành công. (Cười) Nó thực sự đáng kinh ngạc, và khi làm điều này, chúng tôi nhận thấy rằng những chú chó có thể cho ta biết chính xác người bị nhiễm sốt rét lên đến 81%. Thực sự đáng kinh ngạc. 92% chúng có thể cho ta biết chính xác người không nhiễm bệnh. Và những con số này thực sự vượt trên các tiêu chí do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra để chẩn đoán. chúng tôi thực sự đang xem xét việc triển khai chó ở các quốc gia, và đặc biệt là tại các cảng nhập cảnh, để phát hiện những người bị sốt rét. Đây có thể là một thực tế. Nhưng ta không thể triển khai chó ở khắp mọi nơi, vì vậy điều chúng tôi mong đợi và thực hiện vào lúc này là phát triển công nghệ, thiết bị công nghệ trên người có thể cho phép họ tự chẩn đoán. Hãy tưởng tượng một miếng dán mà bạn đeo trên da sẽ phát hiện từ mồ hôi khi bạn bị nhiễm sốt rét và đổi màu. Hoặc cái gì đó mang tính kỹ thuật hơn, có lẽ: một đồng hồ thông minh cảnh báo khi bạn nhiễm trùng sốt rét. với kỹ thuật số, ta có thể thu thập dữ liệu, hãy tưởng tượng lượng dữ liệu mà ta có thể thu thập trên quy mô toàn cầu. Điều này hoàn toàn có thể cách mạng hóa cách ta theo dõi sự lây lan của bệnh tật, nỗ lực kiểm soát và đối phó với sự bùng phát dịch bệnh, cuối cùng giúp dẫn đến việc loại trừ bệnh sốt rét, và thậm chí vượt xa bệnh sốt rét, đối với các bệnh khác có mùi mà ta đã biết. Nếu ta có thể khai phá sức mạnh thiên nhiên để tìm ra những mùi đó, ta có thể biến điều này thành hiện thực. Là các nhà khoa học, chúng tôi có nhiệm vụ đưa ra những ý tưởng mới, khái niệm mới, công nghệ mới để giải quyết những vấn đề nan giải nhất trên thế giới, nhưng điều khiến tôi không ngừng ngạc nhiên là tự nhiên tạo cơ hội cho ta rồi, và câu trả lời ... nó nằm ngay trước mắt ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn giải thích cho các bạn ngắn gọn làm sao để dự đoán và minh chứng một vài dự đoán về điều Iran sẽ làm trong vài năm nữa Để dự đoán chính xác Chúng ta cần dùng khoa học và lý do để sử dụng khoa học là vì ta có thể làm lại thứ ta đang làm; Không chỉ là trí tuệ hay phỏng đoán. Và nếu ta có thể dự đoán, thì chúng ta có thể vận hành tương lai. Nếu bạn tác động chính sách năng lượng hoặc chính sách về an ninh quốc phòng hay về sức khỏe, giáo dục, khoa học - và một chuyên ngành cụ thể - chính là cách, chứ không phải cách chúng ta đang làm cách tự mò mẫm Bây giờ, trước khi tôi đi sâu hơn Để tôi cho bạn biết sự thật về quảng cáo bởi tôi không tin là có phép thuật ở đây Phương pháp mà tôi dùng có thể dự đoán nhiều thứ, và cũng không dự đoán được một số thứ Nó đoán được những cuộc đàm phán những tình thế cưỡng chế -- mà chủ yếu tất tần tật về chính trị, phần lớn liên quan đến kinh doanh, nhưng thứ lỗi, nếu bạn muốn đầu cơ chứng khoán Tôi không dự đoán chứng khoán --OK, Chứng khoán sẽ không tăng. Nhưng tôi sẽ không làm điều đó. Tôi không dự đoán số liệu ngẫu nhiên. Tôi còn nhận được nhiều cuộc gọi hỏi đánh số nào để trúng sổ xố Tôi không biết những thứ đó Tôi biết về Thuyết Trò Chơi, thuyết trong Toán học và nghĩa là, xin lỗi, thậm chí trong chính trị, Toán học cũng chiếm một phần Ta sẽ không thể suy diễn về chính trị mãi, Cẩn phải nhìn nhận một cách thấu đáo hơn Vậy, Thuyết Trò Chơi là gì? Nó giả định là người ta luôn tìm kiếm thứ có lợi cho họ. Điều đó cũng chẳng có vẻ gì lạ -- dù vẫn bị tranh cãi bởi nhiều người -- rằng chúng ta đều vị kỷ. Để tìm được thứ có lợi nhất hoặc thứ họ nghĩ là tốt nhất cho họ, Họ có những giá trị -- họ xác định cái họ muốn, và cái họ không muốn. Và họ có niềm tin vào thứ người khác muốn, và thứ người khác không muốn, bao nhiêu quyền lực người khác có Những người đó có ảnh hưởng đến mức nào đến thứ bạn muốn. Và họ đối mặt với những giới hạn, hạn chế, Họ có thể yếu thế, sống ở những nơi tồi tệ Họ có thể là Eistein, mắc kẹt làm nông dân chỗ nào nơi làng quê Ấn Độ chẳng ai biết tới, cũng như trường hợp của Ramanujan trong một thời gian dài, nhà toán học vĩ đại mà chẳng ai biết tới. Vậy ai có lý trí? Nhiều người quan tâm rốt cuộc lý trí là gì? Bạn biết đấy, nếu người ta có lý trí Mẹ Theresa, người có lý trí. Những kẻ khủng bố, họ có lý trí. Gần như mọi người đều có lý trí. Tôi nghĩ chỉ có 2 ngoại lệ mà tôi biết -- Trẻ em 2 tuổi, chúng không có lý trí, Chúng rất tùy ý, chúng thay đổi suy nghĩ liên tục, và những người tâm thần, họ thường cũng không có lí trí, nhưng đa số mọi người đều có. Đó là, họ chỉ làm những thứ có lợi nhất cho cá nhân họ. Vậy để biết được người ta sẽ làm gì để theo đuổi lợi ích cá nhân, chúng ta phải nghĩ đến người gây ảnh hưởng lên thế giới. Nếu bạn muốn ảnh hưởng các công ty bằng cách thay đổi hoạt động của họ, liên quan đến việc gây ô nhiễm, một cách, rất phổ biến, là khuyến khích họ trở nên tốt hơn, giải thích cho họ những thiệt hại họ đang gây ra cho hành tinh. Và nhiều người trong các bạn cách đó chẳng có tác dụng lớn như bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn cho họ thấy điều đó là vì lợi ích của họ, thì họ sẽ phản hồi. Vậy, ta phải biết được ai gây ra sự việc. Nếu nhìn vào Iran, Tổng thống Mỹ ta sẽ nghĩ họ có sức ảnh hưởng -- Chắc chắn Tổng thống Iran có ảnh hưởng -- nhưng chúng ta sẽ sai nếu chỉ chú ý vào người cầm quyền đứng đầu bởi vì người đó không thể biết nhiều về Iran, hay về chính sách năng lượng, hay về chính sách y tế, hay về bất cứ chính sách nào. Người đó bị vây quanh bởi nhiều cố vấn. Nếu ta nói về vấn đề an ninh quốc phòng, có thể người đó là ngài Bí thư nước Bí thư quốc phòng, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, có thể ngài Đại sứ Liên Hợp Quốc, hay ai khác người được cho là biết cụ thể về vấn đề đó. Nhưng hãy đối diện rằng, ngài Bí thư chẳng biết nhiều về Iran. Ngài Bí thư Quốc phòng cũng chẳng biết nhiều về Iran. Lần lượt từng người họ đều có cố vấn tư vấn họ, để họ có thể tư vấn lại cho Tổng thống. Có rất nhiều người cùng làm nên quyết định và nếu ta muốn dự đoán chính xác ta phải để ý đến tất cả họ những người đang cùng làm nên kết quả, không chỉ những người ở vị trí tối cao trong tháp ra quyết định. Rất tiếc, nhiều lần chúng ta không làm vậy Có cơ sở cho việc chúng ta không làm vậy, và có cơ sở, bằng việc sử dụng Thuyết Trò chơi và máy tính, chúng ta có thể vượt qua hạn chế của việc chỉ nhìn vào một số người. Hãy tưởng tượng một vấn đề với chỉ 5 người ra quyết định. Hãy tưởng tượng ví dụ như Sally ở đây muốn biết những gì Harry, và Jane, và George và Frank đang suy nghĩ, và gửi tin nhắn cho những người này. Sally đưa ra quan điểm của cô cho họ, và họ đưa ra quan điểm của họ cho Sally. Nhưng Sally muốn biết Harry nói với 3 người kia những gì, và những gì 3 người kia nói lại cho Harry. Và Harry cũng muốn biết những điều những người kia nói với nhau, và cứ như thế, Và Sally cũng muốn biết Harry nghĩ những người kia đang nói gì. Đó là một vấn đề phức tạp, nhiều thứ phải biết. Với 5 người ra quyết định có rất nhiều mối liên hệ -- 120, theo thực tế, nếu bạn còn nhớ số giai thừa. Giai thừa của 5 là 120. Giờ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết là những người khôn ngoan có thể phân biệt được 120 thứ trong đầu Giả sử ta nhân đôi số người có ảnh hưởng từ 5 lên 10. Liệu nó có nghĩa là ta đang nhân đôi số lượng thông tin mà chúng ta cần biết từ 120 lên 240 không? Không. Vậy còn gấp 10 lần? lên 1200? Không. Chúng ta đang tăng nó lên 3.6 triệu. Không ai có thể làm rõ được hết từng đó Ngoại trừ máy tính, chúng có thể. Chúng không cần giải lao uống cà phê chúng không cần nghỉ phép, chúng không cần đi ngủ, chúng cũng chẳng đòi tăng lương. Chúng có thể phân biệt được lượng thông tin này và có nghĩa là chúng ta có thể xử lý được lượng thông tin. vậy tôi sẽ nói cho các bạn biết cách xử lý chúng, và tôi sẽ cho một số vi dụ về Iran, và bạn có thể sẽ tự hỏi, "Sao ta nên nghe theo người đàn ông này? Tại sao ta nên tin những lời ông ta nói?" Vậy tôi sẽ cho các bạn thấy một sự kiện có thật. Đây là đánh giá của Cục tình báo trung ương về xác xuất số lần mô hình tôi đang nói đến đoán đúng điều mà kết quả chưa xảy ra, dù những chuyên gia cung cấp dữ liệu đoán là sai. Đó không phải là tôi nói mà là CIA nói, bạn có thể tìm đọc, Nó được công khai từ lâu. Bạn có thể đọc được trong một bản biên tập bởi H. Bradford Westerfield, Ban biên tập Đại Học Yale. Vậy, chúng ta cần phải biết gì để có thể dự đoán? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì chúng ta chẳng cần biết gì nhiều. Chúng ta cần biết những bên có liên quan trong kết quả đầu ra của một quyết định. Chúng ta cần biết cái họ nói họ muốn, không phải cái họ thực sự muốn trong thân tâm, không phải cái họ có thể đạt được, mà là cái họ nói họ muốn, bởi vì đó là lập trường chiến lược của họ, và chúng ta có thể từ đó nhìn ngược lại để suy ra những điểm mấu chốt trong cách họ ra quyết định Chúng ta cần biết họ tập trung như thế nào đến vấn đề trước mắt. Đó là, họ có sẵn sàng bỏ qua những thứ đang làm khi nảy sinh vấn đề, và để ý đến nó thay vì những thứ khác -- Nó có thực sự to tát đối với họ không? Và họ có thể sử dụng quyền hành đến mức độ nào để giải quyết nếu họ chọn tham gia vào việc đó Nếu chúng ta biết những thứ như vậy ta có thể dự đoán hành động của họ bằng cách cho rằng mọi người quan tâm đến 2 điều khi quyết định bất cứ thứ gì Họ quan tâm đến kết quả. Kết quả gần với những gì họ quan tâm nhất có thể. Những người trọng địa vị, cũng quan tâm việc có được danh vọng - trong đó có sự can thiệp của cái tôi, họ muốn được nhìn nhận là quan trọng trong việc định hướng kết quả, hoặc quan trọng không kém, nếu ý muốn của họ là hạn chế kết quả Vì vậy ta phải tìm ra cách họ có thể cân bằng giữa 2 thứ đó. Nhiều người đánh đổi để chọn lấy giữa theo sát kết quả của họ, tiếp tục trung thành theo đuổi, rồi đi xuống trong vinh quang, hoặc từ bỏ, và làm bất cứ thứ gì họ nghĩ là sẽ được một vị trí nào đó. Hầu hết mọi người trung lập, nếu ta tìm ra họ nghiêng về bên nào ta có thể tìm ra cách thỏa hiệp với họ để thay đổi cách hành động của họ. Vậy chỉ với một lượng nhỏ đầu vào chúng ta có thể tìm ra những lựa chọn mà mọi người có, những cơ hội mà họ sẵn sàng bắt lấy, điều gì họ đang theo đuổi, họ trân trọng, và điều gì họ muốn, và họ tin ở những người khác điều gì. Bạn có thể đang chú ý đến thứ mà ta không cần biết: không có gì liên quan đến lịch sử ở đây. Họ tiến đến vị trí của họ bằng cách nào quan trọng trong việc định hướng thông tin đầu vào nhưng một khi ta đã biết vị trí của họ chúng ta chỉ quan tâm trong tương lai họ sẽ hướng tới điều gì Cách họ đã đạt được nó hóa ra lại không quá quan trọng trong việc dự đoán. Điều đó là chính xác 90%. Vậy chúng ta có được thông tin này từ đâu? Ta có thể tìm thấy những thông tin này trên mạng, trên những tờ The Economist, The Financial Times, The New York Times, U.S News & World Report, rất nhiều những nguồn tin tương tự vậy, hoặc ta có thể hỏi những chuyên gia những người dành cả đời nghiên cứu về địa vị và những vấn đề, bởi vì họ biết rõ về những thông tin này. Nếu họ không biết ai đang cố gắng tạo ảnh hưởng lên quyết định, họ quyền lực đến đâu, họ quan tâm đến vấn đề đến mức nào, và họ nói họ muốn điều gì thì liệu họ có phải chuyên gia không? Là một chuyên gia là vậy, đó là những điều cơ bản mà một chuyên gia cần phải biết. Được rồi, giờ ta sẽ quay trở lại với Iran. Hãy dự đoán ba điều quan trọng -- các bạn có thể kiểm chứng nó đúng hay sai, thời gian sẽ trả lời. Iran định sẽ làm gì với chương trình vũ khí hạt nhân của mình? Chế độ chính trị thần quyền của Iran chắc chắn đến đâu? Tương lai của nó sẽ ra sao? Và người bạn thân của tất cả mọi người, Ahmadinejad. Mọi thứ sẽ ra sao với ngài ấy? Mọi việc sẽ đi đến đâu trong 1 2 năm tới? Hãy nhìn vào đây, nó không dựa trên thống kê. Tôi muốn nói rõ quan điểm ở đây. Tôi không đặt những số liệu quá khứ vào tương lai. Tôi lấy dữ liệu đầu vào ở một vài nơi, cho vào một mô hình trên máy tính cái đã tạo động lực cho sự tương tác, và đó là những động lực đã được tạo, những dự đoán về đường lối chính sách. Các bạn có thể nhìn thấy trên cột dọc, tôi chưa ghi hết đến mức 0, có nhiều lựa chọn khác, nhưng ở đây tôi chỉ cho các bạn thấy dự đoán, vì vậy tôi đã thu hẹp phạm vi lại. Trên cùng của cột dọc là "Chế tạo bom." Ở mốc 130, ta xuất phát ở 1 điểm trên 130, nằm giữa chế tạo một quả bom, và sản xuất đủ nhiên liệu hạt nhân để có thể tạo một quả bom. Đó là điểm mà theo như phân tích của tôi, là vị trí của người Iran đầu năm nay. Và sau đó mô hình sẽ tạo ra những dự đoán tương lai. Ở mốc 115 họ chỉ có thể sản xuất đủ nhiên liệu hạt nhân để cho thấy rằng họ biết cách, nhưng họ không chế tạo vũ khí; mà họ xây dựng chất lượng nghiên cứu. Làm vậy có thể giành được lòng tự tôn dân tộc, nhưng không thể tiến tới chế tạo vũ khí. Ở mốc 100 họ có thể chế tạo năng lượng hạt nhân dân sự, và theo như họ nói thì nó chính là mục đích của họ Đường màu vàng cho chúng ta thấy con đường có khả năng nhất. Đường màu vàng bao hàm phân tích của 87 người ra quyết định ở Iran, và một số lượng lớn những người có tầm ảnh hưởng ở bên ngoài cố gắng thúc đẩy Iran thay đổi động thái, và nhiều cá nhân khác ở Mỹ, Ai Cập, và Ả Rập, Nga, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và vân vân. Đường màu trắng mô phỏng phân tích nếu như môi trường quốc tế để Iran tự ra những quyết định nội bộ, dưới những áp lực chính trị trong nước. Việc đó sẽ không xảy ra, nhưng các bạn có thể thấy các đường đi xuống nhanh hơn nếu họ không bị áp lực từ quốc tế đè nặng, nếu họ được phép theo kế sách của mình. Nhưng trong bất kì trường hợp nào, đến cuối năm nay, đầu năm sau, ta sẽ thấy được một kết quả cân bằng chắc chắn. Và tình thế cân bằng đó không phải những gì nước Mỹ muốn, nhưng có thể nó là sự cân bằng mà nước Mỹ có thể chịu, và nhiều người khác có thể chịu, Và Iran sẽ có được lòng tự tôn quốc gia bằng việc chế tạo nhiên liệu hạt nhân, qua nghiên cứu, để họ có thể cho thấy rằng họ biết cách chế tạo nhiên liệu hạt nhân, nhưng chưa đủ để thực sự chế tạo một quả bom. Làm thế nào việc này có thể xảy ra? Ở đây bạn có thể thấy đây là phân bổ các loại quyền lực ủng hộ hạt nhân dân sự, đây chính là dự đoán về khối nguồn thời điểm cuối 2010, đầu 2011. Hầu như không ai ủng hộ việc nghiên cứu nhiên liệu hạt nhân vào thời điểm bây giờ, nhưng năm 2011 việc đó trở thành một chướng ngại lớn và nếu bạn kết hợp 2 thứ đó, đó chính là ảnh hưởng chính ở Iran. Về phía này, hiện tại có rất nhiều người ví dụ như Ahmadinejad -- người không chỉ muốn chế tạo một quả bom, mà còn cả thử nghiệm nó. Quyền lực đó biết mất hoàn toàn; không ai ủng hộ nó năm 2011. Những anh chàng này thì đang lùi dần, quyền lực đều đang hướng vào đây, vì vậy kết quả sẽ là nhiên liệu hạt nhân. Những người thắng cuộc và những kẻ thua cuộc ở Iran là ai? Hãy nhìn vào đây, chúng đang ngày càng đi lên, và nhân tiện, cái này được làm từ một thời gian trước trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, và có thể nó có vẻ không tin được. Những người này là giới tài chính ở Iran, các ngân hàng, ngành dầu mỏ, thương nhân. Họ đang nắm trong tay nhiều quyền lực chính trị hơn, do những giáo sĩ Hồi giáo đang tự cô lập họ -- ngoại trừ một nhóm giáo sĩ Hồi giáo, những người mà người Mỹ ít biết đến. Về đường này, đang tăng về quyền lực, đó là những gì người Iran gọi là những người ẩn dật. Họ là những thủ lĩnh Hồi giáo Ayatollahs, hầu hết căn cứ ở Qom, họ là những người có quyền lực cao, nhưng lại kín đáo về chính trị và dự sẽ có tiếng nói nhiều hơn, vì họ thấy Iran đi theo chiều hướng xấu, một chiều hướng ngược lại với những gì nhà lãnh đạo Khomeini đã nghĩ Đây là phía ngài Ahmadinejad. 2 điều cần chú ý: ngài ấy đang yếu thế hơn và tuy ngài ấy rất được chú ý ở Mỹ, nhưng không phải người quan trọng ở Iran. Ngài ấy đang tụt dốc. Ok, ở đây tôi gián đoạn các bạn một chút. Không thể dự đoán mọi thứ: thị trường chứng khoán ít nhất đối với tôi, là không thể dự đoán được, nhưng những dàn xếp phức tạp nhất lại có thể. Một lần nữa, cho dù chúng ta đang nói về chính sách sức khỏe, giáo dục, hay môi trường, năng lượng, hay mối tranh chấp, sự hợp nhất, tất cả những điều đó là vấn đề phức tạp có thể dự đoán được, có thể áp dụng được kĩ thuật này. Và lí do vì sao dự đoán được những thứ đó là việc quan trọng, không phải là bạn có thể thành lập một quỹ đầu cơ và kiếm tiền, mà là bởi vì bạn có thể dự đoán những gì người ta sẽ làm, bạn có thể vạch ra những gì họ sẽ làm. Và nếu bạn có thể, bạn có thể thay đổi thế giới, bạn có thể có được kết quả tốt hơn. Tôi muốn các bạn suy nghĩ một điều, đó là đối với tôi, đề tài bao quát của việc thu thập này, và cũng là đề tài bao quát của cách ta nhìn nhận thế giới. Khi người ta nói với bạn rằng, "Điều đó là không thể," nói lại với họ rằng, "Khi bạn nói 'Điều đó là không thể,' bạn có lẽ đang nhầm lẫn với 'Tôi không biết cách thực hiện nó.'" Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Một câu hỏi dành cho ngài. Thật là ấn tượng. Tôi thích cách ngài truyền bá nó. Dù tôi đã rất lo lắng phần giữa bài nói, hoang mang rằng liệu ngài có bao gồm trong mô hình khả năng Truyền bá những dự đoán có thể làm thay đổi kết quả. Chúng tôi có 800 người ở Tehran theo dõi TEDTalks. Bruce Bueno de Mesquita: Tôi đã nghĩ tới, và vì tôi đã làm rất nhiều việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia, nên họ cũng đã suy nghĩ về điều đó. Nó sẽ là một điều tốt nếu mọi người chú ý hơn, nghiêm túc hơn, và tham gia vào dự tính giống như vậy, vì nó có thể thay đổi nhiều điều. Nhưng nó có thể tác động theo hai cách tích cực. Nó có thể thúc đẩy mọi người đạt được thỏa thuận nhanh hơn, và cũng có thể tránh những thất bại và tiết kiệm thời gian. Và nó có thể thỏa hiệp rằng mọi người đều vui vẻ, mà không cần phải thao túng họ nhiều -- đó cơ bản là những gì tôi làm, tôi điều khiển họ. Vậy nên nó sẽ là một điều tốt. Vậy ý ngài là, "Người Iran, đây chính là định mệnh của các bạn, hãy đi đến đó." Đúng, người Iran, đây là những gì nhiều người trong số các bạn sẽ tiến hóa để có, và ta có thể đạt đến sớm hơn rất nhiều, và bạn sẽ phải chịu ít rắc rối hơn từ những chế tài xử phạt, và ta sẽ phải chịu đựng ít hơn những nỗi sợ hãi về lực lượng quân đội, và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn. CA: Hi vọng họ sẽ nghe theo cách đó. Cám ơn rất nhiều ngài Bruce. Cám ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Văn thư lưu trữ Ta có thể hình dung các phòng và kệ chứa đầy hộp và thùng carton với đồ cũ kĩ. Nhưng đối với những người đủ kiên nhẫn để lục tìm nó kho lưu trữ cung cấp cơ hội quý giá để chạm vào quá khứ, để cảm nhận và học hỏi từ những kinh nghiệm của những người sống ở một thời đã qua bị chôn sâu trong kho lưu trữ. Nhưng nếu có một cách làm sống dậy lịch sử thì sao Jon Michael Reese: "Thế giới đang nghĩ sai về chủng tộc. " Melissa Joyner: "Đất nước này chỉ muốn phán xét người da đen. " JMR: "Bởi vì họ không biết." AYGTK: Nếu nó sống động hơn? MJ: "Bằng kẻ thấp hèn và phóng đãng nhất" AYGTK: Nói đi. JMR: "Một triển lãm trung thực, thẳng thắn." AYGTK: Và hát cho chúng tôi, để kho lưu trữ trở nên dễ tiếp cận với mọi người Biểu diễn kho tàng này như thế nào? Một buổi biểu diễn không đơn giản là chỉ dựa trên câu chuyện có thật mà còn cho phép ta trực tiếp tiếp cận với những thứ tưởng chừng đã bị chôn vùi. (Nhạc piano) Đó là nội dung của nhạc kịch ''Ở Buffalo'' mà chúng tôi đang phát triển. Sử dụng các bộ sưu tập của hơn 30 viện lưu trữ, ''Ở Buffalo'' diễn tả kho lưu trữ khổng lồ từ Triển lãm Mỹ-Panama năm 1901, triển lãm thế giới đầu tiên vào thể kỷ XX tại Buffalo, New York. Nếu bạn đã nghe đến triển lãm này, có thể vì đây là nơi William McKinley, tổng thống Mỹ đương thời bị ám sát. Trong gần 17 năm, tôi đã sống trong kho lưu trữ, phía sau cánh cổng của triển lãm, không chỉ vì câu chuyện này, mà còn vì mâu thuẫn sắc tộc một mất một còn có thật diễn ra trong khu triển lãm. Ở đây, một nơi như thể Disney World, Olympic, lễ hội đường phố, bảo tàng hòa làm một, có ba phép tương phản cho thấy rõ việc là người da đen ở Mỹ là như thế nào. Kho lưu trữ nói rằng những ông bầu da trắng mang ra một nhóm da đen mọi rợ gồm 98 người Tây Phi và Trung Phi sống và nhảy bài nhảy khiêu chiến ở một ngôi làng được dựng lại tên là Châu Phi Tăm Tối. Và bên kia con phố, một cuộc sống nô lệ hạnh phúc, gồm 150 diễn viên người da đen miền Nam, hái nhặt bông, hát và nhảy như trên các chương trình trung cổ ở một địa danh kiểu Antebellum được tái dựng lại tên là Đồn Điền Cổ Xưa. Để hồi đáp, cộng đồng người da đen ở Buffalo ủng hộ kiểu triển lãm thứ ba về người da đen Triển lãm Người da đen. Đồng sáng lập bởi học giả Mỹ Phi W.E.B. Du Bois, triển lãm lựa chọn các bức ảnh, biểu đồ, sách, và nhiều thứ khác, miêu tả những người Mỹ Phi như một chủng tộc có thành tích cao, đủ khả năng tiếp nhận giáo dục và tiến bộ. Khi tôi mới biết đến câu chuyện này, tôi hiểu từ trải nghiệm trong cuộc sống của mình những mối nguy hại khi để các thành viên của cộng đồng người Phi nhìn thấy nhau như này. Với tôi, con của hai người nhập cư từ Ghana, Tây Phi, sinh ra ở Nam Mỹ, lớn lên ở Manhattan, Kansas, (Cười) và đi học ở ngôi trường danh giá giống như Du Bois, tôi có thể thấy hội chợ Buffalo gây ra sự tranh cãi giữa người da đen ở phía Bắc với phía Nam, người có học với người vô học, và người Mỹ Phi với người châu Phi. Và tôi muốn biết: Ba nhóm người da đen hoàn toàn khác nhau này đã có trải nghiệm ra sao? Tiếc thay, câu trả lời cho những câu hỏi như vậy ẩn dưới hình tượng sắc tộc méo mó, thông tin đầy mâu thuẫn và tồi tệ hơn -- là sự im lặng. (Nhạc piano) Nhưng tôi vẫn có thể nghe được các giai điệu và các con số nhảy múa và âm vần của các từ ngữ bước ra từ những trang báo cũ. Và khi biết Triễn lãm thế giới này có tiếng nhạc ở mọi nơi trên sân triển lãm, tôi biết rằng một vở nhạc kịch trực tiếp, hoành tráng với công nghệ tân tiến nhất thời đại, là trải nghiệm sát thực nhất có thể đưa câu chuyện lịch sử về hội chợ 1901 ra khỏi kho lưu trữ, đi vào đời thật. Những câu chuyện như Tannie và Henrietta, cặp vợ chồng cảm mến nhau ở đại nhạc hội dần nổ ra xung đột vì biểu diễn ở các chương trình trung cổ này nhằm đạt đến giấc mơ kiếm được năm đô một tuần ở địa danh Đồn Điền Cổ Xưa. Như doanh nhân người Phi John Tevi, đến từ nước Togo ngày nay, người phải luồn lách các luật lệ man rợ ở vườn thú người da đen nơi ông bị giam nhốt. Và những câu chuyện như Mary Talbert, lãnh đạo da đen giàu có thuộc giới ưu tú ở Buffalo người phải chấp nhận những sự thật về sắc tộc ở quê hương bà. MJ: ''Chủng tộc thống trị ở đất nước này phán xét người da đen qua những biểu hiện thấp kém và xấu xa nhất. AYGTK: Như Đồn Điền Cổ Xưa và Châu Phi Tăm Tối. MJ: ''...thay vì qua những lớp người thông minh và xứng đáng hơn.'' AYGTK: Khi các giám đốc hội chợ tảng lờ Mary Talbert và yêu cầu của cộng đồng người da đen ở Buffalo được tham gia hội chợ, báo chí cho biết Mary Talbert và nhóm những phụ nữ Mỹ Phi có học thức của bà đã tổ chức một buổi biểu tình kịch liệt. Nhưng chi tiết về buổi gặp mặt đó, ngay cả bài phát biểu đầy nhiệt huyết của bà, không được ghi đầy đủ trong kho lưu trữ. Vì thế, ''Ở Buffalo'' lấy ý chính trong bài diễn văn của Mary và biến nó thành bài hát. (Tất cả hát) Chúng ta phải làm, chúng ta đồng lòng nhất trí. Chúng ta phải làm, chúng ta đồng lòng nhất trí. MJ: Chúng ta có gì đó để phô ra -- ta sẽ dạy họ một bài học ở Buffalo. Nó sẽ có ích cho tổ quốc khi họ thấy được sự phát triển của ta từ khi được giải phóng. Người da màu nên được đại diện ở buổi Triển lãm Pan-American này, Nó sẽ có ích cho tổ quốc khi họ thấy được sự phát triển của ta từ khi được giải phóng. (Tất cả hát) Họ đã mắc sai lầm lớn khi không bổ nhiệm bất kì ai từ chủng tộc của ta. Chúng ta phải làm, chúng ta đồng lòng nhất trí. Chúng ta phải làm, chúng ta đồng lòng nhất trí. Chúng ta phải làm, chúng ta đồng lòng nhất trí. AYGTK: Mary Talbert yêu cầu Triển lãm Người da đen được ở hội chợ đã thành công. Và có Triễn lãm Người Da Đen ở Buffalo nghĩa là vở nhạc kịch phải kể câu chuyện tại sao Du Bois đồng sáng lập nó... và tại sao Mary cũng như tầng lớp người da đen ưu tú lại thấy nó cần thiết. JMR: ''Thế giới đang nghĩ sai về chủng tộc. Họ giết Sam Hose vì họ nghĩ anh ấy là người như vậy. Mỗi ngày càng có thêm nhiều người như anh nhiều đàn ông da đen, như anh, bị bắt đi. Và sau đó -- tia đỏ đó ... ta không thể trở về như cũ được nữa. (Hát) Một tia đỏ [Cuộc săn đuổi ở Georgia] cắt ngang bàn của tôi [Đám đông phía sau Hose; anh ấy sẽ bị treo cổ] chính vào ngày đó đôi bàn tay Sam buông thõng Liệu chỉ dùng lời nói có thể đẩy lùi luật pháp bất công? [Không thể trốn thoát] Liệu chỉ dùng lời nói có thể đẩy lùi bạo lực? Ôi, không, ôi [Bị thiêu sống] [Sam Hose bị treo cổ] Ôi, không, ôi [Thân xác anh bị băm thành nhiều mảnh] Ôi, không, ôi [Bị thiêu trên cọc] [Mười xu cho lát gan bị nấu chín] [Chiến đấu cho tưởng niệm] (Cùng hát) Ai đã đọc những quyển sách? Những con số của ta thật nhỏ bé giữa trang sách Cuộc khủng hoảng tăng gấp bội Người của ta bị treo cổ và hành quyết Ôi, Chúa ơi Điều gì đó phải thay đổi AYGTK: Nó phải thay đổi "Ở Buffalo" cho thấy hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày nay giống nước Mỹ năm 1901 như thế nào Như khi tên Sam Hose đầy các trang báo Truyền thông ngày nay mang tên của JMR: Oscar Grant. MJ: Jacqueline Culp. Người đàn: Trayvon Martin. AYGTK: Sandra Bland. Và rất nhiều cái tên khác nữa. Di sản của hội chợ năm 1901 trường tồn theo nhiều cách hơn ta tưởng tượng. MJ: Mary Talbert và Hiệp hội Phụ nữ da màu đã bắt đầu phong trào chống lại việc treo cổ và suy nghĩ sai lệch về tội phạm da đen như cách phụ nữ da đen ngày nay phát động Black Lives Matter. JMR: Và những người chiến đấu vì người da màu tổ chức triển lãm về người da màu, bao gồm Du Bois, đã đến Buffalo bốn năm sau hội chợ, để bắt đầu phong trào Niagara, đặt nền móng cho sự ra đời của NAACP. AYGTK: không chỉ là người da màu đã tham gia hội chợ năm 1901. Mà là cuốn sổ tay chính thức cho những người đòi bình đẳng. MJ: "Hãy ghi nhớ:" JMR: "... một khi bước qua cổng" AYGTK: " ..bạn là một phần của buổi diễn". Biểu diễn về lịch sử tại "Ở Buffalo" để khán giả tự hỏi, "Liệu chúng ta còn ở phía sau cánh cổng, còn là một phần của buổi diễn?" (Nhạc kết thúc) (Vỗ tay và tán thưởng) Vi khuẩn là những sinh vật lâu đời nhất trên trái đất Chúng đã tồn tại cách đây hàng tỉ năm và là những sinh vật đơn bào cực kỳ nhỏ bé Chúng chỉ có 1 tế bào và có 1 điểm đặc biệt là chỉ có 1 đoạn DNA Chúng có rất ít gen và những thông tin di truyền mã hóa các đặc điểm của chúng Vi khuẩn tồn tại bằng cách sử dụng chất dinh dưỡng từ môi trường khi cơ thể phát triển gấp đôi, vi khuẩn tự phân đôi ở giữa 1 tế bào được nhân đôi,và cứ thế tiếp diễn Chúng lớn lên rồi phân đôi, lớn lên rồi phân đôi -1 cuộc sống khá buồn tẻ ngoại trừ khả năng mà tôi sắp nói tới đây khả năng tương tác đáng ngạc nhiên của các sinh vật này với chính bạn. Tôi biết các bạn đều nhìn nhận bản thân như 1 con người, và đó cũng là cách tôi nhìn nhận các bạn Người đàn ông này đại diện cho loài người và tất cả các vòng tròn trong cơ thể anh ta là những tế bào cấu tạo nên cơ thể có khoảng 1 nghìn tỉ tế bào giúp mỗi chúng ta không ai giống ai và có thể làm những việc mà chúng ta đang làm nhưng mỗi người lại có 10 nghìn tỉ tế bào vi khuẩn tồn tại cả bên trong và bên ngoài cơ thể vậy , số tế bào vi khuẩn gấp 10 lần số tế bào con người tồn tại ở 1 người Và dĩ nhiên, đó chính là DNA đây là các cặp bazo A,T,G,X tạo nên mã di truyền và các đặc điểm sinh động cho con người Bạn có khoảng 30.000 gen nhưng số gen của vi khuẩn quanh bạn còn nhiều gấp 100 lần có ảnh hưởng đến cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể trong suốt cuộc đời tối đa bạn có khoảng 10 phần trăm con người nhưng cũng có thể chỉ khoảng hơn 1% tùy vào hệ đo lường mà bạn thích sử dụng. Tôi biết là các bạn nghĩ mình là những cơ thể người, nhưng tôi lại coi bạn 90 hay 99% là vi khuẩn. (Tiếng cười) Những vi khuẩn đó không hề thụ động Chúng cực kỳ quan trọng, duy trì sự sống của con người Chúng phủ lên cơ thể con người 1 bộ áo giáp vô hình ngăn chặn sự tấn công của môi trường giúp con người khỏe mạnh Chúng tiêu hóa thức ăn, tạo vitamin Chúng thực sự điều khiển hệ thống miễn dịch ngăn chặn các vi khuẩn có hại Vì vậy chúng làm những công việc đáng nể giúp con người và cực kỳ quan trọng cho sự sống và chúng không bao giờ chịu áp lực từ việc đó Nhưng chúng vẫn vì làm nhiều việc tồi tệ nữa Vậy, có tất cả các loại vi khuẩn trên trái đất không nên ở trên cơ thể con người nhưng nếu chúng thâm nhập vào cơ thể, bạn sẽ mắc 1 số bệnh Và do vậy, câu hỏi đặt ra là liệu bạn muốn xem xét tất cả mặt tốt của vi khuẩn, hay mặt xấu của chúng Câu hỏi ở đây là vi khuẩn có thể làm những việc đó ra sao. Ý tôi là chúng thực sự rất nhỏ bé để nhìn thấy nó thì cần 1 chiếc kính hiển vi Chúng có một cuộc sống nhàm chán - chỉ việc lớn lên và phân đôi Mọi người coi chúng như những sinh vật sống ẩn dật và đối với con người, dường như chúng quá nhỏ bé để gây tác động đến môi trường nếu chúng đơn giản hoạt động tách rời theo từng cá thể và do vậy chúng ta đã muốn nghĩ rằng liệu vi khuẩn chỉ có 1 cách sống. Manh mối cho câu hỏi này đến từ 1 loại vi khuẩn biển khác có tên là Vibrio fischeri. Trên hình này là một người trong phòng thí nghiệm của tôi đang cầm 1 lọ đựng dung dịch nuôi cấy vi khuẩn 1 loại vi khuẩn vô hại xinh đẹp sống ở đại dương có tên Vibro fischeri. Vi khuẩn này có 1 điểm đặc biệt, nó có thể tạo ra ánh sáng tạo ra phát quang sinh học giống như đom đóm phát sáng Chúng ta sẽ không làm bất cứ điều gì với các tế bào ở đây Chúng tôi chỉ chụp ảnh bằng cách tắt đèn trong phòng và đây là những gì chúng tôi quan sát được Điều mà chúng tôi thực sự thích thú không phải là loại vi khuẩn đó phát quang mà là thời điểm chúng phát quang. Chúng tôi nhận thấy khi vi khuẩn này ở 1 mình khi ở trong thể vẩn loãng màu, chúng không phát sáng nhưng khi chúng phát triển tới 1 lượng tế bào nhất định tất cả các vi khuẩn đồng thời phát sáng. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà vi khuẩn, những sinh vật nguyên thủy có thể phân biệt những khoảng thời gian chúng ở một mình với thời gian khi sống trong cộng đồng và sau đó phát sáng cùng nhau Chúng tôi phát hiện ra đó là bằng cách nói chuyện với nhau chúng nói chuyện bằng ngôn ngữ hóa học. Đây được coi như là tế bào vi khuẩn của tôi khi ở một mình nó không phát sáng nhưng những gì nó làm là tổng hợp và tiết ra những phân tử nhỏ bạn có thể xem đó như những hoóc-môn và chúng là các tam giác màu đỏ này, khi vi khuẩn một mình các phân tử khuếch tán và vì vậy không có ánh sáng nhưng khi vi khuẩn phát triển và nhân đôi tất cả tham gia vào việc tổng hợp các phân tử này số lượng phân tử bên ngoài tế bào tăng tỉ lệ thuận với lượng tế bào và khi phân tử đạt đến 1 lượng nhất định chúng báo cho vi khuẩn biết có bao nhiêu vi khuẩn khác xung quanh vi khuẩn nhận ra phân tử và tất cả phát quang 1 cách đồng bộ Đó là phương thức hoạt động của phát quang sinh học Chúng nói chuyện bằng ngôn ngữ hóa học Lý do Vibro fischeri làm như thế đến từ sinh học 1 thông tin nữa về sinh vật ở đại dương Vibro fischeri sống trong con mực ống này Bạn đang nhìn thấy mực ống đuôi cộc Hawai nó vừa lật phần lưng ra Hy vọng là bạn có thể quan sát thấy 2 phần mấu tua rua và những ngôi nhà của các tế bào Vibro fischeri chúng sống ở đó, với số lượng lớn tế bào phân tử ở đó, chúng đang phát quang Lý do con mực sẵn sàng chấp thuận những trò chơi xấu đó là vì chúng muốn ánh sáng đó. Cách thức làm việc của việc cộng sinh đó là con mực sống ngoài khơi Hawai ở vùng nước nông đến đầu gối. Mực hoạt động về đêm vì thế suốt cả ngày nó giấu mình trong cát và ngủ nhưng khi màn đêm buông xuống, chúng ra ngoài đi săn. Vào những đêm sáng trời có nhiều ánh sao và ánh trăng ánh sáng đó có thể xuyên qua lớp nước con mực trốn ở trong vì nó chỉ ở sâu dưới nước vài feet. Con mực phát triển 1 lá chắn sáng có thể mở và đóng cơ quan chuyên về ánh sáng nơi mà vi khuẩn sống Nó có các bộ phận dò trên lưng vì thế có thể cảm nhận được lượng ánh sáng của mặt trăng và sao chiếu vào lưng. Và nó mở, đóng lá chắn sáng lượng ánh sáng ra khỏi đáy được vi khuẩn thực hiện phù hợp chính xác với lượng ánh sáng chiếu vào lưng con mực vì thế con mực không tạo ra bóng. Nó sử dụng ánh sáng từ vi khuẩn để phản sáng lại chính nó bằng 1 thiết bị chống săn mồi vì thế những kẻ săn mồi không thể nhìn thấy bóng của con mực tính toán đường đạn và ăn thịt nó. Giống như máy bay tàng hình của đại dương. (Tiếng cười) Nhưng sau đó suy nghĩ lại, con mực có 1 vấn đề khủng khiếp vì chúng mang trên mình lớp vi khuẩn dày và đang chết dần và chúng không thể duy trì điều đó. Và rồi những gì xảy ra là mỗi sáng khi mặt trời lên con mực ngủ, chôn mình trong cát với một cái "bơm" gắn liền với nhịp sinh học và khi mặt trời lên, khoảng 95% vi khuẩn bị 'bơm' ra Giờ đây vi khuẩn khuếch tán, cái phân tử hóoc-môn nhỏ đã không còn vì vậy chúng không phát quang nữa nhưng dĩ nhiên con mực giờ đây không quan tâm. Nó ngủ trong cát. Và khi ngày tàn, vi khuẩn lại nhân đôi chúng giải phóng những phân tử, và rồi ánh sáng lại phát ra vào ban đêm, chính xác khi con mực cần nó. Ban đầu, chúng tôi đã hiểu làm thế nào vi khuẩn làm được điều đó, nhưng rồi chúng tôi so sánh với những học thuyết của sinh học phân tử để tìm hiểu cơ chế thực sự là gì. Và những gì tìm được - vậy giả thuyết đặt ra, một lần nữa, tế bào vi khuẩn của tôi- là Vibrio fischeri có chứa protein đây là hình hộp màu đỏ - đó là enzim tạo ra phân tử hóoc-môn - tam giác màu đỏ. Và tồi khi tế bào phát triển, chúng đều giải phóng phân tử đó vào môi trường, nên có rất nhiều phân tử đó Và vi khuẩn đồng thời cũng có một cơ quan tiếp nhận trên bề mặt tế bào hoạt động như khóa và chìa khóa với phân tử đó. Chúng cũng như những thụ quan trên bề mặt tế bào của chúng ta. Khi những phân tử hóoc-môn tích tụ đến một lượng nhất định cho biết điều gì đó về số lượng tế bào chúng kết hợp với cơ quan tiếp nhận trên tế bào và thông tin được truyền vào trong tế bào báo cho tế bào khởi động thuộc tính phát quang. Điều này thú vị bởi trong những thập kỉ trước chúng tôi đã nhận ra rằng đây không phải chỉ là sự bất thường của một loài vi khuẩn ngu ngốc phát sáng trong bóng tối sống ở đại dương tất cả vi khuẩn đều có hệ thống giống vậy. Vì vậy giờ đây chúng ta hiểu rằng tất cả vi khuẩn đều có thể nói chuyện với nhau. Chúng tạo ra ngôn từ hoá học, chúng phân biệt được những từ ngữ đó, và chúng trỗi dậy bản năng nhóm điều mà chỉ thành công khi tất cả các tế bào tham gia. Chúng tôi có một cái tên thú vị cho quá trình này, chúng tôi gọi đó là "cảm nhận số đại biểu tối thiểu". Chúng bỏ phiếu với những lá phiếu hoá học, những lá phiếu này được đếm, và sau đó mọi người hưởng ứng việc bầu cử này. Điều quan trọng của cuộc nói chuyện này là chúng ta biết có hàng trăm cách mà vi khuẩn tiến hành theo kiểu này. Nhưng cách mà có thể quan trọng nhất với bạn là tính độc hại. Không giống như một vài vi khuẩn xâm nhập vào bạn và chúng bắt đầu tiết ra một vài chất độc bạn rất là to lớn nên nó chẳng ảnh hưởng gì tới ban. Bạn to khổng lồ. Việc mà chúng làm, giờ chúng ta đã hiểu, là chúng xâm nhập vào cơ thể bạn, rồi chúng đợi, và bắt đầu phát triển, chúng tự đếm số lượng cộng đồng chúng với những phân tử nhỏ này, và chúng biết khi nào chúng có đủ số lượng tế bào rằng nếu tất cả những vi khuẩn này hợp lực dùng tính độc hại của chúng để tấn công, chúng sẽ thành công trong việc đánh bại vật chủ. Vi khuẩn luôn điều khiển việc gây bệnh bằng "cảm nhận số đại biểu tối thiểu". Đó là cách thức mà quá trình xảy ra. Sau đó chúng tôi cũng quan sát những phân tử này đó là những tam giác đỏ ở hình chiếu của tôi lúc trước. Đây là phân tử Vibrio fischeri. Đây là từ mà nó nói chuyện cùng. Sau đó chúng tôi quan sát những vi khuẩn khác, và đây mới là những khám phá rất nhỏ về những phân tử này. Điều mà tôi muốn bạn thấy là những phân tử này liên quan đến nhau. Phần bên trái của phân tử giống nhau ở tất cả các loài vi khuẩn. Nhưng phần bên phải phân tử ở các loài vi khuẩn thì hơi khác nhau. Điều đó làm cho mỗi loài vi khuẩn có cách bàn bạc khác nhau đối với những ngôn ngữ này. Mỗi phân tử ăn khớp vào phần tiếp nhận của đồng loại chứ không phải loài khác. Nên những cuộc nói chuyện này là bí mật và riêng tư. Những cuộc nói chuyện này là sự truyền đạt thông tin nội bộ trong cùng loài. Mỗi vi khuẩn sử dụng một phân tử đặc biệt, đó là ngôn ngữ của nó, cho phép nó đếm anh chị em của mình. Khi mà chúng tôi phát hiện ra đến đó chúng tôi nghĩ chúng tôi bắt đầu hiểu rằng các phân tử có những hành động xã giao. Nhưng điều mà chúng tôi thực sự nghĩ là phần lớn thời gian những phân tử không sống riêng lẻ, chúng sống trong một hỗn hợp kì lạ, với hàng trăm hay hàng nghìn loài vi khuẩn khác. Điều đó thể hiện trên hình chiếu này. Đây là da của bạn. Đây chỉ là một bức hình - một hình ảnh siêu nhỏ của da bạn. Mọi nơi trên cơ thể bạn trông cũng khá giống thế này, và điều mà tôi muốn bạn thấy là ở đó có đủ các loại vi khuẩn. Thế nên chúng tôi bắt đầu nghĩ là nếu mà điều này thực sự là giao tiếp của vi khuẩn, và là việc đếm những vi khuẩn xung quanh, thì khả năng nói chuyện trong cùng loài thôi là chưa đủ. Phải có một cách đếm số lượng toàn thể những vi khuẩn còn lại. Nên chúng tôi trở lại với sinh học phân tử Và bắt đầu nghiên cứu các vi khuẩn khác nhau và điều mà chúng tôi phát hiện ra là thật ra, các phân tử nói được nhiều thứ tiếng. Chúng đều có một hệ thống riêng cho loài chúng có một phân tử nói là "tôi." Nhưng sau đó, song song với việc đó là hệ thống thứ hai mà chúng tôi phát hiện ra, đó là tính giống loài. Vậy là, chúng có enzim thứ hai tạo ra dấu hiệu thứ hai và nó có phần tiếp nhận của riêng mình, và phân tử này là ngôn ngữ trao đổi của vi khuẩn. Nó được sử dụng bởi tất cả các vi khuẩn khác nhau và đó là ngôn ngữ giao tiếp chung của tất cả các loài. Điều xảy ra là vi khuẩn có khả năng đếm có bao nhiêu tôi và bao nhiêu bạn. Chúng tiếp nhận thông tin đó vào trong mình, và quyết định nhiệm vụ tương ứng để thực hiên phụ thuộc vào ai thuộc thiểu số và ai thuộc đa số của mỗi mảng dân cư. Sau đó, chúng tôi quay trở lại với Hoá học, và chúng tôi thấy rằng phân tử có tính tổng loài này là những hình trái xoan hồng ở hình chiếu của tôi lúc trước, nó đây. Đó là một phân tử có 5 cacbon rất nhỏ. Điều quan trọng mà chúng tôi nhận ra là tất cả các vi khuẩn có cùng một enzim và tạo ra cùng một phân tử. Thế nên chúng cùng sử dụng phân tử này để giao tiếp trong toàn loài. Đây là vi khuẩn Esperanto. (Tiếng cười) Khi chúng tôi phát hiện tới đó, chúng tôi bắt đầu thấy rằng vi khuẩn có thể nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ hoá học này. Chúng tôi bắt đầu cho rằng chúng tôi có thể làm điều gì đó thực tiễn hơn ở đây. Tôi đã kể với bạn rằng vi khuẩn có tất cả những cử chỉ xã giao này chúng giao tiếp bằng những phân tử này Tất nhiên, tôi cũng đã kể với bạn rằng một trong những điều quan trọng chúng làm là bắt đầu tính gây bệnh bằng việc sử dụng cảm ứng số đại biểu tối thiểu. Chúng tôi đã nghĩ là, nếu như chúng tôi tạo ra những vi khuẩn này để chúng không thể nói chuyện hoặc không thể nghe thấy nhau? Thì đây có thể là những loại kháng sinh mới? Tất nhiên, bạn đã nghe và bạn cũng đã biết rằng chúng ta đang thiếu dần kháng sinh. Vi khuẩn bây giờ có khả năng đề kháng rất nhiều loài thuốc và đó là vì tất cả các loại kháng sinh chúng ta sử dụng giết chết vi khuẩn. Hoặc là chúng làm nổ màng vi khuẩn. hoặc là chúng làm cho vi khuẩn không thể tự nhân DNA. Chúng ta diệt vi khuẩn bằng những thuốc kháng sinh truyền thống và điều đó chọn ra những kháng thể. Và thế nên giờ chúng ta có vấn đề toàn cầu này về bệnh truyền nhiễm. Chúng tôi đã nghĩ, nếu như chúng tôi có những thích ứng làm cho những vi khuẩn này không thể nói chuyện hay đếm và chúng không biết để tạo ra tính độc dược. Và đó là điều mà chúng tôi đã thực hiện, và chúng tôi có 2 phương thức. Điều đầu tiên là chúng tôi tiếp cận hệ thống giao tiếp cùng loài. nên chúng tôi tạo ra những phân tử trông giống như những phân tử thực sự nên chúng tôi tạo ra những phân tử trông giống như những phân tử thực sự. Và do đó, chúng khớp vào những phần tiếp nhận đó và chúng làm tắc sự nhận dạng phân tử thực sự. Bằng cách tiếp cận hệ thống đỏ điều mà chúng tôi có thể làm là tạo ra phân tử cảm nhận bệnh và loài. Chúng tôi cũng làm việc tương tự với hệ thống màu hồng. Chúng tôi lấy phân tử chung đó và thay đổi một chút để tạo ra những phản kháng hệ thống giao tiếp cùng loài. Hi vọng là những việc này được ứng dụng trong thuốc kháng sinh diện rộng để chống lại tất cả các vi khuẩn. Trước khi kết thúc tôi sẽ chỉ cho bạn thấy chiến lược này. Trong cái này tôi chỉ sử dụng phân tử cùng loài nhưng lô-gic thì vẫn giống như thế. Điều mà bạn biết là khi vi khuản xâm nhập vào động vật trong trường hợp này là một con chuôt. nó không bắt đầu độc tính ngay. Nó xâm nhập vào, rồi phát triển, và bắt đầu tiết ra nhưng phân tử cảm nhận số đại biểu cần thiết. Nó nhận ra khi nó có đủ vi khuẩn rằng đã đến thời điểm chúng triển khai tấn công và con vật chết. Điều mà chúng tôi có thể làm là đưa ra những sự lan truyền độc tính này nhưng chúng tôi đưa cho chúng trong sự kết hợp với những phân tử cảm nhận chống số đại biểu cùng loài nên đây là những phân tử trông giống như là thứ thật nhưng chúng trông hơi khác thứ mà tôi mô tả ở slide này. Điều mà chúng ta giờ đã biết là nếu mà chúng tôi chữa con vật với một vi khuẩn gây bệnh -- một vi khuẩn gây bệnh kháng nhiều loại thuốc cùng lúc đó chúng tôi đưa ra phân tử cảm nhận chống số đại biểu cùng loài thì con chuột lại sống. Chúng tôi nghĩ rằng đây là thế hệ tiếp theo của kháng sinh và nó sẽ giúp ta vượt qua, ít nhất là vào lúc ban đầu, vấn đề lớn về phản kháng này. Điều mà tôi mong bạn nghĩ là, vi khuẩn có thể nói chuyện với nhau chúng sử dụng những chất hoá học như từ ngữ chúng có thuật ngữ hoá học phức tạp một cách đáng kinh ngạc và chúng ta mới bắt đầu biết về điều đo. Tất nhiên là thứ mà cho phép các vi khuẩn làm là đa bào. Nên trên tinh thần của TED, chúng làm cùng nhau bởi vì điều đó tạo nên sự khác biệt Điều xảy ra là vi khuẩn có những hành động này và chúng có thể thi hành những nhiệm vụ và chúng không bao giờ có thể đạt được và đơn giản là chúng hành động như những cá thể. Điều mà tôi hi vọng là tôi có thể tranh luận xa hơn với bạn là đây là sự sáng chế ra sự đa bào. Vi khuẩn đã sinh sống trên trái đất từ hàng tỉ năm. Con người -- hàng trăm ngàn năm Chúng tôi nghĩ rằng vi khuẩn tạo ra những qui tắc về cách thức mà các tổ chức đa bào làm việc. Chúng tôi nghĩ, bằng việc nghiên cứu vi khuẩn, chúng tôi sẽ có thể có những thông tin về đa bào ở cơ thể người. Chúng tôi biết rằng những qui luật và phép tắc, nếu chúng tôi có thể biết về chúng trong nhưng sinh vật nguyên sơ kiểu này, hi vọng là chúng sẽ được ứng dụng với các bệnh của con người và cả những hành động của con người. Tôi hi vọng điều mà bạn vừa biết là vi khuẩn có thể nhận ra bản thân với những vi khuẩn khác. Bằng cách sử dụng 2 phân tử này, chúng có thể nói "tôi" và chúng có thể nói "bạn" Một lần nữa, tất nhiên đó là những điều chúng tôi thực hiện theo cách phân tử và cũng theo cách hướng ngoại nhưng tôi nghĩ về thứ phân tử. Đó chính xác là điều xảy ra trong cơ thể chúng ta. Đó không giống như tế bào tim và thận bị lẫn vào nhau hàng ngày và đó là vì những chất hoá học đang xảy ra nhưng phân tử này nói mỗi nhóm tế bào này là ai và nhiệm vụ của chúng là gì. Một lần nữa, chúng tôi nghĩ là các vi khuẩn đã tạo ra điều đó và bạn chỉ tiến hoá thêm một vài tiếng chuông và tiếng huýt sáo nhưng tất cả những ý tưởng trên thuộc về những hệ thống đơn giản mà chúng ta có thể nghiên cứu. Điều cuối cùng là, một lần nữa để nhắc lại rằng có một phần thực tiễn và do đó chúng tôi tạo ra nhưng phân tử cảm nhận chống số đại biểu tối thiểu này mà đang được phát triển thành những kiểu trị liệu mới. Nhưng mà sau đó, để chốt lại cho tất cả những vi khuẩn tốt và thần kì sống trên trái đất chúng tôi cũng tạo ra những phân tử cảm nhận theo số đại biểu tối thiểu. Thế nên, chúng tôi đã nhắm mục tiêu vào những hệ thống đó để làm cho những phân tử làm việc tốt hơn. Nhớ rằng bạn có gấp 10 lần hay hơn tế bào vi khuẩn trong người bạn và trên người bạn, để giữ bạn khoẻ mạnh. Điều mà chúng tôi cũng đang cố gắng là tăng cường sự nói chuyện giữa các vi khuẳn sống chung với bạn với hi vọng là làm cho bạn khoẻ mạnh hơn làm cho những cuộc nói chuyện hiệu quả hơn để các vi khuẩn có thể làm những thứ mà chúng ta muốn chúng làm và tốt hơn là khi chúng tự làm Cuối cùng tôi muốn chỉ cho bạn thấy đây là đội của tôi ở Princeton, New Jersey. Tất cả những điều mà tôi đã kể với bạn đều đuợc khám phá bởi một ai đó trong bức hình này. Tôi hi vọng khi mà bạn học điều gì đó như là cách mà thế giới tự nhiên hoạt động Tôi chỉ muốn nói là bất cứ khi nào mà bạn đọc thứ gì đó ở trên báo hay là bạn nghe nói về thứ gì đó phi lý trong thế giới tự nhiên điều đó được hoàn thành bởi một đứa trẻ Khoa học được tạo nên bởi nhân khẩu học. Tất cả những người này khoảng tầm 20 đến 30 tuổi và họ là động cơ chạy những khám phá khoa học ở đất nước này. Rất là may mắn được làm việc cùng những người này. Tôi cứ già đi hàng này và họ vẫn luôn cùng tuối và công việc thú vị và vui vẻ vô cùng. Tôi muốn cảm ơn các bạn đã mời tôi tới đây Điều này có ý nghĩa to lớn với tôi rằng tôi được tới hội thảo này. (Vỗ tay) Cảm ơn mọi người (Vỗ tay) Hephaestus, thần kỹ nghệ, đã dồn nhiều tâm huyết cho phát minh tài tình nhất của mình. Thần đã tạo ra hệ thống phòng thủ mới cho vua Minos, nhằm ngăn kẻ thù tấn công đảo quốc Crete. Người phàm và vũ khí thông thường sẽ không đủ sức chống cự, vì vậy, vị thần có tầm nhìn này đã nghĩ ra một cỗ máy bảo vệ bất khả chiến bại. Trong lửa lò rèn của mình, Hephaestus đúc ra cỗ máy mang hình hài một người khổng lồ. Đúc bằng đồng lấp lánh, được trao sức mạnh siêu phàm, nhiên liệu hoạt động là ichor, máu vàng thần thánh, cỗ máy này không giống bất cứ thứ gì Hephaestus đã tạo ra trước đó. Thần đặt tên cho tạo vật này là Talos - người máy đầu tiên. Cỗ máy bảo vệ bằng đồng này đi quanh quốc đảo một ngày ba lần, tìm kiếm những kẻ xâm nhập. Khi phát hiện tàu thuyền tiếp cận bờ biển, nó ném những tảng đá lớn để chặn đường tiến của chúng. Nếu có bất kỳ kẻ sống sót nào đặt chân lên bờ, nó sẽ hun nóng cơ thể và đè nghiến nạn nhân bằng ngực mình. Talos thực hiện nhiệm vụ ngày qua ngày, không thay đổi. Dù hành động cứng nhắc, Talos cũng có đời sống nội tâm không phải ai cũng biết. Chẳng mấy chốc, Talos chạm trán một con tàu xâm lược, thách thức tính hung hăng của nó. Binh đoàn rầm rộ của Jason, Medea, và người Argonaut trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ lấy lông cừu vàng đầy khó khăn. Cuộc phiêu lưu đã đi qua nhiều ngã rẽ đen tối, và những thủy thủ mệt mỏi đã tuyệt vọng với việc tìm kiếm bến nghỉ an toàn. Họ đã nghe những chuyện về cỗ máy bằng đồng bất khả xâm phạm của đảo Crete được tạo ra để che chở hòn đảo. Talos đã phát hiện ra họ trước khi họ kịp thả neo. Khi quân Argonaut co rúm run rẩy vì Talos tiến lại gần, nữ phù thủy Medea phát hiện một cái chốt sáng lấp lánh ở mắt cá của nó - và nghĩ ra một lối thoát thông minh. Medea đề nghị một vụ trao đổi với Talos: cô tuyên bố có thể khiến Talos bất tử đổi lấy việc tháo chốt. Lời hứa hẹn của Medea tác động mạnh đến thâm tâm của Talos. Không biết về bản chất cơ học của chính mình, và đủ chất "người" để khát khao sự sống vĩnh cửu, Talos đồng ý. Trong khi Medea lẩm bẩm câu thần chú, Jason tháo chốt. Đúng như Medea dự đoán, cái chốt là điểm yếu trong thiết kế của Hephaestus. Ichor chảy ra như chì nóng chảy, rút cạn nguồn năng lượng của Talos. Cỗ máy đổ sập xuống vang rền, và quân Argonaut tự do trở về nhà. Câu chuyện này lần đầu tiên được ghi nhận vào khoảng năm 700 trước Công nguyên, làm dấy lên một số lo lắng quen thuộc về trí thông minh nhân tạo, và thậm chí, là nguồn cảm hứng cho khoa học viễn tưởng. Nhưng theo các nhà sử học, người máy cổ đại không chỉ là thần thoại. Vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, các kỹ sư Hy Lạp đã bắt đầu chế tạo máy tự động gồm người hầu robot và mô hình bay của các loài chim. Talos là người máy nổi tiếng nhất, xuất hiện trên đồng tiền xu Hy Lạp, bình hoa, tranh vẽ, bích họa công cộng, và trong các buổi diễn sân khấu. Thậm chí, 2.500 năm trước, người Hy Lạp đã bắt đầu nghiên cứu ranh giới mong manh giữa con người và máy móc. Giống như nhiều huyền thoại hiện đại về trí thông minh nhân tạo, chuyện kể về trái tim của Talos cũng nhiều như chuyện về khối óc cứng nhắc của nó. Minh họa cái chết của Talos trên chiếc bình ở thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, một họa sĩ đã khắc họa cơn tuyệt vọng của cỗ máy đang chết dần với một giọt nước mắt lăn dài trên má. Tôi sắp sửa nói về bản thân mình, điều mà tôi hiếm khi làm, bởi vì tôi... à một lý do là vì, tôi thích nói về những thứ mà tôi chẳng hề biết gì. Và lý do thứ hai, tôi là một người đang vượt qua hội chứng ái kỷ tự cao. (Cười) Tôi thực sự không biết tôi là một người tự cao. Tôi nghĩ tính tự cao nghĩa là bạn yêu chính bản thân bạn. Và rồi ai đó đã bảo tôi rằng điều đó cũng có mặt trái. Vậy nên thực tế nó còn tệ hơn sự ích kỷ; đó là yêu mà không được đáp lại. (Cười) Tôi không nghĩ tôi có thể tái phát. Nhưng tôi muốn, giải thích rằng làm thế nào mà tôi phác họa được tấn hài kịchmang thương hiệu riêng bởi vì tôi đã trải qua rất nhiều hình thức khác nhau của nó. Tôi bắt đầu với sự tình cờ, trong một hình thức đặc biệt của ngẫu hứng gọi là trò chơi trên sân khấu, cái mà có một quy tắc, mà tôi luôn nghĩ đó là một quy tắc tuyệt vời cho nền đạo đức của một xã hội. Và quy tắc đó là, bạn không thể phủ nhận thực tế của người khác, bạn chỉ có thể xây dựng thêm trên nền đó. Và dĩ nhiên chúng ta sống trong một xã hội mà tất cả đều đang phủ nhận thực tế của người khác. Đó là sự mâu thuẫn, đó là lý do tại sao tôi quá nhạy cảm với sự mâu thuẫn nói chung. Tôi thấy nó ở khắp mọi nơi. Giống như các cuộc thăm dò. Bạn biết đấy, chúng luôn làm tôi tò mò, trong các cuộc thăm dò ý kiến tỉ lệ người Mỹ không trả lời được cho bất kì câu hỏi nào đưa ra luôn là 2%. 75% người Mỹ nghĩ rằng Alaska là một phần của Canada. Nhưng chỉ có 2% không biết tác động của sự sụp đổ Argentina đến chính sách tiền tệ của IMF -- (Cười) có vẻ đó là một sự mâu thuẫn. Hoặc là bài quảng cáo mà tôi đọc trên tờ New York Times: "Nếu đeo một chiếc đồng hồ xịn sẽ nói lên địa vị xã hội của bạn thế thì mua đồng hồ hiệu chúng tôi sẽ gào lên sự sành điệu của bạn." (Cười) Hay là một ví dụ mà tôi tìm thấy ở một tạp chí gọi là California Lawyer, trong một bài viết chắc chắn dành cho các luật sư của Enron. "Cách sống sót trong nhà tù: Những điều nên và không nên." (Cười) "Đừng dùng những từ đao to búa lớn." (Cười) "Hãy học những ngôn ngữ chung." (Cười) Vâng, "Ngôn ngữ chung trong trường hợp này là..., Frankie" (Cười) Và tôi cho rằng đó là một mâu thuẫn khi tôi nói về khoa học trong lúc tôi chả biết gì về toán. Bạn biết đấy..., à nhân tiện thì tôi cũng rất biết ơn Dean Kamen về việc chỉ ra một trong những lý do đó, có những lý do thuộc về nền văn hóa mà phụ nữ và các dân tộc thiểu số không tham gia vào lĩnh vực KH-CN ví dụ như, lý do tôi không làm toán là, tôi được dạy làm toán và đọc chữ cùng một lúc. Nên khi bạn 6 tuổi, bạn đang đọc Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn, và nó trở nên rõ ràng rằng, chỉ có hai loại đàn ông trên thế giới: những người lùn và những chàng hoàng tử. Và tỉ lệ cược là 7-1 chống lại việc bạn tìm kiếm hoàng tử. (Cười) Đó là lý do tại sao các bé gái không làm toán. Thật đáng thất vọng. (Cười) Dĩ nhiên, bằng cách nói về khoa học tôi cũng có thể, như tôi đã từng làm trong các đêm khác, phải chịu cơn thịnh nộ dữ dội của một số nhà khoa học những người rất bực mình về tôi. Tôi sử dụng các từ hậu hiện đại như thể nó bình thường. Và họ rất bực mình. Một trong số họ, thật đáng khen, tôi nghĩ thật sự họ chỉ muốn tham gia tranh luận nghiêm túc với tôi. Nhưng tôi không tham gia vào các cuộc tranh luận nghiêm túc. Tôi không chấp nhận chúng. Bởi vì những cuộc tranh luận, dĩ nhiên, đều là về mâu thuẫn, và chúng được định hình bởi những giá trị mà tôi phải tự vấn. Tôi có những thắc mắc về giá trị của khoa học New-ton, như là sự hợp lý. Bạn được cho là có lý trong một cuộc tranh luận. Vâng sự hợp lý được xây dựng bằng những gì mà Christie Hefner đang nói về ngày hôm nay, đó là sự phân chia tâm hồn - thể xác, bạn biết chứ? Đầu óc thì nghĩ tốt, thể xác thì làm xấu. Đầu óc thì nhận thức, thể xác thì bản ngã. Khi chúng ta nói "Tôi" - như khi Rene Desscartes nói, "Tôi tư duy tức là tôi tồn tại,"-- chúng ta đang nói đến đầu óc. Và khi David Lee Roth hát trong bài "Just a Gigolo," "Tôi không phải là không có cơ thể." Đó là cách bạn có được sự hợp lý. Và đó là lý do tại sao có rất nhiều sự hài hước về việc thể xác chống lại đầu óc. Đó là lý do vì sao bạn có sự hài hước về vệ sinh và tình dục. Đó là lý do vì sao bạn cười khi anh em nhà Raspyni đánh bại Richard ở bộ phận sinh dục. Và chúng ta lại cười gấp đôi sau đó bởi vì anh ấy đánh vào cơ thể đó, nhưng cũng là... Giọng dưới sân khấu: Richard Richard, tôi đã nói gì? (Cười) Richard. Vâng, nhưng đó cũng là đánh vào người đứng đầu, người đứng đầu của các sự kiện. Đó là một cách khác mà sự hài hước - như nghệ sĩ hài Art Buchwald nhắm vào cơ quan đầu não của Chính phủ Nó không tốn nhiều tiền như truyện cười cơ thể. Chắc chắn là vậy... (Cười) nhưng dĩ nhiên, lại là điều khiến tôi trân trọng và ngưỡng mộ bạn. Ngoài ra còn có một sự mâu thuẫn trong sự hợp lý của một đất nước, đó là, chúng ta càng tôn kính người đứng đầu, chúng ta càng chống lại những người trí thức. Tôi biết điều này bởi vì tôi đọc trong tạp chí New York Times, Quỹ tài trợ Ayn Rand chiếm toàn bộ một trang quảng cáo sau ngày 11 tháng 9, trong đó họ nói rằng, "Vấn đề không nằm ở Iraq hay Iran, vấn đề nằm ở chính đất nước này, chống đối với đất nước này là các giáo sư đại học và con cháu của họ." (Cười) Vậy nên tôi đã đi đọc lại cuống "Suối nguồn". (Cười) Tôi không biết bao nhiêu trong số các bạn đọc nó. Và tôi cũng không phải là một chuyên gia về sự khổ dâm. (Cười) Nhưng hãy để tôi đọc cho bạn nghe một vài đoạn ngẫu nhiên từ trang 217. "Hành động của ông khiến cô giữ một cảm giác khinh thường đầy đau đớn, là loại sung sướng mà cô muốn. Khi chúng nằm chung với nhau, vì nó phải như vậy, như là bản chất của tình thế đòi hỏi, một hành động của bạo lực. GIống như nghiến răng căm hận thể hiện sự không thể chịu đựng được vậy. Không phải là một cái vuốt ve, mà là một làn sóng đau đớn. Những đau đớn như một hành động của sự đam mê." Vậy nên bạn có thể tưởng tượng được sự bất ngờ của tôi khi đọc tờ New Yorker rằng Alan Greenspan, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, tuyên bố Ayn Rand là cố vấn trí tuệ của mình. (Cười) Đó giống như việc phát hiện ra vú em của bạn là một phụ nữ thống trị. (Cười) Nhìn thấy J.Edgar Hoover mặc váy đã đủ khổ tâm rồi. Giờ đây chúng ta có hình ảnh một Alan Greenspan trong cái áo ngực màu đen, với một hình xăm trên mông và nói, "Hãy đập tan lạm phát ngay." (Cười) Và Ayn Rand, dĩ nhiên, nổi tiếng với một triết lý gọi là chủ nghĩa khách quan, cái mà phản ánh giá trị khác của vật lý học New-ton, đó là sự khách quan. Sự khách quan cơ bản được xây dựng trong cùng một cách với S & M (Bạo dâm và Thống dâm). Đó là về chủ đề chinh phục đối phương. Đó là cách bạn khẳng định bản thân. Bạn khiến mình có tiếng nói tích cực. Và đối phương thì không có tiếng nói một cách tiêu cực. Tôi đã rất cuốn hút bởi việc kinh doanh O-xy. Tôi không chắc bạn có biết điều này không nhưng... có thể bây giờ đã khác, hoặc có thể bạn đã có chính kiến riêng... nhưng trong nhiều phòng sau sinh của bệnh viện trên cả nước, mãi đến gần đây, theo một cuốn sách của Jessica Benjamin, bảng gắn lên nôi của bé trai ghi là, "Tôi là bé trai," bảng tên cho nôi của bé gái ghi là, "Đây là bé gái." Thế đấy. Vậy nên đứng về mặt văn hóa, sự thụ động đã áp đặt lên các bé gái nhỏ. Và điều này vẫn đang diễn ra vì tôi đã kể cho các bạn nghe vào năm ngoái. Có một cuộc thăm dò chứng minh rằng... đây là cuộc thăm dò thực hiện bởi tạp chí Time, trong đó chỉ có đàn ông được hỏi là "Bạn đã bao giờ làm tình với một người phụ nữ mà bạn không thích chưa?" Và kết quả thì, vâng, 58% nói có, mặc dù tôi nghĩ là hơi nói quá bởi vì rất nhiều đàn ông nếu bạn chỉ nói, "Bạn có bao giờ làm tình....." "Có!" Họ thậm chí còn không đợi cho đến hết câu hỏi. (Cười) Và dĩ nhiên cũng có 2% không biết là họ có hay không... (Cười) Đó là việc lần đầu tiên tôi được gọi thử vai, sau bốn lần nỗ lực gửi xe đăng ký. (Cười) Vậy nên sự chủ quan - khách quan, là một phần của những điều mà tôi rất quan tâm bởi vì đó là do, thành thật mà nói, tôi tin vào toà án chính trị. Tôi tin, tôi nghĩ chính trị có thể quá lố. Tôi nghĩ anh em nhà xiếc thú Ringling có thể đã quá lố với quảng cáo họ đăng trên tạp chí New York Times "Chúng tôi có một cam kết về tình cảm và tài chính suốt đời cho các đối tác của Quỹ Voi Châu Á." (Cười) Có thể quá lố. Nhưng bạn biết đấy... Tôi không thấy lố, việc một người da màu chế giễu người da trắng thì giống như việc một người da trắng chế giễu người da màu. Hay việc phụ nữ chế giễu đàn ông giống với việc đàn ông chế giễu phụ nữ. Hay việc người nghèo chế giễu người giàu, giống với điều ngược lại. Bạn có thể chế giễu việc người có của nhưng không thể giễu người nghèo khó, đó là lý do tại sao bạn không thấy tôi chế giễu Kenneth Lay và cô vợ quyến rũ của ông ta. (Cười) Có gì buồn cười trong chuyện chỉ còn bốn căn nhà? (Cười) Và tôi đã thực sự nghiệm ra bài học trong những vụ bê bối tình dục của chính quyền Clinton, hay như tôi hay gọi là thời trẻ trâu. (Cười) Khi những người mà tôi biết, bạn biết đấy, những người cho mình là tự do, và mọi thứ khác nữa, đã chế giễu Jennifer Flowers và Paula Jones. Về cơ bản, họ đã cười nhạo về việc trở thành "trailer trash" hay "white trash" (người vô gia cư). Nó dường như, tôi cho là, một định kiến vô hại và bạn không thực sự làm tổn thương bất cứ ai. Cho đến khi bạn đọc một quảng cáo trên tờ Thời báo Los Angeles, như tôi đây. "Chào bán: Máy đào hầm cho người vô gia cư." (Cười) Vậy nên toàn bộ sự chủ quan - khách quan đều liên quan đến sự hài hước bằng cách này. Tôi đã đọc một cuốn sách viết bởi một phụ nữ tên Amy Richlin, bà là Chủ nhiệm Khoa Văn học Cổ điển tại Đại học Nam California. Và cuốn sách tên là "Khu vười của Priapus." Và bà ấy nói rằng sự hài hước của người La Mã phản ánh việc xây dựng xã hội La Mã. Vậy nên xã hội La Mã rất phân hóa cấp bậc trên dưới, giống như xã hội chúng ta ở mức độ nào đó. Và đó là sự hài hước. Luôn có một mặt khác của trò đùa. Nên nó luôn ở những người châm biếm, giống như Juneval hay Martial, đại diện khán giả, và anh ta cười nhạo người ngoài cuộc, người mà không hiểu chủ đề trò cười. Và dĩ nhiên trong hài độc thoại, các diễn viên hài độc thoại được cho là chi phối khán giả. SỰ tẩy chay từ khán giả tạo nên căng thẳng khiến người diễn viên hài khổ sở tiếp tục thu hút khiến giả, và lờ đi được mấy người kêu la tẩy chay. Và tôi đã làm tốt điều đó khi tôi còn là một diễn viên hài độc thoại. Nhưng tôi luôn ghét điều đó bởi vì người tẩy chay xoay chuyển tình thế của sự tương tác, bằng cách tham gia vào một cuộc tranh luận nghiêm túc ảnh hưởng đến nội dung, ở một mức độ nào đó, đến những thứ mà bạn đang diễn. Và tôi đang tìm kiếm một công thức mà tôi không có. Và vì vậy tôi muốn một thứ gì đó tương tác nhiều hơn. Tôi biết sự tương tác đang bị giảm xuống thông qua các nhân viên tiếp thị Internet. Tôi thực sự đang nhớ các điện thoại viên ngày xưa. Để tôi kể cho các bạn nghe. (Cười) Tôi nhớ, bởi vì ít nhất lúc đó bạn có cơ hội ngắt lời. Bạn hiểu chứ? Thực sự tôi từng hay cúp máy. Nhưng khi tôi đọc trong cuốn "Thư gửi Abby" thì điều đó thật thô lỗ. Nên những lần sau khi ai đó gọi Tôi để anh ta nói được một nửa câu chuyện và rồi tôi nói, "Anh nói nghe thật gợi tình." (Cười) Anh ta lập tức cúp máy! (Cười) Nhưng sự tương tác cho phép khán giả định hình những điều bạn đang nói, cũng như việc bạn định hình kinh nghiệm của họ về thế giới. Và đó thực sự là điều tôi đang tìm kiếm. Và tôi là loại người, như tôi đã bắt đầu phân tích chính xác những gì tôi làm, tôi đọc một cuốn sách của Lewis Hyde, "Nghệ sĩ hài định hình thế giới,". Đọc cuốn đó như là được chữa bệnh bằng phân tâm học. Ý tôi là ông ấy đã trình bày tất cả về nó. Và rồi việc đến với buổi diễn thuyết này, tôi nhận ra rằng hầu hết mọi người ở đây chia sẻ những phẩm chất tương tự bởi vì thực sự thì nghệ sĩ hài là tác nhân của sự thay đổi. Nghệ sĩ hài là tác nhân của sự thay đổi. Và những phẩm chất mà tôi đang tính mô tả là những phẩm chất khiến nó có thể làm nảy sinh sự thay đổi. Và một trong số chúng đã vượt qua ranh giới. Tôi nghĩ rằng đây là những thứ, thực tế đã làm các nhà khoa học tức điên lên. Nhưng tôi thích vượt qua ranh giới. Tôi thích, như tôi đã nói, nói về những thứ mà tôi không hề biết. (Chuông điện thoại) Tôi hi vọng đó là người đại diện của tôi, bởi vì hắn ta chẳng phải trả tiền cho tôi. (Cười) Và tôi nghĩ sẽ tốt khi nói về những thứ mà tôi không hề biết bởi vì tôi sẽ mang đến một quan điểm mới về nó, bạn biết chứ? Tôi có thể thấy sự mâu thuẫn mà có khi bạn không thể thấy. Ví dụ như một diễn viên kịch câm -- như anh ta tự gọi mình. Anh ta là một diễn viên kịch câm ích kỉ. Và anh ta nói rằng tôi phải tôn trọng anh ta bởi vì mất 18 năm mới học cách diễn kịch câm một cách đàng hoàng. Và tôi nói rằng, "Vâng, đó là lý do chỉ có người ngu mới theo nghề này." (Cười) Nó chỉ tốn 2 năm để học cách nói chuyện thôi mà. (Cười) (Vỗ tay) Và bạn biết đấy, người ta thường gặp vấn đề với mở ngoặc, sự khách quan, đóng ngoặc. Khi bạn chỉ bị bao quanh bởi những người nói từ ngữ giống bạn, hoặc chia sẻ những giả định giống bạn, bạn bắt đầu nghĩ rằng đó là sự thực. Giống như những chuyên gia kinh tế, bạn biết mà, định nghĩa về tính hợp lý của họ, rằng tất cả chúng ta đều hành động vì lợi ích kinh tế của bản thân. Vâng, hãy nhìn vào Michael Hawley, hoặc nhìn Dean Kamen, hoặc bà ngoại của tôi xem. Bà tôi luôn hành động vì lợi ích của người khác, dù họ có muốn bà làm hay không. (Cười) Nếu họ có một Thế vận hội dành cho sự tử đạo, bà tôi sẽ cố tình thua. (Cười) "Không, bạn thi đi. Bạn còn trẻ. Tôi già rồi. Ai mà định đi xem nó nữa? Tôi sẽ làm được gì? Tôi sắp chết đến nơi rồi." (Cười) Nên vậy đấy..., sự vượt ranh giới này, người trung gian này... Fritz Launting, phải tên của anh ấy không nhỉ, thật sự đã nói rằng anh ta là một người trung gian. Đó là một phẩm chất thực sự của một nghệ sĩ hài. Và một thứ khác nữa, những chiến lược không đối lập. thay vì là sự mâu thuẫn. Khi bạn phủ nhận thực tế của người khác, bạn có nghịch lý thế này. Bạn cho phép nhiều hơn một thực tế cùng tồn tại với nhau , tôi nghĩ sẽ có một công trình triết học khác. Tôi không chắc đó được gọi là gì. Nhưng ví dụ về nó là bảng hiệu tôi thấy trong một cửa hàng trang sức. Nó ghi là, "Hãy xỏ lỗ tai trong khi bạn chờ lấy trang sức." (Cười) Ở đó trí sáng tạo quá sức tưởng tượng. (Cười) "Thôi tôi cảm ơn, tôi sẽ để chúng lại đây. Cám ơn rất nhiều. Tôi có vài việc lặt vặt để làm. Nên tôi sẽ quay trở lại và lấy chúng vào khoảng 5h, được không ạ? Sao cơ? Sao? Cái gì? Tôi không thể nghe bạn." (Cười) Và một đặc trưng khác của nghệ sĩ hài là sự may mắn thông minh. Những điều ngẫu nhiên, mà Louis Kaln, người hay kể về sự kiện như vậy, Một phẩm chất khác của những nghệ sĩ hài. đó là họ có một tinh thần chuẩn bị cho những việc không thể chuẩn bị trước. Đó, và tôi sẽ nói điều này với các nhà khoa học, rằng nghệ sĩ hài có khả năng nắm giữ các ý tưởng của anh ta một cách nhẹ nhàng nên anh ta có thể có rất nhiều ý tưởng mới hoặc thấy được sự mâu thuẫn hay những vấn đề tiềm ẩn với những ý tưởng của anh ta. Tôi không đùa đâu. Tôi chỉ muốn đặt các nhà khoa học vào vị trí của họ. (Cười) Nhưng ở đây là làm sao tôi lại nghĩ rằng tôi thích tạo ra sự thay đổi, và đó nằm trong việc tạo ra những liên tưởng. Đây là điều mà tôi thường thấy ở hầu hết các sự mâu thuẫn. Giống như, bạn gọi những ngón chân của tắc kè là gì? Bạn biết đấy, chân của tắc kè, xoăn và không xoăn như những ngón tay của Michael Moschen. Tôi thích những liên tưởng. Giống như tôi có đọc thấy một trong hai đặc tính về vật chất trong thuyết vũ trụ New-tơn... có hai đặc tính về vật chất trong vũ trụ theo thuyết New-tơn... một là sự chiếm hữu vũ trụ. Vật chất chiếm lấy vũ trụ. Tôi đoán rằng khi bạn càng có ý nghĩa, bạn càng chiếm nhiều chỗ, điều này giải thích cho toàn bộ hiện tượng SUV. (Cười) Và một đặc tính khác đó là tính chắn. Vâng, trong La Mã cổ đại, tính chắn là điều kiện của sự nam tính. Sự nam tính phụ thuộc vào bạn là một người thấu hiểu chủ động. Và rồi, trong kinh tế, có một người sản xuất chủ động và một người tiêu thụ thụ động, điều này giải thích tại sao việc kinh doanh luôn phải thâm nhập vàp những thị trường mới. Ồ vâng, ý tôi là tại sao chúng ta bắt Trung Quốc phải mở cửa thị trường của họ? Và các bạn không cảm thấy tốt sao? (Cười) Và bây giờ chúng ta đang bị thâm nhập. Bạn biết những công ty công nghệ sinh học thực sự đang đi vào nội bộ và cấy những lá cờ nhỏ của họ vào gen của chúng ta. Bạn biết là chúng ta đang bị thâm nhập. Và tôi nghi ngờ rằng, việc này do ai đó thực sự không ưa chúng ta. (Cười) Đây là lần thứ hai tôi nỗ lực gấp bốn lần. Vâng dĩ nhiên là bạn hiểu điều đó. Cảm ơn rất nhiều. Tôi vẫn có một con đường để đi. (Cười) Và điều mà tôi hi vọng, khi tôi tạo ra những liên tưởng này, là vòng tròn suy nghĩ của con người. Bạn biết đấy, việc này khiến bạn không làm theo dòng liên tưởng của bạn, nhưng khiến bạn xây dựng lại liên tưởng. Nó đúng là... khi mọi người nói về việc nhận ra, nó đúng là nhận thức một lần nữa, xây dựng lại cách bạn nghĩ -- Tôi có một câu chuyện cười liên quan đến vấn đề này và tôi quên mất rồi. Tiếc thật. Tôi thích người phụ nữ trong câu chuyện cười đó... bạn có bao giờ nghe câu chuyện về người phụ nữ được mẹ chở chưa? Và bà mẹ thì già rồi. Và bà mẹ rẽ phải lúc đèn đỏ. Và cô con gái không muốn nói gì cả. Cô ấy không muốn nói kiểu như, "Mẹ già rồi không thể lái được nữa." Và bà mẹ lại đi khi gặp đèn đỏ thứ hai. Và cô con gái nói, với sự tế nhị nhất có thể, "Mẹ ơi, mẹ có thấy là mẹ vừa mới vượt hai đèn đỏ không?" Và bà mẹ trả lời, "Ủa, mẹ đang lái xe hả con?" (Cười) Và đó là sự nhận ra về bản thân việc nhận ra. Đúng là sự nỗ lực gấp bốn lần. (Cười) Tôi chỉ muốn nói thêm hai điều nữa. Một là, một đặc tính cách của nghệ sĩ hài là nghệ sĩ hài phải thận trọng canh chừng. Anh ta phải giữ thăng bằng. Và bạn biết đấy, chướng ngại vật lớn nhất đối với tôi, khi làm nghề của tôi, là xây dựng phần trình diễn vừa được chuẩn bị vừa không được chuẩn bị. Tìm kiếm sự cân bằng giữa chúng luôn luôn nguy hiểm bởi vì bạn có thể để lộ quá nhiều việc không chuẩn bị. Nhưng chuẩn bị quá thì không có chỗ cho các ngẫu nhiên xảy ra. Tôi đã nghĩ về những điều mà Moshe Safdie nói hôm qua về cái đẹp bởi vì trong sách của ông ấy, Hyde nói rằng thỉnh thoảng nghệ sĩ hài có thể đắm chìm vào cái đẹp. Nhưng để làm điều này bạn phải đánh mất những phẩm chất khác bỏi vì một khi bạn đắm chìm vào cái đẹp bạn đang tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh. Bạn đi vào thứ chiếm hữu không gian và ở thời điểm nào đó. Đó là một thứ có thực. Và nó luôn khác thường khi thấy một điều gì đó của cái đẹp. Nhưng nếu bạn không làm vậy, nếu bạn cho phép ngẫu nhiên xảy ra, bạn có khả năng bắt được sóng. Tôi thích nghĩ về việc tôi làm là bắt sóng xác xuất. Khi bạn đi vào bên trong cái đẹp, làn sóng xác xuất gộp thành một khả năng. Và tôi thích khám phá các khả năng với hi vọng rằng bạn sẽ bắt được tần sóng của khán giả. Và một phẩm chất cuối cùng tôi muốn nói về nghệ sĩ hài là anh ta là kẻ ngôi nhà. Anh ta luôn lang thang. Tôi chỉ muốn nói với anh rằng Richard, để kết thúc bài nói này, đó là ở TED, anh đang tạo ra một ngôi nhà. Và cảm ơn vì đã mời tôi đến đây. Cảm ơn rất nhiều. (Cười) Những gì tôi muốn nói với các bạn hôm nay xoay quanh 2 chủ đề: một là sự nổi lên của văn hóa sẵn có (Culture of availability) và hai là yêu cầu. Chúng ta đang thấy sự gia tăng của văn hóa sẵn có này đang được thúc đẩy bởi sự phát triển thiết bị di động, trên toàn cầu, trên tất cả các tầng lớp xã hội. Chúng ta đang thấy, cùng với sự phát triển của các thiết bị di động, là kỳ vọng của văn hóa sẵn có. Và, đi cùng với điều đó là nghĩa vụ - một nghĩa vụ cho văn hóa sẵn có. Và vấn đề là, chúng ta vẫn nghiên cứu, từ một quan điểm xã hội, . làm thế nào chúng ta cho phép mọi người liên lạc. Thực tế, có một vùng tam giác rất lớn trên hình giữa những gì chúng ta tự nguyện chấp nhận -- lời xin lỗi tới Hans Rosling. Ông nói bất cứ điều gì đó không sử dụng số liệu thống kê thực tế, là một lời nói dối - Nhưng hình tam giác lớn ở đây là cách chúng ta đối phó với điều này từ một quan điểm cộng đồng. Vì vậy, chúng ta đã phát triển một số chiến thuật và chiến lược để che đậy. Đầu tiên được gọi là "nghiêng người" Và nếu bạn đã từng được dự một cuộc họp, mà trong đó bạn giống như 1 "con gà" hội thảo, bạn ngồi đó, nhìn người khác, chờ họ nhìn đi nơi khác, và vội vàng kiểm tra điện thoại. Mặc dù bạn có thể thấy một quý ông bên phải đang phá anh ta. "duỗi người" Quý ông bên trái nói: "Mặc kệ anh, tôi lo kiểm tra điện thoại của tôi." Nhưng người bên phải đang duỗi người ra. Uốn éo cơ thể để giấu cái điện thoại thấp thấp dưới gầm bàn. Tôi thích cái này "Yêu anh thiệt mà" (tiếng cười) Không có gì diễn tả "Em yêu anh" giống như là "Để em tìm người khác mà em quan tâm tới." Hay, trường hợp này, ở Ấn Độ. Bạn có thể tim thấy nó trên YouTube, người này nằm trên xe máy đang chạy trong khi đang nhắn tin. Hay chúng tôi gọi là "Dừng tôi lại trước khi tôi gây rắc rối lần nữa !" Đó là điện thoại. Những gì nó làm là, chúng ta tìm một --- (tiếng cười) sự xung đột trực tiếp -- chúng ta tìm một xung đột trực diện giữa văn hóa có sẵn -- và những gì có thể qua văn hóa có sẵn -- và một nguyên tắc cơ bản của nhu cầu con người - mà chúng ta đã được nghe rất nhiều về nó -- là nhu cầu kể chuyện Chúng ta rất giỏi kể chuyện cá nhân nhưng đó chính là điều tạo ra văn hóa cho chúng ta. Và khi bạn đứng với một ai đó, và bạn đang nói chuyện điện thoại, những gì bạn đang nói với họ là , "Bạn không hề quan trọng, nói thẳng ra là vậy, như những thứ mà chiếc điện thoại này mang đến cho tôi." Nhìn quanh bạn. Có thể có ai đó ngay bây giờ, đang kết nối đa chiều bằng những thiết bị. (tiếng cười) Thực tại hiện nay ít thú vị hơn so với câu chuyện chúng ta sẽ kể lại sau này. Tôi thích tấm hình này. anh chàng tội nghiệp kia, rõ ràng là một con rối -- đừng hiểu lầm tôi, anh ta cũng tự nguyện làm vậy -- nhưng mà nụ hôn được chụp lại thì chẳng ra làm sao cả. Cầm điện thoại thế kia thì làm sao mà vỗ tay. Vì vậy, khi chúng ta đánh mất đi đặc tính của mình, điều đó trở nên vô cùng quan trọng rằng những gì bạn chia sẻ trở thành bối cảnh của câu chuyện được chia sẻ, trở thành bối cảnh mà chúng ta sống trong đó. Những câu chuyện chúng ta kể -- những gì ta đưa ra -- thể hiện chúng ta là ai. Chúng tôi không chỉ đơn giản là dự tính, họ đang tạo ra nó. Và vì vậy đó là yêu cầu tôi đặt ra cho mọi người trong khán phòng này. Chúng ta đang tạo ra công nghệ và nó sẽ tạo ra cách chia sẻ mới, sẽ tạo ra một thế giới mới Và vì vậy yêu cầu của tôi là, Xin hãy làm cho công nghệ giúp con người mang tính con người hơn, chứ không làm giảm đi điều đó. Cảm ơn. Ngôn ngữ không tự nhiên biến mất. Người ta từ bỏ tiếng mẹ đẻ vì bị ép buộc thường là do áp lực chính trị. Vào năm 1892, tướng Mỹ, Richard Henry Pratt, nói rằng cách duy nhất để tiêu diệt một dân tộc là xóa bỏ ngôn ngữ của họ. Ông nói: "Giết tiếng da đỏ nhưng hãy giữ lại người". Và năm 1978, chính phủ Mỹ đã làm như thế, tách trẻ em bản địa khỏi gia đình, buộc chúng vào học trường nội trú, đặt tên tiếng Anh cho chúng, nếu nói tiếng bản địa sẽ bị phạt. Đồng hóa cũng là một phần của diệt chủng. Ngày nay, có chừng bảy ngàn ngôn ngữ còn tồn tại nhưng chỉ một số ít được chính phủ công nhận và được hỗ trợ trực tuyến. Với những người từ đại đa số các nền văn hóa, toàn cầu hóa vẫn còn xa lạ. Nnghĩa là từ bỏ ngôn ngữ của mình để dùng ngôn ngữ của ai đó. Nếu không có gì thay đổi, khoảng ba ngàn ngôn ngữ sẽ biến mất trong vòng 80 năm nữa. Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Khắp thế giới, có những người đang hồi sinh lại ngôn ngữ của tổ tiên và xây dựng lại nền văn hóa của mình. Chúng tôi được biết, sự phục hồi ngôn ngữ bắt đầu từ năm 1800, khi phong trào bài xích Do Thái bùng lên, các cộng đồng Do Thái bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ của cha ông, tiếng Do Thái, như một cách để hồi sinh văn hóa. Dù đã ngủ yên cả ngàn năm, nó vẫn được bảo tồn trong sách vở về tôn giáo và triết học Do Thái. Các nhà hoạt động Do Thái nghiên cứu và dạy cho con em họ, tạo ra thế hệ nói tiếng bản ngữ đầu tiên trong gần 100 thế hệ. Ngày nay, nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng năm triệu người Do Thái. Hay ít nhất là của tôi, một thành viên nói tiếng Anh bị đồng hóa của cộng đồng Do Thái di cư, một cột trụ của việc cai trị bằng văn hóa. Hai ngàn năm sau, chúng tôi vẫn ở đây. Và gần đây, sự trỗi dậy của người Do Thái là một sự bất thường. Có ít ngôn ngữ được gìn giữ tốt như ngôn ngữ của chúng tôi, và sự thành lập nước Israel, nhà nước Do Thái đầu tiên trong gần một ngàn năm, đã tạo ra nơi chốn để dùng tiếng Do Thái trong cuộc sống hằng ngày. Nói cách khác, phần lớn các nền văn hóa không được trao cơ hội. (Video) Chào mọi người, tôi là Elizabeth và tôi sống ở Cornwall. Đó là tiếng Cornish, ngôn ngữ cổ xưa của người Cornwall, hiện là một quận ở miền Nam nước Anh. Những năm 1900, các nhà hoạt động người Cornish đã đấu tranh vì nền văn hóa của họ. Ngôn ngữ đã bị lãng quên cả trăm năm, nhưng họ dùng sách cổ và kịch nghệ để dạy cho con em mình. Tuy nhiên, thế hệ mới nói tiếng Cornish sống rải rác khắp vùng Cornwall và không có khả năng sử dụng tiếng của mình một cách trôi chảy. Trước thập niên 1990, ngôn ngữ Cornish được hồi sinh nhưng không thể phát triển mạnh mẽ. Sau đó, vào đầu những năm 2000, những người nói tiếng Cornish đã tìm cách tận dụng công cụ trực tuyến để trò chuyện hàng ngày. Từ đây, họ tổ chức các sự kiện hàng tuần, hàng tháng, tụ họp và trò chuyện ở nơi công cộng. Ngày nay, nhiều trường học dạy tiếng Cornish. Có những bảng hiệu tiếng Cornish, quảng cáo kem, Wikipedia, hay thậm chí là meme. (cười) (cười) Với ngôn ngữ được phục hồi, người dân ở Cornall đã được thừa nhận như một quốc gia Celtic bên cạnh Ireland, Scotland và xứ Wales. Họ nhìn vào những kỷ nguyên bị đồng hóa và nói: "Chúng tôi không phải là một quận của Anh. Chúng tôi là một dân tộc và chúng tôi vẫn tồn tại." Nhưng không chỉ có họ, tộc Tunica-Biloxi ở Louisiana cũng đang làm sống lại ngôn ngữ của mình. (Video) Tên tôi là Teyanna. Bạn bè gọi tôi là "Cơn bão âm thầm". Mọi việc bắt đầu vào những năm 1980 khi Donna Pierite và gia đình bắt đầu hành trình tới Baton Rouge và New Orleans để photo cuốn từ điển cổ xưa được lưu trong kho lưu trữ đại học. Mục đích là học tiếng Tunica và dạy cho con em họ rồi chia sẻ với cộng đồng. Ngày nay, họ đang dẫn dắt sự phục hưng của Tunica. Từ năm 2014, có gần 100 người trong các lớp chuyên ngôn ngữ, và theo điều tra dân số 2017, trong đó, có thêm 32 người nói thành thạo, và vài người như con gái Donna, Elisabeth, đang dạy tiếng Tunica cho con cái mình. Những người này đang tạo ra nhiều nội dung những video trên Facebook và cả meme. (cười) (cười ) (cười) Càng tạo nhiều nội dung, họ càng truyền cảm hứng cho nhiều người Tunica. Gần đây, một thành viên bộ lạc ở Texas đã viết cho Elisabeth trên Facebook, hỏi cách nói: "phúc lành cho vùng này". để viết lên bảng hiệu trong sân nhà, để cô có thể khoe với hàng xóm rằng văn hóa của mình vẫn tồn tại và phát triển. Tiếng Do Thái, Cornish và Tunica là ba ví dụ về sức sống âm thầm của ngôn ngữ trên mỗi lục địa. Và dù là người nói tiếng Jèrriais từ quần đảo Chanel hay dùng ngôn ngữ ký hiệu Kenya từ Nairobi, mọi cộng đồng đang bảo tồn hay làm hồi sinh ngôn ngữ đều có điểm chung là phương tiện truyền thông, để ngôn ngữ của họ được chia sẻ và giảng dạy. Internet phát triển mở rộng việc tiếp cận và tạo ra phương tiện truyền thông, giúp việc bảo tồn và làm hồi sinh ngôn ngữ cổ trở nên khả thi hơn bao giờ hết. Vậy, ngôn ngữ của cha ông các bạn là gì? Của tôi là tiếng Do Thái, Yiddish, tiếng Hungary và Scottish Gaelic, dù được nuôi dạy bằng tiếng Anh. Và may mắn là những ngôn ngữ này đều có khả năng học được trên mạng. Cụ thể là tiếng Do Thái được cài trên điện thoại của tôi, được Google Dịch hỗ trợ, thậm chí, có cả tự động chỉnh sửa. Có thể ngôn ngữ của các bạn không được hỗ trợ rộng rãi, tôi khuyến khích các bạn tìm hiểu nó vì rất có thể ai đó đã bắt đầu tìm hiểu nó trên mạng. Tìm lại ngôn ngữ và tiếp nhận nền văn hóa của mình là cách để là khẳng định mình mạnh mẽ nhất trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này, vì như tôi đã học được trong tiếng Do Thái "nhnw dyyn k'n" -- "chúng tôi vẫn tồn tại." Xin cám ơn. (vỗ tay) Đã sắp hết mùa đông rồi, bạn thức dậy trong một căn nhà lạnh lẽo, điều này khá lạ, bởi bạn đã để máy sưởi bật suốt đêm. Bạn bật đèn. Nhưng nó không sáng. Hơn nữa, máy pha cà phê, TV -- không có thứ nào hoạt động cả. Cuộc sống bên ngoài có vẻ như dừng lại. Không có trường học, các doanh nghiệp hầu như chẳng làm việc, và cũng chẳng có chuyến tàu nào hoạt động. Đó không phải là cảnh mở màn trong những bộ phim tận thế về xác sống. Đó là những gì xảy ra vào tháng 3 năm 1989 ở thành phố Quebec tại Canada, khi hệ thống điện ngừng hoạt động hoàn toàn. Thủ phạm ư? Một cơn bão Mặt Trời. Cơn bão gồm các đám mây khổng lồ mang hạt thoát ra từ Mặt Trời theo chu kỳ, một dấu hiệu định kỳ cho thấy chúng ta đang ở gần một ngôi sao còn sống. Và tôi, một nhà Vật lý chuyên nghiên cứu về Mặt Trời, tôi có một cơ hội lớn để nghiên cứu về những cơn bão Mặt Trời. Nhưng bạn thấy đấy, "chuyên gia săn bão Mặt Trời" không chỉ là một cái tên hay. Nghiên cứu của tôi giúp chúng ta hiểu chúng đến từ đâu, chúng thể hiện ra sao, và, trong tương lai, tìm cách giảm thiểu tác động của chúng tới xã hội loài người, tôi sẽ đề cập điều đó sau. Chỉ cách đây 50 năm, kỷ nguyên hàng không vũ trụ bắt đầu, những con tàu vũ trụ mà ta đã phóng cho ta biết rằng các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thường xuyên được "tắm" trong dòng hạt có nguồn gốc từ Mặt Trời, chúng mang tên Gió Mặt Trời. Cũng như cách mà hướng di chuyển của gió trên địa cầu có thể bị ảnh hưởng bởi những cơn bão, gió Mặt Trời đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi những cơn bão Mặt Trời, mà tôi thích gọi chúng là "cơn cuồng phong không gian." Khi chúng tới các hành tinh, chúng có thể làm xáo trộn môi trường trong không gian, điều đó có thể tạo ra hiện tượng cực quang, ví dụ, ở Trái Đất, nhưng cũng ở Sao Thổ, và ở cả Sao Mộc. May mắn thay, trên Trái Đất, chúng ta được bảo vệ bởi tấm chắn tự nhiên của hành tinh này, một "quả bóng" từ trường mang tên từ quyển, đó là thứ bạn đang thấy ở bên phải bức ảnh. Mặc dù vậy, bão Mặt Trời vẫn có thể là nguyên nhân gây gián đoạn hoạt động và liên lạc của vệ tinh, gây ảnh hưởng đến các hệ thống định vị, ví dụ GPS, cũng như các hệ thống truyền tải điện. Chúng đều là những công nghệ ngày càng cần thiết cho con người. Hãy tưởng tượng khi bạn thức dậy vào ngày mai mà điện thoại lại hỏng -- không kết nối được internet, đồng nghĩa với việc không có mạng xã hội. Đối với tôi, điều đó tệ hơn cả ngày tận thế khi xác sống trỗi dậy. (Cười) Bằng cách theo dõi Mặt Trời thường xuyên, chúng tôi đã hiểu được nguồn gốc của bão Mặt Trời. Chúng tới từ một số vùng trên Mặt Trời, những nơi dự trữ năng lượng khổng lồ. Hãy quan sát ví dụ đây, chúng là một cấu trúc phức tạp tồn tại trên bề mặt Mặt Trời, luôn chực tuôn trào. Thật không may, ta không thể gửi tàu quan sát tới đó trong điều kiện bề mặt rất nóng của Mặt Trời như vậy, nơi nhiệt độ có thể lên tới 10 triệu độ K. Điều tôi làm là xây dựng mô phỏng trên máy tính với mục đích phân tích, đồng thời dự đoán hoạt động của những cơn bão này ngay khi chúng mới hình thành tại Mặt Trời. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phần câu chuyện. Khi những cơn bão này di chuyển trong không gian, một vài trong số chúng chắc chắn sẽ gặp những con tàu không người lái mà loài người chúng ta gửi đi để khám phá những chân trời mới. "Những chân trời mới" đó có thể là những hành tinh, như Sao Kim hoặc Sao Thuỷ, cũng có thể là những vật thể như là sao chổi. Trong khi những con tàu không người lái được tạo ra vì những mục đích khoa học khác nhau, chúng có thể phục vụ như một trạm khí tượng siêu nhỏ nhằm theo dõi sự tiến triển của những cơn bão như vậy. Vậy nên tôi cùng với các nhà nghiên cứu, đã tập hợp và phân tích các dữ liệu từ các vị trí khác nhau trong Hệ Mặt Trời. Và bằng cách đó, nghiên cứu của tôi đã chỉ ra, bão Mặt Trời có chung hình dạng, và hình dạng chúng thay đổi trong quá trình ra xa dần Mặt Trời. Và bạn biết không? Đó là điểm mấu chốt khi xây dựng công cụ dự đoán khí tượng vũ trụ. Tôi kết thúc bài nói bằng bức ảnh tuyệt đẹp này. Đây là chúng ta trên Trái Đất, một chấm nhỏ màu xanh này. Trong khi tôi nghiên cứu về Mặt Trời và những cơn bão của nó hằng ngày, tôi luôn có tình yêu sâu đậm với hành tinh xinh đẹp này, một chấm nhỏ màu xanh nhạt, nhưng được bao quanh bởi một từ trường vô hình che chở cho tất cả chúng ta. Cảm ơn. (Vỗ tay) Làm sao có thể phát triển đất nước mà không có dầu lửa? Câu hỏi này nảy ra khi tôi ở trung tâm Davos vào buổi chiều 4 năm trước. (miền đông Thụy Sĩ) Nó luôn ở trong tâm trí tôi. Tôi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời như chơi ô chữ. Ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong tôi: chắc chắn đó là ê-ta-non (ethanol). Vì vậy tôi bắt đầu nghiên cứu ê-ta-non, và nhận ra cần có cả sông Amazon ở sân sau mỗi nhà, ở mỗi nước. Khoảng 6 tháng sau, tôi nghĩ đó phải là hy-đrô (hydrogen), cho đến khi các nhà khoa học nói với tôi sự thật không may, đó là, bạn sử dụng nhiều năng lượng sạch hơn năng lượng bạn có ở ô-tô nếu bạn sử dụng hy-đrô. Vì vậy đó không phải là hướng đi đúng đắn. Sau khi sàng lọc các ý tưởng, tôi đưa ra kết luận là, nếu bạn có thể chuyển toàn bộ quốc gia sang sử dụng ô-tô điện, một cách thuận tiện với mức giá hợp lý, bạn sẽ có một giải pháp, Bây giờ, tôi bắt đầu với quan điểm rằng đó là thứ gì đó mà ta có thể phát triển đại trà. Nó không phải việc làm thế nào để tạo ra một chiếc ô-tô, mà là việc bạn tạo ra một thứ có thể được sử dụng bởi 99% dân số? Ý tưởng nảy ra là nó cần có chất lượng tốt như bất cứ chiếc xe nào bạn có ngày nay. Một là, nó phải thuận tiện hơn xe ô-tô. Hai là, nó có mức giá hợp lý hơn giá xe ô-tô hiện nay. Mức giá hợp lý không phải là 40,000 đôla, đúng không? Phải rồi. Đó không phải thứ mà ta có thể đầu tư hoặc mua liền hôm nay. Và sự thuận tiện, không có nghĩa là bạn lái xe 1 giờ và nạp nhiên liệu trong 8 giờ. Vì vậy, chúng ta cần phải tính đến điều kiện vật lý cũng như điều kiện kinh tế. Và tôi bắt đầu suy nghĩ là làm sao để làm điều đó trong khuôn khổ của khoa học chúng ta biết ngày nay -- không có thời gian cho hội chợ khoa học, không có thời gian thử nghiệm nhiều thứ hoặc đợi chờ chiếc ắc-quy màu nhiệm xuất hiện. Làm thế nào làm được, trong điều kiện kinh tế ngày nay? Làm thế nào làm được, khi mức tiêu dùng tăng? Và không phải là khi ra đời một sắc lệnh. Trong lần ghé thăm Tesla vào một buổi chiều, tôi thực sự đã tìm ra câu trả lời bằng việc tách biệt chủ sở hữu chiếc xe và chủ sở hữu ắc-quy. Thật đơn giản nếu bạn nghĩ về nó theo cách cổ điển "không có ắc-quy." Bây giờ nếu bạn tách biệt hai cái đó, bạn thực sự có thể trả lời về sự cần thiết có một chiếc xe tiện lợi bằng cách tạo ra một mạng lưới bằng cách tạo ra một mạng lưới trước khi những chiếc xe xuất hiện. Mạng lưới này có hai thành phần. Thứ nhất là bạn nạp điện cho xe mỗi khi bạn dừng -- điều này làm cho chiếc xe bất tiện một cách kỳ lạ khi lái xe 2 giờ còn dừng xe tới 22 giờ. Nếu bạn đi xe vào buối sáng và trở về vào buổi chiều tỉ lệ nạp điện cho xe là 1 phút di chuyển 1 phút nạp điện. Vì vậy ý nghĩ đầu tiên trong tôi là, bất kỳ nơi đậu xe nào cũng có nguồn điện. Điều đó nghe thật điên rồ. Nhưng một vài nơi trên thế giới, như Scandinavia (bắc Châu Âu), đã có điều đó. Nếu bạn đậu xe và không gắn nạp điện, khi trở lại, bạn không có chiếc xe. Nó không hoạt động. Giờ là chặng cuối, bước cuối cùng, trong thoáng suy nghĩ, là bước đầu tiên của cơ sở hạ tầng. Bước thứ hai là khi xây dựng, cần tính đến khoảng cách các trạm nạp điện. Chúng ta áp dụng công nghệ ắc-quy ngày nay, khoảng cách là 193 km nếu bạn muốn tính khoảng cách và trọng lượng trung bình. 193 km là khoảng cách khá ổn cho rất nhiều người. Nhưng bạn không bao giờ muốn gặp rắc rối. Vậy ta cần thêm thành phần thứ 2 vào mạng lưới, đó là hệ thống thay thế ắc-quy. Bạn lái xe. Bạn lấy ắc-quy hết điện ra. Lắp một ắc-quy đầy điện vào. Và bạn tiếp tục lái xe. Bạn không làm điều đó giống như con người. Bạn làm giống như một cái máy. Nó giống như rửa xe. Bạn vào tiệm rửa xe. Một bản ắc-quy xuất hiện, giữ ắc-quy, lấy nó ra và lắp lại, và trong vòng hai phút, bạn trở lại con đường và bạn tiếp tục đi. Nếu bạn có các trạm nạp điện ở khắp mọi nơi, và bạn có các trạm thay thế ắc-quy ở khắp mọi nơi, bạn muốn làm như vậy bao lâu một lần? Và cuối cùng bạn tốn thời gian thay thế ít hơn thời gian đậu xe ở trạm xăng. Như một vấn đề thực tế, chúng tôi đưa điều khoản này vào hợp đồng. Chúng tôi cam kết rằng nếu bạn dừng xe để thay thế ắc-quy hơn 50 lần trong một năm chúng tôi sẽ bắt đầu trả tiền cho bạn bởi vì sự bất tiện này. Sau đó chúng tôi đã xem xét câu hỏi về mức giá hợp lý. Chúng tôi xem xét câu hỏi, chuyện gì xảy ra khi ngắt kết nối giữa ắc-quy và xe. Giá của một bình ắc-quy là bao nhiêu? Mọi người nói với chúng tôi rằng giá ắc-quy rất đắt đỏ. Cái mà chúng tôi tìm ra, khi bạn thay thế phân tử bằng electron, điều thú vị đã xảy ra. Chúng tôi không thể trở lại bài toán kinh tế của chiếc xe và xem xét lần nữa. Ắc-quy không phải là bình xăng. Hãy nhớ trong xe bạn có bình xăng. Bạn có dầu thô. Và bạn cần lọc và vận chuyển dầu thô thành thứ được gọi là xăng hoặc gasoline. Bình ắc-quy theo cách hiểu này, là dầu thô. Chúng ta có bình ắc-quy. Chi phí sản xuất cũng lên tới hàng trăm đôla giống như sản xuất bình xăng vậy. Nhưng dầu thô được thay thế bởi ắc-quy. Chỉ có điều là nó không cháy. Nó tự tiêu nhiên liệu từng bước từng bước một. Vòng đời của nó ngày nay khoảng 2,000 lần. Và nó giống như một giếng dầu nhỏ. Chúng tôi được hỏi trước đó khi mua chiếc ô-tô điện thì phải mua cả cái giếng, cho vòng đời của chiếc xe. Không ai muốn mua một giếng dầu nhỏ khi mua một chiếc xe. Theo cách đó cái chúng tôi làm là chúng tôi đã tạo ra một cách tính mới. Bạn, ngày nay, mua dặm xăng (1 dặm = 1.9 km) Và chúng tôi tạo ra dặm điện. Và giá của dặm điện cuối cùng tính ra là một con số khá ấn tượng. Năm nay 2010, tính theo dung tích, khi chúng ta đi chợ, giá là 8 cent cho mỗi dặm. Đối với các bạn gặp khó khăn trong tính toán điều đó nghĩa là gì trong môi trường tiêu thụ trung bình khi chúng ta đang ở Mỹ. 20 dặm/ gallon có nghĩa là 50 hoặc 60 đôla/ gallon. (1 gallon = 3.78 lít) Rẻ hơn xăng ngày nay, ngay cả ở Mỹ. Ở Châu Âu khi thuế được áp dụng, giá đó tương đương với dưới 60 đôla/ thùng. Nhưng phần tiếp theo, tính theo định luật Moore. Bắt đầu từ 8 cent/dặm năm 2010, tới 4 cent/ dặm năm 2015, rồi 2 cent/ dặm năm 2020. Tại sao? Vì vòng đời ắc-quy được nâng cao -- một chút nâng cao về mật độ năng lượng làm giảm giá thành. Và giá thành này chính là điện tử sạch. Chúng ta không sử dụng điện tử được tạo ra từ than. Như vậy có thể hiểu đây là điện tử hoàn toàn không có các-bon, không có xăng có giá 2 cent/ dặm vào năm 2020. Ngày nay, ngay cả khi chúng ta đạt 40 dặm/ gallon vào năm 2020, đó là mong muốn của chúng ta. Hãy thử tưởng tượng chỉ có ô-tô với 40 dặm/ gallon được chạy trên đường. Điều đó có nghĩa là 80 cent gallon. Chỉ 80 cent gallon nghĩa là, nếu như toàn bộ Thái Bình Dương có thể chuyển đổi sang dầu thô, và chúng ta để bất kỳ công ty dầu nào tới lấy và lọc nó, họ cũng không thể giảm xuống được 2 cent / dặm. Đó là một yếu tố kinh tế mới, điều đó làm ngạc nhiên hầu hết mọi người. Có lẽ đây sẽ là trang giấy tuyệt vời. Đó là cách tôi giải quyết vấn đề. Đó là một tờ giấy trắng mà tôi đã gửi tới các chính phủ. Và một vài chính phủ nói với tôi rằng nó thật tuyệt vời khi thế hệ trẻ thực sự nghĩ về những điều này. (Tiếng cười) Cho đến khi tôi gặp vị lãnh đạo thực sự trẻ của thế giới, ông Shimon Peres, Tổng thống Israel, và ông đã khéo léo điều khiển tôi. Đầu tiên, ông để tôi gặp Thủ tướng, ông nói rằng, nếu có thể tìm được số tiền tôi cần cho mạng lưới này, 200 triệu đôla, và nếu tôi có thể tìm được một công ty xe hơi có thể chế tạo xe với số lượng lớn, hai triệu xe -- đó là những gì chúng tôi cần ở Israel -- Đất nước tôi sẽ đầu tư 200 triệu vào đó. Ông Peres nghĩ đó hẳn là một ý tưởng tuyệt vời. Sau đó chúng tôi ra về và tìm kiếm tất cả các công ty xe. Chúng tôi đã gửi thư đến tất cả các công ty xe. Ba công ty trong số đó không bao giờ lộ diện. Một trong số đó đã hỏi chúng tôi nếu chúng tôi sử dụng cả hai loại nhiên liệu thì họ sẽ giảm giá. Nhưng một trong số họ, ông Carlos Ghosn, CEO của Renault và Nissan, khi được hỏi về động cơ sử dụng cả hai loại nhiên liệu đã nói gì đó rất tuyệt vời. Ông nói động cơ sử dụng cả hai loại nhiên liệu giống như người cá. Khi bạn muốn cá bạn sẽ có phụ nữ, còn khi bạn muốn phụ nữ bạn sẽ có cá. (Tiếng khán giả cười) Và Ghosn đứng lên và nói, "Tôi có xe hơi, ông Peres; Tôi sẽ tạo cho ông nhiều xe hơi." Và điều đó đã đúng, Renault đã đầu tư 1.5 tỉ đôla để chế tạo 9 loại xe khác nhau phù hợp với mô hình này rồi đưa ra thị trường với số lượng lớn -- số lượng lớn ngay năm đầu tiên, 100 ngàn xe. Đó là số lượng xe điện lớn nhất, xe ô-tô điện không-khí-thải trên thị trường. Tôi đang trên con đường, như Chris đã nói, trở thành CEO của một công ty phần mềm lớn gọi là SAP Sau đó Peres nói, "Anh không muốn thực hiện dự án này sao?" Và tôi nói, "Tôi đã sẵn sàng cho vị trí CEO" rồi ông nói, "Ồ không không không. Anh phải giải thích cho tôi, điều gì quan trọng hơn giữa việc cứu một đất nước và việc cứu thế giới, đâu là điều anh nên làm?" Và tôi đã từ bỏ và làm một việc gọi là Một-Nơi-Tốt-Hơn. Sau đó chúng tôi đã quyết định mở rộng nó. Chúng tôi đi đến các nước khác. Như tôi đã nói, chúng tôi tới Đan Mạch, và Đan Mạch đã áp dụng một chính sách tuyệt vời; nó gọi là kiểm tra IQ. Khoản thuế tương ứng sẽ được áp dụng. Họ áp thuế 180% cho xe sử dụng xăng và áp thuế băng 0 cho xe không-xả-khí-thải. Vì vậy nếu bạn muốn mua xe chạy bằng xăng ở Đan Mạch, nó có giá 60,000 Euro. Còn nếu bạn mua xe của chúng tôi, nó giá khoảng 20,000 Euro. Nếu bạn trượt bài kiểm tra IQ, họ yêu cầu bạn rời khỏi nước họ. (Tiếng khán giả cười) Sau đó chúng tôi đi vì họ chỉ áp dụng chúng trên đảo nhỏ mà thôi. Tôi biết hầu hết mọi người không nghĩ Israel là một đảo nhỏ, nhưng Israel là một đảo -- nó là đảo vận chuyển. Nếu xe bạn đang chạy ngoài Israel, chắc hẳn nó đã bị đánh cắp. (Tiếng khán giả cười) Nếu bạn đang nghĩ về các đảo, chúng tôi quyết định đi đến đảo lớn nhất mà chúng tôi tìm được, và đó là Úc. Nước thứ ba mà chúng tôi tới là nước Úc. Nó có ba trung tâm -- ở Brisbane, ở Melbourne, ở Sydney -- và một đường cao tốc, một đường cao tốc có điện kết nối chúng. Và đảo tiếp theo cũng không quá khó tìm, đó là đảo Hawaii. Chúng tôi quyết định tới Mỹ và chọn hai nơi tốt nhất -- nơi đầu tiên, bạn không cần bất kỳ trạm nạp điện nào. Ở Hawaii bạn có thể lái xe vòng quanh đảo chỉ với một bình ắc-quy. Và nếu bạn thực sự có một ngày dài bạn có thể thay thế nó, và tiếp tục lái xe vòng quanh đảo. Nơi thứ hai là Vùng vịnh San Francisco nơi Gavin Newsom đã tạo ra chính sách tuyệt vời thông qua các thị trưởng Ông đã quyết định sẽ tiếp quản bang một cách không chính thức, và sau đó chính thức, và đã tạo ra chính sách Một Vùng rất tuyệt này. Ở Vùng vịnh San Francisco, không chỉ có mật độ xe Prius tập trung cao nhất, mà còn có trạm nạp nhiên liệu hoàn hảo. Đó gọi là chiếc xe khác. Và chúng tôi bắt đầu phát triển nó chúng tôi xem xét đâu là nguyên nhân để phát triển tại Mỹ? Tại sao đây là vấn đề lớn? Và điều tuyệt vời nhất chúng tôi học được là, khi bạn có những vấn đề nhỏ ở cấp độ cá nhân, giống như giá xăng để đi xe mỗi sáng. Bạn không nhận ra điều này, nhưng khi tất cả chúng đến cùng một lúc bạn sẽ chết. Đúng không? Vì vậy giá dầu, giống như những đường cong mà chúng ta vừa thấy, đi cùng với đường cong giảm. Những đường cong này thể hiện việc chúng ta đang mất dần những giếng dầu gần mặt đất. Và chúng ta tiếp tục đào những giếng sâu hơn nữa. Chúng ngày càng đắt đỏ hơn khi muốn khai thác. Bạn nghĩ, nó sẽ lên, rồi lại xuống rồi lại lên và chúng tiếp tục lên rồi lại xuống. Vấn đề là: giá 147 đôla/thùng, đó là mức giá vào 6 tháng trước, nước Mỹ đã tiêu hàng đống tiền để có được dầu. Khi đó chúng ta đánh mất nền kinh tế và xuống mức 47 -- đôi khi ở mức 40, đôi khi ở mức 50. Giờ chúng ta đang áp dụng gói cứu trợ. Nó được gọi là gói cứu trợ nghìn tỉ đôla. Chúng ta đang khôi phục nền kinh tế. Hy vọng sẽ đạt được trong khoảng từ nay tới năm 2015, một lúc nào đó ở khoảng giữa. Điều gì sẽ xảy ra khi kinh tế được hồi phục? Đến năm 2015 chúng ta sẽ có ít nhất 250 triệu xe mới cho dù với tốc độ phát triển như hiện nay. Đó là 30% nhu cầu nữa về dầu lửa. Đó là 25 triệu thùng nữa một ngày. Đó là tất cả những gì nước Mỹ đang tiêu thụ hôm nay. Nói cách khác, ở một điểm nào đó, khi chúng ta đã hồi phục chúng ta lên tới đỉnh. Và khi đó chúng ta áp dụng gói cứu trợ OPEC cũng được biết đến như 200 đôla một thùng. Chúng ta nhận tiền và ném chúng đi. Bạn biết điều gì sẽ xảy ra khi đó? Chúng ta đi xuống. Lại đi lên rồi lại xuống. Và đường đi xuống ngày càng dài và đường đi lên ngày càng ngắn. Và đó là sự khác biệt giữa các vấn đề liên quan đến chất phụ gia, như khí CO2, lên từ từ và chúng ta đóng lại, và vấn đề khi chúng ta mở ra, trong đó chúng ta mất cái chúng ta có, chúng dao động, và dao động cho tới khi chúng ta mất tất cả chúng ta có. Giờ chúng ta thực sự xem xét đâu sẽ là câu trả lời. Đúng không? Hãy nhớ lại chiến dịch: một triệu xe sử dụng hai loại nhiên liệu trước 2015. Đó là 0.5% lượng dầu tiêu thụ của Mỹ. Đó là 0.0% phần còn lại của thế giới. Điều đó sẽ không khác biệt lắm. Chúng ta xem xe một nghiên cứu của MIT: 10 triệu xe điện trên đường phố toàn cầu. 10 triệu trong 500 triệu xe tăng thêm sắp tới. Đó là con số bi quan nhất mà bạn có. Đó cũng là số lạc quan nhất bởi vì nó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ mở rộng nền công nghiệp từ 100 ngàn xe năm 2011, lên 10 triệu xe năm 2016 -- tăng lên 100 lần trong vòng chưa đầy 5 năm. Bạn phải nhớ rằng thế giời ngày nay đã có rất nhiều xe. Chúng ta có 10 triệu xe tính theo vùng. Đó là số lượng xe khổng lồ. Trung Quốc đang tăng số lượng xe này -- Ấn Độ, Nga, Brazil. Chúng ta có tất cả các vùng này. Châu Âu đã xử lý được điều này. Họ chỉ cần áp thuế lên xăng. Họ sẽ là người đầu tiên xóa bỏ chúng vì giá xăng quá cao. Trung Quốc xử lý bằng một sắc lệnh. Vào một thời điểm nào đó họ sẽ tuyên bố không cho bất kỳ một xe nào được vào thành phố, và sẽ là như vậy. Người Ấn Độ còn không hiểu tại sao chúng ta nghĩ đó là vấn đề bởi vì hầu hết mọi người Ấn Độ đều nạp mỗi lần hai hoặc ba gallon. Đối với họ việc sử dụng một bình ắc-quy để đi 193 km là việc kéo dài khoảng cách, không phải giảm khoảng cách. Chúng ta là người duy nhất không áp dụng giá đúng. Chúng ta không có nền công nghiệp đúng nghĩa. Chúng ta không được khuyến khích để giải quyết chúng trên khắp nước Mỹ. Vậy ngành công nghiệp xe hơi ở đâu trong đó? Rất tuyệt. Nền công nghiệp chế tạo xe đã tập trung vào chính nó. Họ cơ bản nhìn nhận chúng và nói, "Xe đời 1.0 chúng ta sẽ giải quyết mọi thứ liên quan đến chính chiếc xe này." Không có cơ sở hạ tầng, không vấn đề. Chúng ta quên đi toàn bộ mắt xích quanh mình. Tất cả những thứ này luôn diễn ra quanh ta. Chúng ta mong đợi sự ra đời cấp thiết của xe đời 2.0 -- toàn bộ thị trường mới, toàn bộ phương thức kinh doanh mới. Phương thức kinh doanh trong đó tiền thực sự sẽ chảy về, để lái xe -- bao lâu, bao xa nếu bạn muốn, chúng ta quen với việc -- trợ giá xe, giống như điện thoại. Bạn sẽ trả theo dặm. Một số sẽ vào túi nhà sản xuất xe. Một số sẽ vào túi bạn. Nhưng xe của chúng tôi thực sự sẽ rẻ hơn xe chạy bằng xăng. Bạn đang tìm kiếm thế giới nới số lượng xe hơi tương đương với số lượng cối xay gió. Ở Đan Mạch, chúng ta lái xe ở Đan Mạch bằng sức gió, không phải xăng. Ở Israel, chúng ta được yêu cầu đặt trang trại sử dụng năng lượng mặt trời ở miền nam Israel. Và họ nói, "Ồ đó thực sự là một diện tích đất rất rất rộng mà bạn đang yêu cầu." Và chúng tôi nói "Nếu như chúng tôi chứng minh rằng với cùng diện tích như vậy chúng tôi tìm ra lượng xăng sử dụng cho cả đất nước trong hàng trăm năm tới thì sao?" Và họ nói, "Chúng tôi đã thử. Không có chút xăng nào cả." Chúng tôi nói, "Không không, nhưng nếu chúng tôi chứng minh được điều đó thì sao?" Và họ nói, "Vậy anh có thể đào." Và chúng tôi đã quyết định đào lên, thay vì đào xuống. Thật là hoàn hảo cho cả hai. Tất cả bạn cần bây giờ là tạo được 10% lượng điện. Hãy nghĩ đó là dự án sẽ kéo dài trên 10 năm. Vậy là 1% một năm. Bây giờ khi chúng ta xem xét giải quyết vấn đề lớn, trước tiên chúng ta cần phải nghĩ tới 2 con số. Không phải là 20% trước năm 2020. Hai số đó là 0 -- giống như 0 dấu chân hoặc 0 dầu -- và phát triển nó mãi mãi. Và khi chúng ta đạt COP15 vào cuối năm chúng ta đừng nghĩ tới việc giảm khí CO2. Chúng ta hãy nghĩ đến việc thúc đẩy những nước sẵn sàng tiếp nhận dự án mở rộng này. Một xe thải ra 4 tấn. Và thực tế có 700 và sẽ tăng lên 1 triệu xe ngày nay sẽ thải ra ít nhất 2.8 tỉ tấn khí CO2. Tổng cộng lại chiếm khoảng 25% vấn đề của chúng ta. Xe con và xe tải cộng lại thải ra khoảng 25% lượng khí CO2 toàn cầu. Chúng ta cần tiếp cận và tập trung giải quyết vấn đề này, đồng thời nỗ lực giảm lượng khí thải về bằng 0 trước khi thế giới kết thúc. Thực ra tôi đã chia sẻ điều này với một vài nhà chính sách ở Mỹ. Tôi đã chia sẻ với ngài Bobby Kennedy, một trong những thần tượng của tôi. Tôi đã nói với ông một trong những lý do mà ông chú của ông được nhớ tới là bởi vì ông đã nói chúng ta sẽ đưa người lên mặt trăng, và chúng ta sẽ thực hiện điều đó trước cuối thập kỷ này. Chúng tôi không nói là sẽ đưa 20% một người lên mặt trăng. Và sẽ có khoảng 20% cơ hội cứu cậu ta. (Tiếng khán giả cười) Ông thực sự đã chia sẻ với tôi một câu chuyện khác, đó là khoảng 200 năm trước. 200 năm trước, tại Nghị viện, Vương quốc Anh, có một cuộc tranh luận dài giữa nền kinh tế và đạo đức. 25% -- giống như 25% lượng khí thải ngày nay là do xe hơi -- 25% năng lượng được sử dụng cho toàn bộ nền công nghiệp ở Anh quốc được lấy từ nguồn năng lượng trái đạo đức: nô lệ. Và đã có một cuộc tranh cãi khác. Chúng ta có nên ngừng sử dụng nô lệ? Và việc đó có liên quan gì đến nền kinh tế không? Rồi mọi người nói: "Chúng ta cần phải dành thời gian để làm việc đó. Đừng làm ngay lập tức. Có lẽ chúng ta nên giải phóng trẻ em và giữ lại nô lệ. Sau một tháng tranh luận, họ đã quyết định dừng sử dụng nô lệ, và cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra trong vòng chưa đầy một năm. Và nền kinh tế Anh quốc đã đi trước 100 năm. Chúng ta cần phải đưa ra quyết định đạo đức đúng đắn. Chúng ta cần phải ra quyết định ngay lập tức. Chúng ta cần có sự dẫn dắt của Nghị viện giống như ở Israel, chúng ta sẽ không sử dụng dầu. Và chúng ta cần dừng sử dụng dầu trong vòng 20 năm hoặc 50 năm, nhưng dưới sự chỉ đạo của tổng thống nếu không chúng ta sẽ mất đi nền kinh tế, ngay sau đó, chúng ta sẽ mất đi đạo đức. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Khán giả vỗ tay) Cuộc sống trong tương lai và nơi làm sáng tỏ nền sinh học của chúng ta -- và làm ơn bật đèn lên nhé. Tôi sẽ không chiếu slide đâu. Tôi sẽ nói về nơi chúng ta có thể bị đẩy đến. Tôi đã thấy toàn bộ hình ảnh của 2 khu vực đầu tiên. Tôi cảm thấy phần nào tội lỗi khi nói chuyện đầy hứng khởi về tương lai. Dù sao cũng thấy không ổn lắm. Tuy nhiên, tôi không bận tâm nhiều lắm vì khi xét lại chính là quỹ đạo lớn hơn này, sẽ vẫn còn -- con người trong tương lai sẽ vẫn còn nhớ đến thời kỳ này. Tôi muốn nói đôi chút về lý do tại sao các tầm nhìn của Jeremy Rivkins ông là người muốn cấm các công nghệ này hay tầm nhìn của Bill Joys, ông muốn từ bỏ chúng tại sao họ cho rằng đi theo con đường đó sẽ đẩy chúng ta vào thảm kịch. Tôi chú trọng đến sinh học, các môn khoa học sinh vật. Đó là các lĩnh vực trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng với con người. Đơn giản thôi, bởi vì chúng ta đều bằng xương bằng thịt cả. Chúng ta là các sinh vật. Và với sinh học chúng ta có thể định hình tương lai của chúng ta và con cháu sau này -- liệu chúng ta có kiểm soát được quá trình lão hóa không, liệu chúng ta có học được phòng tránh bệnh Alzheimer, bệnh tim và ung thư không. Tôi thấy Shakespeare đã nói về điều này rất hay. Và tôi sẽ mượn lời ông để diễn đạt lại. (Tiếng cười) Ông đã nói, '' Và thế là, thời gian trôi đi chúng ta lớn lên rồi trưởng thành. Và rồi thời gian trôi đi, chúng ta già nua rồi chết đi. Cuối cùng còn lại một câu chuyện mà thôi." Cuộc đời thật ngắn ngủi. Và chúng ta cần nghĩ đôi chút đến việc lập kế hoạch. Thậm chí trong thế giới các nước phát triển chúng ta sẽ mất đi mọi thứ chúng ta yêu quý. Khi bạn bắt đầu già đi một chút thì tâm trí bạn sẽ nhồi nhét đầy các đoạn băng, những thứ đã giúp bạn phát huy sức mạnh sẽ trở thành thứ yếu. Tôi hơi bi quan một chút giống như Ray Kurzweil và Eric Drexler. Nó thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta ảo tưởng khá nhiều về khả năng kiểm soát sinh học. Các bạn cần xem xét Đề Án Bộ Gen Người. Cách đây gần 2 năm ai cũng bàn tán về việc chúng ta đã tìm ra cái nôi của sinh học. Chúng ta giải mã các đoạn mã. Chúng ta đang đọc cuốn sách cuộc sống. Nó gợi lại sự kiện Neil Armstrong bước đi trên mặt trăng năm 1969. Có vẻ như ai cũng đi lên mặt trăng tới nơi rồi. Và chúng ta đã đều thấy vào năm 2001: Một Cuộc Du Hành Không Gian. Đó là năm 2003, không có HAL (máy tính thuật toán suy nghiệm). Chẳng có chuyến phiêu lưu tới chị Hằng nào, chứ đừng nói tới các mặt trăng của sao Mộc. Và chúng ta vẫn chỉ đang quẩn quanh với một số thành tựu. Nên chẳng có gì là lạ nếu ai đó băn khoăn liệu từ 30 đến 40 năm tới chúng ta sẽ nhìn nhận lại vấn đề này không. Và toàn bộ buổi diễn thuyết hôm nay tôi sẽ nói về Dự Án Bộ Gen Ở Người, và ý nghĩa của nó. Nó sẽ rất có giá trị đấy. Tuy nhiên vấn đề không phải ở đó vì khi nói về sự di truyền và đặc điểm sinh học ở con người cũng như biến đổi và điều chỉnh chúng, chúng ta sẽ đề cập tới việc thay đổi chính chúng ta. Và điều này rất quan trọng. Nếu nghi ngờ về mức độ ảnh hưởng của công nghệ tới cuộc sống, các bạn chỉ việc tới một thành phố lớn bất kỳ. Đây không phải khoảng đất tập họp của tổ tiên Pleisticine của chúng ta. Chúng ta đang áp dụng công nghệ này, nó đang ngày càng chuẩn xác và hiệu quả hơn, chúng ta đang quay lại sử dụng nó. Trước khi hoàn thiện chúng ta sẽ thay đổi bản thân toàn diện như chúng ta đã thay đổi thế giới. Nó sẽ xảy ra sớm hơn so với mọi người tưởng nhiều. Nó sẽ hoàn toàn cách mạng hóa ngành y tế và chăm sóc sức khỏe. Đó là điều hiển nhiên. Nó sẽ thay đổi phương thức sinh sản. Thay đổi cách chúng ta kiểm soát và thay đổi cảm xúc. Thậm chí có thể thay đổi tuổi thọ con người. Nó sẽ khiến chúng ta phải hỏi con người là gì. Ngữ cảnh rộng hơn là hai cuộc đổi mới chưa từng thấy đang diễn ra hiện nay. Cuộc đổi mới đầu tiên rất rõ ràng, cuộc đổi mới silicon, mà các bạn ai cũng biết. Nó đang thay đổi cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách và vẫn sẽ tiếp tục thay đổi. Điều cốt lõi là chúng ta đang đứng trên cát silicon trơ dưới chân chúng ta và chúng ta đang hít thở một nồng độ nhất định tác hại đến sức khỏe. Thậm chí vượt qua nó. Kết quả dẫn đến cuộc cách mạng trong ngành sinh học. Cuộc cách mạng bộ gen, protein học, trao đổi chất học, mọi thứ "học" đó nghe thật hoành tráng. Chúng ta đang nắm bắt khả năng kiểm soát một tương lai đổi mới. Ý tôi là chúng ta đang sử dụng công nghệ để thúc đẩy cuộc cải cách. Chúng ta sẽ tiến đến đâu thì vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng trong 5 đến 10 năm tới chúng ta sẽ bắt đầu thấy một số thay đổi sâu sắc. Các thay đổi tức thì sẽ diễn ra trong ngành y tế. Ngành y tế dự phòng sắp chuyển biến vì chúng ta bắt đầu có thể phân biệt được mọi yếu tố nguy hiểm mà mỗi cá nhân gặp phải. Nhưng ai sẽ trả tiền? Và chúng ta sẽ hiểu toàn bộ thông tin phức tạp này ra sao? Giao tiếp được với thông tin đó sẽ là thách thức công nghệ thông tin của thế hệ tiếp theo. Rồi thì bộ gen dược học - kết hợp giữa y dược và di truyền học -- biến đổi các loại thuốc để tùy ứng với cơ địa của mỗi người mà Juan đã đề cập đến trước đó. Nó sẽ tạo ra các ảnh hưởng bất ngờ. Và nó cũng sẽ được dùng cho chế độ ăn kiêng, các nguồn cung cấp dinh dưỡng nữa. Nhưng ảnh hưởng lớn ở chỗ chúng ta sẽ có thuốc chỉ định cho cá nhân. Và chúng ta sẽ không thể hỗ trợ các chi phí sản xuất các loại thuốc bom tấn (thuốc phổ biến, lợi nhuận cao) hiện nay. Quá trình ủng hộ sẽ tan rã. Quá chậm chạp và nguy hiểm, không phù hợp với tương lai chúng ta đang hướng tới. Một điều nữa là chúng ta sẽ phải làm việc với kiến thức này. Thật tuyệt khi nghe thấy, "Oài, 99.9% các chữ cái trong đoạn mã giống hệt nhau. Chúng ta đều giống nhau. Tuyệt quá còn gì." Và hãy nhìn xung quanh để biết rằng mỗi chúng ta quan tâm đến những việc khác nhau. Một tên người ngoài hành tinh sẽ thấy chúng ta hao hao giống nhau nhưng tôi lại không thấy bạn giống tôi vì chúng ta luôn cạnh tranh với nhau. Và chúng ta sẽ phải chấp nhận thực tế rằng giữa chúng ta có những điểm khác biệt cũng như giữa các tiểu cộng đồng người. Chúng ta không nên phủ nhận vấn đề đó. Ở các thế hệ kế tiếp sẽ xảy ra những việc gây ảnh hưởng còn sâu sắc hơn. Đó là khi chúng ta bắt đầu dùng kiến thức này để thay đổi bản thân. Tôi muốn nói đến hiện tượng lão hóa mà ai cũng quan tâm. Sẽ thế nào nếu chúng ta có thể làm sáng tỏ và hiểu rõ việc lão hóa -- bắt đầu làm chậm quá trình hay thậm chí đảo ngược nó? Nó sẽ làm thay đổi mọi thứ. Và ai cũng biết nếu có thể, chúng ta sẽ tác động đến quá trình lão hóa bất kể hậu quả là gì. Thứ hai là biến đổi cảm xúc của chúng ta. Tôi muốn nói đến Ritalin, Viagra, Prozac, mấy loại đó. Các bạn biết đấy, đó chỉ là các bước đi chập chững mà thôi. Sẽ thế nào nếu bạn có thể pha chế các loại dược phẩm khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và vui vẻ khi được là chính mình. Nếu nó không gây tác dụng phụ liệu bạn có thể chối từ nó không? Hẳn là không rồi. Nếu không thì bạn sẽ là ai? Tại sao bạn làm thế? Chúng ta đang hạn chế các chương trình tiến hóa định hướng hành vi của chúng ta. Việc giải quyết sẽ rất khó khăn. Lĩnh vực thứ 3 là tái sinh. Ý tưởng chúng ta sẽ được chọn lựa gen của con cái mình, vì chúng ta đã bắt đầu hiểu ý nghĩa của bộ gen đối với con người. Đó là vấn đề trọng tâm bàn trong cuốn sách của tôi, có tựa đề "Tái Thiết Kế Con Người", tôi nói về các chọn lựa và thử thách mà xã hội sẽ gặp phải. Có 3 cách. Thứ nhất là sao chép. Nó đã không xảy ra. Nó là một vòng tròn trung gian. Nó sẽ xảy ra trong 5 đến 10 năm tới. Và sẽ không phải vấn đề to tát gì. Trì hoãn sự ra đời của một cặp song sinh sẽ không làm lung lay nền văn minh phương Tây. Nhưng có những việc quan trọng hơn đang diễn ra: chụp ảnh phôi thai. Lấy một phôi thai có 6 đến 8 tế bào, tách một tế bào ra và tiến hành xét nghiệm di truyền trên tế bào đó, và dựa trên các kết quả xét nghiệm bạn quyết định cấy ghép hoặc loại bỏ phôi thai đó. Đó là phương pháp phòng tránh các bệnh hiểm nghèo. Và khả năng phòng tránh các bệnh di truyền sẽ sớm khả thi với phương pháp đó. Lúc đó từ một công nghệ dành cho những người mắc các chứng vô sinh phải dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và đáp ứng nhu cầu của những người giàu có muốn bảo vệ con cái mình, thì nó sẽ trở thành công nghệ bình dân cho mọi người. Và quá trình đó sẽ biến đổi từ chỗ chỉ để chữa bệnh trở nên hữu ích, bảo vệ cho những người ốm yếu, giống như nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.. chọn lựa các tính cách, cảm xúc, đặc điểm ... Tất nhiên sẽ có kỹ thuật di truyền. Trực tiếp đi sâu vào -- hơi xa một chút -- và thay đổi hệ gen trong tế bào đầu tiên của phôi thai. Tôi đoán phương pháp sẽ là sử dụng các nhiễm sắc thể nhân tạo và nhiễm sắc thể bổ sung, nên chúng ta đi từ 46 đến 47 hoặc 48. Và nó không di truyền vì ai muốn truyền lại cho con cái mình các mô đun làm giàu cổ xưa mà họ đã nhận từ bố mẹ mình cách đây 25 năm? Đùa thôi, dĩ nhiên chẳng ai muốn thế. Họ muốn cái mới. Các phép tương tự (Tiếng cười) với máy tính và lập trình đó sâu xa hơn thế nhiều. Chúng sẽ hoạt động trong vương quốc này. Không phải việc gì có thể làm đều nên làm. Và nó sẽ không được làm. Nhưng khi một việc khả thi trong hàng nghìn phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, sẽ là trọng tâm với các công nghệ này khi nhiều người nhận thấy nó đem lại lợi ích và khi chúng gần như không thể kiểm soát được, thì không còn là câu hỏi liệu nó sẽ xảy ra mà là nó sẽ xảy ra khi nào, ở đâu và như thế nào. Nhân loại sẽ đi xuống con đường này vì hai lý do: thứ nhất, toàn bộ các công nghệ này chỉ là một nhánh phụ của việc nghiên cứu y học chính thống ai ai cũng muốn chứng kiến sự ra đời của nó. Nó sẽ được tài trợ cực kỳ nhiều. Thứ hai, chúng ta là con người. Đó là việc chúng ta làm. Chúng ta cố gắng dùng công nghệ để cải thiện cuộc sống theo cách này hay cách khác. Nếu tưởng tượng chúng ta sẽ không dùng các công nghệ này khi chúng trở nên phổ biến nghĩa là đã phủ nhận mình là ai cũng như khi tưởng tượng chúng ta sẽ dùng các công nghệ này và sẽ không băn khoăn lo lắng nhiều về nó. Sự phân cách đang dần mờ nhạt và đã mờ nhạt giữa phương pháp trị liệu và củng cố sức khỏe, giữa phòng và chữa bệnh, giữa nhu cầu và mong muốn. Tôi tin đó là điểm trọng tâm. Người ta có thể cố cấm đoán những thứ đó. Chắc chắn họ sẽ làm và họ đã làm rồi. Nhưng nó sẽ chỉ thay đổi sự phát triển ở đâu đó. Và chặn những thứ này khỏi tầm nhìn. Nó sẽ giữ công nghệ cho người giàu có vì họ là những người có quyền lực hạn chế mọi luật lệ. Và nó sẽ ngăn chặn chúng ta tiếp cận nguồn thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sáng suốt về cách sử dụng các công nghệ này. Chắc chắn chúng ta cần tranh luận về những thứ này. Và tôi nghĩ thật tuyệt vời vì chúng ta đã làm được điều đó. Nhưng chúng ta không nên đùa cợt bản thân và nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được đồng thuận về các vấn đề này. Đơn giản là nó sẽ không xảy ra. Chúng ảnh hưởng tới chúng ta quá sâu sắc. Và chúng phụ thuộc quá nhiều vào lịch sử, triết học, tôn giáo, văn hóa, chính trị. Một số người sẽ xem nó là một điều đáng khinh, tồi tệ và xấu xa. Số khác sẽ nói, "Tuyệt vời. Con người đang ngày càng khát vọng nhiều thứ." Tuy nhiên các công nghệ này cũng rất nguy hiểm vì chúng ta dễ bị chúng hấp dẫn. Và tập trung quá nhiều vào các khả năng công nghệ cao đang tồn tại. Và mất liên lạc với nhịp điệu cơ bản của cơ thể và sức khỏe. Rất nhiều người cho rằng công nghệ y tế cao sẽ giúp họ tránh bệnh thèm ăn, giảm lượng đồ fastfood ăn vào trong khi không cần tập thể dục nữa. Chỉ là chuyện trong mơ thôi, trong bối cảnh công nghệ đang ngày một cải tiến, nhiều thành tựu đạt được nhờ đó, thì thật thú vị khi một cuộc phản cách mạng đang diễn ra. Sự quan tâm đến các phương pháp chữa bệnh từ quá khứ đang trỗi dậy. Trong ngành thực phẩm chức năng, đặc biệt là những người làm trong ngành dược phẩm muốn sản phẩm phải đính kèm cái mác "có nguồn gốc tự nhiên." Nhưng toàn bộ nỗ lực này đều do công nghệ thông tin thúc đẩy và sản sinh ra, vì đó là cách chúng ta thu thập liên kết và khớp thông tin với nhau. Hệ sinh thái này rất phong phú, nó sẽ giúp chúng ta nhiều. Đó là nơi tiếp nhận một nửa số thuốc của chúng ta. Nên chúng ta không nên bỏ nó vì còn một cơ hội rất lớn để tận dụng các kết quả đó, hoặc các phép thử ngẫu nhiên từ hàng nghìn năm qua được thực hiện để tìm xem cái gì ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và để sử dụng các công nghệ tiên tiến nhằm lọc ra những thứ có ích từ một biển tiếng ồn. Thực ra điều này không chỉ trừu tượng. Tôi đã thành lập một công ty công nghệ sinh học áp dụng phương pháp này để phát triển các liệu pháp cho bệnh Alzheimer và các bệnh lão khoa khác. Và chúng tôi đã đạt được một số thành tựu. Một thiên niên kỷ mới đang bắt đầu. Nếu bạn nhìn lên phía trước tới loài người trong tương lai, trước khi thiên niên kỷ này kết thúc trong vài trăm năm tới, con người sẽ nhìn lại khoảnh khắc này. Và ngay từ hôm nay bạn sẽ nghĩ rằng chúng sẽ coi thời đại của chúng ta là một thời kỳ khó khăn, tồi tệ mà chúng ta phải vật lộn để trải qua. Và tôi không nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra, Chúng cũng chỉ là người mà thôi, sẽ nhanh chóng lãng quên mọi chuyện. Có khi chúng còn lãng mạn hóa thời đại của chúng ta. Chúng sẽ nghĩ đó là một thời kỳ lịch sử đầy vinh quang khi chúng ta đặt những viên gạch xây dựng nền móng cho cuộc sống sau này, xã hội và tương lai của chúng. Bạn biết đấy, nó giống như một cuộc vượt cạn. Sau một cuộc vật lộn đau đớn thành quả sẽ là gì? Một cuộc sống mới ra đời. Như đã nói chúng ta đã lãng quên mọi khó khăn từng trải qua. Nên tôi thấy rõ ràng là một trong các nền tảng của tương lai sẽ bắt nguồn từ quá trình tái khai thác đặc điểm sinh học. Ban đầu nó sẽ diễn ra từng bước một sau đó tăng tốc dần. Chúng ta sẽ mắc nhiều lỗi. Nguyên tắc là thế, không thể tránh được. Đối với tôi, được sống và chứng kiến điều này là một đặc ân lớn. Đó là thời kỳ duy nhất trong dòng lịch sử . Và luôn được nhớ đến. Điều đáng nói là không chỉ chứng kiến mà chúng ta còn là các kiến trúc sư xây dựng lên nó. Chúng ta cần cảm thấy tự hào về điều đó. Điều khó khăn và thách thức chính là việc chúng ta cũng đồng thời là đối tượng chịu tác động của các thay đổi đó. Sức khỏe, cuộc sống, tương lại, con cháu chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng rất phiền phức với những người chùn bước sợ hãi. Tôi nghĩ rằng lựa chọn của chúng ta trong đời, không phải liệu chúng ta có đi xuống con đường này hay không. Tất nhiên là có rồi. Đó là cách chúng ta giữ nó trong tim. Cách chúng ta nhìn nhận nó. Thucidites đã nói rất rõ ràng với chúng ta vào năm 430 trước công nguyên. Một lần nữa, tôi sẽ mượn lời ông ấy. "Những người dũng cảm nhất là những người biết rõ điều gì đang đợi họ ở phía trước, vinh quang và nguy hiểm luôn đồng hành. Không chút do dự, họ tiến lên và gặp cả hai." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) AlloSphere là một quả cầu kim loại 3 tầng trong một căn phòng không có tiếng vọng. Hãy tưởng tượng AlloSphere là một chiếc kính hiển vi điện tử động cỡ lớn mà được nối với một siêu máy tính. 20 nhà nghiên cứu có thể đứng trên cây cầu treo lơ lửng bên trong khối cầu, và hoàn toàn chìm đắm trong dữ liệu của họ. Hãy tưởng tượng nếu một nhóm các nhà vật lí có thể đứng bên trong một nguyên tử quan sát và nghe động lượng điện từ. Hãy tưởng tượng một nhóm nhà điêu khắc có thể ở bên trong một hàng rào các nguyên tử và chạm khắc vào vật liệu của họ. Tưởng tượng một nhóm bác sĩ phẫu thuật có thể bay bên trong não như thể nó là một thế giới, và quan sát các mô như xem phong cảnh, và nghe mật độ của máu giống như nghe nhạc. Đây là một vài nghiên cứu bạn sẽ thấy mà chúng tôi đang tiến hành tại AlloSphere. Nhưng trước tiên, tôi muốn nói một chút về nhóm các nghệ sĩ, nhà khoa học, và kĩ sư đang làm việc cùng nhau. Tôi là nhà soạn nhạc được đào tạo về dàn nhạc và người chế tạo ra AlloSphere. Cùng với các cộng sự là nghệ sĩ đồ họa, chúng tôi vạch ra các thuật toán phức tạp có thể biểu diễn thời gian và không gian, theo hình ảnh và âm thanh. Các nhà khoa học cộng sự đang tìm kiếm các khuôn thức mới trong thông tin đó. Và các kĩ sư cộng sự đang chế tạo một trong những máy tính thay đổi động trên thế giới cho việc khám phá dữ liệu này. Tôi sẽ đưa các bạn bay vào 5 dự án nghiên cứu ở AlloSphere mà sẽ đưa các bạn từ dữ liệu sinh học khổng lồ đến động lượng điện từ. Dự án đầu tiên có tên là AlloBrain. Đó là nỗ lực của chúng tôi để định lượng cái đẹp qua việc xác định các vùng nào trong não tương tác khi nhìn thấy thứ gì đó đẹp. Bạn đang bay qua vỏ não đồng nghiệp của tôi. Câu chuyện ở đây là dữ liệu thực FMRI được ánh xạ cả đồ họa và âm thanh. Lúc này bộ não như là một thế giới mà bạn có thể bay qua và tương tác với nó. Bạn thấy 12 tác nhân máy tính thông minh là các hình chữ nhật đang bay trong não với bạn. Chúng đang khai thác mức độ đậm đặc của máu. Chúng thông báo lại cho bạn bằng âm thanh. Mức độ đậm đặc cao hơn có nghĩa là điểm đó có nhiều hoạt động hơn. Chúng đang hát lên những điểm đậm đặc này đấy với cao độ càng cao nghĩa là càng đậm đặc. Chúng ta sẽ chuyển từ dữ liệu sinh học thực sang các thuật toán sinh học tạo sinh đã tạo ra tự nhiên giả thực trong sự kết hợp nghệ thuật và khoa học tiếp theo của chúng tôi. Trong kết hợp nghệ thuật và khoa học này, các thuật toán sinh học tạo sinh giúp chúng ta hiểu được sự tự sản sinh và phát triển vốn rất quan trọng cho mô phỏng trong khoa học nano. Đối với các nghệ sĩ, chúng tôi đang tạo ra các thế giới mới mà ta có thể khám phá và thăm dò. Với các thuật toán sinh học tạo sinh phát triển, chúng tương tác và liên lạc giống như một đàn côn trùng. Các nhà nghiên cứu đang tương tác với dữ liệu này bằng cách tiêm mã vi khuẩn vào, vốn là các chương trình máy tính, cho phép các tạo thể này lớn lên qua thời gian. Chúng ta sẽ chuyển từ thế giới sinh học và thế giới vĩ mô, sang thế giới nguyên tử, khi chúng ta bay vào một lưới nguyên tử. Đây là dữ liệu AFM, Kính hiển vi nguyên tử lực từ các đồng nghiệp của tôi ở Trung tâm Ánh sáng và Năng lượng Chất rắn. Họ đã phát hiện ra một trạng thái kết nối mới, một chất liệu mới cho pin mặt trời trong suốt. Chúng ta đang bay qua 2.000 lưới nguyên tử - ôxy, hy đrô và kẽm. Bạn thấy trạng liên kết ở dạng tam giác. Đó là 4 nguyên từ kẽm màu xanh liên kết với một nguyên tử hy đrô màu trắng. Bạn thấy các luồng điện từ chạy theo dòng mà chúng tôi - những nghệ sĩ, đã tạo ra cho các nhà khoa học. Điều này cho phép họ tìm ra các nốt gắn kết trong bất cứ mạng lưới nguyên tử nào. Chúng tôi nghĩ nó tạo ra một kiểu nghệ thuật kết cấu đẹp. Âm thanh các bạn đang nghe thực ra là các phổ phát ra từ các nguyên tử này. Chúng tôi đã đưa chúng thành âm thanh. Vậy nên chúng đang hát cho các bạn nghe. Ôxy, hy đrô và kẽm có đặc trưng riêng của chúng. Chúng ta sẽ đi tiếp từ lưới các nguyên tử này sang một nguyên tử Hydro đơn lẻ. Chúng tôi đang cùng với các cộng sự vật lí đã cung cấp cho chúng tôi các tính toán về công thức Schrödinger 3D lệ thuộc thời gian. Chúng ta đang thấy đây là một sự chồng lấn của một electron trong 3 quỹ đạo thấp hơn của nguyên tử Hydro. Bạn đang nghe và nhìn luồng điện từ với các đường kẻ. Các chấm trắng là các sóng khả hữu chỉ cho bạn thấy hạt electron đang ở đâu trong một thời điểm và không gian nhất định trong 3 hình thể quỹ đạo cụ thể này. Trong phút nữa chúng ta sẽ chuyển đến hai hình thể quỹ đạo. Và các bạn sẽ nhận thấy một xung động. Bạn sẽ nghe thấy sự lên xuống giữa các âm thanh. Đây thực ra chỉ là một sự phát ra ánh sáng. Khi âm thanh bắt đầu giao động và co lại, các nhà vật lí của chúng tôi có thể nói khi nào một photon sẽ bị thoát ra. Họ đang bắt đầu tìm các cấu trúc toán học mới trong các tính toán này. Và họ hiểu hơn về toán học lượng tử. Chúng ta sẽ đi tiếp, và chuyển sang một động lượng điện từ đơn. Đây sẽ là dự án cuối cùng tôi sẽ trình bày với các bạn. Các cộng sự của tôi ở Trung tâm Điện toán và Động lượng Lượng tử đang tính toán bằng những tia laser li khai trong một động lượng điện từ đơn. Chúng tôi lấy thông tin này và tạo ra một mô hình toán học từ đó. Các bạn đang nhìn và nghe thấy luồng thông tin lượng tử. Nó rất quan trọng cho bước tiếp theo của việc mô phỏng máy tính lượng tử và công nghệ thông tin. Các thí dụ ngắn gọn tôi đã trình bày với các bạn ở đây cho bạn một khái niệm về công việc chúng tôi đang làm tại Trường đại học California, Santa Barbara, để kết hợp nghệ thuật, khoa học, với thiết kế, vào một kỉ nguyên mới của toán học, khoa học, và nghệ thuật. Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ đến thăm AlloSphere. Truyền cảm hứng cho chúng tôi tìm ra các cách thức mới để có thể sử dụng thiết bị đặc biệt chúng tôi đã chế tạo ra này tại Santa Barbara. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là Tim Ferris vào năm 1979 sau Công Nguyên, năm 2 tuổi. Nhìn vào cách tôi đứng tấn đây, các bạn có thể thấy tôi là một cậu bé tự tin đầy mình -- và không phải là không có nguyên cớ đâu. Hồi đó tôi có một thời khóa biểu rất hấp dẫn nhé, đó là đợi đến khi tối muộn bố mẹ đi nghỉ sau một ngày làm việc mệt nhọc, chơi giải ô chữ, xem TV. Thì tôi sẽ chuồn vào phòng khách, nhảy phăng lên ghế bành tháo tung các nệm ghế ra, ném bừa ra sàn hét thật to rồi chạy biến đi mất vì tôi là gã không lồ xanh (Incredible Hulk) mà. (Tiếng cười) Các bạn có thể dễ dàng thấy sự giống nhau đúng không? Và trò quậy đó kéo dài được một thời gian. Khi lên 7, tôi tham gia trại hè. Bố mẹ tôi thấy nó cần thiết cho cả tôi và họ, tìm kiếm cảm giác thảnh thơi. Cứ đến trưa, bọn trẻ trong trại hè chạy ra hồ chơi, ở đó có cầu nổi. Bạn có thể nhảy khỏi cầu để xuống nước. Tôi bị sinh non nên rất còi cọc. Phổi bên trái bị chèn khi mới sinh. Thế nên tôi gặp khó khăn khi nổi trên nước. Vì thế tôi rất sợ nước nhưng thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Và một ngày nọ, bọn trẻ nhảy qua các phao bơi. Chúng lặn qua các phao bơi và tôi nghĩ chắc là vui lắm. Và tôi cũng lặn qua phao bơi, nhưng thằng bé chuyên bắt nạt tóm lấy mắt cá chân tôi. Tôi thì cố nhoi lên để hít thở và phần eo chạm vào đáy phao. Mắt tôi cay xè và nghĩ rằng mình sắp tiêu đời rồi. May thay người giam sát trại hè đến và gỡ thằng ấy khỏi tôi. Từ đó trở đi, tôi cạch đến già, không dám bơi nữa. Đó là nỗi sợ hãi tôi không thể vượt qua. Việc tôi không thể bơi trở thành một trong các điều đáng xấu hổ và mất mặt nhất. Đó là lúc tôi nhận ra mình không phải gã khổng lồ xanh (Incredible Hulk) nữa. Nhưng câu chuyện này cũng có một kết cục có hậu. Giờ tôi 31 tuổi, tháng 8 vừa qua tôi đã dành 2 tuần để kiểm tra lại việc bơi, và hỏi mọi vấn đề liên quan đến bơi lội. Và đi từ bơi một vòng khoảng 20 mét, như một con khỉ chết đuối nhịp tim là 200/phút, tôi đã đo được, tôi đã bơi tới Montauk trên Long Island gần nơi tôi đã lớn lên và nhảy vào lòng đại dương, bơi được một km biển cảm giác khỏe khoắn, vui tươi hơn nhiều. Và tôi đi bơi trong bộ đồ bơi Speedos, phong cách châu Âu cảm giác như gã khổng lồ xanh (Incredible Hulk). Và tôi muốn các bạn ở đây sẽ cảm thấy mình giống gã sau khi bài diễn thuyết kết thúc. Cụ thể là, tôi muốn các bạn cảm thấy mình có thể trở thành một tay bơi cự ly dài cừ khôi, một người học ngoại ngữ hàng quốc tế, và một nhà vô địch nhảy tango. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn bí quyết của mình. Bí quyết đó để tiêu diệt những nỗi sợ hãi đến chết của tôi. Tiếp tục thôi. Bơi, các nguyên tắc đầu tiên. Các nguyên tắc đầu tiên, điều này rất quan trọng. Tôi thấy các kết quả tốt nhất trong đời thường không đến do thao tác sai và các giả thuyết không được kiểm chứng. Và bước ngoặt trong sự nghiệp bơi lội đến khi một cậu bạn tôi nói, " Tớ sẽ không uống cà phê một năm " -- cậu ấy thuộc tuýp uống 6 cốc cà phê đặc một ngày -- "nếu cậu có thể hoàn thành một km giải bơi mở rộng." Thế là đồng hồ bắt đầu chạy. Tôi bắt đầu tìm kiếm các vận động viên ba môn phối hợp vì tôi thấy các tay bơi lão luyện thường không thể dạy học viên làm được như họ. Tôi thử ván đẩy. Chân tôi sẽ cắt vào nước như dao cạo. Nhưng tôi không nhúc nhích được, nản lòng, tôi nhìn đôi chân mình. Đập tay, mọi thứ. Kể cả có tập với nhà vô địch thế vận hội cũng chẳng ích gì. Rồi Chris Sacca, giờ là bạn thân của tôi cậu ấy đã hoàn thành một người sắt với 103 độ, nói với tôi, "Tớ có đáp án cho ước nguyện của cậu đấy." Và cậu ấy giới thiệu tôi với Terry Laughlin ông đã thành lập Hội Người Yêu Bơi Lội. Thế là tôi bắt đầu học về sinh cơ học. Sau đây là các quy tắc bơi lội mới, cho những bạn sợ bơi hoặc không giỏi bơi. Một là, hãy quên việc phải đạp chân đi. Rất chi là phản trực quan. Thực ra, lực đẩy không hẳn là vấn đề. Cố đạp nước hết cỡ cũng không ăn thua vì người bơi trung bình chỉ truyền khoảng 3% năng lượng vào chuyển động tịnh tiến. Cái chính là thủy động lực. Nên thay vào đạp nước, bạn phải tập trung làm sao cho phần dưới cơ thể kéo dãn ra phía sau phần trên cơ thể, giống một chiếc xe nhỏ đằng sau xe lớn trên xa lộ. Và bạn thao tác tư thế đó bằng cách duy trì vị trí cơ thể nằm ngang. Cách duy nhất là đừng bơi trên mặt nước. Cơ thể là khối đặc so với nước. 95% cơ thể nổi tự nhiên. Ba là, đừng bơi tự do bằng bụng, như nhiều người vẫn nghĩ, chạm được vào mặt nước. Mà xoay từ dòng phải sang dòng trái, giữ được tư thế thân duỗi càng lâu càng tốt. Chúng ta hãy xem một vài ví dụ. Đây là Terry. Bạn có thể thấy anh ấy đang sải rộng tay phải dưới đầu và vươn lên trước. Toàn bộ cơ thể của anh ấy chìm dưới nước. Cánh tay sải rộng dưới đầu. Đầu giữ thẳng hàng với xương sống, để tận dụng áp lực của nước nâng chân lên. Điều này rất quan trọng, đặc biệt với những bạn phần dưới cơ thể mập. Đây là thí dụ về kiểu bơi. Các bạn đừng đạp chân nhé mà hãy khua nhẹ thôi. Các bạn có thể thấy đây là sải chân trái. Các bạn thấy chân trái của anh ấy chưa? khoắng nhẹ, và mục đích duy nhất là để xoay hông, nhờ đó anh ấy có thể rẽ sang hướng đối diện. Và hãy chú ý đến điểm với tay phải của anh ấy, anh ấy không sải lên phía trước và chụp nước. Mà anh ấy đang luồn vào nước ở góc 45 độ sơ với khủy tay trở lên, sau đó đẩy cơ thể lên nhờ dòng nước -- rất quan trọng. Ví dụ phía trên, sai lầm, hầu hết các huấn luyện viên bơi lội đều dạy bạn thế. Thật sự không phải lỗi của họ. Sau đây tôi sẽ nói về tính ẩn và tính hiện. Phía dưới là điều mà đa số người bơi thấy giúp họ đi từ 21 lần lấy hơi trên mỗi 20 mét đường bơi tới 11 lần, chỉ qua 2 lần luyện tập, không cần huấn luyện viên hay video hướng dẫn. Và giờ tôi yêu bơi lội, thật khó để không bơi. Lát nữa tôi sẽ có một buổi học bơi, bạn nào muốn tham gia xin cứ tự nhiên. Điều cuối cùng, hít thở, đó là khó khăn nhiều người trong số chúng ta đều gặp khi bơi. Trong bơi tự do, cách dễ nhất để xử lý là xoay cơ thể, để nhìn vào cánh tay nghỉ khi nó luồn vào nước. Nó sẽ giúp bạn bơi xa hơn. Thế đó. Đó là tất cả những điều bạn cần biết. Ngôn ngữ. Tài liệu so với phương pháp. Tôi, như bao người khác, đã đi đến kết luận mình rất dở về ngôn ngữ. Năm lớp 10, môn tiếng Tây Ban Nha khiến tôi khổ vô cùng. Và toàn bộ tiếng Tây Ban Nha mà tôi biết chỉ có câu, :Donde esta el bano? (Phòng tắm ở đâu?)" Và tôi còn chẳng biết đáp lại kiểu gì cơ. Buồn thật. Sang năm thứ 2, tôi chuyển trường. Và được chọn một ngoại ngữ khác. Các bạn tôi chủ yếu chọn tiếng Nhật. Rồi tôi nghĩ sao không tự trừng phạt mình nhỉ? Thế là tôi chọn tiếng Nhật. Sáu tháng sau, tôi được đi Nhật Các giáo viên trấn an: "Em đừng lo. Hằng ngày em đều học các tiết tiếng Nhật, sẽ giúp em xoay sở. Chuyến đi chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị." Đó chính là trải nghiệm trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tôi. Nên là bố mẹ khuyến khích tôi đi. Và tôi cũng đi. Đến Tokyo. Tuyệt vời. Thật không tin nổi là mình đang ở đầu bên kia của thế giới. Tôi gặp gia đình chủ nhà. Mọi thứ khá trôi chảy, và nằm trong dự đoán. Đêm đầu tiên trước ngày đầu tiên tới trường, tôi lễ phép nói với mẹ, "Mẹ gọi con dậy lúc 8 giờ sáng, mẹ nhé." Thế nên, (Tiếng Nhật) Nhưng tôi đã không nói (Tiếng Nhật). Mà nói (Tiếng Nhật). Cũng khá tương tự. Nhưng tôi lại nói nhầm thành, "Làm ơn c*g hp cháu lúc 8 giờ sáng nhé." (Tiếng cười) Bạn chưa từng thấy một phụ nữ Nhật Bản bối rối hơn thế. (Tiếng cười) Tôi quay lại trường học. Một thầy giáo đến và đưa tôi một mẩu giấy. Tôi không thể đọc được tí gì -- cứ như chữ tượng hình thời Ai Cập cổ đại í -- vì nó là chữ Kanji mà, là các ký tự tiếng Trung chuyển hóa vào tiếng Nhật. Tôi bảo thầy dịch hộ. Và thầy nói, "Ah, được thôi, eehto, Lịch Sử Thế Giới, ờ, Giải tích, Tiếng Nhật Truyền Thống." vân vân. Thầy cứ dịch nhát một nhát một. Hẳn là trong lời thầy dịch có bỏ sót cái gì đó. Các tiết tiếng Nhật không phải tiết hướng dẫn tiếng Nhật. Các tiết đó là giáo trình cấp 3 bình thường cho học sinh Nhật Bản. 4,999 học sinh trong trường là người Nhật, ngoài học sinh người Mỹ ra. Thế nên tôi phản xạ lại được như thế cũng còn nhiều chán. (Tiếng cười) Và tai nạn lỡ miệng đó là động lực thúc đẩy tôi tìm kiếm phương pháp học ngoại ngữ hoàn hảo. Tôi thử mọi cách. Tôi đến Kinokuniya. Thử mọi cuốn sách, đĩa CD. Chẳng ăn thua gì cho tới khi tìm thấy cái này. Đây là bảng Kanji Joyo, một tấm bảng gồm 1,945 ký tự thường dùng do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1981. Nhiều ấn phẩm ở Nhật phải giới hạn trong các chữ này, nhằm hỗ trợ xóa nạn mù chữ. Và nó trở thành chén Thánh, bảo bối của tôi. Tôi liền tập trung toàn lực vào tài liệu này. Coi như xong. Cuối cùng tôi có thể đọc tạp chí Ashahi khoảng 6 tháng sau đó -- thế là 11 tháng sau -- tôi lên từ kyu (trình độ) I đến kyu VI. Năm 16 tuổi, khi trở lại Mỹ, tôi làm công việc biên dịch và tiếp tục áp dụng tài liệu này vào phương pháp học 12 ngôn ngữ khác. Và tôi là người đã từng học rất dở môn ngoại ngữ các kỹ năng nói, đọc, viết. Nó đưa chúng ta tới điểm mấu chốt, đó là mức độ thường xuyên luyện tập chứ không phải cách luyện tập, là yếu tố quyết định. Đây là điểm khác nhau giữa đạt hiệu quả -- làm đúng phương pháp -- và đạt hiệu suất -- làm mọi thứ quan trọng hay không quan trọng. Các bạn có thể liên hệ cách này với ngữ pháp. Tôi nghĩ ra 4 câu này sau nhiều thử nghiệm. Giả sử, một người bản xứ cho phép bạn phá ngữ pháp của họ ra bằng cách dịch các câu này sang thì quá khứ, hiện tại, tương lai, sẽ chỉ cho bạn chủ ngữ, tân ngữ, động từ, thay thế gián tiếp, tân ngữ trực tiếp, giống ... Từ đó, bạn có thể học được nhiều ngoại ngữ khác nhau, thay thế chúng để không bị gián đoạn. Chúng ta có thể nói thứ tiếng đó nếu ai đó thấy thú vị. Và giờ tôi yêu ngoại ngữ. Vũ hội bắt đầu nhảy múa, ẩn so với hiện -- rất quan trọng. Các bạn có lẽ đang nhìn tôi và nói, " Anh này hẳn phải là một vũ công." Nhưng không phải đâu vì cơ thể tôi cấu tạo rất kém để làm hầu hết mọi việc -- có lẽ phù hợp với đi làm khuân vác. Trước đây tôi to béo hơn, nhiều cơ bắp hơn. Và thế là tôi đi bộ như thế này. Tôi trông giống con đười ươi, họ hàng gần với chúng ta hoặc gã khổng lồ siêu quậy chứ trông không hợp với khiêu vũ tí nào. Năm 2005, tôi đến Argentina. Tôi quyết định xem một lớp dạy tango -- nhưng không có ý định tham gia -- trả mất 10 peso, tôi đi lên lầu, có 10 nữ và 2 nam, tỉ lệ khá tốt. Những giáo viên hướng dẫn nói, "Anh vào tập đi." Tôi liền vã mồ hôi như tắm. (Tiếng cười) Tôi sợ hết hồn vì hồi học đại học, tôi đã thử học khiêu vũ -- dẫm lên chân cô bạn nhảy với tôi khiến nàng hét toáng lên. Tôi rất lo cô ấy nghĩ gì về việc tôi đã làm, mặt tôi đỏ rực rỡ, và không bao giờ dám quay lại câu lạc bộ khiêu vũ nữa. Cô giáo viên nói với tôi, "Nào, đến đây, hãy đặt tay lên vai tôi." Cô ấy là một trợ giảng cực kỳ xinh đẹp. Khi tôi kéo cô ấy lúc cô ấy định tiến lên, cô ấy rất bực. Nên tôi đã cố gắng hết sức. Tôi thật chẳng biết đặt tay vào đâu nữa. Và cô ấy lùi lại, thả tay xuống, chống tay lên hông, quay ra hét với cả lớp, "Tầm vóc anh chàng này như ngọn núi cơ bắp vậy, cậu ấy nắm tôi chắc như cái cậu người Pháp lần trước," (Tiếng cười) tôi thấy mấy lời đó thật chạm tự ái quá. (Tiếng cười) Cả lớp cười như được mùa còn tôi thì thật xấu hổ. Cô ấy quay lại và nói, "Thôi nào, tôi không có cả ngày đâu đấy." Như một tay đấu vật lão luyện, tôi tiếp tục nghiền nát cô ấy theo cách người diệt chuột. Cô ấy nhìn lên và thở hổn hển, " Nào, giờ tốt hơn rồi đấy." Thế là tôi mua cả tháng thẻ học. (Tiếng cười) Và tiếp tục xem xét -- Tôi muốn tham gia cuộc thi nên đã lập ra một hạn chót -- Định luật Parkinson, bạn càng gia hạn nhiều thời gian thì mức độ phức tạp của công việc càng tăng trong nhận thức của bạn. Nên tôi đã gia hạn rất ngắn để tham gia cuộc thi. Trước tiên, tôi có một nữ hướng dẫn để dạy tôi vai trò của người nữ, người nhảy theo, vì tôi muốn hiểu được sự nhạy cảm và khả năng mà người nhảy theo cần phát huy, nhờ đó thảm kịch ở trường đại học không tái diễn. Sau đó, cùng với cô ấy, tôi làm một bản tóm tắt các khả năng và yếu tố của các vũ công khác nhau, những người đã giành giải vô địch. Tôi phỏng vấn những người này vì họ đều dạy ở thủ đô Buenos Aires. Tôi so sánh 2 danh sách với nhau, và thấy chúng đều đề xuất các phương pháp rèn luyện chuyên nghiệp hiện ( ai cũng biết ). Có các phương pháp thông thường ẩn mà chẳng ai trong số họ luyện tập cả. Bên cạnh chính sách trợ cấp các giáo viên vũ đạo ở Argentina, tôi thấy nó rất hay nên đã quyết định tập trung vào 3 trong số các phương pháp thông thường này. Các bước dài. Nhiều vũ công tango sử dụng các bước rất ngắn. Tôi thì thấy các bước dài hơn trong duyên dáng hơn nhiều. Nên các bạn có thể -- nhảy trong một không gian rất nhỏ. Thứ hai, các kiểu trục đứng khác nhau. Thứ ba, các nhịp rất đa dạng. Đó là 3 khía cạnh tôi có thể khai thác để hoàn thành nếu tôi muốn thi đấu với những người đã luyện tập trong 20 đến 30 năm. Bức ảnh đó là vòng bán kết của giải vô địch Buenos Aires, 4 tháng sau đó. Rồi một tháng sau, đến giải vô địch thế giới, và vòng bán kết. Tiếp đến lập kỷ lục thế giới, 2 tuần sau đó. Tôi muốn các bạn thấy một phần quá trình luyện tập của tôi. Tôi sẽ nhảy cách tới đây. Đây là giáo viên hướng dẫn mà Elysia và tôi đã chọn cho vị trí nam chính. Anh ấy tên là Gabriel Misse, một trong các vũ công uyển chuyển nhất trong thế hệ anh, nổi tiếng với các bước nhảy dài và nhịp của anh ấy thay đổi cùng với trục đứng. Elysia, rất nổi tiếng. Tôi nghĩ các bạn đều đồng ý là trông họ rất xứng đôi. Tôi thích video này vì đó là video quay cảnh lần đầu tiên họ nhảy cùng nhau Anh ấy là người dẫn dắt mạnh mẽ. Anh không dẫn dắt bằng ngực, như thế đòi hỏi bạn phải dựa về phía trước. Tôi không giữ được tư thế đó trên đầu ngón chân, dùng lực đôi chân, để làm được thế. Nên anh ấy tập trung vào vai và cánh tay. Do đó, anh có thể đẩy cô gái lên. Đó là một lợi ích của điều đó. Sau đó chúng tôi phân tích nó. Đây là một ví dụ về một xoay người. Đây là thế xoay lùi. Có nhiều loại khác nhau lắm. Tôi luyện tập với đôi chân hàng trăm giờ. Tất cả đều được phân loại ra, như George Carlin phân loại hài kịch của ông ấy vậy. Tôi đã dùng kẻ thù lâu năm của tôi, tiếng Tây Ban Nha để học tango. Vì thế, sợ hãi chính là bạn của bạn, là một kim chỉ nam hành động. Đôi khi nó chỉ cho bạn điều không nên làm. Thường xuyên hơn, nó chỉ cho bạn chính xác điều nên làm. Và kết quả tốt nhất tôi từng đạt được trong đời, các quãng thời gian hạnh phúc nhất đều đến từ việc hỏi một câu hỏi đơn giản. Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì? Đặc biệt với các nỗi sợ hãi bạn gặp phải khi còn nhỏ. Hãy lấy các khung phân tích, các khả năng bạn có, áp dụng chúng cho các nỗi sợ hãi lâu nay. Áp dụng chúng cho các giấc mơ lớn. Và khi giờ khi nghĩ tới các nỗi sợ hãi, tôi thấy thật đơn giản. Khi tưởng tượng cuộc đời mình, xem nó sẽ ra sao nếu không có các cơ hội giáo dục mình đã nhận được, tôi luôn tự hỏi thế. Hai năm qua, tôi cố gắng phá huỷ hệ thống trường công lập Mỹ để một là sửa hai là thay thế luôn. Và tôi đã tiến hành các thí nghiệm với khoảng 50,000 học sinh, tại 6 trường học và các độc giả của tôi. Và nếu quý vị nào quan tâm đến lĩnh vực này thì tôi rất mong được nói chuyện với các bạn. Tôi mới chỉ bắt đầu thôi, chưa biết gì nhiều. Nên tôi sẽ hỏi rất nhiều thứ và mong nhận được lời khuyên của bạn. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Nó thực sự đơn giản. Nó bao gồm khoảng 9 quy tắc mà tôi đã khám phá sau 35 năm leo núi. Đa số thì khá là đơn giản. Quy tắc số một: Đừng bỏ cuộc -- một phương pháp rất thành công. Nhưng thưc sự, thực tế là -- thường thì bạn sẽ nghĩ đến việc từ bỏ trước khi cả cơ thể bạn làm điều đó. Cho nên hãy bám thật chặt, và hãy nghĩ ra những hướng giải quyết khác nhau . Quy tắc thứ hai: Sự chần chừ, lưỡng lự là không tốt. Đây là leo núi dựa vào lực ma sát, ở Tuolumne Meadows, tại cao nguyên Yosemite. Leo núi dựa vào sự ma sát thì không có bất kỳ những cạnh sắc nhọn nào. Bạn chị bám vào những chỗ trũng và các điểm quan trọng trên đá. Bạn có ma sát nhiều nhất là lần đầu tiên bạn đặt bàn tay hay bàn chân bạn trên đá. Và kể từ điểm đó trở đi, bạn cơ bản là đang rơi xuống. Vì vậy việc lấy đà là rất quan trọng. Đừng dừng lại. Nguyên tắc thứ 3: Hãy lập một kế hoạch. Có một nơi leo núi gọi là Naked Edge, Ở El Dorado Canyon, ngoài Boulder. Người leo núi này đang ở trên dốc leo cuối cùng. Anh ấy ở ngay đúng chỗ mà tôi đã từng rơi xuống. Anh ta đang ở độ cao 1000 feet (30,480 mét). Và tất cả những dốc đứng nguy hiểm thì ngay phía dưới anh ấy. Thường thì điều xảy ra là bạn luôn nghĩ ngợi quá nhiều thứ như, "Làm sao đây? Làm sao mà tôi có thể qua được phần khó khăn này? " Và rồi chuyện gì xảy ra? Bạn đã đến được dốc leo cuối cùng. Điều đó thật đơn giản. Và rồi bạn hoàn toàn kiệt sức. Đừng như vậy. Bạn phải suy nghĩ , tính toán trước làm sao để lên tới đỉnh. Nhưng bạn cũng không được quên là mỗi một bước di chuyển bạn đều phải có thể hoàn thành. Có một chỗ leo núi gọi là Dike Route, ở Peyrat Dome, trên vùng Yosemite. Điều thú vị ở đây là nó không khó để leo. Nhưng nếu bạn là người dẫn đầu, ở những bước di chuyển nguy hiểm, bạn cần phải tính đến việc bạn có thể rơi độ cao khoảng 100 foot (3 mét) ngã xuống những góc đá thấp hơn. Vì thế bạn cần phải tập trung. Bạn không muốn phải bỏ cuộc giữa chừng như như Kubla Kahn của Coleridge. Bạn phải bước tiếp. Quy tắc thứ 5: Biết cách nghỉ ngơi. Điều này thật đáng ngạc nhiên.Những người leo núi giỏi nhất là người mà ngay cả khi họ ở trong tình huống khó khăn họ vẫn có thể đưa cơ thể mình vào một số vị trí để có thể nghỉ ngơi, sắp xếp mọi thứ, bình tĩnh, tập trung, và bước tiếp. Có một nơi leo núi ở Needles, vẫn ở California Sự sợ hãi thì thật là tồi tệ vì điều đó có nghĩa là bạn không tập trung vào những gì bạn đang làm. Bạn chỉ đang tập trung và kết quả của việc thất bại từ những việc bạn đang làm bởi vì mỗi bước di chuyển cần sự tập trung cao độ và quá trình suy nghĩ kĩ càng để thực hiện nó một cách hiệu quả nhất. Một trong những điều về leo núi là, đa số mọi người thường bắt tay vào làm ngay. Và họ chọn phương án giải quyết hiển nhiên nhất. Đây là tháp Devils ở Wyoming, nó có dạng hình trụ được làm từ bazan mà chắc rằng đa số các bạn ở đây đều biết từ "Close Encouters." Với những hòn đá như vậy, thường thì những người leo núi sẽ đặt bàn tay và những ngón chân của họ vào khe hở, và bắt đầu leo lên. Những khe hở thì quá nhỏ để đặt những ngón chân vào nên cách duy nhất để leo lên là sử dụng các đầu ngón tay bám vào những kẻ hở và sử dụng lực đẩy buộc người bạn phải bật lên. Quy tắc thứ tám: Sức mạnh không phải lúc nào cũng mang đến thành công. Trong 35 năm làm nghề hướng dẫn leo núi và dạy leo núi trong nhà, và những thứ đại loại vậy, điều quan trọng nhất mà tôi học được là , con trai thì luôn cố gắng nảy người lên. Những chàng trai mới bắt đầu, họ như muốn di chuyển thật nhanh và mạnh mẽ, Họ leo lên được độ cao chừng 15 feet ( nửa mét ) Và họ có thể nảy người thêm được 15 lần nữa đúng không? Và rồi họ sẽ kiệt sức. Phụ nữ thì giữ thăng bằng tốt hơn Vì họ không hề có ý nghĩ là họ có thể nảy lên những 100 lần Họ chỉ nghĩ làm cách nào để giữ được trọng lượng trên đôi chân mình vì điều đó là những ý nghĩ tự nhiên thôi. Họ có thể mang theo bạn cả ngày dài. Vậy nên sự cân bằng là rất quan trọng, và giữ trọng lượng của bạn trên đôi chân, là nơi có cơ bắp mạnh nhất. Và tất nhiên là có quy tắc thứ chín. Tôi nghĩ ra quy tắc thứ chín sau khi tôi đã thực sự không dự tính đến việc té ngã và rơi xuống khoảng 40 feet ( 1,2 mét ) và gãy xương sườn. Một khi bạn đã chạm đến điểm mà bạn không biết điều gĩ sẽ xảy ra, bạn cần phải bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để từ bỏ bởi vì đó là một phần quan trọng để không bị thương -- làm thế nào để bạn giữ vững chỉ với sợi dây thừng, hoặc nếu bạn đang leo mà không có dây, thì sao để rơi vào nơi mà bạn thực sự có thể kiểm soát được. Vì thế đừng cứ mãi bám chặt cho đến cùng. Xin cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Như June nói, hôm nay tôi đến đây để nói về một dự án mà tôi và người em sinh đôi đang cùng làm trong ba năm rưỡi. Chúng tôi đang đan 1 rạn san hô. Thực ra đó là 1 dự án với sự tham gia của hàng trăm người khắp thế giới, hiện đang làm việc cùng chúng tôi. Đúng vậy, có hàng nghìn người liên quan đến dự án này, trong nhiều mảng khác nhau. Nó là 1 dự án trải dài trên 3 lục địa, và nền tảng của nó đến từ các lĩnh vực toán học, sinh vật biển, nữ công và hoạt động tuyên truyền về môi trường. Đúng vậy. Nó còn là 1 dự án, theo 1 cách rất duyên, sự phát triển của nó song hành cùng sự tiến hóa của sự sống trên trái đất, nói 1 cách cụ thể và duyên dáng rằng vào lúc này, 2/2009, như diễn giả trước có nói với chúng ta, là kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Darwin. Tôi hi vọng tôi sẽ nói được hết trong 18 phút tới. Nhưng trước hết, tôi xin giới thiệu vài hình ảnh từ dự án để giúp các bạn hình dung được quy mô của nó. Mô hình trên dài 1.83 m và các mẫu cao nhất cao khoảng 0.6m - 0.91m. Đây là 1 vài bức hình khác về nó. Cái bên phải kia cao khoảng 1.5 m. Công việc này đòi hỏi hàng trăm các mẫu đan móc khác nhau. Thật ra, hiện có tới hàng ngàn hàng vạn các mẫu móc mà mọi người đóng góp từ khắp nơi trên thế giới. Tổng cộng, dự án này mất 10.000 giờ lao động thủ công -- 99% bởi bàn tay phụ nữ. Bên tay phải, mẫu nho nhỏ kia dài khoảng 3.6 m. Em tôi và tôi bắt đầu dự án từ năm 2005 bởi năm đó, ít ra theo báo giới khoa học, đã có nhiều cuộc hội đàm về sự ấm lên toàn cầu và ảnh hưởng của nó lên các rạn san hô. San hô là các sinh vật nhạy cảm, và chúng đang bị tàn lụi bởi sự gia tăng nhiệt độ nước biển. Điều đó gây ra các vụ nhiễm trắng lớn, dấu hiệu đầu tiên của san hô bị nhiễm bệnh. Và nếu nhiễm trắng không dứt -- nếu nhiệt độ không giảm -- các rạn san hô sẽ bắt đầu chết. Rất nhiều vụ việc như thế đang xảy ra ở Rặng San hô Đại Bảo Tiều cụ thể hơn là các rặng san hô trên toàn thế giới. Đây là lời kêu gọi từ chúng tôi để cứu lấy các rạn san hô bị tẩy trắng. Chúng tôi có 1 tổ chức mới gọi là Viện Suy Tưởng, 1 tổ chức nhỏ được chúng tôi thành lập để quảng bá và thực hiện các dự án về khía cạnh nghệ thuật và cạnh thơ ca trong khoa học và toán học. Tôi có đăng 1 thông cáo nhỏ trên trang web của chúng tôi, mời mọi người tham gia dự án này. Và thật ngạc nhiên, 1 trong những nhóm người đầu tiên hồi đáp lại là Bảo tàng Andy Warhol. Họ bảo họ đang có 1 triển lãm về phản ứng của nghệ sĩ trước sự ấm lên toàn cầu và họ muốn trưng bày rạn san hô của chúng tôi. Tôi đã cười và nói: "Chúng tôi chỉ mới bắt đầu nên có lẽ không có gì nhiều." Và thế là vào năm 2007, chúng tôi đã có 1 cuộc triển lãm nhỏ về rặng san hô bằng len này. Rồi vài người từ Chicago đến và nói: "Cuối năm 2007, chủ đề của Lễ hội Nhân văn Chicago là sự ấm lên toàn cầu. Và chúng tôi có 1 gian trưng bày 914 m2 và chúng tôi muốn trưng bày rặng san hô của các bạn." Và tôi, ngơ ngác trước điều đó, nói: "Ô, tất nhiên là được." Lúc nãy tôi nói "ngơ ngác" là vì thật ra công việc chính của tôi là nhà văn khoa học. Những gì tôi làm là viết sách về lịch sử văn hóa của vật lý. Tôi viết sách về lịch sử của vũ trụ, lịch sử của vật lý và tôn giáo và các bài báo về cho Thời báo New York và Thời báo L.A. Nên tôi không hình dung được phải làm gì với 1 gian trưng bày 914 m2. Vậy là tôi đồng ý với lời đề nghị. Tôi về nhà, kể cho em mình, Christine. Và cô ấy khá ngạc nhiên vì Christine là giáo sư của 1 trong các trường đại học mỹ thuật chính của L.A, CalArts, nên cô cũng hiểu rõ gian trưng bày 914 m2 nghĩa là gì. Cô ấy nghĩ tôi điên. Nhưng rồi lao vào móc điên cuồng. Tóm lại, 8 tháng sau, chúng tôi đã lấp đầy 914 m2 không gian trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Chicago. Tới lúc này, dự án đã bước vào giai đoạn đỉnh điểm của nó hoàn toàn vượt xa những gì chúng tôi nghĩ. Những người ở Chicago đã quyết định rằng bên cạnh việc trưng bày rặng san hô, họ còn muốn là nhờ dân địa phương làm 1 rặng tương tự. Nên chúng tôi dạy họ các kỹ thuật qua các bài giảng và hội thảo. Những người Chicago đã làm được rặng san hô của mình. Họ trưng bày rặng san hô của mình kế bên chúng tôi. Đã có hàng trăm người tham gia vào việc đó. Chúng tôi cũng được mời làm như vậy ở New York, London và ở Los Angeles. Tại mỗi thành phố này, cư dân địa phương, cả trăm nghìn người bọn họ đều móc rặng san hô. Và ngày càng nhiều người tham gia, phần lớn chúng tôi chưa bao giờ gặp. Rồi mọi thứ bắt đầu chuyển hướng thành 1 sinh vật sống và luôn tiến hóa, vượt xa suy nghĩ của tôi và Christine. Bây giờ, vài người trong số các bạn đang ngồi kia và tự hỏi: "Mấy người này đến từ hành tinh nào?" "Thế bất nào lại đi móc hình san hô?" Len và ẩm ướt là 2 khái niệm chẳng thể đi đôi với nhau. Sao không đục 1 rặng san hô từ đá hoa cương? Đúc bằng đồng." Nhưng rốt cuộc, có 1 lý do hợp lý vì sao chúng tôi chọn móc nó bởi các sinh vật sống ở các rặng san hô đều có 1 cấu trúc cơ thể đặc thù. Các nếp gấp răng cưa mà các bạn đang thấy ở san hô, tảo bẹ, bọt biển và hải sâm là 1 dạng hình học, gọi là hình học hyperbol. Và cách duy nhất để các nhà toán học lập mô hình cấu trúc này là móc nó. Đó là 1 thực tế. Gần như là không thể lập mô hình cấu trúc này theo cách khác, kể cả bằng máy tính. Vậy hình học hyperbol này là gì mà thể hiện bởi san hô và sên biển? Những phút tới, tất cả chúng ta sẽ được nâng lên hàng sên biển. (Cười) Loại hình học này đã cách mạng hóa ngành toán học khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỉ 19. Nhưng phải đến tận năm 1997, các nhà toán mới thực sự hiểu cách lập mô hình cho nó. Năm đó, 1 nhà toán học ở Cornell, Daina Taimina, đã khám phá ra rằng cấu trúc này có thể được định hình bằng việc đan, móc. Ban đầu, bà ấy đan. Nhưng với quá nhiều mũi khâu cho 1 đầu kim. Nên bà nhanh chóng nhận ra móc thì tốt hơn. Nhưng những gì bà đã làm thực chất là tạo ra 1 mô hình về cấu trúc toán học mà các nhà toán học khác cho là không thể dựng nên. Và đúng vậy, họ nghĩ bản thân cấu trúc này tự thân nó là bất khả thi. Vài nhà toán học tài ba nhất đã dành hàng trăm năm để chứng minh cấu trúc này là không thể. Vậy cấu trúc bất khả thi có dạng hyberbol là gì? Trước khi có hình học hyperbol, các nhà toán học chỉ biết 2 kiểu không gian: không gian Euclid và không gian cầu. Và chúng có những đặc tính riêng. Các nhà toán học thích mô tả mọi thứ bằng khuôn mẫu. Các bạn đều biết không gian phẳng là gì là không gian Euclid. Nhưng các nhà toán học chuẩn hóa nó theo cách riêng biệt. Và điều họ làm là dựa trên khái niệm các đường song song. Ở đây, ta có 1 đường thẳng và 1 điểm nằm ngoài đường thẳng đó. Rồi Euclid nói: "Làm sao ta định nghĩa các đường song song? Ta lại hỏi rằng có thể vẽ bao nhiêu đường đi qua điểm mà không cắt đường cũ nữa?" Tôi tin tất cả các bạn đều biết câu trả lời. Ai muốn nói ra không? Một. Đúng rồi. Đó là định nghĩa của đường thẳng song song, hay tiên đề cho không gian Euclid. Nhưng cũng còn 1 khả năng nữa mà các bạn ai cũng biết: không gian cầu. Hãy nghĩ đến bề mặt của 1 khối cầu -- như 1 quả bóng chuyền hay bề mặt của Trái Đất. Tôi có 1 đường thẳng trên mặt phẳng cầu và 1 điểm bên ngoài đường thẳng. Vậy có bao nhiêu đường thẳng tôi có thể vẽ qua điểm đó mà không giao với đường thẳng ban đầu? Chúng ta có ý gì khi nói về 1 đường thẳng trên 1 mặt cong? Bây giờ, các nhà toán học đã trả lời được câu hỏi đó. Họ hiểu được rằng có 1 khái niệm tổng quát của sự thẳng, gọi là đường trắc địa. Và trên 1 mặt phẳng cầu, 1 đường thẳng là hình tròn lớn nhất có thể vẽ được. Nên nó giống như đường xích đạo hay các đường kinh tuyến. Và chúng ta lại đặt câu hỏi 1 lần nữa: "Có bao nhiêu đường thẳng có thể vẽ từ 1 điểm mà không giao với đường thẳng ban đầu?" Có ai muốn đoán không? 0. Rất tốt. Các nhà toán học đã nghĩ đó là lựa chọn duy nhất. Hơi khả nghi, phải không? Tới giờ, có tận 2 đáp án cho câu hỏi này: 0 và 1. 2 đáp án? Có lẽ còn 1 đáp án thứ 3. Đối với 1 nhà toán học, nếu có 2 kết quả và 2 đáp áp đầu là không và một, thì ắt phải có 1 giá trị khác là kết quả thứ ba. Mọi người có muốn đoán nó là gì không? Vô hạn. Các bạn đúng rồi đấy! Có một đáp án thứ 3. Và nó trông như thế này. Đây là 1 đường thẳng và có vô số đường thẳng đi qua điểm cho trước và không giao nhau với đường ban đầu Đây là hình vẽ. Điều này gần như khiến các nhà toán học phát điên. bởi, cũng như các bạn, họ ngồi đó và cảm thấy như bị lừa gạt. Nghĩ xem, làm thế nào? Các đường này cong. Nhưng đó là vì tôi chiếu nó lên một mặt phẳng. Suốt hàng trăm năm, các nhà toán học đã phải vật lộn với điều này. Họ nhìn nó như thế nào? Sự tồn tại 1 mô hình thực như thế này thực sự mang ý nghĩa gì? Nó như thế này: tưởng tượng rằng chúng ta chỉ biết đến không gian Euclid. Rồi các nhà toán học của ta tiến tới và nói: "Tồn tại 1 khối cầu và các đường thẳng gặp nhau tại cực bắc và cực nam." Nhưng các bạn không biết khối cầu trông như thế nào. Rồi ai đó tới và nói: "Này, đây là 1 quả bóng." Rồi các bạn nói: "À, tôi có thể cảm nhận nó." Tôi chạm được nó. Tôi có thể chơi cùng nó." Và đó đúng là những gì đã xảy ra vào năm 1997, khi Daina Taimina, chứng minh rằng chúng ta có thể móc các mô hình trong không gian hyperbol. Đây là sơ đồ móc. Tôi đã đính kèm tiên đề Euclid lên mặt phẳng. Và các đường có vẻ cong. Nhưng xem, tôi có thể chứng minh cho bạn chúng là đường thẳng vì tôi có thể chọn 1 trong số các đường này và gấp dọc theo nó. Và nó là đường thẳng. Vậy đây, bằng len, qua nghệ thuật nữ công trong nước. là bằng chứng cho thấy tiên đề nổi tiếng nhất của toán học là sai. (Vỗ tay) Và các bạn có thể đính mọi loại định lý toán học lên những mặt phẳng này. Sự khám phá không gian hyperbol đã dẫn đến 1 phân môn mới của toán học, gọi là hình học phi Euclid. Đây còn là phân môn của toán học thật sự bao hàm thuyết tương đối rộng và sau cùng sẽ cho chúng ta thấy hình dạng của vũ trụ. Nên đây là 1 gạch nối giữa nữ công, Euclid và thuyết tương đối. Tôi đã nói rằng các nhà toán học cho rằng điều này là không thể. Ở đây là hai sinh vật chưa biết gì về tiên đề hai đường song song của Euclid chúng không biết rằng không thể vi phạm tiên đề này. nên chúng chỉ tìm cách để vượt qua. Chúng đã làm như vậy hàng trăm triệu năm. Có lần tôi hỏi các nhà toán học, vì sao các nhà toán học cho rằng những cấu trúc này là điều không thể trong khi những con sên biển đã làm như vậy từ thời Silurian Tôi nhận được câu trả lời thú vị. Họ nói "Tôi nghĩ không có nhiều nhà toán học chịu ngồi không ngắm sên biển" Và đúng thế. Nhưng còn nhiều điều hơn thế. Nó còn cho biết nhiều thứ khác về những thứ mà những nhà toán học nghĩ về toán học, những điều họ nghĩ toán học có thể, và không thể làm. điều toán học có và không thể hiện diện. Ở khía cạnh nào đó, ngay cả nhà toán học có suy nghĩ phóng khoáng nhất. chính xác không thể thấy không chỉ là những con sên biển quanh họ, mà còn cả lá rau diếp trên đĩa Vì rau diếp, và những loại rau dạng xoăn cũng là biểu diễn của hình học hyperbol Vì vậy ở một mặt nào đó, chúng thực sự có một quan điểm toán học tượng trưng Chúng thực sự không thấy được chuyện gì đang diễn ra trên những lá rau diếp trước mặt họ. Và hóa ra là thế giới tự nhiên toàn là những diệu kỳ hyperbol. Và chúng ta cũng đã khám ra rằng có sự phân loại vô hạn trong các sinh vật được móc dạng hyperbol Chúng tôi đã bắt đầu, Chrissy, tôi và những người tình nguyện làm ra những mô hình toán học hoàn hảo Nhưng chúng tôi thấy rằng khi chúng tôi đi lệch ra khỏi các sơ đồ móc toán học ẩn trong bản móc là đại số đơn giản móc 3 mũi, tăng 1 mũi- khi chúng tôi đi lệch khỏi điều đó, và thêm thắt vào sơ đồ móc các mộ hình lập tức trông tự nhiên hơn. Và tất cả những tình nguyện viên, là những người tuyệt vời khắp thế giới tự tô vẽ thêm tác phẩm móc của mình. Và như vậy, chúng tôi có cây phân loại sự sống không ngừng tiến hóa. Cũng như hình thái học và sự phức tạp của sự sống trên trái đất không bao giờ ngừng. những sự thêm thắt và phức tạp hóa trong mã DNA dẫn đến những loài mới như hươu cao cổ, hay hoa lan, khi chúng tôi cải biên bản sơ đồ móc đã dẫn đến những sinh vật mới và đẹp lạ lùng trong cây tiến hóa sinh vật bằng móc. Vì vậy, dự án này thực sự đã tự nó mang sự sống hữu cơ bên trong. Tất cả những con người đến với nó. và sự tưởng tượng của riêng họ và sự tham gia của họ trong công việc toán học này. Chúng tôi có kỹ thuật và sử dụng chúng. Nhưng tại sao? Có vấn đề gì? Có liên quan gì? Đối với Chrissy và tôi, một trong những điều quan trọng ở đây là những thứ này gợi ra sự quan trọng, giá trị của kiến thức được lưu giữ trong đó. Chúng ta sống trong một xã hội luôn có xu hướng biểu diễn hình thức tượng trưng biểu diễn dưới dạng đại số phương trình, mã. Chúng ta sống trong một xã hội bị ám ảnh phải biểu diễn thông tin như vậy, dạy thông tin như vậy. Nhưng qua phương thức này, móc, những đồ chơi nhựa, người ta được tiếp xúc với những ý tưởng trừu tượng nhất, mạnh mẽ nhất và mang tính lý thuyết, dạng ý tưởng mà bình thường bạn sẽ phải học đại học để nghiên cứu cao hơn về toán học, đó là nơi tôi đã học về không gian hyperbol lần đầu tiên. Nhưng bạn có thể học được bằng cách chơi với các vật thể. Một cách mà chúng tôi từng nghĩ đến là những gì chúng tôi đang làm với Viện suy tưởng và những dự án thế này, là chúng tôi đang làm nên một vườn trẻ cho người lớn. Và vườn trẻ thì thực ra là 1 hệ thống giáo dục chính quy, được tạo ra bởi ông Friedrich Froebel, ông là chuyên gia tinh thể học thế kỷ 19. Ông tin rằng tinh thể là mô hình để biểu diễn toàn bộ mọi thứ. Ông đã phát triển một hệ thống thay thế rất quan trọng để giúp những đứa trẻ bé nhất tiếp xúc với những ý tưởng trừu tượng nhất qua các hình thức chơi thực tế Và để nói về ông, cần một bài diễn thuyết riêng. Giá trị của giáo dục là điều mà Froebel kiên trì theo đuổi qua những đồ chơi bằng nhựa. Chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều think tank - Viện nghiên cứu là nơi các đầu óc vĩ đại tập hợp để nghĩ về thế giới. Họ viết ra những luận án tượng trưng lớn gọi là sách, và công trình nghiên cứu và các ấn phẩm báo. Chúng tôi, Chrissy và tôi, muốn đề xuất, qua Viện suy tưởng, một cách mới để làm việc, đó là play tank. Play tank, cũng như think tank, là nơi mọi người đến và tiếp xúc với những ý tưởng lớn. Nhưng cái chúng tôi muốn đề xuất, là mức độ cao nhất của sự trừu tượng, như toán học, máy tính, lô gic,.. tất cả những điều này có thể được lồng ghép không chỉ qua đại số đơn thuần những phương pháp tượng trưng, mà qua thực tế, chơi trực tiếp với các ý tưởng. Cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Khi tôi 5 tuổi Tôi vướng vào tình yêu với những chiếc máy bay. Ngay lúc này tôi đang nói đến thập niên 30 Trong thập niên 30 một máy bay có hai cánh và một động cơ tròn, và luôn được lái bởi một anh chàng trông giống như Cary Grant. Anh ta có đôi bốt da cao, chiếc quần cao bồi, áo khoác da cũ kỹ, và một cái mũ bảo hiểm tuyệt vời và cặp kiếng bay hào nhoáng--- và,không thể thiếu một chiếc khăn choàng trắng, để nó bay trong gió. Anh ta luôn đi lên máy bay với dáng vẻ thẩn thơ, vẻ thẩn thơ bất cần, búng điếu thuốc đi quàng lấy cô em đứng đợi ở đó, cho cô ta một cái hôn. (Cười) Và rồi trèo lên máy bay, có thể là lần cuối cùng. Tất nhiên tôi luôn tự hỏi chuyện gì có thể xảy ra nếu anh ta hôn chiếc máy bay trước. (Cười) Nhưng đây là sự lãng mạn thật đối với tôi. Tất cả những gì về bay trong những năm đó, cái mà --bạn phải dừng lại và nghĩ trong chốc lát-- có lẽ là kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Vậy nên là một người trẻ, Tôi cố gắng tiếp cận gần hơn với nó bằng cách vẽ những chiếc máy bay, vẽ máy bay liên tục. Đó là cách mà tôi có được một phần của sự lãng mạn này. Và tất nhiên,theo cách mà tôi nói về sự lãng mạn, Ý tôi là về phần thẩm mỹ của toàn bộ tình huống. Tôi nghĩ cả thế giới là một trải nghiệm toàn diện xoay quanh một sản phẩm. Đó là chiếc máy bay. Nhưng nó tạo lên sự lãng mạn. Thậm chí những bộ phận của máy bay có tên tiếng Pháp. Ze fuselage, ze empanage, ze nessal. Bạn biết đấy, từ một ngôn ngữ lãng mạn. Vậy nên nó là điều gì đó mà đi vào tâm trí bạn. điều đó xảy ra với tôi. Và tôi quyết định là mình phải tiến gần hơn là chỉ vẽ những chiếc máy bay theo trí tưởng tượng. Tôi muốn tạo ra những chiếc máy bay. Vậy nên tôi tạo ra những mô hình máy bay. Và tôi nhận thấy khi tạo ra những mô hình máy bay những hình vẽ hình dáng bên ngoài thôi không đủ. Tôi không thể chuyển những cái đó thành bản thân chiếc mô hình. Nếu bạn muốn nó bay bạn phải học cái nguyên tắc về bay Bạn phải học về ngành hàng không. Bạn phải học biết cái gì giữ cho một chiếc máy bay lưu lại trong không trung. Và tất nhiên,là một chiếc mô hình trong những năm đó, bạn không thể kiểm soát được điều đó. Vậy nên nó phải có tính tự thăng, và lưu lại trên không mà không đâm sầm xuống. Thế nên tôi phải đầu hàng việc tiếp cận theo cách vẽ ra những hình dáng tưởng tượng và chuyển đổi nó thành những hình vẽ kỹ thuật-- hình dạng của cánh, hình dạng của thân máy bay và cứ thế-- và tạo ra một chiếc máy bay từ những hình vẽ mà tôi biết là dựa trên một số nguyên tắc về bay. Và khi làm thế, tôi có thể chế tạo một kiểu mẫu có thể bay, lưu lại trong không trung. và một khi nó đã ở trong không trung, nó có một vài điều lãng mạn mà tôi yêu thích. Cái việc vẽ máy bay đưa tôi đến, khi tôi có cơ hội lựa chọn một khóa học trong trường, đưa tôi đến việc đăng ký vào môn kỹ thuật hàng không. và khi tôi đang ngồi trong lớp-- nơi mà không ai đòi tôi phải vẽ máy bay-- điều này làm tôi ngạc nhiên. Tôi phải học toán và cơ khí và những thứ giống vậy. Tôi giết thời gian bằng cách vẽ máy bay trong lớp. Ngày kia có một anh bạn trẻ ngó qua vai tôi, và nói,"Bạn vẽ tốt quá. bạn phải vào khoa mỹ thuật mới đúng." và tôi nói. "Tại sao?" Anh ta nói, "À chỉ vì một điều, ở có có nhiều cô nàng hơn." (Cười) Thế nên sự lãng mạn của tôi tạm thời bị chuyển hướng. (Cười) Và tôi đã vào khoa mỹ thuật bởi vì họ đánh giá cao môn vẽ. Học vẽ; không được tốt lắm. học qua thiết kế, vài điều về kiến trúc. Cuối cùng thì cũng được được thuê làm công việc của nhà thiết kế. Và trong 25 năm tiếp đó, sống ở Ý, ở Mỹ, tôi phân phát một phần của sự lãng mạn này cho những người trả tiền cho nó-- theo lí lẽ này, cảm nhận mỹ thuật này, cho những trải nghiệm xoay quanh một mẫu vật được thiết kế. và nó tồn tại. Bất cứ người nào trong các bạn mà đã lái xe hơi-- ngày hôm qua không?-- trên đường, bạn nhận biết được sự lãng mạn xoay quanh nhựng chiếc xe có hiệu suất cao. Trong 25 năm Tôi hầu như bỏ ra từng mảnh của sự lãng mạn này mà không lấy lại được mấy bởi vì công việt thiết kế đang làm không phải lúc nào cũng kết nối bạn với một tình huống mà bạn có thể chế tạo những thứ tự nhiên như thế này được. Thế nên sau 25 năm tôi bắt đầu cảm thấy dường như mình đang khô cạn. Và tôi từ bỏ. Và bắt đầu lại với một công việc nhỏ-- từ 40 người đến 1 người. trong một lỗ lực tái khám phá sự thơ ngây của mình. Tôi muốn quay trở lại nơi mà sự lãng mạn bắt đầu. Và tôi không thể chọn máy bay vì chúng đã trở nên giống như không còn lãng mạn nữa tại thời điểm đó thậm chí tôi đã làm rất nhiều việc trong ngành máy bay trước đó, về nội thất. Vậy nên tôi chọn bàn ghế. cụ thể là những chiếc ghế vì tôi biết một vài điều về chúng. Tôi đã thiết kế rất nhiều ghế trong nhiều năm cho máy cày, xe tải và tàu ngầm-- mọi loại. Nhưng không thiết kế ghế văn phòng. Thế nên tôi bắt tay vào làm nó. Và tôi nhận thấy có rất nhiều cách để lặp lại cùng một cách tiếp cận mà tôi đã từng dùng cho máy bay. Chỉ là lần này, thay vì một sản phẩm được định dạng theo gió, nó được định dạng theo cơ thể con người. Vậy nên nguyên tắc là-- trong ngành máy bay bạn học rất nhiều về là thế nào để đối phó với không khí, với một chiếc ghế bạn phải học nhiều về việc làm thế nào để đối phó với cơ thể, và cái mà cơ thể cần, muốn, chú trọng cái nó cần. và đó là cách tối ưu sau một thời gian chật vật, Tôi cuối cùng ổn dịnh với việc thiết kế ghế mà tôi sẽ cho bạn thấy ngay đây. Tôi nên nói thêm một điều. Khi tôi đang làm những kiểu mẫu máy bay, Tôi làm mọi thứ. Tôi thai ghén loại máy bay. Và cơ bản làm phần kỹ thuật cho nó. Và tạo ra nó. Bay nó. Và đó là cách tôi làm việc hiện tại. Khi tôi bắt đầu với chiếc ghế này có không phải là khái niệm được tiền thai ghén. Thiết kế ngày nay, nếu bạn muốn nói đúng nghĩa, bạn không bắt đầu với những bạn phác thảo kiểu dáng. bạn bắt đầu với rất nhiều những ý tưởng linh hoạt, phỏng chừng tám hoặc chín năm trước. và những ý tưởng linh hoạt có cái gì đó liên quan đến cái mà tôi biết đã xảy ra với những người làm việc trong văn phòng tại nơi làm việc--họ làm, và sử dụng ghế đơn văn phòng, và một số rất lớn trong họ ngồi trước vi tính suốt ngày dài. Và tôi cảm thấy có một điều mà họ không cần, là một cái ghế gây trở ngại tới cái lí do chính mà họ ngồi đó. Thế rồi tôi làm một cuộc tiếp cận là chiếc ghế phải giúp ích nhiều cho họ trên phương diện con người nhiều nhất có thể hoặc trên phương diện cơ giới nhất có thể để họ không bị phiền hà với nó. Thế nên ý tưởng của tôi là, thay vì ngồi xuống và với tới rất nhiều bộ điều khiển bạn nên ngồi tại ghế, và nó sẽ tự động cân bằng trọng lượng của bạn chống lại những lực yêu cầu để ngà người ra. Hiện tại điều đó chẳng có ý nghĩa mấy đối với một vài người trong các bạn Nhưng bạn biết đấy hầu hết những chiếc ghế tốt đều ngả ra vì nó có lợi cho việc mở ra thả lỏng những khớp nối giữa chân và phần thân trên của bạn cho dễ thở hơn và lưu thông tốt hơn Vậy nên nếu bạn ngồi xuống trên chiếc ghế của tôi, Không kể đến bạn cao 5 feet(1'50 m) hay 6 feet(1'98 m) nó luôn luôn cân bằng trọng lượng của bạn và chuyển hóa lượng lực yêu cầu để ngả ra theo cách mà bạn không cần phải tìm đến thứ gì đó để điều chỉnh. Tôi sẽ nói thẳng với bạn, đây mà một sự đổi chác. Có những hạn chế trong này. Một là: bạn không thể đáp ứng được với tất cả mọi người. Có những người rất nhẹ, có những người cực kỳ nặng, có lẽ những người có phần thân trên lực lưỡng. Họ bắt đầu rớt xuống dưới cuối cùng trong biểu đồ của bạn nhưng sự thỏa hiệp, tôi cảm thấy, là ủng hộ tôi vì hầu hết mọi người không điều chỉnh chiếc ghế của họ. Họ sẽ ngồi trên những chiếc ghế đó mãi mãi Tôi biết có người ở trên xe buýt đang chạy trên đường nói với tôi về việc em gái anh ta gọi cho anh ta. Anh ta nói em gái anh ta có một trong những chiếc ghế mới tốt hơn. Nó nói, "Ồ em thích nó." "Nhưng nó cao quá." (cười) Vậy nên anh ta nói, "Anh sẽ ghé qua và xem nó thế nào." Anh ta ghé qua và xem xét chiếc ghế. Anh ta với tay xuống, kéo cần bẩy.Và cái ghế hạ xuống Cô bé nói, "Ồ tuyệt vời. anh làm cách nào thế?" Anh ta chỉ cho cô em cần bẩy. Rất điển hình cho nhiều người chúng ta ngồi làm việc trên ghế. Và tại sao bạn nên cần lấy một bản hướng dẫn 20 trang về việc làm thế nào để sử dụng một chiếc ghế? (Cười) Tôi có một bản như thế cho đồng hồ đeo tay. 20 trang. Dù sao, Tôi cũng cảm thấy điều quan trọng là bạn không phải điều chỉnh để có thể được như thế. Điều khác mà tôi cảm thấy đó là cái tay vịn chưa bao giờ được tiếp cận đúng đắn từ quan điểm về chúng hữu ích bao nhiêu cho công việc của bạn Nhưng tôi cảm thấy như thế là đòi hỏi quá nhiều để phải điều chỉnh cho mỗi tay vịn để đạt đến mức bạn muốn. Thế nên tôi dành thời gian dài. Tôi đã nói tôi làm việc tám hoặc chín năm với nó. Và mỗi thứ trong những cái này đi cùng theo dạng song song nhưng từng bước đều có những vấn đề riêng. Tôi làm việc trong thời gian dài để tìm ra cái cách để di chuyển cánh tay trên diện rộng hơn-- đó là đưa lên và hạ xuống và làm cho chúng dễ dàng hơn nhiều, vậy nên bạn không cần phải dùng đến một nút bấm. Và vì vậy sau rất nhiều lần làm thử, nhiều thất bại, chúng tôi cuối cùng đạt được một sự bố trí đơn giản mà chúng tôi có thể di chuyển tay vịn bên này hay bên kia. và chúng nhấc lên dễ dàng. Và dừng nơi bạn muốn. Bạn có thể hạ nó xuống, như là bỏ chúng đi. Không có tay vịn nào hết Hoặc bạn có thể kéo chúng lên tại mức mà bạn muốn Và đây là một điều khác nữa mà tôi cảm nhận, không lãng mạn lắm giống như kiểu của Cary Grant, Tuy thế bắt đầu nắm được chút ít về làm mỹ thuật và biểu hiện mỹ thuật trên một sản phẩm. Lãnh vực tiếp theo mà tôi yêu thích đó là thực tế của việc ngả ra là một nhân tố rất quan trọng. Và bạn ngả ra càng nhiều, theo một cách nào đó,thì sẽ tốt hơn. Cái góc giữa chỗ này và chỗ này mở ra càng nhiều-- và ngày nay, với một màn hình trước mặt bạn, bạn kkhông muốn tầm nhìn của mình bị trùng xuống khi ngả ra, vậy nên chúng tôi ít nhiều giữ nó tại mức cũ-- nhưng bạn chuyển trọng lượng ra khỏi vùng cương cụt. Có người nào thử đặt tay xuống mông và cảm nhận xương cụt? (Cười) Bạn có cảm nhận được cái xương đó ở đó không? (cười) Của bạn đấy (Cười) Có hai cái xương,mỗi cái một bên. Tất cả trọng lượng phần thân trên-- tay, đầu-- chuyển thẳng xuống qua lưng bạn, xương sống,trong những phần xương đó khi bạn ngồi xuống. chịu trọng lượng đó rất lớn. Hãy giảm tải trọng lượng đôi tay của mình với tay vịn để giảm 20 phần trăm trọng lượng. Bây giờ, nếu xương sống của bạn không được giữ đúng vị trí, nó sẽ bị bẻ lệch đi , và cứ như thế. Vậy để giảm tải trọng lượng lớn-- nếu điều đó thực sự tồn tại-- bạn có thể ngả ra. Khi bạn ngả ra bạn giảm tải đi rất nhiều trọng lượng khỏi phần mông, và chuyển nó vào phần lưng. Cùng lúc, như tôi nói, bạn mở phần khớp nối này. và khả năng thở tốt. Nhưng để làm thế, nếu bạn ngả ra ở bất cứ mức độ nào nó cũng chạm tới điểm mà bạn phải cần tới một cái tựa đầu vì gần như bạn luôn luôn, tự động giữ phần đầu, theo hướng thẳng đứng, bạn thấy chứ? Khi tôi ngả ra, đầu tôi ít nhiều theo chiều thẳng đứng. Nếu bạn được ngả ra ở mức độ lớn, bạn phải dùng tới lực của cơ để giữ phần đầu nhu thế này. Ví thế mà cái tựa đầu được đưa vào. Giờ đây phần tựa đầu là một thử thách vì bạn muốn nó điều chỉnh đủ để vừa với bạn biết đấy, một anh chàng to cao hay một cô gái thấp. Và đây Tôi đã làm cho nó điều chỉnh được 15 inch tại đây để làm cho cái tựa đầu vào đúng vị trí. Nhưng sau đó qua kinh nghiệm của mình và ngó quanh văn phòng nơi mà những chiếc ghế với phần tựa đầu mà không ai mảy may với ra sau và xoay cái nắm và điều chỉnh cái tựa đầu để cho nó vào đúng vị trí. Và bạn cần nó ở một vị trí khác khi bạn ngồi thẳng, sau đó khi bạn được ngả ra. Vì thế tôi biết điều đó phải được giải quyết, theo cách tự động Nếu bạn quan sát chiếc ghế này khi tôi ngả ra, cái tựa đầu vực lên chạm tới phần gáy tôi. Một cách lí tưởng hơn bạn muốn để cái tựa đầu chạm tới phần sọ ở đây. Vì vậy cái phần đó tốn rất nhiều thời gian để tìm ra. và rồi sự đa dạng của những thứ khác: hình dáng của đệm ngồi, loại gel chúng ta nhồi vào. Chúng tôi cướp ý tưởng từ ghế ngồi xe đạp, và nhồi gel vào những chiếc đệm ngồi và vào tay vịn để hấp thu những điểm chịu lực-- phân tán lực để bạn không bị những chỗ chai sạn. Cùi chỏ của bạn không thể chạm tới phần dưới Và tôi muốn minh họa thực tế mà cái ghế có thể thích nghi với mọi người. Khi bạn đang ngồi trên ghế bạn có thể điều chỉnh nó hạ xuống phù hợp với người cao 1'5m, hay bạn có thể điều chỉnh nó cho một anh chàng 1'98m-- tất cả đều nằm trong tầm của một vài sự điều chỉnh đơn giản (Vỗ tay) Tôi muốn nói về sự bầu cử. Lần đầu tiên ở nước Mỹ, một bộ phận đông đảo cử tri da trắng đã bầu cho một ứng viên người Mỹ gốc Phi trở thành tổng thống. Và thực tế thì Barack Obama đã làm khá tốt. Ông đã giành được 375 phiếu đại cử tri. Và khoảng 70 triệu phiếu phổ thông nhiều hơn tất cả các ứng viên tổng thống khác của bất kì chủng tộc, bất kì đảng phái nào -- trong lịch sử. Nếu bạn so sánh cách làm của Obama với cách làm của John Kerry 4 năm trước -- Đảng viên Đảng Dân chủ thật sự thích thấy sự chuyển tiếp này, khi mà hầu hết các bang trở nên xanh hơn, Dân chủ hơn -- thậm chí cả những bang mà Obama đã để mất, như xa về phía Tây, những bang này trở nên xanh hơn. Ở phía Nam, ở phía Đông Bắc, gần như khắp mọi nơi nhưng với một vài ngoại lệ đó đây. Một ngoại lệ là ở Massachusetts Đó là quê nhà của John Kerry Chẳng có gì bất ngờ khi Obama đã không thể làm tốt hơn Kerry ở đó. Hay ở Arizona, quê nhà của John McCain, Obama cũng đã chẳng có được tiến triển nào hơn. Nhưng mà cũng còn phần này của đất nước, vùng ở giữa này. Như là vùng ở Arkansas, Tennessee, Oklahoma, West Virginia. Nếu bạn nhìn vào năm 1996, Bill Clinton-- Thành viên cuối cùng của Đảng Dân chủ mà đã thật sự thắng -- cách mà ông ấy làm trong năm 1996. bạn thấy những sự khác biệt lớn tại vùng này của đất nước vùng Appalachians, Ozarks, cao nguyên, như là tôi gọi nó: 20 hay 30 điểm chênh lệch từ cách mà Bill Clinton đã làm vào năm 1996 đến cách mà Obama làm vào năm 2008. Vâng, Bill Clinton đến từ Arkansas, nhưng đây là những khác biệt rất, rất sâu sắc. Vậy, như các bạn biết, khi chúng ta nghĩ về những vùng của đất nước như Arkansas Có một cuốn sách tựa đề " Có vấn đề gì với Kansas?" Nhưng thật ra câu hỏi ở đây -- Obama đã quan hệ tốt ở Kansas. Ông đã thua một cách tồi tệ nhưng tất cả đảng viên Đảng Dân chủ đều thế. Ông ấy thua cũng chẳng tệ hơn bất kì người nào. Nhưng vâng, có vấn đề gì với Arkansas? (Tiếng cười) Và khi nghĩ về Arkansas, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ đến những điều khá là tiêu cực. Chúng ta nghĩ về một lũ người lỗ mãng với những khẩu súng. Và chúng ta nghĩ rằng những người như thế này có lẽ là không hề muốn bầu cử cho những người thế này và tên là Barack Obama. Chúng ta nghĩ nó là vấn đề về chủng tộc. Và liệu điều này có công bằng? Liệu chúng ta có đang bêu xấu những con người Arkansas, và vùng này của đất nước? Và câu trả lời là : điều này ít nhất một phần nào đó không hoàn toàn công bằng. Chúng ta biết rằng chủng tộc là một nhân tố và lý do mà chúng ta biết điều đó là vì chúng ta hỏi những con người đó. Thật ra thì chúng ta không hề hỏi họ, nhưng khi họ tiến hành sự tiếp xúc với các cử tri để ước lượng kết quả bầu cử ở mỗi bang, ở 37 bang trong số 50 bang họ hỏi một câu hỏi khá là thẳng thắn về chủng tộc. Họ đã hỏi câu hỏi này. Khi mà quyết định phiếu bầu của mình cho vị tổng thống hiện tại, chủng tộc của ứng viên có phải là một nhân tố không? Chúng ta đang tìm kiếm những người trả lời rằng," Vâng, chủng tộc là một nhân tố; Hơn thế, nó còn là một nhân tố quan trọng trong quyết định của tôi" và những người mà đã bầu cho John McCain ,như là kết quả tất yếu của nhân tố ấy, có lẽ là kết hợp cùng với những nhân tố khác, hoặc là đơn độc. Chúng ta đang tìm kiếm cách cư xử như thế này từ những cử tri da trắng hoặc thực ra, là những cử tri không phải người da đen. Vậy bạn thấy rằng có sự khác nhau lớn ở những vùng khác nhau của đất nước về câu hỏi này. Ở Louisiana, khoảng 1 trong số 5 cử tri da trắng nói rằng, " Vâng, một trong những lý do lớn mà tôi không bầu cho Barack Obama là vì ông ấy là một người Mỹ gốc Phi." Nếu những người đó mà bầu cho Obama, chỉ cần một nửa trong số họ thôi thì Obama đã có thể thắng Louisiana một cách chắc chắn. Tôi nghĩ điều tương tự cũng đúng với tất cả các bang mà bạn thấy trên đầu danh sách. Trong khi đó, California, New York, chúng ta có thể nói rằng, " Oh chúng ta đã được khai sáng" nhưng bạn biết đấy, đương nhiên là một tỷ lệ thấp hơn của điều này đã được thừa nhận, tôi cho là thế, sự biểu thị của việc bầu cử dựa vào chủng tộc. Đây là một số liệu tương tự trên bản đồ. Bạn thấy được mối liên hệ giữa những bang đỏ hơn, nơi mà nhiều người đã đáp lại và nói rằng, "Vâng, chủng tộc của Barack Obama chính là một vấn đề đối với tôi." Bạn thấy đấy, khi so sánh bản đồ với năm 1996, bạn thấy rõ có sự gối lên nhau ở đây Điều này đã dường như giải thích được tại sao Barack Obama đã làm tệ hơn ở vùng này của đất nước. Vậy chúng ta cần phải hỏi tại sao. Liệu sự phân biệt chủng tộc có thể dự đoán trước bằng cách nào đó không? Liệu có gì tác động đến điều này không? Liệu đó chỉ là những thứ kì lạ đang diễn ra ở Arkansas mà chúng ta không hiểu được, và cả ở Kentucky? Hay là còn có những nhân tố hệ thống hơn? Và chúng ta có thể xem xét một chuỗi biến số khác nhau Đây là những thứ mà những nhà kinh tế học và các nhà khoa học chính trị xem xét mọi lúc-- những thứ như thu nhập, tôn giáo và giáo dục. Thứ nào có vẻ tác động đến sự biểu thị của chủng tộc trong thí nghiệm quốc gia với quy mô lớn mà chúng ta đã thực hiện vào ngày 4 tháng 11 Và có một vài thí nghiệm trong số đó có những mối quan hệ được dự đoán mạnh mẽ, một trong số đó là giáo dục, nơi mà bạn thấy những bang có số năm học của mỗi người lớn ít nhất là màu đỏ, Và bạn thấy vùng này của đất nước, vùng Appalachians, được giáo dục ít hơn. Nó đơn thuần là sự thật. Bạn thấy mối quan hệ ở đây với hình thức bầu cử dựa vào chủng tộc. Một biến số quan trọng khác là loại khu phố mà bạn sống. Những bang thôn dã hơn -- ngay cả trong một chừng mực nào đó với những bang như New Hampshire và Maine -- họ biểu lộ một ít sự bầu cử dựa vào chủng tộc chống lại Barack Obama. Nên nó là sự kết hợp giữa hai thứ : giáo dục và kiểu hàng xóm mà bạn có, chúng ta sẽ nói thêm về nó trong chốc lát. Và những thứ về các bang như Arkansas và Tennessee là chúng đều rất thôn dã, và nghèo giáo dục. Vì thế, vâng, sự phân biệt chủng tộc có thể đoán trước được. Những thứ này, có lẽ nằm trong số những biến số khác, nhưng chúng dường như dự đoán được sự phân biệt chủng tộc. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thứ gọi là Cuộc Khảo Sát Chung Về Xã Hội. Cuộc khảo sát này được tiến hành bởi đại học Chicago hai năm một lần. Và họ hỏi một chuỗi những câu hỏi rất thú vị. Vào năm 2000, họ đã có những câu hỏi đặc biệt thú vị về những quan điểm đối với chủng tộc. Một câu hỏi đơn giản mà họ đã hỏi là "Có bất cứ ai thuộc chủng tộc khác sống trong khu phố nhà bạn không?" Chúng ta thấy rằng ở những cộng đồng khác nhau thì kết quả cũng rất khác nhau. Ở thành phố, khoảng 80% người dân có người hàng xóm mà họ cho rằng là thuộc chủng tộc khác, nhưng ở nông thôn, chỉ có khoảng 30%. Có lẽ là vì nếu bạn sống ở nông trại, bạn có thể không có nhiều hàng xóm Và hơn thế, bạn cũng không có nhiều sự tương tác với những người không giống bạn. Vì thế, việc chúng tôi sẽ làm bây giờ là đưa những người da trắng vào cuộc khảo sát và chia họ giữa những người có hàng xóm người da đen -- hoặc, thật ra , hàng xóm thuộc chủng tộc khác -- và những người chỉ có hàng xóm người da trắng. Và chúng ta thấy một vài biến số liên quan đến quan điểm chính trị, cũng không có sự khác biệt nhiều. Đây là 8 năm về trước, thời đó thì có nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa hơn. Nhưng bạn thấy rằng giữa đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thì không có sự khác biệt lớn dựa trên việc những người hàng xóm của bạn là ai. Và ngay cả những câu hỏi về chủng tộc -- ví dụ chương trình bảo trợ các chủng tộc thiểu số, một dạng câu hỏi chính trị, một câu hỏi chính trị về chủng tộc thì không có nhiều sự khác biệt ở đây Chương trình bảo trợ các chủng tộc thiểu số thật ra thì không được ưa chuộng lắm, đối với cử tri da trắng. Nhưng với những người hàng xóm da trắng và những khu phố chỉ có một chủng tộc thật sự chẳng cảm thấy sự khác biệt gì về nó. Nhưng nếu bạn tìm hiểu sâu và riêng tư hơn "Bạn có ủng hộ việc pháp luật cấm việc kết hôn giữa các chủng tộc không?" Có sự khác biệt rất lớn. Những người mà không có hàng xóm thuộc chủng tộc khác thì dường như phản đối gấp đôi việc kết hôn giữa các chủng tộc so với những người khác. Chỉ cần dựa vào những người sống ở các khu vực ngay quanh bạn. Và họ đã hỏi tương tự, không phải vào năm 2000, mà là trong cuộc khảo sát năm 1996 "Liệu bạn có không bầu cử cho một vị tổng thống da đen đủ tiêu chuẩn ?" Bạn thấy được rằng những người mà không có những hàng xóm người Mỹ gốc Phi thì có xu hướng nói rằng ," Đó là vấn đề đối với tôi". Vậy nó không thật sự chỉ là giữa thành thị và nông thôn. Mà nó còn là về người mà bạn sống cùng. Sự phân biệt chủng tộc có thể được đoán trước. Và nó được dự đoán bằng sự tương tác hoặc sự thiếu tương tác với những người khác bạn, những người thuộc chủng tộc khác. Vậy nếu bạn muốn tiếp cận nó, mục đích là cần phải làm cho mối tương tác với những người thuộc chủng tộc khác dễ dàng hơn. Tôi có một vài ý kiến mà tôi cho rằng khá rõ ràng về việc làm sao để làm được điều đó. Tôi là một người hâm mộ lớn của thành phố. Đặc biệt là nếu chúng ta có những thành phố đa dạng và bền vững, và có thể ủng hộ những người thuộc chủng tộc khác nhau và những tầng lớp thu nhập khác nhau. Tôi nghĩ rằng thành phố tạo điều kiện thuân lợi hơn cho các mạng lưới những tương tác thông thường hơn là cái mà bạn có thể có thường ngày. Nhưng không phải ai cũng muốn sống ở thành phố, đương nhiên không phải là thành phố như New York. Vậy chúng ta có thể nghĩ về những thứ như hệ thống dây điện trên phố. Đây là khu phố mà tôi đã lớn lên ở East Lansing, Michigan. Nó là một cộng đồng Trung Tây truyền thống, nơi mà bạn có những hệ thống dây điện thật sự. Bạn có những khu phố, cây cối và những con đường thật sự mà bạn có thể đi lại. Và bạn tương tác rất nhiều với những người hàng xóm -- những người bạn thích, những người bạn có lẽ không biết. Và như là một kết quả tất yếu, nó là một cộng đồng rất dân chủ. tôi nghĩ rằng nó khác biệt, hơn là một thứ gì đó như thế này, ở Schaumburg, Illinois, nơi mà từng dãy nhỏ những khu nhà đều có ngõ cụt , đi qua Starbucks và những thứ như thế. Tôi nghĩ chính loại thiết kế thành thị này đã trở nên thịnh hành hơn vào những năm 70 và 80 -- Tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa điều đó và đất nước trở nên bảo thủ hơn dưới thời Ronald Reagan. Nhưng chúng ta cũng có một ý kiến khác -- chương trình trao đổi giữa các trường đại học mà bạn có những sinh viên từ New York ra nước ngoài. Nhưng thật ra thì bây giờ đã có đủ những khác biệt trong đất nước khi mà có lẽ bạn có thể có một đám trẻ từ đại học New York, cho chúng đi học một học kì ở đại học Arkansas, và ngược lại. Làm điều này ở bậc trung học. Đúng là có nhiều người có lẽ học tại trường ở Arkansas hay Tennessee và có thể chưa bao giờ tương tác một cách thẳng thắn tích cực với một ai đó từ vùng khác của đất nước, hoặc từ chủng tộc khác. Tôi nghĩ rằng một phần của biến số giáo dục mà chúng ta đã nói đến trước đây là một kinh nghiệm có hệ thống mà bạn đạt được khi bạn học ở đại học nơi mà bạn gặp gỡ những người khác nhau mà bạn có thể chưa từng tương tác với. Nhưng quan trọng là, đây đều là tin tốt. bởi vì khi một thứ gì đó có thể được đoán trước, mà tôi gọi là có thể thiết kế được. Bạn có thể bắt đầu nghĩ về những giải pháp để giải quyết vấn đề đó, ngay cả khi mà vấn đề nguy hại và khó giải quyết như sự phân biệt chủng tộc. Nếu chúng ta hiểu được nguyên nhân chính của cách cư xử và nơi mà nó tự biểu thị hoặc không, chúng ta có thể bắt đầu thiết kế những giải pháp cho nó Vậy đó là tất cả những gì tôi cần nói. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Năm 2016, Tôi được giao nhiệm vụ thực hiện một bộ ảnh phóng sự về cuộc khủng hoảng nước tại Flint, Michigan. Điều vẫn còn tiếp diễn kể từ năm 2014. Tôi đã nhận nhiệm vụ với ý tưởng sẽ tạo một bộ ảnh về phụ nữ qua ba thế hệ khi đối phó với cơn khủng hoảng này mỗi ngày. Tôi may mắn gặp được hai người bạn thân, là nghệ sĩ, nhà hoạt động và nhà thơ, Amber Hasan và Shea Cobb, người đã đưa tôi vòng quanh Flint. Là tài xế xe bus trường, Shea Cobb trở thành nhân vật trung tâm của bộ ảnh phóng sự, cùng với mẹ là bà Renée, và con gái tám tuổi, Zion. Tôi đã đồng hành cùng Shea trên những con đường đến trường. Khi không làm việc, Shea thường quan sát Zion, để chắc con bé đang học bài. Tôi hòa mình vào cuộc sống đầy yêu thương của Shea. Khi Shea đưa tôi đến trường của Zion, tôi thấy những đài phun nước có gắn tấm biển báo, "Nước bị ô nhiễm. Không được uống," Tôi không thể cầm máy ảnh và chụp lại hình ảnh ấy. Nó khiến tôi rùng mình khi chứng kiến điều ấy ở Mỹ, chúng tôi có những đài phun nước: "Người da trắng" hoặc "Chỉ người da đen" đến hôm nay, khi chứng kiến đài phun nước có ghi, "Nước bị ô nhiễm. Không được uống." Bằng cách nào đó, điều đó có thể chấp nhận được ư? Người dân tại Flint phải uống, nấu ăn và tẳm rửa bằng nước đóng chai, đồng thời phải trả hóa đơn nước cao nhất trên cả nước cho thứ nước bị nhiễm khuẩn legionella gây chết người. Với tôi, đến Flint là một cơ duyên, bởi ô nhiễm công nghiệp, nước nhiễm khuẩn tất cả đều đỗi quen thuộc khi tôi lớn lên tại quê nhà, Braddock, Pennsylvania, nơi mẹ và tôi từng chiến đấu với căn bệnh ung thư và các bệnh tự miễn như lupus. Nỗ lực suốt 14 năm của chúng tôi, "Ý niệm về gia đình" được hình thành từ nỗ lực sống sót trong môi trường phân biệt chủng tộc, sự bất bình đẳng về y tế và khí thải hóa học bị rò rỉ và thải ra từ tập đoàn Thép Hoa Kỳ, biến Braddock thành thị trấn có tỉ lệ mắc hen suyễn và tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất cả nước. Từ sông Monogahela đến sông Flint, theo lời của W.E.B. Du Bois, "Thành phố, toàn bộ thung lũng, đã quay lưng lại với dòng sông. Người dân sử dụng con sông làm cống, rãnh và nơi xả rác thải." General Motors đã dẫn chứng việc xả hóa chất độc hại xuống con sông Flint nhiều thập kỉ qua. Khi bộ ảnh phóng sự của tôi với tên gọi "Flint là gia đình" ra đời vào tháng 8 năm 2016 có ý nhắc nhở nước Mỹ rằng tuy Flint không còn là chủ đề nóng trên báo nữa, nhưng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc. Dĩ nhiên tôi biết dự án của mình sẽ cần nhiều thứ khác hơn là những bức ảnh để khiến người dân thành phố Vehicle yên tâm. Tôi và Shea biết nhau qua mẹ và bà của chúng tôi. Amber và tôi gắn kết từ cuộc chiến đấu chống bệnh lupus. Chúng tôi quyết định quan tâm cuộc sống của nhau và tiếp tục tạo ra những nỗ lực sáng tạo riêng mình. Năm 2017, Shea và Amber lập nên nhóm nghệ sĩ The Sister Tour, với nhiệm vụ là đảm bảo không gian an toàn cho các nghệ sĩ tại Flint. Một năm sau, tôi mở triển lãm ảnh cá nhân, "Flint là gia đình" ngay trong thành phố New York tại doanh nghiệp Gavin Brown trên đường phía Tây số 127. Khi khán giả tập trung ngay mặt trước tòa nhà, họ nhìn thấy một tấm biển quảng cáo cao hơn 9 mét. Tấm biển dài hơn 9 mét này được làm từ ba tấm bản âm màu lớn với dòng chữ: "Nước Là Sự Sống" được The Sister Tour ghép lại từ những chai nước uống của Nestle. Nestle, công ty sản xuất nước đóng chai lớn nhất thế giới, bơm khoảng 1500 lít nước mỗi phút từ tầng ngậm nước của sông Michigan, gần như không mất một khoản phí nào. Công ty còn chiết xuất hàng triệu lít nước từ các hồ nước dự trữ First Nation, trong khi họ không được phép sử dụng nước sạch. Đây là bản in gây quỹ mà tôi đã sử dụng để quyên góp nhằm hỗ trợ The Sister Tour đi đến được nhiều nơi giúp mọi người hiểu rõ về cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Tôi còn muốn công chúng biết bằng việc sản xuất các lá cờ đếm ngược treo tại các tổ chức trên cả nước. Tháng sáu vừa qua, Amber đã gửi mail cho tôi, nói Bộ trưởng Tư pháp Bang Michigan đã hủy bỏ mọi cáo buộc hình sự về cuộc điều tra khủng hoảng nước tại Flint, nơi tám công chức của tiểu Bang và thành phố đang đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng như tội ngộ sát. Tôi không thể ngu ngốc đứng yên và chờ chính phủ vào cuộc. Công lý đã bị trì hoãn, và phủ lấp. Đã năm năm trôi qua, chúng tôi chờ đợi công lý cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em tại Flint. Tôi hỏi Amber, ''Mình có thể được làm gì?" Cô kể về người đàn ông đã gặp tên Moses West ở Puerto Rico, người đã chế tạo máy tạo nước từ khí quyển nặng 11,793 kg Amber đưa Moses đến gặp các công chức thành phố Flint. Không ai trong số họ sử dụng nó như một giải pháp cho Flint cả. Amber cần mang chiếc máy từ căn cứ quân sự tại Texas đến tận Flint. Không ai tại Flint đủ khả năng để chi trả cho chuyến đi đó cả. Lúc đó, tôi đã quyết định là trích số tiền thu được từ triễn lãm "Flint là gia đình" của mình cùng với khoản tài trợ hào phóng từ Quỹ Robert Rauschenberg, để gửi đến Moses West. Tháng Bảy vừa rồi, Moses West cùng chiếc máy tạo nước từ khí quyển có mặt tại Flint, Michigan, tại Bắc Saginaw, nằm giữa Marengo và Pulaski, và hiện tại chiếc máy vẫn hoạt động. Cộng đồng này cách trung tâm thành phố gần 5 km nơi không được tiếp cận với nền giáo dục, thực phẩm lành mạnh và nguồn nước sạch. Về mặt xã hội, nó được coi như một cộng đồng bạo lực, đói khổ. Nhưng với tôi, nó không giống vậy. Moses, một sĩ quan, kiểm lâm, và là một cựu chiến binh am hiểu về nhiệm vụ cứu nguy nguồn nước của mình: Là mang lại nước sạch và miễn phí cho người dân Flint. Dạy họ cách sử dụng máy, bảo quản nó, và quan trọng nhất là sở hữu nó. Nhờ mọi người trong thành phố mang tất cả đồ chứa nước của họ đến và lấy càng nhiều nước càng tốt, đặc biệt trước khi mùa đông đến; chiếc máy không thể tách ẩm ở nhiệt độ đóng băng. Công nghệ này hút không khí thông qua bộ lọc khối lượng lớn. Về mặt cơ học, nó tạo ra sự ngưng tụ, và tạo ra khoảng 7,570 lít nước mỗi ngày. Người dân được tự do sử dụng máy bất kì lúc nào từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối mỗi ngày và lấy nước bao nhiêu tuỳ ý, điều này làm giảm đáng kể việc xếp hàng dài chờ mua nước đóng chai. Tôi đã phỏng vấn mọi người khi họ đến lấy nước "Khi Moses và chiến máy của anh đến cộng đồng này đã mang lại ý nghĩa gì? Và "Cuộc sống khó khăn thế nào khi không có nước sạch?'' Alita nói với tôi rằng, "Đó là phép lạ mà Chúa ban cho Moses kiến thức và công nghệ để tạo cho chúng tôi nguồn nước uống tinh khiết." Bà kể rằng khi chưa có máy, bà thường bị đau đầu dữ dội, và thứ nước bẩn khiến bà muốn ói, bà không thể ăn. Còn Tina nói rằng nước nhiễm độc chì khiến tóc cô rụng suốt. Cô thường xuyên cảm thấy mệt và choáng đầu. Từ khi có máy, sức khỏe cô được cải thiện rất nhiều. David thì tràn ngập niềm vui khi có người từ Texas quan tâm đến mình. Khi nếm nước sạch, anh nghĩ thầm, ''Nguồn nước sạch này chính là kế hoạch của Chúa.'' Anh đổ đầy ba bình hơn 26 lít nước để sử dụng cho quầy thịt nướng của mình. Thông qua sự sáng tạo và đoàn kết, Amber Hasan, Shea Cobb, Tuklok Senegal, The Sister Tour, bản thân tôi và người dân Flint, Dexter Moon, Moses West và chiếc máy tạo nước từ khí quyển đã cung cấp hơn 450,000 lít nước sạch và miễn phí. (Vỗ tay) Người dân ở Flint xứng đáng được sử dụng nước sạch. Nước chính là sự sống. Nó là linh hồn gắn kết chúng ta từ bệnh tật, cái chết và sự hủy hoại. Hãy thử tưởng tượng ta có thể cứu được hàng triệu đồng bào nếu chiếc máy của Moses được đặt tại Newark, New Jersey, Nam Phi, và Ấn Độ với lòng nhân ái thay vì lợi nhuận. Tôi lắp phim vào máy ảnh, khóa tiêu cự, và đặt ngón tay vào nút khởi động, khi lần đầu Shea và Zion uống một ngụm nước sạch. Khi màn trập của máy ảnh mở, Tôi cảm nhận sâu sắc niềm vui và chân lý. Khi tôi gửi Shea một số bức ảnh, cô ấy đã viết, "Cảm ơn vì đã mang ánh sáng đến cho thành phố này" Tôi lập tức hồi âm, "Ánh sáng đó đã sẵn có trong bạn rồi." Đã được 4 năm kể từ ngày tôi thực hiện bộ ảnh phóng sự tại Flint, và cuối cùng, tôi đã có thể đem công lý đến mọi người. Dù hoàn cảnh khó khăn thế nào, Một chiếc máy ảnh vẫn có khả năng tách ánh sáng và chuyển âm bản về dương bản Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi đến đây để kể cho các bạn nghe về một câu chuyện thành công ở châu Phi Cách đây một năm rưỡi bốn trong số năm thành viên của chúng tôi tại Ushahidi (Ushahidi theo tiếng Swahili nghĩa là "chứng cứ") là thành viên của TED Một năm trước ở Kenya chúng ta thấy tình trạng bạo lực sau bầu cử Lúc ấy chúng tôi đã tiên phong và xây dựng nên chỉ trong ba ngày, một hệ thống cho phép bất kì ai miễn là có điện thoại di động có thể gửi thông tin và báo cáo những gì đang diễn ra xung quanh họ Chúng tôi nhận ra rằng tại châu Phi thiết bị được sử dụng phổ biến là điện thoại di động, cũng giống như nhiều nước khác và chúng tôi bắt đầu từ nhận định đó. Chúng tôi nhận được những báo cáo như thế này Đây chỉ là một vài trong số chúng kể từ ngày 17 tháng 1 năm ngoái Hệ thống của chúng tôi mới chỉ là bước đầu. Nó rất cơ bản. Nó nhận các thông tin thu thập được từ mọi người và rồi đặt nó lên bản đồ của chúng tôi Nhưng rồi chúng tôi quyết định làm một cái gì đó hơn thế nữa Chúng tôi cần phải dựa trên cái chúng tôi đã làm và phát triển trên nền tảng đó để nó có thể được sử dụng bất kì đâu trên thế giới Và vì thế có một nhóm đội ngũ từ mọi nơi ở châu Phi, cũng là một phần của đội ngũ này hiện nay, từ Ghaba, từ Malawi, từ Kenya Một số thậm chí từ Hoa Kì Chúng tôi đang xây dựng hệ thống cho những điện thoại thế hệ thông minh, để cho nó có thể sử dụng ở những nước phát triển cũng như những nước đang phát triển. Chúng tôi nhân ra rằng điều này là sự thật. Rằng nếu hệ thống này có thể họat động được ở châu Phi thì nó có thể hoạt động được ở bất cứ đâu Và vì thế chúng tôi xây dựng ở châu Phi trước và rồi những nơi khác sau này. Hiện nay hệ thống đang hoạt động ở Cộng hòa dân chủ Công-gô. Nó được sử dụng bởi các tổ chức phi chính phủ ở đông Phi. Những tổ chức phi chính phủ nhỏ đang làm những dự án quy mô nhỏ. Ngay cuối tháng vừa rồi, hệ thống đã được sử dụng bởi Al Jazeera ở Gaza Nhưng thực sự tôi không đến đây để chỉ nói về những cái đó Tôi đến đây để nói về những thứ lớn hơn tiếp theo bỏi chúng ta nhận ra rằng chúng ta có khả năng nhận được những báo cáo bởi chính những nhân chứng, thực tế cái gì đang diễn ra, trong thời gian thực. Chúng ta đã thấy điều này qua những sự kiện ở Mumbai gần đây. Hiện tại rất dễ để nhận định về nó hơn là tại thời điểm nó đang diễn ra. Có quá nhiều thông tin, bạn sẽ làm thế nào? Đây là những thông tin trên Twitter trong 3 ngày về sự kiện Mumbai Làm thế nào bạn biết được cái nào là quan trọng Cái nào là đáng tin mà bạn đang tìm kiếm? Cái mà chúng tôi phát hiện ra là có quá nhiều thông tin vô giá bị lãng phí là do có quá nhiều thông tin đến với chúng ta và chúng ta không biết phải làm gì với nó. Cái mà chúng ta thực sự quan tâm là những gì diễn ra trong 3 giờ đầu tiên. Cái chúng ta tìm kiếm là thông tin ở ba giờ đầu tiên Chúng ta xử lý đống thông tin ấy như thế nào? Bạn không thể biết cái gì đang thực sự diễn ra Khắp thế giới mọi người vẫn đang tò mò, và cố gắng tìm hiểu cái gì đang diễn ra. Nhưng họ không biết. Vì thế, cái mà chúng ta xây dựng ở Ushahidi là một nguồn cung cấp thông tin từ đám đông. Bạn có thể thấy điều này với Twitter. Bạn có vô số thông tin. Bạn quả là có rất nhiều. Tuyệt thật. Nhưng rồi sao nữa? Rồi chúng tôi nghĩ đến một số thứ chúng tôi có thể làm ở đây Chúng tôi có một nhóm nhỏ đang làm việc về vấn đề này Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể thực sự tạo ra được một bộ lọc thông tin. Lấy thông tin từ đám đông và rồi và bằng cách xếp hạng thông tin và xếp hạng bản thân những người đưa tin chúng ra có thể lọc ra kết quả và đánh giá kết quả ấy. Vì thế chúng ta sẽ có nhận thức rõ ràng hơn về khả năng thông tin là thật hay không thật. Bước tiến này, thật sự là, nó thú vị ở chỗ nó đến từ châu Phi Nó đến từ nơi bạn không thể ngờ được. Đến từ những người trẻ tuổi và thông minh cũng như cộng đồng xung quanh họ đã có thể xây dựng nên hệ thống này. Cám ơn các bạn. Chúng tôi rất hạnh phúc là một phần của gia đình TED. (Vỗ tay) Shah Rukh Khan: Nói không với nhựa. Đó là điều duy nhất các chiến binh môi trường nói với ta. Nhưng mọi thứ xung quanh ta đều đa phần là các sản phẩm được làm từ chất liệu gần như không phân huỷ được này. Sự thật là mức tiêu thụ và sử dụng nhựa đã đạt đến ngưỡng không bền vững nên ta cần giải quyết vấn đề này, bằng mọi ý tưởng và nguồn lực sẵn có. Hãy chào đón người đã giúp Ấn Độ giải quyết vấn đề quản lý rác thải, Mani Vajipey, nhà tái chế và đồng sáng lập/CEO của Banyan Nation. (Vỗ tay) Mani Vajipey: Nếu tái chế là một môn thể thao Olympic, thì Ấn Độ sẽ giành huy chương vàng. Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỉ lệ tái chế và thu hồi nhựa cao nhất thế giới. Cao hơn Singapore, các nước ở Bắc Mĩ và thậm chí là châu Âu. Ấn Độ phục hồi và tái chế hơn 60% rác thải nhựa, trong khi một nước phát triển, như Mĩ, chỉ xử lí được khoảng 10%. Tỉ lệ cao này phần lớn là nhờ hàng triệu nhà tái chế không chính thức, còn gọi là kabadiwala, bhandiwalla, raddiwala mà ta thấy ở các góc phố tại các thành phố ở Ấn. Dù mạng lưới các nhà tái chế bao quát, phức tạp và có ở khắp nơi, cảnh quan của Ấn Độ vẫn bị bao phủ bởi rác thải và sự bẩn thỉu. Nhìn vào, người ta vẫn cho rằng người Ấn chúng ta không tái chế nhựa. Một điều khác về nhựa ở Ấn Độ là bất kì sản phẩm nào làm từ nhựa tái chế cũng bị cho là không đạt tiêu chuẩn và được trông mong có giá thành rẻ hơn. Điều ta không nhận ra là một số loại nhựa nguyên sinh, nếu được tái chế một cách khoa học, có thể được tái chế nhiều lần mà vẫn giữ được chất lượng. Nếu thu hồi và tái sử dụng được nhựa bị vứt bỏ, ta có thể tiết kiệm được lượng nhựa nguyên sinh khổng lồ thay vì đưa chúng vào sản xuất hay tiêu thụ. Điều này rất quan trọng, vì nhựa nguyên sinh được làm từ nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt. Càng sản xuất và tiêu thụ nhiều nhựa nguyên sinh, ta càng có nhiều rác thải nhựa cần được xử lí. Quản lí rác thải nhựa kém có thể dẫn đến sự rò rỉ nhựa vào nguồn nước. Mọi người đều biết đến năm 2050 nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cá. Khoảng bảy năm trước, bạn tôi, đồng sáng lập Raj và tôi, đã quyết định tập trung giải quyết vấn đề nan giải này. Chúng tôi đến thành phố Hyderabad, nói chuyện với các nhà tái chế địa phương. Nhanh chóng, chúng tôi nhận ra tại đây có rất nhiều nhà tái chế. Chúng tôi sớm nhận ra ngành công nghiệp tái chế nhựa ngày nay không khác gì với ngành công nghiệp sữa ở thập niên 60, 70. Sữa ở Ấn Độ được sản xuất bởi các nông dân nhỏ lẻ, chỉ có hai, ba con bò hoặc trâu, sản xuất từ năm đến mười lít sữa một ngày. Thay vì bắt chước mù quáng các giải pháp của phương Tây, Ấn Độ phát huy mô hình hợp tác sữa, tập hợp hàng ngàn nhà tái chế đơn lẻ lại thành nhóm. Đi cùng với quy mô là sự đổi mới và đầu tư. Ấn Độ đã chuyển mình từ quốc gia thiếu hụt sữa thành nhà xuất khẩu và sản xuất sữa hàng đầu thế giới. Nó khiến ta nhận ra trong quá khứ, Ấn Độ từng giải quyết nhiều vấn đề còn khó nhằn hơn, như việc thiếu hụt sữa. Ta chỉ cần nhìn lại quá khứ để tìm cảm hứng cho việc giải quyết vấn đề có lẽ là cấp thiết nhất hiện nay: ô nhiễm rác thải nhựa. Nhưng trước khi làm được điều này, hoặc các công ty có thể sử dụng nhựa tái chế, ta phải giải quyết hai thứ: chất lượng và quy mô. Để làm một chai dầu gội từ nhựa bị vứt bỏ, ta phải thu nhặt hơn 10.000 tấn nhựa thải. Để làm được điều này, ta cần dữ liệu. Raj và tôi đã xây dựng nền tảng dữ liệu thông minh đơn giản cho phép chúng tôi định vị các nhà tái chế, để có được cái nhìn bao quát về mỗi nhà tái chế ở Hyderabad. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Có 2.000 kabadiwala ở Hyderabad. Nghĩa là, cứ mỗi km vuông, lại có bốn kabadiwala hay nhà tái chế. Không một đất nước hay thành phố phát triển nào trên thế giới có hệ thống thu dọn rực rỡ như thế này. (Vỗ tay) Khi đã có dữ liệu, việc còn lại rất đơn giản. Chúng tôi bắt đầu trao đổi với các nhà tái chế, chỉ họ cách tách nguyên liệu dựa trên chất lượng kĩ thuật. Trong năm năm qua, chúng tôi đã phát triển vài nhóm ở Nam Ấn Độ, gồm hàng ngàn nhà tái chế, tương tác với chúng tôi trực tiếp lẫn thông qua công nghệ. Đồng thời, chúng tôi bắt đầu xử lí vấn đề về chất lượng và sự tinh khiết của nguyên liệu. Trong năm năm qua, chúng tôi phát triển công nghệ làm sạch chuyên hữu cho phép giảm thiểu các chất ô nhiễm. Hôm nay, các sản phẩm tái chế của Banyan đã vượt qua kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, được chứng nhận bởi các công ty tiêu dùng nhanh và tự động hoá hàng đầu. Trong vài tháng tới, hơn 10.000 tấn nhựa thải được thu nhặt qua mạng lưới các nhà tái chế sẽ được biến thành các sản phẩm chất lượng cao và được gửi đến các công ty và nhãn hàng lớn để làm chai dầu động cơ, dầu gội và sữa dưỡng thể. Trong ba năm tới, chúng tôi hi vọng sẽ có hơn 500 triệu chai như thế được làm từ nhựa tái chế. (Vỗ tay) Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Trong năm năm tới, chúng tôi mong sẽ xây dựng một Ấn Độ với 100% nhựa thải được tái chế và tái sử dụng nhờ khoa học -- nơi rác thải nhựa không còn là hiểm hoạ cho nguồn nước, và sự sống ở biển lẫn trên đất liền. Nên lần tới, khi vào cửa hàng mua dầu gội, hãy xem liệu vỏ chai có được làm từ nhựa tái chế an toàn và bền vững. Hành động này không chỉ giúp Trái đất mà còn tri ân các nhà tái chế ở góc phố về đóng góp quan trọng của họ. Và điều đó sẽ buộc các nhãn hiệu sử dụng nhựa tái chế nhiều hơn nữa trong các sản phẩm và các chương trình chính thức. Truyền thống và văn hoá của ta chứa đựng rất nhiều sự thông thái thời xa xưa. Đừng phá huỷ hành tinh duy nhất mà ta có. Ngôi nhà duy nhất của ta. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) SRK: Cảm ơn, Mani. Khi còn nhỏ, tôi đã từng -- (hát bằng tiếng Hindi). Rất nhiều người không biết là với tư cách một quốc gia, nước ta là nước tái chế nhựa và rác lớn nhất, không chỉ là nhựa. MV: Tôi có thể nói điều cool ngầu này được không? Các thành phố như New York và Paris giờ đây đang lắp đặt máy bán hàng tự động ngược để mọi người có thể bỏ rác vào và nhận được một số tiền. Toàn Ấn Độ và các kabadiwala, bhandiwalla đã làm điều đó. từ vài thập kỉ qua. Tôi có thể tự tin rằng trong ba, bốn năm tới, bạn thức dậy, biết rằng nhựa đang được tái chế, bạn cầm một sản phẩm lên, bạn biết bao bì của nó được làm từ nhựa tái chế, nên tôi rất lạc quan về điều này. Thậm chí, với cương vị là một nhà khởi nghiệp. (Vỗ tay) SRK: Khi thấy một người trẻ làm và đạt được thành tựu, tôi muốn đó cũng là nguồn động viên cho rất nhiều người khác. Hãy nói tôi biết bạn kiếm được nhiều tiền không? MV: Tái chế rác thải nhựa rực rỡ như ngày hôm nay là ý tưởng gặp thời. Và chúng tôi may mắn khi được kí hợp đồng trị giá hàng triệu dollar với các công ty tiêu dùng nhanh hàng đầu. Chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng của Ấn Độ. Và -- SRK: Nói tôi nghe về tiền, tiền, tiền đi Mani. MV: (Cười) SRK: Cho tôi con số, nó sẽ động viên mọi người không phải vì lòng tham, không vì lí do gì cả ... Hãy nói cho họ nghe. Họ đang kiếm được nhiều tiền, yeah. (Vỗ tay) MV: Với chúng tôi, để xây các hệ thống, cần các nhà đầu tư giúp chúng tôi phát triển -- (Cười) (Vỗ tay) SRK: Hãy học tập Mani khi tôi hỏi: "Bạn kiếm được bao nhiêu?" anh ấy vội lảng đi. Tôi trông như một đứa ngốc, nhưng sự thật thì không. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc tái chế nhựa, và tôi sẽ giúp Mani trong phi vụ đầu tư đầu tiên của mình rằng tất các chai nhựa mà chúng tôi ghi hình, trong chiến dịch của tôi, tôi sẽ gửi đến công ty anh ấy để tái chế, bắt đầu từ bốn chai này. Cảm ơn Mani rất nhiều. (Vỗ tay) MV: Cảm ơn rất nhiều. SRK: Một tràng pháo tay cho Mani. (Vỗ tay) Tôi sẽ đọc một vài mẩu truyện tranh. Đây, hầu hết trong số này là từ một trang báo tôi làm hàng tháng trong một tạp chí về kiến trúc và thiết kế có tên Metropolis. Và câu chuyện đầu tiên có tên gọi là " Cái công tắc bị rò" Một tòa nhà mới khác được thiết kế đẹp bị hủy hoại bởi bởi âm thanh của một công tắc đèn tường phổ biến. Mọi thứ vẫn ổn suốt cả ngày khi những phòng chính tràn ngập ánh nắng. Nhưng trong bóng đêm mọi thứ thay đổi. Người kiến trúc sư dành hàng trăm giờ để thiết kế những cái ổ cắm điện được làm bằng đồng sáng bóng cho tòa nhà văn phòng mới của anh ấy. Và sau đó để lại cho một nhà thầu để lắp đặt những thiết bị chuyển mạch ở phía sau chúng. Một cách bản năng, chúng ta biết vị trí cần tiếp cận khi chúng ta bước vào một phòng tối. Chúng ta tự động đưa tay vào vị trí có bảng nhỏ bằng nhựa trồi lên mặt tường. Nhưng âm thanh mà chúng ta được chào đón khi như căn phòng được tắm trong ánh sáng mô phỏng của ánh sáng buổi chiều tà, gợi nhớ cho trí óc một căn phòng của một gã bẩn thỉu ở phía sau của một cửa hàng cà phê Hy Lạp. (Cười) Âm thanh này tô điểm ấn tượng đầu tiên của chúng tôi ở bất cứ căn phòng nào; điều này là không thể tránh khỏi. Nhưng từ đâu mà âm thanh này, thứ được miêu tả như tiếng click chuột này, xuất hiện? Nó chỉ đơn giản là sản phẩm phụ của một hoạt động cơ học thô sơ? Hay nó là một sự bắt chước của một nửa các bộ âm thanh chúng ta làm để diễn tả sự thất vọng? Âm răng thông thường của ngôn ngữ không thuộc về vùng châu Âu hay Indonesia. Hay nó là âm thanh khuếch đại của một vụ bắn ra các khớp thần kinh trong não bộ của một con gián? Trong những năm 1950, họ đã cố hết sức để giảm thiểu âm thanh này với thiết bị chuyển mạch bằng thủy ngân và những nút điều chỉnh câm. Tuy nhiên hiện nay những cải tiến này không hiểu vì sao, lại tỏ ra không đáng tin cậy. Tiếng lách cách là hình ảnh mới của tiếng kèn khải hoàn tiếp diễn trong đời sống của chúng ta, thông báo quyền bước vào của chúng ta vào mọi căn phòng không ánh sáng. Âm thanh gõ nhẹ lên một cái công tắc trên tường để tắt điện lại có bản chất hoàn toàn khác. Nó có một tiếng chuông buồn sâu thẳm. Lũ trẻ không thích nó. Đó là lí do tại sao chúng để đèn sáng ở quanh nhà (cười) Người lớn lại thấy nó dễ chịu. Tuy nhiên cũng không phải chuyện dễ dàng để mắc điện cho một công tắc trên tường để nó gây ra tiếng còi âm ỉ của một con tàu hơi nước? hay tiếng một con gà gáy được ghi âm? hay một tràng sấm rền từ xa? Thomas Edison đã thử qua hàng ngàn chất không có kết quả hứa hẹn trước khi ông tìm ra chất chính xác cho dây tóc của bóng đèn sợi đốt của mình. Tại sao chúng ta thỏa mãn nhanh chóng với âm thanh của công tắc điện của nó? Đó là kết thúc của câu chuyện. (Vỗ tay) Câu chuyện tiếp theo có tên là "Ngợi ca người nộp thuế." Chuyện là có rất nhiều người trả thuế đáng kính bậc nhất của thành phố đã sống sót thêm lần nữa qua một cuộc bùng nổ về những căn hộ cho thuê, Đó là lí do của buổi kỉ niệm. Ở đây có một hay hai kết cấu câu chuyện, được dựng lên để đem lại con số thu nhập vừa đủ nhằm che giấu phần thuế đất nơi họ đang ở, không phải là một tòa nhà vĩnh cửu. Tuy nhiên vì một hay nhiều lí do khác nhau Họ đã hủy hoại nỗ lực của những nhà phát triển để được kết hợp vào các miếng đất phù hợp với việc xây dựng các tòa nhà cao tầng. Tuy họ không thừa nhận nét đẹp kiến trúc, nhưng họ, trong hiện tại, là một phương án hài hòa với cấu trúc quy mô lớn mà một ngày nào đó có thể thế chỗ chúng Những ví dụ hoàn hảo nhất nằm ở trong các góc Chúng cho ta một chỗ nghỉ ngơi dễ chịu tránh xa sự phát triển mật độ cao xung quanh. Một quãng nghỉ của ánh sáng và không khí, một sự đợi chờ đầy tính kiến trúc của thời gian. Bị chôn vùi trong bản thiết kế là những cấu trúc đấy, thường mất một ít thời gian để phân biệt người trả thuế xây dựng đặc biệt tân thời với người hàng xóm: Tòa nhà thương mại nhỏ từ thế kỉ trước, những tầng trên đã bị niêm phong và không gian tầng trệt giờ đây hoạt động như một người đóng thuế. Một vài mặt ngoài không bị che phủ bời các tín hiệu thường bị bao bọc trong một lớp vách tường bằng nhôm cách biệt, màu xanh xám, tối và có vạch kẻ. Những shop có sandwich sẵn đem về, Sự suy giảm của việc xử lý phim, phim ảnh khiêu dâm và cửa hàng cà vạt. Giờ đây, những công trình xây dựng tạm thời này, trong một số trường hợp, vẫn giữ được vị trí đại diện cho phần tốt đẹp hơn trong đời người. Tòa nhà tạm thời là một thắng lợi của tổ chức công nghiệp hiện đại, một sự thăng hoa mạnh của các yêu cầu để xây dựng, và minh chứng rằng không phải tất cả những ý tưởng kiến trúc cần được khắc lên đá. Đó là hồi kết của câu chuyện. (Cười) Và câu chuyện tiếp theo có tên là " Trên đôi chân loài người." Đối với những người Ai Cập cổ đùi người là một nền bục phía trên là nơi đặt nỗi ám ảnh trần thế về cái chết-- 30 cubits từ bàn chân tới đầu gối. Mãi cho đến thế kỷ 14 một họa sĩ người Ý nhận ra đùi người như một ngôi đền Hy Lạp, bọc trong xác thịt và vải. Hơn 200 năm sau chúng ta thấy chúa giáng sinh từ thế ngồi chuyển sang thế đứng trên đùi người trinh nữ, và sau đó trở lại lần nữa. Mọi đứa trẻ lặp lại hành vi này, việc ngồi dạng ra, một hoặc hai chân, ngồi ngang, hoặc nghiêng mình về phía cơ thể. Từ đó, hình nộm hiện đại của người nói tiếng bụng, chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi trong lịch sử. Bạn lại muộn học sáng nay. Nghệ nhân nói tiếng bụng đầu tiên làm chúng ta tin rằng có một cậu bé đang ngồi trên đùi anh ta. Ảo giác về lời nói theo sau một cách bất ngờ. Bạn có gì để nói cho chính mình, Jimmy? Khi người lớn chúng ta ngắm nhìn cái đùi từ một khoảng cách và hoài niệm. Chúng ta có những ký ức đang phai dần của ngôi đền lâm thời đó, dựng lên mỗi lần người lớn ngồi xuống. Trên một chiếc xe bus đông đúc luôn có một cái đùi để ngồi lên. Chính những đứa trẻ và cô gái tuổi teen là những người có ý thức sâu sắc về vẻ đẹp kiến trúc của nó. Họ hiểu rõ tính toàn vẹn cấu trúc khi ngồi sâu trong lòng chú bác, khi so sánh với cách bố trí không vững của một cô cháu gái dễ bị kích thích khi mang giày cao gót. Mối liên hệ giữa cái đùi và người chủ là trực tiếp và mật thiết. Tôi hình dung ra một câu chuyện 36, đơn vị 450 tòa nhà chung cư cao tầng-- một lí do để cân nhắc các vấn đề sức khỏe thần kinh của bất cứ kiến trúc sư nào trước lúc cấp môt giấy ủy quyền quan trọng. Nhà tắm và bếp sẽ, đương nhiên là không có cửa sổ. Đùi của những người sống xa hoa là một kiến trúc xây dựng của thời ấu thơ thứ chúng ta tìm kiếm trong vô vọng, khi đã trưởng thành, để sử dụng. Câu chuyện đến đó là kết thúc. (Cười) Câu chuyện tiếp theo có tên là "Bộ sưu tập Haverpiece " Một nhà kho khó miêu tả rõ, có thể thấy được một lát từ những hẻm nhỏ phía Bắc của đường cao tốc Prykushko, được dùng như chỗ nghỉ ngơi tạm thời của bộ sưu tập Haverpiece của hoa quả châu Âu đã được sấy khô. Các nếp cuộn sâu trên bề mặt quả anh đào đã được sấy khô. Những ánh lấp lánh có thể đoán trước của một ngày nhập hàng với lượng cực lớn. Bạn còn nhớ việc đi dạo như một đứa trẻ đi qua một loạt phòng trưng bày cửa hàng bằng gỗ, tối màu? Khi mọi thứ được bày ra trong những thùng chống mọt được dãn nhãn một cách qua loa. Lê được làm khô dưới dạng của cơ quan sinh dục/ Những nửa mơ trông như những cái tai của thần cherubim. Năm 1962, cổ phiếu chưa bán hết đã được mua lại bởi Maurice Haverpiece, một công ty đóng chai nước ép mận giàu có, và nó được hợp nhất để hình thành nên bộ sưu tập chủ yếu. Là một hình thức nghệ thuật nó nằm đâu đó giữa bức tranh tĩnh vật và hệ thống ống nước. Sau khi ông qua đời vào năm 1967, một phần tư của các mặt hàng này được bán đi để làm mứt quả cho các nhà hàng khách sạn cấp cao. (Cười) Các khách hàng không ngờ tới được phục vụ một thứ được hầm từ đầu thế kỉ trước chính là những trái sung Thổ Nhĩ Kỳ trong bữa sáng. (Cười) Phần còn lại của bộ sưu tập vẫn còn ở đây, được lưu trữ trong túi giấy màu nâu cho đến khi quỹ có thể được nâng lên để xây dựng một bảo tàng vĩnh cửu và một trung tâm học thuật. Một chiếc giày làm bằng da khô của quả mơ cho con gái của Nga Hoàng. Câu chuyện tới đây là kết thúc. Cám ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Tôi biết chúng ta thường nghĩ rằng vi khuẩn là có hại, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Nhưng thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại. Và sự thật có thể hơi phức tạp một chút, nhưng nó lại khiến mọi chuyện thú vị hơn rất nhiều. Có vẻ như chúng ta cần các loại vi khuẩn để có được một sức khỏe tốt, nhưng không phải vi khuẩn nào cũng được, chúng ta cần có một hệ vi khuẩn đúng. Hệ vi khuẩn này được cơ thể chúng ta thích nghi để cùng đồng hành với chúng trong suốt quá trình tiến hóa. Tôi đoán điều này sẽ không làm bạn ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta bắt đầu có được hệ vi khuẩn đúng ngay từ lúc chào đời. Chắc ít nhất vài người đã biết điều này. Trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường (qua ngã âm đạo) không giống nhau lắm về các nhóm vi khuẩn đầu đời. Và sau khi sinh sẽ có muôn vàn sự kiện và tình huống có thể xảy đến làm thay đổi sự phát triển của hệ vi khuẩn. Có thể kể đến như các loại thuốc được dùng điều trị cho mẹ và bé, số lượng vật nuôi và anh chị em trong nhà, cũng như mức độ vệ sinh của gia đình. Và trong trường hợp này, thật ra sẽ tốt hơn nếu nhà cửa không phải lúc nào cũng sạch bóng. Ngoài ra còn dinh dưỡng nữa chứ, cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Tất cả những sự kiện và tình huống này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ vi khuẩn đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ sau này của bé. Tôi không nói đến những điều vụn vặt liên quan đến sức khoẻ, Tôi đang nói đến những thứ to lớn hơn. Hệ vi khuẩn chúng ta có được hay thiếu hụt ảnh hưởng đến khả năng mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường và thậm chí một vài loại ung thư. Vì phần lớn những sự kiện đầu đời mà tôi vừa trình bày khó mà thay đổi được chúng là bất khả kháng. Ví dụ như sinh mổ được phát minh để cứu mạng em bé, và các bác sĩ làm điều đó hàng ngày, còn hầu hết các loại thuốc được sử dụng vì lí do xác đáng đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, và còn nhiều ví dụ nữa. Đó là lí do vì sao chúng ta phải tìm cách bảo vệ sức khoẻ của những em bé này sau khi những biến cố kể trên xảy ra và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ vi khuẩn. Tôi là một nhà nghiên cứu và là trưởng nhóm kĩ thuật cho một nền tảng về sức khoẻ trẻ sơ sinh và mỗi ngày làm việc tôi muốn trả lời một câu hỏi câu hỏi mà tôi mong muốn trả lời qua buổi nói chuyện hôm nay đó là làm thế nào chúng ta có thể giúp tất cả trẻ sinh ra được bình đẳng về sức khoẻ trọn đời. bất kể trẻ được sinh ra như thế nào hay chúng đã gặp điều gì trong đời. Nghe như một mục tiêu cao cả phải không? Tuyệt. Ta sẽ cùng nhau giải quyết điều này Đầu tiên, bạn còn nhớ tôi đã nói chúng ta cần có hệ vi khuẩn phù hợp chứ? Tốt, để có được hệ vi khuẩn phù hợp chúng ta cần có từng loại vi khuẩn thường trú trên cơ thể mình theo một thứ tự thích hợp. Bạn có thể nghĩ đó như một quá trình định cư hoá. Những vi khuẩn đầu tiên thường trú trên cơ thể làm thay đổi môi trường trong ruột của trẻ sơ sinh thế nên những vi khuẩn tiếp sau có thể dọn đến lưu trú, giống như những người khai phá đầu tiên dọn đường và xây dựng cơ sở hạ tầng để những người định cư đến sau phát triển. Trong trường hợp em bé phải sinh mổ, giai đoạn đầu của quá trình định cư bị thay đổi đáng kể. Thay vì hệ vi khuẩn từ âm hộ, phân và da của người mẹ, bây giờ chủ yếu chỉ có vi khuẩn từ da của mẹ vào đường ruột của trẻ sơ sinh. Và điều này định hình sự phát triển của hệ vi khuẩn theo hướng hoàn toàn khác đơn giản vì điều đó khác xa những gì ta đã thích nghi trong quá trình tiến hoá. Điều đó có thể tạo ra nhiều bất lợi về sức khoẻ cho trẻ sinh mổ sau này. Chúng ta có xem sự tăng cân như một ví dụ điển hình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan đến cân nặng cũng như khả năng mắc nhiều bệnh như tiểu đường hoặc các bệnh tim mạch. Nhưng hiện nay đã có vài dấu hiệu mà bạn có thể thấy ngay ở trẻ sơ sinh khi xét nghiệm các mẫu phân của trẻ sự thiếu hụt một vài loại vi khuẩn ở những trẻ mà sau này bị thừa cân hay béo phì. Các nghiên cứu cũng cho thấy chính những loại vi khuẩn này cũng thiếu hụt ở trẻ sinh mổ hoặc phải sử dụng kháng sinh liều cao vào những năm đầu đời. Và để chốt lại vấn đề các nghiên cứu cũng đã cho thấy nguy cơ của trẻ sinh mổ hoặc sử dụng nhiều loại kháng sinh trong những năm đầu đời dễ bị thừa cân hay béo phì hơn, thậm chí lên đến 50 phần trăm. Đây là một tỉ lệ khá cao. Tôi biết có lẽ bây giờ bạn sẽ nghĩ chết rồi, tôi vừa mới sinh mổ hoặc hồi nhỏ tui được sinh mổ hay con tui phải dùng kháng sinh. Nhưng bạn đừng quá lo lắng. Nếu những vi khuẩn này bị thiếu hụt hay bị mất đi vì bất kì lí do gì, chúng có thể được hấp thu lại sau đó. Em bé chỉ cần chúng ta giúp một chút thôi. Một điều chúng ta biết rõ sẽ giúp trẻ đó chính là nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là một điều thần kì: ngoài việc chứa đầy đủ dưỡng chất cho bé có vẻ như sữa mẹ còn chứa chất dinh dưỡng cho những vi khuẩn có lợi nữa. Thật tuyệt cho các em bé được nuôi bằng sữa mẹ. Nhưng chúng ta đều biết không phải tất cả trẻ đều được bú sữa mẹ. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp những em bé không được bú sữa mẹ có thể hồi phục sự phát triển hệ vi khuẩn của chúng sau khi gặp phải những biến cố bất lợi đầu đời mà có thể ngăn chăn sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi? Và bây giờ chúng ta sẽ đến phần giải pháp chính của cuộc trò chuyện. Gần đây, các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã có những bước tiến to lớn. Đầu tiên, chúng ta hiểu được rằng nếu một vài vi khuẩn bị mất đi, chúng có thể được hấp thụ lại bằng đường miệng. Chúng tôi gọi các vi khuẩn tốt hấp thu được qua đường miệng là probiotic và probiotic đã được đánh giá bởi các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ sơ sinh trong nhiều năm, mang lại hiệu quả tích cực như giảm nguy cơ bị chàm sau này. Một cuộc cách mạng thứ nhì xuất hiện khi các nhà nghiên cứu để mắt đến sữa mẹ điều này khá hợp lý như tôi đã đề cập chúng ta đã biết bú mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của hệ vi khuẩn đường ruột. Có nhiều thành phần trong sữa mẹ đã được tìm thấy ngay từ những năm 1930 chúng được gọi là các oligosaccharides sữa người - HMO thế nhưng vai trò của chúng vẫn là bí ẩn suốt nhiều thập kỉ kể từ sau khi chúng được tìm ra. Chúng khiến nhiều nhà nghiên cứu đau đầu, vì chúng chiếm một tỉ lệ lớn trong sữa mẹ. Thực tế chúng là nhóm chất đặc lớn thứ ba có trong sữa mẹ nhưng chúng không được tiêu hoá bởi con người, kể cả ở trẻ sơ sinh. Vậy tại sao các bà mẹ lại sử dụng nguồn dinh dưỡng quý báu để tổng hợp chúng trong sữa mẹ, để rồi trẻ không tận dụng được chúng? Thường thì tự nhiên không làm thế. Phải không các bạn? Đó là một cuộc cách mạng khi chúng ta hiểu được vai trò của những thành phần này. Chúng nuôi dưỡng một cách chọn lọc các vi khuẩn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, và qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Có đến hàng trăm loại HMO với các cấu trúc khác nhau. Ngày nay chúng ta đã tổng hợp được vài loại trong phòng thí nghiệm. Điều đó giúp chúng tôi có thể bổ sung các thành phần này cùng với probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ để giúp chúng hồi phục lại hệ vi khuẩn sau khi trải qua các biến cố bất lợi đầu đời. Và đó chính là giải pháp. Là một nhà nghiên cứu, tôi phải nói rằng hiện tại các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và còn nhiều việc cần được thực hiện. Đó là câu nói cửa miệng của các nhà khoa học chúng tôi. Nhưng chúng tôi đang có những bước tiến để hiểu rõ hơn và tốt hơn liệu sự thiếu hụt vi khuẩn quan trọng nào tại thời điểm nào và loại HMO nào chúng tôi nên bổ sung cùng với loại probiotic nào để giúp hồi phục lại hệ vi khuẩn của trẻ trong những tình huống cụ thể. Điều mà tôi mong bạn nhớ được sau hôm nay đó là trẻ sinh thường, được bú mẹ đầy đủ có một hệ vi khuẩn tốt phù hợp với sự tiến hoá của loài người. Nhưng trong những trường hợp bất khả kháng chúng ta có cách để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của bé. Điều cuối cùng, tôi muốn bạn tưởng tượng một thế giới mới trong chốc lát, một thế giới với hệ thống chăm sóc y tế khi bạn mang con đến để kiểm tra định kỳ, họ sẽ theo dõi thường quy sự phát triển hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ và nếu có sự bất thường nào, trẻ sẽ được điều trị bằng một sản phẩm chuyên dụng tốt nhất để khôi phục hệ vi khuẩn. Điều đó sẽ tuyệt vời đến cỡ nào khi mà bất kì căn bệnh mãn tính nào cũng khó mà xuất hiện nhờ vào hệ thống y tế dự phòng này? Bạn có thể tưởng tượng được một thế giới như vậy chứ? Bạn có tin rằng một tương lai như vậy sẽ trở thành hiện thực không? Tôi thì tin. Tôi tin vào tương lai và tôi muốn cống hiến để mở ra một tương lai như thế, một tương lai mà mỗi đứa trẻ được bình đẳng về sức khoẻ ở xuất phát điểm để bắt đầu một cuộc sống khoẻ mạnh dài lâu. Cám ơn. (Vỗ tay) Trong nửa đầu thế kỉ 20 là một thời kì thảm họa của nhân loại, một biến động lớn. Chúng ta đã có Thế Chiến Thứ Nhất, Cuộc Đại Suy Thoái, Thế Chiến Thứ Hai và sự trỗi dậy của những quốc gia cộng sản. Và mỗi bên của những lực lượng này chẻ đôi thế giới, xé đôi thế giới, chia rẻ thế giới. Và họ đã dựng lên những bức tường Những bức tường chính trị, những bức tường mậu dịch, những bức tường giao thương, những bức tường liên lạc, những tấm rèm sắt -- những thứ chia cắt con người và các quốc gia Chỉ mới trong nửa sau thế kỉ 20 chúng ta đã dần tự mình thoát khỏi vực sâu tăm tối này. Những bức tường mậu dịch đã bị phá đổ Đây là vài số liệu thuế quan: Bắt đầu ở con số 40%, giảm xuống đến mức ít hơn 5%. Chúng ta toàn cầu hóa. Và điều đó có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa rằng chúng ta đã mở rộng sự hợp tác vượt qua ranh giới của các quốc gia chúng ta đã làm thế giới hợp tác với nhau hơn. Những bước tường giao thương đã bị gỡ bỏ. Các bạn biết trong năm 1950, một chiếc tàu chuyên chở trung bình từ 5,000 đến 10,000 tấn hàng hóa Ngày nay, một tàu container có thể chở đến 150,000 tấn; nó chỉ cần một nhóm nhỏ để điều khiển và nó bóc dở hàng nhanh hơn trước rất nhiều. Những bức tường liên lạc, tôi không cần phải nói cho các bạn đâu --Internet-- đã sụp đổ Và tất nhiên là cả những tấm rèm thép nữa, những bức tường chính trị cũng đã đang sụp đổ. Bây giờ tất cả những việc này đã làm thế giới tốt đẹp hơn Mậu dịch tăng trưởng. Đây là một phần ít dữ liệu chứng minh. Vào năm 1990, xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ: 15 tỷ đô-la. Năm 2007: hơn 300 tỷ đô-la. Và có lẻ là đáng kinh ngạc nhất, Vào đầu thế kỉ 21, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, sự tăng trưởng lan rộng ra hầu như mọi nơi trên thế giới. Thế nên Trung Quốc, tôi vừa nhắc tới, bắt đầu vào khoảng năm 1978, khoảng thời gian mà Mao (Mao Trạch Đông) qua đời trăng trưởng -- 10% một năm. Cứ tiếp tục năm này qua năm khác, thật sự rất đáng kinh ngạc. Chưa bao giờ có trong lịch sử nhân loại lại có nhiều người thoát khỏi cái nghèo như tại Trung Quốc. Trung Quốc là chương trình giảm nghèo tuyệt vời nhất của thế giới trong vòng 3 thập kỉ trở lại đây. Ân Độ, bắt đầu muộn hơn một chút, nhưng trong năm 1990, nước này đã bắt đầu một sự phát triển lớn. Thu nhập lúc bấy giờ ít hơn $1,000 mỗi năm. và sau đó 18 năm con số đó đã nhân lên gần gấp 3 Tăng trưởng 6% mỗi năm. Thật phi thường. Bây giờ Châu Phi, vùng cận Saharah -- Vùng cận Saharah đã là một nơi khó phát triển nhất thế giới. Và chúng ta có thể thấy được bị kịch của Châu Phi Ở một vài cột đầu Tăng trưởng âm. Mọi người thậm chí còn nghèo hơn cả cha mẹ của họ và đôi khi nghèo hơn cả ông bà của mình. Nhưng vào cuối thế kỉ 20, Đầu thế kỉ 21, chúng ta thấy được sự tăng trưởng lại Châu Phi. Và tôi nghĩ, như các bạn sẽ thấy, có lí do để lạc quan, vì tôi tin rằng điều tốt nhất vẫn chưa đến. Bây giờ thì tại sao. Với sự tiến bộ hiện nay nó là những ý tưởng mới đang chèo lái sự tăng trưởng Và điều đó, ý tôi là chi phí nghiên cứu và phát triển một sản phẩm là rất tốn kém và chi phí sản xuất nó thì thấp. những ý tưởng kiểu này xuất hiện nhiều hơn trước, những ý tưởng chèo lái sự tăng trưởng với sự tiến bộ. Ngày nay những ý tưởng có được tính chất tuyệt vời này. Thomas Jefferson, tôi nghĩ ông đã thể hiện điều này khá rõ ràng. Ông nói,"Ai nhận được một ý tưởng từ tôi tự mình tìm ra cách mà không làm giảm đi ý tưởng đó, như là anh ta đã thấp ngọn nến của mình trước ngọn nến của tôi, đón nhận được ánh sáng mà không làm tôi lu mờ." Hay để điều này khác đi một chút: một quả táo giúp một người no bụng, nhưng một ý tưởng có thể nuôi dưỡng cả thế giới. Điều này không mới. Với những TEDster, điều này hầu như không mới. Điều này hầu như là hình mẫu của TED. Nhưng những thứ mới mẻ, chức năng tốt nhất của những ý tưởng, đang làm tăng sự phát triển thậm chí còn nhanh hơn trước. Đây lại cung cấp một lí do tại sao thương mại và sự toàn cầu hóa thậm chí còn quan trọng hơn, quyền lực hơn bao giờ hết, và đang tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết. và để giải thích tại sao lại như thế, tôi có một câu hỏi. Giả sử có 2 căn bệnh: một trong số chúng là hiếm, cái còn lại thì phổ biến, nhưng nếu chúng ta không điều trị thì chúng sẽ nặng như nhau. Nếu bạn phải chọn, bạn sẽ chọn mình bị loại nào: bệnh thông thường hay bệnh hiếm gặp? Thông thường, loại thông thường Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn đúng, và tại sao? Vì có nhiều loại thuốc để chữa hơn là loại bệnh hiếm kia. Lí do cho điều này đó là động lực. Nó tốn số tiền bằng với việc sản xuất một loại thuốc mới dù loại thuốc đó chữa cho 1,000 người, 100,000 người, hay 1,000,000 người. nhưng lợi nhuận thì lớn hơn nhiều nếu thuốc chữa cho 1 triệu người. Thế nên động lực lớn hơn rất nhiều để sản xuất những loại thuốc chữa cho nhiều người hơn. Hay một ví dụ khác: những thị trường lớn cứu nhiều cuộc sống. Trong trường hợp này, sự bất hạnh thật sự yêu bạn đồng hành Bây giờ hãy nghĩ về điều này: nếu Trung Quốc và Ấn Độ giàu như Mỹ hôm nay, thị trường của thuốc trị ung thư sẽ lớn hơn 8 lần so với lúc này bây giờ chúng ta vẫn chưa đến đó, nhưng nó vẫn đang xảy ra. Khi những quốc gia khác trở nên giàu hơn thì nhu cầu về những dược phẩm này sẽ tăng lên một cách chóng mặt và điều đó có nghĩa là một sự thúc đẩy để thực hiện việc nghiên cứu và phát triển, việc có lợi cho mọi người trên cả thế giới. Thị trường càng lớn thì động lực càng lớn để tạo ra mọi loại ý tưởng, dù nó là phần mềm, hay là một con chip máy tính, ngay cả khi đó là một kiểu thiết kế mới. Đối với những khán giả là người trong Hollywood, thì điều này giải thích vì sao những bộ phim hành động có doanh thu lớn hơn những bộ phim hài: Vì những bộ phim hành động dễ phiên dịch hơn vào những ngôn ngữ và những nền văn hóa khác nhau, vì thế thị trường cho những bộ phim này lớn hơn. Mọi người muốn đầu tư nhiều hơn, và doanh thu thì lớn hơn. Được rồi. Nếu thị trường lớn làm tăng động lực thúc đẩy tạo ra những ý tưởng mới, làm sao để chúng ta có thể làm tối đa động lực đó? Đó là có một thị trường thế giới, bằng cách toàn cầu hóa. Tôi muốn nói như thế này: một ý tưởng. Những ý tưởng luôn có mục đích là chia sẻ rộng khắp, thế nên một ý tưởng có thể phục vụ cả thế giới, một thị trường. Một ý tưởng, một thế giới, một thị trường. Vâng, có cách nào khác để chúng ta sáng tạo những ý tưởng mới? Đó một lí do. Thương mại toàn cầu. Làm thế nào khác để tạo ra những ý tưởng mới? Vâng, nhiều hơn những nhà sáng tạo. Bây giờ những nhá sáng tạo, họ đến từ mọi nẻo của cuộc sống. Những nghệ sĩ và những nhà cải cách -- nhiều người mà các bạn đã thấy trên sân khấu này. Tôi sẽ tập trung vào những nhà khoa học và những kĩ sư vì tôi có một số dữ liệu về điều này, và tôi là một con người của dữ liệu. Bây giờ, hôm nay, ít hơn một phần mười của 1% dân số thế giới là những nhà khoa học và kĩ sư. (Tiếng cười) Nước Mỹ là nước dẫn đầu về ý tưởng. Một phần lớn những con người ở trên là tại Mỹ. Nhưng đất nước này đang mất dần sự dẫn đầu về ý tưởng của mình. Và tôi rất vui vì điều đó. Đó là một điều tốt. Nó là một điều báo rằng chúng ta đang trở nên mất vị thế dẫn đầu vì đã quá lâu rồi, nước Mỹ và một số ít những nước phát triển khác, đã gánh vác toàn bộ gánh nặng của việc nghiên cứu và phát triển. Nhưng xem xét điều sau đây: nếu cả thế giới đều giàu có như Mỹ bây giờ thì sẽ có số nhà khoa học và kĩ sư nhiều hơn gấp 5 lần đang cống hiến những phát kiến để mang lại lợi ý cho mọi người, và được chia sẻ bởi mọi người. Tôi nghĩ tới nhà toán học xuất chúng Ấn Độ, Ramanujan. Có bao nhiêu Ramanujan tại Ấn Độ hôm nay làm việc cực lực trong nhiều lĩnh vực, khó có thể nuôi chính bản thân họ, khi họ có thể đang nuôi cả thế giới? Bây giờ chúng ta vẫn chưa đến đấy. nhưng nó sẽ xảy ra trong thế kỉ này. Bi kịch thực sự của thế kỉ qua là: Nếu bạn suy nghĩ về dân số thế giới như một máy tính khổng lồ, một bộ vi xử lí khủng, lúc đó, bi kịch đó là hàng tỷ vi xử lí offline. Nhưng trong thế kỉ này, Trung Quốc online Ấn Độ online. Châu Phi online. Chúng ta sẽ thấy Einstein tại Châu Phi trong thế kỉ này. Đây là dữ liệu. Đây là Trung Quốc. 1996: ít hơn một triệu sinh viên đại học mới tại Trung Quốc mỗi năm; 2006: hơn 5 triệu. Bây giờ nghĩ xem điều này có nghĩa là gì. Điều này có nghĩa chúng ta đều có lợi khi một quốc gia khác giàu lên. Chúng ta không nên sợ khi một quốc gia khác trở nên giàu có. Đó là thứ mà chúng ta nên nắm lấy -- một Trung Quốc thịnh vượng, một Ấn Độ thịnh vượng, một Châu Phi thịnh vượng Chúng ta cần một nhu cầu lớn hơn đối với các ý tưởng -- những thị trường lớn hơn mà tôi vừa nhắc tới lúc nảy -- và một lượng lớn các ý tưởng mới cho thế giới. Bây giờ các bạn có thể thấy một vài lí do tại sao tôi lại lạc quan. Sự toàn cầu hóa làm cho nhu cầu của những sáng kiến, động lực để tạo ra những ý tưởng mới. Sự đầu tư trong giáo dục đang giúp nguồn cung cấp những ý tưởng mới tăng lên. Thực tế, nếu các bạn nhìn vào lịch sử thế giới các bạn có thể thấy một vài lí do để lạc quan. Từ thuở sơ khai của loài người đến năm 1500: chỉ số phát triển kinh tế là 0, không có gì cả. 1500 đến 1800: có thể có một tí phát triển trong kinh tế, nhưng trong vòng ít hơn một thế kỉ sau đó thì các bạn có thể thấy chúng ta có gì hôm nay. những năm 1900: có thể là 1%. Thế kỉ 20: cao hơn 2% một ít. Thế kỉ 21 có thể là 3.3%, hay thậm chí cao hơn. Ngay cả ở mức độ đó, vào năm 2100, GDP bình quân đầu người trên thế giới sẽ vào khoảng $200,000. Đó không phải là GDP bình quân đầu người tại Mỹ, tại đây sẽ khoảng hơn 1 triệu, nhưng GDP bình quân của thế giới -- $200,000. Điều đó sẽ không xa như thế. Chúng ta sẽ không làm được điều đó Nhưng con cháu ta chắc chắn có thể. Và tôi phải nói, Tôi nghĩ đây là một dự đoán khá khiêm tốn. Với những điều kiện tại Kurzweilian, điều này thật ảm đạm. Với những điều kiện tại Kurzweilian, (Tiếng cười) Được rồi, còn những vấn đề thì sao? Thế còn về một cuộc đai khủng hoảng thì sao? Nào, hãy nhìn qua. Hãy nhìn vào cuộc Đại Khủng Hoảng. Đây là chỉ số GDP bình quân đầu người từ năm 1900 đến 1929. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhà kinh tế vào năm 1929, đang cố dự đoán tương lai phát triển của Mỹ, không biết rằng nền kinh tế sắp lao dốc, không biết rằng chúng ta sắp bước vào thảm họa kinh tế khủng khiếp nhất trong thế kỉ 20. Bạn sẽ đã dự đoán thế nào khi không biết những điều đó? Nếu bạn dựa trên dự đoán của mình vào 1900 đến 1929 các bạn sẽ đã dự đoán vài thứ như thế này. Nếu các bạn có một ít lạc quan -- các bạn sẽ đã nói như thế này -- Dựa trên "Roaring Twenties" (Những năm hoan lạc của 1920's) . Thế thì điều gì thực sự đang xảy ra? Chúng ta đã lao dốc, nhưng chúng ta đang phục hồi. Thực tế, vào nửa sao thế kỉ 20 sự tăng trưởng thậm chí cao hơn bất kì thứ gì mà bạn đã dự đoán Dựa trên nửa đầu thế kỉ 20. Thế nên sự tăng trưởng có thể xóa bỏ thậm chí cả những mầm mống của một cuộc đại suy thoái. Được rồi. Còn gì nữa nào? Dầu, dầu. Đây là một đề tài lớn. Khi tôi đang viết những ghi chú của mình, giá dầu là $140 /thùng Mọi người đặt ra một câu hỏi. Họ nói, "Có phải Trung Quốc đang uống món sữa lắc của chúng ta?" (Tiếng cười) Và có một vài sự thật cho việc này, với cảm giác rằng chúng ta có một nguồn tài nguyên vô hữu hạn, và sự tăng trưởng đang tăng lên dựa trên điều đó. Nhưng tôi nghĩ tôi không cần phải nói với khán giả điều này rằng giá dầu cao hơn không nhất thiết là một điều xấu. Hơn nữa, như mọi người biết, nhìn này -- nó là năng lương, không phải dầu mag chúng ta nói tới. Và giá dầu tăng có nghĩa một động lực lớn hơn để đầu tư vào năng lượng R&D. Các bạn có thể thấy diều này trên bảng dữ liệu. Khi giá dầu tăng, biểu tượng năng lượng đi lên. Thế giới đã được trang bị kĩ càng hơn rất nhiều để vượt qua một đợt giá dầu tăng ngày nay hơn quá khứ rất nhiều, vì những điều tôi đang nói tới. Một ý tưởng, một thế giới, một thị trường. Thế nên tôi lạc quan chừng nào chúng ta còn theo đuổi 2 ý tưởng này: duy trì thị trường toàn cầu hóa thế giới, tiếp tục mở rộng sự hợp tác vượt qua ranh giới của các quốc gia, và tiếp tục đầu tư cho giáo dục. Bây giờ nước Mỹ đã có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc này: để giữ hệ thống giáo dục của chúng ta toàn cầu hóa, để giữ cho hệ thống giáo dục của chúng ta rộng mở đón mọi học sinh từ khắp thế giới, Vì hệ thống giáo dục của chúng ta là một ngọn nến mà những học sinh khác đến để thắp sáng ngọn nến của chính mình. Bây giờ hãy nhớ lại điều mà Jefferson đã nói. Jefferson nói," Khi họ đến và thắp sáng ngọn nến của mình bằng những ngọn nến của chúng ta, họ sẽ có được ánh sáng, và chúng ta cũng không bị lu mờ." Nhưng Jefferson đã không đúng hết, phải không nào? Vì sự thật là khi họ thắp sáng họ bằng những ngọn nến của chúng ta thì sẽ có gấp đôi ánh sáng có sẵn cho mọi người. Vậy quan điểm của tôi là: Hãy lạc quan. Lan tỏa ý tưởng. Lan tỏa ánh sáng. Cám ơn các bạn (Tiếng vỗ tay) Cỗ máy nằm trong đầu tất cả chúng ta, làm tôi nhớ đến một câu cách ngôn, nhận xét của đạo diễn Woody Allen về điều tuyệt vời nhất trong hộp sọ của ta. Đó chính là cỗ máy này. Nó được thiết kế để thay đổi. liên tục thay đổi. Nó giúp ta ngày mai có thể làm điều mà ta chưa thể làm hôm nay, hoặc điều hôm qua ta chưa làm nổi. Và tất nhiên lúc ra đời não còn đần lắm. Trước đây, khi bạn còn là một đứa trẻ... như cháu gái tôi, Mitra. Trông nó dễ thương nhỉ? (Cười) Khi con bé ra đời, não của bé dù đã đang trên đà phát triển được vài tháng trước đó dựa trên cảm nhận trong bụng mẹ... tuy nhiên nó chưa làm gì được nhiều, cũng giống như mọi đứa trẻ sơ sinh bình thường, đủ tháng khác. Nếu kiểm tra thì khả năng nhận thức của bé còn đơn giản lắm. Không có dấu hiệu nào cho thấy có những suy nghĩ đang diễn ra. Thực ra là có rất ít bằng chứng cho thấy một đứa bé sơ sinh có khả năng nhận thức. Các trẻ sơ sinh không phản ứng nhiều. Không có nhiều chứng cứ để nói rằng một người vừa "nhập hội". Nhỉ? (Cười) Chúng chỉ có thể kiểm soát các cử động một cách rất bao sơ. Sẽ mất vài tháng để đứa bé này có thể đưa tay ra và nắm lấy một vật và chủ động và kéo nó lại, thường là cho vào mồm. Rồi cũng cần vài tháng, để ta thấy sự tiến bộ chậm và chắc chắn từ các động tác vặn vẹo người, đến lật úp, ngồi dậy, bò trườn, và đứng, rồi đi, trước khi đến thời điểm kỳ diệu khi đứa bé bước vào thế giới. Khi nhìn bên trong bộ não, ta thấy có một tiến bộ rõ ràng. Ở tuổi này, não có khả năng lưu trữ. Nó lưu trữ, ghi lại, có thể nhanh chóng nhớ được hàng nghìn, hàng vạn đồ vật, động tác, và mối quan hệ của chúng. Thực ra, những mối quan hệ có thể được tạo từ hàng trăm nghìn hay có thể hàng triệu cách. Ở tuổi này, não có khả năng nhận thức rất tinh tế. Thực sự, nó đang hình thành một chùm những kĩ năng nhận thức. Bộ não rất giống một cỗ máy biết suy nghĩ. Ở tuổi này, ta có thể chắc chắn rằng liệu trong bộ não này, có một con người đang tồn tại. Ở tuổi này, con người đó đang thiết kế sự phát triển của chính mình. Và ở tuổi này, ta thấy sự phát triển mạnh trong khả năng kiểm soát chuyển động. Giờ đây, các động tác phát triển đến mức đứa bé có thể điều khiển nhiều động tác cùng lúc, theo trình tự và cách thức phức tạp, ví dụ, các động tác cần thiết để chơi một trò chơi phức tạp, như bóng đá. Cậu bé này có thể dùng đầu tâng một quả bóng. Tại quê hương của cậu, Sao Paulo, Brazil, khoảng 40% bé trai ở tuổi này có khả năng này. Còn ở Mỹ, ví dụ bạn tới Monterey, và bạn khó mà tìm được một cậu bé có khả năng tâng bóng. Và nếu bạn có tìm thấy thì chắc là cậu cũng đến từ Sao Paulo. (Cười) Và nói như vậy cũng có nghĩa những khả năng và kĩ năng của bản thân được hình thành nhờ môi trường sống. Môi trường sống mở rộng ra nền văn hóa phổ quát, nó thách thức não ta hàng ngày. Vì trong quá trình phát triển bản thân, ta xây dựng một tập hợp những khả năng và kỹ năng chuyên biệt tương thích với tiểu sử của cá nhân. Và điều này tạo ra sự cá biệt tuyệt vời của mỗi con người, vậy không có hai con người nào giống nhau cả. Mỗi chúng ta có những khả năng và kĩ năng khác nhau được tạo ra từ sự linh động, đó là khả năng thích ứng của cỗ máy biết thích nghi tuyệt vời này. Trong bộ não trưởng thành dĩ nhiên ta xây dựng được nhiều năng lực và kĩ năng thuần thục mà chúng ta có thể thể hiện một cách tự động từ trí nhớ, điều đó xác định chúng ta như tạo vật biết hành động, di chuyển và suy nghĩ. Hiên tại, chúng tôi, những nhà khoa học ở đại học, suốt ngày trong phòng thí nghiệm, đang nghiên cứu trên não của những động vật như chuột hay khỉ, hay của sinh vật hay tò mò này... một trong những cá thể kỳ cục nhất trên mặt đất... Chúng tôi cho các đối tượng này học kỹ năng và năng lực mới. Chúng tôi tìm hiểu xem những hoạt động mới khi nào thì trở thành năng lực hay kĩ năng. Trên thực tế chúng tôi làm điều này với từng cá thể ở tuổi khác nhau, trên loài khác nhau -- từ sơ sinh, cho tới trưởng thành và tuổi già. Ví dụ, chúng tôi cho một con chuột học một kỹ năng hay năng lực mới là phải dùng bàn chân nắm giữ một vật thành thạo giống như khi ta nghiên cứu một đứa trẻ học những kỹ năng đơn giản, hay kỷ năng phức tạp để làm trọn một việc như học đọc. Hay bạn có thể quan sát cá thể lớn tuổi hơn đã có được nhiều khả năng phức tạp ví dụ khả năng đọc nốt nhạc hay hoàn thiện những kỹ thuật âm nhạc cho phép ứng dụng trong một tác phẩm. Từ những nghiên cứu này chúng tôi phân biệt 2 gian đoạn chính của quá trình thích nghi của não bộ. Giai đoạn đầu tiên thường được gọi là "Giai đoạn Then chốt." Đó là giai đoạn não bắt đầu hình thành những dạng đầu tiên của bộ máy xử lí thông tin cơ bản. Đây là một giai đoạn có những biến đổi thật sự mạnh mẽ mà nó không tự dùng việc học để thúc đẩy sự phân hoá sơ khai của bộ máy não bộ. Ví dụ, ở vùng thính giác, tất cả những gì não bộ tiếp nhận là những tín hiệu âm thanh. Và thực ra não cần đến môi trường âm thanh nơi nó được nuôi dưỡng. Ví dụ, tôi nuôi một con vật trong một môi trường với những âm vô nghĩa, một tập hợp âm mà tôi tự bịa, làm cho nó quan trọng một cách giả tạo đối với con vật và bộ não non nớt của nó. Tôi thấy rằng não của con vật hình thành quá trình xử lí những âm thanh ban đầu là dưới dạng hình mẫu lý tưởng, trong giới hạn xử lí của nó để đặt tên âm thanh đó theo một cách quy củ và trình tự. Âm thanh không nhất thiết phải có giá trị đối với con vật: tôi có thể nuôi nó ở môi trường âm thanh có giá trị giả định, ví như những âm thanh mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên của một đứa trẻ. Và tôi thấy não của nó phát triển một bộ xử lí đặc biệt -- dành riêng cho tập hợp âm thanh phức tạp mà tôi tạo ra. Não kéo giãn các điểm cách biệt của tập hợp tín hiệu âm thanh, bằng những kết nối thần kinh đa chiều. Hoặc tôi có thể cho con vật đó nghe một âm thanh lạ và chói tai. Tôi có thể nuôi một con vật trong điều kiện giống như nuôi một đứa trẻ dưới một cái quạt trần ồn ở mức trung bình, và liên tục phát tiếng động. Khi tạo ra môi trường đó, tôi làm cho não trở thành bộ xử lý âm thanh vô nghĩa đó. Vậy là tôi đã làm mất khả năng hình dung lại chuỗi âm thanh có ý nghĩa. Trong những ngày đầu của trẻ nhỏ, những điều đó là có thực. Chúng giải thích cho sự phát triển tuyệt vời của một bộ xử lý ngôn ngữ ở trẻ em phát triển bình thường. Điều này cũng giải thích quá trình xử lý thiếu chuẩn xác ở một số trẻ nhỏ do bị hạn chế khả năng ngôn ngữ về sau. Ở giai đoạn đầu của việc thích nghi, não có thể biến đổi vỏ ngoài môi trường tiếp thu. Tôi không cần chú ý đến tất cả những gì tôi nghe thấy. Âm thanh đầu vào không nhất thiết phải có ý nghĩa. Tôi không cần hành động ở môi trường đó. Điều này cần thiết để não thiết lập việc xử lý thông tin để nó có những hành động khác nhau, để nó có những hành động chọn lọc, giúp cho tạo vật có não có thể bắt đầu tác động lên não một cách chọn lọc. Ở giai đoạn quan trọng tiếp theo, đúng với hầu hết mọi người, não thực chất đang hoàn thiện dần cơ chế của nó khi nó mở rộng bộ kĩ năng và năng lực. Và trong giai đoạn này, từ cuối năm đầu tiên của cuộc đời cho đến lúc chết, não tự hoàn thiện với sự kiểm soát hành vi. Hay nói cách khác, não có những chiến lược để xác định ý nghĩa của những âm thanh đi vào não bộ. Nó tập trung học lần lượt từng kĩ năng, hay luyện năng lực này rồi đến năng lực khác, với sự kiểm soát đặc biệt. Đó là cách để một mục tiêu hành động được hoàn thành hoặc qua hành động đó chủ thể được hưởng lợi. Việc rèn luyện tập trung này rất hiệu quả. Khả năng thích nghi của não, được thể hiện rất rõ trong suốt cuộc đời. Đó là cơ sở tạo sự khác biệt của chúng ta, giữa người này với người khác. Bạn có thể quan sát não của một con vật khi được học một kỹ năng nào đó, bạn có thể thấy hay ghi lại sự thay đổi ở cấp độ khác nhau. Và đây là một thí nghiệm rất đơn giản. Nó được thực hiện khoảng 5 năm trước với sự hợp tác của các nhà khoa học trường Đại học Provence ở Marseilles. Thí nghiệm rất đơn giản, con khỉ được luyện điều khiển một công cụ việc này có độ khó tương đương với một đứa trẻ học cầm và dùng một cái thìa. Con khỉ đạt được kĩ năng đó sau 700 lần thử. Khi mới bắt đầu con khỉ không làm được gì cả. Tỉ lệ thành công là khoảng 1 trong 8 lần thử. Các lần thử này rất công phu. Mỗi lần thử đều khác nhau, Nhưng con khỉ dần nghĩ ra một chiến lược. Sau 700 lần thử con khỉ đã hoàn thiện kỹ năng - không làm rơi nữa. Nó đã thành công trong việc lấy thức ăn với dụng cụ này. Lúc này, kỹ năng đã được hình thành theo cách lập lại chính xác: việc thử được lặp lại rất nhiều lần và đều đặn. Chúng tôi có thể quan sát não khỉ. Và chúng tôi thấy nó có biến dạng. Chúng tôi có thể và đã theo dõi thay đổi của con vật trong suốt quá trình nghiên cứu. Ở đây chúng tôi thấy có sự biến dạng được phản ảnh trong bản đồ vùng da tay của khỉ. Đây là một bản đồ dưới mặt ngoài vỏ não, với thí nghiệm chi tiết, chúng tôi xây dựng lại các biểu hiện, ở từng vùng một, để vẽ nên bản đồ chi tiết các biểu hiện của nơ ron. Ở đó, chúng tôi thấy được cách thức bàn tay liên lạc với não. Chúng tôi làm biến dạng bản đồ này bằng cách tác động và thấy nó ở vùng màu hồng. Ta có vài phần bề mặt của đầu ngón tay rộng hơn. Đó là vùng da mà khỉ dùng để điều khiển dụng cụ. Nếu quan sát các biểu hiện trên vỏ não của khỉ, ta sẽ thấy khỉ có những thay đổi biểu hiện đầu vào từ da các đầu ngón tay được dùng. Nói cách khác, vẫn có biểu hiện đơn giản của các đầu ngón tay trong vùng tổ chức cao nhất của vỏ não trên bề mặt da của cơ thể. Khỉ cũng như ta. Ở người, điều đó thể hiện trong trạng thái tinh tế hơn. Khỉ đang lấy thông tin chi tiết từ các vùng bề mặt đó. Vấn đề này chưa được biết đến -- có thể bạn chẳng nghi ngờ gì -- liên quan đến việc học kỹ năng hay năng lực. Chúng tôi quan sát các vùng vỏ não khác nhau lúc khỉ học làm thao tác này. Mỗi thay đổi đều chuyên biệt cho việc đạt được kỹ năng hay năng lực đó. Ví dụ, ta có thể thấy ở vùng vỏ não đại diện cho tín hiệu đầu vào liên quan đến dáng điệu của khỉ. Các vùng vỏ não điều khiển các vận động cụ thể, và các chuỗi vận động cần thiết cho hành vi, và cứ thể tiếp tục. Chúng luôn được điều chỉnh. Chúng được chuyên biệt để thực hiện việc đang làm. Có từ 15 đến 20 vùng vỏ não thay đổi theo sự điều chỉnh khi bạn học một kỹ năng như thế này. Việc học đó thể hiện nhiều thay đổi lớn trong não của bạn. Nó thể hiện thay đổi theo một cách rất đáng tin cậy ở các phản ứng của hàng chục triệu, có thể đến hàng trăm triệu nơ ron trong não của bạn. Nó thể hiện những thay đổi của hàng trăm triệu, có thể đến hàng tỷ kết nối trong não của bạn. Điều đó được xây dựng bởi thay đổi vật lý. Mức độ các kết cấu xuất hiện rất lớn. Cũng giống các thay đổi xuất hiện trong não của một đứa bé trong quá trình học các năng lực thao tác nói chung. Hay khi chúng học ngôn ngữ mẹ đẻ. Các thay đổi này rất phong phú. Các biểu hiện được chọn lọc để thể hiện các sự việc quan trọng đối với não. Vì trong phần lớn thời gian sống của não, nó bị ảnh hưởng bởi môi trường hành vi. Đó là cái bạn quan tâm tới. Nó làm cho bạn được thỏa mãn các nhu cầu. Nó là đối tượng quan sát của não, nhiều nhất và quan trọng nhất. Nó liên quan đến quy trình của vỏ não và sự chuyên biệt của não trước. Nó là căn bản của quá trình chuyên biệt. Nó giải thích, đối với các kỹ năng cá nhân, bạn là duy nhất: khác biệt đến tận chi tiết trong bộ não vật chất so với bộ não của một cá nhân cách đây 100 năm; lại vô cùng khác biệt trong từng chi tiết so với não của một người cách đây 1.000 năm. Một trong những đặc tính của quá trình thay đổi này là thông tin luôn liên quan đến các tín hiệu vào hay các thông tin xuất hiện tức thời, trong môi trường hành vi. Đó là lý do tại sao não xây dựng các biểu hiện của đối tượng tương quan trong từng thời điểm và liên quan đến một thời điểm khác trong chuỗi thời gian. Não lưu lại mọi thông tin và thực hiện biến đổi trong môi trường hành vi tạm thời. Môi trường ảnh hưởng mạnh nhất xuất hiện trong não bạn chính là bạn. Hàng tỷ sự kiện xuất hiện trong lịch sử của bạn liên quan đến chính bạn với tư cách là người nhận, hoặc như là tác nhân, hoặc người suy nghĩ, hoặc như người vận động. Hàng tỷ lần những cảm xúc xuất hiện từ mặt ngoài của cơ thể đến với bạn, bạn là người nhận, và điều đó nói lên sự hiện hữu của bạn. Bạn được xây dựng, bản thân của bạn được tạo ra từ hàng tỷ sự kiện này. Nó được xây dựng. Nó được tạo ra trong não bạn. Và nó được tạo ra thông qua những thay đổi vật lý của não. Đây là một thực thể được xây dựng một cách tuyệt vời dẫn đến hình dạng cá nhân riêng biệt vì mỗi chúng ta có lịch sử rất khác biệt, và những kinh nghiệm rất khác biệt, để làm cho ta có được khác biệt tuyệt vời này ở mỗi cá nhân. Giờ ta dùng kết quả này để hiểu không chỉ cách một người bình thường phát triển, và tạo ra kỹ năng và năng lực của mình, nhưng còn để hiểu những nguồn gốc của rối loạn, và nguồn gốc của dị biệt hay biến thể có thể hạn chế khả năng của một đứa trẻ, hay của người lớn. Tôi đang nói về việc dùng những chiến lược tạo sự tiếp cận dựa trên việc thích nghi để có thể điều chỉnh trong bộ máy của một đứa trẻ, điều đó làm phát triển kỹ năng của trẻ lúc đó, trẻ là người nhận, người sử dụng và sau đó là người kiểm duyệt. Tôi sẽ nói về những thí nghiêm có liên quan đến khoa học não-thần kinh, trước hết để hiểu cơ chế não và bệnh mất chức năng do tuổi. Rồi bằng cách dùng cơ chế đó trong phương pháp tiếp cận chúng ta sẽ cố gắng làm thay đổi bộ máy để lấy lại chức năng ở tuổi già. Ví dụ đầu tiên mà tôi sắp nói liên quan đến những trẻ em yếu kém trong học tập. Hiện nay, ta có một nền văn học phong phú cho thấy rằng những vấn đề căn bản xuất hiện phần lơn ở trẻ em có khó khăn về ngôn ngữ, và cụ thể trong việc học đọc, vấn đề này liên quan quy trình ngôn ngữ được tạo ra trong môi trường nhiều bất cập. Lý do có bất cập, thiếu sót là vì trong não của trẻ quy trình hoạt động rất lộn xộn. Điều đó rất dễ hiểu. Đó là vấn đề tỷ lệ tín hiệu - tiếng ồn. Đúng không? Có quá nhiều thứ tham gia vào đó. Có nhiều sai lệch lưu truyền lại có thể làm cho quy trình hoạt động thêm rối loạn hơn. Tôi có thể nói vấn đề tiếng ồn cũng xuất hiện trong đường truyền của thông tin được cung cấp từ thính giác. Nếu có-- đó là trường hợp khi tai ta già hơn, trường hợp đứa trẻ bị hở hàm ếch, trường hợp trẻ khi sinh ra bị chứng gọi là thiểu năng trí tuệ. Ta biết chúng sẽ chậm về nhận thức, sẽ khó khăn trong việc học và phát triển các khả năng ngôn ngữ; và ta biết chúng sẽ gặp khó khăn khi học đọc. Phần lớn chúng bị thất bại về học tập hay phát triển trí tuệ. Rồi, khó khăn đó biến mất. Nó không còn kéo dài nữa. Khi các lỗi trong sự dẫn truyền tín hiệu âm không còn. Ta không nghe nói về khó khăn đó nữa. Vậy nó đi đâu? Một bác sĩ phẫu thuật người Hà Lan làm rõ cách đây khoảng 35 năm, rằng nếu bạn điều chỉnh vấn đề đủ sớm, khi não còn ở giai đoạn thích nghi ban đầu, tức là não còn kịp xếp đặt một quy trình thích hợp, ở giai đoạn thiết lập quan trọng ban đầu, thì sẽ không còn gì khó khăn cả. Vậy, giải phẫu hàm ếch để điều chỉnh cái gì? Căn bản là giải phẫu để mở những ống dẫn thoát chất lỏng từ tai giữa đang chứa đầy dịch. Tiếng động chưa điều chỉnh đứa bé nghe bị bít, Nó bị biến dạng. Tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ là không còn là tiếng Anh nữa. Nó không còn là tiếng Nhật. Nó là tiếng Anh bị bóp méo. Nó là tiếng Nhật bị biến dạng. Nó là cái tầm bậy tầm bạ. Não phải xử lý nó. Nó tạo ra các hình ảnh ngôn ngữ sai lệch. Rồi đứa trẻ bị cái đó bám dính vào. Các điều tào lao đó không chỉ xảy ra trong tai. Nó còn có thể xảy ra trong não. Não có thể bị rối loạn. Nó giống như tiếng ồn ào. Có nhiều sai lệch truyền lại có thể làm cho não bị rối loạn. Ngôn ngữ mẹ đẻ của đứa trẻ với cái não bị rối nhiễu như vậy sẽ bị thiểu năng. Nó không phải là tiếng Anh. Nó là tiếng Anh bị biến dạng. Kết quả của các hình ảnh âm thanh của các từ... không bình thường..., một chiến lược khác, với một bộ máy có định dạng thời gian và không gian khác. Bạn có thể thấy ở não của trẻ và ghi lại độ lệch thời gian này. Các độ lệch này tạo một trật tự khác biệt quan trọng, khoảng 11 lần dài hơn độ dài thời gian trung bình, so với một trẻ binh thường. Độ lệch không gian gấp 3 lần. Vậy đứa trẻ sẽ kém về nhận thức và trí nhớ trong phạm trù này. Đương nhiên trẻ sẽ bị như vậy. Vì như là một người nhận, chúng nhận hình ảnh ngôn ngữ và lưu giữ nó, và trong tổng thể, hình ảnh đó lại là thứ tào lao. Chúng sẽ có kỹ năng đọc nghèo nàn. Vì việc đọc phụ thuộc vào việc chuyển âm thanh của từ vào mặt chữ hoặc hình ảnh âm thanh được lưu giữ. Nếu não không có hình ảnh âm thanh của từ thì việc chuyển âm đó không cho nghĩa. Và sự kết nối nơ-ron lúc này là không bình thường. Rồi những đứa trẻ này lớn lên với sự thay đổi này đến thay đổi khác, với việc dùng ngôn ngữ, và việc đọc -- ta đang tìm hiểu về thần kinh dị tật này. Bài học là bạn có thể luyện tập não để tránh điều này. Để làm điều đó, bạn có thể lọc lại khả năng thực hiện của bộ máy bằng cách thay đổi nó. Thay đổi nó trong từng chi tiết. Cần trung bình 30 giờ. Và đến hôm nay, chúng ta đã trị liệu cho khoảng 430.000 trẻ em. Có thể lúc này, khoảng 15.000 trẻ đang được luyện tập như thế. Khi mà bạn thấy được hệ lụy, thì tình trạng đã quá trầm trọng. Ta quan sát đồ thị phân bổ bình thường. Ta chú ý những trẻ ở phía trái đồ thị. Tổng số khoảng 3.000 trẻ em. Bạn có thể thấy rằng phần lớn trẻ bên trái đồ thị đang chuyển vào giữa hay bên phải. Đây là ước định tổng quát về khả năng ngôn ngữ. Nó như là một chỉ số IQ cho ngôn ngữ. Nếu bạn luyện tập cho mỗi đứa trẻ ở Mỹ, thì điểm tác động sẽ đổi sang toàn bộ bên phải đồ thị và hình đồ thị hẹp hơn. Đây là một tác động rộng lớn và căn bản. Hãy nghĩ về lớp học của trẻ trong nghệ thuật ngôn ngữ. Hãy nghĩ về những trẻ yếu kém trong lớp. Ta có khả năng chuyển phần lớn các em đến vùng giữa hay bên phải. Cùng với luyện tập ngôn ngữ chuẩn, trí nhớ và nhận thức cũng được cải thiện, lời nói sẽ được hình thành nhanh hơn trẻ sẽ lưu loát hơn. Một số lớn kỹ năng ngôn ngữ được hình thành nhờ luyện tập này-- đó là đọc nói. Nói rộng ra là, nó điều chỉnh não. Bạn có thể nhìn não của đứa trẻ, thấy được sự đa dạng chức năng mà các nhà khoa học tại Stanford, và MIT, và UCSF, và một số cơ sở khác đang nghiên cứu. Trẻ em thực hiện hành vi ngôn ngữ phức tạp, hay hành vi đọc đa dạng, nói rộng ra, bạn sẽ thấy đối với hầu hết trẻ em, phản ứng của nơ ron không thuận lợi trước khi bạn can thiệp, các hành vi này được điều chỉnh nhờ luyện tập. Vậy bạn cũng có thể dùng cách tiếp cận này để xem xét vấn đề lão hóa. Ở đó bộ máy đang thoái hóa từ trạng thái đầy năng lực, nó bắt đầu xuống dốc. Tiếng ồn tăng dần trong não. Rồi việc điều chỉnh và điều khiển bị xuống cấp. Bạn có thể quan sát não như là một cá thể và chứng kiến độ chậm trễ về không-thời gian trong vận hành của não khi dùng ngôn ngữ. Giống như khi thoát ra khỏi sự lộn xộn vào lúc bắt đầu, não đang quay lại sự hỗn độn ở đoạn kết. Kết quả này do sự đi xuống của trí nhớ, của nhận thức, của vận động và sự thích nghi. Hóa ra có thể luyện não như một cá thể -- đây là một cộng đồng nhiều cá thể -- luyện tập đều đặn trong khoảng 30 giờ. Có người 80 đến 90 tuổi. Cái mà bạn thấy là sự phát triển đều của trí nhớ tạm thời, của khả năng nhớ lại có độ trễ, của khả năng điều khiển sự chú ý, khả năng ngôn ngữ và không gian-thị giác. Chỉ số tổng quát về nơ ron thần kinh của những cá nhân được luyện trong cộng đồng này về 2 thay đổi tiêu chuẩn. Có nghĩa là nếu bạn ở bên trái đồ thị, và tôi đang quan sát các năng lực nơ ron của bạn, thì người bình thường sẽ đến vùng giữa hay về phía bên phải của đồ thị. Nghĩa là phần đông có nguy cơ suy yếu, sớm hay muộn, họ cần được bảo vệ. Mục tiêu của tôi là cố trợ giúp những người lớn tuổi với số lượng lớn hơn, vì tôi nghĩ đó có thể là một cuộc chiến trên một quy mô rộng- giống như cho trẻ em. Quan tâm của tôi là áp dụng khoa học này cho những bệnh khác . Tôi rất quan tâm đến loại bệnh như tự kỷ, và bại não, những tai họa ở tuổi thơ. Ở tuổi già có chứng Parkinson, và những bệnh mắc phải khác như tâm thần phân liệt. Quan tâm của bạn, liên quan đến khoa học này, là cách duy trì bộ máy học tập có chức năng cao của riêng bạn. Đương nhiên, một cuộc sống được sếp đặt hợp lý là bí kíp, ở đó việc học được liên tục. Nhưng tương lai của bạn là luyện tập trí não. Hãy sẵn sàng khổ luyện. Nó là một phần cuộc đời người trong tương lai gần, như bài tập thể dục, là một phần của mỗi cuộc sống được tổ chức trong thời đại hiện nay. Vấn đề khác mà chúng tôi muốn nói đến sau cùng để xem xét nền văn học này và nền khoa học quan trọng đối với bạn đó là quan tâm đến việc tự giáo dục. Bây giờ, điều bạn biết là, khoa học này đang nói cho chúng ta rằng bạn phải chịu trách nhiệm, rằng não chịu sự kiểm soát của bạn, rằng hạnh phúc và sự thoải mái của bạn, những khả năng và năng lực của bạn, luôn có thể tiếp tục biến đổi, tiến bộ không ngừng, và bạn là tác nhân và là người tham gia. Đúng, có nhiều người bác bỏ điều này. Cần có thời gian để não họ thích nghi chứ. (Cười) Bây giờ đã quá giờ, không phải lỗi tại tôi. Thôi được rồi, Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi nên nói với các bạn rằng khi tôi được mời đến đây tôi đã tự nghĩ rằng, được thôi, là TED đấy và những thành viên Ted đó, bạn biết đó, ngầu như cái tên đó là những nhà hảo tâm, nghệ sĩ và nhà khoa học định hình thế giới chúng ta Và tôi có thể nói gì đủ khác biệt đây để chứng tỏ sự tham gia của mình ở một nơi như thế? Và tôi nghĩ có lẽ nên nói bằng một giọng Anh thật chuẩn có thể hỗ trợ được gì đấy. Rồi tôi nghĩ là không, không. Tôi nên đến đấy và là chính mình và nói chuyện theo cách của mình Bởi vì, sau tất cả thì đó là sự bộc lộ tuyệt vời. nên tôi quyết định sẽ đến đây và nói lên tiếng nói thật lòng mình Dù nhiều người trong các bạn hẳn đã biết tôi nói giọng Nữ Hoàng Anh vì tôi đến từ Queens, New York (Cười) Nhưng, chủ đề của chương trình này là sự sáng tạo. Và vì tôi không hề có một khuôn mẫu nào bạn sẽ gặp một vài nhân vật sáng tạo của tôi hôm nay. Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói rằng tôi khá hứng thú trong việc tạo ra "cái tôi" hoặc "những cái tôi". Chúng ta đều sinh ra trong những hoàn cảnh cụ thể với những đặc điểm thân thể cụ thể, những trải nghiệm trưởng thành, hoàn cảnh địa lí và lịch sử khác nhau Nhưng vậy thì sao? Chúng ta tự phát triển và hình thành cái tôi đến mức độ nào? Bằng cách nào mà chúng ta tự xây dựng được dấu ấn bản thân và sự định dạng đó thay đổi như thế nào ? Ví như, chuyện gì xảy ra nếu một người có thể là bất kì người nào đó trong bất kì thời điểm nào? Tính cách tôi cũng giống như những vai diễn của tôi cho phép tôi chơi đùa với những kẽ hở giữa các câu hỏi đó. Nên tôi đã mang một vài người đến cùng với mình Và, họ rất hào hứng. Tôi nên nói gì với bạn nhỉ --- Rằng mỗi người họ đều đã chuẩn bị riêng một bài phát biểu ngắn cho TED Nên hãy thoải mái cho rằng đây là Đại học Sarah (Cười) Được rồi Tuyệt thật Chào buổi tối mọi người Cảm ơn vì đã mời tôi đến đây. Cảm ơn rất nhiều. Tôi tên là Lorraine Levine Các bạn thật đông đảo. Chào cưng. Được rồi. (Cười) Tôi đến đây vì một cô gái trẻ, Sarah Jones. Đó là một cô gái trẻ tốt bụng người da đen. Cô ấy tự gọi mình là người da đen Màu da đó giống màu bánh mật hơn nếu bạn nhìn kĩ Nhưng thế nào cũng được. (Cười) Tôi đến đây vì cô ấy xếp tôi vào trong buổi diễn của cô ấy Cái mà cô ấy gọi là Chương trình cho riêng một phụ nữ Và bạn biết nó nghĩa là gì đấy Có nghĩa là cô ấy nhận tiền sau đó bắt chúng tôi ra đây và làm tất cả công việc Nhưng tôi không bận tâm đâu Thực ra, tôi rất vui sướng khi được ở đây với tất cả những nguồn sáng rực rỡ từ các bạn có mặt ở đây Thật sự, rất tuyệt vời Tất nhiên không chỉ từ những nhà khoa học và các nhân vật lớn trong các lĩnh vực khác nhau mà cả từ những người nổi tiếng Có rất nhiều người nổi tiếng xung quanh đây Tôi đã thấy ... Glenn Close. Tôi đã gặp cô ấy từ trước rồi. Tôi thích cô ấy. Và cô ấy đang lấy yogurt trong quán cà phê Google Chuyện đó không đáng yêu sao? (Cười) Như những người người khác bạn đã thấy. Họ thật tuyệt vời Thật thú vị khi biết những vấn đề mà họ quan tâm Và ... ồ, tôi đã thấy Goldie Hawn. Ồ, Goldie Hawn. Tôi cũng quí cô ấy. Cô ấy rất tuyệt. Cô ấy chỉ có một nửa dòng máu Do Thái thôi Bạn có biết điều đó không? Nhưng ngay cả vậy, cô ấy là một tài năng tuyệt vời. Đó là cảm giác thật tuyệt khi được gặp cô ấy Cô ấy rất đáng yêu Nhưng dù sao tôi cũng nên bắt đầu bằng việc nói tôi may mắn dường nào. Thật là một trải nghiệm mở rộng tầm nhìn khi ở đây Tất cả các bạn đều có trách nhiệm với thế giới chúng ta đang sống hôm nay Tôi không hề mơ đến điều này khi còn trẻ Và các bạn đã khiến những tiến bộ đó xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn --- Tất cả các bạn đều rất trẻ. Bố mẹ của các bạn hẳn rất tự hào. Nhưng tôi cũng trân trọng sự đa dạng ở đây Nơi đây có sự đa dang về văn hóa Đứng đây, bạn có thể thấy rất nhiều người khác nhau. Như là cầu vồng vậy. Ví nó là cầu vồng cũng được đấy. Tôi chỉ ... không thể bắt kịp với những điều các bạn có thể nói, những điều khác nhau đấy. Những điều nào bạn được quyền hay không được nói? Tôi chỉ ... Tôi không muốn xúc phạm đến bất kì ai Nhưng dù sao, Tôi chỉ nghĩ là có mặt ở đây với các bạn. Những người trẻ hoàn mỹ --- Thật vậy, một số các bạn là những người xây dựng tương lai tươi sáng phía trước Điều đó làm tôi thấy thật phấn khích Dù sao, thành thật mà nói, một số bài thuyết trình khá khủng khiếp thật sự đáng lo ngại Đúng vậy, đúng vậy Giữa sự suy thoái về môi trường và sự suy thoái kinh tế thế giới mà các bạn đang nói đến Tất nhiên, chúng ta đều biết nó nói về cái gì bởi -- tất cả... Tôi không biết cách nào khác để nói với bạn, nên tôi sẽ nói theo cách của riêng mình; cái "ganeyvish schticklich" tới từ chính phủ và những chủ ngân hàng và phố Wall Dẫu sao (Cười) Điểm chính là, Tôi vui mừng vì ai đó đã có ý tưởng thiết thực kéo chúng ta khỏi đống lộn xộn này Nên tôi kính chào từng người cùng những thành tựu ưu tú của các bạn Cảm ơn các bạn vì tất cả Chúc mừng các bạn đã trở thành "makhers" bởi đã trở thành một thành viên xuất sắc của TED Chúc các bạn tiếp tục thành công Xin chúc mừng Mazel tov (Xin chúc mừng - Tiếng Do Thái) (Vỗ tay) Xin chào, xin chào Cảm ơn mọi người Xin lỗi, Thật là một cơ hội tuyệt vời khi có mặt ở đây Tên tôi là Noraida. Và tôi ... Thật xúc động khi được là một phần của TED mà các bạn đang tham dự và mọi việc Tôi là người Mỹ gốc Dominica Có thể nói tôi lớn lên tại thủ đô của cộng hòa Dominica còn được biết đến là đỉnh Washington của thành phố New York Nhưng tôi không biết còn người Dominica nào khác ở đây không Nhưng tôi biết là Juan Enriquez đã ở đây hôm qua Tôi nghĩ anh ấy là người Mexico thành thực, cũng đủ gần với tôi mà. Vì vậy, ... (Cười) Tôi chỉ .. xin lỗi Tôi chỉ cố không tỏ ra sợ sệt vì đây là một trải nghiệm phi thường đối với tôi Và tôi chỉ ... bạn biết đấy Tôi không quen nói trước đám đông Mỗi khi tôi lo lắng, tôi thường nói rất nhanh Không ai hiểu nổi tôi đang nói gì, điều này khiến tôi khá căng thẳng Như bạn thấy Tôi thường phải cố bình tĩnh lại và hít thật sâu Đã vậy, Sarah Jones bảo tôi là chúng tôi chỉ có 18 phút Sau đó, tôi tự hỏi "mình có nên sợ hãi?" Bạn biết đấy, như vậy sẽ có vẻ tốt hơn Tôi chỉ cố không hoảng sợ và kích động Nên hít một hơi thật sâu nào Xin lỗi. Dù sao, điều tôi đang muốn nói đó là tôi thật sự rất thích TED Tôi thích mọi thứ. Nó thật tuyệt Như là-- Bây giờ tôi vẫn chưa bình tĩnh được Như môt cách nghiêm túc thì những người ở chỗ tôi sinh sống sẽ không tin rằng sự kiện này thật sự tồn tại *Bạn biết đấy, ý tôi là tôi yêu cái tên này, TED Ý tôi là tôi biết đó là một con người thật và mọi thứ đều thật, nhưng tôi chỉ đang nói rằng Bạn biết đấy, tôi nghĩ thật tuyệt vì nó cũng là một từ viết tắt giống như là, bạn biết đấy, một khái niệm phức tạp hay đại loại như vậy Tôi thích điều đó Thực sự, tôi có thể đọc được toàn bộ những thứ viết tắt Bởi tôi đang là sinh viên năm hai đại học Ở trường, tôi là người đồng sáng lập một tổ chức về lãnh đạo bạn biết đấy, bạn sẽ thích nó thôi Tổ chức này được gọi là DA BOMB DA BOMB, không giống như thứ mà các bạn có thể chế tạo ra được như, DA BOMB giống như Dominica - nó là một từ viết tắt Tổ chức từ thiện Dominica - Mĩ cho bà mẹ và trẻ em Tôi biết, cái tên đấy có hơi dài nhưng với nỗi khiếp sợ về khủng bố và mọi thứ Chủ tịch hội sinh viên đã yêu cầu chúng tôi không được gọi tắt là DA BOMB mà phải nói cả cái tên để không ai bị hiểu lầm. Sao cũng được Bởi vậy, cơ bản nhiệm vụ của DA BOMB... -Tổ chức từ thiện Dominica-Mĩ cho bà mẹ và trẻ em là hỗ trợ những sinh viên có tiềm năng học tập và những ai đang làm mẹ như tôi Tôi là một bà mẹ đi làm, và cũng đến trường Và, bạn biết đấy, có một hình mẫu lí tưởng trong xã hội rất quan trọng Tôi biết dù sao đi nữa đôi khi phong cách sống của chúng ta rất khác biệt Nhưng thậm chí với công việc tôi đang làm, à tôi vừa mới được thăng chức, Hiện giờ, tôi vô cùng phấn khích Bởi hiện tại tôi đang là Trợ lí cấp dưới của Phó Giám Đốc dưới quyền Phó Chủ tịch cao cấp về phát triển kinh doanh Vị trí mới của tôi đấy Vậy nên, tôi nghĩ rằng dù bạn sở hữu một công ty riêng hay mới bắt đầu như tôi thì điều quan trọng là phải tiếp tục làm giàu thêm cho tâm hồn và không ngừng học hỏi Và nếu như mọi người, như tất cả thực sự hướng đến điều đó, Thì thế giới ngoài kia sẽ rất khác biệt, như bạn biết đấy. Nên, tôi nghĩ mọi người, chúng ta cần điều đó nhưng đặc biệt với những người như tôi, bạn biết đấy ý tôi là những người gốc Latinh, chúng tôi đang dần trở thành số đông, ví như trong vòng hai tuần Bởi vậy, chúng tôi xứng đáng được tham gia trao đổi ý tưởng như mọi người. Vậy nên, tôi rất vui mừng rằng các bạn đăng các bài nói lên mạng Điều đó thật tuyệt. Tôi rất thích. Và tôi chỉ.. Tôi yêu các bạn. Tôi yêu TED. Và nếu bạn không phiền, hơi cá nhân, trong tương lai, tôi sẽ nghĩ tới TED như một từ viết tắt của Công nghệ (Technology), Giải trí (Entertainment) và người Dominica (Dominicans) Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Cười) (Vỗ tay) Vâng, đó là Noraida, cũng như Lorraine và mỗi người các bạn gặp hôm nay có những nhân vật dựa trên những người thật sự trong cuộc sống của tôi bạn bè, hàng xóm, thành viên gia đình. Tôi đến từ một gia đình đa văn hóa Thực tế, quí bà bạn vừa gặp đại khái rất giống một bà dì lớn bên họ mẹ tôi Tin tôi đi đó là một câu chuyện dài Hơn cả hoàn cảnh gia đình, Bố mẹ cũng cho tôi học ở một trường Liên hợp quốc Nơi tôi tìm ra hàng tá những các nhân vật mới trong đó có Alexandre, cô giáo tiếng Pháp của tôi Ừ, bạn biết đấy, tôi nói chuyện với cô bằng tiếng Pháp sơ cấp Cô ấy là Madame Bousson, bạn biết đấy, cô ấy rất [tiếng Pháp] Kiểu như là, bạn biết đấy, cô ấy đứng trên lớp bạn biết đấy, cô ấy thuộc tuýp người Pháp điển hình Bạn biết đấy, cô ấy rất thanh lịch, nhưng rất tẻ nhạt Và cô ấy thường đứng đó, nói chuyện với lớp Về, bạn biết đấy, sự phù phiếm hiện hữu trong cuộc đời Lúc đấy chúng tôi mới 11 tuổi, vậy nên chẳng phù hợp gì cả Nhưng [tiếng Đức] Ồ vâng, tôi học tiếng Đức trong 3 năm, [tiếng Đức], và đó cũng là một trải nghiệm bởi tôi là đứa con gái da đen duy nhất trong lớp ngay cả trong một trường LHQ Mặc dù, bạn biết đấy, cũng rất tuyệt Thầy Herr Schotopf không bao giờ phân biệt đối xử Không bao giờ. Thầy luôn đối xử với mỗi chúng tôi, bạn biết đấy, công bằng đến mức không chịu được. Vâng, tôi có nhiều thầy cô và bạn bè các bạn cùng lớp đến từ khắp nơi, nhiều người vẫn thân thiết đến giờ. Và nhiều nhân vật cũng lấy cảm hứng từ họ. Ví dụ một người bạn của tôi. Vâng, tôi chỉ muốn gửi một lời chào buổi tối nhanh chóng đến mọi người Tên tôi là Praveen Manvi Rất cảm ơn vì cơ hội này Tất nhiên, TED, danh tiếng đã sớm truyền khắp trên thế giới Nhưng bạn biết đấy, tôi vốn đến từ Ấn Độ và tôi muốn bắt đầu bằng việc nói với bạn rắng khi Sarah Jones nói với tôi rằng chúng tôi sẽ có cơ hội đến với TED tại đây, California, thật tuyệt, tôi rất vui mừng và, thành thật mà nói, nhẹ nhõm hẳn, bởi bạn biết đấy, tôi là một người ủng hộ nhân quyền, Và thường thì công việc của tôi đưa tôi đến Washington Ở đây, tôi phải tham dự các buổi gặp gỡ, hòa vào các chính trị gia nhàm chán, cố làm cho tôi thoải mái, bằng cách nói về việc họ thường ăn cà ri ở Georgetown như thế nào (Cười) Và bạn có thể tưởng tượng đấy, đúng vậy Nhưng tôi đang sướng run lên vì được tham gia với các bạn tại đây Tôi ước chúng ta có nhiều thời gian hơn, nhưng để dịp khác nhé? Tuyệt! (Vỗ tay) Buồn thật, tôi không nghĩ thời gian đủ để gặp gỡ tất cả mọi người tôi mang đến đây Tôi đang cố gắng cư xử giống mình đây là lần đầu tiên tôi tới đây. Nhưng tôi rất muốn giới thiệu với các bạn vài người các bạn có thể nhận ra Nếu bạn đã từng xem phim Đường hầm Ừ, cảm ơn các bạn, Chào buổi tối. Tôi là Pauline Ning, và đầu tiên, tôi muốn nói với bạn rằng.., tất nhiên tôi là thành viên của cộng đồng người Hoa ở New York Nhưng khi Sarah Jones mời tôi đến với TED Tôi nói, bạn biết đấy, đầu tiên, tôi không biết, bạn biết đấy.. Nếu hai năm trước bạn sẽ không thấy tôi đứng trước khán thỉnh giả ít hơn số người hiện tại ở đây bởi tôi không thích phát biểu bởi tôi cảm thấy, là một người nhập cư, tôi nói tiếng Anh không tốt lắm Nhưng rồi, tôi quyết định, giống như Thống đốc Arnold Schwarzenegger, Thế nào tôi cũng vẫn cố gắng. (Cười) Con gái của tôi, nó viết là, nó bảo tôi là, "Hãy luôn bắt đầu thật hài hước." Nhưng hoàn cảnh của tôi.. Tôi muốn kể lại với bạn thật ngắn gọn. Vợ chồng tôi mang theo con trai và con gái đến đây vào những năm 80 để có được cái tự do mà ở Trung Quốc chúng tôi không có Chúng tôi cố gắng dạy bọn trẻ tự hào về truyền thống dân tộc nhưng thật khó khăn. Bạn biết đấy, là người nhập cư, tôi nói tiếng Trung với chúng, và chúng thường trả lời bằng tiếng Anh. Chúng yêu nhạc rock, văn hóa pop, văn hóa Mĩ Nhưng khi chúng lớn lên, đến tuổi bắt đầu nghĩ về việc kết hôn, chúng tôi mong chúng nhận thức, rõ ràng hơn một chút, nền văn hóa riêng của mình. Nhưng đấy là lúc chúng tôi gặp vài rắc rối. Con trai tôi nói chưa sẵn sàng để kết hôn. Nó có người yêu, nhưng cô ấy là người Mĩ, không phải người Hoa. Cũng không hẳn tồi tệ, nhưng tôi bảo nó "Phụ nữ Trung Quốc thì làm sao chứ?" Nhưng tôi nghĩ nó sẽ thay đổi quan điểm sớm thôi. Nhưng rồi tôi quyết định, tôi sẽ tập trung vào con gái vậy. Việc kết hôn của con gái đặc biệt quan trọng với người mẹ. Nhưng lúc đầu, nó nói chưa hứng thú, Nó chỉ muốn dành thời gian cho bạn bè, Và vào đại học, nó dường như không bao giờ về nhà. Và cũng chẳng muốn tôi đến thăm. Nên tôi nói, "Có điều gì không ổn?" Rồi tôi cho rằng vì nó có bạn trai mà không cho tôi biết Nhưng nó bảo tôi, "Mẹ không phải lo lắng về bọn con trai đâu vì con không thích chúng" (Cười) Tôi nói, "Ừ, đàn ông có thể rắc rối đấy, nhưng phụ nữ rồi sẽ dần quen thôi." Nó đáp "Không phải mẹ à. Ý con là con không thích con trai, con thích con gái Con là người đồng tính". Tôi luôn dạy con cái biết tôn trọng tư tưởng Mĩ, nhưng tôi bảo với nó cái này thì ngoại lệ (Cười) rằng nó không bị đồng tính, nó chỉ ảnh hưởng bởi vấn đề này của người Mĩ, Nhưng con gái tôi bảo "Mẹ, cái này không liên quan đến Mĩ." Nó bảo nó đang yêu, yêu một cô gái người Hoa dễ thương. (Cười) Những lời này tôi mong mỏi được nghe, nhưng từ con trai, chứ không phải con gái tôi. (Cười) Ban đầu, tôi lúng túng không biết phải làm gì Nhưng rồi qua thời gian, tôi hiểu rằng con gái đơn giản là chính nó Bởi vậy, dù cho đôi khi thật khó khăn, tôi muốn nói với bạn rằng nó giúp tôi nhận ra xã hội thật rộng lượng, bởi có những nơi như thế này, những tư tưởng thế này, và những người như các bạn, với tâm hồn cởi mở. Vậy nên có lẽ TED đang tác động đến cuộc sống của nhiều người theo nhiều cách mà bạn thậm chí không nhận ra. Bởi vậy, vì con gái tôi, cảm ơn các bạn vì đã truyền tải những ý tưởng tuyệt vời Cảm ơn. Xie xie. (Vỗ tay) Chào buổi tối. Tôi là Habbi Belahal. Trước tiên tôi muốn cảm ơn Sarah Jones đã trút hết áp lực lên cô gái Ả Rập duy nhất để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay Tôi đến từ Jordan. Và tôi dạy Văn học tại Đại học Queens. Không phải Harvard đâu. Nhưng tôi cảm thấy như một con cá bị ném lên bờ. Nhưng tôi cũng rất tự hào về các học sinh. Và tôi thấy một vài đứa cũng đến buổi hội thảo này. Nên mấy đứa sẽ được cộng vài tín chỉ nữa, cô hứa Nhưng, dù tôi có lẽ trông không giống "Công dân TED" lắm, bạn có thể nói vậy, Tôi cũng muốn chỉ ra rằng chúng ta đang ở trong một xã hội toàn cầu. Chúng ta không khác biệt mấy như vẻ bề ngoài. Nên, nếu bạn cho phép, tôi sẽ chia sẻ ngắn gọn một vài dòng thơ tôi nhớ từ hồi còn là cô bé 16 tuổi. Vâng, từ ngày xa xưa, [Tiếng Ả Rập] Đại khái dịch thế này: "Xin hãy để anh nắm tay em. Anh muốn nắm tay em. Anh muốn nắm tay em. Và khi anh chạm tay em, anh thấy trong lòng hạnh phúc, Anh cảm thấy rằng tình yêu của anh, anh không thể giấu giếm, không thể giấu giếm, không thể giấu giếm." Ừ, nhưng hãy bình tĩnh, bình tĩnh, Nếu nghe có vẻ quen tai bởi cùng thời đấy, tôi nghe nhạc của Beatles. Trên radio [..], họ rất nổi tiếng. Tất cả nhằm nói lên rằng tôi tin với mỗi lời nói nhằm làm chúng ta trở nên thờ ơ với nhau, thì lại luôn có một lời ca kết nối đôi tai và trái tim xuyên qua lục địa bằng giai điệu. Và tôi cầu nguyện rằng đây là cách chúng ta tự tạo ra dấu ấn bản thân đúng lúc. Đó là tất cả, cảm ơn. Cảm ơn rất nhiều vì cơ hội này. Tốt. Thật tuyệt! (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn thật nhiều. Thật dễ thương. Cảm ơn đã mời tôi đến đây, (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Tôi yêu các bạn! (Vỗ tay) Cho phép tôi nói Cảm ơn Tôi muốn cảm ơn Chris và Jacqueline, và mọi người vì mời tôi tới đây. Cảm giác đã rất lâu rồi, tôi thấy như ở nhà vậy. Và tôi biết mình đã diễn tại một số công ty của các bạn hoặc vài bạn đã gặp tôi đâu đó rồi, nhưng chân thành mà nói, các bạn là một trong những thính giả tuyệt nhất tôi có. Mọi thứ thật tuyệt. Các bạn sẽ tự xây dựng lại bản thân vào một lúc nào đó chứ? (Vỗ tay) Câu hỏi đầu tiên là tại sao chúng ta cần phải bận tâm về hiểm họa đại dịch? Chúng làm ta lo lắng về điều gì? Khi tôi nói "chúng ta," tôi đang ở trong Hội đồng quan hệ quốc tế, Chúng ta quan tâm trong cộng đồng an ninh quốc gia, và tất nhiên cả trong cộng đồng sinh học và cộng đồng y tế công cộng Khi toàn cầu hóa làm gia tăng việc đi lại, nó đã tạo ra sự tất yếu là mọi người ở mọi nơi mọi lúc, trên khắp thế giới. Và điều đó có nghĩa là giống vi khuẩn ký sinh kia cũng đang theo bạn. Vì lẽ đó mà dịch hạch bùng phát ở Surat, Ấn Độ trở thành không phải là một sự kiện tầm phào, mà là một sự kiện toàn cầu một mối lo toàn cầu đã làm thay đổi bài toán về hiểm họa. Cơn bão Katrina cho thấy chúng ta không thể phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ trong việc chủ động giải quyết tình huống. Thực vậy, dịch bệnh bùng nổ tương đương với vài cơn bão Katrina diễn ra cùng một lúc. Mối quan ngại lớn của chúng ta ở thời điểm này là một loại virut có tên gọi cúm H5N1 một số người trong chúng ta gọi nó là cúm gia cầm -- bùng nổ đầu tiên tại miền nam Trung Quốc, vào giữa những năm 1990, nhưng chúng ta không hề biết về nó cho đến năm 1997. Cuối giáng sinh năm ngoái, chỉ có 13 nước phát hiện virút H5N1. Nhưng hiện giờ đã có tới 55 quốc gia trên thế giới xuất hiện loại virút này ở gia cầm, người, hoặc cả hai. Từ đợt bùng nổ dịch cúm gia cầm, chúng ta có thể thấy loại virút này đã có mặt tại phần lớn các nước trên thế giới trừ Hoa Kỳ. Và ngay đây thôi, tôi sẽ giải thích tại sao chúng ta đã tạm thời tránh được loại vi rút này Ở các loài gia cầm, đặc biệt là gà, đó là loại virút có thể gây chết 100%. một trong những thứ dễ gây chết nhất từng được biết đến thứ đang luân chuyển trên toàn thế giới những thế kỷ gần đây. Và chúng ta đã giải quyết vấn đề này bằng cách giết chết vô số gia cầm, và không may là chúng ta thường không đền bù cho các nông dân nghèo thành ra đã có sự che đậy. Loại virút này cũng được mang theo các mô hình di cư của những loài thủy cầm di trú hoang dã Đã có một sự kiện lớn diễn ra tại một nơi có tên là Hồ Chenghai ở Trung Quốc. Hai năm trước, ở những loài chim di cư đã xảy ra một sự kiện phức tạp khi hàng ngàn con bị chết vì đột biến của loài virút, khiến cho phạm vi của các loại virút lan rộng ra nhanh chóng. Vì thế mà những con chim bay đến Siberia, châu Âu và châu Phi đem theo loài virút này điều mà trước đó vốn không thể xảy ra. Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến dịch bệnh bùng phát ở loài người may mắn là, cho đến nay vẫn chỉ là những sự kiện nhỏ, những đợt bùng phát nhỏ, không thường xuyên Loại virút này đã đột biến nhanh chóng trong vòng hai năm qua để tạo thành hai họ riêng biệt của cái cây phả hệ virút H5N1 với các nhánh và những đặc tính khác nhau đáng lo ngại. Vậy điều khiến chúng ta lo ngại là gì? Trước tiên là, trong lịch sử, chúng ta chưa bao giờ thành công trong việc chế tạo một loại vắc-xin đặc trị kịp thời cho hơn 260 triệu người. Điều này sẽ không có lợi cho việc đối phó với dịch bệnh toàn cầu. Quý vị đã nghe nói về loại vắc-xin mà chúng ta đang dự trữ. Nhưng không ai tin rằng nó sẽ thật sự hiệu nghiệm nếu dịch bệnh thật sự bùng nổ. Có một ý tưởng rằng: sau thảm họa 9/11, khi các sân bay đóng cửa, thì mùa cúm đã bị trì hoãn hai tuần. Vì thế, có thể chúng ta nên ngay lập tức chúng ta biết rằng virút H5N1 lây lan từ người sang người, loại virút này đã bị đột biến để truyền bệnh từ người sang người -- vậy thì hãy đóng cửa các sân bay. Tuy nhiên, các phân tích từ siêu máy tính, về tính hiệu quả của đề xuất này, cho thấy nó sẽ không cho chúng ta thêm nhiều thời gian. Và tất nhiên nó sẽ gây ra vấn đề lớn trong kế hoạch chuẩn bị. Ví dụ là tất cả các mặt nạ đều được sản xuất tại Trung Quốc. Làm sao chúng ta có thể gửi chúng đi khắp thế giới nếu đóng cửa sân bay? Làm sao để huy động vắc-xin khắp thế giới và vận chuyển thuốc men, và bất cứ phương tiện nào đem lại hiệu quả. Vì thế việc đóng cửa sân bay là phản tác dụng. Chúng ta quan ngại vì loại virut này, không như các loại virut cúm khác đã được nghiên cứu, thứ có thể lây lan do ăn thịt sống của loài động vật bị nhiễm bệnh. Chúng ta đã thấy chúng lây lan cho mèo hoang và mèo nhà và bây giờ là cả chó nhà nữa. Và trong thí nghiệm với loài gặm nhấm và chồn sương, chúng tôi nhận thấy động vật có những biểu hiện với cúm chưa từng thấy trước đây co giật, rối lọa hệ thần kinh trung ương, liệt một phần. Đây không phải là loại cúm thông thường. Nó phản ánh những hiểu biết của ta ngày nay về việc tái tạo virút cúm năm 1918, cơn đại dịch gần đây nhất, loài virút này cũng truyền từ gia cầm sang người. Chúng ta đã có sự tiến hóa theo thời gian, và tỷ lệ tử vong ở người thật đáng kinh ngạc: 55% số người bị nhiễm virút H5N1 trên thực thế, đều đầu hàng trước căn bệnh này. Và không có nhiều người bị nhiễm bệnh mà không phát bệnh.. Trong khi thí nghiệm cho khỉ ăn các bạn có thể thấy việc đó thực ra làm suy giảm một cơ chế nhất định điều biến hệ miễn dịch. Kết quả là nó giết chết bạn không phải trực tiếp là virút, mà là hệ miễn dịch phản ứng quá mức, truyền đi thông điệp rằng "Cái thứ này lạ quá, tôi phát điên lên mất." Kết quả là: phần lớn những trường hợp chết người là ở thanh niên dưới 30 tuổi, những thanh niên khỏe mạnh tràn đầy năng lượng. Chúng ta đã thấy sự truyền bệnh từ người sang người ở ít nhất ba tập hợp -- may mắn là nó liên quan đến sự tiếp xúc thân mật, và vẫn chưa đẩy thế giới vào bất cứ hiểm họa nào. Được rồi, tôi đã khiến các bạn lo lắng. Lúc này chắc hẳn các bạn đang nghĩ: Hừm, chính phủ sẽ làm điều gì đó. Và chúng ta đã tiêu tốn rất nhiều tiền. Phần lớn chi tiêu dưới thời chính quyền Bush thực ra lại có liên quan đến bệnh than và hiểm họa khủng bố sinh học hơn. Nhưng chính quyền địa phương và liên bang cũng đã tiêu rất nhiều tiền để nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Kết quả cuối cùng là: chỉ có 15 bang được chứng nhận là đã phân phát hàng loạt vắc-xin và thuốc men trong đại dịch. Một nửa các ban đã chật kín giường bệnh trong tuần đầu tiên, có lẽ trong vòng hai tuần. Và 40 bang thiếu hụt y tá trầm trọng. Cộng thêm hiểm họa dịch bệnh thì các bạn đang gặp vấn đề lớn. Vậy thì người ta đang làm gì với số tiền đó? Các bài học, diễn tập diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Hãy giả định rằng đó là một đại dịch. Hãy để mọi người đóng vai trò của mình. Kết quả là sẽ có sự hỗn độn nghiêm trọng. Phần lớn mọi người sẽ không biết mình phải làm gì. Điều mấu chốt là, điều quan trọng được rút ra trong mỗi lần diễn tập: không ai biết ai là người phụ trách. Không ai biết chuỗi kiểm soát. Nếu dịch bệnh xảy ra ở Los Angeles thì ai trong số thị trưởng, thống đốc, tổng thống Mỹ, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia sẽ chỉ đạo? Trên thực tế, chính quyền liên bang nói rằng đó là một người là Nhân viên Liên Bang Chính (Principle Federal Officer) làm việc cho Cơ quan An ninh Vận tải Quốc gia. Chính phủ nói rằng nhiệm vụ liên bang về cơ bản là cách ly virut, điều mà chúng ta đều biết là bất khả thi, và rồi giảm thiểu tác hại của nó chủ yếu là đối với nền kinh tế. Công việc còn lại tùy thuộc vào cộng đồng địa phương. Mọi thứ tuỳ thuộc vào thị trấn của bạn, nơi bạn đang sinh sống. Hội đồng thành phố của bạn hoạt động hiệu quả như thế nào, thị trưởng của bạn làm việc tốt như thế nào ai sẽ chịu trách nhiệm. Phần lớn các cơ sở địa phương sẽ cạnh tranh nhau để có phần trong kho dự trữ liên bang có được một loại thuốc có tên là Tamiflu thứ có thể không hiệu quả -- Tôi sẽ nói về vấn đề đó sau -- trong số các vắc-xin có sẵn, và các hình thức điều trị khác, và mặt nạ, và tất cả những thứ đã được dự trữ. Và chúng ta sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Giờ đây chúng ta đã mua vắc-xin, có lẽ các bạn đã nghe nói về nó, vắc-xin do Sanofi-Aventis sản xuất. Điều không may là nó được bào chế để chống lại thể hiện nay của H5N1. Chúng ta biết rằng loại virút này sẽ đột biến. Trở thành một loại virut khác. Có lẽ vắc-xin sẽ trở nên vô dụng. Và đây là lúc để đưa ra quyết định. Bạn là thị trưởng của một thị trấn. Để xem nào, chúng ta có nên ra lệnh cho người dân giữ thú nuôi trong nhà? Nước Đức đã làm điều đó khi H5N1 xuất hiện tại nước này vào năm ngoái, nhằm giảm thiểu sự lây lan giữa các gia đình thông qua chó, mèo trong nhà v.v... Chúng ta làm gì khi không có phòng cách ly có khí đảo chiều cho phép nhân viên y tế chăm sóc người bệnh? Có những phòng như thế tại Hồng Kông; chúng ta thì không có. Vậy còn cách ly thì sao? Khi dịch bệnh SARS xảy ra ở Bắc Kinh thì biện pháp cách ly dường như có tác dụng. Chúng ta không có những chính sách đồng nhất về việc cách ly tại Mỹ. Và một số bang có chính sách khác nhau, từ hạt này sang hạt khác. Thế còn chính sách không cần động não thì sao? Có nên đóng cửa tất cả các trường học ? Thế còn công nhân thì sao? Họ sẽ không đi làm nếu con cái của họ không đến trường. Khuyến khích làm việc từ xa được không? Liệu cái nào sẽ đem lại hiệu quả? Chính phủ Anh đã thực hiện một mô hình làm việc từ xa. Trong 6 tuần, tất cả mọi người trong ngành ngân hàng giả vờ như đang có dịch bệnh. Điều mà họ khám phá ra là các chức năng chính -- các bạn biết là chúng ta vẫn còn ngân hàng, nhưng chúng ta không bắt người dân bỏ tiền vào trong máy ATM. Không có ai xử lý thẻ tín dụng. Việc trả tiền bảo hiểm của bạn không được thực hiện. Và về cơ bản là cả nền kinh tế rơi vào thảm họa. Và đó mới chỉ là nhân viên văn phòng, nhân viên ngân hàng. Chúng ta không biết tầm quan trọng của việc rửa tay trong việc phòng cúm -- thật kinh ngạc. Có người cho rằng rửa tay thường xuyên là một ý hay. Nhưng thực ra trong giới khoa học có một cuộc tranh luận lớn về bao nhiêu phần trăm truyền nhiễm cúm giữa người với người là do hắt hơi và ho và bao nhiêu phần trăm là từ tay. Viện Y khoa đã tìm cách giải đáp bài toán mặt nạ. Liệu chúng ta có thể tìm ra cách, khi biết rằng sẽ không có đủ mặt nạ bởi chúng ta không còn sản xuất mặt nạ tại Mỹ nữa, tất cả các mặt nạ đều được sản xuất tại Trung Quốc -- chúng ta có cần N95 không? Một loại mặt nạ tiên tiến, tối ưu nhất nhất định phải vừa vặn với khuôn mặt ? Hay chúng ta có thể dùng các loại mặt nạ khác thay thế? Trong đại dịch SARS, chúng ta học được rằng tại Hồng Kông, phần lớn các ca truyền nhiễm là do con người cởi mặt nạ không đúng cách. Và tay họ tiếp xúc với phần bên ngoài của mặt nạ, và rồi đưa tay cọ lên mũi. Thế là họ dính SARS. Đây không phải là loại vi khuẩn biết bay. Nếu bây giờ lên mạng, bạn sẽ có vô vàn thông tin ngớ ngẩn. Rồi bạn sẽ mua - nó được gọi là mặt nạ N95. Thật vớ vẩn. Chúng ta không thực sự có một tiêu chuẩn về cơ cấu bảo vệ cho những nạn nhân đầu tiên, những người sẽ đứng đầu chiến tuyến. Và Tamiflu. Các bạn có lẽ đã nghe đến loại thuốc này, do Hoffmann-La Roche sản xuất, đã được cấp bằng sáng chế. Có dấu hiệu cho thấy loại thuốc này có thể kéo dài thời gian cho bạn khi dịch bệnh xảy ra . Nếu bạn dùng Tamiflu trong một thời gian, một trong những tác dụng phụ của nó là gây nên suy nghĩ muốn tự sát. Một khảo sát sức khỏe cộng đồng đã phân tích tác dụng của việc dùng Tamiflu trên diện rộng, và nó cho thấy sự phản tác dụng đối với các biện pháp sức khỏe cộng đồng và làm trầm trọng vấn đề. Và đây là thông tin thú vị khác: khi một người uống Tamiflu, chỉ có 20% thuốc là được chuyển hóa hợp lý thành hợp chất hoạt động trong cơ thể họ. Phần còn lại trở thành hợp chất ổn định, sống sót qua các hệ lọc để đi vào các nguồn nước do đó, khi phơi nhiễm cùng với những loại gia cầm sống trong nước có virút cúm điều này tạo cơ hội cho chúng sinh sôi ra những loài kháng thuốc. Chúng ta đã thấy những loại kháng Tamiflu xuất hiện ở Việt Nam và Ai Cập trong các ca truyền từ người sang người. Vì thế tôi cho rằng việc kéo dài cuộc sống bằng cách sử dụng Tamiflu như thuốc đặc hiệu là rất giới hạn - thực sự rất giới hạn . Tuy vậy, phần lớn các chính phủ đã xây dựng toàn bộ chính sách phòng cúm dựa trên việc tích trữ Tamiflu. Nga thực chất đã tích trữ đủ cho 95% dân số mình. Chúng ta đã tích trữ đủ cho 30% dân số. Tôi nói đủ là đủ dùng cho hai tuần. Và sau đó bạn phải tự lo liệu vì dịch bệnh sẽ kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Một số nước nghèo hơn có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc đối phó H5N1 đã lập kho tích trữ; thuốc đã quá hạn. Chúng không còn giá trị sử dụng nữa. Chúng ta biết được gì từ năm 1918, với đại dịch xảy ra gần đây nhất? Chính quyền liên bang đã thoái thác phần lớn trách nhiệm. Và chúng ta bị bỏ lại với một mớ quy định lằng nhằng trên khắp nước Mỹ. Mỗi thành phố, hạt, bang cứ mạnh ai nấy làm. có một sự khác biệt lớn giữa luật lệ và hệ thống niềm tin. Trong một số trường hợp, tất cả các trường học, nhà thờ và mọi cơ sở công cộng đều bị đóng cửa. Dịch bệnh lan truyền ba lần trong vòng 18 tháng khi không có sự lưu thông thương mại hàng không . Cơn dịch thứ hai là cơn dịch sát thủ đột biến. Trong cơn dịch thứ nhất, chúng ta đã có đủ các nhân viên y tế. Nhưng trước khi cơn dịch thứ hai ập đến các nhân viên y tế đã chịu hậu quả nặng nề nên chúng ta đã mất đi phần lớn bác sỹ và y tá trên chiến tuyến. Chúng ta đã mất tổng cộng 700.000 người. Loại virút này gây chết chóc 100% đối với phụ nữ mang thai và chúng ta không thực sự biết được nguyên nhân. Phần lớn người chết trong độ tuổi từ 15 đến 40 -- những người trẻ khỏe mạnh. Điều này được so sánh với bệnh dịch. Chúng ta không thực sự biết được bao nhiêu người đã chết. Con số ước tính thấp nhất là 35 triệu người. Con số này được dựa trên dữ liệu của châu Âu và Bắc Mỹ. Một nghiên cứu mới đây của Chris Murray tại Harvard cho thấy nếu bạn nhìn vào cơ sở dữ liệu được người Anh lưu trữ tại Ấn Độ, bạn sẽ thấy tỷ lệ tử vong của người Ấn Độ cao gấp 31 lần. Vì thế mà có một niềm tin rằng tại những nơi nghèo khổ thì tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều. Và rằng sự mất mát còn lớn hơn thế đã diễn ra ở những vùng dân cư từ 80 đến 100 triệu người từ trước khi chúng ta có sự lưu thông bằng máy bay. Vậy liệu ta đã sẵn sàng? Với phương diện là một quốc gia, chúng ta chưa sẵn sàng. Và tôi cho rằng ngay cả những người lãnh đạo cũng sẽ nói rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Vậy điều đó có nghĩa gì đối với bạn? Điều đầu tiên là tôi sẽ không bắt đầu dự trữ bất kể một kho hàng cá nhân nào cho bản thân, gia đình, hay nhân viên của mình -- trước khi làm xong công việc. Mặt nạ nào thì có hiệu quả, mặt nạ nào không. Cần bao nhiêu cái? Nghiên cứu của Viện Y khoa cho rằng bạn không thể tái chế mặt nạ. Nếu bạn nghĩ rằng một chiếc mặt nạ có thể sử dụng trong 18 tháng liệu bạn có định mua mặt nạ đủ dùng cho 18 tháng cho từng thành viên trong gia đình? Chúng ta không biết - quay lại trường hợp của Tamiflu, tác dụng phụ số 1 của Tamiflu là các triệu chứng giống như cúm. Vậy thì làm sao bạn có thể biết ai trong gia đình mình bị cúm nếu tất cả đều tiêm Tamiflu? Nếu suy rộng ra cho cả cộng đồng, hay tất cả nhân viên trong công ty, bạn bắt đầu nhận ra hạn chế của Tamiflu. Mọi người đều tìm đến tôi và nói rằng, tôi sẽ tích trữ nước, tôi sẽ tích trữ lương thực, hoặc bất cứ thứ gì ta có. Nhưng bạn có thực sự có đủ chỗ để dự trữ lương thực đủ dùng cho 18 tháng? 24 tháng? Bạn có muốn coi hiểm họa dịch bệnh như những năm 1950 khi mọi người nhìn nhận vấn đề dân quân tự vệ, và tự xây cho mình một căn hầm tránh bom để tránh khỏi dịch cúm? Tôi không cho rằng điều đó là hợp lý. Tôi cho rằng chúng ta cần sẵn sàng ứng phó với tư cách cộng đồng, chứ không phải những cá nhân -- sẵn sàng với tư cách của một quốc gia sẵn sàng với tư cách của một đất nước, sẵn sàng với tư cách một thị trấn. Và ngay lúc này đây, sự sẵnsàng đó phần nhiều có lỗ hổng. Và tôi hi vọng mình đã thuyết phục được các bạn, rằng việc thực sự cần làm là đi ra ngoài nói với các nhà lãnh đạo địa phương, và với các nhà lãnh đạo quốc gia, rằng "Tại sao các ngài vẫn chưa giải quyết được vấn đề?" Tại sao các ngài vẫn cho rằng bài học của Katrina không đủ áp dụng cho dịch cúm?" Và gây sức ép khi cần. Nhưng tôi thấy cũng cần phải nói thêm rằng, nếu bạn không có nhân viên, và bạn không có công ty nào thì tôi nghĩ bạn vẫn cần có những trách nhiệm nhất định cho thấy rằng bạn đang suy nghĩ trước vì họ, và bạn đang có kế hoạch. Chí ít thì một kế hoạch ngân hàng tại Anh cho thấy rằng làm việc tại nhà có thể đem lại hiệu quả. Nó có thể giúp giảm phơi nhiễm bởi vì mọi người không đến văn phòng và ho vào nhau, hoặc cùng chạm vào đồ vật và lây lan các thứ qua tay. Nhưng liệu bạn có thể duy trì công ty mình theo cách đó? Nếu bạn có một công ty công nghệ thì bạn có thể duy trì được. Bằng không thì bạn sẽ gặp khó khăn. Giờ thì tôi vui lòng trả lời các câu hỏi của các bạn. (Vỗ tay) Khán giả: Các yếu tố nào quyết định thời gian kéo dài của một dịch bệnh? Laurie Garret: Chúng ta thực sự không biết những yếu tố nào quyết định điều đó. Tôi có thể đưa ra cho bạn hàng loạt lý do này nọ. Nhưng tôi phải nói rằng thật sự chúng tôi không biết. Rõ ràng vấn đề mấu chốt ở đây là loài virút này cuối cùng sẽ yếu đi, và không còn là virut chết người nữa, và đi tìm vật chủ khác. Nhưng chúng ta thực sự không biết làm thế nào và tại sao điều đó xảy ra. Đó là một sinh thái học rất phức tạp. Khán giả: Anh đang dự tính những cơ chế như thế nào? Anh biết nhiều hơn bất cứ ai trong chúng tôi. Ahh, nếu điều đó xảy ra thì chúng ta sẽ có một dịch bệnh chứ? LG: Thời điểm mà bạn nhìn thấy bất cứ bằng chứng nào của việc truyền nhiễm nghiêm trọng từ người sang người. Không chỉ là sự gần gũi giữa các thành viên trong gia đình khi chăm sóc một người chị hoặc người anh bị ốm, mà là cả một cộng đồng bị nhiễm virút -- lây lan trong trường học lây lan trong ký tức xá và những nơi tương tự. Lúc đó, tôi cho rằng sẽ có một sự thống nhất tại WHO, từ trên xuống dưới: Phát cảnh báo. Khán giả: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng statin có thể đem lại hiệu quả. Anh có thể nói rõ về điều đó không? LG: Vâng. Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng Lipitor và các loại statin thông dụng khác dùng để kiểm soát chloresterol có thể làm giảm khả năng bị nhiễm cúm của bạn. Nhưng chúng tôi không hoàn toàn hiểu tại sao. Cơ chế đó không rõ ràng. Và tôi không biết điều gì đã khiến một số người bắt đầu cho con cái họ uống thuốc từ kho dự trữ Lipitor cá nhân hoặc các loại thuốc tương tự. Chúng tôi hoàn toàn không biết điều đó sẽ gây tác dụng như thế nào. Bạn có thể gây ra những tác dụng rất nguy hiểm cho các con mình khi làm điều đó. Khán giả: Chúng ta mất bao lâu để xác định liệu một người có thực sự mang virút trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng? LG: Phải rồi. Một thời gian dài, tôi đã nói rằng điều chúng ta thực sự cần là một sự chẩn đoán nhanh chóng. Và Trung tâm Kiểm soát Bệnh đã gọi một thử nghiệm mà họ đang phát triển là chẩn đoán nhanh. Thử nghiệm này chỉ cần 24 giờ trong một phòng thí nghiệm rất hiện đại, nhờ những bàn tay rất lành nghề. Tôi đang nghĩ đến cái que thử. Bạn có thể thực hiện chẩn đoán với con bạn. Chiếc que sẽ chuyển màu. Nó cho bạn biết liệu bạn có nhiễm H5N1 hay không. Về mặt tiến bộ trong khoa học với khả năng xác định DNA và vân vân, thì chúng ta cách đó cũng không còn xa đâu. Nhưng chúng ta vẫn chưa đủ tầm. Và không có khoản đầu tư nào cho phép điều đó. Khán giả: Trong dịch cúm năm 1918, theo như tôi hiểu thì người ta đã đưa ra giả thuyết rằng virút đã phần nào yếu đi khi nó chuyển sang người. Theo anh thì điều đó có thể xảy ra trong trong vụ này hay không? Tôi muốn nói rằng tỷ lệ 100% tử vong thì quá kinh khủng. LG: Vâng. Chúng ta không thực sự biết được tỷ lệ tử vong do loại virút năm 1918 gây ra đối với gia cầm hoang dã trước khi nó chuyển từ gia cầm sang người. Có một điều gây tò mò là không có bằng chứng nào về việc chết hàng loạt ở gà hoặc các loại gia cầm khắp nước Mỹ trước khi dịch bệnh ở người xảy ra. Nguyên nhân có thể là vì những sự kiện đó đã xảy ra ở phía bên kia thế giới khi không có ai chú ý. Nhưng loại virút đó rõ ràng đã đi một vòng quanh thế giới ở thể ôn hòa vừa đủ để quân đội Anh tại Chiến tranh Thế giới Thứ hai xác nhận rằng nó không phải là mối họa và sẽ không ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh. Và sau khi đi vòng quanh thế giới trở lại ở trạng thái nguy hiểm chết người. Bao nhiêu phần trăm người đã bị loại virút đó giết chết? Một lần nữa, chúng ta không biết chắc về điều đó. Rõ ràng là nếu ban đầu, bạn đã suy dinh dưỡng thì hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu, bạn sống trong nghèo khổ ở Ấn Độ hoặc châu Phi, thì tỷ lệ tử vong của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng chúng ta không thực sự biết được. Khán giả: Tôi đã nghe được một điều rằng nguyên nhân thực sự gây chết khi ta bị cúm là bệnh viêm phổi đi kèm, và rằng một loại vắc-xin viêm phổi có thể cho ta thêm 50% cơ hội sống sót. LG: Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu các bệnh đang bùng phát đã phần nào phủ nhận hiểm họa của dịch cúm với lý do rằng năm 1918, người ta không có thuốc kháng sinh. Và rằng phần lớn những người chết là vì bệnh cúm thông thường -- trong những năm có dịch cúm thông thường là khoảng 360,000 người toàn thế giới, phần lớn là những người cao tuổi -- và họ chết không phải vì cúm mà là vì bệnh cúm đã tàn phá hệ miễn dịch của họ. Và rồi xuất hiện khuẩn cầu phổi hoặc một loài vì khuẩn khác có tên là streptococcus và rồi chúng ta có bệnh viêm khổi do virút gây ra. Nhưng rồi người ta phát hiện ra rằng sự thực tại năm 1918 không phải như vậy. Và cho đến bây giờ, trong các trường hợp H5N1 ở người, việc nhiễm các loại virút tương tự không phải là vấn đề. Chính sự tàn phá phi thường đối với hệ miễn dịch là nguyên nhân chính khiến con người chết vì loại virút này. Và tôi chỉ muốn nói thêm rằng chúng ta đã thấy điều tương tự đối với SARS. Vì vậy, điều đang diễn ra là cơ thể bạn nói rằng hệ miễn dịch của bạn gửi đi những lính canh và nói rằng, "Tôi không biết đây là cái gì. Chúng tôi chưa từng thấy cái gì giống như thế". Việc cử đến những tay thiện xạ sẽ không đem lại hiệu quả gì do không có các kháng thể ở đây. Và việc cử xe tăng và pháo binh đến cũng không đem lại hiệu quả gì vì các tế bào T cũng không nhận diện được virut. Và chúng ta sẽ đi đến phản ứng nhiệt hạch mô phỏng toàn bộ quá trình phân bào. Toàn bộ hệ miễn dịch tràn vào phổi. Và thế là người ta chết, chết trong dịch của chính mình, chết vì viêm phổi. Nhưng đó không phải là bệnh viêm phổi do virut gây ra. Và đó không phải loại viêm phổi sẽ phản ứng với vắc-xin. Và tôi cho là thời gian dành cho tôi đã hết. Xin cảm ơn sự quan tâm của tất cả các bạn. (Vỗ tay) Nếu các bạn đều đang ở đây ngày hôm nay -- và tôi rất vui vì thực sự là các bạn đang ở đây -- các bạn hẵn đã nghe đến việc phát triển bền vững có thể cứu giúp bản thân chúng ta như thế nào. Tuy vậy, khi chúng ta không ở TED. ta thường được bảo rằng một kế hoặc chính sách thực sự bền vững là không khả thi. đặc biệt là ở các khu vực thành thị rộng lớn như thành phố New York. Và đó là do những người có quyền quyết định trong cả khu vực quốc doanh và tư doanh, không cảm nhận được rằng họ đang ở trong nguy hiểm. Lý do tôi ở đây ngày hôm nay, một phần là vì một chú chó: một chú chó nhỏ bị bỏ rơi mà tôi tìm được trong một cơn mưa vào năm 1998. Nó đã trở thành một chú chó lớn hơn tôi nghĩ rất nhiều. Chú chó đến với tôi vào lúc chúng tôi đang tranh cãi về một thiết bị xử lý rác lớn cho cảng Sông Đông, bất chấp thực tế là khu vực nhỏ này của thành phố New York¾ đã xử lý hơn 40% lượng rác thải tiêu dùng của toàn thành phố. Thành phố đã có một nhà máy ép xử lý nước thải, một nhà máy xử lý bùn thải, bốn nhà máy điện, và khu phân phối lương thực lớn nhất thế giới, cũng như các ngành công nghiệp khác đã khiến hơn 60000 chuyến xe tải diesel đến thành phố mỗi tuần. Khu vực này cũng là một trong những nơi có tỉ lệ bãi đỗ xe cho người dân thấp nhất trong thành phố. Do đó khi Sở công viên liên hệ với tôi về chương trình cấp hạt giống trị giá $10:00, một chương trình nhằm giúp phát triển những dự án đê điều, tôi nghĩ ngay rằng ý đồ đó tốt, nhưng có chút ngây thơ. Tôi đã sống ở đây cả đời mình, và thường không thể ra được tới dòng sông bởi tất cả những thiết bị nhà máy mà tôi đã đề cập trước. Sau đó, khi tôi chạy đi bộ với chú chó của tôi vào một buổi sáng, nó kéo tôi vào một khu mà tôi đã tưởng đó lại là một bãi rác bất hợp pháp khác. đầy cỏ dại và hàng đống rác và những thứ khác mà tôi sẽ không nói đến ở đây, nhưng nó cứ kéo tôi đi --- và cứ vậy đến cuối khu đó chính là dòng sông, Lúc đó tôi nghĩ rằng khu cuối phố bị quên lãng này, đã bị bỏ quên như chú chó đã mang tôi đến đây, rất đáng được cứu vớt. Và tôi biết rằng nó sẽ là sự khởi đầu đáng tự hào cho chương trình môi trường của cộng đồng khu South Bronx mới. Và cũng như chú chó của tôi, ý tưởng đó phát triển nhanh hơn là tôi tưởng. Chúng tôi có được sự ủng hộ ngay từ đầu. Và khu công viên dọc bờ sông Hunts Point trở thành công viên gần sông đầu tiên mà South Bronx có trong vòng 60 năm. Chúng tôi tăng chương trình phát triển $10:00 lên hơn 300 lần, khiến nó thành công viên trị giá $3 triệu đô. Và mùa thu tới, tôi sẽ -- Tôi sẽ làm đám cưới với người tôi yêu. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay). Chính anh ấy đã luôn khuyến khích tôi khi đó mọi lúc mọi nơi. (Cười). (Vỗ tay). Nhưng những người trong chúng ta được sống trong cộng đồng công bằng với môi trường là thực sự hiếm. Ta cảm thấy được vấn đề đã tồn tại lâu. Cho những người chưa biết đến thuật ngữ này, công bằng môi trường có nghĩa là không một cộng đồng nào phải chịu gánh nặng môi trường nhiều hơn và được hưởng lợi ích môi trường ít hơn cộng đồng khác. Thật không may, chủng tộc và tầng lớp dân cư lại là những yếu tố chỉ dẫn đáng tin cậy đưa ta đến nơi mà ta có thể thấy những thứ tốt đẹp, như công viên và cây xanh, và về nơi mà ta có thể thấy những thứ khác, như nhà máy điện và máy xử lý rác thải. Là một người da đen ở Mỹ, tôi có khả năng gấp đôi một người da trắng là phải đến sống ở nơi ô nhiễm không khí có thể gây hại ghê gớm đến sức khỏe của mình. Tôi cũng có khả năng gấp 5 lần là phải sống gần một nhà máy điện hoặc khu thiết bị hóa học -- mà tôi thực sự đang sống gần. Những quyết định về sử dụng nguồn đất đã tạo ra môi trường khắc nghiệt, cái dẫn đến những vấn đề như béo phì, tiểu đường và hen suyễn. Sao một người phải ra khỏi nhà để đi bộ trong khu vực ô nhiễm? Tỉ lệ béo phì 27% là rất cao, kể cả đối với đất nước này, và nó đi kèm bệnh tiểu đường. Cứ một trong số bốn đứa trẻ ở South Bronx bị mắc hen suyễn. Tỉ lệ hen suyễn phải nhập viện của chúng tôi cao hơn gấp 7 lần trung bình cả nước. Những hệ quả này tác động đến mọi người. Và chúng ta đều phải trả giá đắt cho chi phí rác thải, cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm và đáng ghê tởm hơn, chi phí để bỏ tù những thanh niên da đen và gốc Mĩ Latin, những người có rất nhiều khả năng mà không được tận dụng. 50% cư dân của chúng tôi sống tại hoặc dưới mức nghèo đói. 25% thất nghiệp. Những cư dân thu nhập thấp phải dùng phòng khách của khu cấp cứu làm nơi sơ cứu. Những điều này đặt nặng gánh cho người trả thuế và không mang lại thêm lợi ích nào kèm theo. Người nghèo giờ đây không chỉ nghèo mà còn có sức khỏe kém. May mắn là còn rất nhiều người như tôi đang nỗ lực tìm giải pháp và không thỏa hiệp cuộc sống của cộng đồng người da màu có thu nhập thấp trong ngắn hạn và không tàn phá cuộc sống của chúng tôi trong dài hạn. Không ai trong chúng tôi muốn điều đó, và chúng tôi đều có chung điểm đó. Còn điểm nào khác chung nữa? Trước hết, chúng tôi đều rất ưa nhìn -- (Cười) -- đã tốt nghiệp trung học, đại học, có bằng sau đại học, đã đi thăm nhiều nơi, không sinh con sớm, tình hình tài chính ổn định, chưa từng vào tù. OK. Tốt. (Cười) Nhưng ngoài việc là một người phụ nữ da đen, tôi khác với hầu hết các bạn ở một vài điểm khác. Tôi từng chứng kiến gần một nửa những khu cao tầng nơi tôi sống bị đốt cháy. Anh trai tôi Lenny đã chiến đấu ở Việt Nam, nhưng lại bị bắn chết cách nhà của chúng tôi một vài chung cư. Chúa ơi. Tôi đã lớn lên ở một ngôi nhà dột nát cuối đường. Đúng vậy. Tôi là đứa trẻ da đen lớn lên ở khu người nghèo khổ. Những điều này làm tôi khác các bạn. Nhưng những điều chúng ta đều có đã tách tôi khỏi hầu hết mọi người ở cộng đồng mình, và tôi ở giữa hai thế giới này, với đủ trái tim để chiến đấu cho sự công bằng của thế giới kia. Vậy tại sao mọi thứ lại trở nên khác biệt cho chúng ta? Vào những năm 40, cha tôi -- một người khuân vác ở Pullman, con trai của một nô lệ -- mua một ngôi nhà ở khu Hunts Point thuộc South Bronx, và vài năm sau làm đám cưới với mẹ tôi. Lúc đó, khi dân cư hầu hết là những người lao động da trắng. Cha tôi không cô độc. Và như những người khác, cha có giấc mơ Mỹ của riêng mình, khi những chuyến bay trở nên phổ biến ở South Bronx và nhiều thành phố khác trên thế giới. Các nhà băng sử dụng biện pháp khoanh vùng, nhiều khu vực nhất định trong thành phố, kể cả khu của chúng tôi, được coi là vượt giới hạn của đầu tư. Nhiều chủ nhà đã tin rằng việc đốt chính tòa nhà của họ mang lại nhiều lợi nhuận hơn và đã thu thập tiền bảo hiểm nhiều hơn là khi đem bán dưới những điều kiện trên -- cho dù những người thuê bị chết hoặc bị thương. Hunts Point trước kia từng là khu dân cư gần nơi làm việc. nhưng giờ những người dân không có cả nơi làm việc lẫn nhà để đi về. Vấn đề gia tăng khi sự nở rộ xây dựng đường cao tốc quốc gia xuất hiện. Ở bang New York, Robert Moses dẫn đầu một chiến dịch mở rộng đường cao tốc một cách gay gắt. Một trong những mục đích cơ bản là mang lại thuận lợi cho người dân ở những cộng đồng giàu có ở hạt Westchester được đi đến Manhattan. Khu South Bronx, nằm giữa hai nơi, không còn cơ hội nào khác. Những người dân được thông báo trước một tháng về việc những toàn bộ nhà cửa của họ bị san bằng. 600:00 người mất chỗ ở. Một nhận định chung thường có là chỉ có những gã cò mồi và gái điếm mới đến từ South Bronx. Và nếu từ bé bạn đã được nói rằng không có gì tốt đẹp ở nơi bạn sống, và nơi đó xấu xí và tồi tệ, hẳn nó phải ảnh hưởng đến bạn đúng không? Và giờ đây, tài sản của gia đình tôi không còn giá trị, kể cả nó là nhà của chúng tôi và là tất cả những gì chúng tôi có. May mắn cho tôi, ngôi nhà và tình yêu thương có trong đó, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên, người hướng dẫn và bạn bè trong suốt quá trình, là quá đủ. Vậy tại sao câu chuyện trên lại quan trọng? Bởi từ góc độ vạch định chính sách, sự tụt hậu của kinh tế gây ra suy thoái môi trường và dẫn đến suy thoái xã hội. Quá trình rút đầu tư bắt đầu vào những năm 60 đã đặt nền móng cho tất cả những bất công môi trường tiếp theo đó. Những quy định xưa cũ về việc sử dụng đất đai vẫn được sử dụng ngày hôm nay để tiếp tục lắp đặt thêm nhiều thiết bị xử lý ô nhiễm ở khu tôi ở. Những điều tôi vừa nói liệu có được quan tâm đến khi chính sách sự dụng đất đai được quyết định? Những phí tổn nào đi kèm với những quyết định này? Và ai trả cho nó? Ai được lợi từ nó? Có điều gì lý giải được những thứ mà người dân địa phương đã phải trả qua? Chính "hoạch định chính sách" -- xin trích dẫn- đã không lưu tâm đến lợi ích trên hết của chúng tôi. Khi nhận ra điều này, chúng tôi biết đã đến lúc phải có kế hoạch của riêng mình. Công viên nhỏ mà tôi đã nói với các bạn ở đầu chính là tiến trình đầu tiên trong việc xây dựng vùng xanh ở South Bronx. Tôi đã viết một dự án xin hỗ trợ $1,25 million về giao thông liên bang nhằm thiết kế khu dạo mát gần bến cảng với các đường đi cho xe đạp. Những cải tiến khoa học giúp người dân hiểu được các chính sách về an toàn giao thông, thay đổi vị trí khu vực rác thải và các máy xử lý, những cái mà nếu được làm đúng thì sẽ không cần phải thỏa hiệp chất lượng cuộc sống cộng đồng. Chúng mang lại cơ hội cho mọi người hoạt động thể chất, cũng như phát triển kinh tế địa phương. Hãy nghĩ đến các cửa hàng bán xe đạp, chòi bán nước hoa quả. Chúng ta đã chắc chắn có được 20 triệu đô cho các dự án bước đầu. Đây là đại lộ Lafayette - đã được thiết kế lại với các kiến trúc sư phong cảnh của Matthews-Nielsen. Khi con đường này được tiến hành, nó sẽ nối liền khu South Bronx với hơn 400 héc ta của Công viên Đảo Randall. Hiện giờ chúng ta bị chia tách bởi khoảng 25 feet nước, những con đường này sẽ thay đổi điều đó. Khi ta nuôi dưỡng môi trường tự nhiên, tự nhiên sẽ trả lại cho chúng ta nhiều hơn. Chúng tôi đã thực hiện dự án Đào Tạo Quản Lý Sinh Thái Bronx, dự án này sẽ đào tạo trong các lĩnh vực phục hồi sinh thái, để người dân của cộng đồng này có được các kĩ năng cho các công việc với thu nhập cao. Từng bước một, chúng ta đang mang đến cho người dân nơi này những công việc thân thiện với môi trường -- sau đó, người dân sẽ có cả trách nhiệm tài chính lẫn quyền lợi cá nhân trong môi trường. Đường cao tốc Sheridan là tàn dư chưa được khai thác đúng mức từ thời Robert Moses, được xây lên không kể đến các khu vực quanh đó bị chia rẽ bởi nó. Kể cả trong giờ cao điểm, nó cũng không được sử dụng. Cộng đồng nhân dân đã có các kế hoạch giao thông khác cho phép xóa xỏ đường cao tốc này. Ta đang có cơ hội phối hợp các bên liên quan lại để xác định lại xem làm cách nào để tận dụng tốt hơn khu vực 28 héc ta này, có thể là công viên hoặc nhà ở giá rẻ hoặc cho phát triển kinh tế địa phương. Chúng tôi đã triển lãm mái chống nóng xanh đầu tiên của thành phố - thành phố New York trên nóc của tòa nhà văn phòng nơi chúng tôi làm việc. Trần nhà chống nóng có các mặt phản xạ cao, không hấp thu nhiệt mặt trời và phả hơi nóng ra khỏi tòa nhà và khí quyển. Trần nhà xanh gồm có đất và những thực vật sống. Cả hai đều có thể được dùng thay thế các vật liệu mái trần gốc dầu vì chúng hút nhiệt và tạo nên hiệu ứng đảo nhiệt dưới mặt trời và chúng ta có thể hít được. Trần nhà xanh còn giữ lại 75% nước mưa do đó giảm đi nhu cầu về vốn xử lý ống nước -- mà vốn những ống nước này thường được đặt ở những khu vực công bằng môi trường như của nơi tôi ở. Và chúng cũng là nơi ở cho những người bạn nhỏ của chúng ta! Do đó -- (Cười) -- thật tuyệt! Dù vậy, dự án triển lãm là bàn đạp cho việc kinh doanh lắp đặt trần nhà xanh của chúng ta, mang lại việc làm và hoạt động kinh tế bền vững đến cho South Bronx. (Cười). (Vỗ tay). Tôi cũng thích vậy. Dù sao, tôi biết Chris đã dặn chúng ta không được quảng cáo ở đây, nhưng vì tôi đang có sự chú ý của mọi người: Chúng tôi cần các nhà đầu tư. Chấm hết. Xin tha thứ thường dễ hơn là xin phép mà. Dù sao thì -- (Cười). (Vỗ tay). OK. Katrina. Trước bão Katrina, khu South Bronx và New Orleans' Ninth Ward có rất nhiều điểm chung. Cả hai đều có mật độ cao dân số da màu nghèo và là cái nôi của văn hóa: hip-hop và jazz. Cả hai là những cộng đồng gần đê, điều đó khiến hai nền công nghiệp và dân cư xích lại gần nhau. Thời kì hậu Katrina, chúng ta thậm chí có nhiều điểm chung hơn. Chúng ta đều bị lờ, bị hại và lạm dụng, bởi những cơ quan làm luật cẩu thả, kiểu phân vùng sai trái và sự giải trình cẩu thả. Sự phá hủy của Ninth Ward và South Bronx đều không phải không tránh khỏi. Nhưng ta đã có những bài học quý về cách tự cứu mình. Chúng ta không chỉ là những biểu tượng giản đơn của sự tàn rụi thành thị, Hoặc là những vấn đề cần được giải quyết bởi những lời hứa rỗng tuếch của các chiến dịch tranh cử tổng thống đến và đi. Giờ liệu chúng ta có để Vịnh Gulff úa tàn trong suốt một hai thế kỉ như khu South Bronx? Hay ta sẽ tự chủ động đi nhưng bước đi đầu tiên và học hỏi từ các nhà hoạt động được sinh ra từ sự tuyệt vọng của cộng đồng như của nơi tôi? Giờ, tôi không hy vọng các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ có thể làm thế giới này tốt đẹp hơn vì nó là nên làm hoặc đúng với đạo đức. Bài thuyết trình ngày hôm nay chỉ trình bày một vài điều tôi đã trải qua, chỉ là một phần rất nhỏ. Các bạn sẽ không biết hết được. Nhưng tôi có thể nói thêm sau nếu các bạn muốn. Nhưng -- tôi biết chính điểm cuối của phát triển bền vững, hoặc là nhận định của người ta về nó, là động lực thúc đẩy con người. Tôi quan tâm đến cái mà tôi muốn gọi là "ba điểm cuối" mà phát triển bền vững có thể mang lại. Phát triển mà có tiềm năng mang lại lợi ích tích cực cho các bên liên quan: những nhà phát triển, chính phủ và cộng đồng nơi diễn ra các dự án. Hiện nay, điều này chưa có ở thành phố New York. Và chúng ta đang sống với sự thiếu hụt toàn diện trong qui hoạch đô thị. Sự phô trương của trợ cấp chính phủ sẽ mang đến những ngôi nhà to và kế hoạch phát triển sân vận động ở South Bronxm nhưng hầu như không có sự phối hợp giữa các văn phòng của thành phố về việc xử lý những tác động đang tích tụ về sự gia tăng giao thông, ô nhiễm, rác thải rắn và tác động của chúng vào không khí. Và sự tiếp cận của họ đến phát triển kinh tế địa phương và việc làm thì tệ đến nỗi nó không còn đáng cười nữa. Bởi trên tất cả, đội tuyển thể thao giàu nhất thế giới đang thay thế ngôi nhà mà Ruth xây bằng sự phá hủy hai công viên được người địa phương yêu thích. Giờ, chúng ta có còn ít hơn những gì tôi kể với bạn từ đầu buổi. Và dù ít hơn 25% dân cư South Bronx có xe riêng, những dự án này bao gồm hàng ngàn chỗ đậu xa mới, và không hề đề cập đến giao thông công cộng. Giờ, cái mất đi khỏi những tranh luận lớn là sự phân tích toàn diện về lợi ích và chi phí giữa việc không xử lý một cộng đồng ốm yếu, đang gặp thách thức về môi trường, và việc hợp tác để phát triển bền vững. Văn phòng của tôi đang làm việc chặt chẽ với trường Đại học Columbia và các trường khác để làm rõ những vấn đề trên. Hãy hiểu rõ, tôi không phải nhà chống sự phát triển. Thành phố của chúng ta không phải nơi bảo tồn hoang dã. Và bản thân tôi là một nhà tư bản. Và chắc hẳn các bạn cũng như vậy, hoặc nếu không, thì cũng cần như vậy. (Cười). Do đó tôi không có vấn đề gì với việc các nhà phát triển kiếm được nhiều tiền. Có quá đủ những tiền lệ đã chứng minh rằng sự phát triển bền vững, thân thiện với cộng đồng có thể giúp tạo nên một gia tài. Những người bạn ở TED Bill McDonough và Emery Lovins -- cả hai đều là người hùng của tôi -- đã chứng minh rằng chúng ta có thể làm được điều này. Tôi thực sự có vấn đề với những phát triển khai thác quá mức những cộng đồng không có tiếng nói chính trị vì lợi nhuận. Sự tiếp diễn điều này là nỗi xấu hổ cho tất cả chúng ta, vì chúng ta đều chịu trách nhiệm về tương lai ta tạo ra. Nhưng một trong những điều tôi làm để nhắc nhở mình đến những khả năng lơn hơn đó là học tầm nhìn của các thành phố khác. Đây chính là toàn cầu hóa theo ý của tôi. Hãy nói về Bogota. Thành phố nghèo, Latin, bao quanh bởi những vụ bạo lực súng và buôn lậu ma túy: một thứ khác với ở South Bronx. Tuy vậy thành phố này đã được cứu rỗi vào cuối những năm 1990 với ngài Thị trường có đầy ảnh hưởng Enrique Penalosa/ Ông ấy đã nhìn vào cơ cấu thành phân dân cư. Chỉ có ít người Bogota có xe hơi, tuy nhiên một phần lớn tài nguyên của thành phố lại được dùng phục vụ nó. Nếu là thị trưởng, bạn phải làm một điều gì đó. Sự quản lý của ông đã thu hẹp các đường phố lớn từ năm làn xuống còn ba, tước quyền đỗ xe ngoài đường và mở rộng đường đi bộ và làn cho xe đạp, xây những plaza công cộng, và xây dựng một trong những hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt hiệu quả nhất trên thế giới. Vì những nỗ lực này, ông đã bị dèm pha. Nhưng khi người dân bắt đầu thấy họ được quan tâm đầu tiên trong những chính sách này, phản ảnh trong cuộc sống hàng ngày, những điều kì diệu đã xảy ra. Người ta ngừng vứt rác. Tỉ lệ tội phạm giảm. Vì thành phố đầy những người đi bộ. Sự lãnh đạo của ông đã tháo gỡ những vấn đề điển hình của đô thị cùng một lúc, và với ngân quỹ của thế giới thứ ba. Chúng ta không bào chữa cho đất nước này. Nhưng quan trọng nhất là, kế hoạch lấy dân làm gốc của họ không có ý trừng phạt những người có thể mua xe, để mang lại cơ hội cho tất cả người dân Bogata được tham gia vào sự hồi sinh của thành phố. Ý tưởng về sự phát triển không đi kèm chi phí của phần lớn dân cư vẫn được coi là ý tưởng cấp tiến ở nơi đây trên đất Mỹ. Nhưng ví dụ về Bogota đã thay đổi điều đó. Dù sao, các bạn cũng có khả năng gây được ảnh hưởng. Đó là lý do các bạn ở đây và vì sao bạn coi trọng thông tin mà chúng ta trao đổi. Hãy sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để ủng hộ thay đổi mang tính bền vững toàn diện ở khắp nơi. Đừng chỉ nói về nó ở TED. Đây chính là kế hoạch chính sách toàn quốc mà tôi đang cố xây dựng, và như các bạn đã biết, chính trị đâu chỉ là cá nhân. Hãy giúp tôi thay xanh cho màu đen. Hãy giúp tôi khiến sự bền vững trở nên hấp dẫn. Biến nó thành một phần của câu chuyện bên bàn bữa tối hoặc bữa cocktail của bạn. Giúp tôi đấu tranh vì công bằng môi trường và kinh tế. Hãy ủng hộ đầu tư với lợi ích "ba điểm cuối". Giúp tôi dân chủ hóa sự bền vững bằng cách khuyến khích tất cả mọi người và khẳng định rằng kế hoạch phát triển bền vững toàn diện có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Ồ tốt quá, rất mừng là tôi có thêm thời gian! Xin hãy lắng nghe -- khi tôi nói chuyện với ngài Gore ngày hôm nọ sau bữa sáng, tôi hỏi ngài những nhà đấu tranh cho công bằng môi trường sẽ được coi trọng như thế nào trong chiến dịch marketing mới của ngài. Ngài đã trả lời rằng sẽ có một chương trình tài trợ. Tôi nghĩ ngài đã không hiểu rằng tôi không hỏi về tiền bạc. Tôi đang mang đến cho ông một đề nghị. (Vỗ tay). Điều làm tôi suy nghĩ nhất là mô hình từ trên xuống dưới này vẫn còn khắp nơi. Đừng hiểu sai chúng tôi, chúng tôi cần tiền bạc. (Cười). Nhưng những nhóm môi trường cũng cần được tham gia vào quá trình quyết định, 90% năng lượng mà ngài Gore lưu ý chúng tôi đã lãng phí mỗi ngày, đừng thêm những năng lượng, trí tuệ và kinh nghiệm để đời đã có được vào đó. (Vỗ tay). Tôi đã đến từ rất xa để gặp các bạn như thế này. Đừng làm tôi thất vọng. Bằng cách làm việc cùng nhau, chúng ta có thể trở thành một trong những nhóm phát triển nhanh những nhóm có khả năng và sự dũng cảm để tin rằng ta có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể đến với hội nghị này từ rất nhiều, rất nhiều những trang khác nhau của cuộc đời, nhưng hãy tin tôi, chúng ta đều chia sẻ một điều cực kì to lớn, ta không có gì để mất và có mọi thứ để đạt được. Ciao bellos! (Vỗ tay) Nắm ngoái, cũng tại đây tôi đã giới thiệu về LHC (Máy gia tốc hạt nhân khổng lồ). Và tôi cũng hứa sẽ trở lại và cung cấp cho các bạn các thông tin cập nhật về cách chiếc máy này hoạt động. Vì vậy, đây chính là nó. Cho những người không có mặt năm ngoái, thì LHC là thí nghiệm khoa học lớn nhất từng được thực hiện -- chu vi 27 Km. Công việc của nó là tái tạo lại các điều kiện, đã có mặt ít hơn một phần tỷ của một giây sau khi vũ trụ bắt đầu -- lên tới 600 triệu lần một giây. Đó là một tham vọng rất lớn. Đây là chiếc máy nằm dưới thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Chúng tôi chụp các bức hình của các vụ nổ Big Bang nhỏ trong các thiết bị phân tích. Tôi đang làm việc với chiếc máy này. Nó có tên máy phân tích ATLAS -- rộng 44 mét, 22 mét đường kính. Đây là một bưc ảnh hùng vĩ của ATLAS khi được xây dựng Vì vậy bạn có thể thấy quy mô của nó. Vào ngày 10 tháng 9 năm ngoái chiếc máy được khởi động lần đầu tiên. Và bưc hình này được chụp bởi ATLAS. Nó là nguyên nhân cho một lễ kỷ niệm lớn trong phòng điều khiển. Nó là tấm hình của chùm hạt đầu tiên đi hết một quãng đường quanh LHC, va chạm có tính toán với một phần của LHC, và phun chùm hạt vào trong máy phân tích. Nói cách khác, khi chúng tôi thấy bức hình đó vào ngày 10 tháng 9 chúng tôi biết rằng chiếc máy đã hoạt động, đó là một thành tựu vĩ đại. Tôi không biết liệu điều này đã nhận được sự cổ vũ lớn nhất, hay cái này, khi một ai đó vào Google và thấy trang đầu là như thế. Nó có nghĩa là chúng tôi đã làm ảnh hưởng văn hóa cúng như tác động khoa học. Khoảng 1 tuần sau đó chúng tôi đã có một vấn đề với chiếc máy, Liên quan tới các đoạn dây này -- những chiếc dây này làm bằng vàng. Nó truyền dẫn dòng điện lên tới 13 nghìn amps khi chiếc máy làm việc hết công suất. Bây giờ các kỹ sư trong số các bạn sẽ nhìn chúng và nói, "Chúng không thể làm được. Chúng là các sợi dây quá nhỏ." Nhưng chúng có thể làm được bởi vì khi chúng ở nhiệt độ rất lạnh chúng hoạt động như các dây làm bằng vật liệu siêu dẫn. Vì vậy tại nhiệt độ âm 271 độ, Lạnh hơn cả không gian giữa các ngôi sao, những chiếc dây đó có thể dẫn dòng lơn như vậy. Trong một khớp nối giữa trên 90 ngàn nam châm trong LHC, đã có một lỗi sản xuất. Vì vậy dây bị nóng lên một chút, và dòng 13 ngàn amps đột ngột gặp phải trở kháng điện. Đây là hậu quả. Bây giờ, sẽ ấn tượng hơn khi bạn để ý rằng những nam châm đó nặng trên 20 tấn, và chúng bị dịch đi khoảng 1 foot (= 30.48 cm) Vì vậy, chúng tôi bị thiệt hại khoảng 50 nam châm. Chúng tôi đã phải đưa chúng ra. Chúng tôi tu sửa chúng, cố định chúng. Chúng đang được đưa trở lại đúng vị trí. Đến cuối tháng ba LHC sẽ lại trở về nguyên vẹn. Chúng tôi sẽ khởi động nó, và mong rằng có thể lấy dữ liệu trong tháng 6 hoặc 7, và tiếp tục với việc điều tra của chúng tôi để tìm ra những khối nào tạo thành vũ trụ. Dĩ nhiên hiện nay trong cách mà các tai nạn đó kích thích lại những cuộc tranh luận về giá trị của khoa học và kỹ thuật. Thật dễ dàng để bác bỏ. Theo tôi thực tế là nó quá khó, thực tế là chúng ta đang vượt quá xa, giá trị của những thứ như LHC. Tôi sẽ để lại những lời cuối cùng cho một nhà khoa học người Anh, Humphrey Davy, tôi nghi ngờ, khi bảo vệ những thí nghiệm vô dụng của người được ông bảo trợ, người được ông bảo trợ đó là MIchael Faraday, đã nói rằng, "Không có gì là quá nguy hiểm cho sự tiến bộ của suy nghĩ con người hơn là cho rằng quan điểm của chúng ta về khoa học là tột bậc , rằng không còn bất kỳ sự huyền bí nào trong tự nhiên, rằng thắng lợi của chúng ta là hoàn thiện, và rằng không có thế giới mới để chinh phục. " Cảm ơn. Vỗ tay Chúng ta nhìn xung quanh các phương tiện thông tin, các tin tức từ Irắc, Afghanistan, Sierra Leone, và các xung đột này có vẻ không thể hiểu nổi đối với chúng ta. Và đó chính là cảm giác của tôi khi mới bắt đầu dự án này. Nhưng là một nhà vật lý, tôi nghĩ rằng, nếu bạn đưa cho tôi một số dữ liệu, thì có lẽ tôi có thể hiểu được vấn đề này. Bạn biết đấy, chúng tôi thử làm một việc như thế. Vì vậy là một người New Zealand ngây thơ, tôi nghĩ, chúng tôi sẽ đến Lầu Năm Góc. Bạn có thể cho tôi biết một chút thông tin được không? (Tiếng cười) Không. Vì vậy tôi đã phải nghĩ phức tạp hơn một chút. Và một tối khi tôi đang xem tin tức ở Oxford. Và tôi đang xem kênh ưa thích của mình. Tôi nhìn thấy có vài thông tin ở đó. Có dữ liệu trong mạch tin tức mà chúng ta nghe. Trong tất cả các tiếng ồn xung quanh chúng ta thật ra có chứa thông tin. Vì vậy điều mà tôi bắt đầu suy nghĩ là, có lẽ có cái gì tương tự như tình báo nguồn mở ở đây. Nếu chúng ta có thể tập hợp đủ các luồng tin tức này lại với nhau có lẽ chúng ta có thể bắt đầu hiểu về chiến tranh. Đó chính là điều mà tôi đã làm. Chúng tôi bắt đầu lập ra một nhóm, một các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực, một nhóm các nhà kinh tế, các nhà toán học. Chúng tôi đã tập hợp những người này lại và bắt đầu cố giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã thực hiện trong ba bước. Bước đầu tiên chúng tôi làm là thu thập thông tin. Chúng tôi đã thu thập ở 130 nguồn tin khác nhau -- từ các bản báo cáo của NGO cho đến các tờ báo và tin tức truyền hình cáp. Chúng tôi thu được dữ liệu thô này và sàng lọc nó ra. Chúng tôi rút tỉa ra những mẫu tin quan trọng để xây dựng một cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu đó có chứa thời gian của các cuộc tấn công địa điểm, qui mô và những vũ khí được sử dụng. Tất cả đều nằm trong các luồng tin tức mà chúng ta tiếp thu hàng ngày, chúng ta đơn giản là phải biết cách để bắt lấy nó ra. Và khi chúng tôi có được điều này thì chúng tôi đã có thể bắt đầu làm được một vài thứ rất tuyệt. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xem xét sự phân bố của qui mô của các cuộc tấn công? Điều đó sẽ nói với chúng ta cái gì? Vì vậy chúng tôi bắt như sau. Và bạn có thể nhìn thấy ở đây trên trục nằm ngang bạn có số người bị giết trong một cuộc tấn công hay qui mô của cuộc tấn công đó. Và trên trục đứng, bạn có được số lượng các cuộc tấn công. Vì vậy, chúng tôi đã vẽ đồ thị mẫu cho điều này. Bạn nhìn thấy một loại phân bố ngẫu nhiên -- có lẽ là 67 cuộc tấn công, 1 người bị giết, hay 47 cuộc tấn công là nơi có 7 người bị giết. Chúng tôi đã làm điều y hệt này cho I-rắc. Và chúng tôi không biết là sẽ tìm thấy ở I-rắc là gì. Hóa ra, điều mà chúng tôi đã tìm thấy rất đáng ngạc nhiên. Bạn lấy tất cả các cuộc xung đột, tất cả sự lộn xộn, tất cả các tiếng ồn, và từ trong đó là một sự phân bố toán học chính xác về cách tấn công được sắp đặt trong cuộc xung đột này. Điều này đã làm chúng tôi kinh ngạc. Tại sao một cuộc xung đột như I-rắc lại có điều này là dấu hiệu cơ bản của nó? Tại sao lại có trật tự trong chiến tranh? Chúng tôi thật sự không hiểu được điều đó. Chúng tôi đã nghĩ có lẽ I-rắc có gì đó đặc biệt. Vì vậy chúng tôi đã xem xét thêm vài cuộc xung đột nữa. Chúng tôi xem xét Colombia, Afghanistan, và chúng tôi xem xét cả Senegal. Và một mô hình tương tự xuất hiện trong mỗi xung đột. Điều này tưởng như không xảy ra. Đây là những cuộc chiến tranh khác nhau, với những mâu thuẫn tôn giáo khác nhau, những mâu thuẫn chính trị khác nhau, và những vấn đề kinh tế xã hội khác nhau. Vậy mà những mô hình cơ bản ẩn dưới những vấn đề này lại giống nhau. Vì vậy chúng tôi đã đi rộng hơn một chút Chúng tôi xem xét tất cả các thông tin trên toàn thế giới mà chúng tôi có thể tìm được. Từ Peru cho đến Indonesia, chúng tôi lại nghiên cứu cái mô hình tương tự này một lần nữa. Và chúng tôi nhận thấy rằng không chỉ các sự phân bố đó là những đường thẳng này, mà độ dốc của những đường này, chúng dồn lại quanh giá trị của Alpha bằng 2.5 Và chúng tôi có thể đưa ra một phương trình để dự đoán xác xuất của một cuộc tấn công. Điều mà chúng tôi đang nói đến ở đây là xác xuất của một cuộc tấn công giết chết một số X người nào đó ở một đất nước như I-rắc, bằng một hằng số nhân với kích thước của cuộc tấn công đó lũy thừa âm Alpha. Và Alpha âm chính là độ dốc của cái đường mà tôi đã cho bạn thấy trước đó. Vậy thì sao? Đây là dữ liệu, số liệu thống kê. Nó nói với chúng ta cái gì về các cuộc xung đột này? Đó là một thách thức mà chúng tôi những nhà vật lý phải đối mặt Chúng tôi giải thích điều này như thế nào? Và điều mà chúng tôi thực sự tìm thấy là con số Alpha đó nếu chúng tôi thực sự nghĩ về nó, chính là cấu trúc tổ chức của cuộc nổi loạn. Alpha là sự phân bố của kích thước của các cuộc tấn công, cũng chính là sự phân bố sức mạnh của nhóm đang thực hiện các cuộc tấn công đó. Vì vậy chúng tôi xem xét đến quy trình của động lực nhóm -- sự hòa hợp và chia rẻ. Các nhóm tập hợp. Rồi các nhóm tan rã. Và chúng tôi bắt đầu nghiên cứu các số liệu liên quan đến điều này. Liệu chúng ta có thể mô phỏng nó không? Liệu chúng ta có thể tạo ra kiểu các mô hình giống như chúng ta đang thấy ở những nơi như ở I-rắc hay không? Hóa ra chúng tôi phần nào đã làm được như vậy. Chúng tôi chạy những mô phỏng này. Chúng tôi có thể tái tạo việc sử dụng phương pháp động lực nhóm để giải thích các mô hình mà chúng ta thấy xung quanh các cuộc xung đột trên toàn thế giới. Vậy điều gì đang diễn ra? Tại sao những cuộc xung đột có vẻ bề ngoài khác nhau này lại có những mẫu hình giống nhau? Bây giờ tôi nghĩ điều đang diễn ra chính là các lực lượng nổi dậy, họ phát triển theo thời gian. Họ thích nghi. Và hóa ra chỉ có một cách duy nhất để chiến đấu với một kẻ thù mạnh hơn nhiều. Và là một lực lượng nổi dậy, nếu bạn không tìm thấy phương pháp đó thì bạn không tồn tại được. Vì vậy các lực lượng nổi dậy đang hoạt động, các cuộc xung đột đang diễn ra, nó sẽ trông giống thế này. Đây chính là điều mà chúng tôi nghĩ là đang diễn ra. Nhìn về phía trước, chúng ta sẽ thay đổi nó như thế nào? Chúng ta sẽ kết thúc một cuộc chiến như ở I-rắc như thế nào? Nó trông giống cái gì? Alpha là cấu trúc. Nó đạt được trạng thái ổn định ở 2.5. Khi các cuộc chiến tiếp tục thì chúng trông giống như thế này. Chúng ta phải thay đổi điều đó. Chúng ta có thể đẩy nó lên. Các lực lưỡng trở nên rời rạc hơn. Có nhiều nhóm hơn, nhưng chúng cũng yếu hơn. Hay chúng ta có thể đẩy nó xuống. Các lực lượng đó mạnh mẽ hơn. Có ít nhóm hơn. Nhưng có lẽ bạn có thể ngồi xuống và nói chuyện với họ. Vì vậy đồ thị ở đây, tôi sẽ cho các bạn thấy bây giờ. Chưa một ai nhìn thấy điều này bao giờ. Đây là thứ gì đó mà chúng tôi đã tiếp nhận được vào tuần trước. Và chúng tôi nhìn thấy quá trình tiến hóa của Alpha qua thời gian. Chúng tôi nhìn thấy nó bắt đầu. Và chúng tôi nhìn nó lớn lên đến trạng thái ổn định của các cuộc chiến trên thế giới. Và nó giữ tại mức đó qua sự xâm lược của Falusia cho đến những vụ ném bom Samarra trong các cuộc bầu cử ở I-rắc năm 2006. Và hệ thống này trở nên rối tung. Nó di chuyển lên trên đến trạng thái rời rạc. Đây chính là lúc sự gia tăng quân số xảy ra. Và tùy theo người mà bạn hỏi, sự gia tăng quân số đúng ra phải đẩy nó lên cao hơn. Nó xảy ra hoàn toàn ngược lại. Các nhóm trở nên mạnh hơn. Họ trở nên cường tráng hơn. Và vì vậy tôi nghĩ, đúng rồi, tuyệt vời, nó sẽ tiếp tục đi xuống. Chúng ta có thể nói chuyện với họ. Chúng ta có thể có cách giải quyết. Nó lại xảy ra ngược lại. Nó lại tiến lên. Các nhóm trở nên rời rạc hơn. Và điều này nói với tôi một trong 2 điều. Hoặc chúng tôi quay lại nơi chúng tôi xuất phát, và gia tăng quân số không có tác dụng gì. Hoặc cuối cùng các nhóm này bị tan rã đến mức độ má chúng ta có thể lui quân ra. Tôi không biết câu trả lời đối với việc này là gì. Nhưng tôi biết rằng chúng ta bây giờ nên nghiên cứu cấu trúc của sự nổi loạn này để trả lời cho câu hỏi đó. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Điều tôi muốn làm hôm nay là dành một ít thời gian nói về những thứ đem lại cho tôi một chút "cảm giác lo lắng hiện hữu", vì thiếu từ tốt hơn để diễn đạt, trong vài năm qua. Và về cơ bản, ba câu trích dẫn này cho biết những gì đang xảy ra. "Khi Chúa tạo ra màu tím, Chúa chỉ đang thể hiện thôi. Alice Walker viết trong quyển "Sắc Tím" và Zora Neale Hurston đã viết trong quyển "Những vệt bụi trên đường": "Nghiên cứu là sự tò mò được hợp thức hóa. Nó đang châm chọc và soi mói với một mục đích." Và sau đó cuối cùng, khi tôi nghĩ về tương lai gần, bạn biết đấy, chúng ta có một thái độ, rồi việc gì đến cũng đến. Đúng không? Vì vậy điều này đồng tình với câu nói của Chesire Cat. "Nếu bạn không quan tâm lắm về việc bạn sẽ đi đâu, bạn đi đường nào cũng không quan trọng." Nhưng tôi nghĩ là nó quan trọng việc bạn chọn cách nào, đường nào, bởi vì khi tôi nghĩ về thiết kế trong tương lai gần, những vấn đề mà tôi nghĩ là quan trọng nhất, điều thực sự quan trọng là chúng ta cần đem lại sức sống mới cho nghệ thuật và khoa học ngay bây giờ trong năm 2002. (Vỗ tay) Nếu chúng ta mô tả tương lai gần là 10, 20, 15 năm sau, điều đó nghĩa là việc chúng ta làm hôm nay sẽ trở nên cực kì quan trọng, bởi vì trong năm 2015, và năm 2020, 2025, cái thế giới mà xã hội chúng ta sẽ xây dựng trên đó, những kiến thức cơ bản và những ý tưởng trừu tượng những phát hiện của chúng ta hôm nay cũng như tất cả những thứ tuyệt vời mà chúng ta đang nghe tại hội nghị TED, chúng ta đều cho là hiển nhiên trên thế giới lúc này, thực sự là những kiến thức và ý tưởng đã xuất hiện từ những năm 50, 60 và 70. Đó là chất nền mà chúng ta đang khai thác hôm nay dù là internet, kĩ thuật di truyền máy quét laser, tên lửa dẫn đường sợi quang học, ti vi phân giải cao cảm biến, viễn thám từ ngoài không gian và những bức ảnh viễn thám tuyệt vời mà chúng ta thấy trong "3d weaving", những chương trình ti vi như Tracker và Enterprise, ổ đĩa quang viết được, màn hình phẳng Suite Otis của Alvin Ailey, hay là "Cuộc cách mạng của bạn sẽ không ở giữa những chiếc đùi này" của Sarah Jones, quyển này bị cấm bởi FCC, hay ska. Tất cả những thứ này chắc chắn rằng, hầu như không có ngoại lệ, thực sự được dựa trên những ý tưởng và sự trừu tượng và tính sáng tạo từ những năm trước đó. Vì thế, chúng ta phải tự vấn rằng, chúng ta đang đóng góp gì vào cái di sản ấy ngay lúc này? Và khi tôi đang nghĩ về điều đó, tôi thật sự lo lắng. Thẳng thắn mà nói, tôi khá lo. Tôi hoài nghi việc chúng ta đã làm được nhiều trong một lĩnh vực nào đó. Trong một nghĩa nào đó, chúng ta đang không làm gì trong tương lai. Chúng ta đang trở nên lạc hậu một cách cố tình, có ý thức. Chúng ta đang tụt hậu. Frantz Fanon, một bác sĩ tâm lý từ Martinique, nói: "Mỗi thế hệ phải khám phá ra nhiệm vụ của mình, hoàn thành hoặc phản bội nó." Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Chúng ta phải làm gì? Tôi nghĩ nhiệm vụ của chúng ta là dung hòa, tái hòa nhập khoa học và nghệ thuật, bởi vì ngay bây giờ có một sự chia rẽ đang tồn tại trong văn hóa phổ thông. Bạn biết đấy, chúng ta có ý nghĩ rằng khoa học và nghệ thuật tách rời nhau. Chúng ta nghĩ về chúng như những thứ tách biệt và khác nhau, Và ý nghĩ này có lẽ đã xuất hiện vài thế kỉ trước. Nhưng giờ nó đang dần trở nên nghiêm trọng bởi vì chúng ta đang đưa ra những quyết định về xã hội của chúng ta mỗi ngày, rằng nếu chúng ta cứ tiếp tục nghĩ rằng nghệ thuật thì tách rời khỏi khoa học, và nghĩ rằng thật bình thường khi nói, "Tôi không hiểu gì về cái này, tôi không hiểu gì về cái đó," thì chúng ta sẽ gặp vấn đề đấy. Tôi không nghĩ là có ai tại đây ở TED nghĩ như vậy. Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng có nối kết với nhau, nhưng tôi sẽ cho bạn biết, một vài người ở thế giới bên ngoài, tin hay không tùy bạn, họ nghĩ là đúng khi nói rằng, bạn biết đấy, nhà khoa học và khoa học thì không có tính sáng tạo. Có thể các nhà khoa học là thiên tài nhưng họ không có tính sáng tạo Và sau đó chúng ta có xu hướng này, những người tư vấn nghề nghiệp, nhiều người nói những thứ như, "Họa sĩ thì không có tính phân tích, dù có thể họ là thiên tài, nhưng không có tính phân tích," Và khi những khái niệm này làm nền tảng cho việc dạy học và những gì ta nghĩ về thế giới, thì chúng ta có một vấn đề, bởi vì chúng ta cản trở sự ủng hộ cho mọi thứ. Bằng cách chấp nhận sự phân đôi này, dù nó chỉ là lời nói suông, khi chúng ta cố chứa chấp nó trong thế giới của mình, và khi chúng ta cố gắng xây dựng nền tảng cho thế giới, chúng ta đang làm hỏng tương lai, bởi vì, ai muốn trở thành người thiếu sáng tạo? Ai muốn trở thành người phi logic? Tài năng sẽ chạy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nếu bạn được nói phải chọn một. Sau đó, sẽ đến lúc họ nghĩ, "Tôi có thể vừa sáng tạo và vừa có logic." Tôi đã lớn lên trong những năm 60 và tôi sẽ thừa nhận điều đó, thực ra, tuổi thơ của tôi trải dài những năm 60, và tôi đã là một "híp pi" và tôi luôn phẫn nộ với sự thật rằng tôi không thực sự đủ già để trở thành một "híp pi". Và tôi biết có những người ở đây, thế hệ trẻ hơn những người muốn trở thành "híp pi", nhưng lúc nào người ta cũng nói về những năm 60, và họ nói về sự hỗn loạn ở đó. Nhưng khi tôi nghĩ về những năm 60, cái mà tôi thấy được là có hi vọng cho tương lai. Chúng tôi đã nghĩ mọi người đều có thể tham gia. Đã có những ý tưởng tuyệt vời, đáng kinh ngạc luôn lan toả, và rất nhiều trong những thứ xuất sắc hoặc nóng hổi hôm nay được dựa vào một số những khái niệm đó, dù rằng người ta cố sử dụng Prime Directive từ Star Trek can dự vào nhiều thứ, hay một lần nữa rằng dệt ba chiều và máy fax mà tôi đọc trong quyển Weekly Reader rằng công nghệ và kĩ thuật chỉ mới bắt đầu. Nhưng những năm 60 để lại cho tôi một vấn đề. Bạn thấy đó, tôi luôn cho rằng mình sẽ bước ra ngoài không gian, bởi vì tôi đi theo tất cả những thứ này, nhưng tôi cũng yêu nghệ thuật và khoa học. Bạn thấy đó, khi tôi lớn lên như một cô gái nhỏ và như một thiếu niên, Tôi đã yêu thiết kế và làm quần áo cho chó và muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang. Tôi đã học lớp hội họa và gốm sứ. Tôi đã yêu nhảy múa. Lola Falana. Alvin Ailey. Jerome Robbins. Và tôi cũng đã theo chương trình Gemini và Apollo một cách say sưa. Tôi đã có những đồ án khoa học và hàng tấn sách thiên văn. Tôi đã học giải tích và triết học. Tôi tự hỏi về sự vô hạn và thuyết Big Bang. Và khi tôi ở Stanford, vào năm cuối, tôi học chuyên ngành kĩ sư hóa học, mọi người nghĩ rằng tôi học khoa học chính trị và học chuyên ngành nghệ thuật. điều đó có thể do tôi là Chủ tịch Hội Sinh viên Da đen và tôi đã chuyên về vài thứ khác. Và tôi đã tìm thấy chính mình vào kì học cuối đang tung hứng các quá trình phân ly kĩ thuật hóa học, các lớp logic, quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân đồng thời sản xuất và dàn dựng một bài khiêu vũ. Tôi phải phải lo phần ánh sáng và thiết kế và tôi đang cố tìm hiểu xem, có phải tôi tới New York để trở thành một vũ công chuyên nghiệp, hay vào một trường y? Bây giờ, mẹ tôi giúp tôi hiểu ra việc đó (Tiếng cười) Nhưng khi tôi bước vào vũ trụ, khi tôi vào vũ trụ tôi mang theo nhiều thứ Tôi mang một tấm áp phích bởi Alvin Ailey, điều mà bạn có thể hiểu ra vì tôi yêu công ty múa. Tấm áp phích Alvin Ailey của Judith Jamison biểu diễn tiết mục múa 'Khóc", dành cho tất cả phụ nữ da đen khắp mọi nơi. Một bước tượng Bundu, từ Cộng đồng Phụ nữ ở Sierra Leone, và một chứng chỉ cho học sinh trường Chicago để làm việc nâng cao khả năng khoa học và toán của họ. Người ta hỏi tôi, "Sao cô lại mang lên những thứ đó?" Và tôi phải nói, "Bởi vì nó tượng trưng cho sự sáng tạo của con người, sự sáng tạo đã cho phép chúng ta, mà chúng ta được yêu cầu phải nhận thức và xây dựng và phóng tàu con thoi, nảy nở từ chính cái nguồn như trí tưởng tượng và phân tích để khắc bức tượng Bundu. Hoặc sự khéo léo cần có để thiết kế, dàn dựng, và sản xuất "Khóc". Mỗi thứ trong số chúng là biểu hiện, hóa thân khác nhau của sự sáng tạo, thế thân của sức sáng tạo của con người. Đó là cái mà chúng ta phải dàn xếp trong tâm thức để những điều này khớp với nhau. Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học không là phân tích so với trực giác, đúng không? e = m c bình phương đòi hỏi một bước trực giác, rồi bạn mới phải chứng minh sau đó. Einstein từng nói, "Thứ đẹp nhất mà ta có thể trải nghiệm là sự bí ẩn. Nó là nguồn của mọi nghệ thuật và khoa học đích thực." Nhảy đòi hỏi chúng ta phải bày tỏ và muốn bày tỏ sự hân hoan trong cuộc sống, nhưng sau đó bạn phải tìm ra, chuyển động nào tôi làm để đảm bảo rằng nó đến chính xác. Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học cũng không phải giữa xây dựng và phá vỡ, phải không? Nhiều người nghĩ rằng khoa học mang tính phá vỡ. Bạn phải tách các phần ra. Và đúng, vật lý hạ nguyên tử là giải cấu trúc. Bạn tách các nguyên tử ra để xem có gì bên trong chúng. Nhưng điêu khắc, từ thứ mà tôi hiểu từ các nhà điêu khắc vĩ đại, cũng là giải cấu trúc, bởi vì bạn thấy một mảnh và loại bỏ cái mà không cần thiết. Công nghệ sinh học mang tính xây dựng. Dàn dựng giàn giao hưởng mang tính xây dựng. Vì thế thực ra ta sử dụng những kĩ thuât mang tính xây dựng và phá vỡ trong mọi thứ. Sự khác biệt giữa khoa học và nghệ thuật không phải là việc chúng là những mặt khác nhau trên cùng một đồng tiền, hay kể cả những thành phần khác nhau của cùng một tổng thể, mà chúng là những biểu hiện của cùng một thứ. Những trạng thái lương tử khác nhau của một nguyên tử? Hay có thể, nếu nói cho giống thế kỷ 21 hơn, tôi có thể nói rằng chúng là những cộng hưởng khác nhau của một siêu chuỗi. Nhưng ta cứ mặc nó đã. (Tiếng cười) Chúng nảy nở từ một nguồn. Nghệ thuật và khoa học là những thế thân của sự sáng tạo của con người. Nó là nỗ lực của chúng ta để xây dựng kiến thức về vũ trụ, thế giới xung quanh chúng ta. Nó là nỗ lực của chúng ta để gây ảnh hưởng, cái vũ trụ bên trong mỗi chúng ta và bên ngoài chúng ta. Khoa học, với tôi, là những biểu hiện của nỗ lực của chúng ta để thể hiện hoặc chia sẻ vốn hiểu biết của mình, kinh nghiệm của mình, để gây ảnh hưởng tới cái vũ trụ bên ngoài chúng ta. Nó không phụ thuộc vào chúng ta như những cá thể. Nó là vũ trụ, được trải nghiệm bởi mọi người. Và nghệ thuật hiện thân khao khát của chúng ta, nỗ lực của chúng ta để chia sẻ hay ảnh hưởng những người khác thông qua những kinh nghiệm những thứ lạ thường với chúng ta như những cá thể. Để tôi nói lại bằng một cách khác: khoa học cung cấp hiểu biết về một kinh nghiệm phổ quát, còn nghệ thuật cung cấp hiểu biết phổ quát về một kinh nghiệm cá nhân. Đó là cái mà chúng ta phải nghĩ về, rằng chúng là một phần của chúng ta, chúng là một phần của một tổng thể. Nó không chỉ là công cụ, không chỉ là khoa học, bạn biết đấy, toán học và thứ số học và thống kê, vì chúng ta đã nghe khá nhiều trên sân khấu này, họ nói về nhạc mang tính toán học. Đúng không? Nghệ thuật không chỉ dùng đất sét, không phải thứ duy nhất dùng đất sét, ánh sáng và âm thanh và chuyển động. Chúng cũng sử dụng phân tích. Vì thế người ta có thể nói, tôi vẫn thích cái ý tưởng trực quan so với phân tích, bởi vì mọi người muốn làm cái thứ não phải, não trái, đúng không? Chúng ta đều bị kết luận là thiên về não phải hay trái vào một thời điểm nào đó, tùy vào người mà chúng ta bất đồng. (Tiếng cười) Người ta nói trực giác giống như bạn liên lạc với thiên nhiên, liên lạc với bản thân và các mối quan hệ. Phân tích: bạn đặt trí óc vào công việc, và tôi sẽ kể cho các bạn một bí mật, dù các bạn đều biết rồi, nhưng đôi khi người ta dùng cái ý tưởng phân tích này, rằng những thứ bên ngoài chúng ta, là cái chúng ta sẽ nâng lên như là thứ khoa học đích thực, quan trọng nhất, đúng không? Và rồi bạn có các nghệ sĩ, bạn cũng đều biết là, các nghệ sĩ sẽ nói về các nhà khoa học bởi vì họ nói rằng họ quá cụ thể, họ không kết nối với thế giới. Nhưng chúng ta có ngay cả điều đó trên sân khấu này, nên đừng làm ra vẻ bạn không biết tôi đang nói về cái gì. (Tiếng cười) Chúng ta có những người nói về Trái Đất Phẳng xã hội và những người xếp hoa, vì thế, chúng ta tiếp tục mang theo sự phân chia kể cả khi chúng ta hiểu biết hơn. Và người ta nói chúng ta cần chọn cái này hoặc cái khác. Nhưng nó sẽ thật ngu ngốc khi chỉ chọn một, phải không? Trực giác so với phân tích? Đó là một sự chọn lựa ngu ngốc. Nó ngu ngốc giống như cố chọn giữa trở nên thực tế hay lý tưởng. Bạn cần cả hai trong cuộc sống. Tại sao mọi người làm việc này? Tôi sẽ trích lời nhà sinh học phân tử, Sydne Brenner, người mà phải sống tới 70 tuổi để có thể nói điều này. Ông nói, "Điều quan trọng là phân biệt giữa thanh tịnh và bất lực." Bây giờ... (Tiếng cười) tôi muốn chia sẻ với các bạn một phương trình nho nhỏ, được chứ? Làm thế nào để hiểu biết về khoa học và nghệ thuật tương thích với cuộc sống của chúng ta và cái gì đang xảy ra và những thứ mà chúng ta đang nói tới ở đây tại hội nghị thiết kế này, và đây là một điều nho nhỏ tôi đã nghĩ ra, hiểu biết và tiềm lực và ý chí của chúng ta khiến chúng ta có những kết quả. Hiểu biết của chúng ta là khoa học, nghệ thuật của chúng ta, tôn giáo của chúng ta, là cách ta quan sát vũ trụ tiềm lực, tiền bạc của chúng ta, lao động, khoáng chất của chúng ta, những thứ đó ở ngoài kia trong cái thế giới mà ta phải làm việc. Mà quan trọng hơn, là ý chí của chúng ta. Đây là tầm nhìn, nguyện vọng của chúng ta về tương lai, hi vọng, ước mơ của chúng ta, sự đấu tranh và nỗi sợ của chúng ta. Những thành công và thất bại của chúng ta ảnh hưởng đến việc ta làm với tất cả thứ đó, và với tôi, thiết kế và công việc kĩ sư, thủ công và lao động có tay nghề, là tất cả những thứ mang lại kết quả cho chúng ta, cũng là chất lượng cuộc sống của chúng ta. Bạn muốn thế giới ở đâu? Và đoán xem? Dù cho ta nhìn nhận điều này thế nào, dù ta cho rằng nghệ thuật và khoa học tách biệt hoặc khác nhau thì bây giờ chúng đều đang bị ảnh hưởng và chúng đều có vấn đề. Tôi đã làm một đồ án gọi là S.E.E.ing the Future: Khoa học, Kĩ sư và Giáo dục, tôi đang tìm cách sử dụng hiệu quả nhất của tài trợ chính phủ. Chúng ta có một nhóm các nhà khoa học ở các giai đoạn trong sự nghiệp. Họ đã đến với Cao Đẳng Dartmouth, nơi tôi đang dạy, và họ đã nói với các nhà thần học và các nhà tài chính, về những vấn đề của công quỹ cho nghiên cứu khoa học và kĩ thuật. Cái quan trọng nhất về việc đó là gì? Có vài ý tưởng đã nổi lên mà tôi nghĩ có những sự tương đồng mạnh mẽ với nghệ thuật. Điều đầu tiên họ nói là những hoàn cảnh mà chúng ta tìm ra bản thân mình ngày nay trong khoa học và kĩ thuật mà biến chúng ta thành những lãnh đạo thế giới thì rất khác với những năm 40, 50 và 60 và 70 khi chúng ta nổi lên là những nhà lãnh đạo thế giới, vì chú ta không còn cạnh tranh với chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết, và cuộc cạnh tranh này không những chỉ quân sự, nó bao gồm cạnh tranh xã hội và cả cạnh tranh chính trị nữa, điều đó cho ta nhìn vào không gian như là một trong những nền tảng đó để chứng minh rằng xã hệ thống xã hội của chúng ta đã từng tốt hơn. Họ còn nói về cơ sở hạ tầng hỗ trợ các ngành khoa học đang trở nên lỗi thời. Nhìn vào các trường đại học và cao đẳng, các cao đẳng nhỏ, trung xuyên suốt đất nước, những phòng thí nghiệm của họ đang dần lỗi thời, và đây là nơi chúng ta huấn luyện hầu hết các công nhân khoa học, các nhà nghiên cứu của chúng ta, và các giáo viên của chúng ta, nhân tiện, và sau đó có một giới truyền thông không ủng hộ việc truyền bá gì hơn ngoài thứ thông tin trần tục và ngớ ngẩn nhất. Có giả khoa học, những vòng tròn bí ẩn, khám nghiệm người ngoài hành tinh, những ngôi nhà ma ám hay những thảm họa. Và đó là những gì ta thấy. Và đó không thực sự là thông tin bạn cần trong cuộc sống hàng ngày và tìm ra cách tham gia vào nền dân chủ này và xác định những gì đang xảy ra. Họ cũng nói rằng có một sự thay đổi trong tâm lý doanh nghiệp. Trong khi ngân sách chính phủ luôn dành cho nghiên cứu khoa học cơ bản và kĩ thuật. Chúng ta cũng trông cậy vào vài công ty để thực hiện vài nghiên cứu đơn giản, nhưng thực tế là là các công ty đang dồn sức vào phát triển sản phẩm ngắn hạn hơn là nghiên cứu kĩ thuật cơ bản và khoa học. Và giáo dục thì không bắt kịp. Ở bậc học K-12, người ta đang loại bỏ những phòng thí nghiệm sinh hóa. Họ nghĩ một cái máy vi tính sẽ thay thế được việc trộn axít, hay trồng các củ khoai tây. Và tài trợ chính phủ đang giảm dần trong chi tiêu và rồi họ nói, hãy để các tập đoàn tiếp quản, và điều đó không đúng. Tài trợ chính phủ ít nhất nên làm những thứ như nhận ra hiệu ích của nghiên cứu khoa học cơ bản và kĩ thuật. Chúng ta phải biết rằng chúng ta có một trách nhiệm là công dân toàn cầu trong thế giới này. Chúng ta cần xây dựng những nguồn lực hôm nay để chắc chắn rằng họ được rèn luyện để hiểu tầm quan trọng của chúng và chúng ta phải ủng hộ sức sống của khoa học, và điều đó không có nghĩa là mọi thứ phải có một thứ gì đó sẽ tiếp tục, hay chúng ta biết chính xác cái gì sẽ là kết quả của nó, mà chúng ta ủng hộ sức sống và sự tò mò hữu trí tuệ đi kèm, và nếu nghĩ về những điều tương đồng với nghệ thuật, cuộc thi với Bolshoi Ballet thúc đẩy Joffrey và New York City Ballet trở nên tốt hơn. Cơ sở hạ tầng viện bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim trên khắp đất nước đang dần biến mất. Chúng ta có thêm trạm thu truyền hình với ít thứ để xem hơn, chúng ta có nhiều tiền để chi vào việc viết lại để đưa các chương trình truyền hình cũ lên phim ảnh. Bây giờ chúng ta có tài trợ của các công ty, mà khi nói đến hỗ trợ nghệ thuật, hầu hết yêu cầu sản phẩm trở thành một phần của bức tranh mà người họa sĩ vẽ, và chúng ta có các sân vận động được đặt tên lặp đi lặp lại bởi các tập đoàn. Ở Houston, chúng ta đang cố hình dung phải làm gì với cái sân Enron Stadium. (Tiếng cười) Và mĩ thuật và giáo dục ở trường đang dần biến mất, và chúng ta có một chính quyền dường như nó đang làm thất vọng NEA và những chương trình khác, vì thế chúng ta phải thực sự dừng lại và nghĩ, chúng ta đang cố làm gì với khoa học và nghệ thuật? Hồi sinh chúng là cần thiết. Chúng ta phải để ý đến điều đó. Tôi chỉ muốn kể với bạn nhanh chóng cái tôi đang làm. (Vỗ tay) Tôi muốn kể với bạn cái tôi đã và đang làm một chút bởi vì tôi cảm thấy điều này cần đại loại tích hợp một số ý tưởng mà tôi đã có hoặc tình cờ tìm thấy trong khoảng thời gian. Một trong những điều mà tôi tìm ra là cần phải sửa sự phân chia giữa tâm trí và cơ thể. Mẹ tôi luôn nói, con phải biết quan sát, xem điều gì đang xảy ra trong tâm trí và cơ thể con, và là một vũ công tôi đã có niềm tin to lớn vào khả năng biết cơ thể mình, cũng như tôi biết cách cảm nhận màu sắc. Rồi tôi học trường y, và tôi lẽ ra phải tuân theo những gì máy móc nói về cơ thể. Bạn biết đấy, bạn sẽ hỏi bệnh nhân và vài người sẽ nói, "Đừng, đừng, đừng nghe những gì bệnh nhân nói." Chúng ta biết rằng bệnh nhân biết và hiểu về cơ thể của họ hơn, nhưng ngày nay chúng ta đang cố chia rẽ họ với cái ý tưởng đó. Chúng ta phải dung hòa kiến thức của bệnh nhân về cơ thể của họ với các phép đo của bác sĩ. Chúng ta đã có vài người nói về đo lường cảm xúc và khiến những cái máy hình dung ra cái để khiến chúng ta không hành động điên rồ. Đúng không? Không, chúng ta không nên đo, không nên dùng những cái máy để đo chứng "điên đường" và làm gì đó để ngăn chặn việc đó. Có thể chúng ta nên có những cỗ máy giúp phát hiện bệnh "điên đường" rồi chúng ta cần biết cách kiểm soát nó mà không cần máy móc. Chúng ta thậm chí cần có khả năng nhận ra điều đó mà không cần máy móc. Điều tôi rất quan tâm tới là làm thế nào để chúng ta tăng cường sự tự nhận thức của chính mình như là những con người, những cơ thể sinh học? Michael Moschen đã nói về việc phải dạy và học cách để cảm nhận với con mắt, để thấy với bàn tay của mình. Chúng ta có thể sử dụng các giác quan bằng mọi loại khả năng, và đó là điều chúng ta phải làm. Đó là điều tôi muốn làm, cố sử dụng các công cụ về dữ liệu sinh lý, những loại như vậy để giúp các giác quan của chúng ta trong việc chúng ta làm, và đó là việc tôi đang làm bây giờ tại tập đoàn BioSentient. Tôi nghĩ tôi phải làm quảng cáo đó, vì tôi là một nhà doanh nghiệp, vì nhà doanh nghiệp nói rằng ai đó làm điều họ muốn vì họ không phá sản đủ để họ phải có một công việc thực sự. (Tiếng cười) Nhưng đó là công việc tôi đang làm với tập đoàn BioSentient, cố gắng hình dung chúng ta tích hợp những điều này thế nào? Để tôi kết thúc bằng việc nói rằng vấn đề thiết kế cho tương lai của cá nhân tôi thực sự là về tích hợp, nghĩ về thứ trực quan và phân tích đó. Nghệ thuật và khoa học không tách biệt. Tiết học vật lý trung học trước khi các bạn ra về. Giáo viên vật lý trung học đã từng cầm một trái banh. Cô sẽ nói trái banh này có thế năng, nhưng không có gì sẽ xảy ra với nó, nó không thể sinh công cho tới khi tôi thả rơi nó và nó thay đổi trạng thái. Tôi thích nghĩ về những ý tưởng như thế năng. Chúng thực sự tuyệt vời, nhưng không có gì sẽ xảy ra tới khi chúng ta mạo hiểm thực hiện nó. Buổi hội nghị này chứa đầy những ý tưởng tuyệt vời. Chúng ta sẽ chia sẻ nhiều thứ với mọi người, nhưng chẳng có gì sẽ xảy ra cho tới khi chúng ta mạo hiểm thực hiện những ý tưởng đó. Chúng ta cần khôi phục nghệ thuật và khoa học ngày nay chúng ta cần chịu trách nhiệm cho tương lai Chúng ta không thể lẩn trốn phía sau nói rằng nó chỉ cho lợi nhuận công ty, hoặc nó chỉ là một vụ kinh doanh, hoặc tôi là một hoạ sĩ hoặc một hội viên hàn lâm viện. Đây là cách bạn đánh giá cái bạn đang làm. Tôi đã nói về sự cân bằng giữa trực quan và phân tích. Fran Lebonwitz, nhà phê bình yêu thích của tôi, cô ấy đã nói về ba câu hỏi của mối quan tâm lớn nhất, giờ tôi sẽ thêm vào thiết kế, là "Nó có hấp dẫn không?" Đó là trực quan. "Nó có vui không?" Sự phân tích. "Và nó có biết vị thế của mình không?" Sự cân bằng. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là công trình tôi thực hiện, theo một cách nào đó, thuộc loại, cấu trúc linh hoạt trở thành một đối tượng có góc độ tự do Vì vậy, nó có thể cân bằng tại một điểm Đây là quả bóng đồng, cánh tay nhôm, và đây là đĩa gỗ. Và đĩa gỗ thực sự hướng tới như một thứ bạn muốn giữ, và nó sẽ dễ dàng lướt qua bàn tay bạn. Sử dụng nhôm là do nó rất nhẹ. Đồng khá cứng và là vật liệu bền vì thế có thể lăn trên mặt đất. Bên trong quả bóng đồng có một khối chì nặng có thể đu đưa tự do trên một trục nằm trên hai vòng bi ở giữa , xuyên qua nó, như vậy, cân bằng trọng lượng. Vì vậy cho phép nó lăn. Và khối cầu có sự cân bằng tĩnh thứ mà luôn được giữ vững và nhìn giống nhau ở mọi hướng Nhưng nếu bạn đặt gì đó lên trên, nó mất cân bằng. Và vì vậy nó sẽ đổ Nhưng trong trường hợp này bởi vì thứ bên trong đu đưa tự do trong tương tác với khối cầu, nó có thể đứng trên một điểm. Và có một cấp độ nữa cho đối tượng này, đó là-- tôi muốn dùng nó để tuyền đạt một số tỷ lệ mà tôi quan tâm thứ mà đường kính của mặt trăng và đường kính trái đất tỷ lệ với nhau. Tôi đã khám phá ,từ rất sớm muốn tạo ra vật lơ lửng trong không khí. Và tôi có rất nhiều ý tưởng. Công trình mà tôi tạo ra-- nó bay lên bằng từ tính. Vấn đề là nó hơi nguy hiểm. Thông thường nó được cô lập trong bảo tàng. Nhưng nó--nếu tôi có thể điều khiển một chút mà không có, Và nó đơn giản lơ lửng, lở lửng trên một vùng từ trường cố định, ổn định nó trên mọi hướng. Ngoại trừ một dây nối mảnh ở đây, giữ nó khỏi bay vọt lên. Nó lướt êm trên từ trường tại ngọn của sóng. Và đó là thứ hỗ trợ đối tượng và giữ nó ổn định. Tôi nghĩ ta có thể chiếu đoạn phim. Tôi có một số đoạn clip mà tôi có vài cách cài đặt khác nhau, mà tôi có thể tái hiện. Đây là công trình về mặt trời và trái đất, trong tỷ lệ tương quan. Trình bày trong tám phút rưỡi dùng ánh sáng và lực hấp dẫn để kết nối hai đối tượng. Đây là trái đất . Nó nhỏ hơn một milimet được đúc từ đồng nguyên chất. Và đây là một công trình tương tự. Mặt trời ở vị trí cuối. và trong số 55 quả bóng, nó làm giảm , tỉ lệ--mỗi bóng và khoảng cách giữa chúng giảm với tỉ lệ tương đương, cho đến khi chúng đi xuống trái đất. Đây là công trình đặt tai công viên ở Taejon. Cái này là về mặt trăng và khoảng cách với trái đất, cũng trong tỷ lệ. Đây là một quả bóng bằng đá, trượt. Bạn có thể thấy sợi dây nhỏ, và nó cũng bay nhờ từ tính. Và đây chỉ là phần đầu tiên của-- 109 khối cầu, từ mặt trời là 109 lần đường kính trái đất. Và đây là kích thước của mặt trời. Và sau đó mỗi khối cầu nhỏ là kích thước của trái đất trong tỷ lệ với mặt trời. Nó tạo bởi 16 vỏ đồng tâm. Mỗi cái có 92 khối cầu Đây là sân chơi của luyện kim thế kỷ 20. Tôi đã nghĩ mặt trời là cảnh giới của thuật luyện kim Vì vậy tại đây, một lần nữa, ở trên đối tượng-- một lát cắt từ xích đạo của trái đất. Và mặt trăng ở trung tâm, và nó lơ lửng. Và đây là ở Pháp. Cái này ở Sapporo. Nó cân bằng theo một trục và một bóng, ngay tại tâm của trọng lực, hoặc nhẹ nhàng trên tâm trọng lực, nghĩa là nửa dưới của đối tượng chỉ nặng hơn một chút. Nên bạn có thể thấy nó xoay tại đây. Nó nặng khoảng một tấn hoặc hơn. Nó làm bằng thép không rỉ, khá dày. Nhưng nó trong thế cân bằng. Nó chỉ chuyển động bởi không khí. Đây là một phần việc khác tôi làm. Đây là các dãy. Các khổi cầu đều bị lơ lửng nhưng đều có nam châm ngang bên trong. làm chúng giống như những chiếc la bàn. Vì vậy, tất cảm mặt đỏ, cùng chỉ hướng nam Và mặt xanh,chỉ hướng còn lại. Nên khi bạn xoay bạn nhìn thấy màu khác. Nó dựa trên cấu trúc của kim cương. Cấu trúc của kim cương là điểm khởi hành. Và đây như khoảng cách lớn trong các hốc giữa các nguyên tử. Và tôi đặt thêm một thành phần vào mỗi vị trí Đây là các khối cầu trắng. Và tôi có một đoạn phim trình chiếu chiếu ngắt quãng lên các quả cầu. nên chúng sẽ bắt được các phần hình ảnh, và tạo ra khối màu sắc ba chiều, khi bạn đi quá nó, qua các đối tượng. Đây là điều tôi đã làm về hệ thống thông tin liên lạc xúc giác. Đó là ý tưởng của cô lập các thành phần xúc giác của công trình và đưa vào hệ thông liên lạc. Đây là ý tưởng về công trình chuyển động, một quả bóng, được chuyển hướng quanh phòng bằng máy tính. Đây là chiếc đồng hồ tôi thiết kế. Nó được Buckminster Fuller's Dymaxion Map sửa ở đây. Nó chuyển một lần trong ngày đồng bộ với Trái đất. và sau đó, nó giống như các dự án khó hơn để thực hiện. (Tiếng cười) Đây là một hồ kim cương có đáy. Nó là một hòn đảo lơ lửng với nước, nước sạch có thể bay qua lại. Nó sẽ phát triển, tôi cho là như vậy, với công nghệ nano trong tương lai. Trong quá trình làm việc của tôi Tôi có một loạt các mối quan tâm. Và một vài trong số đó là ý tưởng tạo truyền thông truyền thông như một công trình điêu khắc, thứ gì đó sẽ giữ công trình luôn mới mẻ và thay đổi, bởi chỉ cần tạo ra các phương tiện làm vật liệu cho điêu khắc . Và tôi có rất nhiều-- luôn thích các thiết kế quả cầu pha lê Và ý tưởng bạn có thể nhìn thấy những thứ bên trong quả cầu pha lê và đoán trước tương lai-- hoặc vô tuyến, như một chiếc hộp ma thuật nơi mọi thứ có thể hiện ra. Tôi đã nghĩ rất lâu, ở thập niên 60-- khi tôi mới bắt đầu, tôi chịu ảnh hưởng của việc nghĩ đến Buckmister Fuller's công trình lớn cho hệ thống điện toàn cầu thông qua Liên Hợp Quốc-- và một chuyện đã xảy ra, chương trình không gian thời điểm đó, và Whole Earth Catalog. Tôi đã nghĩ về việc sản xuất hàng loạt bộ truyền hình cầu có thể kết nối với các vệ tinh quay quanh Vì vậy, nếu chúng ta có thể quay bộ phim tiếp theo đây. Nó đã được phát triển trong nhiều năm làm đi làm lại nhiều lần. Nhưng đây là phiên bản mới nhất, là một phi thuyền đường kính khoảng 35 mét, tức là khoảng 110 feet Toàn bộ bề mặt được bao phủ khoảng 60 triệu bóng diốt đỏ, xanh da trời và xanh lá cây, cho bạn thấy hình ảnh độ phân giải cao nhìn thấy vào ban ngày. Tôi có một kế hoạch. Tôi đưa nó cho công ty AeroVironment của Paul MacCready để làm một nghiên cứu khả thi, họ đã phân tích nó, và đưa ra rất nhiều ý tưởng sáng tạo về cách để cải tiến nó. Vì vậy , chúng tôi có một kế hoạch cụ thể để biến nó thành hiện thực. Đây là phòng điều khiển bên trong con tàu. Ý tưởng là, nó là một thứ mà có thể biến đổi và trở thánhbất cứ thứ gì. Nó giống như một chương trình du lịch. Nó có loa và camera trên bề mặt của nó. Vì vậy, nó có thể thấy môi trường xung quanh, và nó có thể mô phỏng môi trường và tàng hình. Đây là các chân đang co lại. Các phòng mở hoặc đóng, theo ý bạn. Nó nặng khoảng 20 tấn Nó có máy phát điện. Nó có thể tạo ra khoảng một triệu kW, để có đủ sáng để có thể nhìn thấy vào ban ngày. Ý tưởng là làm một loại chương trình du lịch. Nó thực sự sẽ được dành cho nghệ thuật và tương tác. Phi hành đoàn sẽ có các nghệ sĩ, nhạc sĩ, sẽ biến nó trở thành một loại một đối tượng có ý thức có khả năng phản hồi tức khắc và tương tác như một thực thể đó là ý thức, có khả năng giao tiếp. Nó rất êm và không gây ô nhiễm Nó có động cơ điện với một hệ thống động cơ đẩy cuốn. Nó có thể tương tác với đám đông theo nhiều cách khác nhau. Chủ yếu tôi quan tâm đến cách nó sẽ tương tác, cách nó nói chuyện, đi đến một trường đại học, và nó được sử dụng như một cách để nói về khoa học trái đất, về thế giới, về tình hình của địa cầu. Những hình ảnh mặc định trên đối tượng có lẽ sẽ là một hình ảnh trái đất có độ phân giải cao. Nhưng sau đó người ta có thể tương tác và hiển thị các mảng địa tầng hay vấn đề trái đất ấm lên, di cư tất cả những điều chúng ta quan tâm ngày nay. Và sau đó ý tưởng vào ban đêm là nó sẽ được sử dụng như một loại mô phỏng tình huống nơi người dân có thể thả lỏng, với âm nhạc , ánh sáng và mọi thứ. Nó có thể hạ cánh trong một công viên, Hoặc điều này có thể đại diện cho một lớp học xanh. Và sau đó nó sẽ có một trang web để hiển thị các hành trình. Và do đó, tương tác với cùng một hình ảnh. Nó sẽ có thể có mã nguồn mở, để mọi người có thể tương tác với nó. Nó sẽ là diễn đàn cho những ý tưởng của mọi người về những gì họ muốn để xem trên một màn hình khổng lồ. Vì vậy nó có khá nhiều ứng dụng. Cảm ơn (Vỗ tay) Năm ngoái tôi đã trình chiếu 2 slides để minh họa cho chỏm băng Bắc Cực, là chỏm băng mà suốt 3 triệu năm qua từ kích cỡ bằng 48 bang nay nó đã giảm đi 40%. Nhưng điều này đã nói giảm đi sự nghiêm trọng của vấn đề vì nó không cho biết độ dày của lớp băng. Một mặt, chỏm băng Bắc Cực là quả tim đập không ngừng của hệ thống khí hậu toàn cầu. Nó mở rộng vào mùa đông và giảm đi vào mùa hè. Slide tiếp theo mà tôi chiếu sẽ là những biến đổi cực nhanh của những điều đã xảy ra trong vòng 25 năm qua. Vùng băng vĩnh cửu được đánh dấu bằng màu đỏ. Như bạn thấy, nó mở rộng ra vùng màu xanh đậm. Đó là băng hàng năm vào mùa đông. Và nó giảm đi vào mùa hè. Cái gọi là băng vĩnh cửu, có tuổi từ 5 năm trở lên, bạn có thể thấy chủ yếu như màu máu, tràn khắp vùng này. Trong vòng 25 năm, nó đã từ như thế này trở thành như vậy. Đây là vấn đề bởi sự nóng lên đã nung lớp đất nền đóng băng xung quanh Bắc Băng Dương nơi có một lượng carbon đóng băng khổng lồ mà khi tan ra, nó sẽ bị vi khuẩn biến thành metan. So với tổng lượng ô nhiễm trong không khí gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, lượng này có thể tăng gấp đôi nếu chúng ta vượt qua ngưỡng bùng phát. Ở một số hồ nông ở Alaska metan nổi thành các bóng khí trên mặt hồ. Mùa đông năm ngoái, giáo sư Katey Walter từ Đại học Alaska đã cùng với một nhóm tới khảo sát ở hồ nông này. Video: Whoa! (Cười) Al Gore: Cô ta không bị gì cả. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có như thế không. Và một lý do là, lượng nhiệt khổng lồ này chìm xuống làm nóng đảo Greenland từ phía Bắc. Đây là một con sông tạo nên do băng tan hàng năm. Nhưng hiện nay lượng băng tan đã nhiều hơn bao giờ hết. Đây là sông Kangerlussuaq ở Tây Nam Greenland. Nếu bạn muốn biết mực nước biển dâng ra sao từ băng trên nền đất tan chảy thì đây là nơi nó chảy ra biển. Những dòng chảy này đang ngày càng tăng nhanh hơn. Ở cực khác của địa cầu, Nam Cực là nơi có lượng băng lớn nhất hành tinh. Tháng trước, các nhà khoa học đã báo cáo rằng trên toàn lục địa này mức cân bằng của lượng băng hiện đang ở mức đáng lo ngại. Và phía Tây Nam Cực với những hòn đảo ngầm hiện đang tan với tốc độ cực nhanh. Bằng khoảng 20 feet so với mực nước biển, giống như Greenland. Ở Himalayas, vùng băng lớn thứ ba thế giới, trên đỉnh này, bạn có thể thấy các hồ mới được tạo, mà cách đây vài năm, chúng vẫn là các sông băng. Một nửa lượng nước mà 40% dân cư trên thế giới đã uống là lấy từ con sông băng này. Ở Andes, sông băng này là nguồn nước uống cho thành phố. Lượng băng tan ngày càng tăng. Nhưng khi chúng cạn kiệt, thì nước uống cũng không còn. Ở California, núi băng Sierra đã giảm 40%. Nó đang biến thành các bể nước. Và các dự báo, như các bạn đã đọc, rất nghiêm trọng. Hạn hán khắp thế giới đã dẫn tới nạn cháy rừng tăng cao. Và dịch bệnh hoành hành khắp thế giới đã tăng lên một cách chóng mặt với tốc độ chưa từng thấy. Trong vòng 30 năm, nó đã tăng 4 lần so với 75 năm trước. Đây là mô hình hoàn toàn không bền vững. Nếu xem bối cảnh lịch dử bạn có thể thấy ý nghĩa của biểu đồ này. Trong vòng năm năm qua mỗi 24 giờ, chúng ta lại thải thêm 70 triệu tấn CO2 -- 25 triệu tấn mỗi ngày bị thải ra đại dương. Hãy nhìn kỹ vùng phía Đông của Thái Bình Dương, từ châu Mỹ, mở rộng về phía Tây, và trên mặt khác của tiểu lục địa Ấn, đây là nơi có lượng oxy trong đại dương bị giảm mạnh. Nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, cùng với việc phá rừng -- chỉ bằng 20% của nó, là việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Dầu mỏ là một vấn đề, và than đá là vấn đề nghiêm trọng nhất. Hoa Kỳ là một trong hai nơi xả thải mạnh nhất, cùng với Trung Quốc. Và người ta kiến nghị nên xây thêm các nhà máy dùng than làm chất đốt. Nhưng chúng ta đang bắt đầu thấy những biến đổi diễn ra trên biển. Đây là những nhà máy bị ngừng hoạt động trong những năm vừa rồi bởi một số kiến nghị về môi trường. (Vỗ tay) Tuy nhiên ở nước ta (Mỹ) xảy ra một cuộc chiến chính trị. Và năm ngoái, ngành công nghiệp than và dầu mỏ tiêu tốn khoảng 1/4 tỷ dollar để quảng bá than sạch, mà thật ra chỉ là trò ghép hai chữ trái nghĩa. Hình ảnh này khiến tôi nghĩ tới một thứ. (Cười) Khoảng thời gian Giáng Sinh, tại nhà tôi ở Tennessee, một tỉ gallon cặn than đã bị tràn ra. Có thể các bạn đã xem tin đó trên báo. Vụ tràn cặn này đã tạo nên bãi rác lớn thứ hai tại nước Mỹ. Vụ này xảy ra gần Giáng Sinh. Đây là một trong những quảng cáo cho ngành công nghiệp than đá vào mùa Giáng Sinh. Video: ♪♫ Bác thợ mỏ vui vẻ yêu đời. Nước Mỹ chúng ta có đầy người như bác thợ mỏ ấy và họ giúp nền kinh tế của chúng ta phát triển. Bác thợ mỏ ngày càng sạch thêm. Bác vừa rẻ vừa đáng yêu, bác nuôi sống các công nhân. Al Gore: Đây là mỏ than lớn ở Tây Virginia. Mỏ than trên núi lớn nhất là đỉnh mỏ Massey. Video: Ngài Blankenship: Hãy giải thích cho tôi. Al Gore, Nancy Peloso, Harry Reid, họ không biết mình đang nói gì. Al Gore: Vậy nên Liên Minh Bảo Vệ Khí Hậu đã bắt đầu hai cuộc vận động. Đây là một trong hai cuộc vận động đó, một phần của cuộc vận động. Video: Diễn viên: Tại COALergy (Năng lượng Than đá) chúng ta đã thấy khí hậu thay đổi một cách nghiêm trọng đe dọa công việc của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng tôi đặt mục tiêu hàng đầu cho mình là tiêu một khoản tiền cực lớn cho nỗ lực quảng cáo để làm rõ sự thật về than. Sự thật là, than không hề bẩn. Chúng tôi cho là nó sạch -- và có vẻ tốt. Do vậy bạn đừng lo lắng quá về biến đổi khí hậu. Cứ để đấy cho chúng tôi. (Cười) Video: Diễn viên: Than sạch, bạn đã nghe rất nhiều về nó. Ta hãy làm một tour để tìm hiểu về đỉnh cao nghệ thuật của công nghệ than sạch nhé. Thật ngạc nhiên! Máy móc có vẻ ồn ào thật. Nhưng đó là âm thanh của công nghệ than sạch. Và mặc dù việc đốt than là một trong những nguyên nhân lớn nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, thì công nghệ than sạch tuyệt vời mà bạn đang thấy đây đã thay đổi mọi thứ. Các bạn hãy nhìn kỹ nhé, đây là công nghệ than sạch ngày nay. Al Gore: Cuối cùng , thay đổi tích cực khớp với những thử thách về kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta. Video: Người dẫn: nước Mỹ đang khủng hoảng về nền kinh tế, an ninh quốc gia, về khí hậu. Mối đe dọa của tất cả là sự gia tăng lượng carbon từ nhiên liệu, chẳng hạn như than bẩn và dầu ngoại. Nhưng giờ đây, đã có một giải pháp mới để giúp chúng ta thoát khỏi rắc rối đó. Tái thiết năng lượng nước Mỹ với 100% điện sạch, trong 10 năm. Một kế hoạch đưa nước Mỹ năng động trở lại, giải quyết vấn đề an ninh, và nóng lên toàn cầu. Cuối cùng, một giải pháp đủ lớn để giải quyết các vấn đề của chúng ta. Tái thiết năng lượng nước Mỹ. Hãy tìm hiểu thêm. Al Gore: Đây là đoạn video cuối. Video: Người dẫn: Đây là vấn đề tái thiết năng lượng cho nước Mỹ. Một trong những cách nhanh chóng nhất là chấm dứt sự lệ thuộc vào nhiên liệu bẩn vốn đang xâm hại hành tinh chúng ta. Tương lai vẫn ở phía trước. Phong điện, năng lượng mặt trời, cả một mạng lưới mới. Có những đầu tư mới để tạo ra các công việc lương cao. Người dẫn: Tái thiết năng lượng cho nước Mỹ. Đã đến lúc thành sự thật. Al Gore: Người châu Phi có một câu ngạn ngữ, "Nếu muốn đi nhanh, bạn hãy đi một mình. Nếu muốn đi được xa, hãy đi cùng nhau." Chúng ta cần phải đi xa, nhanh chóng. Cảm ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Cuộc trò chuyện đã vực tôi dậy hơn bất cứ lần nào khác trong đời, là khi một phụ nữ kể tôi nghe làm thế nào vài ngày trước đó, bà ấy đã lái chiếc xe Jeep Wrangler tới vách núi Grand Canyon ngồi đó, rồ ga động cơ và nghĩ về việc lái xe lao tới. Dù mắc chứng sợ giao tiếp khá nặng, trong cuộc trò chuyện ấy, tôi hoàn toàn thoải mái. (cười) Bà ấy kể với tôi những chuyện đã xảy ra với bà từ trước cho tới lúc ấy, suy nghĩ của bà trong thời khắc đó, tại sao bà muốn chết, và vì sao đã không làm như vậy. Chúng tôi gật gù, mỉm cười, sau đó, tới lượt tôi kể về hành trình của mình tại bàn ăn trong khu vực vệ sinh chung của khoa sức khỏe tâm thần tại bệnh viện thị trấn miền núi. Tôi đã uống quá nhiều thuốc ngủ, và sau khi điều trị cho tôi, họ phản ứng kiểu: "Này, thật vui có ông là khách quen của khoa." (cười) Chúng tôi đùa rằng việc bà ấy tự sát sẽ tạo ra một tấm bưu thiếp tuyệt đẹp. (cười) Chúng tôi đã bàn chuyện công việc. (cười) Bà ấy đã để tôi được chán nản cùng cực và có được một kết nối chân thật với người khác. Lần đầu tiên, tôi được nhìn nhận là người bị trầm cảm, và tôi cảm thấy thoải mái về điều đó như thể nó không hề biến tôi thành một người xấu vậy. Hãy tưởng tượng một trong số những người tại chiếc bàn đó là người thân hoặc bạn rất thân của bạn. Liệu bạn có thoải mái nói chuyện với họ? Sẽ thế nào nếu thay vì ở viện, họ lại ngồi ở bàn ăn nhà bạn và tâm sự rằng họ đang rất tuyệt vọng? Theo Tổ chức Y tế thế giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật trên toàn cầu, ảnh hưởng tới 350 triệu người. Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia thống kê có bảy phần trăm người Mỹ bị trầm cảm mỗi năm. Trầm cảm đang vô cùng phổ biến, song với kinh nghiệm bản thân, phần lớn người ta không muốn nói chuyện với người bị trầm cảm trừ khi họ giả vờ rằng đang vui. Vẻ ngoài phấn khởi luôn phù hợp với những tương tác thường ngày. Một người bị trầm cảm có thể yêu cầu thêm si-rô vào ly latte bí ngô của mình mà không cần giải thích rằng họ cần nó vì đang mắc kẹt trong bóng tối vô tận của tâm hồn và đã mất toàn bộ hi vọng để thoát ra... (cười) ...đùa chắc. (cười) Trầm cảm không làm giảm bớt khao khát được kết nối của một người với những người khác, mà chỉ làm giảm khả năng của họ. Vì thế, dù bạn nghĩ gì, nói chuyện với bạn bè hoặc người thân bị trầm cảm thực ra rất dễ dàng, thậm chí, còn có thể rất vui. Không phải niềm vui selfie cùng Lady Gaga tại một bữa tiệc kín, tôi đang nói tới sự vui thích khi mọi người tận hưởng sự bầu bạn mà không cần phải cố gắng. Không ai cảm thấy ngượng ngùng, và cũng không ai buộc tội một người âu sầu rằng đã phá hỏng kì nghỉ của họ. Vì sao tồn tại sự ngăn cách giữa người thường và người bị trầm cảm? Một mặt, vài người bị trầm cảm có thể hành động một cách khó chịu hoặc bối rối vì họ đang có một cuộc chiến trong đầu mà không ai nhìn thấy. Mặt khác, phần lớn mọi người không nhìn thấy được ngăn cách này và lắc đầu "Tại sao phải chán nản và ủ rũ như vậy?" Bạn có thể nhận ra sự phân cách này ngay trong cuộc sống của mình. Bạn muốn xây một cây cầu nối liền nó? Hoặc có thể không... ...và đó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Hay bạn có thể muốn kết nối một cách khắng khít hơn, nhưng lại có quá nhiều băn khoăn, lo lắng. Tôi gọi đó là "cây cầu tò mò". (cười) Đây là một vài lí do khả dĩ tại sao một số người lại né tránh người bị trầm cảm. Có thể do sợ rằng nếu nói chuyện với ai đó bị trầm cảm, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho sức khỏe của họ. Bạn không cần phải trở thành Dr. Phil đâu. Hãy cứ tỏ ra thân thiện giống Ellen vậy. (cười) Có thể bạn lo lắng không biết nói gì, và mọi cố gắng trở thành ngượng nghịu, và khoảnh khắc duy nhất bạn thấy thoải mái là khi cả hai cùng im lặng và nhìn chằm chằm vào điện thoại. Ngôn từ không phải thứ quan trọng nhất ta cần để tâm tới. Có thể bạn sợ hãi đối mặt với cái bóng của chính mình. Này, nếu bạn đã từng chạy thoát thành công khỏi con quỷ cảm xúc trong bạn, điều đó thật tuyệt vời. Chúc bạn vững phong độ. (cười) Bạn có thể là người vô thần nhất trên thế giới và vẫn kết giao với những người bị trầm cảm. Có lẽ bạn đã nghe đâu đó rằng trầm cảm có thể lây lan và bạn e sợ mắc phải nó. Vậy hãy mang theo nước rửa tay. (cười) Khả năng cao là bạn sẽ "mắc phải" niềm vui từ kết giao giữa người với người. Bạn có thể nhìn nhận khác đi về người bị trầm cảm thay vì không hoàn hảo hay có khiếm khuyết. Nhiều nghiên cứu đại học cho thấy những sinh viên hạng A có nhiều khả năng gặp tình trạng rối loạn lưỡng cực. Bộ não của chúng ta không bị hỏng hay hư hại, chúng chỉ hoạt động khác đi mà thôi. Tôi đã từng rất tin rằng người vui vẻ thì sao mà hiểu được (trầm cảm). (cười) Thậm chí, tôi đã không thèm phân biệt đối xử với họ. (cười) Tôi bắt đầu vật lộn với trầm cảm từ lúc lên tám, và hàng thập kỷ sau đó, ngạc nhiên là, tôi dần giành chiến thắng. Tôi thay đổi từ luôn cảm thấy khốn khổ sang tận hưởng cuộc sống. Tôi sống khá ổn với tình trạng rối loạn lưỡng cực, và tôi đã vượt qua một vài trạng thái tâm thần khác như phản ứng phàm ăn, nghiện ngập và sợ giao tiếp. Vậy là tôi sống ở cả hai chiến tuyến. Và tôi muốn đưa một vài hướng dẫn dựa vào kinh nghiệm bản thân, giúp bạn xây dựng cây cầu vượt qua cách biệt ấy, nếu bạn muốn. Không phải là khoa học khó hiểu gì, nhưng tôi đã làm việc với nhiều người bị trầm cảm để chắt lọc nên những gợi ý này. Trước tiên, những điều bạn muốn tránh... ... những điều "không nên" làm. Một trong những điều kém hấp dẫn nhất để nói là: "Cứ cố gắng vượt qua." Một ý tưởng không tồi - tôi thích, chỉ là ai mà chẳng từng nghĩ vậy. (cười) Thiếu khả năng để vượt qua chính là trầm cảm. (cười) (vỗ tay) Chúng tôi cảm nhận được nó ngay trong cơ thể... đó là một điều hữu hình với chúng tôi. Về mặt y học, nó không khác gì nói với người bị ung thư hay vỡ mắt cá chân rằng: "Cứ vượt qua thôi." Đừng quá mù quáng sửa đổi chúng tôi. Cảm ơn vì điều đó, nhưng... áp lực có thể làm người bị trầm cảm cảm thấy như đang làm bạn thất vọng. Thêm nữa, thứ khiến người khác thấy khá hơn chưa chắc hữu hiệu với chúng tôi. Bạn không thể chữa trầm cảm bằng cách ăn kem... thật không may, đúng thật là hão huyền. (cười) Không nên để bụng vì những phản ứng tiêu cực. Tôi có một người bạn khoảng một năm trước đã nhắn tin cho tôi rằng ông ấy cảm thấy bị cô lập và suy sụp. Tôi đã gợi ý cho ông làm một vài thứ, nhưng chỉ nhận được hồi đáp "Không, không và không." Tôi bắt đầu điên lên sao ông dám từ chối người thông minh lỗi lạc như tôi chứ? (cười) Sau đó, tôi nhớ lại những lúc mình bị trầm cảm và nghĩ mọi viễn cảnh tương lai đều sẽ là đọa đày hoặc bỗng nhiên, tất cả mọi người ghét mình hay đại loại vậy. Bất kể có bao nhiêu người khuyên tôi hãy nghĩ khác đi, tôi đã không tin họ. Vậy nên, tôi để bạn bè biết tôi có để tâm, nhưng không hề để bụng. Đừng để việc thiếu hứng thú làm bạn hoảng sợ. Đây không phải là cá mập tấn công. "Gọi cứu hộ bờ biển mau lên, bạn tôi đang buồn quá!" (cười) Chúng tôi có thể buồn nhưng vẫn cảm thấy ổn. Tôi sẽ không nhắc lại, vì trong xã hội này, chúng ta được dạy điều ngược lại, khiến nó trở nên phản trực giác. Mọi người có thể thấy buồn và thấy ổn cùng một lúc. Một vài điều áp dụng được với bạn, một số khác thì không. Hãy tiếp thu điều gì hữu ích. Và nhớ là, bạn không bị buộc phải kết nối với chúng tôi. Nếu bạn muốn, thì đây là vài gợi ý, một vài điều "nên" làm. Trò chuyện với chúng tôi với giọng tự nhiên. (cười) Không cần phải nói giọng buồn bã vì chúng tôi đã đủ buồn rồi, giống như không cần phải hắt xì khi nói với người bị cảm vậy. (cười) Lạc quan không hề thô lỗ. Nhưng hãy cứ là chính bạn, được chứ? Nếu sẵn sàng ở đó vì chúng tôi, hãy nói rõ những điều bạn có thể và không thể làm. Tôi từng bảo với mọi người "Cứ gọi hoặc nhắn tin bất cứ lúc nào" nhưng chưa chắc tôi trả lời ngay được đâu." Hoàn toàn là điều bình thường khi không đưa ra đề nghị, hoặc đề nghị với một giới hạn rõ ràng. Hãy cho chúng tôi cảm giác chủ động. Ví dụ, hỏi ý chúng tôi. Tôi có một người bạn, khoảng thời gian trước, khi tôi đang trong những ngày buồn phiền, đã đến giúp đỡ và nói rằng: "Tôi muốn giữ liên lạc với ông. Gọi điện mỗi ngày? Hay nhắn tin hàng ngày rồi gọi sau? Ông thấy cái nào ổn? Bằng cách hỏi ý tôi, bà ấy đã khiến tôi hoàn toàn tin tưởng và vẫn luôn là một trong những người bạn tốt nhất của tôi. Lời khuyên cuối cùng của tôi là: Hãy trò chuyện về những thứ không phải là trầm cảm, nghĩa là những thứ bình thường. Một người bạn của tôi, khi mọi người lo lắng về ông ấy, họ sẽ gọi và rủ xem ông có muốn đi mua sắm không hoặc muốn phụ họ một tay dọn dẹp gara. Người bạn bị trầm cảm có thể là nhân lực miễn phí đấy. (cười) Điều tôi thực sự muốn hướng tới là, mời họ góp phần vào cuộc sống của bạn theo cách nào đó, thậm chí, nhỏ nhặt như mời bạn đi xem bộ phim mà bạn rất muốn coi ngoài rạp. Đó là hàng loạt những điều nên, không nên và có thể làm, và đó hoàn toàn không phải một danh sách cố định. Thứ cần nhớ là tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên tắc. Nó là thứ cho phép người phụ nữ trên chiếc Jeep Wrangler hướng tôi đến sự bình phục mà chẳng cần phải cố gắng. Bà ấy nói chuyện với tôi như thể tôi đã thuộc về và đóng góp vào cuộc sống của bà ấy ngay từ chính khoảnh khắc đó. Nếu trò chuyện với một người bị trầm cảm như thể cuộc đời của họ quý giá, đầy nhiệt huyết và đẹp đẽ như chính cuộc đời bạn thì chẳng cần phải xây cầu nối giữa các bạn làm gì, vì bạn đã tự phá bỏ vách ngăn. Tập trung vào điều đó thay vì vào câu chữ, và đó có thể là cuộc nói chuyện tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ. Điều đó giúp gì cho những người bạn quan tâm? Và có thể giúp gì cho bạn? Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi không hề là một đầu bếp. Vì vậy các bạn đừng lo, đây không phải là một màn trình diễn nấu ăn. Nhưng tôi muốn nói với các bạn vài điều mà tôi nghĩ rằng nó quan trọng với tất cả chúng ta. Đó là bánh mì -- một thứ chỉ đơn thuần như một lương thực chủ yếu và cơ bản nhất của con người. Và tôi nghĩ rằng chỉ có một số rất ít người trong chúng ta đây trải qua một ngày mà không ăn bánh mì ở một dạng nào đó. Trừ khi bạn đang theo chế độ ăn kiêng cắt giảm lượng carbohydrat của California, thì bánh mì là cơ bản. Bánh mì không chỉ là tiêu chuẩn trong chế độ ăn uống hằng ngày ở phương Tây. Tôi sẽ trình bày cho bạn thấy, nó thực sự là thực phẩm chính trong cuộc sống hiện đại. Tôi sẽ làm bánh mì cho các bạn ăn. Cùng lúc đó, tôi cũng sẽ nói với các bạn, vì vậy sẽ hơi lộn xộn một chút. Xin hãy kiên nhẫn với tôi. Trước hết, với một số khán giả tham dự. Ở đây tôi có hai ổ bánh mì. Một là theo tiêu chuẩn ở siêu thị: bánh mì trắng, được đóng gói trước, mà tôi được biết nó gọi là Wonderbread (bánh mì kỳ diệu). (Cười) Tôi không hề biết từ này cho đến khi tôi đến đó. Và cái này thì, một ổ bánh mì bột, làm tay ở một tiệm bánh nhỏ. Và tôi muốn các bạn hãy giơ tay. Ai thích bánh mì làm thủ công ở nhà? Được rồi để tôi làm điều gì đó khác đi. Có ai đó thích Wonderbread hơn không? (Cười) Có hai cánh tay nam ngập ngừng. (Cười) Thực sự thì câu hỏi là tại sao lại như vậy? Và tôi nghĩ rằng bởi vì chúng ta cảm thấy rằng loại bánh mì này mới chính xác là bánh mì. Nó liên quan đến lối sống truyền thống. Một lối sống mà có lẽ thực hơn, trung thực hơn. Đây là hình ảnh từ Tuscany, một nơi mà chúng ta cảm thấy rằng nông nghiệp vẫn còn là vẻ đẹp. Và cuộc sống ở đó thực sự cũng như thế. Nó liên quan đến hương vị thơm ngon, truyền thống tốt đẹp. Tại sao chúng ta có hình ảnh này? Tại sao chúng ta cảm thấy rằng cái này chân thực hơn cái kia? Tôi nghĩ rằng liên quan đến lịch sử của chúng ta đó. Trong 10,000 năm kể từ khi nông nghiệp phát triển hầu hết tổ tiên của chúng ta đều thực sự là những người nông dân hay nói cách khác là họ có liên quan mật thiết đến việc sản xuất lương thực. Và chúng ta có hình ảnh tưởng tượng này về cuộc sống ở vùng nông thôn trong quá khứ như thế nào. Nghệ thuật đã giúp chúng ta duy trì những hình ảnh như thế này. Đó là một quá khứ trong tưởng tượng. Dĩ nhiên là thực tế thì có khác đôi chút. Những người nông dân nghèo này họ cày cuốc đất bằng tay hoặc với gia súc, chỉ đạt mức sản lượng có thể so sánh với những người nông dân nghèo nhất ở Tây Phi ngày nay. Nhưng bằng cách nào đó, trong khoảng thời gian một vài thế kỷ, hay thậm chí một vài thập kỷ chúng ta bắt đầu nuôi dưỡng một hình ảnh về quá khứ nông nghiệp ở vùng nông thôn trong tưởng tượng. Chỉ cách đây 200 năm trước chúng ta có cuộc Cách mạng Công nghiệp. Và trong khi tôi đang làm một ít bánh mì cho các bạn ở đây, chúng ta phải hiểu một điều quan trọng rằng những gì mà cuộc Cách mạng Công nghiệp này mang lại cho chúng ta. Nó mang lại cho chúng ta sức mạnh. Nó mang lại cho chúng ta sự cơ giới hóa, phân bón. Và nó thực sự giúp tăng sản lượng cho chúng ta. Và thậm chí phần nào những công việc mệt mỏi khác như là hái đậu bằng tay ngày nay có thể được tự động hóa. Tất cả đều là thực, sự cải tiến tuyệt vời như chúng ta sẽ thấy. Dĩ nhiên, đặc biệt trong thế kỷ trước, chúng ta cũng đã thành công khi tiến hành bao phủ thế giới bằng một chuỗi dày đặc các siêu thị, với hệ thống thương mại toàn cầu. Và điều đó có nghĩa rằng hiện nay chúng ta tiêu thụ những sản phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới. Đó là thực tế đời sống hiện đại ngày nay của chúng ta. Bây giờ bạn có thể thích ổ bánh mì này hơn. Xin lỗi các bạn về bàn tay của tôi nhưng phải vậy thôi. Nhưng thực sự ổ bánh mì này về phương diện lịch sử, chính là ổ bánh mì Wonderbread trắng này. Và đừng xem thường ổ bánh mì trắng này, bởi vì tôi nghĩ nó thực sự hình tượng hóa sự thật rằng bánh mì và lương thực trở nên phong phú và giá cả hợp lý đối với mọi người Và đó là một kỳ công mà chúng ta không thực sự nhận thức nhiều về nó. Nhưng nó đã thay đổi cả thế giới. Ổ bánh mì nhỏ xíu này có thể nhạt thếch ở góc độ nào đó và có nhiều vấn đề đã làm thay đổi thế giới. Vậy điều gì xảy ra? Cách tốt nhất là xem một thống kê đơn giản. Với sự kiện Cách mạng Công nghiệp hóa, cùng với sự cơ giới hóa nông nghiệp trong một vài thế kỷ trước đây, kể từ những năm 1960 sản lượng lương thực trên đầu người của thế giới, đã tăng 25%. Cùng lúc đó dân số thế giới tăng gấp đôi. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang có nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết so với trước đây trong lịch sử con người. Và đó là kết quả trực tiếp từ thành công trong việc tăng quy mô và sản lượng sản xuất lương thực. Và đó là sự thật, như các bạn có thể thấy, ở tất cả các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia được gọi là đang phát triển. Điều gì đã xảy ra với bánh mì của chúng ta khi đó? Vì thực phẩm trở nên phong phú hơn, cũng có nghĩa là chúng ta có thể giảm số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp trung bình giảm còn 5% hoặc thấp hơn trong tổng dân số. ở một số quốc gia có thu nhập cao. Ở Hoa Kỳ, chỉ còn 1% dân số thực sự là nông dân. Và nó giải phóng tất cả chúng ta có thời gian làm những công việc khác -- để tham dự các sự kiện TED và không phải lo lắng về lương thực của chúng ta. Về mặt lịch sử, đó thực sự là một tình huống có một không hai. Trước đây chưa bao giờ trách nhiệm cung cấp lương thực cho cả thế giới lại nằm trong tay một số rất ít người như vậy. Và cũng chưa bao giờ trước đây quá nhiều người lại phớt lờ hiện thực này. Vì lương thực trở nên phong phú hơn, bánh mì trở nên rẻ hơn. Và vì nó rẻ hơn nhiều, các nhà sản xuất bánh mì quyết định cho thêm vào đó tùm lum thứ. Chúng ta thêm nhiều đường hơn. Chúng ta thêm nho khô, dầu và sữa và tất cả những thứ đã làm bánh mì từ một thực phẩm đơn giản trở thành thực phẩm hỗ trợ cung cấp năng lượng. Ngày nay, bánh mì góp phần gây bệnh béo phì, điều này rất lạ. Nó vốn là loại thực phẩm cơ bản nhất mà chúng ta đã tiêu thụ trong suốt 10,000 năm qua. Lúa mì là cây trồng quan trọng nhất -- loại cây trồng đầu tiên mà chúng ta thuần dưỡng và là cây trồng quan trọng nhất mà chúng ta vẫn đang trồng cho đến ngày nay. Nhưng giờ đây chính sự pha trộn lạ lùng này gây nên hàm lượng calorie cao. Và điều này không chỉ đúng ở đất nước này mà nó đúng ở khắp nơi trên thế giới. Bánh mì đã du nhập vào các nước nhiệt đới, nơi tầng lớp trung lưu hiện nay ăn bánh mì ổ kiểu Pháp và hamburgers và nơi mà những người đi làm xa nhà thấy bánh mì tiện dụng hơn là cơm hay sắn. Vậy bánh mì trở nên từ một thực phẩm chủ yếu, thành một nguồn calorie góp phần gây nên bệnh béo phì và cũng là nguồn gốc của sự hiện đại, trong cuộc sống ngày nay. Và ở một số nước, bánh mì càng trắng thì càng ngon hơn. Đây là câu chuyện về bánh mì mà giờ đây chúng ta đã biết. Nhưng tất nhiên cái giá của việc sản xuất đại trà là chúng ta chuyển sang quy mô lớn. Và quy mô lớn có nghĩa là việc phá hủy nhiều cảnh quan thiên nhiên, phá hủy sự đa dạng sinh học -- vẫn còn một con chim đà điểu sa mạc đơn độc ở đây trên các cánh đồng đậu nành vùng sinh thái nhiệt đới hoang mạc ở Brazil. Cái giá phải trả thì khổng lồ -- ô nhiễm nước, tất cả mọi thứ mà các bạn biết, sự phá hủy môi trường sống của chúng ta. Những gì cần làm là quay lại để hiểu lương thực thực phẩm của chúng ta thực chất là gì? Và đây là lúc tôi phải hỏi tất cả các bạn. Bao nhiêu người trong số các bạn thực sự có thể phân biệt lúa mì với các loại ngũ cốc khác? Bao nhiêu trong số các bạn có thể tự làm bánh mì bằng cách này mà không cần máy làm bánh mì hay một vài loại gia vị đóng gói sẵn? Bạn thực sự có thể làm bánh mì? Bạn có biết thực sự một ổ bánh mì có giá bao nhiêu không? Chúng ta đã trở nên rất xa cách với việc hiểu bánh mì của chúng ta thực sự là cái gì, điều mà một lần nữa theo tiến hóa mà nói rất là lạ lẫm. Trong thực tế không có nhiều người trong số các bạn biết rằng bánh mì thực ra không phải là phát minh của người châu Âu. Nó được tìm ra bởi những người nông dân ở Iraq và đặc biệt ở Syria. Những gai nhọn từ bên trái đến giữa thực sự là tổ tiên của lúa mì. Đây là xuất xứ của chúng, nơi mà những người nông dân thực sự cách đây 10,000 năm làm thành bánh mì cho chúng ta ngày nay. Cho đến ngày nay thì không còn gì ngạc nhiên rằng với việc sản xuất đại trà và quy mô lớn có một phong trào chống đối nổi lên -- ngay tại California này cũng nhiều. Phong trào chống đối này nói rằng "Hãy quay lại. Hãy trở lại nông nghiệp truyền thống. Hãy quay lại sản xuất quy mô nhỏ, quay lại chợ nông dân, những tiệm bánh nhỏ và tất cả các điều đó". Thật tuyệt vời. Tất cả chúng ta không đồng ý sao? Tất nhiên tôi đồng ý. Tôi rất muốn quay lại Tuscany quay lại kiểu khung cảnh truyền thống, ẩm thực ngon với những thực phẩm tốt. Nhưng đây là một sai lầm. Và sai lầm do lý tưởng hóa một quá khứ mà chúng ta đã lãng quên. Nếu chúng ta thực hiện điều này, nếu chúng ta muốn quay lại kiểu nông nghiệp truyền thống với quy mô nhỏ, chúng ta thực sự sẽ giao nhiệm vụ đó cho những người nông dân nghèo này và chồng của họ -- trong số đó có tôi đã từng sống như vậy nhiều năm, làm việc mà không có điện và nước, cố gắng tăng năng suất thực phẩm mà họ cung cấp -- chúng ta lại mang đến cho họ sự nghèo đói. Những gì họ cần chính là những phương tiện và công cụ giúp tăng sản lượng: một thứ gì đó để bón cho đất, thứ gì đó để bảo vệ mùa màng và mang sản phẩm ra thị trường. Chúng ta không thể chỉ suy nghĩ rằng quy mô nhỏ là giải pháp cho vấn đề lương thực của toàn thế giới. Đó là một giải pháp xa xỉ đối với chúng ta -- những người có thể chi trả cho nó, nếu các bạn muốn thực hiện nó. Thực tế chúng ta không muốn người phụ nữ nghèo này cuốc đất như thế. Nếu chúng ta nói rằng chỉ có sản xuất quy mô nhỏ, như là xu hướng ở đây, để quay lại lương thực địa phương, điều này có nghĩa rằng người đàn ông nghèo như Hans Rosling đây thậm chí không thể được ăn cam nữa vì ở Scandinavia họ không thể trồng cam. Vì vậy sản xuất lương thực địa phương bị loại trừ. Nhưng chúng ta cũng không muốn mang đến nghèo đói cho các vùng nông thôn. Và chúng ta không muốn mang sự chết đói đến vùng đô thị nghèo. Vậy chúng ta phải tìm ra giải pháp khác. Một trong những vấn đề của chúng ta là sản lượng lương thực thế giới cần phải tăng rất nhanh -- gấp đôi đến năm 2030. Yếu tố chính ở đây chính là thịt. Lượng tiêu thụ thịt ở Đông Nam Á và đặc biệt là Trung Quốc là yếu tố chính điều chỉnh giá ngũ cốc. Nhu cầu đạm động vật đó sẽ tiếp tục tăng. Chúng ta có thể bàn về những giải pháp thay thế trong buổi nói chuyện khác có lẽ một ngày gần đây, nhưng đây chính là động lực thúc đẩy của chúng ta. Vậy chúng ta có thể làm gì? Chúng ta có thể tìm một giải pháp để có thể tăng sản lượng không? Có. Nhưng chúng ta cần cơ giới hóa. Và ở đây tôi đang kêu gọi thực sự. Tôi cảm thấy rất chắc chắn bạn không thể yêu cầu một người nông dân nhỏ bé cuốc đất và cúi người xuống 150 ngàn lần chỉ để gieo mạ và nhổ cỏ trên diện tích 1 hecta lúa. Các bạn không thể yêu cầu người ta làm việc với những điều kiện như thế. Chúng ta cần sự cơ giới hóa thông minh nhưng không khoa trương nhằm tránh những vấn đề về cơ giới hóa quy mô lớn mà chúng ta đã gặp phải. Vậy chúng ta có thể làm những gì? Chúng ta phải cung cấp thức ăn cho ba tỷ người trong các thành phố. Chúng ta sẽ không làm việc đó qua những chợ nông dân nhỏ vì những người này không có chợ nông thôn tại khu họ ở. Họ có thu nhập thấp và họ hưởng lợi từ những thực phẩm rẻ tiền, bình dân, an toàn và đa đạng. Đó là những gì chúng ta phải nhắm đến trong 20 - 30 năm tới. Nhưng phải có một số giải pháp. Và để tôi trình bày một khái niệm đơn giản: nếu tôi vẽ đồ thị khoa học như là một ban ủy nhiệm nhằm kiểm soát quy trình và quy mô sản lượng. Những gì bạn thấy là giai đoạn bắt đầu ở góc phía tay trái với nông nghiệp truyền thống có quy mô nhỏ và kiểm soát thấp. Chúng ta di chuyển đến quy mô rộng và kiểm soát cao hơn Những gì tôi muốn chúng ta làm là tiếp tục đưa khoa học vào, thậm chí đưa vào nhiều khoa học hơn nữa nhưng đi tới một loại quy mô vùng -- không chỉ là quy mô đồng ruộng, mà còn là vấn đề toàn bộ mạng lưới lương thực. Đó chính là giải pháp chúng ta nên tiến tới. Và có lẽ là điều cơ bản, nhưng không áp dụng đối với ngũ cốc, rằng chúng ta đã hoàn toàn đóng cửa hệ sinh thái -- hệ thống trồng trọt vườn ở ngay góc bên trên phía bên trái. Vậy nên chúng ta cần phải suy nghĩ khác đi về khoa học nông nghiệp. Khoa học nông nghiệp đối với phần lớn mọi người -- và trong số các bạn ở đây không có nhiều người là nông dân -- gắng với sự không tốt vì nó liên quan đến việc ô nhiễm, quy mô lớn, phá hủy môi trường. Không nhất thiết như vậy. Chúng ta cần ứng dụng khoa học nhiều hơn chứ không phải ít đi. Và chúng ta cần những khoa học tích cực. Vậy chúng ta có thể có loại khoa học gì? Đầu tiên, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm tốt hơn nhiều chỉ với những công nghệ hiện tại. Sử dụng công nghệ sinh học rất hữu ích đặc biệt trong việc kháng bệnh và sâu bọ. Cũng có những robot - người máy chẳng hạn nó có thể nhận biết cỏ dại nhờ những giải pháp nhỏ 1,3cm. Chúng ta có hệ thống tưới tiêu thông minh hơn nhiều. Chúng ta không cần làm tràn nước nếu không muốn. Và chúng ta cần nghĩ một cách bình thản về những lợi ích so sánh giữa quy mô nhỏ và quy mô lớn. Chúng ta cần nghĩ rằng đất đai là đa chức năng. Nó có những chức năng khác nhau. Có những phương pháp khác nhau để chúng ta sử dụng nó -- để ở, cho thiên nhiên, và cho mục đích nông nghiệp. Và chúng ta cũng cần phải kiểm tra lại gia súc. Tiến đến phân hóa vùng và hệ thống lương thực thành thị. Tôi muốn thấy những ao cá ở các bãi và hầm đậu xe. Tôi muốn có những khu vườn và nhà xanh trên tầng thượng ở các khu dân cư. Và tôi muốn sử dụng năng lượng từ những ngôi nhà xanh đó và từ sự lên men của cây trồng để sưởi ấm các khu dân cư của chúng ta. Đó là tất cả những phương pháp mà chúng ta có thể thực hiện. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề lương thực của thế giới bằng cách sử dụng nông nghiệp sinh học. Nhưng chúng ta có thể làm nhiều hơn thế. Và điều quan trọng là tôi thực sự kêu gọi tất cả các bạn khi các bạn về nước hoặc các bạn ở đây: hãy yêu cầu chính phủ của các bạn chính sách về lương thực đồng bộ. Lương thực quan trọng như năng lượng, như an ninh và môi trường. Mọi thứ liên kết với nhau. Nên chúng ta có thể làm được điều đó. Thực tế ở các nước dân số đông như khu vực đồng bằng sông nơi tôi sống ở Hà Lan, chúng tôi đã liên kết những chức năng này lại với nhau. Đây không phải là khoa học viễn tưởng. Chúng ta có thể kết nối những thứ đó thậm chí ở tính xã hội khi khiến những khu nông thôn trở nên dễ thể tiếp cận hơn đối với con người -- đối với nhà ở chẳng hạn và đối với những bệnh kinh niên. Đó là tất cả những điều mà chúng ta có thể làm. Nhưng có những điều mà chúng ta phải thực hiện. Tôi nói không thì không đủ. "Hãy áp dụng khoa học nhiều hơn nữa cho nông nghiệp." Các bạn phải quay lại và nghĩ về chuỗi thực phẩm của chính mình. Nói chuyện với những người nông dân. Lần cuối cùng bạn đến một nông trại và trò chuyện với người nông dân là khi nào? Trò chuyện với những người ở nhà hàng. Để hiểu rằng mình ở đâu trong chuỗi thực phẩm, lương thực của bạn từ đâu đến. Để hiểu rằng bạn là một phần của chuỗi khổng lồ nhiều sự kiện này. Và điều này giải phóng bạn để làm những việc khác. Và hơn hết, đối với tôi, lương thực đáng được trân trọng. Các bạn cần phải hiểu rằng trong khi các bạn ăn thì nhiều người khác vẫn đang ở trong tình cảnh như thế này, những người phải vật lộn với cái ăn hàng ngày. Những giải pháp đơn giản mà chúng ta đôi khi nghĩ rằng làm mọi thứ bằng tay sẽ là một giải pháp nhưng thực sự không hợp lý về mặt đạo đức. Chúng ta cần phải giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Chúng ta cần phải khiến họ tự hào là một người nông dân vì họ giúp chúng ta sống sót. Chưa bao giờ trước đây, như tôi đã nói trách nhiệm về lương thực lại đặt trong tay một số rất ít người như vậy. Và cũng chưa bao giờ trước đây, chúng ta lại có cái xa xỉ này, vì hiện nay lương thực quá rẻ. Và đối với tôi, không có ai khác thể hiện tốt hơn, cuối cùng, theo truyền thống của chúng ta: ý tưởng về lương thực là điều gì đó linh thiêng. Nó không phải chỉ là vấn đề về dinh dưỡng và năng lượng. Nó còn là về sự chia sẻ, sự chân thực, tính đồng nhất. Người đã nói điều rất tuyệt này là Mahatma Gandhi, cách đây 75 năm, khi ông nói về bánh mì. Ông không nói về gạo ở Ấn Độ. Ông nói: "Đối với những ai phải sống mà không có hai bữa ăn mỗi ngày thì Chúa chỉ có thể xuất hiện như bánh mì." Tôi làm xong bánh mì rồi đây -- vừa nướng nó xong, và cố gắng không tự làm phỏng tay mình. Để tôi chia sẻ với các bạn những người ngồi ở hàng ghế đầu tiên. Để tôi chia sẻ một chút lương thực với các bạn. Xin mời dùng một ít bánh mì tôi đã làm. Và trong khi bạn ăn, trong khi bạn thử nó -- xin đến gần và đứng dậy. Mời dùng ít bánh mì. Tôi muốn các bạn nghĩ rằng mỗi miếng bánh mì mà bạn cắn sẽ liên kết các bạn đến quá khứ và tương lai: tới những người nông dân không tên tuổi, là những người đầu tiên lai tạo những giống lúa mì đầu tiên, và tới những người nông dân ngày nay, người đang trồng chúng. Và bạn thậm chí không cần biết họ là ai. Mỗi bữa mà bạn ăn bao gồm những nguyên vật liệu đến từ khắp nơi trên thế giới. Mọi thứ khiến cho chúng ta có đặc quyền, rằng chúng ta có thể ăn lương thực này, rằng chúng ta không phải vật lộn mỗi ngày. Và rằng, tôi nghĩ rằng theo tiến hóa mà nói thì điều này rất độc đáo. Chúng ta chưa từng có trước đây. Hãy thưởng thức bánh mì của các bạn Thưởng thức nó và cảm nhận đặc quyền của mình. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Thỉnh thoảng tôi được mời đến để trình bày những bài phát biểu kỳ quặc. Tôi được mời đến để nói chuyện với những người mặc bộ đồ thú nhồi bông để trình diễn ở các sự kiện thể thao. Không may thay tôi không thể đi được. Nhưng điều đó khiến tôi suy nghĩ về việc những người đó, ít ra là hầu hết trong số họ, biết họ kiếm sống bằng gì. Việc của họ là ăn mặc như thú nhồi bông để giải trí cho mọi người tại các sự kiện thể thao. Không lâu sau đó tôi được mời đến phát biểu tại một cuộc gặp mặt của những người làm thú bóng bay. Một lần nữa tôi lại không đi được. Nhưng đó là một nhóm người thú vị. Họ làm thú bằng bóng bay. Có một sự cách biệt lớn giữa những người làm linh vật và các con thú khiêu dâm. (Tiếng cười) Nhưng họ làm rất nhiều trò hay với bóng bay. Thỉnh thoảng họ gặp rắc rối, nhưng không thường xuyên. Và một điều nữa về những người này đó là, họ cũng biết mình kiếm sống bằng gì. Họ làm thú bóng bay. Nhưng chúng ta kiếm sống bằng gì? Chính xác thì những người đang xem cái này làm gì mỗi ngày? Và tôi muốn nói rằng nghề của chúng ta là cố gắng thay đổi mọi thứ. Chúng ta cố gắng tìm một mảnh ghép của hiện tại, một điều khiến ta bận tâm, một điều mà cần được cải thiện, một điều nhức nhối cần phải thay đổi, và chúng ta thay đổi nó. Chúng ta cố gắng tạo ra những thay đổi lớn lao, lâu dài, quan trọng. Nhưng ta không nghĩ về điều này theo hướng đó. Và ta chưa dành nhiều thời gian nói về quá trình đó như thế nào. Tôi đã nghiên cứu việc này trong vài năm. Và tôi muốn chia sẻ một số câu chuyện với các bạn hôm nay. Đầu tiên, về một anh chàng nên là Nathan Winograd. Nathan là người đứng thứ hai trong tổ chức ngăn chặn bạo lực động vật (SPCA) của San Francisco. Và bạn có thể không biết điều này về lịch sử của SPCA đó là nó được thành lập để giết chó mèo. Thành phố cho họ giấy phép để bắt động vật lang thang trên đường phố và giết chúng. Một năm trung bình 4 triệu con chó và mèo đã bị giết. Hầu hết trong số đó bị giết trong vòng 24 giờ kể từ khi bị bắt về. Nathan và sếp của anh ta thấy chuyện đó. Họ không thể chấp nhận việc này. Vậy nên họ đặt mục tiêu đưa San Francisco thành một thành phố 'không giết'. Tạo ra cả một thành phố nơi mà mọi con chó và mèo, trừ khi bệnh tật hay nguy hiểm, sẽ được nhận nuôi, không phải bị giết. Và mọi người nói điều đó là không thể. Nathan và sếp tới hội đồng thành phố để xin thay đổi pháp lệnh. Và mọi người từ các hội SPCA và các nhà tình thương từ khắp cả nước bay tới San Francisco để phản đối họ. Để nói rằng việc này sẽ cản trở phong trào và rằng đó là vô nhân đạo. Họ kiên trì. Và Nathan đã tới trực tiếp với người dân. Anh ta liên kết với những người quan tâm đến vấn đề này. Những nghiệp nghiệp dư, những người có tâm huyết. Và chỉ trong vòng hai năm, San Francisco trở thành thành phố 'không giết' đầu tiên. Không có thâm hụt ngân sách nào. Hoàn toàn được ủng hộ bởi cộng đồng. Nathan ra đi và tới hạt Tompkins, New York. Một nơi rất khác với San Francisco cũng như những người cùng ở Mỹ mà vẫn khác nhau. Và anh ta làm lại việc đó. Anh ta đi từ một người bắt chó thạo nghề tới việc hoàn toàn thay đổi cộng đồng. Sau đó anh ấy đến Bắc Carolina và lại thực hiện việc đó. Anh ấy đến Reno. Và thực hiện một lần nữa. Khi tôi nghĩ về những việc Nathan đã làm, và khi tôi nghĩ về những việc mọi người ở đây làm, tôi nghĩ về ý tưởng. Và tôi nghĩ về ý tưởng đằng sau việc tạo ra một ý tưởng, lan truyền một ý tưởng. Tôi không biết các bạn đã đến một đám cưới người Do Thái hay chưa. Nhưng ở đó họ lấy một cái bóng đèn tròn và đập vỡ nó. Có rất nhiều lý do cho việc này, và nhiều câu chuyện về nó. Nhưng một lý do đó là việc này thể hiện một sự thay đổi, từ trước, đến sau. Đó là một khoảnh khắc trong thời gian. Và tôi muốn nói rằng chúng ta đang sống trong chính giờ khắc quyết định của sự thay đổi với những ý tưởng đang được nảy ra và lan tỏa và thực hiện. Ta đã bắt đầu với ý tưởng nhà máy. Anh có thể thay đổi cả thế giới nếu anh có một nhà máy hiệu quả mà có thể sản xuất ra thay đổi. Sau đó ta đến với ý tưởng chiếc TV. Nếu anh có một ống lao đủ lớn, nếu anh có thê lên TV đủ nhiều lần, nếu anh có thể mua đủ quảng cáo, anh có thể chiến thắng. Và giờ chúng ta đang ở trong mô hình mới về lãnh đạo. Trong đó cách mà chúng ta tạo ra thay đổi không phải bằng tiền, hay quyền lực để chi phối một hệ thống mà bằng lãnh đạo. Vậy tôi sẽ nói về ba chu kỳ này. Henry Ford nảy ra một ý tưởng rất hay. Nó cho phép ông ta thuê công nhân đã quen được trả 50 cent mỗi ngày và ông ta trả họ 5 đô mỗi ngày.♫ Vì ông ấy có một nhà máy đủ hiệu quả. Với thế mạnh đó bạn có thể sản xuất hàng loạt rất nhiều ô tô. Bạn có thể tạo ra rất nhiều sự thay đổi. Bạn có thể xây đường sá. Bạn có thể thay đổi diện mạo cả một đất nước. Bản chất của việc bạn đang làm đó là bạn cần lao động rẻ hơn và máy móc nhanh hơn. Và vấn đề chúng ta đang gặp phải đó là ta đang cạn kiệt cả hai. Cả lao động rẻ và máy móc nhanh. (Tiếng cười) Vậy nên chúng ta sang số trong phút chốc, và nói "Tôi biết rồi. TV. Quảng cáo. Đưa ra đưa ra nữa. Lấy một ý tưởng tốt và đưa nó ra công chúng. Tôi có một cái bẫy tốt hơn. Và chỉ cần tôi có đủ tiền để kêu gọi đủ người, tôi sẽ bán được kha khá." Và bạn có thể dựng cả một đế chế dựa trên điều đó. Nếu cần thiết bạn có thể đưa trẻ em vào quảng cáo. Nếu cần thiết bạn có thể dùng trẻ em để bán những thứ khác. Và nếu trẻ em không hiệu quả, bạn có thể sử dụng các bác sĩ. Nhưng hãy cẩn thận. Bởi bạn không muốn rơi vào tình huống không may, khi mình đang nói về thứ này mà đáng ra phải nói về thứ khác. (Tiếng cười) Mô hình này đòi hỏi bạn phải xử sự như một ông hoàng. Như người đằng trước căn phòng ném mọi thứ về cho người làm công ở đằng sau. Bạn là người phụ trách. Và bạn sẽ nói cho những người khác biết phải làm gì tiếp theo. Mô hình đơn giản là bạn ở trên cùng. Và bạn đang đưa nó ra với thế giới. Phương pháp này, marketing đại chúng, yêu cầu ý tưởng trung bình, vì bạn đang hướng tới đại chúng, và tạo ra rất nhiều quảng cáo. Như những kẻ gửi thư rác, chúng ta đã cố gắng thôi miên mọi người để họ mua ý tưởng của mình. Thôi miên mọi người để họ ủng hộ chúng ta. Thôi miên mọi người để họ bầu cho ứng của viên của ta. Và không may thay việc này cũng không còn hiệu quả nữa. (Tiếng cười) Nhưng có tin tốt sắp đến, tin rất tốt. Tôi gọi đó là ý tưởng về những bộ tộc. Bộ tộc là gì, một khái niệm vô cùng đơn giản xuất phát từ 50 ngàn năm trước. Đó là lãnh đạo và kết nối những con người và ý tưởng. Và đó là điều mà con người đã hằng mong muốn. Rất nhiều người đã quen với việc có một bộ tộc về tín ngưỡng, hay một bộ tộc của nhà thờ, một bộ tộc trong công việc, một bộ tộc cộng đồng. Nhưng giờ đây, nhờ vào internet, nhờ vào sự bùng nổ của truyền thông đại chúng, nhờ vào rất nhiều những điều đang xuất hiện trong xã hội trên khắp thế giới, những bộ tộc có ở khắp nơi. Internet được cho rằng sẽ đồng hóa mọi người bằng cách kết nối tất cả chúng ta lại. Thay vào đó nó nhận được vô số những sở thích, những mối quan tâm. Vậy thì bạn có những người phụ nữ đội mũ đỏ ở đây. Bạn có những vận động viên ba môn phối hợp mũ đỏ ở kia. Bạn có quân đội chỉnh tề ở đây. Bạn có những kẻ nổi loạn vô tổ chức ở đây. Bạn có những người mũ trắng nấu ăn. Và những người mũ trắng lái thuyền. Điểm đáng nói ở đây là bạn có thể tìm thấy những vũ công dân gian Ucraina và kết nối với họ. Bởi vì bạn muốn được kết nối. Những người ở rìa xã hội có thể tìm thấy nhau, kết nối và đi đến nơi nào đó. Bất kỳ thị trấn nào sở cứu hỏa tình nguyện cũng hiểu cách suy nghĩ này. (Tiếng cười) Hóa ra rằng đây là một bức ảnh hợp pháp chưa chỉnh sửa. Những lính cứu hỏa tôi quen bảo rằng đây không phải là hiếm. Và thỉnh thoảng để tập luyện họ chọn một ngôi nhà sắp bị kép sập, thay vì dỡ bỏ họ đốt cháy nó, và tập luyện việc dập lửa. Nhưng họ luôn luôn dừng giữa chừng để chụp ảnh. (Tiếng cười) Các bạn biết một toán cướp biển là một nhóm thú vị. Họ có cờ riêng. Họ có băng bịt mắt. Bạn biết ngay khi mình đụng phải một tên trong toán cướp. Và sự thật là các bộ tộc, không phải tiền bạc, không phải nhà máy, mới có thể thay đổi thế giới của chúng ta, có thể thay đổi chính trị, có thể tập hợp đông đảo quần chúng. Không phải vì bạn bắt họ làm điều gì đó trái với ý muốn của họ. Mà bởi vì họ muốn kết nối. Việc làm kiếm sống của chúng ta hiện nay, tất cả chúng ta, đó là tìm điều gì đó đáng để thay đổi, sau đó tập hợp những bộ tộc có thể tập hợp những bộ tộc mà làm lan tỏa ý tưởng và tiếp tục lan tỏa ý tưởng đó. Và nó trở thành một điều lớn hơn nhiều bản thân chúng ta. Nó trở thành một phong trào. Vậy nên khi Al Gore khởi sự để thay đổi thế giới một lần nữa, ông không thực hiện một mình. Ông không thực hiện bằng cách mua thật nhiều quảng cáo. Ông ấy thực hiện bằng cách tạo ra một phong trào. Hàng ngàn người khắp cả nước đại diện cho ông ta. Vì ông ấy không thể có mặt tại 100 hay 200 hay 500 thành phố mỗi đêm. Bạn không cần tất cả mọi người. Kevin Kelley đã cho ta thấy bạn chỉ cần, tôi không rõ, một ngàn người ủng hộ thật sự. Một ngàn người quan tâm thực sự rằng họ sẽ đưa bạn đến được vòng tiếp theo và vòng tiếp theo và vòng tiếp theo. Điều đó có nghĩa ý tưởng bạn tạo ra, sản phẩm bạn tạo ra, phong trào bạn tạo ra không dành cho mọi người. Không phải một thứ quần chúng. Đấy không phải là thứ điều này hướng đến. Thay vì đó, điều nó hướng đến là tìm được những người tin tưởng chân thành. Thật dễ để xem những điều tôi vừa nói và nó "Đợi đã, tôi không có tố chất để trở thành mẫu nhà lãnh đạo đó." Vậy thì có hai nhà lãnh đạo. Họ không có nhiều điểm chung. Họ bằng tuổi nhau, nhưng điều này không quan trọng lắm. Theo cách riêng của bản thân, họ tạo ra những cách khác nhau để định hướng phát triển dựa trên công nghệ. Một vài người nào đó sẽ đi tập hợp người khác để tạo một đội. Và một vài người sẽ đi tập hợp đội bên kia. Việc này cũng đồng thời ảnh hưởng tới những quyết định của bạn khi bạn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Bạn biết đấy, đây là một trong những thiết bị yêu thích của tôi. Nhưng thật tiếc nó không được thiết kế để giúp các tác giả tạo ra phong trào cho họ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu khi đang dùng Kindle bạn thấy được bình luận và trích dẫn và ghi chú từ tất cả những người cũng đang cùng đọc cuốn đó? Hoặc từ nhóm đọc sách của bạn. Hoặc từ bạn bè, hoặc từ những mối giao tiếp bạn muốn? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các tác giả, hay những người mang các ý tưởng có thể sử dụng phiên bản II xuất hiện ngày thứ Hai. Và dùng nó để tổ chức những người muốn thảo luận về một điều gì đó. Có một triệu thứ tôi có thể chia sẻ với các bạn về mô hình này nhưng tôi sẽ chỉ thử đưa ra một số. Beatles không tạo ra các thiếu niên mà chỉ đơn thuần quyết định sẽ dẫn dắt chúng. Những bước thay đổi sâu xa nhất, việc lãnh đạo khó khăn nhất mà ta đang thực hiện đó là tìm một tập hợp đã tan rã nhưng đã từng có chung chí hướng Khôn phải thuyết phục mọi người hãy muốn điều gì đó mà họ chưa có. Khi Diane Hatz làm cho Meatrix, video của cô về cách động vật trang trại bị đối xử đã lan khắp mạng internet, cô ấy không tạo ra khái niệm về ăn chay. Cô ấy không tạo ra mối quan tâm về vấn đề này. Nhưng cô ấy giúp tổ chức mọi người và đưa nó trở thành một phong trào thay đổi. Hugo Chavez không tạo ra tầng lớp trung lưu và hạ lưu của Venezuela. Ông ta chỉ đơn thuần lãnh đạo họ. Bob Marley không tạo ra Rastafarians. Anh ấy chỉ bước lên và nói "Theo tôi." Derek Sivers tạo ra nhà phân phối CD Baby thứ đã cho phép các nghệ sĩ độc lập có một nơi bán sản phẩm ân nhạc của mình mà không phải qua trung gian. Có một nơi để thực hiện nhiệm vụ mà họ đã hằng mong muốn, và kết nối với những người khác. Điều mà tất cả những người này có chung đó là họ đều đi ngược lại truyền thống. Những kẻ phản động nhìn vào thực tại và nói, Điều này sẽ không bền vững. Tôi không thể tuân theo thực tại này. Tôi sẵn sàng đứng lên tạo lịch sử và đưa mọi việc tiến về phía trước. Tôi biết thực tại là ra sao. Tôi không thích thế. Thay vì trông vào tất cả những luật lệ nhỏ và tuân theo từng điều một, thay vì chịu làm một thứ tôi gọi là con cừu chỉ biết đi theo đàn, một ai đó nửa mê ngủ chỉ biết làm theo mệnh lệnh, cúi đầu nhún nhường, hòa lẫn vào bầy đàn, đôi lúc có ai đó đứng lên và nói "Không phải tôi." Một ai đó đứng lên và nói "Điều này là quan trọng. Ta cần tổ chức dựa trên nó." Và không phải ai cũng làm theo. Nhưng bạn không cần tất cả mọi người. Bạn chỉ cần một vài (Tiếng cười) người sẽ nhìn vào các luật lệ, nhận ra chúng chẳng có ý nghĩ gì, và nhận ra họ muốn được kết nối đến nhường nào. Vậy nên Tony Shea không điều hành một nhãn hiệu giầy. Zappos không phải một nhãn hiệu giầy. Zappos là nơi duy nhất, nơi tốt nhất từng có cho những người yêu thích giầy tìm đến với nhau, để nói chuyện về đam mê của họ, để kết nối với những người quan tâm đến dịch vụ khách hàng hơn là việc kiếm được vài đồng tiền trước mắt. Đó có thể là một thứ bình thường như giầy dép. Và một thứ rắc rối như lật đổ chính quyền. Dù sao thì đó vẫn là cùng một hành động. Điều nó đòi hỏi, như Geraldine Carter đã khám phá ra, đó là khả năng có thể nói "Tôi không thể làm việc này một mình. Nhưng tôi có thể tập hợp những người khác vào đội leo núi của mình, và cùng nhau chúng ta có thể đạt được điều tất cả mong muốn. Chúng ta chỉ đang đợi ai đó lãnh đạo mình. Michelle Kaufman đã đi tiên phong trong những cách suy nghĩ với về kiến trúc vì môi trường. Cô ấy không làm việc đó bằng cách yên lặng xây từng căn nhà một. Cô ấy làm thế bằng cách kể một câu chuyện cho những người muốn nghe nó. Bằng cách kết nối một bộ tộc những người đang khát khao được kết nối với nhau. Bằng cách dẫn đầu một trào lưu. Bằng cách tạo ra thay đổi. Và cứ tiếp tục như thế. Vậy thì ba câu hỏi tôi muốn dành cho các bạn. Đầu tiên là, chính xác thì bạn đang làm ai khó chịu? Bởi nếu bạn không làm ai khó chịu, bạn không thể thay đổi thực tại. Câu hỏi thứ hai là, bạn đang kết nối với ai? Bởi đối với rất nhiều người, đó là điều họ hướng đến. Những mối liên kết đang được tạo ra, người này đến người khác. Và thứ ba là, bạn đang lãnh đạo ai? Bởi khi tập trung vào vấn đề này, không phải vào cấu trúc mà bạn đang xây dựng nên, mà vào người thực hiện, và thành phần lãnh đạo chính là nơi thay đổi bắt đầu. Vậy nên Blake, tại cửa hàng giầy của Tom, có một ý tưởng rất đơn giản. "Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi khi ai đó mua một đôi giầy này, tôi tặng một đôi giống hệt cho một người thậm chí không có một đôi giầy?" Đây không phải là chuyện làm sao để có chỗ bán hàng tại Neiman Marcus. Đó là chuyện của một sản phẩm mang một câu chuyện. Và trong khi bạn đi lại với đôi giầy đáng trân trọng này và ai đó hỏi "Đó là gì?" Bạn phải thay mặt Blake kể câu chuyện đó, thay mặt những người mang những đôi giầy này. Và đột nhiên nó không còn là một đôi hay một trăm đôi giầy. Đó là hàng ngàn đôi giầy. Anh bạn Red Maxwell của tôi đã dành 10 năm qua đấu tranh chống lại bệnh tiểu đường loại 1. Không phải chống lại tập hợp đang chống lại nó mà đấu tranh cùng với họ, dẫn dắt họ, kết nối họ, thách thức thực tại bởi điều đó là quan trọng với anh ấy. Và những người anh ấy tập hợp cần sự kết nối đó. Họ cần sự lãnh đạo. Điều đó làm nên khác biệt. Bạn không cần sự cho phép của mọi người để lãnh đạo họ. Nhưng trong trường hợp bạn cần, nó là thế này. Họ đang đợi, chúng tôi đang đợi để cho bạn chỉ cho chúng tôi phải đi đâu tiếp theo. Đây là điều các nhà lãnh đạo có chung. Đầu tiên, họ thách thức thực tại. Họ thách thức những gì đang tồn tại. Điều thứ hai là, họ xây dựng một văn hóa riêng. Một thứ ngôn ngữ riêng, một cái bắt tay 7 giây. Một cách để biết bạn tiếp tục hay bị loại. Họ có tính hiếu kỳ. Hiếu kỳ về những người trong bộ tộc. Hiếu kỳ về những người ngoài. Họ đang đưa ra những câu hỏi. Họ kết nối con người với nhau. Bạn có biết mọi người muốn nhất điều gì không? Họ muốn được nhớ đến. Họ muốn được nhớ đến vào ngày họ không xuất hiện. Họ muốn được nhớ đến khi họ đã ra đi. Và những người lãnh đạo các bộ tộc làm được điều đó. Thật thú vị bởi tất cả các tộc trưởng đều có sức hút cá nhân. Nhưng bạn không cần sức hút để trở thành một người dẫn đầu. Trở thành người dẫn đầu sẽ cho bạn sức hút. Nếu bạn xem xét và nghiên cứu những nhà lãnh đạo đã thành công, sức hút đến từ đó, từ việc lãnh đạo. Cuối cùng, họ cam kết. Họ cam kết theo mục đích. Họ cam kết với bộ tộc. Họ cam kết với những người ở đó. Vậy tôi muốn bạn làm hộ tôi một điều. Và tôi hi vọng bạn sẽ cân nhắc điều này trước khi từ chối nó. Điều tôi muốn bạn thực hiện chỉ cần 24 tiếng, đó là tạo ra một bước chuyển dịch. Một điều có ý nghĩa. Bắt đầu. Thực hiện. Chúng ta cần điều đó. Cảm ơn rất nhiều. Xin trân trọng. (Vỗ tay) Tôi sẽ cùng các bạn du ngoạn 1 chuyến tốc hành Tôi sẽ dẫn các bạn tới nơi mà nhiều người chưa đặt chân tới , 1 chuyến đi vòng quanh thế giới Năm 24 tuổi, tôi cùng Kate Store bắt đầu thành lập 1 tổ chức tập hợp các kiến trúc sư và nhà thiết kế làm việc trên công trình dân sự không chỉ liên quan đến việc phản ứng với thảm họa thiên nhiên mà còn về các vấn đề mang tính hệ thống Chúng tôi tin rằng ở những nơi mà tài nguyên và chuyên môn là khá khan hiếm, thì những thiết kế mang tính cách mạng và thực tiễn có thể thực sự thay đổi cuộc sống người dân Tôi bắt đầu sự nghiệp với công việc của 1 kiến trúc sư , nói cách khác là khi đang được đào tạo như 1 kiến trúc sư và tôi luôn quan tâm đến thiết kế có tính trách nhiệm xã hội và làm sao để có thể gây ảnh hưởng Nhưng khi tôi theo học tại trường kiến trúc dường như tôi trở thành kẻ lạc loài rất nhiều kiến trúc sư nghĩ như vậy khi thiết kế bạn thiết kế 1 món đồ trang sức mà bạn đã từng thử và rất thích Trong khi tôi cảm thấy khi thiết kế một là bạn cải thiện, hai là bạn làm tổn hại đến cộng đồng mà bạn đang thiết kế cho. Việc bạn làm không chỉ là xây dựng 1 tòa nhà cho cư dân hoặc người dân sẽ sống trong đó mà là cho toàn bộ cộng đồng. Và vào năm 1999, chúng tôi bắt đầu phản ứng với vấn đề khủng hoảng nhà ở cho những người tị nạn trở về Kosovo và tôi đã không biết mình đang làm gì, như tôi đã nói, giữa những năm 20 tôi là người thuộc thế hệ Internet, vì thế chúng tôi bắt đầu xây dựng 1 trang web và viết 1 thông điệp kêu gọi mọi người, thật bất ngờ là chỉ trong vài tháng chúng tôi có hàng trăm bài viết từ khắp nơi trên thế giới Điều này dẫn đến 1 số lượng nguyên mẫu đc xây dựng và một số ý tưởng khác thực sự được thử nghiệm. 2 năm sau đó, chúng tôi bắt đầu làm 1 dự án phát triển phòng khám di dộng tại tiểu vương quốc ở Shahara, châu Phi nhằm chống lại đại dịch HIV/AIDS dự án thu hút 550 sự phản hồi tham gia từ 53 quốc gia. Chúng tôi cũng thu hút sự tham gia của nhiều nhà thiết kế khắp nơi trên thế giới Sau đó, chúng tôi đã tố chức 1 cuộc triển lãm công trình Đỉnh cao là năm 2004 Chúng tôi bắt đầu làm việc trên lĩnh vực thảm họa thiên nhiên tại Iran và Bam đồng thời tiếp tục dự án tại châu Phi Làm việc tại Mỹ hầu hết mọi người nhìn đói nghèo với ánh mắt lạ lẫm, nhưng hãy sống ở nơi tôi sống , Bozenman, Montana hãy đến các đồng bằng miền Bắc trên các khu bảo tồn hoặc xuống vùng Alabama hay Missisipi trước khi có Katrina, tôi có thể chỉ cho bạn thấy những vùng điều kiện sống kém xa các nước đang phát triển mà tôi từng tới Vì thế chúng tôi đã tham gia làm việc tại các thành phố trong nước và một vài nơi khác. Sau đó tôi cũng sẽ tham gia 1 số dự án nữa Năm 2005, Mẹ Thiên Nhiên đã đá cho chúng ta một cú. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng 2005 là một năm khủng khiếp, khi mà thàm họa thiên nhiên liên tiếp xảy ra. Và nhờ có Internet, nhờ có các blog và những thứ tương tự, trong vòng vài giờ sau trận sóng thần, chúng ta đã tiến hành gây quỹ cứu trợ rồi tham gia làm việc với chính những người dân. Chúng tôi đã sử dụng 1 số máy tính xách tay trong những ngày đầu, tôi đã nhận được 4.000 email từ những người cần giúp đỡ. Vì thế chúng tôi đã bắt đầu tham gia các dự án ở đó tôi sẽ nói về những dự án khác tất nhiên sau đó, năm nay chúng tôi đang phản ứng với vấn đề Katrina cũng như tiếp tục các công trình tái thiết xây dựng Đây là bản tóm tắt ngắn gọn Năm 2004, tôi thực sự không thể kiểm soát hết số người muốn giúp đỡ và số lượng yêu cầu được giúp mà tôi có Tất cả được gửi tới máy tính xách tay và di động của tôi Vì thế chúng tôi quyết định sử dụng 1 kiểu nguồn mở kinh doanh mà bất cứ ai ở nơi nào trên thế giới đều có thể bắt đầu 1 chương trình địa phương bao gồm các vấn đề trong khu vực. Bởi vì tôi tin 1 xã hội tuyệt đối hoàn mỹ là không tồn tại Mọi vấn đề đều mang tính địa phương, các giải pháp cũng vậy điều đó nghĩa là ai đó sống ở Mississippi biết rõ về vùng này hơn tôi. Điều gì đã xảy ra? chúng tôi sử dụng MeetUp và các công cụ mạng khác kết quả là 40 đề tài được khởi động hàng nghìn kiến trúc sư tại 104 quốc gia Do đó, điểm mấu chốt là -xin lỗi , tôi không quen mặc comple tôi đã biết trước mình sẽ phải cởi nó ra Ok, tôi sẽ cởi rất nhanh trong 7 năm gần đây, không chỉ về phi lợi nhuận những gì tôi thấy là 1 cuộc vận động tự nguyện của các thiết kế gia đầy trách nhiệm với xã hội đang diễn ra những người tin thế giới này đang nhỏ dần và chúng ta có cơ hội - cơ hội chứ không phải trách nhiệm nhưng là cơ hội để thực sự hòa nhập vào quá trình làm nên thay đổi ( Tiếng cười ) Tôi sẽ thêm cái đó vào thời gian của tôi Những gì bạn không biết là chúng tôi có hàng nghìn thiết kế gia làm việc khắp nơi trên trái đất kết nôi với nhau qua 1 trang web , chúng tôi có 1 đội ngũ làm việc 3 người Nhờ làm việc mà không ai nói chúng tôi không thể chúng tôi đã thành công . Và do đó, chất phác là điều tốt 7 năm sau, chúng tôi phát triển hơn để đạt được sự ủng hộ động lực và thực thi. Chúng tôi tích cực ủng hộ các thiết kế hay không chri thông qua gian trưng bày sinh viên, các bài thuyết giảng và diễn đàn cộng đồng các bài viết bạn đọc, chúng tôi có 1 cuốn sách về công trình nhân đạo mà còn gồm những thiết kế giảm nhẹ thảm họa và làm việc với chính sách cộng đồng Chúng ta có thể nói về Cơ Quan Quản Lý Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA) vào nhưng là vào 1 dịp khác. Động lực, phát triển ý tưởng với các cộng đồng và các tổ chức phi lợi nhuận cạnh tranh thiết kế mã nguồn mở Tham khảo, liên hệ với các cộng đồng sau đó thực hiện- thực tế là ra hiện trường và làm việc vì khi anh thiết kế , thiết kế của anh sẽ không bao giờ là thực tế cho tới khi nó được xây dựng. Vì vậy, rất quan trọng nếu chúng ta đang thiết kế và cố gắng tạo ra thay đổi , chúng ta xây lên sự thay đổi đó Đây là 1 số dự án chọn lọc Kosovo. Đây là Kosovo năm 1999. Chúng tôi mở 1 cuộc thi thiết kế mở như tôi đã nói. chủ đề không phải về những căn chòi khẩn cấp mà nơi cư trú chuyển đổi được dùng từ 5 đến 10 năm nó sẽ được đặt cạnh vùng đất cư dân sinh sống và họ sẽ tái xây dựng ngôi nhà của riêng mình Điều này không đặt kiến trúc vào cộng đồng mà đưa cho họ công cụ và không gian cho phép tái xây dựng và tái thiết theo cách họ muốn Chúng tôi có từ hoành tráng cho đến gây cười nhưng đều rất hiệu quả Đây là 1 ngôi nhà bằng sợi gai có thể bơm phồng . Nó được xây dựng và rất hiệu quả Đây là 1 công ten nơ chở hàng. Và toàn bộ các ý tưởng không chỉ giải quyết vấn đề kiến trúc dân dụng, mà còn đụng đến các vấn đề quản lý và ý tưởng xây dựng cộng đồng thông qua các mạng lưới phức tạp. Do vậy chúng tôi không chỉ thu hút các nhà thiết kế, mà còn bạn biết đấy, 1 đội ngũ đông đảo các chuyên viên công nghệ. Sử dụng cao su từ các ngôi nhà bị phá hủy để xây nhà mới Dùng kiện rơm làm tường giữ nhiệt sau đó , vào năm 1999 1 sự kiện đáng chú ý đã xảy ra Chúng tôi tới châu Phi, bắt đầu xem xét vấn đề nhà ở Trong vòng 3 ngày, chúng tôi phát hiện ra vấn đề không phải là nhà ở mà chính là sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS. Điều này chúng tôi được biết không phải từ các bác sĩ, mà chính là từ các dân làng chúng tôi đang ở cùng. vì thế chúng tôi đưa ra ý tưởng thay vì để dân làng đi bộ 10, 15 km để gặp bác sĩ, bạn có thể kéo bác sĩ về với dân làng Chúng tôi bắt đầu hào hứng với y tế cộng đồng và tôi nghĩ, bạn biết đấy, chúng tôi đã cho là mình rất thông minh chúng tôi mới đề xuất ý tưởng hay này, các phòng khám sức khỏe di động có thể phát triển rộng khắp tiểu sa mạc Shahara Và cộng đồng, cộng đồng y tế ở đó cho biết: " Chúng tôi đã bàn về điều này cả chục năm nay. Chúng tôi biết Chỉ là không biết làm sao để thực hiện nó" Vì thế chúng tôi xem xét nhu cầu tồn tại trước đó và đưa ra các giải pháp lại 1 lần nữa chúng tôi đã nhận được nguồn ý tưởng rất phong phú Ý tưởng này bản thân tôi rất yêu thích vì ý tưởng kiến trúc sư đưa ra không chỉ về các giải pháp mà còn liên quan đến việc nâng cao ý thức. Đây là phòng thí nghiệm cây đay. Bạn gieo hạt rồi trồng chúng trong 1 ô đất sau đó cây sẽ cao thêm 14 feet trong 1 tháng Vào tuần thứ 4, các bác sĩ đến cắt dọn 1 khu vực nhất định và căng 1 tấm bạt lên làm mái sau khi kết thúc đợt điều trị khám bệnh cho bệnh nhân và dân làng bạn có thể thu hoạch phòng khám đó để ăn. Đó là 1 kiểu kiến trúc có tên " Hãy ăn phòng khám của bạn" ( Tiếng cười) Như vậy, nó đang giải quyết vấn đề rằng nếu bạn mắc phải AIDS, bạn vẫn cần có một tỉ lệ dinh dưỡng nhất định, và ý tưởng này - ý tưởng về dinh dưỡng - cũng quan trọng không kém gì so với việc phòng chống virus RNA. Đây cũng là 1 giải pháp nghiêm túc mà tôi rất hài lòng. Ý tưởng không chỉ là 1 phòng khám mà là 1 trung tâm cộng đồng Nó bao gồm thiết lập các lộ trình thông thương và các đầu tầu kinh tế bên trong cộng đồng có thể gọi đó là 1 dự án tự cung tự cấp Mỗi cá nhân nằm trong dự án đều có thể tồn tại Không phải vì tôi là người yêu cây xanh cuồng tín mà vì khi anh sống nhờ vào thu nhập 4$ 1 ngày anh phải tồn tại và tự nuôi sống bản thân anh cần biết năng lượng của mình từ đâu mà có các tài nguyên từ đâu mà có và anh phải duy trì dự trữ Vậy ý tưởng này bắt đầu với và khi đêm xuống , nó trở thành rạp chiếu phim Nó không phải 1 phòng khám nữa, nó là một trung tâm cộng đồng Bạn có thể thấy các ý tưởng phát triển thành các nguyên mẫu và cuối cùng được xây dựng . Trong năm nay các phòng khám đang được xây dựng tai Nigeria và Kenya. từ đó chúng tôi cũng phát triển dự án Siyathemba cư dân ở đó tìm đến chúng tôi và cho biết vấn đề là các bé gái ko được đến trường Và chúng tôi đang làm việc tại 1 khu vực mà phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 24 thì có đến 50% bị nhiễm HIV/AIDS. Và lý do không phải vì họ là những người quan hệ bừa bãi, mà là do thiếu kiến thức. Vì thế chúng tôi quyết định xem xét ý tưởng về thể thao và xây dựng một trung tâm thể thao thanh niên đa chức năng được xem như một trung tâm HIV/AIDS mở rộng, và nhóm huấn luyên các bé gái đều là các bác sĩ điều trị. Đó là 1 cách chậm chạp để phát triển sự tin tưởng vào trung tâm y tế Chún tôi chọn ra 9 ứng viên vào chung kết sau đó 9 ứng viên tỏa ra toàn bộ khu vực sau đó dân cư địa phương sẽ chọn thiết kế của họ Họ nói đó là thiết kế của họ bởi vì nó không chỉ thu hút 1 cộng đồng mà còn làm tăng sức mạnh cộng đồng đó và kéo họ trở thành 1 phần của quá trình tái xây dựng Và đây là thiết kế giành chiến thắng , sau đó tất nhiên chúng tôi đã đi và làm việc với cộng đồng và khách hàng Đây là nhà thiết kế. Anh đang làm việc ngoài kia với 1 đội bóng đá nữ đầu tiên tại Kwa-Zulu Natal, Siyathemba và những người trong cuộc sẽ cho chúng ta biết rõ hơn Video: Tên tôi là Sisi , tôi làm việc tại trung tâm Phi châu Tôi là 1 nhà tư vấn đồng thời là cầu thủ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Phi, Bafana Bafana Tôi chơi tại giải Vodacom League cho đội Tembisa nay đổi tên thành Siyathemba Đây là nền nhà của chúng tôi Cameron Sinclair: Tôi sẽ chiểu video này sau vì không còn nhiều thời gian nữa Tôi có thể thấy Chris nhìn tôi chớp chớp Đây là 1 sự kết nối 1 cuộc gặp với người muốn phát triển trung tâm y tế viễn thông đầu tiên của châu Phi , đặt tại Tazania Chúng tôi đã gặp gỡ cách đây vài tháng. và 1 đội ở đó hợp tác làm việc Cuộc mai mối này nhờ có sự giúp đỡ của các thành viên của TED Cheryl Heller và Andrew Zolli đã giới thiệu tôi với người phụ nữ châu Phi tuyệt vời này Chúng tôi bắt đầu xây dựng vào tháng 6 , và sẽ được TEDGlobal khánh thành Khi đến TEdGlobal , bạn có thể xem tận mắt Nhưng những gì chúng tôi thành thạo nhất là giải quyết các vấn đề thàm họa và phát triển chúng tôi tham gia vào rất nhiều vấn đề như là sóng thần và các thảm họa khác như bão Katrina Đây là 1 chỗ trú ẩn giá 370$ , rất dễ lắp ráp Đó là 1 thiết kế cộng đồng 1 trung tâm cộng đồng đc thiết kế cho cộng đồng Qua đó cho thấy chúng tôi thực sự sống và làm việc cùng cộng đồng và họ là 1 phần trong quy trình thiết kế Những đứa trẻ tham gia vạch ra bản đồ vị trí thích hợp cho trung tâm cộng đồng và sau đó thông qua huấn luyện các kỹ năng, cộng đồng dân cư đó cuối cùng đã thực sự xây dựng kết cấu đó cùng chúng tôi. Đây là 1 ngôi trường khác Đây là những gì Liên hợp quốc hỗ trợ những người này trong 6 tháng-12 tấm vải bạt Đây là vào tháng 8. Có một sự thay thế, nó có thể bền trong 2 năm Khi mưa xuống, bạn không nghe thấy tiếng gì vào mùa hè , khoảng 140 độ F bên trong vì thế chúng tôi nói, nếu có mưa hãy hứng lấy nước sạch Do vậy 1 trong các trường của chúng tôi có hệ thống hứng nước mưa, ko tốn kém chút nào 1 lớp học, 3 phòng học và hệ thống hứng và trữ nước mưa giá 5000$ Số tiền này được gây nhờ hoạt động bán sô-cô-la tại Atlanta Ngôi trường được xây dựng bởi các phụ huynh Các em nhỏ có mặt tại công trường, xây dựng công trình Nó được khánh thành cách đây vài tuần hiện nay có 600 đứa trẻ đang học trong các ngôi trường này ( vỗ tay ) Thảm họa đánh sập các ngôi nhà Chúng ta đã đọc các câu chuyện buồn đó trên CNN hay FOX nhưng chúng ta không đọc được các câu chuyện vui Đây là cộng đồng , họ tập hợp nhau lại và nói không với việc chờ đợi họ lập ra 1 hiệp hội với các thành viên khác nhau để vẽ ra bản đồ Đông Biloxi để tìm ra những ai gặp nạn. Chúng tôi có 1.500 tình nguyện viên xây dựng và phục hồi lại các căn nhà. Tìm hiểu xem các quy tắc FEMA là gì không đợi họ chỉ cho chúng tôi bạn nên xây lại ntn Làm việc với cư dân địa phương, di dời họ khỏi ngôi nhà để khỏi bị ốm . Đây là những gì họ đang tự dọn dẹp Thiết kế nhà ở. Ngôi nhà này sẽ ở được trong vài tuần tới Đây là ngôi nhà , hoàn thành trong 4 ngày Đây là một căn phòng chức năng dành cho một phụ nữ tàn tật. Bà 70 tuổi. FEMA đã hỗ trợ bà 600 $ cách đây 2 ngày Chúng tôi rất nhanh chóng lắp ráp xong 1 phòng giặt đồ Bà đã bắt đầu kinh doanh ngày hôm nay bà nhận giặt quần áo cho mọi người Đây là 2 nhiếp ảnh gia Shandra và Calhound làm việc tại quận Lower Ninth đc 40 năm Đây là nhà và các bức ảnh họ chụp chúng tôi đang giúp đỡ làm việc cùng nhau để tạo ra 1 công trình mới Có những dự án chúng tôi thực hiện, có dự án chúng tôi tham gia ủng hộ 1 phần Tại so các cơ quan cứu trợ ko làm việc này? Đây là 1 chiếc lều của Liên hợp quốc 1 mẫu lều mới ra mắt năm nay dựng nhanh, và sáng tạo ở chỗ cái nắp Phải mất 20 năm để thiết kế chiếc lều và đưa vào thực tiễn Khi tôi 12 tuổi . Ở đây có 1 vấn đề May mắn là chúng tôi ko đơn độc Có hàng trăm hàng nghìn hàng vạn kiến trúc sư , nhà thiết kế và nhà phát minh khắp thế giới đang tham gia vào các công trình nhân đạo Thêm các căn nhà bằng cây gai- 1 đề tài tại Nhật tôi ko chắc họ đang hút cái gì Tác giả thiết kế kiểu mấu kẹp này từng nói , tất cả những gì bạn cần là tìm cách gắn kết cấu màng vào vào thanh xà Anh chàng này từng thiết kế cho NASA, hiện này đang thiết kế nhà ở Tôi sẽ lướt qua phần này nhanh thôi vì tôi biết chỉ còn vài phút nữa Tất cả các công trình này đc làm trong 2 năm Tôi đã cho các bạn xem công tình tốn 20 năm để thực hiện Và đây chỉ là 1 số chọn lọc ra từ những công trình đc xây dựng trong mấy năm qua Từ Brazil tới Ấn Độ Mexico, Alabama, Trung Quốc, Israel, Palestine, Vietnam Độ tuổi trung bình của các nhà thiết kế tham gia dự án này là 32, đúng bằng tuổi của tôi.,khá là trẻ Tôi phải dừng lại ở đây vì Arup đang có mặt trong phòng và đây là thiết kế nhà vệ sinh hay nhất thế giới nếu bạn từng tới Ấn Độ và sử dụng toilet ở đây ( Tiếng cười) Chris Luebkeman sẽ nói cho bạn biết tại sao tôi chắc chắn nhưng tương lai sẽ phông phải các thành phố chọc trời như NewYork mà là cái này . Khi nhìn vào nó bạn sẽ thấy khủng hoảng còn tôi thấy rất nhiều nhà phát minh 1 tỉ người sống trong nghèo đói, khốn khổ. Chúng ta nghe nói về họ nhiều lần 4 tỉ người đang có cuộc sống tốt hơn nhưng trong 1 nền kinh tế kém bền vững 1 trên 7 người ko có cuộc sống ổn định, có kế hoạch Nếu chúng ta hành động để giải quyết nạn khủng hoảng nhà ở sắp xảy ra trong 20 năm tới , 1 phần 3 dân số sẽ sống trong cảnh tạm bợ hoặc trong các trại tị nạn . Nhìn sang phải , trái , 1 trong số các bạn sẽ nằm trong số đó Làm thế nào để cải thiện mức sống của 5 tỉ con người? Với 10 triệu giải pháp tôi mong muốn phát triển 1 cộng đồng nhạy bén chấp nhận các thiết kế mang tính cách mạng để cải thiện điều kiện sống cho mọi người Chris Anderson: khoan đã, đợi chút. Đó là mong ước của anh sao? CS: Đúng thế CA: Đó là mong ước của anh ấy! ( Vỗ tay) Chúng tôi bắt đầu tổ chức Kiến Trúc cho Nhân Loại với 700$ và 1 trang web Vì thế Chris ko hiểu tại sao đã quyết định cấp cho chúng tôi thêm 100.000$ Vậy tại sao nhiều người không thể? Kiến trúc nguồn mở là 1 cách hiệu quả Bạn có 1 cộng đồng người tham gia rất đa dạng và chúng tôi không chỉ nói về nhà phát minh và nhà thiết kế mà còn về mô hình gây quỹ Trách nhiệm của tôi không chỉ là nhà thiết kế mà còn như một kiểu ống dẫn, chịu trách nhiệm kết nối thế giới thiết kế và thế giới nhân loại Và cái chúng ta cần là thứ gì đó có thể tạo ra bản sao của tôi trên toàn cầu, vì tôi đã không ngủ trong 7 năm ( Tiếng cười) thứ 2, điều này sẽ là gì? Nhà thiết kế muốn đối phó với các vấn đề về khủng hoảng nhân đạo nhưng họ không muốn công ty nào đó ở phương Tây lấy ý tưởng của họ để sinh lợi nhuận Vì thế Creative Commons đã phát triển phương tiện cấp phép các quốc gia đang phát triển nghĩa là 1 nhà thiết kế có thể -- Dự án Siyathemba các bạn vừa xem là công trình đầu tiên được Creative Commons cấp phép Ngay khi công trình hoàn tất , bất kỳ ai ở châu Phi hay các nước đang phát triển có thể lấy các tài liệu xây dựng để tái xây dựng miễn phí ( vỗ tay) Vậy tại sao không cho phép các nhà thiết kế cơ hội làm điều đó mà vẫn bảo vệ được quyền của họ ? Chúng tôi muốn có 1 cộng đồng nơi bạn có thể truyền tải các ý tưởng và các ý tưởng đó có thể đc kiểm nghiệm trong động đất, ngập lụt mọi loại môi trưởng khắc nghiệt. Lý do tại sao nó quan trọng là vì tôi không muốn phải đợi cơn bão Katrina thứ 2 để xem liệu ngôi nhà chúng tôi thiết kế có chịu đc ko. Đến lúc đó thì đã quá muộn. Chúng tôi cần làm điều đó ngay bây giờ. Thực hiện trên quy mô toàn cầu. Và tôi muốn làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ Khi nhìn vào khuôn mặt 1 kiến trúc sư, hầu hết mọi người nghĩ là 1 anh chàng da trắng tóc xám. tôi không thấy thế , mà thấy khuôn mặt của cả thế giới. Vì thế tôi muốn mọi người trên khắp hành tinh có thể trở thành 1 phần của thiết kế và quá trình phát triển Ý tưởng về các cuộc thi dựa trên nhu cầu- X Prize cho 98% còn lại nếu bạn muốn gọi như vậy Chúng tôi cũng muốn xem xét các cách "mai mối" kết nối các thành viên gây qũy với nhau Và ý tưởng liên kết các nhà sản xuất và phòng thí nhiệm tại mỗi quốc gia khi tôi nghe nói đến chiếc laptop giá 100$ và sẽ được sử dụng trong các lớp hcoj giáo dục từng nhà thiết kế trên thế giới . Đặt 1 chiếc tại từng khu ổ chuột vì bạn biết không 1 sự thay đổi lớn sẽ diễn ra. Và tôi cần biết điều đó. Nó có tên là bước nhảy vọt. Chúng ta nói về các công nghệ nhảy vọt. Và điều tôi viết ở đây là Thay đổi thế giới, và 1 điều chúng ta vừa nói tới là Tôi học được nhiều thứ từ thực địa hơn là ở đây vì thế hãy lấy cái ý tưởng, điều chỉnh chúng để sử dụng Những ý tưởng này có khả năng thích nghi và được tạo ra với tiềm năng tiến hóa chúng cần được mỗi quốc gia trên thế giới phát triển và mang lại lợi ích cho quốc gia đó. Nhưng điều kiện cần và đủ là gì? Tờ giấy này, tôi ko có đủ thời gian để đọc vì tôi sắp hết thời gian CA: Hãy giơ nó lên 1 lúc CS: Vậy, điều kiện là gì? Các bạn rất thông minh Nó sẽ cần rất nhiều sức mạnh điện toán, vì tôi muốn cái này tôi muốn ý tưởng mọi laptop ở bất cứ nơi nào trên thế giới có thể truy cập vào hệ thống và không chỉ có thể tham gia phát triển các thiết kế này mà còn sử dụng được các thiết kế đó. Tôi muốn mọi kỹ sư của ARUP trên thế giới kiểm tra và đảm bảo chất lượng của những thiết kế của chúng tôi vì họ là những nhà thiết kế giỏi nhất thế giới Và tôi muốn -- tôi nên ghi chép tôi có hai chiếc laptop và 1 trong 2 , ở đó chứa 3000 thiết kế . Do vậy việc có được các ý tưởng đã được kiểm chứng, dễ sử dụng và quản lý là vô cùng quan trọng. Mẹ tôi từng nói tệ nhất là người chỉ được cái mồm, thùng rỗng kêu to ( Tiếng cười) Tôi chán ngấy phải nói về tạo ra sự thay đổi Anh chỉ thay đổi 1 khi anh thực hiện nó Chúng tôi thay đổi các hướng dẫn của Cơ Quan Quản Lý Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA) . Chúng tôi thay đổi chính sách công khai Chúng tôi thay đổi phản ứng quốc tế dựa trên các công trình xây dựng Vì vậy theo tôi , chúng tôi cần xây dựng một đường lối cải cách hoàn toàn mới, và nó là một cuộc cải cách mở hãy nghĩ đến nền văn hóa mở -thì đây chính là một cuộc cải cách mở Ai đó đã nói về điều này cách đây một vài năm Tôi sẽ tặng điểm cho những ai biết về điều đó Tôi nghĩ người này đã đi trước chúng ta 25 năm, vì thế hãy thực hiện điều này Xin cám ơn ( Vỗ tay) (Vỗ tay) Bệnh AIDS được phát hiện vào năm 1981, còn virus HIV là vào 1983 Những trái bóng Gapminder này sẽ chỉ cho các bạn thấy loại virus này đã lan tràn khắp thế giới ra sao kể từ 1983 hay cách mà chúng ta ước chừng nó. Những thứ chúng tôi chỉ ra ở đây-- trên trục này, tôi muốn thể hiện phần trăm số người trưởng thành bị nhiễm. Và trên trục này thể hiện thu nhập trên đầu người tính theo đô la. Và kích cỡ của các trái bóng, kích cỡ của các trái bóng ở đây, sẽ thể hiện quy mô số người nhiễm tại mỗi quốc gia, và màu sắc bóng thể hiện châu lục. Đây, quý vị có thể thấy nước Mỹ, năm 1983, tỷ lệ phần trăm nhiễm rất thấp, nhưng vì là một nước đông dân số nên cỡ bóng vẫn lớn. Có rất nhiều người đã nhiễm tại Mỹ. Và, trên đây, các bạn thấy Uganda. Có khoảng 5% dân số bị nhiễm, và một quả bóng rất to mặc dù quốc gia thì nhỏ thôi. Và có vẻ như họ là nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất trên thế giới. Và đây, điều gì đã xảy ra? Bây giờ thì bạn đã hiểu biểu đồ này rồi nhé, và đây, trong vòng 60 giây nữa, chúng ta sẽ trình diễn về đại dịch HIV trên toàn thế giới. Nhưng trước hết, tôi đem tới đây một phát minh mới. (Cười) Tôi đã làm đông cứng lại chùm tia laze của bút chỉ (Cười) (Vỗ tay) Rồi, sẵn sàng, vững vàng, đi thôi! Đầu tiên chúng ta thấy một sự gia tăng nhanh chóng ở Uganda và Zimbabwe. Họ leo lên cao như thế này. Ở châu Á, Quốc gia đầu tiên bị nhiễm nặng là Thái Lan. Mức nhiễm lên tới 1 -> 2% Sau đó thì Uganda đã giảm đi, trong khi Zimbabwe vẫn lao thẳng lên trời, và sau một vài năm đến lượt Nam Phi tăng tỷ lệ nhiễm HIV một cách khủng khiếp. Nhìn này, Ấn Độ có rất nhiều người nhiễm, nhưng lại ở mức thấp. Và tình trạng tương tự xảy ra ở đây. Nhìn xem, Uganda đang hạ xuống, Zimbabwe đang hạ xuống. Nga đạt mức 1% Trong 2 đến 3 năm qua, chúng ta đã đạt tới trạng thái ổn định của dịch HIV trên toàn cầu. Mất tới 25 năm. Nhưng, tình trạng ổn định không có nghĩa là mọi thứ đang chuyển biến tốt lên, mà chỉ là đang không xấu đi thôi. Và trạng thái ổn định đó là vào khoảng 1% số người trưởng thành trên thế giới đã bị nhiễm HIV. Điều đó có nghĩa là 30 đến 40 triệu người, hay toàn bộ người dân ở California đó là con số mà chúng ta hiện có trên toàn thế giới, không hơn không kém. Rồi, cho phép tôi quay lại nhanh tình hình của Boswana. Boswana-một nước thu nhập trên trung bình ở Nam Phi, một nhà nước theo đường lối dân chủ, kinh tế khá, và đây là những gì đã xảy ra. Họ khởi đầu từ tốn, họ bỗng tăng vọt, họ lên tới đỉnh ở đây vào năm 2003, và bây giờ họ đang đi xuống. Nhưng họ đi xuống một cách chậm rãi, bởi vì ở Boswana, với điều kiện kinh tế và quản lý tốt, họ có thể điều trị cho người nhiễm. Và nếu những người nhiễm được điều trị, họ sẽ không chết vì AIDS nữa. Những con số phần trăm này sẽ không đi xuống vì họ có thể sống từ 10 đến 20 năm nữa. Vì thế sẽ làm nảy sinh một số vấn đề với phép tính toán này. Nhưng tại những quốc gia nghèo hơn ở châu Phi, những nước có thu nhập thấp ở phía dưới đây, tốc độ giảm của tỷ lệ nhiễm là nhanh hơn vì người nhiễm chết. Mặc dù có các chương trình của PEPFAR, PEPFAR hào phóng, không phải tất cả mọi người đều được điều trị và trong số những người được điều trị tại các nước nghèo chỉ có 60% số người được điều trị sau 2 năm. Điều trị dài hạn cho tất cả mọi người là điều phi thực tế tại các nước nghèo nhất. Nhưng điều đáng mừng là những gì cần làm đang được làm rồi. Nhưng điều đáng nhấn mạnh hiện nay là phòng bệnh. Chỉ bằng cách ngăn chăn sự lây lan thế giới mới có thể đối phó được với đại dịch. Thuốc chữa thì quá đắt rồi-và chúng ta sẽ cần phải có vắc xin, hay khi chúng ta có được vắc xin thì đã có 1 thứ khác hiệu quả hơn-- nhưng thuốc thì quá đắt với người nghèo. Và không chỉ thuốc men, mà cả liệu trình điều trị và chăm sóc đi kèm nữa. Vì thế, khi chúng ta nhìn vào mô hình này, một điều rất rõ ràng có thể thấy là: bạn thấy những trái bóng xanh da trời và mọi người nói tỷ lệ nhiễm HIV ở châu Phi rất cao. Tôi thì tôi sẽ nói, HIV rất khác biệt ở châu Phi. Bạn sẽ tìm thấy tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới là ở các nước châu Phi, và dù thế bạn vấn sẽ thấy Senegal, ở phía dưới đây, tỷ lệ tương tự như ở Mỹ. Và bạn cũng sẽ thấy Madagascar, và bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nước châu Phi có tỷ lệ chỉ nhiễm thấp chỉ như các nước khác trên thế giới. Quá đơn giản nếu cho rẳng chỉ có một châu Phi và mọi thứ chỉ đi theo một lối ở châu Phi. Chúng ta phải dừng cách nhìn này lại. Điều đó không đáng tôn trọng, không thông minh chút nào khi nghĩ theo hướng đó. (Vỗ tay) Tôi có may mắn là được sống và làm việc ở Mỹ một thời gian. Tôi nhận thấy Thành phố Salt Lake và San Francisco khác nhau. (Cười) Và tương tự ở châu Phi cũng vậy--có rất nhiều điểm khác biệt. Vậy, tại sao lại cao như thế? Vì chiến tranh ư? Không, không đúng. Nhìn đây. Công-gô một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nằm ở dưới đây-- 2,3,4 phần trăm. Và đây là Zambia thanh bình, nước láng giềng, 15 phần trăm. Và đã có nhiều nghiên cứu bài bản về những người tị nạn Công gô-- 2 đến 3% trong số họ bị nhiễm, còn tại Zambia yên bình- cao hơn rất nhiều. Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra một cách rõ ràng rằng chiến tranh thật khủng khiếp, cưỡng dâm thật khủng khiếp. Nhưng đó không phải là điều khiến cho tình trạng nhiễm HIV cao ở châu Phi. Vậy, có phải vì đói nghèo không? Vâng nếu bạn nhìn ở tầm vĩ mô, có vẻ như càng nhiều tiền thì càng nhiều HIV. Nhưng điều này thức sự rất đơn giản, hãy nhìn xuống Tanzania xem. Tôi sẽ tách Tanzania thành 5 nhóm thu nhập, từ thu nhập cao nhất đến thu nhập thấp nhất, và chúng ta hãy bắt đầu xem. Những nhóm này với thu nhập cao nhất, những người khá giả, nếu không muốn nói là giàu, họ bị nhiễm HIV nhiều hơn. Sự khác biệt đi từ 11% xuống 4%, và khác biệt còn rõ ràng hơn trong nhóm nữ giới. Có rất nhiều điều chúng ta suy đoán, và bây giờ, những nghiên cứu bài bản, được thực hiện bởi các cơ quan tổ chức cùng với các nhà nghiên cứu tại châu Phi và cả các nghiên cứu viên quốc tế đã chỉ ra rằng không phải như vậy. Vâng, đó là sự khác biệt tại Tanzania. Và, tôi cũng không thể không nhắc tới Kenya. Hãy nhìn Kenya đây. Tôi chia Kenya thành các quận huyện nhỏ. Hãy xem xem. Hãy nhìn sự khác biệt trong lòng một nước châu Phi -- từ mức nhiễm rất thấp đến mức nhiễm rất cao, và hầu hết các quận huyện ở Kenya bị nhiễm ở mức trung bình. Vây, tiếp theo là gì? Tại sao chúng ta lại nhìn thấy những mức nhiễm cao kỷ lục chỉ ở một vài nước? Vâng, tại đó việc có nhiều bạn tình diễn ra phổ biến hơn, ít dùng bao cao su hơn, và có sự quan hệ chênh lệch tuổi tác-- nghĩa là, những người đàn ông lớn tuổi thường quan hệ với phụ nữ trẻ. Chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ trẻ cao hơn nam giới trẻ ở những quốc gia bị có tỷ lệ nhiễm cao như trên. Vây tất cả bắt nguồn từ đâu? Tôi sẽ chuyển các trái bóng sang dạng bản đồ. Nhìn xem, khu vực nhiễm nặng chỉ chiếm có 4% dân số nhưng chiếm tới 50% tổng số ca nhiếm HIV. HIV có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhìn xem, bạn có các trái bóng ở khắp mọi nơi. Có rất nhiều người nhiễm tại Brazil. Các nước Ả rập xê út không nhiều lắm, nhưng ở I ran thì rất nhiều. Nhiều nghiện hêroin và gái mại dâm ở Iran. Ấn Độ cũng có nhiều vì họ đông dân. Đông Nam á cũng vậy, vâng vâng. Nhưng, có một phần của châu Phi -- và vấn đề nan giải là, trong cùng một thời điểm, đừng đánh đồng về châu Phi, đừng đưa ra những ý kiến quá đơn giản để giải thích tại sao nó lại như vậy, mặt này. Mặt khác, [cứ mặc nhận đây là một vấn đề nan giải đi], bởi vì chúng ta đang có một sự nhất trí khoa học về mô hình này. Cuối cùng thì UNAIDS đã đưa ra những nguồn số liệu đáng tin cậy về sự lan tran của đại dịch HIV. Đó có thể là sự đồng thuận song hành. Đó có thể là một vài chủng virus. Đó có thể là một số yếu tố khiến cho đại dịch lan tràn nhanh hơn. Mặc dù vậy, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và quan hệ khác giới, nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục chỉ là 1 phần nghìn. Nhưng đừng có kết luận gì vội. Tối nay hãy thử xem và biết ngay. (Tiếng cười) Nhưng, còn nếu bạn không được ổn cho lắm, mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục chẳng hạn, thì nguy cơ có thể lên tới 1 phần trăm. Nhưng điều chúng tôi nghĩ tới là sự đồng thuận song hành. Vậy đồng thuận song hành là gì? Ở Thụy Điển, chúng tôi không có sự đồng thuận song hành. Chúng tôi theo hình mẫu một vợ một chồng. Vodka, đêm giao thừa---tình nhân mới cho mùa xuân. Vodka, đêm mùa hạ— tình nhân mới cho mùa thu. Vodka—và cứ thế, bạn biết không? Và bạn thu được vô khối đặc ân. Và chúng ta có đại dịch Chlamydia kinh khủng -- đại dịch Chlamydia ghê gớm kéo dài nhiều năm. Tải lượng HIV sẽ lên tới đỉnh 3 đến 6 tuần sau khi nhiễm và vì thế, có nhiều hơn một bạn tình trong cùng một tháng sẽ tăng khả năng lây truyền lên rất nhiều so với các nhiếm trùng thông thường khác. Và có thể,nó gồm tất cả các yếu tố trên. Và điều làm tôi rất vui mừng là chúng ta đang tiến tới hiện thực khi chúng ta nhìn vào đây. Bạn có thể xin biểu đồ này miễn phí. Chúng tôi đã upload các dữ liệu của UNAIDS lên trang Gapminder.org. VÀ chúng tôi hy vọng rằng trong cuộc chiến với các vấn đề toàn cầu trong tương lai, chúng ta không chỉ có trái tim, chúng ta không chỉ có tiền, mà chúng ta còn biết sử dụng bộ não. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Làm thế nào bạn khám phá đam mê hay tìm kiếm sự nghiệp của mình? Bạn đã tìm ra chưa? Hay mới chỉ thử và phạm sai lầm? Nhà ủng hộ quyền trẻ em Marian Wright Elderman đã từng nói: "Bạn không thể trở thành điều mà bạn không nhìn thấy." May thay, giờ ta đang sống ở thời mà những công nghệ mới có thể giúp ta giải quyết vấn đề này. Hai năm qua, tôi đã và đang phát triển chương trình thực tế ảo mở rộng cho phép học sinh trung học trên cả nước đảm nhận vai trò của một nhà hải dương học - dù họ chưa bao giờ nhìn thấy biển. Một học sinh lớp bảy gần đây đã hoàn thành chương trình của chúng tôi cho biết: "Cháu thấy mình như một nhà khoa học, vì cháu thích trò chơi này." Phản hồi này thực sự làm tôi phấn khích, vì có quá ít học sinh xem mình là nhà khoa học. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 57% số học sinh lớp tám và lớp chín nói: "Khoa học không dành cho cháu." Tình cờ là, cũng trong năm 2014, tôi đã gặp Mandë Holford, một nhà hải dương học, và Lindsay Portnoy, một nhà tâm lý học giáo dục. Ba chúng tôi có chung một niềm đam mê là khiến học sinh hứng thú và thoải mái với khoa học. Chúng tôi suy nghĩ cách đem đến cho trẻ em trải nghiệm thực tế nhất của một nghề khoa học. Chúng tôi đã bàn về nghiên cứu; nó cho thấy học sinh thoải mái chấp nhận rủi ro khi chơi game. Ba chúng tôi bắt đầu mở một công ty trò chơi giáo dục mang khoa học vào cuộc sống. Công nghệ thực tế ảo dường như là cách gia tăng sự tiếp cận với chi phí thấp. Ngoài ra, nghiên cứu học thuật đã chỉ ra công nghệ thực tế ảo có thể tăng khả năng ghi nhớ trong học tập. Điều này thật hoàn hảo, đúng ý chúng tôi đối với trường học vì chúng tôi có thể tiếp cận tới nhiều học sinh nhất có thể, đặc biệt là với những học sinh thiểu số trong khoa học. Với sự tài trợ từ Quỹ Khoa học quốc gia, chúng tôi bắt đầu phát triển chương trình thực tế ảo mở rộng kết hợp thực tế ảo với nhật ký kỹ thuật số cá nhân. Chúng tôi làm việc với giáo viên khi phát triển nó để đảm bảo rằng nó sẽ khớp với chương trình giảng dạy hiện có và giúp giáo viên sử dụng công nghệ tiên tiến trong lớp học của họ. Chúng tôi thiết kế thực tế ảo cho Google Cardboard, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và thiết bị xem thực tế ảo (VR) giá mười đô la làm bằng bìa cứng. Với bộ thiết bị giá rẻ này, học sinh sẽ được đưa đến một chuyến thám hiểm dưới nước. Học sinh sử dụng nhật ký điện tử để viết ghi chú, trả lời câu hỏi, xây dựng mô hình và phát triển giả thuyết. Sau đó, học sinh tới thế giới ảo để kiểm tra xem giả thuyết của mình có chính xác hay không, rất giống với các nhà khoa học đi thực nghiệm trong nghề. Khi học sinh trở lại với nhật ký kỹ thuật số, họ chia sẻ những quan sát, nhận định lập luận và bằng chứng của mình. Câu trả lời bằng văn bản và tương tác ảo của học sinh đều được cập nhật trực tiếp trong bảng đánh giá của giáo viên, để giáo viên có thể theo dõi tiến độ của họ và hỗ trợ họ khi cần. Để bạn hiểu rõ hơn, tôi sẽ chỉ cho bạn một phần những gì học sinh thấy. Đây là thực tế ảo khi họ ở dưới nước quan sát hệ động - thực vật. Đây là nhật ký kỹ thuật số nơi họ xây dựng các mô hình của mình dựa trên dữ liệu phi sinh học cho thấy thứ được quan sát. Ở đây, điều đó được hỗ trợ bởi việc trình bày định tính. Và đây là bảng đánh giá của giáo viên cho thấy tiến độ và cho phép họ xem câu trả lời của học sinh trực tiếp. Khi chúng tôi tạo ra BioDive, xin nhắc lại là chúng tôi muốn tập trung vào khả năng tiếp cận nên đã thiết kế sao cho cứ mỗi bốn học sinh chỉ cần một điện thoại. Chúng tôi cũng biết hoạt động khoa học tập thể là thế nào nên đã xây dựng trải nghiệm chỉ có thể được giải quyết thông qua hoạt động nhóm, khi mỗi học sinh là một chuyên gia ở vị trí địa lý khác nhau. Vì trí não của trẻ em vẫn đang phát triển, chúng tôi giới hạn mỗi trải nghiệm kéo dài tối đa hai phút. Và cuối cùng, vì chúng tôi biết tầm quan trọng của việc tiếp xúc nhiều lần trong quá trình tiếp thu kiến thức nên chúng tôi đã thiết kế BioDive trải dài qua năm tiết học. Chúng tôi bắt đầu thí điểm BioDive vào năm 2017 ở 20 trường học tại New York và New Jersey. Chúng tôi muốn thấy học sinh sử dụng công nghệ mới này. Giờ đây, trong năm 2019, chúng tôi đang thí điểm ở 26 bang. Điều chúng tôi được nghe từ giáo viên giảng dạy chương trình của mình là: "Đó là một cách hay để thấy chuyển động của đại dương mà không cần tốn tiền đi lại khi chúng ta ở Ohio." (Tiếng cười) "Thật choáng ngợp." "Học sinh rất quan tâm tham gia." Nhưng điều thực sự đem lại cho chúng tôi hi vọng là những gì học sinh nói. "Cháu thích cảm giác như mình đang ở đó." "Một cách tương tác thú vị để học." "Nó thực sự đem lại cho cháu ví dụ chân thực về cách các sinh vật xuất hiện." "Cháu thấy mình như một nhà khoa học vì nó thật sự rất vui." Phản hồi chúng tôi nhận được không phải luôn tích cực. Khi mới phát triển, chúng tôi bắt đầu bằng việc hỏi học sinh điều mà họ thích, điều họ không thích và điều mà họ thấy bối rối. Cuối cùng, chúng tôi bắt đầu hỏi điều mà họ ước mình có thể làm. Phản hồi của họ đã cho chúng tôi nền tảng để xây dựng nhằm đảm bảo chúng tôi lắng nghe tiếng nói của học sinh khi thiết kế. Nhìn chung, chúng tôi học được rằng đây là khởi đầu của một nền tảng mới đem đến cho học sinh tiếng nói và quyền sở hữu trong việc quyết định cách họ muốn tạo sức ảnh hưởng trong nghề nghiệp của mình. Chúng tôi tập trung vào khoa học, vì chúng tôi biết ta cần nhà khoa học để giúp ta giải quyết những thách thức hiện tại và tương lai. Nhưng thực tế ảo có thể hỗ trợ học sinh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Làm sao ta có thể hỗ trợ học sinh trong việc khám phá mọi mong muốn của mình với trải nghiệm và cơ hội mở mang tầm mắt để học hỏi từ thông tin chính thống? Liệu chúng ta có thể tạo ra VR tương thích với thiết bị nghe nhìn giá rẻ cho phép học sinh được đắm mình trong văn học kể chuyện hay thời khắc quan trọng của lịch sử loài người? Thực tế ảo mở rộng có tiềm năng thay đổi quỹ đạo cuộc sống của con cái chúng ta và dẫn bọn trẻ đến những nghề nghiệp chưa từng ngờ tới bằng cách trao cho bọn trẻ cơ hội xem mình có khả năng làm gì. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) ♫ Tôi cho rằng tôi đã sẵn sàng làm việc của tôi ♫ ♫ Tôi nghĩ rằng tôi đã sẵn sàng nắm lấy các cơ hội ♫ ♫ Tôi đã từng ăn tối ở ngoài với nhiều phiền muộn ♫ ♫ Bởi hoàn cảnh. Bạn thấy chứ? ♫ ♫ Tôi cần thức dậy, thức dậy, thức dậy, thức dậy ♫ ♫ Tỉnh giấc, tỉnh giấc, tỉnh giấc, tỉnh giấc ♫ ♫ Tôi hiểu bạn đang nói gì ♫ ♫ Chúng tôi gửi bản thử nghiệm ra ngoài, và họ nói rằng nó nghe giống bản Take 6 ♫ ♫ Tôi nói "Đợi chút, tôi sẽ quay lại với bản phối âm lại" ♫ ♫ Họ nhìn tôi chế giễu, chúng tôi không thể kiếm ra tiền ♫ ♫ Chúng tôi phải mất hàng năm mới nhận ra là đang làm việc cùng những kẻ ngốc nghếch ♫ ♫ Họ không hiểu được âm nhạc từ Bronx, nơi có điệu boogie ♫ ♫ tới Huntsville, Alabama, nơi không có trong kế hoạch, do đó ♫ ♫ Đã đến lúc để cho ra sản phẩm, do đó chúng tôi tới Townsend ♫ ♫ Ký hợp đồng với John Neal, theo lộ trình bán được 10.000 bản ♫ ♫ Rồi tới WBA (công ty giải trí) ở Nasville ♫ ♫ Festplatte xuất hiện và nói rằng những chàng trai này có tài ♫ ♫ Liệu bạn có thể nghe những thứ họ nghe, nhìn những thứ họ nhìn thấy? ♫ ♫ Từ Bronx tới Berlin, chúng tôi thực hiện tour diễn Châu Âu ♫ ♫ Tất cả đồng ý, đặt tên đĩa là "Cái gì?" ♫ ♫ Cùng Sarah Connor, chúng tôi đặt mục tiêu đứng thứ nhất và đã đạt được ♫ ♫ Nhưng giờ với Kev, Sim, Drew, Stew, đã đến lúc đến với cái mới ♫ ♫ Hãy bắt đầu, đưa chúng (bài hát) lên Skype, hoặc phần mềm nhắn tin nhanh (IM) ♫ ♫ Hát bằng tiếng nói, chúng tôi đã sẵn sàng bay lên! ♫ ♫ Bay lên nào! Đã đến lúc rời tổ ♫ ♫ Bay lên nào! Giờ không phải lúc để nghỉ ngơi ♫ ♫ Bay lên nào, chúng ta có công việc phải làm ♫ ♫ Nào chúng ta hãy dang rộng đôi cánh và ... ♫ ♫ Bay lên! Đã đến lúc rời tổ ♫ ♫ Bay lên! Giờ không phải lúc để nghỉ ngơi ♫ ♫ Bay lên! Chúng ta có công việc phải làm ♫ ♫ Nào. Hãy dang rộng đôi cánh và bay. Một lần nữa ♫ ♫ Bay lên nào! Đã đến lúc rời tổ ♫ ♫ Bay lên nào! Giờ không phải lúc để nghỉ ngơi ♫ ♫ Bay lên nào! Chúng ta có công việc phải làm ♫ ♫ Nào, dang rộng đôi cánh và ... ♫ ♫ Hãy bay! Bay lên ♫ ♫ Hãy bay! Bay cao ♫ ♫ Hãy bay! Bay cao lên trời ♫ ♫ Dang rộng đôi cánh và bay ♫ Tiếng nhạc! ♫ Chúng tôi đã sẵn sàng bay! ♫ (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Để tôi kể bạn nghe về đất nước Ấn Độ thông qua việc triển khai những ý tưởng. Giờ tôi tin, đây là cách thú vị để nhìn nhận vì trong mỗi tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp dân chủ mở rộng Chỉ khi những ý tưởng bắt nguồn từ những sự việc thay đổi. Từ từ thì những ý tưởng hình thành hệ tư tưởng, đưa đến những chính sách có thể áp dụng vào thực tiễn. Vào năm 1930, đất nước này đã trải một cuộc Đại khủng hoảng, dẫn đến tất cả tư tưởng của chính quyền và an ninh xã hội, và tất cả những sự kiện đã diễn ra trong lúc tổng thống Roosevelt còn tại vị. Vào những năm 1980, chúng ta đã trải qua cuộc cách mạng Reagan dẫn tới việc xóa bỏ điều tiết. Và ngày nay, sau sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có 1 bộ luật hoàn toàn mới được thiết lập tập trung vào sự can thiệp của chính phủ Vì vậy, ý tưởng thay đổi địa vị xã hội. Và tôi đã xem xét đất nước Ấn Độ, thật ra có 4 loại ý tưởng thật sự ảnh hưởng đến quốc gia này. Quan điểm đầu tiên, theo suy nghĩ của tôi, tôi gọi là " ý tưởng được nảy sinh". Những ý tưởng này mang lại lợi ích nào đó giúp cho Ấn Độ phát triển như hiện nay. Quan điểm thứ hai tôi gọi là "ý tưởng trong giai đoạn phát triển". Đó là những ý tưởng được chấp nhận nhưng không được thi hành. Quan điểm thứ ba tôi muốn đề cập là "ý tưởng chúng ta tranh luận". Đó là những ý tưởng mà chúng ta tranh đấu, trận chiến tư tưởng về cách làm mọi việc. Và quan điểm thứ tư, tôi tin là quan trọng nhất, là "tư tưởng chúng ta cần mong đợi". Vì khi bạn là một quốc gia đang phát triển trên thế giới, nơi bạn có thể nhìn thấy nhiều vấn nạn còn tồn tại ở những quốc gia khác, bạn có thể thật sự mong đợi những gì bản thân có thể làm và tiến hành một cách khác nhau. Tình hình của Ấn Độ hiện nay, tôi tin rằng, có 6 loại ý tưởng là nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiện nay của đất nước này. Đầu tiên là khái niệm con người. Vào những năm 60 và 70, chúng ta đã nghĩ con người là gánh nặng. Chúng ta xem con người như là của nợ. Ngày nay chúng ta bàn về vấn đề con người như là tài sản. Chúng ta bàn về chuyện con người như là nguồn nhân lực. Và tôi tin sự thay đổi trong tư duy, từ việc xem con người như là gánh nặng, hay là nguồn nhân lực, là một trong những thay đổi cơ bản trong tư duy của người Ấn. Và sự thay đổi trong suy nghĩ con người là nguồn nhân lực liên quan đến một thực tiễn là Ấn Độ đang phải chịu lợi tức dân số. Vì chăm sóc y tế cải thiện, vì tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm, tỉ lệ sinh bắt đầu giảm dần. Và đất nước Ấn Độ đang phải trải qua những sự việc đó. Ấn Độ dự kiến sẽ tiến hành lợi tức dân số đối với thế hệ trẻ trong 30 năm tới. Điều đặc biệt về lợi tức dân số này chính là Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới áp dụng lợi tức dân số. Nói cách khác, Ấn Độ sẽ là quốc gia trẻ duy nhất Và đây là điều rất quan trọng. Đồng thời, nếu bạn bỏ đi lợi tức dân số ở Ấn Độ, sẽ có hai đường cong dân số. Một là ở phía Nam và phía Tây của Ấn Độ, đang dần trở nên đông đúc vào năm 2015, vì một phần khu vực của nước Ấn có tỉ lệ sinh hầu như tương đương với một phần khu vực phía Tây Châu Âu. Và cả một vùng phía Nam của nước Ấn, đang tập trung đa số lợi tức dân số tương lai. Nhưng lợi tức dân số cũng chỉ tương tự việc đầu tư vào nguồn nhân lực. Chỉ khi con người nhận được sự giáo dục, họ có sức khỏe tốt, họ có cơ sở hạ tầng, họ có đường đi đến nơi làm việc, họ có đèn để học thâu đêm - chỉ trong những trường hợp như vậy bạn mới thật sự nhận ra lợi ích của lợi tức dân số. Nói cách khác, nếu bạn không thật sự đầu tư vào nguồn nhân lực, lợi tức dân số tương tự có thể là thảm họa dân số. Vì vậy, Ấn Độ đang ở trong thời điểm quan trọng hoặc có thể tận dụng lợi tức dân số hoặc có thể dẫn tới thảm họa dân số. Điều thứ hai là sự thay đổi trong vai trò của nhà kinh doanh ở Ấn Độ. Khi Ấn Độ có các nhà doanh nghiệp độc lập được xem là kẻ xấu, như những kẻ bóc lột. Nhưng ngày nay, sau 60 năm, bởi sự gia tăng của các doanh nghiệp các doanh nhân trở thành những hình mẫu, và họ đang đóng góp rất nhiều cho xã hội. Sự thay đổi này cũng đóng góp cho cuộc sống và toàn bộ nền kinh tế. Điều quan trọng thứ ba tôi tin sẽ thay đổi đất nước Ấn Độ chính là thái độ của cúng ta đối với Anh ngữ. Anh ngữ được xem là một ngôn ngữ của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng ngày nay, cùng với sự toàn cầu hóa, với nguồn lao động ngoại nhập, Anh ngữ dần trở thành một ngôn ngữ của khát vọng. Điều này càng khẳng định mọi người ai cũng mong muốn học tiếng Anh. Và thật ra thì, chúng ta đang khiến tiếng Anh trở thành một vốn quí mang tính chiến lược lớn. Điều tiếp theo đó là công nghệ. 40 năm trước, máy tính được xem là một thứ bị cấm sử dụng, là một vật đáng sợ, là thứ khiến việc làm bị cắt giảm. Đất nước mà chúng ta đang sống hiện nay, mỗi tháng bán ra 8 triệu chiếc điện thoại đi động, 90% trong số những thiết bị điện thoại đó là những chiếc được trả trước vì mọi người không có lòng tin vào lịch sử. 40% trong số những chiếc điện thoại trả trước được nạp điện tốn ít hơn 20 xu mỗi lần nạp. Đó là thước đo mà công nghệ đã tự giải phóng và chúng ta có thể tiếp cận được. Và vì vậy, công nghệ dần chuyển mình từ việc bị xem như là vật bị cấm sử dụng và đáng sợ cho đến thiết bị toàn năng. 20 năm trước, khi có một bảng báo cáo về điện toán hóa ngân hàng, họ không đặt tên cho bảng báo cáo là báo cáo về máy tính, mà họ gọi là "máy móc đăng tin về sổ cái". Họ không muốn công đoàn tin rằng chúng thật sự là những chiếc máy tính. Và khi họ muốn có ngày càng nhiều máy tính hiện đại và mạnh, họ gọi chúng là "máy móc đăng tin về sổ cái tiên tiến". Vì vậy chúng ta đã đi một chặng đường dài từ những ngày mới bắt đầu nơi mà điện thoại trở thành công cụ của sức mạnh, và thật sự thay đổi cách nghĩ của người dân Ấn Độ về công nghệ. Sau đó tôi nghĩ về một vấn đề khác những người Ấn Độ ngày nay ngày càng thoải mái hơn khái niệm toàn cầu hóa. Một lần nữa, sau khi đã sống hơn 200 năm, chịu sự ảnh hưởng của công ty Đông Ấn và qui tắc hoàng gia, những người Ấn có phản ứng rất tự nhiên với toàn cầu hóa họ tin rằng đó là một hình thức của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng ngày nay, khi nhiều công ty của người Ấn phát triển ra nước ngoài, khi người Ấn đi làm việc khắp nơi trên thế giới, người Ấn sẽ gặt hái được nhiều sự tự tin hơn và nhận ra toàn cầu hóa là việc mà họ có thể tham gia được. Và sự thật là, thống kê dân số là ưu đãi dành cho chúng ta, vì chúng ta là quốc gia trẻ duy nhất trong các nước lão hóa, khiến cho toàn cầu hóa ngày càng hấp dẫn đối với người dân Ấn Độ. Và cuối cùng, Ấn Độ cũng có lối nghĩ sâu sắc hơn về nền dân chủ của chính họ. Khi nền dân chủ đến với Ấn Độ vào 60 năm trước, nó còn là khái niệm xa xỉ. Đó là một nhóm những người muốn mang theo chế độ dân chủ vì họ muốn đem ý tưởng của việc bầu cử, quốc hội và hiến pháp theo hướng toàn cầu, v.v Nhưng hiện nay nền dân chủ dần trở thành một quá trình từ dưới đi lên, mọi người dần nhận thấy được những lợi ích từ việc có tiếng nói riêng, những lợi ích của việc trở thành một xã hội mở. Và vì vậy nền dân chủ dần dần xuất hiện. Tôi tin rằng 6 nhân tố này - sự gia tăng dân số cũng như nguồn nhân lực, sự gia tăng doanh nhân Ấn Độ, sự gia tăng của tiếng Anh như là một ngôn ngữ của khát vọng, công nghệ là sức mạnh, toàn cầu hóa là nhân tố tích cực, và sự sâu sắc hơn về nền dân chủ - góp phần vào việc giúp Ấn Độ ngày nay phát triển với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nhưng phải nói là, chúng ta đi đến những gì mà tôi gọi là ý tưởng trong giai đoạn phát triển. Đó là những ý tưởng không gây tranh cãi trong xã hội, nhưng bạn không thể tiến hành thực hiện được những điều đó. Và thật ra còn có 4 điều nữa. Một là câu hỏi về vấn đề giáo dục. Vì vài lí do nào đó, bất cứ lí do gì - thiếu tiền, thiếu sự ưu tiên, vì tôn giáo có nền văn hóa lâu đời - giáo dục tiểu học không được chú trọng khi cần thiết. Nhưng giờ đây tôi tin rằng, điều đó đưa đến một quan điểm đóng vai trò rất quan trọng. Đáng tiếc, nhiều trường công lập không hoạt động đúng chức năng, nên ngày nay trẻ mới đi học trường dân lập. Ngay cả những khu ổ chuột ở Ấn Độ, hơn 50% trẻ sống ở ngoại ô đi học trường dân lập. Vì vậy có một thách thức lớn trong việc làm cách nào để trường học đạt hiệu quả. Nhưng có người nói, ai cũng có một khao khát tột độ ngay cả những người nghèo cũng muốn giáo dục con cái mình. Vì vậy tôi tin rằng giáo dục tiểu học là một ý tưởng được hình thành nhưng chưa được tiến hành cụ thể. Tương tự, cơ sở hạ tầng - đã từ rất lâu, cơ sở hạ tầng không phải ưu tiên hàng đầu. Trong số các bạn, ai đã từng đến Ấn Độ có thể nhìn thấy điều này. Chắc chắn sẽ không giống với Trung Quốc. Nhưng giờ đây tôi tin rằng cuối cùng thì cơ sở hạ tầng là việc được thống nhất và mọi người ai cũng muốn tiến hành. Điều đó được phản ánh trong những thông cáo chính trị. 20 năm trước, khẩu hiệu chính trị là "Roti, kapada, makaan," nghĩa là "thức ăn, quần áo và nơi cư trú". Và khẩu hiệu chính trị ngày nay là "Bijli, sadak, pani," nghĩa là "điện, nước và đường sá". Và đó là sự thay đổi trong tư duy khi cơ sở hạ tầng dần dần được chấp nhận. Cho nên tôi tin đây là ý tưởng được hình thành, nhưng đơn giản chỉ là chưa được tiến hành mà thôi. Điều thứ ba lần nữa lại là thành phố. Đó là bởi vì ngài Gandhi tin những ngôi làng và vì người Anh đã cai trị nhiều thành phố, cho nên ngài Nehru xem New Delhi như là một thành phố không thuộc về Ấn Độ. Từ lâu chúng ta đã thờ ơ với chính thành phố chúng ta sinh sống. Và điều đó được phản ánh trong nhiều tình huống bạn có thể nhận thấy được. Nhưng ngày nay, cuối cùng thì, sau những cải cách kinh tế, và sự phát triển kinh tế, tôi nghĩ khái niệm thành phố là động cơ của sự phát triển kinh tế, thành phố là động cơ của sự sáng tạo, thành phố là động cơ của sự đổi mới, cuối cùng cũng được chấp nhận. Và tôi nghĩ bây giờ các bạn đang thấy sự chuyển đổi trong việc cải thiện thành phố của chúng ta. Một lần nữa, ý tưởng được hình thành, nhưng vẫn chưa được cụ thể hóa. Điều cuối cùng là khái niệm xem Ấn Độ là một thị trường riêng lẻ - vì khi bạn không xem Ấn Độ là một thị trường, bạn không thật sự nghĩ nó là một thị trường riêng lẻ, vì nó thật sự không quan trọng lắm. Và vì vậy, bạn đối mặt với một tình huống mà mỗi bang đều có thị trường dành riêng cho sản phẩm của họ. Mỗi tỉnh có thị trường riêng dành cho nông nghiệp. Bây giờ ngày càng gia tăng chính sách về thuế má và cơ sở hạ tầng và trên hết là, đang hướng đến việc biến Ấn Độ thành một thị trường riêng lẻ. Vì vậy có một hình thức toàn cầu hóa bên trong đang diễn ra, cũng quan trọng như là toàn cầu hóa bên ngoài. Tôi tin 4 nhân tố này - đó là giáo dục tiểu học, cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, và thị trường riêng lẻ - trong suy nghĩ của tôi đây là những ý tưởng ở Ấn Độ đã được chấp nhận, nhưng chưa được thực hiện. Và chúng ta biết những gì tôi tin là những ý tưởng đang xung đột với nhau. Những ý tưởng mà chúng ta tranh luận. Những cuộc tranh luận mà chúng ta tiến hành đang gây ra bế tắc. Những ý tưởng đó là gì? Một là, theo tôi, đó là những vấn đề về hệ tư tưởng. Vì trong lịch sử của người Ấn Độ, trong chế độ đẳng cấp, và vì sự thật là từng có nhiều người bị bỏ rơi ngoài trời giá lạnh, nhiều điều về nền chính trị bàn về cách làm thế nào để đảm bảo rằng chúng ta sẽ giải quyết nó. Và điều đó dẫn đến sự hạn chế và những phương pháp khác. Điều đó cũng liên quan đến cách chúng ta giúp đỡ người dân nước mình, và tiến hành những cuộc tranh luận về mọi khía cạnh. Nhiều vấn đề của người dân Ấn liên quan đến hệ tư tưởng của chế độ đẳng cấp và nhiều thứ khác. Chính sách đang gây ra sự bế tắc. Đây là một trong những yếu tố cần phải giải quyết ngay. Điều thứ hai là chính sách lao động mà chúng ta có, khiến mọi việc thêm khó khăn đối với các doanh nghiệp tiến hành tạo ra những công việc đạt tiêu chuẩn trong công ti, mà 93% lao động Ấn Độ nằm trong khu vực vô tổ chức. Họ không có nhiều quyền lợi: họ không có an sinh xã hội; họ không có tiền trợ cấp; họ không có dịch vụ chăm sóc y tế; họ hoàn toàn không có gì hết. Điều này cần phải được giải quyết vì nếu bạn không đưa những người này vào lực lượng lao động chính thức, bạn sẽ phải kết thúc việc tạo ra nhiều người hoàn toàn bị tước mất quyền công dân. Vì vậy chúng ta cần phải tạo ra một bộ luật lao động mới, không có phức tạp như ngày nay. Đồng thời tạo ra chính sách giúp nhiều người được vào khu vực chính thức, và tạo ra nhiều việc làm cho hàng triệu người cần việc. Điều thứ ba là nền giáo dục bậc cao của chúng ta. Nếu giáo dục bậc cao của người Ấn Độ được điều chỉnh toàn diện. Thật khó để mở một trường đại học tư nhân. Điều này rất khó đối với một trường đại học quốc tế khi đến đất nước Ấn Độ. Kết quả của nền giáo dục bậc cao không chỉ đơn giản là theo kịp nhu cầu của Ấn Độ. Điều đó dẫn đến nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải nhấn mạnh. Nhưng tôi tin điều quan trọng nhất là những ý tưởng chúng ta cần mong đợi. Và Ấn Độ có thể nhìn thấy chuyện này đang diễn ra ở phía Tây và một vài nơi khác, và xem xét những việc cần phải được tiến hành. Điều đầu tiên là, chúng ta rất may mắn vì công nghệ đang ngày càng ở mức tiên tiến hơn khi các quốc gia khác có sự phát triển. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng công nghệ dành cho việc quản trị. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ dành cho những lợi ích trực tiếp. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ để truyền dữ liệu, và nhiều thứ khác. Điều thứ hai là, vấn đề sức khỏe. Ấn Độ có nhiều vấn đề về sức khỏe tương đối khủng khiếp, nhất là tỉ lệ mắc bệnh tim, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường, tỉ lệ mắc bệnh béo phì đều cao. Cho nên không cách nào so sánh những căn bệnh ở quốc gia nghèo với những căn bệnh ở quốc gia giàu có. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc lại cách mà chúng ta quan tâm sức khỏe. Chúng ta thật sự cần phải vạch ra một chiến lược để chúng ta không bị cạn kiệt sức khỏe. Tương tự tình hình hiện nay ở các nước phương Tây, bạn đang thấy vấn đề về quyền sở hữu - chi phí cho an ninh xã hội, chăm sóc sức khoẻ, và chương trình trợ cấp y tế. Vì vậy, khi bạn sống ở một quốc gia dân số trẻ, một lần nữa, bạn có cơ hội đưa ra hệ thống lương hưu hiện đại, để bạn không có rắc rối gì khi bạn về già. Và lần nữa, Ấn Độ không xa xỉ trong việc làm cho môi trường thêm bẩn, vì môi trường và sự phát triển phải đi đôi với nhau. Chỉ đưa ra ý tưởng, thế giới phải ổn định ở mức khoảng 20 tỉ tấn mỗi năm. Dân số thế giới là 9 tỉ người, lượng khí thải cacbon trung bình sẽ ở mức khoảng 2 tấn mỗi năm. Ấn Độ đạt được 2 tấn mỗi năm. Nhưng nếu Ấn Độ tăng trưởng ở mức khoảng 8%, thu nhập mỗi năm của từng người sẽ đạt gấp 16 lần vào năm 2050. Và chúng ta đang nói: thu nhập tăng gấp 16 lần và không có sự gia tăng khí cacbon. Nên về cơ bản chúng ta sẽ cân nhắc lại cách chúng ta xem xét môi trường, cách chúng ta xem xét nguồn năng lượng, cách chúng ta tạo ra mô hình phát triển hoàn toàn mới. Giờ tại sao chuyện này lại quan trọng với bạn? Tại sao chuyện xảy ra cách đây 10 000 dặm lại khiến bạn phải chú ý? Đầu tiên, chuyện này quan trọng là vì nó đại biểu cho hơn 1 tỉ người. 1 tỉ người, chiếm 1/6 dân số thế giới. Điều này quan trọng vì đây là quốc gia theo chế độ dân chủ. Và điều này quan trọng để chứng minh sự phát triển và nền dân chủ không tương thích với nhau. bạn có thể có một nền dân chủ, bạn có thể có một xã hội mở, và bạn có thể có sự phát triển. Điều này quan trọng vì nếu bạn giải quyết những vấn đề này, bạn có thể giải quyết được vấn đề nghèo đói trên thế giới. Điều này quan trọng vì bạn cần giải quyết những vấn đề về môi trường của thế giới. Nếu chúng ta thật sự muốn đạt được mục tiêu, chúng ta thật sự muốn giới hạn lượng khí thải cacbon, chúng ta thật sự muốn giảm thiểu việc dùng năng lượng - chúng ta phải áp dụng giải pháp giống những nước như Ấn Độ. Bạn biết là nếu bạn nhìn vào sự phát triển ở các nước phương Tây hơn 200 năm, sự tăng trưởng trung bình có lẽ ở khoảng 2%. Chúng ta đang bàn về những quốc gia tăng trưởng từ 8 đến 9% Và điều đó tạo sự khác biệt rất lớn. Khi Ấn Độ tăng khoảng 3 hay 3.5% và dân số tăng khoảng 2%, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi mỗi 45 năm. Khi sự phát triển kinh tế đạt đến 80% và sự phát triển dân số giảm 1.5%, vậy thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi mỗi 9 năm. Nói cách khác, bạn sẽ chuyển tiếp nhanh toàn bộ quá trình này cho hàng tỉ người có ý định hướng đến sự thịnh vượng. Và bạn phải có một chiến lược rõ ràng nhưng quan trọng đối với Ấn Độ cũng như các nước trên thế giới. Đó là những gì tôi nghĩ tất cả các bạn nên quan tâm vấn đề này giống như những gì tôi đề cập. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. (vỗ tay) Tôi muốn nói với các bạn về khoa học thần kinh. Tôi là một nhà vật lý học qua đào tạo. Khoảng ba năm trước, tôi bỏ vật lý để cố gắng hiểu được cách não bộ hoạt động. Và đây là điều tôi tìm thấy. Rất nhiều người đang nghiên cứu về trầm cảm. Và điều đó thực sự tốt, trầm cảm là thứ mà chúng ta rất muốn hiểu rõ. Đây là cách bạn làm: bạn lấy một cái bình và rót nước vào khoảng phân nửa. Và sau đó bạn lấy một con chuột, và bỏ nó vào cái bình, OK? Và con chuột bơi vòng quanh một chút và đến một thời điểm nào đó, con chuột kiệt sức và quyết định dừng bơi. Và khi nó dừng bơi, đó là trầm cảm. OK? Tôi là một nhà vật lý học lý thuyết, nên tôi quen với việc người khác tạo các mô hình toán học phức tạp để miêu tả chính xác các hiện tượng vật lý nên khi tôi thấy rằng đây là mô hình cho trầm cảm, tôi nghĩ thầm: "Trời ơi, chúng ta có rất nhiều việc phải làm." (Cười) Nhưng đây là một loại vấn đề chung chung trong thần kinh học. Hãy lấy cảm xúc làm ví dụ. Rất nhiều người muốn hiểu rõ cảm xúc. Nhưng bạn không thể nghiên cứu cảm xúc trên chuột hay khỉ vì bạn không thể hỏi chúng đang cảm thấy thế nào hay đang trải qua điều gì Thay vào đó, những người muốn tìm hiểu về cảm xúc, thường nghiên cứu về thứ gọi là hành vi từ động lực, nó là tín hiệu cho "những gì chuột làm khi nó rất muốn phô-mai." OK, tôi có thể nói tiếp mãi. Ý tôi là, NIH tiêu tốn khoảng 5.5 tỉ đô một năm cho nghiên cứu về thần kinh học. Và hầu như chưa có sự tiến bộ đáng kể nào trong các kết quả cho bệnh nhân bị bệnh não trong 40 năm nay. Và tôi nghĩ phần lớn lý do cơ bản ở thực tế rằng chuột có thể là một vật mẫu tốt cho bệnh ung thư hay tiểu đường, nhưng bộ não của chuột thật sự không đủ phức tạp để tái hiện tâm lý con người hay bệnh não ở người. OK? Nếu những mẫu là chuột tệ vậy, tại sao chúng ta vẫn sử dụng chúng? Thật ra, nó đơn giản là thế này: bộ não được cấu tạo từ các nơ-ron đó là các tế bào nhỏ gửi tín hiệu điện tới nhau. Nếu bạn muốn hiểu cách bộ não hoạt động, bạn phải có khả năng đo được hoạt động điện của các nơ-ron. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đến rất gần các nơ-ron với một loại thiết bị thu điện nào đó hay một cái kính hiển vi. Và bạn có thể làm điều này trên chuột và khỉ, bởi vì bạn có thể đưa nhiều vật thể vào bộ não của chúng nhưng vì một vài lý do mà ta không thể làm vậy trên con người, OK? Vậy nên, chúng ta đã tạo ra những thứ tượng trưng. Và thứ phổ biến nhất có lẽ là cái này, MRI chức năng, fMRI, nó cho phép bạn có những bức ảnh đẹp như thế này, cho thấy phần nào trong não bộ sáng lên khi bạn tham gia vào các hoạt động khác nhau. Nhưng đây chỉ là thứ tượng trưng. Bạn không thực sự đo được hoạt động thần kinh ở đây. Những gì bạn đang làm là đo lường những thứ như lưu lượng máu trong não bộ. Ở đâu có nhiều máu hơn. Nó là nơi có nhiều oxy hơn, bạn hiểu ý tôi chứ? Một việc khác bạn có thể làm là-- điện não đồ -- bạn có thể đặt các điện cực này lên đầu bạn. Sau đó bạn có thể đo được các sóng não. Và ở đây, bạn thực sự đang đo hoạt động điện. Nhưng không phải bạn đo hoạt động của các nơ-ron. Bạn đang đo các luồng điện này, dao động qua lại trong não bộ. Nên vấn đề chỉ là các công nghệ mà chúng ta có đang đo sai thứ. Bởi vì, hầu hết các loại bệnh mà chúng ta muốn hiểu rõ -- như bệnh Parkinson là một ví dụ điển hình. Ở bệnh Parkinson, có một loại nơ-ron sâu trong não chịu trách nhiệm cho bệnh này, và những công nghệ này không có lời giải đáp mà bạn cần để chạm tới đó. Và đó là lý do tại sao chúng ta vẫn mắc kẹt với động vật. Không phải là ai cũng muốn nghiên cứu trầm cảm bằng cách bỏ chuột vào lọ, phải không? Có cảm giác phổ biến rằng đó là chuyện không thể thấy được hoạt động của nơ-ron trong cơ thể người khỏe mạnh. Nên đây là điều tôi muốn làm. Tôi muốn đưa bạn tới tương lai. Để tìm hiểu một cách mà tôi nghĩ có khả năng xảy ra. Tôi muốn mở đầu bằng cách nói, tôi không có tất cả các chi tiết. Nên tôi chỉ cung cấp cho bạn một dạng phác thảo chung. Nhưng chúng ta sẽ đi đến năm 2100. Năm 2100 sẽ như thế nào? Ban đầu, khí hậu ấm hơn một chút đó là những gì bạn đã quen rồi. (Cười) Và cái máy hút bụi rô-bốt mà bạn biết và yêu thích đã trải qua một vài thế hệ, và những cải tiến không phải lúc nào cũng tốt. (Cười) Nó không phải lúc nào cũng thành điều tốt đẹp hơn. Nhưng vào năm 2100, ngạc nhiên là hầu hết mọi thứ có thể nhận diện được . Chỉ là bộ não hoàn toàn khác đi. Ví dụ, vào năm 2100, chúng ta hiểu được nguyên nhân gốc rễ của bệnh Alzheimer. Nên ta có thể đưa ra các trị liệu nhắm vào gen mục tiêu hoặc thuốc để dừng quá trình thoái hóa trước khi nó bắt đầu. Vậy ta thực hiện nó thế nào? Về cơ bản có ba bước. Bước đầu tiên là chúng ta phải tìm ra cách để có được các sự kết nối điện qua hộp sọ để ta có thể đo được sự hoạt động điện của các nơ-ron. Không chỉ thế, nó phải đơn giản và an toàn. Thứ gì đó mà cơ bản ai cũng thấy ổn, như xỏ khuyên chẳng hạn. Bởi vì quay lại năm 2017, cách duy nhất chúng ta biết để đi qua hộp sọ là phải khoan các lỗ với khích thước như đồng xu 25-cent. Bạn không bao giờ để ai đó làm vậy với bạn. Vậy nên ở thập niên 2020, con người bắt đầu thí nghiệm -- thay vì khoan những cái lỗ khổng lồ đó, khoan các lỗ cực nhỏ, không lớn hơn một cọng tóc. Và ý tưởng thực sự là để chuẩn đoán bệnh-- có rất nhiều lần trong quá trình chuẩn đoán các bệnh về não khi bạn muốn có khả năng nhìn vào hoạt động thần kinh dưới hộp sọ và có thể khoan các lỗ cực nhỏ này sẽ làm việc đó dễ dàng hơn cho bệnh nhân. Cuối cùng, nó sẽ trở nên giống như tiêm phòng. Bạn chỉ bước vào và ngồi xuống và có một thứ đặt lên trên đầu bạn, một cái nhói tức thời và thế là xong, và bạn có thể quay về với cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cuối cùng có thể làm điều này nhờ sử dụng tia laze để khoan lỗ. Và với tia laze, nó rất nhanh và cực kì đáng tin cậy, bạn còn không thể cảm nhận các lỗ đang ở đó, giống cảm giác rụng một cọng tóc vậy. Tôi biết điều này có vẻ điên khùng, sử dụng laze để khoan lỗ trên sọ, nhưng quay về năm 2017, con người thẩy ổn với việc bác sĩ phẫu thuật chiếu laze vào mắt họ cho phẫu thuật chỉnh hình. Nên khi bạn đã ở đây, nó không phải một bước tiến lớn. OK? Và bước tiếp theo, xảy ra vào thập niên 2030, không chỉ là về việc đi qua hộp sọ. để đo hoạt động của các nơ-ron, bạn phải thực sự để nó đi vào trong chính mô não. Và bất cứ khi nào bạn cho thứ gì vào mô não, rủi ro về cơ bản là đột quỵ. Bạn sẽ va chạm vào mạch máu và làm vỡ nó, và nó gây ra đột quỵ. Vào giữa thập niên 2030, ta đã tạo ra các máy dò linh hoạt chúng có thể đi xung quanh các mạch máu, thay vì đi xuyên qua chúng. Vì thế, ta có thể để các cục pin to trên các máy dò này vào trong não của bệnh nhân và ghi chép từ hàng nghìn nơ-ron mà không có rủi ro nào. Và thứ chúng ta khám phá, khá bất ngờ, là các nơ-ron chúng ta có thể nhận diện không phản ứng với những thứ như ý tưởng hay cảm xúc, như chúng ta đã trông đợi. Chúng hầu hết phản ứng với những thứ như Jennifer Aniston hay Halle Berry hay Justin Trudeau. Ý tôi là -- (Cười) Nhìn lại, chúng ta không nên ngạc nhiên đến thế. Ý tôi là, các nơ-ron dành hầu hết thời gian của chúng suy nghĩ gì? (Cười) Nhưng thật sự, ý chính là công nghệ này cho phép ta nghiên cứu khoa học thần kinh trên mỗi cá nhân. Rất giống với việc biến đổi gen ở các bậc đơn bào, chúng ta bắt đầu nghiên cứu thần kinh học ở từng cá thể người. Nhưng ta chưa thực sự đến được đó. Vì những công nghệ này vẫn bị bạn chế trong các ứng dụng y khoa, có nghĩa là ta đang nghiên cứu não bệnh, không phải não khỏe mạnh. Vì dù công nghệ có an toàn đến thế nào, bạn không thể chọc thứ gì đó vào não của một người cho mục đích nghiên cứu. Họ phải muốn nó. Và tại sao họ lại muốn nó? Vì ngay khi bạn có một kết nối điện từ với não bộ, bạn có thể dùng nó để kết nối não bộ với máy tính. Bạn biết đó, đại chúng đã từng rất hoài nghi lúc đầu. Ý tôi là, ai lại muốn kết nối não của họ với máy tính? Chỉ tưởng tượng có thể gửi một email với một suy nghĩ. (Cười) Tưởng tượng có thể chụp hình bằng mắt? (Cười) Tưởng tượng không bao giờ quên bất kì thứ gì vì bất cứ thứ gì bạn chọn để ghi nhớ sẽ được lưu trữ lâu dài trên một ổ cứng ở đâu đó, có khả năng nhớ lại khi cần. (Cười) Ranh giới giữa sự điên rồ và sự hão huyền chưa bao giờ rõ ràng. Nhưng các hệ thống thì an toàn. Vậy nên khi FDA quyết định bãi bỏ hệ thống khoan laze vào năm 2043, nhu cầu thương mại sẽ bùng nổ. Mọi người bắt đầu ký trên email của họ, "Xin lỗi vì lỗi đánh máy. Đã được gửi từ não của tôi." (Cười) Hệ thống thương mại mọc lên khắp mọi nơi, cung cấp sự mới nhất và tốt nhất của công nghệ giao diện thần kinh. Có 100 điện cực. Một ngàn điện cực. Tần số cao với chỉ 99.99 một tháng (Cười) Sớm thôi, ai cũng sẽ có chúng. Và đó là điều cốt lõi. Vì ở thập niên 2050, nếu bạn là nhà khoa học thần kinh, sẽ có ai đó đi vào phòng thí nghiệm của bạn từ ngoài đường phố. Và bạn có thể cho họ tham gia vào một vài thí nghiệm cảm xúc hay hành vi xã hội hay suy luận trừu tượng, những thứ bạn không thể nào nghiên cứu trên chuột. Và bạn có thể ghi lại hoạt động các nơ-ron của họ sử dụng các giao diện mà họ đã sẵn có. Sau đó bạn có thể hỏi họ về thứ họ đã trải qua. Sự liên kết này giữa tâm lý học và thần kinh học mà bạn không thể tạo ra trên động vật, bất ngờ ở đó. Có lẽ ví dụ điển hình của việc này là sự khám phá ra cơ sở thần kinh cho sự thấu hiểu sâu sắc. Khoảnh khắc "Aha!" đó tất cả đến cùng nhau. Điều này được khám phá bởi hai nhà khoa học năm 2055, Barry và Late, hai người đã quan sát, ở mặt lưng của vỏ não trán trước , cách não bộ của một người cố gắng hiểu một ý tưởng, cách các tập hợp khác nhau của nơ-ron nhận biết chính chúng - bạn đang nhìn thấy hoạt động thần kinh vùng màu cam đến khi các hoạt động này sắp xếp theo cách đưa đến hồi tiếp tích cực. Ở ngay đó. Đó là sự thấu hiểu. Cuối cùng ta có thể hiểu được những thứ làm chúng ta thành con người. Đó là những gì thực sự mở đường tới những hiểu biết chính từ y học. Bởi vì, bắt đầu thập niên 2060, với khả năng ghi nhận hoạt động thần kinh trong não bộ của các bệnh nhân với các bệnh tâm thần khác nhau, thay vì định nghĩa những bệnh đó dựa trên cơ sở các triệu chứng, như ta đã làm vào đầu thế kỷ, ta bắt đầu miêu tả chúng trên cơ ở bệnh lý thực tế mà ta quan sát ở mức độ thần kinh. Ví dụ, ở trường hợp bệnh ADHD, chúng ta phát hiện ra có hàng tá các bệnh khác nhau, mà tất cả chúng đều được gọi là ADHD vào đầu thế kỷ, nhưng thật sự không có bất cứ điểm chung nào, ngoại trừ chúng có triệu chứng tương tự nhau. Và chúng cần được điều trị bằng các cách khác nhau. Điều này khá bất ngờ khi nhìn lại là vào đầu thế kỷ này, ta đã điều trị tất cả các loại bệnh khác nhau đó với cùng một loại thuốc, chỉ đưa amphetamine cho họ, là điều chúng ta đang làm. Bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm cũng như vậy. Thay vì kê đơn cho mọi người một cách ngẫu nhiên, như chúng ta đã từng làm, ta học cách dự đoán loại thuốc nào sẽ có hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân nào, và nó dẫn đến sự cải tiến đáng kể về kết quả. Tôi muốn đưa bạn trở lại năm 2017. Vài điều nghe khá châm biếm hoặc thậm chí ngoài tầm với. Và một số thật sự như vậy. Ý tôi là, tôi không thể thực sự nhìn vào tương lai. Tôi không thể biết chắc nếu chúng ta sẽ khoan hàng trăm hoặc hàng ngàn lỗ siêu vi trong đầu chúng ta 30 năm tới. Nhưng thứ tôi có thể nói với bạn là chúng ta sẽ không có một sự tiến triển nào về thấu hiểu bộ não con người hay bệnh tật con người đến khi ta tìm ra cách để chạm tới hoạt động điện từ của các nơ-ron ở người khỏe mạnh. Hầu như không ai nghiên cứu về cách làm đó hiện nay. Đó chính là tương lai của thần kinh học. Và tôi nghĩ đã đến lúc các nhà thần kinh học bỏ bộ não của chuột xuống để cống hiến ý tưởng và sự đầu tư cần thiết để hiểu được bộ não và bệnh tật của con người. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn đang xem vòng đời của một Streptomyces coelicolor. Nó là một dòng vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nơi nó sống cùng cộng đồng với những sinh vật khác, để phân hủy chất hữu cơ. Coelicolor là một sinh vật xinh đẹp. Một nhà máy năng lượng cho tổng hợp các hợp chất hóa học hữu cơ. Nó tạo ra một chất kháng sinh gọi là actinorhodin, cái mà phân loại theo màu sắc từ xanh tới hồng và tím, phụ thuộc vào độ axit trong môi trường của nó. Nó tạo ra những phân tử màu gợi lên sự hiếu kỳ của tôi và dẫn tôi tới sự cộng tác gần hơn với coelicolor. Nó là một sự cộng tác không có thực, nhưng nó đã làm thay đổi hoàn toàn thực tiễn thiết kế vật liệu của tôi. Nhờ nó, tôi hiểu được cách mà tự nhiên đã cách mạng hóa hoàn toàn. cách chúng ta thiết kế và tạo dựng môi trường của chúng ta, và những sinh vật như coelicolor đang giúp chúng ta phát triển tương lai vật liệu. Vậy có điều gì sai với mọi thứ khi chúng là chính mình? Với thế kỷ trước, chúng ta sắp đặt chính mình quanh các nhiên liệu hóa thạch, có thể nói là hệ thống vật liệu giá trị nhất chúng ta từng biết. Chúng ta bị trói buộc với tài nguyên này, và chúng ta phụ thuộc vào nó, nó định ra danh tính, văn hóa, cách làm và các nền kinh tế của chúng ta. Nhưng các hoạt động với nhiên liệu hóa thạch đang tạo hình lại trái đất với một sự xâm phạm có khả năng làm thay đổi khí hậu đột ngột, làm gia tăng việc mất hệ sinh thái và thậm chí kéo dài xung đột con người. Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi việc chối bỏ sự phụ thuộc trở nên đáng sợ. Và những nguyên nhân là đa dạng, nhưng chúng gồm đặc quyền không bị ảnh hưởng và những gì tôi tin là sự thiếu trí tưởng tượng sâu sắc về cách chúng ta có thể sống trong những giới hạn ranh giới của hành tinh này. Những nhiên liệu hóa thạch một ngày sẽ nhường lại cho năng lượng tái tạo. Nghĩa là chúng ta cần tìm ra hệ thống vật liệu mới thứ mà ko dựa vào dầu mỏ. Tôi tin rằng những hệ thống vật liệu đó sẽ thuộc sinh học, nhưng vấn đề là cách chúng ta thiết kế và tạo dựng chúng. Chúng không phải duy trì những tàn tích của thời đại dầu mỏ. Khi bạn nhìn vào hình ảnh này, Bạn nhìn thấy gì? Tôi nhìn thấy một hệ thống sinh học vô cùng tinh vi, qua việc sự dụng enzim, có thể di chuyển và đặt nguyên tử nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ thứ gì chúng ta từng tạo ra. Và chúng ta biết rằng nó có thể làm điều này ở quy lớn. Tự nhiên đã tiến hóa hơn 3.8 tỷ năm để có thể làm điều này, nhưng bây giờ qua việc sử dụng sinh học tổng hợp, một kỷ luật khoa học mới tìm kiếm theo yêu cầu chức năng của hệ thống sống, chúng ta có thể nhanh chóng làm mẫu thử bộ ghép DNA. Có nghĩa là chúng ta có thể tạo ra một loại chính xác sinh học làm nó có thể để tạo ra một vi khuẩn mà có thể tái chế kim loại, làm tăng trưởng nấm ở trang thiết bị và thậm chí tách năng lượng tái tạo từ tảo. Nghĩ về cách chúng ta có thể tiến đến sự sáng chói vốn có này của thiên nhiên-- để tạo dựng mọi thứ từ sinh vật sống-- hãy cân nhắc quá trình sinh học của việc lên men, Tôi đã nghĩ về quá trình lên men khi được sử dụng bởi loài người, như một bộ dụng cụ công nghệ cấp tiến cho sự sống còn của chúng ta. Khi một chất rắn hoặc lỏng lên men, nó bị phân hủy hóa học bởi khuẩn nấm. Phụ phẩm của nó là thứ chúng ta coi trọng. Ví dụ, chúng ta thêm men vào nho để làm rượu. Trong tự nhiên, những biến đổi này là một phần của một mạng lưới phức tạp-- một chu kỳ liên tục phân phối lại năng lượng. Lên men tạo ra sự tương tác đa loài của vi khuẩn và nấm, thực vật, côn trùng, động vật và loài người: nói cách khác, toàn bộ hệ sinh thái. Chúng ta đã biết về những tương tác vi khuẩn hùng mạnh này hàng ngàn năm. bạn có thể thấy cách qua sự lên men của ngũ cốc, chất sinh dưỡng và sản phẩm động vật, tất cả mọi người và văn hóa thế giới làm thích ứng hệ vi sinh biến thứ không ăn được thành có thể ăn. Thậm chí có bằng chứng rằng 350 năm sau công nguyên, mọi người chủ ý gây men đồ ăn gồm chất kháng sinh. Khung xương còn lại của một vài người Nubia Sudan được tìm thấy có chứa lượng lớn lớp chất tê-tra-xin-clin. Đó là chất kháng sinh chúng ta sử dụng trong y học hiện đại. Và gần 1500 năm sau đó, Alexander Fleming khám phá ra những thuộc tính chống vi trùng của nấm mốc. Và nó chỉ nhờ sự lên men công nghiệp hóa của penicillin mà hàng triệu người có thể sống qua bệnh truyền nhiễm. Quá trình lên men có thể một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người. Nó có thể đưa ra một mẫu mới cho sự sống còn nếu chúng ta sử dụng nó để thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp không? Tôi đã làm việc trong sự nghiệp sáng tạo của mình để tạo ra vật liệu mới cho ngành công nghiệp dệt. Và trong khi nó có hiệu quả tôi không thể chấp nhận thực tế ngành công nghiệp dệt là một trong những ngành ô nhiễm nhất thế giới. Một trong những tác hại sinh thái gây ra bởi quá trình dệt diễn ra ở giai đoạn nhuộm và hoàn thiện. Quá trình dệt yêu cầu một lượng lớn nước. và từ đó thời kỳ dầu mỏ đã làm biến đổi hoàn toàn ngành công nghiệp dệt, nhiều loại vật liệu và hóa chất được sử dụng để xử lý chúng dựa vào dầu mỏ. Và đi cùng với ham muốn vô độ của chúng ta về thời trang ăn liền, một lượng lớn phế thải dệt may đổ ra bãi rác mỗi năm vì nó quá khó để tái chế. Một lần nữa, hãy so sánh điều này với sinh học. Đã tiến hóa trên 3.8 tỷ năm, để tạo mẫu nhanh, để tái chế và để bổ sung tốt hơn bất cứ hệ thống nào chúng ta từng tạo ra. Tôi được truyền cảm hứng bởi tiềm năng to lớn này và muốn khám phá nó qua một câu hỏi đơn giản-- tại thời điểm này. Nếu một vi khuẩn tạo ra chất màu, làm thế nào để chúng ta đưa nó vào sợi dệt? Một trong những cách yêu thích của tôi là phát triển Streptomyces coelicolor trực tiếp trên tơ lụa. Bạn có thể thấy cách mỗi nhóm sinh vật tạo chất màu xung quanh lãnh địa của nó. Bây giờ, nếu bạn thêm thật nhiều tế bào, chúng tạo ra đủ thuốc nhuộm để thấm đẫm toàn bộ vải. Điều kỳ diệu về việc nhuộm sợi theo cách này-- một loại lên men trực tiếp khi bạn làm tăng vi khuẩn trực tiếp trên tơ lụa-- là để nhuộm một chiếc áo phông, vi khuẩn sống sót trong chỉ trong 200 mi-li-lít nước. Và bạn có thể thấy cách quá trình này sinh ra dòng chảy rất nhỏ và tạo ra một chất màu không phai mà không sử dụng bất cứ hóa chất nào. Những gì bạn đang nghĩ bây giờ-- và bạn đang nghĩ đúng -- một vấn đề cố hữu liên quan đến thiết kế với hệ thống sống là: Bằng cách nào bạn định hướng một môi trường có sự sống của chính nó? Khi bạn thiết lập một vạch chuẩn cho nuôi cấy Streptomyces để nó tạo ra đủ chất màu thích hơp, bạn có thể xoắn, gấp, kẹp, nhúng, xịt, nhấn chìm-- tất cả những điều này bắt đầu thông tin mỹ học về hoạt động của coelicolor. Và sử dụng chúng một cách hệ thống làm chúng ta có thể tạo ra một mẫu hữu cơ... một chất nhuộm đồng bộ... và thậm chí một dạng in đồ họa. Một vấn đề khác là làm thế nào để chia những phương pháp làm thủ công này để chúng ta có thể bắt đầu sử dụng chúng trong ngành công nghiệp. Khi chúng ta nói về quy mô, chúng ta cân nhắc hai thứ song song: quy mô sinh học, sau đó là quy mô công cụ và quá trình được yêu cầu để kết hợp với sinh học. Nếu có thể làm điều này, sau đó ta có thể di chuyển những thứ trên đĩa petri để nó có thể phù hợp với quy mô loài người, và hi vọng phù hợp với cả kiến trúc môi trường của chúng ta. Nếu Fleming còn sống đến nay, thứ này sẽ chắc chắn là một phần trong bộ dụng của ông ông. Bạn đang nhìn vào giả định tốt nhất hiện nay của chúng ta về cách chia tỷ lệ sinh học. Nó là một bioreactor; một loại nhà ủ bia vi sinh vật có chứa men thứ mà được tạo ra để sản xuất hợp chất và hóa chất mặt hàng cụ thể như nước hoa và hương vị. Nó thực sự kết nối với một bộ phần cứng và phần mềm tự động cái mà ghi trong thời gian thực và phản hồi tới đội thiết kế về điều kiện tăng trưởng của vi sinh vật. Ta có thể sử dụng hệ thống này để làm mẫu đặc tính tăng trưởng của một sinh vật như coelicolor để thấy cách nó lên men ở mức 50,000 lít. Tôi hiện tại đang làm tại Ginkgo Bioworks, một cơ sở mới về công nghệ sinh học tại Boston. Tôi đang nghiên cứu để xem cách nền tảng của chúng với quy mô sinh học giao diện với các phương pháp thiết kế thủ công của tôi với vi khuẩn cho sợi dệt. Chúng ta đang làm những thứ như kỹ thuật tạo ra Streptomyces coelicolor để xem nếu nó có thể tạo ra nhiều chất màu hơn. Và chúng ta thậm chí đang hướng vào những công cụ cho sinh học tổng hợp. Những công cụ được thiết kế chuyên để tự động hóa sinh học tổng hợp để xem cách chúng có thể thích nghi trở thành công cụ để in và nhuộm sợi dệt. Tôi cũng đang tận dụng quá trình sản xuất kỹ thuật số, vì những công cụ tôi cần để làm việc với Streptomyces coelicolor thực sự không tồn tại. Trong trường hợp này-- chính xác là tuần trước, Tôi chỉ thiết kế một chiếc đĩa petri cái mà thiết kế cho sản xuất một mẫu vải in đặt trước trên toàn bộ hàng may mặc Chúng tôi đang làm rất nhiều kimono. Đây là một điều lý thú: Tôi không chỉ có một mình. Có nhiều người khác đang tạo dựng năng lực trong lĩnh vực này giống như MycoWorks. Mycoworks là một cơ sở mới muốn thay thế đồ da động vật với đồ da từ nấm, một vật liệu có hiệu quả cao và linh hoạt mà có ứng dụng vượt xa vải dệt trong sản xuất và kiến trúc. Và Bolt Threads-- Họ đã tạo ra một loại men để sản xuất ra protein tơ nhện mà có thể kéo thành một loại sợi lập trình cao. Hãy nghĩ về tính chống thấm nước, đàn hồi và độ bền. Để đạt được tính kinh tế của quy mô, những loại cơ sở thử nghiệm này đang phải xây dựng, thiết kế và tạo ra một cơ sở hạ tầng để làm việc với sinh học. Ví dụ, Bolt Threads đã phải tham gia một số phỏng sinh học khắc nghiệt. Để có khả năng xe chỉ sản phẩm mà loại nấm này tạo thành sợi, họ đã tạo ra một chiếc máy làm sợi cái mà mô phỏng các điều kiện sinh lý học theo cách mà những con nhện thường chăng tơ của nó. Bạn có thể bắt đầu thấy cách các mẫu tạo ra ngoài sức tưởng tưởng và truyền cảm hứng tồn tại trong tự nhiên mà ta có thể sử dụng để lập sản lượng các ngành công nghiệp sinh học mới. Những gì chúng ta có bây giờ là công nghệ để thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và chia mức những sản lượng này. Tại thời điểm hiện tại. khi chúng ta đối mặt với khủng hoảng hệ sinh thái ngay trước mắt, những gì chúng ta phải làm là quyết định cách chúng ta sẽ xây dựng những hệ thống vật liệu mới này để chúng không phản ánh những tàn tích hư hại của thời kỳ dầu mỏ. Cách chúng ta sẽ phân phối chúng để đảm bảo sự phát triển bền vững cái mà công bằng trên toàn thế giới. Và quan trọng, cách chúng ta muốn các khung đạo đức và lập quy mà chi phối các công nghệ này tương tác với XH chúng ta. Công nghệ sinh học sẽ chạm vào mọi phần trải nghiệm sống của chúng ta. Nó là cuộc sống; nó là số hóa; nó được thiết kế, và nó có thể được làm thủ công. Đó là tương lai vật liệu mà chúng ta phải đủ nỗ lực để tạo lên. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tin hay không, tôi đến đây để đưa ra giải pháp cho một vấn đề rất quan trọng với trọng tâm là khí hậu và giải pháp mà tôi đưa ra cho thủ phạm lớn nhất trong lối ngược đãi trái đất bởi con người, và sự đi xuống của bầu sinh quyển. Thủ phạm đó chính là thương mại và công nghiệp điều đã diễn ra tại nơi tôi đã dành 52 năm sau khi tốt nghiệp Đại học công nghệ Georgia năm 1956. Là một kỹ sư ngành công nghiệp, kiêm một doanh nhân mới vào nghề và sau đó trở nên thành đạt. Sau khi thành lập công ty Interface từ những ngày đầu tiên năm 1973, 36 năm sau, sản xuất thảm trải sàn ở Mỹ cho cả thị trường kinh doanh và sản xuất, và biến nó từ một công ty khởi nghiệp sống sót đến sự chiếm lĩnh về độ lớn toàn cầu trong lĩnh vực này. Tôi đã đọc sách của Paul Hawken, "The Ecology of Commerce" (Hệ sinh thái của thương mại) vào hè năm 1994, Trong cuốn sách, Paul đã buộc tội thương mại và công nghiệp thứ nhất, là thủ phạm chính đã gây nên sự đi xuống của sinh quyển và, thứ hai, là tổ chức duy nhất đủ lớn, và đủ phổ biến, và có thế lực, để có thể dẫn dắt loài người ra khỏi mớ hỗn độn này. Nhân tiện phải nói thêm rằng, anh ta cũng buộc tội tôi là một nhân tố bóc lột trái đất này Và sau đó, tôi đã thách thức những nhân viên ở Interface làm sao để dẫn dắt công ty và cả ngành công nghiệp phát triển bền vững điều chúng tôi cho rằng cuối cùng sẽ vận hành công ty dầu khí của chúng tôi theo hướng khai thác từ thiên nhiên chỉ những gì có thể tái tạo bởi trái đất, một cách tự nhiên và nhanh chóng -- không hề có một giọt dầu nào -- và không làm hại bầu khí quyển. Không khai thác: không gây hại. Tôi chỉ nói rằng: "Nếu Hawken đúng rằng doanh nghiệp và công nghiệp phải dẫn đầu vậy thì ai sẽ dẫn dắt họ? Trừ khi có người dẫn dắt, không thì không có ai đâu." Đó là điều hiển nhiên. Vậy tại sao lại không phải là chúng ta? Và nhờ có những người ở Interface, tôi đã trở thành kẻ cướp đó. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi đã từng nói với phóng viên của tờ tạp chí Fortune rằng một ngày nào đó những người như tôi rồi sẽ vào tù. Và điều đó đã trở thành tít bài báo. Họ đã miêu tả tôi như một CEO "xanh" nhất nước Mỹ. Từ một kẻ cướp bóc thành một kẻ cướp biết hồi phục, thành CEO "xanh" nhất nước Mỹ trong 5 năm -- thẳng thắn mà nói thì nó rất một lời bình luận khá đáng buồn về CEO nước Mỹ vào năm 1999. Sau đó khi được hỏi trong một bộ phim tài liệu Canada, "The Corporation" (Tập đoàn), giải thích vì sao vừa nãy tôi nói "đi tù", tôi đã cho rằng cướp bóc là một tội ác. Và cướp bóc của thế hệ con cháu mai sau sẽ trở thành một tội ác. Tôi đã nhận ra nó sẽ trở thành sự thật rằng cướp bóc của thế hệ sau là một tội ác -- Nó hẳn phải rõ ràng, sự thay thế cho hệ thống công nghiệp bóc lột - sản xuất - loại thải đã chiếm lĩnh văn minh chúng ta, và thủ phạm lớn nhất, cướp bóc từ con cháu, bằng việc đào bới mặt đất và biến nó thành những sản phẩm mà dễ dàng trở thành rác thải tại các bãi rác hoặc lò đốt rác -- tóm lại, khai thác và biến nó thành ô nhiễm. Theo Paul và Anne Ehrlich và một phép tính độ ảnh hưởng đến môi trường nổi tiếng, ảnh hưởng một cách tiêu cực là kết quả của dân số, sự giàu có và công nghệ. Sự ảnh hưởng được tạo ra bởi con người, những gì được sử dụng trong sự làm giàu của họ, và cách nó được tạo ra. Và mặc dù thuật tính phần lớn chủ quan, bạn có thể ước lượng số người và có thể cả lượng của cải, nhưng công nghệ tàn phá theo quá nhiều cách để có thể ước tính. Vậy nên phép tính chỉ mang tính hình thức. Ấy vậy nó vẫn hiệu quả trong việc giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề. Vậy nên chúng tôi thành lập Interface vào năm 1994, để tạo ra một ví dụ: thay đổi cách chúng ta sản xuất thảm, sản phẩm dầu khí sang những vật liệu cũng như dạng năng lượng khác và thay đổi công nghệ để chúng giảm thiểu những ản hưởng môi trường, hơn là tăng cường nó. Thuật tính ảnh hưởng môi trường của Paul và Ehrlich là: I bằng P nhân A nhân T tương ứng công nghệ, độ giàu có và dân số. Tôi muốn Interface sẽ viết lại phép tính thành I bằng P nhân A chia cho T. Hiện nay, những chuyên gia toán học sẽ thấy ngay lập tức rằng T trên tử số tăng -- tình hình sẽ xấu đi -- nhưng khi chuyển nó xuống mẫu số, T sẽ giảm.. Nên tôi hỏi:" Điều gì sẽ thay đổi T, Technology, từ tử số, gọi là T1, khi nó đang tăng lên, thành mẫu số, gọi là T2, khi nó giảm. Tôi nghĩ về những đặc tính của phong trào cải cách công nghiệp đầu tiên, T1, như chúng ta đã thấy trên Interface, và nó có những đặc điểm sau đây. Khai khoáng: khai thác khoáng sản tinh từ lòng đất. Theo chu trình thẳng: Lấy, sản xuất, loại thải. Lấy năng lượng từ hóa thạch dầu khí. Phí phạm: bóc lột và tập trung vào năng suất lao động. Năng suất cao hơn. Nghĩ về nó, tôi nhận ra rằng những đặc điểm trên phải được thay đổi để chuyển T xuống phần mẫu số. Trong công cuộc đổi mới, ngành khai khoáng phải được thay bằng những thứ có thể tái tạo; từ chu trình đường thẳng thành vòng tròn; dầu khí được thay bởi năng lượng tái tạo từ mặt trời; từ loại thải thành không có rác thải; từ bóc lột thành dễ chịu; và năng suất lao động thành năng suất nguồn cung. Và lý do của tôi là nếu chúng ta có thể tạo ra những thay đổi lớn như vậy, và loại bỏ T1, chúng ta có thể giảm mức ảnh hưởng xuống 0, bao gồm cả mức ảnh hưởng đến khí hậu. Và đó là lí do Interface thành lập 1995, và là sứ mệnh của nó từ đó đến giờ. Chúng tôi đã đo lường quy trình của chúng tôi rất tỉ mỉ. Và có thể nói chúng tôi đã tiến xa thế nào trong 12 năm qua. Lượng khí thải được ước tính giảm 82% trên tổng tấn. (Tiếng vỗ tay) Trong cùng quãng thời gian, lượng bán đã tăng 2/3 và lợi nhuận tăng gấp đôi. Vậy nên 82% giảm tương đương với 90% giảm lượng khí khí gas thải trung bình so với doanh thu. Đây là mức độ phải giảm trên toàn cầu trong thế giới công nghệ cho đến năm 2050 để tránh những thảm họa khí hậu -- những thứ nhà khoa học nói với chúng tôi. Việc sử dụng dầu khí được cắt giảm 60% trên một đơn vị sản xuất, bởi vì những hiệu quả trong việc tái tạo. Lượng dầu rẻ nhất và an toàn nhất thì không được dùng với một cách tiết kiệm. Lượng nước sử dụng giảm 75% trong ngành kinh doanh thảm của chúng tôi trên toàn thế giới. Giảm 40% trong kinh doanh thảm lát gỗ ngành mà chúng tôi bắt đầu vào năm 1993 ngay tại California, thành phố của công nghệ, nơi nước thực sự quý giá. Vật liệu tái tạo hoặc tái sử dụng chiếm 25% và đang tăng nhanh chóng. Năng lượng tái tạo chiếm 27% trên tổng 100%. Chúng tôi đã chuyển 148 triệu bảng -- tương đương 74 000 tấn -- thảm đã qua sử dụng từ bãi rác, cùng bàn luận về những vật liệu dựa trên các thống kê và công nghệ tái sử dụng mà chưa hề tồn tại khi chúng tôi bắt đầu 14 năm trước. Đây chính là công nghệ quay vòng đã đóng góp lớn cho những gì chúng tôi đã sản xuất và bán 85 triệu mẫu vuông của loại thảm thân thiện môi trường từ năm 2004, có nghĩa không có sự hủy hoại khí hoại toàn cầu trong quá trình sản xuất thảm qua chuỗi cung ứng, từ cuỗi cung ứng của tôi và rõ ràng đến cuối của sự cải tạo -- hoàn toàn độc lập với bên thứ 3. Chúng tôi gọi nó là Cool Carpet (Thảm thần kì). Và nó tạo nên sự khác biệt lớn trên thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Ba năm trước chúng tôi ra mắt loại thảm trong nhà, dưới danh nghĩa thướng hiệu Flor. đánh vần nhầm là F - L - O - R. Chúng ta có thể thấy khi bấm vào bài ngày hôm nay trên Flor.com và bạn sẽ có Cool Carpet được chuyển tới trước cửa nhà bạn trong năm ngày. Nó thiết thực và cũng đẹp nữa. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Chúng tôi nhận thấy chúng tôi đã qua nửa chặng đường để đến với mục tiêu: không ảnh hưởng, không dấu vết. Chúng tôi đặt mục tiêu đến 2020 sẽ đạt tới đỉnh cao của sự bền vững. Chúng tôi gọi nó Nhiệm vụ số 0. Và có thể đó là mặt quan trọng nhất: chúng tôi thấy Nhiệm vụ số 0 đặc biệt tốt cho việc kinh doanh. Một mô hình kinh doanh tốt hơn, cách tốt hơn để gia tăng lợi nhuận. Đây là vấn đề kinh doanh bền vững. Từ những kinh nghiệm thực tế, giá thành giảm, không tăng, phản ánh đến 400 triệu đô tiết kiệm trong việc theo đuổi sứ mệnh không rác thải -- mặt đầu tiên của bền vững. Nó có thể chi trả cho toàn bộ thay đổi của Interface. Và loại bỏ những lầm tưởng, lựa chọn sai giữa môi trường và kinh tế. Sản phầm của chúng tôi là tốt nhất từng thấy, lấy cảm hứng từ thiết kế bền vững, một bước cải tiến không ngờ tới. Nhân viên của chúng tôi phấn khích với những mục đích lớn hơn. Bạn không thể nghĩ ra mục tiêu nào cao hơn để thu hút những người giỏi nhất và tập hợp họ lại. Và thiện chí của thị trường thật đáng kinh ngạc. Không hề có quảng cáo, không có phong trào marketing, bằng bất kì giá nào, có thể sản xuất hoặc tạo ra một thiện chí như vậy. GIá thành, sản phẩm, con người, thị trường -- còn gì nữa? Nó là mô hình kinh doanh tốt hơn. Và sau đây là những số liệu về 14 năm doanh thu và lợi nhuận. Có một sự giảm nhẹ từ 2001 đến 2003: sự tụt giảm trong doanh số của chúng tôi, sau giai đoạn 3 năm, chạm mức 17%. Nhưng thị trường khi ấy cũng giảm 36%. Thực chất thì chúng tôi lại tăng thị phần. Chúng tôi có lẽ đã không thể sống sót sau lần suy thoái đó nếu không nhờ những lợi ích của sự bền vững. Nếu mọi doanh nghiệp đều theo đuổi hoạch định của Interface, thì liệu mọi vấn đề sẽ được giải quyết? Tôi không nghĩ vậy. Tôi vẫn gặp rắc rối bởi phép tính sửa đổi Ehrlich, I bằng P nhân A chia cho T2. Khi A là chữ cái A viết hoa, ám chỉ rằng mức độ giàu có là mục đích cuối cùng. Nhưng nếu như chúng ta sửa lại Ehrlich sau này? Và nếu như chúng ta biến A thành chữ a viết thường, ám chỉ rằng nó là phương tiện để đạt đến mục đích cuối cùng, và mục đích cuối cùng là niềm hạnh phúc -- càng ít của cải thì sẽ càng hạnh phúc hơn. Các bạn có biết nền văn minh sẽ tự định hình lại -- (Tiếng vỗ tay) và toàn bộ hệ thồng kinh tế của chúng ta, nếu như những giống loài, và sau đó có thể một loài tiến triển hơn chúng ta, giống loài bền vững, sinh sống trên một bề mặt giới hạn, một cách có phép giáo, hạnh phúc và hài hòa với môi trường với một sự cân bằng tự nhiên và tất cả hệ thống tự nhiên của họ với hàng nghìn thế hệ, hoặc 10 000 thế hệ -- đại loại vậy, sống tại một tương lai vô định. Nhưng liệu trái đất có phải chờ đến lúc loài người tuyệt chủng? Có thể lắm. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Ở Interface, chúng tôi có ý định biến sự bền vững khuôn mẫu này, công ty công nghiệp không để dấu tích thành hiện thực vào năm 2020. Chúng tôi có thể thấy đường đi của mình, rất rõ ràng dẫn đến đỉnh núi mục đích đó. Và giờ thử thách là hành động. Và cũng như bạn thân và người cố vấn của tôi Amory Lovins nói, "Nếu có gì đó tồn tại, nó hoàn toàn khả thi." (Tiếng cười) Nếu chúng ta có thể làm nó, vậy điều đó hoàn toàn có thể Nếu chúng ta, một doanh nghiệp nặng về dầu khí, có thể làm được, thì ai cũng có thể làm được và nếu ai cũng có thể làm được, vậy tất cả mọi người đều có thể Hawken đã hoàn tất việc kinh doanh và nền công nghiệp , dẫn dắt loài người thoát khỏi vực thẳm bởi vì, khi sự đi xuống của bầu sinh quyển tiếp tục tiếp diễn, và nhân vật phải đối mặt với điều rủi ro đó thẳng thắn mà nói, một điều rủi ro không thể chấp nhận. Đó là ai? Không phải bạn. Không phải tôi. Hãy để tôi giới thiệu cho bạn người gặp Bản thân tôi đã gặp nhân vật này, từ những ngày đầu tiên theo đuổi mục đích Vào một sáng thứ Ba tháng 3 năm 1996, tôi nói chuyện với mọi người, việc tôi tranh thủ mọi cơ hội để làm vào hồi đó, nói đến những ý tưởng của tôi mà không hề biết tôi đang làm công việc kết nối. Nhưng 5 ngày sau tại Atlanta, tôi nhận được một email từ Glenn Thomas, một trong những nhân viên của tôi tại cuộc gặp ở California. Anh ấy gửi tôi bản gốc một bài thơ mà anh ấy sáng tác sau buổi sáng thứ Ba của chúng tôi. Và khi tôi đọc nó, nó trở thành một những khoảnh khắc thăng hoa của cuộc đời. Vì nó cho tôi biết, nhờ Chúa, một người đã hiểu ý tôi. Đây là những gì Glenn viết. Và đây là người đó. Xin hãy nghe "Tomorrow's Child" (Đứa con của tương lai) "Không cái tên, không rõ mặt và chẳng biết cái nơi cùng thời con đến, Đứa con của tương lai, chưa hề ra đời, Ta gặp con vào sáng thứ Ba ấy. Một người bạn tốt đã giới thiệu chúng ta. Và qua lăng kính thông thái của anh ấy ta thấy cái ngày con sẽ thấy, cái ngày của con nhưng không phải của ta. Biết được rằng con thay đổi ta trong suy nghĩ. Vì ta nào có đến một trực giác rằng những điều ta có thể làm vô tình tổn thương con. Đứa con của tương lai, con trai, con gái ta, Ta sợ rằng ta vừa mới chỉ nghĩ về con và điều tốt lành, mặc dù đã phải làm từ lâu. Cũng mới chỉ thôi, ta sẽ. Cái cách cái giá mà ta đã phung phí, nếu như ta có quên rằng con sẽ đến và sống cũng tại nơi này." Vậy đấy, mỗi ngày trong cuộc sống của tôi kế từ đó, "Đứa con của tương lai" luôn nhắc tôi một thông điệp đơn giản mà thấm thía, cái mà tôi đang chia sẻ với các bạn. Chúng ta, môi người và tất cả, là một phần của mạng lưới cuộc đời. Sự chuyển biến của nhân loại, nhưng trong tầm vĩ mô hơn, chắc chắn là một mạng lưới cuộc đời của chính nó. Và chúng ta được lựa chọn trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi của mình đến hành tinh màu xanh này: làm tổn thương nó hay giúp nó. Với tôi, thì quyết định là ở bạn. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một ít về hành vi bất hợp lý Đương nhiên không phải của các bạn. Của những người khác (Tiếng cười) Sau khi ở MIT một vài năm Tôi nhận ra viết các bài báo khoa học không hứng thú gì cả Bạn biết không, tôi không biết bạn đã đọc bao nhiêu bài báo Nhưng đọc và viết những bài báo như thế thật chẳng hứng thú gì. Đặc biệt viết còn ngán ngẩm hơn. Vì thế tôi quyết định thử viết một cái gì đó vui vẻ hơn Và nảy ra ý tưởng viết sách dạy nấu ăn. Và tựa đề cho cuốn sách đó sẽ là "Bữa tối không bánh ngọt: Nghệ thuật ăn uống" (Cười) Và tôi đã chuẩn bị để nhìn đời qua nhà bếp. Tôi thực sự hứng khởi về điều này. Tôi định nói chuyện một chút ít về nghiên cứu, một chút ít về bếp núc Bạn biết đấy, chúng ta đã nấu nướng nhiều trong nhà bếp nên tôi nghĩ hẳn chuyện này sẽ thú vị Và tôi đã viết được vài chương Và tôi mang nói tới nhà xuất bản MIT và họ nói "Hay đấy, nhưng không phải loại dành cho chúng tôi. Anh hãy đi tìm chỗ khác" Tôi thử đi đến những người khác và mọi người đều bảo như nhau "Hay đấy, nhưng không phải loại dành cho chúng tôi" Cuối cùng một người nói "Anh nghe này, nếu anh thực sự nghiêm túc về chuyện này trước hết anh phải viết một cuốn sách về nghiên cứu của anh đã. Anh phải xuất bản một cái gì đó Rồi anh mới có cơ hội viết cái gì đó khác Nếu anh thực sự nghiêm túc, anh phải làm như vậy Và tôi bảo. "Ông biết không, tôi thực sự không muốn viết về nghiên cứu của tôi" Tôi đã chán lắm rồi. Bây giờ tôi muốn viết một cái gì đó khác Một cái gì đó tự do hơn, ít bị ràng buộc Và ông ấy khẳn định lại rất cương quyết "Đó là cách duy nhất cho anh thôi" VÌ vậy tôi bảo," Thôi được, nếu buộc phải làm như vậy thì ..." Tôi có 1 kỳ nghỉ phép. Nên "Tôi sẽ viết về nghiên cứu của tôi nếu không còn cách nào khác. Và rồi tôi sẽ viết sách hướng dẫn nấu ăn sau vậy." Vậy là tôi viết sách nghiên cứu. Hóa ra việc này cũng khá vui. Trước hết là tôi thích viết lách Nhưng trên hết là tôi học hỏi được nhiều người Quả là một khoảng thời gian tuyệt vời Do bạn nhận được rất nhiều phản hồi từ mọi người. Họ viết cho bạn về những trải nghiệm cá nhân của họ, họ đưa ra những ví dụ từ chính bản thân họ, những gì họ không đồng ý hay lưỡng lự Mới gần đây thôi. Cách đây chỉ vài ngày Tôi đã nếm mùi ám ảnh. Điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới trước đó. (Tiếng cười) Đó quả là điều thực sự thú vị. Tôi sẽ kể cho các bạn một chút ít về hành vi bất hợp lý. Và tôi muốn bắt đầu bằng cách đưa ra một số ví dụ về ảo giác thị giác ẩn dụ cho tính hợp lý. Hãy nghĩ đây là hai cái bàn Và bạn chắc hẳn đã nhìn thấy ảo ảnh này rồi. Nếu tôi hỏi bạn cái bàn nào dài hơn, cái thẳng đứng bên trái cái bàn hay cái nằm ngang bên phải cái bàn. Cái nào trông có vẻ dài hơn? Có ai thấy bàn bên trái dài hơn không? Không đúng không nào? Điều này là không thể Nhưng đối với ảo giác thị giác, may mắn là chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nhầm lẫn của mình Tôi sẽ đặt hai đoạn thẳng vào đây. Chẳng ăn thua gì. Nhưng tôi có thể tạo hiệu ứng cho các đường. Tới mức độ để bạn tin là tôi không thu nhỏ các đường vào, Vậy đó, tôi có thể chúng minh được rằng con mắt của bạn đang lừa bạn. Một điều còn thú vị hơn nữa là khi tôi bỏ hai thanh này ra thì bạn vẫn chẳng tiến bộ hơn chút nào qua kinh nghiệm ít phút trước (Tiếng cười) Bạn vẫn không thể nhìn vào hình và thốt lên "A ha, tôi đã nhìn ra được rồi" Đúng không nào? Không thể nào vượt qua được cảm giác cái này dài hơn. Trực giác lừa chúng ta lặp đi lặp lại, và có thể lường trước được tuy nhiên rất nhất quán. Và chúng ta chẳng thể làm được gì hơn. Ngoài việc cầm thước và bắt đầu đo Đây là một ví dụ khác. Cũng là ví dụ tôi thích Màu của ô vuông trên đỉnh mà mũi tên chỉ vào là màu gì? Màu nâu. Cảm ơn. Còn ô bên dưới? Màu vàng Hóa ra nó lại là cùng màu. Có ai nhìn ra được chúng đồng nhất màu sắc không? Rất rất khó. Tôi có thể che tất cả các ô còn lại . và nếu tôi làm như thế thì bạn có thể nhận ra màu sắc của chúng là hệt nhau. Và nếu bạn không tin tôi, bạn có thể lấy slide này và lặp lại để thấy rõ điều này. Một lần nữa nêu tôi quay trở lại nền cũ thì ảo giác đó lại quay về. Đúng không nào? Không có cách nào để chúng ta không nhìn ra ảo giác này. Trừ khi nếu bạn bị chứng mù màu thì có thể bạn nhận ra được. Hãy nghĩ ví dụ về ảo giác thị giác này như một ẩn dụ Khả năng nhìn là năng lực tốt nhất của con người Cả một phần lớn của não bộ chuyên biệt cho việc này Phần não ấy lớn hơn bất cứ phần não nào đảm nhiệm các chức năng nào khác. Chúng ra nhìn nhiều giờ mỗi ngày, nhiều hơn tất cả các hoạt động khác Lài người được tiến hóa để nhìn bằng mắt. Và do đó nếuchúng ta còn có thể mắc những sai lầm lặp lại, tất định như vậy với năng lực này thứ năng lực mà loài người rất giỏi thì chẳng có cơ hội nào cho chúng ta không mắc những sai lầm khác ở những lĩnh vực ta ít thạo hơn. Chẳng hạn như về vấn đề tài chính. (Tiếng cười) Một số thứ chúng ra không tiến hóa lắm Chúng ta không có những bộ phận chuyên biệt của não để xử lý và chúng ta không luyện tập hàng ngày Do vậy biện luận trong các trường hợp này đó là những điều chúng dễ dàng mắc sai lầm Hay tệ hơn, không dễ để nhận ra ta đang sai lầm Bởi trong ví dụ ảo giác thị giác ta có thể dễ dàng chỉ ra sai lầm ở đâu Đối với những thứ khác điều này khó hơn nhiều để chỉ ra sai lầm đã mắc phải. Do vậy, tôi sẽ đưa ra một ví dụ về ảo tưởng khi đưa ra quyết định, theo cách tương tự. đây là một ví dụ yêu thích của tôi trong khoa học xã hội Nó từ một bài báo của Johnson và Goldstein. Nó đưa ra phần trăm số người muốn hiến các bộ phân cơ thể họ sau khi họ qua đời ở một số các quốc gia châu Âu. Bạn thấy ở đây có hai nhóm quốc gia Nhóm quốc gia ở bên phải có tỉ lệ phần trăm hiến tặng cao Còn những quốc gia ở bên trái tỉ lệ này rất thấp hoặc thấp hơn nhiều. Câu hởi đặt ra là tại sao? Tại sao có những quốc gia tỉ lệ này cao trong khi đó những quốc gia khác lại thấp? Khi bạn hỏi một số người câu hỏi này họ thường nghĩ hẳn đó phải là do yếu tố văn hóa Đúng không nào? Bạn quan tâm đến người khác ở mức độ nào? Hiến tặng cơ thể cho người khác có lẽ là thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với xã hội, mức độ gắn bó của bạn với xã hội. Hay cũng có thể là yếu tố tín ngưỡng Những bạn hãy xem lại hình minh họa này Bạn có thể thấy những quốc gia có tính chất rất tương tự nhau lại thể hiện mức độ khác biệt rất cao Chẳng hạn như, Thụy Điển nằm ở bên phải Trong khi đó Đan Mạch với một nền văn hóa rất tương tự lại ở bên trái Nước Đức ở bên trái, và Úc ở bên phải Hà Lan ở bên trái, và nước Bỉ ở bên phải Cuối cùng phụ thuộc vào quan điểm của bạn về châu Âu mà bạn có thể cho rằng Anh và Pháp tương tự với nhau về văn hóa hay không Nhưng kết quả hóa ra lại là mức độ về hiến tặng của họ rất khác biệt Hà Lan cũng là một câu chuyện thú vị khác Hà Lan có tỉ lệ hiến tặng cao nhất trong nhóm tỉ lệ thấp Họ đạt 28% đó là sau khi đã gửi thư đến tất cả các hộ gia đình trong toàn quốc cầu xin họ tham gia chương trình này Bạn có biết câu nói, "Van xin thì nhiều lắm chỉ đến thế thôi" Hiến các cơ quan chiếm 28%. (Tiếng cười) Nhưng những quốc gia bên phải họ đã làm tốt hơn nhiều việc van xin Vậy họ đã làm thế nào? Hóa ra bí mật nằm ở chỗ tờ đơn hiến tặng Và đây là câu chuyện Những quốc gia ở bên trái có tờ đơn đó trông thế này Hãy đánh dấu vào ô trống nếu bạn muốn tham gia vào chương trình hiến tặng Và chuyện gì xảy ra Mọi người không đánh dấu. Và họ không tham gia Những quốc gia ở bên phải, bên tỉ lệ cao đã có một chút thay đổi ở tờ đơn Nó nói rằng hãy đánh dấu vào ô trống nếu bạn không muốn tham gia Điều thú vị là, khi mọi người nhận được tờ đơn Họ lại không đánh dấu. Nhưng lần này họ tham gia. (Tiếng cười) Hãy nghĩ xem điều này nghĩa là gì Chúng ta thức dậy mỗi sáng, và chúng ta cảm tưởng luôn đưa ra các quyết định Chúng ta thức dậy mỗi sáng và mở cửa tủ quần áo Chúng ta quyết định sẽ mặc gì Chúng ta mở tủ lạnh, và cảm thấy quyết định sẽ ăn gì Nhưng sự thật là Một phần nhiều trong quyết định ấy không phải của chính ta Mà nằm ở người thiết kế thứ ta sử dụng Khi bạn điền đơn hiến tặng người thiết kế ra chúng đã có một ảnh hưởng to lớn lên quyết định cuối cùng của bạn Thực sự là rất khó để hiểu được bằng trực giác. Hãy nghĩ về bản thân bạn. Có bao nhiêu người trong số các bạn tin rằng nếu bạn đi gia hạn bằng vào ngày mai, bạn đi tới Văn phòng giao thông, và bạn sẽ gặp một trong những thứ đơn này, rằng nó sẽ thực sự thay đổi cách cư xử của bạn? Rất, rất khó để nghĩ rằng bạn sẽ ảnh hưởng đến tôi. Chúng ta có thể nói, "Oh, những người châu Âu buồn cười này. Tất nhiên tôi sẽ ảnh hưởng đến họ." Nhưng khi đến lượt chúng ta chúng ta có cảm giác như đang ở trên ghế lái xe, cảm giác như chúng ta làm chủ tình hình, và chúng ta đang đưa ra quyết định, rất khó để chấp nhận ý kiến mà chúng ta thực sự có một ảo tưởng của quyết định, hơn là một quyết định thực sự. Bây giờ, có lẽ bạn nói, "Đây là những quyết định chúng ta không quan tâm đến." Thật sự, như định nghĩa, có những quyết định về những việc sẽ xảy đến với chúng ta sau cái chết. Làm sao chúng ta có thể quan tâm ít hơn tới những chuyện xảy ra sau cái chết? Nên một nhà kinh tế học chuẩn mực, người tin vào lẽ phải, sẽ nói, "Bạn biết không? Cái giá để nâng cây bút chì và ghi một dấu V còn cao hơn những những lợi nhuận có thể có của việc quyết định." Đó là lí do tại sao chúng ta nhận được hiệu ứng này. Nhưng, thật ra, không vì nó dễ dàng. Không vì nó kém quan trọng. Không vì chúng ta không quan tâm. Mà là ngược lại. Vì chúng ta quan tâm. Nó rắc rối và phức tạp. Và rắc rối đến mức chúng ta không biết phải làm gì. Và ví chúng ta hoàn toàn không biết phải làm gì chúng ta chọn bất kì thứ nào được định sẵn cho chúng ta. Tôi sẽ cho thêm 1 ví dụ. Đây là từ một bài viết của Redelmeier và Schaefer. Và họ nói, "Vâng, hiệu ứng này cũng xảy ra với các chuyên gia, những người được trả lương cao, chuyên gia trong các quyết định của họ, làm việc này rất nhiều." Và họ cơ bản là đưa ra một nhóm các thầy thuốc. Họ trình ra một nghiên cứu về trường hợp của một bệnh nhân. Đây là một bệnh nhân - một nông dân 67 tuổi. Ông ta đã bị đau hông bên phải một thời gian. Và họ nói với những thầy thuốc, "vài tuần trước các anh đã quyết định rằng không thứ gì chữa được người bệnh nhân này. Tất cả những phương pháp y khoa. Không thứ gì có tác dụng. Các anh khuyên người này đến với phương pháp thay hông. Thay hông. Được chứ?" Nên người bệnh nhân đang sắp sửa thay hông. Và họ nói với một nửa số thầy thuốc, rằng, "Hôm qua các anh đã xem xét trường hợp của bệnh nhân và nhận ra rằng các anh bỏ quên một phương pháp chữa trị. Các ông không thử thuốc giảm đau ibuprofen. Các ông làm gì? Các ông có đưa bệnh nhân về để thử lại ibuprofen không? Hay các ông để họ đi và thay hông?" Vâng tin tốt là hầu hết các thầy thuốc trong trường hợp này đều quyết định đưa bệnh nhân về thử ibuprofen. Rất tốt cho các thầy thuốc. Một nhóm khác các thầy thuốc, họ nói, "Hôm qua khi các anh xem xét trường hợp đó càc anh phát hiện ra còn 2 phương pháp chưa thử, ibuprofen và piroxicam." Và họ nói, "Anh có 2 phương pháp chưa thử đến. Giờ thì sao? Để họ đi. Hay kéo họ lại. Và nếu kéo họ lại anh sẽ thử ibuprofen hay piroxicam? Cái nào?" Hãy nghĩ về nó. Quyết định này khiến bệnh nhân dễ dàng đi đến thay hông hơn. Nhưng kéo họ lại, hoàn toàn bất ngờ trở nên phức tạp hơn. Còn có một quyết định nữa. Bây giờ điều gì xảy ra? Đa số các thầy thuốc chọn cách để bệnh nhân đi thay hông. Sẵn tiện, tôi hi vọng điều này làm bạn lo lắng. (Tiếng cười) khi bạn đi gặp bác sĩ của mình. Vấn đề là sẽ không bác sĩ nào nói, "Piroxicam, ibuprofen, thay hông. Hãy đi thay hông đi." Nhưng ngay lúc bạn xem điều này là điều tất nhiên nó có một sức mạnh to lớn trong việc quyết định ta sẽ làm gì cuối cùng. Tôi sẽ đưa thêm vài ví dụ nữa về quyết định theo cảm tính. Tưởng tượng bạn có một lựa chọn. Bạn có muốn đi nghỉ cuối tuần ở Roma không? Được đài thọ tất cả chi phí, khách sạn, di chuyển, thức ăn, bữa sáng, bữa sáng hoành tráng, tất cả mọi thứ. Hay cuối tuần ở Paris? Bây giờ, một kì nghỉ cuối tuần ở Paris, ở Roma, đây là 2 việc khác nhau. Họ có thức ăn, văn hóa, nghệ thuật khác nhau. Bây giờởng tượng tôi thêm 1 lựa chọn mà không ai mong muốn. Tưởng tương tôi nói, "Một kì nghỉ ở Roma, một cuối tuần ở Paris, hay xe bạn bị lấy cắp?" (Tiếng cười) Một ý tưởng buồn cười. Vì sao có việc bị mất xe, trong nhưng sự lựa chọn này, có ảnh hưởng gì chăng? (Tiếng cười) Nhưng sẽ thế nào nếu lựa chọn rằng xe bạn bị lấy cắp không chính xác là như thế này. Sẽ thế nào khi chuyến đi Roma, tất cả chi phí được đài thọ, vận chuyển, bữa sáng. Không có cà phê vào buổi sáng. Nếu muốn mua cà phê bạn phải tự trả. 2 euro 50. Cách nào đó, cho rằng bạn có thể đến Roma và có cả cà phê, thì cớ gì bạn lại muốn đi Roma không cóp cà phê? Cũng giống như xe bạn bị mất cắp thôi. Một lựa chọn kém hơn. Những hãy Rome có cà phê trở nên thông dụng hơn. Và mọi người chọn nó. Việc mà bạn chọn Roma không có cà phê làm cho Roma có cà phê trở nên sang trọng hơn. Không chỉ Roma sang trọng hơn, mà còn là Paris. (Tiếng cười) Đây là 2 ví dụ của nguyên lí này. Đây là 1 bản quảng cáo từ tờ The Economist vài năm trước đã cho chúng tôi ba lựa chọn. Đặt mua trên mạng giá 59 đô la. Đặt mua bản in giá 125. Hay là cả hai với 125 đô la. (Tiếng cười) Tôi nhìn vào đây và gọi cho tờ The Economist. Và cố gắng tìm ra họ đang nghĩ gì. Họ chuyền tôi từ người này đến người khác. Đến khi cuối cùng tôi được đưa đến người quản trị website. Tôi gọi họ. Họ kiểm tra xem điều gì đang xảy ra. Điều tiếp theo mà tôi biết, mẩu quảng cáo biến mất. Không 1 lời gỉai thích. Tôi quyết định làm 1 thí nghiệm mà tôi rất muốn tờ The Economist sẽ làm với tôi. Tôi lấy đi thứ này và đưa nó cho 100 sinh viên MIT. Tôi nói, "Bạn sẽ chọn gì?" Đây là những cổ phần thị trường. Đa số đều muốn thứ gộp chung lại. Ơn trời, không ai chọn phương án đang chiếm lĩnh. Nghĩa là các sinh viên của chúng ta biết đọc. (Tiếng cười) Nhưng nếu bây giờ bạn có 1 lựa chọn mà không ai mong muốn bạn có thể bỏ nó đi. Đúng không? Nên tôi in ra 1 bản khác của thứ này. Và bỏ đi lựa chọn ở giữa. Tôi đưa nó cho 100 sinh viên nữa. Đây là điều đã xảy ra. Bây giờ lựa chọn phổ biến nhất trở nên ít được ưa thích nhất. và ngược lại. Điều xảy ra là, lựa chọn không có ích lợi, ở giữa, chỉ không có lợi vì không ai muốn nó. Nhưng nó không vô ích vì đã giúp mọi người chỉ ra điều họ muốn. Thật sự, liên quan đến lựa chọn ở giữa, là chỉ chọn bản in với giá 125 đô la, bản in và bản trực tuyến có vẻ như một món hời. Và dẫn đến việc mọi người chọn nó. Ý tưởng tổng quát ở đây là là chúng ta không biết về những sự lựa chọn của mình nhiều đến vậy. Và bởi vì chúng ta không biết rõ về sự thích hơn của mình chúng ta nhạy cảm với tất cả những ảnh hưởng từ những sức ép bên ngoài. Theo mặc định, là những lựa chọn cụ thể được đưa ra cho chúng ta. Và cứ như vậy. Một ví dụ nữa. Người ta tin rằng khi giáp mặt với vẻ thu hút bề ngoài, chúng ta thấy ai đó, và chúng ta biết ngay ta có thích họ hay không. Thu hút hay không. Đó là lí do chúng ta có những cuộc hẹn 4 phút này. Tôi quyết định làm thí nghiệm này với nhiều người. Tôi sẽ cho bạn thấy hình ảnh của họ -- không phải người thật. Thí nghiệm được làm với người. Tôi cho một vài người thấy một tấm hình của Tom, một tấm hình của Jerry. Tôi nói "Bạn muốn hẹn hò với ai? Nhưng đối với một nửa số người, tôi thêm vào đó một phiên bản xấu xí của Jerry. Tôi làm Photoshop cho Jerry trông ít hấp dẫn hơn. (Tiếng cười) Những người khác, tôi thêm vào 1 phiên bản xấu xí của Tom. Câu hỏi là, Tom xấu và Jerry xấu sẽ giúp ích gì cho những phiên bản đẹp hơn của chúng? Câu trả lời là chắc chắn có. Khi Jerry xấu xa hiện diện, Jerry trở nên phổ biến hơn. Khi Tom xấu xa xuất hiện, nó nổi tiếng. (Tiếng cười) Điều này dĩ nhiên có 2 ẩn ý rất rõ về cuộc sống nói chung. Khi bạn đi uống rượu bạn sẽ muốn đem theo ai? (Tiếng cười) tie (Tiếng cười) Tương tự, tương tự, nhưng xấu hơn 1 chút. (Tiếng cười) Điều thứ 2, dĩ nhiên, là nếu ai đó mời bạn, bạn biết họ nghĩ gì về mình. (Cười) Bạn thấy đó. Điều tổng quát là gì? Diều tổng quát là khi ta nghĩ về kinh tế, chúng ta có khung cảnh xinh đẹp này của bản chất con người. "Con người là tạo vật tối cao!" Chúng ta có quan điểm này về bản thân, về người khác. Quan điểm của nền kinh tế cư xử ít rộng lượng với con người. Nói theo thuật ngữ y học, đó là quan đểm của chúng ta. (Cười) Nhưng còn có 1 lối thoát. Giải pháp là, theo tôi nghĩ, lí do mà nền kinh tế cư xử rất lôi cuốn và gây hứng thú. Chúng ta có là Siêu nhân không? Hay chúng ta là Homer Simpson? Khi đến lúc chúng ta xây dựng thế giới vật chất, chúng ta sẽ hiểu giới hạn cùa mình. Chúng ta xây theo quá trình. Ta xây những thứ mà không phải mọi người đều đương nhiên sử dụng được. (Cười) Chúng ta hiểu giới hạn của mình. Và xây dựng xung quanh nó. Nhưg vì lí do nào đó khi xét đến thế giới tâm hồn, khi chúng ta xây dựng những thứ như chăm sóc sức khỏe, nghỉ hưu và thị trường chứng koán, chúng ta phần nào quên đi những giới hạn của mình. Tôi nghĩ nếu chúng ta nhận ra những giới hạn về suy nghĩ cũng theo cách chúng ta nhận ra những giới hạn về vật chất, ngay khi chúng không hướng đến chúng ta một cách tương tự, chúng ta có thể thiết kế một thế giới tốt hơn. Và đó, tôi nghĩ, là hi vọng cho điều này. Xin cảm ơn nhiều. (Vỗ tay) Vâng. Tôi sẽ cho các bạn xem một vài bức ảnh từ một bài viết thú vị trong cuốn tạp chí The Journal of Ultrasound in Medicine (tạp chí về siêu âm trong ý tế) Tôi sẽ đưa ra một ý kiến bất đồng bằng cách nói rằng đây là bài viết thú vị nhất mà đã từng được đăng trên tờ The Journal of Ultrasound in Medicine. Tựa đề của bài viết là "Sự Khám Sát Hành Vi Thủ Dâm Bên Trong Tử Cung." (Tiếng cười) Vâng. Các bạn có thể thấy một bàn tay ở phía bên trái. Còn đó là một cái mũi tên lớn. Còn dương vật thì ở bên phải. Tay đang lởn vởn. Và ở đây chúng ta có, như chuyên gia về X-Quang Israel Meisner đã nói, "Bàn tay nắm lấy dương vật trong một điệu bộ giống với động tác thủ dâm." Các bạn nên nhớ đó chỉ là siêu âm thôi nha. Nên hình ảnh là hình ảnh động. Sự khoái cảm là sự sự phản xạ của hệ thống thần kinh tự trị. Có một bộ phận trong hệ thần kinh mà có chức năng xử lý những thứ mà thường chúng ta không kiểm soát một cách có ý thức. Như tiêu hóa, nhịp đập của tim, tình trạng được kích thích tình dục. Và sự phản xạ khoái cảm có thể được gây ra bởi hàng loạt các yếu tố rất đáng ngạc nhiên. Sự kích thích tình dục. Chứ còn gì nữa. Những rồi Kinsey cũng phỏng vấn một người phụ nữ mà có thể đạt đến được khoái cảm chỉ khi có ai đó vuốt ve lông mày của mình. Những người với những căn bệnh chấn thương về xương sống như parapeligias, quadraplegias, sẽ phát triển một vùng rất rất nhạy cảm ngay trên khu vực chấn thương. Dù đó là chỗ nào. Còn có cả sự khoái cảm đầu gối nữa đấy, trong các tài liệu có ghi. Tôi nghĩ rằng trường hợp kỳ lạ nhất mà tôi đã từng được chứng kiến là trường hợp của một người phụ nữ mà đã có thể đạt được đến khoái cảm mỗi lần cô ấy đánh răng. (Tiếng cười) Đã có cái gì đó trong cái hành động phức tạp thuộc cảm giác vận động ấy trong khi đánh răng mà đã gây ra sự khoái cảm. Và cô ấy đã đến gặp một bác sỹ chuyên khoa thần kinh và ông ấy đã bị mê hoặc. Ông ấy đã kiểm tra xem trong kem đánh răng có gì không. Nhưng không, dù xài hãng kem đánh răng nào đi nữa thì cô ấy cũng đạt được khoái cảm. Họ đã kích thích nướu chân răng của cô ấy bằng một que tăm để xem xem thế có đủ để gây nên sự khoái cảm không. Không. Phải có đủ, các bạn biết đấy, cái hành động đánh răng. Và điều thú vị đối với tôi là chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ rằng người phụ nữ này sẽ có vệ sinh răng miệng thật tuyệt vời. (Tiếng cười) Buồn thay cô ấy -- đây là những gì mà tờ tạp chí đã nói -- "Cô ấy đã tin rằng cô ấy đã bị ma quỷ nhập và đã chuyển sang sử dụng nước súc miệng cho việc vệ sinh răng miệng." Thật buồn làm sao. (Tiếng cười) Tôi đã phỏng vấn, lúc tôi đang làm việc trên cuốn sách, tôi đã phỏng vấn một người phụ nữ mà có thể tự làm cho mình đạt được khoái cảm chỉ bằng cách nghĩ đến điều đó. Cô ấy thuộc một cuộc nghiên cứu tại trường đại học Rutgers. Hẳn các bạn phải thích trường đấy. Rugters. Tôi đã phỏng vấn cô ấy tại Oakland, trong một nhà hàng sushi. Và tôi đã nói: "Vậy, cô có thể làm điều đó ngay ở đây không?" Và cô ấy nói: "Có chứ, nhưng tôi muốn kết thúc bữa ăn trước cái đã nếu cô không phiền." (Tiếng cười) Nhưng sau đó cô ấy đã thật tử tế thao diễn cho tôi xem ở một chiếc ghế dài ở bên ngoài. Hay lắm ý. Mất khoảng một phút. Và tôi nói với cô ấy: "Chắc cô làm điều này suốt ngày quá?" (Tiếng cười) Cô ấy trả lời: "Không. Thật ra thì mỗi lần tôi về nhà thì thường tôi mệt quá rồi." (Tiếng cười) Cô ấy nói rằng lần cuối cô ấy làm điều đó là lúc đang ở trên một chiếc tàu điện ở Disneyland. (Tiếng cười) Cơ quan đầu não của sự khoái cảm, dọc theo thần kinh xương sống, là một thứ được gọi là rễ thần kinh xương cùng. Ở đằng sau này này. Và nếu bạn kích hoạt nó, nếu bạn dùng điện cực kích thích vào đúng chỗ, bạn sẽ kích hoạt sự khoái cảm. Và sự thật là bạn có thể kích hoạt được các phạn xạ xương sống ở người chết. Một thể loại người chết, những tử thi mà tim còn đập. Đây là những người mà não đã chết, thật sự đã chết, chắc chắn là đã từ trần, nhưng được duy trì sự sống bằng hệ thống hô hấp nhân tạo để nội tạng của họ được cung cấp oxy về sau cho cấy ghép cho người khác. Ở những người bị chết não như thế nào, nếu các bạn kích thích đúng chỗ các bạn sẽ thấy một số thứ vào lúc này lúc kia. Phạn xạ này được gọi là phản xạ Lazarus. Và tức là -- tôi sẽ thao tác bằng cách tốt nhất tôi có thể, tức là giống như chưa chết. Nó giống thế này này. Các bạn kích thích đúng chỗ. Anh chàng đã chết, hoặc cô nàng, sẽ ... như thế đó. Rất là không an tâm đối với những người làm việc trong phòng nghiên cứu bệnh lý học. (Tiếng cười) Nếu các bạn có thể kích hoạt được phạn xạ Lazarus ở một người chết thì sao lại không kích hoạt được phạn xạ khoái cảm nhỉ? Tôi đã hỏi câu hỏi này với một chuyên gia với bệnh tử não. Stephanie Mann, cô ấy thật dại khờ khi đã trả lời những bức email của tôi. (Tiếng cười) Tôi nói với cô ấy: "Vậy, ta có thể, một cách có nhận thức, kích hoạt khoái cảm ở một người chết không?" Cô ấy trả lời: "Được chứ, nếu thần kinh xương cùng được cung cấp ôxy. Bạn có thể làm điều đó." Tất nhiên sẽ chẳng thú vị gì cho người đã từ trần. Nhưng dù sao thì đó vẫn là sự khoái cảm -- (Tiếng cười) dù sao đi chăng nữa. Thật ra tôi đã đề nghị -- có một nhà nghiên cứu tại trường đại học Alabama mà nghiên cứu về sự khoái cảm. Tôi nói với cô ấy: "Cô nên làm một cuộc thí nghiệm. Cô biết không? Cô có thể lấy được tử thi về nếu cô làm việc tại một trường đại học." Tôi nói: "Cô thật sự nên làm điều đó." Cô ấy trả lời: "Trường hợp này phải có sự cho phép của ban phe duyệt đối với các đối tượng con người." (Tiếng cười) Theo một tác giả sách giáo khoa về hôn nhân vào thập kỷ 1930, Theodor Van de Velde, thì có thể nhận thấy được một hương vị nhè nhẹ mang mùi tinh dịch trong hơi thở của một người phụ nữ sau khoảng một tiếng đồng hồ sau khi quan hệ tình dục xong. Theodore Van de Velde đã từng là một người thành thạo về tinh dịch. (Tiếng cười) Ông đã viết cuốn "Cuộc Hôn Nhân Lý Tưởng" (Ideal Marriage), các bạn biết đấy. Ông này thiên về tình dục khác giới lắm. Nhưng ông ta đã viết cuốn này, "Cuộc Hôn Nhân Lý Tưởng", ông ấy đã nói rằng ông ấy có thể phân biệt được tinh dịch của một người đàn ông trẻ mà ông ấy nói là có mùi tươi tắn, hồ hởi với tinh dịch của một người đàn ông đã trưởng thành mà có mùi, tôi xin trích dẫn: "Giống rõ rệt mùi hoa của cây hạt dẻ Tây Ban Nha. Đôi khi có mùi hoa khá tươi tắn nhưng đôi khi cũng cực kỳ hăng." (Tiếng cười) Được rồi. Năm 1999, tại đất nước Israel, một người đàn ông bắt đầu nấc cụt. Và đây đã là một trong những trường hợp mà cứ diễn ra liên hồi không ngừng. Ông ấy đã thử mọi cách mà bạn bè anh chỉ. Chẳng có cách nào giúp được. Ngày ngày trôi qua. Đến một lúc, người đàn ông này, vẫn nấc cụt, đã quan hệ với vợ mình. Và lạ chưa kìa, anh đã ngừng nấc cụt. Anh đã kể lại với bác sỹ của mình, vị bác sỹ này lại đi đăng một bài viết trong một tờ tạp chí y tế của Canada mang tựa đề "Quan Hệ Tình Dục - Phép Trị Bệnh Có Khả Năng Điều Trị Cao Tật Nấc Cụt Khó Chữa." Tôi rất thích bài viết này bởi vì đến một lúc thì họ đã đề xuất rằng những người bị nấc cụt mà không có "đối tác" có thể thử cách thủ dâm. (Tiến cười) Tôi rất thích điều đó bởi vì dường như có cả một nhóm người riêng. Những người nấc cụt không có "đối tác". (Tiếng cười) Đã cưới. Độc thân. Những người nấc cụt không có "đối tác". Vào thập kỷ 1900, đầu thập kỷ 1900, các thầy thuốc phụ khoa, rất nhiều thầy thuốc phụ khoa đã tin rằng khi một người một người phụ nữ đang khoải cảm sự co thắt đã phục vụ cho việc hút tinh dịch lên tử cung và kiểu như đưa tinh dịch nhanh đến với buồng trứng. Nhờ đó tăng khả năng thụ thai lên. Nó được goi là thuyết "hút ngược lên" (upsuck). (Tiếng cười) Nếu các bạn quay trở lại thời Hippocrates, các thầy thuốc đã tin rằng sự khoái cảm ở phụ nữ không chỉ có lợi cho sự thụ thai nhưng cũng cần thiết nữa. Các bác sỹ hồi đó thường xuyên nói với đàn ông về tầm quan trọng của việc thỏa mãn vợ của mình. Tác giả cuốn sách giao khoa về hôn nhân và vị chuyên gia ngửi tinh trùng Theodore Van de Velde -- (Tiếng cười) có một dòng trong cuốn sách của ông ấy. Tôi thích ông này lắm. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ Theodore Van de Velde. Ông ấy có một dòng trong cuốn sách của ông ấy mà được cho là có nguồn gốc từ thời phong kiến Habsurg. Ở đó có một vị nữ hoàng Maria Theresa người mà đã gặp khó khăn trong việc thụ thai. Và hình như vị thầy thuốc hoàng gia đã nói với bà ấy: "Thần nghĩ rằng âm hộ của của nữ hoàng tối cao nên được kích dục một thời gian trước khi quan hệ." (Tiếng cười) Có vẻ như nó ở đâu đó trong sử chép đâu đó, tôi không biết. Masters and Johnson: bây giờ chúng ta đang tiến đến thập kỷ 1950. Masters and Johnson đã là những người nghi ngờ về thuyết "hút ngược lên". Thật buồn cười khi nói về điều đó. Họ đã không tin vào thuyết đó. Và họ đã quyết định rằng họ sẽ đào đến tận gốc. Họ đã đưa phụ nữ đến phòng thí nghiệm. Tôi nghĩ là đã có năm người phụ nữ. Và đã cho họ đeo những nắp cổ tử cung chứa tinh trùng nhân tạo. Và trong thứ tinh trùng nhân tạo ấy có chứa một chất chắn sáng mà sẽ xuất hiện khi chụp X-quang. Đây là vào những năm thập kỷ 1950 đấy nhé. Dù thế nào đi nữa thì những người phụ nữ này đã ngồi trước một cái máy X-quang. Và họ đã thủ dâm. Và Masters and Johnson đã xem xem tinh trùng có được hút lên không. Không có bằng chứng gì của sự hút ngược lên được tìm thấy. Các bạn chắc đang nghĩ: "Mần răng mà mần được tinh trùng nhân tạo hay dzậy?" (Tiếng cười) Tôi có câu trả lời cho các bạn đây. Tôi có hai câu trả lời. Các bạn có thể dùng bột mỳ và nước hoặc bột ngô và nước. Tôi đã tìm được đến ba công thức làm khác nhau trong các tài liệu đấy. (Tiếng cười) Công thức ưa thích của tôi là cái mà nói rằng -- các bạn biết đấy, chúc có các thành phần ghi ra đầy đủ, và trong công thức nó sẽ nói, ví dụ, "Lượng: 24 cốc bánh nướng nhỏ." Cái này thì nói: "Lượng: một lần phóng tinh." (Tiếng cười) Có một cách khác mà sự khoái cảm có thể tăng khả năng sinh đẻ. Cái này thì có liên quan đến đàn ông. Tinh trùng mà ngồi ở trong cơ thể khoảng một tuần hoặc hơn sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường mà làm cho chúng kém hiệu quả hơn trong việc đâm đầu đi tìm đường dẫn đến trứng. Nhà tình dục học người Anh Roy Levin đã suy xét rằng đây có thể là lý do vì sao đàn ông đã tiến hóa trở nên những người hay thủ dâm một cách hăng hái đến thế. Ông ấy nói rằng: "Nếu tôi cứ 'giải quyết công việc' của tôi thì tôi sẽ có thêm tinh trùng mới." Tôi nghĩ đây là một ý tưởng khá thú vị, một giả thuyết. Vậy là giờ các bạn lại có một cái cớ về sự tiến hóa nhé. (Tiếng cười) Ok. (Tiếng cười) Được rồi. Có khá nhiều bằng chứng về sự "hút ngược lên" trong thế giới động vật. Lấy ví dụ lợn. Ở Đan Mạch, Hội Đồng Sản Xuất Lợn Quốc Gia Đan Mạch đã phát hiện ra rằng nếu các bạn kích thích tình dục một con lợn nái trong khi bạn thụ thai nhân tại cho nó thì các bạn sẽ thấy lứa đẻ được tăng lên sáu phần trăm tức là số lượng lợn con được đẻ ra. Vậy nên họ đã nghĩ ra một kế hoạch. Một kế hoạch kích thích các con lợn nái. Và họ đã bắt những người tá điền -- có cả các áp phích mà họ để trong các chuồng gia súc và họ có cả DVD. Và tôi có một bản sao của bộ DVD đó. (Tiếng cười) Tôi sẽ bật mí cho các bạn. Tôi sẽ cho các bạn xem một đoạn phim ngắn. (Tiếng cười) Vậy nên ừ, ok. Bây giờ chúng ta sẽ đi đến -- la la la, đi làm việc. Trông rất là ngây thơ. Anh ta sẽ làm một số thứ bằng tay của mình mà con lợn lòi đực không có tay sẽ xài cái mõm của nó để làm. Ok. (Tiếng cười) Đây rồi. Con lợn lòi đực có một vốn tiết mục ve vãn rất là kỳ lạ. (Tiếng cười) Còn đây là để bắt chước sức nặng của con lợn lòi đực. (Tiếng cười) Các bạn nên biết rằng âm vật của con lợn nằm bên trong âm đạo của nó. Nên đây sẽ khá là kích thích đối với cô lợn nái. (Tiếng cười) Và một kết quả vui lòng. (Vỗ tay) Tôi rất thích đoạn phim này. Có một đoạn trong đoạn phim này, vào lúc đầu lúc họ quay gần lại bàn tay của anh ta với chiếc nhẫn cưới của mình như thể nói rằng: "Cũng bình thường thôi, đó chỉ là công việc của anh ta. (Tiếng cười) Được rồi. Như tôi đã nói -- lúc tôi ở Đan Mạch, vị chủ khách của tôi tên là Anne Marie. và tôi đã nói: "Thế sao chị không kích thích âm vật của con lợn? Sao không để các tá điền làm điều đó? Không phải đó là một trong năm bước của các bạn hay sao." Cô ây trả lời rằng -- tôi phải đọc cho các bạn nghe những gì cô ấy đã nói, bởi vì các bạn sẽ rất thích những gì cô ấy đã nói. Cô ấy nói rằng: "Đã khó khăn lắm để bắt các tá điền sờ vào dưới âm đạo. Nên chúng tôi đã nghĩ rằng tốt nhất là không nên nhắc đến cái âm vật." (Tiếng cười) Ngượng ngùng nhưng lại có nhiều tham vọng, các tá điền dù sao vẫn có thể mua một -- điều này là thật đấy -- một máy rung cho lợn nái gắn trên cái ống thụ tinh để rung. Bởi vì ,như tôi đã nhắc đến, âm vật thì nằm trong âm đạo. Nên có thể, các bạn biết đấy, nhìn thế thôi chứ nó kích dục hơn mình nghĩ. Và tôi cũng đã nói với cô ấy: "Mấy con lợn nái này. Ý tôi là, chắc chị cũng đã nhận thấy, con lợn nái không tỏ vẻ gì là đang quằn quại với sự khoái cảm cả." Và cô ấy trả lời: "Cô không thể kết luận như thế được." Bởi vì động vật chúng không biểu thị sự đau hay sự khoan khoái trên mặt của chúng như chúng ta. Chúng có khuynh hướng -- lấy ví dụ lợn, chúng giống như chó. Chúng sử dụng nửa trên khuôn mặt của mình. Tai chúng rất biểu cảm. Nên cô sẽ không chắc những gì đang diễn ra với con lợn. Động vật linh trưởng, về mặt khác, chúng ta sửa dụng miệng của mình nhiều hơn. Đây là khuôn mặt của một con khỉ đang phóng tinh. (Tiếng cười) Và, hấp dẫn thay, điều này cũng đã được quan sát thấy ở các con khỉ cái. Nhưng chỉ khi đang "ở trên" một con khỉ cái khác. (Tiếng cười) Masters and Johnson, vào thập kỷ 1950, họ đã quyết định rằng, ok, chúng ta sẽ tìm hiểu toàn bộ vòng quay của sự hưởng ứng tình dục của con người. Từ sự kích thích đến sự khoái cảm ở đàn ông và cả phụ nữ. Mọi thứ diễn ra ở cơ thể con người. Vâng, đối với phụ nữ, rất nhiều thứ diễn ra ở bên trong. Điều này đã không làm Masters and Johnson phải dừng chân. Họ đã chế tạo ra một cỗ máy giao cấu nhân tạo. Đó đơn giản là một cái dương vật camera với một chiếc động cơ. Có một cái dương vật giả, một cái dương vật giả làm bằng acrylic, với một cái máy camera và một cái đèn soi sáng gắn liền với một cái động cơ hoạt động kiểu như thế này. Và người phụ nữ sẽ quan hệ với nó. Đó là những gì họ làm. Khá là hấp dẫn. Buồn thay, cỗ máy này đã bị gỡ mất. Điều đó làm tôi buồn muốn chết. Không phải vì tôi muốn dùng thử nó. Mà tôi muốn được thấy nó. (Tiếng cười) Vào một ngày đẹp trời Alfred Kinsey quyết định tính thử khoảng cách trung bình mà tinh trùng được phóng ra có thể đạt tới được. Không phải là chỉ vì tò mò. Bác sỹ Kinsey đã được nghe rằng -- và đã có một giả thuyết được truyền miệng vào lúc đó, lúc đó là vào thập kỷ 1940, rằng lực mà tinh trùng được phóng ra lên cổ tử cung là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Kinsey đã nghĩ rằng đó là chuyện tạp nham. Vậy nên ông ấy đã phải lao đầu vào công việc. Ông ấy đã gộp vào trong phòng thí nghiệm của mình 300 người đàn ông, một cái thước đo và một cái máy quay. (Tiếng cười) Và thật ra ông ta đã phát hiện được rằng trong ba phần tư số đàn ông cái thứ đó chỉ kiểu như đổ ra thôi. Nó không bắn tung tóe ra hay được phóng ra hay được phun ra với một lực lớn. Tuy nhiên, người giữ kỷ lục đã suýt chạm mức vạch 2.5 mét. Khá là ấn tượng nhỉ. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vâng. Chính xác. (Tiếng cười) Buồn thay, anh ta đã ẩn danh. Tên của anh ta đã không được nhắc đến. Trong bản ghi chép của mình, trong bản ghi chép thí nghiệm trong cuốn sách của mình, Kinsey đã viết: "Hai tấm vải đã được trải để bảo vệ những tấm thảm được nhập từ phương Đông." (Tiếng cười) Đó là dòng ưa thích thứ hai của tôi trong toàn bộ iu-vơ (ouevre - tác phẩm nghệ thuật) của Alfred Kinsey. Dòng ưa thích nhất của tôi là: "Những mảnh vụn pho-mát được rắc trước một cặp chuột thí nghiệm đang giao cấu sẽ làm sao lãng con cái chứ con đực thì không." (Tiếng cười) Các ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn! Tôi không thể ngăn mình nghĩ về điều ước này, cái điều mà khi chúng ta còn là những đứa trẻ và ban -- bạn bè của bạn hỏi bạn rằng nếu có một vị thần có thể ban cho bạn một điều ước duy nhất trên thế giới, bạn sẽ muốn điều gì? Và tôi luốn trả lời, "Tôi ước muốn có trí tuệ để biết chính xác mình nên ước điều gì." Vậy đó, thế rồi bạn sẽ đi đời bởi bạn biết cần ước điều gì và bạn đã dùng hết điều ước của mình mất rồi. Và bây giờ, bởi vì chúng ta chỉ có một điều ước -- không giống như năm ngoái khi họ có ba -- Tôi sẽ không ước điều đó. Hãy đi thẳng vào điều tôi muốn, đó chính là hòa bình thế giới. Và tôi biết các bạn đang nghĩ gì. Các bạn đang nghĩ, cô gái tội nghiệp đứng trên kia -- cô ta nghĩ mình đang tham dự một cuộc thi sắc đẹp. Không. Cô ta đang tham dự Lễ trao giải Ted. (Cười vang) Nhưng tôi thực sự nghĩ điều đó có ý nghĩa, và tôi nghĩ bước đầu tiên tiến tới hòa bình thế giới là giúp cho mọi người gặp gỡ. Tôi đã gặp rất nhiều người khác nhau trong nhiều năm quá và tôi đã quay phim một vài người trong số họ -- từ một giám đốc điều hành một công ty công nghệ cao ở New York với ước mơ làm chủ thế giới tới một quan chức báo chí quân đội ở Qatar không có ý định làm chủ thế giới. Nếu bạn đã xem bộ phim "Phòng điều khiển" đã được phân phát, bạn sẽ hiểu một chút. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Wow! Một vài người trong các bạn đã xem bộ phim. Thật tuyệt. Thật tuyệt. Về cơ bản điều mà tôi muốn nói hôm nay là cách giúp cho mọi người đi du lịch, để gặp gỡ những người khác theo một cách khác -- bởi vì bạn không thể du lịch khắp thế giới cùng một lúc. Cách đây rất lâu -- khoảng 40 năm trước -- mẹ tôi là một sinh viên trong chương trình trao đổi. Và tôi sẽ cho các bạn xem những slides về sinh viên trao đổi. Đây là Donna. Đây là Donna đứng cạnh tượng Nữ thần Tự Do. Đây là mẹ tôi và dì tôi đang dạy cho Donna cách lái xe đạp. Đây là Donna đang ăn kem. Và đây là Donna dạy dì tôi một điệu nhảy Phillippines. Lúc này tôi thực sự nghĩ rằng thế giới đang trở nên nhỏ bé hơn, việc chúng ta học hỏi những điệu nhảy của nhau trở nên ngày một quan trọng hơn, khi chúng ta gặp gỡ, khi chúng ta tìm hiểu nhau, chúng ta có thể tìm ra cách vượt biên giới, để hiểu nhau, hiểu những hi vọng và mơ ước của người khác, cái gì đã làm họ cười và khóc. Và tôi biết rằng tất cả chúng ta không thể cùng tham gia những chương trình trao đổi, và tôi không thể bắt mọi người du lịch. Tôi đã bàn về vấn đề đó với Chris và Amy, và họ nói rằng suy nghĩ đó có vấn đề. Bạn không thể bắt ép những con người tự do, và tôi hoàn toàn ủng hộ điều đó. (Cười vang) Cho nên chúng tôi không bắt mọi người phải du lịch. Nhưng tôi muốn bàn về một cách du lịch khác không cần tàu thủy hoặc máy bay, và chỉ cần một cái máy quay phim, một máy chiếu và một màn hình. Và đó là điều tôi muốn nói với các bạn ngày hôm nay. Tôi được yêu cầu nói một chút về nguồn gốc của mình, và Cameron, tôi không biết làm sao bạn ra khỏi được thứ đó nhưng tôi cho rằng việc xây dựng cầu nối rất quan trọng với tôi do nguồn gốc của tôi. Tôi là con gái của một người mẹ người Mỹ và một người cha lai Ai Cập-Li Băng-Syrie. Cho nên tôi là sản phẩm sống của hai nền văn hóa. Tôi không định chơi chữ ở đây. Và tôi cũng từng được gọi -- với tư cách là một người Mỹ lai Ai Cập - Li Băng - Syrie có một cái tên Ba Tư -- là "Cơn khủng hoảng hòa bình Trung Đông." Cho nên việc tôi bắt đầu chụp ảnh giống như một cách kết nối hai bên gia đình, một cách để đem thế giới cùng tôi, một cách kể chuyện bằng hình ảnh. Tất cả đại loại là bắt đầu theo cách đó, nhưng tôi cho rằng tôi thực sự nhận ra sức mạnh của hình ảnh khi tôi lần đầu tiên đặt chân đến một ngôi làng nhặc rác ở Ai Cập, khi tôi khoảng 16 tuổi. Bà thuộc tuýp người tin tưởng mạnh mẽ vào những hoạt động cộng đồng và quyết định đó là điều tôi cần làm và thế là tôi đến đó và gặp những người phụ nữ tuyệt vời. Có một trung tâm ở đó dạy mọi người cách đọc và viết và tiêm chủng phòng ngừa nhiều bệnh mà bạn có thể mắc phải từ rác. Và tôi bắt đầu dạy học ở đó. Tôi dạy tiếng Anh, và tôi gặp những người phụ nữ phi thường. Tôi gặp những con người sống trong một căn phòng 7 người, vừa kiếm đủ bữa tối, nhưng vẫn sống với sức mạnh tinh thần và sự hài hước và những phẩm chất tuyệt diệu. Tôi bị thu hút bởi cộng đồng này và tôi bắt đầu chụp ảnh tại đó. Tôi chụp ảnh những đám cưới và những thành viên gia đình lớn tuổi, những điều họ muốn lưu giữ làm kỷ niệm. Khoảng hai năm sau khi tôi bắt đầu chụp những bức ảnh đó, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Dân Số và Phát Triển muốn tôi đem những bức ảnh đó đến hội nghị. Lúc đó tôi 18 tuổi; Tôi rất phấn khích. Đó là triển lãm ảnh đầu tiên của tôi và những bức ảnh được trưng bày ở đó, và sau khoảng hai ngày, tất cả những bức ảnh đều bị dỡ xuống, ngoại trừ ba tấm. Mọi người rất bức xúc, rất tức giận rằng tôi đã trưng bầy những mảng bẩn thỉu của Cairo, và tại sao tôi không cắt bỏ hình ảnh con lừa chết ra khỏi khung ảnh? Khi tôi ngồi đó, tôi vô cùng chán nản. Tôi nhìn vào bức tường lớn trống rỗng với ba tấm hình đơn độc vốn là, như các bạn đã biết, những tấm ảnh rất đẹp và tôi thấy mình đã thất bại. Nhưng tôi đang nhìn vào những cảm xúc mãnh liệt từ những con người mới chỉ nhìn thấy những tấm ảnh đó. Tôi muốn nói là, tôi ở đó, một thanh niên 18 tuổi vô danh tiểu tốt mà không ai thèm nghe, và tự nhiên tôi trưng bày những tấm ảnh đó trên tường và những tranh cãi nổ ra, và họ yêu cầu dỡ những tấm ảnh xuống Và tôi chỉ mới thấy được sức mạnh của hình ảnh. Và nó thật đáng kinh ngạc. Và tôi nghĩ phản ứng hệ trọng mà tôi thấy thực tế là từ những người chưa bao giờ tới những làng rác, chưa bao giờ chứng kiến tinh thần con người có thể vực dậy trong những điều kiện khó khăn như vậy. Và tôi nghĩ đó là thời điểm tôi quyết đinh dùng nhiếp ảnh và phim để phần nào kết nối những khoảng cách, kết nối các nền văn hóa, đem mọi người gần nhau, vượt ra khỏi biên giới. Và đó là điều đã khơi dậy trong tôi. Tôi làm việc cho MTV, làm một bộ phim có tên là "Startup.com," và tôi đã làm một vài bộ phim ca nhạc -- nhưng đến năm 2003, khi cuộc chiến ở Iraq chuẩn bị nổ ra, đó là một cảm giác rất siêu thực đối với tôi bởi vì trước khi chiến tranh nổ ra, có một thứ như kiểu chiến tranh truyền thông đang diễn ra. Và lúc đó tôi đang xem truyền hình ở New York và có vẻ như chỉ có duy nhất một quan điểm đang sôi sục khắp nơi, và ống kinh truyền thông chuyển từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho đến những đội quân được điều động và điều được đưa lên các bản tin là đây sẽ là một cuộc chiến sạch với những trận đánh bom chính xác, và những người dân Iraq sẽ chào đón lính Mỹ như những người giải phóng và rải hoa dưới chân họ trên các con phố của Baghdad. Và tôi biết có một câu chuyện hoàn toàn khác đang diễn ra ở Trung Đông nơi cha mẹ tôi sống. Tôi biết có một câu chuyện hoàn toàn khác được kể, và tôi nghĩ, làm thế nào mà con người có thể giao tiếp với nhau khi mà họ nhận được những thông điệp hoàn toàn khác nhau và không một ai biết người kia đang được kể điều gì? Làm sao mọi người có bất cứ một sự đồng cảm nào với nhau hoặc biết cách đi chung con đường tới tương lai? Cho nên tôi biết mình phải đến đó. Tôi chỉ muốn đứng ở trung tâm. Tôi không có kế hoạch nào. Tôi không có tài trợ. Tôi thậm chí không có cả một chiếc máy ảnh ở thời điểm đó. Tôi nhờ một người đem nó tới bởi tôi muốn được vào Al Jazeera, kênh yêu thích của George Bush và cũng là một nơi mà tôi rất tò mò bởi vì chính phủ các nước Arab không thích nó và nó cũng được gọi là người phát ngôn của Osama Bin Laden bởi một số người trong chính quyền Mỹ. Nên tôi đã nghĩ, bạn biết đấy, đài truyền thanh bị ghét bởi rất nhiều người chắc hẳn đã làm điều gì đúng đắn. Tôi cần phải tìm hiểu về nó. Và tôi cũng muốn xem Trạm điều hành trung ương, cách đó khoảng 10 phút, và bằng cách đó tôi có thể xem họ làm tin tức như thế nào từ phía Arab tiếp cận thế giới Arab, và từ phía Mỹ và phương Tây tiếp cận nước Mỹ. Và khi tôi tới đó và ngồi ở đó, và gặp những con người là trung tâm của đài phát thanh và ngồi với những nhân vật này, tôi đã gặp những người rất phực tạp, gây ngạc nhiên. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn một ít về trải nghiệm đó khi bạn ngồi với ai đó và quay phim họ, và khi bạn lắng nghe họ, và bạn chỉ cho phép họ hơn 5 giây giới thiệu, sự phức tạp diệu kỳ của con người diễn ra. Sameer Khader: Công việc như bình thường. Iraq, và sau đó là Iraq, và rồi lại Iraq. Nhưng giữa hai chúng ta, nếu tôi nhận được một công việc ở Fox, tôi sẽ đồng ý. Để biến cơn ác mộng Arab thành giấc mơ Mỹ. Tôi vẫn giữ ước mơ đó. Có thể tôi sẽ không bao giờ làm được điều đó. Nhưng tôi có dự định cho những đứa con của mình. Khi chúng học xong trung học, tôi sẽ gửi chúng đến Mỹ du học. Tôi sẽ trả tiền học cho chúng. Và chúng sẽ ở lại đó. Josh Rushing: Vào cái đêm họ chiếu hình ảnh những tù nhân chiến tranh và binh lính thiệt mạng -- Al Jazeera đã cho chiếu những hình ảnh đó -- nó rất mạnh mẽ bởi người Mỹ không bao giờ chiếu những hình ảnh đó. Hầu hết các tin tức ở Mỹ sẽ không chiếu những hình ảnh máu me đó và hình ảnh đó cho thấy những người lĩnh Mỹ trong đồng phục bị kéo lê khắp sàn, một cái sàn vuông lạnh lẽo. Và nó đã gây phẫn nộ. Nó cực kỳ đáng phẫn nộ. Nó khiến tôi ghê tởm đến tận ruột gan. Và rồi điều diễn ra với tôi, đêm trước đó, có vài vụ đánh bom diễn ra ở Basra, và Al Jazeera đã cho chiếu những hình ảnh mọi người. Và chúng không kém phần rùng rợn. Và tôi nhớ đã nhìn thấy những hình ảnh đó ở văn phòng Al Jazeera và tự nhủ với mình, "Ồ, trông thật ghê tởm." Tệ thật." Và tôi rời khỏi đó, và hình như đi ăn tối hoặc làm gì đó Và nó không ảnh hưởng đến tôi nhiều lắm. Vậy đó -- tác động của những hình ảnh đó với tôi, tôi nhận ra rằng Tôi vừa mới chứng kiến những con người ở phía bên kia. và những người trong phòng Al Jazeera chắc hẳn cũng có cảm nhận như tôi vào đêm hôm đó. Và nó khiến tôi lo ngại sâu sắc khi tôi không hề suy nghĩ nhiều thế vào đêm trước. Nó khiến tôi căm ghét chiến tranh. Nhưng nó chưa thuyết phục được tôi rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có thể sống không cần chiến tranh. Jehane Noujaim: Tôi vô cùng bất ngờ trước phản ứng về bộ phim, bởi chúng tôi không biết liệu nó có được phát hành hay không. Chúng tôi không có tiền. Chúng tôi may mắn bất ngờ khi bộ phim được chọn, và khi chúng tôi cho chiếu phim ở Mỹ và thế giới Arab chúng tôi nhận được những phản ứng tuyệt vời. Thật kinh ngạc khi nhìn thấy mọi người bị xúc động bởi bộ phim. Tại thế giới Arab -- nó không hẳn là vì bộ phim; mà là nhờ những nhân vật. Tôi muốn nói, Josh Rushing là một người phực tạp lạ kỳ người luôn suy nghĩ về nhiều thứ. Và khi tôi chiếu phim tại Trung Đông, mọi người muốn được gặp Josh. Anh âý gần như định nghĩa lại hình ảnh người Mỹ chúng ta. Mọi người bắt đầu, các bạn biết đấy, hỏi tôi xem anh ấy hiện ở đâu? Al Jazeera đề nghị với tôi một công việc. Và mặt khác thì Sameer cũng là một nhân vật thú vị để cho thế giới Ả Rập gặp gỡ, bởi nó sẽ gợi lại sự phức tạp của mối quan hệ vừa yêu vừa ghét mà thế giới Arab dành cho phương Tây. Tại Mỹ, tôi bị choáng ngợp bởi những động lực, những động lực tích cực của người Mỹ khi họ xem bộ phim. Bạn biết đấy, chúng tôi bị chỉ trích ở nước ngoài vì tin rằng chúng tôi là vị cứu tinh của thế giới theo một cách nào đó, nhưng mặt trái của sự việc thực sự là như vậy, khi mọi người chứng kiến điều gì đang diễn ra ở nước ngoài và những phản ứng của mọi người trước một vài chính sách ngoại giao của chúng ta, chúng ta cảm nhận được quyền lực mà chúng ta cần phải có -- chúng ta cảm thấy cần phải có quyền lực để thay đổi. Và tôi chứng kiến điều đó với các khán giả. Một người phụ nữ tiến đến chỗ tôi sau buổi chiếu phim và nói, "Cô biết đấy, Tôi biết điều này thật điên rồ. Tôi nhìn thấy những quả bom chất đầy trên các máy bay; Tôi nhìn thấy những đội quân tiến ra chiến trường. Nhưng cô không thể hiểu được sự phẫn nộ của mọi người đối với chúng ta cho đến khi cô nhìn thấy những người trong bệnh viên và những nạn nhân của chiến tranh, và làm thế nào để chúng ta thoát ra khỏi mớ bòng bong này? Làm sao chúng ta hiểu được người khác đang nghĩ gì?" Lúc này, tôi không biết liệu một bộ phim có thể thay đổi thế giới, nhưng tôi biết nó đang bắt đầu -- tôi biết sức mạnh của nó -- Tôi biết nó khiến mọi người phải nghĩ làm thế nào để thay đổi thế giới. Hiện tại, tôi không phải là một nhà triết học, cho nên tôi thấy mình không cần đi sâu vào vấn đề này nhưng hãy để bộ phim tự nói về nó và đem bạn đến thế giới khác. Bởi tôi tin rằng phim có khả năng đem bạn vượt ra khỏi biên giới. Tôi muốn các bạn hãy ngồi đó và cảm nhận một vài phút cảm giác được đưa tới thế giới khác. Và những clip này cho bạn thấy hai trong số những xung đột phực tạp nhất mà chúng ta phải đối mặt ngày nay. Người đàn ông: Chỉ cần bất công còn tồn tại, ai đó cần phải hi sinh! Người phụ nữa: Đó không phải là sự hi sinh, đó là trả thù! Khi bạn giết người thì không có sự phân biệt giữa nạn nhân và kẻ chiếm đóng. Người đàn ông: Nếu chúng ta có máy bay, chúng ta sẽ không cần tới cảm tử quân, đó là sự khác biệt. Người phụ nữ: Sự khác biệt là quân đội Israel đang ngày càng mạnh hơn. Ngươi đàn ông: Vậy thì hãy để chúng ta bình đẳng trong cái chết. Chúng ta vẫn còn thiên đường. Người phụ nữ: Không có thiên đường nào hết! Nó chỉ tồn tại trong đầu anh! Người đàn ông: Chúa cấm điều đó! Cầu Chúa tha thứ cho em. Nếu em không phải là con gái của Abu Azzam ... Dù sao đi nữa, anh thà có thiên đường trong đầu còn hơn là sống trong địa ngục này! Trong cuộc đời này, chúng ta cuối cùng sẽ phải chết. Một người chỉ lựa chọn sư cay đắng khi những sự lựa chọn khác còn cay đắng hơn. Người phụ nữa: Vậy còn chúng ta? Những người ở lại? Chúng ta sẽ chiến thằng theo cách đó ư? Anh không thấy là những thứ chúng ta làm đang hủy hoại chúng ta sao? Và rằng anh đã cho Israel một chứng cứ ngoại phạm để tiếp tục? Người đàn ông: Vậy nếu không có chứng cứ ngoại phạm, Israel sẽ dừng lại sao? Người phụ nữ: Có lẽ vậy. Chúng ta cần phải biến nó thành một cuộc chiến đạo đức. Người đàn ông: Làm thế nào, nếu Israel không có đạo đức? Người phụ nữ: Hãy coi chừng! Zvika: Vợ tôi, Ayelet gọi điện cho tôi và nói, "Có một vụ đánh bom tự sát ở Tel Aviv." Ayelet: Anh biết gì về số thương vong không? Chúng tôi đang tìm kiếm ba cô gái. Zvika: Chúng tôi không có thông tin gì. Ayelet; Một người bị thương ở đây, nhưng chúng tôi chưa biết gì về ba người còn lại. Zvika: Tôi đã nói, "Ok, đó là Bat-Chen, con gái của tôi. Anh có chắc là nó đã chết không?" Họ bảo có. George: Vào ngày đó, hoảng 6:30 tôi đang lái xe cùng vợ và các con gái tới siêu thị. Khi chúng tôi đến đó, Chúng tôi thấy ba chiếc xe jeep của quân đôi Israel đỗ ở bên lề đường. Khi chúng tôi đi qua chiêc jeep thứ nhất, họ xả súng vào chúng tôi. Và đứa con gái 12 tuổi của tôi Christine đã bị giết trong loạt đạn đó. Tôi là hiệu trưởng về mọi lĩnh vực. George: Nhưng có giáo viên nào chịu trách nhiệm không? Tzvika: Có, tôi có những người trợ lý. Tôi làm việc với trẻ em thường xuyên. George: Ban đầu, tôi nghĩ đó là một ý nghĩ khác thường. Nhưng sau khi suy nghĩ logic về việc đó, tôi thấy không có lý do gì để không gặp gỡ họ. và cho họ thấy sự thống khổ của chúng ta. George: Có rất nhiều thứ gây xúc động cho tôi. Chúng tôi đã thấy nhiều người Palestine phải chịu đựng nhiều đau khổ, mất con, và vẫn tin vào hành trình hòa bình và hòa giải. Nếu chúng ta, những người đã đánh mất điều quý giá nhất, vẫn có thể nói chuyện với nhau, và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, thì tất cả mọi người khác cũng phải như vậy. Người đàn ông: Bài hát là công cụ để chúng tôi giao tiếp với mọi người những người mà không có nó thì sẽ không hiểu được chúng tôi từ đâu tới. Bạn có thể cho họ một bài nói chuyện chính trị dài dòng và họ vẫn sẽ không hiểu được. Nhưng để tôi nói với bạn, khi bạn kết thúc bài hát, mọi người sẽ, "Quỷ thần ơi, tôi biết những người da đen các anh từ đâu tới. Tôi biết các anh đến từ đâu. Chủ nghĩa apartheid hãy chết đi!" Người kể chuyện: Đó là vấn đề về cuộc đấu tranh tự dọ. Đó là về những đứa trẻ phải ra đường, đánh nhau, gào thét: "Hãy trả tự do cho Nelson Mandela!" Đó là về những hiệp hội vứt bỏ công cụ xuống và đòi tự do. Vâng. Vâng! Tự do! Jehane Noujaim: Tôi nghĩ mọi người đều đã trải qua cảm giác ngồi trong rạp chiếu bóng, trong một căn phòng tối, với những người lạ, xem một bộ phim mạnh mẽ, và họ cảm thấy một sự thay đổi. Và điều tôi muốn nói là làm sao ta có thể sử dụng cảm xúc đó để thực sự tạo ra một phong trào thông qua phim ảnh? Tôi đã nghe nhiều bài nói chuyện ở một vài hội nghị, và Robert Wright hôm qua đã nói rằng nếu chúng ta biết cảm kích lòng nhân đạo của người khác, thì chúng ta sẽ biết cảm kích chính lòng nhân đạo của bản thân. Và đó là những gì tôi muốn nói. Đó là về kết nết mọi người thông qua phim ảnh, góp lại những tiếng nói độc lập ngoài kia. Hiện nay Josh Rushing cuối cùng đã rời quân ngũ và làm việc với Al Jazeera, cho nên ông cảm thấy rằng mình cần phải ở trong đội ngũ của Al Jazeera quốc tế bởi ông thấy mình có thể sử dụng thuyền thông để kết nối khoảng cách giữa Đông và Tây. Và đó là một điều tuyệt vời. Nhưng tôi đã cỗ nghĩ về những cách để đem lại sức mạnh cho những tiếng nói độc lập, đem lại sức mạnh cho những nhà làm phim, đem lại sức mạnh cho những người đang cố dùng điện ảnh để thay đổi. Và có những tổ chức ý nghĩa đã làm việc đó ngoài kia. Có tổ chức Nhân Chứng mà bạn đã nghe trước đây. Có tổ chức Tầm Nhìn Chính Trực, đang làm việc với những người dân Palestine và Israel tất cả đang làm việc cùng nhau vì hòa bình, và ghi lại quá trình đó và thực hiện các cuộc phỏng vấn và sử dụng bộ phim này để đem tới Quốc Hội để cho thấy đó là một công cụ quyền lực cho thấy một người phụ nữ có đứa con gái bị giết trong một cuộc tấn công vẫn tin rằng có những phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề này. Có tổ chức Những bộ phim đang thực hiện và có tổ chức TV Ngày Nay, một diễn đàn hay cho mọi người khắp thế giới để góp sức - vâng, nó thật tuyệt. Tôi đã xem nó và tôi bị choáng ngợp bởi nó và tiềm năng tập hợp tiếng nói khắp nơi trên thế giới, những tiếng nói độc lập khắp mọi nơi, và tạo ra một truyền hình thực sự dân chủ và quốc tế. Vậy chúng ta có thể làm gì để tạo ra một diễn đàn cho những tổ chức này, tạo động lực, kêu gọi mọi người trên thế giới tham gia vào phong trào? Tôi muốn chúng ta hãy hình dung một giây -- tưởng tượng một ngày khi bạn có tất cả mọi người từ mọi nơi trên thế giới tụ họp lại. Bạn có những thị trấn và những ngôi làng và những rạp chiếu bóng từ khắp mọi nơi trên thế giới tụ họp lại, và ngồi trong bóng tối, và chia sẻ một trải nghiệm chung khi xem một bộ phim, hoặc một vài bộ phim, cùng nhau. Xem một bộ phim gồm những tiêu điểm một nhân vật đang đấu tranh để sống, hoặc chỉ là một nhân vật chống lại những định kiến, đùa, hát . Phim hài, tài liệu, phim ngắn. Sức mạnh kinh ngạc có thể được dùng để thay đổi con người và kết nói mọi người với nhau, vượt qua biên giới và làm cho mọi người cảm thấy như họ đang có một trải nghiệm chung. Cho nên nếu bạn tưởng tượng ngày này khi khắp thế giới đều có rạp chiếu bóng từ khắp thế giới và những nơi chúng tôi chiếu phim. Nếu bạn tưởng tượng -- chiếu từ Quảng trường Thời đại cho đến Quảng trường Tahir ở Cairo, cùng một bộ phim ở Ramallah, cùng một bộ phim ở Jerusalem. Bạn biết đấy, chúng tôi đã nói chuyện với một người bạn của tôi về việc sử dụng mặt của Kim Tự Tháp và Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Những gì bạn có thể tưởng tượng là vô tận, xét trên yếu tố nơi bạn có thể chiếu phim và nơi bạn có thể có được trải nghiệm tập thể. Và tôi tin rằng một ngày kia, nếu chúng ta có thể tạo ra nó, một ngày kia nó có thể tạo động lực cho tất cả những tiếng nói độc lập. Chưa có một tổ chức nào kết nối những tiếng nói độc lập khắp thế giới, và tôi đang nghe từ hội nghị này rằng điều nguy hiểm nhất trong tương lai của chúng ta là sự thiếu hiểu biết lẫn nhau và thiếu sự tôn trọng người khác và thiếu sự vượt ra khỏi biên giới. Và nếu một bộ phim có thể làm điều đó, và nếu chúng ta có thể khiến cho tất cả những vùng khác nhau trên thế giới xem những bộ phim đó cùng nhau, đó sẽ là một ngày tuyệt vời. Cho nên chúng tôi thực ra đã đã có một cộng sư, thông qua một người từ cộng đồng TED, John Camen, giới thiệu tôi với Steven Apkon, từ Trung tâm phim Jacob Burns. Và chúng tôi bắt đầu kêu gọi mọi người. Và trong tuần trước, có rất nhiều người hưởng ứng chúng tôi từ những nơi gần như Palo Alto cho đến Mông Cổ rồi đến Ấn Độ. Có những người muốn là một phần của ngày phim toàn cầu này, muốn có thể tạo ra một diễn đàn cho những tiếng nói độc lập và những bộ phim độc lập được biết tới. Chúng tôi đã nghĩ về cái tên cho ngày này và tôi muốn chia sẻ với các banj. Phần hay nhất của toàn bộ quá trình là chia sẻ ý tưởng và lời chúc, vậy nên tôi mời các bạn đưa ra ý kiến làm thế nào để ngày này vang vọng tới tương lai? Làm sao để chúng ta sử dụng công nghệ để khiến cho ngày này vang dội đến tương lai, để chúng ta có thể xây dựng cộng đồng và làm cho những cộng đồng đó làm việc cùng nhau, thông qua internet? Có một thời điểm, rất nhiều năm về trước, khi tất cả các lục địa dính vào nhau. Và chúng ta gọi vùng đất đó là Pangea. Cho nên chúng tôi muốn gọi ngày phim này là Ngày phim Pangea. Và nếu bạn chỉ hình dung rằng tất cả mọi người ở mọi thị trấn sẽ xem phim, thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thực sự tạo ra một phong trào giúp mọi người hiểu nhau hơn. Tôi biết đó là một việc rất vô hình, để chạm đến trái tim và tâm hồn mọi người, nhưng cách duy nhất tôi biết làm thế nào. cách duy nhất tôi biết để chạm tới trái tim và tâm hồn mọi người khắp nơi trên thế giới là bằng cách cho họ xem một bộ phim. Và tôi biết có những nhà làm phim độc lập và những bộ phim độc lập ngoài kia có khả năng biến điều đó thành sự thật. Và đó là mơ ước của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải nói với các bạn điều ước một dòng của mình, nhưng chúng ta đã hết thời gian. Chris Anderson: Đó là một điều ước tuyệt vời. Phim Pangea - ngày thế giới xích lại gần nhau. JN: Điều này vô hình hơn cả hòa bình thế giới, và chắc chắn là nó có tác động tức thời hơn. Nhưng đó sẽ là ngày thế giới xích lại gần nhau thông qua phim ảnh, sức mạn của phim. CA: Thưa các quý ông và quý bà, xin giới thiệu Jehane Noujaim. Tại TED hai năm về trước chúng tôi đã tường thuật về phát hiện tại sao Thổ từ tàu Cassini một vùng ấm dị thường với sự có mặt của các hoạt động địa chất ở mũi phía nam trên một mặt trăng nhỏ của sao Thổ Enceladus, chúng ta có thế thấy ở đây. Khu vực này được quan sát lần đầu bằng bức ảnh chụp từ tàu Cassini vào năm 2005. Chúng ta có thế thấy đây là vùng cực nam với những nét đứt gãy được nhiều người biết đến với hình vằn hổ cắt ngang vùng cực. Và chỉ mới gần đây vào cuối năm 2008 cũng tại khu vực này một nửa bây giờ chìm trong bóng tối bởi bán cầu nam đang trải qua những ngày đầu tháng 8 và tiếp theo là mùa đông. Và tôi đã thông báo về một khám phá đáng kinh ngạc -- một khám phá hiếm có về những cột nước phun ra từng những đứt gãy địa chất tại cực nam chứa đựng những tinh thể băng đá đi kèm với chúng là hơi nước và những hợp chất hữu cơ giản đơn như khí các-bon và methan. Tại thời điểm đó hai năm về trước tôi đã nhắc đến về khả năng những cột nước đó có thể là những mạch nước ngầm, phun ra thững những túi hoặc khoang chứa nước ở dạng lỏng nằm sâu dưới bề mặt. Nhưng chúng tôi đã không thực sự chắc chắn. Tuy nhiên, những ẩn ý từ các kết quả thu được đó về môi trường trên mặt trăng có thể hỗ trợ hóa chất prebiotic và có thể là cả sự sống, sự hứng thú đó đã dẫn đến kết quả rằng trong hai năm sau chúng tôi đã tập trung hơn vào Enceladus Chúng tôi đã phóng tàu Cassini tới mặt trăng này thêm nhiều lần nữa Bay gần hơn và sâu hơn vào những cột nước đó, vào trong những vùng đậm đặc hơn, do đó hiện tại chúng tôi đã thu được những đo đạc tổng hợp hết sức chính xác Và chúng tôi đã biết được rằng những hợp chất hữu cơ từ mặt trăng này trong thực tế còn phức tạp hơn những gì đã được báo cáo trước đây. Những hợp chất hữu cơ này không phải là axit amino, những chất chúng tôi đang tìm được như là prôban và benzen xyanua hydro, và fomanđêhyt. Và những tinh thể băng đá rất nhỏ nhìn hệt như những giọt nước muối bị đông cứng Sự khám phá đó dẫn tới giả thuyết rằng không chỉ những cột nước xuất phát từ những túi chứa nước ở dạng lỏng mà những túi nước lỏng ấy còn tiếp xúc với đá Và đó là điều kiện để cung cấp hóa năng và những hợp chất hóa học cần thiết cho sự sống. Vì vậy chúng tôi rất được kích lệ bởi những kết quả này Và chúng tôi thì tự tin hơn nhiều so với hai năm trước đây rằng quả thực trên mặt trăng này [Enceladus], dưới vùng cực nam, tồn tại một môi trường hoặc khu vực phù hợp cho sinh vật sống. Có hay không sinh vật sống ở đó, tất nhiên, lại là một vấn đề hoàn toàn khác Và còn phải chờ xem cuộc đổ bộ trờ lại Enceladus trong tương lai không xa, với những tàu thăm dò được trang bị đặc biệt để trả lời câu hỏi đó. Trong lúc chờ đợi, quý vị hãy tưởng tượng đến một ngày nào đó khi mà chúng ta làm một cuộc hành trình đến hệ sao Thổ và đến thăm công viên nước ngầm liên hành tinh Enceladus chỉ bởi vì chúng ta có thể làm được. Xin cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Forrest North: Khởi đầu của bất kỳ sự hợp tác nào cũng là một cuộc trò chuyện. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi chút về cuộc nói chuyện bắt đầu giữa chúng tôi. Tôi lớn lên trong một ngôi nhà gỗ ở Washington với rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Yves Behar: Và tôi ở Thụy Sĩ. FN: Tôi luôn đam mê các phương tiện thay thế. Đây là chiếc du thuyền cạn lướt khắp sa mạc ở Nevada. YB: Phát minh này là sự kết hợp giữa trượt tuyết và lướt gió. FN: Và tôi cũng hứng thú các sáng chế nguy hiểm. Đây là một cuộn Tesla 100,000 V mà tôi đã chế tạo trong phòng ngủ, nó đã khiến mẹ tôi kinh hồn. YB: Mẹ tôi cũng vậy, bà cứ nghĩ đó là trào lưu nguy hiểm của tụi thanh niên. (Tiếng cười) FN: Và tôi đã mang toàn bộ cái này đi, nó là niềm đam mê năng lượng thay thế. Và lái một chiếc xe năng lượng mặt trời đi khắp nước Úc, Mỹ và Nhật Bản. YB: Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về phong năng và thái dương năng. Có rất nhiều thứ làm chúng tôi hào hứng. Thế là chúng tôi quyết định cùng nhau làm một dự án đặc biệt. Để kết hợp kỹ thuật và thiết kế và... FN: tạo ra một sản phẩm tích hợp đầy đủ, rất đẹp. YB: Và chúng tôi đã sinh ra một "em bé." (Tiếng cười) FN: Cậu mang con chúng ta ra được không? (Vỗ tay) Em bé này dùng toàn điện. Tốc độ của nó đạt 150 dặm/giờ. Gấp đôi tốc độ của bất kỳ chiếc mô tô điện nào. Mỗi chiếc mô tô đều đặc biệt ở sự tích hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật và thiết kế. Nó đem lại trải nghiệm người dùng đáng kinh ngạc. Thật tuyệt khi được cùng làm việc với Yves Behar. Cậu ấy đã nghĩ ra nhãn hiệu và logo của chúng tôi. Chúng tôi là Mission Motors (Mô Tô Sứ Mạng). Tuy chỉ có 3 phút, nhưng chúng tôi có thể buôn chuyện về nó hàng giờ liền. YB: Xin cảm ơn các bạn. FN: Xin cảm ơn TED, và cảm ơn Chris đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội diễn thuyết hôm nay. (Vỗ tay) Tôi có mặt ở đây vì tôi có một thông điệp rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng tôi đã tìm ra yếu tố quan trọng nhất của sự thành công Và nó được tìm ra ngay rất gần đây, Stanford Giáo sư tâm lý học mang những đứa trẻ bốn tuổi và cho chúng vào một phòng chỉ có chúng. và ông ấy bảo những đứa trẻ bốn tuổi rằng "Johnny, ông sẽ để cháu ở đây với một viên kẹo dẻo trong vòng 15 phút Nếu sau khi ông quay lại và miếng kẹo dẻo vẫn còn ở đây cháu sẽ có thêm một viên (kẹo dẻo) nữa. Vậy là cháu sẽ có hai viên." Bảo một đứa trẻ bốn tuổi phải chờ 15 phút cho thứ chúng thích cũng giống như bảo chúng ta rằng, "Chúng tôi sẽ mang cà-phê đến trong vòng hai giờ". (Cười) Chính xác là như vậy. Vậy thì chuyện gì xảy ra khi giáo sư rời khỏi phòng? Ngay khi cánh cửa đóng lại... hai phần ba đứa trẻ ăn ngay miếng kẹo dẻo. 5 giây, 10 giây, 40 giây, 50 giây, 2 phút, 4 phút, 8 phút, một số chờ đến phút 14,5. (Cười) Không thể chịu nổi. Không đợi được. Cái thú vị là ở chỗ một phần ba số đứa trẻ sẽ nhìn miếng kẹo và làm thế này... lại nhìn nó. lại đặt nó lại. Chúng sẽ đi vòng quanh. Nghịch với áo, quần. Đứa trẻ đó, ngay từ lúc 4 tuổi, đã hiểu rằng cái nguyên lý quan trọng nhất của thành công. đó là khả năng trì hoãn sự thỏa mãn tức thời. Khả năng tự kiềm chế, là yếu tố quan trọng nhất của thành công 15 năm sau, 14 hay 15 năm sau, nghiên cứu tiếp theo (nghiên cứu này). Họ đã tìm ra gì? Họ nhìn lại những đứa trẻ bây giờ đã 18, 19 tuổi. Và họ thấy rằng 100% những đứa trẻ đã không ăn miếng kẹo dẻo đang thành công. Chúng có điểm số tốt. Chúng có cuộc sống tuyệt vời. Chúng đang hạnh phúc. Chúng vạch ra những kế hoạch của mình. Chúng có quan hệ tốt với giáo viên, bạn bè cùng trường. Chúng đang sống rất tốt. Một số lớn những đứa trẻ đã ăn miếng kẹo dẻo. Chúng đang gặp khó khăn. Chúng không thể lên tới bậc đại học. Chúng có điểm số tồi. Một số bỏ học. Một vài vẫn bám trụ với điểm số tồi tệ. Một số có điểm cao. Tôi có một câu hỏi trong đầu: vậy những đứa trẻ gốc Tây Ban Nha có hành động giống như những đứa trẻ người Mỹ không? Do vậy tôi tới Colombia. Và tôi thực hiện lại thí nghiệm trên. Và nó thật thú vị.Tôi làm thí nghiệm với những đứa trẻ 4, 5, và 6 tuổi. Để tôi cho các bạn biết chuyện gì đã xảy ra. (Cười) Vậy chuyện gì đã xảy ra ở Colombia? Những đứa trẻ gốc Tây Ban Nha, hai phần ba chúng đã ăn miếng kẹo dẻo. Một phần ba không ăn. Đứa bé gái này là một trường hợp thú vị. Cô bé chỉ ăn phần bên trong miếng kẹo dẻo. (Cười) Nói cách khác, cô muốn chúng tôi nghĩ rằng cô đã không ăn, vậy là cô sẽ có 2 miếng (kẹo dẻo). Nhưng cô đã ăn nó. Vì vậy chúng ta biết rằng cô sẽ thành công. Nhưng chúng ta phải trông chừng. (Cười) Cô không nên làm việc ở ngân hàng chẳng hạn, hay làm việc ở quầy thu ngân. Nhưng cô sẽ thành công. Và nguyên lý trên áp dụng cho mọi thứ. Kể cả trong buôn bán. Người bán hàng mà -- khi khách hàng nói, "tôi muốn cái kia" lập tức nói,"Vâng, của anh (chị) đây." Người này đã ăn miếng kẹo dẻo. Nếu người bán hàng nói, "Chờ một chút. Để tôi hỏi anh (chị) một vài câu hỏi để xem đây có phải là một lựa chọn tốt không." Người này sẽ bán được nhiều (hàng hóa) hơn nhiều. Vậy là nguyên lý này đã đi vào cuộc sống. Tôi sẽ kết thúc (bài thuyết trình) như thế này -- người Hàn Quốc đã ứng dụng nguyên lý này. Bạn biết không? Điều này thật tốt rằng chúng ta cần một cuốn sách kẹo dẻo (về trì hoãn sự thỏa mãn tức thời) cho trẻ em. Chúng tôi đã làm. Và hiện nay nó đang có mặt ở khắp nơi tại Hàn Quốc. Họ dạy những đứa trẻ đúng theo nguyên lý này. Và chúng ta cũng cần học những nguyên lý này ở Hoa Kỳ. Bởi chúng ta đang có một món nợ lớn. Chúng ta đang tiêu thụ nhiều kẹo dẻo hơn là sản xuất ra chúng. Cảm ơn rất nhiều. Chúng ta hãy cùng nói về những kiểu cuồng tín. Hãy bắt đầu với hội chứng cuồng tín ban nhạc Beatle. Những thiếu niên bị kích động quá mức khóc lóc, gào thét, huyên náo. Chứng cuồng tín thể thao. Những đám đông hò hét đinh tai nhức óc. Tất cả chỉ vì một mục tiêu. OK. Hội chứng cuồng tín ngưỡng. Có cả sự phấn khích. Có cả sự khóc lóc. Có cả những ảo mộng. Những hội chứng cuồng tín có thể tốt. Những hội chứng cuồng tìn có thể đáng báo động. Hay những hội chứng cuồng tín có thể gây chết người Thế giới có một hội chứng cuồng tín mới. Cuồng học tiếng Anh. Hãy cùng nghe những học sinh Trung Quốc luyện tiếng Anh. bằng các hét thật to. Giáo viên: ...thay đổi cuộc đời tôi! Học sinh: Tôi sẽ thay đổi cuộc đời tôi. GV: Tôi không muốn làm cha mẹ thất vọng. HS: Tôi không muốn làm cha mẹ thất vọng. GV: Tôi không bao giờ muốn làm Tổ quốc tôi thất vọng. HS: Tôi không bao giờ muốn làm tổ quốc tôi thất vọng. GV: Quan trọng nhất là... HS: Quan trọng nhất là... GV: Tôi không muốn làm bản thân thất vọng. HS: Tôi không muốn làm bản thân thất vọng. Jay Walker: Có bao nhiêu người trên thế giới đang cố gắng học tiếng Anh? Hai tỉ. HS: Một cái áo phông. Một cái váy. JW: Ở Châu Mỹ La Tinh ở Ấn Độ, ở Đông Nam Á, mà trên hết là ở Trung Quốc. Nếu bạn là một học sinh Trung Quốc. Bạn bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3, theo quy định của pháp luật. Đó là lý do vì sao năm nay Trung Quốc trở thành quốc gia nói tiếng Anh nhiều nhất thế giới. (Cười) Tại sao lại là tiếng Anh? Cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một công việc, Cơ hội để có thể trả học phí, hay một cuộc sống sung túc hơn. Hãy tưởng tượng một học sinh sẽ có một bải kiểm tra quan trọng trong cả suốt 3 ngày. Điểm số của cô bé trong chỉ một bài kiểm tra này quyết định tương lại của cô bé, theo nghĩa đen. Cô bé học 12 tiếng mỗi ngày trong vòng 3 năm để chuẩn bị. 25% của điểm tổng của cô bé quyết định bởi môn tiếng Anh. Đây là kì thi đại học. Và 80 triệu học sinh cấp ba của Trung Quốc đã làm bài thi cam go này. Cường độ học tiếng Anh gần như không thể tưởng tượng được. Trừ khi bạn được chứng kiến tận mắt. GV: Hoàn hảo! HS: Hoàn hảo! GV: Hoàn hảo! HS: Hoàn hảo! GV: Tôi muốn nói tiếng Anh một cách hoàn hảo. HS: Tôi muốn nói tiếng Anh một cách hoàn hảo. GV: Tôi muốn nói tiếng Anh -- HS: Tôi muốn nói tiếng Anh -- GV: một cách hoàn hảo. HS: một cách hoàn hảo. GV: Tôi muốn thay đổi cuộc đời! HS: Tôi muốn thay đổi cuộc đời! JW: Vậy hội chứng cuồng học tiếng Anh là tốt hay xấu? Tiếng Anh liệu có phải là một trận sóng thần, cuốn phăng các ngôn ngữ khác? Không hề. Tiếng Anh là ngôn ngữ đứng thứ hai trên thế giới. Tiếng mẹ đẻ của bạn là ngôn ngữ của cả đời bạn. Nhưng với tiếng Anh, bạn có thể tham gia vào một cuộc đàm thoại ở phạm vi rộng hơn. Một cuộc đàm thoại toàn cầu về những vấn đề toàn cầu. Như sự biến đổi khí hậu hay đói nghèo. hay bệnh tật. Thế giới có những ngôn ngữ toàn cầu khác. Toán học là ngôn ngữ của khoa học. Âm nhạc là ngôn ngữ của cảm xúc. Và giờ đây tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ của việc giải quyết vấn đề. Không phải do nước Mĩ ép buộc. Mà bởi vì thế giới đang cố gắng để được như vậy. Vậy hội chứng cuồng học tiếng Anh là một bước ngoặt. giống như việc khai thác điện ở các thành phố của chúng ta. hay sự sụp đổ của Bức tưởng Béc-lin Tiếng Anh tượng trưng cho hy vọng về một tương lai sáng tốt đẹp hơn. Một tương lai mà ở đó cả thể giới có một ngôn ngữ chung để giải quyết những vấn đề chung. Xin cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Đây là chuyến công du đầu tiên của tôi. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là đệ nhất phu nhân Mỹ. Các bạn có thể tin không? (Vỗ tay) Và mặc dù đây không phải lần đầu tiên tôi đến nước Anh, tôi phải nói rằng tôi cảm thấy rất vui vì đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên. Mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Hoa Kỳ không chỉ dựa trên hợp tác giữa 2 chính phủ, mà còn bởi ngôn ngữ và những giá trị tương đồng của 2 dân tộc. Và tôi được nhắc lại điều đó khi nhìn thấy tất cả các bạn hôm nay. Trong chuyến thăm của mình, tôi đã vinh dự được gặp một vài trong số những phụ nữ tuyệt vời nhất nước Anh. Những phụ nữ đang mở đường cho tất cả các bạn. Và tôi cảm thấy vinh dự được gặp các bạn, những nhà lãnh đạo tương lai của nước Anh và của Thế giới. Và mặc dù hoàn cảnh của chúng ta có vẻ như rất khác nhau, khi tôi đứng ở đây là đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, và các bạn, vẫn đang trên ghế nhà trường. Tôi muốn các bạn hiểu rằng chúng ta thực ra rất giống nhau. Bởi vì không có gì trên những bước đường mà tôi đã đi có thể dự đoán một ngày tôi lại đứng ở đây với tư cách là đệ nhất phu nhân da màu đầu tiên của Hoa Kỳ. Không có gì trong câu chuyện của tôi dự đoán ngày hôm nay. Tôi không được nuôi lớn với sự giàu có và của cải hay bất kì vị trí xã hội nào đáng kể. Tôi lớn lên ở phía nam bang Chicago. Một vùng thực sự của bang Chicago đó. Tôi sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng người lao động. Bố tôi cả đời là một công nhân thành phố. Còn mẹ tôi làm nội trợ Và bà ở nhà để chăm sóc tôi và anh trai tôi. Cả bố và mẹ đều không đi học đại học. Bố tôi bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng có thể dẫn đến bại liệt khi còn đang ở tuổi sung sức. Nhưng mặc dù ông đi lại ngày càng khó khăn và thậm chí là khó khăn để mặc đồ vào buổi sáng Tôi nhìn thấy bố tôi vật lộn hơn từng ngày nhưng bố tôi không bao giờ than phiền về khó khăn của ông. Ông thấy biết ơn vì những gì ông có. Ông dậy sớm hơn một chút, làm việc chăm chỉ hơn một chút. Anh trai tôi và tôi được nuôi dạy với tất cả những gì bạn thực sự cần: tình yêu, những giá trị vững bền vững và một niềm tin rằng với một nền tảng giáo dục tốt và thật nhiều nỗ lực trong làm việc, học tập không có điều gì chúng tôi không thể làm. Tôi là một ví dụ cho những điều có thể khi những em gái ngay từ những năm đầu đời được yêu thương và nuôi dưỡng bởi những người xung quanh. Xung quanh tôi là những người phụ nữ tuyệt vời. Bà tôi, các cô giáo, cô bác, em họ, hàng xóm, những người dạy tôi về sức mạnh thầm lặng và lòng tự trọng. Và mẹ tôi, hình mẫu quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, bà đang sống với chúng tôi ở Nhà trắng và giúp chăm sóc cho hai con gái nhỏ của tôi, Malia và Sasha. Bà luôn có mặt trong cuộc sống của các con, cũng như của tôi và dạy cho chúng những giá trị mà bà dạy cho tôi và anh trai những giá trị như lòng trắc ẩn, tính cương trực, và sự tự tin, và sự bền chí. Tất cả gói lại trong một tình yêu vô điều kiện mà chỉ một người bà mới có. Tôi cũng may mắn được yêu thương và động viên bởi những hình tượng người đàn ông mẫu mực trong đó có bố tôi, anh tôi, các bác và cả ông tôi nữa. Những người đàn ông trong cuộc đời tôi cũng dạy cho tôi những điều quan trọng Họ dạy tôi một mối quan hệ có sự tôn trọng lẫn nhau giữa đàn ông và phụ nữ phải như thế nào. Họ dạy tôi thế nào là một cuộc hôn nhân vững chắc, rằng nó phải được xây dựng trên niềm tin và sự cam kết và sự ngưỡng mộ những phẩm chất đặc biệt của nhau. Họ dạy tôi ý nghĩa của việc làm cha và nuôi sống gia đình Và không chỉ đầu tư vào nhà của mình mà giang tay giúp đỡ nuôi dạy trẻ em trong cộng đồng lớn hơn. Và đây cũng chính là những phẩm chất mà tôi đã tìm ở người chồng của mình, Barack Obama. Và khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi nhớ anh ấy đã đưa tôi đi hẹn hò. Và cuộc hẹn của anh ấy là đến một cuộc họp công dân. (Cười) Tôi biết, thật lãng mạn làm sao. (cười) Nhưng khi chúng tôi mới quen, Barack là một người tổ chức cộng đồng. Anh ấy làm việc, giúp đỡ mọi người tìm việc làm và cố gắng đưa các nguồn lực vào những vùng đang gặp khó khăn. Khi anh ấy nói với người dân ở cuộc họp ấy, anh ấy nói về hai khái niệm. Anh ấy nói về "thế giới như ở thực tại" và "thế giới như nó nên thế." Và tôi nói về điều này trong suốt cuộc vận động tranh cử. Những gì anh ấy nói, là nhiều khi, chúng ta chấp nhận khoảng cách giữa hai khái niệm đó. Và đôi khi chúng ta chấp nhận thế giới như ở thực tại, ngay cả khi nó không phản ánh giá trị và nguyện vọng của chúng ta. Nhưng Barack đã nhắc nhở mọi người trong ngày hôm ấy, tất cả chúng tôi trong căn phòng ấy, rằng chúng tôi đều biết thế giới nên như thế nào. Chúng ta đều biết đến sự công bằng, công lý và cơ hội. Chúng ta đều biết. Và anh ấy thúc giục những người trong buổi họp hôm ấy trong cộng đồng ấy, hãy cống hiến sức lực trí tuệ để rút ngắn khoảng cách giữa hai khái niệm đó, cùng nhau cố gắng biến thế giới của thực tại và thế giới như nó nên thế, một và chỉ một mà thôi. Và tôi nghĩ về điều đó hôm nay bởi vì tôi tin rằng tất cả các bạn ở ngôi trường này là những nhân tố rất quan trọng giúp xóa bỏ khoảng cách đó. Các bạn là những người phụ nữ sẽ xây dựng thế giới này như nó nên thế. Các bạn sẽ viết trang sử tiếp theo không chỉ cho bản thân các bạn, và cho thế hệ của các bạn và các thế hệ sau đó nữa. Và đó là lí do tại sao việc có một nền tảng giáo dục tốt là vô cùng quan trọng. Đó là lí do tại sao tất cả những thứ mà các bạn đang phải trải qua -- những thành công và thất bại, những thầy cô các bạn yêu quý hay không yêu quý tại sao nó rất quan trọng. Bởi vì những cộng đồng và quốc gia và hơn cả là thế giới, thực sự chỉ mạnh như sức mạnh của những người phụ nữ. Và đây là một điều quan trọng ta cần phải nhớ. Một phần của sức mạnh ấy chính là một nền tảng giáo dục xuất sắc. Sự khác nhau giữa một gia đình khó khăn và một gia đình vững mạnh thường nằm ở sự có mặt của một người phụ nữ tài giỏi hay phụ nữ, ở trung tâm của gia đình đó. Sự khác nhau giữa một xã hội sụp đổ và một xã hội thịnh vượng thường ở sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ nữ và đàn ông những người đánh giá cao đóng góp của giới còn lại cho xã hội. Sự khác nhau giữa một quốc gia đang héo mòn và một quốc gia phồn thịnh là ở nhận thức rằng chúng ta cần cơ hội giáo dục ngang bằng cho cả em trai và em gái. Và ngôi trường này, lấy tên bác sĩ nữ đầu tiên của vương quốc Anh, và những tòa nhà xung quanh lấy tên của họa sĩ Mê-xi-cô Frida Kahlo, Mary Seacole, cô y tá Jamaica được biết đến như "chim sơn ca đen Florence" và nhà văn Anh, Emily Bronte, tôn vinh những phụ nữ đã đấu tranh chống phân biệt giới và sự thờ ơ, để theo đuổi đam mê và nuôi dưỡng tâm hồn họ. Họ không chấp nhận bất cứ vật cản nào. Giống như biển hiệu ở phía sau ghi, "không giới hạn." Họ không biết đến cách nào khác để sống ngoại trừ việc theo đuổi ước mơ của mình. Và vì họ đã làm được, những người phụ nữ này đã dịch chuyển thật nhiều chướng ngại vật. Và họ mở ra thật nhiều cánh cửa mới cho hàng triệu bác sĩ và y tá nữ và họa sĩ và nhà văn, tất cả những người đã đi theo họ. Và bằng cách học tập tốt, các bạn cũng có thể điều khiển được vận mệnh của mình. Xin hãy nhớ điều đó. Nếu bạn muốn biết lí do tại sao tôi đang đứng ở đây, chính bởi vì sự học tập. Tôi không bao giờ bỏ lớp. Xin lỗi, tôi không biết nếu có ai ở đây đang bỏ lớp. Tôi không bao giờ làm thế. Tôi thích được những điểm A. Tôi thích là người thông minh. Tôi thích đúng giờ. Tôi thích hoàn thành công việc. Tôi đã nghĩ thông minh là điều hay ho nhất trên thế giới. Và các bạn cũng thế, với những giá trị tương tự, có thể nắm được vận mệnh của mình. Các bạn cũng có thể mở đường. Các bạn cũng có thể hiện thực hóa những ước mơ, và sau đó việc của các bạn là quay trở lại và giúp đỡ ai đó giống bạn làm điều tương tự. Lịch sử chứng minh là thực sự không quan trọng là bạn đến từ tầng lớp hay hoàn cảnh nào Thành công của bạn sẽ được định đoạt bởi sự ngoan cường của chính bạn, bởi sự tự tin và nỗ lực phấn đấu của bạn. Điều đó đúng. Đó là thực tế thế giới mà chúng ta đang sống. Bây giờ các bạn có thể tự tạo lập cuộc sống của mình. Và nó sẽ không dễ dàng. Chắc chắn là như vậy. Nhưng các bạn có mọi thứ các bạn cần. Mọi thứ các bạn cần để thành công, các bạn đều đã có rồi. Chồng tôi làm việc ở căn phòng lớn này. Mọi người gọi nó là phòng trái xoan. Trong Nhà Trắng, anh ấy ngồi ở một bàn làm việc. Cái bàn ấy được gọi là bàn Cương quyết. Nó được đóng bằng gỗ thuyền Cương quyết của nữ hoàng và được tặng bởi nữ hoàng Victoria. Nó là biểu tượng lâu bền cho tình bạn giữa hai dân tộc của chúng ta. Và tên của nó, Cương quyết, là sự nhắc nhở cho sức mạnh của người được yêu cầu không chỉ đứng đầu một nước, mà còn sống một cuộc sống có mục đích. Và tôi hi vọng khi bạn theo đuổi ước mơ, tất cả các bạn sẽ cương quyết, rằng các bạn sẽ tiến về phía trước không giới hạn, và dùng tài năng của mình -- bởi vì các bạn có nó. Chúng tôi đã nhìn thấy được. Nó ở đó. Các bạn hãy dùng tài năng để biến thế giới như nó nên thế. Bởi vì chúng tôi đang trông chờ ở các bạn. Chúng tôi đang trông chờ vào từng bạn một trở thành con người tốt nhất các bạn có thể. Bởi vì thế giới này rộng lớn, và đầy thách thức. Và chúng ta cần những phụ nữ trẻ mạnh mẽ, tự tin, thông minh đứng lên và dẫn đầu. Chúng tôi biết các bạn làm được. Chúng tôi yêu các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đời sống loài người, cuộc sống của tất cả chúng ta, đều phụ thuộc vào các loài thực vật. Để tôi chứng minh cho các bạn xem. Hãy thử suy nghĩ một chút. Dù bạn sống ở một ngôi làng nhỏ ở Châu Phi, hay ở một thành phố lớn, mọi thứ đều bắt nguồn tự thực vật. Các loài cây là nguồn thức ăn, thuốc, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, quần áo, tất cả những thứ thuộc về vật chất, hoặc cả những thứ có giá trị tinh thần và giải trí rất quan trọng với con người, chúng cũng giúp tạo thành đất, và ảnh hưởng đến bầu khí quyển, hoặc là những sản phẩm thiết yếu của loài người. Ngay cả sách cũng được làm từ thực vật. Tất cả mọi thứ, đều bắt nguồn từ cây cối. Không có chúng thì chúng ta cũng không thể tồn tại được. Bây giờ thì các loài thực vật đang bị đe dọa. Chúng bị đe dọa bởi sự thay đổi khí hậu. Mà cũng bởi vì chúng phải sống chung trên một hành tinh với loài người chúng ta. Và loài người chúng ta muốn làm đủ mọi việc để phá hoại cây cối, và môi trường sống của chúng. Có thể vì quá trình sảm xuất lương thực thực phẩm hoặc vì việc đem các loài cây lạ đến những nơi chúng thực sự không nên đến, hoặc môi trường sống của chúng bị sử dụng vào các mục đích khác, tất cả những sự thay đổi đó bắt buộc các loài thực vật phải thích nghi, phải chết, hoặc chuyển đi nơi khác. Mà với thực vật thì việc di chuyển hơi khó khăn có lẽ chúng bị các thành phố và những thứ tương tự chặn đường. Như vậy, nếu cuộc sống con người phục thuộc vào thực vật, thì cố gắng để bảo vệ chúng chẳng phải là một việc hợp lý lắm sao? Tôi nghĩ là hoàn toàn hợp lý. Và tôi muốn kể cho các bạn nghe về một dự án nhằm bảo tồn các loài cây, bằng cách sưu tầm và gìn giữ hạt cây. Hạt giống, trong các thời kì hưng thịnh của sự đa dạng sinh học, chính là tương lai của hệ thực vật. Toàn bộ thông tin di truyền cần thiết cho các thế hệ thực vật tương lai được gìn giữ trong hạt giống. Đây là tòa nhà. Nhìn có vẻ khiêm tốn nhỉ. Nhưng nó có vài tầng được xây ngầm trong lòng đất. Và đây chính là ngân hàng hạt giống lớn nhất trên thế giới. Những tòa nhà như thế này được đặt ở miền nam nước Anh, cũng như nhiều nơi khác trên khắp thế giới. Tôi sẽ nói chuyện đó sau. Cơ sở này chịu được vũ khí hạt nhân. Cầu mong sao nó có thể chịu được vũ khí hạt nhân. Nếu bạn xây dựng một ngân hàng hạt giống, bạn phải quyết định xem bạn sẽ dự trữ cái gì trong đó. Phải không? Và chúng tôi quyết định là trước nhất, chúng tôi sẽ giữ hạt của các loài cây đang bị đe dạo nhiều nhất. Đó là các loài cây ở các vùng đất khô. Đầu tiên, chúng tôi làm việc với 50 quốc gia trên thế giới. Điều đó có nghĩa là đàm phán với lãnh đạo chính phủ của 50 quốc gia để họ cùng kí một hiệp ước. Chúng tôi có 120 viện thành viên trên toàn thế giới, ở các nước được tô màu da cam trên bản đồ. Họ cử người đến để học tập rồi họ quay về và lên kế hoạch cụ thể làm thế nào để thu thập các loại hạt giống. Hàng nghìn người trên toàn thế giới đang bám trụ tại những nơi họ tin là các loài cây đó đã/đang sống. Họ tìm kiếm miệt mài, và tìm thấy hạt trong những bông hoa. rồi họ quay về, khi đã có được hạt giống. Họ sưu tầm chúng. Trên toàn thế giới. Hạt giống -- có những loại rất là đơn sơ. Bạn chỉ cần xúc chúng vào túi, rồi phơi khô. Rồi ghi nhãn. Đôi khi bạn dùng phương pháp high-tech. Có lúc thì chỉ chẳng cần kĩ thuật gì. Chủ yếu là bạn phải phơi hạt cho khô thật cẩn thận, ở nhiệt độ thấp. Rồi bạn phải giữ chúng ở khoảng -20 độ C -- tức là khoảng -4 độ F -- và quan trọng nhất là ở độ ẩm thấp. Và chúng tôi tin chắc là những hạt giống này vẫn có thể nảy mầm, sau vài trăm năm. Đặc biệt, một số loài giữ được khả năng nảy mầm sau vài nghìn năm. Sẽ chẳng ích gì nếu bạn giữ hạt giống mà không biết chúng có còn "sống" không. Nên cứ 10 năm chúng tôi lại kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt một lần trên tất cả các mẫu hạt chúng tôi đang có. Mạng lưới này được phân bố rộng rãi. Có thể nói mọi người trên toàn thế giới đang làm một việc chung, Điều đó cho phép chúng tôi phát triển một quy trình nảy mầm chung. Nói cách khác, chúng tôi biết chính xác cách kết hợp giữa việc làm ấm và làm lạnh, và những chu kì cần thiết để ươm cho hạt nảy mầm. Thông tin đó rất hữu ích. Rồi chúng tôi trồng những thứ này, chúng tôi nói với mọi người ở những nơi các hạt giống này được thu thập, "Nhìn này, thực sự là chúng tôi không chỉ gìn giữ nó để lấy hạt giống, mà chúng tôi còn có thể cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để ươm những loài cây khó trồng này nữa." Việc đó đang được thực hiện. Vậy mục đích cuối cùng của chúng tôi là gì? Tôi rất vui mừng báo với bạn rằng loại hạt thứ 3 tỉ, hạt giống của loài thứ 3 nghìn triệu, đã được lưu trữ. 10% hệ thực vật trên hành tinh. 24 nghìn loài đã được bảo vệ an toàn. trong vòng 1 năm tới, con số đó sẽ là 30 nghìn loài, nếu chúng tôi tìm được kinh phí. 25% hệ thực vật của thế giới đến năm 2020. Những loài này không phải chỉ là cây trồng nông nghiệp, như các bạn có thể đã thấy lưu trữ ở Svalbard, Nauy. Đó là một công trình phi thường. Ngân hàng của chúng tôi ít nhất là lớn gấp 100 lần. Chúng tôi có hàng nghìn bộ sưu tập giống đã được gửi đi khắp thế giới. Các giống chịu hạn được gửi sang Pakistan and Ai Cập. Đặc biệt các giống có hiệu suất quang hợp cao được đưa đến Mỹ. Các giống chịu mặn thì gửi sang Úc. Danh sách còn dài hơn nhiều nữa. Các hạt giống này được dùng để trong quá trình tái thiết. Ở những nơi môi trường đã bị phá hủy, như quần thể cỏ prairie cao tại Mỹ, hay những vùng khai thác mỏ ở nhiều nước, môi trường ở những nơi đó đang được tái thiết, chính nhờ các loài đó. Và nhờ có bộ sưu tập giống này. Một số cây, như những loài ở hình phía dưới bên trái màn hình, chúng bị tận diệt đến mức chỉ còn vài cá thể. Cái cây chỗ có người đang lấy hạt, trên xe tải đó, hiện giờ chỉ còn đúng 30 cây. Loài cây đó có những công dụng rất đặc biệt, cả giá trị dinh dưỡng (protein) và dược liệu. Chúng tôi đang mở các khóa huấn luyện ở Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước khác. Mất bao nhiêu tiền để giữ hạt giống? Trung bình 2800 USD cho mỗi loài. Tôi nghĩ như vậy là rẻ, với giá đó, bạn có được cả dữ liệu khoa học đi kèm với mỗi loài thực vật. Công trình nghiên cứu trong tương lai là "Làm thế nào để tìm được những gen hoặc các phân tử đánh dấu đặc trưng cho khả năng nảy mầm của hạt giống, để không phải thử trồng chúng mỗi 10 năm?" Và chúng tôi gần thành công rồi. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đã từng nghĩ về vị trí của tôi trong vũ trụ này và ý nghĩ đầu tiên là về ý nghĩa của sự vô cực, khi tôi là một đứa trẻ. Và tôi nghĩ rằng nếu thời gian có thể tiến và lùi 1 cách vô hạn định, phải chăng nó có nghĩa là mỗi thời điểm là 1 điểm nhỏ vô hạn định, vì vậy mỗi khoảnh khắc là một điểm vô nghĩa. Chúng ta không có một điểm dừng trong vũ trụ định nghĩa bằng một điểm trên đường thời gian. Nhưng chẳng có gì có một điểm dừng cả. Do đó, mỗi giây phút trong cuộc sống luôn là giây phút quan trọng nhất đã từng xảy ra, bao gồm cả khoảnh khắc này Và vì thế, bài hát bạn sắp nghe có thể là bài hát quan trọng nhất bạn được nghe trong cuộc đời (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Vỗ tay) Cảm ơn bạn. (Vỗ tay) (Vỗ tay) Đối với những bạn tôi sẽ có may mắn để gặp sau này bạn có thể xin vui lòng không nói, "Lạy Chúa, bạn đang quên đi thế giới bên ngoài đấy ." (Tiếng cười) Bởi vì nó như là một ảo ảnh của trực giác, vì một lý do nào đó. (Tiếng cười) Hơi giống như đường cong của vũ trụ. Tôi không biết nó là gì. Người ta phỏng vấn rất nhiều về việc này. "Lạy Chúa tôi, cây guitar của cô thật khổng lồ " (Tiếng cười) "Cái cây đàn to tổ bố như vậy - chắc cô phải đặt riêng nhỉ. " (Tiếng cười) (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Hiệu trưởng đại học không phải là những người đầu tiên được nghĩ đến khi chủ đề là giá trị của sức tưởng tượng sáng tạo. Vậy nên tôi nghĩ mình sẽ bắt đầu bằng cách mình đến được đây. Câu chuyện bắt đầu cuối những năm 90. Tôi được mời đến gặp mặt những nhà giáo dục hàng đầu từ Nga và các nước Đông Âu mới được giải phóng. Họ đang cố gắng tìm cách xây dựng lại hệ thống đại học. Bởi giáo dục dưới thời Liên Xô chủ yếu là tuyên truyền phục vụ cho những mục đích của hệ tư tưởng liên bang nên họ hiểu rằng sẽ cần những sự cải tổ toàn diện để xây dựng một nền giáo dục xứng với con người tự do. Được trao cho cơ hội hiếm hoi để bắt đầu lại, họ chọn giáo dục tự do như là mô hình thuyết phục nhất bởi nó luôn cam kết đẩy xa hơn những tiềm năng rộng nhất về tri thức và sâu sắc nhất về đạo đức của sinh viên. Sau khi đưa ra quyết định đó họ tới Hoa Kỳ, nơi khởi nguồn của giáo dục tự do để nói chuyện với một số người trong chúng ta mà quen thuộc nhất với mô hình giáo dục đó. Họ đã nói với nhiệt huyết, sự khẩn thiết, với niềm tin tri thức mà tôi chưa từng được nghe trong hàng thập kỷ, một mơ ước lãng quên từ lâu. Bởi trong thực tế chúng ta đã đi xa hàng năm ánh sáng từ những nhiệt huyết cuộn trào trong họ. Nhưng đối với tôi, không giống như họ, trong thế giới của tôi, tấm bảng chưa được lau sạch. Và những gì được viết trên đó không đáng để lạc quan. Trong thực tế, giáo dục tự do không còn tồn tại trong đất nước này, ít nhất là giáo dục tự do đích thực. Chúng ta đã chuyên nghiệp hóa các ngành học tự do đến độ chúng không còn độ ứng dụng rộng rãi và sự cải thiện khả năng gắn kết của công dân mà đã từng là điểm nổi bật của chúng. Trong thế kỷ qua chuyên gia đã truất ngôi người có khả năng tổng quát, để trở thành hình mẫu duy nhất cho thành công trong tri thức. Kỹ năng chuyên biệt chắc chắn có những lúc được đề cao. Nhưng cái giá phải trả cho sự thống trị của nó là vô cùng lớn. Các ngành học bị xẻ nhỏ thành những mảng nhỏ hơn rồi nhỏ hơn nữa, với chú trọng vào khía cạnh kỹ thuật và những điều mơ hồ ngày càng tăng. Chúng ta thậm chí đã khiến cho nghiên cứu văn học thành tối nghĩa. Bạn có thể cho rằng mình biết chuyện gì đang xảy ra trong cuốn tiểu thuyết của Jane Austen đó, cho tới khi bạn được dạy về bình giải hậu hiện đại. Quá trình tiến triển của một sinh viên thời nay là vứt bỏ mọi mối quan tâm trừ một điều duy nhất. Và trong mối quan tâm đó, dần dần thu hẹp tiêu điểm. Học nhiều hơn và nhiều hơn về ít hơn và ít hơn nữa. Như thế, ngay cả khi có minh chứng quanh ta về sự thống nhất liên thông của vạn vật. Nếu bạn cho rằng tôi nói quá, đây là mở đầu cho những điều cơ bản của nhân chủng học. Khi học cao dần lên, những giá trị mà không phải khả năng về kỹ thuật ngày càng bị nghi ngờ. Những câu hỏi như "Chúng ta đang xây dựng thế giới như thế nào? Chúng ta nên xây dựng một thế giới như thế nào? Chúng ta có thể xây dựng một thế giới như thế nào?" nhận lại nhiều ngờ vực hơn và bị loại khỏi bàn thảo luận. Khi làm vậy, những người bảo trợ cho nền dân chủ lâu đời đã chuyển mối liên hệ giữa giáo dục và giá trị cho những người theo trào lưu chính thống. Bạn có thể chắc chắn rằng ai đó không áy náy khi sử dụng giáo dục để gia tăng giá trị cho họ, những giá trị tuyệt đối của một nền thần quyền. Trong khi đó, những giá trị và tiếng nói dân chủ vẫn yên lặng. Hoặc là ta đã đánh mất những giá trị đó hoặc cũng không tốt đẹp gì hơn, tin rằng chúng không cần hay không thể được truyền dạy. Mối ác cảm với các giá trị xã hội dường như đối nghịch với sự bùng nổ những chương trình phục vụ cộng đồng. Nhưng bất chấp sự chú ý dành cho các nỗ lực đó, chúng vẫn chủ yếu là các hoạt động ngoại khóa. Vì thế, ý thức công dân bị đưa ra ngoài phạm vi của những điều được cho là suy nghĩ nghiêm túc và các mục đích của cuộc sống. Nói một cách đơn giản, khi có động lực là để thay đổi thế giới, trường học sẽ khiến người ta học được sự bất lực hơn là tạo ra cảm giác được trao cho sức mạnh. Quá trình này, sự đơn giản hóa thái quá những trách nhiệm công dân, lý tưởng hóa chuyên viên, bẻ vụn các mảng kiến thức, nhấn mạnh vào sự thành thạo kỹ thuật, trạng thái trung lập như là một điều kiện để học tập đúng đắn, quá trình này là nguy hiểm khi cần tới sự theo đuổi những liên kết thiết yếu giữa giáo dục và lợi ích cộng đồng, giữa đạo đức của người trí thức và tự do của một con người. Đó là những điểm mấu chốt của vấn đề mà những đồng nghiệp châu Âu của tôi đã tạo ra và đang gặp phải. Khi khoảng cách vô tận giữa thực tế ở trường đại học và mức độ khó khăn của thử thách này là quá lớn, tôi có thể khẳng định với các bạn, và điều này cần cân nhắc kỹ, những điều diễn ra bên ngoài giáo dục bậc cao khiến việc rút lui là không tưởng. Đó có thể là các mối nguy hiểm tới môi trường, hay bất công trong phân phối của cải, hay sự thiếu vắng một chính sách sáng suốt, bền vững về tiêu thụ năng lượng. Chúng ta đang ở trong tình cảnh vô cùng khó khăn. Và đó mới chỉ là mở đầu. Sự xuống cấp trong nền chính trị đã trở thành một cơn ác mộng ngoài đời thực. Không có điều gì là ngoại lệ. Sự chia rẽ thế lực, tự do công dân, nguyên tắc của luật pháp, quan hệ giữa nhà thờ và chính quyền. Đi cùng đó là việc hoang phí của cải vật chất quốc gia mà khó ai thấy đáng tin cậy. Xu hướng đáng báo động về lạm dụng vũ lực đã trở thành phổi biến và phản đối những hình thức gây ảnh hưởng khác. Trong khi đó, tất cả hỏa lực của ta đều thành vô dụng khi cần ngăn chặn đổ máu ở Rwanda, Darfur, Myanmar. Giáo dục công của chúng ta, từng là mô hình cho thế giới, đã trở nên đáng nhớ nhất vì các thất bại của nó. Sự thành thạo các kỹ năng cơ bản và một vốn kiến thức văn hóa tối thiểu vượt quá tầm hầu hết các sinh viên của ta. Bất chấp việc có nền tảng nghiên cứu được thế giới ghen tị, hơn một nửa nước Mỹ không tin vào tiến hóa. Và đừng thử vận may đoán xem trong số những người tin vào đó có bao nhiêu người thực sự hiểu. Thật khó tin, đất nước này, với tất cả những tài nguyên vật chất, tri thức và tinh thần của chúng ta, dường như thật vô dụng khi muốn đảo lại cú rơi tự do trong bất kỳ lĩnh vực nào nói trên. Cũng đáng kinh ngạc như thế, từ điểm nhìn của tôi, là thực tế rằng không ai chỉ ra sự liên hệ giữa những điều đang diễn ra đối với cơ quan chính trị, và những điều đang diễn ra trong các cơ sở giáo dục hàng đầu của ta. Chúng ta có thể đứng đầu danh sách về việc gây ảnh hưởng tới sự tiếp cận tài sản cá nhân. Chúng ta thậm chí còn không nằm trong danh sách về trách nhiệm đối với chất lượng nền dân chủ này. Chúng ta đang chơi với lửa. Các bạn có thể chắc rằng Jefferson biết ông đang nói về gì khi tuyên bố Nếu một dân tộc mong đợi được tự do và thiếu hiểu biết trong một nền văn minh, dân tộc đó mong đợi điều chưa bao giờ có, và sẽ không bao giờ có." (Tiếng vỗ tay) Về phương diện cá nhân, sự phản bội những nguyên tắc của chúng ta, chuẩn mực, hy vọng của chúng ta, khiến tôi không thể tránh né câu hỏi "Tôi sẽ nói gì, nhiều năm sau này, khi mọi người hỏi 'Bà đã ở đâu?" Là hiệu trưởng một trường giáo dục tự do hàng đầu, uy tín về truyền thống sáng tạo, không có lời bào chữa nào. Vậy nên sự thay đổi bắt đầu ở Bennington. Biết rằng muốn lấy lại bản chất của giáo dục tự do, ta cần thay đổi tư duy một cách triệt để về các khái niệm cơ bản, bắt đầu với những ưu tiên. Tăng cường lợi ích cộng đồng trở thành một mục tiêu hàng đầu. Để đạt được đạo đức công dân cần sử dụng tri thức và sức sáng tạo ở mức cao nhất. Phương pháp tiếp cận nguồn lực và quyền hành của chúng ta bộc lộ thực tế rằng không ai có câu trả lời cho những thách thức mà công dân trong thế kỷ này phải đối mặt, và mọi người đều có trách nhiệm nỗ lực và tham gia tìm kiếm chúng. Bennington sẽ tiếp tục giảng dạy các môn nhân văn và khoa học như những mảng chuyên sâu mà công nhận sự khác nhau giữa mục đích cá nhân và nghề nghiệp. Nhưng sự cân bằng đã được điều chỉnh lại, các mục đích chung của chúng ta có tầm quan trọng tương tự nếu không lớn hơn. Khi mô hình xuất hiện nó đơn giản và minh bạch một cách đáng ngạc nhiên. Ý tưởng là làm cho chính những vấn đề chính trị - xã hội, từ y tế và giáo dục, đến sử dụng vũ trang, thiết kế chương trình học. Chúng sẽ đảm nhận vai trò chỉ huy của những nguyên tắc truyền thống. Nhưng các cơ cấu được tạo ra để kết nối hơn là chia rẽ, những vòng tròn phụ thuộc lẫn nhau, hơn là những tam giác riêng lẻ. Và điểm mấu chốt không phải là coi những vấn đề này như các ngành nghiên cứu, mà như các khuôn khổ cho hành động. Thử thách là tìm ra những gì cần thiết để thực sự làm một việc mà tạo nên sự khác biệt lớn lao và lâu dài. Trái ngược với những quan điểm được tiếp nhận rộng rãi, nhấn mạnh về hành động cho ta sự khẩn thiết đặc biệt để suy nghĩ. Tầm quan trọng của việc nắm giữ những giá trị như công lý, công bằng, sự thật, đang ngày càng hiển hiện khi sinh viên nhận ra rằng sự quan tâm đơn thuần không thể cho họ điều cần biết khi vấn đề là thay đổi tư duy về giáo dục, cách tiếp cận của chúng ta về y tế, hay chiến lược để đạt tới một nền kinh tế công bằng. Những giá trị của quá khứ cũng trở lai. Nó đồng hành với ta. Anh không phải là người đầu tiên cố gắng khám phá điều này, cũng giống như anh không phải người cuối cùng. Đáng trân trọng hơn, lịch sử cung cấp một phòng thí nghiệm để ta thấy các thử nghiệm và những hệ quả mong muốn của ý tưởng. Trong ngôn ngữ các sinh viên của tôi, "Suy nghĩ sâu xa chỉ có ý nghĩa khi bạn cân nhắc cần làm việc gì cho những vấn đề có ý nghĩa." Một nền giáo dục tự do có khả năng ủng hộ chương trình giảng dạy nghiêng về hành động này đã bắt đầu xuất hiện. Hùng biện, nghệ thuật sắp đặt thế giới từ ngữ để đạt hiệu quả tối đa. Thiết kế, nghệ thuật sắp đặt thế giới sự vật. Hòa giải và ứng biến cũng có một vị trí đặc biệt trong ngôi đền mới này. Lý luận định lượng có được vị trí thích hợp của nó tại trung tâm của những điều cần thiết để quản lý thay đổi nơi mà đo lường là tối quan trọng. Tương tự đối với khả năng phân biệt một cách có hệ thống giữa cốt lõi và những gì ở xung quanh. Trong khi việc tạo liên kết là thuộc về bản chất thì khả năng của công nghệ xuất hiện với sức mạnh đặc biệt. Nhưng sự quan trọng của nội dung cũng đóng vai trò không kém. Tầm vươn xa của chúng ta càng rộng, câu hỏi "Về điều gì?" càng trở nên quan trọng. Trong khi sự ứng biến, tháo vát, tưởng tượng là chủ chốt, người nghệ sĩ, cuối cùng cũng có được vị trí trên bàn họp, khi các chiến lược hành động đang trong quá trình được thiết kế. Trong mô hình lý tưởng được mở rộng của nền giáo dục tự do nơi mà mạch suy nghĩ và hành động là máu và sự sống, tri thức được mài dũa ngoài trường học trở thành thiết yếu. Các nhà hoạt động xã hội, lãnh đạo danh nghiệp, luật sư, chính trị gia, các giáo sư sẽ gia nhập đội ngũ giáo viên như những người đang hào hứng tham dự đám cưới giữa giáo dục tự do với sự tiến bộ của lợi ích cộng đồng. Đến lượt mình, các sinh viên liên tục ra ngoài lớp học để trực tiếp tham gia vào thế giới. Và đương nhiên, loại rượu mới này cần bình mới nếu chúng ta muốn thể hiện sự sống động và hoạt bát của ý tưởng này. Khám phá quan trọng nhất của ta trong việc tập trung vào hành động cộng đồng chính là thấu hiểu rằng quyết định khó khăn không phải là giữa tốt với xấu mà là giữa những lợi ích cạnh tranh với nhau. Khám phá này mang tính thay đổi. Nó dẹp bỏ thái độ tự mãn, triệt để thay đổi bản chất của tranh luận, và làm tăng cao khả năng tìm thấy các điểm chung. Hệ tư tưởng, nhiệt tâm, các ý kiến thiếu căn cứ đơn giản là không đủ. Đây là một nền giáo dục chính trị, đó là điều chắc chắn. Nhưng đây là nền chính trị có nguyên tắc, không thiên vị. Vậy nên thách thức đối với Bennington là thực hiện nó. Trên tấm thiệp nghỉ lễ năm 2008 của Bennington là bản phác thảo của kiến trúc sư về một công trình sẽ mở vào năm 2010 đó là trung tâm cho sự phát triển hành động cộng đồng. Trung tâm này sẽ là biểu tượng và duy trì sự cam kết về giáo dục này. Hãy nghĩ về nó như một nhà thờ lâu đời. Từ ngữ trên thấp thiệp mô tả những điều bên trong. Chúng tôi dự định dùng khả năng tưởng tượng và tri thức, nhiệt huyết và lòng quả cảm của các sinh viên, giáo viên và nhân viên để phát triển các chiến lược hành động dựa trên những thử thách khó khăn của thời đại. Thế nên chúng tôi đang thực hiện trách nhiệm của mình. Trong khi những tuần vừa qua đã là thời điểm niềm hân hoan tràn ngập khắp đất nước này, sẽ thật đáng tiếc nếu bạn nghĩ điều này nghĩa là công việc của mình đã hoàn thành. Sự im lặng đóng băng chúng tôi đã gặp phải khi từ bỏ cấu trúc cũ, tháo gỡ thể chế công cộng, sự xuống cấp cơ sở hạ tầng không phải chỉ của riêng các trường đại học. Chúng ta đã quen với sự thờ ơ của bản thân khi cần làm việc gì đó quan trọng về những vấn đề có ý nghĩa liên quan đến chính quyền, ngoại trừ việc đợi thêm bốn năm nữa. Chúng ta cũng luôn nhẫn nại bị bỏ ra lề bởi ý kiến của các chuyên gia như đó là người duy nhất có thể đưa ra câu trả lời. Bất chấp vô số những chứng cứ cho điều ngược lại. Vấn đề là không hề tồn tại một nền dân chủ khả thi nào chỉ bao gồm các chuyên gia, những người chỉ có nhiệt tình, các chính trị gia và các cổ động viên. (Tiếng vỗ tay) Mọi người sẽ tiếp tục và nên tiếp tục học mọi thứ có thể về điều gì đó. Chúng ta thực ra luôn luôn làm vậy. Và sẽ có và nên có những người dành trọn đời người theo điểu một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Nhưng sự chuyên tâm này sẽ không tạo ra sự linh hoạt của trí óc, sự đa dạng của quan điểm, khả năng để cộng tác và đổi mới mà đất nước này cần. Đó là nơi bạn bước vào. Điều chắc chắn ở đây đó là rất nhiều những tài năng cá nhân được thể hiện ở đây cần hướng sự chú ý tới thế giới hỗn tạp, bất khả thi, nơi mọi người hợp tác và cãi vã một cách khó chịu, thế giới của chính trị các chính sách công cộng. Tổng thống Obama và đội ngũ của ông đơn giản là không thể thực hiện việc này một mình. Nếu câu hỏi bắt đầu ở đâu đem lại cảm giác choáng ngợp bạn đang ở khởi đầu, không phải kết thúc hành trình này. Cảm giác choáng ngợp là bước đầu tiên nếu bạn nghiêm túc hướng đến những thứ thực sự có ý nghĩa, tại một mức độ có thể tạo ra sự khác biệt. Vậy làm gì khi bạn cảm thấy bị choáng ngợp? Bạn có hai thứ. Bạn có trí óc. Và bạn có những người khác. Bắt đầu với chúng, và thay đổi thế giới. (Tiếng vỗ tay) Thử đi đâu đó trong 4 tháng với 3 điều ước và những ý tưởng sẽ dần xuất hiện các bạn nên thế, nghĩ mình có 3 điều ước Và bạn sẽ làm gì? Đó là một cách tuyệt vời Để nghĩ ra được những điều quan trọng với bản thân và thực sự suy ngẫm về thế giới xung quanh ta Và nghĩ xem, liệu một người có thể thật sự làm một việc gì Hay nghĩ ra điều gì đó có thể tạo ra một sức ảnh hưởng hay làm nên sự khác biệt chăng? Lấy cảm hứng từ thiên nhiên -- đó là chủ đề hôm nay Và nói thẳng ra, đó là nơi tôi bắt đầu. tôi say mê phong cảnh thiên nhiên như một người canada vậy. Chúng tôi có miền bắc rộng lớn, ít người sinh sống Và bố tôi rất thích dã ngoại Vì vậy , tôi thực sự có cơ hội được thưởng thức thiên nhiên Và tôi cũng không hiểu chính xác nó là gì, hay nó tác động tôi thế nào nhưng tôi nghĩ nó đã cho tôi biết Rằng cuộc sống của chúng ta rất ngắn ngủi Và thiên nhiên mà bạn thấy ngoài kia -- những bờ biển nguyên sơ Những cánh rừng nguyên sơ mà tôi đã thấy Thực sự mang lại một cảm giác rằng Thế giới tự nhiên này đã tồn tại từ lâu Và chúng ta đang trải nghiệm nó theo một cách khác Và điều đó, đối với tôi, là một tác động mà tôi cần để làm công việc mà tôi đã làm Và tôi đã ra ngoài, chụp những thảm cỏ xuân non mới chớm trải dọc bên những con đường Những thảm cỏ non này Sau đó tôi chu du khắp nơi trong nhiều năm cố chụp những phong cảnh hoang sơ Nhưng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, tôi cảm thấy những bức ảnh này đã không thực sự có hồn Rằng tôi sẽ khó để biến chúng thành nghệ thuật Và tôi liên tục bị cuốn vào kiểu chụp phong cảnh in lịch hay những kiểu tương tự mà không thoát được Vì vậy, tôi bắt đầu tự hỏi, làm sao để thay đổi hướng nhìn về phong cảnh? Tôi quyết định nhìn nhận lại phong cảnh như thể nó đã bị chúng ta biến đổi tôi đã lạc mất 1 điều gì đó ở Pennsylvania, Và tôi đã rẽ trái, cố trở lại đường cao tốc Cuối cùng, tôi đến thị trấn tên Frackville Tôi xuống xe, đứng ra ngoài Đó là một thị trấn mỏ than , tôi quay ngược 360 độ Và chiêm ngưỡng một trong những khung cảnh kì ảo nhất từng thấy Hoàn toàn tạo dựng bởi con người Và chính nó đã khiến tôi ra ngoài để chiêm ngưỡng các mỏ than Ra ngoài và chứng kiến những sự xâm chiếm của ngành công nghiệp lên những khung cảnh mà tôi tìm thấy Và đó trở thành nền tảng cho những gì tôi làm Và đó cũng là chủ đề mà cho rằng mình nên theo đuổi mà không phải tự mình làm mới chủ đề này đủ rộng để làm cả đời là thứ mà tôi có thể làm với tất cả đam mê và chỉ cần nghiên cứu, tìm ra những ngành công nghiệp này ở đâu Và một trong những điều mà tôi muốn cảm ơn Điều mà có vẻ tôi quên đi mất Là cảm ơn tới tất cả những tập đoàn đã cho tôi vào Bởi vì , tôi phải thương lượng để chụp mỗi bức ảnh -- Để tôi có thể vào thực địa chụp ảnh Và nếu không có những người giúp tôi vào Những người ở vị trí đầu của các tập đoàn, Tôi đã không thể tạo nên những tác phẩm này Tôi không chống lại các tập đoàn Tôi sở hữu một tập đoàn , tôi làm việc với họ Và tôi cho rằng chúng ta đều cần họ, họ rất quan trọng Nhưng tôi cũng muốn bảo vệ sự bền vững Vậy nên, tôi đang nghiêng về cả hai phía. Và tôi không buộc tội ai vì những điều đang diễn ra Nhưng đây là một quá trình chậm Vì vậy , tôi bắt đầu nghĩ, chúng ta đã trải qua đủ các thời kỳ: Đồ đá, Đồ sắt, Đồ đồng Và những thời đại đó vẫn tồn tại ngày nay Nhưng ta đã không còn liên kết với chúng Có gì đó chúng ta không nhận thấy ở đây Và việc này rất đáng sợ , Vì khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu Những lối sống cộng đồng ngày nay, Và những gì mà chúng ta gây ra cho thiên nhiên Điều này, với tôi , là khoảnh khắc thức tỉnh, đáng suy ngẫm. Và qua những bức ảnh của mình Tôi hy vọng có thể khiến cho khán giả chiêm ngưỡng tác phẩm của tôi sẽ đón nhận các hình ảnh này và không từ chối chúng Không nói rằng, "Ôi chúa ơi, đó là gì?" mà bị thách thức bởi nó để nói, "Ôi, nó thật đẹp," ở một mức độ, nhưng ở một mức độ khác, "Điều này thật đáng sợ, tôi không nên thích nó." Như một thú vui bị ngăn cấm. Và chính thú vui bị ngăn cấm này là thứ đang gây ảnh hưởng khiến mọi người nhìn ngắm những khung cảnh và muốn đặt chân đến. Và điều này cũng phần nào định nghĩa cảm nhận của tôi tôi muốn có một cuộc sống tốt tôi muốn có một ngôi nhà, và một chiếc xe. nhưng việc này để lại hậu quả. Làm sao tôi vừa bị thu hút lại vừa cảm thấy kinh tởm? trong chính lương tâm mình, và trong chính các bức ảnh của mình, tôi đang cố tạo lại cảm giác đó. Những bức ảnh tôi đã chụp -- những lốp xe ở đây có 45 triệu lốp. Đây là nhiều nhất. Nó chỉ cách tôi 1 tiếng rưỡi đi xe, và nó đã bốc cháy khoảng 4 năm trước. Gần Westley, California, Modesto. Và tôi quyết định nghiên cứu cái mà, với tôi như các bức ảnh trước về phong cảnh diễn tả được sự thất vọng về những gì ta đã làm với thiên nhiên, như việc tái chế như các bạn thấy ở đây Nó thể hiện cái mà theo tôi đó là sự chuộc lỗi Trong các bức ảnh về việc tái chế của tôi Tôi đang tìm kiếm một hoạt động mà con người bảo vệ được môi trường. Nếu chúng ta tiếp tục phát triển công nghiệp và đô thị, đưa chúng vào hệ thống -- Nếu ta tiếp tục làm vậy -- ta có tiếp tục dĩ nhiên ngồi nghe ở các hội nghị, có nhiều giải pháp hiện nay. Như phỏng sinh học, và nhiều cách khác -- như công nghệ nano, có thể giúp ta không phải tàn phá khung cảnh thiên nhiên. Và ta đều mong chờ những điều đó. Nhưng giờ, những vấn đề đang gia tăng. Chúng vẫn đang tiếp tục diễn ta. Bức ảnh mà các bạn đang nhìn thấy là khi tôi đi đến Bangladesh tôi bắt đầu rời Bắc Mỹ và nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới. Những hình ảnh ở Bangladesh này xuất hiện trong một chương trình radio mà tôi đã nghe. Họ đang nói về Exxon Valdez, rằng sẽ dư thừa các tàu chở dầu vì ngành công nghiệp bảo hiểm. Những tàu chở dầu này sẽ bị ngừng sử dụng, và năm 2004 sẽ là năm đỉnh điểm. Tôi nghĩ "Trời, điều đó có nghĩa là gì?" Khi chứng kiến những con tàu lớn nhất bị tháo dỡ bằng tay, ở những nước thế giới thứ ba. Vậy nên, ban đầu tôi định đi Ấn Độ. nhưng không vào được vì vấn đề với Tổ chức Greenpeace ở đó và sau đó thì đến được Bangladesh, và lần đầu tiên tận mắt thấy thế giới thứ ba mà tôi chưa bao giờ nghĩ có thể. 130 triệu người sống trong một khu vực rộng bằng Wisconsin -- mọi người từ khắp nơi -- dân số rất cao, và điều kiện làm việc rất tệ. Các bạn đang thấy các mỏ dầu ở California, một trong những mỏ dầu lớn nhất. Và một lần nữa, tôi bắt đầu nghĩ rằng -- tôi chợt nhận ra rằng cả thế giới mà chúng ta đang sống là kết quả của việc có nhiều dầu. Và tôi lại bắt đầu phát triển ý tưởng này, tiếp tục phát triển. Đây là chủ đề mà tôi hi vọng hoàn thành trong khoảng 2 hay 3 năm nữa, với tựa đề "Bữa tiệc dầu" Vì tôi cho rằng mọi thứ quanh ta -- quần áo, xe, đường sá, mọi thứ -- là hệ quả trực tiếp của nó Tôi sẽ tiếp tục bằng những hình ảnh ở Trung Quốc. Tôi bắt đầu chụp ảnh Trung Quốc cách đây 4 năm, Trung Quốc thể hiện sự thân thiện với môi trường chưa kể đến là Trung Quốc cũng tạo nên sức ảnh hưởng lớn đến những ngành công nghiệp quanh tôi. Tôi đến từ một thị trấn lao động chân tay, một thị trấn GM, và cha tôi làm việc ở GM, nên tôi hiểu rõ ngành công nghiệp đó và xuất thân cũng cung cấp thông tin cho công việc của tôi. Nhưng bạn biết đấy, khá kinh ngạc khi chứng kiến Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh như vậy Ở đây là Đập Tam Hiệp, đây là đập lớn gấp rưỡi từng được xây dựng bởi con người. Hầu hết các kĩ sư trên thế giới đều bỏ dự án vì họ cho rằng, "Nó quá lớn." Thật ra, khi nó được đổ đầy nước cách đây 1 năm rưỡi, họ đo được một sự chấn động mặt đất nhẹ khi nó chạy Mất 15 ngày để đổ đầy nước. Tạo nên một hồ chứa nước dài 600 kilômét, một trong những hồ chứa lớn nhất được tạo. Và một trong những dự án lớn khác là dời 13 thành phố đông dân khỏi nơi xây hồ chứa và san bằng những tòa nhà để có chỗ chứa tàu. Đây là ảnh "trước và sau". Đây là trước. Đây là 10 tuần sau đó, do con người dỡ bỏ. Tôi nghĩ họ dùng thuốc nổ cho 11 tòa nhà, phần còn được dỡ bỏ. Đây là 10 tuần sau. Việc này đem đến một ý tưởng. Tất cả là do người dân sinh sống ở đó dỡ bỏ và được trả công cho từng viên gạch để dỡ bỏ thành phố họ từng sống. Đây là một số hình ảnh cho việc đó. Tôi đã đi ba chuyến đến Đập Tam Hiệp, chứng kiến sự biến đổi lớn của khung cảnh. Trông khung cảnh như bị bom phá hủy, nhưng không phải. Khung cảnh biến đổi có chủ đích. Họ cần năng lượng điện, họ bằng lòng tạo nên biến đổi lớn đến mức này để có năng lượng điện. May thay Trung Quốc chọn phương pháp này vì nếu đem ra so sánh, có 27 nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng. Điều không hề có ở Bắc Mỹ trong 20 năm vì vấn đề "NCK" "Nhạy cảm khác" Nhưng TQ lại nói "Không, tụi tôi sẽ có 27 cái trong 10 năm nữa" Ở đó cũng có lò đốt than để tạo năng lượng thuỷ điện mỗi tuần. Nên than là một trong những vấn đề lớn nhất. Và một vấn đề khác ở Đập Tam Hiệp là -- nhiều đất nông nghiệp ở phía bên trái đã bị mất; một phần đất nông nghiệp màu mỡ nhất bị mất ở đó. Và 1.2 đến 2 triệu người đã phải dời đi, tùy thuộc vào số liệu đang nghiên cứu. Và đây là thứ họ đang xây dựng. Đây là Wushan, một trong những thành phố lớn nhất bị di dời. Đây là tòa thị chính của thành phố. Về việc xây lại thành phố -- với tôi, đáng buồn là họ đã không giữ lại nhiều những gì chúng ta đã thân thuộc khi quy hoạch thành phố. Không có công viên, cây cỏ. Nhiều người sống ở bên hông đồi. Ở đây, họ có cơ hội xây lại thành phố từ dưới lên, nhưng lại không liên kết với họ. Đây là biển hiệu, "Chấp hành chính sách kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng nhận thức khoa học về hôn nhân và sinh sản văn minh, tân tiến." Ở đây, nếu các bạn nhìn vào tấm quảng cáo này, nó có mọi thứ liên quan đến văn hóa phương Tây. Bạn đang thấy những lễ phục, bó hoa. Nhưng với tôi, điều thật sự đáng sợ về bức tranh này và về tấm quảng cáo này là nhà máy lọc ở phía sau. Nó giống như kết hợp tất cả những gì chúng ta có nó thể hiện cách chúng ta đang thích nghi lối sống mới, chấm hết. Và khi bạn nhận thấy điều đó, khi thấy họ đang chuyển từ lối sống nông thôn với lượng carbon thấp sang lối sống thành thị với lượng carbon lớn hơn nhiều, mọi việc trở nên nghiêm trọng. Đây là hình một trong những quảng trường lớn nhất ở Quảng Đông và là nơi nhiều người lao động di cư đến từ các miền đất nước. Có khoảng 130 triệu người di cư luôn cố đến các trung tâm đô thị, và trong 10 tới 15 năm nữa, sẽ có thêm 400 đến 500 triệu người di cư đến các thành phố như Thượng Hải và các trung tâm sản xuất. Những nhà sản xuất thường là trong nước - bạn có thể biết một nhà máy nội địa qua việc họ đều dùng đồng phục cùng màu. Đây là đồng phục hồng ỏ nhà máy này. Đây là nhà máy giày. Họ có ký túc xá cho công nhân. Họ thu hút công nhập cư và cho công nhân ở trong ký túc xá. Đây là một trong những nhà máy giày lớn nhất, Yuyuan gần Thâm Quyến. Hơn 90,000 công nhân làm giày ở đây. Đây là lúc đổi ca làm việc, một trong ba lần. Có 2 nhà máy cấp độ này ở cùng một thành phố. Đây là một cái với hơn 45000 người, nên mỗi bữa ăn trưa, có khoảng 12,000 người đến đây ăn. Họ ngồi xuống; có khoảng 20 phút để ăn. Sau đó đến lượt tiếp theo. Thật là một lực lượng lao động lớn đang phát triển ở đó. Thượng Hải -- Tôi đang nhìn thấy sự phục hồi đô thị ở Thượng Hải, cả vùng này sẽ bị san bằng để xây những tòa nhà cao tầng trong 5 năm nữa. Một điều nữa đang diễn ra ở Thượng Hải là Trung Quốc, chẳng hạn, đang biến đổi vì việc này đáng lẽ không diễn ra 5 năm trước do từ chối thỏa thuận. Họ được họi là dengzahoo -- họ như đinh tán trên đường. Họ không dời đi. Họ không chịu thỏa thuận. Họ không nhận đủ tiền nên họ không chịu dời đi. Nên họ không chấp nhận cho đến khi đi đến thỏa thuận có lợi. Họ khá thành công trong việc đạt những thỏa thuận tốt hơn vì phần lớn họ bị đối xử bất công. Họ đang phải làm thêm giờ khoảng 2 tiếng -- những cộng đồng này đã ở đây hàng trăm năm, thậm chí có thể là hàng ngàn năm, và họ đang bị tách ra và sống rải rác ở các vùng ngoại ô bên ngoài Thượng Hải. Nhưng đây chỉ là một nhóm người từ chối thỏa thuận của công trình ở Thượng Hải. Theo tôi, đây có lẽ là dự án nâng cấp thành phố lớn nhất trên hành tinh này. Tất cả những gì họ đang thay thế -- một trong những mong muốn của tôi, và tôi chưa từng muốn đến đó, là nói cho họ biết những cách tốt hơn để xây nhà. Sự đối lập về phong cách thật ấn tượng Đây là biệt thự. Như bây giờ, họ đang dời đi. Giàn giáo vẫn còn đó, đây là một khu chất thải điện tử nếu bạn nhìn khu vực gần chỗ chụp ảnh này, bạn sẽ thấy được nền công nghiệp của họ là tái chế. Nền công nghiệp đã phát triển quanh những công trình mới này. Đây là cầu vượt 5 tầng ở Thượng Hải. Thượng Hải là một thành phố rất thú vị -- nó phát triển ở mức độ mà tôi nghĩ không một thành phố nào làm được. Thật ra, thậm chí Thâm Quyến, vùng kinh tế một trong 5 vùng đầu tiên -- 15 năm trước có 100,000 người, ngày nay có khoảng 10 tới 11 triệu người. Việc này giúp ta thấy được hình thức di cư và tốc độ phát triển nơi đây -- đây là những chiếc taxi đang được sản xuất của hãng Volkswagen. Có 9,000 chiếc ở đây, và chúng đang được xây dựng cho một trong những thành phố lớn nhất, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến. Đây không phải là thị trường ô tô nội địa mà là thị trường taxi. Cái chúng ta đang nhìn thấy là sự phát triển ngoại ô -- tương tự vậy, nhưng chúng đều là nhà cao tầng. Họ sẽ xây 20 đến 40 cái 1 lúc, và họ sẽ xây lên như cách mà một căn nhà cho một hộ gia đình được xây ở đây. Mật độ dân cư cũng khá cao. Một trong những điều mà tôi muốn chỉ ra từ bức hình này là khi nhìn thấy những tòa nhà này, tôi đã sốc khi nhận ra chúng không dùng hệ thống điều hòa trung tâm; mỗi cửa sổ đều có một máy điều hòa. Và tôi chắc rằng có người ở đây biết rõ hơn tôi về năng suất điện, nhưng tôi không nghĩ việc mỗi căn hộ có một máy điều hòa riêng là cách hiệu quả để làm mát tòa nhà cỡ này. Khi bạn nhìn thấy điều này, và bắt đầu nghĩ đến thành phố to lớn như Thượng Hải, đó thật sự là một khu rừng tòa nhà chọc trời. thật ngoạn mục, tốc độ mà thành phố này đang biến đổi. Có thể thấy vùng cận cảnh của bức ảnh này, vẫn đang được xây dựng. Vùng này đã được xây dựng xong 8 tháng trước. các tòa nhà cao tầng ở vùng trung tâm. Một tòa nhà chọc trời thật sự được xây dựng trong 1 đêm ở Thượng Hải. Gần đây nhất khi thâm nhập và quan sát một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây là Baosteel, ngay vùng ngoài Thượng Hải. Đây là nơi cung cấp than cho nhà máy thép 18 km vuông Đây là một công ty rất lớn, theo tôi có 15,000 công nhân, 5 lò đúc, và cái thứ 6 đang được chuyển đến đây. Họ đang xây dựng những lò luyện rất lớn để đáp ứng nhu cầu thép ở Trung Quốc. Đây là 3 lò luyện có thể thấy được từ góc chụp này. Khi nhìn những ảnh này, ta cảm nhận họ phải làm việc quần quật. Đoạn clip này là một người lắp ráp đang làm việc. Đó là cầu dao tự động. 10 tiếng 1 ngày ở tốc độ này. Tôi cho rằng một trong những vấn đề mà Trung Quốc đang đối mặt là họ đang dùng rất nhiều công nghệ sản xuất tân tiến nhất Trong đó, có 400 người làm việc trên tầng. Tôi đã hỏi quản lý chỉ ra 5 công nhân làm việc năng suất nhất, sau đó tôi đến và quan sát từng người khoảng 15 đến 20 phút, và chọn người phụ nữ này. Nhanh như tia chớp tốc độ lắp ráp của cô, gần như không tưởng. Nhưng đó là mánh khoé của họ mà họ đang sử dụng thành công; đó là họ dùng những công nghệ mới và máy đùn chất dẻo, để lắp ráp tất cả thành phần tự động, nhưng thật ra họ mang đến các dây chuyền lắp ráp -- những công nhân rất sẵn sàng làm. Họ cần công việc. Có hàng tá người muốn công việc của họ. Tình trạng này sẽ còn kéo dài 10 đến 15 năm nữa nếu họ nhận ra điều họ muốn, đó là thêm 400 đến 500 triệu người chuyển đến các thành phố. Trong trường hợp này -- đây là dây chuyền lắp ráp mà bạn thấy; một bức ảnh. Tôi phải dùng khẩu độ rất nhỏ đế tạo độ sâu cho bức ảnh. Tôi phải yêu cầu họ ngồi yên trong 10 giây để chụp bức ảnh này. Tôi mất 5 lần chụp thử bởi vì họ cứ tiếp tục làm việc. Giảm tốc độ của họ là gần như không thể. Họ chỉ làm những việc như vậy trong suốt một ngày dài, cho đến khi quản lý nghiêm khắc ra hiệu, "Được rồi, mọi người dừng lại." Công việc không quá tệ, nhưng họ phải lắp ráp ở tốc độ rất nhanh. Đây là xưởng dệt may đang sản xuất lụa tổng hợp, một phụ phẩm của dầu mỏ Và cái bạn thấy ở đây là, một trong những xưởng may tân tiến nhất. Có 500 máy; mỗi máy có giá khoảng 200,000 đô la. Có 12 người giám sát, họ kiểm tra máy móc -- họ di chuyển giữa các đường trống. Các máy đều hoạt động, thật đáng kinh ngạc khi thấy quy mô các nền công nghiệp ở đây Và tôi bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào các nhà máy. Đây là ảnh đôi, tôi chụp nhiều ảnh so sánh để mô tả được quy mô của những nơi này. Đây là băng chuyền nơi công nhân nhận chỉ và quấn chỉ lại với nhau trước khi được đưa đến nhà máy. Đây là việc cần nguồn lực lao động lớn, làm giày. Tầng này có khoảng 1,500 công nhân. Công ty có khoảng 10,000 nhân viên, và họ đang sản xuất giày nội địa. Rất khó để thâm nhập vào các công ty quốc tế bởi vì tôi phải có sự cho phép từ các công ty như Nike và Adidas, điều đó rất khó. Họ không muốn cho tôi vào. Nhưng thị trường nội địa thì dễ hơn. Có cảm giác dễ dàng thâm nhập -- đây là lí do thật sự mà nhiều người di cư đến Trung Quốc để tìm việc ngành sản xuất giày. Nike là một trong các thương hiệu đầu tiên. Thị trường Trung Quốc giàu nguồn nhân lực nên thâm nhập thị trường này rất có lý. Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động cao cấp: điện thoại hiệu Bird, một trong những thương hiệu lớn nhất TQ Tôi cho rằng các công ty sản xuất điện thoại di động đang xuất hiện ngày một nhiều mỗi tuần, và họ làm tăng số lượng điện thoại được sản xuất. Đây là nhà máy sản xuất áo -- Youngor, một trong các nhà máy sản xuất quần áo lớn nhất TQ. Ảnh tiếp theo là ở nhà ăn. Mọi việc đều rất hiệu quả. Trong khi chuẩn bị chụp ảnh này, những công nhân ăn trưa trong khoảng 8 tới 10 phút. Đây quy mô nhà máy lớn nhất tôi từng thấy. Họ sản xuất cà phê, nơi sản xuất cà phê lớn nhất và máy nướng bánh lớn nhất -- họ sản xuất 20 triệu cái trên thế giới. Có 21,000 nhân viên. Nhà máy này -- và họ cái vài nhà máy nữa -- có chiều dài nửa kilômét. Những bức ảnh này được chụp gần đây -- tôi về 1 tháng trước, nên các bạn là những người đầu tiên thấy chúng, những bức ảnh về các nhà máy mà tôi đã chụp. Tôi mất gần 1 năm để vào những nơi này. Một khía cạnh khác của Trung Quốc là ở đó rất cần vật liệu. Vì vậy nhiều vật liệu thu thập được ở đây đang được tái chế và mang đến Trung Quốc bằng tàu. Đó là khối kim loại. Đó là cuộn ứng nơi họ lấy đồng và thép cao cấp từ các động cơ và tái chế chúng. Việc này chắc chắn diễn ra ở California và Thung lũng Silicon Nhưng việc này xảy ra với hầu hết các máy tính. 50 phần trăm máy tính trên thế giới cuối cùng được tái chế ở Trung Quốc. Nó được gọi là "rác thải điện tử" ở đó. Và đây là một vấn đề. Cách mà họ tái chế bàn phím là dùng than bánh vốn khá phổ biến ở trung quốc họ đốt than để nung chảy bàn phím rồi họ dùng kìm để lấy các thành phần ra. Họ cố lấy các kim loại có giá trị ra khỏi các thành phần đó. Nhưng mùi độc hại -- khi bạn vào một thành phố dùng cách này để đốt bàn phím, bạn có thể ngửi thấy mùi đó 5 hay 10 kilômét trước khi đến nơi. Đây là một công ty khác. Tất cả đều là nghề thủ công, nên không ở những nơi lớn -- tất cả đều ở trước hiên của người dân, ở sân sau, thậm chí là trong nhà khi họ đốt bàn phím, Việc này có thể ảnh hưởng đến người đi ngang -- vì việc này được xem là phạm pháp ở Trung Quốc nhưng họ không thể ngăn các sản phẩm điện tử được chuyển đến. Bức chân dung này -- tôi không được biết đến với ảnh chân dung, nhưng tôi không thể không chụp bức này, bà ấy đã trải qua thời Mao Trạch Đông, chiến dịch Đại Nhảy vọt, và Cách mạng văn hóa, giờ đây bà lại ngồi trước hiên với rác thải điện tử bên cạnh. Thật ấn tượng. Đây là một con đường tràn ngập bàn phím máy tính ở các thành phố lớn nhất nơi tái chế chúng. Đó là những bức ảnh mà tôi muốn cho các bạn xem. (Vỗ tay) Tôi muốn gửi những ước muốn cho con gái tôi Chúng ngồi trên vai tôi suốt khoảng thời gian tôi suy ngẫm. Đây là Megan, bên phải và ở đó là Katja. Với tôi, toàn bộ khái niệm -- những thứ tôi chụp được bắt nguồn từ nỗi lo về quy mô phát triển công nghiệp và cái chúng ta gọi là phát triển. Và dù có nhiều thứ tuyệt vời sắp tới -- khá rõ ràng trong căn phòng này -- có những thứ sắp thất bại nhưng lại có thể giải quyết rất nhiều vấn đề, Tôi thật sự hi vọng rằng những thứ đó sẽ lan rộng ra thế giới và đem lại nhiều lợi ích. Nó không chỉ ảnh hưởng thế giới chúng ta, mà còn nhiều lợi ích khác -- vì tôi nghĩ chúng ta có thể giảm mức tác động của mình -- nhưng sự tác động hiện đang tăng ở Châu Á với tốc độ rất nhanh tôi không nghĩ ta có thể duy trì đồng đều mọi nơi. Nên với chiến lược này tôi nghĩ chúng ta phải quan tâm đến quá trình phát triển của họ, vì nó sẽ liên quan đến sự phát triển của chính chúng ta, Nên một phần tôi suy nghĩ và mong muốn tôi ngồi suy ngẫm nghĩ về việc "Cuộc sống của con gái tôi sẽ ra sao khi chúng muốn có con, hay khi chúng muốn kết hôn trong 20 năm nữa hay 15 năm nữa?" Đây là cốt lõi của những suy tư của tôi -- trong công việc của tôi, có được cơ hội để nói lên một vài ước muốn của mình. Ước muốn 1: thay đổi thế giới. Tôi muốn sử dụng những hình ảnh của mình để thuyết phục hàng triệu người tham gia các buổi thảo luận quốc tế Và chính qua những buổi thảo luận ngày nay mà tôi thấy việc đó không phải bất khả thi Tôi đã tìm kiếm -- tôi muốn liên kết suy nghĩ của mình với một cái gì đó Tôi không muốn một ước muốn mà lại không có cơ sở. Một điều tôi gầy dựng từ tay trắng, còn điều kia Một điều tôi gầy dựng từ tay trắng, còn điều kia Và Worldchanging.com là một trang blog tuyệt vời được truy cập bởi gần nửa triệu người mỗi tháng. Và nó chỉ mới được lập cách đây 14 tháng. Vẻ đẹp của trang blog đó là giọng điệu của các cuộc thảo luận mà tôi thích. Trên trang blog đó, họ không -- tôi nghĩ các hoạt động môi trường thất bại vì phê phán quá nhiều; vì nói về dự diệt vong trong tương lai quá nhiều; nhưng không nói về những khía cạnh tích cực của việc quan tâm đến môi trường và thoát tình trạng hiện tại. Những thảo luận trên trang blog là về những cuộc vận động tích cực, về việc thay đổi thế giới theo cách tốt hơn, nhanh hơn. Trang blog đi sâu vào công nghệ, vào những thiết bị tiết kiệm năng lượng mới, vào cách để thay đổi suy nghĩ và thay đổi chiến thuật để vận động việc sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. Với tôi, một trong những thứ tôi muốn làm là đưa những nghiên cứu của mình vào việc quảng bá cho trang web Wordchanging.com. Các bạn có thể biết anh ấy, Stephen Sagmeister, nhà diễn thuyết TED, và tôi đang hợp tác trong một số bản thiết kế. Đây chỉ là giai đoạn đầu mà thôi Những ảnh này, cùng với Worldchanging.com có thể được dùng trong bất cứ phương tiện truyền thông nào. Chúng có thể được đăng trên các trang Web, dùng cho biển quảng cáo hay hình xe buýt hay tương tự vậy. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng. Chúng tôi thảo luận trong quảng cáo, hình ảnh sẽ có nhiều chữ, chữ sẽ xuất hiện khắp ảnh. Điều kì lạ, theo Stephen là chỉ có ít hơn 5% quảng cáo thật sự chú trọng hình ảnh. Trong trường hợp này vì liên quan đến nhiều hình ảnh cũng là cái mà chúng đại diện và những câu hỏi mà chúng khơi gợi, chúng tôi cho rằng nên để hình ảnh làm trọng tâm, khiến cho người ta thắc mắc, Vậy Worldchanging.com và những hình ảnh này sẽ làm được gì?" Hi vọng có thể khiến mọi người truy cập trang web. Việc xây dựng trang web Worldchanging.com, tôi không cho rằng nó là một trang web để chúng ta chỉ theo dõi những biến đổi chết chóc. Trang web này sẽ có tiếng nói riêng và sẽ lan tỏa và hành động Vì hiện nay có nhiều cuộc đàm thoại ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Mỹ -- có nhiều bài viết từ khắp thế giới. Tôi nghĩ sẽ có cơ hội tổ chức một cuộc đàm thoại, trò chuyện về việc sử dụng năng lượng sạch trên Worldchanging.com Và bất cứ gì các bạn có thể làm để quảng bá đều rất tuyệt vời. Ước muốn 2 liên quan đến khởi nguồn nhận thức Đó là: tổ chức một cuộc thi sáng tạo nhằm thúc đẩy trẻ em nghĩ ý tưởng sử dụng năng lượng sạch và đầu tư cho chúng Một trong những ý tưởng là của Allison trong một lần suy nghĩ ý tưởng Cô ấy nói rằng việc tái chế ở Canada hướng đến nhận thức của trẻ ở độ tuổi từ lớp 4 đến lớp 6 Điều đó khiến bạn suy ngẫm lớp 4 -- vợ tôi và tôi cho rằng 7 tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu có lý trí và xây dựng lý trí ở tuổi tiền dậy thì. Đây là một giai đoạn tốt để bạn gây ảnh hưởng đến trẻ. Điều gì xảy ra ở tuổi dậy thì? Chúng ta đã biết từ những bài thuyết trình trước. Suy nghĩ của tôi là chúng ta cố gắng thúc đẩy trẻ có nhiều ý tưởng để cho chúng hiểu sử dụng năng lượng sạch là gì và chúng sẽ có lợi nếu việc đó diễn ra. Một trong những cách mà tôi suy nghĩ ra là sử dụng tiền thưởng của tôi khoảng 30,000 hay 40,000 USD tiền thưởng, phần còn lại sẽ dùng để tổ chức dự án này, như là phần thưởng cho các bé. Nhưng một điều khác mà tôi nghĩ rất tuyệt là tạo ra những "mục tiêu phần thưởng" Có thể là phần thưởng cho ý tưởng hay nhất cho một dự án cấp trường hay phần thưởng cho một dự án của hộ gia đình, hay dự án cộng đồng về dùng năng lượng không gây hại môi trường. Tôi nghĩ nên có một giải thưởng lớn cho tác phẩm cho cuộc thi "Trong thế giới của tôi". Điều sẽ xảy ra là giải thưởng được mở rộng khi vận động đóng góp dụng cụ, như là phòng thí nghiệm ý tưởng, hay tiền để làm giải thưởng đủ lớn -- mở rộng ra tất cả các trường công, hay trường có trẻ em ở độ tuổi đó, và biến nó thành một cuộc thi để trẻ cố gắng đạt giải thưởng từ đó đề xuất ý tưởng. Ý tưởng phải khả thi, Những tác phẩm nghệ thuật là vế ý tưởng và cách trẻ trình bày và thực hiện ý tưởng khả thi và thực tế. Theo cách đó, việc xảy ra là chúng ta đang thúc đẩy một nhóm tuổi động não. Các bé sẽ tác động đến gia đình. Phụ huynh cũng sẽ phản ứng, và giúp đỡ các em thực hiện dự án. Tôi nghĩ điều này sẽ khuyến khích suy nghĩ về việc sử dụng năng lượng tốt theo một cách tích cực, và dạy cho trẻ em. Hiện nay, chúng biết về việc tái chế nhưng chúng không thật sự hiểu việc sử dụng năng lượng sạch và tác động ảnh hưởng nghiêm trọng ra sao. Chỉ dạy cho trẻ em, với tôi, là một ước muốn tuyệt vời, và đó sẽ là việc mà tôi muốn dốc tâm làm. Trong cuộc thi "Trong thế giới của tôi" chúng tôi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật nộp cho cuộc thi để quảng bá. Tôi thích cụm từ "Trong thế giới của tôi," bởi vì nó tạo ra cảm giác sở hữu thế giới với người thực hiện Đây là thế giới của tôi; không phải của ai khác. Tôi muốn làm gì đó. Tôi nghĩ cuộc thi là cơ hội kết hợp được trí tưởng tượng và ý tưởng hay của bọn trẻ để trẻ áp dụng chúng vào dự án, và làm gì đó cho trường. Tôi cho rằng mọi trường cần dùng nhiều thiết bị và tiền hơn -- Đó sẽ là một sự khích lệ cho các bé thực hiện dự án. Đây là một số ý tưởng về nơi để quảng bá hình ảnh cho cuộc thi "Trong thế giới của tôi". Ước muốn 3: phim dùng công nghệ Imax. Có người nói tôi nên làm một phim cho mình và tôi đã luôn muốn làm vậy. Quy mô dự án của tôi cũng như ý tưởng mà tôi muốn làm đến từ lúctôi xem bộ phim Imax đầu tiên, "Tôi có thể tác động mọi người với cái tôi thực hiện và với phạm vi của cái tôi làm khi là một nhiếp ảnh gia." Tôi cho rằng tôi có khả năng tác động đến khán giả nếu có cơ hội. Nên tôi đang tìm kiếm một nhà cố vấn, vì tôi vừa bước qua tuổi 50, không thể quay lại trường bây giờ -- Tôi quá bận. Tôi cần ai đó có thể giúp tôi cập nhật nhanh chóng cách để làm việc đó, và giúp tôi minh mẫn để hiểu được sao một người có thể làm vậy. Điều đó sẽ thật tuyệt vời. Và đó chính là ba ước muốn của tôi. (Vỗ tay) Công nghệ thông tin phát triển theo cấp số lũy thừa. Nó không tuyến tính. Trực giác của chúng ta mới tuyến tính. Hàng ngàn năm trước, khi ta băng qua vùng đồng cỏ ta đã phán đoán theo tuyến tính để tìm nơi ẩn nấp của động vật và ta đã đoán đúng. Điều đó hằn sâu trong đầu chúng ta. Trên thực tế, tăng trưởng theo hàm lũy thừa mới miêu tả chính xác tốc độ phát triển của công nghệ thông tin. Đó không chỉ là sự ước tính. Tăng trưởng tuyến tính và lũy thừa khác nhau rõ rệt. Nếu tôi đi 30 bước theo hàm tuyến tính, một, hai, ba, bốn, năm... Tôi đến được 30. Nếu tôi đi 30 bước theo hàm mũ, hai, bốn, tám, mười sáu... Tôi đến được một tỷ. Đây là sự khác biệt rất lớn, điều đó phản ánh đúng sự phát triển công nghệ. Khi tôi còn là sinh viên MIT, mọi người dùng chung một máy tính to bằng tòa nhà. Máy tính trong điện thoại bạn hiện nay rẻ hơn hàng triệu lần, nhỏ hơn hàng triệu lần, và mạnh hơn hàng nghìn lần. Khả năng của máy tính tăng cả tỉ lần trên một đơn vị tiền tệ, đó là những gì chúng tôi trải qua khi tôi là một sinh viên. Điều đó sẽ tiếp diễn trong 25 năm tiếp theo. Công nghệ thông tin phát triển, qua một chuỗi các đường cong chữ S, với mỗi đường cong là một mô hình khác nhau. Ta tự hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra khi định luật Moore không còn đúng nữa?" Điều đó sẽ diễn ra vào năm 2020. Chúng ta sẽ tiếp tục với mô hình tiếp theo. Định luật Moore không phải mô hình đầu tiên tính toán sự phát triển theo hàm mũ đó. Sự tăng trưởng đó đã bắt đầu hàng thập kỉ trước khi Gordon Moore sinh ra. Và điều này không chỉ diễn ra với máy tính, nó còn diễn ra với mọi loại công nghệ ta biết từ trước đến nay. Ta đang có 49 chiếc máy tính nổi tiếng. Tôi sẽ xếp chúng vào thang đo logarit. Thang logarit đã ẩn đi quy mô của sự tăng trưởng, bởi đồ thị trên thể hiện sự phát triển cỡ vài nghìn tỷ lần kể từ năm 1890. Những năm 1950, họ thu nhỏ ống chân không của máy tính, làm chúng ngày càng nhỏ hơn. Điều đó đã đến giới hạn, họ không thể thu nhỏ hơn được nữa mà vẫn giữ được chân không. Và việc thu nhỏ bóng chân không đã kết thúc, nhưng sự phát triển của tốc độ tính toán thì chưa kết thúc. Chúng ta đã tiến tới mô hình thứ tư, bán dẫn, và cuối cùng là mạch tích hợp. Khi nó kết thúc, ta sẽ tiến tới mô hình thứ sáu, mạch phân tử ba chiều tự thiết lập. Nhưng điều thực sự đáng ngạc nhiên hơn cả quy mô sự tăng trưởng đáng kinh ngạc này chính là việc, điều đó có thể được dự báo trước. Đó là việc đi từ dày đến mỏng, qua chiến tranh và hòa bình, qua thời kì bùng nổ và suy thoái. Cuộc Đại khủng hoảng không hề ảnh hưởng đến sự phát triển theo cấp số mũ này. Chúng ta sẽ thấy điều tương tự trong suy thoái kinh tế hiện nay. Khả năng phát triển theo cấp số mũ của công nghệ thông tin sẽ còn tiếp diễn. Tôi vừa cập nhật lại các biểu đồ này, Chúng được trình bày năm 2002 ở cuốn "The Singularity is Near" của tôi. Vậy nên tôi cập nhật lại chúng, để tôi có thể trình bày lại tại đây, năm 2007. Người ta hỏi tôi: "Cậu có lo lắng không? Rằng có thể mọi thứ sẽ không phát triển theo cấp số mũ nữa." Tôi đã lo lắng một chút, vì có thể số liệu không hoàn toàn đúng, nhưng tôi đã làm công việc này trong 30 năm, và mọi thứ vẫn phát triển theo hàm mũ. Hãy nhìn vào biểu đồ này. Năm 1968, bạn mua một bóng bán dẫn với một đôla, ngày nay bạn sẽ mua được nửa tỉ cái, với chất lượng tốt hơn, vì chúng nhanh hơn. Những điều trên thật dễ đoán trước. Những số liệu đó trùng khớp với dữ liệu trong quá khứ. Tôi đã thực hiện những dự báo này liên tục trong 30 năm, Chi phí của mỗi chu kỳ thay bóng bán dẫn, được hiểu như một cách đánh giá hiệu năng của thiết bị, giảm dần theo từng năm, theo tỷ lệ 50 phần trăm. Điều đó cũng đúng ở các lĩnh vực khác, như dữ liệu ADN hoặc dữ liệu não bộ. Nhưng ta còn làm được hơn thế. Chúng ta trao đổi dữ liệu nhiều gấp đôi, trong mỗi loại hình công nghệ thông tin. Chúng ta tăng trưởng 18 phần trăm theo đồng đôla ở tất cả các loại hình công nghệ thông tin trong nửa thế kỉ qua, bất chấp thực tế là bạn có thể nhận được gấp đôi mỗi năm. Sau đây là một ví dụ hoàn toàn khác. Đây không phải định luật Moore. Lượng dữ liệu về ADN mà chúng ta giải mã tăng gấp đôi mỗi năm. Giá thành giảm đi một nửa mỗi năm. Quá trình này diễn ra tốt đẹp, ngay từ lúc dự án gien bắt đầu. Khi dự án đi được nửa đường, một số người nghi ngờ rằng, "Dự án này không ổn. Nửa thời gian đã trôi qua, nhưng tiến độ chỉ được một phần trăm." Nhưng mọi thứ vẫn theo kế hoạch! Nếu bạn nhân đôi 1% thêm bảy lần nữa, đó đúng là điều đang diễn ra, các bạn sẽ đạt được 100%. Dự án hoàn thành đúng thời hạn. Ở công nghệ truyền thông: có 50 cách khác nhau để đo đếm lượng bit trao đổi, hoặc kích thước của internet. Và chúng phát triển theo tốc độ hàm mũ. Điều này làm mọi thứ dân chủ hơn. Hơn 20 năm trước, tôi viết trong "The Age of Intelligent Machines," khi Liên bang Xô viết đang hùng mạnh, họ cũng có thể tan rã vì sự phát triển của phương thức liên lạc phân quyền. Bước vào thế kỉ XXI, ta sẽ có nhiều phương pháp tính toán khác nhau, để làm các việc như tái tạo các vùng trong não bộ. Nhưng phải lấy những phần mềm ấy từ đâu? Một số người nghi ngờ: "Chẳng có phần mềm nào tốt đến thế đâu." Nhưng ta ngày càng biết nhiều hơn về não người. Độ phân giải của ảnh quét não tăng gấp đôi mỗi năm. Lượng dữ liệu về não bộ tăng gấp đôi mỗi năm. Chúng ta đủ khả năng xử lý lượng dữ liệu này thành các mô hình mô phỏng các vùng não người. Có 20 vùng trong não người đã được mô hình hóa, giả lập và thử nghiệm: vùng thính giác; vùng thị giác; tiểu não, nơi mà các kĩ năng của chúng ta được xử lý; các lát của vỏ não, vùng lý trí của chúng ta. Và tất cả điều này đã thúc đẩy cho việc tăng trưởng đều đặn năng suất lao động. Có sự cải thiện rõ rệt từ 30 tới 130 đôla cho năng suất lao động bình quân đầu người, tất cả nhờ vào công nghệ thông tin. Tất cả chúng ta đều lo lắng về năng lượng và môi trường. Vâng, đây là một biểu đồ logarit. Cứ sau mỗi hai năm, lượng năng lượng mặt trời ta tạo ra đều tăng gấp đôi. đặc biệt khi ta ứng dụng công nghệ nano, một ứng dụng của công nghệ thông tin, vào các pin mặt trời. Và ta chỉ cần tám lần nhân đôi nữa để đạt con số 100% lượng năng lượng cần thiết. Và ánh sáng mặt trời ngoài kia nhiều hơn gấp vạn lần lượng chúng ta cần. Cuối cùng, chúng ta sẽ hợp nhất những công nghệ này. Điều đó đang ở rất gần ta. Khi tôi còn là sinh viên, thứ này chiếm cả một khu. Giờ nó ở trong túi tôi. Thứ to bằng tòa nhà bây giờ vừa trong túi các bạn. Thứ bây giờ trong túi các bạn có thể nằm trong tế bào máu 25 năm tới. Chúng ta thực sự bắt đầu tác động sâu hơn đến sức khỏe và trí thông minh của mình, khi chúng ta tiến gần hơn tới công nghệ này. Theo những gì chúng tôi tuyên bố, tại hội thảo TED này đây, theo truyền thống TED, đó là đại học Singularity. Đây là một trường đại học mới, sáng lập bởi Peter Diamandis, người đang ngồi hàng ghế khán giả ở đây. Được hỗ trợ bởi NASA, Google, và những người đứng đầu trong cộng đồng Khoa học và Công nghệ cao. Mục tiêu của chúng tôi là tập hợp những người lãnh đạo, cả giáo viên và sinh viên, vào sự phát triển như vũ bão này của công nghệ thông tin và các ứng dụng của chúng. Larry Page đã có bài phát biểu sôi nổi tại buổi khánh thành trường Đại học, nói rằng chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu nhằm giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại đang đối mặt. Nếu chúng tôi làm điều đó, Google sẽ ủng hộ. Và đó là những gì chúng tôi đã làm. Ba tuần cuối trong chín tuần của khóa tăng cường mùa hè được dành cho 1 dự án để giải quyết các thách thức lớn của nhân loại. Ví dụ như việc ứng dụng Internet, thứ rất phổ biến hiện nay, thậm chí ngay ở nông thôn Trung Quốc hay Châu Phi, nhằm mang thông tin y tế đến những vùng đang phát triển trên thế giới. Những dự án đó sẽ được truyền bá sau khóa học thông qua việc trao đổi và hợp tác. Tất cả các kiến thức trí tuệ đã qua nghiên cứu và giảng dạy sẽ được đưa lên Internet, và được phát triển nhờ vào hình thức hợp tác. Đây là buổi lễ khánh thành trường. Nhưng hôm nay, chúng tôi tuyên bố, trụ sở chính sẽ được đặt ở Thung lũng Silicon, tại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA. Có các khoa khác nhau, dành cho sinh viên đã tốt nghiệp, hoặc quản trị viên của các tập đoàn. Sáu khoá học đầu tiên gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện toán, công nghệ sinh học, công nghệ nano... là những lĩnh vực cơ bản của công nghệ thông tin. Sau đó chúng ta sẽ áp dụng vào các lĩnh vực khác, như năng lượng, sinh thái học, chính sách pháp luật và đạo đức, khởi nghiệp, để học viên có thể phổ biến những công nghệ mới này ra thế giới. Chúng tôi rất trân trọng mọi sự giúp đỡ, từ các nhà khoa học hay những người làm công nghệ, đặc biệt là từ Google và NASA. Đây sẽ là một thử thách mới mẻ. Và chúng tôi mời các bạn tham gia. Cảm ơn! (Vỗ tay) Tôi là một nhà sinh học hải dương. Nên tôi có đặc quyền được nghiên cứu về đời sống của các loài vi sinh vật ở Thái Bình Dương. Chúng ta sẽ bàn về vi sinh vật ngay thôi, nhưng trước hết tôi muốn cho bạn ít ấn tượng về Thái Bình Dương, về độ lớn của nó. Thái Bình Dương là đại dương có lưu vực lớn nhất và sâu nhất. Nó trải rộng khoảng 155 triệu km vuông. Nếu ta gom tất cả châu lục lại và đặt chúng cùng nhau vào một siêu lục địa 2.0, chúng sẽ nằm trọn trong Thái Bình Dương mà vẫn thừa chỗ. Nó chứa một hệ sinh thái khổng lồ, từ màu xanh của đại dương rộng lớn đến các thảm xanh lục ở rìa lục địa. Tại nơi này, Tôi nghiên cứu về nền tảng của lưới thức ăn: Sinh vật phù du. Trong nghiên cứu của tôi, và thực ra rộng hơn là trong lĩnh vực vi sinh hải dương học, có một chủ đề đã và đang dấy lên, và đó là chủ đề về "sự biến đổi" Những hệ sinh thái vi sinh vật này đang thay đổi theo cách rõ rệt, và không khó để nhận ra điều đó. Đại dương chiếm tới 70% của hành tinh chúng ta, vậy nên biến đổi của đại dương cũng là biến đổi của cả hành tinh, và nó bắt nguồn từ vi sinh vật. Bây giờ, tôi có hai hình minh hoạ để chia sẻ cho mọi người, và chúng vốn là chuyện tình yêu đối với các vi sinh vật, Nhưng thật sự tôi phải nói trước có một khía cạnh của nó hoàn toàn có thể làm cho bạn thất vọng, và, chú ý, tập trung vào tình yêu thôi. Đúng không? Đó là động lực của tôi. Điều đầu tiên ta cần biết chính là các đám rừng của biển mang tính vi sinh. Và ý tôi muốn nói là, nhìn chung, các thực vật ở biển đều cực kì nhỏ, và chúng phong phú hơn những gì ta tưởng tượng. Tôi sẽ cho bạn xem một vài chân dụng của những cá thể này mà tôi đã sưu tầm trong nhiều năm qua. Chúng là bậc thấp nhất của lưới thức ăn ở đại dương. Đó chính là những thực động vật siêu nhỏ với nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc và cách trao đổi chất khác nhau. Có hàng trăm ngàn cá thể trong mỗi một mi-li-lít nước biển. Bạn chắc chắn là bơi cùng chúng khi bạn đang ở dưới biển rồi. Chúng sản sinh ô-xy, tiêu thụ khí CO2, và chúng tạo nên cơ sở lưới thức ăn mà các cá thể khác ở biển đều dựa vào. Tới nay, tôi đã dành khoảng 500 ngày trong nghiên cứu khoa học của tôi ở biển, và rất nhiều thời gian trên máy tính hoặc là trong phòng thí nghiệm, nên tôi cảm thấy buộc phải nói với bạn một vài câu chuyện về chúng. Hãy bắt đầu với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Nơi này thì tươi xanh. Nó đẹp lắm. Đây là hoa nở của thực vật phù du mà bạn có thể thấy được từ không gian dọc theo bờ Tây của nước Mỹ. Đây là một hệ sinh thái có năng suất cao. Đây là nơi bạn tới để xem cá hồi, cá bơn, cá voi. Đây là một phần xinh đẹp của nước ta. Và tại đây, trong vòng mười năm, cùng với những thứ khác, tôi đã nghiên cứu về chủ đề đang nổi lên về các đợt nở hoa của tảo gây hại. Đây là hoa nở của các loài thực vật phù du sản sinh độc tố mà có thể làm ô nhiễm các lưới thức ăn và chui rút trong động vật có vỏ và cá được đánh bắt cho con người tiêu thụ. Chúng tôi đã cố tìm hiểu lí do tại sao, ở đâu và vào thời gian nào chúng nở hoa, để chúng tôi quản lí được các vụ đánh bắt và bảo vệ sức khoẻ con người. Bây giờ, vấn đề này là một vấn đề nan giải của đại dương và, cũng như loài người, độc tính đa dạng giữa các loài khác nhau. (Tiếng cười) Đúng không? Vì thế, để vượt qua các khó khăn này, chúng tôi đã kết hợp viễn thám vệ tinh cùng flycam và máy bay vô động cơ, thường xuyên lấy mẫu ở vùng lướt sóng và dành nhiều thời gian trên biển trên các con tàu nhỏ ở bờ biển Oregon. Tôi không biết các bạn đã nhiều người có cơ hội làm việc này chưa nhưng thật sự là không dễ dàng. [Các nhà hải dương học cũng bị say sóng] Đây là một số sinh viên đáng thương. (Tiếng cười) Tôi đã che mặt của họ để bảo vệ danh tính cho họ. (Tiếng cười) Đây là nơi rất thử thách. Nên tôi chuẩn bị cho bạn xem dữ liệu khó lắm mới lấy đươc, OK? (Tiếng cười) Khi kết hợp tất cả dữ liệu cùng với cộng tác viên của chúng tôi, chúng tôi có các chuỗi thời gian 20 năm về chất độc và số tế bào sinh vật phù du. Và điều này cho phép chúng tôi hiểu được mô hình chung của các đợt nở hoa và tạo nên được các mô hình để dự đoán chúng. Và điều chúng tôi nhận ra được là nguy cơ tảo có hại nở hoa gắn liền chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Khi tôi nói "khí hậu", tôi không ý nói thời tiết hằng ngày, ý tôi là các biến đổi dài hạn. Các dao động mà bạn có lẽ đã từng được nghe tới như Dao động Thập niên Thái Bình Dương (PDO), hiệu ứng El Nino chúng thường giúp mùa đông ở khu vực này ấm áp và khô ráo, nhưng chũng cũng làm yếu dòng biển California chạy từ bắc tới nam dọc theo Tây Bắc Thái Bình Dương, và chúng làm ấm vùng đại dương ven bờ. Đó là những vùng đỏ bạn đang thấy trên sơ đồ, những đợt nóng dị thường, các chỉ số dương của PDO. Và khi chúng ta có những thay đổi về dòng biển lưu thông cũng như sự biến đổi về nhiệt độ, nguy cơ mà các loài tảo có hại nở hoa bị tăng lên, nhưng đồng thời lượng cá hồi sản sinh lại giảm xuống, và ta nhận ra được sự bành trướng của những loài xâm lược như cua xanh. Đây là những tác động về sinh thái và về kinh tế của khí hậu. Nếu như mà các mô hình của chúng tôi đúng, thì tần số và tính nghiêm trọng của các sự kiện này sẽ trở nên tồi tệ hơn, cùng lúc với những đợt nóng dị thường này. Và, để minh hoạ cho điều đó, 2014 có lẽ là một trong các đợt nở hoa của tảo độc tồi tệ nhất của lịch sử Oregon. Nó cũng là năm nóng nhất trong kỉ lục thời tiết thời hiện đại tại thời điểm đó, nhưng năm 2015 còn tệ hơn, rồi 2016, 2017, 2018. Thực chất, năm năm nóng nhất trong kỉ lục thời tiết thời hiện đại chính là năm năm vừa qua. Đây là tín hiệu tốt cho tảo gây hại nở hoa nhưng lại là tín hiệu tồi cho sức khoẻ hệ sinh thái. Bây giờ, có lẽ bạn không quan tâm đến động vật có vỏ, những biến đổi này ảnh hưởng đến kinh tế các ngành đánh bắt thuỷ sản quan trọng, như cua và cá hồi, và chúng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ các loài động vật biển có vú như cá voi. Và điều đó có thể đáng lo hơn một xíu nữa. Nó có khả năng cộng hưởng. Vì thế mới có câu chuyện ngày tận thế ở vùng ven biển Thái Bình Dương, Thật tế, đây là các hệ sinh thái rất chi là kiên cường. Chúng hoàn toàn có thể sống lại nếu được chúng ta cho một cơ hội. Vấn đề là không được thờ ơ với những thay đổi mà ta đang thấy, điều mà dẫn tôi tới hình minh hoạ thứ hai. Tôi đã từ lâu chuyển tới quần đảo xa xôi nhất trên hành tinh của chúng ta, quần đảo Hawaii, nơi tôi là lãnh đạo mới của chương trình Hawaiian Ocean Time-series, Đây là một chương trình mà trong 31 năm đều đặn thực hiện các cuộc du hành mỗi tháng tới một nơi mang tên Trạm ALOHA. Nơi này nằm ở giữa Thái Bình Dương, ở giữa khoảng rộng bao la này, có hệ thống chằn chịt các dòng biển mà chúng ta gọi là Vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương. Đó là hệ sinh thái biển lớn nhất. Nó gấp bốn lần độ lớn của rừng mưa nhiệt đới Amazon. Nơi này ấm, theo cách tích cực. Nước ở đây trong xanh. Đây là nơi chắc chắn bạn muốn được lặn và bơi. Bạn không thể làm điều đó khi đi tàu nghiên cứu được, bởi vì, bạn biết đó, cá mập. Google đi. (Tiếng cười) Nơi này đẹp lắm. Ở đây, từ tháng mười năm 1988, nhiều thế hệ nhà nghiên cứu đã làm những chuyến du ngoạn hàng tháng tới. Chúng ta nghiên cứu về sinh học, hoá học, và vật lý của đại dương mênh mông. Chúng tôi đã đo nhiệt độ từ bề mặt đến cả đáy biển. Chúng tôi theo dõi các dòng biển, theo dõi các đợt sóng. Người ta đã phát hiện ra được nhiều loại sinh vật ở đây. Người ta đã tạo ra các thư viện bộ gen khổng lồ thứ đã cách mạng hoá những gì chúng ta nghĩ về sự đa dạng của các loài vi sinh vật biển. Đây không chỉ là nơi để khám phá, nhưng phần quan trọng của các chuỗi thời gian ở đây là chúng cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử, hiểu hơn về bối cảnh. Trong 30 năm tìm thông tin, chúng tôi đã có thể phân biệt được sự thay đổi theo mùa và thấy được dấu tay của con người trong thế giới tự nhiên. Có một chuỗi thời gian điển hình khác ở Hawaii, và đó chính là Đường cong Keeling. Hy vọng là các bạn đã từng thấy nó rồi. Các chuỗi thời gian đã ghi nhận được sự gia tăng nhanh chóng của khí CO2 trong bầu khí quyển. Nó không chỉ là về số lượng, mà còn về tốc độ gia tăng. Tốc độ mà khí cacbon đi-ô-xít gia tăng trong khí quyển như vậy là chưa từng có ở hành tinh chúng ta. Và điều này gây nên hậu quả xấu cho các đại dương. Thực chất, các đại dương hấp thụ 90 phần trăm nhiệt lượng được tạo ra bởi các khí thải nhà kính và cỡ 40 phần trăm số lượng cacbon điôxít. Và chúng ta đã có thể đo được thứ này ở trạm ALOHA. Mỗi một chấm này là một hành trình. Nó đại diện cho đời người trong hơn 30 năm cố gắng làm các phép đo này, và tốn mất 30 năm để xem được thứ này. Lượng CO2 tăng trong khí quyển, CO2 tăng trong đại dương. Nó là đường màu đỏ đó. Một hậu quả của điều đó chính là sự thay đổi nền tảng trong hoá học của nước biển, sự giảm độ pH -- pH được vẽ theo hàm log, nó là đường màu xanh đó. Chúng ta đã nhìn thấy được sự giảm 30% trong độ pH ở bề mặt đại dương trong chuỗi sự kiện này, Điều này ảnh hưởng đến các sinh vật mà cần được cho ăn, tạo vỏ, điều này làm thay đổi tốc độ phát triển, các tương tác trao đổi chất, và nó không chỉ ảnh hưởng mỗi động vật phù du; nó ảnh hưởng đến các hệ sinh thái lớn như các rạn san hô, Một trong những thứ mà chúng tôi đã vừa trình bày qua chuỗi thời gian này chỉ mới là phần nhỏ thôi nhé. Sự tăng khí CO2 và giảm độ pH được đo qua 500 trên cùng của khối nước. Tôi thấy rằng điều này rất uyên thâm. Đây thực sự là một trong những nơi hẻo lánh nhất trên hành tinh chúng ta, và chúng ta đã tác động được đến 500 mét nước trên cùng của cột nước. Nào, hai thứ sau đây -- tảo nở hoa có hại, biển bị a-xít hoá -- chưa hết đâu, đương nhiên. Bạn chắc nghe hết phần còn lại rồi: nước biển dâng, phì dưỡng, sự tan chảy của các tảng băng cực, sự mở rộng các vùng tối thiểu ô-xy, sự ô nhiễm, sự suy thoái đa dạng sinh học, sự đánh bắt quá mức. Tôi khó tìm được học sinh cao học lắm, bạn có thể thấy cao độ của cái này khó đúng không? (Tiếng cười) (Tiếng thở dài) Nhắc lại, tôi nghĩ các hệ này, các hệ sinh thái vi sinh vật này, rất mau phục hồi lại. Chúng ta không thể đi quá xa hướng này. Cá nhân tôi nghĩ rằng quan sát không ngừng về các đại dương và hành tinh của ta là một mệnh lệnh mang tính đạo đức của thế hệ các nhà khoa học chúng tôi. Chúng tôi đang chứng minh rằng các biến đổi trong các quần xã tự nhiên của ta là có thật, và thông qua việc này, chúng ta có cơ hội được thích nghi và thực hiện các thay đổi toàn cầu, nếu chúng ta sẵn lòng. Giải pháp cho các vấn đề này bao gồm nhiều cấp độ. Nó gồm một danh mục nhiều cách giải quyết, từ thay đổi cục bộ, đến tận việc biểu quyết quyết định ai sẽ là người bảo vệ môi sinh trên quy mô toàn cầu. (Tiếng vỗ tay) Quay lại về tình yêu nào. (Tiếng cười) Vi sinh vật rất quan trọng. Những cá thể này có kích thước nhỏ, phong phú, có từ lâu đời, và chúng rất quan trọng trong việc duy trì quần thể và hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đang trên đà làm gấp đôi sản lượng CO2 trong vòng 50 năm tới. vì thế phép so sánh tôi dành cho nó là giống như chúng ta đang ăn như ta đang ở tuổi đôi mươi, giả bộ làm ra vẻ rằng không có hậu quả gì, nhưng tôi là phụ nữ hàng bốn rồi, tôi chắc hẳn là biết rõ hậu quả của việc ngốn đồ ăn rồi đúng không? (Tiếng cười) Các đại dương này vẫn còn rất sinh động. Các hệ sinh thái vẫn chưa bị suy sụp. Chà chà, ngoại trừ Bắc cực, mắc công bạn xi xầm về điều này. (Tiếng cười) Những sự quan sát không ngừng mà tôi đã chia sẻ với bạn hôm nay, công trình của nhiều tế hệ nhà khoa học, đang buộc chúng ta phải chú ý hơn đến các đại dương và phải nuôi dưỡng các vi sinh vật có vai trò nuôi sống chúng ta. Và vì lí do đó, tôi muốn kết thúc bằng một trích dẫn từ một người anh hùng của tôi, Jane Lubchenco. Cái trang chiếu này hợp rồi. Jane đã nói rằng các đại dương thì không quá khó để bị hỏng, cũng không phải quá khó để sửa, nhưng đại dương lại quá khó để lơ đi. Cám ơn các bạn (Tiếng vỗ tay) Người đàn ông giỏi hơn Tôi là người giỏi hơn khi nhận được và giữ gìn Bạn là người giỏi hơn trong chi tiêu và chi tiêu Tôi là người giỏi hơn khi kiếm tiền và cất tiền Nhưng cuối cùng ai là người giỏi hơn? Ai là người giỏi hơn, bạn của tôi? Bạn giỏi hơn với vua và đàn bà Tôi giỏi hơn khi đánh thành Troy; Bạn giỏi hơn khi hôn những đứa trẻ Tôi giỏi hơn khi tìm kiếm và tiêu diệt Nhưng ai là người đàn ông giỏi hơn, chàng trai? Ai là người đàn ông giỏi hơn? Tôi giỏi hơn khi ứng biến Bạn giỏi hơn trong cho quay đĩa Tôi giỏi hơn trong việc trì hoãn Bạn là người giỏi hơn trong các cuộc tranh luận Nhưng ai là người đàn ông giỏi hơn, bạn cũ? Ai là người đàn ông giỏi hơn Bạn giỏi hơn khi hút thuốc lá Tôi giỏi hơn với coca và rượu rum Bạn có nhớ đêm trên bãi biển ở Ibiza? Cặp sinh đôi Maori với hình xăm ở Những người đã là những người đàn ông tốt hơn? Bây giờ chúng tôi đi xuống đến nó, thân nhân đau buồn. Ra tại hội trường với nước mắt cá sấu của họ; Bây giờ mà bạn đang ra khỏi nó, bây giờ mà bạn đang rời khỏi, Bây giờ mà họ đã niêm phong arse của bạn và đôi tai của bạn, Những gì tôi đã ý nghĩa để nói với bạn trong nhiều năm qua, Và năm, và nhiều năm và năm, người bạn cũ... Là bạn đã tốt hơn người đàn ông, trong khi kết thúc; Bạn đã tốt hơn người đàn ông, Bạn của tôi. (Vỗ tay) Tôi đã viết bài thơ sau này cho mẹ tôi. Mỗi người chúng ta có một người mẹ, chỉ có một-- có lẽ là những người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, Nếu bạn may mắn, đủ để hiểu biết nó. Mẹ tôi đã chắc chắn quan trọng nhất trong tôi. Hãy để tôi thử và mô tả của mình cho bạn. Cô là 86 tuổi. Cô là yếu đuối. Trắng, mái tóc bạch kim. Họ có thể làm điều đó tại sao? Tại sao làm nữ tuổi đi đến các cửa hàng tóc, và thực hiện những mũ bảo hiểm? (Tiếng cười) Tươi sáng như một nút. Tất cả những con vịt trong một hàng. Trông giống như một nhiều phiên bản prettier của Margaret Thatcher, (Tiếng cười) nhưng mà không có bất kỳ của các bit mềm trong nhân vật của Margaret. (Tiếng cười) Tôi đã viết bài thơ này cho cô ấy. Đây không phải là niềm tin của tôi. Nhưng mẹ tôi đã sống bằng tín ngưỡng này tất cả cuộc sống của cô. "Không bao giờ trở lại." Không bao giờ trở lại. Không bao giờ trở lại. Không bao giờ quay trở lại ám ảnh của thanh thiếu niên của bạn. Hãy để theo dõi, để theo dõi bị đánh đập; Bộ nhớ giữ tất cả các bạn cần của sự thật. Không bao giờ nhìn lại. Không bao giờ nhìn lại. Không bao giờ succumb đến của gorgon stare. Hãy để theo dõi, để theo dõi bị đánh đập; Không ai là chờ đợi và không có gì là có. Không bao giờ trở lại. Không bao giờ trở lại. Không bao giờ đầu hàng trong tương lai bạn kiếm được. Hãy để theo dõi, để theo dõi bị đánh đập; Không bao giờ quay trở lại các cây cầu bạn đã đốt cháy. Không bao giờ nhìn lại. Không bao giờ nhìn lại. Không bao giờ rút lui đến quá khứ vinh quang'.' Hãy để theo dõi, để theo dõi bị đánh đập; Xử lý hàng ngày của cuộc sống của bạn như là cuối cùng của bạn. Không bao giờ trở lại. Không bao giờ trở lại. Không bao giờ thừa nhận những con ma trên cầu thang. Hãy để theo dõi, để theo dõi bị đánh đập; Không ai là chờ đợi và không có gì là có. (Vỗ tay) Bây giờ, Thưa quý vị, tôi đang lên trên tôi hobbyhorse. Nếu mỗi bác sĩ phẫu thuật thẩm Mỹ thương mại minded đã được gắn kết thúc để kết thúc cùng một theo dõi đường sắt, đó sẽ là tôi, stoking tàu mà không có một qualm trên thế giới. Phụ nữ, không làm điều đó. Không làm điều đó. Bạn nghĩ rằng chúng tôi muốn bạn để làm điều đó, nhưng chúng tôi không muốn bạn để làm điều đó. Dừng lại. Nói với họ để đi đến địa ngục. Bạn cơ thể là tuyệt vời khi chúng. Chỉ cần để chúng một mình. "Để một Lady đẹp của một độ tuổi nhất định." Lady lady, không khóc. Những gì là đi là đi. Bây giờ ngủ. Rẽ gối của bạn. Khô nước mắt của bạn. Đếm ngươi cừu và không phải là ngươi năm. Không có gì tốt có thể đi về điều này. Thời gian quy định tất cả, dearest của tôi. ' Tis nhưng folly để tổ chức các cuộc chiến tranh Trên một trong những người không bao giờ mất trước khi. Lady, điều này là tất cả vô ích. Thanh thiếu niên có thể không bao giờ trở lại; Chúng tôi đã say rượu mùa hè. Không ai có thể làm cho một khâu trong thời gian. Nip và tuck đến crack của doom. Những gì được báo trước trong bụng mẹ Có thể không được foresworn với vàng. Cũng có thể được mua hoặc bán. Dearest, tôi yêu ngươi ít hơn? Tôi có thu nhỏ từ ngươi caress? Hãy suy nghĩ bạn tôi có thể chấm dứt để chăm sóc? Không bao giờ đã có một trong rất công bằng! Lady lady, không khóc-- Những gì là đi là đi. Bây giờ ngủ. Nạc đối với tôi, bình tĩnh lo ngại của bạn, Đếm ngươi phước lành, không phải là ngươi năm. (Vỗ tay) Mỹ, Thưa quý vị, đã làm nhiều hơn cho tôi về tài chính hơn anh bao giờ có, hoặc bao giờ có thể đã làm. Tôi sinh ra ở Anh, như bạn có thể đoán. Ngay cả khi trên hành vi tồi tệ nhất của nó, Tôi tìm thấy bản thân mình tự động bảo vệ Mỹ từ sneers của green-eyed Europhiles chơi thẻ tín dụng của Hy Lạp đến La Mã trumps. Mỹ là một đế chế. Tôi hy vọng bạn biết rằng bây giờ. Tất cả các đế chế, theo định nghĩa, bumbling, giao shambolic, bắt nạt, quan liêu, như một số rightness nguyên nhân của họ trong giai đoạn trứng, như là họ đang bị hỏng bởi quyền lực trong dotage của họ. I 'm không có sử gia, Thưa quý vị. Nhưng nó có vẻ là rằng tội lỗi của Hoa Kỳ, so với những người trong nhiều đế chế trước, có một kiểm duyệt nhiều hơn, Nếu phổ biến hơn, loại. Hãy để tôi đặt này thẳng thắn. Nếu người Mỹ là như vậy chất béo, stupid và dốt nát, bạn bè thân yêu của tôi từ Birmingham, làm thế nào đến họ cai trị thế giới? "Mưa đá để các vị thần của Mỹ." Mưa đá để các vị thần của Mỹ! Mưa đá để các vị thần của những giấc mơ. Invictus E Pluribus Unum. Nhưng mà số lần tối cao? Đó là sao Mộc của Mỹ? Brahmins Capital Hill? Một phù thủy lợi nhuận trên phố Wall? Họ mắt của một hóa đơn đô la? Hoặc là nó nổi tiếng? Các tôn thờ của những người chúng ta ghét. Hoặc sự sùng bái sống mãi mãi, Nếu chỉ có chúng tôi sẽ xem trọng lượng của chúng tôi. Những gì các titans của phương tiện truyền thông? Hoặc gọi điện thoại còi hú của Hollywood? Những gì các đền thờ của công lý, Mà công chức nô tất cả chúng ta? Những gì các thương hiệu và nhãn? Những gì của upstart thể thao? Và những gì của hiến pháp, Mà kẻ bắt nạt cuối cùng? Mưa đá với Đức Chúa trời của Mỹ, Quyền lực mà công chúng extol-- Quy tắc tiện lợi Mỹ; Tiện lợi sở hữu linh hồn của chúng tôi. Aye, mà nó không. (Vỗ tay) Và nếu bạn muốn biết tại sao tôi không một người cha-- Tôi, những người của một phép lạ có 22 godchildren-- câu trả lời là trong bài thơ này, đó rối loạn tôi mỗi khi tôi đọc nó. "Tình yêu đến thăm tôi." Tình yêu đến thăm tôi, nhút nhát như a fawn. Nhưng việc tìm kiếm tôi bận rộn, cô chạy trốn, với bình minh. Lúc 20 ngọn đuốc oán hận đã được thắp sáng. Cơn thịnh nộ của tôi lúc bất công được bôi sáp lên nóng như các hố. Dòng dung nham của nó xóa tất cả trong con đường của nó. Đồng chí và kẻ thù bỏ chạy khỏi cơn giận của mình. Tuy nhiên, những người yêu thích lớn cảnh giác, một khi tính mới waned Nói dối với một người đàn ông đẫm máu, ông khủng bố sự. Lúc 30 quyền hạn của tôi có vẻ hùng vĩ với tôi. Quả đối thủ của tôi, tôi bắt từ cây. Bởi guile và thổi từng cơn, bởi ban đêm và ngày, Tôi đánh đập và rải rác các fools từ theo cách của tôi. Và phụ nữ lớn sẵn sàng để sham và cách vô tội vạ. Rẻ tiền và baubles của họ chi phí ít đủ. Từ 40 đến 50, phát triển dễ dàng và sly, Tôi wined họ và dined chúng, như con lợn trong một sty. Chúng tôi feasted và reveled và rutted trong muck, Quên peril của chúng tôi, quên để vịt, Forgetting lần mũi tên là sắc nét hơn dao. Phát triển bệnh đến dạ dày của chúng tôi, và bệnh của cuộc sống của chúng tôi. Tình yêu đến thăm tôi, nhút nhát như a fawn. Nhưng việc tìm kiếm tôi bận rộn, cô chạy trốn với bình minh. (Vỗ tay) Um, có-- Tôi đã có quá nhiều tiền và tôi có vui vẻ quá nhiều trong doanh nghiệp của tôi. Vì vậy, thơ đến là một cú sốc hoàn thành với tôi, Thưa quý vị. Một cú sốc hoàn chỉnh. Tôi đã một ít bị bệnh. Được rồi, tôi đã bị ốm. Được rồi, tôi đã có một bệnh đe dọa cuộc sống, bạn biết. Tôi đã ở một phòng khám. Tôi đã không được phép để thực hiện cuộc gọi điện thoại. Tôi đã không được phép để xem bất kỳ của tôi - bạn đã biết, bất cứ điều gì. Vì vậy, cuối cùng tôi begged một gói của Post-it notes ra một y tá. Và từ một y tá, tôi begged một bút chì, bút. Và tôi không biết điều gì khác để làm. Vì vậy, tôi bắt đầu viết thơ. Đó là vào tháng 10 năm 2000. I 'm not là một người đàn ông ác. Nhưng đôi khi tôi cố gắng để đặt bản thân mình ở vị trí của một người đàn ông ác. I 'm not một người phụ nữ vinh quang và nhìn tuyệt vời, những người đàn ông rơi xuống, bạn đã biết, khi bà đi trong một căn phòng. Nhưng đôi khi tôi cố gắng để đặt bản thân mình ở vị trí đó. (Tiếng cười) Không có nhiều thành công. Nhưng đó là thú vị với tôi. Tôi thích viết câu thơ historical. Tôi thích nghĩ rằng những gì họ nghĩ rằng, những gì nó đã như thế. Bởi vì mặc dù nhiều người trong số các diễn giả và nhiều người trong số những người trong khán giả, Mặc dù bạn guys có thể không chỉ đi đến mặt trăng, bạn biết, bạn sẽ hoàn toàn biến đổi tất cả mọi thứ. Nhân bản sẽ chuyển đổi tất cả mọi thứ. Danh mục chính giọng nói sẽ chuyển đổi tất cả mọi thứ. Tôi không biết. Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn. Tất cả các bạn guys đang rất thông minh, và phụ nữ, bạn có thể làm tất cả! Nhưng bản chất của con người không thay đổi, mate. Bạn bè của tôi, bản chất của con người là chính xác giống như nó đã khi tổ tiên của tôi-- có lẽ đó là tổ tiên của tôi-- nhận được bàn tay của mình xung quanh cổ của người Neanderthal cuối, và đập các bastard đến chết. Bạn nghĩ rằng chúng tôi đã không làm điều đó? Oh, chúng tôi đã làm. Chúng tôi giết mỗi một đơn của họ. Inch bởi inch chúng tôi giết họ. Chúng tôi săn bắn chúng xuống bất cứ nơi nào họ. Đối thủ cho thịt. Đối thủ cho quả mọng. Chúng tôi vẫn đang làm việc đó, với tất cả các thiên tài lắp ráp trong phòng này. Bản chất của chúng tôi đã không thay đổi một iota duy nhất. Và họ sẽ không bao giờ. Ngay cả khi chúng tôi đã nhận ra ít hành tinh này, và đã đặt một số trứng của chúng tôi trong một số giỏ khác. Và tôi là xấu như bạn. Tôi đã dành tám năm chạy một trong các doanh nghiệp xuất bản thành công nhất trên thế giới. Và vào lúc bảy giờ mỗi đêm, Tôi đã cho tôi một số cô gái hơn, đã bị hỏng. Tôi không bao giờ làm bất cứ điều gì để bất cứ ai đó đã không. Và tôi đã crack cocaine, mỗi đêm duy nhất trong bảy năm. Nó đã như Dante's "Inferno." Nó là không thể tin được. Một trong các nhánh của crack cocaine là bạn giữ một cương cứng trong khoảng bốn giờ. Và bạn giữ cho 12. Nó đã hoàn toàn không thể tin được. Hai mươi hai godchildren tôi đã có. Những gì tôi nói với họ? Tôi chỉ dừng lại vì tôi nghĩ rằng nếu tôi đã bắt gặp, những gì sẽ xảy ra đối với mẹ tôi. Nếu bạn là một người phụ nữ, hãy nhớ rằng. Tình yêu của con trai của bạn utterly có thể biến đổi bất cứ điều gì ông nào. "Our Lady trong trắng." Nhạt cô được, listless; Và mềm để liên lạc. Một tình nhân rộng lượng mà nhiều người yêu nhiều. Vai đến vai, sau khi đêm, Chúng tôi hoarded và bán của mình-- Our Lady trong trắng. Chúng ta hít nhưng để hương thơm caress pha lê của mình. Chúng tôi craved nhưng để ưu tiên hem ăn mặc của cô. Chúng tôi dabbled và babbled, Từ chối thirsts của chúng tôi. Nhưng chúng tôi luôn luôn scrabbled nằm với đầu tiên của cô. Vắng mặt, chúng tôi mất của mình, lớn haggard và nhao. Toyed với chị gái, hoặc bị đe dọa pimp của cô. Đến từ out of Babel, các lady trở lại! Và có trên bàn chúng tôi lấy cô, lần lượt. Cảm biến sức mạnh bạo ngược craves, Có đó giờ, nó thực hiện chúng ta nô lệ của cô. Nhiều người đã có, để thèm muốn hôn cô. Xấu hổ của tôi như là một khuyến khích, Tôi đã bỏ chạy khỏi abyss. Nhưng chỉ mới. (Vỗ tay) Tôi đã từng là một người theo thuyết Maltus. Đây là mô hình thế giới của tôi. Bùng nổ dân số, hành tinh nhỏ đi, dẫn đến nhiều thứ tồi tệ. Nhưng tôi đang rời xa Malthus. Bởi vì tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ mới cách 150 năm từ kỷ nguyên khai sáng. Và đây là lý do. Đây là thống kê dân số của Liên Hiệp Quốc, quý vị có thể thấy, của toàn thế giới. Và dân số thế giới được mong chờ sẽ đạt đỉnh điểm hy vọng là vào khoảng thấp hơn 10 tỷ, vào cuối thế kỷ này. Và sau đó, hầu như nó sẽ có khả năng giảm xuống Điều gì sẽ tiếp diễn? Hầu hết các mô hình kinh tế được xây dựng xung quanh bài toán thiếu đói và phát triển Và nhiều nhà kinh tế nghiên cứu sự sụt giảm dân số và mong chờ sự đình trệ, có thể là suy thoái. Nhưng sụt giảm dân số sẽ dẫn đến ít nhất 2 lợi ích kinh tế. Một là, ít người hơn, trên một diện tích đất cố định dẫn đến đầu tư bất động sản là một canh bạc nguy hiểm. Trong thành phố, phần lớn giá trị tài sản thật sự là giá trị đầu cơ. Loại bỏ đầu cơ, giá đất giảm. Và nó dần nhấc bỏ gánh nặng của tầng lớp người nghèo. Hai là, sụt giảm dân số có nghĩa là thiếu hụt lao động. Khan hiếm lao động dẫn tới tiền công tăng. Và khi tiền công tăng, nó đồng thời nhấc bỏ gánh nặng cho người nghèo và tầng lớp lao động. Tôi không nói về sụt giảm dân số căn bản như thời kỳ Dịch Hạch Đen. Nhưng hãy nhìn điều gì đã xảy ra ở Châu Âu sau đại dịch: tiền công tăng, phân phối lại đất đai, cách mạng khoa học kỹ thuật, và sự ra đời của tầng lớp trung lưu. Rồi sau đó, phong trào phát triển xã hội như là Thời Phục Hưng, rồi Kỷ nguyên Khai sáng. Hầu hết giá trị di sản văn hóa của chúng ta có khuynh hướng xét lại lãng mạn hóa quá khứ. Tất cả đức tin Phương Tây bắt đầu với truyền thuyết Eden, và suy tàn qua hiện tại hoang đàng dẫn tới tương lai tồi tệ. Lịch sử nhân loại được nhìn nhận như là sự xuống dốc từ quá khứ huy hoàng. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đang ở trong 1 giai đoạn đổi thay khác. Vào khoảng 2 thế hệ sau đỉnh điểm, một khi hiệu ứng của suy giảm dân số bắt đầu xảy ra. Khi đó, chúng ta bắt đầu lãng mạn hóa tương lai một lần nữa thay vì một quá khứ kinh tởm và tàn bạo. Vậy tại sao điều đó lại có ý nghĩa? Tại sao tôi đề cập tới những phong trào kinh tế - xã hội có thể diễn ra trong hơn một thế kỷ nữa? Bởi vì chuyển đổi là thời kỳ nguy hiểm. Khi chủ đất bắt đầu mất tiền, và công nhân yêu cầu lương cao hơn, có vài lợi ích hùng mạnh sẽ đe dọa tương lai. Đe dọa tương lai dẫn tới 1 số quyết định vội vàng. Nếu chúng ta có cái nhìn tích cực về tương lai chúng ta có thể sẽ tác động vào sự thay đổi đó, thay vì xô đổ vách núi. Nếu chúng ta có thể làm trong vòng 150 năm tới Tôi nghĩ rằng cháu của cháu quý vị sẽ quên hoàn toàn Malthus. Thay vào đó, họ sẽ vạch kế họach tương lai và bắt đầu xây dựng thế kỷ 22 khai sáng Cám ơn. (Vỗ tay) Tình hình khí hậu hiện giờ ra sao rồi? Tồi tệ ngoài sức tưởng tượng. Đây là hình ảnh nổi tiếng của Bắc Cực, có thể biến mất trong từ 3 đến 5 năm tới. Quá khủng khiếp. Thế nên chúng ta đang xem xét những gì có thể làm. Trong các nguồn CO2 toàn cầu, có 52% lượng khí thải CO2 là từ các tòa nhà. Chỉ 9% là từ các xe ôtô khách, một số liệu khá thú vị. Chúng tôi đã đến một cửa hàng sushi. Ở cửa hàng đó, chúng tôi nghĩ ra một ý tưởng rất hay. Chúng tôi gọi nó là EcoRock. Ý tưởng như sau: chúng tôi muốn tái thiết kế quy trình sản xuất tường khô thạch cao vốn thải ra 9 tỷ kilogram CO2 một năm. Đó là một ý tưởng lớn. Chúng tôi muốn giảm con số đó xuống 80%. Và chúng tôi đã thành công. Chúng tôi bắt đầu chương trình nghiên cứu và phát triển R&D vào năm 2006. Quyết định sử dụng thành phần tái chế từ ngành sản xuất xi măng và thép. Đây là bên trong phòng thí nghiệm. Đây là lần đầu tiên nó được công khai. Chúng tôi đã phải tiến hành 5,000 công thức trộn khác nhau để có được công thức đúng, đạt được mục tiêu. Các đồng nghiệp của tôi đã làm việc cực kỳ miệt mài và vất vả. Chúng tôi tiếp tục tiến lên và xây dựng dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc. Rất tiếc chúng tôi không còn lắp đặt trang thiết bị sản xuất ở Mỹ nữa. Chúng tôi lắp đặt dây chuyền suốt mùa hè. Và bắt đầu ở đó, với khởi điểm bằng không. Các bạn đang thấy dây chuyền sản xuất tường khô mới tinh, không sử dụng thạch cao. Đó là dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Vào 3/12, chúng tôi đã sản xuất tấm bảng đầu tiên. Đó là hồ xi măng đang được đổ lên giấy. Dây chuyền đang chạy. Các bạn hãy nhìn vào khuôn mặt mọi người đi, điều thú vị là ở đó. Họ là những người làm việc cho dự án này được 2 đến 3 năm rồi. Họ rất hào hứng với dự án. Đó là tấm đầu tiên mới ra. Phó giám đốc điều hành của chúng tôi đang hôn nó. Rõ ràng anh ấy rất vui. Dự án có một tác động khổng lồ tới môi trường. Sau đó vài tuần chúng tôi ký vào tấm ván tường đầu tiên, một buổi lễ hết sức long trọng. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm này trên khắp thế giới. Và với sản phẩm này chúng tôi đã đạt chứng nhận vàng về thiết kế vì môi trường của Cradle to Cradle. Mới đây nhất chúng tôi giành giải thưởng Sản Phẩm Xanh của Năm, cho "Tái Phát Minh Tường Khô ", từ tạp chị Khoa Học Thường Thức (Popular Science). Xin cảm ơn. Đây là điều chúng tôi đã học được. 30.000 lít khí gas tương đương với việc xây một ngôi nhà. Có thể bạn không biết. Nó giống như lái xe 6 lần vòng quanh thế giới . Chúng ta phải thay đổi mọi thứ. Hãy nhìn căn phòng này, những chiếc ghế, đồ gỗ. Mọi thứ quanh ta phải thay đổi nếu không chúng ta sẽ không thể giải quyết vấn đề này. Đừng nghe những người nói bạn không thể làm điều này, vì ai cũng có thể làm được hết. Và để bù cho các công việc bị mất, chúng tôi có thể tạo các công việc xanh. Chúng tôi có 4 xí nghiệp đang sản xuất sản phẩm này khắp đất nước. Chúng tôi sẽ triển khai nhanh hết mức có thể. Thạch cao thải ra lượng CO2 tương đương với 2,5 triệu chiếc xe. Đúng không? Vậy bạn sẽ làm gì? Tôi sẽ nói với các bạn điều tôi đã làm và tại sao lại làm. Và tôi biết thời gian sắp hết. Đây là các con tôi. Natalie và David. Khi 2 đứa có con, vào năm 2050, thì các cháu tôi sẽ nhìn ông và nói, "Ông đã đạt được mục tiêu rồi. Cháu biết ông đã cố gắng hết sức mình cùng với đội của ông." Tôi hy vọng khi rời TED, các bạn sẽ để tâm đến việc giảm thiểu lượng thải carbon bằng mọi giá. Và nếu các bạn không biết làm thế nào thì hãy đến gặp tôi nhé. Tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, xin gửi lời tới Bill Gates, tôi biết anh phát minh ra Windows. Có thể sang năm, các bạn sẽ thấy loại cửa sổ nào chúng tôi sẽ phát minh ra. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là một phát minh làm thay đổi thế giới. Đầu báo khói có lẽ đã cứu mạng sống của hàng trăm ngàn người khắp nơi trên thế giới. Nhưng đầu báo khói không ngăn ngừa hỏa hoạn. Hàng năm ở Mỹ, hơn 20.000 chết hoặc bị thương trong 350.000 vụ cháy nhà. Và một trong những nguyên nhân chính của tất cả những vụ cháy này xuất phát từ điện. Liệu chúng ta có thể ngăn ngừa những vụ cháy do điện trước khi nó xảy ra không? Vâng, một vài người bạn cùng tôi đã tìm ra cách. Vậy dòng điện gây ra cháy như thế nào? Thực tế là những nguyên nhân chính bắt nguồn từ các thiết bị điện có lỗi kĩ thuật hoặc bị lạm dụng. Phát minh của chúng tôi đã nghiên cứu tất cả những vấn đề này. Thế còn những bộ ngắt mạch? Thomas Edison đã phát minh ra bộ ngắt mạch năm 1879. Công nghệ này già 130 tuổi. Và đây chính là vấn đề. Vì hơn 80% tất cả vụ cháy nổ do điện đều bắt nguồn từ ngưỡng an toàn của bộ ngắt mạch. Ừm... Nên chúng tôi đã cân nhắc tất cả vấn đề trên. Và chúng tôi nhận thấy rằng những chính những thiết bị điện phải được nối trực tiếp với ổ cắm điện. Bất kì dụng cụ, thiết bị điện hay dây nối nào đều phải có khả năng báo cho ổ điện biết rằng, "Này, ổ điện, Tôi đang tải nặng điện quá. Tắt tôi lại ngay, trước khi tôi phát cháy." Và ổ điện cần đủ tinh vi để thực hiện được yêu cầu đó. Chúng tôi đã làm như sau. Chúng tôi đặt một bộ phát kĩ thuật số giá 10 cent, một thẻ dữ liệu vào thiết bị cắm. Rồi chúng tôi đặt một bộ đọc dữ liệu không dây, giá cả phải chăng vào bên trong ổ cắm để chúng có thể kết nối với nhau. Bây giờ, mọi hệ thống điện tại nhà đều trở thành một mạng lưới thông minh. Những thông số vận hành của thiết bị được cài vào ổ cắm. Nếu dòng điện bị quá tải, thì ổ điện thông minh sẽ tự động mở, và ngăn chặn một sự cố nổ. Chúng tôi gọi công nghệ này là EFCI, Sự cản lỗi mạch điện. Còn hai ý nữa. Hàng năm ở nước Mỹ, gần 2,500 trẻ em phải nhập viện cấp cứu vì chấn thương do giật và bỏng liên quan đến tiếp xúc điện. Và điều này thật đáng tiếc. Một ổ cắm điện thông minh sẽ phòng chống thương tích vì điện năng luôn ở trạng thái tắt, cho đến khi nhận biết một đầu cắm thông minh. Thật đơn giản. Giờ đây, bên cạnh việc bảo vệ mạng sống của con người, có lẽ lợi ích lớn nhất của ổ cắm điện thông minh là khả năng tiết kiệm năng lượng của nó. Phát minh này sẽ giảm thiểu lượng tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu nhờ cơ chế điều khiển từ xa và tự động hóa hoạt động của từng ổ cắm ở từng hộ gia đình và doanh nghiệp. Giờ đây bạn có thể lựa chọn cách cắt giảm hóa đơn tiền điện khi cho tự động phân tán những tải điện nặng. cũng như cơ chế máy điều hòa không khí và máy sưởi. Khách sạn và doanh nghiệp có thể đóng cửa những phòng không sử dụng từ khu vực trung tâm hoặc bằng cả điện thoại di động. Có 10 tỉ ổ cắm điện chỉ ở riêng Bắc Mỹ. Khả năng tiết kiệm năng lượng là rất đáng kể. Cho đến nay chúng tôi đã đăng ký 414 giấy chứng nhận bản quyền. Trong số đó, 186 đơn đã được ký. 228 đơn đang chờ kết quả. Và tôi cũng vui mừng thông báo rằng chỉ trong ba tuần vừa qua chúng tôi đã được quốc tế công nhận lần đầu tiên, Giải thưởng Sáng tạo CES 2009. Cuối cùng, thay lời kết luận, năng lượng thông minh có thể bảo vệ hàng ngàn người khắp địa cầu, bảo vệ chục ngàn người khỏi thương tật, và cắt giảm chục tỉ đô la mất mát do tổn thất tài sản, hàng năm, trong khi giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ toàn cầu. Trên tinh thần của Hội thảo TED năm nay, chúng tôi nghĩ rằng đây là một phát minh hữu ích và làm thay đổi thế giới. Và tôi muốn cảm ơn Chris đã cho chúng tôi cơ hội được tiết lộ công nghệ này với các bạn và sắp tới là với thể giới. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi sẽ thảo luận với bạn về ba sáng chế của tôi có thể ảnh hưởng từ 10 tới 100 triệu người điều mà chúng tôi hy vọng có thể đạt được. Chúng tôi đã thảo luận về một số thứ mà chúng tôi đã làm ở video trước, ví dụ như stent và máy bơm insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường. Và tôi muốn nói ngắn gọn về ba phát minh mới sẽ thay đổi cuộc sống của nhiều người. Hiện tại, mất trung bình ba tiếng từ sau khi triệu chứng đầu tiên của nhồi máu cơ tim được bệnh nhân chú ý tới cho đến trước khi nhập viện. Và với những người mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim ẩn -- nghĩa là họ không có bất kỳ triệu chứng nào -- sẽ mất nhiều thời gian hơn để họ bắt đầu nhập viện. AMI, nhồi máu cơ tim cấp, từ đao to búa lớn bác sĩ dùng để tính thêm tiền bạn -- (Cười lớn) -- nghĩa là một cơn đau tim, Số ca mỗi năm: 1,2 triệu người Mỹ. Tử suất: 300.000 ca mỗi năm. khoảng một nửa số ca, 600.000 ca, chịu đựng tổn thương tim vĩnh viễn, có thể ảnh hưởng xấu tới cuộc sống sau này Do đó, 900.000 người hoặc chết hoặc nhận di chứng nặng nề ở cơ tim. Các triệu chứng thường bị bỏ qua, nhất là ở đàn ông, bởi vì chúng tôi rất can trường. Chúng tôi rất can trường, và chúng tôi không muốn thừa nhận rằng bản thân đang đau ngực khủng khiếp. Cho nên, khoảng 25% bệnh nhân không hề có bất cứ triệu chứng nào. Chúng tôi sẽ xử lý việc này như thế nào? Làm sao có thể cứu sống họ? Nó đặc biệt đúng với bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ lớn tuổi. Cần phải làm gì để có thể dự đoán sớm nhất nhồi máu cơ tim? Một phương pháp có thể phát hiện tắc nghẽn mạch vành hoàn toàn. Vâng, thưa các bạn, đó chính là một cơn đau tim. Phương pháp này bao gồm một kỹ thuật ghi chép nhỏ, ST chênh lên trên điện tâm đồ -- có nghĩa là nếu có bất kỳ tín hiệu điện nào của tim và một phần của điện tâm đồ -- cái chúng tôi gọi là đoạn ST -- chênh lên, đó là dấu hiệu chắc chắn của nhồi máu cơ tim. Và nếu chúng ta có một máy tính để đặt trong cơ thể người có nguy cơ cao, chúng ta có thể biết được họ đang bị nhồi máu cơ tim, trước khi họ có bất kì triệu chứng nào, để cứu sống được họ. Bác sĩ có thể thiết đặt mức hiệu điện thế của đoạn ST để kích hoạt báo động khẩn cấp, rung như điện thoại của bạn, nhưng nó sẽ rung ở xương đòn bạn. Và khi nó kêu beep beep beep, bạn nên làm điều gì đó đi bởi vì nếu bạn muốn tiếp tục sống bạn phải cần tới sự can thiệp y tế. Vì vậy chúng tôi phải thử nghiệm các thiết bị này bởi vì FDA không cho phép chúng tôi sử dụng trên người trừ khi chúng tôi thử nghiệm chúng trước, và mô hình thí nghiệm tốt nhất trong trường hợp này là heo. Và chúng tôi thử trên heo bằng cách lắp các nốt điện từ lên da của nó, như những gì bạn thấy ở phòng cấp cứu, và tôi sẽ cho bạn thấy tại sao chúng không hoạt động tốt cho lắm. Và sau đó chúng tôi cho một điện cực, một sợi dây, vào tâm thất phải trong tim, tạo nên một điện thế hoạt động trong tim. Với con heo, lúc bắt đầu trước khi chúng tôi làm tắc động mạch để gây cơn nhồi máu, có một tín hiệu điện được gửi tới. Sau đó 43 giây, ngay cả một chuyên gia cũng không thể nhận ra được sự khác biệt, và sau 3 phút nếu như bạn đã học ECG, bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Nhưng chuyện gì đã xảy ra khi chúng ta nhìn vào bên trong tim nó, nhìn vào ECG? Nó có đường làm chuẩn, trước tiên đó là một tín hiệu lớn hơn và đáng tin cậy hơn. Thứ hai, tôi dám cá rằng ngay cả người chưa qua huấn luyện về ECG cũng sẽ thấy được sự khác biệt, và ở đây ta thấy đoạn ST chênh lên sau đường thẳng nhọn này. Nhìn vào sự khác biệt ở đây. Nó không mất nhiều thời gian để nhận ra, mỗi người đều có thể nhận thấy được sự khác biệt đó, và các máy tính được lập trình để nhận ra nó một cách dễ dàng. Sau đó, hãy nhìn vào biểu đồ sau 3 phút. Chúng ta thấy được tín hiệu đến từ tim, ta có thể dùng cái này để nói với họ rằng họ đang có một cơn nhồi máu cơ tim ngay cả trước khi họ có các triệu chứng để chúng ta có thể kịp thời cứu sống họ. Sau đó chúng tôi thử với con trai tôi, Dr. Tim Fischell, chúng tôi thử trên một vài người có đặt giá đỡ kim loại nong mạch vành (stent). Anh ấy được luồng một quả bóng bơm đầy để làm tắc một nhánh động mạch, kích hoạt quá trình tạo cục máu đông, đó là cơ chế gây nên nhồi máu cơ tim. Và không khó để nhận ra đường chuẩn ở tấm ảnh thứ nhất góc trên trái. Kế nó, giây thứ 30, bạn thấy nó tăng lên ở đây, tới đây, đây là ST chênh lên. Và nếu chúng ta có một máy tính có thể nhận ra nó chúng tôi có thể nói với bạn rằng bạn đang có một cơn nhồi máu cơ tim rất sớm có thể cứu sống bạn và phòng ngừa được suy tim sung huyết. Sau đó anh ấy thử lại lần nữa. Chúng tôi bơm đầy bóng một lần nữa sau một vài phút và bạn thấy ở đây, chỉ sau 10 giây, một đoạn chênh cao ở chỗ này, chúng tôi có thể có những máy tính ở bên trong dưới thành ngực như máy tạo nhịp, với một sợi dây luồn vào tim như máy trợ tim. Và máy tính không đi ngủ bao giờ. Chúng tôi có một nguồn điện nhỏ và với nguồn điện này máy tính sẽ chạy không ngừng nghỉ 5 năm. Hệ thống này ra sao? Bên trái là IMD, dụng cụ y tế có thể cấy ghép được, và tối nay trong lều bạn có cơ hội thấy nó- họ đã trưng bày nó. Nó to cỡ này, kích cỡ của một máy tạo nhịp. Nó được cấy vào cơ thể với kĩ thuật thông thường. Và đây la EXD, dụng cụ bên ngoài cơ thể bạn có thể có nó trên bàn buổi tối. Nó sẽ đánh thức bạn và bảo bạn tới phòng cấp cứu ngay khi thứ này kêu, bởi vì nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ ngủ sâu vĩnh viễn. Và sau cùng, một chương trình sẽ đặt mức kích thích, là mức báo rằng bạn đang có cơn nhồi máu cơ tim. FDA nói rằng, OK, thử nghiệm thiết bị cuối cùng này sau khi nó được gắn vào con thú nào đó, trường hợp này là heo, do đó tôi phải làm cho con heo này bị nhồi máu cơ tim. Và khi bạn tới nông trại, bạn không thể dễ dàng có một con heo bị đau tim, nên như chúng tôi đã nói, chúng tôi chuyên về đặt giá đỡ kim loại nong mạch vành. Tối nay bạn sẽ chứng kiến một vài stents chúng tôi đã phát minh. Chúng tôi nói rằng, chúng tôi sẽ bỏ nó vào stent, nhưng không phải là stent đặt trong cơ thể người. Chúng tôi sẽ đặt vào một stent bằng đồng, và cái stent này làm hư hại động mạch, gây nên đau tim. Nó không ổn cho lắm, nhưng suy cho cùng chúng tôi phải tìm ra được câu trả lời. Vậy nên chúng tôi lấy 2 cái stent đồng đặt vào động mạch của con heo đó, và để tôi cho các bạn thấy kết quả rất hài lòng cho những bệnh nhân có bệnh tim mạch. Và đây, sáng thứ năm chúng tôi ngưng cho heo dùng thuốc và đây là điện tâm đồ của nó, tín hiệu từ bên trong quả tim gửi ra ngoài qua sóng radio. Sau đó, vào thứ sáu lúc 6h43', nó bắt đầu có những tín hiệu nhất định làm cho nó chạy vòng quanh sau đó- tôi sẽ không đi vào giai đoạn đầu này. Nhưng hãy nhìn vào chuyện xảy ra lúc 10h06' sau khi chúng tôi cho nó dừng thuốc để ngăn chặn cơn đau tim. Bất cứ ai ở đây đều là chuyên gia trong việc tìm đoạn ST chênh. Bạn có thấy nó ở đây không? Bạn có thấy trong bức ảnh này sau một phức bộ QRS lớn là đoạn ST chênh lên? Con heo này lúc 10h06' đang có một cơn nhồi máu cơ tim. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn lên cơn đau tim, chỗ bít tắc này đúng không? Nhịp tim bình thường bây giờ bất thường, và đó là chuyện sẽ xảy ra sau 45' nữa. sau đó, rung thất, tim thay vì đập sẽ rung- chuyện này xảy ra trước khi con heo chết- và sau khi nó chết, ECG sẽ là một đường thẳng. Nhưng chúng ta có hơn 1 tiếng đồng hồ để cứu sống nó. Chúng tôi không cứu sống nó vì FDA, vì chúng tôi cần làm vậy trên loài vật này để nghiên cứu cho con người. Nhưng nếu đó là con người, chúng tôi sẽ cứu sống họ. Chúng tôi có thể cứu được rất nhiều người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Phản ứng đầu tiên khi bị nhồi máu cơ tim (NMCT) hiện nay là gì? Bạn sẽ thấy đau ngực hoặc khó tiêu. Nó không hẳn xấu nên bạn quyết định không làm gì. Vài giờ sau nó trở nặng, ngay cả đàn ông cũng không thể bỏ qua nó. Sau đó bạn vào phòng cấp cứu. Bạn phải đợi cho bệnh nhân bị bỏng và những bệnh nhân nặng khác được cứu chữa trước vì 75% bệnh nhân tới phòng cấp cứu với cơn đau ngực không có NMCT, vậy nên bạn không được chữa trị tích cực cho lắm. Cuối cùng bác sĩ sẽ thấy bạn. Sẽ tốn thêm thời gian để đo điện tâm đồ của bạn và chẩn đoán nó, và nó rất khó để chẩn đoán ra vì họ không có dữ liệu nền như những cái máy chúng tôi gắn vào người bạn có thể cung cấp. Cuối cùng, nếu bạn may mắn, bạn sẽ được chữa trị trong 3 hoặc 4 tiếng sau cơn đau ngực, nhưng cơ tim đã chết. Và đó là cách điều trị điển hình ở các nước phát triển, không phải châu Phi, đó là cách điều trị điển hình ở thế giới phát triển hiện nay. Do đó chúng tôi phát triển Hệ thống AngelMed Guardian và chúng tôi gài thiết bị này vào cơ thể bệnh nhân, gọi là Implanted AngelMed Guardian. Và khi bạn có một chỗ bị tắc mạch, chuông báo động sẽ kêu và nó truyền thông báo và điệm tâm đồ tới thiết bị bên ngoài, ghi nhận biểu đồ điện tim của bạn trong 24 giờ qua và cái gây báo động để bạn cầm nó tới phòng cấp cứu cho bác sĩ ở đó xem và báo họ rằng hãy lo cho tôi ngay lập tức. Và đây là mạng trung tâm nơi họ lấy dữ liệu của bạn từ cơ sở dữ liệu bệnh nhân được nhập vào từ một vài trung tâm địa phương, như ở Mỹ chẳng hạn. Sau đó nó tới trung tâm chẩn đoán, và trong vòng một phút sau khi bạn bị nhồi máu, tín hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên màn hình của 1 máy tính và nó sẽ phân tích vấn đề của bạn là gì. Và người ngồi ở máy đó, một bác sĩ đa khoa, gọi điện thoại cho bạn đây cũng là một chiếc điện thoại di động, và bảo rằng "Mr.Smith, ông đang trong trạng thái nguy hiểm, ông đang gặp vấn đề. Chúng tôi đã gọi xe cứu thương. Nó đang trên đường tới. Nó sẽ đưa ông tới bệnh viện, chúng tôi sẽ gọi cho bác sĩ của ông nói với ông ta vấn đề của ông. Chúng tôi sẽ gửi tín hiệu mà chúng tôi có báo rằng ông có cơn nhồi máu và chúng tôi sẽ gửi nó tới bệnh viện để phân tích nó ở đó, và ông sẽ gặp bác sĩ của mình ông sẽ được chữa trị nên sẽ không chết vì NMCT." Đó là phát minh đầu tiên tôi muốn trình bày. (Vỗ tay) Và bây giờ tôi muốn nói về một thứ hoàn toàn khác. Lúc đầu tôi không nghĩ cơn đau nửa đầu là vấn đề lớn bởi vì tôi chưa từng bị đau nửa đầu, nhưng sau đó tôi nói chuyện với một số người bị đau nửa đầu 3 4 lần 1 tuần và cuộc sống của họ hoàn toàn bị hủy hoại bởi nó. Chúng tôi tuyên bố một nhiệm vụ cho công ty của chúng tôi để nghiên cứu về chứng đau nửa đầu, đó là "Ngăn chặn hoặc cải thiện cơn đau nửa đầu bằng cách áp dụng một xung từ kiểm soát được, an toàn khi cần thiết cho bệnh nhân." Bây giờ, có lẽ có rất ít nhà vật lý học ở đây. Nếu bạn là nhà vật lý học, bạn sẽ biết Định luật Faraday "Nếu tôi cho một điện từ trường vào nước muối- trường hợp này là não của bạn- nó sẽ tạo ra dòng điện, và dòng điện trong não có thể cắt đứt cơn đau nửa đầu." Đó là những gì chúng tôi đã phát hiện ra. Đây là bức tranh tổng thể của những thứ chúng tôi đang làm. Những bệnh nhân có cơn đau nửa đầu thể hiện trước bởi các tế bào thần kinh hưng phấn thoáng qua - thể hiện bằng màu đỏ- di chuyển khoảng 3 - 5 mm/phút qua não giữa. Và khi nó tới não giữa, cơn đau đầu bắt đầu. Đây là cơn đau nửa đầu được báo trước bởi vùng sáng thấy được, và vùng sáng này, tôi sẽ cho bạn xem 1 bức ảnh - nó dường như bắt đầu bằng những đốm sáng nhỏ nhảy múa, lớn dần lên cho tới khi choáng hết tầm nhìn của bạn. Và những gì chúng tôi đang nghiên cứu là, đây là 1 thiết bị tên Cadwell Model MES10. Nặng khoảng 70 pounds, có 1 sợi dây đường kính cỡ 1 inch. Và đây là một trong những bệnh nhân có vùng sáng và luôn có cơn đau đầu, rất tệ, sau vùng sáng đó. Chúng ta làm gì trong tình huống này? Đây là vùng sáng. Nó là 1 kiểu đèn nhảy múa vui mắt, sáng lên ở bên trái và bên phải. Và đó là vùng sáng thấy được hoàn chỉnh như chúng ta thấy ở trên. Ở giữa, nhà thử nghiệm của chúng tôi, nhà thần kinh học, người đã nói rằng "Tôi sẽ làm nó giảm đi một ít và sẽ xóa một nửa vùng hào quang của bạn." Và bởi Chúa, nhà thần kinh học đã xóa bỏ được nó, và nó nằm ở bức tranh ở giữa: 1 nửa vùng sáng được xóa bởi một điện từ trường nhỏ. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mạch điện từ tạo ra dòng điện can thiệp vào dòng điện lỗi hoạt động trong não. Và cuối cùng ông ta nói: "Ok, bây giờ tôi sẽ xóa hoàn toàn vùng sáng với 1 mạch điện từ được lắp đặt thích hợp." Kết quả là gì? Chúng tôi thiết kế thiết bị khử từ giống thế này, phụ nữ có thể giữ trong túi xách và khi bạn có vùng sáng bạn có thể dùng thử nó và xem cách nó hoạt động. Điều kế tiếp họ muốn trình bày là những gì có trên kênh ABC News, Kênh 7, tuần trước tại New York, trên bản tin 11 giờ. Phát thanh viên: Cho bất cứ ai đang phải chịu đựng các cơn đau nửa đầu và có 30 triệu người Mỹ đang bị, tối nay câu trả lời khả thi. Phóng viên tin tức Stacy Sager tối nay tận mắt chứng kiến, với một cái máy nhỏ gọn và di động được sẽ hạ gục theo nghĩa đen chứng đau nửa đầu của bạn. Christina Sidebottom: Ừm, phản ứng đầu tiên của tôi là nó nhìn như hình dạng 1 cây súng, và nó rất lạ. Stacy Sager: Nhưng đối với Christina Sidebottom, bất kì thứ gì đều đáng để thử nếu như việc đó có thể dừng được cơn đau nửa đầu. Nó có thể nhìn rất buồn cười hay thậm chí gây sợ hãi khi bạn đi khắp nơi với nó ở trong ví, nhưng những nhà nghiên cứu tại Ohio tổ chức thử nghiệm lâm sàng cho việc xóa sổ cơn đau nửa đầu. nói rằng về mặt khoa học thực tế, khi một người có cơn đau nửa đầu, nó gây ra bởi thứ gì đó tương tự như một xung điện. Cái máy này tạo một từ trường chống lại xung điện đó. Yousef Mohammed: Theo cách hiểu khác, chúng tôi chọn đối phó với 1 dòng điện bằng 1 dòng điện khác, hơn là dùng thuốc nhưng chúng tôi đang sử dụng hiện nay. SS: Nhưng nó có an toàn để sử dụng mỗi ngày? Các chuyên gia nói rằng nghiên cứu này đã diễn ra hơn một thập kỉ và nhiều nghiên cứu dài hạn cần hoàn thành. Christina bây giờ đã tin vào nó. CS: Nó là thứ tuyệt nhất cho chứng đau nửa đầu của tôi. SS: Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể giới thiệu các nghiên cứu của họ tới FDA vào mùa hè này. Robert Fischell: Và đó là phát minh để chữa chứng đau nửa đầu. (Vỗ tay) Bạn thấy đó, vấn đề là 30 triệu người Mỹ có chứng đau nửa đầu, và chúng ta cần phương tiện để chữa trị, và tôi nghĩ chúng ta đã có nó. Và đây là thiết bị đầu tiên chúng tôi làm ra, và tôi sẽ nói về ước muốn thứ hai của tôi có liên quan tới cái này. Kết luận của chúng tôi từ các nghiên cứu tới hiện nay, tại 3 trung tâm nghiên cứu là có sự cải thiện đáng kể trên thang điểm đau sau khi dùng nó chỉ một lần. Những cơn đau đầu nặng nhất đáp ứng tốt hơn khi chúng tôi sử dụng nó vài lần, và khám phá đầy bất ngờ cho thấy ngay cả những cơn đau đầu được xác định trước, không chỉ có những ca có vùng sáng, được chữa trị và biến mất. Và những vùng sáng đó có thể bị xóa sổ và cơn đau nửa đầu sẽ không xuất hiện. Và đó là phát minh về cơn đau nửa đầu chúng tôi đang thực hiện. (Vỗ tay) Phát minh thứ ba và cuối cùng bắt đầu với một ý tưởng. Bệnh động kinh có thể chữa được bằng cách đáp ứng với kích thích điện Bây giờ, tại sao chúng ta lại dùng - thêm vào, một trung tâm gây động kinh? Bây giờ không may là, những người không rành kĩ thuật như chúng tôi, không như Ông Bono, phải sử dụng toàn các từ liên quan tới kĩ thuật. "Đáp ứng điện" nghĩa là chúng tôi cảm nhận được, tại một vị trí trong não gọi là "trung tâm động kinh" là nơi mà cơn động kinh khởi phát chúng tôi cảm nhận được nó sẽ xảy ra và đáp ứng lại bằng cách cho một dòng điện vào vị trí đó xóa mất tín hiệu sai do đó bạn sẽ không có biểu hiện của cơn đau nửa đầu. Chúng tôi sử dụng công nghệ của máy tạo nhịp khử rung tim được sử dụng cho tim. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể cải tiến cho phù hợp với não bộ. Thiết bị này có thể cấy ghép dưới lớp da đầu và được giấu hoàn toàn để tránh đứt dây nối, chuyện có thể xảy ra nếu bạn gắn nó vô ngực và bạn cố cử động cổ qua lại. Xây dựng một công ty để phát triển máy tạo nhịp thần kinh cho chứng động kinh cũng như các bệnh khác của não, bởi vì tất cả các bệnh về não là kết quả của một vài sai sót tín hiệu điện gây ra rất nhiều, nếu như không muốn nói là toàn bộ các bất thường của não. Chúng tôi lập ra một công ty gọi là NeuroPace và bắt đầu tiến hành làm việc trên ý tưởng đáp ứng lại kích thích thần kinh, và đây là bức ảnh cho thấy thiết bị nhìn như thế nào, nó được gắn vào xương sọ. Đây có lẽ là bức ảnh tốt hơn. Đây là thiết bị của chúng tôi trong 1 khung. Đây là vết mổ trong da đầu, nó được mở ra, phẫu thuật viên thần kinh có một mẫu, anh ấy đánh dấu vòng quanh nó và dùng máy khoan nha khoa để bỏ đi 1 mảnh xương sọ có kích thước giống hệt kích thước của thiết bị này. Và tối nay, bạn có thể thấy được nó trong buổi triển lãm. Sau đó chúng tôi bắt 1 khung với 4 con vít rồi gắn thiết bị vào và đi dây cái màu xanh lá sẽ đi lên bề mặt não với các điện cực, tới vùng trung tâm động kinh, nơi khởi đầu cơn động kinh, nơi chúng tôi có thể nhận thấy được tín hiệu điện và cho máy tính phân tích, báo với chúng tôi rằng khi nào cần cho một vài dòng điện để ngăn các triệu chứng lâm sàng của cơn co giật. Trong dây xanh dương, chúng ta thấy cái gọi là điện cực sâu trong não. Nếu như đó là nguồn gốc gây nên động kinh, chúng ta có thể tấn công nó luôn. Giải pháp toàn diện: đây là một thiết bị; có kích thước cỡ 1 x 2 inches và khá kì lạ là chỉ đủ dày so với độ dày của sọ não. Lợi ích của việc đáp ứng kích thích thần kinh: nó có thể xác định và phá hủy cơn co giật trước khi triệu chứng lâm sàng xảy ra, cung cấp dòng điện kích thích khi cần thiết, có thể tắt đi nếu các cơn co giật biến mất, nó có rất ít tác dụng phụ - thực tế trong tất cả các thử nghiệm lâm sàng của chúng tôi chúng tôi ghi nhận không có tác dụng phụ nào trong hơn 40 bệnh nhân được cấy ghép và nó hoàn toàn vô hình, được giấu một cách thẩm mỹ, cho nên, nếu bạn bị động kinh và có thiết bị này, không ai biết được điều đó vì họ không thể nói rằng nó đang nằm trên đầu bạn. Và đây là điện não đồ, và bên trái là tín hiệu của một cơn co giật nguyên phát trên 1 bệnh nhân. Sau đó chúng tôi kích thích, và bạn thấy đường màu đen đậm nó như thế nào và sau đó nữa bạn thấy tín hiệu điện não đồ trở về bình thường, nghĩa là nó không gây được cơn động kinh. Điều này kết thúc phần trình bày của tôi về động kinh, phát minh thứ 3 tôi muốn nói tại đây trong chiều hôm nay. (vỗ tay) Tôi có 3 ước muốn. Tôi không thể làm được nhiều thứ ở châu Phi. Tôi là người có tay nghề cao, tôi tham gia vào lĩnh vực dụng cụ y tế, cái mà gần như là đồ công nghệ cao như Ông Bono đã trình bày. Ước muốn đầu tiên là sử dụng máy kích thích thần kinh đáp ứng lại cơn động kinh, gọi là RNS, viết tắt cho Máy kích thích đáp ứng thần kinh -đó là một kiểu viết tắt thông minh- để chữa những rối loạn não bộ khác. Nếu như chúng ta dùng nó cho động kinh, tại sao chúng ta không thử dùng nó cho thứ khác? Sau đó bạn thấy được thiết bị này ra sao, người phụ nữ kia sử dụng nó để trị cơn đau nửa đầu của mình? Tôi nói với các bạn điều này, có cái gì đó mà một vài kĩ sư nghiên cứu như tôi muốn chế tạo, không phải là một người thiết kế thực thụ cho 1 thiết bị tốt. (cười) Chúng tôi muốn một vài người biết rõ phải làm điều này như thế nào, thực hiện nghiên cứu trên con người để phát triển một thiết kế tối ưu cho thiết bị chữa đau nửa đầu cầm tay. Và một vài nhà tài trợ của hội thảo TED như thế này là những tổ chức chúng tôi tìm kiếm. Sau đó chúng tôi sẽ thử thách 1 vài người tham gia TED đưa ra con đường cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Mỹ, nơi mà những vấn đề mà ta có nhưng châu Phi lại không. Và bằng cách giảm kiện tụng do sơ suất, việc này không phải vấn đề của châu Phi mà là của Mỹ (Vỗ tay) Để tóm tắt điều ước thứ nhất của tôi, bộ não được vận hành bởi tín hiệu điện. Nếu tín hiệu điện này tạo ra 1 rối loạn trong não, kích thích điện sẽ sửa chữa nó bằng cách tác động lên nơ ron thần kinh não. Nói cách khác, nếu bạn làm hỏng tín hiệu điện, có thể bằng cách đặt tín hiệu điện khác từ máy tính vào trong não chúng ta có thể sửa được nó. 1 tín hiệu trong não gây rối loạn chức năng não có thể được cảm ứng như tín hiệu cho việc kích thích điện như những gì chúng ta làm với bệnh động kinh. Nhưng ngay cả khi không có tín hiệu, việc kích thích điện của 1 phần nhất định trong não có thể dập tắt một rối loạn về não. Và xem xét cho việc điều trị rối loạn tâm thần và tôi muốn điều này có liên quan với nhóm TED-- như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) cho tới hiện tại chưa được chữa trị tốt bằng thuốc, trong 5 triệu người Mỹ. Và Mr.Fischer và nhóm của ông ấy tại NeuroPace và cả bản thân tôi tin rằng chúng ta có thể có được tác động đáng kể trong việc cải thiện chứng OCD ở Mỹ và trên toàn thế giới. Đó là điều ước đầu tiên của tôi. (Vỗ tay) Điều ước thứ hai, tại thời điểm hiện tại, các thử nghiệm lâm sàng cho việc kích thích từ trường xuyên sọ đó là ý nghĩa của TMS, thiết bị chữa chứng đau nửa đầu xem ra khá thành công. Đó là một tin tốt. Thiết bị di động hiện tại vẫn còn xa so với thiết kế tối ưu cho cả yếu tố con người lẫn vẻ ngoài. Tôi nghĩ cô ấy nói nó giống như một cây súng. Mà nhiều người lại không thích súng. (Cười) Xây dựng một công ty có những thành công đầu tiên trước các yếu tố con người và thiết kế công nghiệp để tối ưu hóa thiết kế cho thiết bị TMS cầm tay đầu tiên được bán cho các bệnh nhân có chứng đau nửa đầu. Đó là điều ước thứ hai. (vỗ tay) Và với tiền thướng 10 000 đô la mà TED đã trao cho tôi, tôi sẽ quyên 50 000 đô la cho những người làm việc tại NeuroPace để tiếp tục chữa OCD, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và 50 000 đô la còn lại cho công ty để tối ưu hóa thiết bị chữa chứng đau nửa đầu. Và đó là cách mà tôi sử dụng tiền thưởng 100 000 đô la của mình. (vỗ tay) Điều ước thứ ba và là điều ước cuối cùng không may là nó phức tạp hơn nhiều vì liên quan tới pháp luật. (cười) Kiện tụng y khoa tại Mỹ đã làm gia tăng chi phí bảo hiểm do sơ suất, vì vậy mà các bác sĩ có bằng hành nghề đang rời khỏi công việc của họ. Luật sư nhận những vụ liên tiếp với hy vọng lớn lao rằng sẽ được hội đồng thẩm định thông cảm vì bệnh nhân này thực sự kết thúc rất tồi tệ. Chi phí cao cho việc chăm sóc sức khỏe ở Mỹ dựa vào chi phí kiện tụng và chi phí bảo hiểm. Tôi đã xem nhiều bức hình, biểu đồ trên báo Nước Mỹ ngày nay (USA Today) số ra hôm nay cho thấy nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát, và đây là một yếu tố. Cộng đồng TED sẽ giúp đỡ những tình huống này như thế nào? Tôi có một vài ý tưởng có thể thực hiện được. Tại thời điểm khởi đầu cho các cuộc bàn luận với nhóm TED, phần chính của vấn đề là bản chất của văn bản đồng ý mà bệnh nhân và người nhà cần phải đọc và kí tên. Ví dụ, tôi hỏi 1 người bị động kinh họ đang sử dụng cái gì cho văn bản đồng ý này. Bạn có tin được rằng, 12 trang đơn, bệnh nhân phải đọc trước khi họ được thử nghiệm để chữa chứng động kinh của họ? Bạn nghĩ gì về một người có thể đọc hết 12 trang đơn? Họ chẳng hiểu cái khỉ gì trong đó hết. (cười) Đó là hệ thống hiện tại. Vậy làm một video thì thế nào? Chúng ta có những người làm trong ngành giải trí ở đây, chúng ta có những người biết làm video với những hình ảnh giải phẫu trực quan và các bước của quy trình được trình bày bằng hoạt hình. Ai cũng biết rằng chúng ta có thể làm việc tốt hơn với thứ có thể tương tác với bệnh nhân, nơi họ xem và được bước vào trong nó và họ nhấn, bạn có hiểu không? Không, tôi không hiểu. Hãy tìm hiểu cách lý giải dễ hiểu hơn. Và đây là cách đơn giản hơn, ồ vâng, tôi hiểu được nó. Nhấn nút và bạn được ghi nhận là đã hiểu vấn đề. Và đó là một trong những ý tưởng. Bây giờ, cũng là một video được thực hiện cho bệnh nhân hoặc người nhà và nhân viên y tế, với sự đồng ý của bệnh nhân là anh ta hiểu được quy trình được thực hiện như thế nào. Bao gồm tất cả những tai biến có thể xảy ra. Bệnh nhân hoặc người nhà đồng ý không kiện nếu như 1 trong những tai biến được nêu ra xảy ra. Bây giờ, tại Mỹ, trên thực tế bạn không thể từ bỏ quyền xét xử bởi thẩm phán. Tuy nhiên, nếu có 1 video giải thích hộ cho bạn, và bạn có tất cả những gì cần thiết trong video đó, nó sẽ ít có khả năng một luật sư khéo ứng xử sẽ đưa vụ này vào quên lãng, vì nó không phải là điều tốt lành gì. Nếu như có sai sót y khoa xảy ra, bệnh nhân hoặc người nhà chấp nhận giải quyết bằng bồi thường hợp lý thay vì kéo nhau ra tòa. Như vậy sẽ tiết kiệm được hàng trăm tỉ đô la cho chi phí tòa án tại Mỹ và giảm chi phí thuốc chữa bệnh cho mọi người. Đây là một vài điểm xuất phát. Bởi vậy nó là điểm kết thúc cho tất cả các giấc mơ của tôi. Tôi ước gì mình có thêm nhiều điều ước nữa nhưng 3 điều ước là những gì tôi có và đã trình bày. (Vỗ tay) Hôm nay chúng ta nói về Cạm bẫy của cảm xúc. Sự theo đuổi hạnh phúc và sự sắp xếp của con người. Tôi dẫn chứng hình ảnh một Darwin khắc khổ với một con tinh tinh khá là hạnh phúc. Điểm đầu tiên tôi muốn nói là theo đuổi hạnh phúc là việc bắt buộc Con người khát khao được hạnh phúc, chỉ mong được hạnh phúc thôi, và không thể không mong muốn như vậy. Chúng ta buộc phải theo đuổi hạnh phúc không chỉ để hưởng thụ, mà còn mong muốn có được hạnh phúc nhiều hơn. Nếu cho rằng điều này đúng, chúng ta làm tốt việc nâng tầm hạnh phúc của mình cỡ nào? À, tất nhiên là chúng ta có cố gắng. Nếu bạn xem trên trang Amazon, bạn sẽ thấy hơn 2,000 tựa đề sách toàn là lời khuyên về bảy thói quen, chín lựa chọn, 10 bí mật, khoảng 14,000 suy nghĩ được cho là sẽ đem đến hạnh phúc Cách khác để chúng ta cố gắng tăng cường hạnh phúc là chúng ta tự chữa trị cho mình. Cho nên có khoảng 120 triệu toa thuốc kê đơn thuốc chống trầm cảm. Prozac là loại thuốc thành công tuyệt đối đầu tiên Thuốc này rất sạch, hiệu quả, không gây kích thích, không nguy hiểm, và không có tác dụng phụ. Vào năm 1995, các loại thuốc cấm là một ngành công nghiệp đem lại $400 tỷ chiếm 8% tổng số thương mại của thế giới gần giống như xăng và dầu. Những cách này thực sự không làm tăng hạnh phúc lên đáng kể. Một vấn đề xảy ra bây giờ là, trong khi tỉ lệ hạnh phúc nằm ngang bằng như bề mặt của mặt trăng, thì trầm cảm và lo lắng lại tăng lên. Một số người cho rằng điều này là do chúng ta chuẩn đoán tốt hơn, nên phát hiện nhiều người như vậy hơn. Không phải đơn giản là như vậy. Chúng ta đang nhận thấy điều này trên toàn thế giới. Ở Mỹ hiện giờ xảy ra nhiều vụ tự tử hơn là giết người. Có hàng loạt vụ tự tử ở Trung Quốc. Theo dự đoán của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới tới năm 2020 trầm cảm lúc đó sẽ là nguyên nhân lớn thứ hai gây khuyết tật Tin vui ở đây là nếu bạn khảo sát khắp nơi trên thế giới, chúng ta sẽ thấy một điều rằng khoảng ba phần tư số người nói rằng họ khá là hạnh phúc Nhưng điều này không đi theo xu hướng thông thường nào hết. Ví dụ như, hai biểu đồ này cho thấy thu nhập tăng lên nhưng đường hạnh phúc lại tuyệt nhiên bằng phẳng. Ngành tâm lý học, chuyên ngành của tôi vẫn chưa làm được nhiều điều giúp chúng ta hiểu hơn về hạnh phúc của con người. Phần nào đó, chúng ta là con cháu của Freud, vốn là một người bi quan. Ông cho rằng việc theo đuổi hạnh phúc là cuộc tìm kiếm vô vọng, xuất phát từ khía cạnh trẻ con của mỗi cá nhân mà không bao giờ tìm được trong thực tế. Ông nói: "Người ta có khuynh hướng nói rằng ý định con người phải được hạnh phúc không được đề cập trong kế hoạch của tạo hóa." Vì thế mục tiêu cuối cùng của liệu pháp tâm lý thật ra chính là cái mà Freud gọi là sự đau khổ thông thường. (Cười) Freud đã phản ánh phần nào cấu trúc của hệ thống cảm xúc con người bao gồm mặt tích cực và tiêu cực và hệ thống tiêu cực lại rất nhạy cảm. Thí dụ dễ hiểu là, chúng ta sinh ra đã thích mùi vị ngọt ngào nhưng lại phản ứng mạnh đối với mùi vị đắng Chúng ta cũng thấy một điều rằng con người hay đối nghịch với việc thua hơn là hạnh phúc khi thắng. Công thức để đạt được một cuộc hôn nhân hạnh phúc là năm nhận xét tích cực hoặc giao tiếp, cho mỗi biểu hiện tiêu cực. Đủ thấy điều tiêu cực mạnh đến thế nào. Đặc biệt đối với những cách thể hiện khinh thường hay ghê tởm, bạn cần nhiều điều tích cực để đánh tan nó đi. Tôi cũng muốn nhắc đến phản ứng đối với áp lực, Chúng ta bị tác động bởi những mối nguy hiểm tức thời thực tế, và sắp xảy ra, và khi đó cơ thể có một phản ứng khó tin khi các nội tiết tố được phóng thích. Chúng ta có một hệ thống cũ kỹ và luôn thường trực khi có nguy hiểm cận kề. Và theo thời gian, điều này được gọi là phản ứng với áp lực, áp lực có nhiều tác động lớn đến cơ thể. Cortisol tràn ngập trong não; nó tiêu hủy các tế bào não trước và trí nhớ, và gây ra đủ loại vấn đề về sức khỏe. Nhưng không may thay, chúng ta cần hệ thống này một phần nào đó. Nếu chúng ta chỉ bị điều khiển bởi hệ thống niềm vui chúng ta sẽ không sống sót lâu được. Chúng ta có đến 2 trung tâm chỉ huy. Cảm xúc là những phản ứng mạnh mẽ ngắn ngủi để đáp lại thách thức và cơ hội. Và mỗi cái cho phép chúng ta chọn lựa những cái tôi khác nhau để điều chỉnh, phát triển hay bỏ qua những suy nghĩ, khái niệm, cảm xúc và kí ức. Chúng ta cứ mặc nhiên cho là cảm xúc chỉ là cảm xúc Nhưng thật ra, cảm xúc là một loại báo động theo hệ thống có thể làm thay đổi những gì chúng ta nhớ, cách chúng ta ra quyết định và cách chúng ta nhận thức sự việc. Vì thế tôi sẽ nói thẳng về ngành khoa học mới về hạnh phúc. Chúng ta đã đi xa khối ảm đạm của Freud, và ngày nay con người thật sự nghiên cứu về điều này. Điểm trọng yếu trong ngành khoa học hạnh phúc là hạnh phúc và bất hạnh không phải là 2 cực của một thể liên tục duy nhất. Mô hình của Freud đúng là một thể liên tục duy nhất rằng, khi bạn bớt đau khổ, bạn sẽ hạnh phúc hơn. Điều này không đúng - khi bạn ít đau khổ hơn, bạn ít đau khổ hơn. Và rằng hạnh phúc là đầu bên kia của phương trình Và nó đã bị bỏ quan. Bị bỏ qua trong liệu pháp tâm lý. Vì thế khi triệu chứng của con người qua đi, chúng thường hay tái phát lại, Bởi vì ở đây không có khái niệm về nửa kia - như là vui vẻ, hạnh phúc, trắc ẩn, biết ơn những cảm xúc tích cực. Và dĩ nhiên chúng ta biết điều này theo bản năng, rằng hạnh phúc không phải là sự thiếu vắng của đau khổ Nhưng điều này không được nói đến mãi đến gần đây, xem chúng như hai hệ thống song song. Nên cơ thể có thể tìm kiếm cơ hội và cùng lúc đó, bảo vệ mình khỏi bị nguy hiểm. Và chúng dường như hai hệ thống tương tác hỗ qua lại và năng động. Con người từng luôn muốn tái cấu trúc Chúng ta sử dụng từ "hạnh phúc", là một thuật ngữ lớn Nó bao gồm ba loại cảm xúc không có từ tiếng Anh tương đương: fiero, là điều tự hào khi hoàn thành một cái gì đó mang tính thách thức; schadenfreude, là niềm vui khi thấy bất hạnh của người khác, một niềm vui độc ác; và cuối cùng là naches, là niềm tự hào và niềm vui đối với trẻ con. Không có trong danh sách này và cũng không có trong các cuộc thảo luận về hạnh phúc, là hạnh phúc trước hạnh phúc của người khác. Hình như chúng ta không có từ ngữ cho khái niệm này. Chúng ta rất nhạy cảm đối với điều tiêu cực, nhưng điều này phần nào được bù lại bởi điều tích cực mà chúng ta có. Theo bản năng, chúng ta là người đi tìm khoái lạc. Trẻ con thường yêu vị ngọt và ghét vị đắng. Chúng thích sờ mặt phẳng mịn màng chứ không thích những gì thô ráp. Chúng thích nhìn những gương mặt xinh đẹp chứ không thích những khuôn mặt chân phương. Chúng thích nghe những giai điệu hòa hợp chứ không thích nghe giai điệu không hòa hợp. Trẻ con thực sự được sinh ra với nhiều niềm vui bẩm sinh. Đã từng có nhà tâm lý học nói một câu rằng 80 phần trăm việc theo đuổi hạnh phúc chỉ là liên quan đến di truyền và việc trở nên hạnh phúc hơn cũng khó như việc muốn cao hơn. Điều này thật vô lí. Di truyền đóng góp đáng kể đối với hạnh phúc khoảng 50% nhưng vẫn còn 50% được chưa tính đến. Hãy xem xét bộ não một chút, để xem hạnh phúc bắt nguồn từ đâu trong công cuộc tiến hóa. Chúng ta có ít nhất hai hệ thống ở đây, và chúng đều rất cổ. Một là hệ thống phần thưởng, được nuôi dưỡng bằng chất dopamine. Và nó bắt nguồn từ vùng chỏm não. Nó đi qua vùng nhân não, đi lên tận vùng vỏ não trán trước, vỏ não trán ổ mắt, nơi đưa ra các quyết định ở mức độ cao. Điều này trước đây được xem như là một hệ thống niềm vui của bộ não. Vào những năm 1950, Olds và Milner đưa các điện cực vào não chuột. Và con chuột cứ liên tục ấn vào thanh đó hàng ngàn hàng vạn lần. Nó không ăn, không ngủ, không quan hệ tình dục. Nó không làm gì cả, ngoài việc nhấn thanh này. Vì thế họ kết luận rằng đây chính là hệ thống tạo khoái lạc của bộ não. Nhưng hóa ra không phải như vậy, nó chỉ là hệ thống truyền cảm hứng, hệ thống mong muốn. Nó làm cho các vật thể thêm tính nổi trội. Nó khiến điều gì đó trông hấp dẫn đến nỗi bạn phải đuổi theo nó. Nó hơi khác biệt với hệ thống khoái lạc chỉ đơn giản ra lệnh "Tôi thích điều này." Như bạn thấy, hệ thống tạo khoái lạc, là nơi các chất giống như thuốc phiện, như oxytocin, lan tỏa rộng rãi trong bộ não. Hệ thống chất dopamine, hệ thống mong muốn, tập trung hơn nhiều. Một điều khác về cảm xúc tích cực là chúng có một dấu hiệu nhận biết phổ thông. Và chúng ta nhìn thấy nụ cười. Và dấu hiệu nhận biết phổ thông không phải chỉ là kéo góc môi về phía gò má. Mà nó còn là nếp nhăn ở đuôi mắt, tạo nên khối cơ vòng quanh mắt. Những đứa trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi khi trông thấy mẹ của mình sẽ thể hiện kiểu cười này. Những người hướng ngoại sử dụng điều này nhiều hơn người hướng nội. Những người bị thoát khỏi trầm cảm thể hiện điều này nhiều hơn trước đó. Vậy nên nếu bạn muốn thể hiện vẻ hạnh phúc thực sự, bạn sẽ tìm ra cách thể hiện này. Những niềm vui của chúng ta khá cổ xưa. Và tất nhiên là chúng ta học rất nhiều niềm vui, đa phần là rất căn bản. Và một trong số chúng, tất nhiên là niềm đam mê với tự nhiên - đó là việc chúng ta phản ứng đối với thế giới thiên nhiên điều này rất sâu sắc. Nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện trên những người hồi phục sau phẫu thuật, thấy rằng những người hay đối diện bức tường so với những người nhìn ra cây cối và thiên nhiên, những người nhìn ra bức tường thường nằm viện lâu hơn, cần nhiều thuốc hơn và có nhiều biến chứng y khoa hơn. Tự nhiên có điều gì đó giúp con người hồi phục, và đó là một phần của việc thiên nhiên giúp ta hòa hợp. Con người, đặc biệt là những sinh vật hay bắt chước Và chúng ta đã bắt chước từ giây phút chúng ta sinh ra. Đây là một đứa trẻ ba tuần tuổi. Nếu bạn lè lưỡi ra trước đứa bé này, nó sẽ làm giống như vậy. Chúng ta là những thực thể xã hội từ bé. Và thậm chí những cuộc nghiên cứu về sự hợp tác cho thấy rằng sự hợp tác giữa các cá nhân kích thích các khu đền ơn của bộ não. Một vấn đề mà tâm lý học đã từng có là thay vì nhìn vào vấn đề tự nhiên này - hay sự quan trọng của tính xã hội của bộ não đối với con người vốn dĩ bất lực trước thế giới và cần có nhau một cách khẩn thiết - thì họ lại tập trung vào bản ngã và lòng tự trọng chứ không phải là cái tôi của ai khác. Là "tôi", chứ không phải "chúng ta". Tôi cho rằng đây là một vấn đề to lớn đi ngược lại sinh học và bản chất và không giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Vì bạn thử nghĩ xem, con người hạnh phúc nhất khi ở giữa những người khác, khi họ bị cuốn hút vào điều gì đó ngoài thế giới, khi họ ở bên người khác, khi họ năng động, khi họ chơi thế thao, tập trung vào người họ yêu thương, học tập, quan hệ tình dục, vân vân. Lúc đó họ không ngồi trước gương cố gắng hình dung về bản thân, hoặc suy nghĩ về chính họ. Đây không phải là những lúc bạn thấy hạnh phúc nhất. Vấn đề khác ở đây là, theo một lời khuyên là nếu bạn nhìn vào phân tích ngôn ngữ được xử lý trên máy tính về những người tự tử bạn sẽ thấy được điều này, khá là thú vị, là việc sử dụng đại từ ngôi thứ nhất số ít "tôi" "của tôi" chứ không phải là "chúng ta" "chúng tôi" và những câu chữ rất thất vọng và họ rất cô đơn. Việc ở một mình là bất thường đối với con người. Có một nhu cầu được thuộc về tập thể. Nhưng có nhiều cách lịch sử tiến hóa đã bẫy được chúng ta. Vì, thí dụ như, gene không quan tâm xem chúng ta có hạnh phúc không, chúng chỉ quan tâm là chúng ta sao chép lại, chúng ta truyền lại gene sinh học của mình. Ví dụ như chúng ta có ba hệ thống tạo ra sự sinh sản, vì nó rất quan trọng. Đó là đam mê, có nghĩa là mong muốn quan hệ tình dục. Nó bị ảnh hưởng bởi các hóc môn giới tính. Sự thu hút lãng mạn đó là hệ thống khao khát. Và nó được nuôi dưỡng bởi chất dopamine. Nó có nghĩa là "tôi phải có được người này." Đó là sự gắn bó, với chất oxytocin, và chất opiate gây nghiện, cho rằng "Đây là một mối quan hệ lâu dài." Thấy vấn đề ở đây rồi chứ, là con người, 3 điều này có thể tách biệt. Cho nên một người có một mối quan hệ gắn bó lâu dài yêu thương lãng mạn với người khác, và muốn quan hệ tình dục với một người thứ ba. Điều khiến gene nhiều khi đánh lạc hướng chúng ta chính là địa vị xã hội. Chúng ta nhận biết rất rõ về địa vị xã hội của chúng ta và luôn tìm kiếm nâng cao và tăng cường địa vị. Trong thế giới của động vật, chỉ có một cách để nâng cao vị thế, đó là đàn áp. Tôi nắm quyền ra lệnh bằng sự can đảm và tôi giữ nó bằng cách vỗ vào ngực, và bạn phải phục tùng tôi. Ngày nay, con người có rất nhiều cách để đứng đầu, và đó là một lộ trình vinh quang, mà ai cũng thực hiện được. Nếu ai đó có chuyên môn và kiến thức, và biết cách thực hiện công việc, chúng ta sẽ cho người đó địa vị. Và rõ ràng đó là cách chúng ta tạo ra nhiều loại địa vị để con người không bị lép vế trong hệ thống địa vị như trong thế giới động vật. Các dữ liệu không thể hiện việc dùng tiền mua lấy hạnh phúc. Nhưng không hẳn điều đó là không đúng. Vì thế nếu bạn đặc biệt quan tâm vấn đề này, sự thỏa mãn cuộc sống, bạn sẽ thấy sự thỏa mãn cuộc sống sẽ gia tăng cùng với mức tăng thu nhập. Bạn sẽ thấy sự đau khổ gia tăng cùng với mức thu nhập thấp. Rõ rằng có sự ảnh hưởng ở đây. Nhưng sự ảnh hưởng này khá nhỏ. Và một trong những vấn đề liên quan đến tiền là chủ nghĩa vật chất. Khi con người quá chạy theo đồng tiền họ sẽ quên những nhu cầu cơ bản thực sự trong đời sống. Và chúng ta có ở đây, một cặp đôi này. "Bạn có nghĩ rằng những người kém may mắn có đời sống tình dục tốt hơn không?" Và rằng đứa trẻ này nói rằng "Để mặc tôi với đồ chơi của tôi." Và vấn đề là điều này đã tiếp quản nhiệm vụ. Tức là hệ thống mong muốn của chất dopamine tiếp quản và làm thay đổi cả hệ thống vui vẻ. Maslow đã từng có ý tưởng về điều này vào những năm 1950, đó là khi con người đạt được mức nhu cầu sinh học của mình, khi thế giới an toàn hơn, và chúng ta không phải lo lắng về các nhu cầu căn bản - hệ thống sinh học của chúng ta, dù dưới bất kì động cơ nào, được thỏa mãn - chúng ta có thể vượt lên nó, để nghĩ ra ngoài bản thân về sự tự khẳng định và chiêm nghiệm, và vượt qua nhu cầu vật chất. Vì thế để tóm tắt nhanh chóng những nội dung chính để chúng ta dễ nắm bắt. Một là con người trải qua quá trình thay đổi lượng tử: họ cảm thấy cuộc sống và các giá trị của họ đã thay đổi. Và chắc chắn nếu bạn nhìn vào các loại giá trị có thể đạt được, bạn thấy sự giàu có, sự mạo hiểm, thành tựu, lạc quan, niềm vui, được tôn trọng, trước khi có sự thay đổi, thành những giá trị không có tính vật chất hơn nhiều. Phụ nữ có một bộ các giá trị khác nhau. Nhưng điều tương đồng là đều có chung sự hạnh phúc. Họ đi từ sự hấp dẫn, hạnh phúc, giàu có và tự chủ đến sự rộng lượng và tha thứ. Tôi xin kết thúc bằng vài câu trích dẫn. "Chỉ có một câu hỏi: Yêu thế giới như thế nào?" "Nếu cuộc sống hàng ngày của bạn có vẻ nghèo nàn, đừng đổ thừa cho nó; hãy nhận lỗi về mình. Nói với mình rằng mình không đủ thi vị để gọi giàu sang đến." Trích dẫn từ Rilke. "Đầu tiên, hãy nói với bản thân bạn sẽ trở thành điều gì. Sau đó làm việc mà bạn phải làm." Cám ơn đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn một khám phá độc đáo. Nhưng tôi muốn thuật lại cho các bạn đúng những gì đã xảy ra -- không như cách tôi hay thuyết trình trong hội thảo khoa học, hay là cách các bạn thường đọc trong công trình nghiên cứu được xuất bản. Câu chuyện này không chỉ bó gọn trong lĩnh vực công nghệ mô phỏng sinh học, nó đi xa hơn, tới cái mà tôi gọi là cộng sinh sinh học. Tôi định nghĩa "cộng sinh sinh học" là sự kết giao giữa sinh học và một ngành khác, theo đó ngành này sẽ giúp ngành kia tiến xa hơn, và những khám phá chung sẽ vượt xa bất kì một ngành đơn lẻ nào. Theo công nghệ mô phỏng sinh học, khi công nghệ của loài người tiếp nhận các đặc điểm của thiên nhiên, thiên nhiên sẽ trở thành người thầy hữu dụng hơn nhiều. Ngành kĩ sư có thể lấy cảm hứng từ sinh học, bằng cách áp dụng các nguyên lí sinh học khi chúng có lợi cho ta, và kết hợp chúng với những kĩ thuật thiết kế tốt nhất của loài người, với mục đích tối thượng là tạo ra thứ còn tốt hơn cả thiên nhiên. Là một nhà sinh học, tôi vô cùng tò mò về điều này. Đây là ngón chân thạch sùng. Và chúng tôi băn khoăn không biết làm cách nào chúng dùng những ngón chân kì quái này để leo lên tường nhanh nhẹn đến thế. Chúng tôi đã khám phá ra điều đó. Điều chúng tôi tìm ra là chúng có những cấu trúc dạng lá trên ngón chân, với hàng triệu chiếc lông bé xíu, trông như cái thảm, và mỗi sợi lông đều bị "chẻ ngọn" thảm thương: chừng 100 tới 1000 ngọn, kích cỡ siêu vi. Và một cá thể thạch sùng có 2 tỉ những ngọn siêu vi như thế này. Chúng không dính lên tường bằng rám dính, hút chân không hay hồ. Thật ra chúng dính chỉ nhờ vào lực tương tác giữa các phân tử, lực van der Waals. Và tôi rất vui mừng được báo cho các bạn rằng chất dính tổng hợp khô, tự làm sạch đầu tiên đã được sản xuất. Từ phiên bản đơn giản có trong tự nhiên, chỉ một nhánh, kĩ sư cộng sự với tôi, Ron Fearing, ở Berkeley, đã tạo ra được phiên bản tổng hợp đầu tiên. Và một cộng sự đáng kinh ngạc khác của tôi cũng vậy, Mark Cutkosky, ở Stanford -- anh tạo ra những chiếc lông lớn hơn lông thạch sùng nhiều, nhưng dùng cùng các nguyên lí chung như vậy. Và đây là bài thử thách đầu tiên của nó. (Cười) Đó là Kellar Autumn, trước là học sinh cao học của tôi, giờ là giáo sư Đại học Lewis và Clark, cậu nộp đứa con đầu lòng cho thí nghiệm này, theo đúng nghĩa đen. (Cười) Mới đây hơn, cái này đã xảy ra. - Đây là lần đầu tiên có người leo trèo bằng cái này. Lynn Verinsky, nhà leo núi chuyên nghiệp, trông có vẻ tràn trề tự tin. - Thật lòng mà nói, nó là tuyệt đối an toàn. Nó sẽ tuyệt đối an toàn. - Làm sao chị biết? - Vì có bảo hiểm pháp lý. (Cười) Với một tấm đệm ở dưới, và đeo chặt dây thừng bảo hộ, Lynn bắt đầu chuyến leo 60 feet của mình. Lynn leo đến đỉnh, một sự kết hợp hoàn hảo của Hollywood và khoa học. - Thế là chị là người đầu tiên chính thức bắt chước thạch sùng. - Ha! Wow. Thật là vinh hạnh quá. Đó là cách cô ấy làm trên các bề mặt gồ ghề. Nhưng thật ra cô ta dùng những cái này trên các bề mặt phẳng phiu -- hai cái -- để trèo lên, và tự kéo mình lên. Và các bạn có thể thử cái này ngoài hành lang, và xem vật liệu lấy cảm hứng từ thạch sùng. Giờ thì, vấn đề với các robot làm chuyện này là chúng không thể tự gỡ ra khi dùng vật liệu này được. Đây là giải pháp của thạch sùng. Chúng tự bóc ngón chân khỏi bề mặt đang trèo, với tốc độ lớn, khi chúng chạy lên tường. Ồ, hôm nay tôi rất phấn khích được cho các bạn thấy phiên bản mới nhất của robot, tên là Stickybot, dùng vật liệu dính khô có thang bậc mới. Đây là con robot thật. Và đây là cái nó làm. Và nếu bạn quan sát, bạn có thể thấy rằng nó dùng hành động "bóc" ngón chân, y như con thạch sùng vậy. Nếu chúng tôi có thể chiếu vài đoạn video, các bạn sẽ có thể thấy nó leo lên tường. (Vỗ tay) Đây rồi. Và giờ nó có thể đi lên các bề mặt khác nữa, nhờ vào loại vật liệu dính mới mà nhóm ở Stanford đã có thể tạo ra khi thiết kế con robot đáng kinh ngạc này. (Vỗ tay) Ồ. Một điểm tôi muốn chỉ ra là, hãy nhìn Stickybot. Các bạn sẽ thấy cái này trên đó -- mục đích không chỉ là để trông giống con thạch sùng. Nó có đuôi. Và đúng lúc bạn nghĩ là bạn đã hiểu ra thiên nhiên hoạt động như thế nào rồi, những thứ như thế này xảy ra. Các kĩ sư bảo chúng tôi, về mấy con robot trèo, rằng, nếu chúng không có đuôi, chúng sẽ rớt khỏi tường. Thế là họ hỏi chúng tôi một câu hỏi quan trọng. Họ nói rằng, "Ồ, nó trông đại khái giống cái đuôi." Dù chúng tôi đã lắp một cái thanh thụ động tượng trưng vào chỗ đó. "Động vật có dùng đuôi khi leo lên tường không?" Ở đây họ đã đáp lễ chúng tôi, bằng cách đưa ra một giả thuyết để chúng tôi kiểm định, trong sinh học, mà chúng tôi còn không nghĩ tới. Thế nên dĩ nhiên, trên thực tế, lúc đỏ chúng tôi bắt đầu hoảng. Là nhà sinh học, đáng lẽ chúng tôi phải biết điều này rồi. Chúng tôi nói, "Ồ, đuôi làm cái gì nhỉ?" Chúng tôi biết rằng đuôi là nơi dự trữ mỡ, ví dụ thế. Chúng tôi biết có thể dùng đuôi để cuốn lấy các thứ. Và có lẽ vai trò quen thuộc nhất là đuôi tạo thăng bằng khi đứng yên. (Cười) Nó cũng có thể đóng vai trò lực đối trọng. Hãy xem chú kangaroo này nhé. Thấy cái đuôi kia không? Thật đáng kinh ngạc! Marc Raibert làm một con robot nhảy Uniroo. Và không có đuôi thì nó rất thiếu vững chắc. Nào, trong phần lớn trường hợp cái đuôi làm giảm khả năng điều khiển như người ở trong bộ áo khủng long này. (Cười) Đồng nghiệp tôi thực tế đã thử kiểm định nhược điểm này, bằng cách tăng mô-men ì của một học sinh, thế là các em được gắn đuôi và cho chạy qua chướng ngại vật, và hiệu quả quả nhiên có giảm, như ta có thể đoán được. (Cười) Nhưng dĩ nhiên, đây là một cái đuôi thụ động. Và ta cũng có thể có đuôi hoạt động. Và khi tôi quay lại nghiên cứu cái này, tôi nhận ra rằng một trong những thời khắc TED tuyệt vời trong quá khứ, từ Nathan, chúng ta đã có buổi nói chuyện về một cái đuôi hoạt động. Myhrvold nghĩ rằng khủng long đập đuôi quan tâm đến tình yêu hơn là chiến tranh. Ạnh ta đã nói cái đuôi có vai trò làm roi để giao tiếp. Nó cũng có thể dùng để tự vệ. Khá là nhiều sức mạnh. Thế là sau đó chúng tôi quay lại quan sát con vật. Và chúng tôi cho nó chạy lên một bề mặt. Nhưng lần này, chúng tôi đặt một miếng rất trơn màu vàng như các bạn thấy đó. Và hãy nhìn bên phải xem con vật làm gì với cái đuôi của nó khi nó trượt nhé. Đoạn này quay chậm 10 lần. Đây là tốc độ bình thường. Và bây giờ hãy xem nó trượt, và xem nó làm gì với cái đuôi của mình. Nó có cái đuôi hoạt động, với vai trò như là cái chân thứ năm, và đóng góp vào sự ổn định. Nếu ta làm con thạch sùng trượt nhiều hơn, chúng tôi khám phá ra điều này. Thật phi thường. Các kĩ sư đã có một ý tưởng tuyệt vời. Và rồi, dĩ nhiên, chúng tôi thắc mắc, được đấy, chúng có cái đuôi hoạt động, nhưng hãy hình dung chúng nhé. Chúng đang leo lên một cái tường, hay cái cây. Và rồi chúng tới đỉnh cao nhất, và cứ coi như là có vài chiếc lá ở đó. Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng leo lên mặt dưới của cái lá, và có gió, hay là ta rung cành? Và chúng tôi làm một thí nghiệm mà các bạn thấy ở đây. (Vỗ tay) Và đây là điều chúng tôi khám phá ra. Đó là tốc độ thực. Các bạn không thấy được gì hết. Nhưng đó, chậm lại rồi. Điều chúng tôi khám phá ra là phản ứng tự chỉnh trong không trung nhanh nhất thế giới. Cho bạn nào vẫn còn nhớ môn vật lí, đó là một mô-men lực góc 0 độ phản ứng tự chỉnh. Nhưng nó như con mèo vậy. Bạn biết đấy, khi mèo rơi, chúng làm như thế này. Chúng vặn người. Nhưng thạch sùng làm tốt hơn. Và chúng làm điều đó nhờ đuôi. Chúng làm điều đó bằng chiếc đuôi hoạt động này, khi chúng đánh đuôi qua lại. Và rồi, chúng luôn hạ cánh trong tư thế siêu nhân nhảy dù tự do. Bây giờ chúng tôi mới thắc mắc, nếu chúng tôi đúng, chúng tôi sẽ có thể kiểm định cái này trên một model thật, dùng một con robot. Vậy là chúng tôi đã xây dựng một con robot thực chỉ riêng cho TED, ở đằng kia, một nguyên bản, với cái đuôi. Và chúng ta chuẩn bị thử phản ứng tự chỉnh trong không trung bằng đuôi đầu tiên, với một con robot. Có thể chiếu đèn vào nó được không? Được rồi, thế này. Và xin chiếu video. Đây rồi. Và nó hoạt động y như đuôi con vật vậy. Thế là, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là đánh đuôi để tự chỉnh bản thân. (Vỗ tay) Dĩ nhiên, thường chúng tôi khá là hoảng sợ vì con vật không hề có cơ chế thích nghi nào để lướt, nên chúng tôi nghĩ, "Ồ, cũng được thôi. Chúng tôi sẽ đặt nó vào một ống dẫn gió dọc. Chúng tôi thổi không khí lên, cho nó mục tiêu hạ cánh, một đoạn thân cây, ngay bên ngoài lồng kính nhựa, và xem nó làm gì. (Cười) Chúng tôi đã làm thế. Và nó làm thế này. Gió thổi từ phía dưới. Đoạn này quay chậm 10 lần. Nó thực hiện một cú lướt thăng bằng. Điều khiển hoàn hảo. Thật phi thường. Nhưng nó còn khá đẹp nữa, khi ta chụp ảnh lại. Và nó còn tốt hơn thế nữa, nó -- ngay trong slide này -- xoay sở giữa không trung. Và cách nó dùng là, nó lấy cái đuôi và đánh nó một chiều để chệch sang bên trái, và đánh nó chiều kia để chệch sang bên phải. Vậy là chúng ta có thể xoay sở bằng cách này. Và rồi -- chúng tôi phải quay đi quay lại vài lần để tin được cái này -- nó còn làm thế này nữa. Xem nhé. Nó đung đưa đuôi lên xuống như chú cá heo vậy. Nó có thể bơi qua không khí. Nhưng xem chân trước của nó nhé. Các bạn có thấy chúng đang làm gì không? Điều này có ý nghĩa gì tới nguồn gốc của hoạt động bay đập cánh? Có thể hoạt động đó tiến hóa từ việc đi xuống cây cối, và cố gắng điều khiển cú lướt. Hãy đón chờ điều đó nhé. (Cười) Sau đó chúng tôi thắc mắc, "Chúng có thực là xoay sở được với cái này không?" Đó là đích hạ cánh. Chúng có thể lái về hướng đó với những khả năng này không? Nó đây, trong ống dẫn gió. Và hiển nhiên là trông có vẻ đúng thế. Các bạn có thể nhìn thấy còn rõ hơn từ trên xuống. Xem con vật nhé. Chắc chắn là đang di chuyển về phía đích hạ cánh. Xem cái đuôi đạp khi nó làm thế nhé. Xem kìa. Không thể tin nổi. Chúng tôi thật sự bối rối, vì không đâu ghi lại con thạch sùng biết lướt nào cả. Chúng tôi nghĩ, "Chúa ơi, chúng tôi nhất định phải ra thực tế và xem nó có làm thế này không." Hoàn toàn ngược với cách các bạn vẫn thấy trên các thước phim về thiên nhiên, dĩ nhiên. Chúng tôi thắc mắc, "Chúng có lướt trong tự nhiên không?" Chúng tôi đến các khu rừng của Singapore và Đông Nam Á. Và video các bạn sắp xem tiếp theo cũng là lần đầu chúng tôi chiếu nó. Đây là video thực -- hoàn toàn không dàn dựng, một video nghiên cứu thật -- cho thấy động vật lướt xuống. Có đường bay màu đỏ. Nhìn về cuối đường để thấy con vật. Nhưng rồi khi nó tiến đến gần cây hơn, xem phim cận cảnh nhé. Và xem các bạn có thấy chỗ nó hạ cánh không. Thế đó, nó đi xuống. Có chú thạch sùng ở cuối đường bay kia. Các bạn có thấy không? Kia kìa? Xem nó xuống. Giờ nhìn lên trên và các bạn có thể thấy cảnh hạ cánh. Các bạn có thấy nó trúng không? Nó có dùng cả đuôi nưa, y như những gì chúng tôi thấy trong phòng thí nghiệm. Giờ thì chúng tôi có thể tiếp tục cộng sinh sinh học như thế này bằng cách đề nghị các kĩ sư làm một chiếc đuôi hoạt động. Và đây là chiếc đuôi hoạt động đầu tiên, trong robot chế tạo bởi Boston Dynamics. Để kết luận, tôi nghĩ rằng ta cần xây dựng các cộng sinh sinh học như những gì tôi đã trình bày, để tăng tốc độ phát minh cơ bản trong các ứng dụng. Tuy nhiên, để làm việc này, ta cần thiết kế lại nền giáo dục với những chỉnh đốn lớn, để cân bằng chiều sâu với việc liên hệ giữa các ngành với nhau, và đào tạo một cách cụ thể cách thức để đóng góp xây dựng, và hưởng lợi từ các ngành khác nữa. Và dĩ nhiên bạn cần các cá thể sinh vật và môi trường để làm điều đó. Nghĩa là, dù bạn có quan tâm tới an ninh, tìm kiếm cứu hộ, hoặc sức khỏe hay không, ta phải bảo vệ các thiết kế của tự nhiên, nếu không những bí mật này sẽ bị mất đi mãi mãi. Và theo như những gì tôi đã nghe từ vị Tổng thống mới của chúng ta, tôi rất lạc quan. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Chúng ta nghĩ gì khi nghĩ về thành phố? Khi liên tưởng tới các thành phố, chúng ta thường nghĩ nó sẽ như thế này. Nhưng nếu những gì bạn đang nhìn thấy đây mới chỉ là một phần của bức ảnh, và còn một thành phố nữa nằm trong lòng thành phố. Người ta hay gọi nơi này của thành phố là khu ổ chuột, nhà bỏ hoang, lụp xụp, và những người sống ở đây bị coi là người phạm pháp, bần hèn, tội phạm, kẻ thụ hưởng, người ăn xin, vv. Tuy nhiên trên thực tế, họ chỉ là những người nghèo và không còn lựa chọn nào khác. Nghèo đói như một vòng xoáy luẩn quẩn vậy. Nếu đã nghèo bẩm sinh thì chắc cũng mất ba đời hay nhiều hơn thì mới có thể khá khẩm hơn. Nhiều người bị mắc kẹt trong vòng quay này mà không có lối thoát, họ phải sống lăn lóc bên lề đường, bên đường ray, ở các bãi rác, cạnh các bờ sông, đầm lầy và hàng tá chỗ tồi tàn như thế, nơi mà nước sạch không có, nhà vệ sinh hay chỗ ở cũng không. Thế nhưng những chỗ này lại không hề xa lạ đối với tôi, bởi ngay từ lúc sáu tuổi, tôi đã đi theo bố tôi, một bác sĩ, chuyên chữa trị cho các bệnh nhân ở khu ổ chuột của Bombay. Lớn hơn một chút, tôi thường xách túi đựng thuốc thang giúp bố sau các buổi học ở trường- và tôi yêu công việc đó. Mong muốn được cải thiện môi trường sống ở các nơi ấy, tôi đã quyết định trở thành một kiến trúc sư. Nhưng rồi tôi đã sớm nhận ra rằng tinh hoa của công trình kiến trúc chỉ dành cho những người giàu. Vì thế nên tôi đã quyết định thực hiện việc quy hoạch đô thị và tham gia một tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ chuyên giúp nhóm nghèo ở đô thị, họ tự đứng lên thành lập để cung cấp những dịch vụ thiết yếu, như là nước, điều kiện vệ sinh và chỗ ở, tới những người nghèo ở các thành phố. Tính đến giờ, tôi đã dành ra mười năm cho việc phát triển chuyên môn và học tập, và rồi thêm năm năm nữa để học quên nó đi. Bởi tôi nhận ra rằng tất cả những gì tôi học được về kiến trúc, thiết kế hay quy hoạch đều thất bại thảm hại trên thực tiễn. Và đây mới là lúc mà tôi nhận ra được sức mạnh của sự lựa chọn. Tôi chọn gạt đi nhiều định kiến, nhưng có hai lầm tưởng về người nghèo mà tôi muốn chia sẻ. Lầm tưởng đầu tiên là về sự nhận thức rằng sự di cư của người nghèo về các thành phố là một vấn nạn. Di cư có thực sự là một lựa chọn không? Cố vấn của tôi Sheela Patel đã hỏi những người nghĩ rằng đây là một vấn nạn là "Hãy hỏi xem ông của anh xuất thân từ đâu? ". Vậy những người nghèo họ làm gì khi di cư lên thành thị? Để tôi chia sẻ một ví dụ này. Đây là Sân bay Quốc tế Mumbai. Tất cả vùng màu xanh mà bạn thấy đây là vùng định cư không chính thức cỡ lớn. Có khoảng 75,000 người sống ở đây. Vậy họ là ai, người làm việc thầm lặng trong các khách sạn, nhà hàng, người công nhân, người trông trẻ, người giúp việc và hằng hà sa số công việc khác mà một thành phố cần có để có thể vận hành mà không bị trục trặc. Và những người này họ sống ở đâu? Ở hầu hết các thành phố, họ sống ở khu ổ chuột. Vậy chúng ta thử nghĩ lại xem. Chúng ta có còn muốn người nghèo ngưng di cư tới thành phố không? Nếu họ có thể lựa chọn không di cư thì sao? Lầm tưởng thứ hai là qua một trải nghiệm cá nhân của tôi. Quan điểm này là điều những người tri thức như chúng ta hiểu rõ nhất. Chúng ta, những người có học thức thích đưa ra lựa chọn cho người khác, đặc biệt là với người nghèo. Tôi xin chia sẻ một trải nghiệm này. Trong một buổi hội thảo để xem xét về việc thiết kế 250 ngôi nhà mới cho các hộ nghèo ở một khu ổ chuột gần đó, có nhiều loại vật liệu xây dựng được đề xuất ra, nào là giấy bồi, bìa các-tông, gạch tổ ong, vv và chỉ đơn giản bởi chúng rẻ tiền. Rồi bỗng nhiên có một ý tưởng về sử dụng các thùng container. Và ngay lập tức tất cả đều đồng tình bởi chúng tôi thấy nó vừa bền vững, có thể nhân rộng lại còn hợp túi tiền. Nhưng trong buổi thuyết trình đó, một người phụ nữ từ khu ổ chuột đưa ra phát biểu từ tốn. Cô ấy hỏi người thuyết trình, "Nếu bạn là tôi thì bạn có chọn sống trong đó không?" (Cười) "Nếu không thì sao bạn nghĩ chúng tôi sẽ chọn vậy?" Và đây chính là khoảnh khắc tôi học quên những điều đã học, khi tôi nghiệm ra rằng nghèo đói chỉ chuyển hóa sang đủ để chi tiêu chứ không hề thay đổi mưu cầu. Người nghèo đã sống cả cuộc đời họ ở những khu nhà tạm bợ. Họ len lỏi khắp ngõ ngách, từ nơi xa xôi tới nơi thành thị. Họ di cư từ những ngôi nhà bằng tre nứa, vải bạt, nhựa tới những nhà bằng giấy cứng rồi tới nhà thiếc, tới cả nhà xây bằng gạch vữa, y như cách chúng ta làm vậy. Và bây giờ ta lại đang áp đặt lựa chọn của ta lên những con người đó. Vậy thì ta nên áp đặt hay tạo thêm lựa chọn cho họ? Giả sử bây giờ cơ hội lựa chọn là cho mọi người thì sao? Những người đó là những phụ nữ sống vật vờ ngoài vệ đường nhà hàng xóm ở Mumbai. Ngày nào họ cũng bị đuổi đi, và để đáp trả việc này, họ thành lập một hội phụ nữ có tên là Mahila Milan. Không chỉ đấu tranh lại sự trục xuất của những kẻ cầm quyền, tiết kiệm tiền và mua đất, mà họ còn tự thiết kế và xây dựng chính những ngôi nhà riêng của mình. Đúng là có cả những người phụ nữ thất học, vậy họ đã làm điều đó như nào? Họ đã dùng chiếu và áo Sari để đo kích thước. Một chiếc áo Sari dài bốn mét và rộng 1,5 mét. Họ dùng những vật dụng thường ngày đó để mô tả kiến trúc ngôi nhà. Và thậm chí họ còn đưa ra ba mẫu để lựa chọn và mời tất cả hàng xóm của họ đến để tham quan. (Cười) Và tất cả mọi người đều thích mẫu mà có phòng ốc nhỏ trong đó, đơn giản là bởi nó tiện ở hai chỗ. Một là gia đình đông người cũng có thể ở chung trong đó. Và hai là nó có chỗ để làm các việc gia công, ví dụ như là làm vòng tay, làm đồ trang sức, thêu thùa, gói đồ, vv. Và giờ họ còn chọn là không cần nhà vệ sinh trong nhà, và thay vào đó là xây nó ngoài hành lang, đơn giản bởi như thế sẽ vừa tiết kiệm chỗ lại vừa rẻ hơn. Đó, ngay cả chuyên gia chắc cũng chưa bao giờ nghĩ được ý tưởng như vậy. Về hình thức thì thiết kế phải để nhà vệ sinh ở trong nhà. Đây là một vài thí dụ nhỏ tôi xin đưa ra một con số lớn hơn: 881,000,000 người-- khoảng một phần sáu dân số thế giới, như chúng ta đang bàn đây-- đang sống ở các khu ổ chuột và nơi định cư không chính thức. Hầu hết các thành phố ở Nam bán cầu đều có các khu ổ chuột lớn cỡ thị trấn. Kibera, ở Nairobi, Dharavi, ở Mumbai, Khayelitsha ở Nam Phi, đó là vài ví dụ. Ban đầu, những vùng đất này đều là đất trống, bỏ hoang nơi mà không thích hợp là đô thị. Các thành phố dần mở rộng, người nghèo bắt đầu khai hoang những vùng đất này và dần tạo ra giá trị cho nó qua thời gian. Và ngày nay, những vùng đất này dần thành điểm nóng bất động sản khiến ai cũng muốn sở hữu một mảnh ở đây. Vậy những thị trưởng và người cầm quyền xử trí ra sao với chỗ đất đó? Họ dỡ bỏ và thu hồi chúng và xóa chúng khỏi thành phố và nền kinh tế để xây cơ sở hạ tầng mới. Họ xếp chúng thành khối dọc, và trên thực tế nó nhìn như thế này. Giờ đây khi bị xây dựng san sát nhau, thì chúng bị thiếu ánh sáng và chỗ thông gió, và nó thường dẫn đến là điều kiện không lành mạnh. Mặt khác, những người nghèo không liên quan tới việc tham gia vào thiết kế, và dẫn tới sự xuống cấp của các công trình. Ở một khía cạnh khác, họ không hiểu cách làm thế nào để bảo dưỡng, bạn biết đấy, mấy việc như giữ hóa đơn, báo cáo, thiết lập xã hội các thứ chưa bao giờ là dễ đối với họ. Và khi bị ép phải hòa nhập vào một xã hội hình thức như vậy, kết cục thì họ thành ra như này sau một vài năm. Bởi lẽ cải cách không phải một sản phẩm, mà đó một quá trình. Thay đổi từ dân dã thành trang trọng là cả một quá trình với người nghèo. Cần có thời gian để chấp nhận và thích nghi. Và khi lựa chọn đó là do ép buộc, thì nó trở thành như này, cái viễn cảnh mà tôi e rằng sau này sẽ là khu ổ chuột. Giờ thay vì làm như vậy, nếu ta thử tạo chỗ ở cho người nghèo và cho họ quyền lựa chọn thành một phần của thành phố và dựng xây nơi họ sống, cho họ những dịch vụ thiết yếu, như trong hình đây thì sao? Lại giả sử tiếp, nếu cả thành phố và chính phủ cùng chung tay, nếu chính phủ chấp nhận những người nghèo, và họ có thể cùng nhau kiến thiết? Đây là Mukuru. Đây là khu định cư không chính thức cỡ lớn ở Nairobi, Đó là một trong những khu định cư lớn nhất ở Châu Phi. Đó là nhà của 300,000 người sống trên hơn 650 mẫu đất. Để giúp ta hiểu được con số đó, thì nó tương tự việc nhét toàn bộ dân số của Pittsburgh vào khu công viên trung tâm của New York. Đó là Mukuru. Để cho ta cái nhìn tổng quát, đây là tình trạng khu nhà ở. Và đây là lối giữa các nhà với nhau. Vậy tóm gọn lại thì cuộc sống ở Mukuru như thế nào? Năm trăm năm mươi người dùng chung một vòi nước. và phải trả tiền gấp chín lần so với số tiền người thành thị phải trả, chỉ bởi ở đây không có nơi sản xuất nước mà chỉ có nước được bán. Rất nhiều người đi làm về và thấy nhà của mình không hề tồn tại, bởi họ bị đe dọa, hay những ngôi nhà đã bị dỡ đi. Vì quá mệt mỏi với tình trạng này, liên hội những người khu ổ chuột có tên là Muungano đã quyết định hành động. Trong bốn năm, họ kêu gọi 20,000 cư dân thu thập dữ liệu, bản đồ địa chính và tập hợp lại. Đề xuất cũng rất đơn giản họ chỉ cần bốn thứ. Họ cần nước sạch, nhà vệ sinh, con đường bằng phẳng và quan trọng nhất là không bị thu hồi đất. Họ đã trình bày đề xuất này với chính phủ Nairobi. Và lần đầu tiên trong lịch sử, thành phố đã đồng ý với đề xuất đó. Thành phố của Nairobi, chính phủ Kenya, tuyên bố Mukuru là một đặc khu quy hoạch, điều đó có nghĩa là người dân sẽ tự lên kế hoạch. Người dân có thể đưa ra luật lệ, chuẩn mực riêng của họ, bởi chuẩn mực cho công dân đô thị thì không phù hợp với những người dân dã. Vậy tại sao đó lại là một ví dụ cho chúng ta? Nếu đây là những con đường ở Mukuru, bạn có thể thấy là hai bên đường đều có nhà ở. Để một chiếc xe buýt có thể đi qua, theo tiêu chuẩn, thì nhà quy hoạch sẽ cần tới con đường rộng những 25 mét. Điều đó đồng nghĩa với việc phải thay thế hai mươi lăm phần trăm hạ tầng đó là nơi ở của rất nhiều người. Vậy thay vào làm như vậy, chúng tôi có ý tưởng làm đường rộng 12 mét, như vậy vừa giữ được kiến trúc vừa có thể cho xe buýt đi qua mà không làm tổn hại tới nhiều thứ khác. Lấy một ví dụ khác, hãy cùng bàn về nhà vệ sinh công cộng. Ở những khu đông đúc, nơi mà không có đủ diện tích cho các nhà vệ sinh cá nhân, không như nhà vệ sinh cộng cộng của chúng tôi đây. Chúng tôi có thể chia làm hai khu, một cho nam và một cho nữ. Nhưng tưởng tượng tình huống này nhé. Buổi sáng thức dậy, khi cần vào nhà vệ sinh gấp, khi tất cả ai cũng cần vội nhà vệ sinh, và bạn phải đứng xếp hàng sau 50 người, và lại còn có một đứa trẻ đứng sau một người lớn, vậy ai sẽ được đi trước? Kết cục là những đứa trẻ ngồi xổm ở ngoài. Và đó là lý do vì sao phụ nữ quyết định tách riêng khu ngồi vệ sinh cho trẻ em. Xem xem, ai có thể nghĩ ra ý tưởng đó được chứ? Cốt lõi ở đây là khi người nghèo tự chọn, thì họ sẽ chọn tốt hơn. Họ sẽ chọn cái hợp với họ nhất. Do đó sự lựa chọn là tiên quyết. Và quyền lực quyết định sự lựa chọn. Và chúng ta cần những người nắm quyền như-- các chính trị gia, nhà lãnh đạo, chính phủ, kiến trúc sư, nhà quy hoạch, các học viện, các nhà nghiên cứu và tất cả chúng ta ở đây cùng tôn trọng những lựa chọn của họ. Thay vì chọn cái đúng cho mọi người, cho người nghèo, hãy chấp nhận và trao quyền cho những lựa chọn của họ. Và đó là cách để ta cùng xây dựng những thành phố tốt đẹp hơn trong tương lai, dần hoàn thiện bức tranh thành phố được xây dựng bởi lựa chọn của chính những cư dân ở đó. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Tại sao có quá nhiều người đạt được thành công rồi lại thất bại? Một trong những lý do chủ yếu chính là ta nghĩ thành công là con đường một chiều. Ta làm mọi thứ mà dẫn ta đến với thành công Nhưng khi ta đạt được rồi. và Ta thấy rằng mình đã thành công, ta ngồi ngả lưng tại một nơi tiện nghi, và lúc này ta thật sự ngưng làm những việc mà đã giúp ta thành công Và như vậy thì chẳng mất bao lâu ta sẽ xuống dốc Và tôi có thể nói rằng điều này sẽ xảy ra Bởi vì nó đã từng xảy ra với tôi Để đạt được thành công , tôi đã làm việc chăm chỉ, tôi đã tự nỗ lực. Nhưng rồi tôi dừng lại, bởi vì tôi thấy rằng “ Tôi đã thành công. Tôi có thể ngả lưng và thư giãn." Để đạt được thành công, tôi luôn cố gắng hoàn thiện và làm nhưng việc có ích. Nhưng rồi tôi dừng lại vì tôi thấy rằng, “Tôi đã giỏi rồi. Tôi không cần phải hoàn thiện nữa." Để đạt được thành công, tôi đã khá giỏi trong việc đưa ra những ý tưởng hay. Vì tôi đã làm những điều đơn giản sau đây để đưa ra những ý tưởng Nhưng rồi tôi dừng lại. Vì tôi nhận thấy rằng tôi là một tay khéo léo và có lẽ tôi không cần phải suy nghĩ về ý tưởng nữa . Chúng tự sẽ đến như một phép màu. Nhưng thứ duy nhất đến với tôi đó chính là rào cản sáng tạo. Tôi không thể nảy ra được ý tưởng nào nữa. Để đạt được thành công, tôi đã luôn tập trung vào khách hàng và các dự án, và tôi phớt lờ chuyện tiền bạc. Rồi thì tiền bạc bắt đầu đổ vào túi tôi. Và tôi đã bị phân tâm. Và rồi bất ngờ tôi nói chuyện điện thoại với nhân viên chứng khoán và nhân viên bất động sản, thay vì thời gian đó lẽ ra tôi nên dành để tiếp chuyện với khách hàng. Để đạt được thành công, tôi đã luôn làm những gì mà mình yêu thích. Nhưng rồi tôi lại vùi mình vào những thứ mà tôi không hề muốn làm. Ví dụ như là việc quản lý. Tôi là nhà quản lý tồi nhất thế giới. Nhưng tôi nhận thấy rằng mình nên làm. Bởi vì, xét cho cùng, tôi là chủ tịch của công ty. Rồi thì chẳng bao lâu một đám mây đen hình thành trên đầu tôi và lúc này đây, tôi dần tiến xa sự thành công, và tiến dần vào chán nản Nhưng tôi là đàn ông, tôi biết cách khắc phục. Tôi đã mua một chiếc xe hơi tốc độ cao. (Tiếng cười) Nhưng nó không giúp được gì. Tôi chạy càng nhanh hơn thì cũng càng chán nản hơn. Vì thế tôi đến gặp bác sĩ. Tôi nói “ Thưa bác sĩ, Tôi có thể mua mọi thứ mình muốn .Nhưng tôi không hạnh phúc. Tôi thấy chán nản. Đúng như những gì người ta nói, nhưng mãi cho đến khi nó xảy đến với tôi thì tôi mới tin. Tiền không thể mua được hạnh phúc." Ông ta nói, “Đúng vậy. Nhưng tiền có thể mua được thuốc Prozac.” Và ông ta cho tôi liều thuốc giảm căng thẳng. Rồi đám mây đen đã phai mờ chút ít. Nhưng công việc cũng vậy. Bời vì tôi như người mất hồn. Nếu như khách hàng có gọi đến chắc tôi cũng không lo được. (Tiếng cười) Nhưng khách hàng đã không gọi. (Tiếng cười) Vì có lẽ họ thấy rằng tôi không còn đáp ứng được cho họ nữa. Tôi chỉ còn có thể đáp ứng được bản thân mình thôi. Vì thế họ đã giao tiền và các dự án của họ cho người có thể đáp ứng tốt hơn cho họ. Và rồi không mất bao lâu công việc của tôi rơi xuống như một tảng đá. Thom, đối tác của tôi và tôi đã phải để tất cả nhân viên ra đi . Công ty cắt giảm cho đến khi chỉ còn hai chúng tôi và chúng tôi đã sắp phá sản. Và thật tuyệt vời. Vì không còn nhân viên, thì cũng không còn ai để tôi quản lý. Vì thế tôi đã quay lại với những dự án mà tôi yêu thích. Tôi đã vui vẻ trở lại. Tôi làm việc chăm chỉ hơn. Và tôi xin rút ngắn câu chuyện : tôi đã làm mọi thứ mà giúp tôi thành công trở lại. Nhưng cuộc hành trình đó không diễn ra nhanh chóng. Tôi đã mất bảy năm. Nhưng cuối cùng thì việc kinh doanh cũng lớn mạnh hơn bao giờ hết. Và khi tôi quay lại với tám nguyên tắc sau, thì đám mây đen trên đầu tôi cũng đồng thời biến mất. Rồi một ngày kia tôi thức dậy và nói, “Tôi không cần đến thuốc Prozac nữa” Và tôi ném nó đi vì kể từ đó tôi không còn cần nó nữa Tôi đã học được một điều đó là thành công không phải là con đường một chiều. Nó không giống như thế này. Mà giống thế này hơn. Đó là một chuỗi hành trình liên tục. Và nếu ta muốn tránh được “hội chứng thành công rồi thất bại”. Ta chỉ cần ghi nhớ tám nguyên tắc sau đây. Bở vì đó không chỉ là cách giúp ta đạt được thành công, mà còn là cách giúp duy trì được thành công. Đây là những gì giúp các bạn liên tục thành công. Cám ơn rất nhiều (Vỗ tay) Tôi có một sự thỏa mãn hơi khác biệt về việc được sống trên cả 2 sinh quyển. Điều dĩ nhiên là tất cả chúng ta có mặt trong khán phòng này đều sống ở "sinh quyển 1" (Biosphere 1) Còn tôi thì đã được sống ở "sinh quyển 2" (Biosphere 2) Và điều tuyệt vời là tôi có cái để mà so sánh giữa 2 sinh quyển. Và hy vọng là do vậy mà tôi rút ra được bài học nào đó. Vậy tôi đã học được điều gì? Đây là hình tôi đang làm pizza ở Biosphere 2. Tôi phải thu hoạch lúa mì để làm ra bột nhào. Và sau đó dĩ nhiên là phải vắt sữa dê để có sữa và cho dê ăn để có phô-mai. Tôi mất hết 4 tháng trời để mà làm ra 1 cái pizza ở Biosphere 2 Còn bình thường ở đây tôi chỉ mất 2 phút thôi. Chỉ cần nhất điện thoại lên gọi nói là: "Này, anh có giao pizza không?" Biosphere 2 rộng cỡ 3 mẫu Anh, 12000 mét vuông, một thế giới thu nhỏ hoàn toàn được cách ly mà tôi đã sống ở đó trong 2 năm và 20 phút. (Tiếng cười) Ở trên được bịt kín với thép và kiếng. Bên dưới thì được phủ bởi 1 miếng thép. Hoàn toàn bị cách ly. Chúng tôi chỉ có 1 rừng mưa thu nhỏ, 1 bãi biển riêng với 1 dãi san hô. Chúng tôi có Xavan, 1 đầm lầy và 1 sa mạc. Chúng tôi có nông trại cỡ nửa mẫu Anh (2000 mét vuông) để trồng trọt mọi thứ. Và dĩ nhiên là chúng tôi có chỗ ở riêng đàng hoàng. Trở về giữa những năm 80 khi chúng tôi đang thiết kế ra Biophere 2, chúng tôi phải tự đưa ra những câu hỏi khá cơ bản. Ý tôi là, sinh quyển (biosphere) là gì? Và tôi nghĩ hiện nay chúng ta đều biết nó cơ bản là những nơi chúng ta sinh sống trên trái đất này, phải không? Thật ra bạn phải định nghĩa nó cụ thể hơn nếu bạn muốn xây dựng 1 nơi như vậy. Và chúng tôi đưa ra quyết định rằng nó là 1 nơi phải được cách ly hoàn toàn về mặt vật chất, không có vật chất nào được lọt vào hoặc xuất ra, và 1 nơi tràn đầy năng lượng. Và về cơ bản thì đó chính là Trái Đất. Đây là 1 căn nhà nhỏ khoản 1/400 kích cỡ của Biosphere 2 có tên là Mô-đun thử nghiệm (Test Module). Vào ngày đầu tiên trong khoản 1-2 ngày mà, người đàn ông tên John Allen này đã sống trong đó, với cây cối, thú vật và vi khuẩn mà chúng tôi đưa vào trong đó với hy vọng là giữ cho anh ta sống sót. Những bác sỹ băn khoăn là anh ta sẽ không thể chịu nổi những chất độc chết người , hoặc phổi của anh ta sẽ bị nghẹn lại vì vi khuẩn hoặc nấm, Nhưng đã không có điều gì xảy ra cả. Và sau vài năm nghiên cứu chúng tôi đã thiết kế ra Biosphere 2. Nhưng tới năm 1991 thì chúng tôi mới hoàn thành việc xây dựng. Và đó là lúc chúng tôi tiến hành thử nghiệm. Chúng tôi cần phải biết, cuộc sống có dễ dàng được xây dựng như vậy không? Liệu bạn có thể đưa sinh quyển đã được tiến hóa qua bề dày lịch sử của Trái Đất, và nhét nó vô 1 cái chai, và liệu nó có tồn tại được không? Những câu hỏi lớn. Và chúng tôi cần phải biết là liệu chúng ta có thể xây dựng nó ở một nơi khác trong vũ trụ này ví dụ như sao Hỏa, liệu chúng ta có thể xây dựng 1 nơi như vậy và sống trong đó không? Chúng ta đều muốn biết điều đó để hiểu nhiều hơn về Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống. Và vào năm 1991, đã đến lúc chúng tôi phải thử nghiệm điều này. Bắt đầu hành trình đầu tiên. Liệu nó có hiệu quả không? Liệu có chuyện gì đó xảy ra mà chúng ta không thể hiểu và giải quyết được không? Qua đó từ bỏ đi ý tưởng về những sinh quyển nhân tạo. Và rồi 8 người chúng tôi tới đó, 4 nam, 4 nữ Sau 1 thời gian sẽ có nhiều hơn. (Tiếng cười) Và đây là thế giới mà chúng tôi đã sinh sống. Ở trên, chúng tôi có những khu rừng mưa và 1 đại dương, Và bên dưới thì chúng tôi gọi nó là "khu kỹ thuật" (technosphere). Là nơi chứa tất cả những ống bơm, van và những bình chứa nước và không khí. Một trong những nhà sinh quyển học gọi nó là "vườn Địa Đàng trên hàng không mẫu hạm." Và dĩ nhiên là chúng tôi có nơi ở của mình, và những phòng thí nghiệm. Đây là nơi trồng trọt. Nó chủ yếu là 1 nông trại hữu cơ. Ngày đầu tôi đến Biosphere 2, được hít thở 1 luồng không khí hoàn toàn khác với mọi người khác trên thế giới ngoại trừ 7 người cùng đi với tôi. Trong tích tắt tôi đã trở thành 1 phần của nơi này. Tôi không nói bóng gió 1 cách trừu tượng mà tôi thực sự cho là như vậy. Khi tôi thở ra là lúc tôi cung cấp khí CO2 cho những củ khoai lang mà tôi đang trồng. Và chúng tôi ăn cả đống toàn là khoai lang. (Tiếng cười) Và những củ khoai lang này trở thành 1 phần trong tôi. Thật sự là chúng tôi ăn rất nhiều khoai lang, đến nỗi cơ thể của tôi dần dần biến thành màu cam. Vì ăn tới ăn lui cùng 1 loại carbon. Theo 1 cách lạ lùng nào đó có thể nói tôi đang ăn cả chính mình. Tuy nhiên, nói về bầu không khí của chúng ta hiện nay thì đó không phải là 1 trò đùa. Vì nhìn lại chúng ta đang mất đi rất nhiều khí Oxy. Và cả CO2. Và chúng tôi làm việc để cô lập carbon. Chúng ta đã nghe nhiều về việc này. Chúng tôi đã trồng rất nhiều cây. Và thu hoạch rồi dự trữ ở kho, trồng cây rồi đi xung quanh, cố gắng loại carbon ra khỏi khí quyển. Và cố gắng ngăn chúng thoát ra khỏi khí quyển. Chúng tôi dừng hẳn việc tưới tiêu, càng ít càng tốt. Chúng tôi ngưng hẳn việc cày bừa cốt là để ngăn khí nhà kính thoát ra ngoài không khí. Nhưng lượng Oxy đang giảm nhanh hơn là lượng CO2 được sinh ra, điều này đã không được tính trước. Vì chúng tôi quan sát được điều đó xảy ra cùng lúc trong mođun-thử nghiệm (test module). Và điều này giống như chơi trốn tìm với nguyên tử vậy. Chúng tôi đã mất đi 7 tấn Oxy. Và chúng tôi chẳng hiểu chúng biến đi đâu mất. Chúng tôi mất nhiều Oxy và lượng Oxy của chúng tôi giảm từ 21% còn lại 14.2% trời ơi, bạn có thấy kinh khủng không. Chúng tôi đã sống rất vất vả ở nơi này. Chúng tôi bị ngạt thở về đêm. Nên phải tỉnh dậy thoi thóp tìm không khí. Vì nồng độ hóa chất trong máu thay đổi. Và thực sự là bạn không thể thở được nữa bạn bị nghẹn lại và điều đó đánh thức bạn dậy. Thật là khổ sở. Và mọi người ở bên ngoài thì nghĩ là chúng tôi đang chết dần chết mòn. Giới truyền thông làm họ tưởng chúng tôi đang sắp chết tới nơi. Và tôi phải gọi về cho mẹ tôi mỗi ngày để nói: "Mẹ ơi, không có gì, mọi chuyển ổn cả. Tụi con không có chết. Mọi người vẫn ổn cả." Và bác sỹ thì cứ kiểm tra để chắc là chúng tôi vẫn ổn. Nhưng thực tế anh ta là một người nhạy cảm nhất với Oxy. Và vào 1 ngày, mức oxy của anh hạ quá thấp. Và đó là lúc chúng tôi phải đưa khí Oxy vào. Và có lẽ bạn sẽ nghĩ là: "Chà, hệ thống duy trì sự sống của bạn thất bại phải không. Điều đó không đáng sợ sao?" Vâng. Một mặt nào đó nó rất đáng sợ. Ngoại trừ việc tôi biết là tôi có thể thoát ra khỏi chỗ đó bất cứ lúc nào nếu mọi chuyện trở nên tồi tệ. Mặc dù có người định nói là: "Tôi không thể chịu đựng được nữa! "? mà chắc chắn là người đó không phải tôi. Nhưng về mặt khoa học thì nó là điều quý giá trong dự án. Vì chúng ta có thể vận dụng điều này, như một công cụ khoa học, và biết đâu có thể tìm ra manh mối về việc biến mất của 7 tấn Oxy. Và thực sự là chúng tôi đã tìm ra. Chúng tôi tìm ra nó nằm ở lớp bê tông. Nó đã làm một vài thứ rất đơn giản. Chúng tôi đã cho quá nhiều carbon vào đất dưới dạng phân bón. Nó phân rã ra và hút khí Oxy từ không khí. Và thải CO2 ra. Thực sự chỉ đơn giản như vậy thôi. Và sau 2 năm trời, chúng tôi ra ngoài, chúng tôi được ca ngợi. Vì trên thực tế, mặc dù bạn có thể nói là chúng tôi đã khám phá ra cái gì đó khá là "uhh" khi lượng Oxy đang giảm dần, bạn hãy ngừng làm việc, trong hệ thống duy trì sự sống, thì đó là một thất bại nặng nề. Ngoại trừ việc chúng tôi đã biết vấn đề là ở đâu và cách để giải quyết. Và không có điều gì khác xảy ra mà thực sự nghiêm trọng bằng chuyện này Và chúng tôi đã chứng minh được cái khái niệm, nhiều hơn hay ít hơn. Mặc khác, người dân là một chủ đề khác. Tôi không biết rằng chúng ta có thể thay đổi được không. Chúng ta đã trở nên điên rồ. Và cái ngày mà tôi ra khỏi Biosphere 2 Tôi rất vui vì được gặp gia đình và bạn bè. Trong 2 năm ở trong đó tôi chỉ được nhìn họ qua lớp kiếng mà thôi. Và mọi người chạy tới ôm tôi. Và tôi chùn bước lại vì họ có mùi hôi! Ai cũng có mùi! Chúng ta có mùi thuốc xịt tóc, lăn nách và các chất khử mùi hôi. Chúng tôi cũng có những thứ ở Biosphere 2 để giữ sạch cơ thể. Nhưng chúng không có mùi thơm. Mà chúng tôi có mùi gì hôi đâu. Không chỉ vậy, mà tôi còn không biết thực phẩm của tôi từ đâu ra. Tôi đã trồng trọt tất cả các loại lương thực thực phẩm cho mình. Tôi lại không biết trong đó có gì và chúng từ đâu ra. Tôi còn không biết được tên của 1 nủa số thực phẩm mà tôi được ăn. Tôi có thể đứng hàng giờ ở mấy cửa hàng đọc tên của mọi thứ. Mọi người tưởng là tôi bị điên. Điều đó thật đáng kinh ngạc. Và tôi dần quên đi mất tôi đã ở đâu trong sinh quyển lớn này, trên cái trái đất mà chúng ta đang sống. Ở Biosphere 2 tôi hoàn toàn hiểu được rằng tôi có sức ảnh hưởng tới sinh quyển của tôi, mỗi ngày, và nó cũng ảnh hưởng lên tôi, ăn sâu vào trong máu của tôi. Và tôi cố gắng làm việc của mình. Tổ Chức Phát Triển Không Gian Paragon (Paragon Space Development Corporation), là một tổ chức nhỏ mà tôi bắt đầu làm việc khi còn đang ở Biosphere 2 vì tôi chẳng có gì khác để làm. Và một trong những thứ chúng tôi làm là thử nghiệm xem chúng ta có thể tạo ra những bầu sinh quyển nhỏ như thế nào. Và chúng ta có thể làm gì với chúng? Và chúng tôi gửi 1 cái lên Trạm Không Gian Mir (Mir Space Station). Chúng tôi có 1 cái trên tàu con thoi và 1 cái ở Trạm Không Gian Quốc Tế (International Space Station), trong 16 tháng. Ở đó chúng tôi điều chế để tạo ra những sinh vật đầu tiên để trải qua hết được chu kỳ cuộc sống phức tạp trên không gian. Để đẩy cái giới hạn hiểu biết về hệ thống sống của chúng ta dẻo dai như thế nào. Và tôi cũng hé một chút cho các bạn biết là vào ngày thứ sáu chúng tôi sẽ tự hào tuyên bố rằng chúng tôi đã thực sự tập trung 1 đội phát triển 1 hệ thống để trồng cây trên Mặt Trăng, điều đó sẽ khá là thú vị. Và hệ thống này là những gì chúng tôi rút ra được từ việc thiết kế một hệ thống cô lập để trồng cây trên sao Hỏa. Và một phần của dự án là chúng tôi phải thiết kế một hệ thống lưu chuyển nhanh CO2 Oxy và nước, qua hệ thống trồng cây này. Và kết quả của việc thiết kế là tôi đã đến Eritrea, Horn of Africa. Eritrea trước kia là một phần của Ethiopia, là một trong những nơi tuyệt đẹp, ở đó cực kỳ khắc nghiệt, và tôi cũng không hiểu nổi làm thế nào mà người dân có thể kiếm sống ở đó. Ở đó khá khô hạn. Đây là cái tôi thấy. Nhưng tôi cũng thấy được cái này nữa. Tôi thấy có 1 công ty, họ lấy nước biển và cát, và họ trồng nhưng loại cây có thể sinh trưởng trong môi trường nước mặn mà không cần chăm sóc. Và nó sẽ sinh ra lương thực. Trong trường hợp này là hạt dầu. Điều này thật đáng king ngạc. Họ cũng trồng nhiều cây đước trong khu trồng trọt. Và cây đước sẽ cung cấp gỗ mật ong, và lá cây cho động vật, để chúng có thể cho sữa và những thứ linh tinh khác, giống như cái chúng tôi làm ở Biosphere 2. Và tất cả những thứ đó đều đến từ đây, những trại nuôi tôm, Những trại nuôi tôm là tai họa của trái đất, thực vậy, đứng về khía cạnh môi trường mà nói Chúng thải ra 1 lượng lớn chất gây ô nhiễm vào đại dương. Và cũng làm ô nhiễm cả những hộ gia đình kế cận. Chúng còn thải chất cặn bã vào hồ của nhau nữa. Và dự án cốt yếu là dùng những chất thải này và chế biến nó thành thực phẩm. Chúng có thể biến đổi sự ô nhiễm trở thành sự dư dả cho người dân vùng sa mạc. Họ phải tạo ra 1 hệ sinh thái công nghiệp. Tôi đã ở đó bởi vì tôi đang thiết kế khu vực trồng đước cho một chương trình carbon, dưới chủ quyền của Liên Hiệp Quốc. Hệ thống Nghị Định Thư Kyoto. Và khi tôi đang thiết kế những khu đầm trồng đước, tôi nghĩ là: "Làm thế nào để mà đặc 1 cái hộp xung quanh nó?" Khi tôi thiết kế 1 cái cây trong 1 cái hộp, Tôi biết đâu là giới hạn của nó. Nhưng tôi lại không biết làm sao với một khu rừng đước. Dĩ nhiên là bạn phải vẽ ra một đường giới hạn bao quanh toàn Trái Đất. Và hiểu được sự tương tác qua lại giữa nó với toàn bộ Trái Đất. Và đặc dự án của mình vào bối cảnh đó. Chúng ta thấy rằng thế giới ngày nay đang thấy 1 sự biến đổi mạnh mẽ. Từ cái mà tôi gọi là những loài diệt sinh vật, cái mà không biết là chúng ta do vô tình hay cố ý đã xây dựng nên những hệ thống để tiêu diệt cuộc sống. Đây là một tấm hình đẹp được chụp từ trên Amazon. Và khu vực màu xanh nhạt là nơi có sự phá rừng trầm trọng. Và dãi mây kia thực tế chính là những ngọn lửa, do con người tạo nên. Chúng ta đang trong quá trình biến đổi từ vị thế này, sang một xã hội tôn trọng sự sống, (biophilic society) 1 xã hội mà chúng ta học cách nuôi dưỡng xã hội. Có lẽ chúng ta không nhận ra nhưng chúng ta đang trong quá trình đó. Nó diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, trên mọi phong cách sống, mọi loại nghề nghiệp và ngành công nghiệp mà bạn có thể nghĩ tới. Và tôi nghĩ có rất nhiều lần mọi người đã lạc trong đó. Họ sẽ phản ứng như sau: "Làm thế nào tôi có thể tìm ra con đường của mình trong đó? Đây là một chủ đề rất lớn." Và tôi sẽ nói dù là chuyện nhỏ cũng được tính trong đó. Thực sự như vậy. Đây là câu chuyện của 1 cái bồ cào sau sân nhà tôi. Đây là sân sau nhà tôi, từ lâu rồi khi tôi vừa mua căn nhà này, Ở Arizona mọi người bắt đầu rải sỏi. Và họ làm cho mọi thứ được cào xới sạch sẽ. Và họ tỉa hết những cái lá. Và vào sáng chủ nhật thì mọi người mang máy thổi lá ra. và tôi chỉ muốn bóp cổ họ chết thôi. Đó là một loại thẩm mỹ. Chúng ta thấy không thoải mái với sự lộn xộn. Và tôi vứt cái bồ cào đi. Và tôi để cho tất cả những chiếc lá rơi tự do trên sân nhà tôi. Và thời gian trôi qua, tôi đã làm cái gì vậy? Tôi đã xây nên một lớp đất phủ. Và có nhiều loài chim kéo tới. Có cả diều hâu nữa. Và tôi có 1 hòn non bộ. Đây là điều xảy ra mỗi mùa xuân. Trong 6 tới 8 tuần, tôi có được 1 hòn non bộ với lớp cỏ xanh mới mọc này. Giống như một khu vực ven sông. Và cả thành phố Tucson sẽ giống như vậy nếu mọi người chịu thay đổi và vứt bỏ đi cái bồ cào. Những chuyện nhỏ cũng góp phần làm nên chuyện. Cách Mạng Công Nghiệp, Truyền Thuyết Prometheus (Titan lấy lửa mang cho loài người về sau bị Thượng đế trừng phạt) đã cho chúng ta khả năng thắp sáng thế giới. Và cũng cho chúng ta khả năng để nhìn thế giới từ bên ngoài vũ trụ. Hiện nay chúng ta có thể không có một sinh quyển nào khác mà chúng ta có thể đến đó, để so sánh nó với sinh quyển mà chúng ta đang sống. Nhưng chúng ta có thể nhìn vào thế giới, và cố hiểu ra là chúng ta đang ở đâu trong bối cảnh của nó, và chúng ta đã chọn để tương tác với nó như thế nào. Và nếu bạn không biết được mình đang ở đâu trong sinh quyển của mình, hoặc gặp khó khăn để liên kết với nơi bạn đang ở trong sinh quyển. Tôi sẽ nói là hãy hít sâu vào. Những bài tập yoga có cái hay của nó. Hơi thở có thể kết nối tất cả chúng ta trong một cách rất bình thường như vậy. Hãy hít một hơi thở. Trong khi hít thở, hãy suy nghĩ về cái gì bạn đang hít vào. Có lẽ là CO2 thải ra từ người hàng xóm của bạn. Có lẽ là một ít Oxy từ một loại tảo nào đó ở ngoài biển không xa nơi bạn ở. Nó cũng kết nối chúng ta đúng lúc. Có lẽ có một vài carbon trong hơi thở của bạn là từ những con khủng long. Và cũng có những carbon mà bạn đang thở ra, sẽ được hít vào bởi những đưa cháu chắt của bạn. Cám ơn. Tôi muốn nói về việc mặt bằng của truyền thông đã được chuyển đổi và ý nghĩa của nó cho những người muốn truyền tải thông điệp đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới và tôi muốn minh họa bằng cách kể vài câu chuyện về sự chuyển biến này Tôi bắt đầu bằng cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng 11 có thể bạn đã đọc nó trên báo và có một vài lo ngại ở một số vùng trên đất nước có thể có sự đàn áp cử tri và do đó đặt lên một kế họach ghi hình cuộc bầu cử và đó là ý tưởng riêng lẻ của những công dân với điện thọai kết nối chức năng quay phim hay chụp hình sẽ làm tài liệu hay dẫn chứng những nơi bỏ phiếu quan sát bất kì thủ đọan đàn áp cử tri và sẽ tải nó đến một trung tâm và điều này sẽ mở ra một lọai hình nhân dân giám sát những công dân này sẽ không những đến để bỏ phiếu cá nhân mà còn giúp bảo đảm quyền lợi chung của cuộc bầu cử và đó là một mô hình giả sử sự hợp tác của tất cả chúng ta vấn đề ở đây không phải là năng lực công nghệ mà là nguồn lực của xã hội. những công cụ này không mấy hứng thú về mặt xã hội và nhàm chán về mặt công nghệ cho đến khi một công cụ mới tỏa sáng xuất hiện mà cách dùng của nó bắt đầu thâm nhập vào xã hội đó là khi mọi người có thể đóng góp khi ngày nay truyền thông ngày càng tăng tính xã hội sự sáng tạo xảy ra ở mọi nơi mọi người có thể đóng góp ý tưởng cho nhau và chúng ta có thể thấy tòan cảnh về truyền thông mà ở đó sự sáng tạo diễn ra khắp nơi và chuyển từ nơi này đến nơi khác Đây là một sự chuyển biến lớn lao. không những đưa những điểm rất tốt vào khoảnh khắc chúng ta đang sống khoảnh khắc của một thế hệ lịch sử một sự gia tăng rộng lớn nhất trong khả năng biểu cảm trong lịch sử nhân loại giờ đây đó là một tuyên bố lớn, tôi đang cố gắng giữ nó lại chỉ có 4 giai đoạn trong 500 năm gần đây mà chất lượng truyền thông đã thay đổi đủ để gọi là "Cuộc cách mạng" giai đoạn đầu tiên và nổi tiếng nhất, báo in Loại có thể di chuyển, mực gốc dầu, toàn bộ những đổi mới phức tạp đó đã khai sinh ra công nghệ in và làm đảo lộn cả châu Âu kể từ giữa những năm 1400. Sau đó, khoảng vài trăm năm trước đây xuất hiện một sự đổi mới trong giao tiếp hai chiều. Truyền thông đối thoại, đầu tiên là điện tín, sau đó là điện thoại. Các cuộc trò chuyện chậm dựa trên ký tự, cho đến các cuộc trò chuyện ở thời gian thật dựa trên giọng nói. Và khoảng 150 năm trước, có một cuộc cách mạng trong truyền thông ghi lại thay vì in ấn. Đầu tiên là sự xuất hiện của những bức ảnh, sau đó là âm thanh được ghi lại, sau đó đến các bộ phim, tất cả đều được ghi lại trên những vật thể vật chất. Và cuối cũng, khoảng 100 trăm trước, sự điều khiến các quang phổ điện từ để truyền âm thanh và hình ảnh qua không khí, radio & TV Đây là toàn cảnh về truyền thông mà chúng ta đều biết trong thế kỷ 20. Chúng ta, những người ở một lứa tuổi nhất định đã lớn lên và quen thuộc với những điều này. Những có một sự bất đối xứng kỳ lạ ở đây. Những phương tiện truyền thông tốt ở việc tạo ra những cuộc trò chuyện lại không có tác dụng tạo ra các nhóm. Và những phương tiện có khả năng tạo ra các nhóm lại không giỏi tạo ra các cuộc trò chuyện. Nếu bạn muộn có một cuộc trò chuyện trong thế giới này, bạn phải tạo ra cuộc trò chuyện đó với một người khác. Nếu bạn muốn hướng tới một nhóm, bạn sẽ phải tạo ra một thông điệp tương tự và gửi cho mọi người trong nhóm đó. Kể cả bạn có làm việc này với sự giúp đỡ của một đài phát thanh hay một tờ báo in. Đó chính là toàn cảnh về truyền thông mà chúng ta có trong thế kỷ 20. Và điều này đã thay đổi. giống như một con công đâm vào kính chăn gió đó là bản đồ về Internet của Bill Cheswick. Ông ta theo dõi những rìa của các mạng lưới cá nhân và đánh dấu chúng bằng màu sắc. Internet là phương tiện đầu tiên trong lịch sử có sự ủng hộ tự nhiên của các nhóm và đối thoại cùng thời điểm Trong khi điện thoại cho phép chúng ta tiếp cận thông tin theo hình thức 1 - 1 Và vô tuyến, đài radio, tạp chí, sách cho chúng ta tiếp cận thông tin với hình thức 1 - nhiều nguồn thông tin. Internet cho chúng ta hình thức tiếp cận thông tin đa chiều. Lần đầu tiên truyền thông tỏ ra hiệu qua một cách tự nhiên trong việc khuyến khích những kiểu đối thoại như thế này. Đó là một trong số những thay đổi lớn. Thay đổi lớn thứ hai là tất cả các phương tiện truyền thông đều được số hóa Internet trở thành phương tiện truyền tải của tất cả các phương tiện truyền thông khác. Điều này có nghĩa là các cuộc điện thoại có thể được tiến hành bằng Internet. Các tạp chí cũng sát nhập vào Internet. Phim ảnh cũng vậy. Và nó có nghĩa là các phương tiện truyền thông trung gian được đặt ngay cạnh nhau. Nói cách khác, truyền thông không còn đơn thuần là nguồn thông tin. và nó đang gia tăng hơn là một nơi để định hướng Bởi các nhóm đang nhìn, nghe, thấy và lắng nghe một hoạt động gì đó giờ có thể tụ tập lại và nói chuyện với nhau Và thay đổi lớn thứ ba là các thành viên trước đây đóng vai trò khán thỉnh giá, như Dan Gilmore gọi giờ cũng có thể trở thành các nhà sản xuất thay vì chỉ là người tiêu thụ. Mỗi khi một khách hàng mới gia nhập môi trường truyền thông này nghĩa là một nhà sản xuất mới cũng gia nhập Bởi với cùng một công cụ thiết bị điện thoại, máy tinh giúp các bạn tiêu thụ và sản xuất khi bạn mua một quyển sách, họ đã đóng sách miễn phí nó giống như là bạn có một chiếc điện thọai có thể chuyển thành radio nếu bạn nhấn đúng nút đó là sự thay đổi to lớn so với truyền thông trước đây và nó không chỉ là có hay không chúng ta đã có Internet ở dạng công cộng trong hầu hết 20 năm qua và nó vẫn đang thay đổi như truyền thông trở nên xã hội hơn nó vẫn đang thay đổi kiểu mẫu thậm chí giữa những nhóm biết đối phó tốt với internet câu chuyện thứ hai tháng 5 vừa qua, Tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc đã có trận động đất kinh hòang 7.9 độ một khu vực rộng lớn bị phá hủy và trận động đất được tường thuật ngay khi nó đang xảy ra mọi người nhắn tin từ điện thọai, chụp hình những tòa nhà họ quay phim những tòa nhà đang rung họ tải nó lên QQ, mạng Internet lớn nhất Trung Quốc họ dùng Twitter và khi trận động đất đang diễn ra tin tức được báo cáo và bởi vì những kết nối xã hội từ những sinh viên Trung Quốc đang đến trường ở khắp mọi nơi hay những văn phòng đang mở cửa những người này đang lắng nghe tin tức trên tòan thế giới Đài BBC nhận được tin động đất đầu tiên từ Twitter Twitter thông báo sự tồn tại của động đất vài phút sau Tổ chức khảo sát địa chấn ở Mỹ có bất kì thông tin nào tải trực tuyến cho người đọc lần cuối cùng Trung Quốc có trận động đất tương tự nó tốn 3 tháng để thừa nhận điều đã xảy ra (cười) giờ đây họ có thể có điều tương tự để làm ở đây hơn là thấy những bức hình này được tải trực tuyến nhưng họ đã không có được cơ hội đó bởi vì chính công dân của họ đã đánh bại họ thậm chí chính phủ đã biết được trận động đất từ chính công dân của họ hơn là từ Tân Hoa Xã và công cụ này lan nhanh như cháy rừng trong thời gian đó 10 đường dẫn được chọn nhiều nhất trên Twitter dịch vụ nhắn tin ngắn tòan cầu 9/10 link về động đất mọi người đối chiếu thông tin chỉ mọi người đến nguồn tin chỉ mọi người đến Tổ chức Khảo sát địa chấn Mỹ cái thứ 10 là những chú mèo con trên máy chạy bộ, nhưng đó là mạng Internet cho bạn (cười) nhưng 9/10 trang trong những giờ đầu và trong vòng nửa ngày, những trang mạng từ thiện được đăng lên những đóng góp đã đổ về từ khắp nơi trên thế giới thật đáng kinh ngạc, sự đáp ứng được định hướng tòan cầu và người Trung Quóc sau đó, một trong những thời kì họ mở của truyền thông đã quyết định họ để nó tiếp tục rằng họ để những công dân tự do tường thuật và sau đó điều này xảy ra mọi ngời bắt đầu nhận raở tỉnh Tứ Xuyên nguyên nhân nhiều trường đổ sập bởi vì trận động đất bi kịch đã xảy ra trong ngày đi học nguyên nhân nhiều trường đổ sập là những quan chức tham nhũng đã đưa hối lộ để cho phép những tòa nhà đó được xây dưới tiêu chuẩn và khi động đất bắt đầu, những nhà báo nhân dân cũng bắt đầu tường thuật và đã có một bức tranh đáng kinh ngạc bạn có thể thấy trang nhất của Thời báo Nữu Ước một quan chức địa phương đã quì lạy trên đường trước những người biểu tình để cho họ đi điều đáng nói, "chúng tôi sẽ làm mọi thứ để hòa giải" chỉ xin đừng biểu tình trước công chúng nhưng có những người cực đoan bởi vì chính sách một con họ đã mất tòan bộ thế hệ kế tiếp những người mà đứa con duy nhất đã chết giờ không còn gì để mất và do đó biểu tình tiếp diễn và cuối cùng bị đàn áp vậy là đủ về truyền thông nhân dân và do đó họ bắt đầu tống giam những người biểu tình họ bắt đầu dập tắt truyền thông nơi biểu tình đang xảy ra Trung Quốc có thể là nhà quản lý thành công nhất về kiểm duyệt Internet trên thế giới sử dụng những thứ được mô tả rộng rãi như là Dự Án Giáp Vàng của Trung Quốc và dự án giáp vàng của Trung Quốc được thiết lập những điểm quan sát giả sử rằng truyền thông được sản xuất bởi chuyên gia nó hầu như đến từ thế giới bên ngòai nó có trong những phần tương đối thưa thớt và nó đến từ những quan hệ chậm và bởi vì bốn đặc điểm này họ có thể lọc nó khi nó đến đất nước nhưng giống như tuyến phòng thủ Maginot ở Pháp dự án giáp vàng đang đối mặt với định hướng sai cho thử thách này bởi vì không có đặc điểm nào trong 4 điều trên đúng với môi trường truyền thông được sản xuất địa phương, bởi những người nghiệp dư nó được sản xuất nhanh, và vô cùng phong phú không có cách nào lọc khi nó xuất hiện va giờ đây chính phủ Trung Quốc có một tá năm khá thành công với trang mạng được lọc bây giờ phải quyết định hoặc cho phép, hoặc đóng cửa tòan bộ hệ thống bởi vì sự biến đổi đến truyền thông không chuyên to lớn đến mức họ không thể có bất kì thương lượng nào và thật sự nó diễn ra tuần này trong lễ kỉ niệm lần thứ 20 của Thiên An Môn họ chỉ có 2 ngày để thông báo rằng họ đơn giản đóng cửa truy cập Twitter bởi vì không có cách nào lọc nó họ phải tắt tòan bộ vòi nước giờ đây những thay đổi không chỉ ảnh hưởng những ngừoi muốn kiểm duyệt tin nhắn họ cũng ảnh hưởng những người muốn gửi tin nhắn bởi vì đó thực sự là sự biến đổi của tòan bộ hệ thống sinh thái không chỉ là chiến lược đặc biệt vấn đề cơ bản của truyền thông, từ thế kỷ 20 là bằng cách nào tổ chức có tin nhắn họ muốn lấy ra tới một nhóm người cung cấp ở rìa của mạng lưới và câu trả lời của thế kỷ 20 là gói các tinh nhắn lại, gửi cùng tinh nhắn đến tất cả mọi người tin nhắn tòan quốc, nhắm đến cá nhân số lượng nhỏ các nhà sản xuất rất đắt tiền để thực hiện không có nhiều cạnh tranh và đó là cách bạn đ61n với mọi người những cái đó qua rồi chúng ta đang tăng viễn cảnh truyền thông tòan cầu xã hội, mọi nơi, và rẻ tiền giờ đây hầu hết các tổ chức đang cố gắng gửi thông điệp đến thế giới bên ngòai, đến bộ sựu tập được đóng góp của người nghe và bây giờ được dùng để thay đổi người nghe có thể phản hồi và điều đó hơi kì lạ, nhưng không lâu bạn sẽ quen với nó, giống như mọi người nhưng đó chưa phải là điều thật sự điên khùng làm thay đổi xung quanh nơi ta sống nó ở đây thật sự không còn sự ngắt kết nối với nhau sự thật là những khách hàng trước đây giờ là nhà sản xuất sự thật là khán giả có thể nói trực tiếp với một người khác bởi vì có nhiều người nghiệp dư hơn chuyên nghiệp và bởi vì kích thước của mạng lưới sự phức tạp của mạng lưới thực sự là một hình vuông của số ợng nững người tham gia nghĩa là khi mạng lưới phát triển rộng lớn đến vô cùng rộng lớn khi những thập niên gần đây hầu hết truền thông đã có thể cho cộng đồng tiêu dùng được giới thiệu bởi những chuyên gia những ngày đó đã qua, và không bao giờ trở lại bây giờ là những vạch xanh, của những nguồn có nội dung miễn phí và mang đến câu chuyện cuối cùng chúng ta đã thấy trong hầu hết cách dùng giàu trí tưởng tượng của truyền thông xã hội trong suốt chiến dịch của Obama nhưng không có nghĩa là hầu hết cách dùng giàu trí tưởng tượng được dùng trong chính trị ý tôi là đang có xu hướng sử dụng giàu trí tưởng tượng và một trong những cách của Obama rất nổi tiếng chiến dịch Obama đã dùng trang web my Barak Obama, myBO.com và hàng triệu công dân mong muốn tham gia và cố gắng tìm ra cách giúp đỡ một cuộc đối thọai không tưởng đã xảy ra và thời điểm này năm ngóai Obama đã tuyên bố sẽ thay đổi phiếu bầu của mình ở FISA Luật Giám sát Tình báo Nước ngòai Ông đã nói vào tháng 1 rằng ông sẽ không ký dự luật cho phép viễn thông miễn dịch với gián điệp không bảo đảm cho người Mỹ trước mùa hè, giữa chiến dịch chung Ông nói, tôi đã nghĩ nhiều hơn về vấn đề, và tôi đã thay đổi suy nghĩ Tôi sẽ bỏ phiếu thuận cho dự luật và những người ủng hộ trên trang mạng của ông đã công khai sự bối rối Đó là thượng nghị sĩ Obama mà họ đã tạo nên. Họ đã đổi tên sau đó Xin lấy quyền FISA trong những ngày của nhóm được thành lập đó là nhóm phát triển nhanh nhất trên myBO.com trong những tuần nó được thành lập, đó là nhóm lớn nhất Obama phải ban hành thông cáo báo chí Ông phải trả lời và ông cho biết về cơ bản, "tôi đã xem xét vấn đề" "tôi hiểu bạn đến từ đâu" nhưng phải xem xét tòan bộ, tôi vẫn phải bỏ phiếu cho điều tôi đang làm nhưng tôi muốn đến với các bạn và nói, tôi hiểu các bạn không đồng ý với tôi và tôi sẽ xóa bỏ sự ghi ngại này Điều này không làm vui lòng mọi người nhưng sau đó những buổi đối thọai sẽ trở nên vui mọi ngừơi trong nhóm nhận ra rằng Obama đã không dập tắt họ Không ai trong chiến dịch của Obama tìm cách che giấu nhóm hay làm nó khó tham gia phủ nhận sự tồn tại hay xóa bỏ để dập tắt trang này họ hiểu vai trò của họ với myBO.com là triệu tập những người ủng hộ chứ không phải điều khiển họ và đó là những kỉ luật mà sự trưởng thành thật sự sử dụng cho truyền thông truyền thông và cảnh quan truyền thông mà chúng ta đã biết cũng như quen thuộc những khái niệm để tiếp cận khái niệm lên sóng chuyên nghiệp những thông điệp tới người nghiệp dư ngày càng trôi nhanh đi trong thế giới mà truyền thông là tòan cầu, xã hội, khắp nơi và rẻ tiền nơi mà những khán giả đầu tiên đang tăng tính đóng góp trong thế giới truyền thông ngày càng ít gửi đi thông điệp đơn lẻ đến một cá nhân mà nó ngày càng tạo ra một môi trường triệu tập và hỗ trợ nhóm và đó là lựa chọn của chúng ta bất kì ai có một thông điệp họ muốn nghe bất kì đâu trên thế giới là môi trường truyền thông chúng ta muốn vận hành là môi trường truyền thông chúng ta có câu trả lời chúng ta luôn đối mặt là bằng cách nào chúng ta sử dụng turuyền thông tốt nhất mặc dù nó có nghĩa là thay đổi cách chúng ta luôn làm Cám ơn các bạn rất nhiều Cuộc hành trình của tôi tới đây hôm nay bắt đầu từ năm 1974. Đó là tôi với đôi găng tay ngộ nghĩnh. Lúc đó tôi 17 tuổi và đang tham gia một cuộc đình công hòa bình. Tôi đã không biết là phần đông những người tham gia hôm ấy là những tín đồ thuộc một môn phái Đại Hàn. (Cười) Và trong vòng một tuần tôi đã bắt đầu tin rằng sự trở lại của Chúa Giêsu đã xảy ra, và đó là Moon Myung Sun, và tôi đã được Chúa tuyển chọn và huấn luyện để trở thành sứ đồ của Ngài. Lúc ấy thì thật là điều tuyệt diệu, nhưng gia đình tôi thì không vui lắm về việc này. (Cười) Và họ đã cố gắng hết sức để kéo tôi ra khỏi đấy. Nó giống như là một đường dây ngầm trong những năm ấy. Có thể một trong số quý vị vẫn còn nhớ. Họ được gọi là những người cải tạo viên. Và khoảng năm năm dài, gia đình tôi đã cải tạo tôi. Và rồi tôi trở thành một người cải tạo viên. Tôi bắt đầu cải tạo nhiều trường hợp. Và sau 5 năm cải tạo người khác, tôi bị giam vì tội bắt cóc. Nhiều trường hợp tôi cải tạo được xem là vô tình. Chuyện là những gia đình ấy cần dẫn người thân của họ đến một nơi an toàn. Và họ đã dẫn những người ấy đến một nơi an toàn nào đó. Và chúng tôi đến và trò chuyện với mọi người, thường khoảng một tuần. Sau khi tôi bị bắt, tôi quyết định đó là thời gian tốt để tôi ngừng công việc này. Và khoảng 20 năm trôi qua. Có một câu hỏi cháy bỏng trong tôi, nó cứ âm ỉ mãi. "Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?" Và thật sự là chuyện gì đã xảy ra với bộ não của tôi? Bởi vì một chuyện gì đó đã xảy ra. Và tôi quyết định viết một cuốn sách, một cuốn hồi ký, về cái thập niên này của cuộc đời tôi. Vào khoảng giai đoạn cuối khi viết cuốn sách này thì một bộ phim tài liệu được công chiếu. Nó nói về Jonestown. Và nó có một ảnh hưởng lớn với tôi. Nó vây quanh câu chuyện về những người chết trong Jonestown. Khoảng 900 người đã chết ngày hôm ấy, và phần đông là tự sát. Phụ nữ đầu độc con của họ, và chứng kiến sủi bọt trào khỏi miệng khi chúng chết. Tấm hình ở trên là những tín đồ thuộc một môn phái Đại Hàn (Moonies), những người đã được vị Cứu Thế của họ ban phước lành. Người bạn đời của họ được chọn cho họ. Tấm hình ở dưới là một thanh niên thuộc chủ nghĩa Phát Xít. Đây là cái chân của một người đánh bom tự sát. Một điều mà tôi đã phải thú nhận với chính mình, với sự ghê tởm kinh hoàng, là tôi đã hiều rồi. Tôi hiểu tại sao chuyện như vậy có thể xảy ra. Tôi hiểu như thế nào mà một bộ não, một trí tuệ có thể đến một nơi mà mọi việc có ý nghĩa, khi thật sự thì rất sai trái, khi bộ não của quý vị hoạt động như thế, không có gắng cứu vớt thế giới khỏi tội diệt chủng. Vậy đó là cái gì? Nó hoạt động như thế nào? Và cách mà tôi đã nhận thức được chuyện gì đã xảy ra với tôi là sự đầu độc của cử chỉ bắt chước. Quý vị nào không biết nhiều về những cử chỉ bắt chước này, một miếng bắt chước được định nghĩa là một ý tưởng được sao chép trong bộ não của con người và duy chuyển từ bộ não này đến bộ não khác như một con vi rút, rất giống một con vi rút. Phương pháp hoạt động của con vi rút là -- nó tấn công và hủy hại nhiều nhất những người có hệ thống miễn dịch kém. Vào năm 1974, tôi còn trẻ, tôi còn khờ, và tôi đã đi lạc trong thế giới của chính mình. Tôi đã quá lý tưởng. Các khái niệm đơn giản về những khúc mắc phức tập trở nên rất lôi cuốn khi chúng ta dễ bị tổn thương tâm lý. Và chuyện xảy ra là một lô gíc vòng quanh. "Moon là một với Chúa Trời. Chúa Trời sẽ giải quyết hết tất cả những vấn đề trên thế giới. Và điều duy nhất tôi phải làm là vâng theo. Vì Chúa Trời sẽ ngăn chặn chiến tranh và sự đói khát -- những điều mà tôi đã từng muốn làm. Và tất cả tôi phải làm là vâng theo. Bởi vì cuối cùng thì Chúa Trời sẽ hoàn thành sứ mệnh qua vị Cứu Thế. Ngài sẽ sửa chữa hết tất cả." Nó trở thành một ý tưởng không thể xuyên thủng. Và phần nguy hiểm nhất của sự việc này là nó tạo ra "chúng ta" và "họ" "đúng" và "sai" "tốt đẹp" và "tội lỗi". Và nó làm mọi việc khả thi. Nó làm mọi việc hợp lý. Và một điều là, nếu như quý vị nhìn vào bộ não của tôi trong những năm tôi tham gia môn phái Đại Hàn -- khoa học thần kinh đang phát triển một cách chóng mặt, như Ray Kurzweil đã phát biểu hôm qua. Khoa học đang phát triển. Chúng ta đang bắt đầu nhìn vào trong bộ não. Và nếu quý vị đã nhìn vào bộ não của tôi, hay bất cứ bộ não nào đã bị đầu độc bởi cử chỉ bắt chước ấy, và so sánh nó với bất cứ người nào trong căn phòng này, hay bất cứ người nào dùng tư duy phê phán thường xuyên, nó sẽ thực sự rất khác biệt. Có thể điều này nghe rất lạ lẫm nhưng nó cho tôi hy vọng. Lý do nó cho tôi hy vọng là điều đầu tiên là hãy thừa nhận chúng ta có một vấn đề. Nhưng nó là một vấn đề của loài người. Nó là một vấn đề khoa học. Nó xảy ra với bộ não của loài người. Không có một sức mạnh ác độc nào ảnh hưởng tới chúng ta. Và đây là một vấn đề mà qua nghiên cứu và giáo dục tôi tin là chúng ta có thể giải quyết. Và bước đầu tiên là nhận ra rằng chúng ta có thể cùng nhau đạt được mục đích này, và không hề có "chúng ta" và "họ." Cám ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là người may mắn nhất thế giới. Tôi được thấy ca đậu mùa chết người cuối cùng trên thế giới. Tôi đã ở Ấn Độ năm ngoái, và đã nhìn thấy những ca bại liệt cuối cùng trên thế giới. Không có gì làm tôi thấy vui sướng và vinh dự hơn việc làm trong một chương trình như thế, hơn là biết những điều khủng khiếp đó không còn tồn tại nữa. Tôi sẽ nói với bạn. (Vỗ tay) Tôi sẽ cho bạn thấy một vài bức ảnh dơ bẩn. Chúng rất khó nhìn nhưng bạn nên nhìn chúng với sự lạc quan, vì sự khủng khiếp của những bức ảnh này sẽ được kết hợp khi biết rằng chúng không còn tồn tại nữa. Trước hết, tôi xin giới thiệu về chuyến đi của tôi. Công việc của tôi không hẳn là về giáo dục y học như các bạn trông chờ. Khi tôi còn thực tập ở San Francisco, tôi nghe nói về một nhóm người Mỹ chiếm đóng đảo Alcatraz và họ muốn sinh con trên đảo đó, không có một bác sĩ nào muốn tới đó giúp cô ấy sinh con. Tôi tới Alcatraz, và sống ở đó vài tuần. Cô ấy sinh con, tôi đỡ đẻ, tôi rời khỏi đó trở về San Francisco và các tờ báo đều muốn phỏng vấn tôi bởi vì chuyến đi ba tuần tới đảo làm tôi thành chuyên gia người Anh-điêng (cười) Tôi xuất hiện trên các chương trình TV Ai đó thấy tôi trên đài, họ gọi điện cho tôi và hỏi liệu tôi muốn đóng phim vai một bác sĩ trẻ cho ban nhạc rock and roll đi lưu diễn trên một chuyến xe buýt từ San Francisco tới Anh. Và tôi đồng ý, tôi nhận vai đó, tôi đóng vai bác sĩ trong một bộ phim dở tệ có tên là "Medicine Ball Caravan" (cười) Các bạn biết từ thập kỉ 60, hoặc là bạn lên xe hoặc xuống xe, tôi lên xe. Người bạn đời 37 năm và tôi tham gia chuyến xe đó. Nó chở chúng tôi từ San Francisco tới London, sau đó chuyển xe tại một cái hồ lớn. Chúng tôi đổi xe hai lần nữa và lái xuống Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, Afghanistan, xuyên qua dãy Khyper vào sâu Pakistan như các bác sĩ trẻ khác. Chúng tôi ở dãy Khyber, và đây là xe của chúng tôi. Chúng tôi gặp chút khó khăn khi băng qua dãy Khyber. Nhưng chúng tôi xả hơi ở Ấn Độ Và như tất cả mọi người trong lứa tuổi của tôi chúng tôi tới sống ở tu viện Himalaya. (Cười) Đây chỉ là chương trình nội trú dành cho sinh viên y khoa (cười) Và chúng tôi được học với nhà thông thái, bậc thầy Karoli Baba người sau này đã bảo tôi đừng mặc váy mà hãy mặc bộ vét ba mảnh tham gia Liên Hiệp Quốc với vai trò là nhà ngoại giao và làm việc cho Tổ chức Y tế Thế Giới Ông ấy đã tiên đoán một cách thần kì rằng dịch đậu mùa sẽ bị xóa sổ và đây là món quà Chúa trời ban tặng loài người vì những đóng góp to lớn của các nhà khoa học tận tụy Lời tiên tri ấy thành sự thật. Cô gái nhỏ tên Rahima Banu, là ca bệnh đậu mùa cuối cùng trên thế giới Và văn bản này là giấy chứng nhận đã ủy nhiệm trên toàn cầu đã xóa sổ bệnh dịch đầu tiên trong lịch sử loài người. Chìa khóa để xóa sổ bệnh đậu mùa là phát hiện sớm, giải quyết sớm. Tôi sẽ yêu cầu các bạn lặp lại: phát hiện sớm, giải quyết sớm. Các bạn làm được không? Phát hiện sớm, giải quyết sớm. Đậu mùa là căn bệnh tồi tệ nhất lịch sử. Nó giết nhiều người hơn cả chiến tranh Thế kỉ vừa rồi, 500 triệu người bị chết vì đậu mùa. Bạn đang đọc về Larry Page. Có nhiều người đọc nhanh lắm. (cười) Vào năm mà Larry Page và Sergey Brin người mà tôi ấn tượng và có mối liên kết và năm mà họ được sinh ra, hai triệu người chết vì đậu mùa. Chúng tôi tuyên bố xóa sổ đậu mùa năm 1980. Đây là trang quan trọng nhất mà tôi từng đọc về sức khỏe cộng đồng [Người nắm quyền chết vì đậu mùa] vì nó cho bạn thấy giàu có và mạnh nhất, làm vua và hoàng hậu của thế giới không bảo vệ bạn khỏi đậu mùa. Chúng ta đều buộc phải đối mặt nó, không nghi ngờ gì nữa Nhưng nhìn dịch đậu mùa dưới góc nhìn của vua chúa là quan điểm sai lầm. Bạn nên nhìn nó với góc nhìn của một bà mẹ nhìn con cô ấy diễn tiến nặng dần và không làm gì để ngăn chặn được. Ngày thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. Bạn là người mẹ đang theo dõi con mình, tới ngày thứ sáu, mụn cóc cứng lại. Ngày thứ 7, chúng để lại những vết sẹo điển hình của đậu mùa. Ngày thứ tám. Al Gore đã nói trước đó bức ảnh được chụp nhiều nhất thế giới, được in ra nhiều nhất thế giới là ảnh Trái Đất. Nhưng vào năm 1974, tại thời điểm đó bức ảnh này là bức ảnh được in nhiều nhất thế giới bởi vì chúng tôi đã in hai triệu bản và chuyền tay nhau, tới từng nhà, cho họ thấy và hỏi họ trong nhà có ai bị đậu mùa không đó là hệ thống giám sát của chúng tôi. Chúng tôi không có Google, không có công cụ tìm kiếm, không có máy tính. Ngày thứ chín, bạn nhìn bức ảnh này và bạn bị khủng hoảng Tôi nhìn và bảo rằng: "Cảm ơn Chúa" bởi vì rõ ràng đây chỉ là một ca đậu mùa đơn thuần và tôi biết rằng đứa trẻ này sẽ sống sót. Ngày thứ 13, các tổn thương đóng vảy, mí mắt sưng phù, nhưng bạn biết nó không có ổ nhiễm trùng thứ phát. Vào ngày thứ 20, nó sẽ có sẹo vĩnh viễn, nhưng nó vẫn còn sống. Còn đây là những ca đậu mùa không giống như trên. Đây là thể đậu mùa hội tụ khắp bề mặt cơ thể đều bị che phủ bởi nốt đậu mùa. Đậu mùa ban phẳng, 100% số người mắc đều tử vong Và đậu mùa xuất huyết, thể bệnh ác nhất thường thấy ở phụ nữ mang thai. Tôi đã thấy khoảng 50 phụ nữ chết. Hầu hết phụ nữ mang thai mắc thể bệnh này đều chết. Năm 1976, WHO bắt tay thực hiện chiến dịch mạnh mẽ để xóa sổ dịch bệnh này. Cùng năm đó, 34 quốc gia có dịch đậu mùa. 1970 giảm xuống 18 quốc gia. 1974 chỉ còn 5 quốc gia. Nhưng trong năm đó, đậu mùa bùng nổ khắp Ấn Độ. Và đó cũng là nơi cuối cùng xuất hiện đậu mùa. Trong năm 1974, Ấn Độ có dân số khoảng 600 triệu người. Có 21 ngôn ngữ ở Ấn Độ, như thể có 21 quốc gia khác nhau. Có 20 triệu người lang thang trên đường mọi thời điểm, trên xe bus và xe lửa, đi bộ; 500 000 làng mạc, 120 triệu hộ gia đình và không ai muốn báo cáo có ca bệnh đậu mùa trong nhà mình vì họ nghĩ đậu mùa là cuộc viếng thăm của thần linh, Shitala Mata, và mang người lạ vào nhà là việc làm sai trái khi thần linh đang ở trong nhà. Không chỉ Ấn Độ có thần đậu mùa, vị thần này có mặt khắp thế giới. Vậy chúng tôi đã xóa sổ nó thế nào vaccine diện rộng không làm được. Bạn có thể chích ngừa cho mọi người Ấn Độ nhưng năm sau sẽ có 21 triệu em bé được sinh ra cỡ dân số của Canada. Không chỉ việc chích ngừa cho mọi người là đủ. Bạn phải tìm từng ca đậu mùa trên thế giới cùng một lúc, và cách ly họ. Và đó là cách chúng tôi làm. Chỉ riêng ở Ấn Độ, 150 000 bạn tốt của tôi và tôi đi gõ cửa từng nhà, với cùng một bức ảnh, tới từng căn nhà ở Ấn Độ. Chúng tôi đã gọi hơn một tỉ cuộc gọi. Và trong tiến trình đó, tôi học được vài thứ rất quan trọng. Mỗi lần chúng tôi tiếp cận một căn nhà, chúng tôi lại ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh đậu mùa. Khi không tìm kiếm, chúng tôi tưởng rằng không có bệnh. Nhưng khi tìm kiếm thì lại lòi ra nhiều ca bệnh hơn. Một hệ thống giám sát thật sự cần thiết vì phát hiện sớm, giải quyết sớm Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm và phát hiện ra từng ca đậu mùa ở Ấn Độ. Chúng tôi đã được báo đáp. Chúng tôi tiếp tục báo đáp. Khi chúng tôi làm vậy, số ca được báo cáo trên thế giới tụt xuống con số không. Đó là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc, cho tới chiến tranh Iraq. 150 000 người trên khắp thế giới, các bác sĩ từ mọi dân tộc, vùng miền, nền văn hóa và quốc gia, chiến đấu kề cạnh nhau, như anh chị em trong nhà, đứng cùng với nhau, không phải chống lại nhau vì lí do duy nhất để làm thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng đậu mùa là căn bệnh thứ tư dự định xóa sổ. Chúng tôi thất bại ba lần trước. Chúng tôi thất bại trước sốt rét, sốt vàng và bệnh ghẻ cóc. Nhưng chúng tôi sẽ sớm xóa sổ bại liệt. Nhưng chìa khóa để làm điều đó là phát hiện sớm, xử lí sớm. Năm nay có thể là năm chúng ta xóa sổ bại liệt. Nó sẽ là căn bệnh thứ hai trong lịch sử. Và David Heymann, người đang xem trực tiếp qua mạng -- David, tiếp tục cố gắng. Chúng ta sắp thành công rồi! Chúng tôi còn bốn quốc gia nữa. (cười) Tôi thấy mình như Hank Aaron. Barry Bonds có thể thay thế tôi mọi lúc Hãy nói về một căn bệnh khác trong danh sách những thứ tồi tệ cần phải sợ. Tôi ở Ấn Độ làm việc cho chương trình xóa sổ bại liệt. Chương trình giám sát bại liệt có bốn triệu người đi tới từng nhà. Đó là hệ thống giám sát. Nhưng phải sớm phát hiện để sớm xử lí. Bệnh mù, cũng giống vậy. Chìa khóa để tìm ra bệnh mù là làm khảo sát dịch tễ học tìm ra nguyên nhân của chứng mù, để bạn có thể tìm được cách xử lí đúng. Tổ chức Seva bắt đầu bằng một nhóm cựu thành viên của chương trình xóa sổ đậu mùa những người đã leo lên ngọn núi cao nhất nếm thử mùi vị thành công của việc xóa sổ một căn bệnh, muốn thực hiện điều đó lần nữa. Trong suốt 27 năm qua, chương trình Seva ở 15 quốc gia đã đem lại ánh sáng cho hơn hai triệu người mù. Seva được khởi động vì chúng tôi muốn áp dụng những bài học của việc giám sát và dịch tễ học vào thứ mà không ai nghĩ tới khi nói tới vấn đề y tế cộng đồng: bệnh mù, trước đây luôn được xem chỉ là một bệnh trên lâm sàng. Năm 1980, Steve Jobs tặng tôi chiếc máy tính này, Apple số 12, và nó vẫn đang nằm ở Kathmandu, vẫn chạy tốt, chúng tôi buộc phải bán đấu giá để kiếm tiền cho Seva. Chúng tôi đã làm khảo sát về sức khỏe đầu tiên của Nepal và là cuộc khảo sát đầu tiên trên thế giới về bệnh mù và đã có nhiều kết quả đáng kinh ngạc Thay vì tìm ra thứ chúng tôi nghĩ là ca bệnh đa số bệnh mù có nguyên nhân là cườm nước và mắt hột -- chúng tôi rất bất ngờ khi thấy bệnh mù lại có nguyên nhân là đục thủy tinh thể. Bạn không thể chữa hay ngăn chặn thứ mà bạn không biết nó ở đó. Trong túi TED đi kèm có một đĩa DVD, "Infinite Vision" nói về BS. V và Bệnh viện mắt Aravind. Tôi hy vọng bạn sẽ xem qua nó. Aravind được bắt đầu giống với dự án Seva bây giờ là bệnh viện mắt lớn nhất và tốt nhất thế giới. Trong năm nay, bệnh viện này sẽ đem lại ánh sáng cho hơn 300 000 người ở Tamil Nadu, Ấn Độ (vỗ tay) Cúm gia cầm. Tôi đứng đây đại diện cho tất cả những điều tồi tệ có thể trở thành thứ tệ nhất. Chìa khóa để phòng ngừa hay giảm bớt đại dịch cúm gia cầm là phát hiện sớm và xử trí tức khắc. Chúng ta sẽ không có vaccine hay cung cấp đủ thuốc kháng virus để chống lại cúm gia cầm nếu nó xuất hiện trong ba năm tới. WHO đã chia giai đoạn của tiến trình đại dịch. Chúng ta đang ở giai đoạn ba của thang điểm báo động đại dịch tức là đã có khả năng truyền từ người sang người nhưng chưa đủ mạnh Giây phút WHO công bố chúng ta đã chuyển qua giai đoạn bốn nó sẽ không giống như bão Katrina. Thế giới chúng ta đang sống sẽ dừng lại. Không bay qua lại giữa các quốc gia. Bạn sẽ leo lên một máy bay với 250 con người bạn không hề biết, ho và hắt xì, khi biết một số người đó có khả năng mang mầm bệnh có thể giết chết mình trong khi bạn không có thuốc kháng virus hay vaccine? Tôi đã hỏi một vài nhà dịch tễ học hàng đầu thế giới vào tháng Mười Tôi hỏi - đây là những chuyên gia về bệnh cúm - Tôi hỏi họ những câu hỏi mà bạn chắc chắn muốn hỏi: Bạn nghĩ khả năng sẽ có một đại dịch trên thế giới? Nếu nó xảy ra, anh nghĩ' nó sẽ tồi tệ đến mức nào? 15% bảo rằng họ nghĩ trong ba năm nữa sẽ có một đại dịch xảy ra Nhưng tệ hơn, 90% nói rằng sẽ có một dịch bệnh trong suốt cuộc đời con bạn hay ông bà của bạn. Và họ nghĩ nếu chuyện đó xảy ra, một tỉ người sẽ mắc bệnh. Cỡ khoảng 165 triệu người sẽ chết. Sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và trầm cảm như hệ thống kiểm kê của chúng tôi và sự kiểm soát toàn cầu bị phá vỡ ảnh hưởng tới nền kinh tế chúng ta khoảng một tới ba tỉ đô la sẽ tệ hơn rất nhiều cho mọi người hơn là 100 triệu người chết vì sẽ có rất nhiều người mất việc và phúc lợi chăm sóc sức khỏe hậu quả hầu như không dám nghĩ tới. Và nó đang tệ hơn vì bây giờ du lịch đang trở nên dễ dàng. Để tôi cho bạn xem một giả định về một đại dịch. Chúng ta biết chúng ta đang nói về cái gì. Tưởng tượng ca đầu tiên xảy ra ở Đông Nam Á. Ban đầu nó phát tán khá chậm. Bạn chỉ thấy hai ba ổ dịch rời rạc. Sau đó sẽ là đợt bùng phát thứ hai, và dịch bệnh sẽ phát tán từ nước này qua nước khác nhanh tới nỗi bạn không biết mình đụng phải cái gì. Trong vòng ba tuần nó sẽ phát tán ra toàn thế giới. Nếu có nút "Quay lại", ta có thể quay lại và cô lập nó xử lí nó ngay khi nó khởi phát - nếu có thể tìm ra nó sớm hơn, và phát hiện sớm, xử lí sớm, chúng ta có thể nhốt các virus này vào tù đó là cách duy nhất đối phó với một đại dịch. Để tôi nói tại sao lại như vậy. Chúng tôi có trò đùa này Đây là đường cong dịch bệnh, và ai làm trong ngành y tôi nghĩ đều biết được nó là gì. Nhưng trò đùa là một nhà dịch tễ học muốn tiếp cận một đại dịch ở chỗ này và đi đến vinh quang qua đường cong dốc xuống (cười) Nhưng ít khi nào bạn làm được vậy. Bạn thường tới chỗ này. Điều chúng tôi thực sự muốn là tiếp cận ngay chỗ này, để chặn đại dịch Nhưng không bao giờ được. Nhưng có một tổ chức đã tìm ra cách xác định ca bệnh đầu tiên xảy ra, gọi là GPHIN Mạng lưới thông tin sức khỏe cộng đồng toàn cầu Mô phỏng mà tôi vừa chỉ cho bạn mà bạn nghĩ là cúm gia cầm - đó là SARS. Và SARS là một đại dịch chưa hề xảy ra. Nó không xảy ra vì GPHIN đã tìm ra nó trước khi WHO tuyên bố ba tháng, và bởi vì thế, chúng ta đã có thể ngăn chặn đại dịch SARS Và tôi nghĩ chúng ta mang ơn GPHIN và Ron St.John, người mà tôi hy vọng cũng đang ở khán phòng này - ở kia - là người sáng lập nên GPHIN. (vỗ tay) Chào Ron! (vỗ tay) Và TED đã mời Ron tới đây, từ Ottawa, nơi GPHIN đặt trụ sở, bởi vì không chỉ GPHIN tìm ra SARS sớm bạn có thể để ý tuần vừa rồi Iran đã thông báo họ có cúm gia cầm, GPHIN đã tìm thấy cúm gia cầm ở Iran không phải vào ngày 14/2 mà vào tháng 9 năm ngoái. Chúng ta cần một hệ thống báo động sớm để bảo vệ chúng ta khỏi những cơn ác mộng đen tối nhất loài người. Và mong muốn của tôi được dựa trên mẫu số chung của những trải nghiệm này. Đậu mùa - phát hiện sớm, xử lí sớm Bệnh mù, bại liệt - phát hiện sớm, xử lí sớm. Dịch cúm gia cầm - phát hiện sớm, xử lí sớm. Đó là lời cầu nguyện. Nó rõ ràng tới nỗi cách duy nhất để đối mặt với những căn bệnh mới là tìm thấy chúng sớm và diệt trừ trước khi phát tán rộng rãi Mong muốn của tôi với TED là giúp đỡ để xây dựng một hệ thống toàn cầu một hệ thống cảnh báo sớm để bảo vệ chúng ta khỏi những cơn ác mộng tồi tệ nhất nhân loại Và tôi nghĩ tôi sẽ gọi nói là "Early Detection", Nhưng nó nên được gọi là... "Phát hiện sớm hoàn toàn" (Total Early Detection - TED) (cười) Sao cơ? (Vỗ tay) Nhưng nghiêm túc mà nói, bởi vì ý tưởng này sinh ra ở TED, tôi muốn nó là di sản của TED, và tôi sẽ gọi nó là "Hệ thống toàn cầu phát hiện sớm hoàn toàn" [INSTEDD] Và INSTEDD sẽ thành thần chú của chúng ta Thay vì một đại dịch cúm gia cầm còn ẩn náu chúng ta tìm và ngay lập tức bao vây nó Thay vì một loại virus mới tạo ra bởi một vụ khủng bố sinh học hay do lỗi, hay bị thay đổi hay trôi dạt, chúng ta tìm nó và đóng gói nó lại. Thay vì các tai nạn công nghiệp như tràn dầu hay thảm họa ở Bhopal, chúng ta đi tìm và xử lí chúng. Thay vì nạn đói bị che giấu cho tới khi quá muộn, chúng ta xác định và xử lí nó. Và thay vì một hệ thống điều hành bởi một chính phủ và được giấu trong lòng chính quyền, hãy xây dựng một hệ thống phát hiện sớm hoàn toàn miễn phí cho mọi người trên toàn thế giới với ngôn ngữ của họ Hãy làm cho nó trong sáng, không liên quan tới chính trị, không sở hữu bởi bất kì quốc gia hay tập đoàn nào, đặt tại một quốc gia trung lập, được sao lưu dự phòng ở một múi giờ khác và một châu lục khác. Và hãy dựa vào GPHIN. Hãy bắt đầu bằng GPHIN. Hãy gia tăng số lượng trang web họ tìm kiếm từ 20 000 lên 20 triệu. Hãy gia tăng số lượng ngôn ngữ họ tìm từ bảy lên 70, hoặc hơn. Hãy xây dựng hệ thống tin nhắn xác nhận ở nước ngoài sử dụng tin nhắn, SMS hay tin nhắn tức thời để tìm ra những người trong vòng bán kính 100m tin đồn mà bạn nghe được, nếu như có thật. Và hãy thêm xác nhận qua vệ tinh. Và chúng tôi sẽ thêm đồ họa tuyệt vời của Gapminder vào cuối giao diện. Phát triển nó thành lực lượng nhân đạo trên toàn thế giới, tìm ra những thứ tai hại trước khi ai đó biết về chúng, và gửi sự giúp đỡ tới họ, để trong năm tới, thay vì gặp mặt nhau ở đây, than thở về bao nhiêu điều tệ hại trên thế giới này, chúng ta sẽ hợp lực cùng nhau sử dụng những kĩ năng độc nhất và phép lạ của cộng đồng này, và tự hào rằng chúng ta đã làm hết sức để ngăn chặn các đại dịch bùng nổ, những thảm họa, và thay đổi thế giới bắt đầu ngay từ bây giờ. (Vỗ tay) Một bài thuyết trình tuyệt vời. Đầu tiên, để mọi người hiểu rõ anh nói rằng tạo nên các trang web thu thập thông tin lùng sục Internet những dấu hiệu, họ có thể phát hiện cái gì đó đáng nghi trước cả WHO, trước khi ai đó thấy được? Hãy cho tôi một ví dụ làm thế nào điều này thành hiện thực? Anh không điên cuồng về việc vi phạm bản quyền đó chứ? Không. Tôi thích điều đó (cười) À, như Ron St.John - tôi hy vọng anh đi gặp và nói chuyện với anh ấy trong bữa tối. Khi anh ấy bắt đầu GPHIN Vào năm 1997, có đợt bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1. Ở Hong Kong. Và một bác sĩ đáng chú ý ở Hong Kong đã xử lí ngay lập tức bằng cách tiêu hủy 1,5 triệu con gà và chim, và họ đã ngăn chặn sự bùng nổ đang tiến triển. Phát hiện lập tức, xử lí lập tức. Một vài năm sau, có nhiều tin đồn về cúm gia cầm. Ron và nhóm của anh ấy ở Ottawa bắt đầu lùng sục các web chỉ tìm 20 000 trang web khác nhau, chủ yếu là kì báo - và họ đọc và nghe về một mối bận tâm rất nhiều trẻ em có sốt cao và triệu chứng của cúm gia cầm. Họ báo cáo lên WHO. WHO mất một ít thời gian xử lí thông tin, bởi vì WHO chỉ nhận báo cáo từ một chính phủ, bởi vì đây là Liên Hiệp Quốc. Nhưng họ đã chỉ điểm cho WHO có một nhóm bệnh đầy ngạc nhiên và không giải thích được y chang cúm gia cầm. Hóa ra đó là SARS. Đó là cách thế giới biết đến SARS. Vì thế chúng ta mới ngăn chặn được nó. Điều thật sự quan trọng là, trước khi có GPHIN 100% các báo cáo trên thế giới về những điều tồi tệ cho dù đó là nạn đói hay cúm gia cầm hay Ebola 100% các báo cáo đó tới từ các quốc gia. Giây phút những anh chàng ở Ottawa có mức lương 800 000 đô la/năm báo cáo lên 75% số đó tới từ GPHIN, 25% số báo cáo trên thế giới tới từ 180 quốc gia còn lại. Bây giờ mới là thứ thú vị sau khi làm việc vài năm, bạn nghĩ chuyện gì xảy ra với các nước kia? Họ thấy thật sự ngu ngốc Do đó họ bắt đầu gửi báo cáo sớm hơn. Bây giờ, tỉ lệ báo cáo của họ giảm xuống 50% bởi vì các quốc gia kia bắt đầu báo cáo nhiều lên. Bạn có thể tìm ra những căn bệnh sớm hơn nhờ lùng sục các trang web không? Tất nhiên là có thể rồi. Tất nhiên. Bạn thấy đó họ tìm ra SARS bằng trang thu thập thông tin Trung Quốc trọn sáu tuần trước khi họ tìm ra bằng trang web tiếng Anh. Họ chỉ dùng bảy ngôn ngữ. Những virus xấu xa này không hề có ý định xuất hiện ở tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay Pháp (cười) Đúng vậy, tôi muốn lấy GPHIN, xây dựng trên nền tảng đó. Thêm mọi ngôn ngữ hiện có trên thế giới. Tôi muốn mọi người đều tiếp cận được để nhân viên y tế ở Nairobi hay Patna, Bihar sẽ tiếp cận được như đồng nghiệp ở Ottawa hay CDC. Và tôi muốn nó trở thành một phần của nền văn hóa rằng có một nhóm người đang truy lùng những cơn ác mộng tồi tệ nhất của loài người và mọi người đều tiếp cận được. Tôi sẽ nói về robot phẫu thuật cũng là nói về phẫu thuật. Dù tôi đã cố gắng để những hình ảnh không quá ghê rợn, luôn ghi nhớ rằng bác sĩ phẫu thuật có một cái nhìn khác hơn người bình thường về máu vì, xét cho cùng, điều mà một bác sĩ phẫu thuật làm cho bệnh nhân nếu không được cho phép thì sẽ là trọng tội. Bác sĩ phẫu thuật là thợ may, thợ sửa ống nước thợ mộc , hay thậm chí bị gọi là hàng thịt trong thế giới y học: cắt, phục hình , tái tạo, bắc cầu, sửa chữa. Nhưng cũng cần nói đến những dụng cụ phẫu thuật khi nói về sự phát triển của công nghệ phẫu thuật Để cho bạn một cái nhìn về vị trí của chúng ta hiện tại với những robot phẫu thuật và trong tương lai chúng ta sẽ thế nào tôi muốn cho bạn có một chút nhìn nhận về làm sao chúng ta đi được đến tận đây làm sao có thể tin rằng phẫu thuật là không sai trái, phẫu thuật là một điều có thể làm được, và việc cắt xẻ hay tạo hình là không sao cả đây là một góc nhìn trong bức tranh toàn cảnh của khoảng 10 nghìn năm Đây là một cái sọ được mổ khoan lỗ mổ khoan lỗ chỉ đơn giản là cắt một lỗ trên sọ và hàng trăm cái sọ như thế đã được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ trên thế giới có tuổi đời 5 đến 10 nghìn năm trước 5 đến 10 nghìn năm! Bây giờ hãy tưởng tượng Bạn là một người chữa bệnh trong một ngôi làng ở thời kì đồ đá Và có một bệnh nhân mà bạn không biết rõ anh ấy bị làm sao- Thời này Oliver Sacks (nhà thần kinh học) vẫn chưa ra đời. Anh ấy bị động kinh và bạn chưa biết động kinh là gì. Bạn thầm nghĩ "Tôi không chắc anh này bị sao. Nhưng nếu tôi khoan 1lỗ trên đầu anh ta biết đâu tôi chữa được" (Cười) Đó chính là tư duy phẫu thuật Đó là sự khởi đầu của phẫu thuật can thiệp Điều ngạc nhiên ở đây là dù chúng ta chẳng biết liệu việc này mang mục đích tôn giáo hay mang mục đích trị liệu , Chỉ biết rằng những bệnh nhân này đều sống sót Dựa vào sự phục hồi ở mép những lỗ khoan này, chúng ta có thể kết luận rằng họ đã sống hàng ngày, hàng tháng, thậm chí hàng năm sau khi khoan sọ và cái mà chúng ta nhìn thấy là bằng chứng của một kỹ thuật tinh tế kĩ thuật này đã được truyền lại trong hàng nghìn năm trên khắp thế giới kĩ thuật này nổi lên 1 cách độc lập khắp nơi những nơi không có cách nào liên lạc được với nhau Thực ra chúng ta đang nhìn thấy sự hé rạng của phẫu thuật can thiệp Chúng ta hãy tua nhanh đến hàng nghìn năm sau đó Thời đại Đồ Đồng và xa hơn nữa ta thấy những công cụ tinh chế xuất hiện Nhưng bác sĩ phẫu thuật ở thời này có 1 chút bảo thủ hơn những vị tiền bối dũng cảm và gan dạ của họ Những con người này giới hạn phẫu thuật ở những tổn thương ngoài bề mặt và những bác sĩ này giống thương gia hơn là bác sỹ. Điều này tồn tại mãi đến cuối thời kì Phục Hưng Thời kỳ này có thể cứu vãn các nhà văn chứ thực sự không giúp các bác sĩ nhiều Họ vẫn còn nhiều ngờ vực lắm Các bác sĩ phẫu thuật vẫn còn bị các vấn đề PR Bởi vì bối cảnh do các bác sĩ cắt tóc lưu động nắm giữ Đây là người đi từ làng này sang làng khác, thị trấn này sang thị trấn khác để làm phẫu thuật giống như 1 kiểu nghệ thuật trình diễn Vì chúng ta đang ở thời kì trước gây mê nên sự đau đớn của bệnh nhân cũng ngoạn mục trong mắt công chúng như là chính phẫu thuật vậy. Một trong những người nổi tiếng nhất là Frere Jacques đây là hình ông ấy đang thực hiện thủ thuật phá sỏi đó là việc điều trị tận gốc sỏi bàng quang 1 loại phẫu thuật xâm lấn nhất ở thời kỳ này được thực hiện trong thời gian dưới 2 phút Bạn phải có bản chất thích kịch tính và phải vô cùng nhanh tay Bạn có thể nhìn thấy ông ấy thực hiện thủ thuật cắt sỏi và ông ấy đã thực hiện hơn 4000 ca phẫu thuật công khai khắp Châu Âu đó cũng là con số đáng ngạc nhiên khi mà bạn nghĩ rằng phẫu thuật chắc hẳn là phương án cuối cùng Ý tôi là ai tự nhiên muốn trải qua chuyện như thế Cho đến tận thời kì gây tê-làm mất cảm giác Với sự biểu diễn ống hít Morton Ether ở bệnh viện đa khoa Massachusetts năm 1847 một kỷ nguyên mới của phẫu thuật đã được mở ra Gây mê giúp bác sĩ tự do phẫu thuật và thí nghiệm để bắt đầu can thiệp sâu hơn vào cơ thể người Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật Nhưng, vẫn còn một vấn đề rất lớn Sau những ca mổ rất dài và đòi hỏi sự chính xác với nỗ lực để chữa trị những bệnh mà họ chưa từng gặp trước đây Bệnh nhân tử vong họ tử vong do nhiễm trùng diện rộng Phẫu thuật không còn đau nữa nhưng có thể giết chết bạn khá nhanh Và nhiễm trùng sẽ tiếp tục gây tổn hại cho phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật đến tận khi có một cuộc cách mạng lớn trong phẫu thuật đó là kĩ thuật vô trùng Joseph Lister là người ủng hộ cho kĩ thuật vô trùng trước những hoài nghi của rất nhiều bác sĩ phẫu thuật Những cuối cùng thì họ cũng thay đổi Anh em Mayo đã đên Châu Âu thăm Lister Họ trở về phòng khám ở Mỹ của họ và nói họ đã biết được tầm quan trọng của rửa tay trước khi làm phẫu thuật cũng như sau khi phẫu thuật ( Cười) Một việc rất đơn giản. Ấy vậy mà, tỉ lệ tử vong phẫu thuật đã giảm đi rất nhiều Những ca phẫu thuật giờ đây thực sự hiệu quả bệnh nhân không có cảm giác đau đớn và công việc phẫu thuật vô trùng không còn rủi ro, không còn giới hạn nữa. Giờ đây bạn có thể tiến hành phẫu thuật ở mọi bộ phận dạ dày, gan tim hay não Cấy ghép bạn lấy một bộ phận của người này bạn có thể đưa vào cơ thể của người khác, nó sẽ hoạt động Các bác sĩ đã không còn gặp vấn đề về tư cách nữa họ trở thành thần thánh Kỉ nguyên của những ca phẫu thuật ca mổ lớn đã đến Nhưng mọi thứ đều có cái giá của nó Họ cứu sống mạng người nhưng không hẳn là cứu chất lượng sống Bởi những người khỏe mạnh thì không cần phẫu thuật và người ốm thì phải trải qua thời gian rất khó khăn để hồi phục từ ca mổ như thế Câu hỏi cần được giải đáp là Liệu rằng chúng ta có thể làm những cuộc phẫu thuật tương tự nhưng ít phải cắt xẻ hơn? Nội soi chính là loại phẫu thuật này Loại phẫu thuật với các dụng cụ dài thông qua vết rạch nhỏ Và nó thực sự thay đổi ngành phẫu thuật Vài công cụ nội soi đã xuất hiện từ khoảng 1 trăm năm trước nhưng lúc đó nó chỉ được sử dụng cho chẩn đoán mãi đến những năm 80 những thay đổi trong công nghệ máy ảnh hay dụng cụ tương tự đã cho phép sử dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật thật Những gì bạn nhìn thấy là hình ảnh phẫu thuật đầu tiên Đi xuống thanh quản, đây là phươg pháp mới để đưa vào cơ thể Nhìn nó rất khác so với những cái bạn nghĩ về phẫu thuật Chúng tôi đưa dụng cụ vào từ 2 đường rạch riêng biệt bên sườn và sau đó bạn có thể bắt đầu xử lý mô Trong vòng 10 năm kể từ khi cuộc phẫu thuật túi mật đầu tiên được thực hiên bằng nội soi phần lớn các cuộc phẫu thuật túi mật đã được phẫu thuật nội soi Thực sự là 1 cuộc cách mạng lớn Tuy nhiên vẫn có thương vong trong cuộc cách mạng này Những kĩ thuật này khó học hơn là người ta tưởng Việc học mất nhiều thời gian Và trong suốt quá trình học đó, rắc rối ngày càng nhiều hơn Bác sĩ phẫu thuật phải từ bỏ việc nhìn trong không gian 3 chiều học phải từ bỏ cổ tay của mình họ phải từ bỏ cử động mang tính trưc giác khi dùng dụng cụ Vị bác sĩ phẫu thuật này đã có 3000 giờ kinh nghiệm mổ nội soi Đây là 1 vị trí khó của cái kim Nhưng nó rất khó Và một nguyên nhân tại sao nó khó là bởi vì tư thế làm việc phía ngoài thật là chật vật Bạn có những công cụ dài này và bạn phải tìm đường tâm và những dụng cụ này hoạt động ngược Nên cái bạn cần làm để kiểm soát bàn tay và đặt nó vào bên kia đường rạch là để cổ tay của bạn vào dụng cụ đó Và, tôi bắt đầu nói về Rô Bốt Rô bốt da Vinci chỉ đặt cái cổ tay vào phía bên kia đường rạch Và bạn đang thấy cổ tay này thực hiện phẫu thuật Và bây giờ, ngược với mổ nội soi bạn có thể đặt cái kim một cách chính xác vào dụng cụ của bạn và bạn có thể khâu tất cả và khâu theo 1 quỹ đạo Nguyên nhân khiến nó trở nên dễ dàng hơn là- bạn có thể nhìn thấy ở dưới đáy 2 bàn tay đang cử động và các dụng cụ làm theo cử động này một cách chính xác bây giờ, thứ mà bạn đặt giữa những dụng cụ và bàn tay là những rô bốt lớn và phức tạp Bác sĩ phẫu thuật ngồi ở bàn điều khiển và điều khiển rô bốt bằng bộ điều khiển Và Robot làm dịch chuyển những dụ cụ này và tạo lực cho chúng đi vào sâu cơ thể Bạn có 1 máy quay 3D nên bạn có thể quan sát được 3 chiều Kể từ khi Robot này được giới thiệu năm 1999 nhiều robot đã đuợc tạo ra và được sử dụng cho quy trình phẫu thuật như cắt tuyến tiền liệt đó là tuyến tiền liệt sâu bên trong xương chậu và đòi hỏi giải phẫu giỏi và thao tác khéo léo để có được kết quả phẫu thuật tốt bạn có thể may những mạch máu bắc cầu trực tiếp vào 1 trái tim đang đập mà không cần phải mổ banh ngực ra Tất cả đều được thực hiện giữa các xương sườn và bạn có thể vào sâu trong cả tim để chỉnh lại van tim từ bên trong Bạn đã có được kĩ thuật này- xin cảm ơn Vỗ tay Bạn có thể thốt lên: Wow ! thật là tuyệt Tại sao không dùng phương pháp này tất cả các cuộc phẫu thuật? Có vài nguyên nhân, một vài nguyên nhân dễ hiểu 1 trong những nguyên nhân đó là chi phí Tôi đã đề cập là Rô Bốt rất lớn và phức tạp Với những chiếc chuông và còi, 1 trong những con rô bốt này đắt tương đương một bác sĩ phẫu thuật bằng vàng Tuy là có ích hơn 1 bác sĩ phẫu thuật bằng vàng nhưng, nó vẫn là một đầu tư khá lớn Nhưng 1 khi bạn đã có nó, chi phí cho mỗi cuộc phẫu thuật sẽ giảm Tuy nhiên vẫn có những rào cản khác Ví dụ như việc cắt tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt thì nhỏ và chỉ ở 1 vị trí Bạn có thể đặt Robot rất chính xác để hoạt động ở một vị trí Vậy nên dùng Robot trong những ca mổ như vậy là hoàn hảo Thực tế, nếu bạn hay người nào bạn biết đã cắt tuyến tiền liệt trong vài năm trước rất có thể ca mổ được thực hiện bằng hệ thống này Nhưng nếu bạn cần mổ ở nhiều vị trí chứ không phải một Bạn phải dịch chuyển Robot Và bạn cần phải rạch thêm vài đường mới Và bạn cần phải cài đặt lại Robot Và sau đó bạn cứ phải bổ sung thêm cảng mới Vấn đề là việc này tốn thời gian và phức tạp Và đó là nguyên nhân mà nhiều ca phẫu thuật không thể thực hiện bằng da Vinci Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: chúng ta khắc phục điều đó thế nào Chúng ta sẽ làm gì để không cần cài đặt lại mỗi khi muốn di chuyển đến vị trí khác Sẽ thế nào nếu ta có thể mang tất cả các dụng cụ vào cùng một chỗ? nó sẽ thay đổi khả năng của bác sĩ phẫu thuật thế nào? nó sẽ thay đổi trải nghiệm của bệnh nhân như thế nào? để làm điều đó chúng ta cần khả năng mang một máy quay cùng các dụng cụ qua một ống nhỏ như cái ống bạn nhìn thấy trong video nội soi ổ bụng hay một cái ống như thế này. Vì thế những gì đi ra từ chiếc ống đó là một sự ra mắt của một công nghệ mới robot mới này sẽ có khả năng chạm tới mọi ngóc ngách Sẵn sàng chưa? đây là một máy quay, đây là 3 dụng cụ và như bạn thấy để có thể thật sự làm được điều gì hữu ích nó không thể nhóm lại với nhau như thế Nó phải có khả năng bong ra khỏi đường tâm và sau đó có khả năng dính lại với đường tâm đó thật táo bạo Nhưng những gì nó cho phép bạn làm là cho bạn tất cả lực kéo quan trọng và nhờ đó bạn có thể mổ xẻ hay khâu lại bạn có thể làm tất cả những điều cần làm tất cả những nhiệm vụ trong phẫu thuật Tất cả thông qua một vết cắt nó không quá đơn giản nhưng xứng đáng cho sự tự do mà nó mang lại cho chúng ta. Với bệnh nhân rất rõ ràng, đây là tất cả họ thấy thật hào hứng khi nghĩ đến những triển vọng của dụng cụ này Chúng ta sẽ vẽ nên cuộc cách mạng tiếp theo trong phẫu thuật. Khi có những khả năng này, ta sẽ còn tiến xa hơn nữa Chúng ta sẽ quyết định các cuộc phẫu thuật mới sẽ như thế nào tôi nghĩ để thật sự làm được phần còn lại trong cuộc cách mạng này ta cần phải bắt tay vào thực hiện theo cách mới phải nhìn theo hướng mới ta cần có những cái nhìn sâu sắc hơn ta cần phải định hướng được những gì chúng ta mổ theo một cách tốt hơn Đây là 1 cuộc phẫu thuật ung thư Một trong số những vấn đề với nó, ngay cả với những BSPT đã mổ rất nhiều là bạn không thể nhìn thấy ung thư đặc biệt khi chúng ẩn dưới bề mặt và vì thế, những gì chúng ta bắt đầu làm là chúng ta tiêm vào một loại thuốc đánh dấu đặc biệt vào mạch máu đi đến tế bào ung thư Nó sẽ đi đến và bám vào các tế bào ung thư. Chúng ta có thể làm các thuốc đánh dấu này phát sáng Rồi dùng 1 chiếc camera đặc biệt là chúng ta có thể nhìn thấy chúng. Bây giờ ta biết ta cần cắt chỗ nào ngay cả khi chúng ở phía dưới bề mặt Chúng ta có thể tiêm các thuốc đánh dấu này vào trong vị trí khối u và chúng ta lần theo hướng đi của chúng để biết được nơi đầu tiên các khối u có thể di căn đến Và chúng ta tiêm màu nhuộm này vào trong mạch máu Khi chúng ta thực hiện bắc cầu với bệnh nhân có huyết khối ở tim chúng ta thấy được khả năng thông mạch trước khi chúng ta khâu bệnh nhân lại trước đây chúng ta không làm được điều này nếu không dùng bức xạ. Chúng ta có thể làm phát sáng các khối u như khối u ở thận này và nhờ đó bạn có thể thấy chính xác giới hạn giữa khối u và phần thận khỏe mạnh hay khối u ở gan và gan Chúng ta thậm chí không cần phải giới hạn bản thân ở tầm nhìn vĩ mô Chúng ta có những đầu dò kính hiển vi linh hoạt để đưa vào cơ thể Chúng ta có thể nhìn trực tiếp các tế bào Tôi đang nhìn vào các tế bào thần kinh. Bạn có thể thấy ở dưới và đầu dò kính hiển vi đang được giữ bởi tay của robot ở phía trên Vào thời điểm này, tất cả đều chỉ mới mang tính thử nghiệm thôi Nhưng trong vai trò bệnh nhân, bạn quan tâm tới những tế bào thần kinh vì chúng giúp bạn kiểm soát bàng quang và chức năng tình dục sau khi phẫu thuật, tất cả điều trên đều rất quan trọng với bệnh nhân Với sự kết hợp của những kỹ thuật này chúng ta có thể chạm tới tất cả nhìn thấy tất cả chúng ta chữa lành bệnh tật bệnh nhân vẫn nguyên vẹn và bảo tồn được chức năng sau đó Nãy giờ tôi nói về bệnh nhân như thể họ là một con người trừu tượng bên ngoài căn phòng này. Không phải như thế. Rất nhiều trong số các bạn, có lẽ là tất cả sẽ, hoặc đã, đối diện với chẩn đoán ung thư hoặc bệnh tim, hoặc liên quan đến 1 cơ quan nào đó Điều đó dẫn bạn đến cuộc hẹn với bác sỹ phẫu thuật Và khi thời điểm đó đến Những chứng bệnh không quan tâm bạn đã viết bao nhiêu quyển sách bạn đã thành lập bao nhiêu công ty Bao nhiêu Giải Nobel Bao nhiêu thời gian bạn dự định giành cho những đứa con của mình Bệnh tật tìm đến tất cả chúng ta Khi đó, viễn cảnh về 1 cuộc phẫu thuật dễ dàng hơn mà tôi mang đến bạn có làm cho chẩn đoán đó bớt đáng sợ đi? Tôi cũng không chắc tôi có thật sự muốn như vậy không Vì khi bạn đối diện với cái chết Các sự ưu tiên của bạn sẽ được cân nhắc lại mục tiêu sống của bạn, sẽ không có trải nghiệm nào giống như vậy. Và tôi không bao giờ muốn cướp lấy của bạn sự màu nhiệm đó Thay vào đó, điều tôi mong muốn là bạn được nguyên vẹn và chức năng của bạn được hoàn chỉnh để bạn có thể cứu thế giới này sau khi bạn quyết định bạn phải làm điều đó. Và đó là tầm nhìn của tôi cho tương lai của bạn. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với các bạn vài ý tưởng về sức mạnh bí mật của thời gian, trong một khoảng thời gian rất ngắn. Video: Được rồi, xin cho đồng hồ chạy. 30 giây studio. Xin hãy giữ yên lặng. Ổn định nào. Sắp đến lúc rồi. Cắt. Quay lần một. 15 giây studio. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2 ... Philip Zimbardo: Ta hãy tập trung vào cuộc hội thoại giữa các nhân vật chính trong sự kiện Adam bị dụ dỗ. "Nào Adam, đừng có õng ẹo mơ ước suông nữa. Cắn một miếng đi nào." "Tôi cắn rồi." "Một miếng nữa, Adam. Đừng bỏ mặc Eve." "Tôi chả biết, các cậu ạ. Tôi không muốn đâm đầu vào rắc rối." "Được rồi. Một miếng thôi mà. Có vấn đề khỉ khô nào đâu cơ chứ?" (Tiếng cười) Cuộc sống là cám dỗ. Nó là một chuỗi những sự nhượng bộ, phản kháng, có, không, bây giờ, lúc sau, nhất thời, suy ngẫm, tập trung vào hiện tại và tập trung vào tương lai. Những đức tính được thề thốt nhường bước trước ngọn lửa đam mê hiện tại. Trong số những cô bé vị thành niên tuyên thệ không quan hệ tình dục trước hôn nhân -- cám ơn George Bush -- phần lớn, 60 phần trăm, nhượng bộ trước những cám dỗ giới tính chỉ trong một năm. Và phần lớn các em làm vậy mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Hứa hẹn thế là đủ đấy. Giờ, ta hãy thử cám dỗ các nhóc bốn tuổi, cho các bé một phần thưởng. Các bé có thể ăn một chiếc kẹo dẻo ngay bây giờ. Nhưng bé nào chờ tới khi người thực hiện thí nghiệm quay lại, sẽ được hai chiếc kẹo dẻo. Dĩ nhiên là việc chờ đợi sẽ mang lại thành quả xứng đáng, nếu anh thích kẹo dẻo. Trên thực tế hai phần ba lũ trẻ nhượng bộ trước sự cám dỗ. Các bé không thể chờ nổi. Những bé khác, dĩ nhiên, ngồi chờ. Các bé này phản kháng lại sự cám dỗ. Các bé tạm hoãn cái 'bây giờ' vì cái 'lúc sau.' Walter Mischel, đồng nghiệp của tôi ở Stanford, quay lại 14 năm tiếp theo, để cố gắng tìm hiểu điều khác biệt giữa lũ trẻ kia. Có những khác biệt cực lớn giữa những bé phản kháng và những bé nhượng bộ, ở nhiều phương diện khác nhau. Điểm SAT của các em phản kháng cao hơn 250. Thế là lớn lắm. Cứ như là cả một tập hợp điểm IQ khác vậy. Các em này gây ra ít rắc rối hơn. Các em là các học sinh tốt hơn. Các em tự tin và quyết tâm cao. Và điểm mấu chốt cho tôi hôm nay, điểm mấu chốt cho các bạn, là, các em tập trung vào tương lai, hơn là tập trung vào hiện tại. Thế, quan điểm thời gian là gì? Đó là điều tôi sẽ trình bày ngày hôm nay. Quan điểm thời gian là bộ môn nghiên cứu cách mỗi cá nhân, tất cả chúng ta, phân chia dòng trải nghiệm của ta thành các vùng thời gian hay hạng mục thời gian. Và anh tự động làm điều đó mà không hay biết. Các vùng thời gian đó, với những người khác nhau, những quốc gia khác nhau, với những cá nhân khác nhau, giai cấp xã hội khác nhau, với các trình độ học vấn khác nhau, là khác nhau. Và vấn đề ở đây là chúng có thể dần bị thiên lệch, bởi vì anh quen với việc sử dụng vài vùng quá nhiều và vài vùng quá ít. Điều gì xác định bất kì quyết định nào mà anh ra? Anh ra một quyết định để hành động theo đó. Với vài người, nó chỉ liên quan đến tình huống ngay trước mắt, những người khác đang làm gì, và anh đang cảm thấy như thế nào. Và những người đó, khi họ ra quyết định theo công thức đó -- chúng ta sẽ gọi họ là người "hướng hiện tại," bởi vì cái họ tập trung vào là cái "bây giờ." Với những người khác, hiện tại là không liên quan. Suy nghĩ của họ xoay quanh "Cái tình huống này giống cái mà mình đã trải qua trong quá khứ như thế nào?" Thế nên quyết định của họ dựa vào những kí ức trong quá khứ. Và ta sẽ gọi những người ấy là người "hướng quá khứ," vì họ tập trung vào cái đã qua. Với những người khác, không phải là quá khứ, không phải là hiện tại, mà chỉ là tương lai thôi. Điều họ tập trung vào là những kết quả liệu trước. Phân tích thiệt hơn. Chúng ta sẽ gọi họ là người "hướng tương lai." Điều họ tập trung vào là cái sẽ đến. Thế, nghich lí thời gian, tôi muốn biện luận, nghịch lí quan điểm thời gian, là thứ ảnh hưởng tới mọi quyết định anh ra, mà anh không hề hay biết. Ấy là, mức độ anh bị ảnh hưởng bởi một trong những quan điểm thời gian thiên lệch này. Ồ, thật ra có sáu quan điểm thời gian. Có hai cách "hướng hiện tại." Có hai cách hướng quá khứ và hai cách hướng thời gian. Anh có thể tập trung vào quá khứ lạc quan, hay quá khứ bi quan. Anh có thể theo quan điểm hiện tại hưởng thụ, tức là anh tập trung vào các niềm vui trong cuộc sống, hay hiện tại định mệnh -- chả quan trọng, cuộc đời anh đã được định trước rồi. Ạnh có thể hướng tương lai, đặt ra mục tiêu. Hay anh có thể theo phái tương lai tiên nghiệm: tức là, cuộc sống bắt đầu sau khi ta chết. Phát triển sự linh hoạt tinh thần để chuyển quan điểm thời gian một cách linh động tùy xem tình huống cụ thể đòi hỏi cái gì, là điều anh nhất định phải học. Thế, rất nhanh thôi, tiểu sử thời gian tối ưu là gì? Nhiều quá khứ lạc quan. Trung bình về mặt tương lai. Và trung bình về hiện tại hưởng thụ. Luôn luôn ít quá khứ bi quan và hiện tại định mệnh. Thế, công thức thời gian tối ưu là cái bạn có được từ quá khứ -- quá khứ lạc quan cho bạn nền móng. Bạn kết nối gia đình, nhận dạng và bản thân. Cái bạn có được từ thời gian là đôi cánh để bay xa tới những đích đến mới, thử thách mới. Cái bạn lấy được từ hiện tại hưởng thụ là năng lượng, năng lượng để khám phá bản thân, nơi chốn, con người, hưởng thụ. Quá nhiều bất kì quan điểm thời gian nào đều có hại hơn là có lợi. Người hướng tương lai hi sinh cái gì cho thành công? Họ hi sinh thời gian cho gia đình. Họ hi sinh thời gian cho bạn bè. Họ hi sinh thời gian giải trí. Họ hi sinh sự nuông chiều bản thân. Họ hi sinh sở thích. Họ hi sinh giấc ngủ. Thế nên sức khỏe họ bị ảnh hưởng. Và họ sống cho công việc, thành tích và quyền lực. Tôi chắc hẳn cái này áp dụng được với vài người trong TED đây. (Tiếng cười) Và nó áp dụng được cho tôi. Lúc bé tôi là một đứa trẻ nghèo khó ở khu ổ chuột South Bronx, một gia đình người Sicillian -- mọi người đều sống trong quá khứ và hiện tại. Tôi đây là một người hướng tương lai làm việc tới cực điểm, hi sinh mọi thứ bởi vì có những người thày đã can thiệp vào, khiến cho tôi trở nên hướng tương lai. Bảo tôi rằng đừng ăn cái kẹo dẻo kia, vì nếu chờ đợi cậu sẽ được hai cái, cho tới khi tôi học cách cân bằng. Tôi đã thêm vào hưởng thụ hiện tại, tôi đã thêm chút tập trung vào quá khứ lạc quan, thế nên, giờ 76 tuổi, tôi năng động hơn cả thời tuổi trẻ, làm việc hiệu quả hơn, và vui vẻ nhất trong cuộc đời. Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta đang áp dụng điều này cho rất nhiều vấn đề của thế giới: thay đổi tỉ lệ bỏ học ở lứa tuổi học đường, chống chọi các thói nghiện, tăng sức khỏe thanh thiếu niên, chữa trị rối loạn stress hậu sang chấn bằng các hoán dụ thời gian -- tìm ra thuốc chữa kì diệu -- quảng bá phát triển bền vững và bảo tồn, rút ngắn quá trình khôi phục chức năng cho bệnh nhân bị hư hỏng hệ vận động, quá trình mà tỉ lệ bỏ cuộc hiện nay là 50%, thay đổi kháng cáo từ những kẻ khủng bố liều mạng, và thay đổi xung đột gia đình khi các vùng thời gian xung khắc. Thế, tôi muốn kết thúc bằng đôi lời: rất nhiều câu đố của cuộc sống có thể được giải đáp với việc hiểu quan điểm thời gian của bạn và người khác. Và ý tưởng đó thật quá đơn giản, quá hiển nhiên, nhưng tôi nghĩ kết quả sâu sắc vô cùng. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về vấn đề phục hồi đất nước sau chiến tranh và làm thế nào để chúng ta phục hồi đất nước tốt hơn. Ghi nhận về phục hồi sau chiến tranh không mấy ấn tượng. 40 phần trăm của tất cả trường hợp sau chiến tranh, về mặt lịch sử, quay trở lại với chiến tranh chỉ trong một thập kỉ. Thực ra, tình trạng này chiếm trên một nửa của các cuộc nội chiến. Tại sao số liệu lại tệ đến như vậy? Theo lối tiếp cận thông thường đối với tình trạng sau chiến tranh dựa trên, đại khái là, ba nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất: chính trị là trọng yếu. Vậy nên cái được đặt lên hàng đầu đó là chính trị. Cố gắng xây dựng một nền chính trị ổn định trước tiên. Rồi sau đó mới nói đến bước hai, "Tình thế này phải thừa nhận là nguy cấp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thôi." Vậy giữ lại lực lượng bảo vệ hòa bình, nhưng cho họ trở về nhà sớm nhất có thể. Vậy là, người gìn dữ hòa bình trong thời gian ngắn. Và điều thứ ba, chiến lực rút quân của lực lượng bảo vệ hòa bình là gì? Đó là bầu cử. Việc đó sẽ tạo ra một chính phủ hợp pháp và chịu trách nhiệm. Đó là lối tiếp cận thông thường. Tôi nghĩ rằng hướng giải quyết này không thực với thực tế. Ta thấy không có cách sửa nhanh chóng. Chắc chắn không có việc phục hồi an ninh nhanh chóng. Tôi đã cố nhìn vào mối nguy quay lại cảnh chiến tranh, sau một thập kỷ hậu chiến. Và những nguy cơ vẫn cao trong suốt thập kỉ. Và chúng vẫn là cao dù có những sáng kiến chính trị. Một cuộc bầu cử có tạo ra một chính phủ hợp pháp và chịu trách nhiệm? Thứ mà cuộc bầu cử tạo ra đó là một người thắng và một người thua. Và người thua thì không cam chịu. Thực tế là chúng ta cần đảo ngược thứ tự trên. Không phải là chính trị đi đầu; mà thực sự là chính trị đi cuối. Vấn đề chính trị sẽ trở nên dễ dàng hơn sau một thập kỉ trôi qua nếu bạn xây dựng trên một nền tảng của an ninh và phát triển kinh tế sự tái xây dựng sự thịnh vượng. Tại sao vấn đề chính trị lại trở nên dễ dàng hơn? Và tại sao nó khởi đầu khó như vậy? Bới vì sau nhiều năm đình trệ và suy sụp, tinh thần chính trị là một trò chơi tổng bằng không. Nếu thực tế đang đình trệ, tôi chỉ có thể đi lên nếu bạn đi xuống. Và điều đó không tạo ra một nền chính trị năng suất. Vậy nên tinh thần phải chuyển từ tổng bằng không cho đến tổng dương trước khi bạn có thể có một nền chính trị năng suất. Bạn chỉ có thể có một số dương, bước dịch chuyển tinh thần đó, nếu thực tại là sự thịnh vượng đang được xây dựng. Và để xây dựng sự thịnh vượng, ta cần có an ninh. Vậy đó là những gì bạn có khi đối mặt với thực tại. Nhưng mục đích của đối mặt thực tại là để thay đổi thực tại. Vậy hãy để tôi đề xuất hai lối tiếp cận hỗ trợ lẫn nhau để thay đổi những thực trạng. Thứ nhất là để công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau của ba diễn viên then chốt, những người diễn viên khác nhau và tại thời điểm này vẫn chưa phối hợp. Diễn viên thứ nhất là Hội đồng An ninh. Hội đồng an ninh điển hình có trách nhiệm cung cấp lực lượng bảo vệ hòa bình những người xây dựng nền an ninh. Và việc đó cần được công nhận, trước hết, rằng gìn giữ hòa bình có hiệu quả. Đó là một hướng tiếp cận mang tính chất kinh tế. Nó đảm bảo an ninh. Nhưng cần phải thực hiện trong dài hạn. Nó cần phải tiến hành trong cả thập kỉ, hơn là chỉ một vài năm. Đó là diễn viên thứ nhất, Hội đồng An ninh. Diễn viên thứ hai, một nhóm những người khác, đó là nhà tài trợ. Những người tài trợ cung cấp viện trợ cho thời kì hậu chiến tranh. Điển hình trong quá khứ, những người tài trợ thường hứng thú trong những năm đầu tiên, sau đó họ chán nản. Họ di chuyển tới những thị trường khác. Phục hồi kinh tế sau chiến tranh là một quá trình chậm chạp. Chẳng có quá trình biến chuyển kinh tế nhanh chóng nào ngoại trừ sụp đổ. Bạn có thể làm điều đó khá nhanh. (Tiếng cười) Vậy người tài trợ cần gắn bó với tình trạng này trong vòng ít nhất một thập kỉ. Và tiếp theo là diễn viên thứ ba đó là chính phủ sau chiến tranh. Có hai thứ then chốt nó cần phải làm. Thứ nhất là cải cách kinh tế, không phải rối lên về thể chế chính trị. Cần phải cải cách chính sách kinh tế. Tại sao? Bởi trong chiến tranh chính sách kinh tế thường suy thoái. Chính phủ thường nắm lấy những cớ hội ngắn hạn và khi chiến tranh kết thúc, thì ác giả ác báo. Những di sản từ chiến tranh thực sự là những chính sách kinh tế tồi. Vậy cần có một chương trình nghị sự cải cách, một chương trình nghị sự toàn thể Chương trình nghị toàn thể không đến từ bầu cử. Bầu cử tạo ra những người thua cuộc, những người bị loại trừ. Vậy một chương trình nghị sự toàn thể có nghĩa phải thực sự mang tất cả mọi người vào cuộc. Vậy ba diễn viên trên. Họ phụ thuộc lẫn nhau trong một giai đoạn dài. Nếu Ủy ban an ninh không đảm bảo an ninh trong tiến trình mười năm, bạn sẽ không có sự bảo đảm thứ tạo ra đầu tư tư nhân. Nếu bạn không có chính sách cải cách và viện trợ, bạn sẽ không có phục hồi kinh tế, thứ mà chính là chiến lược rút quân cho người gìn dữ hòa bình. Vậy nên chúng ta cần công nhận sự tương thuộc này, bởi bản chất, qua lại lẫn nhau. Liên hợp quốc thực sự có một ngôn ngữ cho những qua lại lẫn nhau này, sự công nhận tính ảnh hưởng lẫn nhau; nó gọi là ngôn ngữ của thỏa thuận. Vậy chúng ta cần thỏa thuận sau chiến tranh. Liên hợp quốc thậm chí còn có cả một văn phòng cho những thỏa thuận này; nó gọi là Ủy ban xây dựng hòa bình. Lý tưởng nhất là tạo ra một tập hợp những tiêu chuẩn cơ bản ở đâu, khi nào chúng ta có tình trạng sau chiến tranh, ở đó cần những mối liên kết qua lại này từ ba nhóm trên. Đây là ý tưởng thứ nhất: Thừa nhận sự tương thuộc. Cong bây giờ, tôi xin chuyển sang lối tiếp cận thứ hai, cũng đáng hoan nghênh. Đó là tập trung vào một ít đối tượng cấp thiết. Các tình trạng hậu chiến cũng giống như một vườn thú của nhiều loài với những ưu tiên khác nhau. Và quả thực, không may thay, nếu bạn lái theo những nhu cầu bạn sẽ có một chương trình nghị sự không tập trung, bởi trong những tình trạng như vậy, nhu cầu ở mọi nơi, nhưng khả năng để thi hành thay đổi là rất hạn chế. Vậy nên chúng ta cần phải có kỷ luật và tập trung vào những thứ cấp thiết. Và tôi muốn đề xuất rằng các tình trạng hậu chiến điển hình đều có ba thứ cấp bách. Một thứ là việc làm. Một thứ là cải thiện trong những dịch vụ cơ bản - đặc biệt là sức khỏe, là một thảm họa trong chiến tranh Vậy nên việc làm, sức khỏe và chính phủ trong sạch. Đó là ba yếu tố cấp bách cần ưu tiên. Tôi sẽ nói kỹ về từng thứ một. Việc làm. Đâu là lối tiếp cận đặc biệt để tạo ra việc làm trong thời kỳ hậu chiến? Và tại sao việc làm lại quan trọng? Việc làm cho ai? Việc làm đặc biệt cần thiết cho thanh niên. Trong thời kỳ hậu chiến, lý do mà chúng thường quay lại với xung đột, không phải vì những bà già thấy khó chịu. Mà bởi vì những thanh niên khó chịu. Tại sao họ khó chịu? Bởi họ không có gì để làm. Vậy chúng ta cần một tiến trình tạo công ăn việc làm, cho những thanh niên bình dân, thật nhanh. Hiện tại, điều đó rất khó. Chính phủ trong thời kỳ hậu chiến thường đáp ứng bằng cách quá chú trọng quản lý dân sự. Đó không phải là một ý tưởng tốt. Nó không có khả năng chống chịu. Thực tế, bạn đang xây dựng một khoản nợ dài hạn bằng cách lạm phát quản lý dân sự. Nhưng mở rộng kinh tế tư nhân cũng khó bởi bất cứ hoạt động nào mở cửa tới thương mại quốc tế về cơ bản sẽ đi tới không đủ khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hậu chiến. Đây không phải môi trường nơi bạn có thể xây dựng nền sản xuất xuất khẩu. Có một ngành kinh tế không bị đặt vào thương mại quốc tế và nó có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm, một ngành, trong mọi lúc, một ngành nhạy cảm để mở rộng, thời hậu chiến, đó là ngành xây dựng. Ngành xây dựng có một vai trò sống còn, rõ ràng, trong sự tái kiến thiết. Thông thường ngành này bị sa sút trong chiến tranh. Suốt cuộc xung đột người ta tàn phá. Không có công việc xây dựng nào tiếp diễn. Vậy nên lĩnh vực này bị mai một. Và rồi khi bạn cố mở rộng nó, bởi nó đã bị mai một, bạn gặp phải rất nhiều trở ngại. Giá cả leo thang những nhà chính trị tham nhũng bòn rút từ ngành nhưng nó không tạo ra thêm công ăn việc làm nào. Vậy nên chính sách ưu tiên đó là phá vỡ những trở ngại trong mở rộng lĩnh vực xây dựng. Những trở ngại có thể là gì? Chỉ cần nghĩ bạn phải làm những gì thành công để xây dựng một công trình, sử dụng nhiều lao động. Đầu tiên bạn cần có mặt bằng. Thường thường hệ thống pháp lý bị đổ vỡ đến mức bạn thậm chí không thể có mặt bằng. Sau đó bạn cần những kỹ năng, những kỹ năng cơ bản của ngành xây dựng. Trong giai đoạn hậu chiến chúng ta không chỉ cần những Bác sĩ Tình nguyện Không biên giới, chúng ta cần những Thợ xây Tình nguyện Không biên giới, để xây dựng lại hệ thống những kỹ năng. Chúng ta cần những công ty. Những công ty xây dựng đã đổ vỡ. Chúng ta cần khuyến khích phát triển công ty nội địa. Nếu chúng ta làm vậy, chúng ta không chỉ tạo công việc mà chúng ta còn có được những cải thiện trong cơ sở hạ tầng công cộng, sự tái lập cơ sở hạ tầng công cộng. Tôi xin chuyển từ công ăn việc làm sang đối đượng thứ hai, cải thiện dịch vụ xã hội cơ sở. Và theo thời gian, đã có một kiểu tâm thần phân liệt trong cộng đồng các nhà tài trợ, cũng như làm sao để xây dựng những dịch vụ cơ bản trong các ngành giai đoạn hậu chiến. Một mặt họ hứa hão về việc tái kiến thiết một tình trạng hiệu quả như chuyện của bán đảo Scandinavia năm 1950. Hãy phát triển các Bộ này, Bội kia và cái khác nữa, để phân phát những dịch vụ này. Nó là tâm thần phân liệt bởi vì trong tâm họ các nhà tài trợ biết rằng đó không phải là một phương pháp thực tiễn và những gì họ còn làm đó là đi đường tránh: cứ gây quỹ phi chính phủ đi. Không có hướng tiếp cận nào ở trên là hợp lý. Vậy nên những gì tôi đề xuất đó là cái mà tôi gọi là Chính quyền phân lập. Đó là chia các chức năng của các Bộ riêng lẻ ra làm ba. Chức năng lên kế hoạch và chính sách giao cho Bộ; việc phân phát các dịch vụ vào đất nước, bạn nên dùng bất cứ cách nào mà hiệu quả -- giáo hội, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương, bất cứ cách nào mà hiệu quả. Và thêm nữa, nên có một văn phòng công cộng, Ủy Ban Dịch Vụ độc lập, nơi điều chỉnh ngân sách, và đặc biệt tài trợ ngân sách, tới các những người cung cấp lẻ. Vậy các Tổ chức phi chính phủ trở thành một phần của hệ thống chính phủ nhân dân, thay vì là độc lập với nó. Một ích lợi của điều đó là bạn có thể cấp phát ngân sách minh bạch. Mặt khác, bạn có thể tạo ra các tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm. Bạn có thể sử dụng những tiêu chuẩn cạnh tranh, nên họ phải cạnh tranh lẫn nhau để có được nguồn tài trợ. Những tổ chức phi chính phủ tốt như Oxfam, rất hứng thú với điều này. Họ muốn có sự kỷ luật và trách nhiệm. Vậy đó là một cách để làm cho những dịch vụ cơ bản tăng trưởng. Và bởi vì chính phủ sẽ gây quỹ, sẽ có những cộng tác dịch vụ. Họ sẽ không phải nói lời cảm ơn tới chính phủ Mỹ và một số Tổ chức phi chính phủ. Họ sẽ cộng tác như được tạo ra bởi chính phủ sau chiến tranh, trong nước. Vậy là công ăn việc làm, dịch vụ cơ sở, cuối cùng là chính phủ trong sạch. Trong sạch nghĩa là theo dõi tiền nong. Các chính phủ hậu chiến thường có nguồn tài chính hạn hẹp nên rất cần tiền của chúng ta chỉ để duy trì hệ thống có thể chu cấp sống còn. Bạn không thể hoàn thành những chức năng cơ bản nhất của nhà nước trừ khi chúng ta đặt tiền vào ngân sách cốt lõi của những đất nước đó. Nhưng nếu chúng ta bỏ tiền vào ngân sách, mà ta biết không phải là một hệ thống ngân sách hoàn toàn trong sạch nghĩa là tiền sẽ đem đi sử dụng. Nếu tất cả gì ta làm là bỏ tiền vào nhưng lại nhắm mắt làm ngơ thì không chỉ số tiền đó sẽ bị lãng phí -- đó chỉ là vấn đề tối thiểu -- tiền còn có thể bị chiếm đoạt. Tiền bị chiếm đoạt bởi quan chức tham ô, chính những kẻ này gây nên khủng hoảng chính trị. Vậy nên vô tình chúng ta đã tiếp tay cho những con sâu mọt của đất nước. Vậy nên xây dựng một chính phủ trong sạch, và, cấp tiền vào ngân sách, nhưng cần phải xem xét kĩ lưỡng, có nghĩa là cần rất nhiều trợ tá chuyên môn làm việc theo dõi tiền nong. Paddy Ashdown, nhà triệu phú khủng của Bosnia tới Liên Hợp Quốc, trong sách của ông viết về những kinh nghiệm của mình, ông đã nói "Tôi nhận ra thứ tôi cần là những kế toán từ mọi đất nước, theo dõi tiền nong." Vậy hãy để tôi tổng kết tất cả, trong một gói. Mục tiêu là gì? Nếu chúng ta theo điều đó, chúng ta mong đợi đạt được những gì? Đó là sau 10 năm, sự tập trung vào ngành xây dựng sẽ vừa sản xuất ra công việc và từ đó, an ninh -- bởi những thanh niên đều có công việc -- đồng thời nó còn tái kiến thiết cơ sở hạ tầng. Vậy đó là sự tập trung vào ngành xây dựng. Tập trung vào phân phối các dịch vụ cơ bản thông qua những Ủy ban Dịch vụ độc lập sẽ cứu nguy cho dịch vụ cơ bản khỏi mức độ thảm họa của chúng, và nó se cho những người thường dân cảm thấy rằng chính phủ đang làm những việc hữu ích. Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chính phủ trong sạch sẽ dần dần tiêu diệt những sâu mọt trong chính phủ, bởi vì sẽ không có đồng tiền nào tham gia vào chính trị. Và rồi từ từ cuộc bầu cử, sự thỏa hiệp giữa các nhà chính trị, sẽ chuyển đổi từ thủ đoạn sang thành thật. Điều đó sẽ dẫn đến chuyện gì? Từ từ nó sẽ chuyển đổi từ nền chính trị của tham ô sang một chính trị của hi vọng. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn giúp bạn nhận thức lại về lòng bác ái, nó có thể là cái gì? và bạn có liên hệ gì với nó? Khi làm vậy, tôi muốn cho bạn một tầm nhìn, một tương lai trong tưởng tượng, nếu bạn muốn về việc làm thế nào, như nhà thơ Seamus Heaney đã viết, "Một lần trong đời dòng thủy triều của công lý được trông đợi sẽ trỗi dậy và hy vọng và lịch sử ngân vang." Tôi muốn bắt đầu với những cặp từ ở đây. Chúng ta đều biết ta thích được đứng về phía nào. Khi lòng bác ái được định nghĩa lại một thế kỷ trước, khi các hình thức nền tảng thực sự được phát minh, họ không hề nghĩ rằng chính họ đang đứng nhầm phía. Trên thực tế, họ sẽ không bao giờ nghĩ cho mình. cũng như cách họ rập khuôn, chậm đáp ứng với các thử thách mới, nhỏ bé và sợ rủi ro. Thực tế thì họ không phải vậy. Có vài thời điểm họ đã đổi mới từ thiện, cái mà Rockefeller gọi là "kinh doanh lòng nhân từ." Nhưng đến cuối thế kỷ 20, Các nhà phê bình và cải cách thế hệ mới đã đến để xem hoạt động từ thiện theo cách này. Cái để theo dõi giống như xuất phát từ một nền công nghiệp từ thiện toàn cầu và đó chính xác là cái đang diễn ra là cách mà sự mong muốn lấn át những giả định cũ này, để cho lòng bác ái có thể rộng mở và to lớn hơn nhanh chóng và liên kết, phục vụ dài lâu. Nguồn năng lượng cung ứng này đang nổi lên khắp nơi. Nó được thúc đẩy và đi lên bởi những nhà lãnh đạo mới, cũng như những người dân ở đây, bởi những công cụ mới, như những cái ta vừa thấy ở đây, và bởi những áp lực mới. Tôi đã từng theo dõi sự thay đổi này một thời gian, và bây giờ đang tham gia vào nó. Bản báo cáo này là công bố chính của chúng tôi. Cái nó nói lên là câu chuyện làm thế nào ngày nay thực sự giống như trong lịch sử như 100 năm trước. Cái tôi muốn làm là chia sẻ một trong những điều thú vị nhất về những điều đang xảy ra với bạn. Cũng như khi tôi làm, tôi không để tâm lắm đến các hoạt động từ thiện trải rộng mà ai cũng biết đến Gates hay Soros hay Google. Thay vào đó, cái tôi muốn làm là nói về lòng bác ái của tất cả chúng ta: sự dân chủ hoá từ thiện. Đây là khoảnh khắc trong lịch sử khi mà người trung bình có quyền lực hơn bất kỳ lúc nào. Tôi sẽ nhìn vào 5 loại thí nghiệm, mỗi loại sẽ là một thách thức với định kiến cũ về lòng bác ái. Đầu tiên là sự hợp tác quần chúng, đại diện ở đây là Wikipedia. Bây giờ, điều này có thể khiến bạn bất ngờ. Nhưng hãy nhớ, lòng nhân ái là cho đi thời gian và tài năng, không chỉ có tiền. Clay Shirky, người chép biên niên sử vĩ đại của vạn vật kết nối, đã giả định rằng điều này thách thức theo một cách cực kì đẹp đẽ. Ông nói, "Chúng ta sống trên thế giới này nơi việc nhỏ được thực hiện vì tình thương và việc lớn được thực hiện vì tiền. Ngày nay ta có Wikipeida. Bỗng nhiên những việc lớn lại được thực hiện vì tình thương." Nhìn xem, mùa xuân này, với cuốn sách mới của Paul Hawken -- Tác giả và doanh nhân mà các bạn có thể đã biết. Cuốn sách này gọi là "Blessed Unrest." (Chúc phúc không ngơi) Và khi ra mắt, một chuỗi những trang web wiki dưới cái mác WISER, sẽ đồng loạt khởi động. WISER là viết tắt của World Index (chỉ số thế giới) for Social (xã hội) and Environmental Responsibility (trách nhiệm môi trường). WISER bắt tay vào chú giải, kết nối và tiếp sức mạnh cho cái mà Paul gọi là bước tiến lớn nhất, và phát triển nhanh nhất trong lịch sử loài người: hệ miễn dịch chung của nhân loại đối với những mối đe dọa ngày nay. Bây giờ, tất cả những việc lớn được làm vì tình thương này -- những thí nghiệm -- sẽ không phất lên được. Nhưng những cái mà có thể khởi sắc lên thì sẽ là những hình thức lớn nhất, cởi mở nhất, nhanh nhất, kết nối nhất trong các kiểu từ thiện của lịch sử nhân loại. Loại thứ hai đó là những thị trường từ thiện trực tuyến. Loại này, tất nhiên, là để từ thiện những gì mà eBay và Amazon rao bán. Hãy nghĩ về nó như là hình thức từ thiện ngang hàng. Và việc này còn phản lại giả thiết khác, cái mà cho rằng từ thiện có tổ chức chỉ dành cho giới siêu giàu, Hãy nhìn xem, nếu bạn chưa nhìn thấy bao giờ, ở DonorsChoose. Omidyar Network đã đầu tư rất lớn vào DonorsChoose. Nó là cái nổi tiếng nhất trong những loại thị trường mới này nơi mà người quyên góp có thể đi thẳng vào một lớp học và kết nối với những gì mà giáo viên nói rằng họ đang cần. Hãy ghé thăm Changing the Present, (thay đổi thực tại) được thiết lập bởi một TEDster, lần tới nếu bạn muốn một món quà cưới hoặc quà lễ. Givelndia trải dài cả đất nước. Và nó cứ tiếp tục và tiếp tục. Loại thứ ba được đại diện bởi Warren Buffet, cái mà tôi gọi là từ thiện kết hợp. Nó không phải chỉ vì Warren Buffet hào phóng một cách tuyệt vời trong hoạt động ghi dấu lịch sử mùa hè trước. Đó là bởi vì anh ấy đã thách thức một giả thiết khác, rằng mọi người cho đều phải có quỹ hoặc tổ chức của riêng anh ta hoặc cô ta Ngày nay có rất nhiều quỹ mới đang tập hợp sự quyên tặng và đầu tư, đem mọi người đến gần nhau hơn xung quanh một mục tiêu chung, để nghĩ rộng hơn nữa. Một ví dụ tiêu biểu đó là Quỹ Acumen, dẫn đầu bởi Jacqueline Novogratz, là một TEDster được đẩy mạnh tại TED. Nhưng cũng có rất nhiều quỹ khác:New Profit ở Cambridge, Venture Fund của New School ở Thung lũng Sillicon Venture Philanthropy Partners ở Washington, Quỹ toàn cầu cho Phụ nữ ở San Francisco. Hãy nhìn vào những cái này. Những quỹ này là để từ thiện cái mà đầu tư mạo hiểm, góp vốn tư nhân, và cuối cùng là quỹ tương hỗ đang đầu tư vào, nhưng với một nút xoắn -- bởi vì một cộng đồng thường hình thành xung quanh những quỹ như thế này như nó đã từng xảy ra ở Acumen và những nơi khác. Bây giờ, hãy tưởng tượng một chút ba loại thí nghiệm đầu tiên này: hợp tác quần chúng, thị trường trực tuyến, tập hợp quyên góp Và hiểu làm thế nào mà họ giúp chúng ta tái lĩnh hội từ thiện có tổ chức là gì. Nó không nhất thiết phải là những tổ chức; nó là về chúng ta. Và tưởng tượng một hỗn hợp, của những thứ này, trong tương lai, Khi những thứ này tập hợp lại trong những thí nghiệm trong tương lai tưởng tượng rằng ai đó sẽ nói, 100 triệu đô-la Cho mục đích truyền cảm hứng -- có khoảng 21 món quà trị giá 100 triệu đô được trao ở Mỹ năm qua, không phải là không có khả năng thực hiện -- mà là chỉ cấp vốn cho nó nếu nó xứng đáng bằng hàng triệu món quà nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, do đó thu hút được rất nhiều người, xây dựng sự minh bạch và lôi kéo mọi người, theo mục tiêu đã đề ra. Tôi sẽ nói nhanh về loại thứ tư và thứ năm là sự cách tân, những cuộc cạnh tranh và đầu tư xã hội, Họ đang đặt cược một cuộc cạnh tranh minh bạch, một giải thưởng, mà có thể thu hút tài năng và tiền vào một vài vấn đề khó khăn nhất, do đó có thể thúc đẩy giải pháp. Điều này khắc phục một quan niệm khác, rằng người tặng và tổ chức là trung tâm, trái với việc đặt vấn đề làm trung tâm. Các bạn có thể trông cậy các nhà cách tân giúp đỡ chúng ta đặc biệt là những vấn đề yêu cầu giải pháp mang tính công nghệ và khoa học. Điều này đã khiến cho loại cuối cùng, đầu tư xã hội, loại mà lớn nhất, được đại diện với Xigi.net. Và điều này, tất nhiên, khắc phục được quan niệm lớn nhất, rằng kinh doanh chỉ là kinh doanh, và từ thiện là phương tiện của những người muốn thay đổi thế giới Xigi là một trang cộng đồng mới được xây dựng bởi một cộng đồng, gắn kết và dẫn đường thị trường vốn xã hội mới này. Nó liệt kê khoảng 1,000 thực thể cung cấp khoản vay và vốn cổ phiếu cho doanh nghiệp xã hội. Nên ta có thể trông chờ những nhà cách tân giúp chúng ta nhớ rằng nếu chúng ta có thể tác động vào một lượng nhỏ vốn mà đang đòi hỏi một sự hoàn trả, những điều tốt mà có động lực thúc đẩy sẽ làm chúng ta kinh ngạc. Giờ, điều thật sự thú vị ở đây đó là chúng ta không biến cách chúng ta nghĩ thành một cách hành động mới; chúng ta biến cách chúng ta hành động thành một lối suy nghĩ mới. Từ thiện đang cải tổ lại chính bản thân nó trước con mắt chứng kiến của chúng ta. Và mặc dù tất cả mọi cuộc thử nghiệm và tất cả mọi người tặng vẫn chưa đáp ứng được khát vọng này, Tôi nghĩ đây là hệ tư tưởng thời đại mới: cởi mở, rộng lớn, nhanh chóng, gắn kết, và, cũng cho chúng ta hy vọng, về lâu dài. Chúng ta phải nhận ra rằng sẽ mất một thời gian dài để thực hiện những điều này. Nếu chúng ta không phát triển sức chịu đựng để gắn bó với chúng bất cứ thứ gì bạn chọn, hãy gắn bó với nó -- tất cả những thứ này sẽ chỉ là, bạn biết đấy, mốt nhất thời. Nhưng tôi thật sự hy vọng. Và tôi hy vọng không chỉ vì nó là từ thiện đang cải tổ lại chính nó, mà nó còn là cả những thành phần khác của lĩnh vực xã hội, và của kinh doanh, cái mà còn đang bận thách thức "kinh doanh thông thường" Và bất cứ nơi nào tôi đến, bao gồm cả TED này, Tôi cảm thấy rằng đang có một cơn đói đạo đức trỗi dậy. Cái mà chúng ta đang thấy là người ta đang vật lộn để mô tả lại điều mới mẻ đang xảy ra này là gì. Những từ như "Chủ nghĩa tư bản từ thiện" và "Chủ nghĩa tư bản tự nhiên" hay "Doanh nghiệp từ thiện" hay "Đầu tư thiện doanh" Chúng ta chưa có một ngôn ngữ nào cho nó. Bất cứ thứ gì chúng ta dùng để gọi nó, thì chỉ là mới, là khởi đầu, và tôi nghĩ nó sẽ khá là có ý nghĩa. Và đó là nơi mà tương lai tưởng tượng của tôi được tạo nên. Cái mà tôi sẽ gọi là điểm kỳ dị xã hội, Nhiều bạn sẽ nhận ra rằng tôi đang lấy khái niệm của nhà văn khoa học viễn tưởng Vernor Vinge về điểm kỳ dị xã hội nơi một số xu hướng tăng tốc và tập trung và cùng nhau tạo ra một sự thực kinh hoàng Có lẽ điểm kì dì xã hội là thứ duy nhất chúng ta sợ hãi nhất: thảm họa cùng lúc xảy ra, sự xuống cấp của môi trường, vũ khí hủy hoại hàng loạt, những đại dịch bệnh, đói nghèo. Đó là bởi khả năng mà chúng ta phải đối đầu với những vấn đề trước mắt không theo kịp khả năng chúng ta tạo ra chúng. Và chúng ta đã nghe rằng không hề phóng đại khi nói tương lai của nhân loại đang nằm trong tay chúng ta không giống trước đây. Điều băn khoăn ở đây l7à, liệu rằng có điểm kì dị xã hội tích cực không? Có ranh giới nào cho chúng ta về cách chung sống với nhau? Tương lai của chúng ta không cần phải tưởng tượng chúng ta có thể tạo một tương lai nơi hy vọng và lịch sử ngân vang. Nhưng vấn đề đang xảy ra. Kinh nghiệm của chúng ta, cả về cá nhân lẫn tập thể không thể chuẩn bị cho chúng ta những gì cần làm trước mắt hay trở thành một ai đó. Chúng ta đang cần một thế hệ lãnh đạo mới sẵn sàng cam kết để phát triển, thay đổi và học tập một cách nhanh nhất có thể. Vì vậy tôi có điều cuối muốn cho các bạn thấy. Đây là bức ảnh chụp từ 100 năm trước của ông và cụ tôi. Đây nhà sản xuất báo chí và chủ ngân hàng Họ là những nhà lãnh đạo cộng đồng tuyệt vời. Và tất nhiên, họ cũng là các nhà hảo tâm tuyệt vời nữa. Tôi giữ tấm ảnh này bên cạnh tôi nó được đặt tại văn phòng tôi bởi tôi luôn cảm nhận sự liên kết thần kì với 2 người đàn ông này cả 2 người tôi không hề gặp. Vì vậy, nhân danh họ, trên trang trống này, tôi muôn bạn tưởng tượng đó chính là bức ảnh chụp bạn. Và tôi muốn bạn nghĩ vê một xã hội mà bạn là một phần xây nên nó. Bất cứ cái gì có ý nghĩa với bạn. Và tôi muốn bạn tưởng tượng rằng từ giờ đến 100 năm sau, cháu bạn hoặc chắt bạn, cháu trai, cháu gái hay con nuôi bạn, đang nhìn vào bức ảnh ấy. Câu chuyện nào mà bạn muốn kể cho chúng nhất? Cảm ơn rất nhiều! ! (vỗ tay) Vào ngày này 1 tháng trước tôi đã ở đây. 90 độ Nam, đỉnh cực Nam của thế giới. Và tôi ở đó cùng với 2 người bạn thân của mình, Richard Weber và Kevin Vallely. Chúng tôi cùng nhau phá vỡ kỷ lục thế giới là nhóm đi nhanh nhất tới Nam Cực. Chúng tôi mất 33 ngày, 23 tiếng và 55 phút để tới đó. chúng tôi vượt qua kỷ lục cũ 5 ngày. Và trong thời gian đó, tôi trở thành người đầu tiên trong lịch sử đã hoàn thành hành trình 650 dặm (hơn 1000 cây số), từ Hercules Inlet đến Nam Cực, chỉ đi bộ, không sử dụng ván trượt. Có lẽ nhiều người sẽ hỏi: "Chờ chút, làm được vậy có khó không?" (Tiếng cười) Thử tượng tượng, nếu bạn phải kéo cái xe chở đồ như bạn thấy trong video clip, với gần 80kg hành lý, bao gồm tất cả những gì bạn cần để tồn tại trong chuyến đi. Nhiệt độ là -40 độ (-40oC=-40oF) Bạn sẽ phải đi ngược gió. Và thỉnh thoảng bạn còn phải băng qua những khe nứt trên băng. 1 vài trong số đó có bộ nền rất mỏng manh như là một điều cảnh báo trước, nếu bạn rơi xuống đó thì chết chắc. Và điều cuối cùng là hãy nhìn thử đường chân trời xem. Vâng, nó ở tuốt trên cao. Bởi vì Nam Cực cao 3000 mét. Còn bạn thì bắt đầu đi từ mực nước biển. Chuyến hành trình của chúng tôi thì lại bắt đầu từ Hercules Inlet, chỗ biển băng giáp với lãnh thổ Nam Cực. Nó bắt đầu nhỏ dần đi so với 2 năm về trước. 2 người bạn thân của tôi và tôi đã hoàn thành 111 ngày chạy xuyên qua sa mạc Sahara. Và khi ở đó, chúng tôi đã thấy được sự nghiêm trọng trong vấn đề khủng hoảng nguồn nước ở Bắc Phi. Và chúng tôi cũng thấy được là rất nhiều vấn đề nảy sinh cho người dân Bắc Phi ảnh hưởng nhiều nhất tới thế hệ trẻ. Tôi trở về nhà với vợ sau 111 ngày chạy trên sa mạc. Và tôi nói: "Em biết không, nếu thằng trâu bò này có thể chạy xuyên qua sa mạc; thì chúng ta có thể làm mọi thứ mà chúng ta muốn." Nhưng nếu tôi dự định tiếp tục những chuyến thám hiểm này, thì chắc chắn phải có 1 lý do nào đó ngoài việc chỉ đi tới đó. Khoản thời gian đó, tôi có gặp 1 người rất tuyệt vời, Peter Thum, anh gây cảm hứng cho tôi với những hành động của anh. Anh đang cố tìm cách để giải quyết vấn đề khủng hoảng nguồn nước khắp thế giới. Sự cống hiến của anh đã làm cho tôi quyết định mình sẽ thực hiện chuyến đi này. 1 chuyến đi tới Nam Cực, với một giao diện web tương tác, tôi có thể mời được những bạn trẻ, sinh viên và những giáo viên từ khắp mọi nơi trên thế giới tham gia chuyến hành trình cùng với tôi, như là những thành viên năng động. Nên chúng tôi tạo ra 1 trang web trực tuyến hoạt động trong suốt 33 ngày đó, chúng tôi viết blog, kể chuyện, bạn biết đấy, lỗ thủng tầng ozone khiến chúng ta phải che mặt khi ra ngoài trời nếu không chúng ta sẽ bị sạm da. Vượt qua hàng trăm dặm đường tuyết không phải là 1 chuyện đơn giản. Tôi nói rất nghiêm túc, vượt qua nơi đó với đống hành lý nặng gần 80 kg, tôi cảm tưởng như nó nặng tới 800kg vậy. Chúng tôi viết blog trên trang web trực tuyến đó mỗi ngày cho những sinh viên đang dõi theo hành trình của chúng tôi, chúng tôi đi 10 tiếng 1 ngày, có khi 15 tiếng, có khi đi tới 20 tiếng để đạt được mục tiêu của mình. Chúng tôi mượn đống hành lý làm chỗ nghỉ chân. Trong lúc đó, các sinh viên, mọi người từ khắp thế giới sẽ hỏi chúng tôi vài câu hỏi. Các bạn trẻ thường có những câu hỏi rất hay. 1 trong những câu tôi thích nhất là: ở -40 độ như vậy, các anh đại tiểu tiện như thế nào, các anh đi ở đâu và như thế nào? Tôi không định trả lời câu hỏi này. Nhưng tôi sẽ trả lời những câu phổ biến khác như là: Các anh ngủ ở đâu? Chúng tôi ngủ trong 1 cái lều được căng rất thấp. Bởi vì gió ở Nam Cực rất mạnh, nó có thể thổi tung mọi thứ. Các anh ăn cái gì? Một trong những món chúng tôi thích trong chuyến hành trình là bơ và thịt xông khói. Chúng có rất nhiều calory. Chúng tôi sử dụng hết 8500 calory mỗi ngày. Nên chúng tôi cần phải ăn như vậy. Các anh mang bao nhiêu pin cho những trang thiết bị của mình? Thật ra thì chúng tôi không xài pin. Tất cả trang thiết bị, gộp luôn cả đồ quay phim, đều được sử dụng năng lượng mặt trời. Các anh có chịu đựng được điều kiện trên đó? Tôi hy vọng là vậy. Bởi vì thỉnh thoảng trong chuyến đi, một trong những đồng đội của bạn phải giúp bạn tiêm một mũi lớn, để hút ra những chất mủ đọng lại trong những chỗ phồng giộp cho bạn. Nhưng nghiêm túc mà nói, chúng tôi đã chịu đựng được. Bởi vì chúng tôi có chung 1 mục tiêu là khơi gợi cảm hứng cho những bạn trẻ. Họ là những đồng đội của chúng tôi! Họ gây cảm hứng cho chúng tôi. Những câu chuyện chúng tôi nghe được đã đưa chúng tôi tới Nam Cực. Trang web hoạt động như 1 phương thức liên lạc 2 chiều vô cùng tuyệt vời. Các bạn trẻ ở bắc Canada, những cô cậu bé ở trường tiểu học, kéo lê đống hành lý dọc sân trường, tưởng tượng họ là Richard, Ray và Kevin. Tuyệt vời phải không. Chúng tôi tới được Nam Cực. Chúng tôi co cụm trong cái lều, Hôm đó lạnh -45 độ. Tôi không bao giờ quên được. Chúng tôi nhìn nhau và không thể tin được là chúng tôi đã làm được điều đó. Và tôi nhìn đồng đội của mình rồi nghĩ, "Tôi học được gì từ chuyến đi này?" Bạn biết không? Nghiêm túc mà nói. Như thể tôi là một người có sức chịu đựng dẻo dai vậy? Khi tôi đứng đây nói chuyện với các bạn, tôi đã tập chạy tổng cộng 5 năm qua. Và một vài năm trước đó, tôi là một dân ghiền thuốc lá đến nỗi có thể hút 1 gói 1 ngày, chẳng có hoạt động thể dục thể thao gì cả. Cái tôi học được từ những chuyến đi này là việc tôi có lòng tin rằng chúng ta có thể biến điều không thể thành có thể. Tôi học được điều đó ở tuổi 40. Bạn có thể tưởng tượng được không? Thiệt đó? Tôi học được điều đó ở tuổi 40. Hãy tưởng tượng mình chỉ 13 tuổi thôi, và lắng nghe được những lời nói này, và tin vào điều đó. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bây giờ, nếu Tổng thống Obama mời tôi trở thành Cố vấn Toán học nhiệm kỳ tới, thì tôi sẽ có một đề nghị cho ông ta mà tôi nghĩ nó sẽ cải thiện một cách đáng kể việc dạy môn toán ở đất nước này và nó sẽ được thực hiện một cách dễ dàng và không tốn kém. Chương trình Toán mà chúng ta đang có được dựa trên nền tảng của số học và đại số. và tất cả những gì chúng ta học được đều nhằm chuẩn bị cho một môn học. Và trên đỉnh tháp này là môn giải tích. Và tôi có mặt ở đây để nói lên suy nghĩ của mình rằng môn giải tích không nên nằm ở đỉnh tháp mà đúng ra tại vị trí đỉnh này - môn mà mọi sinh viên, mọi người tốt nghiệp phổ thông trung học nên biết là môn thống kê hay xác suất và thống kê. (Vỗ tay) Ý tôi là, xin đừng hiểu sai ý tôi. Môn Giải tích rất quan trọng. Đó là một trong những sản phẩm vĩ đại của trí tuệ con người. Các qui luật của tự nhiên đều được viết bằng ngôn ngữ giải tích. Và mọi sinh viên học môn toán, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, họ chắc chắn phải học giải tích vào cuối năm thứ nhất đại học, Nhưng trên cương vị của một giáo sư toàn học, tôi muốn nói rằng rất ít người thực sự sử dụng giải tích một cách có ý thức và ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mặt khác, thống kê là một môn học mà bạn có thể, và nên sử dụng hàng ngày. Có phải vậy không? Đó là rủi ro. Đó là phần thưởng Đó là sự ngẫu nhiên. Đó là sự thấu hiểu các dữ liệu. Tôi nghĩ rằng nếu học sinh phổ thông và sinh viên của chúng ta, nếu tất cả các công dân Mĩ biết về xác suất và thống kê, chúng ta đã không ở trong tình trang kinh tế hỗn loạn như hiện nay. Không chỉ … xin cảm ơn các bạn…..không chỉ như vậy… nếu giảng dạy một cách thích hợp, nó sẽ đem lại nhiều sự thú vị. Ý tôi là, xác suất và thống kê, nó là toán học của các trò chơi và sự cờ bạc. Nó phân tích các xu hướng. Nó dự đoán tương lai. Nhìn xem, thế giới đã thay đổi từ tỷ biến sang số hóa. Và đã đến lúc chương trình giảng dạy môn toán của chúng ta thay đổi từ tỷ biến sang số hóa như vậy. Từ toán học cổ điển, toán học liên tục, đến cái hiện đại hơn, toán học rời rạc. Toán học của sự không chắc chắn, đối với sự ngẫu nhiên, đối với các dữ liệu… và đó chính là xác suất và thống kê. Tóm lại, thay vì để các sinh viên của chúng ta học các kĩ thuật của giải tích. Tôi nghĩ rằng sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều nếu tất cá sinh viên đều biết được định nghĩa hai độ lệch chuẩn từ giá trị trung bình có nghĩa là gì. Ý tôi là vậy. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây là khoảnh khắc mà tôi tạo ra cái được gọi là Trường Chế Tạo ( Tinkering School ). Trường Chế Tạo là nơi mà trẻ em có thể cầm que và búa và những vật nguy hiểm khác, và được tin tưởng. Được tin tưởng là không làm mình bị thương, và được tin tưởng là không làm bị thương người khác. Trường Chế Tạo không theo một giáo trình nào cả. Và không có bài kiểm tra nào cả. Chúng tôi không cố gặng dạy một điều cụ thể nào. Khi bọn trẻ đến Chúng đối mặt với rất nhiều thứ, gỗ và đinh và dây nhợ và bánh xe, và nhiều công cụ, công cụ thực sự. Đây là một trải nghiệm trong vòng sáu ngày cho trẻ em. Và trong hoàn cảnh đó, chúng tôi có thể cho bọn trẻ thời gian. Cái mà có vẻ thiếu trong thời khóa biểu quá tải của chúng. Mục đích là để bảo đảm rằng chúng rời trường với nhận thức tốt hơn về việc làm sao để chế tạo đồ vật tốt hơn khi chúng đến, và để nhận ra từ sâu bên trong rằng bạn có thể nghĩ ra cái gì đó bằng việc chơi đùa. Không gì xảy ra như là kế hoạch... mãi mãi. (Tiếng cười) Và trẻ em sớm học được rằng mọi dự án đều méo mó đi -- (Tiếng cười) và trở nên thoải mái hơn với ý tưởng là mỗi bước trong một dự án là một bước gần hơn với thành công, hay là thảm họa. Chúng tôi bắt đầu từ vẽ và phát thảo. Và đôi khi chúng tôi lập ra kế hoạch thật sự. Và đôi khi chúng tôi chỉ bắt đầu bằng việc xây dựng. Xây dựng là trung tâm của trải nghiệm. Bắt tay làm và chính mình đối mặt với vấn đề. Robin và tôi giữ vai trò là người cộng tác, giữ cho bố cục của các dự án dần tới thành công. Thành công là trong khi làm. Và thất bại được ăn mừng và phân tích. Các vấn đề trở thành các câu đố và trở ngại biến mất. Khi đối mặt với khó khăn cụ thể sự trì trệ hay phức tạp, một hành động thú vị xảy ra: trang trí. (Tiếng cười) Trang trí cho những dự án dang dở là một kiểu ấp ủ nhận thức. Và trong khoảng thời gian đó nảy ra những nhận thức sâu xa và những hướng tiếp cận đáng ngạc nhiên để giải quyết vấn đề đã làm chúng thất vọng mới đây. Tất cả nguyên liệu đều có sẵn. Thậm chí những thứ tầm thường, đáng ghét, bao tạp hóa đều có thể trở thành một cái cầu vững chắc hơn nhiều người tưởng. Và những thứ mà bọn trẻ làm thậm chí cũng làm kinh ngạc chúng. Trong phim: Ba, hai, một, xuất phát! Gever Tulley: Một tàu lượn siêu tốc được làm bởi một đứa trẻ 7 tuổi. Trong phim: Yay! (Vỗ tay) Gever Tulley: Cảm ơn. Rất lấy làm vinh dự. (Vỗ tay) Tôi sẽ mở đầu với nàng thơ yêu thích của tôi, Emily Dickinson, người nói rằng băn khoăn không phải là kiến thức, mà cũng không phải là sự trì trệ. Nó là thứ gì đó bị nghi ngại giữa điều mà chúng ta tin là chúng ta có thể đạt tới, và một truyền thống mà chúng ta có thể quên lãng. Và tôi nghĩ, khi tôi nghe những người tuyệt vời ở đây, Tôi đã được truyền cảm hứng, quá nhiều ý tưởng tuyệt vời, quá nhiều tầm nhìn. Vậy mà, khi tôi nhìn vào môi trường bên ngoài, bạn thấy kiến trúc chống chọi với sự thay đổi. Bạn thấy kiến trúc chống chọi những ý tưởng thực sự đó. Chúng ta có thể nghĩ ra chúng. Chúng ta có thể sáng tạo ra những thứ tuyệt vời. Vậy mà, cuối cùng, thật khó để thay đổi một bức tường. Chúng ta khen ngợi chiếc hộp đúng quy cách. Nhưng để tạo ra một không gian chưa từng tồn tại là điều làm tôi hứng thú. Tạo ra một thứ chưa từng có. Một không gian chúng ta chưa từng đặt chân tới, trừ khi trong tâm trí ta. Và tôi nghĩ đó thực sự là nền tảng của kiến trúc. Kiến trúc không dựa vào xi măng và sắt và các nguyên tố trong đất. Nó dựa vào những kỳ quan. Và kỳ quan chính là thứ đã tạo ra những đô thành vĩ đại nhất, những không gian vĩ đại nhất mà chúng ta đã từng có. Và tôi nghĩ rằng đó chính là kiến trúc. Nó là một câu chuyện. Và đó là một câu chuyện được kể bằng những vật liệu cứng, Nhưng đó là một câu chuyện về sự cố gắng và nỗ lực chống chọi với sự không thể. Nếu bạn nghĩ về những tòa nhà vĩ đại, về những thánh đường, những đền thờ, kim tự tháp, chùa chiền, các thành phố ở Ấn Độ và xa hơn thế, Bạn nghĩ khó tin làm sao rằng chúng đã được hiện thực hóa không phải bởi những ý tưởng lạ lùng mà bởi con người. Vì thế bất kỳ thứ gì đã được tạo ra đều có thể bị phá bỏ. Bất cứ thứ gì đã được tạo ra đều có thể được làm cho tốt hơn. Và nó đây: những thứ mà tôi thực sự tin rằng là quan trọng đối với kiến trúc. Đây là những khía cạnh tôi muốn làm việc cùng. Đó là thứ gì đó rất cá nhân. Nó có lẽ không phải là những khía cạnh được tôn vinh bởi các nhà phê bình nghệ thuật hoặc phê bình kiến trúc hoặc hoạch định thành phố. Nhưng tôi nghĩ đây là chất oxy cần thiết cho chúng ta để sống trong những tòa nhà, những thành phố, để kết nối trong một không gian xã hội. Và tôi vì thế tin tưởng rằng sự lạc quan giúp thúc đẩy ngành kiến trúc về phía trước. Đó là ngành duy nhất mà bạn bắt buộc phải tin vào tương lai. Bạn có thể là một đại tướng, một chính trị gia, một nhà kinh tế bị khủng hoảng, một nhạc sỹ tông thấp, một họa sỹ tông trầm. Nhưng kiến trúc là niềm sung sướng toàn diện rằng tương lai có thể tốt đẹp hơn. Và chính lòng tin là thứ tôi tin rằng thúc đẩy xã hội. Và ngày hôm nay chúng ta có một sự bi quan mãnh liệt xung quanh chúng ta. Và chính trong những thời điểm như thế này tôi tin kiến trúc có thể phát triển với những ý tưởng lớn. Các ý tưởng không hề nhỏ. Nghĩ về các thành phố lớn. Nghĩ về tòa nhà Empire State Building, về trung tâm Rockerfeller. Chúng được xây vào các thời điểm không phải là những thời điểm tốt đẹp nhất trên một số phương diện. Và dù vậy năng lượng và năng lực của kiến trúc đã thúc đẩy cả không gian xã hội và chính trị mà các tòa nhà đó chiếm chỗ. Vậy một lần nữa, tôi tin tưởng vào tính biểu cảm. Tôi chưa bao giờ là một người hâm mộ sự quân bình. Tôi không thích sự quân bình trong đời sống, trong bất kỳ thứ gì. Tôi nghĩ về sự biểu đạt. Và nó như cà phê espresso. Bạn biết đấy, bạn lấy tinh chất của cà phê. Đó chính là sự biểu đạt. Nó đã bị thiếu hụt trong kiến trúc vì chúng ta nghĩ kiến trúc là kinh đô của sự trung tính, kinh đô của trạng thái không có ý kiến, không có giá trị. Và dù vậy, tôi tin rằng đó là sự biểu cảm, sự biểu cảm của thành phố, sự biểu cảm của không gian riêng của chúng ta, đem lại ý nghĩa cho kiến trúc. Và, tất nhiên, những không gian có tính biểu đạt thì không tĩnh lặng. Những không gian có tính biểu đạt không phải là những không gian đơn thuần khẳng định những điều chúng ta đã biết. Những không gian có tính biểu đạt có thể làm chúng ta khó chịu Và tôi nghĩ đó cũng là một phần cuộc sống. Cuộc sống không chỉ là một loại thuốc gây mê để làm chúng ta tươi cười. Nhưng để vươn tới qua vực thẳm của lịch sử, tới những nơi ta chưa bao giờ tới, và có thể sẽ không bao giờ tới, nếu chúng ta không may mắn đến vậy. Vậy một lần nữa sự khác biệt đấu tranh với sự bảo thủ. Sự khác biêt, nó có nghĩa là gì? Nó là một thứ có gốc rễ. Và một thứ có gốc rễ sâu sắc trong một truyền thống. Và tôi nghĩ kiến trúc chính là sự khác biệt. Nó không chỉ là một sự bảo quản trong formaldehyde của các cá thể đã chết. Nó thực chất là một liên kết sống còn với sự kiện mang tầm vũ trụ mà chúng ta là một phần của nó, và một câu chuyện chắc chắn còn kéo dài. Đó không phải là một thứ có một kết thúc tốt hoặc xấu. Nó thực chất là một câu chuyện mà tự thân các hành động của chúng ta đẩy câu chuyện đi theo một cách riêng. Vậy một lần nữa tôi tin vào kiến trúc khác biệt. Bạn biết kiến trúc Soviet của tòa nhà là sự bảo thủ. Như Las Vagas từng một thời như vậy. Chính là sự bảo tồn cảm xúc, bảo tồn truyền thống đã ngăn trở trí tuệ tiến lên phía trước và tất nhiên điều khác biệt là chống đối lại chúng. Và tôi nghĩ rằng kiến trúc của chúng ta là một sự thách thức đối với cảm quan của chính chúng ta. Vì thế tôi tin rằng nó không nên lạnh lùng. Có rất nhiều sự trân trọng cho thể loại kiến trúc lạnh lùng. Tôi luôn là một đối thủ của nó. Tôi cho rằng cảm xúc là cần thiết. Cuộc sống không có cảm xúc sẽ không thực sự là cuộc sống. Thậm chí trí não cũng giàu xúc cảm. Không có lý do nào không tồn tại trong đạo lý luân thường, trong ẩn số triết học về chính chúng ta. Vì thế tôi nghĩ cảm xúc là một khía cạnh quan trọng để giới thiệu cho không gian thành phố, cho đời sống thành phố. Và tất nhiên chúng ta đều có sự vật lộn cảm xúc, Và tôi nghĩ điều đó biến thế giới thành một nơi tuyệt vời. Và tất nhiên, sự đối đầu của sự lạnh lùng, sự vô cảm với cảm xúc, là một cuộc hội thoại mà tôi nghĩ các thành phố đã tự thân thúc đẩy. Tôi nghĩ đó là bước tiến của các thành phố. Đó không chỉ là hình dạng của các thành phố nhưng sự thật rằng chúng tái hiện xúc cảm, không chỉ của những người xây dựng chúng, mà cả của những người sống ở đó. Không thể giải thích đối đầu với Đã hiểu được. Bạn biết đấy, chúng ta thường xuyên muốn hiểu mọi thứ . Nhưng kiến trúc không phải là ngôn từ. Nó là ngôn ngữ. Nhưng không phải là một ngôn ngữ có thể cắt giảm thành một chuỗi các ghi chú có tính hệ thống mà ta có thể viết ra thành lời. Quá nhiều tòa nhà bạn thấy bên ngoài quá tầm thường. Chúng kể cho bạn một câu chuyện, nhưng câu chuyện rất ngắn ngủi. nó nói rằng: "Chúng tôi không có câu chuyện nào để kể cho bạn." (Tiếng cười) Vậy thứ quan trọng thực chất là để giới thiệu những khía cạnh kiến trúc thực sự, mà có thể hoàn toàn không giải thích được bằng ngôn từ. Bởi chúng vận hành theo các bộ phận, theo vật liệu, ánh sáng. Chúng kết nối với những nguồn lực đa dạng thành một ma trận véc tơ phức hợp mà không thực sự ở phía mặt tiền mà thực sự ẩn sâu trong cuộc sống, và trong lịch sử của một thành phố, một nhóm người. Vậy một lần nữa, quan niệm cho rằng một tòa nhà chỉ nên dễ giải thích tôi nghĩ là một quan niệm sai lầm, quan niệm đẩy kiến trúc xuống mức tầm thường. Đôi tay đấu với máy tính. Tất nhiên, chúng ta sẽ làm gì nếu không có máy tính? Nghề của chúng ta phụ thuộc vào máy tính. Nhưng chiếc máy tính không nên chỉ là chiếc bao tay, bàn tay phải là nguồn lực tạo ra cho năng lượng của máy tính. Bởi vì tôi tin rằng bàn tay trong sự thô sơ, trong sự khó hiểu về thể chất của nó có một nguồn lực, mặc dù nguồn lực này chưa được biết tới, dù chúng ta không thấu hiểu nó, chúng ta nhận ra rằng bàn tay đã được trao cho chúng ta bởi những nguồn lực vượt lên ý chí của chính chúng ta. Và tôi nghĩ khi tôi vẽ các bản vẽ có thể là bắt chước máy tính, nhưng không phải là những bản vẽ từ máy tính, các bản vẽ có thể đến từ nhiều nguồn chưa được biết đến, không bình thường, chưa được nhìn thấy, Vậy mà bàn tay -- và đó là điều mà tôi thực sự muốn nói với tất cả những người đang làm việc -- là cách thức mà chúng ta có thể khiến chiếc máy tính đáp trả bàn tay của chúng ta hơn là bàn tay đáp trả cho máy tính. Tôi nghĩ đó là một phần của sự phức tạp của kiến trúc. Bởi vì chắc chắn rằng chúng ta đã quen với khẩu hiệu đơn giản là tốt. Nhưng tôi không tin vậy. Sự phức tạp của ý nghĩ, sự phức tạp của các lớp nghĩa quá mãnh liệt. Và tôi nghĩ chúng ta không nên ngại ngùng trong kiến trúc, Bạn biết đấy, phẫu thuật não, lý thuyết nguyên tử, gen, kinh tế đều là những lĩnh vực phức tạp. Chẳng có lý do gì mà kiến trúc phải ngần ngại và đưa ra một thế giới ảo tưởng về sự đơn giản. Nó phức tạp. Không gian phức tạp. Không gian là một thứ gì đó tự gấp nếp thành những thế giới hoàn toàn mới. Và tuyệt diệu như vậy, nó không thể bị kéo xuống thành một sự đơn giản mà chúng ta thường ngưỡng mộ. Dù vậy, cuộc sống của chúng ta phức tạp. Cảm xúc của chúng ta phức tạp. Những ham muốn tri thức của chúng ta phức tạp. Vì thế tôi tin vào kiến trúc như tôi thấy cần phản ánh sự phức tạp trong mọi không gian chúng ta có, trong mọi sự thân mật chúng ta sở hữu. Tất nhiên điều này có nghĩa là kiến trúc là chính trị. Chính trị không phải là kẻ thù của kiến trúc. là thành phố. Là toàn bộ chúng ta. Và tôi luôn tin rằng hành động của kiến trúc, thậm chí một ngôi nhà riêng, khi ai khác nhìn thấy nó, cũng là một hành động chính trị. Bởi vì nó sẽ hiện hữu đối với người khác. Và chúng ta sống trong một thế giới đang liên tục kết nối chúng ta. Vậy một lần nữa, sự xâm lấn của tầm ảnh hưởng mà đã trở nên đặc trưng cho loại kiến trúc đơn thuần, kiến trúc tự trị chỉ là một vật thể lạ chưa từng gây cảm hứng cho tôi. Và tôi tin rằng sự tương tác này với lịch sử, với lịch sử là rất khó khăn để có thể vật lộn với nó, để sáng tạo một vị thế nằm ngoài sự trông đợi bình thường của chúng ta và để tạo ra một bài phê bình. Bởi vì kiến trúc cũng là sự đòi hỏi các câu trả lời. Nó không chỉ đưa ra các câu trả lời. Nó cũng, như cuộc sống, đòi hỏi các câu trả lời. Vì thế quan trọng là nó phải thật. Bạn biết rằng chúng ta có thể tái tạo gần như mọi thứ. Nhưng một thứ mà không thể tái tạo được là trái tim, là tâm hồn con người. Và kiến trúc gắn kết chặt chẽ với nó bởi vì ta được sinh ra ở nơi nào đó và ta chết đi ở nơi nào đó. Vậy thực tế trong kiến trúc thuộc về bản năng chứ không phải trí tuệ. Nó không đến từ sách vở giáo điều. Nó là thực tế mà chúng ta chạm vào, cánh cửa, cửa sổ, bậu cửa, chiếc giường. Những vật thể rời rạc. Vậy mà, tôi cố gắng, trong mọi tòa nhà, đón lấy thế giới ảo ấy, thế giới huyền bí và trù phú ấy, và tạo ra thứ gì đó trong đời thực. Tạo ra một không gian văn phòng, một không gian thực tiễn hiệu quả giữa bản chất và vẫn có thể nhận thấy thứ gì đó thực chất. Không đoán trước được đấu với thói quen. Thói quen là gì? Nó chỉ là gông cùm đối với chúng ta. Nó là một thứ thuốc độc tự ta tạo ra. Những thứ không đoán trước được luôn không đoán trước được. Bạn biết rằng, thật vậy, các thánh đường, không đoán trước được, sẽ luôn không đoán trước được. Bạn biết các tòa nhà của Frank Gehry, chúng sẽ tiếp tục trở nên không đoán trước được. Vậy thấm nhuần trong ta không phải là kiến trúc của thói quen sự ổn định sai lầm, mà một kiến trúc đầy sự căng thẳng, một kiến trúc vượt lên chính nó để chạm tới tâm hồn và con tim con người, và phá vỡ xiềng xích của các thói quen. Và tất nhiên các thói quen được tiếp sức bởi kiến trúc. Khi ta nhìn thấy loại kiến trúc giống như vậy ta quen với thế giới của những góc cạnh đó, những ánh sáng đó, những vật liệu đó. Ta nghĩ thế giới thực ra giống như những tòa nhà của ta. Vậy mà những tòa nhà của ta bị hạn chế đáng kể bởi kỹ thuật và sự băn khoăn là một phần của chúng. Vậy một lần nữa, sự không lường trước được cũng chính là sự thô sơ. Và tôi thường nghĩ về sự thô sơ và sự tinh tế. Sự thô sơ là gì? Sự thô sơ, theo tôi, là trải nghiệm trần trụi, không bị chạm tới bởi sự hào nhoáng, bởi vật liệu đắt tiên, bởi sự gọt giũa mà chúng ta liên hệ với văn hóa cao. Vậy sự thô sơ, tôi nghĩ, trong không gian, sự thật là sự thực dụng có thể, trong tương lai trở thành một không gian thô sơ, một không gian không được trang hoàng, một không gian không được cải tạo bằng bất kỳ nguồn nào, nhưng là một không gian mát mẻ, có thể hơi lệch hướng so với các mong muốn của ta. Một không gian không luôn theo chân ta như một chú chó được huấn luyện để theo chân ta, nhưng di chuyển về phía trước theo các hướng thể hiện các khả năng khác, các trải nghiệm khác, mà chưa từng là một phần của kiến trúc. Và tất nhiên sự đặt cạnh nhau ấy gây nhiều hứng thú cho tôi bởi vì nó tạo ra một đốm sáng của năng lượng mới. Và vì vậy tôi thích thứ gì đó nhọn, không cùn, thứ gì đó tập trung vào hiện thực, thứ gì đó có năng lực đòn bẩy, chuyển thể một không gian dù là rất nhỏ. Vậy kiến trúc có thể không quá to tát, như khoa học, nhưng qua tiêu điểm của nó nó có thể bẩy tung theo cách thức của Ác-si-mét định nghĩa của chúng ta về thế giới. Và thường cần một tòa nhà để thay đổi trải nghiệm của chúng ta về điều lẽ ra sẽ làm được, điều đã làm được, cách thức mà thế giới tồn tại song song giữa sự ổn định và sự bất ổn. Và tất nhiên các tòa nhà có hình thù của chúng. Những hình thù đó khó để thay đổi được. Dù vậy tôi tin rằng trong mọi không gian xã hội trong mọi không gian công cộng, có một ước muốn được giao tiếp nhiều hơn hơn là ý nghĩ mòn mỏi, công cụ mòn mỏi ấy. Nhưng thứ gì đó xác định chính xác, và có thể chỉ theo nhiều hướng trước, sau, sang ngang, vòng quanh. Và đó chắc chắn là một ký ức được gìn giữ. Vì thế tôi tin rằng ý thích chính của tôi là ghi nhớ. Không có ký ức chúng ta sẽ là những kẻ mất trí. Ta sẽ không biết ta đang đi đường nào, và tại sao ta lại tới nơi ta đang đến. Vì thế tôi chưa từng hứng thú với những thứ đồ dùng lại đáng quên đi, xào xáo lại liên tục một ý tưởng. Thứ mà, tất nhiên, nhận được sự đón nhận nồng hậu từ các nhà phê bình. Các nhà phê bình thích các màn biểu diễn lặp đi lặp lại theo cùng một cách. Nhưng tôi thà nghịch thứ gì đó chưa từng được nghe nói đến, thậm chí có sai sót, hơn là lặp đi lặp lại thứ gì đó rỗng tuếch bởi sự vô nghĩa của nó, Một lần nữa, ký ức là thành phố, ký ức là thế giới. Không có ký ức sẽ chẳng có chuyện gì để kể. Sẽ không có nơi nào để quay lại. Điều đáng nhớ, tôi nghĩ, chính là thế giới của ta, là định nghĩa của ta về thế giới. Và đó không chỉ là ký ức của chúng ta, mà của những người nhớ tới ta. Có nghĩa là kiến trúc không câm lặng. Nó là một nghệ thuật giao tiếp. Nó kể một câu chuyện. Câu chuyện có thể vươn tới những tham vọng lạ lùng của ta. Nó có thể chạm tới những nguồn lực không lý giải nổi. Nó có thể vươn tới hàng thiên niên kỷ đã bị chôn vùi, và đưa chúng trở lại một cách hợp lý đến không ngờ. Vậy một lần nữa, tôi nghĩ quan điểm cho rằng kiến trúc tốt nhất là kiến trúc thầm lặng chưa bao giờ gây hứng thú cho tôi. Sự im lặng có thể tốt cho một nghĩa trang chứ không phải một thành phố. Các thành phố phải sống động, đầy âm thanh, đầy âm nhạc. Và chắc chắn rằng đó là nhiệm vụ của kiến trúc mà tôi tin là quan trọng, để tạo ra những không gian sống động, những không gian đa chức năng, có thể chuyển đổi các hoạt động rời rạc nhất, và đưa chúng tới một sự mong đợi hoàn toàn khác. Tạo ra một trung tâm mua sắm, một bể bơi giống với một bảo tàng hơn một khu giải trí. Và đó là ước mơ của chúng ta. Và tất nhiên mạo hiểm. Tôi nghĩ kiến trúc nên mạo hiểm. Bạn biết đấy nó rất tốn kém, nhưng đúng vậy, không nên chơi an toàn. Không nên chơi an toàn nếu không nó sẽ không đưa chúng ta đến với con đường chúng ta muốn tới. Và tôi nghĩ, tất nhiên, mạo hiểm chính là thế giới. Thế giới không có mạo hiểm thì quả không đáng sống. Và vì thế tôi tin rằng mạo hiểm mà chúng ta đón nhận ở mọi tòa nhà. Mạo hiểm để tạo ra không gian mà chưa hề được chống đỡ ở mức độ đó. Mạo hiểm của những không gian chưa từng choáng ngợp đến thế, như chúng lẽ ra nên, cho một thành phố tiên phong. Mạo hiểm thúc đẩy kiến trúc thậm chí với những sai sót của nó, thành một không gian tốt hơn hẳn mà không thể bị lặp lại sự nông cạn của những thứ đã được tạo ra. Và tất nhiên đó là những điều tôi tin kiến trúc nên là. Nó là không gian. Nó không phải là thời trang. Nó không phải trang trí. Nó là sáng tạo với những phương tiện tối giản một thứ không thể bị lặp lại, không thể bị sao chép trong một trường hợp khác Và tất nhiên không gian mà chúng ta cần để hít thở, là không gian chúng ta cần mơ tới. Có những không gian mà không chỉ xa xỉ đối với một vài người trong chúng ta, mà còn quan trọng với mọi người trên thế giới. vậy một lần nữa, nó không phải là sự thay đổi về thời trang, thay đổi về lý thuyết. Nó về việc tạc ra một không gian cây xanh. Tạc ra một không gian mà tự nhiên có thể bước vào thế giới gia đình của một thành phố. Một không gian mà thứ chưa từng thấy ánh sáng mặt trời có thể bước sâu vào hoạt động bên trong của một khối dày đặc. Và tôi nghĩ đó thực sự là bản chất của kiến trúc. Bây giờ tôi tin vào chế độ dân chủ. Tôi không thích các tòa nhà đẹp được xây cho các chế độ chuyên chế. Nơi mà con người không thể nói, không thể bỏ phiếu, không thể làm bất cứ điều gì. Chúng ta thường xuyên tỏ ra ngưỡng mộ những tòa nhà đó. Chúng ta nghĩ rằng chúng đẹp. Vậy mà khi tôi nghĩ tới sự đói khổ của xã hội thứ mà không đem lại tự do cho con người, tôi không ngưỡng mộ những tòa nhà đó. Vậy nên dân chủ, dù rất khó đạt được, tôi tin vào nó. Và tất nhiên rồi, ở Ground Zero còn gì nữa? Nó quả là một dự án phức hợp. Nó đầy cảm xúc. Có nhiều điều thú vị. Nó liên quan tới chính trị. Có nhiều đảng tham gia vào dự án này. Có nhiều hứng thú. Có tiền. Có quyền lực chính trị. Có cảm xúc của nạn nhân. Và dù trong mọi khó khăn vất vả, tôi không muốn ai đó nói rằng "Đây là một tấm bảng trắng, thưa kiến trúc sư. Ông muốn làm gì tùy thích." Tôi nghĩ không có điều tốt đẹp nào có thể đến từ đó. Tôi nghĩ kiến trúc là về sự nhất trí. Và về từ bẩn thỉu "thỏa hiệp". Thỏa hiệp không phải là xấu. Thỏa hiệp, nếu mang tính nghệ thuật, nếu có thể đối mặt với các kỹ thuật của nó -- và đây là bản thảo đầu tiên của tôi và nó không xa nhau quá. Và thế mà, sự thỏa hiệp, sự nhất trí, đó là điều mà tôi tin vào. Và Ground Zero, mặc cho mọi khó khăn, vẫn đang tiến lên phía trước. Thật khó nói. 2011, 2013. Tháp Tự do (Freedom Tower), đài tưởng niệm. Và đó là nơi tôi kết thúc. Tôi đã được truyền cảm hứng khi tôi đến đây như một người nhập cư trên một con tàu như hàng triệu người khác, nhìn vào nước Mỹ trong quan điểm đó. Đây là nước Mỹ. Đây là tự do. Đây là điều chúng ta hằng mơ về. Tính cá nhân của nó thể hiện trên đường chân trời. Khả năng phục hồi của nó. Và cuối cùng, nó là sự tự do tượng trưng bởi nước Mỹ; không chỉ đối với tôi, một người nhập cư, mà là đối với hết thảy mọi người trên thế giới. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tôi có một câu hỏi. Vậy anh đã thấy bình thường với quá trình đã xảy ra tại Ground Zero và sự mấy mát của mẫu thiết kế đáng kinh ngạc, nguyên bản của anh? Daniel Libeskind: Nhìn này, chúng ta phải chữa lành bản thân khỏi quan niệm rằng chúng ta là kẻ có quyền, rằng chúng ta có thể quyết định mọi chuyện. Chúng ta phải dựa vào người khác, và giữ quá trình theo cách tốt nhất có thể. Tôi đến từ Bronx. Tôi đã được dạy để không trở thành kẻ thất bại, không trở thành kẻ rút chạy trong một trận đánh. Bạn phải đấu tranh cho điều bạn tin tưởng. Bạn không thường xuyên thắng mọi thứ bạn muốn thắng. Nhưng bạn có thể khuấy động quá trình. Và tôi tin rằng thứ sẽ được xây ở Ground Zero sẽ có ý nghĩa, sẽ gây cảm hứng, sẽ kể cho các thế hệ khác về sự hy sinh, về ý nghĩa của sự kiện này. Không chỉ cho New York, mà cho cả thế giới. Chris Anderson: Cảm ơn anh rất nhiều. (Vỗ tay) Như Alexander Graham Bell đã từng nói, khi ông chế tạo thành công chiếc điện thoại đầu tiên, "Alo, có phải đây là Domino's Pizza không?" (Cười) Tôi muốn cảm ơn các bạn rất nhiều. Cũng như Jerry Garcia đã nói: "Quả là một hành trình dài và kì lạ." Đáng lẽ ông ấy nên nói, "Nó sắp trở thành một hành trình dài và kì lạ " Vào lúc này, các bạn đang thấy phần thân trên của tôi. Phần dưới thì đang ở một hội nghị khác (Cười) ở một đất nước khác. Hóa ra, bạn có thể ở hai nơi cùng lúc. Nhưng tôi vẫn xin lỗi các bạn vì không thể có mặt trực tiếp. Tôi sẽ giải thích sau. Dù tôi là một ngôi sao nhạc rock, tôi khẳng định, không có mơ ước nào của tôi liên quan đến bồn nước nóng cả. Nhưng điều thật sự làm tôi thích thú về công nghệ không chỉ là khả năng có được nhiều bài hát hơn trên MP3. Cuộc cách mạng này thực sự vĩ đại hơn thế. Tôi hi vọng và tôi tin là vậy. Điều làm tôi thấy hứng thú về thời đại kỹ thuật số, khiến tôi phấn khích chính là việc chúng ta đã thu hẹp khoảng cách giữa mơ ước và hành động. Trước đây, nếu muốn thu âm một bài hát, bạn cần một phòng thu và một nhà sản xuất. Còn bây giờ, bạn chỉ cần một cái laptop. Hoặc nếu muốn làm phim, bạn cần vô vàn các thiết bị và ngân sách từ Hollywood. Ngày nay, bạn chỉ cần một chiếc máy quay vừa tay, và vài đô la để mua đĩa DVD trắng. Trí tưởng tượng đã được giải phóng khỏi những khuôn khổ cũ. Và điều đó thật sự làm tôi phấn khích. Tôi hứng thú khi gặp lối tư duy hiển nhiên đó. Điều tôi muốn thấy là chủ nghĩa lý tưởng được giải phóng khỏi những khuôn khổ. Về chính trị, kinh tế, tâm lý, v.v... Địa chính trị có rất nhiều điều phải học hỏi từ thế giới kĩ thuật số. Bạn vượt qua những chướng ngại tưởng chừng không thể phá vỡ nổi Và đây chính là điều tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay. Dù vậy, đầu tiên tôi nên giải thích tại sao và bằng cách nào tôi đến được đây. Đó là một cuộc hành trình bắt đầu từ 20 năm trước Bạn có thể nhớ đến ca khúc "We Are the World" hay "Do They Know It's Chrismas?" của nhóm Band Aid trong đêm âm nhạc Live Aid. Rock star tóc hoa râm cao kều Sir Bob Geldof, một người bạn của tôi, đã thách thức "nuôi cả thế giới". Đó là khoảng thời gian tuyệt vời, và đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của tôi. Hè năm đó, tôi đã cùng Ali, vợ tôi, tới Ethiopia. Chúng tôi đi bí mật để tự mình thấy điều gì đang xảy ra. Chúng tôi sống ở đấy 1 tháng, làm việc tại một trại trẻ mồ côi. Bọn trẻ đã đặt cho tôi một cái tên. Chúng gọi tôi là "Cô gái có râu". (Cười) Đừng hỏi gì nhé. Chúng tôi phát hiện ra châu Phi là một vùng đất nhiệm màu. Những bầu trời bao la, những trái tim nhân hậu, vùng lục địa tươi sáng. Và cả những con người đẹp đẽ và giàu có. Ở đây, cho đi điều gì sẽ nhận được nhiều hơn thế. Ethiopia không chỉ khiến tôi bùng nổ, nó còn mở mang đầu óc tôi. Vào ngày cuối cùng ở trại mồ côi, một người đàn ông trao cho tôi một đứa bé và nói, "Ông có thể mang con tôi đi cùng được không?" Ông ấy biết, ở Ireland, con ông ấy sẽ sống, còn ở Ethiopia, thằng bé sẽ chết. Vì lúc đó là giữa nạn đói tồi tệ. Và, tôi đã khiến ông ấy thất vọng. Đó là một cảm giác đau đớn, tôi đã khiến ông ấy thất vọng. Cảm giác ấy tôi không bao giờ quên. Và vào khoảnh khắc đó, cuộc hành trình của tôi bắt đầu. Lúc ấy, tôi trở thành một kẻ tồi tệ: Tôi trở thành ngôi sao nhạc rock vì một lí do. (Cười) Trừ việc đó không phải lí do, phải không? Hơn 6500 người châu Phi đang chết dần từng ngày vì AIDS - một dịch bệnh có thể ngăn chặn và chữa trị - vì thiếu những loại thuốc mà chúng ta có thể tìm thấy ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Đó không phải là nguyên nhân. Đó là sự báo động. 11 triệu trẻ mồ côi nhiễm AIDS ở châu Phi, 20 triệu tính đến cuối thập kỉ. Đó không phải là nguyên nhân. Đó là sự báo động. Hôm nay, và mỗi ngày, thêm 9000 người châu Phi sẽ nhiễm HIV vì sự kì thị và thiếu giáo dục. Đó không phải nguyên nhân. Đó là một mối đe dọa. Nên điều chúng ta đang nói đến chính là quyền con người. Quyền được sống như một con người. Quyền được sống có ý nghĩa. Và điều mà châu Phi đang phải đối mặt chính là mối đe dọa chưa từng có đối với nhân phẩm và sự bình đẳng của con người. Điều tiếp theo tôi muốn làm rõ chính là, vấn đề này là gì và không là gì. Vì nó không phải là vấn đề từ thiện. Nó thuộc về công lý. Thật vậy. Nó không phải là vấn đề từ thiện. Nó thuộc về công lý. Đúng thế. Và thật tệ là, chúng ta lại rất giỏi trong việc làm từ thiện. Người Mỹ, người Ireland, rất giỏi việc đó. Ngay cả những vùng lân cận nghèo nhất cũng đã cho đi nhiều hơn khả năng của họ. Chúng ta thích cho đi, và cho rất nhiều. Hãy nhìn vào cách chúng ta phản ứng với sóng thần - thật đầy cảm hứng. Nhưng công lý lại là một tiêu chuẩn khó khăn hơn từ thiện. Có thể thấy, châu Phi đã làm cho ý tưởng về công lý của chúng ta thành kẻ ngốc. Nó biến những ý tưởng của chúng ta về bình đẳng thành trò hề. Nó chế nhạo lòng thành kính. Nó nghi ngờ những mối quan tâm. Nó chất vấn sự cam kết của chúng ta. Bởi vì chúng ta không có cách nào nhìn ra những gì đang xảy ra ở châu Phi, và thành thực hơn, kết luận được rằng nó không được phép xảy ra ở nơi nào khác - như bạn đã thấy trên phim - ở nơi nào khác không phải nơi đây. Không phải ở đây, không phải ở Mỹ hay châu Âu. Thật ra, một lãnh đạo bang mà các bạn đều biết đã thừa nhận với tôi chuyện này. Và nó đúng. Không ở đâu sự băng hoại về sự sống của con người lại được chấp nhận dễ dàng như ở châu Phi Châu Phi là lục địa đang chìm trong biển lửa. Và trong sâu thẳm, nếu thực sự coi người châu Phi giống chúng ta thì ta nên làm nhiều hơn nữa để dập tắt ngọn lửa đó. Chúng ta đang đứng ngoài với những chiếc bình tưới trong khi thứ chúng ta thực sự cần là những đoàn cứu hỏa. Bạn thấy đó, nó không bi đát như những cơn sóng thần. Nó thật điên rồ khi bạn nghĩ về nó. Vấn đề này có nhất thiết phải giống một bộ phim hành động hiện nay để có thể tồn tại trong trí nhớ của chúng ta? Sự lụi tàn dần của bao nhiêu sự sống vẫn chưa đủ bi đát, nó sẽ xuất hiện. Chúng ta quan tâm đến những thảm họa có thể ngăn chặn được trong quá khứ hơn là trong tương lai Hài hước thật. Dù sao, tôi cũng tin rằng suy nghĩ đó đang xúc phạm đến sự chặt chẽ của tư duy trong căn phòng này. 6500 người chết mỗi ngày ở châu Phi có thể tạo ra một cuộc khủng hoàng ở đó, nhưng nó lại không nằm ở bản tin buổi tối mà chúng tôi ở châu Âu, hay bạn ở châu Mỹ, không xem nó như một sự nguy cấp. Tôi muốn cho các bạn thấy rằng đó là cuộc khủng hoảng của chúng ta. Rằng dù hiện tại, châu Phi không phải là tiền tuyến trong trận chiến chống khủng bố nhưng nó sẽ sớm như vậy thôi. Mỗi tuần, những phần tử tôn giáo cực đoan lại chiếm một ngôi làng châu Phi. Chúng đang cố gây ra sự hỗn loạn. Vậy tại sao chúng ta không làm vậy? Đói nghèo sinh tuyệt vọng. Chúng ta biết. Tuyệt vọng sinh bạo lực. Chúng ta biết. Trong những lúc hỗn loạn, chẳng phải sẽ ít tốn kém hơn, khôn ngoan hơn nếu ta hóa thù thành bạn so với việc bảo vệ bản thân khỏi chúng về sau? "Cuộc chiến chống khủng bố gắn liền với cuộc chiến chống đói nghèo". Tôi không nói vậy, mà là Colin Powell. Và giờ đây, khi quân đội nói với chúng ta đó là một cuộc chiến không thể giành thắng lợi nếu chỉ dựa vào quân đội. có lẽ chúng ta nên lắng nghe. Có một cơ hội ở đây, và đó là sự thật. Nó không phải là thất bại. Cũng không phải là những ao ước. Những vấn đề của các nước đang phát triển cho chúng ta - những nước phát triển - cơ hội để tái khẳng định mình với thế giới. Chúng ta sẽ không chỉ thay đổi cuộc sống của người khác, mà còn thay đổi cách nhìn của họ về mình. Và có thể nó là khôn ngoan trong thời khắc đầy lo lắng và nguy hiểm này. Bạn có nghĩ rằng xét về cấp độ thương mại đơn thuần, những liều thuốc kháng virus là những quảng cáo lớn về sự chân thật và công nghệ của phương Tây? Chẳng phải lòng trắc ẩn rất phù hợp với chúng ta sao? Hãy im lặng một chút. Một vài nơi trên thế giới, EU, Mỹ không tỏa sáng đúng như tiềm năng của nó. Những bảng hiệu đèn neon lấp lánh. Ai đó ném gạch qua cửa sổ. Các giám đốc chi nhánh khu vực đang hoang mang. Chưa bao giờ phương tây chúng ta lại được xem xét kĩ lưỡng như vậy. Chúng ta có giá trị của mình không? Chúng ta có được tin tưởng không? Những thứ này đang bị tấn công trên toàn thế giới. Các thương hiệu từ Mỹ tự đánh bóng mình. Tôi nói vậy với tư cách một người hâm mộ, một khách hàng. Nhưng hãy nghĩ về nó đi. Thêm nhiều loại thuốc kháng virus có vẻ có ý nghĩa. Nhưng đó chỉ là, hoặc nên là, một phần rất dễ. Còn sự bình đẳng ở châu Phi - đó mới là một tư tưởng lớn và đắt giá. Mức độ thiệt hại đã làm tê liệt chúng ta trong sự thờ ơ. Vậy thì chúng ta có thể làm được gì trên thế giới này? Nhiều hơn chúng ta tưởng. Chúng ta không thể giải quyết mọi mọi khó khăn, nhưng với những gì có thể chúng ta phải hành động. Và bởi vì chúng ta có thể, nên chúng ta phải hành động. Đó là một sự thật hiển nhiên và không thể chối cãi. Đó không phải là lý thuyết. Thế hệ chúng ta là thế hệ đầu tiên có thể nhìn thấy bệnh tật và sự nghèo đói cùng cực ấy tận mắt, nhìn qua những đại dương đến châu Phi, để nói và khẳng định một điều: chúng ta không ủng hộ chúng. Cả lục địa bị hủy diệt - chúng ta không thể chấp nhận điều này. (Vỗ tay) Hãy để tôi nói điều này, không hề mỉa mai, trước khi tôi quay trở lại với phong cách hippy. Quên những năm 60 đi. Chúng ta có thể thay đổi thế giới. Chỉ riêng tôi hay riêng bạn đều không thể, nhưng cùng nhau chúng ta có thể. Tôi tin là như vậy, cũng như những khán giả trong phòng này Hãy nhìn vào quỹ Gates Foundation. Họ đã làm những điều không tưởng. Nhưng cùng nhau, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể xoay chuyển những kết quả hiển nhiên và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người những người sống và cảm nhận rất giống chúng ta, khi chúng ta gần họ. Tôi xin lỗi vì đã cười, nhưng các bạn trông thật khác so với những gì các bạn làm ở Haight-Ashbury vào thập niên 60. (Cười) Nhưng tôi muốn chỉ rõ rằng đây là lúc mà các bạn được sắp đặt cho điều đó. Đây là sự đơm hoa từ những hạt giống mà bạn đã gieo trồng ngày trước. Những ý tưởng được ấp ủ từ tuổi trẻ. Đó là điều khiến tôi hứng thú. Căn phòng này được tạo ra cho thời khắc này, chính là điều tôi muốn nói với các bạn tối nay. Phần lớn các bạn khi bắt đầu đều muốn thay đổi thế giới phải không? Phần lớn các bạn, thế giới kỹ thuật số, mong muốn vậy. Bây giờ, nhờ các bạn, việc thay đổi thế giới về mặt vật lý là hoàn toàn có thể. Đó là sự thật. Những nhà kinh tế đã khẳng định như vậy, và họ thì hiểu biết nhiều hơn tôi. Nếu vậy thì tại sao chúng ta không bắt tay vào hành động? Có lẽ là vì khi chúng ta thừa nhận rằng chúng ta có thể làm gì, thì chúng ta phải làm điều đó. Điều đó thật sự rất phiền phức. Hình thức kinh doanh bình đẳng này thật sự rất phiền phức. Nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có công nghệ; chúng ta có kỹ năng, chúng ta có tiền; chúng ta có những thứ thuốc men có thể cứu sống con người. Nhưng chúng ta có ý chí không? Tôi hi vọng việc này là rõ ràng, nhưng tôi không theo phong cách hippy. Tôi không hợp với những cảm giác ấm áp, mơ hồ. Tôi không có những bông hoa trên tóc. Và thật ra tôi thuộc về punk rock. The Clash mang những đôi giày bộ đội khổng lồ, không phải sandals. Nhưng tôi thấy sự khó nhọc khi tôi nhìn thấy nó. Và với những bài phát biểu về tình yêu và hòa bình ở West Coast, cần phải phát động một cuộc vận động mạnh mẽ. Chủ nghĩa lý tưởng được tách ra khỏi hành động chỉ là một giấc mơ. Nhưng nó là đồng minh của chủ nghĩa thực dụng, thứ khiến chúng ta phải xắn tay và hướng thế giới chệch đi đôi chút, đang vô cùng kích động. Nó rất thực và rất mạnh mẽ. Nó xuất hiện trong đám đông như chúng ta. Năm ngoái tại DATA, tổ chức mà tôi hỗ trợ thành lập, chúng tôi đã khởi động một chiến dịch nhằm kêu gọi tinh thần đó trong cuộc chiến chống AIDS và sự nghèo khổ bần hàn. Chúng tôi đặt tên cho nó là ONE. Nó dựa trên niềm tin của chúng tôi rằng hành động của một người có thể thay đổi nhiều điều, nhưng hành động của tất cả chúng ta có thể thay đổi cả thế giới. Chúng tôi cảm thấy rằng đây là lúc chứng minh rằng chúng tôi đã đúng. Lịch sử có những giai đoạn mà nền văn minh tái khẳng định chính mình. Và chúng tôi tin đây là lúc ấy. Đây là lúc mà thế giới đi đến quyết định rằng những cuộc sống mất mát vô nghĩa ở châu Phi là không thể chấp nhận được nữa. Đây là lúc chúng ta phải nghiêm túc về việc thay đổi tương lai của nhân loại trên trái đất này. Chúng ta đã tạo được đà. Dù có hơi tròng trành, nhưng nó đang được dựng nên. Năm nay là thử thách cho tất cả chúng ta, nhất là lãnh đạo các nước G8, những người đang đồng lòng, trong sự dõi theo của cả thế giới. Tôi thất vọng với chính quyền tổng thống Bush. Họ đã nắm quyền với những hứa hẹn về châu Phi. Họ đã hứa rất nhiều điều tuyệt vời, và đã hoàn thành rất nhiều trong số đó. Nhưng có một số vẫn chưa được thực hiện. Họ không cảm nhận được sự thúc giục từ tận gốc rễ, đó là sự thật. Nhưng sự thất vọng của tôi không chỉ dừng ở quan điểm cá nhân khi tôi trò chuyện với người Mỹ, và cảm nhận sự lo lắng của họ về sự thâm hụt, và tài chính Tôi hiểu điều đó. Nhưng có nhiều sự thúc ép từ gốc rễ hơn chúng ta tưởng, nếu chúng ta được tổ chức. Điều tôi muốn truyền đạt, và bạn có thể giúp tôi nếu bạn đồng ý, là cần một số tiền khổng lồ để viện trợ cho châu Phi vào thời điểm mà nước Mỹ phải hành động. Đặt nó trong các điều khoản dày đặc nhất có thể, thì sự đầu tư này có thể thu về những khoản gấp bội. Không chỉ cứu sống nhiều mạng người, chúng ta còn nhận được sự thiện chí, ổn định và an toàn. Đó là điều tôi hi vọng chúng ta sẽ thực hiện, nếu tôi thật dũng cảm, và nó sẽ không nằm ngoài những mong ước của tôi. (Cười) Điều tôi hi vọng vượt quá lòng từ bi của mọi người, rằng chúng ta sẽ kêu gọi những nhà chính khách từ châu Phi, nước Mỹ và cả thế giới hành động đúng đắn. Hãy cho phép họ, nếu chúng ta thích, sử dụng nguồn vốn về kinh tế, chính trị và ngân sách quốc gia để cứu sống hàng triệu người. Đây thực sự là điều tôi muốn thực hiện. Bởi chúng ta cũng cần nguồn tri thức của họ: những ý tưởng, kĩ năng và sự chân thật. Và chúng ta, tại hội nghị này, chỉ đang ngồi tại vị trí duy nhất. Một vài công nghệ chúng ta đã nhắc tới, họ đã tạo ra chúng, hoặc chí ít là đã cách mạng hóa cái cách mà chúng được sử dụng. Chúng ta đã cùng nhau thay đổi hệ tư tưởng từ tín hiệu tương tự sang kỹ thuật số, và đẩy nó vượt xa những giới hạn. Và chúng ta muốn họ truyền nguồn năng lượng này. Truyền cho chúng ta phần nào những giấc mơ và hành động. Như tôi đã nói, có hai thứ đã được nêu ra. Một là về lục địa châu Phi. Nhưng cũng là ý thức của bản thân chúng ta. Mọi người đang bàn bạc để giải quyết nó. Những phong trào đang nổi lên. Những người nghệ sỹ, chính trị gia, ngôi sao nhạc pop, linh mục, CEO, tổ chức phi chính phủ, hội phụ huynh, hội học sinh. Rất nhiều người đang cùng hoạt động trong một chiến dịch mà tôi đã đề cập : ONE. Tôi cho rằng họ chỉ có duy nhất một ý tưởng trong đầu, là nơi mà bạn sinh sống không thể quyết định được rằng liệu bạn có đang sống hay không. (Vỗ tay) Lịch sử, giống như Chúa, đang dõi theo hành động của chúng ta. Khi những cuốn sử ký được viết ra, tôi nghĩ kỷ nguyên này sẽ được nhớ tới bởi ba điều. Thật sự chỉ có ba điều. Cuộc cách mạng về kĩ thuật số, đúng vậy. Cuộc chiến chống khủng bố, phải. Và điều chúng ta đã làm hoặc không làm để đưa châu Phi khỏi khủng hoảng. Một số người nói chúng ta không đủ khả năng. Tôi nói chúng ta hoàn toàn có thể. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Ba mong ước của tôi. Đầu tiên là TED tạo điều kiện để trợ cấp. Bạn thấy đấy, nếu đó là sự thật, và tôi tin điều đó, rằng thế giới kỹ thuật số mà chúng ta tạo ra đã vượt khỏi trí tưởng tượng đầy sáng tạo từ những hạn chế vật lý của vật chất, hoàn toàn dễ dàng. (Cười) Tôi nên bổ sung rằng sự bắt đầu này làm những điều ước tăng thêm. Có nhiều điều là không thể, không thực tế và một vài điều trái với đạo đức. (Cười) Thương vụ này, đang trở nên hấp dẫn, bạn hiểu ý tôi mà, khi một người khác đang thanh toán hóa đơn. Dù sao đi nữa, đây là số một. Tôi mong bạn sẽ góp phần xây dựng phong trào xã hội của hơn một triệu nhà hoạt động Mỹ vì châu Phi. Đó là ước muốn đầu tiên của tôi. Tôi hi vọng nó là có thể. Vài phút trước, tôi nói về các thành viên của những chiến dịch đang được thực thi. Bạn biết đó, vẫn còn nhiều chiến dịch khác nữa. Và với ONE như là chiếc ô che chở, tổ chức của tôi, DATA, và những tổ chức khác, đang khai thác nguồn năng lượng và sự nhiệt tình ngoài kia từ Hollywood cho tới trung tâm nước Mỹ. Chúng ta có thừa sức mạnh để tiếp sức cho phong trào này. Chúng tôi cần sự giúp sức của bạn để thực hiện nó. Chúng tôi muốn tất cả mọi người dân Mỹ, từ nhà thờ, đoàn thể, Microsoft, Apple, Coke, Pepsi, hay cả những tên mọt sách, những người ồn ào. Chúng ta không thể cứ lạnh lùng và ngồi ngoài như thế được. Tôi tin nếu chúng ta thành lập một phong trào vững mạnh của một triệu người Mỹ, chúng ta sẽ không bị chối bỏ. Chúng ta sẽ sở hữu cái tai của Quốc hội. Chúng ta sẽ trang đầu trong cuốn chỉ thị chiến thuật của Condi Rice, và có quyền vào nhà bầu dục. Nếu có một triệu người Mỹ - và tôi thực sự biết điều đó - sẵn sàng liên lạc, sẵn sàng kiểm tra email, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng chúng ta có thể thay đổi dòng lịch sử, theo nghĩa đen, của lục địa Phi. Dù sao, tôi cần sự hỗ đỡ của bạn để giúp nó được ghi tên. Tôi biết John Gate và Sun Microsystems đã sẵn sàng, nhưng chúng tôi muốn tuyên truyền cho mọi người nhiều hơn. Điều ước thứ hai của tôi. Tôi muốn có một phương tiện truyền thông để hướng tới những con người đang sống với mức chi tiêu ít hơn một dollar một ngày trên toàn thế giới. Sẽ có hàng tỷ lượt truy cập. Có thể trên Google, AOL. Steve Case, Larry, Sergey - họ đã làm rất nhiều. Có thể là trên NBC, ABC. Hiện nay chúng ta đang nói đến ABC về giải Oscars. Chúng ta có những thước phim, sản xuất bởi Jon Kamen tại Radical Media. Nhưng bạn biết đấy, chúng tôi cần một vài đường truyền cho những ý tưởng này. Chúng ta cần những phép toán, cần đưa những số liệu thống kê đến người dân Mỹ. Tôi thực sự tin lộ trình cũ của Truman, rằng nếu người Mỹ được biết sự thật, họ sẽ làm những điều đúng đắn. Và, điều quan trọng khác là đây không phải Sally Struthers. Nó phải được miêu tả như một cuộc phiêu lưu, không phải một gánh nặng. Từng người một cùng tiến lên phía trước, một y tá, một nhà giáo, một người nội trợ, và cuộc sống được bảo vệ. Rắc rối nhiều vô kể. Cứ ba giây lại có một người chết. Ba giây nữa lại thêm một người. Tình hình này diễn ra vô cùng kinh hãi tại nhiều nơi ở châu Phi, châu Á, thậm chí là châu Mỹ, những nhóm viện trợ, như họ đã cứu giúp khi có sóng thần, đang hợp lại thành một, hành động thống nhất. Chúng ta có thể đẩy lùi hoàn toàn sự nghèo khổ, thiếu ăn, AIDS. Nhưng chúng tôi cần được giúp đỡ. Thêm một người, một lá thư, một tiếng nói sẽ có tầm quan trọng với sự khác biệt giữa sự sống và cái chết của hàng triệu người. Hãy tham gia cùng chúng tôi. Người Mỹ có một cơ hội chưa từng có trước đây. Chúng ta có thể tạo nên lịch sử. Chúng ta có thể biến nghèo khổ thành dĩ vãng. Từng người một. Hãy ghé thăm ONE tại địa chỉ này. Chúng tôi không yêu cầu bạn phải quyên góp tiền. Chúng tôi muốn tiếng nói của bạn. Tốt rồi. Tôi mong TED sẽ thực sự cho thấy được sức mạnh của thông tin, sức mạnh để định lại quy luật và thay đổi cuộc sống, bằng việc kết nối tất cả những bệnh viện, phòng khám và trường học trong một quốc gia ở châu Phi. Và tôi hi vọng nó sẽ là Ethiopia. Tôi tin chúng ta có thể liên kết tất cả trường học tại Ethiopia, tất cả những phòng khám, bệnh viện - chúng ta có thể kết nối Internet. Đây là mong ước thứ ba của tôi. Tôi nghĩ là khả thi. Tôi nghĩ chúng ta còn tài chính và chất xám để thực hiện nó. Và điều ước thay đổi hoàn toàn tư duy này sẽ thành sự thật. Tôi đã từng đến Ethiopia, như tôi đã chia sẻ. Đó chính là nơi tôi bắt đầu. Ý tưởng rằng Internet, cái đã thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta, có thể thay đổi một quốc gia - và một lục địa đã rất khó đạt tới tín hiệu tương tự, chưa nói về kĩ thuật số - thổi bay tâm trí tôi. Nhưng nó đã không khởi đầu như vậy. Quãng đường dài đầu tiên từ Boston đến New York được sử dụng vào năm 1885 trên điện thoại. Chỉ chín năm sau Addis Ababa được kết nối bằng điện thoại tới Harare, dài 500km. Từ đó, không có quá nhiều thứ thay đổi. Thời gian chờ trung bình để nhận một cuộc điện thoại bàn tại Ethiopia là bảy hoặc tám năm. Nhưng công nghệ không dây đã không được mong đợi sau đó. Dù sao, tôi là người Ireland, như bạn thấy, tôi biết giao tiếp quan trọng nhường nào. Việc liên lạc rất quan trọng với Ethiopia - sẽ thay đổi cả quốc gia. Y tá sẽ được đào tạo tốt hơn, dược sĩ có khả năng kê toa, bác sĩ vận dụng chuyên môn về các lĩnh vực y học. Đây là một ý tưởng cực kỳ tốt để giữ liên lạc với họ. Và đó là điều ước thứ ba cũng là cuối cùng của tôi đến tất cả mọi người tại TED. Một lần nữa cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Charles và Ray là một đội. Họ là hai vợ chồng. Mặc cho những nỗ lực hết sức của New York Time và Vanity Fair gần đây họ vẫn không phải anh em. (Laughter) Họ rất hài hước. Ray là người có ký hiệu & trên trán. (Tiếng cười) Chúng tôi sẽ tập trung vào Charles hôm nay, bởi hôm nay là sinh nhật 100 của ông. Nhưng khi tôi nói về ông, chính là tôi nói về cả hai bọn họ như là một đội. Đây là Charles lúc ba tuổi. Ông sẽ đạt một trăm tuổi vào tháng Sáu này. Chúng ta có rất nhiều điều hay phải làm để kỷ niệm. Những thứ về công việc của họ là thứ mà hầu hết mọi người bước đến cánh cửa thế giới nội thất -- Tôi nghĩ bạn có thể nhận ra chiếc ghế này và một số thứ khác tôi sắp trình chiếu. Nhưng đầu tiên chúng ta sẽ đi vào cánh cửa của tòa Big Top. Tất cả mọi thứ về nó, mặc dù, đó là, tại sao tôi lại trình bày nó? Có phải bởi vì Charles và Ray làm nên bộ phim này? Thực ra đây là bộ phim thử nghiệm họ đã làm trong thời sinh viên. Họ còn thể hiện diễn biến của vai hề khi tương lai của nội thất đã trở nên gần như không còn thuận lợi nữa. Có rất nhiều bức ảnh của Charlies. Hãy xem clip tiếp theo. Bộ phim chúng ta sắp xem là một bộ phim họ làm để tham dự hội chợ Moscow. Video: Đây là mảnh đất. Nó có rất nhiều điều tương phản. Nó gồ ghề và bằng phẳng. Tại nhiều nơi thì lạnh giá. Tại nhiều nơi lại nóng nực. Quá nhiều mưa rơi tại một số vùng, và không đủ cho những nơi khác. Nhưng con người sống trên mảnh đất này. Và, cũng như tại Nga, người ta chung sống cùng nhau tại các thị trấn và thành phố. Có một đều gì đó trong cách sống của họ. Bây giờ, nó là một bộ phim đã từng rất khó khăn để được xem tại Mỹ. Nó có bảy màn và dài 200 feet. (khoảng 70m) Và nó đã từng vào đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh. Cuộc tranh cãi trong nội bộ giữa Nixon và Khrushchev đã xảy ra cách khoảng 15 mét từ nơi bộ phim được chiếu. Nó đã bắt đầu như thế nào? Sự tương đồng, dòng đầu tiên trong bài tường thuật của Charles "Những ngôi sao chiếu sáng xuống nước Nga cũng chiếu xuống nước Mỹ. Từ trên bầu trời, những thành phố của chúng ta trông càng giống nhau nhiều." Đó là sự mối liên kết giữa con người mà Charles và Ray luôn tìm thấy từ mọi thứ. Và bạn có thể tưởng tượng, những thứ về nó, họ tin rằng trí óc con người có thể xử lý số lượng những bức ảnh đó bởi điều quan trọng là hiểu được đại ý của những bức ảnh nói lên. Đó chỉ là những thứ bình thường. Nhưng điều đáng nói về Charles và Ray là họ luôn luôn thiết kế những mô hình. Họ luôn cố gắng tạo ra những thứ giá trị. Tôi nghĩ một trong những thứ khiến tôi say mê, đó là công việc của ông bà tôi, Tôi say mê công việc của tôi, nhưng đỉnh cao nhất của những thứ tôi say mê là về cách nhìn tầm nhìn toàn diện về thiết kế, nơi mà thiết kế là một kỹ năng sống, chứ không phải là một kỹ năng chuyên môn. Nhiều người trong chúng ta thường muốn con cái mình cảm thụ âm nhạc. Tôi không phải ngoại lệ. Nhưng không phải là muốn chúng trở thành Bono hay Tracy Chapman. Mà là muốn âm nhạc truyền cảm hứng vào đầu óc chúng và suy nghĩ của chúng. Thiết kế cũng giống như vậy. Thiết kế phải trở thành một cách thức giống như vậy. Và đây là một mô hình do họ thiết kế gồm bảy màn trình chiếu. Và Charles đang kiểm tra lại thiết kế Và bây giờ chúng ta sẽ nói về cánh cửa nội thất kia. Đây là một chiếc ghế hiếm gặp ở phòng đợi sân bay. Chúng ta sẽ thấy tiếp theo là một số những tác phẩm dấu ấn trong nội thất của Eames. Một điều về thiết kế nội thất của họ nói lên rằng: vai trò của người thiết kế về bản chất như một người chủ nhà giỏi, đoán được những mong muốn cần thiết của người khách. Những hình ảnh kia rất đẹp mắt. Nhưng chỉ một thứ tôi nghĩ thực sự đẹp. Tất cả chúng đều là nguyên mẫu. Đó là những sai sót, mặc dù tôi không nghĩ những sai sót là từ nên dùng trong thiết kế. Nó chỉ là những thứ mà bạn thử để làm cho công việc tốt hơn. Và bạn thấy rằng một số trong chúng có thể là những chiếc ghế tồi tệ. Một số nhìn cũng đẹp mắt. Giống như kiểu "Này, sao họ không thử cái đó?" Đó là việc bắt tay bào một quá trình lặp đi lặp lại cũng giống như những thiết kế bản xứ và những thiết kế dân gian trong văn hóa truyền thống. Và tôi nghĩ rằng đó là một trong những tương đồng giữa chủ nghĩa hiện đại và thiết kế truyền thống. Tôi nghĩ nó có thể là một bối cảnh chung thực sự với những gì chúng ta hình dung về những việc cần làm trên trái đất trong vòng 20 hoặc 30 năm tới. Một thứ khác cũng khá thú vị đó là bạn nhìn vào nó và trên phương tiện truyền thông khi con người nói thiết kế, họ thực sự ý nói đến phong cách. Và tôi thực sự ở đây để nói về thiết kế. Nhưng bạn biết không, đối tượng không chỉ là then chốt. Nó là một then chốt giữa một tiến trình trong một hệ thống. Đây là một bộ phim nhỏ tôi đã làm về quá trình thiết kế chiếc đi văng của Eames. Tiến trình thiết kế với Charles và Ray không bao giờ kết thúc trong sản xuất. Nó vẫn tiếp diễn. Họ luôn cố gắng làm mọi thứ tốt hơn và tốt hơn. Bởi vì nó giống như Bill Clinton từng nói về thực hành phòng bệnh ở Rwandan. Nó không đủ để tạo ra một thứ. Bạn phải tạo ra một hệ thống mà sẽ làm việc tốt hơn và tốt hơn. Tôi luôn thích những bức hình vật mẫu thế này. Bởi vì nó rất nguyên bản Chúng ta thử xem Đây là một chiếc ghế tương đối nổi tiếng. Nó là phiên bản sớm có chân bệ chữ X. Đó là điều mà những người sưu tầm thích. Charles và Ray thích thiết kế này bởi nó tốt hơn. Nó tốt hơn: loại Chân chữ "H", nhiều thực tiễn hơn. Đây là một thứ gọi là thanh nẹp. Và tôi đã rất xúc động bởi công việc của Dean Kamen trong quân ngũ, hay là cho những binh sỹ, bởi vì Charles và Ray đã thiết kế một thanh nẹp đường gờ bằng gỗ ép. Đây là nó Và tuy họ đã từng làm về nội thất trước đó. Nhưng làm những thanh nẹp này họ đã học hỏi được rất nhiều trong quá trình sản xuất, là một điều vô cùng quan trọng đối với họ. Tôi đang cố trình bày cho các vị quá nhiều, bởi vì tôi muốn quý vị thực sự hiểu được những ý tưởng tuyệt vời và những hình ảnh. Đây là một ngôi nhà mà Charles và Ray thiết kế. Chị gái tôi đang đuổi bắt một ai đó. Không phải tôi. Mặc dù tôi thành thật chứng nhận rằng người này đã ăn cắp nhật ký của chị ấy, nhưng đó không phải tôi. Và đây là một đoạn phim, vào góc dưới bên trái,do Charles và Ray làm. Bây giờ, hãy nhìn chiếc ghế plastic. Ngôi nhà vào năm 1949, Chiếc ghế đã được làm ra năm 1949. Charles và Ray, họ không bị ám ảnh về phong cách cho chính nó. Họ đã không nói, "Phong cách của chúng tôi là những đường cong. hãy làm cho ngôi nhà uốn lượn." Họ không nói, "Phong cách của chúng tôi là kẻ ô. Hãy làm chiêc ghế kẻ ô." Họ tập trung vào những điều cần thiết. Họ cố gắng giải quyết những vấn đề trong thiết kế. Charles thường nói, "Bạn đặt phong cách thiết kế ở mức độ nào.. thì bạn chưa giải quyết được vấn đề mấu chốt trong thiết kế ở mức độ đó" Đó là một trích dẫn táo bạo. Đâu là thiết kế trước của ngôi nhà đó. Và một lần nữa, họ cố gắng tìm ra cách tạo ta một mô hình mẫu của một ngôi nhà, kiến trúc nhà, một công cụ khá đắt đối với nhà thiết kế Đây là một bộ phim chúng ta từng nghe nhiều thứ về nó. "Sức mạnh của số Mười" là bộ phim họ đã làm. Nếu chúng ta xem đoạn phim tiếp theo. bạn sẽ thấy phiên bản đầu tiên của "Sức mạnh của số Mười", góc trên bên trái. Bản quen thuộc hơn ở góc dưới bên phải. Phim Tops của Eames, góc dưới bên trái. Và một chiếc đèn Charles thiết kế cho một nhà thờ. Video: Đến lượt, nó thuộc về nhóm cục bộ của những thiên hà. Những mẫu kia là thành phần của một hệ thống nhóm nhiều như những vì sao. Chúng rất nhiều và rất đa dạng từ khoảng cách này chúng xuất hiện như những ngôi sao trông từ mặt đất. Bạn đã xem bộ phim này rồi, điều tuyệt vời về nó là cả hội nghị người ta đã bàn tán về tỷ lệ. Tất cả mọi người ở đây nhìn nhận nó theo nhiều cách. Tôi muốn cho bạn một ví dụ. E.O Wilson một lần nói với tôi răng khi ông nhìn vào những con kiến ông yêu chúng, tất nhiên, ông muốn học hỏi về chúng ông cố ý nhìn chúng từ quan điểm của tỷ lệ. Vậy đây là một loài bé nhỏ. Nhưng mà đơn giản chỉ thay đổi khung hình của vật mẫu nó tiết lộ rất nhiều thứ, bao gồm những thứ cuối cùng trở thành giải thưởng TED. Dựng mô hình, họ cố dựng mô hình mọi lúc. Họ luôn luôn mô hình hóa các thứ. Và tôi nghĩ một phần của điều đó là họ không bao giờ đại diện cho sự hiểu biết. Và tôi nghĩ trong gia đình mình, chúng tôi đã rất may mắn, bởi chúng tôi đã học về hậu trường thiết kế. Thiết kế không phải những gì khác. Nhìn chung nó là một phần công việc của cuộc sống. Nó là một thành phần của chất lượng cuộc sống. Và đây là một số bức ảnh gia đình. Và bạn có thể trông thấy tại sao tôi luôn kém phong cách, với mái tóc như ở kia. Nhưng dù sao, (Tiếng cười) Tôi nhớ trái kiểu tóc trái nho mà chúng tôi có tại nhà Eames khi tôi còn bé. Chúng ta sẽ xem những bộ phim khác. Đây là một bộ phim, với tiêu đề Đồ chơi. Bạn có thể thấy tôi, với bộ tóc như vậy, ở góc trên bên phải. Góc trên bên trái là một đoạn phim họ làm về đoàn tàu đồ chơi. Góc dưới bên phải là đồ chơi hình mặt trời. Góc dưới bên trái là đồ chơi Ngày của cái chết. Charles thường nói rằng những đồ chơi không ngây thơ như vẻ ngoài của nó. Chúng thường báo hiệu trước cho những thứ lớn lao hơn. Và những ý tưởng này -- con tàu trên kia, là một cách sử dụng chân thực các chất liệu, nó hoàn toàn tương tự với cách sử dụng chân thực của chất liệu của gỗ ép. Bây giờ tôi sẽ kiểm tra các bạn. Đây là một bức thư mà ông ngoại gửi cho mẹ tôi khi bà mới 5 tuổi. Bạn có thể đọc nó không? Lucia angel, okay, eye. Saw many trains. Awl, rất tốt đó là miếng da của phường thủ công. Anh ấy đang làm gì? Cuộn, Rowed. Sun? Không, có một cái tên khác cho mặt trời mọc? Dawn (bình minh), rất tốt. Also rode on one, I ... You had, I hope you had -- Bạn đã truy cập trang web Dogs of Saint Louis vào cuối, giữa những năm 1930, thì bạn sẽ biết đó là Great Dane. I hope you had a nice time -- Time at. Citizen Kane, rose -- Rosebud. Không, "bud" có chữ "D" và "s" ở bên phải. Buddy's Partly. Love. Vâng, rất tốt. Ghép lại: "I saw many trains and also rode on one. I hope you had a nice time at Buddy's party." Vậy là các bạn làm khá tốt, tuyệt. Mẹ tôi và ông ngoại Charles có mối quan hệ rất tốt đẹp họ thường gửi qua lại nhau những bức thư kiểu như vậy. Và đó là tất cả các phần của một thứ, họ thường nói, "Hãy vui vẻ một cách nghiêm túc." Sau đây là một số bức ảnh từ một dự án của tôi gọi là Kymaerica. Một kiểu một vũ trụ khác thay thế Nó là một kiểu diễn giải lại những khung cảnh. Những bảng này được chúng tôi lắp đặt quanh Bắc Mỹ. Chúng tôi sẽ lắp đặt sáu chiếc tại Anh vào tuần tới. Và chúng vinh danh những sự kiện trong thế giới thực thông qua thế giới hư cấu. Đương nhiên, màu đồng của chúng phải là thật. Kymaerica với những thác nước, dập dềnh qua chúng ta -- Đây là một trong những bài hát truyền thống của Kymaerican. Và chúng tôi đã đánh vần cùng nhau tại Paris, Illinois. Từ của bạn là N. Carolina. Y-I-N-D-I-A-N-A. Kế đó, Phố đại sứ thực sự là một di tích lịch sử bởi trong câu chuyện Kymaerican đó là khởi nguồn của Cộng đồng người Do Thái Pari, nơi cư ngụ của các đại sứ. Vậy nên bạn có thể tham quan và có một không gian ba chiều hư cấu cho những trải niệm nơi đây. Thị trấn đã thực sự bảo bọc nó. Chúng tôi có một cuộc đánh vần giao lưu với Gwomeus Club. Nhưng điều thực sự thú vị đó là chúng tôi cảm nhận môi trường trực quan này như thể thật quen thuộc. Sự thực thì nó không quen thuộc. Những việc khác có thể xảy ra. Người Nhật Bản có thể đã khám phá Monterey. Và chúng ta có thể đã được sinh ra 100,000 năm trước. Và có rất nhiều thứ vui thú ở đó. Đây là Bảo tàng của Bench (ghế đá). Họ có các thẻ mua sắm và tất cả các thứ thú vị. Bạn như bị kẹt trong khung cảnh thế giới của Kymaerica. Tahatchabe, tuyến đường vĩ đại xây dựng nên văn hóa. Một chàng trai tên Nobu Naga, còn được gọi là phiên bản Nhật Bản của Colombus. Còn bây giờ quay lại với thế giới thực tại. Đây là Cranbrook. Tôi có một thiết đãi cho các bạn, đó là bộ phim đầu tiên mà Charles từng làm. Vậy hãy xem nó. Chưa có ai từng được xem nó. Cranbrook rất phong phú để chúng ta chiếu nó lần đầu tiên ở đây. Đó là một bộ phim về Maya Gretel, một nhà làm gốm nổi tiếng và một nhà giáo tại Cranbrook. Ông làm nó cho buổi triển lãm 1939. Lặng yên. Chúng ta chưa có dấu vết của nó. Rất đơn giản. Nó chỉ là một sự bắt đầu. Nhưng điều đáng nói là học hỏi được qua những việc làm. Bạn có muốn học cách làm phim? Hãy làm một bộ phim. Và bạn cố thử một số thứ. Nhưng đây là điều thực sự to lớn. Bạn có thấy chiếc ghế kia? Chiếc màu cam? Đó là chiếc ghế hữu cơ. 1940. Cùng thời gian Charles đang làm chiếc ghế đó, ông làm luôn đoạn phim này. Quan điểm của tôi là pham vi của tầm nhìn, và sự triết lý trong góc nhìn của thiết kế, đã luôn gắn với họ ngay từ lúc bắt đầu. Nó không phải như: "Ồ chúng ta đã làm một vài chiếc ghế và có được thành công. Bây giờ chúng ta sẽ làm một vài đoạn phim." Nó luôn là một phần trong cách nhìn của họ vào thế giới. Điều đó thực sự mạnh mẽ. Và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta trong khán phòng này, cũng như các bạn những nhà làm phim triển vọng, nó không phải chỉ là làm một thứ. Mà nó là cách bạn tiếp cận với trở ngại. Và điều đó to lớn như thế, vẻ đẹp tương đồng giữa thiết kế, công việc và thế giới. Chúng ta sẽ chiếu clip cuối cùng. Tôi đã trình bày cho các bạn một số bức ảnh. Bây giờ tôi chỉ muốn tập trung vào âm thanh. Đây là giọng của Charles. Tại Ấn Độ, bọn họ, những con người thuộc tầng lớp thấp nhất, thường ăn uốn, đặc biệc là ở miền nam Ấn Độ, họ ăn trên một tàu lá chuối. Và những người thuộc tầng lớp cao hơn một chút ăn bằng một loại bát đất nung rẻ tiền. Và cao hơn một chút, tại sao họ tráng men lên một thứ mà họ gọi là thali. Lên cao hơn một chút nữa, tại sao, thali đồng thau. Và mọi thứ trở nên khiến bạn đặt một số câu hỏi. Có những thứ giống như đĩa mạ bạc thali. Và lại có những thali bạc đặc. Và tôi cho rằng một số công tử còn sử dụng thali vàng trong bữa ăn. Nhưng bạn hãy nghĩ xa hơn. Nhưng kẻ đó không chỉ có của cải, mà còn có một mức độ nhất định hiểu biết và tri thức, tiến tới bước tiếp theo, và họ sẽ ăn luôn cả tàu lá chuối. Và tôi nghĩ về những thời gian trước khi chúng ta quay lại thời bầy đàn, có một điều gì đó, chiếc lá chuối ngụ ý một loại mà chúng ta phải làm việc trên đó, bởi vì tôi chưa sẵn sàng nói ra rằng chiếc lá chuối mà một người ăn mất cũng là một không khác gì khi người khác ăn nó Nhưng có một quá trình đã xảy ra trong con người làm thay đổi chiếc tàu lá chuối. Tôi luôn mong đợi được chia sẻ câu trích dẫn đó với các bạn. Bởi vì đó là một phần của nơi tôi phải đến. Và tôi còn muốn chia sẻ điều này nữa. "Vượt qua thời đại của thông tin sẽ là thời đại của sự lựa chọn." Và tôi thực sự nghĩ rằng đó là nơi chúng ta ở. Và thật thú vị cho tôi được là một thành viên trong gia đình và một truyền thống nơi ông đang nói về nó năm 1978. Và một phần của lý do tại sao những thứ trên lại thật quan trọng và tất cả mọi thứ chúng ta làm đều quan trọng, đó là chúng là những ý tưởng chúng ta cần. Và tôi nghĩ rằng đó là tất cả của quy phục trước chuyến du hành của thiết kế. Đó là điều tất cả chúng ta cần làm. Thiết kế không chỉ còn dành cho nhà thiết kế nữa. Nó là một tiến trình. Nó không phải phong cách. Tất cả những suy nghĩ lớn cần thực sự đạt được sự giải quyết các vấn đề then chốt. Tôi chân thành cảm ơn các bạn. (Applause) Năm ngoái ở TED chúng tôi nhắm tới việc làm rõ sự phức tạp và phong phú lớn lao mà chúng ta được hưởng ở hội nghị trong một dự án gọi là Big Viz. Và Big Viz là một bộ sưu tập 650 phác họa do hai nghệ sĩ thị giác tạo ra David Sibbet ở The Grove, và Kevin Richards ở Autodesk đã vẽ 650 phác thảo với mục đích nắm bắt bản chất của ý tưởng của mỗi diễn giả. Và mọi người đều nhất trí đây là một thành công. Các phác thảo này thổi sự sống vào các ý tưởng chính, những bức chân dung, những khoảng khắc kì diệu mà chúng ta trải nghiệm trong năm ngoái. Năm nay chúng tôi bắt đầu nghĩ, "Sao mà nó thành công được?" Có cái gì mà các hoạt họa, đồ họa, minh họa, lại tạo được nên ý nghĩa? Và đây là một câu hỏi quan trọng cần đặt ra và trả lời bởi vì chúng ta càng hiểu được cách thức mà não bộ tạo ra ý nghĩa, thì chúng ta càng giao tiếp tốt hơn, và theo ý tôi, chúng ta càng suy nghĩ và hợp tác tốt hơn. Cho nên năm nay chúng tôi sẽ vẽ nên cách mà não nhìn. Các nhà tâm lý học chuyên về nhận thức nói rằng não thật ra không nhìn thế giới như là thực tế, mà thay vì đó, tạo nên một chuỗi các mô hình tâm thần qua một tập hợp các khoảng khắc "Ơ rê ka" hay là khoảng khắc của sự khám phá, thông qua các quá trình khác nhau. Dĩ nhiên quá trình xử lý bắt đầu với cặp mắt. Ánh sáng đi vào, đập vào võng mạc, và được luân chuyển, phần lớn ánh sáng được đưa vào phần sau của não bộ, tại phần vỏ não phụ trách cơ quan thị giác chính. Phần này chỉ thấy các khối hình học đơn giản, chỉ phần đơn giản nhất của hình thù. Nhưng nó cũng hoạt động như một trạm tiếp âm phát lại và chuyển hướng thông tin đến các phần khác nhau của não. Có đến 30 phần khác có nhiệm vụ giải thích một cách chọn lọc, tạo ra thêm ý nghĩa thông quá các khoảng khắc "Ơ rê ka". Ta chỉ nó về ba cái trong chúng. Thế thì cái đầu tiên được gọi là dòng bụng (ventral stream). Nó nằm bên cạnh của não. Và đó là phần não nhận biết một thứ gì đó là gì. Đó là máy dò "cái gì". Hãy nhìn vào một bàn tay. Nhìn vào một cái điều khiển từ xa. Cái ghế. Quyển sách. Cho nên đó là phần của bộ não được kích hoạt khi bạn gán một từ cho vật gì đó. Phần thứ hai của não được gọi là dòng lưng (dorsal stream). Cái mà nó làm là định vị vật thể trong không gian vật lý. Vì vậy nếu bạn lướt nhìn chung quanh sân khấu ở đây bạn sẽ tạo nên bản đồ trong trí óc của sân khấu này. Và nếu bạn nhắm mắt lại bạn sẽ có thể định hướng nó trong tâm trí. Bạn đang kích hoạt dorsal stream khi bạn làm vậy. Phần thứ ba mà tôi muốn nói là hệ não rìa (limbic system). Và cái này nằm sâu trong bộ não. Nó rất xưa cũ về mặt tiến hóa. Và đó là phần dành cho cảm giác. Đó là trung tâm cảm giác, nơi mà khi bạn thấy một hình ảnh bạn sẽ thốt lên, "Ồ! Tôi thấy một phản ứng mạnh mẽ và đầy cảm xúc với thứ mà tôi đang nhìn." Thế thì tổng hợp của các trung tâm xử lý này giúp ta tạo nên ý nghĩa theo những cách rất khác biệt. Vậy ta có thể học được gì? Làm cách nào để ứng dụng hiểu biết này? Một lần nữa, theo sơ đồ là đôi mắt lấy thông tin từ cái ta nhìn. Bộ não song song xử lý sự tưởng tượng của thông tin đặt ra rất nhiều câu hỏi để tạo nên một mô hình tâm thần thống nhất. Ví dụ như khi bạn nhìn vào hình ảnh này một đồ họa tốt mời gọi mắt dò chung quanh để tạo lên một logic về mặt hình ảnh có chọn lọc. Thế thì hành động tiếp cận, và nhìn vào hình ảnh tạo nên ý nghĩa. Đó là logic có chọn lọc. Bây giờ chúng ta đã nâng cấp và không gian hóa thông tin này. Nhiều người trong các bạn chắc còn nhớ bức tường kỳ diệu mà chúng tôi xây nên kết hợp với Perceptive Pixel nơi mà chúng tôi theo nghĩa đen tạo nên một bức tường không giới hạn. Và vì thế mà chúng tôi có thể so sánh và làm tương phản các ý tưởng lớn. Vì vậy hoạt động tiếp cận và sáng tạo nên các hình ảnh tương tác làm giàu cho ý nghĩa. Nó kích khoạt một phần khác của bộ não. Và rồi hệ não rìa được kích hoạt khi chúng ta thấy chuyển động, thấy màu sắc. và có các bộ phát hiện các hình dạng và mẫu căn bản mà ta đã từng nghe. Vậy ý nghĩa của vấn đề này là gì? Chúng ta tạo ra ý nghĩa bằng việc nhìn, bởi một hoạt đông Bài học cho chúng ta có ba mặt Đầu tiên, dùng hình ảnh để làm rõ cái chúng ta muốn Thứ hai là làm cho các hình ảnh có tính tương tác để cho chúng ta được thu hút toàn diện hơn. Và thứ ba là tăng cường trí nhớ bằng cách tạo nên sự một sự liên tục trực quan. Những kĩ thuật này có thể được dùng -- và ứng dụng để giải quyết nhiều vấn đề. Vậy thì phiên bản công nghệ thấp thì giống thế này. Và ngoài ra, đây là cách mà chúng tôi phát triển và công thức hóa chiến lược bên trong Autodesk, trong và tổ chức và phân ban của chúng tôi. Về nghĩa đen cái chúng tôi làm là để cho các đội vẽ ra toàn bộ kế hoạch chiến lược trên một bức tường khổng lồ. Và nó rất là mạnh mẽ bởi vì mọi người có thể thấy được mọi thứ. Lúc nào cũng có không gian, có chỗ trống để giải thích mọi thành phần trong kế hoạch chiến lược. Đây là cái nhìn quay chậm (time-lapse) của nó. Bạn có thể hỏi, "Ai là xếp?" Bạn có thể trả lời câu hỏi đó. Thế thì việc tạo hình ảnh một cách tập thể và phối hợp thay đổi việc hợp tác. Trong hai ngày mà không dùng gì đến Powerpoint cả. Nhưng thay và đó toàn đội tạo nên một mô hình tâm thần dùng chung để họ có thể thống nhất và tiến lên. Và cái này có thể được tăng cường và làm tốt hơn với vài công nghệ số đang nổi lên. Và đây là cái hay nhất mà chúng tôi tiết lộ cho hôm nay. Và đây là một bộ công nghệ đang nổi lên sử dụng màn hình cỡ lớn. với những tính toán thông minh bên dưới để làm cho những điều không thể thấy được có thể thấy được. Về nghĩa đen cái chúng tôi làm ở đây là nhìn vào sự bền vững. Thế thì một đội có thể thật sự nhìn vào tất cả các thành phần quan trọng mà làm nóng cấu trúc và lựa chọn và xem kết quả cuối cùng được hiển thị trên màn hình này. Vậy thì việc làm cho các hình ảnh đầy ý nghĩa có ba thành tố. Xin nhắc lại, đầu tiên là làm cho các ý tưởng rõ ràng bằng cách hình ảnh hóa. Thứ hai là làm cho chúng có khả năng tương tác. Và rồi thứ ba là làm cho chúng có tính liên tục. Và tôi tin rằng ba nguyên tắc này có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề rất hóc búa mà chúng ta đối diện trong thế giới hôm nay. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi chuyên dạy các khóa học về cách thức xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Nhưng hôm nay tôi có câu chuyện riêng muốn chia sẻ cùng quý vị. Đây là bức ảnh gia đình tôi, Bốn anh chị em tôi, mẹ tôi và tôi, chụp năm 1977. Thực tế chúng tôi là người Cam-pu-chia. Nhưng bức ảnh này được chụp ở Việt Nam. Tại sao một gia đình Cam-pu-chia lại dạt tới Việt Nam vào năm 1977? Để trả lời, tôi có một đoạn video ngắn về chế độ Khơ-me Đỏ trong khoảng thời gian 1975 – 1979. Video: Ngày 17 tháng Tư, năm 1975. Quân cộng sản Khơ-me Đỏ tiến vào Phnom Penh để giải phóng người dân khỏi cuộc xung đột đang leo thang ở Việt nam và các chiến dịch ném bom của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Pol Pot – một người xuất thân từ nông dân, quân Khơ-me Đỏ sơ tán người dân về vùng nông thôn nhằm thành lập một xã hội cộng sản không tưởng. tương tự cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Khơ-me Đỏ đã đóng hết các cánh cửa hướng ra thế giới bên ngoài. Nhưng sau 4 năm, sự thật tàn nhẫn phơi bày. Ở một đất nước với dân số chỉ 7 triệu, đã có một triệu rưỡi người bị tàn sát bởi những người lãnh đạo của họ, xác của họ chất đống trong những nấm mộ tập thể trên cánh đồng chết. Sophal Ear: Lời bình của những năm 1970! ngày 17 tháng Tư năm 1975 chúng tôi vẫn đang ở Phnom Penh. Bố mẹ tôi được chính quyền Khơ-me Đỏ thông báo phải sơ tán khỏi thành phố để tránh chiến dịch bom Mỹ trong 3 ngày sắp tới. Đây là một bức ảnh của quân Khơ-me Đỏ. Họ là những người lính trẻ. Những người lính trẻ em điển hình. Giờ thì điều đó là bình thường trong các cuộc xung đột hiện đại. Bởi việc đưa chúng ra trận thật dễ dàng. Lý do mà họ đưa ra về các chiến dịch bom Mỹ không hẳn là nói dối. Ý tôi là, từ 1965 đến 1973 lượng bom đạn trút xuống Cam-pu-chia còn lớn hơn lượng bom đạn sử dụng trong Thế Chiến II tại Nhật Bản. tính cả 2 quả bom hạt nhân hồi tháng Tám năm 1945. Và cái cơ quan tương tự như “Ngân hàng Dự trữ Liên bang” của Cam-pu-chia đã bị đánh bom. Mà không chỉ vậy, trên thực tế họ cấm hẳn việc lưu hành tiền. Có lẽ đó là tiền lệ duy nhất khi mà tiền bạc lại từng bị cấm sử dụng. Dù ta vẫn biết tiền bạc là gốc rễ của mọi điều xấu xa, nhưng thực tế cấm đoán tiền bạc cũng chẳng ngăn được tai họa xảy đến với Cam-pu-chia. Gia đình tôi bị lùa từ Phnom Penh đến tỉnh Pursat. Đây là một bức hình của Pursat. Quả đây là một vùng rất đẹp của Cam-pu-chia. nơi có những cánh đồng lúa. Thực ra người dân bị bắt buộc phải làm việc trên cánh đồng. Bố mẹ tôi bị đưa tới một trại lao động, kiểu như một trại tập trung. một trại lao động, kiểu như một trại tập trung. Và cũng thời gian đó mẹ tôi nghe người đội trưởng đội sản xuất nói rằng người Việt Nam đang kêu gọi các công dân của họ trở về nước. May mắn là mẹ tôi biết chút ít tiếng Việt, bởi bà đã lớn lên cùng với đám bạn người Việt. Nên bà quyết định - bất chấp những lời khuyên can của hàng xóm- bà sẽ tận dụng cơ hội này để nhận là người Việt nhằm có được cơ hội sống sót. Bởi khi đó, họ bắt mọi người làm việc cật lực. Và họ chỉ chu cấp… theo như chếc độ ngày nay thì có lẽ nó như một chế độ ăn kiêng với lượng ca-lo rất khắt khe gồm chỉ có cháo đặc với một chút gạo. Và cũng vào thời điểm này, bố tôi ốm rất nặng. Ông ấy không nói được tiếng Việt. Ông ấy đã mất vào tháng 1 năm 1976. Điều đó thực ra đã tạo điều kiện cho chúng tôi theo đuổi kế hoạch này. Quân Khơ-me Đỏ đưa chúng tôi từ Pursats tới Koh Tiev Nơi tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Ở đó họ có một trại tập trung là nơi kiểm tra cho những người nhận là người Việt, bài kiểm tra ngôn ngữ. Tiếng Việt của mẹ tôi khi ấy rất tệ, Để làm cho hoàn cảnh của chúng tôi đáng tin hơn, bà đã đặt cho các con mình những cái tên Việt Nam. Nhưng bà lại đặt tên nam giới con các con gái và tên nữ giới cho các con trai. Bà đã không biết điều đó cho đến khi gặp một người phụ nữ Việt người đã chỉ ra cho bà, và sau đó dành 2 ngày liên tục dạy cho bà, nhờ đó bà đã có thể tham dự bài kiểm tra Và quý vị nên biết rằng, đó là giờ phút sinh tử của chúng tôi Nếu bà trượt, giá treo cổ đã chờ sẵn chúng tôi. Nếu bà qua được, chúng tôi có thể tới Việt Nam. Và bà đã - tất nhiên là tôi đang ở đây -, bà đã vượt qua. Rồi chúng tôi tới Hồng Ngự bên đất Việt Nam. Sau đó đi tiếp tới Châu Đốc. Và đây là bức ảnh Hồng Ngự của Việt Nam ngày nay. Một vùng quê thơ mộng ở Đồng bằng sông Mê-kông. Nhưng với chúng tôi nó mang lại tự do. Sự tự do được thoát khỏi sự hành hạ của Khơ-me Đỏ. Năm ngoái, phiên tòa Khơ-me Đỏ, được Liên hiệp quốc giúp Cam-phu-chia thành lập, đã khởi xướng, Và tôi quyết định rằng vì lý do đóng góp cho hồ sơ lưu trữ Tôi sẽ gửi đơn tố cáo lên Tòa về cái chết của cha tôi. Tôi đã nhận được phúc đáp tháng trước rằng đơn của tôi đã được Phiên tòa Khơ-me Đỏ chính thức chấp nhận. Đối với tôi, việc đó như một sự công bằng cho lịch sử, một trách nhiệm giải trình cho tương lai. Bởi Cam-pu-chia đôi khi vẫn còn trong tình trạng vô luật lệ. Cách đây 5 năm, tôi và mẹ đã thăm lại Châu Đốc. Và bà đã được trở lại một nơi mà đối với bà nó từng mang ý nghĩa tự do và cả nỗi sợ hãi. bởi khi đó chúng tôi chỉ mới rời khỏi Cam-pu-chia. Hôm nay tôi rất vui mừng được giới thiệu bà. Bà cũng có mặt ở đây cùng chúng tôi, trong khán phòng. Con cám ơn mẹ (Vỗ tay) Vào khoảng 4-5 năm về trước, tôi đang ngồi trên bàn ở Philadelphia, có thể là với một chiếc túi tương tự thế này. Tôi lôi một phân tử ra khỏi chiếc túi. Và tôi nói, bạn không biết nhiều về phân tử này đâu. Nhưng cơ thể bạn lại biết rõ, rất rõ. Lúc đó tôi còn nghĩ là cơ thể bạn ghét nó. Bởi vì chúng ta được miễn dịch. Đây là epitope alpha-gal. Van tim của lợn có rất nhiều thứ này, đó chính là lý do không dễ gì cấy ghép van tim lợn vào cơ thể người. Thật ra cơ thể của chúng ta không khét chúng. Cơ thể của chúng ta rất thích chúng. Nó sẽ ăn chúng. Ý tôi là các tế bào miễn dịch lúc nào cũng đói bụng. Nếu một kháng thể bị dính vào một trong những thứ này trong tế bào, nó sẽ nghĩ là "thức ăn đây rồi". Nào, tôi đã nghĩ về điều đó và tôi bảo, bạn biết đấy, chúng ta có phản ứng miễn dịch với phân tử kỳ cục này mà chúng ta không hề tạo ra nó, và nó lại xuất hiện nhiều trong các sinh vật và các thứ khác. Như tôi nói, chúng ta không thể chạy trốn khỏi nó. Bởi vì tất cả những ai từng cố cấy ghép van tim đều biết rằng bạn không thể bỏ hệ thống miễn dịch đó được. Vì vậy tôi bảo, tại sao lại không lợi dụng nó? Chuyện gì xảy ra nếu tôi cho dính phân tử này, và đập nó lên một con vi khuẩn có thể gây bệnh cho tôi và vừa xâm chiếm phổi của tôi? Vậy là tôi có thể ngay lập tức khởi động phản ứng miễn dịch vốn có sẵn trong cơ thể. Sẽ không phải mất đến 5-6 ngày để phát triển cơ chế đó. Nó sẽ lập tức tấn công vào bất cứ thứ gì có mặt. Điều này giống như thể, như thể bạn bị dừng xe vì vi phạm giao thông ở L.A, tên cảnh sát vứt một túi cần sa ở sau xe bạn, và truy tố bạn vì tội sở hữu cần sa. Đây là một cách rất nhanh và hiệu quả để đuổi người ta ra khỏi đường phố. (Cười) Vậy bạn có thể lấy một con vi khuẩn vốn không hề tạo ra những thứ này, và nếu bạn có thể kẹp những phân tử này vào nó, bạn đã loại bỏ nó khỏi đường phố. Đối với một số loại vi khuẩn, chúng ta không còn nhiều biện pháp hữu hiệu để làm như thế nữa. Thuốc kháng sinh của chúng ta đang cạn kiệt. Tôi nghĩ là thuốc của cả thế giới cũng đang cạn kiệt. Có lẽ 50 năm nữa, điều này cũng chẳng là vấn đề dù tụ cầu khuẩn và những thứ như thế xuất hiện tràn lan, bởi vì chúng ta cũng chẳng còn ở đó. Nhưng nếu chúng ta -- (Cười) chúng ta cần phải làm gì đó với vi khuẩn. Thế là tôi bắt tay vào với thứ này, với một nhóm cộng tác viên. Cố gắng gắn chặt thứ này vào những thứ mà chính chúng cũng sẽ dính chặt vào một số đối tượng nhất định, những vi khuẩn chúng ta không ưa. Giờ tôi cảm thấy mình như George Bush. Giống như "nhiệm vụ hoàn tất". Có thể tôi đang làm thứ gì đó ngu ngốc, giống như ông ta lúc bấy giờ. Tuy vậy, về cơ bản những gì tôi vừa bàn, chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm. Đó là tiêu diệt vi khuẩn. Nó đang ăn chúng. Thứ này có thể kết dính, giống như tam giác nhỏ màu xanh ở trên kia, biểu tượng hiện giờ của nó. Bạn có thể kết dính thứ này vào một vật gọi là DNA aptamer. DNA aptamer đó đặc biệt chỉ kết dính vào một đối tượng mà bạn đã lựa chọn. Bạn có thể tìm ra một đặc trưng nhỏ của vi khuẩn mà bạn không thích, như tụ cầu khuẩn. Tôi đặc biệt không thích nó, vì nó đã cướp đi một người bạn giáo sư của tôi năm ngoái. Nó không phản ứng với kháng sinh. Vì vậy tôi không thích nó. Tôi tạo ra một aptamer để kết dính thứ này vào nó. Như thế sẽ giúp tìm tụ cầu khuẩn khi nó ở trong cơ thể bạn, và sẽ báo động cho hệ thống miễn dịch của bạn đi tìm diệt nó. Xem chuyện gì đã xảy ra. Các bạn có thấy một đường thẳng ở trên đỉnh với những chấm nhỏ kia không? Đây là một bầy chuột đã bị đầu độc bởi những nhà khoa học, bạn tôi, ở Texas, ở Căn cứ Không quân Brooks, với vi khuẩn bệnh than. Chúng cũng đã được điều trị với một loại thuốc được chế tạo để chĩa mũi tấn công vào vi khuẩn than, và định hướng cho hệ thống miễn dịch của bạn tìm đến nó. Bạn thấy là chúng đều còn sống, những con ở trên cùng. Tỷ lệ sống sót là 100%. Chúng đã sống đến 14 ngày sau đó, hoặc 28 ngày cho đến khi chúng tôi giết chúng, giải phẫu để xem có chuyện gì xảy ra. Tại sao chúng không chết? Chúng không chết vì chúng không còn nhiễm bệnh than nữa. Chúng tôi đã làm được. Ok? (Vỗ tay) Nhiệm vụ hoàn tất! (Vỗ tay) Bởi những gì tôi sắp nói, Tôi nên lấy chứng nhận thân thiện môi trường. Là người Mỹ, khi còn nhỏ, tôi đã tự hứa sẽ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nước mình, không khí, đất, khoáng, rừng, nước, và động vật hoang dã. Tôi đã luôn giữ lời hứa đó. Tôi tốt nghiệp Đại học Stanford, chuyên ngành sinh thái học và tiến hóa. Năm 1968, tôi xuất bản tạp chí Whole Earth Catalog và được gọi là "quý ông thiên nhiên" trong một thời gian. Rồi tôi làm việc cho thống đốc Jerry Brown. Chính quyền Brown và mấy người bạn tôi đại khái là san bằng hiệu quả năng lượng ở California, vì thế đã 30 năm vẫn không có gì thay đổi, dù nền kinh tế đã tăng trưởng 80% trên bình quân đầu người. Và chúng ta sinh ra ít khí thải nhà kính hơn các bang khác. California giống châu Âu trong vấn đề này. Năm nay, Whole Earth Catalog có một phụ trương mà hôm nay tôi sẽ giới thiệu, có tựa là Whole Earth Discipline. Sự chuyển biến nhân khẩu nổi bật ở thời đại chúng ta là hiện tượng đô thị hóa quá nhanh và nó đang tiếp diễn. Vào giữa thế kỷ này, 80% dân số sẽ thành người thành thị, việc đó xảy ra chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Điều đó thật thú vị, vì lịch sử được tạo ra chủ yếu bởi diện tích của các đô thị. Các nước đang phát triển sở hữu tất cả đô thị lớn nhất, và họ phát triển nhanh gấp 3 lần các nước phát triển, và mở rộng đến 9 lần. Nó khác nhau về chất lượng Họ là những kẻ dẫn dắt lịch sử, như chúng ta đã chứng kiến. 1000 năm trước thế giới trông như thế này. Giờ sự phân bổ dân số ở đô thị cũng giống như cách đây 1000 năm. Nói cách khác, sự trỗi dậy của phương Tây, dù kịch tính, đã đến hồi kết. Con số tổng thể gây choáng váng: Qua hàng thập kỷ, mỗi tuần có 1,3 triệu người đến các thành phố. Điều gì đang thực sự xảy ra? Những làng quê trên thế giới ngày càng vắng người. Nền nông nghiệp tự cung tự cấp ngày càng thu hẹp. Người ta đến thành phố tìm kiếm cơ hội. Và đây là lý do. Tôi từng mơ mộng về những làng quê, đó là vì tôi chưa từng sống ở đó. (Khán phòng cười) Vì ở thành thị -- đây là khu nhà ổ chuột nhộn nhạo Kibera, gần Nairobi -- người ta thấy hoạt động. Họ thấy cơ hội. Họ thấy nền kinh tế tiền mặt mà họ không thể tham gia khi còn làm nông nghiệp ở quê. Nếu đi quanh những khu này, bạn sẽ gặp nhiều người có óc thẩm mỹ. Có nhiều người như vậy. Họ tuy nghèo nhưng sành điệu, và rất sáng tạo. Nhìn tổng thể thì những người thành thị trong các khu ổ chuột, tất cả có 1 tỉ người, đang xây dựng nên các đô thị, nghĩa là họ đang xây dựng thế giới -- từng người một, từng gia đình, từng gia tộc, từng khu phố. Họ khởi đầu mong manh, rồi ngày càng trở nên vững mạnh. Họ thậm chí tự xây hạ tầng riêng. Thật ra ban đầu họ đánh cắp chúng. Truyền hình cáp, nước, toàn bộ đều bị đánh cắp. Rồi dần trở nên chỉnh trang hơn. Không phải những người nghèo hủy hoại sự thịnh vượng, những người nghèo lao động chân chính giúp tạo nên sự thịnh vượng. Ở một đô thị như Mumbai, nơi một nửa dân sống trong khu ổ chuột, GDP chiếm 1/6 trên toàn Ấn Độ. Tài nguyên xã hội ở các khu ổ chuột được đô thị hóa và dày đặc. Những người này là một tập thể có giá trị. Đó là cách họ làm việc. Nhiều người nghĩ rằng họ tội nghiệp: "Ồ, thật tệ hại. Phải xây nhà cho họ." Trước là: "Phải cung cấp cho họ mạng điện thoại." Giờ thì họ cho chúng ta xem họ xây mạng điện thoại thế nào. Đói nghèo chỉ còn là vấn đề ở nông thôn. Có những điều họ quan tâm tới. Và đây là những điều ta có thể giúp họ. Và đất nước họ sống có thể giúp họ. Và họ cũng đang giúp nhau giải quyết những vấn đề này. Nếu bạn đến một nơi đông đúc như khu ổ chuột này ở Mumbai, và nhìn sang làn bên phải, bạn có thể hỏi: "Có chuyện gì ở đó vậy?" Câu trả lời là: "Mọi chuyện." Nơi này còn hơn một khu mua sắm. Nó còn đông hơn. Người ta tương tác nhiều hơn. Và phạm vi lại rất lớn. Cái chính là đây không phải những người bị cái nghèo nghiền nát. Họ là những người bận rộn thoát nghèo một cách nhanh chóng. Họ giúp nhau thoát nghèo. Họ thoát nghèo bằng cách tham gia nền kinh tế không chính quy. Nền kinh tế không chính quy giống năng lượng tối trong vật lý thiên thể: không được chấp nhận nhưng tồn tại và to lớn. Ta chưa hiểu cách thức nó hoạt động, nhưng ta phải hiểu. Ngoài ra, mọi người trong nền kinh tế này, nền kinh tế màu xám này -- ngày qua ngày, tội phạm diễn ra quanh họ. Và họ có thể gia nhập với đám tội phạm, hoặc họ có thể gia nhập cùng những người lương thiện. Ta phải khiến cho sự lựa chọn sống lương thiện của họ trở nên dễ dàng hơn, vì nếu không, họ sẽ nhập bọn với đám tội phạm. Có đủ loại hoạt động. Ở Dharavi khu ổ chuột không chỉ cung cấp nhiều dịch vụ cho chính nó, mà còn cho toàn thành phố. Và một trong những hoạt động chính là các trường học tự phát. Phụ huynh góp tiền thuê giáo viên bản địa dạy ở một trường tư nhỏ không chính quy. Giáo dục ở thành thị trở nên khả thi hơn, và điều này đã thay đổi thế giới. Bạn đang xem những điều thú vị và đặc trưng của đô thị. Vậy là cái này va vào cái kia chẳng hạn như ở Sao Paulo này. Đó là cách các đô thị tạo ra giá trị, bằng cách đập các thứ vào nhau. Trong trường hợp này, cung ở kế bên cầu Vậy là mấy người phục vụ, làm vườn, bảo vệ sống trong khu vực sôi động ở bên trái thành phố đi bộ đến chỗ làm trong khu vực giàu có nhưng buồn chán. Sự san sát nhau thật đáng kinh ngạc. Ta đã biết rằng khoảng cách gần có thể rất đông đúc. Mối liên hệ giữa thành phố và quốc gia vẫn đang mang đến lợi ích cho quốc gia, vì các đô thị có các cách thức vận hành thú vị. Đây chính là điều làm nên các đô thị -- (Khán phòng vỗ tay) ở các nước đang phát triển thân thiện với môi trường. Vì người ta bỏ cái nơi nghèo đói, cái nơi là thảm họa môi trường gồm những nông trại tự túc, và tiến về thành phố. Và khi họ đi thì môi trường tự nhiên hồi phục rất nhanh. Những ai ở lại quê có thể chuyển sang canh tác ngũ cốc để bán ở các khu chợ ngày càng mở rộng trong các đô thị. Vậy nếu bạn muốn đóng góp cho nông thôn, hãy cải tạo đường sá, cung cấp mạng điện thoại , và lưới điện tốt Vậy điều đang diễn ra là: hành tinh chúng ta đang đô thị hóa. Hơn một nửa. Số lượng rất đáng kể. Có cả tỉ người sống ở các đô thị ổ chuột. Và cả tỉ người khác có vẻ cũng sắp. Nghĩa là khoảng 1/6 dân số sống như vậy. Và điều đó sẽ quyết định cách chúng ta hoạt động. Đối với chúng ta, những nhà bảo vệ môi trường, có lẽ điều thật thà nhất về các thành phố là họ lan truyền quả bom dân số. Người dân lên thành phố nhiều hơn. Ngay lập tức có một số trẻ em Họ thậm chí không giàu. Chỉ là cơ hội đến với thế giới có nghĩa là họ có con ít hơn và thông minh hơn rồi tỉ lệ sinh giảm mạnh. Bên cạnh là nhiều thứ ảnh hưởng ở đây đây là biểu đồ đường từ Phillip Longman. Biểu diễn cái gì đang diễn ra Như chúng ta đang có nhiều và nhiều người già hơn, như tôi và càng ít và ít hơn các em bé Và họ ở từng khu riêng biệt. Cái bạn đang hiểu là một thế giới làm những điều cổ hủ ở phía bắc Và những người trẻ ở các thành phố đang phát minh, làm ra những thứ mới, ở phía nam. Bạn nghĩ hành động đó sẽ đi về đâu? Đổi chủ đề nào. Đến lúc nói chuyện tới vấn đề khí hậu. Tin tức về khí hậu, tôi xin lỗi khi phải nói nó sẽ ngày một tệ nhanh hơn chúng ta nghĩ Khí hậu là hệ thống phi tuyến sâu sắc, phức tạp nhiều phản hồi tích cực giấu điểm ngưỡng và cực hạn không thể thu hồi. Đó chỉ là một vài ví dụ. Chúng ta sẽ tiếp tục ngạc nhiên . Và hầu hết chúng đều là những cái xấu. Từ điểm đứng của bạn, có nghĩa là số người tị nạn từ các vùng khí hậu khác nhau sẽ tăng lên trong nhiều thập kỉ tới, kèm theo đó chính là chiến tranh tài nguyên và sự hỗn loạn, như chúng ta đang thấy tại Darfur. Hạn hán tạo ra nó, nó làm sức vận chuyển bị giảm xuống và sẽ không có đủ khả năng vận chuyển để trợ giúp con người. Khi đó bạn sẽ gặp rắc rối. Chuyển sang vấn đề năng lượng. Phụ tải điện là những gì để cung cấp cho thành phố hoặc hành tinh Đến nay chỉ có 3 nguồn phụ tải điện than, ga nguyên tử và hidro. Trong đó, chỉ có nguyên tử và hidro là thân thiện môi trường Than là thứ gây vấn đề khí hậu Và mọi người sẽ tiếp tục đốt nó bởi nó rất rẻ, cho đến khi chính phủ khiến nó đắt lên Năng lượng gió và mặt trời không giúp được gì bởi hiện tại chúng ta không có gì để dự trữ năng lượng ấy. Vậy khi hidro đạt cực điểm than và khí hậu mất đi hoặc nguyên tử, nguồn cacbon hoạt động thấp có lẽ sẽ bảo vệ được khí hậu Và nếu cuối cùng chúng ta có thể có được năng lượng mặt trời từ vũ trụ nó cũng có thể giúp được phần nào Bởi hãy nhớ rằng, đây là điều dẫn đến sự thịnh vượng của thế giới tại thị trấn và thành phố Vì thế, giữa than đá và hạt nhân, so sánh những chất thải của các sản phẩm Nếu tất cả điện bạn sử dụng trong cuộc đời là điện hạt nhân, tổng số chất thải sẽ được thêm vào sẽ đầy lon Coca Trong khi việc đốt cháy than đá, một nhà máy than một gigawatt đốt cháy 80 xe lửa than mỗi ngày, mỗi chiếc khoảng 100 tấn Và nó thải 18 nghìn tấn khí C02 vào trong bầu không khí. Vì thế khi bạn so sánh khí thải của những mẫu năng lượng, hạt nhân, ngay cả với năng lượng gió và mặt trời và mặt trời. Ôi, tôi xin lỗi, với năng lượng hidro, gió và măt trời và năng lượng nguyên tử có thể tranh đấu với năng lượng than? Thử hỏi những thợ mỏ tại Úc, Rằng đó là nơi bạn thấy một số nguồn, không phải từ những người bạn môi trường học của tôi mà từ những người bị đe dọa bởi năng lượng nguyên tử Tin tốt lành là thành thật mà nói, trên toàn thế giới đang xây dựng lò phản ứng hạt nhân Cái này rất tốt cho không khí cũng như tốt cho sự phát triển trên thế giới. Tôi muốn chỉ vào một điểm thú vị, đó là các nhà môi trường học rất thích thứ ta gọi là vi công suất Giả định là, tôi không biết, năng lượng mặt trời, gió và những thứ tốt như vậy Nhưng thực tế vi lò phàn ứng chỉ mới xuất hiện và sẽ phục vụ tốt hơn nữa. Người Nga, họ tiên phong việc xây dựng lò phản ứng nổi cho thông điệp của họ, nơi băng tan chảy, phía bắc nước Nga Và họ đang bán chúng chỉ 35 megawatt, cho các nước phát triển Đây là thiết kế của một chiếc từ Toshiba Thật thú vị khi lấy 25 megawatt, 25 triệu watt và bạn so sánh nó với sắt tiêu chuẩn của Westinghouse hoặc Ariva khoảng 1.2, 1.6 triệu watt Những thứ này nhỏ hơn và tiện lợi hơn. Đây là thiết kế bên Mĩ từ phòng thí nghiệm Lawrence Livermore và thiết kế khác vừa xuất hiện của Los Alamos, và nó đang được quảng cáo. Hầu hết chúng đều nhỏ, nhưng rất phát triển Chúng có thể chôn ở dưới lòng đất Và sự đổi mới xảy ra rất nhanh chóng Vì vậy tôi nghĩ lò phản ứng rất quan trọng trong tương lai Mục đích cho sự phát triển, năng lượng nguyên tử đã làm được nhiều hơn để loại bỏ vũ khí hạt nhân và những thứ khác Vì vậy 10% năng lượng điện ở căn phòng này 20% năng lượng điện trong căn phòng này là từ năng lượng nguyên tử Một nửa đó để phá hủy đầu đạn hạt nhân từ Nga sẽ được dùng để triệt hạ đầu đạn hạt nhân Và tôi cũng muốn xem chương trình GNEP đã được phát triển mạnh mẽ thời Bush Và tôi cũng rất vui khi thấy tổng thống Obama hỗ trợ chiến lược ngân hàng hạt nhân khi ông nói tại Prague Một chủ đề khác về cây lương thực biến đổi gen theo cá nhân tôi với tư cách là nhà sinh vật học không có lí gì để tranh cãi Nhà môi trường học bạn tôi, chủ đề này rất vô lí, phản khoa học và có hại. Mặc dù họ đã cố gắng hết sức nhưng cây lương thực biến đổi gen có sự đổi mới nhanh chóng trong nên nông nghiệp lịch sử Chúng tốt cho môi trường vì không được cày ruộng làm cho đất vẫn giữ được và ngày một màu mỡ hơn chúng còn giúp đất giữ ít lượng CO2 thải ra ngoài không khí Chúng giúp làm giảm lượng thuốc trừ sâu tăng năng suất, cho phép khu nông nghiệp của bạn nhỏ lại và dẫn đến nhiều khu vực hoang sơ không bị canh tác Với lại, bản đồ này từ năm 2006 đã cũ bởi nó chỉ ra châu Phi vẫn còn Greenpeace và bạn bè của Trái Đất đến từ châu Âu và họ cuối cùng đi ra khỏi đó. và cuối cùng công nghệ sinh học cũng phát triển nhanh tại châu Phi Đó là một sự hợp lí Hội đồng Nuffield về đạo đức sinh học bàn về vấn đề này 2 lần và cho biết đó là một mệnh lệnh đạo đức để làm cho cây trồng biến đổi gen có sẵn Nhắc tới mệnh lệnh, địa kĩ thuật đang bị cấm đặc biệt trong chính quyền. mặc dù tôi nghĩ có cuộc họp DARPA khoảng 2 tuần trước nhưng bạn sẽ được tham gia không phải trong năm nay nhưng sớm thôi bởi một số thực hiện hóa khắc nghiệt đang xuất hiện Đây là danh sách của chúng. Đơn giản là các tin tức sẽ trở nên đáng sợ sẽ có các sự kiện, như 35,000 người chết vì sóng nhiệt, việc đã xảy ra trước kia Như cơn lốc sắp lên phía Bangladesh như cuộc chiến tranh trên biển ví dụ ở Indu. Và nhiều sự kiện khác xảy ra và chúng ta sẽ nói:"Chúng ta sẽ làm gì với nó?" Nhưng đó chỉ là chút rắc rối với địa kĩ thuật cơ thể sẽ quyết định ra sao? Ai hiểu được các kĩ sư? Họ làm những gì, tại đâu? Bởi mọi người đều là dòng hạ lưu, hướng gió Và nếu chúng ta cứ hoàn toàn cấm nó, chúng ta sẽ mất nền văn minh Nhưng nếu chỉ nói:"Được thôi Trung Quốc, bạn đang lo lắng, đi trước đi. bạn theo cách của bạn, chúng tôi có cách của mình" Đó được xem như là chiến tranh giữa hai quốc gia Đó hẳn sẽ là việc ngoại giao đầy thú vị Tôi phải nói rằng, nó là thực tế hơn mọi người nghĩ Đây là ví dụ mà các nhà khí hậu học thích một trong hàng tá ý tưởng địa kĩ thuật Cái này có trong SO2 từ Mount Pinatubo vào năm 1991 -- làm mát trái đất bằng nửa nhiệt độ. Có rất nhiều băng vào năm 1992, vào năm sau có vụ bội thu của đàn gấu trắng hay được biết đến là đàn Pinatubo. Để đưa SO2 vào tầng bình lưu sẽ phải tốn những tỉ đô mỗi năm Nó không là gì so với những gì chúng ta có thể làm cho năng lượng Hãy chạy tới một người khác, đây là kế hoạch để phát sáng cho đám mây đại dương bằng cách chế tạo nguyên tử nước và làm sáng phản xạ của cả hành tinh Điều này có thể xảy ra nhiều cách trong nhiều nơi bằng cách bắt chước Amazon Ấn Độ cổ đại những người làm đất trồng màu mỡ bằng việc chưng khô, đốt âm ỉ chất thải thực vật và than sinh học thay số lượng lớn cacbon giúp cải thiện đất trồng. Đây là nơi chúng ta đang ở Nhà khí hậu học Paul Crutzen từng thắng giải Nobel gọi thời kì địa chất Anthropocene, thời đại con người thống trị Chúng ta đang mắc kẹt với nghĩa vụ của mình. Trong quyển Whole Earth, lời đầu tiên của tôi là, "Chúng ta như vị thần, và cũng có thể làm tốt việc đó" Những lời đầu tiên của khuôn phép Whole Earth là:" Chúng ta như vị thần, và phải làm tốt việc đó". Cảm ơn. (Khán phòng vỗ tay) Tôi có một studio ở Berlin -- hãy để tôi chú thích ở đây -- mới tuần trước,studio đó nằm ở dưới này, trong lớp tuyết. Trong studio chúng tôi tiến hành rất nhiều thử nghiệm. Tôi coi nó giống một phòng thí nghiệm hơn. Có nhiều dịp tôi được tiếp xúc với các nhà khoa học. Và tôi quản lý một học viện, là một phần của trường Đại học Mỹ Thuật tại Berlin. Hằng năm chúng tôi tổ chức một cuộc họp mặt thường niên có tên Cuộc Sống trong Không Gian. Cuộc Sống trong Không Gian không nhất thiết là phải về phương thức tạo ra các tác phẩm mà là tại sao chúng tôi sáng tạo ra chúng. Các bạn không phiền khi cùng tôi nhìn lên hình chữ thập nhỏ ở giữa đó chứ? Các bạn hãy tiếp tục nhìn đi. Đừng để ý đến tôi nhé. Các bạn sẽ thấy một vòng tròn vàng. Và chúng tôi sẽ tiến hành một thử nghiệm hậu hình ảnh (hình ảnh không gian 3 chiều đơn giản gồm nhiều lớp chồng lên nhau). Khi vòng tròn biến mất bạn sẽ có một màu nữa, màu phụ tố. Khi tôi nói điều gì đó thì mắt và não của bạn sẽ phản hồi lại. Toàn bộ ý tưởng về sự chia sẻ, về xây dựng thực tại bằng cách chồng ghép điều tôi nói và điều bạn nói -- hãy nghĩ đến nó như một bộ phim. Hai năm vừa qua, với số lương nhận được từ Bộ Khoa học ở Berlin, tôi đã hợp tác với các đồng nghiệp sản xuất các bộ phim. Theo tôi, bộ phim không cần thiết phải thật hay. Hiển nhiên bộ phim này không hay chút nào do hình thức kể chuyện. Tuy nhiên, giá trị tiềm ẩn của nó là -- các bạn hãy tiếp tục nhìn vào đây -- giá trị tiềm ẩn là việc di chuyển ranh giới giữa tác giả và người tiếp nhận. Ai là người tiêu dùng và ai phải chịu trách nhiệm cho nội dung mọi người xem? Tôi nghĩ có một chiều xã hội hóa di chuyển ranh giới đó. Ai là người quyết định hiện thực là gì? Đây là bảo tàng nghệt thuật quốc gia Tate Modern ở Luân Đôn. Cuộc triển lãm nói về điều đó. Nó bao gồm một không gian nơi tôi đặt vào đó một đĩa bán nguyệt màu vàng. Tiếp đó, tôi đặt một tấm gương trên trần nhà và một ít sương khói giả. Ý tưởng của tôi là hữu hình hóa không gian đó. Với một không gian lớn như thế thì khó khăn là sự thiếu nhất quán giữa cái mà cơ thể bạn có thể ôm trọn và toàn bộ không gian. Và tôi hy vọng bằng cách thêm vào đó các yếu tố tự nhiên như một chút sương mù thì tôi có thể hữu hình hóa không gian. Và đã xảy ra một chuyện thú vị, khi mọi người bắt đầu thấy mình trong không gian đó. Các bạn hãy nhìn vào đây, vào cô gái này. Dĩ nhiên họ phải nhìn qua một chiếc camera trong bảo tàng. Đúng không nhỉ? Đó là cách làm việc của các bảo tàng ngày nay. Nhưng hãy nhìn vào khuôn mặt cô ấy, khi cô ấy đang kiểm nghiệm, soi mình trong tấm gương. "Ô! Chân mình kìa!" Cô ấy không chắc liệu đó có phải mình không nữa. Và [câu hỏi là]: Chúng ta định hình mối quan hệ giữa cơ thể và không gian ra sao? Chúng ta định hình nó bằng cách nào? Làm sao chúng ta biết khi ở trong một không gian sẽ tạo ra sự khác biệt? Các bạn có để ý khi lúc đầu tôi nói, tôi tập trung vào "tại sao" chứ không phải "làm thế nào"? Câu hỏi tại sao có nghĩa là, " Khi tôi tiến thêm một bước thì các hệ quả tiếp theo là gì?" "Nó có ảnh hưởng gì?" "Việc tôi đang tồn tại trên thế giới này hay không có ảnh hưởng gì không? "Và liệu có ảnh hưởng gì không nếu hành động tôi làm có hoặc thiếu ý thức trách nhiệm?" Có phải nghệ thuật là thế? Tôi xin trả lời là có. Rõ ràng nghệ thuật không chỉ có chức năng tô điểm thế giới và khiến nó trông tốt đẹp hơn. Thậm chí còn tệ hơn thế. Nghê thuật còn phải chịu trách nhiệm, như khi tôi thả màu nhuộm xanh xuống dòng sông ở L.A, Stockholm, Na Uy và Tokyo, và các nơi khác nữa. Màu nhuộm xanh không gây nguy hại cho môi trường, nhưng nước mà nhuộm màu đó trông thật ghê. Mặt khác tôi thấy trông nó cũng khá đẹp đấy chứ. Nó cho thấy sự hỗn loạn ở các khu vực trung tâm thành phố, ở các nơi khác nhau trên thế giới. "Dòng sông xanh," một ý tưởng hoạt động, không phải một phần của cuộc triển lãm, mà mục đích của nó là cho mọi người thấy, trong thành phố này, khi họ đi lại thì không gian đó có các chiều. Một không gian chứa đựng thời gian. Và dòng nước chảy qua thành phố với thời gian. Nước có khả năng chảy qua thành phố và biến thành phố thành vật hữu hình. Có thể thương lượng nghĩa là khi bạn làm hoặc không làm việc gì đó, sẽ có kết quả khác nhau. Sẽ khác nếu bạn nói, "Tôi là một phần của thành phố này. Và nếu tôi bỏ phiếu bầu, sẽ là một chuyện. Nếu ra ứng cử, thì chuyện sẽ khác." Toàn bộ ý tưởng về thành phố không chỉ là một bức tranh, theo tôi là thứ mà nghệ thuật luôn vận dụng được. Ý tưởng nghệ thuật có thể đánh giá mối quan hệ giữa ý nghĩa khi ở trong một bức tranh và khi ở trong một không gian. Điểm khác biệt là gì? Đó là sự khác nhau giữa nghĩ và làm. Đây là các thí nghiệm khác nhau để làm sáng tỏ điều đó. Tôi sẽ không nói chi tiết về chúng. Iceland, góc bên phải thấp hơn, vùng đất tôi yêu mến. Các thí nghiệm này chuyển thành các mô hình kiến trúc. Đó là các thí nghiệm đang được tiến hành. Một cái là tôi làm cho hãng BMW, trong một nỗ lực chế tạo một chiếc xe, làm từ băng đá. Tôi đang cố gắng vận dụng nguyên lý tinh thể xếp chồng ở giữa đỉnh vào một sảnh nhà hát ở Iceland. Gần như một đường chạy, hoặc một lối đi trên mái bảo tàng ở Đan Mạch, làm từ kính màu, xếp tròn. Nên khi chân bạn chuyển động sẽ làm thay đổi màu sắc chân trời. Cách đây 2 mùa hè, tại công viên Hyde Park ở Luân Đôn, với phòng tranh Ống Xoắn: Một sảnh đường thái dương nơi bạn phải di chuyển để có thể thấy cái vòm cong. Mùa hè này ở New York: Một điều đáng chú ý về thác nước là thời gian cần thiết để nước đổ xuống. Nó khá đơn giản và cơ bản. Tôi hay đi leo núi ở Iceland. Và khi đến một thung lũng mới, đến một cảnh quan mới, các bạn sẽ có một tầm nhìn nhất định. Nếu đứng yên, cảnh quan đó sẽ không cho bạn thấy nó lớn cỡ nào. Và các bạn không biết mình đang nhìn cái gì. Nhưng ngay khi bạn bắt đầu di chuyển, ngọn núi cũng di chuyển theo. Các ngọn núi lớn ở đằng xa sẽ chuyển động ít hơn. Các ngọn núi nhỏ ở gần phía trước sẽ chuyển động nhiều hơn. Và khi dừng lại lần nữa, bạn tự hỏi, "Đó có phải thung lũng một giờ không nhỉ? Hoặc đó có phải chuyến leo núi 3 giờ không, hay mình đang nhìn vào cả ngày?" Nếu có một thác nước ở đó, ngang đường chân trời; các bạn nhìn thác nước và nghĩ, "Ồ, nước chảy thật chậm." Và, " Trời ạ, nó thật xa, đúng là một thác nước khổng lồ." Nếu một thác nước chảy xiết thì nó là một thác nước nhỏ hơn và gần với ta hơn vì tốc độ rơi của nước không đổi ở bất kỳ độ cao nào. Và cơ thể của bạn biết điều đó. Điều này đồng nghĩa với việc thác nước là một cách đo không gian. Chắc chắn một thành phố biểu tượng như New York, luôn thích chơi đùa với cảm nhận không gian, có thể nói nó luôn muốn trông càng to càng tốt. Ngoài ra còn một phương pháp thú vị: nước chảy từ thác nước bỗng nhiên cho bạn cảm giác ,"Ồ, Brooklyn hóa ra cách xa Manhattan thế này cơ á, lúc này Hạ lưu sông Đông trông thật rộng lớn." Không chỉ là đặt thiên nhiên vào các thành phố, mà còn cho thành phố một cảm nhận về chiều không gian. Và tại sao chúng ta muốn làm thế? Vì tôi nghĩ nó tạo nên sự khác biệt khi cơ thể bạn cảm nhận được một phần của không gian chứ không phải một cơ thể khi đứng trước một bức tranh. Và "Ha-ha, đó là bức tranh và mình ở đây. Thế nó có ảnh hưởng gì chứ?" Có hay không các hệ quả? Vậy nếu tôi có cảm giác về không gian, cảm nhận được không gian là hữu hình, cảm nhận được thời gian trong không gian, nếu có một chiều mà tôi có thể gọi là thời gian, thì tôi cũng cảm thấy mình có thể thay đổi không gian. Và bỗng nhiên nó tạo nên sự khác biệt trong việc gần gũi hóa không gian. Có thể nói nó tập trung vào cộng đồng, tập thể. Và liên kết với nhau. Làm cách nào để xây dựng không gian chung? Ngày nay từ "công cộng" có nghĩa gì? Theo cách hỏi đó, tôi nghĩ nó gợi lên những điều tuyệt vời về các ý tưởng về nghị viện, dân chủ, không gian công cộng, liên kết cùng nhau, tính cá nhân. Làm thế nào để hình thành một ý tưởng bao hàm cả tính cá nhân và tính tập thể, mà không phân biệt rạch ròi hai phạm trù này thành hai điểm đối lập nhau? Các cơ quan chính trị trên thế giới đã rất ám ảnh khi phân hóa hai phạm trù đó đối lập nhau, thành các chuẩn mực khác nhau. Tôi cho rằng nghệ thuật và văn hóa đã chứng minh việc tạo ra môt không gian nhạy cảm với cả cá nhân và tập thể là hoàn toàn có thể đấy cũng là lý do tại sao nghệ thuật và văn hóa trong thời đại của chúng ta lại thú vị đến thế. Nó liên quan đến luật nhân quả. Và cách thức chúng ta liên kết việc nghĩ và làm. Vậy, cái gì đứng giữa nghĩ và làm? Tôi cho rằng chính là trải nghiệm. Và trải nghiệm không chỉ là việc giải trí vô thưởng vô phạt. Trải nghiệm là trách nhiệm. Một khi đã trải nghiệm là đã tham gia vào thế giới. Tham gia vào thế giới là chia sẻ trách nhiệm. Thế nên, nghệ thuật hiểu theo cách đó, nó giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong thế giới chúng ta đang hướng tới. Đặc biệt là bây giờ. Xin được kết thúc tại đây. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Vào giờ nghỉ, một số người hỏi tôi rằng tôi nghĩ gì về sự lão hoá. Và đây sẽ là suy nghĩ duy nhất của tôi. Tôi hiểu rằng người lạc quan sống lâu hơn. (Cười) Trong 18 phút tôi sẽ nói cho các bạn cách chúng tôi chuyển từ đọc mã di truyền đến những bước đầu tiên của việc tự viết mã. Cho đến thời điểm này chỉ mới 10 năm khi chúng tôi công bố chuỗi đầu tiên của một sinh vật sống thuộc haemophilus influenzae. Điều đó làm cho dự án về bộ gen giảm từ 13 năm xuống còn 4 tháng. Chúng tôi đang làm một dự án gen tương tự với yêu cầu trong hai đến tám giờ. Nên thập kỷ trước, nhiều gen được thêm vào các tác nhân gây bệnh một số loài thực vật, một số loài côn trùng và động vật có vú có gen của con người. Gen ở giai đoạn này hơn 10 năm về trước vào cuối năm nay, chúng tôi có thể có khoảng ba đến năm bộ trình tự gen theo thứ tự vài trăm bộ. Chúng tôi vừa nhận được trợ cấp của quỹ Gordon and Betty Moore cho chuỗi 130 gen trong năm nay, cũng như dự án phụ về các sinh vật. Tỷ lệ đọc mã di truyền đã thay đổi. Nhưng như chúng ta thấy, những gì ngoài kia chúng ta hầu như không khám phá hết của những gì tồn tại trên hành tinh này. Hầu hết không nhận ra, bởi chúng vô hình, nhưng vi khuẩn chiếm khoảng một nửa trên Trái Đất lượng sinh khối của trái đất, trong khi tất cả sinh vật chỉ chiếm khoảng một phần ngàn. Và có lẽ những người ở Oxford không thường làm nhưng nếu bạn làm điều đó với đại dương, nuốt một ngụm nước biển, hãy nhớ rằng cứ mỗi mililit có khoảng 1 triệu vi khuẩn và 10 triệu virus. Ít hơn 5,000 sinh vật được mô tả hai năm trước vì vậy chúng tôi quyết định làm về nó Và chúng tôi bắt đầu với Sorcerer II Expedition nơi chúng tôi ở, cùng với cuộc thám hiểm hải dương lớn cố gắng lấy mẫu đại dương cứ mỗi 200 dặm. Chúng tôi bắt đầu ở Bermuda, rồi di chuyển đến Halifax, xuống bờ biển Đông US, Biển Caribbean, kênh đào Panama, xuyên qua Galapagos tới Thái Bình Dương, và chúng tôi đang trong quá trình tiến đến Ấn Độ Dương. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn; chúng tôi dùng thuyền như một cách để kích thích giới trẻ có hứng thú về khoa học. Những cuộc thí nghiệm đơn giản đáng ngạc nhiên. Chúng tôi chỉ cần lấy nước biển và lọc và thu thập những sinh vật ở những phần lọc khác nhau, sau đó đem DNA về phòng lab tại Rockville, nơi chúng tôi xâu chuỗi hàng triệu chữ cái của bộ gen mỗi 24 giờ. Và khi làm điều này, chúng tôi tìm ra một số phát hiện đáng kinh ngạc Ví dụ, người ta nghĩ rằng sắc tố thị giác trong mắt - chỉ có một hay hai sinh vật trong môi trường giống nhau. Hoá ra, gần như mọi loài ở phần trên của đại dương ở phần ấm áp của thế giới có cùng tế bào cảm q,uang. và dùng ánh sáng mặt trời như là nguồn năng lượng và giao tiếp. Một mặt khác, ở một thùng nước biển, chúng tôi khám phá ra 1.3 triệu gen và khoảng 50,000 loài mới. Chúng tôi mở rộng sang không khí cùng với sự hỗ trợ của Quỹ Sloan. Chúng tôi đo lường số lượng virus và vi khuẩn mà chúng ta hít thở mỗi ngày, đặc biệt là trên máy bay hoặc những khán phòng đóng kín. (Cười) Chúng tôi lọc qua một số máy đơn giản; và thu thập thứ tự của một tỷ vi khuẩn chỉ trong một ngày ở nóc một toà nhà tại thành phố New York. Và chúng tôi đang trong quá trình xâu chuỗi. Dựa vào dữ liệu đã thu thập, khi chúng tôi ở Galapagos, chúng tôi phát hiện rằng cứ mỗi 200 dặm chúng tôi lại thấy một sự khác biệt lớn trong các mẫu ở đại dương. Một số có thể lý giải hợp lý, do gradient nhiệt độ khác nhau. Vì thế đây là ảnh vệ tinh dựa vào nhiệt độ - đỏ là ấm, lam là lạnh. và chúng tôi nhận ra sự khác biệt lớn giữa những mẫu nước ấm và nước lạnh, về thành phần loài phong phú. Một điều khác khiến chúng tôi hơi bất ngờ là các tế bào cảm quang phát hiện các bước sóng ánh sáng khác nhau và chúng tôi dự đoán thông qua chuỗi amino axit của chúng. Và sự khác biệt lớn từ vùng này đến vùng khác. Có lẽ điều này không gây bất ngờ, ở dưới biển sâu, nơi gần như là màu xanh, tế bào cảm quan nhìn thấy ánh sáng xanh. Khi có nhiều chất diệp lục xung quanh, chúng sẽ thấy rất nhiều ánh sáng màu xanh. Nhưng chúng còn hơn thế nữa có thể di chuyển theo hướng tia hồng ngoại và tia cực tím ở rất xa. Chỉ cần cố gắng và đánh giá các danh mục gen của chúng tôi, chúng tôi tập hợp tất cả dữ liệu - bao gồm những dữ liệu không có trong cuộc hành trình đại diện cho hơn một nửa dữ liệu gen trên hành tinh và nó tổng cộng khoảng 29 triệu gen. Và chúng tôi đặt chúng vào các hệ để khám phá. và đã phát hiện những thành viên mới trong hệ hay là một hệ mới? Và hoá ra chúng tôi có khoảng 50,000 hệ gen chính, nhưng cứ mỗi mẫu chúng tôi lấy từ môi trường chúng tôi lại thêm những hệ mới. Vì vậy chúng tôi đang ở giai đoạn đầu của quá trình khám phá gen cơ bản, thành phần và sự sống trên hành tinh. Khi nhìn vào cái gọi là cây tiến hoá, chúng tôi lên ở góc trên bên phải với các loài động vật. Trong số khoảng 29 triệu gen, chúng tôi chỉ có khoảng 24,000 gen. Và nếu bạn lấy toàn bộ động vật với nhau chúng ta có thể có dưới 30,000 và có thể là một tá hoặc hàng ngàn hệ gen khác nhau. Tôi thấy rằng những gen này không chỉ là thành phần tạo nên sự tiến hoá. Và chúng tôi nghĩ rằng khi nhìn vào trung tâm của gen có lẽ nó giống với ý tưởng của Richard Dawkins hơn là trung tâm của gen, cái mà có cấu tạo khác nhau. Tổng hơp DNA, khả năng tổng hợp DNA, đã thay đổi tốc độ xâu chuỗi của DNA trong hơn một hoặc hai thập kỷ qua, và càng ngày càng nhanh và rẻ hơn. Ý nghĩ về tổng hợp gen xuất hiện lần đầu tiên khi chúng tôi xâu chuỗi gen thứ 2 năm 1995 và nó từ mycoplasma genitalium. Chúng tôi có những chiếc áo thun rất đẹp trên đó ghi "I heart my genitalium". Thực chất nó chỉ là một vi sinh vật, nhưng nó có khoảng 500 gen. Haemophilus có 1,800 gen, và chúng tôi tự hỏi nếu 1 số loài cần 800, 1 số khác là 500, thì có bộ gen nào nhỏ hơn để có thể tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh Vì vậy chúng tôi bắt đầu gây đột biến Việc gây đột biến này chỉ là một mảnh nhỏ DNA đươc đưa vào mã gen ngẫu nhiên. Và nếu nó đưa vào giữa, nó sẽ làm các chức năng bị gián đoạn. Do đó chúng tôi tạo ra bản đồ gen để có thể thêm đoạn DNA và chúng tôi gọi nó là "gen không quan trọng". Nhưng hoá ra môi trường rất quan trọng, và bạn chỉ có thể nhận biết được một gen quan trọng hay không, khi chúng ở trong môi trường. Chúng tôi cũng cố gắng tiếp cận trực tiếp hơn với bộ gen của 13 sinh vật liên quan, và chúng tôi so sánh chúng, tìm kiếm điểm chung. Và chúng tôi nhận được những vòng tròn chồng chéo. Chỉ có 173 gen là có trong 13 sinh vật. Hồ chứa mở rộng ra một chút nếu chúng ta phớt lờ một ký sinh trùng nội bào; nó mở rộng hơn nữa khi chúng tôi nhìn vào nhân của khoảng 310 gen. Vì vậy chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể mở rộng hoặc thu nhỏ gen, tuỳ vào góc nhìn của những người ở đây, đến khoảng 300 đến 400 gen từ tối thiểu 500. Cách duy nhất để chứng minh những ý tưởng này là xây dựng nhiễm sắc thể nhân tạo với những gen này và chúng tôi phải làm điều này trong phong cách cassette-based. Chúng tôi nhận ra tỗng hợp chính xác DNA với những mảnh lớn là rất khó. Ham Smith và Clyde Hutchinson, những đồng nghiệp của tôi, đã phát triển một phương pháp mới cho phép chúng tôi tổng hợp cặp virus chỉ trong 2 tuần và cho kết quả chính xác 100 phần trăm, xét về mặt trình tự và sinh học. Đó là một thử nghiệm khá thú vị - khi chúng tôi chỉ cần lấy các mảnh tổng hợp của DNA, đưa chúng vào trong các vi khuẩn một cách đột ngột và DNA bắt đầu quá trình sản xuất các hạt virus sau đó quay lại và giết chết vi khuẩn. Đây không phải là virus tổng hợp đầu tiên virus bại liệt đã được tạo ra một năm trước đó nhưng nó chỉ có một phần ngàn cơ hội hoạt động và mất ba năm để thực hiện. Đây là phim hoạt hình về cấu trúc của phi x 174. Đây là trường hợp phần mềm tự xây dựng phần cứng, và đó là những khái niệm trong sinh học. Mọi người ngay lập tức lo lắng về chiến tranh sinh học, và tôi đã chứng nhận trước uỷ ban Thượng viện, và một ủy ban đặc biệt của chính phủ Hoa Kỳ đã thiết lập để xem lại về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng hãy luôn lưu ý về tính thực tế, trái ngược với trí tưởng tượng của con người. Cơ bản là, bất kì virus nào được sắp xếp ngày hôm nay thì gen đều có thể được tạo ra. Và mọi người ngay lập tức lăn tăn về đậu mùa hay Ebola, nhưng DNA từ sinh vật này không lây nhiễm. Vì vậy kể cả khi ai đó tạo ra gen đậu mùa, thì bản thân DNA không gây ra lây nhiễm. Mối quan tâm thực sự của phòng an ninh là virus được thiết kế riêng. Và chỉ có hai quốc gia, U.S. và liên bang Xô Viết có nỗ lực đáng kể tạo ra tác nhân chiến tranh sinh học. Nếu nghiên cứu đó thực sự ngưng lại, thì sẽ có rất ít hoạt động về các bí quyết tạo ra virus trong tương lai. Tôi nghĩ rằng các sinh vật đơn bào có thể xảy ra trong vòng hai năm. Và các tế bào có thể có nhân điển hình, mà chúng ta có là có thể trong vòng một thập kỷ. Bây giờ chúng tôi đang làm hàng chục cấu trúc khác nhau, bởi vì chúng ta có thể đa dạng hoá cassettes và gen và đưa vào nhiễm sắc thể nhân tạo. Bí quyết là, làm thế nào thể nào để đưa vào? Chúng tôi bắt đầu với những mảnh này, và sau đó chúng ta có một hệ thống tái tổ hợp tương đồng sau đó ráp chúng vào một nhiễm sắc thể. Điều này bắt nguồn từ một sinh vật, radiodurans deinococcus, có thể bị ba triệu rads bức xạ chiếu vào mà không chết. Nó ráp lại gen sau vụ nổ bức xạ trong vòng từ 12 đến 24 giờ, sau khi nhiễm sắc thể của nó bị thổi đi theo đúng nghĩa đen. Sinh vật này phổ biến nhất trên hành tinh, và bây giờ có lẽ vẫn còn tồn tại ở bên ngoài không gian. Đây là một cốc thuỷ sinh sau khoảng nửa triệu rads bức xạ. Nó bắt đầu cháy và vỡ, trong khi các vi khuẩn dưới đáy trở nên vui mừng hơn. Đây là bức ảnh về những gì xảy ra: ở phần trên là gen sau 1.7 triệu rads bức xạ. Nhiễm sắc thể bị thổi ra ngoài theo đúng nghĩa đen. Và đây là DNA tự lắp ráp lại 24 giờ sau. Thật sự là tuyệt vời khi những sinh vật này có thể làm được điều đó, và chúng ta có thể có hàng ngàn, hoặc chục ngàn những loài khác nhau trên hành tinh này có khả năng tương tự. Sau khi các bộ gen được tổng hợp, bước đầu tiên chỉ là cấy chúng vào một tế bào không có bộ gen. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng các tế bào tổng hợp sẽ có tiềm năng to lớn, không chỉ cho sự hiểu biết cơ bản sinh học nhưng hy vọng là còn về các vấn đề về môi trường và xã hội. Ví dụ, từ các sinh vật thứ ba, chúng tôi sắp xếp, Methanococcus jannaschii - sống ở nhiệt độ sôi nước; nguồn năng lượng của nó là hydro và tất cả carbon đến từ CO2 nó lấy từ môi trường. Vì vậy, chúng tôi biết rất nhiều con đường khác nhau, hàng ngàn sinh vật khác nhau bây giờ thải ra khi CO2, và lấy nó trở lại. Vì vậy thay vì dùng carbon từ dầu cho quá trình tổng hơp, chúng tôi có thể sử dụng carbon và đưa nó trở lại không khí, chuyển nó vào polyme sinh học hoặc những sản phẩm khác. Chúng tôi có một sinh vật sống nhờ carbon monoxide, và chúng tôi dùng để giảm năng lượng để tách nước thành hydro và oxy. Ngoài ra, có rất nhiều con đường có thể được thiết kế quá trình cho chuyển hóa mêtan. Và DuPont có một chương trình lớn với Statoil ở Na Uy để nắm bắt và chuyển đổi mêtan từ các mỏ khí có thành các sản phẩm hữu ích. Trong một thời gian ngắn, tôi nghĩ sẽ có một lĩnh vực mới gọi là "tổ hợp gen" bởi vì với những khả năng tổng hợp mới, các danh mục gen dàn trải ra và tái tổ hợp tương đồng, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thiết kế một robot để thực hiện có thể là một triệu nhiễm sắc thể khác nhau một ngày. Và do đó, với tất cả sinh vật học, bạn lựa chọn thông qua sàng lọc, cho dù bạn sàng lọc để sản xuất hydro, hoặc sản xuất hóa chất, hay chỉ để tồn tại. Để hiểu được vai trò của các gen không phải là vấn đề quá khó khăn. Chúng tôi đang cố gắng điều chỉnh quang hợp để sản xuất hydro trực tiếp từ ánh sáng mặt trời Quang hợp được điều chế bằng oxy, và chúng ta có oxygen-insensitive hydrogenase có thể thay đổi quá trình. Chúng tôi cũng kết hợp cellulase, enzym phân huỷ đường phức thành đường đơn và lên men trong cùng một tế bào để sản xuất etanol. Sản xuất được phẩm đang được tiến hành ở những phòng thí nghiệm chính và sử dụng vi khuẩn. Các chất hóa học từ các hợp chất trong môi trường có cấu trúc phức tạp hơn những hợp chất tốt nhất mà chúng tôi có thể sản xuất. Tôi nghĩ rằng những loài được thiết kế trong tương lai có thể là nguồn thức ăn hoặc hy vọng là nguồn năng lượng, xử lý môi trường và có lẽ thay thế ngành công nghiệp hoá dầu. Tôi sẽ kết thúc với các nghiên cứu về đạo đức và chính sách. Chúng tôi trì hoãn bắt đầu thí nghiệm trong năm 1999 cho đến khi chúng tôi hoàn thành bài viết đạo đức sinh học 1.5 năm để xem liệu chúng ta có nên cố gắng tạo ra một loài nhân tạo. Mỗi tôn giáo lớn đều tham gia trong đó. Đó quả thật là một nghiên cứu rất lạ, bởi vì các nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau sử dụng kinh thánh như sách luật, và họ không thể tìm thấy bất cứ điều gì là cấm tạo ra cuộc sống vì vậy nó OK. Điều lo lăng cuối cùng là khía cạnh chiến tranh sinh học, nhưng hãy để chúng tôi bắt đầu thí nghiệm cho lý do mà chúng tôi thực hiện chúng. Ngay bây giờ quỹ Sloan Foundation tài trợ một nghiên cứu đa chế về điều này, để tìm ra lợi ích và tác hại đối với cộng đồng, và quy tắc mà các nhóm khoa học như tôi nên thực hiện, và chúng tôi đang cố gắng để lấy ví dụ tốt và bước tiếp. Có rất nhiều vấn đề phức tạp. Ngoại trừ mối đe doạ của khủng bố sinh học, đó là vấn đề đơn giản xét về mặt, chúng ta liệu có thể sản xuất năng lượng sạch, có lẽ là một cuộc cách mạng mà các nước đang phát triển có thể thực hiện. và những quá trình thì đơn giản. Cảm ơn rất nhiều. Khi tôi còn nhỏ, ông tôi có nói với tôi "Khi con hay dùng một từ nào đó, từ đó sẽ chuyển hóa thành con" Và trưởng thành tại một thành phố biệt lập, Baltimore, Maryland, tôi mang ý nghĩa của câu nói đó để đi vòng quanh nước Mỹ cùng với một máy thu âm cảm ơn Chúa đã ban cho chúng ta công nghệ để phỏng vấn mọi người, và tôi tự nghĩ là nếu tôi bước vào thế giới của họ đó cũng là lý do vì sao mà tôi không mang giày khi tôi trình diễn... nếu tôi bước vào thế giới của họ, tôi có thể cảm nhận được nước Mỹ Walt Whitman cũng truyền cảm hứng cho tôi người cũng từng muốn cảm nhận được nước Mỹ và ngược lại Vậy nên bốn tính cách này bắt đầu từ việc đó việc mà tôi đã theo đuổi từ nhiều năm nay và tính hết thẩy -- tôi không nhớ, hàng ngàn người tôi đã phỏng vấn Có ai lớn tuổi ở đây biết đến Studs Terkel, ông già phát thanh? Tôi nghĩ ông ấy là một người phù hợp để mà hỏi về thời khắc dấu ấn trong lịch sử nước Mỹ ông ta sinh vào năm 1912, năm mà chiếc tàu Titanic bị chìm chiếc tàu đóng vĩ đại nhất. Đâm vào một mảng băng rồi bầm, nó chìm xuống. Nó chìm xuống và tôi chui ra. Trời, đáng cái thế kỷ. (Cười) Nên đây là câu trả lời của ông về thời khắc dấu ấn trong lịch sử nước Mỹ. tôi nghĩ là chẳng có thời khắc dấu ấn nào trong lịch sử Mỹ, Anh không thể nói đó là Hiroshima, đó là một sự kiện lớn-- tôi không thể nghĩ ra được thời khắc mà có thể gọi là dấu ấn. sự "tha hóa dần" -- "tha hóa" là từ được mọi người ở Watergate dùng, tha hóa đạo đức nó theo kiểu từ từ, sự lẫn lộn của mọi thứ. chúng ta cũng có kỹ thuật càng ngày càng ít dần góp mặt của loài người À, để tôi kể cho các bạn nghe một chuyện vui Sân bay Atlanta là một sân bay hiện đại và họ nên để cửa ngay tại đó những con tàu chở ta đến sân ga và đến điểm dừng và những con tàu này chạy rất êm yên ắng và nhanh rồi có một giọng nói trên tàu, là giọng nói của người. Thời trước chúng ta có người máy, người máy bắt chước con người giờ thì chúng ta, loài người bắt chước người máy Nên chúng ta có giọng nói trên tàu: sân ga một: Omaha, Lincoln. Ga hai: Dallas, Fort Worth. Cùng giọng nói. Vừa ngay lúc con tàu chuẩn bị chạy tiếp, một đôi bạn trẻ vội vã bước vào các cửa hơi chuẩn bị đóng rồi cũng giọng nói đó, không nhịp, cất lên "do khách lên tàu trễ, chúng ta bị trễ lại 30 giây" Ngay tức thì, mọi ánh nhìn cay cú dồn vào đôi bạn trẻ làm đôi bạn trẻ sợ sệt thu mình lại Lúc đó tôi cũng đã uống vài ly trước khi lên tàu tôi làm vậy để bớt căng thẳng - nên tôi bắt chước tiếng người thông báo trên tàu, chụm tay trên... "Goerge Orwell, thời khắc của anh đã đến". Bạn thấy đấy, một vài người trong các bạn cười, mọi người cùng cười khi tôi nói như vậy, nhưng trên chuyến tàu đó thì không. Yên lặng. Rồi đột nhiên họ nhìn chằm chằm vào tôi Thành ra tôi cùng với cặp đôi trẻ, cả ba chúng tôi thu mình sợ sệt dưới chân đồi Calvary sắp sửa bị đưa đi đóng đinh trên thập giá. rồi tôi thấy một em bé, trên đùi của mẹ tôi biết ngay đó là người Mỹ La Tinh vì cô ta nói bằng tiếng Tây Ban Nha với bạn của mình Vậy mà tôi nói chuyện với em bé. Tôi nói với em bé phải bụm miệng lại mà nói vì hơi thở tôi chắc phải toàn hơi rượu. tôi nói với em bé "thưa quí cô/quí cậu, quí cô/quí cậu nghĩ như thế nào về loài người?" Em bé nhìn, đôi mắt trong vắt bắt đầu cười vỡ òa với tràng cười lớn tôi nói: "ơn trời, phản ứng rất người, chúng ta vẫn chưa mất điều đó" Nhưng bạn thấy đấy, dấu vết loài người đang dần mất đi Bạn phải đặt dấu hỏi về sự thật Chúng ta đều biết những điều tuyệt vời về Mark Twain Chúng ta tôn thờ Mark Twain, nhưng lại không đọc sách của ông. Chúng ta đọc Huck Finn, hiển nhiên là chúng ta đọc Huck Finn tất nhiên là Huck tuyệt vời nhớ lại cảnh tuyệt nhất trên phao, còn nhớ Huck làm gì không? Huck không biết đọc, biết viết, không được đến trường nhưng có gì đó trong cậu ta. Một sự thật là, luật là, người đàn ông da đen đó là một nhân vật, là một sự hiện hữu Huck trên cùng phao với nhân vật tên Jim, một nô lệ. Cậu ta nghe đâu là Jim chuẩn bị bỏ đi cùng vợ và con của mình và cướp chúng từ người phụ nữ chủ nhân của họ, Huck thốt lên. "trời, chúa tôi, trời..." người phụ nữ đó chưa bao giờ hại bất kỳ ai trời, ông ta chuẩn bị cướp, anh ta chuẩn bị cướp, ông ta chuẩn bị làm một điều sai trái" Rồi sau đó, hai nô lệ bị bắt, những kẻ truy bắt nô lệ, truy tìm Jim. "Còn ai nữa trên phao với mày?" Huck trả lời, "Có" "Trắng hay đen?" "Trắng". Rồi họ bỏ đi. Huck dằn vặt, "Ôi trời, tôi nói láo, tôi nói láo, trời" tôi đã làm một việc sai trái - nhưng sao tôi lại thấy vui?" Đó là điều tốt từ Huck, về chuyện mà Huck đã dựng lên rồi tất cả đều được chôn vùi, đều bị chôn vùi. Nên dấu vết loài người, dần biến mất đi. Nên nếu bạn hỏi về thời khắc dấu ấn với tôi, lịch sử Mỹ không có thời khắc dấu ấn nào đó chỉ là một lớp bồi thêm cho những gì chúng ta có hôm nay nơi mà những chuyện vớ vẩn biến thành tin tức rồi, càng lúc càng nhiều, càng lúc càng ít hiểu biết về nỗi đau hoặc nhiều người khác. Tôi cũng không biết là bạn có thể sử dụng nó được hay không tôi chỉ trích lại lời của Wright Morris, nhà văn từ Nebraska, chúng ta càng lúc càng nhiều thông tin càng ngày càng ít trao đổi Thôi, mấy đứa. Tôi phải đi liền đây, gặp bác sỹ tim. Và đó là Studs Terkel (Vỗ tay) Tiếp theo tôi xin nói về việc liều mạng. Tôi sẽ đóng vai người mà không ai thích. Như các bạn biết đấy, hầu hết các diễn viên đề muốn được vào vai nhân vật được yêu thích, không phải lúc nào cũng vậy, nhưng chỉ là ý nghĩ, đặc biệt là tại sự kiện như thế này tôi thích truyền cảm hứng cho mọi người. nhưng cái đó mọi người gọi là liều mạng tôi sẽ vào vai người mà tôi chưa bao giờ thử trước đó, vì cô ta không được yêu thích người này thực ra đứng sau khán đài và bảo tôi là giúp cô ra khỏi chương trình mà cô phải tham gia Và tôi thì đang vào vai cô ấy vì tôi nghĩ chúng ta nghĩ về rủi ro tại một buổi như thế này nhưng tất nhiên là sẽ có những nghĩa khác của từ "rủi ro" cũng như từ "tự nhiên". vậy tự nhiên là gì? Maxine Greene, nhà triết học tuyệt vời. người cùng thời với Studs, và là người đứng đầu của một tổ chức triết học lớn tôi đến gặp bà và hỏi bà về hai chuyện chuyện mà bà ta không biết, và bà ta vẫn muốn biết và bà ta nói: "Bản thân tôi, tôi vẫn cúi chào khi tôi gặp hiệu trưởng trường đại học và tôi vẫn muốn pha cafe cho đồng nghiệp nam của tôi, thậm chí khi tôi lớn hơn họ." và rồi bà ấy nói tiếp "mà thật ra tôi không biết nhiều lắm về những viễn cảnh tiêu cực Và hiển nhiên là vụ 11-09 cho chúng ta thấy rằng đó là khu vực mà chúng ta không điều tra nên hình ảnh đó là một viễn cảnh tiêu cực viễn cảnh đó làm người ta thắc mắc về tự nhiên, đất lành là gì, và rủi ro có thể sẽ tới mức nào Và tôi thu thập câu chuyện này từ Viện Phục Hồi Nhân Phẩm Phụ Nữ Maryland. Cái mà tôi làm là theo từng từ một từ cuốn băng. Và tôi đặt tên cho mọi thứ vì tôi cho rằng người ta nói theo giọng thơ tự do, và cái này được gọi là "Chiếc gương trong miệng cô bé." Và đây là bệnh nhân tên Paulette Jenkins. "Tôi bắt đầu học cách che đậy vì tôi không muốn ai biết được những chuyện xảy ra trong gia đình tôi tôi muốn mọi người nghĩ chúng tôi có một gia đình như những gia đình khác có nghĩa là chúng tôi đều có những thứ chuyện vật chất khác nhưng điều đó cũng không làm giảm bớt đi nỗi buồn tủi của con tôi cũng không làm vơi dịu nỗi sợ hãi tôi hết cớ để giải thích về những đôi mắt đen của chúng tôi những cặp môi dày cộm bầm bầm. Tôi không còn lời giải thích nào nữa. hắn ta còn đánh tôi nữa. Nhưng cũng có thay đổi sự thật rằng đó là cơn ác mộng cho gia đình tôi, là cơn ác mộng. và tôi hoàn toàn thất bại vì tôi cứ để chuyện kéo dài Nhưng cái đêm mà Myesha bị giết.. cơn giận cứ lớn dần lớn dần cho đến một đêm chúng tôi trở về nhà sau khi dùng thuốc hắn ta nổi giận với Myesha, hắn đánh con bé, hắn đẩy con ấy vào bồn tắm. Hắn dùng đai nịt Hắn có đai nịt lấy từ cái thứ đồ chơi đồi trụy của hắn cái mà Myesha dùng để quan hệ với em trai của mình và họ sờ soạn lẫn nhau - chắc có thể đó là lý do cho hắn tôi chỉ muốn nói về cái đêm mà con bé chết và hắn ta bỏ con bé vào bồn tắm và tôi đang ở trên giường với đứa con nhỏ. và bốn tháng trước khi chuyện này xảy ra, bốn tháng trước khi Myesha chết Tôi nghĩ mình có thể thay đổi con người này. Nên tôi quyết định có con với hắn - điên khùng - nghĩ rằng nếu tôi sinh cho hắn một đứa con, hắn sẽ để con của tôi yên Nhưng chẳng làm được gì, chẳng giải quyết được gì Và kết cục là tôi với ba đứa con, Houston, Myesha và Dominic đứa có bốn tháng tuổi khi tôi đi tù Tôi nằm trên giường. Như tôi kể trước đó, hắn đẩy con bé vào phòng tắm và mỗi khi hắn đánh con bé, nó ngã Đầu con bé đập vào thành bồn. Liên tục. tôi nghe thấy nhưng không dám động đậy. thậm chí còn không đứng dậy xem là chuyện gì đang xảy ra. tôi chỉ ngồi đó và lẳng lặng nghe ngóng. rồi sau đó hắn đem bỏ con bé ngoài hành lang. hắn bảo con bé, ở ngay tại đó. Vậy nên con bé ở đó khoảng bốn hay năm tiếng gì đó. Rồi hắn bảo con bé, đứng dậy Con bé đứng dậy, con bé nói nó không thể nhìn thấy gì cả mặt của con bé bầm tím. Một con mắt đen thui đầu của con bé thì sưng vù sưng gấp đôi so với bình thường tôi bảo hắn ta, để con bé đi ngủ. Hắn để con bé đi ngủ sáng hôm sau con bé chết. Hắn đi vào phòng kiểm tra con bé để nó đến trường, rồi hắn hoảng. Hắn nói con bé không thở. Tôi biết ngay là con bé đã chết Tôi còn không muốn chấp nhận sự thật là con bé chết, nên tôi đi vào tôi đặt gương vào miệng con bé không có gì cả, chẳng có hơi hám gì trong miệng con bé. Hắn cứ bảo chúng ta không thể, không thể để ai biết được chuyện này Hắn bảo tôi phải giúp hắn. Tôi đồng ý. Và tôi giữ mãi bí mật này năm này qua năm nọ nên tôi phải tìm cách đối phó, kiếm cách để giữ bí mật Sau đó chúng tôi đến đồn và báo với cảnh sát là con bé mất tích con bé đi đâu mất Chúng tôi nói với người trực ca là con bé mất tích dù con bé không mất tích thật. Chúng tôi bịa ra để khai với người trực ca rồi sau đó chúng tôi về nhà, mặc lại bộ đồ cho con bé bộ đồ mà chúng tôi bịa ra khi miêu tả cho người trực ca Và rồi chúng tôi cùng đứa con nhỏ và đứa con riêng của tôi bỏ đi, hình như là đến đường cao tốc I-95. tôi sửng sờ như người không hồn, những gì tôi có thể nhìn thấy được là nhìn từ gương chiếu hậu rồi hắn đặt con bé bên lề đường. Đứa con của tôi, tôi để nó bị đối xử như vậy Đó là một câu chuyện về hình ảnh tiêu cực (Vỗ tay) Khi tôi bắt tay vào dự án này được gọi là Đoạn đường: Kiếm tìm một tính cách người Mỹ với một máy thu âm, tôi từng nghĩ là tôi sẽ đi vòng quanh nước Mỹ và sẽ nhìn thấy được tính cách đó từ rất nhiều khía cạnh: người cỡi bò tót, mấy chàng cao bồi, những người nuôi heo những vũ công của đoàn diễu hành - nhưng tôi như bị kẹt trong mối tương quan của dân tộc vì chương trình lớn đầu tiên mà tôi làm là một chương trình về cuộc hỗn loạn dân tộc nên tôi quyết định làm cả hai - hai cuộc hỗn loạn dân tộc một trong hai cuộc đó xảy ra tại Los Angeles. Và cuộc thứ hai là từ đó mà ra. Vì đây là cái mà tôi muốn nói Tôi học nhiều về tương quan dân tộc, từ vật này. Nó giống như một bài giao hưởng, tôi phải nói vậy, và trong rất nhiều đoạn băng mà tôi có. Ai cũng biết về cuộc nỗi loạn Los Angeles diễn ra do bốn cảnh sát đánh một người đàn ông da đen tên Rodney King. và bị quay hình - kỹ thuật hiện đại - và được trình chiếu cho cả thế giới mọi người ai cũng nghĩ là bốn cảnh sát này sẽ bị đi tù nhưng họ không bị bỏ tù, nên mới có cuộc nổi loạn Và có một điều mà rất nhiều người quên bẵng đi đó là phiên tòa thứ hai yêu cầu bởi George Bush cha. và kết cục là hai cảnh sát đi tù và hai người còn lại được tuyên án vô tội. Tôi có mặt tại phiên tòa đó Ý tôi là, mọi người nhảy múa ngoài đường phố vì họ sợ sẽ có một cuộc nổi loạn khác Nỗi vui mừng về bản tuyên án. Nhưng có một cộng đồng không phản ứng giống như vậy - người Mỹ gốc Hàn những người mà có cửa hàng bị đốt cháy rụi. Nên người phụ nữ này, Cô Young-Soon Han, có lẽ cô là người làm tôi hiểu nhiều nhất về chủng tộc Cô ấy cũng hỏi cùng vấn đề mà Studs đang bàn: về ý niệm của sự thật, đặt vấn đề về sự thật Nên câu hỏi mà cô ấy đặt ra ở đây, cô ấy nhân cơ hội này và đặt câu hỏi công bằng là gì trong xã hội và cái này được gọi là "Ngậm đắng nuốt cay" Tôi từng tin rằng Mỹ là nơi tốt nhất. trong các bộ phim Hollywood xa hoa mà tôi xem khi còn ở Hàn Quốc Tôi không thấy người người nghèo và người da đen. Đến năm 1992, tôi vẫn tin là Mỹ là nơi tốt nhất - mà hiện giờ tôi vẫn còn tin Tôi không phủ nhận điều đó vì tôi là nạn nhân Nhưng đến cuối năm 92, khi chúng ta trong tình trạng hỗn loạn và gặp những vấn đề khó khăn về tài chính, và cả về những vấn đề tâm lý tôi bắt đầu nhận ra rằng người Hàn Quốc hoàn toàn bị bỏ rơi khỏi cộng đồng này và chúng tôi chẳng là ai cả Tại sao? sao chúng tôi lại bị bỏ rơi như vậy? Chúng tôi không đủ điều kiện để được hưởng chính sách y tế, không phiếu thực phẩm, không trợ cấp tài chính (General relief) không phúc lợi, không gì cả. Nhiều người Mỹ gốc Phi không bao giờ làm việc nhưng nhận được số tiền tối thiểu để sống Chúng tôi không nhận được gì vì chúng tôi có xe có nhà. Và chúng tôi trả thuế cao. Tôi phải tìm công lý ở đâu chứ? OK. OK. OK. OK. Nhiều người Mỹ gốc Phi có thể nghĩ là họ thắng tại phiên tòa. Tôi ngồi đây xem họ vào buổi sáng sau buổi tuyên án và nguyên cả ngày họ có tiệc, họ ăn mừng, cả Nam trung bộ, các nhà thờ. Và họ bảo rằng cuối cùng thì công lý cũng được thực thi trong xã hội này. Vậy, còn quyền lợi của các nạn nhân thì sao? Họ có quyền đập phá những người thương gia Hàn vô tội. Họ rất tôn trọng, như tôi vậy, cho Giáo Sư Martin King. Ông ấy là mẫu người duy nhất của cộng đồng người da đen; Tôi không nói về Jesse Jackson. Ông ấy là mẫu người không vũ lực, và ai cũng mong theo gương ông. Nhưng năm 1992 thì sao? Họ hãm hại những người vô tôi. Và tôi tự hỏi liệu đó có thật là chân lý cho họ, để họ thể hiện cái quyền của mình bằng cách đó. Tôi phải ngậm bồ hòn, ngồi đó một mình và nhìn họ. Họ trở nên dị hợm, nhưng tôi lại vui cho họ. Tôi lấy làm mừng cho họ. Ít ra họ cũng nhận được gì đó, đúng không. Thôi hãy quên những nạn nhân Hàn và những nạn nhân mà bị họ phá phách. Họ đấu tranh cho quyền lợi của họ hơn hai thập kỷ, và có lẽ là phải hi sinh những cộng đồng khác, Mỹ La Tinh, Châu Á, chúng ta phải chịu nhiều hơn. Đó là lý do vì sao mà tôi hiểu, mà tôi có cảm xúc lẫn lộn về bản tuyên án. nhưng tôi mong rằng, tôi có thể là một phần của niềm vui đó. Tôi ước mong được sống cùng với người da đen. Nhưng sau vụ hỗn loạn, mọi chuyện khác nhiều quá. Lửa vẫn còn đó. Nói gì được bây giờ? Bùng cháy, bùng cháy. Nó vẫn còn đó; nó có thể lan rộng bất cứ lúc nào. Cô Young-Soon Han. (Vỗ tay) Lý do khác mà tôi không mang giày là trong trường hợp mà tôi cảm thấy là tôi phải thật sự hóa thân và đặt mình vào nhân vật đó thể hiện những cảm xúc của nhân vật. Và tôi nói cho các anh chị nghe rồi đó - tôi chưa cho biết cái năm nhưng năm 79 tôi nghĩ là mình đi vòng quanh và tìm gặp những người cỡi bò tót, nuôi heo và những người như vậy và rồi tôi bị cuốn vào mối tương quan chủng tộc. Nhưng sau đó, tôi có gặp một người cỡi bò, sau hai năm. Và tôi tham gia vào mấy cuộc đua với anh ấy, và chúng tôi bắt đầu mối quan hệ với nhau. Anh ấy là người đứng đầu của một trang bình luận mà tôi có tham gia về Hội Nghị Nhóm Cộng Hòa. Anh ta thuộc nhóm Cộng Hòa - tôi sẽ không nói gì về chính trị, nhưng đây là Brent Williams yêu mến của tôi, việc này khá khó khăn trong trường hợp ai đó cần biết trở thành 1 tên bặm trợn là như thế nào cho công việc mình đang làm. Tôi nghĩ có thể học được một bài học thật sự trong chuyện này. Chuyện này gọi là "Bặm trợn". Thật ra, tôi rất lạc quan. Tôi là một người lạc quan. Ý tôi là, giống như vợ tôi, Jolene, gia đình cô ấy luôn nói, con có thấy là anh ta là một kẻ thất bại bẩm sinh, dường như anh ta mang quá nhiều xui xẻo. Nhưng ngay khi con bò đạp vào thận của tôi. Tôi không bị mất quả thận đó - Đáng lý là tôi phải mất nó rồi, nhưng tôi giữ được, nên tôi không nghĩ tôi là kẻ thất bại bẩm sinh. Tôi cho đó là may mắn. (cười) Và những chuyện vui như vậy hay xảy ra. Khi tôi ở trong phòng bác sỹ để siêu âm toàn thân, có một cuốn Reader's Digest, tháng 10/2002. Có mục, bảy cách để được may mắn. Và nó có ghi nếu bạn muốn được may mắn, bạn phải ở bên cạnh những người có ý nghĩ tích cực. thậm chí khi tôi nói với vợ tôi là em muốn đến đây và nói chuyện với tôi, cô ấy chỉ nói, cô ấy tỏ ra dễ thương với anh thôi. Cô ấy không làm thế đâu. Rồi khi em gọi tôi và em nói là em muốn đến đây và phỏng vấn tôi và cô ấy đi và tìm hiểu về em trên mạng Internet Cô ấy nói, xem cô ta là ai này. Anh còn không trả lời được những câu hỏi của cô ta nữa là. (cười) Và cô ấy nói là em sẽ biến tôi thành thằng ngốc vì anh không học đại học, và anh không thể nào nói chuyện một cách học thuật hay gì cả. Tôi nói, người phụ nữ đó nói chuyện với tôi suốt bốn giờ. nếu mà tôi không nói chuyện, nhưng cô ấy muốn tôi nói, tôi không nghĩ là cô ấy đến đây. Tự tin? Tôi nghĩ là tôi nỗ lực một cách ngoan cố nhiều hơn là tự tin. Ý tôi là tự tin giống như mình ngồi trên con bò tót đó trước khi mình có thể cởi nó. Tự tin là một kiểu dạng kiêu ngạo, nhưng theo hướng tốt. Trong khi ngoan cố, giống như kiểu, "kệ cha, kệ bà, tới đâu thì tới." (Cười) Là Tuff Hedeman, trong bộ phim 8 giây. Khi tôi còn nhỏ, Pat O'Mealey luôn nói rằng Con biết không, con cố gắng nhiều hơn những đứa trẻ khác mà chú từng biết Và chịu thử thách và ngoan cố đều giống nhau. Ngoan cố giống như chúng ta phụ thuộc vào con bò tót đó, thậm chí ngay cả khi chúng ta cỡi lộn ngược. Ngoan cố giống như chúng ta cố gắng cỡi cho đến khi đầu chúng ta chạm đất. Tự do ư? Phải là một cuộc đua. Đẹp ư? Tôi không nghĩ là tôi biết về cái đẹp. Tôi cũng nghĩ là phải là một cuộc đua. Nhìn chúng tôi nè, một gia đình khó khăn, chơi vòng vòng, bắt tay nhau và tranh vật nhau. Giống như trả dần tiền phí sinh hoạt và tiền gas bằng thẻ tín dụng. Chúng ta cùng nhau cỡi, ăn cùng nhau và ngủ cùng nhau. Tôi không hình dung được chuyện gì xảy ra nữa ngày cuối cùng mà tôi tham gia trận đua. Tôi ổn. Tôi có doanh trại lớn và có mọi thứ, nhưng tôi không thực sự muốn nghĩ rằng ngày đó đến. Tôi đoán sẽ chỉ giống như sẽ giống như ngày anh trai tôi mất. Bặm trợn? Lúc chúng tôi ở Tây Jordan, Utah, và con bò tót này húc mặt tôi vào ngay tấm bảng bắn... mặt tôi nát tan và phải đi bệnh viện. Tôi bị khâu mấy mũi và cái mũi tôi phải chỉnh thẳng lại. Mà tôi phải đi và tham gia đấu bò ngay tối hôm đó. nên tôi không để họ tiêm thuốc tê cho tôi, hay đại loại là thể. Họ khâu mặt tôi lại. Rồi họ làm thẳng mũi của tôi, và họ dùng mấy cây như thế này và thọc vào ngay mũi tôi và đâm thẳng lên não và tôi cảm giác như là lên tới đỉnh đầu mọi người nghĩ là cái đó có thể giết tôi, nhưng không, vì tôi biết là tôi chịu đau rất giỏi. (Cười) Nhưng được cái là, khi họ thọc những cây kim đó, và làm thẳng mũi tôi, tôi có thể thở mà trước đó thì tôi không thở được từ khi tôi làm gãy mũi tại cuộc đua lúc còn học phổ thông. Cảm ơn. (Vỗ tay). Tôi là một bác sĩ nhi khoa ung thư và đang nghiên cứu tế bào gốc ở Đại Học Stanford, chuyên ngành của tôi là ghép tủy xương. Bây giờ, lấy cảm hứng từ chị Jill Bolte Taylor năm ngoái, tôi không mang tới cho các bạn một bộ não người, nhưng tôi mang một lít tủy xương ở đây. Tủy xương là cái mà ta dùng để cứu sống hàng chục bệnh nhân, họ hầu hết đều mang trọng bệnh ở giai đoạn cuối như máu trắng hay ung thư tế bào lym-phô và các bệnh khác. Một vài năm trước, tôi đang trợ giúp ghép tủy ở đại học Stanford. Tôi ở trong phòng mổ. Anh bạn Bob của chúng ta, là người hiến tủy tình nguyện. Chúng tôi sẽ gửi tủy của anh đi tới đầu kia của đất nước để cứu sống một em nhỏ bị bệnh máu trắng. Vậy thế chúng tôi đã lấy tủy như thế nào? Vâng, chúng tôi có nguyên một binh đoàn bác sĩ phòng mổ, y tá gây mê, và một anh bác sĩ đứng đối diện với tôi. Bob đang nằm trên bàn mổ, và chúng tôi lấy cái kim 'nhỏ' này, các bạn biết đó, không quá to. Và để lấy tủy cơ bản là chúng tôi đặt cái kim này vào phần mô mềm và đại khái là đẩy nó vào phần xương cứng, vào trong tuchus (xương chậu) -- thuật ngữ y khoa gọi như thế -- và rút chừng 10 ml tủy xương ra ngoài, mỗi lần dùng một cái xilanh. Rồi đưa cho cô y tá. Cô ấy trút tủy ra một cái hộp. Rồi đưa lại tôi cái kim tiêm. Và chúng tôi cứ lặp đi lặp lại qui trình đó. Thường là khoảng 200 lần. Và khi xong rồi thì cánh tay tôi vô cùng đau nhức, bàn tay tôi lên vết chai sần. Chứ chưa nói gì tới Bob, hạ bộ của anh bạn trông giống như thế này, như pho mát Thụy Sỹ vậy. Thế nên tôi nghĩ là, bạn biết đấy, qui trình này đã 40 năm không thay đổi rồi. Chắc là phải có cách làm tốt hơn chứ. Thế nên tôi nghĩ ra một phương pháp giảm thiểu tối đa xâm hại đến người hiến tủy. Và một dụng cụ chúng tôi gọi là Marrow Miner. Nó đây. Và đây là thiết bị Marrow Miner, bạn có thế thấy nguyên tắc hoạt động của nó ở đây. Và đây, 'bệnh nhân' trong suốt kiểu mẫu của chúng ta. Thay vì việc phải đâm xuyên vào xương hàng tá lần, chúng tôi chỉ phải đâm một lần, vào phía trước hay phía sau của hông. Chúng tôi có một cái ống mềm dẻo, chạy bằng điện ở đầu nó có một cái móc đặc biệt bằng dây, cái móc sẽ ở trong phần xốp của mô xương và đi theo đường viền của xương hông. Thiết bị này cho phép bạn hút rất nhanh tủy xương, thật nhanh chóng, chỉ qua một lỗ thôi. Ta có thể đâm qua cũng lỗ đó nhiều lần. Chẳng cần tới rô-bốt. Và thế là, thật nhanh chóng, anh bạn Bob chỉ cần tiêm một mũi gây tê cục bộ, và không cần ở lại bệnh viện qua đêm. Và tôi thử một vài nguyên mẫu, tôi nhận được một chút trợ cấp từ Stanford. Và táy máy với mấy mô hình này một chút. Đội của chúng tôi phát triển kĩ thuật này. Và cuối cùng chúng tôi được thử trên động vật lớn, heo. Và chúng tôi cũng ngạc nhiên khi chúng tôi không chỉ lấy được tủy xương mà cả tế bào gốc với chỉ số hoạt động mạnh hơn 10 lần khi dùng Marrow Miner, so với khi dùng dụng cụ thông thường. Thiết bị này mới được FDA (Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ) thông qua vào năm ngoái. Đây là một bệnh nhân sống. Bạn có thể thấy cái ống đi men theo các đường cong. Sẽ có 2 lối ra vào, trên cùng bệnh nhân, từ cùng một lỗ. Tất cả được làm khi gây tê cục bộ, người hiến không phải ở qua đêm. Và, một lần nữa, ta lại có từ lượng tế bào gốc nhiều hơn 3 tới 6 lần so với phương pháp thông thường áp dụng trên cùng người cho. Vậy việc này liên quan tới các bạn như thế nào? Tủy xương là nguồn tế bào gốc từ người trưởng thành dồi dào. Các bạn đều biết về tế bào gốc từ phôi đó. Chúng có tiềm năng rất lớn, nhưng chưa được đưa vào thử nghiệm y khoa. Tế bào gốc trưởng thành có khắp trong cơ thể chúng ta, kể cả các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương. Các tế bào gốc tủy xương này đã được sử dụng trong liệu pháp tế bào gốc được ngoài 40 năm rồi. Thập kỉ vừa qua chứng kiến cơn bùng nổ của việc sử dụng tế bào gốc tủy xương để chữa trị các bệnh khác như là các bệnh tim mạch, chỉnh hình, cấy ghép mô, kể cả trong thần kinh học để chữa bệnh Parkinson và tiểu đường. Chúng tôi vừa sản xuất ra và sẽ mang ra thị trường, trong năm nay, thế hệ 2.0 của Marrow Miner. Chúng tôi hi vọng là nó sẽ giúp lấy được nhiều tế bào gốc hơn. Tức là sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Có thể việc này sẽ động viên nhiều người hảo tâm đăng kí để hiến tủy cứu người. Có thể nó sẽ giúp chính các bạn dự trữ tế bào gốc của chính mình khi còn trẻ khỏe để dùng trong tương lai phòng khi cần tới. Và cuối cùng, đây là một bức ảnh của những người được ghép tủy thành công, hàng năm họ vẫn họp mặt tại Stanford. Hi vọng công nghệ này sẽ giúp chúng ta có nhiều những người sống sót thế này hơn nữa trong tương lai. Xin cám ơn các ban. (Tiếng vỗ tay) Tôi là một nhà thần kinh học, giáo sư tại trường Đại học California. Trong 35 năm qua, tôi đã nghiên cứu hành vi dựa trên mọi thứ từ bộ gen cho đến các dẫn truyền thần kinh như dopamine hay các thứ tương tự, với phương pháp phân tích mạch. Đó là công việc bình thường của tôi. Tuy nhiên, vì một số lý do, gần đây tôi lại có hứng thú với một việc khác. Điều này xuất phát từ việc các đồng nghiệp nhờ tôi phân tích một số bộ não của những kẻ giết người có vấn đề về thần kinh. Thế nên đây sẽ là một bài nói chuyện tiêu biểu của tôi. Câu hỏi là "Làm thế nào mà anh trở thành kẻ giết người tâm thần?" Khi nói tới những kẻ giết người thần kinh tôi đang nói những người này, những loại người này. Một số bộ não tôi nghiên cứu là của những người các bạn đã biết. Khi tôi nhận những bộ não đó tôi không biết phải tìm kiếm điều gì. Đó là những thí nghiệm mò mẫm. Họ cũng đưa cho tôi cả não của người bình thường và nhiều thứ khác nữa. Tôi đã xem xét khoảng 70 bộ não và đi đến một vài dữ liệu. Chúng tôi xem xét chúng trên lý thuyết, dựa vào kiến thức di truyền học, các tổn thương về não, tương tác với môi trường, và nguyên lý hoạt động của não bộ. Chúng tôi quan tâm đến nơi nào là quan trọng nhất trong bộ não. Chúng tôi nghiên cứu những điều này. Tương tác của các gen, còn gọi là ảnh hưởng biểu sinh, tổn thương về não bộ, và môi trường, và cách thức mà những yếu tố này liên quan đến nhau. Và làm thế nào để một người mắc bệnh tâm thần, rồi trở thành kẻ giết người phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm bị tổn thương. Một quá trình rất chính xác về thời gian. Có nhiều loại bệnh tâm thần khác nhau. Chúng ta sẽ theo dõi cái này. Đây là điểm chung của họ. Những người này, tất cả những kẻ sát nhân và giết người hàng loạt, đều có phần vỏ não ở ổ mắt bị tổn thương. Phần ngay trên mắt, ổ mắt, và cả phần trong của thùy thái dương. Đây là điểm chung của họ, song mỗi người lại có đôi chút khác nhau. Họ còn có những tổn thương khác về não. Một điều quan trọng là tác động của các gen bạo lực, như là gen MAO-A. Có một biến thể của gen này trong những người bình thường. Một vài người trong số các bạn có nó. Gen này liên quan đến giới tính. Nó nằm trên nhiễm sắc thể X. Và vì thế bạn chỉ có thể nhận nó từ mẹ mình. Điều này có thể giải thích tại sao hầu hết các sát nhân tâm thần là đàn ông, hoặc rất hung bạo. Con gái có thể lấy một nhiễm sắc thể X từ bố, một nhiễm sắc thể X từ mẹ, chúng gần như trung hòa lẫn nhau Nhưng con trai chỉ có thể lấy nhiễm sắc thể X từ mẹ. Đó là cách nó được truyền từ mẹ sang con trai. Nó liên quan đến nồng độ serotonin quá cao ở não trong giai đoạn phát triển. Điều này đáng chú ý bởi serotonin là chất giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Nhưng nếu có gen này, trong tử cung, não bộ đã bị ngập trong đó, và trở nên không còn nhạy với serotonin nữa. Vì thế serotonin không hoạt động nữa sau khi trẻ được sinh ra. Tôi đã có dịp phát biểu về việc này ở Israel. năm ngoái. Và nó có một số hệ quả. Trên lý thuyết để bộc lộ gen này, theo chiều hướng bạo lực, từ khi còn rất nhỏ, trước tuổi thiếu niên, người đó phải trải qua một biến cố kinh hoàng, không phải là loại căng thẳng nhẹ, không phải là bị đánh vào mông hay tương tự mà phải thực sự chứng kiến bạo lực, hoặc dính dáng vào đó, như phim 3D vậy. Đúng không? Đó là nguyên lý thần kinh phản chiếu. Vì vậy, nếu bạn có gen đó, và bạn chứng kiến rất nhiều bạo lực trong một tình huống cụ thể đó chính là các yếu tố dẫn đến thảm họa. Tôi cho rằng tại những nơi xảy ra bạo lực liên tiếp. chúng ta sẽ có nhiều thế hệ trẻ em chứng kiến tất cả những Và nếu tôi là một cô bé, sống đâu đó trong một vùng bất ổn, bạn biết đấy, một đứa bé 14 tuổi, tôi muốn tìm bạn trai, một anh chàng cứng cỏi, phải không, để bảo vệ tôi. Vấn đề là việc này có xu hướng tập trung những gen này lại. Khi đó các cô bé cậu bé sẽ lại mang chúng. Sau vài thế hệ, khu đó sẽ giống như một ổ phát lửa. Đó là ý tưởng chung. Nhưng mẹ tôi nói rằng "Mẹ nghe nói con đi đây đi đó nói chuyện về đám sát nhân tâm thần. Như thể con đến một gia đình bình thường vậy." Tôi nói "Mẹ đang nói cái gì vậy?" Lúc đó bà kể cho tôi về gia đình chúng tôi. Tất nhiên là bà đổ lỗi cho họ nội. Đây là một trong những trường hợp kể trên, vì họ ngoại nhà tôi không có trường hợp bạo lực nào. Nhưng bên nội thì có. Bà nói rằng "Có cả tin tốt lẫn tin xấu. Con có họ với Ezra Cornell, người thành lập Đại học Cornell. Tin xấu là con cũng có họ với Lizzi Borden." Tôi nói là "Ok, biết vậy. Chúng ta có Lizzi." Mẹ tôi tiếp tục "Không còn tệ hơn nữa cơ, đọc quyển này đi." Và đó là "Bị giết kỳ lạ ", cuốn sách lịch sử. Vụ ám sát đầu tiên là người mẹ bị con trai giết, đó là cụ cố nội của tôi. Ok, đó là trường hợp ám sát mẹ đầu tiên. Cuốn sách đó rất thú vị. Nó viết về các vụ xử phù thủy, và cách mà mọi người quan niệm hồi đó. Nhưng chưa hết. Bên họ nội của tôi, bắt đầu từ những người họ Cornell, còn 7 người đàn ông khác giết người. Ok, hãy tạm lắng đôi chút. (Tiếng cười) Vì bố tôi, và 3 chú khác của tôi, trong Thế chiến II, đều theo phe phản chiến, rất yếu đuối. Nhưng thỉnh thoảng, như Lizzie Borden, ba lần trong một thế kỷ, chúng tôi như đến ngày phải trả nợ vậy. (Tiếng cười) Bài học ở đây là: kẻ ở trong nhà kính không nên ném đá. Nhưng có vẻ chuyện sẽ diễn ra thế này. (Tiếng cười) Và chúng tôi phải hành động. Bây giờ bọn trẻ trong gia đình đã được biết. Và chúng đều có vẻ bình thường. Nhưng thế hệ sau đó mới là mối quan tâm. Tôi đã chụp positron cắt lớp cho mọi người trong gia đình. (Tiếng cười) Chúng tôi đã chụp PET, làm điện não đồ và phân tích gen để xem điều tệ hại xảy ra với ai. Hóa ra có một cặp anh em, chúng không ưa nhau, và hai đứa có nhiều điểm giống hệt nhau. Chúng có bộ não giống nhau, kết quả điện não đồ như nhau. Bây giờ thì hai đứa đã rất thân nhau. Nhưng sẽ còn điềm xấu ở đâu đó. Và chúng tôi không biết bao giờ nó sẽ xảy ra. Thế thôi. (Tiếng cười) Thật bất ngờ, Charles Darwin được sinh ra với màu da sáng, trong một thế giới vốn mang màu da trung bình-đậm. Trong suốt cuộc đời mình, Darwin đã có được những đặc ân to lớn. Ông sống trong một gia đình thuộc hàng khá giả. Ông được nuôi dưỡng bởi cha mẹ là những người nhiệt thành và tâm huyết. Khi 20, ông bắt đầu một chuyến hải hành đặc biệt trên con tàu The Beagle. Và trong suốt chuyến hành trình đó, ông đã thấy những điều rất đặc biệt: sự đa dạng đến kỳ lạ của những loài động thực vật và con người. Và những quan sát trong chuyến đi lịch sử ấy cuối cùng đã được đúc kết trong một quyển sách tuyệt vời của ông, "Nguồn gốc các loài" được xuất bản 150 năm về trước. Điều gây ngạc nhiên và ở một khía cạnh nào đó, gây nhiều tranh cãi về cuốn "Nguồn gốc các loài" là chỉ có vỏn vẹn một dòng trong đó nói về sự tiến hóa của loài người. "Một ngày nào đó nguồn gốc của loài người và lịch sử sẽ được tiết lộ." Không lâu sau đó Darwin thực sự nói và viết về loài người. Trong những năm lênh đênh trên The Beagle và từ những gì nghe được từ những lời kể lại các nhà thám hiểm và tự nhiên học ông nhận thấy rằng màu da là một trong những cách quan trọng nhất để thấy sự đang dạng ở loài người. Và ông có gì đó hứng thú với kiểu màu da. Ông biết rằng các chủng người có màu da đậm thường được tìm thấy ở gần xích đạo chủng người có màu da nhạt như ông được tìm thấy ở gần vùng cực. Vậy ông đưa ra kết luận gì cho những điều trên? Ông không viết gì về điều này trong "Nguồn gốc các loài". Nhưng khá lâu sau đó, vào năm 1871, ông đã đề cập đôi điều về nó. Nó khá kỳ lạ. Ông nói, "Trong số những khác biệt giữa các chủng tộc người, màu da là điểm dễ nhận thấy và đáng chú ý nhất. Và ông tiếp tục khẳng định, "Những điểm khác biệt này không trùng với sự khác biệt khí hậu tương ứng." Ông đã đi nhiều nơi. Ông đã thấy nhiều người với nhiều màu da khác nhau sống ở những nơi khác nhau. Và ông phủ nhận ý kiến cho rằng sắc tố da của con người có liên quan tới khí hậu. Giá như Darwin còn sống tới ngày nay. Giá như Darwin có được NASA. Bây giờ, một trong những điều tuyệt vời nhất mà NASA làm được là đưa các vệ tinh phát hiện tất cả những điều lý thú xung quanh môi trường của ta. Và qua nhiều thập kỷ, giờ đây đã có một loạt các vệ tinh TOMS thu thập dữ liệu về bức xạ trên bề mặt Trái Đất. Dữ liệu của vệ tinh TOMS 7, được trình bày ở đây chỉ ra lượng bức xạ tử ngoại trung bình hàng năm trên bề mặt Trái Đất. Những vùng đỏ và hồng đậm là những vùng trên trái đất nhận lượng UV cao nhất trong năm. Những màu nhạt hơn-- xanh biển, xanh lá cây, vàng, và xám ở cuối biểu thị vùng bức xạ tử ngoại thấp hơn. Điều đáng chú ý trong câu chuyện về sắc tố da của con người là bao nhiêu phần của Bắc bán cầu nằm trong những vùng xám nhạt này. Đây là gợi ý quan trọng trong việc tìm hiểu về sự tiến hóa của sắc tố da ở con người. Và điều mà Darwin vẫn chưa làm sáng tỏ, hay có lẽ chưa muốn làm rõ vào thời điểm đó, là có một mối quan hệ căn bản giữa cường độ bức xạ tử ngoại và sắc tố da. Và bản thân sắc tố da chính là một sản phẩm của tiến hóa. Vậy khi chúng ta nhìn vào bản đồ màu da, và màu da được dự đoán, như cái chúng ta biết ngày nay, cái mà chúng ta thấy là một gradient tuyệt đẹp từ sắc tố da đậm nhất về phía xích đạo đến những sắc tố nhạt hơn về phía cực. Điều rất, rất quan trọng ở đây là loài người buổi ban đầu đã tiến hóa trong những môi trường có UV cao ở vùng xích đạo thuộc châu Phi. Những thành viên đầu tiên trong giống loài chúng ta, họ Homo, có da đậm màu. Và tất cả chúng ta đều có đặc điểm đáng kinh ngạc này ban đầu tất cả đều có màu da đậm, từ cách đây 2 đến 1.5 triệu năm về trước. Vậy điều gì đã xảy ra trong lịch sử của chúng ta? Đầu tiên hãy nhìn vào mối liên hệ giữa bức xạ tử ngoại và bề mặt Trái Đất. Trong những thời điểm tiến hóa đầu tiên của chúng ta hãy nhìn vào đường xích đạo, chúng ta bị áp đảo bởi bức xạ tử ngoại dày đặc. Tử ngoại C, loại mạnh nhất, bị hấp thụ bởi khí quyển trái đất. Còn tử ngoại B và A đặc biệt, lại lọt qua. Tử ngoại B có sức mạnh đến khó tin. Nó gây nhiều nguy hại, nhưng đồng thời cũng xúc tác quá trình sản xuất vitamin D trong da, vitamin D là một phân tử mà chúng ta rất cần cho xương chắc khỏe, cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, và vô số những chức năng khác trong cơ thể chúng ta. Khi sống gần xích đạo, chúng ta hấp thụ rất nhiều bức xạ tử ngoại và sắc tố melenin-- hợp chất cao phân tử kỳ lạ, phức tạp này kết hợp ở trong da-- đóng vai trò như một tấm chắn tự nhiên hoàn hảo. Hợp chất cao phân tử này gây ngạc nhiên bởi nó hiện diện trong khá nhiều cơ thể sống khác nhau. Melanin, ở nhiều dạng khác nhau, có lẽ đã có mặt trên Trái Đất hàng tỷ năm, và được biến đổi hết lần này đến lần khác bởi sự tiến hóa như điều vẫn thường xảy ra. Tại sao lại thay đổi nếu nó thực sự hoạt động? Ở loài chúng ta, và đặc biệt là ở những tổ tiên đầu tiên của chúng ta đang trong quá trình tiến hóa ở châu Phi melanin bị biến đổi để trở thành một tấm chắn tự nhiên. Ở nơi đó nó bảo vệ cơ thể khỏi sự biến đổi của bức xạ cực tím, khỏi sự phá hủy ADN và sự tan rã của một phân tử rất quan trọng được gọi là folate, phân tử cung cấp năng lượng cho sự sản sinh tế bào, và quá trình tái tạo lại trong cơ thể. Quả là thật tuyệt vời. Chúng ta đã biến đổi một cách thần kỳ, lớp bao phủ melanin. Nhưng rồi chúng ta lại thay đổi nơi ở. Loài người bắt đầu phân tán-- không phải một mà tới hai lần. Cuộc di chuyển lớn nhất là vượt khỏi xích đạo, từ châu Phi đến những vùng khác của Cựu Thế giới, và gần đây nhất là đến Tân Thế giới. Khi con người phân tán ra những nơi này họ đã gặp phải điều gì? Điều kiện môi trường rõ ràng lạnh hơn, nhưng cường độ tử ngoại cũng đồng thời giảm đi. Nếu chúng ta đang ở nơi nào đó của Bắc bán cầu, hãy xem điều gì đang xảy ra với bức xạ tử ngoại. Chúng ta vẫn sẽ hứng lấy một lượng lớn tử ngoại A. Nhưng tất cả, hay phần phần lớn tử ngoại B bị chặn lại bởi tầng khí quyển. Vào mùa đông, khi bạn đang trượt tuyết ở dãy Alps, bạn có thể cảm thấy bức xạ tử ngoại. Nhưng tất cả chúng đều là tử ngoại A. và tử ngoại A thì hoàn toàn không có khả năng tạo ra vitamin D cho da của bạn. Vậy nên những người sinh sống ở môi trường vùng Bắc bán cầu gặp bất lợi trong việc tạo ra vitamin D trong da vào hầu hết các thời điểm trong năm. Điều này có tác động to lớn đến sự tiến hóa của sắc tố da. Để đảm bảo sức khỏe và an toàn những giống người chọn đến ở Bắc bán cầu đã để mất đi sắc tố của mình. Một quá trình chọn lọc đã diễn ra trong sự tiến hóa của sắc tố da sáng. Đến đây, chúng ta bắt đầu nhận thấy sự tiến hóa của cái gọi là "cầu vồng tuyệt đẹp của màu da" cấu thành nên tất cả loài người ngày nay. Màu da sáng tiến hóa không chỉ một, hai, mà có lẽ là ba lần. Không chỉ ở loài người hiện đại, mà ở cả những tổ tiên xa xôi của chúng ta, giống người Neanderthal. Một bằng chứng thuyết phục về sức mạnh tiến hóa. Con người đã di chuyển không ngừng trong một thời gian dài. Và chỉ trong vòng 5000 năm trở lại đây, con người đã di chuyển nhiều hơn và xa hơn. Đây là một vài cuộc di tản lớn của loài người những cuộc di tản có chủ đích, trong khoảng 5000 năm trở lại đây. Hãy nhìn vào một vài cuộc di tản lớn theo vĩ độ: người từ vùng có UV cao đi đến vùng có UV thấp và ngược lại. Nhưng không phải tất cả cuộc di tản này đều là tự nguyện. Giữa những năm 1520 và 1867, 12 triệu 500 người bị đưa từ những vùng có UV cao tới vùng có UV thấp trong cuộc buôn nô lệ xuyên Đại Tây Dương Cho đến bây giờ điều này đã để lại những hậu quả xã hội vô cùng nặng nề. Nó đồng thời mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Vậy thì sao nào? Chúng ta vẫn di chuyển không ngừng. Chúng ta đủ thông minh để có thể vượt qua tất cả những trở ngại về mặt sinh học. Chúng ta thường không nhận biết thực tế là chúng ta đang sống trong những môi trường mà da chúng ta vốn đã rất khó thích nghi. Một vài người trong chúng ta có sắc tố da sáng lại sống ở vùng có UV cao. Một vài người có sắc tố da tối thì lại sống ở nơi có UV thấp. Điều này có tác hại to lớn đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu chúng ta có da sáng màu, chúng ta cần phải lưu ý đến nguy cơ ung thư da và sự phá hủy folate bên trong cơ thể nếu tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều. Các chuyên gia dịch tễ học và các bác sĩ rất giỏi trong việc khuyên chúng ta bảo vệ da mình. Nhưng họ vẫn chưa đưa ra chỉ dẫn thuyết phục lắm cho vấn đề ở người có sắc tố da đậm sống ở vùng có vĩ độ cao hay làm việc trong nhà phần lớn thời gian. Vì vấn đề ở đây không những nghiêm trọng, mà còn rất nguy hiểm bởi sự thiếu hụt vitamin D, xuất phát từ việc thiếu hụt bức xạ tử ngoại B, là một vấn đề nguy cấp. Việc thiếu hụt vitamin D làm con người ngạc nhiên, và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho xương và làm suy giảm hay làm mất chức năng miễn dịch, và một vài vấn đề ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Vậy với sắc tố da, chúng ta đang nắm giữ một trong những sản phẩm tuyệt vời nhất của sự tiến hóa còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. Và như chúng ta đã biết, những ảnh hưởng về mặt xã hội, thì to lớn vô cùng. Chúng ta sống trong một thế giới, nơi mà người da màu và người da trắng sống cạnh nhau nhưng lúc đầu thường được xem như kết quả của những phân biệt về mặt xã hội. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục nó? Làm thế nào chúng ta hiểu được nó? Sự tiến hóa giúp ta làm điều đó. 200 năm sau ngày sinh Darwin, chúng ta có vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ. [Vỗ tay] Điều đó thật tuyệt phải không nào? [Vỗ tay] Người đàn ông này tuyệt vời bởi nhiều lý do. Nhưng chúng ta cần nhìn vào cách mà ông so sánh mình với những người khác trên Trái Đất, nhìn từ màu da. Ông là một ví dụ điển hình trong một dân số thành thị lai tạp giữa những tổ tiên, và màu da khác nhau. Và ông trông rất giống với những người có màu da trung bình sống ở phía nam châu Phi hay Đông Nam Á. Những người này có nhiều cơ hội để làm sạm da, để tạp ra nhiều sắc tố trong da hơn, khi phơi mình dưới nắng. Họ cũng đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vitamin D nếu làm những công việc văn phòng, như người đàn ông này. Vậy hãy cầu chúc cho ông nhiều sức khỏe và chú ý đến sắc tố da của mình. Điều tuyệt vời về sự tiến hóa của sắc tố da người và hiện tượng hình thành sắc tố , đó là nó đã trở thành biểu tượng, minh chứng của sự tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên, diễn ra ngay trên cơ thể bạn. Khi có ai đó hỏi bạn: "Bằng chứng bạn đã tiến hóa là gì?" Bạn không cần nghĩ đến những ví dụ xa vời, hay những bằng chứng hóa thạch. Bạn chỉ cần nhìn vào da mình. Tôi nghĩ, Darwin đã nhận thấy rõ điều này, mặc dù ông đã không nhắc tới tầm quan trọng của khí hậu tới sự tiến hóa của sắc tố da trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ là, nếu ông có cơ hội nhìn thấy bằng chứng mà ngày nay chúng ta có, ông sẽ hiểu nó. Ông sẽ trân trọng nó. Và trên hết, ông sẽ nắm bắt nó. Bạn, chính bạn cũng có thể nắm bắt nó. Bạn có thể chạm vào nó. Bạn có thể hiểu nó. Mang nó ra khỏi căn phòng này. Tự hào màu da của mình và vui sướng vì nó. Hãy cho thế giới biết điều đó. Bạn đã trải qua lịch sử tiến hóa của giống loài chúng ta là một phần của nó, được thể hiện ngay trên làn da của bạn. Hãy hiểu nó. Trân trọng nó. Vui mừng vì nó Hãy ra ngoài đi. Điều này có hay không nào? Có tuyệt vời không? Các bạn chính là sản phẩm của sự tiến hóa. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thật vui mừng khi tôi có thể tránh xa sự "yên bình" của Westminster và Whitehall Đây là Kim, một cô bé chín tuổi người Việt Nam lưng của cô bé đã bị thương bởi bom napalm, và cô bé đã làm thức tỉnh cả nước Mỹ để họ bắt đầu việc kết thúc chiến tranh tại Việt Nam. Đây là Birhan, một cô gái người Ethiopia người đã phát động chiến dịch Live Aid vào những năm 1980 Birhan qua đời 15 phút sau khi cô được giải cứu, và hình ảnh cô lúc được giải cứu đã truyền đi khắp thế giới. Còn đây là quảng trường Thiên An Môn. Hình ảnh một người đàn ông đứng trước chiếc xe tăng đã trở thành một biểu tượng cho sự kháng cự. Kế tiếp là một cô bé người Sudan, một vài phút trước khi qua đời, đằng sau cô bé là một con kền kền đang lượn một bức ảnh gây bàng hoàng đã đi toàn thế giới và thôi thúc con người hành động chống lại đói nghèo. Đây là Neda, một cô gái Iran đã bị bắn trong lúc đi biểu tình cùng cha mình tại Iran chỉ một vài tuần trước, cô gái này hiện đang là tâm điểm của công dân thế hệ Youtube. Vậy những bức ảnh và sự kiện này có điểm chung gì? Điểm chung đó là những điều đã được hé mở và cả những điều chúng ta không thấy. Điều đã được hé mở chính là sự liên kết vô hình và sự đồng cảm đã mang chúng ta đến với nhau để trở thành một cộng đồng con người. Điều mà những bức ảnh này diễn đạt là ta có thể cảm nhận được nỗi đau của những người khác bất kể khoảng cách. Tôi nghĩ điều mà những bức ảnh này nói lên là chúng ta luôn tin vào một điều gì đó lớn hơn chính bản thân ta. Điều mà những bức ảnh này nói lên là có một cảm quan luân lý chung ở tất cả tín ngưỡng, tôn giáo, ở tất cả lục địa, một ý thức mà không chỉ là chúng ta chia sẻ nỗi đau với nhau mà còn tin tưởng vào một điều gì đó lớn hơn bản thân ta nhưng chúng ta cũng có trách nhiệm phải hành động mỗi khi ta nhìn thấy những điều sai trái cần phải sửa chữa, những vết thương cần chữa lành, và những vấn đề cần phải được khắc phục. Có một câu chuyện về Thủ tướng Thụy Điển - Olof Palme khi ông gặp Tổng thống Ronald Reagan tại Mỹ vào thập niên 80. Trước khi ông đến, Ronald Reagan đã hỏi (Olof Palme lúc bấy giờ là người của đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển) "Ông ấy có phải là người cộng sản không?" Câu trả lời là "Không, thưa tổng thống, ông ấy là người chống cộng sản" Và Ronald Reagan nói: "Tôi không quan tâm ông ấy là loại người cộng sản gì!" (Cười) Ronald Reagan đã hỏi Olof Palme, Thủ tướng Thụy Điển rằng, "Ông tin tưởng vào điều gì? Ông có muốn loại bỏ những người giàu không?" Olof Palme trả lời: "Không, tôi muốn loại bỏ những người nghèo." Trách nhiệm của chúng ta là để cho tất cả mọi người có cơ hội nhận ra hết khả năng của họ. Tôi tin rằng có một cảm quan luân lý và một đạo lý toàn cầu luôn kêu gọi sự quan tâm từ những người thuộc mọi tôn giáo, mọi tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Nhưng tôi nghĩ điều mới mẻ đó là ngày nay con người có khả năng giao tiếp xuyên biên giới, xuyên địa cầu ngay tức thì. Chúng ta có khả năng tìm điểm chung giữa ta với những người mà ta sẽ gặp nhưng là gặp qua mạng Internet và tất cả những phương thức truyền thông hiện đại khác. Ngày nay chúng ta có khả năng tổ chức và hành động tập thể để đối phó với những vấn đề hay sự bất công mà chúng ta muốn giải quyết, và tôi tin điều này tạo nên một thời kì độc nhất trong lịch sử loài người và nó là sự khởi đầu cho cái mà tôi gọi là sự hình thành của một xã hội toàn cầu. Quay trở lại 200 về trước khi mà buôn bán nô lệ đứng trước sức ép của William Wilberforce và những người phản đối. Họ phản đối [buôn bán nô lệ] trên khắp nước Anh. Họ đã giành được sự ủng hộ từ dư luận trong một thời gian dài. Nhưng chiến dịch của họ phải mất đến 24 năm để giành thắng lợi. Vậy họ sẽ có thể làm gì với những bức ảnh họ muốn truyền tải để thuyết phục những người khác nếu họ có được những phương tiện truyền thông hiện đại như ngày nay? Hay lấy ví dụ từ Eglantyne Jebb, người phụ nữ sáng lập tổ chức Save the Children 90 năm trước. Bà đã thật sự bàng hoàng trước những điều xảy ra ở nước Áo sau Thế chiến thứ 2, những điều xảy ra với trẻ em là thành viên của những gia đình người Áo bị bại trận. và dù ở nước Anh, bà vẫn muốn làm một việc gì đó Bà đã phải đến từng ngôi nhà, phát từng tờ rơi, để vận động mọi người tham gia cuộc mít-tinh tại Royal Albert Hall, và Save the Children đã ra đời từ đó. Save the Children được ghi nhận là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất của Anh và toàn thế giới. Nhưng liệu Eglantyne Jebb có thể làm nhiều hơn thế nếu bà có được những phương tiện truyền thông hiện đại trong việc thuyết phục mọi người rằng những bất công đó cần phải được giải quyết ngay lập tức? Nhìn lại điều đã xảy ra 10 năm trước tại Philippines vào năm 2001 với Tổng thống Estrada một triệu người đã nhắn tin cho nhau về sự lũng đoạn của chính quyền dưới thời tổng thống này. Nó cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền đó, và được gọi là "coup de text" Hay tại Zimbabwe, cuộc bầu cử đầu tiên dưới thời thủ tướng Robert Mugabe vào năm ngoái. Người dân có thể chụp ảnh bằng điện thoại di động diễn biến của cuộc bầu cử tại những điểm bỏ phiếu, vì thế mà thủ tướng đã không thể điều chỉnh kết quả bỏ phiếu theo hướng mà ông ta muốn. Tại Miến Điện, đất nước mà không một ai có thể biết được những gì xảy ra bên trong, cho đến khi chính những nhà sư tại đất nước này đã viết blog và nói cho thế giới biết về cuộc đàn áp đã giết hại nhiều người và ngược đãi nhiều người khác. Khi đó, tiếng nói của Aung San Suu Kyi, một trong những tù nhân lương tâm (Prisoner of Conscience) nổi tiếng của thế giới, đã được lắng nghe. Hay nhìn đến trường hợp của Iran, những người hằng ngày theo dõi những gì đang xảy ra với Neda, đang cố gắng ngăn chặn lực lượng an ninh của Iran trong việc truy tìm những người tại Iran đã và đang viết blog, truyền tải thông tin ra ngoài Iran bằng cách đổi địa chỉ của họ sang Tehran, Iran, và điều đó gây khó khăn cho lực lượng an ninh. Công nghệ hiện đại ngày nay có khả năng tạo nên sức mạnh của cảm quan luân lý liên kết với sức mạnh của truyền thông và khả năng của chúng ta trong việc tổ chức quốc tế. Điều đó theo tôi đã cho chúng ta cơ hội lần đầu tiên, với tư cách là một cộng đồng, về cơ bản, có thể thay đổi thế giới. Chính sách đối ngoại sẽ luôn thay đổi. Nó không thể bị điều khiển bởi một nhóm người có quyền lực nào. Nó cần phải được điều khiển bởi những người luôn lắng nghe đến ý kiến của quần chúng, của những người đang viết blog và liên lạc với nhau trên toàn thế giới. 200 năm trước, vấn đề chúng ta cần giải quyết là nô lệ. 150 năm trước, tôi cho rằng vấn đề chính của những quốc gia như đất nước chúng ta là làm sao để những người trẻ tuổi, trẻ em có quyền được học tập. 100 năm trước ở hầu hết những nước Châu Âu, sức ép đặt lên quyền được bầu cử. 50 năm trước, sức ép đặt lên an ninh và phúc lợi xã hội. Trong vòng 50-60 năm trở lại đây chúng ta được chứng kiến chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc, apartheid, sự phân biệt, kì thị về giới tính; tất cả những vấn đề đó đều chịu sức ép từ những chiến dịch, cuộc đấu tranh của con người nhằm thay đổi thế giới. Tôi đã gặp Nelson Mandela một năm trước khi ông ở London. Tôi tham gia một buổi hòa nhạc kỷ niệm sinh nhật ông và gây quỹ cho một tổ chức mới do ông thành lập. Tôi rất vinh dự được ngồi cạnh Nelson Mandela, khi ấy ca sĩ Amy Winehouse bước lên sân khấu và Nelson Mandela đã khá ngạc nhiên về vẻ bề ngoài của cô ca sĩ này. Trong lúc tôi đang giải thích cho ông cô ấy là ai thì Amy Winehouse nói: "Nelson Mandela và tôi có rất nhiều điểm chung, chồng tôi cũng đã từng đi tù một thời gian dài." (cười) Sau đó Nelson Mandela bước xuống sân khấu và tổng kết lại những thách thức đối với tất cả mọi người. Ông nói, trong cuộc đời mình ông đã trèo những ngọn núi lớn, ngọn núi của thách thức và đánh bại sự áp bức về chủng tộc, chủ nghĩa apartheid. Ông nói, có những thách thức còn lớn hơn ở phía trước, đó là thách thức của đói nghèo, biến đổi khí hậu, những thách thức mang tính toàn cầu mà đặt ra việc cần phải có những giải pháp mang tính toàn cầu và sự hình thành của một xã hội toàn cầu. Và chúng ta là thế hệ đầu tiên cần làm việc đó. Kết hợp sức mạnh của đạo lý toàn cầu với sức mạnh của khả năng giao tiếp và tổ chức toàn cầu để giải quyết những thách thức mang bản chất toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu không thể giải quyết ở một quốc gia riêng lẻ mà cả thế giới phải chung tay để giải quyết. Khủng hoảng tài chính như chúng ta đã thấy, cũng không thể giải quyết bởi một mình nước Mỹ hay Châu Âu. Nó cần cả thế giới chung tay góp sức. Hay như vấn đề an ninh, khủng bố, quyền con người và phát triển: cũng không thể giải quyết được bởi một mình Châu Phi, Mỹ hay Châu Âu. Chúng ta sẽ không thể giải quyết được những vấn đề này nếu không hành động cùng nhau. Theo tôi nghĩ, dự án lớn của thế hệ chúng ta chính là xây dựng một xã hội toàn cầu từ đạo lý toàn cầu, khả năng truyền thông và tổ chức của chúng ta. Xây dựng một xã hội trên nền tảng đạo đức đó, cùng với những thể chế phục vụ xã hội toàn cầu và xây dựng một tương lai khác. Chúng ta là thế hệ đầu tiên sở hữu sức mạnh để có thể thực hiện được điều đó. Cùng xem xét vấn đề biến đổi khí hậu. Có mâu thuẫn không giữa việc chúng ta đang ở trong một tình huống mà chúng ta biết có vấn đề về biến đổi khí hậu và điều đó đồng nghĩa với việc phải cung cấp nhiều nguồn lực hơn nữa cho những nước nghèo nhất để họ có thể đối phó với nó, trong khi ta muốn xây dựng một thị trường cacbon toàn cầu thì lại không có một thể chế toàn cầu nào mà tất cả mọi người cùng thống nhất để giải quyết vấn đề này? Một trong những thỏa thuận mà hội thảo về biến đổi khí hậu tại Copenhagen trong vài tháng tới cần phải đạt được đó là sẽ có một thể chế về môi trường toàn cầu để có thể thuyết phục cả thế giới cùng đưa ra một chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu. (Vỗ tay) Một trong những lí do tại sao một thể chế vẫn là chưa đủ đó là chúng ta phải thuyết phục được công dân toàn thế giới rằng họ cũng cần thay đổi thói quen của chính họ, vì vậy chúng ta cần có một đạo lý toàn cầu về sự công bằng và trách nhiệm ở mọi thế hệ. Hãy cùng nhìn đến cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu công dân những nước nghèo nhất thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nổ ra ở New York hay là ở thị trường thứ yếu của nước Mỹ. Nếu người ta có thể nhận thấy rằng những sản phẩm thứ yếu đó đã được luân chuyển qua nhiều quốc gia rất nhiều lần trước khi kết thúc hành trình tại ngân hàng ở Iceland hay phần còn lại của Vương quốc Anh, và khoản tiền tiết kiệm của họ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thì khi đó họ sẽ không tin tưởng vào hệ thống giám sát quốc gia nữa. Bạn sẽ cần có chiến lược dài hạn cho sự bình ổn và phát triển kinh tế, cho việc làm và cả sự ổn định về tài chính, những thể chế kinh tế toàn cầu để đảm bảo rằng sự phát triển đó sẽ bền vững và được xây dựng trên nguyên tắc sự phồn thịnh của thế giới này là không thể chia được. Vì thế một thách thức khác cho thế hệ của chúng ta đó là xây dựng được những thể chế toàn cầu phản án được quan điểm của chúng ta về sự công bằng và tinh thần trách nhiệm chứ không phải là quan điểm đã từng là nền tảng của sự phát triển tài chính giai đoạn trước đây. Kế đến hãy xem xét vấn đề phát triển và quan hệ hợp tác giữa đất nước chúng ta với phần còn lại của thế giới - phần nghèo nhất của thế giới. Chúng ta không có nền tảng cho mối quan hệ đối tác đích thực cho tương lai từ ước muốn của con người về một đạo lí toàn cầu, và một xã hội toàn cầu. Tôi vừa nói chuyện với tổng thống của Sierra Leone. Đó là một quốc gia với dân số 6,5 triệu người, nhưng chỉ có 80 bác sĩ, 200 y tá, và 120 bà đỡ. Bạn không thể xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe cho 6 triệu người với những nguồn lực hạn chế đó. Tôi đã gặp một cô bé tại Tanzania tên là Miriam. Cô bé 11 tuổi và cha mẹ em đều qua đời vì bệnh AIDS, đầu tiên là mẹ em và sau đó là cha em. Cô bé là một trẻ mồ côi nhiễm bệnh AIDS được truyền tay qua nhiều gia đình để chăm sóc. Bản thân cô bé cũng nhiễm virut HIV, và bị bệnh lao. Tôi gặp cô bé tại một cánh đồng. Cô bé rách rưới và không có giày. Khi tôi nhìn vào đôi mắt cô bé, giống như bất kì một bé gái 11 tuổi nào, cô bé nhìn về tương lai, nhưng có một nỗi buồn xa xăm trong mắt cô bé mà tại thời điểm đó, tôi không thể nào miêu tả được cho phần còn lại của thế giới. Tôi tin rằng tất cả những điều đã được thực hiện cho quỹ HIV/AIDS toàn cầu sẽ được tán thưởng bởi những người chuẩn bị đóng góp. Chúng ta cần phải xây dựng được một mối quan hệ đích thực giữa những quốc gia giàu nhất và nghèo nhất, dựa trên ước muốn của chúng ta rằng những quốc gia này có thể tự xoay sở được với khoản đầu tư cần thiết cho nền nông nghiệp của họ, để từ đó Châu Phi không còn là nhà nhập khẩu thực phẩm mà trở thành nhà xuất khẩu thực phẩm. Ta xem xét đến vấn đề về quyền con người và vấn đề an ninh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Miến Điện đang trong xiềng xích, Zimbabwe đang đối mặt với thảm họa con người. Ở Sudan, hàng nghìn người đã chết một cách vô ích cho những cuộc chiến tranh mà chúng ta có thể ngăn chặn. Tại Bảo tàng Trẻ em ở Rwanda, có một bức ảnh một cậu bé 10 tuổi (mục đích của Bảo tàng Trẻ em là tưởng nhớ những em nhỏ đã mất trong nạn diệt chủng đã giết hại một triệu người tại Rwanda.) Có một bức ảnh của một cậu bé tên là David. Bên cạnh bức ảnh là thông tin về cuộc đời cậu bé. Nó ghi là: "David, 10 tuổi." David: mong ước trở thành bác sĩ. Môn thể thao ưa thích: bóng đá. Cậu bé thích nhất điều gì? Làm mọi người cười. Cậu bé đã chết như thế nào? Bị tra tấn đến chết. Những lời cuối cùng David nói với mẹ mình, người cũng bị tra tấn đến chết, là "Mẹ ơi đừng sợ. Liên Hiệp Quốc đang đến." Và chúng ta đã không đến. Cậu bé ấy tin vào lời hứa của chúng ta rằng chúng ta sẽ đến giúp những người đang gặp khó khăn tại Rwanda, và chúng ta đã không làm điều đó. Chúng ta cũng cần phải xây dựng một thể chế cho gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo, cho công cuộc tái thiết và an ninh ở những quốc gia còn nhiều xung đột. Đó chính là luận điểm cơ bản của tôi hôm nay. Chúng ta có phương tiện để tạo nên một xã hội toàn cầu. Với sự nỗ lực của mình, chúng ta có thể tạo nên những thể chế cho xã hội toàn cầu này. Một đạo lý toàn cầu có thể hòa trộn sự công bằng và trách nhiệm cần thiết cho những thể chế này hoạt động có hiệu quả. Nhưng chúng ta cũng không nên đánh mất cơ hội trong thế hệ này, cụ thể là trong thập niên này, với Tổng thống Mỹ Obama, và với tất cả công dân trên thế giới, xây dựng một thể chế toàn cầu về môi trường, tài chính, an ninh và phát triển, để tạo một tinh thần trách nhiệm, một tham vọng gắn kết thế giới lại và sự cần thiết phải khắc phục những vấn đề đang tồn tại. Có người nó rằng tại Rome cổ đại, khi mà Ciero nói chuyện, mọi người quay lại với nhau và nói về Ciero "Bài diễn thuyết thật tuyệt vời." Nhưng tại Hy Lạp cổ đại, khi lắng nghe Demosthenes nói chuyện, mọi người quay lại với nhau và họ không nói "Bài diễn thuyết thật tuyệt vời." Họ nói "Chúng ta hãy tuần hành." Chúng ta hãy nên tuần hành về một xã hội toàn cầu. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Với tôi chúng xảy ra một cách thật bình thường, những khủng hoảng trong sự nghiệp, thỉnh thoảng, mà thật ra là, vào một buổi tối chủ nhật, vừa lúc mặt trời bắt đầu lặn, và khoảng trống giữa những hy vọng của tôi cho bản thân mình, với sự thật cuộc sống, bắt đầu chuyển hướng thật đau đớn khiến tôi thường khóc ướt cả gối. tôi kể với quý vị tất cả những chuyện này, tôi đang kể chúng bởi vì tôi nghĩ đây không đơn giản chỉ là một vấn đề cá nhân quý vị có thể nghĩ là tôi sai. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đang sống trong một thời đại mà cuộc sống của chúng ta thường xuyên bị ngắt quãng bởi những khủng hoảng trong sự nghiệp. bởi những khoảnh khắc khi những điều chúng ta nghĩ chúng ta biết về cuộc sống của mình và sự nghiệp của mình hóa ra lại nằm trong một mối quan hệ thật nguy hiểm với thực tế. Hiện tại, mỗi chúng ta có thể dễ dàng hơn bao giờ hết có một cuộc sống tốt. nhưng cũng có thể đó là lúc khó khăn hơn bao giờ hết để chúng ta thật bình tĩnh và thoát khỏi những muộn phiền về sự nghiệp của mình. Tôi muốn nhìn nhận, nếu có thể, về những lý do tại sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng đến sự nghiệp của mình đến vậy. Tại sao chúng ta có thể trở thành nạn nhân của những sự khủng hoảng nghề nghiệp đó, khi chúng ta nức nở với những chiếc gối của mình. Một trong những lý do tại sao chúng ta đang phải chịu đựng là vì chúng ta đang bị bủa vây bởi những con người trưởng giả. Và bây giờ, trên một khía cạnh nào đó, tôi có một vài tin xấu, đặc biệt dành cho những ai vừa từ nước khác đến Oxford. Cómột vấn đề to lớn với tính cách trưởng giả. Bởi vì đôi khi những người không phải ở nước Anh vẫn tưởng tượng rằng bản tính trưởng giả là một hiện tượng đặc trưng của nước Anh được cố định trên những nóc nhà và trên những tước danh. Và điều không may là suy nghĩ đó là không đúng. Trưởng giả học làm sang là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Chúng ta là một tổ chức có tính toàn cầu. Đây là một hiện tượng toàn cầu. Nó thực sự tồn tại. Vậy những người trưởng giả là gì? Một người trưởng giả đua đòi học làm sang là người lấy đi một phần nhỏ của bạn và dùng nó để xây nên hình ảnh đầy đủ của chính bạn. Đó chính là thói đua đòi học làm sang. Và hình thức chủ yếu của hiện tượng này đang tồn tại dưới dạng đua đòi làm sang trong nghề nghiệp. Bạn đối mặt với nó từng phút trong một bữa tiệc, khi bạn được hỏi câu hỏi mang tính biểu tượng vào đầu thế kỉ 21: Bạn làm nghề gì? và tùy thuộc vào việc bạn trả lời câu hỏi này như thế nào mọi người hoặc vui mừng vô cùng khi được biết bạn, hoặc nhìn vào chiếc đồng hồ của mình và nói vài lời cáo phép. (Cười) Bây giờ, người đối kháng với một người trưởng giả là mẹ của bạn. (Cười) Mà cũng không cần thiết là mẹ của bạn, tôi đã là một người như vậy rồi. Nhưng, một người mẹ lý tưởng. Người không bao giờ quan tâm đến những thành tựu mà bạn đạt được Nhưng thật không may,phần lớn mọi người không phải là mẹ của bạn. Hầu hết mọi người đều tìm mối tương quan giữa khoảng thời gian, và nếu bạn thích, yêu, không phải một tình yêu lãng mạn, dù nó có thể là một cái gì đó. nhưng nhìn chung tình yêu, sự tôn trọng, tất cả đều sẵn lòng hòa hợp với chúng ta, điều này được định nghĩa một cách chặt chẽ, bằng vị thế của chúng ta trong trật tự xã hội. Và đó chính là lý do tại sao chúng ta quan tâm một cách thái quá về nghề nghiệp của mình. Và thực chất là quan tâm một quá nhiều về những món hàng mang tính vật chất. Bạn biết không, chúng ta thường nghe nói rằng chúng ta sống trong thời đại vật chất, và rằng chúng ta đều là những con người tham lam. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sống quá vật chất. Tôi nghĩ chúng ta sống trong một xã hội mà gắn những tưởng thưởng về tinh thần với việc sở hữu món đồ vật chất. Chúng ta không muốn bất cứ thứ vật chất nào cả. Chúng ta muốn được thưởng về tinh thần. Và đó là một cách mới mà chúng ta nhìn vào những thứ đồ xa xỉ. Lần tới khi bạn nhìn thấy ai đó đang lái một chiếc Ferrari đừng nghĩ rằng: " Người này là một người tham lam" Hãy nghĩ rằng:" Đây là một người dễ bị tổn thương và cần đến tình yêu." Theo một cách nói khác ( Cười) hãy cảm thông hơn là khinh miệt. Có những lí do khác.. (Cười) Có những lý do khác khiến tại sao bây giờ chúng ta cảm thấy khó khăn hơn để giữ bình tĩnh so với trước đây Một trong số đó, và thật trớ trêu vì nó liên quan đến một thứ vô cùng tốt đẹp, đó là hy vọng mà chúng ta đặt vào nghề nghiệp của mình. Chưa bao giờ sự mong đợi của chúng ta lớn như bây giờ về những gì con người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình. Chúng ta được khuyên, từ rất nhiều nguồn thông tin, rằng mọi thứ đều có thể đạt được. Chúng ta đã xong vớichế độ đẳng cấp. Chúng ta đang trong một chế độ mà bất cứ ai cũng có thể vươn tới bất kỳ vị trí mà anh ta muốn. Và đó quả thật là một ý tưởng hay ho. Cùng với đó là tinh thần về sự bình đẳng. Chúng ta đều bình đẳng. Không có một định nghĩa nhất định nào về trật tự trong xã hội. Chỉ có một vấn đề rất lớn với điều này. Và vấn đề đó chính là sự ghen tị. Lòng ghen tị, thật là một điều cấm kị khi đề cập tới lòng ghen tị nhưng nếu có một loại cảm xúc nào đang thống trị trong xã hội hiện đại thì đó chính là ghen tị. Và nó liên quan đến nhu cầu về bình đẳng. Hãy để tôi giải thích. Sẽ thật bất thường cho bất cứ ai ở đây, hay bất cứ ai đang xem chương trình này, khi họ ghen tị với nữ hoàng nước Anh. Mặc dù bà ấy giàu có hơn bất cứ ai đang có mặt ở đây. Và bà có một tòa nhà lớn vô cùng. Lý do chúng ta không ghen tị với bà là do bà khác lạ. Đơn giản bà quá xa lạ. Chúng ta không liên quan đến bà. Bà nói chuyện bằng một giọng điệu hài hước. Bà đến từ một nơi cũng rất khác biệt. Và chúng ta không liên quan đến bà. Và khi chúng ta không liên quan đến ai đó, chúng ta không ghen tị với họ. Hai người càng gần nhau bao nhiêu, về tuổi tác, xuất thân, thì lòng ghen tị sẽ nảy sinh nhiều bấy nhiêu. Lý do tại sao chúng ta không nên đến những buổi họp trường. Là bởi không có điểm tham chiếu nào mạnh mẽ hơn so với những người đã từng học cùng trường. Nhưng vấn đề, nói chung, của xã hội hiện đại, là nó đã thu nhỏ cả thế giới vào trong một trường học. Tất cả mọi người đều mặc quần jeans, tất cả đều giống nhau. Nhưng, thật ra không phải vây. Vì thế mà nảy sinh nhu cầu về sự bình đẳng, cùng với sự bất bình đẳng ẩn sâu bên trong. Điều này dẫn tới một tình trạng vô cùng ngột ngạt. Rất khó cho bất cứ ai bây giờ có thể trở nên giàu có như Bill Gates, tương tự như khi ở thế kỉ 17 Bạn không dễ gìđược đặt ngang hàng giai cấp quý tộc ở Pháp. Nhưng điểm mấu chốt là, bạn không nghĩ như vậy. 119 00:04:55,000 --> 00:04:58,000 Báo chí và những phương tiện truyền thông khác khiến bạn nghĩ rằng Báo chí và những phương tiện truyền thông khác khiến bạn nghĩ rằng nếu bạn có năng lượng dồi dào, có một vài ý kiến hay về công nghệ về một cái garage, bạn cũng có thể bắt đầu một công việc lớn. (Cười) Và hậu quả của vấn đề này được Đưa vào những tiệm sách 124 00:05:09,000 --> 00:05:12,000 Khi bạn đến một hiệu sách lớn và đi đến gian về "tự lực” Khi bạn đến một hiệu sách lớn và đi đến gian về "tự lực" giống như tôi một vài lần, nếu bạn phân tích những cuốn sách “tự lực” 127 00:05:16,000 --> 00:05:18,000 trên thế giới hiện này, về cơ bản có 2 loại. trên thế giới hiện này, về cơ bản có 2 loại. Loại thứ nhất nói với bạn, "Bạn có thể làm được! Mọi thứ đều có thể!" và loại thứ hai sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để đối diện với với cái mà chúng ta vẫn thường lịch sự gọi là "tự hạ thấp bản thân" hoặc không hay thì gọi là" cảm thấy thật tồi tệ về bản thân mình" Có một mối quan hệ thực sự, một mối quan hệ giữa một xã hội nói với mọi người rằng họ có thể làm tất cả, và sự tồn tại của sự tự hạ thấp bản thân. Vì vậy, có một cách mà trong đó một sự việc khả quan có thể trở nên tồi tệ vô cùng. Một lý do khác giải thích tại sao chúng ta thường tỏ ra lo lắng hơn, về sự nghiệp, về thứ bậc của chúng ta trong thế giới ngày nay, hơn bao giờ hêt. Và lại một lần nữa, nó liên quan đến một thứ khá thú vị. Thứ thú vị đó được gọi là chế độ nhân tài. Giờ đây tất cả mọi người, tất cả những chính trị viên từ trái sang phải, đều đồng ý rằng chế độ nhân tài là một điều tốt, và chúng ta đều nên cố gắng để làm nên những xã hội với chế độ nhân tài, Nói cách khác, thế nào là một xã hội với chế độ nhân tài? Một xã hội với chế độ nhân tài là một xã hội mà nếu bạn có tài năng, sức lực và trình độ, bạn sẽ đạt tới đỉnh cao. Sẽ không gì cản nổi. Đó là điều vô cùng tốt đẹp. Nhưng vấn đề là. nếu bạn thực sự tin vào một xã hội có những người cố gắng để đạt đến đỉnh cao, sẽ đạt đến đỉnh Thì bạn cũng sẽ, với một cách khó chịu, tin vào một xã hội trong đó có những người xứng đáng với vị trí cuối cùng cũng sẽ bị chôn vùi dưới đó. Nói cách khác, vị trí của bạn trong cuộc sống không phải là một điều ngẫu nhiên, mà là do cố gắng mà đạt được. Và đó là điều khiến cho thất bại trở nên đau đớn hơn. Bạn biết không, vào thời trung cổ, ở nước Anh, khi bạn gặp một người rất nghèo, người đó sẽ được miêu tả là một người" không may" Chính xác hơn, một ai đó khi không được ban phát vận may, là một người không may. Ngày ngay, cụ thể là ở nước Mỹ, nếu bạn gặp một ai đó ở đáy xã hội, họ có thể bị coi là một kể thất bại. Có một sự khác biệt vô cùng giữa một người không may và một kẻ thất bại. Và đó thể hiện 400 năm của sự tiến hóa của xã hội, và niềm tin của chúng ta vào việc ai có trách nhiệm với cuộc sống của chúng ta. Nó không còn là những vị chúa, mà là chúng ta. Chúng ta ở vị trí quyết định. Sẽ rất vui nếu mọi việc đang diễn ra tốt đẹp với bạn, và sẽ thật đau đớn nếu ngược lại. Nó dẫn tới, trong trường hợp xấu nhất theo phân tích của một nhà xã hội học giống như Emil Durkheim, nó dẫn tới mức độ tự tử cao. Có nhiều trưởng hợp tự tử ở những nước phát triển hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Và một vài lý do cho việc đó là mọi người xem những gì xảy ra là do bản thân họ một cách thái quá. Họ sở hữu thành công của riêng họ. Nhưng họ cũng sở hữu thất bại của riêng mình. Có sự giải thoát nào khỏi những áp lực ấy mà tôi đã vừa đề ra không? Tôi nghĩ là có. Tôi chỉ muốn chỉ ra một vài trong số đó. Hãy xem chế độ nhân tài. Đây là ý tưởng nói rằng mọi người xứng đáng với những vị trí họ đạt được. Tôi nghĩ đây là một ý tưởng điên rồ, hoàn toàn điên rồ. Tôi sẽ ủng hộ bất cứ chính trị gia nào từ trái sang phải, với một ý tưởng ta nhã nào về chế độ nhân tài. Tôi là một người trong chế độ nhân tài. nhưng tôi nghĩ rằng nó thật điên rồ khi tin rằng chúng ta sẽ làm nên một xã hội thực sự là của những nhân tài. Đó là một giấc mơ vô thực. Ý tưởng về việc làm nên một xã hội nơi mọi người đều được đánh giá chính xác, người tốt trên đỉnh cao, người kém dưới tận cùng, và nó cứ chính xác như vậy, là không thể. Có quá nhiều những yếu tố ngẫu nhiên. Tai nạn, tai biến khi sinh, bị cục gạch rớt lên đầu, bệnh tật, vv. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể đánh giá được. Không nên đánh giá người khác như thế. Tôi rất thích một câu nói của St. Augustine trong cuốn "The City of God" ông nói: " Thật là tội lỗi khi đánh giá một con người bằng vị trí của anh ta." Trong tiếng Anh hiện đại nó có nghĩa là thật tội lỗi nếu bạn nói chuyện với ai đó dựa vào tấm danh thiếp của họ. Vị trí không phải là điều đáng kể. Và theo như St. Augustine, Chỉ có Chúa mới là người thực sự đặt mọi người vào đúng vị trí của họ. Và người sẽ làm điều đó vào Ngày Phán Xét với những thiên thần và những chiếc kèn trumpet, và các tầng trời sẽ mở ra. Một ý nghĩ điên rồ, nếu bạn là một người theo chủ nghĩa trần tục như tôi. Nhưng một điều vô cùng quý giá trong ý tưởng này. Nói một cách khác, kìm nén sự nóng vội của bạn khi đánh giá người khác. Bạn không cần biết giá trị đích thực của ai đó là gì. Đó là phần ẩn của họ Và chúng ta không nên cư xử như thể ta biết phần ẩn giấu đó. Có một sự an ủi cho tất cả những điều này. Khi chúng ta nghĩ về thất bại trong cuộc sống, khi chúng ta nghĩ về thất bại, một trong những lý do chúng ta sợ thất bại không chỉ là sự mất mát về thu nhập, sự mất mát về vị trí. Cái chúng ta sợ đó là sự đánh giá và nhạo báng của người khác. Và thật sự là nó tồn tại. Bạn biết không, một trong những phương tiện nhạo báng hiện nay là những tờ báo. Và nếu bạn giở một tờ tạp chí nào đó vào một ngày nào đó trong tuẩn bạn sẽ thấy đầy ắp những con người đang bị đảo lộn với cuộc sống của họ. Họ ngủ với người này. Họ đã dùng những thứ không tốt. Họ đã làm sai luật pháp, bất cứ thứ gì. và tất cả thật vừa vặn cho sự nhạo báng. Nói cách khác, tất cả họ đã thất bại. Và họ được nói đến như những kẻ thất bại. Có sự thay thế nào không? Tôi nghĩ rằng những truyền thống phương Tây đã cho ta một sự thay thế hoàn hảo. Đó là bi kịch. Bi kịch nghệ thuật, nó được phát triển trong những nhà hát của Hi Lạp cổ đại, vào thể kỉ thứ 5 trước công nguyên, đây thực sự là một nghệ thuật được cống hiến để tìm ra tại sao con người thất bại. Và theo như họ, là mức độ cảm thông. Cuộc sống bình thường sẽ không nhất thiết giống như vậy. Tôi nhớ một vài năm trước, khi tôi đang nghĩ về những điều này. Và tôi đi xem tờ “Thể thao Chủ nhật" một tờ báo mà tôi khuyên các bạn không nên đọc, nếu bạn chưa quen với nó. Và khi tôi nói chuyện với họ về những bi kịch lớn của nghệ thuật phương Tây. Và tôi muốn xem họ làm thế nào để tìm được những chi tiết của những câu chuyện sẽ trở thành tin tức trên bàn tin tức trong một buổi chiều chủ nhật. Và tôi nói với họ về Othello. Họ chưa bao giờ nghe đến nó nhưng tỏ ra vô cùng thích thú. (Cười) Và tôi bảo họ viết ra tiêu đề cho Othello. Họ viết ra tiêu đề " Những người du dân điên cuồng vì tình yêu giết con gái của thượng nghị sĩ. và đưa nó lên đầu đề. Tôi đưa cho họ kịch bản của vở Madame Bovary. Một lần nữa, đây là quyển sách mà họ vô cùng thích thú khi khám phá ra. Và họ viết " Người đàn bà ngoại tình thích mua sắm nuốt chửng arsenic sau khi bị lừa gạt tài khoản ngân hàng" (Cười) Và điều yêu thích của tôi. Họ đã làm nên một thể loại rất đặc biệt của riêng mình. Tác phẩm yêu thích của tôi là của Sophocles "Oedipus the King." "Tình dục với mẹ là mù quáng" (Cười) (Vỗ tay) Một cách nào đó, nếu bạn thích, ở một bên của lòng cảm thông, bạn có mảnh tin tức nhỏ đó. Và ở bên phía còn lại, bạn có bi kịch và nghệ thuật bi thương. Và tôi cho rằng tôi đang tranh luận về việc chúng ta nên học một chút về những gì đang diễn ra trong nghệ thuật bi thương. Sẽ thật là điên rồ nếu coi Hamlet là một kẻ thua cuộc. Ông không phải là một kẻ thất bại, dù rằng ông đã thua. Và tôi nghĩ rằng đó chính là thông điệp mà bi kịch đưa đến cho chúng ta, và tại sao nó thực sự rất quan trọng, tôi nghĩ vậy. Một điều khác về xã hội hiện đại, và tại sao nó lại gây ra sự lo lắng này, đó là vì chúng ta không có gì ở trung tâm của nó mà không phải là con người. Chúng ta là xã hội đầu tiên sống trên thế giới này nới chúng ta không tôn thờ gì hơn ngoài bản thân mình. Chúng ta đánh giá rất cao bản thân. Và vì thế chúng ta nên. Chúng ta đã đưa con người lên mặt trăng. Chúng ta đã làm được rất nhiều điều phi thường. Và vì thế chúng ta thường có xu hướng tôn thờ chính mình. Những người hùng của chúng ta là con người. Đó là một trường hợp rất mới. Hầu hết những xã hội khác đều có, ở trung tâm của họ, sự tôn thờ một thứ gì đó siêu viêt. Một vị chúa, một linh hồn, một thế lực tự nhiên, vụ trụ. Dù đó là thứ gì thì đang có một thứ khác được thờ phụng. Chúng ta đã gần nhưmất đi thói quen làm việc đó. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao chúng ta đặc biệt chú ý đến tự nhiên. Không phải vì sức khỏe của mình, dù nó thường được đề cập đến bằng cách này. mà là vì đây là một sự trốn thoát khỏi một xã hội loài người. Đó là sự giải thoát khỏi chính những ganh đua của chúng ta, và cả những vở kịch. Và đó là lý do tại sao chúng ta thích thú ngắm nhìn thiên hà và đại dương, và nhìn vào Trái Đất từ bên ngoài chu vi của nó, vân vân. Chúng ta thích được liên quan đến những thứ siêu nhiên. Và nó trở nên vô cùng quan trọng với chúng ta. Tôi nghĩ tôi thực sự nói đến là thành công và thất bại. Và một trong những điều rất thú vị về thành công đó là chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết thành công là gì. Nếu tôi nói với bạn rằng một người nào đó sau cánh gà một người vô cùng thành đạt, vài ý tưởng nào đó sẽ đến trong tâm trí. Bạn sẽ nghĩ rằng người đó chắc hẳn sẽ kiếm được rất nhiều tiền, đạt được những thành tích trong một lĩnh vực nào đó. Lý thuyết của bản thân tôi về thành công là, và tôi là một người vô cùng quan tâm đến thành công. Tôi thực sự rất muốn thành công. Tôi luôn tự hỏi, " Làm thế nào để có thể thành công hơn nữa?" Nhưng khi tôi già đi, và tôi cũng trở nên vô cùng nhạy cảm với ý nghĩa của từ "thành công". Tôi có một cái nhìn vào bên trong của sự thành công. Bạn không thể thành công ở tất cả mọi thứ. Chúng ta nghe rất nhiều về sự cân bằng trong cuộc sống. Thật là vô nghĩa. Bạn không thể có được tất cả. Không thể. Vì thế bất cứ hình ảnh nào về thành công đều phải thừa nhận sự thiếu xót của nó, đó chính là nơi của sự mất mát. Và tôi nghĩ rằng người khôn ngoan sẽ chấp nhận như tôi nói, rằng sẽ có một lúc nào đó chúng ta sẽ không thành công. Và một cuộc sống thành công là kết quả của nhiều thời gian, những ý tưởng của chúng ta về thế nào là sống thành công, không phải là của chúng ta. Đó là điều được tiếp thu từ những người khác. Quan trọng là, nếu bạn là một người đàn ông, một người cha Và nếu bạn là một người phụ nữ, một người mẹ. Những phân tích tâm lý đã nói rất nhiều về vấn đề này suốt 80 năm qua. Không có ai lắng nghe một cách thực sự. Nhưng tôi tin rằng nó rất đúng. Và chúng ta cũng tiếp thu những thông điệp từ rất nhiều nguồn như ti vi, quảng cáo, đến tiếp thị, vân vân. Đây là những nguồn lực vô cùng lớn chúng định nghĩa những gì ta muốn, và cách chúng ta nhìn nhận bản thân. Khi chúng ta được bảo rằng ngân hàng là một nghề rất được trọng vọng rất nhiều người trong chúng ta muốn đi làm ngân hàng. Khi nghề ngân hàng không còn được coi trọng như xưa, chúng ta dần mất sự thích thú vào nó. Chúng ta luôn luôn rộng mở với những lời gợi ý. Và vì thế điều mà tôi muốn nói đến, là không phải chúng ta nên từ bỏ ý tưởng về thành công. Mà là chúng ta nên chắc chắn rằng đó là ý tưởng của chính chúng ta. Hãy chuyên tâm vào những ý tưởng của mình. Và đảm bảo rằng chúng ta tạo ra nó. và chúng ta là những tác giả thật sự của những tham vọng đó. Bởi vì thật tồi tệ, khi không có được những gì mình muốn. Nhưng nó còn tồi tệ hơn nếu có một ý nghĩ rằng bạn muốn một điều nào đó, và nhận ra rằng cuối cùng, đó không phải là điều bạn muốn. Vì thế mà tôi sẽ kết thúc bài nói này ở đây. Nhưng điều tôi thực sự muốn nhấn mạnh là thành công, vâng Nhưng hãy chấp nhận sự khác lạ của một vài những ý tưởng của chúng ta. Hãy bỏ đi những khái niệm về thành công. Hãy biến những ý tưởng về thành công là của riêng chúng ta. Cảm ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Thật là thú vị. Làm sao ông có thể dung hòa ý tưởng về một người thật tồi khi nghĩ người khác là kẻ thua cuộc, với ý tưởng rằng có rất nhiều người đang điều khiển cuộc sống của bạn. Và một xã hội luôn đồng tình với việc phải có cả những người thất bại và những người thành công. Alain de Botton: Vâng, tôi nghĩ đó chỉ là một sự ngẫu nhiên về quá trình được và mất mà tôi muốn nhấn mạnh vào Bởi vì sự nhấn mạnh ngày nay là rất nhiều về sự đánh giá mọi thứ. Và những chính trị gia nói về công bằng Bây giờ tôi là một người luôn tin tưởng vào công bằng. Tôi chỉ nghĩ rằng nó là không thể. Vì thế chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể, chúng ta hãy làm tất cả có thể để đạt được nó. Nhưng ở cuối con đường chúng ta hãy luôn nhớ rằng bất cứ ai đối diện với chúng ta, bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống, sẽ luôn luôn có một yếu tố vô cùng lớn của sự ngẫu nhiên. Và đó là điều mà tôi muốn dành để nói. Vì nếu không nó sẽ trở nên giả tạo. Chris Anderson: Tôi muốn nói, ông có tin rằng mình có thể kết hợp loại triết lý về công viêc với một nền kinh tế thành công? Hay ông nghĩ rằng mình không thể? Nhưng nó không quan trọng là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều vào nó? Alain de Botton: Ý nghĩ ác mộng rằng làm người khác lo sợ là cách tốt nhất để bắt họ làm việc thật tốt. Và ở một khía cạnh nào đó môi trường càng khắc nghiệt thì mọi người càng tiến đến những thách thức. Bạn nghĩ, ai sẽ là người bố lý tưởng của bạn? Và người bố lý tưởng ấy là một người cứng rắn nhưng cũng rất tế nhị Và đó là một điều rất khó. Chúng ta cần những người cha, những người cha trong xã hội, lảng tránh cả hai thái cực đó. Đó là người độc đoán, người gìn giữ kỉ luật, ở một mặt và ở mặt kia là người không có phép tắc. Chris Anderson: Alain de Botton. Alain de Botton: Cảm ơn quý vị rất nhiều (Vỗ tay) Xin chào! Tôi tên là Golan Levin. Tôi là nghệ sĩ và là kỹ sư, một kiểu lai mà ngày càng phổ biến. Nhưng tôi vẫn rơi vào tình huống oái oăm. khi mà mọi người dường như không hiểu tôi. Và khi tôi nhìn xung quanh rồi thấy bức ảnh tuyệt đẹp này. Đó là bức thư từ "Diễn đàn nghệ thuật" năm 1967 nói rằng "Chúng ta không thể hình dung viễn cảnh phát hành một chuyên san đặc biệt về điện tử hoặc máy tính trong nghệ thuật. Và họ vẫn chưa làm. Và nếu bạn nghĩ rằng các bạn thông tuệ hơn họ, với tư cách là degerati, Một hôm, tôi đến cửa hiệu ứng dụng của Apple iPhone. Nghệ thuật ở đâu nhỉ? Tôi có hiệu suất. Tôi có thể thao. Và bằng cách nào đó ý tưởng rằng người ta có thể sẽ muốn tạo ra nghệ thuật cho iPhone, điều mà tôi và những người bạn đang làm hiện nay, vẫn không được phản ánh trong sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của máy tính. Do đó, nếu nhìn theo hai phía thì tôi cho rằng có một sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của nó đối với nghệ sĩ sử dựng vật liệu của chính anh ấy, hay cô ấy, mà tôi nghĩ nghĩa vụ của người nghệ sĩ là thực sự khám phá khả năng biểu cảm của các công cụ mới mà chúng ta có. Trong trường hợp này, tôi là một người nghệ sĩ. và tôi thực sự yêu thích việc mở rộng vốn từ về cử chỉ con người, và về cơ bản trao quyền cho mọi người thông qua tương tác. Tôi muốn mọi người khám phá bản thân như là những diễn viên. những diễn viên sáng tạo, qua những kinh nghiệm tương tác. Phần lớn công việc của tôi là tìm cách thoát ly khỏi những trải nghiệm này. Đây là bức ảnh cái bàn của một sinh viên của tôi. Và khi tôi nói cái bàn, tôi không chỉ muốn nói cái bàn thực sự, nơi con chuột máy tính đã làm mòn. Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy dấu hiệu của thanh menu Apple, ở góc trên bên trái, nơi thế giới ảo đã thực sự đục thủng qua thế giới thật. Vậy đây là, như Joy Mountford có lần nói, để khám phá những kinh nghiệm thẩm mỹ, "con chuột có lẽ là ống hút nhỏ nhất có thể hút mọi biểu hiện của con người qua đó." (Cười) Và điều mà tôi thực sự cố gắng làm là làm cho con người có nhiều trải nghiệm tương tác phong phú hơn. Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi con chuột và sử dụng toàn bộ cơ thể như một cách khám phá những trải nghiệm thẩm mỹ, không nhất thiết phải là những thứ thực tế. Do vậy tôi viết phần mềm. Và đó là cách tôi làm việc đó. Và rất nhiều kinh nghiệm của tôi giống như gương theo một cách nào đó Vì đây là, theo một ý nghĩa nào đó, cách đầu tiên để con người khám phá tiềm năng diễn viên của mình, và khám phá cơ quan đại diện của mình. Khi nói "Ai là người ở trong gương kia? Ồ, chính là mình." Và, để đưa ra ví dụ, đây là dự án từ năm ngoái, được gọi là bộ xử lý phân mảnh có khe hở. Và nó cho phép người ta khám phá các hình thái tiêu cực mà họ tạo ra khi họ đang làm các công việc hàng ngày. Bộ xử lý phân mảnh có khe hở là công trình nghệ thuật có tính tương tác nâng cao nhận thức của con người về những hình dạng tiêu cực Khi mọi người dùng tay hoặc đầu để tạo ra các hình dạng và vân vân, hoặc là với một ai khác, các hình dạng này thực sự tạo ra âm thanh và bay ra từ không khí-- về cơ bản là nắm bắt không gian vô hình này, hay không gian không bị khám phá này và làm cho nó trở nên thực, để mọi người sau đó có thể trân trọng nó và trở nên sáng tạo với nó. Và nhờ thế, mọi người lại khám phá cơ quan sáng tạo của họ theo cách này Và cá tính riêng của họ thể hiện ra theo cách hoàn toàn độc đáo Vì vậy, ngoài việc sử dụng toàn bộ cơ thể, điều mà tôi đang phám phá trong một thời gian, đó là việc sử dụng giọng nói một hệ thống vô cùng biểu cảm đối với chúng tôi, đó là xướng âm. Bài hát là một trong những cách cổ điển nhất giúp chúng ta được lắng nghe và thấu hiểu. Và tôi tình cờ phát hiện được nghiên cứu kỳ diệu này của Wolfgang Köhler, người được gọi là cha đẻ của môn tâm lý cấu trúc, từ năm 1927, ông đã giới thiệu với thính giả như các bạn đây hai hình dạng sau. Và ông nói một trong số đó được gọi là Maluma. Và cái kia được gọi là Taketa. Cái nào là cái nào? Có ai muốn mạo hiểm phỏng đoán không? Maluma là ở trên đỉnh. Vâng. Vậy đó. Như ông đã nói ở đây, phần lớn mọi người trả lời không do dự. Vì thế điều mà chúng ta thực sự thấy ở đây là một hiện tượng được gọi là tiếng nói yếu, là một loại cảm giác thứ phát mà tất cả chúng ta đều có. Và vì thế, trong khi Tiến sĩ Oliver Sacks nói về cách mà một người trong hàng triệu người có thể thực sự có giác quan thứ phát khi họ nghe thấy màu sắc hoặc hình dạng của mùi vị và những thứ tương tự tiếng nói yếu là điều mà tất cả chúng ta đều trải qua ở một mức độ nào đó. Đó là bản đồ các miền nhận biết khác nhau. như là độ cứng, độ sắc nhọn, độ sáng và tối, Và âm vị mà chúng ta có thể nói chuyện cùng. 70 năm nay, đã có một số nghiên cứu mà các nhà tâm lý học nhận thức đã thực sự hiểu được L, M và B được gắn với hình dạng như thế này hơn, và P, T và K có lẽ gắn với hình dạng như thế này. Ở đây chúng ta đột nhiên có bản đồ giữa độ uốn cong mà chúng ta có thể khai thác về số lượng, một bản đồ tương quan giữa đường cong và hình dạng. Vì vậy, tôi chợt nảy ra ý nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể chạy ngược những cái này? Và dự án Remark được ra đời từ đó, đây là sự hợp tác với Zachary Lieberman và phòng nghiên cứu Ars Electronica Futurelab. Và đây là mô hình tương tác trình bày điều tưởng tượng rằng lời nói tạo ra những hình bóng hữu hình. Ý tưởng là chúng ta là nhảy vào một vùng ánh sáng ma thuật. Và khi bạn làm như vậy, bạn nhìn thấy hình dạng của lời nói của chính mình. Và chúng như thể bay đi, bay ra khỏi đầu bạn. Nếu một hệ thống máy tính nhận diện lời nói Có khả năng nhận điện được điều bạn đang nói thì nó sẽ đánh vần điều đó ra. Và nếu nó không làm được thì nó sẽ tạo ra hình dạng liên kết chặt chẽ về mặt âm học với âm thanh bạn tạo ra. Hãy xem một video về điều đó nhé. (Vỗ tay) Cảm ơn. Và dự án này Lúc đó tôi đang làm việc với giọng ca trừu tượng vĩ đại Japp Blonk Và anh là chuyên gia quốc tế về trình diễn "The Ursonate" vốn là một bài thơ vô nghĩa dài nửa tiếng của Kurt Schwitters, viết vào thập niên 1920. là một mớ vô nghĩa dài nửa tiếng có cấu trúc chặt chẽ Và gần như không thể trình diễn được bài thơ này. Nhưng Japp là một trong những chuyên gia thế giới trình diễn nó. Và trong dự án này, chúng tôi đã phát triển một loại phụ đề thời gian thực thông minh. Và đây là những phụ đề sống động được tạo ra từ cái máy tính mà biết lời thơ của Ursonate May mà Japp cũng thuộc thơ rất tốt. Và nó được trình bày cùng lúc với Japp Toàn bộ văn bản mà các bạn chuẩn bị thấy được máy tính tạo ra theo thời gian thực. mường tượng điều mà anh ấy định làm với giọng hát của mình. Đây, các bạn có thể thấy một tổ hợp có màn hình với phụ đề ở đằng sau anh ấy. Ok (Vỗ tay). Nếu các bạn quan tâm thì toàn bộ các video ở trên mạng Tôi đã nhận được phản hồi trái chiều trong màn trình diễn trực tiếp. bởi vì một số người hiểu rằng phụ đề trực tiếp là một loại nghịch hợp bởi thường thì sẽ có một người làm phụ đề sau đó. Và một số người nghĩ: "Thế thì có gì đặc biệt?" Tôi nhìn thấy phụ đề trên TV suốt." Bạn biết đấy, họ không hình dung ra người ngồi trong phòng gõ lại phụ đề. Ngoài toàn bộ cơ thể và lời nói, tôi còn thật sự hứng thú với một thứ khác, gần đây nhất, là việc sử dụng đôi mắt hoặc ánh nhìn, khi xét đến cách con người tương tác với nhau. Đó thực sự là lượng thông tin rất lớn không dùng lời được truyền đạt bằng mắt. Và là một trong những thử thách kỹ thuật thú vị nhất đang rất thịnh hành trong khoa học máy tính khả năng sở hữu một chiếc máy ảnh có thể hiểu từ một khoảng cách rất lớn, cách mà những quả cầu nhỏ xinh này chỉ về một hướng nào đó để bộc lộ thứ khiến bạn hứng thú, và hướng chú ý của bạn. Vì thế mà có rất nhiều giao tiếp tình cảm diễn ra ở đó. Và tôi đã bắt đầu, với các dự án khác nhau, cách mọi người giao tiếp với máy tính bằng mắt. Và về cơ bản là hỏi những câu như: Nếu như nghệ thuật ý thức được rằng chúng ta đang nhìn nó thì sao? Làm sao để nó phản hồi, theo một cách nào đó, để thừa nhận hoặc phủ nhân thực tế là chúng ta đang nhìn nó? Và nó có thể làm gì nếu nó có thể nhìn lại chúng ta? Và đó là những câu hỏi đang diễn ra trong các dự án tiếp theo. Trong dự án đầu tiên có tên gọi là Eyecode mà tôi sẽ cho các bạn xem, Đó là một phần của phần mềm tương tác mà nếu chúng ta đọc cái vòng tròn nhỏ này, "dấu vết để lại bởi ánh nhìn của người quan sát đầu tiên nhìn vào dấu vết để lại bởi ánh nhìn của người quan sát trước đó." Ý tưởng là đó là một hình ảnh được xây dựng tổng thể từ lịch sử được nhìn bởi những người khác nhau trong một hệ thống. Cho phép tôi chuyển kênh để chúng ta có thể biểu diễn trực tiếp. Hãy chạy chương trình này và xem nó có hoạt động không. Ok. Có rất nhiều video đẹp và sáng ở đây. Đây chỉ là một màn hình thử nghiệm nhỏ cho thấy nó đang hoạt động. Và điều mà tôi sẽ làm - tôi sẽ che nó đi. Và các bạn có thể nhìn xem cái mà nó đang làm là ghi lại đôi mắt của tôi mỗi lần tôi nháy mắt. Xin chào? Và tôi có thể ... xin chào ... OK. Cho dù tôi ở đâu thì điều thực sự diễn ra ở đây là nó là một hệ thống truy tìm mắt đang cố gắng định vị đôi mắt của tôi. Và nếu tôi lùi thật xa thì tôi thấy mờ ảo. Bạn biết đấy, bạn sẽ có những vùng mờ ảo như thế này trông chỉ giống mắt theo cách rất rất trừu tượng. Nhưng nếu tôi lại gần và nhìn trực tiếp vào máy quay trên chiếc laptop này và bạn sẽ thấy những đôi mắt đẹp và sống động. Bạn có thể coi đó như một cách đánh máy với mắt của bạn. Và những gì mà bạn đang gõ là bản ghi chép đôi mắt của bạn. như thể bạn đang nhìn vào mắt người khác. Vì thế mà mỗi người đang nhìn vào cái nhìn của người khác ở trước mặt họ. Và điều này xảy ra ở các tổ hợp lớn hơn, nơi có hàng nghìn hàng nghìn cặp mắt mà mọi người có thể nhìn vào, khi bạn thấy ai đang nhìn vào người khác nhìn vào người khác nhìn trước mặt họ. Tôi sẽ thêm một vài kiểu nữa. Nháy mắt. Nháy mắt. Như các bạn có thể thấy, lại một lần nữa, nó tìm ra đôi mắt của tôi và cố gắng hết sức dự đoán khi nào thì tôi nháy mắt. Được rồi. Cứ để thế. Đó là một hệ thống quan sát loại đệ quy. (Vỗ tay). Cám ơn. Một số cái cuối cùng mà tôi sẽ cho các bạn xem về cơ bản là ở trong lĩnh vực robot mới -- đối với tôi, mới với tôi. Nó được gọi là Opto-Isolator. Và tôi sẽ cho các bạn xem một phiên bản cũ hơn của nó. chỉ kéo dài một phút. Ok Nếu tác phẩm nghệ thuật biết được cách chúng ta nhìn vào chúng thì sao? ... và nếu chúng có thể nhìn lại chúng ta? Trong trường hợp này, Opto Isolator đang nháy mắt phản ứng lại động tác nháy mắt của một người. Và thế là nó nháy mắt 1 giây sau khi bạn nháy mắt. Đây là một thiết bị nhằm giảm hiện tượng nhìn xuống xuống mức đơn giản nhất có thể. Chỉ một con mắt nhìn vào bạn, và xóa bỏ mọi thứ khác về khuôn mặt nhưng chỉ để xem xét ánh nhìn theo một cách độc lập như là một nguyên tố. Và cùng lúc đó, nó tìm cách thu hút cái mà bạn có thể gọi là hành vi ánh nhìn tâm lý - xã hội quen thuộc. Như kiểu quay đi chỗ khác khi bạn nhìn nó quá lâu bởi vì nó ngượng hoặc đại loại là như vậy. Ok. Dự án cuối cùng mà tôi sẽ cho các bạn xem là dự án mới có tên gọi Mõm. (Cười) Đó là một cái mõm dài 8 foot, với đôi mắt to cộ. (Cười) Và bên trong nó là một cánh tay robot nặng 800 pound. mà tôi mượn được. (Cười) từ một người bạn (Cười) Có bạn tốt thật là tiện. Tôi làm ở Carnegie Mellon. Chúng tôi có Viện Robot tuyệt vời ở đó. Tôi muốn cho các bạn xem thứ có tên gọi là Mõm Ý tưởng đằng sau dự án này là làm một con robot trông như thể nó luôn ngỡ ngàng khi gặp bạn. (Cười) Ý tưởng về cơ bản là -- nếu nó luôn phát ra tiếng "Huh? ... Huh?" Đó là lý do vì sao nó có tên gọi khác là kẻ vờ vịt. Nó lúc nào cũng ra vẻ ngạc nhiên: "Cái gì cơ?" Và ý tưởng về cơ bản là nó có thể nhìn bạn được không và khiến bạn cảm thấy như là "Cái gì? Kia có phải giày của tôi không?" "Có cái gì trên tóc tôi à?" Nào, chúng ta cùng xem nhé. Đang kiểm tra anh ta... Đây là một ít thông tin hậu trường dành cho các bạn mê máy tính. Nó có một hệ thống nhìn bằng máy tính. và nó cố gắng nhìn những người di chuyển nhiều nhất. Kia là mục tiêu của nó. Kia là bộ xương Đó là điều mà nó đang thực sự cố làm. Nó thực sự cố gắng tạo nên một ngôn ngữ cơ thể tuyệt vời dành cho sinh vật mới. Dĩ nhiên, Hollywood đã làm điều này thường xuyên. Nhưng cũng để cho ngôn ngữ cơ thể truyền tải một điều dành cho người đang nhìn nó, Ngôn ngữ muốn truyền tải rằng nó ngạc nhiên khi được thấy bạn và nó thích được nhìn bạn. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Đó là những gì tôi có cho hôm nay Tôi rất hạnh phúc khi có mặt tại đây. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Vâng, bây giờ là năm 2009. Và đây là ngày 200 năm của Charles Darwin. Và khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học tiến hóa xuất chúng đang nóng lòng chào mừng sự kiện này Và kế hoạch của họ là khai sáng cho chúng ta gần như mọi mặt về Darwin và cuộc sống của ông ấy về cách ông thay đổi suy nghĩ của chúng ta Tôi nói "gần như mọi mặt", bởi vì còn một khía cạnh khác của câu chuyện mà họ đã phớt lờ đi và có vẻ họ muốn né tránh, bỏ qua nó và bàn luận về những vấn đề khác Cho nên, tôi sẽ nói về vấn đề này. Đó là vì sao ta khác biệt so với loài tinh tinh? Chúng ta có hệ mã gen để hiểu biết rằng chúng ta và loài tinh tinh có mối quan hệ gần gũi đáng kinh ngạc, có rất ít gen khác biệt thật sự rất, rất gần gũi. Và rồi, bây giờ, khi chúng ta xem xét kiểu hình Của một tinh tinh và một người đàn ông Họ lại hoàn toàn khác biệt nhau hoàn toàn không tương đồng. Tôi không nói về những thứ tưởng tượng, về văn hóa hay tâm lý học hay hành vi, Tôi nói về các khác biệt về mặt vật lý có cơ sở, thực tế, và có thể đo lường được. Chúng, loài tinh tinh đó, có lông dày và đi bằng bốn chi Còn loài này, nhẵn nhụi và đi bằng hai chân. Tại sao? Ý tôi là -- (Cười) nếu tôi là 1 tín đồ của thuyết Darwin, tôi tin rằng có một lý do cho việc đó. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều, chắc chắn đã có điều gì đó xảy ra Chuyện gì đã xảy ra? 50 năm trước, có 1 câu hỏi đơn giản gây cười mà mọi người đều biết câu trả lời. Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra.. Tổ tiên của loài vượn thì sống trên cây; tổ tiên của chúng ta thì sinh sống trên mặt đất. Điều này giải thích mọi thứ. Chúng ta phải đứng dậy bằng chân để hái quả trên cao, hoặc để đuổi theo săn động vật, hoặc để 2 tay được tự do mà cầm vũ khí. Và khi săn bắt chúng ta bị quá nhiệt nên phải cởi áo lông ra và vứt nó đi. Mọi người, mọi thế hệ đều biết điều đó. Nhưng sau đó, vào thập niên 90, một số thứ dần trở nên sáng tỏ Các nhà cổ sinh vật học đã tự xem xét sâu hơn về hệ động vật phụ những loài sống cùng thời gian và địa điểm với các họ loài người Và không phải những loài sống ở hoang mạc. Và họ xem xét các loài ăn cỏ nhưng không phải sống ở hoang mạc. Và sau đó bằng sự khôn khéo, họ đã tìm được cách để phân tích phấn hoa hóa thạch. Thật choáng và li kì. Phấn hoa hóa thạch không phải của thảm thực vật tại hoang mạc Một số phấn hoa là của họ dây leo, là những thứ treo lủng lẳng trong rừng. Thế là chúng ta bị bỏ lại tại nơi mà chúng ta biết rằng những tổ tiên sớm nhất của chúng ta bắt đầu di chuyển khắp nơi trên cây bằng 4 chân trước khi hệ sinh thái hoang mạc bắt đầu xuất hiện. Tôi không bịa đặt điều gì cả. Cũng không phải là giả thuyết của 1 nhóm thiểu số Mọi người đều đồng ý với những điều đó. Giáo sư Tobias đến từ phía bắc Châu Phi xa xôi và có bài nói chuyện tại University College London Ông nói, "Mọi thứ tôi nói với các bạn cách đây 20 năm, hãy quên chúng đi. Chúng đều sai cả. Chúng ta hãy trở về điểm xuất phát và bắt đầu lại." Ông ấy mất đi sự nổi tiếng. Họ không muốn trở về điểm ban đầu. Ý tôi là, điều xảy ra đó thật tồi tệ. Các bạn đã có mô hình tuyệt đẹp này. Các bạn ở mọi thế hệ đều tin vào nó. Không ai thắc mắc về nó. Các bạn đã xây dựng nhiều thứ tưởng tượng lên trên nó có niềm tin vững chắc về nó. và bây giờ, khi nó bị hất tung dưới chân bạn. Bạn làm gì? 1 nhà khoa học làm gì với trường hợp này? Thật ra, chúng ta biết câu trả lời bởi vì Thomis S.Kuhn đã viết 1 luận thuyết có ảnh hưởng sâu xa về điều này từ năm 1962. Ông ấy nói điều mà các nhà khoa học làm khi một mô hình sụp đổ là, đoán thử xem-- là họ tiếp tục làm như chưa có gì xảy ra (Cười lớn) Nếu họ không có mô hình, họ không thể đặt câu hỏi Cho nên, họ nói: "Vâng, nó sai rồi, nhưng giả sử nó đúng..." (Cười lớn) Và lựa chọn duy nhất dành cho họ là dừng việc đặt các câu hỏi. Đó là những thứ họ đã làm cho đến bây giờ. Đó là lí do không còn nghe họ nói về nó nữa. Đó là câu hỏi ngày hôm qua. Nhiều người trong số họ đã mặc định nó là một nguyên tắc. Nó là thứ mọi người phải làm theo. Aaron Filler từ Havard nói rằng, "Có phải chúng ta không nên ngừng nói về những áp lực chọn lọc không?" Ý tôi là, tại sao chúng ta không nói về nhiễm sắc thể và gen và chúng ta chỉ cần ghi lại những thứ chúng ta thấy." Charles Darwin phải sống dậy! Ông ấy biết mọi thứ về lĩnh vực khoa học này. Và ông ấy gọi nó là khoa học phi giả thuyết. Và ông ấy thật tâm khinh thường nó. Và nếu các bạn chuẩn bị nói rằng, "Tôi sẽ ngưng nói về áp lực chọn lọc," các bạn có thể ném cuốn sách "The Origin of Species" qua cửa sổ bởi vì cuốn sách không nói điều gì khác ngoài các áp lực chọn lọc. Và trớ trêu thay, Có 1 ví dụ của 1 mô hình sụp đổ nơi mà chúng ta đã không đợi 1 mô hình mới đến Có 1 thứ được ấp ủ trong những cái cánh. Nó đã chờ đợi từ năm 1960 khi Alister Hardy, một nhà sinh học biển, nói rằng, "Tôi nghĩ điều đã xảy ra, có thể là tổ tiên của chúng ta bắt nguồn từ các sinh vật biển ở nhiều thời điểm nào đó." Ông ấy giữ bí mật đó trong suốt 30 năm. Nhưng sau đó báo chí biết được và chuyện kinh hồn đã xảy ra. Tất cả đồng nghiệp của ông ấy đều nói: "Thật quá đáng. Ông đã khiến chúng tôi bị công chúng nhạo báng! Ông không được lặp lại nó 1 lần nào nữa." Và vào lúc đó, mọi thứ kết thúc, rằng: Lí thuyết về thủy tổ nên bị chôn vùi cùng với UFO và người tuyết, như là một phần sai lệch của khoa học. Thật ra, tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng Hardy đã có rất nhiều dự định Tôi muốn nói về một số ít của những gì được gọi là điểm nổi bật của nhân loại, những thứ làm ta khác biệt với người khác, và khác biệt với họ hàng của chúng ta. Hãy nhìn vào lớp da của chúng ta. Rõ ràng là phần lớn những thứ chúng ta nghĩ về đều mất đi lớp lông cơ thể, động vật có vú không có lớp lông cơ thể là những sinh vật sống dưới nước, như bò biển, hải mã, cá heo, hà mã, heo biển. Một vài động vật sống đầm mình trong bùn như là babirusa (Hươu-lợn). Và bạn nghĩ vui rằng, cũng có thể, đó có thể là lí do chúng ta trần truồng không? Tôi nói điều đó và mọi người nói, "Không, không đâu. Ý tôi là, nhìn vào 1 con voi. Các bạn quên hết chuyện về con voi rồi à? Vậy thì nhớ về năm 1982, tôi đã nói rằng, "Loài voi cũng có thể có một tổ tiên sống dưới biển đấy." Một tràng cười nổ ra! "Bà ấy điên rồi. Bà ấy lại bước ra và sắp nói gì nữa đây?" Nhưng bây giờ, mọi người đều đồng ý rằng loài voi cũng có một thủy tổ. Mọi động vật da dày được kết luận là đều có thủy tổ. Ngoại lệ cối cùng là loài tê giác . Năm ngoái, tại Florida, người ta tìm được vết tích tổ tiên của loài tê giác và đã nói rằng, "Có vẻ chúng đã sống phần lớn cuộc đời trong nước." Cho nên đây chính là một sự liên kết chặt chẽ giữa sự trần truồng và nước. Như là 1 sự liên kết tuyệt đối, Nó chỉ hoạt động theo 1 cách. Các bạn không thể nói tất cả các động vật sống dưới nước đều trần truồng, bởi vì hãy nhìn vào con rái cá biển. Nhưng các bạn có thể nói rằng Mọi động vật đã từng trần truồng đều đã bị tác động sâu sắc bởi nước, trong suốt cuộc đời chúng, hoặc là cuộc đời của tổ tiển chúng. Tôi nghĩ điều đó thật có ý nghĩa. Một ngoại lệ duy nhất là loài chuột chũi trụi lông Somalian, loài chưa bao giờ hỉnh mũi của chúng lên khỏi mặt đất. và cầm nắm bằng 2 chân. Các bạn không thể tìm được con vật nào khác để so sánh, bởi vì chúng ta là động vật duy nhất đứng thẳng và đi được trên 2 chân. Nhưng các bạn có thể nói điều này: tất cả vượn và khỉ có khả năng đi bằng 2 chân, nếu chúng muốn, chỉ 1 thời gian ngắn thôi. Chỉ có một tình huống mà chúng luôn luôn, tất cả bọn chúng, đều đi bằng 2 chân, đó là khi chúng lội qua nước. Các bạn có nghĩ điều đó rất ý nghĩa không? David Attenborough nghĩ nó rất có ý nghĩa, giống như sự khởi đầu đầy triển vọng cho loài 2 chân chúng ta. Hãy nhìn vào lớp mỡ này, Chúng ta đã có nó, dưới lớp da, một lớp mỡ, trên tất cả: không có thứ như thế ở mọi loài linh trưởng. Tại sao lại có lớp mỡ dưới da? Chúng ta đều biết, nếu các bạn nhìn vào các động vật có vú dưới biển, lớp mỡ có ở phần lớn động vật có vú trên cạn nằm trong các cấu tạo cơ thể, xung quanh thận và các ruột, vân vân, di chuyển ra phía ngoài. và dàn trải thành 1 lớp dưới da. Ở cơ thể cá voi, không có mỡ bên trong, mà hoàn toàn nằm ở bên ngoài. Chúng ta không thể tránh khỏi nghi ngờ rằng trong trường hợp của chúng ta, nó cũng đã bắt đầu xảy ra. Chúng ta có lớp da gắn liền với lớp mỡ này. Đây là lí giải duy nhất vì sao con người, nếu họ rất không may mắn, có thể trở nên vô cùng béo phì, bằng 1 cách không thể xảy ra đối với mọi loài linh trưởng nào, về mặt vật lí. Những thứ kì lạ, là sự thật hiển nhiên, thì không bao giờ giải thích được. Câu hỏi vì sao chúng ta có thể nói, Chúng ta có thể nói. Và con khỉ đột không thể nói được. Tại sao? Không thể làm thay đổi răng hoặc lưỡi hoặc phổi hay bất kì thứ gì khác của nó đơn thuần phải thực hiện cùng với sự kiểm soát chủ động sự thở của nó. Các bạn thậm chí còn không thể huấn luyện khỉ đột nói "A" khi được yêu cầu. Những sinh vật duy nhất có thể chủ động kiểm soát sự thở là những động vật và chim có thể lặn dưới nước. Đây tuyệt đối là điều kiện tiên quyết để chúng ta có khả năng nói được, Và sau đó 1 lần nữa, có 1 sự thật là chúng ta có tạo hình rất hợp lí. Thử tưởng tượng một thợ lặn lặn xuống nước, hiếm khi làm nước bắn tung tóe . Thử tưởng tượng một con khỉ đột thực hiện cùng một hành động, và các bạn có thể thấy rằng, khi so sánh với con khỉ đột, chúng ta gần như có dáng dấp giống 1 con cá. Tôi đang cố gắng đề nghị mọi người thừa nhận điều đó, trong hơn 40 năm, quan điểm về loài thủy tổ từng bị xem là điên rồ và nó thật sự không hề điên rồ. Và thật đáng mỉa mai là Họ không thể ngăn chặn được những lí thuyết về loài thủy tổ để bảo vệ cái lí thuyết họ có, điều mà họ chấp nhận và họ yêu. Không có gì ở đó cả. Họ đang ngăn chặn những lí thuyết về loài thủy tổ để bảo vệ một điều vô nghĩa, rỗng tuếch. (Cười lớn) (Vỗ tay) Họ đáp trả như thế nào khi tôi nó những điều này? 1 động thái đáp trả quen thuộc mà tôi đã nghe hơn 20 lần là, "Nhưng mà nó đã được điều tra. Họ đã thực hiện nhiều cuộc điều tra khác về vấn đề này từ lúc đầu tiên, khi Hardy đưa ra bài viết của mình." Tôi không tin điều đó. Trong 35 năm tôi vẫn luôn tìm kiếm bằng chứng của bất kì biến cố nào của điều đó, và tôi đã kết luận rằng đó là một trong những huyền thoại đô thị. Nó sẽ không bao giờ được hoàn thành. Tôi hỏi mọi người nhiều lần, và họ nói, "Tôi thích giả thuyết về thủy tổ! Mọi người đều thích lí thuyết về thủy tổ. Dĩ nhiên họ không tin nó, nhưng họ thích nó." Tốt thôi, tôi hỏi rằng, "Sao các bạn không nghĩ nó thật ngớ ngẩn?" Họ nói, "Thật ra... mọi người đều nói nó thật ngớ ngẩn khi tôi hỏi họ Và không phải tất cả bọn họ đều sai, đúng không?" Câu trả lời, rất rõ ràng, là "Phải! Tất cả bọn họ đều có thể sai." Lịch sử đã có nhiều trường hợp mà bọn họ thừa nhận bản thân sai. (Vỗ tay) Và nếu các bạn đã có 1 vấn đề khoa học tương tự, các bạn không thể giải quyết bằng cách đếm số đầu người, và nói rằng "Có nhiều người nói 'Có' hơn số người nói 'Không'." (Cười lớn) Bên cạnh nhóm người số đông đó, Có một số người đã thay đổi ý kiến. Có Giáo sư Tobias. Ông ấy đã thay đổi. Daniel Dennett, ông ấy đã thay đổi. Có Ngài David Attenborough, ông ấy cũng đã thay đổi Có thêm ai ngoài kia nữa không? Hãy cùng tham gia. Nước rất đáng yêu. (Vỗ tay) Và bây giờ, chúng ta cần nhìn đến tương lai. Cuối cùng thì một trong 3 thứ cũng xảy ra. Cho dù chúng xảy ra trong 40 năm, 50 năm hay 60 năm nữa. "Yeah, chúng ta không nói về điều đó nữa. Hãy bàn về thứ gì đó thú vị hơn." Điều đó sẽ thật đáng buồn. Điều thứ 2 có thể xảy ra là một số thiên tài sẽ đến, và nói rằng, "Tôi đã tim ra nó. Nó không phải là hoang mạc, không phải là nước, mà chính là thứ này!" Cũng không có bất kì dấu hiệu gì của cái đó xảy ra luôn. Tôi không nghĩ là sẽ có lựa chọn thứ 3. Cho nên điều thứ 3 có thể xảy ra là một thứ tuyệt đẹp. Nếu các bạn nhớ lại những năm đầu của thế kỷ trước, đã có một trường hợp cá biệt, rất nhiều cuộc tranh cãi và thái độ tồi tệ giữa những người tin vào Mendel, và những người tin vào Darwin. Nó kết thúc với 1 tổng kết mới, rằng: Ý kiến của Darwin và Mendel trộn lẫn với nhau. Và tôi nghĩ cũng có 1 thứ tương tự xảy ra ở đây. Các bạn vừa có 1 tổng kết mới. Ý kiến của Hardy và Darwin sẽ trộn lẫn với nhau. Và chúng ta có thể tiến xa hơn từ đó, và thật sự đến được nơi nào đó. Điều đó sẽ rất tuyệt đẹp. Tôi cảm thấy sẽ rất tuyệt nếu nó xảy ra. (Cười lớn) Vì bây giờ tôi lớn tuổi hơn George Burns tại thời điểm ông ấy nói rằng, "Vào tuổi của tôi, tôi thậm chí không mua nổi những trái chuối sống." (Cười lớn) Cho nên, nếu nó sẽ đến và nó sẽ xảy ra, Điều gì có thể ngăn nó lại? Tôi có thể nói cho các bạn biết chỉ bằng 3 từ. Giới học viện nói "Không". Họ đã quyết định từ năm 1960 rằng, "Điều đó thuộc về UFO và người tuyết." Và để thay đổi suy nghĩ của họ là điều thật không dễ dàng. Các tạp chí chuyên môn không thể chạm tới nó chỉ với 1 cây sào. Sách giáo khoa không nói về nó. Chương trình học thậm chí không nói sự thật rằng chúng ta trần truồng, hãy tự mình nhìn vào lí do của nó. "tầm nhận thức", thứ luôn làm theo sự ra hiệu của các học viện, sẽ không thể chạm tới với 1 cây sào. Cho nên chúng ta không bao giờ nghe trường hợp về nó, ngoài trừ những tài liệu tham khảo buồn cười đối với những người tin vào những thứ sai lệch. Tôi không biết mệnh lệnh vô lí này đến từ đâu Có ai đó ở đó đang đặt ra những lời sai bảo, "Không nên tin vào lí thuyết về thủy tổ. Và nếu các bạn mong rằng sẽ tạo nên được bước tiến trong lĩnh vực này, và các bạn tin vào nó, tốt nhất chỉ nên giữ nó cho riêng mình, bởi vì nó sẽ cản trở bạn." Cho nên tôi rất ấn tượng với một số phần của các ấn phẩm khoa học đang ru ngủ giống như 1 dạng của thầy tế. Nhưng các bạn biết không, điều đó khiến tôi cảm thấy rất tốt, bởi vì Richard Dawkins đã nói với chúng ta cách đối xử với 1 thầy tế. (Cười lớn) Ông ấy nói, "Đầu tiên, các bạn phải từ chối để đưa cho thầy tế tất cả sự sợ hãi và lo lắng tột cùng ông ấy đã được huấn luyện để nhận." Đúng vậy. Tôi sẽ tiếp tục với điều đó. Và thứ 2, ông ấy nói, "Các bạn không được sợ hãi khi định xáo trộn 1 thứ đang ổn định." Tôi cũng sẽ cùng đến cùng với điều đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Hãy nhìn vào bức ảnh này. Nó đặt ra 1 câu hỏi rất hay cho chúng ta. Những sinh viên Châu Phi này đang làm bài tập dưới bóng đèn đường ở sân bay trong thủ đô vì nhà họ không có điện. Hiện tại, tôi chưa từng gặp họ nhưng tôi đã gặp những trường hợp như họ. Thử lấy 1 người ra làm ví dụ, cậu bạn mặc áo màu xanh lá. Hãy cho cậu ta 1 cái tên luôn: Nelson. Tôi cá rằng cậu ta có điện thoại. Và đây là câu hỏi. Tại sao Nelson có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại, như điện thoại di động nhưng lại không thể tiếp cận công nghệ cách đây 100 năm để tạo ra điện ở trong nhà? Vậy, nói cách khác, câu trả lời là những "luật lệ". Những luật lệ xấu có thể cản trở các giải pháp tốt khi mà người dân có thể sử dụng công nghệ mới và đưa đến cho những người như Nelson. Những luật lệ gì ư? Công ty điện ở quốc gia này hoạt động theo 1 quy tắc, là họ phải bán điện ở mức giá rất thấp thấp tới mức họ sẽ bị lỗ vốn trên mỗi đơn vị điện bán đi. Họ không có nguồn tài nguyên lẫn động lực, để tiếp cận nhiều người dùng. Tổng thống thì muốn thay đổi những luật lệ này. Ông ấy thấy có thể tạo 1 hệ thống luật khác mà khiến các công ty có thể thu 1 ít lợi nhuận, để họ có động lực tìm nhiều khách hàng hơn. Đó cũng là những quy định của công ty điện thoại di động mà Nelson khi mua phải tuân theo. Tổng thống cũng thấy được những quy tắc đó tốt như thế nào. Vì thế ông ấy cố gắng thay đổi giá điện, nhưng ông ấy lại bị phản đối từ những doanh nghiệp và khách hàng những người muốn giữ giá trợ cấp. Vì vậy ông ấy đã bị những luật lệ cản trở mình mang tới điều tốt đẹp cho đất nước. Và Nelson vẫn phải học dưới bóng đèn đường. Thách thức thật sự ở đây là tìm ra cách để ta có thể thay đổi những luật lệ. Liệu chúng ta có thể phát triển hệ thống luật mới không? Tôi muốn bàn về 1 giả thuyết mà chúng ta có thể làm được, đó là, nếu chúng ta mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người dân, và cho các nhà lãnh đạo- những người mà ở nhiều quốc gia cũng chính là người dân. (Cười) Nhưng, nó tốt hơn nếu phân biệt 2 nhóm này. Vì nếu bạn giao quyền cho Tổng Thống, nghĩa là bạn cho ông ấy sự lựa chọn tăng giá điện, thì nó sẽ lấy đi sự lựa chọn của người dân. Những người muốn tiếp tục dùng nguồn điện được trợ cấp. Vậy nếu bạn chỉ cho 1 trong 2 chọn, bạn sẽ gặp phải sự căng thẳng hay mâu thuẫn. Nhưng nếu ta tìm ra cách thêm nhiều lựa chọn cho 2 bên thì chúng ta sẽ có 1 hệ thống luật giúp chúng ta thoát khỏi mớ hỗn độn này. Hiện tại, Nelson cũng có thể truy cập mạng. Và cậu ta nói rằng nếu bạn muốn thấy ảnh hưởng xấu của các quy tắc, điều khiến người dân sống trong bóng tối, hãy nhìn bức ảnh trái đất về đêm của NASA . Cụ thể là Châu Á. Nếu bạn phóng to ở điểm này, bạn có thể thấy Bắc Triều Tiên, biên giới ở đây, nó như cái hố đen so với các nước lân cận. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng đó là luật ở Bắc Triều Tiên khiến người dân sống trong bóng tối. Nhưng quan trọng để thấy rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ban đầu có chung các luật lệ cả về luật pháp và điều lệ, hiểu sâu hơn là quy chuẩn, văn hóa, giá trị và đức tin. Nhưng khi tách ra, họ đã lựa chọn con đường khác nhau với hệ thống luật lệ riêng. Vậy chúng ta -- những con người có thể thay đổi các luật lệ mà chúng ta sử dụng để tương tác với nhau dù tốt hay xấu. Bây giờ, hãy đến vùng khác, Ca-ri-bê Phóng to Haiti theo đường ở đây Haiti cũng mù mịt, so với Cộng Hòa Dominica, nước có dân số tương đương. Cả 2 quốc gia này đều khá ảm đạm so với Puerto Rico, nơi có dân số chỉ bằng một nửa Haiti hay Cộng Hòa Dominica. Điều mà Haiti muốn cảnh báo chúng ta là Luật lệ có thể xấu vì chính phủ yếu kém. Chúng không chỉ xấu bởi vì chính phủ quá mạnh và kiểm soát gần hết như Bắc Triều Tiên, Nên nếu chúng ta muốn tạo 1 môi trường với các quy định tốt, Chúng ta không thể chỉ hủy bỏ mà phải biết cách xây dựng nó. Hiện nay, Trung Quốc là 1 điển hình của cả tiềm năng và những thách thức trong việc tiến hành các quy định. Quay lại dữ liệu đầu tiên của bảng này, Trung Quốc từng là nước đi đầu thế giới về công nghệ cao. Họ phát minh ra ngành luyện thép, in ấn, thuốc súng. Nhưng họ không bao giờ chịu tiếp nhận, ít nhất là thời điểm đó những quy tắc hiệu quả về việc khuyến khích sáng tạo ý tưởng để giúp họ phát triển hơn nữa. Và họ đã sớm chấp nhận những quy tắc mà làm chậm quá trình đổi mới và tách Trung Quốc ra khỏi thế giới. Vì thế khi các quốc gia khác đổi mới, cả về khía cạnh phát triển những công nghệ mới, và quy tắc mới, Trung Quốc không có những cải tiến đó. Thu nhập của họ bị trì trệ, khi các quốc gia khác vọt xa hơn. Biểu đồ tiếp theo biểu thị những dữ liệu gần đây về thu nhập bình quân ở Trung Quốc tính bằng phần trăm so với thu nhập bình quân ở Mỹ. Trong thập niên 50 và 60 bạn có thể thấy nó chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng ở thập niên 70 đã có thay đổi. Trung Quốc đã phát triển và bắt đầu đuổi kịp rất nhanh với Mỹ. Nếu bạn nhìn bản đồ vào đêm, bạn có thể hiểu được quá trình thay đổi luật lệ ở Trung Quốc. Điểm chấm sáng nhất ở Trung Quốc, mà bạn có thể thấy sát đường ở đây, là Hồng Kông Hồng Kông là 1 phần nhỏ của Trung Quốc mà gần như trong suốt thế kỉ 20, vận hành dưới hệ thống luật khác so với lãnh thổ chính của Trung Quốc -- các quy tắc được sao chép từ các hoạt động kinh tế thị trường, và được thống trị bởi người Anh. Những năm 50, Hồng Kông là nơi hàng triệu người đến từ Đại Lục, bắt đầu công việc như may quần áo, làm đồ chơi. để tăng thu nhập, cải thiện kĩ năng dẫn đến sự tăng trưởng rất nhanh. Hồng Kông cũng là điển hình mà các nhà lãnh đạo như Đặng Tiểu Bình muốn noi theo, khi họ muốn thay đổi cả khu vực Đại Lục theo mô hình thị trường. Nhưng Đặng Tiểu Bình hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho người dân lựa chọn. Vậy thay vì bắt ép mọi người ở Trung Quốc chuyển ngay sang mô hình thị trường, họ bắt đầu từ lập ra một vài đặc khu trong khả năng của họ, như Anh đã làm: tạo cơ hội làm việc với các quy tắc cho những ai muốn sống ở đấy, Vì vậy, họ thành lập 4 đặc khu kinh tế gần Hồng Kông để người Trung Quốc đến và làm việc, và những thành phố này phát triển rất nhanh đây cũng là nơi mà các công ty nước ngoài đến và đầu tư. 1 trong số đó nằm cạnh Hồng Kông là Thâm Quyến. Nơi có công ty Đài Loan sản xuất ra chiếc Phone các bạn đang dùng, và họ sử dụng nguồn nhân công từ Trung Quốc những người chuyển đến Thâm Quyến. Sau 4 đặc khu kinh tế, họ mở thêm 14 thành phố ven biển với mục đích tương tự, và cuối cùng cũng thành công ở những nơi này họ có thể lựa chọn để chuyển đến do những lợi ích chúng hứa hẹn. Thành công ở đây đã dẫn đến sự nhất trí chuyển cả nền kinh tế thành kinh tế thị trường Ví dụ về Trung Quốc đã cho chúng ta thấy 1 số điều. Một là: cho người dân lựa chọn. Hai là hoạt động đúng quy mô. Bạn có thể thay đổi luật lệ trong một ngôi làng, nhưng làng thì rất nhỏ để có được lợi ích như bạn có triệu người cùng làm việc với những luật lệ tốt. Mặt khác, quốc gia thì quá to. Nếu bạn cố thay đổi luật cho cả nước bạn không thể cho họ cơ hội để dừng lại, quan sát mọi việc và để những người khác vọt lên với những luật lệ mới. Nhưng những thành phố này cho bạn cơ hội để tạo ra những nơi khác, với luật khác mọi người có thể tham gia. Và chúng đủ lớn để có thể đem lại lợi ích cho chúng ta khi hàng triệu người làm việc dưới 1 hệ thống luật. Vì thế, lời đề nghị ở đây là chúng ta gọi nó là thành phố văn minh. Chúng ta bắt đầu với thể chế mà nó chỉ ra các luật lệ quy định để thu hút người dân xây dựng thành phố. Chúng ta cũng cần thu hút nhà đầu tư người sẽ xây nên các cơ sở hạ tầng -- mạng lưới điện, đường xá, cảng biển, sân bay, các tòa cao ốc. Bạn sẽ phải thu hút các công ty mà thuê nhân công - những người đầu tiên định cư. Và bạn sẽ cần thu hút các gia đình, những cư dân đến và định cư lâu dài, nuôi dưỡng con cái, cho chúng đi học và làm việc Với thể chế đó, mọi người sẽ chuyển đến đó. Thành phố sẽ được xây dựng. và chúng ta có thể mở rộng mô hình này. và chúng ta cứ tiếp tục như vậy. Để làm điều đó, ta cần những luật lệ mà ta đã đề cập thứ mà được ghi lại trong hiến chương. chúng ta cũng cần cho người dân sự lựa chọn Đó mới thực sự là xây dựng theo kiểu mẫu nếu chúng ta xây dựng các thành phố ở vùng đất trống. Bạn bắt đầu từ khu vực không người ở Người dân sẽ đến và sống theo luật mới nhưng không ai bị bắt ép sống ở đó Điều cuối cùng chúng ta cần là sự lựa chọn cho các nhà lãnh đạo và để nó như điều chúng ta muốn chúng ta cần để cho họ thấy tiềm năng hợp tác giữa các quốc gia khi làm việc chung với nhau, điển hình như, cách Trung Quốc và Anh làm việc với nhau để xây dựng mô hình kinh tế thị trường ở vùng nhỏ và sau đó là cả Trung Quốc. ở 1 khía cạnh khác, người Anh đã vô tình làm ở Hồng Kong, làm tốt nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo tất cả chương trình mà chúng ta làm suốt thế kỉ qua. Vì thế, nếu chúng ta để kiểu hợp tác này được tiếp tục lặp lại, chúng ta có thể thu được lợi ích trên phạm vi toàn cầu. trong 1 số trường hợp, nó sẽ cần sự phân công trách nhiệm, sự kiểm soát của quốc gia này đối với quốc gia khác để tiếp quản chắc chắn trách nhiệm hành chính. Giờ đây, khi tôi nói vậy, một vài người ở đây sẽ bắt đầu suy nghĩ, "À, nó thực ra chỉ là quay về chủ nghĩa thực dân?" Không. Nhưng sẽ là thiết yếu khi nghĩ về những cảm xúc sẽ xuất hiện khi ta nghĩ về điều tương tự vì chúng có thể cản trở chúng ta hay làm cho ta chùn bước, thậm chí còn có thể dập tắt suy nghĩ và hứng thú khám phá những ý tưởng mới. Tại sao nó không giống chủ nghĩa thực dân? Điều không tốt về chủ nghĩa thực dân cũng như những thiếu sót của các chương trình viện trợ vì nó liên quan đến sự áp bức và khinh bỉ. Mô hình này nói đến sự lựa chọn, cho cả các nhà lãnh đạo và người dân sống ở những nơi mới này. Và sự lựa chọn là chính là giải pháp. Nào hãy nói về những gì diễn ra trong thực tế Lấy điển hình là Raul Castro, nhà lãnh đạo của Cuba Nó đã xảy ra với Castro khi ông ấy có cơ hội làm cho Cuba như Đặng Tiểu Bình làm cho Trung Quốc, nhưng ông ấy không có Hồng Kong như Trung Quốc ở Cuba. Nhưng ông ấy lại có 1 tia sáng hi vọng ở phía Nam, nơi có 1 vị trí rất đặc biệt. Có 1 khu vực ở đó, gần xung quanh Vịnh Guantanamo nơi Cuba kí hiệp ước giao quyền kiểm soát cho Mỹ có diện tích gấp 2 lần Manhattan. Castro đã đến gặp thủ tướng Canada và bảo "Nhìn này, người Mỹ gặp phải vấn đề quan hệ công chúng Họ muốn rời khỏi. Tại sao Canada lại không tiếp quản nó? Xây dựng 1 khu vực quản lí đặc biệt. Cho phép thành phố mới được xây nên. Cho phép người dân đến sinh sống. Để chúng tôi có 1 Hồng Kong ngay bên cạnh. Một số người dân của tôi cũng sẽ đến đó. Những người khác sẽ vẫn ở. Nhưng đây sẽ là cánh cửa để kết nối nền kinh tế mới và thế giới với nước của chúng tôi." Bây giờ, mô hình này còn có thể thực hiện ở đâu nữa? Châu Phi. Tôi đã bàn với các lãnh đạo ở đó. Nhiều người trong số họ hoàn toàn hiểu về đặc khu mà mọi người có thể chọn sống dưới 1 quy tắc. Nó là quy tắc để thay đổi những quy tắc. Nó là cách để tạo quy tắc mới và để người dân chọn 1 cuộc sống mà không có áp bức và cũng như sự chống đối mà nó mang lại. Họ hoàn toàn hiểu ý tưởng mà trong 1 số trường hợp họ có thể mang lại những lời hứa đáng tin cho nhà đầu tư dài hạn những người sẽ xây dựng cảng đường xá trong thành phố mới -- mà họ có thể có uy tín hơn nếu họ làm nó với quốc gia đối tác. Có lẽ thậm chí trong 1 vài sự sắp đặt nó khá giống với kí quỹ tài khoản, nơi mà bạn giao đất và quốc gia đối tác chịu trách nhiệm với nó. Có rất nhiều nơi ở Châu Phi mà những thành phố mới được xây dựng. Đây là ảnh mà tôi đã chụp khi bay dọc theo bờ biển. Có nhiều dải đất mênh mông như vậy -- nơi mà hàng trăm triệu người có thể sinh sống. Bây giờ, nếu chúng ta khái quát và nghĩ về không chỉ 1 hay 2 thành phố văn minh mà là hàng tá thành phố sẽ tạo ra nơi ở cho hàng trăm triệu, có lẽ hàng tỉ người sẽ chuyển đến sống trong thế kỉ sau -- Liệu có đủ đất cho họ không? Trên khắp thế giới, nếu nhìn vào những ánh sáng về đêm, điều khiến ta lầm là,bề ngoài, nó trông như hầu hết thế giới đã được xây dựng rồi. Để tôi cho các bạn thấy điều sai ở đây. Hãy hình dung toàn bộ vùng đất Chuyển nó về bản đồ phẳng của tất cả vùng đất trồng trọt trên trái đất. Và các chấm này là khu mà chúng ta đã ở bởi những thành phố mà 3 tỉ người đang sống. Nếu bạn chuyển những chấm này xuống đáy hình chữ nhật bạn có thể thấy những thành phố chứa 3 tỉ dân này chiếm chỉ 3% đất canh tác của trái đất. Vì vậy, nếu chúng ta muốn xây dựng thành phố cho 1 tỷ người những dấu chấm đó sẽ như thế này. Chúng ta sẽ đi từ 3% đất canh tác lên 4%. Chúng ta sẽ giảm dấu chân con người trên trái đất bằng cách tăng số thành phố cho người dân. Và nếu những thành phố đó được điều hành bởi đạo luật tốt, nó có thể là thành phố mà người dân an toàn khỏi tội phạm, bệnh tật, thiếu vệ sinh, nơi mà người dân có thể kiếm việc làm. Họ cũng có những lợi ích cơ bản như điện. Con họ được đến trường. Vậy, cần phải làm gì để bắt đầu xây dựng các thành phố văn minh đầu tiên, mở rộng quy mô để tacó thể xây thêm nữa? Sẽ rất hữu ích nếu ta có sách chỉ dẫn. (Cười) Những gì giáo sư đại học có thể làm là viết 1 số chi tiết mà có thể có trong sách hướng dẫn. Bạn sẽ không muốn chúng tôi điều hành các thành phố, ra ngoài và thiết kế chúng. Bạn cũng sẽ không thể không kiểm soát các nhà nghiên cứu Nhưng, bạn có thể để chúng tôi nghĩ về những câu hỏi như, giả sử nó không chỉ Canada đã làm với Raul Castro. Có thể Brazil cũng tham gia, Tây Ban Nha cũng vậy. Và có lẽ Cuba muốn là 1 trong những đối tác liên doanh 4 chiều. Làm sao chúng ta viết hợp đồng đó để làm? có rất ít tiền lệ về nó, nhưng nó có thể dễ dàng được thực hiện Làm sao chúng ta chi trả nó? Singapore và Hồng Kong lần lượt là những thành phố đã tăng rất lớn về giá trị vùng đất của họ khi họ bắt đầu làm. Bạn dùng những giá trị giành được đem trả cho nhiều thứ như cảnh sát, tòa án và cả hệ thống trường học và y tế điều làm nó trở thành nơi đáng sống, nơi người dân có thu nhập cao hơn vô tình, làm cho vùng đất có giá trị hơn. Vì vậy, khuyến khích mọi người giúp đỡ thiết lập khu vực này và xây nó và đặt ra những quy tắc cơ bản, là hướng đi đúng đắn. Vậy, có rất nhiều chi tiết giống nó. Làm thế nào để chúng ta có những tòa cao ốc mà giá thấp và vừa phải cho người mới có việc làm, mua thứ gì đó như iphone, nhưng để những tòa cao ốc hoạt động tốt, và bảo đảm chúng an toàn, không bị sập khi có động đất hoặc bão. Rất nhiều chi tiết cần được thực hiện, nhưng ai trong chúng ta -người bắt đầu theo đuổi chúng có thể nói rằng nó không có rào cản, không có trở ngại,thứ khác ngoại trừ thất bại tưởng tượng sẽ ngăn chúng ta hướng tới 1 giải pháp có lợi toàn cầu. Để tôi kết luận bằng bức tranh này. Lí do chúng ta có thể giàu có, mặc dù có rất nhiều người trên thế giới, là vì sức mạnh của ý tưởng. Ta có thể chia sẻ ý tưởng với người khác và khi họ khám phá ra, họchia sẻ với ta Nó không giống như những thứ khan hiếm khi chúng ta chia sẻ chúng ta sẽ có ít hơn Khi chia sẻ ý tưởng, chúng ta sẽ có nhiều hơn. Khi chúng ta nghĩ ý tưởng theo hướng này Chúng ta thường nghĩ về công nghệ Nhưng nó có những loại ý tưởng khác: những quy tắc chi phối cách chúng ta tương tác với người khác, nó giống như, hãy lấy hệ thống thuế mà hỗ trợ cho trường đại học nghiên cứu mà dạy kiến thức 1 cách miễn phí. Hãy có 1 chế độ mà ta có quyền sở hữu đất được đăng ký ở cơ quan hành chính, mà mọi người có thể thế chấp như đồ kí quỹ Nếu ta có thể tiếp tục cải tiến các luật và đặc biệt ở khía cạnh sắp tới về những luật về việc thay đổi các luật, vì thế ta sẽ không bị những quy tắc xấu cản trở, sau đó chúng ta tiếp tục quá trình và thật sự làm cho thế giới tốt hơn để những người như Nelson và bạn cậu ấy không phải học dưới ánh đèn đường nữa. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Nếu bạn chưa gọi món thì tôi thấy mì ống với sốt cà chua cay ăn kèm tuyệt nhất là với những căn bệnh của ruột non. (Cười) Thật là xin lỗi, nhưng dường như tôi đứng ở đây là do sự sắp đặt mà thôi. Không, thực ra tôi muốn đưa bạn trở về năm 1854 tại Luân Đôn trong vài phút tới đây, và kể một câu chuyện ngắn thôi, về bùng nổ dịch bệnh mà với nhiều cách khác nhau, tôi cho rằng, đã tạo nên thế giới chúng ta sống hôm nay, đặc biệt là kiểu đô thị chúng ta đang sống Thời đó năm 1854, giữa thế kỉ 19, trong lịch sử Luân Đôn, là thời kì vô cùng thú vị vì một số lý do. Nhưng tôi nghĩ lý do quan trọng nhất đó là Luân Đôn là thành phố với 2,5 triệu dân, và là thành phố đông đúc nhất trên hành tinh tại thời điểm đó. Cũng là thành phố lớn nhất được xây dựng. Những kẻ chiến thắng đã sống đồng thời tạo nên một phong cách sống hoàn toàn mới: phong cách mà hiện giờ chúng ta gọi là "lối sống đô thị" như các bạn đã biết. Và theo nhiều góc nhìn khác nhau, những năm 1850 ấy, nó thực sự là tai họa Chúng về cơ bản là kiểu sống đô thị với những khu công nghiệp hiện đại và cơ sở hạ tầng công cộng mang phong hướng Elizabeth Giả sử có người đưa quý vị ra ngoài trong chốc lát và có những hầm chất thải trong tầng hầm của họ, sâu cỡ một đến hai bàn chân. Họ chỉ ném những cái xô xuống đó thôi và hy vọng nó sẽ biến mất bằng cách nào đó nhưng dĩ nhiên nó chẳng thể biến mất rồi. Tất cả những thứ đó, về cơ bản, dần tích luỹ đến độ mà chỉ đi bộ loanh quanh trong thành phố thôi cũng đã rất khó chịu. Nó là một thành phố bốc mùi kinh khủng. Không chỉ vì những hầm chất thải, mà còn bởi lượng gia súc trong thành phố sẽ khiến mọi người sốc. Không chỉ có ngựa, họ còn nuôi bò trên tầng áp mái để lấy sữa, họ kéo bò lên và cứ thế nuôi chúng trên căn áp mái cho đến khi chúng cạn kiệt sữa và chết đi, rồi người ta sẽ kéo chúng ra rồi đưa vào những nồi nấu xương trên đường. Thế nên chỉ cần đi dạo quanh Luân Đôn ở thời điểm này thôi thì bạn cũng sẽ bị choáng bởi mùi hôi ấy. Kết quả là toàn bộ hệ thống y tế công cộng mới lập bị thuyết phục rằng chính thứ mùi hôi chết người ấy, cái mùi tạo ra các dịch bệnh. sẽ quét qua thành phố 3 đến 4 năm một lần Dịch tả chính là tên sát nhân thời kì này. Nó đã tràn vào Luân Đôn năm 1832, và cứ bốn hay năm năm, một trận khác tiếp tục cướp đi mạng sống của 10-20 ngàn người ở London và trên khắp liên hiệp Anh. Và rồi chính quyền đã bị thuyết phục rằng thứ mùi kia chính là vấn đề mà chúng ta cần phải tháo gỡ Trên thực tế, họ đã dự thảo phương án từ sớm, bạn biết đấy, mhững thiết lập vì sức khỏe cộng đồng trên toàn hệ thống thành phố một trong số đó là "Đạo luật can thiệp" theo đó họ đưa người dân đi xa nhất có thể để dọn sạch tất cả hầm chứa và đổ tất cả chất thải xuống sông Vì nếu ta đưa chúng ra khỏi đường phố, không khí sẽ dễ chịu hơn và, phải rồi, chúng ta uống nước sông. Và điều cuối cùng thực sự xảy ra là một trận bùng phát dịch tả bởi vì, giờ chúng ta đã biết, mầm dịch tả thực sự phát ra từ nước chứ không phải từ bất cứ thứ gì trong không khí không phải thứ bạn hít mà là thứ bạn ăn Và một trong những sáng lập ở thời kì đầu vì sức khỏe cộng đồng thế kỉ 19 làm nhiễm độc nặng nguồn cấp nước của London hơn cả tác nhân sinh học hiện đại từng được nghĩ tới Đó là thời kì ở London năm 1854, và giữa tất cả sự tàn phá và đe dọa giữa những bế tắc của khoa học trong việc tìm ra thứ gì thực sự đang giết người và một người đa kỉ luật, vô cùng tài năng, sống giữa thế kỉ 19 tên John Snow là bác sĩ trạm xá vùng Soho tại London đã tranh luận trong suốt 4 đến 5 năm rằng dịch tả là bệnh đường nước nhưng không ai bị thuyết phục Hội đồng sức khỏe cộng đồng đã bỏ ngoài tất cả những gì ông nói Ông đã dựng tình huống trên giấy và làm hàng loạt các thí nghiệm nhưng không có gì vướng mắc. Và phần tôi thấy vô cùng thú vị là mô hình nghiên cứu về những thay đổi văn hóa về những ý tưởng tuyệt vời nảy sinh và vượt lên những ý tưởng tồi Và Snow miệt mài nghiên cứu rất lâu với sáng trí vĩ đại mà mọi người đều bỏ qua. Rồi đến một ngày, ngày 28 tháng 8 năm 1854 một đứa trẻ, bé gái 5 tháng tuổi mà nay chúng ta vẫn không biết tên họ của cô ta chỉ biết cô bé với tên Baby Lewis, con bé mắc dịch tả và chết tại 40 Broad Street Bạn không thể nhìn ra trên bản đồ đâu, nhưng đây chính là bản đồ nó đóng một phần quan trọng ở phần 2 trong cuốn sách tôi viết Ở vùng trung Soho, giữa người dân lao động cô bé này dần trở nên ốm yếu và hóa ra những hầm chất thải mà người dân vẫn sử dụng, dù đã có Đạo luật can thiệp nằm sát cạnh nguồn bơm nước chính nguồn cấp nước địa phương nổi tiếng toàn Soho với chất nước tốt mà tất cả cư dân của Soho và các vùng phụ cận đều đến để lấy nước Rồi cô bé cũng đến và vô tình gây nhiễm nước của trạm cấp đông đúc này và dẫn tới trận bùng nổ dịch tả kinh hoàng trong suốt lịch sử Anh quốc lan tràn chỉ sau hai hoặc ba ngày mà thôi. 10% cư dân chết chỉ trong bảy ngày sẽ còn nhiều người chết nếu họ không di tản sau trường hợp ủ bệnh đầu tiên phát ra. Đó chính là sự kiện kinh hoàng này Bạn sẽ chứng kiến cái chết của cả gia đình sau hơn 48 tiếng dịch tả ủ bệnh, từng người một trong những khu căn hộ nhỏ Một cảnh tượng kinh hoàng quá sức. Snow sống gần đó, nghe tin về bệnh dịch và với lòng dũng cảm phi thường, ông đã đi vào hang hổ vì ông cho rằng một trận bùng dịch nếu được lưu ý sẽ mạnh mẽ khiến mọi người tin rằng mầm bệnh dịch tả thực sự phát ra từ nước, không phải không khí Ông ngờ rằng một trận dịch được lưu ý có thể sẽ chỉ điểm nguồn bệnh Chỉ một điểm mà mọi người đều kéo tới do không tồn tại lối mòn rút ngắn việc truyền nhiễm mà bạn có thể đã nghĩ đến. Ông đã đúng và đi hỏi chuyện mọi người Ông đã có sự trợ giúp đắc lực từ những số liệu thống kê và cũng là nội dung chính của cuốn sách Henry Whitehead, thị trưởng địa phương không có khái niệm về khoa học, nhưng quan hệ xã hội rộng rãi Ông ta biết rõ tất cả cư dân trong vùng Và cố điều tra, Whitehead thực sự đã làm, Rất nhiều trường hợp uống nước từ trạm bơm và cả người không uống nước từ trạm bơm ấy Cuối cùng, Snow vẽ ra bản đồ của trận bùng nổ dịch Ông dần nhận ra người uống nước từ trạm bơm đang dần ốm yếu Người không uống nước ở đó thì không hề gì Và ông nghĩ về cách để mô tả giống kiểu bảng thống kê dân cư sống tại những vùng khác nhau người không uống nước, chiếm tỉ lệ riêng nhưng cuối cùng ông lại có ý nghĩ rằng thứ ông cần không phải thứ quý vị thấy Thứ mà thực sự ý nghĩa ở góc nhìn cao hơn bao trùm toàn bộ hoạt động đã diễn ra trong vùng dân cư này Và ông thiết lập bản đồ này về cơ bản thể hiện lượng người chết tại những vùng dân cư là những cột đen tại mỗi địa điểm Và quý vị có thể thấy ở đây, trạm bơm ngay tại trung tâm và một vùng dân cư bên đường với khoảng 15 người chết Và bản đồ thực tế rộng hơn một chút Khi quý vị nhìn rộng ra từ trạm bơm lượng người chết giảm dần Và bạn có thể thấy có thứ độc hại lan ra từ trạm bơm chỉ bằng một cái nhìn lướt qua Và rồi, với bản đồ này, cộng thêm những lời loan báo tin vui rằng ông đã thành công đồn cả mấy năm sau và Whitehead cũng vậy, cuối cùng thì, các cơ quan chức năng dần hiểu ra. Mất nhiều thời gian hơn thường lệ để ta muốn nghĩ về chuyện này Nhưng trước năm 1866, khi trận dịch lớn tiếp theo bùng nổ tại London chính quyền đã bị thuyết phục, phần vì câu chuyện này phần vì bản đồ này, nhưng thực tế nước vẫn là một vấn đề Họ đã xây dựng những cống nước ở London và lập tức trải qua trận phát dịch này họ yêu cầu người dân đun nước dùng Và đó cũng là lần cuối London trải qua trận bùng nổ dịch tả Một phần câu chuyện, tôi nghĩ, thật đáng buồn nó là câu chuyện ảm đạm và là câu chuyện còn diễn ra tại những đô thị đang phát triển trên thế giới Nó cũng là câu chuyện có những điều khá lạc quan rằng vấn đề có thể được tháo gỡ nếu ta biết lắng nghe nguyên nhân, nghe điều thông thái từ bản đồ kiểu này nghe theo những người như Snow, Whitehead lắng nghe dân địa phương, những người hiểu điều gì thực sự đang diễn ra trong những bối cảnh như thế này Và cuối cùng là biết kiến tạo nên ý tưởng về một vùng đô thị rộng lớn bền vững Khi người ta nhìn vào 10% cư dân trong vùng mình chết chỉ trong có bảy ngày sẽ có một sự đồng tình lan rộng rằng điều ấy chả thể tiếp diễn rằng người ta không thể sống tại thành phố với 2,5 triệu dân Nhưng vì Snow đã thành công, vì bản đồ này vì hàng loạt những cải cách diễn ra trong sự nhận thức về bản đồ này chúng ta giờ đây cho là đương nhiên rằng thành phố với 10 triệu dân thành phố giống như hiện giờ là bền vững Chúng ta không hề lo lắng rằng New York sẽ tự nó mà sụp đổ giống kiểu, bạn biết đấy, Rome đã trải qua và chỉ còn rộng bằng 10% trước kia trong 100 hoặc 200 năm Và theo hướng đó, chỉ còn bản đồ này như là di sản cuối cùng Đây là bản đồ của nỗi chết chóc nhưng lại kiến tạo một con đường mới của sự sống cuộc sống mà chúng ta tận hưởng hôm nay. Trân trọng cảm ơn. Có một câu nói: "Thứ bạn không nhìn thấy không có nghĩa là nó không tồn tại." Công việc của tôi -- là sự phản ánh của chính con người tôi. Điều tôi muốn làm đó chính là cho thế giới thấy được những thứ nhỏ bé có thể trở thành những thứ to lớn nhất. Chúng ta thường hay nghĩ rằng, nếu chúng ta nhìn xuống dưới mặt đất, không có thứ gì cả. Và chúng ta dùng từ: "Không có gì." Không có gì là không tồn tại; vì sẽ luôn luôn có một thứ gì đó. Khi tôi còn bé, mẹ tôi nói rằng, tôi phải nên chú ý đến những thứ nhỏ bé. Điều gì đã khiến tôi làm công việc này? Tôi sẽ kể câu chuyện của mình. Việc này xảy ra khi tôi 5 tuổi. Tại sao tôi làm vậy? Ở trường, tôi phải thừa nhận rằng về học tập, tôi không thể hiện được gì. Vậy nên tôi gần như được xếp vào loại "kẻ bất tài." Thế giới của tôi nhỏ bé hơn. Vậy nên tôi quyết định không muốn trở thành 1 phần của thế giới đó. Tôi đã nghĩ rằng, tôi cần lùi lại và bắt đầu một thứ gì khác. Vậy nên khi mẹ tôi từng đưa tôi đến trường bà nghĩ rằng tôi đang ở trường, nhưng lúc đó tôi thường đổi ý khi bà quay đi, chạy và trốn vào kho ở trong vườn. Có một lần tôi ở trong kho và mẹ tôi nghi ngờ nghĩ rằng tôi đang ở trường. Mẹ tôi lúc đó giống như người đàn bà trong Tom và Jerry. nên bạn chỉ thấy được mỗi chân của bà. (Tiếng cười) Vậy nên khi tôi đang trốn ở trong kho như thế Bỗng nhiên... tôi nhìn thấy chân của mẹ. Và bà túm lấy tôi như thế này, vì người mẹ tôi khá là lớn nhấc bổng tôi lên và nói, "Tại sao con lại không ở trường?" Tôi kể với bà rằng tôi không thể chịu được cái cách mà giáo viên đối xử với tôi, nhạo báng chế giễu tôi, và đưa tôi ra làm ví dụ cho sự thất bại. Và tôi đã kể hết cho bà nghe. Vào cái tuổi ấy rõ ràng rằng tôi sẽ không thể diễn tả hết được như vậy nhưng tôi nói rằng tôi không được vui. Và mẹ tôi nói: "Con sẽ phải quay lại trường vào ngày mai" Và bà bỏ đi.Tôi không nghĩ rằng sẽ như vậy bởi vì tôi mong chờ một điều gì khác hơn.. Nhưng tôi không hiểu. Vậy nên tôi cứ ngồi đấy và suy nghĩ. Và khi tôi nhìn xuống dưới đất, tôi nhìn thấy có một vài chú kiến bò xung quanh. Tôi đi vào thế giới tưởng tượng nhỏ bé ấy. Và tôi nghĩ, "Những chú kiến này có phải đang tìm kiến chúa không nhỉ, hay chúng đang cần nơi nào để làm tổ?" Rồi tôi nghĩ "Có lẽ, nếu tôi làm cho các con kiến một vài căn hộ chúng nó sẽ đến sống." (Tiếng cười) Thế là tôi thực hiện. Và tôi bắt đầu làm nó thế này, tôi đã lấy một vài mảnh vụn gỗ. Sau đó chia những miếng gỗ đó bằng một mảnh vỡ thủy tinh, và dựng lên thành 1 căn phòng nhỏ. Khi tôi hoàn thành, nó trông như một cái chòi lụp xụp vậy. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ những con kiến sẽ không biết, có thể chúng sẽ chui vào. Và chúng đã vào. Lúc đó, nó hơi thô sơ. Tôi tiếp tục làm những căn phòng nhỏ này, những cái đu quay, bập bênh, thang nhỏ xíu Rồi tôi nhử đàn kiến đến bằng cách rải đường xung quanh. Sau đó tôi ngồi xuống và cả đàn kiến kéo đến. Và tất cả những gì tôi nghe được "Cái này là cho chúng tôi sao?" (Tiếng cười) Và tôi trả lời, "Đúng, tất cả." Chúng lần lượt bò vào và quyết định không trả cho tôi chút tiền thuê nào. (Tiếng cười) Và từ đó tôi quan sát thế giới nhỏ này. Nó đã trở thành một phần cuộc sống của tôi Khi tôi nhận ra mình có năng khiếu này, tôi muốn tạo ra một thế giới mà chúng ta không thể nhìn thấy. Và rồi tôi nhận ra rằng có rất nhiều thứ trong cuộc sống này hơn là những gì to lớn xung quanh chúng ta thường nhìn thấy . Vây nên tôi bắt đầu rèn luyện mình ở cấp độ phân tử. Và khi tôi lớn hơn chút nữa, tôi vẫn tiếp tục. Tôi đưa cho mẹ xem. Mẹ tôi nói rằng cần làm nó nhỏ hơn. Bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem. Tôi sẽ giải thích. Như các bạn thấy, đó là cái đầu đinh. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Và nó được gọi là "Ngôi nhà Huf". Một người đàn ông đã nhờ tôi làm và người đó tên là Peter Huf. Và anh ta nói tôi "Willard, anh có thể đặt ngôi nhà của tôi trên cái đầu đinh không?" (Tiếng cười) Tôi nói, "Vậy làm sao anh có thể sống vừa ở trên đó?" (Tiếng cười) Và anh ta nói tôi, "Tôi không tin. Anh có thể làm được chứ?" Rồi tôi nói, "Vậy thách tôi đi" Và anh ta nói "Nhưng tôi không tin anh có thể". Thế là tôi nói "Thôi được" để cắt ngắn đoạn đối thoại. Tôi trở về nhà, dưới lớp kính hiển vi, tôi bắt đầu nghiền một miếng thủy tinh. Và dưới kính hiển vi có những mảnh vụn thủy tinh. Một số trong chúng khá lởm chởm. Thế nên tôi nhấn những miếng thủy tinh, như bạn có thể nhìn thấy, đó chính là khung của ngôi nhà. Và cái mái của nó thì được làm thớ sợi tôi tìm thấy từ con gấu bông cũ của em gái (Tiếng cười) Thế là tôi lấy con gấu bông và nói "Cho tao lấy một sợI vải nhé? " Và tôi lấy. Tôi nhìn lại nó ở dưới lớp hiển vi. Và một vài chỗ hơi phẳng bẹt Thế là tôi quyết định lát mỏng chúng với dụng cụ mà tôi chế tạo ra -- tôi mài mũi kim thành một lưỡi dao nhỏ. Và rồi hệ thần kinh của tôi chùng xuống. Tôi làm việc trong lo lắng, tôi chỉ có 1,5 giây để thực sự di chuyển. Và ngay lúc đó tôi vừa phải quan sát và vừa không hít vào tác phẩm của mình. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Bởi vì nó đã xảy ra với tôi rồi. (Tiếng cười) Đó là những gì tôi làm, quay trở lại với miếng thủy tinh. Tôi tìm ra vài mẩu thủy tinh và phải làm nó thành hình vuông. Rồi tôi nghĩ "Sao có thể làm đây?" Rồi tôi lấy cục đá mài dao. Bẻ một góc của nó. Tôi lấy mẩu thủy tinh và bắt đầu chà nó Tôi dùng một cái gắp nhỏ mà tôi đã chế tạo từ một cái kẹp tóc. Tôi quấn miếng cao su cuối cái nhíp để nó không đè bẹp miếng kính. Và tôi bắt đầu chà nó, từ từ chầm chậm, cho đến khi các cạnh của nó vuông vắn. Tôi bắt đầu xây dựng. Và tôi dựng nó lên bằng cách làm một cách rãnh trên đầu đinh Và đẩy miếng kính vào với chút ma sát. Trong khi tôi làm, chuyện gì đã xảy ra? Cái công cụ tôi dùng trở thành cái ná. Và nó như thế này... Như thế. (Tiếng cười) Hỏng. Tôi nghĩ rằng, "Ông Huf sẽ không vui khi tôi nói rằng ngôi nhà của anh ấy đã biến mất đi vào một không gian nào khác." Để cắt ngắn câu chuyện, tôi quyết định quay trở lại hoàn thành nó. Tôi tìm ra được vài điều mới. Tôi quyết định dựng nó thật chậm, nín thở, làm việc bằng cả trái tim và chắc chắn rằng mọi thứ đều nhau. Bởi vì nó là một tác phẩm điêu khắc nhỏ, mọi thứ phải thật chính xác. Và tôi quyết định dựng nó lên. Sau đó tôi dùng sợi len ở áo len của tôi, rồi giữ và kéo căng nó. Sau đó làm những cái xà xung quanh nhà. Và những cửa sổ ở ban công cần phải được xây dựng. Tôi dùng một cái mạng nhện để nối các thứ lại với nhau, điều mà làm tôi phát điên. Nhưng tôi kiềm chế và làm nó. Sau khi hoàn thành, tôi quay trở lại vào ngày hôm sau. Tôi thấy rằng ngôi nhà đang được sử dụng. Các bạn đã nghe về mạt nhà bao giờ chưa? Mạt nhà Darren và gia đình đã chuyển vào. (Tiếng cười) Về cơ bản tôi đã hoàn thành xong ngôi nhà. Và nó đây. (Tiếng vỗ tay) (Tiếng cười) Đúng vậy. Như các bạn đã thấy, Bart Simpson có một số tranh luận. Tôi nghĩ rằng họ đang tranh luận về không gian trên cái đinh. Nó không đủ chỗ cho 2 người. Tôi không nghĩ rằng anh ta sẽ đuổi Bart đi. Tôi nghĩ anh ta sẽ chỉ cảnh báo. Nhưng cái này được làm từ dây buộc nylon trong cái áo của tôi. Tôi giật sợi dây đó ra và đặt xuống dưới kính hiển vi. Tôi dùng cây kim có lưỡi dao mỏng. Có ai có thể nhìn được lưỡi dao mỏng ở cuối cây kim này không? Khán giả: Không. WW: Tôi làm những quy trình giống như vậy tôi nín thở hồi hộp và cứ làm việc như vậy thật chậm rãi, thành thạo dùng chất dẻo plastic, cắt nó, bởi nó rất khác nhau. Khi mà bạn làm việc đến mức độ đó, mọi chuyện trở nên khác đi. Bởi vì ở cấp độ phân tử đó, mọi vật đều thay đổi và chúng vận hành khác nhau. Đôi khi chúng trở thành những cái máy phóng nhỏ và mọi thứ bay vào không khí. Mọi thứ đều thay đổi. Nhưng tôi cần làm một cái hàng rào xung quanh, qua tấm bóng kính để nó không còn di chuyển. Và dòng điện tĩnh học chạy vào. Và nó như thế này... Và tôi cố gắng tháo nó ra. Nhưng nó cản trở tất cả mọi thứ. Và mồ hôi nhỏ từng giọt trên trán tôi, bởi vì tôi cần phải khắc Homer Simpson ở ngay vị trí đó. Và khi tôi cắt xong hình dáng, tôi cần phải chắc rằng có đủ chỗ cho cổ của Bart. Nên khi tôi làm những thứ như vậy, tôi phải sơn nó. Và khi tôi hoàn thành điêu khắc chúng, tôi phải sơn chúng. Tôi thử nghiệm với một --- Tôi tìm thấy một con ruồi chết. Và tôi giật cọng lông trên đầu con ruồi ra Quyết định lấy nó làm cây cọ. (Tiếng cười) Nhưng tôi sẽ không làm như vậy nếu như nó là một con ruồi còn đang sống. (Tiếng cười) Bởi vì tôi nghe thấy tiếng ruồi trong đau đớn. Nó như vầy "Meow!Ow!" Mặc dù nó làm chúng ta cảm thấy khó chịu nhưng tôi không bao giờ giết côn trùng. bởi vì "Mọi loại và kích thước sinh vật" -- một bài thánh ca đã dạy thế. Thế là tôi quyết định làm là bứt một sợi lông trên mặt mình. Và tôi nhìn vào kính hiển vi đó chính là cây cọ. và trong khi sơn, tôi phải rất cẩn thận, bởi vì màu sơn có thể trở thành những đốm màu nhỏ. Và nó khô rất nhanh. Nên tôi cần phải làm thật nhanh. Nếu không, tôi sẽ phải kết thúc bằng việc nhìn nó không như mong đợi. Nó có thể nhìn như Humpty Dumpty hoặc một người nào khác. Nên tôi phải rất cẩn thận. Tôi phải nói rằng việc này tốn khoảng 6 đến 7 tuần thời gian của tôi. Công việc của tôi, gần như ước tính đôi lúc 5, 6 đến 7 tuần; bạn không thể cứ gấp rút làm cho nhanh. (Tiếng vỗ tay) Như bạn đã thấy, đó là mô hình Charlton Heston thu nhỏ. (Tiếng cười) Anh ấy nói với tôi, "Willard" -- Bạn có thể nhìn thấy anh ta nói, "Sao lại là tôi?" Tôi nói, "Vì tôi yêu thích bộ phim này." Như bạn đã thấy, có một con bọ chét bay đến. Nó như là một thang đo cho các bạn thấy kích thước thật của mẫu điêu khắc này. Tôi phải nói rằng nó gần như được đo ... một phần tư của milimet. Ở Mỹ họ gọi nó là một khoảng dừng. Vậy nên nếu bạn bỏ đi một phần hai của khoảng dừng đó, một phần đó chính là kích thước thực của tác phẩm này. Cỗ xe ngựa được làm từ vàng. Và Charlton Heston được làm từ sợi nổi mà tôi lấy từ không khí. Khi mặt trời chiếu qua cửa sổ bạn sẽ thấy những sợi nhỏ này. Và những gì tôi thường làm là đi xung quanh phòng -- (Tiếng cười) -- cố gắng tìm vật liệu và sau đó đặt dưới kính hiển vi. Tôi nhớ có một lần tôi đang làm như vậy, cửa sổ phòng đang mở. Một người phụ nữ đang đứng ở trạm xe buýt. Và bà ta nhìn tôi như vầy. (Tiếng cười) Và khi bà ta nhìn tôi. Tôi như thế này... Và bà ta "Hmm, anh ta không bị điên." Vâng, để làm được thứ đó -- chính cái cỗ xe ngựa bằng vàng đó. Tôi có một cái nhẫn vàng 24 Carat. Và tôi cắt ra một mảnh nhỏ vàng. Tôi uốn tròn nó, và làm thành cỗ xe ngựa. Con ngựa thì được làm thì nylon. Và mạng nhện thì dùng làm dây cương. Để tạo hình dạng đối xứng cho con ngựa là rất khó, bởi vì tôi phải làm cho con ngựa ngẩng lên để nhìn như thể nó đang phi. Khi tôi làm cái này, một người đàn ông thấy và nói với tôi rằng "Không có cách nào có thể làm được, anh cần phải dùng đến máy. Không có cách nào con người có thể làm. Cần phải dùng đến máy móc." Nên tôi nói, "Được thôi, nếu anh nói cần dùng máy" (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Nó tốn của tôi khoảng 6 tuần. (Tiếng vỗ tay) Bức tượng nổi tiếng nhất trên thế giới. Cái này, tôi phải nói là thử thách cực kỳ khó khăn. (Tiếng cười) Bởi vì tôi phải đặt ngọn đuốc lên trên cùng. Cái đó cũng được làm với các bước trình tự như vậy. Phần cuối được khắc từ một hạt cát, vì tôi muốn lấy một chút hiệu ứng tác động của đá. Tôi dùng một miếng kim cương rất nhỏ để có thể thực sự khắc cái đế như vậy. Tôi có thể nhìn vào cái này và rất tự hào về nó vì bức tượng này luôn luôn tồn tại hình ảnh của nó trong đầu tôi, sự khởi đầu của người di cư đến Mỹ. Nó là Đảo Ellis và nhìn về Mỹ lần đầu tiên. Đó là những gì người ta nhìn thấy. Nên tôi muốn có hình ảnh nhỏ ấy. Và nó đây. (Tiếng cười) Chúng ta đều biết về Hulk. Tôi muốn tạo sự chuyển động trong lỗ kim. Bởi vì chúng ta biết rằng khi nhìn lỗ kim, nhưng mọi người không quen với lỗ kim bị tách rời khỏi sợi chỉ xuyên qua nó. Thế nên tôi bẻ cây kim. Và làm nó trở nên như thể là Hulk đã bẻ gãy nó. Tôi phải làm những cái lỗ nhỏ ở dưới cây kim để nhét chân của nó vào. Hầu hết những tác phẩm của tôi tôi đều không dùng đến keo hồ. Chúng đều dính vào do lực ma sát. Và đó là điều tôi làm. Như các bạn thấy, trên mặt anh ta có một chút nhăn nhó. Và cái miệng phải tầm khoảng ba micromet. Nên cái mắt phải tầm khoảng một micromet. Con thuyền ấy, được làm từ vàng 24 Carat. Và tôi như thường lệ trang bị và lắp ráp nó với một cái mạng nhện. Nhưng tôi phải ráp nó với nhiều sợi keo. Bởi vì mạng nhện nó làm tôi phát điên lên do tôi không kéo được cái mạng nhện di chuyển. Và đó là vàng 24 Carat. Nó đã dựng lên. Và tôi đã làm nó. Xây dựng từng miếng vàng. Và tất cả mọi vấn đề là sự đối xứng. Cánh buồm cần phải được làm từ những sợi vàng. Và nó như là hoàn thành tốt khi thực hiện một cuộc phẫu thuật vậy. (Tiếng vỗ tay) Như bạn có thể thấy, dạy ngựa để thi đấu. (Tiếng cười) Nó là một thứ tôi muốn làm để trả lời rằng làm sao tôi có thể làm được hình dáng đối xứng. Sợi dây thừng trên dây cương ngựa được làm từ thứ tương tự như vậy. Và nó làm từ những hạt phân tử trên áo của tôi. Và màu xanh tôi làm trên đầu đinh được làm bằng cách cạo những hạt phân tử khỏi chiếc áo xanh và nhấn lên cái kim. Đó là một việc làm nhẫn nại tỉ mỉ, nhưng những điều tuyệt vời nhất đến từ những thứ nhỏ bé. (Tiếng cười) Bruno Giussani: Willard Wigan! (Tiếng vỗ tay) Xin chào tất cả mọi người Tôi muốn nói về hai điều ngày hôm nay. Điều thứ nhất là về nước. Giờ tôi thấy là tất cả các quý vị đã và đang tận hưởng nước uống được cung cấp cho quý vị ở hội thảo này trong vòng hai ngày qua. Và tôi tin là các bạn sẽ cảm thấy nó được lấy từ một nguồn nước an toàn. Nhưng nếu thực tế không phải thế thì sao? Nếu thực tế nó được chiết suất từ nguồn nước như thế này thì sao? Nếu thật thì thống kê trên thế giới sẽ cho rằng một nửa các bạn sẽ đang bị hành hạ bởi bệnh tiêu chảy. Trước đây tôi đã nói về thống kê rất nhiều, và về sự cung cấp nước uống sạch cho tất cả mọi người. Nhưng có vẻ không ai quan tâm. Và tôi nghĩ tôi đã biết lý do tại sao. Đó là vì, với lối nghĩ hiện nay, độ lớn của vấn đề này tưởng chừng như quá mức để hoạch định giải pháp. Thế nên chúng ta quên nó đi. Chúng ta, nhà nước, và các tổ chức hỗ trợ. Hèm, hôm nay tôi muốn chỉ ra cho các bạn rằng bằng cách nghĩ theo một chiều hướng khác vấn đề này đã được giải quyết. À, nhân tiện, từ lúc tôi bắt đầu nói, có thêm 13,000 người trên thế giới đang bị tiêu chảy hành hạ. Và bốn trẻ em vừa chết. Tôi phát minh ra bình nước Lifesaver bởi vì tôi thấy rất tức giân, Tôi, giống như rất nhiều bạn ở đây, đã ngồi xuống, ngày sau Giáng Sinh 2004, khi tôi xem cái tin sét đánh về sóng thần ở Châu Á đập bờ chiếu trên TV. những ngày và tuần tiếp theo người dân tị nạn lên đồi, bị buộc phải uống nước nhiễm bẩn, hoặc đối mặt với cái chết. Viễn cảnh đó luôn ở trong đầu tôi. Rồi, vài tháng sau đó, Cơn bão Katrina đổ bộ vào rìa nước Mỹ. "Được rồi," Tôi nghĩ, "đây là một nước thế giới thứ nhất, để xem họ làm được cái gì." Ngày thứ nhất: Không có gì. Ngày thứ hai: Không có gì. Bạn có biết mất 5 ngày để đưa nước đến Superdome? (sân vận động ở Louisiana) Người dân bắn giết nhau trên đường phố, vì những dàn Ti-Vi và Nước. Đó là lúc tôi quyết định ra tay. những tuần và tháng sau đó, tôi đã dành rất nhiều thời gian ở trong ga-ra nhà tôi. Và cả ở trong bếp, vợ tôi đến chán nản. Tuy nhiên, sau một vài lần thử nghiệm không thành công, Cuối cùng tôi đã hoàn thành được chiếc bình này, bình nước Lifesaver. Ôkê, bây giờ đến đoạn giải thích khoa học. Trước Lifesaver, bình lọc cầm tay tốt nhất chỉ có thể lọc ra (vật thể nhỏ nhất) khoảng 200 nano mét. Vi khuẩn nhỏ nhất to khoảng 200 nano mét. Thế nên một con vi khuẩn 200 nano mét sẽ đi qua một cái lỗ 200 nano mét. Tuy nhiên, loại vi rút bé nhất chỉ to khoảng 25 nano mét thế nên chắc chắn chúng sẽ vượt qua được những cái lỗ 200 nano mét. Lỗ chân lông của Lifesaver chỉ to 15 nano mét. Nên không cái gì có thể chui qua! Được rồi, tôi sẽ trình diễn cho các bạn xem. Các bạn có muốn xem ko? Tôi dành tất cả thời gian để chuẩn bị. Nên chắc là tôi nên làm. Chúng tôi sống ở thành phố tốt đẹp Oxford. Nên -- ai đó đã thử dùng nó rồi. Thành phố Oxford, nên tôi đi và lấy ít nước từ sông Chervell, và sông Thames, chảy qua thành phố. Và đây là chỗ nước đó. Những tôi nghĩ, bạn biết đấy, nếu chúng ta ở giữa vùng lũ lụt ở Băng La Dét, nước sẽ trông không giống thế này. Thế nên tôi đã đi thu thập thêm vài 'thứ'. Và đây là từ ao trong vườn nhà tôi. (Ngửi) (Ho) Ngửi thử đi anh máy quay. Ok, (Cười) Được rồi. Chúng ta sẽ cho nó vào đây. Khán giả: Ìu! Michael Pritchard: Rồi tôi cũng có ít chất thừa thãi từ một nông trường xử lý chất thải. Nên tôi sẽ cho nó vào đây. (Cười rộ) Cho vào đây. Đấy nhé. (Cười rộ) Và rồi vài thứ linh tinh, vứt nó vào đấy. Và tôi có tí 'quà' từ chú thỏ của một người bạn. Nên, mình sẽ bỏ vào đây luôn. (Cười rộ) Xong. (Cười rộ) Bây giờ. Chiếc bình Lifesaver này làm việc rất đơn giản. Bạn chỉ cần hớt nước vào. Hôm nay tôi sẽ dùng một cái bình để chỉ cho các bạn xem. Cho tí phân kia vào nữa. Thế này vẫn chưa đủ bẩn, ngoắng nó lên mấy cái nào. Rồi, bây giờ tôi sẽ cho chỗ nước kinh tởm này, vào trong đây. Bạn nào muốn uống nước chưa? (Cười rộ) Ok. xong đoạn này. Thay thế cái nắp (bằng cái bơm) Rồi bơm vài cái. Ok? Đó là tất cả những gì phải làm Bây giờ khi tôi bật đầu kia ra nước uống vô trùng sẽ bắn ra. Tôi phải nhanh chân mới được. Ok, sẵn sàng? Đây nhé. Cẩn thận điện giật. Nước uống sạch, an toàn và vô trùng. (Vỗ tay) Cụng ly. (Vỗ tay) Uống thử nào Chris. (Vỗ tay) Vị nó thế nào ông bạn? Chris Anderson: Ngon! Michael Pritchard: Ok Để xem từ giờ đến hết hội thảo Chris biểu hiện thế nào. Ok? (Cười rộ) Ok. bình nước Lifesaver được sử dụng bởi hàng ngàn người khắp thế giới. Nó dùng được cho 6,000 lít nước. Và khi quá hạn, thông qua công nghệ sai lạc an toàn, hệ thống sẽ tự động ngừng hoạt động, bảo vệ người dùng. Tháo cái ruột ra, thay vào cái mới. Thế là nó lại tốt cho 6000 lít nữa. Rối, hãy nhìn vào các ứng dụng. Theo truyền thống, trong lúc khủng hoảng, chúng ta làm gì? Chúng ta vận chuyển nước. Rồi, sau một vài tuần, chúng ta dựng các khu tị nạn. Và người dân bị buộc phải vào các khu tị nạn này để lấy nước uống sạch. Chuyện gì sẽ xảy ra khi 20 000 người tụ tập ở một trại? bệnh tật lan tràn, thêm nhiều tiềm lực cần được huy động. Vấn đề đấy tự nó trở thành một vấn đề luẩn quẩn vô hạn. Nhưng bằng cách nghĩ theo một cách khác, và vận chuyển những cái này, người dân có thể ở yên một chỗ. Họ có thể tự tạo ra nước uống vô trùng cho bản thân mình, và bắt đầu việc tái tạo nhà cửa và cuộc sống. Ehm, không cần phải có thiên tai để dùng được sản phẩm này. Theo lối nghĩ cũ, về cơ sở hạ tầng quốc gia, và việc làm ống, quá đắt. Khi bạn tính toán bằng máy tính sẽ không có đủ số không. thế nên ta cần 'nghĩ khác đi.' Thay vì vận chuyển nước, và dùng những cách thức nhân tạo hãy dùng Bà Mẹ Tự Nhiên, người có một hệ thống tuyệt diệu. Người lấy nước từ trên cao kia, loại bỏ khoáng chất, miễn phí, và đưa nó về đây. và tống nó vào núi, sông và suối. Và người dân sống ở đâu? Gần nước. Tất cả những gì chúng ta phải làm là làm nó vô trùng. Làm thế bằng cách nào? Well, ta co' thể dùng bình nước Lifesaver. Hoặc ta có thể dùng cái này. cùng công nghệ, ở trong một cái thùng đựng xăng. một cái này có thể xử lý 25,000 lít nước. Đủ dùng cho một gia đình 4 người, trong 3 năm. Nuôi nó mất bao nhiêu tiền? Khoảng nửa xu một ngày. (xu mỹ) Cám ơn (Vỗ tay) Vì thế, bằng việc nghĩ khác đi, và xử lý nước ở điểm tiêu dùng, các bà mẹ và những đứa trẻ không còn phải đi bộ 4 tiếng một ngày để lấy nước. Họ có thể lấy nước từ một nguồn nước gần đó. Thế nên, chỉ với 8 tỉ đô, ta có thể đạt được mục tiêu của mục tiêu ngàn năm là cắt nửa số người không có điều kiện tiếp cận nước uống an toàn. để xét một hoàn cảnh cụ thể, nhà nước Anh chi khoảng 12 tỉ bảng mỗi năm cho viện trợ quốc tế. Nhưng tại sao lại dừng lại ở đó? Với 20 tỉ đô la mỹ, tất cả mọi người có thể tiếp cận với nước uống sạch. cho 3,5 tỉ người phải chịu đựng cảnh này hàng năm. và cho 2 triệu trẻ em chết mỗi năm, giờ sẽ được sống. Cám ơn (Vỗ tay) Nếu tôi có thể khám phá bất cứ điều gì mà đối với chúng ta còn là bí ẩn, ít nhất là trong nền văn minh hiện đại, thì có lẽ là việc khám phá những thứ mà chúng ta đã lãng quên, chúng ta đã từng biết rõ như việc chúng ta biết rõ họ tên của mình vậy. Đó là việc chúng ta đang sống trong một vũ trụ tài năng, rằng chúng ta là một phần của một hành tinh rất thông minh. và rằng vây quanh chúng ta là các thiên tài. Phỏng sinh học là một lĩnh vực mới đang nỗ lực học hỏi, nhận lời khuyên từ các thiên tài đó, các lời khuyên về sự sáng tạo. Đó chính là nơi tôi đang sống, và cũng là trường đại học của tôi Tôi được bao quanh bởi các thiên tài. Tôi không tài nào nhưng tôi nhớ các sinh vật và hệ sinh thái đã biết cách để sinh tồn một cách hài hòa trên hành tinh này. Đây là thứ tôi mong bạn ghi nhớ Nếu từ trước tới giờ bạn từng quên điều này. Hãy nhớ. Đây là điều xảy ra hàng năm. điều duy trì hứa hẹn Khi chúng ta đang khắc phục những khó khăn kinh tế, Thì đây, là thứ đã xảy ra. Mùa xuân. Hãy tưởng tượng khung cảnh của mùa xuân. Hãy tưởng tượng bản giao hưởng ấy. Và bạn có nghĩ TED khó mà tạo ra được khung cảnh ấy. (Tiếng cười) Phải không? Hãy tưởng tượng, nếu bạn đã không hình dung trong một thời gian, vậy hãy làm đi. Tưởng tượng tất cả từ việc chọn thời điểm, đến sự điều phối, mà không có luật lệ từ trên xuống dưới, hay các cách hành xử, hoặc những căn nguyên thay đổi khí hậu. Điều này diễn ra hằng năm. Có rất nhiều sự phô diễn. Có rất nhiều kiểu tình yêu lãng mạn. Có rất nhiều sự khởi đầu quan trọng. Nhưng các sinh vật. Tôi đảm bảo với bạn, tất cả đã sắp xếp ưu tiên của mình theo trình tự. Tôi có cậu bé hàng xóm, người đã giúp tôi duy trì suy nghĩ này, vì cậu ấy thường nằm và nhìn lên những đám cỏ. một lần cậu bé đến chỗ tôi - khi ấy cậu chỉ mới 7,8 tuổi- tìm đến tôi. Có một tổ ong vò vẽ mà tôi đã để phát triển dần trong vườn, ngay trước cửa nhà tôi. Đa số người ta loại bỏ từ khi chúng còn nhỏ. Nhưng nó lại rất cuốn hút tôi, vì tôi đang quan sát thứ giống loại giấy bìa sách Ý tinh tế này. Cậu bé đến nhà tôi và gõ cửa. Cậu đã đến mỗi ngày với một thứ gì đó để cho tôi xem. Và gõ cửa như một chú chim gõ kiến cho đến khi tôi mở. Và cậu hỏi tôi là sao tôi lại xây nhà cho những con ong vò vẽ đó. vì cậu bé chưa thấy tổ ong nào lớn như vậy Tôi đáp, "Cháu biết đó, Cody, thật ra thì chính những con ong tự làm tổ." Chúng tôi cùng quan sát nó. Và tôi hiểu tại sao cậu bé lại hỏi vậy, bạn biết không, cái tổ được xây một cách tuyệt đẹp. Nó rất mang tính kiến trúc, và rất chính xác Nhưng nó lại làm tôi suy nghĩ, làm sao trong cuộc đời chưa mấy lâu, cậu đã tin vào chuyện thần thoại rằng nếu một thứ được tạo nên một cách hoàn hảo như vậy thì chắc chắn chúng ta đã tạo ra nó. Sao cậu lại không biết - đó là thứ chúng ta đã lãng quên - rằng chúng ta không phải là những sinh vật đầu tiên biết xây dựng. Không phải là những sinh vật đầu tiên xử lý cellulose. Không phải loài đầu tiên làm ra giấy. Ta không phải loài đầu tiên cố tối ưu hóa không gian chứa đựng hay chống thấm nước, cố làm ấm hoặc làm mát một công trình. Ta không phải loài đầu tiên xây nhà cho những đứa con của mình. Giờ những gì đang xảy ra, trong lĩnh vực gọi là mô phỏng sinh học này, là người ta đang bắt đầu nhớ rằng rằng các sinh vật, những sinh vật khác, phần còn lại của thế giới tự nhiên, đang làm những thứ rất giống những gì chúng ta cần làm. Nhưng thực tế, chúng đang làm các việc đó theo cách đã cho phép chúng tồn tại tài tình trên hành tinh này. hàng tỷ năm qua. Vì vậy, những người này, những nhà phỏng sinh học, chỉ lá những tập sự của tự nhiên. Họ chỉ tập trung vào các chức năng. Điều tôi muốn là cho các bạn thấy là họ đang học hỏi. Họ đã tự hỏi bản thân, "Sẽ ra sao nếu mỗi lần tôi bắt đầu phát minh một thứ gì đó, Tôi lại hỏi, 'Tự nhiên sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?'" Và đây là thứ họ đang tìm hiểu. Đây là một bức ảnh tuyệt vời từ nhiếp ảnh gia người Séc tên Jack Hedley. Đây là câu chuyện về một kỹ sư tại J.R. West. Những người tạo nên tàu điện hình viên đạn. Nó được gọi là tàu điện hình viên đạn vì nó được làm bầu tròn ở mặt trước, nhưng mỗi khi nó vào đường hầm nó sẽ tạo nên một sóng áp lực, và rồi nó tạo nên một vụ nổ âm khi nó rời đường hầm. Vì vậy, sếp của vị kỹ sư này bảo rằng, "Hãy tìm một cách giảm bớt âm thanh của chiếc tàu điện này lại." Trùng hợp là ông cũng là một người yêu chim. Ông tham dự một hội nghị tương tự như hội nghị của tổ chức Audubon Society. Và ông nghiên cứu- một bộ phim về chim bói cá. Và tự nghĩ, "Chúng đi từ mật độ môi trường, không khí vào mật độ môi trường khác là nước, mà không làm nước văng tung toé. Hãy nhìn vào bức ảnh này. nước không văng tung toé nên chúng có thể thấy cá. Và ông nghĩ, "Sẽ ra sao nếu chúng ta cũng làm tương tự?" Tàu điện sẽ ít ồn ào hơn. chạy nhanh hơn 10%, điện tiêu thụ ít hơn 15%. Sao tự nhiên chống lại được các vi khuẩn? Ta không phải là loài đầu tiên bảo vệ bản thân mình khỏi các vi khuẩn. Hãy xem... Đây là con cá mập Galapagos. Không có loài vi khuẩn nào trên bề mặt, không bùn cát, không sò kí sinh không phải là vì nó bơi nhanh. Thực sự tắm nắng. Nó là một loài cá mập di chuyển chậm. Vậy làm thế nào nó giữ cơ thể tránh khỏi sự tích tụ vi khuẩn? Nó không dùng hóa chất. Nó làm được vậy, vì giống với các tấm vây như trên các bộ đồ bơi Speedo, thứ đã phá mọi kỷ lục tại các kỳ Olympics, Nhưng nó là một loại kiểu mẫu đặc biệt. kiểu mẫu đó, cấu trúc của nó trên các các da vây hình tấm của nó làm cho các vi khuẩn không thể đậu và bám vào. Có một công ty tên Sharklet Technologies đây đưa cấu trúc này lên các bề mặt ở bệnh viện để ngăn không cho vi khuẩn bám vào. việc này tốt hơn việc ngâm tẩm các chất diệt khuẩn và chất tẩy rửa mạnh hiện có rất nhiều các vi khuẩn đang trở nên kháng thuốc. Tại bệnh viện- Các ca nhiễm trùng đang giết nhiều người mỗi năm ở Hoa Kì hơn số người tử vong vì AIDS hay ung thư hay tai nạn xe hơi cộng lại - khoảng gần 100,000 ca. Đây là một sinh vật nhỏ bé ở sa mạc Nambibian. Nơi không có nguồn nước ngọt để uống, nhưng nó có thể uống nước từ sương mù. Nó có các bướu ở mặt sau của đôi cánh cứng. Và các bướu đó hoạt động như một nam châm hút nước. Chúng có các đỉnh hút nước, các mặt phủ sáp. sương mù tích tụ trên các đỉnh. Và chảy xuống ở các mặt bên vào miệng của con vật. Thật tế là một nhà khoa học ở đây, Oxford đang nghiên cứu hành vi này, Andrew Parker. Hiện nay các công ty động học và kiến trúc như Grimshaw đang bắt đầu xem đây là cách phủ lên các toà nhà để chúng có thể thu gom nước từ sương mù. Tốt hơn 10 lần các lưới ngưng tụ sương của ta. Khí CO2 như là một modul xây dựng. Các sinh vật không nghĩ CO2 là một chất độc. Thực vật và các sinh vật tạo vỏ, san hô, nghĩ đến khí này như là một modul xây dựng. Hiện có một công ty sản xuất xi-măng tại Hoa Kì tên là Calera. Họ theo các cách thức từ các rạn san hô, họ sử dụng CO2 như là một modul xây dựng trong xi-măng, trong bê-tông. Thay vì -sản xuất 01 tấn xi-măng thường thải ra một tấn khí CO2 thì giờ ngược lại, 01 tấn ximăng thực sự đang hấp thụ nửa tấn khí CO2 nhờ vào công thức từ san hô. mà không hề sử dụng các sinh vật. Họ chỉ áp dụng các thiết kế hay công thức chế tạo từ các sinh vật này. Tự nhiên thu gom năng lượng mặt trời ra sao? Đây là một loại pin mặt trời mới dựa trên cách lá cây hoạt động. Nó tự lắp ráp. Có thể được đặt trên bất kì chất nền nào. Cực kì rẻ và cứ 5 năm có thể sạc lại được. Có một công ty, mà tôi cũng tham gia, có tên là OneSun, với Paul Hawken. Có rất, rất nhiều cách tự nhiên sử dụng để lọc nước chúng tách muối ra khỏi nước. Chúng ta lấy nước và đẩy ngược chúng qua một loại màng. Và rồi ta tự hỏi tại sao tấm màng tắc nghẽn và tại sao nó lại tiêu tốn quá nhiều điện năng. Tự nhiên làm một điều tinh tế hơn nhiều. Và nó có ở trong mỗi tế bào. Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể bạn ngay bây giờ có các lỗ hình đồng hồ cát này gọi là các aquaporin. Chúng cho các các phân tử nước đi qua. Nó là một dạng thẩm thấu chuyển tiếp. Chúng cho phép các phân tử nước đi qua, và giữ các chất tan ở phía còn lại. Một công ty tên Aquaporin đang bắt đầu chế tạo các màng lọc muối bắt chước theo công nghệ này. Cây cối và xương liên tục tự tái tạo tuỳ theo mức độ áp lực. Thuật toán này đã được đặt vào một chương trình phần mềm hiện được sử dụng để làm các cây cầu, các dầm xây dựng có khối lượng nhẹ. G.M Opel đã sử dụng nó để tạo ra khung sườn mà bạn thấy đây, cho cái gọi là xe hơi cơ năng sinh học của họ. Nó làm nhẹ đi khung sườn đó khi chỉ sử dụng lượng tối thiểu vật liệu như một sinh vật phải làm, để cho sức mạnh tối đa. Con bọ cánh cứng này, không như cái bao bì túi bánh ở đây, Con bọ cánh cứng này sử dụng một vật liệu là ki-tin. và nó tìm ra rất, rất nhiều cách để tạo nhiều chức năng cho vật liệu này. Nó không thấm nước. chắc chắn và dẻo dai trao đổi khí được, tạo màu thông qua cấu trúc. Trong khi túi bánh kia có khoảng bảy lớp để làm nên tất cả những đặc điểm đó. Một trong những phát minh chính của chúng tôi mà chúng ta cần có khả năng làm để đến gần hơn với những gì các sinh vật này có thể làm là tìm cách giảm tối thiểu lượng vật liệu, loại vật liệu sử dụng, và thêm sự thiết kế vào đó. Trong thế giới tự nhiên sử dụng năm loại polymer để làm tất cả những gì bạn đã thấy. Trong thế giới của ta, chúng ta sử dụng khoảng 350 loại polymer để làm nên các thứ này. Tự nhiên mang tính nano. Công nghệ nano, hạt nano, bạn thấy rất nhiều lo lắng về việc này, Các hạt nano rời rạc. Thứ thú vị với tôi là không có nhiều người hỏi rằng, "Làm thế nào chúng ta tham khảo tự nhiên về cách làm cho công nghệ nano an toàn?" Tự nhiên đã làm việc đó từ rất lâu. Gắn các hạt nano vào một vật liệu, luôn là một ví dụ. Thực tế là các vi khuẩn khử lưu huỳnh như một phần của quá trình tổng hợp của chúng, chúng sẽ thải, như là các sản phẩm phụ, các hạt nano vào trong nước. Nhưng ngay sau đó, chúng tiết một loại protein mà có thể thu gom và liên kết các hạt nano đó lại để chúng có thể kết tủa ra khỏi dung dịch. Việc sử dụng năng lượng. Các sinh vật nhấp nháp năng lượng. Vì chúng phải hoạt động hay trao đổi cho từng chút năng lượng chúng có thể có. Một trong các lĩnh vực lớn nhất hiện nay, trong thế giới của mạng lưới năng lượng, bạn nghe về mạng lưới thông minh. Một trong các chuyên gia tư vấn lớn nhất là các loài côn trùng sống theo quần thể. Công nghệ bầy đàn. Có một công ty tên Regen. Họ đang theo dõi cách loài kiến và ong tìm kiếm thức ăn và hoa theo một cách hiệu quả nhất khi là một tổ thống nhất. Và họ đang có những thiết bị trong nhà bạn giao tiếp với nhau thông qua thuật toán đó, và quyết định cách để giảm tối thiểu năng lượng tiêu thụ lúc cao điểm. Có một nhóm các nhà khoa học tại Cornell đang chế tạo thứ mà họ gọi là cây xanh tổng hợp, vì họ nói rằng, "không có bộ phận bơm nào ở phần gốc của cây." Đó là hiệu ứng mao dẫn và sự thoát hơi nước hút nước lên, từng giọt một, hút nước lên, giải phóng nó ở lá và tiếp tục hút nước lên thông qua rễ. Và họ đang chế tạo... thứ như một loại giấy dán tường. có thể đặt nó ở mặt trong của các toà nhà để vận chuyển nước lên mà không cần máy bơm. Lươn điện Amazon - loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vài trong số các loài này tạo ra dòng điện 600 vôn dùng các chất hoá học có sẵn trong cơ thể. Thú vị hơn với tôi là 600 vôn không nướng chín con vật. Bạn biết ta dùng nhựa PVC, và ta bọc các dây dẫn với nhựa PVC để cách điện. Những sinh vật này, làm sao chúng cách li khỏi dòng điện của bản thân? Đó là những câu hỏi mà chúng ta vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là một nhà sản xuất tua-bin gió đã tìm đến loài cá voi. Cá voi lưng gù có các cạnh hình sò điệp trên vây của nó. Và các cạnh hình sò điệp đó hoạt động với dòng chảy theo cách làm giảm lực cản đến 32 phần trăm. Kết quả là những tua-bin gió này vẫn xoay khi vận tốc gió cực kì chậm. MIT vừa có một con chíp điện tử radio mới tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều các con chíp điện tử của chúng ta. Nó được phỏng theo ốc tai trong tai bạn, có khả năng tiếp nhận tín hiệu Internet, không dây, truyền hình và các tín hiệu radio, trong cùng một con chíp. Cuối cùng, trên quy mô hệ sinh thái. Tại Biomimicry Guild, công ty tư vấn của tôi, cùng với các kiến trúc sư của HOK. Chúng tôi đang xem xét việc xây dựng các thành phố hoàn chỉnh trong phạm vi chiến lược của họ. Và điều chúng tôi muốn nói là Nên chăng các đô thị của chúng ta ít nhất nên hoạt động trên phương diện các dịch vụ sinh thái tương tự như các hệ sinh thái tự nhiên mà chúng thay thế? Vì vậy, chúng ta đang tạo nên một thứ gọi là Tiêu chuẩn Thực thi Sinh thái thứ sẽ nâng các đô thị lên một cấp độ cao hơn. Câu hỏi là - mô phỏng sinh học là một cách mạnh mẽ đến kinh ngạc để đổi mới Câu hỏi đặt ra là:"Điều gì đang cần giải quyết?" Nếu bạn vẫn chưa thấy thứ này, nó thật sự rất tuyệt. Tiến sĩ Adam Neiman. Đây là một minh hoạ cho tất cả lượng nước trên Trái Đất liên quan đến thể tích Trái Đất - tất cả băng, nước ngọt, lượng nước biển- bầu khí quyển mà ta hít thở, liên quan đến thể tích của trái đất, và trong những quả cầu đó là sự sống, qua hơn 3.8 tỉ năm, đã tạo nên một nơi dễ sống, tươi tốt cho chúng ta. Và chúng ta đang đứng trong một hàng dài các sinh vật đến với hành tinh này và tự hỏi rằng, "Làm thế nào chúng ta có thể sống hoà hợp trong một thời gian dài?" Làm thế nào ta làm được những thứ sự sống đã học được từ lâu để làm? Đâu là thứ tạo nên các điều kiện thuận lợi cho sự sống. Giờ để làm được điều này, thử thách thiết kế trong thế kỷ của chúng ta, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần một cách để nhắc bản thân về các thiên tài đó, và theo cách nào đó gặp gỡ chúng một lần nữa. Một trong những ý tưởng lớn, dự án lớn mà tôi vịnh dự được thực hiện là một trang web mới Và tôi muốn vận động tất cả các bạn truy cập nó. Nó tên là AskNature.org. Việc chúng tôi đang nỗ lực làm, theo một cách rất TEDesque, là sắp xếp các thông tin sinh học theo chức năng trong thiết kế và kỹ thuật. Và chúng tôi đang làm việc với EOL, Encyclopedia of Life, ước muốn TED của Ed Wilson. ông ấy đang tập hợp tất cả các thông tin về sinh học trên một trang web. Và các nhà khoa học đang cống hiến cho EOL đang trả lời một câu hỏi rằng, "Chúng ta có thể học được gì từ sinh vật này?" Thông tin đó sẽ được đưa vào AskNature.org. hy vọng là bất cứ nhà phát minh nào, ở bất kì đâu trên thế giới, trong quá trình sáng tạo, có thể nhập vào, "Làm thế nào tự nhiên loại bỏ muối khỏi nước?" Và hiện ra sẽ là các rừng ngập mặn các loài rùa biển và thận của bạn. Và chúng ta sẽ bắt đầu có thể làm như việc, Cody làm và thật sự tiếp cận những mô hình, đáng kinh ngạc này. Những bậc tiền bối đã ở đây rất, rất lâu hơn chúng ta. Hy vọng, với sự giúp đỡ của chúng, chúng ta sẽ học được cách để sống trên Trái Đất này, và trong ngôi nhà này của chúng ta, nhưng không phải chỉ riêng của chúng ta. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi chỉ muốn nói tên tôi là Emmanuel Jal. Tôi đến từ một nơi rất xa. Tôi đang kể lại một câu chuyện rất đau buồn đối với tôi. Đó là một hành trình gian khổ: Đi vòng quanh thế giới, kể câu chuyện của mình qua những trang sách, Và bằng cách này, như bây giờ. Đó cũng là cách dễ dàng nhất. Kể chuyện bằng âm nhạc. Và tôi tự gọi mình là một đứa trẻ thời chiến. Tôi làm điều này là vì một bà lão trong làng của tôi, bà đã mất hết con cái. Chẳng báo chí nào có thể bù đắp nỗi đau của bà, cũng như truyền tải hết những gì bà muốn làm để thay đổi xã hội này. Tôi làm điều này vì một người thanh niên muốn tạo ra thay đổi nhưng không có cách nào cất lên tiếng nói của mình vì anh ấy không biết chữ. Và vì họ không hề có Internet, Facebook, MySpace, YouTube. Một điều nữa không ngừng thôi thúc tôi kể lại câu chuyện đau buồn này, đó là những giấc mơ của tôi. Có đôi lúc, đó là giọng nói từ những người chết, mà tôi từng gặp Họ bảo tôi, "Đừng từ bỏ. Hãy tiếp tục." Bởi vì có những lúc tôi muốn ngừng lại và bỏ cuộc. Bởi vì tôi không biết mình nỗ lực vì điều gì. Tôi sinh ra trong thời kỳ tối tăm, cùng cực nhất, khi đất nước đang chiến tranh. Tôi nhìn thấy ngôi làng của mình bị cháy rụi. Ngôi làng - thế giới của tôi, bỗng tan biến trước mắt tôi. Lúc 5 tuổi, tôi nhìn thấy dì mình bị cưỡng hiếp. Mẹ tôi chết trong chiến tranh. Anh chị tôi phải chạy loạn khắp nơi. Đến tận bây giờ, tôi và cha tôi đang bị ly tán, và tôi vẫn đang tìm ông. Nhìn thấy người chết mỗi ngày, tiếng mẹ khóc, nó giống như thể tôi lớn lên trong bạo lực. Chính vì thế tôi gọi mình là đứa trẻ thời chiến. Không chỉ vậy, khi lên 8, tôi đi lính. Tôi không biết vì sao chiến tranh nổ ra. Nhưng tôi biết một điều Tôi không thể quên những gì mình đã chứng kiến. Khi đến trại huấn luyện, tôi nói, "Tôi muốn giết dân Hồi giáo, và Ả rập, càng nhiều càng tốt." Cuộc huấn luyện không hề dễ dàng. Nhưng đó chính động lực. Bởi vì tôi muốn trả thù cho gia đình mình. Bởi vì tôi muốn trả thù cho ngôi làng của tôi. Nhưng may mắn thay, giờ đây mọi thứ đã thay đổi vì tôi đã hiểu ra sự thật. Cái đang giết chúng ta không phải là người Hồi giáo, hay người Ả rập mà là một thế lực ngầm đang điều khiển cả hệ thống và sử dụng tôn giáo như một công cụ để chiếm đoạt những thứ chúng tôi đang nắm giữ. Đó là dầu mỏ, kim cương, vàng bạc và đất đai. Từ khi nhận ra sự thật, tôi được quyền lựa chọn, Tôi nên tiếp tục thù ghét, hay tha thứ? Và tôi chọn sự tha thứ. Giờ đây, tôi ca hát với người Hồi giáo. Tôi nhảy múa với họ. Thậm chí tôi còn diễn xuất trong bộ phim "War Child", được tài trợ bởi người Hồi giáo. Và nỗi đau đã nguôi ngoai. Nhưng câu chuyện của tôi vẫn còn nguyên giá trị. Và bây giờ tôi quyết định đi thêm một bước nữa. Dễ dàng hơn. Tôi sẽ đọc cho các bạn nghe một bài thơ có tựa đề là "Phải ác" từ trong album "Đứa trẻ thời chiến" Tôi kể câu chuyện của mình. Một phần hành trình tôi đã đi. Đó là khi tôi suýt phải ăn thịt bạn mình vì chúng tôi không có thức ăn và đám trẻ chúng tôi cỡ chừng 400 đứa. Và chỉ 16 người sống sót. Tôi hy vọng các bạn sẽ lắng nghe. Những giấc mơ dằn vặt tôi. Mỗi phút giây. Tiếng nói từ những người bạn đã chết vang vọng trong đầu tôi. Như Lual, người đã chết ngay cạnh tôi. Vì đói khát. Trong khu rừng cháy ngùn ngụt, trong đồng bằng điêu tàn, xơ xác. Người kế tiếp sẽ là tôi, nhưng vì Chúa nghe thấy tiếng khóc của tôi khi tôi định ăn thịt của bạn mình. Người đã an ủi tôi. Chúng tôi đã tấn công các ngôi làng, đánh cắp gà, dê và cừu. Những gì chúng tôi có thể ăn. Tôi biết làm như thế là không phải. Nhưng chúng tôi cần thức ăn. Tôi buộc phải phạm tội, để sinh tồn. để sinh tồn. Thỉnh thoảng bạn phải thua để giành phần thắng. Đừng đầu hàng. Đừng từ bỏ. Bỏ nhà đi lúc lên 7. Một năm sau, sống với khẩu AK-47 bên mạn sườn. Mắt nhắm hờ khi ngủ. Chạy, trốn, chơi trò đuổi bắt sống chết. Tôi đã thấy đồng bào tôi chết như ngả rạ. Nhưng chưa bao giờ thấy xác kẻ thù, dù là một trong những người mà tôi giết. Nhưng tôi vẫn tự nhủ, tôi sẽ không đầu hàng. Tiếng súng gầm như sấm chớp. Một đứa trẻ mỏng manh, Tôi không thể quên, tôi vẫn nhớ. Tôi nhìn thấy viên trung sĩ vung tay, không rút lui, không đầu hàng. Tôi trải qua những tổn thương tinh thần. Đứa trẻ trong thời chiến, không mẹ cha, ấy thế mà vẫn chiến đấu không ngừng nghỉ. Nhưng khi cuộc chiến tranh mới diễn ra, tôi không đơn độc. Không nghỉ ngơi hay dừng lại cho đến khi tôi vươn lên đến đỉnh. Tôi làm việc cặm cụi, như một viên cảnh sát hết mực yêu nước. Tôi chiến đấu, ngày và đêm. Có lần tôi phạm sai lầm để học lấy cách làm đúng. Như thể tôi đang sống giữa giấc mơ. Lần đầu tiên tôi thấy mình đang sống như một con người. À, những đứa trẻ của Darfur với cái bụng rỗng trên ti vi và đó chính là bạn - tôi đang đấu tranh vì bạn. Bỏ nhà đi. Thậm chí không biết ngày về. Đất nước tôi bị chiến tranh giày xéo. Tiếng bom nổ và súng đạn là thứ âm nhạc duy nhất mà tôi từng nghe. Người chết nhiều đến nỗi tôi chẳng thể rớt nước mắt thêm được nữa. Tôi hỏi Chúa, con ở đây để làm gì. Và tại sao dân tộc con đói nghèo. và tại sao những đứa trẻ khác được học đọc và viết, còn con phải học cách cầm súng chiến đấu. Tôi đã ăn ốc sên, kền kền, thỏ, rắn, và bất cứ thứ gì có thể. Tôi đều ăn. Tôi biết đó là một nỗi nhục nhã. Nhưng lỗi này thuộc về ai cơ chứ? Đó là câu chuyện của tôi, dưới dạng một bài học. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Nguồn năng lượng thúc đẩy tôi tiến lên chính là âm nhạc. Tôi chưa gặp bất kỳ ai khi nghe xong câu chuyện của tôi có thể tư vấn hay điều trị cho tôi. Chính âm nhạc là phương thuốc hữu hiệu cho tôi. Là nơi tôi nhìn thấy thiên đường. Và hạnh phúc, Tôi trở thành đứa trẻ một lần nữa, nhảy múc trong âm nhạc. Tôi biết một điều, chỉ có âm nhạc mới chứa đựng thứ quyền năng tác động vào hệ thống tế bào trong cơ thể bạn, đến tâm trí và trái tim, đến tâm hồn và tinh thần, và cách sống của bạn nữa ngay cả khi bạn không nhận thấy điều đó. Chỉ có âm nhạc mới khiến bạn thức giấc và lúc lắc tay chân, ngay cả khi bạn không hề muốn. Thứ quyền năng của âm nhạc cũng giống như sức mạnh của tình yêu không hề có sự phân biệt đối xử. Giả dụ như bạn yêu một chú ếch, chính là vậy đó. Một ví dụ về sức mạnh của âm nhạc đó là khi tôi ra trận. Tôi ghét dân miền bắc. nhưng không hiểu sao tôi không ghét âm nhạc của họ. Vì vậy chúng tôi đã tiệc tùng và nhảy múa theo âm nhạc của họ. Và điều làm tôi kinh ngạc là một ngày nọ một nhạc sỹ người Ả rập đã đến biểu diễn cho đám lính chúng tôi xem. Chân tôi rã rời vì nhảy múa theo âm nhạc của ông ấy. Nhưng tôi băn khoăn một điều. Giờ đây tôi sáng tác âm nhạc, vậy nên tôi thấy được sức mạnh của âm nhạc. Vậy thì sao nữa? Tôi đã đi qua một hành trình gian khổ và đau buồn. Hôm nay là ngày thứ 233 tôi chỉ ăn duy nhất một bữa tối trong ngày. Tôi không ăn sáng, không ăn trưa. Tôi đang phát động một chiến dịch với tên gọi là Thua để thắng. Tôi lùi bước để giành thắng lợi trong cuộc đấu này. Tôi quyên góp bữa sáng và bữa trưa cho một tổ chức từ thiện tôi thành lập vì chúng tôi dự định xây 1 ngôi trường ở Sudan. Tôi làm điều này còn vì ăn duy nhất một bữa trong ngày là chuyện bình thường ở đất nước tôi. Dù hiện nay tôi đang sống ở phương tây, nhưng tôi vẫn giữ phong tục ăn uống như thế. Ở làng tôi bây giờ, lũ trẻ con thường lắng nghe BBC hoặc đài phát thanh chúng chờ đợi đến ngày Emmanuel ăn bữa sáng đầu tiên điều đó nghĩa là anh ta đã dành dụm đủ tiền để xây trường học cho chúng. Vì vậy tôi đã cam kết. Tôi nói rằng, "Tôi sẽ không ăn sáng." Tôi nghĩ rằng mình đủ sức để vận động quyên góp đủ tiền trong vòng một tháng. Nhưng tôi đã tính toán nhầm thời gian. (Cười) Vì tôi mất đến 232 ngày. Tôi đã nhủ, "Không được dừng lại cho đến khi thành công." Thông qua Facebook, MySpace, mọi người chia sẻ số tiền là 3 đô la. Số tiền nhỏ nhất mà chúng tôi từng nhận được là 20 xu. Có người đã quyên góp 20 xu thông qua internet. Tôi không biết họ đã làm điều đó như thế nào. (Cười) Nhưng tôi xúc động vì điều đó. Đối với tôi, giáo dục quan trọng đến mức tôi sẵn sàng hy sinh vì nó. Tôi sẵn sàng hy sinh vì điều này. Vì tôi biết rõ nó quan trọng nhường nào đối với đồng bào tôi. Giáo dục khai sáng đầu óc bạn, mang đến cơ hội cho bạn, để bạn có thể tồn tại. Đất nước chúng tôi bị tàn phá. Và sống nhờ vào cứu trợ trong hàng năm liền. Bạn nhìn thấy nhiều gia đình đầy những thanh niên 20, 30 tuổi trong các trại tị nạn. Họ chỉ với lấy thức ăn từ trực thăng cứu hộ trên đầu mình, từ Liên hiệp quốc. Những con người này, bạn sẽ huỷ hoại cả thế hệ này nếu chỉ trao cho họ những thứ đồ cứu trợ. Nếu có ai đó muốn giúp chúng tôi thì đây là điều chúng tôi cần. Đưa chúng tôi công cụ. Đưa nông dân những nông cụ cần thiết cho họ. Chúng tôi có mưa. Châu Phi có đất đai phì nhiêu. Vì vậy chúng tôi có thể gieo trồng. (Vỗ tay) Hãy đầu tư cho giáo dục. Một nền giáo dục với thể chế vững vàng để tạo nên một cuộc cách mạng toàn diện. Chúng tôi có quá nhiều người già cỗi đã lầm lỡ gây nên cuộc chiến tranh ở châu Phi. Chẳng bao lâu nữa họ sẽ ra đi. Nhưng nếu bạn đầu tư vào giáo dục thì chúng tôi sẽ có khả năng thay đổi châu Phi này. Đó là điều mà tôi đang mong chờ. (Vỗ tay) Để làm điều này, tôi đã thành lập tổ chức Gua Africa. Chúng tôi đưa trẻ em đến trường. Có 2 em đang theo học đại học. Chúng tôi có chừng 40 đứa trẻ từng đi lính cùng với một số em khác Tôi nói "Tôi sẽ thực hiện kế hoạch." Tôi muốn nói với những bạn bè đang theo dõi tin tức của tôi và muốn giúp đỡ tôi. Đó chính là điều tôi làm để tạo ra sự thay đổi, tạo một sự khác biệt trên thế giới này. Thời gian của tôi sắp hết. Vì vậy tôi muốn hát một bài hát. Nhưng tôi mời các bạn hãy cùng đứng lên để tôn vinh cuộc đời một nhân viên cứu hộ người Anh tên là Emma McCune người đã giúp tôi được hiện diện tại đây. Tôi hát bài hát này. Để các bạn thấy được người phụ nữ này đã tạo nên sự khác biệt như thế nào. Bà đến đất nước tôi, và nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục đối với đất nước tôi. Bà bảo, cách duy nhất để giúp Sudan là đầu tư vào phụ nữ, giúp họ học và phát triển, giúp trẻ em học và phát triển. Và rồi họ sẽ có khả năng tạo nên một cuộc cách mạng trong lòng xã hội phức tạp này. Thậm chí bà đã cưới một vị sỹ quan của SPLA. Bà đã giải cứu 150 đứa trẻ phải cầm súng ra trận. Một trong số đó là tôi. Ngay giờ phút này, tôi muốn mời tất cả mọi người hãy cùng tôi tôn vinh Emma. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Khán giả: Rồi! Emmanuel Jal: Được rồi. ♫ Bài hát này dành cho Emma McCune ♫ ♫ Thiên thần đã đến để giải cứu chúng tôi trong một buổi chiều ♫ ♫ Tôi có mặt ở nơi này là do người đã cứu tôi ♫ ♫ Tôi tự hào khi kể về người ♫ ♫ Xin cảm ơn. Cầu chúa ban phước cho người. Hãy yên nghỉ ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Một đứa trẻ tị nạn đói khát ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? Yeah! ♫ ♫ Yeah! Yeah! ♫ ♫ Các bạn sẽ thấy tôi trên tivi ♫ ♫ với cái bụng đói trương phình ♫ ♫ Ruồi nhặng đậu đầy trên mắt, đầu tôi bỗng to quá khổ so với thân hình ♫ ♫ Một đứa trẻ đói khát ♫ ♫ Chạy vòng quanh châu Phi, sinh ra thừa thãi ♫ ♫ Cầu xin Chúa, cầu xin Thượng đế ♫ ♫ hãy để thiên thần đến cứu rỗi con ♫ ♫ Con được sinh ra ắt hẳn vì một lý do nào đó ♫ ♫ Vì con biết cuộc đời đáng sống nhường nào ♫ ♫ Và giờ con sẽ không lùi bước ♫ ♫ Con sẽ băng qua những ngọn núi rất nhanh thôi ♫ ♫ Con không phải là thiên thần, nhưng con hy vọng mình sẽ trở thành ♫ ♫ Và nếu được như thế, con ước ao sẽ giống như Emma McCune ♫ ♫ Bản thân tôi đấy ! Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Một đứa trẻ tị nạn đói khát ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? Yeah! Yeah! ♫ ♫ Yeah, Yeah! ♫ ♫ Có lẽ tôi sẽ chết trong nạn đói ♫ ♫ hay vì bệnh tật đau đớn ♫ ♫ Tôi sẽ lớn lên mà không hề được đến trường ♫ ♫ Sẽ như một người tị nạn nào đó ♫ ♫ Tôi đứng đây vì đã có người quan tâm đến tôi ♫ ♫ Tôi đứng đây vì đã có người dám hành động ♫ ♫ Tôi biết có rất nhiều Emma đang ở đây ♫ ♫ Người sẵn sàng cứu cuộc đời một đứa trẻ ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? Bản thân tôi đấy ! ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Sẽ như một người tị nạn nào đó ♫ ♫ Tôi vẫn nhớ khi mình còn nhỏ ♫ ♫ Chẳng biết đọc viết ♫ ♫ Giờ tôi lớn lên, tôi đã được đi học ♫ ♫ Giới hạn của tôi là bầu trời, chẳng ai có thể cản ngăn tôi ♫ ♫ Tôi đã nguyện cầu về ngày này ♫ ♫ Và tôi đã nguyện cầu sự minh triết cho thế giới ♫ ♫ Cho người nghèo khổ được cứu giúp ♫ ♫ thay vì họ phải đứng lên đối kháng, yeah ♫ ♫ hay chờ trông vào những thay đổi chính trị ♫ ♫ Điều đó chẳng bao giờ xảy ra ♫ ♫ Tất cả bọn họ đang ngồi ung dung ♫ ♫ thụ hưởng sâm panh và mọi thứ chính từ nhân dân ♫ ♫ Là một đứa trẻ tị nạn ♫ ♫ Nhưng tôi có phẩm cách của mình ♫ ♫ Tôi nói một lần nữa ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi ♫ ♫ Có lẽ tôi đã chết trên đồng cỏ châu Phi ♫ ♫ Có ai trong các bạn ngồi phía sau, hãy dành tình yêu ♫ ♫ và gọi tên Emma nào mọi người ♫ ♫ Yeah! Tôi đang phát điên ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Sẽ như một người tị nạn nào đó ♫ ♫ Tôi sẽ là người như thế nào? ♫ ♫ Nếu Emma không cứu tôi? ♫ ♫ Yeah, Yeah ♫ ♫ Yeah, có lẽ tôi sẽ chết trong nạn đói ♫ ♫ hay vì bệnh tật đau đớn ♫ ♫ Tôi sẽ lớn lên mà không hề được đến trường ♫ ♫ Sẽ như một người tị nạn nào đó ♫ (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Hãy cứu một đứa trẻ. (Vỗ tay) Tôi cần phải thú thật về một điều ngay từ đầu đây. Khoảng hơn 20 năm trước đây tôi đã làm một điều mà tôi lấy làm ân hận, một điều mà tôi không tự hào chút nào cả, một điều mà, trong nhiều trường hợp, tôi không muốn ai biết đến nhưng mà khi ở đây rồi, tôi cảm thấy có vẻ như mình cần phải tiết lộ đôi chút (Tiếng cười) Những năm cuối thập niên 1980, trong một giây phút lầm lỡ của tuổi trẻ, tôi vào trường luật. (Tiếng cười) Hiện nay ở Hoa Kỳ, luật là một học vị chuyên nghiệp. Bạn lấy bằng đại học. Sau đó bạn mới tiếp tục vào trường luật. Và khi tôi vào trường luật, tôi học không được tốt cho lắm Nói một cách nhẹ nhàng thì tôi học không được tốt cho lắm. Thực tế là, tôi đã nằm trong nhóm tốt nghiệp của lớp mà đã đưa top 90 phần trăm số người còn lại lên đạt điểm cao (Tiếng cườii) Cảm ơn. Cả đời tôi chưa bao giờ hành nghề luật được một ngày Vì tôi gần như chẳng được phép làm điều đó (Tiếng cười) Nhưng mà hôm nay, chống lại lý trí của mình chống lại lời khuyên của chính vợ tôi, Tôi muốn thử phủi bụi các kỹ năng pháp lý đó, những gì còn lại của các kỹ năng pháp lý đó, Tôi không muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Tôi muốn mở đầu một vấn đề pháp lý. Tôi muốn khởi đầu một vấn đề thiết thực, có chứng cớ, dám nói là một vấn đề mang yếu tố pháp lý để cân nhắc lại cách chúng ta tiến hành việc kinh doanh. Nên, thưa các quý ông và quý bà của hội thẩm đoàn, hãy xem thử cái này. Cái này được gọi là câu đố về cây nến. Một số người ở đây có thể đã được gặp câu đố này từ trước. Nó được phát minh vào năm 1945 bởi một nhà tâm ly học tên là Karl Duncker. Karl Duncker đã tiến hành thí nghiệm này nó được dùng trong nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau trong khoa học hành vi. Và đây là cách nó hoạt động. Giả dụ tôi là người tiến hành thí nghiệm. Tôi đưa các bạn vào một căn phòng. Tôi đưa cho các bạn một cây nên, vài cái đinh bấm và vài que diêm. Và tôi nói với các bạn, "Công việc của các bạn là gắn cây nến lên tường sao cho sáp không bị chảy xuống mặt bàn". Bây giờ các bạn sẽ làm gì đây? Giờ trong số các bạn, nhiều người sẽ bắt đầu thử gắn đinh bấm lên tường. Không được. Một số người khác, và tôi thấy ai đó có vẻ như đang ra dấu hiệu gì đó đằng kia. Một vài người có ý tưởng rất hay. Họ đốt que diêm, hơ nóng cho một bên của cây nến chảy ra để thử gắn cây nên lên tường. Một ý tưởng rất hay. Nhưng không được. Và cuối cùng, sau 5 hoặc 10 phút, hầu hết mọi người đều tìm ra cách giải, Như các bạn có thể thấy ở trên này. Chìa khóa để vượt qua một cái được gọi là sự cố định chức năng. Bạn nhìn vào cái hộp đó và bạn chỉ thấy nó là một cái đồ đựng kim bấm. Nhưng nó cũng có thể có chức năng là một bệ đỡ cho cây nến. Và đó là câu đố về cây nến. Bây giờ tôi muốn nói với các bạn về cuộc thí nghiệm sử dụng câu đố về cây nến đó, được hoàn tất bởi một nhà khoa học tên là Sam Glucksberg, người mà bây giờ hiện đang ở đại học Princeton ở Hoa Kỳ. Nó cho thấy sức mạnh của sự khích lệ. Đây là những gì mà ông ấy đã làm. Ông tập hợp lại những người tham gia lại. Và ông ấy nói, "Tôi sẽ bấm thời gian. Xem các bạn giải được câu đố này trong bao lâu nhé." Với một nhóm, ông nói rằng, Tôi sẽ bấm thời gian để lấy tiêu chuẩn, xem trung bình thì thường sẽ mất bao lâu để một ai đó giải được câu đố này. Với nhóm thứ hai, ông đưa ra một số phần thưởng. Ông ấy nói, "Nếu bạn nằm trong top 25 phần trăm những người có thời gian nhanh nhất bạn sẽ được 5 đô la. Nếu bạn là người nhanh nhất trong số những người cùng thử nghiệm ở đây trong ngày hôm nay bạn sẽ được 20 đô la." Cuộc thí nghiệm này diễn ra vào khoảng vài năm trước, xê dịch với lạm phát thì đây là một khoản tiền lớn so với vài phút làm việc. Nó là một động cơ tốt. Câu hỏi: Nhóm này đã giải xong câu đố trong bao lâu? Câu trả lời: Trung bình, họ đã mất lâu hơn nhóm kia ba phút rưỡi. Lâu hơn ba phút rưỡi. Điều này hoàn toàn bất hợp lý phải không các bạn? Ý tôi là, tôi là một người Mỹ. Tôi tin vào thị trường tự do. Đây không phải là cách mà đáng lẽ nó phải hoạt động phải không? (Tiếng cười) Nếu bạn muốn người khác làm việc tốt hơn, bạn thưởng cho họ, phải không? Tiền thưởng, tiền hoa hồng, chương trình truyền hình trực tiếp cho họ. Khuyến khích họ. Đó là cách các doanh nghiệp làm việc. Nhưng mà điều đó không xảy ra ở đây. Những điều khích lệ được thiết kế để làm tăng thêm ý tưởng và tăng tốc sự sáng tạo. Nhưng mà nó lại phản tác dụng. Nó làm lu mờ suy nghĩ và làm bế tắc tính sáng tạo. Và điều hấp dẫn là cuộc thí nghiệm này không phải là một trường hợp khác thường. Cuộc thí nghiệm này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, trong gần 40 năm. Những động cơ ngẫu nhiên này, nếu bạn làm cái này, thì bạn sẽ được cái kia, chỉ có tác dụng trong một số hoàn cảnh. Nhưng đối với nhiều công việc, chúng thật ra không có tác dụng hoặc, trong nhiều trường hợp, chúng gây hại. Đây là một trong những khám phá thiệt thực nhất trong khoa học xã hội. Và cũng bị lờ đi nhiều nhất. Tôi đã dành ra vài năm để nghiên cứu môn khoa học về động cơ con người. Đặc biệt là về sự đa dạng của một số động cơ ngoại và động cơ nội. Và tôi nói với các bạn điều này, thậm chí nó còn chẳng gần thực tế chút nào cả. Nếu các bạn nhìn vào khía cạnh khoa học, sẽ thấy sự không tương xứng giữa những gì khoa học biết và những gì các doanh nghiệp làm. Và điều đáng lo ngại ở đây là hệ thống hoạt động của các doanh nghiệp -- bạn thử nghĩ đến các nghi thức và các giả định của các doanh nghiệp, chúng ta khích lệ con người như thế nào, chúng ta sử dụng nguồn nhân công như thế nào -- những thứ đó được xây dựng hoàn toàn xung quanh các động cơ ngoại, xung quanh củ cà rốt và cây gậy. Điều đó thật ra là tốt đối với nhiều công việc trong thế kỉ 20. Nhưng đối với các công việc trong thế kỷ 21, cái phương pháp máy móc, thưởng-phạt ấy không có tác dụng, thường xuyên kg có tác dụng, và thường xuyên gây tác dụng ngược. Để tôi trình bày ý của mình. Glucksberg đã tiến hành một cuộc thí nghiệm khác, tương tự cuộc thí nghiệm này. Trong cuộc thí nghiệm đó ông trình bày câu đố theo một lối khác đi một chút, như hình ở trên. Gắn cây nến lên tường sao cho sáp không chảy xuống mặt bàn. Cùng một cách thức. Các bạn: chúng tôi đo thời gian để lấy tiêu chuẩn. Các bạn: chúng tôi sẽ thưởng. Chuyện gì đã xảy ra trong trường hợp này? Lần này, nhóm người được khích lệ đã đá văng nhóm còn lại. Tại sao? Bởi vì khi đinh bấm ở ngoài chiếc hộp mọi thứ trở nên khá dễ dàng phải không? (Tiếng cười) Cơ chế thưởng-phạt đã hoạt động rất tốt cho những loại công việc như thế này, khi chúng ta có những các quy tắc đơn giản và một đích đến rõ ràng để đi đến. Các phần thưởng, theo đúng bản chất của chúng, có xu hướng thu hẹp lại tầm nhìn, tập trung lại sự chú ý. Đó là vì sao chúng có tác dụng trong nhiều hoàn cảnh. Và vì thế nên đối với các công việc như thế này, một tầm nhìn được thu hẹp, nơi mà bạn chỉ thấy đích đến ở đằng kia, phóng thẳng tới nó, chúng thật sự có hiệu quả. Nhưng đối với câu đố về cây nến thực sự, bạn không muốn nhìn theo cách này. Lời giải cho câu đố không hề nằm ở đây. Lời giải đang nằm ở phần ngoại vi. Cái mà chúng ta muốn làm là nhìn xung quanh. Phần thưởng thu hẹp lại tầm nhìn của chúng ta và giới hạn lại khả năng của chúng ta. Tôi xin dẫn giải vì sao điều này lại quan trọng đến thế. Ở Tây Âu, ở nhiều vùng trên Châu Á, ở Bắc Mỹ, ở Úc, các công nhân cổ áo trắng hiện đang làm ít hơn những công việc kiểu như thế này và nhiều công việc kiểu như thế này hơn. Việc sử dụng phần não bên trái theo thói quen, cứng nhắc đó, một số loại công việc kế toán, một vài công việc phân tích tài chính, một số công việc lập trình mày tính, đã trở nên khá dễ dàng để gia công ngoài và cũng khá dễ dàng để tự động hóa. Phần mềm có thể làm những công việc này nhanh hơn. Các nhà cung cấp giá rẻ trên thế giới có thể làm những công việc này với chi phí thấp hơn. Nên điều quan trọng ở đây là các khả năng thuộc về phần não phải, khả năng sáng tạo, khả năng hình thành khái niệm. Các bạn hãy thử nghĩ về công việc của mình. Các bạn hãy nghĩ về công việc của mình. Những vấn đề mà các bạn thường gặp, hoặc thậm chí những vấn đề mà chúng ta đang thảo luận ở đây, có phải những vấn đề như ở trên hay không -- chúng có những quy tắc rõ ràng, và một đáp án không? Không. Các quy tắc ở đây rất khó hiểu, Đáp án, nếu có, sẽ rất bất ngờ và không rõ ràng. Tất cả mọi người trong khán phòng này đang đối đầu với một phiên bản của câu đố về cây nến của riêng mình. Và đối với bất kỳ vấn đề gì như câu đố về cây nến, trong bất kỳ lĩnh vực nào, các phần thưởng nếu-thì đấy, những thứ mà chúng ta đã sử dụng làm nền móng để xây dựng bao doanh nghiệp của chúng ta, không hề mang lại hiệu quả. Ý tôi là điều này thật sự làm cho tôi điên đầu. Và đây không phải là -- ý tôi thế này. Đây không phải là cảm tính. Phải không? Tôi là một luật sư. Tôi không tin vào cảm tính. Đây không phải là triết lý. Tôi là một người Mỹ. Tôi không tin vào triết lý. (Tiếng cười) Đây là sự thật. Hoặc là, như chúng tôi hay nói ở thành phố Washington D.C. quê tôi, một sự thật thật. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Để tôi cho một ví dụ về điều tôi muốn nói Tôi xin đưa dẫn bằng chứng. Bởi vì tôi không kể một câu chuyện. Tôi đang trình bày một vấn đề pháp lý. Thưa quý ông quý bà trong quan tòa, một số bằng chứng: Dan Ariely, một trong những nhà kinh tế học vĩ đại trong thời đại của chúng ta, ông ấy và ba người đồng nghiệp, đã tiến hành một đề tài nghiên cứu về một số sinh viên ở MIT. Họ đưa cho các sinh viên MIT một đống trò chơi. Các trò chơi đòi hỏi sự sáng tạo, và các kỹ năng làm việc với môtô, và sự tập trung. Và đề nghị với họ ba mức thưởng tùy theo thành tích của mình. Phần thưởng nhỏ, trung bình và lớn. Nếu hoàn thành tốt thì sẽ được phần thưởng lớn, và cứ thế giảm dần. Điều gì đã xảy ra? Khi mà các công việc chỉ đòi hỏi các kỹ năng máy móc các phần thưởng đã mang lại hiệu quả như mong đợi. thưởng càng cao, thì thành tích càng cao. Nhưng khi công việc bắt đầu đòi hỏi các kỹ năng suy nghĩ, thậm chí rất sơ đẳng thì phần thưởng lớn đã dẫn đến thành tích thấp hơn trong công việc Sau đó họ nói rằng, "Được rồi, để xem văn hóa có ảnh hưởng gì ở đây hay không. Chúng ta hãy thử đến Madurai, Ấn độ thử xem sao." Mức sống thấp hơn. Ở Madurai, một phần thưởng bình thường theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ, có giá trị hơn ở đây. Cùng một thí nghiệm. Một đống trò chơi, ba mức thưởng. Điều gì xảy ra tiếp theo? Những người được đề nghị phần thưởng trung bình đã có thành tích làm việc giống như những người được đề nghị phần thưởng nhỏ. Nhưng lần này, những người được đề nghị phần thưởng lớn nhất, lại có kết quả tệ nhất. Trong 8/9 công việc chúng tôi cho tiến hành trong ba cuộc thí nghiệm, động cơ càng cao đã dẫn đến thành tích càng thấp. Đây có phải là một âm mưu có ý đụng chạm của những người theo chủ nghĩa xã hội không vậy? Không. Đây là các nhà kinh tế học từ MIT, từ Carnegie Mellon, từ Đại Học Chicago. Và các bạn biết ai đã bảo trợ cuộc nghiên cứu này không? Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ. Đó là sự trải nghiệm ở Mỹ. Chúng ta hãy thử vượt đại dương để đến với London School of Economics. LSE, London School of Economics. Trường đại học của 11 Nhà kinh tế học đạt giải Nobel. Mảnh đất đào tạo ra những nhà kinh tế học vĩ đại như George Soros, và Friedrich Hayek, và Mick Jagger. (Tiếng cười) Tháng trước, mới tháng trước thôi, các nhà kinh tế ở LSE đã khảo sát 51 đề tài nghiên cứu về các dự án đổi tiền để lấy thành tích trong các công ty. Đây là những gì các nhà kinh tế đã nói, "Chúng tôi đã tìm hiểu ra rằng các động cơ tài chính có thể dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực lên thành tích chung." Hiện đang có sự bất tương quan giữa những gì khoa học biết và những gì doanh nghiệp làm. Và lúc chúng ta đang đứng ở đây giữa đống đổ nát của một nền kinh tế bị sụp đổ, điều làm cho tôi cảm thấy lo lắng là có quá nhiều tập đoàn đang đưa ra các phán quyết, đang lập nên các đường lối cho năng lực và con người dựa trên những giả định đã lỗi thời, không được chứng minh, và được đóng rễ ở các phong tục truyền thống hơn là khoa học. Và nếu chúng ta thật sự muốn thoát khỏi cái mớ kinh tế hỗn độn này, và nếu chúng ta thật sự muốn có được thành tích cao trong các công việc của thế kỷ 21 đấy, câu trả lời là không mắc thêm sai lầm nữa. Cám dỗ con người với một củ cà rốt ngọt, hoặc dọa nạt họ với một cây gậy sắc bén. Chúng ta cần một phương pháp hoàn toàn mới. Và tin tốt trong tất cả mọi thứ này là các nhà khoa học mà đã nghiên cứu về các đề tài về động cơ đã đem lại cho chúng ta phương pháp mới này. Đó là một phương pháp được xây dựng xung các quanh động cơ nội. Xung quanh sự mong muốn làm việc bởi vì điều đó có ý nghĩa, bởi vì chúng ta thích làm việc đó, bởi vì công việc đó hấp dẫn, bởi vì các công việc đó là một phần của một cái gì đó quan trọng. Và trong suy nghĩ của tôi, hệ thống làm việc mới cho các doanh nghiệp của chúng ta xoay quanh ba yếu tố: sự tự quản, sự tinh thông và mục đích. Sự tự quản, là sự thôi thúc dẫn đường cuộc sống của chúng ta. Sự tinh thông, là ham muốn trở nên tốt hơn và tốt hơn trong một cái gì đó có ý nghĩa. Mục đích, là sự khao khát làm những gì mà chúng ta đang làm phục vụ cho một cái gì đó to lớn hơn bản thân của chúng ta. Đó là các khối tảng xây dựng nên toàn bộ hệ thống hoạt động mới cho các doanh nghiệp của chúng ta. Tôi muốn nói về sự tự quản trong ngày hôm nay. Thế kỷ 20 đã có một sáng kiến về quản lý. Sự quản lý không bắt nguồn từ thiên nhiên. Quản lý giống như -- nó không phải là một cái cây. Nó là một cỗ máy truyền hình. Ai đó đã phát minh ra nó. Và nó sẽ không hoạt động mãi mãi. Ngành quản lý rất hay. Các khái niệm truyền thống về quản lý cũng rất hay nếu bạn muốn được phục tùng. Nhưng nếu bạn muốn lời cam kết các hoạt động, sự tự quản sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Tôi xin đưa ra vài ví dụ về một số khái niệm cơ bản về sự tự quản. Điều này có nghĩa là -- các bạn không thấy điều này nhiều, nhưng các bạn thấy được sự sôi nổi của một điều gì đó thật hấp dẫn đang xảy ra. Bởi vì điều này có nghĩa là mọi người được trả lương một cách công bằng và sòng phẳng, một cách tuyệt đối. Gạt vấn đề về tiền bạc ra khỏi bàn làm việc. Và sau đó cho người làm thật nhiều cơ hội tự quản. Tôi xin đưa ra một số ví dụ. Trong số các bạn, bao nhiêu người đã được nghe về công ty Atlassian? Nhìn có vẻ như ít hơn một nửa. (Tiếng cười) Atlassian là một công ty phần mềm của Úc. Và họ làm một điều hay đến bất ngờ. Họ thường nói với các kỹ sư của họ một vài lần trong năm rằng, "Chúng tôi cho phép anh/chị làm bất cứ thứ gì trong 24 tiếng đồng hồ tới, bất cứ thứ gì không liên quan đến công việc thường ngày của anh/chị là được. Anh/chị hãy làm bất kỳ thứ gì anh/chị muốn." Từ đó các kỹ sư có thể sử dụng khoảng thời gian này để nghĩ ra một cách thức lập trình hay, một phương pháp hack điệu nghệ. Sau đó họ trình bày tất cả những gì mà họ đã phát triển với đồng đội của mình, và với những thành viên còn lại của công ty ở trong một buổi gặp mặt tự do vào cuối ngày. Và sau đó, vì là người Úc khác, tất cả mọi người sẽ uống bia. Họ gọi những ngày làm việc như thế là FedEx Days. Tại sao ư? Bởi vì bạn phải giao hàng qua đêm. Một cái tên đẹp, không phải là dở. Mặc dù vi phạm bản quyền nghiêm trọng nhưng cách diễn đạt khá là khéo léo (Tiếng cười) Một ngày tích cực làm việc tự do như thế đã cho ra đời một loạt những bản sửa lỗi cho các phần mềm có thể đã không tồn tại. Và cách làm việc như thế đã hiệu quả đến mức công ty Atlassian đã đưa cách thức đó lên một bậc mới với 20 phần trăm thời gian làm việc. Được thực hiện hoàn hảo hơn ở Google. Nơi các kỹ sư có thể làm việc và sử dụng 20 phần trăm khoảng thời gian của mình làm việc với bất kỳ thứ gì mà họ muốn. Họ có được quyền tự quyết về thời gian làm việc, công việc, đồng đội, kỹ thuật làm việc của họ. Một lượng triệt để về sự tự quản, Và ở Google, như các bạn đều biết, khoảng một nửa các sản phẩm mới trong một năm bình thường được cho ra đời trong khoảng 20 phần trăm thời gian đó. Những thứ như Gmail, Orkut, Google News. Để tôi đưa ra một ví dụ triệt để hơn nữa. Có một thứ được gọi là Results Only Work Environment (Môi trường làm việc chỉ cần biết đến kết quả). Gọi tắt là ROWE. Được sáng tạo ra bởi hai nhà tư vấn Hoa Kỳ, được áp dụng bởi nhiều công ty ở Bắc Mỹ. Trong ROWE, các nhân viên không có thời gian biểu. Họ đến nơi làm việc bất kỳ lúc nào họ muốn. Họ không cần phải có mặt ở văn phòng vào một thời gian nhất định, hoặc bất kỳ lúc nào. Họ chỉ cần phải hoàn thành công việc của mình. Họ hoàn thành công việc như thế nào, họ làm việc khi nào, họ làm việc ở đâu hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Các cuộc gặp mặt trong các môi trường làm việc như thế là không bắt buộc. Vậy kết quả là gì? Hầu hết các trường hợp, năng suất được đẩy cao, cam kết của nhân viên tăng lên, sự hài lòng nhân viên cũng đi lên, tốc độ thay thế nhân viên đi xuống. Sự tự quản, sự tinh thông và mục đích. Đây là những khối đá xây dựng nên một đường lối làm việc mới. Trong số các bạn, một số người có thể sẽ nhìn điều này và nói, "Hmm, nghe được đấy. Nhưng điều này là điều không tưởng." Và tôi nói, "Không. Tôi có bằng chứng." Giữa thập 1990. Microsoft bắt đầu một bộ bách khoa tên là Encarta. Họ đã gây dựng mọi động cơ thích hợp. Mọi động cơ thích hợp. Họ trả tiền cho những người chuyên nghiệp để viết và biên tập hàng nghìn bài viết. Các giám đốc quản lý được đền bù đầy đủ đã giám thị mọi thứ để chắc chắn rằng bộ bách khoa không vượt quá ngân sách và được hoàn thành đúng thời gian. Một vài năm sau một bộ bách khoa khác ra đời. Kiểu mẫu khác phải không? Làm chơi cho vui. Không ai được trả một xu, hoặc một Euro hoặc một Yên. Hãy làm vì bạn thích làm. Giờ, nếu 10 năm trước các bạn đến gặp một nhà kinh tế học, bất kỳ ở đâu, Và nói, "Ê, tôi có hai kiểu mẫu để tạo ra một bộ bách khoa. Nếu chúng đối đầu nhau, kiểu mẫu nào sẽ thắng?" Vào 10 năm trước, các bạn sẽ không có cách nào tìm ra được một nhà kinh tế học tỉnh táo nào trên quả đất này chọn kiểu mẫu Wikipedia. Đây là cuộc chiến to lớn giữa hai đường lối. Đây là động cơ kiểu Ali-Frazier phải không các anh chị? Đây là Thrilla' in Manila. Phải không? Động cơ nội đối đầu với động cơ ngoại. Sự tự quản, sự tinh thông và mục đích, chống lại cà rốt và các cây roi. Và ai thắng? Động cơ nội, sự tự quản, sự tinh thông và mục đích, trong một trận đánh đo ván. Tôi xin gói gọn lại vấn đề. Có sự chênh lệch giữa những gì khoa học biết và những gì các doanh nghiệp làm. Và đây là những gì mà khoa học biết. Một: Các phần thưởng của thế kỷ 20, các động cơ mà chúng ta nghĩ là một phần tự nhiên của doanh nghiệp, có đem lại hiệu quả, nhưng chỉ trong một số ít trường hợp. Hai: Các phần thưởng nếu-thì đó thường hủy hoại tính sáng tạo. Ba: Bí quyết để đến với thành tính cao không phải là các phần thưởng hoặc sự trừng phạt, mà là động cơ bên trong mà chúng ta không nhìn thấy được. Động cơ để làm việc vì mục đích của chính mình. Động cơ làm việc bởi vì điều đó có ý nghĩa. Và đây là phần hay nhất. Phần hay nhất đây. Chúng ta đã thừa biết điều đó. Khoa học đã xác nhận những gì chúng ta biết. Nên, nếu chúng ta sửa chữa lấy sự chênh lệch giữa những gì khoa học biết và những gì các doanh nghiệp làm, Nếu chúng ta mang động cơ của chúng, các khái niệm về sự khích lệ vào thế kỷ 21, nếu chúng ta vượt qua được cái tư tưởng lười biếng, nguy hiểm này về các củ cà rốt và các cây roi, chúng ta sẽ có thể củng cố lại các hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ có thể giải quyết được các câu đố về cây nến đó, và có thể, có thể, có thể chúng sẽ thay đổi được thế giới. Tôi xin ngừng vấn đề. (Tiếng vỗ tay) Những phiên bản đầu tiên của điện không dây thật ra đã được nghĩ đến bởi Nikola Tesla vào khoảng 100 năm trước. Cái ý tưởng về việc bạn sẽ không muốn truyền điện một cách không dây, chưa ai đã nghĩ đến điều đó. Họ đã nghĩ rằng: "Nếu bạn không dùng nó thì ai sẽ dùng nó chứ?" Và vì thế, ông ấy đã bắt đầu làm nhiều thứ khác nhau. Ông đã chế tạo ra cuộn Tesla. Tòa tháp này được xây trên Long Island vào nhưng năm đầu thập kỷ 1900. Và ý tưởng lúc đó là tòa tháp sẽ có khả năng truyền điện được đến bất kỳ nơi đâu trên Trái Đất. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được thứ này đã hoạt động được hay không. Thật ra tôi nghĩ rằng Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) đã gỡ nó xuống vì lý do an toàn vào lúc nào đó đầu thập kỷ 1900. Nhưng một điều mà đã được xuất sinh từ điện là việc chúng ta rất yêu thích nó. Ý tôi là các bạn thử nghĩ xem chúng ta yêu thích điện đến mức nào. Nếu các bạn bước ra ngoài, các bạn sẽ thấy hàng tỷ tỷ đô la được đầu từ khắp nơi trên thế giới để đặt đường dây để lấy điện từ nơi nó được sản xuất cho đến nơi nó được tiêu dùng. Một điều nữa là chúng ta cũng rất yêu thích pin. Và đối với những người trong số chúng ta mà có một yếu tố môi trường với mình thì có khoảng 40 tỷ pin dùng một lần được sản xuất hàng năm. Nói chung là đối với nguồn điện được sử dụng trong khoảng cách tầm vài cm hay vài chục cm từ nơi có nguồn điện rẻ tiền. Thế nên trước khi tôi đến đây, tôi đã nghĩ rằng: "Tôi đến từ Bắc Mỹ. Chúng tôi thật sự có một chút danh tiếng ở Hoa Kỳ." Nên tôi mới nghĩ rằng tôi nên tra tìm nghĩa của một từ này trước. Nên định nghĩa thứ sáu là định nghĩa của Bắc Mỹ về từ "suck" (dở òm). Dây nhợ rất là dở, thật đấy. Các bạn nghĩ thử xem. Dù đó là các bạn trong một bức tranh hay cái gì đó dưới bàn của bạn. Môt điều nữa là pin cũng dở òm. Và chúng thật sự dở òm. Các bạn có bao giờ tự hỏi điều gì xảy ra với chúng không? 40 tỷ cục pin được sản xuất. Đây là những gì xảy ra vớ chúng. Chúng long ra từng mảnh, chúng phân hủy và chúng có kết cục ở đây. Vậy nên khi các bạn nói chuyện về nguồn điện đắt tiền giá của từng kilowatt giờ để cung cấp điện cho pin của cái gì đó nằm trong khoảng hai đến ba trăm bảng Anh. Nghĩ thử xem. Mạng lưới điện đắt nhất thế giới đắt hơn hàng nghìn lần như thế. Nên may mắn thay, một trong những định nghĩa khác của từ "suck" mà có ở đó là tạo ra chân không. Và tự nhiên thật sự ghét cay ghét đắng chân không. Một điều đã xảy ra vào vài năm trước là một nhóm các nhà vật lý lý thuyết ở MIT đã nghĩ ra một ý niệm chung về sự truyền điện qua một khoảng cách không gian. Đơn giản là họ đã có thể chạy một cái bóng đèn 60 watt từ khoảng cách khoảng hai mét. Họ đã đạt được khoảng 50 phần trăm hiệu suất. Nhân tiện tôi xin nói luôn là như thế vẫn năng suất hơn nghìn lần một cục pin chạy cùng một cái bóng đèn. Nhưng chúng tôi đã làm cháy sáng cái bóng đèn và chúng tôi đã làm được điều đó một cách thành công. Đây là thí nghiệm đã được thực hiện. Nên như các bạn có thể thấy các cuộn dây khá to hơn. Việc làm cháy sáng các bóng đèn theo quan niệm của họ đã là một công việc khá đơn giản. Mọi ý tưởng thật ra đã xuất xứ từ một vị giáo sư thực dậy vào một đêm trong ba đêm liên tiếp như thế do di động vợ mình kêu bíp bíp bởi vì nó sắp hết pin. Và ông ấy đã nghĩ: "Với toàn bộ lượng điện mà hiện đang hiện diện ở trong tường, tại sao không có chút nào chui vào cái di động để tôi được ngủ yên một chút nhỉ?" Và ông ấy đã nghĩ ra một ý niệm chung về sự truyền điện cộng hưởng. Nhưng ở bên trong một cái máy biến thế có đến hai cuộn dây. Và hai cuộn dây đó rất gần nhau và truyền điện năng cho nhau -- bằng sóng từ và một cách không dây, trong một khoảng cách rất ngắn. Những gì mà tiến sỹ Soljacic đã nghĩ ra là tách hai cuốn dây trong cái máy biến thế ra một khoảng cách dài hơn độ dài cả những cái máy biến thế sử dụng công nghệ này, một công nghệ không khác gì với cách mà một người hát opera có thể làm vỡ một ly rượu vang ở bên kia phòng. Và đó là hiện tượng cộng hưởng mà là đề tài nghiên cứu mà đã đem lại cho ông ấy giải MacArthur Fellowship Award, giải này có biệt danh là Genius Award, vào tháng 9 vừa qua. Vậy nó hoạt động như thế nào? Hãy tưởng tượng một cuộn dây. Đối với những người trong số các bạn mà là kỹ sư, có một tụ được gắn với nó nữa. Và nếu các bạn có thể làm cho cuộn dây đó cộng hưởng, những gì sẽ xảy ra là nó sẽ dao động, với những tần số điện xoay chiều, những tần số này khác cao, tiện thể tôi xin nói luôn điều đó. Và nếu các bạn có thể đem một thiết bị khác lại đủ gần cái nguồn, nó sẽ chỉ làm việc tại tần số nhất định đó, các bạn sẽ có thể bắt chúng làm một điều mà người ta gọi là cặp một cách mạnh mẽ và trao đổi năng lượng từ với nhau. Và những gì các bạn làm sau đó là các bạn bắt đầu với điện, biến nó thành từ trường, lấy cái từ trường đó và biến nó lại thành điện. Và sau đó các bạn có thể dùng điện. Câu hỏi tôi hay gặp nhất. Ý tôi là người ta thường lo lắng về tính an toàn về sức khỏe của các điện thoại di động. Các bạn biết đấy. Thế nó có an toàn không? Điều đầu tiên là đây không phải là công nghệ bức xạ. Nó không phát xạ. Không hề có điện trường ở đây. Chỉ có từ trường thôi. Từ trường nằm trong cái nguồn như chúng tôi hay gọi hay bên trong cái thiết bị. Và thật ra từ trường mà chúng tôi sử dụng về mặt cơ bản là giống từ trường của Trái Đất. Chúng ta đang sống trong một từ trường. Và một điều nữa khá hấp dẫn về công nghệ này là là nó chỉ truyền năng lượng cho những thứ mà hoạt động với cùng tần số. Và trong tự nhiên, hầu như không thể có điều đó được. Và cuối cùng là chúng ta lại có chính quyền khắp nơi điều hành mọi thứ chúng ta làm. Và họ đã đặt ra các giới hạn về sự hiện diện của các trường mà những thứ mà tôi sẽ cho các bạn xem ngày hôm nay đều nằm dưới những chỉ định đó cả. Các thiết bị điện tử di động. Các thiết bị điện tử dùng trong nhà. Những cái dây cắm dưới bàn làm việc của các bạn, tôi dám cá là tất cả những người ở đây đều có một thứ trông như thế này hay những cục pin kia chẳng hạn. Các thiết bị ứng dụng trong công nghiệp. Và cuối cùng là xe cộ chạy bằng điện. Những chiếc xe chạy bằng điện này rất chi là đẹp. Nhưng ai sẽ muốn cắm điện cho chúng chứ? Thử tưởng tựng xem cảnh tượng lái vào ga ra của bạn -- chúng tôi đã làm một hệ thống như thế -- các bạn đỗ xe vào ga ra của bạn và chiếc xe tự sạc điện. Bởi vì có một tấm đệm ở trên sàn nhà được cắm vào tường. Và nó sạc điện cho xe của bạn một cách an toàn và năng suất. Và còn có rất nhiều ứng dụng khác. Các thiết bị ý tê cấy trong người. Người ta sẽ không phải chết vì nhiễm trùng nữa bởi vì các bạn sẽ có thể bịt kín nó lại. Thẻ tín dụng, máy hút bụi rô bô. Nên tôi xin phép được trích ra vài phút và cho các bạn xem nó thật sự hoạt động như thế nào. Và những gì tôi sẽ làm là cho các bạn xem những gì ở đây. Các bạn có một cuộn dây. Cuộn dây đó được nối với một bộ khuếch đại sóng rađiô mà tạo ra một từ trường dao động với tần số cao. Chúng tôi đã gắn một cái ở đằng sau cái tivi. Tiện thể tôi xin nói luôn là tôi đang làm cho mọi thứ có vẻ dễ nhưng thật sự không phải như vậy. Bên trong nó có rất nhiều thiết bị điện tử và nước sốt bí mật và đủ các loại tài sản trí tuệ. Nhưng rồi những gì sẽ diễn ra là nó sẽ tạo ra một trường, nó sẽ làm cho một trường được tạo ra, ở phía bên kia. Và nếu các vị thần trình diễn đều mong muốn, khoảng 10 giây nữa chúng ta sẽ thấy được. 10 giây tại vì chúng tôi -- tôi không biết nếu có ai trong số các bạn đã bao giờ nghĩ đến việc cắm tivi khi các bạn dùng một sợi dây. Nói chung là các bạn phải lại gần nó và bấm nút. Nên tôi mới nghĩ rằng chúng tôi sẽ gắn một cái máy tính nho nhỏ vào trong mà sẽ phải thức dậy để làm cho cái tivi tự bật lên. Vậy, tôi sẽ cắm nó vào. Nó đang tạo ra một từ trường ở đây. Nó gây nên một từ trường khác được tạo ra ở đây. Và như tôi đã nói, sau khoảng 10 giây chúng ta sẽ thấy -- Đây là một -- (Vỗ tay) một tivi màu được bán ở ngoài thị trường. Thử tưởng tượng xem, các bạn mua một trong những tivi như thế này và muốn treo chúng lên tường. Bao nhiêu người muốn treo chúng lên tường? Nghĩ thử xem. Các bạn không muốn mấy sợi dây xấu xí kia thõng xuống. Thử tưởng tượng xem nếu các bạn có thể tống khứ chúng đi. Một điều nữa mà tôi muốn nhắc đến là sự an toàn. Vậy là không hề có chuyện gì đang xảy ra, tôi hoàn toàn bình thường. Và tôi sẽ trình bày lại lần nữa, chỉ với mục đích an toàn. Hầu như ngay lập tức người ta thường hỏi: "Anh có thể làm nó nhỏ đến cỡ nào? Anh có thể làm nó đủ nhỏ không?" Bởi vì nên nhớ là ý tưởng đầu tiên của tiến sỹ Soljacic là về máy di động của vợ ông ta kêu bíp bíp. Nên tôi muốn cho các bạn xem một thứ. Chúng tôi là những nhà thiết kế công bằng về cơ hội với những thứ như thế này. Đây là một chiếc Google G1. Các bạn biết đấy, nó là chiếc di động mới ra tức thì. Nó chạy trên hệ điều hành Android. Tôi nghĩ là tôi đã nghe ai đó nói về điều này lúc trước. Nó kỳ quặc. Nó chạy trên pin. Nó cũng có thiết bị điện tử xoắn tròn mà WiTricity đã gắn ở sau nó. Và nếu tôi có thể nhờ cái máy camera chút, ok tốt quá, các bạn sẽ thấy khi tôi đến gần... các bạn đang nhìn một chiếc di động được cung cấp điện không dây đấy nhé. (Vỗ tay) Và tôi cũng biết một số trong số các bạn là những người cuồng nhiệt đồ của Apple. Nên, các bạn biết đấy, những người ở Apple không làm cho mọi thứ dễ dàng chút nào để có thể soi mói ở bên trong những chiếc điện thoại của họ. Nên chúng tôi đã gắn một cái bao cứng ở đằng sau. Nhưng chúng ta sẽ phải có thể làm cho gã này thức dậy luôn. Và những người trong số các bạn mà có một chiếc iPhone sẽ nhận ra khung giữa màu xanh. (Vỗ tay) Và cả Nokia luôn. Các bạn sẽ thấy rằng những gì mà chúng tôi đã làm là gắn một vật nhỏ nhỏ ở đằng sau để thực hiện điều này và chắc nó cũng sẽ kêu bíp bíp khi nó chạy. Nhưng thường họ sử dụng nó để làm sáng màn hình. Nên thử tưởng tượng xem những thứ này có thể được đặt ở đâu, chúng có thể được đặt trên trần. Chúng có thể xuống dưới sàn. Chúng có thể nằm dưới mặt bàn của các bạn. Nên mỗi lần các bạn bước vào hay về nhà, nếu các bạn có túi xách, nó sẽ hoạt động trong túi xách của bạn. Các bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc phải cắm điện những thứ này nữa. Và hãy nghĩ về những gì mà điều đó sẽ đem lại cho bạn. Nên tôi nghĩ rằng để kết thúc, kiểu như trong tầm nhìn vĩnh cửu của tờ tạp chí The New Yorker Magazine, tôi đã nghĩ tôi sẽ cho thêm một trang thuyết nữa. Và đối với những người không đọc được, nó nói là: "Có vẻ như đó thật sự là một loại công nghệ không dây." Cảm ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Điều mà tôi sắp trình bày thực sự là những vấn đề lớn nhất của thế giới. Tôi sẽ không nói về cuốn 'Những nhà môi trường hay nghi ngờ' -- có thể cũng rất hay. (Tiếng cười) Nhưng tôi sẽ trình bày về: điều gì đang là những vấn đề lớn nhất hiện nay? Trước khi tiếp tục, xin được phép mời mọi người lấy giấy bút ra vì tôi sẽ nhờ các bạn giúp đỡ thực hiện công việc này. Vì vậy hãy lấy ra một cái bút và tờ giấy. Luận điểm chính là, có rất nhiều vấn đề đang tồn tại trên thế giới. Tôi sẽ chỉ nêu tên một vài trong số đó. Có 800 triệu người đang chết đói. Một tỉ người không có nước sạch. Hai tỉ người không được sống trong môi trường hợp vệ sinh. Có vài triệu người đang chết vì HIV/AIDS. Danh sách cứ kéo dài mãi. Có 2 tỉ người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu -- vân vân. Có rất nhiều, rất nhiều vấn đề ngoài kia. Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ giải quyết hết tất cả, nhưng thực sự thì không thể. Chúng ta không thật sự giải quyết hết được tất cả các vấn đề. Và nếu chúng ta không làm được, tôi cho rằng chúng ta cần tự hỏi -- chúng ta cần tự hỏi, vấn đề nào ta sẽ giải quyết trước? Và đó cũng chính là câu hỏi tôi muốn hỏi các bạn. Nếu chúng ta có 50 tỉ đô trong 4 năm tới để cải thiện thế giới, nên tiêu số tiền đó vào đâu? Chúng ta đã xác định được 10 thách thức lớn nhất toàn cầu, và tôi sẽ đọc qua tất cả. Biến đổi khí hậu, bệnh dịch, xung đột, giáo dục, bất ổn kinh tế, chính quyền và tham nhũng, suy dinh dưỡng và nạn đói, di cư, nguồn nước và vấn đề vệ sinh, hỗ trợ tài chánh và rào cản thương mại. Chúng ta tin rằng danh sách này bao gồm những vấn đề khó khăn nhất toàn cầu. Câu hỏi rõ ràng là, bạn nghĩ đâu là vấn đề lớn nhất? Chúng ta bắt đầu giải quyết những vấn đề này từ đâu? Nhưng đó là một câu hỏi sai. Đó chính xác là câu hỏi xuất hiện tại Davos vào tháng Một. Tuy nhiên, có vấn đề với việc yêu cầu mọi người tập trung vào các vấn đề. Bởi vì ta không thể giải quyết các vấn đề. Chắc chắn rằng vấn đề lớn nhất là chúng ta đều sẽ chết. Và ta không có công nghệ để giải quyết vấn đề đó, đúng không? Vì vậy, điểm mấu chốt ở đây không phải là ưu tiên các vấn đề, mà là ưu tiên giải pháp cho các vấn đề. Tất nhiên sẽ phức tạp hơn. Giải quyết biến đổi khí hậu sẽ như nghị định thư Kyoto. Bệnh dịch, có thể là cơ sở khám chữa bệnh hoặc màn chống muỗi. Đối với xung đột, giải pháp sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, vân vân. Điều mà tôi muốn các bạn thử thực hiện đó là chỉ trong 30 giây -- và tôi biết khá bất khả thi -- viết ra những điều bạn cho rằng cần được ưu tiên nhất. Và đồng thời viết ra những điều chúng ta không nên làm trước tiên. Điều gì sẽ nằm ở cuối danh sách? Vui lòng, trong 30 giây, có thể trao đổi với người ngồi cạnh, tìm ra những vấn đề chính và những giải pháp chính cho những vấn đề lớn nhất của thế giới. Điều tuyệt vời của quá trình này -- tất nhiên tôi cũng rất thích - đó là tôi chỉ có 18 phút, tôi đã cho các bạn một phần thời gian đáng kể của tôi đúng không? Tôi rất muốn thâm nhập và khơi dậy suy nghĩ của các bạn về quá trình này, đó cũng là những gì chúng ta vừa làm. Tôi đặc biệt khuyến khích các bạn suy nghĩ về, và chắc chắc chúng ta sẽ thảo luận sau, về cách chúng ta đặt ưu tiên như thế nào? Tất nhiên, các bạn sẽ phải tự hỏi tại sao từ trước tới nay chưa ai lên một danh sách như thế này? Và một nguyên nhân nằm ở sự khó khăn khi đặt ưu tiên. Không ai muốn làm việc này. Đương nhiên, mọi tổ chức muốn đứng đầu một danh sách như thế. Nhưng mọi tổ chức cũng đều không muốn phải xếp sau. Vì có rất nhiều kẻ-đứng-sau trong danh sách hơn là số kẻ đứng đầu, đó cũng là điều dễ hiểu nếu không ai muốn lập một danh sách như vậy. Liên hợp quốc đã tồn tại được gần 60 năm, nhưng chúng ta chưa bao giờ thực sự lên một danh sách nền tảng về tất cả những việc lớn ta có thể làm, hoặc việc nào ta nên làm trước. Điều này không có nghĩa là chúng ta không có bất kỳ sự ưu tiên nào -- mọi quyết định đều là một ưu tiên, thế nên đương nhiên ta vẫn đang xét ưu tiên ngầm -- và cách này khó có thể sáng suốt như khi chúng ta thực sự đặt ra ưu tiên, đào sâu và trao đổi về nó. Điều mà tôi đề xuất là từ lâu ta đã có rất nhiều lựa chọn. Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm, nhưng ta không có bảng giá, không có kích cỡ. Không biết bất cứ điều gì. Tưởng tưởng bạn đi vào một nhà hàng và thấy một thực đơn rất đồ sộ, nhưng không biết gì về giá cả. Nếu bạn gọi pizza và không biết giá của nó, nó có thể tốn 1 đô, hoặc 1000 đô. Có thể là một pizza cỡ gia đình hoặc cũng có thể là pizza cho một người ăn. Chúng ta muốn biết những thông tin đó. Và đó cũng là điều Hiệp ước Copenhagen đang cố gắng thực hiện -- định giá cho những vấn đề này. Và cơ bản, đó cũng là quá trình của Hiệp ước Copenhagen. Chúng ta có 30 nhà kinh tế đứng đầu thế giới, 3 đại diện mỗi khu vực. 3 nhà kinh tế hàng đầu thế giới viết về biến đổi khí hậu. Ta có thể làm gì? Giá cần trả là gì? Và việc đó đem lại lợi ích gì? Tương tự đối với bệnh truyền nhiễm, Ba trong số các chuyên gia hàng đầu thế giới thảo luận, ta có thể làm gì? Giá là gì? Chúng ta nên làm gì để thay đổi điều này, và kết quả sẽ là gì? Và tương tự. Các nhà kinh tế học hàng đầu thế giới, tám nhà kinh tế học, bao gồm 3 người đoạt giải Nobel Kinh tế, họp tại Copenhagen tháng 5 năm 2004. Chúng tôi đặt tên cho họ là nhóm mơ ước. Các trưởng khoa Đại học Cambridge quyết định gọi họ là Real Madrid của ngành kinh tế học. Điều đó rất có hiệu quả ở châu Âu nhưng không thực sự ở đây. Họ về cơ bản lập được một danh sách với thứ tự ưu tiên. Có thể bạn sẽ hỏi: tại sao lại là các nhà kinh tế học? Và đương nhiên, tôi rất vui vì bạn đã hỏi câu đó -- (Tiếng cười) -- vì nó thực sự là một câu hỏi hay. Điều đáng nói ở đây là, nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh sốt rét, bạn hỏi một chuyên gia về sốt rét. Nếu bạn muốn biết về khí hậu, bạn hỏi một nhà khí tượng. Nhưng nếu bạn muốn biết nên giải quyết cái nào trước trong hai vấn đề, bạn không thể hỏi ai trong số hai người vừa rồi -- vì đó không phải là nghề của họ. Đó là việc của các nhà kinh tế học. Họ đặt ra thứ tự ưu tiên. Họ làm cái việc mà chúng ta cho là đáng ghê tởm, quyết định điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Và đây chính là danh sách, đây chính là thứ tôi muốn chia sẻ với các bạn. Tất nhiên tất cả các bạn đều có thể xem trên website, và chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi về nó trong ngày hôm nay. Họ về cơ bản lập ra một danh sách của những dự án, trong đó có những dự án tồi mà nếu anh đầu tư 1 đô, anh lấy lại được ít hơn 1 đô. Còn có cả các dự án khá, dự án tốt và dự án xuất sắc. Và tất nhiên, ta nên bắt đầu thực hiện từ những dự án xuất sắc. Tôi sẽ đi ngược lại. chúng ta đang có những dự án tốt nhất. Đây là những cái tệ nhất. Như bạn có thể thấy ở đáy danh sách là biến đổi khí hậu. Nó làm mất lòng rất nhiều người, và đó có thể là một trong những thứ người ta bảo tôi không nên nhắc lại. Tôi thì lại rất thích nói về chuyện đó, rất đáng tò mò. Tại sao nó xuất hiện ở đây? Tôi sẽ quay lai điểm này bởi vì nó là một trong những điểm thuộc danh sách của các bạn mà chúng ta sẽ không đồng ý với nhau. Lí do họ cho rằng nghị định thư Kyoto -- hay những việc quy mô lớn hơn nghị định thư Kyoto -- là một việc làm không tốt là bởi vì nó không hiệu quả. Không phải không có nóng lên toàn cầu Không phải nóng lên toàn cầu không là một vấn đề lớn. Họ cho rằng những điều chúng ta đang làm là rất ít ỏi, và phải trả một giá quá cao. Họ cho thấy với các mô hình kinh tế vĩ mô trung bình, nếu mọi người đều đồng ý, nghị định thư Kyoto sẽ tốn khoảng 150 tỉ đô la mỗi năm. Một số tiền đáng kể. Gấp 2 đến 3 lần số trợ cấp phát triển ta cung cấp cho các nước Thế giới Thứ ba mỗi năm. Song khoản tiền đó làm được rất ít. Mọi mô hình cho thấy tới năm 2100 nó sẽ đẩy lùi sự nóng lên khoảng 6 năm. Vì thế, người dân ở Bangladesh thay vì bị lũ năm 2100 có thể đợi đến 2106. Khá tốt, nhưng không phải rất tốt. Chúng ta tốn quá nhiều tiền bạc để đem lại quá ít lợi ích. Để cung cấp cho các bạn một sự tham khảo, Liên hợp quốc ước tính với nửa số tiền đó, khoảng 75 tỉ đô mỗi năm, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề cơ bản trên thế giới. Ta có thể cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh, dịch vụ y tế và giáo dục tới mọi con người trên hành tinh. Hãy tự hỏi bản thân chúng ta, ta có muốn dành gấp đôi số tiền đó để làm một việc nhỏ bé như thế? Hay một nửa khoản tiền đó để làm những điều tốt đẹp khác? Đó chính là lí do nó trở thành một dự án hỏng. Song điều này không có nghĩa là nếu có rất nhiều tiền ta không muốn thực hiện nó. Mà là khi chúng ta không làm, đơn giản là vì nó không thuộc ưu tiên tối cao của ta. Những dự án khá -- lưu ý tôi sẽ không nhận xét hết -- ngoại trừ bệnh truyền nhiễm, quy mô các dịch vụ y tế cơ bản - đưa vào đơn giản vì quy mô dịch vụ y tế là một điều rất tốt. Nó sẽ rất hữu dụng nhưng cũng rất tốn kém. Một lần nữa, nó nhắc ta rằng bỗng nhiên ta bắt đầu cân nhắc hai bên của đẳng thức. Nếu bạn xem xét, có thể thấy có rất nhiều các dự án tốt về vệ sinh và nước sạch Xin nhắc lại, vấn đề vệ sinh và nước sạch là rất quan trọng, nhưng cũng tốn kém về cơ sở hạ tầng. Giờ tôi muốn trình bày về bốn ưu tiên hàng đầu những vấn đề nên được giải quyết đầu tiên khi ta thảo luận về cách đương đầu với các vấn đề của thế giới. Vấn đề thứ 4 là bệnh sốt rét - giải quyết sốt rét. Có khoảng vài triệu người mắc bệnh mỗi năm. Nó có thể tốn kém một số phần trăm GDP mỗi năm của những nước bị ảnh hưởng. Nếu ta đầu tư 13 tỉ đô trong 4 năm tiếp theo, ta có thể giảm mức ảnh hưởng xuống còn một nửa. Ta có thể tránh cho 500 nghìn người không phải chết, quan trọng hơn, khoảng 1 tỉ người không bị lây nhiễm mỗi năm. Ta có thể tăng đáng kể khả năng giải quyết các vấn đề khác của họ. Tất nhiên, về lâu về dài, sẽ giải quyết sự ấm lên toàn cầu. Vấn đề thứ 3 là tự do thương mại. Về cơ bản, mô hình cho thấy nếu ta có thể có tự do thương mại, và đặc biệt cắt giảm trợ cấp ở Mỹ và châu Âu, chúng ta có thể làm vực nền kinh tế toàn cầu. lên tới con số đáng kinh ngạc là 2,400 tỉ đô mỗi năm, một nửa trong số đó sẽ đi tới Thế giới Thứ ba. Một lần nữa nhắc lại, ta có thể đưa hai tới ba trăm triệu người thoát nghèo, rất nhanh chóng, trong vòng 2 tới 5 năm. Đó là việc hữu ích thứ 3 ta có thể làm. Việc thứ hai là tập trung vào suy dinh dưỡng. Không phải suy dinh dưỡng chung chung mà có một cách đỡ tốn kém hơn để xử lý suy dinh dưỡng, hay thiếu vi chất dinh dưỡng. Một nửa thế giới đang thiếu sắt, kẽm, i-ốt và vitamin A. Nếu đầu tư 12 tỉ đô chúng ta có thể giải quyết phần lớn vấn đề. Đó là điều hữu ích thứ hai. Về kế hoạch tốt nhất sẽ tập trung vào HIV/AIDS. Nếu đầu tư 27 tỉ đô trong vòng 8 năm, ta có thể ngăn chặn 28 triệu ca HIV/AIDS. Điều này tập trung vào việc có hai cách giải quyết HIV/AIDS. Một là chữa trị, cách còn lại là phòng chống. Tại thế giới lý tưởng ta sẽ làm cả hai. Nhưng trong một thế giới mà ta không thể làm cả hai, hoặc không thể làm tốt ít nhất chúng ta cần tự hỏi nên đầu tư vào đâu trước. Điều trị tốn kém hơn phòng tránh rất, rất nhiều. Về cơ bản, điều này tập trung vào hiện thực rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn bằng cách đầu tư vào phòng chống bệnh. Với số tiền chúng ta đang chi tiêu, chúng ta có thể sử dụng chúng hữu ích gấp X lần trong việc điều trị, và 10 lần trong việc phòng chống bệnh. Vì vậy, trước hết chúng ta cần tập trung vào phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Điều này thực sự gây nhiều suy nghĩ về các ưu tiên của chúng ta. Tôi muốn bạn xem lại danh sách của bản thân và hỏi liệu mình đã tìm đúng chưa? Hay cũng gần gần như những gì chúng ta có ở đây? Dĩ nhiên sẽ tồn tại biến đổi khí hậu. Tôi thấy rất nhiều người cho rằng chúng ta không nên giải quyết cái đó. Chúng ta nên giải quyết biến đổi khí hậu. nếu không vì lí do nào khác thì đơn giản là vì đó là một vấn đề lớn. Nhưng tất nhiên, chúng ta không xử lý hết được tất cả. Có quá nhiều vấn đề thế giới đang phải đối mặt. Và tôi muốn chắc chắn rằng, khi chúng ta thực sự tập trung vào các vấn đề, chúng ta tập trung vào đúng thứ cần tập trung. Những thứ mà ta có thể cải thiện đáng kể chứ không chỉ là một chút tiến bộ. Và tôi cho rằng, thực ra -- Thomas Schelling, một trong số các thành viên của đội mơ ước, ông ta đã nói rất chính xác rằng Một trong những thứ mà mọi người quên mất, đó là trong 100 năm nữa, khi mà chúng ta đang bàn luận về các hậu quả của biến đổi khí hậu, người ta đã trở nên giàu hơn rất, rất nhiều. Ngay cả những viễn cảnh tồi tệ nhất mà LHQ đưa ra ước lượng rằng một người trung bình ở những nước đang phát triển năm 2100 sẽ giàu có như chúng ta bây giờ. Rất có thể họ sẽ giàu hơn chúng ta bây giờ hai đến bốn lần. Và đương nhiên, chúng ta sẽ còn giàu có hơn thế nữa. Có nghĩa là, khi chúng ta nói về cứu giúp người dân Bangladesh vào năm 2100 chúng ta không nói về một Bangladesh nghèo nàn lạc hậu. Chúng ta đang nói về những người khá giàu có. Và đương nhiên, chúng ta có muốn giành một số tiền khổng lồ để giúp một phần nhỏ bé cho một đại gia sống sau chúng ta 100 năm? Hay chúng ta muốn giúp những người thực sự khốn khổ ở Bangladesh bây giờ? ai đang thực sự cần được giúp đỡ, và ai chúng ta có thể giúp đỡ mà không tốn kém? Hay theo như Schelling, tưởng tượng nếu bạn trở thành một đại gia -- vì chắc chắn sẽ thành -- một đại gia người Hoa, người Bolivian, người Congo năm 2100 nghĩ lại về năm 2005 và nói, "Thật kỳ cục khi họ quá quan tâm để giúp đỡ tôi chút đỉnh bằng cách ngăn chặn biến đổi khí hậu, trong khi gần như không đoái hoài giúp đỡ ông cha, tổ tiên của tôi, những người mà họ có thể giúp đỡ nhiều hơn, và cần giúp đỡ hơn rất nhiều?" Điều này giải thích tại sao chúng ta cần rõ ràng về các ưu tiên trước mắt. Ngay cả khi điều đó không tuân theo cách chúng ta nhìn nhận vấn đề. Đương nhiên là bởi vì biến đổi khí hậu có rất nhiều viễn cảnh tươi sáng. "Vì một ngày mai tốt đẹp hơn" - rất tuyệt, đúng không? Đây là một cuốn phim tuyệt vời tôi chắc chắn muốn xem nó, nhưng không hi vọng Emmerich sẽ để Brad Pitt đi đào hố tiêu ở Tanzania trong bộ phim sắp tới của anh ta. (Tiếng cười) Nó đơn giản là không hợp với điện ảnh. Vì vậy, tôi cho rằng Hiệp ước Copenhagen và những thảo luận về ưu tiên cũng giống như một cách bào chữa cho những vấn đề không gây hứng thú. Phải đảm bảo mọi người hiểu rằng đây không phải chỉ để chúng ta thấy hài lòng không phải chỉ để thu hút báo chí, mà là làm sao làm được nhiều việc thiện nhất. Những mối ngăn trở khác, tôi nghĩ cũng nên nói ra, đó là dường như tôi - hay dường như chúng ta - đang lựa chọn sai. Đương nhiên chúng ta nên xử lý tất cả, trong một xã hội lý tưởng -- tôi chắc chắn sẽ đồng ý. Tôi nghĩ chúng ta nên giải quyết mọi vấn đề, nhưng chúng ta không thể. Năm 1970, các nước phát triển quyết định chi gấp đôi số tiền chúng ta đang chi bây giờ cho những nước đang phát triển. Từ đó đến nay số trợ cấp đó đã giảm còn một nửa. Không phải vì bất thình lình mọi vấn đề đều được giải quyết. Tương tự, mọi người nói, thế còn chiến tranh Iraq thì sao? Chúng ta tốn 100 tỉ đô. Tại sao không đem số tiền đó đi cải thiện thế giới? Tôi ủng hộ tất cả những điều đó. Nếu ai đó có thể thuyết phục Bush đi làm chuyện đó, được thôi. Nhưng điểm mấu chốt ở đây vẫn là nếu ta có 100 tỉ đô nữa, ta vẫn muốn đem dùng nó một cách hợp lí nhất, đúng không? Vấn đề cốt lõi nằm ở việc chúng ta tự vấn bản thân đâu mới là những ưu tiên xác đáng. Như tôi mới đề cập ở trên, đây có phải là danh sách chính xác không? Khi bạn hỏi các nhà kinh tế hàng đầu, bạn chắc chắn sẽ gặp một người Mỹ da trắng già dặn. Và họ không chắc chắn là có cái nhìn toàn diện về thế giới. Vì thế, chúng tôi đã mời 80 người từ khắp nơi trên thế giới cùng giải quyết một vấn đề. Hai yêu cầu duy nhất là họ đang nghiên cứu tại đại học và nói tiếng Anh Đa số đó đến từ những nước đang phát triển. Họ có vốn tư liệu như nhau nhưng có thể đi rất xa vượt ngoài tầm của vấn đề thảo luận, và họ chắc chắn đã làm thế, để tự thiết lập danh sách của bản thân. Điều đáng ngạc nhiên là các danh sách rất giống nhau -- gồm suy dinh dưỡng và bệnh dịch đứng đầu và biến đổi khí hậu cuối cùng. Chúng tôi đã tiến hành như thể rất nhiều lần với nhiều hội thảo khác, các sinh viên khác và các thứ khác. Họ đều đưa ra một danh sách không khác nhau là mấy. Điều đó cho phép tôi tin tưởng rằng có một cách để chúng ta cùng bắt đầu suy nghĩ về các ưu tiên. và các vấn đề quan trọng của thế giới. Tât nhiên, trong xã hội lý tưởng, chúng ta sẽ muốn giải quyết mọi thứ. Nhưng chúng ta không thể, khi đó ta nên bắt đầu nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu? Tôi cho rằng Hiệp ước Copenhagen là một quá trình. Chúng tôi tiến hành nó năm 2004, và chúng tôi muốn kêu gọi nhiều người hơn nữa, thu thập được nhiều thông tin bổ ích hơn nữa cho năm 2008, 2012. TÌm ra con đường đúng đắn cho thế giới. Nhưng để bắt đầu nghĩ về bộ ba chính trị. Đề bắt đầu nghĩ về việc tuyên bố "Đừng làm những điều cỏn con với giá ngất ngưởng hay những điều chúng ta không biết làm, mà hãy làm những việc đem lại lợi ích lớn lao với chi phí rất thấp, ngay bây giờ. Cuối ngày hôm nay, các bạn có thể không đồng tình với cuộc thảo luận về các bước lập ưu tiên như thế nào, nhưng chúng ta đều phải thẳng thắn nói rằng nếu có điều gì chúng ta thực hiện, thì cũng có những điều khác ta không thực hiện. Nếu chúng ta lo lắng quá nhiều về một số thứ, chúng ta sẽ chết vì không lo cho những thứ khác. Tôi mong rằng điều này sẽ giúp chúng ta đặt ưu tiên hiệu quả hơn, và suy nghĩ về cách xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Cảm ơn. Tôi sắp nói về cách suy nghĩ của bạn. Liệu cách suy nghĩ của bạn có tương ứng với tập dữ liệu của tôi không? (Cười) Nếu không, một trong hai cần được nâng cấp, đúng chứ? Khi tôi nói chuyện với sinh viên của tôi về các vấn đề toàn cầu, và lắng nghe họ trong giờ giải lao, các sinh viên luôn nói về "chúng ta" và "họ." Và khi họ trở lại giảng đường. Tôi hỏi: "Các em có ý gì khi đề cập đến 'chúng ta' và ''họ"? "Ồ, dễ hiểu thôi. Đó là phương tây và các nước đang phát triển." Các sinh viên nói. "Bọn em đã học được ở trường phổ thông." Vậy còn định nghĩa của chúng? - "Định nghĩa? Ai cũng biết," các sinh viên nói. Và bạn biết đấy, tôi thúc họ như thế này Thế là một cô sinh viên nói, rất lanh lợi, "Rất đơn giản. Phương tây là nơi của cuộc sống lâu dài trong một gia đình nhỏ Còn thế giới đang phát triển là nơi của cuộc sống ngắn ngủi trong một đại gia đình." Và tôi thích định nghĩa đó vì nó cho phép tôi chuyển cách suy nghĩ của họ thành cơ sở dữ liệu. Và nó đây. Và các bạn có thể thấy trên trục này là số thành viên của gia đình. Một, hai, ba, bốn, năm số con trên mỗi người mẹ ở trục này Còn đây, thời gian sống, tuổi thọ trung bình 30, 40, 50. Chính xác những gì sinh viên nói là cách suy nghĩ của họ về thế giới. Và thật sự đây là vấn đề về phòng ngủ Liệu các cặp vợ chồng có quyết định tạo dựng một gia đình nhỏ, chăm sóc con cái của họ, và sống trong bao lâu, Hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tắm và nhà bếp. Nếu nhà bạn có xà phòng, nước cũng như thức ăn, bạn sẽ sống lâu thôi. Và các sinh viên ấy nói đúng. Thế giới không phải chỉ gồm có - ở đây, tập hợp các nước ở đây, nơi của những đại gia đình với cuộc sống ngắn ngủi. Thế giới đang phát triển. Và những đất nước trên đây, thế giới của phương Tây. Họ sống lâu trong những gia đình nhỏ. Và các bạn sắp được thấy ở dây, một điều kỳ diệu xảy ra trên thế giới vào thời của tôi. Các quốc gia đang phát triển đã bắt đầu sử dụng xà phòng, nước, vắc-xin. Và tất cả bắt đầu nghĩ đến kế hoạch hoá gia đình. Và một phần cũng nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ đầu tư và tư vấn kỹ thuật. Như các bạn thấy, cả thế giới đang hướng đến gia đình 2 con và một cuộc sống đến tuổi 60, 70. Nhưng vẫn có một vài nước vẫn bị thụt lùi, ở khu vực trên đây. Các bạn vẫn có thể thấy Afghanistan dưới này Và Liberia, và Congo. Chúng ta có nhiều quốc gia ở đó. Như thế, vấn đề tôi muốn nói ở đây Chính là, thế giới quan của các sinh viên của tôi phản ánh hiện thực về thế giới ở thời điểm mà các giáo viên của họ vừa chào đời. (Cười) (Vỗ tay) Và trên thực tế, khi chúng ta đang áp đặt điều này với thế giới, Tôi đã tham gia Hội Nghị Sức Khỏe Toàn Cầu ở Washington vào tuần trước, và tôi vẫn có thề thấy được cách nghĩ sai lầm. ngay cả ở những người tân tiến tại Hoa Kỳ. Họ chưa nhận ra sự tiến bộ của Mexico trên đây, và Trung Quốc, so sánh với Hoa Kỳ. Xem đây, khi tôi dịch chuyển chúng. Nào bắt đầu. Họ đuổi kịp. Mexico đây. Ngang hàng với hoa Kỳ về 2 chỉ số xã hội này. Có ít hơn 5% số chuyên gia về sức khỏe toàn cầu nhận thấy được điều này. Đất nước lớn như Mexico đang gặp phải vấn đề về vũ khí thâm nhập từ phía Bắc xuyên biên giới. Vì vậy họ phải ngưng nó lại. Bởi Mexico có một mối quan hệ kỳ lạ với Hoa Kỳ, bạn biết đấy Nhưng nếu tôi thay đổi trục này ở đây, xem này, và thay thế cho nó ở đây, tôi đặt số thu nhập của mỗi người vào. Thu nhập của mỗi người. Tôi đặt ở đây. Và chúng ta có thể thấy một bức tranh hoàn toàn khác Nhân tiện, tôi đang hướng dẫn các bạn cách sử dụng website của chúng tôi, Gapminder World. Vì sao tôi lại chỉnh sửa chúng? Bởi vì nó là một tiện ích miễn phí trên mạng. Khi chỉnh xong Tôi có thể lùi lại 200 năm trước Và tôi có thể thấy Hoa Kỳ trên đó Cùng với các nước khác Bây giờ tôi đặt thu nhập trên đầu người ở trục này Nước Mỹ vào thời điểm này chỉ có 2.000 USD cho mỗi người Tuổi thọ trung bình từ 35 đến 40 bằng với Afghanistan ngày nay. Và tôi sẽ cho bạn thấy những gì xảy ra trên thế giới. Thay vì phải học lại lịch sử trong một năm ở trường Đại học. Bạn chỉ cần nhìn tôi, trong một phút, và bạn sẽ thấy được toàn bộ. (Cười) Các bạn có thể thấy những bong bóng màu nâu, chỉ khu vực Tây Âu và màu vàng, chỉ Hoa Kỳ, họ ngày một giàu hơn, với sức khỏe tốt hơn 100 năm về trước khi mà phần còn lại của thế giới vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Và đây. Bệnh dịch xất hiện. Đó là lý do tại sao giờ chúng ta rất sợ cúm phải vậy không? Người ta vẫn còn nhớ. Tuổi thọ trung bình xuống dốc. Sau đó nó tăng cao. Mãi đến khi các nước bắt đầu giành được độc lập Hãy nhìn Trung Quốc, Ấn Độ và đây là những gì đang xảy ra Ghi chú ở đây, rằng chúng ta có Mexico trên kia. Không thể nói rằng Mexico có thể sánh bằng Hoa Kỳ. Nhưng cũng gần như vậy. Và thật thú vị khi ta thấy Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong suốt 200 năm. Vì tôi có cậu tai lớn đang làm việc cho Google sau khi Google mua lại phần mềm này. Bởi vì thực tế đây là vấn đề lao động trẻ em. Con trai tôi và vợ ngồi lại và phát triển chúng trong rất nhiều năm. Còn con trai út của tôi thì đang học tiếng Trung tại Bắc Kinh. Đến đây, xuất hiện 2 viễn cảnh. Các bạn đoán được không? Cậu trai út của tôi, người đang học tại Bắc Kinh, Trung Quốc, có một tầm nhìn dài hạn. Trong khi con trai lớn của tôi ở Google thì nên phát triển bằng 1/4, hay 1/2 năm. Hay là Google khá hào phóng, cậu ấy có thề có 1 đến 2 năm để đi. Nhưng ở Trung Quốc, họ nhìn từ thế hệ này sang thế hệ khác Bởi họ vẫn còn nhớ cái giai đoạn đáng xấu hổ từ 100 năm trước, khi họ nhìn lại. Và họ nhớ luôn cái giai đoạn thật sự tệ hại đầu tiên của thế kỷ vừa rồi. Và ta có thể bỏ qua, để đi đến sự nhảy vọt của nó. ở năm 1936. Mao Trạch Đông mang sức khỏe đến Trung Quốc Khi sau đó ông ta qua đời. Đặng Tiểu Bình kế nhiệm và bắt đầu bước tiến đáng kinh ngạc này Có lạ không khi thấy rằng Hoa Kỳ phát triển nền kinh tế trước, sau đó trở nên giàu có dần. Trong khi ở Trung Quốc sức khỏe có từ rất sớm. Bởi vì họ áp dụng kiến thức giáo dục, dinh dưỡng, cũng như tiện ích của kháng sinh penicillin, vắc-xin, và kế hoạch gia đình. Châu Á đã có thể phát triển xã hội trước khi họ phát triển kinh tế. Và theo tôi, ở vị trí của một giáo sư về sức khỏe cộng đồng, không một chút lạ lẫm để nói rằng các quốc gia đó đang phát triển rất nhanh. Bởi vì những gì bạn thấy ở đây, là một thế giới phẳng của Thomas Friedman. Phải vậy không? Nó không thực sự phẳng cho lắm. Nhưng ở những đất nước có nền thu nhập trung bình và đây là nơi tôi muốn đề nghị với các sinh viên của tôi, ngưng việc dùng cụm từ "thế giới đang phát triển". Vì tóm lại, nói về thế giới đang phát triển, nó giống như việc nói về 2 giai đoạn lịch sử của Hoa Kỳ. Giai đoạn sau là hiện tại, giai đoạn của tổng thống Obama. Và phần còn lại thuộc về quá khứ. Nơi các bạn phủ lên mọi thứ từ Washington. đến Eisenhower. Bởi vì giai đoạn từ Washington đến Eisenhower, là những gì ta có thể tìm được ở một thế giới đang phát triển. Thực ra ta có thể đi từ Mayflower đến Eisenhower, và điều đó có thể đưa chung vào một thế giới đang phát triển. Nơi các thành phố đang hiện đại lên một cách đáng ngạc nhiên. Nơi xuất hiện những doanh nhân giỏi, nhưng cũng đi cùng với những đất nước trên đà sụp đổ, Vậy làm sao chúng ta hiểu đúng vấn đề này hơn? Một cách thử là liệu chúng ta có thế nhìn vào sự phân phối thu nhập. Đây là phân phối thu nhập của mọi người trên thế giới, từ 1 USD. Đây là nơi mà các bạn có cái để ăn. Những người này đi ngủ khi đói. Và đây là số người. Với 10 USD, bạn có hay không thể có một hệ thống chăm sóc sức khỏe cá nhân hay công cộng. Đây là nơi các bạn có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho gia đình, và trường học cho trẻ em. Và đây là những quốc gia trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Oklahoma, Mỹ Latinh, Đông Âu. Đây là Đông Á. Điểm sáng màu xanh phía trên là Nam Á. Và đây là cái cách thế giới được thay đổi. Như thế này. Các bạn có thấy được chúng phát triển như thế nào không? Và làm thế nào để hàng tỉ người đang thoát ra khỏi nghèo đói ở Châu Á? Đi lên phía trên này. Tôi đi đến đó đây. Nhưng tôi phải dừng lại trước cửa nhà Lehman Brothers thôi. Các bạn biết đó. Vì... (Cười) Bởi vì sự thay đổi này không tồn tại được lâu. Hẳn thế giới sẽ thay đổi nó. Và rồi nó vẫn tiếp tục hướng đến thế này. Nhưng ít nhiều thì điều này vẫn xảy ra thôi. Chúng ta đang ở trong một thế giới không thể được chia ra để xem. Ta có những đất nước với thu nhập cao ở đây Hoa Kỳ dẫn đầu trong số đó Ta có những nền kinh tế đang nỗi lên ở phần giữa này họ là nguồn cung cấp cho các quỹ cứu trợ. Chúng ta lại có những quốc gia thu nhập thấp ở đây. Đây là một thực tế của việc tiền từ đâu đến. Họ đang tiết kiệm, trong suốt thập niên vừa rồi. Và ở đây, chúng ta có những đất nước với nền thu nhập thấp nơi của những nhà đầu tư. Các quốc gia đang chịu cảnh suy sụp và chiến tranh, như Afghanistan, Somalia, một phần của Congo và Darfur. Tất cả vào cùng một thời điểm. Đó là lý do tại sao thật khó để mô tả những gì đang diễn ra trong một thế giới đang phát triển. Vì điều này rất khó, đối với những gì đã xảy ra ở đó. Và lí do tại sao tôi đề nghị một sự tiếp cận khác cho cái mà các bạn gọi. Các bạn cũng có sự khác biệt to lớn giữa các quốc gia với nhau. Tôi nghe rằng những ngành học của các bạn ở đây cũng gồm sinh viên từ nhiều nơi đến đây. Có Châu Phi, Nam Á, Đông Á, Ả Rập, Đông Âu, Mỹ Latinh, và các quốc gia trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Trên trục này là số GDP. Và trên đây là sức khỏe, tỉ lệ sống sót của trẻ em. Chẳng gì là ngạc nhiên Rằng các nước Châu Phi, Nam Sahara nằm ở dưới cùng. Nhưng khi tôi chia nó ra, chia nó ra thành những ô bong bóng thế này, kích thước bong bóng là dân số. Rồi các bạn thấy Cộng hòa Sierra Leone và Mauritius giờ đây hoàn toàn khác nhau. Rõ ràng có hẳn một sự khác biệt giữa các nước Châu Phi phía nam Sahara. Tiếp tục tôi chia những phần khác ra. Đây là Nam Á. Thế giới Ả Rập. Nào các bạn sinh viên từ các khoa khác nhau. Đông Âu, Mỹ Latinh, các nước OECD. Trải dài khắp thế giới. Chúng ta không thể phân biệt chúng Mayflower dưới dây. Washington ở đây, những quốc gia với những tòa nhà chọc trời, Lincoln ở đây, phát triển chúng. Eisenhower, ngườ mang hiện đại đến cho các quốc gia. Và đây, Hoa Kỳ ngày nay, ở trên đây. Ta có được các nước như thế bằng cách này đây. Và đây, một điều quan trọng để hiểu bằng cách nào thế giới thay đổi được. Đến đây thì tôi quyết định viết một lá thư (Cười) Đây là nhiệm vụ của tôi, đại diện cho phần còn lại của thế giới, tôi muốn chuyển một lời cám ơn đến những người dân đóng thuế ở Mỹ, cho cuộc khảo sát sức khỏe nhân khẩu. Nhiều người không nhận thức được. Không- đây không phải trò cười. Đây là một vấn đề nghiêm túc đấy. Nhờ vào nguồn tài trợ liên tục của Hoa Kỳ suốt 25 năm với một phương pháp rất tốt để khảo sát tỉ lệ tử vong ở trẻ em, chúng ta có thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra trên thế giới. (Vỗ tay) Và đây là chính phủ Hoa Kỳ với những nỗ lực tuyệt vời mà không cần hỗ trợ, cung cấp những thực tế mang lại lợi ích cho xã hội. Và cung cấp dữ liệu miễn phí trên internet, cho cả thế giới cùng sử dungh. Cám ơn rất nhiều. Khá đối lập với ngân hàng Thế Giới, nơi thu thập dữ liệu với tiền của chính phủ, tiền thuế, sau đó họ bán chúng để kiếm ít lợi nhuận, một cách thiếu hiệu quả. (Vỗ tay) Nhưng những người làm điều đó trong ngân hàng lại là những người tốt nhất trên thế giới. Họ có những kỹ năng chuyên nghiệp. Chỉ là chúng ta muốn nâng cấp các hãng quốc tế của chúng ta bằng cách hiện đại để xứng tầm với thế giới, như chúng ta đang làm. Khi nói đến dữ liệu miễn phí và sự trong sạch, Hoa Kỳ là một trong số những nước tốt nhất Nhưng điều đó chẳng đến dễ dàng từ miệng của một vị giáo sư về sức khỏe cộng đồng người Thụy Điển. (Cười) Tôi cũng chẳng được trả tiền để đến đây. Tôi muốn cho các bạn thấy những gì đang xảy ra với số dữ liệu này, những gì tôi có thể chỉ ra từ nó. Nhìn này. Đây là thế giới. với thu nhập ở đây, với tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Và cái gì đã xảy ra trên với thế giới? Từ 1950, trong suốt 50 năm tỉ lệ tử vong trẻ em tăng cao. Và Bộ An ninh Quốc nội Hoa Kỳ là người làm nó trở nên dễ dàng hơn để biết. Và chúng ta có một sự tăng thu nhập. Những quốc gia đang phát triển đang hoà lẫn vào thế giới công nghiệp hóa ở Phương tây. Chúng ta có một sự chuyển hóa. Nhưng dĩ nhiên, ta vẫn còn Congo ở trên đây, như sự tồn tại của những nước nghèo khó như ta vẫn có trong lịch sử. Đó là nơi của hàng "tỉ người ở tận đáy của kinh tế thế giới", chúng ta đã nghe đến một hướng tiếp cận mới cho vấn đế này. Và bao lâu nó mới xảy ra? Đây MDG 4 (Mục tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ 4), với mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Hoa Kỳ không thực sự háo hực trong việc dùng MDG 4. Nhưng các bạn đang là những nhà tài trợ chính để giúp chúng tôi thực hiện nó. Bởi vì tỉ lệ tử vong trẻ em là điều duy nhất mà chúng tôi có thể đo lường được. Và chúng ta đã từng nói rằng nó nên giảm 4% mỗi năm. Hãy xem những gì Thụy Điển đã làm. Chúng ta đã từng khoe khoang về mức độ phát triển xã hội nhanh. Đó là chúng ta, vào năm 1900. Năm 1900, Thụy Điển đã ở đó. Có cùng tỉ lệ tử vong trẻ em với Bangladesh, năm 1990. Dù họ có mức thu nhập bình quân thấp. Họ đã bắt đầu rất tốt. Họ tận dụng sự viện trợ. Tiêm vắc-xin cho trẻ em. Nguồn nước cũng tốt hơn Và họ đã giảm được tỉ lệ tử vong cho trẻ em, với một tỉ lệ đáng kinh ngạc: 4,7% mỗi năm. Họ đã đánh bại Thụy Điển. Đó là giai đoạn 16 năm của Thụy Điển. Giai đoạn thứ 2 của Thụy Điển là vào năm 1916, với Ai Cập vào năm 1990. Và cứ thế, thêm một lần nữa, Hoa Kỳ là một phần của lí do ở đây. Họ có nước sạch. Họ dành thức ăn cho người nghèo. Và họ phòng ngừa bệnh sốt rét. 5,5%. Họ đi nhanh hơn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Và đây là cơ hội thứ 3 cho Thụy Điển, đương đầu Brazil. Brazil có một sự tiến bộ về xã hội khá nhanh trong vòng 16 năm. Họ đi nhanh hơn Thụy Điển. Điều này có nghĩa là thế giới đang đổ về một nơi. Những quốc gia đang có mức thu nhập trung bình, những nền kinh tế đang nổi lên, họ đang cố bắt kịp. Họ đổ về thành phố, nơi có những điều kiện tốt hơn. Những gì mà Thụy Điển làm thời điểm này là phản đối. Họ nói: " Nó không công bằng. bởi vì những nước này có vaxin và thuốc kháng sinh. Ở thời điểm đó Thụy Điển thì không có. Chúng ta phải có một cuộc cạnh tranh vào đúng thời điểm." Được thôi. Tôi sẽ nói về Singapore, vào năm mà tôi sinh ra, Singapo có tỉ lệ tử vong trẻ em gấp đôi Thụy Điển. Đây là một đất nước nhiệt đới của thế giới. Một vùng đầm lầy của xích đạo. Tiếp tục. Singapore mất một chút thời gian để dành độc lập. Và sau đó họ bắt đầu phát triển kinh tế. Họ đầu tư vào xã hội. Họ diệt bệnh sốt rét. Họ xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe hoành tráng đánh bại cả Mỹ và Thụy Điển. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng họ có thể thắng Thụy Điển. (Vỗ tay) Tất cả các quốc gia màu xanh này đang cố gắng đạt được những mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ. Những quốc gia màu vàng đang chuẩn bị làm điều đó. Màu đỏ là những nước không làm, và chính sách phải được cải tiến. Không phải là một một phép ngoại suy đơn giản. Chúng ta phải tìm ra một hướng đi thực sự trong việc hỗ trợ các nước này bằng một phương pháp tốt hơn. Chúng ta phải trân trọng những đất nước đang có nền thu nhập trung bình cho những gì họ đang làm. Và chúng ta phải nhìn toàn diện thực tế để nhìn thế giới. Đây là số đô-la trên mỗi người. Đây là đất nước của bệnh HIV Màu xanh là Châu Phi. Kích thước của bong bóng cho thấy số lượng người bị nhiễm. Các bạn có thể thấy bi kịch của Nam Phi ở đó. Khoảng 20% dân số trưởng thành bị nhiễm. dù thu nhập của họ khá cao. Họ có một số lượng người nhiễm HIV cao. Nhưng các bạn cũng có thể thấy có những quốc gia Châu Phi ở đây. Không dính một chút bệnh dịch HIV nào ở Châu Phi. Chừng 5 đến 10 nước ở Châu Phi ngang bằng với Thụy Điển và Mỹ. và cũng có những nước khác với tỉ lệ rất cao. Tôi sẽ cho các bạn thấy điều gì đang xảy ra trong một nước tốt nhất trong những nước tốt nhất, với một nền kinh tế vững mạng ở Châu Phi, một chính phủ tốt, đó là Cộng hoà Botswana. Họ có một trình độ cao. Nó đang đi xuống. Nhưng hiện tai thì không Vì ở đó, với sự trợ giúp của chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR). Họ đang chữa trị. Và người dân tránh được cảnh hiểm nghèo. Các bạn biết rằng điều này không dễ chút nào. rằng chiến tranh đã gây ra nó. Bởi ở đó, Congo, có chiến tranh. và ở đây, Zambia, đang hòa bình. Và đó không phải là nền kinh tế. Những quốc gia giàu có sẽ tăng lên. Và nếu tôi xem thu nhập của Tanzania, Số người giàu chiếm 20% nhiễm HIV nhiều hơn những người nghèo khổ nhất. Đó là sự khác biệt trong một đất nước. Nhìn xem các tỉnh của Kenya. Chúng rất khác biệt. Và các bạn cos thể thấy tình hình. Nó không phải là sự nghèo đói. Đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Có thể là vì việc chung nhiều bạn tình trong một phần dân số dị tính luyến ái bình thường ở một vài nước, hay vài phần của một nước, ở Nam và Đông Phi. Đừng nói cả Châu Phi. Đừng gây ra vấn đề về chủng tộc. Hãy nghĩ đến chúng như vấn đề địa phương. Và hãy ngăn chặn từng nơi, theo cái cách mà nó được làm ở đây. Để kết thúc, vẫn còn nhiều điều đau lòng với hàng tỉ người nghèo đói, mà chúng ta vẫn chưa biết. Những người sống không có điện thoại cá nhận, những người chưa từng nhìn thấy máy tính, những người chưa có điện trong nhà. Đây là bệnh Konzo, và tôi đã mất 20 năm để giải thích ở Châu Phi. Nó bị gây ra bởi sự lây lan của mầm móng chất độc sắn, trong hoàn cảnh đói kém. Nó giống như bệnh pellagra ở Mississippi vào những năm của thập niên 30. Nó giống với những căn bệnh khác về vấn đề dinh dưỡng. Nó sẽ không bao giờ chạm đến những người giàu có. Các bạn có thể thấy nó ở đây, Cộng hòa Mozambique. Bệnh dịch ở Mozambique. Đây là bệnh dịch ở miền bắc nước Tanzania. Các bạn chưa từng nghe về dịch bệnh. Những nó còn nhiều hơn ebola, loại virus mà đang bị dịch bệnh tác động gây nên tàn tật cho người dân khắp thế giới. và hơn 2 năm vừa qua 2,000 người bị què quặt ở cực bắc vùng Bandunda Nơi đã từng kinh doanh kim cương trái phép. Liên hiệp độc lập quốc gia của Angola (UNITA) đã quyên góp cho vùng này. Những giờ điều này đã biến mất. Và giờ họ đang vướng phải vấn đề lớn về kinh tế. Tuần vừa rồi, lần đầu tiên, họ có được 4 line mạng để sử dụng internet. Đừng quá bối rối với việc tiến triển của những nền kinh tế đang nổi lên, và những khả năng lớn của những người trong các quốc gia thu nhập trung bình và trong những quốc gia hòa bình với nền thu nhập thấp. Vẫn có nhiều bí ẩn trong con số một tỉ đó. Và chúng ta phải mở rộng cách nhìn của mình hơn là cứ phân biệt những đất nước, thế giới đang phát triển. Chúng tôi cần một cách suy nghĩ mới. Cả thế giới đang hội tụ lại với nhau. Nhưng, nhưng, nhưng không phải là số tỉ người sống dưới đáy của nền kinh tế. Họ vẫn nghèo như họ đã và đang. Tình trạng này không thể dược duy trì. Và nó không xảy đến với những cường quốc.. Nhưng các bạn sẽ vẫn là một trong những cường quốc mạnh nhất. Theo thời gian, là cường quốc được đặt nhiều hi vọng nhất. Và cơ quan này sẽ giữ một vai trò cốt yếu, không phải cho Hoa Kỳ, mà là cho cả thế giới. Vì vậy các bạn có một cái tên thật tệ Bộ Ngoại Giao, đây không phải là Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ. Mà là của thế giới. Chúng tôi có hi vọng rất nhiều vào các bạn. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi yêu kịch. Tôi thích cái ý tưởng có thể hóa thành một người khác và nhìn cuộc sống theo một một hướng khác. Tôi thích cái ý tưởng mọi người ngồi trong khán phòng vài tiếng đồng hồ để lắng nghe. Rằng trong căn phòng ấy, tại thời điểm ấy, mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, quây quần. Tại thời điểm ấy, chúng ta vươn tới không gian và một thời gian cùng nhau. Kịch đánh thức giác quan và mở ra cánh cửa của trí tưởng tượng. Và chính tưởng tượng là thứ biến ta thành những nhà thám hiểm. Khả năng tưởng tượng biến ta thành những nhà phát minh và nhà sáng tạo độc nhất. Tôi được giao một nhiệm vụ vào năm 2003 là tạo ra một vở diễn mới, và bắt đầu phát triển "Upwake" "Upwake" kể câu chuyện về Zero, 1 nhà kinh doanh thời hiện đại, với cuộc đời gói gọn trong chiếc cặp đi làm, mắc kẹt giữa giấc mơ và hiện thực mà không tài nào phân định được chúng. Tôi muốn "Upwake" có chất lượng nghe nhìn giống như một bộ phim. Và tôi muốn để cho trí tưởng tượng của mình bay thật xa. Nên tôi bắt đầu vẽ ra câu chuyện đang diễn ra trong đầu mình. Nếu Antoine de Saint-Exupery, tác giả của "Hoàng tử bé", có ở đây, ông ấy sẽ vẽ ba cái lỗ bên trong cái hộp và nói với bạn rằng con cừu của bạn ở bên trong. Vì, nếu bạn nhìn kĩ, mọi thứ sẽ bắt đầu xuất hiện. Đó không phải cái hộp; đó là những bức màn của trí tưởng tượng từ trong suy nghĩ đến mặt giấy, đến màn ảnh rồi đến cuộc đời. Ở "Upwake" những tòa nhà mặc vét, Zero nhảy thiết hài trên 1 chiếc đàn khổng lồ, nhân bản chính mình với 1 chiếc máy scan, thuần hóa những con chuột máy tính, chèo thuyền vào cõi mơ ảo từ 1 mảnh giấy rồi phóng vào không gian. Tôi muốn tạo ra 1 môi trường chuyển động và biến hóa như 1 nhà ảo thuật. Đi từ thế giới này sang thế giới khác trong 1 giây. Tôi muốn sự hài hước, cái đẹp, sự giản dị và sự phức tạp và dùng những phép tu từ để gợi ý. Ví dụ, ở phần đầu của buổi diễn, Zero sẽ hòa trộn giấc mơ và thực tại. Công nghệ là dụng cụ cho phép tôi diễn tả những ý tưởng của mình với hình nét rõ ràng, sống động, ngay trên sân khấu. Vậy nên hôm nay, tôi muốn nói với các bạn về mối quan hệ giữa kịch nghệ và công nghệ. Hãy bắt đầu với công nghệ. (Điện tắt) Được rồi. Hãy bắt đầu với kịch. (Tiếng cười) (Tiếng vù vù) (Tiếng lên nòng, lên nòng, bắn) (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn. "Upwake" kéo dài 52 phút 54 giây. Tôi thực hiện theo định dạng 3D trên cả bốn bề mặt của sân khấu mà tôi tương tác. Việc sử dụng định dạng hoạt hình là một quá trình khám phá. Tôi không sử dụng nó như một hiệu ứng đặc biệt, mà như một người bạn diễn trên khấu. Không có hiệu ứng nào trong "Upwake", cũng như thủ thuật. Nó cũng phong phú và rắc rối mà cũng thật bình dị và tối giản. Với 344 khung hình, 4.5 năm và những công việc sau đó, từ buổi biểu diễn của một người trở thành thành quả hợp tác của 19 nghệ sĩ tài năng nhất. Và đây là một số trích đoạn. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Đây là 1 màn diễn khá mới mà chúng tôi đang chuẩn bị lưu diễn. Và ở Austin, Texas, tôi đã được đề nghị biểu diễn ngắn ở các trường học buổi chiều. Khi tôi đến một trường, tôi chắc chắn đã không mong chờ điều này: 600 đứa trẻ, chật cứng phòng thể chất mà chờ đợi. Tôi đã hơi lo lắng khi biểu diễn mà không có hình họa, trang phục và đồ trang điểm. Nhưng các thầy cô giáo đã đến gặp tôi sau đó và bảo họ chưa từng thấy bọn trẻ háo hức đến vậy. Và tôi nghĩ lý do là vì tôi có thể sử dụng ngôn ngữ và thực tại của chúng để đưa chúng từ nơi này sang nơi khác. Mọi thứ cứ như vậy diễn ra. Zero đã trở thành 1 con người chứ không chỉ là 1 nhân vật. Zero không nói, cũng không phải là đàn ông hay phụ nữ. Zero chỉ là Zero, 1 anh hùng bé nhỏ trong thế kỉ 21, và Zero có thể chạm đến trái tim của nhiều người hơn cả tôi. Nó cũng giống như việc đưa 1 trật tự mới vào trong chiếc hộp này và đưa kịch vượt qua những giới hạn của nó. Là 1 nghệ sĩ đường phố, tôi hiểu rằng mọi người đều muốn sự kết nối. Và bình thường, nếu như bạn không nổi bật, không hoàn toàn có vẻ bề ngoài, khi ấy bạn sẽ thấy miễn cưỡng khi tham gia và bày tỏ cảm xúc. Nó tựa như bạn bắt thứ gì đó tự dội lại tiếng mình. Nó tựa như cái bí ẩn của con người mà họ đang khám phá và nối kết cho phép họ được làm chính họ. Vì qua mặt nạ của bạn, họ vứt bỏ mặt nạ của họ. Trở thành con người của nghệ thuật. Kịch có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, và tôi biết nó còn có thể chữa bệnh. Tôi từng làm một "cô hề" trị liệu ở 1 bệnh viện 2 năm trước. Tôi từng thấy những đứa trẻ ốm yếu, những cha mẹ buồn bã và các bác sĩ, được đưa tới những khoảnh khắc vui sướng khôn cùng. Tôi biết kịch gắn kết chúng ta. Zero muốn trở thành thế hệ của hôm nay và tương lai, kể thật nhiều câu chuyện qua những hình thức khác nhau. Truyện tranh. Vật lý lượng tử, trò chơi điện tử. Và Zero muốn lên mặt trăng. Năm 2007, Zero tiến hành 1 chiến dịch xanh, nhắc nhở bạn bè và người hâm mộ tắt các thiết bị điện mỗi chủ nhật từ 7:53 đến 8h tối. Ý tưởng rất đơn giản, không có gì mới lạ nhưng nó quan trọng và việc hưởng ứng cũng rất quan trọng. Có một cuộc cách mạng. Nó là cuộc cách mạng về con người và công nghệ. Nó là hành động và xúc cảm. Nó là thông tin, Nó là hình ảnh, là âm nhạc, là cảm giác. Nó là nhận thức. Nó mang tính toàn diện. Nó còn hơn cả lời nói và chữ số. Nó đang diễn ra. Quá trình tự nhiên của khoa học và nghệ thuật tìm đến nhau để tác động mạnh hơn và định nghĩa trải nghiệm của con người. Nó là cuộc cách mạng theo cách mà chúng tôi nghĩ, cách chúng tôi chia sẻ và cách chúng tôi kể chuyện của mình, đó là cuộc cách mạng của chúng tôi. Đây là thời đại của giao tiếp, kết nối và sự hợp tác sáng tạo. Charlie Chaplin đã sáng tạo ra hình động và kể chuyện qua âm nhạc, khoảng lặng, tiếng cười và thơ ca. Ông kết nối và nhân vật của ông, The Tramp, đã tác động tới hàng triệu người. Ông ấy mang đến sự giải trí, niềm hân hoan và sự bình yên cho rất nhiều người khi họ cần nó nhất. Chúng ta ở đây không phải vì tính khả thi mà là để thử thách những điều bất khả thi. Trong khoa học ngày nay, chúng ta trở thành những nghệ sĩ. Trong nghệ thuật đương đại, chúng ta trở thành những nhà khoa học. Chúng ta kiến tạo thế giới. Chúng ta phát minh những điều khả thi, Chúng ta dạy dỗ, tương tác và chuyển động. Bây giờ chính là lúc ta có thể dùng sự đa dạng của tài năng để tạo nên công trình thông minh, đầy ý nghĩa và phi thường. Chính là lúc này. (Tiếng chuông) Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay). Tôi bắt đầu say mê nghiên cứu sự đa dạng của cây trồng cách đây 35 năm kể từ khi tình cờ đọc 1 bài báo hàn lâm khá khó hiểu của 1 anh chàng tên Jack Harlan. Và anh này mô tả sự đa dạng của cây trồng-- tất cả các giống lúa mì và lúa gạo khác nhau-- như 1 nguồn di truyền. Anh nói, "Nguồn phát sinh này," và tôi không bao giờ quên những từ-- "tồn tại giữa chúng ta và nạn đói khủng khiếp ở 1 mức độ không tưởng tượng nổi." Tôi đoán là anh ta đang thực sự nghiên cứu vấn đề gì đó hoặc anh ta 1 trong những kẻ gàn dở lắm chữ. Nên tôi đã tìm hiểu thêm 1 chút và biết được anh ta không điên tí nào. Anh là nhà khoa học khả kính nhất trong lĩnh vực Anh hiểu sự đa dạng sinh học--đa dạng cây trồng là nền tảng sinh học nông nghiệp. Đó là nguyên liệu thô tiến hóa lên trong các cây trồng nông nghiệp. Vấn đề đó không vớ vẩn chút nào. Và anh cũng hiểu rằng nền tảng đó sắp tan thành mây khói. theo đúng nghĩa đen. Quả thực, nguy cơ tiệt chủng quy mô lớn sắp xảy ra trên các cánh đồng, trong hệ thống nông nghiệp. Nạn tuyệt chủng đó sắp xảy ra trong khi chẳng mấy người nhận ra và ngó ngàng tới. Tôi biết nhiều bạn không buồn nghĩ tới sự đa dạng trong các hệ nông nghiệp và phải thẳng thắn nhìn nhận, điều đó rất hợp lý Bạn không thấy nó trên mặt báo hàng ngày =_= Và khi đến siêu thị, chắc chắn các bạn không thấy có nhiều chủng loại ở đó. Bạn thấy táo vàng, đỏ, xanh, chấm hết. Vậy hãy để tôi cho bạn xem 1 bức tranh về 1 dạng của tính đa dạng Đây là vài hạt đậu và có khoảng 35 hoặc 40 loại khác nhau trong bức tranh này. Nào, hãy tưởng tượng mỗi loại đậu khác nhau tương tự giữa chó xù và chó Đan Mạch. Nếu tôi cho các bạn xem 1 bức tranh về tất cả các giống chó lai trên thế giới, và mỗi slide có 30 đến 40 con thì sẽ mất đến 10 slide chẳng hết. Bởi vì trên thế giới có khoảng 400 giống chó lai Nhưng có 35 đến 40,000 giống đậu khác nhau. Nến nếu các bạn muốn xem hết các loại đậu trên thế giới và với slide như thế này, cho chạy 1 slide/giây nó sẽ ngốn hết toàn bộ thời lượng diễn thuyết của tôi mất. và tôi sẽ chẳng phải nói gì hết . Nhưng điều thú vị là tính đa dạng này--và đau đớn thay tính đa dạng này đang mất dần. Chúng ta có khoảng 200,000 loại lúa mì khác nhau, và từ 2 đến 400,000 giống lúa khác nhau tuy nhiên đang mai một dần. Và tôi muốn đưa ra 1 ví dụ. Hơi cá nhân 1 chút. Tại Mỹ những năm 80--đó là nơi chúng ta có được dữ liệu tốt nhất-- nông dân và các nhà làm vườn đang trồng 7,100 giống táo có tên khác nhau. Hãy tưởng tượng 7,100 loại táo có tên. Ngày nay, 6,800 giống đã tuyệt chủng không còn ai thấy nữa. Trước đây tôi có 1 danh sách các loại táo bị tuyệt chủng, và khi tôi diễn thuyết, tôi sẽ đưa cho khán giả danh sách đó Tôi không nói với họ đó là cái gì, nhưng danh sách đó viết theo trật tự ABC và bảo họ tìm tên của mình, tên của gia đình mình, tên thời con gái của mẹ họ. Và đến cuối buổi thuyết trình, tôi hỏi," Có bao nhiều người tìm thấy tên?" và không bao giờ dưới 2/3 số khán giả giơ tay lên. Và tôi nói. "Bạn biết không? Những loại táo này đến từ tổ tiên của chúng ta, tổ tiên của chúng ta đã vinh danh những loại táo này. bằng cách đặt tên họ cho những quả táo. Tin xấu là chúng đã tuyệt chủng. Tin tốt là 1/3 các bạn không giơ tay.Giống táo của các bạn vẫn tồn tại. Hãy tìm kiếm nó . Hãy đảm bảo nó sẽ không gia nhập danh sách này Một phần của tin tốt là giống táo Fowler vẫn tồn tại Và có 1 cuốn sách cũ ở đây và tôi muốn đọc 1 trích đoạn trong đó cuốn sách xuất bản năm 1904 có nhan đề " Những trái tảo New York" và đây là chương 2. Thấy chưa, chúng ta đã từng có nhiều giống táo Và giống táo Fowler được miêu tả trong này-- Tôi mong các bạn không lấy làm ngạc nhiên là " 1 loại trái cây xinh đẹp." (Tiếng cười) Tôi không biết liệu chúng ta đặt tên cho giống táo hay chúng ta được đặt tên theo giống táo nhưng... Nhưng nói thật là, mô tả về táo Flower nói rằng " tuy nhiên, không xếp hạng cao về chất lượng." Và sau đó ông mô tả kỹ hơn. Nghe như là được viết bởi ông giáo già nua của tôi. " Vì được trồng ở New York, loại quả này khó phát triển tương xứng về độ lớn và chất lượng và nhìn chung, không gây hài lòng." (Tiếng cười) Và theo tôi có 1 bài học đáng học ở đây, bài học đó là: vậy tại sao phải bảo tồn nó? Tôi luôn gặp câu hỏi này: Tại sao không bảo tồn giống tốt nhất? Và có 1 vài câu trả lời thích đáng. Một là loại tốt nhất ư? Không có thật đâu! Sự đa dạng tốt nhất hôm nay là bữa ăn ngày mai cho côn trùng,loài gây hại và bệnh tật. Hai là có thể giống táo Fowler đó hay 1 loạt giống lúa mì không đem lại hiệu quả kinh tế ngay lúc này có khả năng chống bệnh hoặc loài gây hại hoặc 1 phẩm chất chúng ta sẽ cần cho biến đổi khí hậu mà các loài khác không có. Nên ơn Chúa, không cần thiết táo Fowler phải là loại táo xịn nhất quả đất. Nó chỉ cần có 1 nét riêng biệt độc đáo và tốt là được. Và vì lý do đó, chúng ta nên cứu lấy nó. Tại sao? Vì nó là nguyên liệu thô, 1 đặc tính chúng ta có thể sử dụng trong tương lai. Hãy nghĩ đến tính đa dạng như 1 công cụ cho chúng ta quyền chọn lựa. Và các lựa chọn, dĩ nhiên đích xác những gì chúng ta cần trong 1 kỷ nguyên biến đổi khí hậu. Tôi sẽ trình chiếu 2 slide, nhưng trước hết tôi muốn nói rằng chúng tôi đang làm việc tại Tổ chức Đa Dạng Cây Trồng Toàn Cầu cùng rất nhiều nhà khoa học--đặc biệt tại trường Đại học Washington và Standford -- đã đặt ra câu hỏi: Nền nông nghiệp sẽ ra sao trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu và loại đặc tính nào chúng ta cần trong cây trồng nông nghiệp để thích nghi với biến đổi khí hậu? 1 cách ngắn gọn, đáp án là trong tương lai, ở nhiều quốc gia các mùa canh tác lạnh sẽ trở lên nóng hơn những gì cây trồng từng trải qua trong quá khứ. Mùa canh tác lạnh nhất trong tương lai sẽ nóng hơn mùa nóng nhất trong quá khứ. Liệu nền nông nghiệp có thích nghi được không? Tôi không biết. Ai hái được hoa trong gương không? Nếu nền nông nghiệp không trải qua thì làm thế nào nó thích nghi được? Hiện nay, mọi người tập trung cao độ vào đói nghèo trên toàn cầu và nơi khí hậu biến đổi tồi tệ nhất, rủi thay là Nam Phi và tiểu sa mạc Sahara châu Phi. Nên tôi chọn ra 2 ví dụ ở đây, và tôi muốn cho các bạn thấy. Ở biểu đồ trước mặt các bạn thanh màu xanh biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ theo thời gian quay trở lại từ thời đo được nhiệt độ Và bạn có thể thấy có sự khác biệt giữa 1 mùa canh tác và mùa khác nữa Một số thì lanh hơn, 1 số thì nóng hơn và đó là 1 đường cong hình chuông. Thanh cao nhất là nhiệt độ trung bình cho hầu hết các mùa canh tác. Trong tương lai, sau thế kỷ này, nó sẽ chuyển sang màu đỏ phá vỡ giới hạn. Hệ thống nông nghiệp, và quan trọng hơn, các cây trồng trên cánh đồng Ấn Độ chưa từng trải qua điều này trước đây. Đây là Nam Phi. Câu chuyện tương tự. Nhưng điều thú vị nhất về Nam Phi là chúng ta không phải đợi đến 2070 để thấy vấn đề. Trước năm 2030,nếu bắp hay ngô là loại cây trồng ưu thế-- 50% < không rõ> ở Nam Phi vẫn được trồng-- vào năm 2030, chúng ta có sản lượng bắp giảm 30% do biến đổi khí hậu đã diễn ra vào năm 2030 rồi 30% sản lượng giảm, trong bối cảnh tăng dân số gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu Chúng ta sẽ thấy trẻ em chết đói trên TV. Bây giờ bạn có thể nói còn xơi mới đến 20 năm nữa. Nhưng 20 năm bằng 2 chu trình lai tạo cho ngô. Chúng ta có 2 lần lăn súc sắc để hiểu đúng Chúng ta phải cho cây trồng trên đồng sẵn sàng ứng phó với khí hậu, và tiến hành nhanh. Tin tốt là chúng ta đang tiến hành lưu trữ. Chúng ta thu thập và lưu trữ 1 lượng lớn tính đa dạng sinh học, đa dạng nông nghiệp, chủ yếu dưới dạng hạt giống, và đem vào các ngân hàng hạt giống, hay nói đúng hơn là kho lạnh. Nếu muốn bảo quản hạt giống trong 1 thời gian dài và cung cấp cho các nhà lai ghép và nghiên cứu cây trồng, bạn cần sấy khô sau đó làm đông lạnh nó. Rủi thay, những ngân hàng hạt giống lại đặt trong các tòa nhà xung quanh thế giới và chúng khá mỏng manh. Thảm họa đã xảy ra. Trong những năm gần đây, chúng ta đã mất đi ngân hàng gene, ngân hàng hạt giống tại Iraq và Afghanistan. Bạn có thể đoán tại sao. Tại Rwanda, đảo Solomon. Và đó là những thảm họa thường ngày diễn ra trong các tòa nhà, các vấn đề tài chính, quản lý yếu kém và trục trặc thiết bị, và trăm thứ bà dằn khác, và mỗi lần xảy ra nghĩa là tuyệt chủng. Chúng ta đánh mất tính đa dạng. Và tôi sẽ không nói về việc đánh mất tính đa dạng tương tự như bạn mất chìa khóa xe. Tôi đang nói về việc đánh mất nó như chúng ta đánh mất khủng long, mất thực sự, không bao giờ được nhìn thấy nữa. Nên, chúng tôi đã liên kết với nhau và quyết định, thế là quá lắm rồi chúng tôi cần hành động và cần 1 cơ sở vật chất giúp bảo vệ tính đa dạng sinh học của chúng ta-- có lẽ không phải tính đa dạng thuyết phục nhất. Bạn không nhìn vào mắt 1 hạt giống cà rốt như nhìn 1 con gấu trúc, nhưng đó là tính đa dạng hết sức quan trọng. Chúng tôi cần 1 nơi thực sự an toàn, và chúng tôi đã đi tới phía Bắc xa xôi để tìm nó Tới Svalbard. Nó nằm trên lục địa Nauy. Bạn có thể thấy Greenland ở đó. Nó nằm ở 78 độ Bắc. Bạn có thể bay tới đó trên 1 chuyến bay có lịch trình thông thường. Cảnh quan ở đó cực đẹp. Tôi thậm chí chẳng biết miêu tả cho bạn thế nào. Như 1 thiên đường xinh đẹp. Chúng tôi làm việc với chính phủ Nauy và với NorGen, Chương trình Các Nguồn Di Truyền Học Nauy để thiết kế cơ sở hạ tầng. Bạn đang thấy khái niệm của 1 họa sĩ về cơ sở hạ tầng này nó được xây dựng trong 1 ngọn núi ở Svalbard. Ý tưởng độc đáo ở chỗ Svalbard rất lạnh chúng ta có thể tận dụng nhiệt độ đóng băng tự nhiên. Nhưng nó xa xôi nhưng vẫn đi lại được vì thế nơi đó an toàn và chúng tôi không phải phụ thuộc vào máy làm lạnh cơ khí. Nó vượt lên trên giấc mơ của 1 nghệ sĩ, nó đã trở thành hiện thực. Bức tranh tiếp theo mô tả nó trong môi trường Svalbard. Và đây là cửa trước của cơ sở này. Khi bạn mở cửa trước bạn sẽ thấy cái này. Khá đơn giản. Nó là 1 cái hố trên mặt đất. Bạn đi vào trong đường hầm đục trong đá cứng, khoảng 130 mét. Có 2 cửa an ninh nên bạn không thấy nó như thế này. Khi quay trở lại, bạn đi vào khu vực mà tôi yêu thích. Đó là cái gì vậy? Tôi nghĩ nó gần giống cái nhà thờ. Và tôi biết điều này khiến tôi đóng nhãn 1 anh ngố nhưng.. (Tiếng cười) Một số ngày hạnh phúc nhất đời tôi đã dành... (Tiếng cười) ở nơi này. (Vỗ tay) Nếu bạn bước vào 1 trong những căn phòng này, bạn sẽ thấy cái này. Không thú vị lắm nhưng nếu bạn biết đó là gì, khá xúc động. Chúng tôi hiện nay có khoảng 425,000 mẫu đa dạng cây trồng độc nhất vô nhị 70,000 mẫu lúa gạo khác nhau trong cơ sở. Khoảng 1 năm nữa chúng tôi sẽ có hơn nửa triệu mẫu. Con số sẽ tăng lên hơn 1 triệu và 1 ngày nào đó chúng tôi sẽ có mẫu-- khoảng 500 hạt giống-- cho mỗi cây trồng nông nghiệp được bảo quản trong trạng thái đông lạnh trong cơ sở này. Đây là hệ thống dự trữ cho nền nông nghiệp thế giới. cho tất cả các ngân hàng hạt giống. Bảo quản miễn phí. Nó hoạt động giống 1 chiếc két sắt. Nauy sở hữu ngọn núi và cơ sở nhưng những người gửi hạt sở hữu hạt giống. Và nếu chuyện gì xảy ra, họ có thể quay lại lấy Bức tranh này cho thấy bộ sưu tập quốc gia của Mỹ, của Canada và 1 viện quốc gia từ Syria. Tôi nghĩ thật thú vị trong cơ sở này, Gần như điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến gần đây là các quốc gia từng quốc gia trên thế giới-- vì chúng tôi có hạt giống từ mọi đất nước trên thế giới-- tất cả các quốc gia kết hợp với nhau để làm điều gì đó lâu dài, tích cực và mang tính sống còn. Trong đời tôi chưa từng xảy ra điều gì tương tự như thế Tôi không thể nhìn thẳng vào mắt bạn và nói rằng tôi có 1 giải pháp cho biến đổi khí hậu, cho khủng hoảng nước ngọt. Nông nghiệp tiêu thụ 70% nguồn cung cấp nước trên trái đất. Tôi không thể nhìn thẳng vào mắt bạn và nói có 1 giải pháp như thế cho khủng hoảng năng lượng, nạn đói hay chiến tranh. Tôi không thể nhìn thẳng vào mắt bạn và nói tôi có 1 giải pháp đơn giản cho những điều đó nhưng tôi có thể nhìn vào mắt bạn và nói chúng ta không thể giải quyết bất cứ vấn đề nào nếu chúng ta không có đa dạng cây trồng. Vì tôi đó bạn nghĩ được 1 giải pháp hiệu quả, bền vững cho biến đổi khí hậu nếu chúng ta không có tính đa dạng cây trồng. Vì, rõ ràng là nếu nông nghiệp không thích nghi với biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ không thể. Và nếu cây trồng không thích nghi với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sẽ chẳng bao giờ chúng ta cũng vậy Vậy, đây không phải điều dễ làm Có nhiều người muốn tính đa dạng tồn tại chỉ vì giá trị tồn tại của nó Điều này tôi đồng ý là tốt đẹp. Nhưng đó là 1 việc cần phải làm. Vậy tôi tin chúng ta, 1 cộng đồng quốc tế nên hợp thành tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ này Vòm Hạt Giống Toàn Cầu Svalbard là món quà tuyệt vời Nauy và các nước khác tặng cho chúng ta nhưng nó không phải đáp án cuối cùng. Chúng ta cần thu thập sự đa dạng khác nữa vẫn đang tồn tại. Chúng ta cần đưa chúng vào bảo quản trong ngân hàng hạt giống và cung cấp hạt giống đó cho các nhà nghiên cứu trong tương lai. Chúng ta cần lên danh mục cho chúng. Đó là thư viện cuộc sống nhưng ngay bây giờ tôi muốn nói chúng tôi không có thẻ danh mục cho nó. và chúng tôi cần hộ trợ tài chính cho nó. Ý tưởng lớn của tôi là trong khi chúng ta nghĩ là bình thường khi để lại 1 bảo tàng nghệ thuật hay để lại 1 chiếc ghế trong trường đại học, chúng ta thực sự phải nghĩ đến truyền lại lúa mì. 30 triệu USD truyền lại sẽ bảo đảm lưu trữ tất cả tính đa dạng của lúa mì mãi mãi. Vậy, chúng ta cần nghĩ đến nó theo cách này. Và cuối cùng tôi nghĩ, bằng cách bảo quản lúa mì, lúa gạo, khoai tây và các cây trồng khác chúng ta sẽ đơn giản là đang tự cứu lấy mình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói với các bạn về một trong các vấn đề lớn nhất của thế giới và cách giải quyết vấn đề đó. Tôi muốn bắt đầu với một thí nghiệm nho nhỏ. Nếu quý vị nào đeo kính hoặc kính áp tròng, hoặc đã từng phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser xin giơ tay lên? Thật đáng buồn vì có quá nhiều bạn giơ tay, tôi không thể đếm hết. Tôi đoán vào khoảng 60% khán giả vì đó là tỉ lệ số dân ở các nước phát triển phải điều trị các bệnh về thị giác. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính -- họ đưa ra rất nhiều ước tính về số người cần đeo kính -- ước đoán thấp nhất là 150 triệu người. Ước tính cao nhất là khoảng 1 tỉ người. Chúng tôi mới tiến hành một thí nghiệm cho thấy khoảng một nửa dân số thế giới có nhu cầu đeo kính thuốc. Và thị lực yếu không chỉ nguy hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến giáo dục và kinh tế, do đó giảm sút chất lượng cuộc sống. Giá các loại kính khá rẻ và chúng cũng rất phong phú. Vấn đề là, trên thế giới không có nhiều chuyên gia nhãn khoa trên thế giới để sử dụng mô hình giao kính thuốc chúng ta đã có ở các nước phát triển. Vấn đề là có quá ít các chuyên gia nhãn khoa. Slide sau đây cho chúng ta thấy một bác sĩ đo thị lực và người màu xanh nhỏ đó biểu diễn tỉ lệ 1/10,000 người và đó chính là tỉ lệ ở Anh hiện nay. Đó là tỷ lệ số bác sĩ đo thị lực trên số dân ở tiểu Sahara châu Phi. Thực tế là, ở một số quốc gia ở tiểu Sahara châu Phi cứ 8 triệu dân thì có một bác sĩ đo thị lực. Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Tôi đã nghĩ ra một giải pháp cho vấn đề này. Nó dựa trên cơ sở quang học thích ứng. Ý tưởng ở đây là, bạn tự làm và điều chỉnh kính mắt và đó chính là cách giải quyết. Tôi muốn cho các bạn thấy rằng một người có thể làm một cặp kính. Tôi sẽ chỉ cho các bạn cách làm một cặp kính. Tôi sẽ nhét cái này vào túi. Tôi bị cận thị, khi nhìn các biển ở cuối, tôi hầu như không thấy gì. Được rồi, giờ tôi có thể thấy người đàn ông kia đang chạy ra. Giờ tôi đã tính toán độ cận thị của mình. Bước tiếp theo trong quy trình của tôi. Giờ tôi đã làm kính mắt theo độ cận thị của mình. Ok, thế là tôi đã làm cặp kính này và ... Ok, tôi đã làm cặp kính theo độ cận thị của mình và ... ... tôi vừa mới ... Và giờ tôi đã làm xong một vài chiếc kính. Là như thế đó. (Vỗ tay) Cặp kính đó không phải là duy nhất trên thế giới. Thực ra, công nghệ này đang trên đà phát triển. Tôi bắt đầu nghiên cứu công nghệ này vào namư 1985, và nó đã và đang phát triển, tuy rất chậm chạp. Hiện giờ có khoảng 30,000 cặp kính được sử dụng ở 15 nước. Chúng được phân phối tới toàn thế giới. Và tôi có một tầm nhìn muốn chia sẻ với các bạn. Một tầm nhìn toàn cầu dành cho tầm nhìn. Và tầm nhìn đó là cố gắng giúp 1 tỉ người đeo kính theo nhu cầu trước năm 2020. Đây là một ví dụ bạn đầu của công nghệ đó. Công nghệ này sẽ được phát triển hơn nữa -- và giá thành phải giảm xuống. Cặp kính này hiện nay có giá 19$. Nhưng nó cần phải được giảm xuống. Vì chúng ta đang cố gắng giúp đỡ những người sống với mức 1$/ngày. Giải quyết vấn đề này thế nào đây? Các bạn bắt đầu đi vào chi tiết. Và ở slide này, tôi chi giải thích các khó khăn bạn đang mắc phải. Phân phối ra bằng cách nào? Làm sao để đo đúng thị lực người bệnh? Làm thế nào để giúp mọi người nhận ra họ có vấn đề về thị lực? Làm cách nào để tạo mức giá cạnh tranh? Và câu trả lời là cần nghiên cứu hơn nữa. Chúng tôi đã thành lập Trung Tâm Thị Lực cho Thế Giới Đang Phát Triển trong trường đại học. Nếu muốn biết thêm chi tiết, các bạn hãy ghé thăm trang web của chúng tôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thật khó tin khi đã gần một năm trôi qua kể từ thời khắc khủng khiếp khi tài chính, tín dụng đã đẩy nền kinh tế của chúng ta vào tình trạng bị đóng băng Đúng là thót tim Ảnh hưởng của nó đến việc thu hồi vốn có lẽ kéo dài nhiều năm như vụ Bernie Mardoff người chúng ta đã biết. Sự lạm quyền, lãng phí, v.v Và mới chỉ vài tháng kể từ khi chính phủ phải bơm số tiền lớn mới giữ toàn bộ hệ thống được tồn tại. Và giờ ta đang ở một nơi mịt mù nơi không ai hiểu những gì đang hoạt động hoặc không hoạt động Ta không có bản đồ, cũng chẳng có la bàn Ta không biết có chuyên gia nào nữa có thể tin tưởng Điều mà tôi sẽ thử và làm là chỉ ra những điều tôi nghĩ về viễn cảnh đằng sau cuộc khủng hoảng, những gì chúng ta nên kiếm tìm và làm sao để ta lợi dụng được cơn khủng hoảng. Có một định nghĩa về lãnh đạo cho rằng "Đó là khả năng nhỏ nhất có thể để đem lại ảnh hưởng lớn nhất có thể" Và tôi muốn nói về cách ta được an toàn trong cơn khủng hoảng, Điều đó không lớn, nhưng thực sự hữu ích Tôi muốn bắt đầu bằng việc nói một chút về tôi. Tôi có một nền tảng kiến thức trong nhiều lĩnh vực nên có lẽ đã làm tôi nhiều lần lúng túng. Tôi có bằng Tiến sĩ trong Viễn thông, như các bạn nhìn thấy. Tôi đã học một chút về phật giáo từ một tu sĩ. Tôi đã từng là một công chức, và từng phụ trách về chính sách của chính phủ cho người này. Nhưng tôi muốn nói chuyện bắt đầu khi ở thành phố, lúc còn là sinh viên. Lúc bấy giờ, nó là một nơi tuyệt đẹp với những thứ bóng bẩy và giới thượng lưu, nhiều trong số đó đã để trong tim lời nhận xét của R. Reagan rằng, "cho dù họ nói sự cố gắng không để lại tác hại, vậy sao không mạo hiểm một lần" Nhưng khi tôi ở đây, rất nhiều người trẻ tuổi tôi biết đã ở những hoàn cảnh khác nhau, cùng rời trường học khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh, và về cơ bản họ rơi vào bước đường cùng. Và tôi đã dành rất thời gian với họ. Họ không phải là những người thiếu thông minh, năng động hay năng lượng, nhưng họ cũng không có hy vọng, không việc làm và tương lai. Và khi không được làm người có ích, họ sẽ sớm nghĩ mình là người vô dụng. Và lúc đó, mặc dù có lợi cho ngành công nghiệp âm nhạc, nó lại không tốt cho những mặt khác. Và kể từ đó, tôi tự hỏi tại sao chủ nghĩa tư bản có thể rất hiệu quả ở một số lĩnh vực, nhưng lại không hiệu quả ở chỗ khác, tại sao rất sáng tạo trong một số cách, nhưng lại không sáng tạo ở cách khác. Bấy giờ, kể từ thời điểm đó, chúng ta trải qua sự bùng nổ bất thường, sự bùng nổ dài nhất trong lịch sử của những đất nước này. Sự giàu có và thịnh vượng chưa từng có, nhưng sự phát triển không phải lúc nào cũng mang đến những gì ta cần. H.L.Mencken từng nói rằng, " Với những vấn đề phức tạp, luôn có một giải pháp đơn giản và đó là sai lầm" Tôi không nói phát triển là sai, nhưng điều đáng chú ý là trong những năm tăng trưởng, có nhiều điều không trở nên tốt hơn. Tình trạng suy thoái tăng ở phương Tây. Nếu bạn nhìn vào nước Mỹ, tỷ lệ người Mỹ có thể nói về những vấn đề quan trọng đã tăng từ một phần mười đến một phần tư. Chúng ta làm nhiều hơn, nhưng như bạn có thể nhìn vào biểu đồ, thời gian làm việc càng dài, bạn càng ít hạnh phúc hơn. Và nó trở nên rõ hơn bao giờ hết khi sự tăng trưởng kinh tế không tự biến thành sự phát triển xã hội hay tốc độ tăng trưởng của con người. Chúng ta bây giờ đang ở một thời điểm khác khi những người trẻ tuổi đang đối mặt với thị trường việc làm khắc nghiệt. Sẽ có hàng triệu người thất nghiệp vào cuối năm, hàng ngày, hàng ngàn người mất việc ở Mỹ. Chúng ta có thể làm gì để giúp họ, chúng ta tự hỏi, song, tôi nghĩ, ta cần một câu trả lời là cho dù chúng ta dùng cuộc khủng hoảng này để tiến về phía trước đến một nền kinh tế khác phù hợp hơn với nhu cầu của con người, đến một nền kinh tế và xã hội cân bằng. Và tôi nghĩ đến một bài học lịch sử rằng thậm chí cuộc khủng hoảng kinh khủng nhất cũng có thể có khoảnh khắc của cơ hội. Họ mang đến những ý tưởng bên lề vào xu thế chủ đạo. Họ dẫn đến sự gia tăng của những cải cách cần thiết. Và như bạn đã thấy ở những năm 30, khi cuộc Đại khủng hoảng đã mở đường cho hệ thống Bretton Woods, an sinh xã hội và nhiều thứ khác. Và tôi nghĩ bạn đã thấy quanh ta lúc này, vài chồi non của các nền kinh tế và chủ nghĩa tư bản khác nhau có thể phát triển. Bạn có thể thấy trong đời sống hàng ngày. Khi có khó khăn, ta phải tự làm việc, và trên toàn thế giới,Oxford,Omaha,Omsk, bạn có thể thấy sự bùng phát của nền nông nghiệp đô thị, người ta tiếp nhận đất, nhà, chuyển sà lan thành nông trại tạm thời. Và tôi là một phần rất nhỏ trong việc này. Tôi có 60,000 thứ trong khu vườn của mình. Một vài trong số đó là gà mái Atilla. Và tôi cũng góp một phần nhỏ trong một phong trào lớn, mà đối với một số người đó là sự sống còn, nó có giá trị, là một dạng khác của kinh tế, không phải là hàng hóa hay tín dụng, nhưng điều đó lại quan trọng với chúng ta. Và ở khắp mọi nơi, bạn có thể thấy sự gia tăng các ngân hàng và đồng tiền song song, con người sử dụng công nghệ thông minh để liên kết mọi nguồn lực giải phóng bởi thị trường - con người, nhà, đất - và liên kết chúng với những người có nhu cầu nhất. Có một câu chuyện tương tự, tôi nghĩ, với chính phủ. Ronald Reagan, một lần nữa, đã nói hai câu dí dỏm bằng Tiếng Anh, "Tôi thuộc chính phủ. Và tôi ở đây để giúp đỡ." Nhưng năm trước khi chính phủ vào cuộc, mọi người khá mừng khi họ ở đó, và họ đã hành động. Nhưng bây giờ, vài tháng đã qua, cho dù các chính trị gia giỏi tốt làm những chuyện sai trái mà không lộ mặt, nhưng khi bị phát hiện, họ không thể thể che dấu. Bởi vì đã quá rõ rằng họ đã bỏ biết bao nhiêu khoản tiền lớn cho nền kinh tế, để khắc phục sai lầm trong quá khứ, giải cứu ngân hàng, công ty xe hơi, không phải chuẩn bị cho tương lai. Biết bao nhiêu tiền bị bê tông hóa và để đẩy mạnh tiêu dùng, không phải để tháo gỡ những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Và mọi người đều nghĩ rằng số tiền này là để cho chúng ta và con chúng ta Giờ đây trong cuộc khủng hoảng, họ hỏi: Chắc chắn, liệu chúng ta có nên làm thế cho tầm nhìn dài hạn để đẩy nhanh thành nền kinh tế xanh, để dành cho thế hệ sau, để đối phó với sự bất bình đẳng ở các nước còn nhiều đau khổ và Hoa Kỳ chứ không phải chỉ đưa tiền cho các khách hàng đặc thù? Ta nên dùng tiền cho các doanh nhân, tổ chức xã hội, để khởi tạo các cty mới, không chỉ là cty lớn mà là các công ty liên kết, các chương trình chính phủ lớn. Và, sau tất cả, như nhà hiền triết vĩ đại Lao Tzu từng nói, "Quản lý đất nước phồn thịnh cũng giống như nấu một con cá nhỏ. Đừng lạm dụng nó." Và tôi nghĩ ngày càng có nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: Tại sao lại tăng sự tiêu dùng mà không đổi những gì ta sử dụng? Giống như thị trưởng São Paulo người cấm những biển quảng cáo, hay những thành phố như San Francisco đưa xe điện vào sử dụng. Bạn có thể thấy một chút về những điều tương tự xảy ra trong giới kinh doanh. Tôi nghĩ một số người làm trong ngân hàng họ không học được điều gì vì thế họ không quên được điều gì. Nhưng hãy tự hỏi: Lĩnh vực kinh tế nào sẽ lớn nhất trong 10, 20, 30 năm nữa? Điều đó sẽ không còn trở nên cốt yếu nữa, như xe hơi và ngành hàng không vũ trụ. Yếu tố quan trọng nhất, cho đến nay vẫn là sức khoẻ -- đã có 18% nền kinh tế nước Mỹ, được dự đoán sẽ phát triển đến 30, thậm chí 40% vão giữa thế kỷ. Dịch vụ chăm sóc người già, trẻ em, cung cấp việc làm nhiều hơn sản xuất ô tô. Ngành giáo dục chiếm: 6,7,8% nền kinh tế và đang tăng. Dịch vụ môi trường, năng lượng, vô số việc làm "xanh", tất cả đang hướng đến một nền kinh tế khác mà không chỉ là về sản phẩm, mà còn sử dụng mạng lưới phân phối, và nó được tìm thấy ở mối quan tâm, trong các mối quan hệ, và những gì mọi người làm cho nhau, thường là một với một, chứ không đơn giản là buôn bán sản phẩm. Và tôi nghĩ thứ kết nối các thách thức xã hội, các thử thách cho chính phủ và doanh nghiệp bây giờ rất đơn giản nhưng cũng khá khó khăn. Chúng ta đều biết xã hội luôn thay đổi. Chúng ta biết chúng ta không thể quay lại nơi trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Nhưng chúng ta cũng biết bằng các trải nghiệm chúng ta mới khám phá chính xác cách tạo một thành phố với tỉ lệ cacbon thấp, cách quản lý sự già hóa dân số, cách để giải quyết các vấn đề về ma tuý và hơn thế nữa. Và đây là một vấn đề. Trong nghiên cứu, chúng ta phải làm những thử nghiệm hệ thống. Xã hội bỏ ra 2, 3. 4% GDP để đầu tư cho các phát kiến mới, khoa học, công nghệ, để có các phát minh vĩ đại, với tập hợp những phát kiến rực rỡ. Các nhà khoa học không cần thông minh hơn hàng trăm năm trước, cũng có thể vậy, nhưng họ được hỗ trợ nhiều hơn. Và điều ấn tượng là, trong xã hội gần như không gì so sánh được, không có sự đầu tư, không thí nghiệm hệ thống nào cho thấy sao CNTB không tốt ở các việc như lòng từ bi, đồng cảm, mối quan hệ hay sự chăm sóc. Tôi đã không thực sự hiểu cho đến khi tôi gặp một người 80 tuổi, một người "khùng" người sống nhờ súp cà chua và nghĩ rằng việc là quần áo được đánh giá quá cao. Ông ấy đã giúp định hình lại tổ chức nước Anh hậu chiến tranh, chính sách phúc lợi, nền kinh tế, nhưng đã cố gắng để trở thành một doanh nhân xã hội, trở thành người sáng tạo ra rất nhiều tổ chức khác nhau. Một vài trường nổi tiếng như đại học mở với 110,000 học sinh, trường học của thời đại thứ ba, với hơn nửa triệu người cao tuổi để dạy cho những người cao tuổi khác, như trào lưu "tự mình làm" và những sản phẩm ngôn ngữ và trường học cho các doanh nhân. Vào cuối đời ông bán các công ty cho các quỹ đầu tư rủi ro Ông tin rằng, nếu bạn thấy một vấn đề, bạn đừng nói với ai vội, hãy tự giải quyết, và ông đã sống đủ lâu để thấy đủ những ý tưởng ban đầu bị coi thường nhưng sau đó đã thành công hay bạn nên nói "không" như một câu hỏi chứ không như một câu trả lời. Và cuộc sống của ông là một thử nghiệm để tìm câu trả lời tốt hơn, không từ lí thuyết mà từ thực nghiệm liên quan đến con người với tư duy tốt nhất cho nhu cầu xã hội, những điều mà ta cần trong cuộc sống. ông tin rằng ta sống cùng mọi người và ta cùng chia sẻ thế giới và phát minh của chúng ta cũng phải được làm cùng những người khác, không vì lợi ích cá nhân, không vì một ai ,v.v Đến nay, những gì ông đã làm không có trong sách vở nhưng tôi tin rằng nó sẽ trở thành tư duy chủ đạo. Đó là những gì chúng ta làm trong tổ chức mang tên ông nơi mà ta thử và phát minh, khởi tạo, ra mắt những dự án mới, cho dù đó chỉ là những trường học, các công ty mạng, các tổ chức y tế, v.v. Và ta sẽ thấy mình là một phần trong phong trào toàn cầu đang phát triển nhanh chóng góp phần cho sự đổi mới của xã hội, sử dụng ý tưởng, công nghệ hoặc từ tổ chức cộng đồng để xây dựng một thế giới tương lai, nhưng thông qua thực tiễn và luận chứng không chỉ qua lí thuyết. Và nó đang lan tỏa từ Hàn quốc tới Brazil tới ấn độ, tới Mỹ và qua Châu Âu. Và họ đã có động lực mới từ cuộc khủng hoảng bởi nhu cầu cho câu trả lời tốt hơn về nạn thất nghiệp, đổ vỡ cộng đồng v.v. Một số ý tưởng lạ lùng. Đây là một dàn hợp xướng than phiền. Họ hát về những việc khiến họ khó chịu. (Cười) Một số nghề thực dụng hơn: Huấn luyện viên sức khỏe, giáo viên, các câu lạc bộ nghề. Và một số hoàn toàn là cơ hội như trái khoán xã hội kiếm tiền từ việc đầu tư vào việc giáo dục thanh thiếu niên phạm tội hoặc giúp đỡ người già trong các bệnh viện và họ nhận lại tiền tùy thuộc vào sự thành công của dự án. Giờ đây có một ý tưởng đại diện chung, mà tôi nghĩ là nó sẽ nhanh chóng trở thành ý thức chung về cách ta đáp lại với khủng hoảng, thừa nhận sự cần thiết của việc đầu tư vào sự tiến bộ của xã hội cũng như quy trình công nghệ. Với quỹ phát triển sức khỏe được thành lập đầu năm tại đất nước này, cũng như sự đổi mới các dịch vụ cộng đồng. Từ Bắc Âu, rất nhiều chính phủ có các phòng thử nghiệm đổi mới. Chỉ vài tháng trước, Tổng thống Obama đã thành lập Văn phòng đổi mới xã hội tại Nhà Trắng. Và điều mọi người bắt đầu hỏi là: Liệu như chúng ta đầu tư 2, 3, 4% GDP của nền kinh tế vào nghiên cứu và phát triển, điều gì xảy ra nếu ta dùng 1% tỷ lệ tiêu dùng của người dân vào việc đổi mới xã hội, chăm sóc người già, cải cách giáo dục, Những cách để giúp những người khuyết tật? Có thể chúng ta sẽ đạt được lợi ích cho cộng đồng như trong kinh tế và công nghệ. Và nếu, một hay hai thế hệ trước, những thử thách lớn như con người đặt chân lên mặt trăng, có lẽ những thử thách cần đặt ra bây giờ là loại bỏ sự suy dinh dưỡng ở trẻ em, ngăn chặn nạn buôn người một điều nữa, tôi nghĩ, gần Mỹ hay Châu Âu sao ta không đặt mục tiêu kéo dài thêm 1 tỷ năm tuổi thọ của người dân. đây là những mục tiêu ta có thể đạt được trong một thập kỉ, nhưng chỉ với các thử nghiệm cơ bản và có hệ thống, không chỉ với công nghệ mà còn với lối sống và văn hóa, chính sách và thể chế chính trị. Bây giờ, tôi muốn kết thúc bằng việc nói một số điều tôi nghĩ về chủ nghĩa tư bản. Tôi nghĩ toàn bộ phong trào này phát triển từ lợi nhuận thì vẫn còn ít. Không giống như những nguồn lực của CERN, DARPA hay IBM hoặc Dupont. Điều đang nói với ta là chủ nghĩa tư bản sẽ trở lên xã hội hóa. Nó đã bị nhấn chìm trong mạng xã hội. Nó sẽ tham gia nhiều hơn trong việc đầu tư xã hội và chăm sóc cộng đồng và trong công nghiệp nơi mà giá trị đến từ việc bạn hợp tác với người khác, không chỉ đến từ việc bạn bán được hàng, và từ mối quan hệ cũng như từ sự tiêu thụ. Nhưng rât thú vị, nó ngụ ý trong tương lai cộng đồng sẽ học vài bí quyết từ CNTB về việc làm sao bạn đưa ADN của sự đổi mới liên tục vào xã hội, thử nghiệm rồi phát triển và xác định xem cái nào hoạt động. tôi nghĩ tương lai sẽ đem lại nhiều bất ngờ. Những năm gần đây, nhiều người thông minh nghĩ rằng CNTB về cơ bản đã chiến thắng. Lịch sử đã kết thúc và xã hội chắc chắn sẽ mất vị trí thứ hai cho nền kinh tế. Nhưng tôi đã bị va phải quan điểm của mọi người thường nói về CNTB ngày nay và về nền quân chủ 200 năm trước, ngay sau cuộc cách mạng Pháp và sự phục hồi của nền quân chủ Pháp. Sau đó mọi người cho rằng nền quân chủ thống trị ở khắp mọi nơi vì nó bắt nguồn từ bản chất của con người. Chúng ta chiều theo tự nhiên. Ta cần được phân thứ bậc. Cũng như ngày nay, những người theo CNTB tự do cho rằng nó bắt nguồn từ bản chất con người chỉ là ngày nay, nó là chủ nghĩa cá nhân, tọc mạch, v.v. Sau đó, chế độ quân chủ đứng trước thách thức lớn là nền dân chủ, được xem như là một điều tốt nhưng là một thử nghiệm tồi tệ. cũng như CNTB đã tiễn đưa CNXH. Thậm chí Fidel Castro bấy giờ nói rằng điều duy nhất tồi tệ hơn sự bóc lột của CNTB đa quốc gia lại là sự không bóc lột của CNTB đa quốc gia. Và trong khi nền quân chủ, cung điện và các pháo đài thống trị mọi thành phố có vẻ như sẽ tồn tại mãi, chắc chắn, thì ngày nay nó được thay thế bởi các tòa nhà ngân hàng tromg mọi thành phố lớn. Tôi không khuyên mọi người lao vào rào chắn và treo cổ các ngân hàng đầu tư lên cột đèn, mặc dù có vẻ khá thú vị. Nhưng tôi nghĩ là ta đang trên bờ vực cũng giống như đã xảy ra với chế độ quân chủ và thú vị là cả quân đội, vị trí của trung tâm tài chính cũng sẽ đến lúc kết thúc, và nó sẽ đẩy ra khỏi xã hội chúng ta, chuyển từ chủ thành tớ, đầy tớ của nền kinh tế sản suất và nhu cầu con người. Và khi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ nhớ đến một điều gì đó đơn giản và rõ ràng về CNTB. Không giống như bạn đọc được trong sách giáo khoa về kinh tế, không phải là hệ thống tự cung tự cấp, nó phụ thuộc vào các hệ thống khác, về sinh thái, về gia đình, về cộng đồng, và nếu không được bổ sung, CNTB cũng bị thiệt. Và bản chất con người không chỉ ích kỉ mà còn từ bi, không chỉ ganh tị mà còn chu đáo. bởi trong cuộc khủng hoảng, tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm của sự lựa chọn. Khủng hoảng chắc chắn đào hố chôn chúng ta, nó sẽ còn tồi tệ hơn vào cuối năm nay, hoàn toàn có thệ tệ hơn nữa vào những năm sau này. Nhưng đây là thời điểm ít có khi chúng ta phải lựa chọn thay vì giãy rụa để quay về một hai năm trước, và một ý tưởng cho nền kinh tế, hoặc đây sẽ là thời điểm để tiến về trước khởi động lại và để làm vài điều mà có lẽ dù sao chúng ta cũng cần phải làm. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Helen Walters: Bà Huang, rất hân hạnh được gặp bà. Cảm ơn bà đã nhận lời tham gia. Năm 2020 của bà thế nào ạ? Huang Hung: Năm 2020 của tôi đã bắt đầu hoàn toàn bình thường. Tháng Một, tôi đi Paris, thực hiện bài phỏng vấn của tôi về tuần lễ thời trang tại đó, trở lại Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 1, và nhận thấy mọi chuyện có hơi căng thẳng vì đã có rất nhiều lời đồn. Tôi đã từng sống qua dịch SARS, nên không quá lo lắng. Và vào ngày 23, tôi có một người bạn từ New York đến nhà chơi, người đó đã bị cúm, và chúng tôi ăn tối cùng nhau, và một người bạn khác đến, người đã đi Úc ngày hôm sau cho một kỳ nghỉ bằng máy bay. Vì vậy, chúng tôi không coi điều này quá nghiêm trọng cho đến khi có lệnh phong tỏa. HW: Chúng tôi thấy điều tương tự trên thế giới. Tôi nghĩ vẫn có người cảm thấy khó hiểu về tầm quan trọng của những biện pháp mà Trung Quốc đã làm. Ý tôi là, còn điều gì chúng tôi không biết về cách phản ứng của Trung Quốc không? HH: Cô biết đấy, về lịch sử, chúng ta là những quốc gia khác biệt về phương diện văn hóa và lịch sử. Ý tôi là, đây là hai trải nghiệm đời sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, đối với Trung Quốc, khi lệnh phong tỏa được thực hiện, mọi người cảm thấy ổn. Mọi người ổn về điều đó, bởi vì họ nghĩ đó là điều mà một bậc phụ huynh tốt nên làm. Cô biết đấy, nếu một đứa trẻ bị bệnh, cô sẽ để cậu ấy ở một phòng khác, đóng cửa lại và đảm bảo những đứa trẻ khác không bị bệnh. Và họ trông chờ điều đó từ chính phủ. Nhưng khi diễn ra ngoài Trung Quốc, ví dụ như Mỹ, nó trở thành một vấn đề lớn, về phương diện chính trị thì liệu có đúng không, và liệu điều đó có vi phạm quyền tự do cá nhân không. Những vấn đề mà bạn phải giải quyết trong một xã hội dân chủ là những vấn đề mà Trung Quốc không cần giải quyết. Tôi phải nói rằng có một từ trong tiếng Hoa mà không xuất hiện trong các ngôn ngữ khác, và từ đó đọc là "guai" (ngoan) Nó được dùng để gọi một đứa trẻ luôn nghe lời bố mẹ. Vì vậy tôi nghĩ, là một dân tộc, chúng tôi rất "ngoan". Chúng tôi có một kiểu hình tượng độc tài mà người dân Trung Quốc đều ngưỡng mộ, và họ trông chờ chính phủ thật sự hành động, và họ sẽ nghe theo. Mặc cho có phải chịu đựng bao nhiêu, họ vẫn cảm thấy như vậy là ổn, nếu anh cả nói phải làm như vậy, thì nó chắc chắn phải làm như vậy. Và điều đó đã định nghĩa Trung Quốc như một quan niệm riêng biệt, Trung Quốc có một quan niệm riêng biệt, so với người châu Âu hay Mỹ. HW: Khái niệm về trách nhiệm cộng đồng có lẽ đôi khi không xuất hiện ở nền văn hóa này. Đồng thời, tôi nghĩ, cũng có những mối lo ngại chính đáng xoay quanh những việc như giám sát và bảo mật thông tin cá nhân. Sự cân bằng ở đây là gì, và sự đánh đổi nào là hợp lí giữa sự giám sát và tự do? HH: Tôi nghĩ ở thời đại Internet, nó ở đâu đó giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tôi nghĩ, khi bạn cân đo giữa tự do cá nhân với an toàn cộng đồng, chắc hẳn phải có một sự cân bằng ở đâu đó. Với sự giám sát, chủ tịch Baidu, ông Robin Li, từng nói người Trung Quốc sẵn lòng từ bỏ một vài quyền cá nhân để đổi lấy sự tiện lợi. Thật ra, ông ấy đã bị chỉ trích rất nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc; nhưng tôi nghĩ ông ấy đúng. Người Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ một số quyền lợi nhất định. Ví dụ, chúng tôi có... hầu hết người Trung Quốc rất tự hào về hệ thống thanh toán của mình, khi mà bạn có thể đi bất cứ đâu và thanh toán mọi thứ, chỉ với chiếc iPhone và chỉ cần quét nhận diện gương mặt. Tôi nghĩ điều đó hẳn sẽ làm người Mỹ hốt hoảng. Bạn biết đấy, ở Trung quốc hiện nay, chúng tôi vẫn trong tình trạng phong tỏa, bất cứ đâu bạn đi sẽ có một ứng dụng để bạn quét, nhập số điện thoại của mình, và ứng dụng sẽ báo với bảo vệ ở lối vào của trung tâm thương mại, chẳng hạn, nơi bạn đã ở trong 14 ngày qua. Bây giờ, khi tôi nói điều này với một người Mỹ, cô ấy hoảng hốt, và cô ấy nghĩ như vậy là xâm phạm quyền riêng tư. Mặt khác, là một người Trung Quốc và đã sống ở Trung Quốc 20 năm qua, mặc dù tôi hiểu tâm lý đó của người Mỹ, nhưng là người Trung, tôi nhận thấy rằng "Tôi không phiền vì điều đó, và tôi cảm thấy tốt hơn, an toàn hơn khi vào trung tâm thương mại vì mọi người đều đã được quét rồi". Trong khi đó, tôi nghĩ sự tự do cá nhân như một khái niệm trừu tượng, trong tình trạng dịch bệnh như thế này nó thật sự vô nghĩa. Nên tôi nghĩ phương Tây cần tiến gần hơn đến phương Đông và nghĩ đến cộng đồng tập thể hơn là chỉ nghĩ cho bản thân. HW: Sự gia tăng của hùng biện đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc rõ ràng là rất rắc rối. Vấn đề là, hai quốc gia có liên quan mật thiết với nhau dù mọi người có hiểu về chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. Bà nghĩ chúng ta sẽ tiến đến đâu tiếp theo? HH: Cô biết đấy, đây là vấn đề đáng sợ nhất của tình trạng hiện nay, loại quan điểm tự tôn dân tộc ở cả hai bên trong dịch bệnh này. Vì tôi là một người lạc quan, tôi nghĩ hệ quả của tình trạng này là cả hai bên đều sẽ nhận ra đây là một cuộc chiến mà toàn bộ loài người phải cùng nhau chiến đấu và không tách rời. Mặc cho những hùng biện, nền kinh tế thế giới đã phát triển đến một sự hợp nhất mà việc tách riêng sẽ cực kỳ đắt đỏ và đau đớn cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. HW: Với tôi, nó cũng khá thú vị khi xem những chỉ trích khá lớn mà Trung Quốc đã nhận. Ví dụ như, họ bị chỉ trích về nói giảm tỉ lệ tử vong, và cũng như là, cố gắng quỷ hóa bác sĩ Lý, bác sĩ đầu tiên ở Vũ Hán cảnh báo về virus Corona. Tôi vừa đọc một báo cáo trên tờ ''New York Times'' rằng người dùng Weibo đã không ngừng đăng lên bài viết cuối cùng của bác sĩ Lý và dùng điều này như một cách tưởng niệm ông ấy, nói chuyện với ông ấy. Có đến khoảng 870,000 bình luận và vẫn tiếp tục tăng trong bài viết cuối cùng ấy. Bà có thấy một sự thay đổi trong truyền thông không? Một sự thay đổi trong việc tiếp cận các lãnh đạo Trung Quốc mà có thể đưa Trung Quốc nhảy vào gần trung tâm hơn như khi Mỹ cần đến gần một hình mẫu giống Trung Quốc hơn? HH: Tiếc thay là không hẳn, vì tôi nghĩ có một cách để chính phủ cầm quyền và người dân giao tiếp với nhau. Vào đêm mà bác sĩ Lý qua đời, khi cái chết của ông ấy được thông báo, mạng xã hội của Trung Quốc đã nổ tung. Mặc dù ông ấy từng bị đối xử tệ như một kẻ bịa đặt, ông ấy vẫn đến bệnh viện làm việc và cố gắng cứu người như một người bác sĩ, và rồi ông ấy chết vì bị nhiễm bệnh. Thế rồi đã có những cơn giận, sự thất vọng, và tất cả xuất hiện dưới dạng tưởng nhớ một hình tượng mà họ cảm thấy rằng chính phủ đã đối xử bất công. Những phán quyết và những nhận định chính thức về: "Ai là bác sĩ Lý? Ông ấy là kẻ xấu hay người tốt?" đã thay đổi hoàn toàn 180 độ. Ông ấy từ chỗ là một bác sĩ bịa đặt trở thành anh hùng cảnh báo mọi người. Dưới quyền của chính phủ cầm quyền, họ vẫn nhận thức rõ về những ý kiến của quần chúng, nhưng mặt khác, khi mọi người phàn nàn và tưởng niệm bác sĩ Lý, họ có thật sự muốn thay đổi cả hệ thống không? Và câu trả lời của tôi là không, vì dù họ không thích một quyết định cụ thể nào đó, nhưng họ không muốn thay đổi hệ thống. Và một lý do khác là vì họ chưa bao giờ biết về những hệ thống khác. Đây là hệ thống mà họ hiểu cách hoạt động. HW: "Ném chảo" nghĩa là gì vậy, bà Huang? HH: Oh, "ném chảo" là khi bạn đổ lỗi cho người khác. Cơ bản là một ai đó phải chịu trách nhiệm, trong tiếng lóng của tiếng Trung, là một người mang một cái chảo đen. Bạn bị đưa ra làm kẻ gánh tội cho điều gì đó tệ hại. Về căn bản, Trump bắt đầu gọi nó là "virus Trung Quốc," "virus Vũ Hán," và cố gắng đổ lỗi của toàn bộ dịch bệnh virus Corona này lên Trung Quốc. Và sau đó người Trung Hoa, tôi nghĩ, đã ném cái chảo ngược lại cho người Mỹ. Đó là một câu đùa khá vui trên mạng xã hội Trung Quốc về việc ném chảo qua lại này. Có một video về bài tập thể dục dụng cụ ném chảo đã rất nổi tiếng. HW: Bà Huang, hãy nói xem có phải bà cũng tập những điệu nhảy trên Tiktok không? HH: Oh, tất nhiên. Tôi đang quay rất nhiều bài nhịp điệu ném chảo trên Tiktok. HW: Ý tôi là, một tia hy vọng trong tình hình này là nó đã bóc trần một vài sự bất bình đẳng trong hệ thống, một số cấu trúc bị lỗi của chúng ta, nếu chúng ta có tư duy, chúng ta có thể xây dựng lại nó tốt hơn. HH: Vâng, tôi nghĩ một trong những tia hy vọng của dịch bệnh này là chúng ta nhận ra được rằng cả loài người phải cùng nhau làm gì đó hơn là phân biệt nhau bởi sắc tộc, hay màu da hay quốc tịch của nhau; rằng con virus này rõ ràng không phân biệt bất kì ai, dù bạn giàu hay nghèo, có sức ảnh hưởng hay không, hay bất kể màu da hay quốc tịch nào. Đây là thời điểm chúng ta chung sức, chứ không phải cố gắng đẩy nhau ra xa và bò lại trong chiếc vỏ tự tôn dân tộc của mình. HW: Đó là một cảm xúc thật đẹp. Huang Hung, cảm ơn bà đã tham gia cùng chúng tôi từ Bắc Kinh. Giữ gìn sức khỏe nhé. HH: Cảm ơn cô, Helen, và cô cũng giữ sức khỏe nhé. Tôi là một nhà công nghệ sáng tạo và công việc chính của tôi là tập trung vào Và một trong những niềm đam mê thôi thúc của tôi là ý tưởng khám phá thiên nhiên, và cố gắng kiếm tìm các dữ liệu tiềm ẩn trong tự nhiên. Đối với tôi, tiềm năng này có ở mọi nơi, quanh chúng ta. Mọi thứ đều phát đi các dữ liệu, như là âm thanh, mùi vị hay độ rung. Trong quá trình làm việc, tôi luôn tìm cách khai thác và hé mở nó. Và nó đã dẫn tôi đến với một đề tài có tên các hiện tượng mẫu sóng âm (cymatics). Mẫu sóng âm là quá trình hữu hình hóa âm thanh bằng cách làm rung một môi trường như cát hoặc nước, như bạn có thể thấy ở đây. Nếu chúng ta nhìn qua lịch sử của mẫu sóng âm bắt đầu với các quan sát sự hòa âm do Da Vinci, Galileo và nhà khoa học Anh Robert Hook, và sau này là Ernest Chladni. Ông đã thực hiện một thí nghiệm sử dụng một đĩa kim loại, phủ cát lên đó rồi bẻ cong nó để tạo ra các mẫu Chladni mà các bạn đang thấy phía bên phải đây. Người tiếp theo đã khám phá lĩnh vực này là quý ông Hans Jenny vào thập kỷ 70. Chính ông đã nghĩ ra thuật ngữ "mẫu sóng âm." Và cuối cùng, người đương đại khám phá nó là anh bạn cùng hợp tác với tôi, một chuyên gia sóng âm học, anh John Steward Reed. Và anh ấy đã tái hiện lại thí nghiệm Chladni cho chúng ta. Chúng ta thấy ở đây là một tấm kim loại kết nối với một trình điều khiển âm thanh, được hỗ trợ bởi một máy phát tần số. Và khi tần số tăng, thì các mẫu phức tạp sẽ xuất hiện trên đĩa. Bằng mắt thường các bạn cũng có thể thấy được. (Vỗ tay) Vậy, tôi thích mẫu sóng âm ở điểm nào? Đối với tôi, mẫu sóng âm là một công cụ đầy phép thuật. Nó như một cái ống nhòm vào thế giới bí ẩn. Và qua nhiều cách ứng dụng mẫu sóng âm chúng ta có thể bắt đầu hé mở bản chất của các vật vô hình. Các thiết bị như kính sóng âm mà bạn đang thấy đây đã được các nhà khoa học sử dụng để quan sát các mẫu sóng âm. Và danh sách các ứng dụng khoa học đang dài thêm từng ngày. Ví dụ, trong ngành đại dương học, một bảng từ vựng của ngôn ngữ cá heo được tạo ra nhờ hữu hình hóa các tia siêu âm do cá heo phát ra. Và hy vọng rằng trong tương lai chúng ta sẽ có thể hiểu biết sâu hơn về cách thức giao tiếp của chúng. Chúng ta cũng có thể sử dụng sóng âm học để điều trị bệnh và giáo dục. Đây là một thiết bị được phát triển cho các em học sinh. Bám sát tay các em và cho phép chúng kiểm soát và đặt các mẫu sóng âm và các phản xạ do chúng tạo ra vào vị trí. Chúng ta cũng có thể dùng sóng âm học như một mẫu nghệ thuật tự nhiên tuyệt đẹp. Hình ảnh này được tạo ra từ một đoạn trích của bản giao hưởng số 9 của Beethoven, chơi bằng một thiết bị sóng âm. Nó có vẻ như ném các thứ qua đầu một chút. Và đây là bài "Machine" của ban nhạc Pink Floyd ngay lúc này đang hoạt động bằng kính sóng âm . Chúng ta cũng có thể sử dụng sóng âm học như một ống nhòm vào tự nhiên. Chúng ta có thể tái tạo các dạng nguyên mẫu của tự nhiên. Ví dụ, ở bên trái đây, chúng ta có thể thấy một bông tuyết xuất hiện trong tự nhiên. Và tiếp đến bên phải, chúng ta thấy một bông tuyết tạo ra từ sóng âm. Và đây là một con sao biển thường và một con sao biển sóng âm. Và có hàng ngàn thứ như thế này. Vậy điều đó có nghĩa gì? Nó có nghĩa vẫn còn nhiều thứ cho ta khám phá. Và mới chỉ là buổi bình minh thôi, chưa có nhiều người làm việc trong lĩnh vực này. Nhưng hãy coi âm thanh cũng có hình dạng. Và chúng ta đã thấy nó có thể tác động và tạo hình bên trong vật chất. Tiếp đến, hãy nhảy thêm một bước nữa và nghĩ đến hình thành vũ trụ. Và nghĩ đến âm thanh lớn khủng khiếp khi vũ trụ hình thành. Và nếu chúng ta đào sâu suy nghĩ về điều đó thì có thể sóng âm học sẽ ảnh hưởng đến bản thân sự hình thành vũ trụ. Và đây là một số hình ảnh bắt mắt cho các bạn, từ rất nhiều nhà khoa học và họa sĩ tự làm trên khắp thế giới. Và ai ai cũng có thể tiếp cận sóng âm học. Tôi muốn thúc giục các quý vị ở đây hãy sử dụng kiến thức cộng với niềm đam mê của mình cả các kỹ năng nữa vào các lĩnh vực như sóng âm học. Thiết nghĩ, chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng toàn cầu. Chúng ta có thể truyền cảm hứng cho nhau. Và tiếp tục cuộc khám phá bản chất của các vật vô hình. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thông thường, việc nhìn nhận nghệ thuật và khoa học sẽ có không ít sự không tương xứng. Có sự bối rối lớn khi so sánh cả hai bên. Nghệ thuật, tất nhiên, nhìn thế giới bằng tâm hồn, tình cảm -- vô thức về thời gian -- và về mặt thẩm mỹ. Khoa học thì nhìn thế giới qua lý trí và tham số - những thứ có thể đong đếm và miêu tả -- nhưng lại có thể góp phần xây dựng ngữ cảnh để hiểu rõ hơn về nghệ thuật. Trong dự án Extreme Ice Survey, chúng tôi mong muốn kết hợp hai lĩnh vực hiểu biết con người lại với nhau, sáp nhập nghệ thuật và khoa học để giúp chúng ta có thể hiểu thêm về thiên nhiên và mối quan hệ của con người với thiên nhiên hơn. Cụ thể, với tư cách là một thợ chụp ảnh thiên nhiên chuyên nghiệp suốt cuộc đời, tôi tin chắc rằng nhiếp ảnh, video, phim, có sức mạnh phi thường giúp chúng ta nhận thức và thay đổi cách chúng ta nghĩ về thiên nhiên và về mối quan hệ của chính chúng ta với thiên nhiên. Trong dự án này, tất nhiên chúng tôi đặc biệt quan tâm đến băng. Tôi bị cuốn hút bởi vẻ đẹp, bởi sự thay đổi bất thường, sự mềm dẻo của nó, và những hình thù đặc sắc nó mang lại. Những hình ảnh đầu tiên là ở Greenland. Nhưng băng còn mang một nghĩa khác. Băng là loài chim hoàng yến trong mỏ than thế giới. Đây là nơi ta có thể nhìn và chạm, nghe, và thấy sự biến đổi khí hậu đang diễn ra. Biến đổi khí hậu thực sự là một thứ trừu tượng đối với hầu hết thế giới. Việc bạn có tin nó hay không dựa vào cảm nhận của bạn về việc mưa đang nhiều hay ít hơn? Trời đang nóng hay lạnh hơn? Những mô hình máy tính cho kết quả gì về việc này, việc nọ và việc kia? Tất cả điều này đều biến mất. Trong những vùng cực và núi cao, nơi băng hiện diện, điều này là thật và nó đang tồn tại. Những thay đổi đang diễn ra. Chúng rất dễ thấy. Chúng có thể được chụp lại. Chúng có thể đo đạc được. 95 phần trăm sông băng trên thế giới đang thu hẹp dần. Đó là bên ngoài Nam Cực. 95 phần trăm sông băng trên thế giới đang thu hẹp dần, vì xu hướng mưa và nhiệt độ đang thay đổi. Không có một cuộc tranh luận khoa học đáng kể nào về việc đó. Mọi thông tin đã được nghiên cứu kĩ, và hoàn toàn chính xác. Nhưng mỉa mai và bi thảm thay, công chúng lại nghĩ rằng cộng đồng khoa học vẫn đang còn tranh cãi. Khoa học không tranh cãi về điều đó. Ở những tấm hình này, ta thấy đá từ những tảng băng trôi khổng lồ, những tảng băng lục địa hàng ngàn năm tuổi đang vỡ ra thành từng mảnh, từng mảnh, từng tảng băng một, kéo mực nước biển toàn cầu dâng lên. Vậy, sau khi chứng kiến sự việc này trong suốt 30 năm hành nghề, chừng 10 năm trước tôi vẫn nghi ngờ về sự biến đổi khí hậu, vì tôi nghĩ rằng nó chỉ dựa vào mô hình trên máy tính. Tôi không nhận ra nó dựa vào những đo đạc cụ thể về cổ khí hậu học - ngành nghiên cứu khí hậu cổ đại - được ghi lại ở tảng băng lục địa, ở bể trầm tích biển, ở bể trầm tích hồ, vòng tuổi của cây, và vô vàn những cách đo đạc khác. Khi tôi nhận ra biến đổi khí hậu rất thật, và không phải là mô hình máy tính, Tôi quyết định sẽ một ngày thực hiện dự án mô tả qua hình ảnh hiện tượng biến đổi khí hậu. Và nó đã dẫn tôi đến dự án này. Ban đầu, tôi làm công việc National Geographic giao cho -- chụp các tấm riêng biệt, như thông thường. Rồi một ngày, tôi bỗng nhiên nảy ra một ý tưởng điên rồ -- sau khi hoàn tất công việc được giao -- rằng tôi nên thử chụp ảnh time-lapse, rằng tôi nên đặt một hay hai máy ảnh ở một tảng băng và để nó cứ 15 phút chụp một tấm, hay mỗi giờ hay sao đó và quan sát sự biến đổi của cảnh quang theo thời gian. Ừ thì, trong khoảng ba tuần, tôi vô tình chuyển ý tưởng dùng một hai máy ảnh thành 25 máy ảnh time-lapse. Và sáu tháng tiếp là khoảng thời gian khó khăn nhất trong sự nghiệp của tôi, cố gắng thiết kế, chế tạo và lắp ráp 25 máy ảnh time-lapse. Chúng chạy bằng năng lượng mặt trời, Tấm pin mặt trời nạp năng lượng cho chúng. Năng lượng đi vào pin. Có một máy tính được thiết kế riêng để điều khiển thời gian chụp của máy ảnh. Và những máy ảnh này được đặt trên các tảng đá ở hai bên sông băng, và chúng nhìn vào sông băng từ một vị trí cố định, vững chắc, và quan sát tiến trình thay đổi của cảnh quang. Chúng tôi có một số máy đặt trên tảng băng Greenland. Chúng tôi đã phải khoan lỗ xuyên qua lớp băng, sâu qua mức băng có thể tan và đặt một số máy ở đó khoảng chừng một tháng rưỡi trước. Thật sự thì vẫn có một máy còn ngoài đó. Tất cả các máy đều chụp khoảng 1h/tấm Một số chụp 30'/tấm, 15'/tấm, 5'/tấm. Và đây là một đoạn time-lapse đã được chụp. (Cười) Cá nhân tôi bị ám ảnh về ốc, vít, vòng đệm có trong những thứ điên rồ này. Tôi ở lì trong cửa hàng máy địa phương, suốt những tháng dài khi chúng tôi chế tạo những cái máy này. Chúng tôi làm việc trên hầu hết vùng băng lớn ở Bắc bán cầu. Các máy time-lapse của chúng tôi có tại Alaska, Rockies, Greenland và Iceland và chúng tôi chụp lại cùng một vị trí những nơi mà chúng tôi chỉ ghé đến mỗi năm một lần, như Anh,Columbia, dãy Alps, và Bolivia. Đây là một trọng trách lớn. Tôi ở đây với tư cách là đại diện cho toàn đội. Có rất nhiều người hiện đang làm việc trong dự án này. Chúng tôi hiện có 33 máy quay vào lúc này. Chúng tôi vừa có 33 hình chụp cách đây nửa giờ trên khắp Bắc bán cầu, theo dõi điều đang diễn ra. Và chúng tôi dành rất nhiều thời gian ở hiện trường. Công việc nhiều kinh khủng. Chúng tôi đã ở đó hai năm rưỡi, và còn hai năm rưỡi nữa để làm. Đây chỉ mới là một nửa công việc. Nửa công việc còn lại là kể lại câu chuyện này cho toàn thế giới. Bạn biết đấy, các nhà khoa học đã thu thập kiểu dữ liệu như thế này trong rất nhiều năm, nhưng phần lớn chúng chỉ gói gọn trong cộng đồng khoa học. Tương tự, rất nhiều dự án nghệ thuật chỉ gói gọn trong cộng đồng nghệ thuật, và tôi thấy có trách nhiệm thông qua những chương trình như TED, hay như mối quan hệ của chúng ta với chính quyền Obama, với Thượng viện, với John Kerry, để tác động đến các chính sách càng nhiều càng tốt bằng các bức hình này. Chúng tôi đã làm phim. Chúng tôi đã viết sách. Và còn nhiều thứ sắp tới nữa. Chúng tôi có một vị trí trên Google Earth mà Google Earth đã rất hào phóng cho chúng tôi, vân vân, bởi vì chúng tôi thấy cực kỳ cần phải kể câu chuyện này, vì đây là bằng chứng trước mắt về sự thay đổi khí hậu đang diễn ra lúc này. Giờ, hãy nói một chút về khoa học trước khi xem. Nếu tất cả mọi người ở các nước phát triển hiểu được sơ đồ này, và in đậm nó trong đầu, có lẽ không cần tranh cãi xa hơn về việc khí hậu biến đổi, bởi vì đây mới là câu chuyện đáng kể. Tất cả những cái khác bạn nghe thấy đều là tuyên truyền và mập mờ. Vấn đề chính: đây là bản ghi chép 400,000 năm. Đây là biểu đồ chính xác cách đây gần một triệu năm. Có nhiều thứ quan trọng ở đây. Thứ nhất: nhiệt độ và lượng CO2 trong khí quyển tăng và giảm một cách đồng bộ. Bà có thể thấy từ đường biên màu cam đến màu vàng. Thiên nhiên cho phép lượng CO2 tăng đến 280 phần triệu một cách tự nhiên. Đó là một chu kỳ tự nhiên. Tăng đến 280 rồi giảm vì nhiều lý do không quan trọng để bàn đến lúc này. Nhưng 280 là đỉnh điểm. Hiện nay, nhìn vào đỉnh bên phải biểu đồ, chúng ta hiện ở vị trí 385 phần triệu. Chúng ta đang ở ngoài tầm biến thiên thông thường. Trái đất đang phát sốt. Trong hàng trăm năm, nhiệt độ Trái đất tăng 1.3 độ F, 0.75 độ C, và nó vẫn còn tiếp tục tăng vì ta vẫn tiếp tục bơm nhiên liệu hóa thạch vào khí quyển. Với tốc độ khoảng 2,5 phần triệu mỗi năm. Một sự gia tăng đều đặn, ko giảm sút. Chúng ta phải xoay ngược tình thế lại. Đó là điểm chính, và tôi hy vọng ngày nào đó trưng rõ điều này dọc Quảng trường Times ở New York và nhiều nơi khác. Dù sao thì, giờ hãy tới thế giới của băng. Sông băng Columbia, tại Alaska. Đây là quang cảnh được gọi là mặt sạt lở. Đây là cảnh mà một máy quay chụp lại được trong vài tháng. Bạn thấy sông băng chảy vào từ bên phải, đổ ra biển, máy chụp mỗi giờ. Nếu bạn nhìn vào bức nền ở giữa, bạn có thể lấy mặt sạt lở lắc lư lên xuống như một cái yo-yo. Nó có nghĩa là sông băng đang trôi và không ổn định, và bạn gần như có thể thấy hậu quả của sự trôi dạt đó. Để cho bạn cảm nhận một chút về quy mô, mặt sạt lở trong bức hình đó cao khảng 325 feet, bằng một tòa nhà 32 tầng. Nó không phải là một vách đá nhỏ mà là một tòa nhà cỡ lớn giữa trung tâm thành phố. Mặt sạt lở là một bức từng nơi những tảng băng lộ thiên vỡ ra, nhưng thực tế, nó nằm sâu dưới mực nước biển vài ngàn feet nữa. Nên đó là một bức tường băng sâu vài ngàn feet đâm sâu vào nền đá nếu tảng băng trôi nằm trên nền đá và trôi nổi nếu không. Đây là điều đã thực hiện ở Columbia. Đây là ở Nam trung Alaska. Đây là bức hình chụp tôi chụp trên không vào tháng Sáu, ba năm trước. Đây là bức hình trên không chúng tôi chụp năm nay. Sông băng đã rút đi. Thân chính, dòng chảy chính của sông băng là từ phía bên phải, và nó đang chạy nhanh lên phía thân chính. Ta sẽ đến được đó chỉ trong vài tuần nữa, và chúng tôi dự đoán có lẽ nó sẽ thu hẹp lại thêm nửa dặm nữa, nhưng nếu tôi đến đó và phát hiện rằng nó đã sụp và thu hẹp xa cả năm dặm, tôi cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên gì. Hiện giờ rất khó để hình dung được quy mô của những nơi này, bởi vì khi những tảng băng trôi -- cần nhắc nhớ Alaska hay Greenland là những nơi rất rộng lớn, chúng không phải là dạng địa hình thông thường -- nhưng khi những tảng băng trôi thu hẹp lại, chúng còn xẹp xuống, giống một chiếc bong bóng bị xì hơi. Nên, đó là những đặc điểm của loại địa hình này. Có một chóp núi bên phải trung tâm bức hình, trên vị trí mũi tên hướng về, có thể cho bạn thấy chút ít gì đó. Có một đường kẻ đánh dấu gọi là đường cắt trên đường mô tả nhỏ màu đỏ ở đó. Không có người thợ ảnh tự trọng nào làm điều này - vẽ thêm vài thứ minh họa lên hình của mình, đúng ko? nhưng thỉnh thoảng bạn phải làm thế để làm nổi những điểm này. Nhưng, dù sao thì từ năm 1984 độ hạ thấp của tảng băng trôi này đã cao hơn tháp Eiffel, cao hơn tòa nhà Empire State. Một lượng lớn băng đã chảy xuống những thung lũng này khi nó thu hẹp và xẹp xuống, quay trở lại thung lũng. Những thay đổi trên các đỉnh thế giới đang tăng nhanh. Nó không tĩnh. Đặc biệt là trong thế giới đại dương băng, tốc độ thay đổi tự nhiên vượt xa dự đoán trong chỉ vài năm trước, và quá trình này hoặc tăng nhanh hoặc dự đoán ban đầu là quá thấp. Nhưng dù là gì, những thay đổi rất lớn đang diễn ra khi chúng ta đang nói chuyện. Đây là một đoạn time-lapse khác ở Columbia. Và bạn thấy nơi chúng dừng lại vào những ngày xuân khác nhau, tháng Sáu, tháng Năm, đến tháng Mười. Giờ chúng ta bật chế độ time-lapse lên. Camera này chụp mỗi tiếng một tấm. Quá trình địa chất đang diễn ra. Và mọi người hỏi rằng, tại sao nó không tăng lên vào mùa đông? Không. Nó thu hẹp cả trong mùa đông vì đây là một tảng băng yếu. Cuối cùng khi đã tự bắt kịp, nó tiến lên. Bạn có thể xem đi xem lại bức hình này bởi vì thật là một điều phi thường, lạ lùng khi nhìn thấy thứ mà bạn không thường nhìn thấy một cách sống động thế này. Chúng ta đang nói đến "nhìn để tin" và nhìn thấy những thứ vô hình tại TED Global. Đó là thứ bạn nhìn bằng những chiếc máy quay này. Nó biến những thứ vô hình trở nên hữu hình. Những khe nứt khổng lồ mở ra. Những hòn đảo băng tuyệt vời này đang vỡ vụn -- và giờ thì nhìn xem. Đây là mùa xuân năm nay -- một sự đổ sụp lớn, xảy ra tháng trước, chúng ta mất toàn bộ khối băng đó. Đó là nơi chúng tôi bắt đầu ba năm trước, bên trái, nơi chúng tôi ở vài tháng trước lần cuối đến Columbia. Để giúp bạn hiểu được tầm của điều này, chúng tôi đã làm một minh họa khác với chiếc xe bus hai tầng của Anh. Nếu bạn nối liền 295 chiếc như thế, bạn sẽ có khoảng cách đó. Đó là cả một con đường dài. Ngược lên Iceland. Một trong những khối băng yêu thích của tôi, Sólheimajökull. Và đây, nếu bạn nhìn, bạn có thể thấy được điểm rút cuối cùng. Bạn có thể thấy dòng sông được hình thành. Bạn có thể thấy nó đang hạ xuống. Không có xử lý ảnh, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy điều này. Nó vô hình. Bạn có thể đứng đó cả đời mà chẳng nhìn thấy gì, nhưng máy quay ghi lại chúng. Giờ chúng ta quay ngược thời gian lại. Chúng ta quay lại vài năm về trước. Đó là nơi nó bắt đầu. Đó là nơi nó kết thúc vài tháng trước. Đi lên Greenland. Khối băng càng nhỏ, nó càng dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Greenland mất một ít thời gian để bắt đầu phản ứng lại với việc ấm lên toàn cầu ở thế kỷ trước, nhưng nó bắt đầu tiến triển rất nhanh từ 20 năm trước. Ở đó nhiệt độ tăng rất nhanh. Đó là một nơi rộng lớn. Toàn là băng. Tất cả đều là màu của băng và dày đến hai dặm (~ 3,2km), một tòa mái vòm khổng lồ đến từ bờ biển và nhô lên ở giữa. Tảng băng ở Greenland cung cấp băng cho thế giới đại dương nhiều hơn tất cả các tảng băng ở Bắc bán cầu gộp lại đó là tảng Ilulissat. Chúng tôi có đặt vài máy quay ở rìa phía Nam Ilulissat, quan sát mặt sạt lở khi nó thu nhỏ lại một cách khủng khiếp. Đây là hình ảnh ghi nhận hai năm trước. Trực thăng trước mặt sạt lở để hình dung kích thước, nhanh chóng thu nhỏ lại. Mặt sạt lở dài khoảng bốn đến năm dặm, trong bức này, nếu kéo ngược lại, bạn sẽ chỉ thấy một dặm rưỡi. Tưởng tượng xem nó lớn thế nào và có bao nhiêu băng đã tan. Phần đất liền của Greenland nằm bên phải. Nó đổ ra biển Atlantic ở bên trái. Băng trôi, lớn rất rất rất rất nhiều lần tòa nhà này, đang gầm rú đổ ra biển. Chúng tôi chỉ mới tải xuống những bức hình này vài tuần trước, như bạn thấy, 25 tháng Sáu, những sự kiện sạt lở khủng khiếp đã xảy ra. Tôi sẽ cho các bạn xem một trong số chúng. Tảng băng này tăng tốc gấp đôi trong vòng 15 năm qua. Giờ nó đạt tốc độ 125 feet (~38m) mỗi ngày, đổ toàn bộ băng vào biển. Nó có xung nhịp như thế, ba ngày một lần, nhưng trung bình, 125 feet/ngày, gấp đôi tốc độ 20 năm trước. Ok. Chúng tôi có một đội đang quan sát tảng băng này, và chúng tôi ghi lại sự kiện băng vỡ lớn nhất từng được quay. Chúng tôi có chín máy quay đang làm việc. Đây là thứ một vài máy quay lại được. Một khối băng cao 400 foot (~121m) vỡ ra. Một loạt băng tảng rơi xuống. Ok, nó lớn đến mức nào? Thật khó để hình dung. Lại dùng minh họa để bạn hình dung được kích thước của nó. Một dặm (1,6km) mất đi trong 75', dọc theo rìa băng vỡ, trong sự kiện đặc biệt đó, rộng ba dặm (~4,8km). Khối băng đó sâu 3/5 dặm (~1km), và nếu so sánh độ rộng của mặt sạt lở với Cầu Tháp London, thì nó rộng khoảng 20 chiếc cầu như thế. Hoặc nếu muốn so với một thứ gì của Mỹ, như tòa nhà Quốc hội thì bạn gom 3,000 tòa nhà như thế lại, sẽ bằng với độ lớn của nó. 75 phút. Giờ tôi đi đến kết luận sau khi dành rất nhiều thời gian cho vấn đề thay đổi khí hậu rằng chúng ta không có vấn đề với kinh tế, kỹ thuật, và chính sách cộng đồng. Chúng ta có vấn đề về nhận thức. Chính sách, kinh tế, và kỹ thuật là những vấn đề nghiêm trọng, nhưng có thể giải quyết được. Tôi chắc là ta có thể. Nhưng vấn đề ở đây là nhận thức bởi vì vẫn chưa bao nhiêu người thật sự hiểu rõ chúng. Bạn là một thính giả ưu tú. Bạn hiểu nó. May thay, có nhiều nhà lãnh đạo của những quốc gia lớn trên thế giới là những thính giả ưu tú và giờ đã hiểu được điều này. Nhưng ta còn cần rất nhiều người ủng hộ. Và đó là nơi tôi nghĩ những tổ chức như TED, như Extreme Ice Survey có thể tác động mạnh mẽ lên nhận thức của con người và đồng hành cùng chúng ta. Bởi vì tôi tin cơ hội là đây. Chúng ta đang trên bờ vực khủng hoảng, nhưng chúng ta vẫn có cơ hội để đối mặt với thử thách lớn nhất của thế hệ chúng ta, thực tế, của thế kỷ chúng ta. Đây là một lời kêu gọi cực kỳ, cực kỳ quan trọng để hành động đúng đắn cho bản thân chúng ta và cho tương lai. Tôi tin chúng ta có đủ khôn ngoan để bản chất thánh thiện tỏ hiện trong hoàn cảnh này và làm những điều cần phải làm. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về việc bơi ở Bắc Cực, ở vùng cực xa nhất của thế giới. Và có lẽ tốt nhất là tôi sẽ bắt đầu từ người cha quá cố của mình. Ông là một người kể chuyện tuyệt vời. Ông có thể kể câu chuyện về 1 sự kiện nào đó, và bạn cảm tưởng như bạn đã được có mặt ở đó vậy. Và một trong những câu chuyện mà ông thường hay kể cho tôi nghe khi tôi còn nhỏ. là câu chuyện về cuộc thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên của Anh. Ông đã có mặt ở đó và chứng kiến. Và ông nói tiếng nổ rất lớn và ánh sáng phát ra với cường độ cao, đến nỗi ông phải lấy tay che mặt. Và ông nói ông còn có thể nhìn xuyên qua mấy ngón tay như tia X-quang vì ánh sáng qúa mạnh. Và tôi biết là vụ thử bom nguyên tử đó đã gây ảnh hưởng rất lớn lên người cha quá cố của tôi. Khi tôi còn nhỏ, cứ mỗi lần nghỉ lễ là tôi được ra công viên quốc gia. Cha tôi cố gây cảm hứng cho tôi về việc bảo vệ thế giới này, và chỉ cho tôi thấy thế giới này mỏng manh như thế nào. Ông cũng kể cho tôi nghe về những nhà thám hiểm nổi tiếng. Ông thích nói về lịch sử. Ông hay kể về Captian Scott đi bộ tới tận Nam Cực. Và Ngài Edmund Hillary leo lên đỉnh Everest. Và từ lúc 6 tuổi trở đi tôi cứ mơ mình được lên tới vùng cực. Tôi cực kỳ muốn được đi tới Bắc Cực. Có điều gì đó ở nơi này đã có sức lôi kéo tới tôi. Và đôi khi ta cần một thời gian dài để biến giấc mơ thành hiện thực. Và 7 năm trước, lần đầu tôi tới Bắc Cực. Và nơi đó quá đẹp nên tôi thường hay tới đó trong 7 năm vừa qua. Tôi thích Bắc Cực. Nhưng tôi đã thấy được những thay đổi hơn cả những lời mô tả, chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi đã thấy gấu trắng đi qua những mảng băng rất mỏng để tìm thức ăn. Tôi đã bơi ở những sông băng mà thể tích của nó đã bị thu nhỏ lại quá nhiều. Và cứ mỗi năm, nó lại càng thu nhỏ dần đi. Và tôi muốn cả thế giới biết được điều gì đang xảy ra ở trên đó. Trong 2 năm trước khi tôi bơi trên đó, 23% của các sông băng đã tan chảy đi. Và tôi muốn đánh động tới những nhà lãnh đạo thế giới cho họ hiểu điều gì đang xảy ra. Nên tôi đã quyết định tổ chức 1 cuộc đi bơi mang tính tượng trưng này ở trên đỉnh cực của thế giới, ở nơi mà nó nên được đóng băng, nhưng giờ lại đang tan chảy ra. Và thông điệp đã quá rõ ràng: Khí hậu thay đổi là sự thật và chúng ta cần phải làm gì đó. Và chúng ta cần phải làm gì đó ngay lập tức. Bơi xuyên suốt Bắc Cực không phải là một chuyện đơn giản. Để tôi đặt nó vào bối cảnh để các bạn hiểu rõ hơn, 27 độ là nhiệt độ trung bình của hồ bơi trong nhà. Sáng nay, nhiệt độ được báo cáo trên English Channel là 18 độ. Các hành khách trong chuyến tàu Titanic rơi xuống nước biển ở 5 độ C. Nước đóng băng ở 0 độ. Và nước ở trên Bắc Cực ở âm 1.7 độ C. Lạnh thấy bà nội luôn. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi xin lỗi, nhưng tôi không tìm ra cách nào khác để mô tả được nó. (Tiếng cười) Và tôi phải tập hợp một nhóm thật giỏi để giúp tôi trong chuyến đi này. Tôi tập hợp được 29 người từ 10 quốc gia. Nhiều người nghĩ bơi lội là môn thể thao đơn, chỉ việc nhảy xuống nước và cứ thế mà bơi. Điều này trở nên không đúng đối với tôi. Và sau đó tôi bắt đầu luyện tập cật lực. Bơi trong nước lạnh như băng, cứ thế bơi tới bơi lui. Nhưng điều quan trọng là phải rèn luyện tinh thần để chuẩn bị cho những điều sắp tới. Và tôi phải mường tượng ra chuyến đi bơi sắp tới. Tôi phải hình dung ra nó từ đầu tới cuối. Tôi phải nếm thử nước muối. Tôi phải chịu sự la hét của huấn luyện viên, "Nào Lewis! Nhanh nào! Nhanh nào! Không được hãm lại!" Và tôi thực sự đã bơi qua Bắc Cực cả hàng trăm lận trong tư tưởng của tôi. Và sau 1 năm rèn luyện, tôi thấy mình đã sẵn sàng. Tôi cảm thấy tự tin rằng mình có thể làm được điều đó. Tôi và 5 thành viên khác trong đội đã đi nhờ trên 1 tàu phá băng đang đi tới Bắc Cực. Và vào ngày thứ 4 của chuyến hành trình chúng tôi bơi thử trong 5 phút. Tôi chưa từng bơi trong nước ở nhiệt độ âm 1.7 độ C trước đây vì không thể rèn luyện ở những điều kiện như vậy được. Và chúng tôi cho dừng tàu trên 1 tảng băng, tôi mặc đồ bơi vào rồi nhảy xuống biển. Trong khoảnh khắc đó tôi cảm nhận được 1 điều mà trước đây tôi chưa từng biết tới. Tôi khó thở. Tôi ngoi lên để lấy không khí. Tôi thở mạnh và nhanh và chỉ trong vài giây, đôi tay của tôi tê cóng. Và điều nghịch lý là bạn đang ở trong nước lạnh, mà cứ ngỡ rằng mình đang trong lửa vậy. Tôi cố bơi trong 5 phút. Tôi nhớ là mình chỉ cố để nhảy ra khỏi mặt nước. Tôi trèo lên tảng băng. Và mở kính bơi ra hãi hùng khi nhìn thấy đôi tay của mình vì mấy ngón tay của tôi đã bị sưng phồng lên và trông giống như xúc xích vậy. Tôi thậm chí không thể nắm lại được. 1 phần cơ thể của chúng ta là từ nước, và khi nước đóng băng nó nở ra. Và điều thật sự xảy ra là các tế bào trong ngón tay của tôi đã đóng băng lại và nở ra. Chúng nổ tung ra và tôi bị đau như sắp chết vậy. Và tôi lập tức được đưa lên tàu và ngâm vào nước nóng. Và tôi còn nhớ là tôi đứng dưới vòi sen, cố làm cho mấy ngon tay tan mềm ra. Và tôi nghĩ, trong 2 ngày tới tôi phải bơi như vậy ở Bắc Cực. Tôi đã định là bơi 1 km trong 20 phút ở Bắc Cực. Đó là giấc mơ từ khi tôi còn nhỏ, giờ đã như bị ném qua cửa sổ. Không có cách nào tôi có thể hoàn thành việc này. Tôi bước ra khỏi phòng tắm và nhận ra là đôi tay bị mất cảm giác. Và đối với vận động viên bơi lội, bạn phải cảm giác được đôi tay của mình vì bạn phải bắt được làn nước để kéo nó về phía mình. Và sáng hôm sau, tôi thức dậy và tôi còn đang trong giai đoạn suy sụp. Và tôi chỉ nghĩ về Ngài Ranulph Fiennes. Ông là một nhà thám hiểm người Anh nổi tiếng. Rất nhiều năm về trước ông đã đi tới Bắc Cực. Và vô tình đã ngã xuống nước. Và chỉ sau 3 phút trong nước, chỉ 3 phút thôi, ông đã lên được bờ. Nhưng đôi bàn tay đã bị phỏng lạnh rất nặng và ông phải trở về Anh. Ông tới bệnh viện địa phương và họ trả lời là: "Ran, chúng tôi đã không thể giữ được những ngón tay này. Chúng ta phải cắt bỏ nó thôi." Và Ran quyết định lấy cái cưa trong đống đồ nghề và tự làm việc đó. Và tôi nghĩ đó là điều xảy ra với Ran sau 3 phút, còn đôi tay của tôi thì mất cảm giác trong 5 phút, vậy cái gì sẽ xảy ra nếu tôi bơi trong 20 phút? Trường hợp tốt nhất là tôi sẽ mất đi vài ngón tay. Tôi thậm chí không muốn nghĩ tới điều tồi tệ nhất. Chúng tôi tiếp tục đi qua những tảng băng và đến Bắc Cực. David, người bạn thân của tôi đã thấy được điều tôi đang suy nghĩ. Anh gặp tôi và nói: " Lewis, Tôi đã quen biết anh từ khi anh mới 18 tuổi. Tôi hiểu anh và từ sâu thẳm trong lòng tôi biết là anh sẽ hoàn thành được việc này. Tôi rất tin tưởng nơi anh, Lewis. Tôi đã thấy anh luyện tập. Và tôi biết lý do tại sao anh lại làm điều này. Đây là một chuyến đi bơi rất quan trọng. Chúng ta đang ở 1 giai đoạn cực kỳ quan trọng trong lịch sử. Và anh đang chuẩn bị một chuyến đi bơi mang tính tượng trưng như vậy để đánh động tới những nhà lãnh đạo thế giới. Lewis, hãy dũng cảm mà đương đầu vì chúng tôi sẽ luôn dõi theo anh." Và tôi tự tin lên nhiều khi nghe điều đó, vì anh ta đã hiểu thấu tôi. Chúng tôi tiếp tục và cuối cùng cũng tới Bắc Cực. Chúng tôi dừng lại, và cũng như những nhà khoa học đã dự đoán. Có rất nhiều mảng băng loang lỗ ở khắp nơi. Và tôi đi vào buồng, mặc đồ bơi. Và bác sỹ buộc vào ngực tôi 1 cái máy để đo thân nhiệt và nhịp tim. Và chúng tôi ra tới tảng băng. Tôi nhìn xuống và thấy có rất nhiều tảng băng lớn, và dưới nước thì tối đen như mực. Tôi chưa từng thấy chỗ nào mà nước tối đen như vậy. Và sâu 4200 mét. Tôi tự nhủ: "Lewis, đừng nhìn qua trái, đừng nhìn qua phải. Chỉ việc chạy nhanh tới rồi nhảy xuống dưới." Và bây giờ tôi muốn cho các bạn xem 1 đoạn video ngắn về việc đã xảy ra ở đó. Video: Chúng tôi vừa mới ra khơi, và đây là giai đoạn mà dễ bị lung lay về mặt tinh thần. Mọi thứ xung quanh trông xám xịt, và lạnh lẽo. Chúng tôi vừa nhìn thấy vài con gấu trắng đầu tiên. Thật kì diệu. 1 gấu mẹ và 1 gấu con. Cảnh quan thật đẹp. Và tôi nghĩ rằng trong 30, 40 năm tới chúng có thể bị tuyệt chủng. Thật là một ý nghĩ đáng sợ. Cuối cùng chúng tôi cũng tới Bắc Cực. Đây là giấc mơ dai dẳng cả nhiều tháng trời. Nhiều năm rèn luyện, lập kế hoạch và chuẩn bị. Ooh. Chỉ vài tiếng nữa thôi tôi sẽ bơi ở đây. Cũng hơi run sợ 1 chút, và đầy cảm xúc. Amundson, anh sẵn sàng chưa? 10 giây nữa, 10 giây nữa. Cởi cái kính bơi ra. Cởi cái kính bơi ra! Người đàn ông: Cầm lấy đôi dép. Cầm lấy đôi dép. Làm tốt lắm anh bạn! Anh đã làm được Lewis, anh đã làm được! Anh đã làm được! Anh đã làm được! Lewis Pugh: Làm thế nào mà chúng ta làm được như vậy? Người đàn ông: Ngược dòng! Anh đã bơi ngược dòng! (Vỗ tay) Lewis Pugh: Xin cảm ơn, xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Khán giả: Nữa đi! (Tiếng cười) Lewis Pugh: Tôi sẽ nói vài câu để kết thúc. Tôi mất hết 4 tháng để lấy lại cảm giác cho đôi bàn tay. Nhưng điều đó xứng đáng? Vâng, hoàn toàn xứng đáng. Hiện giờ rất ít người không hay biết gì về những chuyện đang xảy ra ở Bắc Cực. Và mọi người hỏi tôi: "Lewis, chúng ta có thể làm gì về việc khí hậu thay đổi?" Và tôi trả lời là tôi nghĩ chúng ta cần làm 3 việc. Việc đầu tiên là chúng ta cần phá vỡ vấn đề lớn này ra thành những vấn đề nhỏ hơn mà chúng ta có thể xử lý. Bạn đã thấy trong đoạn video có rất nhiều lá cờ. Những lá cờ đó đại diện cho những quốc gia của những thành viên trong đội. Và khi nói về khí hậu thay đổi, mỗi một quốc gia đều phải có trách nhiệm. Anh, Mỹ, Nhật Bản, Nam Phi, Congo. Tất cả chúng ta đều đứng chung 1 chiếc thuyền. Và điều thứ 2 cần làm là chúng ta cần phải nhìn lại xem chúng ta đã tiến bộ như thế nào trong một khoản thời gian ngắn. Tôi nhớ chỉ vài năm trước khi nói về khí hậu thay đổi, mọi người khều tôi và nói là vấn đề đó thậm chí còn không tồn tại. Tôi vừa trở về trong chuyến đi thuyết trình cho những đứa trẻ cỡ 10 tuổi ở những khu vực nghèo đói nhất Nam Phi. 4 tới 5 đứa trẻ ngồi sau 1 cái bàn, và thậm chí ở điều kiện nghèo nàn như vậy, họ vẫn có 1 sự hiểu biết rất tốt về khí hậu thay đổi. Chúng ta cần tin tưởng vào bản thân. Bây giờ là lúc để tin tưởng. Chúng ta đã đi được 1 quãng đường dài. Chúng ta đang làm rất tốt. Nhưng điều tối quan trọng mà chúng ta phải làm là chúng ta phải đi tới tận cùng cuộc đời của mình rồi ngoảnh lại tự hỏi mình vấn đề cơ bản nhất. Và vấn đề đó là: "Chúng ta muốn sống trong 1 thế giới như thế nào, và điều gì chúng ta phải quyết định ngày hôm nay để chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều sống trong 1 thế giới bền vững?" Xin cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Nhìn cận kề lại, tay bạn không hề láng mịn tí nào. Với những đầu nhọn và rãnh lõm, nếp gấp và vết nứt, có vô số nơi trú ẩn cho vi-rút dính vào. Nếu bạn chạm vào mặt mình, bạn có thể bị lây nhiễm vi-rút. Nhưng có hai cách cực kỳ đơn giản mà bạn có thể ngăn nó xảy ra: xà phòng và nước, và dung dịch rửa tay khô. Vậy cái nào thì tốt hơn? Vi-rút corona gây ra COVID-19 là một trong nhiều vi-rút có bề mặt bảo vệ bên ngoài được tạo từ lớp lipid kép. Những lipid này là những phân tử hình kẹp có đầu ưa nước, và đuôi kỵ nước. Vậy nên trong môi trường nhiều nước, lipid sẽ tự nhiên tạo nên vỏ bọc như này, với phần đầu hướng ra ngoài và phần đuôi hướng vào trong. Phản ứng chung của chúng với nước khiến lipid gắn vào nhau một cách lỏng lẻo nó được gọi là hiệu ứng kỵ nước. Cấu trúc bên ngoài giúp cho bộ máy phân tử của vi-rút phá qua màng tế bào và xâm chiếm tế bào của chúng ta. Nhưng nó có hàng ngàn trong hàng ngàn điểm yếu mà những phân tử thích hợp có thể cạy nó. Và đây là khi xà phòng vào cuộc. Một giọt của một hiệu xà phòng bất kỳ chứa cả triệu tỷ phân tử gọi là phân tử lưỡng phần, giống với chất lipid sinh học. Đuôi của chúng cũng kỵ nước như vậy, cạnh tranh vị trí với lipid tạo nên vỏ bọc của vi-rút. Nhưng chúng đủ khác biệt để phá vỡ tính cân đối của màng vi-rút, làm cho toàn thể sụp đổ. Những chất lưỡng phần này tự tạo bong bóng của mình quanh những phân tử bao gồm cả ARN và protein của vi-rút. Cho nước vào, và bạn sẽ rửa sạch bong bóng đi. Dung dịch rửa tay khô không hoạt động như một đòn bẫy, mà như một trận động đất hơn. Khi vi-rút corona bị bao quanh bởi nước, hiệu ứng kỵ nước khiến cho liên kết trong lớp màng thêm sức mạnh. Nó cũng giữ vững những protein lớn mà hình thành nên những đầu nhọn của vi-rút corona đúng chỗ và đúng hình dạng cho phép chúng lây nhiễm vào tế bào của bạn. Nếu bạn phơi khô vi-rút trong không khí, nó sẽ giữ nguyên tính ổn định của nó. Nhưng giờ vây quanh nó với nồng độ cồn cao, như ethanol hay isopropanol trong phần lớn dung dịch rửa tay khô. Nó khiến cho hiệu ứng kỵ nước biến mất, và các phân tử có thêm không gian để di chuyển qua lại. Hiệu quả tổng thể như là gỡ bỏ hết đinh và vôi vữa của một căn nhà ra và rồi đập tan nó với một cơn động đất. Màng tế bào đổ sập xuống và những đầu nhọn protein vỡ vụn ra. Trong cả hai phương thức, quá trình tiêu diệt vi-rút trong thực tế xảy ra chỉ trong một vài giây. Nhưng các bác sĩ khuyến khích rửa tay ít nhất 20 giây vì bề mặt phức tạp của bàn tay. Xà phòng và dung dịch rửa tay cần tới mọi nơi, bao gồm lòng bàn tay, đầu ngón tay, mu bàn tay, và giữa các ngón tay, để có thể thật sự bảo vệ bạn. Và nhất là trong thời điểm bùng phát của vi-rút corona, các bác sĩ khuyến khích rửa tay bằng xà phòng và nước nếu có thể. Dù cả hai phương thức đều có hiệu quả tương tự trong việc tiêu diệt vi-rút, xà phòng và nước có hai lợi ích: trước hết, nó rửa sạch những vết bẩn có thể ẩn giấu những phần tử vi-rút. Nhưng quan trọng hơn hết, xà phòng và nước dễ dàng bao phủ toàn bộ bề mặt bàn tay trong 20 giây. Dĩ nhiên, dung dịch rửa tay khô thì thuận tiện sử dụng hơn khi ra ngoài. Khi không có bồn rửa tay, hãy dùng dung dịch rửa tay cách cặn kẽ nhất có thể và cọ xát tay bạn tới khi chúng khô ráo. Đáng tiếc thay, có hàng tỷ người không được cung cấp nguồn nước uống sạch, đây là vấn đề lớn tại bất kỳ thời điểm nào nhưng đặc biệt là giữa đợt bùng phát dịch. Các nhà nghiên cứu và nhóm cứu trợ đang chu cấp giải pháp cho những cộng đồng đó. Một ví dụ là một thiết bị sử dụng muối, nước, và ắc qui xe hơi để làm nước clo giết chết những mầm bệnh gây hại và an toàn cho việc rửa tay. Nên nếu có thể, xà phòng và nước được khuyến khích sử dụng cho vi-rút corona, Nhưng liệu nó có nghĩa rằng nó là tốt nhất cho tất cả các đợt bùng phát vi-rút? Không hẳn thế. Nhiều bệnh cảm cúm thông thường từ rhinovirus có cấu trúc protein hình khối gọi là capsid (vỏ bọc) thay vì lớp màng lipid. Capsid không có nhiều điểm yếu để chất lưỡng phần xà phòng có thể cạy chúng ra, nên nó tốn nhiều thời gian hơn để xà phòng trở nên hiệu quả. Tuy nhiên một số bề mặt protein vẫn bị yếu thế với hiệu quả làm mất ổn định của dung dịch rửa tay khô. Trong những trường hợp tương tự này, dung dịch rửa tay có thể hiệu quả hơn, đặc biệt là nếu sau đó bạn rửa tay để loại bỏ đi những phần tử còn lại. Cách tốt nhất để biết nên dùng thứ gì cho từng đợt bùng phát, cũng là cách tốt nhất cho tất cả mọi thứ liên quan tới bệnh tật, đó là theo sát lời khuyên của các chuyên gia y tế có uy tín. Điều mà tôi sẽ làm, trên tinh thần của sự hợp tác sáng tạo, đơn giản là lặp lại nhiều điểm mà ba diễn giả trước đã nêu ra. Nhưng họ có -- Điều này gọi là hợp tác sáng tạo; thực ra nó được gọi là sự vay mượn. Nhưng tôi sẽ làm điều đó theo một quan điểm cụ thể, và đó là đặt câu hỏi về vai trò của người sử dụng và người tiêu dùng trong thế giới đang phát triển này của sự hợp tác sáng tạo mà Jimmy và những người khác đã nói đến. Để bắt đầu, cho phép tôi hỏi các bạn, câu hỏi đơn giản này: ai đã sáng chế ra chiếc xe đạp địa hình? Bởi vì học thuyết kinh tế cũ (truyền thống) sẽ nói rằng, xe đạp địa hình chắc chắn đã được phát minh bởi các tập đoàn sản xuất xe đạp lớn, với phòng Nghiên cứu và Phát triển nơi mà họ sáng tạo ra những dự án mới, và nó đã đến từ đó. Nó không đến từ đó. Một câu trả lời khác có thể là, nó đã đến từ một thiên tài đơn độc nào đó làm việc trong ga ra của mình, người mà, làm việc trên nhiều dạng xe đạp khác nhau, xuất hiện với một chiếc xe đạp từ không khí. Nó không phải đến từ đó. Xe đạp địa hình đã đến từ những người sử dụng trẻ, cụ thể là một nhóm ở Bắc California, chúng thất vọng với những chiếc xe đạp đua kiểu cũ, những kiểu xe như Eddy Merckx đã lái, hay anh trai của bạn, và chúng trông rất quyến rũ. Nhưng cũng thất vọng với những chiếc xe đạp mà bố của bạn đã chạy, kiểu có tay lái lớn, và chúng quá nặng. Do đó, họ lấy khung của những chiếc xe đạp lớn này, ráp chúng với các bánh răng lấy từ những chiếc xe đạp đua, lấy tay thắng từ những chiếc xe máy, và lắp ráp thêm nhiều phụ kiện khác nhau khác. Và trong vòng ba tới năm năm đầu tiên của nó, tôi không rõ, những chiếc xe đạp địa hình được gọi là "clunkers." (xe độ chế) Và những chiếc xe chỉ được làm trong một cộng đồng những người đi xe đạp, chủ yếu ở Bắc California. Và rồi một trong những công ty nhập những thành phần của chiếc xe độ chế đã quyết định sản xuất chúng, bắt đầu bán chúng cho những người khác, và dần dần các công ty khác đã nổi lên từ đó, Marin và điều đó đúng là, tôi không rõ, 10, hoặc có thể là 15 năm, trước khi các công ty lớn sản xuất xe đạp nhận ra rằng có một thị trường như vậy. 30 năm sau, xe đạp địa hình, và linh kiện của chúng, chiếm đến 65% lượng xe đạp bán ra ở Mỹ. Nó có giá trị 58 tỷ đô. Đây là một loại được tạo ra hoàn toàn nhờ người tiêu dùng, mà không được tạo ra bởi thị trường xe đạp phổ thông bởi vì họ không thể thấy được nhu cầu, cơ hội; họ không có sự khuyến khích để đổi mới. Có một điều tôi nghĩ là tôi không đồng ý với phần trình bày của Yochai là khi anh ấy nói rằng Internet làm cho khả năng phân tán này của sự đổi mới được sống dậy. Đó là khi internet kết hợp với những người tiêu dùng chuyên nghiêp-nghiệp dư đầy đam mê này -- những người có hiểu biết, họ có động lực để đổi mới, họ có các công cụ, họ muốn -- như vậy bạn có được một dạng của một vụ nổ của sự sáng tạo hợp tác. Và ngoài điều đó, bạn cần có nhu cầu về những điều mà Jimmy đã nói đến, đó là những dạng tổ chức mới của chúng ta, hay nói cách khác: làm sao chúng ta có thể tự tổ chức bản thân mình nếu thiếu những tổ chức? Điều đó hiện nay đã có thể, bạn không cần một tổ chức để được sắp xếp, để hoàn thành những nhiệm vụ lớn và phức tạp như sáng tạo những phần mềm mới. Vậy đây là một thách thức lớn cho cách chúng ta nghĩ sáng tạo được diễn ra. Cách nhìn nhận truyền thống, vẫn trân trọng trong nhiều trường hợp mà chúng ta nghĩ về sáng tạo -- trong các tổ chức, trong chính phủ -- rằng sự sáng tạo thuộc về những người đặc biệt đội mũ lưỡi trai ngược, đến những hội thảo như thế này, ở những nơi đặc biệt, những trường đại học hàng đầu, phòng nghiên cứu và phát triển trong rừng, dưới nước, có thể trong những căn phòng đặc biệt được sơn vẽ màu sắc vui nhộn trong các công ty bạn biết đấy, với những túi đậu, có thể với những bàn bi-lắc. Những người đặc biệt, ở những nơi đặc biệt, nghĩ ra những ý tưởng đặc biệt, và rồi bạn có dây chuyền mang những ý tưởng đó đem đến cho những người tiêu dùng thụ động. Họ có thể nói "có" hoặc "không" với phát minh; đó là ý tưởng về sự sáng tạo Bạn rút ra được chính sách gì từ những điều trên nếu bạn là chính phủ, hoặc bạn đang điều hành một công ty lớn? Nhiều người đặc biệt thì cần nhiều vị trí đặc biệt. Xây dựng những khu sáng tạo trong thành phố; tạo thêm nhiều công viên Nghiên cứu và Phát triển ... vân vân Mở rộng đường vận chuyển đến với người tiêu dùng. Theo tôi, quan điểm này đang ngày càng sai lầm. Tôi nghĩ là nó đã luôn sai, vì tôi luôn nghĩ rằng sáng tạo phải luôn mang tính hợp tác. và nó chắc chắn phải tương tác một cách rộng rãi. Nhưng điều đó đang ngày càng sai lầm, và một trong những lý do khiến cho nó sai là những ý tưởng đang bị thổi ngược lại trong ống dẫn. Những ý tưởng đang đến từ những người tiêu dùng, và họ thường vượt lên trước các nhà sản xuất. Vì sao lại vậy? Vâng, có một điều rằng sự cách tân từ căn bản, khi bạn có ý tưởng tác động đến một lượng lớn kỹ thuật hay con người, sẽ phải đánh cược với sự không chắc chắn gắn liền với nó. Khoản lợi từ sự cách tân là lớn nhất khi mà sự không chắc chắn là cao nhất. Và khi bạn có được một sự cách tân căn bản, thường rất khó xác định làm thế nào để áp dụng nó. Toàn bộ lịch sử của ngành điện tín là câu chuyện của việc đánh cược với sự không chắc chắn. Những chiếc máy điện thoại đầu tiên, những nhà sáng chế đã nghĩ rằng chúng sẽ được mọi người dùng để lắng nghe những buổi biểu diễn trực tiếp từ những nhà hát Viễn Tây. Khi những công ty điện thoại di động phát minh ra SMS, họ không biết gì về việc chúng sẽ được sử dụng để làm gì; chỉ khi công nghệ đó đến với tay của những người dùng tuổi mới lớn thì họ mới phát minh ra cách sử dụng. Vì vậy, sự cách tân càng táo bạo, thì càng có sự không chắc chắn; thì bạn càng cần sự cách tân đó được sử dụng để biết được công nghệ để làm gì. Tất cả những bằng sáng chế, toàn bộ cách tiếp cận của chúng ta đối với bằng sáng chế và cách tân, đều dựa trên ý tưởng rằng những nhà sáng chế biết được phát minh sẽ được dùng để làm gì; chúng ta có thể nói rằng nó có tác dụng gì. Càng ngày, những nhà sáng chế càng không có khả năng nói trước được điều đó. Nó sẽ được tìm ra trong khi sử dụng, trong sự hợp tác với người tiêu dùng. Chúng ta muốn nghĩ rằng phát minh là một dạng thời điểm của sự sống: có thời điểm sinh ra khi một ai đó đến với một ý tưởng. Sự thật là phần lớn sự sáng tạo được tích lũy và hợp tác, như Wikipedia, nó phát triển trong một khoảng thời gian dài. Lý do thứ hai mà người dùng càng ngày càng quan trọng là họ là nguồn gốc của những sự cách tân lớn và đột phát. Nếu bạn muốn tìm thấy một ý tưởng lớn lao mới, thường rất khó để tìm thấy chúng trong một thị trường bình dân, trong những tổ chức lớn. Và hãy nhìn vào những tổ chức lớn và bạn sẽ thấy tại sao lại như vậy. Vậy, bạn đang ở trong một tập đoàn lớn; bạn đương nhiên nhắm đến việc leo lên những vị trí cao hơn. Bạn có đi vào trong phòng và nói, xem này, tôi có một ý tưởng tuyệt vời cho một sản phẩm đang chưa phát triển trong một thị trường biên, với những khách hàng chúng ta chưa từng biết đến trước đây, và tôi không chắc chắn rằng nó sẽ mang lại những khoản lợi lớn, nhưng nó có thể sẽ rất, rất lớn trong tương lai? Không, điều bạn làm, là đi vào và nói, Tôi có một ý tưởng tuyệt vời cho một sự cách tân có lãi cho một sản phẩm đang có sẵn mà chúng ta bán trên những kênh có sẵn cho những người dùng đã biết, và tôi có thể đảm bảo quý vị sẽ có được khoản thu lớn từ nó trong vòng ba năm tới. Những công ty lớn có một khuynh hướng muốn củng cố thành công trong quá khứ. Họ bị chìm sâu trong đó, đến nỗi rất khó cho họ có thể nhận ra những thị trường mới nổi. Và những thị trường mới nổi, sau đó, là mảnh đất màu mỡ cho những người sử dụng đam mê. Ví dụ tốt nhất: bất cứ ai trong ngành công nghiệp âm nhạc, 30 năm về trước, có thể nói, "Vâng, hãy sáng tạo ra một thể loại âm nhạc chỉ toàn về những người da đen cư trú trái phép sống trong những khu ổ chuột bày tỏ sự chán chường của họ với thế giới thông qua một thể loại âm nhạc mà ban đầu nhiều người cho rằng hơi khó nghe. Điều đó nghe như một người chiến thắng; chúng ta sẽ làm điều đó." (Cười). Vậy điều gì đã xảy ra? Nhạc rap đã được tạo ra bởi những người dùng. Họ tự làm ra nó với những cuốn băng, với dụng cụ thu âm của chính họ; họ tự mình phát tán chúng. 30 năm sau, nhạc Rap là thể loại âm nhạc thống trị trong văn hóa đại chúng -- chưa bao giờ ra đời từ những công ty lớn. Phải bắt đầu-- đây là điểm thứ ba -- với những người chuyên nghiệp-nghiệp dư này. Đây là câu mà tôi từng dùng trong một vài việc tôi đã làm với một nhóm ý tưởng ở London có tên là Demos, nơi mà chúng tôi đang nhìn vào những người nghiệp dư này -- ví dụ, họ làm điều đó vì tình yêu đối với nó -- nhưng họ muốn làm điều đó với tiêu chuẩn rất cao. Và qua nhiều lĩnh vực khác nhau -- từ phần mềm, thiên văn, khoa học tự nhiên, một phạm vi lớn các lĩnh vực văn hóa và giải trí như lướt sóng dù, vân vân --- bạn sẽ nhận ra rằng người ta làm điều đó vì họ yêu chúng, nhưng họ muốn làm điều đó ở một trình độ rất cao. Họ làm việc trong thời gian rỗi, nếu bạn thích. Họ xem những công việc thời gian rỗi của mình rất nghiêm túc: họ tự học các kỹ năng, họ đầu tư thời gian, họ sử dụng những công nghệ rẻ: đó không chỉ là Internet; mà còn máy quay phim, công nghệ thiết kế, công nghệ phụ, ván trượt, vân vân. Thông qua toàn cầu hóa, nhiều công cụ loại này trở nên rẻ hơn rất nhiều. Những người tiêu dùng càng có kiến thức, càng được giáo dục, thì càng có khả năng kết nối với nhau, càng có thể làm việc chung với nhau. Tiêu dùng, theo đó, là biểu hiện của tiềm năng sản xuất. Tại sao, chúng tôi thấy rằng, những người quan tâm đến vấn đề này, bởi vì trong công việc, họ cảm thấy không thể hiện được nhiều. Họ không cảm thấy như thể đó là những thứ thực sự có ý nghĩa đối với họ, vì vậy họ chuyển sang những công việc dạng như thế này. Điều này mang ý nghĩa về mặt tổ chức rất lớn cho nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Hãy lấy thiên văn học làm ví dụ, điều mà Yochai đã vừa nhắc đến. Khoảng 20-30 năm trước, chỉ những nhà thiên văn chuyên nghiệp lớn với những kính thiên văn lớn có thể thấy được xa trong không gian. Và có một kinh viễn vọng lớn ở Bắc nước Anh có tên là Jodrell Bank, và khi tôi còn nhỏ, nó quả là tuyệt vời, bởi vì những tấm hình mặt trăng sẽ được chụp và chúng sẽ di chuyển trên những đường ray. Và chúng thật lớn -- thật sự khổng lồ. Bây giờ, sáu nhà thiên văn nghiệp dư, làm việc trên internet, với kính thiên văn kỹ thuật số Dobsonian -- là dữ liệu mở -- với những cảm ứng ảnh sáng phát triển trong vòng 10 năm qua, trên Internet -- họ có thể là được điều mà Jodrell Bank có thể làm được 30 năm về trước. Vậy ở trong ngành thiên văn, bạn có được sự bùng phát mạnh của những nguồn có thể sản xuất được. Người dùng có thể trở thành người sản xuất. Điều này sẽ có ý nghĩa gì, cho toàn cảnh về cơ cấu trong các tổ chức của chúng ta? Vâng, bạn chỉ cần tưởng tượng một thế giới, tạm thời, chia thành hai trại. Ở đây, bạn có những mô hình cũ, truyền thống của tập đoàn. Những người đặc biệt, những địa điểm đặc biệt; cấp chúng bằng sáng chế, đẩy chúng xuống giai đoạn đến phần lớn những người tiêu dùng đang thụ động chờ đợi. Còn ở đây, hãy tưởng tượng rằng chúng ta có Wikipedia, Linux, và xa hơn nữa -- mã nguồn mở. Cái này mở, cái này đóng; Cái này mới, cái này cũ. Vậy, điều đầu tiên bạn có thể nói, tôi có thể đảm bảo, rằng điều mà Yochai đã nói -- là có một sự đấu tranh mạnh mẽ giữa hai mô hình tổ chức này. Những người ở đằng kia sẽ làm mọi thứ họ có thể để chặn đứng các dạng tổ chức như thế này thành công, bởi vì họ bị đe dọa bởi chúng. Và vì vậy cuộc tranh luận về bản quyền, quyền kỹ thuật số, vân vân -- tất cả những điều này sẽ cố gắng thúc, theo quan điểm của tôi, những dạng tổ chức này. Điều mà chúng ta đang thấy là một sự tham nhũng của những ý tưởng về bằng sáng chế và bản quyền. Ban đầu được dùng để thúc đẩy sự sáng tạo, để có thể lan truyền tri thức, bằng sáng chế càng ngày càng được sử dụng bởi các công ty lớn để tạo ra những kho bằng sáng chế nhằm ngăn cản sự sáng tạo. Hãy để tôi đưa ra 2 ví dụ. Ví dụ đầu tiên là, tưởng tượng bản thân bạn đang đến gặp một nhà đầu tư mạo hiểm và nói rằng, "Tôi có một ý tưởng tuyệt vời. Tôi đã phát minh ra chương trình mới tuyệt vời này nó tốt hơn rất rất nhiều so với Microsoft Outlook." Nhà đầu tư mạo hiểm nào, với tư duy logic của mình, sẽ đầu tư cho bạn để tạo nên một sản phẩm cạnh tranh với Microsoft, với Microsoft Outlook? Không ai cả. Đó là lý do tại sao sự cạnh tranh với Microsoft sẽ đến -- và chỉ đến -- từ một dạng dự án mở. Do đó, có một lý lẽ cạnh tranh lớn về việc duy trì khả năng của sự sáng tạo từ nguồn mở và người tiêu dùng, bởi vì nó là một trong những đòn bẩy cạnh tranh lớn nhất chống lại sự độc quyền. Cũng sẽ có những lập luận chuyên nghiệp. Bởi vì những người chuyên nghiệp, ở đây trong những tổ chức đóng này -- họ có thể là nhà học thuật, là người lập trình, họ có thể là giáo sư, họ có thể là nhà báo -- nghề trước đây của tôi -- nói, "Không, không -- ông không thể tin những người ở đây." Khi tôi bắt đầu làm báo -- tạp chí Financial Times, 20 năm về trước -- quả là một điều tuyệt vời khi thấy một người nào đó đọc báo. Và bạn sẽ kiểu như muốn nhìn qua vai của người đó để xem liệu họ có đang đọc -- đọc bài báo của bạn. Thông thường họ đang đọc giá cổ phiếu, và những trang báo có bài báo của bạn lại ở dưới sàn, hoặc đại loại như vậy, và bạn biết rằng, "Vì Chúa, họ đang làm gì vậy! Họ không đọc bài báo xuất sắc của tôi!" Và chúng ta cho phép người dùng, đọc giả, hai địa điểm mà họ có thể đóng góp cho tờ báo: trang thư, nơi họ có thể viết thư vào, và chúng tôi sẽ chiếu cố, cắt bức thư làm đôi, và in chúng ba ngày sau đó. Hay trang lời ngỏ của chủ biên, nơi mà nếu họ biết ông chủ bút -- đã học cùng trường với ông ấy, ngủ với vợ của ông ấy -- họ có thể viết một bài cho trang lời ngỏ đó. Đó là hai vị trí. Cú sốc, sợ hãi: bây giờ, người đọc muốn trở thành người viết và nhà xuất bản. Đó không phải là vai trò của họ; họ nên là người đọc bài chúng ta viết. Nhưng họ không muốn trở thành nhà báo. Những nhà báo nghĩ rằng -- những blogger muốn trở thành nhà báo; họ không muốn trở thành nhà báo, họ chỉ muốn có tiếng nói. Họ muốn, như Jimmy đã nói, họ muốn có một cuộc đối thoại, một cuộc trò chuyện. Họ muốn trở thành một phần của dòng chảy thông tin. Điều đang diễn ra ở đây là cả một lĩnh vực của sự sáng tạo đang được mở rộng ra. Vậy, sẽ có một sự đấu tranh cực lớn. Nhưng, cũng có thể, sẽ có một sự biến đổi lớn từ cái mở sang cái đóng. Điều mà bạn sẽ thấy, tôi nghĩ rằng, là hai điều mấu chốt, và điều này, tôi nghĩ, là hai thách thức cho sự biến đổi mở. Điều thứ nhất là: liệu chúng ta có thể sống sót nhờ tình nguyện? Nếu điều này là quá chỉ trích, thì chúng ta không cần nó phải được gây quỹ, tổ chức, hỗ trợ theo những cách có tổ chức hơn sao? Tôi nghĩ ý tưởng về việc thành lập Hội Chữ Thập Đỏ dành cho thông tin và kiến thức là một ý kiến tuyệt vời, nhưng liệu chúng ta có thể tổ chức được chúng nhờ tình nguyện viên? Những sự thay đổi nào chúng ta cần trong chính sách cộng đồng và tài trợ để hiện thực hóa chúng? Vai trò của BBC là gì, ví dụ, trên thế giới? Vai trò của chính sách công cộng sẽ là gì? Và cuối cùng, điều mà tôi nghĩ bạn sẽ thấy là trí thông ming, những tổ chức đóng sẽ dần tiến tới những hướng mở. Vậy đó sẽ không phải là cuộc thi giữa hai trại, mà ở giữa chúng, bạn sẽ thấy mọi địa điểm thú vị mà mọi người sẽ chiếm giữ. Những mô hình tổ chức mới đang được tạo ra, pha trộn việc đóng và mở theo những cách đặc biệt. Nó sẽ không rõ ràng; không như Microsoft đối đầu với Linux -- sẽ có rất nhiều loại ở giữa hai quan điểm. Và những mô hình tổ chức đó có một sự mạnh mẽ khó tin, và những người có thể hiểu chúng sẽ rất, rất thành công. Hãy cho phép tôi đưa ví dụ cuối cùng về ý nghĩa của điều đó. Tôi đã ở Thượng Hải, trong một tòa nhà văn phòng được xây dựng trên một cánh đồng lúa cách đây 5 năm -- Một trong số 2500 tòa nhà chọc chời họ đã xây ở Thượng Hải trong vòng 10 năm qua. Và tôi đang ăn trưa với một người có tên là Timothy Chen. Timothy Chen đã mở một công ty kinh doanh Internet vào năm 2000. Không đi sâu vào internet, giữ tiền của anh ấy, quyết định đi vào lĩnh vực trò chơi điện tử. Anh điều hành công ty Shanda, đó là công ty về trò chơi điện tử lớn nhất ở Trung Quốc. 9000 máy chủ trên khắp Trung Quốc; với 250 triệu người đăng ký. Ở bất cứ thời điểm nào, có 4 triệu người đang chơi một trong những trò chơi của anh ấy. Anh ấy sử dụng bao nhiêu nhân viên để phục vụ số khách hàng đó? 500 người. Vâng, làm sao anh ấy có thể phục vụ hai trăm rưỡi triệu -- 250 triệu người dân bằng 500 nhân viên? Bởi vì căn bản là anh ấy không phục vụ họ. Anh ấy đưa cho họ một nền tảng, anh ấy cho họ một vài luật chơi, anh ấy cho họ công cụ và sau đó anh ấy như điều khiển sự giao tiếp đó; anh ấy phối hợp các hành động. Nhưng thực ra, rất nhiều nội dung đã được tạo ra bởi chính người dùng. Và điều đó tạo ra một dạng kết dính giữa cộng đồng và công ty có sức mạnh cực kỳ lớn. Để kiểm chứng điều đó: bạn hãy vào một trong những trò chơi của anh ta, bạn tạo ra một nhân vật mà bạn sẽ phát triển trong trò chơi. Nếu, vì một lý do nào đó, thẻ thanh toán của bạn bị bật ra, hoặc có vấn đề nào khác phát sinh, bạn mất nhân vật của mình. Bạn sẽ có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất: bạn có thể tạo một nhân vật mới, làm lại từ số không, không còn chút ít gì từ nhân vật cũ của bạn. Nó sẽ tốn của bạn $100. Hoặc bạn có thể lên một chuyến bay, đến Thượng Hải, sắp hàng để vào bên trong văn phòng của Shanda -- chắc chắn tốn khoản 600-700 -- và than phiền về nhân vật của bạn, lấy lại thông tin nhân vật cũ của bạn. Mỗi sáng, có 600 người sắp hàng bên ngoài các văn phòng để than phiền về những nhân vật của họ. Vậy điều này nói đến những công ty được xây dựng dựa trên các cộng đồng, nó cung cấp những cộng đồng với những công cụ, tài nguyên, nền tảng trong đó họ có thể chia sẻ. Anh ấy không phải là kho nguồn mở, nhưng lại có sức mạnh rất lớn. Vậy đây là một trong những thách thức, tôi nghĩ, cho những người như tôi, người mà làm nhiều công việc trong chính phủ. Nếu bạn là một công ty trò chơi, và bạn có một triệu người chơi trong trò chơi của bạn, bạn chỉ cần một phần trăm trong số họ trở thành người cùng phát triển, đóng góp ý tưởng, và bạn có một đội ngũ phát triển khoảng 10 000 người Tưởng tượng rằng bạn có thể có mọi trẻ em đang đi học ở Anh, và một phần trăm của chúng làm người cùng phát triển giáo dục. Điều đó sẽ tác động như thế nào đến nguồn lực có thể sử dụng cho hệ thống giáo dục? Hay nếu bạn có một phần trăm bệnh nhân trong NHS trong một chừng mực nào đó trở thành người cùng sản xuất sức khỏe. Lý do tại sao mặc cho những nỗ lực cắt chúng đi, hạn chế chúng, giữ chúng lại -- vì sao những mô hình mở này vẫn sẽ nổi bật với những sức mạnh cực lớn, là vì họ đang nhân rộng lực lượng sản xuất. Và một trong những lý do mà họ làm điều đó là vì họ biến người dùng thành người sản xuất; người tiêu dùng thành nhà thiết kế. Xin cảm ơn rất nhiều. Hôm nay tôi sẽ nói về vấn đề của trí óc. Và vấn đề mà tôi sẽ đề cập đến không phải là vấn đề quen thuộc của triết học "Làm sao ta biết được người khác có trí óc hay không?" Nói cách khác, có thể bạn có trí óc, và mọi người khác chỉ là những con robot rất giống thật. Đó là một vấn đề trong triết học. Nhưng vì mục đích của buổi hôm nay tôi sẽ cứ cho rằng nhiều khán giả ở đây có trí óc, và tôi sẽ không phải lo lắng về chuyện đó. Vấn đề thứ hai có thể còn quen thuộc với chúng ta hơn trong vai trò làm cha mẹ và thầy cô và vợ chồng, và tiểu thuyết gia. Đó là "Tại sao thật khó để biết được người khác muốn gì hay tin gì?" Hay có lẽ, đúng hơn là, "Tại sao thật khó để thay đổi điều người khác muốn hoặc tin tưởng?" Tôi nghĩ các tiểu thuyết gia diễn tả điều này tốt nhất. Như Philip Roth, người đã nói, "Và dù sao thì, chúng ta phải làm gì về những chuyện vô cùng quan trọng của người khác? Chúng ta đều trang bị quá nghèo nàn để hình dung những diễn biến bên trong và chí hướng vô hình của một người khác." Vậy nên là một giáo viên, là một người vợ, đây đương nhiên là một vấn đề tôi phải đối diện hằng ngày. Nhưng là một nhà khoa học, tôi quan tâm đến một vấn đề khác của trí óc, và đó là điều tôi sẽ giới thiệu với các bạn hôm nay. Và vấn đề đó là "Tại sao thật đơn giản để biết được suy nghĩ người khác?" Vậy tôi sẽ bắt đầu với một hình minh họa, bạn không cần bất cứ thông tin nào, chỉ một bức ảnh chụp một người lạ, để đoán xem người phụ nữ này, hay người đàn ông này đang nghĩ gì. Nói cách khác, điểm then chốt của vấn đề đó là bộ máy mà chúng ta dùng để tư duy về suy nghĩ của những người khác, bộ não của ta, được tạo nên từ nhiều mảnh, những tế bào não, thứ mà chúng ta cùng chia sẻ với các động vật khác, với loài khỉ, chuột, và thậm chí sên biển. Nhưng bạn sắp xếp chúng vào với nhau theo một mạng lưới nhất định, và thứ bạn thu được là khả năng sáng tác Romeo và Juliet. Hay nói như Alan Greenspan, "Tôi biết bạn cho rằng mình hiểu điều mà bạn nghĩ tôi vừa nói, nhưng tôi không chắc bạn có nhận ra điều bạn vừa nghe không phải là điều tôi muốn nói." (Tiếng cười) Vậy nên nhiệm vụ của lĩnh vực khoa học thần kinh nhận thức mà tôi đang nghiên cứu là đứng với những ý tưởng này, mỗi tay một ý tưởng. Và cố gắng hiểu làm cách nào các bạn có thể sắp xếp những đơn vị đơn giản, những tín hiệu cơ bản trong không gian và thời gian, thành một mạng lưới và tạo nên khả năng tuyệt vời của con người đó là suy nghĩ về những suy nghĩ. Vậy nên sẽ nói với các bạn về 3 điều trong hôm nay. Hiển nhiên toàn bộ dự án rất lớn. Và tôi sẽ chỉ kể với các bạn những bước đầu tiên trong cuộc khám phá một vùng não đặc biệt dùng để tư duy về những ý nghĩ của người khác. Một số quan sát về sự phát triển chậm rãi của hệ thống này trong khi chúng tôi tìm cách thực hiện công việc khó khăn này. Và cuối cùng, một số khác biệt giữa mọi người trong cách chúng ta đánh giá người khác, có thể được giải thích bằng những khác biệt trong hệ thống não bộ. Điều đầu tiên tôi muốn nói đó là có một vùng trong não người, trong bộ não của các bạn, làm công việc nghĩ về suy nghĩ của người khác. Đây là một hình ảnh của nó. Nó được gọi là vùng thùy thái dương-thùy đỉnh phải. Nó nằm bên trên và phía sau tai phải của bạn. Và đây là vùng não bộ bạn sử dụng khi các bạn xem những bức ảnh tôi mới chiếu hoặc khi bạn đang đọc Romeo và Juliet, hoặc khi bạn cố gắng hiểu Alan Greenspan. Và bạn không dùng nó để giải quyết bất kỳ vấn đề suy luận nào khác. Vùng não bộ này được gọi là RTPJ. Hình này cho thấy mức hoạt động trung bình trong một nhóm mà chúng tôi gọi là người trưởng thành bình thường. Họ là các sinh viên MIT. (Tiếng cười) Điểm thứ hai tôi muốn nói về hệ thống não bộ này đó là mặc dù người trưởng thành rất giỏi trong việc hiểu ý nghĩ người khác, không phải lúc nào chúng ta cũng như thế. Trẻ con cần một thời gian dài để thâm nhập vào hệ thống đó. Tôi sẽ cho các bạn xem một phần của quá trình kéo dài đó. Đầu tiên tôi sẽ cho các bạn thấy sự khác biệt giữa 3 tuổi và 5 tuổi, khi trẻ con đang học để hiểu rằng người khác có thể quan niệm khác với mình. Tôi sẽ chiếu về một đứa trẻ 5 tuổi đang được giao một câu đố thuộc loại cơ bản chúng tôi gọi đó là bài tập quan niệm sai lầm. Video: Đây là tên cướp biển thứ nhất. Tên hắn là Ivan. Và cháu có biết cướp biển thích gì không? Cướp biển thích bánh sandwich phô mai. Đứa trẻ: Phô mai? Cháu thích phô mai! R.S: Đúng rồi. Ivan có một chiếc bánh sandwich phô mai và hắn nói "Yum yum yum yum yum yum! Ta rất thích bánh kẹp phô mai." Và Ivan đặt bánh của hắn lên đây, trên chiếc hòm của cướp biển. Và Ivan nói, "Biết không? Ta cần đồ uống cho bữa trưa của mình nữa." Vậy nên Ivan đi lấy đồ uống. Và khi Ivan đi gió nổi lên, và nó thổi chiếc bánh rơi xuống cỏ. Giờ thì, một tên cướp biển khác đến. Tên này là Joshua. Và Joshua cũng rất thích bánh sandwich phô mai. Joshua có một chiếc bánh sandwich phô mai và hắn nói, "Yum yum yum yum yum! Ta thích bánh kẹp phô mai." Và hắn để bánh kẹp phô mai của hắn lên trên chiếc hòm. Đứa trẻ: Thế thì, cái này là của hắn. R.S: Cái đó là của Joshua's. Đúng vậy. Đứa trẻ: Và bánh của tên kia thì rơi xuống đất. R.S: Chính xác. Đứa trẻ: Thế nên hắn không biết cái nào là của mình. R.S: Ồ, giờ thì Joshua đi lấy đồ uống. Ivan trở lại và nói "Ta muốn lấy bánh của mình." Vậy cháu nghĩ Ivan sẽ lấy cái bánh nào?" Đứa trẻ: Cháu nghĩ hắn sẽ lấy cái đó. R.S: Cháu nghĩ hắn sẽ lấy cái đó? Được rồi. Hãy xem nhé. Ồ đúng rồi. Hắn lấy cái đó. Vậy nên một trẻ 5 tuổi có thể hiểu rõ ràng rằng người khác có thể quan niệm sai lầm và những hệ quả của hành động của họ là gì. Giờ tôi sẽ cho các bạn xem một trẻ 3 tuổi với câu đố tương tự. Videp: R.S: Và Ivan nói, "Ta muốn bánh kẹp phô mai của mình." Hắn sẽ lấy cái bánh nào? Cháu nghĩ hắn sẽ lấy cái đấy? Hãy xem chuyện gì xảy ra nhé. Hãy xem hắn làm gì. Ivan tới. Và hắn nói "Ta muốn bánh kẹp phô mai của mình." Và hắn lấy cái này. Tại sao hắn lấy cái bánh đó? Đứa trẻ: Bánh của hắn đang ở trên cỏ. R.S: Vậy trẻ 3 tuổi làm hai điều khác. Thứ nhất, đứa trẻ dự đoán Ivan sẽ lấy chiếc bánh thực sự của hắn. Và thứ hai, khi hắn thấy Ivan lấy chiếc bánh ở đúng nơi hắn đã để lại, ở đây chúng ta có thể nói hắn lấy cái bánh đó vì hắn tưởng đó là của hắn, thì trẻ 3 tuổi lại có lời giải thích khác. Hắn không lấy bánh của mình vì hắn không muốn nó nữa, vì nó đã bẩn, ở dưới đất. Đó là lý do hắn lấy cái bánh kia. Tất nhiên, sự phát triển không dừng lại ở 5 tuổi. Và chúng ta có thể thấy sự tiếp diễn của quá trình học để nghĩ về suy nghĩ của người khác bằng cách nâng cấp độ và yêu cầu trẻ, không phải là dự đoán hành động, mà đánh giá về mặt đạo đức. Giờ tôi sẽ cho các bạn xem lại đứa trẻ 3 tuổi. Video: R.S: Vậy Ivan thật xấu xa và nghịch ngợm vì đã lấy bánh của Joshua đúng không? Đứa trẻ: Vâng. R.S: Ivan có nên bị phạt vì lấy bánh của Joshua không? Đứa trẻ: Có. R.S: Có thể không ngạc nhiên lắm khi cậu bé cho rằng Ivan đã sai khi lấy bánh của Joshua. Bởi đứa trẻ cho rằng Ivan lấy bánh của Joshua để tránh phải ăn cái bánh đã bị bẩn của mình. Nhưng giờ tôi sẽ chiếu về trẻ 5 tuổi. Hãy nhớ trẻ 5 tuổi hoàn toàn hiểu được tại sao Ivan lấy bánh của Joshua. Videp: R.S: Ivan có xấu và nghịch ngợm không khi lấy bánh của Joshua? Đứa trẻ: Vâng ạ. R.S: Và cho tới bảy tuổi ta mới thu được phản hồi giống người trường thành hơn. Video: R.S: Ivan có nên bị phạt vì lấy bánh của Joshua không? Đứa trẻ: Không, vì ngọn gió nên bị phạt. R.S: Cậu bé nói gió nên bị phạt vì đã đổi hai chiếc bánh. (Tiếng cười0 Và giờ tại phòng thí nghiệm chúng tôi đã bắt đầu đưa những đứa trẻ vào máy chụp não và tìm xem điều gì đang diễn ra trong não bộ khi chúng phát triển khả năng suy nghĩ về suy nghĩ của người khác. Điều đầu tiên đó là chúng tôi thấy những đứa trẻ này đều dùng vùng não bộ tương tự, vùng RTPJ, khi suy nghĩ về người khác. Nhưng không giống não người trưởng thành. Ở người lớn, như tôi đã nói, vùng não bộ này được chuyên hóa hoàn toàn. Nó không làm việc gì khác ngoài suy nghĩ về suy nghĩ của người khác. Ở trẻ em thì ít hơn như thế khi chúng từ 5 đến 8 tuổi, giới hạn tuổi của những đứa trẻ tôi vừa để các bạn xem. Và thật ra nếu chúng ta xem tới nhóm 8 đến 11 tuổi, đến những năm đầu tuổi thiếu niên, chúng vẫn chưa thực sự có vùng não bộ giống người trưởng thành. Vậy thì, ta có thể thấy suốt tuổi thơ và thậm chí bước vào tuổi thiếu niên, hệ thống nhận thức, cả khả năng nghĩ về suy nghĩ của người khác và hệ thống não bộ hỗ trợ nó, đều vẫn đang tiếp tục, chậm rãi, phát triển. Nhưng tất nhiên, có thể các bạn đã biết, ngay cả khi trưởng thành, mọi người khác biệt với nhau về khả năng nghĩ về suy nghĩ của người khác, họ làm điều đó thường xuyên và chính xác đến đâu. Và điều mà chúng tôi muốn biết đó là, liệu những khác biệt giữa người lớn trong cách họ nghĩ về suy nghĩ của người khác có thể được giải thích nhờ vào khác biệt trong vùng não này không? Điều đầu tiên chúng tôi làm đó là chúng tôi cho người trưởng thành một phiên bản khác của vấn đề tên cướp biển và chúng tôi cho bọn trẻ. Và tôi sẽ trình bày với các bạn ngay bây giờ. Grace và bạn cô ấy đang đi tham quan một nhà máy hóa học và họ nghỉ giải lao uống cà phê. Và bạn của Grace muốn một chút đường trong cà phê. Grace đi lấy cà phê và thấy bên cạnh có một cái bình chứa chất bột trắng là đường. Nhưng chất bột được ghi nhãn là "Thuốc độc chết người". Grace nghĩ rằng chất bột là thuốc độc. Và cô ấy cho nó vào cà phê của cô bạn. Người bạn uống cà phê, và mọi chuyện đều ổn. Bao nhiêu người nghĩ rằng việc Grace cho bột vào cà phê là được cho phép về mặt đạo đức? Ok. Tuyệt. (Tiếng cười) Chúng tôi hỏi mọi người rằng Grace nên bị buội tội đến mức nào trong trường hợp này, gọi là ý đồ hãm hại không thành. Và chúng tôi so sánh nó với một trường hợp khác mà mọi việc diễn ra tương tự. Chất bột vẫn là đường, nhưng khác ở suy nghĩ của Grace. Giờ cô ấy nghĩ bột là đường. Và có thể điều này không gây ngạc nhiên lắm nếu Grace nghĩ chất bột là đường cho vào cà phê của cô bạn, và mọi người nói cô ấy không hề có lỗi. Trong khi đó nếu cô ấy nghĩ rằng chất bột là chất độc, mặc dù nó thực sự là đường, thì mọi người sẽ nó cô ta đáng bị buộc tội, dù những điều diễn ra là hoàn toàn như nhau. Trong thực tế họ nói cô ấy đáng bị buộc tội hơn trong trường hợp này, ý đồ hãm hại không thành, hơn là trong trường hợp mà chúng tôi gọi là tai nạn. Ở đấy Grace nghĩ rằng chất bột là đường vì nó được đánh nhãn là "đường" và để cạnh máy pha cà phê, nhưng thực ra lại là chất độc. Vậy nên dù chất bột là độc, người bạn uống cà phê và chết, mọi người vẫn nói Grace, khi mà cô ta đơn giản nghĩ đó là đường, không nên bị kết tội nặng như trong trường hợp cô ấy cho rằng đó là độc và không chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, mọi người có chút không đồng tình về việc Grace nên nhận tội chính xác là bao nhiêu trong trường hợp tai nạn. Một số người nghĩ cô ấy phải bị buộc tôi nhiều hơn, một số ít hơn. Và tôi sẽ cho các bạn thấy điều gì diễn ra khi chúng ta nhìn vào não bộ của mọi người khi họ đưa ra phát xét đó. Từ trái qua phải là mức độ hoạt động của trong vùng não bộ này và từ trên xuống dưới, cấp độ tội lỗi mà mọi người nói Grace phải nhận. Và các bạn có thể thấy, bên trái khi có rất ít hoạt động trong vùng não bộ này, người ta ít chú ý đến suy nghĩ trong sạch của cô ấy và nói rằng cô ta đáng bị gánh tội nặng cho tai nạn. Trong khi đó, tại bên phải, nơi có rất nhiều hoạt động, người ta chú ý nhiều hơn đến suy nghĩ trong sạch của cô ta và nói cô ấy chỉ phải gánh ít tội hơn vì đã gây ra tai nạn. Điều đó rất tốt, nhưng tất nhiên chúng tôi muốn có một cách can thiệp vào chức năng của vùng não bộ này, và xem liệu chúng tôi có thể thay đổi phán quyết về đạo đức của mọi người. Và chúng tôi có một công cụ như thế. Nó được gọi là kích thích từ trường xuyên sọ hay TMS. Đây là một dụng cụ có thể truyền kích thích từ trường qua xương sọ vào một vùng nhỏ trong não bộ và tạm thời gây rối loạn chức năng những tế bào thần kinh tại vùng đó. Tôi sẽ cho các bạn xem một đoạn giới thiệu về nó. Đầu tiên các bạn sẽ thấy đây là một xung từ, tôi sẽ cho các bạn xem điều gì xảy ra khi bạn đặt một đồng xu lên cái máy. Khi bạn nghe tiếng click đó là chúng tôi đang bật máy lên. Giờ tôi sẽ đưa xung từ tương tự lên não mình, tới phần não bộ điều khiển bàn tay. Đây không phải là một lực, chỉ là một xung từ. Video: Người phụ nữ: Sẵn sàng chưa? Rebecca Saxe: Rồi. Ok, nó tạo ra co rút nhẹ ở bàn tay bằng cách đưa xung từ tới não bộ. Và chúng ta có thể sử dụng kích thích tương tự, giờ áp dụng trên RTPJ, để xem liệu ta có thể thay đổi phán xét về mặt đạo đức của mọi người. Đây là những phán xét tôi đã cho các bạn xem lúc trước, những phán xét đạo đức bình thường. Giờ ta có thể áp dụng TMS lên RTPJ và xem đánh giá của mọi người thay đổi thế nào. Điều đầu tiên đó là mọi người vẫn làm bài tập này một cách tổng quan. Đánh giá của họ trong trường hợp mọi chuyện đều ổn vẫn giữ nguyên. Họ nói cô ấy không có tội. Nhưng trong trường hợp ý đồ hãm hại không thành, khi Grace nghĩ đó là chất độc dù nó thực ra là đường, mọi người đã chấp nhận nó hơn, cô ấy chịu ít tội hơn khi cho bột vào cà phê. Và trong trường hợp tai nạn, khi cô ấy nghĩ đó là đường, nhưng thực ra đó là chất độc và cô ta đã gây ra cái chết, họ cho rằng việc đó khó chấp nhận hơn, cô ấy đáng bị buộc tội nhiều hơn. Vậy nên điều tôi đã nói với các bạn hôm nay đó là mọi người thực ra được trang bị rất tốt để suy nghĩ về suy nghĩ của người khác. Chúng ta có một hệ thống não bộ đặc biệt để suy nghĩ về những điều người khác nghĩ. Hệ thống này cần thời gian dài để phát triển, chậm rãi suốt tuổi thơ và những năm đầu tuổi thiếu niên. Và thậm chí trong tuổi trưởng thành, khác biệt trong vùng não bộ này có thể giải thích sự khác nhau trong cách ta nghĩ về và đánh giá người khác. Nhưng tôi muốn dành kết luận cho những tiểu thuyết gia. Cho Philip Roth, người kết thúc bằng câu "Thực tế vẫn tồn tại rằng cuộc sống không hướng đến việc khiến cho người khác đúng. Sống là khiến cho người khác sai lầm. Làm họ sai lầm và sai lầm và sai lầm, và sau khi đã xem xét lại cẩn thận, làm cho họ sai lầm lần nữa." Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Khi cô bắt đầu nói về việc sử dụng xung từ để thay đổi đánh giá đạo đức của mọi người, điều đó nghe thật đáng sợ. (Tiếng cười) Làm ơn nói rằng cô không nhận được điện thoại từ, chẳng hạn, Lầu Năm góc. Rebecca Saxe: Không. Ý tôi là, họ có gọi, nhưng tôi không nghe máy. (Tiếng cười) C.A: Họ có gọi thật sao? Thế thì, nghiêm túc mà nói, có đôi khi cô phải thao thức giữa đêm tự hỏi xem chuyện này sẽ dẫn tới đâu. Tôi muốn nói rằng cô rõ ràng là một người tài giỏi. Nhưng một người nào đó có thể lấy kiến thức này và trong tương lai, không phải những buồng tra tấn mà làm những việc có thể khiến mọi người ở đây lo lắng. R.S. : Vâng, chúng tôi có lo ngại về điều đó. Có một số điều phải nói về TMS> Một là bạn không thể bị TMS mà không biết. Đó không phải là thứ công nghệ cần giấu giếm. Thực ra rất khó khăn để đạt được những thay đổi nhỏ như thế. Nhứng thay đổi vừa trình bày thực sự rất ấn tượng đối với tôi bởi những gì chúng ta đã biết về chức năng của não bộ. Nhưng chúng vẫn còn khá nhỏ so với toàn bộ những đánh giá về đạo đức mà chúng ta đưa ra. Và những điều chúng tôi thay đổi không phải là đánh giá đạo đức của mọi người khi họ quyết định xem phải làm gì, khi họ lựa chọn hành vi. Chúng tôi thay đổi khả năng đánh giá hành động của người khác. Và tôi nghĩ rằng những điều mình đang làm không giống như nghiên cứu bị đơn trong một phiên tòa hình sự mà gần như nghiên cứu ban bồi thẩm. C.A. : Liệu công việc của cô có tiến tới gợi ý gì cho giáo dục, hay có thể dạy dỗ một thế hệ trẻ em đưa ra những đánh giá đạo đức khách quan hơn không? R.S. : Đó là một trong những hy vọng có phần lý tưởng. Toàn bộ chương trình nghiên cứu về những phần khác nhau của não bộ này là hoàn toàn mới. Trước đây những điều chúng ta biết về bộ não đều là những việc mà não những loài động vật khác cũng có thể làm. Vậy nên chúng ta có thể nghiên cứu chúng trên động vật. Chúng ta biết được não nhìn như thế nào, và chúng điều khiển cơ thể như thế nào, chúng nghe và cảm nhận ra sao. Và toàn bộ dự án này nhằm thấu hiểu cách mà não bộ thực hiện những công việc chỉ có ở con người, tiếp thu ngôn ngữ, những khái niệm trừu tượng, và nghĩ về suy nghĩ của người khác, điều đó là hoàn toàn mới. Và chúng tôi vẫn chưa biết hệ quả của việc thấu hiểu đó sẽ là gì. C.A: Tôi có một câu hỏi cuối cùng. Có một điều gọi là vấn đề nan giải của nhận thức mà đã thách thức rất nhiều người. Ý niệm rằng bạn có thể hiểu được tại sao bộ não làm việc, chẳng hạn. Nhưng tại sao mọi người lại phải cảm nhận? Tại sao dường như xã hội muốn vận hành cần những con người phải cảm nhận? Cô là một nhà khoa học thần kinh giỏi. Tôi muốn hỏi, cô có nghĩ rằng trong sự nghiệp của mình, một ai đó, cô hay một người khác, sẽ đưa ra một sự chuyển đổi về mô hình trong việc thấu hiểu vấn đề dường như không có lời giải này? R.S: Tôi hy vọng có ai đó. Và tôi nghĩ có thể là không. C.A: Tại sao? R.S: Đó là lý do nó được gọi là vấn đề nan giải của nhận thức. (Tiếng cười) C.A: Đó là một câu trả lời rất hay. Rebecca Saxe, cám ơn cô rất nhiều. Thật tuyệt vời. (Vỗ tay) Đây là giai đoạn ảm đạm của nền kinh tế thưa quý vị , thật là ảm đạm. Và do vậy tôi muốn làm các bạn phấn chấn hơn với một câu chuyện tầm cỡ , tuy chưa được biết đến rộng rãi, về sự thành công trong thương mại trong 20 năm trở lại đây Có thể so sánh, trong cách riêng rất kỳ quặc của nó với những thành tựu của Microsoft hoặc Google. Và đó là ngành công nghiệp đã vượt qua cuộc suy thoái hiện nay một cách bình thản. Tôi ám chỉ đến tội phạm có tổ chức. Như các bạn biết, tội phạm có tổ chức đã tồn tại tại trong 1 thời gian rất dài Và đó là những từ ngữ quả thật rất thông thái . Tuy nhiên hai thập kỷ trở lại đây, nó đã trải qua 1 sự bành trướng chưa từng thấy Hiện nay, chiếm xấp xỉ 15% tổng thu nhập quốc dân của toàn thế giới tôi muốn gọi nó là nền kinh tế đen toàn cầu hay ngắn gọn hơn là McMafia. Vậy cái gì đã tạo ra sự tăng trưởng phi thường trong tội phạm xuyên quốc gia ? Tất nhiên , toàn cầu hóa , công nghệ, truyền thông , tất cả những cái đó chúng ta sẽ bàn sau. Trước tiên , tôi muốn đưa các bạn trở lại với sự kiện này. Sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản. Ở khắp Đông Âu , 1 phần trọng yếu nhất trong lịch sử hậu chiến tranh của chúng ta . Giờ là lúc sự thật được tiết lộ đầy đủ. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân tôi mà nói. Tôi bắt đầu lén mang những quyển sách qua tấm rèm sắt tới những nhóm đối lập dân chủ ở Đông Âu, giống như nhóm Đại đồng ở Ba Lan, khi tôi còn là thiếu niên. Sau đó tôi bắt đầu viết về Đông Âu, và rồi trở thành trưởng thông tín viên khu vực này cho BBC. Đó là công việc tôi làm năm 1989 Và vì thế khi 452 triệu người cuối cùng cũng dành được quyền bầu chọn chính phủ cho riêng họ . Tôi đã thực sự vui mừng Nhưng đồng thời cũng lo ngại về những điều xấu xa hơn ẩn phía sau bức tường Ví dụ, không lâu sau đó chủ nghĩa dân tộc cục bộ thò đầu vào Yugoslavia Trong bối cảnh hỗn loạn khi vẫn còn vui mừng,phấn chấn tôi đã mất ít lâu để nhận ra rằng 1 số người nắm quyền lực trước năm 1989 ở Đông Âu, vẫn tiếp tục nắm quyền sau những cuộc cách mạng . Hiển nhiên có những nhân vật như thế này. Nhưng cũng có những ngườiđáng ngạc nhiên hơn đóng 1 vai trọng yếu ảnh hưởng tới những diễn biến ở Đông Âu . Giống như nhân vật này. Còn nhớ những gã này chứ? Họ đã từng đạt huy chương vàng môn cử tạ và đấu vật , ở thế vận hội Olympic 4 năm 1 lần . Và họ là những ngôi sao của chủ nghĩa xã hội . Với 1 phong cách sống xa xỉ Họ từng sở hữu những căn hộ lộng lẫy ở trung tâm thành phố Quan hệ tình dục tùy tiện. Và họ đc phép tự do qua lại Tây Âu điều này là cực kỳ xa xỉ thời bấy giờ. Điều đó có lẽ là gây ngạc nhiên nhưng họ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triểm của kinh tế thị trường ở Đông Âu . Hay như tôi hay gọi , họ là bà đỡ của chủ nghĩa tư bản . Đây là 1 số nhà cử tạ như thế sau cuộc lột xác của họ năm 1989 Và bây giờ Bulgaria bức ảnh này đc chụp ở đó khi chủ ngĩa cộng sản sụp đổ trên khắp Đông Âu Đó không chỉ là chủ nghĩa cộng sản , mà nhà nước cũng sụp đổ theo. Nghĩa là cảnh sát ngừng làm việc. Hệ thống tòa án không còn hoạt động đúng chức năng của nó. Vậy 1 doanh nhân trong thời đại mới của chủ nghĩa tư bản Đông Âu sẽ làm gì để đảm bảo hợp đồng của anh ta sẽ được trọng dụng ? Chà , anh ta sẽ nhờ tới những người mà các nhà xã hội học gọi nôm na là các cơ quan hành luật tư nhân . Chúng ta thường gọi họ là mafia Và ở Bulgaria , mafia đã sớm kết nạp 14 nghìn người bị sa thải từ ngành dịch vụ an ninh giữa năm 1989 và 1991. Giờ , nếu nhà nước của các bạn sụp đổ, , nền kinh tế đang xuống dốc không phanh, những người tốt nhất mà bạn muốn tiếp cận trong thị trường lao động là 14 nghìn người mà kỹ năng chính là theo dõi buôn lậu, xây dựng mạng lưới ngầm, và giết người. Tuy nhiên đó là những gì xảy ra ở khắp Đông Âu. Khi làm việc vào thập niên 90 tôi dành hầu hết thời gian theo sát cuộc xung đột kinh hoàng ở Yugoslavia. Và tôi không thể không nhận thấy rằng những người đang gây ra những tội ác tàn bạo , những tố chức bán quân sự thực sự cũng là những người đang điều hành các nghiệp đoàn tội phạm có tổ chức . Và tôi đã đi đến suy nghĩ rằng đằng sau bạo lực là tập đoàn tội phạm nham hiểm . Và vì thế tôi đã quyết tâm đi khắp thế giới điều tra thế giới tội phạm ngầm toàn cầu này bằng cách nói chuyện với cảnh sát, các nạn nhân , những người tiêu thụ hàng và các dịch vụ trái phép. Nhưng trên hết ,bằng cách nói chuyện với chính những tên tội phạm. Và Balkans là 1 điểm lý tưởng để bắt đầu . Tai sao vậy? Tất nhiên Có vấn đề do sự sụp đổ của luật và trật tự. Nhưng , như những đượcnói trong ngành thương mại bán lẻ đó là địa điểm. Và những gì tôi nhận thấy ngay từ lúc bắt đầu nghiên cứu cứu là Balkans đã biến thành khu vực trung chuyển khổng lồ. cho hành lậu và dịch vụ trái phép đến từ khắp nơi trên thế giới. Heroin,cocain, phụ nữ bị buôn bán làm gái mại dâm và những khoáng sản quý giá. Những thứ đó hướng về đâui? Liên minh châu Âu, tổ chức mà cho tới nay đang bắt đầu gặt hái những lợi ích từ toàn cầu hóa. Biến nó thành thị trường tiêu thụ thịnh vượng nhất trong lịch sử. Rốt cuộc bao gồm 500 triệu dân. Và 1 nhóm thiểu số quan trọng trong 500 triệu dân muốn dành thời gian vui choi của họ và chi tiền cho mại dâm, ném cho họ 50 Euro và thuê những lao động nhập cư bất hợp pháp. Hiện nay, tội phạm có tổ chức trong thế giới toàn cầu hóa hoạt động tương tự như bất cứ các hình thức kinh doanh khác. Nó có các khu vực sản xuất như Afganistan và Columbia. Các khu vực phân phối, như Mexico và Balkans. Sau đó , tất nhiên nó có khu vực tiêu thụ như Liên minh Châu Âu , Nhật bản và tất nhiên là Hoa Kỳ. Khu vực sản xuất và phân phối có xu hướng nằm trong các nước đang phát triển. Nơi thường xuyên bị đe dọa bởi bạo lực và các cuộc đổ máu. Lấy Mexico làm ví dụ. 6000 người bị giết trong 18 tháng gần đây như 1 hệ lụy trực tiếp của buôn bán cocain. Nhưng còn về Cộng hòa dân chủ Congo? Kể từ 1998, 5 triệu người chết. Đó không phải 1 cuộc bạo động bạn thấy nhiều trên báo . Đó là cuộc xung đột lớn nhất trên hành tinh này này kể từ sau thế chiến thứ 2. Và tại sao lại như vậy? Bởi vì mafia từ khắp nơi trên thế giới móc nối với các tố chức bán quân sự nhằm đoạt được các nguồn cung cấp khoáng sản giàu có của khu vực. Vào năm 2000, 80% lượng coltan của thế giới bắt nguồn từ các cánh đồng chết chóc phía đông cộng hòa dân chủ Congo . Hiện nay, bạn sẽ tìm thấy coltan ở hầu hết các điện thoại di động, máy tính xách tay và máy chơi game. Các thủ lĩnh chiến tranh Congo đang bán nó cho mafia nhằm đổi lấy vũ khí. Sau đó mafia sẽ bán lại cho thị trường phương tây. Và chính nhu cầu tiêu thụ của phương Tây là điểm động lực chính cho tội phạm có tổ chức quốc tế. Bây giờ , hãy để tôi chỉ ra 1 vài người bạn của tôi trong thực nghiệm bị cảnh sát Ý ghi hình dễ dàng khi đang buôn lậu thuốc lá trốn thuế . Hiện nay, thuốc lá ra khỏi cổng nhà máy rất rẻ . Liên minh châu Âu liền áp đặt mức thuế cao nhất thế giới . Vì thế nếu bạn có thể buôn lậu thuốc lá tới châu Âu bạn sẽ kiếm được lợi nhuận đáng kể. Và tôi muốn cho bạn thấy các phương tiệnn sẵn có với những nhóm đó. Chiếc thuyền này trị giá 1 triệu Euro khi còn mới Và nó là cỗ máy chạy nhanh nhất trên mặt nước châu Âu . Từ năm 1994 , trong 7 năm, 20 chiếc loại này đã hành trình dọc biển Adriatic, từ Montenegro tới Ý hằng đêm . Một hậu quả tất yếu của việc buôn bán này chỉ tính riêng nước Anh thiệt hại 8 tỉ $ thu nhập . Và thay vào đó, số tiền được dành để tài trợ cho những cuộc chiến ở Yugoslavia, nhét căng ví những kẻ vô liêm sỉ Hiện nay, khi việc mua bán này bắt đầu ,cảnh sát Ý chỉ có 2 chiếc thuyền có thể chạy với tốc độ đó. Điều nay thì rất quan trọng vì cách duy nhất bạn có thể tóm được những gã này là nếu thuyền của chúng hết nhiên liệu . Đôi khi những tên này mang theo những phụ nữ bị buôn bán thành gái mại dâm . Nếu cảnh sát can thiệp , chúng sẽ ném những phụ nữ này xuống biển nhằm buộc cảnh sát phải cứu họ khỏi chết đuối chứ không phải là truy bắt chúng. Những điều trên để cho thấy bao nhiêu thuyền và tàu lớn cần có để tóm được một trong những gã kia . Và câu trả lời là 6 chiếc tàu lớn. Và nhớ rằng 20 chiếc thuyền tốc độ kia chạy khắp biển Adriatic hằng đêm. Vậy những gã đó đang làm gì với số tiền chúng kiếm được ?. Lại nói đến toàn cầu hóa vì đó không chỉ đơn thuần là sự bãi bỏ quy định về thương mại toàn cầu, Đó là sự mở cửa tự do thị trường tài chính quốc tế. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ rửa tiền 2 thập kỷ trở lại đây là kỷ nguyên thành công cho lợi nhuận phi pháp . Vào những năm 90, chúng ta đã chứng kiến các trung tâm tài chính khắp thế giới cạnh tranh trong việc kinh doanh. Và đơn giản là không có cơ chế hiệu quả nào để ngăn chặn rửa tiền . Nhiều ngân hàng hợp pháp vui vẻ chấp nhận những khoản ký gửi từ những nguồn thiếu minh bạch mà không chút hồ nghi. Tuy nhiên cốt lõi của vấn đề này là mạng lưới ngân hàng nước ngoài Hiện nay hệ thống này là phần không thể thiếu của cuộc hành trình rửa tiền . Và nếu bạn muốn chống tránh thuế phi pháp và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền thì bạn phải bỏ các yếu tố trên đi. Tin tốt, cuối cùng chúng ta cũng có người ở nhà Trắng tuyên bố cương quyết chống lại những thực thể ăn mòn này Và nếu bất cứ ai quan tâm về những gì tôi tin là cần thiết cho việc xây dựng luật mới , các quy định hiệu quả, Chúng ta hãy nhìn vào Bernie Madoff bây giờ đang thụ án chung thân trong tù Hắn đã ăn cắp 65 tỉ $ đặt hắn lên đỉnh cao của tội phạm ngang hàng với các tập đoàn Colombia và các nghiệp đoàn tội phạm Nga . Nhưng hắn đã phạm tội trong nhiều thập kỷ ở trung tâm phố Wall và không 1 nhà chức trách nào động đến. Vậy còn ban nhiêu Madoff như thế trên phố Wall, hay trong thành phố London lừa đảo dân thường, và rửa tiền ? Chà, tôi có thể nói là khá nhiều đấy. Hãy để tôi tiếp tục với 101 của tội phạm quốc tế có tổ chức. Và đó là thuốc phiện. Ảnh cánh đồng marijuana thứ 2 sáng nay. Bức này, tuy nhiên, ở trung tâm Anh ,Colombia nơi tôi đã chụp . Đó là 1 trong hằng vạn vụ "trồng cỏ" ở B.C. đảm bảo rằng ngành này đóng góp hơn 5% thu nhập quốc dân của tỉnh. Thanh tra Brian Cantera của cục cảnh sát hoàng gia Canada dẫn tôi tới một nhà kho trong hang phía đông Vancouver để xem 1 số hàng hóa thường xuyên bị cục cảnh sát tịch thu từ những tên buôn lậu đang chuyển hàng xuống miền nam, dĩ nhiên, tới Hoa Kỳ nơi có 1 thị trường không thể thỏa mãn cho B.C.Bud, như nó được gọi 1 phần vì nó được quảng cáo là chất hữu cơ mặt hàng được thừa nhận ở California. (iếng cười) (vỗ tay) Hiện nay, cả cảnh sát thừa nhận, điều này thực tế chẳng là gì so với lợi nhuận của các trùm xuất khẩu. Kể từ điểm bắt đầu của toàn cầu hóa, thị trường narcotic toàn cầu đã mở rộng chóng mặt. Tuy nhiên không có sự tăng trưởng đồng bộ trong phương tiện của lực lượng cảnh sát Tuy nhiên, điều này có thể sắp sửa thay đổi Vì có cái gì đó rất lạ đang diễn ra. Liên hợp quốc nhận thấy thật ra là vào tháng trước, rằng Canada đã trở thành khu vực quan trọng trong việc phân phối và sản xuất ecstasy và các thuốc tổng hợp. Thú vị thay, thị phần của heroin và cocain đang giảm do các viên thuốc có thể tái chế ngày càng tốt hơn. Bây giờ, đó là tác nhân thay đổi cuộc chơi Vì nó tách việc sản xuất khỏi các nước đang phát triển và chuyển sang các nước phương Tây . Khi đó, nó là một khuynh hướng được thiết lập để lấn áp khả năng kiểm soát của chúng ta ở phương Tây . Chính sách về thuốc gây nghiện chúng ta có trong 40 năm nghĩ kỹ ra thì nó đã lỗi thời, tôi nghĩ. Và bây giờ, cuộc suy thoái. Tội phạm có tổ chức đã thích nghi rất tốt với cuộc suy thoái. Không ngạc nhiên, ngành công nghiệp tiềm năng nhất thế giới. Và đối với hệ thống điều hành, nó không có luật Tất nhiên ngoai trừ, nó có 2 kinh doanh rủi ro, bị bắt bởi nhà hành pháp, thực ra là điều chúng ít bận tâm nhất, và là sự cạnh tranh từ các nhóm khác, nói cách khác, 1 viên đạn vào gáy. Những gì chúng làm là chuyển đổi hoạt động. Người ta không còn hút ma túy nhiều hay mua dâm thường xuyên trong thời buối suy thoái. Do vậy, chúng bành trướng sang tội phạm tài chính và tập đoàn trên diện rộng, nhưng trên hết, 2 khu vực đó là làm hàng nhái và tội phạm ảo. Nó đã rất thành công Tôi muốn giới thiệu với các bạn ông Pringle Hay có lẽ chính xác hơn ,ngài Pringle Một tên tội phạm ảo người Brazil đã giới thiệu bộ đồ nghề này cho tôi. Chúng tôi ngồi trong một chiếc ô tô trên đại lộ Paulista ở São Paulo. Gắn nó lên máy tính xách tay của tôi , trong vòng 5 phút hắn đột nhập vào hệ thống an ninh máy tính của 1 ngân hàng lớn của Brazil. Việc đó thực sự là không khó lắm. Và nó thực sự dễ dàng hơn bởi một điều thú vị về tội phạm ảo là không cần nhiều công nghệ lắm. Chìa khóa của tội phạm ảo là, theo như chúng ta gọi, kỹ thuật xã hội. Hay để dùng một thuật ngữ chuyên môn, mỗi phút lại có một trò được sinh ra. Bạn sẽ không tin là dễ dàng thế nào để thuyết phục một người dùng máy tính của họ làm việc mà 1 cách khách quan là họ không mấy bận tâm. Và rất nhanh khi các tên tội phạm ảo học được cách nhanh nhất để thực hiện ,tất nhiên ,con đường ngắn nhất tới ví của ai đó là thông qua sự hứa hẹn về tình yêu và tình dục . Tôi hy vọng các bạn còn nhớ virus I-Love-You, một trong những virus phổ biến khắp thế giới. Tôi rất may mắn khi virus này xuất hiện. Bởi vì người đầu tiên gửi cho tôi là bạn gái cũ của tôi. Cô ấy đã gợi lên tất cả tình cảm đối với tôi lúc đó nhưng trong đó không có tình yêu. tiếng cười Và ngay khi tôi thấy nó rơi vào trong inbox tôi vội vã quẳng nó vào thùng rác, và nó cứu mình khỏi bị lây. Do vậy , hãy coi chừng tội phạm ảo Chúng ta biết một điều internet đang làm là hỗ trợ những tên tội phạm này. Đây là những con muỗi mang ký sinh trùng sốt rét thâm nhập vào máu của chúng ta khi những con muỗi có bữa ăn miễn phí từ cái giá chúng ta phải trả. Hiện nay , Artesunate là một loại thuốc rất hữu hiệu để giết ký sinh trùng ở những ngày đầu lây nhiễm Tuy nhiên khoảng 1 năm qua , các nhà nghiên cứu Campuchia đã phát hiện ra những gì đang diễn ra là kí sinh trùng sốt rét đang phát triển khả năng nhờn thuốc. Họ lo ngại rằng lý do chúng phát triển khả năng đó là do người dân Campuchia không đủ tiền mua thuốc trên thị trường, và vì thế họ mua từ internet. Những viên thuốc đó chỉ chứa hàm lượng thấp thành phần họat tính. Đó là lý do tại sao ký sinh trùng bắt đầu nhờn thuốc. Lý do tôi đề cập đến điều này là vì chúng ta cần biết tội phạm có tổ chức chức ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống. Bạn không phải quan hệ với gái mại dâm hay sử dụng thuốc gây nghiện để liên quan tới tội phạm có tổ chức. Chúng liên quan đến tài khoản ngân hàng. ảnh hưởng tới truyền thông ,các quỹ hưu trí. thậm chí thực phẩm chúng ta ăn và cả chính phủ. Điều này không còn là vấn nạn của người Sicili từ Palermo và New york. Không có tiểu thuyết nào về những tên tội phạm ở thế kỷ 21 Đây là 1 ngành công nghiệp khổng lồ và nó tạo ra sự bất ổn, bạo lực bất cứ nơi nào nó đi qua. Nó là lực lượng kinh tế chủ yếu và chúng ta cần xem xét nó 1 cách cực kỳ nghiêm túc. Được trò chuyện với các bạn là 1 đặc ân cho tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều Vỗ tay Những cuộc tranh cãi của cộng đồng về kiến trúc thường dừng lại ở nấc thưởng ngoạn kết quả cuối cùng, giống như một hiện vật kiến trúc. Liệu tòa nhà chọc trời mới nhất ở Luân Đôn có phải là một quả dưa chuột ri hay một cây xúc xích hay một món đồ chơi tình dục? Vậy nên gần đây chúng tôi mới tự hỏi nếu chúng tôi có thể phát minh ra một kiểu mẫu mà có thể kể được những câu chuyện đứng sau các dự án. Có thể là gộp các hình ảnh và bản vẽ và từ ngữ với nhau để thật sự kể lên những câu chuyện về kiến trúc. Và chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng tôi chẳng phải phát minh ra nó, nó đã tồn tại trong hình hài một cuốn truyện tranh. Vậy nên chúng tôi chỉ việc sao chép lại kiểu cách của cuốn truyện tranh. Vậy chúng tôi thật sự kể lên những câu chuyện diễn ra ở đằng sau sân khấu, bằng cách nào mà những dự án của chúng tôi phát triển qua sự tự thích nghi và ứng biến. Giống như đi qua một cơn bão giông và những cơ hội và sự kiện của thế giới thực. Chúng tôi gọi cuốn truyện tranh này là Yes is More (Có là Hơn Nữa) Mà rõ ràng là một kiểu tiến hóa của những ý tưởng của những anh hùng của chúng ta. Trong trường hợp này là câu nói của Mies van der Rohe: Càng Ít Càng Nhiều. Ông ấy đã khơi dậy cuộc cách mạng đổi mới. Sau ông ấy là một cuộc phản cách mạng sau khi đổi mới. Robert Venturi thì nói rằng "Càng ít càng chán." Sau ông ta Philip Johnson đã cho ra đời (Tiếng cười) một thứ mà các bạn có thể gọi là sự lang chạ hay ít ra cũng là một sự dễ dãi đối với những ý tưởng mới mẻ với câu nói "Tôi là một con điếm." Gần đây Obama đã cho mở đầu một sự lạc quan vào thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Và những gì mà chúng tôi muốn thể hiện với câu nói Có là Hơn Nữa đơn giản là để chất vấn một quan niệm rằng những hành vi tiên phong trong kiến trúc luôn được định nghĩa một cách lầm lạc như một sự việc hay một người nào đó mà chúng ta chống lại. Một kiến trúc sư cấp tiến rập khuôn giống như một người đàn ông trẻ tuổi dữ tợn chống lại tổ chức của mình. Hay ý tưởng của con người tài ba bị hiểu lầm này, giận dữ với cái thế giới không ăn khớp với những ý tưởng, quan niệm của mình. Chúng tôi quan tâm đến sự tiến hóa và phát triển hơn là một cuộc cách mạng. Cái quan niệm về sự tiến hóa của mọi thứ bằng cách thích nghi và ứng biến với những thay đổi của thế giới. Và thật ra, tôi thật sự nghĩ rằng Darwin là một trong những người (Những loài sinh vật có thể tồn tại lâu dài nhất không phải là những loài khỏe nhất hay thông minh nhất. Đó là những loài có khả năng thích nghi với những thay đổi nhất) mà đã giải thích một cách tốt nhất quá trình thiết kế của chúng tôi. Cành cây tiến hóa nổi tiếng của ông ấy gần như có thể là một biểu đồ cho cách thức làm việc của chúng tôi. Nhưng các bạn có thể thấy, một dự án tiến hóa qua một chuỗi những cuộc họp mặt về đồ án. Vào mỗi cuộc họp mặt thì lại có quá nhiều các ý tưởng. Chỉ những ý tưởng hay nhất mới sống sót được. Và qua một quá trình lựa lọc kiến trúc chúng tôi có thể chọn ra được một mẫu hình thật đẹp. Hoặc chúng tôi có thể chọn một mẫu hình thật đa năng. Chúng tôi giao phối chúng. Chúng sẽ có những đứa con lai đột biến. Và qua những thế hệ của những cuộc họp mặt về đồ án này chúng tôi đến với một bản thiết kế. Để cho thấy điều đó một cách nhanh chóng, có một dự án mà chúng tôi đã thực hiện cho một thư viện và một khách sạn ở Copenhagen. Quá trình thiết kế rất là gay go, gần giống như một cuộc giằng co cho sự sống. Nhưng dần dần thì một ý tưởng đã mở ra. Một ý tưởng về một tòa tháp cao vừa phải hòa tan vào thành phố xung quanh. Gần giống như mở rộng thêm không gian công cộng lên trên một thứ mà chúng tôi quy cho là Những Bậc Thang Tây Ban Nha ở Rôma kiểu Xcăng-đi-na-vi Và cả công cộng ở bên ngoài lẫn ở bên trong với thư viện. Nhưng Darwin không hề giải thích sự tiến hóa của một ý tưởng duy nhất. Như các bạn có thể thấy, đôi khi một loài phụ rẽ nhánh riêng ra. Và thường khi chúng tôi ngồi trong một cuộc họp đồ án và chúng tôi khám phá ra rằng có một ý tưởng rất hay. Nhưng nó không lại không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nhưng đối với một khách hàng khác trong tương lai nó có thể là câu trả lời đúng cho một câu hỏi khác. Vì thế nên chúng không bao giờ vứt cái gì đi cả. Chúng tôi giữ văn phòng làm việc như một văn thư lưu trữ của những vật phẩm kiến trúc đa dạng. Không biết khi nào ta lại cần đến chúng. Và cái mà tôi muốn làm bây giờ bằng một hành động kể chuyện thần tốc là kể một câu chuyện về hai dự án mà đã tiến hóa bằng cách tự thích nghi và ứng biến với những tình huống ngẫu nhiên của thế giới. Câu chuyện đầu tiên bắt đầu vào năm ngoái khi chúng tôi đến Thượng Hải thay mặt cho Đan Mạch tham gia Cuộc Thi Triển Lãm Thế Giới 2010. Và chúng tôi đã thấy anh chàng Haibao này. Anh ta là biểu tưởng cho cuộc triển lãm. Và anh ta trông quen lạ thường. Đúng như vậy, anh ta trông giống một tòa nhà mà chúng tôi đã thiết kế cho một khách sạn ở bắc Thụy Điển. Khi chúng tôi trình nó trong cuộc thi Thụy Điển chúng tôi tưởng rằng nó là một kiểu mẫu bắt mắt. Nhưng nó thật sự đã không trông như nó một toàn nhà ở bắc Thụy Điển. Ban giám khảo Thụy Điển cũng đã nghĩ tương tự. Nên chúng tôi đã thua. Nhưng rồi chúng tôi đã có một cuộc gặp mặt với một thương gia Trung Quốc và anh ta đã thấy thiết kế của chúng tôi và nói, "Wow, đó là ký tự "nhân" trong tiếng Trung Quốc." (Tiếng cười) Vậy nên hóa ra đây là cách mà các bạn viết chữ nhân, như trong Nhân Dân Cộng Hòa Trung Hoa. Chúng tôi thậm chí còn kiểm tra lại. Và cũng trong thời gian đó, chúng tôi được mời đến một cuộc triển lãm tại Shanghai Creative Industry Week. Vậy nên chúng tôi đã nghĩ rằng đây quả là cơ hội không thể bỏ qua. Thế nên chúng tôi đã thuê một thầy phong thủy. Chúng tôi đã tăng kích cỡ của tòa nhà lên ba lần để phù hợp với khuôn khổ của Trung Quốc và lên đường đến Trung Quốc. (Tiếng cười) Tòa Nhà Nhân Dân, chúng tôi gọi nó như thế. Đây là hai người phiên dịch của chúng tôi. Tòa nhà đã lên trang bìa của tờ báo Wen Wei Po. Ông Liang Yu Chen, thị trưởng Thượng Hải đã đến xem cuộc triển lãm. Và chúng tôi đã có cơ hội để giải thích thêm về dự án. Và ông ấy nói, "Thượng Hải là thành phố có nhiều tòa nhà chọc trời nhất thế giới." Nhưng đối với ông dường như sự kết nối với cội nguồn đã cắt bị mất đi. Và với Tòa Nhà Nhân Dân ông ta đã thấy một công trình kiến trúc mà có thể nối lại khoảng cách giữa sự tinh thông cổ kính của Trung Quốc với tương lai thăng tiến của Trung Quốc. Vậy nên tất nhiên chúng tôi đồng ý với ông ấy một cách sâu sắc. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đáng tiếc rằng ông Chen hiện đang ngồi tù vì tội tham nhũng. (Tiếng cười) Nhưng như tôi nói, Haibao đã trông rất quen thuộc. Bởi vì anh chính là ký tự Trung Quốc cho chữ "nhân". Và họ đã chọn biểu tượng này bởi vì đề tài của cuộc triển lãm là "Một thành phố tốt hơn, một cuộc sống tươi đẹp hơn" Khả năng tồn tại. Và chúng tôi đã nghĩ rằng khả năng tồn tại lâu dài đã lớn dần thành một thứ như một ý tưởng chống kháng mới giống như quan niệm phải gây hại thì mới làm được điều tốt. Các bạn biết đấy, các bạn không nên tắm lâu trong nước nóng. Các bạn không nên đi lại bằng máy bay trong các kỳ nghỉ bởi vì nó có hại cho môi trường. Dần dần, các bạn tự tạo lập lấy một tư tưởng rằng một cuộc sống có khả năng duy trì lâu dài không vui bằng một cuộc sống bình thường. Vậy nên chúng tôi đã nghĩ rằng có thể sẽ hẫp dẫn nếu chúng tập trung vào những ví dụ về một thành phố có thể tồn tại lâu dài mà cũng tăng chất lượng cuộc sống. Chúng tôi cũng tự hỏi rằng Đan Mạch có thể cho Trung Quốc thấy những gì hợp lý? Các bạn biết đấy, Trung Quốc là một trong những nước lớn nhất thế giới, còn đây một trong những nước nhỏ nhất. Trung Quốc có biểu tượng là con rồng. Đanh Mạch, chúng tôi có một con chim biểu tượng của quốc gia, con thiên nga. (Tiếng cười) Trung Quốc có rất nhiều nhà thơ vĩ đại. Nhưng chúng tôi đã khám phá ra rằng chương trình giảng dạy ở trường phổ thung của nước Công Hòa Trung Hoa họ có ba câu chuyện cổ tích bởi An Tu Shung hay Hans Christian Anderson như chúng tôi hay gọi ông ta. Vậy nên điều đó có nghĩa là tất cả 1.3 tỷ người Trung Quốc đã lớn lên với các câu chuyện The Emperor's New Clothes, The Matchstick Girl và The Little Mermaid. Đó gần như là một mảng nhỏ của nền văn hóa Đan Mạch được gắn nhập vào văn hóa Trung Quốc. Địa điểm tham quan du lịch lớn nhất ở Trung Quốc là Vạn Lý Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành là kiến trúc duy nhất có thể thấy được từ mặt trăng. Địa điểm tham quan du lịch lớn nhất ở Đan Mạch là tượng Cô Người Cá (The Little Mermaid) Mà thậm chí khó có thể thấy được từ các chuyến thăm quan trên các con kênh đào. (Tiếng cười) Và điều này phần nào phản ánh lên sự khác biệt giữa hai thành phố. Copenhagen, Thượng Hải, tân thời, thuộc Châu Âu. Nhưng rồi tiếp theo chúng tôi chú ý đến sự phát triển nội thành gần đây. Và chúng tôi nhận thấy rằng đây là một con đường của Thượng Hải, 30 năm trước. Toàn xe máy, xe đạp, không có xe hơi. Còn đây là Thượng Hải vào ngày nay. Toàn kẹt xe. Xe đạp đã bị cấm ở nhiều nơi. Trong khi ở Copenhagen chúng tôi lại đang mở rộng các làn đường dành cho xe đạp. Một phần ba cư dân đi lại bằng xe đạp. Chúng tôi có một hệ thống xe đạp miễn phí gọi là City Bike (Xe đạp thành phố). Mà các bạn có thể mượn nếu các bạn đến thăm thành phố. Vậy nên chúng tôi nghĩ rằng, sao lại không thử đưa xe đạp vào lại sử dụng ở Trung Quốc nhỉ? Chúng tôi tặng 1000 chiếc xe đạp cho Thượng Hải. Vậy nên nếu các bạn đến cuộc triển lãm, hãy đến thẳng gian của Đan Mạch. Hãy lấy một chiếc xe đạp của Đan Mạch và đạp đến xem các sảnh khác. Như tôi đã nói, Thượng Hải và Copenhagen đều là các thành phố bến cảng. Nhưng ở Copenhagen nước trong đến nỗi các bạn có thể bơi. Một trong những dự án đầu tiên chúng tôi thi hành là bể tắm cảng ở Copenhagen. Kiểu như nối tiếp vương quốc công cộng đến với sông nước. Nên chúng tôi thấy rằng tại những cuộc triển lãm như thế này, thông thường có nhiều thứ được tài trợ bởi nhà nước như sự tuyên truyền, hình ảnh, lời nói, nhưng không có sự trải nghiệm. Nên với một chiếc xe đạp, các bạn chẳng phải bàn tán về nó. Bạn chỉ có thể thử nó. Như với nước, thay vì bàn tán về nó chúng ta đi thuyền hàng dặm lít nước từ Copenhagen đến Thượng Hải. Vậy nên những người Trung Quốc đủ can đảm có thể lặn xuống và cảm giác lấy nó sạch đến cỡ nào. Đây thường là lúc mà mọi người thường phản đối rằng điều này nghe không được chắc chắn cho lắm đi thuyền từ Copenhagen đến Trung Quốc. Nhưng thật ra các con tàu công-te-nơ đầy hàng hóa đi từ Trung Quốc đến Đan Mạch. Và chúng lại đi về trống không. Vậy nên rất thường các bạn phải gánh nước về cho thuyền thăng bằng. Vậy nên chúng tôi có thể đi nhờ một chuyến. Và ở giữa bể tắm cảng chúng tôi sẽ thật sự đặt Cô Người Cá. Vậy là Cô Người Cá thật, nước thật, và những chiếc xe đạp thật. Và trong khi cô ấy đi vắng chúng tôi sẽ mời một họa sỹ Trung Quốc để phác thảo lại cô ấy. Kiến trúc của sảnh triển lãm giống như một vòng trưng bày và xe đạp. Khi các bạn đến gian trưng bày các bạn sẽ thấy Cô Người Cá và bể bơi. Các bạn sẽ đi vòng quanh, kiếm một chiếc xe đạp ở trên nóc nhà, nhảy lên chiếc xe của mình và tiếp tục đến các phần còn lại của triển lãm. Vậy nên khi chúng tôi thực sự thắng cuộc thi chúng tôi đã phải làm một cuộc triển lãm ở Trung Quốc giải thích dự án mình. Và ngạc nhiên thay chúng tôi đã được gửi lại một trong những bản họa tiết được sửa bởi Cơ Quan Kiểm Duyệt Nhà Nước của Trung Quốc. Đầu tiên, bản đồ Trung Quốc đã thiếu Đài Loan. Đó là một trong những vấn đề chính trị rất nghiêm trọng ở Trung Quốc. Chúng tôi sẽ bổ sung thêm vào. Thứ hai, chúng tôi đã so sánh Thiên Nga với Con Rồng. Và rồi chính phủ Trung Quốc nói rằng, "Chúng tôi đề nghị đổi thành Con Gấu Trúc." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vậy nên khi tin tức được loan ra ở Đan Mạch rằng chúng tôi sẽ dời bức tượng quốc gia của chúng tôi, Đảng Nhân Dân đã phản đối khốc liệt. Họ đã cố gắng đưa ra một luật mới chống lại sự di dời Cô Người Cá. Nên lần đầu tiên tôi được mời đến phát biểu tại Nghị Viện. Khá là thú vị bởi vì vào buổi sáng từ 9 đến 11 giờ họ bàn bạc về gói cứu trợ tài chính bao nhiểu tỷ để đầu tư vào việc cứu lấy nền kinh tế Đan Mạch. Và sau đó vào 11 giờ họ dừng bàn bạc về những vấn để nhỏ nhoi này. Và từ 11 giờ đến 1 giờ họ tranh cãi về việc có nên gửi Cô Người Cá đến Trung Quốc hay không. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng để kết luận, nếu các bạn muốn thấy Cô Người Cá từ tháng 5 đến tháng 11 vào năm sau, đừng đến Copenhagen. Bởi vì cô ấy sẽ ở Thượng Hải. Nếu các bạn vẫn cữ đến Copenhagen các bạn sẽ thấy một tác phẩm bởi Ai Weiwei, một họa sỹ Trung Quốc. Nhưng nếu chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thì có thể thay vào đó chúng ta sẽ lại thấy một chú gấu trúc. (Tiếng cười) Vậy nên câu chuyện thứ hai mà tôi muốn kể với các bạn là câu chuyện này thật ra bắt đầu từ căn nhà của tôi. Đây là căn nhà của tôi. Đây là quang cảnh từ nhà của tôi. Qua các ban công hình tam giác mà khách hàng của chúng tôi đã gọi là ban công Lenoardo Dicaprio. Và chúng tôi tạo nên các sân sau thẳng đứng như thế này. Vào mùa hè các bạn sẽ được gặp các hàng xóm của bạn trong bán kính dọc tầm 10 mét. Căn nhà giống như một lô đất bị bóp méo. Chạy díc dắc để sao cho tất cả các căn nhà có một quang cảnh đối diện, thay vì nhìn vào nhau. Trước đây, đây là quang cảnh của căn nhà tôi. Khách hàng của chúng tôi đã mua một khu đất bên cạnh nhà tôi. Và ông ta nói rằng ông ấy sẽ xây một căn chung cư bên cạnh một căn đỗ xe. Và chúng tôi đã nghĩ rằng thay vì làm một căn nhà chung cư với các căn hộ chồng lên nhau như bình thường nhìn thẳng vào một gian đỗ xe nhàm chán, tại sao lại không biến các căn hộ đấy thành các căn nhà mái bằng, đặt chung lên một bậc đài vòng của xe. Và bởi vì Copenhagen hoàn toàn bằng phẳng, nếu các bạn muốn một mặt bằng nghiêng hướng về phía nam với một quang cảnh, bạn phải tự làm lấy nó. Sau đó chúng tôi cắt khối nhà ra, để chúng tôi không chặn mất quang cảnh của căn nhà tôi. (Tiếng cười) Và về cơ bản thì khu đậu xe nằm ở sâu phần bên trong dưới các căn hộ. Và phía trên mặt trời, các bạn có một lớp các căn hộ kết lại mọi sự nguy nga tráng lệ của cuộc sống thành thị, giống như một căn nhà với một khoản vườn và một quang cảnh thị thành, và một địa điểm dày cộm trong nội thành. Đây là phiên bản mẫu đầu tiên của chúng tôi. Đây là một bức ảnh chụp từ trên không vào mùa hè năm ngoái. Và cơ bản là các căn hộ che khuất khu đỗ xe. Lối vào các căn hộ được dẫn dắt bởi chiếc thang máy nghiêng này. Đây thật ra là một sản phẩm của Thụy Sỹ. Bởi vì ở Thụy Sỹ người ta có nhu cầu tự nhiên đối với các thang máy nghiêng. (Tiếng cười) Và phần mặt tiền của nhà đỗ xe, chúng tôi muốn làm cho nó được thông khí một cách tự nhiên. Nên chúng tôi đã phải khoan các lỗ thông hơi. Và chúng tôi đã phát hiện ra rằng bằng cách điều chỉnh kích cỡ của các lỗ chúng tôi có thể biến toàn bộ mặt tiền thành một bức tranh khổng lồ có thể lưu thông không khí một cách tự nhiên và bởi vì chúng tôi gọi dự án này là Núi Lớn (The Mountain) chúng tôi đã đặt mua một bức tranh của một nhiếp ảnh gia người Nhật hay chụp dãy Himalaya một tấm của đỉnh Everest biến toàn bộ tòa nhà thành một sản phẩm nghệ thuật 3.000 mét vuông. (Vỗ tay) Nên nếu các bạn quay trở lại khu đỗ xem, đi vào trong các hành lang, nó gần như là đi vào trong một thế giới song song từ những chiếc xe hơi và màu sắc, vào trong cái ốc đảo thành thị nhìn về phía nam. Phần gỗ của các căn hộ của các bạn nối tiếp ra ngoài trở thành các mặt tiền. Và nếu các bạn đi tiếp thì nó trở thành khu vườn xanh này. Và tất cả các giọt mưa rơi trên Núi Lớn được kết tụ lại. Và có một hệ thống tưới nước tự động mà sẽ đảm bảo sao cho phong cảnh của những khu vườn này trong một hay hai năm tới sẽ trở thành một ngôi đền Campuchia bỏ hoang, hoàn toàn được bao phủ trong một màu xanh. Vậy nên Núi Lớn giống như ví dụ đầu tiên chúng tôi xây một ví dụ về một thứ mà chúng tôi thích gọi là thuật gia kim của kiến trúc. Ý tưởng về một thứ mà các bạn có thể tạo ra, nếu ko phải là vàng, thì ít ra cũng được tăng thêm giá trị bởi cách trộn lẫn các thành phần truyền thống, giống như các căn hộ bình thường và một khu đỗ xe bình thường, và trong trường hợp này thật sự cho con người cơ hội mà họ không phải chọn giữa một cuộc sống với một khu vườn hay một cuộc sống trong thành phố. Họ thật sự có thể có cả hai. Với cương vỵ là một kiến trúc sư, rất khó để có thể xây dựng nên một chương trình nghị sự. Các bạn không thể tự dưng nói rằng giờ tôi muốn xây một thành phố có khả năng tự duy trỳ lâu dài ở trung tâm Châu Á. Bởi vì đó không phải là cách mà các bạn kiếm được việc làm. Các bạn luôn phải tự thích nghi và tùy cơ ứng biến với các cơ hội và rủi ro xảy ra và với một thế giới náo loạn. Một ví dụ cuối cùng là gần đây chúng tôi, hè năm ngoái chúng tôi thắng một cuộc thi thiết kế một ngân hàng trung ương Bắc Âu. Đây là vị chủ tịch ngân hàng khi ông ấy vẫn còn cười được. (Tiếng cười) Ngân hàng nằm ngay giữa thủ đô nên chúng tôi rất là phấn khởi bởi cơ hội này. Không may là ngân hàng đó lại là ngân hàng trung ương của Icleand. Cùng lúc đó chúng tôi lại có một vị khách đến thăm, một bộ trưởng từ Azerbaijan đến văn phòng của chúng tôi. Chúng tôi đưa ông ấy đến xem Núi Lớn. Và ông ấy trở nên rất thích thú bới ý tưởng rằng bạn thật sự có thể làm ra được các con núi từ kiến trúc. Bởi vì Azerbaijan được xem là dãy Alps của Trung Á. Vậy nên ông ấy hỏi chúng tôi nếu chúng tôi có thể tưởng tượng ra một dự kiến thành thị ưu tú trên một hoàn đảo bên ngoài thủ đô mà sẽ tạo dựng lại chân dung cắt bóng của bảy ngọn núi quan trọng nhất của Azerbaijan. Nên chúng tôi nhận việc. Và chúng tôi đã làm ra một đoạn phim nhỏ này mà tôi muốn cho các bạn xem. Chúng tôi cũng hay làm những đoạn phim nhỏ. Chúng tôi luôn tranh cãi nhiều về phần nhạc nền. Nhưng trong trường hợp này, việc chọn một bài hát trở nên khá dễ dàng. Vậy cơ bản là Baku là một vịnh có hình lưỡi liềm nhìn về phía đảo Zira, đảo mà chúng tôi đang lập dự án xây dựng. Gần như là biểu đồ của lá cờ của họ. Và ý tưởng chính của chúng tôi là lấy mẫu của bảy ngọn núi quan trọng nhất trên địa hình của Azerbaijan. Và tái tạo lại chúng trên các kiến trúc thành thị, mà con người có thể cư trú. Và chúng tôi đặt những ngọn núi này trên ngôi đảo, bao quanh một cái thung lũng xanh trung tâm. Gần giống như khu công viên trung tâm. Và điều mà khiến đó trở nên thú vị là ngôi đảo ngay bây giờ chỉ là một khoảnh đất sa mạc. Không có cây cỏ. Không có nước. Không có điện, không có tài nguyên. Nên chúng tôi đã thiết kế toàn bộ hòn đảo thành một hệ sinh thái đơn thuần, hấp thụ năng lượng từ gió để chạy các nhà máy khử muối và để sử dụng nhiệt độ của nước để sưởi và làm lạnh các toàn nhà. Và toàn bộ phần thừa của nước sạch nước thải đều được lọc một cách hữu cơ vào đất, dần dần sẽ biến hòn đảo sa mạc này thành một vùng đất xanh, tươi tốt. Nên các bạn có thể nói rằng nơi mà sự phát triển đô thị thường xảy ra với sự trả giá của tự nhiên, trong trường hợp tự nhiên lại được tạo ra. Và các ngôi nhà, chúng không chỉ gợi lên hình ảnh của các ngọn núi. Chúng cũng hoạt động như các ngọn núi. Chúng là nơi tránh gió. Chúng hội tụ năng lượng mặt trời. Chúng tích lũy nước. Nên chúng thật sự có thể biến toàn bộ hòn đảo thành một hệ sinh thái. Nên gần đây chúng tôi đã trình diện dự án ưu tú này. Và nó đã được chấp thuận. Và hè năm nay chúng tôi bắt đầu công việc giấy tờ và hai ngọn núi đầu tiên, mà trên đó sẽ là hòn đảo không carbon đầu tiền ở Trung Á. (Vỗ tay) Vâng, có thể chỉ để làm tròn. Nên xét trên một phương diện thì chúng tôi có thể thấy rằng Núi Lớn ở Copenhagen đã tiến hóa thành 7 Đỉnh Núi của Azerbaijan. Với một chút may mắn và thêm phần tiến hóa có thể trong 10 năm nó sẽ có thể là 5 Ngọn Núi của Sao Hỏa. Cảm ơn. (Vỗ tay) Câu hỏi ngày hôm nay, vô hình là gì? Thật sự thì nó bao gồm nhiều thứ hơn bạn nghĩ Theo tôi thì nó là mọi thứ. Những thứ có ý nghĩa. ngoại trừ tất cả mọi thứ và ngoại trừ ý nghĩa. Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa nhưng không thể thấy được cái gì ý nghĩa Như trong một câu mà tôi tìm được trong ô chữ The Guardian gần đây "Cuộc hôn nhân gặp phải vấn đề khó khăn vào năm 1965 khi người chồng bị sát hại bởi người vợ." (cười) Có cả một thế giới vô hình ở đó đúng không (cười) Chúng ta có thể thấy được các ngôi sao và hành tinh nhưng ta không thể thấy được điều gì đẩy chúng xa khỏi nhau hay cái gì hút chúng lại Với ý nghĩa trong mỗi người, chúng ta chỉ có thể thấy được bề nổi của họ Ta không thể nhìn vào phòng điều khiển Ta không biết được điều gì làm họ tức giận mà không trải qua một vài khó khăn. Càng nhìn gần, mọi thứ càng biến mất. Thực ra nếu bạn nhìn một thứ thật gần nhìn vào cấu trúc cơ bản của vấn đề thì lại chẳng có gì ở đó cả electron biến mất một cách nhanh chóng chỉ còn lại năng lượng. Mà ta lại không thể thấy được năng lượng. Những thứ quan trọng, có ý nghĩa, đều vô hình Một thứ hơi ngớ ngẩn và vô hình nữa là câu chuyện này, nó vô hình trong mắt các bạn Và bây giờ tôi sẽ làm cho nó hữu hình trong tâm trí bạn Câu chuyện này kể về một nghị sĩ tên là Geoffrey Dickens Geoffrey Dickens, ngài nghị sĩ đó trong một lần dự buổi lễ của thành phố Bất kì nơi nào ông ta đi, mỗi quầy hàng ông ta dừng lại ông ta đều bị một người phụ nữ vô cùng xấu xí luôn mỉm cười bám theo (cười) Dù cố gắng ông cũng không thể thoát khỏi cô ta. Một vài ngày sau, ông ta nhận được thư từ một cử tri kể rằng cô ta hâm mộ ông nhiều như thế nào cô đã gặp ông ở buổi lễ và xin ông cho cô một tấm ảnh kèm chữ kí Ngay sau tên cô ấy là phần biệt danh thích hợp để miêu tả được ghi là Mặt Ngựa (cười) "Tôi đã đánh giá sai người phụ nữ này" Ông Dickens nghĩ. "Không chỉ cô ta nhận thức được vẻ bề ngoài xấu xí của mình cô ấy xem nó như một lợi thế Một bức ảnh là không đủ." Ông ta mua một cái khung hình và lồng tấm hình vào. Và trên tấm hình, ông ta ghi táo bạo rằng "Tặng Mặt Ngựa, thân gửi từ Geoffrey Dickens, Nghị sĩ" Sau khi lá thư được gửi đi, thư kí ông hỏi "Ngài đã đọc lá thư từ người phụ nữ ở lễ hội chưa? Tôi ghi Mặt Ngựa lên đó để ngài có thể nhớ được cô ấy là ai" (cười) Tôi cá là ông ta ước ông ta có thể biến mất (cười) Một trong những điều thú vị về sự vô hình là những thứ chúng ta không thể nhìn thấy ta cũng không thể hiểu được nó Trọng lực là một thứ ta không thể thấy và ta cũng không thể hiểu Nó là cái ta ít hiểu mơ hồ nhất trong bốn lực cơ bản và nó cũng là lực yếu nhất Và không ai biết nó là gì hay tại sao nó lại tồn tại. Isaac Newton, nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại đã nghĩ rằng Chúa hạ thế chỉ để điều chỉnh lực hấp dẫn Đó là việc ông nghĩ Chúa hạ thế để làm Vâng, một nhà khoa học thông minh, có thể đã sai ở đây, tôi không chắc (cười) Ý thức. Tôi nhìn thấy mặt các bạn Nhưng tôi không thể biết được bất kì ai đang nghĩ gì. Không phải tuyệt sao khi chúng ta không thể đọc được suy nghĩ của nhau Nhưng chúng ta có thể chạm vào nhau, thậm chí nếm nhau nếu ta tới đủ gần Nhưng ta không thể đọc được suy nghĩ của nhau. Tôi thấy điều đó vô cùng thú vị Đạo Sufi ở khu vực Trung Đông, đôi khi được cho là cội rễ của tất cả các đạo Những thầy tu Sufi đều được cho rằng họ có khả năng ngoại cảm Nhưng chủ yếu những gì họ làm với khả năng đó là làm cho chúng ta tin rằng ngoại cảm không hề có thật Và đó là lí do ta không tin nó tồn tại vì năng lực của những thầy tu Sufi đang ảnh hưởng tới ta Trong những câu hỏi về tiềm thức và trí tuệ nhân tạo trí tuệ nhân tạo, cũng như với quá trình tìm hiểu về tiềm thức chúng không đi đến đâu cả. Ta không hề biết cách tiềm thức hoạt động ra sao Còn trí tuệ nhân tạo, không chỉ họ chưa thể phát minh ra nó mà họ còn chưa thể phát minh ra ngu dốt nhân tạo (cười) Những định luật vật lý: vô hình, vĩnh cửu, bất định, toàn năng Có gợi nhớ bạn đến ai không? Rất thú vị. Tôi, như mọi người có thể đoán được tôi không theo chủ nghĩa vật chất tôi theo chủ nghĩa phi vật chất Tôi đã tìm được một từ mới phù hợp. Vô thần. Tôi là một người theo thuyết vô thần Tôi không thích tự hỏi rằng Chúa có tồn tại hay không cho đến khi có người định nghĩa cụm từ đó cụ thể (cười) Một thứ khác chúng ta không thể thấy là bộ gen người Và một điểu vô cùng đặc biệt là khoảng 20 năm trước, khi bắt đầu đào sâu vào bộ gen người họ nghĩ chắc nó chứa khoảng 100.000 gen các nhà di truyển học sẽ biết đều này, mỗi năm nghiên cứu số lượng đó đều bị giảm xuống Bây giờ chúng ta cho rằng chỉ có khoảng hơn 20.000 gen trong bộ gen người Đây là một điều vô cùng thần kì. Vì trong gạo - nghe nhé trong gạo được biết có tới 38.000 gen Khoai tây, khoai tây có 48 nhiễm sắc thể. Bạn có biết điều đó không? Nhiều hơn con người đế hai nhiễm sắc thể Và bằng với một con gorila (cười) Ta không thể thấy những cái này, nhưng nó vô cùng kì lạ (cười) Những ngôi sao vào ban ngày. Tôi luôn thấy chúng vô cùng thú vị Cả vũ trụ biến mất. Càng nhiều ánh sáng, ta càng thấy ít đi. Thời gian, không ai có thể thấy thời gian Không biết các bạn biết điều này không, trong vật lý hiện đại có một bước tiến lớn trong vật lý hiện đại đã chỉ ra rằng thời gian không tồn tại vì nó quá bất tiện cho những con số. Sẽ dễ dàng hơn nếu nó không tồn tại. Ta không thể nhìn thấy tương lai, hiển nhiên Ta cũng không thể nhìn thấy quá khứ, ngoại trừ trong trí nhớ ta Một trong những điều thú vị về quá khứ là ta không thể thấy được nó. Một ngày nọ con trai tôi hỏi tôi, "Cha có nhớ được con như thế nào năm con 2 tuổi không?" Và tôi trả lời, "Có", và nó lại hỏi, "Vậy sao con không nhớ?" Quả là vô cùng thú vị, ta không thể nhớ những chuyện xảy ra trước năm ta 2 hay 3 tuổi và đó là điều tốt cho các nhà tâm lý học họ sẽ chẳng có việc làm nếu ta nhớ được Vì hiển nhiên đó là thời gian mà mọi thứ quan trọng xảy ra (cười) đó là điều làm nên con người ta Một điều khác ta không thể thấy là những thứ ta đang bám vào Đây là một điều rất thú vị, vài người trong các bạn hẳn sẽ biết điều này các tế bào luôn tự làm mới. Bạn có thể thấy điều đó qua da và một vài hiện tượng khác như da bị tróc ra, tóc mọc dài, móng tay dài ra, vân vân Mọi tế bào trong cơ thể bạn đều được làm mới vào một thời điểm nhất định Vị giác sẽ khác đi sau mỗi 10 ngày Gan và các nội tạng khác thường mất lâu hơn. Xương sống thì cần vài năm Nhưng cứ mỗi 7 năm, không một tế bào nào trong cơ thể bạn vẫn tồn tại, chúng đều được thay mới Và câu hỏi được đặt ra là, khi đó, chúng ta là ai? Chúng ta là ai? Thứ chúng ta đang bám víu vào đó có thật sự là ta không? Tiếp tục, nguyên tử. Ta không thể thấy chúng Không ai có thể thấy chúng. Chúng nhỏ hơn cả bước sóng ánh sáng Ga. ta không thể thấy nó. À, một ai đó vừa nhắc đến 1600 gần đây Ga được phát minh ra năm 1600 bởi một người Hà Lan tên Van Helmont nó được cho là phát minh vị đại nhất do một cá nhân tự tìm ra. Rất hay. Ông cũng nghĩ ra từ "blas" ý là bức xạ của vì sao không được phổ biến lắm, tiếc thay. (cười) Nhưng làm tốt lắm, ông bạn. (cười) Vẫn còn rất nhiều thứ - Ánh sáng chẳng hạn Ta không thể thấy ánh sáng. Khi trong một khoảng không tối nếu ta chiếu 1 chùm tia sáng thẳng ngang qua mắt. ta sẽ không thấy ánh sáng. Về mặt nguyên lí thì vài nhà khoa học sẽ không đồng tình Nhưng thật kì lạ khi ta không thể thấy một tia sáng, ta chỉ chỉ có thể thấy vật mà nó chiếu vào. Tôi thấy điều đó thật là thú vị, ta không thể thấy ánh sáng nhưng có thể thấy bóng tối Điện, ta không thể thấy nó. Đừng để ai nói bạn họ hiểu được điện. Họ không hiểu, Không ai biết nó là gì. (cười) Bạn có thể nghĩ rằng electron trong dây điện chuyển động không ngừng trong sợi dây, với vận tốc ánh sáng khi bạn bật đèn lên. Thực ra thì không Electron chạy từ từ va đập vào thành sợi dây, cỡ tốc độ của mật ong đang chảy (cười) Dãy ngân hà, có khoảng 100 tỉ dãy trong vũ trụ 100 tỉ. Và chúng ta chỉ có thể thấy được 5 5 trong 100 tỉ, với con mắt thường và một trong số chúng khá là khó để thấy trừ khi bạn có một tầm nhìn cực tốt Sóng Radio. Có một điều khác ở đây. Heinrich Hertz, khi ông phát hiện ra sóng radio năm 1887, ông gọi nó là sóng radio vì chúng có thể bức xạ Và một người nào đó hỏi ông "Vậy nó có thể làm được gì, Heirich? Cái sóng radio mà ông vừa tìm ra có thể làm được gì?" Ông ta trả lời, "Ờ thì, tôi cũng không biết nữa Nhưng tôi nghĩ ai đó sẽ tìm ra mục đích của nó sớm thôi." Và công dụng của nó là làm radio, đó là thứ họ đã khám phá ra. Và điều quan trọng nhất, thứ vô hình với chúng ta là thứ ta không biết đến Thật kì diệu là vốn hiểu biết của ta ít ỏi đế thế nào Thomas Edison từng nói rằng, "Chúng ta không biết được 1 phần của 1 triệu của bất cứ thứ gì." Và tôi đã đi đến kết luận vì ta hay hỏi câu này. "Còn gì nữa mà chúng ta chưa thấy?" Ý nghĩa, hầu hết chúng ta đều không thấy. Ý nghĩa là gì? (cười) (vỗ tay) Bạn không thể thấy được ý nghĩa. Về cơ bản, nó vô dạng như điện vậy, kì lạ thay Nhưng ý nghĩa, theo tôi đến cuối cùng chỉ có 2 câu đáng được hỏi, là "Tại sao chúng ta tồn tại?" và "Chúng ta nên làm gì khi chúng ta vẫn còn tồn tại? Để các bạn hiểu rõ hơn, tôi có 2 điều nữa muốn gửi gắm, từ 2 nhà triết học vĩ đại có lẽ là 2 trong số những nhà triết học vĩ đại nhất thế kỉ 20 một người là một nhà toán học và kĩ sư, người còn lại là nhà thơ Đầu tiên là Ludwig Wittgenstein, ông đã nói rằng "Tôi không biết tại sao chúng ta tồn tại nhưng tôi khá chắc là không phải để tận hưởng bản thân ta." (cười) Ông ta quả là một người lạc quan vui vẻ nhỉ (cười) Cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng, W.H.Auden, một trong những nhà thơ yêu thích của tôi, đã nói rằng "Chúng ta tồn tại trên Trái Đất là để giúp đỡ những người khác Còn những người khác ở đây làm gì, tôi cũng không biết nữa." (cười) (vỗ tay) Chúng ta nhìn bằng mắt. Nhưng chúng ta cũng nhìn bằng não. Và nhìn bằng não thường được gọi là tưởng tượng. Và chúng ta đã quen thuộc với thế giới tưởng tượng của chính mình, những thế giới bên trong của mỗi người. Nhưng còn có ảo giác. Và ảo giác thì hoàn toàn khác biệt. Chúng dường như không phải do ta tạo ra. Chúng dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Chúng dường như đến từ bên ngoài, và giống như nhận thức thực. Tôi sẽ trình bày về ảo giác. Và một loại ảo giác thị giác đặc biệt mà tôi nhận thấy ở những bệnh nhân của mình. Vài tháng trước tôi có một cuộc gọi từ một viện dưỡng lão nơi tôi làm việc. Họ nói rằng có một bà lão hơn 90 tuổi nhìn thấy những thứ kỳ lạ. Và họ không biết bà ấy có bị thần kinh hay không. Hoặc, vì đã già nên bà ấy có thể bị tai biến, hoặc Alzheimer. Vậy nên họ hỏi xem tôi có thể qua và khám cho Rosalie, bà lão đó. Tôi đến khám cho bà ấy. Rõ ràng là bà ta hoàn toàn minh mẫn và vẫn rất thông minh. Nhưng bà ta hay giật mình và hoang mang vì đã thấy nhiều thứ kỳ dị. Và bà ấy nói với tôi rằng -- những y tá đã không đề cập gì tới điều này -- rằng bà ấy bị mù, rằng bà ấy đã mất thị lực hoàn toàn do thoái hóa điểm vàng được 5 năm. Nhưng những ngày vừa rồi, bà ấy đã nhìn thấy một số thứ. Vậy nên tôi hỏi "Những thứ như thế nào?" Và bà ấy trả lời "Người mặc đồ phương Đông, quần áo xếp nếp, đi lên đi xuống cầu thang. Một người đàn ông quay về phía tôi và mỉm cười. Nhưng hắn có một bên răng rất to. Cả những con vật nữa. Tôi thấy một tòa nhà trắng. Trời đang có tuyết, tuyết khá mỏng. Tôi thấy một con ngựa đeo yên cương, kéo tuyết đi. Sau đó, một đêm, cảnh quan thay đổi. Tôi thấy chó mèo đi về phía mình. Chúng đi tới một điểm nhất định rồi dừng lại. Sau đó lại thay đổi. Tôi thấy rất nhiều trẻ con. Chúng đi lên đi xuống cầu thang. Chúng mặc đồ rực rỡ, đỏ thắm và xanh dương, như trang phục người phương Đông." Thỉnh thoảng, bà ấy nói, trước khi nhìn thấy người bà ấy có thể gặp ảo giác về những hình vuông hồng và xanh trên sàn, và sàn thì dường như nối với trần nhà. Tôi hỏi "Giống như một giấc mơ à?" Và bà ấy nói "Không, không giống như mơ. Nó giống như một bộ phim." Bà ấy nói "Có màu sắc. Có chuyển động. Nhưng hoàn toàn im lặng, như phim câm vậy." Và bà ấy nói đó là một bộ phim khá nhàm chán "Những người mặc đồ phương Đông này, đi lên đi xuống, lặp đi lặp lại, rất hạn chế." (Tiếng cười) Bà ấy có khiếu hài hước. Bà ấy biết rằng đó là ảo giác. Nhưng nó làm bà ta cảm thấy sợ hãi. Bà lão đã sống 95 năm và chưa bao giờ có ảo giác trước đó. Bà ấy nói rằng những ảo giác đó không có liên quan đến bất cứ điều gì bà ấy đang nghĩ hay cảm thấy hay đang làm. Rằng chúng dường như tự đến, tự đi. Bà ấy không thể kiểm soát được chúng. Bà ấy nói bà không nhận ra bất cứ ai hay nơi nào trong những ảo giác đó. Và không một ai hay con vật nào, chúng đều không để ý tới bà ta. Và bà không biết chuyện gì đang xảy ra. Bà cụ tự hỏi mình có bị điên hay mất trí không. Tôi đã kiểm tra bà lão cẩn thận. Đó là một bà lão còn nhanh nhẹn. Hoàn toàn minh mẫn. Bà ta không có vấn đề gì về sức khỏe. Không dùng thuốc nào có thể tạo ra ảo giác. Nhưng bà bị mù. Lúc đó tôi nói "Tôi nghĩ tôi biết bà bị làm sao." Tôi nói "Có một dạng đặc biệt của ảo giác thị giác liên quan đến sự suy giảm thị lực, hoặc mù lòa." "Hiện tượng này ban đầu được miêu tả vào thế kỷ 18, bởi một người tên là Charles Bonnet. Và bà có hội chứng Charles Bonnet. Não bộ không bị làm sao. Trí óc không bị làm sao cả. Bà có hội chứng Charles Bonnet." Và bà ta cảm thấy rất nhẹ nhõm bởi điều này, rằng không có gì nghiêm trọng cả, và có phần tò mò. Bà ấy hỏi "Charles Bonnet là ai?" "Bản thân ông ấy có gặp hội chứng này không?" Và bà ấy bảo "Nói với tất cả các y tá rằng tôi có hội chứng Charles Bonnet." (Tiếng cười) "Tôi không bị điên. Tôi không thần kinh. Tôi mắc hội chứng Charles Bonnet." Thế nên tôi có nói với các y tá. Chuyện này, đối với tôi, là một tình huống thường gặp. Tôi hầu hết thời gian làm tại các việc dưỡng lão. Tôi gặp rất nhiều người già có thị giác hoặc thính giác yếu. Khoảng 10% những người có thính giác suy giảm gặp ảo giác về âm thanh. Khoảng 10% những người thị giác suy giảm gặp ảo giác về hình ảnh. Bạn không cần phải hoàn toàn mù lòa, chỉ cần thị giác suy giảm tới một mức độ nào đó Với những miêu tả ban đầu tiên vào thế kỷ 18, Charles Bonnet không mắc hội chúng này. Ông của Bonnet đã gặp những ảo giác này. Ông của ngài là một thẩm phán, một người cao tuổi. Ông ấy đã qua phẫu thuật đục thủy tinh thể. Khả năng nhìn là rất kém. Năm 1759 ông ấy miêu tả cho cháu mình nhiều thứ ông ấy đã nhìn thấy. Đầu tiên ông ấy thấy là một cái khăn tay ở giữa không khí. Đó là một cái khăn tay rộng màu xanh dương với bốn hình tròn màu cam. Và ông ấy biết đấy là ảo giác. Không có khăn tay lơ lửng giữa không khí. Sau đó ông ấy nhìn thấy một cái bánh xe lớn giữa không trung. Thỉnh thoảng ông ấy không rõ mình có đang gặp ảo giác hay không. Bởi những ảo giác hợp với hoàn cảnh bấy giờ. Một lần, khi các cháu gái đến thăm, ông ấy hỏi "Còn những chàng đẹp trai đi cùng cháu là ai?" Chúng nói "Ông à, không có anh chàng đẹp trai nào đâu." Và những chàng trai biết mất. Những ảo giác này thường xuất hiện và biến đi chớp nhoáng. Chúng thường không lờ mờ xuất hiện và biến mất dần. Chúng khá bất ngờ. Và thay đổi bất ngờ. Charles Lullin, người ông, nhìn thấy hàng trăm hình ảnh khác nhau, những cảnh quan khác nhau. Một lần ông ấy thấy một người đàn ông mặc áo choàng tắm đang hút thuốc, và nhận ra đó chính là bản thân mình. Đó là hình ảnh duy nhất mà ông nhận ra. Lần khác khi đang đi trên đường phố Paris, ông ấy thấy -- cái này là thật -- một giàn giáo. Nhưng khi về nhà ông ta thấy một mô hình nhỏ của giàn giáo đó cao 6 inch, trên bàn làm việc của mình. Sự lặp lại của nhận thức đôi khi được gọi là palinopsia (thấy lại). Với ông ấy, và với Rosalie, điều dường như đang diễn ra -- và Rosalie nói "Chuyện gì đang diễn ra?" -- và tôi nói rằng khi bà mất dần thị lực, khi các phần thị giác trong não không còn nhận thông tin nữa, chúng trở nên dễ bị kích động. Và chúng bắt đầu hoạt động tự phát. Bạn bắt đầu nhìn thấy nhiều thứ. Những điều bạn thấy có thể rất phức tạp. Với một bệnh nhân khác của tôi, người mà, như Charles Lullin, vẫn còn chưa mù hẳn, những hình ảnh bà nhìn thấy đôi khi gây hoang mang. Một lần bà ấy nói rằng mình nhìn thấy một người đàn ông áo kẻ trong một nhà hàng. Và người ấy quay lại. Và sau đó phân chia thành 6 người áo kẻ giống hệt nhau, những người đó bắt đầu đi về hướng bà ta. Và sáu hình ảnh đó nhập lại với nhau, như một cái đàn accordion ép lại. Một lần, khi đang lái xe, đúng hơn là, lúc đó chồng của bà ấy đang lái xe, con đường chia làm bốn. Và bà ấy thấy mình đồng thời đi lên cả bốn con đường. Bà ta cũng có những ảo giác rất linh động. Rất nhiều số đó liên quan đến xe cộ. Đôi lúc bà ta thấy một cậu thiếu niên ngồi trên nóc xe. Anh ta bám rất chắc và di chuyển khéo léo mỗi khi xe rẽ. Và khi họ dừng lại, cậu ta sẽ bay vọt thẳng lên, 30m trên cao và rồi biến mất. Một bệnh nhân khác của tôi mắc một chứng ảo giác khác. Đây là một người phụ nữ không mắc tật về mắt, nhưng về phần thị giác trong não. Một khối u nhỏ trong vỏ não hậu chẩm. Và cô ấy nhìn thấy các hình ảnh hoạt hình. Những hoạt hình trong suốt và che mất một nửa khung cảnh, như một màn chắn vậy. Đặc biệt cô ấy thấy hình chú ếch Kermit. (Tiếng cười) Tôi không xem Phố Sesame. Nhưng cô ấy có lý khi hỏi rằng "Sao lại là Kermit?" Cô ấy nói "Ếch Kermit không có ý nghĩa gì với tôi. Ông biết đấy, tôi đang nghĩ về những yếu tố quyết định của Freud. Sao lại là Kermit? Ếch Kermit không là gì đối với tôi." Cô ấy không chú ý tới những hình ảnh hoạt họa đến thế. Nhưng điều làm cô ấy khó chịu đó là cô ấy gặp phải hình ảnh hoặc ảo giác lặp đi lặp lại về những khuôn mặt và giống như với Rosalie, những khuôn mặt thường bị biến dạng, răng rất to hoặc mắt rất to. Và chúng làm cô ấy sợ. Vậy thì chuyện gì đang xảy ra với những người này? Là một bác sĩ, tôi phải cố gắng tìm ra điều gì đang diễn ra, và khiến họ yên tâm. Đặc biệt khiến họ yên tâm rằng mình không bị điên. Như tôi đã nói, khoảng 10% những người bị suy giảm thị giác gặp chúng. Nhưng không nhiều hơn 1% những người này thừa nhận. Bởi họ sợ rằng mình sẽ bị coi như người điên. Và nếu họ đề cập tới việc đó với bác sĩ họ có thể bị chẩn đoán nhầm. Cụ thể, có quan niệm rằng nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ kỳ dị, bạn bị thần kinh. Nhưng ảo giác rối loạn thần kinh khác thế này. Ảo giác rối loạn thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh, chúng hướng tới bạn. Chúng buộc tội bạn. Chúng quyến rũ bạn. Chúng lăng mạ bạn. Chúng chế nhạo bạn. Bạn giao tiếp với chúng. Những điều vừa rồi hoàn toàn không xuất hiện trong ảo giác Charles Bonnet. Chỉ như một thước phim. Bạn xem một bộ phim không liên quan đến mình. Hay đó là cách mọi người nghĩ về nó. Có một chứng hiếm gặp gọi là động kinh ở thùy thái dương. Và đôi khi, nếu mắc chứng này, người bệnh có thể cảm thấy mình quay lại một thời điểm và địa điểm trong quá khứ. Bạn đang ở một giao lộ cụ thể nào đó. Bạn ngửi thấy hạt dẻ rang. Bạn nghe thấy xe cộ. Mọi giác quan đều cảm nhận. Và bạn đang đợi cô gái của mình. Và đây là tối thứ Ba đó năm 1982. Những ảo giác thùy thái dương đều là những ảo giác đa giác quan, đầy cảm nhận, đầy sự quen thuộc, đặt trong thời gian và không gian nhất định, mạch lạc, ấn tượng. Những ảo giác Charles Bonnet thì khác. Trong những ảo giác Charles Bonnet, bạn có nhiều mức độ, từ ảo giác hình học, những hình vuông hồng và xanh, tới những ảo khác khá phức tạp với người và đặc biệt là những khuôn mặt. Những khuôn mặt, đôi khi bị biến dạng, là điểm chung thường gặp nhất ở những ảo giác này. Điều thường gặp thứ hai là hoạt hình. Vậy thì, điều gì đang diễn ra? Đáng chú ý thay, trong những năm gần đây, chúng ta đã có thể quét chức năng não, thực hiện chụp cộng hưởng từ chức năng khi họ đang gặp ảo giác. Và trong thực tế, đã có thể nhận ra những phần khác nhau của bộ não thị giác được kích hoạt khi họ đang gặp ảo giác. Khi họ gặp những ảo giác hình học đơn giản, phần vỏ não thị giác chính được kích hoạt. Đây là phần não bộ nhận biết góc cạnh và hình dạng. Bạn không tạo hình ảnh với vỏ não thị giác chính. Khi hình ảnh được hình thành, một phần cao hơn trong vỏ não thị giác sẽ tham gia với thùy thái dương. Cụ thể, một vùng thùy thái dương gọi là cuộn fusiform. Và người ta biết rằng nếu cuộn fusigorm bị tổn thương, ta có thể mất khả năng nhận diện mặt. Nhưng nếu có một hoạt động bất thường trong cuộn fusiform, ta có thể gặp ảo giác những khuôn mặt. Và đây chính là điều bạn thấy ở một số những người này. Có một vùng trong phần trước cuộn não này nơi mà răng và mắt được tiếp nhận. Và vùng đó trong cuộn não được kích hoạt khi người ta gặp các ảo giác biến dạng. Có một phần khác trong não bộ được đặc biệt kích hoạt khi ta xem hoạt hình. Nó hoạt động khi ta nhận diện hoạt hình, khi ta vẽ hoạt hình, và khi ta ảo giác thấy chúng. Thật thú vị bởi điều này rất cụ thể. Có những phần khác trong não chuyên tham gia vào việc nhận diện và gây ảo giác về nhà cửa và phong cảnh. Vào khoảng năm 1970 người ta tìm ra rằng không chỉ có những phần nhất định của não bộ tham gia vào việc này mà còn cả những tế bào nhất định. "Tế bào nhận diện mặt" được phát hiện vào khoảng năm 1970. Và giờ chúng ta đã biết có hàng trăm loại tế bào khác, chúng có thể hoạt động vô cùng cụ thể. Vậy nên bạn có thể không chỉ có những tế bào nhận diện "ô tô", và còn có thể có tế bào "Aston Martin". (Tiếng cười) Tôi nhìn thấy một chiếc Aston Martin sáng nay. Tôi phải đưa nó vào. Và giờ nó đang ở đâu đó trong này. (Tiếng cười) Tại cấp độ này, gọi là vỏ não thái dương dưới, chỉ có hình ảnh trực quan, hoặc những mảnh vụn. Chỉ tại những cấp cao hơn các giác quan khác mới tham gia vào và xuất hiện các liên kết với trí nhớ và cảm xúc. Trong hôi chúng Charles Bonnet bạn không lên tới những cấp cao đó. Bạn đang ở trong những cấp thuộc vùng vỏ não thị giác trong nơi mà bạn có hàng nghìn và hàng chục nghìn và hàng triệu hình ảnh, hay những mảnh ghép vụn vặt, tất cả đều được thần kinh mã hóa trong những tế bào hoặc cụm tế bào nhỏ nhất định. Thường thì chúng là một phần trong dòng nhận thức hoặc tưởng tượng tổng hợp. Một người không ý thức được chúng. Chỉ khi một người bị suy giảm thị lực, hay mù lòa, quá trình đó mới bị ngắt quãng. Và thay vì nhận thức bình thường, bạn gặp phải những kích thích rối loạn, hoặc giải phóng tất cả những tế bào thị giác này vào vùng vỏ não thái dương dưới. Đột nhiên bạn thấy một gương mặt. Đột nhiên bạn thấy một chiếc xe. Đột nhiên điều này, và đột nhiên điều khác. Trí óc cố gắng hết sức để giữ trật tự, và tạo ra sự mạch lạc. Nhưng không thành công. Khi những điều này mới được báo cáo người ta cho rằng chúng có thể đươc giải thích như những giấc mơ. Trong thực tế mọi người nói, "Tôi không biết những người đó. Tôi không có mối liên quan nào với họ." "Kermit không có ý nghĩa gì đối với tôi." Bạn sẽ không đi đến đâu nếu cứ nghĩ về chúng như những giấc mơ. Tôi đã nói gần đủ những điều mình muốn nói. Tôi nghĩ mình nên tổng kết lại và kết luận rằng điều này là phổ biến. Hãy nghĩ về số người mù lòa. Phải có hàng trăm nghìn người mù gặp những ảo giác này, nhưng quá e ngại đề cập đến chúng. Những điều như thế này cần được thông báo, cho các bệnh nhân, bác sĩ, cho đại chúng. Cuối cùng, tôi cho rằng chúng vô cùng đáng quan tâm và trân trọng, bởi đã cho ta cái nhìn sâu sắc hơn về cách bộ não vận hành. Charles Bonnet nói rằng, 250 năm trước -- ông ấy tự hỏi, về những ảo giác này, như ông ấy đã viết, làm cách nào vở kịch của trí óc có thể được tạo ra nhờ cơ cấu bộ não. Giờ thì, 250 năm sau, tôi nghĩ chúng ta đang bắt đầu hé mở cách thức mà nó được thực hiện. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Thật tuyệt vời. Cảm ơn ông rất nhiều. Ông vừa nói chuyện với một cái nhìn thật sâu sắc sự đồng cảm với bệnh nhân. Bản thân ông đã từng gặp những hội chứng mà ông viết trong sách chưa? Oliver Sacks: Tôi đã sợ là anh sẽ hỏi thế. (Tiếng cười) Vâng, khá nhiều. Thực ra thị lực của tôi cũng có phần suy yếu. Tôi mù một mắt, và mắt còn lại không tốt lắm. Tôi có thấy ảo giác hình học. Nhưng chỉ đến thế thôi. C.A: Và chúng không khiến ông khó chịu? Bởi vì ông hiểu cái gì tạo ra chúng. Nó không làm ông lo lắng đúng không? O.S: Chúng khiến tôi khó chịu như là chứng ù tai của tôi, một thứ mà tôi không để tâm. Đôi khi chúng khiến tôi chú ý. Và tôi có rất nhiều hình ảnh của chúng trong sổ tay. Bản thân tôi đã đi chụp cộng hưởng từ để xem vùng vỏ não thị giác của mình đang điều khiển như thế nào. và khi tôi thấy những hình lục giác, và tôi cũng thấy những hình phức tạp, khi tôi bị rối loạn thị giác nửa đầu, tôi tự hỏi liệu mọi người có thấy những điều như thế không, và liệu những thứ như tranh trong hang động, hay họa tiết trang trí có thể đã dựa trên chúng một chút. C.A: Đố là một bài nói chuyện vô cùng hấp dẫn. Cảm ơn ông rất nhiều vì đã chia sẻ. O.S: Cảm ơn anh. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Hãy tưởng tượng nếu hành trình mỗi ngày của bạn là 10km trên những con đường như thế này, lái loại phương tiện kiểu này, mà không có bất cứ ga dịch vụ hay hỗ trợ sửa chữa nào ở gần. Với hàng triệu lái xe ở nhiều vùng của Châu Phi, đây là lệ thường. Vì hơn 90% xe khách được nhập khẩu, thường đã qua sử dụng, chúng không được thiết kế để sử dụng cục bộ. Thuế nhập khẩu cao thường làm phức tạp vấn đề, đôi khi làm tăng gấp đôi giá của xe. Vì vậy, hầu hết xe cộ thường quá đắt hoặc không đáng tin cậy với người tiêu dùng trung bình. Mặc dù xe được thiết kế tốt chỉ là một phần thách thức vận tải. Với mỗi 100 người trưởng thành ở Châu Phi, thì có dưới năm người thực sự sở hữu một chiếc xe. Vận tải công cộng sẵn có, và các nước như Kenya, nó thường được quản lý bởi hãng địa phương dùng minivan như thế này. Nhưng ở hầu hết các vùng ven đô và nông thôn, nó bị chia cắt và không đáng tin. Ở những vùng xa xôi hơn mà không có xe cộ, mọi người phải đi bộ, hàng chục cây số, để đến trường hoặc lấy nước sạch để uống hoặc mua hàng hóa từ những khu chợ ở gần. Đường xấu, cộng đồng đa dạng, mức thu nhập trung bình thấp và phương tiện không đủ, tất cả làm hỏng hệ thống giao thông và cuối cùng kìm hãm sản lượng kinh tế. Mặc cho sự kìm hãm này, kinh tế Châu Phi vẫn đang bùng nổ. GDP cũng đã vượt qua hai nghìn tỷ đô la. Đây là một cơ hội xã hội và thương mại có quy mô lớn, không phải một lục địa vô ích. Vậy tại sao không có những thứ tốt hơn? Trên thế giới, ngành tự động chiếm 1/4 khu vực sản xuất. Nhưng ở Châu Phi, nhìn chung nó bị bỏ qua bởi người làm ô tô họ tập trung vào thị trường sẵn có và lớn hơn và nền kinh tế đang nổi như Ấn Độ & Trung Quốc. Việc thiếu công nghiệp hóa này, mà chính nó tạo ra rào cản luẩn quẩn cho sự trỗi dậy của ngành công nghiệp, gây ra sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Có một sự ngắt kết nối cung cầu, với chi tiêu lượng lớn của ngành tự động trên lục địa này ngày nay, về cơ bản là trợ vốn mạng lưới nhà xuất khẩu ô tô quốc tế thay vì làm tăng trưởng công nghiệp địa phương. Hoàn toàn có thể giải quyết sự ngắt kết nối này, bắt đầu với sản phẩm mà mọi người thực sự mong muốn. Và điều này là những gì thúc đẩy tôi để bắt đầu Mobius, để tạo ra một phương tiện ở Châu Phi, cho Châu Phi. Với chúng tôi, điều này có nghĩa là làm mới ô tô theo nhu cầu khách hàng, đơn giản các điểm không cần thiết như thiết bị bên trong và đầu tư vào hệ thống hoạt động then chốt như giảm xóc để tạo ra những phương tiện giá cả hợp lý và bền làm cho nhu cầu riêng. Làm ra cho nhu cầu riêng là điểm chúng tôi xuất phát với mẫu thế hệ đời đầu, Mobius II, được thiết kế như một SUV giá thấp và mạnh mẽ, có khả năng chở tải trọng lớn và trên địa hình ghồ ghề. Nó thành lập năm 2015, và chúng tôi đã phát triển phiên bản đời tiếp theo dựa vào phản hồi của khách hàng. Đối với tải trọng lớn và áp lực cao, chúng tôi thiết kế một khung không gian thép cứng. Để xử lý độ xóc lớn từ những con đường ghồ ghề, chúng tôi làm chắc chắn bộ giảm sóc. Với địa hình gồ ghề và nhiều ổ gà, gầm xe cao là điều chắc chắn. Và để làm điều mà khách hàng có thể thực sự tự hào để đi, chúng tôi đã thiết kế thân máy đầy thẩm mỹ. Theo lẽ này, chúng tôi đã đơn giản và loại bỏ một số bộ phận như cảm biến lùi và cửa sổ tự động, bất cứ chỗ nào có thể, để giữ giá thấp đi và bán nó với nửa giá của xe SUV đã đi 5 năm ở Kenya hiện tại. Xe mới -- (Vỗ tay) Mobinus II mới bắt đầu làm năm 2018. Và trong khi các xe giá cả hợp lý và bền như vậy là thiết yếu, một giải pháp lớn hơn đòi hỏi sự cố định để đi xa hơn. Trong thập kỷ trước, nền kinh tế chia sẻ, hướng vận tải đã kết nối mọi người ở Châu Phi với minivan, xe ba bánh tự động và sedan, Nó hoạt động không hiệu quả hay có năng suất cao. Để truy cập tốt hơn phương tiện vận tải là về việc củng cố mạng lưới đi lại công cộng, trao quyền cho các hãng địa phương đã đưa ra dịch vụ tương tự trong cộng đồng của họ để điều hành những dịch vụ này có lợi và rộng rãi hơn. Với mục tiêu này, chúng tôi đang thiết kế định hướng con người đi xa hơn và phát triển mô hình nền tảng vận tải, làm cho chủ sở hữu có thể nối với các modun khác, giống như toa hàng hóa hoặc xe cấp cứu, và quản lý các dịch vụ khác như giao hàng hoặc hoặc vận tải y tế, cũng như phương tiện công cộng Dịch vụ vận tải như thế này là bộ xử lý cơ bản của logistic, thương mại và dịch vụ xã hội, truy cập tới giáo dục, dịch vụ y tế và lao động. Hệ thống vận tải với kinh tế vật chất giống với mạng internet với kinh tế ảo. Và tác động của tính lưu động tăng cao chỉ là một phần tiềm năng ở đây. Từ cuối thập niên 1700, cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế khắp thế giới tạo nên những xã hội thịnh vượng. Ngày nay, sản xuất vẫn là phương tiện đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế, thậm chí như công nhệ mới đã thay đổi cách chúng ta sống. Sản xuất vật liệu là quan trọng, đặc biệt cho nhà nước tự chủ muốn cải thiện lao động, tăng cường kỹ năng và giảm phụ thuộc nhập khẩu. Nhưng khi một vài nước có thể bỏ qua bước công nghiệp hóa, nhiều nước chỉ có sản lượng sản xuất ít ỏi. Có rất nhiều lý do cho điều này, nhưng một lý do phổ biến: phần cứng thì khó. (Cười) Vậy điều gì là thách thức cho công nghiệp, và làm sao chúng ta giải quyết nó? Vấn đề đầu tiên nhiều người nghĩ là thiếu lao động lành nghề. Trong những vùng truy cập giáo dục cấp một và cấp hai bị giới hạn và cơ hội nghề nghiệp ít ỏi, một nền tảng kỹ năng nhỏ là cần thiết. Nhưng nó không có nghĩa là bất biến. Có một sự dư thừa những người giỏi, chăm chỉ và tham vọng ở Châu Phi, rõ ràng là vậy. Cái đang thiếu là những việc làm tốt đề ra một con đường không chỉ tới việc làm mà còn phát triển chuyên môn. Người đầu tiên chúng tôi thuê tại Mobius hơn 6 năm trước là một thợ máy tên Kazungu. Kazungu đã đến trường cho đến năm 18 tuổi và làm việc như một thợ máy phụ. Vào công ty tại lúc đó là một đường con học tập theo chiều dọc. Nhưng cậu chấp nhận thử thách và với hướng dẫn kỹ thuật hơn từ một đội kỹ thuật mở rộng, cậu đã trưởng thành qua nhiều năm để dẫn dắt nhóm thợ máy trong việc làm mẫu R&D. Khát vọng học tập và tinh thần làm việc để vượt qua thử thách là giá trị chúng tôi cần có. Ghép cặp những giá trị như thế này với hệ thống và đào tạo tại chỗ đã củng cố nền tảng kỹ năng. Những việc này thực sự tốt cho dòng sản phẩm, nơi mà việc làm có thể hệ thống hóa với các chỉ dẫn quy trình rõ ràng và được củng cố qua đào tạo. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có thể tạo ra một nguồn lực lành nghề, và chúng tôi lên kế hoạch thuê hàng trăm người sử dụng tiếp cận này. Thách thức thứ hai là thiếu nhà cung cấp. Những nước như Kenya, chỉ có rất ít nhà cung cấp ngành tự động sản xuất những phần như thiết bị điện, ghế ngồi và kính. Nó là một nhóm mới nổi, và không nhiều yêu cầu từ công nghiệp, hầu hết các nhà cung cấp này không có sức đẩy để phát triển. Chúng tôi đã gắng làm việc với một số nhà để phát triển năng suất để đồng bộ sản xuất các phần tại mức chất lượng chúng tôi cần, như nhà cung cấp tại Naiobi, họ đang giúp làm giảm chi phí sản xuất của các giá đỡ kim loại và cải thiện khả năng để tạo các phần tương thích với các bản vẽ kỹ thuật. Cung cấp và phát triển là tiêu chuẩn trong tự động toàn cầu, nhưng nó cần được áp dụng từ ban đầu với lượng lớn nhà cung cấp địa phương để cải thiện hệ sinh thái. Và khi lượng sản xuất tăng lên, nhà cung cấp có thể thuê nhiều nhân công hơn, đầu tư thiết bị tốt hơn và tiếp tục phát trển kỹ thuật sản xuất mới để tăng sản lượng cao hơn. Xây dựng kỹ năng và nhà cung cấp không phải là rào cản duy nhất tới công nghiệp hóa trong nước, nhưng họ là những ví dụ tốt về cách chúng ta nghĩ về thách thức. Hãy xem, chúng ta không chỉ đang xem xét lại xe ô tô, chúng ta đang xem lại toàn bộ chuỗi giá trị. Không có cái nào dễ dàng, và chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu. Nhưng khi công nghiệp Châu Phi mở rộng, tiềm năng là rất lớn. Sản phẩm tốt hơn, chi phí ít hơn, tạo dựng địa phương, cùng nhau tạo ra hàng triệu công việc. Cải tiến căn bản chỉ ra con đường tới tăng trưởng kinh tế qua nhiều ngành công nghiệp, và tương lai của lục địa này phụ thuộc vào nó. Châu Phi 2.0 tôi tin có thể áp dụng thiết kế tương ứng địa phương và cam kết giải quyết thách thức công nghiệp của nó để tạo ra tương lai thịnh vượng hơn, nhiều kết nối hơn, không chỉ cho một vài ưu tiên, mà cho tất cả mọi người Cảm ơn. (Vỗ tay) ♫ Rồi chúng ta sẽ đi đâu đây? ♫ ♫ Làm sao chúng ta có thể tiếp tục được? ♫ ♫ Tôi không thể ngừng thắc mắc được ♫ ♫ Mãi bám kấy những mảnh vỡ♫ ♫ của chính chúng ta, sụp đổ ♫ ♫ Cứa nát thân tôi ở mọi nơi có thể ♫ ♫ Nỗi đau chồng chất nỗi đau cứ tiếp diễn, cứ lặp lại ♫ ♫ Với cuộc sống tạm bợ, dự phòng đang chờ đợi ♫ ♫ Người ta nói rằng ♫ ♫ thời gian sẽ chữa lành tất cả ♫ ♫ Thế còn nỗi trống rỗng khủng khiếp này? ♫ ♫ Nỗi trống rỗng bất tận nơi đây? ♫ ♫ Chúng ta chỉ đợi cho tới khi nó qua đi sao? ♫ ♫ Chẳng thể thấy được gì cả ♫ ♫ Dấu hiệu của hy vọng trở về ♫ ♫ Chúng ta ở rất gần trái đất chỉ đợi đến khi có tín hiệu ♫ ♫ Một hy vọng sáo rỗng đã tắt ♫ ♫ gương mặt rầu rĩ và sưng húp ♫ ♫ trong cả ngàn dặm chỉ thấy cái chết ♫ ♫ Tất cả những điều tôi muốn, chỉ một phép màu nhỏ nhoi ♫ ♫ Tôi sẽ được giải thoát và tái sinh ♫ ♫ ngày càng trở nên mờ nhạt hơn ♫ ♫ Người ta nói rằng ♫ ♫ thời gian sẽ chữa lành tất cả ♫ ♫ Thế còn nỗi trống rỗng khủng khiếp này? ♫ ♫ Sự trống rỗng vô tận này ♫ ♫ Chúng ta chỉ đợi cho tới khi nó tan biến sao ♫ ♫ Và ngồi lạnh lẽo nơi đây ♫ ♫ Đến lúc ấy chúng ta đã mất rồi ♫ ♫ Trong sự mờ ảo ♫ ♫ Trong bụi mờ, chúng ta nằm giữa những tạp chí cũ kĩ ♫ ♫ Ánh sáng rực rỡ tạo ra khung cảnh ♫ ♫ của tất cả những gì chúng ta có thể và nên trở thành ♫ ♫ trong cuộc sống duy nhất mà chúng ta có được ♫ ♫ Người ta nói rằng ♫ ♫ thời gian sẽ chữa lành tất cả ♫ ♫ Thế còn nỗi trống rỗng khủng khiếp này? ♫ ♫ Sự trống rỗng vô tận nơi đây ♫ ♫ Chúng ta chỉ đợi cho tới khi nó tan biến sao ♫ ♫ Chỉ chờ đợi trong lo sợ thôi sao? ♫ ♫ Chỉ chờ đợi trong lo sợ thôi sao? ♫ ♫ Chờ nó qua đi ♫ (Vỗ tay) Tôi cá là bạn cũng đang lo lắng (Cười) Tôi đã từng lo lắng Tôi đã từng lo lắng về âm đạo. Tôi lo về việc chúng ta nghĩ gì về âm đạo và còn lo lắng nhiều hơn nếu ta không nghĩ về nó Tôi đã từng lo lắng về âm đạo của tôi. Cần có một bối cảnh, một nền văn hóa, một cộng đồng với những âm đạo khác nhau. Có quá nhiều mặt tối và bí mật xung quanh chúng. Giống như Tam giác Quỷ Bermuda, chưa ai từng báo cáo về nó. (Cười) Trước hết, thật không dễ để xác định đâu là âm đạo của bạn. Phụ nữ trải qua hàng ngày, tuần, tháng mà không nhìn nó. Tôi từng phỏng vấn một nữ doanh nhân quyền lực; Cô ấy nói rằng cô ấy không có thời gian. "Nhìn vào âm hộ của bạn" cô ấy nói, "sẽ tốn cả ngày", (Cười) "Bạn phải nằm ngửa trước gương, gương dài thì càng tốt. Phải chọn tư thế tốt với ánh sáng hoàn hảo, sao cho bóng của nó lộ rõ theo góc nằm của bạn. Bạn phải ngước đầu lên, cong lưng , thật mệt mỏi. " Cô ấy bận rộn lắm; không có thời gian đâu. Do đó tôi đã quyết định nói với phụ nữ về âm đạo của họ. Ban đầu, đó là cuộc phỏng vấn thông thường về âm đạo, và rồi chuyển thành những đoạn độc thoại về âm đạo. Tôi từng nói chuyện với hơn 200 phụ nữ, Tôi gặp những người lớn tuổi, người trẻ, phụ nữ đã kết hôn, người đồng tính, phụ nữ độc thân. Tôi nói chuyện với nhân viên công sở, giáo sư đại học, diễn viên, gái mại dâm. Tôi gặp phụ nữ Mỹ gốc Phi, phụ nữ Mỹ gốc Á, phụ nữ Mỹ bản xứ, phụ nữ da trắng, phụ nữ Do Thái. Vâng, ban đầu phụ nữ thường hơi e thẹn, có chút ngại ngùng khi nói. Một khi họ đã nói, bạn không thể nào dừng họ lại được. Phụ nữ thích nói về âm đạo của họ, sự thật là vậy. Chỉ là không ai hỏi họ thôi. (Cười) Hãy bắt đầu với từ "âm đạo" -- âm đạo, âm đạo. Nghe như là một sự truyền nhiễm. "Nhanh nào y tá, mang âm đạo lại đây!" (Cười) Âm đạo, âm đạo, âm đạo. Dù bạn nói ra từ đó bao nhiêu lần đi nữa, nghe nó không hề giống từ mà bạn muốn nói đâu. Đó thực sự là một từ rất buồn cười, chẳng quyến rũ gì cả. Nếu bạn dùng nó khi quan hệ, hãy dùng nó đúng cách, "anh yêu, hãy đâm mạnh vào âm đạo đi anh," và bạn làm hỏng chuyện ngay. (Cười) Tôi lo lắng về cách chúng ta gọi và không gọi nó. Ở Great Neck, New York, họ gọi nó là Mèo con. Một người phụ nữ nói mẹ của cô từng dặn, "Đừng mặc đồ lót khi ngủ, con yêu. Con cần để Mèo con được thông thoáng." (Cười) Ở Westchester, họ gọi nó là Gấu con, ở New Jersey, thì là Twat. Nào là Hộp phấn, Mông, Pooky, Poochi, Poopi, Poopelu, Pooninana, Padepachetchki, Pal, và Piche. (Cười) Rồi đến Toadie, Dee Dee, Nishi, Dignity, Coochi Snorcher, Cooter, Labbe, Gladys Seagelman, VA, Wee wee, Horsespot, Nappy Dugout, Mongo, Ghoulie, Powderbox, Mimi ở Miami, Knish ở Philadelphia ... (Cười) Tôi lo lắng về âm đạo. Đây là cách "Màn độc thoại về âm đạo" bắt đầu. Nhưng nó không thực sự bắt đầu ở đó. Chúng tôi đã nói chuyện về thời kỳ mãn kinh, và rồi chúng tôi nói về âm đạo của cô ấy, điều bạn làm nếu nói về thời kì mãn kinh. Cô ấy nói rằng điều làm cô ấy cảm thấy bất ngờ về âm đạo của mình -- là nó khô dần đi và chết -- và tôi rất bất ngờ. Một lần tôi nói chuyện với bạn. "Cậu nghĩ gì về âm đạo của mình?" Và cô ấy đã nói điều còn lạ hơn, và người kế tiếp nói điều lạ hơn nữa, và trước khi tôi nhận ra, mỗi người đều nói tôi phải nói chuyện với vài người về âm đạo bởi họ có những câu chuyện lạ, và tôi bị kéo vào con đường về âm đạo. (Cười) Và tôi thực sự không thể thoát ra được. Tôi nghĩ nếu bạn nói với tôi lúc tôi còn trẻ rằng tôi sẽ lớn lên, và làm việc trong tiệm giày, và người ta sẽ hét lên, "Cô ấy ở đây, Quý Cô Âm Đạo!" Tôi không biết rằng đó sẽ là hoài bão đời tôi. (Cười) Nhưng tôi muốn nói một chút về hạnh phúc, và mối quan hệ của nó với hành trình âm đạo này, vì nó đã là một chuyến đi đặc biệt bắt đầu từ 8 năm trước. Tôi nghĩ trước khi làm "Màn độc thoại về âm đạo," tôi không thực sự tin vào hạnh phúc. Thật lòng, tôi nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới hạnh phúc. Tôi nhớ 14 năm trước đây khi tôi bắt đầu theo Phật giáo, và tôi được bảo rằng kết thúc của việc này là hạnh phúc. Tôi nói, "Làm sao bạn có thể hạnh phúc, sống chịu đựng trong thế giới khổ đau này?" Tôi đã nhầm hạnh phúc với nhiều thứ khác, như sự tê liệt hay sự suy đồi hay sự ích kỷ. Và điều xảy đến sau "Màn độc thoại âm đạo" và cuộc hành trình này là, tôi nghĩ tôi đã bắt đầu hiểu một chút về hạnh phúc. Tôi muốn nói về ba phẩm chất. Một là nhìn những điều ở ngay trước mặt bạn và nói về nó, nói thật rõ. Tôi nghĩ cái mà tôi đã học được từ cuộc nói chuyện về âm đạo đó là nó là thứ rõ ràng nhất -- ở ngay trung tâm cơ thể tôi và trung tâm thế giới -- nhưng là điều không một ai nói đến. Thứ hai, điều mà cuộc nói chuyện về âm đạo đã làm được là mở cánh cửa để tôi thấy rằng có một cách phụng sự thế giới trở nên tươi đẹp hơn. Và đó là nơi bắt nguồn hạnh phúc thực sự. Và nguyên tắc thứ ba của hạnh phúc, điều mà tôi vừa nhận ra gần đây: Tám năm trước, xung lượng, năng lượng và "sóng V" này đã bắt đầu -- và thực sự thì tôi chỉ có thể mô tả nó như một "sóng V" vì tôi thực sự không hiểu hết về nó; Tôi cảm thấy sẵn sàng phục vụ. Nhưng làn sóng này bắt đầu, và nếu tôi đặt câu hỏi về nó, hoặc cố dừng sóng lại hay nhìn lại về phía nó, tôi thường bị trật khớp hoặc có khả năng bị gãy cổ. Nhưng nếu tôi thuận theo sóng, tin vào sóng và di chuyển cùng nó, tôi đến nơi tiếp theo, và nó diễn ra một cách logic, có hệ thống và đáng tin. Và tôi bắt đầu cuộc nói chuyện này, bằng những câu chuyện và bài tường thuật, và tôi đã nói chuyện với một người phụ nữ và rồi dẫn tới một người khác và tiếp đến một người nữa. Và tôi viết lại câu chuyện đó, đưa ra trước mặt những người khác. Và mỗi lần tôi bắt đầu chương trình, phụ nữ sẽ xếp hàng khi chương trình kết thúc, vì họ muốn kể tôi nghe chuyện của họ. Đầu tiên tôi nghĩ, "Mình sẽ nghe về những khoảnh khắc tuyệt vời, đời sống chăn gối, cách phụ nữ yêu thương âm đạo của mình." Nhưng thực tế, đó không phải là điều mà họ muốn nói. Họ muốn nói về việc bị hãm hiếp thế nào, và họ bị bạo hành, bị đánh đập ra sao, bị hãm hiếp ở bãi xe, và bị chú của mình cưỡng bức như thế nào. Và tôi muốn ngừng "Màn độc thoại âm đạo," vì nó khiến tôi nản lòng. Tôi thấy mình như một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh các sự kiện khủng khiếp, nhưng không giúp gì cho họ. Và vì vậy năm 1997, tôi đã nói, "Chúng ta hãy kết nối phụ nữ với nhau. Chúng ta có thể làm gì với thông tin rằng tất cả họ đều đang bị bạo hành?" Và hoá ra, sau khi suy nghĩ và khảo sát, tôi phát hiện - và Liên hợp quốc gần đây nói rằng - trong ba phụ nữ trên hành tinh này thì có một người bị đánh hoặc bị hãm hiếp. Đó giới tính quan trọng; Phụ nữ là nguồn tài nguyên cần thiết trên hành tinh. Vì vậy năm 1997, tôi đã tập hợp những người phụ nữ phi thường này lại và nói, "Làm thế nào để dùng khả năng của mình chấm dứt bạo hành phụ nữ?" Và chúng tôi tổ chức một sự kiện ở New York, tại nhà hát, các diễn viên tuyệt vời đã đến -- từ Susan Sarandon, đến Glenn Close, Whoopi Goldberg -- và chúng tôi trình diễn một lần một tối, và điều này tạo ra làn sóng, năng lượng. Trong vòng 5 năm, điều đặc biệt đã xảy ra. Một phụ nữ nói "Tôi muốn mang làn sóng, nguồn năng lượng đến các trường đại học," và vì vậy cô đã làm và cô ấy nói, "Hãy sử dụng buổi biểu diễn và thực hiện mỗi năm một lần, nơi chúng tôi có thể quyên góp để ngăn bạo hành phụ nữ ở địa phương và trên toàn thế giới. Và trong một năm, chương trình đã đến 50 trường, và còn tiếp tục. Sáu năm cuối cùng, nó lan truyền và lan truyền khắp toàn cầu. Hai đều tôi học được là: một là, nạn bạo hành phụ nữ đang gây sốc; nó có quy mô toàn cầu nó rất rõ nét và có sức tàn phá, và nó tồn tại như vậy trong từng ngóc ngách nhỏ, của mọi xã hội nhỏ mà chúng ta thậm chí không nhận ra, vì nó dần bình thường. Hành trình này đưa tôi tới Afghanistan, nơi tôi đã có vinh dự và đặc ân để tới từng khu vực của Afghanistan dưới thời Taliban. Tôi đã trùm khăn và đi cùng với một nhóm đặc biệt, gọi là Hiệp hội Cách mạng của phụ nữ Afghanistan. Và tôi đã thấy tận mắt cách thức phụ nữ đã bị tước bỏ các quyền có thể tước khỏi phụ nữ - từ giáo dục, đến tuyển dụng, đến sự cho phép để ăn 1 que kem. Bạn không biết rằng, sẽ là phi pháp nếu ăn kem dưới thời Taliban. Tôi thực sự nhìn thấy và gặp những phụ nữ bị đánh đập vì bị bắt gặp ăn kem vani. Tôi được đưa đến nơi bí mật để kem ăn trong một thị trấn nhỏ, nơi chúng tôi đến một căn phòng phía sau, và phụ nữ đang ngồi và một bức màn được kéo quanh chúng tôi, và họ được phục vụ kem vani. Những người phụ nữ nâng khăn của họ và ăn kem. Và tôi không nghĩ rằng tôi hiểu rõ sự thỏa mãn cho đến lúc đó, và cách phụ nữ tìm thấy con đường để duy trì sự thỏa mãn đó. Cuộc hành trình này đã đưa tôi đến Islamabad, nơi tôi chứng kiến khuôn mặt hổ thẹn của những người phụ nữ. Tuần trước đó tôi tới Juarez, Mexico, đúng bãi đỗ xe nơi xương phụ nữ bị trôi dạt và bị vứt bỏ cạnh những chai Coca-Cola. Nó đã đưa tôi đến các trường đại học khắp cả nước, nơi các cô gái bị hãm hiếp và đánh thuốc. Tôi thấy bạo lực khủng khiếp. Nhưng tôi cũng nhận ra, trong quá trình nhìn thấy bạo lực, rằng đối mặt và nhìn thấy những gì xảy ra là liều thuốc cho chứng trầm cảm, và liều thuốc cho cảm giác bản thân không có giá trị. Vì trước "Màn độc thoại âm đạo," tôi sẽ nói rằng 80% nhận thức của tôi đã đóng với những gì thực sự xảy ra, điều đó làm giảm năng lượng sống của tôi. Chuyện xảy ra còn là trong các chuyến đi này -- và đó là một điều phi thường -- là mỗi nơi tôi đặt chân tới trên thế giới, Tôi gặp một loài mới. Và tôi thích nghe về những loài dưới đáy biển Và tôi nghĩ ở bên những người tuyệt vời này tại đây ở dưới, ở trên và ở giữa, và âm đạo vừa khít với mọi thể loại. (Cười) Nhưng một điều tôi thấy ở các loài này --- và đó là loài mới, một dạng thức mới và nó chưa được đăng báo hay truyền thông vì tôi không nghĩ tin tốt không phải tin tức và tôi không nghĩ những người thay đổi trái đất sẽ tạo tỉ suất xem TV cao. Nhưng mỗi quốc gia tôi đến -- và trong 6 năm qua, tôi đã tới 45 nước, và nhiều ngôi làng nhỏ và thành phố và thị trấn -- Tôi đã thấy điều mà tôi gọi là "Chiến binh âm đạo." Một "Chiến binh âm đạo" là phụ nữ, hay đàn ông thân thiện với âm đạo, người chứng kiến hoặc từng chịu đựng bạo lực, và không có khẩu AK-47 hay vũ khí hủy diệt hạng nặng hay một con dao lớn, họ giữ bạo lực trong cơ thể mình; họ kiềm chế; trải nghiệm; và đi ra ngoài và dành cuộc đời mình đảm bảo nó sẽ không xảy ra với người khác. Tôi đã gặp những phụ nữ khắp nơi trên thế giới, và tôi muốn kể chuyện, vì tôi tin những câu chuyện là cách chúng ta truyền tải thông điệp, rồi tới cơ thể của chúng ta. Và tôi nghĩ một trong những điều thú vị ở TED là tôi sống với cơ thể mình, và không phải với tâm trí quá nhiều nữa. Và đây là một nơi rất năng nổ. Và thật thú vị khi được sống với tâm trí trong hai ngày trước; Tôi đã mất phương hướng -- (Cười) Vì tôi nghĩ thế giới, thế giới âm đạo, tồn tại trong cơ thể rất nhiều. Đó là thế giới thể xác, và có loài sống trong cơ thể. Tôi nghĩ việc liên kết thân thể và đầu có ý nghĩa rất lớn, và sự phân tách đó tạo nên sự chia cắt mục đích ban đầu. Mối liên kết giữa thân thể và đầu thường mang mọi thứ lại gần nhau. Tôi muốn nói về ba người tôi từng gặp, các chiến binh âm đạo, những người thay đổi cách hiểu của tôi về toàn bộ nguyên tắc và loài, và có một người phụ nữ tên Marsha Lopez. Marsha Lopez là một phụ nữ tôi gặp ở Guatemala. Cô ấy 14 tuổi, và đã kết hôn và chồng cô ấy đánh đập cô hàng ngày. Cô ấy không thể thoát, vì đã bị nghiện với mối quan hệ này, và cô ấy không có tiền. Em gái cô ấy trẻ hơn cô ấy và đã đăng ký tham gia -- chúng tôi có cuộc thi "Ngưng cưỡng bức" vài năm trước ở New York -- và cô ấy đăng ký, hi vọng mình sẽ trở thành quán quân và đưa chị gái theo. Cô ấy trở thành quán quân và đưa Marsha tới New York Lúc đó, chúng tôi tổ chức Ngày âm đạo đặc biệt tại Quảng trường Madison, nơi chúng tôi bán hết vé cho toàn bộ những người đầy nhiệt huyết -- 18,000 người đứng lên nói "Có" với âm đạo, và đó là một sự chuyển biến đáng kinh ngạc. Và cô ấy tới, chứng kiến điều này, và quyết định cô ấ y nên trở về và rời bỏ chồng mình, và nên mang Ngày âm đạo tới Guatemala. Cô ấy 21 tuổi. Tôi đến Guatemala và cô ấy đã bán hết vé cho Rạp quốc gia Guatemala. Và tôi xem cô ấy bước lên sân khấu với váy ngắn màu đỏ và giày cao gót, và cô ấy đứng đó nói, "Tên tôi là Marsha. Tôi bị chồng đánh 5 năm. Anh ta suýt giết tôi. Tôi đã bỏ đi và bạn cũng có thể." Và toàn bộ 2,000 người như phát điên. Có một phụ nữ tên Esther Chávez mà tôi gặp ở Juarez, Mexico. Và Esther Chávez là một kế toán xuất sắc ở thành phố Mexico. Bà 72 tuổi và đang có kế hoạch nghỉ hưu. Bà tới Juarez chăm sóc người dì ốm yếu, và trong chuyến đi, bà bắt đầu khám phá việc xảy ra với những phụ nữ bị giết hại và mất tích ở Juarez. Bà từ bỏ cuộc sống của mình; chuyển tới Juarez. Bà bắt đầu viết những câu chuyện về những phụ nữ mất tích. 300 phụ nữ biến mất ở thị trấn biên giới vì họ da nâu và nghèo khó. Không có câu trả lời cho sự biến mất, và không một ai chịu trách nhiệm. Bà ấy ghi chép lại nó. Bà mở một trung tâm có tên Casa Amiga và trong 6 năm, bà đã khiến cả thế giới nhận thức về câu chuyện này. Chúng tôi đã tới đó 1 tuần trước, nơi 7,000 người có mặt trên phố, và điều đó thực sự kì diệu. Và khi chúng tôi đi qua các con phố, mọi người ở Juarez, mà bình thường họ không ra phố bao giờ, vì đường phố quá nguy hiểm, đã thật sự đứng đó và rơi lệ, nhìn thấy những người khác trên thế giới xuất hiện vì cộng đồng này. Có người phụ nữ khác tên là Agnes. Và Agnes, đối với tôi, chính là hình mẫu của một chiến binh âm đạo. Tôi gặp cô ấy cách đây 3 năm ở Kenya. Và Agnes bị cắt khi còn là một cô bé; cô bị cắt bỏ bộ phận sinh dục trái ý muốn khi mới 10 tuổi, và cô ấy đã quyết định cô không muốn tục lệ này tiếp diễn ở cộng đồng của mình. Vì vậy, khi lớn lên, cô đã làm một điều phi thường: đó là một điêu khắc giải phẫu của cơ thể phụ nữ, một nửa cơ thể phụ nữ. Và cô ấy bước qua Thung lũng Rift, và cô ấy có âm đạo và các bộ phận thay thế âm đạo, nơi cô dạy các bé gái và bố mẹ và các cậu bé một âm đạo khỏe mạnh là như thế nào, và âm đạo bị cắt bỏ trông thế nào. Và trong chuyến đi -- cô đi qua Thung lũng Rift suốt 8 năm, vượt qua cát bụi, phải ngủ trên đất, vì người Maasai là dân du mục, và cô ấy phải tìm họ, và họ di chuyển, và cô ấy lại tìm kiếm họ lần nữa -- cô ấy đã cứu 1,500 cô bé khỏi bị cắt bỏ. Và khi đó, cô ấy tạo ra một nghi lễ thay thế, liên quan tới việc các cô bé khi tới tuổi không bị cắt nữa. Ba năm trước khi chúng tôi gặp cô ấy, chúng tôi nói, "Ngày âm đạo có thể giúp gì cho cô?" Cô ấy nói, "Nếu cô cho tôi một chiếc xe hơi, tôi sẽ đi nhanh hơn." (Cười) Nên chúng tôi mua cho cô ấy xe hơi. Và cùng năm cô ấy có xe, cô ấy đã cứu 4,500 cô bé khỏi bị cắt. Chúng tôi hỏi, "Chúng tôi có thể làm gì cho cô nữa?" Cô ấy nói, "Ồ, Eve, nếu cô cho tôi tiền, tôi sẽ mở một nơi chốn mà các cô bé có thể chạy thoát, và họ sẽ được cứu giúp." Và tôi muốn kể câu chuyện nhỏ về những khởi đầu của tôi, vì nó liên quan tới hạnh phúc và Agnes. Khi tôi còn bé -- tôi sống trong một cộng đồng giàu có; một cộng đồng gia trắng thượng lưu, và tất cả đều hào nhoáng bên ngoài với một cuộc sống tuyệt vời. Mọi người đều được cho là hạnh phúc trong cộng đồng đó, và thực sự thì cuộc sống của tôi như địa ngục. Tôi sống với người cha nghiện rượu người đánh đập và quấy rối tôi, Là một đứa trẻ, tôi có ảo vọng rằng người nào đó sẽ tới và cứu mình. Và tôi còn tưởng tượng ra một nhân vật là Ngài Cá sấu. Tôi gọi ông ấy khi mọi chuyện trở nên tồi tệ, và nói đã tới lúc ông đến và đưa tôi đi. Tôi chuẩn bị túi và đợi Ngài Cá sấu tới. Ngài Cá sấu không bao giờ đến, nhưng ý tưởng về Ngài Cá sấu thực sự đã cứu lấy sự tinh thần tôi và khiến mọi chuyện ổn hơn để bước tiếp, vì tôi tin, ở đâu đó, có thể có một người sẽ tới cứu mình. Khoảng 40 năm sau, chúng tôi tới Kenya và khi đang đi bộ, chúng tôi tới ngôi nhà mới mở này. Và Agnes không cho tôi vào nhà mấy ngày liền, vì họ đang phải chuẩn bị toàn bộ nghi lễ. Khi Agnes bắt đầu đấu tranh nhằm chấm dứt tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ ở cộng đồng cô ấy, cô bị xa lánh, bị trục xuất và vu cáo, và cả cộng đồng ấy quay lưng chống lại cô. Nhưng là một chiến binh âm đạo, cô vấn tiếp tục, và kiên quyết với việc thay đổi nhận thức. Và ở cộng đồng Maasai, dê và bò là những tài sản có giá trị nhất. Chúng giống xe Mercedes-Benz của Thung lũng Rift. Và cô ấy nói cách đây hai ngày trước khi ngôi nhà mở cửa, hai người lạ tới và mỗi người cho cô một con dê, và cô ấy nói với tôi, "Tôi biết tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ sẽ chấm dứt ở Châu Phi." Rồi chúng tôi tới và khi đó, có hàng trăm cô gái mặc váy đỏ tự may -- đó là màu của người Maasai và màu của Ngày âm đạo -- và họ chào mừng chúng tôi. Họ sáng tác các bài hát, về việc kết thúc sự chịu đựng và chấm dứt tục cắt bỏ, và họ dẫn đường cho chúng tôi, Đó là một ngày tuyệt vời với ánh nắng Châu Phi, và cát bụi bay bay và các cô gái nhảy múa, Và ở ngôi nhà mới mở có ghi, "Ngôi nhà Ngày âm đạo cho các cô gái." Và vào lúc đó tôi chợt nhận ra mất tới 47 năm, nhưng Ngài Cá sấu cuối cùng đã xuất hiện. Và Ngài ấy xuất hiện, rõ ràng là, theo cách mà tôi phải mất một thời gian mới thấu hiểu, đó là khi chúng ta dành cho thế giới điều ta mong muốn nhất, chúng ta đã làm lành vết thương cho chính mình. Và tôi cảm thấy, trong 8 năm qua, hành trình này -- hành trình âm đạo kì diệu này -- đã dạy tôi bài học đơn giản ấy, đó là để có hạnh phúc cần phải hành động; hanh phúc sẽ kể sự thật và nói cho bạn biết sự thật trong bạn; và nó tồn tại khi bạn trao đi điều mình mong muốn nhất. Và tôi cảm thấy kiến thức và cuộc hành trình đó là một đặc ân tuyệt vời, và tôi thấy mình được ban phước khi được ở đây giao lưu với các bạn, Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là Jonathan Zittrain, và tôi có vài cái nghiên cứu gần đây không khả quan cho lắm mà tôi nghĩ, sáng nay tôi sẽ cố gắng lạc quan hơn và cho các bạn lí do để hi vọng vào tương lai của internet dựa sự hiện diện của nó. Ngày nay, dường như người ta không hi vọng nhiều như trước. Người ta bớt tốt bụng còn niềm tin thì ngày càng vơi dần Ý tôi là...Tôi không biết nữa Một ví dụ đơn giản, ta có thể làm khảo sát ở đây. Bao nhiêu người đã từng đi quá giang? Biết mà.. Bao nhiêu người đã đi quá giang trong 10 năm trở lại đây? Được rồi Vậy thì điều gì đã thay đổi? Không phải do phương tiện công cộng xịn hơn đâu Nên, đó là một lí do để nghĩ rằng có thể mình đang nghĩ sai hướng Nhưng tôi muốn đưa ra 3 ví dụ để chỉ ra rằng xu thế hiện nay thật ra đang đi theo chiều hướng khác... ...với sự hỗ trợ của Internet. Ví dụ thứ nhất: bản chất của Internet Đây là 3 người sáng lập Internet Vốn dĩ họ là bạn cùng lớp học cùng trường trung học ở ngoại ô Los Angeles.. vào những năm 1960. Các bạn có câu lạc bộ tiếng Pháp hay câu lạc bộ tranh luận gì gì còn họ có CLB "Tạo mạng lưới toàn cầu" Có vẻ nó hoạt động khá là ổn. Tấm hình ở đây được chụp vào dịp kỉ niệm 25 năm xuất bản tạp chí Newsweeks trên Internet. Và bạn có thể nói rằng, nhìn họ chẳng khác gì những tên ngốc. Họ có một hạn chế rất lớn và sự tự do cũng rộng không kém khi cố gắng hình dung ra một mạng lưới toàn cầu. Hạn chế của họ là tài chính. Không có một số vốn cụ thể nào để đầu tư cho một mạng lưới vật lý. Bạn sẽ cần xe tải, nhân viên và một trung tâm để vận chuyển hàng hóa thâu đêm. Họ chẳng có gì cả. Nhưng họ lại có một sự tự do đáng kinh ngạc đó là không có áp lực phải kiếm tiền từ nó. Internet không và chưa bao giờ có một kế hoạch kinh doanh cụ thế. Không có CEO, không công ty riêng rẽ nào mang trách nhiệm xây dựng nó. Mà thay vào đó là những con người tập hợp lại với nhau để làm điều gì đó vì sở thích hơn là vì họ bị bắt phải làm thế hay vì họ hi vọng sẽ kiếm thật nhiều tiền từ nó. Đặc thù đó dẫn đến một mô hình mạng, một kết cấu hoàn toàn không giống với những mạng kĩ thuật số trước đó hay trở về sau. Một điều kì lạ là trong thực tế mọi người không rõ liệu Internet có thể vận hành được hay không Cuối năm 1992, ai cũng biết IBM phát biểu rằng "Không thể xây dựng một mạng lưới công ty bằng cách sử dụng Internet Protocol." Thậm chí hiện nay, những kĩ sư Internet cũng cho rằng tất cả đều là những dự án thí điểm và chẳng đi đến kết luận nào cả. Đó là lí do mà linh vật của công nghệ Internet, nếu có thì mọi người cho nên là con ong nghệ. Vì tỉ lệ lông so với độ sải cánh của chúng quá lớn để chúng bay được. Tuy nhiên bằng một cách bí ẩn nào đó mà loài ong vẫn có thể bay. Tôi rất vui khi nói rằng, nhờ khoản tài trợ to lớn của chính phủ, khoảng 3 năm về trước mà ta cuối cùng cũng tìm ra cách con ong nó bay. Phức tạp lắm chứ tưởng, nhưng hóa ra chỉ là do chúng đập cánh rất lẹ mà thôi. Vậy thì cấu hình kiến trúc kì quái này là cái gì mà lại có thể giúp Mạng trở nên độc nhất và khác biệt? Để di chuyển dữ liệu từ nơi này đến nơi khác ...nhắc lại, không phải giống với chuyển phát hàng hóa. Mà là như một đám đông khiêng bạn lên Thử tưởng tượng, bạn là một phần của một mạng lưới nơi mà, có thể là ở một sự kiện thể thao và bạn đang ngồi trong hàng như thế này, và đột nhiên ai đó yêu cầu một ly bia, và quầy bia được đặt ở lối đi. Và trọng trách của những người ngồi cạnh là phải chuyền ly bia đi, chịu mạo hiểm chính cái quần tây của mình, để đưa nó đến tay người đó. Không ai trả tiền để bạn làm việc đó cả Chỉ là nghĩa vụ của một người ngồi cạnh Ở khía cạnh nào đó, đó chính là cách các gói dữ liệu truyền đi trong Internet đôi khi chỉ trong vòng 25 đến 30 bước nhảy, ...với sự hỗ trợ của các yếu tố trung gian đưa dữ liệu đi khắp nơi mà không có bất kì hợp đồng cụ thể hay nghĩa vụ pháp lý nào đối với người gửi hay là người nhận. Tất nhiên, khi được một đám đông khiêng đi thì khó mà biết được đích đến Phải tin tưởng nhiều lắm đấy, nhưng không phải kiểu như "Vui lòng đưa tôi tới Pensacola". Vì vậy Internet cần sự định hướng. Hóa ra, không có một tấm bản đồ tổng quan về Internet. Mà thay vào đó, một lần nữa, giống như chúng ta đang ngồi trong rạp hát nhưng chỉ thấy giữa sương mù ...những người ngồi cạnh ta lúc đó. Vậy làm sao ta xác định ai đang ở đâu? Chúng ta quay sang người bên phải, nói với người đó thứ chúng ta thấy bên trái, và ngược lại. Họ cứ vô thức lặp lại hành động đó. Và trước khi bạn nhận ra, bạn đã biết sơ về vị trí của mọi vật. Đây chính là cách định tuyến Internet hoạt động. Đây là một hệ thống dựa trên lòng tốt và niềm tin, khiến nó trở nên rất mong manh, dễ vỡ. Trong vài ví dụ hiếm hoi nhưng nổi bật, chỉ cần một lời nói dối từ một cá nhân trong cái tổ ong này, có thể dẫn tới rắc rối thật sự. Ví dụ, năm ngoái, chính phủ Pakistan yêu cầu những nhà cung cấp Internet ở đó ngăn không cho người dân dùng YouTube. Có một video chính phủ không thích nên họ muốn đảm bảo nó đã bị khóa. Đây là chuyện xảy ra như cơm bữa. Chính phủ các nước hay cố gắng ngăn chặn, lọc và kiểm duyệt nội dung trên Internet. Có một loại tên ở Pakistan là ISP chọn cách là thực hiện ngăn chặn các thuê bao của nó bằng một cách khá lạ đời. Nó quảng cáo -- theo cách mà bạn có thể bị hỏi, nếu đã tham gia Internet, để xác nhận cái gì đang ở gần bạn. Nó quảng cáo rằng gần đó, hóa ra nó vừa chợt nhận ra nó chính là Youtube Nó nói: "Đúng vậy, tôi là YouTube đây". Có nghĩa là các gói dữ liệu từ những người đăng ký trên YouTube bị chặn ở ISP, vì họ nghĩ chúng đã tồn tại rồi, và ISP ném chúng đi mà không mở ra vì mục đích của họ là chặn nó. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Mọi người thấy đấy, thông báo đó được đưa ra chỉ bằng một click, và gây tiếng vang, cũng chỉ bằng một click. Và hóa ra, như những gì bạn thấy sau khi sự kiện này kết thúc, bạn đang có một khoảng thời gian tuyệt vời lướt YouTube. Và khoảnh khắc tiếp theo, bạn nhận được một thông báo giả. Và chỉ trong vòng 2 phút, nó đã lan đi khắp nơi và YouTube khắp nơi trên thế giới bị khóa. Nếu bạn đang ngồi ở Oxford, Anh và cố truy cập Youtube Gói dữ liệu bạn định truyền tới Pakistan sẽ một đi không trở lại. Hãy nghĩ về điều đó. Một trong những trang web phổ biến nhất thế giới, được điều hành bởi công ty quyền lực nhất, và chẳng có gì mà YouTube hay Google có đặc quyền can thiệp vào nó. Tuy nhiên, bằng cách nào đó trong vòng 2 tiếng đồng hồ, rắc rối đã được giải quyết. Nó đã xảy ra như thế nào? Ta chuyển sang một manh mối lớn: NANOG, Cơ quan điều hành mạng Bắc Mỹ, Một nhóm người mà trong một ngày đẹp trời, bước vào một căn phòng không có cửa sổ, tại bàn làm việc của họ ngồi đọc email và tin nhắn theo một tỉ lệ font nhất định, như thế này và nói chuyện về mạng. Một số người là nhân viên tầm trung từ những nhà cung cấp mạng trên thế giới Và đây là thông điệp từ một trong số họ "Có vẻ như chúng ta có một vụ trực tiếp. Có một vụ cướp Youtube! Không hề xuyên tạc. Đây không chỉ là sự thiếu căn cứ của kỹ sư Youtube. Tôi hứa đấy Có chuyện gì đó đang xảy ra ở Pakistan". Và họ tập hợp lại để tìm ra vấn đề và giải quyết nó. Nó giống như khi nhà bị cháy. Tin xấu là không có đội chữa cháy. Tin tốt là những người ngẫu nhiên từ đâu đến dập lửa giúp và rời đi mà chẳng cần đền đáp hay ca ngợi. Tôi đã cố nghĩ đến một hình mẫu chính xác để miêu tả kiểu ngẫu nhiên làm việc tốt này bởi những người lạ khó hiểu. Bạn biết đấy, chỉ cần một tiếng kêu cứu, mọi người sẽ sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Hóa ra, hình mẫu này có ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn tìm kiếm nó. Ví dụ thứ hai: Wikipedia. Nếu một ông tên Jimbo đứng trước mặt bạn vào năm 2001 và nói "Tôi có một ý tưởng tuyệt vời! Hãy bắt đầu với 7 bài báo mà ai cũng có thể sửa mọi thứ, mọi lúc Và ta sẽ có một bách khoa thư thật đỉnh! Ha?" Đúng vậy. Ý tưởng ngớ ngẩn nhất của mọi thời đại. Thực tế, Wikipedia là một ý tưởng hết sức ngu ngốc mà ngay cả Jumbo cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Ý tưởng của Jumbo là về Nupedia. Nó hoàn toàn truyền thống. Ông ấy sẽ trả tiền vì cảm thấy mình đang làm một việc tốt, tiền sẽ vào túi mọi người và họ sẽ viết những bài báo. Wiki được giới thiệu để mọi người đều có thể góp ý, chỉnh sửa -- gần như là một sự vô dụng một lỗ hổng đằng sau Và cuối cùng lỗ hổng to ra bao trùm toàn bộ dự án Và ngày nay, Wikipedia đã trở nên cực kỳ phổ biến, tới nỗi mà bạn có thể thấy nó trong thực đơn của một nhà hàng Trung Quốc. Tôi không bịa đâu. Tôi có một giả thuyết mà tôi sẽ giải thích sau. Không cần nói nhiều, bây giờ tôi chỉ muốn một phần Wikipedia chiên với pimento. Nhưng hiện nay, Wikipedia không hoạt động một cách tự phát Vậy nó hoạt động như thế nào? Hóa ra có một căn phòng kín, không có cửa sổ, nói một cách ẩn dụ là như vậy. Có một nhóm người vào một ngày nắng đẹp như thế, chỉ muốn ở trong phòng và kiểm tra thông báo của người quản lý. Bản chất của wiki là ai cũng có thể chỉnh sửa. Và bạn vừa mang rắc rối đến cho nó. Nó gợi nhớ đến những mô tả của lịch sử như "lại thêm một điều vớ vẩn nữa", phải không nào? Thứ nhất: "Chỉnh sửa bởi Andyvphil" Xin lỗi Andyvphil nếu bạn có mặt ở đây. Tôi đang nói khách quan nhé. "Anon tấn công tôi để trở lại" Phần ưa thích của tôi đây "Một câu chuyện dài" Số người muốn tìm ra vấn đề của trang này và mong muốn khắc phục nó nhiều hơn là những tồn tại trong trang. Và đó là điều giúp Wikipedia thành công. Lúc nào Wikipedia cứ như chỉ còn 45 phút trước bờ vực hủy diệt ấy. Đúng không? Có rất nhiều chương trình rác làm chậm nó, biến các bài viết thành quảng cáo đồng hồ Rolex hết Chính ranh gới mỏng manh nhưng tuyệt vời này khiến nó tiếp tục hoạt động. Không phải vì nó là một công việc, không phải vì nó là sự nghiệp, mà vì nó là tiếng gọi. Một điều gì đó họ cảm thấy buộc phải làm vì họ quan tâm tới nó. Họ thậm chí còn tập hợp lại thành các nhóm như là Ban chống bạo lực -- "Văn minh, Trưởng thành, Trách nhiệm" -- để làm sạch các trang web. Chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc, nếu có một hội nghị-- Tôi không rõ, một hội nghị lớn và cực nổi tiếng như là Star Trek, vào ngày cuối tuần thì ai sẽ trông cửa hàng đây? Nên những gì chúng ta thấy -- những gì chúng ta thấy từ hiện tượng này chính là cái mà kỹ sư giao thông điên rồ quá cố Hans Monderman đã khám phá ra ở Hà Lan, và tại đây, Nam Kensington, đôi khi nếu bạn bỏ đi những luật lệ bên ngoài biển báo và những thứ khác, thực ra bạn có thể chấm dứt một môi trường an toàn nơi mà mọi người có thể được thể hiện khả năng và một nơi mà con người đối tốt với nhau hơn Họ nhận ra rằng phải nhận trách nhiệm với việc họ làm. Và Wikipedia đã nắm bắt điều này. Vài người có thể còn nhớ Chiến Binh Vì Sao Nhí , một thiếu niên tội nghiệp tự quay phim với một cây gậy chơi golf tự vệ, diễn như thể nó là một thanh kiếm ánh sáng. Bộ phim, dù ban đầu không có sự cho phép của anh ta hay tri thức gì đã tìm được chỗ đứng trên Internet Một video được mọi người truyền tay nhau. Cực kì nổi tiếng, hoàn toàn làm mất thể diện anh ta Giờ nó đã lên bách khoa toàn thư và tất cả những gì Wiki phải làm là một bài viết về Chiến Binh Vì sao Nhí Mỗi bài viết có một trang thảo luận tương ứng Và mỗi trang như thế lại có cực kì nhiều lời tranh luận giữa những người dùng Wiki xoay quanh việc anh ta có dùng tên thật trên bài báo không Các bạn có thể thấy đầy cả hai bên còn đây chỉ là một ảnh chụp một phần thôi Sau cùng họ đã quyết định-- không phải bởi tất cả mọi người rằng không thêm tên thật của anh ta cho dù phần lớn các bài báo cáo đều làm điều này. Họ đã không nghĩ đây là điều nên làm Đây là hành động nhân từ Và đến hôm nay, cái trang cho Chiến binh Vì sao Nhí đã có một cảnh báo lớn ngay trên tiêu đề rằng bạn không được đề tên anh ấy trên trang. Nếu làm thế, nó sẽ bị xóa ngay lập tức, bởi những người không đồng ý với quyết định ban đầu, nhưng lại tôn trọng thành quả và hành động để giữ nó lại vì họ tin vào cái gì đó lớn hơn quan điểm của mình. Là luật sư, tôi phải nói rằng mấy người này đang "phát minh" luật lệ tiền lệ pháp và những thứ đại loại thế khi họ tiến hành thông qua. Đó không chỉ là hạn chế với Wikipedia. Chúng ta thấy nó trên các blog ở khắp nơi. Ý tôi là, đây là ảnh bìa của tờ Business Week năm 2005. Blog mà sẽ thay đổi sự nghiệp của bạn luôn Tôi biết nghe rất ngớ ngẩn. Chắc chắn là như vậy. Họ bắt đầu bằng tất cả thể loại dự án rất buồn cười. Cái blog ngớ ngẩn mà tôi thích đây Catsthatlooklikehitler.com. Bạn chỉ cần gửi hình của chú mèo nhà bạn nếu nhìn nó giống Hitler. Tôi biết. Số 4, giống như là, bạn có thể hình dung ra cảnh về nhà với con mèo đó mỗi ngày không? Nhưng sau đó, bạn có thể thấy sự bất thường tương tự xảy đến với người. Đây là một blog về vẽ chân dung kì cục Nó đề rằng: "Đồng cỏ thôn quê với rào phân cách đường sắt. Có phải xác con vật phía sau cô ấy không?" Bạn sẽ phản ứng kiểu, "Bạn biết không? Có xác một con vật sau lưng cô ấy thật đấy!" Và cứ thế cứ thế tiếp tục. Nhưng sau đó bạn sẽ gặp điều này. Hình ảnh đã bị xóa theo yêu cầu của người sở hữu. Chỉ thế thôi. Ảnh bị xóa theo ý của người sở hữu. Vậy nghĩa là có ai đó đã chỉ trích ở đây, viết cho anh chàng gàn dở nào đó quản lý trang web, không phải một lời đe dọa hợp pháp hay đề nghị thanh toán, mà chỉ nói: "Này, đó có phiền không?" Người kia nói, "Không sao." Tôi tin là chúng ta có thể xây dựng những mô hình trực tuyến để đáp ứng những yêu cầu như thế Làm thế sẽ dễ dàng hơn để ta có thể thấy những dữ liệu mà chúng ta gặp trực tuyến chỉ bằng những cái nhấp chuột, dán, sao chép và di chuyển nhưng lại có thể diễn tả cảm xúc của con người, những nỗ lực và ảnh hưởng, và có thể có những giây phút đầy nhân văn nơi chúng ta quyết định ta muốn hành xử thế nào. Thậm chí tôi còn nghĩ ta có thể ra thế giới thực Chúng ta có thể kết thúc, vì ta đến với một nơi có nhiều sự kiểm soát hơn -- mọi nơi đều có cái để quay phim bạn, sau đó có lẽ đăng lên mạng-- để có được một cái cặp tóc nhỏ có viết: "Bạn biết không, tôi không muốn thế" Và sau đó sẽ có công nghệ mà người chụp ảnh sẽ biết về nó sau. Người này sẽ yêu cầu liên lạc trước khi đi đến nơi nào đó lớn hơn nếu như bạn không phiền. Và người chụp tấm hình đó có thể quyết định về việc làm cách nào và liệu có nên tôn trọng nó hay không. Trong thực tế, chúng ta thấy những điều như vậy diễn ra ở Pakistan Ngày nay ta có đủ phương tiện cần thiết để xây dựng một hệ thống như thế này đây, nên mọi người có thể báo cáo các bộ lọc khi họ gặp phải nó. Sẽ không còn những câu kiểu "Tôi không biết. Tôi không làm được. Tôi nghĩ mình sẽ tiến lên" mà đột nhiên nó trở thành ý thức tập thể về những gì đã bị ngăn chặn và kiểm duyệt ở trên mạng trực tuyến Thật vậy, nói về công nghệ mô phỏng cuộc sống, mô phỏng công nghệ cao, hay có thể là một cách khác. Một nhà nghiên cứu của NYU đã dùng những con robot các-tông nhỏ với một khuôn mặt cười, một động cơ kéo con robot đi, một lá cờ gắn trên lưng nó ghi một địa điểm muốn đến Rằng: 'Bạn có thể giúp tôi đến đó không?" Nó được đặt trên những con phố ở Manhattan. Ngày nay, ta quyên góp gì cũng được mà. Đây là biểu đồ đường đi của hơn 43 người đang giúp kéo con robot mù đường này đi và giúp nó di chuyển, từ góc này, một góc Quảng trường Công viên Washington đến góc khác. Điều này dẫn đến ví dụ thứ 3: Đi nhờ. Tôi không chắc đi nhờ có hết hay chưa. Vì sao? Cói một cái gọi là Mục đi chung xe trên Craiglist. Nếu nó được gọi là mục quá giang Craglist, nó sẽ vắng tanh như chùa bà đanh Nhưng nó là mục tin quá giang, về cơ bản đều giống nhau. Sao chúng ta mọi người lại sử dụng nó? Tôi không biết. Có lẽ họ nghĩ những kẻ sát nhân chưa có kế hoạch trước chăng? Không. Tôi nghĩ câu trả lời thật sự là một khi bạn điều chỉnh nó, một khi bạn đã thoát ra khỏi những kỳ vọng trước đây từ những thất bại ngày ấy nhưng giờ, dù lí do là gì, nó cũng mờ đi ít nhiều bạn vẫn có thể nhen nhóm lại lòng tốt và sự sẻ chia của con người mà một số thứ tương tự trên Craiglist đã thể hiện. Và bạn có thể làm nó nổi bật lên thành một thứ như-- Phải, là CouchSurfing.org CouchSurfing: ý tưởng của một người để cuối cùng có thể tập hợp mọi người, những ai đang có ý định đi xa và được ngủ trên ghế bành nhà người lạ miễn phí, cùng với những người xa nhà khác hay cũng muốn mời những người không quen biết ngủ trọ nhà mình miễn phí. Đó quả là một ý tưởng xuất sắc. Đó chính là cách mà con ong bay. Tuyệt vời biết bao khi có rất nhiều cơ hội ở trọ cho mọi người. Nếu bạn đang băn khoăn thì không có cái chết nào liên quan đến CouchSurfing. Mặc dù, để chắc chắn, hệ thống uy tín ngày nay hoạt động để bạn ghi lại những trải nghiệm khi ở nhờ, thể nào cũng có một vài lựa chọn thiên vị ở đây cho coi Vậy, thông điệp và quan điểm của tôi là Internet không chỉ là một đống thông tin Đó không phải một danh từ. Nó là động từ Khi bạn tiếp tục dùng nó, nếu bạn lắng nghe và quan sát đủ kĩ, đủ gần, bạn sẽ nhận ra rằng chính thông tin đó, đang muốn truyền đạt gì đó với bạn Những gì nó mách bảo bạn, chúng tôi đều đã nghe ngày trước Demosthenes đã nói với chúng tôi, rằng: "Hãy tiến lên" Cảm ơn rất nhiều Chào buổi sáng, tôi nghĩ, như một người Đông Âu cau có, sáng nay tôi sẽ đóng vai một người bi quan. Nên xin hãy chịu đựng tôi. Tôi đến từ Belarus, một nước thuộc Xô Viết cũ, mà một số các bạn có thể biết, nó không hẳn là một ốc đảo tự do dân chủ. Nên tôi hay bị mê hoặc bởi cách mà công nghệ có thể thay đổi và mở cửa những xã hội độc tài như của chúng ta. Khi tôi tốt nghiệp đại học, cảm thấy tràn đầy lý tưởng, tôi quyết định gia nhập một tổ chức phi chính phủ sử dụng phương tiện truyền thông mới để thúc đẩy cải cách dân chủ và truyển thông ở nhiều nước thuộc Liên Xô cũ. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, tôi khám phá ra sự độc tài không dễ sụp đổ. Thực tế là, có một vài trường hợp sống sót qua thách thức của Internet, và còn trở nên áp chế hơn. Và đây là lúc tôi cạn kiệt lý tưởng và quyết định bỏ việc ở NGO và nghiên cứu cách mà Internet cản trở sự dân chủ hóa. Bây giờ, tôi phải nói rằng cuộc tranh luận này chưa bao giờ phổ biến, và nó khá xa lạ đối với một số người mà cũng có thể có trong số những thính giả ngồi ở đây. Nó luôn rất xa lạ với nhiều chính trị gia, đặc biệt là ở Mỹ nơi người ta cho rằng truyền thông mới sẽ làm những việc mà tên lửa ko thể. Đó là thúc đẩy dân chủ ở những nơi khó khăn khi mà tất cả mọi cách đã được thử và thất bại. Và tôi nghĩ cho đến năm 2009, tin tức này cuối cùng cũng đến Anh, nên có lẽ tôi cũng nên cho Gordon Brown vào danh sách này. Tuy nhiên, một tranh cãi cơ bản đằng sau công tác hậu cần đã thúc đẩy cuộc tranh luận này rất nhiều. Đúng không? Nếu bạn nhìn nó đủ gần, bạn sẽ thấy rằng, nó thực sự là về kinh tế học. Có người nói rằng, cũng giống như máy fax và máy Xerox đã làm trong những năm 80, blog và mạng xã hội đã biến đổi các khía cạnh kinh tế của các cuộc biểu tình một cách triệt để, và người ta chắc chắn sẽ biểu tình. Nói một cách đơn giản, giả định rằng nếu bạn cho người ta đủ sự kết nối, nếu bạn cho họ những thiết bị cần thiết, sự dân chủ chắc chắn sẽ xuất hiện. Để tôi nói cho các bạn sự thật, Tôi không bị lậm vào lập luận này, một phần là vì tôi chưa bao giờ thấy 3 Tổng thống Mỹ đồng ý về bất cứ gì khác trong quá khứ. (cười) Nhưng, hơn hết, nếu bạn nghĩ về lý luận đằng sau đó, là cái mà tôi gọi là "chủ nghĩa tự do iPod", chúng ta nghĩ rằng bất cứ người Hoa hay Iran sở hữu và yêu cái iPod của anh ta thì chắc chắc yêu dân chủ tự do. Và một lần nữa, tôi nghĩ chuyện này không đúng. Tôi nghĩ vấn đề lớn hơn là lập luận này -- khi mà chúng ta nên có nhiều iPod hơn chứ không phải những quả bom. Tôi nghĩ là, nó sẽ là một tiêu đề hấp dẫn cho cuốn sách mới của Thomas Friedman. (cười) Nhưng điều này hiếm khi là một dấu hiệu tốt. Phải không? Vấn đề lớn hơn với lập luận này là nó gây nhầm lẫn giữa mục đích sử dụng với ứng dụng thực tế của công nghệ. Đối với những người nghĩ rằng phương tiện truyền thông mới của Internet có thể bằng cách nào đó giúp chúng ta ngăn chặn diệt chủng, thì nên nhìn vào Rwanda, nơi mà trong những năm 90 có hai đài phát thanh có nhiệm vụ châm ngòi cho sự thù hận dân tộc. Nhưng trên hết, quay lại với Internet, cái mà bạn thực sự thấy là một vài chính phủ đã làm chủ việc sử dụng không gian mạng cho mục đích tuyên truyền. Phải không? Và họ đang xây dựng cái mà tôi gọi là "Spinternet" (Internet thêu dệt) Một tay họ thêu dệt, và tay kia nằm lấy Internet. Các chính phủ như Nga, Trung Quốc, Iran thực sự đang thuê, huấn luyện và trả lương cho các blogger để họ tạo ra những comment mang tính tư tưởng và viết ra những blog sặc mùi tư tưởng nói về các vấn đề chính trị nhạy cảm. Các bạn có thể nghĩ rằng, tại sao họ làm vậy? Tại sao họ làm vậy với không gian mạng? Lý thuyết của tôi là, nó xảy ra là vì sự kiểm duyệt ít hiệu quả hơn bạn nghĩ trên những không gian như vậy. Một khi bạn đưa một vấn đề nghiêm trọng nào đó lên blog, ngay cả nếu bạn cấm nó ngay lập tức, thì nó cũng lan tràn hàng nghìn nghìn lần trên những blog khác. Vì vậy bạn càng chặn nó, nó càng làm người ta dạn hơn trong việc né tránh sự kiểm duyệt và do đó giành chiến thắng trong trò chơi đuổi bắt này. Vậy nên cách duy nhất để kiểm soát thông điệp này là thêu dệt lên nó và sau đó buộc tội bất cứ ai viết ra những vấn đề này là, ví dụ như, là chuyên viên CIA. Và chuyện này xảy ra khá thường xuyên. Đây chỉ là một ví dụ về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Có một vụ lớn ở Trung Quốc năm 2009 được gọi là "Trốn mèo". Để tôi tóm tắt cho những ai chưa biết. Có một người đàn ông 24 tuổi, người Hoa, chết trong khi bị giam trong trại. Và cảnh sát nói rằng anh ta chết về đã chơi trốn tìm, nghĩa là chơi "trốn mèo" trong tiếng lóng Trung Quốc, với những người cùng trại và đâm đầu vào bức tường, sự giải thích này không làm hài lòng các blogger Trung Quốc. Nên họ bắt đầu đăng rất nhiều bình luận chỉ trích. Thực tế là, QQ.com, là một trang web nổi tiếng ở TQ, đã có 35,000 comments về vấn đề này chỉ trong vài giờ. Nhưng những nhà chức trách đã làm một việc thông minh. Thay vì thanh trừng những comment này họ tìm đến những blogger. Và họ nói "Này, chúng tôi muốn bạn trở thành những nhà điều tra cư dân mạng" Thế là 500 người đăng kí, và 4 người được chọn để đi vòng quanh xem xét những chuyện bị nghi ngờ, và quan sát chúng, và sau đó viết blog về nó. Sau vài ngày chuyện này bị quên lãng, điều này không bao giờ xảy ra nếu họ tìm cách chặn nó. Mọi người sẽ tiếp tục nói về nó nhiều tuần. Chuyện này ứng với một giả thiết thú vị về điều gì sẽ xảy ra trong những nước độc tài vài trong không gian mạng của họ. Đây là cái các nhà khoa học chính trị gọi là chế độ độc tài kiềm hãm tự do, và nó xảy ra khi các chính phủ tìm đến những người chỉ trích mình và kết nối họ với nhau trên mạng. Chúng ta thường nghĩ bằng cách nào đó điều này sẽ kiềm hãm sự độc tài, nhưng trong nhiều trường hợp nó chỉ làm độc tài mạnh hơn. Và các bạn thắc mắc tại sao, tôi chỉ cho các bạn một danh sách ngắn các lý do tại sao chế độ độc tài kìm hãm tự do thật sự có thể giúp ích cho các nhà độc tài. Đầu tiên, nó rất đơn giản Đa số họ hoạt động trong môi trường thông tin chân không. Họ không có được những dữ liệu cần có để xác định các mối đe dọa đang nổi lên chống lại chế độ. Vậy việc khuyến khích mọi người lên mạng và chia sẻ thông tin, dữ liệu trên blog và wiki thật tuyệt, bởi vì nếu không, những kẻ cộng sản quan liêu và các quan chức sẽ tiếp tục che giấu những gì đang thực sự xảy ra trong nước, phải không? Từ quan điểm này, có đầy blog và wiki cung cấp thông tin thì thật tuyệt. Thứ hai, để công chúng tham gia vào quyết định cũng thật tuyệt bởi vì nó giúp chia nhỏ sự quở trách về các chính sách chắc chắn sẽ thất bại. Bởi vì họ sẽ bảo "Nhìn này, chúng tôi trưng cầu ý dân, chúng tôi tư vấn nó cho bạn, bạn bỏ phiếu cho nó. Bạn viết nó trên trang đầu của blog bạn. Tuyệt. Bạn phải là người bị khiển trách". Và cuối cùng, mục đích của bất kì sự độc tài kiềm hãm tự do nào cũng là để gia tăng tính hợp pháp của chế độ, ở trong lẫn ngoài nước. Thế nên việc mời mọi người vào các diễn đàn công cộng, để họ tham gia vào các quyết định, thường là nước đi đúng. Bởi vì cái sẽ xảy ra là bạn sẽ trỏ vào điều này và nói rằng, "Vâng, chúng tôi có một nền dân chủ. Chúng tôi có một diễn đàn." Một ví dụ là, một trong những vùng của Nga, hiện nay đang để người dân mình hoạch định chiến lược đến năm 2020. Thế nên họ có thể lên mạng và đóng góp ý kiến về thành phố này nên trông ra sao trong năm 2020. Ý tôi là, ai đến Nga cũng biết rằng thậm chí không có một hoạch định nào cho tháng tới. Thế nên để cho người dân tham gia vào hoạch định năm 2020 không thay đổi được bất cứ điều gì, bởi vì các nhà độc tài vẫn là những người quyết định các chính sách. Một ví dụ nữa của Iran, chúng ta đều nghe về cuộc cách mạng Twitter xảy ra ở đó, nhưng nếu bạn nhìn kĩ, bạn sẽ thấy nhiều network và các trang blog và Twitter và Facebook đều bị điều khiển. Chúng có thể trở nên chậm hơn, nhưng các nhà hoạt động vẫn tiếp cận được và tranh cãi rằng việc tiếp cận này thì tốt cho các nhà nước độc tài. Điều này thật tuyệt vì họ có thể thu thập được thông tin tình báo từ nguồn mở. Trong quá khứ, có thể mất cả tuần hoặc tháng để tìm ra cách các nhà hoạt động kết nối với nhau. Bây giờ bạn biết rõ làm sao họ kết nối bằng cách nhìn vào trang Fb của họ. Ý tôi là KGB, và không chỉ KGB, đã phải tra tấn để lấy được thông tin này. Nhưng giờ mọi thứ có trên mạng. (cười) Nhưng tôi nghĩ khái niệm về cạm bẫy lớn nhất mà các chuyên gia mạng tạo ra là khi nói đến những cư dân mạng, những người lớn lên trực tuyến. Chúng ta thường nghe về các nhà hoạt động trực tuyến, cách họ trở nên năng động hơn nhờ có Internet. Hiếm khi nghe về chủ nghĩa hưởng thụ không gian mạng, ví dụ, tại sao người ta trở nên thụ động. Tại sao? Bởi vì họ cho rằng Internet sẽ trở thành chất xúc tác cho những thay đổi sẽ khiến những người trẻ tuổi xuống đường, Trong khi trên thực tế đó có thể là liều thuốc phiện mới cho người dân giữ chân họ ở trong phòng mình để tải phim khiêu dâm. Đó không phải là một sự lựa chọn lớn. Vì vậy, với mỗi người bội giáo nổi loạn trên các con đường ở Tehran, thì có thể có hai người bị cầm tù trực tuyến bọn họ đang nổi loạn trong các trò game trực tuyến. Và đây là sự thật. Điều này không có gì sai bởi vì Internet thật sự đã cho phép người trẻ làm nhiều hơn và Internet đóng vai trò xã hội hoàn toàn khác với họ. Nếu bạn nhìn vào các khảo sát về việc bằng cách nào những người trẻ hưởng lợi từ Internet, bạn sẽ thấy số lượng những thiếu niên Trung Quốc, những người mà Internet làm cho đời sống tình dục phong phú hơn, gấp 3 lần so với Mỹ. Thế nên Internet đóng một vai trò xã hội, tuy nhiên đó không nhất thiết dẫn đến chính trị xã hội. Vậy tôi có xu hướng nghĩ đến nó như là hệ thống phân cấp của nhu cầu trực tuyến, hoàn toàn không có trong Abraham Maslow. Nhưng vấn đề ở đây là khi ta đem những ngôi làng hẻo lánh ở Nga lên mạng điều khiến người ta lên mạng không có trong các bảng báo cáo của Human Rights Watch. Nó sẽ là phim sex, "Sex and the City" hoặc sẽ là video các chú mèo vui nhộn. Nên đây là cái bạn sẽ phải nhận ra. Vậy chúng ta nên làm gì với nó? Chúng ta nên ngưng nghĩ về số lượng iPod trên đầu người mà nghĩ về cách làm sao chúng ta trao quyền cho các nhà trí thức, phe đối lập, các tổ chức phi chính phủ và cuối cùng là dân chúng. Bởi vì thậm chí với những gì đang diễn ra với "Spinternet" và chế độ độc tài kiềm hãm tự do, thì vẫn có cơ hội khả năng có những tiếng nói chưa được lắng nghe. Vì vậy chúng ta nên phá vỡ những giả định không tưởng về thế giới hoàn mỹ và bắt tay vào làm một cái gì đó để thay đổi những giả định đó . Cảm ơn (vỗ tay) Cảm ơn. 2 năm trước tôi đứng ở diễn đàn TED ở Arusha, Tanzania. Tôi đã nói rất vắn tắt về một trong những tạo vật đáng tự hào nhất của tôi. Đó là một cái máy giản đơn thay đổi cả đời tôi. Trước đó Tôi chưa bao giờ rời khỏi nhà ở Malawi Tôi chưa bao giờ được dùng máy vi tính. Tôi chưa bao giờ thấy Internet. Ở diễn đàn ngày đó, tôi rất lo sợ Anh ngữ của tôi dở tệ Tôi muốn mửa (Cười to) Tôi chưa bao giờ đứng trước quá nhiều azungu (người Âu khai phá Châu Phi), người da trắng. (Cười to) Có một chuyện tôi chưa kể Nhưng thôi, bây giờ tôi cảm thấy rất tốt. Tôi sẽ chia sẻ câu chuyện đó hôm nay. Nhà tôi có 7 anh chị em. Tất cả là nữ, trừ tôi. Đây là tôi và cha tôi khi tôi còn nhỏ. Trước khi tôi khám phá ra sự tuyệt vời của khoa học, tôi chỉ là một nông dân bình thường ở một quốc gia của những nông dân đói khổ. Giống như mọi người, chúng tôi trồng bắp. Vào một năm, chúng tôi gặp vận xui. Năm 2001, chúng tôi trải qua sự thiếu thốn kinh khủng. Trong vòng 5 tháng, tất cả người Malawi bắt đầu chết đói. Cả nhà tôi chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày, vào buổi tối. Chỉ có 3 miếng "nsima" cho mỗi người. Thức ăn như trôi xuyên qua cơ thể vậy. Chẳng còn lại gì cả. Ở trường cấp 2 của Malawi, bạn phải đóng phí để theo học. Bởi cái đói, tôi buộc phải bỏ học. Tôi nhìn cha tôi, và nhìn những cánh đồng khô cháy. Đó là tương lai mà tôi không thể chấp nhận được. Tôi đã cảm thấy rất vui ở trường cấp 2. Và rồi, tôi quyết định phải làm bất cứ điều gì có thể làm được, để được học. Vì vậy, tôi đến thư viện. Tôi đọc sách, sách khoa học, đặc biệt là vật lý. Tôi không thể đọc tốt tiếng Anh. Tôi dùng biểu đồ và hình ảnh để học những chữ xung quanh. Một cuốn sách khác đã cho tôi những kiến thức đó đang ở trong tay tôi Nó nói rằng tuabin gió có thể bơm nước và sản xuất điện. Bơm nước tức là tưới tiêu. Một cách chống lại cái đói, cái mà chúng tôi đã trải qua lúc đó. Vậy nên tôi quyết định phải làm một cái "cối xay gió" cho chính mình. Nhưng tôi không có vật liệu. Vì vậy tôi đến bãi phế liệu nơi mà tôi tìm được những vật liệu. Rất nhiều người, kể cả mẹ tôi, nói là tôi bị điên. (Cười) Tôi đã tìm thấy một cái quạt của máy kéo, ống nhún chống xóc, ống PVC. Dùng một cái khung xe đạp và một cái máy phát điện xe đạp cũ, Tôi đã đựng cái máy của tôi. Đầu tiên là một bóng đèn. Sau đó là bốn bóng đèn, với chỗ ngắt điện, và hơn nữa là một cái công tắc được bắt chước làm theo kiểu một cái chuông điện. Một cái máy khác bơm nước để tưới tiêu. Hàng dài người xếp hàng ở nhà tôi. (Cười) để sạc điện thoại di động. (Vỗ tay) Tôi không thể từ chối họ. (Cười) Và những phóng viên cũng đến luôn, dẫn theo cả những blogger, và dẫn đến một cuộc gọi từ cái gọi là TED. Trước đó, tôi chưa bao giờ thấy máy bay. Tôi chưa bao giờ ngủ trong khách sạn. Vì vậy, trên diễn đàn ơ Arusha hôm đó, tôi quên hết tiếng Anh, tôi nói cái gì đó kiểu như, "Tôi đã cố gắng. Và tôi làm được nó." Vậy nên tôi muốn nói điều gì đó tới tất cả những con người ngoài kia, giống như tôi, tới những người Châu Phi, và những người nghèo khổ những người đang vật lộn với giấc mơ của họ, Chúa phù hộ. Có lẽ một ngày nào đó bạn sẽ xem đoạn phim này trên Internet. Tôi nói với bạn rằng, hãy tin tưởng bản thân và hãy tin Dù chuyện gì xảy ra thì cũng được bỏ cuộc. Cảm ơn. (Vỗ tay) Được rồi, nào 90 phần trăm trong quá trình thực hiện những bức ảnh trong thực tế, không phải là việc chụp ảnh. Nó bao gồm cả một chiến dịch bao gồm viết thư, nghiên cứu và các cuộc điện thoại để tiếp cận với các đối tượng, từ các thủ lĩnh Hamas ở dải Gaza cho đến chú gấu đen đang ngủ đông trong hang ở Tây Virginia. Và thật kỳ quặc, lá thư từ chối đáng nhớ nhất mà tôi từng nhận lại đến từ Walt Disney, một nơi tưởng như vô thưởng vô phạt. Nó được viết thế này -- Tôi sẽ đọc câu trọng điểm: "Đặc biệt trong những thời điểm quá khích thế này, cá nhân tôi tin rằng bùa chú ma thuật tác động lên du khách tham quan các công viên giải trí của chúng tôi thực sự rất quan trọng để bảo vệ và giúp cung cấp cho du khách một thế giới tưởng tượng cần thiết nơi họ có thể thoát ly thực tế." Nhiếp ảnh không tốt cho khả năng tưởng tượng. Họ không muốn tôi đem máy chụp hình vào vì nó gây hại đến tính chân thực của các công trình, sự bí ẩn, niềm tin, và cung cấp những thứ được coi là bằng chứng thực tế. Nhưng có rất nhiều sự thật đi kèm trong từng bức ảnh, phụ thuộc vào ý định của người thực hiện, người xem và bối cảnh mà nó thể hiện. Trong khoảng thời gian hơn 5 năm sau ngày 11 tháng 09, khi Truyền thông và Chính phủ Hoa Kỳ cố tìm kiếm những nơi cất giấu không người biết bên ngoài phạm vi biên giới, những thứ vũ khí đặc biệt huỷ diệt hàng loạt, tôi lại chọn tìm kiếm hướng nội, vào những thứ cấu thành nên nền tảng của nước Mỹ, huyền thoại và sinh hoạt hằng ngày. Tôi muốn đương đầu với những giới hạn của quyền công dân, sự tự áp đặt và thực tiễn, và đối mặt với ranh giới giữa đặc quyền và công cộng - tiếp cận với tri thức. Đó là thời điểm khủng hoảng trong lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử toàn cầu giai đoạn người ta cảm thấy họ đã không được tiếp cận với các thông tin chính xác. Và tôi muốn nhìn trọng tâm vấn đề bằng đôi mắt chính mình, nhưng cái mà tôi rời đi từ đó là một tấm ảnh. Chỉ là đứng trên một phương diện khác để quan sát, và nhận ra rằng không có tuyệt đối, những người trong cuộc hiểu chuyện. Và người ngoài cuộc thực sự không bao giờ chạm tay đến được vấn đề cốt lõi. Tôi sẽ lướt qua một số bức trong chùm ảnh này. Tiêu đề là "Danh sách những bí mật và sự thật bị che giấu của nước Mỹ " nó bao gồm gần 70 bức ảnh. Trong dịp này tôi chỉ cho các bạn xem một vài bức. Đây là cơ sở cất giữ và đóng gói chất thải hạt nhân ở khu Hanford thuộc bang Washington, nơi có hơn 1900 những viên nang thép không gỉ chứa chất thải hạt nhân được ngâm dưới nước. Con người đứng trước một viên nang không được che chắn này có thể chết ngay lập tức. Và tôi đã tìm thấy một khu vực thực sự có nét phát thảo tương đồng với hình ảnh Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, các bạn có thể thấy nét tương đồng đó ở đây. Và một phần chủ yếu của công việc là sự thiếu vắng trong bối cảnh này là văn bản. Vậy nên tôi tạo ra 2 điểm cực này. Mỗi bức ảnh được đính kèm một văn bản thực chứng rất chi tiết. Và điều mà tôi quan tâm nhất là khoảng không vô hình giữa văn bản và hình ảnh đi kèm, và làm thế nào mà hình ảnh được chuyển thể thông qua văn bản và văn bản chuyển thể thông qua hình ảnh. Nên, tốt nhất, hình ảnh được hàm ý lơ lửng trong sự trừu tượng, nhiều tầng của sự thật và tưởng tượng. Và tiếp đó, chức năng của văn bản giống như chiếc mỏ neo tàn nhẫn đưa hình ảnh trở lại đời thực. Nhưng trong bối cảnh này, tôi chỉ đọc phiên bản rút gọn của những văn bản đó. Đây là ngăn bảo quản lạnh, nó lưu giữ cơ thể vợ và mẹ của Robert Ettinger - người tiên phong trong kỹ thuật đông lạnh cơ thể người, họ đã hy vọng một ngày nào đó sẽ được đánh thức và tiếp tục kéo dài cuộc sống trong tình trạng sức khỏe tốt với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tất cả với chi phí 35 ngàn đô, vĩnh viễn. Đây là một phụ nữ người Palestine 21 tuổi đang trải qua cuộc phẫu thuật vá màng trinh (hymenoplasty). Vá màng trinh là quá trình phẫu thuật giúp phục hồi trạng thái còn trinh trắng, cho phép cô đáp ứng được những kỳ vọng nhất định về văn hoá liên quan đến quan niệm trinh tiết và hôn nhân. Về cơ bản thì nó tái tạo lại lớp màng trinh đã bị rách, khiến cô chảy máu khi quan hệ tình dục, như thể là mất trinh. Đây là mô phỏng phòng họp kín của bồi thẩm đoàn, và bạn có thể thấy ở phía xa là chiếc gương 2 chiều các tư vấn viên về bồi thẩm đoàn đứng trong căn phòng phía sau chiếc gương. Họ quan sát các cuộc bàn cãi sau quá trình xét xử mô phỏng để tư vấn khách hàng trong việc điều chỉnh chiến lược bào chữa trong phiên xử thật để có được một kết quả như mong đợi. Quá trình này tiêu tốn 60 ngàn đôla. Đây là một phòng tại Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ, phòng chứa đồ buôn lậu, tại sân bay quốc tế John F. Kenedy. Bạn có thể thấy ở trên bàn, những món hàng bị giữ lại trong 48 giờ thu được từ những hành khách nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Đây là một cái đầu heo và những con chuột mía Châu Phi. Và một phần trong công việc nhiếp ảnh của tôi là không chỉ ghi lại những gì xảy ra. Tôi giữ quyền tự do và quyền can thiệp nhất định. Và trong đây, tôi thực sự muốn nó giống như một bức tranh tĩnh vật đầu mùa, nên nhiều khi tôi tiêu phí thời gian với các loại mùi và đồ vật. Đây là tác phẩm nghệ thuật treo trên các bức tường của CIA ở Langley, Virginia, toà nhà tổng hành dinh ban đầu CIA. Và CIA có cả một lịch sử dài với những nỗ lực ngoại giao văn hóa cả bí mật và công khai. Và người ta suy đoán ra rằng một số những mối quan tâm của họ đối với nghệ thuật được thiết kế nhằm mục đích đối đầu với chủ nghĩa cộng sản Xô Viết và đẩy mạnh những thứ được coi là tư tưởng và thẩm mỹ thân Mỹ. Và một trong những loại hình nghệ thuật gợi ra sự hứng thú của cơ quan này, và trở thành câu hỏi, là chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng. Đây là Bộ phận Nghiên cứu Nhân chủng học Pháp y, và trên một mẫu 6 lô vào bất cứ lúc nào cũng có khoảng 75 tử thi đang được nghiên cứu bởi các nhà Nhân chủng học Pháp y và các chuyên gia - những người quan tâm đến việc giám sát tỉ lệ phân hủy của xác chết. Và trong bức ảnh cụ thể này, cơ thể của một bé trai được sử dụng để tái dựng hiện trường một vụ án mạng. Đây là nơi duy nhất được liên bang tài trợ để hợp pháp trồng cây thuốc phiện cho nghiên cứu khoa học ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Họ nghiên cứu môi trường phát triển trong phòng của cây cần sa. Và một phần của công việc mà tôi hy vọng là có một sự mất phương hướng ngẫu nhiên lúc bạn không thể tìm được một công thức rõ ràng nào trong những việc này-- chúng lúng túng nhảy từ chính phủ đến khoa học đến tôn giáo rồi đến an ninh -- và bạn không hoàn toàn hiểu được làm thế nào mà thông tin được lưu chuyển. Đây là những dây cáp thông tin liên lạc ngầm dưới biển xuyên suốt dưới đáy Đại Tây Dương, kết nối Bắc Mỹ và Châu Âu. Chúng truyền đi cùng một lúc hơn 60 triệu cuộc hội thoại, và ở các khu công nghệ và chính phủ lỗ hổng này quá hiển nhiên. Chuyện này thực sự là hài hước vì tôi cảm thấy như mình có thể làm gián đoạn tất cả các cuộc hội thoại chỉ với một nhát cắt dễ dàng. Chúng có vẻ như đã ra đời cách đây 30 đến 40 năm, như thể bị kẹt lại trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và không hề có những tiến triển cần thiết. Đây là bản chữ nổi Braille của tạp chí Playboy (Tay chơi). (Tiếng cười) Và đây là… một bộ phận của Thư Viện Quốc Hội cung cấp dịch vụ thư viện quốc gia miễn phí cho những người bị mù và khuyết tật mắt, và những ấn phẩm mà họ lựa chọn để xuất bản được căn cứ theo nhu cầu đa số của người đọc. Và tạp chí Playboy luôn đứng ở vị trí hàng đầu. (Tiếng cười) Nhưng các bạn sẽ bất ngờ bởi họ không làm nổi những bức ảnh. Chỉ có chữ mà thôi. (Tiếng cười) Đây là một trạm kiểm dịch gia cầm nơi mà tất cả gia cầm muốn nhập vào Hoa Kỳ được yêu cầu phải qua 30 ngày kiểm dịch, nơi chúng được kiểm tra các loại dịch bao gồm dịch bệnh Newcastle và dịch cúm gia cầm. Thước phim này cho biết cuộc thử nghiệm của một đầu đạn tên lửa mới. Trung tâm Vũ trang Không quân tại Căn cứ Không quân Eglin ở Floria chịu trách nhiệm cho việc thử nghiệm và triển khai tất cả các loại vũ khí trên không xuất xứ từ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và thước phim dùng loại phim 72 mm, phim của chính phủ ban hành. Chấm đỏ đó là dấu phân biệt của phim của chính phủ ban hành. Tất cả những con hổ trắng sống ở Bắc Mỹ là kết quả của việc giao phối cận huyết -- hổ mẹ với hổ đực con, hổ bố với hổ cái con, anh em chúng với nhau -- cho phép các điều kiện về gen di truyền tạo ra các con hổ trắng thương phẩm. Nghĩa là: lông trắng, mắt xanh, mũi hồng. Và phần lớn những chú hổ trắng này không được sinh ra đủ các điều kiện trên và đã bị giết khi sinh ra. Đó là một quy trình dã man mà ít người biết. Và hổ trắng được dùng để phục vụ trong một loạt các loại hình giải trí. Kenny được sinh ra. Sống được cho đến tuổi trưởng thành. Rồi nó chết đi, đã bị chậm phát triển về thần kinh và đau đớn vì một số bệnh dị thường về xương. Đây, bình thường hơn, ở thư viện lưu trữ cá nhân của George Lucas. Đây là Ngôi sao Chết. Nó được đưa ra đây theo đúng hướng thật của nó. Trong bối cảnh "Chiến tranh giữa các vì sao: Sự trở lại của Jedi", hiện hữu hình ảnh phản chiếu của nó. Họ lật ngược phần âm bản. Và mọi người có thể nhìn thấy chi tiết phần đồng được khắc và bề mặt được sơn acrylic. Trong bối cảnh của bộ phim, đây là trạm chiến đấu không gian của đế chế Galatic, có khả năng hủy diệt các hành tinh và các nền văn minh, và trong thực tế thì kích cỡ của nó vào khoảng 120 nhân 60 cm. (Tiếng cười) Đây là Pháo đài Campbell ở Kentucky. Đó là một Căn cứ Hoạt động Quân sự trong địa hình đô thị. Về cơ bản, họ đã mô phỏng một thành phố cho chiến đấu đô thị, và đây là một trong những cấu trúc hiện hữu trong thành phố đó. Gọi là Nhà thờ Thế giới của Thiên Chúa. Nó đáng nhẽ phải là một địa điểm thờ cúng linh thiêng. Và sau khi tôi chụp bức ảnh này, họ đã xây một bức tường bao quanh nó nhằm bắt chước cách xây dựng các đền thờ Hồi giáo ở Afghanistan hay Iraq. Và tôi đã làm việc với Mehta Vihar người đã thiết lập các mô hình ảo cho quân đội để luyện tập chiến thuật. Chúng tôi đã đặt bức tường đó bao quanh Nhà thờ Thế giới của Thiên Chúa, và đồng thời sử dụng các nhân vật, phương tiện giao thông và các vụ nổ mà có trong những trò chơi điện tử của quân đội. Và đưa chúng vào trong ảnh. Đây là một mẫu virus HIV sống tại trường Y Havard, nơi đang cùng Chính Phủ Hoa Kỳ phát triển khả năng miễn dịch. Và Alhura là kênh truyền hình tiếng Ả Rập - được tài trợ bởi Chính Phủ Hoa Kỳ cung cấp các tin tức thời sự và thông tin đến hơn 22 quốc gia Ả Rập Thời lượng 24/24, miễn phí. Tuy nhiên, sẽ là bất hợp pháp nếu Alhurra được phát sóng trong nước Mỹ. Vào năm 2004, họ đã xây dựng 1 kênh truyền hình tên gọi Alhurra Iraq, để đặc biệt giải quyết các sự kiện diễn ra tại Iraq và nó được phát sóng ở Iraq. Bây giờ tôi sẽ chuyển sang một dự án khác mà tôi đã thực hiện. Tên dự án là "Vô tội". Những người đàn ông trong các bức ảnh này, nhiếp ảnh được dùng để tạo nên ảo giác. Mâu thuẫn với chức năng của nó trong tư cách là bằng chứng của sự thật, trong những trường hợp này, nó nhấn mạnh đến việc tạo ra sự lừa dối. Tôi đã đi khắp nước Mỹ chụp ảnh những người phụ nữ, những người đàn ông bị kết án oan cho những tội ác mà họ không làm, những tội bạo hành. Tôi phân tích khả năng của nhiếp ảnh làm mờ đi sự thật và điều hư cấu, và ảnh hưởng của nó lên trí nhớ, mà có thể là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nguy hại đến tính mạng con người. Những người đàn ông trong các bức ảnh này, nguyên nhân chính trong những án oan của họ là do sai lầm trong quá trình nhận diện. Nạn nhân hay nhân chứng nhận diện một thủ phạm tình nghi thông qua việc sử dụng hình ảnh trong quá trình thực thi pháp luật. Nhưng thông qua tiếp xúc với các phác họa tổng hợp, ảnh Polaroids, hình thẻ, việc xếp hàng nhận dạng trực tiếp, lời khai của nhân chứng có thể thay đổi. Ví dụ về 1 vụ án. Một phụ nữ bị cưỡng hiếp và một loạt các bức ảnh được đưa ra làm căn cứ để nhận diện thủ phạm tấn công cô. Cô nhìn thấy một số điểm tương đồng trong một bức ảnh, nhưng không thể đưa ra lời khẳng định chắc chắn. Những ngày sau đó, một danh sách ảnh khác được đưa ra toàn những bức ảnh mới, ngoại trừ một bức mà cô đã từng nghi ngờ từ danh sách ảnh trước đó, đã được lặp lại trong danh sách ảnh lần hai. Và một khẳng định chắc chắn đã được đưa ra do bức ảnh đã thế chỗ cho trí nhớ - nếu thực sự từng có một trí nhớ. Nhiếp ảnh mang đến cho hệ thống tư pháp hình sự một thứ công cụ giúp biến những công dân vô tội thành những kẻ có tội và hệ thống tư pháp hình sự đã thất bại trong việc nhận ra những giới hạn của việc lệ thuộc vào việc nhận diện qua ảnh. Frederick Daye, chụp ở nơi có bằng chứng ngoại phạm, trong khi 13 nhân chứng nhận diện anh ở hiện trường thời điểm diễn ra tội ác. Toàn bộ những người da trắng trong bồi thẩm đoàn đã kết tội anh cho tội danh cưỡng hiếp, bắt cóc và trộm ôtô. Và anh đã bóc lịch 10 năm cho bản án chung thân. DNA đã minh oan cho Frederick và đồng thời cũng cho thấy liên quan một người đàn ông khác đang bóc lịch trong tù. Nhưng nạn nhân đã từ chối tố cáo vì cô cho rằng cơ quan thực thi pháp luật thông qua việc dùng các bức ảnh của Frederick đã làm trí nhớ cô vĩnh viễn biến dạng. Charles Fain bị kết tội bắt cóc, hãm hiếp và ám sát một bé gái đang trên đường đi bộ đến trường. Anh ấy đã bóc lịch 18 năm cho bản án tử hình. Tôi đã chụp hình anh ấy ở hiện trường vụ án tại Sông Snake ở Idaho. Và tôi đã chụp ảnh lại toàn bộ các án oan tại những nơi trở thành điểm đặc biệt mấu chốt trong lịch sử những hồ sơ án oan. Hiện trường bắt giữ, nơi nhận diện nhầm, địa điểm của chứng cớ ngoại phạm. Và đây, hiện trường vụ án, địa điểm này -- nơi anh chưa bao giờ đến, nhưng đã thay đổi cuộc đời anh mãi mãi. Chụp những bức ảnh nơi đó, tôi đã hy vọng sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ mong manh giữa sự thật và điều hư cấu, trong cả cuộc đời anh ấy và trong nhiếp ảnh. Calvin Washington bị kết tội cho một vụ trọng án giết người. Anh ấy bóc lịch 13 năm cho bản án chung thân ở Waco, Texas. Larry Mayes, tôi chụp ở hiện trường vụ bắt giữ, nơi anh núp giữa 2 chiếc nệm ở Gary, Indiana, trong phòng riêng để trốn cảnh sát. Kết cục của anh là bóc lịch 18 năm rưỡi cho bản án 80 năm tội cưỡng hiếp và cướp của. Nạn nhân đã không nhận diện được Larry trong hai lần nhận diện nghi phạm trực tiếp và sau đó lại khẳng định nhận diện, chỉ vài ngày sau, từ một danh sách ảnh. Larry Youngblood bóc lịch 8 năm cho bản án 10 năm rưỡi ở Arizona cho tội bắt cóc và giao cấu với một bé trai 10 tuổi tại một lễ hội. Ảnh chụp anh ấy ở nơi có bằng chứng ngoại phạm. Ron Williamson. Ron bị kết tội cưỡng hiếp và thủ tiêu một nữ phục vụ ở một câu lạc bộ, và bóc lịch 11 năm cho bản án tử hình. Tôi chụp ảnh Ron ở sân bóng chày vì anh ấy đã được tuyển vào Hiệp hội Oakland để chơi bóng chày chuyên nghiệp trước khi bị kết tội. Và nhân chứng chính liên quan đến vụ của Ron thì, cuối cùng, hoá ra lại chính là thủ phạm gây án. Ronald Jones bị bóc lịch 8 năm cho bản án tử hình được tuyên cho tội cưỡng hiếp và thủ tiêu một phụ nữ 28 tuổi. Tôi chụp anh ấy ở hiện trường vụ bắt giữ ở Chicago. William Gregory bị kết án tội cưỡng hiếp và trộm cắp. Anh ấy bóc lịch 7 năm trong bản án 70 năm ở Kentucky. Timothy Durham, người mà tôi đã chụp ảnh ở nơi anh có bằng chứng ngoại phạm trong khi 11 nhân chứng cho rằng đã thấy anh vào thời điểm xảy ra án mạng, đã bị tuyên án 3,5 năm trong bản án được tuyên cho 3220 năm, do bị kết tội về một số vụ hãm hiếp và cướp của khác. Anh ấy đã bị một cậu bé nạn nhân 11 tuổi nhận diện nhầm. Troy Webb trong ảnh tại hiện trường án mạng ở Virginia. Anh ta bị kết tội hãm hiếp, bắt cóc và cướp của, và đã bóc lịch được 7 năm cho bản án được tuyên 47 năm. Ảnh của Troy đã nằm trong danh sách ảnh mà nạn nhân có phần không chắc chắn, cho rằng anh ấy quá già. Cảnh sát đã đến và tìm thấy ảnh của Troy Webb từ bốn năm trước, họ đưa vào danh sách ảnh mấy ngày sau đó, và anh đã bị xác định nhận diện. Bây giờ tôi sẽ để các bạn xem một bức chân dung tự chụp. Nó nhắc lại rằng sự biến dạng là hằng số, mắt chúng ta sẽ dễ dàng bị đánh lừa. Chỉ vậy thôi. Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta đang sống trong thời kì khủng hoảng. Thị trường tài chính đã thất bại và cả hệ thống viện trợ cũng thất bại, nhưng tôi đứng vững vàng về phía những người lạc quan tin rằng chưa từng có giai đoạn nào đầy hứng thú để sống. Vì những công nghệ chúng ta đang bàn. Vì những nguồn tài nguyên, những kỹ năng, đương nhiên là sự trỗi dậy của các tài năng trên khắp thế giới, với trí tuệ có thể tạo ra sự thay đổi. Chúng ta có một vị tổng thống tự nhận bản thân là một công dân toàn cầu, người nhận ra không còn tồn tại một quyền lực tối cao đơn độc, chúng ta phải gắn kết theo nhiều cách khác nhau với thế giới. Theo định nghĩa, mỗi người trong căn phòng này phải tự xem bản thân là linh hồn toàn cầu, công dân toàn cầu. Bạn làm việc ở chí tuyến và thấy điều tốt nhất và xấu nhất mà con người gây ra cho nhau. Dù cho bạn sống hay làm việc ở nước nào, bạn sẽ thấy những điều mà những cá thể xuất chúng có thể làm, thậm chí trong những ngày thường của họ. Hiện nay đang diễn ra một cuộc tranh luận nổi lửa là làm cách nào tốt nhất để đưa con người thoát khỏi sự nghèo khó, cách nào để có thể phóng thích năng lượng. Một mặt, có những người tin rằng hệ thống viện trợ đã hỏng nên chúng ta cần loại bỏ nó. Và mặt khác có nhiều người nói tin rằng vấn đề là chúng ta cần thêm viện trợ. Và điều tôi muốn đề cập là những lời tán thưởng cả hai hệ thống. Chúng ta gọi nó là vốn dài hạn. Những nhà phê bình chỉ vào 500 triệu đô được dùng ở Châu Phi từ năm 1970 chỉ trích, chúng ta phải đối mặt việc xuống cấp của môi trường và mức nghèo cao, nạn tham nhũng không kiềm chế được? Họ dùng Mobutu làm một ẩn dụ. Và phương án chính sách của họ là để nhà nước trở nên đáng tin cậy hơn, tập trung vào thị trường vốn, đầu tư, đừng cho đi bất kỳ thứ gì. Mặt khác, như đã nói, nhiều người nói rằng vấn đề là chúng ta cần nhiều tiền hơn. Đối với người giàu, chúng ta sẽ cho đi và chúng ta sẽ cung cấp nhiều viện trợ, nhưng đối với những đồng bào nghèo, chúng ta lại làm ít điều tương tự. Họ chỉ vào thành công những lần viện trợ: xóa sạch bệnh đậu mùa, và phân phát mười triệu màn chống muỗi và thuốc sốt rét. Cả hai đều đúng. Và vấn đề là cả hai đều không chịu lắng nghe bên kia. Và thậm chí gây go hơn, họ còn không lắng nghe những người nghèo nữa. Sau 25 năm đối mặt với những vấn đề như thiếu thốn và sự đổi mới, sự thật là không có một cá thể nào định hướng thị trường trên toàn cầu nữa ngoại trừ người thu nhập thấp. Họ phải định hướng thị trường mỗi ngày, đưa hàng tá và hàng tá những quyết định vi mô, để có thể sống sót trong xã hội, nhưng nếu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng gia đình họ, họ có thể lâm vào tình trạng nghèo túng, đôi khi cho nhiều thế hệ. Và vì vậy chúng ta cần cả thị trường lẫn viện trợ. Vốn dài hạn hoạt động xen giữa, cố gắng tận dụng cái tốt nhất của hai bên. Đó là tiền đầu tư vào công ty lập nghiệp biết rõ về cộng đồng và đang cố thiết lập giải pháp cho vấn đề chăm sóc sức khỏe, nước, nhà cửa, năng lượng thay thế, nghĩ cho người thu nhập thấp không thụ động như người nhận từ thiện, mà là từng khách hàng, người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ, những người muốn tự quyết định cho cuộc sống của họ. Vốn dài hạn đòi hỏi chúng ta phải chịu một rủi ro thử thách cao, một tầm nhìn xa về mặt cho phép doanh nghiệp mới thời gian để thử nghiệm, tận dụng thị trường như thiết bị lắng nghe tốt nhất chúng ta có, và dự tính về sự trở lại của thị trường thấp, nhưng quá sức với những ảnh hưởng xã hội. Công nhận rằng thị trường có những hạn chế của nó, và vốn dài hạn cũng hoạt động cùng với những trợ giảm mở rộng những lợi ích của kinh tế thị trường cho tất cả mọi người. Nay, những doanh nghiệp mới cần vốn dài hạn vì ba lý do sau. Một là họ có xu hướng làm trong thị trường có những người làm ra 1, 2, 3 đô một ngày và họ tự đưa ra quyết định trong mức thu nhập đó. Hai là, nơi mà họ làm việc có cơ sở hạ tầng tồi tệ -- không có đường đi, thường không có điện, và mức độ tham nhũng cao. Ba là, họ thường tạo nên thị trường. Cho dù bạn mang đến nước sạch lần đầu tiên cho một ngôi làng, đó cũng là một gì đó mới mẻ. Và quá nhiều người thu nhập thấp đã chứng kiến biết bao những lời hứa thất bại và quá nhiều lang băm và thuốc men thì không lúc nào cũng có sẵn để cho họ việc tạo sự tin cậy cần nhiều thời gian, cần nhiều sự kiên trì. Còn đòi hỏi sự liên kết nhiều trợ giúp quản lý. Không chỉ để xây dựng hệ thống, mẫu hình kinh doanh cho phép chúng ta tiếp cận người có thu nhập thấp bền vững, mà còn liên kết những doanh nghiệp với những thị trường khác, nhà nước, những tập đoàn -- sự hợp tác thật sự nếu chúng ta muốn tiến triển. Tôi muốn kể một câu chuyện về sáng kiến gọi là tưới tiêu nhỏ giọt. Vào năm 2002 tôi gặp một nhà doanh nghiệp tuyệt vời tên Amitabha Sadangi đến từ Ấn Độ, ông đã làm việc 20 năm với người nông dân nghèo nhất hành tinh. Và ông ấy thể hiện thái độ bực mình thị trường viện trợ bỏ qua tất cả người nông dân thu nhập thấp, mặc dù 200 triệu người nông dân ở Ấn Độ làm ra không tới một đô một ngày. Họ đã cho tiền trợ cấp cho những nông trại lớn, và họ còn cung cấp những gì họ nghĩ người nông dân nên sử dụng, hơn là những gì người nông dân muốn sử dụng. Cùng lúc đó Amitabha đang ám ảnh với công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt được phát minh ở Israel. Đó là cách mang lượng nước nhỏ trực tiếp đến thân cây. Và nó có thể thay đổi vùng đất sa mạc thành cánh đồng xanh màu ngọc lục bảo. Nhưng thị trường cũng bỏ qua những người nông dân thu nhập thấp, bởi vì những hệ thống này đều rất mắc, và chúng được xây cho cánh đồng quá lớn. Một nông dân bình thường ở ngôi làng nhỏ chỉ làm việc trên hai mẫu Anh hoặc ít hơn. Vì vậy, Amitabha quyết định anh ấy sẽ lấy phát minh đó và anh ấy sẽ thiết kế nó lại theo cách cho những người nông dân nghèo, vì anh ấy đã dành nhiều năm lắng nghe những điều họ cần không phải những điều anh ấy nghĩ họ cần. Và anh ấy đã sử dụng 3 nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc thứ nhất là vi mô hóa. Hệ thống tưới tiêu từng giọt phải đủ nhỏ để một người nông dân chỉ phải mạo hiểm một phần tư mẫu Anh, cho dù anh ấy có hai mẫu Anh, vì điều này quá đáng sợ, trước những gì anh ấy có hiện giờ. Thứ hai, giá cả phải thật sự chấp nhận được. Nói cách khác, việc mạo hiểm một phần tư mẫu Anh cần được đáp lại chỉ trong một mùa thu hoạch, nếu không thì họ sẽ không chịu mạo hiểm. Và thứ ba, nó phải như cách Amitabha gọi khả năng mở rộng vô hạn. Ý tôi là với lợi nhuận từ một phần tư mẫu Anh đầu tiên, những người nông dân có thể mua cái thứ hai và thứ ba rồi thứ tư. Cho đến nay, IDE Ấn Độ, tổ chức của Amiabha, bán cho hơn 300 000 người nông dân những hệ thống này đã cho thấy sản lượng và thu nhập của họ tăng gấp đôi hoặc gấp ba bình quân, nhưng điều này không xảy ra sau một đêm. Trên thực tế, khi bạn quay lại lúc đầu, không có những nhà đầu tư tư nhân nào chịu mạo hiểm để xây một công nghệ mới cho một tầng lớp thị trường làm ra dưới một đô một ngày, được cho là 1 trong những người ít mạo hiểm nhất trên hành tinh và lại làm việc trong lĩnh vực mạo hiểm nhất, nông nghiệp. Đó là lý do chúng ta cần trợ cấp. Và anh ấy đã trợ cấp nhiều cho nghiên cứu, thí nghiệm, rồi thất bại, rồi lại sáng chế và thử lại lần nữa. Và khi anh ấy có nguyên mẫu đầu tiên hiểu biết tốt hơn về cách thức tiếp thị cho người nông dân, đó là vốn lâu dài có thể thâm nhập vào. Và chúng tôi đã giúp anh ấy thành lập công ty, vì lợi nhuận, dựa vào nền tảng kiến thức của IDE, và bắt đầu nhìn vào doanh số và xuất khẩu, và có thể thâm nhập vào những ngành lợi nhuận khác. Thứ hai, chúng tôi muốn xem liệu mình có thể xuất khẩu hệ thống tưới tiêu từng giọt và đưa nó đến nước khác không. Và vì vậy chúng tôi đã gặp tiến sĩ Sono Khangharani ở Pakistan. Và một lần nữa, bạn cần kiên nhẫn để chuyển công nghệ cho những người nghèo ở Ấn Độ vào Pakistan, chỉ để nhận được sự chấp thuận, thời gian dần qua, chúng tôi đã có thể mở một công ty với tiến sĩ Sono, người điều hành một tổ chức phát triển cộng đồng ở Sa Mạc Thar, một trong những khu vực xa xăm và nghèo nhất đất nước này. Và mặc dù cho công ty mới mở thôi, chúng tôi dự kiến rằng ở đó chúng tôi thấy sự tác động hàng triệu người. Hệ thống tưới tiêu từng giọt không chỉ là 1 sáng kiến. Chúng tôi dần thấy được chuyện đang diễn ra trên khắp thế giới. Ở Arusha, Tazania, sản xuất vải từ A tới Z đã cộng tác với chúng tôi, với UNICEF, với Quĩ Toàn Cầu, để tạo ra nhà máy đang thuê 7000 người, đa số là phụ nữ. Họ sản xuất 20 triệu màn chống muỗi cứu trợ cho người Châu Phi trên thế giới. Bệnh viện Lifespring là liên doanh giữa Acumen và chính phủ Ấn để mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, giá cả phải chăng cho những người phụ nữ thu nhập thấp, nó thành công đến mức hiện đang xây thêm một bệnh viện mới trong 35 ngày. Và 1289 Ambulances đã quyết định rằng sẽ tạo ra một ngành công nghiệp hoàn toàn thất bại, tạo nên một dịch vụ xe cấp cứu ở Bombay sử dụng công nghệ Google Earth, một hệ thống giá cả để tất cả mọi người có thể truy cập, và một quyết định công khai nghiêm khắc không dính dáng đến bất cứ hình thức hối lộ nào. Để những đợt tấn công khủng bố tháng 11 họ là những người đầu tiên đáp trả lại, và đang bắt đầu đánh giá, nhờ sự cộng tác. Họ vừa ký được 4 hợp đồng với chính phủ để cấp thêm 100 chiếc xe cấp cứu, và là một trong những công ty xe cấp cứu lớn nhất và thành công nhất ở Ấn Độ. Ý tưởng về thang đo lường này thiết yếu. Chúng ta bắt đầu thấy những doanh nghiệp tiếp xúc hàng trăm ngàn người. Tất cả những gì tôi đã thảo luận đã tiếp cận được ít nhất 1/4 triệu người. Nhưng điều này rõ ràng là chưa đủ. Và đó là nơi mà ý tưởng cộng tác trở nên rất quan trọng. Có thể bằng cách tìm những sáng kiến mới mà có thể xâm nhập được thị trường vốn, chính phủ, hay những cộng tác với những tập đoàn lớn, sẽ có những cơ hội không tưởng đối với sáng chế. Tổng thống Obama hiểu điều đó. Ông gần đây cho phép thành lập quỹ phát triển xã hội tập trungnhững gì có ích cho đất nước, và nhìn vào cách thức chúng đánh giá nó. Và tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta suy ngẫm về một quỹ sáng chế toàn cầu như vậy sẽ tìm được những doanh nghiệp trên thế giới có sáng kiến, không chỉ cho đất nước họ, những sáng kiến chúng ta cũng dùng cho các nước đã phát triển. Đầu tư trợ giúp tài chính, cũng như trợ giúp quản lý. Và rồi đánh giá kết quả đem lại, từ cả phương diện tài chính lẫn phương diện ảnh hưởng xã hội. Khi chúng ta nghĩ về phương pháp mới để viện trợ, thật không thể không nói đến Pakistan. Chúng ta có mối quan hệ không bền với quốc gia đó và, để công bằng, nước Mỹ không phải lúc nào cũng là một đối tác đáng tin cậy. Nhưng một lần nữa tôi nhấn mạnh rằng đây là thời điểm của chúng a cho những điều phi thường xảy ra. Và nếu chúng ta chấp nhận ý tưởng của quỹ sáng chế toàn cầu, chúng ta có thể không cần dành thời gian để đầu tư trực tiếp vào chính phủ, dù chúng ta có sự chấp nhận của họ, hoặc những chuyên gia quốc tế, mà là đầu tư vào những doanh nghiệp hiện hữu và những nhà lãnh đạo xã hội dân sự những người tạo nên những sáng chế tuyệt vời đã tới được mọi người trên khắp đất nước. Những người như Rashani Zafar, đã tạo nên ngân hàng tài chính vi mô lớn nhất đất nước, và còn là một một tấm gương cho những phụ nữ trong và ngoài nước. Và Tasneem Siddiqui, người đã sáng lập cái gọi là nơi cư trú gia tăng, ông đã chuyển 40 000 người ở khu ổ chuột đến nơi cư trú cộng đồng an toàn và có giá cả hợp lý. Những sáng kiến liên quan giáo dục như DIL và Nền tảng Công dân đang xây dựng những trường học trên khắp đất nước. Thật sự không phải là nói quá khi cho rằng các tổ chức nhân quyền xã hội và các doanh nghiệp xã hội đang xây dựng những phương án khác thiết thực cho Taliban. Tôi đã đầu tư vào Pakistan đến bây giờ đã bảy năm, và một trong số các bạn cũng làm việc ở đó có thể chứng minh những người Pakistan là những người làm việc chăm chỉ vô cùng, và có được sự vận động đi lên dữ dội trong bản chất của họ. Tổng thống Kennedy từng phát biểu những người khiến cách mạng vì hòa bình trở nên bất khả thi sẽ không thể tránh khỏi cách mạng vũ trang. Tôi sẽ nói rằng điều ngược lại cũng đúng. Những người lãnh đạo xã hội đang thực sự nhìn vào sáng kiến và cơ hội mở rộng đến 70% người Pakistan làm chưa tới hai đô mỗi ngày, cung cấp những hướng đi thực sự đến với niềm hy vọng. Vì chúng ta nghĩ về cách thức mình tạo viện trợ cho Pakistan, khi chúng ta cần củng cố pháp luật, xây dựng tính ổn định cao hơn, chúng ta còn cần suy nghĩ về cách nâng đỡ những nhà lãnh đạo mà có thể làm gương cho cả thế giới. Trong chuyến đi gần đây nhất đến Pakistan, tôi hỏi tiến sĩ Sono liệu ông sẽ đưa tôi đi xem vài hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt ở Sa mạc Thar hay không. Và chúng tôi đã rời Karachi vào buổi sáng nọ trước bình minh. Thời tiết lúc đó khoảng 115 độ. Và chúng tôi đã lái xe suốt 8 tiếng đồng hồ dọc cảnh quan tương tự quang cảnh ở cung trăng với ít màu sắc, nhưng nhiệt độ cao, rất ít thảo luận, vì chúng tôi kiệt sức. Và cuối cùng, vào cuối chuyến đi, tôi có thể thấy một đường nhỏ mỏng dọc đường chân trời. Và khi chúng tôi đến gần, sự hùng vĩ của nó trở nên rõ ràng. Trong sa mạc là một cánh đồng hoa hướng dương mọc cao bảy bộ. Vì những nông dân nghèo nhất quả đất đã được tiếp cận một công nghệ có thể cho phép anh ấy thay đổi cuộc đời. Tên anh ấy là Raja, đôi mắt hiền từ, màu hạt dẻ sáng lấp lánh và đôi bàn tay thì ấm áp nhắc tôi nhớ đến cha của tôi. Và anh ấy nói rằng đây là mùa khô đầu tiên trong cả cuộc đời mình mà anh ấy không dẫn 12 đứa con và 50 đứa cháu đi một chuyến 2 ngày xuyên sa mạc làm người lao động ở nông trại thương mại kiếm được khoảng 50 xu một ngày. Bởi vì anh ấy đang gầy dựng mùa vụ này. Với số tiền kiếm được, anh ấy có thể sống hết năm nay. Và lần đầu tiên trong ba thế hệ, con của anh ấy có thể đến trường. Liệu anh sẽ cho con gái và con trai mình đi học hay không. Và anh ấy nói, "Đương nhiên rồi. Vì tôi không muốn tạo sự phân biệt giữa chúng nữa." Nghĩ về các giải pháp cho nạn nghèo đói, chúng ta không thể phủ nhận phẩm giá cơ bản của những cá nhân này. Bởi vì cuối cùng, phẩm giá quan trọng đối với tinh thần con người hơn của cải. Và điều phấn khởi đó là thấy nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đang tạo ra những phát minh công nhận điều con người cần là sự tự do và sự lựa chọn và cơ hội. Bởi vì đó là nơi mà phẩm giá bắt đầu. Martin Luther King đã nói rằng tình yêu mà không có quyền lực thì yếu ớt và ủy mỵ, và quyền lực mà không có tình yêu thì nông nỗi và đầy bạo hành. Thế hệ của chúng ta đã chứng kiến cả hai hướng thử, và thường thất bại. Nhưng tôi nghĩ thế hệ chúng ta cũng có thể là đầu tiên có cam đảm trân trọng cả tình yêu và quyền lực. Vì đó là điều chúng ta cần, khi chúng ta tiến lên để ước mơ và tưởng tượng điều thật sự cần thiết để xây dựng một nền kinh tế toàn cầu bao hàm tất cả chúng ta, và để cuối cùng mở rộng ra đề xuất cơ bản tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Đến lúc chúng ta bắt đầu sáng chế và tìm kiếm giải pháp mới, một lĩnh vực xuyên ngành, là bây giờ. Tôi chỉ có thể nói từ kinh nghiệm bản thân, nhưng trong tám năm vận hành quỹ Acumen, tôi đã thấy được sức mạnh của vốn dài hạn. Không chỉ để truyền cảm hứng cho những sáng kiến và liều lĩnh, thật ra để xây dựng những hệ thống đã tạo ra hơn 25 000 công việc và chuyển giao hàng chục triệu dịch vụ và sản phẩm đến những người nghèo nhất trên hành tinh. Tôi biết làm vậy có hiệu quả. Nhưng tôi biết rằng những sáng kiến mới cũng có hiệu quả. Nên tôi khuyến khích, trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn làm, trong bất kỳ công việc nào bạn làm, hãy bắt đầu nghĩ về cách chúng ta có thể xây dựng những giải pháp bắt đầu từ góc nhìn của những người được giúp đỡ. Hơn là những gì chúng ta nghĩ họ sẽ cần. Điều này cần sự nâng đỡ thế giới bằng cả hai tay. Điều này cần một lối sống rộng lượng và đáng tin cậy, với một sự trung trực và chịu đựng. Và đây là những phẩm chất biết bao đàn ông và phụ nữ được vinh danh qua các thế hệ. Và có rất nhiều điều tốt chúng ta có thể làm. Hãy nghĩ về những đóa hướng dương trong sa mạc. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chúng ta có đang sống trong một thế giới không biên giới? Trước khi các bạn trả lời, hãy xem thử bản đồ này. Bản đồ chính trị thế giới đương thời cho thấy rằng ngày nay chúng ta có khoảng trên 200 quốc gia trên thế giới. Con số đó có lẽ là lớn hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong nhiều thế kỷ. Giờ nhiều trong số các bạn sẽ phản đối. Đối với các bạn thì tấm bản đồ này sẽ hợp lý hơn. Các bạn có thể gọi nó là TEDistan. Ở TEDistan không có các biên giới, chỉ có các vùng đất liên thông với nhau và những vùng đất rời rạc. Trong số các bạn, có lẽ đa số đang cư sống ở một trong 40 điểm chấm tròn kia trên màn hình, trong số nhiều điểm khác, mà đại diện cho 90 phần trăm nền kinh tế thế giới. Nhưng chúng ta hãy nói về 90 phần trăm tổng dân số thế giới, những người mà sẽ không bao giờ rời khỏi nơi mình đã sinh ra. Đối với họ, các dân tộc, các quốc gia, các đường ranh giới và biên giới vẫn có ý nghĩa lớn, và thường là có ý nghĩa một cách kịch liệt. Tại TED, chúng ta vẫn thường giải những câu đố về khoa học và những bí ẩn của vũ trụ. Nhưng mà chúng ta vẫn có đây một vấn đề cơ bản mà chúng ta chưa giải quyết được: vấn đề cơ bản về địa lý chính trị của chúng ta. Chúng ta phân bố bản thân như thế nào vòng quanh thế giới? Điều này quan trọng bởi vì các cuộc xung đột biên giới là điều thanh minh cho bao khu liên hợp công nghiệp quân sự của thế giới. Các cuộc xung đột biên giới có thể làm hủy hoại bao tiến trình mà chúng ta đang mong muốn đạt được ở đây. Vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách mà con người, tiền bạc, quyền lực, tôn giáo, văn hóa, công nghệ ảnh hưởng lẫn nhau để làm thay đổi nên bản đồ thế giới. Và chúng ta có thể tìm cách ngăn chặn những thay đổi đó, và uốn nắn chúng theo một hướng đi mang tính chất xây dựng hơn. Chúng ta hãy xem thử vài bản đồ đã được sử dụng trong quá khứ, trong hiện tại và một vài bản đồ mà các bạn chưa hề được thấy để có thể cảm nhận được mọi thứ đang đi đến đâu. Hãy bắt đầu với thế giới vào năm 1945. Vào năm 1945, trên thế giới chỉ có khoảng 100 quốc gia. Sau Thế Chiến Thứ Hai, Châu Âu bị tàn phá, nhưng vẫn nắm giữ một số lượng lớn các thuộc địa: Tây Phi của Pháp, Đông Phi, Nam Á của Anh, vân vân. Sau đó vào những năm cuối thập kỷ 40, 50, 60, 70 và 80, hàng loạt các thuộc địa được trả tư do. Hơn 50 quốc giá mới được ra đời. Các bạn có thể thấy Châu Phi đã được chia ra thành từng mảnh. Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, các nước Đông Nam Á được lập nên. Rồi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Sự chấm dứt của Chiến Tranh Lạnh và sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Các nhà nước mới được thành lập ở Đông Ậu, các nước cộng hòa cũ của Yugoslav và các nước Balkan, và các nước ở Trung Á có tên kết thúc bởi cụm từ "stan". Ngày nay chúng ta có trên 200 quốc gia trên thế giới. Cả hành tinh được bao phủ bởi các quốc gia độc lập và có chủ quyền. Vậy liệu điều đó có nghĩa là một người được lợi thì người khác phải bị thiệt hay không? Chúng ta hãy quan sát lại gần khu vực mang tính chất chiến lược nhất thế giới, Miền Đông Eurasia. Như các bạn có thể thấy trên bản đồ này, Nga vẫn là đất nước rộng lớn nhất thế giới. Và như các bạn biết, Trung Quốc là nước đông dân nhất. Và hai nước này cùng chia sẻ một đường biên giới dài. Điều mà các bạn không thấy trên tấm bản đồ này là hầu hết 150 triệu dân của Nga tập trung ở các tỉnh thành ở miền tây và các vùng khác gần Châu Âu. Và chỉ khoảng 30 triệu người sống ở các vùng miền đông. Trên thực tế, Ngân Hàng Thế Giới dự đoán rằng dân số của Nga đang suy giảm tới con số 120 triệu người. Và còn một điều nữa mà các bạn không thấy trên bản đồ này. Stalin, Kruschev, và các nhà lãnh đạo Xô Viết khác đã cưỡng bức người dân di cư về miền đông sống trong các trại giam, trại lao động, các thành phố nguyên tử, lý do gì đi nữa. Nhưng khi giá dầu tăng lên, nhà nước Nga đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để đoàn kết đất nước, đông và tây. Nhưng điều này đã có tác động ngược lại lên sự phân bố dân số của Nga. Bởi vì những người dân ở miền đông, những người mà từ đầu đã không muốn sống ở đó, đã đi theo những con tàu và đường, và trở về miền tây. Và kết quả là ở các vùng xa ở phỉ Đông nước Nga ngày nay, với diện tích gấp đôi diện tích Ấn Độ, chỉ có đúng sáu triệu người Nga sinh sống. Vậy nến chúng ta hãy thử tìm hiểu điều gì đang diễn ra ở vùng miền này của thế giới. Chúng ta có thể bắt đầu với Mông Cổ (Mongolia), hoặc như một số người khác hay thường gọi là Mine-golia. Tại sao họ gọi Mông Cổ như thế? Bởi vì ở Mine-golia, các công ty Trung Quốc hoạt động và sở hữu hầu hết toàn bộ các mỏ nguyên liệu -- đồng, kẽm, vàng -- và họ vận chuyển những tài nguyên đó xuống phía nam và đông về đại lục Trung Quốc. Trung Quốc không hề xâm chiếm Mông Cổ. Trung Quốc đang mua lại Mông Cổ. Các thuộc địa đã từng bị xâm chiếm. Ngày nay, các quốc gia bị mua lại bởi các quốc gia khác. Vì vậy chúng ta hãy thử áp dụng nguyên lý này với Siberia. Có lẽ hầu hết trong số các bạn nghĩ Siberia là một vùng đất lạnh lẽ, hẻo lánh, không thể sinh sống. Nhưng thật ra, do hiện tượng ấm lên toàn cầu và nhiệt độ nóng lên, bỗng dưng chúng ta có những cánh đồng lúa mì rộng lớn cùng với ngành nông thương, và các loại hạt đang được sản xuất ở Siberia. Nhưng Siberia sẽ cung cấp thức ăn cho ai? Ngay phía bên kia bờ sông Amo, ở các tỉnh thành Heilongiang và Harbin của Trung Quốc có khoảng hơn 100 triệu người. Con số này lớn hơn cả toàn bộ dân số của nước Nga. Mỗi năm, trong ít nhất một thập kỷ trở lại đây, sáu mươi nghìn trong số họ đã đi bộ băng qua, đi lên phía bắc, và sinh sống ở vùng đất hoang vắng này. Họ dựng lên những tiệm tạp hóa và các phòng khám của riêng họ. Họ đã tiếp quản ngành khai thác gỗ và chuyên chở gỗ về phía đông, ngược trở về Trung Quốc. Một lần nữa, như đối với Mongolia, Trung Quốc không hề xâm chiếm Nga. Trung Quốc chỉ cho thuê nước Nga. Tôi gọi điều này là hiện tượng toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa. Bây giờ đây có thể là bản đồ khu vực trong vòng 10 đến 20 năm tới. Nhưng từ từ đã. Bản đồ này đã 700 năm tuổi. Đây là bản đồ của Triều Đại Nhà Nguyên, dưới sự lãnh đại của Kubla Khan (Hốt Tất Liệt), cháu nội của Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Vậy lịch sử cũng không hẳn là lặp lại chính bản thân, nhưng mà vẫn ăn vần. Đây chỉ là để cho các bạn có được một cảm giác về điều gì đang diễn ra ở khu vực này của thế giới. Một lần nữa, hiện tượng toàn cầu hóa kiểu Trung Quốc. Bởi vì sự toàn cầu hóa mở ra rất nhiều cách cho chúng ta hủy hoại và thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về địa lý chính trị. Vì thế nên, lịch sử của Đông Á về thực chất, con người không còn nghĩ về các quốc gia và các ranh giới. Họ nghĩ nhiều hơn về các đế chế và các thứ bậc, thường là của Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Đây lại là một nước đi khác của Trung Quốc. Chúng ta hãy xem thử Trung Quốc đang tự kiến lập lại hệ thống thứ bậc đó như thế nào ở viễn đông. Nó bắt đầu với các trung tâm toàn cầu. Các bạn có nhớ 40 chấm tròn ở trên bản đồ thế giới vào buổi tối mà thể hiện các trung tâm của nền kinh tế thế giới. Đông Á ngày này đang có nhiều hơn những trung tâm toàn cầu này hơn bất kỳ vùng miền nào khác trên thế giới. Tokyo, Seoul, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore và Sidney. Đây là những máy lọc và những ống khói của tư bản toàn cầu. Hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm được đưa đến khu vực này. Rất nhiều được đầu tư ở Trung Quốc. Rồi chúng ta lại có mậu dịch. Những vectơ và mũi tên này thể hiện mối quan hệ mậu dịch mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào mà Trung Quốc đang có với mỗi quốc gia khác trong khu vực. Trung Quốc nhắm Nhật Bản làm một mục tiêu đặc biệt và Hàn Quốc và Úc, nhưng nước đồng minh lớn của Hoa Kỳ. Ví dụ Úc phụ thuộc rất nặng vào xuất khẩu quặng sắt, khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc. Đối với những nước nghèo hơn thì Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu để rồi Lào và Campuchia có thể bán những sản phẩm của họ một cách rẻ hơn và cũng trở nên phụ thuộc vào việc xuất khẩu cho Trung Quốc. Và hẳn nhiều trong số các bạn cũng đã đọc nhiều tin tức về việc người ta mong đợi Trung Quốc dẫn đầu cho quá trình khôi phục kinh tế, không chỉ ở Châu Á, nhưng có khả năng là cho cả thế giới. Khu vực thương mại tự do đang lớn lên của Châu Á, hầu như là hoàn toàn tự do, giờ đã có lượng trao đổi hàng hóa lớn hơn cả ở phía bên kia Thái Bình Dương. Vậy Trung Quốc đang dần trở thành cái neo kinh tế trong khu vực. Một cột trụ khác của chiến thuật này là sự ngoại giao. Trung Quốc đã kỹ các thỏa thuận về quân sự với nhiều nước trong khu vực. Trung Quốc đã trở thành trung tâm của các thể chế ngoại giao như East Asian Community (Cộng Đồng Đông Á) Một vài trong số những tổ chức này thậm chí còn không có Hoa Kỳ làm thành viên. Có hiệp ước bất tương xâm giữa các nước, nếu có xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hầu hết các quốc gia hứa hẹn sẽ không tham gia, bao gồm cả các đồng minh của Hoa Kỳ như Hàn Quốc và Úc. Một trụ cột nữa của chiến thuật này, như Nga, là về mặt dân cư. Trung Quốc xuất khẩu các thương gia, người giữ trẻ, sinh viên, đi xung quanh khu vực để dạy tiếng Trung Quốc, để pha trộn và chiếm lĩnh nhiều hơn nữa các tầng lớp lãnh đạo cao của các nền kinh tế. Những người thuộc dòng dõi Trung Hoa ở Malaysia, Thái Lan và Indonesia hiện đã là chủ chốt và động cơ kinh tế ở đây. Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực vì lý do này. Ví dụ như Singapore đã từng cấm dạy tiếng Trung Quốc thì bây giờ Bây giờ nước này đang thúc đẩy việc dạy tiếng Trung Quốc . Nếu các bạn cộng tất cả những thứ trên lại, các bạn sẽ thu được kết quả gì? Nếu các bạn còn nhớ trước Thế Chiến Thứ Hai, Nhật Bản đã có một tầm nhìn về sự phồn vinh toàn cầu của của Nhật Bản. Những gì đãng diễn ra vào ngày hôm nay, các bạn có thể gọi là sự phồn vinh toàn cầu của Trung Quốc. Vì vậy bất kể những gì những đường kẻ kia trên bản đồ nói với các bạn về các quốc gia và các ranh giới, những gì các bạn thực sự có ở viễn đông là các văn hóa dân tộc, nhưng ở trong một khu vực đường bệ hơn. Tất cả những điều này đang diễn ra mà không hề có một tiếng súng nổ ra. Điều này hẳn nhiên không phải như những gì đang diễn ra ở Trung Đông nới mà các quốc gia vẫn rất khó chịu với các đường ranh giới mà các thực dân Châu Âu đã để lại phía sau. Vậy chúng ta có thể suy nghĩ khác như thế nào đối với các đường ranh giới ở khu vực này của thế giới? Chúng ta nên tập trung vào các đường nào trên tấm bản đồ này? Những gì tôi muốn giới thiệu với các bạn là một thứ mà tôi vẫn gọi thường ngày là sự xây dựng đế chế. Chúng ta hãy bắt đầu với Irắc. Sáu năm sau khi Hoa Kỳ xâm chiếm Irắc đất nước này vẫn tồn tại trên bản đồ nhiều hơn là tồn tại trong thực tế. Dầu là một trong những yếu tố giữ Irắc lại với nhau. Bây giờ nó là một trong những nguyên nhân chính cho sự tan rã của đất nước này. Lý do là Kurdistan. Những người Kurdirstan, trong 3000 năm, đã đấu tranh để được độc lập. Và bây giờ là cơ hội cho họ giành được điều đó. Đây là các tuyến ống dầu bắt đầu từ Kurdistan, một vòng có rất nhiều dầu. Và ngày nay, nếu bạn đến Kurdistan, các bạn sẽ thấy các tay súng Kurdish Peshmerga đang xung đột với các binh lính của Sunni Irắc. Nhưng mà họ đang bảo vệ cái gì? Có phải biên giới trên bản đồ? Không. Đó là các đường ống dẫn dầu. Nếu những người Kurdistan có thể nắm được các ống dẫn dầu trong tầm kiểm soát, họ sẽ có thể đưa ra các điều lệ trên cương vị một nước độc lập. Bây giờ chúng ta có nên cảm thấy khó chịu về sự chia rẽ của Irắc? Tôi thì không tin là chúng ta nên lo lắng. Irắc sẽ vẫn là đất nước sản xuất dầu lớn thứ nhì thế giới, sau Ả Rập Xê Út. Và chúng ta sẽ có cơ hội giải quyết một vẫn đề tranh cãi đã kéo dài 3000 năm. Bây giờ các bạn hãy nhớ là Kurdistan là một đất nước có đất liền bao quanh. Kurdistan sẽ không còn cách nào khác ngoài việc xử sự một cách đúng đắn. Để thu lợi được từ dầu của mình, Kurdistan phải xuất khẩu qua Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Syria, và các nước khác, và cả Irắc. Và vì thế Kurdistan phải có mối quan hệ thân mật với các nước đó. Bây giờ chúng ta hãy xem xét một cuộc xung đột bất diệt trong khu vực. Đó tất nhiên là ở Palestine. Palestine giống như là một hiện tượng lạ đầy thảm khốc bởi đất nước này hai phần là Palestin, một phần là Israel. 30 năm ngoại giao vườn hồng đã không đem lại cho chúng hòa bình. Vậy điều gì có thể? Tôi tin điều có thể giải quyết vấn đề này là cơ sở hạ tầng. Ngày nay những người quyên cúng đang chi hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng. Hai mũi tên này là một chiếc cầu võng, một chiếc cầu võng của các đường sắt đi lại và các cơ sở hạ tầng khác kết nối West Bank (Bờ Tây) với Gaza. Nếu Gaza có một cảng hoạt động và có thể được kết nối với West Bank, các bạn sẽ có một đất nước Palestin tồn tại, một nền kinh tế Palestin. Điều đó tối tin là sẽ đem lại hòa bình cho xung đột này. Một bài học từ Kurdistan và từ Palestine, là nền độc lập đi tách biệt mà không có cơ sở hạ tầng là một sự vô ích. Bây giờ khu vực này có thể trông như thế nào nếu thực ra chúng ta tập trung vào các đường trên bản đồ bên cạnh các biên giới, khi mà tình trạng không an toàn đã dịu đi? Lần cuối khi điều này đã xảy ra là khoảng một thế kỷ trước, vào thời Đế Quốc Ottoman. Đây là tuyến đường sắt Hijaz. Tuyến Hijaz chạy từ Istanbul đến Medina qua Damascus. Thậm chí còn có một nhánh chạy đến Haifa mà giờ là Israel ngày nay, trên biển Địa Trung Hải. Nhưng ngày nay tuyến Hijaz chỉ còn là đống đổ nát. Nếu chúng ta muốn tập trung vào việc gây dựng lại những đường kẻ cong này trên bản đồ, cơ sở hạ tầng cắt ngang những đường kẻ này, những biên giới, tôi tin tưởng là Trung Đông sẽ là một khu vực bình yên hơn rất nhiều. Bây giờ chúng ta hãy xem thử một khu vực khác trên thế giới, các nước Cộng Hòa Xô Viết cũ ở Trung Á, các nước có thể kết thúc bởi cụm từ "stans" Những đường biến giới này xuất phát từ các sắc lệnh của Stalin. Stalin cố tình không muốn những nước này mang một ý nghĩa gì cả. Ông ấy muốn các chủng tộc trộn lẫn với nhau theo cách mà sẽ cho phép ông ấy chia cắt và cai trị. May mắn cho họ, hầu hết các tài nguyên dầu và ga đều được phát hiện sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Bây giờ tôi biết vài người trong số các bạn có thể đang nghĩ, "Dầu, dầu, dầu. Tại sao anh ta cứ nói về dầu suốt thế?" Tại vì có một sự khác biệt lớn giữa cách chúng ta đã từng nói về dầu vào ngày trước và cách mà chúng ta nói về dầu ngày nay. Trước kia là làm thế nào để chúng ta kiểm soát được dầu của họ? Bây giờ thì dầu của họ phục vụ cho mục đích của chính họ. Và tôi đảm bảo với các bạn là nó vẫn quan trọng từng tý một đối với họ như nó đã quan trọng với các thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đây chỉ là một vài đề án về các tuyến ống dầu và các khả năng và các viễn cảnh và các tuyến mà đang được vạch ra cho một vài thập kỷ tiếp theo. Rất nhiều ống dầu. Đối với con số các quốc gia ở vùng này của thế giới, có được các ống dầu là tấm vé trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và để trở nên có ý nghĩ nào đó, bên cạnh các biến giới mà không trung thành với chính mình. Hãy thử lấy Azerbaijan. Azerbaijan đã từng là một góc bị quên lãng của cuộc họp kín của các ban lãnh đạo tối cao. Bây giờ với tuyến dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã tự phong lại mình là một nước biên giới ở phía Tây. Sau đó chúng ta lại có Turkmenistan, nước mà hầu hết mọi người nghĩ là một chiếc giỏ đóng băng. Bây giờ nước này đang đóng góp khí đốt cho phía bên kia biển Caspian để cung cấp cho Châu Âu, và thậm chí có khả năng là cho cả đường ống Turkmen- Afghan-Pakistan-Ấn Độ nữa. Rồi chúng ta có Kazkhstan, nước này thậm chí trước đây còn không có tên. Kazakhstan đã từng được xem là Nam Siberia trong thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Ngày nay hầu hết mọi người đều nhận ra Kazakhstan là một tay chơi mới trong chính trị địa lý. Tại sao ư? Bởi vì nước này đã thiết kế một cách khôn khéo các đường ống chạy ngang qua biển Caspian, ở phía bắc qua Nga, và thậm chí ở đông qua Trung Quốc. Nhiều đường ống hơn nghĩa là nhiều tuyến đường mậu dịch hơn, thay vì là Great Game. Great Game có nghĩa là sự thống trị của một nước lên một nước khác. Các tuyến mậu dịch có nghĩa là độc lập và sự tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta càng có nhiều ống dầu ơn thì chúng ta sẽ có càng nhiều tuyến mậu dịch, và càng ít hơn sự cạnh tranh theo kiểu Great Game vào thế kỷ 21. Bây giờ chúng ta hãy xem thử khu vực duy nhất của thế giới mà đã thực sự hạ các đường biên giới của mình xuống, và khu vực này đã củng cố sức mạnh của mình như thế nào. Và đó tất nhiên là Châu Âu. Liên Hiệp Châu Âu khởi đầu từ là một hội đồng than và thép của sáu nước. Và mục đích chính của họ là giữ cho sự phục hồi của Đức diễn ra một cách hòa bình. Nhưng rồi một cách từ từ E.U. lớn lên gồm 12 nước. Và đó là 12 ngôi sao trên lá cờ Châu Âu. E.U. cũng trở nên một khối có một tiền tệ duy nhất, và hiện là một trong những khối mậu dịch hùng mạnh nhất thế giới. Trung bình mỗi năm E.U. lớn lên bởi một nước kể từ sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Thật ra thì đa số sự gia nhập diễn ra chỉ trong vòng một ngày. Vào năm 2004, 15 thành viên mới gia nhập E.U. và bây giờ các bạn có một thứ mà hầu hết mọi người đều cho là một khu vực hòa bình bao gồm 27 nước và 450 triệu dân. Vậy điều tiếp theo là gì? Tương lai của Liên Hiệp Châu Âu sẽ là gì? Các bạn thấy các khu vực trong màu xanh nhạt hoặc các vùng phụ thuộc ít nhất hai phần ba hoặc nhiều hơn vào Liên Hiệp Châu Âu bởi mậu dịch và đầu tư. Điều này nói lên cho ta biết những gì? Mậu dịch và đầu tư nói cho chúng ta biết rằng Châu Âu đang để tiền vào miệng của mình. Thậm chí nếu những vùng này không thuộc E.U., chúng đang trở thành các bộ phận thuộc khu vực của tầm ảnh hưởng. Hãy thử lấy các nước Balkans. Croatia, Serbia Bosnia, những nước này chưa là thành viên của E.U. Nhưng bạn có thể leo lên tuyến tàu German ICE và đi đến gần cả Albania. Ở Bosnia các bạn đã sử Euro làm tiền tệ, và đó chắc là tiền tệ duy nhất mà bạn sẽ có ở đây. Vì vậy, nhìn vào các vùng khác trên chu vi của Châu Âu, như Bắc Phi. Trung mình mỗi năm hoặc mỗi hai năm, một tuyến dầu hay khí đốt mới được mở ra dưới Địa Trung Hải, nối liền Bắc Phi với Châu Âu. Điều này chỉ giúp cho Châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga, nhưng nếu bạn đến thăm Bắc Phi vào ngày hôm nay bạn sẽ nghe được nhiều người nói rằng họ không nghĩ khu vực của mình như là một Trung Đông. Nói một cách khác, tôi tin rằng tổng thống Sarkozy của Pháp đã đứng khi nói về một Liên Hiệp Địa Trung Hải. Chúng ta hãy xem thử Thổ Nhĩ Kỹ và khư vực Caucasus. Tôi đã nhắc đến Azerbaijan. Hành lang này của Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Caucasus đã trở thành ống dẫn cho 20 phần trăm nguồn cung cấp năng lượng cho Châu Âu. Vậy Thổ Nhĩ Kỳ phải trở thành thành viên của E.U. không? Tôi không nghĩ là cần thiết. Tôi nghĩ nước ngày đã là một bộ phận của một siêu cường quốc Euro-Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy tiếp theo sẽ là gì? Chúng ta đang đi đến đâu để nhìn thấy các biên giới thay đổi và các nước khác được ra đời? Trung Nam Châu Á, Tây Nam Châu Á là một khu vực tốt để khởi đầu. Tám năm sau khi Hoa Kỳ xâm chiếm Afghanistan vẫn còn rất nhiều bất an. Pakistan và Afghansitan vẫn còn rất mỏng manh nên cả hai đã không giải quyết với vấn đề chủ nghĩa dân tộc Pashtun một cách mang tính chất xây dựng. Đây là lá cờ đang bay trong tâm trí của 20 triệu người Pashtun đang sống ở cả hai phía ranh giới giữa Afghanistan và Pakistan. Chúng ta không nên thờ ơ với sự nổi dậy về phía nam. Baluchistan. Chỉ hai tuần trước đây những người nổi dậy ở Baluchistan đã tấn công một đơn vị đồn trú của Pakistan và lá cờ này được cắm. Entrôpi sau chủ nghĩa thực dân đang diễn ra xung quanh thế giới một cách nhanh chóng hơn. Và tôi cho rằng những thay đổi này sẽ còn diễn ra trên bản đồ khi các bang bị chia cắt. Và tất nhiên chúng ta không thể quên Châu Phi. 53 quốc gia, và cho đến nay mang nhiều đường thẳng đáng ngờ nhất trên bản đồ. Nếu chúng nhìn vào toàn bộ Châu Phi chúng ta sẽ có thể nhận ra nhiều điều hơn nữa, sự chia của các bộ lạc và vân vân. Nhưng chúng ta hãy xem thử Sudan, nước lớn thứ nhì ở Châu Phi. Nước này đang có ba cuộc nội chiến, diệt chủng ở Darfur, mà tất cả các bạn đều biết, cuộc nội chiến ở phía đông nước này, và ở Nam Sudan. Nam Sudan sẽ có một cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2011 và có khả năng lớn là Nam Sudan sẽ muốn được độc lập. Bây giờ chúng ta hãy đi lên Vòng Bắc Cực Hiện đang có một cuộc chạy đua lớn cho các tài nguyên năng lượng nằm ở dưới đáy biển Bắc Cực. Ai sẽ thắng? Canada? Nga? Hoa Kỳ? Thật ra là Greenland. Một vài tuần trước, 60,000 người Greenland đã bỏ phiếu cho mình để được quyền tự chủ từ Đan Mạch. Vì thế Đan Mạch sắp nhỏ lại rất nhiều. Vậy bài học từ tất cả những điều này là gì? Chính trị địa lý là một môn học rất khô rắn. Nó liên tục làm thay đổi thế giới, như sự thay đổi khí hậu. Và như mối quan hệ của chúng ta với hệ sinh thái chúng ta luôn luôn tìm kiếm mức cân bằng trong việc chúng ta phân chia bản thân như thế nào trên hành tinh. Bây giờ chúng ta sợ những sự thay đổi trên bản đồ. Chúng ta sợ các cuộc nội chiến, số người chết, phải học tên của các nước mới. Nhưng tôi tin rằng sự ma sát của các đường biên giới mà chúng ta đang có ngày nay tồi tệ hơn và khắc nghiệt hơn rất nhiều. Câu hỏi là chúng ta sẽ thay đổi những biên giới đó như thế nào, và chúng ta sẽ tập trung vào những đường ranh giới nào? Tôi tin rằng chung nên tập trung vào những đường đi xuyên qua các biên giới, những đường cơ sở hạ tầng, bằng cách đó chúng ta sẽ dừng chân ở một thế giới chúng ta mong muốn, một thế giới không biên giới. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói một chút sáng nay về những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chuyển từ thiết kế sang tư duy thiết kế. Bức hình khá cũ trên đây thật ra là dự án đầu tiên từ khi tôi được thuê, khoảng chừng 25 năm trước. Nó là máy chế biến gỗ, hoặc ít nhất là một bộ phận của nó, và việc của tôi là làm thứ này hiện đại hơn một chút, dễ dùng hơn một chút. Tôi nghĩ, lúc đó, tôi đã làm khá tốt. Không may là, không lâu sau đó công ty phá sản. Đây là dự án thứ hai tôi làm. Máy fax. Tôi đặt một lớp vỏ cuốn hút quanh vài công nghệ mới. Một lần nữa, 18 tháng sau, sản phẩm lỗi thời. Và giờ, dĩ nhiên, cả công nghệ đều lỗi thời. Giờ, tôi là một người học khá chậm, nhưng cuối cùng thì nó xảy đến với tôi rằng có lẽ thiết kế không quan trọng đến thế -- làm những thứ này cuốn hút hơn, làm chúng dễ dùng hơn, làm chúng thị trường hoá hơn. Bằng việc tập trung vào thiết kế, có lẽ chỉ một sản phẩm, tôi đã chỉ chú trọng vào gia tăng lời lãi mà không có sự tác động nhiều. Nhưng tôi nghĩ cách nhìn nhận về thiết kế là một hiện tượng liên quan mới đây, thật ra rất nổi bật vào nửa cuối thế kỉ 20 vì thiết kế đã trở thành một công cụ của chủ nghĩa tiêu dùng. Khi chúng ta nói về thiết kế hôm nay, và đặc biệt khi chúng ta đọc về nó trong các bài báo phổ biến, chúng ta thường nói về những sản phẩm thế này. Yêu thích? Có. Mong muốn? Có thể. Quan trọng? Không thường lắm. Nhưng không phải lúc nào cũng là cách. Tôi muốn đề nghị rằng nếu chúng ta có một cái nhìn khác về thiết kế, và tập trung vào vật thể ít hơn tập trung nhiều hơn vào tư duy thiết kế như một cách tiếp cận, chúng ta có thể thấy kết quả với một tác động lớn hơn. Người đàn ông này, Isambard Kingdom Brunel, đã thiết kế rất nhiều thứ tuyệt vời trong sự nghiệp của ông ta vào thế kỉ 19 bao gồm cầu treo Clifton ở Bristol và đường hầm Thames ở Rotherhithe. Cả hai thiết kế vĩ đại và cũng rất sáng tạo. Sáng tạo lớn nhất của ông ấy chạy thẳng qua đây tại Oxford. Nó được gọi là Đường sắt Great Western. Khi còn nhỏ tôi sống rất gần đó, một trong những việc tôi thích làm nhất là đạp xe dọc đường ray chờ đợi những chuyến xe lửa lớn tốc hành gầm qua. Bạn có thể thấy nó thể hiện ở đây trong tranh của J.M.W. Turner "Mưa, hơi nước và tốc độ" Điều Brunel nói rằng ông ấy muốn đạt được từ những vị khách là kinh nghiệm du ngoạn khắp các vùng nông thôn. Đây, trở lại với thế kỉ 19. Để làm điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra các con dốc bằng phẳng thứ chưa từng được tạo ra, có nghĩa là xây dựng cầu cạn dài ngang qua thung lũng sông -- dây là cây cầu cạn bắt qua sông Thames ở Maidenhead -- và những đường hầm dài như cái ở Box, Wiltshire. Nhưng ông ấy không dừng ở đó. Ông ấy không dừng lại ở việc chỉ cố thiết kế đường ray tuyệt vời nhất. Ông ấy tưởng tượng ra một hệ thống giao thông hợp nhất mà nó cho phép một hành khách lên xe lửa ở London và đáp xuống từ một con tàu ở New York. Một hành trình từ London đến New York. Đây là S.S. Great Western mà ông ấy xây dựng để phụ trách nửa sau của hành trình. Đây, Brunel làm việc 100 năm trước khi nghề thiết kế xuất hiện, nhưng tôi nghĩ ông ấy đã sử dụng tư duy thiết kế để giải quyết vấn đề và để tạo ra sự sáng tạo thay đổi thế giới. Đây, tư duy thiết kế bắt đầu với thứ mà Roger Martin, một giáo sư trường kinh tế tại Đại học Toronto, gọi là tư duy hợp nhất. Đó là khả năng khai thác các ý tưởng đối lập và những hạn chế đối lập để tạo ra giải pháp mới. Cụ thể trong thiết kế, nó có nghĩa là cân bằng mong muốn, những gì con người cần, với khả năng kỹ thuật, và khả năng kinh tế. Với những sáng kiến như Great Western, chúng ta có thể giãn sự cân bằng đó đến giới hạn tuyệt đối. Bằng cách nào đó, chúng ta đi từ đây đến đây. Các nhà tư tưởng hệ thống những người tái phát minh thế giới, đến một linh mục trong áo cổ lọ đen và cặp kính thiết kế làm việc trên những thứ nho nhỏ. Vì xã hội công nghiệp phát triển, nên thiết kế trở nên chuyên nghiệp và nó tập trung từ một mảnh vải nhỏ đến khi mảnh vải thành đại diện của thẩm mỹ, hình ảnh và thời trang. Tôi không cố ném đá ở đây. Tôi là một thành viên được trả công của hội Linh mục đó, và tôi có kính thiết kế ở đây. Đây nhé. Nhưng tôi nghĩ có lẽ thiết kế đang dần lớn hơn. Và điều đó xảy ra qua việc áp dụng của tư duy thiết kế vào những vấn đề mới -- vào sự ấm lên toàn cầu, vào giáo dục, sức khỏe y tế, an ninh, nước sạch, mọi thứ. Và như chúng ta thấy sự trở lại của tư duy thiết kế và ta thấy nó bắt đầu giải quyết những vấn đề mới, có một số ý tưởng cơ bản mà tôi nghĩ sẽ có ích cho ta quan sát. Và tôi muốn nói về một số những ý tưởng đó chỉ trong ít phút nữa. Ý niệm đầu tiên chính là: thiết kế lấy con người làm trung tâm. Nó có thể tích hợp công nghệ và kinh tế, nhưng nó bắt đầu với những gì con người cần, hoặc có thể cần. Điều gì khiến cuộc sống dễ dàng hơn, thú vị hơn? Điều gì khiến công nghệ hữu dụng và dùng được? Nhưng nó không chỉ đơn giản là ngành công thái (thiết kế công cụ lao động), đặt nút bấm ở phía bên phải. Nó thường là về việc hiểu văn hóa và bối cảnh trước cả khi chúng ta biết bắt đầu từ đâu để có ý tưởng. Vậy nên khi một nhóm làm công tác trong chương trình thử thị lực tại Ấn Độ, họ muốn hiểu được những nguyện vọng và động lực để những học sinh ở các ngôi trường này hiểu được rằng chúng có vai trò trong việc kiểm tra bệnh tình của cha mẹ chúng. Công nghệ chuyển đổi âm thanh đã giúp phát triển một loại máy trợ thính chất lượng cao với chi phí cực thấp cho một thế giới đang phát triển. Giờ đây, ở phương Tây chúng ta dựa vào các chuyên viên kĩ thuật trình độ cao để trang bị những chiếc máy trợ thính này. Ở những nơi như Ấn Độ, không tồn tại các chuyên viên kĩ thuật này. Vậy nên một nhóm người đã được huy động tại Ấn Độ cùng các bệnh nhân và nhân viên y tế cộng đồng nhằm hiểu được cách mà một PDA (thiết bị kĩ thuật số) và một ứng dụng trên PDA có thể thay thế những chuyên viên kĩ thuật trong việc trang bị và dịch vụ chẩn đoán. Thay vì bắt đầu với công nghệ, nhóm này bắt đầu với con người và văn hóa. Vậy nếu con người cần một nơi để bắt đầu thì tư duy thiết kế đã nhanh chóng chuyển sang việc học bằng hành. Thay vì nghĩ về việc xây dựng thứ gì, ta sẽ xây dựng để suy nghĩ. Giờ đây, các nguyên mẫu tăng tốc độ cho quá trình cải tiến, bởi vì chỉ khi chúng ta mang những ý tưởng của mình vào thế giới thì ta mới thực sự bắt đầu hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Và ta càng tăng tốc độ, ý tưởng của chúng ta càng phát triển nhanh hơn. Giờ, có nhiều người đã từng nghe và đọc về học viện Aravind Eye ở Madurai, Ấn Độ. Tại đó họ làm những việc đáng kinh ngạc: họ giúp đỡ những bệnh nhân nghèo bằng cách dùng tiền thu từ những người khá giả làm trợ cấp cho người không có khả năng. Bây giờ, ta thấy họ làm rất có hiệu quả, nhưng cũng rất sáng tạo. Khi tôi thăm họ vài năm trước, thứ làm tôi rất ấn tượng là họ đã sẵn sàng để thử nghiệm ý tưởng của mình từ rất sớm. Đây chính là cơ sở sản xuất cho một trong những đột phá về chi phí lớn nhất. Họ tự làm ra kính nội nhãn riêng cho mình. Đây là những cặp kính thay thế cho những hư hỏng về mắt vì đục thủy tinh thể. Và tôi nghĩ đó là một phần trong việc tạo nguyên mẫu về tình trạng tâm thần của họ để cho phép họ đạt được những đột phá. Bởi vì họ đã giảm thiểu chi phí từ $200 một cặp, xuống còn $4 một cặp. Một phần vì họ tạo ra nó mà không cần phải xây dựng một xưởng chế tạo không tưởng, họ sử dụng tầng hầm trong bệnh viện của mình. Và thay vì phải lắp đặt những máy móc quy mô lớn được dùng bởi các nhà sản xuất phương Tây, họ dùng những công nghệ thiết kế và sản xuất máy tính hỗ trợ nguyên mẫu giá rẻ. Giờ đây họ là nhà sản xuất lớn nhất về loại kính này ở những nước đang phát triển và gần đây đã dời sang một nhà máy tiêu dùng. Vì vậy nếu con người cần một nơi khởi đầu, và nguyên mẫu, một phương tiện cho sự tiến triển, thì cũng có những câu hỏi về đích đến. Thay vì xem mục tiêu chính là sự tiêu thụ, tư duy thiết kế bắt đầu khám phá tiềm năng của sự tham gia -- sự chuyển đổi từ mối quan hệ thụ động giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất sang sự tham gia tích cực của mọi người vào những trải nghiệm giàu ý nghĩa, hiệu quả cao và thu lợi nhuận. Vậy nên tôi muốn lấy một ý tưởng mà Rory Sutherland đã từng nói, ông quan niệm rằng những thứ vô hình có giá trị hơn những thứ hữu hình, và hơn nữa, tôi có thể nói rằng tôi nghĩ rằng việc thiết kế của các hệ thống có sự tham gia trong đó nhiều hình thức giá trị vượt qua cả giá trị đồng tiền được sáng tạo và đo đạc, sẽ trở thành chủ đề chính, không chỉ cho thiết kế, mà còn cho nền kinh tế đang đi lên phía trước của chúng ta. William Beveridge khi viết bản báo cáo đầu tiên trong những bản nổi tiếng năm 1942 đã sáng lập ra thứ gọi là Phúc lợi Nhà nước của Anh nơi mà ông hy vọng rằng mọi người dân sẽ là một thành viên tích cực trong xã hội hạnh phúc của riêng họ. Vào thời điểm ông viết xong bản báo cáo thứ ba, ông thú nhận rằng mình đã thua và thay vì sáng tạo ra một cộng đồng đem lợi ích cho người tiêu dùng, Hilary Cottam, Charlie Leadbeater, và Hugo Manassei of Participle đã mang ý tưởng này về sự tham gia, và trong tuyên ngôn mang tên Beveridge 4.0 họ để nghị tạo ra một khuôn khổ cho việc tái phát minh phúc lợi nhà nước. Vậy nên tại một trong những dự án mang tên Southwark Circle, họ làm việc với người dân tại Southwark, Nam London và một nhóm nhỏ những nhà thiết kế để phát triển một tổ chức thành viên mới để giúp đỡ những người già với công việc nhà cửa. Thiết kế đã được cải tiến và phát triển cùng với 150 người già và gia đình họ trước khi dịch vụ được đưa ra từ đầu năm nay. Chúng ta cò thể sử dụng ý tưởng này về sự tham gia có lẽ với kết luận hợp lí của nó và nói rằng thiết kế có thể sẽ tạo ra tác động lớn nhất khi nó rời khỏi bàn tay của những nhà thiết kế và được đặt vào tay của tất cả mọi người. Các y tá và bác sĩ ở hệ thống chăm sóc sức khỏe Mỹ Kaiser Permanente nghiên cứu những chủ đề để cải thiện những trải nghiệm của bệnh nhân, và cụ thể hơn là tập trung vào cách họ trao đổi tri thức và thay đổi. Qua một chương trình nghiên cứu bằng quan sát việc động não tìm ra các giải pháp và tạo nguyên mẫu nhanh chóng họ đã phát triển một con đường mới hoàn toàn để thay đổi. Họ bắt đầu từ việc rời đi và đến những trạm y tế để bàn luận về nhiều bang và nhu cầu của bệnh nhân, đến việc phát triển một hệ thống hoạt động trong khu vực ngay trước những bệnh nhân, sử dụng một công cụ phần mềm đơn giản. Bằng cách này họ đã làm thời gian không tiếp xúc với bệnh nhân giảm xuống từ 40 phút còn 12 phút tính trung bình. Họ đã làm tăng sự tự tin của bệnh nhân và hạnh phúc của y tá. Khi bạn chia nó ra cho những y tá ở tất cả các khu vực với tổng cộng 40 bệnh viện trong hệ thống, thực tế, nó dẫn đến một tác động rất lớn. Và đây chỉ là một trong hàng ngàn cơ hội trong chăm sóc sức khỏe cho người neo đơn. Vậy nên chỉ có vài ý tưởng cơ bản chung quanh tư duy thiết kế và một số kiểu dự án mới mà họ đang được sử dụng. Nhưng tôi muốn quay lại chuyện ông Brunel, và đề xuất một mối liên kết có thể sẽ giải thích được tại sao nó lại xảy ra, và tại sao tư duy thiết kế là một công cụ hữu ích. Và mối nối đó là sự thay đổi. Trong những lần thay đổi chúng ta cần những giải pháp thay thế và ý tưởng mới. Bấy giờ, Brunel làm việc trong thời kì đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp, khi mọi mặt đời sống và nền kinh tế của ta đang được tái tạo. Giờ đây hệ thống công nghiệp của thời Brunel đã đi vào hoạt động, và thực sự đó là một phần của các vấn đề ngày nay Nhưng, một lần nữa, chúng ta đang ở giữa thời kì thay đổi lớn. Và sự thay đổi đó buộc chúng ta đặt câu hỏi về những khía cạnh khá cơ bản trong xã hội: làm sao chúng ta giữ gìn sức khỏe, làm sao để kiểm soát bản thân, làm sao để chúng ta tự giáo dục mình, làm sao để tự bảo vệ mình. Và trong những lần thay đổi này, chúng ta cần những lựa chọn mới bởi vì những giải pháp hiện có đơn giản đã lạc hậu rồi. Vậy tại sao lại là tư duy thiết kế? Vì nó mang lại cho ta những cách thức mới để giải quyết vấn đề. Thay vì mặc định cho cách tiếp cận hội tụ thông thường của chúng ta nơi chúng ta đưa ra sự lựa chọn tốt nhất từ các giải pháp thay thế có sẵn, giờ đây ta được khuyến khích để lấy một cách tiếp cận khác biệt, để khám phá những phương án mới, giải pháp mới, và những ý tưởng mới lạ chưa từng có. Nhưng trước khi ta thực hiện quá trình khác biệt đó, thật ra còn có một bước đầu khá quan trọng. Và đó là, câu hỏi mà chúng ta đang cố gắng trả lời là gì? Thiết kế nói một cách ngắn gọn là gì? Bấy giờ Brunel có thể đã hỏi một câu như thế, "Làm thế nào để tôi bắt xe lửa từ London sang New York?" Nhưng những kiểu câu hỏi nào ta sẽ hỏi vào ngày nay? Vậy, đây là những câu chúng ta đã được hỏi để suy nghĩ gần đây. Và một câu cụ thể, là câu hỏi khi chúng tôi làm việc với quỹ Acumen, trong một dự án được tài trợ bởi quỹ Bill và Melinda Gates. Làm thế nào để cải thiện việc tiếp cận nguồn nước sạch cho những người nghèo nhất trên thế giới, và đồng thời kích thích sự đổi mới ở các nhà cung cấp nước tại địa phương? Nên thay vì cần một loạt các nhà thiết kế từ Mỹ tìm kiếm những ý tưởng mới có thể có hoặc không thích hợp, chúng tôi sẽ dùng một cách tiếp cận cởi mở hơn, hợp tác tốt hơn và có sự tham gia. Chúng tôi đã tụ họp những nhà thiết kế và chuyên gia đầu tư lại từ 11 tổ chức về nước khắp Ấn Độ. Và thông qua các hội thảo mà họ phát triển những sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới và sáng tạo, Chúng tôi đã tổ chức một cuộc thi và tài trợ cho năm trong số các tổ chức đó để giúp họ phát triển ý tưởng. Vậy nên họ đã phát triển và lặp lại những ý tưởng này. Và sau đó IDEO và Acumen dành một vài tuần làm việc với họ để giúp thiết kế những chiến dịch tiếp thị xã hội mới, những chiến lược tiếp cận cộng đồng, các mô hình kinh doanh, những thùng chứa nước mới và xe để vận chuyển nước. Một trong những ý tưởng chỉ vừa mới tung ra thị trường. Và những quá trình như vậy chỉ mới được thực hiện cùng các tổ chức phi chính phủ ở Đông Phi. Nên với tôi, dự án này cho thấy chúng ta có thể đi xa đến đâu, từ những thứ nhỏ bé mà tôi thực hiện trong những bước đầu sự nghiệp của mình. Rằng bằng cách tập trung vào nhu cầu của con người và bằng cách sử dụng những nguyên mẫu để mang đến những ý tưởng nhanh chóng, bằng cách để quá trình thực hiện ra khỏi bàn tay người thiết kế, và bằng cách tạo nên sự tham gia tích cực của cộng đồng, chúng ta có thể giải quyết những câu hỏi lớn hơn và thú vị hơn. Và cũng như Brunel, bằng cách tập trung vào hệ thống, chúng ta có thể tạo ra sự tác động lớn hơn. Vậy đó là việc mà chúng tôi đang thực hiện. Thật ra tôi thực sự khá hứng thú, và có thể sẽ hứng thú hơn nữa trong việc tìm hiểu cộng đồng này nghĩ chúng ta có thể làm gì. Những loại câu hỏi nào mà chúng ta nghĩ rằng tư duy thiết kế có thể được sử dụng để giải quyết? Và nếu như bạn có bất kì ý tưởng gì và nếu thoải mái, bạn có thể đăng nó lên Twitter. Có một hashtag này bạn có thể dùng, #CBDQ. Và một danh sách nhìn trông thế này đây. Và dĩ nhiên bạn có thể tìm kiếm những câu hỏi mà bạn có hứng thú bằng cách sữ dụng cùng một mã băm. Vậy, tôi muốn tin tưởng rằng tư duy thiết kế thực chất có thể tạo ra sự khác biệt, rằng nó có thể giúp tạo ra các ý tưởng mới và sự đổi mới, vượt xa những sản phẩm mới nhất của High Street. Để thực hiện nó tôi nghĩ chúng ta phải có một cái nhìn rộng hơn về thiết kế, giống Brunel hơn, và khác một giáo sĩ chuyên nghiệp ở một lĩnh vực. Và bước đầu tiên chính là bắt đầu hỏi một câu hỏi đúng đắn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Nhiều năm qua tôi đã từng rất thất vọng, vì bản thân là nhà tôn giáo sử học, tôi nhận thức sâu sắc về điều trọng tâm của lòng trắc ẩn ở tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Mỗi tôn giáo đều phát triển theo cách riêng của thứ được gọi là Quy Tắc Vàng. Đôi khi nó trở thành phiên bản tích cực-- "Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn được đối xử lại" Và quan trọng không kém là phiên bản tiêu cực -- "Đừng làm những gì mà bạn không mong người khác làm với mình" Hãy nghiệm trong trái tim mình, cảm nhận những thứ mang tới nỗi đau rồi từ chối chúng, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào bắt người khác phải chịu đựng. Người ta nhấn mạnh sự quan trọng của lòng trắc ẩn, không chỉ vì nó nghe hay ho, mà còn vì nó thật sự có tác dụng. Người ta nhận ra rằng khi họ thực thi Quy Tắc Vàng như Khổng Tử nói, "cả đời và từng khắc," không phải chỉ hành động tốt một vài ngày rồi sau đó trở về cuộc sống tham lam và ích kỷ, mà là làm nó mọi ngày và mỗi ngày, bạn tự truất ngôi mình khỏi vị trí trung tâm trong thế giới của bản thân, đặt một người khác vào đó, và tự vượt qua chính mình. Và chính điều đó mang lại sự hiện thân của Chúa trời, cõi niết bàn, Rama, Tao. Thứ mà vượt xa hơn sự ràng buộc của cái tôi. Nhưng bạn đâu biết rằng đã rất nhiều lần, Đó là mấu chốt trong đời sống tôn giáo. Bởi lẽ với một vài ngoại lệ kỳ lạ, thường thì khi những người sùng đạo tụ họp người dẫn đầu tôn giáo tụ họp, họ thường bàn luận về những giáo lý thâm thúy khó hiểu hay thốt ra những sự hận thù công kích đồng tính luyến ái hay tương tự, Thường thi người ta không muốn động lòng. Tôi thi thoảng nhận thấy khi nói chuyện với một hội ngưới sùng đạo một loại biểu hiện khó chịu hiện trên mặt họ vì con người luôn muốn mình đúng. và tất nhiên dập tắt mục tiêu luyện tập. Bây giờ, tại sao tôi thực sự biết ơn TED? Bởi vì họ đã từ từ giúp tôi từ những nghiên cứu mang tính sách vở đưa tôi đến thế kỉ thứ 21 cho tôi cơ hội diễn thuyết trước nhiều người hơn những gì tôi có thể tưởng tượng. Tôi thấy được sự khẩn cấp của vấn đề này. Nếu chúng ta không thực thi toàn cầu hoá Quy Tắc Vàng, khi chúng ta đối xử với mọi người ở bất cứ nơi đâu hay họ là bất cứ ai như thể họ quan trọng như chính bản thân, thì tôi tự hỏi chúng ta sẽ có một thế giới có thể để lại cho đời sau. Nhiêm vụ của thời đại chúng ta, một trong những nhiêm vụ vĩ đại, là xây dựng 1 xã hội toàn cầu, như tôi nói, nơi mọi người có thể sống hòa bình với nhau. Tôn giáo nên tạo ra một đóng góp lớn lao thay vì trở thành một phần của vấn đề. Và tất nhiên không chỉ những người sùng đạo tin vào Quy Tắc Vàng. Đây là nguồn cội của nhân cách, hành động đồng cảm tưởng tượng này Khi đặt mình vào vị trí của người khác. chúng ta có quyền lựa chọn, như tôi. Chúng ta có thể đưa ra hay nhấn mạnh sự giáo điều và khía cạnh cố hữu của đức tin, hoặc chúng ta có thể quay lại với Rabbi Hillel, quan niệm lâu đời hơn Giê-su hiện đại, người mà khi được hỏi bởi dân ngoại đạo việc tổng hợp toàn bộ bài giảng đạo theo quan điểm riêng của ông, đã trả lời rằng, "điều gì bạn ghét, đừng làm điều đó với người khác. Đó là kinh Torah và nhũng thứ khác chỉ là diễn giải." Các giáo sĩ Do Thái và những Cha sứ đầu tiên của nhà thờ nói rằng bất cứ lời diễn giải của Thánh Kinh nuôi hận thù và sự khinh thị đều bất hợp pháp. Chúng ta phải làm sống lại tinh thần đó. Và nó không chỉ định xảy đến bởi tinh thần yêu thương làm ta dịu lại Chúng ta phải để cho nó diễn ra thực sự, và chúng ta có thể làm được với cách giao tiếp hiện đại mà TED đã giới thiệu. Tôi thấy cực kỳ hưng phấn trước phản ứng của các thành viên. Ở Singapore chúng tôi có một nhóm sẽ sử dụng Hiến Chương để hàn gắn lại những rạn nứt trong xã hội người Singapore và một số thành viên của Quốc Hội mong thực thi nó một cách chính trị. Ở Malaysia, một cuộc triễn lãm nghệ thuật trong đó những người nghệ sĩ chính sẽ dẫn dắt thế hệ trẻ và cho họ thấy rằng lòng trắc ẩn hiện diện ở nơi gốc rễ của mọi nghệ thuật. Trên khắp châu Âu, cộng đồng Hồi Giáo tổ chức các sự kiện và hội thảo để thảo luận về cốt lõi của lòng trắc ẩn trong đạo Hồi và trong mọi đức tin khác. Nhưng nó không thể chỉ dừng lại ở đó. bởi nó chỉ mới bắt đầu Những bài giảng tôn giáo, là những gì chúng ta đã và đang đi sai đường tập trung duy nhất vào những giáo lý niềm tin khó hiể u Giảng đạo phải luôn dẫn dắt hành động Và tôi tính làm việc đó cho đến cuối đời Tôi muốn tiếp tục với những cộng sự của minh để làm hai thứ -- giáo dục và khuyến khích suy nghĩ mang lòng trắc ẩn Giáo dục bởi chúng ta đã bỏ rơi lòng trắc ẩn. Con người thường suy nghĩ nó đơn giản là cảm giác hối hận đối với người nào đó dĩ nhiên bạn chẳng hiểu được lòng trắc ẩn Nếu bạn chỉ đang nghĩ về nó Mà bạn phải thực hiện nó nữa. tôi mong muốn có sự tham gia của các phương truyền thông vì các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ các quan niệm khuôn mẫu của chúng ta về người khác, điều đang chia rẽ chúng ta với người khác. điều tương tự cũng áp dụng cho giáo dục. Tôi muốn giới trẻ ý thức về Sự năng động, năng động và thách thức của lối sống từ bi. Và thấy rằng nó cũng cần trí thông minh vượt bậc, chứ không chỉ là một cảm giác ngọt ngào. Tôi muốn kêu gọi sự tìm hiểu của các nhà khoa học về đề tài sự từ bi cùa chính bản thân và từ người khác truyền lại. và có thể trên hết là, để khích lệ sự nhạy cảm về những lời nói ác ý, vì vậy mà con người có những quy tắc này, bất kể có niềm tin hay thiếu chúng, họ cảm thấy được trao quyền để thách thức những lời nói ác độc. những nhật xét khinh người từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo chính trị, từ những người đứng đầu các nghành bởi vì chúng ta có thể thay dổi thế giới, chúng ta có khả năng đó. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ đưa các hiến chương này lên mạng trực tuyến. tôi vẫn bị mắc kẹt ở cựu thế giới của những nhà khoa học ngồi lại với nhau trong một căn phòng và thảo ra thêm một luận điểm phức tạp Và TED đã cho tôi một các hoàn toàn mới để suy nghĩ và trình bày các ý tưởng. Bởi đó là điều tuyệt vời về TED. trong phòng này, tất cả các chuyên gia, nếu tất cả chúng ta tham gia cùng nhau, chúng ta sẽ thay đổi thế giới. Và tất nhiên vấn đề đôi lúc có vẻ không vượt qua được Nhưng tôi muốn trích dẫn một câu, kết thúc ở phần cuối từ một tác giả người Anh, một tác giả ở OXford người tôi không thường xuyên dẫn lời, C.S.Lewis. Nhưng ông đã viết một điều mà nó vẫn luẩn quẩn trong tâm trí tôi từ khi tôi đọc nó lúc còn là một nữ sinh. Torng cuốc sách " The Four Loves" On6g nói rằng ông đã phân biệt giữa tình yêu tình ái, khi hai người ngắm nhìn, bị mê hoặc, trong ánh mắt người đối diện Và rồi ông so sánh điều đó với tình bạn, khi hai người đứng cạnh nhau, như nó vẫn vậy, vai kề vai với ánh mắt hướng điến một mục tiêu. Chúng ta không cần phải yêu nhau, mà chúng ta có thể trở thành bạn. Và tôi bị thuyết phục. Tôi thấy rất mạnh mẽ trong suốt buổi thảo luận tại Vevey, đó là khi mọi người của những tín ngưỡng khác nhau tụ họp lại, làm việc cùngnhau vì một mục tiêu chung, xóa tan sự khác biệt. Và chúng tôi học được về tình hữu nghị. Và học cách sống hòa đồng và thấu hiểu nhau Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi có một nhiệm vụ rất khó khăn Tôi là một nhà quang phổ học vì thế tôi nói về thiên văn không phải từ bất kì hình ảnh nào của tinh vân hoặc thiên hà... bởi vì công việc của tôi là về quang phổ Tôi không bao giờ làm việc với hình ảnh Nhưng tôi sẽ cố thuyết phục các bạn rằng quang phổ học thật sự là thứ có thể thay đổi thế giới này. Quang phổ học chắc chắn trả lời được câu hỏi, "Có ai ngoài kia không?" Hay chúng ta chỉ có một mình? Dự án SETI. Làm việc với quang phổ không vui chút nào. Một người đồng nghiệp của tôi ở Bungari, Nevena Markova, dành khoảng 20 năm để nghiên cứu những số liệu này. Và cô ấy đã công bố 42 bài báo khoa học chỉ riêng về đề tài này. Bạn có thể tưởng tượng không? Ngày và đêm, suy nghĩ, quan sát cùng 1 ngôi sao tận 20 năm là một điều phi thường. Đúng là chỉ có khùng mới làm điều đó. (cười) Và tôi chưa tới mức đó. Tôi đã dành khoảng 8 tháng để làm việc với đề tài này bởi vì tôi nhận thấy một sự đối xứng nhỏ ở số liệu của một trong các ngôi sao chủ. Và tôi nghĩ rằng, có thể có đồng vị Liti 6 ở trong ngôi sao này, chứng tỏ rằng ngôi sao này đã nuốt chửng một hành tinh. Bạn phải biết là không thể có đồng vị cực kỳ không bền này trong khí quyển của các ngôi sao tương tự mặt trời. Nhưng chúng được tìm thấy trong các hành tinh và thiên thạch. Vì vậy nếu nuốt chửng hành tinh hay lượng lớn các thiên thạch, ta sẽ thấy có đồng vị Liti 6 này trên quang phổ của ngôi sao. Vì thế tôi dành ra hơn 8 tháng chỉ nghiên cứu dữ liệu của ngôi sao này. Và rất thú vị là tôi nhận được nhiều cuộc câu hỏi rằng "Ông đã tận mắt nhìn thấy ngôi sao nuốt chửng một hành tinh à?" Bởi vì họ nghĩ rằng nếu như bạn có kính viễn vọng thì bạn là một nhà vũ trụ nên công việc của bạn chỉ là nhìn vào kính viễn vọng. Vì vậy nên chắc chắn bạn đã nhìn thấy ngôi sao nuốt một hành tinh. Và tôi nói rằng "Xin lỗi nhưng mà không, Tất cả những gì tôi thấy là đây" (cười) Nó rất là phi thường bởi vì chả ai hiểu cả. Tôi cá rằng có rất ít người dưới kia hiểu được vấn đề tôi đang nói. Bởi vì điều này chỉ ra rằng một ngôi sao đang nuốt chửng một hành tinh Nên thật tuyệt vời. Sức mạnh của quang phổ học được nhận ra bởi Pink Floyd từ 1973 (cười) Bởi vì thật ra họ nói rằng bạn có thể có được bất kỳ màu nào bạn muốn trong một quang phố. Những gì bạn cần là thời gian và tiền để làm máy quang phổ. Đây là máy có độ phân giải cao và chính xác nhất của máy quang phổ trên hành tinh này, HARPS dùng để phát hiện các hành tinh ngoài hệ mặt trời và sóng âm âm thanh trong khí quyển của các ngôi sao Làm sao chúng ta thu được quang phổ? Tôi chắc rằng hầu hết các bạn đều học từ vật lý rằng đó chỉ đơn thuần là sự phân tán của ánh sáng trắng thành các màu. Một khối lượng dung dịch nóng sẽ sinh ra thứ mà chúng ta gọi là quang phổ liên tục. Khí nóng chỉ phát tán một vạch quang phổ không phải một dãy. Và nếu làm lạnh khí trước một nguồn nóng, ta sẽ thấy những vạch gọi là vạch hấp thụ. Dùng để xác định nguyên tố hóa học, trong vật chất lạnh, vì các nguyên tố chỉ hấp thụ duy nhất một bước sóng nhất định. Nào, giờ chúng ta có thể làm gì với quang phổ? Ta có thể tìm hiểu vận tốc di dời của các hành tinh so với các vật chất vũ trụ khác Và chúng ta cũng có thể tìm hiểu về các hợp chất hóa học và các thông số vật lý của các ngôi sao, thiên hà, tinh vân. Sao là vật thể cơ bản nhất. Trong lõi các ngôi sao xảy ra rất nhiều phản ứng nhiệt hạch tạo nên các nguyên tố. Và có bầu khí quyển "mát mẻ". Mát mẻ đối với tôi. Đối với tôi mát mẻ nghĩa là khoảng 3, 4 hay 5 ngàn độ C Người nghiên cứu thiên văn bằng tia hồng ngoại gọi -200 độ K là mát mẻ. Thế nên tất cả mọi thứ chỉ là tương đối. Vì vậy đối với tôi 5000 độ là hơi mát mẻ. (cười) Đây là dãy quang phổ của mặt trời với 24000 vạch quang phổ, và khoảng 15% số vạch này chưa được nhận dạng Nó thật tuyệt vời. Vì chúng ta ở thế kỉ 21 và vẫn chưa hiểu được chính xác về quang phổ của mặt trời Đôi khi chúng ta vẫn còn phải cố gắng với một vạch rất nhỏ và yếu để đo thành phần của một nguyên tố hóa học trong khí quyển. Ví dụ như một vạch quang phổ của vàng chỉ là một vạch nhỏ xíu trong cả dãy quang phổ của mặt trời Và chúng ta dùng đặc điểm yếu ớt này để đo thành phần của vàng trong khí quyển của mặt trời Và công việc này đang được tiến hành. Chúng ta đã phải đối mặt với từng đặc điểm yếu ớt của nguyên tố Osmi. Nó là một kim loại nặng được tạo ra nhờ phản ứng nhiệt hạch trong vụ nổ siêu tân tinh. Đó là nơi duy nhất có thể tạo ra Osmi. So sánh thành phần của Osmi trong các hành tinh xoay quanh sao, chúng ta muốn hiểu tại sao lại có nhiều nguyên tố này. Có lẽ chúng tôi nghĩ rằng vụ nổ siêu tân tinh đã khơi mào cho sự hình thành của các hành tinh và sao Đó có thể là dấu hiệu. Một ngày, đồng nghiệp của tôi từ Berkeley, Gibor Basri, gửi mail tôi một dãy quang phổ thú vị, hỏi tôi "Bạn xem qua cái này được không?" Và tôi không thể ngủ được trong vòng 2 tuần khi tôi thấy một lượng lớn Oxi và nhiều nguyên tố khác trong quang phổ của ngôi sao. Tôi biết rằng trong thiên hà không thể có được cái gì như vậy. Thật không tưởng. Điều duy nhất chúng ta kết luận được rằng đó là một bằng chứng rõ ràng rằng có một vụ nổ siêu tân tinh trong hệ thống này đã làm ô nhiễm bầu khí quyển của ngôi sao này Và sau đó lỗ đen được hình thành trong hệ thống này, nơi mà có khối lượng khoảng 5 lần khối lượng mặt trời. Điều này có thể coi là bằng chứng rằng hố đen thực sự xuất hiện từ vụ nổ siêu tân tinh. Đồng nghiệp tôi so sánh thành phần hóa học của những ngôi sao ở thiên hà khác, đã thực sự tìm ra ngôi sao xa lạ ở trong thiên hà chúng ta Điều tuyệt vời là chúng ta đã biết được rất nhiều chỉ bằng việc giản đơn là so sánh thành phần hóa học của các ngôi sao Họ nói rằng một trong những ngôi sao bạn thấy trong quang phổ là xa lạ vì nó đến từ thiên hà khác. Chúng ta biết rằng có sự tương tác giữa các thiên hà. Và đôi lúc chúng hút lấy các vị sao. Chắc bạn cũng nghe về hiện tượng tai lửa ở mặt trời. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi khám phá được một tai lửa cực lớn, 1 tai lửa dài gấp hàng ngàn triệu lần và mạnh hơn những gì ta thấy của mặt trời. Ở một trong những hệ sao ở thiên hà chúng ta tên FH Leo, chúng tôi đã khám phá được một siêu tai lửa. Sau đó chúng tôi xem xét quang phổ của những ngôi saotrong hệ xem có gì đặc biệt về chúng không. Và chúng tôi thấy mọi thứ bình thường Chúng cũng bình thường như mặt trời. Tuổi đời, mọi thứ bình thường Vì thế đây là 1 bí ẩn bí ẩn đến giờ vẩn chưa lí giải được siêu tai lửa và có khoảng 6 đến 7 trường hợp như vậy được ghi chép trong tài liệu Giờ đè tiếp tục với sơ đồ này chúng ta cần hiểu được sự tiến hóa cùa chất hóa học trong vũ trụ Nó rối lắm. Tôi thực sự hổng muốn các bạn cố hiểu được nó đâu. (cười) Nhưng bạn sẽ thấy được sự phức tạp trong cái cách mà vũ trụ tạo ra những thành tố hóa học Có hai kênh sản xuất gồm sao nặng và sao lùn đỏ Sản xuất và tái chế vật chất và thành tố hóa học trong vũ trụ trong suốt 14 tỷ năm kết quả là bức tranh này Một bức rất quan trọng cho thấy mối quan hệ đa dạng của các thành tố hóa học trong những sao mặt trời và trong cả các sao sáng khác điều đó có nghĩa gần như không thể tìm được một vật thể có lượng sunfur nhiều gấp 10 lần silicon canxi nhiều gấp 5 lần Oxi. Điều đó là không thể Và nếu như tìm được thì nó có thể có liên quan đến SETI bởi vì thường thì bạn không thể làm được Hiệu ứng Doppler là một thứ rất quan trọng trong vật lý học căn bản và nó có liên quan đến sự thay đồi tần số của một nguồn sóng di chuyển hiệu ứng Doppler thường được dùng đề khám phá hành tinh mới Điều cần thiết mà chúng tôi cần để khám phá ra ngôi sao tương tự sao Mộc xung quanh một hệ thống tựa mặt trời là vận tốc 28.4 m/s và chúng tôi cần 9 cm/s đề tìm được hành tinh như trái đất điều này có thể làm được với máy đo quang phổ trong tương lai Tôi hiện đang cùng 1 nhóm đề phát triển CODEX, với quyết tâm cao tạo ra một máy đo quang phổ tương lai như kinh thiên văn E-ELT 42 mét đây sẽ trở thành một công cụ tìm được hành tinh như trái đất trong một hệ tựa mặt trời nó là một công cụ tuyệt vời đc gọi là sóng địa chấn giúp chúng ta dò được sóng âm trong khí quyển của ngôi sao Đây là sóng âm Alpha Từ đó có thể dò sóng âm từ khí quyển của ngôi sao tựa mặt trời Những sóng có tần số trong miền hạ âm, môt âm thanh không ai nghe được Giờ quay về câu hỏi quan trọng nhất Liệu có người ngoài hành tinh? Điều nay có liên hệ mật thiết với những hoạt động địa chất và nói lửa trên trái đất Sự kết nối giữa cuộc sống và các hạch phóng xạ là nhãn tiền Sẽ không có sự sống nếu thiếu hoạt động địa chất hay hoạt động núi lửa Và chúng ta biết rõ là năng lượng địa nhiệt vốn được hình thành từ sự phân rã uranium, thorium và potassium (kali) Vậy làm thế nào để đo lường? Giả sử chúng ta có 1 hành tinh nơi mà số lượng các thành tố rất nhỏ nên hành tinh đó đang chết không thể có sự sống Nếu có quá nhiều uranium hoặc kali hay thorium có thể chúng cũng không sống được luôn vỉ mọi thứ giống như bị luộc chín vì có quá nhiều năng lượng trên hành tinh Giờ thì chúng tôi đã đo được sự phong phú của thorium trong 1 ngôi sao ngoài hệ mặt trời Nó giống như cách thường làm Chỉ một dấu hiệu rất nhỏ chúng tôi đang cố đo lường và thu thập thorium Nó khó lắm, thật đấy Và bạn phải tự thuyết phục bản thân mình đầu tiên Rồi bạn mới thuyết phục đồng nghiệp và cuối cùng là thuyết phục cả thế giới rằng bạn đã thực sự thu thập một vài thứ như thế trong khí quyển của một hành tinh ngoài hệ mặt trời cách chúng ta khoảng 100 parsec Nó rất khó nhưng nếu bạn muốn biết về sự sống ngoài hành tinh Thì bạn phải làm nó Vì bạn phải biết bao nhiêu thành tố phóng xạ mà bạn thấy được trong hệ thống đó cách duy nhất để khám phá về người ngoài hành tinh là bật đài kính thiên văn và lắng nghe các âm thanh Nếu bạn nghe được cái gì đó lạ thì đó là dự án SETI SETI đã thực hiện trong nhiều năm tôi nghĩ cách hứa hẹn nhất là tìm ra một dấu vết sinh học bạn có thê thấy quang phổ của trái đất và chúng chính là 1 dấu hiệu rất rõ đường cắt nghiêng được gọi là rãnh đỏ là sự phát hiện ra vùng sinh sống nó thật tuyệt khi chúng ta phát hiện ra được vùng sống từ vạch quang phổ Giờ hãy tưởng tượng việc thử nghiệm lên hành tinh khác Rất gần đây thôi khoảng 7 - 8 tháng nước, mê tan, CO2 đã được phát hiện trong quang phổ của 1 hành tinh bên ngoài thiên hà thật là tuyệt. Đó là sức mạnh của vạch quang phổ các bạn cũng có thể thử và phát hiện và biết thêm về các thành tố hóa học ờ hành tinh rất xa thiên hà chúng ta phải phát hiện được oxi hoặc ozon để biết chắc sẽ có đủ điều kiện cần cho sự sống bí ẩn của vũ trụ thì rất tuyệt điều mà có liên hệ với SETI Giờ hãy thử tưởng tượng 1 vật thể hoặc bất cứ thứ gì mà khó giải thích khi chúng ta đứng lên và nói "chúng tôi đầu hàng. vật lý không hữu dụng" tuy nhiên khi nhắc đến SETI chúng ta sẽ nói "thế thì phải có người nào đó làm chứ theo cách nào đó" và với kiến thức vật lý hiện có nó là những điều đã được chứng minh bởi Frank Drake rất nhiều năm trước và cả Shklovsky. nếu bạn thấy, trong quang phổ của một hành tinh đỏ nếu bạn thấy một vài thành tố hóa học lạ nó có thể là một dấu hiệu của một nền văn minh điều mà có thể họ đang muốn bắn tín hiệu cho chúng ta biết về sự tồn tại của họ bằng những vạch quang phổ này trên dải quang phổ của ngôi sao nhưng theo cách khác Vẫn có nhiều cách khác để làm điều đó Một trong số đó là nguyên tố Tecneti một chất phóng xạ với một khoảng thời gian 4.2 triệu năm nếu bạn thấy được tecneti trong quang phổ của 1 ngôi sao bạn có thể biết chắc là ai đó đã để nguyên tố đó trong bầu khí quyển bởi vì tự nhiên không thể tạo ra nguyên tố ấy Giờ chúng ta đang xem quang phổ của khoảng 300 ngôi sao bên ngoài thiên hà và chúng ta đang làm việc này từ năm 2000 và chúng là những công việc rất khó khăn Chúng tôi đã làm việc này rất cần mẫn và phát hiện được một vài trường hợp thú vị những ngôi sao, mà chúng tôi chưa thể giải thích được Và hy vọng trong tương lai gần chúng tôi sẽ tìm ra Nên câu hỏi chính là "chúng ta có đơn độc?" tôi nghĩ câu trả lời không đến từ UFO mà đến từ tín hiệu sóng âm như những vạch quan phổ này nó là vạch quang phổ của một hành tình tựa trái đất cho thấy sự hiện diện của NO2 như là một dấu hiệu rõ ràng của sự sống và oxi, ozon Nếu một ngày, mà tôi tin sẽ đến trong vòng 15 năm nữa có thể là 20 Nếu chúng ta phát hiện một quang phổ như thế này chúng ta có thể tin là có sự sống Trong vòng 5 năm chu1ngtoi6 sẽ khám phá những hành tinh giống trái đất vòng quanh một ngôi sao với khoảng cách tương tự nó sẽ cần khoàng 5 năm Và từ đó cần thêm 10, 15 năm nữa với những dự án không gian để có được quang phổ của hành tinh giống trái đất như bạn đã thấy Và nếu chúng tôi tìm được NO2 và oxi Tôi tin chúng ta sẽ có một E.T hoàn hảo Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Tôi sở hữu một studio thiết kế ở New York Cứ mỗi bảy năm, tôi đóng cửa một lần suốt năm để theo đuổi một vài thí nghiệm nhỏ, những thứ khó mà thực hiện được trong suốt năm lao động bình thường. Trong cả năm đó, chúng tôi không tiếp bất kì khách hàng nào. Chúng tôi đóng cửa hoàn toàn. Các bạn có thể tưởng tượng đó là một quãng thời gian dễ chịu và tràn đầy năng lượng. Tôi bắt đầu mở xưởng thiết kế tại New York để kết nối hai sở thích của bản thân là âm nhạc và thiết kế. Chúng tôi sản xuất video và làm bao bì vỏ đĩa cho nhiều nhạc sĩ mà các bạn biết tới. và cho cả nhiều nhạc sĩ mà các bạn chưa bao giờ nghe tới. Tôi nhận ra rằng, như nhiều nhiều thứ trong cuộc sống của mình mà tôi thực sự yêu thích thì tôi thích nghi với chúng. và rồi sau một thời gian, tôi chán chúng. Chắc chắn là, trong trường hợp của chúng tôi, công việc bắt đầu lặp lại như nhau. Bạn thấy ở đây một con mắt thủy tinh được in chìm trong một cuốn sách. rồi một ý tưởng khá tương tự, một lọ nước hoa được đóng gói trong một cuốn sách, in chìm. Vì thế tôi quyết định đóng cửa một năm. Cũng như kiến thức mà ngay bây giờ chúng ta dùng khoảng 25 năm để học. Để rồi 40 năm nữa dùng những kiến thức đó trong công việc. Và rồi cuối cùng tình cờ chúng lại chắp vào với nhau trong 15 năm nghỉ hưu. Tôi nghĩ sẽ có ích hơn nếu tách mỗi 5 năm nghỉ hưu đó để dùng rải rác trong suốt những năm lao động. (Vỗ tay) Điều đó rõ ràng là thú vị hơn đối với tôi. Nhưng quan trọng hơn hết là thành quả từ những năm tháng đó sẽ chảy ngược vào công ty, và vào xã hội , hơn là chỉ có lợi cho mấy đứa cháu. Có một TEDster, hai năm trước Jonathan Haidt, đã định nghĩa công việc của mình theo ba cấp độ khác nhau. Và chúng rất đúng trong trường hợp của tôi. Tôi có thể xem công việc của mình là một nghề nghiệp để kiếm tiền. Từ thứ năm tôi đã mong đến cuối tuần rồi. Và tôi có lẽ cần một sở thích để cân bằng. Với sự nghiệp tôi nghĩ mình rất tận tâm. Nhưng đồng thời có lúc tôi nghĩ rằng làm việc vất vả như thế có đáng hay không? Trong khi đó, ở mức độ thứ ba, tiếng gọi nghề nghiệp dù không được trả công về phương diện tài chính thì tôi vẫn sẽ làm việc. Tôi không phải là một người tín ngưỡng, nhưng tôi đã tìm đến những gì vốn có. Tôi từng dành kì nghỉ đầu tiên của mình ở New York. và tìm kiếm một cái gì đó khác cho kì nghỉ thứ hai. Châu Âu và nước Mỹ không có vẻ gì là hấp dẫn cả bởi tôi đã biết quá rõ rồi. Thế nên Châu Á lại hấp dẫn. Phong cảnh đẹp nhất mà tôi thấy ở châu á là Sri Lanka và Bali. Sri Lanka vẫn còn có nội chiến đang diễn ra nên tôi đã chọn Bali. Bali thật tuyệt vời, một xã hội rất đặc sắc về thủ công mỹ nghệ Tôi đến đó vào tháng 9, 2008 và hầu như là bắt tay vào việc ngay. Có một nguồn cảm hứng tuyệt vời từ chính vùng đất này. Nhưng thứ đầu tiên mà tôi cần lại là thuốc chống muỗi đốt vì có rất nhiều muỗi ở đây. Và rồi tôi cần cách nào đó để tránh mấy con chó hoang khắp quanh nhà tôi, tấn công tôi khi tôi đi dạo buổi sáng. Thế là chúng tôi tạo ra loạt ảnh 99 tấm trên áo sơ mi Mỗi một con chó trên một cái áo. Chỉ là một sử trả đũa nhỏ và một lời đe doạ nhẹ nhàng. (Tiếng cười) phía sau lưng áo. (Tiếng cười) Trước khi rời New York tôi đã quyết định tôi có thể sẽ cải tổ studio. Và để hết cho người ta lo liệu. Tôi chẳng phải làm gì hết. Vì thế tôi đi tìm bàn ghế. Hoá ra tất cả bàn ghế tôi thực sự thích, thì tôi không đủ tiền mua. Và tất cả những thứ tôi đủ tiền mua thì lại chẳng thích. Vì thế một trong những thứ chúng tôi kiếm được ở Bali là một số đồ đạc nội thất. Cái này, tất nhiên, là vẫn có hiệu quả với mấy con chó hoang. Nó chưa hoàn tất hẳn. cho tới khi chiếc đèn này được làm ra, (Tiếng cười) Tôi cuối cùng cũng làm hòa với mấy con chó đó (Tiếng cười) Rồi đến một chiếc bàn uống cà phê. Tôi cũng đã tạo một bàn uống cà phê. Tôi gọi là "Be Here Now" Nó gồm 330 cái la bàn Chúng tôi cho làm một cốc cà phê espresso bình thường dấu một cái nam châm bên trong, và làm những chiếc la bàn quay liên hồi, bao quanh chúng. Còn đây là một chiếc ghế khá nhiều chuyện và dài dòng. Tôi cũng bắt đầu ngồi thiền lần đầu tiên trong đời ở Bali. Và cùng lúc đó , tôi nhận ra sâu sắc rằng sự buồn tẻ khi phải nghe về niềm hạnh phúc của người khác. Vì thế, tôi không thực sự đi quá sâu vào đó. Rất nhiều trong số các bạn sẽ biết TEDster này, Danny Gilbert, có quyển sách mà tôi có được qua câu lạc bộ sách của TED. Tôi nghĩ tôi mất 4 năm để đọc hết được nó, trong kì nghỉ phép. Và tôi rất hài lòng khi biết anh ta thật ra viết quyển sách đó trong kì nghỉ phép của mình. Và tôi sẽ cho các bạn xem vài người cũng đã thành công bằng cách đeo đuổi các kì nghỉ phép. Đây là Ferran Adria. Nhiều người nghĩ anh ta là đầu bếp giỏi nhất trên thế giới với nhà hàng của anh ta ở phía bắc Barcelona, elBulli. Nhà hàng của anh ta mở 7 tháng một năm. Anh ta đóng cửa nó 5 tháng để thí nghiệm với cả đội nhân viên nhà bếp. Những con số gần đây của anh ta khá ấn tượng. Anh ta có khách quanh năm , anh ta có thể phục vụ 8000 người. Và anh ta có 2.2 triệu yêu cầu đặt chỗ trước. Nếu tôi nhìn chu kì của tôi, cứ 7 năm thì 1 năm nghỉ phép Đó là khoảng 12.5 phần trăm cuộc đời tôi. Và tôi nhìn những công ty thực tế thành công hơn tôi, 3M, từ những năm 1930 đã cho tất cả kỹ sư của họ 15 phần trăm để theo đuổi bất cứ cái gì họ muốn . Có một số thành công tốt. Băng keo trong đã ra đời từ chương trình này , Art Fry cũng đã phát triển giấy ghi chú từ thời gian riêng của ông cho 3M. Google, tất nhiên, rất nổi tiếng cho kĩ sư phần mềm của họ 20 phần trăm để theo đuổi dự án riêng của họ. Có ai ở đây đã từng thực sự nghỉ phép? Có khoảng 5 phần trăm. Tôi không chắc là bạn thấy người ngồi cạnh mình giơ tay. Nói chuyện với họ về kì nghỉ đó có thành công hay không. Tôi nhận ra rằng cách tốt nhất để phát hiện ra tôi sẽ như thế nào trong tương lai là nói chuyện với người khác những người đã làm điều đó tốt hơn nhiều là chỉ ngồi tưởng tượng một mình. Khi tôi có ý tưởng làm một điều gì đó, quá trình tôi làm là đưa ra quyết định rồi ghi vào sổ tay kế hoạch hằng ngày. Rồi tôi nói cho càng nhiều người biết càng tốt để tôi không còn cách đường rút lui. (Tiếng cười) Lúc đầu, trong kì nghỉ đầu tiên , nó là một tai họa thì đúng hơn. Tôi đã cho rằng mình nên đi nghỉ mà không lên kế hoạch gì hết , rằng thời gian trống rỗng này sẽ tuyệt vời và thu hút nhiều ý tưởng. Nhưng nó đã không như thế. Không có kế hoạch gì, tôi chỉ đáp lại những yêu cầu nhỏ, không phải yêu cầu công việc, tôi đều từ chối, chỉ những yêu cầu nhỏ. Như gửi thư cho tạp chí thiết kế nhật bàn hay những thứ tương tự. Vì thế tôi trở thành thực tập sinh của chính mình. (Tiếng cười) Và tôi nhanh chóng lập ra danh sách những thứ mình thấy thú vị , xếp chúng theo thứ tự, chia chúng thành các khoảng thời gian và lập một kế hoạch , y như hồi tiểu học. Hãy xem có gì ở đây. Thứ hai 8g đến 9g: viết truyện. 9h đến 10h : nghĩ về tương lai. Không thành công lắm. Và vân vân... Thật ra, ngay từ lúc bắt đầu của kì nghỉ đầu tiên này, đã rất có hiệu quả với tôi. Hiệu quả gì ư? Tôi tiến gần hơn với thiết kế một lần nữa. Tôi vui chơi. Về tài chính, với cái nhìn lâu dài thì nó thật sự thành công. Vì chất lượng được cải tiến, chúng tôi có thể nâng giá cao hơn. Và có lẽ quan trọng hơn hết là cơ bản mọi thứ chúng tôi làm trong bảy năm sau kì nghỉ đầu tiên xuất phát từ những suy nghĩ trong một năm đó. Và tôi sẽ cho các bạn thấy một số dự án xuất phát trong 7 năm sau kì nghỉ đó. Một trong những suy nghĩ của tôi là sự giống nhau được đánh giá quá cao đến mức kinh ngạc. Ý tưởng mọi thứ đều phải giồng nhau như đúc chỉ thích hợp với rất rất ít công ty, và không phải cho tất cả những người khác. Chúng tôi được yêu cầu thiết kế logo cho Casa de Musica, trung tâm âm nhạc xây bởi Rem Koolhaas ở Porto, Bồ Đào Nha. Dù tôi muốn tạo một logo không dùng đến kiến trúc, nhưng tôi đã thất bại. Hầu hết bởi vì tôi nhận ra sự tồn tại của Rem Koolhaas với thành phố Porto nơi ông ta kể về sự kết khối của nhiều tầng lớp ý nghĩa. Tôi đã hiểu được điều này sau khi dịch bài phát biểu về kiến trúc ra tiếng anh đơn giản như thiết kế logo. Và tôi hiểu ra rằng chính tòa nhà là một logo. Do đó nó trở nên khá dễ. Chúng tôi đeo mặt nạ lên nó, nhìn nó sâu từ thềm nhà, kiểm tra tất cả các mặt, tây, bắc, nam, đông, trần, thềm. Tô màu chúng theo một cách riêng bằng cách nhờ một người bạn của tôi viết một phần mềm, gọi là Casa de Musica Logo Generator nối với máy scan. Bạn đưa hình ảnh vào đây, như thế này ảnh Beethoven. Và phần mềm này, trong một giây, sẽ cho bạn logo của Casa de Musica Beethoven. Khi bạn thực sự phải thiết kế một Beethoven poster, cái này sẽ rất tiện dụng bởi thông tin hình ảnh của logo và poster thực sự sẽ hoàn toàn giống nhau. Vì thế, nó lúc nào cũng thích hợp, về khái niệm, tất nhiên rồi. Nếu nhạc Zappa được biểu diễn, nó cũng sẽ có logo riêng. Hoặc Philip Glass , hoặc Lou Reed hoặc the Chemical Brothers tất cả ai biểu diễn ở đó đều có được Casa de Musica logo của họ. Tương tự cho chủ tịch và giám đốc âm nhạc, có những chân dung Casa de Musica xuất hiện trên danh thiếp của họ. Có một dàn giao hưởng hoành tráng sống trong chính toà nhà. Nó có một bản sắc trong suốt hơn. Cái xe họ dùng khi đi lưu diễn Hay một dàn giao hưởng đương đại nhỏ hơn, 12 người phối lại tên gọi của nó. Và một điều tiện lợi là bạn có thể chọn một loại logo và tạo một mẫu quảng cáo về nó. như tấm poster Donna Toney này, hoặc Chopin, hoặc Mozart, hoặc La Monte Young. Bạn có thể tạo một hình thể và tạo bản in cho nó . Bạn có thể cho nó nổi lên từ trong lớp da. Bạn có thể làm poster cho một sự kiện gia đìng treo trước nhà, hay cho một bữa tiệc dưới tầng hầm, hoặc một chương trình tivi hằng tuần hay cho một dịch vụ giáo dục. Điều thứ hai tôi nhận ra là từ trước đến giờ tôi hầu như làm những việc có liên quan hoặc sử dụng ngôn ngữ thiết kế cho mục đích quảng bá, điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng gì với tôi. Tôi không phản đối gì với việc buôn bán. Cha mẹ tôi đều là những nhà kinh doanh. Nhưng tôi cảm giác rằng tôi dành quá nhiều thời gian để học thứ ngôn ngữ này, tại sao tôi chỉ quảng bá nó? Phải có thứ gì khác. Và chuỗi tác phẩm này ra đời. Có một số các bạn có lẽ đã nhìn thấy nó. Tôi đã giới thiệu một số trong đó tại những TEDs trước đây, với tựa đề là "Things I've Learned In My Life So Far" Tôi sẽ chỉ giới thiệu hai tác phẩm tại đây. Đây là một bức tường toàn chuối với mức độ chín khác nhau vào ngày đầu của cuộc triễn lãm này tại New York. Nó ghi "Sự tự tin mang lại kết quả tốt." Một tuần sau nó trong thế này. Sau đó 2 tuần, ba tuần, bốn tuần, năm tuần. Và bạn thấy dòng chữ sự tự tin hầu như xuất hiện lại, nhưng không hẳn. Đây là một số ảnh người đến xem gửi cho tôi. (Tiếng cười) Và sau đó thành phố Amsterdam muốn chúng tôi làm gì đó với quảng trường của thành phố. Chúng tôi dùng những viên gạch làm ô kẻ cho tác phẩm của chúng tôi. Chúng tôi lấy 250.000 đồng xu từ ngân hàng trung ương, với màu đậm nhạt khác nhau. Chúng tôi có những đồng mới toanh sáng bóng, những đồng trung bình, những đồng rất cũ và tối. Và với sự giúp đỡ của 100 tình nguyện viên, trong vòng hơn một tuần, đã tạo nên một tác phẩm chữ ấn tượng ghi rằng "Nỗi ám ảnh làm cuộc đời tôi tệ hại hơn và công việc tôi tốt hơn." Và mục đích tất nhiên là để làm dòng chữ trở nên quí giá đến nỗi một người khán giả nào sẽ phân vân rằng "Mình có nên lấy càng nhiều tiền càng tốt? Hay mình nên để nguyên nó như thế này?" Khi chúng tôi tạo tác phẩm này trong suốt cả tuần, với rất nhiều tình nguyện viên, một số lượng đông những người lân cận bao quanh quảng trường đến rất gần nó và khá thích nó. Vì thế khi nó được hoàn tất, và đêm đầu tiên một gã đã đến với những bịch nylon lớn nhặt thật nhiều đồng xu đến mức mà hắn có thể vác đi, một trong những người sống gần đó đã gọi cảnh sát. Và cảnh sát Amsterdam với tất cả sự khôn ngoan của họ, đến , nhìn, và muốn bảo vệ tác phẩm nghệ thuật. Và họ quét nó rồi cho nó vào bảo quản tại sở cảnh sát. (Tiếng cườ) Bạn thấy họ quét chúng chứ. Chính cảnh sát đã vứt bỏ nó. Sau tám giờ đó là những gì còn sót lại của tác phẩm đó. (Tiếng cười) Chúng tôi cũng thực hiện một dự án lớn hơn tại Bali. Đó là một bộ phim về hạnh phúc. Và chúng tôi nhờ mấy chú lợn gần đó làm tựa đề cho chúng tôi. Chúng không đủ khéo léo cho lắm vì thế chúng tôi nhờ con ngỗng này làm lại mong nó bằng cách nào đó sẽ tạo một tác phẩm thanh lịch hơn. Và tôi nghĩ nó đã làm quá. Chỉ hơi quá trang hoàng. Phòng studio của tôi rất gần với vườn khỉ. Và những chú khỉ trong vườn khỉ đó trông thực sự khá vui vẻ. Vì thế tôi nhờ chúng làm lần nữa. Chúng đã làm rất tốt nhưng có một vài vấn đề về sự dễ đọc. Vì thế rõ ràng là bất cứ thứ gì bạn không tự mình làm thì sẽ không được làm đúng như ý. Bộ phim đó chúng tôi sẽ làm trong 2 năm tới. Vì thế sẽ còn phải mất thời gian. Dĩ nhiên bạn có thể nghĩ rằng làm một bộ phim về niềm hạnh phúc có vẻ không đáng, thì bạn lúc nào cũng có thể đến và xem người đàn ông này. Đoạn phim: (Tiếng cười) Và tôi hạnh phúc vì tôi sống Tôi hạnh phúc vì tôi sống. Tôi hạnh phúc vì tôi sống. Stefan Sagmeister : Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi rất vui được ở đây hôm nay, bởi tôi chuẩn bị trình bày một sản phẩm nóng hổi vừa mới ra khỏi phòng thí nghiệm, và quý vị sẽ là một trong những người đầu tiên được nhìn nó tận mắt, bởi vì tôi nghĩ nó sẽ thực sự thay đổi cách chúng ta tương tác với máy móc từ giờ phút này. Đây là một bàn chiếu hậu, tầm 36 inch, và đi cùng với nó là một thiết bị cảm ứng đa chạm. Những thiết bị cảm ứng thông thường mà các bạn thấy ở ki-ốt hoặc bảng trắng tương tác, chỉ có thể lưu 1 điểm 1 lúc. Sản phẩm này cho phép bạn ghi lại nhiều điểm cùng lúc. Tôi có thể dùng cả 2 tay. Tôi có thể tạo ra dây cung đàn, tôi có thể dùng cả 10 ngón tay nếu tôi muốn. Bạn thấy đấy, như vậy. Cảm ứng đa chạm không phải là một phát kiến mới. 1 số nhà sáng chế như Bill Buxton đã nghĩ ra nó từ những năm 80. Tuy vậy, cách tôi xây dựng khiến nó có độ phân giải cao, giá rẻ, và có lẽ quan trọng nhất, có thể sản xuất hàng loạt. Bởi vậy, sản phẩm này không phải quá thú vị về mặt công nghệ ngoài khả năng phổ cập rộng rãi của nó. Điều thực sự thú vị ở đây là những thứ mà bạn có thể làm với nó, và các loại giao diện mà bạn có thể xây dựng trên nó. Hãy xem. Ví dụ, đây là một ứng dụng đèn lava. Các bạn có thể thấy Tôi có thể dùng tay xoắn những mảng này lại và gom chúng lại với nhau. Tôi có thể tạo nhiệt ở đây, tôi có thể tách rời chúng ra với 2 ngón tay. Cách dùng hoàn toàn dễ hiểu, không cần hướng dẫn sử dụng. Giao diện tự biến mất. Bắt đầu từ 1 ứng dụng bảo vệ màn hình mà Llysa Rosenberg, 1 cử nhân tiến sĩ trong phòng thí nghiệm tạo ra, sản phẩm này thực sự bộc lộ rõ tiềm năng ở đây. Điều tuyệt vời về thiệt bị cảm ứng đa chạm này là Tôi có thể dùng nhiều ngón tay cùng lúc, và đa chạm cũng đồng nghĩa với đa người dùng. Nên Chris có thể tương tác với 1 phần khác của Lava, trong khi tôi dùng nó ở đây. Nó như là một công cụ điêu khắc vậy, tôi có thể nung nóng, thay đổi hình dạng, làm nguội và đông cứng nó lại thành 1 trạng thái mới. Google nên có 1 thứ kiểu như này trong hành lang. (Cười) Tôi sẽ cho các bạn xem -- một ví dụ cụ thể hơn, sau khi tải xong. Đây là một ứng dụng hộp chứa ảnh. Tôi có thể dùng cả 2 bàn tay mình để sắp xếp và dịch chuyển các bức ảnh. Tuyệt hơn, tôi có thể dùng 2 ngón tay của mình để phóng to nó một cách dễ dàng. Tôi có thể phóng toàn cảnh, thu nhỏ và xoay chuyển ảnh không khó khăn gì, với 2 bàn tay, hoặc là chỉ với 2 ngón tay cùng lúc. Tôi cũng có thể làm những điều tương tự với nền, phóng to nền ra, cùng lúc trong khi tôi kéo ảnh này xuống, và chọn 1 ảnh khác, kéo nó ra như thế này. Một lần nữa, giao diện dường như biến mất. Không cần hướng dẫn. Mọi bước đúng như bạn nghĩ, đặc biệt là nếu bạn chưa từng dùng máy tính trước đây. Khi mà có những sáng kiến như là máy tính $100, tôi hơi nghi ngờ ý tưởng rằng ta sẽ giới thiệu với những đứa trẻ tương tác với máy tính qua giao diện bấm và chỏ chuột thông thường. Đây là cách mà tôi thực sự nghĩ chúng ta nên tương tác với máy móc từ giờ trở đi. (Vỗ tay) Tất nhiên, tôi vẫn có thể dùng bàn phím. Mở nó ra, đặt nó ở đây. Đây rõ ràng là một bàn phím thông thường, nhưng tôi có thể chỉnh kích thước và khiến nó vừa về tay tôi. Và điều này rất quan trọng, bởi không có lý do gì mà vào thời đại này chúng ta phải chấp nhận theo 1 công cụ cứng nhắc. Điều đó dẫn tới thứ không mong muốn, như RSI (đau căng cơ thường xuyên). Chúng ta có quá nhiều công nghệ ngày nay và công nghệ phải phục vụ theo chúng ta. Khó có thể cải thiện cách chúng ta tương tác với các giao diện từ giờ. Bàn phím này có lẽ là hướng đi không đúng. Tưởng tượng rằng, trong tương lai, khi 1 công nghệ mới được phát triển, bàn phím tự động dịch chuyển khi tay di chuyển, và dự đoán thông mình phím nào bạn sẽ lướt qua với tay mình. Chẳng phải tuyệt sao? Khán giả: Anh làm ở đâu? Jeff Han: Tôi là 1 nhà nghiên cứu ở trường đại học New York. Đây là 1 loại ứng dụng khác. Tôi có thể tạo ra vô số quả cầu nhạy này. chúng ghi lại điểm tôi chạm. Tất nhiên tôi có thể dùng tay làm vậy. Chúng rất nhạy với áp lực. Điều tuyệt vời là, tôi có thể dùng động tác với 2 ngón tay để phóng to nhanh chóng mà không cần tới 1 công cụ tay nào khác hay 1 kính phóng đại, bạn có thể liên tiếp tạo ra nhiều thứ ở mọi kích thước khác nhau cùng 1 lúc. Tôi có thể tạo ra cái lớn thế này, và ngay lập tức quay lại vị trí bàn đầu và tạo cái nhỏ hơn thế. Công nghệ này rất quan trọng khi chúng ta ứng dụng những thứ như minh họa dữ liệu. Ví dụ, trong bài nói của Hans Rosling, ông nhấn mạnh 1 điều mà tôi cũng nghĩ đến trong rất nhiều năm: chúng ta có rất nhiều dữ liệu, nhưng vì lý do nào đó, chúng chỉ ở nguyên đó. Chúng ta không thực sự dùng đến chúng. Và một trong những lý do là vì chúng ta phải dùng đến những công cụ về đồ thị và minh họa phức tạp, đồng thời một lý do lớn nữa là, chúng cần phải có những giao diện tốt hơn, để có thể tải những thể loại dữ liệu phức tạp, trong khi vẫn cần phải có bức tranh tổng thể. Để tôi giới thiệu cho các bạn 1 ứng dụng khác, tên gọi WorldWind của NASA. Gần giống với ứng dụng Google Earth; đây là 1 phiên bản phổ mã nguồn mở. Có những chế độ cho phép chúng ta tải những dữ liệu khác nhau NASA thu thập được trong nhiều năm. Nhưng như các bạn thấy, tôi có thể dùng lại động tác với 2 ngón tay để di xuống và đi sâu vào dễ dàng. Không có 1 giao diện nào hết. Thật sự nó cho phép bắt cứ ai có thể đi vào - và nó làm chính xác những gì bạn muốn, thấy đó? Không có 1 giao diện nào. Giao diện tự động biến mất. Tôi có thể thay đổi giao diện dữ liệu. Đó là điều rất tuyệt về ứng dụng này. Vậy đó. NASA rất hay. Họ có những hình ảnh siêu quang phổ như vậy với màu tự động để miêu tả hệ thống thực vật. Và hãy trở lại. Điều tuyệt vời về ứng dụng bản đồ là -- nó không phải là 2 chiều mà là 3 chiều. Vậy, với giao diện đa chạm, bạn có thể xoay chuyển màn hình như vậy, nó không chỉ là việc phóng và di chuyển của 2 chiều thông thường. Động tác này chỉ là dùng 2 ngón tay -- để định vị trục của nó -- và bắt đầu xoanh lên và xuống như thế này. Đây là phát triển mới chúng tôi vừa nghĩ ra trong phòng thí nghiệm, có lẽ vẫn chưa phải là chuẩn hoàn toàn nhưng đây quả là những điều rất thú vị về giao diện này. Chơi với nó cũng rất hay nữa. (Cười) Đây là thứ cuối cùng tôi muốn trình bày -- tôi chắc là chúng ta có thể nghĩ tới rất nhiều ứng dụng giải trí tạo ra được từ công nghệ này. Nhưng tôi quan tâm hơn đến những ứng dụng sáng tạo mà nó có thể tạo ra. Đây là một ứng dụng đơn giản -- tôi có thể vẽ một đường cong. Và khi tôi khép nó lại, nó trở thành 1 nhận vật. Nhưng điều độc đáo là tôi có thể thêm những điểm điều khiển và có thể điều khiển nó với cả 2 ngón tay cùng lúc. Các bạn có thể thấy. Nó giống như là việc điều khiển rối, tôi có thể dùng hết ngón tay của mình để vẽ và sáng tạo Và nó cần rất nhiều toán học phức tạp để có thể điều khiển con rối và làm đúng những gì ta muốn. Ý tôi là, cái kỹ thuật để diều khiển con rối này, với nhiều điểm điều khiển, thực sự là cả 1 nghệ thuật và nó chỉ vừa mới ra mắt tại Siggraph năm trước, nhưng đó là 1 ví dụ về thể loại nghiên cứu mà tôi thực sự đam mê: dùng sức mạnh tính toán để ứng dụng tạo ra những thứ hay ho, dễ hiểu và tự nhiên, chính xác những gì bạn cần. Nghiên cứu về giao diện đa chạm đang phát triển rất mạnh tại HCI. Tôi không phải người duy nhất, có rất nhiều người đang nghiên cứu nó. Loại công nghệ này sẽ khuyến khích nhiều người hơn nữa nghiên cứu nó và tôi rất hy vọng sẽ được gặp tất cả các bạn trong những ngày tới để xem công nghệ này có thể ứng dụng thể nào trong các lĩnh vực của các bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Làm thế nào để nuôi sống một thành phố? Đó là một trong những câu hỏi lớn nhất của thời đại này. Nhưng chúng ta hiếm khi nghĩ đến. Khi chúng ta vào một cửa hàng hoặc một nhà hàng, hoặc vào phòng giải lao ở trường quay này trong khoảng một giờ nữa, chúng ta nghĩ rằng hiển nhiên sẽ có đồ ăn hiện ra một cách diệu kỳ. Nhưng khi bạn nghĩ rằng hàng ngày để nuôi sống một thành phố lớn như London thì cần đủ đồ ăn được sản xuất, vận chuyển, mua và bán, nấu nướng, ăn, đào thải, và tương tự đối với mọi thành phố khác trên trái đất, thật quá tốt nếu tất cả các thành phố đều đủ ăn. Chúng ta sống trong một thế giới như thế này đây, như thể đây là điều tự nhiên nhất, mà quên mất rằng chúng ta là động vật, và chúng ta cần ăn, chúng ta thật ra phải dựa vào thế giới tự nhiên như tổ tiên của chúng ta. Và khi chúng ta chuyển vào thành thị càng nhiều, thì càng nhiều phần thế giới tự nhiên bị chuyển thành những phong cảnh lạ như bức ảnh sau lưng tôi đây, đó là cánh đồng đỗ tương ở Mata Grosso, Brazil, để nuôi chúng ta. Đây là những phong cảnh lạ. Chỉ một vài người trong chúng ta được thấy. Và hơn nữa, những phong cảnh này không chỉ nuôi sống chúng ta. Khi con người ngày càng chuyển nhiều vào thành thị, chúng ta càng ăn nhiều thịt, vì vậy một phần ba số ngũ cốc giờ được dùng để nuôi các con vật hơn là con người chúng ta. Và theo đó, cần số ngũ cốc nhiều gấp ba lần – thật ra là mười lần – để nuôi sống một người, nếu số ngũ cốc đó được chuyển hoá qua một con vật trước, đó không phải là cách hiệu quả. Và đó cũng là vấn đề đang gia tăng. Đến năm 2050, ước tính số người ở thành thị sẽ tăng gấp đôi. Và tương tự số lượng thịt tiêu dùng hàng ngày cũng tăng gấp đôi. Thịt và chủ nghĩa thành thị đang cùng nhau gia tăng. Điều đó đang đặt ra một vấn đề to lớn. Đến năm 2050 sẽ có sáu tỷ động vật ăn thịt. Đó là vấn đề lớn. Và thực tế, nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy, thì nó sẽ trở thành vấn đề gần như không có khả năng giải quyết. 19 triệu hec-ta rừng mưa nhiệt đới bị phá huỷ hàng năm để làm đất canh tác. Cùng lúc đó, chúng ta đang mất một diện tích đất canh tác tương đương do nhiễm mặn và xói mòn. Chúng ta cũng rất cần các nhiên liệu dự trữ. Cần khoảng 10 ca-lo để sản sinh ra một ca-lo trong thực phẩm tiêu dùng ở phương Tây. Và mặc dầu có loại thực phẩm được sản xuất với giá rất cao nhưng chúng ta cũng không thực sự đánh giá được chúng. Một nửa số thực phẩm ở Hoa Kỳ đang bị vứt đi. kết cục là chúng ta thậm chí còn không kiểm soát đúng cách việc nuôi sống cả hành tinh. Một tỷ người béo phì, trong khi có hơn một tỷ người chết đói. Những điều trên chẳng mang nhiều ý nghĩa lắm. Và khi bạn nghĩ rằng 80 phần trăm thương mại thực phẩm toàn cầu hiện nay chỉ do năm tập đoàn đa quốc gia kiểm soát, đó là một bức tranh u tối. Khi chúng ta chuyển ra thành thị, cả thế giới cũng theo chế độ ăn theo phương Tây. Và nếu nhìn vào tương lai thì chế độ ăn đó không duy trì được. Vậy, bằng cách nào chúng ta có ngày hôm nay? Và quan trọng hơn, chúng ta sẽ làm thế nào với điều này? À, trả lời câu hỏi dễ hơn trước, tôi cho rằng, 10,000 năm trước là khởi đầu của quá trình này, ở vùng Cận Đông cổ đại, còn được biết đến là vùng Trăng lưỡi liềm (Fertile Crescent). Gọi như vậy vì bạn có thể thấy nó có hình trăng lưỡi liềm, và cũng màu mỡ. Ở đây, khoảng 10,000 năm trước, đã có hai phát minh lớn, đó là nông nghiệp và thành thị, phát triển mạnh mẽ ở cùng một nơi, cùng một thời điểm. Đây không phải là ngẫu nhiên. Bởi nông nghiệp và các thành phố gắn bó với nhau, cần nhau. Bởi vì tổ tiên chúng ta đã lần đầu tiên phát hiện ra ngũ cốc, tạo ra nguồn thực phẩm đủ lớn và ổn định để hỗ trợ các khu định cư dài hạn. Và nếu chúng ta tìm hiểu về các khu định cư này, chúng ta sẽ thấy chúng rất nhỏ gọn. Các khu này được bao quanh bởi các cánh đồng, và do các khu đền lớn chi phối, giống như khu định cư này, ở Ur. Thực tế, nó là các trung tâm phân phối thực phẩm tập trung và có ý nghĩa tinh thần, bởi các ngôi đền tổ chức thu hoạch, tập hợp ngũ cốc, dâng lên cho các vị thần, và sau đó phân chia những gì mà các vị thần không ăn cho người dân. Vậy, có thể nói, toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các thành thị này do ngũ cốc và mùa màng, những thứ nuôi sống họ, chi phối. Và, đó là thực tế ở mọi thành thị cổ đại. Nhưng tất nhiên không phải tất cả đều nhỏ như vậy. Thành phố Rome nổi tiếng có khoảng một triệu dân vào thế kỷ đầu sau công nguyên. Vậy một thành phố như thế đã tự nuôi sống mình bằng cách nào? Câu trả lời nằm ở cái tôi gọi là “dặm thực phẩm cổ đại.” Về cơ bản, Rome giáp biển, điều này giúp thành phố này nhập khẩu thực phẩm từ các nơi rất xa. Đây là cách duy nhất trong thế giới cổ đại, bởi rất khó để vận chuyển thực phẩm bằng đường bộ gồ ghề. Và tất nhiên, thực phẩm hết rất nhanh. Vì thế, Rome đã tạo ra chiến tranh ở các nơi như Carthage và Ai Cập nhằm đặt chân vào kho dự trữ ngũ cốc của những nơi này. Và thực tế, có thể nói sự bành trướng của Đế chế này thực sự là một kiểu dạo chơi mua sắm quân sự kéo dài và tốn kém, thực vậy. (Cười) Thực tế -- tôi yêu thực tế, tôi phải nhắc đến điều này: trong một giai đoạn, Rome [đã nhập khẩu hàu từ Anh]. Tôi nghĩ đó là một điều khác thường. Vì vậy, Rome hình thành vùng nội địa của mình thông qua khẩu vị. Nhưng thú vị là điều tương tự cũng đã xảy ra trong thế giới tiền công nghiệp. Nếu nhìn bản đồ London vào thế kỷ 17, chúng ta có thể thấy ngũ cốc của thành phố này bắt nguồn từ sông Thames, dọc theo đáy của bản đồ này. Vì vậy thị trường ngũ cốc nằm ở phía nam thành phố. Và đường giao thông kéo dài từ đó đến Cheapside, đó là thị trường chính, và cũng là thị trường ngũ cốc. Và nếu bạn nhìn vào tên của một trong những con phố đó, Bread Street, bạn có thể thấy chuyện gì đang diễn ra cách đây 300 năm. Và cũng tương tự với cá. Cá cũng tới từ sông, tất nhiên. Tương tự vậy. Và dĩ nhiên Billingsgate là chợ cá nổi tiếng của London, hoạt động ở đây cho tới giữa thập kỷ 80. Đây là điều thực sự khác thường, khi bạn nghĩ về điều này. Mọi người khác đang đi qua đi lại với những chiếc điện thoại di động trông như cục gạch, và, kiểu như những con cá bốc mùi đang nằm dưới cảng. Đây là một điểm khác về thực phẩm trong các thành thị: khi đã xuất hiện trong thành phố, thì chúng thường hiếm khi di chuyển. Nhưng với thịt thì lại khác, bởi tất nhiên, động vật có thể đi lạc vào thành phố. Phần lớn thịt động vật của London tới từ vùng tây bắc, từ Scotland và xứ Wales. Vì thế, thịt cũng được đưa tới London ở phía tây bắc. Đó là lý do tại sao Smithfield, chợ thịt rất nổi tiếng của London, lại đặt ở đó. Gia cầm thì được vận chuyển từ East Anglia, vân vân, tới vùng đông bắc. Tôi cảm giác như mình là người dự báo thời tiết khi nói những điều này. Và vì thế những chú chim bay tới đây với đôi chân được bọc trong những đôi giày vải nhỏ. Khi chúng tới cực đông của Cheapside, thì bị bán tại đây. Đây là lý do tại sao chúng được gọi là gia cầm. Trên thực tế, nếu bạn nhìn vào bản đồ của bất cứ thành phố nào được xây dựng trước kỷ nguyên công nghiệp, bạn đều có thể lần theo dấu vết thực phẩm nhập vào thành phố đó. Bạn có thể thấy thành phố này được hình thành thế nào, thông qua thực phẩm, bằng cách đọc tên các con phố. Phố Ngày thứ Sáu, trước đây là nơi bạn sẽ tới để mua cá vào ngày thứ Sáu. Nhưng bạn cũng phải tưởng tượng cảnh con phố này đầy thực phẩm. Bởi những con phố và các nơi công cộng chỉ là những nơi người ta mua và bán thực phẩm. Và nếu nhìn vào hình ảnh của Smithfield vào năm 1830, bạn sẽ thấy rằng thật khó để sống trong một thành phố như thế này mà không biết thức ăn của bạn tới từ đâu. Trên thực tế, nếu bạn đang ăn bữa trưa ngày Chủ nhật, thì trước đó ba ngày, bên ngoài cái cửa sổ bạn đang ngồi, có tiếng bò rống hay tiếng bê kêu. Vì vậy đây hiển nhiên là một thành phố hữu cơ, một phần của một vòng quay hữu cơ. Và 10 năm sau đó, mọi thứ đã thay đổi. Đây là hình ảnh của đường sắt Great Western năm 1840. Như bạn thấy đấy, một số hành khách đi tàu đầu tiên chính là lợn và cừu. Vì thế, đột nhiên, những con vật này không còn phải đi bộ vào chợ nữa. Người ta giết thịt chúng ở nơi chúng ta không thấy và không biết, nơi nào đó ở nông thôn. Và chúng được chở vào thành phố bằng tàu hỏa. Điều này làm thay đổi mọi thứ. Ban đầu, lần đầu tiên việc này giúp các thành phố mọc lên, với mọi kích cỡ, hình thù, ở mọi nơi. Các thành phố thường bị giới hạn bởi địa hình: họ thường phải chở thực phẩm bằng những phương tiện vật chất rất khó khăn. Rồi đột nhiên, chúng được giải phóng khỏi những khó khăn đó. Như bạn có thể thấy trên các bản đồ London, trong 90 năm sau khi có tàu hỏa, thành phố này phát triển từ một điểm nhỏ, với việc ăn uống thật dễ dàng nhờ những con vật tới đây bằng đường bộ, vân vân, thành một thành phố lớn, đến mức rất rất khó để nuôi sống bất cứ ai chỉ đi bộ, dù đó là động vật hay con người. Và tất nhiên đó chỉ là khởi đầu. Sau tàu hỏa, ô tô xuất hiện. Điều này thực sự đánh dấu chấm hết cho quá trình trên. Đó là bước cuối cùng giải thoát thành phố khỏi tất cả các mối quan hệ hiển nhiên với thiên nhiên. Và đây là loại thành phố không mùi, không hỗn độn, và tất nhiên là không người. Bởi không ai dám mơ tưởng đến việc đi dạo trong phong cảnh thế này. Trên thực tế, điều họ làm để có thực phẩm là lên ô tô, lái tới một cái hộp nào đó ở ngoại ô, và quay về với số hàng hóa tiêu thụ được trong cả tuần, và tự hỏi phải làm cái quái gì với chúng. Và đây thực sự là thời khắc mà mối quan hệ của chúng ta với cả các thành phố và thực phẩm thay đổi hoàn toàn. Ở đây chúng ta có thực phẩm -- thứ từng là trung tâm, là cốt lõi xã hội của thành thị -- ở bề ngoài. Mua và bán thực phẩm từng là một hoạt động xã hội. Giờ thì khác. Trước đây, ta thường nấu nướng; giờ ta chỉ cho nước, hoặc một ít trứng nếu như bạn đang làm bánh hoặc gì đó. Chúng ta không ngửi để xem có ăn được không. Chúng ta chỉ đọc nhãn mác phía sau vỏ. Ta không đánh giá thực phẩm. Ta không tin tưởng chúng. Vì thế thay vì tin tưởng, chúng ta sợ thực phẩm. Và thay vì đánh giá, chúng ta quăng chúng đi. Một trong những điều mỉa mai lớn của hệ thống thực phẩm hiện đại đó là họ đang làm điều đã hứa khiến điều dễ dàng trở nên khó khăn hơn. Bằng cách xây dựng các thành phố ở bất cứ nơi nào, họ thực sự đã ngăn cách chúng ta khỏi mối quan hệ quan trọng nhất, đó là mối quan hệ với thiên nhiên. Và họ cũng làm ta phụ thuộc vào các hệ thống mà chỉ có họ mới cung cấp được, những hệ thống, như chúng ta đã thấy là không bền vững. Vậy chúng ta sẽ làm gì với điều đó? Đó không phải là một câu hỏi mới mẻ. Đó là câu hỏi mà Thomas More đã tự hỏi 500 năm trước. Đây là trang bìa cuốn sách của ông - “Không tưởng”. Và đó là loạt chuyện về các thành quốc bán độc lập, đó là chuyến đi một ngày từ nơi mọi người đang làm đồng, trồng rau trong vườn sau, và ăn các bữa ăn làng xã với nhau, vân vân. Tôi nghĩ bạn có thể cãi lại rằng thực phẩm là nguyên tắc chủ đạo cơ bản của Không tưởng. Mặc dầu More không bao giờ đóng khuôn cuốn sách này như vậy. Và đây là một tầm nhìn “Không tưởng” khác rất nổi tiếng, của Ebenezer Howard, “Thành phố Vườn”. Ý tưởng tương tự. Loạt bản vẽ về các thành quốc bán độc lập. Các điểm thành thị nhỏ có đất trồng trọt bao quanh, liên kết với các thành thị khác bởi đường ray. Và thực phẩm lại là nguyên tắc chủ đạo ở đây. Nó góp phần tạo nên, nhưng lại không có ảnh hưởng gì đối với tầm nhìn của Howard. Và vấn đề là ý tưởng này là không thực hiện được, bởi chúng là “Không tưởng”. Không tưởng thực ra là một từ mà Thomas More sử dụng có dụng ý. Đó không phải là một cách nói đùa. Vì nó có gốc kép từ tiếng Hy Lạp. Nó vừa có nghĩa là một nơi tốt, vừa có nghĩa là không nơi nào cả. Bởi đó là một lý tưởng. Đó là điều tưởng tượng, không thể xảy ra. Và theo tôi, là một công cụ khái niệm để nghĩ về vấn đề sâu xa của nơi cư ngụ của con người, thì nó không có tác dụng mấy. Vì vậy, tôi tiếp cận một công cụ tương tự, Vì vậy, tôi tiếp cận một công cụ tương tự, “sitos” là thực phẩm, và “topos” là nơi chốn. Tôi tin rằng ta đang sống ở Sitopia rồi. Chúng ta sống trong một thế giới do thực phẩm định hình, và nếu ta nhận ra rằng, có thể sử dụng thực phẩm như một công cụ thực sự quyền năng -- một công cụ khái niệm, công cụ thiết kế, để định hình thế giới khác đi. Vậy nếu chúng ta có thể làm được điều đó, thì Sitopia trông sẽ thế nào? Vâng, tôi nghĩ là nó sẽ hơi giống thế này. Tôi phải sử dụng bức ảnh này. Hãy nhìn vào mặt của chú chó. Nhưng dù sao, đây là -- (cười) thực phẩm, tại trung tâm của cuộc sống, trung tâm của cuộc sống gia đình, đang được bày ra, thưởng thức, mọi người dành thời gian cho chúng. Đó đáng lẽ là chỗ của thực phẩm trong xã hội của chúng ta. Nhưng bạn không thể nhìn thấy cảnh này trừ khi ta có những con người này. Đây cũng có thể là đàn ông. Là người nghĩ về đồ ăn, nghĩ về phía trước, đặt kế hoạch, người có thể nhìn chằm chằm vào một đống rau quả và nhận ra từng loại. Chúng ta cần họ. Chúng ta là một phần của mạng lưới. Bởi thiếu những người này, chúng ta không thể có những nơi như thế. Ở đây, tôi chọn bức ảnh này vì đó là ảnh một người đàn ông đang mua rau quả. Nhưng các mạng lưới, chợ, là nơi thực phẩm tăng trưởng tại địa phương. Đó là điều thông thường, mới mẻ. Đó là một phần đời sống xã hội của thành phố. Vì thiếu điều đó, bạn không thể có những nơi thế này, thực phẩm lớn lên tại địa phương và cũng là một phần của phong cảnh, và không chỉ là mặt hàng zero-sum, kết thúc ở một lỗ hổng địa ngục nào đó. Cảnh đàn bò, đống đất đang bốc hơi. Về cơ bản điều này đang kéo toàn bộ mọi thứ lại gần nhau. Và đây là một dự án cộng đồng ở Toronto gần đây tôi đã tới thăm. Đó là một nhà kính, nơi người ta dạy trẻ em mọi điều về thực phẩm và để lũ trẻ tự trồng thức ăn của chúng. Đây là một cây tên là Kevin, hoặc có thể là một cái cây thuộc về đứa trẻ tên Kevin. Tôi không biết. Nhưng dù sao, những dự án kiểu này, cố gắng tái kết nối chúng ta với thiên nhiên, là rất quan trọng. Vì vậy, với tôi, Sitopia thực sự chỉ là cách nhìn. Điều cơ bản là nhận ra rằng Sitopia đã tồn tại ở khắp nơi rồi. Vấn đề mấu chốt là kết hợp chúng lại, để sử dụng thực phẩm như một cách nhìn. Và nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ không còn coi các thành phố như những điểm không năng suất nữa. Ta sẽ nhìn họ giống thế này hơn, Ta sẽ nhìn chúng giống thế này hơn, trong đó họ là một phần tất yếu, kết nối cộng sinh. Nhưng tất nhiên đó cũng không phải là một hình ảnh tuyệt vời. Bởi chúng ta phải ngừng sản xuất thực phẩm theo cách cũ. Chúng ta cần nghĩ nhiều hơn về permaculture (văn hóa tiếp biến). Đây là lý do tôi nghĩ hình ảnh này chỉ là tổng kết lại những việc chúng ta cần phải làm. Đó là việc tái khái niệm hóa cách thực phẩm định hình cuộc sống của chúng ta. Hình ảnh thích hợp nhất mà tôi biết về điều này là từ 650 năm trước. Đây là tác phẩm “Chuyện ngụ ngôn về Chính phủ tốt” của Ambrogio Lorenzetti. Tác phẩm này viết về mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Tôi nghĩ thông điệp rất rõ ràng. Nếu thành thị chăm lo cho nông thôn, thì nông thôn cũng sẽ chăm nom thành thị. Và tôi muốn chúng ta đặt câu hỏi bức vẽ của Ambrogio Lorenzetti sẽ thế nào nếu ông ta vẽ vào ngày hôm nay. Câu chuyện ngụ ngôn về chính phủ tốt sẽ trông thế nào trong thời đại này? Bởi theo tôi đó là một câu hỏi cấp thiết, là câu hỏi chúng ta phải đặt ra, và phải bắt đầu trả lời. Chúng ta biết, chúng ta chính là thực phẩm. Và ta cần chấp nhận rằng thế giới cũng là thực phẩm. Nhưng nếu chúng ta nắm bắt được ý tưởng đó, chúng ta có thể sử dụng thực phẩm như một công cụ thực sự quyền năng để định hình thế giới tốt hơn. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chủ đề khiến chúng ta thực sự ở đây để nói về, đó là "như thế nào." Vâng, chính xác là chúng ta làm thế nào để tạo ra nó thế giới bị vỡ vụn, đại loại thế, đổi mới ư? Bây giờ, tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện ngắn. Chúng ta sẽ quay lại hơn một năm về trước. Thực sự, đó là ngày, tôi rất tò mò muốn biết liệu có ai trong số các bạn biết điều gì đã xảy ra trong ngày trọng đại này không? Đó là ngày 3 tháng 2 năm 2008. Có ai nhớ điều gì đã xảy ra không, Ngày 3 tháng 2 năm 2008? Super Bowl. Tôi đã nghe ở đằng này. Đó là ngày của giải Super Bowl. Và nguyên nhân làm cho ngày này trở nên quan trọng đến vậy cũng chính là điều mà đồng nghiệp của tôi, John King và Halee Fischer-Wring, và tôi nhận thấy được bắt đầu phỏng vấn các bên của giải Super Bowl, với chúng tôi dường như là trên khắp nước Mỹ, gần như là vậy, hội đồng "bộ lạc" đã tụ họp. Và họ đã thảo luận những vấn đề đặc biệt quan trọng tầm cỡ quốc gia. Giống như "Bạn có thích quảng cáo của bia Budweiser?" và, "Bạn có thích món nachos không?" và, "Ai sẽ giành chiến thắng?" Nhưng họ cũng bàn về ứng cử viên nào họ sẽ ủng hộ. Và nếu bạn quay trở về ngày 3 tháng 2, thời điểm đó có vẻ như là Hilary Clinton sẽ nhận được sự tiến cử từ Đảng dân chủ. Và thậm chí một số người bỏ phiếu còn cho rằng bà ấy sẽ giành chiến thắng trên mọi mặt trận. Nhưng khi chúng ta nói chuyện với nhiều người, thì rõ ràng là hiệu ứng cái phễu đang xảy ra ở những "bộ lạc" này trên khắp nước Mỹ. Vậy "bộ lạc" là gì? "Bộ lạc" là một nhóm khoảng 20 người -- phần nào nhiều hơn một đội -- 20 đến khoảng 150 người. Và chính trong phạm vi những bộ lạc này mà tất cả các công việc của chúng ta được hoàn thành. Nhưng không chỉ là công việc. Chính trong phạm vi những bộ lạc này mà xã hội được xây dựng nên, và những sự kiện quan trọng xảy đến . Và khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu những người, tạm gọi là, những người đại diện từ những hội đồng bộ lạc khác nhau [mà chúng tôi] đã gặp, và cũng được biết đến như "các bên của giải Super Bowl", chúng tôi đã gửi bức email sau đến 40 ban biên tập báo vào ngày hôm sau. Ngày 4 tháng 2, chúng tôi đã đăng nó lên website. Đó là ngày trước ngày Siêu Thứ Ba Chúng tôi nói, "Bộ lạc mà chúng ta thuộc về nói rằng Obama sẽ thắng." Giờ đây, nguyên nhân khiến chúng tôi biết được điều đó là bởi vì chúng tôi đã bỏ ra 10 năm trước đó nghiên cứu các bộ lạc, nghiên cứu những đội nhóm mà sự có mặt và hoạt động của chúng là những điều rất đỗi tự nhiên . Tất cả các bạn đều là thành viên của những bộ lạc. Khi tản bộ vào giờ nghỉ, nhiều người trong số các bạn đã gặp những thành viên trong bộ lạc của mình. Và bạn nói chuyện với họ. Và nhiều người trong số các bạn đang làm những điều mà, những nhà lãnh đạo vĩ đại, đại loại vậy, của những bộ lạc sẽ làm, đó là tìm ra một người nào đó , một thành viên của bộ lạc, và tìm ra một người khác, thành viên của một bộ lạc khác, và giới thiệu họ với nhau. Trên thực tế, đó là điều mà những người lãnh đạo xuất chúng thường làm. Và đây chính là gốc rễ của vấn đề. Nếu bạn tập trung vào một nhóm giống như thế này -- điều này xảy ra như trò USC -- và khi bạn phóng to với một trong những máy ảnh siêu vệ tinh và phóng đại lên để bạn có thể thấy được những cá thể người, bạn sẽ nhìn thấy rằng thực tế đó không phải là một đám đông đơn lẻ, giống như đây không phải là một đám đông đơn lẻ, nhưng bạn sẽ thấy rằng những bộ lạc này đang đi cùng với nhau. Và trông từ xa thì đó có vẻ là một nhóm riêng lẻ. Và người ta hình thành nên các bộ lạc. Luôn luôn như vậy. Sẽ luôn luôn như vậy. Giống như cá thì bơi và chim thì bay, con người hình thành nên các bộ lạc. Đó chính là những gì chúng ta làm. Nhưng đây là sự cản trở. Không phải tất cả các bộ lạc đều giống nhau, và điều tạo nên sự khác biệt chính là văn hóa. Bây giờ là điểm mấu chốt của vấn đề. Tất cả các bạn đều là thành viên của các bộ lạc. Nếu bạn có thể tìm được cách để dẫn dắt bộ lạc của mình và thúc đẩy họ tiến lên phía trước, theo những giai đoạn phát triển bộ lạc này cho đến cái mà chúng ta gọi là Giai đoạn thứ Năm, nằm trên đỉnh của sự phát triển. Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu với cái mà chúng ta gọi là Giai đoạn thứ Nhất. Bây giờ, đây là bước thấp nhất. Bạn không muốn nó. Đúng không? Đây là một hình ảnh khá nhạy cảm để trình chiếu trên màn hình Nhưng đó là cái mà tôi nghĩ chúng ta cần học hỏi từ nó. Giai đoạn thứ Nhất tạo ra con người những người làm ra những việc kinh khủng. Đây là đứa trẻ đã xả súng vào Virginia Tech. Giai đoạn thứ Nhất là một nhóm nơi con người cắt đứt một cách có hệ thống các mối quan hệ có được từ những bộ lạc chúc năng, và sau đó tập trung lại với nhau với những người có cùng suy nghĩ với mình. Giai đoạn thứ Nhất, theo đúng nghĩa đen, là văn hóa của các băng đảng và đó là văn hóa của các nhà tù. Bây giờ, lại một lần nữa, chúng ta thường không phải đối mặt với Giai đoạn thứ Nhất . Và tôi muốn nhấn mạnh rằng là những thành viên của một xã hội, chúng ta cần [phải làm điều đó]. Nó chỉ không đơn giản là loại bỏ bớt ai đấy. Hãy chuyển sang Giai đoạn thứ Hai. Bây giờ, Giai đoạn thứ Nhất, bạn sẽ chú ý thấy, nói rằng, kiểu như "Đời chán thật." Cho nên, trong một quyển sách mà Steve đã đề cập đến, , vừa mới được xuất bản, với tên gọi "Ba quy luật của sự thể hiện," đồng nghiệp của tôi, Steven Zaffron và tôi, cho rằng cách con người nhìn nhận thế giới, dẫn đến hành động của họ. Vâng, nếu người ta nhìn nhận thế giới theo kiểu đời thật là chán như vậy, thì hành động của họ sẽ tự động theo như vậy. Điều đó sẽ dẫn đến thái độ thù địch trong tuyệt vọng. Họ sẽ làm bất cứ điều gì để tồn tại, thậm chí kể cả những việc hủy hoại những người khác. Bây giờ, sinh nhật của tôi đang đến rất gần, và bằng lái xe của tôi cần được gia hạn. Và nguyên nhân làm cho chuyện này trở nên quan trọng đó là, rất sớm thôi Tôi sẽ đi đến cái mà chúng ta gọi là Giai đoạn thứ Hai của bộ lạc, nó trông giống như thế này. (Cười) Bây giờ, có phải tôi muốn nói rằng tại mỗi Sở đăng ký phương tiện lưu thông trên khắp đất nước, bạn sẽ tìm thấy văn hóa của Giai đoạn thứ Hai? Không. Nhưng tại phòng đăng ký gần nơi tôi ở, nơi tôi sẽ phải đến chỉ trong vài ngày nữa, điều tôi sẽ nói khi đứng xếp hàng là, "Làm sao mà người ta có thể trở nên ngớ ngẩn như vậy, mà vẫn tồn tại?" (Cười) Bây giờ, có phải tôi đang nói rằng có nhiều người ngớ ngẩn đang làm việc ở đây? Thực sự, không, không phải như vậy. Nhưng điều mà tôi muốn nói đến là văn hóa làm cho con người ta ngớ ngẩn. Vì vậy trong nền văn hóa ở Giai đoạn thứ Hai -- và chúng ta có thể tìm thấy những kiểu như vậy ở nhiều nơi khác nhau -- bạn tìm thấy chúng, thực sự, cả trong những tổ chức tốt nhất trên thế giới. Bạn thấy chúng khắp nơi trong xã hội. Tôi bắt gặp chúng ở những tổ chức được mọi người say mê bàn tán vì được cho là tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Nhưng đây là vấn đề. Nếu bạn tin và bạn nói với mọi người trong bộ lạc của bạn, kiểu như, "Đời tôi thật chán. Ý tôi là, nếu tôi được đến TEDx USC đời tôi có lẽ đã không chán. Nhưng tôi không đến được. Thế nên nó chán" Nếu đó là cách bạn nói chuyện, thử hình dung xem kiểu công việc nào sẽ được hoàn thành. Kiểu đổi mới nào sẽ được tạo ra? Bao nhiêu hành động thay đổi thế giới sẽ diễn ra? Thực sự, cơ bản là không có gì hết. Bây giờ khi chúng ta đi đến Giai đoạn thứ Ba: đây là một giai đoạn chạm đến gần nhất ngôi nhà của rất nhiều trong số chúng ta. Bởi vì ở Giai đoạn thứ Ba, nhiều người trong số chúng ta di chuyển. Và dừng lại. Và chúng ta ở lại đó. Giai đoạn thứ Ba nói, "Tôi tuyệt vời. Còn bạn thì không." (Cười) Tôi tuyệt vời và bạn thì không. Bây giờ hình dung một khán phòng đầy người nói rằng, kiểu như. "Tôi tuyệt vời còn bạn thì không." Hay, "Tôi đang tìm cách để cạnh tranh với bạn và cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh cao của chiến thắng." Và cả nhóm người giao tiếp như vậy, nói kiểu như vậy. Tôi biết nó nghe giống như một trò đùa. Có ba bác sỹ đến một quán bar. Nhưng, trong trường hợp này, ba bác sỹ đi vào thang máy. Tôi ngẫu nhiên có mặt trong thang máy đó để thu thập dữ liệu cho quyển sách này. Và một bác sỹ nói với hai người còn lại, "Anh có thấy bài báo của tôi trên tạp chí Y học New England không?" Và người kia nói, "Không. Thật tuyệt. Xin chúc mừng!" Và người còn lại nở nụ cười gượng gạo và nói, "Vâng, trong khi anh, anh biết đấy, đang làm nghiên cứu," -- chú ý giọng điệu hạ cố -- "Trong khi anh nghĩ việc để làm nghiên cứu, tôi đã thực hiện được nhiều ca phẫu thuật hơn bất kỳ ai trong khoa phẫu thuật ở cái viện này." Và người thứ ba cũng cười nhăn mặt và nói, "Vâng, trong lúc anh làm nghiên cứu, và anh thực hiện phẫu thuật trên con khỉ của anh. thậm chí chúng ta sẽ đào tạo các con khỉ để làm việc đó, hay các tế bào hay robot, hay thậm chí không cần phải phẫu thuật, thì tôi đang chạy chương trình lưu trú cho tương lai, đó mới thực sự là tương lai của y học." Và tất cả họ đều cười và vỗ nhẹ lên lưng anh ta. Và cửa thang máy mở, tất cả họ đều bước ra. Đó là kiểu gặp gỡ của bộ lạc ở Giai đoạn thứ Ba . Bây giờ, chúng ta có thể thấy những kiểu như vậy ở những nơi mà những người thực sự thông minh, thành công chứng tỏ bản thân. Giống như, oh, tôi không biết, TEDx USC. (Cười) Đây là thử thách lớn nhất mà chúng ta gặp phải trong quá trình đổi mới. Nó chuyển từ Giai đoạn thứ Ba sang Giai đoạn thứ Tư. Hãy xem một đoạn phim ngắn. Từ một công ty có tên Zappos, có trụ sở ngoài vùng Las Vegas. Và câu hỏi của tôi trên một phương diện khác, sẽ chỉ là, "Bạn nghĩ họ đánh giá cao cái gì?" Đó không phải là thời điểm Giáng sinh. Ở đó có cây Nô-en. Đây là hành lang của họ. Các nhân viên tình nguyện trong các gian hàng tư vấn. Chú ý rằng nó trông giống cái gì đó từ bộ phim hoạt hình Peanuts. Được rồi, chúng ta đang đi qua hành lang ở đây tại Zappos. Cái này được gọi là trung tâm nhận cuộc gọi. Chú ý nó được trang trí như thế nào. Chú ý những người đang vỗ tay cho chúng tôi. Họ không biết chúng tôi là ai và họ cũng không quan tâm. Và nếu họ quan tâm có lẽ họ đã không vỗ tay. Nhưng bạn sẽ chú ý mức độ của sự phấn khích. Hãy chú ý, thêm lần nữa, họ trang trí văn phòng của họ như thế nào. Bây giờ, cái gì quan trọng đối với những người ở Zappos, những cái đó có thể không quan trọng đối với bạn. Nhưng họ đánh giá cao những cái giống như là niềm vui. Và họ đánh giá cao sự sáng tạo. Một trong những giá trị của họ là, "Hãy lạ một chút." Và bạn sẽ thấy là họ hơi lạ một chút. Cho nên khi các cá nhân đến với nhau và tìm thấy cái gì đó liên kết họ lại cái đó lớn hơn nhiều so với năng lực của mỗi cá nhân, sau đó cái gì đó rất quan trọng sẽ xảy ra. Kết dính nhóm với nhau. Và nó thay đổi từ một nhóm có động lực mạnh mẽ nhưng với những con người lấy bản thân mình làm trung tâm sang một cái gì đó lớn hơn, sang một bộ lạc nhận thức được sự tồn tại của mình. Giai đoạn thứ Tư của bộ lạc có thể làm những điều rất nổi bật. Nhưng bạn sẽ chú ý rằng chúng ta vẫn chưa nằm trên đỉnh của ngọn núi. Đó, thực sự, là một bước khác. Bây giờ, một số bạn có thể không nhận ra cảnh trên đây Và nếu bạn nhìn vào tựa đề của Giai đoạn thứ Năm, "Đời thật tuyệt," Điều này có vẻ hơi phi lý. Đây là một cảnh hay một đoạn từ Chân lý và quá trình Hòa giải ở Nam Phi nhờ đó mà Desmond Tutu đã giành được giải Nobel. Bây giờ hãy nghĩ về nó. Nam Phi, các tội ác khủng khiếp đã xảy ra trong xã hội đó. Và con người đến với nhau chỉ tập trung vào hai giá trị: sự thật và sự hòa giải. Không có bản đồ chỉ lối. Chưa có ai từng làm bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây. Và trong bầu không khí như vậy, nơi mà chỉ dẫn duy nhất là giá trị con người và mục đích cao cả của họ, những gì mà nhóm này làm xứng đáng ghi vào lịch sử. Và con người, tại thời điểm đó, sợ hãi rằng Nam Phi cuối cùng rồi cũng sẽ đi theo con đường mà Rwanda đã đi, tuột dốc đến mức hết cuộc giao tranh này lại đến cuộc giao tranh khác trong một cuộc nội chiến dường như không có điểm dừng. Thực sự, Nam Phi đã không đi theo con đường đó. Phần lớn bởi vì người dân yêu mến Desmond Tutu và hình thành tiến trình của Giai đoạn thứ Năm để lôi kéo hàng ngàn và có lẽ hàng triệu bộ lạc ở đất nước họ, để mang mọi người đến với nhau. Thế nên, người dân nghe theo và họ rút ra kết luận sau, như chúng tôi đã làm khi triển khai nghiên cứu. Được rồi, hiểu rồi. Tôi không muốn nói về Giai đoạn thứ Nhất. Giống như là, bạn biết không, "Đời chán thật." Ai lại muốn nói như thế chứ? Tôi không muốn nói giống như họ đặc biệt là tại DMV gần với nơi Daves đang sống. Tôi thực sự không muốn nói "Tôi tuyệt vời," bởi vì nó nghe có vẻ quá tự phụ, và sau đó tôi sẽ không có người bạn nào. Nói rằng, "Chúng ta tuyệt vời" -- có vẻ khá hay. Nhưng tôi nên nói về Giai đoạn thứ Năm, đúng không? "Đời thật tuyệt." Vâng, thực sự, có ba phát hiện hơi khác thường đến từ tất cả các điều này. Thứ nhất, nếu bạn nhìn vào Bản tuyên ngôn độc lập và thực sự đọc nó, cụm từ khắc sâu vào trí óc của nhiều trong số chúng ta là những điều về quyền bất khả xâm phạm. Ý tôi là, đó chính là Giai đoạn thứ Năm, đúng không? Đời thật tuyệt, được định hướng bởi các giá trị của chúng ta, chứ không phải hướng dẫn của người khác. Thực sự, hầu hết các tài liệu đều được viết ở Giai đoạn thứ Hai. "Đời tôi chán vì tôi sống dưới thời của một tên bạo chúa, còn được biết đến dưới tên gọi Vua George. Chúng ta tuyệt vời. Ai không tuyệt vời? Nước Anh!" Xin lỗi. (Cười) Vâng, các nhà lãnh đạo vĩ đại thì như thế nào? Gandhi thì như thế nào? Martin Luther King thì sao? Ý tôi là, chắc chắn đây chỉ là những người đi rao giảng rằng, "Đời thật tuyệt," đúng không? Chỉ cần một chút hạnh phúc và niềm vui này kế sau một cái khác. Thực tế, câu nói nổi tiếng nhất của Martin Luther King nằm ở Giai đoạn thứ Ba. Ông ta đã không nói "Chúng ta có một ước mơ." Ông ấy nói, "Tôi có một ước mơ." Tại sao ông ta làm như vậy? Bởi vì hầu hết mọi người không phải ở Giai đoạn thứ Năm. Hai phần trăm ở Giai đoạn thứ Nhất. Khoảng 25 phần trăm ở Giai đoạn thứ Hai, nói rằng, kiểu như, "Đời thật chán." 48 phần trăm số bộ lạc đang làm việc, đây là bộ lạc những người được tuyển dụng, nói rằng, "Tôi tuyệt vời còn bạn thì không." Và chúng tôi phải đối mặt với nó mỗi ngày, thế nên chúng ta cậy nhờ vào chính trị. Chỉ có 22 phần trăm các bộ lạc ở Giai đoạn thứ Tư, được định hướng bởi các giá trị, nói rằng "Chúng ta thật tuyệt vời. Và giá trị của chúng ta đang bắt đầu đoàn kết chúng ta lại." Chỉ có hai phần trăm, chỉ có hai phần trăm các bộ lạc đạt đến Giai đoạn thứ Năm. Và đó là những người thay đổi thế giới. Cho nên phát hiện nhỏ đầu tiên từ việc này là các lãnh đạo cần phải có khả năng nói chuyện ở tất cả các cấp độ có như vậy bạn mới có thể chạm đến từng người một trong xã hội. Nhưng đừng bỏ rơi họ ở nơi bạn tìm thấy họ. Được không? Các bộ lạc chỉ có thể nghe thấy một cấp độ trên và dưới cấp độ hiện tại của mình. Cho nên chúng ta phải có khả năng nói chuyện ở tất cả các cấp độ, để đến với cấp độ của họ. Và sau đó các nhà lãnh đạo thúc đẩy những người trong bộ lạc của mình tiến lên cấp độ kế tiếp. Tôi muốn cho các bạn thấy một vài ví dụ của điều này. Một trong những người chúng tôi đã phỏng vấn là Frank Jordan, cựu thị trưởng của San Francisco. Trước đó ông ta là Cảnh sát trưởng ở San Francisco. Và ông ấy đã trưởng thành chủ yếu từ Giai đoạn thứ Nhất. Và bạn biết cái gì đã thay đổi cuộc đời ông ấy? Đó chính là việc ông ấy bước đến một trong những cái này, Câu lạc bộ các Chàng trai và Cô gái. Bây giờ đây là cái đã xảy ra đối với người này người mà cuối cùng đã trở thành Thị trưởng của San Francisco. Ông ấy đã đi từ tồn tại và đam mê ở Giai đoạn thứ Nhất -- còn nhớ không, "Đời thật chán, với thái độ thù địch trong tuyệt vọng, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để tồn tại" -- sang việc bước chân vào Câu lạc bộ các Chàng trai và Cô gái, khoanh tay lại, ngồi xuống ghế, và nói rằng, "Trời, đời tôi thật là chán. Tôi không biết bất cứ ai [ở đây]. Ý tôi là, nếu tôi thích đấm bốc, giống như họ, thì đời tôi đã không chán. Nhưng tôi không như vậy. Nên nó chán. Nên tôi sẽ ngồi ở đây trên chiếc ghế này và không làm gì cả." Thực sự, đó là một quá trình. Chúng ta chuyển đổi con người từ Giai đoạn thứ Nhất sang Giai đoạn thứ Hai bằng cách đưa họ vào một bộ lạc mới và sau đó, qua thời gian, họ sẽ kết nối với nhau. Thế thì, còn việc chuyển đổi từ Giai đoạn thứ Ba sang Giai đoạn thứ Tư thì như thế nào? Tôi muốn chỉ rõ rằng chúng ta đang làm điều đó ngay tại đây. TED đại diện cho một tập hợp các giá trị, và khi chúng ta liên kết lại xung quanh những giá trị này, một cái gì đó thực sự thú vị bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn muốn trải nghiệm này được duy trì như là một cái gì đó mang tính lịch sử, thì ở khu vực tiếp tân tối hôm nay tôi muốn khuyến khích bạn làm một điều gì đó vượt qua những cái mà con người ta thường làm và gọi là thiết lập mạng lưới. Cái mà không chỉ dừng lại ở việc gặp gỡ những người mới và mở rộng mối quan hệ, mở rộng sức ảnh hưởng của mình, nhưng thay vào đó, hãy tìm một người nào đó mà bạn không biết, và tìm một người khác mà bạn không biết, và giới thiệu họ với nhau. Cái đó được gọi là mối quan hệ tay ba. Nhìn mà xem, những người xây nên những bộ lạc làm thay đổi thế giới đã làm như vậy,. Họ nới rộng tầm với của các bộ lạc của mình bằng cách kết nối chúng với nhau, không chỉ cho bản thân, để mà những người noi theo tôi sẽ tuyệt vời hơn, nhưng tôi kết nối những người không quen biết nhau để [tạo nên] cái gì đó tốt đẹp hơn chính bản thân họ. Và cuối cùng điều đó được cộng thêm vào các giá trị của họ. Nhưng vẫn chưa hết. Bởi vì sau đó làm cách nào chúng ta đi từ Giai đoạn thứ Tư, vốn đã vĩ đại rồi, sang Giai đoạn thứ Năm? Câu chuyện tôi muốn dùng để kết thúc [buổi nói chuyện của mình] là. Nó đến từ một nơi được gọi là Tổ chức Gallup. Bạn biết là họ thực hiện các cuộc thăm dò, đúng không? Cho nên đó là Giai đoạn thứ Tư. Chúng ta tuyệt vời. Ai không tuyệt vời? Khá nhiều người tham gia vào các cuộc thăm dò. Nếu Gallup triển khai một cuộc thăm dò cùng ngày với NBC, người ta sẽ chú ý đến cuộc thăm dò của Gallup. Được rồi, chúng ta hiểu điều đó. Cho nên, họ thấy chán. Họ muốn thay đổi thế giới. Thế nên đây là câu hỏi mà một người nào đó đặt ra. "Làm thế nào chúng ta có thể, thay vì chỉ thăm dò Châu Á nghĩ gì hay nước Mỹ nghĩ gì, hay ai đó nghĩ như thế nào về Obama so với McCain hay cái gì tương tự như thế, thế giới hiện tại nghĩ gì?" Và họ tìm ra cách để tiến hành cuộc thăm dò quy mô toàn cầu đầu tiên chưa từng có trước nay. Họ đã thu hút được người tham gia từng đạt giải Nobel kinh tế học, người mà sau đó đã báo cáo rằng anh ta bị làm cho buồn chán. Và rồi đột nhiên họ lôi ra một xấp danh sách thăm dò và cố gắng tìm ra, "Bằng cách nào chúng ta có thể điều tra dân số của Châu Phi hạ Sahara? Làm thế nào chúng ta điều tra dân số của nơi mà người ta không tiếp cận được với kỹ thuật, và nói thứ ngôn ngữ mà chúng ta không biết, và chúng ta cũng không quen người nào nói được ngôn ngữ này. Bởi vì để đạt được sứ mệnh vĩ đại này, chúng ta phải có khả năng thực hiện nó. Bất ngờ thay, họ đã thực hiện được nó. Và họ phát hành bản khảo sát mang quy mô toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Cho nên tôi muốn các bạn suy nghĩ về những điều này. Trước hết: tất cả chúng ta hình thành nên bộ lạc, tất cả chúng ta. Chúng ta đang ở trong bộ lạc tại đây. Hy vọng rằng bạn sẽ mở rộng tầm với của các bộ lạc mà bạn có. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: Loại tác động nào mà các bộ lạc của bạn đang gây ra? Bạn đang nghe bài trình bày này đến bài trình bày khác, thông thường [nó] đại diện cho một nhóm người, một bộ lạc, về việc họ đã thay đổi thế giới như thế nào. Nếu bạn thực hiện những gì chúng tôi nói, bạn nghe xem làm thế nào con người ta thực sự giao tiếp với nhau trong các bộ lạc mà bạn gia nhập. Và bạn không rời bỏ họ tại cấp độ của họ. Bạn đẩy họ tới trước. Bạn ghi nhớ việc nói ở năm cấp độ văn hóa bộ lạc. Bởi vì chúng ta có những người ở cả năm cấp độ, xung quanh chúng ta. Và câu hỏi tôi muốn dành cho các bạn là: Liệu bộ lạc của bạn sẽ thay đổi thế giới? Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là một người kể chuyện Và tôi muốn kể cho bạn nghe một vài câu chuyện của riêng tôi về cái mà tôi gọi là "Sự nguy hiểm của những câu chuyện phiến diện" Tôi lớn lên trong khuôn viên của một trường đại học ở miền Đông Nigeria. Mẹ tôi bảo rằng tôi bắt đầu đọc sách lúc hai tuổi, mặc dù tôi nghĩ bốn thì nghe có vẻ hợp lý hơn. Thế nên tôi biết đọc sớm. Và những cái tôi đọc là những cuốn sách cho thiếu nhi từ Anh và Mỹ. Tôi cũng là một người viết sớm. Và khoảng 7 tuổi, khi tôi bắt đầu viết những câu chuyện bằng bút chì với tranh minh họa bằng chí màu mà người mẹ tội nghiệp của tôi luôn bị ép đọc, Tôi viết lại chính xác những câu chuyện mà mình đang đọc. Tất cả những nhân vật của tôi đều là da trắng và mắt xanh Họ chơi với tuyết. Họ ăn táo. (Tiếng cười) Và họ nói nhiều về thời tiết Đẹp làm sao khi cuối cùng cũng có chút nắng. (Tiếng cười) Lúc đó, điều đó xảy ra mặc dù tôi sống tại Nigeria. Tôi chưa bao giờ rời Nigeria cả. Chúng tôi không có tuyết. Chúng tôi ăn xoài. Và chúng tôi cũng chẳng bao giờ nói về thời tiết, bởi vì chẳng cần phải làm như thế. Nhân vật của tôi uống nhiều bia gừng bởi vì những nhân vật trong những cuốn truyện Anh mà tôi đọc cũng uống bia gừng mà tôi cũng chẳng bận tâm tôi có biết bia gừng là gì không. (Tiếng cười) Và nhiều năm sau đó, I vẫn thèm muốn đến tột cùng được nếm xem thử bia gừng vị thế nào. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Cái được phản ánh ở đây, tôi nghĩ, là chúng ta rất dễ bị tác động và chi phối khi chúng ta đối mặt với một câu chuyện, đặc biệt khi còn là những đứa trẻ con. Bởi tất cả những thứ tôi đọc đều là sách về những người ngoại quốc, tôi đã tin rằng trong sách, như thể trong chính bản chất của chúng, luôn phải có những người ngoại quôc, và phải viết về những thứ mà bản thân tôi không hề biết đến. Lúc ấy, nhiều điều thay đổi khi tôi phát hiện ra những cuốn sách về Châu Phi. Không có sẵn nhiều sách như vậy. Và chúng cũng không phải dễ mà tìm được như những cuốn sách ngoại kia. Nhưng nhờ những nhà văn như Chinua Achebe và Camara Laye tôi cảm nhận được sự thay đổi trong cảm quan của mình về văn học. Tôi nhận ra những người như tôi, những người con gái với nước da màu sô-cô-la, và mái tóc xoăn không thể thắt kiểu đuôi ngựa, cũng có thể sống trong văn học. Tôi bắt đầu viết về những thứ mà tôi thực sự biết đến. Bất giờ, tôi yêu những quyển sách từ Anh và Mỹ mà tôi đã đọc. Chúng khơi gợi trí tưởng tượng. Chúng mở ra những thế giới mới cho tôi. Nhưng một hậu quả không ngờ đến chính là tôi không hề biết những người như tôi có thể tồn tại trong văn học. Vì vậy, việc khám phá ra những nhà văn châu Phi đã cho tôi một cái ơn: Nó đã giúp tôi tránh khỏi câu chuyện phiến diện về những cuốn sách. Tôi đến từ một gia đình bình thường, trung lưu ở Nigeria. Bố tôi là một giáo sư. Mẹ tôi là một nhà quản lý. Và như một chuyện bình thường, chúng tôi cũng có những người giúp việc đến từ những làng quê lân cận. Và vào năm tôi lên tám, nhà chúng tôi có một thằng bé giúp việc mới. Tên cậu ta là Fide. Điều duy nhất mẹ nói với tôi về cậu ta là nhà cậu ta nghèo lắm. Mẹ tôi cho nhà cậu ta khoai lang và gạo và quần áo cũ. Và khi tôi không ăn hết phần cơm tối của mình, mẹ tôi hay bảo "Ăn hết đi! Con không biết là những người như nhà của Fide không có gì để ăn sao? " Và tôi cảm thấy vô cùng thương tiếc cho gia đình của Fide. Và rồi một buổi sáng thứ 7, chúng tôi đến thăm làng của cậu ta. Và mẹ cậu đã cho tôi thấy một cái rỗ trang trí hoa văn rất đẹp. được làm từ cây cọ nhuộm, mà anh trai cậu mới vừa làm. Tôi hoàn toàn sửng sốt. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ai đó trong gia đình cậu có thể thực sự làm ra một cái gì đó. Tất cả những gì tôi nghe về họ là họ nghèo lắm, và tôi hoàn toàn không thể nhận ra ở họ một cái gì khác ngoài cái nghèo. Câu chuyện phiến diện của tôi về họ chính là cái nghèo. Nhiều năm sau, tôi vẫn ngẫm nghĩ điều đó khi tôi rời khỏi Nigeria để học đại học ở Mỹ. Tôi đã 19 tuổi lúc đó. Bạn cùng phòng của tôi hoàn toàn sốc khi gặp tôi. Cô ấy hỏi tôi học tiếng Anh ở đâu mà có thể nói lưu loát như vậy, và tỏ ra bối rối khi tôi nói rằng Nigeria là một nước nói tiếng Anh. Cô ấy ngỏ ý muốn nghe những gì mà cô ấy gọi là "âm nhạc bộ lạc" và sau đó thì rất thất vọng khi tôi mở nhạc Mariah Carey. (Tiếng cười) Cô ấy nghĩ rằng tôi không biết dùng bếp. Cái đáng nói chính là : cô ấy đã cảm thấy thương hại tôi thậm chí trước khi cô ấy gặp tôi. Cách đối xử mặc định mà cô ấy dành cho tôi - một người châu Phi, có thể nói là một sự kẻ cả, có ý tốt, và đầy lòng thương tiếc. Cô ấy có một câu chuyện phiến diện về châu Phi. Một câu chuyện chỉ kể về thảm họa. Trong cái câu chuyện ấy, không có chỗ cho những người châu Phi giống cô ấy, ở bất kì điểm nào. Không có chỗ cho những cảm xúc phức tạp hơn là lòng thương hại. Không có chỗ cho sự kết giao như những con người bình đẳng. Tôi phải nói rằng trước khi tôi đến Mỹ, tôi không hề nghĩ mình là một người châu Phi. Nhưng ở Mỹ, hễ Châu Phi được nhắc đến, người ta lại nhìn về tôi. Mà không hề biết rằng có những nói như Namibia tôi chẳng hề biết. Nhưng tôi thực sự đón nhận bản sắc mới này. Giờ đây, tôi có thể thừa nhận rằng mình là một người châu Phi. Mặc dù tôi vẫn thấy hơi bực mình khi Châu Phi được nhắc đến như một đất nước. Một chuyện xảy ra gần đây nhất, không có nó thì chuyến bay của tôi từ Lagos cách đây 2 ngày sẽ thật tuyệt vời, đó là khi có một lời thông báo trên chuyến bay Virgin về công tác từ thiện ở "Ấn Độ, Châu Phi và các nước khác". (Tiếng cười). Vì vậy sau vài năm ở Mỹ, tôi - một người Châu Phi thấy thông cảm cho cách cư xử của bạn cùng phòng với tôi. Nếu tôi không lớn lên ở Nigeria, và nếu tất cả những gì tôi biết về Châu Phi đều bắt nguồn từ những hình ảnh quen thuộc, tôi cũng sẽ nghĩ đến Châu Phi như một nơi của những cảnh đẹp, những con vật xinh xắn, những con người khó hiểu cứ chém giết nhau một cách vô nghĩa, chết vì cái nghèo và vì AIDS. không thể cất lên tiếng nói của chính mình, và luôn ngồi chờ một người da trắng tốt bụng đến cứu vớt. Tôi cũng sẽ nhìn người Châu Phi theo cái cách mà tôi đã nhìn gia đình của Fide khi tôi còn nhỏ. Tôi nghĩ câu chuyện phiến diện về Châu Phi nói cho cùng thì bắt nguồn từ văn học Phương Tây. Đây là một trích dẫn từ một tác phẩm của một Thương nhân từ Luân Đôn tên là John Locke, người đã đi tàu đến Tây Phi năm 1561 và đã giữ lại những ghi chép đấy ấn tượng về chuyến đi này. Sau khi gọi người Châu Phi da đen là "những con quái vật không có nhà," ông ấy viết "Chúng nó cũng là những kẻ không đầu, mọc miệng và hai mắt từ ngực." Bây giờ, mỗi lần đọc lại, tôi vẫn thấy buồn cười. Và bất kì ai cũng phải thán phục sức tưởng tượng của John Locke. Nhưng cái đáng nói về tác phẩm của ông là nó đã đánh dấu sự bắt đầu của một cách thức kể chuyện về Châu Phi ở Phương Tây Một cái cách nói về Châu Phi hạ Sahara như một nơi đầy những tiêu cực đầy xung đột và tăm tối, đầy những con người mà, trong ngôn từ của nhà thơ tài ba, Rudyard Kipling, là những kẻ "nửa người, nửa quỷ." Và vì thế, tôi nhận ra rằng người bạn cùng phòng từ Mỹ chắc hẳn suốt cuộc đời của cô ấy được thấy và nghe nhiều dị bản của chỉ một câu chuyện phiến diện ấy, như một thầy giáo có một lần đã bảo tôi rằng tiểu thuyết của tôi không ra "chất Châu Phi" Bấy giờ, tôi hoàn toàn đồng ý là có rất nhiều điều không ổn trong cuốn tiểu thuyết, và đúng là nó trục trặc ở một số chỗ. Nhưng tôi hoàn toàn không hề tưởng tượng là nó lại không thể đạt được cái gọi là Chất Châu Phi. Thật ra là tôi cũng chẳng biết cái Chất Châu Phi ấy là gì Thầy nói với tôi rằng nhân vật của tôi quá sức giống thầy - một người đàn ông trí thức thuộc tầng lớp trung lưu. Những nhân vật trong truyện biết lái xe. Họ không chết đói. VÌ thế nên họ không phải là những người Châu Phi thực thụ. Nhưng tôi cũng phải nói thêm chút xít là tôi cũng cảm thấy mình đáng trách khi nói đến những Câu chuyện phiến diện. Vài năm trước, tôi có từ Mỹ sang Mê-hi-cô chơi. Chính trường ở Mỹ lúc đó vô cùng căng thẳng. Và đã có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư. Và, như người Mỹ thường hay nghĩ, đặc tính di cư chỉ có ở người Mê-hi-cô. Có vô số những câu chuyện về người Mê-hi-cô những con người lừa đảo các dịch vụ y tế, trốn chui trốn lũi ngang dọc biên giới, để rồi bị bắt ngay tại đó, kiểu vậy. Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên ở Guadalajara, lúc dạo bộ, tôi nhìn thấy người ta đi làm, cuộn bánh ngô ở chợ, hút thuốc, cười đùa. Tôi nhờ cái cảm giác ban đầu đầy bất ngờ Và rồi lòng tôi tràn đầy sự xấu hổ. Tôi nhận ra tôi bị ảnh hưởng nặng nề bởi truyền thông trong cách nhìn nhận người Mê-hi-co với tôi, họ đã trở thành những kẻ nhập cư đáng khinh bỉ. Tôi đã tin vào một câu chuyện phiến diện như vậy về người Mê-hi-cô và tôi cảm thấy không thể xấu hổ hơn nữa vì chính bản thân mình. Và đó chính là cái cách một câu chuyện phiến diện được sinh ra, kể về cả một dân tộc chỉ ở một nét đó, chỉ một nét duy nhất, kể đi kể lại. và rồi tất cả về họ chỉ được xem có chừng đó. Khi nói về câu chuyện phiến diện, không thể không nhắc đến quyền lực. Có một từ trong tiếng Igbo mà tôi luôn nghĩ đến mỗi khi nói đến quyền lực trên thế giời này, đó là từ "nkali". Đó là một danh từ, dịch thoáng ra có nghĩa là "đứng trên một ai đó". Cũng giống như kinh tế và chính trường, những câu chuyện cũng được quyết định bởi nguyên tắc nkali. Những câu chuyện được kể ra làm sao, ai kể kể vào lúc nào, bao nhiêu câu chuyện được kể, hoàn toàn tùy thuộc vào quyền lực. Quyền lực không chỉ là khả năng kể một câu chuyện về một ai đó, mà còn là khả năng biến nó thành câu chuyện mặc định về một ai đó. Nhà thơ Palestine Mourid Barghouti viết nếu bạn muốn phỉ báng một dân tộc, cách đơn giản nhất là hãy kể một câu chuyện về họ, và bắt đầu với từ "Thứ hai là". Bắt đầu câu chuyện với cung tên của người Mỹ bản địa, chứ không phải việc người Anh đến Châu Mỹ, bạn sẽ có một câu chuyện hoàn toàn khác biệt. Bắt đầu câu chuyện bằng sự thất bại của người cầm quyền ở Châu Phi, chứ không phải sự đô hộ đè lên Châu phi, bạn cũng sẽ có một câu chuyện hoàn toàn khác biệt. Gần đây tôi có diễn thuyết ở một trường đại học có một học sinh nói với tôi rằng thật là xấu hổ khi tất cả đàn ông Nigeria là những kẻ chỉ biết đánh đập giống như nhân vật cha trong cuốn tiểu thuyết tôi viết. Tôi mới nói với cậu ta rằng tôi cũng từng đọc một cuốn sách tên là "Bệnh nhân tâm thần người Mỹ" -- (Tiếng cười) và cũng thật xấu hổ khi những thanh niên người Mỹ lại là những kẻ giết người hàng loạt. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Bấy giờ, rõ ràng là tôi đang nói trong một tâm trạng hơi bực bội. (Tiếng cười) Tôi sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng chỉ vì tôi đọc một cuốn sách viết về một kẻ giết người hàng loạt, thì hắn ta sẽ trở thành hình tượng chung cho tất cả người Mỹ. Thực ra thì không phải là vì tôi là một người giỏi hơn bạn sinh viên kia, mà bởi vì sức ảnh hưởng lớn về kinh tế cũng như văn hóa của Mỹ, tôi được nghe nhiều câu chuyện về nước Mỹ. Tôi được đọc truyện của Tyler và Updike và Steinbeck và Gaitskill. Tôi không có một câu chuyện phiến diện về nước Mỹ. Vài năm trước, khi tôi được học là nhà văn phải có một tuổi thơ thật dữ dội để có thể thành công, tôi ngẫm nghĩ không biết làm sao mà tôi có thể sáng tác những thứ vô cùng tồi tệ mà cha mẹ tôi đã gây ra cho tôi. (Tiếng cười) Nhưng thật ra thì tôi có một tuổi thơ vô cùng hạnh phúc, đầy tiếng cười và tình yêu thương, trong một gia đình gắn bó khăn khít. Nhưng tôi cũng có những người ông chết trong trại tị nạn. Anh họ của tôi Polle chết vì không được chăm sóc y tế đàng hoàng. Một người bạn thân nhất của tôi, Okoloma, chết trong một tai nạn máy bay bởi vì xe cứu hỏa không chở đủ nước. Tôi lớn lên dưới nhà nước độc tài quân sự áp bức xem thường giáo dục, vì thế nên thỉnh thoảng bố mẹ tôi cũng không được trả lương. Và bởi vậy, khi còn nhỏ, tôi cũng chứng kiến mứt không còn trên bàn ăn, rồi đến bơ, rồi bánh mì cũng trở nên quá đắt đỏ, rồi sữa chỉ được bán giới hạn. Và trên hết, một nỗi sợ chính trị thường trực ám ảnh cuộc sống của chúng tôi. Tất cả những câu chuyện này làm nên tôi ngày hôm nay. Nhưng nếu bạn chỉ cứ chăm chăm vào những chuyện thị phi thì bạn sẽ thấy đời tôi thật xoàng, và bỏ qua nhiều câu chuyện khác mà đã làm nên cái tôi hôm nay. Những câu chuyện phiến diện tạo ra những khuôn mẫu. Và vấn đề với những khuôn mẫu không phải là chúng không đúng, mà là chúng không đầy đủ. Chúng khiến một câu chuyện bất kì thành một câu chuyện duy nhất. Hiển nhiên, Châu Phi là nơi đầy thàm họa, Có những thảm họa khủng khiếp như việc cưỡng bức hàng loạt kinh hãi ở Công-gô. và những vấn đề đáng buồn như việc có đến 5000 người cùng đăng kí một vị trí công việc tại Nigeria. Nhưng cũng có những câu chuyện khác không phải về thảm họa. Và việc kể những câu chuyện đó rất quan trọng, thật sự quan trọng. Tôi vẫn luôn cảm thấy chúng ta hoàn toàn không thể hiểu đúng được một vùng đất hay một con người nểu chúng ta không tìm hiểu tất cả những câu chuyện về vùng đất ấy, con người ấy. Hậu quả của một câu chuyện phiến diện đó là: nó lấy đi lòng tự trọng ở con người. Nó khiến chúng ta khó có thể nhận ra sự bình đẳng giữa người với người. Nó xoáy sâu vào sự khác biệt giữa chúng ta, hơn là sự tương đồng. Sẽ như thế nào nếu trước khi tôi đến Mê-hi-cô tôi đã theo dõi cuộc tranh luận về đề tài nhập cư từ cả hai phía, Mĩ và Mê-hi-cô? Sẽ như thế nào nếu mẹ nói với chúng tôi rằng nhà của Fide nghèo và rất chăm chỉ? Sẽ như thế nào nếu chúng tôi có một đài truyền hình Châu Phi phát sóng những câu chuyện khác nhau về Châu Phi đến toàn thế giới? Như nhà văn Nigeria Chinua Achebe vẫn hay gọi "sự cân bằng giữa những câu chuyện." Sẽ như thế nào nếu bạn cùng phòng của tôi biết đến Nhà xuất bản người Nigeria Mukta Bakaray, một người đàn ông đặc biệt bỏ việc ở ngân hàng để thực hiện giấc mơ của mình và khởi nghiệp với một trung tâm xuất bản? Bấy giờ, người ta hay nghĩ người Nigeria không đọc sách văn học. Ông không đồng ý. Ông thấy rằng ai cũng có thể đọc, và sẽ đọc nếu sách văn học có giá cả vừa phải và luôn có sẵn cho họ. Không lâu sau khi ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi tôi đã đến đài truyền hình ở Lagos để tham gia một cuộc phỏng vấn và một người phụ nữ làm nghề đưa tin ở đó đã đến gần tôi và nói "Tôi thích truyện của cô lắm. Nhưng tôi không thích cái kết. Bây giờ cô hãy viết thêm một cuốn nữa đi, chắc chắn là phải như vậy ..." "Tiếng cười" Và cô ấy tiếp tục bảo tôi phải viết cái gì trong tập tiếp theo. Lúc đó, tôi không chỉ sung sướng, mà còn rất cảm động. Đây là một người phụ nữ, cũng như bao người Nigeria dân dã bình thường, những người không được cho đọc sách. Cô ấy không chỉ đọc cuốn sách, mà còn giữ nó riêng cho mình, và cảm thấy phải nói cho tôi nghe cái gì nên viết trong tập sau. Và sẽ ra sao nếu bạn cùng phòng của tôi biết một người bạn tên là Fumi Onda, một người phụ nữa mạnh mẽ gây dựng một chương trình truyền hình tại Lagos, và quyết tâm kể lại những câu chuyện mà chính chúng tôi đang cố gắng quên đi? Sẽ ra sao nếu bạn cùng phòng của tôi được biết một ca phẩu thuật tim được tiến hành tại bệnh viện Lagos tuần trước? Sẽ ra sao nếu bạn ấy biết về âm nhạc đương đại ở Nigeria? Những con người tài năng hát tiếng Anh và tiếng bồi, và tiếng Igbo, Yoruba và cả Ijo, hòa quyện trong nét nhạc của Jay-Z hay Fela rồi Bob Marley hay thậm chí ông cha của họ. Sẽ ra sao nếu bạn của tôi biết về một nữ luật sư người gần đây có đến toàn án Nigeria để phản đối một điều luật kì cục yêu cầu người phụ nữ phải xin phép chồng trước khi làm lại hộ chiếu? Sẽ ra sao nếu bạn ấy biết về Nollywood, đầy những con người sáng tạo dựng nên những bộ phim dù không có những kĩ xảo hiện đại? Những bộ phim quá sức nổi tiếng có thể được xem như ví dụ tiêu biểu nhất cho những con người Nigeria dùng chính những thứ họ làm ra. Sẽ ra sao nếu bạn ấy biết về người bện tóc tài năng có đầy mơ ước vừa khởi nghiệp bằng việc bán các múi tóc nối? hay về hàng triệu những người Nigeria khác cũng khởi nghiệp và đôi lúc thất bại, nhưng vẫn ấp ủ ước mơ của mình? Mỗi lần về nhà, tôi lại đối mặt với những thứ luôn khiến người Nigeria chúng tôi chạnh lòng: cơ sở hạ tầng tồi tàn, chính phủ thối nát, Nhưng cũng chính nhờ tài năng và sự nhiệt huyết, những con người kia vẫn sống bất chấp chính quyền hơn là chịu đựng nó. Tôi mở một lớp dạy viết ở Lagos vào mỗi mùa hè. Và tôi hoàn toàn bị ấn tượng bởi rất nhiều người đăng kí tham gia, rất nhiều người háo hức học viết, học cách kể chuyện. Ông chủ xuất bạn truyện cho tôi và tôi cũng đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận tên là Farafina Trust. Và chúng tôi luôn ao ước được xây dựng những thư viện mới và bảo trì những thư viện cũ, và phát sách đến các trường công không có một chút gì trong thư viện của họ, và cũng tổ chức rất rất nhiều lớp dạy đọc và viết, cho tất cả những ai mong muốn được kể những câu chuyện của chúng ta. Những câu chuyện rất quan trọng. Thật sự quan trọng. Có những câu chuyện được dùng để bôi nhọ và phỉ báng Nhưng cũng có nhưng câu chuyện để bồi đắp, để cảm hóa lòng người. Có những câu chuyện làm tổn thương lòng tự tôn của cả một dân tộc. Nhưng cũng có những câu chuyện chữa lành đi lòng tự tôn bị tổn thương ấy. Nhà văn người Mỹ Alice Walker viết thư gửi những người họ hàng miền nam đã dời đến phương bắc. Bà giới thiệu họ một cuốn sách về cuộc sống miền nam nơi họ đã bỏ lại đằng sau. "Họ ngồi quanh, tự minh đọc sách, hay lắng nghe tôi đọc, và sự bình yên chốn thiên đường như quay trở lại." Tôi muốn kết thúc bằng lời này: Khi chúng ta từ bỏ một câu chuyện phiến diện, khi chúng ta nhận ra rằng sẽ chẳng bao giờ có một câu chuyện phiến diện về một miền đất nào đi nữa, là khi chúng ta tìm lại chốn thiên đường. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu với một trò chơi. Để thắng, bạn cần phải thấy đc thực tế trước mắt mình Sẵn sàng chưa? Ở đây ta có hai bảng chứa các điểm màu. Và một trong các điểm đó giống nhau trên cả hai bảng. Ok? Hãy chỉ ra đó là điểm nào? Bây giờ, giới hạn lại còn điểm màu xám, xanh lá cây, và cam. Bằng cách giơ tay lên, chúng ta sẽ bắt đầu với điểm dễ nhất Hãy giơ tay: Bao nhiêu người nghĩ điểm đó là điểm màu xám? Chắc chứ? Ok. Bao nhiêu người nghĩ nó là màu xanh lá cây? Và bao nhiêu nghĩ là màu cam? Rất đồng đều. Để xem thực tế thì sao. Đây là màu cam. (Cười) Đây là màu xanh lá cây. Và đây là màu xám. (Cười) Với những ai thấy được điều đó, các bạn là người hoàn toàn thực tế. (Cười) Điều này thật đáng kinh ngạc, đúng không nào? Vì hầu như mỗi sinh vật đã phát triển khả năng phát hiện ánh sáng bằng cách này hay cách khác. Như thế, đối với chúng ta, việc nhìn thấy màu sắc là một trong những việc đơn giản nhất mà não có thể làm. Dù vậy, kể cả ở mức độ cơ bản này, khung cảnh là tất cả. Tôi ko chỉ muốn nói rằng khung cảnh là tất cả, mà tại sao nó là tất cả. Vì nó trả lời câu hỏi mà chẳng những cho ta biết tại sao chúng ta thấy như vậy, mà chúng ta là gì về mặt cá thể, cũng như về mặt xã hội. Nhưng trước tiên, ta phải hỏi một câu khác, đó là, "màu sắc có tác dụng gì?" Và thay vì nói tôi sẽ dùng hình ảnh. Đây là cảnh trong rừng. Và bạn thấy các bề mặt tùy theo số lượng ánh sáng phản xạ từ chúng. Bây giờ, có ai thấy một con dã thú sắp nhảy vồ vào bạn? Và nếu bạn chưa thấy được nó thì bạn sẽ chết. Đúng không? (Cười) Ai thấy không? Ai? Không à? Bây giờ, hãy xem các bề mặt này dựa theo chất lượng màu sắc chúng phản chiếu. Và giờ bạn thấy nó rồi. Vậy, màu sắc giúp ta thấy sự tương đồng và khác biệt giữa các bề mặt, tùy theo chùm quang phổ ánh sáng mà chúng phản xạ. Nhưng điều bạn vừa làm, trong nhiều khía cạnh, là bất khả thi trong toán học. Tại sao? Vì như Berkeley nói, ta ko có tương tác trực tiếp với thế giới vật lý, chỉ là thông qua các giác quan. Và ánh sáng lọt vào mắt bạn đc xác định bởi nhiều thứ trên thực tế -- ko chỉ là màu của vật thể, mà còn độ rọi của chúng, và màu của ko gian giữa ta và chúng. Bạn đổi một trong các biến đó, và bạn sẽ thay đổi màu sắc ánh sáng đến mắt mình. Đây là vấn đề lớn vì nó nghĩa là một hình ảnh có thể có vô số nguồn trong thế giới thực. Vậy để tôi giải thích cho bạn. Tưởng tượng đó là phía sau mắt bạn. và hai hình chiếu từ thế giới bên ngoài. Chúng giống nhau y đúc trên bất cứ mặt nào. Về hình dáng, kích thước, quang phổ. Chúng là một, theo mắt của bạn. Nhưng chúng có từ những nguồn hoàn toàn khác nhau. Cái bên phải là từ một bề mặt màu vàng, trong bóng râm, hướng về trái, nhìn qua tấm kính màu hồng. Cái bên trái là từ một mặt phẳng màu cam, đc chiếu sáng, hướng về phải, nhìn qua tấm kính màu xanh da trời. Ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, cho một thông tin giống chính xác trên võng mạc. Vậy nhưng ta chỉ nhận đc thông tin trên võng mạc. Vậy làm thế nào chúng ta thấy? Vậy nếu bạn nhớ bất cứ điều gì trong 18 phút nữa, nhớ rằng: ánh sáng đến mắt bạn, thông tin từ cảm nhận, không có ý nghĩa gì hết. Vì nó có thể là bất cứ thứ gì. Và cái gì đúng cho thông tin xúc giác cũng đúng cho thông tin nói chung. Ko hề có ý nghĩa nào gắn với thông tin. Quan trọng là ta làm gì với thông tin đó. Vậy, làm thế nào chúng ta thấy? Ta thấy bằng việc học. Vậy, não phát triển các cơ chế tìm ra mô hình, tìm ra ự liên hệ trong thông tin, và liên kết các mối liên hệ đó với một ý nghĩa hành vi, một ý nghĩa, bằng việc giao tếp với thế giới. Chúng ta biết điều này ở dạng mang tính nhận thức hơn, như ngôn ngữ. Vậy, tôi sẽ cho bạn vài câu văn. Và tôi muốn bạn đọc ra cho tôi, nếu có thể. Khán giả: "Can you read this?" "You are not reading this." "What are you reading?" Beau Lotto: "What are you reading?" Nửa số chữ cái bị mất. Đúng ko? Ko có một lý do nào để chữ "H" ở giữa "W" và "A." Nhưng bạn để nó vào. Tại sao? Vì trong thống kê của kinh nghiệm trc đây của bạn nó cần phải ở đó. Nhưng bạn lại không cho chữ nào sau chữ "T" đầu tiên. Tại sao? Vì trong quá khứ nó ko cần thiết. Nên bạn ko lặp lại. Vậy, để tôi chỉ ra nhanh làm thế nào bộ não của chúng ta có thể định nghĩa sự bình thường, kể cả ở việc đơn giản nhất, màu sắc. vậy làm ơn tắt đèn trên này. Tôi muốn bạn thấy rằng hai cảnh sa mạc này hoàn tòan giống nhau. Cái này chỉ là đối xứng của cái kia. OK? Giờ tôi muốn bạn nhìn vào điểm giữa hình xanh và đỏ. OK? và chăm chú nhìn nó. Đùng nhìn chỗ khác. Và ta sẽ nhìn nó trong 30 giây, hơi lâu cho cuộc nói chuyện 18 phút. (cười) Nhưng tôi thật sự mốn bạn thấy. Và tôi sẽ nói -- đùng nhìn chỗ khác -- và tôi sẽ phân tích cái gì xảy ra trong đàu bạn. Não bạn đang học. Nó thấy rằng hình bên phải đc chiếu sáng bởi màu đỏ; và hình bên phải đc chiếu màu xanh. Nó đang nghĩ như vậy. OK? Giờ khi tôi gọi, tôi muốn bạn nhìn vào điểm giữa hai sa mạc. Giờ bạn hãy làm vậy (Cười) Làm ơn bật đèn lên Từ phản ứng của bạn tôi suy ra chúng ko giống nhau nữa. Phải ko? (Vỗ tay) Tại sao? Vì não bạn vẫn đang thấy thông tin cũ như thể hình bên phải đc chiếu màu đỏ, và bên trái vẫn đc chiếu màu xanh. Đó là thực tế mới của bạn. Vậy điếu này nói gì về bối cảnh? Nó nghĩa là tôi có thể lấy 2 hình vuông y hệt, và để chúng trên nền sáng và tối. và giờ cái trên nền tối trông sáng hơn cái trên nền sáng. Quan trọng ko chỉ là nền sáng hay tối. Mà nền sáng và tối đó có nghĩa gì với hành vi của bạn trong quá khứ. Để tôi giải thích. Ở đây là ảo giác như vừa rồi. Ta có hai mảnh giống nhau, bên trái, một cái trên nền tối, cái kia trên nền sáng. Và tương tự cho bên phải. Giờ, điều tôi làm là tôi sẽ xem xét lại hai hình trên. Nhưng tôi ko thay đổi gì trong các hình trên, trừ ý nghĩa của chúng. Và xem điều gì xảy ra với nhận thức của bạn. Để ý bên trái hai mảnh trông hòan tòan trái ngược; một cái rất trắng và cái kia thì rất tối. Được chưa? Trong khi bên phải, hai mảnh trông gần như y chang. Mặc dù một cái vẫn trong nền tối, và cái kia trong nền sáng. Tại sao? Vì nếu mảnh trong tối thật sự ở trong bóng râm, và phản xạ cùng một lượng ánh sáng đến mắt bạn như cái bên ngoài bóng râm, thì nó phải phản xạ lại nhiều hơn -- chỉ là qui luật vật lý. Vậy bạn thấy nó như thế. Trong khi bên phải, thông tin giống nhau với hai mảnh cùng trong ánh sáng. Nếu chúng được chiếu sáng như nhau, và phản xạ cùng lượng ánh sáng đến mắt bạn, thì chúng phải cùng độ phản chiếu. Nên bạn thấy như thế. Nghĩa là ta có thể mang tất cả những thông tin này lại để tạo ra một số ảo giác cực mạnh. Đây là cái tôi làm cách đây vài năm. Và bạn thấy rằng một mảnh nâu tối ở mặt trên, và một mảnh cam sáng ở mặt bên. Đó là thực tế bạn cảm nhận. Thực tế vật lý là hai mảnh đó như nhau. Đây bạn thấy bốn mảnh xám bên trái, bảy mảnh xám bên phải. Tôi sẽ ko thay đổi mấy mảnh đó chút nào. Nhưng tôi sẽ tiết lộ phần còn lại. Và xem điều gì xảy ra với nhận thức của bạn. Bốn mảnh xanh bên trái là màu xám. Bảy mảnh vàng bên phải cũng là xám. Chúng giống y hệt. OK? Ko tin tôi? Hãy xem lại. Cái gì đúng cho màu sắc cũng đúng cho nhận thức phức tạp về chuyển động. Ở đây ta có -- hãy xoay nó lại -- một hình thoi. Và điều tôi làm là, tôi sẽ giữ nó ở đây, và tôi sẽ xoay nó. Và đối với tất cả cả bạn, bạn sẽ thấy nó có vẻ xoay theo hướng này. Giờ tôi muốn bạn cứ nhìn nó. Đảo mắt, chớp một cái, có thể nhắm một mắt. Và đột nhiên nó lật lại, và bắt đầu xoay theo chiều ngược lại. Có? Giơ tay nếu bạn thấy vậy. Vâng? Chớp mắt nữa đi. Mỗi lần bạn chớp mắt là nó đổi. Đc chưa? Vậy tôi có thể hỏi bạn, nó đang xoay chiều nào? Sao bạn biết đc? Não bạn ko biết. Vì cả hai khả năng như nhau. Vậy tùy vào nhình chỗ nào, nó thay đổi giữa hai chiều. Có phải chỉ chúng ta thấy ảo giác? Câu trả lời là ko. Thậm chí con ong nhỏ xinh đẹp, với chỉ một triệu neuron, tức là 250 lần ít hơn số lượng tế bào trên một võng mạc, thấy ảo giác, làm được điều phức tạp nhất mà thậm chí máy tính hiện đại nhất ko thể. Vậy trong phòng lab của tôi, chúng tôi thí nghiệm trên ong ngệ. Vì chúng tôi có thể hoàn toàn kiểm soát trải nghiệm của chúng, và thấy đc làm sao điều đấy đổi cấu trúc não chúng. Và chúng tôi làm việc này trong cái gọi là Ma Trận Ong. Ở đây có tổ ong. Bạn thấy đc ong chúa, con bự ở giữa kia. Tòan bộ đó là con của nó, những cái trứng. Và chúng đi qua đi lại giữa tổ và khu họat đông qua ống này. Và bạn thấy một con ong chui ra đây. Bạn thấy nó có con số nhỏ trên người? Yeah một con nữa chui ra. Nó có một số khác. Chúng ko phải bẩm sinh. Dúng ko? Chúng tôi kéo chúng ra, để vào tủ lạnh, chúng ngủ. Và rồi bạn có thể dán chặt các số nhỏ lên chúng. (Cười) Và giờ trong thí nghiệm này chúng đc thưởng nếu chúng đến bông hoa xanh dương. Và chúng đậu lên hoa. Chúng cho lưỡi vào đó. gọi là vòi, và uống nc đuờng. Giờ nó uống một cốc nc mà ở cỡ lớn như tôi và bạn, sẽ phải làm trong ba lần, và rồi bay. Và đôi lúc chúng biết ko bay đến hoa màu xanh dương, mà đi theo những con ong khác. Chúng bắt chước nhau. Đây nó đi xuống. Và vào tổ, kiếm một lỗ mật trống, và cho vào, đấy là mật. (Cười) Giờ nhớ rằng -- (Cười) nó đáng ra phải tìm đến bông hoa xanh dương. Nhưng mấy con ong này đang làm gì ở góc phải bên trên? Trông có vẻ chúng tìm đến hoa xanh lá cây. Giờ, có phải chúng tìm nhầm? Câu trả lời là ko. Đó thật ra là hoa màu xanh dương. Nhưng là hoa xanh dương đc chiếu màu xanh lá cây. Vậy chúng đang dùng quan hệ giữa các màu để giải câu đố. Y hệt như chúng ta làm. Vậy, ảo giác thường được dùng, đặc biệt trong nghệ thuật, theo như lời một nghệ sỹ đương đại, "để thể hiện sự mỏng manh của giác quan." OK, thật là nhảm nhí. Các giác quan ko hề mỏng manh.Nếu ko ta sẽ ko tồn tại. Thay vào đó, màu sắc cho ta biết một điều khác hẳn, là não bộ ko phát triển để nhìn thấy thế giới một cách chân thực. Ta ko thể. Thay vào đó, não phát triển để thấy thế giới theo cách có ích trong quá khứ. Và cách ta thấy liên tục định nghĩa lại sự bình thường. Vậy làm sao ta dùng khả năng linh hoạt vô hạn này của não để khiến con người nhận thức thế giới một cách khác? Một trong những cách mà chúng tôi làm trong lab va studio là biến ánh sáng thành âm thanh và giúp người ta nghe thế giới trực quan của họ. Và họ có thể định hướng bằng lỗ tai. Đây là David, bên phải. Và anh đang cầm camera. Bên trái là những gì camera thấy. Và bạn sẽ thấy một sọc ngang mờ ở giữa hình. Sọc đó được chia thành 32 ô vuông. Trong mỗi ô chúng tôi tính màu trung bình. Và rồi chúng tôi chỉ chuyển nó sang âm thanh. Và giờ anh ta sẽ quay vòng, nhắm mắt lại, và tìm một cái dĩa dưới đất, nhắm mắt lại. Anh đã tìm ra. Đáng ngạc nhiên chứ? Và vậy chúng tôi ko chỉ tạo ra đc bộ phận thay thế cho người khiếm thị, mà còn có thể nghiên cứu cách người ta nhận thức thế giới. Chúng tôi còn làm được điều khác nữa. Chúng tôi có thể tạo ra âm nhạc từ màu sắc. Vậy, làm việc với trẻ con, chúng tạo ra hình ảnh, nghĩ xem hình ảnh bạn thấy có thể nghe đc như thế nào nếu ta có thể nghe đc chúng. Và rồi chúng tôi chuyển đổi những bức ảnh. Đây là một trong chúng. Đây là đứa trẻ sáu tuổi sáng tác một đoạn nhạc cho dàn nhạc 32 mảnh. Và nó nghe như thế này. Vậy, đứa bé 6 tuổi. OK? Giờ, nó có ý nghĩa gì? Điều này cho thấy ko có ai là người quan sát bên ngoài thiên nhiên. OK? Chúng ta ko đc định nghĩa bởi những đặc tính trung tâm, bởi những thành phần cấu tạo cơ thể. Chúng ta được định nghĩa bởi môi trường và tương tác với môi trường -- bởi hệ sinh thái. Và hệ sinh thái đó phải tương đối, lịch sử và thực nghiệm. Vậy tôi muốn kết thúc với một thử nghiệm ở đây. Vì tôi những gì tôi luôn cố làm là đề cao sự không chắc chắn. Vì tôi nghĩ chỉ thông qua sự mơ hồ mới có tiềm nắng cho hiểu biết. Vậy, nếu ai trong bạn còn thấy quá chắc chắn, Tôi muốn thử cái này. Vậy, làm ơn tắt đèn. Và ta có ở đây -- Mọi người có thấy 25 ô tròn màu tím bên trái bạn, và 25, coi như là ô màu vàng bên phải? Giờ, điều tôi muốn làm: Tôi sẽ đặt chín ô ở giữa này dưới ánh đèn vàng đơn giản bằng việc đặt một kính lọc đằng sau. Rồi. Giờ bạn sẽ nó thay đổi thấy ánh sáng đi qua đó. Rồi chưa? Bởi vì giờ ánh sáng đi qua tấm lọc màu vàng rồi một tấm lọc màu tím. Tôi sẽ làm ngược lại với tấm bên trái này. Tôi sẽ đặt chín ô giữa dưới ánh đèn tím. Giờ, một vài người sẽ thấy rằng kết quả là ánh sáng đi qua 9 ô bên phải, hay bên trái bạn, giống y hệt ánh sáng đi qua chín ô bên phải bạn. Đồng ý? Rồi? OK. Vậy chúng giống nhau về vật lý. Hãy gỡ bỏ miếng che ra. Nhớ rằng, bạn biết chính ô giữa hoàn toàn giống nhau. Trông chúng còn giống ko? Ko. Câu hỏi là, "Đó có phải là ảo giác?" Và tôi chừa nó lại cho bạn. Vậy, cám ơn nhiều. (Vỗ tay) Vâng, tôi thật sự muốn nói về không gian mà người ta tạo ra cho mình Nhưng trước tiên tôi muốn nói tại sao tôi ở đây. Tôi ở đây vì 2 lý do. 2 người này là 2 con tôi Ford và Wren. Khi Ford lên 3, chúng tôi sống chung trong một phòng rất nhỏ, đó là một không gian rất chật hẹp. Văn phòng tôi còn chiếm đến 1 nửa phòng ngủ nữa. Và phòng ngủ là một nửa còn lại. Hẳn bạn có thể tưởng tượng, khi là một nhà văn, mọi thứ sẽ trở nên rất căng thẳng và gấp gáp. Khi Wren đang làm gì đó, tôi nhận ra tôi cần tìm 1 không gian cho riêng mình. Không còn chỗ nào trong nhà cả. Tôi đành phải ra sân sau. Và không cần kinh nghiệm về xây cất, với khoảng 3.000 đô la và vài vật liệu cũ, tôi dựng nên cái này. Nó có mọi thứ tôi cần. Nó yên tĩnh Nó có đủ khoảng không. Và tôi có thể kiểm soát được, điều này rất quan trọng đấy. Khi tôi xây cái này, tôi nghĩ "Chắc chắn tôi không phải là người duy nhất phải tạo ra không gian riêng cho mình." Vì vậy tôi bắt tay tìm hiểu. Và phát hiện ra nó đã có từ lâu rồi. Hemingway đã có không gian viết riêng của ông. Elvis có 2 hay 3 không gian riêng, rất đặc trưng bởi vì anh ta sống với vợ và mẹ ở Graceland. Trong bối cảnh khác, Superman cũng có Lâu đài Solitude và dĩ nhiên, là Batcave. Và tôi nhận ra tôi muốn đi một chuyến và xem ai đang tạo ra không gian riêng cho chính mình. Đây là cái đầu tiên tôi thấy. Nó ở Austin, Texas. Quê của tôi. Bên ngoài nó là một nhà để xe điển hình, một nhà xe khá đẹp. Nhưng bên trong, nó là mọi thứ. Cái này, đối với tôi, là một không gian khá cổ điển. Có tranh hòa nhạc, quầy bar, và dĩ nhiên là đèn rất quan trọng. Tôi nhanh chóng nhận ra không gian riêng không chỉ ở bên trong. Người này xây đường chơi bowling ở sân sau nhà, từ những thân gỗ. Và anh ta tìm ra bảng ghi trong đống tro. Đây là một không gian khác, phức tạp hơn một chút. Nó là một tàu kéo được sản xuất năm 1923 và toàn bộ được làm bằng gỗ linh sam Douglas. Anh ấy đã tự mình làm nó đấy. Và đây là khoảng 100 mét vuông không gian để tụ tập. Rất nhanh chóng, trong cuộc tìm hiểu của mình, tôi nhận ra tôi đã tìm ra cái tôi không định tìm, cái mà, nói quá một chút, rất nhiều hộp bia hình chóp và ghế sô pha căng đầy và tivi màn hình phẳng. Rất nhiêu chỗ tụ tập. Vài cái để làm việc, vài cái để chơi, vài cái để chứa đồ. Trên hết, tôi ngạc nhiên với những gì tôi tìm ra. Ví dụ như cái này. Bên ngoài nó trông có vẻ như một nhà để xe tiêu biểu ở vùng đông bắc, ở Long Island, New York. Thứ duy nhất khác biệt là cái cửa sổ tròn. Bên trong là không gian của 1 nhà uống trà Nhật bản thế kỷ 16. Người ta nhập mọi thứ từ Nhật, thuê thợ mộc Nhật để xây nó theo kiểu truyền thống. Không có cái đinh vít nào cả. Mọi khớp nối dùng mộng và lỗ khoan tay. Đây là một cái điển hình khác, ở ngoại vi cạnh Las Vegas. Khi mở cửa nhà xe bạn sẽ thấy 1 sàn quyền Anh với kích thước tiêu chuẩn. (Tiếng cười) Đây là một cái lý do khác. Nó được xây bởi Wayne McCullough, người đã thắng huy chương bạc cho Ireland tại Olympics 1992. Anh ta tập luyện tại đây, và hướng dẫn cho người khác nữa. Bên cạnh nhà xe là phòng trưng bày nơi sắp xếp thành tích, và đó cũng là 1 phần quan trọng của không gian riêng. Và, khi không gian riêng đại diện cho nghề nghiệp, chắc chắn nó đại diện cho đam mê. Nhìn vào trong một thuyền buồm Anh là một bộ sưu tập cổ vật hàng hải từ thế kỷ 18 - 19. Như là bảo tàng vậy. Và khi kết thúc chuyến đi của mình, tôi đã tìm hơn 50 chỗ. Không mong đợi và đầy ngạc nhiên. Nhưng phải nói là -- tôi thực sự kinh ngạc về dấu ấn cá nhân và công sức trong đó. Tôi nhận ra vì những người tôi gặp đều rất đam mê với việc họ làm, rất yêu thích nghệ nghiệp, đam mê sưu tập và sở thích. Và họ tạo ra không gian riêng để phản ánh đam mê đó, và cho biết họ là ai Và nếu bạn chưa có không gian riêng cho mình, tôi đề nghị nên tìm một cái, và thử nó. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Bản chất của những điều ta chưa thấy được. Những thành phố, quá khứ và tương lai. Ở Oxford, có lẽ ta có thể dùng Lewis Carroll và nhìn vào tấm gương soi là thành phố New York để nhìn thấy con người thật của mình, hay có thể đi đến một thế giới khác. Hay như F.scott Fitzgerald từng có câu, "Khi mặt trăng lên cao hơn, những ngôi nhà ảo ảnh bắt đầu tan biến đến khi tôi dần nhận ra hòn đảo già nơi từng nở ra trước mắt những người thủy thủ Hà Lan, một bầu sữa tươi mát của thế giới mới." Tôi và những người đồng nghiệp đã làm việc 10 năm để tìm lại thế giới đã mất này trong dự án tên là "Dự án Mannahatta" Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu điều Henry Hudson đã thấy vào buổi chiều ngày 12 tháng 9 năm 1609, khi anh ấy cập bến ở cảng New York. Và tôi muốn chia câu chuyện thành 3 phần, và nếu có thời gian thì cả phần kết nữa. Phần 1: Một tấm bản đồ được tìm thấy. Tôi không lớn lên ở New York. Tôi lớn lên ở phía Tây ở dãy núi Sierra Nevada, như bạn thấy đấy, ở hẻm núi Red Rock. Và từ những trải nghiệm tuổi thơ này tôi đã học cách yêu phong cảnh. Vì vậy, khi làm đồ án tốt nghiệp, tôi đã nghiên cứu lĩnh vực sinh thái cảnh quan. Sinh thái cảnh quan bao gồm cách mà dòng suối, đồng cỏ, rừng cây và các vách núi tạo ra môi trường sống cho động thực vật. Kinh nghiệm và việc học tập đào tạo này đưa tôi đến với công việc tuyệt vời ở Hội Bảo Vệ Động Vật, bảo vệ các loài sinh vật và môi trường hoang dã trên khắp thế giới. Trong suốt thập kỉ vừa qua, tôi đã đến 40 quốc gia để thấy những con báo, gấu voi hổ và hà mã. Nhưng sau mỗi chuyến đi tôi lại trở về New York. Và vào dịp cuối tuần tôi thường leo, như bao du khách khác, lên đỉnh của tòa nhà Empire State, nhìn xuống cảnh quan và các hệ sinh thái nơi đây, và tôi tự hỏi:"Làm thế nào mà cảnh quan này tạo ra môi trường sống cho động thực vật? Làm thế nào nó tạo ra môi trường sống cho những động vật như mình?" Tôi thường đến Quảng trường Thời Đại và ngắm nhìn những quý cô tuyệt vời trên bức tường, và tự hỏi tại sao không ai ngắm nhìn những nhân vật lịch sử ngay đằng sau họ. Tôi thường đi đến Công viên trung tâm và nhìn cách địa hình uốn lượn của nơi này tương phản với địa hình dốc đứng của khu vực trung tâm Manhattan. Tôi bắt đầu đọc về lịch sử và địa lý của New York Tôi đọc thấy rằng New York là siêu thành phố đầu tiên, với dân số năm 1950 là 10 triệu người trở lên. Tôi bắt đầu bắt gặp những bức tranh thế này. Đối với những người đến từ New York, đây là phố thứ 125 dưới đường quốc lộ phía Tây (Cười) Nơi đây đã từng là bãi biển. Và bức tranh này vẽ cảnh John James Audubon, tác giả, đang ngồi trên đá. Và nó hướng lên những rừng cây cao của khu Washington Heights về phía Jeffrey's Hook, nơi cầu George Washington bắc qua ngày nay. Hay như bức tranh này, từ những năm 1740, ở làng Greenwich. Đó là 2 học sinh của trường đại học King's, sau này là đại học Columbia, đang ngồi trên 1 ngọn đồi, hướng về 1 thung lũng. Khi đến làng Greenwich và tìm ngọn đồi này, tôi không thể tìm thấy nó. Và tôi cũng không thể tìm thấy cây cọ đó. Cây cọ đó làm gì ở đấy vậy? (Cười) Trong lúc đang nghiên cứu tôi bắt gặp 1 tấm bản đồ. Và đó là tấm bản đồ bạn thấy ở đây. Hệ thống thông tin địa lý của nó cho phép tôi có thể phóng to. Tấm bản đồ này không phải từ thời Hudson mà từ thời Cách mạng Mỹ, 170 năm sau, do những nhà bản đồ quân sự người Anh tạo ra trong thời kì chiếm đóng New York. Bản đồ này rất ấn tượng. Nó nằm trong văn khố quốc gia ở đây tại Kew. Nó dài 10 feet và rộng 3 feet rưỡi. Nếu tôi phóng to vào Hạ Manhattan bạn có thể thấy ranh giới của New York trước đây, ngay trước khi cuộc Cách mạng My kết thúc. Đây là Bowling Green. Và đây là Broadway. Và đây là công viên hội trường thành phố. Về cơ bản, thành phố trải dài tới công viên này. Ngay ra khỏi ranh giới ấy bạn có thể thấy những thứ đã lụi tàn, biến mất. Đây là hồ Collect Pond, nơi từng là nguồn nước sạch của New York trong 200 năm đầu, và trong hàng ngàn năm trước đó của người thổ dân Mỹ Bạn có thể thấy những đồng cỏ Lispenard chạy qua đây, nơi đang là TriBeCa hiện nay, và những bãi biển chạy từ Battery tới tận phố số 42. Bản đồ này được tạo ra cho mục đích quân sự. Họ đánh dâu những con đường, tòa nhà, pháo đài mà họ đã xây dựng. Nhưng họ cũng đánh dấu những nơi có ý nghĩa về mặt sinh thái cũng như quân sự: những ngọn đồi, đầm lầy, con suối. Đây là đồi Richmond và suối Minetta từng chạy ngang qua làng Greenwich. Hay đầm lầy ở công viên Gramercy, ngay đây. Hay đồi Murray. Và đây là nhà của Murray trên đồi Murray, 200 năm trước. Đây là Quảng trường Thời Đại, 2 con suối gặp nhau tạo thành vùng đầm lầy ở Quảng trường Thời Đại, vào thời cuối Cách mạng Mỹ. Tôi thấy tấm bản đồ tuyệt diệu này trong một cuốn sách, và tôi tự nói với bản thân:"Ngươi biết đấy, nếu ta có thể liên hệ tấm bản đồ này với thực tế, nếu ta có thể đặt tấm bản đồ này theo những ô của bản đồ thành phố ngày nay, ta có thể tìm thấy những thứ đã mất ấy của thành phố, ngay giữa cái cấu trúc hình khối mà mọi người thường biết, cái cấu trúc nơi mọi người đi làm, sinh sống và ăn uống." Vì vậy, sau một thời gian chúng tôi đã có thể liên hệ thực tế, xác định những con phố hiện đại của thành phố và những tòa nhà và khoảng không, từ đó xác định vị trí của hồ Collect Pond. Chúng tôi có thể số hóa hồ Collect Pond và các con suối, và xem xem chúng thực sự ở đâu trên tấm bản đồ hiện đại. Vì vậy nó rất vui khi tìm xem mọi thứ ở đâu dựa trên địa hình trước đây. Nhưng tôi có 1 ý tưởng khác về tấm bản đồ này. Nếu ta bỏ đi những con phố, những tòa nhà và những khoảng không, thì ta có thể tạo ra tấm bản đồ này. Nếu ta bỏ đi những chi tiết của thế kỉ 18 ta có thể đưa nó về ngược thời gian. Ta có thể đưa nó về với những yếu tố sinh thái cơ bản của nó: những ngọn đồi, con suối, những sông hồ, bờ biển và bãi cát, những khía cạnh căn bản của sinh thái cảnh quan. Nếu chúng ta thêm những bản đồ về địa chất, tầng đá ngầm, tầng bề mặt và những tàn dư của sông băng, nếu chúng ta tạo ra bản đồ về đất với 17 tầng đất mà được xác định bởi Cục Bảo tồn Quốc gia, nếu chúng ta một mô hình địa hình kỹ thuật số để biết được độ cao trước đây của những ngọn đồi, thì ta có thể tính được hệ số góc. Ta có thể tính được hướng. Ta có thể tính được gió đông từ đấy biết được hướng thổi của gió đông. Những phần màu trắng trên bản đồ này là không bị ảnh hưởng bởi gió đông. Chúng tôi kết hợp tất cả những thông tin về nơi ở người thổ dân Mỹ, người Lenape. Chúng tôi đã tạo ra một bản đồ phỏng đoán nơi ở của họ. Những phần màu trắng trên bản đồ này thể hiện những nơi thích hợp nhất đối với sự sống của con người ở Manhattan, những nơi gần nguồn nước, gần cảng để có thể câu cá, không bị ảnh hưởng bởi gió đông. Chúng tôi biết được rằng có một khu định cư của người Lenape ở dưới đây, gần hồ Collect Pond. Và họ đã phát triển nghề làm vườn, họ trồng những vườn ngô, đậu và bí rất đẹp ví dụ như vườn "Ba chị em". Chúng tôi đã tạo một mô hình phỏng đoán vị trí của những cánh đồng này. Những cánh đồng cũ và cả những cánh đồng sau đó. Ta có thể nghĩ rằng những cánh đồng này bị bỏ hoang. Nhưng thật ra chúng là chúng là môi trường sống của những loài chim và thực vật đồng cỏ. Và chúng đã trở thành những cánh đồng cây bụi sau đó, kết hợp tạo thành bản đồ của mọi loại hình sinh thái Kết quả là Manhattan có 55 loại hình sinh thái khác nhau. Đó có thể là những khu vực sinh sống, như khu TriBeCa, khu mạn trên phía Đông và Inwood, những rừng cây và đầm lầy, và môi trường biển, các bãi biển. Và 55 là nhiều. Xét theo khu vực, Manhattan có nhiều loại hình sinh thái trên một mẫu Anh hơn Yosemite, Yellowstone và Amboseli. Nó quả là một cảnh quan tuyệt vời mà có thể có được sự đa dạng sinh học đặc biệt như vậy. Phần II: Một ngôi nhà được xây sửa lại. Chúng tôi đã nghiên cứu các loài cá, ếch, chim và ong, 85 loài cá khác nhau ở Manhattan, gà Heath, những loài vật không còn xuất hiện nữa, những con hải ly trên mọi con suối, gấu đen, và người thổ dân Mỹ, để tìm hiểu cách họ sử dụng và suy nghĩ và cảnh quan xung quanh. Chúng tôi muốn đánh dấu lại những thứ này. Và để làm được điều này chúng tôi cần đánh dấu nơi ở của họ. Họ lấy thức ăn từ đâu? Họ lấy nước từ đâu? Họ ở chỗ nào? Họ lấy phương tiện sinh sản từ đâu? Đối với một nhà sinh thái học, điểm chung của những điều này là môi trường sinh sống, nhưng đối với phần lớn mọi người, nó lại là ngôi nhà. Vì vậy ta thường thấy trong các sách về thế giới hoang dã, loại sách phổ thông mà có thể đang nằm trên kệ sách nhà bạn, rằng loài hải ly cần:" Một con suối chảy chậm với những cây dương, gỗ trăn và liễu ở gần dòng nước." Đó là điều tốt nhất đối với một con hải ly. Chúng ta thử lập một danh sách. Đây là con hải ly. Và đây là dòng suối, và cây dương, gỗ trăn và cây liễu. Như thể những bản đồ này là cái ta cần để dự đoán nơi ở của loài hải ly. Hay như loài rùa ở vùng đầm lầy cần những đồng cỏ ướt, côn trùng và những nơi có ánh mặt trời. Hay như loài linh miêu Mỹ cần thỏ, hải ly và những nơi có hang hốc. Và ta ngay lập tức nhận ra rằng những con hải ly có thể là cái mà một con linh miêu cần. Nhưng một con hải ly cũng có nhu cầu riêng. Và việc nó ở một trong hai bên bờ cho phép ta liên kết nó lại, tạo ra một mạng lưới những mối quan hệ sinh sống của những loài này. Ngoài ra, ta nhận ra rằng, ban đầu bạn có thể là một chuyên gia về hải ly nhưng vẫn có thể tìm xem 1 cây dương cần gì. 1 cây dương cần lửa và đất khô. Và bạn có thể biết một đồng cỏ ướt cần gì. Nó cần những con hải ly để tạo nên những vùng đầm lầy, và có thể một số thứ khác. Nhưng bạn cũng có thể nói về những nơi đầy ánh mặt trời. Vậy một nơi như vậy cần cái gì? Không phải là bản thân môi trường sống. Mà những điều kiện nào tạo nên nó? Lửa. Hay đất khô. Bạn có thể đặt những thứ này trong 1 ô lưới dài 1000 cột ngang và 1000 hàng dọc. Sau đó ta có thể hình dung dữ liệu này như 1 mạng lưới, như 1 mạng xã hội. Đây là mạng lưới của các mối quan hệ sinh sống của tất cả động thực vật ở Manhattan, và mọi thứ chúng cần, hướng về địa chất, hướng về thời gian và không gian ở trung tâm mạng lưới. Chúng tôi gọi nó là lưới Muir. Nếu bạn phóng to nó sẽ trông như thế này. Mỗi điểm là 1 loài khác nhau hay 1 con suối, một loại đất riêng. Và những đường xám nhỏ liên kết chúng với nhau thật sự khiến cho thiên nhiên trở nên dẻo dai, linh hoạt. Cấu trúc này là cái khiến cho thiên nhiên hoạt động, khiến cho nó được nhìn nhận 1 cách đầy đủ. Chúng tôi gọi chúng là những lưới Muir dựa trên tên nhà tự nhiên học người Scotland - Mỹ John Muir, người từng nói: " Khi ta cố chọn ra 1 thứ gì đấy ta nhận ra nó bị liên kết với mọi thứ trong vũ trụ bởi ngàn sợi dây vô hình không thể phá vỡ" Ta đặt lưới Muir vào các bản đồ. Nếu ta muốn đến giữa số 85 vào 86, và Lex và Third, có thể từng có một con suối nơi tòa nhà đó. Đây có lẽ là những loại cây từng có ở đó, những loại hoa, địa y và rêu, những loài bươm bướm, cá dưới suối, chim trên cành. Có thể 1 con rắn chuông gỗ sống ở đó. 1 con gấu đen có thể đã từng đi qua đây. Người thổ dân Mỹ có thể từng ở đó. Và chúng tôi có thông tin này. Bạn có thể tự xem nó trên trang web của húng tôi. Bạn có thể phóng to vào bất kì tòa nhà nào ở Manhattan và xem xem có thể có gì ở đó 400 năm trước. Và chúng tôi dùng nó để tạo nên cảnh quan ở phần 3. Chúng tôi dùng những công cụ họ sử dụng ở Hollywood để tạo ra những cảnh quan tuyệt vời mà ta thấy trên phim. Chúng tôi đã cố dùng nó để hình dung ra đại lộ số 3 Chúng tôi bỏ đi phong cảnh và dựng lại địa hình. Chúng tôi cho đất và nước lên trên và làm sáng khung cảnh. Ở trên đấy chúng tôi có các mối quan hệ sinh thái và tất cả các loài động thực vật. Như vậy chúng tôi có thể chụp 1 bức ảnh, bay trên Quảng trường Thời đại, nhìn về phía sông Hudson, đợi Hudson tới. Sử dụng công nghệ này, ta có thể tạo ra những góc nhìn tuyệt diệu như vậy. Về căn bản, ta có thể chụp bất kì tấm hình nào của Manhattan và nhìn xem quang cảnh ấy 400 năm trước ra sao. Đây là góc nhìn từ sông Đông, nhìn về phía đời Murray nơi Ủy Ban Liên Hiệp Quốc tọa lạc ngày nay. Đây là quang cảnh nhìn xuống sông Hudson, với Manhattan ở phía bên trái và New Jersey ở phía bên phải, hướng về biển Đại Tây Dương. Đây là quang cảnh ở Quảng trường Thời đại, với cái hồ hải ly ở kia, hướng về phía Đông. Vậy ta có thể thấy hồ Collect Pond đầm lầy Lispenard ở phía sau. Ta có thể thấy những cánh đồng của người thổ dân Mỹ. Và ta có thể thấy cái này trong cảnh quan thành phố ngày nay. Khi bạn đang xem chương trình pháp luật và người luật sư bước lên bậc cầu thang họ có thể đã bước xuống những bậc ấy của tòa nhà Tòa án New York, ngay xuống hồ Collect Pond 400 năm trước. Những hình ảnh này là công trình của tôi và người đồng nghiệp Mark Boyer, người đang ở trong khán phòng ngày hôm nay. Và tôi muốn, nếu các bạn đồng tình, khen ngợi tác phẩm của anh ấy. (Vỗ tay) Sức mạnh của sự kết hợp giữa khoa học và sự tưởng tượng mạnh đến nỗi ta có thể tạo ra những hình ảnh như thế này, như thể nhìn qua một tấm gương. Tuy rằng chỉ có chút thời gian phát biểu, tôi mong các bạn thấy rằng Mannahatta là một nơi vô cùng đặc biệt. Chỗ các bạn thấy ở đây ở bên trái được nối liền với nhau. Nó được xây dựng dựa trên sự đa dạng. Nó có sự dẻo dai mà ta cần có trong thế giới hiện đại. Nhưng không có nghĩa là tôi không thích phần ở phía bên phải, phần mà tôi khá thích. Tôi yêu thành phố này và sự đa dạng, dẻo dai của nó, sự phụ thuộc vào mật độ dày đặc và cách chúng ta kết nối với nhau. Thật ra, tôi thấy chúng như là hình ảnh phản chiếu của lẫn nhau, như Lewis Carroll trong "Xuyên qua tấm gương" Ta có thể so sánh 2 cái này và cùng nghĩ về chúng, rằng chúng thực sự là 2 nơi giống nhau, rằng không có cách nào thành phố có thể tách biệt với tự nhiên. Và tôi nghĩ rằng đây là cái chúng ta học được về việc xây dựng các thành phố trong tương lai. Vậy nếu tôi được phép kết luận ngắn, không phải về quá khứ, mà là về 400 năm sau, điều chúng ta đang nhận ra là thành phố là môi trường sống của con người và cần cung cấp những thứ con người cần: nhà cửa, thức ăn, nước uống, phương tiện sinh sản và chút ý nghĩa. Đây là yêu cầu thêm về môi trường sống của loài người. Nhiều bài nói của TED là về ý nghĩa, về việc đem lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta bằng mọi cách khác nhau, nhờ công nghệ, nghệ thuật, khoa học, nhiều đến nỗi mà tôi nghĩ là chúng ta tập trung quá nhiều vào khía cạnh đó của cuộc sống, đến nỗi ta ít chú ý tới thức ăn, nước uống, chỗ ở, và cái ta cần để nuôi dạy trẻ. Vậy làm sao để hình dung ra thành phố của tương lai? Sẽ thế nào nếu chúng ta đến công viên quảng trường Madison và tưởng tượng rằng nó không có xe ô tô, mà thay vào đó là xe đạp và những cánh rừng lớn, và những con suối thay vì cống rãnh Sẽ như thế nào nếu ta hình dung phía Đông Thượng với những mái nhà xanh mát, những con suối chạy quanh thành phố, và các cối xay gió cung cấp năng lượng cần thiết? Hay nếu ta hình dung khu vực trung tâm New York, với dân số 12 triệu người hiện nay, vẫn chỉ 12 triệu người trong tương lai sống trong khu vực đông dân cư của Manhattan, 36% tổng diện tích, còn những khu vực khác là đất trồng trọt, đầm lầy, những thứ mà chúng ta cần. Đây là tương lai mà tôi cho rằng chúng ta đang cần, một tương lai với sự đa dạng, trù phú và năng động của Manhattan, nhưng có sự ổn định của quá khứ, của hệ sinh thái ban đầu, của tự nhiên. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là tiến sĩ David Hanson và tôi tạo nên robot với tính cách. Và ý tôi có nghĩa là tôi phát triển những robot là những nhân vật, nhưng cũng là những robot cuối cùng sẽ chia sẻ cảm xúc với bạn. Chúng ta đang bắt đầu nhiều công nghệ mà đã tập hợp được những robots có những tính cách đàm thoại mà có thể tìm gương mặt và nhìn vào bạn, thể hiện đầy đủ các nét mặt, hiểu được lời nói và bắt đầu làm theo những gì bạn nghĩ, và bạn là gì, và xây dựng 1 mối quan hệ với bạn. Tôi đã phát triển một dãy công nghệ mà cho phép robots có thể thể hiện nhiều nét mặt chân thực hơn những gì đã đạt được, ít tốn điện hơn, cho phép robot ) Vì thế, nó có nhiều nét biểu cảm hơn. mô phỏng tất cả các cơ bắp trên gương mặt con người, ít tốn pin, và vô cùng nhẹ. Các tài liệu mà cho phép các nét mặt được vận hành là nhờ vào một vật liệu gọi là Frubber, và nó có 3 sự đổi mới chính trong vật mà cho phép điều này xảy ra. Một là những lỗ có thứ bậc Và cái khác là một loại xốp có kích thước nano phân tử vĩ mô trong vật liệu. Và anh ta bắt đầu đi lại. Đây là ở tại Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Hàn Quốc. Tôi tạo ra cái đầu. Còn họ làm phần thân. Và mục đích là tạo nên tri giác cho máy móc. không chỉ tri giác, sự thấu hiểu. Chúng tôi đang làm việc với Phòng thí nghiệm tri giác máy móc tại U.C San Diego. Họ có công nghệ thể hiện nét mặt tuyệt vời mà có thể nhận diện nét mặt những nét mặt mà bạn làm. Nó còn nhận biết bạn nhìn đi đâu, đầu bạn hướng về đâu. Chúng tôi đang mô phỏng tất cả các nét mặt chính, và kiểm soát nó bằng phần mềm mà chúng tôi gọi là Động Cơ Tính Cách. Và đây là một chút của công nghệ có mặt trong đó. Thực tế,bây giờ đây, cắm vào đây, rồi cắm vào đây và hãy nhìn xem nếu nó hiểu nét mặt của tôi. Rồi, tôi đang cười. (tiếng cười) giờ thì tôi nghiêm trang. Và điều này thì thực sự Rồi, bắt đầu nào. Thật buồn quá. Rồi, bây giờ bạn cười, giận dữ Sự thấu hiểu của robot về trạng thái cảm xúc của bạn là rất quan trọng để máy có thể biểu lộ sự thông cảm. Những máy móc đã trở thành một thứ có khả năng hủy diệt. Đúng không Những máy móc đó không có chỗ cho sự thấu hiểu. Và hàng tỉ đôla đã được đổ vào đó. Những robot có tính cách này sẽ làm tiền đề cho những robot mà biết thông cảm Và nếu chúng có thể đạt được mức độ thông minh của con người Hoặc, có thể là hơn cả sự thông minh của con người, đây chính là hạt giống của hy vọng cho tương lai. CHúng tôi đã tạo ra 20 con robot trong vòng 8 năm,cùng thời gian tôi lấy tiến sĩ. Và rồi tôi bắt đầu với Robot Hanson nó đang được phát triển để sản xuất hàng loạt. Đây là 1 trong những con robot của chúng tôi mà chúng tôi đã cho ra mắt tại Wired NextFest vài năm trước. Và nó thấy được nhiều người trong cùng 1 phân cảnh, nhớ ai là ai, và nhìn từ người này sang người khác, và nhớ họ. Vậy chúng tôi đã phát triển 2 thứ. một là sự nhận thức về con người. Và 2 là giao diên tự nhiên hình thức tự nhiên của giao diện, khiến nó trực quan hơn khi bạn tiếp xúc với robot và bạn bắt đầu tin là nó có thật và có nhận thức. Vậy nên 1 trong những đề án tôi yêu thích nhất là mang tất cả chúng lại với nhau cho một bức hình chân dung nghệ thuật của một nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng Philip K. Dick người mà viết nên những tác phẩm như "Do Androids Dream of Electric Sheep? ",( Các chú robot giống người có mơ về em cừu điện tử nào không?) chính là nền tảng của bộ phim "Bladerunner" Trong câu chuyện này, robots thường nghĩ là họ là con người. Và nó như là có sự sống. Vậy nên chúng tôi cài đặt các chữ viết, những lá thư những cuộc phỏng vấn, trao đổi, trong 1 cơ sở dữ liệu lớn gồm hàng ngàn trang giấy, và dùng ngôn ngữ thường ngày để xỷ lý giúp bạn có thể nói chuyện với anh ta. Điều này thật đáng sợ. Vì dườngn như anh ta sẽ nói những thứ tưởng chừng như anh ta rất thấu hiểu bạn. Và đây là 1 trong những đề án tuyệt vời mà chúng tôi phát triển đó là cho trí thông minh thân thiện nhân tạo, ttrí thông minh máy móc thân thiện. Và chúng tôi đang sản xuất hàng loạt Chúng tôi tạo nên nó để trở nên dễ dàng làm được với giá thành vật liệu rất rẻ nên nó có thể trở thành người bạn của trẻ em. Cùng với mạng internet, sau nhiều năm nó trở nên thông minh hơn Và trí thông minh nhân tạo phát triển, trí thông minh của nó cũng vậy. Chris Anderson: Cám ơn rất nhiều, Đều này thật tuyệt vời. ( Vỗ tay) Đây là buổi diễn thuyết đầu tiên của tôi tại TED. Là 1 nhà quảng cáo, tôi diễn thuyết tại TED Evil, 1 tổ chức kết nghĩa bí mật của TED -- tổ chức mà chi trả toàn bộ chi phí. Nó được tổ chức định kỳ 2 năm ở Burma. Và tôi đặc biệt nhớ 1 bài phát biểu rất hay của Kim Jong Il về cách khiến thanh thiếu niên hút thuốc trở lại. (Tiếng cười) Nhưng, quả thực, tôi chợt nghĩ đến chuyện sau nhiều năm làm việc trong ngành, chúng tôi tạo ra trong ngành quảng cáo giá trị vô định hình -- bạn có thể gọi là giá trị được nhận thức, bạn có thể gọi là giá trị biểu tượng, giá trị chủ quan, giá trị vô định hình của cái gì đó -- bình thường không mấy được quan tâm. Nếu nghĩ đến nó, nếu bạn muốn sống trong 1 thế giới của tương lai nơi có ít hàng hóa vật chất hơn, cơ bản bạn có 2 lựa chọn. Một là sống trong 1 thế giới nghèo nàn hơn, mà mọi người nói chung là không thích. Hai là sống trong 1 thế giới nơi giá trị vô định hình chiếm 1 phần lớn giá trị tổng hợp, mà giá trị vô định hình thực tế, theo nhiều cách là vật thay thế cực kỳ tinh xảo cho việc tận dụng hết nguồn lao động hoặc các tài nguyên hữu hạn khi sản xuất hàng hóa. Đây là 1 ví dụ. Đây là 1 con tàu đi từ London tới Paris. Các kỹ sư đau đầu với câu hỏi cách đây 15 năm, " Làm thế nào để nâng cao chất lượng lộ trình tới Paris?" Và họ đã nghĩ ra 1 giải pháp kỹ thuật rất hay, là bỏ ra 6 tỉ pound để xây dựng đường ray mới hoàn toàn từ London tới bờ biển, và giảm 40 phút, rút ngắn 3.5 giờ tàu chạy. Nào, hãy gọi tôi là ông Kén Chọn. Tôi chỉ là 1 người quảng cáo .... ... nhưng tôi ngạc nhiên vì cái cách 1 chút không tưởng khi cải thiện 1 chuyến tàu chỉ để rút ngắn nó. Nào, cơ hội hưởng lạc cần gì khi chi ra 6 tỉ pound vào đường ray? Đây là gợi ý từ 1 người quảng cáo chất phác: Bạn nên tuyển tất cả siêu mẫu nam và nữ của thế giới, trả lương cho họ đi dọc con tàu, phát Chateau Petrus miễn phí trong suốt thời lượng chuyến tàu. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bạn sẽ vẫn còn khoảng 3 tỉ pound, và hành khách sẽ yêu cầu đoàn tàu đi chậm lại. (Tiếng cười) Sau đây là 1 câu hỏi khác từ 1 người quảng cáo hiền lành. Và nó cho thấy các kỹ sư, nhân viên y tế, người làm khoa học, bị ám ảnh với việc giải quyết các vấn đề của thực tại, khi hầu hết các vấn đề, một khi bạn đạt tới mức độ phồn thịnh cơ bản trong xã hội thì hầu hết các vấn đề sẽ thuộc phạm trù nhận thức. Do vậy tôi sẽ hỏi các bạn 1 câu nữa. Chuyện quái gì xảy ra với thuốc an thần? Tôi thấy nó rất tuyệt và không tốn kém lắm nếu muốn phát triển. Loại thuốc này có tác dụng rất tốt. Không gây phản ứng phụ, hoặc nếu có thì cũng chỉ do tưởng tượng thôi, bạn có thể yên tâm mà lờ đi. (Tiếng cười) Tôi đã thảo luận về vấn đề này trong blog Marginal Revolution ( cuộc CM biên) của Tyler Cowen. Tôi không biết liệu có bạn nào biết blog này không. Có người đã đề nghị chúng ta có thể nâng cao khái niệm này hơn nữa, và sản xuất " nền giáo dục an thần". Vấn đề là giáo dục không hiệu quả nhờ giảng dạy. Nó hiệu quả nhờ gây ấn tượng cho các bạn rằng bạn có 1 nền giáo dục rất tốt, gây cho bạn cảm giác điên cuồng vì sự tự tin không bảm đảm, giúp bạn rất thành công sau này. Kính thưa quý vị, chào mừng tới Oxford. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng, vấn đề giáo dục an thần quả là thú vị. Có bao nhiêu vấn đề trong cuộc sống có thể được giải quyết bằng cách chắp vá nhận thức, chứ không phải nỗ lực thay đổi thực tại buồn tẻ, vất vả và rối mù? Đây là 1 ví dụ hay từ lịch sử. Tôi đã nghe nói nó gắn với 1 vài vị vua khác. nhưng khi nghiên cứu lịch sử 1 chút, thì đó là Frederick Đại đế. Fredrick Đại đế của Phổ rất thích người Đức trồng và ăn khoai tây. Vì ông ấy nhận ra nếu bạn có 2 nguồn carbonhydrate, lúa mỳ và khoai tây, giá bánh mỳ sẽ ổn định hơn. Và nguy cơ nạn đói sẽ thấp hơn, vì nông dân có 2 vụ mùa màng, không phải một. Vấn đề duy nhất là: khoai tây, nếu bạn nghĩ đến, sẽ thấy nó trông khá ghê. Thế kỷ 18, người Phổ ăn rất, rất ít rau -- giống người Scotland đương thời. (Tiếng cười) Cho nên ông ấy cố gắng bắt buộc người dân ăn rau củ. Các nông dân Phổ nói, "Chúng tôi không thể bắt kể cả lũ chó ăn những thứ vớ vẩn đó được. Các thứ đó thật kinh tởm và chẳng tốt lành gì." Thậm chí rất nhiều người bị xử tử do từ chối trồng khoai tây. Thế là ông thử phương án B. Ông thử giải pháp marketing, mà tuyên bố khoai tây là 1 loại rau hoàng gia. Và ngoài gia đình hoàng gia, không ai được tiêu thụ nó. Ông cho trồng khoai tây trong 1 mảnh vườn hoàng gia, có lính gác nhận chỉ thị bảo vệ nó suốt ngày đêm, nhưng với chỉ thị bí mật là đừng có canh gác quá cẩn mật. (Tiếng cười) Nào, các nông dân thế kỷ 18 biết có 1 quy luật cuộc sống khá an toàn là nếu có cái gì đó đáng được bảo vệ thì nó đáng để trộm. Chẳng bao lâu, mọi người tranh nhau trồng khoai tây ngầm ở Đức. Vị vua đã tái thương hiệu khoai tây 1 cách hiệu quả. Đúng là 1 tuyệt kỹ. Tôi đã kể câu chuyện này và 1 quý ông từ Thổ Nhĩ Kỳ đã đến nói với tôi, " Hoàng đế Fredrick, 1 nhà marketing rất giỏi. Nhưng không bằng Ataturk." Ataturk, khá giống thủ tướng Nicolas Sarkozy, rất thích ngăn chặn việc đeo khăn trùm mặt, ở Thổ Nhĩ Kỳ, để hiện đại hóa đất nước. Những người nông cạn lẽ ra chỉ cần cấm khăn trùm mặt. Nhưng nó sẽ gặp sự phản đối kịch liệt và cưỡng lại từ người dân. Ataturk là 1 nhà tư duy 1 chiều. Ông bắt buộc gái mại dâm phải đeo khăn trùm mặt. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi không thể xác nhận đầy đủ điều đó. Nhưng nó không quan trọng. Dù gì, vấn đề môi trường của bạn được giải quyết: Tất cả những kẻ bị buộc tội quấy rối trẻ em phải lái 1 chiếc Porsche Cayene. (Tiếng cười) Ataturk nhận ra 2 điều rất căn bản. Thứ nhất, mọi giá trị là tương đối. Mọi giá trị là giá trị được nhận thức. Với những người không nói tiếng TBN, thì jugo de naranja -- có nghĩa nước cam trong tiếng Tây Ban Nha. Vì đó không phải đồng đô la. Đó là đồng peso ở Buenos Aires. Những người bán hàng rong rất khôn khéo ở Buenos Aires quyết định thực hành việc phân biệt giá cả đối với bất cứ khách du lịch nước ngoài qua đường nào. Là 1 nhà quảng cáo, tôi phải ngưỡng mộ họ. Nhưng điều đầu tiên được thể hiện là toàn bộ giá trị là chủ quan. Điểm thứ hai là thuyết phục bao giờ cũng hơn bắt buộc. Các biển báo vui nhộn này hiện tốc độ lái xe của bạn, 1 số biển mới, ở góc dưới bên phải, biểu hiện 1 khuôn mặt cười hoặc cau có, để thể hiện nhanh cảm xúc. Thú vị ở chỗ các biển báo này có giá chỉ bằng 10% chi phí vận hành của 1 camera tốc độ truyền thống. Nhưng chúng ngăn chặn tai nạn gấp 2 lần. Điều kỳ lạ đang cản trở các nhà kinh tế được đào tạo theo truyền thống là 1 mặt cười kỳ quái có tác dụng tốt hơn để thay đổi hành vi hơn là việc đe dọa phạt 60£ và 3 điểm phạt. Một tiểu tiết trong kinh tế học hành vi: ở Ý, điểm phạt đếm ngược. Bắt đầu bạn có 12 điểm và sẽ bị trừ dần. Vì họ thấy rằng cảm giác mất mát gây ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới hành vi của con người. Ở Anh, chúng ta cảm thấy, " Whoa! Mình bị phạt thêm 3 điểm nữa!" Ở Ý thì không như vậy. Một trường hợp thú vị khác cuả việc hình thành giá trị vô định hình để thay thế giá trị thực hay giá trị vật chất, là sự vận động môi trường cần: Câu chuyện này lại 1 lần nữa từ nước Phổ, tôi nghĩ, khoảng năm 1812,1813. Những người Phổ giàu có, tham chiến chống Pháp, được khuyến khích nộp tất cả đồ trang sức. Và được thay thế bằng đồ trang sức giả làm bằng gang. Đây: " Gold gab ich für Eisen, 1813." Điều thú vị là trong 50 năm, đồ trang sức cho địa vị quyền quý nhất bạn có thể đeo ở Phổ không được làm từ vàng hay kim cương. mà từ gang. Vì đừng bận tâm tới giá trị đích thực bên trong của việc có trang sức bằng vàng. Nó có giá trị biểu tượng, biểu trưng. Gia đình bạn được công nhân đã hy sinh to lớn trong quá khứ. Thế nên sự tương xứng hiện đại tất nhiên sẽ là như thế. (Tiếng cười) Nhưng, có 1 thứ, cũng như các hàng hóa ở Veblen, nơi giá trị hàng hóa phụ thuộc vào độ đắt và hiếm -- có những thứ trái ngược nơi giá trị của chúng phụ thuộc vào mức độ phổ biến, vô cấp và tối thiểu. Nếu nghĩ đến nó thì Shakerism là 1 cuộc vận động tiền môi trường. Adam Smith nói về nước Mỹ thế kỷ 18 khi mà sự cấm đoán bất kỳ biểu hiện giàu sang nào còn phổ biến, nền kinh tế ở New England gần như bị cản trở, vì kể cả những nông dân giàu có cũng không biết tiêu tiền vào đâu, để khỏi làm mếch lòng hàng xóm. Hoàn toàn có thể hình thành các áp lực xã hội dẫn tới các xã hội chủ nghĩa quân bình hơn. Điều thú vị nữa là, nếu nhìn vào các sản phẩm có một thành phần của thứ gọi là giá trị thông điệp cao 1 thành phần giá trị vô định hình cao, đối lập với giá trị bên trong của sản phẩm: Các sản phẩm thường khá bình quân. Xét về đồ may mặc, vải bông chéo có lẽ là 1 ví dụ hoàn hảo về thứ thay thế giá trị vật chất bằng giá trị biểu trưng. Coca-Cola. Nhiều bạn có thể theo chủ nghĩa cộng sản, và có thể không thích hãng này. Nhưng quan điểm của Andy Warhol về Coke thì đáng để nhớ. Những gì Warhol đã nói về Coke, ông nói rằng, " Điều tôi thích ở Coca-Cola là tổng thống Mỹ không thể uống 1 lon Coke ngon hơn loại nước hạng bét bán ở góc phố." Nào, khi nghĩ đến nó, chúng ta phải công nhận là -- đó đúng là 1 thành tựu nổi bật, khi sản xuất được 1 mặt hàng mang tính dân chủ đến thế. Chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận 1 chút. Nhìn nhận 1 cách cơ bản ta thấy giá trị thật liên quan đến sản xuất, đến lao động, đến kỹ thuật. Nó liên quan đến các nguyên liệu thô hữu hạn. Và những gì chúng ta xếp đầu bảng là đồ giả. Nó là hàng nhái. Và có lý khi ai đó nghi ngờ hoặc không chắc chắn về nó. Nó rõ ràng là xoay chiều tới các cuộc tuyên truyền. Tuy nhiện, những gì hiện giờ chúng ta đang có là một hệ sinh thái truyền thông đa dạng hơn để hình thành giá trị này. Và nó công bằng hơn. Khi tôi lớn lên, đây là môi trường truyền thông cho thời thơ ấu của tôi chuyển thành thực phẩm. Bạn có một nhà cung cấp độc quyền. Bên trái, bạn có Rupert Murdoch, hay BBC. (Tiếng cười) Và bên tay phải, bạn có quần chúng phụ thuộc luôn biết ơn vì bất cứ thứ gì được ban cho. (Tiếng cười) Ngày nay, người dùng thực sự tham gia vào. Trong thế giới số, nó được gọi là " nội dung được tạo bởi người dùng." Mặc dù trong thế giới thực phẩm, nó được gọi là nông nghiệp. (Tiếng cười) Nó được gọi là tổng hợp khi bạn lấy nội dung do ai đó tạo ra và cải biển nó đi. Trong thế giới thực phẩm, chúng ta gọi đó là nấu nướng. Đây là thực phẩm 2.0, là loại thực phẩm sản xuất ra với mục đích chia sẻ với người khác. Đây là thực phẩm di động. Người Anh rất giỏi món đó. Cá và khoai tây chiên đựng trong báo, Cornish Pastie, bánh, sandwich. Chúng tôi đã sáng tạo ra các món đó. Chúng tôi nói chung là không giỏi nấu ăn. Người Ý mới là bậc thầy, nhưng các món Ý không dễ mang đi cho lắm. (Tiếng cười) Tôi mới biết được điều này gần đây. Bá Tước Sandwich không sáng tạo ra bánh sandwich. Mà ông nghĩ ra món bánh nướng. Nhưng cái tên Bá Tước Bánh Nướng nghe thật buồn cười. (Tiếng cười) Cuối cùng, chúng ta có giao tiếp theo ngữ cảnh. Nào, lý do tôi cho các bạn xem Pernod -- đó là chỉ là 1 thí dụ. Mỗi nước có 1 đồ uống có cồn theo ngữ cảnh. Ở Pháp là Pernod. Loại rượu đó rất ngon khi uống trong phạm vi nước Pháp. Nhưng ở chỗ khác thì chẳng ra gì. (Tiếng cười) Lấy Unicum ở Hungary làm ví dụ. Người Hy Lạp đã xaoy sở để sản xuất được một thứ gọi là Retsina, dù uống chẳng ra gì kể cả khi bạn đang ở Hy Lạp. (Tiếng cười) Nhưng sự giao tiếp bây giờ phụ thuộc vào ngữ cảnh đến nỗi khả năng phân tầng mọi người để đưa cho họ thông tin phù hợp hơn -- B.J.Fog, trường Đại học Standford, đưa ra ý kiến rằng điện thoại di động thực ra là -- Ông ấy đã nghĩ ra cụm từ, " Các công nghệ thuyết phục." Ông tin điện thoại di động, nhờ cụ thể về địa điểm, theo ngữ cảnh, đúng giờ và tức thì, là thiết bị công nghệ thuyết phục nhất từng được phát minh. Nào, nếu chúng ta có các công cụ này, thì chúng ta đơn giản sẽ phải hỏi câu hỏi giống Thaler và Sustein, về việc làm thế nào để sử dụng chúng thông minh hơn. Tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ cho các bạn. Nếu bạn có 1 nút đỏ lớn như thế này trên tường nhà mình, và mỗi lần ấn nút, bạn tiết kiệm được 50$, cho 50$ đó vào tiền lương hưu, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Lý do là giao diện quyết định hành vi. Phải không? Nào, marketing đã rất thành công trong việc tạo ra các cơ hội mua sắm bốc đồng. Tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ tạo cơ hội tiết kiệm tích cực cả. Nếu bạn làm điều này, sẽ có thêm nhiều người nữa tiết kiệm tiền. Đó đơn thuần là vấn đề thay đổi giao diện mọi người dùng để đưa ra quyết định. Và bản chất của các quyết định thay đổi. Hiển nhiên là tôi không muốn mọi người làm thế, vì là 1 nhà quảng cáo tôi coi việc tiết kiệm là sự trì hoãn tiêu dùng không cần thiết. (Tiếng cười) Nhưng nếu có ai đó muốn tiết kiệm, thì đó chính là điều chúng ta cần nghĩ đến: các cơ hội căn bản để thay đổi hành vi con người. Tôi có 1 ví dụ từ Canada. Có 1 thực tập sinh trẻ tại Ogilvy Canada có tên Hunter Somerville, đang làm việc ở Toronto và làm 1 công việc quảng cáo bán thời gian, và đã xin được 1 công việc quảng cáo Shreddies. Đây là trường hợp hoàn hảo nhất, hình thành giá trị bổ sung vô định hình, mà không làm thay đổi sản phẩm từ chi tiết nhỏ nhất. Shreddies là 1 loại ngũ cốc nguyên hạt, hình vuông và đặc biệt chỉ có ở New Zealand, Canada và Anh. Đó là cách đề cao sự trung thành kỳ quặc với hoàng gia của Kraft. (Tiếng cười) Khi tìm cách giới thiệu lại sản phẩm Shreddies, ông đã nghĩ ra cách này. Video:( Tiếng còi) Người đàn ông: Shreddies có hình vuông. (Tiếng cười) Người phụ nữ: Đã có ai dùng những hình kim cương này chưa? (Tiếng cười) Lời thuyết minh: ngũ cốc New Diamond Shreddies. 100% lúa mỳ nguyên hạt hình tinh thể kim cương thơm ngon. (Vỗ tay) Rony Sutherland: Tôi không chắc đây là ví dụ hoàn hảo nhất về việc hình thành giá trị vô định hình. Tất cả những gì nó đòi hỏi là photon, nơ ron thần kinh và 1 ý tưởng hay để cấu thành. Theo tôi đó là công việc của thiên tài. Nhưng, thông thường, bạn không thể làm việc này mà không nghiên cứu thị trường. Người đàn ông: Shreddies thực chất đang sản xuất 1 sản phẩm mới, mà làm họ hứng khởi. Họ đang giới thiệu sản phẩm Diamond Shreddies mới. (Tiếng cười) Thế nên tôi muốn gây ấn tượng đầu tiên cho các bạn khi thấy các hộp Diamond Shreddies ở đó. (Tiếng cười) Người phụ nữ: Chẳng phải chúng hình vuông sao? Phụ nữ 2: Tôi hơi phân vân. Phụ nữ 3: Tôi thấy nó trông giống hình vuông. Người đàn ông: Vâng, đều về vẻ ngoài cả. Nhưng nó giống như khi ta đảo ngược số 6 hoặc số 9. Nếu đảo số 6, nó sẽ thành số 9. Nhưng 6 là 6, và 9 là 9. Phụ nữ 3: Giống chữ "M" và "W". Người đàn ông: Chính xác. Người đàn ông 2: [ không rõ ] Bạn thấy mình đã đảo ngược đầu của nó. Nhưng khi nhìn thế này nó trông thích mắt hơn nhiều. Người đàn ông: Hãy thử cả 2 cái xem. Hãy lấy cái hình vuông kia trước. (Tiếng cười) Người đàn ông: Anh thích cái nào hơn? Người đàn ông 2: Cái đầu tiên. Người đàn ông: Cái đầu tiên á? (Tiếng cười) Rory Sutherland: Nào, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Có những nhân vật bảo thủ ở Canada, không mấy ngạc nhiên, họ luôn ghét việc đưa bừa này. Rốt cuộc, các nhà sản xuất đã đi tới 1 thỏa thuận, là gói kết quả tổng hợp. (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Tiếng cười) Nếu bạn thấy buồn cười, thì hãy nhớ có 1 tổ chức có tên Viện Kinh Tế Rượu Hoa Kỳ, nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề nhận thức, và phát hiện ra rằng ngoại trừ 5 hoặc 10% những người hiểu biết nhất thì giữa chất lượng và mức độ thưởng thức rượu là không có mối quan hệ tương liên, ngoại trừ khi bạn nói với người ta nó giá bao nhiêu, vì mọi người thường quan niệm của đắt là của ngon. Thế nên từ nay hãy uống rượu nhưng đừng nhìn nhãn chai. Điều này thật buồn cười -- nhưng tôi nghĩ 1 điểm triết lý quan trọng là chúng ta sẽ cần loại giá trị này hơn trong tương lai. Chúng ta cần dành thêm thời gian để đánh giá cao những thứ đang tồn tại, và dành ít thời gian hơn cho việc tiếc nuối về những điều khác chúng ta có thể làm. Hai câu trích dẫn sau đây. Một câu là, " Thơ ca là khi bạn khiến cái mới thân thuộc và làm mới những cái thân thuộc." Một định nghĩa không tồi về công việc của chúng tôi là, giúp mọi người đánh giá cao những gì không thân quen, mà còn giành được sự đánh giá cao hơn nữa, đặt 1 giá trị cao hơn cho những thứ đang tồn tại. Có 1 bằng chứng cho thấy mạng lưới xã hội giúp làm công việc đó. Vì chúng giúp mọi người chia sẻ thông tin. Chúng tạo giá trị biểu trưng cho các sinh hoạt thường ngày. Chúng làm giảm nhu cầu tiêu nhiều tiền cho việc trưng bày, và tăng thú tận hưởng từ bên thứ 3 niềm vui bạn có thể đạt được từ những điều nhỏ nhặt và đơn giản nhất trong cuộc sống. Đó là phép màu. Lời trích dẫn thứ 2 là lời trích dẫn thứ 2 của G.K.Chesterton, " Chúng ta héo mòn vì khát khao 1 điều kỳ diệu, chứ không vì các điều kỳ diệu," câu này theo tôi rất đúng với những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Và 1 điều cuối cùng: Khi bạn đặt giá trị lên những thứ như sức khỏe, tình yêu, tình dục và các thứ khác, và học cách đặt 1 giá trị vật chất lên thứ mà trước đó bạn coi nhẹ vì chỉ là thứ vô hình, bạn sẽ nhận ra mình giàu có hơn ngoài sức tưởng tượng. Chân thành cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là xây dựng một mô hình máy tính chi tiết nhằm mô phỏng bộ não con người. Trong 4 năm qua, chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng trên một phần nhỏ bộ não của loài gặm nhấm, và từ kết kết quả kiểm chứng này, chúng tôi hiện đang mở rộng dự án để tiến hành trên toàn bộ bộ não con người. Tại sao chúng tôi lại thực hiện dự án này? Có 3 lý do quan trọng Trước hết, dự án này là cần thiết trong việc giúp chúng ta hiểu về bộ não con người giúp chúng ta hòa nhập vào xã hội và tôi cho rằng đó là bước chuyển tiếp chính trong quá trình tiến hóa Lý do thứ hai là chúng ta không thể cứ mãi tiếp tục tiến hành thực nghiệm trên động vật và chúng ta phải kết nối tất cả dữ liệu cũng như tri thức mà chúng ta có được vào trong một mô hình khả dĩ Nó giống như chiếc tàu của Noah. Nó giống như một kho lưu trữ Và lý do thứ ba là có 2 tỉ người trên hành tinh này bị ảnh hưởng bởi rối loạn về tâm thần và thuốc điều trị hiện tại phần lớn dựa trên thực nghiệm. Tôi cho rằng chúng ta có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn trong việc làm thế nào để điều trị những rối loạn này. Hiện tại, thậm chí trong giai đoạn này, chúng tôi có thể dùng mô hình của bộ não để tìm ra giải đáp cho một số câu hỏi căn bản về cách thức làm việc của bộ não. Và tại đây, tại TED, lần đầu tiên, Tôi muốn chia sẻ với các bạn làm thế nào chúng tôi giải đáp một lý thuyết -- có nhiều lý thuyết --- lý thuyết về cách thức bộ não vận hành. Lý thuyết này cho rằng bộ não tạo ra và kiến trúc một mô hình giống như thế giới của chúng ta. Và xem xét mô hình này như một quả bóng, bao xung quanh chúng ta. Dĩ nhiên, đây là chủ đề triết học gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ Nhưng, lần đầu tiên, chúng tôi có thể thực sự chỉ ra rằng, thông qua mô phỏng của bộ não, và hỏi những câu hỏi có tính hệ thống và chuẩn xác, để kiểm chứng xem lý thuyết này có đúng đắn hay không. Lý do tại sao mặt trăng lại rất lớn ở đường chân trời bởi vì đơn giản là do trái bóng cảm nhận của chúng ta không thể kéo dài ra tới 380 ngàn cây số Nó vượt ra khỏi không gian có thể có Và cách chúng ta làm là chúng ta so sánh với những tòa nhà bên trong quả bóng cảm nhận của chúng ta và chúng ta đưa ra nhận định Chúng ta cho rằng nó lớn từng đó mặc dù là nó không thực sự lớn đến mức như thế và điều đó cho thấy rằng nhận định là điều quan trọng nhất hỗ trợ quả bóng cảm nhận của chúng ta. Nhận định giúp quả bóng đó luôn tồn tại. Không có những nhận định như thế, bạn không thể thấy, bạn không thể suy nghĩ bạn không thể cảm nhận. Và bạn có thể nghĩ rằng đó là cách thuốc gây mê tác động lên bạn bằng cách mang bạn vào trong một giấc ngủ sâu, hoặc bằng cách ức chế các tế bào cảm giác giúp chúng ta không cảm thấy đau, nhưng thực ra hầu hết các chất gây mê không hoạt động theo cơ chế này. Cách chúng làm là chúng tạo ra nhiễu vào trong bộ não khiến cho các tế bào thần kinh không thể tương tác với nhau. Chúng bị làm xáo trộn, và bạn không thể đưa ra nhận định của mình. Vì thế, trong khi bạn đang cố gắng đưa ra nhận định của mình, về điều mà vị bác sỹ hay chuyên gia phẫu thuật đang làm trong khi ông ấy đang kiểm tra cơ thể của bạn, thì ông ta đã làm xong việc từ lâu rồi. Ông ấy đã về nhà và đang uống trà. (Cười lớn) Vì thế, khi bạn tiến gần lại cánh cửa và mở nó, điều mà bạn phải làm một cách miễn cưỡng là cảm nhận để đưa ra những quyết định, hàng ngàn quyết định về kích thước của căn phòng, bức tường, chiều cao, những đồ vật trong phòng. 99 phần trăm những gì bạn thấy đều không đến từ đôi mắt. Mà nó là từ những gì bạn suy diễn về căn phòng. Vì thế tôi có thể nói, với một chắc chắn nhất định, "Tôi nghĩ, vì thế tôi là chính tôi." Nhưng tôi không thể nói, "Bạn nghĩ, do dó bạn là chính bạn," Bởi vì khi nói "bạn", nghĩa là đã đặt trong quả bóng cảm nhận của tôi. Giờ đây chúng ta có thể suy đoán và bàn luận về vấn đề này, nhưng chúng ta không thực sự phải làm điều đó trong 100 năm tới . Chúng ta có thể hỏi một câu hỏi cụ thể. Liệu bộ não có thể tạo ra khả năng cảm nhận như thế hay không? Liệu nó có đủ khả năng để thực hiện điều đó? Có hay không những thành phần bên trong bộ não giúp nó thực hiện việc này? Và đó chính là điều mà tôi muốn trình bày với các bạn ngày hôm nay. Vũ trụ phải mất khoảng 11 tỉ năm để tạo ra được bộ não. Bộ não đã phải tự cải thiện dần dần. Nó đã phải thêm vào phần xương trán phía trước, nhờ đó giúp chúng ta có thể có bản năng bởi vì chúng ta phải đấu tranh sinh tồn Nhưng bước thực sự quan trọng là vùng vỏ não mới. Nó là một bộ não mới. Chúng ta đều cần nó. Mọi động vật có vú đều cần nó bởi vì chúng đều liên quan đến tính di truyền, sự tương tác xã hội, hoặc những hành vi cảm nhận phức tạp. Vì thế bạn có thể xem phần vỏ não mới thực sự là một giải pháp sau cùng của thế giới theo cái cách mà chúng ta biết về nó. Nó là đỉnh cao, là sản phẩm cuối cùng mà vũ trụ đã tạo ra. Nó là bước tiến hóa hết sức thành công từ chuột cho đến con người với hàng ngàn tế bào thần kinh, để tạo ra một cơ quan, cấu trúc thực sự đáng kinh ngạc. Và nó vẫn chưa dừng lại quá trình tiến hóa của nó. Và thực chất, vùng vỏ não mới trong bộ não con người đang tiến hóa với một tốc độ rất lớn. Nếu bạn nhìn kỹ vào bề mặt của vỏ não mới, bạn phát hiện ra là nó được tạo ra từ nhiều thành phần nhỏ xíu, tương tự như những bộ xử lý G5 trong máy tính. Nhưng ở đây chúng có số lượng lên tới hàng triệu Chúng đã rất thành công trong quá trình tiến hóa bằng cách nhân bản chúng nhiều hơn nữa và thêm chúng càng nhiều vào bộ não cho tới khi không còn khoảng trống nào trong hộp sọ. Và bộ não bắt đầu tự gập lại, và đó là lý do tại sao vùng vỏ não mới lại cuộn lại nhiều như thế. Bộ não dồn lại theo từng cột, để chúng ta có thể có nhiều cột vỏ não mới hơn để thực hiện những chức năng phức tạp hơn nữa. Vậy bạn có thể xem vùng vỏ não mới như là một cây đàn piano vĩ đại, một cây đàn piano với hàng triệu phím. Mỗi cột vỏ não mới này có thể tạo ra một nốt nhạc. Bạn chỉ cần kích thích nó; nó sẽ tạo ra một bản nhạc. Nhưng nó không chỉ là một bản nhạc của các giác quan. Nó là bản nhạc của thế giới của bạn, của thực tiễn của bạn. Và dĩ nhiên, phải mất nhiều năm trời để học cách làm thế nào để chơi thành thạo cây đàn piano với một triệu phím. Đó là lý do tại sao bạn phải gửi lũ trẻ tới những trường tốt, hi vọng cuối cùng có thể là Oxford. Nhưng nó không chỉ là giáo dục. Nó cũng liên quan đến di truyền. Bạn có thể có may mắn ngay khi từ lúc sinh ra, hoặc bạn biết làm thế nào để thành thạo cột vỏ não mới của bạn, và bạn có thể chơi một bản nhạc hoành tráng. Thực vậy, có một lý thuyết mới về chứng tự kỷ được gọi là lý thuyết thế giới kịch tính lý thuyết này cho rằng các cột vỏ não mới này là những siêu cột. Chúng phản ứng khá mạnh, và chúng có tính đàn hồi rất cao và vì thế những người mắc chứng tự kỷ thường có khả năng tạo ra và học một bản nhạc mà chúng ta không thể nghĩ ra được Nhưng bạn cũng có thể hiểu rằng nếu bạn mắc một chứng bệnh nào đó bên trong một trong những cột này cái phím nhạc đó cũng sẽ không hoạt động Khả năng cảm nhận, hay là bản nhạc mà bạn tạo ra có thể sẽ bị hỏng và bạn sẽ có triệu chứng của căn bệnh đó. Vì thế, chén thánh đối với khoa học về tâm thần là thực sự có thể hiểu được cách thiết kế của các cột vỏ não mới và điều này không chỉ quan trọng với khoa học về thần kinh mà có lẽ cũng để hiểu được khả năng cảm nhận, sự thực tiễn và có lẽ thậm chí để hiểu được thực tiễn khách quan Vì thế, những gì chúng tôi đã làm trong 15 năm qua đó là khảo sát vùng vỏ não mới một cách có hệ thống. việc này giống như là phân loại một mảng rừng nhiệt đới Có bao nhiêu cây trong đó? Các cây này có hình dạng như thế nào? Có bao nhiêu loại cây? Chúng được phân bố ở đâu? Việc này thực ra không chỉ là phân loại bởi vì bạn phải thực sự mô tả và tìm ra tất cả các quy tắc trong việc trao đổi thông tin những quy tắc trong việc kết nối, bởi vì các tế bào thần kinh này không chỉ kết nối một cách đơn thuần với bất kỳ một tế bào thần kinh khác Chúng chọn lựa đối tượng kết nối một cách rất cẩn thận Việc này cũng không chỉ đơn thuần là phân loại bởi vì bạn thực sự phải xây dựng được mô hình 3 chiều của chúng. Và chúng tôi đã làm việc đó cho hàng vạn tế bào thần kinh, xây dựng mô hình số của nhiều loại tế bào thần kinh khác nhau mà chúng tôi đã biết qua. Và khi bạn làm được điều này, bạn có thể bắt đầu xây dựng cột vỏ não mới. Và ở đây chúng tôi quấn chúng lại. Nhưng khi bạn làm điều đó, điều mà bạn thấy được đó là các nhánh giao nhau tại hàng triệu nơi. Và tại mỗi giao điểm này chúng có thể hình thành một khớp thần kinh. Và khớp thần kinh là nơi chứa chất hóa học mà ở đó chúng trao đổi thông tin với nhau. Và các khớp thần kinh này cùng nhau tạo thành một mạng lưới hoặc một bản mạch dẫn điện của bộ não. Và giờ đây, bản mạch dẫn này, bạn có thể xem như là thớ vải của bộ não. Và khi bạn nghĩ về cái thớ vải của bộ não, làm thế nào cái thớ vải này có thể được tạo ra với cấu trúc như thế? Cái gì là khuôn mẫu của tấm thảm này? Và bạn nhận ra rằng điều này đưa ra một thách thức căn bản cho bất kỳ một lý thuyết nào về bộ não, đặc biệt đối với lý thuyết cho rằng tồn tại những thực tế được tạo ra từ tấm thảm này, từ chính tấm thảm này và cái khuôn mẫu cụ thể này. Lý do là bởi vì bí mật quan trọng nhất trong thiết kế của bộ não là tính đa dạng. Mọi tế bào thần kinh đều khác biệt. Tương tự như trong một khu rừng. Mọi cây thông đều khác nhau. Có thể có nhiều loại cây, nhưng mỗi cây thông đều khác nhau. Và điều này cũng tương tự như trong bộ não. Vì thế, không có một tế bào thần kinh nào trong bộ não của tôi hoàn toàn giống với một tế bào thần kinh khác và không có một tế bào thần kinh nào trong bộ não của tôi giống với trong bộ não của bạn. Và các tế bào thần kinh của bạn sẽ không định vị và định hướng theo cùng một cách. Và số lượng tế bào thần kinh của bạn cũng có thể có nhiều hơn hoặc ít hơn. Và vì thế, khả năng các bạn có cùng một thớ vải, cùng một mạch dẫn là rất thấp . Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một thực tế để chúng ta có thể hiểu được lẫn nhau? Chúng ta không cần phải suy nghĩ về việc này. Chúng ta có thể nhìn vào 10 triệu khớp thần kinh Chúng ta có thể nhìn vào các thớ vải. Và chúng ta có thể thay đổi các tế bào thần kinh. Chúng ta có thể sử dụng những tế bào thần kinh khác với một số biến đổi khác nhau. Chúng ta có thể đặt chúng vào những chỗ khác nhau, định hướng chúng trong những chỗ khác nhau. Chúng ta có thể dùng chúng nhiều hơn hoặc ít hơn. Và khi chúng tôi làm việc này điều mà chúng tôi đã tìm ra là bản mạch dẫn cũng thay đổi. Nhưng khuôn mẫu thiết kế của mạch dẫn thì không thay đổi. Vì vậy, thớ vải của bộ não, thậm chí khi bộ não của bạn có thể nhỏ hơn, hoặc lớn hơn, nó có thể có những loại tế bào thần kinh khác nhau, những hình thái tế bào khác nhau, nhưng chúng ta thực ra cùng có chung một vật liệu vải. Và chúng tôi cho rằng chất liệu này phụ thuộc vào từng loài cụ thể, điều này có thể giải thích tại sao chúng ta không thể trao đổi với các loài động vật khác. Vì vậy, chúng ta hãy khiến nó hoạt động. Nhưng để làm được điều này, cái mà bạn phải làm là bạn phải làm cho nó trở nên sống động. Chúng tôi khiến nó trở nên sống động bằng những phương trình, rất nhiều công thức toán học ở đây. Và thực tế, các phương trình chuyển đổi các tế bào thần kinh thành các máy phát điện được đưa ra bởi hai người đoạt giải Nobel của đại học Cambridge . Chúng tôi có công cụ toán học để khiến cho những tế bào thần kinh này trở nên sống động. Chúng tôi cũng có những công cụ toán học để mô tả cách thức các tế bào thần kinh có thể góp nhặt thông tin, và cách thức chúng tạo ra xung điện nhỏ để trao đổi với các tế bào thần kinh khác. Và khi các xung điện này được truyền dẫn đến khớp thần kinh, điều chúng làm là chúng kích thích một cách hiệu quả khớp thần kinh này. Nó giống như một kích thích điện dẫn có khả năng giải phóng các chất hóa học ra khỏi các khớp thần kinh. Và chúng tôi dùng toán học để mô tả quá trình này. Vì vậy chúng tôi có thể mô tả được sự trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh. Thực ra chỉ có một số ít các phương trình toán học mà bạn cần có để mô phỏng hoạt động của vùng vỏ não mới. Nhưng cái mà bạn cần là một máy tính thật lớn. Và thực chất bạn cần một máy tính xách tay để thực hiện mọi tính toán chỉ cho một tế bào thần kinh. Vì thế bạn cần khoảng 10 ngàn máy tính xách tay. Vậy thì bạn làm thế nào đây? Bạn đến IBM và bạn có thể có một siêu máy tính, bởi vì họ biết cách làm thế nào để kết nối 10 ngàn máy xách tay lại thành một khối với kích thước chỉ như một cái tủ lạnh. Và bây giờ chúng tôi có cái siêu máy tính Blue Gene này. Chúng tôi có thể nạp tất cả tế bào thần kinh, mỗi tế bào ứng với một bộ xử lý, và khởi động chúng rồi xem điều gì xảy ra. Giống như dùng tấm thảm thần để đi lại. Và đây chúng tôi kích hoạt chúng. Cái này cho thấy một hình ảnh đầu tiên thoáng qua của những gì đang xảy ra bên trong bộ não của bạn khi có một kích thích bên ngoài. Đó là hình ảnh đầu tiên. Giờ đây, khi bạn nhìn thấy nó lần đầu tiên, bạn nghĩ, "Chúa ơi. Làm thế nào mà thực tế có thể được hình thành từ cái này?" Nhưng, thực ra, bạn có thể bắt đầu, mặc dù là chúng tôi chưa huấn luyện cái cột vỏ não mới này để tạo ra một thực tế cụ thể. Nhưng chúng ta có thể hỏi, "Hoa hồng nằm ở chỗ nào?" Chúng ta có thể hỏi, "Nó nằm ở chỗ nào bên trong, nếu chúng ta kích thích nó bằng một hình ảnh?" Nó nằm ở chỗ nào bên trong vùng vỏ não mới? Cuối cùng nó phải ở đó nếu chúng ta kích thích nó bằng hình ảnh của chính nó. Vì thế, cái cách mà chúng tôi nhìn vào đó là bỏ qua tất cả các tế bào thần kinh, bỏ qua các khớp thần kinh, và xem nó chỉ đơn thuần là các kích hoạt điện. Bởi vì đó là cái nó đang tạo ra. Nó tạo ra các khuôn mẫu điện từ. Vì thế khi chúng tôi tiến hành việc này, chúng tôi thực sự lần đầu tiên, đã thấy những những cấu trúc kỳ quái: những vật thể điện từ xuất hiện bên trong cái cột vỏ não mới này. Và chính những vật thể điện từ này nắm giữ tất cả thông tin về bất cứ cái gì kích hoạt chúng. Và khi chúng tôi phóng to lên, nó giống như một vũ trụ thực sự. Vì thế bước kế tiếp là lấy tọa độ của chúng và chiếu chúng vào không gian cảm nhận. Và nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ có thể bước vào bên trong cái thực tế được tạo ra bởi bộ máy này, bằng cái khối này của bộ não. Vậy, tóm lại, tôi cho rằng vũ trụ có thể -- có thể là --♪ đã giúp bộ não tiến hóa để có thể nhìn thấy được chính nó, cũng có thể là bước đầu tiên để trở nên tự nhận thức về chính nó. Có nhiều điều về các lý thuyết này cần phải được kiểm nghiệm và cũng để kiểm nghiệm các lý thuyết khác. Nhưng tôi hi vọng rằng các bạn đã bị thuyết phục ít nhiều rằng không hẳn không thể xây dựng một bộ não. Chúng tôi có thể thực hiện được điều này trong vòng 10 năm tới, và nếu chúng tôi thành công, chúng tôi sẽ gửi tới TED, trong 10 năm, một hình ảnh ba chiều để nói chuyện với các bạn. Cảm ơn . (Vỗ tay) Xin chào. Quý vị khỏe không ạ? Những ngày qua thật là tuyệt vời phải không ạ? Tôi thật sự bị cuốn theo toàn bộ hội thảo. Thật ra, tôi cũng đang cuốn gói đây. (Cười) Có 3 chủ đề được nêu lên xuyên suốt hội nghị và đó cũng là những vấn đề có liên quan tới những gì tôi muốn thảo luận cùng quý vị. Thứ nhất đó là bằng chứng đáng kinh ngạc về khả năng sáng tạo của con người trong tất cả các bài thuyết trình mà chúng ta đã nghe cũng như trong số tất cả các quý vị có mặt ở đây. Về cả sự đa dạng cũng như phạm vi sáng tạo. Thứ hai là chính điều đó đã đặt chúng ta vào vị trí mà chúng ta không có một ý niệm gì về những điều sắp xảy ra trong tương lai. Không biết mọi sự sẽ diễn ra thế nào. Tôi có mối quan tâm đến vấn đề giáo dục -- trên thực tế tôi thấy tất cả mọi người đều quan tâm đến giáo dục. Phải không ạ? Có một điều tôi thấy khá thú vị đó là Nếu trong một bữa tiệc, bạn nói rằng bạn làm trong ngành giáo dục -- thực ra, thành thật mà nói, bạn chẳng mấy khi đi tiệc nếu bạn làm trong ngành giáo dục (Cười) Bạn không được mời. Và thật lạ, bạn cũng chả bao giờ thắc mắc. Điều này thật kỳ lạ đối với tôi. Nhưng giả sử nếu điều đó là thật, bạn nói chuyện với một ai đó, họ hỏi bạn "Anh/chị làm nghề gì?" và bạn trả lời rằng bạn làm trong ngành giáo dục, bạn có thể thấy họ mặt cắt không còn giọt máu. "Chúa ơi", đại loại như "Tại sao lại vào tôi chứ? Buổi tối đi chơi duy nhất của mình trong cả tuần." (Cười) Nhưng nếu bạn hỏi về quá trình học hành của họ, họ sẽ túm lấy bạn để kể chuyện, bởi đó là một trong những thứ ảnh hưởng sâu sắc tới mọi người, tôi nói có đúng không ạ? Giống như tôn giáo, tiền bạc và những thứ khác. Tôi có mối quan tâm lớn tới giáo dục và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta dành sự quan tâm to lớn cho nó, một phần bởi vì giáo dục là để đưa chúng ta tới tương lai mà chúng ta chưa thể nắm bắt được. Thử nghĩ xem, những đứa trẻ bắt đầu đi học năm nay sẽ nghỉ hưu vào năm 2065. Không ai trong chúng ta biết -- bất chấp tất cả những tri thức chuyên môn được nêu ra trong 4 ngày vừa qua -- thế giới sẽ ra sao trong 5 năm tới. Vậy mà chúng ta lại phải có trách nhiệm giáo dục bọn trẻ cho tương lai. Vì thế sự không thể dự báo trước, tôi nghĩ là, vô cùng lớn. Và chủ đề thứ ba của hội nghị, đó là chúng ta đều đồng ý ít nhiều, về khả năng thật sự khác biệt của trẻ em -- khả năng sáng tạo của chúng. Sirena, tối qua rất tuyệt vời phải không ạ? Cô bé là 1 điều đặc biệt, nhưng tôi nghĩ cô bé không phải là ngoại lệ trong thế giới con trẻ nói chung. Điều mà quý vị chứng kiến là một người với lòng tâm huyết đặc biệt đã tìm ra một tài năng. Và luận điểm của tôi là, tất cả trẻ em đều rất tài năng. Và chúng ta đã lãng phí điều đó, một cách không thương xót. Vì thế tôi muốn nói đến giáo dục và nói đến tính sáng tạo. Luận điểm của tôi là tính sáng tạo ngày nay cũng quan trọng như khả năng biết đọc, biết viết trong giáo dục và chúng ta cần đối xử với nó với mức độ quan tâm ngang bằng. (Tiếng vỗ tay) Xin cảm ơn. Nhân tiện, tôi nói xong hết rồi. Xin cảm ơn rất nhiều. (Cười) Vậy là còn 15 phút nữa. Vâng, tôi được sinh ra ...à không. (Cười) Mới đây, tôi đã được nghe kể một câu chuyện rất là thú vị -- Và tôi muốn kể lại với quý vị -- về một cô bé trong giờ hội họa. Cô bé đó 6 tuổi và nó ngồi ở cuối lớp, vẽ, Giáo viên của bé gái này có nói rằng nó hầu như chẳng bao giờ tập trung chú ý, nhưng trong giờ hội họa này thì nó đã rất chăm chú. Giáo viên của bé rất ngạc nhiên và đã đi đến chỗ cô bé ngồi cô giáo đã hỏi bé "Con đang vẽ gì thế?" Cô bé trả lời, "Con đang vẽ Chúa trời ạ." Cô giáo bé nói, "Nhưng không ai biết Chúa trời trông như thế nào cả." Cô bé nói rằng, "Họ sẽ biết trong một phút nữa thôi ạ. " (Cười) Khi con trai tôi 4 tuổi ở Anh -- Thật ra thì ở bất cứ đâu nó cũng là 4 tuổi. (Cười) Nếu phải xét một cách nghiêm túc, thì năm đó dù nó đi đâu nó cũng lên 4 tuổi. Nó có một vai trong vở kịch Truyền thuyết sự ra đời của Chúa. Quý vị có nhớ câu chuyện không? Nó khá phổ biến. Câu chuyện đó phổ biến mà. Quý vị có thể đã xem nó rồi đấy ạ: "Truyền thuyết sự ra đời của Chúa phần II." Con trai James của tôi được nhận vai Joseph, và chúng tôi đã rất vui sướng. Chúng tôi nghĩ đây là một trong những vai chính. Chúng tôi đã kéo đến chật ních cả khán phòng, trên mình mang chiếc áo phông với hàng chữ James Robinson LÀ Joseph!" (Cười) Con trai tôi không phải nói lời thoại, nhưng bạn biết đoạn khi ba vị vua tiến vào. Họ mang theo quà mừng, họ mang theo vàng, hương trầm và nhựa thơm. Và chuyện là thế này. Chúng tôi ngồi phía dưới, và tôi nghĩ chúng bị sai kịch bản, bởi khi chúng tôi trò chuyện với một cậu bé sau buổi diễn và chúng tôi có hỏi, "Cháu hài lòng với buổi diễn chứ?" Cậu bé đó đã nói, "Dạ vâng, nhưng tại sao chú lại hỏi thế ạ? Có gì không ổn ạ?" Chúng đã tự đổi thứ tự, chỉ vậy thôi. Trở lại câu chuyện, ba cậu bé tiến vào -- những đứa bé lên 4 với một chiếc khăn bông trên đầu -- chúng đặt những chiếc hộp xuống, cậu bé đầu tiên nói, "Tôi xin dâng tặng ngài vàng." Cậu bé thứ hai nói, "Tôi xin dâng tặng ngài ..." Và cậu bé thứ ba nói, "Frank đã gửi cái này." (Cười) Điểm chung của những câu chuyện này là trẻ con sẽ làm những điều chúng nghĩ Nếu chúng không biết, chúng vẫn thử làm mà không do dự. Tôi nói có phải không ạ? Chúng không sợ sai. Điều tôi muốn nói ở đây không có nghĩa sai và sáng tạo là hai thứ đồng nhất. Nhưng điều mà chúng ta biết đó là, nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi, bạn sẽ không bao giờ có thể sáng tạo ra cái gì đó nguyên bản. Nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi. Và đến khi trở thành người lớn, phần lớn lũ trẻ mất đi khả năng đó. Chúng trở nên sợ bị mắc lỗi hay bị sai. Và chúng ta cũng vận hành các công ty theo kiểu như vậy. Chúng ta kiểm điểm những lỗi lầm. Và chúng ta hiện giờ thực thi các hệ thống giáo dục quốc gia mà ở đó lỗi lầm là thứ tồi tệ nhất bạn có thể gây ra. Kết quả là chúng đã đang giáo dục con người triệt tiêu khả năng sáng tạo của họ. Picasso đã từng nói rằng. Ông đã nói tất cả mọi đứa trẻ khi sinh ra đều là nghệ sĩ. để vẫn là một nghệ sĩ khi ta trưởng thành mới là vấn đề. Tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng chúng ta không càng lớn lên càng sáng tạo, chúng ta càng lớn càng ít sáng tạo. Hay là, chúng ta được giáo dục từ bỏ nó. Vậy tại sao? Năm năm trước tôi sống ở Stratford-on-Avon. Thực tế là chúng tôi đã chuyển từ Stratford đến Los Angleles. Quý vị có thể hình dung được đó là một sự thay đổi trơn tru thế nào rồi đấy. (Cười) Thật ra là, chúng tôi đã sống ở Snitterfield, ngay phía ngoại ô Stratford, nơi mà cha của Shakespeare đã được sinh ra. Nói đến đây có ai thoáng hiện lên một suy nghĩ mới không ạ? Tôi thì có. Quý vị không nghĩ đến Shakespeare có một người bố, phải không? Đúng không ạ? Bởi quý vị không nghĩ đến Shakespeare khi ông còn là một đứa bé, đúng không ạ? Shakespeare lúc 7 tuổi? Tôi chả bao giờ nghĩ đến điều đó. Điều tôi muốn nói là ông ấy đã có lúc 7 tuổi. Ông ở trong một lớp học văn của một người nào đó, phải không ạ? Không biết là điều đó sẽ khó chịu thế nào? (Cười) "Phải cố gắng hơn nữa." Bị bố bắt lên giường đi ngủ, "Đi ngủ đi, ngay lập tức," nói với Shakespeare, hay nói với William Shakespeare, "hãy đặt bút xuống. Và đừng nói kiểu đó nữa. Nó khiến mọi người khó hiểu." (Cười) Dù sao chăng nữa, chúng tôi đã chuyển từ Stratford đến Los Angeles, thực ra, tôi muốn nói thêm một chút về sự thay đổi này. Cậu con trai của tôi đã không muốn chuyển đi cùng. Tôi có hai đứa con. Thằng bé giờ đã 21 tuổi còn con gái tôi thì đã 16 tuổi. Nó không muốn đến Los Angeles. Nó rất thích Los Angeles nhưng vì nó có bạn gái ở Anh. Sarah, tình yêu của đời nó. Lúc đó nó mới quen Sarah được một tháng. Xin quý vị nhớ cho là chúng vừa mới kỷ niệm 4 năm yêu nhau đấy ạ, 1 tháng là quá dài khi bạn mới 16 tuổi. Lúc ở trên máy bay, thằng bé đã rất buồn rầu, và nó nói, " Con sẽ không bao giờ tìm được người con gái nào như Sarah nữa." Thực lòng mà nói thì chúng tôi khá vui về điều đó bởi con bé chính lý do chính chúng tôi rời khỏi quê hương. (Cười) Nhưng có điều gì đó khiến bạn chú ý khi chuyển tới Mỹ và khi bạn đi đây đi đó vòng quanh thế giới: Tất cả mọi hệ thống giáo dục trên hành tinh này nều đêù có chung một trật tự các môn học. Tất cả mọi nơi. Bất kể nơi nào bạn đi. Bạn nghĩ là nó sẽ khác nhưng không. Các môn học đầu bảng sẽ là toán và ngôn ngữ, sau đó là khoa học nhân văn, và cuối cùng là các môn nghệ thuật. Tất cả mọi nơi trên Trái đất. Và cả trong phần lớn mọi hệ thống giáo dục, cũng có một trật tự sắp xếp trong các bộ môn nghệ thuật nói riêng. Ở các trường phổ thông, hội họa và âm nhạc thường được chú trọng hơn là kịch và khiêu vũ. Không có một hệ thống giáo dục nào trên hành tinh này mà dạy trẻ em khiêu vũ mỗi ngày giống như cách dạy mà chúng ta dạy bọn trẻ môn toán học. Tại sao? Tại sao không? Tôi nghĩ vấn đề này khá quan trọng. Tôi nghĩ môn Toán quan trọng nhưng khiêu vũ cũng vậy. Trẻ em sẽ nhảy múa cả ngày nếu chúng được phép, tất cả chúng ta đều thế. Tất cả chúng ta đều có thân thể, phải không? Tôi có bỏ lỡ điều gì không? (Cười) Thực sự điều xảy ra là, khi bọn trẻ lớn lên chúng ta bắt đầu giáo dục chúng càng ngày càng tăng dần từ phần thắt lưng trở lên. Sau đó tập trung vào cái đầu. và lệch về một bên. Nếu bạn tìm hiểu về giáo dục, như là một người ngoài hành tinh, và bạn nói "Giáo dục công để làm gì?" Tôi nghĩ bạn sẽ phải kết luận -- Nếu bạn nhìn vào đầu ra, ai thực sự sẽ thành công bởi những điều này, ai làm được những thứ mà họ nên làm, ai được thưởng, ai là người chiến thắng - tôi nghĩ bạn sẽ kết luận được toàn bộ mục đích của giáo dục công lập trên toàn thế giới là sản xuất ra những giáo sư đại học. Đó là những người đạt kết quả đứng đầu. .... Tôi cũng đã từng là một trong số đó...... (Cười) Và tôi cũng yêu mến các vị giáo sư đại học, nhưng quý vị biết đấy, chúng ta không nên coi họ là mốc điểm cao nhất cho mọi sự phấn đấu của con người. Họ chỉ một một hình thái của cuộc sống, hình thái khác của cuộc sống. Nhưng họ khá là tò mò, và tôi nói điều này với thiện ý dành cho họ. Có một điều kỳ lạ về các giáo sư, theo kinh nghiệm của tôi -- không phải tất cả, nhưng rất điển hình -- họ sống trong đầu họ. Họ sống trên đó, và hơi lệch về một bên. Tâm trí họ tách rời khỏi thể xác, có thể hiểu theo nghĩa đen. Họ coi thân thể của mình như một loại phương tiện di chuyển cho cái đầu của họ, phải vậy không? (Cười) Như là một cách để đầu của họ đến các cuộc họp. Nếu bạn muốn bằng chứng xác thực về trải nghiệm "thoát xác" này, thì nhân tiện, hãy theo dõi một hội nghị tại gia của các vị học sĩ cao niên, và tham dự vào buổi khiêu vũ vào tối cuối cùng. (Cười) Và tại đó bạn sẽ thấy -- đàn ông và phụ nữ trưởng thành, "quằn quại" một cách thiếu kiểm soát, sai điệu nhạc, chờ đợi tiệc tan để họ có thể về nhà và viết báo cáo về nó. Hệ thống giáo dục hiện nay dựa trên quan niệm về khả năng học thuật. Và nó có lý do của nó. Toàn bộ hệ thống được thiết lập -- khắp thế giới, và không hề có một hệ thống giáo dục công nào, trước thế kỷ 19. Chúng ra đời, để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa. Thế nên trật tự đó bắt nguồn từ hai quan điểm. Thứ nhất, những môn nào có lợi nhất cho công việc nằm ở trên cùng. Vì thế bạn có thể bị lái đi dần dần khỏi những thứ mà bạn thích khi còn bé, bởi vì bạn có thể sẽ không bao giờ tìm được việc gì liên quan đến nó. Phải không ạ? Đừng theo âm nhạc, bạn sẽ không trở thành nhạc sĩ đâu; Đừng theo nghệ thuật, bạn sẽ không là nghệ sĩ đâu. những lời khuyên chân thành -- , đã bị hiểu sai trầm trọng. Cả thế giới chìm theo cuộc cách mạng ( công nghiệp). Điều thứ hai là khả năng học thuật, cái mà đã ngự trị cách nhìn nhận của chúng ta về trí thông minh, bởi các trường đại học đã vạch ra hệ thống này theo ý họ. Nếu bạn để ý, toàn bộ hệ thống giáo dục công trên thế giới là một quá trình kéo dài để dẫn tới cổng trường đại học. Và hậu quả là rất nhiều người tại năng, sáng tạo, xuất trúng nghĩ họ không phải như vậy. bởi cái mà họ xuất sắc ở trường không được đề cao, thậm chí bị bêu xấu. Và tôi nghĩ chúng ta không thể cứ tiếp tục như vậy. Trong 30 năm tới, theo UNESCO, số người tốt nghiệp trên toàn thế giới qua học hành, là lớn nhất trong lịch sử. Nhiều người hơn, và đó là sự kết hợp của tất cả mọi cái chúng ta đã thảo luận -- công nghệ và sự biến đổi của nó lên công việc, lên nhân khẩu học và sự bùng nổ dân số. Bỗng nhiên, bằng cấp không còn giá trị nữa. Có đúng vậy không ạ? Thời tôi còn là sinh viên, nếu bạn có bằng, bạn sẽ có việc Nếu bạn không có, nghĩa là vì bạn không muốn có. Và thật ra tôi đã không muốn có. (Cười) Nhưng giờ bọn trẻ có bằng cấp, thường quay về nhà, tiếp tục chơi điện tử, vì bạn cần phải có bằng thạc sĩ, trông khi trước đây chỉ cần bằng cử nhân, Và giờ bạn cần cả bằng tiến sĩ cho một số việc Đó là 1 quá trình lạm phát học thuật. Và nó chỉ ra toàn bộ cấu trúc của giáo dục đang trượt xuống dưới chân chúng ta. Ta cần quan niệm lại một cách cơ bản, quan điểm về trí thông minh. Chúng ta biết ba điều về trí thông minh. Thứ nhất, nó đa dạng. Chúng ta nhìn nhận thế giới theo mọi cách mà chúng ta trải nghiệm nó. Nhìn nhận trực quan, nhìn nhận qua âm thanh, qua sự vận động. Qua những ngôn từ trừu tượng, và qua sự biến đối. Thứ hai, trí thông minh rất năng động. Nếu bạn để ý đến sự tương tác của não bộ, như chúng ta được nghe từ những thuyết trình ngày hôm qua. trí thông minh tương tác một cách diệu kỳ. Bộ não không chia thành các phần tách biệt. Thật ra, tính sáng tạo -- tôi định nghĩa như một quá trình sở hữu những ý tưởng nguyên bản có giá trị -- nó thường xảy ra trong quá trình tương tác của những cách nhìn nhận khác nhau về một vấn đề. Não bộ chủ định làm như vậy, Có một trục tế bào thần kinh nối hai bán cầu não lại tên là thể chai. Nó dầy hơn ở phụ nữ. Và từ điều Helen nói hôm qua, tôi nghĩ đó có lẽ là lý do tại sao phụ nữ có thể làm nhiều việc một lúc tốt hơn. Bởi vì các bạn là như vậy, phải không ạ? Có hàng đống nghiên cứu, nhưng tôi hiểu nó từ kinh nghiệm bản thân. Khi vợ tôi nấu ăn ở nhà -- điều không thường xuyên xảy ra, tạ ơn Chúa (Cười) Và vợ tôi có thể -- không, cô ấy cũng có vài món ngon -- nhưng khi vợ tôi đang nấu ăn, cô ấy thảo luận qua điện thoại, nói chuyện với bọn trẻ, cô ấy sơn trần nhà, và làm phẫu thuật tim ở đó. Còn nếu tôi nấu ăn, cửa phải đóng, bọn trẻ phải ra ngoài, điện thoại treo ngăn ngắn, và nếu vợ tôi bước vào tôi sẽ bực mình. Tôi nói "Terry, làm ơn đi. Anh đang cố rán trứng trong này. Để anh yên một lúc" (Cười) Chắc các bạn điều biết câu triết lý cũ, Nếu cái cây đổ trong rừng và không ai nghe thấy, nó có xảy ra không? Các bạn nhớ mẩu chuyện cũ đó chứ? Tôi mới nhìn thấy một câu in trên áo " Nếu một người đàn ông nói suy nghĩ của mình trong rừng, và không có phụ nữ nào nghe thấy điều đó, anh ta có vẫn sai không?" (Cười) Và điều thứ ba về trí thông minh là, Nó rất dễ nhận thấy. Tôi đang viết một cuốn sách tựa đề "Thấu hiểu", dựa trên một loạt phỏng vấn với nhiều người, về việc họ phát hiện ra tài năng của họ ra sao. Tôi bị mê hoặc bởi cách họ khám phá điều đó. Nó được thôi thúc bởi một lần nói chuyện với một phụ nữ tuyệt vời mà có lẽ hầu hết mọi người chưa nghe tới, tên cô ấy là Gillian Lynne, Các bạn có biết cô ấy không? Cô ấy là nghệ sĩ múa và mọi người đều biết các tác phẩm của cô. Cô ấy dựng vở "Cats" và "Phantom of the Opera." Cô ấy rất tuyệt vời. Tôi từng là thành viên điều hành của đoàn Ba-lê hoàng gia Anh, như mọi người thấy đây. Một ngày, tôi và Gillian cùng ăn trưa, và tôi nói, "Gillian, cô trở thành nghệ sĩ múa như nào?" Cô ấy nói điều đó khá thú vị, khi cô ấy còn ở trường, cô ấy rất chán học. Và trường học, vào những năm 30, gửi thư tới phu huynh của cô ấy rằng" Chúng tôi nghĩ Gillian bị rối loạn học tập." Cô ấy không thể tập trung, cô ấy luôn bồn chồn. Tôi nghĩ giờ người ta sẽ nói cô ấy bị ADHD. Phải không? và khái niệm ADHD còn chưa ra đời lúc đó. Đó không phải là điều kiện có sẵn (Cười) Người ta đã không biết rằng họ có thể có triệu chứng đó. Trở lại câu chuyện, cô ấy tới gặp một bác sĩ chuyên khoa. Và tại căn phòng ốp gỗ sồi đó, cô ấy đi theo mẹ của cô, và cô ấy được dẫn tới ngồi trên ghế cuối phòng, và cô ấy nhấp nhổm suốt 20 phút trong khi vị bác sĩ nói chuyện với mẹ cô về mọi vấn đề mà Gillian gặp phải ở trường. Và cuối cùng -- vì cô ấy làm phiền mọi người, bài tập về nhà luôn nộp muộn, đại loại như vậy, một đứa bé 8 tuổi -- Cuối cùng, vị bác sĩ tới ngồi cạnh Gillian và nói, "Gillian, Bác đã nghe mọi chuyện mà mẹ cháu đã kể cho bác, và bác cần nói chuyện riêng với bà ấy." Ông ấy nói "Chờ ở đây, chúng ta sẽ quay lại, không lâu đâu." và họ rời khỏi phòng, để cô ấy lại. Nhưng khi họ bước ra, ông bác sĩ bật chiếc đài đặt trên bàn của ông ấy. Và khi họ đã ra khỏi phòng, ông ấy nói với mẹ cô, "Hãy đứng và xem con bé." Và giây phút họ rời khỏi phòng, cô ấy nói, cô ấy đứng dậy, bắt đầu di chuyển theo nhạc. Và họ đứng nhìn vài phút, rồi ông ấy quay sang mẹ cô và nói, "Bà Lynne, Gillian không bị bệnh, cô bé là một nghệ sĩ múa." Hãy để cô bé theo học trường múa" Tôi hỏi "Chuyện gì xảy ra sau đó?" Cô ấy nói "Bà ấy đã làm như vậy. Tôi không thể diễn tả điều tuyệt vời đó. Chúng tôi bước vào căn phòng có toàn những người như tôi. Những người không thể ngồi yên. Những người phải di chuyển để suy nghĩ." Người phải di chuyển để nghĩ. Họ đã học Ba-lê, họ học clacket, họ học jazz. họ học nhảy hiện đại, học nhảy đương đại. Cô ấy đã dự tuyển vào trường Ba-lê hoàng gia, cô ấy trở thành vũ công, và có thành tích tuyệt vời ở trường Ba-lê Hoàng gia. Cô ấy tốt nghiệp trường hoàng gia và thành lập công ty riêng của mình -- Gillian Lynce Dance Company -- gặp Andrew Lloyd Weber. Cô ấy chịu trách nhiệm sản xuất những vở nhạc kịch thành công nhất trong lịch sử, cô ấy đã đem lại niềm vui cho hàng triệu người, và bản thân cô là một triệu phú. Một ai khác đã có thể bắt cô ấy điều trị bệnh và bảo cô ấy nên giữ bình tĩnh. Giờ, tôi nghĩ là...(Vỗ tay) Tôi nghĩ kết luận của việc này là: Al Gore đã phát biểu tối hôm trước về sinh thái, về cuộc cách mạng được bắt nguồn từ Rachel Carlson. Tôi tin rằng niềm hy vọng duy nhất cho tương lai là thông qua một khái niệm mới về nhân sinh học, khái niệm mà trong đó chúng ta bắt đầu cải tổ lại quan niệm của chúng ta về khả năng dồi dào của con người. Hệ thống giáo dục của chúng ta đã định hướng suy nghĩ của chúng ta theo hướng bóc lột Trái Đất: dành cho những tiện nghi nhất đinh. Và trong tương lai, điều đó sẽ không đúng nữa. Chúng ta phải nghĩ lại những nguyên tắc gốc rễ mà dựa trên đó chúng ra đang dạy dỗ thế hệ trẻ. Có một câu nói tuyệt vời của Jonas Salk rằng "Nếu tất cả côn trùng biến mất khỏi Trái Đất, trong vòng 50 năm sự sống trên Trái Đất sẽ chấm dứt. Nếu tất cả loài người biến mất khỏi Trái Đất, trong vòng 50 năm tất cả sự sống sẽ sum xuê." Và ông ấy nói đúng. Điều mà TED đề cao là khả năng tưởng tượng của con người. Chúng ta giờ đây phải sử dụng khả năng này một cách cẩn trọng, thông thái, và chúng ta phải ngăn chặn một số tình huống mà chúng ta đã thảo luận. Và cách duy nhất chúng ta có thể làm điều đó là thấy được sự dồi dào của khả năng sáng tạo của cúng ta, và thấy được niềm hy vọng vào thế hệ trẻ. Và nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục chúng một cách toàn diện, để chúng có thể đối diện với tương lại Và -- có thể chúng ta không được chứng kiến tương lai này, nhưng thế hệ trẻ sẽ được. Và việc của chúng ta là giúp đỡ chúng làm được điều gì đó có ích. Cám ơn quý vị rất nhiều Trong 5 phút tới đây, mục tiêu tôi đề ra là làm sao để thay đổi mối quan hệ giữa các bạn với âm thanh. Tôi xin bắt đầu với sự thật rằng hầu hết âm thanh quanh ta đều do con người tình cờ nghe được. Và đa phần là rất phiền nhiễu. (Tiếng ồn giao thông) Chúng ta đứng trên góc phố, cố hét to để át tiếng ồn và giả vờ như nó không tồn tại. Thói quen át âm thanh nghĩa là mối quan hệ giữa chúng ta và âm thanh đã trở thành vô thức. Âm thanh ảnh hưởng tới con người theo 4 cách chính, và đó cũng là trọng tâm của buổi diễn thuyết hôm nay. Trước hết là sinh lý. (Chuông đồng hồ báo thức) Xin lỗi về tiếng ồn đó. Âm thanh tác động đến việc bài tiết hooc-môn, và cả nhịp thở, nhịp tim như tôi vừa làm, và các các sóng não của bạn. Không chỉ có các âm thanh loại này mới gây khó chịu. Đây là tiếng sóng vỗ. (Tiếng sóng biển) Tần số vào khoảng 12 chu kỳ/ phút. Hầu hết ai cũng thấy tiếng sóng vỗ rất dịu êm và dễ chịu, thú vị thay, 12 chu kỳ/phút cũng xấp xỉ tần số hít thở đều đặn của người khi ngủ. Vậy là cả 2 đều hài hòa với nhau trong tình trạng nghỉ ngơi. Chúng ta cũng liên hệ nó với việc xả stress và trong các kỳ nghỉ. Một cách thứ hai mà âm thanh ảnh hưởng đến chúng ta là tâm lý. Âm nhạc là hình thức âm thanh mạnh mẽ nhất mà chúng ta đều biết nó ảnh hưởng đến tình trạng cảm xúc. (Bản Adagio của Albinoni) Nếu tôi để các bạn nghe tiếp, đảm bảo bạn nào cũng thấy buồn da diết. Tuy nhiên, âm nhạc không phải dạng âm thanh duy nhất ảnh hưởng đến cảm xúc. Âm thanh tự nhiên cũng có tác động tương tự. Ví dụ, tiếng chim hót là âm thanh mà hầu hết mọi người cảm thấy an tâm. (Tiếng chim hót líu lo) Có một lý do để giải thích điều đó. Trong hàng trăm nghìn năm qua, chúng ta đã học được rằng khi chim hót có nghĩa mọi thứ đều an toàn và bình yên. Khi nào chim thôi hót chính là lúc bạn cần lo lắng. Cách thứ 3 là nhận thức. Bạn không thể hiểu 2 người nói cùng một lúc ("Nếu bạn đang lắng nghe phiên bản của") ("tôi, bạn đang đi sai đường.") hoặc trong trường hợp này, một người nói hai lần. Hãy thử nghe người còn lại. ("Các bạn phải chọn xem sẽ lắng nghe tôi hay tôi' nhé.") Chúng ta có một lượng rất nhỏ băng thông để xử lý đầu vào âm thanh, đó là lý do tại sao tiếng ồn như thế này -- (Tiếng ôn nơi công sở) -- có tác động cực kỳ xấu đến hiệu suất làm việc. Nếu phải làm việc trong một văn phòng không gian mở như thế này thì hiệu suất làm việc của bạn sẽ giảm đáng kể. Và mức độ giảm thiểu xấu nhất bạn có thể nghĩ đến cũng không tệ như thế này. (Tiếng nhạc tang thương) Khi làm việc trong văn phòng không gian mở, hiệu quả làm việc chỉ bằng 1/3 so với văn phòng yên tĩnh. Và tôi có một lời khuyên cho bạn. Nếu phải làm việc trong các không gian như thế hãy đeo headphone, nghe âm thanh êm dịu như tiếng chim hót chẳng hạn. Hiệu quả làm việc sẽ tăng gấp 3 lần. Cách thứ 4 là hành vi. Nghe âm thanh đó mà hành vi của chúng ta không thay đổi thì mới lạ. (Nhạc Techno trong xe) Vậy, hãy tự hỏi: Liệu người này có lái xe với vận tốc 28 dặm/giờ không? Tôi không nghĩ thế. Đơn giản thôi, các bạn sẽ phải chuyển từ âm thanh kinh khủng sang các âm thanh dễ chịu. Nên, nếu tôi bật bản này --(Jackhammer) -- trong vài giây, các bạn sẽ thấy khó chịu; trong vài phút, các bạn sẽ chuồn khỏi phòng ngay. Với những người không thể trốn khỏi các tiếng ồn như thế, thì sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó không phải tác hại duy nhất của âm thanh kinh dị. Phần lớn các âm thanh biểu tượng cho cửa hàng bán lẻ đều bất hợp lý, ngẫu nhiên, thậm chí chối tai, gây ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh. Đối với những bạn là các nhà bán lẻ có thể sẽ muốn quay mặt đi trước khi tôi chiếu slide này. Họ đang mất 30% doanh thu vì khách hàng ra khỏi cửa hàng nhanh hơn, hoặc mới đặt chân vào cửa đã quay đi. Chúng ta đều rời khỏi cửa hàng vì âm thanh ở đó quá kinh dị. Tôi muốn dành một chút thời gian nói về mô hình chúng ta đã phát triển, cho phép chúng ta bắt đầu trên đỉnh điểm và xem xét các yếu tố điều khiển âm thanh, phân tích hệ sinh thái âm thanh, và dự đoán 4 hệ quả tôi vừa nhắc tới. Hoặc ngược lại, nói về các hệ quả chúng ta mong muốn, sau đó thiết kế một hệ sinh thái âm thanh để đạt được hiệu quả mong muốn. Cuối cùng chúng ta cũng có một số kiến thức khoa học để áp dụng. Công việc của chúng ta là thiết kế hệ sinh thái âm thanh. Xin nói đôi điều về âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh có tác động mạnh nhất, nhưng thường được sử dụng thiếu hợp lý. Có 2 nhân tố giúp âm nhạc mạnh mẽ. Các bạn nhận ra nhanh thôi. Và các bạn có thể liên hệ rất chắc chắn. Tôi sẽ đưa ra 2 ví dụ. (Hợp âm đầu tiên của bài hát "A Hard Day's Night" do ban nhạc The Beatles thể hiện) Hầu như ai cũng có thể nhận ra ngay lập tức. Những người trẻ tuổi có thể không nhận ra. (Tiếng cười) (Hai nốt đầu tiên của bản "Jaws") Và hầu hết các bạn có thể liên hệ nó với cái gì đó! Nào, đó là bản nhạc thứ 1 và thứ 2. Âm nhạc cực kỳ mãnh liệt. Buồn thay nó đang che phủ các không gian thương mại. Tôi hy vọng điều đó sẽ thay đổi trong vài năm tới. Tôi xin nói đôi điều về các nhãn hiệu, vì một số người có thể đang điều hành một nhãn hàng nào đó. Mọi nhãn hiệu hiện nay đang gắn với âm thanh. Một nhãn hiệu có 8 biểu hiện bằng âm thanh. Chúng đều quan trọng cả. Và mỗi nhãn hiệu cần nhận chỉ đạo từ trung tâm. Tôi muốn nói rằng việc đó đang bắt đầu diễn ra. (Quảng cáo có tiếng chuông của Intel) Các bạn đều nhận ra nó chứ? (Chuông điện thoại Nokia) Đây là đoạn nhạc được phát nhiều nhất thế giới hiện nay. Đoạn nhạc đó được phát 1.8 triệu lần/ngày. Và Nokia chả tốn xu nào. Tôi sẽ đưa ra 4 quy tắc vàng cho những người đang kinh doanh, về âm thanh thương mại. Một, hợp lý hóa âm thanh, nhất quán với thông điệp hình ảnh mà bạn đưa ra. Nó sẽ gia tăng ảnh hưởng lên hơn 1,100%. Nếu âm thanh không ăn nhập với hình ảnh bạn sẽ giảm hiệu quả tới 86%. Đó là một trật tự lớn nhỏ, lên xuống. Rất quan trọng. Hai là, thống nhất âm thanh với hoàn cảnh. Ba là, nâng giá trị âm thanh. Cùng với âm thanh, hãy cho mọi người cái gì đó kèm theo. Đừng chỉ khủng bố họ với sản phẩm mình cần bán. Và cuối cùng, hãy thử nghiệm nó nhiều lần. Âm thanh rất phức tạp. Có nhiều ảnh hưởng bù trừ. Nó có thể giống một đĩa mỳ Ý: đôi khi bạn phải ăn để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Nên tôi mong rằng cuộc nói chuyện này đã khiến các bạn chú ý đến âm thanh. Nếu chăm chú lắng nghe, các bạn có thể kiểm soát được âm thanh xung quanh mình. Điều đó có lợi cho sức khỏe và hiệu quả làm việc của bạn. Nếu làm được, chúng ta sẽ chuyển tới một vùng theo tôi là đáng sống trên thế giới. Cuối cùng, các bạn sẽ nghe một đoạn tiếng chim hót. (Tiếng chim líu lo) Ít nhất chúng ta nên nghe 5 phút một ngày, hoặc nhiều hơn thì càng tốt. Xin cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Mười ba triệu tỉ đô tài sản đã bốc hơi trong khoảng hai năm qua Chúng ta đặt câu hỏi về tương lai của chủ nghĩa tư bản Chúng ta đặt câu hỏi ngành tài chính. Chúng ta nhìn vào sai sót của chính phủ Chúng ta đặt câu hỏi về định hướng tương lai Nhưng đồng thời, đây cũng có thể là một thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ một cơ hội cho người tiêu dùng thực sự kiểm soát và dẫn dắt chúng ta theo một con đường mới tại Mỹ. Tôi gọi đây là The Great Unwind Đây là một khái niệm vô cùng đơn giản, theo đó người tiêu dùng đã chuyển từ trạng thái lo lắng sang hành động Người tiêu dùng đại diện 72% tổng GDP của nước Mỹ đã thực sự khởi động, cũng như ngân hàng và doanh nghiệp, thoát ra khỏi vòng vay nợ hàng ngày, để giải thoát bản thân khỏi nợ nần và rủi ro có thể xảy đến khi chúng ta tiến về phía trước Vì thế, để hiểu rõ - tôi nhấn mạnh - đây không phải là người tiêu dùng rút lui. Người tiêu dùng được trao quyền. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy lùi lại và nhìn lại những gì đã xảy ra trong hai năm rưỡi vừa qua Nếu bạn chưa biết, đây là bản CliffsNotes tóm lược về những gì đã diễn ra trong nền kinh tế. Okay? Tình trạng thất nghiệp tăng. Giá trị nhà giảm. Thị trường cổ phần giảm. Giá hàng hoá giống như vầy. Nếu bạn là người mẹ muốn quản lý tiền, thì giá dầu mùa hè năm ngoái là 150 đô/thùng năm nay đâu đó khoảng 50 đến 70 bạn có định đi nghỉ hè? Chiến lược trong gia đình là gì? Sự can thiệp có hiệu quả? Ta đối phó với nợ công, Detroit, định giá tiền tệ, y tế, tất cả vấn đề của ta Bạn gom chúng lại, bạn trộn chúng lên, và bạn có niềm tin người tiêu dùng chẳng khác nào quả bom nổ chậm Thực ra, hãy nhìn lại điều gì gây ra cuộc khủng hoảng này vì người tiêu dùng, chúng ta, trong đời sống hàng ngày, thực sự góp phần lớn vào vấn đề. Tôi gọi đây là nghịch lý 50-20 Chúng ta cần đến 50 năm để đạt đến mức tiết kiệm hàng năm là gần 10%. 50 năm. Bạn có biết chỗ này là gì không? Đây là Thế Chiến II. Bạn có biết tại sao tiết kiệm lại cao không? Vì không có gì để mua, trừ phi bạn muốn mua đinh tán. Đúng không? Thực tế là, trong vòng 20 năm qua -- chúng ta đi từ 10% tiết kiệm xuống con số âm. Là vì chúng ta vung tiền. Chúng ta mua xe hơi siêu to, làm mọi thứ vĩ đại, ta mua sự thoả mãn cho đôi chân không biết mỏi. Tất cả thứ đó cùng nhau cơ bản tạo ra một khía cạnh nơi người tiêu dùng dẫn chúng ta theo vào khủng hoảng ta đối mặt hiện tại. Tỉ lệ nợ thu nhập của cá nhân cơ bản tăng từ 65% lên 135% trong thời gian 15 năm. Người tiêu dùng nợ đến khó trả nổi. Và tất nhiên cả ngân hàng chúng ta, chính quyền liên bang. Đây quả nhiên là một biểu đồ gây sốc. Nó cho thấy cán cân, thể hiện từ 1919 đến 2009. Và bạn cuối cùng sẽ thấy toàn bộ hiện tượng này thực tế là chúng ta đang tiến lên và cơ bản đầu tư xoay vòng cho nền giáo dục tương lai, những đứa trẻ tương lai trong gia đình. Vậy nếu bạn xem ngữ cảnh minh hoạ cho tiếp tế tài chính này, bạn sẽ thấy cái khi bạn chất đống những tờ đô la, đầu tiên, 360 000 đô sẽ khoảng một người cao 5 thước 4. Nhưng nếu bạn chồng tiếp, bạn sẽ thấy một lượng đến kinh ngạc đô la được bơm vào hệ thống để cấp vốn và tránh cho ta vỡ nợ. Vậy đây là 315 tỉ đầu tiên. Nhưng tôi đọc được một thực tế hôm trước, với 1 tỉ tỉ giây bằng 32 ngàn năm, nếu bạn nghĩ về việc đó, về hoàn cảnh, sự tình cờ ta nói về gói cứu trợ tỉ tỉ đô ở chỗ này, chỗ kia, Ta đang chồng chất cho sự ảnh hưởng dài hạn. Tuy nhiên, khách hàng đã chuyển hướng. Họ đang nhận trách nhiệm. Cái mà ta đang thấy là chiều hướng tăng trong mức độ tiết kiệm. Thực tế, 11 tháng liên tiếp việc tiết kiệm đã diễn ra từ đầu cuộc khủng hoảng. Ta đang tìm cách nâng mức đó lên 10%. Và, đáng chú ý là, trong quý 4, mức độ tiêu dùng giảm xuống thấp nhất trong 62 năm, giảm gần 3.7 %. Visa báo cáo càng có nhiều người dùng thẻ ghi nợ hơn thẻ tín dụng. Vì thế ta bắt đầu trả cho hàng hoá bằng chính tiền ta có. Và ta bắt đầu cẩn thận hơn về việc làm thế nào để tiết kiệm và đầu tư. Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Vì đây là thời điểm chuyển đổi ấn tượng. Bạn phải thừa nhận, xu hướng 1.5 năm trước đó là khách hàng có hành vi rất lạ. Khá là bất ngờ, những cái ta đã trải qua. Nếu bạn nghĩ về 80% người Mỹ sinh ra sau Thế chiến II, Về cơ bản, là sự suy thoái của chúng ta. Và vì thế, hậu quả là, vài việc điên rồ đã diễn ra. Tôi sẽ lấy ví dụ. Hãy nói về nha sĩ, triệt sản, súng đạn và cá mập tấn công. Được chứ? {Tiếng cười} Nha sĩ kiểm tra răng hàm, bạn biết đó, người ta đi mài răng, bước vào và kể rằng thực ra họ bị căng thẳng. Và thế là xuất hiện sự gia tăng số người thay chỗ trám. Súng, kinh doanh súng, theo FBI, những người kiểm tra lí lịch, tăng 25% kể từ tháng 1 Số triệt sản tăng 48%, theo viện Cornell cho biết. Và cuối cùng, nhưng là một điểm sáng, hi vọng không liên quan điều tôi nói trên tỉ lệ cá mập tấn công ở mức thấp nhất từ 2003. Mọi người biết tại sao không? Không ai đi biển nữa. Vậy mọi việc đều có mặt tích cực. Nhưng nghiêm túc, điều ta thấy đang diễn ra và lí do tôi nhấn mạnh rằng khách hàng không rút khỏi, là một cơ hội to lớn cho người tiêu dùng đã đưa ta vào cuộc khủng hoảng và dẫn ta ra khỏi đó. Và điều tôi muốn nói là ta có thể chuyển từ tiêu dùng vô tội vạ sang tiêu dùng cẩn trọng. Đúng không? Nếu bạn nghĩ về 3 thập kỉ qua, khách hàng đã từ hiểu biết về marketing những năm 90, gom những công cụ tìm kiếm và xã hội trong thập kỉ này, nhưng điều giữ chân họ lại là khả năng phân biệt. Bằng giới hạn nhu cầu, khách hàng thực sự cân đối giá trị hàng hoá với chi tiêu của họ và điều hướng đầu tư và kinh doanh trở nên không phải nhiều hơn, mà là tốt hơn Chúng ta sẽ giải thích nó bây giờ. Dựa trên đánh giá giá trị thương hiệu Y&R's công cụ sở hữu của VML và Young & Rubicam, ta trên đường hiểu được chuyện đang diễn ra trong khủng hoảng với thị trường người tiêu dùng. Ta thấy vài điều khá thú vị. Ta sẽ xem qua 4 sự dịch chuyển giá trị ta nhận thấy đã chuyển hướng hành vi khách hàng, và cho ta quy luật quản trị mới. Sự chuyển dịch đầu tiên ta thấy là xu hướng hướng tới điều ta gọi là cuộc sống theo dòng chảy. Đây là chuyển đổi từ người Mỹ định nghĩa thành công của họ qua vật đang có sang động sản, vì càng ít dư thừa xung quanh bạn, bạn càng nhạy bén với nhanh chân. Kết quả là, giảm tiêu dùng diễn ra. Giảm tiêu dùng là ý tưởng sử dụng tiền một cách nhẹ dạ làm bạn trở nên lỗi thời một chút. Quy luật quản lí là đô và xu. Vậy hãy nhìn vài ví dụ về sự giảm tiêu dùng này đã mâu thuẫn với giá trị. Điều đầu tiên ta thấy có gì đó xảy ra khi P.Diddy hứa bỏ đi đồ sáng loáng của anh ấy {tiếng cười} Nhưng nghiêm túc, ta biết việc này đại lộ Madison và nơi khác, nơi người ta bước ra từ cửa hàng hào nhoáng với những túi bình dân giấu đi món hàng hiệu mua được. Ta thấy sự mặc cả của thời trang hiện tại. Mặc cả cho những vật xa xỉ và bất động sản. Ta cũng thấy cái tôi giảm đi, và sự lừa dối bị dỡ bỏ. Đây là câu chuyện về câu lạc bộ du thuyền mà cơ bản có cổ xanh. Câu lạc bộ du thuyền, nơi có thể tham gia nhưng bạn phải đi làm bằng thuyền, như một điều kiện cho thành viên. Ta cũng thấy xu hướng đi du lịch khá ít. Đúng chứ? Du lịch nông thôn, đi tới vườn nho và nông trại. Và rồi ta nhận thấy hướng đi lên từ đô la và xu. Loại công việc nào làm để kết nối với những cách nghĩ mới thì rất thú vị. Một việc là Frito-Lay nghĩ ra dòng tiền này với khách hàng của họ. Họ hiểu khách hàng nhiều tiền hơn đầu tháng và ít hơn vào cuối tháng. Vậy việc họ làm là họ bắt đầu đổi cách bao bì. Bao lớn hơn vào đầu tháng, nhỏ hơn vào cuối tháng Họ giới thiệu mức giá năng động. Nó xem xét mọi thứ từ tỉ lệ ném bóng tốt, thời tiết, thành tích đội, khi ra mức giá cho khách hàng. Ví dụ ngắn khác của các loại đổi hướng là sự lên ngôi của Zynga. Zynga đã vươn đến mong muốn của khách hàng không muốn bị bó buộc với mức giá cố định. Đây là đại ý về giá đổi, sống thay đổi. Vì vậy khoản chi nhỏ trở nên khổng lồ. Và cuối cùng, ai đó dùng Hulu như 1 thiết bị để không đóng tiền cáp. vậy, ý tưởng thông minh ở đây đã bị nắm được và người bán đã bắt đầu hiểu Đứng thứ 2 trong 4 giá trị là sự dịch chuyển tới đạo đức và công bằng. Ta thấy việc này bản thân nó mang thông cảm và tôn trọng. Khách hàng mong muốn điều đó. Và, kết quả là, kinh doanh phải cung cấp không chỉ giá trị, mà là những giá trị. Ngày càng, khách hàng xét văn hoá công ty tìm kiếm hướng dẫn của họ trong thị trường. Cái ta thấy với cảm thông và tôn trọng rất nhiều việc mang hi vọng đi ra từ suy thoái này. Và tôi sẽ cho bạn vài ví dụ. Đầu tiên là sự hướng đến cộng đồng và khu dân cư, và nhấn mạnh nhiều vào hàng xóm như là bộ phận hỗ trợ. Cũng như kết quả phụ của một việc kinh khủng, là thất nghiệp, là sự tăng tỉ lệ tình nguyện được ghi nhận ở nước ta. Ta cũng thấy hiện tượng -- vài người có thể có " đứa trẻ bu-mơ-rang" đây là những "cựu sinh viên bu-mơ-rang", nơi đại học đang liên hệ lại cựu sinh viên để giúp họ trong công việc, chia sẻ kĩ năng và rèn luyện lại Ta cũng nói về tính cách và sự chuyên nghiệp Ta có điều kì diệu này trên bờ Hudson New York, bạn biết đấy, vào thàng 1 và đột nhiên Sully trở thành tên phổ biến ở trung tâm chăm trẻ. Vậy, từ giá trị và nhìn từ góc độ giá trị, điều công ty có thể là liên kết qua nhiều cách khác nhau. Microsoft đang làm gì đó rất tuyệt. Họ đã hứa đào tạo lại 2 triệu người Mỹ với công nghệ thông tin, dùng cơ sở vật chất sẵn có để làm điều gì đó tốt hơn. Một công ty cũng thú vị là Gore- Tex. Gore-Tex là tất cả về trách nhiệm cá nhân với sự quản lí và nhân viên của họ, đến mức tại đó họ như xa lánh khái niệm ông chủ. Nhưng họ vẫn bàn về sự thật rằng quản lí của họ, tất cả báo cáo chi phí được đưa lên mạng nội bộ để tất cả đều thấy. Hoàn toàn rõ ràng. Nghĩ lại trước khi bạn mua một chai rượu vang. Điều thứ 3 trong bốn luật tiêu thụ sau khủng hoảng là cuộc sống bền vững. Chúng ta nhận ra từ dữ liệu rằng khách hàng hiểu đây là ma-ra tông không phải đua nước rút. Họ đang tận dụng nó. Và họ tìm cách nhận được giá trị từ mỗi lần mua hàng Chứng kiến thực tế người Mỹ đang giữ xe hơi của họ lâu hơn bao giờ hết. trung bình là 9.4 năm, tháng 3. Một kỉ lục Ta cũng thấy sự thật các thư viện trở thành nguồn lực lớn cho nước Mỹ. Bạn có biết 68% người Mỹ sở hữu một thẻ thư viện? Tỉ lệ cao nhất trong lịch sử nước nhà. Thế ta thấy trong xu hướng này là sự tích lũy kiến thức. Việc học lâu dài gia tăng. Mọi thứ tập trung cải tiến, và đào tạo và phát triển cùng tiến bộ. Ta cũng thấy bước đi lớn trong DIY. Tôi bị hấp dẫn vì biết 30% nhà tại Mỹ thực sự được xây bởi chủ của nó. Bao gồm các căn lều và tương tự. Nhưng 30% Vậy, mọi người đang cố gắng làm việc. trong chăn nuôi gia cầm. Và khi bạn tính các con số họ nói nó không có tác dụng, nhưng nguyên tắc vẫn ở đó đó là sự bền vững và tự chăm sóc bản thân. Và khi ta nhìn tuyến đường cao ở New York đó là sự sử dụng tuyệt vời của tưởng tượng lại hạ tầng sẵn có thành điều có ích, ở đây là công viên mới của New York. Vậy, điều thương hiệu làm, và công ty, là trả cổ tức cho người tiêu dùng, để thương hiệu tồn tại lâu dài cần có sự rõ ràng, hứa rằng bạn sẽ có hơn là doanh thu hiện tại. Dấu lịch sử của Patagonia đơn giản là đi qua và giám sát mỗi sản phẩm họ làm ra và cho bạn trách nhiệm xã hội, giúp bạn hiểu tính đạo đức đằng sau sản phẩm họ sản xuất. Một minh chứng khác là Fidelity. Khác với tiền trả tức thời cho thẻ tín dụng và thẻ nợ, đây là về 529 đô tiền thưởng cho việc học tập. Hay là một công ty thú vị SunRun. Tôi yêu công ty này. Họ tạo ra danh sách khách hàng nơi họ lắp tấm pin mặt trời cho hộ khách hàng và tạo ra ưu thế dựa trên khách hàng, nơi điện được sản sinh cơ bản đưa về thị trường. Thế nên, đó là sự hợp tác với khách hàng. Vậy, điều thứ 4 phân chia sự tiêu dùng sau khủng hoảng ta đi qua là bước chuyển về trở lại với cộng đồng. Điều đó rất quan trọng bây giờ. Niềm tin không được đóng gói, như ta nghĩ. Bây giờ đó là việc gắn kết với cộng đồng, liên hệ trong mạng lưới xã hội. Trong sách tôi viết tôi bàn về sự thật 72% chúng ta tin điều người khác nói về nhãn hiệu hay công ty, so với 15% trong quảng cáo. Vậy, trân trọng nó, sự hợp tác tiêu dùng thực sự tiến lên. Đó là về khách hàng làm việc cùng nhau để có được điều họ muốn từ thị trường. Hãy nhìn vào vài ví dụ nhỏ. ngành thủ công thay đổi rất lớn. Mọi thứ về sản phẩm dịch vụ từ địa phương, hỗ trợ cho dân cư địa phương nơi đó, từ phô mát, rượu vang và sản phẩm khác. Cũng như thể, sự tăng của tiền tệ khu vực. Nhận ra việc khó khi vay ở môi trường này, bạn đang kinh doanh với người bạn tin, trong thị trường địa phương. Vậy, việc gia tăng của tiền tệ địa phương là một hiện tượng khá thú vị. Và rồi họ có một báo cáo gần đây. Tôi nghĩ nó rất hấp dẫn. Họ thực sự bắt đầu, trong vài cộng đồng, ở Mỹ, bắt đầu công bố lượng điện sử dụng của mọi người. Và họ nhận ra là điều đó khả thi cho sự ghi nhận của cộng đồng, và lượng điện mọi người sử dụng ở đó giảm. Rồi ta cũng thấy ý tưởng về thịt bò, đó là hiện tượng người tiêu dùng tổ chức cùng nhau mua thịt từ trại hữu cơ mà họ biết là an toàn và được kiểm soát theo cách họ muốn. Và rồi có những sự dịch chuyển thú vị khác diễn ra ở California, về biểu tình cà rốt. Truyền thống là việc tẩy chay, phải không? Dùng gậy? Vậy sao không dùng cà rốt? Vậy đã có khách hàng tập trung, gửi nguồn lực của họ đến các công ty xác định để đem đến điều tốt. Và rồi ta quan sát công ty có thể làm gì. Tất cả cơ hội là về trở thành nhà tổ chức cộng đồng. Bạn phải nhận ra bạn không thể chống lại hay kiểm soát việc này. Bạn thực ra cần tổ chức nó. Bạn cần chế ngự nó. Cho nó ý nghĩa. Và có rất nhiều minh họa thú vị ở đây mà ta thấy. Đầu tiên chỉ là sự gia tăng việc Zagat's đã thực sự ra khỏi và đa dạng hóa từ đáng giá khách sạn, trở thành đánh giá sự chăm sóc sức khỏe. Vậy điều kiện nào mà Zagat's có? Vâng, họ có nhiều, bởi vì mạng lưới quan hệ của họ. Đúng chứ? Vậy việc đó trở thành động lực mạnh mẽ để họ xây dựng thương hiệu đa dạng hơn. Rồi bạn xem xét hiện tượng Kogi. Kogi này không tồn tại. Nó là một chiếc xe di dộng. Phải không? Nó là một xe tải chạy trong L.A, và cách duy nhất bạn tìm thấy nó là qua Twitter. Hoặc bạn nhìn vào đối thoai giữa các mẹ của Johnson & Johnson's Một trang có tính hiện tượng được xây nên. Nơi J&J cơ bản nhắm vào sức ảnh hưởng của những bà mẹ viết blog, cho phép họ đơn giản tạo ra một diễn đàn nơi họ giao tiếp và liên hệ lẫn nhau. Và nó cũng trở thành một cách quảng cáo thu lợi rất lớn cho J&J. Điều này thêm vào hiện thực ta có trong các hiện tượng từ các CEO từ Ford đến Zappos, kết nối trên Twitter, tạo ra một môi trường mở, cho phép nhân viên của họ là một phần của quá trình, thay vì ở đằng sau bức tường Bạn nhận ra sức mạnh đang tăng này trong cơ cấu xuyên thấu và mở cửa đang bắt đầu được thực hiện, tất cả vì khách hàng đòi hỏi điều đó. Vậy, khi ta nhìn việc này và bước ra xa, tôi tin là khủng hoảng tồn tại lúc này chắc chắn có thật. Nó có sức mạnh to lớn cho khách hàng. Nhưng, cùng lúc, là một cơ hội vĩ đại. Và phẩm chất người Hoa cho khủng hoảng thực ra cùng một mặt trên cùng đồng tiền. Khủng hoảng tương đương cơ hội. Điều ta đang thấy với khách hàng bây giờ là khả năng của họ thực sự dẫn chúng ta ta ra khỏi suy thoái. Nên, ta tin chi trả cho giá trị điều hướng sẽ buộc nền tư bản tốt hơn. Nó sẽ vẽ đường cho đổi mới. Nó sẽ tạo sản phẩm tuổi thọ cao. Nó sẽ tạo ra dịch vụ khách hàng tốt hơn, thân thiện hơn. Nó cho ta cơ hội kết nối với các công ty chia sẻ giá trị mà ta chia sẻ. Vậy, khi ta nhìn lại và bước ra khỏi và nhìn vào khởi đầu của các xu hướng này ta xem xét trong dữ liệu, ta thấy một bức tranh hi vọng cho tương lai của Mỹ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. ( Tiếng vỗ tay) Một trong các thách thức lớn nhất trong ngành đồ họa vi tính là khả năng tạo ra 1 bức ảnh số khuôn mặt người thực. Và 1 trong các lý do khiến nhiệm vụ đó khó thực hiện là, không giống người ngoài hành tinh và khủng long ngày nào chúng ta cũng nhìn thấy mặt người khác. Điều đó rất quan trọng vì đó là cách con người giao tiếp. Kết quả là, chúng ta được điều chỉnh với những thứ tinh vi nhất có thể xảy ra với 1 hiển thị máy tính, nhằm tin chúng có thật. Và trong 5 phút tới tôi sẽ dẫn các bạn qua 1 quy trình chúng tôi cố gắng tạo ra 1 khuôn mặt giống thật tạo ra trên máy tính, sử dụng công nghệ đồ họa vi tính mà chúng tôi đã phát triển và với sự cộng tác của 1 số đồng nghiệp tại công ty Image Metrics. Và chúng tôi sẽ cố gắng làm 1 khuôn mặt ảnh thực của diễn viên Emily O'Brien ở ngay kia. Và đó là khuôn mặt của cô ấy hiện lên trên máy tính. Sau cuộc diễn thuyết này, chúng ta sẽ thấy khuôn mặt đó cử động. Chúng tôi cố gắng bắt đầu với Emily, cô ấy rất tốt bụng khi đồng ý đến phòng thí nghiệm của chúng tôi ở Marina Del Rey, và ngồi cả buổi trong Light Stage 5. Đây là 1 quả cầu quét khuôn mặt với 156 đèn LED trắng xung quanh cho phép chúng tôi chụp ảnh cô ấy trong 1 chuỗi các điều kiện chiếu sáng được kiểm soát. Và hệ thống ánh sáng chúng tôi sử dụng trông giống như thế này. Chúng tôi chụp các bức ảnh này trong khoảng 3 giây. Và chúng tôi lấy được đủ thông tin bằng các mẫu máy chiếu video bao quát toàn bộ đường viên khuôn mặt cô ấy, và các hướng khác nhau theo nguyên lý của chiếu sáng sân khấu, để xác định cả chi tiết vi mô và vĩ mô trên khuôn mặt. Nếu zoom vào bức ảnh này chúng ta có thể thấy 1 bức ảnh rất đẹp của cô, vì cô ấy được chiếu sáng đồng thời từ mọi nơi để có 1 hình ảnh đẹp chụp được vân của khuôn mặt. Bên cạnh đó, chúng tôi đã sử dụng thiết bị phân cực trên các ngọn đèn giống như kính râm phân cực có thể chắn độ lóa sáng của mặt đường, thiết bị phân cực có thể chắn độ sáng bóng của da nên chúng tôi không lấy tất cả các phản chiếu sáng loáng vào bản đồ này. Nào, nếu xoay các thiết bị phân cực 1 chút chúng ta có thể mang lại sự phản chiếu sáng loáng của làn da, và bạn có thể thấy cô ấy trông sáng và hơi bóng dầu. Nếu so sánh sự khác biệt giữa 1 hình ảnh này, bạn có 1 hình ảnh sáng lên từ toàn bộ quả cầu đèn phản chiếu ánh sáng lên làn da của Emily. Tôi không nghĩ đã từng có bất kỳ bức ảnh nào giống thế này được chụp trước chúng tôi. Và đây là ánh sáng rất quan trọng cần phải lấy vì nó phản chiếu bề mặt đầu tiên của làn da. Nó không đi xuống các lớp da trong mờ rồi mờ dần. Kết quả là, nó là 1 ám hiệu rất tốt cho hình dạng chi tiết của kết cấu lỗ chân lông và các nếp nhăn mờ mà ai cũng có, những cái đó khiến chúng ta trông giống người thật. Thế nên nếu chúng ta sử dụng thông tin từ sự phản chiếu sáng bóng này chúng ta có thể đi từ 1 lần quét khuôn mặt truyền thống bao gồm toàn bộ đường viền khuôn mặt và hình dáng cơ bản, và bổ sung thêm thông tin bao gồm kết cấu lỗ chân lông và các nếp nhăn mờ. Và quan trọng hơn, vì đây là quy trình trắc quang chụp ảnh trong 3 giây, chúng tôi có thể chụp Emily trong 1 lúc buổi chiều, ở nhiều biểu hiện và tạo dáng khuôn mặt khác nhau. Bạn có thể thấy đôi mắt cô ấy chuyển động và cử động miệng. Và chúng tôi sẽ dùng những cái này để tạo ra 1 nhân vật số ảnh thực. Nếu nhìn vào các bức ảnh quét của Emily, bạn có thể thấy khuôn mặt người làm rất nhiều điều đáng ngạc nhiên khi nó biểu hiện các cử động khuôn mặt khác nhau. Bạn có thể thấy mọi thứ. Không chỉ các thay đổi trên hình dạng khuôn mặt, mà cả khi lớp da lõm xuống hay nhăn lại. Bạn có thể thấy kết cấu lỗ chân lông thay đổi rõ ràng từ các lỗ chân lông bị kéo căng tới tình trạng bình thường của làn da. Bạn có thể thấy các luống rãnh trên lông mày và cấu trúc vi mô thay đổi ở đó. Có thể thấy các cơ kéo lớp da xuống để nhíu mày. Các cơ trên trán cô ấy giãn ra khi cô ấy nhăn mặt như thế này. Bên cạnh loại hình học độ phân giải cao này, vì nó toàn được chụp bằng camera, chúng tôi có 1 mẫu vân tuyệt vời để dùng cho khuôn mặt. Bằng cách nhìn vào các kênh màu sắc chiếu sáng, đỏ, xanh lá cây và xanh da trời, khuếch tán ánh sáng khác nhau, chúng tôi có thể nghĩ ra cách điều chỉnh đậm nhạt cho làn da trên máy tính. Sau đó, thay vì trông giống 1 ma-nơ-canh thạch cao nó trông như cơ thể người bằng xương bằng thịt. Và chúng tôi đã đưa cái này cho công ty Image Metrics để tạo ra 1 phiên bản số của Emily. Chúng ta đang thấy hình học dạng thô ở đây. Nhưng họ đã tạo9 ra 1 con rối số của Emily, bạn có thể thêm vào đó nhiều dây khác nhau, và nó làm khuôn mặt cô ấy cử động theo cách hoàn toàn thống nhất với các bức ảnh chúng tôi đã quét. Và bên cạnh hình học dạng thô, họ cũng dùng toàn bộ chi tiết đó để thiết lập "các bản đồ dịch chuyển" tạo hiệu ứng sinh động. Đây là các bản đồ dịch chuyển. Và bạn có thể thấy các nếp nhăn khác nhau hiện ra. Quy trình tiếp theo là làm cô ấy trông sinh động hơn. Chúng tôi đã lấy 1 trong các cử động của cô để cung cấp dữ liệu nguồn. Nhờ phân tích video này bằng kỹ thuật thị giác vi tính, họ có thể điều khiển thiết lập khuôn mặt bằng cử động do máy tính tạo ra. Bây giờ các bạn sẽ thấy 1 khuôn mặt số ảnh thực hoàn toàn. Chúng ta có thể tăng âm lượng lên 1 chút nếu có thể. Emily: Image Metric là 1 công ty hoạt họa không sử dụng các điểm đánh dấu. Chúng tôi chuyên về hoạt họa khuôn mặt chất lượng cao cho các game video và phim. Emily: Image Metric là 1 công ty hoạt họa không sử dụng các điểm đánh dấu. Chúng tôi chuyên về hoạt họa khuôn mặt chất lượng cao cho các game video và phim. Paul Devec: nếu chúng ta phá vỡ nó thành các lớp, thì đây là thành phần khuếch tán chúng ta đã thấy trong slide đầu tiên. Đây là thành phần phản chiếu đang tạo hiệu ứng. Bạn có thể thấy các nếp nhăn đang hoạt động ở đây. Và có 1 lưới khung dây bên dưới. Và đó là Emily. nào, với cái này, chúng tôi sẽ đi tới đâu? Chúng tôi đã tiến xa hơn Light Stage 5 1 chút. Đây là Light Stage 6. Và chúng ta đang dùng công nghệ này ứng dụng nó vào toàn bộ cơ thể con người. Đây là Bruce Lawmen, 1 trong các nhà nghiên cứu của chúng tôi trong nhóm, anh đã rất tốt bụng đồng ý chụp ảnh khi đang chạy dưới hệ thống đèn. Chúng ta hãy nhìn phiên bản máy tính của Bruce, anh đang chạy trong môi trường mới. Và cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Những khoảnh khắc kỳ diệu, những khoảnh khắc kỳ diệu của nhạc trưởng. Khi bạn lên sân khấu. Một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng. Tất cả mọi người làm nóng người, và những việc ngớ ngẩn. Và tôi thì đi lên một cái bục chỉ huy Đó là một văn phòng nhỏ của người nhạc trưởng Đúng hơn là một cái phòng có không gian mở, với rất nhiều không gian. Trước mặt là một không gian ồn ào còn bạn thì làm một cử chỉ rất nhỏ. Kiểu như thế này, không hề rực rỡ hay tinh vi, chính như thế này đây. Và đột nhiên, sự hỗn loạn bỗng trở nên trật tự Tiếng ồn trở thành âm nhạc. Điều đó thật tuyệt diệu. Điều đó cám dỗ tôi nghĩ rằng tất cả là do tôi. (cười) Tất cả những con người tuyệt vời, những bậc thầy họ tạo ra tiếng ồn, họ cần có tôi. Chưa thực sự như vậy. Nếu mà như vậy tôi sẽ để dành buổi nói chuyện và dạy cho bạn những động tác đó. Và bạn có thể đi ra ngoài thế giới và làm việc trong bất kỳ công ty, hay bất cứ điều gì bạn muốn và bạn có sự hòa âm hoàn hảo. Vô ích thôi! Hãy xem video đầu tiên này. Tôi hy vọng bạn sẽ nghĩ rằng đó là một ví dụ tuyệt vời của hòa âm sau đó sẽ nói đến việc làm sao có thể làm được như vậy. (Âm nhạc) Thật là hay đúng không? Đó chính là một kiểu của sự thành công. Vậy, chúng ta sẽ cảm ơn ai đây, cho sự thành công đó? Ý tôi là, rõ ràng những nghệ sĩ của dàn nhạc đã chơi rất hay, Dàn nhạc giao hưởng Vienna Philharmonic Orchestra. Họ còn chẳng mấy khi nhìn vào nhạc trưởng Khán thính giả thì đang vỗ tay, họ cũng thực sự tham gia tạo ra âm nhạc. Thông thường, những khán thính giả ở Vienna không can thiệp vào âm nhạc Gần như đó là lễ hội múa bụng ở phương Đông mà bạn sẽ không bao giờ thấy ở Vienna (Cười) Không giống như thế, tại Israel, khán thính giả ho liên tục. Arthur Rubinstein, một nghệ sĩ piano, từng nói "Bất kỳ đâu trên thế giới, khi bị cảm cúm, người ta đi gặp bác sĩ. Tại Tel Aviv, họ đi đến buổi hòa nhạc của tôi" (cười) Đó là một kiểu truyền thống. Nhưng khán thính giả ở Vienna không làm thế. Ở đây họ đi ra ngoài thường xuyên để trở thành một phần của dàn nhạc, thật tuyệt vời! Khán thính giả như các bạn tạo nên sự kiện. Vậy còn nhạc trưởng thì sao? Bạn có thể nói nhạc trưởng đã làm gì không? Um.., anh ấy đang hạnh phúc. Và tôi thường xuyên cho các nhà quản lý cao cấp xem điều đó. Mọi người đều cảm thấy khó chịu. "Bạn đi làm. Làm sao bạn có thể hạnh phúc?" Có gì đó không đúng ở đây? Nhưng anh ta đang lan truyền hạnh phúc. Và tôi nghĩ điều quan trọng là cảm giác hạnh phúc này không xuất phát chỉ từ câu chuyện của anh ấy và niềm vui của âm nhạc. Niềm vui chính là làm cho câu chuyện của những người khác cùng được nghe ngay lúc ấy. Có câu chuyện về dàn nhạc là một tổ chức chuyên nghiệp. Có câu chuyện của thính giả trong cộng đồng. Bạn nghe những câu chuyện của từng người trong dàn nhạc và của khán thính giả. Và khi đó bạn nghe những câu chuyện khác, vô hình. Của những người xây dựng phòng hòa nhạc tuyệt vời này. Những người tạo ra những nhạc cụ tuyệt đẹp, như là Stradivarius, Amati Tất cả những câu chuyện ấy đang được nghe ngay lúc đó. Đó chính là trải nghiệm trực tiếp tại buổi hòa nhạc. Và nó khiến chúng ta phải đi xem. Đúng không? Không phải tất cả nhạc trưởng đều chỉ làm như vậy. Hãy xem một người khác, một nhạc trưởng tuyệt vời. Riccardo Muti. (Âm nhạc) Đoạn trên khá ngắn, nhưng bạn có thể thấy một điệu bộ hoàn toàn khác, phải chứ? Anh ta thật tuyệt vời, thật oai vệ? Rất rõ ràng. Có thể là quá rõ ràng. Ta sẽ thử nghiệm một chút nhé ? Cá bạn sẽ làm dàn nhạc của tôi nhé? Bạn hát được nốt đầu tiên của vở Don Giovanni chứ? Bạn sẽ hát "Aaaaaah", và tôi sẽ dừng các bạn lại. Được chứ? Sẵn sàng chưa? Khán giả (KG): ♫ Aaaaaaah ... ♫ Thôi nào, làm cùng tôi chứ, Nếu không, tôi thậm chí còn cảm thấy dư thừa hơn so với những gì từng cảm nhận. vậy làm ơn, hãy đợi người nhạc trưởng. Hãy nhìn tôi,"Aaaaah,", và tôi sẽ dừng các bạn lại. Bắt đầu nào. (KG): ♫ Aaaaaaah ... ♫ (Cười) Chúng ta vẫn còn một số âm thanh hơi kéo dài. (cười) Nhưng... vẫn còn một vị trí tuyển dụng cho... nhưng.. (cười) Bạn thấy đấy, bạn thể ngừng cả dàn nhạc chỉ bằng một ngón tay. Vậy Riccardo Muti đã làm gì? Anh đã làm như sau... (Cười) Sau đó-- kiểu như--- (Cười) Không chỉ có chỉ dẫn rõ ràng mà còn như một sắc lệnh, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không làm theo lời tôi. (cười) Điều đó có hiệu quả không? Vâng, chúng hiệu quả-- chỉ tới một điểm nào đó. Muti từng được hỏi rằng "Tại sao anh điều khiển như thế?" Anh trả lời "Tôi phải có trách nhiệm" Chịu trách nhiệm trước anh ấy. Nhưng không phải anh ấy. Mà là Mozart cơ. người mà--(cười)-- ngồi ở trung tâm, hàng ghế thứ ba. (cười) Anh nói "Nếu tôi--- (Vỗ tay) nếu tôi đại diện cho Mozart, chỉ có một câu chuyện được kể mà thôi Đó là Mozart trong tôi, Riccardo Muti, hiểu câu chuyện đấy" Bạn có biết điều gì đã xảy ra với Muti? Ba năm trước anh nhận một lá thư có chữ ký của tất cả 700 nhân viên tại La Scala, nhân viên âm nhạc, nghĩa là những nghệ sĩ nói rằng "Bạn là 1 nhạc trưởng vĩ đại. Tôi không muốn làm việc với bạn. Hãy từ chức" (cười) "Tại sao? Vì bạn không để chúng tôi phát triển. Bạn chỉ xem tôi như nhạc cụ, không phải là đồng nghiệp. Và niềm vui âm nhạc của chúng tôi, v.v.." Và anh ấy phải từ chức. Điều đó có tử tế không? (cười) Anh ấy là một người rất tử tế. Vậy chúng ta có thể làm việc đó với ít sự kiểm soát hoặc với một loại kiểm soát khác hay không? Hãy đến với nhạc trưởng tiếp theo, Richard Strauss. (Âm nhạc) Tôi sợ bạn nghĩ là tôi chọc ghẹo anh ấy bởi vì anh ấy đã già. Điều đó không đúng. Khi anh ấy còn trẻ khoảng 30 tuổi, anh ấy viết vài thứ như "Mười điều răn của ngưởi nhạc trưởng" Thứ nhất: Nếu bạn phải đổ mồ hôi vào cuối buổi hòa nhạc nghĩa là bạn đã làm sai điều gì đó. Đó là điều thứ nhất. Bạn sẽ thích điều thứ tư hơn Rằng: Đừng bao giờ nhìn người thổi kèn Trombon điều đó chỉ làm họ phấn khích thêm mà thôi. (cười) Ý tưởng chính là hãy để mọi thứ xảy ra một cách thật tự nhiên Đừng can thiệp gì hết. Nhưng làm sao có thể đây? Bạn có thấy anh ấy lật từng trang của bảng tổng phổ? Có thể là do anh ấy đã già yếu và không nhớ nổi chính bản nhạc mà anh đã sáng tác Hoặc anh ấy đang truyền đạt một thông điệp rất mạnh mẽ, đó là "Nào các bạn. Bạn phải chơi theo bản nhạc Bởi đó không phải là câu chuyện của tôi, hay của các bạn. Nó chỉ là sự biểu diễn những văn bản âm nhạc, không hề có sự diễn giải gì cả" Sự diễn giải là câu chuyện của chính người biểu diễn. Không, anh ấy không có ý như vậy. Đó là loại kiểm soát hoàn toàn khác. Hãy xem một nhạc trưởng đặc biệt khác. Một nhạc trưởng người Đức, Herbert von Karajan (âm nhạc) Có điều gì khác biệt? Bạn thấy đôi mắt chứ? Nó nhắm lại. Bạn thấy đôi tay không? Và chuyển động [của đôi tay] nữa? Hãy để tôi chỉ huy các bạn. Hai lần Ban đầu sẽ như Muti, các bạn sẽ vỗ tay, chỉ một lần thôi. Sau đó sẽ là Karajan. Hãy xem điều gì xảy ra Như Muti. Sẵn sàng chưa? Bởi vì Muti (Cười) được chưa? Sẵn sàng chưa? Bắt đầu nào. KG: (Vỗ tay) Itay Talgam: Hmm ... lại nào. KG: (Vỗ tay) Tốt. Giờ sẽ đến Karajan. Vì các bạn đã được đào tạo hãy để tôi tập trung và nhắm mắt lại. Nào, nào! KG: (Vỗ tay) (cười) Tại sao lại không cùng nhau? (cười) Bởi vì bạn không biết bắt đầu khi nào. Tôi muốn nói các bạn điều này, ngay cả Berlin Philharmonic cũng không biết phải bắt đầu khi nào. (cười) Song tôi sẽ nói cho các bạn cách họ đã làm. Không cần nghi ngờ. Đó là một dàn nhạc Đức, phải chứ? Họ nhìn Karajan. Và sau đó họ nhìn nhau. (cười) "Bạn có hiểu anh chàng này muốn gì không?" Sau khi làm như vậy, Họ nhìn những người khác, và người chơi đầu tiên của dàn nhạc sẽ dẫn toàn bộ nhóm hòa hợp cùng nhau. Và khi Karajan được hỏi về việc đó Anh trả lời "Vâng, tác hại tệ nhất mà tôi có thể tác động đến dàn nhạc là đưa cho họ chỉ dẫn rõ ràng. Bởi vì điều đó sẽ cản trở sự hòa hợp, việc lắng nghe những người khác là việc rất cần thiết trong dàn nhạc" Điều đó thật tuyệt. Vậy đôi mắt thì sao? Tại sao đôi mắt lại nhắm lại? Đó là câu chuyện tuyệt vời về Karajan khi ông chỉ huy ở London. Ông ra tín hiệu cho một nghệ sĩ thổi sáo như thế này. Anh chàng ấy không biết phải làm gì (cười) "Nhạc trưởng, với tất cả sự kính trọng, khi nào thì tôi nên bắt đầu?" Các bạn nghĩ Karajan trả lời ra sao? Khi nào tôi nên bắt đầu? Anh ấy nói, "Bạn bắt đầu khi bạn không thể chịu đựng được nữa" (cười) Nghĩa là bạn không có thẩm quyền để thay đổi bất cứ điều gì. Đó là âm nhạc của tôi. Âm nhạc thực sự chỉ nằm trong đầu của Karajan. Bạn cần phải đoán tâm trí của tôi. Bạn đang chịu áp lực rất lớn bởi vì tôi không cho bạn chỉ dẫn, hơn nữa, bạn cần phải đoán ý của tôi. Đó là một loại tâm linh rất khác nhưng có sự kiểm soát rất vững chắc. Chúng ta còn cách làm nào khác không? Tất nhiên rồi. Hãy trở lại người nhạc trưởng đầu tiên chúng ta đã xem. Tên anh ấy là Carlos Kleiber. (Âm nhạc) (Cười) Yeah. Điều đó rất khác biệt. Nhưng đó không phải cùng một cách chỉ huy sao? Không đâu, bởi vì anh ấy không nói cho họ phải làm gì. Khi anh làm như vậy, không phải là "Lấy cây đàn Stradivarius của các bạn và làm như Jimi Hendrix, đập mạnh nó xuống sàn nhà" Không phải vậy. Anh ấy nói "Đó là một cử chỉ trong âm nhạc. Tôi mở ra không gian cho bạn để thêm vào những [sắc thái] khác cùng hòa vào sự trình diễn" Đó là một câu chuyện khác. Nhưng làm sao họ có thể làm việc cùng nhau nếu như không cho họ hướng dẫn? Cứ như là đang ở trên tàu lượn siêu tốc. Mà không được cho bất cứ hướng dẫn nào, nhưng tác động của chính quá trình sẽ giữ bạn đúng vị trí. Đó chính làm điều anh ấy làm. Điều thú vị là tàu lượn siêu tốc không hề tồn tại. Nó không tồn tại ở dạng vật chất. Nó nằm trong đầu của các nghệ sĩ. Và điều đó làm họ trở thành các cộng sự của nhau Bạn có một kế hoạch trong đầu. Bạn biết mình phải làm gì, cả khi mà Kleiber không chỉ cho bạn. Nhưng không ở đây hay ở kia. Bạn biết mình phải làm gì. Và bạn trở thành một cộng sự để dựng nên chiếc tàu lượn đó, vâng, với âm thanh bạn chính là người nắm dây cương Thật thú vị cho những người nghệ sĩ đó. Họ sẽ phải đến nhà dưỡng bệnh trong hai tuần. (cười) Điều đó thật mệt mỏi? Nhưng đó chính là cách tạo ra âm nhạc tuyệt vời nhất. Tất nhiên, đó không chỉ là động lực và mang lại cho họ năng lượng. Bạn cũng cần phải rất chuyên nghiệp nữa. Và hãy nhìn Kleiber lần nữa. Hãy cho chúng tôi xem video tiếp theo. Bạn sẽ thấy điều gì xảy ra khi có một sai lầm. (Âm nhạc) Một lần nữa bạn thấy một ngôn ngữ cơ thể thật đẹp. (âm nhạc) Và có một người thổi kèn trumpet trình diễn không hoàn toàn chính xác những gì phải làm. Hãy theo dõi video. Nhìn kìa! Bạn thấy chứ, lần thứ hai cũng cùng một người. (cười) Và lần thứ ba cũng chính người ấy. (cười) "Hãy đợi tôi sau buổi trình diễn. Tôi có một chút lưu ý cần nhắc nhở bạn" Bạn biết đấy, khi cần thiết, người chỉ huy sẽ ở đó. Điều đó rất quan trọng. Nhưng người đó không thể làm cho mọi người trở thành cộng sự. Hãy xem video tiếp theo. Xem điều gì đã xảy ra. Bạn sẽ bất ngờ khi đã nhìn thấy Kleiber là một chàng trai hiếu động như vậy Anh đang chỉ huy một bản Mozart. (âm nhạc) Cả dàn nhạc đang trình diễn. (âm nhạc) Giờ là một điều khác. (âm nhạc) Bạn thấy chứ? Anh ấy hoàn toàn ở đó, 100% nhưng không chỉ huy, không nói phải làm gì. Thích thú thưởng thức những gì người nghệ sĩ solo đang trình diễn. (âm nhạc) Và đoạn solo khác. Hãy xem bạn có thể nhận ra điều gì từ đó. (âm nhạc) Hãy nhìn vào đôi mắt. Bạn thấy chứ? Trước hết, đó chính là một sự khen ngợi mà tất cả chúng ta đều muốn. Không phải là phản hồi. Đó là "Mmm..." Đúng vậy, nó xuất phát từ đây. Vì vậy đó chính là điều tốt. Và điều thứ hai là Đó thực sự nằm trong sự kiểm soát, nhưng với một cách rất đặc biệt. Khi Kleiber-- bạn có thấy đôi mắt, đi từ đây? (hát) Bạn có biết điều gì xảy ra? Trọng lực không còn nữa. Kleiber không chỉ tạo ra một quá trình, mà còn tạo ra những điều kiện trên thế giới để quá trình này có thể diễn ra. Một lần nữa, nghệ sĩ kèn ôboa hoàn toàn chủ động và do đó, hạnh phúc và tự hào về việc anh ấy làm và sáng tạo và tất cả các điều đó. Và trình độ Kleiber đang chỉ huy là một trình độ rất khác. Chỉ huy không còn là một trò chơi "tổng bằng không". Bạn chỉ huy như thế này thế kia. Và kết hợp tất cả, trong sự hợp tác, mang lại âm nhạc tuyệt vời nhất. Vì thế Kleiber như là quá trình, Kleiber như là các điều kiện trên thế giới. Nhưng bạn cần có quá trình và nội dung để tạo ra ý nghĩa. Lenny Bernstein, người nhạc trưởng trong tôi Kể từ khi ông ấy còn là một người thầy vĩ đại Lenny Bernstein luôn bắt đầu từ ý nghĩa. Hãy xem [đoạn video] này. (âm nhạc) Bạn có nhớ khuôn mặt của Muti, lúc bắt đầu không? Anh ấy có một nét mặt tuyệt vời, nhưng chỉ có một. (cười) Bạn có thấy khuôn mặt của Lenny? Bạn biết tại sao không? Vì ý nghĩa của âm nhạc là sự đau khổ. Và bạn đang trình diễn một âm thanh đau khổ Hãy nhìn Lenny và ông ấy đang đau đớn. Nhưng không làm bạn muốn dừng lại. Đó là sự đau đớn như, cảm nhận chính mình. theo cách của người Do Thái. (cười) Nhưng bạn có thể thấy âm nhạc trên khuôn mặt của ông. Bạn có thấy cái baton rời tay ông. Không còn baton nữa. Bây giờ chính là đến bạn, người nghệ sĩ đang kể chuyện. Nó là sự nghịch đảo. Bạn đang kể câu chuyện. Và bạn nữa. Thậm chí chỉ một thời gian ngắn, bạn trở thành người kể chuyện cho mọi người, và tất cả đều lắng nghe bạn. Và Bernstein tạo nên điều đó. Điều đó thật tuyệt vời, phải không? Bây giờ, nếu bạn làm những điều chúng ta đã nói về, cùng nhau và có thể có một số người khác, bạn có thể đạt tới đỉnh điểm tuyệt vời khi làm mà cảm thấy như không. Và với video cuối cùng, tôi nghĩ đó là một tiêu đề tuyệt vời nhất. Bạn tôi, Peter nói rằng "Yêu thì hãy cho đi" (âm nhạc) (Vỗ tay) Tôi nhớ dì đã chải đầu cho tôi khi tôi còn nhỏ. Tôi cảm giác nó ngứa ngáy trong dạ dày, và dần trướng lên trong bụng. Mọi sự chú ý của dì ấy đều đặt lên tôi, chỉ mình tôi. Dì Bea xinh đẹp của tôi, dùng chiếc lược răng mảnh chải tóc cho tôi. Bạn có ký ức giống vậy, mà bạn có thể cảm nhận trong cơ thể mình, lúc này? Trước khi có ngôn ngữ, chúng ta đều có cảm giác. Là trẻ con, ta học cách phân định mình trong thế giới - qua xúc giác. Mọi thứ đi vào miệng, qua tay, qua da. Cảm giác là hình thức đầu tiên ta trải nghiệm tình yêu. Đây là sự kết nối cơ bản của con người. Chúng ta muốn con cái trưởng thành, có những mối quan hệ gần gũi lành mạnh. Nên làm cha mẹ, một trong những điều ta làm là giáo dục con về giới tính. Chúng ta có sách hỗ trợ, có giáo dục giới tính cơ bản tại trường. Có phim khiêu dâm lắp đầy khoảng trống - và nó sẽ lắp đầy khoảng trống. (Cười) Chúng ta dạy trẻ "thảo luận" về sinh học và cơ học, về mang thai và tình dục an toàn , và đó là cách bọn trẻ lớn lên, nghĩ rằng tình dục là chỉ có thế. Nhưng ta có thể làm tốt hơn. Ta có thể dạy con cái mình về sự thỏa mãn và khao khát, về sự đồng thuận và giới hạn, về cảm giác hiện hữu trong cơ thể và biết khi nào cơ thể chưa sẵn sàng. Và chúng ta làm theo nhiều cách như thực hành đụng chạm, chơi đùa, giao tiếp bằng mắt - tất cả những cách thu hút sự chú ý. Chúng ta có thể dạy trẻ không chỉ về giới tính, mà còn về khoái lạc. Đây là bài thuyết trình tôi cần khi còn là một bé gái. Tôi là người cực kỳ nhạy cảm, nhưng đến tuổi vị thành niên, tôi từng bị cô lập. Tôi xấu hổ khi đám con trai mỉa mai thay đổi trên cơ thể, bọn con gái tẩy chay tôi, buồn cười thay, là vì hứng thú của tôi với bọn con trai, Thật quá sức chịu đựng. Tôi đã không có ngôn ngữ để diễn tả những gì đang trải qua; tôi không biết rằng chuyện sẽ qua đi. Nên tôi đã làm mọi điều có thể và tìm hiểu. Bạn không thể cô lập những cảm xúc khó chịu, nên tôi đã đánh mất niềm vui, sự thoả mãn, trò vui, tôi như vậy suốt một thời gian, trầm cảm nhẹ, cho rằng điều này có nghĩa là trưởng thành. Năm ngoái, tôi đã phỏng vấn đàn ông và phụ nữ về quan hệ tình dục và tôi nhận thấy nhiều người cũng như mình. Nhiều cô gái bị nói là quá nhạy cảm. Các chàng trai được dạy mạnh mẽ - "đừng có đàn bà." Tôi đã học được mình không cô đơn trong việc đi vào tìm hiểu. Chính con gái tôi đã nhắc nhở tôi về những cảm xúc từng có. Chúng tôi ở trên bãi biển. Đó là một ngày kỳ quặc. Tôi đã tắt điện thoại, ghi vào lịch, "Ngày đi biển cùng các cô gái." Tôi đặt khăn tắm xuống trên phần bờ xa biển và nằm ngủ. Và khi tỉnh dậy, tôi thấy con gái mình rải cát đầy cánh tay như vầy, và tôi có thể cảm nhận đống cát đang cù lét trên da con bé và tôi nhớ lúc dì tôi chải đầu cho mình. Nên tôi đã cuộn tròn kế bên con bé và đổ cát lên cánh tay còn lại rồi tới chân của nó. Sau đó tôi nói: "Nè, con muốn mẹ chôn con không?" Và mắt con bé sáng rực lên "Dạ!" Chúng tôi đào một cái hố tôi phủ cát và vỏ sò lên người con bé rồi vẽ cho nó cái đuôi cá nho nhỏ. Sau đó, tôi đưa con bé về nhà, tắm xà phòng, xoa bóp da đầu và lấy khăn lau khô cho con bé. Và tôi nghĩ: "À, mình đã làm vậy bao nhiêu lần -- tắm xong rồi lau khô cho con bé - nhưng chưa bao giờ dừng lại và chú ý tới cảm nhận mà tôi tạo cho con?" Tôi đối xử với nó như trong dây chuyền sản xuất những trẻ cần được cho ăn và ru ngủ. Và tôi nhận ra, khi lau khô người con bé bằng khăn tắm nhẹ nhàng như người tình làm cho nhau, tôi đang dạy nó mong chờ loại đụng chạm như vậy. Lúc đó, tôi đang dạy nó về sự gần gũi. Về cách yêu thương và trân trọng cơ thể mình. Tôi nhận ra có nhiều phần không thể diễn đạt bằng lời. Trong quyển sách, "Phái đẹp và tình dục," tác giả Peggy Orestein phát hiện ra rằng phụ nữ trẻ đang tập trung vào sự thoả mãn của đối phương, chứ không phải của bản thân mình. Đây là điều mà tôi định nói với các con khi chúng lớn lên, nhưng từ giờ, tôi tìm cách giúp chúng nhận ra điều đem làm chúng thoả mãn và cách để diễn giải chúng. "Chà lưng cho con," con gái tôi nói khi tôi đắp mền cho con bé. Và tôi nói: "Được, con muốn mẹ chà lưng cho con như thế nào?" Con bé nói: "Con không biết." Nên tôi ngừng lại, chờ con bé hướng dẫn. Cuối cùng nó nói, "Dạ, phía trên bên phải, như lần mẹ cù lét con đó." Tôi gãi khắp sống lưng của con bé. "Còn gì nữa không? ", tôi hỏi. "Giờ gãi qua trái mạnh hơn chút ạ." Chúng ta cần dạy trẻ cách diễn giải cảm giác và làm quen với chúng. Tôi tìm nhiều cách để chơi trò chơi với con gái ở nhà để làm điều này. Tôi cào lên cánh tay con và nói: "Cho mẹ một từ miêu tả đi." Con bé nói: "Bạo lực." Tôi ôm con bé, giữ thật chặt. "Bảo vệ," con bé nói. Tôi tìm thấy cơ hội để nói các con nghe cảm nhận của mình, những gì tôi đã trải qua bằng ngôn ngữ chung. Như lúc này, rạo rực từ đầu tới sống lưng nghĩa là tôi vừa lo vừa háo hức. Bạn có lẽ sẽ trải qua những cảm giác hồi đáp. Ngôn ngữ tôi đang dùng, ý tưởng tôi đang chia sẻ. Và xu hướng của chúng ta là đánh giá những phản ứng và sắp xếp theo thứ tự: tốt hay xấu, để sau đó tìm kiếm hay lảng tránh. Đó là vì chúng ta sống trong nền văn hóa nhị phân, ta được dạy từ rất nhỏ là phân biệt điều tốt và xấu. "Bạn thích quyển sách đó hả?" "Bạn có một ngày vui chứ?" Vậy còn "Bạn nhận ra điều gì từ câu chuyện đó?" "Hãy kể tôi nghe một khoảnh khắc trong ngày. Bạn đã học được gì?" Hãy dạy trẻ con cách mở lòng và tò mò về những trải nghiệm của chúng, giống như du khách ở vùng đất lạ. Bằng cách đó, ta giữ được cảm giác không cần phải dằn vặt -- thậm chí, những cảm giác thăng hoa và thách thức -- như cách tôi và nhiều người trong chúng ta đã làm. Giáo dục cảm giác là nền giáo dục tôi mong muốn cho con gái mình. Là những gì tôi cần khi còn là một bé gái. Là điều tôi mong mỏi cho con em chúng ta. Ý thức về cảm giác, là nơi ta bắt đầu khi còn là một đứa trẻ. Đó là điều ta có thể học từ bọn trẻ, và ngược lại, cũng là điều ta có thể nhắc nhở chúng khi chúng trưởng thành. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đây 25 năm và 3 tháng, tôi đã đọc 1 bài báo cho biết sẽ có ngày bơm kim tiêm sẽ là 1 trong các thủ phạm chính cho sự phát tán của AIDS, sự truyền nhiễm bệnh AIDS. Điều này thật không thể chấp nhận được. Nên tôi quyết định phải giải quyết vấn đề này. Buồn thay, điều đó đã thành sự thât. Sốt rét, như chúng ta đều biết, mỗi năm giết chết xấp xỉ 1 triệu người. Việc tái sử dụng bơm kim tiêm hiện nay đã vượt qua con số trên và gây ra 1.3 triệu cái chết mỗi năm. Cô gái trẻ này cùng với bạn cô tôi đã gặp tại 1 trại trẻ mồ côi ở Delhi, dương tính với HIV do 1 bơm tiêm. Và điều đáng buồn về câu chuyện đặc biệt này là một khi bố mẹ họ phát hiện ra, nên nhớ, họ mang chúng tới bác sĩ, đã quẳng tất cả ra đường. Kết quả những đứa trẻ phải đến ở trong trại mồ côi. Và các tình huống như thế này xảy ra khi các nhân viên y tế, dù có trình độ hay không, nhắm mắt tiêm cho bệnh nhân. Và mũi tiêm thật giá trị đến nỗi bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối bác sĩ người được coi chỉ dưới Chúa, điều mà tôi đã được nghe rất nhiều lần họ luôn làm điều đúng đắn. Nhưng trên thực tế thì không. Và các bạn có thể hiểu rõ ràng, vấn đề lây truyền giữa các đối tượng nằm trong các khu vực mật độ virus cao. Đoạn phim chúng tôi đã quay lén này sẽ cho các bạn thấy chỉ trong hơn nửa tiếng đồng hồ 1 khay đựng 42 ống thuốc dùng để tiêm cho bệnh nhân tại 1 bệnh viện công ở Ấn Độ với chỉ 2 bơm tiêm. Và trong suốt hơn nửa tiếng đó, không có một bơm tiêm nào được bóc thêm cả. Họ bắt đầu với 2 cái và kết thúc với 2. Và bạn sẽ thấy, ngay bây giờ, 1 ý tá quay lại với cái khay, 1 trạm mô đun của họ, và bỏ cái bơm tiêm cô ấy vừa sử dụng trở lại cái khay cho người khác đến lấy và sử dụng lại. Vậy các bạn có thể tưởng tượng quy mô của vấn đề này. Thực tế, chỉ tính riêng Ấn Độ 62% các mũi tiêm đều không an toàn. Những đứa trẻ này ở Pakistan không phải đến trường. Chúng rất may mắn vì đã có việc làm. Công việc đó là đi xung quanh nhặt các BKT từ phía sau các bệnh viện, rửa sạch và trong quá trình đó nhặt các bơm tiêm lên và làm tổn thương chính chúng. Và sau đó chúng đóng gói lại và bán ra thị trường với giá đất hơn cả 1 chiếc BKT đã tiệt trùng ở nơi sản xuất. Rất kỳ lạ. Trong 1 bức ảnh, bố của chúng, trong khi chúng tôi đang nói chuyện với ông, nhặt 1 ống tiêm lên và chích vào ngón tay -- Tôi không biết liệu các bạn có thấy giọt máu chảy ra không -- và ông ngay lập tức mở 1 hộp diêm quẹt 1 que và đốt giọt máu vừa chảy ra ở ngón tay, ông ấy đảm bảo với tôi đó là cách bạn ngăn chặn sự lây nhiễm HIV. Ở Trung Quốc, tái chế là vấn nạn chính. Họ thu lượm BKT ở quy mô lớn -- các bạn có thể thấy quy mô của nó ở đây -- họ phân loại bằng tay theo kích thước và sau đó tung ra thị trường. Nên tái chế và tái sử dụng là 2 vấn đề chủ yếu. Nhưng có 1 câu chuyện kể rất hay tôi đã nghe được ở Indonesia. Trong các trường học ở đó, thường xuyên có 1 người bán đồ chơi ở sân trường. Người bán đồ chơi thường có các BKT sống gần những người chuyên nhặt BKT, điều này thì các bạn cũng có thể đoán ra. Và học sinh trong các giờ ra chơi, dùng BKT làm súng nước. Chúng phun nước vào nhau, trông rất đáng yêu và ngây thơ. Chúng chơi rất vui vẻ. Nhưng chúng còn uống nước từ đó khi trong giờ ra chơi, vì trời nóng nực. Và chúng phun nước vào mồm. Đấy là các ống tiêm đã qua sử dụng, vẫn còn vết máu rõ mồn một. Chúng ta cần thông tin và sản phẩm tốt hơn. Và tôi nghĩ, nếu tôi mượn được chiếc camera này tôi sẽ cho các bạn thấy phát minh , mà tôi đã nghĩ ra. Đó là 1 BKT trông rất bình thường. Bạn kéo đẩy xilanh như bình thường. Nó được làm trên các thiết bị sẵn có ở 14 xưởng sản xuất chúng tôi đã cấp giấy phép. Bạn tiêm xong thì kéo nó xuống. Nếu ai đó cố gắng tái sử dụng nó thì nó sẽ tự khóa và cuối cùng vỡ ra. Cực kỳ đơn gian. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Và nó có giá bằng 1 chiếc BKT bình thường. Và so với 1 lon Coca-Cola nó rẻ bằng 1/10. Và giải pháp đó sẽ ngăn chặn tái sử dụng 1 chiếc BKT từ 20 đến 30 lần. Và tôi có 1 quỹ từ thiện chuyên cung cấp thông tin đã làm được rất nhiều việc ở Ấn Độ. Và chúng tôi rất tự hào cung cấp thông tin cho mọi người. Để những đứa trẻ như thế này không làm điều dại dột. Xin cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Tương lai, như chúng ta đã biết, là không lường trước được. Những bộ óc tinh túy nhất trong những học viện tốt nhất hầu hết đều dự đoán sai. Đây thuộc về công nghệ. Đây là lĩnh vực chính trị, nơi những học giả uyên thâm, CIA, MI6 luôn luôn làm sai. Và rõ ràng là trong lĩnh vực tài chính. Với những cơ quan được thành lập để xem xét về tương lai, IMF, BIS, diễn đàn Sự ổn định tài chính, cũng không thể biết trước được những gì đã xảy ra. Trên 20000 nhà kinh tế học cạnh tranh khốc liệt để giành lấy một vị trí ở những nơi như vậy, cũng không thể nào thấy trước được những gì xảy đến. Toàn cầu hóa đang ngày càng phức tạp. Và sự thay đổi này cũng ngày càng nhanh hơn. Như vậy, tương lai càng trở nên khó đoán trước. Công cuộc đô thị hóa và hội nhập, đang diễn ra song song với nhau, dẫn đến một thời đại phục hưng mới. Cái thời đại cách đây cả hàng ngàn năm. Khoảng 40 năm trở lại đây là một khoảng thời gian phi thường. Tuổi thọ người dân đã tăng lên bằng với mức tăng trong 25 năm. Phải mất cả một thời kì đồ đá mới có thể đạt được điều đó. Đa số người dân trên toàn thế giới đều có thu nhập tăng lên, mặc dù dân số thế giới đã tăng khoảng 2 tỉ người trong suốt giai đoạn này. Và tình trạng mù chữ cũng đã giảm xuống, từ một nửa xuống còn một phần tư dân số thế giới. Một cơ hội khổng lồ, giải phóng cho những tiềm năng mới cho sự đổi mới và phát triển. Nhưng cũng có một hạn chế. Công cuộc toàn cầu hóa có đến 2 gót chân Asin. Có một hạn chế rằng việc bất bình đẳng xã hội đang ngày càng tăng lên. Những người bị bỏ rơi, họ cảm thấy tức giận, họ không tham gia. Toàn cầu hóa chưa bao gồm tất cả. Điểm yếu thứ hai là sự phức tạp. Sự mỏng manh, dễ vỡ đang tăng lên. Những gì xảy ra tại một địa điểm quá nhanh sẽ tác động đến mọi thứ khác. Đây là một loại rủi ro hệ thống, cú sốc hệ thống. Chúng ta đã từng thấy nó trong cuộc khủng hoảng tài chính. Chúng ta cũng đã từng thấy vào thời kì dịch cúm xảy ra. Nó sẽ trở nên khá độc hại và đó là những gì chúng ta phải kiên cường chống lại. Khá nhiều thứ được dẫn dắt bởi những gì đang xảy ra trong lĩnh vực công nghệ. Có những khoảng cách rất lớn. Sẽ có một sự cải tiến hàng triệu lần so với những gì bạn có thể có với chỉ cùng giá bán trong lĩnh vực tin học vào năm 2030. Đó là những kinh nghiệm của 20 năm qua. Và nó sẽ tiếp tục. Những chiếc máy tính của chúng ta, hệ thống của chúng ta sẽ là những nguyên mẫu như những chiếc tàu Apollo hiện nay. Di động của chúng ta có tác động còn mạnh hơn cả động cơ của tàu vũ trụ Apollo. Những chiếc di động hiện nay có tác động còn lớn hơn một vài cái máy tính mạnh nhất cách đây 20 năm. Và điều này sẽ dẫn đến đâu? Nó sẽ tạo ra những cơ hội lớn trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ thu nhỏ cũng vậy. Sẽ có những khoảng trống vô hình. Sức chứa vô hình trong cơ thể chúng ta, trong não bộ chúng ta, và trong cả không khí. Đây là một hạt bụi cực nhỏ trên một mô hình nano. Khả năng thực hiện mọi thứ theo những cách mới như thế này mở đường tiềm lực, nhất là trong lĩnh vực dược phẩm. Đây là một tế bào thực vật chúng tôi đã phát triển tại Oxford, từ một phôi tế bào. Chúng tôi có thể phát triển bất kì bộ phận nào của nó. Ngày càng tăng, theo thời gian, điều này sẽ là khả thi khi từ chính làn da của chúng ta --- có thể tái tạo lại những phần khác của cơ thể. Tiềm năng tuyệt vời trong việc tái tạo dược phẩm. Tôi không nghĩ sẽ có một kỳ Thế vận hội đặc biệt sau năm 2030, do đã có cái khả năng này để tái tạo lại cơ thể. Nhưng câu hỏi là, "Ai sẽ có nó?" Một phát triển quan trọng khác đang chuẩn bị áp dụng trong lĩnh vực di truyền học. Khả năng sáng tạo, như thể con chuột này đã được sửa đổi về mặt di truyền, một vài thứ diễn ra nhanh gấp 3 lần, kéo dài lâu hơn 3 lần, chúng tôi có thể giảm nhẹ xuống, vì con chuột này có thể, sống đến ngang với tuổi thọ của chúng ta 80 năm, ăn cũng một lượng thức ăn. Nhưng đây sẽ chỉ có mặt ở những nơi cực kỳ giàu có, cho những người có đủ điều kiện? Có phải chúng ta đang dẫn đầu cho một thuyết ưu sinh mới? Sẽ chỉ có những người đó mới có thể làm cho nó có thể trở thành cuộc đua khốc liệt của tương lai? (Tiếng cười) Vậy câu hỏi lớn cho chúng ta là, "Chúng ta quản lý sự thay đổi công nghệ này như thế nào?" Làm thế nào chúng ta đảm bảo được rằng nó tạo ra một công nghệ lớn hơn, một công nghệ có nghĩa là chúng ta không chỉ đang già đi, mà chúng ta còn trở nên khôn ngoan hơn, và đây chúng ta có thể hỗ trợ người dân của chúng ta trong tương lai? Một trong những bề nổi đáng kể nhất của những cải tiến này sẽ xuất phát từ những cái kim tự tháp dân số, cho đến những gì chúng ta có lẽ sẽ đặt vào những chiếc quan tài. Có một sự không chắc chắn về một khoản trợ cấp hay tuổi về hưu trong năm 2030. Đây sẽ là những khái niệm dư thừa. Và đây không phải là những thứ duy nhất ở phương Đông. Sự thay đổi nội bật nhất sẽ là những tòa nhà chọc trời hình những kim tự tháp mới, điều sẽ diễn ra tại Trung Quốc và nhiều nước khác. Vậy hãy quên việc nghỉ hưu khi bạn còn trẻ. Hãy quên những khoản trợ cấp. Suy nghĩ về cuộc sống và việc nó sẽ đi đến đâu. Tất nhiên, việc di cư sẽ thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa. Cuộc chiến giữa các nhân tài, cần thiết phải thu hút người khác tại tất cả các lĩnh vực, kĩ năng, nhằm đẩy chúng ta tiến đến gần hơn với cái bánh lái của chính chúng ta, và còn lèo lái cả nền kinh tế của chúng ta. Tất cả sự sáng tạo, đổi mới của chúng ta sẽ là cần thiết. Nhân công tại những nước giàu sẽ giảm từ 800 còn khoảng 700 triệu người. Đây ngụ ý về một khoảng cách khá lớn trong việc di đân. Những sự quan tâm, những sự bài trừ người nước ngoài ngày nay, đến vấn đề di cư, sẽ nảy ra trong đầu họ, bởi vì chúng ta tìm kiếm những người giúp chúng ta lựa chọn những khoản trợ cấp và những nền kinh tế của mình trong tương lai. Và đây, những rủi ro hệ thống. Chúng tôi hiểu rằng những điều này sẽ trở nên độc hại hơn rất nhiều, rằng những gì chúng tôi thấy ngày hôm nay, là sự kết hợp với nhau giữa những xã hội, của những hệ thống, được gắn chặt với công nghệ, và thúc đẩy bởi những hệ thống quản lý không kể đến thời gian. Những cấp độ cung cấp nhỏ kết hợp tính kiên cường, bền bỉ cùng với trách nhiệm của những người khác, Sự suy yếu trong lĩnh vực sinh thái học, thay đổi khí hậu, đại dịch, những cuộc khủng hoảng tài chính: những điều này sẽ những gì chúng ta nghĩ đến. Và vì vậy sẽ phải phát sinh một nhận thức mới, về việc chúng ta giải quyết chúng như thế nào, làm sao chúng ta động viên được chính minh, theo một cách mới, và kết hợp với nhau như thể một cộng đồng để quản lý rủi ro hệ thống. Chắc chắn nó sẽ phải yêu cầu sự cải cách. Chắc chắn sẽ phải yêu cầu một sự hiểu biết về sự hưng thịnh của sự toàn cầu hóa cũng có thể chính là sự suy sụp của nó. Nhờ có các thành tựu, đây có lẽ là thế kỷ tốt nhất chúng ta từng trải qua. Hoặc có thể là tệ nhất. Và tất nhiên chúng tôi cần phải lo lắng về những cá nhân. Đặc biệt những cá nhân cảm thấy rằng họ bị bỏ rơi, theo cách này hay cách khác. Một cá nhân lần đầu tiên, trong lịch sử của loài người sẽ có khả năng, năm 2030, để phá hủy hành tinh, làm sụp đổ mọi thứ, thông qua sự phát triển, ví dụ, của một mầm bệnh sinh thái Làm thế nào chúng ta có thể kết hợp những tẩm thảm thêu này lại với nhau Làm thế nào chúng ta có thể nghĩ về một hệ thống phức tạp theo nhiều cách mới Đó sẽ là thách thức cho những nhà học giả, và cho tất cả chúng ta những người gắn chặt mình với tương lai. Cuộc sống con lại của chúng ta sẽ là tương lai. Chúng ta cần chuẩn bị cho nó từ bây giờ. Chúng ta cần hiểu rằng thể chế chính trị trên trên thế giời đã lỗi thời. Nó không thể bắt đầu đương đầu với những thách thức mà điều này sẽ mang lại. Chúng ta phải phát triển một cách thức mới trong việc quản lý hành tinh này, hành tinh chung, thông qua sự khôn ngoan. Chúng tôi biết, và tôi biết, từ quan điểm của chính mình, rằng những điều lý thú có thể xảy ra, khi những cá nhân và xã hội kết hợp với nhau để thay đổi tương lai. Tôi đã rời Nam Phi. Và 15 năm sau, sau khi nghĩ ngợi, tôi sẽ không bao giờ quay lại, Tôi có sự ưu tiên và vinh dự làm việc trong chính quyền của Nelson Mandela. Đây quả ra một kỳ tích. Chúng ta có thể tạo ra những kì tích, một cách kết hợp, trong suốt cuộc đời mình. Thực sự rất quan trọng và cần thiết khi làm vậy. Thật sự rất quan trọng khi những ý tưởng được nuôi dưỡng tại TED những ý tưởng mà chúng tôi nghĩ đến, hướng về, và đảm bảo rằng đây sẽ là thế kỷ rạng rỡ nhất, và không chỉ một trong những thảm họa cũng như sự suy thoái của sinh thái. Cám ơn. (Vỗ tay) Tôi chắc chắn rằng trong suốt hàng vạn năm qua sự tồn tại của giống loài chúng ta, và thậm chí là trước đó, tổ tiên chúng ta đã ngước nhìn bầu trời đêm và tự hỏi về những vì sao. Rồi tự hỏi phải giải thích những thứ họ thấy được trên phương diện những thứ vô hình. Vậy, đa phần mọi người chỉ thắc mắc rằng thi thoảng, như hôm nay khi tách rời khỏi những bận rộn hằng ngày Nhưng những bận rộn bình thường cũng liên quan tới những khao khát được biết Họ ước rằng họ biết cách bảo quản nguồn lương thực không bị hư, và làm sao để nghỉ ngơi khi họ mệt mỏi mà không cần lo lắng về đói khát để giữ ấm hơn, an toàn hơn và ít đau đớn Tôi cá rằng những nghệ sĩ thời tiền sử cũng rất muốn biết làm thế nào để vẽ đẹp hơn Trong mọi khía cạnh của cuộc sống họ, họ đều mong muốn sự tiến bộ, cũng giống như chúng ta Nhưng họ dường như hoàn toàn thất bại Họ không biết phải làm như thế nào Những khám phá như lửa xảy ra rất hiếm, và từ một ý kiến cá nhân thế giới không hề tiến bộ không kiến thức mới nào được thu nạp. Manh mối đầu tiên về nguồn gốc của ánh sáng từ những vì sao xuất hiện vào khoảng năm 1899: năng lượng phóng xạ Trong vòng 40 năm các nhà vật lý đã khám phá ra toàn bộ lí giải, thông thường được thể hiện bằng những kí hiệu tao nhã Nhưng đừng bận tâm về những kí hiệu Hãy nghĩ xem chúng đã tượng trưng cho bao nhiêu khám phá Hạt nhân và dĩ nhiên là phản ứng hạt nhân Những đồng vị, những phân tử của điện phản vật chất, nơ-tri no sự chuyển hóa từ khối lượng sang năng lượng, đó là E=mc^2 tia gamma sự biến nguyên tố Giấc mơ xa xưa luôn tránh né các nhà giả kim đã đạt được nhờ vào những giả thuyết tương tự ánh sáng của ngôi sao đã được lí giải và những bí ẩn cổ xưa khác và những hiện tượng mới, bất ngờ Tất cả những thứ đó, đã được khám phá trong 40 năm, không hề được tới trong hàng trăm năm về trước không phải là vì không có những suy nghĩ về những vì sao, và những vấn đề cấp bách khác mà họ có Thậm chí họ cũng đã có những câu trả lời như những truyền thuyết đã chi phối cuộc sống của họ, mặc dù không có bất kì tương đồng với sự thật Và bi kịch của sự trì trệ kéo dài này, tôi nghĩ rằng, không được công nhận đầy đủ. Có những con người với bộ não với cấu trúc hoàn toàn giống nhau để khám phá tất cả những thứ đó Nhưng khả năng tiến bộ thì hoàn toàn chưa được sử dụng cho đến khi một sự kiện làm thay đổi đời sống con người và thay đổi cả vũ trụ Hoặc là chúng ta hy vọng như vậy. Bởi vì sự kiện đó chính là Cách mạng Khoa học kể từ lúc những kiến thức của chúng ta về thế giới quang và về cách hòa hợp nó với những ước muốn của mình luôn luôn thay đổi không ngừng Vậy bây giờ, cái gì đã thay đổi? Con người đã làm gì vào lần đầu tiên để mà tạo ra sự khác biệt giữa sự ngưng trệ và những khám phá không giới hạn Cách để tạo ra sự khác biệt chắc chắn là sự thật phổ biến quan trọng nhất mà nó có thể biết Đáng lo ngại là, không hề có một sự nhất quán nào về nó. Vì vậy, tôi sẽ nói cho bạn nghe Nhưng đầu tiên, tôi sẽ phải lùi lại một chút Trước cuộc Cách mạng Khoa học họ cho rằng tất cả mọi thứ quan trọng, mà đã được biết tới rồi được cất giữ trong những bài viết cổ, những học viện và trong những quy tắc kinh nghiệm đầy bổ ích mà tuy nhiên bám chặt như những giáo điều vào vô số những sai lầm Vì vậy họ tin rằng tri thức đến từ những nhà cầm quyền những người thật sự không hiểu biết nhiều Và vì vậy sự tiến bộ phụ thuộc vào việc học cách bác bỏ quyền lực của những người cầm quyền linh mục, truyền thống và những luật lệ. Đó chính là lí do tại sao Cách mạng Khoa học phải có một bối cảnh rộng hơn Cách mạng Khai sáng, một cuộc cách mạng để giúp con người tìm kiếm tri thức cố gắng không để phụ thuộc vào chính quyền "Đừng nghe lời họ" Nhưng đó không thể là thứ tạo ra sự khác biệt Chính quyền đã bị bác bỏ trước đây, rất nhiều lần Và rất hiếm trường hợp nảy sinh ra những thứ giống như Cách mạng Khoa học. vào lúc đó, điều mà ta nghĩ để nhận ra khoa học đó là một ý kiến cơ bản về những thứ vô hình, được biết tới như là chủ nghĩa kinh nghiệm Tất cả những kiến thức bắt nguồn từ những giác quan Chúng ta thấy rằng điều đó không đúng. Nó thực sự giúp trong việc thúc đẩy quan sát và thực nghiệm Nhưng, ngay từ lúc bắt đầu, nó rõ ràng rằng có những thứ rất sai trong việc này Kiến thức từ những giác quan trong ngôn ngữ nào? Chắc chắn là không phải ngôn ngữ toán học mà Galileo đã nói trong cuốn sách về tự nhiên Nhìn vào thế giới này. Bạn sẽ không thể thấy những đẳng thức được khắc ở dốc những ngọn núi Nếu thấy được, là tại vì đã có người khắc lên nó. Như vậy, tại sao chúng ta lại không làm vậy? Chúng ta có bị làm sao không? (Tiếng cười) Chủ nghĩa kinh nghiệm thôi vẫn chưa đủ bởi vì những lí thuyết khoa học giải thích cái nhìn thấy trên phương diện cái vô hình Và những cái vô hình, bạn phải thừa nhận, không thể cảm nhận bằng những giác quan Chúng ta không thấy những phản ứng hạt nhân trên cái vì sao Chúng ta không thể thấy nguồn gốc của các loài Chúng ta không thấy được sự bẻ cong của không gian-thời gian và những vũ trụ khác Nhưng chúng ta biết về những điều này Bằng cách nào? câu trả lời của các nhà kinh nghiệm học cổ điển là sự quy nạp Những cái vô hình tượng tự như những cái hữu hình Nhưng không phải như vậy Các bạn biết bằng chứng xác nhận cho việc không gian-thời gian bị bẻ cong là gì không? đó là một bức ảnh, không phải của không gian-thời gian mà là của một hiện tượng nhật thực, với một chấm nhỏ ở đó Và bằng chứng cho sự tiến hóa? Một vài hòn đá, một vài con chim sẻ. Và những vũ trụ song song? Lại là những dấu chấm nhỏ một lần nưã ở đó, trên màn hình Những điều ta thấy, trong tất cả những trường hợp này, không có bất kì tương đồng nào với hiện thực để chúng ta có thể chắc chắn kết luận được chỉ một mắt xích dài của việc lập luận và lí giải về giả thuyết kết nối với nhau Và những nhà sáng tạo đã nói "Ah" Và bạn chấp nhận đó đều là những sự diễn dịch Chưa bất kì ai thấy được sự tiến hóa. Chúng ta thấy những hòn đá. Bạn có cách hiểu của bạn, và chúng tôi cũng thế Cách bạn hiểu xuất phát từ việc phỏng đoán của chúng tôi lại là từ Kinh thánh Nhưng điều mà những nhà sáng tạo và người theo chủ nghĩa kinh nghiệm bỏ sót trong trường hợp này, chính là Kinh thánh cũng chưa từng được thấy bao giờ mắt chỉ nhận ra ánh sáng, nhưng chúng lại không lĩnh hội được. Não bộ chỉ nhận ra những xung thần kinh. Và chúng không thể nhận thấy những thứ đó thật sự là gì ví dụ như những xung điện Vậy chúng ta không thật sự biết bản chất của sự vật Liên kết của chúng ta đối với thực tại KHÔNG BAO GIỜ CHỈ LÀ sự nhận thức. Nó luôn luôn, theo Karl Popper, đầy lí thuyết. Kiến thức khoa học không lấy được từ bất kì thứ gì. Nó cũng giống như tất cả tri thức. Nó là phỏng đoán, ước chừng, kiểm tra lại bằng quan sát, chứ không bắt nguồn từ đâu hết. Vậy, liệu những phỏng đoán được kiểm chứng có phải là phương pháp vĩ đại mở ra cách cửa tri thức? Không. Trái ngược với những gì ta vẫn nói, Khả năng kiểm tra lại là phổ biến, trong những truyền thuyết và những suy nghĩ phi lí khác, Ý tưởng kì cục rằng mặt trời sẽ xuất hiện vào ngày Thứ Ba kế tiếp có tiên đoán có thể kiểm chứng. Xem xét cách thần thoại Hy Lạp lí giải các mùa trong năm Hades, Thần Địa Ngục bắt cóc Persephone, nữ thần Mùa Xuân và thỏa thuận về một cuộc hôn nhân ép buộc yêu cầu cô ấy phải trở lại đây đều đặn thì mới thả cô ấy đi Và rồi mỗi năm Cô ấy bị buộc trở về địa ngục. Và mẹ cô ấy, thần Demeter nữ thần của đất đai trở nên buồn rầu, khiến mọi vật trở nên lạnh lẽo và cằn cỗi Truyền thuyết này có thể được kiểm nghiệm lại. Nếu mùa đông được gây ra do nỗi buồn của thần Demeter thì nó phải xảy ra đồng thời ở mọi nơi trên Trái Đất Vậy nếu người Hy Lạp cổ biết rằng ở nước Úc thời tiết ấm áp nhất vào lúc thần Demeter buồn bã nhất họ sẽ biết rằng giả thuyết của họ là sai Vậy vấn đề của những câu chuyện thần thoại, và những cách suy nghĩ tiền khoa học là gì, và điều gì đã tạo ra sự khác biệt to lớn này? tôi nghĩ có một thứ mà bạn phải quan tâm Và đó ngụ ý về khả năng kiểm tra lại, phương pháp khoa học thời kì Khai Sáng và tất cả mọi thứ Và điều quan trọng nhất nằm ở đây. Luôn luôn có một sự sai lệch trong một câu chuyện Ý tôi không phải là về lỗi logic. Vậy nó có nghĩa gì? Việc lí giải là một sự xác nhận về việc có những thứ vô hình để giải thích cho những cái hữu hình Bởi vì vai trò lí giải của thỏa thuận hôn nhân của Persephone có thể được thể hiện một cách công bằng bởi rất nhiều thực thể đặc biệt khác. Tại sao là một thỏa thuận hôn nhân mà không phải bất kì lí do nào khác cho hoạt động thường niên này? Lí do nằm ở đây. Persephone không hề được giải thoát. Cô ấy bỏ trốn, và quay về mỗi khi xuân về để trả thù Hades với sức mạnh mùa xuân của cô ấy. Cô ấy làm tươi mát vùng đất địa ngục với không khí mùa xuân đưa không khí nóng lên bề mặt, tạo ra mùa hè Điều này cũng lí giải cho hiện tượng tương tự trong cùng một truyền thuyết Nó đều có khả năng kiểm tra lại. Tuy nhiên, điều mà nó xác nhận trong thực tế, theo nhiều cách, hoàn toàn toàn đối lập. Và nó khả thi bởi vì những chi tiết của thần thoại không liên quan tới các mùa ngoại trừ thông qua bản thân câu chuyện Sự biến đổi dễ dàng này là dấu hiệu của việc giải thích tệ bởi vì, nếu không có một lí do chức năng để thể hiện một trong hàng vạn biến thể, tán thành một trong số chúng, hơn những thứ khác sẽ rất phi lí. Vì vậy, tầm quan trọng của việc tạo ra khác biệt để có thể tiến bộ đó là tìm kiếm những lí giải tốt mà không thể dễ dàng bị biến đổi. trong khi vẫn giải thích được các hiện tượng. Hiện nay, cách lí giải hiện tại của chúng ta về mùa đó là trục Trái Đất bị nghiêng như vậy nên mỗi bán cầu nghiêng về phía mặt trời mỗi năm và ngược lại vào nửa nửa năm sau Và đó thật sự tốt hơn hẳn. (Tiếng cười) Đó là một lí giải tốt: khó thay đổi bởi vì mỗi chi tiết đóng một vai trò chức năng Ví dụ về mỗi mùa, chúng ta biết rằng những bề mặt sẽ nghiêng ra khỏi vùng nhiệt bức xạ ít hơn và trong không gian, Trái Đất luôn hướng về một hướng nhất định Và sự nghiêng này cũng giải thích sự nâng góc chiếu của mặt trời trong thời điểm khác nhau trong năm và dự đoán cho việc các mùa sẽ bị lệch chu kì ở hai bán cầu Nếu chúng được quan sát theo giai đoạn giả thuyết này sẽ bị bác bỏ Nhưng bây giờ, sự thật là đó cũng là một lí giải tốt, khó thay đổi, đã tạo ra một thay đổi quan trọng. Nếu người Hy Lạp cổ phát hiện ra mùa ở nước Úc họ có thể đã dễ dàng thay đổi truyền thuyết của họ để dự đoán về điều đó. Ví dụ như khi nữ thần Demeter buồn bã, người đã đẩy khí nóng ở những vùng lân cận đến một bán cầu khác, và tạo ra mùa hè Vì vậy, đã được quan sát chứng minh là sai và thay đổi giả thuyết cho phù hợp vẫn không thể đưa người Hy Lạp cổ đến gần với cách hiểu về các mùa bởi vì lời lí giải của họ không hợp lí, dễ bị thay đổi. Và nó chỉ là một lí giải đúng khi nó thậm chí có ý nghĩa dù nó được thử nghiệm Nếu lí thuyết về nghiêng trục bị bác bỏ, những người bảo vệ nó sẽ không biết phải làm gì không có bất kì thay đổi bổ sung nào có thể làm cho sự nghiêng gây ra những mùa giống nhau ở cả hai bán cầu Việc tìm kiếm những lí giải khó bị thay đổi là nguồn gốc của mọi quá trình Nó là nguyên tắc điều chỉnh căn bản của thời kì Khai Sáng Vậy, trong khoa học, có 2 phương pháp sai làm hỏng sự tiến bộ. Một, khá phổ biến: những giả thuyết không kiểm chứng được. Nhưng cái quan trọng hơn là những giả thuyết không lí giải được Khi nào bạn nghe rằng những xu hướng thống kê hiện tại sẽ tiếp tục, nhưng bạn lại không được có được một luận chứng khó biến đổi của nguyên nhân tạo ra xu hướng đó, bạn được dạy là một thuật sĩ tạo ra nó. Khi bạn được dạy rằng cà rốt cũng có quyền con người vì nó có nửa bộ gen tương tự chúng ta-- chứ không phải là làm cách nào số phần trăm gen đó được trao quyền. Khi ai đó thông cáo rằng những lập luận về gìn giữ môi trường sẽ không thay đổi vì có những bằng chứng rằng có một phần trăm nhất định của những quan điểm chính trị của chúng ta được di truyền, nhưng lại không lí giải được làm sao gen tạo ra quan điểm, thì họ không chứng minh được gì cả. Họ nói rằng quan điểm của chúng ta được các thuật sĩ tạo ra, và có lẽ của họ cũng vậy. Sự thật này bao gồm những đánh giá khó bị thay đổi về thực tại là sự thật quan trọng nhất về thế giới quan. Đó là một sự thật rằng có những thứ vô hình mà bất di bất dịch. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tất cả những công trình ngày nay đều có 1 vài điểm chung. Chúng đều được xây dựng bằng kỹ thuật Victoria. Bao gồm bản thiết kế, chế phẩm công nghiệp và tiến hành xây dựng bởi những nhóm nhân công. Tất cả những nỗ lực này tạo ra 1 công trình chết. Và điều đó có nghĩa là chỉ có sự trao đổi năng lượng 1 chiều từ môi trường sống tới nhà cửa và đô thị của chúng ta. Nó không bền vững. Tôi tin rằng có 1 cách duy nhất có khả năng giúp chúng ta xây dựng những công trình bền vững thực sự là bằng việc gắn kết chúng với thiên nhiên, và không cô lập chúng từ thiên nhiên. Và bây giờ, để làm được điều đó, chúng ta cần có 1 loại ngôn ngữ đúng đắn. Những cơ thể sống luôn trao đổi không ngừng với thế giới tự nhiên, qua những tập hợp của những phản ứng hóa học được gọi là sự trao đổi chất. Đây là sự chuyển đổi của 1 nhóm vất chất này sang một nhóm khác, hoặc thông qua sự sản sinh hay hấp thụ năng lượng. Và đó là cách mà những vật liệu sống tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có 1 cách bền vững. Tôi hứng thú trong việc sử dụng những vật liệu biến chất trong thực hành kiến trúc. Nhưng nó không tồn tại. Nên tôi phải làm ra nó. Tôi đang làm việc với Kiến trúc sư Neil Spiller ở trường kiến trúc Bartlett. Và chúng tôi hợp tác với nhiều nhà khoa học quốc tế để chế tạo ra loại vật liệu mới này. bằng cách tiếp cận từ dưới lên. Nghĩa là chúng tôi bắt đầu từ con số 0. 1 trong những cộng tác viên của chúng tôi là nhà hóa học Martin Hanczyc, và anh ta rất hứng thú về sự chuyển đổi từ những vật liệu chết sang vật liệu sống. Và đây chính xác là cái quá trình mà tôi quan tâm tới, khi chúng tôi nghĩ về vật liệu bền vững. Martin, anh ta nghiên cứu 1 hệ thống được gọi là Tiền tế bào (Protocell). Và nó đây-- và ma thuật của nó nằm ở 1 túi chất béo nhỏ. Và nó có 1 pin hóa học bên trong. Và nó không có ADN. Túi nhỏ này có khả năng tự điều khiển theo 1 cách mà chỉ có thể mô tả là sự sống. Nó có khả năng tự di chuyển trong môi trường của nó. Và hướng theo độ chênh lệch(gradient) hóa học. Và có thể cho ra những phản ứng phức tạp. đáng mừng là một vài trong số đó có liên quan về mặt kiến trúc. Và đây. Đây là những Tiền tế bào (protocells), đang tạo hình môi trường của chúng. Chúng tôi chưa biết chúng làm như vậy như thế nào. Đây, đây là 1 Tiền tế bào (protocell), và nó đang đang lột da 1 cách mãnh liệt. bây giờ, trông nó như là sự hình thành của 1 loại hóa chất. Đây là 1 quá trình rất dữ dội. Đây, chúng tôi làm cho 1 Tiền tế bào chiết ra khí CO2 từ khí khuyển và chuyển hóa nó thành cacbonat. Và đó là cái vỏ bao quanh tinh thể chất béo dạng cầu. Chúng khá là giòn. Nên bạn chỉ thấy được 1 phần của nó ở đây. Nên cái chúng tôi đang cố gắng làm là đưa những công nghệ này vào việc xây dựng công trình kiến trúc theo cách tiếp cận từ dưới lên, đối lập với lại phương pháp Victoria hiện tại theo kiểu từ trên xuống. mà trong đó cấu trúc đè nặng lên vật liệu. Điều đó cực kỳ vô lý. Vậy, vật liệu từ dưới lên thực sự tồn tại ngày nay. Chúng đã được đưa vào sử dụng trong kiến trúc từ thời cổ đại. Nếu bạn đi vòng quanh thành phố Oxford, nơi chúng ta đang ngồi đây, và nhìn vào những công trình bằng gạch, như tôi đã thích thú làm 1 vài ngày trước đây, thì bạn chắc sẽ thấy rằng rất nhiều trong số đó được làm bằng đá vôi. Và nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy, trong đống đá vôi đó là những vỏ sò và những bộ xương nhỏ chồng chất lên nhau. và chúng bị hóa thạch hơn nhiều triệu năm rồi. Đây là 1 khối đá vôi, tự nó, không có gì thú vị 1 cách cụ thể. Nó chỉ đẹp thôi. Nhưng thử tưởng tượng những đặc tính gì có thể có trong khối vôi đá này nếu bề mặt của nó thực sự đang trao đổi chất với bầu không khí xung quanh. Có lẽ nó có thể chiết ra CO2. Liệu nó có làm cho khối đá vôi này có nhiều tính chất mới? Nhiều khả năng điều đó xảy ra. Nó có thể biến đổi. Nó có lẽ còn có thể tự tạo, và thậm chí phản ứng lại với những thay đổi đột ngột trong môi trường lân cận. Vậy, những kiến trúc sư không bao giờ thấy vui với chỉ duy nhất 1 khối vật liệu thú vị như vậy. Họ nghĩ rộng hơn. Đúng không? Nên khi chúng tôi nghĩ tới việc sản xuất quy mô lớn những vật liệu biến chất này, chúng tôi bắt đầu nghĩ về những rào cản sinh học như là sự tái tạo của san hô, hoặc sự cải tạo khu vực nào đó của 1 thành phố mà bị nước xâm hại. Nên, 1 trong những ví dụ điển hình dĩ nhiên là thành phố lịch sử Venice. Hiện nay, Venice, như bạn biết đấy. có 1 sự gắn bó mật thiết với biển và được xây dựng trên những cọc gỗ. Nên chúng tôi vừa đưa ra 1 kế hoạch mà có khả năng cho công nghệ Tiền tế bào (protocell) mà chúng tôi đang nghiên cứu để tu sửa thành phố Venice cho chắc chắn hơn. Và Kiến trúc sư Christian Kerrigan cũng đưa ra nhiều thiết kế cho chúng ta thấy thực sự nó có khả năng hình thành 1 dãy đá vôi dưới lòng thành phố như thế nào. Vậy, đây là công nghệ ngày nay chúng ta có được. Đây là công nghệ Tiền tế bào (protocell), tạo nên 1 vỏ bọc hiệu quả giống như là những khối đá vôi ngày trước, và đặt nó vào 1 môi trường cực kỳ phức tạp, dựa vào những vật liệu tự nhiên. Chúng ta đang quan sát vào những mạng tinh thể để nhìn thấy được quá trình kết nối trong đó. và bây giờ đây là phần rất thú vị. Chúng ta không muốn đá vôi chất thành đống ở mọi con kênh đào đẹp như vậy. Cái chúng ta cần là nó được dựng 1 cách sáng tạo quanh những cọc gỗ. Từ những biểu đồ này bạn có thể nhìn thấy Tiền tế bào (protocell) thực sự đang di chuyển cách xa khỏi ánh sáng, hướng về phần móng tối mịt ở dưới. Chúng tôi quan sát nó trong phòng thí nghiệm. Những Tiền tế bào (protocell) có thể di chuyển xa khỏi ánh sáng. Nó còn có thể di chuyển gần về hướng ánh sáng. Bạn chỉ phải chọn loại phù hợp. Để chúng ko chỉ tồn tại như thực thể duy nhất, chúng ta cần thiết kế nó về phương diện hóa học. Và đây là những Tiền tế bào (protocells) đang gắn chặt vào đá vôi 1 cách rất đặc biệt, bao quanh bộ móng của Venice, củng cố nó một cách hiệu quả. Đây ko phải là công việc ngày trước ngày sau là xong. Nó cần có thời gian. Cần nhiều năm để điều chỉnh và kiểm định công nghệ này để chúng ta có thể sẵn sàng đưa nó vào thực nghiệm trên từng cái móng một của những công trình bị hủy hoại nặng nề nhất ở Venice. Nhưng dần dần, khi những công trình đó đã được tu sửa, chúng ta sẽ thấy sự mở rộng của 1 dãy đá vôi dưới lòng thành phố. Bản thân sự lớn mạnh đó là một cái bình chứa CO2 Nó còn thu hút được những sinh vật biển lân cận, những sinh vật đó sẽ tìm được môi trường sinh thái thích hợp trong hệ thống kiến trúc này. Điều này thật thú vị. Bây giờ chúng ta có 1 nền kiến trúc gắn kết 1 thành phố với thế giới tự nhiên theo 1 cách gần gũi và trực tiếp. Nhưng có lẽ điều hấp dẫn nhất là là những trang thiết bị cho công nghệ hiện có ở khắp mọi nơi. Đó là những hóa chất thuộc trái đất. Chúng ta đều có nó. Điều đó có nghĩa là công nghệ này phù hợp cho những nước đang phát triển cũng như là những nước tiên tiến trên thế giới. Vậy, tóm lại, tôi đang chế tạo vật liệu biến chất như là 1 sự cân bằng với kỹ thuật Victoria, và xây dựng kiến trúc theo cách tiếp cận từ dưới lên. Mặc khác, những vật liệu biến chất này có những đặc tính của 1 cơ thể sống, có nghĩa là chúng có thể hoạt động theo những cách tương tự như vậy. và có thể mong đợi có được nhiều hình thể và công năng trong việc thực hành kiến trúc. Và cuối cùng, trong tương lai 1 người nào đó quan sát kinh ngạc về 1 công trình đẹp trong không gian, và thấy gần như khó có thể khẳng định công trình này được xây dựng bởi 1 quá trình tự nhiên hay 1 quá trình nhân tạo. Xin cám ơn (Vỗ tay) Tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện về Manson. Manson, 28 tuổi, là nhà thiết kế nội thất, là cha của một đứa con gái đáng yêu, và một cậu con trai luôn phải ngồi tù do hệ thống tư pháp mục ruỗng. Anh bị buộc tội giết người dù không làm gì cả và được đưa tới giá treo cổ Có hai nạn nhân trong sự việc này -- nạn nhân thực sự chết trong vụ giết người và Manson , người phải chịu án tù vì tội danh mà anh ta không hề gây ra. Anh ấy bị nhốt trong nhà giam suốt bảy, tám tiếng với 13 người đàn ông khác khoảng 23 tiếng rưỡi một ngày. Thức ăn thì không đảm bảo được đưa đến. Và tôi nhớ vào hôm qua, khi tôi bước vào phòng tôi đang ở, Tôi tưởng tượng thứ ngục tù mà Manson đã phải giam cuộc đời mình ở đó. Vì cái toilet --- Một dãy phòng nhỏ ở đó chỉ lớn hơn cái buồng giam đã nhốt anh ấy tám/ bảy tiếng một chút. Nhưng ở buồng giam đó trong khi đợi người thi hành án - bởi vì anh ấy không có một cái tên trong tù -- Manson được biết đến bằng một con số. Anh ấy chỉ là một số liệu. Anh ấy không biết mình phải chờ bao lâu. Anh ấy có thể phải chờ một phút, người thi hành án có thể đến ngay phút sau đó, ngày hôm sau, hay thậm chí 30 năm nữa. Sự chờ đợi này chẳng hề dứt. Và ngay giữa cơn đau dữ dội, sự tra tấn tâm lý, rất nhiều câu hỏi không lời đáp mà Manson phải đối mặt, anh ấy biết mình sẽ không đóng vai nạn nhân. Anh ấy từ chối đóng vai nạn nhân. Anh ấy tức điên lên với hệ thống tư pháp đã đẩy mình vào tù. Nhưng anh ấy biết cách duy nhất để thay đổi hệ thống tư pháp hoặc giúp người khác giành lại công lý là không đóng vai nạn nhân. Manson đón nhận sự thay đổi khi anh ấy quyết định chấp nhận tha thứ cho những kẻ đã đẩy mình vào tù. Tôi nói điều đó là sự thật. Bởi vì tôi biết Manson là ai. Tôi chính là Manson. Tên thật của tôi là Peter Manson Ouko. Sau khi tôi bị tuyên án, sau khi thức tỉnh trước sự tha thứ, tôi đã hành động như vậy để giúp thay đổi hệ thống này. Tôi đã quyết định sẽ không làm nạn nhân nữa. Nhưng làm thế nào tôi có thể giúp thay đổi bộ máy mà đang tiếp nhận những tù nhân trẻ tuổi mỗi ngày, khi họ đáng được sống bên gia đình? Nên tôi bắt đầu huy động anh em trong tù, những người bạn tù của tôi, viết những lá thư và bản ghi nhớ gửi tới hệ thống tư pháp, tới Uỷ ban Dịch vụ Tư pháp, vô số đội đặc nhiệm đã được thiết lập tại quê hương Kenya của tôi, nhằm giúp thay đổi hệ thống hiến pháp. Và chúng tôi quyết nắm lấy chúng -- hay chính xác hơn, chớp lấy thời cơ -- chỉ để cho hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả, với tất cả mọi người. Vào cùng khoảng thời gian đó, tôi gặp một cử nhân đại học trẻ từ Vương quốc Anh, tên là Alexander McLean. Alexander đã gặp gỡ ba hay bốn người bạn từ trường đại học trong kì gap year, và họ muốn hỗ trợ xây dựng một thư viện ở Trại giam Kamiti Maximum, mà nếu bạn tra Google, bạn sẽ thấy nó được xếp là một trong 15 nhà tù tệ nhất thế giới. Đó là trước đây. Nhưng khi Alexander đến, cậu ta chỉ mới 20 tuổi thôi. Và tôi đang chịu án tử trong lúc đó. Và chúng tôi nhận bảo ban cậu ta. Đó thực sự là vấn đề về niềm tin. Cậu ta tin cậy chúng tôi dù chúng tôi là tử tù. Và qua sự tin cậy đó, chúng tôi thấy cậu ta và đồng nghiệp ở trường đại học tân trang khu thư viện với công nghệ tối tân nhất và xây dựng khu chăm sóc với tiêu chuẩn rất cao để nếu một trong chúng tôi đổ bệnh trong tù thì cũng không cần phải chết trong nhục nhã. Sau khi gặp qua Alexander, tôi đã có cơ hội, và cậu ta cho tôi cả cơ hội lẫn sự ủng hộ, giúp tôi đăng ký học lấy bằng tại Đại học London. Giống như Mandela nghiên cứu ở Nam Phi, tôi đã có cơ hội nghiên cứu tại Trại giam An ninh Kamiti Maximum. Và hai năm sau, tôi trở thành cử nhân đầu tiên của chương trình từ Đại học London từ chính bên trong hệ thống nhà giam. Những gì xảy ra sau khi tôi tốt nghiệp - (Vỗ tay) Xin cảm ơn (Vỗ tay) Sau khi tốt nghiệp, tôi thấy tràn đầy sức lực. Tôi sẽ không vào vai nạn nhân bất lức nữa. Nhưng nguồn động lực này không chỉ để hỗ trợ cho tôi, để truy tố vụ án của tôi, mà còn để hỗ trợ những người bạn tù khác đang chịu những bất công tương tự mà mới chỉ nhắc đến ở đây. Vì thế tôi đã bắt đầu viết tóm tắt pháp lý cho họ. Với những đồng nghiệp khác trong tù, chúng tôi làm mọi thứ có thể. Nhưng vẫn chưa đủ. Alexander McLean và đồng đội của cậu ta ở Dự án Các Trại giam Châu Phi quyết định hỗ trợ thêm số phạm nhân. Trong khi tôi đang trình bày, đã có 63 phạm nhân và nhân viên ở Dịch vụ Trại giam Kenya đang học ngành Luật tại Đại học London qua học tập từ xa. (Vỗ tay) Có những người đang tạo ra thay đổi với chút động lực không chỉ để hỗ trợ những kẻ biếng nhát nhất xã hội, mà còn để giúp những phạm nhân và người khác chạm đến công lý. Ở ngay trong buồng giam của tôi, có cái gì đó cứ thôi thúc tôi. Lời nói của Martin Luther King cứ vang vọng trong tôi. Và ông ấy luôn nói với tôi "Pete, nếu cậu không thể bay, cậu có thể chạy. Và nếu cậu không thể chạy, cậu có thể đi bộ. Nhưng nếu cậu không thể đi bộ, cậu có thể bò. Nhưng bất kể đó là gì, bất kể nó đòi hỏi thứ gì, hãy cứ tiến về phía trước." Vì thế tôi đã có sự thôi thúc tiếp tục tiến lên. Tôi vẫn còn động lực vươn lên lên trong mọi việc tôi làm. Bời vì tôi nghĩ đây là cách duy nhất để thay đổi xã hội này. Cách duy nhất để thay đổi hệ thống tư pháp -- thứ đã thực sự cải thiện ở quốc gia này - là giúp cơ cấu lại hệ thống ấy. Vì thế, ngày 26 tháng 10 năm ngoái, sau 18 năm trong tù, tôi đã thoát khỏi nơi đó nhờ ân xá của tổng thống. Bây giờ tôi đang tập trung hỗ trợ APP, Dự án các Trại giam Châu Phi, hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện và thiết lập ngôi trường luật và đại học pháp lý đầu tiên sau song sắt. Ở đây chúng tôi sẽ huấn luyện (Vỗ tay) Ở đây chúng tôi sẽ huấn luyện các phạm nhân và đội nhân viên không chỉ để hỗ trợ các bạn tù, mà còn để hỗ trợ toàn bộ cộng đồng người nghèo rộng lớn không được hưởng pháp luật công minh. Tôi trò chuyện với các bạn ngày hôm nay, tôi đứng đây với sự nhận thức rõ ràng rằng ta có thể nhìn nhận lại bản thân, ta có thể nhìn nhận lại tình hình bản thân, ta có thể nhìn nhận lại hoàn cảnh bản thân, và đừng vào vai nạn nhân tường thuật. Nạn nhân tường thuật sẽ không giúp được gì cả. Đúng là tôi đã từng ngồi tù, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một tù nhân. Thứ cơ bản nhất tôi từng học là nếu tôi nghĩ, và nếu bạn nghĩ bạn có thể, bạn sẽ làm được mọi thứ. Nhưng nếu bạn ngồi yên và nghĩ bạn không làm được, bạn sẽ không làm được. Đơn giản như vậy thôi. Và tôi được các nhà cách mạng hoà bình... tôi biết ở đây động viên. Bây giờ thế giời cần bạn, thế giới cần bạn ngay hôm nay. Khi tôi hoàn thành bài phát biểu, tôi muốn hỏi từng người một ở đây, những trí tuệ phi thường, những người tiên phong, những người tạo sự thay đổi, những công dân toàn cầu ấn tượng chúng ta có ở TED, hãy nhớ câu nói của Martin Luther King Hãy để chúng ngân lên trong trái tim và cuộc sống. Bất kể việc đó là gì, bất kể bạn đang ở đâu cho dù cái giá phải trả như thế nào thì hãy cứ tiếp tục Cám ơn ( Vỗ tay ) Cám ơn ( Vỗ tay ) Tôi là một nhà văn và nhà báo, đồng thời cũng là người ham muốn hiểu biết đến điên cuồng. Trong 22 năm làm một tạp chí viên tôi đã học được cách làm nhiều điều. Ba năm trước, một trong những việc mà tôi đã học cách làm là trở nên vô hình. Tôi trờ thành một trong những người lao động vô gia cư. Tôi bỏ nghề biên tập báo sau khi bố tôi mất vào tháng 2 năm đó, và quyết định đi du lịch. Cái chết của ông ấy tác động mạnh đến tôi. Có nhiều thứ tôi muốn được cảm nhận và đối phó. Tôi đã đi cắm trại suốt cuộc đời. Và tôi quyết định sống trong chiếc xe tải trong một năm để đi các nơi cũng giống như một chuyến dã ngoại dài. Vì thế, tôi mang theo mèo và chó Rottweiler của mình cùng đồ đạc cắm trại lên một chiếc xe tải Chevy đời 1975, và lái thẳng hướng mặt trời lặn, hoàn toàn khong nhận ra ba điều cấp thiết là Một: xã hội công bằng dù sống trong nhà cao cửa rộng hay chỉ là căn lều bạn luôn mang giá trị của một con người Hai: Tôi đã không thể nhận ra rằng cái nhìn tiêu cực của người khác có thể ảnh hưởng đến hiện thực của chúng ta nhanh như thế nào Ba: Tôi không nhận ra rằng vô gia cư chỉ là một thái độ không phải một lối sống Ban đầu, sống trong một chiếc xe tải thật tuyệt Tôi tắm rửa trong trại và ăn tiệm thường xuyên. Tôi còn có thời gian để thư giãn hay đau buồn Nhưng rồi sự thất vọng và hằn học về cái chết của bố tôi lại quay về Toi đã bỏ nghề viết lách tự do. Và tôi cần có một công việc toàn thời gian để trả hóa đơn hàng tháng Mùa xuân ấm áp trở thành mùa hè nóng nực Tôi không còn đỗ xe ở đâu được nữa (Cười) ngoại trừ một điều dĩ nhiên là tôi có một con chó và một con mèo, còn ngoài trời thì oi bức Con mèo ra và vào qua một cái cửa sổ xe tải Con chó thì mang đến dịch vụ chăm sóc Tôi tóat hết mồ hôi. Mỗi khi có thể, tôi sử dụng nhà tắm cho nhân công trong các cao ốc văn phòng và trạm dừng xe tải. hoặc tắm rửa ở các nhà tắm công cộng. Nhiệt độ ban đêm trong xe tải hiếm khi xuống dưới 80 độ F (27 độ C) khiến tôi khó ngủ hoặc hoàn toàn không ngủ được. Thức ăn thì hư thối vì nhiệt độ Đá trong thùng của tôi tan chỉ trong vài giờ, thật đáng thương. Tôi không thể trả đủ tiền cho một căn hộ, hay ít nhất là một căn hộ cho phép tôi nuôi mèo và con Rottweiler của mình. Nhưng tôi nhất định không bỏ cuộc Nên đã ở lại trong xe tải. Và khi nhiệt độ thực sự làm tôi khong thể đi bộ 50 feet (15 m) tới nhà vệ sinh công cộng bên ngoài xe của tôi giữa đêm khuya, tôi đã dùng một cái xô và túi đựng rác thay cho nhà vệ sinh. Khi mùa đông tới, nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng. Và nó cứ lì ra như thế. Tôi đã phài đối mặt với những thử thách hoàn toàn mới. Tôi đỗ xe ở mỗi chỗ chỉ một đêm để không bị cảnh sát dòm ngó và làm phiền Tôi không luôn luôn thành công. Nhưng rồi, tôi khong còn điều khiển cuộc sống mình được nữa. Tôi không biết nó xảy ra khi nào và ra sao, nhưng tốc độ mà tôi biến đổi từ một nhà viết văn và nhà báo kiệt xuất thành một phũ nữ không nhà, sống trong xe tải đã làm tôi choáng váng. Tôi không đổi khác. IQ của tôi không giảm Tài năng, sự chính trực và già trị của tôi mọi thứ của tôi đều vẫn như cũ Nhưng tôi đã thay đổi theo một cách nào đó Tôi bị xoáy mạnh hơn vào sự chán chường Và ai đó cuối cùng đã chỉ tôi đến một trạm xá cho người vô gia cư. Tôi đã đến đó. Tôi chưa tắm trong suốt 3 ngày. Tôi cũng hôi hám và tràn trề thất vọng như bất kì ai trong hàng. Chỉ là tôi không say rượu. Và khi nhiều người vô gia cư nhận ra điều đó kể cả một vị giáo sư đại học mất chức họ đã nói, "Bà không phải không vô gia cư. Bà vào đây làm gì?" Những người không nhà khác không cho tôi là người vô gia cư, nhưng tôi thì có. Rồi vị giáo sư lắng nghe câu chuyện của tôi rồi nói "Bà có nghề nghiệp. Bà còn hy vọng Người vô gia cư thật sự không hề có hy vọng." Phản ứng của tôi đối với thứ thuốc mà trạm xá dành cho bệnh trầm cảm của mình làm tôi muốn tự vẫn. Tôi còn nhớ mình đã nghĩ rằng "Nếu mình tự giết bản thân, sẽ chẳng ai màng đến" Một người bạn, ngay sau đó, đã nói với tôi rằng cô ta đã nghe về Tim Russert một nhà báo nổi tiếng cả nước nói chuyện về tôi trên truyền hình quốc gia. Một bài báo tôi viết về cha, một năm trước cái chết của ông ấy, được đưa vào sách của Tim. Và anh ta nói về nhiều việc trong buổi nói chuyện. Anh ta nói về việc viết lách của tôi. Và khi tôi nhận ra rằng Tim Russert, tổng biên tập trước kia của "Gặp gờ tòa soạn" (Meet the Press), nói về các nghề viết của tôi, khi tôi còn sống trong xe tải ở khu đỗ xe của Wal-Mart Tôi bắt đầu cười Bạn cũng nên cười. (Cười) Vâng, tôi bắt đầu cười vì cuộc nói chuyện đó đưa đến một kết luận rằng tôi là nhà văn, hay một phụ nữ vô gia cư? Tôi đã đến nhà sách và tìm ra cuốn sách của Tim. Tôi đứng đó và đọc lại bài viết của mình. Và tôi khóc. Vì tôi là một nhà văn. Tôi là một nhà văn. Rồi sau đó tôi quay trờ về Tennessee. Tôi chuyển đổi giữa việc sống trong xe tải và ghế trường kỷ cùng lướt với bạn bè. Tôi bắt đầu viết trở lại. Mùa hè năm sau tôi đã trở lại là một nhà báo tích cực. Tôi thắng các giải thưởng. Tôi sống trong căn hộ riêng. Và tôi không còn là người vô gia cư nữa. Tôi không còn vô hình nữa. Hàng ngàn người làm việc toàn thời gian và bán thời gian, và sống trong xe hơi của họ. Nhưng xã hội vẫn bêu xấu, cho họ là phạm tội khi sống trong xe hay trên đường phố. Nên những người không nhà, đặc biệt là người lao động, luôn muốn được vô hình. Nhưng nếu bạn có bao giờ gặp một ai như vậy, hãy ủng hộ, khích lệ và trao cho họ niềm tin. Tinh thần con người có thể vượt qua tất cả nếu có niềm tin. Tôi không đứng đây để tuyên truyền cho người vô gia cư. Tôi không ở đây để kêu gọi bạn bố thí một kẻ ăn xin bạn sẽ gặp. Nhưng tôi ở đây đế nói với các bạn rằng, dựa vào kinh nghiệm của tôi, con người không được đánh giá qua nơi ở, nơi ngủ nghỉ, hay hoàn cành sống của họ vào bất kì lúc nào. Ba năm trước tôi từng sống trong xe tải trong bãi đỗ xe Wal-Mart. Và hôm nay tôi đang thuyết trình tại TED. Có niềm tin, ta luôn, luôn tìm ra một con đường. Xin cám ơn (Vỗ tay) Vào ngày 30/05/1832, một phát súng hiệu lệnh vang lên khắp quận 13 tại Pháp. (Tiếng súng) Một người nông dân đang đi bộ ra chợ vào sáng đó, đã chạy về hướng có tiếng súng, và phát hiện một chàng thanh niên đang nằm quằn quại đau đớn dưới đất, rõ ràng bị bắn bởi một cuộc đọ súng đẫm máu. Chàng trai trẻ đó tên là Evariste Galois. Ông được bết đến như một nhà cách mạng tại Pháp lúc bấy giờ. Galois được mang đến bệnh viện nơi mà hôm sau ông đã chết trong vòng tay của anh trai mình. Lời cuối cùng ông nói với anh trai mình là, "Đừng khóc cho em, Alfred. Em cần tất cả sự can đảm để có thể chết ở tuổi 20." Thực tế không phải các chính sách cách mạng làm Galois nổi tiếng. Mà vài năm trước đó, khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, ông ấy đã phá được một trong những vấn đề toán học lớn nhất lúc bấy giờ. Và ông đã viết thư cho viện hàn lâm tại Paris, cố gắng để giải thích học thuyết của mình. Nhưng viện hàn lâm không thể hiểu bất cứ thứ gì ông viết. ( Tiếng cười ) Đây là cách ông ấy viết hầu hết các bài toán của mình. Vì vậy, vào đêm trước cuộc đọ súng diễn ra, ông nhận ra đây có thể là cơ hội cuối cùng để cố gắng và giải thích phát minh vĩ đại của mình. Vì thế ông đã thức cả đêm, viết liên tục, cố gắng giải thích ý tưởng của mình. Khi bình minh lên, ông đi gặp vận mệnh của mình, và bỏ lại một chồng giấy trên bàn cho thế hệ tiếp theo. Có lẽ việc thức cả đêm để làm toán đã khiến ông ấy bắn rất tệ sáng hôm đó và chết. Nhưng chứa đựng bên trong đống tài liệu đó là một thứ ngôn ngữ mới, một loại ngôn ngữ để hiểu một trong những khái niệm căn bản nhất của khoa học -- đó là sự đối xứng. Bây giờ, đối xứng gần như là ngôn ngữ của tự nhiên. Nó giúp chúng ta hiểu được rất nhiều mảng khác nhau của thế giới khoa học. Ví dụ như, cấu trúc phân tử. Những loại tinh thể nào có tính khả thi, ta có thể hiểu thông qua toán học đối xứng. Trong vi trùng học bạn sẽ thật sự không muốn có một chủ thể đối xứng, bởi vì nhìn chung chúng khá là kinh khủng. Loại virus cúm A-H1N1, hiện tại là một chủ thể đối xứng và nó sử dụng khả năng đối xứng để có thể tự nhân đôi rất tốt. Nhưng xét về mặt sinh học, sự đối xứng thật sự rất quan trọng, bởi vì nó cho biết thông tin di truyền học. Tôi đã lấy hai tấm ảnh này và tự tạo ra sự đối xứng. Và nếu tôi hỏi bạn rằng bạn thấy hình nào đẹp hơn, có lẽ bạn sẽ chọn hai hình bên dưới. Bởi vì thật khó để tạo sự đối xứng. Nếu bạn có thể tự làm chính mình cân đối, bạn đang gửi đi một thông điệp rằng bạn có gien tốt, bạn được giáo dục tốt và vì thế bạn sẽ là người bạn đời tốt. Vậy sự đối xứng là một thứ ngôn ngữ có thể truyền đạt thông tin di truyền. Sự đối xứng cũng có thể giúp chúng ta giải thích điều gì đang xảy ra trong máy gia tốc hạt lớn của CERN. Hoặc điều gì không xảy ra trong đó. Để có thể đưa ra các dự đoán về hạt cơ bản chúng ta có thể thấy ở đó, có vẻ như chúng là các mặt của dạng đối xứng kì lạ nào đó trong một không gian theo chiều cao hơn. Và tôi nghĩ Galileo đã tóm tắt lại một cách rất tốt, sức mạnh của toán học để hiểu về thế giới khoa học xung quanh chúng ta. Ông viết, "Vũ trụ sẽ không thể được hiểu cho đến khi chúng ta học được ngôn ngữ của nó và trở nên thân thuộc với các đặc tính vốn có của nó. Nó được viết bằng ngôn ngữ toán học, và những chữ cái là các hình tam giác, hình tròn và những dạng hình học khác, thiếu những thứ đó thì ta sẽ không thể lĩnh hội ngôn ngữ của vũ trụ." Nhưng không chỉ có các nhà khoa học quan tâm đến sự đối xứng. Các nhà nghệ thuật cũng thích chơi đùa với sự đối xứng. Họ cũng có một mối liên hệ rất mơ hồ với nó. Thomas Mann có nói về sự đối xứng trong tác phẩm "Ngọn núi ma thuật". Ông có một nhân vật miêu tả bông hoa tuyết, và anh ta nói rằng anh ta đã rùng mình trước sự hoàn hảo của nó, đạt tới độ chết chóc, tận cốt lõi của cái chết" Nhưng những gì các nghệ sỹ muốn làm là đặt sự kì vọng lên sự đối xứng rồi sau đó phá vỡ chúng. Và một ví dụ đẹp đẽ về điều này mà tôi thật sự nhận ra khi đến thăm một người đồng nghiệp ở Nhật Bản, giáo sư Kurokawa. Ông ấy đã dẫn tôi đến những ngôi đền ở Nikko. Và sau khi tấm ảnh này được chụp, chúng tôi đi lên cầu thang. Và cái cổng vào bạn thấy phía sau chúng tôi có tới tám cái cột với những thiết kế đối xứng tuyệt vời. Bảy trong số đó giống hệt nhau, và cái thứ tám bị lộn ngược xuống. Tôi đã nói với giáo sư Kurokawa "Wow, các kiến trúc sư chắc phải đã tự đá vào chính mình khi nhận ra rằng họ phạm một sai lầm vì để một cái cột lộn ngược xuống" Ông ấy nói "không, không, không. Nó được cố ý làm như vậy" rồi nói cho tôi nghe một câu trích dẫn rất hay của người Nhật trong cuốn "Các bài luận tản mạn" từ thế kỷ thứ 14, các nhà tiểu luận viết rằng, "Trong tất cả mọi thứ, sự không đồng bộ là điều không được hoan nghênh. Bỏ lại vài thứ chưa hoàn thành sẽ làm cho nó thú vị hơn, và cho ta cảm giác rằng có chỗ cho sự phát triển" Thậm chí khi xây dựng cung điện, họ luôn bỏ lại một chỗ nào đó không hoàn thiện. Nhưng nếu tôi phải chọn một công trình trên thế giới để bị đuổi ra một hòn đảo hoang mạc và sống suốt phần đời còn lại, là một người đam mê sự đối xứng, có lẽ tôi sẽ chọn Lâu Đài Alhambra ở Granada. Đây là một cung điện tôn vinh sự đối xứng mà gần đây tôi dẫn gia đình mình tới Tụi tôi đi đúng kiểu một chuyến tham quan toán học buồn chán mà tôi rất thích. Đây là con trai tôi Tamer. Thằng bé thật sự rất thích chuyến du lịch toán học của chúng tôi tại Alhambra. Nhưng tôi cố làm phong phú hiểu biết của nó. Tôi nghĩ một trong những vấn đề của toán học ở trường là nó không nhìn theo cách mà toán học được ghi nhận trong cái thế giới mà chúng ta đang sống. Vì thế tôi muốn mở mang tầm mắt thằng bé về việc sự đối xứng đã chi phối cả điện Alhambar bao nhiêu. Bạn thấy đó. Ngay khi bạn đi vào, sự đối xứng phản chiếu từ nước. Nhưng các bức tường mới là chỗ những thứ thú vị xuất hiện. Những họa sĩ Ma-rốc đã bị phủ nhận tính khả thi về việc vẽ những thứ có hồn. Vì thế họ khám phá thêm về nghệ thuật hình học. Vậy sự đối xứng là gì? Điện Alhambra bằng cách nào đó đã hỏi tất cả những câu hỏi đó. Sự đối xứng là gì? Khi có hai trong số các bức tường, chúng có cùng đối xứng không? Chúng ta có thể nói rằng liệu họ đã khám phá tất cả sự đối xứng ở Alhambra chưa? Ta có Galois - người đã tạo ra một ngôn ngữ có thể trả lời một số các câu hỏi đó Với Galois, sự đối xứng -- không giống như Thomas Mann, là thứ gì đó ổn định và chết chóc-- với Galois, sự đối xứng bao gồm tất cả sự chuyển động. Bạn có thể làm gì với một vật đối xứng? Di chuyển nó theo nhiều hướng mà nó vẫn giống như trước khi bạn di chuyển nó? Tôi thích miêu tả nó như là một chuyển động ma thuật. Bạn có thể làm những gì? Bạn nhắm mắt lại. Tôi sẽ làm vài thứ, sau đó để nó lại chỗ cũ. Nó sẽ trông như lúc ban đầu. Ví dụ như, các bức tường ở Alhambra -- tôi có thể lấy tất cả những lát gạch này, tập trung tại điểm màu vàng, xoay một góc 90 độ, đặt chúng tại vị trí cũ và chúng vẫn khớp nhau một cách hoàn hảo. Nếu bạn mở mắt ra, bạn sẽ không biết rằng chúng đã bị di chuyển. Sự chuyển động mới thật sự mô tả sự đối xứng bên trong điện Alhambra. Nhưng nó cũng liên quan tới việc tạo ra một loại ngôn ngữ để diễn tả điều này. Sức mạnh của toán học thường dẫn đến biến đổi thứ này thành một thứ khác, và biến hình học thành ngôn ngữ. Tôi sẽ làm bạn hiểu hơn, có lẽ thúc đẩy một chút về mặt toán học- vậy hãy chuẩn bị tinh thần, thúc đẩy bản thân mình một chút để hiểu bản chất của ngôn ngữ này, để từ đó cho phép chúng ta nắm bắt được sự đối xứng là gì. Vậy hãy lấy hai vật đối xứng ở đây. Lấy sáu điểm xoắn của con sao biển. Làm sao để con sao biển trông y như cũ? Tôi sẽ xoay nó 1/6 vòng xoay, và nó vẫn y như lúc tôi mới bắt đầu. Tôi có thể xoay nó 1/3 vòng, hoặc nửa vòng xoay, hoặc đặt nó lại hình dạng của mình, hoặc hai phần ba vòng. và cách thứ năm, tôi có thể xoay nó 5/6 vòng. Đó là những thứ mà tôi có thể làm đối với những hình đối xứng để nó trông như lúc đầu. Nhưng với Galois, có sáu cách làm vật đối xứng. Ai có thể nghĩ tôi làm được gì khác để nó vẫn như ban đầu không? Tôi không thể lật ngược nó bởi vì tôi đã thay đổi nó một chút, đúng chứ? Nó không có hình đối xứng phản chiếu lại. Nhưng điều tôi có thể làm là để yên nó ở vị trí cũ, nhấc nó lên và đặt nó xuống. Galois cho rằng điều này cũng như sự đối xứng 0. Thật ra, việc phát minh ra số 0 là một khái niệm rất hiện đại vào thế kỉ thứ bảy sau công nguyên bởi người Ấn Độ. Nó có vẻ rất điên rồ khi nói đến thứ không tồn tại. Điều có cùng ý kiến với nó chính là sự đối xứng, mọi thứ đều có sự đối xứng, vì bạn chỉ cần để nó đúng vị trí ban đầu. Vậy, hình này có sáu điểm đối xứng. Nhưng còn hình tam giác thì sao? Tôi có thể xoay 1/3 vòng theo chiều kim đồng hồ hoặc 1/3 vòng ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng giờ nó có vài điểm đối xứng phản chiếu. Tôi có thể đối xứng nó theo đường thẳng qua X, hoặc đường thẳng qua Y, hoặc đường thẳng qua Z. Năm cách đối xứng và sau đó dĩ nhiên là đối xứng 0 ngay chỗ mà tôi nhấc nó lên rồi để lại vị trí cũ. Vậy cả hai hình điều có sáu đối xứng. Bây giờ, tôi là một tín đồ cho toán học không phải là một môn thể thao để xem, và bạn phải làm một vài ví dụ để thật sự hiểu nó. Tôi có một câu hỏi nhỏ dành cho các bạn, và tôi sẽ tặng một phần quà vào cuối buổi nói chuyện này cho người có câu trả lời gần đúng nhất. Khối lập phương Rubik. Khối rubik có bao nhiêu cách đối xứng? Có bao nhiêu cách tôi có thể làm với nó để đặt nó xuống thì nó có vẫn là hình lập phương? Được chưa? Tôi muốn bạn suy nghĩ về vấn đề này trong lúc ta tiếp tục và đếm xem nó có bao nhiêu cách đối xứng. Sẽ có một phần quà dành cho người trả lời gần đúng nhất. Nhưng hãy quay lại với sự đối xứng của hai hình trước đó. Điều mà Galois nhận ra là nó không chỉ là những đối xứng riêng lẻ, mà ở cách chúng tương tác lẫn nhau thật sự mô tả sự đối xứng của một vật. Nếu tôi thực hiện một chuyển động ma thuật rồi một chuyển động nữa, kết hợp chúng lại sẽ là một chuyển động ma thuật thứ ba. Và ở đây chúng ta thấy Galois bắt đầu phát triển một thứ ngôn ngữ để hiểu cốt lõi những thứ không thấy được, một loại ý tưởng trừu tượng về sự đối xứng trên cơ sở hình thể vật lý. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi xoay con sao biển 1/6 vòng xoay, rồi sau đó là 1/3 vòng xoay? Tôi cho chúng những cái tên, những kí tự hoa A, B, C, D, E, F, cũng là tên các điểm chuyển động. Ví dụ như B, xoay điểm màu vàng đến điểm B của sao biển, vân vân... Vậy nếu như tôi thực hiện chuyển động B, đi 1/6 vòng xoay, theo sau là C, nghĩa là xoay 1/3 vòng, thì điều gì sẽ xảy ra? Hãy làm thế. Xoay 1/6 vòng, rồi xoay 1/3 vòng, kết quả có được là nó giống như thể tôi đã xoay nó nửa vòng trong một lần xoay. Cái bảng nhỏ này ghi lại cách mà số học được sử dụng trong sự đối xứng. Tôi tiếp tục làm một cái khác. Câu trả lời là nó là cách xoay D: xoay 1/2 vòng. Nếu như tôi xoay theo kiểu khác thì có gì khác biệt không? Hãy xem nào. Hãy xoay 1/3 vòng trước, sau đó là 1/6 vòng xoay. Dĩ nhiên, nó không có gì khác biệt. Nó vẫn giữ nguyên ở 1/2 vòng. Có vài sự đối xứng ở đây theo cách mà chúng tương tác lẫn nhau. Nhưng nó khác hoàn toàn với đối xứng của hình tam giác. Hãy xem điều gì xảy ra nếu tôi cùng thực hiện hai đối xứng với hình tam giác, một cái tiếp theo cái khác. cùng xoay luân phiên 1/3 vòng ngược chiều kim đồng hồ, và phản chiếu qua đường X. Kết quả thu được giống như thể tôi vừa phản chiếu nó qua đường Z ngay từ đầu. Bây giờ thử làm điều đó theo kiểu khác. Hãy làm với phản chiếu của X trước, sau đó xoay 1/3 vòng ngược kim đồng hồ. Kết quả ta có là một hình tam giác hoàn toàn khác so với ban đầu. Cứ như thể nó phản chiếu qua đường thẳng Y. Giờ thì vấn đề là bạn làm theo trình tự nào và nó cho phép chúng ta phân biệt được tại sao các hình đó đều có sáu đối xứng. Vậy tại sao chúng ta không nên nói chúng có cùng các đối xứng? Nhưng cái cách mà sự đối xứng tương tác giúp chúng ta có thêm một loại ngôn ngữ để phân biệt tại sao những đối xứng này về cơ bản là khác nhau Bạn có thể thử nghiệm điều này khi bạn đi đến quán bar. lấy một miếng lót ly bia và xoay nó 1/4 vòng, lật nó lại. Tiếp tục làm theo cách ngược lại, bức hình sẽ ở hướng ngược lại. Galois đã tạo ra một số nguyên tắc mô tả cách mà các đối xứng tương tác lẫn nhau. Nó gần giống như trò Sudoku. Bạn không thấy bất kỳ sự đối xứng nào hai lần ở bất kỳ hàng hay cột. Và, việc sử dụng những luật đó, ông ấy đã có thể nói rằng thực tế chỉ có hai hình với sáu cách đối xứng. và chúng sẽ giống nhau như đối xứng của hình tam giác, hoặc đối xứng của con sao biển sáu nhánh. Tôi nghĩ điều này là một sự phát triển tuyệt vời. Nó gần giống với khái niệm số học được phát triển cho sự đối xứng. Ngay phía trước tôi đây, tôi có một, hai, ba người ngồi trên một, hai, ba cái ghế. Người và ghế rất khác nhau, nhưng con số, khái niệm trừu tượng về nó là giống nhau. Hãy quay lại với những bức tường ở Alhambra. Có hai bức tường rất khác nhau, những bức tranh hình học rất khác nhau. Nhưng, bằng cách sử dụng ngôn ngữ của Galois, ta có thể hiểu rằng sự tương tác đối xứng ẩn dưới nó thực ra là giống nhau. Ví dụ, hãy lấy bức tường tuyệt đẹp này có những hình tam giác với các cạnh lượn sóng. Bạn có thể xoay chúng 1/6 vòng Nếu bạn bạn bỏ qua màu của nó. Ta không kết hợp các màu lại. Nhưng các hình sẽ tương ứng nếu tôi xoay 1/6 vòng xung quanh điểm mà tất cả các hình tam giác nối nhau. Thế còn trung tâm của một hình tam giác thì sao? Tôi có thể xoay 1/3 vòng quanh trung tâm hình tam giác, và tất cả đều khớp với nhau. Và sau đó có một điểm thú vị ở nửa dọc theo bên lề, nơi tôi có thể xoay 180 độ. Và tất cả những lát gạch lại khớp nhau một lần nữa. Vì thế xoay chúng quanh điểm đó, chúng hoàn toàn khớp với nhau. Giờ hãy chuyển đến bức tường trông rất lạ lẫm, khác biệt kia. Ta cũng tìm được sự đối xứng tương tự, sự tương tác tương tự. Đây là 1/6 vòng quay. 1/3 vòng quay là nơi các mảnh Z gặp nhau. 1/2 vòng là điểm gặp nhau của các ngôi sao sáu cánh. Mặc dù các bức tường này có vẻ rất khác nhau, Galois đã tạo ra một loại ngôn ngữ để nói rằng các đối xứng ẩn sâu trong đó là hoàn toàn giống nhau. Ta gọi nó là cách đối xứng 6-3-2. Đây là một ví dụ khác ở Alhambra. Đây là một bức tường, trần nhà và sàn nhà. Chúng trông rất khác nhau. Nhưng, ngôn ngữ này cho phép ta nói rằng chúng là biểu tượng về các vật trừu tượng có cùng sự đối xứng, ta gọi nó là phép đối xứng 4-4-2. Dù không liên quan tới bóng đá, nhưng thực tế có hai điểm mà bạn có thể xoay 1/4 vòng, và 1/2 vòng Sức mạnh của thứ ngôn ngữ này còn lớn hơn nữa kìa, bởi Galois có thể nói, "Có phải các nghệ sĩ Ma rốc đã khám phá ra tất cả các khả năng đối xứng trên các bức tường trong Alhambra? Thực ra, họ đã suýt làm được điều đó. Bạn có thể chứng minh nó, bằng cách sử dụng ngôn ngữ của Galois, thực tế, chỉ có 17 phép đối xứng khác nhau mà bạn có thể thực hiện trên các bức tường của Alhambra. Nếu bạn cố tạo ra một bức tường khác với cách đối xứng thứ 18, thì nó cũng chỉ giống hệt cách đối xứng thứ 17. Nhưng đây là thứ ta có thể nhận ra. Và sức mạnh ngôn ngữ toán học của Galois cũng cho phép ta tạo ra những vật đối xứng trong thế giới vô hình, vượt lên trên cả không gian hai chiều, ba chiều, tới không gian bốn hoặc năm hoặc vô hạn chiều. Đó là nơi tôi làm việc. Tôi tạo ra các vật hình học, các vật đối xứng, bằng cách sử dụng ngôn ngữ của Galois, và ở trong không gian đa chiều. Tôi nghĩ đó là ví dụ tuyệt vời về các vật vô hình, mà bằng sức mạnh của toán học, ta lại có thể tạo ra nó. Giống như Galois, tôi đã thức trắng đêm qua để tạo ra một vậy đối xứng về mặt toán học cho các bạn, và tôi có mang hình của nó tới đây. Thực ra nó không hẳn là một bức hình. Nếu tôi có thể có tấm bảng của mình ở chỗ này, tốt lắm, tuyệt vời. Thật tiếc rằng tôi không thể cho bạn xem bức ảnh đó. Nhưng đây là ngôn ngữ có thể miêu tả cách mà các đối xứng tương tác nhau. Vật đối xứng này chưa được đặt tên. Mọi người đều thích đặt tên cho mọi thứ, các miệng núi lửa trên mặt trăng, hay các loài động vật mới. Giờ tôi sẽ cho các bạn cơ hội đặt tên cho một vật đối xứng mới mà chưa được đặt tên Và các loài vật có thể chết dần, các mặt trăng có thể bị sao chổi đâm trúng và nổ tung, nhưng vật này sẽ tồn tại mãi mãi. Nó sẽ làm bạn bất tử. Để thắng được nó, bạn chỉ phải trả lời câu hỏi tôi đặt ra ở đầu buổi trò chuyện. Khối rubik có bao nhiêu cách đối xứng? Tôi sẽ phân loại các bạn Thay vào việc đồng thời hét lên, tôi muốn bạn đếm xem có bao nhiêu chữ số trong số đó, được không? Nếu bạn có một thừa số, bạn phải làm tròn nó, nếu bạn muốn chơi, thì hãy đứng dậy, được chứ? Nếu bạn nghĩ rằng mình đã đếm được có bao nhiêu chữ số, được rồi -- ta đã có một đối thủ ở đây. Nếu tất cả các bạn ngồi xuống hết, thì anh ấy sẽ tự động thắng. Tốt rồi. Ta có bốn, năm, sáu. Tuyệt lắm. Ta có thể chơi được rồi. Ai có năm hoặc ít hơn năm chữ số, bạn phải ngồi xuống, bởi vì bạn đã đếm thiếu. năm chữ số hoặc ít hơn. Nếu bạn ở trong số hàng chục ngàn thì bạn phải ngồi. Có 60 chữ số hoặc hơn, bạn cũng phải ngồi xuống Bạn đã đếm thừa quá rồi. 20 chữ số hoặc ít hơn, ngồi xuống. Bạn có bao nhiêu chữ số? Hai? Bạn nên ngồi xuống sớm hơn. (Tiếng cười) Hãy làm một lần nữa nhé, ai ngồi xuống ở khoảng 20, hãy đứng dậy lại lần nữa. Ok? Nếu tôi nói 20 hoặc ít hơn, bạn hãy đứng dậy. Bởi vì lần này. Tôi nghĩ rằng có một vài người ở đây. Những người ngồi xuống cuối cùng Được rồi, bạn có bao nhiêu chữ số trong số của mình? (Tiếng cười) 21. Tốt lắm. Còn bạn? 18. Giống người phụ nữ này. 21 là gần đúng nhất Các cách đối xứng của khối rubik có tổng là 25 chữ số. Tôi cần bạn đặt tên cho nó. Vậy, tên bạn là gì? Tôi cần họ của bạn. Các vật đối xứng thường được -- hãy đánh vần cho tôi G-H-E-Z Không, SO2 đã được sử dụng, trong ngôn ngữ toán học. Vì vậy bạn không dùng tên đó được Vậy, Ghez, đây là vật đối xứng mới của bạn Giờ bạn đã bất tử. (vỗ tay) Và nếu bạn thích nó, tôi có một dự án gây quỹ từ thiện ở Guatemala, nơi tôi sẽ thức cả đêm và thiết kế một vật cho bạn, để làm từ thiện cho quỹ này, giúp trẻ em được đến trường ở Guatemala. Tôi nghĩ rằng thứ thúc đẩy tôi, với tư cách là một nhà toán học, là những thứ mà chưa được khám phá. Những câu hỏi chưa có lời giải đáp chính là điều làm toán học sống động. Và tôi sẽ nói lại câu trích từ cuốn "Các bài luận tản mạn" của người Nhật: "Trong tất cả mọi thứ, sự không đồng bộ là điều không được hoan nghênh. Để lại thứ gì đó không hoàn chỉnh sẽ làm nó thú vị hơn, và cho ta cảm giác có chỗ cho sự phát triển." Cảm ơn các bạn. (vỗ tay) Một trong những nhân vật hoạt hình ưa thích của tôi là Snoopy. Tôi thích cái cách nó ngồi và nằm trên cái chuồng của nó và suy nghĩ về những điều tuyệt diệu của cuộc sống. Vì vậy khi tôi nghĩ về lòng nhân ái, Tâm trí của tôi ngay lặp tức nghĩ ngay tới một trong những đoạn phim hoạt hình đoạn mà nó nằm đó, và nói, "Tôi thật sự hiểu, và tôi thật sự đánh giá cao việc một người yêu những người xung quanh như yêu chính họ. Vấn đề duy nhất là những người hàng xóm. Tôi không thể chịu được họ." Điều đó, một cách nào đó, là một trong những thách thức trong việc diễn đạt một quan niệm tốt đẹp như thế nào. Tất cả chúng ta, tôi nghĩ vậy, tin vào lòng nhân ái. Nếu các bạn nhìn tất cả các tôn giáo trên thế giới, tất cả các tôn giáo chính thống, bạn sẽ tìm thấy bên trong đó nhưng bài học về lòng nhân ái. Do đó trong Do Thái giáo, chúng tôi có, trong luật Torah, quan niệm rằng bạn nên yêu những người xung quanh như yêu chính bạn. Và trong những điều giáo huấn của Do Thái, những lời giảng dạy bằng tiếng Hebrew, chúng tôi có Hillel, người đã dạy rằng những điều bạn không thích, đừng làm cho người khác. Và tất cả những tôn giáo chính thống có những lời giáo huấn tương tự. Và một lần nữa, trong Do Thái giáo, chúng tôi dạy về Thượng Đế người mà được gọi là đấng từ bi, Ha-rachaman. Rốt cuộc, làm thế nào mà thế giới tồn tại được nếu không có Thượng đế từ bi? Và chúng tôi, được dạy trong Torah, rằng chúng ta được tạo ra từ hình ảnh của Thượng Đế, nên chúng ta cũng phải từ bi. Nhưng điều đó nghĩa là gì? Nó tác động vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta như thế nào? Đôi lúc, tất nhiên, lòng nhân ái có thể tạo ra cảm xúc rất khó điều khiển bên trong chúng ta. Tôi biết có nhiều lúc khi tôi chủ trì một đám tang, hay khi tôi đang ngồi với người thân của người quá cố hay là với người sắp qua đời, và tôi bị tràn ngập bởi sự buồn bã, sự khó xử, sự thách thức cho gia đình, và cho con người. Và tôi xúc động nên tôi rơi lệ. Nhưng, nếu tôi cứ để bản thân tôi bị xâm chiếm bởi những cảm xúc đó, Tôi đã không thể làm công việc của tôi được, bởi vì thực sự tôi phải ở đây là vì họ và chắc chắn là những nghi thức được thực hiện, và những vấn đề thực tế cũng phải được nhìn thấy. Nhưng, mặt khác, nếu tôi không có cảm xúc thương xót này, thì đó là lúc mà tôi cảm thấy nên bỏ cái áo lễ này đi và không làm giáo sĩ nữa. Và chúng ta có những cảm xúc giống như vậy khi chúng ta đối mặt với thế giới. Ai mà không động lòng thương, khi chúng ta thấy những hậu quả kinh khủng của chiến tranh, hay là nạn đói, động đất, hoặc là sóng thần? Tôi biết có những người nói rằng "Bạn biết đó, những việc như vậy xảy ra nhiều quá, tôi không thể làm gì cả. Tôi thậm chí sẽ không thử làm gì cả." Và có những người làm từ thiện gọi việc này là sự mệt mỏi của lòng thương xót. Có những người cảm thấy rằng họ không thể đối diện với lòng thương xót nữa, và vì vậy họ tắt TV và không xem nữa. Mặc dù vậy, trong Do Thái giáo, chúng tôi có khuynh hướng luôn nói rằng có một lối đi ở giữa. Bạn phải, tất nhiên, là nhận thấy được nhu cầu của những người khác, nhưng bạn cũng phải cảm thấy rằng bằng cách nào đó bạn có thể lo cho cuộc sống của mình và giúp người khác. Vì vậy một phần của tình thương là phải hiểu cái gì làm cho người ta suy nghĩ. Và, tất nhiên, bạn không thể làm gì nếu bạn không hiểu về bản thân bạn. Và có một sự giải thích đáng yêu trong bằng tiếng Hebrew về sự bắt đầu của sự tạo hóa rằng khi mà Thượng Đế tạo ra thế giới, Người nghĩ rằng tốt nhất là nên tạo ra thế giới chỉ với những công lý thiêng liêng. Vì vậy, cuối cùng, Thượng Đế tạo ra thế giới chỉ có công lý. Bởi vậy, công lý có mặt trên khắp thế giới. Và rồi Người nhìn vào tương lai và nhận ra rằng nếu thế giới được tạo ra chỉ với công lý, thế giới không thể tồn tại. Vì vậy, Người nghĩ, "Không được, ta sẽ tạo ra thế giới chỉ với tình thương." Và rồi Người lại nhìn vào tương lai và nhận ra rằng, Thực ra, nếu thế giới chỉ có tình thương, thì thế giới sẽ loạn mất. Phải có giới hạn cho mọi thứ. Những giáo sĩ Do Thái miêu tả điều này như là một vị vua có một cái chén thủy tinh đẹp, mong manh. Nếu mà bỏ quá nhiều nước lạnh vào nó, nó sẽ vỡ. Nếu bỏ nước sôi vào, nó cũng sẽ vỡ. Vậy thì chúng ta làm sao đây? Trộn cả hai vào nhau. Và vì vậy Người bỏ cả hai điều tốt đẹp đó vào thế giới. Có những điều hơn thế nữa tồn tại. Và đó là sự giải thích của cảm xúc mà chúng ta có thể có về tình thương vào trong thế giới lơn hơn, vào trong hành động. Các bạn biết đó, giống như Snoopy, chúng ta không thể chỉ nằm đó và nghĩ những điều tốt đẹp về những người xung quanh ta. Chúng ta phải thực sự làm gì đó. Và vì vậy, trong Do Thái giáo, khái niệm về tình thương và lòng tốt trở nên rất quan trọng. Ba thứ đó phải đi chung với nhau. Khái niệm về công lý, đưa ra ranh giới cho cuộc sống của chúng ta và cho chúng ta cảm giác về những gì đúng đắn trong cuộc sống, cái gì chúng ta nên làm, công bằng xã hội. Phải có sự mong muốn làm điều tốt nhưng không phải, tất nhiên, bằng sự tiêu phí sự tinh thần của chúng ta. Bạn biết đấy, bạn không thể giúp ai được hết, nếu bạn làm quá sức. Và cân bằng mọi việc, đó là ý nghĩa của lòng trắc ẩn. Nó ở ngay gốc rễ của chúng ta. Khái niệm về lòng trắc ẩn đến với chúng ta bởi vì chúng ta được tạo ra từ hình ảnh của Thượng Đế. Người mà, cuối cùng, là đấng từ bi. Vậy lòng trắc ẩn làm gì? Nó tạo ra sự thấu hiểu nỗi đau người khác. Nhưng hơn thế nữa, Nó nghĩa là thấu hiểu được mối liên của một người với tạo hóa, hiểu rằng một người là một phần của sự tạo háo, rằng có một sự thống nhất bên dưới tất cả những gì chúng ta thấy, tất cả những gì chúng ta nghe, tất cả những gì chúng ta cảm nhận. Tội gọi đó là sự thống nhất của Thượng Đế. Và sự thống nhất đó liên kết tất cả sinh vật. Và, tất nhiên, trong thế giới hiện đại, với sự chuyển biến của môi trường, chúng ta càng trở nên nhận thức được mối liên kết của mọi vật, là những gì tôi làm ở đây thực sự ảnh hưởng tới châu Phi, rằng nếu tôi sử dụng quá mức cacbon cho phép, nó giống như là chúng ta đang gây ra một sự thiếu mưa lớn ở trung tâm và đông châu Phi. Vì vậy, có một mối liên kết. Và tôi phải hiểu rằng là một phần của tạo hóa, là một phần của tôi được tạo ra bởi hình ảnh của Thượng Đế. Và tôi phải hiểu được những nhu cầu của tôi đôi khi phải hài hòa với nhu cầu của người khác. Tôi thấy say mê trong buổi nói chuyện 18 phút này. Bởi vì trong Do Thái giáo chữ số 18 trong những ký tự Hebrew, tượng trưng cho cuộc sống, là từ sống. Vì vậy, tôi thấy rằng, 18 phút đang thách thức tôi nói trong cuộc sống, lòng trắc ẩn là điều quan trọng, những những thứ khác cũng quan trọng không kém. Thực sự, 18 phút là quan trọng. Bởi vì trong lễ Quá Hải, khi mà chúng tôi ăn bánh mì không lên men, những giáo sĩ nói rằng cái gì là sự khác biệt giữa bột làm bánh mì thường, và bột làm bánh mì không lên men, matzah Và họ nói rằng đó là 18 phút. Vì đó là khoảng tời gian để bột bánh lên men. Điều đó nghĩa là gì, bột bánh lên men? Nó có nghĩa là bột chứa đầy khí nóng. Bánh mì không men là gì? Mọi người không hiểu đâu. Một cách hình tượng, những gì mà những giáo sĩ nói trong lễ Quá Hải, Những gì chúng ta phải làm là cố gắng bỏ đi khí nóng của chúng ta, lòng kiêu hãnh của chúng ta, cảm giác của chúng ta rằng chúng ta là những người quan trọng nhất trên thế giới này, và mọi thứ nên quay quanh chúng ta thôi. Vì vậy chúng ta cố gắng và từ bỏ những thức đó, và vì vậy, cố gắng từ bỏ những thói quen, những cảm xúc, những y niệm bắt chúng ta làm nô lệ cho chúng, làm cho mắt chúng ta nhắm lại, làm cho chúng ta có cái nhìn méo mó vì vậy chúng ta không thấy được nhu cầu của những người khác, và giải thoát chính chúng ta khỏi chúng. Và đó cũng là điều cơ bản về lòng nhân từ, để hiểu được chỗ của chúng ta trong thế giới. Bây giờ, trong Do Thái giáo, một câu chuyện hoa mỹ về một người đàn ông giàu có ngồi dưới giáo đường. Và, như nhiều người khác, ông ta đang ngủ gật trong buổi thuyết giảng. Và trong khi ông ta đang ngủ gật, mọi người đang đọc cuốn sách của Leviticus trong luật Torah. Và mọi người đang nói rằng vào thời xa xưa trong đền thờ ở Jerusalem, những linh mục từng dùng bánh mì, và họ thường đặt bánh mì trên cái bàn đặc biệt trong đền thờ ở Jerusalem. Người đàn ông ngủ, nhưng ông ta nghe những từ bánh mì, đền thờ, Thượng Đế, và ông ta tỉnh dậy. Ông ta nói, "Thượng Đế muốn bánh mì. Đúng rồi. Ngài muốn bánh mì. Tôi biết Người muốn gì rồi." Và ông ta chạy về nhà. Và sau ngày nghỉ Xaba, ông ta đã làm 12 ổ bánh mì, đem những ổ bánh mì đến giáo đường, đi vào giáo đường, mở hộp được pháp điển và nói, "Thượng Đế, con không biết tại sao Người muốn bánh mì, nhưng mà con đã làm để dâng lên Người đây." Và ông ta để chúng vào trong hộp cùng với những cuộn giấy giáo điều Torah. Rồi ông ta đi về nhà. Người dọn dẹp đến giáo đường. "Lạy Thượng Đế, con đang gặp rắc rối. Con có con phải nuôi. Vợ con thì bệnh. Con không có tiền. Con phải làm sao bây giờ?" Anh ta đi vào trong giáo đường. "Thượng Đế, Người sẽ giúp con chứ? Ah, muồn gì thơm thế." Anh ta đi đến cái hộp. Anh ta mở hộp ra. "Bánh mì! Thượng Đế, Người đã trả lời sự thỉnh cầu của con." Anh ta cầm bánh mì và đi về nhà. Trong lúc đó, người đàn ông giàu có suy nghĩ về anh ta, "Ta đúng là thằng ngốc. Thượng Đế mà muốn bánh mì? Thượng Đế, người chế ngự toàn thể vũ trụ lại muốn bánh mì của ta?" Ông ta chạy vào giáo đường. "Ta sẽ lấy chúng ra khỏi cái hộp trước khi người nào đó thấy chúng." Đi vào trong, và không thấy bánh mì. Và ông ta nói, "Thượng Đế, Ngài thật sự muốn bánh mì. Ngày thật sự muốn bánh mì của con. Tuần sau con sẽ làm với nho khô." Chuyện này diễn ra trong nhiều năm. Mỗi tuần, ông ta mang bánh mì với nho khô đến, với tất cả sự kính cẩn, đặt vào trong hộp. Mỗi tuần, người dọn dẹp đến. "Thượng Đế, Người đã trả lời sự thỉnh cầu của con lần nữa." Lấy bánh mì. Mang về nhà. Mọi chuyện diễn ra cho tới khi một giáo sĩ mới đến. Giáo sĩ chuyên làm hỏng mọi việc. Giáo sĩ vào và thấy mọi chuyện. Và ông ta gọi hai người vào phòng của ông ta. Và ông ta nói, các bạn biết đó, "Mọi việc diễn ra như vậy đó." Và người đàn ông giàu có -- thật tội nghiệp -- tiu nghỉu. "Ý ngài là Thượng Đế không muốn bánh mì?" Và người đàn ông nghèo nói, "Và ý ngài là Thượng Đế không trả lời sự thỉnh cầu của tôi?" Và giáo sĩ nói, "Cả hai người hiểu lầm ý tôi rồi." "Hai người đã hoàn toàn hiểu lầm," ông ta nói. "Tất nhiên, việc ông đang làm." ông ta nói với người đàn ông giàu có, "đang đáp lại sự mong mỏi của Thượng Đế là chúng ta phải có lòng nhân từ." "Và Thượng Đế," giáo sĩ nói với người đàn ông nghèo, "đang trả lời sự thỉnh cầu của ông rằng con người nên có lòng nhân từ và cho đi." Giáo sĩ ta nhìn người đàn ông giàu có. Ông ta cầm tay người đàn ông và nói, "Ông có hiểu không?" ông ta nói, "Đây là những bàn tay của Thượng Đế." Vì vậy đó là cách mà tôi cảm thấy, rằng tôi chỉ có thể cố gắng tiếp cận khái niệm của việc nhân từ này, hiểu rằng có một liên kết, rằng có một sự thống nhất trên thế giới này, rằng tối muốn cố gắng và phục vụ sự thống nhất đó, và rằng tôi có thể cố gắng và làm việc đó bằng cách thấu hiểu nó, tôi hy vọng thế, cố gắng thấu hiểu nỗi đau của người khác, nhưng cũng hiểu rằng có những giới hạn, rằng người ta phải có trách nhiệm cho những vấn đề của họ, và rằng tôi phải thấu hiểu là năng lực tôi có hạn, để cho những gì tôi có thể cho. Tôi phải thẩm định lại chúng, cố gắng và chia ra những thứ vật chất và những cảm xúc của tôi, những thứ mà có thể biến tôi thành nô lệ cho chúng, vì thế tôi có thể thấy thế giới một cách rõ ràng. Và rồi tôi phải cố gắng nhìn thấy những con đường tôi có thể tạo ra những bàn tay của Thượng Đế. Và vì thế cố gắng mang lòng nhân ái đến cuộc sống trên thế giới này. Một đứa trẻ ra đời, và trong một thời gian khá dài nó là một người tiêu thụ. Chứ chưa thể là một người có ý thức đóng góp. Nó chưa giúp ích được. Nó không biết cách sinh tồn, mặc dù tạo hóa ban cho bản năng sinh tồn. Nó cần sự giúp đỡ của mẹ ruột, hoặc mẹ nuôi, để sinh tồn. Nó không nghi ngờ gì người chăm sóc mình. Nó hoàn toàn để cho điều đó xảy ra. như một người nộp mình trước một bác sĩ gây mê. Nó hoàn toàn để cho điều đó xảy ra. Điều đó bao hàm sự tin tưởng. Điều đó bao hàm người được tin tưởng sẽ không vi phạm lòng tin. Khi một đứa trẻ lớn lên, nó bắt đầu khám phá rằng người được tin tưởng lại vi phạm lòng tin đó. Còn không biết đến từ "vi phạm" nữa. Vì vậy, phải tự trách bản thân, một sự trách cứ không nói nên lời, điều này còn khó hơn cách giải quyết thật sự - của sự hàm trách bản thân. Khi một đứa trẻ lớn lên, rồi trở thành người lớn: trước giờ, nó từng là một người tiêu thụ, nhưng sự phát triển của một con người nằm ở khả năng đóng góp của người đó, để trở thành một người đóng góp. Một người không thể đóng góp được gì nếu người đó không cảm thấy an tâm. người đó cảm thấy to lớn, một người cảm thấy: Tôi có đủ rồi. Để có lòng thương người không phải là chuyện đùa. Điều này không hề đơn giản. Người ta phải khám phá điều to lớn chắc chắn về bản thân mình. Sự lớn mạnh đó nên tập trung vào bản thân, không phải bằng tiền bạc, không phải bằng sức mạnh bạn có, không phải bằng bất cứ địa vị nào bạn có thể ra lệnh trong xã hội, nhưng nó nên tập trung vào chính bản thân. Cái tôi: bạn tự ý thức mình. Cái tôi đó, nó phải được tập trung - lớn mạnh và toàn vẹn. Nếu không thì, lòng thương người chỉ là một tên gọi hay một giấc mơ mà thôi. Thỉnh thoảng bạn có thể trở nên từ bi, xúc động hơn nhờ sự cảm thông hơn là lòng thương người. Cảm ơn Chúa, chúng ta có sự đồng cảm. Khi có ai đó đau đớn, chúng ta đón lấy nỗi đau đó. Trong trận chung kết Wimbledon, 2 người đấu với nhau. Mỗi người có 2 vòng thi. Có thể là vòng thi của bất cứ ai. Họ đấu toát mồ hôi ra sao không còn ý nghĩa nào hết. Một người chiến thắng. Nghi thức trước trận tennis là, tất cả tuyển thủ phải đến gần chiếc lưới và bắt tay nhau. Người chiến thắng đánh tay lên không trung và hôn mặt đất, cởi bỏ áo như thể có ai đó đang chờ chuyện này vậy. (Cười) Và người này phải đến gần chiếc lưới. Khi anh ta đến gần chiếc lưới, bạn thấy đó, nguyên khuôn mặt anh ta thay đổi. Trông như thể anh ta đang cầu mong mình đừng có chiến thắng vậy. Tại sao? Sự cảm thông. Đó là trái tim của con người. Không có trái tim nào phủ nhận sự cảm thông đó hết. Không có tôn giáo nào có thể bị một học thuyết đánh đổ. Không có nền văn hóa, không một quốc gia hay một chủ nghĩa dân tộc - không gì có thể chạm vào nó vì đây là sự đồng cảm. Và khả năng đồng cảm là chiếc cửa sổ qua đó bạn có thể kết nối với nhiều người, bạn thực hiện một việc có thể tạo sự khác biệt trong cuộc sống của ai đó - ngay cả bằng từ ngữ hay thời gian. Lòng thương người không được định nghĩa ở một hình thức nào hết. Không có lòng thương người đối với người Ấn. Không có lòng thương người đối với người Mĩ. Nó vượt qua mọi quốc gia, giới tính, tuổi tác. Tại sao? Vì nó nằm trong tất cả mọi người. Nó thỉnh thoảng được mọi người trải nghiệm. Vậy thì lòng thương người thỉnh thoảng này, chúng ta không nói về điều đó - sẽ không bao giờ duy trì thỉnh thoảng nữa. Bằng cách chỉ thị, bạn không thể khiến một người trở nên từ bi được. Bạn không thể nói, "Làm ơn yêu tôi đi." Tình yêu là điều gì đó bạn khám phá được. Đó không phải là hành động, nhưng trong tiếng Anh, điều đó cũng được xem là một hành động. Tôi sẽ đề cập tới nó sau. Vì vậy một người phải khám phá một sự trọn vẹn chắc chắn. Tôi sẽ trích dẫn khả năng trở thành tổng thể, nằm trong trải nghiệm của chúng ta, trải nghiệm của mọi người. Mặc dù cuộc sống tràn đầy bi kịch, con người vẫn hạnh phúc vào những lúc hiếm có như vậy. Và một người được xem là hạnh phúc, ngay cả đối với trò đùa, chấp nhận chính mình cũng như chấp nhận nhỡn giới mà con người ta tìm thấy chính họ Điều đó có nghĩa là chấp nhận toàn thể vũ trụ, việc anh ta đã biết hay chưa biết. Tất cả chúng hoàn toàn được chấp nhận vì bạn khám phá sự toàn vẹn trong chính bản thân bạn. Chủ thể - "tôi" và khách thể - nhỡn giới của vạn vật - hợp nhất thành một thể. một trải nghiệm không ai có thể nói, "Tôi bị từ chối khỏi đó," một trải nghiệm bình thường đối với tất cả mọi người. Trải nghiệm đó xác nhận rằng, mặc dù bạn còn nhiều hạn chế - tất cả những mong muốn, khao khát, sự thiếu thốn, và thẻ tín dụng và thời gian rỗi của bạn. và, cuối cùng, điểm cốt lõi - bạn có thể hạnh phúc. Nhưng sự mở rộng của lập luận này là bạn không cần lấp đầy nỗi khao khát mới được hạnh phúc. Bạn là niềm hạnh phúc, sự toàn vẹn mà bạn mong muốn. Không có lựa chọn nào khác: đó là sự xác nhận duy nhất một thực tế rằng sự toàn vẹn không gì khác ngoài chính bạn, không thể là phiên bản âm của bạn. Nó phải là chính bạn. Bạn không thể trở thành một phần của một tập thể và vẫn còn vẹn nguyên. Khoảnh khắc hạnh phúc của bạn cho thấy thực tế đó, Đó là sự nhận ra, sự thừa nhận: "Có lẽ tôi là một chỉnh thể toàn vẹn. Có lẽ nhà truyền giáo nói đúng. Có lẽ nhà truyền giáo nói đúng." Thì bạn bắt đầu cuộc sống mới của mình. Sau đó mọi thứ trở nên có ý nghĩa. Tôi không có nhiều lí do để tự trách bản thân. Nếu một người phải tự trách bản thân, một người có hàng triệu lí do và còn nhiều hơn nữa. Nhưng nếu tôi nói, mặc dù cơ thể tôi bị giới hạn - nếu nó là màu đen thì không thể là màu trắng được, nếu là màu trắng thì nó không thể là màu đen được: cơ thể bị giới hạn bởi cách mà bạn nhìn vào nó. Bị hạn chế. Kiến thức của bạn bị hạn chế, sức khỏe bị hạn chế, và sức mạnh vì vậy cũng bị hạn chế, và sự hân hoan sẽ bị hạn chế. Lòng thương người sẽ bị hạn chế. Mọi thứ đều sẽ bị hạn chế. Bạn không thể điều khiển lòng thương người trừ khi bạn trở nên vô hạn, và không ai có thể trở nên vô hạn, dù cho bạn có hay là không. Chấm hết. Và cũng không có cách nào khiến bạn không trở nên vô hạn được. Trải nghiệm của riêng bạn cho thấy, dù còn nhiều giới hạn, bạn là tất cả. Và sự toàn vẹn là thực tế của bạn khi bạn liên hệ với thế giới. Trước tiên, đó là tình yêu. Khi bạn liên hệ với thế giới, biểu hiện chủ chốt của sự toàn vẹn là, điều chúng ta nói, tình yêu. Và bản thân nó trở thành lòng thương người nếu đối tượng bạn liên hệ, khơi gợi được cảm xúc. Vậy thì, điều đó một lần nữa biến thành sự cho đi và sẻ chia. Bạn thể hiện bản thân vì bạn có lòng thương người. Để khám phá lòng thương người, bạn cần phải từ bi. Để khám phá khả năng cho và sẻ chia, bạn cần cho và sẻ chia. Không có con đường tắt: chỉ là bơi lội thì phải bơi thôi. Bạn học bơi bằng cách lao vào bơi, Bạn không thể học bơi trên nệm hơi nước được mà phải dấn thân vào trong nước. (Cười) Bạn học bơi bằng cách lao vào bơi. Bạn học đi xe đạp bằng cách đạp liên tục. Bạn học nấu ăn bằng cách bắt tay vào nấu, và tập hợp những người đủ cảm thông để ăn món bạn nấu. (Cười) Và, vì vậy, điều tôi muốn nói là, bạn phải giả tạo điều này cho đến khi bạn THỰC TẠO được nó. (Cười) Bạn cần phải làm vậy. Người tiền nhiệm của tôi ám chỉ điều đó. Bạn phải thể hiện ra bên ngoài. Bạn phải cư xử một cách từ bi. Không có động từ dành cho lòng thương người, nhưng bạn có một trạng từ dành cho lòng thương người. Điều đó thú vị đối với tôi. Bạn cư xử một cách từ bi. Nhưng sau đó, nếu bạn không có lòng thương người, làm cách nào mới cư xử một cách từ bi được? Đó là khi bạn phải giả tạo nó. Bạn giả tạo cho đến khi THỰC TẠO được nó. Điều này là câu thần chú dành cho nước Mĩ. (Cười) Bạn giả tạo cho đến khi THỰC TẠO được nó. Bạn hành động một cách từ bi như thể bạn có lòng thương người: nghiến răng, tận dụng toàn bộ cơ thể. Nếu bạn biết cách cầu nguyện, hãy cầu nguyện. cầu xin lòng từ bi. Rằng hãy làm tôi hành động một cách từ bi. Thực hiện nó. Bạn sẽ khám phá ra lòng thương người và từ từ lòng thương người dần trở nên quen thuộc, và từ từ, nếu bạn có được lời giáo huấn đúng đắn, bạn sẽ khám phá ra lòng từ bi chính là biểu hiện chủ chốt của thực tế bản thân bạn, mang tính tổng thể, toàn vẹn, và đó chính là bạn. Không biết nói gì hơn, chân thành cảm ơn mọi người lắng nghe. (Vỗ tay) (vỗ tay) Lòng từ bi: Nó trông như thế nào nhỉ? Hãy cùng tôi tới số 915 đường South Bloodworth ở Raleigh, tiểu bang North Carolina, nơi tôi lớn lên. Nếu đến đó bạn sẽ gặp chúng tôi: vào buổi tối, ở bàn ăn dành cho 10 người nhưng ghế không phải luôn đủ người ngồi lúc bữa tối được chuẩn bị sẵn sàng. Bởi vì mẹ tôi có 8 người con, đôi khi bà nói rằng không thể phân biệt được ai là ai và đang ngồi chỗ nào. Trước khi chúng tôi ăn, bà thường hỏi, "Các con đã ngồi vào hết chưa?" Và nếu như thiếu ai đó, chúng tôi phải "Chừa ra một phần" cho người đó, cho vào trong lò, sau đó chúng tôi mới có thể cầu kinh và dùng bữa. Và trong khi chúng tôi đã ngồi vào bàn, có một thói quen trong gia đình: khi điều gì đó quan trọng xảy ra với bất kì ai trong chúng tôi hoặc mẹ tôi vừa được bầu làm chủ tịch PTA, hoặc là cha tôi được phân công nhiệm vụ ở đoàn giáo hội hoặc có một ai thắng cuộc thi tài năng Jabberwocky truyền thống trong gia đình chúng tôi, ngay khi tin tức đó được tuyên bố, chúng tôi phải dành ra 5 đến 10 phút để gọi là "trao thưởng" cho người đó điều đó thể hiện tình thương với người được vinh danh ấy. Bởi lẽ khi một người được vinh danh, tất cả đều được vinh danh. Hơn nữa, chúng tôi cũng phải báo cáo về những người bà con "đã được thăm" đó là những người họ hàng trong gia đình, những người đang đau ốm hay già yếu. Nhiệm vụ của tôi là ít nhất một lần mỗi tuần, đi thăm Mẹ Lassiter sống ở đường Đông, Mẹ Williamson sống trên đại lộ Bledsoe, và Mẹ Lathers sống trên đường Oberlin. Vì sao? Bởi vì họ đã già cả và ốm yếu, và chúng tôi cần đến thăm để xem họ cần giúp gì không. Bởi mẹ tôi nói: "Gia đình, là phải chăm sóc, chia sẻ và trông chừng lẫn nhau. Họ là gia đình của chúng ta." Và, tất nhiên rằng, đôi khi nếu đi sẽ có phần thưởng. Những người đó thường cho kẹo hoặc tiền. Mẹ tôi nói: "Nếu họ hỏi con rằng đi mua đồ cho họ tốn bao nhiêu tiền, con luôn luôn phải trả lời, "Không tốn đồng nào" Và nếu họ khăng khăng muốn biết, hãy nói "Người đưa con bao nhiêu cũng được." Đó là những gì tự nhiên nhất khi ngồi ở bàn ăn. Thật ra, mẹ tôi chỉ ra rằng nếu chúng tôi làm vậy, chúng tôi không chỉ có được niềm vui trong việc nhận lại sự biết ơn từ những người trong gia đình, mà mẹ tôi còn nói, "Chúa cũng sẽ mỉm cười, và khi Chúa mỉm cười, đó sẽ là hòa bình, là công bằng và niềm vui." Vì vậy, trong bàn ăn ở số nhà 915, tôi học được điều gì đó về lòng trắc ẩn. Tất nhiên, vì đó là gia đình của một mục sư nên chúng ta cần tính thêm Chúa Và vì vậy, tôi nghĩ rằng mẹ tôi luôn luôn tự hỏi rằng: "Các con đã ngồi vào hết chưa?" Và nếu chúng tôi luôn tận tâm trong việc quan tâm và chia sẻ Chúng tôi biết rằng công lý và hòa bình luôn có chỗ đứng trong thế giới này Bây giờ, mọi thứ không phải luôn tuyệt vời ở bàn ăn Hãy để tôi kể về một thời điểm mà chúng tôi không làm đúng như vậy. Nó vào dịp Giáng Sinh tại gia đình của chúng tôi, một buổi sáng Giáng Sinh, chúng tôi mở quà của mình, nơi chúng tôi có những lời cầu nguyện đặc biệt, và một cây đàn dương cầm đứng cũ. và chúng tôi hát những bài hát mừng Nôen. Khoảnh khắc ấy thật ấm cúng. Thật ra, bạn có thể trèo xuống cây để nhận quà và chuẩn bị hát và sau đó chuẩn bị bữa sáng mà không phải tắm rửa hay thay đồ ngoại trừ việc cha đã làm hỏng mọi thứ. Có một nhân viên của ông không có nơi nào để mừng lễ Giáng sinh. Và cha đưa Elder Revels đến bữa tiệc mừng Giáng Sinh của gia đình Chúng tôi nghĩ rằng ông hẳn mất trí rồi Đây là khoảnh khắc cho gia đình. Là thời gian gần gũi giữa người thân. Lúc mà chúng tôi có thể là chính mình, và giờ đây chúng tôi có thêm anh chàng buồn tẻ này mặc áo sơ mi và thắt cà vạt, trong khi chúng tôi mặc đồ ngủ. Tại sao cha lại mời Elder Revels đến? Bất cứ lúc nào cũng được nhưng không thể là Giáng Sinh. Mẹ nghe được chúng tôi nói chuyện và bảo: "Các con biết không? Nếu các con thật sự hiểu ý nghĩa của dịp lễ này đây là thời điểm để các con mở rộng vòng tay yêu thương. Đây là toàn bộ ý nghĩa của dịp lễ này. Đây là thời điểm để chấp nhận, chia sẻ niềm vui trong một cộng đồng yêu thương" Chúng tôi đều á khẩu (cười) Nhưng lớn lên ở nhà số 915, lòng trắc ẩn không phải là từ có thế bàn cãi; Đó là tình cảm khi chúng ta cùng nhau chung sống Chúng ta là anh chị em, đoàn kết lại cùng nhau. Và như vị thủ lĩnh da đỏ từng nói: "Con người chưa biết làm tổ để sống. Chúng ta là những sợi tơ trong đó. Và mọi thứ con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình." Đó chính là lòng trắc ẩn. Để tôi nói với các bạn, tôi nhìn thế giới theo cách này. Tôi nhìn ngắm những bức tranh và điều gì đó nói: "Đó chính là lòng trắc ẩn" Những cánh đồng lúa được thu hoạch với một ít lúa được đặt ở trong góc, nhắc tôi về truyền thống của người Do Thái rằng bạn thực sự có thể thu hoạch, nhưng bạn phải luôn để lại một ít bên lề, phòng trường hợp những người không có sẽ được chia sẻ những thứ cần thiết để sống. Kể về một bức hình về lòng trắc ẩn. Tôi thấy, nó luôn luôn khuấy động trái tim mình-- bức ảnh của Mục sư Martin Luther King đang đi tay trong tay với Andy Young và Rabbi Heschel và có lẽ có cả Thich Nhat Hanh và một vài vị thánh khác, cùng đi ngang qua cầu và tiến vào Selma. Chỉ là một tấm hình. Tay trong tay vượt qua chông gai. Cùng nhau vượt qua với suy nghĩ chung đó là chúng ta có thể là anh em mà không có sự phân biệt về quê quán hay sắc tộc đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của sự đoàn kết. Và có một tấm ảnh nữa. Là bức hình này. Tấm hình mà tôi rất thích. Khi Mục sư Martin Luther King bị ám sát, Ngày đó, tất cả mọi người ở đất nước tôi đều đau buồn Bạn có thể nghe thấy tiếng phản đối ở khắp nơi. Bobby Kennedy được điều để truyền đi một thông điệp đến thành phố Indianapolis Đây là tấm ảnh đó. Họ nói: "Sẽ rất nguy hiểm nếu anh đến đó." Ông ấy vẫn khăng khăng: "Tôi phải đi." Vì vậy, ngồi trên một chiếc xe tải có những người lớn tuổi trong vùng và Bobby đứng lên và nói với họ "Tôi có một tin xấu cho mọi người Vài người có thể chưa biết việc Mục sư King đã bị ám sát. Và tôi biết mọi người giận dữ và tôi biết mọi người gần như ước gì mình có cơ hội tham gia vào các hoạt động trả thù ngay lúc này. Nhưng," ông nói, "điều mà tôi muốn mọi người biết là tôi biết cảm xúc của mọi người. Bởi tôi cũng từng bị cướp đi một người mà tôi yêu quý Tôi biết mọi người cảm thấy thế nào." Và ông ấy tiếp tục, "Tôi mong mọi người sẽ có sức mạnh làm được điều tôi từng làm. Tôi đã để cơn giận, nỗi cay đắng và đau khổ chiếm lấy mình trong một lúc và rồi tôi quyết định rằng tôi sẽ tạo nên một thế giới khác, và chúng ta có thể thực hiện cùng nhau." Đó là một bức hình. Có lòng trắc ẩn không? Tôi cho rằng có đó. Tôi thấy nó khi Đạt Lai Lạt Ma tới nhà thờ Riverside khi tôi là linh mục và ông ấy mời những người đại diện của các tôn giáo trên thế giới. Ông nhờ họ đưa ra một thông điệp, và họ sẽ đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình một lời khẳng định và đó là vài phiên bản theo nguyên tắc vàng "Khi bạn muốn người khác làm điều gì cho mình, hãy làm điều đó với họ." Mười hai người trong bộ đồ của bộ lạc, hoặc nền văn hóa, hay giáo hội của mình cùng khẳng định một thông điệp. Chúng ta được gắn kết với nhau vì vậy phải đối xử với nhau như thể đang đối xử với chính bản thân mình Một bức ảnh nữa khi tôi vẫn đang nghĩ về nhà thờ Riverside 9/11, đêm cuối ở làng Chargin Fall một phóng viên và nhân viên truyền hình phát biểu rằng: Đêm đó, khi có một buổi lễ ở chùa Riverside, chúng tôi đã mang nó đến nhà ga trong thành phố. "Đó là", anh ta nói: "một trong những khoảnh khắc tác động lớn nhất trong đời. Chúng ta đều đau khổ. Nhưng bạn đã mời những đại diện của tất cả các tín ngưỡng đến và bạn đã mời họ. "Tìm ra điều gì đó trong truyền thống của bạn điều bảo chúng ta nên làm gì khi ta bị xúc phạm, khi chúng ta bị khinh miệt và bị loại bỏ." Và rồi tất cả những người đó sẽ nói lên truyền thống của họ, một từ giúp hàn gắn sự đoàn kết, người này với người khác." Tôi đã nuôi dưỡng lòng trắc ẩn như một bản chất thứ hai, nhưng tôi đã trở thành một nhà thuyết giáo. Bây giờ, là nhà thuyết giáo, tôi có việc làm. Tôi giảng những điều này nhưng tôi vẫn làm nó. Hoặc như Cha Divine trong Harlem đã từng kể những câu chuyện "Một vài người giảng sách phúc âm. Tôi phải làm rõ về thuyết phúc âm Vậy, vấn đề thực sự là: Làm cách nào để lòng trắc ẩn hiện hữu?" Làm cách nào để bạn biến nó thành sự thật? Niềm tin của tôi luôn luôn được nâng đỡ bởi lý tưởng, và thử thách tôi mỗi khi tôi thất bại. Trong truyền thống của tôi, có một món quà mà chúng tôi mang tới các phong tục khác tới mọi người thế giới những người mà biết câu chuyện về "Samaritan nhân hậu". Nhiều người nghĩ đến nó trước hết từ lòng khoan dung, những hành động tốt bụng ngẫu nhiên. Nhưng với những người đọc câu chuyện kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện rằng có một câu hỏi được đặt ra điều dẫn đến truyện Kinh thánh này. Câu hỏi là: "Lời răn dạy vĩ đại nhất là gì?" Và theo như lời của chúa Jesus, từ đến trước là, "Ngươi phải yêu bản thân mình, Ngươi phải kính mến Chúa bằng cả trái tim, tâm hồn mình, và yêu người lân cận như yêu mình." Và rồi, người đó hỏi: "Ai là người lân cận tôi?" Và Ngài trả lời bằng cách kể câu chuyện một người đàn ông gục xuống bởi lũ cướp, và thầy tế lễ đã bỏ qua người đó thế nào, và những kẻ sùng đạo cũng bỏ qua người nọ; nhưng một kẻ đáng ghét và không ai ngờ tới đến thấy người đàn ông đang cần giúp đỡ liền đưa dầu và rượu rửa vết thương và cho cỡi con vật của mình và đưa anh ta đến quán trọ và nhờ chủ quán: "Hãy săn sóc người này." Anh ta nói thêm: "Đây là tiền đưa cho thời gian đầu nhưng nếu cần nhiều hơn nữa, cứ cung cấp thêm. Và thứ gì cần thêm, tôi sẽ trả cho anh khi tôi trở lại." Điều này có ý nghĩa sâu sắc với tôi trong việc giải thích ý nghĩa việc trở thành một Samaritan nhân hậu. Một Samaritan nhân hậu không chỉ là người có trái tim biết cảm động mà có những hành động quan tâm và nhân đạo tức thời mà là người chu cấp sự quan tâm lâu dài - tôi thích điều đó, 'một sự quan tâm lâu dài' trong nhà quán, chăm sóc Tôi cho rằng đó là một lần khi Kinh thánh nói về một hệ thống y tế và sự tận tâm luôn luôn là những điều cần thiết, đó là những đứa con của Chúa được quan tâm, Để rồi chúng tôi có thể trả lời khi mẹ luôn hỏi: "Về sức khỏe, các con đã ngồi vào bàn hết chưa ?" Và chúng tôi có thể trả lời là có Thật tuyệt vời khi có thể biến lòng nhân ái trở nên hữu hình. Tôi nhớ lại công việc làm mục sư của mình luôn liên quan đến việc chăm sóc đến những nhu cầu tinh thần; quan tâm đến nơi ăn chốn ở và sức khỏe cho các tù nhân, người ốm yếu, trẻ em thậm chí cả những đứa con nuôi không ai có thông tin, lý lịch về quê quán và nơi mà chúng đang hướng tới Nhiệm vụ của một mục sư là quan tâm đến nhu cầu của họ Nhưng giờ, để là một Samaritan nhân hậu-- và tôi luôn nói và để trở thành một công dân Mỹ gương mẫu không chỉ là chúc mừng bản thân vì .những hành động quan tâm cá nhân Lòng nhân ái nên được thể hiện qua hành động của tập thể. Tôi tin rằng mọi điều chúng tôi làm trên bàn ăn ở đường Bloodworth, cần được thực hiện trên các bàn ăn khác với những lễ nghi của niềm tin tới khi chúng ta trở thành một gia đình, gia đình đó cùng nhau cùng hiểu được bản chất của sự đoàn kết Chúng ta đều là một Vậy, hãy để tôi giải thích về lòng nhân ái, và tại sao tôi nghĩ điều đó nó thật quan trọng trong thời khắc này Chúng ta nên bắt đầu chương sách của lòng trắc ẩn Nó quan trọng bởi đây là một thời điểm quan trọng trong lịch sử. Là thời điểm, chúng ta có thể lên tiếng như trong ngày, năm, hoặc như một đặc ân của Chúa. Đây là thời điểm của sự khoan dung Những điều đặc biệt sắp xảy ra Xin thứ lỗi cho tôi, một người da đen, tán dương rằng việc bầu cử Obama là một dấu hiệu đặc biệt của sự thật rằng đây là một năm tốt lành. Tuy nhiên, có rất nhiều việc khác cần làm. Chúng ta cần đưa sức khỏe, thức ăn, giáo dục và sự tôn trọng con dân của Chúa, những đứa trẻ của Chúa nhớ nỗi khắc khoải muôn thuở của mẹ. Bây giờ, tôi xin được khép lại bằng việc nói với các bạn rằng mỗi khi tôi cảm nhận sâu sắc về điều gì Nó luôn mang hình thức những vần thơ. Tôi xin kết thúc bằng một bài hát ngắn. Tôi sẽ kết thúc bằng bài hát này - một bài hát dành cho trẻ em Bởi chúng ta đều là trẻ nhỏ trên bàn ăn của mẹ Và nếu mẹ đã dạy ta đúng đắn, bài hát này sẽ có ý nghĩa, không chỉ với những người đang ở đây hôm nay mà còn cả những người có lòng khoan dung. Và đây là lý do ta làm việc đó. Lời bài hát nói: ♫"Hôm nay tôi rất vui,♫ ♫Nhận và cho đi tình yêu của Chúa♫ ♫Khi tôi ngẩng lên, Thượng đế đang mỉm cười với tôi♫ ♫Giờ tôi thật hạnh phúc. Bạn không thấy sao?♫ ♫Tôi hạnh phúc. Hãy nhìn tôi. Tôi vui. Bạn không thấy sao?♫ ♫Chia sẻ làm tôi và cả Thượng đế đều hạnh phúc.♫ ♫Tôi hạnh phúc. Hãy nhìn tôi. Tôi đang hạnh phúc. Bạn có thấy chăng?♫ ♫Để tôi chia sẻ nụ cười yêu thương hạnh phúc với bạn nhé♫ Đó là lòng trắc ẩn. (vỗ tay) Tôi sẽ nói về tình thương theo quan điểm Hồi giáo, và có lẽ niềm tin của tôi thì không thật sự tốt như là một người có nền tảng về lòng từ bi Sự thật của vấn đề thì khác. Sách thánh của chúng tôi, Kinh Koran, bao gồm 114 chương, và mỗi chương bắt đầu bằng điều mà chúng tôi gọi là Basmala, câu nói nhân danh Chúa, với tất cả lòng từ bi, với tất cả lòng thương xót, hoặc, như ngài Richard Burton, không phải là Richard Burton người mà kết hôn với Elizabeth Taylor, mà là ngài Richard Burton, người sống trước đó một thế kỷ và là một nhà lữ hành vòng quanh thế giới là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học, dịch nó như là "nhân danh chúa, lòng thương ái, tình thương ái Và trong một điều dạy của kinh Koran, mà đối với người Hồi giáo là chúa, nói về lòng nhân đạo, Chúa nói với nhà tiên tri Muhammad, người mà chúng ta tin là người cuối cùng trong một loạt những nhà tiên tri, bắt đầu với Adam, bao gồm Noah, Moses, Abraham, bao gồm Giê-su Christ, và cuối cùng là Muhammad đã nói rằng, " Chúng ta chưa phái ngươi, ôi Muhammad, ngoại trừ như là một Raham, ngoại trừ như là một nguồn của lòng từ bi và nhân đạo" và đối với loài người, và chắc chắn là đối với chúng tôi, những tín đồ Hồi giáo mà nhiệm vụ, và mục đích của chúng tôi là theo con đường của nhà tiên tri, là làm cho chính chúng tôi giống như nhà tiên tri, và nhà tiên tri, trong một trong những lời dạy của ngài có nói rằng " tô điểm chính chúng ta bằng những đức tính của Chúa" Và bởi vì chính Chúa nói rằng, đức tính cơ bản của ngài là từ bi, Thực tế, kinh Koran nói rằng, " Chúa ra lệnh cho chính mình bằng lòng từ bi" hoặc, " cai trị chính ngài bằng lòng từ bi" Do đó, mục tiêu và nhiệm vụ của chúng ta phải là nguồn gốc của từ bi, là những nhà cổ động cho lòng từ bi, là những nhà diễn viên cho lòng từ bi phát ngôn của lòng từ bi, và thực hiện lòng từ bi. Việc đó thật là tốt nhưng chúng ta đã sai ở đâu, và nguồn gốc của sự thiếu hụt lòng từ bi trên thế giới là gì? Để có câu trả lời, chúng ta tìm đến con đường tâm linh của chúng ta Trong mọi tín ngưỡng truyền thống, có cái gọi là con đường bên ngoài và con đường bên trong, hoặc là con đường công khai và con đường bí mật. con đường bí mật của Hồi giáo thì được biết đến phổ biến như là đạo Xu Fi hay là Tasawwauf trong tiếng Ả rập. và tất cả những học giả, hay những bậc thầy này, những bậc thầy tinh thần của Xu Fi truyền thống, nói đến sự giáo huấn và tấm gương của nhà tiên tri của chúng ta, dạy chúng ta cội nguồn của những vấn đề nằm ở đâu. ở trong một những cuộc đấu tranh mà nhà tiên tri tiến hành, ông ấy nói với những người theo sau, " chúng ta trở về từ những cuộc chiến nhỏ bé, đến cuộc chiến lớn hơn, rồi đến trận đánh lớn hơn nữa" và họ nói " Sứ giả của Chúa, chúng tôi mệt mỏi với chiến đấu" Làm thế nào chúng tôi tham gia vào những trận đấu lớn? ông ấy nói, " Đó là cuộc chiến của chính mình, cuộc chiến của cái tôi' Nguồc gốc của những vấn đề của con người bắt đầu với chủ nghĩa cái tôi, Tôi. Bậc thầy nổi tiếng của đạo Xu Fi, Rumi, người mà hầu hết các bạn đều biết, có một câu chuyện mà trong đó, ông ấy kể về một người đã ra đến nhà của một người bạn và gõ cửa và một giọng nói trả lời" ai đó?" "là tôi", hay đúng ngữ pháp hơn là " Là tôi đây" như là chúng ta nói trong tiếng Anh giọng nói trả lời " Đi đi" Sau nhiều năm luyện tập, làm theo kỷ luật, tìm kiếm và đấu tranh, anh ta trở lại, và với sự khiêm nhường lớn lao, anh ta lại gõ cửa. Giọng nói hỏi, " Ai đó?" Anh ta nói, " Là bạn, ôi người làm tan nát trái tim" Cửa mở, và giọng nói bảo, "Mời vào, vì không có phòng nào trong ngôi nhà này cho 2 chữ tôi" 2 chữ tôi (chữ I trong tiếng Anh), không phải là những con mắt, mà là 2 cái tôi và câu chuyện của Rumi là phép ẩn dụ cho con đường tín ngưỡng. Trong sự xuất hiện của Chúa, không có căn phòng nào cho nhiều hơn một chữ "tôi", và đó là chữ "tôi" của đức Chúa trong một bài giảng, gọi là Hadith Qudsi trong truyền thống của chúng tôi Chúa nói rằng, "Người phục vụ của ta" hay là " Sinh vật của ta, sinh vật loài người của ta đừng tiếp cận ta bằng bất cứ thứ gì thân thiết đối với ta hơn là những gì ta bảo chúng phải làm và những người trong các bạn là ông chủ biết rõ chính xác ý tôi muốn nói là gì các bạn muốn nhân viên làm những việc mà các bạn sai bảo, và nếu họ đã hoàn thành, thì sau đó, họ có thể làm thêm việc ngoài, nhưng không được bỏ qua những gì bạn vừa sai bảo Và Chúa nói " Những người phục vụ tiếp tục tiến gần tới ta, bằng cách làm nhiều hơn nữa những việc ta sai bảo" công trạng thêm, chúng ta có thể coi là thế, "cho đến khi ta quý anh ấy hoặc là cô ấy" "Và khi ta yêu quý người hầu của ta", Chúa nói như thế, Ta trở thành con mắt mà dựa vào đó anh ấy và cô ấy nhìn, đôi tai mà dựa vào đó, anh ấy và cô ấy lắng nghe, đôi tay mà dựa vào đó anh ấy và cô ấy nắm, và cái chân dựa vào đó anh ấy và cô ấy đi, và trái tim dựa vào đó anh ấy và cô ấy hiểu đó là sự hoà trộn giữa chúng ta và thần thánh đó là bài học và là mục tiêu con đường tâm linh của chúng ta và của tất cả các tâm linh truyền thống Tín đồ Hồi giáo coi Jesu là bậc thầy của đạo Xu fi là vị tiên tri và là sứ giả vĩ đại nhất người mà nhấn mạnh con đường tâm linh khi Người nói, " Ta là tinh thần, và Ta là con đường." và khi vị tiên tri Muhammad nói, " Những ai đã từng thấy Ta thì đã thấy Chúa" Bởi vì họ đã gần như trở thành phương tiện của Chúa, họ đã trở thành hơi thở của Chúa, vì thế ước nguyện của Chúa đã ở trong họ và không phải do hành động tự bản thân họ và cái tôi của họ Tình thương ái ở trên đời là có sẵn, có sẵn trong tất cả chúng ta Chỉ có một việc chúng ta phải làm là từ bỏ cái tôi của chúng ta từ bỏ chủ nghĩa cái tôi Tôi tin chắc chắn rằng, có thể tất cả các bạn ở đây, hoặc một phần lớn các bạn ở đây đã trải qua cái mà bạn có thể gọi là một trải nghiệm tâm linh, một thời điểm của cuộc đời các bạn khi, chỉ trong một vài giây, có thể là chỉ trong một phút những ranh giới của cái tôi của các bạn đều tan biến và trong một giây phút đó, bạn thấy mình hòa với vạn vật hòa với một bình nước, với mỗi con người với Tạo hóa và bạn cảm thấy sự hiện diện của sức mạnh, sự sợ hãi của tình yêu sâu sắc nhất, ý thức sâu sắc của tình thương ái và từ bi mà bạn đã cảm nhận trong cuộc đời bạn thời điểm đó là món quà Chúa giành cho chúng ta, món quà đó đến, tại thời điểm đó, Chúa xóa bỏ ranh giới ranh giới mà làm chúng ta luôn chỉ có tôi, tôi, tôi, cho tôi, cho tôi, cho tôi mà thay vì, giống như người bạn trong câu chuyện của Ryumi, chúng ta nói: Ồ , đây là tất cả các bạn Đây là tất cả các bạn. Và đây là tất cả chúng ta. Và chúng tôi, và tôi, và chúng tôi là tất cả các phần của bạn. Mọi người tạo ra, tất cả các mục tiêu, nguồn gốc của con người chúng ta, và phần cuối của cuộc hành trình của chúng ta Bạn cũng là cái công tắc của trái tim chúng tôi. Bạn là một người mà tất cả chúng ta cần được hướng tới, với mục đích mà chúng ta sống, và cho mục đích mà chúng ta sẽ chết, và cho mục đích mà chúng ta sẽ được sống lại một lần nữa để giải thích cho Chúa trong phạm vi mà chúng ta đã trở thành những sinh vật nhân ái Thông điệp của chúng tôi hôm nay, và mục đích của chúng tôi hôm nay và các bạn đang ngồi ở đây hôm nay và mục đích của những điều dăn dạy về lòng nhân đạo, là để nhắc nhở. đối với kinh Koran luôn thúc giục chúng ta nhớ , nhắc nhở lẫn nhau bởi vì kiến thức của sự thật nằm trong mỗi con người. chúng ta biết tất cả điều đó Chúng ta có quyền tiếp cận vào tất cả Jung có thể đã gọi nó là tiềm thức thông qua tiềm thức của chúng ta, trong những giấc mơ trong đó kinh Koran gọi, trạng thái của giấc ngủ của chúng ta, cái chết ít hơn, cái chết tạm thời Trong trạng thái của giấc ngủ của chúng ta, chúng ta có những giấc mơ, chúng ta có tầm nhìn, chúng tôi đi du lịch, ngay cả bên ngoài cơ thể chúng ta, đối với nhiều người trong chúng ta, và chúng ta thấy được những điều tuyệt vời chúng ta vượt ra khỏi giới hạn của không gian mà chúng ta biết và vượt ra khỏi giới hạn của thời gian mà chúng ta biết nhưng tất cả điều này đối với chúng ta để tôn vinh tên của đấng sáng tạo mà tên chính là lòng thương người, lòng từ bi God, Bokh, bất cứ tên nào mà bạn muốn gọi ông ấy với Allah, Ram, Om bất cứ cái tên nào có thể được thông qua đó bạn đặt tên hay tiếp cận sự hiện diện của thần thánh, là quĩ tích của sự tuyệt đối tuyệt đối tình yêu và lòng thương xót và lòng từ bi, và tuyệt đối kiến thức và trí tuệ điều mà người hindu goi là satchidananda các ngôn ngữ khác nhau nhưng có chung mục đích Rumi có 1 câu chuyện khác về 3 người, 1 thổ nhĩ kì, 1 ả rập và 1 người thứ 3 mà tôi đã quên, nhưng theo tôi, đó có thể là 1 người Malay Một người thì hỏi xin angour, hay là, có thể nói là 1 người Anh Một người khác là hỏi xin eneb và người thứ 3 thì hỏi xin những chùm nho Và họ có một cuộc tranh cãi bởi vì, Người thì muốn nho, người thì muốn eneb, người thì muốn angour Ho không biết rằng từ mà họ đang sử dụng dùng để chỉ cùng một hiện thực bằng các ngôn ngữ khác nhau. Chỉ có một thực tế tuyệt đối theo định nghĩa 1 sự tuyệt đối theo định nghĩa bởi vì tuyệt đối là , theo định nghĩa, duy nhất, và tuyệt đối và thuộc về số ít. Có sự tập trung tuyệt đối này , sự tập trung tuyệt đối của ý thức, nhận thức, một locus tuyệt đối của lòng từ bi và tình yêu định nghĩa các thuộc tính chính của thần thánh Và đó cũng nên được xem là các chính thuộc tính của những gì có nghĩa là con người. Đối với những gì định nghĩa nhân loại, có lẽ sinh học, là sinh lý của chúng ta nhưng Thiên Chúa định nghĩa nhân loại của tâm linh của chúng ta, bởi bản chất của chúng ta. Và theo kinh Koran, ông nói với các thiên thần và nói: "Khi ta hoàn thành hình hài của Adam từ đất sét, và thổi vào anh ta linh hồn của ta, sau đó là lễ lạy với anh ta. " Những thiên thần phủ phục, không phải trước cơ thể con người, mà là trước tâm hồn con người Tại sao ? Bởi vì tâm hồn, tâm hồn của con người bao gồm một làn hơi thở thiêng liêng, một mảnh linh hồn thiêng liêng. Điều này cũng thể hiện trong ngôn ngữ Kinh Thánh khi chúng ta được dạy rằng chúng ta được tạo ra trong hình ảnh thần thánh. hình ảnh của Thiên Chúa như thế nào? hình ảnh của Thiên Chúa mang tính tuyệt đối nhận thức tuyệt đối và kiến thức và trí tuệ và lòng từ bi và tình yêu tuyệt đối. Và, do đó, với chúng ta để trở thành con người, trong ý nghĩa lớn lao nhất của những gì có nghĩa là con người, trong ý nghĩa vui vẻ nhất của những gì có nghĩa là con người, có nghĩa là chúng ta cũng phải trở thành người quản lí đúng đắn của hơi thở của thiên tính trong chúng ta và để tìm cách hoàn hảo với chính mình các thuộc tính của người, tồn tại và được tồn tại thuộc tính của trí tuệ, của ý thức, nhận thức, và các thuộc tính của từ bi và được yêu thương chúng sinh. Đây là những gì tôi hiểu từ truyền thống đức tin của tôi, và đây là những gì tôi hiểu từ các nghiên cứu của tôi về đức tin truyền thống khác, và đây là nền tảng phổ biến mà trên đó tất cả chúng ta phải đứng, và khi chúng ta đứng trên nền tảng này là như vậy, Tôi tin rằng chúng ta có thể tạo nên một thế giới tuyệt vời. Và cá nhân, tôi tin rằng việc chúng ta đang ở trên bờ vực này, và rằng với sự hiện diện và giúp đỡ của những người như bạn ở đây, chúng ta có thể đem lại những lời tiên tri của Isiah. Đối với ông tiên đoán trước một thời kỳ khi con người sẽ biến những thanh kiếm của họ thành những lưỡi cày và sẽ không học chiến tranh và gây ra chiến tranh nữa. Chúng ta đã đạt đến một giai đoạn trong lịch sử con người, mà chúng ta đã không còn sự lựa chọn nào khác. Chúng ta phải, chúng ta phải hạ thấp cái tôi của chúng ta, kiểm soát cái tôi của chúng ta, cho dù đó là cái tôi riêng, cái tôi cá nhân, cái tôi của gia đình, cái tôi của quốc gia và hãy để tất cả tô điểm cho cái tôi duy nhất. Cảm ơn, và Chúa ban phước lành cho các bạn. (vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng cách trích dẫn câu nói tuyệt vời của Einstein chỉ để mọi người cảm thấy nhẹ nhõm khi ngay cả nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 cũng đồng tình với ta và kêu gọi ta hành động. Ông nói "Con người là 1 phần của tổng thể, được ta gọi là 'vũ trụ' -- một phần giới hạn về thời gian và không gian. Họ tự mình trải nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc, là điều gì đó tách biệt khỏi phần còn lại, một loại ảo ảnh thị giác của ý thức. Ảo ảnh này là ngục tù giam hãm ta, giới hạn ta hướng đến khát khao cá nhân và tình cảm dành cho vài người ở gần ta. Việc ta phải làm là giải phóng bản thân khỏi ngục tù bằng cách mở rộng vòng từ bi, để đón nhận tất cả các sinh vật sống và toàn thể tự nhiên với vẻ đẹp riêng." Cái nhìn này của Einstein gần giống một cách kỳ lạ với tâm lý Phật giáo, ở đó lòng từ bi -- được gọi là "karuna" định nghĩa là "sự nhạy cảm với đau khổ của người khác và mong muốn giúp người khác thoát khỏi sự đau khổ đó." Điều này đi đôi với tình thương, mong muốn người kia được hạnh phúc, tất nhiên, đòi hỏi bản thân mình phải có hạnh phúc trước và mong muốn chia sẻ điều đó. Điều này hoàn hảo ở chỗ đối lập rõ ràng với sự vị kỷ, sự ích kỷ với lòng từ bi, sự quan tâm đối với người khác, và tiếp theo, đề cập rằng những ai bị mắc kẹt trong việc quan tâm bản thân đau khổ một cách vô vọng, trong khi những người có lòng từ bi tự do hơn, và hạnh phúc hơn. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói lòng từ bi là người bạn thân nhất của ngài. Lòng từ bi có ích khi ngài bị chìm trong đau khổ và tuyệt vọng. Lòng từ bi giúp ngài thoát khỏi cảm giác đau khổ là sự đau khổ tận cùng, tệ hại nhất mà bất kỳ ai cũng đã trải qua và mở rộng nhận thức về đau khổ của những người khác, kể cả những kẻ gây ra đau khổ cho ngài và toàn bộ nhân loại. Thật ra, đau khổ quá to lớn nên nỗi đau khổ của ngài càng ít quan trọng hơn. Và ngài bắt đầu chuyển sự quan tâm từ bản thân sang cho người khác. Điều này khiến ngài vui lên ngay lập tức, và lòng can đảm của ngài được kích thích để giải quyết tình trạng khó khăn. Vì vậy, ngài sử dụng nỗi đau khổ của mình làm cửa ngỏ mở rộng vòng từ bi. Ngài có cùng tư tưởng với Einstein, phải nói vậy. Bây giờ, tôi muốn kể một câu chuyện, rất nổi tiếng theo truyền thống Ấn Độ và Phật giáo, của Bồ Tát Vô Trước vĩ đại là người đương thời với Thánh Augustinô ở phương Tây và là phiên bản Thánh Augustinô Phật giáo. Ngài Vô Trước sống 800 năm sau thời Đức Phật. Ngài không hài lòng với cách mọi người thực tập đạo Phật tại Ấn Độ vào thời bấy giờ. Ngài tuyên bố "Ta chán ngán mọi thứ. Không có ai thực sự sống theo giáo pháp. Họ nói về yêu thương, từ bi, trí tuệ và giác ngộ, nhưng họ lại hành động ích kỷ và đáng thương. Nên lời dạy của Đức Phật đã mất hiệu lực. Ta biết vài nghìn năm tới Đức Phật kế tiếp sẽ xuất hiện, nhưng hiện giờ đang ở tầng trời nào đó" -- là Đức Phật Di Lặc - "nên ta sẽ đi ẩn tu và ngồi thiền và cầu nguyện cho đến khi Đức Phật Di Lặc hiển lộ cho ta thấy, và giảng pháp cho ta hay gì đó để làm sống lại việc thực tập từ bi ở thế giới hôm nay." Ngài bèn đi ẩn tu. Và ngồi thiền trong 3 năm và không gặp Đức Phật Di Lặc tương lai. Và ngài thất vọng bỏ đi. Khi ngài đang rời khỏi đó, ngài thấy 1 người đàn ông -- người đàn ông nhỏ thó trông buồn cười đang đi xuống núi. Ông ta cầm cục sắt. Và chà lên miếng vải. Ngài thấy hứng thú với việc này. Ngài hỏi "Anh đang làm gì đó?" Người đàn ông đáp "Tôi đang mài kim." Ngài nói "Buồn cười. Anh không thể mài kim bằng cách chà cục sắt lên miếng vải." Anh ta thốt lên "Thiệt sao?" Và đưa ra một đĩa đựng đầy kim. Ngài đáp "Rồi, ta hiểu rồi." Ngài quay trở vào hang. Và lại ngồi thiền. 3 năm nữa trôi qua, không có linh ảnh nào. Ngài lại bỏ đi. Lần này, ngài đi xuống. Khi ngài đang rời đi, ngài thấy con chim làm tổ trên gờ vách đá. ở đó chim đáp xuống để mang cành con đặt ở chỗ vách đá lông tơ đánh vào đá - và nó cắt đá thụt vào 15 đến 20 cm. Có khoảng hở trong đá do lông tơ của hàng thế hệ chim đập vào. Ngài nói "Ta hiểu rồi." Bèn quay vào. 3 năm nữa trôi qua. Lại không có linh ảnh Di Lặc sau 9 năm. Ngài lại ra đi lần nữa, và lần này: nước chảy nhỏ giọt, tạo thành một cái tô khổng lồ trong đá, nó chảy nhỏ giọt vào con suối. Và lần nữa, ngài quay lại. Và sau 12 năm vẫn không có linh ảnh. Ngài nản. Không nhìn sang trái hay phải để thấy bất kỳ dấu hiệu khích lệ nào hết. Và ngài đến thị trấn. Lúc này ngài rất nghèo. Và ở đó, ngài gặp 1 con chó chạy đến như thế này - kiểu các con chó kinh khủng bạn có thể gặp ở các nước nghèo thậm chí ở Mỹ, ở một vài nơi, tôi nghĩ vậy và trông rất khủng khiếp. Và ngài quan tâm đến con chó vì trông nó rất đáng thương, và nó cố gây sự chú ý của ngài. Ngài ngồi xuống nhìn con chó. Toàn bộ thân sau của con chó bị thương hoàn toàn. Một vài chỗ giống như bị thối hoại, và có dòi trong thịt. Khủng khiếp. Ngài nghĩ "Ta có thể làm gì để giúp con chó này? Ít ra ta có thể làm sạch và rửa vết thương cho nó." Ngài dẫn nó đến chỗ có nước. Ngài sắp rửa thì sự nhận thức của ngài tập trung vào mấy con dòi. Và ngài nhìn thấy mấy con dòi, và chúng nhìn có vẻ dễ thương. Và chúng lúc nhúc vui vẻ ở thân sau con chó. "Nếu mình rửa sạch cho chó, mình sẽ làm tụi dòi chết. Vậy làm thế nào? Thế đấy. Mình vô dụng và không có Đức Phật, không có Di Lặc, và mọi thứ đều vô vọng. Giờ mình sắp làm lũ dòi chết sao?" Ngài nảy ra một ý kiến tuyệt vời. Ngài lấy ra mảnh vỡ từ đâu đó, và cắt một miếng thịt đùi của mình, và đặt lên đất. Ngài không suy nghĩ quá kỹ về tổ chức ASPCA. Ngài bị dính mắc vào tình huống này liền. Ngài nghĩ "Mình sẽ lấy dòi ra và đặt chúng lên miếng thịt này, sau đó rửa vết thương của con chó, và rồi kiếm cách xử lý những con dòi." Ngài bắt đầu làm. Ngài không bắt dòi được. Bọn chúng cứ ngọ ngoạy. Rất khó bắt. Ngài nói "Ta sẽ lè lưỡi lên mình con chó. Rồi chúng sẽ nhảy lên cái lưỡi ấm áp này" con chó này bị tận dụng rồi -- "và sau đó ta sẽ nhổ ra từng con một." Ngài ngồi xuống, thè lưỡi ra như thế này. Và ngài phải nhắm mắt, quá ghê tởm, mùi hôi và mọi thứ. Và rồi bất ngờ có tiếng động như thế này. Ngài nhảy lùi lại, và kia Đức Phật Di Lặc tương lai xuất hiện với linh ảnh rất đẹp - ánh sáng cầu vồng, cơ thể vàng ròng, được trang sức, một linh ảnh huyền bí quá đẹp - ngài thấy Ngài thốt lên "Ồ." Và cúi xuống lạy. Nhưng là con người, ngài nghĩ đến việc sắp phàn nàn. Lạy xong lần đầu và ngẩng lên, ngài nói "Đức Phật, con vui sướng được gặp ngài, nhưng ngài đã ở đâu trong 12 năm qua? Chuyện này là sao vậy?" Đức Di Lặc trả lời "Ta luôn ở bên ngươi. Nghĩ xem ai mài kim và làm tổ và nhỏ nước trên đá cho ngươi, kẻ ngốc kia?" (Tiếng cười) Ngài nói "Tìm Đức Phật thực sự" Đức Di Lặc nói "Cho đến giờ phút này ngươi mới có lòng từ bi thật sự. Ngươi không thể nhận ra tình thương khi chưa từ bi thật sự ." Trong tiếng Phạn, "Di Lặc" có nghĩa là tình thương, "người yêu thương" Nhìn ngài có vẻ hoài nghi, thực sự là vậy. Đức Di Lặc nói "Nếu ngươi không tin ta, hãy mang ta theo." Nên ngài mang theo Đức Di Lặc - con chó thu bé lại thành quả bóng ngài vác trên vai. Ngài chạy vào chợ, và la lên "Vui thay! Vui thay! Đức Phật tương lai đã xuất hiện trước tất cả lời tiên đoán. Ngài đây này." Chẳng mấy chốc họ bắt đầu ném đá vào ngài -- không phải Chautauqua, mà là thị trấn nào khác -- vì họ thấy 1 yogi trông khùng điên và gầy ốm, giống dân lang thang, chân bị chảy máu và vác con chó thối rữa trên vai, la lên rằng Đức Phật tương lai đã đến. Dĩ nhiên họ đuổi ngài ra khỏi thị trấn. Nhưng đến bìa thị trấn, 1 phụ nữ lớn tuổi, người hầu ở nơi chôn cất thấy trên vai ông, bàn chân đeo trang sức trên đóa sen được trang sức và rồi con chó nhưng bà ấy thấy bàn chân đeo trang sức của Di Lặc, và dâng hoa cúng. Điều này khích lệ ngài, và ngài đi với Đức Di Lặc. Đức Di Lặc đưa ngài đến cõi trời nào đó, là kiểu tiêu biểu được biết đến của truyền thuyết Phật giáo. Và Di Lặc giữ ngài trên trời trong 5 năm, truyền cho ngài 5 bộ luận về phương pháp nuôi dưỡng lòng từ bi Tôi sẽ chia sẻ với bạn phương pháp đó, hoặc 1 phần trong số đó. Được gọi là "Bảy Phương Pháp Nhân Quả Để Phát Triển Lòng Từ." Bắt đầu với việc ngồi thiền và hình dung tất cả chúng sinh có trong ta -- cả loài vật cũng vậy, nhưng mọi người ở hình dáng con người. Con vật ở 1 trong các kiếp người. Con người là con người. Trong số họ, bạn nghĩ đến bạn bè và người thân, vòng tròn ở bàn. Và bạn nghĩ đến kẻ thù, và những người trung tính. Và bạn cố gắng nói "Tôi thương người thân của mình." Nhưng suy cho cùng, họ dễ thương. Tôi cãi với họ. Có khi họ lạnh nhạt. Tôi nổi điên. Anh em có thể cãi nhau. Cha mẹ và con cũng vậy. Nhưng mà tôi thương họ vì họ rất tốt đối với tôi. Trong khi những người trung tính, tôi không biết. Họ có thể tốt. Và tôi không thích kẻ thù vì họ không tốt với tôi. Nhưng họ dễ thương với người khác. Có thể tôi giống họ." Các Phật tử nghĩ rằng, vì ta đã trải qua vô số kiếp trước, tất cả chúng ta đều là người thân của nhau Nên theo quan điểm Phật giáo, các bạn ở các kiếp trước, cho dù bạn và tôi đều không nhớ, đã là mẹ của tôi -- tôi xin lỗi vì đã gây rắc rối cho bạn. Và tôi cũng là mẹ của các bạn. Tôi đã là phụ nữ, và tôi là mẹ của mỗi bạn ở một kiếp trước, cách Phật tử nhìn nhận là vậy. Mẹ tôi kiếp này tuyệt vời. Nhưng các bạn nói theo cách nào đó đều là một phần của bà mẹ vĩnh cữu. Các bạn cho tôi cụm từ "bà mẹ vĩnh cửu". Thật tuyệt vời. Đó là cách làm của các Phật tử. Người Công giáo thuần thành nghĩ mọi người kể cả kẻ thù, đều là con chiên của Chúa. Ta có liên quan đến nhau theo nghĩa đó. Đầu tiên họ tạo ra nền tảng bình đẳng. Ta giảm bớt tình trạng bám víu người thân -- khi ngồi thiền -- và ta mở rộng tâm trí đến những người ta không biết. Ta chắc chắn giảm đi sự thù địch và ý nghĩ "Mình không muốn từ bi với họ." với những kẻ mà ta xem là người xấu, những kẻ ta ghét và không thích. Vì thế ta không ghét ai. Ta bình đẳng. Điều này rất quan trọng. Điều kế tiếp ta làm được gọi là "sự nhìn nhận mẹ." Nghĩa là, ta cho mỗi người đều quen thuộc, đều là gia đình của ta. Ta mở rộng. Ta lấy cảm giác khi nhớ mẹ, và lan tỏa cho tất cả chúng sinh khi ngồi thiền. Và tôi nhìn thấy mẹ trong mỗi con người. Tôi nhìn thấy vẻ mặt của mẹ, nhìn con mình như là một phép màu mà mẹ tạo ra từ cơ thể mình, là động vật có vú, mẹ có từ bi đích thực, thật sự là người kia và nhận dạng hoàn toàn. Thường thì cuộc sống của đứa con quan trọng với mẹ hơn cả bản thân mẹ. Đó là dạng thức mạnh mẽ nhất của lòng vị tha. Người mẹ là khuôn mẫu của lòng vị tha của loài người, theo các truyền thống tâm linh. Ta nghiền ngẫm cho đến khi nhận ra biểu hiện mẹ ở tất cả con người. Mọi người cười chế nhạo tôi, vì tôi từng nói tôi từng thiền quán xem ông Cheney là mẹ tôi, khi tôi khó chịu với ông ta về những việc xấu ác của ông ta ở Iraq. Từng thiền về George Bush. Mẹ dễ thương trong hình dáng nữ. Ông có đôi tai nhỏ và mỉm cười và ru bạn trên tay. Và bạn cho là ông ấy nuôi dưỡng mình. Bộ râu nhìn nghiêm túc của Saddam Hussein là một vấn đề, nhưng bạn xem ông ta là mẹ của mình. Thế này. Đón nhận bất cứ ai có vẻ kỳ lạ, và bạn thấy họ quen thuộc với bạn như thế nào. Hãy làm trong một thời gian, cho đến khi bạn thực sự cảm nhận điều này. Bạn cảm nhận sự quen thuộc của mọi người. Không ai xa lạ. Không phải "người khác." Bạn giảm bớt cảm giác khác lạ về con người. Từ đó bạn chuyển sang nhớ lòng tốt bụng của các bà mẹ nói chung, nếu bạn có thể nhớ lòng tốt của mẹ bạn, nếu bạn có thể nhớ lòng tốt của bạn đời, hoặc nếu bạn là người mẹ, cách bạn đối xử với con mình. Bạn bắt đầu trở nên rất tình cảm; bạn nuôi dưỡng tình cảm một cách mạnh mẽ. Bạn sẽ khóc, với sự biết ơn và lòng tốt. Và bạn kết nối điều này với cảm giác rằng mọi người đều có khả năng làm mẹ. Mỗi người, kể cả những kẻ nhìn xấu xa nhất có thể là mẹ. Và bước thứ ba, bạn đi từ đó đến cảm giác "lòng biết ơn." Bạn muốn đáp trả lòng tốt mà mọi người đã thể hiện với bạn. Và bước thứ 4, bạn đi đến "tình yêu dễ thương" Mỗi bước có thể mất vài tuần, tháng, ngày tùy thuộc vào cách bạn làm, hay bạn có thể làm khi chạy, khi ngồi thiền. Bạn nghĩ con người trông dễ thương thế nào khi họ hạnh phúc. khi họ mãn nguyện. Mỗi người trông xinh đẹp khi họ cảm nhận hạnh phúc ở bên trong. Khuôn mặt họ không giống thế này. khi giận dữ, nhìn họ xấu xí, ai cũng vậy, nhưng khi họ hạnh phúc, họ trông đẹp đẽ. Bạn nhìn con người trong niềm hạnh phúc có thể đạt được. Bạn cảm thấy thương họ và muốn họ hạnh phúc, kể cả kẻ thù. Ta nghĩ Jesus không thực tế khi ngài nói "Hãy yêu thương kẻ thù." Ngài có nói vậy, và ta nghĩ ngài không thực tế có vẻ tâm linh, khoa trương "Chúa nói hay, tôi không thể làm." Nhưng, thật ra, điều này thực tế. Nếu bạn thương kẻ thù có nghĩa bạn mong họ hạnh phúc. Nếu họ thật sự hạnh phúc, họ còn muốn làm kẻ thù của bạn chi nữa? Việc rượt đuổi theo bạn mới chán làm sao. Họ có lẽ đang thư giãn ở đâu đó vui vẻ. Việc muốn kẻ thù hạnh phúc có ý nghĩa, vì họ sẽ ngừng làm kẻ thù của bạn vì việc đó rắc rối quá. Dù sao thì đây là "tình thương dễ thương." Cuối cùng là, bước thứ 5 là từ bi, "lòng từ bi phổ quát." Đó là khi bạn nhìn thực tế của tất cả nhưng người bạn có thể nghĩ về. Bạn nhìn họ, và bạn xem họ như thế nào. Và bạn nhận ra, họ thật bất hạnh, phần lớn thời gian. Bạn bắt gặp cái nhăn mày ở mọi người. Bạn nhận ra họ thậm chí không từ bi với bản thân. Họ bị thúc bởi nhiệm vụ này, nghĩa vụ này. "Mình phải có cái đó. Mình cần nhiều hơn. Mình không xứng đáng. Mình nên làm gì đó." Họ chạy vòng quanh một cách căng thẳng. Họ cho đó là sự nam tính, kỷ luật thép đổi với bản thân. Thật ra là họ đang độc ác với bản thân. Và dĩ nhiên họ sẽ độc ác với người khác. Họ chưa bao giờ nhận phản hồi tích cực. Họ càng thành công và càng có quyền lực, họ càng đau khổ. Ở đây bạn phát sinh lòng từ bi thật sự dành cho họ. Bạn cảm giác bạn phải hành động. Sự lựa chọn hành động sẽ thực tế hơn ngài Vô Trước tội nghiệp, xử lý dòi trên người con chó. vì ngài có động lực đó, bất cứ ai ở trước mặt ngài ngài luôn muốn giúp đỡ. Dĩ nhiên ngài không thực tế. Ngài nên thành lập ASPCA ở thị trấn và tìm kiếm sự hỗ trợ khoa học cho các con chó và các con dòi. Tôi chắc sau đó ngài làm vậy. (Cười) Điều đó chỉ thể hiện trạng thái tâm. Bước kế tiếp - bước thứ 6 vượt qua "lòng từ bi phổ quát" -- bạn kết nối với nhu cầu của người khác thật sự, và bạn cũng từ bi đối với bản thân, và đó không chỉ là chuyện cảm xúc. Bạn có thể đang sợ điều gì. Người xấu khiến bản thân mình ngày càng bất hạnh hơn đối xử ác với người khác hơn và bị phạt trong tương lai theo nhiều cách. Và Phật giáo, họ đón nhận nó ở tương lai. Ở tôn giáo hữu thần, họ bị Thượng đế hoặc ai đó trừng phạt. Chủ nghĩa duy vật thoát bằng không tồn tại, bằng cách chết, nhưng không phải. Nên họ tái sinh lại. Yên tâm. Tôi không đi sâu việc này đâu. Bước kế gọi là "trách nhiệm phổ quát." Điều này rất quan trọng --- Hiến Chương Từ bi phải dẫn dắt ta phát triển lòng từ bi thật sự, được gọi là "trách nhiệm phổ quát" Trong bài giảng tuyệt vời của Đạt Lai Lạt Ma mà ngài luôn giảng dạy ở mọi nơi, ngài nói tôn giáo chung của nhân loại là lòng tốt. "lòng tốt" là "trách nhiệm phổ quát." Bất cứ điều gì xảy ra cho người khác đang xảy ra cho ta: ta chịu trách nhiệm về việc đó, và ta nên đảm nhận và làm bất cứ việc gì có thể và mức độ nhỏ có thể làm được. Ta nhất thiết phải làm. Không thể không làm. Cuối cùng, điều này dẫn đến định hướng mới trong cuộc sống khi ta sống bình đẳng cho ta và người và ta sẽ vui vẻ và hạnh phúc. Ta không được suy nghĩ rằng từ bi làm bạn đau khổ. Từ bi giúp bạn hạnh phúc. Người đầu tiên được hạnh phúc khi bạn có lòng từ bi là bản thân bạn, dù bạn chưa làm gì cho người khác. Mặc dù, sự thay đổi trong tâm bạn đã làm điều gì cho những người khác: họ có thể cảm nhận phẩm cách mới bên trong bạn, điều này đã giúp họ và làm gương cho họ. Đồng hồ không từ bi đó cho thấy đã xong. Hãy thực tập từ bi, đọc hiến chương, phổ biến nó và phát triển điều đó bên trong bạn. Đừng chỉ nghĩ "Tôi có lòng từ bi" hoặc "tôi không từ bi," và nghĩ rằng bạn mắc kẹt ở đó. Bạn phát triển điều này. Bạn làm giảm đi sự không từ bi, sự độc ác, sự vô tâm và phớt lờ người khác, và chịu trách nhiệm phổ quát đối với họ. Lúc đó, không chỉ Chúa mìm cười và bà mẹ vĩnh cửu mỉm cười, mà Karan Armstrong cũng mỉm cười. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói về lòng trắc ẩn và qui luật vàng từ một góc nhìn công minh và có lẽ mang tính khoa học. Tôi sẽ cố gắng kể cho bạn một chút về lịch sử tự nhiên của lòng trắc ẩn và qui tắc vàng. Nên, có lúc tôi sử dụng những từ chuyên ngành, đương nhiên sẽ không mập mờ và ấm áp như bạn thấy thông thường đâu. Tôi muốn cảnh báo bạn về nó. Tôi muốn nói rằng, từ lúc bắt đầu, tôi nghĩ lòng trắc ẩn là tuyệt vời. Qui tắc vàng cũng tuyệt vời. Tôi đều ủng hộ cả hai. Tôi nghĩ nó tuyệt bởi những nhà lãnh đạo của các tôn giáo trên thế giới đang đề cao lòng trắc ẩn và qui tắc vàng như một nguyên lý căn bản mà ăn sâu vào trong niềm tin của họ. Nhưng tôi nghĩ tôn giáo không đáng nhận mọi công trạng. Tôi nghĩ thiên nhiên đã giúp họ rất nhiều. Tối nay tôi sẽ phản biện lại rằng lòng trắc ẩn và qui tắc vàng với ý nghĩa nhất định, có trong bản tính con người. Nhưng tôi cũng sẽ giải thích là một khi bạn hiểu khía cạnh mà nó tồn tại trong bản chất con người, bạn sẽ thấy rằng việc chỉ tôn vinh lòng trắc ẩn, kể cả qui tắc vàng, thật sự không đủ. còn rất nhiều việc cần thực hiện Thế nên, ngắn gọn về lịch sử tự nhiên, bắt đầu với lòng trắc ẩn. Từ thuở sơ khai đã có lòng trắc ẩn, không chỉ lúc con người đầu tiên xuất hiện, thậm chí trước đó nữa, Tôi nghĩ có lẽ vấn đề nằm ở quá trình tiến hóa của con người, trước thời kì chủng người tinh khôn những cảm xúc như trắc ẩn tình yêu và tội nghiệp đã len lỏi được vào bộ gen, các nhà sinh học biết khá rõ về khởi nguồn việc này. Nó xảy ra theo một quy luật gọi là chọn lọc họ hàng. Và ý tưởng cơ bản của chọn lọc họ hàng là, nếu một con vật động lòng trắc ẩn cho một họ thân thuộc, và nó tự nguyện giúp đỡ họ hàng, cuối cùng, lòng trắc ẩn lại giúp bộ gen ấn định lòng trắc ẩn của nó. Từ góc nhìn của nhà sinh học, lòng trắc ẩn lại là một cách của bộ gen giúp đỡ chính nó. Được thôi. Tôi đã cảnh báo trước là sẽ không mập mờ gì rồi mà. Tôi sẽ nói nhanh thôi - hi vọng nó sẽ gây khó hiểu hơn. Điều này không làm phiền tôi nhiều, khi mà tỉ lệ lòng trắc ẩn của Darwin là loại tự phục vụ ở cấp độ di truyền. Thật ra, tôi nghĩ tin xấu về cấu tạo da chỉ là có nghĩa là loại lòng trắc ẩn này thường được triển khai chỉ trong gia đình. Đó là tin xấu. Tin tốt là sự trắc ẩn là tự nhiên. Tin xấu là lòng bi mẫn được lựa chọn này bị hạn chế trong gia đình. Một tin tốt nữa liên quan đến sự tiến hóa, loại lập luận tiến hóa thứ hai. Nhà sinh học gọi là lòng vị tha lẫn nhau Và ý tưởng cơ bản là sự trắc ẩn hướng bạn đến làm việc tốt cho người mà sẽ làm điều tương tự với bạn. Một lần nữa, tôi biết đây không phải là khái niệm của lòng trắc ẩn như bạn đã từng nghe trước đây. nhưng từ quan điểm của nhà sinh học, lòng trắc ẩn và vị tha có liên quan cuối cùng cũng là tự phục vụ. Không phải như mọi người nghĩ, khi họ cảm nhận lòng trắc ẩn. Không hẳn là tự phục vụ, nhưng đối với nhà sinh học thì đó là logic. Bạn dễ dàng mở lòng trắc ẩn với bạn bè và đồng minh. Tôi chắc nhiều bạn, nếu có chuyện thật kinh khủng xảy đến với bạn thân bạn sẽ cảm thấy rất buồn. Nhưng nếu bạn đọc tin tức trên báo có gì đó thật sự kinh khủng xảy đến với ai đó bạn không quen, bạn có thể sống chung với chuyện đó. Đó chỉ là bản tính trời sinh. Có chuyện tốt thì cũng có chuyện xấu. Thật may khi lòng trắc ẩn lan rộng trong gia đình bởi logic tiến bộ này. Tin xấu là nó không đem lại lòng trắc ẩn khắp nơi. Cho nên vẫn còn việc cần phải làm. Có kết quả khác của động lực này là lòng vị tha được thực thi, tôi nghĩ đây là một tin tốt, đó là cách nó tác động ngược lại với loài người, cho chúng ta sự trân trọng trực giác về qui tắc vàng. Tôi không có ý nói qui tắc vàng được viết trong di truyền, nhưng bạn có thể đi tới xã hội săn bắt và hái lượm không hướng vào bất kì truyền thống tôn giáo nào, không hướng vào triết lí đạo đức nào, và bạn sẽ thấy, nếu bạn dành thời gian với những người này, cơ bản thì, họ tin rằng ở hiền gặp lành, và ở ác gặp quả báo. Những nhà tâm lí học tiến bộ nghĩ rằng những trực giác cơ bản nằm trong gen. Họ hiểu nếu bạn muốn được đối xử tốt, bạn phải đối xử tốt với người khác. Đối xử tốt với người khác là một việc nên làm, Nó gần như là một loại trực giác sẵn có. Đó là một tin tốt. Giờ nếu bạn đang chú ý, có lẽ bạn đang mong có tin xấu xảy ra, chúng ta vẫn chưa hướng tới tình yêu toàn cầu, và thật ra là vì, dù cho trân trọng qui tắc vàng là lẽ tự nhiên, việc có ngoại lệ trong qui tắc vàng cũng là điều tự nhiên. Ý tôi là, ví dụ, chắc chắn không có ai muốn ngồi tù, nhưng chúng ta đều nghĩ có nhiều người nên đi tù. Đúng chứ? Chúng ta nghĩ mình nên đối xử với họ khác đi. Giờ chúng ta có một lí do cho chuyện này. Chúng ta nói họ làm những chuyện xấu thì họ nên đi tù. Không ai thật sự áp dụng qui tắc vàng một cách rộng rãi. Chúng ta có thể tạo ra sự ngoại lệ, đưa những người này vào loại đặc biệt. Và vấn đề chính là -- dù trong trường hợp đưa họ đi tù, bạn có bộ máy tư pháp công bằng quyết định ai sẽ bị tống khỏi qui tắc vàng -- trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều đưa ra những quyết định về người mà chúng ta truyền đạt lòng trắc ẩn, là chúng ta dùng công thức cứng nhắc có sẵn. Cơ bản giống như vầy, nếu bạn là kẻ thù, nếu bạn không phải bạn, không phải thành viên gia đình tôi -- Tôi cũng định áp dụng qui tắc vàng cho bạn. Chúng ta đều làm như vậy, và bạn thấy chuyện này diễn ra trên thế giới. Bạn thấy chuyện này diễn ra ở Trung Đông: những người, đến từ Gaza, đang phóng tên lửa vào Israel. Họ không muốn bị tên lửa bắn, nhưng họ nói, "À, những người Do Thái, hay một vài trong số đó làm vài chuyện khiến họ nằm trong loại đặc biệt." Người Do Thái không muốn nền kinh tế bao vây áp đặt lên họ, nhưng họ lại áp đặt lên Gaza, và họ nói, "À, những người Palestine, tự mình áp đặt mình." Cho nên, những ngoại lệ của qui tắc vàng gây nhiều rắc rối cho thế giới. Và như vậy cũng là lẽ đương nhiên. Thật ra qui tắc vàng tự hình thành trong chúng ta không phải chính nó, sẽ mang đến tình yêu toàn cầu cho chúng ta. Làm vậy cũng không giải cứu được thế giới. Có tin tốt là tôi có thể cứu thế giới. Được thôi. Mọi người định vị chỗ của mình chưa? Tốt, vì trước khi tôi nói với bạn về tin tốt này, tôi sẽ phải quan sát địa hình học thuật một chút. Tôi mong tôi thu hút được các bạn về lời hứa tin tốt lành này có thể giải cứu thế giới. Đây là trò chơi tổng khác 0 mà bạn mới nghe. Chỉ là lời giới thiệu ngắn về thuyết trò chơi. Chuyện này không gây tổn thương. Được thôi. Đó là trò chơi có tổng bằng 0 và tổng khác 0. Nếu bạn hỏi tình huống nào khiến nhiều người trở thành bạn và đồng minh của nhau, câu trả lời máy móc là trò chơi có tổng khác 0. Và nếu bạn hỏi tình huống nào khiến nhiều người xác định là kẻ thù của nhau, đó là trò chơi có tổng bằng 0. Vậy những cụm từ đó có nghĩa là gì? Cơ bản, trò chơi có tổng bằng 0 là trò được áp dụng trong thể thao, có người thắng và kẻ thua. Cho nên, vận may của họ tăng đến 0. Trong môn tennis, mỗi điểm có thể tốt cho bạn mà xấu cho người khác, hoặc tốt cho họ, xấu cho bạn, Dù sao vận may cũng tăng đến 0 - trò chơi có tổng bằng 0. Giờ, nếu bạn định chơi gấp đôi, thì đồng đội của bạn sẽ có mối quan hệ có tổng khác 0 với bạn, mỗi điểm hoặc tốt cho cả 2 -- tích cực, cả 2 thắng. hoặc xấu cho cả hai, đó là cùng thua. Đó là trò chơi có tổng khác 0. Và trong thực tế, có nhiều trò chơi có tổng khác 0. Trong lĩnh vực kinh tế, nếu bạn mua một món gì đó: nghĩa là bạn có hàng hóa nhiều hơn tiền, nhưng thương lái muốn có nhiều tiền hơn hàng hóa. Cả 2 đều cảm thấy mình thắng cuộc. Trong chiến tranh, 2 đồng minh đang chơi trò có tổng khác 0. Kết quả có thể cả 2 đều thắng hoặc thua. Cho nên, có nhiều trò chơi có tổng khác 0 trong đời sống. Và bạn cơ bản có thể lặp lại những gì đã nói trước đó, về cách lòng trắc ẩn được triển khai và qui tắc vàng cũng vậy, nói như vậy, lòng trắc ẩn tự nhiên theo trò chơi có tổng khác 0 nơi mà nhiều người tự nhận có khả năng thắng với bạn bè và đồng minh của họ. Sự triển khai qui tắc vàng hầu như diễn ra tự nhiên theo kênh có tổng khác 0. Cho nên, mạng lưới có tổng khác 0 là nơi bạn chờ lòng trắc ẩn và qui tắc vàng diễn ra như ma thuật. Với kênh có tổng bằng 0 bạn lại mong chuyện khác. Được rồi, giờ bạn sẵn sàng đón tin tốt mà tôi đã nói là có thể cứu thế giới. Và giờ tôi có thể chấp nhận cũng có thể không xảy ra, giờ tôi đã thu hút được chú ý của bạn trong 3 phút với những thứ kĩ thuật này. Nhưng cũng có thể. Và tin tốt là lịch sử đó tự nhiên mở rộng thành mạng lưới có tổng khác 0, có nhiều mạng lưới có thể là những kênh dành cho lòng trắc ẩn. Bạn có thể quay trở về thời kì đồ đá: cuộc cách mạng công nghệ -- đường sá, bánh xe, sách vở, nhiều phương tiện đi lại và công nghệ thông tin liên lạc -- vừa mới khẳng định càng nhiều người có thể nằm trong mối quan hệ có tổng khác 0 với nhiều người ở xa thật là xa. Đó là câu chuyện của dân tộc văn minh. Đó là lí do tổ chức xã hội phát triển từ thời săn bắt hái lượm tới xã hội cổ đại, đế quốc, và giờ là thế giới toàn cầu hóa. Và câu chuyện về toàn cầu hóa là câu chuyện lớn về tổng khác 0. Chắc có lẽ bạn đã nghe cụm từ "phụ thuộc lẫn nhau" dùng ở thế giới hiện đại. Là cụm từ khác dành cho tổng khác 0. Nếu vận may của bạn phụ thuộc người khác, bạn sống trong mối quan hệ có tổng khác 0. Và bạn thấy chuyện này khắp mọi lúc trên thế giới. Bạn thấy chuyện này xảy ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, những chuyện xấu xảy ra trong nền kinh tế -- chuyện xấu xảy ra cho mọi người, cho cả thế giới. Những chuyện tốt diễn ra và tốt cho cả thế giới. Và tôi rất vui khi nói rằng, tôi nghĩ thật sự có bằng chứng sự kết nối của loại tổng khác 0 này có thể mở rộng tư tưởng đạo đức. Nếu bạn nhìn vào thái độ của người Mĩ đối với người Nhật trong thế chiến thứ hai -- nhìn vào sự miêu tả của người Nhật trong truyền thông Mĩ không hề có tính người, sự thật là chúng ta đã bỏ bom nguyên tử, mà không hề đắn đo suy nghĩ -- và bạn so sánh với thái độ hiện tại, tôi nghĩ một phần là vì sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau, Bất cứ hình thứ phụ thuộc, hay quan hệ có tổng khác 0 buộc bạn phải công nhận tính nhân đạo của con người. Cho nên tôi nghĩ đó là chuyện tốt. Và thế giới toàn là động lực học có tổng khác 0. Những vấn đề môi trường, nhiều cách khác nhau, đều chung cảnh ngộ. Và có những mối quan hệ có tổng khác 0 có thể nhiều người không để ý. Ví dụ, nhiều người Mĩ theo đạo Thiên Chúa không nghĩ chính bản thân họ đang trong mối quan hệ có tổng khác 0 với những người đạo Hồi ở nửa vòng Trái Đất, nhưng chúng có thật, vì nếu người đạo Hồi ngày càng hạnh phúc với vị trí của họ trên thế giới và cảm thấy có chỗ đứng, đó là chuyện tốt với người Mĩ, vì sẽ có ít kẻ khủng bố đe dọa an ninh của nước Mĩ. Nếu họ ngày càng ít cảm thấy hạnh phúc, đó sẽ là chuyện xấu đối với nước Mĩ. Cho nên, có nhiều tổng khác 0. Và vì vậy, câu hỏi là: Nếu có quá nhiều tổng khác 0, tại sao thế giới vẫn chưa trải qua tình yêu, hòa bình và thấu hiểu? Câu trả lời rất phức tạp. Đây là dịp để chúng ta ngồi lại cùng nhau. Chắc chắn là có vài chuyện tương tự, trước tiên, có nhiều tình huống có tổng khác 0 trên thế giới. Đôi lúc cũng có nhiều người không nhận ra động lực học có tổng khác 0 trên thế giới. Trong những lĩnh vực đó, tôi nghĩ các nhà chính trị có thể đóng một vai trò. Đây không chỉ là về tôn giáo. Tôi nghĩ nhà chính trị có thể thúc đẩy mối quan hệ có tổng khác 0. Việc hòa nhập kinh tế nói chung tốt hơn bị phong tỏa, trong lĩnh vực này. Và các chính trị gia có thể ý thức được, và nên ý thức rằng, khi nhiều người trên khắp thế giới đang nhìn họ, đang nhìn vào quốc gia của họ và đón nhận ám hiệu của họ để xem họ trong mối quan hệ có tổng bằng hay khác 0 với một nước giống như, Mĩ hay bất cứ quốc gia nào chẳng hạn. tâm lí con người là loại mà họ ám chỉ như: Chúng ta có cảm thấy mình được tôn trọng không? Vì, bạn biết đó, theo lịch sử, nếu bạn không được tôn trọng. bạn sẽ không thắng được trong tổng khác 0, quan hệ có lợi với mọi người. Cho nên chúng ta cần phải ý thức dấu hiệu truyền tải là gì. Một lần nữa, một trong số đó là các việc liên quan chính trị. Nếu có một chuyện tôi có thể khuyến khích mọi người đều làm, các chính trị gia, nhà lãnh đạo tôn giáo, và chúng ta, là cái tôi gọi là "mở rộng tư tưởng đạo đức" nói là vậy, khả năng của bạn đặt mình vào tình huống của người khác trong những trường hợp khác nhau. Điều này không giống lòng trắc ẩn, nhưng nó có ích cho lòng trắc ẩn, mở ra nhiều kênh cho lòng trắc ẩn. Tôi e là chúng ta có câu chuyện về tin tốt/ xấu khác, mà tư tưởng đạo đức là bản chất con người. Đó là một điều tốt, nhưng một lần nữa chúng ta hay triển khai có chọn lọc. Khi chúng ta cho rằng ai đó là kẻ thù, chúng ta tự nhiên tạo rắc rối cho mình. Cho nên, nếu bạn muốn tạo một vụ khó khăn cho người Mĩ: có người ở Iran đốt cờ Mĩ, và bạn thấy họ trên tivi. À, một người Mĩ sẽ phản đối loại đạo đức áp đặt họ vào đầu người khác, sẽ phản đối ý tưởng là họ có nhiều điểm chung với người khác. Nếu bạn nói, "Họ nghĩ người Mĩ không tôn trọng họ thậm chí muốn thống trị họ, họ ghét người Mĩ. Có ai từng coi thường bạn nhiều tới nỗi bạn ghét họ luôn không?" Bạn biết đó, họ sẽ phản đối rằng lòng trắc ẩn là bản chất của mỗi người. Và, tương tự, người ở Iran: khi bạn cố gắng nhân tín hóa ai đó ở Mĩ mà từng nói đạo Hồi là kẻ xấu, họ sẽ gặp rắc rối vì điều đó. Cho nên, thật khó để mọi người mở rộng tư tưởng đạo đức thường xuyên ở một nơi nào đó. Tôi nghĩ đây sẽ là rắc rối vì, một lần nữa, nó giúp chúng ta hiểu được. Nếu bạn muốn giảm số lượng người đang đốt cờ , làm vậy giúp họ biết điều gì khiến họ làm vậy. Tôi nghĩ đây là một bài tập tư tưởng khá hay. Tôi định nói là nơi có mặt những lãnh đạo tôn giáo vì các nhà lãnh đạo rất giỏi tạo vấn đề cho mọi người, tập trung cảm xúc cho trung tâm não bộ để mọi người thay đổi ý thức và thay đổi suy nghĩ Ý tôi là, các nhà lãnh đạo tôn giáo là doanh nhân tạo cảm hứng. Đã đến lúc kêu gọi, để mọi người trên khắp thế giới mở rộng tư tưởng đạo đức, họ đồng cảnh ngộ theo nhiều cách khác nhau. Tôi sẽ tóm tắt trình tự mọi việc, ít ra từ viễn cảnh thế tục này cũng như lòng trắc ẩn và qui tắc vàng, bằng cách nói rằng thật tốt khi lòng trắc ẩn và qui tắc vàng cùng được xây dựng trong bản chất của con người. Thật không may chúng có xu hướng được triển khai có chọn lọc. Và sẽ cần hành động thực tiễn để thay đổi. Nhưng, không ai từng nói làm việc vì Chúa là chuyện dễ dàng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi tin rằng có các căng thẳng tiềm ẩn mới đang diễn ra giữa mọi người và các tổ chức quen thuộc -- các tổ chức mà chúng ta thường xuyên lui tới trong cuộc sống hàng ngày như: trường học, bệnh viện, nơi làm việc, nhà máy,công sở, ... Và điều mà tôi thấy đang diễn ra, theo cách gọi của tôi là "dân chủ hóa sự thân thuộc." Vậy nó có nghĩa gì? Nghĩa là, với các kênh giao tiếp của mình, con người, bằng cách sử dụng các kênh giao tiếp, đang phá vỡ thế cô lập mà các môi trường quen thuộc đó đang áp đặt lên họ. Làm cách nào vậy? Rất đơn giản thôi, ví dụ như gọi điện cho mẹ từ chỗ làm, gửi tin nhắn nhanh cho bạn bè từ văn phòng, lén soạn tin nhắn dưới gầm bàn. Các bức ảnh phía sau tôi quý vị đang thấy đây là những người tôi đã thăm trong mấy tháng vừa qua. Và tôi bảo họ hãy đến cùng người mà họ giao tiếp nhiều nhất. Kết quả là, người thì đi cùng bạn trai, có người đi cùng bố. Một phụ nữ trẻ đến cùng ông nội. Trong 20 năm qua, tôi đã quan sát cách mọi người sử dụng các kênh như email, điện thoại di động, nhắn tin,... Chúng ta sẽ thấy rằng mọi người đang giao tiếp dựa trên một nền tảng thường xuyên với từ 5 đến 7 đối tượng thân quen nhất. Giờ chúng ta hãy xem một số dữ liệu. Facebook. Mới đây, một số nhà xã hội học từ Facebook -- Facebook như các bạn cũng biết là kênh phát triển rộng rãi nhất. Và một người dùng trung bình, theo lời anh Cameron Marlow, có khoảng 120 bạn trên Facebook. Nhưng anh thực sự chỉ trò chuyện qua lại thường xuyên với từ 4 đến 6 người tùy vào giới tính của anh ấy. Các nghiên cứu chuyên sâu về tin nhắn nhanh (IM) cho thấy với danh sách bạn bè khoảng 100 người thì mọi người chỉ chat với từ 2 đến 4 người là cùng, luôn ít hơn 5. Nghiên cứu riêng của tôi về điện thoại di động và dịch vụ đàm thoại trực tuyến cho thấy 80% các cuộc gọi là tới 4 người nhất định. 80%. Và với Skype, nó giảm xuống còn 2 người. Nhiều nhà xã hội học thực sự thất vọng. Chính tôi đôi khi cũng thất vọng một chút khi thấy số liệu chỉ gồm 5 người này. Một số nhà xã hội học cảm thấy đó là sự khép kín như tằm đóng kén, khi chúng ta đang tách khỏi cộng đồng. Tôi muốn các bạn thấy rằng nếu chúng ta nhìn xem ai đang làm điều đó và vì đâu họ làm như thế, thì sẽ tạo ra một sự chuyển hóa xã hội không ngờ. Ba câu chuyện sau là ba ví dụ thú vị. Người đầu tiên là một thợ làm bánh. Hằng ngày ông bắt đầu làm việc từ 4 giờ sáng. Đến khoảng 8 giờ ông lén ra khỏi lò nướng rửa tay cho sạch bột và gọi bà vợ. Ông chỉ muốn chúc bà một ngày tốt lành vì khi đó mới là lúc bà đón bình minh. Và câu chuyện thứ hai sau đây tôi đã được nghe kể rất nhiều lần. Một công nhân nhà máy trẻ tuổi làm việc ca đêm, lẻn ra khỏi phân xưởng lúc 11 giờ đêm nơi có đặt camera và tìm được một góc an toàn để gọi cho bạn gái và chúc cô ấy ngủ ngon. Hay một bà mẹ, lúc 4 giờ tránh vào góc nhà vệ sinh gọi điện kiểm tra xem mấy đứa nhỏ có đang ở nhà an toàn không. Tiếp đến là cặp vợ chồng người Braxin. Họ đã sống ở Ý được vài năm. Hai vợ chồng liên lạc với gia đình và người thân vài lần mỗi tuần qua Skype. Nhưng đột nhiên, họ nghĩ ra cách đặt máy tính lên bàn ăn bật webcam lên và cùng ăn tối với gia đình ở Sao Paulo. Đúng là một sự kiện lớn. Và câu chuyện tiếp đây tôi được nghe kể lần đầu tiên cách đây vài năm từ một gia đình rất giản dị di cư từ Kosovo đến Thụy Sĩ. Họ đã cho lắp đặt một màn hình lớn trong phòng khách. Và mỗi sáng họ ăn sáng cùng bà nội. Nhưng Danny Miller, một nhà nhân chủng học xuất sắc đang nghiên cứu về những phụ nữ Philippine nhập cư để con cái lại ở quê nhà, anh nói với tôi về tình trạng bố mẹ dạy dỗ, trò chuyện với con cái qua Skype, và các bà mẹ liên hệ với con cái qua Skype. Và tiếp đến là cặp thứ 3, hai người bạn thân. Họ chat với nhau hàng ngày, mỗi ngày vài lần. Và cuối cùng họ cũng gửi được tin nhắn nhanh (IM) trên máy tính ở nơi làm việc. Và chắc chắn họ luôn để chế độ mở. Bất cứ khi nào có cơ hội, họ liền tận dụng ngay để chat với nhau. Đó chính xác là chuyện chúng ta đã thấy diễn ra giữa các học sinh lén lút nhắn tin cho bạn dưới gầm bàn. Thế nên, không một trường hợp nào là độc nhất cả. Ý tôi là tôi có thể kể cho các bạn hàng trăm câu chuyện như thế. Nhưng bối cảnh diễn ra thì khá ngoại lệ. Hãy nghĩ đến 3 bối cảnh tôi vừa kể đến: nhà máy, người nhập cư, công sở. Nó có thể là trường học, cơ quan hành chính, bệnh viện. Ba bối cảnh đó, nếu chúng ta quay lại 15 năm trước, nhớ lại 15 năm trước, khi bắt đầu đến văn phòng nhà máy để làm việc, thì trong toàn bộ thời gian làm việc, chúng ta không liên hệ với ai, không hề liên lạc với khu vực cá nhân của mình. Nếu may mắn thì bạn có thể dùng chiếc điện thoại công cộng đặt ở hành lang hay đâu đó. Nếu trong ban quản lý, ồ, đó lại rẽ sang một câu chuyện khác. Với vị trí đó, có thể bạn có một đường dây trực tiếp. Nếu không, bạn phải vượt qua nhà điều hành đã. Tóm lại, khi đã bước vào các tòa nhà đó, khu vực quan hệ cá nhân sẽ bị bỏ lại phía sau. Điều đó đã trở thành quy tắc cho cuộc sống chuyên nghiệp của chúng ta, thật là một quy tắc và yêu cầu cứng nhắc. Nó chẳng liên quan gì đến khả năng kỹ thuật cả. Điện thoại ở đó, có điều yêu cầu đặt ra là một khi đến sở làm bạn phải toàn tâm toàn ý cho công việc được giao với các đồng nghiệp xung quanh. Đó chính là điều cần tập trung vào. Nó đã trở thành một quy chuẩn văn hóa khi chúng ta dạy bọn trẻ có khả năng phân chia việc công tư rõ ràng này. Nếu bạn nghĩ nhà trẻ, trường mầm non và tiểu học là để tách lũ trẻ, để chúng làm quen với việc phải xa gia đình hàng giờ liền, thì quả thật trường học hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc, bắt chước hoàn toàn các nghi thức chúng ta bắt đầu trong công sở, nghi thức đến giờ làm và nghi thức hết giờ làm, lịch làm việc và đồng phục ở nước ta để phân biệt bạn, các hoạt động xây dựng nhóm cho phép bạn là một nhóm trẻ ngẫu nhiên, hoặc một nhóm người ngẫu nhiên bạn phải hợp tác cùng trong một thời gian. Và dĩ nhiên điều chủ chốt là: học cách tập trung, chú ý. Bắt đầu cách đây khoảng 150 năm với sự ra đời của hệ thống hành chính hiện đại và cuộc cách mạng công nghiệp. Thời mà con người bắt đầu có một nơi làm việc để đến và tiến hành công việc. Và khi hệ thống hành chính hiện đại ra đời kéo theo một phương pháp hợp lý trong đó giữa khu vực đối tượng cá nhân và công cộng có sự phân biệt rất rõ ràng. Khi đó, mọi người sống hết mình vì công việc, lao động miệt mài trên thửa ruộng, trong các phân xưởng. Tinh thần đó đã thấm vào toàn bộ nền văn hóa kể cả các đô thị, thành phố. Nếu nghĩ đến các thành phố trung cổ, thì mỗi thành phố, đường phố đều đặt theo tên của các phường hội, nghiệp thương sống ở đó. Giờ chúng ta có các vùng dân cư ngoại ô đang phát triển rất khác biệt với vùng sản xuất và vùng thương mại. Hơn 150 năm qua, hệ thống giai cấp rõ ràng đã ra đời. Vị trí công việc và xã hội càng thấp, thì người đó càng bị cách ly khỏi khu vực quan hệ cá nhân. Mọi người đã tận dụng các cơ hội giữ liên lạc với người thân suốt cả ngày trong mọi hoàn cảnh. Mọi người đang rất tích cực hoạt động. Viên Pew thường xuyên thống kê các dữ liệu ví dụ như về các bang, và theo tôi số lượng này khá dè dặt -- 50% nhân viên truy cập được vào tài khoản email ở nơi làm viêc nhận và soạn email cá nhân trong công sở. Tôi thấy số liệu đó vẫn còn dè dặt. Theo nghiên cứu tôi đã tiến hành, giờ cao điểm của email cá nhân là 11 giờ sáng, ở nước nào cũng thế. 75% người thú nhận nói chuyện riêng trên điện thoại di động ở nơi làm việc. 100% sử dụng tin nhắn. Cái chính là việc tái phù hợp khu vực quan hệ cá nhân không thành công lắm trong các hoàn cảnh khác nhau. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy các nhà xã hội học trong quân đội Mỹ thảo luận về ảnh hưởng của việc các binh sĩ ở Iraq liên lạc hàng ngày với gia đình. Nhưng trong nhiều hoàn cảnh, việc tiếp cận các kênh bị chặn lại. Và hằng ngày, tôi đọc được các tin tức mà thấy sợ quá, như phạt 15$ cho mỗi học sinh ở Texas, vì mỗi lần bị phát hiện mang điện thoại tới trường. Sa thải ngay lập tức lái xe bus ở New York nếu bị phát hiện cầm điện thoại trong tay. Các công ty chặn truy cập Instant Message hoặc Facebook. Đằng sau các vấn đề về an toàn an ninh, vốn là lời biện luận cho công tác kiểm soát xã hội, là việc các cơ quan, tổ chức này đang cố áp đặt ai có quyền tự quyết định sự tập trung chú ý của nhân viên và liệu các nhân viên có hay không nên bị cô lập khỏi liên hệ cá nhân. Và họ đang cố ngăn chặn xu hướng phát triển liên hệ cá nhân này. Cách đây 1 vài năm, tôi chợt nhận ra mặt tối của ngành xây dựng. Năm 2006, các sinh viên trẻ tuổi của Qatari đã đưa tôi đi xem các trại của công nhân nhập cư. Và kể từ đó tôi đã theo các vấn đề quyền công nhân còn chưa khép lại. Trong 6 tháng qua, hơn 300 tòa nhà chọc trời ở UAE đã bị treo hoặc hủy bỏ. Phía sau các tiêu đề tin tức về các tòa nhà này là số phận của người công nhân xây dựng đi xuất khẩu lao động. 1.1 triệu công nhân như thế. Chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, và Nepal, những người lao động này mạo hiểm mọi thứ để kiếm tiền nuôi gia đình ở quê nhà. Họ trả hàng nghìn đô cho người môi giới để sang nước ngoài. Và khi đến nơi, họ phải ở trong các trại người lao động, không nước, không điều hòa và hộ chiếu đã bị tịch thu. Trong khi thật dễ khi buộc quan chức địa phương và chính quyền cấp cao hơn chịu trách nhiệm nhưng 99% nhân công đó đều do tư nhân thuê. Và do vậy chúng ta đều chịu trách nhiệm như nhau. Các nhóm như An Toàn Xây Dựng UAE bắt đầu họat động. Nhưng số lượng người quá cao. Vào tháng 8 năm 2008, các cán bộ cộng đồng của UAE đã ghi nhận 40% của 1,098 trại lao động ở nước này đã vi phạm các quy định tối thiểu về an toàn sức khỏe và PCCH. Mùa hè năm ngoái, hơn 10,000 công nhân đã phản đối việc cắt lương, vì chất lượng thực phẩm kém và nhà ở tồi tàn. Và tiếp đó xảy ra sư sụp đổ của nền tài chính . Các nhà thầu vỡ nợ, vì họ [người công nhân] đều chịu ảnh hưởng quá sức như những người khác, sự khác biệt là mọi thứ đều bị mất, giấy tờ, hộ chiếu và vé khứ hồi cho các công nhân đó. Hiện nay, hàng ngàn công nhân bị bỏ rơi. Không thể về nhà. Không có cách gì làm bằng chứng việc nhập cảnh của họ. Họ là những kẻ tị nạn bùng nổ và tan vỡ [boom-and-burst]. Câu hỏi đặt ra, là 1 chuyên gia xây dựng 1 kiến trúc sư, 1 kỹ sư, 1 nhà phát triển nếu bạn biết vấn nạn này đang hoành hành nếu chúng ta thấy cảnh này hàng tuần, thì các bạn có hài lòng hoặc đồng lõa với sự vi phạm quyền con người đó không? Chúng ta hãy quên dấu chân môi trường đi ( mức đáp ứng của môi trường với nhu cầu con người). Mà hãy nghĩ đến dấu chân đạo đức. Điều gì là tốt khi xây dựng các công trình phức tạp không thải khí carbon, khai thác hiệu quả năng lượng khi người lao động sản xuất viên ngọc kiến trúc này là thiếu đạo đức? Gần đây có người đã nói tôi chỉ đang làm theo lương tâm mình. Nhưng thật sự là, về vấn nạn này thì không có con đường nào khác. Chúng ta đừng quên ai thực sư đang phải trả giá cho cuộc sụp đổ tài chính này. Và khi chúng ta lo lắng về công việc tiếp theo trong văn phòng, về thiết kế tiếp theo chúng ta có thể giành được, để cứu các công nhân của chúng ta. Xin đừng quên những con người này, họ đang khát khao có việc. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn cho các bạn biết về sự to lớn của những nỗ lực khoa học đã góp phần làm nên các dòng tít bạn thường thấy trên báo. Có những dòng trông như thế này khi bàn về biến đổi khí hậu, và như thế này khi nói về chất lượng không khí hay khói bụi. Cả hai đều là một nhánh của cùng một lĩnh vực trong ngành khoa học khí quyển. Các tiêu đề gần đây trông như thế này khi Ban Điều hành Biến đổi khí hậu Liên chính phủ, gọi tắt là IPCC đưa ra bài nghiên cứu của họ về hệ thống khí quyển. Nghiên cứu được viết bởi 620 nhà khoa học từ 40 quốc gia khác nhau. Họ viết gần 1000 trang về chủ đề này. Và tất cả các trang đều được xem xét bởi 400 khoa học gia và nhà phê bình khác từ 113 quốc gia. Đó là cả một cộng đồng lớn, lớn đến nỗi trên thực tế cuộc tụ hội hằng năm của chúng tôi là hội nghị khoa học [tự nhiên] lớn nhất thế giới. Mỗi năm, hơn 15,000 nhà khoa học đến San Francisco để tham dự hội nghị này. Mỗi một khoa học gia đều thuộc một nhóm nghiên cứu, và mỗi nhóm đều nghiên cứu rất nhiều đề tài đa dạng. Với chúng tôi, tại Cambridge, các đề tài thay đổi từ sự dao động của El Niño, vốn có tác động đến thời tiết và khí hậu, sự đồng hoá thông tin từ vệ tinh, khí thải từ những cánh đồng nhiên liệu sinh học, tình cờ lại là đề tài tôi nghiên cứu. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại chia ra những lĩnh vực nhỏ hơn, và những nghiên cứu sinh có bằng tiến sĩ, như tôi, phải nghiên cứu những đề tài vô cùng cụ thể, cụ thể như chỉ vài quy trình hay vài phân tử. Một trong số những phân tử tôi nghiên cứu tên là isoprene. Đây. Nó là một phân tử hữu cơ nhỏ. Có thể các bạn cũng chưa từng nghe tên. Trọng lượng của một chiếc kẹp giấy vào khoảng 900 zeta-illion -- 10 mũ 21 -- phân tử isoprene. Dù trọng lượng phân tử rất nhỏ, thế nhưng lượng isoprene được thải vào khí quyển hàng năm ngang ngửa với tổng trọng lượng của dân số toàn cầu. Đó là một lượng khí thải khổng lồ, bằng tổng trọng lượng của mêtan. Chính vì lượng khí thải rất lớn, nó có ý nghĩa quan trọng với hệ thống khí quyển. Chính vì nó có ý nghĩa quan trọng với hệ thống khí quyển, giá nào chúng tôi cũng theo đuổi nghiên cứu này đến cùng. Chúng tôi cho nó nổ và xem xét từng mảnh nhỏ. Đây là Phòng nghiên cứu khói bụi EUPHORE ở Tây Ban Nha. Nổ trong không khí hay cháy hoàn toàn diễn ra chậm hơn 15,000 lần so với những phản ứng trong động cơ xe. Dù vậy, chúng tôi vẫn xem xét từng mảnh nhỏ. Chúng tôi chạy những mô hình khổng lồ trên siêu máy tính; đây là công việc của tôi. Mô hình của chúng tôi gồm hàng trăm ngàn thùng xếp chồng tính toán với hàng trăm biến số trong thời gian cực ngắn. Mà vẫn cần hàng tuần mới thực hiện xong các phép tích phân. Chúng tôi cần làm hàng tá phép tính như thế để hiểu được những gì đang xảy ra. Chúng tôi còn bay khắp thế giới để tìm phân tử này. Gần đây tôi tham gia một cuộc khảo sát thực địa ở Malaysia. Còn nhiều chuyến khác nữa. Chúng tôi tìm thấy một tháp canh khí hậu toàn cầu ở đó, ngay giữa rừng sâu, và chúng tôi treo các thiết bị nghiên cứu trị giá hàng trăm ngàn đô la xa khỏi cái tháp để tìm isoprene, và tất nhiên là những thứ khác nữa trong suốt thời gian ở đó. Đây chính là cái tháp giữa rừng sâu, nhìn từ trên cao. Và từ dưới đất. Có giai đoạn chúng tôi còn mang cả máy bay theo. Chiếc phi cơ này, mẫu BA146 do FAAM sở hữu thông thường có thể chở từ 120-130 người. Rất có thể bạn đã ở trên một chiếc tương tự khi đến đây hôm nay. Chúng tôi không chỉ bay. Chúng tôi bay cách tầng vòm của rừng 100 mét để đo đạc phân tử này -- chuyện vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi phải bay với độ nghiêng đặc biệt để thực hiện các phép đo. Phải thuê quân đội và sát hạch phi cơ để điều khiển máy bay. Phải xin lệnh đặc biệt cho phép bay. Khi bay quanh những bờ sông ở thung lũng, các lực tác động có thể lên tới 2G. Các nhà khoa học phải được thắt chặt hoàn toàn vào ghế để có thể thực hiện đo đạc trên máy bay. Vì vậy, bạn có thể hình dung, bên trong đó hoàn toàn không giống với bất kỳ chiếc máy bay du lịch nào khác. Đó là cả một phòng thí nghiệm di động để giúp chúng tôi thực hiện các phép đo. Chúng tôi làm tất cả chỉ để tìm hiểu tính chất hoá học của một phân tử. Khi nghiên cứu sinh như tôi có sở thích hay hiểu biết về phân tử đó, đại loại như thế, họ sẽ viết cả một bài nghiên cứu khoa học về đề tài đó. Và ngoài cuộc khảo sát đó chúng tôi sẽ còn hàng tá bài nghiên cứu về hàng tá các quy trình hay phân tử. Khi một phần kiến thức dần định hình, nó sẽ tạo thành một tiểu mục, hay một tiểu-tiểu mục trong một bản kiểm định như ở IPCC, mặc dù còn có nhiều bài khác. Mỗi một chương trong 11 chương của IPCC có từ 6 đến 10 tiểu mục như thế. Nói như thế để bạn hình dung được quy mô của những nỗ lực này. Trong mỗi bản đánh giá chúng tôi viết, chúng tôi luôn đính kèm một bản tóm lược, được viết cho những độc giả không chuyên về khoa học. Chúng tôi đưa bản tóm lược cho các nhà báo và nhà chính sách để có được những dòng tít như thế này. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ba mươi năm trước tôi bắt đầu cuộc hành trình của mình. Tôi làm việc trong các hầm mỏ. Và nhận ra rằng đó là một thế giới chưa được soi thấu. Và tôi muốn, qua màu sắc, camera cực đại những bản in khổ rộng, thực hiện một tác phẩm biểu tượng cho cách chúng ta đang sử dụng đất đai. Đối với tôi, đây là một nhân tố tối quan trọng, cho phép chúng ta suy ngẫm về phong cảnh, và tôi cho rằng nhiếp ảnh rất phù hợp với mục đích đó. Sau 17 năm chụp ảnh các cảnh quan công nghiệp, tôi chợt nhận ra rằng quy mô và tốc độ khai thác dầu khí đang thay đổi, vì tốc độ khai thác tài nguyên đang thay đổi. Từ đó tôi bắt đầu phát triển một loạt ảnh mới về các bãi khai thác dầu. Tôi muốn đánh dấu những vòng cung khai thác dầu, nơi mà người ta lấy lên từ lòng đất. tinh luyện. Đó là một phần. Phần tiếp theo tôi muốn chỉ ra cách chúng ta đang sử dụng nó, các thành phố, ô tô, văn hóa xe gắn máy, nơi mà mọi người xúm quanh chiếc xe tán tụng. Phần thứ ba là ý tưởng về sự biến mất của dầu, sự kết thúc khó tránh khỏi, tất cả các bộ phận của ô tô, lốp xe, bộ lọc dầu, trực thăng, máy bay -- tất cả những bãi phế thải này sẽ đi về đâu? Một lần nữa, với tôi, nhiếp ảnh lại là cách tôi khám phá thế giới, và tìm đến những nơi này. Một ý tưởng khác, đến với tôi từ một nhà sinh thái học -- Anh ấy làm một tính toán lấy một lít khí ga, câu hỏi là bao nhiêu carbon cần có để tạo ra nó, và bao nhiêu chất hữu cơ? Câu trả lời là 23 tấn một lít. Vậy nên mỗi khi tôi đổ xăng, tôi nhớ đến bao nhiêu carbon có trong một lít đó. Và tôi biết rằng dầu được lấy từ đại dương và các thực vật phù du. Song tính toán trên là cho trái đất của chúng ta, và những gì cần thiết để sản xuất ra ngần ấy năng lượng. Với quá trình quang học, cần 500 năm để sản xuất ra 30 tỉ thùng dầu chúng ta sử dụng mỗi năm. Điều này khiến tôi nhận ra thực tế rằng đó chính là mối hiểm họa của xã hội. 30 tỉ thùng mỗi năm, hai nước cung cấp dầu lớn nhất của chúng ta là Ả Rập và Canada, với trữ lượng dầu thô của họ, tổng cộng có thể cung cấp trong 15 năm. Toàn thế giới với trữ lượng ước tính 1,2 nghìn tỉ, chỉ cung cấp được trong 45 năm. Vì vậy, đây không phải là câu hỏi 'nếu', mà là 'khi nào' dầu mỏ sẽ cạn kiệt. Với nhiếp ảnh -- tôi cho rằng chúng ta cần bắt đầu nhiệm vụ sử dụng khả năng, và cách nghĩ, để giải quyết một trong những vấn đề hóc búa nhất của thời đại, làm thế nào để đối phó với khủng hoảng năng lượng. Mặt khác, 30, 40 năm nữa, tôi có thể nói với các con tôi rằng "Chúng ta đã làm mọi thứ có thể, để khắc phục điều này, một trong những giai đoạn quan trọng nhất của thế hệ chúng ta." Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn hỏi bạn rằng ba người ở đây có điểm gì tương đồng? Bạn có lẽ đã nhận ra người đầu tiên. Tôi chắc rằng tất cả các bạn ở đây đều theo dõi "American Idol". Nhưng có lẽ bạn không nhận ra Aydah Al Jahani, là một thí sinh, chính xác là cô đã lọt vào vòng chung kết trong cuộc thi Nhà Thơ của muôn người, được phát sóng ở Abu Dahbi, và được theo dõi trên khắp thế giới Ả Rập Trong cuộc thi này các thí sinh phải viết và đọc thuộc lòng bài thơ gốc, dưới hình thức thơ ca Nabati, đó là hình thức truyền thống của Bedouin. Và Lima Sahar cũng là thí sinh lọt vào vòng chung kết trong cuộc thi hát Ngôi Sao Afghan. Bây giờ, trước khi tôi đi sâu hơn, Vâng, tôi biết là mọi thứ đều bắt đầu từ "Britain's Got Talent." Nhưng mục đích của tôi khi thảo luận vấn đề này là để cho bạn thấy -- Tôi hy vọng là tôi có thể cho bạn thấy rằng làm thế nào mà những cuộc thi năng khiếu này với quyền tham gia dành cho mọi người, và người thắng cuộc được chọn bằng tin nhắn bỏ phiếu, đang dần thay đổi cộng đồng các bộ tộc. Bây giờ thì tôi sẽ tập trung vào Afghanistan và thế giới Ả Rập cùng Các Tiếu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, làm thế nào mà họ đang dần thay đổi cộng đồng các bộ tộc không phải bằng việc giới thiệu các tư tưởng phương Tây nhưng bằng cách hòa hợp chúng vào ngôn ngữ tại những nơi này. Tất cả đều bắt đầu bằng niềm vui thích. Chúng ta sắp trễ giờ coi Ngôi Sao Afghan rồi. Chúng ta phải coi Ngôi Sao Afghan. Chúng ta trễ rồi. Chúng ta trễ rồi. Chúng ta phải coi cuộc thi Ngôi Sao Afghan. CS: Những chương trình như thế này đang nhanh chóng lan rộng ra toàn xã hội. Ở Afghanistan, con người có thể đi cả một quãng đường dài để có thể coi chương trình này. Và bạn cũng không cần thiết phải có một TV riêng. Mọi người theo dõi nó trên toàn đất nước và cả ở những nơi công cộng. Nhưng chương trình này không chỉ để theo dõi, bởi vì, một phần của nó là vận động mọi người tham gia. Mọi người ai cũng thích thú rằng họ có những người tình nguyện, giống những tình nguyện viên chính trị, những người đi khắp đất nước, vận động bầu chọn ủng hộ họ. Những người thi cũng cố gắng hết sức. Tất nhiên, có một mức độ nhất định của lòng trung thành dân tộc, nhưng không hoàn toàn. Bởi vì mỗi năm người thắng cuộc lại đến từ một nhóm bộ tộc khác. Điều này đã mở ra cánh cửa mới, đặc biệt là cho phụ nữ. Và vào mùa giải trước thì có hai phụ nữ lọt vào chung kết. Một trong số họ, Lima Sahar, là người Pashtun đến từ Kandahar, một trong những địa phận bảo thủ của đất nước. Và cô đã kể , trong một phim tư liệu về cuộc thi Ngôi Sao Afghan, rằng bạn bè cô đã thôi thúc cô nên không làm điều này và nói rằng cô đang rời bỏ họ vì sự dân chủ. Nhưng cô cũng tâm sự rằng cô biết những thành viên Taliban thực sự đã gửi tin nhắn bỏ phiếu cho cô Aydah Al Jahnani cũng đã từng chấp nhận rủi ro. để dũng cảm tham gia và thi đấu trong cuộc thi Nhà Thơ của mọi người. Tôi phải nói rằng, chồng của cô ấy đã ủng hộ cô ấy từ lúc bắt đầu. Nhưng bộ tộc và gia đình cô ấy lại muốn cô ấy không tham gia và chống lại nó một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngay khi cô bắt đầu chiến thắng, thì họ đã bắt đầu ủng hộ cô. Điều này cho thấy rằng sự cạnh tranh và chiến thắng là một vấn đề nhân văn chung. Và cô ấy đã thi đấu . Bài thơ của cô là về phụ nữ, và về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội. Vì vậy chỉ bằng cách giới thiệu bản thân, và thi đấu với những người đàn ông -- điều này cho thấy cách thức bỏ phiếu của chương trình-- đã tạo ra một ví dụ quan trọng đối với những phụ nữ trẻ Đây là những phụ nữ trẻ là khán giả của chương trình -- ở Abu Dahbi, và cả những người xem truyền hình. Bây giờ bạn nghĩ rằng cuộc thi "American Idol" sẽ đưa ra một hình thức Mỹ hóa. Nhưng thực sự, điều trái ngược đang xảy ra. Bằng cách sử dụng hình thức phổ biến độc đáo này cho nền văn hóa bản địa truyền thống, nó thực sự, đã tạo nên một sự hồi sinh của niềm ham thích thơ ca Nabati tại vùng Vịnh, kể cả những bộ lễ phục truyền thống và ca múa nhạc. Và ở Afghanistan nơi mà người Taliban cấm âm nhạc đã nhiều năm nay, đang giới thiệu lại âm truyền thống của họ. Họ không hát những ca khúc pop họ hát nhạc Afghan. Và họ còn học được cách thua cuộc một cách lịch sự, mà không trả thù người thắng cuộc. (Cười) Điều đó không phải là dễ dàng. Và cuối cùng, một dạng truyền hình tương tự như "American Idol" vừa mới được phát sóng ở Afghanistan, là một chương trình mới tên "The Candidate" Và trong chương trình này thí sinh phải trình bày những nền tảng chính sách và sau đó được biểu quyết. Nhiều người trong số họ còn quá trẻ để tranh cử. Nhưng bằng cách đặt ra những vấn đề, họ đã gây ra ảnh hưởng đến cuộc tranh đua tổng thống Vì vậy đối với tôi, bản chất của những sự vật vô hình, là làm thế nào mà truyền hình thực tế đang thay đổi thực tế. Xin cám ơn (Vỗ tay) Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta tương tác với các vật thể quanh ta. Hằng ngày chúng ta sử dụng một lượng khổng lồ các đồ vật. Khác với các thiết bị điện toán, chúng ta sử dụng các vật thể đó một cách hứng thú hơn. Khi nói về vật thể, thì một thứ khác tự động gắn liền với vật thể đó, đó chính là các động tác: cách chúng ta thao tác với các đồ vật, cách sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta sử dụng các động tác không chỉ để tương tác với đồ vật mà còn dùng cử chỉ để giao tiếp với nhau. Một điệu bộ kèm theo của lời chào "Namaste! ", để biểu thị sự tôn trọng người khác hoặc có lẽ -- ở Ấn Độ tôi không cần dạy một đứa trẻ động tác này có nghĩa "4 lần chạy" trong trò cricket. Nó trở thành một phần trong quá trình học hỏi hàng ngày của chúng ta. Thế nên ngay từ đầu tôi đã rất quan tâm đến cách thức -- Kiến thức của chúng ta về các đồ vật và cử chỉ hàng ngày ra sao, và cách chúng ta dùng các đồ vật, có thể đẩy tới các tương tác giữa con người với thế giới số. Chứ không chỉ là sử dụng một bàn phím và chuột, tại sao tôi không thể dùng máy tính như cách tôi tương tác trong thế giới thực? Trong 8 năm qua, tôi đã bắt tay vào hành trình khám phá này, với một con chuột trên bàn. Không dùng nó để thao tác trên máy tính, mà tôi đã tháo tung nó ra. Hầu hết mọi người đều biết chuột trước đây gồm một viên bi bên trong và 2 con lăn điều khiển máy tính khi viên bi di chuyển, theo đó, chuột cũng di chuyển theo. Thế là tôi thấy rất thích thú với hai con lăn đó, và muốn có thêm nên đã mượn bạn tôi một con chuôt khác -- tội nghiệp vì tôi không bao giờ trả lại cậu ấy nữa. Và giờ tôi có 4 con lăn. Điều thú vị là, tôi đã tháo các con lăn này khỏi chuột rồi xâu thành chuỗi. Nó gồm dây, ròng rọc và lò xo. Tôi đã có một thiết bị giao diện cử chỉ hoạt động như một thiết bị cảm ứng chuyển động với chi phí 2$. Đây, mọi cử động tôi thực hiện trong thế giới thực được lặp lại y hệt bên trong thế giới số chỉ bằng thiết bị nhỏ bé tôi đã chế tạo cách đây 8 năm, năm 2000. Vì tôi muốn hòa nhập hai thế giới đó, và nghĩ đến các mẩu giấy ghi nhớ. Và nghĩ rằng, "Tại sao mình không thể kết nối giao diện bình thường của một tờ giấy nhắc việc thật với thế giới số?" Một tin nhắn cho mẹ tôi viết trên giấy nhắc việc có thể đến một dịch vụ tin nhắn ngắn SMS hoặc một dịch vụ nhắc cuộc họp tự động đồng bộ hóa với lịch điện tử của tôi -- một danh sách các việc phải làm tự động đồng bộ hóa với bạn. Nhưng các bạn cũng có thể tìm kiếm trong thế giới số hoặc viết một truy xuất như " Địa chỉ của tiến sĩ Smith là gì?" và hệ thống nhỏ này sẽ in nó ra -- thế là, nó thực sự hoạt động như một hệ thống đầu vào - đầu ra của giấy, chỉ sử dụng giấy. Trong một cuộc khám phá khác, tôi nghĩ đến việc chế tạo một cái bút có thể vẽ 3 chiều. Tôi đã thiết kế chiếc bút này để giúp các nhà thiết kế và kiến trúc sư không chỉ tư duy hình ảnh 3 chiều mà họ còn có thể vẽ ra được cách sử dụng đó sẽ trực quan hơn nhiều. Sau đó tôi nghĩ, "Tại sao mình không làm một Google Map trong thế giới thực nhỉ? Không phải gõ từ khóa ra để tìm một địa điểm nào đó, mà tôi đặt các đồ vật lên đỉnh của nó. Nếu tôi đặt giấy phép lên máy bay nó sẽ cho tôi biết cổng máy bay ở đâu. Một cốc cà phê sẽ cho bạn biết có thể tìm thấy thêm cà phê ở đâu hoặc nên vứt cái cốc vào đâu. Đó là một số khám phá đầu tiên của tôi mục tiêu là kết nối 2 thế giới thực và số với nhau một cách trơn tru. Trong các thí nghiệm đó đều có một điểm chung: Tôi cố gắng đem một phần của thế giới thực vào thế giới số. Tôi lấy một phần nào đó của đồ vật hoặc bất kỳ hình ảnh trực quan nào trong cuộc sống thực rồi mang chúng đến thế giới số, vì mục tiêu của tôi là trực quan hóa các giao diện máy tính. Nhưng rồi tôi nhận ra con người chúng ta không thực sự hứng thú với điện toán, mà quan tâm đến thông tin nhiều hơn. Chúng ta muốn biết mọi thứ. Về những thứ động đang diễn ra xung quanh. Nên tôi nghĩ -- vào đầu năm ngoái -- tôi bắt đầu nghĩ, "Sao mình không làm theo cách ngược lại nhỉ?" "Thế còn vẽ thế giới thực bằng các thông tin số thì sao nhỉ?" Vì các điểm ảnh (pixel) bị giới hạn trong các thiết bị hình chữ nhật này để vừa với túi quần chúng ta. Tại sao tôi không mang giới hạn đó vào các đồ vật hàng ngày để khỏi cần học ngoại ngữ mới để tương tác với các điểm ảnh đó? Để nhận ra giấc mơ này, tôi nghĩ đến việc đặt một máy chiếu cỡ lớn trên đầu mình. Tôi nghĩ đó là lý do tôi đặt tên thiết bị này là máy chiếu gắn liền đầu. Tôi xử lý ý tưởng hoàn toàn theo nghĩa đen thôi, tôi lấy cái mũ bão hiểm đi xe đạp cắt bớt đi một chút để cái máy chiếu vừa khít vào đó. Giờ, tôi có thể gia tăng thế giới xung quanh bằng thông tin số này. Nhưng sau đó, tôi nhận ra mình cũng muốn tương tác với các điểm ảnh kỹ thuật số. Nên tôi đã đặt một camera nhỏ ở đó, hoạt động như một con mắt số. Sau đây, chúng tôi đến với một thiết bị tốt hơn nhiều, một phiên bản treo do người dùng tùy chỉnh, mà nhiều bạn biết đến với cái tên thiết bị Giác Quan Thứ Sáu. Nhưng điều thú vị nhất trong công nghệ này là bạn có thể mang thế giới số bên mình dù bạn đang ở bất cứ đâu. Các bạn có thể sử dụng bất kỳ giao diện nào, mọi bức tường xung quanh làm giao diện. Camera bám sát mọi cử chỉ của bạn. Nó hiểu được mọi cử động của tay. Và các bạn có thấy một số đánh dấu màu ở phiên bản đầu chúng tôi đang sử dụng. Các bạn có thể vẽ trên bất kỳ bức tường nào. Bạn dừng lại trước một bức tường, và vẽ lên đó. Nhưng chúng tôi không chỉ bám sát cử động một ngón tay. Chúng tôi để bạn tự do dùng cả hai tay, để phóng to thu nhỏ bản đồ chỉ bằng cách kéo những gì được thể hiện. Camera đang thu mọi hình ảnh -- nhận biết màu sắc và đường viền và nhiều thuật toán nhỏ khác sẽ diễn ra ở bên trong. Nó hơi phức tạp một chút về mặt kỹ thuật nhưng nó cho bạn một đầu ra sinh động, trực quan và dễ sử dụng hơn. Nhưng hay nhất là các bạn có thể mang nó ra ngoài. Không phải là lấy camera ra khỏi túi, các bạn có thể thực hiện điệu bộ chụp ảnh và nó sẽ chụp ảnh cho bạn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Và sau đó tôi tìm một bức tường, ở đâu cũng được và bắt đầu tìm kiếm các bức ảnh đó hoặc, "Được rồi, mình muốn thay đổi bức ảnh này một chút và gửi cho cậu bạn qua email." Chúng ta đang tìm kiếm một kỷ nguyên nơi mà điện toán sẽ hòa làm một với thế giới thực. Và nếu không có bề mặt nào, các bạn có thể dùng bàn tay mình cũng được. Tôi đang quay số điện thoại bằng chính tay của mình. Camera không chỉ hiểu các cử động tay của bạn mà thú vị hơn, còn có thể hiểu bạn đang cầm đồ vật gì trong tay. Chúng ta đang -- ví dụ trong trường hợp này, bìa sách trùng khớp với hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cuốn sách online, và chúng ta đang kiểm tra xem nó là cuốn sách nào. Một khi nó có thông tin đó, nó sẽ tìm thấy các ý kiến phê bình cuốn sách, hoặc có thể tờ thời báo New York đã có một bài nói tóm tắt cuốn sách, bạn có thể nghe, trên một cuốn sách thực, một bài phê bình hay. ("bài diễn thuyết nổi tiếng tại trường Đại học Havard...") Đây là chuyến thăm vào tuần trước của tổng thống Obama tại MIT. ("...và đặc biệt tôi muốn cảm ơn hai nhà nghiên cứu xuất sắc của MIT...") Tôi đang xem trực tiếp [video] bài diễn thuyết của ông ấy, trên một tờ báo. Tờ báo của bạn sẽ cho bạn biết thông tin thời tiết trực tiếp chứ không phải được cập nhập -- giống việc bạn phải kiểm tra máy tính để biết thông tin, đúng không? (Vỗ tay) Khi quay lại, tôi có thể dùng giấy phép lên máy bay để kiểm tra chuyến bay của mình bị trì hoãn bao lâu, vì vào lúc đó, tôi không muốn mở iPhone ra để lại phải kích vào một biểu tượng nào đó. Và tôi nghĩ công nghệ này sẽ không chỉ thay đổi cái cách -- Vâng. (Tiếng cười) Nó sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau, không chỉ trong thế giới thực. Vui ở chỗ, tôi sẽ đến nhà ga Boston và chơi trò PONG trên mặt sàn của con tàu, được không? (Tiếng cười) Và tôi thấy trí tưởng tượng là giới hạn duy nhất những gì bạn có thể nghĩ ra khi công nghệ này hòa nhập với cuộc sống thực. Nhưng nhiều người tranh luận rằng công việc của con người không chỉ liên quan đến các đồ vật thật. Chúng ta tính toán , biên tập báo nhiều việc khác nữa, vậy thì sao? Và nhiều người đang rất háo hức đón chờ máy tính bảng thế hệ tiếp theo được tung ra thị trường. Còn tôi, thay vì đợi chờ tôi đã tự làm một cái cho mình, bằng cách dùng một tờ giấy. Tôi đã tháo camera ra -- Mọi webcam camera đều có một microphone bên trong camera. Tôi đã tháo microphone ra. rồi kéo cái đó -- tôi đã làm một ghim từ cái microphone và ghim nó vào một tờ giấy nào cũng được. Giờ, âm thanh cảm ứng nhận biết chính xác khi tôi chạm vào tờ giấy. Nhưng camera đang bám sát cử động của ngón tay tôi. Các bạn có thể xem phim nữa. ("Chào buổi chiều. Tên tôi là Russell...") ("...và tôi là một nhà khám phá thế giới hoang dã ở bộ lạc 54.") Các bạn có thể chơi game. (Tiếng động cơ ôtô) Đây này, chiếc camera hiểu cách bạn nắm tờ giấy và chơi trò đua xe. (Vỗ tay) Nhiều bạn chắc hẳn đã nghĩ rằng , được rồi, mình có thể truy cập. Vâng, tất nhiên rồi, các bạn có thể truy cập mọi trang web hay thao tác các chương trình máy tính trên một tờ giấy bất kỳ khi nào bạn cần. Thú vị hơn, tôi lưu ý đến cách làm sao để thao tác linh động hơn: Khi quay lại cái bàn, tôi có thể cầm thông tin đó mang nó quay lại desktop thế là tôi có thể dùng chiếc máy tính để bàn rồi. (Vỗ tay) Tại sao chỉ có máy tính? Chúng ta có thể chơi với các tờ giấy. Thế giới bằng giấy rất thú vị khi chơi với nó. Tôi đang lấy một phần của một tài liệu và đặt phần thứ 2 vào đây --- tôi đang thay đổi thông tin ở đằng kia. Vâng. Tôi muốn nói, "Ok, trông đẹp đấy, mình phải in ra mới được." Và giờ tôi đã có bản in của nó. Lưu lượng công việc trở nên sinh động hơn so với cách đây 20 năm, và so với hiện nay khi cứ phải chuyển qua lại giữa 2 thế giới. Cuối cùng, tôi nghĩ rằng thông tin tích hợp với các đồ vật hàng ngày sẽ không chỉ giúp chúng ta từ bỏ ranh giới kỹ thuật số, khoảng cách giữa 2 thế giới số và thực mà còn giúp chúng ta vẫn là con người, kết nối với thế giới thực hơn nữa. Và nó sẽ giúp con người không biến thành cỗ máy ngồi lỳ trước các cỗ máy khác. Xin hết. Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Pranav, trước hết, cậu đúng là thiên tài. Thật đáng kinh ngạc. Cậu định sẽ làm gì với công nghệ này? Đã có kế hoạch thành lập công ty chưa? Hay nghiên cứu này chỉ để vui thôi? Pranav Mistry: Có nhiều công ty -- nhiều công ty tài trợ cho Media Lab -- quan tâm tới công nghệ này. Các công ty như các hãng điện thoại di động muốn phát triển nó theo một cách khác với các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ, họ nghĩ, "Tại sao chỉ có công nghệ "Giác Quan Thứ Sáu" thôi? Chúng ta nên có một công nghệ "Giác Quan Thứ Năm" cho những người bị câm. Công nghệ này có thể giúp họ nói được, có thể bằng một hệ thống loa." CA: Vậy kế hoạch của riêng cậu thì sao? Cậu sẽ vẫn ở lại MIT hay định làm gì khác? PM: Tôi sẽ cố gắng mang công nghệ này tiếp cận với mọi người để ai cũng có thể phát triển thiết bị Giác Quan Thứ Sáu cho riêng mình vì phần cứng rất dễ sản xuất và không khó để làm một cái cho riêng mình. Chúng tôi sẽ cung cấp phần mềm mã nguồn mở cho mọi người, có thể sẽ bắt đầu vào tháng tới. CA: Mã nguồn mở ư? Wow. (Vỗ tay) CA: Cậu có dự định quay lại Ấn Độ cùng công nghệ này? PM: Vâng, chắc chắn rồi. CA: Cậu có kế hoạch gì không? MIT thì sao? Hay Ấn Độ? Cậu dự định chia sẻ thời gian như thế nào? PM:Ở đây có nhiều năng lượng, rất nhiều thứ để học hỏi. Tất cả công trình các bạn vừa thấy đều là kiến thức tôi học được ở Ấn Độ. Và giờ, các bạn sẽ hiểu thêm về tính hiệu quả chi phí: hệ thống này có giá 300$ so với 20,000$ cho bảng bề mặt hoặc một thứ tương tự. Hay chẳng lẽ hệ thống cử chỉ chuột giá 2$ vào lúc đó tốn khoảng 5,000$? Tôi đã trình diễn công nghệ đó trong một cuộc hội thảo với tổng thống Abdul Kalam ông ấy nói, "Chúng ta nên dùng nó trong Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Bhabha." Nên tôi rất háo hức làm cách nào để đem công nghệ này tới đông đảo quần chúng chứ không phải để phủ bụi trong phòng thí nghiệm. (Vỗ tay) CA: Dựa trên các diễn giả tại TED từ trước tới nay, tôi có thể nói cậu xứng đáng là một trong 2, hoặc 3 nhà phát minh xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay. Thật vinh dự khi cậu tham gia TED. Cảm ơn rất nhiều. Thật tuyệt vời. (Vỗ tay) ¿Hablas español? Parlez-vous français? 你会说中文吗? Nếu bạn trả lời "sí," "oui," or "是的" và đang xem video này bằng tiếng Anh thì có lẽ bạn thuộc về đại bộ phận biết hai hay nhiều thứ tiếng. Ngoài việc thoải mái hơn khi đi du lịch hay xem phim mà không cần phụ đề, việc biết hai hay nhiều ngôn ngữ đồng nghĩa với việc não của bạn khác cả về cấu trúc cách làm việc so với những người chỉ nói 1 thứ tiếng Vậy việc biết một thứ tiếng thực sự là như thế nào? Khả năng ngôn ngữ thường được đánh giá theo hai kĩ năng chủ động nói và viết và hai kĩ năng bị động nghe và đọc Trong khi một người có khả năng ngôn ngữ cân bằng gần như có khả năng trôi chảy như nhau ở tất cả các kĩ năng của cả hai ngôn ngữ hầu hết những người nói hai ngôn ngữ trên thế giới hiểu và sử dụng ngôn ngữ ở những mức độ rất khác nhau. Và tùy thuộc và hoàn cảnh và cách họ học mỗi ngôn ngữ họ có thể được chia làm 3 loại chính Ví dụ như Gabriella, gia đình cô bé di cư từ Peru tới Mỹ khi cô bé mới 2 tuổi. Là một người song ngữ phức hợp cô bé phát triển hai ngôn ngữ song song với cùng những khái niệm giống nhau học tiếng Anh và Tây Ban Nha cùng lúc khi bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh. Người anh tuổi thiếu niên của cô bé thì lại thuộc kiểu song ngữ ngang hàng cậu học từ hai bộ khái niệm khác nhau học tiếng anh ở trường trong khi vẫn nói tiếng Tây Ban Nha với gia đình và bạn bè. Cuối cùng, cha ẹm của Gabriella có lẽ thuộc kiểu song ngữ thứ cấp họ học ngôn ngữ thứ hai thông qua tiếng mẹ đẻ của mình Bởi vì tất cả các kiểu người song ngữ đều có thể thành thạo một ngôn ngữ nào đó, không kể đến giọng hay phát âm, sự khác biệt giữa các kiểu song ngữ có thể khá khó để nhận ra Những tiến bộ gần đây trong công nghệ chụp hình não bộ đã cho phép các nhà thần kinh học tìm hiểu các khía cạnh của việc học ngôn ngữ tác động đến não bộ ra sao. Đa số mọi người biết rằng bán cầu não trái mạnh hơn trong các quá trình tư duy logic trong khi bán cầu phải thiên về tư duy cảm xúc và xã hội, mặc dù đây không phải là sự phân chia tuyệt đối. Việc khả năng ngôn ngữ liên quan tới cả hai loại chức năng não bộ trong khi sự phân hóa chức năng tiến triển theo tuổi tác đã dẫn tới giả thuyết "giai đoạn quan trọng" Theo lý thuyết này, trẻ em học ngôn ngữ dễ dàng hơn vì sự não bộ đang phát triển của chúng có sự linh hoạt cao hơn cho phép chúng sử dụng cả hai bán cầu não để học ngôn ngữ. Trong khi đó ở người lớn, ngôn ngữ được phân hóa về một bên bán cầu thường là bán cầu trái. Nếu điều này là đúng, việc học một ngôn ngữ từ khi còn nhỏ sẽ giúp bạn có hiểu biết toàn diện hơn về ngữ cảnh xã hội và cảm xúc của ngôn ngữ đó. Ngược lại, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người học ngoại ngữ khi đã đến tuổi trưởng thành ít bị cảm xúc chi phối và có cách tiếp cận lý trí hơn khi đối mặt với các vấn đề bằng ngoài ngữ so với trong tiếng mẹ đẻ. Nhưng dù cho bạn học ngoại ngữ khi nào việc biết nhiều thứ tiếng giúp não bộ của bạn có những lợi thế đáng kể Một vài trong số đó thậm chí có thể quan sát được như là mật độ chất xám, nơi chứa hầu hết Nơ-ron và Synap trong bộ não, cao hơn cùng với đó là một số khu vực của não hoạt động mạnh hơn khi sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Việc bộ não được "luyện tập" trong suốt cuộc đời như vậy cũng giúp làm chậm thời gian phát các bệnh như Alzheimer's hay chứng mất trí tới khoảng 5 năm. Ngày nay, những lợi ích của việc biết hai thứ tiếng đối với quá trình nhận thức có vẻ khá hiển nhiên, nhưng lại là điều đáng ngạc nhiên với các chuyên gia thời kỳ trước Trước những năm 1960, song ngữ được coi là điều bất lợi làm chậm sự phát triển của trẻ em bằng cách bắt chúng dành quá nhiều công sức để phân biệt hai ngôn ngữ. Quan điểm này được dựa trên các nghiên cứu sai lệch. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tuy thời gian phản ứng và số lỗi mắc phải của một vài học sinh song ngữ tăng lên trong các bài kiểm tra chéo ngôn ngữ, nó cũng chỉ ra rằng những nỗ lực và sự tập trung cần thiết để chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ kích thích nhiều hoạt động và từ đó củng cố vỏ não tiền trán vùng lưng bên. Đây là phần não có vai trò quan trọng trong chức năng điều hành, giải quyết vấn đề, chuyển đổi giữa các công việc và lọc bỏ những thông tin không quan trọng trong lúc tập trung. Vì thế, việc biết hai thứ tiếng có thể không làm bạn thông minh hơn nó giúp não bộ của bạn khỏe mạnh, phức tạp và hoạt động tích cực hơn, và nếu như bạn không có may mắn được học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ, không bao giờ là quá muộn để tự cho mình một đặc ân và làm nên bước nhảy vọt về ngôn ngữ từ "Hello" tới "Hola," "Bonjour" hay "您好’s" Bởi vì đối với bộ não, một bài luyện tập nhỏ có tác dụng rất lớn. Để hiểu rõ vai trò của thần thoại học và những nhiệm vụ của một Trưởng phòng phụ trách về Đức tin các bạn phải lắng nghe câu chuyện về Ganesha, vị thần đầu voi chuyên lưu giữ các câu chuyên cổ và anh trai mình, vị chúa tể tráng kiện của các vị thần, Kartikeya. Một ngày nọ 2 anh em họ quyết định thi tài chu du khắp thế giới ba vòng. Kartikeya liền nhảy lên con công của mình và sải cánh qua khắp các lục địa qua điệp trùng núi non và đại dương bao la Vị thần cứ bay như thế 1 lần 2 lần rồi 3 lần Nhưng em trai của thần, Ganesha, chỉ đi vòng quanh bố mẹ một vòng, hai vòng, ba vòng rồi dõng dạc “ Em thắng rồi” “Sao thế được?”,Kartikeya hỏi và Ganesha đáp “Anh chu du vòng quanh thế giới của anh còn em đi quanh thế giới của em Vậy còn khúc mắc gì nữa? Nếu bạn có thể hiểu được sự khác biệt gữa “thế giới” và “thế giới của tôi” là bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa biểu tượng và ẩn ý của nó. “Thế giới” rất khách quan lô-gic, mang tính toàn cầu, hiện thực, và khoa học. “Thế giới của tôi” lại rất chủ quan. Nó là cảm tính. Nó mang tính cá nhân. Nó là những cách nhìn, suy nghĩ, cảm nhận, mơ ước. Nó là toàn bộ hệ thống niềm tin của mỗi người. Nó chính là thần thoại mà chúng ta đang sống trong đó. “Thế giới” cho ta biết vạn vật vận động như thế nào mặt trời mọc ra làm sao cách chúng ta được sinh ra. “Thế giới của tôi” lại cho ta biết vì sao mặt trời mọc vì sao ta được sinh ra. Mỗi một nền văn hóa luôn cố gắng tự hiểu chính mình, “Vì sao ta tồn tại?”. Và mỗi nền văn hóa lại có cách hiểu riêng của mình về cuộc sống cũng như nhiều phiên bản khác nhau của thần thoại. Văn hóa chính là một phản ứng với thiên nhiên quan niệm này đã được ông cha ta truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng những truyền thuyết, biểu tượng, lễ nghi, thường xa rời tính khách quan. Và vì thế, khi bạn tìm hiểu về nó, bạn nhận ra một điều: mỗi một cá nhân trên trế giới này lại hiểu thế giới một cách khác nhau. Những người khác nhau nhìn nhận sự vật theo những cách khác nhau: sự khác biệt quan điểm. Thế giới của tôi và của anh cùng hiện hữu, nhưng của tôi luôn ưu việt hơn của anh vì anh thấy đấy, thế giới của tôi là lý trí, còn của anh là dị đoan, là lòng tin là phi lý. Đây là nguồn gốc của những mâu thuẫn trong lòng mọi nền văn minh. Nó đã từng xảy ra, vào năm 326 trước Công Nguyên trên đôi bờ của con sông Indus hiện thuộc lãnh thổ Pakistan. Con sông này đã cho Ấn Độ cái tên của nó. India(Ấn Độ). Indus Alexander, một chàng trai trẻ người Macedonian, tại bờ sông này đã gặp người mà chàng gọi là "triết gia trần trụi" hay còn có nghĩa là "nhà thông thái ở trần". Chúng ta cũng chẳng biết ông ấy là ai. Có thể là một nhà sư Jain, như Bahubali, ngay đây thôi, ngài Gomateshvara Bahubali mà tượng đài của ngài không xa Mysore là mấy. Hay cũng có thể ông ấy là một nhà yoga ngồi trên một tảng đá chăm chú nhìn bầu trời, nhìn mặt trời, và nhìn cả mặt trăng. Alexander hỏi “Ngài đang làm gì thế?” và nhà triết gia ấy đáp: “Ta đang chiêm nghiệm hư vô”. Rồi triết gia hỏi “Thế người đang làm gì?” và Alexander đáp “Tôi đi chinh phục thế giới”. Rồi cả 2 cùng cười phá lên vì nghĩ rằng người kia quả là một kẻ ngốc Triết gia tự hỏi “Tại sao hắn lại đi chính phục thế giới? Thật vô nghĩa hết sức". còn Alexander thì nghĩ “Tại sao ông ta lại chỉ ngồi mà chẳng làm gì cả? Thật là lẵng phí một cuộc đời.” Để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai quan điểm trên ta phải hiểu được chân lý chủ quan của Alexander: những tưởng tượng của chàng và huyền thoại nào đã tạo nên nó. Mẹ của Alexander, dòng tộc của chàng, và cả người thầy Aristotle đều đã kể cho chàng nghe về sử thi “Iliad” nổi tiếng của Holmes. Họ kể cho chàng về người anh hùng vĩ đại tên là Achilles, rằng bất cừ khi nào chàng tham chiến là cầm chắc thắng lợi còn khi chàng rút lui khỏi chiến trận thì thất bại là điều không tránh khỏi. Achilles là chiến binh làm nên lịch sử, là chàng trai của số phận, và đó là những gì con nên noi theo, Alexander". Đó là tất cả những gì Alexander được nghe. "Con không nên trở thành người như thế nào? Con không bao giờ nên là Sisyphus, kẻ hoài phí cả ngày lăn đá lên đỉnh núi chỉ để nhìn nó lăn xuống hàng đêm. Đừng bao giờ sống một cuộc sống buồn tẻ đơn điệu, tầm thường và vô nghĩa. Hãy sống thật huy hoàng như những vị thần Hy Lạp, giống như Jason, tráng sĩ vượt biển khơi để giành về bộ lông cừu vàng. Hãy sống huy hoàng như Theseus, võ sĩ xông pha vào mê cung và giết chết quái vật đầu bò Minotaur. Bất cứ khi nào con tranh đấu, hãy chiến thắng! vì sự phấn khích của chiến thắng là thứ gần nhất đưa con tới cao lương mỹ vị của thánh thần”. Bởi vì, bạn thấy đấy, người Hy Lạp tin rằng chúng ta chỉ sống có một lần và khi chết đi ta phải băng qua con sông Styx, và nếu ta đã sống một cuộc sống phi thường, ta sẽ được lên thiên đàng nơi còn được người Pháp gọi là "Đại lộ Champs-Élysées" (cách đọc tiếng Pháp của thiên đường trong thần thoại Hy Lạp) (Cười) thiên đàng của những anh hùng. Nhưng đó không phải là câu chuyện mà triết gia được nghe. Ông ấy đã được nghe một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là câu chuyện về một người tên là Bharat mà sau này người Ấn Độ gọi là Đức Phật Niết Bàn. Ông ấy cũng đã từng đi chinh phục thế giới. Ông ấy tìm đường tới đỉnh cao nhất của những rặng núi hùng vĩ ở Trung tâm của thế giới tên là Meru. Và ông ấy muốn cắm ngọn cờ của mình để tuyên bố “Ta là người đầu tiên đặt chân đến nơi đây”. Nhưng khi leo lên đến đỉnh núi, ông ấy phát hiện ra bao nhiêu là cờ của những kẻ thám hiểm trước mình, và trên mỗi lá cờ đều viết "Ta là người đầu tiên đặt chân đến đây- đó là những gì ta nghĩ tới khi ta lên đến đây" Và đột nhiên, dưới bức màn của vô cùng, Bharat cảm thấy thật vô nghĩa. Đó chính là thần thoại của nhà triết học. Bạn thấy đấy, ông ta có biết những vị anh hùng, ví dụ như Ram - Raghupati Ram và Krishna, Govinda Hari. Nhưng họ không phải là 2 nhân vật với 2 cuộc phiêu lưu khác nhau. Họ là 2 quãng đời của cùng một người anh hùng. Khi Ramayan lìa xa cõi trần thì Mahabharata tái sinh. Khi Ram ngã xuống cũng là lúc Krishna được sinh ra. Và khi Krishna chết đi, chàng lại hồi sinh thành Ram. Bạn thấy không, người Ấn Độ cũng có một con sông ngăn cách giữa cõi dương và cõi âm. Nhưng bạn băng qua nó không chỉ một lần. Bạn qua sông rồi quay lại, liên hồi, bất tận. Đó là con sông Vaitarni. Bạn qua sông, rồi lại qua sông, rồi lại qua sông lần nữa. Bởi vì bạn thấy đấy, không có gì là vĩnh hằng ở Ấn Độ này, kể cả cái chết. Và cứ thế, bạn thấy những nghi lễ hoành tráng với tượng các nữ thần được dàn dựng và thờ cúng lễ bái suốt 10 ngày. Thế hết 10 ngày rồi bạn sẽ làm gì ? Bạn nhấn chìm tất cả xuống lòng sông. Bởi vì tất cả phải kết thúc. Và tới năm sau, nữ thần sẽ quay trở lại. Đó là kiếp luân hồi, và đó là quy luật không chỉ dành riêng cho người phàm mà cho cả thánh thần. Bạn thấy đó, các vị thần cũng phải luân hồi, chết đi và tái sinh, rồi lại tái sinh, giống như Ram và Krishna. Họ không chỉ sống cuộc đời vô hạn, mà mỗi một kiếp còn được sống vô hạn lần cho tới khi nào ta thấu hiểu được trọn vẹn nó mới thôi. Ngày của Sóc đất (Groundhog's Day). (Cười) Hai thần thoại hoàn toàn khác nhau. Vậy cái nào đúng? Hai thần thoại khác nhau, hai thế giới quan khác nhau. Một tuyến tính, một tuần hoàn. Một bên tin rằng cuộc đời chỉ có một và duy nhất. Người kia tin rằng đây chỉ là một trong vô vàn cuộc đời. Và như vậy mẫu số cuộc đời của Alexander chỉ là một, vì thế giá trị của đời chàng được đong đếm bằng tất cả những thành quả mà chàng đạt được. Còn mẫu số cuộc đời của triết gia là vô tận. Vì thế bất cứ điều gì ông ta làm cũng chỉ là con số không. Và tôi tin rằng đó chính là mẫu hình từ thần thoại đã thúc đẩy những nhà toán học Ấn Độ phát kiến ra số 0. Ai mà biết được? Và điều này đưa ta tới thần thoại của việc kinh doanh. Nếu niềm tin của Alexander ảnh hưởng tới cách hành xử của chàng, nếu niềm tin của triết gia có ảnh hưởng đến hành xử của ông, thì niềm tin cũng đã ảnh hưởng tới toàn bộ câu chuyện của họ. Quý vị thấy đấy, thương mại chẳng qua chỉ là kết quả của những hành xử thị trường và các tổ chức pahir không? Và nếu bạn nhìn vào các nền văn hóa trên thế giới, tất cả những gì bạn cần làm là phải thấu hiểu thần thoại trong đó và rồi bạn sẽ nhìn ra được cách thức họ hành xử thế nào, họ làm ăn ra sao. Hãy xem xem, nếu bạn chỉ sống có lần, trong nền một nền văn hóa trên thế giới này, bạn sẽ thấy một nối ám ảnh bởi luận lý nhị phân, bởi sự thực tuyệt đối, bởi tính chuẩn mực, bởi sự tuyệt đối hóa, bởi những hình mẫu thiết kế thẳng băng. Nhưng nếu bạn nhìn vào những nền văn hóa có sự tuần hoàn và luân hồi nhân sinh, bạn sẽ thấy một sự hài lòng với tư duy mờ, với ý kiến, với cách suy nghĩ theo hoàn cảnh, và với mọi thứ đều mang tính tương đối, kiểu như là-- (Cười) phần lớn là như vậy. (Cười) Bạn nhìn vào nghệ thuật xem. Hãy nhìn người vũ nữ ba lê xem. Nàng biểu diễn mới thẳng băng làm sao. Và rồi hãy nhìn sang người vũ công Ấn Độ cổ xem, vũ nữ Kachipudi, vũ nữ Bharatanatyam, rất nhiều đường cong. (Cười) Và rồi hãy nhìn vào thương trường. Hình mẫu kinh doanh chuẩn mực là gì: tầm nhìn, nhiệm vụ, giá trị, phương thức. Nghe có vẻ như một hành trình ghê gớm từ nơi xa xôi hoang dã tới miền đất hứa, với sự lèo lái của nhà lãnh đạo. Và nếu bạn tuân theo, bạn sẽ được lên thiên đàng. Nhưng ở Ấn Độ không có cái gọi là miền đất hứa “cụ thể” nào cả. Có rất nhiều miền đất hứa, tùy thuộc vào địa vị xã hội của bạn, tùy thuộc vào từng quãng đời của bạn. thấy đấy, kinh doanh vận hành không giống như thể chế vốn hợp thành bởi những đặc trưng riêng của nhiều cá nhân. Kinh doanh luôn luôn là thị hiếu. Nó luôn luôn là thị hiếu của tôi. Bạn thấy không, ví dụ như âm nhạc Ấn Độ không hề có khái niệm về sự hòa âm. Và cũng không hề có nhạc trưởng của dàn nhạc. Chỉ có một người nghệ sĩ đứng đó, và mọi người làm theo. Và bạn không bao giờ có thể tái tạo màn trình diễn ấy lần thứ hai. Đó không phải là tư liệu và hợp đồng. Đó là sự trò chuyện và tin tưởng. Đó không phải là sự phục tùng. Đó là sự tạo dựng, là sự hoàn thành, bằng cách phá vỡ những nguyên tắc và luật lệ truyền thống hãy nhìn những người Ấn Độ quanh bạn xem bạn sẽ thấy họ đang mỉm cười; họ hiểu quá rõ mà. (Cười) Và nhìn sang những người đang kinh doanh tại Ấn Độ, bạn sẽ thấy sự giận dữ hiển hiện trên khuôn mặt họ đấy. (Cười) (Vỗ tay) Bạn thấy đấy, Ấn Độ ngày nay là thế này. Thực tiễn được dựa trên thế giới quan luân hồi. Vì thế, nó đang thay đổi chóng mặt, chuyển hóa hỗn đoạn, mơ hồ, không thể đoán trước. Và mọi người đều thấy thoải mái Và rồi toàn cầu hóa xảy ra. Những đòi hỏi của lối suy nghĩ hiện đại cứng nhắc tràn vào. Mà cội rễ sâu xa là nền văn hóa sống-một-đời Và những xung đột rồi cũng sẽ xảy ra giống như trên đôi bờ con sông Indus. Nó chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi đã trải nghiệm cá nhân về điều này. Tôi được đào tạo là 1 bác sĩ. Tôi không thích học môn phẫu thuật. Đừng hỏi tại sao. Tôi yêu thần thoại học vô cùng. Tôi muốn học về thần thoại. Nhưng không nơi đâu dạy. Vì thế tôi phải tự dạy chính mình. Và thần thoại học không bao giờ kiếm cơm được, vâng, tận bây giờ. (Cười) Vì thế tôi đã phải đi tìm việc. Và tôi đã làm việc trong ngành công nghiệp dược. Tôi cũng đã làm trong công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Và tôi đã làm tiếp thị, một gã bán hàng, một trí thức, một kẻ an phận, một kẻ được đào tạo. Thậm chí tôi từng là một cố vấn kinh doanh, hoạch định nên chiến lược và thủ thuật. Và tôi đã thấy sự điên tiết của những đồng sự người Anh và Mỹ, khi họ phải đương đầu với Ấn Độ này. Hãy nói cho chúng tôi nghe về quy trình lập hóa đơn bệnh viện? Bước A này. Bước B này. Bước C này. Hầu hết là thế. (Cười) Làm sao bạn có thể thể hiện được sự “hầu hết”? Làm thế nào nhét nó vào được một phần mềm nhỏ xinh đây? Bạn không làm được đâu. Tôi đã từng thể hiện quan điểm của mình với nhiều người. Nhưng chẳng ai thích thú nghe cả, và rồi, cho tối khi tôi gặp Kishore Biyani ở nhóm Tương lai. Bạn biết không, ông ấy chính là người đã thiết lập nên chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, Big Bazaar. Có khoảng hơn 200 chi nhánh, trải khắp 50 thành phố và các huyện thị của Ấn Độ Và ông ấy đã phải đối mặt với nhiều thương trường luôn biến đổi và năng động. Và ông ấy, bằng trực giác, nhận ra rằng những phương cách làm ăn hiệu quả nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu, châu Mỹ đều sẽ vô hiệu ở Ấn Độ Ông ấy ngộ ra rằng lối suy nghĩ kiểu tập thể hóa vô hiệu ở Ấn Độ. Chỉ có suy nghĩ theo lối cá nhân là có hiệu quả. Ông ấy đã thấu hiểu được một cách rất trực quan cấu trúc thần thoại của Ấn Độ. Vì thế ông ấy đã mời tôi làm Trưởng Phòng phụ trách về đức tin, và nói, “Tất cả những gì anh cần làm là kiến dựng niềm tin” Nghe thì có vẻ đơn giản Nhưng niềm tin là thứ không đong đếm được. Bạn không thể nào đo lường được nó. Bạn cũng không thể chế ngự được nó. Vậy, bạn kiến tạo niềm tin như thế nào đây?” Làm cách nào mà bạn có thể nâng tính nhạy cảm của tất cả mọi người lên mức Ấn Độ hóa đây? Thậm chí ngay cả khi bạn là người Ấn Độ đi nữa, thì điều đó cũng không phải luôn minh bạch và rõ ràng. Vì thế tôi đã cố gắng vươn tới những mẫu hình văn hóa chuẩn mực, hay,mở mang những câu chuyện, những biểu trưng và những nghi lễ. Và tôi cũng xin chia sẻ với các bạn một nghi lễ như sau. Bạn sẽ thấy nó dựa trên nghi lễ Hindu về Darshan. Những người theo đạo Hindu không hề có khái niệm về những lời răn dạy. Vì thế, không có khái niêm đúng hay sai trong tất cả những việc mà bạn làm trong đời. Và bạn cũng không biết phải trình diện trước Chúa Trời như thế nào. Nên, khi tới đền thờ, bạn sẽ chỉ muốn làm một khán giả của Chúa mà thôi. Bạn muốn được chiêm ngưỡng Chúa. Và bạn cũng mong muốn Chúa sẽ nhìn thấy mình. Và vì thế những Thiên Chúa ấy phải có những con mắt thật lớn, cặp mắt lớn không bao giờ chớp, đôi khi còn làm bằng bạc nữa, và chúng nhìn bạn. Vì bạn không biết mình đã đúng hay sai, bạn sẽ mong nhận được sự thấu hiểu thiêng liêng của các thánh thần. “Hãy hiểu con đến từ đâu, vì sao con lại lái xe thồ”. (Cười) “ Vì sao con lại làm vậy, vì sao con không quan tâm đến quá trình, xin hãy hiểu thấu lòng con.” Và dựa trên đó chúng tôi đã kiến tạo nên một lễ nghi cho những nhà lãnh đạo. Sau khi một nhà lãnh đạo hoàn tất khóa đào tạo và chuẩn bị tiếp quản một cửa hàng, chúng tôi bịt mắt ông ấy lại, và để các đối tác, khách hàng, ngưòi nhà, đồng nghiệp, ông chủ vây quanh ông ta. Rôi bạn đọc to những trách nhiệm, nhứng chỉ tiêu chính phải đạt, rồi bạn đưa chiếc chìa khóa cho ông ta, rồi bạn tháo băng bịt mắt của ông ta ra. Và bạn sẽ luôn luôn nhìn thấy những hàng nước mắt, bởi vì vấn đề đã đươc thấu tỏ. Ông ấy nhận ra rằng, để thành công thì không cần phải là một chuyên gia, không cần phải rũ bỏ mọi cảm xúc, mà hãy làm cho tất cả những con người kia trong thế giới của mình cùng thành công và hạnh phúc, làm cho ông chủ hạnh phúc,làm cho mọi người cùng hạnh phúc. Khách hàng hạnh phúc, vì khách hàng là Thượng đế. Đó chính là sự nhạy cảm mà chúng tôi cần. Một khi niềm tin ấy thầm nhuần, cách hành xử sẽ thể hiện, kinh doanh sẽ thể hiện. Và điều đó đã xảy ra. Vậy, trở lại với câu chuyện Alexander và triết gia. Và mọi người hỏi tôi ”Đâu là con đường tốt hơn, lối này hay lối kia?” Và đây là một câu hỏi rất hiểm hóc. Vì nó dẫn bạn tới đức tin cực đoan và bạo lực. Vì thế tôi sẽ không trả lời câu hỏi này đâu. Những gì tôi có thể nói với bạn chỉ là cách trả lời của người Ấn Độ, cái ngúc ngoắc đầu mà thôi. (Cười) (Vỗ tay) Tùy thuộc vào hoàn cảnh, tùy thuộc vào kết quả, hãy tự chọn lối đi cho mình. Bạn thấy đấy, tất cả các phương thức đều do con người tạo ra. Chúng là những sáng tạo mang tính văn hóa chứ hoàn toàn không phải là hiện tượng tự nhiên. Và vì thế nếu lần tới bạn có gặp ai đó, một người lạ nào đó, tôi chỉ có một đề nghị thôi: hãy hiểu rằng bạn đang sống trong thế giới chủ quan của mình, và anh ta cũng vậy thôi. Hãy hiểu điều đó. Và khi bạn hiểu rồi, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều kỳ diệu. Bạn sẽ phát hiện ra rằng trong thần thoại vô định luôn có sự thật vĩnh hằng Ai mà biết tất cả được đây? Chúa Trời cũng chỉ có một ngàn mắt, thần Indira có một trăm mắt. Còn tôi và bạn, chỉ hai mà thôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Một ngày nọ 1 con khỉ một mắt đến một khu rừng. Nó nhìn thấy một phụ nữ dưới một cái cây trầm tư một cách đáng sợ. Con khỉ một mắt nhận ra người phụ nữ, một Sekhri. Cô là vợ của một Brahmin nổi tiếng. Để nhìn cô ấy rõ hơn, con khỉ đã trèo lên cây Ngay sau đó, một tiếng nổ lớn, thiên đường mở ra. (Vỗ tay) Và chúa Indra nhảy xuống khu đất trống. Indra nhìn thấy người phụ nữ, một Sekhri. Ah-hah. Người phụ nữ không để ý tới Indra. Vì thế, Indra ra sức quyến rũ, ném cô ấy xuống sàn đất Và chiếm đoạt cô ấy. Sau đó Indra biến mất. (Vỗ tay) Và chồng của người phụ nữ, Brahmin, xuất hiện. Anh ta lập tức nhận ra chuyện gì vừa xảy ra. Vì thế, anh ta đã thỉnh cầu tới những vị chúa cao hơn để lấy lại công lý. Thế rồi, thần Vishnu tới. "Có nhân chứng không?" "Chỉ có một con khỉ một mắt," Brahmin nói. Bây giờ, con khỉ một mắt thực sự muốn người phụ nữ, cô gái Sekhri, có được sự công bằng, nên nó kể lại câu chuyện như những gì đã xảy ra. Vishnu đưa ra sự phán xét của mình. "Thần Indra đã phạm tội, anh ta đã mắc tội chống lại ... một Brahmin. Anh ta phải được gọi để gột rửa tội lỗi của mình." Vì thế, Indra đã tới, và hiến tế một con ngựa. Và thành ra một con ngựa đã bị giết, vị thần đã được xá tội, cái tôi của Brahmin đã được thỏa mãn, người phụ nữ ... đã bị tổn thương, và con khỉ một mắt bị bỏ lại ... đầy tranh cãi quanh cái mà con người gọi là sự công bằng. Ở Ấn Độ cứ mỗi 3 phút lại có một vụ cưỡng hiếp. Ở Ấn Độ, chỉ có 25 % những vụ cưỡng hiếp được trình báo tới cảnh sát, và trong 25% vụ báo cảnh sát đó, chỉ có 4% bị kết án. Có rất nhiều phụ nữ không có được sự công bằng. Và không chỉ đối với phụ nữ. Hãy nhìn xung quanh bạn, nhìn vào chính đất nước bạn. Có một khuôn mẫu nhất định về những người bị buộc tội. Nếu bạn ở Úc, những người bị ngồi tù hầu hết là thổ dân. Nếu bạn ở Ấn Độ, họ là người Hồi giáo hoặc thổ dân Ấn, các bộ lạc của chúng tôi, phiến quân Naxalites. Nếu bạn ở Mỹ, họ hầu hết là người da đen. Nơi này tồn tại một hướng. Và Brahmins và các vị thần, như trong câu chuyện của tôi, luôn luôn nói về lý lẽ của họ như những ''Chân lý''. Vì thế, liệu tất cả chúng ta có trở thành một mắt -- hai mắt thay vì những con khỉ một mắt? Chúng ta có hết nhìn thấy bất công chưa? Chào buổi sáng. (Vỗ tay) Mọi người biết đấy, tôi đã kể câu chuyện này tới gần 550 lần, cho khán giả ở 40 quốc gia, tới những sinh viên, tới những bữa ăn tối sang trọng ở Smithsonian, và vân vân, và lần nào nó cũng chạm tới điều gì đó. Bây giờ, nếu tôi hòa vào cùng một đám đông và nói, "Tôi muốn giảng cho bạn về sự công bằng và bất công", họ sẽ nói, "Cảm ơn rất nhiều, chúng tôi bận làm việc khác rồi." Và đó là sức mạnh đáng kinh ngạc của nghệ thuật. Nghệ thuật đi qua nơi những thứ khác không thể. Bạn không thể ngăn cản, bởi nó phá vỡ những định kiến của bạn, phá vỡ mọi thứ mà bạn có như chiếc mặt nạ, và nói rằng, "Tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi là thế nọ." Không. Nó phá vỡ những điều này. Và chạm tới nơi những thứ khác không thể. Và ở thế giới nơi thái độ là bất di bất dịch, chúng ta cần một ngôn ngữ mà xuyên qua được nó. Hitler biết rõ điều đó; ông ta dùng Wagner để khiến Đức quốc xã Nazis thăng hoa và bóp méo Aryan. Và Berlusconi hiểu điều đó, ông trùm của đế quốc truyền thông khổng lồ và thậm chí còn hơn thế. Và tất cả những đầu óc sáng tạo tuyệt vời trong các công ty quảng cáo, và những người các tập đoàn bán ra những thứ ta thậm chí chẳng cần đến, họ thừa biết sức mạnh của nghệ thuật. Với tôi, nó đến từ rất sớm. Khi còn nhỏ, mẹ tôi, một biên đạo múa, có một hiện tượng làm bà lo lắng. Đó là hiện tượng các cô dâu trẻ tự sát ở vùng quê Gujarat, bởi họ bị ép buộc mang thật nhiều tiền hơn về cho gia đình nhà chồng. Và bà đã tạo ra một bài nhảy mà sau này Bộ trưởng Nehru đã nhìn thấy. Ông đến nói chuyện với bà, "Nó nói về điều gì vậy?" Bà nói với bộ trưởng và ông đã đặt ra cuộc điều tra đầu tiên cái mà ngày nay chúng ta gọi là điệu nhảy Dowry. Hãy tưởng tượng một bài nhảy cho cuộc điều tra đầu tiên về những điều thậm chí giết chết hàng ngàn phụ nữ ngày nay. Nhiều năm sau, khi tôi làm việc với giám đốc Peter Brook trong vở "The Mahabharata" trong vai nhà bảo vệ nữ quyền sôi nổi tên Draupadi, tôi đã có những kinh nghiệm tương tự. Những người phụ nữ da đen to béo ở Bronx từng tới và nói, "Này cô gái, đó là nó!" Và sau đó bọn trẻ ở Sorbonne sẽ nói, "Bà Draupadi, đó không phải là nữ quyền, nó đó hả? Nó đó!" Và sau đó những người phụ nữ thổ dân ở châu Phi sẽ đến và nói, "Là nó đó!" Và tôi đã nghĩ, "Đây là điều chúng ta cần, như một ngôn ngữ." Chúng ta đã có vài nhân viên từ tổ chức sức khỏe cộng đồng. Và Devdutt cũng đã nhắc tới điều này. Hàng triệu người khắp thế giới chết vì bệnh lây lan bởi nước bẩn hàng năm. Và bởi vì không có nước sạch để uống, hoặc ở những quốc gia như Ấn độ, họ không biết họ cần rửa tay với xà phòng trước khi đi vệ sinh. Vậy, họ làm gì? Họ uống nước mà họ biết là bẩn, họ mắc bệnh tả, tiêu chảy, bệnh vàng da và họ chết. Và chính phủ đã không thể cung cấp nước sạch. Họ đã thử xây những ống dẫn nước ngầm; điều đó đã không xảy ra. Và các công ty đa quốc gia cho họ những máy móc mà họ không thể mua nổi. Vậy bạn làm gì? Bạn để họ chết ư? Ồ, ai đó đã có một ý tưởng tuyệt vời đấy. Và nó là một ý tưởng đơn giản. Một ý tưởng phi lợi nhuận nhưng sẽ giúp cải thiện sức khỏe trong mọi lĩnh vực. Hầu hết các hộ gia đình ở Châu Á và Ấn độ đều dùng quần áo bằng vải cotton. Và điều đó đã được phát hiện, và WHO đã chứng thực rằng, một bộ quần áo cotton sạch được gấp trên 8 lần, có thể giảm vi khuẩn tới 80 % từ nước thông qua việc lọc. Vậy, tại sao chính phủ không công bố điều này trên ti vi? Tại sao các biển quảng cáo ở thế giới thứ 3 này không nói về nó? Bởi vì nó không mang lại lợi nhuận. Bởi vì không ai được chia lợi cả. Nhưng nó vẫn cần đến với mọi người. Và đây là một trong số các cách chúng ta đưa nó với tới mọi người. [Video] Nữ: Hãy mua cho con một máy lọc nước tốt như thế. Nam: Con có biết chúng đắt thế nào không. Cha có một giải pháp mà ta sẽ không cần máy móc, không gỗ, không bếp ga. Nữ: Giải pháp gì vậy? Nam: Nghe này, hãy tìm những bộ sari cotton mà con có. Cậu bé: Ông, hãy cho cháu biết giải pháp. Nam: Ông sẽ nói cho các cháu. Chờ chút. Nữ: Đây cha. (Người đàn ông: Nó sạch chứ?) Nam: Vâng, tất nhiên. Nam: Làm như cha nói. Gấp bộ sari 8 lần. Nữ: Vâng, thưa cha. Nam: Và con, con đếm xem mẹ làm đúng không. (Cậu bé: Tất cả đều đúng, ông ạ.) Nam: Chúng ta gấp 1,2,3,4 gấp. Chúng ta lấy đi tất cả mầm bệnh từ nước. Đồng ca: Chúng ta gấp 1,2,3,4 gấp. Chúng ta lấy đi tất cả mầm bệnh từ nước. Chúng ta gấp 5,6,7,8 gấp. Chúng ta tạo ra nước uống an toàn. Chúng ta gấp 5,6,7,8 gấp. Chúng ta tạo ra nước uống an toàn. Nữ: Đây, cha, bộ sari gấp 8 lần của cha đây. Nam: Vậy đây là bộ sari cotton. Và nhờ nó chúng ta sẽ có nước sạch. (Vỗ tay) Tôi nghĩ an toàn để nói rằng ai ở đây cũng đều thực sự quan tâm về nạn gia tăng bạo lực trong đời sống. Trong khi các trường đại học ra sức đề xuất các khóa học giải quyết xung đột, và chính phủ đang cố gắng ngăn chặn các cuộc giao tranh ở biên giới, xung quanh chúng ta là bạo lực, dù là các bạo loạn đường phố, hay là bạo lực gia đình, dù là việc một nhà giáo đánh và giết một học sinh bởi vì em không làm bài tập về nhà, điều này diễn ra khắp nơi. Vậy, tại sao ta không làm điều gì đó để thường nhật can thiệp vào vấn nạn này? Chúng ta đang làm gì để cố khiến trẻ con và giới trẻ nhận ra rằng bạo lực là điều gì đó chúng ta dung túng, rằng chúng ta có thể ngăn chặn, và rằng có nhiều cách khác nhau để thực sự biến bạo lực, giận dữ, thất vọng thành những thứ khác mà không làm hại người khác. Vậy thì, đây là một cách như vậy. (Video) (Cười) Bạn là một người an phận. Bố mẹ bạn là những người an phận. Ông bà của bạn là những người an phận. Thật nhiều hòa bình ở nơi đây nhỉ? Nếu không sẽ như thế nào nhỉ? (Âm nhạc) Nhưng, sẽ ra sao nếu... Vâng. Sẽ ra sao nếu... Một ít gen trong bạn đang cố gắng nổi loạn? Từ khởi đầu của bạn ở châu Phi, qua mỗi thế hệ, có thể được truyền lại cho bạn, trong sự sáng tạo của bạn. Đó là một thôi thúc bí mật, ẩn sâu bên trong bạn. Và nếu nó ở trong bạn, thì nó cũng ở trong tôi. Oh, bạn thân mến. Đó là điều khiến bạn đánh em trai bạn, giẫm lên 1 con gián, cào cấu mẹ bạn. Đó là cảm giác lớn dần từ sâu bên trong, khi chồng của bạn về nhà say khướt và bạn muốn đánh đòn anh ấy. Muốn giết người đi xe đạp trên đường đi làm, và treo cổ cô của bạn vì cô ta là đồ đểu. Ồ, bạn thân mến. Và với những người ngoài cuộc, trắng, đen hay nâu, hạ nhục họ, và đánh đuổi họ khỏi thị trấn. Đó là số ít gen. Nó nhỏ và bạo lực. Quá nhỏ để nhận ra, đó là cách bạn biện hộ. Adrenaline, giết. Nó sẽ cho bạn ý chí. Vâng, tốt hơn hết hãy đối mặt bởi bạn không thể loại trừ nó. Bạn là V-I-O-L-E-N-T. Bởi vì bạn cũng là một nạn nhân, hoặc ở đỉnh cao, như tôi. Tạm biệt, Abraham Lincoln. Tạm biệt, Mahatma Gandhi. Tạm biệt, Martin Luther King. Xin chào, những người hàng xóm lân cận giết chết những người từ những hàng xóm đó. Xin chào các chính phủ của những đất nước giàu có đang bán vũ khí cho chính phủ của những nước nghèo những người thậm chí không mua nổi thức ăn cho mình. Xin chào nhân loại. Chào, thế kỉ 21. Nhìn xem điều chúng ta... nhìn xem điều họ đã làm. (Vỗ tay) Nghệ thuật chủ đạo, điện ảnh, đã được sử dụng trên khắp thế giới để nói về các vấn đề xã hội. Một vài năm trước chúng tôi có một bộ phim tên Rang De Basanti, bộ phim bỗng thôi thúc hàng ngàn người trẻ muốn tiên phong vì sự đổi mới của xã hội. Ở Venezuela, một trong những nhà hát opera phổ biến nhất có một nữ anh hùng tên là Crystal. Và khi đó, trên màn ảnh, Crystal bị ung thư vú, hơn 75,000 phụ nữ trẻ đã đi chụp tia X vú. Và dĩ nhiên, chúng ta biết về "The Vagina Monologues". Và có nhiều nhiều nhà hài kịch độc thoại những người đang nói về các vấn đề sắc tộc, dân tộc. Vì thế, tại sao là nó, nếu chúng ta nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng ta cần một thế giới tốt hơn, ta cần nhiều hơn một thế giới, tại sao ta lại không sử dụng một ngôn ngữ cái cho ta thấy chắc nịch rằng ta có thể phá vỡ mọi rào cản, ta có thể chạm tới mọi người? Điều tôi cần nói với những người lập kế hoạch của thế giới, các chính phủ, các chiến lược gia là, "Anh đã đối xử với nghệ thuật như với quả cherry trên cái bánh. Nó cần là men rượu cơ.'' Bởi lẽ, bất kỳ kế hoạch tương lai nào, nếu 2048 là lúc chúng ta muốn tới, trừ khi nghệ thuật song hành với các nhà khoa học, với các nhà kinh tế, với tất cả những ai chuẩn bị cho tương lai, một cách tồi tệ, chúng ta sẽ không đi tới đó. Và nếu không được tiếp thu, điều đó sẽ không xảy ra. Vì thế, thứ ta yêu cầu là gì? Chúng ta cần gì? Chúng ta cần phá vỡ tầm nhìn của mình về những người lên kế hoạch, về đường lối đúng đắn của chặng đường đó. Và nói về những năm tháng nỗ lực khiến thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta đã thất bại. Có nhiều người bị cưỡng bức hơn. Có nhiều chiến tranh hơn. Nhiều người chết bởi những thứ giản đơn. Vậy, điều gì đó phải được hy sinh. Và đó là điều tôi muốn. Có thể đưa tôi audio cuối của tôi được không? Ngày xưa có một nàng công chúa huýt sáo rất hay. (Huýt sáo) Vua cha của cô nói, "Đừng huýt sáo nữa." Hoàng hậu mẹ của cô nói, "Hai, đừng huýt nữa." Nhưng công chúa tiếp tục huýt sáo. (Huýt sáo) Nhiều năm trôi qua và công chúa lớn lên. thành một cô gái xinh đẹp, tiếng huýt sáo cũng hay hơn. (Huýt sáo) Vua cha của cô nói, "Ai sẽ lấy một công chúa huýt sáo chứ?" Mẹ của cô nói, "Ai sẽ lấy một công chúa huýt sáo chứ?" Nhưng nhà vua có một ý tưởng. Ông đã thông báo một Swayamvara. Ông mời tất cả hoàng tử tới huýt sáo để đánh bại công chúa "Bất kỳ ai đánh bại con gái ta sẽ được một nửa vương quốc và được cưới công chúa!" Ngay lập tức cung điện tập trung rất nhiều hoàng tử huýt sáo. (Huýt sáo) Một vài người huýt sáo rất tệ. Một vài người huýt sáo giỏi. Nhưng không ai có thể đánh bại công chúa. "Bây giờ chúng ta nên làm gì?" nhà vua nói. "Bây giờ chúng ta nên làm gì?" hoàng hậu nói. Nhưng công chúa nói, "Cha, Mẹ, đừng lo lắng. Con có một ý tưởng. Con sẽ đến gặp mọi chàng trai trẻ và con sẽ hỏi họ nếu họ đánh bại một cách hợp lý. Và nếu ai đó trả lời, đó sẽ là ước muốn của tôi." Vậy là cô gái đi tới mỗi người và nói, "Ngươi có chấp nhận việc ta đánh bại ngươi không?" Và họ nói, "Tôi ư? Bị đánh bại bởii 1 cô gái sao? Không đời nào, điều đó là không thể! Không không không không không! Điều đó không thể." Cuối cùng cho đến khi 1 hoàng tử đã nói, "Công chúa, tôi chấp nhận, cô đã đánh bại tôi." "Uh-huh..." công chúa nói. "Bố, mẹ, người đàn ông này sẽ là vợ của con." (Huýt sáo) Cảm ơn. (Vỗ tay) Là một người Ấn Độ, và giờ là một chính trị gia và một bộ trưởng chính quyền, tôi trở nên quan tâm hơn về cường điệu mà chúng tôi thường nghe về đất nước mình, những lời bàn về việc Ấn Độ đứng đầu thế giới, hoặc thậm chí là siêu cường quốc kế tiếp. Trên thực tế, các nhà xuất bản Mỹ của quyển sách tôi, "Chú Voi, Con Cọp và Chiếc Điện Thoại," đã thêm vào một phụ đề đầy nhã ý rằng, "India, cường quốc kế tiếp của thể kỉ 21." Và tôi không nghĩ rằng đó là tất cả những gì về Ấn Độ, hoặc những gì Ấn Độ nên trở thành. Thật vậy, điều tôi lo lắng là khái niệm về sự dẫn đầu thế giới đối với tôi lạc hậu kinh khủng. Nó có hơi hướng như trong phim James Bond và những bản nhạc của Kipling. Sau cùng, cái gì tạo nên cường quốc hàng đầu? Nếu đó là dân số, thì chúng tôi đang trên đà dẫn đầu bảng. Chúng tôi sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2034. Sức mạnh quân sự ư? Chúng tôi có quân đội thứ tư thế giới. Khả năng hạt nhân ư? Chúng tôi có nó. Người Mỹ đã nhận ra nó, trong một thỏa thuận. Nền kinh tế ư? Chúng tôi cũng có nền kinh tế lớn thứ năm thế giới nếu nói về sức mua. Và chúng tôi tiếp tục phát triển. Khi thế giới thua lỗ nặng vào năm ngoái, chúng tôi phát triển 6.7 phần trăm. Nhưng, không biết sao, những điều đó chưa đủ, với những gì Ấn Độ có thể làm nhằm mục đích đóng góp cho thế giới, ở giai đoạn này của thể kỉ 21. Và tôi nghĩ rằng, có thể nào tương lai kêu gọi Ấn Độ trở thành là tổng hợp của những điều này cộng thêm một điều gì khác. quyền lực của nước mẫu, sự hấp dẫn của nền văn hóa Ấn Độ, điều gì, nói một cách khác, mọi người thường gọi là "quyền lực mềm." Quyền lực mềm là khái niệm được phát minh bởi học giả Harvard, Joseph Nye, một người bạn của tôi. Và, một cách đơn giản, nói ngắn gọn vì giới hạn thời gian ở đây, đó chủ yếu là khả năng một quốc gia hấp dẫn những quốc gia khác bởi văn hóa, giá trị chính trị, và chính sách ngoại giao của nó. Và, bạn biết đó, nhiều quốc gia làm điều này. Ông ấy đã viết lúc đầu về nước Mỹ, nhưng chúng ta biết Liên Minh Pháp chính là quyền lực mềm, Hội đồng Anh, Thế Vận Hội Bắc Kinh là biểu hiện của quyền lực mềm Trung Quốc. Người Mỹ có đài Tiếng nói Mỹ, và học bổng Fulbright. Nhưng thực tế, Hollywood và đài MTV và McDonalds đóng góp nhiều hơn cho quyền lực mềm Mỹ khắp thế giới hơn bất kì hoạt động nào của chính phủ. Vì vậy nên quyền lực mềm là những gì đang nổi lên một phần là nhờ các chính phủ, nhưng một phần không bởi chính phủ. Và trong thời đại thông tin mà chúng ta sống, có thể gọi là thế kỉ TED, tôi có thể nói rằng các quốc gia đang bị đánh giá dựa trên chế độ nhồi nhét không ngừng của tin tức trên Internet, của hình ảnh truyền hình, của thu ảnh điện thoại, của thư điện tán dóc. Nói cách khác, tất cả thiết bị truyền thông đang kể câu chuyện về đất nước chúng ta, dù các quốc gia có muốn người dân nghe những chuyện đó hay không. Bây giờ, trong thế kỉ này, các nước có cơ hội tiếp cận các kênh tin tức và đa truyền thông có sự ưu điểm lợi ích. Và vì vậy họ có sức ảnh hưởng hơn, đôi khi, là về cách mà họ được nhìn nhận. Ấn Độ có nhiều kênh TV toàn tin tức hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, thực tế hơn phần lớn quốc gia trên thế giới cộng lại. Nhưng, như thế không chỉ có vậy. Để có được quyền lực mềm, ta phải kết nối với nhau. Người ta nói rằng Ấn Độ đã trở thành nước có kết nối đáng kính ngạc. Tôi nghĩ các bạn đã nghe các số liệu. Chúng tôi bán ra 15 triệu điện thoại di động một tháng. Hiện tại là 509 điện thoại di động của người Ấn Độ, tại Ấn Độ. và điều đó làm chúng tôi lớn hơn Mỹ trong thị trường điện thoại. Trên thực tế, 15 triệu điện thoại di động đó kết nối nhiều hơn bất cứ quốc gia nào, --bao gồm Mỹ và Trung Quốc-- từng làm trong lịch sử ngành viễn thông. Nhưng, có một điều mà các bạn không nhận ra là từ mức xa nào chúng tôi đến được đó. Bạn biết không, khi tôi lớn lên ở Ấn Độ, điện thoại là việc hiếm có. Thực tế, chúng hiếm đến nỗi thành viên Nghị viện có quyền chỉ định 15 đường dây điện thoại như là đặc ân cho những người xứng đáng. Nếu bạn đủ may mắn là doanh nhân thành đạt, hoặc một nhà báo có ảnh hưởng, hoặc bác sĩ gì đó, thì bạn mới có điện thoại. Nhưng đôi khi chúng không được dùng tới. Tôi học trung học tại Calcutta. Và chúng tôi thấy dụng cụ này ở tiền sảnh. Nhưng nửa thời gian chúng tôi nhấc máy với một cái nhìn chờ đợi trên mặt, không có tiếng quay số nào. Nếu có tiếng quay số và bạn quay số nào đó cược hai trong ba là bạn sẽ không gọi được số muốn gọi. Thực sự là từ "lộn số" phổ biến hơn từ "xin chào." (Cười) Nếu bạn muốn kết nối với thành phố khác, ví dụ như từ Calcutta tới Delhi, bạn phải đặt một cuộc gọi liên tỉnh, và ngồi cả ngày bên điện thoại để chờ nó tới. Hoặc phải trả gấp 8 lần cước phí thông thường cho một cuộc gọi chớp nhoáng. Nhưng, nó xảy ra khá chậm vào lúc đó, nên phải chờ khoảng nửa tiếng để cuộc gọi chớp nhoáng được thực hiện. Thực sự dịch vụ điện thoại rất tệ đến nỗi một thành viên Nghị viện đã đứng lên vào năm 1984 và than phiền về điều này. Và Bộ trưởng Truyền thông lúc đó trả lời trịch thượng rằng ở một nước đang phát triển truyền thông là một sự xa xỉ, chứ không phải là quyền, rằng chính phủ không có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ tốt hơn, và rằng Thành viên danh dự không hài lòng với điện thoại của mình, thì hãy trả lại nó, vì có một danh sách chờ dài 8 năm cho điện thoại ở Ấn Độ. Bây giờ, tiến về lúc này thì các bạn thấy là: 15 triệu điện thoại di động một tháng. Nhưng điều nổi bật nhất là những người đang mang những chiếc di động đó. Bạn biết đấy, nếu bạn thăm bạn bè ở vùng ngoại ô Delhi, trên lề đường bạn sẽ thấy một anh chàng với một chiếc xe đẩy trông như thiết kế vào thế kỉ 16, cầm một bàn ủi hơi nước chạy bằng than đá có thể được phát mình vào thế kỉ 18. Anh ta được gọi là isthri wala. Nhưng anh ta mang một công cụ của thế kỉ 21. Anh ta mang di động vì đa phần các cuộc gọi đến miễn phí, và đó là cách anh ta nhận đặt hàng từ những vùng lân cận, để biết đi đâu lấy đồ ủi. Một ngày nọ tôi ở Kerala, tiểu bang nhà tôi, ở một cánh đồng của một người bạn, khoảng 20 km cách bất kì đâu bạn cho là đô thị. Đó là một ngày nóng và anh ta nói, "Này, anh có muốn uống nước dừa tươi không?" Và đó là thứ tuyệt nhất và nhiều dinh dưỡng nhất bạn có thể uống vào một ngày nóng ở xứ nhiệt đới, nên tôi nhận lời. Và anh ta lấy di động ra, quay số, và một giọng nói trả lời, "Tôi trên đây" Và trên đỉnh của một ngọn dừa bên phải, với một cái rìu nhỏ trên tay và điện thoại trên tay kia, là một anh chàng chuyên thu hoạch dừa, người mang xuống những trái dừa cho chúng tôi uống. Ngư dân đi đánh cá và mang theo điện thoại của họ, khi họ bắt được cá, họ gọi toàn thị trấn dọc bờ biển để tìm chỗ có giá mua cao nhất. Bây giờ, những người nông dân đã từng phải dành nửa ngày làm việc nặng để xem nếu thị trấn mở cửa, nếu có phiên họp chợ, thì sản phẩm họ thu hoạch có bán được hay không, giá cả ra sao. Họ đã từng nhờ một chú bé 8 tuổi làm công việc nặng nhọc này là chạy đến thị trấn để lấy thông tin và quay về, sau đó họ mới chất đồ lên xe. Ngày nay họ tiết kiệm được nửa ngày làm việc chỉ với hai phút gọi. Vì vậy sức mạnh này của giai cấp lao động là kết quả của việc Ấn Độ trở nên kết nối hơn. Và sự thay đổi đó là một phần của vị trí mà Ấn Độ đang tiến đến. Nhưng, dĩ nhiên đó không phải điều duy nhất của Ấn Độ được lan truyền. Chúng ta có Bollywood. Thái độ của tôi đối với Bollywood được tóm tắt bằng câu chuyện về hai chú dê ở bãi rác Bollywood-- Mr. Shekhar Kapur, thứ lỗi cho tôi -- chúng nhai những can nhựa bỏ đi từ những xưởng phim Bollywood. Chú dê thứ nhất, vừa nhai, vừa nói, "Cậu ạ, phim này cũng không tệ." Và chú dê thứ hai nói, "Không, đọc sách hay hơn." (cười) Tôi thường nghĩ rằng quyển sách thì lúc nào cũng hay hơn, nhưng, mặc dù nói vậy, sự thật là hiện nay Bollywood đang mang diện mạo Ấn Độ và văn hóa Ấn đến khắp nơi trên thế giới, không chỉ trong cộng đồng người Ấn tại Mỹ và Anh, mà còn trên màn ảnh ở Ả Rập, châu Phi, ở Senegal và Syria. Tôi gặp một anh thanh niên ở New York có người mẹ mù chữ sống tại một làng quê ở Senegal đi xe buýt mỗi tháng một lần đến thủ đô Dakar, chỉ để xem một bộ phim Bollywood. Bà ta không thể hiểu tiếng địa phương. Bà ta thất học, nên không thể hiểu phụ đề tiếng Pháp. Nhưng những bộ phim này rất dễ hiểu, mặc dù có những khiếm khuyết như vậy, và bà đã có quãng thời gian tuyệt vời với những bài hát, điệu nhảy và hành động. Kết quả là bà ra về với niềm vui trong ánh mắt về Ấn Độ. Và điều này xảy ra ngày càng nhiều. Afghanistan, nơi có tình hình an ninh nghiêm trọng Afghanistan là như vậy đối với rất nhiều người chúng ta. Ấn Độ không có nhiệm vụ quân sự gì ở đó. Bạn biết tài sản lớn nhất của Ấn Độ tại Afghanistan trong bảy năm lại đây là gì không? Một điều đơn giản: bạn không thể gọi điện cho một người Afghan vào lúc 8:30 tối. Vì sao? Bởi vì đó là lúc chiếu phim truyền hình Ấn Độ, "Kyunki Saas Bhi Kabhi Bahu Thi," được lồng tiếng Dari, được chiếu trên Tolo T.V. Và đó là phim bộ nổi tiếng nhất trong lịch sử phim của người Afghan. Mọi gia đình Afghan đều muốn xem nó. Họ phải ngưng mọi công việc lúc 8 giờ 30. Những buổi tiệc cưới bị gián đoạn vì khách khứa chụm lại quanh những chiếc TV, và sau đó thì mới quay lại cô dâu chú rể. Tội phạm tăng lên vào lúc 8 giờ 30. Tôi đã đọc một bản tin Reuters -- đấy không phải là hãng tin Ấn Độ, mà là của Anh -- về việc làm thế nào kẻ cắp ở thị trấn Musarri Sharif* lấy đi cần gạt nước, đĩa bánh xe và gương chiếu hậu, bất cứ thứ gì gỡ ra được, vào lúc 8 giờ 30, vì người bán hàng đang bận xem TV hơn là trông tiệm. Và có kẻ đã khắc lên kính chắn gió tên của nhân vật nữ chính, "Tulsi Zindabad" : "Tulsi muôn năm." (Laughter) Đó là quyền lực mềm. Và đó chính là thứ mà Ấn Độ đang phát triển thông qua sự "E" (giáo dục) trong từ TED: nền công nghiệp giải trí của nó. Tương tự như vậy, dĩ nhiên -- chúng ta không có nhiều thời gian cho nhiều ví dụ nữa -- nhưng điều này cũng đúng ở lĩnh vực âm nhạc, nhảy múa, nghệ thuật, yoga, ayurveda, và cả ẩm thực Ấn Độ. Ý tôi là, sự phát triển nhanh của những nhà hàng Ấn từ lúc tôi là một du học sinh, vào giữa những năm 70, và cho đến bây giờ, tôi không thể đến một thị trấn tầm trung ở châu Âu hay Bắc Mỹ mà không tìm thấy nhà hàng Ấn Độ. Có thể không phải là nhà hàng xịn. Nhưng, hôm nay ở Anh, chẳng hạn, Nhà hàng Ấn ở Anh tạo việc làm cho nhiều người hơn khai thác than, đóng tàu và ngành công nghiệp luyện sắt thép cộng lại. Vì vậy đế chế (Anh) nên gây ấn tượng ngược lại. (Applause) Nhưng, với sự tăng nhanh nhận thức về Ấn Độ, đối với bạn và tôi, và những người khác, với những câu chuyện như ở Afghanistan, là việc sống còn trong kỉ nguyên thông tin, trong bối cảnh thế giới hôm nay, không phải quân đội nào to hơn thì thắng, mà quốc gia nào kể câu chuyện hấp dẫn hơn sẽ chiếm ưu thế. Và Ấn Độ, sẽ vẫn phải là, trong mắt tôi, là vùng đất có nhiều câu chuyện hay. Những định kiến sẽ thay đổi. Ý tôi là, một lần nữa, quay lại nước Mỹ khi còn là một học sinh vào những năm 70, Tôi biết rằng hình ảnh của Ấn Độ sẽ như thế, nếu có một hình ảnh gì đó về Ấn Độ. Ngày nay, người ở Thung Lũng Silicon và những nơi khác nữa nói về IIT, Viện Công nghệ Ấn Độ với sự tôn kính như khi họ nói về MIT. Điều này đôi khi có thể có những hiệu quả ngoài ý muốn. Ok. Tôi có một người bạn, chuyên ngành lịch sử như tôi, bị hộ tống ở Sân bay Schiphol ở Amsterdam, bởi một người châu Âu đầy lo lắng đã nói, "Anh là người Ấn, anh là người Ấn! Anh sửa giúp tôi máy tính được không?" (cười) Ta thấy hình ảnh của Ấn Độ đã chuyển từ vương quốc của đạo sĩ nằm trên giường đinh, đến nghề dụ rắn bằng dây của Ấn Độ, đến hình ảnh một Ấn Độ quê hương của thần đồng toán học, pháp sư máy tính và phù thủy phần mềm. Đó cũng là điều thay đổi diện mạo của Ấn Độ trên thế giới. Nhưng có vài điều thực chất hơn nữa. Một câu chuyện mang tính nền tảng hơn của sự đa nguyên chính trị. Khởi đầu là sự khai trí vì Ấn Độ hằng thiên niên kỉ là xã hội mở. Ấn Độ thu nạp người Do Thái, chạy trốn khỏi sự tàn phá của đền thờ thứ nhất bởi người Babylon, và sau đó là người Roma Thực tế là, thánh truyện có ghi rằng khi Thomas Đa Nghi, Thánh Tông Đồ, Thánh Thomas, đổ bộ lên bờ biển Kerala, quê hương tôi, vào khoảng năm 52 trước Công nguyên, ông đã được chào đón bởi một cô gái Do Thái thổi sáo. Và đến bây giờ vẫn còn một cộng đồng người Do Thái trong lịch sử người Do Thái, chưa bao giờ chạm trán một cố biến nào của chủ nghĩa bài Do Thái (pháo tay) Đó là câu chuyện của người Ấn. Đạo Hồi đến một cách bình yên ở phía Nam, đôi chút phức tạp hơn về phía Bắc. Nhưng tất cả tôn giáo đến và đều được chào đón đến ngôi nhà Ấn Độ. Bạn biết đấy, chúc tôi vừa ăn mừng, năm nay, cuộc tổng tuyển cử, động thái lớn nhất của sự nhượng quyền dân chủ trong lịch sử. Và lần tiếp theo thậm chí còn lớn hơn, vì dân số biểu quyết tiếp tục tăng thêm 20 triệu người một năm. Nhưng, sự thật là, cuộc bỏ phiếu gần nhất, 5 năm trước, là hiện tượng phi thường trên thế giới vì người thắng cuộc là một nữ chính trị gia gốc Ý theo đạo Công giáo La Mã, Sonia Gandhi, người sau này mở đường cho một người Sikh, Mohan Singh, người được tuyên thệ chức Thủ Tướng bởi một người Hồi giáo, Tổng thống Abdul Kalam, ở một quốc gia có 81 phần trăm người Hindu. (pháo tay) Đây chính là Ấn Độ, và dĩ nhiên còn ấn tượng hơn nữa bởi vì bốn năm sau đó chúng ta mới chào mừng nước Mỹ, nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, với hơn 220 năm bầu cử tự do, công bằng, và phải đến năm vừa rồi mới bầu được tổng thống hay phó tổng thống không phải người da trắng, đàn ông hay đạo Chúa. Nên, có thể là -- oh xin lỗi, ông ấy đạo Chúa, thứ lỗi cho tôi -- và ông ấy là đàn ông, nhưng ông ấy không phải da trắng. Và tất cả những người khác thì có cả 3 điều trên. (cười) Tất cả người tiền nhiệm ông ấy đều có ba điều đó, và đó là ý tôi muốn nói. (cười) Nhưng, vấn đề là khi tôi nói đến ví dụ đó, thì không chỉ là về Ấn Độ, hay là việc tuyên truyền. Vì cuối cùng thì, đó kết quả bầu cử đó chẳng liền quan gì đến thế giới. Đó là bản chất của Ấn Độ. Và cuối cùng, đối với tôi, điều đó tốt hơn nhiều so với tuyên truyền. Nhà nước không giỏi về kể những câu chuyện. Nhưng người ta lại đánh giá một xã hội dựa trên điều này, và điều đó, đối với tôi, cuối cùng sẽ tạo nên sự khác biệt trong thời đại thông tin này, trong kỉ nguyên TED ngày nay. Vậy thì Ấn Độ sẽ không còn chủ nghĩa quốc gia của sắc tộc hay ngôn ngữ, hay tôn giáo, bởi vì chúng tôi có tất cả chủng tộc mà loài người từng biết tới, thật sự vậy, chúng tôi có mọi tôn giáo mà loài người có, với một ngoại lệ nhỏ là đạo Shinto, mặc dù nó có yếu tố Hindu. Chúng tôi có 23 ngôn ngữ được công nhận bởi Hiến pháp. Và ai đã từng đổi tiền ở đây sẽ phải ngạc nhiên vì có quá nhiều phiên bản trên những tờ tiền, mệnh giá của chúng. Chúng tôi có tất cả những thứ đó. Chúng tôi thậm chí còn không có vị trí địa lý thống nhất, bởi vì địa lý tự nhiên của các tiểu lục địa đóng khung bởi các ngọn núi và biển đã bị tách ra trong lúc chia cắt với Pakistan vào năm 1947. Thật sự là chúng tôi còn không thể ngộ nhận tên của nước mình, vì cái tên "India" đến từ con sông Indus, chảy ở Pakistan. Nhưng, vấn đề là Ấn Độ là quốc gia của một ý tưởng. Ý tưởng về vùng đất vĩnh cửu, nổi lên từ một nền văn minh cổ đại, thống nhất bởi một lịch sử chung, nhưng duy trì được, trên tất cả, bởi nền dân chủ đa nguyên. Đó là câu chuyện thế kỉ 21 cũng là một câu chuyện lâu đời. Và đó là ý tưởng quốc gia mà về cơ bản có thể nói tồn tại được những khác biệt về đẳng cấp, tín ngưỡng, màu da, văn hóa, ẩm thực, phong tục, sắc áo, sự hòa hợp, và vẫn có được sự đồng thuận. Và sự nhất quán trên một nguyên tắc đơn giản, trong một nền dân chủ đa dạng như Ấn Độ bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi thứ miễn là bạn đồng ý trên các nguyên tắc cơ bản về cách mà bạn bất đồng ý kiến. Câu chuyện thành công của Ấn Độ, một đất nước được rất nhiều học giả và nhà báo cho rằng sẽ tan rã vào những năm 50, 60, là nó đã duy trì được một sự nhất quán là làm thể nào để tồn tại trong khi không có sự nhất quán. Hiện nay, Ấn Độ đang nổi lên ở thể kỉ 21. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu có một điều đáng mừng về Ấn Độ, thì đó không phải là sức mạnh quân sự, quyền lực kinh tế. Tất cả điều đó là cần thiết, nhưng chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Có người nói chúng tôi siêu nghèo, và cũng cực kì giàu. Chúng tôi thật sự không thể có cả hai thứ đó. Chúng tôi phải vượt qua sự đói nghèo của mình. Chúng tôi phải đối phó với phần cứng của sự phát triển hải cảng, đường xá, sân bay, tất cả những cơ sở hạ tầng mà chúng tôi cần, và phần mềm cho sự phát triển, là nguồn nhân lực, sự cần thiết để những người bình thường có đủ bữa ăn hàng ngày, có điều kiện cho con em đi học ở những ngôi trường tươm tất, và được làm những công việc sẽ cho họ nhiều cơ hội trong cuộc sống có thể giúp họ đổi đời. Nhưng, tất cả đều có chỗ của nó, trong cuộc phiêu lưu vĩ đại này trong việc chinh phục thách thức, những thách thức thật sự mà chúng ta không thể làm ngơ. Nhưng, tất cả đều có chỗ trong một xã hội mở, trong một nền văn minh đa nguyên giàu có và đa dạng, trong nền văn minh mà nhất định phải khai phóng và đáp ứng được sức sáng tạo của người dân. Đó là lý do vì sao Ấn Độ là một phần của TED, và là lý do TED liên quan tới Ấn Độ. Xin cảm ơn (pháo tay) Như chúng ta đã biết, một trong những thú vui tuyệt vời của du lịch và niềm vui của nghiên cứu dân tộc học là cơ hội được sống giữa những người không quên quá khứ, những người vẫn cảm nhận thấy quá khứ của mình trong gió, sờ thấy quá khứ trong những tảng đá đã bị nước mưa rửa sạch và nếm nó trong vị đắng của lá cây, chỉ để biết rằng những pháp sư Jaguar vẫn tiếp tục cuộc hành trình ngoài Dải ngân hà, và huyền thoại về những già lão Inuit vẫn vang lên đầy ý nghĩa, hay ở trên dãy Himalaya, những nhà sư vẫn theo đuổi con đường Phật pháp. Khi nói về bản chất của nhân chủng học, có ý kiến cho rằng thế giới chúng ta đang sống không hề tồn tại một cách tuyệt đối, mà chỉ là một thực thể, kết quả của một loạt những lựa chọn thích nghi cụ thể mà tổ tiên chúng ta đã chọn thành công cách đây rất nhiều thế hệ. Và tất nhiên, tất cả chúng ta đều trải qua quá trình phát triển và thích nghi như nhau. Chúng ta đều được sinh ra rồi lại sinh con đẻ cái. Chúng ta cùng phải trải qua những nghi lễ đầu đời. Chúng ta cùng phải đối mặt với sự chia ly không thể tránh khỏi của cái chết, do đó không hề ngạc nhiên khi chúng ta đều hát, đều nhảy, và trong mỗi người đều có nghệ thuật. Nhưng điều thú vị lại là những phách nhịp độc đáo của bài hát, sự nhịp nhàng rất riêng trong vũ điệu của mỗi nền văn hóa, dù đó là văn hóa của những người Penan sống trong rừng già Borneo, hay những thầy tu Voodoo ở Haiti, hay những chiến binh ở sa mạc Kaisut, phía Bắc Kenya, những pháp sư Curandero sống trên dãy núi Andes, hay đoàn thương nhân ở giữa lòng sa mạc Sahara. Đây là một người bạn mà tôi tình cờ đi du lịch sa mạc cùng một tháng trước, thực chất là một người chăn bò trên sườn Qomolangma, đỉnh Everest, mẹ thần thánh của thế giới. Tất cả những con người này dạy cho chúng ta rằng có rất nhiều cách khác nhau để sống, để suy nghĩ, để định hướng bản thân trên Trái đất này. Và đó là một ý tưởng mà nếu bạn nghĩ về nó, sẽ mang lại cho bạn hy vọng Giờ đây, vô số nền văn hóa cùng tồn tại trên thế giới tạo thành một mạng lưới đời sống tinh thần và đời sống văn hóa bao bọc hành tinh này, điều này thực sự quan trọng với sự tồn tại của hành tinh không kém gì mạng lưới sinh thái mà chúng ta biết đến với tên gọi là sinh quyển. Và bạn có thể định nghĩa mạng lưới đời sống văn hóa này như một sinh quyển dân tộc và bạn có thể định nghĩa sinh quyển dân tộc như một tổng hòa của tất cả những suy nghĩ, ước mơ, huyền thoại, ý tưởng, cảm hứng, trực giác được tạo ra bởi trí tưởng tượng con người kể từ khi có sự xuất hiện của ý thức. Sinh quyển dân tộc là một truyền thuyết vĩ đại của nhân loại. Đó là biểu tượng của tất cả những gì chúng ta có và tất cả những gì chúng ta có thể làm như một giống loài ham học hỏi. Và khi sinh quyển bị xói mòn nghiêm trọng, thì sinh quyển dân tộc cũng thế và có thể ở một tốc độ nhanh hơn. Chẳng hạn, không một nhà sinh vật học nào dám cho rằng có tới 50% số loài sinh vật hoặc hơn đã và đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng vì đơn giản là điều này không đúng, ngay cả trong hoàn cảnh hủy diệt nhất của vương quốc sinh học đa dạng. Cũng rất khó để kết luận những gì ta biết là viễn cảnh lạc quan nhất của thế giới văn hóa muôn màu. Và dấu hiệu rõ ràng nhất tất nhiên là ngôn ngữ mất đi. Khi mỗi chúng ta trong căn phòng này được sinh ra, có khoảng 6000 ngôn ngữ đang tồn tại trên hành tinh. Giờ đây, ngôn ngữ không chỉ là chủ thể của từ vựng hay là một bộ quy tắc ngữ pháp. Ngôn ngữ là sự thể hiện của tinh thần con người. Đó là phương tiện mà linh hồn của mỗi nền văn hóa được chuyển đến thế giới vật chất. Mỗi ngôn ngữ là một khu rừng phát triển lâu đời, một bước ngoặt, một ý tưởng, một hệ sinh thái của năng lực tinh thần. Và khi chúng ta ngồi đây, hôm nay, ở Montery, trong số 6000 ngôn ngữ đấy, một nửa đã hoàn toàn biến mất. Những ngôn ngữ này không còn được dạy lại cho những đứa trẻ, điều này gần như có nghĩa rằng những ngôn ngữ này đã chết. Liệu còn có điều gì có thể cô đơn hơn bị cô lập trong im lặng, trở thành người cuối cùng của dân tộc nói ngôn ngữ của mình, và không có cách nào truyền lại trí tuệ tổ tiên hay dự đoán tương lai của những đứa trẻ? Và định mệnh nghiệt ngã đó cũng là cảnh ngộ của một vài người, ở đâu đó trên Trái Đất cứ mỗi hai tuần lại xảy ra một lần vì cứ mỗi hai tuần, lại có một già lão chết đi và mang theo xuống mồ những âm tiết cuối cùng của một ngôn ngữ cổ đại. Và tôi biết sẽ có một ai đó trong số các bạn nói rằng, "Biết đâu như thế lại tốt hơn? Biết đâu thế giới lại tốt hơn nếu như chúng ta cùng nói chung một ngôn ngữ" Và tôi sẽ nói, "Tuyệt vời, hãy chọn ngôn ngữ đó là tiếng Yoruba. Hãy chọn ngôn ngữ đó là tiếng Quảng Đông. Hãy chọn ngôn ngữ đó là tiếng Kogi." Và bạn sẽ đột nhiên nhận ra rằng sẽ như thế nào nếu không thể nói ngôn ngữ của chính mình. Và do đó, điều mà tôi muốn làm cùng các bạn ngày hôm nay là đưa các bạn đi tham quan một vòng sinh quyển dân tộc - một chuyến đi ngắn để cố gắng cho các bạn một cái nhìn về thực tế điều gì đang mất đi. Hiện nay, có rất nhiều người trong số chúng ta đã quên rằng khi tôi nói "nhiều cách sống khác nhau." Tôi thực sự nói rằng có rất nhiều cách sống khác nhau. Hãy lấy đứa trẻ dân tộc Barasana sống ở Tây Bắc vùng Amazone làm ví dụ, dân tộc của trăn anaconda những người tin rằng trong thần thoại họ đã từng đi qua dòng sông sữa từ phía Đông bên trong bụng của những con rắn thần. Cho đến bây giờ, đây là một dân tộc mà trong nhận thức không phân biệt giữa màu xanh da trời và màu xanh lá cây vì theo họ, vòm trời cũng tương tự như vòm lá nơi mà cả dân tộc trông cậy. Họ có một tục kết hôn và ngôn ngữ kỳ lạ được gọi là chế độ ngoại hôn ngôn ngữ: bạn phải lấy một người nói ngôn ngữ khác. Điều này bắt nguồn từ quá khứ xa xưa, mang đến điều thú vị là trong những căn nhà dài, nơi có 6 hoặc 7 ngôn ngữ được nói, nhờ chế độ hôn nhân đặc biệt, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy một ai tập nói một thứ ngôn ngữ nào. Họ chỉ đơn giản là nghe và học nói theo. Hay, một trong những bộ tộc thú vị nhất mà tôi từng sống, bộ tộc Waorani ở Đông Bắc Ecuador, một bộ tộc lần đầu tiên tiếp xúc một cách hòa bình với thế giới bên ngoài vào năm 1958. Năm 1957, 5 người truyền giáo đã cố gắng tiếp xúc nhưng đã có một sai lầm nghiêm trọng. Họ thả xuống từ trên không những bức ảnh 8 x 10 của mình theo cách mà chúng ta vẫn cho là cử chỉ thân thiện, mà quên mất rằng những con người của rừng mưa nhiệt đới này chưa từng thấy cái gì 2 chiều trong đời. Họ nhặt những tấm ảnh này trên đất, cố gắng nhìn phía sau những khuôn mặt này để tìm ra hình dạng, nhưng không tim thấy gì và kết luận rằng đây là những lá bài gọi tên từ quỷ sứ, do vậy họ đã đâm 5 nhà truyền giáo này đến chết. Tuy nhiên, bộ tộc Waorani không chỉ đâm người ngoài. Họ còn đâm lẫn nhau. 54% cái chết của họ là do đâm nhau bằng giáo. Chúng ta hãy cũng lật lại phả hệ 8 đời, và chúng ta thấy rằng có 2 trường hợp chết tự nhiên và khi chúng ta hỏi dồn họ một chút về vấn đề này, họ thừa nhận rằng một trong những người bạn đã trở nên quá già và đằng nào họ cũng chết già nên chúng ta đâm họ trước còn hơn. (Cười) Nhưng cùng lúc đó họ cũng có một tri thức tuyệt vời về rừng nhiệt đới. Những người thợ săn của bộ tộc có thể ngửi thấy mùi nước tiểu của động vật trong phạm vi 40 bước và cho bạn biết đó là loài động vật nào. Trong những năm đầu của thập niên 80, tôi đã từng có một bài tập thú vị do giáo sư của tôi ở ĐH Harvard yêu cầu nếu như tôi muốn đến Haiti, tìm hiểu xã hội bí mật là nền móng cho sức mạnh của Duvalier và Tonton Macoutes, và tìm hiểu chất độc được sử dụng để tạo ra những thây ma. Và để tìm hiểu mọi chuyện, tất nhiên, tôi phải hiểu đôi chút về niềm tin đáng chú ý này của Vodoun, và Voodoo không phải là một tà thuật. Trái lại, nó là một nhân sinh quan siêu hình phức tạp. Nó thật thú vị. Nếu tôi yêu cầu các bạn kể tên những tôn giáo vĩ đại nhất trên thế giới bạn sẽ trả lời thế nào? Thiên chúa Giáo, đạo Hồi, Phật giáo, đạo Do Thái, v.v. Vẫn luôn có một lục địa còn lại ngoài kia, có một giả tưởng cho rằng Phi Châu, vùng Sahara không có tín ngưỡng tôn giáo. Vâng, tất nhiên, họ có và Voodoo đơn giản chỉ là một sản phẩm kết tinh của những ý tưởng tôn giáo uyên thâm đã trải qua giai đoạn nô lệ đầy bi kịch của cộng đồng Do Thái. Nhưng, điều làm cho Voodoo thú vị chính là mối quan hệ tồn tại giữa người sống và người chết. Theo đó, người sống sinh ra những linh hồn. Những linh hồn này có thể hiển linh từ dưới Dòng nước vĩ đại, đáp lại nhịp của các vũ điệu để trong một phút nào đó nó sẽ thay thế linh hồn của người sống, trong khoảnh khắc tỏa sáng ngắn ngủi ấy, thầy tu trở thành thần thánh. Đó là lý do tại sao những phù thủy Voodoo nói rằng "Những người da trắng các anh đi đến nhà thờ và nói về Chúa. Chúng tôi nhảy múa trong đền thờ và trở thành Thần." Và bởi vì các anh bị chiếm hữu, bị dẫn dắt bởi các linh hồn, Làm sao các anh có thể gặp nguy hiểm? Do đó các bạn có thể thấy từ những minh họa này: Các thầy tu Voodoo ở trong trạng thái xuất thần tay cầm than hồng đang cháy mà không sao, một ví dụ khá thú vị cho thấy khả năng của trí óc có thể ảnh hưởng tới cơ thể chứa nó khi trí óc trong trạng thái hưng phấn cực độ. Hiện giờ, trong số tất cả các dân tộc tôi từng sống cùng, dân tộc đặc biệt nhất là Kogi sinh sống ở vùng Sierra Nevada de Santa Marta, phía Bắc Colombia. Hậu duệ của nền văn minh chuyên chế cổ đại từng chiếm vùng đồng bằng duyên hải Caribbean của Colombia trong giai đoạn mở đầu của cuộc chinh phạt, những người này đã phải rút lui vào trong một ngọn núi lửa bị cô lập sừng sững vươn cao phía trên vùng duyên hải Caribbean. Trong một lục đĩa đẩm máu, dân tộc này chưa bao giờ bị thống trị bởi người Tây Ban Nha. Cho đến nay, họ vẫn bị cai trị bởi thầy tu tế nhưng việc đào tạo thầy tu của họ cũng khá đặc biệt. Những thầy tu tương lai bị tách khỏi gia đình lúc còn 3,4 tuổi bị cô lập trong thế giới của bóng tối trong những căn nhà bằng đá nằm giữa lòng của các dòng sông băng trong suốt 18 năm ròng 2 chu kỳ 9 năm được chọn một cách kỹ lưởng để mô phỏng 9 tháng thai nghén nằm trong bụng mẹ, giờ đây họ lại trải qua giai đoạn biến hóa trong bụng của Mẹ vĩ đại. Và trong suốt thời gian này, họ hấp thụ những giá trị của xã hội mình, những giá trị để duy trì lời cầu nguyện từ các tín đồ và chỉ những tín đồ của họ mới là người duy trì vũ trụ -- chúng ta vẫn gọi là cân bằng sinh thái. Và ở cuối giai đoạn khởi đầu lạ lùng này, một ngày họ đột nhiên được đưa ra ngoài và lần đầu tiên trong đời, ở tuổi 18, họ nhìn thấy mặt trời mọc. Và trong giây phút huy hoàng đó nhận thấy những ánh sáng đầu tiên ngập tràn khung cảnh đẹp tuyệt vời, đột nhiên mọi thứ họ học trong bóng tối được khẳng định trong huy hoàng. Và vị thầy tu bước lại và nói, "Con thấy chưa? Nó chính là những gì ta đã nói với con. Nó rất đẹp. Và con phải bảo vệ nó." Họ tự gọi mình là những người anh lớn và họ nói chúng ta, những người em nhỏ, là những người chịu trách nhiệm về sự hủy diệt của thế giới. Hiện giờ, mức độ nhận thức trở nên rất quan trọng. Mỗi khi chúng ta nghĩ về những cảnh vật và con người bản địa, chúng ta có thể lấy dẫn chứng về Rousseau và những thông tin lệch lạc của tầng lớp thượng lưu độc ác, nói đơn giản là sự phân biệt chủng tộc, hoặc chúng ta có thể lấy dẫn chứng về Thoreau và nói rằng những con người này sống thực tế hơn chúng ta. Vâng, những người bản địa không hề ủy mị cũng như yếu đuối vì lòng hoài cổ. Không có nhiều chỗ cho cả 2 ở trong những đầm lầy sốt rét vùng Asmat trong những cơn gió rét vùng Tibet, qua thời gian và những nghi lễ, họ tạo ra sự thần bí truyền thống của Trái Đất nền tảng của những thần bí này không phải là sự tồn tại của con người gắn với nó, mà ở một mức độ nhận thức tinh vi hơn: rằng bản thân Trái Đất chỉ có thể tồn tại Khi nó tồn tại trong nhận thức của con người. Giờ thì điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là một đứa trẻ ở vùng núi Andes được nuôi nấng, dậy dỗ tin tưởng rằng ngọn núi này là thần Apu™ sẽ hướng dẫn định mệnh của chúng đứa trẻ sẽ là một con người hoàn toàn khác và có mối quan hệ hoàn toàn khác với ngọn núi nơi mà nó sinh sống so với một đứa trẻ ở Montana được nuôi dậy tin tưởng rằng ngọn núi là một đống đá sẵn sằng được khai thác. Dù đó là một nơi ở của một linh hồn hay một đống quặng thì cũng chẳng liên quan gì. Điều thú vị ở đây là sự ẩn dụ định nghĩa mối quan hệ giữa cá nhân và thế giới tự nhiên. Tôi lớn lên ở vùng rừng núi British Columbia và được dạy rằng những khu rừng tồn tại để bị đốn hạ Điều đó biến tôi thành một con người khác so với những người bạn ở Kwakiutl những người tin rằng những khu rừng là nơi ở của thần Hukuk và một phần của thiên đàng và tin rằng những linh hồn ăn thịt người sống tại điểm cực Bắc, đã tham gia vào thuở hình thành Hamatsa Bây giờ, nếu bạn xem xét ý kiến cho rằng những nền văn hóa này sẽ tạo ra những sự thật khác nhau, bạn sẽ bắt đầu hiểu một số phát hiện đặc biệt của họ. Hãy nhìn vào cái cây này. Đây là một bức ảnh tôi chụp ở vùng Tây Bắc Amazone tháng 4 vừa qua. Đây là cây vông đồng ayahuasca mà rất nhiều người trong số các bạn đã từng nghe tới, loài cây dùng để cúng lễ trong nghi lễ của các pháp sư. Điều tạo nên sự thú vị của loài cây ayahuasca này không phải là thành phần dược chất mạnh mẽ, mà chính là quá trình điều chế. Nó được làm từ hai nguồn khác nhau. Một mặt, đây là loài dây leo gỗ mà trong đó có rất nhiều beta-carbolines harmine, harmonline, và một ít chất gây ảo giác. Nếm thử một chút cây leo sẽ có một ít khói xanh mờ ngấm vào tâm trí bạn, tuy nhiên cây leo sẽ được trộn với lá của cây bụi thuộc họ café có tên gọi Psychotria viridis. Loại cây này có chứa một ít tryptamines cực mạnh, rất gần với chất serotonin, dimethyltryptamine-5, methoxydimethyltryptamine trong não. Nếu bạn đã từng chứng kiến người Yanomami hít chất này qua mũi, chất này được làm từ rất nhiều loại còn có methoxydimethyltryptamine, khi hít sẽ có cảm giác giống như bị bắn khỏi họng súng trường nhìn thấy những bức họa phong cách Baroque và đáp xuống biển tích điện. (Cười) Nó không hề làm méo sự thật; mà làm tan rã sự thật. Trên thực tế, tôi đã từng tranh luận với giáo sư của mình, ông Richard Evan Shultes -- người đã từng tạo ra thời kỳ ảo giác với việc phát minh ra loại nấm kỳ diệu ở Mexico những năm 1930. Tôi đã từng cho rằng bạn không thể xếp các loại tryptamines như chất gây ảo giác bởi vì tại thời điểm bạn chịu ảnh hưởng của thuốc không còn có ai ở nhà nữa để trải nghiệm ảo ảnh. (Cười) Nhưng một điều về các loại tryptamines này là không thể uống chúng bởi chúng sẽ bị trung hòa bởi một loại enzyme tồn tại tự nhiên trong ruột người có tên gọi monoamine oxidase. Chúng chỉ có thể có tác dụng nếu được uống cùng với một số loại hóa chất làm biến đổi MAO. Và điều kỳ diệu là chất beta-carbolines được tìm thấy trong loại dây leo đó đều là chất ức chế hoàn toàn MAO để tăng khả năng cho tryptamine. Do đó nếu bạn có tự hỏi một câu. Làm thế nào trong cả quần thực vật gồm hơn 80.000 loại cây khác nhau, những người này lại có thể tìm ra 2 loại cây chẳng liên quan gì về mặt hình thái vậy mà khi liên kết với nhau, lại tạo ra một phiên bản sinh hóa mà xét một cách tổng thể còn lớn hơn tổng các thành phần? Vâng, chúng ta sẽ sử dụng lối nói ẩn dụ, phương pháp loại trừ, có vẻ như vô nghĩa, bởi nếu bạn hỏi người Ấn Độ, họ sẽ nói, "Cây cỏ nói cho chúng tôi biết." Vậy, điều đó có nghĩa là gì? Bộ tộc này, những người Cofan, có tổng cộng 17 loại ayahuasca khác nhau, mỗi loại này ở trong rừng lại rất khác nhau, và tất cả các loại này dưới mắt quan sát của chúng ta đều được coi là một loài. Và sau đó bạn hỏi họ làm thế nào để phân loại và họ sẽ nói, "Tôi nghĩ anh biết chút ít về thực vật. Ý của tôi là, anh có biết chút gì không?" Và tôi trả lời, "Không." Vâng, vậy anh phải lấy từng loại trong 17 loại vào mỗi tối trăng tròn, mỗi loại sẽ hát cho anh nghe một bài hát khác. Điều này sẽ không giúp bạn có bằng tiến sĩ ở ĐH Harvard, nhưng nó thú vị hơn nhiều so với việc đếm nhị hoa. Bây giờ, (Vỗ tay) vấn đề -- vấn đề là ngay cả khi chúng ta đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của những người bản địa coi họ là kỳ quặc và đa dạng ở khía cạnh nào đó đã làm chậm lịch sử vì thế giới thực sự, thế giới của chúng ta, vẫn tiếp tục vận động. Vâng, sự thật là thế kỷ 20, 300 năm nữa, sẽ không được nhớ đến vì các cuộc chiến tranh hay những cuộc cách mạng công nghệ, kỷ nguyên mà chúng ta đã sống, dù chủ động tham gia hoặc chấp nhận một cách bị động, sẽ được nhớ đến với sự mất mát to lớn của cả sự đa dạng sinh học lẫn đa dạng văn hóa trên hành tinh này. Đến nay, vấn đề vẫn chưa được thay đổi. Tất cả các nền văn hóa trải qua thời gian đều tham gia vào điệu nhảy với nhiều triển vọng của cuộc sống. Và vấn đề không phải là công nghệ. Những người Ấn Độ Sioux vẫn là người Sioux khi họ từ bỏ cung tên cũng giống như người Mỹ vẫn là người Mỹ ngay cả khi anh ta từ bỏ ngựa và xe độc mã. Thay đổi hay công nghệ không đe dọa đến sự hợp nhất của sinh quyển dân tộc. Đó là quyền lực. Bộ mặt trần trụi của sự thống trị. Và khi bạn nhìn khắp thế giới, bạn nhận ra rằng đó không phải là những nên văn hóa sinh ra để biết mất. Đó là những con người đang sống nhưng bị làm cho không còn tồn tại bởi những lực lượng có thể nhận biết mà nằm ngoài giới hạn thích nghi của họ. Đó có thể là sự tàn phá rừng quá mức ở quê hương của những người Penan -- một bộ tộc du mục ở Đông Nam Á, từ Sarawak -- một bộ tộc sống tự do trong những khu rừng mãi tới một thế hệ trước, giờ đây phải chịu cảnh làm nô lệ và bán dâm trên bờ sông, nơi bạn có thể thấy con sông đang trở nên bẩn thỉu vì nghẽn bùn điều đó có vẻ như đã mang một nửa bộ tộc Borneo đến biển Nam Hải Trung Quốc, nơi những tàu chở hàng Nhật Bản đã chờ sẵn để xếp những khúc gỗ thô mới đốn hạ từ rừng vào kho hàng. Hay trong trường hợp của bộ tộc Yanomami, dịch bệnh xuất hiện, cùng với việc phát hiện ra vàng. Hay nếu chúng ta đến với vùng núi Tibet, nơi tôi đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây, bạn sẽ thấy một bộ mặt trần trụi của sự thống trị chính trị. Như bạn biết, sự diệt chủng, xóa sổ hoàn toàn một dân tộc về mặt sinh học bị lên án trên toàn thế giới, nhưng việc xóa sổ một dân tộc, bằng cách phá hủy cách sống của con người, lại không bị kết án, mà thậm chí còn được hoan nghênh như một phần của chiến lược phát triển. Và bạn sẽ không thể hiểu nổi nỗi đau của người Tibet cho đến khi bạn trải qua nó dưới lòng đất. Tôi đã từng đi 6.000 từ Thành Đô phía Tây Trung Quốc qua Đông Nam Tibet tới Lhasa với một đồng nghiệp trẻ, và chỉ khi tới Lhasa tôi mới hiểu sự thật đằng sau những con số thống kê mà các bạn vẫn hay nghe. 6.000 điểm kỷ niệm đã biến thành tro bụi. 1,2 triệu người đã chết trong chiến tranh giai đoạn Cải cách Văn hóa. Bố của người thanh niên này đã bị cho là Ban Thiền Lạt Ma. Điều đó có nghĩa rằng ông bị giết ngay tức khắc ngay khi Trung Quốc xâm lược. Chú của anh bỏ chạy cùng sự tôn thờ của cộng đồng Do Thái đưa cả dân tộc tới Nepal. Mẹ anh đã bị tống giam như một cái giá -- phải trả cho tội giàu có. Bản thân anh cũng bị tống vào ngục khi mới chỉ 2 tuổi và phải ấn nấp dưới đuôi váy của chị gái bởi vì chị không thể chịu được cảnh sống mà không có anh. Người chị gái có việc làm dũng cảm ấy đã bị tống vào trại cải tạo. Một ngày kia cô vô tình dẫm phải băng tay của Mao Trạch Đông, và vì sự vi phạm đó, cô phải chịu án 7 năm khổ sai. Nỗi đau của những người Tibet là không thể chịu đựng được, nhưng tinh thần bất khuất của họ thất đáng chú ý. Và cuối cùng, nó dẫn đến một lựa chọn. Chúng ta muốn sống trong một thế giới đơn sắc buồn tẻ hay muốn hòa mình trong một thế giới đa dạng, đa sắc màu? Maragret Mead, nhà nhân chủng học vĩ đại, trước khi chết đã từng nói rằng sự sợ hãi lớn nhất của bà là khi chúng ta tiến tới thế giới quan vô định này chúng ta không chỉ thấy toàn bộ óc tưởng tượng của con người đã thu hẹp tới một mức tư duy nhỏ hẹp hơn, mà còn thấy chúng ta tỉnh dậy sau một giấc mơ hoàn toàn quên rằng còn có những khả năng khác. Và thật xấu hổ khi nhớ rằng giống loài của chúng ta, có lẽ, đã tồn tại 600.000 năm. Cách mạng đồ đá đã mang lại cho chúng ta nông nghiệp, cũng là lúc chúng ta phụ thuộc vào hạt giống, bài thơ của những pháp sư đã được thay thế bởi bài cúng tế của những thầy tu tế, chúng ta đã tạo ra sự chênh lệch giai cấp -- từ cách đây 10.000 năm. Thế giới công nghiệp hiện đại như chúng ta biết cũng chỉ mới gần 300 tuổi. Giờ đây, lịch sử nông cạn đó không hề cho tôi thấy rằng chúng ta có tất cả các câu trả lời cho mọi thử thách mà chúng ta sẽ gặp phải trong thiên niên kỷ này. Khi hỏi những nền văn hóa của thế giới về ý nghĩa của loài người, họ sẽ trả lời với 10.000 giọng nói khác nhau. Và trong bản hòa ca đó, tất cả chúng ta sẽ tái phát hiện khả năng tồn tại của mình; một dòng giống hoàn toàn làm chủ ý thức, có nhận thức đầy đủ để bảo đảm rằng tất cả con người và thực vật sẽ tìm ra cách để phát triển. Và có những khoảnh khắc tuyệt vời của sự lạc quan. Đây là một bức ảnh tôi chụp ở điểm cực bắc Đảo Baffin khi tôi đang đi săn kỳ lân với một số người Inuit, và người đàn ông này, Olaya, đã kể cho tôi một câu chuyện tuyệt vời về ông nội ông. Chính quyền Canada không phải lúc nào cũng tốt với người dân Inuit, và trong suốt những năm 1950, để thiết lập sự thống trị, chúng ta đã ép họ vào những khu định cư. Ông nội của người đàn ông này đã từ chối không đi. Gia đình, vì muốn ông cùng đi, đã lấy tất cả vũ khí và dụng cụ của ông. Bây giờ, chắc chắn các bạn phải hiểu rằng người Inuit không sợ cái lạnh; họ lợi dụng nó. Phần bánh trượt xe trượt tuyết của họ vốn được làm bằng cá bọc trong da tuần luộc caribou. Do đó, ông của người đàn ông này không phải chịu sự đe dọa của đêm Bắc cực giá rét hay bão tuyết thổi qua. Ông chỉ đơn giản là trượt ra ngoài, tụt chiếc quần da hải cẩu xuống và đại tiện vào tay. Và khi đống phân bắt đầu đông lại, ông nặn nó thành hình một thanh gươm. Ông nhổ một ít nước bọt vào cán con dao bằng phân và cuối cùng nó cũng đông cứng lại, ông xẻ thịt một con chó bằng con dao này. Ông lột da con chó và làm một bộ yên cương, lấy xương con chó và tạo thành một chiếc xe trượt, đóng yên cương một con chó gần đấy, và biết mất khỏi tảng băng nổi, với con dao phân dắt ở thắt lưng. Và đi khỏi mà không cần mang theo thứ gì. (Cười) Và điều này, theo nhiều cách khác nhau, (vỗ tay) là biểu tượng đấu tranh của người Inuit và tất cả những bộ tộc trên thế giới. Vào tháng 4 năm 1999, chính quyền Canada đã phải trao trả hoàn toàn quyền tự trị cho người Inuit trao cho họ diện tích đất lớn hơn California và Texas cộng lại. Đó là quê hương mới của chúng ta. Nó có tên gọi Nunavut. Đó là một lãnh thổ độc lập. Họ kiểm soát tất cả các nguồn tài nguyên khoáng sản. Một ví dụ thú vị về cách một quốc gia có thể vươn tới -- tìm cách bồi thường cho người dân của họ. Và cuối cùng, tôi nghĩ đã quá rõ ràng với ít nhất là tất cả chúng ta những người đến từ vùng xa xôi hẻo lánh trên hành tinh, để nhận ra rằng chúng không hề xa xôi hẻo lánh chút nào. Đó là quê hương của một ai đó. Họ đại diện cho một nhánh của trí tưởng tượng con người đã có từ rất lâu. Và với tất cả chúng ta, ước mơ của những đứa trẻ này, cùng giống như ước mơ của những đứa con chúng ta, trở thành một phần của hy vọng Do đó, điều chúng tôi đang cố gắng làm trên kênh National Geographic, chỉ là, chúng tôi tin rằng các chính trị gia chẳng làm được gì cả. Chúng tôi nghĩ rằng cuộc luận chiến -- (vỗ tay) Chúng tôi nghĩ rằng cuộc luận chiến không thuyết phục, nhưng chúng tôi nghĩ rằng kể chuyện có thể thay đổi thế giới, và chúng tôi có thể là những nhà kể chuyện hay nhất thế giới. Chúng tôi có 35 triệu lượt truy cập trên website mỗi tháng. 156 quốc gia tiếp sóng kênh truyền hình của chúng tôi. Hàng triệu người đón đọc tạp chí của chúng tôi. Và chúng tôi đang thực hiện một loạt chuyến đi tới sinh quyển dân tộc nơi chúng tôi mang các khán giả đến với những điều kỳ diệu của văn hóa mà họ không thể không ngạc nhiên bởi những gì họ thấy, và hy vọng rằng, do đó, dần dần hiểu rõ, từng bước, bản chất của nhân chủng học: rằng thế giới này xứng đáng tồn tại một cách đa dạng, rằng chúng ta cần tìm cách để sống trong một thế giới đa dạng đa văn hóa nơi trí tuệ của tất cả mọi người có thể cống hiến cho tập thể nhân loại chúng ta. Xin cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay) Vào một buổi sáng năm 1957 bác sĩ giải phẫu thần kinh Wilder Penfield đã tự thấy bản thân mình như thế này, một gã quái dị với đôi tay quá khổ, một cái miệng rộng ngoác, cùng thân hình bé nhỏ. Thực ra, sinh vật này là kết quả nghiên cứu của chính Penfield. Nó được gọi là người lùn (homunculus). Về cơ bản thì homunculus là sự hình dung từ một con người nơi mỗi bộ phận của cơ thể tương ứng với bề mặt nó đảm nhiệm trong não bộ. Cho nên, dĩ nhiên homunculus không hẳn quái dị. Đó là các bạn, là tôi nữa. Là thực tại vô hình của chính chúng ta. Cách hình dung này có thể lí giải, lấy ví dụ như tại sao trẻ sơ sinh, hay những người hút thuốc, lại đặt tay lên miệng một cách vô thức. Nhưng đáng tiếc là nó lại không thể lý giải được tại sao có rất nhiều nhà thiết kế vẫn chỉ quan tâm đến việc thiết kế các loại ghế. Mặc dù tôi không am hiểu khoa học một cách tuyệt đối, những thiết kế của tôi vẫn được khoa học truyền cảm hứng Tôi bị khoa học cuống hút bởi chính khả năng nghiên cứu con người một cách kĩ lưỡng, cả về phương diện hoạt động lẫn truyền cảm hứng. Và khoa học thật sự giúp tôi hiểu cách chúng ta nghe, nhìn, cách chúng ta hô hấp và cách não bộ đánh lừa chính bản thân ta. Khoa học quả là một công cụ tuyệt vời giúp tôi hiểu được những gì chúng ta thực sự cần. Những nhà tiếp thị (Marketing) thì chưa bao giờ làm được điều đó. Marketing làm đơn giản hóa mọi thứ. Marketing tạo nên những nhóm khách hàng. Còn các nhà khoa học, họ thừa nhận hợp sự phức tạp, sự biến đổi và sự độc đáo. Đâu là những thứ ta thực sự cần ? Có thể đó là sự im lặng Trong cuộc sống chúng ta bị làm phiền bởi những tiếng ồn ào khó chịu. Và bạn biết đấy, những tiếng ồn này khiến chúng ta thực sự bực mình, và làm chúng ta không thể tập trung được. Vì vậy tôi muốn tạo ra một thiết bị lọc âm thanh, có thể tách người dùng khỏi sự ồn ào. Nhưng tôi không muốn tạo ra nó bằng cách tách biệt người với người hay sử dụng những chiếc bịt tai hay những thứ tương tự. Tôi cũng không muốn đưa vào những công nghệ quá phức tạp. Tôi chỉ muốn sử dụng sự tiến bộ sẵn có và "công nghệ" của chính bộ não con người. Vì vậy tôi chọn tiếng ồn trắng dB, về cơ bản, ... dB là tên một sản phẩm, có công dụng khuếch tán tiếng ồn trắng. Đây là tiếng ồn trắng. Tiếng ồn trắng là tổng hợp của mọi tần số âm thanh mà con người có thể nghe rõ chúng được đưa lên cùng một cường độ. Và nó có tiếng như là "shhhhhhhhhhhhh,". Tiếng ồn trắng là trung hòa nhất Nó vô cùng thích hợp cho thính giác và não bộ chúng ta. Vì vậy mỗi khi bạn nghe thấy âm thanh này bạn cảm thấy như mình đang thả lỏng, và không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Khi nghe thấy tiếng ồn trắng, não ngay lập tức tập trung vào nó. Và bạn sẽ không bị mất tập trung vì những thứ tạp âm ồn ào khác. Nó cứ như là phép thuật vậy. Thực ra nó chỉ là sinh lý học được lập trình sẵn trong não. Và ở trong não của tôi nữa, hy vọng vậy. Vì vậy để làm cho tiếng ồn này trở nên sôi động hơn. Tôi đã tạo ra một quả bóng, để phân tích và tìm ra những tiếng ồn khó chịu kia tới từ đâu, và tôi cho nó lăn, ở nhà hoặc ở nơi làm việc, về hướng những tiếng tạp âm, và phát ra những tiếng ồn trắng để trung hòa chúng. (Tiếng cười) Và nó đã thực sự có hiệu quả. Các bạn có thấy được tác dụng của tiếng ồn trắng không ? Thực sự là rất yên lặng. Nếu bạn tạo ra tiếng động bạn có thể cảm nhận nó. Vì vậy, ngay cả khi sản phẩm này có thêm vài công nghệ, nó sẽ có loa ngoài, microphones và vài thiết bị điện tử, nó không thực sự thông mình. Và tôi không muốn tạo những vật thông minh. Tôi không muốn chế tạo những thứ hoàn hảo như một con robot hoàn hảo. Tôi muốn tạo ra những đồ vật như tôi và bạn. Chính vì vậy chúng cũng không hoàn hảo. Hãy tưởng tượng bạn đang ở nhà. Và đang cãi nhau với bạn trai hay bạn gái. Bạn hét lên và nói "Blah blah blah. Tên đó là ai hả?" Lúc đó dB hẳn sẽ lăn về phía bạn. Quay vào bạn và nói "shhhhhh" như thế này. (Cười) Không hẳn là hoàn hảo. Và có lẽ bạn sẽ đá nó đi tại thời điểm đó. (Cười) Dù sao thì, cũng giống cách tiếp cận này, tôi đã thiết kế K. K là máy phát và nhận ánh sáng. Vì thế mà vật này được cho là để trưng bày trên bàn, hay trên đàn piano, nơi mà bạn dành hầu hết thời gian trong ngày ở đó. Và loại máy này sẽ có thể đo chính xác lượng ánh sáng bạn nhận được trong ngày, và có thể cung cấp lượng ánh sáng bạn cần. Loại máy này hoàn toàn được phủ bởi những sợi quang. Và ý tưởng của các sợi quang này hẳn là để thông báo cho cái máy và hơn nữa là ý tưởng nhằm tạo ra thị giác cho nó. Tôi muốn, bằng thiết kế này hãy cảm nhận khi bạn thấy nó, bạn nhìn theo bản năng, loại máy này dường như rất nhạy, rất dễ phản ứng lại. Và cái máy này hiểu rõ hơn bạn và thậm chí trước cả bạn về điều bạn cần. Các bạn nên biết rằng sự thiếu hụt ánh sáng có thể dẫn tới một vài vấn đề năng lượng, hoặc vấn đề tình dục. Vì vậy, đó là một vấn đề lớn. ( Tiếng cười) Hầu hết các dự án mà tôi tiến hành, tôi đều cộng tác với các nhà khoa học. Tôi chỉ là nhà thiết kế. Nên tôi cần họ. Vậy thì có thể là vài nhà sinh vật học, nhà tâm thần học, nhà toán học... Và tôi nói với họ về trực giác, giả thuyết, và các ý tưởng ban đầu của tôi. Rồi họ phản hồi. Họ cho tôi biết cái gì khả thi và bất khả thi. Sau đó chúng tôi cùng nhau phát triển ý tưởng ban đầu. Rồi bọn tôi làm và hoàn thành dự án. Và mối quan hệ giữa nhà thiết kế và nhà khoa học này bắt đầu khi tôi còn đi học. Quả thực trong nghiên cứu tôi từng là một con chuột bạch cho nền công nghiệp dược phẩm. Và một điều trớ trêu là tất nhiên tôi đã không làm vậy vì mục đích nghiên cứu khoa học. Tôi chỉ làm vậy vì tiền. Tuy nhiên, dự án này, thí nghiệm này, đã khiến tôi bắt đầu một dự án về chế tạo thuốc. Bạn phải biết rằng ngày nay, sẽ có khoảng một hay hai viên thuốc không được dùng đúng cách. Vì vậy thậm chí các thành phần công hiệu trong ngành dược phát triển không ngừng về mặt hóa học, với mục tiêu đạt được sự ổn định, thì hành vi của bệnh nhân lại dần trở nên bất ổn hơn. Vì chúng ta đã dùng quá nhiều thuốc. Chúng ta uống thuốc không đều đặn. Chúng ta không làm theo hướng dẫn. Và hơn thế nữa. Vì vậy tôi muốn chế ra một loại thuốc mới, để tạo một mối liên hệ giữa bệnh nhân và phương pháp điều trị. Vậy nên tôi biến các loại thuốc truyền thống thành thế này. Tôi sẽ đưa ra vài ví dụ. Đây là một viên thuốc kháng sinh. Và tác dụng là giúp bệnh nhân kết thúc quá trình chữa bệnh. Và khái niệm này là để tạo ra một loại hành tây, một loại có cấu tạo trong nhiều lớp. Vì vậy, bạn bắt đầu với lớp tối nhất. Và nó giúp bạn hình dung ra quá trình chữa trị. Rồi bạn như thể nhìn thấy căn bệnh thuyên giảm dần đi. Chính vì thế, ngày đầu tiên rất quan trọng. Và bạn phải gọt rồi ăn mỗi ngày một lớp. Rồi thuốc kháng sinh sẽ dần nhỏ hơn và rõ hơn. Sau đó bạn chờ đến khi hồi phục giống như việc chờ tới kỳ nghỉ Giáng sinh. Và bạn tiến hành phương pháp như vậy, cho đến cuối quá trình chữa bệnh. Và ở đây bạn có thể thấy được lõi trắng. Điều đó có nghĩa là bạn sắp hồi phục. ( vỗ tay) Cảm ơn. Đây là "lá phổi thứ ba," Một thiết bị dược phẩm để điều trị hen suyễn mãn tính. Tôi thiết kế nó để giúp trẻ em theo dõi điều trị. Vì vậy, ý tưởng đó là để sáng tạo nên mối liên hệ giữa việc điều trị và bệnh nhân nhưng là mối quan hệ phụ thuộc. Trong trường hợp này nó không phải là loại thuốc phụ thuộc vào bệnh nhân. Có nghĩa là, những đứa trẻ sẽ cảm thấy vật trị liệu này cần mình. Vì vậy, ý tưởng là, cả đêm dài da đàn hồi của phổi thứ ba sẽ tự dần dần bơm lên, bao gồm không khí và các phân tử. Và khi đứa trẻ tỉnh dậy, có thể thấy các đối tượng này cần mình. Đứa trẻ đưa đến miệng, và hít thở không khí chứa trong đó. Vì vậy, bằng cách này, đứa trẻ, để chăm sóc bản thân mình, chính là chăm sóc vật thể sống này. Và đứa trẻ không cảm thấy mình phụ thuộc vào việc điều trị nữa, mà vật trị liệu hen mới cần mình. (Vỗ tay) Trong cách tiếp cận dạng vật sống này, tôi thích ý tưởng của thiết kế vô hình, như thể chức năng của vật thể chỉ tồn tại trong một khu vực vô hình nằm bao quanh chúng. Chúng ta có thể nói về một loại linh hồn, có một cái bóng đi cùng với chúng. Và gần như là một loại hiệu ứng yêu tinh. Vì vậy, khi một vật thụ động như thế dường như vẫn còn sống, bởi vì nó -- woosh -- bắt đầu di chuyển. Và tôi nhớ một thiết kế triển lãm mà tôi đã làm cho John Maeda, và cho Fondation Cartier ở Paris. Và John Maeda đã trưng bày vài đồ họa hoạt hình trong triển lãm này. Và ý tưởng của tôi cho thiết kế triển lãm này là tạo ra một trò chơi bóng bàn thực sự giống như một trò chơi này. Và ý tưởng là tạo ra một số băng ghế tự di chuyển trong phòng triển lãm chính. Vì vậy, các băng ghế ấy sẽ sống động y như quả bóng. Và John rất hứng thú với ý tưởng này Anh ấy nói với tôi, "Được rồi đi thôi." Tôi nhớ ngày khai mạc. Tôi đã hơi muộn. Khi tôi mang theo mười băng ghế tự di chuyển vào trong phòng triển lãm, John đang ở bên cạnh tôi, và như "Hmm, Hmm." Và anh ta nói với tôi, sau một khoảng im lặng dài, "Tôi tự hỏi, Mathieu, lỡ như mọi người không bị mê hoặc bởi ghế của bạn hơn là các video của tôi. " (Cười) Lẽ ra sẽ là một vinh dự lớn, một lời khen tuyệt vời đối với tôi, nếu anh ta đã không quyết định đem tất cả chúng đi hai giờ trước khi khai mạc. Một bi kịch nặng nề. Sẽ không ngạc nhiên nếu tôi nói với bạn rằng Pinocchio là một trong những ảnh hưởng to lớn với tôi. Đó có lẽ là thiết kế tuyệt nhất của tôi, là thiết kế tôi yêu thích. Bởi vì đó là một loại đối tượng có lương tâm, có thể bị tác động bởi xung quanh, và có thể tự sửa đổi bản thân. Ảnh hưởng lớn khác là chim hoàng yến. Trong các mỏ than, loài chim hoàng yến này khá thân thiết với các thợ mỏ. Và nó đã hát cả ngày. Khi nó dừng lại nghĩa là nó đã chết. Vì vậy, chim hoàng yến này là một báo động sống, và rất hiệu quả. Một công nghệ rất tự nhiên, để nói với các thợ mỏ, "Không khí quá tệ. Bạn phải đi. Đó là trường hợp khẩn cấp." Vì vậy, đối với tôi đó là một sản phẩm tuyệt vời. Tôi cố gắng thiết kế một con hoàng yến. Và đó là Andrea. Andrea là một bộ lọc không khí sống có thể hấp thụ các khí độc từ không khí hay không khí trong nhà bị ô nhiễm. Vì vậy, nó sử dụng một số loài cây để làm công việc này, chúng được lựa chọn bởi khả năng lọc khí của mình. Bạn phải biết, hoặc có lẽ bạn đã biết, rằng ô nhiễm không khí trong nhà là độc hại hơn ngoài trời. Vì vậy, trong khi tôi đang nói chuyện với bạn, những cái ghế bạn ngồi đang phát ra một số khí độc không màu và không mùi. Xin lỗi vì chuyện đó. (Tiếng cười) Vì vậy, bạn hiện đang thở formaldehyde. Với tấm thảm cũng vậy. Và điều này cũng chính xác ở nhà. Bởi vì tất cả các sản phẩm chúng ta có liên tục phát ra thành phần dễ bay hơi trong sản phẩm đó Vì vậy, hãy nhìn vào ngôi nhà của bạn. Ghế sofa của bạn, ghế nhựa của bạn, đồ chơi của con bạn nhìn nhận thực tế vô hình của chúng. Rằng những khí này rất độc. Đây là lý do tại sao tôi đã tạo ra, với David Edward, một nhà khoa học của Đại học Harvard, một vật thể hấp thụ các nguyên tố độc hại sử dụng những loại cây này. Nhưng ý tưởng là để buộc không khí đi qua phần có hiệu quả hấp thụ của cây. Bởi vì rễ của cây thì không mấy hiệu quả. Bill Wolverton từ NASA đã phân tích rất kỹ vào những năm 70. Vì vậy, ý tưởng là tạo ra một đối tượng có thể tác động đến không khí, và sẽ tiếp xúc với tốc độ thích hợp ở đúng nơi, trong tất cả các bộ phận có hiệu quả của cây. Vì vậy, đây là sản phẩm cuối cùng. Nó sẽ được ra mắt vào tháng 9 tới. (Vỗ tay) Đây là một cách tiếp cận tương tự bởi vì tôi đưa vào , trong một sản phẩm như Andrea, vài ba cây. Và trong nghiên cứu này, các cây được sử dụng để lọc nước. Và trong đó cũng có một số loài cá. Nhưng ở đây, không giống như Andrea, hấp thụ ở đây thông qua đường ăn uống. Vật này như một trang trại trong nhà cho cá và cây xanh. Vì vậy, ý tưởng của vật này là có thể tạo ra thực phẩm địa phương ngay trong nhà. Người theo lối sông tự cung tự cấp thường tìm thức ăn trong bán kính 100 dặm. Local River có thể cung cấp cho bạn thực phẩm trực tiếp trong phòng khách của bạn. Vì vậy, nguyên tắc của đối tượng này là tạo ra một hệ sinh thái được gọi là aquaponics. Và aquaponics là nước bẩn của cá, bằng máy bơm nước, nuôi dưỡng các thực vật ở trên. Và các thực vật sẽ lọc, bằng gốc rễ, nước bẩn của cá. Sau đó, nó quay trở lại bể cá. Sau đó bạn có hai lựa chọn. Hoặc bạn ngồi trước mặt nó như ngồi trước tivi của bạn. Một kênh tuyệt vời. Hoặc bạn bắt đầu câu cá. Và bạn làm sushi với con cá và các cây có tinh dầu thơm ở trên. Bởi vì bạn có thể trồng một số khoai tây. Không, không khoai tây, nhưng cà chua, các cây có tinh dầu thơm, vân vân. Vì vậy bây giờ chúng ta có thể hít thở an toàn. Bây giờ chúng ta có thể ăn thực phẩm tự trồng. Bây giờ chúng ta có thể được điều trị bằng thuốc thông minh. Chúng ta có thể cân bằng nhịp sinh học với ánh sáng ban ngày. Nhưng quan trọng là tạo một nơi hoàn hảo, vì vậy tôi đã cố gắng, để làm việc và sáng tạo. Tôi đã thiết kế cho nhà khoa học Mỹ làm việc tại Paris một văn phòng gây kích thích não bộ. Tôi muốn tạo ra một nơi hoàn hảo nơi bạn có thể làm việc và chơi, nơi cơ thể và não làm việc cùng nhau. Vì vậy, trong văn phòng này, bạn không làm việc ở bàn làm việc, cứ như một chính trị gia nữa. Chỗ ngồi của bạn, ngủ và chơi của bạn ở trên một hòn đảo trắc địa lớn bằng da. Hãy xem xét, như cái này đây? Trong văn phòng này bạn không làm việc, viết và vẽ trên một tờ giấy, mà bạn vẽ trực tiếp trên một "hang trắng" khổng lồ, giống như một nhà khoa học tiền sử vậy. Vì vậy, bạn có thể chơi thể thao trong thời gian làm việc. Trong văn phòng này bạn không cần phải ra ngoài để được tiếp xúc với thiên nhiên. Mà bạn trực tiếp tiếp xúc thiên nhiên ngay tại sàn văn phòng. Bạn có thể quan sát ở đó. Đây là một ý tưởng hay ho để dẫn dắt dự án này vào văn phòng. Điều này thực sự giúp tôi thiết kế nó. Tôi không chỉ rõ cho khách hàng. Họ sẽ rất sợ hãi. (Cười) Chỉ cho hội thảo của tôi thôi. Tôi đoán nó có thể là sự trả thù của loài chuột bạch. Nhưng cũng có thể là niềm tin về loài khỉ và homunculus trong chúng ta. Tất cả chúng ta cần xem xét bản chất thực của mình. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ kể về một vài khám phá của tôi khắp thế giới qua công việc của tôi. Đây không phải là tìm ra các hành tinh hay công nghệ mới hay khoa học. Chúng là những khám phá về con người về lối sống, và sự lãnh đạo mới. Đây là Benki. Benki là người lãnh đạo Ashaninka. Người dân của anh ấy sống ở Brazil và ở Peru. Benki đến từ một ngôi làng khá xa xôi ở trên vùng cao ở Amazon để đến được đó, bạn phải bay và hạ cánh trên mặt nước, hoặc đi ca-nô trong nhiều ngày. Tôi gặp Benki ba năm trước đây ở Sao Paulo khi tôi đã đưa anh ấy và các lãnh đạo khác từ những tộc người bản xứ đến gặp tôi và các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới bởi vì chúng tôi muốn học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi muốn chia sẻ những câu chuyện với nhau. Người Ashaninka được biết đến ở khắp Nam Mỹ về phẩm giá của họ, tinh thần của họ và sức chịu đựng của họ, bắt đầu từ người Inca và tiếp diễn suốt thế kỷ 19 với những người cạo mủ cao su, Mối đe dọa lớn nhất ngày nay với người Ashaninka và với Benki đến từ nạn khai thác gỗ trái phép những con người đi vào khu rừng xinh đẹp và cắt đi những cây gỗ đào hoa tâm cổ, thả nổi chúng trên sông đến thị trường thế giới. Benki biết điều này. Anh ấy có thể thấy điều xảy ra với rừng và môi trường của mình bởi vì anh ấy được ông nội chăm sóc Khi anh ấy mới hai tuổi để bắt đầu để tìm hiểu về rừng và con đường của cuộc sống người dân của mình. Ông anh ấy qua đời khi anh ấy mới 10 tuổi. Và ở độ tuổi trẻ như vậy, 10 tuổi, Benki trở thành "paje" của cộng đồng minh. Bây giờ, trong truyền thống và văn hóa của Ashaninka, "paje" là người quan trọng nhất trong cộng đồng. Đây là con người ẩn chứa bên trong anh ấy tất cả kiến thức, tất cả sự khôn ngoan của nhiều thế kỷ và nhiều thế kỷ của cuộc sống, và không chỉ là về người dân của mình, nhưng về mọi thứ mà sự sinh tồn của người dân phụ thuộc vào: cây cối, chim chóc, nước, đất, rừng. Vậy nên khi chỉ mới 10 tuổi, anh ấy đã trở thành một paje, anh ấy bắt đầu lãnh đạo người dân của mình. Anh ấy bắt đầu nói chuyện với họ về khu rừng mà họ cần bảo vệ, về lối sống mà họ cần nuôi dưỡng. Anh ấy giải thích cho họ rằng đó không phải là một câu hỏi về sự sinh tồn phù hợp nhất đó là một câu hỏi về sự hiểu biết những gì họ cần để tồn tại và để bảo vệ điều đó. Tám năm sau, Khi anh ấy là một chàng trai trẻ 18 tuổi, Benki rời khu rừng lần đầu tiên. Anh ấy đã đi 3000 dặm trên cuộc phiêu lưu đến Rio để dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất để nói với thế giới về những gì đã xảy ra ở cái góc nhỏ bé của anh ấy. Và anh ấy đã đi vì anh ấy hi vọng rằng thế giới sẽ lắng nghe: Một số đã từng, nhưng không phải tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn hình dung chàng trai trẻ này với chiếc mũ và áo choàng thổ dân của mình học một ngôn ngữ mới, tiếng Bồ Đào Nha, không đề cập đến tiếng Anh đi đến Rio, xây dựng một cây cầu để kết nối với những người anh chưa từng gặp một thế giới khá thù địch Nhưng anh ấy đã không hoảng sợ Benki trở lại ngôi làng với tràn đầy ý tưởng những công nghệ mới, nghiên cứu mới, cách thức mới để tìm hiểu những gì đang xảy ra. Kể từ thời điểm đó, anh đã tiếp tục làm việc với người dân của mình, và không chỉ với quốc gia Ashaninka, mà tất cả các dân tộc của Amazon và hơn thế nữa. Anh đã xây dựng trường học để dạy trẻ em biết chăm sóc rừng Cùng với nhau, anh đã lãnh đạo trồng rừng hơn 25% diện tích đất bị tàn phá bởi lâm tặc. Anh đã lập nên một hợp tác xã để giúp mọi người đa dạng hóa sinh kế của họ. Và anh ấy đã mang internet và truyền hình vệ tinh đến với rừng-- cả hai đã giúp chính họ có thể theo dõi nạn phá rừng, và cũng giúp anh ấy cất tiếng nói từ rừng đến phần còn lại của thế giới. Nếu bạn gặp Benki, và hỏi anh ấy, "Tại sao anh làm việc này? Tại sao anh lại đặt mình vào rủi ro vậy? Tại sao lại khiến mình dễ gặp nguy hiểm trước một thế giới thường hay thù địch như vậy?" anh ấy sẽ nói với bạn, như đã nói với tôi rằng, "Tôi tự yêu cầu bản thân mình," anh nói, "Những gì ông bà và tổ tiên tôi đã làm để bảo vệ rừng cho tôi? Và tôi đang làm những gì?" Vì vậy, khi nghĩ về điều đó, Tôi tự hỏi những gì các cháu và các chắt của chúng ta, khi chúng tự hỏi bản thân những câu hỏi đó Tôi tự hỏi chúng sẽ trả lời như thế nào. Đối với tôi, thế giới đang xoay chiều hướng tới một tương lai mà chúng ta không mong muốn lắm Khi chúng ta thực sự nghĩ sâu bên trong về nó. Đó là một tương lai mà chúng ta không biết chi tiết về nó, nhưng đó là một tương lai có dấu hiệu, cũng giống như Benki thấy những dấu hiệu xung quanh anh ấy. Chúng ta biết chúng ta đang dần cạn kiệt thứ chúng ta cần. Chúng ta đang dần cạn kiệt nước tinh khiết. Chúng ta đang cạn dần nguyên liệu hóa thạch Chúng ta mất dần đất liền. Chúng ta biết biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Chúng ta không biết như thế nào, nhưng chúng ta biết nó sẽ tới. Và chúng ta biết rằng sẽ có nhiều người thêm nữa hơn trước đây-- gấp năm lần số người trong 40 năm nữa so với hơn 60 năm về trước Chúng ta đang dần cạn kiệt những thứ chúng ta cần. Và chúng ta cũng biết thế giới đã thay đổi theo những cách khác, từ năm 1960 có một phần ba những quốc gia mới có tồn tại như một thực thể độc lập trên hành tinh. Cái tôi, hệ thống chính phủ-- đang tìm ra-- một sự thay đổi lớn. Và bên cạnh đó, chúng ta biết là năm quốc gia thực sự lớn sẽ có tiếng nói trong tương lai, tiếng nói mà chúng ta vẫn chưa thực sự bắt đầu nghe được-- Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Cộng hòa Nam Phi và Brazil của Benki, nơi Benki có quyền công dân của mình chỉ trong hiến pháp năm 1988. Nhưng bạn biết tất cả điều đó. Bạn biết hơn Benki khi anh rời khu rừng và đi 3.000 dặm. Bạn cũng biết ta không thể chỉ làm điều ta vẫn luôn làm, bởi vì chúng ta sẽ biết được kết quả mà chúng ta sẽ nhận được. Và điều này nhắc tôi về điều mà tôi biết. Lord Salisbury nói với nữ hoàng Victoria hơn một trăm năm trước đây, Khi bà ấy nhấn mạnh với ông ta, "Hãy thay đổi." Ông nói, "Thay đổi ư? Tại sao phải thay đổi? Mọi thứ đã đủ xấu như chúng đang diễn ra." Chúng ta phải thay đổi. Nó cực kì quan trọng với tôi, khi tôi nhìn xung quanh thế giới, chúng ta cần phải thay đổi bản thân. Chúng ta cần những kiểu mẫu mới của một nhà lãnh đạo. Chúng ta cần những kiểu mẫu mới của một người lãnh đạo và một con người trên thế giới. Tôi bắt đầu cuộc sống là một chủ ngân hàng. Bây giờ tôi không thừa nhận điều đó với bất cứ ai trừ những người bạn thân nhất của tôi. Nhưng trong tám năm qua, tôi đã làm điều gì đó hoàn toàn khác. Công việc của tôi đưa tôi đi khắp thế giới, nơi mà tôi có đặc quyền thực sự để gặp những người như Benki và những người đang tạo nên sự thay đổi trong cộng đồng của họ-- những người nhìn thế giới theo cách khác, những người đang hỏi những câu hỏi khác, những người có câu trả lời khác, những người hiểu các bộ lọc mà họ mang khi họ đi ra ngoài với thế giới Đây là Sanghamitra. Sanghamitra đến từ Bangalore. Tôi đã gặp Sanghamitra tám năm trước đây khi tôi ở Bangalore tổ chức một hội thảo với các lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ khác nhau làm việc trong những lĩnh vực nan giải nhất của xã hội. Sanghamitra không bắt đầu sự nghiệp là nhà lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ, cô bắt đầu sự nghiệp của mình là một giáo sư đại học, giảng dạy văn học Anh. Nhưng cô nhận ra cô đã quá tách biệt với thế giới khi làm việc đó. Cô yêu thích nó, nhưng cô đã quá tách biệt. Và vì vậy vào năm 1993, một thời gian dài trước đây, cô đã quyết định bắt đầu một tổ chức mới mang tên Samraksha tập trung vào một trong những lĩnh vực, vấn đề nan giải nhất ở Ấn Độ-- như bất cứ đâu trên thế giới vào lúc đó-- HIV/AIDS. Kể từ đó, Samraksha đã phát triển ngày càng lớn mạnh và giờ là một trong các tổ chức y tế phi chính phủ hàng đầu Ấn Độ Nhưng nếu bạn chỉ nghĩ về một khu vực của thế giới và kiến thức về HIV/AIDS năm 1993- ở Ấn Độ vào thời điểm đó nó đang tăng vọt và không ai hiểu lý do tại sao, và mọi người đã thực sự rất, rất lo ngại Ngày nay vẫn còn ba triệu người dương tính với HIV ở Ấn Độ. Đó là con số lớn thứ hai trên thế giới. Khi tôi hỏi Sanghamitra, "Làm thế nào bạn chuyển từ văn học Anh sang HIV/AIDS?" không phải là một con đường rõ ràng cô ấy nói với tôi, "Nó hoàn toàn kết nối. Văn học khiến ta cảm thông, cảm thông với con người với ước mơ của họ và ý tưởng của họ." Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của cô ấy, Samraksha đã là một nhà tiên phong trong tất cả các lĩnh vực liên quan để phòng chống HIV/AIDS. Đầu tiên, họ có những khu điều dưỡng, những trung tâm chăm sóc đầu tiên, những dịch vụ tư vấn đầu tiên-- và không chỉ ở đô thị, với 7 triệu dân số Bangalore, mà còn ở các ngôi làng khó có thể tới được ở bang Karnataka. Thậm chí điều đó vẫn chưa đủ Cô muốn thay đổi chính sách ở cấp độ chính phủ. 10 trong số các chương trình cô ấy đi đầu bây giờ là chính sách chính phủ và được tài trợ bởi chính phủ. Đến nay họ chăm sóc hơn 20 000 người ở hơn 1.000 làng xung quanh Karnataka. Cô ấy làm việc với những người như Murali Krishna. Murali Krishna đến từ một trong những ngôi làng đó. Ông ấy đã mất vợ vì bệnh AIDS vài năm về trước và ông ấy dương tính với HIV. Nhưng ông đã thấy công việc, sự chăm sóc, lòng từ bi mà Sanghamitra và đội ngũ của mình đã mang đến ngôi làng, và ông muốn trở thành một phần của nó. Ông là hội viên cuộc tìm kiếm lãnh đạo, nó giúp ông với việc của mình Họ đi tiên phong một cách khác để tiếp cận ngôi làng. Thay vì phát thông tin qua tờ rơi, như thường lệ, họ mang lại cho các đoàn kịch, bài hát, âm nhạc, khiêu vũ. Và họ ngồi xung quanh, và họ nói chuyện về những giấc mơ. Sanghamitra nói với tôi cuối tuần trước-- cô vừa trở lại sau hai tuần ở làng, và cô đã có một bước đột phá thực sự. Họ đã ngồi thành vòng tròn, nói về những ước mơ cho ngôi làng Và phụ nữ trẻ trong làng lên tiếng và nói, "chúng tôi đã thay đổi giấc mơ của chúng tôi. Ước mơ của chúng tôi là cho bạn đời, người chồng của chúng tôi, không được trao cho chúng tôi bởi lá số tử vi, mà để được trao cho chúng tôi bởi vì họ đã được thử nghiệm HIV." Nếu bạn may mắn được gặp Sanghamitra và hỏi cô ấy như thế nào và tại sao, "làm thế nào bạn đạt được nhiều như vậy?" Cô ấy sẽ nhìn bạn và nói một cách thật nhẹ nhàng và yên lặng, "Nó đã xảy ra. Đó là tinh thần bên trong." Đây là tiến sĩ Fan Jianchuan. Jianchuan đến từ tỉnh Tứ Xuyên ở Tây Nam Trung Quốc. Ông sinh năm 1957, và bạn có thể hình dung tuổi thơ của ông trông như thế nào và cảm thấy như thế nào, và cuộc sống của ông ấy đã như thế nào trong suốt 50 năm ồn ào qua. Ông đã là một người lính, một giáo viên, một chính trị gia, một phó thị trưởng và một doanh nhân. Nhưng nếu bạn ngồi xuống và hỏi ông ta, "ông thực sự là ai, và ông làm gì?" Ông sẽ nói với bạn, "Tôi là một nhà sưu tập" "và tôi trông coi viện bảo tàng." Tôi đã may mắn được nghe về ông trước đây và cuối cùng đầu năm nay tôi đã gặp ông tại bảo tàng của ông ở Chengdu. Ông đã là một nhà sưu tập suốt cuộc đời mình bắt đầu từ khi ông ấy bốn hay năm tuổi vào đầu những năm 1960 Bây giờ, chỉ cần nghĩ về những năm đầu 1960 ở Trung Quốc. Suốt cuộc đời, trải qua mọi thứ, trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa và mọi thứ sau đó, ông vẫn tiếp tục sưu tầm, và giờ ông đã có hơn 8 triệu mảnh ghép ở viện bảo tàng của mình tài liệu lịch sử Trung Quốc cùng thời. Đây là thứ bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần vì họ lưu trữ những phần của lịch sử mà người Trung Quốc muốn quên đi. Ví dụ, ông có hơn một triệu mảnh tư liệu chiến tranh Trung-Nhật, một cuộc chiến không được nói đến nhiều ở Trung Quốc và những người anh hùng của họ không được vinh danh. Tại sao ông ta làm tất cả điều này? Vì ông ấy nghĩ rằng một quốc gia không bao giờ nên lặp lại những sai lầm quá khứ Vì vậy, theo sự vận hành những bức tượng đồng lớn hơn với thực tế của những anhh hùng trong chiến tranh Trung-Nhật, bao gồm những người Trung Quốc những người sau đó đã chiến đấu với nhau và để một phần đất Trung Quốc vào tay Đài Loan, để tưởng nhớ những người không được biết đến những người lính còn sống sót, bằng cách yêu cầu họ in dấu vân tay ông ấy đang đảm bảo-- một người đàn ông đang đảm bảo-- rằng lịch sử không bị lãng quên. Nhưng ông ấy không chỉ quan tâm đến những anh hùng Trung Quốc. Tòa nhà này chứa đựng bộ sưu tập lớn nhất thế giới những tư liệu và tạo tác tưởng nhớ vai trò của Hoa Ký trong cuộc chiến ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến dài đó-- Flying Tigers. Ông có chín tòa nhà khác-- đã được mở cửa cho công chúng-- được lấp đầy đến xà nhà bằng các tạo tác tài liệu lịch sử Trung Quốc cùng thời Hai trong số các tòa nhà được quan tâm nhất bao gồm một đời của bộ sưu tập về cuộc Cách mạng Văn hóa, giai đoạn mà hầu hết người Trung Quốc muốn quên đi. Nhưng ông không muốn dân tộc mình quên đi. Những người này truyền cảm hứng cho tôi, và họ truyền cảm hứng cho tôi vì họ cho chúng ta thấy điều gì có thể xảy ra khi bạn thay đổi cách bạn nhìn vào thế giới, thay đổi cách bạn nhìn vào nơi ở của bạn trên thế giới. Họ đã nhìn ra bên ngoài, và sau đó họ thay đổi cái ở bên trong Họ đã không học trường kinh doanh. Họ không đọc cuốn "Làm thế nào để làm lãnh đạo tốt trong 10 bước đơn giản." Nhưng họ có phẩm chất mà chúng ta đều nhận ra. Họ có nghị lực, đam mê, trách nhiệm Họ đã đi xa khỏi những gì họ làm trước đó, và họ đã đi đến một thứ gì đó họ không hề biết. Họ đã cố gắng để kết nối thế giới mà họ không biết đã tồn tại trước đó. Họ đã xây những cây cầu và băng qua chúng Họ nhận thức được cung thời gian vĩ đại và vị trí nhỏ bé của họ trong nó Họ biết những người đã đến trước họ và sẽ nối tiếp những người đó. Và họ biết rằng họ là một phần của toàn thể rằng họ phụ thuộc vào người khác. Đó không phải về họ, họ biết điều đó, nhưng phải bắt đầu với họ. Và họ có sự khiêm nhường. Nó vừa xảy ra. Nhưng chúng ta biết rằng nó chưa xảy ra, phải không? Chúng ta biết cần nhiều thứ để khiến nó xảy ra và chúng ta biết hướng mà thế giới sẽ đi vào. Vậy tôi nghĩ chúng ta cần lên kế hoạch liên tục trên một cơ sở toàn cầu. Chúng ta không thể đợi thế hệ kế tiếp, những người mới gia nhập, đi vào và học hỏi cách là nhà lãnh đạo tốt Tôi nghĩ nó nên bắt đầu với chúng ta. Và chúng ta biết, cũng giống như họ biết, điều đó khó như thế nào. Nhưng tin tốt là chúng ta không phải tìm ra nó khi ta bắt đầu; ta có những kiểu mẫu, những ví dụ, như Benki, Sanghamitra và Jianchuan. Chúng ta có thể nhìn vào những gì họ đã làm. Chúng tôi có thể học từ những gì họ đã học được. Chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta nhìn chính mình trong thế giới. Và nếu ta may mắn, ta có thể thay đổi cách mà những đứa chắt của chúng ta sẽ trả lời câu hỏi của Benki. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Khi công nghệ phát triển, và tiến bộ, nhiều người cho rằng những tiến bộ này làm cho chúng ta thông minh hơn, khéo léo hơn, kết nối với thế giới hơn. Và tôi muốn tranh luận rằng không nhất thiết là như vậy, vì "phát triển" chỉ đơn giản là một từ diễn tả sự thay đổi, và khi thay đổi, bạn nhận được điều gì đó, nhưng bạn cũng mất đi cái gì khác. Và để minh họa cho điều này, tôi muốn cho các bạn xem công nghệ đã làm thế nào với một câu hỏi rất chung, rất đơn giản, rất đời thường. Và câu hỏi đó là: Mấy giờ rồi? Bây giờ là mấy giờ? Nếu các bạn lướt nhìn vào iPhone, trả lời rất dễ. Nhưng tôi muốn hỏi các bạn sẽ trả lời thế nào nếu các bạn không có một chiếc iPhone? Các bạn sẽ trả lời như thế nào, trong 600 năm trước? Các bạn sẽ làm thế nào? Cách bạn sẽ làm là dùng một thiết bị gọi là cái đo độ cao thiên thể. Vậy, không ai biết cái đo độ cao thiên thể trong thế giới ngày nay. Nhưng, trong thế kỉ 13, nó là một đồ dùng thường ngày. Nó là máy tính đầu tiên phổ biến trên thế giới. Và thực ra, nó là một mô hình của bầu trời. Vậy, các phần của cái đo độ cao thiên thể, trong kiểu đặc biệt này, mạng lưới tương xứng với vị trí của các ngôi sao. cái đĩa tương ứng với hệ thống tọa độ. Thước đo được chia tỉ lệ và đặt lại với nhau. Nếu bạn là một đứa trẻ được giáo dục tốt, bạn sẽ không chỉ biết cách dùng cái đo độ cao thiên thể, mà bạn còn biết cách chế tạo một cái đo độ cao thiên thể. Ta biết điều này vì luận án đầu tiên về cái đo độ cao thiên thể, sách học kĩ thuật đầu tiên trong tiếng Anh, đã được viết bởi Geoffrey Chaucer. Phải, chính Geoffrey Chaucer, trong năm 1391, gửi cho đứa con trai 11 tuổi Lewis. Trong cuốn sách này, Lewis sẽ hiểu được tư tưởng quan trọng. Khái niệm chính mà làm cho cỗ máy này hoạt động là thứ này, được gọi là phép chiếu nối. Và, căn bản thì, quan niệm là bạn diễn tả hình ảnh 3 chiều như thế nào về bầu trời đêm bao quanh chúng ta trên một bề mặt phẳng, di động 2 chiều. Khái niệm thực ra tương đối đơn giản. Tưởng tượng Trái Đất ở trung tâm vũ trụ, và xung quanh nó là bầu trời được chiếu ra trên một quả cầu. Mỗi điểm trên bề mặt quả cầu được vẽ dựa trên cực thấp nhất, trên một bề mặt phẳng, rồi sẽ được ghi lại. Vậy, sao Bắc Đẩu tương ứng với trung tâm của thiết bị. Đường xoay của quỹ đạo mặt trời, mặt trăng và các hành tinh tương ứng với một đường tròn. Những ngôi sao sáng tương ứng với những vết găm nhỏ trên mạng lưới. Và độ cao so với mực nước biển tương ứng với hệ thống đĩa. Cái kì diệu của cái đo độ cao thiên thể không chỉ ở phép chiếu. Mà là nó đưa 2 hệ thống tọa độ lại với nhau và chúng khớp hoàn toàn. Có mặt trời, mặt trăng và các hành tinh trên mạng lưới di động. Còn có cả vị trí của chúng trên bầu trời nhìn từ một vĩ tuyến nhất định trên cái đĩa. Vậy bạn sẽ sử dụng thiết bị này như thế nào? Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhìn lại. Đây là một cái đo độ cao thiên thể. Khá ấn tượng, phải không? Và, cái đo độ cao thiên thể này đã mượn từ chúng ta từ Trường Bảo tàng Lịch sử Oxford. Và các bạn có thể thấy những điểm khác biệt. Đây là thước đo, cái đĩa. Đây là mạng lưới. OK, các bạn thấy chứ? Đó là bộ phận di động của bầu trời. Và ở đằng sau, các bạn có thể thấy một mô hình mạng nhện. Và mạng nhện này tương ứng với những tọa độ trên bầu trời. Đây là bộ phận điều khiển. Và ở đằng sau là một số bộ phận khác, dụng cụ đo và tỉ lệ, để chúng ta có thể làm các phép tính. OK? Các bạn biết không, tôi đã luôn muốn có thiết bị này. Thực ra tôi đã lập nên một trong những thiết bị này trên giấy. Và cái này là một mô hình của thiết bị từ thế kỉ 15. Và nó đáng giá khoảng 3 chiếc MacBook Pro. Nhưng một thiết bị thực sự sẽ trị giá bằng căn nhà của tôi, và nhà bên cạnh, và thực ra là mọi nhà ở 2 bên đường, có lẽ cả 1 trường học, và, các bạn biết đấy, một nhà thờ nữa. Chúng đắt một cách khó tin Nhưng tôi sẽ chỉ cho các bạn làm thế nào để vận hành thiết bị này. Bước 1: Việc đầu tiên cần làm là chọn một ngôi sao trên bầu trời đêm, nếu bạn đang xem giờ vào buổi tối. Tối nay, nếu nhìn rõ, bạn sẽ thấy Tam giác Mùa hè. Có một ngôi sao sáng là Deneb. Chúng ta sẽ chọn Deneb. Bước 2, bạn sẽ đo độ cao của sao Deneb. Vậy, tôi sẽ nâng thiết bị lên, và tôi quan sát độ cao của nó sao cho tôi có thể nhìn thấy rõ ràng. Rồi tôi đo độ cao của nó. Khoảng 26 độ. Các bạn không thể nhìn thấy từ đó. Bước 3 là xác định vị trí ngôi sao ở trước thiết bị. Deneb kia rồi. Tôi thấy rồi. Bước 4, tôi di chuyển mạng lưới, di chuyển bầu trời sao cho độ cao của ngôi sao tương xứng với tỉ lệ ở mặt sau. Được rồi, khi đó thì tất cả mọi thứ đặt thành hàng. Ở đây tôi có một mô hình của bầu trời tương ứng với bầu trời thật. Vậy, theo một hướng, nó đang giữ mô hình của vũ trụ trong tay tôi. Và cuối cùng, tôi lấy cái thước và đưa cái thước đến đường thời gian mà sẽ chỉ cho tôi thời gian ngay bây giờ. Đúng rồi. Vậy, đó là cách sử dụng thiết bị ( Tiếng cười) Tôi biết các bạn đang nghĩ gì: "Nhiều bước quá! Tốn quá nhiều bước để có thể xem giờ!" trong khi các bạn liếc nhìn vào iPod để xem giờ. Nhưng có sự khác biệt giữa 2 thứ này, vì với iPod hoặc iPhone của bạn, bạn có thể nói chính xác giờ. Cách mà Lewis xem giờ là bằng một bức tranh vẽ bầu trời. Cậu bé sẽ biết các vật khớp ở đâu trên bầu trời. Cậu bé không chỉ biết mấy giờ rồi, mà còn biết mặt trời sẽ mọc ở đâu, và nó sẽ di chuyển trên bầu trời như thế nào. Cậu bé sẽ biết mặt trời mọc và lặn lúc mấy giờ Và cậu bé sẽ biết mọi vật thể trong vũ trụ trên trời. Vậy, trong đồ họa máy tính và thiết kế mặt phân cách máy tính có một thuật ngữ gọi là dấu hiệu tương tác. Vậy, dấu hiệu tương tác là đặc tính của một vật thể cho phép chúng ta làm một hoạt động trên nó. Và cái đo độ cao thiên thể cho phép, hỗ trợ chúng ta kết nối với bầu trời đêm, để nhìn vào bầu trời đêm và trở nên... để có thể thấy cả những vật vô hình và hữu hình. Và đó chỉ là một tác dụng. Thật phi thường, có tới 350, 400 tác dụng. Thật ra, có một văn bản nói rằng có hơn 1000 tác dụng của chiếc máy tính đầu tiên này. Ở đằng sau có tỉ số và thước đo dành cho sự điều hướng trên mặt đất. Bạn có thể điều tra với nó. Thành phố Baghdad đã được điều tra bằng nó. Nó có thể được dùng để tính toán phương trình toán học của mọi loại Và sẽ cần cả một khóa học đại học để chứng minh. Cái đo độ cao thiên thể có lịch sử lạ thường. Chúng có độ tuổi hơn 2000 năm. Khái niệm của phép chiếu vẽ nổi được hình thành từ năm 330 trước Công Nguyên. Và cái đo độ cao thiên thể có rất nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Có những cái xách tay. Có những cái lớn để trưng bày. Tôi nghĩ các cái đo độ cao thiên thể đều là những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ. Chúng có sự khéo léo và chính xác thật lạ thường mà cũng thật phi thường. Giống như công nghệ, cái đo độ cao thiên thể tiến hóa theo thời gian. Vậy nên, những mạng lưới đầu tiên đều rất đơn giản và thô sơ. Các mạng lưới sau đã trở thành những nét văn hóa tiêu biểu. Có một cái ở Oxford mà tôi thấy rất phi thường vì mô hình lưới này hoàn toàn cân xứng, nó sắp xếp chuẩn xác với một bầu trời ngẫu nhiên. Thật tuyệt phải không? Thế, liệu Lewis có một cái đo độ cao thiên thể không? Có thể không phải bằng đồng thau. Cậu đã có cái đo độ cao thiên thể làm từ gỗ, hoặc giấy. Phần lớn các máy tính đầu tiên này là dụng cụ xách tay mà bạn có thể để trong túi. Vậy, cái đo độ cao thiên thể đem lại gì? Tôi nghĩ điều đầu tiên là chúng nhắc nhở ta con người đã từng tháo vát như thế nào, tổ tiên chúng ta đã xoay sở như thế nào. Nó là một công cụ phi thường. Mọi bước tiến về công nghệ đều được biến đổi và chuyển dịch từ các vật dụng khác. Và những gì chúng ta có với công nghệ mới, tất nhiên là sự đúng đắn và chuẩn xác. Nhưng những gì chúng ta mất, tôi nghĩ là tri giác, khả năng phán đoán đúng đắn về bầu trời, linh cảm về phạm vi. Hiểu biết về bầu trời, về mối liên hệ của bạn với bầu trời, là cái chính của câu trả lời đích thực của câu hỏi: "Mấy giờ rồi? ". Vậy, tôi nghĩ, cái đo độ cao thiên thể là một công cụ xuất sắc. Và các bạn có thể học được gì từ công cụ này? Căn bản thì có một tri thức rằng chúng ta có thể liên kết với vạn vật. Và cái đo độ cao thiên thể nhắc nhở chúng ta về tri thức này về việc mọi vật ăn khớp với nhau ra sao, chúng ta kết nối với thế giới như thế nào. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều! Ngày xửa ngày xưa, khi mới 24 tuổi, tôi đã trở thành một sinh viên của trường y St. John's ở Bangalore. Tôi lúc đó là một học sinh khách học khóa sức khỏe cộng đồng trong vòng một tháng. Và thời gian học ở đó đã làm thay đổi nhận thức của tôi vĩnh viễn. Khóa học được dạy tốt, nhưng điều đã làm thay đổi nhận thức của tôi không phải là nội dung của khóa học. Mà đó là một sự thật phũ phàng mà tôi nhận thấy vào buổi sáng đầu tiên rằng các sinh viên Ấn Độ giỏi hơn tôi. (Tiếng cười) Các bạn thấy đấy, tôi lúc đó là một sinh viên ham học. Tôi rất yêu thích môn số liệu thống kê từ nhỏ. Và tôi đã học rất nhiều ở Thụy Điển. Tôi đã từng nằm trong phần tư ở trên của tất cả các môn tôi đã từng học. Nhưng ở St. John's, tôi lại nằm ở phần tư dưới. Và sự thật là các sinh viên Ấn Độ học chăm hơn chúng tôi ở Thụy Điển. Họ đọc sách hai, hoặc ba lần hoặc bốn lần. Ở Thụy Điển chúng tôi đọc một lần sau đó chúng tôi đi ăn chơi. (Tiếng cười) Và điều đó đối với tôi, sự trải nghiệm ấy là lần đầu tiên trong đời khi nhận thức tôi được lớn lên cùng đã thay đổi. Và tôi đã nhận ra rằng có lẽ thế giới Phương Tây sẽ không tiếp tục thống lĩnh thế giới mãi mãi. Và tôi nghĩ rằng nhiều trong số các bạn cũng có những sự trải nghiệm cá nhân tương tự. Đó là sự nhận thức rõ về một ai đó mà bạn được gặp mà thật sự làm cho bạn thay đổi tư tưởng của bản thân về thế giới. Đó không phải chỉ là các số liệu thống kê, mặc dù tôi đã cố gắng làm cho nó trông khôi hài. Và tôi sẽ làm cho nó trông khôi hài ngay bây giờ trên sân khấu, tôi sẽ thử đoán xem khi nào điều đó sẽ diễn ra, khi mà Châu Á sẽ lấy lại được cương vị thống trị của một khu vực đi đầu của thế giới, như (Châu Á) đã từng là trước đây trong hàng nghìn năm. Và tôi sẽ làm điều đó bằng cách cố gắng dự đoán một cách chính xác vào năm nào mức thu nhập bình quân trên đầu người ở Ấn Độ, ở Trung Quốc, sẽ vươn lên bằng các nước phương Tây. Và tôi không nói đến toàn bộ nền kinh tế, bởi vì để phát triển một nền kinh tế Ấn Độ lên tầm cỡ của Anh Quốc, đó là một việc quá dễ dàng, đối với một tỷ người dân. Nhưng tôi muốn xem xem khi nào lương trung bình, số tiền trả cho từng người trong từng tháng, ở Ấn Độ và Trung Quốc, khi nào con số đó sẽ đạt đến mức của Anh Quốc và Hoa Kỳ? Nhưng tôi sẽ bắt đầu với một hậu cảnh về lịch sử. Và các bạn có thể thấy tấm bản đồ của tôi nếu tôi cho nó lên đây. Không ư? Tôi sẽ bắt đầu từ năm 1858. Năm 1858 là một năm của sự thăng tiến công nghệ ở các nước Phương Tây. Đó là năm mà Nữ Hoàng Victoria đã lần đầu tiên có thể liên lạc với tổng thống Buchanan bằng Cáp Điện Báo Vượt Đại Tây Dương. Và họ đã là những người đầu tiên "Twitter" vượt Đại Tây Dương. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Và tôi đã có thể, thông qua Google và Internet, tìm thấy nguyên văn của bức điện báo được gửi bởi tổng thống Buchanan trả lời cho Nữ Hoàng Victoria. Và bức điện báo được kết thúc như thế này: "Bức điện báo này là một công cụ tuyệt vời để truyền bá tôn giáo, nền văn minh, quyền tự do và luật pháp khắp nơi trên thế giới." Đó là những lời nói hay. Nhưng tôi cảm thấy tò mò về những gì ông ấy muốn bày tỏ khi nói về quyền tự do, và đó là quyền tự do cho ai. Và chúng ta sẽ suy nghĩ về điều đó khi chúng ta nhìn vào bức tranh của thế giới vào năm 1858. Bởi vì năm 1858 là một năm đánh dấu sự thay đổi lớn trong lịch sử Châu Á. Năm 1858 là năm mà cuộc khởi nghĩa anh hùng ở Ấn Độ chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài đã bị lực lượng quân sự Anh dập tắt. Và Ấn Độ đã phải gánh chịu thêm 89 năm đô hộ. Vào năm 1858 ở Trung Quốc, lực lượng quân sự Anh cũng đã giành chiến thắng trong cuộc chiến Ănglo-Trung Quốc. Và điều này đã có nghĩa rằng những người nước ngoài, như được ghi trong hiệp ước, được phép buôn bán một cách tự do ở Trung Quốc. Điều đó đã có nghĩa rằng trả thuốc phiện để lấy các mặt hàng Trung Quốc. Năm 1858 ở Nhật Bản, là năm mà Nhật Bản đã phải ký Hiệp Ước Harris và chấp nhận buôn bán trên những điều kiện lợi về phía Hoa Kỳ. Và họ đã bị hăm dọa bởi những chiếc tàu đen kia mà đã ở bến cảng Tokyo từ năm trước đó. Nhưng Nhật Bản, ngược lại với Ấn Độ và Trung Quốc đã duy trì được chủ quyền đất nước. Và chúng ta hãy xem thử điều đó sẽ dẫn đến một sự khác biệt như thế nào. Và tôi sẽ thực hiện đó bằng cách đưa những quả bong bóng này quay lại biểu đồ Gapminder này, các bạn có thể thấy rằng mỗi quả bóng là một quốc gia. Kích cỡ của một quả bóng thể hiện độ lớn của dân số. Trên trục này, tôi có thu nhập đô la bình quân trên đầu người. Và trên trục kia tôi có tuổi thọ trung bình, sức khỏe của người dân. Và tôi cũng đem theo một phát minh đến đây. Tôi đã biến cây bút laser thành một phiên bản thân thiện với tự nhiên và có thể tái tạo ở một Ấn Độ xanh đây. (Tiếng vỗ tay) Và chúng ta sẽ thấy, các bạn biết đấy. Các bạn hãy nhìn đây, vào năm 1858, Ấn Độ đã ở đây, Trung Quốc ở đây, Nhật Bản ở chỗ kia, Hoa Kỳ và Anh Quốc thì giàu hơn nên ở đằng kia lận. Và tôi sẽ khởi động thế giới bằng cách này. Ấn Độ không phải lúc nào cũng ở vị trí này. Thật ra, nếu chúng ta quay trở lại vào các hồ sơ lịch sử, đã có một thời gian vào hàng trăm năm trước khi thu nhập bình quân trên đầu người ở Ấn Độ và Trung Quốc đã thậm chí cao hơn ở Châu Âu. Nhưng đến năm 1850 cũng đã là nhiều năm dưới ách thống trị nước ngoài, và Ấn Độ đã bị giảm công nghiệp hóa. Và các bạn có thể thấy là các nước đã phát triển nền kinh tế của mình là Hoa Kỳ và Anh Quốc. Và hai nước này vào cuối thế kỷ cũng đã trở có sức khỏe con người tốt hơn và Nhật Bản cũng bắt đầu bắt kịp hai nước này. Ấn Độ cũng đang cố gắng ở phía dưới. Các bạn có thể thấy Ấn Độ bắt đầu di chuyển không? Nhưng đúng, thật đúng là chủ quyền lãnh thổ đã là điều tốt mà Nhật Bản đã có. Và Nhật Bản đã cố gắng để di chuyển lên kia. Và đã sang thế kỷ mới. Sức khỏe con người đang trở nên tốt hơn, Anh Quốc, Hoa Kỳ. Nhưng hãy cẩn thận -- chúng ta đang tiến gần đến Thế Chiến Thứ Nhất. Và vào Thế Chiến Thứ Nhất, các bạn biết đấy, chúng ta sẽ chứng kiến rất nhiều chết chóc và các vấn đề về kinh tế. Anh Quốc đang đi xuống. Và dịch cúm Tây Ban Nha cũng đang đến. Và sau Thế Chiến Thứ Nhất, các nước này lại tiếp tục đi lên. Vẫn còn dưới sự chiếm đóng của nước ngoài, và không có chủ quyền, Ấn Độ và Trung Quốc đã bị bỏ rơi ở một góc. Đã không có nhiều thứ diễn ra. Ấn Độ và Trung Quốc đã chỉ phát triển dân số của mình và không nhiều thứ gì khác. Vào năm 1930, như các bạn có thể thấy Nhật Bản đang đi vào giao đoạn chiến tranh, với tuổi thọ trung bình thấp hơn. Và một sự kiện thật sự tồi tệ khác nữa là Thế Chiến Thứ Hai, đặc biệt không tốt cho kinh tế Nhật Bản. Nhưng Nhật Bản đã khôi phục khá nhanh sau đó. Và chúng ta đang tiến đến một thế giới mới. Vào năm 1947, Ấn Độ cuối cùng đã giành được độc lập. Và họ đã có thể nâng cao lá cờ của mình và trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng cùng với rất nhiều khó khăn ở dưới kia. (Tiếng vỗ tay) Vào năm 1949, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của một đất nước Trung Quốc cách tân theo một đường lối mà đã làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên. Và điều gì đã xảy ra? Điều gì đã xảy ra sau khi các nước này giành được độc lập? Các bạn có thể thấy là sức khỏe con người đã bắt đầu được cải tiến. Trẻ em đã được cho đến trường lớp. Các dịch vụ ý tế được cung cấp. Đây là sự kiện Đại Nhảy Vọt lúc Trung Quốc đang đi xuống. Được thực hiện bởi Mao Thạch Đông. Trung Quốc đã hồi phục. Sau đó họ lại nói "Không bao giờ nữa, cái quy hoạch trung tâm ngớ ngẩn." Nhưng rồi Trung Quốc đã đi lên phía trên kia, và Ấn Độ cố gắng theo sau. Và Ấn Độ đã bắt kịp thật. Và cả hai nước đã có sức khỏe con người tốt hơn, nhưng nền kinh tế thì vẫn còn thấp. Và chúng ta đã đến năm 1978, và Mao Thạch Đông đã từ trần, và một anh chàng mới xuất hiện từ phía bên trái. Và đó là Đặng Tiểu Bình xuất hiện ngay ở đây đây, Và ông ấy nói, "Không quan trọng nếu còn mèo là trắng hay đen, chỉ cần nó bắt được chuột là được." Bởi vì bắt chuột là điều mà hai con mèo muốn làm. Và như các bạn có thể thấy hai con mèo ở đây, Trung Quốc và Ấn Độ, đang muốn bắt những con chuột ở đằng kia, các bạn biết đấy. Và họ quyết định phát triển không chỉ ngành y tế và giáo dục, mà cả bắt đầu phát triển kinh tế. Và cuộc cải cách thị trường đã thành công. Vào năm 1992, Ấn Độ cũng tiến hành cuộc cải cách thị trường. Và họ đi cùng nhau khá gần, và các bạn có thể thấy rằng sự tương đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trên nhiều khía cạnh, lớn hơn sự khác biệt giữa hai nước này. Và từ đây họ tiếp tục bước tiến. Và liệu họ sẽ bắt kịp được (Anh Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản) hay không? Đó chính là câu hỏi lớn cho ngày hôm nay. Ấn Độ và Trung Quốc đang ở vị trí này vào ngày hôm nay. Bây giờ điều đó có nghĩa là -- (Tiếng vỗ tay) các bình quân -- đây là bình quân của Trung Quốc. Nếu tôi chia Trung Quốc ra, các bạn hãy xem đây, Thượng Hải đã bắt kịp được rồi. Thượng Hải đã ở đây rồi. Và Thượng Hải còn có sức khỏe con người tốt hơn Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Quý Châu, một trong những tỉnh nghèo nhất trên đại lục Trung Quốc, hiện đang ở đây. Và nếu tôi chia Quý Châu ra thành hai vùng thành thị và nông thôn, khu vực nông thôn của Quý Châu chạy xuống tận dưới này. Các bạn có thể thấy được sự bất đồng to lớn này ở Trung Quốc, trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Và nếu tôi chọn Ấn Độ, các bạn sẽ có được một loại bất đồng khác ở Ấn Độ. Sự khác biết về các yếu tô địa lý không lớn lắm. Uttar Pradesh, bang lớn nhất trong các bang, là bang nghèo hơn và có sức khỏe con người kém hơn phần còn lại của Ấn Độ. Kerala thì đang bay tít ở trên kia, bằng Hoa Kỳ về mặt sức khỏe và y tế, nhưng không bằng về mặt kinh tế. Và đây, Maharashtra, cùng với Mumbai, đang tiến lên phía trước. Bây giờ ở Ấn Độ, những sự bất đồng chủ yếu là ở bên trong các bang, thay vì giữa các bang. Và đó không phải là một điều không tốt về bản chất. Nếu các bạn có nhiều sự bất đồng, những sự bất đồng về địa lý vĩ mô có thể gây ra nhiều khó khăn hơn trong tương lai xa, trong việc xử lý, so với nếu sự bất đồng này nằm trong cùng một khu vực nơi mà các bạn có một trung tâm phát triển khá gần với nơi mà những người nghèo đang sinh sống. Không, vẫn còn một sự bất tương đồng nữa. Các bạn hãy nhìn đây, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. (Tiếng cười) Ồ, Hoa Kỳ đã làm bể mất cái khung của tôi. Washington, D.C. đã vượt ra tận đây. Các bạn của tôi tại Gapminder đã muốn tôi trình bày sự việc này bởi vì hiện đang có một người lãnh đạo mới ở Washington rất lo lắng về hệ thống y tế sức khỏe. Và tôi có thể hiểu được ông ấy, bởi vì Washington, D.C. rất giàu có ở phía đằng kia nhưng họ không có được sức khỏe con người bằng Kerala. Quả là khá thú vị phải không các bạn? (Tiếng vỗ tay) Tôi thấy được một mối làm ăn cho Kerala, giúp đỡ Hoa Kỳ sửa chữa lại hế thống y tế của mình. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Bây giờ chúng ta có toàn bộ thế giới. Các bạn có bản chú thích ở dưới kia. Và khi các bạn thấy hai còn mèo khổng lồ ở trên này, đẩy tới, các bạn thấy rằng ở giữa và đằng trước chúng, là một loạt các nền kinh tế mới xuất hiện trên thế giới, mà Thomas Friedman đã gọi một cách rất đúng đắn là "thế giới bằng phẳng." Các bạn có thể thấy rằng trong y tế và giáo dục một phần lớn trong dân số thế giới đang đi về phía trước, nhưng Châu Phi, và các khu vực khác, như vùng ngoại ô Quý Châu ở Trung Quốc, vẫn còn người số trong tình trạng y tế sức khỏe thấp và kinh tế rất thấp kém. Chúng ta có một sự bất bình đẳng rất lớn trên thế giới. Nhưng hầu hết các tầng lớp ở giữa trên thế giới đang đẩy về phía trước với tốc độ rất nhanh. Bây giờ, quay lại với những dự đoán của tôi. Khi nào Ấn Độ và Trung Quốc sẽ bắt kịp được các nước phát triển. Tôi phải quay lại với biểu đồ thông thường nhất. Tôi sẽ biểu thị thu nhập bình quân đầu người trên trục này, người nghèo ở dưới này, người giàu ở trên kia. Và thời gian là ở đây, tôi khởi động thế giới kể từ năm 1858. Và chúng ta sẽ thấy được những gì sẽ xảy ra với những quốc gia này. Các bạn có thể thấy, Trung Quốc dưới sự chiếm đóng của nước ngoài thật ra đã có thu nhập giảm sút và đi xuống cùng vị trí với Ấn Độ ở đây. Trong khi Anh Quốc và Hoa Kỳ đang càng ngày càng giàu lên. Và sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ đã trở nên giàu hơn Anh Quốc. Nhưng độc lập đang tiến đến gần đây. Bắt đầu tăng trưởng, cải cách kinh tế. Tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, và với dự đoán của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) các bạn có thể thấy hai nước này được ước đoán sẽ ở vị trí nào vào năm 2014. Bây giờ, câu hỏi là "Khi nào thì hai nước này sẽ bắt kịp?" Các bạn hãy nhìn lấy Hoa Kỳ. Các bạn có thấy quả bóng kia không? Những quả bóng nói chung, không phải những quả bóng của tôi, mà là những quả bóng tài chính. Đó là quả bong bóng dot com. Và đây là ngưỡng cửa Lehman Brothers. Các bạn có thể thấy rằng Hoa Kỳ đã rớt xuống dưới này. Và dường như rằng có một hòn đá đang lăn xuống dưới này luôn, các bạn biết đấy. Vì vậy những nước này có vẻ như không đi theo chiều hướng này. Những nước này có vẻ như đang tăng trưởng với một tốc độ khiêm tốn hơn. Và những người thích tăng trưởng đang đổi tầm nhìn về phía Châu Á. Tôi có thể so sánh với Nhật Bản. Nhật Bản đang đi lên. Các thấy Nhật Bản đã đi lên như thế nào rồi đấy. Chúng ta thêm Nhật Bản vào danh sách. Và không có nghi ngờ gì về việc một nước có thể bắt kịp được một nước khác. Các bạn có thấy Nhật Bản đã thực hiện điều đó như thế nào không? Nhật Bản đã đi lên như thế này, cho đến khi hoàn toàn bắt kịp Hoa Kỳ và Anh Quốc, và rồi Nhật Bản đi cùng với những nền kinh tế thu nhập cao này. Nhưng tôi muốn phỏng đoán tương lai của những nước này bằng cách này. Có thể sẽ thấp hơn, có thể sẽ cao hơn. Rất khó để đoán được một cách chính xác, nhất là khi đoán về tương lai. Đã có một người sử gia từng nói với tôi là đoán về quá khứ còn khó hơn nữa. (Tiếng cười) Tôi nghĩ rằng tôi đang ở một cương vị rất khó khăn đây. Tôi cho rằng những sự bất bình đẳng, bất đồng ở Trung Quốc và Ấn Độ là những cản trở rất lớn bởi vì đưa toàn bộ dân số đến với tăng trưởng và sự thịnh vượng là việc cần phải làm để tạo ra một thị trường trong nước, điều mà sẽ giúp tránh khỏi sự bất cân bằng xã hội, và điều mà sẽ sử dụng triệt để khả năng của toàn bộ dân số. Vì vậy, sự đầu tư vào xã hội vào các mảng y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, và điện lực là điều thật sự cần thiết ở Ấn Độ và Trung Quốc. Các bạn biết về khí hậu bây giờ rồi đấy. Chúng ta có những chuyên gia quốc tế Ấn Độ nói với chúng ta rằng khí hậu đang thay đổi, và chúng ta phải hành động sớm, nếu không, Trung Quốc và Ấn độ sẽ là những nước chịu thiệt hại nhất từ sự thay đổi môi trường và khí hậu. Và tôi xem Ấn Độ và Trung Quốc là hai người cộng sự tốt nhất trên thế giới trong một chính sách tốt về môi trường toàn cầu. Nhưng họ sẽ không trả giá cho những gì những nước khác đã gây ra, những nước có nhiều tiền hơn, đã tạo dựng nhiều, và tôi có thể đồng ý với điều đó. Nhưng những gì tôi thật sự lo lắng về là chiến tranh. Liệu những giàu sẽ thật sự chấp thuận một nền kinh tế hoàn toàn mới, và một sự xê dịch trong quyền lực khỏi vị trí mà nó đã từng nằm trong vòng 50, 100 đến 150 năm nay, quay trở lại Châu Á? Và liệu Châu Á sẽ có đủ khả năng để gánh vác cương vị lãnh đạo mới một cương vị hùng cường, và là những người thủ hiến của thế giới? Vì vậy, hãy luôn tránh chiến tranh, bởi vì chiến tranh luôn đẩy lùi bước tiến của con người. Bây giờ nếu những bất đồng, khí hậu và chiến tranh có thể được tránh khỏi, hãy chuẩn bị cho một thế giới bình đẳng. Bởi vì đây là những gì đang diễn ra. Và tôi đã có tầm nhìn này từ lúc tôi còn là một sinh viên trẻ tuổi, vào năm 1972, rằng những người Ấn Độ có thể giỏi hơn những người Thụy Điển rất nhiều, và điều này sắp trở thành hiện thực. Và sẽ diễn ra chính xác vào năm 2048 vào cuối mùa hè, vào tháng 7, chính xác hơn là vào ngày 27 tháng 7. (Tiếng vỗ tay) Ngày 27 tháng 7 năm 2048 là sinh nhật thứ 100 của tôi. (Tiếng cười) Và tôi mong đợi sẽ được phát biểu vào phiên đầu tiên của TED lần thứ 39 ở Ấn Độ. Hãy đặt chỗ ngồi sớm nhé. Các ơn các bạn nhiều. (Tiếng vỗ tay) Trong nền văn hóa của chúng ta, chúng ta kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện về tương lai, và những gì chúng ta đang hướng tới từ thời điểm hiện tại. Có 1 vài câu chuyện mà người kể giải thích hết mọi chuyện cho chúng ta. Còn có những chuyện khác thì chỉ mấp mé, chưa rõ ràng. Nhưng hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện khác. Cũng tương tự, nó có 1 khởi đầu. Trong 1 thời gian dài, tôi làm việc liên quan tới giáo dục, dạy cho mọi người những kỹ năng thực tế về sự bền vững, dạy mọi người cách nhận lấy trách nhiệm về việc tự kiếm lấy thực phẩm cho mình, cách xây nhà bằng những vật liệu địa phương, làm thế nào để tạo ra năng lượng cho bản thân họ v.v... Tôi sống ở Ireland, tôi đã xây những căn nhà rơm đầu tiên ở Ireland, và 1 vài căn bằng đất trộn rơm, đại khái là như vậy. Nhưng tất cả những công việc của tôi nhiều năm qua là tập trung vào ý tưởng: sự bền vững đơn giản là nhìn vào mô hình phát triển kinh tế toàn cầu, và điều tiết đầu vào và đầu ra. Và sau đó tôi học được 1 cách nhìn về mọi việc mà thật sự đã làm tôi thay đổi sâu sắc. Và để giới thiệu tới các bạn điều này, Tôi có 1 thứ ở đây để cho các bạn xem, đây là 1 trong những kỳ quan của thời hiện đại. Và đây là thứ rất đáng kinh ngạc mà tôi nghĩ có lẽ khi tôi bỏ tấm màn che đi thì 1 chút sửng sốt cũng thích đáng. Nếu các bạn giúp tôi làm điều đó thì thật tuyệt. (Tiếng cười) Đây là 1 lít dầu. Đây là 1 chai dầu, được cất hơn 100 triệu năm, ánh sáng thời cổ đại, chứa đựng năng lượng tương đương với khoản 5 tuần lao động chân tay cực khổ của con người -- tương đương với khoản 35 người khỏe mạnh đến làm việc cho bạn. Chúng ta có thể chuyển nó thành 1 mảng vật liệu bóng loáng, thuốc, quần áo, laptop hoặc rất nhiều các thứ khác. Quá khứ đã cho ta thấy nó mang lại cho chúng ta 1 nguồn năng lượng không thể tưởng tượng được. Chúng ta đã xây dựng nơi định cư, mô hình doanh nghiệp, và sự vận chuyển, thậm chí theo 1 số người là sự phát triển kinh tế, dựa trên 1 niềm tin rằng nguồn năng lượng này là vĩnh cửu. Nhưng khi chúng ta ngoảnh lại, nhìn vào lịch sử, nhìn vào cái mà chúng ta gọi là thời kỳ dầu khí, chỉ là 1 giai đoạn ngắn trong lịch sử khi chúng ta mới khám phá ra nguồn nguyên liệu tuyệt vời này, và tất cả mọi mặt của cuộc sống đã phụ thuộc vào nó. Hiện nay, chúng ta đã đi đến đỉnh của mô hình, chúng ta đi từ giai đoạn mà chúng ta thành công trong kinh tế, giai đoạn mà chúng ta cảm thấy thịnh vượng được gắn trực tiếp tới việc chúng ta đã tiêu thụ nó nhiều như thế nào, đến giai đoạn mà mức độ phụ thuộc vào dầu của chúng ta trở thành mức độ mà chúng ta dễ bị sụp đổ nhất. Và rõ ràng là chúng ta không thể tin tưởng vào 1 thực tế là chúng ta sẽ tùy ý sử dụng nó mãi mãi. Cứ mỗi 4 thùng dầu mà chúng ta tiêu thụ chúng ta chỉ tìm ra được 1. Và lỗ hỗng đó tiếp tục nới rộng ra. Cũng còn 1 sự thật rằng lượng năng lượng mà chúng ta rút ra từ dầu mà chúng ta tìm được đang giảm dần. Vào những nào 1930, chúng ta có được 100 đơn vị năng lượng cho mỗi đơn vị mà chúng ta dùng để trích ra nó. Hoàn toàn chưa từng thấy qua lịch sử. Bây giờ nó đã hạ xuống còn 11. Và đó là tại sao những đột phá mới, những giới hạn mới về khai thác dầu đang gây xáo trộn ở Alberta, và đáy của đại dương. Có 98 quốc gia sản xuất dầu trên thế giới. Nhưng 65 quốc gia trong đó đã vượt qua ngưỡng của họ. Mọi người tự hỏi là tới khi nào mức bình quân của thế giới vượt qua ngưỡng này. Và có 1 vụ việc vừa xảy ra vào tháng 7 vừa rồi là giá dầu tăng khá cao. Nhưng liệu chúng ta có nghĩ rằng cùng 1 sự khéo léo sức sáng tạo và khả năng thích ứng mà đã đưa chúng ta lên tới đỉnh của mô hình năng lượng vừa rồi một cách nào đó đã biến mất khi chúng ta phải xây dựng 1 cách khác ở mặt bên kia? Không. Nhưng ý nghĩ mà chúng ta cần hướng tới phải dựa trên những đánh giá thực tế về việc chúng ta đang ở giai đoạn nào. Còn có cả vấn để thay đổi khí hậu, chính là điều củng cố cho sự chuyển tiếp này. Nhưng khi tôi nói chuyện với những nhà khoa học về khí hậu, tôi nhận ra trong mắt họ sự kinh hãi, khi họ nhận được những dữ liệu, những dữ liệu này đi trước cả những điều mà IPCC (Hội đồng đa quốc gia về vấn đề khí hậu thay đổi) đang bàn thảo. Và IPCC đã nói rằng chúng sẽ thấy sự sụp đổ của những tảng băng ở Bắc Cực vào năm 2100 trong một viễn cảnh tội tệ nhất. Thật sự, nếu xu hướng hiện thời tiếp diễn, thì tất cả sẽ biến mất trong 5 hay 10 năm nữa. Nếu chỉ có 3% carbon bị bao bọc ở lớp băng vĩnh cửu ỡ Bắc Cực được thoát ra khi trái đất ấm lên, nó sẽ bù đắp tất cả những sự bảo tồn carbon mà chúng ta cần thực hiện, trong 40 năm sau để tránh sự thay đổi khí hậu. Chúng ta không còn lựa chọn nào ngoài việc cấp thiết khử carbon. Nhưng tôi cũng hứng thú nghĩ về việc thế hệ sau sẽ kể câu chuyện về chúng ta như thế nào. "Thế hệ mà sống ở đỉnh của mô hình này, đã ăn chơi và lạm dụng quyền thừa kế của họ quá nhiều." Và 1 trong những cách mà tôi thích là nhìn lại những câu chuyện mà mọi người đã từng kể trước khi chúng ta có dầu giá rẻ và nhiên liệu hóa thạch, và lúc đó con người dựa vào chính cơ bắp của họ, sức lao động của thú vật, sức gió và sức nước. Chúng ta đã có những câu chuyện như là "Đôi hài 7 dặm" (The Seven-League Boots) người khổng lồ có đôi hài này, một khi đã mang nó vào với mỗi bước bạn có thể đi tới 7 dặm(league) khoản 21 dặm Anh(mile) hoặc 35km, điều này thật hoàn toàn khó tưởng tượng cho những người không có loại năng lượng đó để sử dụng. Có những câu chuyện như "Nồi cháo yến mạch kỳ diệu" (The Magic Porridge Pot) nếu bạn có 1 cái nồi và biết được câu thần chú, cái nồi đó sẽ làm ra đồ ăn mà bạn muốn, mà bạn không cần phải làm cái gì cả, chỉ yêu cầu bạn cần phải nhớ những câu thần chú khác để nó ngừng làm ra cháo yến mạch. Nếu không bạn sẽ làm cho cả làng của mình ngập trong cháo yến mạch. Có câu chuyện như "Yêu tinh và người thợ đóng giày"(The Elves and the Shoemaker). Người thợ đang đóng giày thì ngủ mất và sau khi tỉnh dậy thì tất cả đôi giày đều đã được hoàn tất 1 cách kỳ diệu. Đó là những thứ rất khó tưởng tượng đối với con người. Hiện nay chúng ta có đôi hài 7 dặm dưới hình thức của những chiếc phi cơ Ryanair và Easyjet. Chúng ta có nồi cháo yến mạch dưới dạng những tập đoàn như Walmart và Tesco. Và chúng ta có những yêu tinh giúp việc như những người làm công ở Trung Quốc. Nhưng chúng ta không cảm kích những điều đáng kinh ngạc này. Và bây giờ chúng ta kể cho nhau nghe những câu chuyện gì đây, khi chúng ta nhìn về tương lai. Và tôi kết luận là có tới 4 câu chuyện. Đó là ý kiến cho rằng mọi chuyện vẫn bình thường, tương lai cũng như hiện tại, chỉ phát triển hơn thôi. Nhưng khi chúng ta nhìn lại năm vừa qua, tôi nghĩ rằng ý kiến này càng ngày càng trở thành câu hỏi. Và liên quan tới vấn đề thay đổi khí hậu, thì đó là cái không khả thi. Đó là ý kiến về việc không có 1 tiến triển nào, và mọi thứ 1 cách nào đó khá là mỏng manh dễ vỡ và tất cả sụp đổ. Đây là câu chuyện phổ biến ở nhiều nơi. Câu chuyện thứ 3 là ý kiến cho rằng công nghệ có thể giải quyết mọi chuyện, công nghệ có thể giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Và có 1 ý kiến mà tôi nghĩ rất phổ biến ở những hội nghị TEDtalks này là chúng ta có thể phát minh ra cách riêng của chúng ta để thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế và năng lượng, để 1 sự dịch chuyển đến 1 ngành kinh tế tri thức 1 cách nào đó có thể bỏ ngoài tai những ràng buộc năng lượng, ý tưởng về việc chúng ta sẽ khám phá ra 1 nguồn năng lượng mới, tuyệt vời để chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề về an ninh năng lượng, ý tưởng rằng chúng ta có thể bước tới một thế giới hoàn toàn tự tái tạo. Nhưng thực tế đây không phải là 1 thế giới ảo. Chúng ta không thể tạo nên một vùng đất mới hoặc những hệ thống năng lượng mới trong 1 cái click chuột. Và khi chúng ta ngồi lại, trao đổi các ý tưởng với nhau, ngoài kia vẫn còn người đang khai thác than và khoáng sản để cung cấp nhiên liệu cho máy móc, và làm ra tất cả những đồ dùng cho chúng ta. Bữa sáng mà chúng ta ăn khi đang ngồi kiểm tra email vẫn còn được vận chuyển từ những nơi xa xôi, thường chỉ với giá của địa phương, những hệ thống lương thực linh hoạt hơn đã cho thấy rằng trong quá khứ, chúng ta đã phá giá 1 cách hữu hiệu. Chúng ta có thể có sức sáng tạo đáng kinh ngạc. Nhưng chúng ta sống trong 1 thế giới với nhiều ràng buộc và yêu cầu. Năng lượng và công nghệ không giống nhau. Cái tôi quan tâm là sự thay đổi. Và thật sự là về việc tìm kiếm những thách thức trong vấn đề thay đổi khí hậu và "cao điểm dầu" (peak oil), và đáp trả lại với 1 sự sáng tạo, 1 khả năng thích ứng và 1 sức tưởng tượng mà chúng ta thật sự cần. Nó là một cái gì đó đã được lan truyền 1 cách nhanh chóng. 1 cái gì đó có nhiều đặc tính. Nó là virus. Dường như nó lây lan ngầm cực nhanh. Nó là nguồn mở. Nó là cái gì đó mà được nhiều người phát triển và truyền thụ lại công việc của họ. Nó tự tổ chức. Không có cơ quan lớn để thúc đẩy Mọi người có ý tưởng và họ làm việc trên ý tưởng đó. Nó tập trung về giải pháp. Nhìn vào cái mọi người có thể làm họ ở đâu, để đáp ứng lại. Nó nhạy cảm với địa điểm và quy mô. Sự chuyển tiếp hoàn toàn khác. Những "nhóm chuyển tiếp" ở Chile, Mỹ và ở Anh, cái họ đang làm trông rất khác biệt với những gì bạn biết. Nó rút ra bài học từ những sai lầm. Và nó mang tính lịch sử. Nó cố gắng để tạo ra 1 cảm giác đây là 1 cơ hội lịch sử để làm điều gì đó thật sự lớn lao. Và nó là một quá trình rất thú vị. Mọi người làm việc bằng niềm vui, tái kết nối với nhiều người khác. Một trong những điều làm nền tảng cho nó là ý tưởng về khả năng phục hồi. Và tôi nghĩ theo nhiều cách, ý tưởng về khả năng phục hồi là một khái niệm hữu ích hơn nhiều so với ý tưởng về sự bền vững. Ý tưởng về khả năng phục hồi đến từ việc nghiên cứu sinh thái học. Và nó thật sự nói về cách mà những hệ thống, những khu định cư chống lại những cú shock từ bên ngoài. Khi chúng gặp phải những cú shock từ bên ngoài chúng không sụp đổ 1 cách dễ dàng. Và tôi nghĩ nó hữu ích hơn khái niệm về sự bền vững, như tôi đã nói. Khi những siêu thị của chúng ta chỉ còn lại lượng thực phẩm cho 2-3 ngày vào 1 lúc nào đó, sự bền vững thường có xu hướng tập trung vào hiệu năng của tủ lạnh và những gói rau diếp cải. Nhìn sâu vào khả năng phục hồi, chúng ta thật sự thắc mắc làm thế nào chúng đẩy bản thân mình tới tình trạng dễ bị sụp đổ như thế này. Khả năng phục hồi thì sâu xa hơn: đó là về việc xây dựng những mô đun cho cái chúng ta làm, xây dựng bộ chống shock vào cách mà chúng ta tổ chức những điều cơ bản để hỗ trợ mình. Đây là tấm hình của Bristol and District Market Gardeners Association, vào năm 1897. Đó là thời điểm khi thành phố Bistrol, -thành phố này cũng khá gần đây- được bao quanh bởi những khu vườn thị trường thương mại, đã cung cấp 1 lượng lớn thực phẩm được tiêu thụ trong thành phố, và cũng tạo ra nhiều việc làm cho mọi người Thời đó đã có sự phục hồi ở 1 mức độ nào đó mà khi chúng ta nhìn lại, chúng ta thấy ghen tỵ. Ý tưởng chuyển dịch này hoạt động như thế nào? Cơ bản là bạn có 1 nhóm người có hứng thú về ý tưởng này. Họ chọn 1 số những công cụ mà chúng ta đã phát triển. Họ bắt đầu cho chạy 1 chương trình nâng cao nhận thức để xem nó có hiệu quả trong thành phố như thế nào. Họ trình chiếu những thước phim, bài thuyết trình v.v... Đó là quá trình khá thụ vị và đầy sáng tạo. và có tác dụng nâng cao kiến thức. Sau đó họ bắt đầu thành lập những nhóm làm việc, nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của nó, và từ đó, nổi lên rất nhiều dự án mà dự án chuyển tiếp tự nó bắt đầu hỗ trợ và kích hoạt. Nó bắt đầu với 1 vài nghiên cứu mà tôi có tham gia ở Ireland, nơi tôi dạy và truyền bá kiến thức. Hiện nay đã có hơn 200 dự án chuyển tiếp chính thức. Và cả nhiều ngàn người khác đang ở trong giai đoạn mà họ gọi là giai đoạn lên men. Họ vẫn nghiên cứu dù họ có tiến triển gì hay không. Và thật sự rất nhiều người đang làm việc quần quật. Nhưng mà thật sự là họ làm gì? Bạn biết đấy, đây là 1 ý tưởng hay, nhưng họ thật sự làm gì từ lúc bắt đầu? Tôi nghĩ thật quan trọng để chỉ ra là đây không phải là chuyện tự nó có thể hoàn thành được. Chúng ta cần pháp luật ban hành quốc tế từ Copenhagen v.v... Chúng ta cần sự đáp ứng từ các quốc gia và chính quyền địa phương. Nhưng tất cả những việc đó sẽ dễ dàng đi nhiều nếu chúng ta có những cộng đồng sôi nổi đưa ra ý kiến tiên phong, làm cho những chính sách được ủng hộ, trong 5-10 năm tới. Có 1 vài chuyện nổi từ đó là những dự án lương thực địa phương, như những đề án cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp, sản phẩm lương thực đô thị, lập ra những chỉ dẫn về lương thực địa phương v.v... Hiện nay có rất nhiều nơi bắt đầu thành lập những công ty năng lượng của riêng họ, những công ty năng lượng của cộng đồng, nơi mà cộng đồng đó có thể đầu tự năng lượng cho chính nó, bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho năng lượng tái tạo mà chúng ta cần. Rất nhiều nơi làm việc với những trường học địa phương. Newent ở Forest of Dean: họ xây dựng những ống nhựa để trồng cây(polytunnel) cho trường học; những đứa trẻ học cách trồng lương thực. Khuyến khích sự tái chế, chia sẻ vườn tượt với nhau, để giúp những người không có vườn của riêng mình, người mà muốn trồng lương thực với những người có vườn tượt nhưng đã không còn sử dụng nữa. Trồng những cây có năng xuất xuyên suốt cả những không gian đô thị. Và cũng bắt đầu có ý tưởng về tiền tệ thay thế. Ở Lewes, Sussex,(UK) người ta gần đây đã cho lưu hành đồng bảng Lewes (Lewes Pound), 1 loại tiền tệ chỉ được xài ở trong thành phố đó, là 1 cách để lưu chuyển tiền bạc trong nền kinh tế địa phương. Mang nó ra nơi khác, thì chẳng có giá trị gì. Nhưng thật ra bạn bắt đầu tạo nên những vòng lưu chuyển kinh tế rất hiệu quả ở địa phương. Họ còn có 1 kế hoạch năng lượng theo thế hệ. Đơn giản là phát triển kế hoạch B cho thành phố. Hầu hết những chính quyền địa phương khi đề ra kế hoạch cho công đồng của mình torng 10-15-20 năm tới vẫn bắt đầu cho rằng trong tương lai sẽ có nhiều năng lượng hơn, nhiều xe, nhiều nhà, nhiều việc làm hơn và nhiều thứ cứ thế phát triển v.v... Vậy lỡ như đây không phải là thời cơ? Và làm thế nào chúng ta nắm bắt lấy và thật sự làm ra được 1 cái gì đó có khả năng duy trì mọi người? Như bạn của tôi nói: "Cuộc sống là một chuỗi những chuyện mà bạn chưa sẵn sàng cho nó." Và đó là trải nghiệm của tôi về sự chuyển tiếp từ 3 năm trước, nó chỉ là 1 ý tưởng, giờ đã trở thành 1 cái gì đó được lan truyền toàn thế giới, Chúng tôi được nhiều sự quan tâm của chính phủ. Ed Miliband, Bộ trưởng năng lượng của Anh, được mời tới dự hội nghị gần đây của chúng tôi như là 1 khán giả chủ chốt. Và ông đã tới -- (Tiếng cười) (Vỗ tay) -- và từ đó ông trở thành 1 người ủng hộ cho toàn bộ ý tưởng. Hiện giờ có 2 chính quyền địa phương ở Anh đã tuyên bố họ là những chính quyền địa phương đang chuyển tiếp, Leicestershire and Somerset. Và ở Stroud, có 1 nhóm chuyển tiếp chịu ảnh hưởng đã viết ra kế hoạch lương thực cho chính quyền địa phương. Người lãnh đạo hội đồng đã nói, "Nếu chúng ta không có Transition Stroud, chúng ta đã phải chế tạo ra tất cả cơ sở hạ tầng cộng đồng lần đầu tiên." Chúng ta đã thấy được sự lan tràn của nó, chúng ta thấy những trung tâm quốc gia mới nổi lên. Ở Scotland, quỹ khí hậu thay đổi của chính phủ đã cấp vốn cho Transition Scotland như là một tổ chức quốc gia ủng hộ việc truyền bá ý tưởng này. Và hiện nay chúng ta thấy nó ở khắp mọi nơi. Nhưng chìa khóa cho việc chuyển tiếp không phải là nghĩ tới việc thay đổi mọi thứ lập tức, mà là những điều đã chắc chắn thay đổi, và cái chúng ta cần phải làm là làm việc 1 cách sáng tạo với nó, dựa trên việc đưa ra nhưng câu hỏi đúng đắn. Tôi nghĩ là vào khúc cuối tôi muốn quay lại ý tưởng của những câu chuyện. Vì tôi nghĩ những câu chuyện rất quan trọng ở đây. Và thật ra những câu chuyện mà chúng ta kể cho nhau nghe, chúng ta khan hiếm những câu chuyện về việc làm thế nào chúng ta tiến tới từ hiện tại. Và một trong những chuyện mấu chốt mà sự chuyển tiếp làm ra là rút ra những câu chuyện từ cái mọi người đang làm. Những câu chuyện về cộng đồng đã làm ra tờ giấy bạc 21 bảng này là 1 ví dụ, ngôi trường đã biến bãi đậu xe thành 1 vườn lương thực, cộng đồng đã thành lập nên công ty năng lượng của riêng mình. Và đối với tôi, câu chuyện tuyệt vời nhất gần đây là việc gia đình tổng thống Obama đã đào khoản đất ở khu vườn phía nam Nhà Trắng để làm 1 vườn rau. Bởi vì lần cuối cùng có người làm điều này là tổng thống Eleanor Roosevelt, nó đã đưa tới kết quả là tạo ra 20 triệu vườn rau cả nước Mỹ. Vậy câu hỏi tôi đặt ra cho các bạn là về tất cả các khía cạnh mà cộng đồng của bạn cần để lớn mạnh, bằng cách nào bạn làm điều đó mà lại giảm thiểu mạnh mẽ sự thải carbon, trong khi đang xây dựng khả năng phục hồi? Theo cá nhân, tôi thấy rất biết ơn vì được sống qua thời đại dầu giá rẻ. Chúng ta đã rất may mắn, để chúng ta vinh danh cái nó đã mang lại cho chúng ta, và tiến tới từ thời điểm hiện tại. Vì nếu chúng ta bám théo đó, và tiếp tục cho rằng nó có thể làm nền cho những lựa chọn của chúng ta, thì tương lai mà nó hiện ra cho chúng ta thật sự khó kiểm soát. Và bằng sự yêu mến và từ bỏ những gì mà dầu và thời đại dầu lửa đã mang lại cho chúng ta, chúng ta có thể bắt đầu tạo ra 1 thế giới có khả năng phục hồi nhiều hơn, khỏe mạnh hơn, và trong đó chúng ta tìm thấy bản thân mình thích hợp và giỏi giang hơn và có nhiều gắn kết với nhau hơn. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Khá là khôi hài khi có mặt tại 1 hội thảo bàn về những điều chưa được nhìn thấy bao giờ, và để giới thiệu 1 đề án của tôi về việc xây dựng 1 bức tường dài 6000 cây số xuyên suốt cả lục địa Châu Phi. Gần bằng kích cỡ của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, nên khó mà trở thành 1 công trình vô hình. Nhưng nó được xây dựng nên từ những phần vô hình hoặc gần như vô hình đối với mắt thường của chúng ta, đó là vi khuẩn và những hạt cát. Là kiến trúc sư chúng tôi được đào tạo để giải quyết vấn đề. Nhưng tôi không thật sự tin tưởng vào những vấn đề kiến trúc; Tôi chỉ tin vào những cơ hội. Đó là tại sao tôi sẽ cho bạn thấy 1 mối đe dọa, và 1 giải pháp kiến trúc. Mối đe dọa đó là sự sa mạc hóa. Giải pháp của tôi là 1 bức tường bằng sa thạch được xây nên bằng vi khuẩn và cát đã được cô đặc. trải dài suốt sa mạc. Giờ đây, cát là 1 loại vật liệu kì diệu của những mâu thuẫn. Nó đơn giản và cũng phức tạp. Nó yên ả nhưng cũng mãnh liệt. Nó luôn giống nhau và cũng không hề giống nhau, hấp dẫn vô cùng. 1 tỷ hạt cát được sản sinh ra mỗi giây trên thế giới. Đó cũng là 1 quá trình tuần hoàn. Khi đá và núi mòn đi, những hạt cát được sinh ra. Một số hạt sẽ được gắn kết 1 cách tự nhiên vào bức tường sa thạch. Và 1 khi bức tường sa thạch đó tiếp xúc với môi trường, những hạt cát mới sẽ sinh ra. một số hạt đó sau này sẽ tích tụ lại theo quy mô lớn và trở thành cồn cát. theo 1 cách mà ngọn núi đá vững chắc trở thành một núi cát di động. núi lở có thể rất nguy hiểm. Tôi sẽ cố giải thích tại sao. Vùng khô bao phủ hơn 1/3 bề mặt đất liền trên trái đất. Một số đã là sa mạc; số khác thì đang bị thoái hóa nghiêm trọng bởi cát. Ngay ở miền Nam Sahara chúng ta đến Sahel. Cái tên đó có nghĩa là "rìa của sa mạc" và khu vực đó có quan hệ mật thiết với việc sa mạc hóa. Nó ở đó vào cuối những năm 60 và đầu 70 những vụ hạn hán nặng nề đã dẫn tới việc 3 triệu dân trở thành những người tị nạn trông chờ vào những hỗ trợ lương thực, và tới 250.000 người chết. Thảm hóa đó luôn trực chờ xảy ra 1 một lần nữa. và lại rất ít được chú ý. trong văn hóa truyền thông được đẩy mạnh của chúng ta, vấn đề sa mạc hóa lại quá chậm để được đưa lên trang nhất. Nó không giống như sóng thần hoặc Katrina: nó quá ít những đứa trẻ khóc và những căn nhà bị sụp đổ. Nhưng sa mạc hóa là một mối đe dọa chính lên tất cả các lúc địa, ảnh hưởng tới gần 110 quốc gia và khoản 70% đất nông nghiệp. Nó đe dọa nghiêm trọng tới đời sống của nhiều triệu người, đặc biệt là Châu Phi và Trung Quốc. Và đó là vấn đề chúng ta tạo ra cho chính bản thân mình qua việc sử dụng thiếu chặc chẽ nguồn nguyên liệu khan hiếm. Và do đó khí hậu thay đổi. Chúng ta gánh chịu hạn hán, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, hệ thống lương thực thực phẩm sụp đổ, sự khan hiếm nguồn nước, nạn đói kém, bắt buộc phải di cư, thiếu vững chắc của chính trị, chiến tranh, khủng hoảng. Đó là 1 viễn cảnh có thể xảy ra nếu chúng ta sai lầm trong đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó. Nhưng, nó có còn xa vời không? Tôi đã tới Sokoto ở bắt Nigeria và tìm hiểu xem điều này có xa vời lắm không. Những cồn cát ở đây di chuyển về hướng nam ở mức khoản 600 mét 1 năm. Sa mạc Sahara gặm nhấm gần như 1 mét đất trồng mỗi ngày, đẩy lùi người dân khỏi nơi ở của họ. Đây là tôi -- người thứ 2 từ trái qua -- (Tiếng cười) với những già làng ở Gidan-Kara, một làng nhỏ ở ngoại thành Sokoto. Họ phải dời đi vào năm 1987 khi 1 cồn cát lớn có nguy cơ sẽ nuốt chửng ngôi làng. Và họ đã dời cả 1 ngôi làng, từng cái túp lều 1. Đây là vị trí của làng trước kia. Chúng tôi phải đi khoản 10 phút để leo tới đỉnh của cồn cát này. Đó là tại sao họ phải dời làng tới một nơi an toàn hơn. Đây gần như là di cư bắt buộc mà sa mạc hóa gây nên. Nếu bạn phải sống ở gần rìa sa mạc, bạn có thể sẽ phải tính toán còn bao xa nó sẽ tới nơi ở của mình trước khi bạn phải đưa những đứa trẻ đi, và bỏ lại nhà cửa và cuộc sống ở đó. Những cồn cát chỉ bao phủ khoản 1/5 sa mạc ngày nay. và môi trường khắc nghiệt này cũng là những nơi rất tốt nếu chúng ta muốn ngăn cát chảy lại. 4 năm trước, 23 quốc gia Châu Phi cùng nhau tạo ra Great Green Wall Sahara. 1 dự án lớn, dự án khởi đầu kêu gọi việc tạo nên 1 hàng cây bảo hộ được trồng xuyên suốt cả Châu Phi, từ Mauritania ở miền tây, tới tận Djibouti ở miền đông. Nếu bạn muốn ngăn 1 cồn cát khỏi việc di chuyển cái bạn cần là bảo đảo phải ngăn chặn cát tràn qua đỉnh của cồn cát. Và 1 cách hiệu quả nhất là sử dụng 1 thứ gì đó có thể thu gom cát. Cây cối và xương rồng rất thích hợp cho việc này. Nhưng, một trong những vấn đề về việc trồng rừng là người dân ở đây rất nghèo nên họ phải chặt cây để nhóm lửa. Giờ đây là 1 lựa chọn khác cho việc trồng rừng và hy vọng rằng rừng sẽ không bị chặt nữa. Bức tường sa thạch mà tôi đề xuất ra có thể giải quyết được 3 việc. Nó góp phần vào làm cho bề mặt và cấu tạo của cồn cát thêm cứng cáp , gắn kết những hạt cát lại. Nó mang lại một cấu trúc nâng đỡ vật lý cho cây, và tạo ra không gian, những không gian sinh hoạt bên trong những cồn cát đó. Nếu người dân sống bên trong vành đai xanh này họ có thể hỗ trợ việc trồng rừng, và bảo vệ rừng khỏi con người, và những tác động từ thiên nhiên. Bên trong cồn cát chúng ta tìm được bóng râm. Chúng ta có thể bắt đầu có được sự kết tụ, và bắt đầu xanh hóa sa mạc từ bên trong. Những cồn cát cũng gần như là những công trình làm sẵn theo 1 cách nào đó.© Tất cả những gì chúng ta cần làm là củng cố những phần chúng ta yêu cầu sự chắc chắn. và sau đó moi chỗ cát đó lên, chúng ta sẽ có công trình xây dựng. Chúng ta có thể đào bằng tay hoặc để cho sức gió làm điều đó cho chúng ta. Gió sẽ mang cát đến và mang những hạt cát thừa ra khỏi công trình. Nhưng, có lẽ giờ đây bạn sẽ hỏi là tôi sẽ cô đặc cồn cát đó như thế nào? Làm sao để gắn kết những hạt cát đó lại với nhau? Và câu trả lời là bạn sử dụng những con vi khuẩn này đây, Bacillus pasteurii, 1 vi sinh vật hiện có sẵn ở những vùng đất ẩm ướt và đầm lầy. Ta cần 1 nhúm cát lỏng và nó sẽ làm ra được sa thạch. Những hình ảnh này lấy từ Hiệp hội vi sinh học Mỹ sẽ cho chúng ta thấy cái quá trình đó. Bạn sẽ đổ Bacillus pasteurii vào 1 nhúm cát, và nó bắt đầu lấp vào những khoản trống giữa những hạt cát. 1 quá trình hóa học sẽ tạo ra canxit (CaCO3) là 1 chất kết dính tự nhiên gắn kết những hạt cát lại với nhau. Cả quá trình kết dính mất hết 24 tiếng đồng hồ. Tôi học được điều này từ giáo sư Jason DeJong ở U.C Davis. Ông ta thử nghiệm nó trong 1 cái hồ trong 1400 phút. Đây là tôi, trong vai 1 nhà khoa học say mê nghiên cứu về những thiếu sót trong dự án ở UCL, London, đang cố để cô đặc chúng. Vậy, chi phí sẽ là bao nhiêu? Tôi không phải là 1 nhà kinh tế, rất ư là không, Nhưng tôi đã làm 1 phép tính trên mặt sau của 1 bì thư -- (Tiếng cười) -- và có vẻ như là để có 1 mét khối bê tông chúng ta phải trả 90 đô la Mỹ. Và, sau khi bỏ ra 60 đô la ban đầu để mua loại vi khuẩn đó, chúng ta không cần phải mua lại nữa, 1 mét khối cát được cô đặc như vậy sẽ chỉ khoản 11 đô la. Chúng ta phải xây dựng cái đó như thế nào? Tôi sẽ cho các bạn 2 lựa chon. Một là tạo ra 1 mô hình bong bóng như thế này, đổ đầy vi khuẩn vào, sau đó cho cát tràn qua mô hình bong bóng đó, làm bể cái bong bóng khi nó đang khuếch tán vi khuẩn vào cát và cô đặc nó lại. Vài năm sau, sử dụng những chiến lược phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và độc lập (permacultural strategies) để làm xanh hóa khu vực đó của sa mạc. Lựa chọn thứ hai là sử dụng những cọc nhồi. Chúng ta nhận chìm những cái cọc đó xuống cồn cát, và ta tạo ra 1 bề mặt bao phủ bởi Bacillus pasteurii. Rồi khi ta rút những cái cọc đó lên khỏi cồn cát thì chúng ta có khả năng tạo ra hầu hết những hình dạng có thể hình dung được trong lòng cát và cồn cát đóng vai trò như là một cái khuôn khi chúng ta rút cọc ra. Vậy, chúng ta đã có 1 cách để biến cát thành sa thạch, và tạo ra những không gian sinh hoạt bên trong những cồn cát, Nhưng, hình dạng của nó nên như thế nào? Tôi lấy cảm hứng thiết kế từ tafoni trông nó giống như thế này đây, đây là 1 mô hình đại diện. Đây là những cấu trúc đá rỗng mà tôi tìm được ở Sokoto. Và tôi nhận ra là nếu tôi phóng lớn nó lên, nó sẽ cho tôi nhiều không gian chức năng, cho sự thông gió, điều hòa nhiệt độ, và nhiều thứ khác nữa. Bây giờ, 1 phần của sự kiểm soát chính thức trên cấu trúc này sẽ rõ ràng là bị mất đi tự nhiên, khi vi khuẩn làm việc của nó. Và tôi nghĩ nó thực sự tạo ra 1 vẻ đẹp bao la. Tôi nghĩ có 1 cái gì đó trong cái đề xuất này khá là hay. Chúng ta thấy được kết quả, những vết tích của Bacillus pasteurii được khai thác để mà tạo hình sa mạc trở thành những môi trường sinh hoạt như thế này đây. Một số người tin rằng nó sẽ phát triển vượt tầm kiểm soát, và loại vi khuẩn này sẽ tiệu diệt tất cả mọi thứ trên con đường phát triển của nó. Điều này không đúng. Đây là 1 quá trình tự nhiên. Nó phát triển 1 cách tự nhiên. và vi khuẩn sẽ chết ngay khi chúng ta không nuôi dưỡng nó nữa. Vậy đây, là những công trình kiến trúc chống sa mạc hóa hình thành nên từ chính sa mạc một công cụ chặn cát, được làm ra từ cát. Thế giới có khả năng mất đi 1/3 đất trồng vào cuối thế kỷ này. Trong quá trình gia tăng dân số chưa từng thấy như hiện nay và kèm theo sự gia tăng nhu cầu lương thực, nó có thể trở thành thảm họa. Và nói thẳng ra, chúng tôi đang nghiên cứu và nếu không còn gì khác nữa, thì tôi cũng mong muốn dự án này mở đầu cho 1 cuộc thảo luận. Nhưng, nếu tôi có 1 thứ đó như là điều ước của TED, tôi sẽ mong cho dự án này thành công, để bắt đầu xây dựng nên bức tường cát này nó rất dài, nhưng những thành phố nhỏ bên trong, được xây dựng góp phần vào cảnh quan sa mạc ở đây. Nó không chỉ chống đỡ cho cây cối, mà còn giúp kết nối nhiều người và nhiều quốc gia lại với nhau. Tôi sẽ kết thúc bài nói bằng việc cho bạn thấy mô hình diễn họa của dự án này, và để lại 1 câu nói của Jorge Luis Borges. Ông nói : "Không có gì được xây lên từ đá, mọi thứ đều từ cát, nhưng chúng ta phải xây dựng như thể cát là đá." Bây giờ, có rất nhiều chi tiết nhỏ trong dự án này, chính trị, thực tiễn, đạo đức, tài chính. Thiết kế của tôi, mà nhiều bạn còn mơ hồ, nó chứa đầy những thử thách và khó khăn trong thực tế. Nhưng đó chỉ là khởi đầu, chỉ là 1 tầm nhìn. Như là Borges đã từng có. Nó là cát, và tôi nghĩ bây giờ chính là lúc biến nó thành đá. Xin cám ơn. (Vỗ tay) (Nhạc: "The Sound of Silence," Simon & Garfunkel) Xin chào hộp thư thoại, người bạn cũ của tôi. (Tiếng cười) Tôi lại gọi tới trung tâm hỗ trợ kỹ thuật một lần nữa. Tôi lờ đi lời cảnh báo của sếp mình. Giờ trời đã tối rồi, và bữa tối của tôi thì đã nguội lạnh, rồi thành mốc meo. Và tôi vẫn đang phải chờ. Tôi không nghĩ là các người sẽ hiểu. Tôi nhấn vào tất cả những phím mà tôi được bảo, nhưng tôi vẫn phải dành 18 tiếng đồng hồ chờ đợi chẳng hơn. Chương trình của các người không chỉ làm hư chiếc Mac của tôi, mà nó còn làm treo luôn máy và đùng một phát xóa luôn cả ROM (dữ liệu chỉ đọc) của tôi! Và giờ thì chiếc Mac đang kêu lên những thanh âm thảm thiết trong sự lặng yên. Trong những giấc mơ mà tôi tưởng tượng về việc trút những cuộc báo thù thật dữ dội lên đầu các người. Hãy giả sử rằng chiếc xe máy của các người dở chứng. Máu cứ trào ra từ những vết thương đáng sợ của các người. Với chút sức tàn, các người gọi 911, cầu nguyện cho được gặp một bác sĩ lành nghề. (Tiếng cười) Và các người phải lắng nghe thanh âm của sự yên lặng. (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn mọi người. Chào buổi tối và chào mừng tới: "Phát hiện một diễn giả TED, người từng đệm đàn cho Broadway." (Tiếng cười) Khi tờ Times đề nghị tôi nhận một mục trong báo của họ vào sáu năm trước, giao kèo lúc đó là: anh sẽ nhận được các kiểu máy móc ngầu nhất, đời mới nhất, thú vị nhất. Mỗi tuần, nó sẽ được đưa tới trước cửa. Anh phải dùng thử chúng, chơi đùa với chúng, đánh giá chúng tới khi sự mới mẻ cạn sạch, rồi anh gửi trả chúng, và anh sẽ được trả tiền. Thì, tôi đã luôn là một kẻ cuồng công nghệ và tôi hoàn toàn thích thú với việc này. Dù vậy, công việc này vẫn đi kèm với một mặt trái nhỏ, đó là, họ thường đính kèm địa chỉ email của tôi tại phần cuối của mỗi bài báo. Và điều tôi nhận ra là - đầu tiên, bạn sẽ nhận được một lượng thư khổng lồ. Nếu có lúc nào bạn cảm thấy cô đơn, hãy tìm tờ New York Times, vì bạn sẽ nhận được hàng trăm hàng ngàn những bức thư. Và hầu hết những bức thư tôi nhận được gần đây là về sự thất vọng. Mọi người đang cảm thấy như thể - Ok, một chuông báo của tôi mới hiện lên màn hình. May mà các bạn không thấy nó. Mọi người đang cảm thấy ngộp. Có thể đó là những công nghệ tốt, nhưng tôi nghĩ rằng vẫn chưa đủ những nền tảng phụ trợ. Chưa đủ những sự trợ giúp. Suy nghĩ chưa đủ sâu và đủ nhiều để có thể thiết kế nên những sản phẩm tiện dụng và thú vị. Có lần tôi viết về những khó khăn khi gọi tới Bộ phận Hỗ trợ Kỹ thuật của Dell, và trong vòng 12 tiếng đồng hồ, đã có tới 700 tin nhắn từ những người đọc và những bảng phản hồi trên trang web của Times, từ những người dùng nói rằng, "Tôi cũng vậy, đây là câu chuyện bi thảm của tôi." Tôi gọi nó là "cơn thịnh nộ của phần mềm." Để tôi nói cho bạn nghe, ai mà kiếm được cách làm giàu từ cái mớ hỗn độn những thất vọng này sẽ- Oh, sao nó lại hiện ra vậy nhỉ? Đùa thôi. (Tiếng cười) Ok, tại sao vấn đề này lại phát sinh nhanh chóng như vậy? Một phần của vấn đề này, đáng mỉa mai thay, nảy sinh bởi ngành công nghiệp này đã tốn quá nhiều công sức vào việc tạo ra những thứ dễ sử dụng hơn. Tôi sẽ chỉ các bạn thấy điều đó. Đây là những gì đã từng xuất hiện trên giao diện máy tính, DOS. Mỗi năm qua, mọi thứ lại trở nên dễ sử dụng hơn. Đây là hệ điều hành nguyên thủy của Mac. Thời Reagan là tổng thống. Madonna vẫn là một cô nàng tóc vàng. Và cả hệ điều hành này -- và sau đây là mặt tốt của nó-- cả hệ điều hành này nằm vừa vặn trong 211kB. Bạn còn không thể gói gọn biểu tượng của Mac OS X chỉ trong 211kB! (Tiếng cười) Và thật mỉa mai rằng, khi mọi thứ trở nên dễ sử dụng hơn thì lại thêm một lượng lớn người dùng với ít kỹ năng công nghệ được tiếp cận với những thiết bị đó lần đầu. Tôi từng được một ưu ái đặc biệt là ngồi ở trung tâm chăm sóc khách hàng của Apple trong vòng một ngày. Họ đã cho tôi mượn một cặp tai nghe khác để lắng nghe. Và những cuộc gọi đó -- các bạn biết họ sẽ nói như thế nào mà, "Cuộc gọi của bạn có thể được ghi âm nhằm đảm bảo chất lượng?" Uh-uh. Cuộc gọi của bạn được ghi âm để họ có thể sưu tập những câu chuyện buồn cười nhất về những người dùng ngu ngốc và chuyền tay nhau qua cái CD. (Tiếng cười) Họ làm thế thật đó. (Tiếng cười) Tôi cũng có một bản. (Tiếng cười) Nó nằm trong túi quà của bạn. Không, không. Với giọng của bạn trong đó! Chuyện là, có một số câu chuyện thì rất kinh điển, mà lại khá dễ thông cảm. Một người phụ nữ gọi Apple để than phiền về việc con chuột của bà cứ kêu rúc rích. Và kỹ thuật viên đó nói, "Thưa bà, bà có ý gì khi nói tới những tiếng rúc rích?" Bà ấy nói, "Tôi chỉ biết là mỗi khi tôi kéo nó qua lại trên màn hình nhanh hơn thì nó lại kêu to hơn trước." (Tiếng cười) Kỹ thuật viên kia thì, "Thưa bà, bà để con chuột lên trên màn hình sao?" Bà ấy đáp, "Thì, cái thông báo đó bảo, 'Ấn vào đây để tiếp tục'." (Tiếng cười) Được rồi, nếu các bạn thích nó -- chúng ta còn bao nhiêu thời gian ấy? Một người khác, một anh chàng, đây là chuyện có thật đó-- máy của anh ta bị hỏng, anh ta nói với kỹ thuật viên rằng anh ta không thể khởi động lại, cho dù anh ta gõ "11" bao nhiêu lần. Và người kỹ thuật viên hỏi, "Cái gì? Sao anh lại gõ 11?" Anh ta đáp, "Thông báo đó nói rằng, 'Error Type 11' (Lỗi loại/gõ 11)." (Tiếng cười) Nên là, chúng ta phải thừa nhận rằng thắng thắn mà nói thì chúng ta phải đổ lỗi cho người dùng trong một số vấn đề. Nhưng tại sao cơn khủng hoảng về sự quá tải công nghệ cơn khủng hoảng về sự phức tạp, lại gia tăng hiện nay? Trong thế giới của phần cứng, là vì những người dùng như ta muốn mọi thứ càng ngày càng nhỏ đi và nhỏ đi. Nên những thiết bị đó ngày càng nhỏ hơn và mỏng hơn, nhưng những ngón tay của ta thì vẫn giữ nguyên kích cỡ. Nên mọi thứ càng ngày càng khó khăn hơn. Phần mềm lại lệ thuộc vào một thứ động lực nền tảng khác: nhu cầu cho ra đời ngày càng nhiều phiên bản. Khi bạn mua một phần mềm nào đó, không giống như mua bình hoa hay thanh kẹo, bạn hoàn toàn sở hữu chúng. Mà giống như việc bạn tham gia một câu lạc bộ hơn, bạn trả phí mỗi năm, và mỗi năm, họ lại bảo, "Chúng tôi đã bổ sung nhiều dịch vụ, và chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn với $99." Tôi biết một anh chàng trong mấy năm đã tiêu tốn tới $4000 chỉ cho Photoshop. Và những công ty phần mềm đã kiếm được tới 35% lợi nhuận chỉ với những bản cập nhật phần mềm. Tôi gọi nó là Nghịch lý Cập nhật Phần mềm- có nghĩa là một khi bạn cập nhật một phần mềm đến một số lần nhất định, thì rồi bạn cũng sẽ phá hỏng nó. Ý tôi là, Microsoft Word đã từng chỉ là một chương trình soạn thảo, bạn biết đó, của chính quyền Eisenhower. (Tiếng cười) Nhưng giải pháp thay thế là? Thực ra, Microsoft từng làm một cuộc thử nghiệm. Họ nói rằng, "Được rồi, chờ đã. Mọi người phàn nàn rằng chúng ta đang thêm vào quá nhiều tính năng. Vậy thì hãy tạo ra một chương trình soạn thảo đúng nghĩa. Đơn giản, rõ ràng; không tạo ra các trang mạng, không phải là cơ sở dữ liệu." Và rồi nó ra đời, và nó được gọi là Microsoft Write. Và không ai trong số các bạn gật gù khi nhận ra nó, vì nó đã ngủm. Nó chìm nghỉm. Không ai mua nó. Tôi gọi nó là Quy tắc Thể thao Tối ưu Con người thích được vây quanh bởi những thứ sức mạnh không cần thiết, đúng chứ? Họ không cần cơ sở dữ liệu hay những trang mạng đó, nhưng họ cứ kiểu, "Thì, tôi sẽ nâng cấp, bởi vì, tôi có thể sẽ, bạn biết đó, cần chúng lúc nào đó." Nên vấn đề là: bạn thêm vào ngày càng nhiều tính năng, rồi chúng sẽ đi đâu? Bạn sẽ gắn chúng vào chỗ nào? Bạn đâu có bao nhiêu công cụ thiết kế đâu. Bạn có thể tạo các nút bấm, bạn có thể dùng thanh kéo, thanh lựa chọn lớn nhỏ. Nhưng nếu bạn không cẩn thận với những lựa chọn của mình, bạn sẽ có kết cục thế này. (Tiếng cười) Đây là một tấm hình chưa chỉnh sửa, không đùa đâu, một tấm hình chưa chỉnh sửa của Microsoft Word, bản mà bạn sẽ có, nếu bạn xổ tất cả những thanh công cụ ra. Hẳn là các bạn sẽ không bao giờ mở toàn bộ những thanh công cụ ra, nhưng mà nếu có thì bạn sẽ chỉ có thể đánh vào cái khung bé tí hon ở dưới này. (Tiếng cười) Và chúng ta đang ở vào thời đại của những ma trận giao diện, khi ta có quá nhiều tính năng và lựa chọn, bạn phải có tới hai không gian, bạn biết đó: dọc và ngang. Các bạn đều phàn nàn về chuyện Microsoft Word luôn luôn đánh ký hiệu trong các danh sách và gạch dưới những đường dẫn một cách tự động. Cái nút tắt nó được đặt ở đâu đó. Tôi nói này - nó có ở đó. Một trong những nghệ thuật của việc thiết kế một giao diện tiêu chuẩn, đơn giản, là biết được khi nào thì cần phải dùng những tính năng nào. Đây là hộp hộp thoại tắt máy của Windows 2000. Chỉ có bốn lựa chọn, vậy tại sao chúng lại nằm trong một thanh lựa chọn xổ ra? Không phải là vì phần còn lại của màn hình bị những thứ khác lấp đầy đến mức bạn phải gộp những lựa chọn lại. Họ có thể để tất cả các lựa chọn hiện ra ngoài. Đây là phiên bản của Apple cho cái khung điều khiển tương tự. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn- đúng vậy, tôi đã thiết kế mấy hộp hội thoại này. Không, không. Chúng ta có thể thấy Apple và Microsoft đã có những cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau đối với việc thiết kế phần mềm. Hướng tiếp cận của Microsoft đến sự giản đơn có vẻ thiên về: Cứ chia nhỏ nó ra; tạo thêm nhiều bước vào. Những "bảng cài đặt" như vậy cứ xuất hiện khắp nơi. Và bạn biết đó, một phiên bản Windows mới sẽ được ra mắt vào mùa thu. Nếu họ tiếp tục với xu thế này, không thể nói trước được rằng họ sẽ đưa nó tới kết cục thế nào nữa. [Chào mừng tới Bảng Cài đặt để Soạn thảo Một từ] (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) "Chào mừng tới Bảng Cài đặt để Soạn thảo Một từ" Hãy ấn "Tiếp theo" để tiếp tục nào. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Từ bảng lựa chọn xổ xuống dưới đây, hãy chọn chữ cái bạn muốn đánh. Ok. (Tiếng cười) Có những giới hạn mà chúng ta không muốn lấn qua. Vậy câu trả lời là gì? Tôi tin vào sự hợp lý hài hòa, nếu có thể, sự liên kết với đời thực, thư mục rác, nếu có thể, hãy dán nhãn hầu hết mọi thứ. Nhưng tôi cầu khẩn các nhà thiết kế hãy phá bỏ những luật lệ đó nếu chúng làm tổn hại tới điều quan trọng nhất, đó là sự thông minh. Vậy ý của tôi là gì? Tôi sẽ đưa ra một số ví dụ mà ở đó sự thông minh không làm cho mọi thứ hài hòa hơn, nhưng lại tốt đẹp hơn. Nếu các bạn mua một thứ gì đó trên mạng, bạn sẽ phải điền địa chỉ của bạn vào, và bạn phải chọn đất nước mà bạn đang sống, phải chứ? Có 200 đất nước trên thế giới. Chúng ta thích nghĩ rằng Internet là một mạng lưới toàn cầu. Tôi xin lỗi, giờ thì chưa. Giờ thì gần như là, Mỹ, Châu Âu, và Nhật bản. Tại sao "United States" (Mỹ) lại nằm ở vần "U"? (Tiếng cười) Bạn sẽ phải kéo xuống, kiểu khoảng, bảy lần để thấy được nó. Nếu để "Unites States" ở đằng đầu thì thật thiếu hài hòa, nhưng lại khá là thông minh. Vấn đề này cũng đã được nhắc tới rồi, nhưng vì Chúa tại sao chúng ta lại tắt một chiếc máy tính chạy Windows bằng cách ấn vào nút "Start (Khởi động)"? (Tiếng cười) Và tiếp theo là một ví dụ yêu thích nữa của tôi: bạn có một cái máy in. Thường thì, bạn muốn có một bản sao của những tài liệu mình cần, theo thứ tự trang, bằng cái máy in đó. Vậy thì vì Chúa, tại sao bạn lại phải thấy cái bảng này mỗi một lần bạn in? Nó như buồng lái của chiếc 747 vậy. (Tiếng cười) Và một trong những nút ở phía cuối bảng, bạn sẽ nhận ra, không phải là "In." (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Giờ thì, tôi không nói rằng Apple là công ty duy nhất đã hấp thu tinh hoa của sự đơn giản. Palm cũng rất tuyệt vời, đặc biệt là trong khoảng thời gian trước. Thực ra tôi đã có cơ hội trao đổi với Palm khi họ đang ở đỉnh cao vào thập niên 90, và sau đó, tôi đã gặp một nhân viên của họ. Anh ấy nói, "Nói hay lắm." Và tôi bảo, "Cảm ơn. Anh làm gì ở đây?" Anh ấy đáp "Tôi là người đếm số chạm." Tôi kiểu, "Hả?" Anh ấy tiếp, "Thì Jeff Hawkins, CEO, nói, 'Nếu một thao tác nào trên Palm Pilot cần tới ba lần chạm bằng bút stylus, thì tức là nó quá phức tạp, và cần được thiết kế lại.' Nên tôi là người đếm." Tôi sẽ cho các bạn xem một ví dụ về một công ty không có người người đếm số lần chạm. (Tiếng cười) Đây là Microsoft Word. Khi bạn muốn tạo một văn bản hoàn toàn mới trên Word- đôi khi cũng xảy ra mà. (Tiếng cười) Bạn vào bảng điều khiển "File", và bạn chọn "New". Vậy giờ, điều gì sẽ xảy ra khi bạn chọn "New"? Không hề. Ở bên kia màn hình, một thanh công cụ hiện ra, và ở đâu đó giữa những đường dẫn kia, và tiện thể, còn không phải là ở đầu -- đâu đó giữa những đường dẫn kia là một cái nút để ấn vào và tạo văn bản mới. Ok, đó là một công ty mà không quan tâm tới việc đếm số chạm. Bạn biết đó, tôi không muốn đứng đây mà chỉ đùa cợt về Microsoft... Thực ra là có. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Đây là bài ca Bill Gates! (Tiếng piano) Tôi đã luôn là một người kỳ quái và tôi đã viết những dòng DOS đầu tiên. Tôi kết hợp những phần mềm của mình và IBM lại với nhau; Tôi thu được lợi nhuận còn họ thì thu về những tổn thất. (Tiếng cười) Tôi viết những dòng mã, chúng làm cho cả thế giới vận hành. Tôi thu về tiền mua bản quyền từ tất cả mọi người. Đôi khi chúng khá rác rưởi, nhưng truyền thông đã làm mờ tất cả. Bạn mua những kiện hàng; tôi sẽ bán đi những dòng mã. Tất cả mọi công ty phần mềm đều đang áp dụng chiến lược Nghiên cứu và Phát triển của Microsoft. Trong thời đại này, bạn không thể giữ im lặng về một ý tưởng hay ho. Kể cả Windows thì cũng là một trò lừa đảo. Chúng ta đang dựa dẫm vào Mac một cách tùy ý. Nó thật vĩ đại, và thật chậm chạm. Bạn chẳng có nơi nào để đi. Tôi viết những dòng mã phù hợp với thế giới ngày nay. Đánh giá kiểu gì thì cũng là một sự thất vọng lớn. Chúng ta đã tiến vào trạng thái mà có thể thống trị nhân loại. Bạn không có lựa chọn nào khác; bạn sẽ mua những dòng mã của tôi. Tôi là Bill Gates và tôi viết những dòng mã. (Tiếng vỗ tay) Thực ra, tôi tin là có tới hai "Microsoft" khác nhau. Microsoft cũ, chịu trách nhiệm cho Windows và Office. Họ đang muốn ném hết mấy cái cũ đi và khởi đầu lại chết đi được, nhưng họ không thể. Họ bị giữ chân, vì có quá nhiều add-on và những vấn đề khác của công ty gắn kết chặt chẽ với khung chương trình cũ từ 1982. Nhưng cũng có một Microsoft mới đang thực hiện những thiết kế giao diện hiệu quả, đơn giản. Tôi thích Media Center PC. Tôi thích Đồng hồ Microsoft SPOT. Đồng hồ Wireless đã thất bại thảm hại trên thị trường, nhưng không phải là vì nó thiếu đi sự tiện dụng và xinh đẹp trong thiết kế. Mà hãy đặt vấn đề thế này: bạn có sẵn sàng trả 10$ một tháng để có cái đồng hồ mà phải được sạc pin mỗi ngày như điện thoại của bạn, và dừng hoạt động khi bạn ra khỏi một khu vực định trước? (Tiếng cười) Vậy nên, những dấu hiệu đã chỉ ra rằng cái đống lộn xộn phức tạp đó sẽ chỉ càng ngày càng tệ đi. Vậy thì có hy vọng nào không? Màn hình thì càng ngày càng nhỏ đi, con người dính lấy đồ công nghệ, hướng dẫn sử dụng bị bỏ quên, và mọi thứ được sản xuất ngày càng nhanh chóng. Thật là buồn cười -- khi Steve Jobs quay lại Apple vào năm 1997, sau 12 năm rời xa, ở MacWorld Expo -- ông bước lên sân khấu, trong chiếc áo đen cao cổ và quần bò, và ông ấy làm thế này. Và đám đông cuồng loạn, nhưng tôi thì vừa mới xem- Tôi kiểu, tôi thấy điều này ở đâu rồi nhỉ? Khi đó tôi vừa mới xem phim "Envita" (Tiếng cười) với Madonna, và tôi kiểu, bạn biết gì không? (Âm nhạc) Sẽ không dễ dàng chút nào. Bạn sẽ nghĩ là tôi thật quái lạ. (Tiếng cười) Khi tôi cố giải thích rằng tại sao tôi trở lại, sau khi nói với báo chí rằng không còn tương lai cho Apple nữa rồi. Bạn vẫn không tin tưởng tôi. Tất cả những gì bạn thấy là một thằng nhóc tuổi teen, khởi nghiệp trong nhà xe với chỉ một người bạn tên là Woz. (Tiếng cười) Thử gieo vần với từ "nhà xe" coi! (Tiếng cười) Đừng khóc thuê cho tôi, Cupertino. (Tiếng cười) Sự thực là, tôi chẳng bao giờ rời khỏi các bạn. Giờ đây tôi đã biết những điều kiện cần thiết, và cả những mánh khóe. Tôi đã kiếm được cả đống lợi nhuận từ Pixar. (Tiếng cười) Đừng khóc thuê cho tôi, Cupertino. Tôi vẫn mang xăng đan bất kể thời tiết. Chỉ là vào những tháng ngày đó, chúng được Gucci làm từ da thuộc. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Steve Jobs đã luôn tin vào sự giản đơn và sự tao nhã và sự đẹp đẽ. Và sự thật là, nhiều năm nay, tôi đã khá ức chế vì rõ ràng là người Mỹ không hề coi trọng chúng, vì Mac chỉ chiếm 3% thị trường tiêu thụ, trong khi Windows chiếm tới 95% -- mọi người nghĩ rằng chúng thật không đáng đồng tiền bát gạo. Nên tôi khá là ức chế. Sau đó tôi nghe bài nói của Al Gore, và tôi nhận ra tôi đã không hiểu rõ ý nghĩa của ức chế. (Tiếng cười) Nhưng hóa ra là tôi đã sai, đúng chứ? Vì iPod ra đời, và nó đã sỉ nhục gần hết những hiểu biết thông thường của ta. Những sản phẩm khác rẻ hơn; có nhiều tính năng hơn, chúng có chương trình thu âm và hệ thống thu nhận FM. Những sản phẩm khác được chống lưng bởi Microsoft, với tiêu chuẩn mở, chứ không phải là tiêu chuẩn riêng của Apple. Nhưng iPod vẫn thắng -- nó mới là cái mọi người muốn. Bài học là: sự giản đơn lại hút khách. Và có những dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp này đã nhận ra thông điệp. Đây là một công ty nhỏ đang thực hiện khá tốt tiêu chí giản đơn và tao nhã. Cái tên Sonos này, nó đang bắt nhịp. Tôi có một số ví dụ đây. Hết sức tự nhiên, gần đây một suy nghĩ siêu ngầu và tao nhã đã đến với tôi. Khi bạn có một cái máy ảnh kỹ thuật số, làm sao để bạn chép những bức ảnh đó vào máy tính? Được rồi, hoặc là bạn kết nối bằng dây cắm USB, hoặc bạn mua một cái đầu đọc thẻ và dùng nó. Kiểu gì bạn cũng phải rất mất công. Còn cái tôi làm là, tôi lấy cái thẻ nhớ ra ngoài, và gập nó làm đôi, để lộ đầu cắm USB. Tôi chỉ cần cắm nó vào máy, chuyển hình qua, rồi nhét nó vào máy ảnh lại. Đây là một ví dụ khác. Chris, anh là nguồn năng lượng của mọi thứ. Anh sẽ làm ổ cắm của tôi chứ? Chris Anderson (CA): Được chứ. DP: Giữ nó và đừng thả ra nhé. Có thể các bạn đã thấy rồi, đây là laptop mới của Apple. Đây là dây sạc, nó được cắm vào như thế này. Và tôi chắc là mỗi người trong số các bạn đều đã làm thế này lúc nào đó, hoặc là con cái của các bạn. Bạn đi tới, và tôi sắp sửa kéo nguyên cái laptop xuống đất. Tôi không quan tâm lắm. Đồ mượn mà. Bắt đầu thôi. Whoa! Nó có nam châm - nó sẽ không kéo cả cái laptop rơi xuống đất. (Tiếng vỗ tay) Và trong ví dụ cuối cùng của tôi- Tôi làm việc khá nhiều bằng cách tương tác với phần mềm nhận diện giọng nói. Và tôi sẽ chỉ- các bạn phải giữ im lặng chút vì phần mềm cũng dễ nhầm lẫn. Phần mềm nhận diện giọng nói rất tuyệt vời vì giải quyết thư từ rất nhanh, chấm. Ví dụ như, tôi nhận được hàng trăm thư một ngày, chấm. Và nó không chỉ có khả năng ghi lại những gì tôi nói, chấm. Tôi cũng dùng một chức năng gọi là Voice Macro, chấm. Sửa "dissuade" lại. Ok, đây không phải là một hoàn cảnh lý tưởng, vì nó thu lại cả tiếng vọng từ sảnh và những thứ khác. Vấn đề là, tôi có thể trả lời mọi người rất nhanh bằng cách nói những cụm từ ngắn, và nó sẽ giúp tôi viết lại chúng dài hơn. Ví dụ như có ai gửi thư hâm mộ cho tôi, tôi sẽ nói, "Cảm ơn về chuyện đó." [Cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian để viết thư cho tôi...] [Tôi không thể nói hết được ý nghĩa] [của những điều bạn viết đối với tôi, và tôi nghĩ là cá nhân mình nên viết vài dòng để cảm ơn bạn.] Và ngược lại, nếu có ai gửi cho tôi một bức thư chửi bới- những thứ mà ngày nào cũng được gửi tới- tôi sẽ nói, "Biến mẹ đi." (Tiếng cười) [Tôi tôn trọng sự thẳng thắn của bạn, và tôi muốn bạn biết rằng] [tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của bạn. Nhưng về vấn đề này,] [tôi ngờ rằng, chúng ta phải đồng ý rằng chúng ta bất đồng quan điểm. Cảm ơn vì đã đọc- và viết chúng.] Vậy đó là những bí mật bẩn thỉu nho nhỏ của tôi. Đừng nói với ai đó. (Tiếng cười) Vậy vấn đề là, đây là một câu chuyện rất thú vị. Đây là bản thứ tám của phần mềm này, và các bạn biết họ cho những gì vào đó không? Không có tính năng nào mới. Chưa bao giờ xảy ra với một phần mềm! Công ty này không cho thêm tính năng nào cả. Họ chỉ nói là, "Chúng tôi sẽ làm cho nó hoạt động trơn tru." Đúng chứ? Vì trong suốt mấy năm, mọi người đã mua phần mềm này, dùng thử nó- họ nhận được sự chính xác tới 95%, có nghĩ là cứ 20 từ thì có 1 từ sai- và họ sẽ bỏ lại nó vào ngăn kéo. Và công ty đã chán ngán việc đó, vậy nên họ nói, "Phiên bản này, chúng tôi sẽ không làm gì hết, ngoài việc đảm bảo nó vô cùng chính xác" Và vậy nên đó là những gì họ làm. Và sự tôn sùng đối với những thứ đúng đắn như vậy đang lan rộng. Vậy, lời khuyên cuối cùng của tôi tới khách hàng của thiết bị công nghệ: nhớ rằng, nếu mọi thứ không hoạt động, không nhất thiết là vì bạn, được chứ? Mà có thể là vì thiết kế của thứ bạn đang dùng. Hãy cảnh giác trước những thiết kế tốt và không tốt. Và nếu bạn là một trong số những người tạo ra chúng: "Dễ dùng" thì "khó làm." Làm việc chăm chỉ trong từng chi tiết vì khách hàng của các bạn. Nhớ rằng, quyết định tính năng nào phải thêm vào không khó, mà quyết định xem cần bỏ cái nào mới là nan giải. Và quan trọng nhất, động lực của các bạn là: sự giản đơn lại hút khách. CA: Vỗ tay. DP: cảm ơn các bạn. CA: To lên, to lên nào! Đây là một thuyết trình dài đến 2 tiếng cho các học sinh cấp 3, được rút xuống thành 3 phút. Và tất cả bắt đầu vào một ngày, tôi đang ở trên một chuyến bay đến TED, 7 năm trước. Lúc đó, ngồi cạnh tôi là một học sinh cấp 3, một thiếu nữ, một cô bé xuất thân từ một gia đình rất nghèo. Và cô bé muốn làm được điều gì đó trong cuộc đời của mình, cô đã hỏi tôi một câu hỏi nhỏ đơn giản "Điều gì dẫn đến thành công?" Và tôi đã cảm thấy rất tệ, vì tôi đã không thể cho cô bé một câu trả lời thỏa đáng. Nên khi tôi rời khỏi máy bay và đến TED. Tôi nghĩ,ừ nhỉ, mình đang ở giữa một căn phòng đầy những người thành công! Vậy tại sao mình không hỏi điều gì đã giúp họ thành công, và truyền đạt lại cho các bạn trẻ? Vì vậy chúng ta có mặt ở đây, sau 7 năm với 500 cuộc phỏng vấn, tôi sẽ kể với các bạn điều gì thực sự dẫn tới thành công cách mà những nhà diễn thuyết ở TED đã luôn bám lấy Đầu tiên đó là đam mê. Freeman Thomas nói rằng, "Tôi bị dẫn dắt bởi niềm đam mê." Những nhà diễn thuyết ở TED làm việc vì niềm đam mê chứ không phải vì tiền. Carol Coletta nói, "Tôi hoàn toàn có thể trả tiền cho ai đó để làm việc của tôi." Và điều thú vị là, nếu các bạn làm việc vì đam mê, tiền bạc sẽ tự nhiên đến với bạn. Làm việc! Rupert Murdoch đã nói với tôi, "Tất cả là nhờ sự chăm chỉ. Không có thứ gì đến dễ dàng. Nhưng tôi đã có rất nhiều niềm vui." Rupert? Có phải ông đã nói đến niềm vui? Vâng! Những nhà diễn thuyết ở TED luôn làm việc một cách vui vẻ. Và họ đều rất chăm chỉ. Tôi khám phá ra, họ không phải là những người tham công tiếc việc. Họ là những người say mê công việc. Làm thật tốt! Alex Garden nói, "Để thành công hãy thực sự làm việc và phải làm thật tốt." Không có điều thần kì ở đây, chỉ là luyện tập, luyện tập và luyện tập. Và tiếp theo là tập trung. Norman Jewison đã nói với tôi, "Tôi nghĩ tất cả những điều phải làm là hướng bản thân vào một điều gì đó" Và sự động viên! David Gallo nói, "Hãy động viên bản thân. Cả về thể xác, tinh thần, bạn phải luôn tự động viên, động viên, động viên" Bạn phải tự động viên mình vượt qua sự xấu hổ và thiếu tự tin. Goldie Hawn nói, "Tôi đã có lúc rất thiếu tự tin. Tôi không đủ tốt, tôi không đủ thông minh. Tôi không nghĩ mình đã có thể làm được" Bây giờ, đúng là không dễ để luôn tự động viên bản thân, và đó là lý do tại sao người ta tạo ra các bà mẹ. (Cười) Frank Gehry -- Frank Gehry đã nói với tôi, "Mẹ tôi luôn thúc đít tôi." Phụng sự! Sherwin Nuland nói, "Hãy coi việc phụng sự như một bác sĩ là một đặc ân." Có rất nhiều bạn trẻ nói với tôi rằng họ muốn trở thành triệu phú. Và điều đầu tiên tôi nói với họ là, "Được thôi, bạn không thể lúc nào cũng chỉ vì bản thân mình, bản phải cho người ta thứ gì đó có giá trị. Bởi vì đó là cách mà mọi người thực sự làm giàu." Nhứng ý tưởng. Một nhà diễn thuyết của TED, Bill Gates nói rằng," Tôi đã có một ý tưởng -- thành lập công ty phần mềm máy vi tính đầu tiên." Tôi phải nói đó là một ý tưởng rất tuyệt. Không gì là thần kì về sự sáng tạo đi lên từ ý tưởng, đó chỉ là làm những thứ rất đơn giản. Và tôi đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng. Bền bỉ. Joe Kraus nói, "Sự bền bỉ là nguyên do số một cho sự thành công của chúng ta." Bạn phải bền bỉ với cả những thất bại. Bạn phải bền bỉ với cả những điều vớ vẩn! Những thứ kiểu như "Sự chỉ trích, sự chối bỏ, những tên khốn và áp lực." (Cười) Và câu trả lời lớn cho câu hỏi này rất đơn giản: Hãy trả 4,000 đô và đến TED. Nếu không, hãy thực hiện 8 điều trên -- và tin tôi đi, đó là tám điều lớn nhất dẫn đến thành công. Cảm ơn những nhà diễn thuyết của TED đã tham gia cuộc phỏng vấn Chris Anderson: Cảm ơn Thủ tướng rất nhiều, bài nói vừa rồi thật lôi cuốn và truyền cảm hứng. Vậy ngài đang kêu gọi một nền đạo đức toàn cầu. Ngài có ví nó với bổn phận công dân toàn cầu không? Đó có phải điều ngài tin tưởng và ngài có thể định nghĩa nó thế nào? Gordon Brown: Tôi nghĩ đó là vấn đề về bổn phận công dân toàn cầu và nhìn nhận trách nhiệm của mình với những người khác. Còn rất nhiều việc phải làm trong vài năm tới rất rõ ràng với nhiều chúng ta để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Và có rất nhiều người có chung suy nghĩ về điều chúng ta cần làm, rằng việc chúng ta hành động cùng nhau là vô cùng cần thiết. Nhưng ta chưa hẳn đã có phương tiện để làm điều đó. Vì vậy ta sẽ phải vượt qua nhiều thử thách. Tôi tin rằng khái niệm bổn phận công dân toàn cầu sẽ phát triển trên cả việc con người nói chuyện với nhau xuyên lục địa. Thế nhưng tất nhiên nhiệm vụ chính là tạo nên những tổ chức khiến xã hội toàn cầu đó có tiến triển. Nhưng tôi không nghĩ ta nên đánh giá thấp mức độ mà những thay đổi lớn trong công nghệ giúp sự kết nối giữa người với người khắp thế giới trở nên khả thi. CA: Mọi người thấy hào hứng về ý tưởng bổn phận công dân toàn cầu này, nhưng rồi họ lại bối rối một chút khi bắt đầu nghĩ về lòng yêu nước, và làm thế nào để kết hợp hai yếu tố này. Ý tôi là, ngài được bầu là Thủ tướng ngắn gọn là để bảo vệ lợi ích nước Anh. Ngài cân bằng hai yếu tố này thế nào? GB: Ừm, đương nhiên bản sắc dân tộc luôn rất quan trọng. Nhưng người dân chấp nhận trách nhiệm toàn cầu không có nghĩa là phải hy sinh. Và tôi nghĩ một trong các vấn đề của sự suy thoái là mọi người sẽ có xu hướng bảo vệ nền công nghiệp nội địa, họ quan sát bản thân, họ cố gắng bảo vệ đất nước mình, có lẽ là đồng nghĩa với việc gây bất lợi cho các quốc gia khác. Khi bạn thực sự xem xét động lực nền kinh tế thế giới, nó không thể tiến lên phía trước nếu không diễn ra thương mại giữa các nước khác nhau. Và bất cứ quốc gia nào bảo vệ công nghiệp nội địa trong vài năm tiếp theo sẽ tự rút mình khỏi cơ hội có được các quyền lợi để phát triển trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy bạn phải có hiểu biết tích cực về lòng yêu nước; điều đó tuyệt đối quan trọng. Nhưng bạn phải nhận ra được rằng thế giới này đã thay đổi căn bản, và những vấn đề ta có không thể được giải quyết chỉ bởi một quốc gia đơn lẻ. CA: Ừm, chắc chắn rồi. Nhưng ngài sẽ làm gì khi hai quốc gia gặp xung đột và ngài bắt buộc phải đưa ra quyết định rằng hoặc vì lợi ích của nước Anh, hay lợi ích của người dân Anh, hay các công dân nước khác trên thế giới? GB: Tôi nghĩ chúng ta có thể thuyết phục mọi người rắng điều thiết yếu cho lợi ích lâu dài của nước Anh, điều thiết yếu cho lợi ích lâu dài của nước Mỹ, chính là lời cam kết thích đáng với phần còn lại của thế giới, và thực hiện hành động thực sự thiết yếu. Một lần nữa, có một câu chuyện rất hay kể về Richard Nixon. Vào năm 1958, Ghana giành được độc lập, như vậy là mới được hơn 50 năm, Richard Nixon đã đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ tại buổi lễ mừng độc lập tại Ghana. Đó là một trong các chuyến đi đầu tiên của ông với tư cách Phó Tổng Thống tới một quốc gia châu Phi. Ông không biết rõ phải làm gì, nên ông bắt đầu đi lại trong đám đông, và bắt đầu trò chuyện với mọi người và nói với mọi người theo một cách khá độc đáo. "Bạn cảm thấy thế nào khi được tự do?" Và ông đi xung quanh, "Bạn cảm thấy thế nào khi được tự do?" "Bạn cảm thấy thế nào khi được tự do?" Và rồi một người nói, "Làm sao tôi biết được? Tôi đến từ Alabama mà." (Cười) Và đó là vào những năm 1950. Điều đáng chú ý là nhân quyền ở Mỹ đạt được vào những năm 1960. Nhưng điều đáng chú ý tương đương là quyền kinh tế xã hội ở châu Phi đã không tiến triển nhanh kể từ thời kỳ thực dân. Ấy vậy mà, Mỹ và châu Phi lại có một lợi ích chung. Và chúng ta phải nhận ra rằng nếu chúng ta không kết nối với những người có tiếng nói đúng đắn và tiếng nói dân chủ ở châu Phi, để hợp tác với nhau vì các mục tiêu chung, rồi sự nguy hiểm của Al Qaeda và các nhóm liên quan đang phát triển ở châu Phi là rất lớn. Vì vậy, tôi muốn nói rằng điều đôi khi dường như là hành động vị tha, liên quan đến châu Phi, hay liên quan đến các nước đang phát triển, là còn hơn thế. Đó là lợi ích cá nhân được làm sáng tỏ để chúng ta có thể hợp tác với các nước khác. Và tôi muốn nói rằng lợi ích quốc gia và, nếu bạn muốn, việc mà lợi ích toàn cầu làm để giải quyết đói nghèo và biến đổi khí hậu cuối cùng là, hợp tác cùng nhau. Và cho dù cái giá trước mắt phải trả cho việc hành động vì biến đổi khí hậu hay vì an ninh, hay hành động để đưa đến các cơ hội cho mọi người cho giáo dục, chính là những cái giá đáng trả để các bạn xây dựng một xã hội toàn cầu vững chắc hơn nơi mọi người có thể cảm thấy thoải mái với nhau và có thể giao tiếp với nhau theo cái cách mà bạn có thể thực sự xây dựng kết nối vững chắc hơn giữa các quốc gia. CA: Tôi vẫn muốn tiếp tục vấn đề này. Vậy thì, ngài đang trong kỳ nghỉ tại một bãi biển đẹp, và có tin báo là đã có động đất mạnh và có một trận sóng thần đang tiến đến bờ biển. Ở một đầu bãi biển, có một căn nhà trong đó có gia đình năm người Nigeria. Và ở đầu kia bãi biển là một người Anh. Ngài có thời gian để -- (Cười) ngài có thời gian để cảnh báo một ngôi nhà. Bạn sẽ làm gì? (Cười) GB: Phương tiện liên lạc hiện đại. (Vỗ tay) Cảnh báo cho cả hai. (Vỗ tay) Tôi đồng ý rằng trách nhiệm của tôi đầu tiên là đảm bảo người dân nước tôi an toàn. Nhưng tôi không muốn bất cứ thứ gì tôi nói ra hôm nay ám chỉ rằng tôi đang làm giảm tầm quan trọng của trách nhiệm mà mỗi nhà lãnh đạo đảm nhận cho quốc gia mình. Nhưng điều tôi đang cố nói đến là có một cơ hội lớn mở rộng với chúng ta chưa từng mở ra với ta trước đây. Nhưng sức mạnh giao tiếp xuyên biên giới cho phép chúng ta tổ chức thế giới theo một cách khác. Và tôi nghĩ, hãy lấy ví dụ kinh điển, trận sóng thần. Những hệ thống cảnh báo trước đây ở đâu? Cái thế giới hành động cùng nhau để ứng phó với các vấn đề mà họ biết sẽ nảy ra từ khả năng động đất xảy ra, cũng như khả năng biến đổi khí hậu xảy ra ở đâu? Và khi thế giới bắt đầu hành động cùng nhau, với các hệ thống cảnh báo trước đây tốt hơn, bạn có thể ứng phó với một số vấn đề này một cách tốt hơn. Tôi chỉ nghĩ là hiện tại chúng ta đang chưa thấy được những cơ hội lớn mở ra với chúng ta nhờ có khả năng hợp tác của mọi người trong một thế giới mà ở đó hoặc có chủ nghĩa biệt lập trước đó hoặc có các liên minh bị giới hạn dựa trên sự thuận tiện mà không bao giờ thực sự giúp bạn giải quyết một số các vấn đề trọng tâm. CA: Nhưng tôi nghĩ đây là sự thất vọng mà có lẽ rất nhiều người có, giống như một số khán giả ở đây, nơi chúng tôi rất thích loại từ ngữ mà ngài đang sử dụng. Nó rất truyền cảm hứng. Rất nhiều người trong chúng tôi tin rằng đó chính là tương lai của thế giới. Ấy vậy mà, khi tình hình thay đổi, bạn đột nhiên nghe thấy các chính trị gia nói theo kiểu, ngài biết đấy, ví dụ như, mạng sống của một lính Mỹ đáng giá vô số người dân Iraq. Khi bị thúc giục, chủ nghĩa duy tâm có thể sẽ bị đẩy lùi. Tôi chỉ đang băn khoăn liệu ngài có thể nhìn thấy điều đó thay đổi theo thời gian, liệu ngài có nhìn thấy ở Anh đang có những sự thay đổi thái độ và mọi người có đang thực sự ủng hộ hơn kiểu đạo đức toàn cầu mà ngài đang nói tới. GB: Tôi nghĩ rằng mọi tôn giáo, mọi đức tin và tôi không chỉ nói với những người có đức tin hay tôn giáo -- đều có nền đạo đức toàn cầu này ở trung tâm cương lĩnh của mình. Và dù đó là người theo Đạo Do Thái hay Đạo Hồi, hay Đạo Hindu, hay Đạo Sikh, đạo đức toàn cầu giống nhau chính là điểm cốt lõi của mỗi tôn giáo này. Vì vậy, bạn nghĩ bạn đang đối phó với thứ gì đó mà mọi người theo bản năng coi là một phần của lý trí mình. Vì vậy bạn đang xây dựng trên một thứ không phải là lợi ích cá nhân đơn thuần. Bạn đang xây dựng trên tư tưởng và giá trị của mọi người -- rằng có lẽ họ là những ngọn nến thắp sáng lờ mờ trong các dịp nhất định. Nhưng đó là tập hợp các giá trị, theo quan điểm tôi, là không thể bị lu mờ. Vậy thì câu hỏi là, làm thế nào để bạn tạo ra sự thay đổi đó? Làm thế nào bạn thuyết phục mọi người rằng đó là quyền lợi của họ khi xây dựng -- Sau Thế Chiến Thứ Hai, chúng ta đã xây dựng các tổ chức, Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Kế Hoạch Marshall. Đã có một thời kỳ mà mọi người nói nhiều về hành vi sáng tạo, vì những tổ chức này còn quá mới. Nhưng giờ thì chúng đã quá cũ. Không giải quyết các vấn đề nữa. Bạn không thể giải quyết vấn đề môi trường qua những tổ chức đã tồn tại. Bạn không thể giải quyết vấn đề an ninh theo cái cách bạn cần làm. Bạn không thể giải quyết vấn đề kinh tế và tài chính. Vậy nên chúng ta phải xây dựng lại các tổ chức toàn cầu, xây dựng chúng theo cách phù hợp với những thách thức của thời đại này. Và tôi tin nếu bạn xem xét thử thách lớn nhất ta đang đối mặt, là thuyết phục mọi người cần có lòng tin để ta có thể xây dựng một xã hội toàn cầu đích thực với các tổ chức được thành lập trên những quy tắc này. Vì vậy, quay trở lại với ý đầu tiên của tôi. Đôi khi bạn nghĩ nhiều thứ là bất khả thi. Không ai 50 năm trước đây nói rằng chế độ apácthai sẽ sụp đổ vào năm 1990, hay bức tường Berlin sẽ sụp đổ vào cuối thập niên 80-90, hay bệnh bại liệt có thể bị xóa sổ, hay có lẽ 60 năm trước đây, không ai nói rằng con người có thể đặt chân lên Mặt Trăng. Toàn bộ những điều này đã diễn ra. Bằng việc đối phó với điều không thể, bạn khiến điều không thể trở nên có thể. CA: Và chúng ta có một diễn giả đã nói chính điều đó, và nuốt một cây kiếm ngay sau đó, điều này khá là kịch tính. (Cười) GB: Theo sau cây kiếm và hành động nuốt của tôi. CA: Nhưng chắc chắn nền đạo đức toàn cầu đích thực là dành cho ai đó nói rằng, "Tôi tin rằng sự sống của mọi con người trên hành tinh đáng giá như nhau, đáng quan tâm như nhau, bất kể quốc tịch hay tôn giáo của người đó là gì." Và ngài có những chính trị gia, những người có -- ngài đã được bầu lên. Ngay cả khi, là một con người, ngài tin vào điều đó, nhưng ngài không thể nói vậy. Vì ngài đã được bầu lên để bảo vệ quyền lợi của nước Anh. GB: Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ. Ý tôi là, bạn xem này, vào năm 1918, Hiệp ước Versailles, và toàn bộ các hiệp ước trước đó, Hiệp ước Westphalia, và mọi thứ khác, nói về việc bảo vệ quyền chủ quyền của các quốc gia để làm được những điều họ muốn. Kể từ đó, thế giới đã tiền lên phía trước, một phần là do điều đã xảy ra với cuộc thảm sát Holocaust, và sự quan tâm của mọi người tới các quyền những cá nhân trong các vùng lãnh thổ nơi mà họ cần được bảo vệ, một phần là do điều chúng ta đã chứng kiến ở Rwanda, một phần là do điều chúng ta đã chứng kiến ở Bosnia. Tư tưởng về trách nhiệm bảo vệ toàn bộ các cá nhân đang trong tình trạng gặp các mối đe dọa tới nhân đạo hiện đang được thiết lập như một nguyên tắc có thể chi phối thế giới. Vì vậy, trong khi tôi không thể tự động nói rằng nước Anh sẽ nhanh chóng cứu trợ bất cứ người dân nước nào đang gặp nguy hiểm, tôi có thể nói rằng nước Anh đang ở một vị trí mà chúng tôi đang hợp tác với các quốc gia khác để tư tưởng rằng bạn có một trách nhiệm bảo vệ những người là nạn nhân của nạn diệt chủng hay tấn công vô nhân đạo là điều gì đó được chấp nhận trên toàn thế giới. Cuối cùng thì giờ đây, ta chỉ có thể đạt được điều đó nếu các tổ chức quốc tế của bạn hoạt động đủ tốt để có thể làm vậy. Và điều đó nhắc ta nhớ lại tới vai trò tương lai của Liên Hợp Quốc thực sự là gì, và tổ chức này có thể làm gì. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, trách nhiệm bảo vệ là tư tưởng mới được rút ra từ tư tưởng của quyền tự quyết giống như nguyên tắc chi phối cộng đồng toàn cầu. CA: Liệu ngài có thể hình dung ra trong thời đại của chúng ra, một chính trị gia xuất hiện trên một nền tảng của kiểu đạo đức toàn cầu, bổn phận công dân toàn cầu hoàn chỉnh? Và căn bản nói, "Tôi tin rằng tất cả mọi người trên hành tinh được chú trọng như nhau, và nếu nắm quyền chúng ta sẽ hành động theo cách đó. Và chúng ta tin rằng người dân đất nước này giờ cũng là những công dân toàn cầu và sẽ ủng hộ nền đạo đức đó." GB: Đó không phải là điều ta đang làm trong cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu sao? Chúng ta nói rằng bạn không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong một đất nước; bạn phải tập hợp tất cả các quốc gia. Bạn nói rằng bạn phải, và bạn có nghĩa vụ giúp đỡ các quốc gia không đủ tiềm lực tài chính để tự đối phó với các vấn đề biến đổi khí hậu. Bạn nói rằng bạn muốn một thỏa thuận với tất cả các quốc gia trên thế giới nơi tất cả chúng ta gắn kết với nhau để giảm lượng khí thải carbon theo cách đem lại lợi ích cho toàn thế giới. Chúng ta chưa từng có điều này trước kia vì Nghị định thư Kyoto không có tác dụng. Nếu bạn có thể đạt tới một thỏa thuận ở Copenhagen, nơi mọi người tán thành, A, rằng có một mục tiêu dài hạn để giảm thiểu phát thải carbon, B, rằng có các mục tiêu ngắn hạn ta cần đạt được để điều này không chỉ là trừu tượng; mà mọi người thực sự đang đưa ra quyết định ngay lúc này có thể tạo ra sự khác biệt ngay lúc này, và nếu từ đó bạn có thể tìm ra một cơ chế cấp phát vốn có nghĩa là những quốc gia nghèo nhất và từng chịu thiệt hại, do ta không có khả năng đối phó với biến đổi khí hậu qua rất nhiều năm và thập kỷ, được nhận hỗ trợ đặc biệt để các quốc gia đó có thể tiến tới sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, và ở một vị trí về mặt tài chính có thể đủ tiềm lực kinh tế cho đầu tư dài hạn mà phải đi đôi với giảm thiếu phát thải carbon, rồi bạn mới có thể đối xử công bằng với thế giới, bằng cách chú trọng tới mọi phần của hành tinh và các nhu cầu mà họ có. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người làm một việc y như nhau, vì thực sự chúng ta phải làm nhiều hơn về mặt tài chính để giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn, nhưng nó có nghĩa là cần sự chú trọng công bằng cho nhu cầu của người dân trên hành tinh này. CA: Đúng vậy. Và rồi đương nhiên lý thuyết vẫn là những lời nói đó được vay mượn bởi các quốc gia đang đấu tranh cho lợi ích cá nhân của chính mình. GB: Đúng vậy, nhưng tôi nghĩ châu Âu đã có một vị trí, là 27 quốc gia đã tập hợp lại. Ý tôi là, sự khó khăn lớn tại châu Âu là nếu bạn đang trong một cuộc họp và 27 người cùng phát biểu, nó sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nhưng chúng ta đã đạt tới một hiệp định về biến đối khí hậu. Mỹ đã đưa ra ý định đầu tiên về việc này với dự luật nói lên rằng Tổng thống Obama nên được chúng mừng vì đã vượt qua được Quốc hội. Nhật Bản đã ra một thông báo. Trung Quốc và Ấn Độ đã đưa ra cam kết với những bằng chứng khoa học. Và giờ chúng ta cần khiến họ đồng thuận một mục tiêu dài hạn, và sau đó là những mục tiêu ngắn hạn. Nhưng tôi nghĩ ta đã đạt nhiều tiến bộ hơn trong vài tuần gần đây hơn là những gì ta đã làm được trong vài năm. Và tôi thực sự tin tưởng rằng có một khả năng chắc chắn rằng nếu chúng ta hợp tác, ta có thể đạt tới hiệp định đó tại Copenhagen. Tôi chắc chắc đã đưa ra một số bản đề xuất cho phép các quốc gia nghèo nhất thế giới cảm thấy rằng chúng ta đã đang xem xét những nhu cầu cụ thể của họ. Và chúng ta sẽ giúp họ thích ứng. Và chúng ta sẽ giúp họ chuyển sang một nền kinh tế carbon thấp. Tôi nghĩ rằng cải cách các tổ chức quốc tế là việc thiết yếu để làm được điều này. Khi Quỹ Tiền Tề Quốc Tế (IMF) được thành lập vào thập niên 1940, nó được thành lập với nguồn vốn khoảng 5% GDP của thế giới. IMF giờ đây có nguồn vốn rất hạn chế, 1%. Nó không thể tạo ra sự khác biệt cần phải được tạo ra trong thời kỳ khủng hoảng. Vì vậy, ta cần phải xây dựng lại các tổ chức quốc tế Và đó là một nhiệm vụ to lớn: thuyết phục tất cả các quốc gia với các cổ phiếu có quyền biểu quyết khác nhau trong các tổ chức này để làm được điều đó. Có một câu chuyện kể về ba nhà lãnh đạo thế giới về một ngày có cơ hội nhận một số lời khuyên từ Chúa. Và câu chuyện kể rằng Bill Clinton đến gặp Chúa và ông hỏi khi nào sẽ giải quyết thành công biến đổi khí hậu và có nền kinh tế carbon thấp. Và Chúa lắc đầu và nói, "Không phải năm nay, không phải thập kỷ này, có lẽ thậm chí không phải khi con còn sống." Và Bill Clinton rời đi trong nước mắt vì ông đã không có được cái mình muốn. Và rồi câu chuyện kể về Barroso, chủ tịch của Ủy ban châu Âu, đến gặp Chúa và hỏi, "Khi nào chúng ta sẽ hồi phục tăng trưởng toàn cầu?" Và Chúa nói, "Không phải năm nay, không phải thập kỷ này, có lẽ thậm chí không phải khi con còn sống." Vì thế Barroso rời đi trong nước mắt. Và rồi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đến gặp và nói với Chúa, "Khi nào các tổ chức quốc tế của chúng ta hoạt động?" Và Chúa đã khóc òa. (Cười) Việc công nhận cần cải cách các tổ chức này là vô cùng quan trọng vì đó là giai đoạn tiếp theo sau khi tự chúng ta đồng thuận rằng có một nền đạo đức rõ ràng chúng ta có thể từ đó xây dựng lên. CA: Thưa ngài Thủ Tướng, tôi nghĩ có rất nhiều người trong số khán giả thực sự cảm kích các nỗ lực của ngài xét về tình trạng hỗn loạn tài chính mà ta đã tự đưa mình vào. Và chắc chắn có rất nhiều người trong số khán giả sẽ cổ vũ ngài trong quá trình ngài tìm cách thúc đẩy nền đạo đức toàn cầu này. Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã tới TED. GB: Vâng, cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Làm cách nào để quan sát thứ mà bạn không thể nhìn thấy ? Đây là câu hỏi cơ bản với những ai thích thú trong việc tìm kiếm và nghiên cứu về các hố đen. Vì hố đen là những vật thể có lực hút cực lớn mà không thứ gì có thế thoát khỏi, thậm chí cả ánh sáng nên bạn không thể nhìn thấy nó một cách trực tiếp. Câu chuyện về các hố đen của tôi hôm nay là là về một hố đen đặc biệt. Tôi hứng thú với việc tìm kiếm có hay không thứ thực sự rất lớn, mà chúng ta thường gọi hố đen “siêu lớn" ở trung tâm giải Ngân Hà của chúng ta. Và lý do của sự thích thú đó là vì nó đưa cho chúng ta khả năng để chứng minh rằng vật thể kì lạ này có tồn tại hay không Điều thứ hai là nó cho chúng ta cơ hội để hiểu bằng cách nào những siêu hố đen tương tác với môi trường của nó, và để hiểu chúng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của những thiên hà mà chúng cư ngụ. Thế nên, để bắt đầu, chúng ta cần hiểu lỗ đen là gì như thế chúng ta có thể biết cách chứng minh một hố đen. Vậy, hố đen là gì? Vâng, có thể nói hố đen là một vật thể cực kì đơn giản, bởi vì chỉ có ba tính chất để bạn mô tả nó: khối lượng sự quay tròn, và sự tích điện Và tôi sẽ chỉ nói về khối lượng. Về mặt đó, hố đen là một vật thể rất đơn giản. Nhưng ở mặt khác, nó lại là một vật thể vô cùng phức tạp mà chúng cần loại vật lý tương đối lạ thường để mô tả, và hiểu theo một cách nào đó thì nó phá vỡ những hiểu biết vật lý của chúng ta về vũ trụ Nhưng hôm nay, cách tôi muốn bạn hiểu về hố đen, để chứng minh nó, là nghĩ về nó như một vật thể có khối lượng bị nén tới mức có thể tích bằng 0. Vì vậy, bất chấp sự thật rằng tôi sẽ nói với các bạn về một vật thể có với kích cỡ siêu lớn và tôi sẽ nói đâu là ý nghĩa thật ngay sau đây, lỗ đen không có kích cỡ xác định. Như thế, ở đây có một chút phức tạp Nhưng may mắn thay có một kích cỡ xác định mà bạn có thể thấy, đó là bán kính hấp dẫn (bán kính Schawarzschild). được đặt theo tên của người tìm ra nó. Tại sao bán kính này lại quan trọng? Đây là một bán kính ảo, không có thật; hố đen không có kích cỡ. Vậy tại sao nó lại quan trọng? Nó quan trọng bởi vì nó cho chúng ta biết rằng bất kì một vật thể nào cũng có thể trở thành một hố đen Điều này nghĩa là bạn, hàng xóm, điện thoại của bạn, hay giảng đường đều có thể trở thành một hố đen Nếu bạn có thể hình dung làm cách nào để nén nó xuống thành kích cỡ của bán kính hấp dẫn ( Schwarzschild ) Ở điểm đó, chuyện gì sẽ xảy ra? Ở điểm đó trọng lực thắng. Trọng lực thắng tất cả mọi lực đã được biết. Và vật thể chịu lực đó tiếp tục sụp đổ thành những vật thể nhỏ vô hạn. Và sau đó nó trở thành một hố đen. Như thế, nếu tôi nén trái đất xuống kích cỡ của một viên đường, nó sẽ trở thành một lỗ đen, Bởi vì kích cỡ của một viên đường là bán kính hấp dẫn của nó. Bây giờ, chìa khóa ở đây là hình dung ra bán kính hấp dẫn đó là gì. Và nó thực sự khá đơn giản để hình dung. Nó chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật thể. Vật thể càng lớn thì bán kính hấp dẫn càng lớn. Vật thể càng nhỏ thì bán kính hấp dẫn càng nhỏ. Do vậy, nếu tôi mang mặt trời và nén nó xuống thành phạm vi của Trường Đại học Oxford, nó sẽ trở thành một hố đen. Như thế, bây giờ chúng ta đã biết bán kính hấp dẫn là gì. Và nó là một khái niệm thực sự khá hữu dụng, bởi vì nó không chỉ nói cho chúng ta biết khi nào hố đen sẽ hình thành, mà còn đưa cho chúng ta chìa khóa về bằng chứng của hố đen. Tôi chỉ cần hai thứ. I cần hiểu khối lượng của vật thể. Tôi đang khẳng định một hố đen, và cái gi là bán kính hấp dẫn của nó Và từ khi khối lượng quyết định bán kính hấp dẫn, thì thật ra chỉ còn một thứ tôi thực sự cần biết. Vậy nên, công việc của tôi khi thuyết phục bạn rằng có một hố đen, là chỉ ra rằng có một vài vật thể được giới hạn trong bán kính hấp dẫn của nó. Và việc của bạn hôm nay là nghi ngờ. Vâng, do đó, tôi sẽ nói về hố đen không bình thường; Tôi sẽ nói về hố đen siêu lớn. Vậy, tôi muốn nói vài từ về thế nào là một hố đen bình thường, nếu như có thứ được xem là một hố đen bình thường. Một hố đen bình thường là trạng thái sau cùng trong vòng đời của một ngôi sao khổng lồ. Như thế, nếu cuộc sống của một ngôi sao bắt đầu kết thúc với khối lượng lớn hơn nhiều khổi lượng của mặt trời, nó sẽ kết thúc vòng đời bằng cách nổ tung và để lại đằng sau những dấu tích tuyệt đẹp của siêu tân tinh mà chúng ta thấy ở đây. Và bên trong những dấu vết còn lại của siêu tân tinh sẽ là một lỗ đen nhỏ có khối lượng gấp 3 lần khối lượng của Mặt Trời. Trong đo lường của thiên văn học đó là một lỗ đen rất nhỏ. Bây giờ, tôi muốn nói về những lỗ đen siêu lớn. Và những siêu lỗ đen được cho là nằm ở trung tâm của những thiên hà. Và bức ảnh tuyệt đẹp này được chụp từ kính viễn vọng Hubble cho thấy các thiên hà có đủ các loại hình dạng và kích cỡ. Có những cái to. Có những cái nhỏ. Hầu hết mọi vật thể trong bức tranh đó có một giải thiên hà. và có những đường xoắn ốc đẹp về phía trên bên trái. Và có hàng trăm tỉ ngôi sao trong giải thiên hà đó, chỉ để đưa ra cho bạn một ý niệm về phạm vi. Và tất cả ánh sáng mà chúng ta thấy từ một thiên hà tiêu biểu giống như thiên hà chúng ta đang thấy ở đây, đến từ ánh sáng của những ngôi sao. Như thế, chúng ta nhìn thấy thiên hà bởi ánh sáng của những ngôi sao. Bây giờ, có một vài giải thiên hà tương đối kì lạ. Tôi thích gọi chúng là "người phụ nữ đầu tiên" của thế giới thiên hà, bởi vì chúng khá phô trương. Và chúng ta gọi chúng là hạt nhân tích cực của thiên hà. Chúng ta gọi chúng như vậy bởi vì hạt nhân của chúng hoặc trung tâm của chúng rất năng động. Do vậy, ở trung tâm, đó thực sự là nơi hầu hết ánh sáng đi ra. Tuy thế, ánh sáng mà chúng ta thực sự nhìn thấy không đuợc giải thích là từ ánh sáng của các ngôi sao. Mà nó mãnh liệt hơn. Thực tế, trong một vài ví dụ nó giống như thứ mà chúng ta thấy ở đây Có nhiều tia phát ra từ trung tâm Một lần nữa, nguồn của năng lượng rất khó lý giải nếu bạn chỉ nghĩ rằng thiên hà được tạo ra bởi các ngôi sao. Như thế, mọi người nghĩ rằng có lẽ là có những siêu lỗ đen nơi mà vật chất bị cuốn vào đó. Do vậy, bạn không thể nhìn thấy những lỗ đen, nhưng bạn có thể chuyển năng lượng hấp dẫn của lỗ đen thành ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy. Như thế, có ý kiến cho rằng có thể những siêu lỗ đen hiện diện ở trung tâm của những thiên hà. Nhưng đó chỉ là lý lẽ gián tiếp. Mặc dù vậy, nó vẫn đưa ra một quan điểm rằng có thể không chỉ có những "người phụ nữ đầu tiên" có những siêu lỗ đen, mà đúng hơn là tất cả các thiên hà đều có thể ẩn giấu siêu lỗ đen ở trung tâm của chúng. Và nếu đó là một trường hợp – Thì đây là 1 ví dụ về một thiên hà bình thường cái chúng ta nhìn là ánh sáng của các ngôi sao. Và nếu có một siêu lỗ đen, chúng ta cần thừa nhận là rằng đó là lỗ đen ăn chay Bởi vì đó là cách ngăn chặn các hiện tượng năng lượng mà chúng ta thấy trong hạt nhân năng động của thiên hà. Nếu chúng ta đang tìm kiếm những lỗ đen ẩn nấp ở trung tâm của các thiên hà, thì nơi tốt nhất là ở ngay thiên hà của chúng ta, giải Ngân hà (Milky Way). Và đây là bức trang toàn cảnh rộng lớn được chụp từ trung tâm của giải Ngân hà. Và cái chúng ta nhìn thấy là một giải các ngôi sao. Đó là vì chúng ta đang sống trong một thiên hà có cấu trúc phẳng giống như một cái đĩa. Và chúng ta đang sống ở giữa; do đó khi nhìn vào trung tâm, chúng ta thấy mặt phẳng này định hình cho mặt phẳng của giải Ngân hà, hoặc là đường thẳng định hình mặt phẳng của giải Ngân hà. Bây giờ, việc nghiên cứu thêm về giải Ngân hà là một ví dụ gần nhất cho trung tâm của một dải thiên hà mà chúng ta đã từng có, bởi vì thiên hà gần nhất cách xa gấp 100 lần. Như thế, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều chi tiết ở giải Ngân hà của chúng ta hơn bất kì một nơi nào khác Và như bạn sẽ nhìn thấy ngay sau đây, khả năng thấy chi tiết là chìa khóa cho cuộc thử nghiệm này. Vậy, làm cách nào các nhà thiên văn học chứng minh rằng có khối lượng cực lớn bên trong một đơn vị nhỏ bé. Đó là điều tôi sẽ cho bạn thấy hôm nay. và công cụ chúng tôi sử dụng để quan sát cách những ngôi sao đi theo quỹ đạo của lỗ đen. Các ngôi sao đi theo quỹ đạo của lỗ đen cũng tương tự như cách các hành tinh quay theo quỹ đạo của mặt trời. Do lực hấp đẫn làm cho mọi vật đi theo quỹ đạo. Nếu không có những vật thể có khối lượng cực lớn thì mọi vật sẽ thoát ra hoặc it nhất là đi chậm rãi hơn bởi vì tất cả những gì quyết định chúng quay như thế nào là khối lượng bên trong của vật thể mà nó quay xung quanh. Như thế, thật tuyệt vời, bởi vì công việc của tôi là chỉ ra có nhiều khối lượng bên trong một đơn vị nhỏ bé. Nếu tôi biết nó quay với tốc độ bao nhiêu thì tôi sẽ biết khối lượng Và nếu tôi biết tỉ lệ của quỹ đạo, tôi sẽ biết bán kính. Do đó, tôi muốn nhìn các ngôi sao càng ở gần trung tâm thiên hà càng tốt. Bởi vì tôi muốn chỉ ra rằng có một khối lượng ở bên trong một khu vực nhỏ nhất có thể Vì thế, điều này có nghĩa là tôi cần thấy thật nhiều chi tiết. Và đó là lý do chúng ta sử dụng cho cuộc thử nghiệm này kính viễn vọng lớn nhất thế giới. Đây là đài thiên văn Keck. Nó chứa 2 kính viễn vọng với một tấm gương tròn đường kính 10m tương đương với một sân bóng Tennis. Bây giờ, điều này mới thật tuyệt vời vì cuộc vận động để quyên góp cho những kính viễn vọng rộng và lớn hơn, giúp chúng ta có thể thấy những chi tiết nhỏ hơn. Nhưng nó vượt quá những kính viễn vọng này hoặc bất kì cái nào trên Trái đất đã có một thách thức nhỏ tồn tại cho cuộc vận động lời hứa này. Đó là bởi vì bầu khí quyển. Bầu khí quyển tuyệt vời cho chúng ta, nó cho phép chúng ta hiện diện nơi đây trên Trái Đất Nhưng lại là tương đối khó khăn cho những nhà thiên văn học những người muốn nhìn xuyên qua bầu khí quyển tới gốc của vũ trụ. Vì thế, việc đưa cho bạn ý nghĩa nó giống cái gì thực sự giống việc nhìn một viên sỏi ở dưới đáy một dòng suối. Nhìn viên sỏi ở dưới dòng suối, dòng suối vẫn di chuyển liên tục và hỗn loạn, làm cho việc nhìn viên sỏi dưới dòng suối trở nên rất khó khăn. Tương tự như thế, rất khó để nhìn tới gốc của vũ trụ, bởi vì bầu khí quyển luôn luôn chuyển động. Thế nên, tôi đã bỏ ra nhiều công sức để làm giảm sự ảnh hưởng của bầu khí quyển, cho một cái nhìn rõ ràng hơn. và chúng tôi được trả với hệ với hệ số lương 20 Tôi nghĩ tất cả các bạn đều đồng ý rằng nếu bạn có thể tìm ra cách làm sao để nâng cao cuộc sống bởi hệ số lương 20 bạn có thể nâng cao lối sống lên rất nhiều nói tiền lương, bạn quan tâm hay con cái của bạn, bạn quan tâm. Đoạn phim này nói đưa ra một ví dụ về kỹ thuật mà chúng tôi sử dụng, được gọi là thích ứng quang học. Bạn đang xem đoạn hoạt hình đi giữa một ví dụ của cái bạn muốn thấy nếu không sử dụng kĩ thuật này, Nói cách khác, những bức ảnh chỉ thể hiện những ngôi sao, và cái hộp được đặt ở giữa ở trung tâm của thiên hà. nơi chúng tôi nghĩ đó là lỗ đen. Vì thế, nếu không có công nghệ này, bạn sẽ không thể nhìn thấy các ngôi sao. Với công nghệ này đột nhiên bạn có thể nhìn thấy nó. Công nghệ này hoạt động bởi đưa một tấm gương vào trong hệ thống quang học của kính viễn vọng nó liên tục thay đổi để chống lại việc mà bầu khí quyển đang làm với bạn. Như thế, nó là một loại kính mắt tưởng tượng cho kính viễn vọng của bạn. Bây giờ, trong vài bảng chiếu tiếp theo tôi sẽ chỉ tập trung vào ô vuông bé đó. Vậy, chúng ta sẽ chỉ nhìn vào những ngôi sao bên trong hình vuông nhỏ đó, mặt dù chúng ta đã nhìn tất cả chúng. Tôi muốn xem những thứ đó di chuyển như thế nào. và thông qua quá trình của cuộc thử nghiệm này những ngôi sao đó đã di chuyển ghê gớm. Chúng tôi đã làm cuộc thử nghiệm này trong 15 năm, và thấy các ngôi sao đi tất cả các đường xung quanh. Bây giờ hầu hết các nhà thiên văn đều có một ngôi sao ưa thích, và ngôi sao của tôi hôm nay được dán nhãn SO-2 ở kia. Chắc chắn rằng là ngôi sao ưa thích của tôi trên thế giới là vì nó đi vòng quanh chỉ trong 15 năm. Và để đưa cho bạn ý niệm ngắn là như thế nào, Mặt trời mất 200 triệu năm để đi 1 vòng quanh trung tâm của giải Ngân hà. Những ngôi sao chúng ta biết trước đây, những cái gần trung tâm của giải ngân hà cũng mất 500 năm. riêng nó,nó đi một vòng chỉ trong thời gian sống của 1 con người. điều đó thật ấn tượng, theo một cách nào đó. Nhưng nó là chìa khóa của cuộc thử nghiệm này. Quỹ đạo của nó nói cho tôi biết bao nhiêu khối lượng trong một bán kính rất nhỏ. Do vậy, tiếp theo chúng ta xem một tấm hình chỉ cho bạn thấy trước cuộc thử nghiệm này kích cỡ mà chúng ta có thể xác định khối lượng của trung tâm thiên hà. Điều chúng ta biết trước đây là có 4 triệu lần khối lượng của mặt trời trong vòng tròn đó. Và như bạn có thể thấy, còn có nhiều những thứ khác bên trong vòng tròn. Bạn có thể thấy rất nhiều ngôi sao. Do dó, thực sự có rất nhiều sự lựa chọn cho ý tưởng có 1 siêu lỗ đen ở trung tâm của thiên hà, bởi vì bạn có thể đặt nhiều thứ vào đó. Nhưng với cuộc thử nghiệm này chúng ta đã khẳng định rằng cùng khối lượng trong một thể tích nhỏ hơn nhiều đến 10 ngàn lần. Vì vậy, chúng ta có thể chỉ ra rằng có một siêu lỗ đen ở đó. Để giúp các bạn hiểu kích cỡ nhỏ là như thế nào, đó chính là kích cỡ hệ mặt trời của chúng ta. Chúng ta đang nhồi 4 triệu lần khối lượng của mặt trời vào một đơn vị nhỏ. Bây giờ, sự thật trong quảng cáo. Có đúng không? Tôi đã nói với bạn công việc của tôi là đưa nó xuống bán kính lực hấp dẫn (Schwarzchild).♫ và sự thật là, tôi không hoàn toàn chắc chắn. nhưng chúng ta thực sự không có cách nào hôm nay để giải thích về sự tập trung khối lượng. và, thực tế, nó là bằng chứng tốt nhất chúng ta có cho đến nay cho không chỉ sự tồn tại của siêu lỗ đen ở trung tâm giải Ngân hà của chúng ta, mà còn trong toàn vũ trụ. vậy, cái gì tiếp theo đây? Tôi thực sự nghĩ đấy là chúng ta sẽ làm tốt với công nghệ ngày nay, do vậy hãy cùng chuyển sang vấn đề. Cái mà tôi muốn nói với bạn, rất ngắn gọn là một vài ví dụ về trạng thái cảm xúc của thứ mà chúng ta có thể làm ngày nay♫ ở trung tâm của thiên hà, bây giờ chúng ta biết là có hay ít nhất là chúng ta tin là có một siêu lỗ đen ở đó. Và giai đoạn thú vị của cuộc thử nghiệm này là, trong khi chúng ta đã kiểm tra một vài ý tưởng về tầm quan trọng của siêu lỗ đen ở trung tâm giải Ngân hà của chúng ta, hầu như từ cái một mâu thuẫn với cái mà chúng ta thực sự nhìn thấy. Và đó là điều thú vị. Vậy nên tôi sẽ đưa cho bạn hai ví dụ. Bạn có thể hỏi, "Bạn mong chờ điều gì từ những ngôi sao già, những ngôi sao gần trung tâm của thiên hà trong một thời gian dài, chúng có đủ thời gian để tương tác với lỗ đen." Bạn mong chờ những ngôi sao già đó sẽ quy tụ gần lỗ đen Bạn nên nhìn nhiều ngôi sao già kế bên lỗ đen đó. Tương tự cho những ngôi sao trẻ, hoặc khác biệt với những ngôi sao trẻ chúng không nên ở đó. Một lỗ đen không là một người hàng xóm tốt bụng đối với một một nhà trẻ của các ngôi sao.♫ Để một ngôi sao định hình, bạn cần một quả bóng lớn có khí và bụi để sụp đổ♪ và nó là một thực thể rất mỏng manh. Và điều một lỗ đen lớn làm là gì? Nó chuyển đám mây khí đó cách xa nhau. Nó hút mạnh hơn ở một đầu so với đầu bên kia và đám mây bị đẩy cách xa ra. Thực tế, chúng ta dự đoán rằng sự hình thành của các ngôi sao không thể tiếp tục trong môi trường đó. nên bạn không nhìn được những ngôi sao trẻ. vậy, chúng ta nhìn thấy cái gì? Việc sử dụng sự quan sát không phải là thứ mà tôi chỉ cho bạn ngày hôm nay♫ mà chúng ta có thực sự suy nghĩ ra cái gì là trẻ và cái gì là già. Những ngôi sao già có màu đỏ. Những ngôi sao trẻ màu xanh. Còn màu vàng, chúng ta vẫn chưa biết. Bạn có thể thấy điều bất ngờ Có những cái chết của các ngôi sao già. Có rất nhiều những ngôi sao trẻ, do đó nó trái ngược hẳn với sự tiên đoán. Đó là phần thú vị. Và thực tế, ngày nay, đó là cái chúng ta đang cố gắng tìm hiểu, điều bí mật này là làm cách nào bạn biết được bạn giải quyết sự mâu thuẫn này như thế nào. Trên thực tế, những sinh viên thực tập của tôi ,ngay lúc này,vào ngày hôm nay, tại kính viễn vọng ở Hawaii, đang theo dõi với hi vọng đưa chúng ta sang 1 giai đoạn khác, nơi chúng ta có thể nói về câu hỏi này rằng tại sao lại có quá nhiều những ngôi sao trẻ, và quá ít những ngôi sao già. Để tạo nên những tiến bộ xa hơn chúng ta thực sự cần nhìn vào các quỹ đạo của những ngôi sao xa hơn. Để làm được điều đó chúng ta chắc chắn cần công nghệ phức tạp hơn chúng ta đang có ngày nay. Bởi vì, sự thật, trong khi tôi nói chúng ta đang làm giảm ảnh hưởng của khí quyển Trái đất, thì chúng ta thực sự mới chỉ chỉnh được một nửa những sai sót đã được giới thiệu. Chúng ta làm điều này bằng cách bắn tia lazer vào bầu khí quyển, và chúng ta nghĩ điều có thể làm là nếu chúng ta chiếu sáng nhiều hơn thì chúng ta có thể chỉnh sửa phần còn lại. vậy đây là điều chúng ta hi vọng sẽ làm được trong vài năm tới. và trong phạm vi thời gian dài hơn, chúng ta hi vọng có thể xây dựng những kính viễn vọng lớn hơn, bởi vì, các bạn nhớ chứ, trong thiên văn học càng lớn càng tốt. Nên chúng ta muốn xây dựng một kính viễn vọng 30 m. và với kính viễn vọng này chúng ta có thể nhìn thấy cả những ngôi sao ở gần trung tâm của thiên hà. Và chúng ta hi vọng có thể kiểm chứng một vài điều trong thuyết tương đối của Einstein, một số ý tưởng trong vũ trụ học về sự hình thành của những thiên hà. Do vậy, chúng tôi nghĩ tương lai của thử nghiệm này hoàn toàn rất thú vị. Vì vậy, trong phần kết luận, tôi sẽ cho bạn thấy một hình ảnh động mà về cơ bản sẽ cho bạn thấy cách những quỹ đạo chuyển động, trong ba kích thước. Và tôi hi vọng, nếu không còn gì khác, tôi đã thuyết phục các bạn rằng, một là, trên thực tế có một siêu lỗ đen tại trung tâm của thiên hà. Và nó có nghĩa là những thứ đang tồn tại trong vũ trụ, và chúng ta phải đấu tranh với nó, chúng ta phải giải thích làm thế nào bạn có được những vật thể trong thế giới vật chất của chúng ta. Hai là, chúng ta có thể nhìn thấy sự tương tác giữa siêu lỗ đen tác động qua lại như thế nào♫ và hiểu, có lẽ, vai trò chúng đóng góp trong việc cấu thành những thiên hà, và cách nó hoạt động. Và, cuối cùng, nhưng đặc biệt, không điều gì có thể xảy ra nếu không có sự ra đời của những tiến bộ to lớn được làm nên từ mặt trận công nghệ. Và chúng ta cho rằng đó là một lĩnh vực đang chuyển biến cực kỳ nhanh, và tạo tiền đề cho tương lai Cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Về cảm tính, chúng ta không nên nói đến sa mạc quá nhanh Trước hết, có một thông báo nhỏ Vui lòng tắt chương trình kiểm tra lỗi tiếng Anh trong bộ não của bạn. (vỗ tay) À, chào mừng đến Sa mạc Vàng ở Ấn Độ. Nơi có lượng mưa ít nhất và thấp nhất cả nước. Nếu tính theo inch, là 9 inch, theo cm, là 16 cm. Mực nước ngầm sâu 300 feet, 100m. Hầu hết là nước muối, không uống được. Vì thế, không thể lắp bơm tay hay đào giếng, vì hầu hết làng mạc đều không có điện. Dù dùng công nghệ sạch, như máy bơm năng lượng mặt trời cũng không có ích gì. Chào mừng đến Sa mạc Vàng. Ở đây rất hiếm khi có mây. Mà lại có tới 40 tên mây khác nhau theo tiếng địa phương. Có nhiều cách để thu nước mưa. Đó là việc hay dự án mới. Nhưng với dân cư sa mạc đây không là dự án mà là cuộc sống của họ. Và họ thu mưa bằng nhiều cách. À, đây là công cụ đầu tiên để thu mưa. Nó được gọi là "kund", nơi khác gọi là "..." Hãy chú ý cách họ tạo ra nó một dạng thu mưa. Sa mạc ở kia, đồi cát, và vài vùng nhỏ hơn. Và có một bục lớn ở đây. Hãy nhìn vào các hốc nhỏ. nước mưa rơi vào các khe thu nước, trên một đường dốc. Đôi khi, các kỹ sư và kiến trúc sư không để ý các đường dốc trong phòng tắm, ở đây, họ thật sự chú ý tới Và nước sẽ đi đến đúng nơi cần đến Ở nơi có độ sâu 40 feet. Vật dụng này chống thấm hoàn hảo, tốt hơn cái mà nhà thầu thành phố làm vì không lãng phí một giọt nước nào. Trong một mùa, họ thu được 100 ngàn lít. Hoàn toàn là nước uống tinh khiết. Bên dưới bề mặt, là nước muối đặc. mà bây giờ có quanh năm. Đây là 2 căn nhà. Mà chúng tôi thường gọi là Luật lệ. Vì chúng tôi quen lập văn bản. Nhưng ở đây có luật bất thành văn. Mọi người làm nhà, và các bể chứa nước. Được dựng lên trên nền đất như cái bục này. Thật ra chúng sâu 15 feet, thu nước mưa từ trên mái, đi theo một đường ống nhỏ trong sân nhà. Nó thu được khoảng 25,000 lít khi có gió mùa. Một vật thu mưa lớn khác, dĩ nhiên nằm ngoài trung tâm sa mạc. Nó gần Jaipur. Được gọi là Jaigarh Fort. Trong một mùa, nó có thể thu 6 triệu gallon nước mưa. Và tuổi thọ là 400 năm. Vì thế, cách đây 400 năm, nó đã cung cấp gần 6 triệu gallon nước/mùa. Thử tính giá trị của lượng nước đó xem. Nước được lấy từ kênh đào dài 15km đó. Những con đường hiện nay, hiếm khi tồn tại 50 năm. Đôi lần hư hỏng. Nhưng kênh đào 400 năm tuổi này, đã lấy và giữ nước cho rất nhiều thế hệ. Dĩ nhiên, nếu muốn đi sâu vào trong, hai cánh cửa đã khóa. Nhưng có thể mở ra cho thành viên TED. (Cười) nếu chúng ta yêu cầu. Bạn có thể thấy một người đi lên cùng với 2 thùng nước nhỏ. Sẽ không có thùng rỗng, vì mực nước luôn được duy trì. Cư dân vùng khác có thể thèm muốn, màu sắc, mùi vị và sự tinh khiết của loại nước này. Còn được gọi là nước Zero B, vì chúng đến từ mây, và được chưng cất tinh khiết. Chúng ta dừng cho một chút quảng cáo, trước khi quay lại hệ thống truyền thống, Chính phủ nghĩ rằng đây là khu vực rất lạc hậu, và ta nên mang đến một dự án hàng triệu đôla để đem nước từ dãy Himalaya. Đó là lý do tôi nói một chút quảng cáo. (Cười) Chúng ta quay lại, lần nữa với truyền thống. Nước cách xa 300, 400km, sẽ sớm giống như thế này. Ở nhiều vùng, lục bình phủ khắp kênh đào như các thứ khác. Dĩ nhiên, vài vùng có nước Tôi không nói tất cả đều không, nhưng ở cuối nguồn, vùng Jaisalmer, hãy để ý đến các thứ Bikaner: nơi mà lục bình không mọc được, cát sẽ tràn vào các kênh đào. Và có vài thú hoang quanh đó. (Cười) Có những chương trình quảng cáo, 30, 25 năm trước khi có kênh đào này. Nói rằng nên bỏ các hệ thống cũ này, các bồn chứa ximăng mới sẽ cấp nước qua đường ống. Đó là giấc mơ. Và chỉ là giấc mơ. Vì nước không thể nào đến được các vùng này, nên phải hồi phục các hệ thống cũ Đây là các thành tựu truyền thống, không thể giải thích ngay được. Như bạn thấy, không có phụ nữ trên đó, (Cười) Họ đang tết tóc. (Vỗ tay). Jaisalmer. Trái tim của sa mạc. Thị trấn thành lập từ 800 năm trước. Tôi không chắc về thời gian, lúc đó, Bombay, Delhi hay Chennai, Bangalore có lẽ đã có rồi. Vì vậy, đây là điểm cuối của Con đường Tơ lụa. 800 năm trước, kết nối tốt với châu Âu. Không ai đến được châu Âu, nhưng Jaisalmer lại làm rất tốt việc này. Và đây là vùng 16cm, có lượng mưa hạn chế, đời sống muôn màu nhất được nuôi dưỡng ở những nơi này. Bạn không thấy nước trong trang này. Nó vô hình. Đó là nơi mà dòng nước hay con lạch chảy qua. Nếu tô màu, sẽ toàn là xanh dương vì mỗi mái nhà bạn thấy trong hình đều thu nước mưa, và trữ trong phòng. Ngoài hệ thống này, còn có 52 đài nước đẹp đẽ quanh thị trấn. Mà chúng tôi gọi là hợp tác công tư, hay bất động sản cũng được. À, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cùng nhau làm nên các đài nước đẹp đẽ này. Đài nước cho mọi mùa. Bạn sẽ trầm trồ khi thấy vẻ đẹp này suốt năm. Dù mực nước dâng hay hạ, vẻ đẹp vẫn trường tồn. Dĩ nhiên, có đài nước, không sử dụng trong suốt mùa hè, mà bạn sẽ thấy cách cư dân truyền thống kết hợp kỹ thuật với thẩm mỹ, bằng tất cả trái tim. Những bức tượng tuyệt mỹ này, cho bạn thấy, thế nào là mực nước ngầm. Khi mưa đến, nước tràn vào bể, những bức tượng chìm xuống theo cách gọi ngày nay là "truyền thông đại chúng." Đây là truyền thông đại chúng. Ai ở thị trấn cũng biết, khi con voi bị nhấn chìm, sẽ có nước trong 7, 9 tháng hay 12 tháng. Khi đó, họ sẽ đến cúng hồ này, bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng. Một đài nước nhỏ khác, gọi là "..." Rất khó dịch ra tiếng Anh, nhất là tiếng Anh của tôi. nghĩa gần nhất có lẽ là "chiến thắng", danh tiếng. Trong sa mạc, danh tiếng của đài nước này là nó không bao giờ khô cạn. Khi hạn hán khốc liệt, chưa ai thấy đài nước này khô cạn. Và lẽ dĩ nhiên, trong tương lai cũng vậy. Nó được thiết kế cách đây 150 năm. Có lẽ họ biết rằng, vào ngày 6/11/2009, sẽ có phần TED xanh dương và lục, thế nên họ sơn thế này. (Cười) (Vỗ tay) Đài nước khô, nơi bọn trẻ đang đứng là vật dụng rất khó diễn tả. Được gọi là "kund". Trong tiếng Anh, ta có nước bề mặt và nước ngầm. Nhưng nó không phải nước ngầm. Bạn có thể lấy nước ngầm từ bất kỳ giếng nào. Nhưng đây không phải giếng thường. Nó chiết hơi ẩm trong cát. Đây là loại nước thứ 3 được đặt tên là ".." Có một dải thạch cao bên dưới. được Mẹ Trái Đất bồi đắp, từ ba triệu năm trước. Nơi có dải thạch cao này, là nơi thu nước. Đây là đài nước khô tương tự. Bạn không thấy bất kỳ "kund" nào; chúng đã chìm xuống. Khi nước rút, người dân có thể lấy nước từ những công trình này suốt năm. Năm nay, họ chỉ nhận 6cm. 6cm nước mưa, khi họ gọi cho bạn, xem bạn có vấn đề về nước ở thành phố không Dehli, Bombay, Bangalore, Mysore, hãy đến chỗ 6cm này, tôi sẽ cho bạn nước. (Cười) Họ giữ nước ra sao? Có 3 cách: ý thức, kế hoạch, dùng vào việc cần, và gìn giữ nó. Đó là kết cấu gìn giữ, hàng thế kỷ, hàng thế hệ, không ban bệ, không lợi lộc. Bí mật là "...", "trân trọng". Đó là thứ của riêng bạn, không là tài sản cá nhân, là thứ của tôi, mọi lúc. Vì vậy, những cột đá này sẽ nhắc rằng bạn đang đi vào vùng đài nước. Đừng khạc nhổ hay làm gì sai trái, để thu được nước sạch. Cột đá khác, phía bên phải. Nếu leo lên 3, 6 bậc bạn sẽ thấy cảnh rất đẹp. Nó có từ thế kỷ 11. Nếu đi xa hơn xuống phía dưới, cảnh đẹp đáng ca tụng hàng ngàn lời, ngay lúc này đây, hãy nói hàng ngày lời và hàng ngàn lời nữa. Khi nước bề mặt rút, bạn sẽ thấy cầu thang mới. Nếu nước lên, vài bậc sẽ bị nhấn chìm. Vậy, trong cả năm, hệ thống đẹp đẽ này sẽ làm bạn hài lòng. Ở ba mặt là những bậc thang này, ở mặt thứ tư có tòa nhà bốn tầng nơi bạn có thể tổ chức TED bất kỳ lúc nào. (Vỗ tay) Xin lỗi, ai đã xây những kiến trúc này? Trước mặt các bạn, các kỹ sư và nhà hoạch định tốt nhất, các kiến trúc sư giỏi nhất. Có thể nói rằng, bởi có họ, tổ tiên của họ, Ấn Độ mới có trường kỹ thuật đầu tiên vào năm 1847. Không có trường Anh ngữ lúc đó. cả Hindi và trường "..." Những con người này, bắt buộc đến công ty Đông Ấn, công ty đến đây để kinh doanh, một thứ rất dơ bẩn... (Cười) chứ không phải lập ra trường kỹ thuật. Bởi có họ, trường kỹ thuật đầu tiên được thành lập ở ngôi làng nhỏ, chứ không phải ở thị trấn. Cuối cùng, chúng ta đều biết ở các trường tiểu học thì lạc đà là "con tàu" trên sa mạc. Vì thế, nhìn qua xe Jeep, bạn sẽ thấy lạc đà, và xe thồ. Đây là vỏ bánh xe máy bay. Hãy nhìn vẻ đẹp của cộng đồng sa mạc những người thu nước mưa, tạo ra vật dụng từ vỏ bánh xe của máy bay phản lực, dùng cho xe thồ lạc đà. Ảnh cuối, đó là hình xăm, cách đây 2000 năm, Chúng được xăm lên người. Hình xăm, từng là một thứ trong sổ đen, hay thứ xấu xa, giờ đây nó là mô đen. (Cười) (Vỗ tay) Bạn có thể chép hình xăm này. Tôi có vài tấm như vậy. (Cười) Cốt lõi cuộc sống là nước. Có những con sóng đẹp. Những bậc thang tuyệt mỹ chúng ta thấy ở các trang trước. Những cái cây. Và những bông hoa thêm hương sắc cho đời. Và, đây là thông điệp của sa mạc. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Đầu tiên, tôi ước gì có tài hùng biện, chân thật theo ngôn ngữ bất kỳ như ông. (Vỗ tay) Những tạo tác này thực sự gây cảm hứng. Ông có tin là chúng có thể dùng được ở nơi khác không, để thế giới học theo? Hay chỉ dùng ở đây thôi? Không, điều chính yếu là dùng nước tùy thuộc mỗi địa phương. Ao hồ, nguồn nước công cộng, ở khắp nơi, từ Sri Lanka đến Kashmir, và các vùng khác Và những "..." chứa nước này, có 2 loại. Một, tái nạp, một, dự trữ Vì thế, tùy vào địa hình. Nhưng với "kund", dùng dải thạch cao bạn phải quay lại thời gian, ba triệu năm trước. nếu có ở đấy, ta có thể làm ngay. Ngược lại thì không. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn ông rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đang nói với các bạn về hình thức vi phạm luật nhân quyền kinh khủng nhất về tội ác có tổ chức lớn thứ 3 trên thế giới và cũng là một ngành công nghiệp 10 tỷ đôla. Tôi nói với các bạn về nạn nô lệ thời hiện đại- Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của 3 đứa trẻ này Pranitha, Shaheen và Anjali. Mẹ của Pranitha là một phụ nữ trong nhà thổ một người hành nghề bán dâm. Bà bị nhiễm HIV và vào giai đoạn cuối đời, khi bà ở giai đoạn cuối của AIDS và không thể hành nghề bà bán cô bé Pranitha 4 tuổi cho một tay môi giới. Lúc chúng tôi có được thông tin và đến nơi, Pranitha đã bị 3 người đàn ông hãm hiếp. Thân thế của Shaheen tôi thậm chí không biết. Chúng tôi tìm thấy cô bé trên đường ray, bị hãm hiếp bởi rất nhiều người, tôi không biết nữa Nhưng trên người cô bé có thể thấy nội tạng của cô bị lôi tuột ra ngoài. Và khi chúng tôi đem cô bé đến bệnh viện cô bé bị khâu 32 mũi để đưa nội tạng trở lại bên trong cơ thể. Chúng tôi vẫn không biết ba mẹ cô bé là ai hay cô bé tên gì. Tất cả những gì chúng tôi biết là hàng trăm người đàn ông đã ngược đãi cô bé một cách dã man. Bố của Anjali, một kẻ nghiện rượu đã bán con mình cho ngành công nghiệp khiêu dâm. Các bạn đang nhìn thấy đây hình ảnh của các cô bé, 3, 4 và 5 tuổi đã bị buôn bán trong ngành kinh doanh khai thác tình dục. Trong đất nước này và trên toàn thế giới hàng trăm, hàng ngàn trẻ em nhỏ cỡ 3, 4 tuổi đang bị bán làm nô lệ tình dục. Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất con người bị rao bán Họ bị bán dưới danh nghĩa nhận nuôi. Họ bị bán với mục đích trao đổi nội tạng. Và bị bán để cưỡng bức lao động, theo hầu lạc đà, vâng vâng và vâng vâng. Bất cứ lý do gì. Tôi hoạt động chống lại ngành kinh doanh khai thác tình dục Và tôi kể cho bạn nghe những câu chuyện từ đó. Cuộc hành trình của tôi đến với những trẻ em này bắt đầu từ khi tôi là 1 thanh thiếu niên. Lúc đó tôi 15 tuổi và bị hãm hiếp tập thể bởi 8 người đàn ông. Tôi không nhớ nhiều về chuyện đó. như nhớ về cơn thịnh nộ lúc đó. Vâng, đã có 8 người đàn ông làm nhục tôi, hãm hiếp tôi nhưng điều đó không đi vào ký ức của tôi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là một nạn nhân, khi đó hay bây giờ. Nhưng điều âm ỉ từ đó suốt đến nay -- tôi nay 40 tuổi -- chính là cơn thịnh nộ mãnh liệt và to lớn. 2 năm, tôi đã bị khai trừ, bêu xấu và cô lập bởi vì tôi là một nạn nhân. Và đó là điều chúng ta làm với những ai thoát khỏi nạn buôn bán. Chúng ta, một xã hội, có nhiều tiến sĩ, trong việc đối xử tàn nhẫn với những nạn nhân. Ngay từ năm 15 tuổi, khi tôi nhìn xung quanh, tôi bắt đầu nhận ra hàng trăm hàng ngàn phụ nữ và trẻ em dù bị bỏ lại trong những tập quán nô lệ tình dục nhưng không có lấy một giây phút ngừng nghỉ bởi vì chúng ta không cho phép họ hòa nhập. Cuộc hành trình của họ bắt đầu từ đâu? Đa số đến từ những gia đình cũng bình thường chứ không chỉ từ những gia đình nghèo. Có cả những gia đình trung lưu đôi khi cũng bị buôn bán. Tôi có một cô gái là con của một nhân viên chính phủ Ấn độ, 14 tuổi, đang theo học lớp 9 theo hệ chuẩn, cô bé đã bị cưỡng bức trong khi chat với một người và đã bỏ nhà ra đi bởi muốn trở thành một nữ anh hùng Cô bé đã bị bán. Tôi có hàng trăm hàng ngàn câu chuyện về những gia đình với mức sống tạm ổn và những trẻ em từ các gia đình này bị buôn bán. Những người này bị lừa gạt và ép buộc. 99.9% trong số họ đã cương quyết kháng cự để không hành nghề bán dâm. Một số phải trả giá. Họ bị giết, chúng tôi thậm chí không biết về họ. Họ là những người không có tiếng nói không có tên tuổi. Nhưng số còn lại, những người đầu hàng phải trải qua cơn hành hạ mỗi ngày. Bởi những người đàn ông tìm đến họ không phải là những người muốn tìm người yêu, hay xây dựng gia đình với bạn. Những người đàn ông này mua bạn trong 1 giờ hay 1 ngày, để sự dụng bạn rồi quăng bỏ. Mỗi cô gái mà tôi đã cứu Tôi đã cứu được hơn 3200 cô gái mỗi cô gái kể tôi nghe một câu chuyện giống nhau (Vỗ tay) một câu chuyện về ít nhất một người đàn ông, nhét bột ớt vào chỗ kín của cô một người đàn ông dùng thuốc lá đốt cô hay dùng roi đánh cô. Chúng ta đang sống giữa những người đàn ông đó: Họ là anh trai, bố cậu, chú, hay anh em họ, xung quanh chúng ta. Và chúng ta im lặng trước những điều này. Chúng ta nghĩ đó là tiền kiếm dễ dàng. Là đường tắt. Chúng ta nghĩ những cô gái này thích việc họ làm. Nhưng món tiền thưởng mà cô ấy có thêm là nhiều loại bệnh lây nhiễm, qua đường tình dục HIV, AIDS; lậu, giang mai, ... bạn có thể kể tiếp ... lạm dụng hóa chất, thuốc, ... mọi thứ. Và đến một ngày cô ấy cũng không còn mong đợi gì từ bạn và tôi bởi vì chúng ta không cho cô ấy bất kỳ lựa chọn nào. Và vì vậy, cô ấy bắt đầu thấy sự lạm dụng này là bình thường và tin rằng " Đúng rồi, chẳng qua là số mệnh của mình rồi." Và rằng điều này là bình thường, khi bị cưỡng bức bởi cả trăm người đàn ông mỗi ngày. Và việc tìm đến một nơi đào thoát mới là bất thường. Và đi phục hồi nhân phẩm cũng là chuyện bất thường. Và đó là phạm vi mà tôi đang nhắm tới. Đó là phạm vi mà tôi muốn cứu các trẻ em này. Tôi đã cứu những trẻ em nhỏ từ 3 tuổi cho đến phụ nữ 40 Và khi cứu họ, thử thách lớn nhất mà tôi phải đối mặt đó là không biết bắt đầu từ đâu. Bởi vì tôi có rất nhiều những người đã nhiễm HIV. Một phần ba trong số những người tôi cứu có HIV dương tính. Và do đó, thử thách của tôi là hiểu được làm cách nào tôi có thể biến nỗi đau của họ thành sức mạnh. Và đối mới tôi, bản thân của tôi chính là kinh nghiệm lớn nhất. Thấu hiểu bản thân mình, thấu hiểu chính nỗi đau của mình và sự cô lập chính là những người thầy tốt nhất. Bởi vì những gì chúng ta làm đối với những phụ nữ này là cần phải nhìn thấy khả năng của họ. Bạn nhìn thấy đây một cô gái được học thành thợ hàn Cô ấy hiện làm cho một công ty lớn có nhà xưởng ở Hyderabad, để làm các vật dụng nội thất. Cô ấy kiếm được khoảng 12000 rupees. Cô ấy mù chữ, nhưng được học nghề thợ rèn thành thạo. Tại sao học rèn mà không phải vi tính, chẳng hạn? Chúng tôi cảm thấy, một trong những điều mà những cô gái này có được chính là một lòng dũng cảm to lớn. Họ không có mạng che mặt không có khăn quấn tóc họ đã vượt qua những rào cản. Và vì vậy, họ có thể tranh đấu trong môi trường nam giới thống lĩnh dễ dàng, và không e ngại. Chúng tôi đã đào tạo các cô gái thành thợ mộc, thợ nề vệ sĩ hay tài xế taxi. Và mỗi người trong số họ đều rất giỏi trong lĩnh vực của mình, lấy lại được tự tin, hồi phục nhân phẩm, và bắt đầu có niềm tin vào cuộc sống của chính họ. Những cô gái này cũng làm thợ nề trong các công ty xây dựng lớn như công ty xây dựng Ram-ki, thợ nề làm toàn thời gian. Vậy điều gì là thử thách khó khăn cho tôi? Khó khăn của tôi không phải là những người trong đường dây buôn đã đánh tôi. Dù tôi đã từng bị đánh tơi tả hơn 14 lần trong đời đến nỗi tai phải không còn nghe được. Tôi đã mất đi một nhân viên, bị giết trong một cuộc giải cứu. Khó khăn lớn nhất của tôi, chính là xã hội. Chính là các bạn và tôi. Khó khăn lớn nhất của tôi là những ngăn trở của các bạn không tiếp nhận những nạn nhân này như một người trong xã hội. Một người bạn của tôi, rất ủng hộ tôi luôn mong tôi những điều tốt đẹp từng gửi tặng tôi mỗi tháng 2.000 rupee để mua rau quả. Khi mẹ cô ấy bệnh, cô ấy nói với tôi: "Sunitha, bạn quen biết rất nhiều Bạn có thể tìm một người vào giúp việc trong nhà tôi để chăm sóc cho mẹ tôi được không?" Và rồi cô ấy ngưng một lúc khá lâu Và nói tiếp, "Ai đó không phải là một trong những cô gái bạn cứu." Vậy đó, rất thời thượng khi ta nói về nạn buôn người trong sảnh A-C tuyệt đẹp này. Đó là đề tài rất hay để bàn luận, thuyết trình, làm phim và tất cả. Nhưng không tốt tí nào nếu ta phải đem họ vào trong nhà, Không tốt tí nào nếu ta phải nhận họ vào làm trong xưởng hay công ty mình. Không tốt tí nào cho con cái ta học chung với con cái họ. Và đó là kết thúc. Đó là khó khăn lớn nhất của tôi. Khi tôi ở đây, tôi không phải ở đây như là Sunitha Krishnan. Tôi ở đây như tiếng nói của những nạn nhân và những người may mắn sống sót nan buôn người. Họ cần lòng trắc ẩn của các bạn. Họ cần các bạn thấu hiều và cảm thông. Và họ cần hơn hết, là sự chấp nhận của các bạn. Rất nhiều lần khi tôi nói với mọi người tôi nhắc đi nhắc lại 1 điều: Xin đừng nói với tôi một trăm lý do tại sao bạn không thể tham gia giải quyết vấn đề này. Bạn có thể suy nghĩ thật nhiều cho 1 cách, chỉ 1 cách bạn sẽ làm thế nào với vần đề này? Và đó là lý do tại sao tôi ở đây để hỏi xin sự hỗ trợ của các bạn yêu cầu sự hỗ trợ của các bạn đòi hỏi sự hỗ trợ của các bạn. Các bạn có thể phá bỏ văn hóa im lặng của mình được không? Các bạn có thể nói cho ít nhất 2 người về những câu chuyện này được không? Kể cho họ nghe. Thuyết phục họ kể những câu chuyện này cho 2 người khác. Tôi không đòi hỏi các bạn trở thành Mahatma Gandhis hay Marin Luther King hay Medha Patkars, hay những gì to tát như vậy. Tôi chỉ mong các bạn, trong giới hạn của mình, các bạn có thể đừng hạn hẹp suy nghĩ? Đừng hạn hep tấm lòng? Và đón nhận những người này không? Bởi vì họ cũng là một phần của chúng ta. Họ cũng là một phần của thế giới này. Và tôi đòi hỏi các bạn, cho chính những đứa trẻ này, những khuôn mặt mà các bạn thấy, không còn nữa. Các em đã chết vì bệnh AIDS năm ngoái. Tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ họ chấp nhận họ như những con người chứ không phải vì lòng từ thiện mà như những con người đáng được nhận lấy sự hỗ trợ của chúng ta. Tôi yêu cầu các bạn điều này vì không trẻ em, hay cá nhân nào đáng phải trải qua những gì họ đã phải trải qua. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong vòng 20 năm qua, tôi là một nhà thiết kế câu đố. Và hôm nay tôi đến đây để dẫn các bạn đi một chuyến tham quan nhỏ, từ câu đố đầu tiên của tôi, đến những thứ tôi đang làm bây giờ. Tôi đã thiết kế câu đố cho sách và ấn bản. Tôi soạn câu đố cho Tạp chí Discover. Tôi đã làm việc này 10 năm nay. Tôi có lịch ra câu đố hàng tháng. Tôi thiết kế cả đồ chơi. Phần lớn là trò chơi điện tử. Tôi đã tham gia thiết kế "Bejeweled." (Vỗ tay) Tôi không.. tạo ra "Bejeweled", không tranh công được. Và, câu đố đầu tiên, lớp 6, cô giáo tôi nói: "Xem nào, cậu này thích làm đồ vật. Mình sẽ để cậu cắt chữ từ bìa các tông cho tấm bảng." Tôi nghĩ đó là một bài tập rất hay. Đây là những gì tôi nghĩ ra. Tôi loay hoay với nó. Tôi nghĩ ra chữ này. Đây là một chữ trong bảng chữ cái nhưng đã bị gấp một lần. Câu hỏi đặt ra là, đây là chữ gì nếu tôi mở nó ra? Gợi ý: Đây không phải chữ "L". (Cười) Đó có thể là chữ "L", tất nhiên. Nhưng nó có thể là chữ gì nữa? Đúng vậy, rất nhiều bạn đã nhận ra. Đúng vậy. Rất khéo léo. Đó là câu đố đầu tiên của tôi. Tôi rất thích thú. Tôi đã tạo ra một thứ mới, tôi rất kích động vì tôi thiết kế trò chơi ô chữ, nhưng nó lại như ta đi giải ma trận của người khác vậy. Đây là một điều mới mẻ. Tôi bị lôi cuốn. Tôi đọc phần của Martin Gardner trên Scientific American. Tiếp tục, và quyết định cống hiến toàn bộ thời gian cho nó. Giờ, tôi phải ngừng lại để đặt câu hỏi, câu đố là gì? Câu đố là một vấn đề thú vị để giải và có một câu trả lời đúng. "Thú vị để giải," trái ngược với những vấn đề hằng ngày, mà, thực sự, không được thiết kế tốt lắm. Chúng có thể có lời giải. Có thể tốn thời gian. Chẳng ai viết luật rõ ràng. Ai đã thiết kế nó? Giống như đời chả phải chuyện hay ho, nên chúng ta phải thuê biên kịch để viết phim. Tôi thiết kế câu đố từ những vấn đề hàng ngày. Về "câu trả lời đúng," tất nhiên có thể có nhiều hơn 1; nhiều câu đố có hơn 1 đáp án. Nhưng khác với những trò chơi khác, đồ chơi và trò chơi điện tử -- đồ chơi là trò không có mục tiêu cụ thể. Bạn có thể tự chơi Lego. Bạn có thể làm bất cứ gì bạn muốn. Hoặc những trò đối kháng như cờ vua, bạn không cố gắng để giải. Bạn có thể làm câu đố cờ, nhưng mục tiêu là đánh bại đối thủ. Câu đố là một hình thức nghệ thuật. Nó có từ thời cổ đại, xưa như những trang sử. Nó có dạng rất nhỏ, như một trò đùa, 1 bài thơ, 1 màn ảo thuật, 1 bài hát, rất súc tích. Tệ nhất, chúng được làm để sử dụng một lần cho giải trí . Nhưng khi tuyệt nhất, chúng có thể làm nhiều hơn thế, và tạo nên ấn tượng mạnh mẽ. Công việc của tôi mà bạn sắp thấy là quá trình tìm cách tạo nên những câu đố để lại ấn tượng mạnh mẽ. Thứ tôi thấy đầu tiên, khi bắt đầu làm trò chơi điện tử, là tôi có thể tạo ra câu đố thay đổi nhận thức của bạn. Tôi sẽ chỉ cho bạn làm sao. Đây là một trò nổi tiếng. Có hai dáng mặt màu đen, và bình hoa trắng ở giữa. Đây gọi là ảo giác hình thù-mặt đất. Họa sĩ M. C. Escher đã lợi dụng điều này trong một số tác phẩm vĩ đại của ông. Ở đây chúng ta có "Ngày và Đêm." Đây là những gì tôi đã làm với hình thù và mặt đất. Ở đây có "hình thù" (figure) màu đen. Đây có "hình thù" (figure) màu trắng. Và nó đều là phần của một thiết kế. Nền của cái này chính là cái kia. Tôi thử làm chữ "figure" và "ground". Nhưng tôi nhận ra tôi không làm được. Tôi thay đổi vấn đề. Đây đều là "figure". (Cười) Vài điều khác. Đây là tên tôi. Và giờ nó thành tựa đề cuốn sách đầu tiên của tôi, "Nghịch đảo." Thiết kế như thế này được gọi là "ambigram". Tôi sẽ cho các bạn xem một số thứ nữa. Giờ chúng ta có các số từ 1 đến 10, thật ra, đây là chữ số 0 đến 9. Mỗi chữ này là một chữ số. Không đơn giản là ambigram truyền thống. Tôi muốn tìm những lớp nghĩa khác của ambigram. Đây là "gương". Chả giống khi xoay ngược. Giống như vậy cơ. Một cậu bạn tuyệt vời ở Media Lab vừa được chỉ định làm trưởng phòng của RISD, John Maeda. Tôi đã làm cái này cho cậu ấy. Đây là giống kiểu pháo hình ảnh. (Cười) Gần đây nhất trong tạp chí Magic tôi đã làm ambigram tên các nhà ảo thuật. Đây ta có Penn và Teller, y chang nếu lật úp. Cái này xuất hiện trên lịch câu đố của tôi. Bây giờ cùng quay lại với slide nào. Cảm ơn rất nhiều. Những cái đó rất thú vị để quan sát. Bây giờ làm sao để nó có tính tương tác? Có một thời gian tôi thiết kế giao diện. Và tôi nghĩ rất nhiều về tương tác. Đầu tiên, đơn giản hóa ảo ảnh cái bình, tạo ra thứ bên phải. Bây giờ, nếu bạn có thể lấy chiếc bình ra, nó sẽ nhìn giống hình bên trên. Nếu bạn lấy phần màu trắng ra, nó sẽ nhìn giống hình bên dưới. Bạn không thể làm điều đó trên thực tế, nhưng có thể trên máy tính. Chuyển qua máy tính. Và nó đây, hình thù-mặt đất. Mục đích là lấy những mảnh ghép bên trái và làm cho chúng giống với hình bên phải. Nó theo quy luật tôi đã nói: tất cả phần đen được bao bọc bởi phần trắng có thể được lấy ra. Nhưng nó cũng đúng với tất cả phần trắng. Bây giờ ta có phần trắng ở giữa, lấy nó ra. Làm thêm một bước nữa. Và đây rồi -- 2 miếng ghép. Di chuyển lại với nhau, đây là một miếng ghép hoạt động. Bạn có thể vào trong nhận thức của ai đó và làm họ trải nghiệm điều gì đó. Giống như châm ngôn cũ: "Bạn có thể nói và chỉ cho một người, nhưng họ chỉ thực sự học nó nếu họ làm." Đây là một điều khác bạn có thể làm. Trò này gọi là Rush Hour (Giờ cao điểm). Đúng là một kiệt tác trong thiết kế câu đố bên cạnh cục Rubik. Giờ ta có một bãi đỗ xe đông nghịt với xe khắp mọi nơi. Mục tiêu là lấy được xe màu đỏ ra. Nó là câu đó trượt khối. Nó được làm bởi công ty Think Fun. Được làm rất tốt. Tôi yêu câu đố này. Chơi thử một cái nhé. Đây là một câu đố rất đơn giản. Quá đơn giản rồi. Thêm một mảnh vào. Bây giờ bạn làm sao giải cái này? Trượt cái màu xanh ra khỏi đường đi. Giờ làm nó khó hơn chút. Nhưng vẫn rất dễ. Bây giờ làm nó khó hơn 1 chút, chút nữa. Và bây giờ cái này thì hơi khó nhằn. Bạn biết hả? Làm cái gì ở đây? Bước đầu tiên sẽ là gì? Bạn sẽ trượt cái màu xanh lên trên để cái màu tím trượt về bên phải. Và bạn có thể làm câu đố kiểu này mà không thể nào giải được. Bốn cái bị khóa trong 1 vòng không rời ra. Tôi muốn làm phần tiếp theo. Tôi không nghĩ ra ý này. Đây là 1 cách. Tôi làm việc như một nhà phát minh để tạo ra phần tiếp theo. Tôi nghĩ ra cái này: Giờ cao điểm tàu hỏa. Nó là trò căn bản như cũ nhưng tôi giới thiệu mảnh ghép mới, một mảnh hình vuông có thể di chuyển cả dọc và ngang. Trong các trò khác, xe chỉ đi tiến hoặc lùi. Tôi đã tạo ra cả đám trình độ (level) cho trò này. Giờ tôi mang chúng đến trường học. Và nó gồm những bài tập để cho bạn thấy không chỉ là cách để giải các câu đố này, mà làm sao để rút ra các nguyên tắc để giúp bạn giải câu đố toán hay các vấn đề về khoa học, các lĩnh vực khác. Tôi rất hứng thú với việc làm sao bạn tạo ra câu đố của mình giống như với việc tôi tạo ra chúng vậy. Garry Trudeau gọi mình là một người vẽ tranh hoạt họa điều tra. Anh ấy làm rất nhiều nghiên cứu trước khi viết hoạt họa. Trong tạp chí Discover, tôi là nhà thiết kế câu đố điều tra. Tôi quan tâm đến sắp xếp dãy gene. Và tôi nói: "Làm thế nào bạn có thể nghĩ ra một chuỗi ... các cặp gốc trong DNA?" Cắt DNA ra, lập dãy từng mảnh ghép đơn... và tìm những vị trí trùng lặp,... sau đó bạn chỉ nối các cạnh lại với nhau. Và tôi nói: "Cái này giống chơi xếp hình, trừ các mảnh lặp." Và đây là những gì tôi tạo ra cho tạp chí Discover. Và nó phải giải-được trong 1 cuốn tạp chí. Không thể cắt các mảnh ra và xếp. Đây là 9 mảnh ghép. Bạn phải xếp nó vào ô này. Và bạn phải chọn các mảnh có cạnh trùng lên với nhau. Chỉ có 1 lời giải. Và nó không quá khó. Nhưng cần một chút kiên trì. Khi bạn hoàn thành, nó sẽ tạo ra hình này, nếu bạn nheo mắt, đó là chữ "helix" (cấu trúc xoắn ốc của DNA). Đó là dạng của câu đố được tạo ra từ nội dung, chứ không phải ngược lại. Đây là một vài cái nữa. Đây là một câu đố dựa trên vật lý. Những khối này sẽ đổ theo hướng nào? Mỗi khối nặng lần lượt 50 pounds, 30 pounds và 10 pounds. Và dựa vào trọng lượng mỗi khối, chúng sẽ đổ theo các hướng khác nhau. Đây là một câu đố dựa trên sự pha màu. Tôi tách hình này thành màu lục lam, đỏ sậm, vàng, đen,... màu cơ bản khi in, trộn các phần tách lại, và bạn có các bức tranh đặc biệt này. Pha trộn giữa những màu nào tạo nên các bức tranh đó? Nó làm bạn nghĩ về màu sắc. Cuối cùng, thứ tôi đang làm bây giờ: ShuffleBrain.com, một trang mạng bạn có thể ghé qua. Tôi hợp tác với vợ mình, Amy-Jo Kim. Cô ấy rất có thể đứng ở đây nói chuyện về công việc của cô ấy. Chúng tôi làm game thông minh... cho mạng xã hội. Chúng tôi nhìn vào 3 xu hướng. Đó là những gì đang xảy ra với ngành công nghiệp game. Đầu tiên, trong một thời gian dài, trò chơi điện tử là những trò như "Doom", bạn đi vòng vòng, bắn mọi thứ, rất bạo lực, rất nhanh, nhắm đến các cậu thanh thiếu niên, những người chơi điện tử. Đoán thử xem, thời thế đang thay đổi. "Bejeweled" là một thành công lớn. Nó là trò chơi mở đầu cho thể loại "trò chơi bình dân". Những người chơi chính đều là những phụ nữ trên 35 tuổi. Gần đây, "Rock Band" trở thành siêu phẩm. Nó là trò chơi bạn chơi với người khác. Rất nhiều tương tác vật lý, khác hẳn với trò chơi truyền thống. Đó là dạng trò chơi điện tử đang thống trị. Trong đó, có vài thứ thú vị xảy ra. Có một xu hướng trò chơi có lợi cho bạn. Tại sao? Chúng tôi là Boomers đang già, chúng tôi (thế hệ 1946-1964) ăn uống khỏe mạnh, tập thể dục. Thế còn đầu óc của chúng tôi? Bố mẹ chúng tôi đang mắc bệnh Alzheimer's. Chúng tôi phải làm gì đó. Hóa ra giải câu đố chữ có thể giảm một số tác động của Alzheimer's. Vì thế, chúng tôi có những trò như "Brain Age" trên Nintendo DS, siêu phẩm. Rất nhiều người làm Sudoku. Thực tế, một số bác sĩ còn kê đơn trò đó. Và rồi có mạng xã hội, và những thứ đang xảy ra trên mạng. Tất cả mọi người đều xem mình là một người sáng tạo, không chỉ còn là người xem. Tất cả những điều này làm nên cái gì? Đây là thứ chúng tôi nghĩ sẽ xảy ra. Trò chơi phù hợp với lối sống lành mạnh. Nó là một phần cuộc sống, không cần thiết phải tách biệt. Và nó vừa là cái gì đó tốt cho bạn, vừa thú vị. Tôi là một gã làm câu đố. Vợ tôi là một chuyên gia mạng xã hội. Và chúng tôi quyết định kết hợp kỹ năng. Trò chơi đầu tiên của chúng tôi, "Photo Grab", cần 80 giây. Đây là lần đầu tiên bạn chơi trò này. Được thôi. Xem chúng ta làm tốt đến đâu. Có 3 tấm hình. Và chúng ta có 24 giây cho mỗi hình. Đâu rồi nhỉ? Tôi sẽ chơi nhanh hết sức có thể. Nhưng nếu bạn thấy nó, hãy hét to câu trả lời nhé. Bạn có nhiều hơn -- Xuống phía dưới, được rồi, ở chỗ nào nhỉ? À, tôi thấy rồi. J-O và --- Tôi nghĩ là phần đó. Ta có cái cung tên, nó giúp rất nhiều. Đó là tóc của anh ta. Bạn có rất nhiều vấn đề thuộc loại hình thù-mặt đất. Cái đó dễ. Được rồi. A! Đến cái tiếp theo. Cái đó là kính lúp. Có người nào giúp tôi không? Nhìn giống như một hình màu đen. Ở đâu nhỉ? Đó là góc của cả bức hình. Tôi đã chơi cái hình này rồi, nhưng ngay cả khi tôi tự làm câu đố -- Bạn có thể để hình của bạn lên trên này. Mọi người trên khắp thế giới đang làm điều đó. Vậy đó. Hãy ghé thăm ShuffleBrain.com nếu bạn muốn tự mình thử sức. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris đã cư xử rất tốt. Tôi không biết anh làm bằng cách nào, Chris, tôi thực sự không biết. Rất tốt, nguyên cả tuần. Bạn có thể nói về anh ta như thế này: "Chris, tôi xin lỗi, tôi mới đâm phải xe anh rồi. Và tệ hơn nữa là, tôi đã đâm phải nhà anh. Nhà anh đã bị cháy rồi. Hơn nữa, vợ anh đã bỏ anh để theo người bạn thân nhất của anh." Và bạn biết rằng Chris sẽ nói là "Cảm ơn." (Cười) "Cảm ơn vì đã chia sẻ, điều đó thực sự thú vị đấy!" (Cười) "Cảm ơn vì đã đưa tôi đến 1 nơi mà tôi còn không biết đến nó. Cảm ơn!" (Cười) Một trong số... (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn mời chúng tôi đến đây! Một trong những điều đã xuất hiện trong tuần lễ TED này là, thường thường, ngày qua ngày, tất cả những diễn giả khác sẽ giấu nhẹm đi điều mà họ muốn nói. (Cười) Phản ứng hạt nhân, tôi có 10 phút để nói về điều này. Quang phổ học, đây là một vấn đề khác. Vũ trụ song song. Và sáng nay tôi lại nghĩ: "Chà, mình sẽ chỉ dùng mánh để đánh bài thôi." (Cười) Điều đó cũng biến đi luôn rồi. Hôm nay là ngày Emmanuel, chúng ta đều nhất trí, đúng không? Emmanuel? Đương nhiên rồi! (Vỗ tay) Tôi định kết thúc bài nói bằng một điệu nhảy... (Cười) Và điều đó sẽ khá là kinh. Điều tôi nghĩ mình nên làm là - bày tỏ lòng tôn kính của mình với Emmanuel - là, điều tôi có thể làm hôm nay là tổ chức phiên đấu giá đầu tiên của TED Global. Nếu tôi có thể bắt đầu, đây là một máy giải những dòng mật mà khó hiểu. (Cười) Ai sẽ bắt đầu với 1000 đô nào? Có ai không? Cảm ơn. Gương mặt của Bruno, sau đó, anh nói: "Không, đừng chấp nhận, đừng, làm ơn đừng làm vậy! Đừng đồng ý nó. Đừng làm điều này!" (Cười) Tôi rất lo lắng. Khi mà tôi mới nhận được thư mời, trong thư mời đó họ có đề cập một việc rằng: "15 phút để thay đổi thế giới, khoảnh khắc trên sân khấu." 15 phút để thay đổi thế giới. Tôi không biết bạn thế nào, nhưng tôi cần 15 phút để thay cái phích cắm." (Cười) Cái ý tưởng thay đổi thế giới này khá là to lớn đấy! Dĩ nhiên bây giờ chúng ta biết chúng ta không phải thay phích nào cả! Bây giờ chúng ta được thấy thiết bị điện tử không dây - tuyệt vời. Nó truyền cảm hứng cho chúng ta. Nếu là 300 năm trước thì chúng ta đã bị thiêu vì điều đó rồi. (Cười) Và bây giờ nó là một ý tưởng. (Cười) Nó thật tuyệt vời. Đúng là không tưởng. Nhưng bạn có gặp vài người tuyệt vời. Những người nhìn vào thế giới này bằng con mắt hoàn toàn khác. Ngày hôm qua, David Deutsch một người khác đã theo dõi gần như tất cả những thứ tôi định nói. (Cười) Nhưng khi bạn nghĩ thế giới theo cách đó, làm cho việc đi tới Starbuck trở thành trải nghiệm hoàn toàn mới, phải không? Ý tôi là, anh phải bước vào rồi họ nói. "Anh muốn Macchiato Latte, hay là 1 ly Americano, hay Capuccino?" Và anh ta sẽ nói rằng, "Anh đang mời tôi những thứ mà biến đổi vô hạn." (Cười) "Làm sao cà phê của anh lại là thật được nhỉ?" (Cười) Và họ sẽ nói rằng, "Anh có phiền không nếu tôi phục vụ người tiếp theo?" (Cười) Elaine Morgan hôm qua tuyệt quá phải không? Tuyệt vời. Rất tốt. Bài nói về khỉ nước, của bà và sự liên hệ, liên hệ với học thuyết Darwin. và sự thật là chúng ta đều không mặc gì - chúng ta không lông lá và còn có thể bơi khá tốt. Và bà nói, bà được 90, cũng gần đất xa trời. Bà ấy tuyệt vọng khi tìm chứng cứ của mối liên hệ đó. Và tôi nghĩ: "Tôi đang ngồi cạnh Lewis Pugh." (Cười) Người đàn ông này đã bơi quanh Bắc cực bà còn cần bằng chứng gì nữa không? (Cười) Anh ấy đây này. (Vỗ tay) Đó là cách TED đưa những mối quan hệ lại gần nhau hơn. Tôi không ở đây hôm thứ ba. Tôi không thực sự thấy Gordon Brown nộp đơn xin tuyển dụng - um... Xin lỗi. (Cười) Tôi rất xin lỗi. (Vỗ tay) Tôi rất xin lỗi. Ôi không, không. (vỗ tay) Không, không, thiệt tình... (Vỗ tay) Theo Brown nói "Vấn đề toàn cầu cần có giải pháp của Scotland" (Cười) Vấn đề của tôi là khi Gordon Brown bước ra sân khấu và anh ấy trông đợi cả thế giới như một người đàn ông vừa mới cởi cái đầu hình con gấu ra. "Chào, tôi nói cho anh biết cái gì mới xảy ra trong khu rừng đó nha! Ồ, không" (Cười) "Tôi xin lỗi. Tôi có 18 phút, 18 phút để nói về việc cứu nguy thế giới, cứu hành tinh này, cứu thể chế toàn cầu. Công việc nghiên cứu sự biến đổi khí hậu, Tôi chỉ có 18 phút thôi, rất tiếc vì tôi không thể kể cho các bạn về những thứ tuyệt vời chúng tôi đang làm để thúc đẩy lịch trình biến đổi khí hậu. ở Vương Quốc Anh, như là đường băng thứ 3 chúng tôi đang tính làm ở Heathrow Airport..." (Cười) "Trạm điện bằng than đốt chúng tôi đang xây ở King's North, và đương nhiên có cả những tin vô cùng hay ho mà chỉ có hôm nay, chỉ trong tuần này, nhà sản xuất tua bin gió duy nhất của Anh đã bị bắt đóng cửa. Rất tiếc, không có thời gian, để nói về chúng." (Vỗ tay) "Những công việc của người Anh dành cho những người Scotland... Không." (Cười) "Những nguyên tắc, giá trị của Cơ Đốc giáo. Anh không được giết, anh không được ăn cắp, Anh không được để ý cô vợ hàng xóm." (Cười) "Dù vậy, thực ra, lúc tôi ở Number 11, nó chưa bao giờ là vấn đề hết." (Cười) (Giả Tony Blair): "Yeah, được rồi, vào đi, eh. Được rồi Gordon, vào đây, eh. Tôi có thể nói vài điều về, Đầu tiên là Cherie, cổ là một người phụ nữ tuyệt vời, vợ tôi, với một nụ cười xinh đẹp. Nó nhắc tôi rằng mình phải gửi bức thư đó đi mới được." (Cười) "Tôi chỉ nghĩ là, điều người ta quên, Gordon và tôi, chúng tôi đều hòa hợp nhau mà. Được rồi, không phải "Chuyện tình sau núi" đâu." (Cười) "Tôi đã viết cho anh ấy, ngay trước khi tôi rời văn phòng. Tôi nói, 'Tôi có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của anh trong tháng tới không?' Và ảnh trả lời. 'Không, không đâu.' Điều này làm tôi khá ngạc nhiên, tôi chưa từng thấy chữ 'can't' phát âm như vậy." (Cười) Điều khác mà Gordon có thể nhắc tới trong bài nói của ông ở Mansion House năm 2002 - là về tòa nhà, những người không lắng nghe. Nhưng người dân, khi nói về nền công nghiệp tài chính, ông nói, "Cái gì mà Luân Đôn đã làm cho dịch vụ tài chính, chúng tôi, vai trò là chính phủ, hi vọng làm điều gì đó cho toàn thể nền kinh tế." (Cười) Khi anh nghĩ tới điều đã xảy đến cho những dịch vụ tài chính, và anh thấy cái gì xảy ra với nền kinh tế, anh nghĩ, "Chà, có một người lúc nào cũng giữ lời hứa của mình." (Cười) Nhưng giờ ta đang ở một thế giới mới. Ta đang ở một thế giới hoàn toàn mới. Đây là lần đầu tiên tôi có thể nhớ, khi bạn nhận được một bức thư từ quản lý ngân hàng về một khoản nợ, bạn không biết bạn đang mượn tiền từ họ hay họ mượn từ bạn. Tôi nói đúng không? Những thứ phi thường như là tài khoản Internet của Iceland. Có ai ở đây sở hữu kiểu tài khoản đó không? Tại sao bạn làm như vậy? Sao? Giống như một người đứng lên để trả lời cho những email từ Nigeria, phải không? (Cười) Hỏi về tài khoản ngân hàng của bạn. Và Iceland sẽ không bao giờ cắt giảm nó. Không hề có những kiểu như thế chấp. Họ có cái gì? Cá, vậy thôi. Nên khi thủ tướng lên TV, ông ấy đã nói, "Điều này đã để lại cho chúng ta với một con cá tuyết rất lớn." (Cười) Nhiều thứ tôi làm. Tôi phải cố gắng hiểu trước khi tôi có thể làm chúng vô lý đi. Và hiểu về cơn khủng hoảng kinh tế thì thất là rất khó. May thay, những người như George Bush rất được việc. Ông ấy tóm tắt tại bàn ăn tối. Tại đó, ông ấy nói, "Wall Street xỉn rồi." (Cười) "Và bây giờ nó lầy lắm rồi." Và nó là cái gì đó - (Vỗ tay) Và nó là cái gì đó chúng ta có thể liên hệ. Chắc chắn nó là thứ ông có thể liên hệ. (Cười) Và một người nữa là Donald Rumsfeld: "Có những thứ đã biết được biết, những thứ chúng ta biết là biết. Và sau đó bạn không hiểu những điều bạn đã hiểu, những thứ bạn biết là bạn không biết. Và rồi bạn lại không hiểu những điều bạn không hiểu, chúng là những thứ chúng ta không biết điều ta không biết." Là người Anh, lần đầu tôi nghe rồi tôi thầm nghĩ: "Vớ vẩn thật." Và rồi, bây giờ, thực ra, chuyện chỉ có vậy thôi. Tất cả những thứ Ben Bernanke đã nói, một mớ hổ lốn của nền kinh tế thế giới, chuyện là -- họ không biết những điều họ đã từng làm. Vào năm 2006, người đứng đầu hiệp hội Cho vay thế chấp Mỹ cho rằng: "Như ta dễ dàng thấy thì không một sự cố lớn nào có thể vùi lấp nền kinh tế Mỹ được." Bây giờ, có một người đang ở đỉnh cao công việc. (Cười) và khi sự cố xảy đến, người đứng đầu sở Công bằng định lượng ở Lehman Brother cho biết: "Những sự kiện mà người ta nói sẽ xảy ra 10000 năm một lần thì sẽ xảy ra mỗi ngày, trong vòng 3 ngày." Nó thật kì lạ. Đây là một thế giới mới rất rất khó để có thể hiểu được. Nhưng chúng ta có một hi vọng mới. Chúng ta có một anh chàng mới. Nước Mỹ vừa mới có một tổng thống người da đen đầu tiên. (Cười) Tin tốt đấy! Không chỉ vậy, ông ấy thuận tay trái. Bạn có để ý điều này không? Có bao nhiêu người thuận tay trái đâu? Thấy không? Có nhiều người tôi rất ngưỡng mộ, họ là những nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà tư duy vĩ đại, họ thuận tay trái. Có người đã nói tôi hồi tối hôm qua, trở thành người thuận tay trái, bạn phải tập cách viết mà không làm cho lem mực. Có người đã nói về phép ẩn dụ hôm thứ hai. Tôi nghĩ, điều ẩn dụ này hay quá. Một tổng thống Mỹ người phải viết bài mà không để bị lem mực. Bạn có thích không? Trái với những gì bạn có thể thấy George Bush, điều ẩn dụ ở đây là gì? Tôi nghĩ nó là thứ gì đó không phải là đám tinh tinh nước phải không? "Tôi rất tiếc vì điều đó. Tôi thuận tay phải nhưng hình như tôi làm mực lem rất giỏi." (Cười) Nhưng ông ta đi rồi. Giờ ông ta đi rồi. Đó là 8 năm lịch sử của Mỹ, tám phút hành động của tôi, biến mất như thế. "Điều này chấm dứt một sai lầm. [đúng như trong nguyên văn] Tôi tự nhiên tin rằng đây là một sai lầm rất lớn. Họ hàng tôi nói rằng họ tin đó là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Nhưng ở Iraq ta đã chứng minh họ sai. Họ nói không hề có mối liên quan gì giữa Iraq với Al Qaeda. Có đấy!" (Cười) "Nhưng tôi có một thông điệp đến với những người đánh bom liều chết, những người thổi phồng chính bản thân họ." (Cười) "Chúng tôi chuẩn bị tìm mấy người đó." (Cười) "Chúng tôi đảm bảo mấy người sẽ không làm trò đó nữa." (Cười) Nhưng giờ ông ấy đi rồi, và thật tuyệt vời khi thấy một trong những - người mà ta có thể cho rằng là một trong những kẻ làm diễn văn dở nhất trong lịch sử nước Mỹ, giờ thì nhường chỗ cho một trong những người giỏi nhất, tại Obama. Bạn có thể đã ở đó, trong cái đêm chiến thắng đến với ông ấy. Và ông nói với đám đông ở Chicago rằng: "Nếu có ai đó ngoài kia vẫn còn nghi ngờ rằng nước Mỹ là một nơi mọi thứ đều có thể..." Tôi không thể nói hết vì mất thời gian. (Cười) Nhưng bạn hiểu đó. Sau đó sẽ là lễ nhậm chức. Ông ấy và Thẩm phán trưởng, họ vấp phải nhau, họ hiểu sai ý nhau và họ làm mọi thứ rối tung. Và George Bush ngồi đằng kia bắt đầu, "Heh heh heh..." (Cười) "Không dễ, phải không? Heh heh heh." (Cười) Nhưng điều thú vị là, Gordon Brown nói về Cicero, những người sẽ đến nghe bài diễn thuyết, họ nói: "Nói hay lắm." Và rồi, họ nghe Demosthenes, rồi họ nói: "Diễu hành thôi!" Và chúng ta đều muốn tin tưởng tổng thống Obama. Rất giống với lời thoại trong phim "As good as it gets." Bạn có nhớ bộ phim có Helen Hunt và Jack Nicholson, và Helen nói với Jack, "Anh thấy gì trong em?" Jack chỉ nói rằng: "Em khiến anh thành một con người tốt hơn." Và bạn muốn một người lãnh đạo truyền cảm hứng và thử thách rồi bạn muốn thành một công dân tốt hơn. Phải không? Nhưng rồi, lại là một điều của Cicero. Ta thích điều Obama nói, nhưng ta không bao giờ làm. Nên ông ấy đi tới đất nước này và nói: "Chúng ta cần một sự kích tài chính thật lớn." Và mọi người nói rằng: "Tuyệt!" rồi ông rời đất nước này và người Pháp, người Đức la lên: "Không, quên nó đi, không bao giờ." Không có gì xảy ra. Ông đi tới Strasburg. Ông nói: "Chúng ta cần đặt chân lên Afghanistan nhiều hơn nữa." Và mọi người lại nói: "Hay đấy!" Ông ta rời đi, họ lại bắt đầu: "Không không, chúng ta sẽ không làm thế. 5000 là tối đa, và không tên lửa. Không được làm như thế!" Ông tới Prague: "Chúng tôi tin một thế giới không vũ khí hạt nhân." Và thật tuyệt vời khi được nghe một tổng thống Mỹ nói lên chữ "hạt nhân", hãy chỉ ra điều đó trước đã. Bạn nhớ không? George Bush: "A Nu-ca-lơ". Xin lỗi, cái gì cơ? "A nu-ca-lơ." (Cười) Anh nói "avuncular" à? "Avunculear." (Cười) Cảm ơn rất nhiều. Nhưng ông ấy nói: "Chúng tôi muốn một thế giới không vũ khí hạt nhân." Và ngày đó, chính xác là ngày đó, Bắc Triều Tiên Bắc Triều Tiên chỉ xem xét liệu họ có thể vượt qua Nhật Bản hay không -- (Cười) -- và hạ cánh trước khi.. Nào, chúng ta tìm cảm hứng ở đâu? Chúng ta vẫn còn Bill Clinton. "Du lịch vòng quanh thế giới." (Cười) "Tôi tin, tôi tin tổng thống Dwight D. Eisenhower đã nói..." (Cười) "Xạo quá, đó là Diana Ross..." (Cười) "...người từng nói, vươn ra và chạm tới..." (Cười) "... cánh tay của ai đó." (Cười) "Làm thế giới này trở nên tố hơn, nếu có thể. Tôi nghĩ nó quan trọng. Thực sự vậy. Tôi đang mong Hillary có thể bước chân vào nhà trắng, vì bà ấy đã bỏ nhà đi 4 năm nay rồi. Và tôi nữa, bạn biết đấy." (Cười) "Và khi mọi chuyện không hiệu quả, tôi phải sắp xếp vài thứ, để tôi nói bạn nghe." (Cười) Đó là ông ấy. Ở Vương Quốc Anh chúng ta có Hoàng tử Charles: "Và môi trường rất quan trọng, điều mà chúng ta có thể làm." Vợ tôi chán cái việc mà tôi hay cố đẩy mấy vấn đề khó xử cho cô ấy." (Cười) Ở Nam Phi thì chúng ta có Mandela để truyền cảm hứng. Mandela, con người tuyệt vời. Giờ đây ông đã được vinh danh bởi một bức tượng. Sự vinh danh lớn nhất gần đây nhất của ông ở Anh là một chuyến ghé thăm từ một nhóm ở Ground Force, một chương trình làm vườn. "Này, Nelson, ông thích hệ thống thủy văn thế nào?" "Ahh, nghe tôi này, ngài Titchmarsh." (Cười) "Tôi đã từng bị cầm tù gần 30 năm trên một hòn đảo ở giữa đại dương. Tại sao tôi lại muốn một hệ thống thủy văn quái quỷ?" (Cười) Ngắn gọn: Tôi không chắc lắm về việc kết thúc bài nói này thế nào và rồi hôm qua có người đến với tôi và nói một câu rất hay từ "Japanese Essays on Idleness" nói rằng rất tốt khi có một thứ gì đó chưa hoàn thành. vì nó ở đó để còn dành chỗ phát triển nữa. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Bảo tàng Chân Dung Quốc Gia là nơi góp phần giới thiệu các cuộc đời vĩ đại, những người Mỹ kiệt xuất. Đó là chức năng của nó. Chúng tôi sử dụng nghệ thuật vẽ chân dung để truyển tải các cuộc đời đó, đơn giản vậy. Và tôi sẽ không nói về bức chân dung được vẽ. Mà tôi sẽ nói về 1 chương trình tôi đã bắt đầu ở đó, và theo quan điểm của tôi, đó là điều đáng tự hào nhất từng làm. Tôi bắt đầu lo ngại về sự thực rằng có nhiều người không vẽ tranh chân dung nữa, và họ đều là những người xuất sắc cả, và chúng tôi muốn lưu truyền hình ảnh của họ cho thế hệ tương lai. Vậy, chúng ta phải làm sao? Và tôi đã nảy ra ý tưởng về một loạt tranh tự họa sống động. Chuỗi tranh tự họa sống là ý tưởng mà nói đơn giản là tôi sẽ là 1 cây cọ trong tay những người đáng kinh ngạc đến để tôi phỏng vấn. Thế nên những gì tôi định làm là, không đủ để đưa cho bạn những thành tựu nổi bật nhất của chương trình bằng đưa ra toàn bộ khái niệm về cách bạn đối mặt với mọi người trong tình huống đó, về những gì bạn sẽ cố gắng khám phá về họ, và khi nào thì họ nói, khi nào không và tại sao. Nào, tôi có 2 tiền đề. Một là họ là người Mỹ. Là vì thực chất của Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia, được lập ra để xem xét những cuộc đời Mỹ. Thế thì dễ rồi, nhưng sau đó tôi đã đưa ra quyết định, có thể tùy ý, rằng họ phải là những người trong độ tuổi nhất định, và vì thế khi tôi làm chương trình này, họ toàn người cao tuổi hết rồi. 60,70,80, và 90. Vì những lý do hiển nhiên, với tôi thế không phải là già. Và tại sao tôi lại làm thế? Vì 1 điều, chúng ta có nền văn hóa bị ám ảnh bởi tuổi thanh xuân. Và tôi nghĩ chúng ta cần là 1 chương trình cho người già, để ngồi cạnh chân của những người kiệt xuất, và lắng nghe họ nói. Nhưng phần thứ 2 là, tôi càng già, tôi càng bị thuyết phục điều đó là đúng. Mọi người sẽ nói những điều rất đáng ngạc nhiên khi họ biết câu chuyện hóa ra thế nào. Đó là 1 lợi thế mà người lớn tuổi hơn có. Họ có chút lợi thế nhưng đồng thời có 1 vài bất lợi, nhưng 1 điều họ hay chúng ta có là chúng ta đạt đến một điểm trong cuộc sống chúng ta biết câu chuyện hóa ra thế nào. Nên, chúng ta có thể quay lại cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta có 1 người phỏng vấn hiểu được điều đó, và bắt đầu phản ánh cách chúng ta hiểu. Tất cả các tai nạn gây thương tích hình thành cách kể chuyện cuộc sống mà chúng ta thừa kế. Nên tôi nghĩ, được thôi, nào, bây giờ cần gì để khiến nó có tác dụng? Có nhiều loại phỏng vấn. Chúng ta biết chúng. Có kiểu phỏng vấn báo chí, dùng các câu hỏi có thể đoán trước được. Điều này nhằm chống lại sự kháng lại và thoái thác vốn là 1 phần của người được phỏng vấn. Tiếp đến là phỏng vấn người nổi tiếng, nhưng ai là người đặt câu hỏi thì còn quan trọng hơn ai sẽ trả lời. Đó là Barbara Walters và những người khác giống thế và chúng ta thích vậy. Đó là Frost-Nixon, Frost có vẻ quan trọng bằng Nixon trong quá trình đó. Công bằng vừa đủ. Nhưng tôi muốn những cuộc phỏng vấn khác. Khi nghĩ đến điều này, tôi muốn thấu cảm, để cảm nhận được những gì họ muốn nói và là 1 yếu tố xúc tác để họ tự bộc bạch. Điều này luôn được áp dụng công khai. Đây không phải 1 chương trình lịch sử vấn đáp. Đây là 300 người ngồi dưới chân 1 cá nhân, và nhờ tôi làm cây cọ trong bức chân dung tự họa của họ. Hóa ra tôi khá giỏi về khoản đó. Tôi còn không biết mình làm được thế Và lý do duy nhất giúp tôi biết được là vì 1 cuộc phỏng vấn với Thượng nghị sĩ William Fullbright, và đó là 6 tháng sau khi ông bị đột quỵ. Và ông không xuất hiện trước công chúng từ khi đó. Tuy không phải cơn đột quỵ chết người, nhưng nó ảnh hưởng tới khả năng nói của ông. Và tôi nghĩ đây là cơ hội đáng giá, ông ấy nghĩ nó đáng 1 cơ hội, và thế là chúng tôi lên sân khấu, và chúng tôi nói chuyện khoảng 1 tiếng về cuộc đời ông, và sau đó 1 phụ nữ vội vã gọi tôi, có vẻ quan trọng, cô ấy nói," Anh học nghề bác sĩ ở đâu vậy?" Tôi nói là," Tôi không được đào tạo làm bác sĩ. Tôi chưa bao giờ nói thế cả." Và cô ấy nói," Có 1 điều rất kỳ lạ đang diễn ra. Khi ông ấy bắt đầu 1 câu, cụ thể trong ở phần đầu của cuộc phỏng vấn, và dừng lại, anh đã cho ông ấy từ, 1 cây cầu để đi tới phần kết thúc của câu, và sau đó, ông ấy tự nói ra câu hoàn chỉnh." Tôi đã không biết điều đó, nhưng tôi đã là 1 phần trong quá trình để giúp ông ấy bộc bạch. Nên tôi nghĩ, ổn thôi, tôi có khả năng thấu hiểu ở mức độ nào đó, điều rất quan trọng với loại phỏng vấn này. Nhưng sau đó tôi bắt đầu nghĩ đến những thứ khác. Ai làm được 1 cuộc phỏng vấn tuyệt vời trong hoàn cảnh này? Nó không liên quan gì đến trí tuệ của họ, khả năng tư duy. Một số người trong đó rất thông minh, 1 số thì, bạn biết đấy, những người bình thường không bao giờ tự xưng là người trí thức, nhưng điều đó không bao giờ quan trọng. Mà cái chính là năng lượng của họ. Đó là năng lượng làm nên những cuộc phỏng vấn phi thường và những cuộc đời phi thường. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục về điều đó. Và nó không có gì liên quan tới năng lượng của tuổi trẻ. Đây là những người đã ngoài 90. Thực ra, người đầu tiên tôi phỏng vấn là George Abott, 97 tuổi, và Abott tràn đầy sức mạnh cuộc sống -- Tôi đoán đó là cách tôi nghĩ về nó -- tràn đầy. Và thế là anh ta làm tràn ngập, và chúng tôi có 1 cuộc trò chuyện kỳ thú. Tôi nghĩ đó sẽ là cuộc phỏng vấn căng thẳng nhất mà bất cứ ai từng thử vì ông ấy nổi tiếng là ít lời, vì không bao giờ nói cái gì cả ngoại trừ 1 hay 2 từ. Và, thực ra ông ấy sau đó đã mở lòng -- năng lượng của ông được thể hiện bằng những cách khác. Sau đó ông tái hôn khi 102 tuổi, cho nên trong ông tồn tại rất nhiều sức mạnh cuộc sống. Nhưng sau buổi phỏng vấn, tôi nhận được 1 cuộc gọi, 1 giọng nói rất cộc cằn, từ 1 người phụ nữ, tôi không biết bà ấy là ai cả, và bà ấy nói," Có phải anh đã làm George Abbott nói chuyện?" Và tôi nói," Vâng, đúng rồi." Và bà ấy nói,"Tôi là bạn gái cũ của ông ấy, Maureen Stapleton, và tôi chưa bao giờ làm được điều đó." Sau đó bà ấy bắt tôi cho nghe lại băng và chứng minh ông ấy thực sự có thể nói chuyện. Bạn biết là bạn muốn năng lượng, bạn muốn sức mạnh cuộc sống, nhưng bạn cũng rất muốn họ nghĩ rằng họ có 1 câu chuyện đáng để chia sẻ. Cuộc phỏng vấn tồi tệ nhất mà tôi từng có là với những người khiêm tốn. Đừng bao giờ lên sân khấu với ai đó khiêm tốn bởi vì tất cả những người này được lắp ráp để lắng nghe họ, và họ ngồi đó và nói, "Aw, thật ngại quá, đó chỉ là tình cờ thôi." Chẳng gì có thể bảo đảm mọi người lãng phí hàng tiếng đồng hồ với họ. Cuộc phỏng vấn chán nhất tôi từng làm: William L.Shirer. Nhà báo viết bài " Thăng trầm của Đệ Tam Quốc xã." Người đàn ông này đã gặp Hitler và Gandhi trong vòng 6 tháng, và cứ mỗi lần tôi hỏi ông ấy về chuyện đó, ông toàn nói," Oh, tôi chỉ tình cờ ở đó thôi. Không có gì cả." Cái gì cũng được. Bó tay. Tôi không bao giờ đồng ý phỏng vấn 1 người khiêm tốn. Họ phải nghĩ là họ đã làm được việc gì đó và muốn chia sẻ với bạn. Nhưng rốt cuộc, cái khó là làm thế nào để bạn vượt qua các rào chắn chúng ta có. Tất cả chúng ta là sinh vật thích công khai hoặc thích riêng tư, và nếu bạn có được thứ gì đó từ những người được phỏng vấn, thì đó là hình ảnh công khai của họ, chẳng có ý nghĩa gì trong đó cả. Nó được lập trình trước. Đó là chương trình quảng cáo, và tất cả chúng ta đều có chương trình quảng cáo về cuộc sống của chúng ta. Chúng ta biết những dòng tuyệt vời, những khoảng khắc tuyệt vời, chúng ta biết điều chúng ta sẽ không bao giờ chia sẻ, và điểm mấu chốt là không làm ai bối rối. Đây không phải là -- và một vài người trong các bạn sẽ nhớ những cuộc phỏng vấn cũ của Mike Wallce -- khó khăn, đầy công kích. Chúng có vị trí của mình. Tôi cố gắng khiến họ nói những điều họ có thể muốn nói, thoát khỏi vỏ kén lánh đời, và họ càng có vẻ công khai, thì người hướng ngoại đó càng cố thủ hơn ta tưởng. Và hãy để tôi nói cho các bạn biết ngay lập tức khoảng khác tồi tệ nhất và hay nhất đã diễn ra trong chuỗi phỏng vấn này. Nó phải bóc được lớp vỏ sò mà hầu hết chúng ta đều có, và cả những người nhất định. Có 1 người phụ nữ phi thường tên là Clare Boothe Luce, Nó sẽ được yếu tố quyết định thế hệ của bạn liệu tên bà ấy có ý nghĩa gì nhiều với bạn không. Bà đã cống hiến rất nhiều. Bà là 1 nhà viết kịch. Bà đã viết 1 vở kịch kiệt xuất có tên " Những người phụ nữ ấy." Bà là nghị sĩ trong khi vào thời đó không có nhiều nữ nghị sĩ. Bà là nhà biên tập tác phẩm Hội chợ Phù Hoa (Vanity Fair), và 1 trong những người phụ nữ hiện tượng thời bấy giờ. Và tình cờ, tôi gọi bà là Eleanor Roosevelt của cánh hữu. Bà được ngưỡng mộ ở cánh hữu giống Eleanor Roosevelt được ngưỡng mộ ở cánh tả. Và khi chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn, Tôi đã cũng bà vẽ lên bức chân dung tự họa sống, có 3 vị cựu giám đốc CIA đơn giản ngồi dưới chân bà, chăm chú theo dõi cuộc nói chuyện. Và tôi nghĩ, cuộc phỏng vấn này sẽ dễ dàng, vì tôi luôn nói chuyện trước với những người này khoảng 10 đến 15 phút. chúng tôi không bao giờ nói chuyện trước đó vì nếu làm thế, bạn sẽ không thành công trên sân khấu. Thế là bà ấy và tôi đã có 1 cuộc trò chuyện thú vị. Chúng tôi ở trên sân khấu và sau đó -- thật ngoạn mục. Hôm ấy trông Clare Boothe Luce rất đẹp. Bà mặc 1 chiếc váy dài dạ hội. Bà ấy đã 80 tuổi, vào hôm phỏng vấn, và bà ta ở đây và tôi ở đây, tôi tiến hành đưa ra các câu hỏi. Và bà ấy gây khó khăn cho tôi. Thật không tin nổi. Bất cứ tôi hỏi cái gì, bà đều quanh co và trả lời qua loa, và tôi thì vã mồ hôi trên sân khấu -- bất cứ ai trong thế giới giải trí đều biết chết đứng trên sân khấu là như thế nào. Và tôi sắp chết đến nơi. Bà ấy nhất định không hé mở điều gì. Và tôi bắt đầu tự hỏi chuyện quái quỷ gì đang diễn ra thế này, và bạn suy nghĩ trong khi nói chuyện, tôi đã nghĩ và tôi đã hiểu ra vấn đề. Khi chỉ có chúng tôi, tôi là khán giả của bà ấy. Bây giờ tôi là đối thủ của bà ấy, và phía dưới là khán giả, Vấn đề là thế, bà ấy đang chiến đấu với tôi vì điều đó, thế là tôi hỏi bà 1 câu hỏi -- tôi không biết làm thế nào để thoát khỏi bế tắc đó-- tôi hỏi bà về quãng thời gian làm nhà viết kịch. và theo đúng tinh thần bà luôn giữ, thay vì nói," À vâng, tôi đã từng là nhà viết kịch, blah,blah, blah..." thì bà nói," À, nhà viết kịch. Ai cũng biết tôi từng là nhà viết kịch. Hầu hết mọi người nghĩ tôi là diễn viên. Tôi chưa bao giờ làm diễn viên cả." Nhưng tôi không hỏi cái đó, sau đó bà lặng đi 1 lúc, và nói tiếp," À, có 1 lần tôi từng làm diễn viên. Cho 1 quỹ từ thiện ở Connecticut khi còn làm nghị sĩ" và bà ấy thao thao bất tuyệt," Và sau đó tôi lên sân khấu." Và bà quay sang tôi, nói, " Và anh có biết những diễn viên nam trẻ đó đã làm gì không? Họ diễn vượt xa tôi." Và bà nói ." Vậy anh có biết điều đó là gì không?" tôi thì đang chết dở dưới sự đắc thắng của bà ấy. Và tôi trả lời, " Tôi đang học" (Tiếng cười) Và bà ấy nhìn tôi, như trong 1 cuộc vật tay thành công, và sau đó, bà phát biểu về cuộc đời thực của bà ra sao. Tôi phải kết thúc cuộc phỏng vấn đó ở đây. Nó bày tỏ sự trân trọng của tôi tới Clare Boothe Luce. 1 lần nữa, 1 con người đáng nể. Về mặt chính trị bà không thu hút tôi lắm nhưng thông qua sức sống của bà, tôi rất thích bà ấy. Và cái cách bà ra đi -- bà đang trong giai đoạn cuối của bệnh u não. 1 căn bệnh chết người khủng khiếp mà bạn có thể tưởng tượng, rất ít trong số chúng tôi được mời tới buổi dạ tiêc. Bà đau đớn dữ dội. Chúng tôi đều biết. Bà ở trong phòng của mình. Mọi người đến dự. Người phục vụ chuyển món bánh khai vị. Loại thông thường. Sau đó, cánh cửa mở ra bà bước ra, ăn mặc rất lộng lẫy, cực kỳ chỉnh tề. Hình ảnh công chúng, sắc đẹp, trí tuệ, bà đi xung quanh trò chuyện với từng người ở đó sau đó trở lại phòng và không bao giờ quay lại nữa. Bà muốn kiếm soát khoảng khắc cuối cùng của đời mình, và bà đã thành công. Nào, có những cách khác bạn có thể dùng để khiến ai đó mở lòng. Và đây chỉ là 1 gợi ý tham khảo ngắn gọn. Nó không phải cuộc vật tay này, nhưng nó là 1 điều bất ngờ nho nhỏ cho người liên quan. Tôi phỏng vấn Steve Martin, cách đây không lâu lắm. Chúng tôi ngồi đó. chờ đợi bắt đầu cuộc phỏng vấn, Tôi quay sang ông ấy và nói. "Steve," hoặc " Ngài Martin, Mọi người hay nói tất cả các diễn viên hài đều có tuổi thơ không hạnh phúc. Ngài có thế không?" Và ông ấy nhìn tôi như thể muốn nói, '' Đây là cách anh bắt đầu phỏng vấn, vỗ thẳng mặt?" Và ông ấy phản pháo, không ngốc tí nào, và ông nói, " Vậy tuổi thơ của anh thế nào?" Và tôi nói -- đấy là những cuộc vật tay, nhưng đầy sự quan tâm-- và tôi nói," Bố tôi là người cha luôn thương yêu và ủng hộ cái, điều đó lý giải tại sao tôi không vui tính." (Tiếng cười) Và ông nhìn tôi, sau đó chúng tôi được nghe 1 câu chuyện buồn. Bố của ông mắc chứng khó thở. Và ông là 1 diễn viên hài khác nữa có tuổi thơ bất hạnh, nhưng sau đó chúng tôi chuyển chủ đề và tiếp tục cuộc phỏng vấn. Vậy câu hỏi là: Chìa khóa nào cho phép điều này diễn ra? Đó là những câu hỏi vật tay, nhưng tôi muốn nói với bạn về những câu hỏi liên quan nhiều hơn đến sự thấu hiểu và hay gặp nhất là các câu hỏi mọi người đợi cả đời để được hỏi. Và tôi sẽ chỉ đưa ra 2 ví dụ về điều này do thời gian có hạn. Một là cuộc phỏng vấn với 1 trong những nhà viết tiểu sử kiệt xuất của Mỹ. Các bạn đa phần không biết ông, Dumas Malone. Ông viết 1 cuốn tiểu sử 5 chương về Thomas Jefferson, dành toàn bộ cuộc đời cho Thomas Jefferson, và tôi hỏi ông, " Ông có muốn gặp ông ấy không?" Và ông ấy nói." Tất nhiên rồi, nhưng thực sự, tôi hiểu ông rõ hơn bất cứ ai từng gặp ông, vì tôi đã đọc hết các bức thư của ông." Ông rất hài lòng với mối quan hệ họ đã có suốt hơn 50 năm. Và tôi hỏi ông 1 câu hỏi. " Jefferson đã từng khiến ông thất vọng chưa?" Và đây, người đàn ông này đã từng dành cả cuộc đời khám phá Jefferson và kết nối với ông ấy. Và ông nói," Uhm,..." -- Tôi sẽ nói giọng miền nam, hơi khó nghe. Dumas Malone vốn sinh ra ở vùng Mississippi. Nhưng ông nói,"Uhm," ông nói,"Tôi e là như thế." Ông nói" Tôi đã đọc mọi thứ, và đôi khi ngài Mr. Jefferson đánh bóng sự thật 1 chút." Và một cách đơn giản ông nói đó là người đàn ông mà nói dối nhiều hơn mong muốn ông ta có, vì ông nhìn thấy những bức thư. Ông nói,"Nhưng tôi hiểu điều đó." " Chúng tôi những người miền nam thích 1 bề mặt mượt mà, nên có những lần ông không muốn phải đối mặt." Và ông nói," Bây giờ thì Jonh Adams đã quá thật thà." Và ông bắt đầu nói về chuyện đó, sau đó ông mời tôi đến nhà chơi, và tôi đã gặp vợ ông, người ở bang Massachusetts, và 2 vợ chồng có mối quan hệ giống hệt Thomas Jefferson và Jonh Adams. Bà là người vùng New England, thô ráp, và ông rất lịch thiệp. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất tôi từng hỏi, và hầu như mỗi lần khi tôi nói về nó, mọi người như nín thở vì tôi dám cả gan, hoặc sự độc địa, nhưng xin hứa với các bạn, đó là 1 câu hỏi đúng. Câu hỏi này dành cho Agnes de Mille. Bà là 1 trong những nhà biên đạo múa xuất sắc trong lịch sử Mỹ. Bà biên đạo các điệu múa trong vở " Oklahoma," chuyển thể trong nhà hát Mỹ. Một người phụ nữ đầy kinh ngạc. Khi tôi đề nghị bà rằng -- à, tôi lẽ ra sẽ đề nghị bà, bà ấy thật tài năng -- nhưng đề nghị bà đến phỏng vấn. Bà ấy nói," Hãy đến nhà tôi." Bà ấy sống ở New York. "Hãy đến nhà tôi và chúng ta sẽ nói chuyện trong 15 phút đó, và sau đó chúng tôi quyết định liệu có thực hiên." Và tôi đến nhà vào buổi tối, lang thang đến căn hộ ở New York, và bà ấy gọi tôi, bà đang ở trên giường. Tôi biết bà đã bị 1 trận đột quỵ trước đó khoảng 10 năm. Nên bà phải dành hầu hết cuộc đời trên chiếc giường, nhưng -- tôi muốn nói về sức sống -- mái tóc bà lệch sang 1 bên. Bà không định trang điểm cho dịp này. Bà ngồi đó, xung quanh là sách, và tài sản hay nhất mà bà cảm thấy khi đó là di chúc của bà, luôn để bên mình, Không phải bà thấy bất hạnh về điều này. Bà được thừa hưởng. Bà nói,"Tôi giữ bản di chúc này bên giường, memento mori, và tôi thay đổi nó liên tục vì tôi muốn thế." Và bà ấy thích viễn cảnh của cái chết nhiều như bà yêu cuộc sống. Tôi nghĩ, đây là người tôi phải đưa vào series phỏng vấn này. Bà ấy đồng ý. Bà đến, tất nhiên bằng xe đẩy. 1 nửa có thể bà bị ảnh hưởng, nửa kia thì bình thường. Dĩ nhiên bà có trang điểm cho dịp này, nhưng đây là 1 người phụ nữ bị bệnh năng. Và chúng tôi đã có 1 cuộc trò chuyện, sau đó tôi hỏi bà câu hỏi không tưởng tượng được này. Tôi nói ," Có phải những trở ngại trong cuộc sống của bà là do bà không xinh đẹp không?" Và khán giả chỉ -- bạn biết đấy, luôn về phe người trả lời phỏng vấn, và họ cảm thấy câu hỏi đó như 1 câu xúc phạm, nhưng đây là câu hỏi bà đã muốn có ai đó hỏi trong suốt cuộc đời. Bà bắt đầu nói về tuổi thơ khi bà còn rất xinh xắn, và bà trở thành-- và bà, trong cơ thể yếu ớt này-- bà quay sang khán giả và miêu tả mình, 1 thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc hung đỏ, bước đi nhẹ nhàng... và nà nói," Và đến tuổi dậy thì." Và bà bắt đầu nói về những điều xảy ra với cơ thể và khuôn mặt bà, và cô không còn có thể dựa vào sắc đẹp của mình ra sao, và gia đình cô sau đó đã đối xử với cô như 1 người chị xấu xí so với cô em xinh đẹp được học tất cả các bài múa ba lê. Và cô phải chịu đựng tất cả để sống tốt với cô em gái, và trong giai đoạn đó, bà đã đưa ra nhiều quyết định. Đầu tiên, là điệu múa đó, mặc dù không dành cho bà, nhưng đó là cuộc sống của bà. Và thứ 2, bà nên là nhà biên đạo múa mặc dù bà đã múa được 1 thời gian vì vẻ ngoài của bà không ảnh hưởng gì. Nhưng bà vẫn lo sợ tống khứ sự thật đó ra khỏi cuộc đời. Được thực hiện series này là 1 đặc ân thú vị. Có những giây phút khác như thế, những giây phút yên lặng hiến hoi. Điểm mấu chốt là sự thấu hiểu vì bất cứ ai trong cuộc đời đều đợi ai đó hỏi họ những câu hỏi, để họ có thể đúng với chính mình làm thế nào mà họ trở thành họ bây giờ và tôi gợi ý bạn điều đó, kể cả bạn không dự định thực hiện cuộc phỏng vấn nào. Hãy như thế với bạn của mình đặc biệt là với những người lớn tuổi trong gia đình bạn. Xin cảm ơn. Chào buổi sáng. Tôi ở đây để chia sẻ về 1 thí nghiệm về cách loại bỏ sự đau khổ của con người Nó thật ra là một câu chuyện của Dr. Venkataswamy. Sứ mệnh và thông điệp của ông ấy về Hệ thống chăm sóc mắt Aravind. Tôi nghĩ trước hết chúng ta cần nhận biết bị mù là gì (Nhạc) Khi tôi tìm việc, họ đều nói không, chúng tôi cần người mù để làm gì? Tôi không thể xỏ chỉ hoặc bắt rận trên đầu tôi. Nếu con kiến rơi vào cơm, tôi cũng không thể thấy nó. Bị mù đã là ảnh hưởng lớn đối với họ, nhưng tôi nghĩ nó cũng tước đi công việc, lòng tự trọng sự độc lập và địa vị trong gia đình của họ Cô ấy chỉ là một trong số hàng triệu người mù Điều đáng nói là họ không đáng bị vậy. Một tiểu phẫu chứng minh có thể khôi phục thị lực cho hàng triệu người thậm chí đơn giản hơn, dùng kính, nó giúp họ rõ hơn. Nếu chúng ta thêm họ vào những người đang ở đây thì ai sẽ làm việc hiệu quả hơn vì họ đã có mắt kính khi đó gần như 1 trong 5 người Ấn Độ sẽ cần chăm sóc mắt 1 con số gây kinh ngạc- 200 triệu người Ngày nay, chúng ta thậm chí không chạm đến 10% con số đó Đây chính là lý do mà Aravind được thành lập khoảng 30 năm trước như là 1 dự án sau khi nghỉ hưu của Dr.V Ông ấy khởi đầu với 0 đồng Ông ta phải thế chấp tài sản tiết kiệm cả đời để vay mượn ngân hàng. Và qua thời gian, chúng tôi đã phát triển thành 1 hệ thống 5 bệnh viện, chủ yếu ở bang Tamil Nadu và Puducherry, và sau đó chúng tôi thêm 1 số trung tâm hỗ trợ thị giác như là mô hình trục bánh xe. Và gần đây, chúng tôi bắt đầu tiếp quản nhiều bệnh viện ở những khu vực khác nhau trong cả nước và cũng lập nên nhiều bệnh viện như vậy ở 1 số nơi trên thế giới. 3 thập kỉ gần đây chúng tôi đã trải qua khoảng 3.5 triệu ca phẫu thuật, đại đa số là cho những người nghèo. Giờ đây, chúng tôi thực hiện khoảng 300,000 ca/ năm 1 ngày bình thường ở Aravind, chúng tôi sẽ phẫu thuật khoảng 1000 ca, tiếp nhận hơn 6000 bệnh nhân, chia thành các nhóm nhỏ để đến khám, đưa bệnh nhân về trung tâm, nhiều cuộc tư vấn y tế từ xa, và, trên hết, thực hiện các khoá huấn luyện, cho cả bác sĩ và kĩ thuật viên, những nhân viên tương lai của Aravind. Vì phải làm những công việc đó mỗi ngày, và phải làm cho thật tốt, cần rất nhiều tâm huyết và làm việc chăm chỉ. Và tôi nghĩ nó trở nên khả thi là nhờ những viên gạch đầu tiên mà Dr.V đã xây nên, 1 hệ thống giá trị, 1 quá trình làm việc hiệu quả và thúc đẩy văn hóa đổi mới. (Nhạc) Dr.V: Tôi đã từng ngồi nói chuyện với 1 người dân làng, và đột nhiên bạn có cảm giác như đang tiếp xúc với tâm hồn của ông ấy bạn với ông ấy dường như là 1. Đây là 1 tâm hồn với niềm tin tuyệt đối. Bác sĩ, bất kể ông nói gì, tôi đều chấp nhận. Với 1 niềm tin tuyệt đối vào bạn thì bạn phải đáp lại nó. đây là người phụ nữ đặt niềm tin vào tôi, tôi phải làm hết sức vì bà ấy. Khi chúng ta lớn lên trong ý thức tâm linh, chúng ta nhận ra chúng ta liên kết với mọi thứ trên thế giới, vì vậy không có sự lợi dụng Chúng ta đang giúp chính mình. Chúng ta đang chữa trị cho chính mình. (Vỗ tay) Điều này giúp chúng tôi xây dựng được 1 tổ chức rất nhân đạo và lấy bệnh nhân làm gốc và các hệ thống hỗ trợ nó. Nhưng trên thực tế, bạn cũng phải mang lại những dịch vụ hiệu quả, và, dù nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nguồn cảm hứng lấy từ McDonald's Dr.V: Bạn thấy đấy, ý tưởng của McDonald rất đơn giản Họ cảm thấy họ có thể đào tạo mọi người trên thế giới, bất kể tôn giáo, văn hóa, tất cả những thứ khác để sản xuất sản phẩm theo cùng 1 cách và phục vụ cùng 1 kiểu ở hàng trăm nơi. Larry Brilliant: Anh ấy cứ nói về McDonalds và những cái hamburger, và chúng tôi thì không hiểu ý của ông ấy. Ông ấy muốn nhượng quyền kinh doanh, 1 hệ thống dịch vụ về mắt với hiệu quả như McDonald's Dr.V: Giả sử tôi có thể tạo ra dịch vụ chăm sóc mắt, kỹ thuật. phương pháp, tất cả cùng 1 cách, và khiến nó xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Vấn đề về mù lòa sẽ không còn nữa. TR: Nếu bạn suy nghĩ về điều đó, tôi nghĩ nhãn cầu của mọi người đều như nhau, dù là người Mỹ hay người Châu Phi thì vấn đề và cách chữa trị đều như nhau. Tuy nhiên, tại sao lại có sự khác nhau giữa chất lượng và dịch vụ, và đó là những quy tắc cơ bản mà chúng tôi theo đuổi khi chúng tôi thiết kế hệ thống dịch vụ. Và, tất nhiên, thách thức lớn ở đây là, chúng ta đang nói đến hàng triệu người, nhưng có rất ít nguồn lực để thực hiện nó, và sau đó là vấn đề cung ứng và khả năng chi trả Vì vậy, chúng tôi phải không ngừng đổi mới. và 1 trong những ý tưởng đầu tiên, thứ vẫn đang được tiếp tục là tạo ra quyền sở hữu cho cộng đồng đối với vấn đề, rồi tiếp cận họ với tư cách là cộng sự, và đây là 1 trường hợp. Đây là 1 cơ sở cộng đồng được tổ chức bởi chính cộng đồng đó, nơi mà họ tìm thấy địa điểm, sắp xếp tình nguyện viên, và sau đó chúng tôi đến và làm việc. Bạn biết đấy, kiểm tra thị lực, và các bác sĩ sẽ cho họ biết vấn đề là gì và quyết định xem những xét nghiệm nào cần tiến hành, rồi được thực hiện bởi các kĩ thuật viên những người kiểm tra mắt kính, hoặc kiểm tra bệnh tăng nhãn áp . Với tất cả kết quả đó, bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán cuối cùng, và kê đơn, và nếu họ cần phải đeo kính thì nó có sẵn ở ngay khu vực trại thường là dưới 1 cái cây. Tuy nhiên, người dân được chọn gọng kính theo sở thích của họ, và điều đó thì quan trọng vì tôi nghĩ mắt kính, ngoài việc hỗ trợ thị lực, nó còn là xu hướng thời trang, và họ sẵn sàng chi trả. Họ lấy nó trong vòng 20 phút và đối với ai cần phẫu thuật, họ đều được tư vấn, và sẽ có xe buýt chờ họ, để chở đến bệnh viện cơ sở. Và nếu nó không nhờ kiểu vận chuyển và hỗ trợ này, nhiều người có lẽ không bao giờ được hưởng những dịch vụ này, và chắc chắn không có vào lúc họ cần. Họ được phẫu thuật vào ngày hôm sau, sau đó họ sẽ ở lại từ 1 đến 2 ngày, rồi được đưa trở lại xe buýt để trở về nhà, nơi gia đình và người thân đang chờ. (Vỗ tay) Điều này diễn ra hàng ngàn lần mỗi năm. Nó nghe có vẻ ấn tượng vì đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân, 1 quy trình rất hiệu quả, nhưng suy xét lại, chúng tôi có đang giải quyết được vấn đề? Chúng tôi đã làm thí nghiệm bố trí khoa học và, với sự thất vọng, chúng tôi nhận ra rằng mình chỉ đạt được 7% những người cần nó, và chúng tôi không thể giải quyết hoàn toàn những vấn đề lớn. Vì vậy, chúng tôi phải tạo sự khác biệt, chúng tôi thành lập các trung tâm chăm sóc mắt . Chúng là các văn phòng không cần đến giấy với các bản báo cáo y học hoàn toàn bằng điện tử và v.v... Chúng chứa đựng tất cả các bài kiểm tra mắt. Chúng tôi đổi máy quay kỹ thuật số đơn giản thành thiết bị đo võng mạc, và sau đó mỗi bệnh nhân sẽ nhận tư vấn từ xa từ bác sĩ. Nó thực sự hiệu quả, chỉ trong năm đầu tiên, chúng tôi đã phục vụ được 40% thị trường, nghĩa là hơn 50,000 người Và năm thứ hai con số này tăng lên 75%. Nên tôi nghĩ chúng tôi có 1 quy trình mà chúng tôi thực sự chiếm toàn bộ thị trường và tiếp cận tất cả những người cần nó, và trong quá trình này sử dụng công nghệ, để bảo đảm rằng hầu hết mọi người không cần phải đến bệnh viện cơ sở. Và họ sẽ phải trả bao nhiêu cho nó? Chúng tôi cố định giá, xem xét họ sẽ tiết kiệm bao nhiêu tiền buýt để vào thành phố, vì vậy, họ trả khoảng 20 rupees, và nó đủ cho 3 lần tư vấn. (Vỗ tay) Một thách thức khác là, bạn mang đến công nghệ cao hoặc cách chữa trị và chăm sóc tiên tiến như thế nào? Chúng tôi thiết kế 1 chiếc xe tải với trạm thông tin mặt đất cỡ nhỏ, giúp gửi hình ảnh của bệnh nhân đến bệnh viện cơ sở nơi mà nó được chuẩn đoán, và trong khi họ chờ đợi, bản báo cáo sẽ được gửi về, nó được in ra và bệnh nhân sẽ lấy nó, rồi được tư vấn họ nên làm gì Ý tôi là, đi gặp bác sĩ hay là đi tái khám sau 6 tháng, và điều này xảy ra như là 1 cách khắc phục khả năng công nghệ Điều này ảnh hưởng quan trọng đến phát triển thị trường, bởi vì nó không phải tập trung vào khách hàng mà bởi giúp được những người chưa từng được giúp, Chúng tôi có thể phát triển thị trường mạnh mẽ. 1 khía cạnh khác là làm sao giải quyết 1 cách hiệu quả khi bạn có rất ít bác sĩ chuyên khoa mắt? Vì thế video này là những gì mà 1 cuộc phẫu thuật diễn ra, và bạn thấy ở bên cạnh, một bệnh nhân khác đang chờ. Nên ngay khi họ hoàn thành cuộc phẫu thuật, họ chỉ chuyển kính hiển vi qua người bên cạnh, những cái bàn được đặt để khoảng cách vừa đúng, và chúng tôi phải làm nó vì bằng quá trình này, chúng tôi có thể tăng năng suất phẫu thuật lên 4 lần. Và để hỗ trợ cho ca phẫu thuật, chúng tôi cần 1 lực lượng lao động nhất định Chúng tôi tuyển các cô gái trong làng và họ thực sự đã trở thành xương sống cho tổ chức này. Họ làm hầu hết các công việc hằng ngày đòi hỏi kĩ năng. Họ làm từng việc một và họ làm rất tốt. Vì thế chúng tôi làm việc với năng suất rất cao, rất chất lượng với chi phí rất rẻ. Vì vậy, kết hợp mọi thứ lại, điều thực sự diễn ra là năng suất của nhân viên chúng tôi thì cao đáng kể hơn bất kì ai. (Vỗ tay) Đây là 1 bảng báo cáo chi tiết, những thứ đang được truyền tải đó là, khi nói đến chất lượng, chúng tôi sử dụng những hệ thống đảm bảo chất lượng cao. Vì thế, sự biến chứng thấp hơn những điều được báo cáo ở Anh, và bạn sẽ không thấy những con số này thường xuyên. (Vỗ tay) Và phần cuối cùng của vấn đề này là, làm sao bạn có đủ tài chính để làm tất cả công việc này, đặc biệt khi người dân không thể chi trả nó? Vì vậy những gì chúng tôi làm là, chúng tôi cho miễn phí rất nhiều, và sau đó ai sẽ trả, ý tôi là, họ trả theo tỉ giá thị trường, không thêm và thường là ít hơn. Và chúng tôi được hỗ trợ bởi sự sai lệch thị trường Tôi nghĩ đó là vị cứu tinh, thậm chí đến bây giờ. Và tất nhiên, mỗi người cần có quan niệm muốn cho đi những thứ mà bạn có thừa. Kết quả là, qua nhiều năm, chi tiêu đã tăng với khối lượng. Doanh thu tăng cao hơn, giúp lợi nhuận của chúng tôi tốt hơn trong khi bạn phải chữa miễn phí cho 1 số lượng lớn bệnh nhân Tôi nghĩ trong điều kiện tuyệt đối, năm rồi chúng tôi kiếm được khoảng hơn 20 triệu đô-la, chi trả khoảng 13 triệu chiếm hơn 40% thu nhập trước thuế, lãi và khấu hao. (Vỗ tay) Nhưng nó thực sự nhiều hơn điều mà chúng tôi làm, hoặc điều chúng tôi đã làm, nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề về mù lòa. Và chúng tôi đã làm vài điều khác thường. Chúng tôi tự tạo cạnh tranh cho chính mình, và chúng tôi khiến cho việc chăm sóc mắt trong khả năng chi trả bằng cách tạo sản phẩm chi phí thấp Chúng tôi làm việc chủ động và có hệ thống tăng cường các buổi luyện tập ở nhiều bệnh viện ở Ấn Độ, ở các trung tâm của chúng tôi sau đó là các nơi trên thế giới. Sự ảnh hưởng của nó ở các bệnh viện này, trong năm thứ hai sau tư vấn của chúng tôi, đã tăng gấp đôi hiệu quả và cũng như phục hồi tài chính. Một điều nữa là làm sao để giải quyết sự tăng giá của công nghệ? Đã từng có thời điểm chúng tôi thất bại trong việc đàm phán giá [kính nội nhãn] ở mức giá phù hợp, vì vậy chúng tôi thành lập đơn vị sản xuất Sau đó, qua một thời gian, chúng tôi đã có thể giảm đáng kể các chi phí chỉ còn khoảng 2% so với lúc chúng tôi mới bắt đầu. Giờ đây, chúng tôi tin rằng chúng tôi nắm giữ khoảng 7% thị trường toàn cầu và chúng được sử dụng ở khoảng hơn 120 quốc gia Tóm lại, ý tôi là, những gì chúng tôi làm, liệu nó có mở rộng hơn nữa, hay chỉ là ở Ấn Độ hay là các nước đang phát triển? Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu ở Anh và Aravind. Điều được biểu thị là chúng tôi làm khoảng 60% những gì mà Anh làm được, gần nửa triệu ca phẫu thuật trên cả nước. còn chúng tôi được khoảng 300,000 ca. Và chúng tôi đào tạo được gần 50 bác sĩ khoa mắt so với số lượng 70 của họ, so về chất lượng, cả về đào tạo và chăm sóc bệnh nhân. Vì thế chúng tôi thực sự tương đồng nhau. Còn nếu xem xét về chi phí. (Cười) (Vỗ tay) Vì vậy, tôi nghĩ là thật đơn giản để nói vì nước Anh không phải Ấn Độ nên mới có sự khác biệt. Tôi nghĩ nó có nhiều hơn thế. Ý tôi là ta nên nhìn vào những mặt khác nữa Có thể sẽ có -- một giải pháp cho chi phí trong sản xuất có thể ở hiệu quả, ở qui trình khám bệnh, hoặc ở giá cả của sản phẩm, hoặc sự chỉnh đốn, hoặc y khoa phòng thủ. Vì thế, tôi nghĩ giải mã điều này có thể mang lại câu trả lời cho nhiều nước phát triển bao gồm Mỹ và có thể tỉ lệ ủng hộ Obama có thể lại tăng. (Cười) 1 cái nhìn sâu sắc, mà, 1 lần nữa, tôi muốn đề cập trong điều kiện nơi mà vấn đề rất lớn, là xuyên qua các tầng lớp kinh tế nơi mà chúng tôi có 1 giải pháp tốt tôi nghĩ quá trình mà tôi diễn tả, bạn biết đấy, năng suất, chất lượng, tập trung chăm sóc bệnh nhân, có thể đem lại kết quả, và có nhiều thứ hợp với mô hình này. Có thể kể đến nha khoa, máy trợ thính, sản khoa v.v.. mô hình này có thể áp dụng nhiều lĩnh vực, nhưng tôi nghĩ có lẽ 1trong những thử thách là khía cạnh con người. Bây giờ, làm sao để khơi dậy lòng trắc ẩn? làm sao để những người đang gặp vấn đề, muốn thay đổi nó? Có vài vấn đề còn khó hơn. Và tôi chắc rằng mọi người ở đây có lẽ sẽ tìm được giải pháp. Vậy, tôi sẽ dừng cuộc nói chuyện bằng ý nghĩ và thử thách anh Dr V: Khi chúng ta lớn lên trong ý thức tâm linh, chúng ta nhận ra chúng ta liên kết với mọi thứ trên thế giới, vì vậy không có sự lợi dụng. Chúng ta đang giúp chính mình. Chúng ta đang chữa trị cho chính mình. TR: Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Tôi thường được hỏi, điều gì làm ông bất ngờ về cuốn sách? Và tôi nói rằng tôi đã phải viết nó. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng, không phải trong giấc mơ hoang dại nhất -- Tôi thậm chí chẳng cho rằng mình sẽ là một tác giả. Và người ta thường hỏi tôi rằng, tại sao ông cho rằng có nhiều người đã đọc cuốn sách này? Nó vẫn bán được khoảng 1 triệu bản một tháng. Và tôi nghĩ rằng, đó là bởi vì sự trống rỗng tinh thần là một đại dịch của thế giới. Tôi nghĩ, ở một số phạm trù, chúng ta kê đầu lên gối và cứ như vậy, "Có một điều còn cao hơn cả cuộc sống" Sáng dậy, đi làm, về nhà và xem TV, lên giường ngủ, sáng dậy, đi làm, về nhà, xem TV, lên giường ngủ, tham dự các bữa tiệc vào cuối tuần. Rất nhiều người nói rằng, “Tôi đang sống.” Không, bạn không sống – chỉ là đang tồn tại. Chỉ là đang tồn tại thôi. Tôi thực sự cho rằng có một kỳ vọng sâu bên trong. Tôi tin vào điều Chúa đã nói. Tôi tin rằng bạn không phải là một sự tình cờ. Bố mẹ bạn có thể đã không lên kế hoạch để có bạn nhưng tôi tin rằng Chúa có. Tôi cho rằng có những người cha mẹ tình cờ; chẳng có gì phải nghi ngờ về điều đó. Tôi không cho rằng có những đứa trẻ tình cờ. Và tôi cho rằng bạn quan trọng. Bạn quan trọng với Chúa. Bạn quan trọng với lịch sử. Bạn quan trọng với thế giới. Và tôi cho rằng sự khác biệt giữa điều mà tôi gọi là mức độ tồn tại, mức độ thành công, mức độ quan trọng của cuộc sống chính là, bạn có tìm ra được, "tôi xuất hiện trên Trái Đất này để làm cái gì?" Tôi gặp rất nhiều người thông minh, họ nói, “Nhưng tại sao tôi không thể xử lý những vấn đề của mình?” Và tôi gặp rất nhiều người thành công, họ nói, “Tại sao tôi không cảm thấy đầy đủ hơn? Tại sao tôi cảm thấy như một sự giả dối? Tại sao tôi cảm thấy như đang giả vờ rằng mình thực sự còn giỏi hơn thế này nữa? Tôi nghĩ điều đó dẫn đến vấn đề của tính ý nghĩa, quan trọng, mục đích. Tôi nghĩ nó dẫn đến vấn đề: Tại sao tôi ở đây? Tôi ở đây làm gì? Tôi sẽ đi đâu? Đây không phải là những vấn đề tôn giáo -- Chúng là những vấn đề con người. Tôi muốn nói với Michael trước khi anh nói rằng tôi thực sự đánh giá cao điều anh làm, vì nó làm cho cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn nhiều. Là một mục sư, tôi gặp rất nhiều điều không ra gì. Và tôi đã học được rằng, những điều không ra gì có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tôn giáo không có sự độc tôn trong đó nhưng có rất nhiều điều không hay ở tôn giáo. Có những điều không hay ở thế tục, sự thông minh, sự không ra gì. Có những người – Một quý cô đến gặp tôi vào một ngày, kèm với một tờ giấy trắng – Michael, ông sẽ như thế này đây -- và cô nói, “Ông nhìn thấy điều gì bên trong?” Nên tôi nhìn và nói, “Ồ, tôi chẳng nhìn thấy gì hết” Và cô tiếp, “Vâng, tôi nhìn thấy Chúa,” cô khóc và rời đi. Tôi ổn, ông biết đấy. Ổn. Uh Tốt cho ông. ( Tiếng cười) Khi cuốn sách trở thành cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới trong 3 năm gần đây, tôi đã có một cuộc khủng hoảng nho nhỏ. Và đó là: Mục đích của việc này là gì? Vì nó mang đến một lượng tiền khổng lồ. Khi bạn viết cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới, đó là hàng tấn, hàng tấn tiền -- và nó mang đến rất nhiều sự quan tâm chú ý, chẳng có điều nào là điều mà tôi muốn cả. Khi bắt đầu với Nhà thờ Saddleback, ở tuổi 25. Tôi bắt đầu viết nó cùng với một gia đình khác vào năm 1980. Và tôi quyết định rằng, mình sẽ chẳng bao giờ lên TV đâu, vì tôi không muốn trở thành người nổi tiếng, Tôi không muốn giống như một câu trích dẫn, "Nhà truyền giáo, lan truyền Đạo Thiên chúa"-- đó không phải thứ dành cho tôi. Và đột nhiên, nó đưa đến rất nhiều tiền, rất nhiều sự quan tâm chú ý. Tôi không cho rằng – Đây là tầm nhìn thế giới, và tôi nói với các bạn rằng, mọi người đều có tầm nhìn thế giới. Con người ta đánh cược cuộc đời họ vào một số thứ. Bạn đánh cược cuộc đời mình vào một số thứ -- Tốt hơn là bạn biết tại sao bạn lại đánh cược cái mà bạn đang đánh cược vào. Thế nên, con người ta đánh cược cuộc sống của họ vào một số thứ, và khi tôi, bạn biết đấy, làm một cuộc đánh cược, tôi đã phải tin rằng Chúa là người mà ông ấy nói chính là ông ấy. Nhưng mọi người đều có -- và tôi tin rằng trong một xã hội đa nguyên-- mọi người đều đánh cược vào một số điều gì đấy. Và khi tôi bắt đầu với nhà thờ, bạn biết đây, tôi đã chẳng có một kế hoạch để làm điều gì hết. Và tiếp sau, khi viết cuốn sách này, và đột nhiên, nó thăng thiên, thế nên tôi bắt đầu hỏi, bây giờ, mục đích của điều này là gì? Vì như tôi đã nói, tôi không cho rằng bạn được cho tiền hay là sự nổi tiếng cho cái tôi của bạn. Chỉ là tôi không tin vào điều đó. Và khi bạn viết cuốn sách mà câu đầu tiên của cuốn sách là “Không phải về bạn đâu”. Tiếp đó, khi đột nhiên nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử, các bạn phải tìm ra, vâng, tôi đoán đó không phải là về tôi. Đó là loại không có suy nghĩ. Thế, nó để làm gì? Và tôi bắt đầu suy nghĩ về cái mà tôi gọi là " quản lý giàu có" và "quản lý ảnh hưởng". Nên tôi tin rằng, về cơ bản, lãnh đạo là quản lý. Rằng nếu bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ một lãnh vực nào -- trong kinh doanh, chính trị, thể thao, nghệ thuật, học thuật, trong bất cứ lĩnh vực nào -- bạn không sở hữu nó; bạn là người quản lý nó. Ví dụ, đó là tại sao tôi tin vào việc bảo vệ môi trường. Đây không phải là hành tinh của tôi. Nó chẳng phải của tôi trước khi tôi được sinh ra. Nó cũng chẳng trở thành của tôi sau khi tôi chết đi. Tôi chỉ ở đây trong 80 năm và tiếp sau vậy đấy. Tôi đã tranh cãi vào một ngày trong một buổi nói chuyện, và một anh chàng đã thách thức tôi, “Một ông mục sư thì làm gì về bảo vệ môi trường?” Và tôi đã hỏi anh ta, tôi nói: “Vâng, cậu có tin rằng con người chịu trách nhiệm làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau không?" Cậu có tin rằng chúng ta có khả năng quản lý ở đây, để hoạt động một cách nghiêm túc về môi trường?" Và anh ta nói: “Không” Tôi trả lời, “Ồ, cậu không tin ư? “Hãy để tôi làm rõ lại nhé” Cậu có tin rằng con người – Tôi không nói về tôn giáo – cậu có tin rằng với tư cách là con người, trách nhiệm của chúng ta là quan tâm đến hành tinh và làm cho nó trở nên tốt hơn cho thế hệ mai sau không?” Và cậu ta nói, “Không. Chẳng hơn gì những loài vật khác đâu.” Khi thốt lên “Loài”, cậu ấy đã để lộ ra tầm nhìn của mình. “Trách nhiệm của tôi đối với việc quan tâm đến cái môi trường này thì cũng chẳng hơn gì một con vịt” Vâng, tôi biết là rất nhiều lần chúng ta hành động như những chú vịt, nhưng cậu không phải là vịt. Không phải là vịt đâu. Và cậu có trách nhiệm – đó là tầm nhìn của tôi. Và nên, cậu cần hiểu tầm nhìn của cậu là gì. Vấn đề là hầu hết mọi người chẳng bao giờ thực sự nghĩ thông suốt. Họ chẳng bao giờ thực sự hệ thống hóa, tiêu chuẩn hóa hay lượng hóa nó, Và nói rằng, “Đây là cái mà tôi tin tưởng”. Đây là điều mà tại sao tôi tin vào điều mà tôi tin”. Cá nhân tôi không đủ đức tin để làm một kẻ vô thần. Nhưng bạn có thể, có thể đấy. Tầm nhìn của bạn, qua đó, quyết định mọi thứ trong cuộc đời mình, Vì nó quyết định những quyết định của bạn; nó quyết định các mối quan hệ của bạn; mức độ tự tin của bạn. Nó thực sự, quyết định, mọi thứ trong cuộc đời bạn. Cái mà chúng ta tin vào, rõ ràng -- và bạn biết điều này – quyết định hành vi của chúng ta, và hành vi của chúng ta quyết định chúng ta sẽ trở thành gì trong cuộc sống. Nên tiền bắt đầu đổ vào, và sự nổi tiếng bắt đầu đổ vào, và tôi, làm gì với chúng đây? Ban đầu vợ chồng tôi đưa ra 5 quyết định với số tiền có được. Chúng tôi nói, “Đầu tiên, chúng ta sẽ không sử dụng nó cho bản thân” Tôi đã không ra ngoài và tậu một căn nhà to hơn. Tôi không sở hữu một cái nhà khách. Tôi vẫn lái chiếc xe Ford đã dùng được 4 năm nay. Chúng tôi chỉ nói rằng, chúng tôi sẽ không sử dụng chúng cho mình. Điều thứ 2 là, tôi ngừng nhận lương từ nhà thờ, nơi mà tôi làm linh mục. Điều thứ 3 là, tôi thêm vào khoản tiền mà nhà thờ đã trả cho tôi 25 năm qua, và tôi trả chúng lại. Và tôi đã trả lại vì tôi không muốn một ai nghĩ rằng tôi làm điều đó vì tiền – Tôi không muốn thế. Thực tế, về mặt cá nhân, tôi chưa bao giờ gặp một mục sư hay linh mục hay là một vị bộ trưởng, người làm điều này vì tiền. Tôi hiểu đó là một sự rập khuôn. Tôi chưa bao giờ gặp ai trong số họ. Tin tôi đi, có rất nhiều cách dễ dàng hơn để kiếm tiền. Những mục sư giống như những người làm việc 24 giờ. Họ giống như những vị bác sỹ. Hôm nay, tôi đã rời đi khá muộn. Tôi đã hy vọng mình ở đây ngày hôm qua, vì cha ruột tôi đang ở trong những giây phút cuối của cuộc đời, có lẽ, là 48 giờ trước khi ông mất vì bệnh ung thư. Và tôi đang theo dõi một con người mà đã sống một cuộc đời – bây giờ ở tuổi trung 80 – và ông ấy đã ra đi trong yên bình. Bạn biết đây, bài kiểm tra về tầm nhìn không phải là về việc bạn hành xử như thế nào trong những lúc tốt đẹp. Mà đó là về bạn hành xử như thế nào ở đám tang. Qua hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn đám tang, điều đó làm nên sự khác biệt. Làm nên sự khác biệt về điều mà bạn tin tưởng. Nên, chúng tôi gửi lại hết, và tiếp đó chúng tôi đã lập nên 3 quỹ hỗ trợ, hoạt động liên quan đến một số vấn đề quan trọng của thế giới: nạn mù chữ, nghèo đói, các đại dịch bệnh – đặc biệt như HIV/AIDS – lập nên 3 quỹ hỗ trợ, và chuyển tiền vào đó. Điều cuối cùng chúng tôi làm là trở thành cái mà tôi gọi là " người hoàn trả" Và chính vậy, khi vợ chồng tôi kết hôn cách đây 30 năm, Chúng tôi bắt đầu chia bớt đi Giờ, đó là một nguyên tắc trong Kinh thánh mà cho biết, dùng 10% cái mà bạn có để ủng hộ từ thiện, hãy cho nó đi để giúp đỡ người khác. Nên, chúng tôi bắt đầu làm điều đó, mỗi năm tăng phần chia sẻ thêm 1 phần trăm. Thế nên, năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân, chúng tôi đã đạt được 11%, năm thứ 2 là 12%, và năm thứ 3 là 13%, và cứ thế, cứ thế, cứ thế. Tại sao tôi làm điều đó? Vì mỗi lần tôi cho đi, nó phá bỏ cái chủ nghĩa “nhận” trong cuộc đời tôi. Chủ nghĩa nhận là việc nhận – nhận, nhận, nhận, nhận tất cả các thứ bạn có thể nhận, bỏ đi những thứ bạn có, ngồi trên cái thùng và làm hỏng những thứ còn lại. Tất cả chỉ là về việc có nhiều, nhiều hơn nữa. Và chúng ta nghĩ rằng cuộc sống tốt đẹp trông thì thực sự tốt đấy -- Đó là điều quan trọng nhất trong tất cả – diện mạo tốt, cảm xúc tốt và có được những điều tốt. Nhưng đó không phải là một cuộc sống tốt đẹp. Tôi đã nhiều lần gặp gỡ những người có được những điều đó, và họ không hạnh phúc. Nếu tiền thực sự làm bạn hạnh phúc, Tiếp đó, những người giàu nhất trên thế giới có thể trở nên hạnh phúc nhất. Và đó là cái tôi biết, về mặt cá nhân, tôi biết, là không đúng. Chỉ là không đúng mà thôi. Thế nên, cuộc sống tốt đẹp không phải là về diện mạo đẹp, cảm xúc tốt hay có được những điều tốt. Đó là về việc trở nên tốt đẹp và làm những điều tốt đẹp. Cho đi cuộc sống của bạn. Ý nghĩa của cuộc sống không xuất phát từ vị thế, Vì bạn luôn có thể tìm thấy một ai đấy có vị thế cao hơn mình. Nó không xuất phát từ quan hệ tình dục. Nó không xuất phát từ tiền lương. Nó xuất phát từ việc phục vụ. Nó là cho đi cuộc sống của chúng ta vào cái mà ta tìm thấy ý nghĩa, chúng ta tìm được ý nghĩa. Đó là cách mà chúng ta được dẫn truyền. Tôi tin thế, bởi Chúa. Vậy nên chúng tôi bắt đầu cho đi, và bây giờ, sau 30 năm, vợ chồng tôi là những người hoàn trả Chúng tôi cho đi 90 phần trăm và sống dựa trên 10%. Điều đó, thực sự, là phần dễ dàng. Phần khó khăn là, tôi phải làm gì với tất cả mọi sự chú ý đây? Vì tôi bắt đầu nhận được rất nhiều lời mời. Tôi tham dự một tour nói chuyện khoảng gần 1 tháng trên 3 lục địa khác nhau, và tôi sẽ không đi sâu vào đó, nhưng đó là một điều tuyệt vời. Và tôi làm, tôi làm gì với cái danh tiếng mà cuốn sách đem lại? Là một mục sư, tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh. Có một chương trong Kinh Thánh, gọi là Thánh Vịnh 72, Và đó là lời cầu nguyện của Solomon để có được nhiều ảnh hưởng hơn nữa. Khi bạn đọc lời cầu nguyện này, nó giống như là một sự ích kỷ, tự coi mình là trung tâm. Nó giống như, ông ấy nói, “Chúa, tôi muốn Người làm con nổi tiếng.” Đó là điều mà ông ấy nguyện cầu. “Con muốn người làm con nổi tiếng. Con muốn người lan rộng sự nổi tiếng của con qua mọi vùng miền. Con muốn người cho con sức mạnh. Con muốn người làm con nổi tiếng. Con muốn người cho con sức ảnh hưởng.” Và nó giống như là lời đề nghị kiêu ngạo mà bạn có thể làm khi cầu nguyện. Cho đến khi bạn đọc hết toàn bộ bài thánh vịnh, toàn bộ chương. Và tiếp đó ông ấy nói, “Đó là Nhà Vua” -- ông là Vua của Israel tại thời điểm đó, tại đỉnh cao của quyền lực -- ' để mà đức vua có thể quan tâm đến những góa phụ và trẻ mồ côi, hỗ trợ những kẻ chán nản, bảo vệ người thân cô thế yếu, người bệnh tật, hỗ trợ người nghèo, phát ngôn cho những người nước ngoài, những tù nhân." Về cơ bản, ông ấy nói về tất cả những sự sát nhập trong xã hội. Và như điều mà tôi đã đọc, tôi quan sát và nghĩ, bạn biết đấy, cái mà điều này muốn nói đó là mục đích của sức ảnh hưởng X chính là để lên tiếng thay cho những người không có sức ảnh hưởng. Mục đích của ảnh hưởng không phải là để xây dựng cái tôi của bạn,, hay giá trị của bạn. Và, nhân tiện, giá trị thực của bạn không phải là điều tương tự như giá trị của bạn. Giá trị của bạn không dựa trên những thứ giá trị mà bạn sở hữu; Nó dựa trên một tổng thể những điều khác biệt. Và nên mục đích của sự ảnh hưởng chính là lên tiếng cho những người không có khả năng làm được như vậy. Và tôi phải thừa nhận, tôi không thể nghĩ được lần cuối cùng mình nghĩ về những người góa phụ và trẻ mồ côi. Họ không ở trong vùng kiểm soát của tôi. Tôi, mục sư của một nhà thờ ở một trong những vùng giàu có nhất của nước Mỹ -- những cộng đồng khép kín. Tôi có một nhà thờ với đầy đủ các CEO và các nhà khoa học. Và tôi có thể đi tiếp 5 năm nữa và không bao giờ, còn phải nhìn thấy người vô gia cư. Chỉ là họ không hiện diện trên con đường tôi đi. Giờ đây, họ ở cách đây 13 dặm, trên con đường ở Santa Anna. Nên, tôi phải nói là : Được rồi, Tôi sử dụng bất cứ sự giàu có và ảnh hưởng mà mình có được để giúp đỡ những người không có chúng" Bạn biết đấy, có một chuyện kể trong Kinh thánh về Moses. dù bạn có tin hay không - Điều đó thực sự không là vấn đề gì với tôi cả. Nhưng Moses, nếu bạn xem bộ phim, “10 điều răn” Moses ra ngoài, có một đám cháy và Chúa nói với ông. Và Chúa nói rằng, “Moses, cái gì trong tay con vậy?” Tôi nghĩ rằng một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà bạn sẽ bị hỏi Cái gì trong tay con vậy? Moses nói, “Đó là một cây gậy. Cây gậy của người chăn cừu” Và Chúa nói, “Vứt nó xuống” Và nếu bạn xem bộ phim này, bạn biết đấy, ông ta vứt nó xuống và nó biến thành con rắn. Tiếp đó Chúa nói, “Nhặt nó lên” Ông nhặt nó lên, và nó trở lại thành cây gậy. Bây giờ, tôi sẽ đọc cái này, và tôi sẽ, điều đó nghĩa là gì? Vâng. Tất cả những điều đó nghĩa là gì? Vâng, tôi biết được một số điều. Thứ nhất, Chúa không bao giờ tạo ra những phép mầu để khoe mẽ. Không chỉ là, “Wow, điều đó không hay hay sao?” Và, nhân tiện, Chúa không cần phải xuất hiện trên chiếc bánh mì pho mát. Bạn biết đấy, nếu Chúa định xuất hiện, Ông ấy sẽ không xuất hiện trên chiếc bánh mỳ pho mát. (Tiếng cười) Vâng? Tôi chỉ, đây là lý do tại sao tôi yêu cái mà Michael làm, vì nó như là, vâng, nếu ông ấy vạch trần nó, thì tôi không cần phải làm vậy. Nhưng Chúa – Chúa của tôi – không xuất hiện trên những tấm hình lẻ tẻ. Người có nhiều cách tốt hơn để làm những điều người muốn. Nhưng người không tạo ra những phép mầu chỉ để khoe khoang. Điều thứ 2 là, nếu Chúa từng hỏi bạn, Người đã biết câu trả lời. Rõ ràng là, nếu Ngườilà Chúa, vậy nó có nghĩa là khi ông đặt câu hỏi, đó là vì ích lợi của bạn, không phải vì lợi ích của Người. Nên, Người tiếp, “Cái gì trong tay con vậy?” Bây giờ, cái gì trong tay Moses thế? Vâng, đó là một chiếc gậy của người chăn cừu. Bây giờ, hãy theo tôi. Chiếc gậy này đại diện cho 3 điều về cuộc đời của Moses. Đầu tiên, nó đại diện cho bản chất của ông. Ông ấy là một người chăn cừu. Đó là dấu hiệu đặc trưng về nghề nghiệp của ông. Tôi là người chăn cừu. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho danh tính, nghề nghiệp và sự nghiệp của ông Thứ hai, đó là biểu tượng không chỉ cho danh tính ông ta; Nó là biểu tượng cho thu nhập, vì tài sản của ông gắn liền với lũ cừu. Vào thời gian đó, chẳng ai có tài khoản ngân hàng, hay thẻ tín dụng American Express, hay những quỹ đầu tư cả. Tài sản của bạn gắn liền với đàn gia súc. Nên, nó là biểu tượng của danh tính; biểu tượng của thu nhập của ông ta. Và điều thứ ba: đó là biểu tượng của sự ảnh hưởng. Bạn làm gì với chiếc gậy của người chăn cừu? Vâng, bạn biết đấy, bạn dùng nó để lùa lũ cừu từ điểm A đến điểm B, bằng móc hay bằng cái gập. Bạn đẩy, bạn xô chúng, con này hay con kia. Nên, Người nói, "Con đang bộc lộ danh tính của mình đó. Cái gì trong tay con vậy? Con có danh tính; con có thu nhập; con có ảnh hưởng. Cái gì trong tay con? Và Người tiếp, “Nếu con bỏ nó xuống, ta sẽ biến nó thành vật sống. Ta sẽ làm những thứ mà con sẽ không bao giờ tưởng tượng được.” Và nếu bạn đã xem bộ phim đó, “10 điều răn” những điều kỳ diệu xảy ra ở Ai Cập đã được thực hiện qua chiếc gậy này. Năm ngoái, tôi được mời đến phát biểu tại giải thi đấu NBA của các ngôi sao. Và nên, tôi nói chuyện với các cầu thủ, Vì hầu hết các đội ở giải NBA, NFL và các đội khác đã thực hiện 40 ngày mục đích, dựa theo cuốn sách. Và tôi hỏi họ, tôi nói, “Cái gì trong tay anh vậy? Thế, cái gì trong tay anh?” Tôi trà lời, “Đó là một quả bóng rổ, và quả bóng rổ đó đại diện cho danh tính của anh, cho biết anh là ai. Anh là một cầu thủ của giải NBA. Nó hiện diện cho thu nhập của anh. Anh kiếm tiền từ quả bóng nhỏ đó. Và nó đại diện cho tầm ảnh hưởng của anh. Và mặc dù anh chỉ tham gia giải NBA vài năm, anh sẽ trở thành một cầu thủ của giải NBA trong suốt phần đời còn lại. Và điều đó đưa đến cho anh một tầm ảnh hưởng to lớn. Thế, anh sẽ làm gì với cái mà anh nhận được? Và tôi đoán rằng, lý do chính mà tôi đến đây hôm nay, đến với những con người thông minh ở TED, để nói, “Cái gì trong tay anh vậy?” Bạn có cái gì mà bạn nhận được? Tài năng, nền tảng, giáo dục, sự tự do, những mạng lưới, những cơ hội, sự giàu có, những ý tưởng, sự sáng tạo. Bạn đang làm gì với cái mà bạn nhận được? Điều đó, với tôi, là câu hỏi quan trọng về cuộc sống. Điều đó, với tôi là tất cả những điều về định hướng mục tiêu. Trong cuốn sách nói về việc làm thế nào mà bạn được kết nối với một số thứ, bạn được tạo hình. Cái điều nhỏ nhoi bẵng qua này lấy đi những món quà tinh thần, tâm huyết, khả năng, cá nhân, kinh nghiệm. Những điều này hình thành nên bạn. Và nếu bạn muốn biết cái mà bạn sẽ làm với cuộc đời mình, bạn cần nhìn vào hình dáng của mình. Tôi được kết nối để làm gì? Tại sao Chúa kết nối bạn để làm một số điều và không phải ép buộc bạn làm chúng? Nếu được kết nối để trở thành một nhà nhân chủng học, bạn sẽ là nhà nhân chủng học. Nếu được kết nối để trở thành nhà khám phá đáy đại dương, bạn sẽ trở thành người đó. Nếu được kết nối để giao dịch, bạn sẽ giao dịch. Nếu được kết nối để sơn, bạn sẽ sơn. Bạn có biết rằng Chúa mỉm cười khi bạn là bạn? Khi những đứa trẻ nhà tôi còn bé -- chúng giờ đã lớn, bây giờ tôi có những đứa cháu -- Tôi thường đến và ngồi cạnh giường chúng, Và tôi thường ngắm nhìn chúng ngủ. Ngắm nhìn những cơ thể nhỏ bé với hơi thở phập phồng lên xuống. lên xuống. Và tôi nhìn chúng – đây không phải là một sự ngẫu nhiên. Lên và xuống – và tôi thấy hạnh phúc khi nhìn chúng ngủ. Một số người lầm tưởng rằng Chúa chỉ cảm thấy vui mừng khi bạn làm cái việc, thường gọi "tâm linh", giống như đi Nhà thờ hay giúp đỡ người nghèo, hay là, bạn biết đấy, thú tội hay là làm điều gì đó như thế. Dòng cuối cùng là, Chúa hài lòng khi thấy bạn chính là bạn. Tại sao vậy? Bởi vì Người đã tạo ra bạn. Và khi bạn làm cái việc mà bạn được tạo ra để làm, Người nói, “Con trai tôi đấy. Con gái tôi đấy. Các con đang sử dụng tài năng và khả năng mà ta đã ban cho” thế nên lời khuyên của tôi dành cho các bạn là, hãy nhìn vào cái trong tay mình-- danh tính của bạn, tầm ảnh hưởng, thu nhập của ban – và nói rằng, “Đó không phải là về tôi. Đó là về việc làm thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn” Xin cảm ơn. Xin chào mọi người. Bởi vì đây là lần đầu tiên đến TED, nên tôi quyết định mang theo 1 người bạn cũ để có thể giúp mọi người thư giãn 1 chút. Vâng. Đúng vậy. Đây là Barbie. Cô ấy 50 tuổi. Và trông vẫn trẻ trung như ngày nào. (Cười) Nhưng tôi cũng muốn giới thiệu tới các bạn một khuôn mặt ít thân quen hơn. Đây là Fulla. Fulla là câu trả lời của thế giới Ả rập tới Barbie. Bây giờ, theo những người biện hộ của sự xung đột các nền văn minh, thì cả Barbie và Fulla đều bao phủ những phạm vi hoàn toàn khác nhau. Chúng có sở thích khác nhau. Chúng có giá trị khác nhau. Và liệu khi chúng tới liên hệ với nhau ... thực ra, tôi phải nói rằng, điều đó sẽ không mấy tốt đẹp. Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi ở thế giới đạo Hồi thì lại rất khác biệt. Tại nơi tôi làm việc, ở vùng Ả rập, mọi người lại đang bận rộn lấy những phát minh của phương Tây và chuyển chúng thành những thứ không giống với phương Tây thông thường, cũng như với truyền thống đạo Hồi. Tôi muốn cho bạn thấy 2 ví dụ. Đây là 4Shbab. Nó có nghĩa là "cho thanh thiếu niên" và đây là 1 kênh truyền hình Ả rập mới. (Video): Những mẩu video ngắn từ thế giới. Mỹ. ♫ Tôi không ngại đứng một mình ♫ ♫ Tôi không ngại đứng một mình, khi đã có Allah ở bên cạnh ♫ ♫ Tôi không ngại đứng một mình ♫ ♫ Mọi thứ sẽ ổn thỏa ♫ ♫ Tôi không ngại đứng một mình ♫ Thế giới Ả rập. (Âm nhạc) ♫ Cô ấy đã được bảo vệ bởi sự khiêm nhường của tôn giáo ♫ ♫ Cô ấy được trang điểm bởi ánh sáng của Quraan ♫ Shereen El Feki: 4Shbab đã được coi là MTV đạo Hồi. Người sáng lập ra nó, một nhà sản xuất truyền hình Ai Cập, tên là Ahmed Abou Haïba, mong muốn giới trẻ sẽ được truyền cảm hứng từ đạo Hồi để sống cuộc sống tốt hơn. Ông nhận thấy cách tốt nhất để tryền tải thông điệp này là sử dụng phương thức rất được ưa chuộng của các video ca nhạc. 4Shbab được tạo ra như một sự lựa chọn thay cho những kênh âm nhạc Ả rập đang tồn tại. Mà kiểu như thế này. (Âm nhạc) Nhân tiện, đó là Haifa Wehba. Cô ấy là 1 ngôi sao ca nhạc người Liban và là một người đẹp ở Ả rập. 4Shbab không phải là về những chủ đề gợi tình, cũng như về sự tức giận và trừng phạt. Đó là những video có ý muốn cho thấy một bộ mặt tốt hơn, nhẹ nhàng hơn của đạo Hồi, cho giới trẻ để vượt qua những thử thách cuộc sống. Bây giờ, ví dụ thứ 2 của tôi là dành cho những người trẻ hơn một chút. Và nó được gọi "The 99." Đây là những siêu anh hùng thế giới đầu tiên của đạo Hồi. Chúng được tạo ra bởi một nhà tâm lý học người Kuwait tên là Nayef Al Mutawa. Và mong muốn của ông là giải cứu đạo Hồi khỏi hình ảnh của sự không khoan dung, theo cách thức thân thiện với trẻ em. Ở "The 99," các nhân vật là hiện thân của 99 đức tính của Allah, trong đó có công bằng, thông thái, khoan dung. Ví dụ, đây là nhân vật Noora. Cô ấy có sức mạnh để nhìn vào bên trong con người và thấy được phần tốt và xấu của mọi người. Một nhân vật khác là Jami có năng lực thiết kế ra những phát minh tuyệt vời. Bây giờ, "The 99" không chỉ là 1 cuốn chuyện tranh. Giờ nó là 1 khu vườn chủ đề. Đã có 1 bộ hoạt hình dài tập dựa trên tác phẩm này. Và vào thời điểm này năm sau, những Superman và Wonder Woman sẽ gia nhập lực lượng cùng "The 99" để đánh đuổi sự bất công ở bất cứ đâu họ thấy. "The 99" và 4Shbab chỉ là 2 trong số rất nhiều ví dụ của sự hội nhập trong văn hóa Hồi giáo này. Chúng ta không nói đó là sự xung đột các nền văn minh. Hay đó là 1 mớ hỗn độn không rõ ràng. Tôi muốn nghĩ đó như là 1 mạng lưới các nền văn minh, trong đó những phần của các nền văn hóa cuộn vào với nhau. Bây giờ, mặc dù 4Shbab và "The 99" trông có vẻ mới và sáng chói, nhưng đã có 1 truyền thống lâu đời của việc này. Trong suốt quá trình lịch sử, đạo Hồi đã vay mượn và thay đổi từ những nền văn hóa khác cả cổ đại lẫn hiện đại. Sau cùng thì kinh Koran cũng khuyến khích chúng ta làm điều này. "Chúng ta khiến ngươi sống thành các dân tộc và bộ lạc để các ngươi có thể học hỏi lẫn nhau." Và đối với tôi, đó là câu nói hết sức khôn ngoan, bất kể tín ngưỡng của bạn là gì. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ chỉ ra cách mà chủ nghĩa khủng bố thực sự tác động đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta 15 năm trước, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một người bạn khi anh đang theo đuổi về mảng quyền lợi của tù nhân chính trị tại các nhà tù ở Ý. Anh ấy hỏi tôi có muốn phỏng vấn Red Brigades hay không Lúc này đây, nhiều người chắc hẳn còn nhớ Red Brigades là một tên khủng bố thuộc tổ chức Mác-xít Một tổ chức hoạt động rất mạnh ở Ý khi đó từ giai đoạn thập niên 1960s cho tới giữa những năm 1980. Như một phần của chiến lược Lữ Đoàn Đỏ không tiết lộ với bất cứ ai, thậm chí với những luật sư của họ. Họ giữ im lặng suốt những chặng đường, thỉnh thoảng vẫy tay về phía gia đình và bạn bè Năm 1993, họ tuyên bố kết thúc đấu tranh vũ trang Và viết ra danh sách những người họ muốn nói chuyện để kể ra những câu chuyện của họ Và tôi là 1 trong số những người đó. Khi tôi hỏi bạn mình vì sao Lữ Đoàn Đỏ muốn nói chuyện với tôi? anh ấy nói rằng những thành viên nữ của tổ chức đã đề nghị tên tôi Chính xác là 1 thành viên đã đề xuất Cô ấy là bạn thuở nhỏ của tôi Cô ấy đã tham gia Tổ chức Lữ Đoàn Đỏ và trở thành lãnh đạo của tổ chức Dĩ nhiên, tôi không hề biết điều này cho đến ngày cô ấy bị bắt Thật ra là tôi đọc được tin đó ở trên báo. Khi cuộc gọi đến Tôi vừa đón đứa con mới chào đời, và mua lại thành công quyền quản lý công ty mà tôi đang làm việc và điều cuối cùng tối muốn làm là trở về nhà và đến thăm quan những nhà tù bảo mật cao Nhưng tôi đã nhận cuộc phỏng vấn bởi vì tôi muốn biết điều gì đã khiến bạn thân nhất của tôi trở thành một kẻ khủng bố, và tại sao cô ấy chưa bao giờ thử tuyển dụng tôi (cười) (vỗ tay) Vậy nên, đó chính là điều tôi đã làm. Bây giờ, rất nhanh tôi đã thấy đáp án . Tôi thật sự đã bỏ qua hồ sơ tâm lí của 1 tên khủng bố. Ủy ban trung tâm của tổ chức Lữ Đoàn Đỏ đánh giá tôi là quá ngay thẳng và quá cố chấp để trở thành siêu khủng bố. Trong khi đó, bạn của tôi, cô ấy là một mẫu khủng bố điển hình vì cô ấy biết tuân theo những mệnh lệnh. Cô ấy cũng ủng hộ bạo lực. Bởi vì cô ấy tin rằng đó là cách duy nhất để thoát khỏi cái mà, tại thời điểm đó được biết đến là một nền dân chủ khép kín Ở Ý, một đất nước được điều hành bởi cùng một đảng trong suốt 35 năm thì đó là một cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng lúc đó, khi phỏng vấn Lữ Đoàn Đỏ Tôi cũng phát hiện ra rằng cuộc sống của họ không bị áp trị bởi chính trị hay các hệ tư tưởng mà thực ra là bởi kinh tế Họ đang trong cảnh thiếu thốn tiền bạc. Họ đang tìm kiếm cách kiếm ra tiền. Bây giờ, ngược với những thứ mà nhiều người nghĩ, thật sự chủ nghĩa khủng bố là một vụ kinh doanh đắt giá. Tôi sẽ cho bạn một gợi ý Trong những năm 1970, số tiền mà Lữ Đoàn Đỏ kiếm được cơ bản mỗi năm là 7 triệu đô la Mỹ. Nó tương đương với khoảng 100 tới 150 triệu đô la hiện nay Bây giờ bạn biết đấy, nếu bạn bần cùng thì thật khó để kiếm được số tiền đó Nhưng điều đó cũng giải thích tại sao, khi tôi phỏng vấn Lữ Đoàn Đỏ và sau đó là những tổ chức vũ trang khác bao gồm những thành viên của al-Zarqawi ở Trung Đông, mọi người đều do dự Khi nói về hệ tư tưởng hay chính trị Bởi vì họ không có khái niệm nào về chúng Tầm nhìn chính trị của 1 tổ chức khủng bố được quyết định bởi những người lãnh đạo Những nhóm mà thông thường không quá 5 đến 7 thành viên Còn một số khác, ngày qua ngày phụ trách tìm kiếm tiền bạc. Ví dụ có một lần, khi tôi đang phỏng vấn một người làm thời vụ cho Lữ Đoàn Đỏ. Đó là một bác sĩ tâm thần yêu chèo thuyền. Anh ta là một tay chèo thuyền rất cừ và sở hữu một chiếc thuyền rất đẹp. Anh ta nói thời gian đẹp nhất trong đời là khi anh ta là một thành viên của Lữ Đoàn Đỏ và khi được chèo thuyền mỗi mùa hè, đi rồi về Lebanon, nơi anh ta sẽ nhận được vũ khí Xô Viết từ PLO và sau đó vận chuyển chúng tới Sardinia nơi các tổ chức vũ trang khác từ Châu Âu sẽ đến và nhận phần vũ khí của mình. Lữ Đoàn Đỏ được trả phí cho hoạt động này Số tiền này sẽ được đưa vào quỹ tổ chức Và vì tôi là một nhà kinh tế học và tôi nghĩ đến những khía cạnh kinh tế bất giác tôi nghĩ có thể có điều gì đó ở đây. Có thể đây là 1 liên kết một liên kết thương mại, giữa tổ chức này với tổ chức khác. Nhưng chỉ đến khi tôi phỏng vấn Mario Moretti, lãnh đạo tối cao của Lữ Đoàn Đỏ, người bắt cóc và giết Aldo Moro, cựu thủ tướng Ý, thì cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng thật ra chủ nghĩa khủng bố là tổ chức thương mại Tôi đã ăn trưa với ông ta trong một nhà giam an ninh nghiêm ngặt ở Ý Và trong lúc chúng tôi ăn trưa Tôi có một cảm giác rất rõ ràng rằng tôi đang trở về thành phố London và đang dùng bữa trưa với một chủ ngân hàng hoặc kinh tế gia Ông ta có lối suy nghĩ giống tôi Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu kinh tế của giới khủng bố Dĩ nhiên, không một ai, muốn tài trợ cho nghiên cứu của tôi Thực tế, tôi nghĩ nhiều người cho rằng tôi không được bình thường lắm Bạn biết đấy, một người phụ nữ đi khắp các tổ chức Để xin tài trợ cho ý tưởng là về kinh tế của chủ nghĩa khủng bố Vậy nên, cuối cùng tôi đi đến một quyết định đã làm thay đổi cuộc đời tôi, hoàn toàn khác những gì trước đây Tôi bán công ty của mình và tự tài trợ cho chương trình nghiên cứu Và tôi phát hiện ra rằng một thực tế một hệ thống kinh tế quốc tế khác đang vận hành song song với nền kinh tế chúng ta vốn được lập ra bởi những tổ chức vũ trang bắt đầu từ cuối thế chiến thứ 2. và điều sốc hơn nữa là hệ thống này từng bước từng bước một, được dẫn dắt theo sự phát triển của chính hệ thống của chúng ta của chủ nghĩa tư bản Phương Tây. Và có ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên : nguồn tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố Giai đoạn thứ 2 : cá nhân hóa chủ nghĩa khủng bố Giai đoạn thứ 3 : dĩ nhiên, toàn cầu hóa chủ nghĩa khủng bố. Vì vậy, tình trạng tài trợ cho khủng bố, đặc trưng của chiến tranh lạnh. đó là khi 2 siêu cường quốc xảy ra gây hấn một cuộc chiến bởi những thế lực trung gian cùng với sự ảnh hưởng từ bên ngoài, tập trung đầu tư cho các tổ chức vũ trang. Một loạt hành động hợp pháp và bất hợp pháp được sử dụng. Nên mối liên hệ giữa phạm tội và khủng bố nhanh chóng được hình thành Và đây là ví dụ điển hình, Tổ chức Contras ở Nicaragua, sáng lập bởi CIA, được đầu tư hợp pháp từ quốc hội Mỹ, và bất hợp pháp từ chính quyền Reagan thông qua tổ chức ngầm như tổ chức Contra ở Iran. Cuối những năm 1970 đầu 80, một số tổ chức thành công trong việc thực hiện Cá nhân hóa chủ nghĩa khủng bố. vì thế, họ tách ra khỏi nguồn tài trợ và bắt đầu tự mình tìm tài trợ. Bây giờ, một lần nữa, ta thấy sự kết hợp của những hoạt động hợp và bất hợp pháp. Afarat đã từng sử dụng một phần nhỏ của việc buôn lậu hashish từ thung lũng Bekáa, một thung lũng nằm giữa Lebanon và Syria. và IRA, nơi điều khiển hệ thống truyền tải tin mật ở phía bắc của Ireland, đã làm chính xác điều đó Vì vậy, mỗi một lần một ai đó bước lên taxi ở Belfast mà không hề biết rằng, thực ra họ đang góp tiền IRA. Nhưng rồi một sự thay đổi lớn đã đến, dĩ nhiên, với sự toàn cầu hóa và bãi bỏ các qui định. Đó là khi các tổ chức vũ trang có thể liên kết lại, về cả tài chính, cùng với nhau. Nhưng trên tất cả, họ bắt đầu thực hiện những hoạt động kinh doanh bài bản với thế giới tội phạm. Và cùng nhau rửa tiền những hoạt động kinh doanh bẩn thỉu của họ cùng thông qua những kênh giống nhau Đó là khi chúng ta thấy sự ra đời của tổ chức vũ trang xuyên quốc gia AI Qaeda Đây là tổ chức có thể quyên tiền xuyên biên giới. Nhưng cũng có thể gây ra các cuộc tấn công vào không chỉ một quốc gia. Bây giờ, việc bãi bỏ các qui định đã mang lại những nền kinh tế giả tạo. Vậy kinh tế giả mạo là gì? Kinh tế giả mạo là một thế lực bền bỉ luôn ẩn mình trong khung cảnh lịch sử Xuất hiện trong những cuộc đại chuyển đổi, toàn cầu hóa là một trong những cuộc chuyển đổi đó Là thời điểm mà tại đó chính trị mất quyền kiểm soát nền kinh tế và nền kinh tế trở thành một động lực vận hành chống lại chúng ta Nó đã từng xảy ra trong lịch sử trong sự sụp đổ của Đế Quốc La Mã trong cuộc cách mạng công nghiệp Thậm chí là trong sự sụp đổ của "Bức Tường Berlin" Giờ đây, tôi đã tính toán được hệ thống kinh tế quốc tế được cấu thành từ khủng bố, tội ác, phạm pháp này trước sự kiện 11 tháng 9 Và nó ở mức choáng ngợp, 1,5 ngàn tỷ Đô La Ở mức NGÀN tỷ, không phải đơn thuần chỉ tỷ Gấp đôi GDP của Anh Quốc và sớm thôi, sẽ còn nhiều hơn nữa hãy nghĩ xem quốc gia này đang ở đâu ( Cười ) Vậy, trước sự kiện 11 tháng 9 một lượng tiền khổng lồ từ 1,5 Ngàn Tỷ chảy vào trong nền kinh tế Mỹ Vì phần lớn số tiền là USD và hoạt động rửa tiền diễn ra ngay bên trong nước Mỹ tất nhiên, lối vào của hầu hết số tiền này là từ hoạt động kinh doanh ở nươc ngoài nên đây là hoạt động bơm tiền quan trọng vào nền kinh tế Mỹ Khi tôi nhìn vào đường cung tiền của Mỹ, lượng cung tiền là lượng tiền Đô La được Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) phát hành hàng năm để đáp ứng với lượng cầu tiền ngày càng tăng là động thái phản ánh sự tăng trưởng của một nền kinh tế Vậy nên, khi nhìn vào những biểu đồ đó, Tôi nhận ra từ cuối thập kỷ 1960 phần Đô La phát hành thêm này đang chảy ra khỏi nước Mỹ và không quay trở lại lượng tiền này đã bị lấy ra trong những chiếc cặp, thùng hàng và tất nhiên là qua tiền mặt Lượng tiền bị lấy ra bởi phạm pháp, và hoạt động rửa tiền Lượng tiền này bị lấy ra để đầu tư cho sự phát triển của khủng bố cho nền kinh tế phi pháp Vậy, đâu là những mối quan hệ ? Hoa Kỳ là một quốc gia là nguồn dự trữ tiền tệ của thế giới Điều đó có nghĩa là Mỹ có đặc quyền mà các nước khác không có Mỹ có thể mượn toàn bộ lượng Đôla trong dòng lưu thông trên thế giới Đây là đặc quyền của Mỹ mà không có quốc gia nào có được Những quốc gia khác, ví dụ như Anh có thể mượn lại lượng tiền trong dòng lưu thông trong nước Vậy nên, đây là điều cốt lõi của mối quan hệ này giữa thế giới kinh tế tội phạm, và nền kinh tế của chúng ta Nước Mỹ vào những năm 1990 đang vay mượn ngược lại với tăng trưởng của nền kinh tế khủng bố, phạm pháp Cho thấy chúng ta gần với " thế giới " này thế nào Hiện nay, tình hình thay đổi, sau sự kiện 11-9 vì tổng thống G.Bush triển khai Cuộc Chiến Chống Khủng Bố một phần của chiến dịch này là tiền đề của đạo luật Patriot Act Như mọi người đã biết, Patriot Act là đạo luật đã giảm đi mạnh mẽ quyền tự do của người Mỹ để bảo vệ họ trước chủ nghĩa khủng bố Nhưng có một phần trong Patriot Act liên quan đặc biệt đến tài chính Và đó là đạo luật chống rửa tiền Điều mà Patriot Act tiến hành là cấm các ngân hàng ở Mỹ và các ngân hàng ngoại quốc Mỹ đăng ký không được thực hiện các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài Đạo luật đóng cánh cửa giữa rửa tiền dưới đồng Đôla, và nền kinh tế Mỹ Đạo luật cũng cho Mỹ quyền lợi tiền tệ quyền kiểm soát mọi giao dịch dưới đồng Đôla diễn ra ở bất cứ đâu trên thế giới Giờ đây, bạn có thể hình dung phản ứng của nền tài chính và ngân hàng quốc tế Mọi Ngân Hàng khuyên khách hàng của họ "Đừng đầu tư vào đồng Đôla, đầu tư vào nguồn khác" Tại thời điểm đó, Đồng Euro vừa hình thành và là một cơ hội tuyệt vời cho kinh doanh, và đầu tư và đây là những gì họ đã làm Không ai muốn Quyền lực tiền tệ Mỹ xen vào mối quan hệ của họ và điều chỉnh mối quan hệ với khách hàng của họ Điều tương tự đã diễn ra, theo lẽ tất yếu trong thế giới của tội ác và khủng bố Chúng chỉ đơn thuần chuyển hoạt động rửa tiền ra khỏi Mỹ vào châu Âu Tại sao điều này xảy ra ? Bởi vì Patriot Act là một đạo luật một phía do Mỹ đơn phương ban hành Và chỉ áp dụng lên đồng Đôla Mỹ Tại châu Âu, đạo luật tương tự chưa được ban hành Do đó, chỉ trong vòng 6 tháng Châu Âu trở thành tâm địa chấn của hoạt động rửa tiền trên thế giới Do đó, mối quan hệ này thật đáng kinh ngạc giữa thế giới tội ác và thế giới khủng bố và thế giới của chúng ta Vậy, tại sao tôi kể bạn nghe chuyện này? Tôi kể là bởi vì bạn cần hiểu rằng có một thế giới vượt ra ngoài cả những tiêu đề của báo chí bao gồm quan hệ cá nhân mà bạn có với bạn bè và gia đình bạn phải chất vấn mọi thứ được kể kể cả những gì tôi nói hôm nay (Cười) Đây là cách duy nhất để bạn bước vào mặt trái, và phải đối mặt nó Và hãy tin tôi, nó sẽ trở nên rất đáng sợ. Nó sẽ trở nên kinh hoàng, nhưng nó sẽ khai sáng bạn Và trên hết, nó sẽ không nhàm chán (Vỗ tay) Tôi tên là Ryan Lobo, và tôi đã làm trong lĩnh vực phim tài liệu khắp thế giới trong vòng 10 năm qua. Trong quá trình làm những phim tài liệu này, tôi thường chụp hình, làm cho những người quay phim khó chịu. Tôi nhân ra rằng việc chụp ảnh của mình gần như là bắt buộc. Ở giai đoạn cuối của việc chụp hình, tôi thỉnh thoảng cảm thấy rằng tôi có những tấm hình có thể kể câu chuyện tốt hơn là một bộ phim tài liệu giật gân. Tôi cảm thấy rằng, khi tôi có những bức ảnh, là tôi đang giữ được những gì thật, không phân biệt đó là công việc hay chính trị. Năm 2007, tôi đi đến ba vùng chiến tranh. Tôi đến Iraq, Afghanistan và Liberia. Và ở những nơi đó, tôi trải qua đau khổ của những người khác, một cách gần gũi, chìm đắm bản thân trong những câu chuyện mãnh liệt và xúc động, và một vài lần, tôi cảm thấy thực sự sỡ hãi cho cuộc sống của chính tôi. Lần nào cũng vậy, tôi quay về Bangalore, và thường có những cuộc trao đổi hào hứng ở nhà bạn bè, nơi chúng tôi trao đổi nhiều vấn đề khác nhau khi họ than vãn cay đắng về thời gian mở cửa của những quán bar, nơi mà giá một ly đồ uống còn nhiều hơn những gì họ trả cho người hầu 14 tuổi của họ. Tôi cảm giác rất lẻ loi trong những cuộc trao đổi này. Và cũng lúc đó, tôi tự hỏi bản thân về sự thanh liêm của tôi, và lý do tôi kể chuyện. Và tôi quyết định là tôi đã thỏa hiệp, cũng như là bạn bè của tôi trong những cuộc trao đổi đó, nơi mà chúng tôi kể chuyện trong bối cảnh mà chúng tôi tìm những ngụy biện cho bản thân, thay vì nhận lấy trách nhiệm. Tôi sẽ không đi vào cụ thể về cái mà đã dẫn tôi đên quyết định của mình, nhưng mà tôi sẽ nói là nó liên quan đến bia, rượu, thuốc lá, những chất kích thích khác và một người phụ nữ. (Cười) Tôi về cơ bản là người quyết đinh chính tôi, không phải máy ảnh hay là mạng truyền thông, hoặc những thứ khác ngoài bản thân tôi, đó là công cụ duy nhất trong việc kể truyện là cần điều chỉnh. Trong cuộc sống, khi tôi cố gắng đạt được điều gì như là thành công hoặc là sự công nhận, tôi không đạt được. Nghịch lý thay, khi tôi cho đi những mục đích này, và làm việc từ lòng tự trọng và mục đích, cố gắng tìm đến sự xuất sắc, thay vì kết quả của nó, tất cả mọi thứ đến tự nhiên, bao gồm cả cảm giác trọn vẹn. Nhiếp ảnh vượt qua văn hóa, ngay cả của tôi. Và đối với tôi, nó là ngôn ngữ có thể giải thích những điều vô hình, và mang lại tiếng nói cho con người cũng như những câu chuyện Tôi kể cho các bạn nghe ba câu chuyện gần đây của tôi, mà liên quan tới cách nhận thức này, và tôi tin là minh họa cho những nguyên lý của cái mà tôi gọi là lòng từ bi trong việc kể chuyện. Năm 2007, tôi đến Liberia, nơi mà một nhóm bạn của tôi và tôi làm một bộ phim tự do, tự tài trợ và đang trong quá trình làm, về một chúa tể chiến tranh rất nổi tiếng và tàn ác tên là đại tướng Mông Trần. Tên thật của ông ấy là Joshua và ông ấy chụp ở đây trong một phòng giam, nơi mà ông ấy đã một thời tra tấn và giết người, ngay cả trẻ con. Joshua nói ông ấy đã tự giết hơn 10.000 người trong cuộc nối chiến của Liberia. Ông ấy có biệt danh Mông Trần bởi đánh nhau trần chuồng. Và ông ấy có lẽ là 1 trong những kẻ giết người nhiều nhất còn sống trên Trái Đất. Người phụ nữ này chứng kiến ông ta giết anh của cô ấy. Joshua ra lệnh cho những binh lính thiếu nhi thực hiện những tội ác không thể thốt nên lời, và thi hành mệnh lệnh của mình với sự tàn ác khủng khiếp. Ngày nay, rất nhiều những trẻ em này nghiện thuốc như là heroin, và họ rất nghèo, như những người đàn ông này ở trong ảnh. Làm sao mà họ có thể sống nếu họ biết là mình đã từng làm những tội ác khủng khiếp? Ngày nay, Đại tướng là nhà truyền giáo Công giáo. Và ông ấy đang trên sứ mệnh. Chúng tôi đi theo Joshua, khi ông ấy đi trên Trái Đất, thăm những ngôi làng nơi ông đã từng giết hại và hãm hiếp. Ông tìm sự tha thứ, và ông tuyên bố sẽ cố gắng cải thiện cuộc sống của những chú lính thiếu nhi. Trong chuyến đi này, tôi nghĩ ông ấy sẽ bị giết ngay tức khắc, và cả chúng tôi nữa. Nhưng những cái tôi thấy cho tôi biết đến sự tha thứ cái mà tôi nghĩ là không thể. Ở giữa sự nghèo đói và mất mát to lớn, những người trắng tay, tha tội cho người mà đã lấy đi tất cả mọi thứ từ họ. Ông ấy xin sự tha thứ, và nhận được nó từ chính người phụ nữ mà có người anh trai bị giết hại. Senegalese, người thanh niên trẻ đang ngồi chiếc xe lăn này, đã từng là một người lính trẻ em, dưới sự chỉ huy của đại tướng, cho đến khi anh không tuân theo mệnh lệnh, và đại tướng đá bắn nát 2 chân anh ta. Anh ấy đã tha thứ Đại tướng trong tấm hình này. Đại tướng đã liều mạng của chính mình khi ông tới gặp những người có gia đình đã bị ông giết. Trong tấm hình này, một nhóm người giận dữ ở 1 khu ổ chuột bao quanh ông ý. Và Joshua im lặng khi họ trút giận lên đầu ông. Tấm hình này, đối với tôi, rất giống một vở kịch của Shakespeare, với một người đàn ông, bị bao quanh bởi nhiều ảnh hưởng khác nhau, cố gắng giữ vững một điều thật trong lòng mình, trong bối cảnh những đau khổ mà ông ấy đã tự tạo ra. Tôi hết sức xúc động trong những cuộc gặp này. Nhưng câu hỏi là, sự tha thứ và cứu rỗi có thể thay thể được công lý? Joshua đã nói ông không hề sợ phải ra tòa cho những tội ác của mình, và nói về những tội ác đó từ những hộp xà bông dọc Monrovia, đến những khán giả bao gồm cả nạn nhân của ông. Ông ấy là một phát ngôn viên hiếm có cho ý tưởng tách rời nhà thờ và nhà nước. Câu chuyện thứ 2 mà tôi muốn kể là một nhóm những người phụ nữ chiến đấu đặc biệt với những kỹ năng giữ hòa bình độc đáo. Liberia đã bị tàn phá bởi một trong những cuộc nội chiến đẫm máu nhất châu Phi, đã làm hơn 200.000 người chết, và hàng ngàn người phụ nữ mang vết xẹo của hiếp dâm và tội ác theo quy mô lớn. Liberia hiện giờ là nhà của một nhóm phụ nữ liên hợp quốc những người giữ hòa bình từ Ấn Độ. Những người phụ nữ này, rất nhiều đến từ những thành phố nhỏ ở Ấn Độ, đã giúp giữ hòa bình ở nơi cách xa nhà và gia đình của họ. Họ dùng thương lượng và sự khoan dung nhiều hơn là vũ khí. Người chỉ huy nói với tôi rằng một người phụ nữ có thể thấy được một nguy cơ bạo lực tốt hơn đàn ông. Và họ có thể giảng hòa 1 cách bình yên. Người đàn ông này đã rất say, và ông rất quan tâm tới máy ảnh của tôi, cho tới khi ông ấy nhận ra những người phụ nữ, đã kịp xử lý ông với nụ cười, và những khẩu súng AK-47 sẵn sàng, tất nhiên. (Cười) Đội ngũ này có vẻ như rất may mắn, và chưa có mất mát nào, mặc dù rất nhiều người giữ hòa bình đã bị giết ở Liberia. Vâng, tất cả những người bị giết là đàn ông. Rất nhiều những người phụ nữ lập gia đình đã có con, và họ nói rằng khó khăn nhất trong công việc của họ là ở xa con cái. Tôi đi theo những người phụ nữ này trong những cuộc tuần tra, và quan sát khi họ đi ngang qua những người đàn ông, mà rất nhiều trong số đó đã phát biểu thô tục không ngừng. Và khi tôi hỏi một trong những người phụ nữ này về phản ứng shock và sợ hãi, cô ấy nói, "Đừng lo, ở nhà cũng vậy thôi. Chúng tôi biết cách đối phó với những tên này," và làm bơ không biết họ. Ở một đất nước bị tàn phá nhiều bởi bạo lực đối với phụ nữ, những người Ấn Độ giữ hòa bình đã khiến nhiều phụ nữ địa phương tham gia ngành công an. Đôi khi, khi chiến tranh kết thúc và những đội làm phim ra đi, những câu chuyện cảm hứng nhất là những câu chuyện ở ngay dưới radar. Tôi quay về Ấn Độ và không ai mua những câu chuyện này. Và một biên tập viên nói với tôi rằng cô ấy không quan tâm đến những thứ mà cô ấy gọi là "câu chuyện lao động thủ công" Năm 2007 và 2009, tôi làm những câu chuyện về Phòng cháy chữa cháy Delhi, mà trong mùa hè, có lẽ đây là đơn vị PCCC bận rộn nhất trên thế giới. Họ trả lời hơn 5.000 cuộc điện thoại trong vòng 2 tháng. Và đó là chưa kể đế những khó khăn như sức nóng và kẹt xe. Một điều kì lạ xảy ra trong lần quay phim này. Bởi vì tắc đường, chúng tôi đã bị trễ khi đến một khu ổ chuột, một khu ổ chuột lớn, vừa bị cháy. Khi chúng tôi tới gần, những đám đông giận giữ tấn công xe chúng tôi và ném đá, bởi hàng trăm người. Những người này đã rất sợ hãi khi đám đông tấn công xe của chúng tôi. Tuy nhiên, mặc cho sự giận dữ, những người lính cứu hỏa ra khỏi xe và thành công giập tắt lửa. Chạy giữa đám đông giận giữ với đôi găng sắt, và một vài người đội mũ bảo hiểm để tránh thương tích. Một vài người địa phương giật lấy vòi nước từ những người lính cứu hỏa để giập tắt nhà của họ. Lúc này, hàng trăm nhà đã bị phá hủy. Nhưng những câu hỏi vẩn vơ trong đầu tôi đó là, nguyên nhân gì khiến họ tấn công những chiếc xe cứu hỏa đến cứu gia đình họ? Sự giận dữ này đến từ đâu? Và làm thế nào để chúng ta chịu trách nhiệm cho việc này? 45% của 14 triệu người sống ở Delhi trong những khu ổ chuột trái phép, nới mà lúc nào cũng đông đúc. Họ không có ngay cả những tiện nghi căn bản nhất. Và đây là điểm chung đối với tất cả những thành phố lớn. Quay về Delhi. Một kho hóa chất lớn đã phát hỏa, và hàng ngàn thùng đựng chất hóa dầu đã cháy và nổ xung quanh chúng tôi. Nó nóng đến mức, những vòi nước phải phun vào những người lính cứu hỏa chiến đấu gần lửa và không có quần áo bảo vệ. Ở Ấn Độ, chúng tôi thường thích than vãn về nhà nước. Nhưng ở đây, những người lãnh đạo đội PCCC Delhi, ông R.C. Sharman, ông A.K. Sharman, đứng đầu đội cứu hỏa với những nhân viên của họ. Một điều kì diệu ở một đất nước mà lao động thủ công thường bị khinh rẻ. (Vỗ tay) Trong những năm qua, niềm tin của tôi về sức mạnh của việc kể chuyện đã được thử thách. Và tôi có những nghi ngờ về sự hiệu quả của nó, và về niềm tin của tôi về nhân loại. Tuy nhiên, một bộ phim tôi quay đã được chiếu trên kênh National Geographic. Và khi phát sống, tôi nhận được điện thoại từ những người tôi làm việc cùng và họ nói rằng họ đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại chúc mừng. Một vài lính cứu hỏa còn nói với tôi là họ được truyền cảm hứng để làm tốt hơn vì họ rất vui vì nhận được những lời cảm ơn, hơn là những cục gạch. Và dường như câu chuyện này đã thay đổi quan điểm về đội PCCC Delhi, ít nhất là trong tâm trí của những khán giả truyền hình, đọc báo và nhà của họ không bị cháy. Đôi khi, tập trung vào những điều anh hùng, đẹp đẽ và lý tưởng, mà bất kể bối cảnh, có thể giúp phóng đại những điều vô hình trong 3 cách khác nhau, trong nhân vật chính của câu chuyện, trong khán giả, và trong người kể chuyện. Và đó là sức mạnh của việc kể chuyện. Tập trung vào những gì trang nghiêm, can đảm và đẹp đẽ, và nó sẽ phát triển. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hiện nay có rất nhiều, khoảng nhà tư vấn về mạng 2.0 mà có thể kiếm đc rất nhiều tiền Thực tế, họ kiếm sống nhờ vào kiểu này. Tôi đang cố giúp cho các bạn tiệt kiệm nhiều thời gian và tiền bạc và chỉ với ba phút sắp tới, nên hãy chuẩn bị. Mở 1 website năm 2005, cùng với 1 số người bạn của tôi, có tên là Reddit.com 1 trang web mà các bạn cho là trang tin tức của xã hội Về cơ bản tất cả đều những trang dân chủ là những thứ tốt nhất trên các webside. bạn cũng có thể tìm thấy 1 số nội dung thú vị chẳng hạn là TEDTalk, rồi gửi đến cho Riddit, và tất cả những người bạn trong hội đồng của bạn sẽ tán thưởng cho bạn nếu họ thích hoặc sẽ phê bình nếu ko Và những lời bình luận đó sẽ được đăng lên trang nhất. Nó tăng lên hạ xuống liên tục, luôn thay đổi Có khoảng nửa triệu người ghé thăm mỗi ngày. Nhưng đó ko phải vì Reddit Thực tế đó chỉ là tìm kiếm những thông tin mới được đăng tải trên các trang web. Vì trong 4 năm trước, chúng tôi đã quan sát tất cả các thành viên. Tất cả những khuynh hướng để cho ra đời ngay trang nhất. Nhưng thậm chí điều đó cũng ko phải về Reddit Mà là về những con cá voi lưng gù Thực tế nó nói về tổ chức Greenpeace 1 tổ chức môi trường với mong muốn ngăn chặn Chính phủ Nhật Bản trong chiến dịch săn bắt cá voi Những con cá voi lưng gù bị giết hại ngày càng nhiều Họ muốn đặt một dấu chấm hết cho chúng, và một trong những cách họ muốn làm Là đặt những con chíp dò đường vào trong cơ thể những con cá voi này Nhưng để nhân cách hóa hành động của mình, họ đã đặt tên cho nó Vì thế trên những trang web thời trang họ cùng nhau bỏ phiếu Đó là trang web mà họ có vô sốnhững cái tên nghe rất uyên bác, sâu sắc và đầy học thức Tôi tin rằng từ “immortal” theo tiếng I-ran Tôi nghĩ nó nghĩa là “sức mạnh siêu phàm của biển cả” Theo tiếng Pô-li-nê-di Và sau đó là : Mister Splashy Pants (Cười) và đây, đây là 1 điều đặc biệt. ngài Pants, hay Splashy ,đến cả những người bạn của ngài đều rất nổi tiếng trên mạng internet Sự thật là 1 số người trong reddit còn nghĩ rằng “Ôi thật là tuyệt vời, chúng ta nên ủng hộ cho nó” Và bạn biết ko, những người khác đều đáp lại và đồng ý và cuộc bình chọn bắt đầu, chúng tôi thực sự được ủng hộ Chúng tôi đã thay đổi lại logo, từ hình người ngoài hành tinh Thành 1 Splaghy, để lựa chọn giải pháp cho vấn đề này Cũng ko lâu trước khi các trang web khác như Fark và Boing Boing hay tất cả những trang web còn lại đều nói "Đúng vậy! chúng tôi đều yêu thích Splashy Pants" Vì thế chỉ từ 5% ban đầu, là khi cuộc bình chọn bắt đầu Đã lên tới 70% sau cuộc bình chọn Thật là ấn tượng phải không! Chúng tôi đã giành chiến thắng! Ngài Splashy Pants Đã được chọn. Hm, chỉ là đùa 1 chút thôi. vâng Thực tế thì tổ chức môi trường lại ko quan tâm nhiều về cuộc bình chọn cho lắm Bởi họ muốn 1 trong cái tên nào sâu sắc hơn giành chiến thắng Vì thế, họ đáp lại rằng:”ko,ko, chỉ đùa 1 chút thôi. Chúng tôi sẽ dành thêm 1 tuần để bỏ phiếu lại" Tất nhiên điều đó làm chúng tôi khá tức giận Vì thế chúng tôi đã đổi nó thành Finghtin’ Splashy (cười) Và cả hội đồng Reddit Và số còn lại trên Internet đều ủng hộ điều này Các nhóm facebook được thành lập. Ý tưởng mang tên “bầu chọn theo lương tâm của mình“, hãy bầu cho ngài Splasy Pants Và mọi người đã đều đặt bút kí tên (Cười) – về loài cá voi này Đây là lần bình chọn cuối cùng. Khi tất cả được kiểm tra, rà soát 78% số phiếu bầu Cái tên được bình chọn nhiều nhất trong tổng số 3 đã được đưa ra Rõ ràng 1 bài học được đưa ra ở đây Và đó là cả thế giới Internet đều yêu thích ngài Splashy Pants Đó là điều hiển nhiên, Splashy Pants là 1 cái tên tuyệt vời Ai ai cũng muốn nghe các phát thanh viên nói về ngài Splashy Pants (cười) Và tôi nghĩ tất cả mọi thứ đã dẫn tới việc này nhưng điều thú vị là hậu quả bây giờlại dành cho tổ chức môi trường. họ tạo ra 1 chiến dịch quảng cáo cho nó họ bán cả áo Mister splashy pants và những cái ghim Mister splashy pants thậm chí họ còn nghĩ ra 1 loại tiền mà bạn có thể gửi 1 hình Splashy đang nhảy múa cho bạn của mình nhưng cái thậm chí còn quan trọng hơn là cái cách mà họ đã thực sự đã hoàn thành nhiệm vụ của họ.Chính phủ Nhật bản đã từ bỏ cuộc thám hiểm săn bắt cá voi của họ. Nhiệm vụ đã hoàn thành tổ chức môi trường phải rùng mình. những con cá voi rất hạnh phúc (cười) thực tế những người của Reddit trong mạng Internet đều rất vui vẻ tham gia, nhưng họ lại ko phải là người người yêu cá voi thực sự Chỉ một số chắc chắn là vậy. nhưng tôi đang nói về nhiều người những người mà thực sự yêu thích và muốn được trở thành 1 thành viên và thực tế 1 số người từ tổ chức môi trường đã quay lại trang web Cám ơn Reddit về sự tham gia nhưng đây ko phải là vị tha mà chỉ là sự quan tâm đến thứ gì đó hay ho đây là cách mà mạng Internet làm việc đây là 1 bí mật lớn. vì mạng Internet là 1 sân chơi bình đẳng link của ban đơn giản là link của bạn nó có thể tốt như link của tôi, miễn là chúng ta có 1 trình duyệt thì bất cứ ai cũng có thể vào bất cứ trang web nào ko cần phải quan tâm đến lượng ngân quỹ của mình nghĩa là, miễn là bạn có thể giữ 1 thái độ trung lập điều quan trọng hơn là nó chẳng đáng gì để nhận đc 1 nội dung trực tuyến ngay bây giờ có rất nhiều phương tiện thông minh những thứ mà bạn chỉ mất vài phút để có thể tạo ra 1 thứ gì đó và cái giá của sự lặp lại là quá rẻ đến nỗi bạn có thể dễ dàng từ bỏ nó nếu bạn làm như thế thì hãy thành thật và thành thật. Hãy là người đi đầu. 1 trong những bài học mà tổ chức môi trường Greenpeace nhận được là sẻ ôn nếu bạn bị mất kiểm soát hãy đừng quá quan trọng mọi thứ với bản thân cho rằng mặc dù nó là vấn đề cực kì quan trọng đi chăng nữa thì cuối cùng bạn vẫn có thể đạt đến mục tiêu của mình và đó cũng là thông điệp cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn cái mà bạn có thể làm rất tốt trên internet nhưng ko lâu nữa thì thông điệp ấy cũng đi xuông top cuối Nếu bạn muốn thành công thì hãy chắn chắn để đừng bao giờ đánh mất chính mình Cám ơn “ tán thưởng” Thật ra, tôi đến từ Anh, nhưng tôi đã sống ở Maldives 26 năm. Thế nên, nhà của tôi chính là đây. Maldives, tôi chắc bạn biết nó là một quần đảo. nằm ở bờ biển Tây Nam của Ấn Độ Thủ đô Malé, nơi tôi sinh sống. Và ngay đây hiện giờ là Mysore, ví dụ, chúng ta gần Malé hơn Delhi. Nếu bạn làm IT, hiển nhiên, Ấn Độ là nơi thích hợp. Nhưng nếu bạn là một nhà sinh học biển, Maldives là nơi không tệ. Nơi đó là nhà của tôi nhiều năm rồi. Với những ai đã tới đó, những rạn san hô tuyệt đẹp, nơi ngụp lặn, lặn bình dưỡng khí tuyệt vời. Tôi dành nhiều thì giờ nhất có thể nghiên cứu thủy sinh. Tôi nghiên cứu cá biển, cả những loài lớn hơn, như cá voi và cá heo. Đây là cá voi xanh. Chúng sống dưới nước quanh đây, ở Maldives, quanh vùng biển Ấn Độ. Bạn có thể thấy chúng ở Kerala. Và, thật ra, chúng ta rất may mắn vì mảnh đất này là một trong những nơi lý tưởng nhất trên thế giới để thấy cá voi xanh . Ở Sri Lanka, nếu bạn xuống phía nam bờ biển vào lúc gió mùa Đông Bắc, bạn có thể thấy cá voi xanh rất, rất dễ dàng. Đây có thể là nơi lý tưởng nhất để thấy chúng. Giờ, khi tôi nói về gió mùa Đông Bắc, tôi chắc chắn rằng các bạn hiểu ý tôi, nhưng có lẽ một số người không chắc lắm. Tôi cần giải thích một chút về gió mùa. Gió mùa, gốc của từ "gió mùa" đến từ chữ " mùa." Nên nó chỉ là một mùa. Có 2 mùa chủ yếu ở hầu hết các vùng Nam Á. Mùa hè ở Ấn Độ rất nóng. Khí nóng tăng, và không khí được đưa ra biển để thay thế. Cách nó hoạt động là, nó xuất phát từ phía Tây Nam. Nó đi qua đại dương và dừng lại ở Ấn Độ. Vì vậy nó đến từ Tây Nam. Đó là gió mùa Tây Nam Thu gom khí ẩm khi đi qua đại dương. Đó là những gì mang đến mưa gió mùa. Và vào mùa đông, mọi thứ trở nên lạnh. Áp lực cao hình thành khắp Ấn Độ. Và toàn bộ hệ thống bị đảo lộn. Vì vậy, gió bây giờ đến từ Đông Bắc ra khỏi Ấn Độ, băng qua Ấn Độ Dương, từ đó đi tới Châu Phi. Hãy ghi nhớ điều này. Bây giờ, tôi là nhà nghiên cứu sinh vật biển, nhưng thực ra tôi cho rằng mình là tuýp nhà tự nhiên học truyền thống. Tôi hứng thú với mọi thể loại, hầu như là những thứ di chuyển, bao gồm chuồn chuồn. Và tôi thực sự sẽ nói về chuồn chuồn trong chiều nay. Đây là một loài rất xinh đẹp, được gọi là Oriental Scarlet. Và một điều bạn phải biết về chuồn chuồn, một điều quan trọng, là chúng đẻ trứng ở nước ngọt. Chúng cần nước ngọt để sinh sản. Chúng đẻ trứng vào nước ngọt. Ấu trùng bé nhỏ nở ra trong nước ngọt. Chúng ăn những sinh vật phù du. Chúng ăn ấu trùng của muỗi. Vì vậy, chúng rất quan trọng. Nổi bật là chúng kiểm soát ấu trùng muỗi. Và chúng lớn dần lên theo từng giai đoạn. Rồi ra khỏi nước, lớn lên thành những con trưởng thành như ta thấy. Và thông thường có rất nhiều sự phân hóa, nhưng nếu bạn có một con chuồn chuồn, vòng đời một năm, điều khá điển hình, ấu trùng, sống ở nước ngọt, trong vòng 10 đến 11 tháng. Và những con đã trưởng thành, sống 1 hay 2 tháng. Vì vậy nó thực chất là động vật nước ngọt. Nó thật sự cần nước ngọt. Hiện nay, loài chuồn chuồn đặc thù tôi muốn nói đến là loài này, vì đa số chuồn chuồn, như loài ta vừa thấy, có vòng đời 1 hoặc 2 tháng, nó không đi xa lắm. Nó không thể di chuyển xa. Khoảng cách điển hình là vài kilomet. Chúng bay rất giỏi, nhưng không bay quá xa. Nhưng đây là một ngoại lệ. Nó được gọi là Globe Skimmer, hoặc Wandering Glider. Và, như cái tên gợi lên, nó được tìm thấy nhiều trên thế giới. Nó sống khắp vùng nhiệt đới, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Úc và Thái Bình Dương. Chúng đi xa và đi khắp nơi. Chúng tôi biết nhiều về nó. Nhưng chưa thật sự được nghiên cứu nhiều. Đó là một con chuồn chuồn nhìn khá tầm thường. Nếu bạn sắp học về chuồn chuồn, bạn muốn nghiên cứu những con xinh đẹp rực rỡ như con màu đỏ này. Hay những con hiếm, đặc hữu. Nó có vẻ hơi mờ. Đây là loại xỉn màu. Và khá phổ biến. Nó xuất hiện khắp nơi -- vậy tại sao tôi lại quan tâm? Nhưng nếu bạn giữ thái độ đó, bạn thật sự bỏ lỡ một vài điều đặc biệt. Bởi chuyện kể về loài chuồn chuồn này thật sự thú vị. Và tôi thấy đó là một đặc quyền khi được tìm hiểu nó trong lúc sống ở Maldives. Khi tôi mới đến Maldives, tôi cực kỳ thích lặn và dành nhiều thời gian lặn biển như thể tôi có thể ở luôn dưới nước vậy. Tôi không hề chú ý đến chuồn chuồn, chúng có hay không tôi không quan tâm. Tôi không để ý chúng. Nhưng sau một thời gian, sau nhiều tháng, một ngày khi tôi ra ngoài, bất chợt tôi thấy có đến hàng trăm con chuồn chuồn. Một thứ gì đó giống như thế này, chúng là loài Glove Skimmer. Bây giờ thì tôi đã biết mặc dù lúc đó thì không, chúng là Globe Skimmers, hàng trăm con ấy. Và chúng ở đấy một thời gian. Rồi chúng biến mất. Tôi không hề nghĩ về nó nữa cho đến năm sau, khi việc đó tiếp diễn. và năm sau nữa, và sau nữa. Và tôi đã hơi chậm, tôi không để ý chúng lắm. Nhưng khi hỏi bạn bè và đồng nghiệp ở Maldives, vâng chúng đến hàng năm. Và tôi hỏi mọi người về chúng và vâng, ai cũng biết, nhưng không ai rõ điều gì, nơi chúng bắt nguồn, hay tương tự. Và tôi lại không suy nghĩ nhiều về điều đó. Nhưng dần dần có gì đó khá đặc biệt đang xảy ra. Vì chuồn chuồn cần nước ngọt để sinh sản Và Maldives , tôi chắc chắn một số bạn đã đến đó -- chính là quê hương. Thế nên, Maldives, một nơi tuyệt đẹp. (Cười) Nó hoàn toàn được tạo nên bởi các rạn san hô. Trên các rạn san hô là bờ cát. Độ cao trung bình, cao hơn mực nước. Vì thế, sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng lên, đó là vấn đề thực sự nghiêm trọng . Nhưng tôi không nói về nó. Điểm mấu chốt của những bờ cát này là khi trời mưa, nước mưa thấm xuống đất. Nên cát trôi đi. Chúng ở dưới lớp đất. Cây cối có thể mọc rể ở đó. Con người có thể đào hố và khoan giếng. Nhưng chuồn chuồn -- kỹ xảo hơn một chút. Không có tí nước mặt ngọt nào. Không có ao, suối, sông, hồ, hay thứ gì như thế. Vậy, tại sao hàng năm hàng triệu con chuồn chuồn , hàng triệu, hàng triệu con chuồn chuồn lại đến? Tôi có hơi tò mò . Thật ra, tôi sẽ dừng lại ở đây, vì tôi muốn hỏi, và có nhiều người từ Ấn Độ, tất nhiên, những người trải qua thời thơ ấu ở đây . Những bạn là người Ấn Độ hoặc có tuổi thơ ở đây, hãy cho tôi thấy cánh tay của mọi người, khoan, khoan! Mọi người hăng hái quá. Không. Bình tĩnh nào. Hãy bắt đầu khi tôi nói. Những ai lớn lên ở Ấn Độ, bạn có nhớ về tuổi thơ, những chú chuồn chuồn, bầy chuồn chuồn ? Ở trường chẳng hạn, cột một sợi dây nhỏ vào chúng chẳng hạn? Kéo chúng đi chẳng hạn? Tôi không định hỏi về chúng. Các bạn chỉ cần trả lời là có nhớ đã nhìn thấy nhiều chuồn chuồn không. Có ai không? Vâng. Cảm ơn. Đó là một hiện tượng phổ biến. khắp Nam Á , bao gồm cả Maldives. Và tôi có một chút tò mò về nó. Ở Maldives -- bây giờ , có rất nhiều nước ở Ấn Độ, nên chuồn chuồn, tất nhiên rồi. Tại sao không? Nhưng Maldives không có nước ngọt . Vậy, điều gì đang diễn ra? Và điều đầu tiên tôi làm là bắt đầu ghi hình khi chúng đến Maldives. Và đã có câu trả lời , ngày 21 tháng 10. Không phải hàng năm, đó là ngày bình quân. 15 năm nay tôi đã viết về nó. Mọi người sẽ cho rằng chúng đến từ Ấn Độ. Đó là nơi gần nhất. Nhưng vào thàng 10, hãy nhớ, vẫn còn mùa gió Tây Nam. Maldives vẫn còn trong gió mùa Tây Nam. Nhưng gió lúc nào cũng thổi từ phía Tây. Nó sẽ hướng tới Ấn Độ , không phải từ Ấn Độ . Vậy những sinh vật này làm sao đến được đây? Chúng từ Ấn Độ ngược gió đến đây? Có vẻ hơi bất khả thi. Nên điều sau đó tôi làm là gọi điện. Maldives là một quần đảo dài. Nó trải dài khoảng 500 dặm, dĩ nhiên Ấn Độ nằm đây. Tôi gọi điện và gửi e-mail cho bạn bè và đồng nghiệp. Khi nào bạn thấy chuồn chuồn xuất hiện? Và rất nhanh, một bức tranh hiện ra. Ở Bangalore, một đồng nghiệp đã gửi cho tôi thông tin 3 năm, lấy trung bình, ngày 24 tháng 9 , cuối tháng 9. Trivandrum, một thời gian sau. Tận phía bắc Maldives, một thời gian sau. Và rồi là Malé, xa hơn là phía Nam. Và sau đó là cực nam Maldives. Rất rõ ràng, chúng đang đến từ Ấn Độ . Nhưng chúng băng qua 400 dặm đại dương, ngược chiều gió. Làm thế nào chúng lại làm được vậy? Tôi đã không biết. Sau đó tôi bắt đầu đếm chuồn chuồn. Tôi muốn biết về tính mùa của chúng, thời điểm trong năm, đấy là khi chúng đến lần đầu, nhưng chúng ở đây bao lâu? Nó cung cấp manh mối gì? Nên, tôi bắt đầu quá trình khoa học rất nghiêm ngặt. Tôi đã làm một nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt. Tôi lên xe, và đạp quanh đảo Malé. Khoảng chừng 5 km, đếm chuồn chuồn lúc tôi đi, cố gắng không để va vào người khác khi nhìn lên cây. Và chúng đã ở đây trong thời gian rất ngắn, Tháng 10, tháng 11, tháng mười 12. Nó đó. Và rồi chúng yếu đi, dù chỉ một số con. Tháng 10, tháng 11, tháng 12. Không phải mùa gió Tây Nam. Đó không phải là mùa Tây Nam. Đó là sự liên đới gió mùa, khi gió mùa thay đổi. Ý tôi là các bạn có gió mùa Tây Nam thổi một hướng, và rồi nó thay đổi và bạn có gió mùa đông bắc thổi hướng khác. Bạn sẽ ấn tượng rằng mình vừa có một khối khí đi lên và xuống, lên và xuống. Nó không vận hành như thế. Thật ra có tới hai khối khí. Và có một đường hội tụ giữa chúng, và đường này thì di động. Vì vậy, nếu bạn ở Ấn Độ, khi đường ranh di chuyển lên Ấn Độ, bạn sẽ ở mùa gió Tây Nam. Sau đó di chuyển vào gió mùa Đông Bắc. Và ở trung điểm ranh giới này không thẳng đứng, nó tạo thành một góc. Vì vậy , khi nó đi về phía Malé tôi đang đứng bên dưới ranh giới tại Malé. Tôi có thể ở trong gió mùa Tây Nam . Nhưng gió trên là từ gió mùa Đông Bắc Nên chuồn chuồn đang từ Ấn Độ khi có gió mùa Đông Bắc, nhưng ở độ cao 1.000 đến 2.000 mét. Không thể tin được Những côn trùng nhỏ đó là những con chúng ta thấy ở Ấn Độ này dài 2 inch , 5 centimet , bay trong hàng triệu con , 400 dặm trên đại dương , 2.000 mét. Thật đáng kinh ngạc. Tôi khá hài lòng với bản thân mình. Tôi nghĩ wow, mình đã theo dõi chúng, tôi biết làm cách nào chúng đến đây. Rồi tôi khẽ gãi đầu, và nó thật ổn. Tôi biết làm cách nào chúng đến đây, nhưng tại sao chúng đến? Tại sao hàng triệu con chuồn chuồn vượt đại dương bất chấp sự diệt vong rõ mồn một? Nó không có ý nghĩa. Chẳng có gì ở Maldives cho chúng cả. Chúng làm gì ở đó? Ồ, để tóm gọn, chúng đang thực sự qua đại dương. Chúng tìm mọi cách để tới Đông Phi. Tôi biết vì tôi có bạn bè làm việc trên tàu nghiên cứu thủy sản người đã gửi cho tôi báo cáo từ trên tàu tít tắp ngoài biển xa. Tôi biết vì chúng tôi có báo cáo từ Seychelles, mà tôi đang có ngay tại đây. Và tôi biết vì khi bạn nhìn vào lượng mưa, những côn trùng đặc thù, loài Globe Skimmers sinh sản trong bể nước mưa tạm thời. Chúng đẻ trứng nơi có mưa theo mùa, là mưa gió mùa. Ấu trùng phải phát triển rất nhanh. Chúng chỉ mất 6 tuần. Thay vì 11 tháng, chúng mất 6 tuần. Chúng lớn lên, rồi chết đi. Giờ nếu mọi người không thể đọc được ở dưới, trên cùng là lượng mưa ở Ấn Độ. Chúng ta đang bắt đầu vào tháng 6. Đây là mưa gió mùa. Đến tháng 9, tháng 10, trời khô hanh. Không có gì cho chuồn chuồn. Không còn mưa gió mùa. Chúng phải đi tìm mồi cho mưa mùa. Và chúng bay về phía Nam. Khi gió mùa rút về phía Nam chúng xuống qua Karnataka , vào Kerala. Và sau đó ra khỏi lục địa. Nhưng chúng là loài giỏi bay. Loài đặc thù này, chúng có thể bay hàng ngàn cây số . Chúng cứ bay. Và gió, gió Đông Bắc thổi vù vù và mang theo chuồn chuồn đến Phi châu, nơi trời mưa. Và chúng sinh sản trong những cơn mưa của châu Phi. Đây là phía Đông Nam châu Phi. Đại khái trông giống như có 2 giai đoạn sinh sản ở đây. Hơi phức tạp hơn một chút. Chúng đang sinh sản trong mưa gió mùa ở đây. Những con chuồn chuồn bạn thấy hôm nay ở ngoài này, trong khuôn viên trường, là con cái của thế hệ này. Chúng nở ra ở Ấn Độ . Chúng tìm nơi sinh sản. Chúng sinh sản ở nơi nào có mưa. Nhưng phần lớn chúng sẽ tiếp tục. Và sẽ dừng lại, có lẽ chỉ 4 hay 5 ngày bay là tới Đông Phi. Gió sẽ thổi chúng tới đây. Nếu vượt qua Maldives chúng có thể vừa bay vừa quan sát, chẳng có gì ở đây, chúng sẽ đi tiếp. Đây, đây, Kenya, Đông Phi, chúng vừa qua khỏi một trận hạn hán kéo dài. Mưa vừa rơi tuần trước. Cơn mưa ngắn và giờ trời đang mưa. Và chuồn chuồn ở đó. Tôi nhận được báo cáo từ các liên lạc. Chuồn chuồn ở đây lúc này. Chúng đang sinh sản ở đó. Chúng sẽ đẻ trứng bây giờ. Trứng sẽ nở ra sau 6 tuần. Lúc đó mưa mùa đã qua. Những trận mưa sẽ tới đây. Chuồn chuồn sẽ bay tới đây. Và điều hay ho là gió luôn hội tụ ở nơi trời mưa. Mưa đến, đó là mưa mùa hè. Đây là gió mùa hè. Không có mặt trời. Mưa mùa hè ở châu Phi. Mặt trời trên đỉnh đầu, nhiệt lượng đạt đỉnh, sự bốc hơi chạm ngưỡng, mây tụ cực đại, lượng mưa đạt tối đa, cơ hội cực đỉnh cho sinh sản. Không chỉ có vậy, nhờ có sự đối lưu, không khí bị đẩy lên ở nơi nóng bức, không khí bị hút vào. Có một sự hội tụ. Vì vậy, cứ khi nào mưa xuống, không khí bị hút vào để thế chỗ luồng khí đang lên. Vì vậy, sinh vật nhỏ bé đẻ trứng ở đây, nó hòa vào luồng khí, tự động được mang tới nơi có mưa. Đẻ trứng, thế hệ kế tiếp, chúng ra đời, tự động được mang đến nơi mưa rơi. Giờ quay lại chỗ đó. Chúng ra đời, đã đến lúc quay về. Trong 4 thế hệ, 1, 2, 3, 4 và cứ thế quay lại. Một vòng tuần hoàn của Ấn Độ Dương. Một chu vi khoảng 16,000 km. 16.000 km, 4 thế hệ, hãy nhớ, với một loài côn trùng dài 2 inch. Thật khó tin. Những bạn đến từ Bắc Phi sẽ quen với loài bướm Monarch. Mà được biết đến là loài di cư lâu đời nhất đến giờ. Nó chỉ bằng nửa kích thước loài này. Và chuyến vượt qua đại dương này chỉ là chuyến đi rất đỗi bình thường của bất kỳ loài côn trùng nào. Một kỳ tích quá khó tin. Và tôi chỉ biết về điều này vì tôi sống ở Malé, ở Maldives đủ lâu để thấm nhuần vào đầu óc tôi rằng có điều gì đó đặc biệt đang diễn ra. Nhưng chuồn chuồn không phải sinh vật duy nhất vượt đại dương. Câu chuyện còn dài. Tôi cũng hứng thú với chim chóc. Và tôi quen với chú chim này. Đây là một loài chim khá đặc biệt. Một con chim ưng. Nó được gọi là chim ưng chân đỏ phương Đông, rõ ràng. Nhưng nó cũng được gọi là Amur Falcon . Và nó được gọi là Amur Falcon bởi vì nó sinh sản ở Amurland. Đó là một vùng dọc sông Amur, ở trên này. Đó là biên giới, phần lớn giáp biên giới giữa Trung Quốc và Nga, trên miền Đông xa xôi. Cho nên Siberia, Mãn Châu. Đó là nơi nó sinh sản. Nếu bạn là chim ưng, đó sẽ là nơi ở tuyệt đẹp vào mùa hè. Nhưng lại là nơi khắc nghiệt vào mùa đông. Ồ, bạn có thể tưởng tượng ra. Giống như mọi loài chim biến nhiệt, chim ưng bay xuống phía Nam. Toàn bộ chim ưng bay xuống phía Nam. Nhưng sau đó loài biến nhiệt này dừng lại. Giờ chúng không dừng lại tại đây, hay xuống đây. Không, chúng lần lượt qua đây. Chúng dừng lại ở Đông Bắc Ấn Độ để tiếp năng lượng. Chúng đến vùng cận Mumbai hoặc Goa. Và rồi chúng đổ bộ đại dương, xuống Kenya. Và tại đây, chúng trú đông ở đây [ở Nam Phi]. Thật khó tin. Đây quả là cuộc di cư đặc biệt nhất của bất cứ loài chim săn mồi nào. Một cuộc di cư quá khó tin. Và chúng không phải loài duy nhất vượt biển. Chúng có cuộc hành trình khó tin, nhưng còn nhiều loài từ Ấn Độ vượt biển đến Phi châu. Bao gồm loài này, chim cắt. Đây là một loài xinh đẹp, đây là chim cu gáy Pied. Những bạn quê ở Bắc Ấn hẳn quen thuộc với loài này. Nó đến cùng gió màu. Thời gian này trong năm chúng quay về châu Phi. Và chàng chim này, chim sả rừng, một loài rất xinh đẹp. Nó tên là chim sả rừng Eurasian. Ở Ấn Độ nó xuất hiện ở phía Tây Bắc, nên có tên là chim sả rừng Kashmir. Và loài này, tôi vừa tập hợp tất cả các tài liệu, tất cả các hồ sơ có sẵn về chúng, xếp chúng ra, và nhận ra rằng loài này di cư cùng lúc với chuồn chuồn. Chúng lợi dụng cùng hướng gió. Chúng bay cùng lúc với những cơn gió để bay vượt lục địa và địa dương. Tôi biết là chúng bay cùng độ cao. Người ta viết về chim ưng Amur. Thật không may, một trong số chúng có một cái kết bất hạnh. Nó đã bay qua bờ biển Goa, 21 năm về trước, năm 1988. Tháng 10 năm 1988. Một phi cơ Hải quân Ấn Độ khi bay qua Goa, đùng! Giữa màn đêm. May là 2 phi cơ đã quay về căn cứ, và họ đã gỡ những mảnh xác chim ra. Bay đêm ở Ấn Độ Dương 2,424 mét. Cùng độ cao với chuồn chuồn. Chúng đang sử dụng cùng loại gió. Và một điều nữa là, yếu tố hàng đầu đối với những chú chim này, tất cả những con kích cỡ trung bình, và trong slide tiếp theo, về một con họ Trảu. Chim họ Trảu ăn ong. Con này có cái má xanh dương tuyệt đẹp. Nó là loài chim Trảu má xanh. Và mỗi một con khi vượt đại dương và đất liền từ Ấn Độ đến Đông Phi ăn những côn trùng lớn, cỡ kích thước của chuồn chuồn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ẩn dụ hiện hữu một cách bí mật quanh tất cả chúng ta. Cứ mỗi phút chúng ta nói ra khoảng 6 phép ẩn dụ. Lối nghĩ ẩn dụ là cần thiết để chúng ta có thể hiểu được bản thân và người khác, cách chúng ta giao tiếp, học, khám phá và phát minh. Nhưng ẩn dụ là một cách tư duy trước khi là một cách dùng từ. Giờ tôi sẽ giải thích điều này bằng cách, tìm kiếm sự trợ giúp của một trong những triết gia nổi tiếng nhất, ông hoàng của triều đại các nhà ẩn dụ, một người đã đóng góp vào lĩnh vực này nổi tiếng đến nỗi chính bản thân ông đã trở thành một ẩn dụ. Tất nhiên, tôi không ám chỉ ai ngoài Elvis Presley. (Cười) "All Shook Up" là một bản tình ca rất tuyệt phải không. Nó cũng là một ví dụ tuyệt vời cho bất cứ khi nào chúng ta muốn đề cập đến cái gì đó trừu tượng như các tư tưởng, xúc cảm, cảm giác, khái niệm, suy nghĩ, chúng ta sẽ dùng đến ẩn dụ. Trong bài "All Shook Up", một cái đụng chạm không phải là đụng chạm mà là một sự ớn lạnh. Môi không phải là môi mà là núi lửa. Cô ấy không phải là cô ấy mà là cây mao lương hoa vàng. Và tình yêu không phải tình yêu, mà là đang bị đảo lộn cả lên. Trong bài này, Elvis đang theo các khái niệm cổ điển về ẩn dụ của Aristotle khi quá trình đặt tên cho các thứ thành các thứ khác. Đó là toán học của ẩn dụ. Và may mắn thay là nó rất đơn giản. X bằng Y. (Cười) Công thức này đúng bất cứ khi nào có ẩn dụ. Elvis sử dụng nó, nhưng Shakespeare cũng dùng nó trong một câu nổi tiếng trong "Romeo và Juliet," Juliet là mặt trời. Ở đây, Shakespeare đặt tên cho Juliet, một cái tên thuộc về một cái khác, mặt trời. Bất cứ khi nào ta đặt tên cho một thứ bằng một cái tên khác, cũng có nghĩa là khi đó ta đặt toàn bộ mạng lưới tương tự. Chúng ta trộn và ghép những gì ta biết về điểm gốc của ẩn dụ, trong trường hợp này là mặt trời, với những gì ta biết về đích của nó, ở đây là Juliet. Và ẩn dụ cho phép ta nhiều cách hiểu sinh động về Juliet hơn là nếu Shakespeare chỉ thuần túy miêu tả cô ấy trông thế nào. Như vậy, chúng ta tạo dựng và hiểu ẩn dụ thế nào? Điều này có vẻ quen thuộc. Bước đầu tiên là nhận diện khuôn mẫu. Nhìn vào hình này. Các bạn thấy gì? Ba hình Pac Men kì dị, và ba dấu ngặc nhọn ở đó. Tuy nhiên, cái chúng ta nhìn thấy là hai hình tam giác chồng lên nhau. Ẩn dụ không chỉ là việc phát hiện ra các khuôn; mà còn là tạo ra các khuông. Bước thứ hai, cảm giác kèm khái niệm. Kết hợp là kinh nghiệm của một kích thích trong một bộ phận cảm nhận cũng như ở bộ phận cảm nhận khác giống như thính giác màu sắc. Những người có thính giác màu sắc thực tế là họ nhìn thấy màu sắc khi họ nghe thấy âm thanh về các từ hay các chữ cái. Chúng ta đều có khả năng tổng hợp. Đây là bài trắc nghiệm Bouba/Kiki. Các bạn phải nhận diện những hình nào trong số các hình này được gọi là Bouba, và cái nào là Kiki. (Cười) Nếu bạn là 98% giống những người khác, bạn sẽ nhận ra hình tròn, hình trùng biến hình như Bouba, và hình sắc nhọn như Kiki. Chúng ta có thể làm nhanh không? Nó có tương ứng không? Rồi. Tôi nghĩ 99.9 có thể làm được. Tại sao chúng ta làm thế? Bởi vì chúng ta tìm hay tạo theo bản năng, một khuôn mẫu giữa hình dạng tròn, và hình dạng tròn của Bouba, và hình dạng nhọn, và sắc của Kiki. Rất nhiều ẩn dụ chúng ta sử dụng hàng ngày là cảm giác kèm. Im lặng thì ngọt ngào. Cà vạt thì lòe loẹt. Những người quyến rũ thì nóng bỏng. Những người không quyến rũ để cho chúng ta hờ hững. Ẩn dụ tạo ra một loại cảm giác kèm khái niệm, trong đó chúng ta hiểu một khái niệm trong ngữ cảnh của một cái khác. Bước thứ ba là sự không hòa hợp nhận thức. Đây là trắc nghiệm Stroop. Cái bạn cần làm là nhận ra càng nhanh càng tốt màu mực các chữ được in. Bạn có thể làm thử trắc nghiệm đó ngay bây giờ. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người khác, bạn sẽ cảm thấy một lúc cảm giác không hòa hợp nhận thức khi tên màu sắc được in dưới màu mực khác. Trắc nghiệm cho thấy ta không thể lờ nghĩa đen của các từ ngay cả khi nghĩa đen cho câu trả lời sai. Trắc nghiệm Stroop cũng đã được tiến hành với ẩn dụ. Các nghiệm viên phải nhận diện càng nhanh càng tốt, các câu sai nghĩa đen. Họ mất nhiều thời gian hơn để bác bỏ các ẩn dụ là sai hơn là bác bỏ các câu sai nghĩa đen. Vì sao? Vì chúng ta cũng không thể lờ nghĩa ẩn dụ của các từ. Một câu như, "Một số việc là nhà tù." Như vậy, trừ phi bạn là một người cai ngục, câu "Một số việc là nhà tù" là sai theo nghĩa đen. Đáng tiếc là theo lối ẩn dụ nó lại đúng. Và chân lí ẩn dụ ảnh hưởng tới khả năng của chúng ta để nhận ra sai lầm theo nghĩa đen. Ẩn dụ có liên quan bởi vì nó ở bên chúng ta mọi lúc mọi nơi. Ẩn dụ có liên quan vì nó tạo ra sự mong đợi. Hãy chú ý lần sau khi bạn đọc bản tin tài chính. Các tác tử ẩn dụ miêu tả các hoạt động của giá cả giống như hành động thận trọng của sinh vật vậy, như trong câu, "Chỉ số NASDAQ leo lên cao hơn." Các ẩn dụ vật thể miêu tả chuyển động của giá cả như các thứ không phải sinh vật, như trong câu, "Chỉ số Dow rơi " Các nhà nghiên cứu nhờ một nhóm người đọc một mớ các bình luận thị trường, rồi sau đó dự đoán xu hướng giá cả ngày hôm sau. Những điều này cho thấy các phép ẩn dụ tác nhân có kì vọng cao hơn vì xu hướng giá có thể tăng cao. Và chúng có các kì vọng này vì các ẩn dụ tác nhân ngụ ý hành động chủ ý của một sinh vật đang theo đuổi một cái đích. Chẳng hạn, nếu giá nhà được miêu tả là đang leo thang và leo thang, cao hơn và cao hơn, người ta có thể nghiễm nhiên cho rằng giá đó không dừng lại được. Họ có thể cảm thấy tự tin rút các thế chấp mà họ thực sự không thể chi trả được ra. Tất nhiên đó là một ví dụ giả định. Đây là kiểu hiểu lầm ẩn dụ. Ẩn dụ cũng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến các quyết định qua kích hoạt các phép loại suy. Một nhóm sinh viên được dạy rằng một nước dân chủ nhỏ bị xâm lược và đã yêu cầu Mĩ giúp đỡ. Họ phải đưa ra một quyết định. Họ phải làm gì? Can thiệp, khẩn cầu Liên Hợp Quốc, hay không làm gì cả? Sau đó mỗi người đã được cung cấp một trong ba miêu tả về khủng hoảng giả định này. Mỗi miêu tả đó nhằm khơi gợi một phép loại suy lịch sử khác: Trong Thế chiến II, Việt Nam, và cái thứ ba trung hoà về lịch sử. Những sinh viên được tiếp cận với sự kiện Thế chiến II đưa ra nhiều gợi ý theo chủ nghĩa can thiệp hơn các sinh viên khác. Chúng ta vẫn không thể lờ nghĩa đen của từ, chúng ta không thể lờ các phép loại suy được chúng được kích thích bởi phép ẩn dụ. Ẩn dụ quan trọng vì nó mở ra cánh cửa để khám phá. Bất cứ khi nào chúng ta giải quyết một vấn đề, hay làm một khám phá, chúng ta so sánh những gì đã biết với những gì chưa biết. Và cách duy nhất để tìm ra cái sau là xem xét các cách có thể giống với cái trước. Einstein miêu tả phương pháp khoa học của ông giống như trò chơi tổ hợp. Ông nổi tiếng là sử dụng các thực nghiệm tư duy, vốn rất cần thiết cho các phép loại suy phức tạp, để thực hiện một vài phát hiện vĩ đại của ông. Qua việc kết hợp những gì ta biết với những gì ta không biết qua phép loại suy, cách suy nghĩ ẩn dụ đánh tia lửa để khởi động khám phá. Hiện nay ẩn dụ có mặt ở mọi nơi, nhưng nó lại ẩn. Nếu bạn chỉ cần xem các từ quanh bạn bạn sẽ thấy nó. Ralph Waldo Emerson miêu tả ngôn ngữ như là "nền thi ca hoá thạch." Nhưng trước khi nó là nền thi ca hoá thạch ngôn ngữ là ẩn dụ hoá thạch. Và những hoá thạch này vẫn sống. Lấy 3 từ nổi tiếng nhất trong cả nền triết học phương Tây: "Cogito ergo sum." Nó thường được dịch là, "Tôi tư duy vậy tôi tồn tại." Nhưng có một cách dịch tốt hơn. Từ Latin "cogito" phái sinh từ tiền tố "co" nghĩa là "cùng" và động từ "agitate" nghĩa là "lắc" Vì thế nghĩa nguyên gốc của "cogito" là cùng lắc. Và cách dịch đúng đắn của "cogito ergo sum" là "Tôi lắc mọi thứ lên, vậy tôi tồn tại." (Cười) Ẩn dụ lắc mọi thứ lên, cho chúng ta mọi thứ từ Shakespeare đến phát hiện khoa học đang diễn ra. Ý nghĩ đó là một vòm tuyết bằng nhựa, đẹp nhất, thú vị nhất, và tự nó nhất, khi, như Elvis đặt nó, tất cả bị lắc lên. Và ẩn dụ giữ cho tâm trí luôn lắc lên, vẫn lăn rầm rầm, rất lâu sau khi Elvis đã để lại kiến trúc đó. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Sự bức xúc của tôi đối với nạn tham nhũng đã khiến tôi thực hiện một thay đổi lớn về nghề nghiệp vào năm ngoái, trở thành một luật sư toàn thời gian hoạt động tích cực. Những kinh nghiệm thu được trong hơn 18 tháng qua, với vai trò là một luật sư, đã gieo vào tâm trí tôi một ý tưởng kinh doanh mới, cái mà tôi tin là đáng để nhân rộng. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ chia sẻ nó với tất cả các bạn, mặc dù ý tưởng ấy tự nó đang kết tinh lại và tôi vẫn còn đang phải bổ sung thêm cho kế hoạch kinh doanh này. Tất nhiên là nó giúp cho nỗi sợ hãi của công chúng giảm đi khi mà số lượng ý tưởng bị thất bại đang ngày một tăng lên. Tôi là một người hâm mộ cuồng nhiệt sự khởi nghiệp và kinh doanh từ năm 1993. Tôi đã dồn hết tâm trí để khám phá, trải nghiệm, và thử nghiệm các loại hình kinh doanh cũng như chủ nghĩa tư bản. Tôi, cùng với hai anh em trai của mình, đã xây dựng nên công ti bất động sản hàng đầu ở bang tôi sống, Kerala. Và sau đó làm việc với hai nhà kinh doanh lớn nhất Ấn Độ trong những công ti mới đi vào đầu hoạt động của họ. Vào năm 2003, khi tôi rút khỏi lĩnh vực kinh doanh tư bản thuần túy để chuyển sang làm việc với cái được gọi các vấn đề xã hội, Tôi thực sự không có một chiến lược hay kế hoạch tổng thể nào để theo đuổi và tìm kiếm những giải pháp mang lại lợi nhuận có thể giải quyết được những vấn đề cấp thiết của xã hội. Khi một loạt các sự kiện dẫn đến cái chết hoặc gần như vậy xảy ra với những người bạn của tôi, chúng nhấn mạnh tới sự cần thiết của một dịch vụ cứu hộ khấn cấp ở Ấn Độ, tương tự như 911 ở Hoa Kì. Để giải quyết vấn đề này, tôi, cùng với bốn người bạn, sáng lập ra 'Xe cứu thương cho mọi người', với mục tiêu là nhân rộng dịch vụ sử dụng xe cứu thương ở Ấn Độ. Đối với những người đến từ các nước đang phát triển, không có điều gì mới trong ý tưởng này. Tuy vậy, khi chúng tôi hình dung về nó, chúng tôi có ba mục tiêu quan trọng: Cung cấp dịch vụ xe cứu thương chất lượng quốc tế có thể tự duy trì hoạt động với nguồn lợi thu được, và có thể được sự dụng ở mọi nơi dành cho bất cử ai đang ở trong tình trạng khẩn cấp, mà không quan tâm tới khả năng chi trả. Dịch vụ bắt nguồn từ ý tưởng trên, có tên 'Ấn số 1298 để gọi xe cứu thương'. với chỉ một chiếc xe cứu hộ vào năm 2004, giờ đã có hơn một trăm xe trên khu vực ba bang, và đã vận chuyển trên 100,000 người bệnh và người bị thương từ khi đi vào hoạt động. Dịch vụ này -- (Vỗ tay) hoàn toàn tự lực hoạt động với nguồn thu của nó, mà không phải nhờ đến bất kì quỹ xã hội nào, và mô hình chi trả chéo thực sự có hiệu quả, khi người giàu trả nhiều hơn, người nghèo trả thấp hơn, và những nạn nhân bị tai nạn thì được sử dụng dịch vụ miễn phí. Dịch vụ này đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả trong suốt thời gian xảy ra vụ khủng bố đau thương ngày 26/11 tại Mumbai. Và như bạn thấy trên màn hình, dịch vụ của chúng tôi đang cứu các nạn nhân từ địa điểm xảy ra vụ khủng bố trước cả khi cảnh sát bắt đầu bao vây hiện trường vụ ném bom và chính thức xác nhận đó là một vụ khủng bố. Chúng tôi trở thành đội cứu hộ đầu tiên ở tất cả các địa điểm ném bom và vận chuyển 125 bệnh nhân, cứu sống họ. (Vỗ tay) Để tưởng nhớ tới vụ tấn công ngày 26/11 hơn một năm trước, chúng tôi đã giúp đỡ một tổ chức phi chính phủ ở Pakistan, quỹ Aman, xây dựng nên một đội xe cứu thương có thể tự hoạt động ở Karachi, được tạo điều kiện bởi Acumen Fund. (Vỗ tay) Đây là một thông điệp nhỏ từ chúng tôi, với cách thức riêng của mình, tới những kẻ thù của nhân loại, ở Islam, ở Nam Á, ở Ấn Độ, và ở Pakistan, rằng loài người sẽ tiếp tục tiến lên, bất kể những trò tấn công hèn hạ đó. Từ đó tôi cũng đã đồng sáng lập ra hai hoạt động kinh doanh mang tính xã hội khác. Một là 'Giáo dục cho mọi người', xây dựng các trường học tại các thị trấn nhỏ ở Ấn Độ. Và cái còn lại là Moksha-Yug Access, một dự án hợp nhất dây chuyền cung ứng sản phẩm ở nông thôn dựa trên cơ sở là các khoản vốn nhỏ cho các nhóm tự lực hoạt động. Tôi đoán là ít nhất chúng tôi đang làm một số điều đúng. Bởi vì những nhà đầu tư và các quỹ đầu tư mạo hiểm đã cam kết tài trợ trên 7.5 triệu USD. Những nguồn tài trợ trên đến với số lượng lớn là vốn mang lại lợi nhuận QT, chứ không phải là khoản vay hay trợ cấp. Bây giờ tôi quay trở lại ý tưởng về một hoạt động kinh doanh xã hội mới mà tôi đang nghiên cứu. Tham nhũng, hối lộ, và sự thiếu minh bạch. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng tám diễn giả ngày hôm qua thực tế đều nói đến các khái niệm này. Hối lộ và tham nhũng đều có phần cầu và phần cung, Với bên cung chủ yếu là các tập đoàn kinh tế tham lam không tuân thủ pháp luật và những người dân thường không may. Và bên cầu chủ yếu là các chính trị gia, quan chức và những người có thế lực. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, một nghìn tỉ USD được dùng để hối lộ mỗi năm, làm xấu thêm tình hình vốn đã rất xấu rồi. Tuy vậy, nếu bạn nghĩ về những người bình thường, anh ấy hoặc cô ấy không thức dậy vào mỗi sáng rồi nói, "Hmm, đề xem hôm nay mình có thể hối lộ ai nào." hay, "Để xem hôm nay mình có thể mua chuộc ai nào." Thông thường đó là sự ép buộc hay tình thế khó khăn mà những người dân thường không may mắc vào khiến họ phải hối lộ. Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi mà thời gian là vàng bạc, và cuộc ganh đua để kiếm kế sinh nhai ngày càng trở nên khốc liệt, những dân thường không may chỉ đơn giản đút lót để bắt kịp cuộc sống. Bây giờ, tôi xin hỏi các bạn một câu hỏi khác. Thử tưởng tượng bạn bị bắt phải hối lộ một ai đó trong cuộc sống hàng ngày để làm được việc bạn muốn. Bạn sẽ làm gì? Tất nhiên là bạn có thể gọi cảnh sát. Nhưng để làm gì nếu sở cảnh sát cũng tham nhũng? Chắn hẳn bạn không muốn phải đút lót. Nhưng bạn cũng không có thời gian, sự giúp đỡ, chuyên gia pháp lí hay tài chính để đấu tranh với nó. Thật không may, rất nhiều người trong căn phòng này là những người thúc đẩy các chính sách tư bản và lực lượng thị trường. Nhưng những lực lượng thị trường trên thế giới chưa tạo ra một dịch vụ mà bạn có thể gọi, trả một khoản phí, và chống lại những yêu cầu được hối lộ. Kiểu như dịch vụ triệt phá hối lộ, hay đường dây nóng 1-800-Chống-Hối-Lộ, hay www.chonghoilo.org hay www.chongthamnhung.org. Những dịch vụ kiểu như vậy đơn giản là không tồn tại. Một hình ảnh đã ám ảnh tôi từ khi tôi mới bước vào kinh doanh là về một bà già, trên 70 tuổi, bị làm phiền bởi hai nhân viên sở quy hoạch thị trấn. Tất cả mà bà cần chỉ là một giấy cấp phép để xây ba bậc thang từ mặt đất lên nhà của bà, giúp bà thuận tiện hơn khi ra vào ngôi nhà của mình. Nhưng nhân viên chức năng sẽ không cấp phép cho bà một cách đơn giản bởi họ muốn một khoản hối lộ. Mặc dù nó làm tôi rất cắn rứt lương tâm, nhưng tôi không thể, hay tôi không có ý định giúp đỡ hay bênh vực bà ấy, bởi tôi đang bận rộn trong việc xây dựng nên công ti nhà đất của mình. Giờ tôi không muốn bị ám ảnh bởi những hình ảnh như thế thêm một giây phút nào nữa. Một nhóm chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm để giải quyết các trường hợp những cá nhân có nhu cầu phải được hối lộ để cung cấp các dịch vụ hay sự cấp phép. Và trong cả 42 vụ việc, chúng tôi đã ngăn cản những yêu cầu ấy bằng những công cụ hợp pháp hiện hành như Đạo luật về Quyền Thông tin, băng ghi hình, ghi âm, hay áp lực xã hội, chúng tôi đã thành công khi làm được những việc mà khách hàng đề ra trong khi không phải hối lộ cho bất kì ai. Và với giá dịch vụ thấp hơn khoản tiền dùng để hối lộ. Tôi tin rằng những công cụ hiệu quả trong 42 trường hợp thử nghiệm trên có thể được hoàn thiện trong các chu trình cơ bản, trong các môi trường dịch vụ nghiệp vụ ngoài doanh nghiệp (BPO), và có thể sử dụng được qua mạng, qua tổng đài điện thoại, hay qua các đại lí kinh doanh, với một khoản phí để phúc vụ bất cử ai bị yêu cầu phải hối lộ. Thị trường mục tiêu thì rất hấp dẫn. Nó có thể thu được một nghìn tỷ USA, được dùng cho đút lót hàng năm. bằng với GPD của Ấn Độ. Và đây thực sự là một thị trường mới mẻ. Tôi dự tính sẽ tiếp tục nghiên cứu ý tưởng này, để xem xét khả năng tạo ra một loại hình dịch vụ nghiệp vụ ngoài doanh nghiệp thu phí và mang lại lợi nhuận để ngăn chặn hối lộ và chống tham nhũng. Tôi có nhận thấy rằng cuộc chiến vì công lí chống tham nhũng không bao giờ dễ dàng. Nó chưa bao giờ và sẽ không bao giờ như thế. Trong vòng 18 tháng gần đây, với vai trò là một luật sư chiến đấu với các vụ tham nhũng lớn nhỏ, gồm cả một vụ liên quan tới một tập đoàn lừa đảo lớn nhất Ấn Độ. Nhờ lòng "khoan dung" của họ, tôi đã nhận được ba vụ cáo buộc từ cảnh sát về tội xâm phạm, tội mạo danh, và tội hăm dọa. Cuộc chiến với tham nhũng lấy đi một khoản phí từ chính chúng ta, gia đình, bạn bè, và thậm chí cả con cái chúng ta. Dù vậy, tôi tin rằng cái giá chúng ta trả là xứng đáng để giữ lấy phẩm giá và để làm cho thế giới trở nên công bằng hơn. Điều gì đã cho chúng tôi động lực? Như người bạn thân của tôi đã trả lời khi được hỏi vào những ngày đầu tiên của dự án xe cứu thương, rằng đây là một nhiệm vụ bất khả thi và những thành viên sáng lập là những kẻ điên khi chỉ thắng lợi với công việc chắc ăn của họ, Tôi xin trích dẫn, "Tất nhiên, chúng ta không thể thất bại, ít nhất là trong thâm tâm. Bởi chúng ta là những kẻ điên, đang cố gắng để thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi. Và một kẻ điên thì không biết thế nào là bất khả thi." Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Chris Anderson: Shaffi, đó quả là một ý tưởng kinh doanh thú vị. Shaffi Mather: Tôi chỉ cố gắng vượt qua những ngày đầu tiên khi tôi còn chưa bị loại bỏ. (Cười) CA: Anh đang nghĩ gì vậy? Ý tôi là, hãy cho chúng tôi một chút ý thức về các con số -- một vật đút lót và một khoản phí cụ thể. Ý tôi là, anh định tính thế nào? SM: Vậy để tôi...để tôi đưa ra một ví dụ. Một người đã nộp đơn xin làm hộ chiếu. Và nhân viên chức năng cứ chần chừ và yêu cầu một khoản hối lộ khoảng 3,000 rupi. Và người đó không muốn phải đút lót. Vậy trên thực tế chúng tôi dùng Đạo luật về Quyền Thông tin, giống như Đạo luật về Tự do Thông tin ở Hoa Kì, để ngăn chặn những nhân viên trong trường hợp này. Và trong tất cả 42 trường hợp đã nói ở trên, khi chúng tôi cứ tiếp tục ngăn họ lại thì sẽ có ba loại phản ứng. Một số người nói rằng, "Ồ, hãy để tôi chấp nhận đơn của họ, và dẹp chuyện này lại." Một số người thì quay lại và nói, 'Ồ, anh muốn dọa tôi hả. Hãy nhìn xem tôi có thể làm những gì đây." Và anh ta sẽ đẩy chúng tôi ra. Vậy bạn sẽ thực hiện bước tiếp theo, hay sử dụng thêm một công cụ phù hợp nữa vào cái mà chúng tôi đang chứng minh, và sau đó anh ta dịu đi. Trong tất cả 42 trường hợp, cùng lắm thì chúng tôi phải làm tới lần thứ ba. CA: Nhưng nếu đó là một khoản hối lộ 3,000 rupi, tức 70 USD, anh sẽ phải thu khoản phí bao nhiêu, và trên thực tế anh có thể duy trì hoạt động kinh doanh này không? SM: Trên thực tế thì khoản phí chúng tôi thu là thấp hơn 200 rupi. Vậy, nó thực sự hiệu quả. CA: Đó quả là một công việc kinh doanh lợi nhuận cao. Tôi thích nó. (Cười) SM: Thực tình, tôi không định trả lời câu hỏi này trên sân khấu của TED. CA: OK, vậy đây chỉ là những con số tạm thời, không phải là giá bảo đảm. Nếu anh có thể thành công trong việc này, anh sẽ là người hùng của thế giới đấy. Ý tôi là, việc này rất lớn. Cảm ơn anh rất nhiều vì việc chia sẻ ý tưởng này ở TED. (Vỗ tay) Câu hỏi chính đặt ra là, " Khi nào chúng ta sẽ có hợp hạch?" Chúng ta đã biết về hợp hạch từ lâu. Cụ thể là từ năm 1920, khi ngài Arthur Stanley Eddington và Hiệp Hội Tiến Bộ Khoa Học Anh đã cho rằng đó chính là lý do tại sao mặt trời tỏa sáng. Tôi luôn lo lắng về tài nguyên. Không bết các bạn thế nào, nhưng khi mẹ cho tôi ăn, tôi luôn gạt những món tôi ghét khỏi những món tôi thích. Và tôi ăn món không ngon trước, vì bạn luôn muốn để dành món ngon sau cùng. Khi còn nhỏ, chúng ta luôn lo lắng về tài nguyên. Và khi biết được tình trạng khai thác kiệt quệ tài nguyên thế giới nhanh đến mức nào, tôi lo lắng vô cùng, như khi tôi nhận ra trái đất chỉ còn sống được 5 tỷ năm nữa trước khi bị mặt trời nuốt chửng. Các sự kiện lớn trong đời tôi, một đứa trẻ lạ lẫm. (Tiếng cười) Năng lượng hiện nay chủ yếu dựa vào tài nguyên. Các nước kiếm nhiều tiền từ năng lượng có các mỏ tài nguyên khoáng sản ngầm. Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước ta dùng than làm năng lượng -- dầu, khí đốt, xin lỗi. (Tiếng cười) Khí đốt, tôi có thể là người duy nhất vui mừng khi ngài Putin đóng van gas lại, vì ngân sách của tôi sẽ tăng. Chúng ta đang bị phụ thuộc vào những nguồn năng lượng mà chúng ta khai thác và sử dụng ngày càng nhanh. Và khi chúng ta cố gắng đẩy hàng triệu người khỏi tình cảnh nghèo đói trong thế giới thứ 3, thế giới đang phát triển, chúng ta lại càng sử dụng năng lượng nhanh hơn. Và các nguồn tài nguyên đó sắp cạn kiệt đến nơi. Và việc tạo ra năng lượng trong tương lai không phụ thuộc vào tài nguyên cần có hiểu biết và kiến thức. Trong 50 năm tới, cách chúng ta tạo ra năng lượng sẽ có thể là một trong 3 cách sau đây, bằng gió, bằng một số tài nguyên khác, nhưng đó sẽ là các động cơ năng lượng phụ tải cơ bản. Năng lượng mặt trời có khả năng và chúng ta nhất định phải phát triển nó. Nhưng chúng ta cần học hỏi nhiều trước khi biến nó thành nguồn cung cấp năng lượng phụ tải cho thế giới. Phân hạch. Chính phủ ta sắp xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân mới. Sáu nhà máy điện hạt nhân mới và còn hơn thế nữa sau đó. Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Thiên hạ ai cũng muốn làm. Vì họ biết đó là một cách chắc ăn để sản xuất năng lượng sạch carbon. Nhưng nếu muốn biết nguồn năng lượng hoàn hảo là gì, thì đó là nguồn năng lượng không chiếm dụng nhiều không gian, có nguồn cung cấp vô hạn, an toàn, không thải nhiều carbon vào khí quyển, không thải tí chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài nào, hoàn hảo -- nó chính là năng lượng hợp hạch. Nhưng có một điểm yếu, dĩ nhiên nhân vô thập toàn, Hợp hạch rất khó thực hiện. Chúng ta đã thử trong 50 năm qua. Ok. Vậy hợp hạch là gì? Phải kể đến vật lý hạt nhân. Và xin lỗi vì điều đó, nhưng đó là lý do tôi diễn thuyết hôm nay. (Tiếng cười) Tôi là một đứa trẻ kỳ lạ. Năng lượng hạt nhân đến từ một lý do đơn giản. Hạt nhân ổn định nhất là sắt, ngay chính giữa bảng tuần hoàn Mev. Nó là một hạt nhân cỡ trung bình. Và nếu muốn có năng lượng, chúng ta cần hướng tới sắt. Uranium rất lớn và dễ tách. Nhưng các nguyên tử nhỏ lại dễ hợp với nhau. Các hạt nhân nhỏ muốn hợp với nhau để tạo ra hạt nhân lớn hơn để đi tới sắt. Và bạn có thể tạo ra năng lượng bằng cách này. Và quả thực đó chính là công việc của các ngôi sao. Ở giữa các ngôi sao bạn gom hydro lại để tạo ra helium và sau đó helium kết hợp lại tạo thành carbon, thành oxi, các chất cấu tạo lên vạn vật đều được tạo ra từ tâm các ngôi sao. Nhưng đó là một quá trình khó như hái sao vì tâm của ngôi sao rất nóng, lý thuyết thế thì ai cũng biết. Và có một phản ứng. Đó có lẽ là phản ứng hợp hạch dễ làm nhất. Nó ở giữa hai đồng vị của hydro, 2 loại của hydro, đơteri, còn gọi là hydro nặng, có thể chiết xuất từ nước biển, và tritium, hay còn gọi là hydro siêu nặng. Đây là hai hạt nhân, khi tách nhau ra sẽ tích điện. Và khi bạn đẩy chúng vào nhau, chúng sẽ cưỡng lại. Nhưng nếu đẩy chúng đủ gần, thì một lực mạnh bắt đầu hoạt động và kéo chúng lại với nhau. Thường thì chúng sẽ cưỡng lại. Bạn cho chúng gần nhau dần dần đến một mức nào đó lực mạnh đó sẽ tóm chúng lại với nhau. Trong chớp mắt, chúng trở thành helium 5, vì chúng có 5 hạt bên trong. Vậy, quá trình đó là như vậy. Đơteri và tritium đi cùng nhau. tạo ra helium 5. Helium tách ra và sinh ra một neutron cùng nhiều năng lượng. Nếu nhiệt độ tăng lên 150 triệu độ, quá trình sẽ tăng tốc mỗi lần chúng va chạm đúng kiểu, quá trình sẽ diễn ra và giải phóng năng lượng. Và năng lượng đó nuôi sống hợp hạch. Và đó chính là phản ứng chúng ta mong muốn. Phản ứng đó có một điểm hóc búa. Khó ở chỗ làm sao để tăng nhiệt độ lên đạt 150 triệu độ, tuy nhiên nó khá nóng. Cái khó ở phản ứng đó là tritium không tồn tại trong tự nhiên. Bạn phải tìm một cách khác. Cách đó chính là lithium. Phản ứng đó xảy ra ở đáy, lithium 6, cộng với một neutron sẽ cho ta thêm helium, kèm theo tritium. Và đó chính là cách tạo ra tritium. Nhưng may thay, nếu bạn có thể thực hiện phản ứng hợp hạch này, với điều kiện có một neutron, thì sẽ khả thi. Nào, tại sao chúng ta phải thực hiện việc đó? Đây là lý do. Nếu vẽ biểu đồ lượng nhiên liệu chúng ta còn lại theo đơn vị tiêu thụ của thế giới hiện nay và khi đi tới đó, bạn thấy vài thập kỷ dầu -- đường màu xanh da trời là ước tính thấp nhất về lượng tài nguyên hiện nay . Và đường màu vàng thể hiện ước tính lạc quan nhất. Và khi tới chỗ đó, bạn sẽ thấy chúng ta còn vài thập kỷ, có thể là 100 năm trữ lượng nhiên liệu hóa thạch còn lại. Và chúa mới biết chúng ta có vung tay quá trán hay không. Vì nó sẽ thải vô số khí carbon vào không khí nếu chúng ta dùng hết chỗ đó. Và tiếp đến là uranium. Với công nghệ lò phản ứng hiện tại chúng ta không có nhiều uranium. Và chúng ta sẽ phải chiết xuất uranium từ nước biển, nó được biểu diễn bằng đường màu vàng, để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân truyền thống thực sự là rất hữu ích cho chúng ta. Điều này hơi gây shock một chút, vì chính phủ ta đang dựa vào đó để đáp ứng nghị định Kyoto và làm tất cả các việc như thế này. Để tiến xa hơn chúng ta cần có công nghệ sản sinh nhanh hơn. Và công nghệ sản sinh là các lò phản ứng sinh ra vật liệu phân hạch nhanh hơn. Khá nguy hiểm. Cái to hơn bên phải là trữ lượng lithium của cả thế giới. Và lithium có trong nước biển. Biểu hiện bằng đường màu vàng. Chúng ta có 30 triệu năm nhiên liệu hợp hạch có trong nước biển. Ai cũng có thể có nó. Đó là lý do tại sao chúng ta muốn làm hợp hạch. Liệu nó có tính cạnh tranh về chi phí không? Chúng ta ước tính chi phí xây dựng một nhà máy điện hợp hạch. Và chúng ta ước tính nó bằng với giá điện hiện nay. Vậy, làm cách nào đây? Chúng ta phải giữ cái đó ở 150 triệu độ. Và thực tế, chúng ta đã làm được. Chúng ta giữ được nhiệt độ đó bằng từ trường. Và bên trong, ngay chính giữa hình xuyến này, chính xác là hình vòng, đạt 150 triệu độ. Nó sôi ở chính giữa khi đạt 150 triệu độ. Và chúng ta có thể thực hiện quá trình hợp hạch. Và đây là JET, ngay dưới con đường. Nó là cỗ máy duy nhất trên thế giới thực hiện được hợp hạch. Khi mọi người nói hợp hạch sẽ chỉ có trong 30 năm nữa, thì tôi nói," Vâng,nhưng chúng ta đã làm được rồi đấy chứ." Đúng không? Chúng ta có thể thực hiện hợp hạch. Trong tâm của thiết bị này chúng tôi đã sản xuất được 16 MW điện hợp hạch vào năm 1997. Và tới năm 2013 chúng tôi sẽ lại cho chạy máy và phá vỡ các kỷ lục đó. Nhưng đó không hẳn là điện hợp hạch. Đó chỉ là khiến phản ứng hợp hạch diễn ra. Chúng tôi phải áp dụng nó vào một lò phản ứng hợp hạch, vì chúng tôi muốn 30 triệu năm điện hợp hạch cho trái đất. Đây là thiết bị chúng tôi đang chế tạo. Nghiên cứu này rất tốn kém. Hóa ra ta không thể thực hiện hợp hạch trên mặt bàn vì việc hợp hạch lạnh thật vô lý, đúng không? Không thể nào. Ta cần thực hiện hợp hạch trong một thiết bị cực lớn. Hơn một nửa dân số thế giới phải tham gia chế tạo thiết bị này ở miền Bắc nước Pháp, một nơi làm thí nghiệm rất phù hợp. Bảy quốc gia đang tham gia chế tạo thiết bị đó. Nó sẽ tốn khoảng 10 tỉ $. Và chúng tôi sẽ sản xuất 0.5 GW điện hợp hạch. Nhưng đó vẫn chưa là điện. Chúng tôi phải làm thêm một bước nữa. Chúng tôi cần một nhà máy điện. Và bắt đầu hòa lưới điện bằng công nghệ rất phức tạp này. Và tôi muốn nó tiến triển nhanh hơn hiện nay. Nhưng tại thời điểm này, chúng tôi chỉ có thể mơ đến điều đó trong những năm 2030. Tôi mong dự án này sẽ khác. Chúng ta cần nó. Trong 5 năm tới, nước ta sẽ gặp khó khăn về năng lượng. Thế nên năm 2030 tưởng chừng xa xôi quá. Nhưng giờ chúng tôi không thể bỏ nó, chúng tôi cần xúc tiến khiến phản ứng hợp hạch diễn ra. Tôi ước chúng tôi có thêm tiền, có thêm tài nguyên. Nhưng đây là mục tiêu chúng tôi đang nhắm tới, một năm 2030 có lẻ nào đó -- chúng ta có điện hợp hạch thực sự. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Namaste. Salaam. Shalom. Sat Sri Akal. Hân hạnh gửi lời chào từ Pakistan. Người ta thường nói chúng ta sợ những điều mình không biết. Và Pakistan, theo xu hướng này, cũng tương tự. Vì nó đã kích thích, và đang kích thích một sự lo lắng bên trong trong sâu thẳm 1 tâm hồn phương Tây, nhất là khi nhìn qua ống kính đơn sắc. của sự hỗn loạn và náo động. Nhưng còn có nhiều góc độ khác với Pakistan. Và tiếp theo là một chuỗi hình ảnh chụp bởi những nhiếp ảnh gia năng động vả trẻ trung nhất của Pakistan, cho bạn một cái nhìn khác, vào bên trong trái tim và tâm hồn của những thường dân Pakistan. Đây là vài câu chuyện họ muốn tôi kể với bạn. Tên tôi là Abdul Khan. Tôi đến từ Peshwar. Hy vọng bạn sẽ thấy không chỉ là râu quai nón giống Taliban của tôi, nhưng còn là sự giàu có và màu sắc của quan điểm, động lực và ước mơ của tôi, cũng giàu có và đầy màu sắc như những cái túi tôi bán. Tôi tên Meher và bạn tôi Irim. Tôi ước trở thành 1 thầy thuốc sau này. để chăm sóc chó mèo bị lạc đi quanh đường trong làng mà tôi sống, ở Gilgit, bắc Pakistan. Tôi tên Kailash. Tôi muốn làm giàu cuộc sống của mình qua kính nhiều màu. Thưa bà, bà có muốn những vòng đeo tay màu cam với những chấm hồng này không? Tôi tên Zamin. Và tôi là một người bị trục xuất nội bộ từ Swat. Bạn có thấy tôi bên này hàng rào không? Tôi có quan trọng, hay có tồn tại đối với bạn hay không? Tôi tên Iman, một người mẫu thời trang. một người mẫu hứa hẹn từ Lahore. Bạn có thấy tôi được quần áo vây kín không? Hay bạn có thể di chuyển ra sau mạng che mặt của tôi và nhìn được con người thực bên trong của tôi? Tôi tên Ahmed, một người tị nạn Afghanistan từ trụ sở Khyber. Tôi đến từ một nơi tăm tối. Và đó là lí do tôi muốn chiếu sáng thế giới. Tôi tên Papusay. Trái tim và trống của tôi hòa nhịp. Nếu tôn giáo là thuốc phiện của số đông, thì âm nhạc là thứ thuốc duy nhất của tôi. Một cơn sóng dâng nâng tất cả thuyền lên. Và cơn sóng của sự phát triển kinh tế vượt bậc của Ấn Độ đã nâng lên 400 triệu người Ấn lên một đẳng cấp trung bình xán lạn. Nhưng còn 650 triệu người Ấn, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, bị rửa trôi trên bờ vực nghèo đói. Vì vậy như Ần Độ và Pakistan, như bạn và tôi, chúng ta cần vượt qua sự khác biệt để trân trọng sự đa dạng. để đẩy sự nhân văn chung của chúng ta lên. Cái nhìn chung của chúng ta về Naya Jeevan, mà đối với nhiều người ở đây, như bạn thấy, nghĩa là "cuộc sống mới" trong tiếng Urdu và Hindi là làm mới cuộc sống của hàng triệu người có thu nhập thấp bằng cách cho họ tiếp cận với y tế với chi phí chấp nhận được. Thật sự đó là tổ chức chăm sóc sức khỏe nổi lên đầu tiên trên thế giới dành cho dân nghèo lao động. Tại sao chúng ta, người Ấn Độ và Pakistan phải làm việc này? Chúng ta là hai mảnh vài được cắt ra từ một. và nếu số phận của chúng ta dính với nhau thì ta nên tin rằng đó là số phận, một duyên kiếp. Đối với nhiều người trong chúng ta, số phận nằm ngay chân kim tự tháp. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Tuyệt vời. Xin hãy đứng lại đó. Thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy thật xúc động. Bạn biết đó, chúng ta đã đấu tranh để có ít nhất một đội quân Pakistan đến. Tôi cảm thấy nó rất quan trọng. Họ trải qua rất nhiều đề đi đến đó. Những người Pakistan xin vui lòng đứng dậy được không? Tôi thực sự muốn cho các bạn biết. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Tôi muốn nói về các xu hướng công nghệ, vì đó là thứ mà nhiều người trong số các bạn dõi theo - và chúng tôi cũng vậy, vì những lý do có liên quan. Thật rõ ràng,vì là một tạp chí công nghệ, các xu hướng công nghệ là những thứ mà chúng tôi viết và cần phải biết. Nhưng mà bởi vì là một phần của một tạp chí tháng bạn phải sống trong tương lai Thật vậy, chúng tôi phải trải qua một khoảng thời gian dài trước khi phát hành tạp chí Chúng tôi phải lên kế hoạch cho các số báo từ nhiều tháng trước đó; chúng tôi phải dự đoán sự phát triển của thị hiếu cộng đồng trong sáu tháng sắp tới , hoặc chín tháng sắp tới. Và vì vậy, có thể nói, chúng tôi đang làm việc trong một ngành dự báo. Chúng tôi cũng giống như nhiều công ty khác, tạo ra sản phẩm dựa trên các xu hướng công nghệ. Trong trường hợp này, sản phẩm của chúng tôi là về ý tưởng và thông tin, và nếu may mắn, một loại hình giải trí. Thế nhưng các khái niệm lại khá giống nhau. Và vì vậy chúng tôi phải tìm hiểu không chỉ lý do tại sao công nghệ lại quan trọng, nó sẽ đi về đâu, mà còn, rất quan trọng, là khi nào - thời điểm phù hợp là yếu tố tiên quyết. Và thật là thú vị, khi bạn nhìn vào những dự đoán đã được thực hiện trong thời điểm đỉnh cao của sự bùng nổ những năm 1990, về thương mại điện tử, , truy cập Internet, lắp đặt băng thông rộng, hay quảng cáo trên Internet, tất cả điều này đều đúng - chỉ là chọn sai thời điểm. Hầu như mỗi một điều trong số này đều đã trở thành sự thật chỉ là một vài năm sau đó. Nhưng sự khác biệt của một vài năm trên những đánh giá của thị trường chứng khoán thì rõ ràng là rất lớn. Và đó là lý do tại sao việc chọn lựa thời điểm đúng là quan trọng. Bạn có thể đã nhìn thấy một cái gì đó tương tự như thế này trước kia. Đây là biểu đồ đường cong cổ điển của Gartner, đề cập đến một dạng quỹ đạo tuổi thọ của công nghệ . Và để cho vui, chúng tôi đã đặt một loạt các công nghệ lên trên biểu đồ này, để chỉ ra rằng liệu chúng đang có xu hướng tiến về đỉnh cao của những kỳ vọng thái quá, hay sẽ rơi vào vào hố sâu của sự vỡ mộng, hoặc sẽ tăng trở lại trên con dốc của sự giác ngộ, vv. Và đây là một cách để dự báo công nghệ : cảm nhận vị trí hiện tại của một công nghệ sau đó dự đoán bước phát triển kế tiếp của nó. Chúng tôi có xu hướng thực hiện điều này với bất kỳ công nghệ nào mà mình cho rằng đủ quan trọng; và thông thường là hai lần. Lần thứ nhất, chúng tôi muốn là người tiên phong. Là những người đầu tiên bắt tay vào thực hiện, và các tín đồ công nghệ thì đánh giá cao việc làm này, chúng tôi sẽ nắm bắt công nghệ đó ngay tại điểm kích hoạt. Bạn có thể nhìn thấy vào năm 1997, chúng tôi đặt Linux lên trang bìa. Nhưng sau đó nó trở lại. Và khi những công nghệ đủ lớn để trở nên phổ biến rộng rãi trong công chúng, chúng sẽ bùng nổ. Và đó là lúc để làm điều này một lần nữa. Vào năm ngoái. Và đó là một trong những cách mà chúng tôi xác định thời gian cho các xu hướng công nghệ. Tôi muốn nói chuyện về cách suy nghĩ về các xu hướng công nghệ tôi gọi là "đại lý thuyết thống nhất về dự đoán tương lai" nhưng đó lại gần hơn với một tiểu lý thuyết thống nhất về dự đoán tương lai. Nó được dựa trên giả định, các quan sát và thậm chí, tất cả các công nghệ quan trọng có bốn giai đoạn trong cuộc sống của chúng-- chúng đi qua ít nhất là một trong bốn giai đoạn, đôi khi tất cả bốn giai đoạn. Và tại mỗi một giai đoạn, có thể được xem như là một vụ va chạm-- một vụ va chạm với một cái gì đó khác-- Ví dụ, một đường biểu diễn quan trọng về giá thành đã thay đổi cả công nghệ và thay đổi hiệu ứng của nó trên thế giới. Đây là một bước ngoặt. Và những bước ngoặt này cho bạn biết về những gì các chương tiếp theo trong cuộc sống công nghệ sẽ trở thành, và có lẽ bạn có thể làm điều gì đó về nó. Đầu tiên là mức giá quan trọng. Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển của một công nghệ là nó sẽ rơi dưới một mức giá tới hạn. Sau khi nó giảm xuống dưới một mức giá tới hạn, nó sẽ có xu hướng, và nếu thành công, để tăng lên trên khối lượng tới hạn, sự thâm nhập. Nhiều công nghệ, vào thời điểm đó, thay thế các công nghệ khác, và đó là một điểm quan trọng. Và sau đó là cuối cùng, rất nhiều công nghệ thương mại hóa. Hướng tới cái kết của cuộc sống của chúng, chúng trở nên gần như miễn phí. Mỗi một thứ trong số những công nghệ này là một cơ hội để làm ra một cái gì đó; nó là cơ hội cho các công nghệ thay đổi. Và ngay cả khi bạn mụt mất, bạn biết đấy, sự bùng nổ đầu tiên của Wi-Fi-- Wi-Fi đã đạt đến mức giá tới hạn, nó cũng đã đạt đến khối lượng tới hạn, nhưng vẫn chưa thực sự thay thế một cái gì và chưa thực sự miễn phí -- lúc này, vẫn còn nhiều cơ hội. Tôi muốn chứng minh ý của mình bằng cách này bằng cách kể lại câu chuyện của chiếc đĩa DVD, đó là một công nghệ mà đã làm được tất cả những điều này DVD, như bạn đã biết, được giới thiệu vào giữa thập niên 1990 và nó khá là đắt đỏ. Nhưng bạn có thể thấy rằng vào năm 1998, nó đã giảm xuống dưới 400 đô la, và 400 đô la là một ngưỡng tâm lý. Và nó lại bắt đầu tăng lên. Và bạn có thể thấy rằng các đơn vị bắt đầu có xu hướng tăng lên, một bước chuyển biến ẩn - nó đã phát triển đi lên. Điều tiếp theo mà nó chạm tới, một năm sau đó, là khối lượng tới hạn. Trong trường hợp này, 20 phần trăm thường là một đại diện tốt cho khối lượng tới hạn trong một gia đình. Và điều thú vị ở đây là cái khác đã cất cánh cùng với nó: hệ thống nhà hát tại gia. Đột nhiên, bạn sở hữu một đĩa DVD trong nhà; bạn có video kỹ thuất số chất lượng cao ; bạn có lý do để sở hữu thêm một TV màn hình lớn; bạn có lý do cho âm thanh vòm Dolby 5,1. Và có lẽ bạn có lý do để bắt đầu kết nối chúng, và mang phần còn lại của hệ thống giải trí của mình vào cuộc. Điều thú vị nữa là - lưu ý rằng Netflix được thành lập vào năm 1999. Reed Hastings ở đây. Ông rõ ràng thấy rằng đó là một thời điểm, đó cũng là một bước ngoặt mà ông có thể làm điều gì đó với nó. Giai đoạn tiếp theo, nó chạm tới là mốc thay thế. Vào năm 2001, bạn có thể thấy rằng nó đã được bán chay hơn VCR. Và tại đây, bạn có thể nhìn thấy tác động của nó lên thế giới ở một phương diện rộng hơn. Netflix đã đúng - mô hình Netflix có thể tận dụng đĩa DVD theo một cách mà các cửa hàng cho thuê video không thể. Một trong những điểm mạnh của DVD là nó rất nhỏ; để bạn có thể bỏ vào bưu phẩm và gửi đi với giá rẻ. Đó là một lợi thế; đó là một điều ám chỉ cho sự nổi lên của công nghệ mà không phải ai cũng nhìn thấy Và cuối cùng thì, DVD cũng trở nên miễn phí. Có một công ty gọi là Apex, một công ty không tên ở Trung Quốc. Đơn vị đã, nhiều lần trong năm vừa qua, đã trở thành gười bán DVD số một tại Mỹ. Giá trung bình của họ, cuối năm ngoái, là 48 đô la. Bạn nhận thấy rằng có thể Wal-Mart đã tạo ra một sự hỗn loạn giả với DVD giá trên 30 đô la. Nhưng nó ngày càng trở nên rẻ hơn, và khi xem xét ý nghĩa thú vị của nó. Khi giá cả đi xuống Các thương hiệu cao cấp, Sony và những tên tuổi tương tự, phải mất đi thị phần, và nhãn hàng vô danh Apexes đã chiếm lấy chúng. Họ đang được thương mại hóa, và đó là những gì xảy ra khi mọi thứ đi đến số không. Thị trường thật sự rất là khó khăn (Tiếng cười) Bây giờ họ đã giới thiệu bốn cách nhìn nhận công nghệ, bốn giai đoạn cuôc đời của một công nghệ. Tôi muốn nói về một số công nghệ khác ngoài kia. chỉ các công nghệ trong tầm ngắm của chúng tôi - và tôi sẽ sử dụng ống kính này, bốn loại này, như một cách để cho bạn biết giai đoạn mà mỗi loại công nghệ này đang phát triển đến. Chúng không nhất thiết phải nằm trong top 10 các công nghệ hiện nay. chúng chỉ là ví dụ của công nghệ mà đang nằm trong mỗi một thời kỳ này. Nhưng tôi nghĩ rằng những tác động của chúng lên các điểm vượt qua, các điểm giao nhau, đều thú vị để xem xét. Bắt đầu với trình tự gen. Như bạn đã biết, trình tự gen - phần lớn, bởi vì nó được xây dựng trên các máy tính - vốn đang trên đà giảm giá ở mức tương ứng với định luật Moore. Bây giờ đã có thể-- Tương lai cũng sẽ có thể, và nếu Craig Venter thực sự tới đây ngày hôm nay, ông ta có thể cho bạn biết một vài điều về nó-- để sắp xếp trình tự bộ gen của con người chỉ với 40 triệu đô la vào cuối năm nay. Trái ngược với hàng tỷ vào một vài năm về trước. Như bạn đã biết, khả năng của chúng ta để nắm bắt các công cụ sáng tạo đã tới càng ngày càng gần. Điều thú vị là rằng cùng một lúc, số lượng các gen mà chúng ta đang khám phá đang gia tăng rất nhanh chóng. Mỗi một gen trong số chúng có tiềm năng cho việc kiểm tra chẩn đoán. Sẽ có một ngày Khi bạn có thể có hàng trăm hàng ngàn các bài kiểm tra sức khỏe được thực hiện với giá rất rẻ, Nếu bạn muốn biết. Bạn có thể tìm hiểu về biểu đồ gen của riêng bạn. Đây là một công nghệ khác đang tiếp cận đến mức giá tới hạn Đây là một nghiên cứu hấp dẫn từ WHO cho thấy các hiệu ứng của loại thuốc căn bản trên hỗn hợp thuốc chống virus và cocktails. Vào tháng 1 năm 2000, giá là 10.000 đô la, hoặc 27 đô la cho liều lượng một ngày Và khi các loại thuốc căn bản xuất hiện, lần đầu tiên ở Brazil và các nơi khác, và hiệu quả trên giá cả thì rất là bi kịch. Ngày nay nó chỉ hơn 50 cent cho một ngày. Và điều thú vị là nếu bạn nhìn vào độ co giãn giá, nếu bạn nhìn vào sự tương quan giữa hai thứ, như thuốc chống virus đi xuống, số lượng người bạn có thể trị liệu tăng lên đáng kẻ. Và tổ chức Clinton và WHO tin rằng họ có thể chữa cho ba triệu người trên toàn thế giới năm 2005- hai triệu người tại châu Phi cận Sahara. Và sự giảm giá của các loại thuốc có liên quan rất nhiều đến điều này. Linux là một ví dụ tiêu biểu khác Bây giờ chúng tôi đã chuyển sang khối lượng tới hạn. Bây giờ có những công nghệ đang tiến dần đến khối lượng tới hạn. Nếu bạn nhìn vào đây, đây là Linux, màu đỏ, và nó đã đạt 20 phần trăm. Điều thú vị là nó đã thực hiện phần vượt qua từ trước đó, nhưng không phải phần vượt qua là quan trọng. Phần vượt qua quan trọng là màu xanh. Nhưng bạn có thể nhìn và thấy hướng đi của những dòng sản phẩm này, bạn có thể thấy rằng tại 20 phần trăm, nó trở nên nghiêm trọng. Nó không phải chỉ dành cho dân đam mê công nghệ. Vâng đúng vậy, tôi tưởng tượng, những người ở Redmond thức dậy vào giữa đêm suy nghĩ về. (Tiếng cười) Một công nghệ khác mà chúng ta thấy xuất hiện xung quanh mình là xe điện. Tôi không biết có ai có xe Prius 2004, nhưng nó thật tuyệt vời. Và nếu bạn nhìn vào các xu hướng ở đây, khoảng năm 2008-- và tôi không nghĩ rằng đây là một dự báo điên rồ- nó sẽ chiếm hai phần trăm doanh số xe hơi bán ra. Hai phần trăm không phải là 20 phần trăm, nhưng trong kinh doanh xe, khi mà việc buôn bán rất chậm, thì con số đó là rất lớn; đó là đích đến. Ở hai phần trăm, bạn bắt đầu nhìn thấy chúng trên những con đường ở khắp mọi nơi. Và điều thú vị về xe điện khi nó bắt đầu phất lên là bạn bây giờ đã bắt đầu giới thiệu các động cơ điện cho ngành công nghiệp ô tô. Đó là sự thay đổi triệt để đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô trong 100 năm tới. Và một khi bạn có động cơ điện, bạn có thể làm bất cứ điều gì: bạn có thể thay đổi cấu trúc của chiếc xe theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Bạn có thể có hệ thống tái tạo năng lượng phanh; điều khiển xe bằng dây dẫn điện; bạn có thể thay đổi hình dáng-- đó là một điều nhỏ nhặt mà bắt đầu với một chiếc xe hybrid, nhưng nó có thể dẫn tới một kỷ nguyên hoàn toàn mới của xe hơi. Bạn có thể đã nghe nói về truyền giọng nói trên giao thức IP Một lần nữa, chúng ta không biết ý tưởng này đến từ đâu nó khá là khó khăn để sử dụng trong hiện tại. Có một công ty được tạo ra bởi những người sáng lập Kazaa được gọi là Skype. Nhìn vào những con số này. Họ đã đưa chúng vào sử dụng vào tháng tám năm ngoái; họ đã có gần bốn triệu người dùng đăng ký-- đó là khối lượng tới hạn. Và điều tương tự xảy ra ở phía bên nhà sản xuất. Bạn đang nhìn vào IP từ một số tiêu chuẩn viễn thông truyền thống. Đây là một điểm bùng phát-- Nếu Malcolm ở đây, tha thứ cho tôi - và nó sẽ thay đổi nền kinh tế, và tốc độ, và các tay chơi trong ngành công nghiệp. Nó sẽ trông một chút tương tự như thế này. Và cuối cùng, miễn phí. Miễn phí thì thực sự, thực sự rất thú vị. Miễn phí là một cái gì đó đi kèm với kỹ thuật số, bởi vì chi phí cho việc tái sản xuất về cơ bản là miễn phí. Nó đi kèm với IP, bởi vì đó là một protocol hiệu quả. Nó đi kèm với cáp quang, bởi vì có rất nhiều băng thông. Miễn phí thực sự, bạn biết đấy, những món quà của thung lũng Silicon cho thế giới. Nó là một sức mạnh kinh tế; một sức mạnh kỹ thuật. Nó là một sức mạnh giảm phát, nếu không được xử lý đúng. Nó phổ biến, trái ngược với sự khan hiếm. Miễn phí có lẽ là điều thú vị nhất. Và ở đây bạn có số lượng các bài hát mà có thể được lưu trữ trên một ổ đĩa cứng. Bạn biết đấy, có thể có một bộ phim của [không rõ ràng] ở đó, nhưng đó là về cơ bản, mỗi bài hát đã thực hiện có thể được lưu trữ trên một kho lưu trữ trị giá400 đô la vào năm 2008. Nó lấy toàn bộ yếu tố, yếu tố vật lý, các bài hát ra khỏi bàn làm việc. Và bạn đã nhìn thấy những con số. Tôi muốn nói rằng, ngành công nghiệp âm nhạc đang sụp đổ ở trước mắt chúng ta, và Hollywood cũng rất lo lắng. Họ đang phải đối mặt với một sức mạnh mà họ chưa từng phải đối mặt trước kia Và phản ứng của họ rất hà khắc, và không nhất thiết là giải pháp có thể giúp họ ra khỏi tình huống này. Và cuối cùng, tôi sẽ cho bạn một ví dụ cuối cùng của miễn phí-- có lẽ là cái mạnh nhất . Tôi đã đề cập tới cáp quang -- sự phong phú của nó có xu hướng làm cho mọi thứ trở nên miễn phí. Đây là mức giá của một cuộc gọi điện thoại tới Ấn Độ trong mỗi phút. Và điều thú vị là mới vào năm 1990 đây thôi giá đó là nhiều hơn hai đô la một phút. Ấn Độ đã , vẫn còn, có hệ thống quản lý điện thoại và chúng ta cũng thế. Thật đáng ngạc nhiên là nó không đổi mới, và di chuyển rất chậm, nhưng sau đó đã có rất nhiều cáp quang, bạn không thể kiềm hãm được, và nhìn xem giá cả đã giảm một cách nhanh chóng Bây giờ là 7 cent một phút, trong nhiều trường hợp. Và hệ quả của gọi điện thoại giá rẻ , là điện thoại miễn phí. đến ở Ấn Độ, là các lập trình viên tức giận, đó là tình trạng thuê ngoài Nó có lẽ là một trong những thay đổi đáng kể nhất trong môi trường toàn cầu hóa và một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của nền kinh tế mà chúng ta đang thấy trên thế giới hiện nay. Sức mạnh của Ấn Độ, và sau đó Trung Quốc, và bất kỳ quốc gia nào khác có thể liên hệ với thị trường của chúng ta và sẽ làm việc với các công ty của chúng ta - vì các phương cách liên lạc đều miễn phí-- đây chỉ là cảm nhận của sự khởi đầu. Và tôi nghĩ rằng đó có lẽ là một trong những xu hướng công nghệ quan trọng nhất mà chúng ta đang nhìn vào ngày hôm nay. Cảm ơn bạn. Tôi đã học được rất nhiều điều về du hành bằng khí cầu, đặc biệt là giai đoạn cuối của chuyến bay vòng quanh thế giới với Brian Jones. Khi tôi chụp bức ảnh này, cửa sổ đã đông lạnh vì độ ẩm về đêm Và phía bên kia mặt trời đang mọc Vì vậy, bạn thấy rằng ở phía bên kia của lớp băng là những điều chưa được biết đến những điều chưa rõ ràng và chưa được chứng kiến đối với những người không dám đi xuyên qua nó. Đây có rất nhiều người họ chấp nhận đứng bên này của tảng băng hơn là chịu nguy hiểm đi xuyên qua tảng băng để nhìn thấy phía bên kia Và tôi nghĩ đây cũng là một vấn đề về xã hội chúng ta Có lẽ không phải là những khán thính giả của TED mà còn nhiều người khác biết rằng những điều chưa biết , những nghi ngờ, và những dấu chấm hỏi là những điều nguy hiểm. Và chúng ta phải chống lại sự thay đổi Và chúng ta phải giữ lại mọi thứ dưới sự kiểm sóat Ẩn số là một phần của cuộc sống Và trong ý nghĩa đó, chiếc khinh khí cầu như một phép ẩn dụ tuyệt vời. Bởi vì bên trong nó, giống như trong cuộc sống chúng ta đi trên những con đường không dự kiến. Chúng ta muốn đi theo hướng này nhưng những ngọn gió cứ đẩy chúng ta về hướng khác, như cuộc đời vậy. Và miễn là chúng ta tiếp tục chiến đấu, chống lại cuộc sống, chống lại những ngọn gió chống lại những gì đang xảy đến với chúng ta thì cuộc sống như cơn ác mộng. Làm sao để chuyển hướng quả khí cầu? Chúng ta phải hiểu rằng khí quyển được tạo ra từ nhiều lớp gió khác nhau và đều theo những hướng khác nhau. Vậy, chúng ta hiểu rằng nếu muốn thay đổi quỹ đạo, của chiếc khí cầu cũng như trong cuộc sống, chúng ta phải thay đổi độ cao. Thay đổi độ cao, trong cuộc sống, có nghĩa là phát triển tâm lý, triết lý, và tinh thần lên 1 tầm cao mới. Nhưng làm sao chúng làm được điều đó? trong du hành bằng khí cầu hay trong cuộc sống, làm sao để thay đổi độ cao? Làm sao chúng ta đi từ sự ẩn dụ đến một cái gì đó thực tế hơn mà chúng ta có thể sử dụng mỗi ngày Vâng, trong quả khí cầu thì dễ dàng, chúng ta có nhiều vật nặng. Và khi chúng ta thả bớt vật xuống đất thì chúng ta có thể lên cao cát, nước, những dụng cụ chúng ta không cần đến nữa Và tôi nghĩ trong cuộc sống cũng nên giống như vậy Bạn biết đấy, khi người ta nói về tinh thần tiên phong họ thường tin rằng những người tiên phong là những người có nhiều ý tưởng mới. Điều đó không đúng. Những người tiên phong không phải là người có những ý tưởng mới, Vì ý tưởng mới thì quá dễ dàng để có. Chúng ta chỉ cần nhắm mắt lại 1 chút thì đã có được nhiều ý tưởng mới. Không, người tiên phong là người cho phép bản thân anh ta thả bớt đồ vật xuống đất. Những thói quen, những điều chắc chắn, những lời thuyết phục, những cảm xúc, những khuôn mẫu, những giáo điều . Và khi chúng ta có thể làm điều đó cái gì xảy ra? Cuộc sống không còn là 1 con đường đi theo 1 hướng trong 1 chiều không gian. Không. Cuộc sống được tạo nên từ nhiều con đường đi theo nhiều phương hướng ở cả ba chiều. Và tinh thần tiên phong là mỗi lần chúng ta cho phép bản thân khám phá ra trục đứng này. Tất nhiên không giống như khí quyển trong khí cầu mà là tự bản thân cuộc sống. Khám phá ra trục thẳng đứng này, với ý nghĩa khám phá ra những con đường khác để đi để cư xử, để suy nghĩ, trước khi chúng ta tìm ra một hướng đi mà chúng ao ước. Cái này rất thực tế. Nó có thể trong chính trị. Nó có thể trong tâm linh. Nó có thể trong môi trường, trong tài chánh, trong giáo dục con trẻ. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng cuộc sống là 1 chuyến du hành lớn lao hơn nếu chúng ta làm chính trị mà không có ranh giới giữa phe cánh tả và cánh hữu. Vì chúng ta sẽ gạt bỏ đi những giáo điều chính trị này. Tôi rất tin vào rằng chúng ta có thể bảo vệ môi trường nhiều hơn Nếu chúng ta lọai bỏ -- tháo gỡ cái trào lưu chính thống mà 1 số người theo trào lưu mới đã chỉ ra trong quá khứ. Và chúng ta có thể nhắm đến mục đích tinh thần cao hơn nếu chúng ta thóat khỏi những giáo điều tôn giáo gạt bỏ bớt những hành trang nặng nề, thay đổi hướng đi của chúng ta Vâng, đó là những điều cơ bản mà tôi đã tin tưởng từ rất lâu. Nhưng thật ra tôi phải đi du hành thế giới bằng khí cầu để được mời tới đây nói về nó. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Rõ ràng là khó có thể biết được vật nào chúng ta nên loại bỏ và nâng lên tới độ cao nào. Thỉnh thỏang chúng ta cần bạn bè, gia đình hay những chuyên gia tâm lý Du hành bằng khí cầu thì chúng ta cần nhà khí tượng học, người tính toán hướng đi của mỗi lớp gió tại mỗi độ cao, để giúp người du hành. Nhưng thỉnh thỏang rất ngược đời. Khi Brian Jones và tôi đang bay đi khắp thế giới thì có lần nhà khí tượng yêu cầu chúng tôi bay thấp, rất thấp. Và khi tính toán thì chúng tôi nghĩ rằng mình không thể hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới với tốc độ này. Nên chúng tôi không nghe theo. Chúng tôi đã bay cao hơn và tăng 2 lần vận tốc. Và tôi tự hào rằng mình đã tìm ra luồng khí di chuyển và tôi gọi người nhà khí tượng, Và tôi đã bảo anh ta: "Này anh, anh không nghĩ rằng chúng tôi là những phi công rất cừ sao? Chúng tôi đang bay với vận tốc gấp 2 lần dự đoán." Và anh ta trả lời: “Đừng làm vậy. Hạ thấp xuống để giảm bớt tốc độ mau." Và tôi bất đồng. Tôi nói: “Tôi không làm vậy đâu. Chúng tôi không đủ gas để bay đi chậm như vậy." Và anh ấy bảo tôi: “Vâng, nhưng với áp suất thấp bên cánh trái nếu anh bay nhanh quá thì trong 1 vài tiếng nữa anh sẽ rẽ sang trái và dừng chân tại Bắc Cực." (Tiếng cười) Và sau đó anh ta hỏi tôi -- và đó là chuyện trong đời tôi sẽ không bao giờ quên -- Anh đã hỏi tôi: “Anh là 1 phi công giỏi. Vậy anh muốn gì? Anh muốn đi thật nhanh nhưng lạc hướng, hay đi chậm nhưng đúng hướng?" (Tiếng cười) (Vỗ tay) Và đó là tại sao anh cần nhà khí tượng. Đó là tại sao anh cần người có tầm nhìn xa. Và chính xác đó là điều thất bại trong tầm nhìn chính trị của chúng ta hiện nay, và cả trong những bộ máy chính trị. Chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều năng lượng, mà không hiểu là cách sống thiếu vững vàng này không tồn tại lâu dài được. Vì vậy, chúng tôi đã hạ thấp khí cầu xuống. Chúng tôi giảm tốc độ. Và qua được những khoảnh khắc sợ hãi bởi vì chúng tôi đã không biết là 1 lượng gas ít ỏi mà chúng tôi có có thể đi được tới 45.000 kilomét. Nhưng chúng tôi đã được loại bỏ những nghi ngờ và sợ hãi. Và đó là lúc chuyến du hành bắt đầu. Khi chúng tôi bay qua sa mạc Sahara và Ấn Độ đó là những ngày nghỉ tuyệt vời. Chúng tôi có thể đáp xuống bất kỳ khi nào và đi máy bay về nhà. Ngay giữa Thái Bình Dương, Khi không có những ngọn gió tốt thì bạn không thể đáp xuống, bạn không thể quay trở lại. Đó là 1 sự khủng hoảng. Đó là khi bạn phải bừng tỉnh từ thói quen suy nghĩ bình thường. Đó là lúc bạn phải kích thích khả năng tiềm tàng bên trong bạn, những phát kiến của bạn. Đó là lúc bạn gỡ bỏ những hành trang nặng nề, những điều chắc chắn, để thích nghi với tình huống mới. Và thật sự là chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch bay. Và sau 20 ngày, chúng tôi đã hạ cánh thành công tại Ai Cập. Nhưng nếu tôi cho bạn xem tấm hình này Không phải để nói lên rằng chúng tôi đã vui sướng như thế nào. Mà để cho bạn thấy chúng tôi còn lại bao nhiêu gas trong những cái bình cuối cùng Chúng tôi cất cánh với 3.7 tấn nhiên liệu. Chúng tôi hạ cánh với chỉ 40 kilô nhiên liệu. Khi tôi nhìn ra được điều này, tôi đã tự hứa với mình. Tôi hứa là lần sau tôi sẽ bay vòng quanh thế giới mà không mang theo nhiên liệu, độc lập khỏi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch. để được an toàn hơn, không lo ngại về vấn đề nhiên liệu. Tôi không biết điều này có khả thi không. Tôi chỉ nghĩ đó là một giấc mơ và tôi muốn thực hiện điều đó. Và khi cái khinh khí cầu của tôi được chính thức giới thiệu tại Bảo tàng Hàng không và Không gian ở Washington, cùng với chiếc máy bay của Charles Lindbergh Apollo 11, chiếc máy bay của 2 anh em nhà Wright, và chiếc 61 của Chuck Yeager, Tôi có 1 suy nghĩ. Thời hoàng kim ở thế kỷ 20. Đã cho phép chúng ta làm ra những thứ như vậy. Nhưng sẽ trở nên bất khả thi trong tương lai. Nó hao tốn quá nhiều năng lượng, chi phí lại đắt đỏ. Nó sẽ bị cấm vì chúng ta sẽ phải bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vài chục năm tới đây. Làm sao chúng ta có thể làm cho những tinh thần tiên phong này trở nên bất diệt với những thứ không dùng nhiên liệu hóa thạch? Và đây là lúc dự án Thúc Đẩy Năng Lượng Mặt Trời (Solar Impulse) bắt đầu nhen nhóm trong tôi. Và tôi nghĩ đây cũng là phép ẩn dụ phù hợp cho thế kỷ 21. Tinh thần tiên phong nên tiếp tục nhưng ở 1 mức độ khác. Không phải là đi chinh phục các hành tinh và không gian, không nên nữa, nó đã được hoàn thành, mà nên cải thiện chất lượng cuộc sống. Làm thế nào chúng ta vượt qua tảng băng của sự chắc chắn. Trong điều kiện rất tuyệt vời như có thể Điều mà ngày hôm nay chúng ta không thể từ bỏ hoàn toàn là sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nếu bạn bảo với mọi người, chúng ta muốn độc lập với nhiên liệu hóa thạch, mọi người sẽ cười nhạo bạn, ngoại trừ ở đây, nơi mà những người điên cuồng được mời lên để thuyết trình. (Tiếng cười) Vậy, ý tưởng mà nếu chúng tôi bay vòng quanh thế giới trên chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời, không hề sử dụng một loại nhiên liệu nào khác, thì không ai dám nói là điều này không khả thi cho xe hơi, cho hệ thống sưởi ấm cho máy tính và nhiều thứ khác. Máy bay bằng năng lượng mặt trời thì không có gì mới mẻ Chúng đã được sử dụng trong quá khứ nhưng không có khả năng dự trữ như là pin. Nghĩa là họ đã chứng mình rằng năng lượng có thể tái tạo có nhiều giới hạn hơn là tiềm năng. Nếu chúng tôi muốn chỉ ra tiềm năng của nó, chúng tôi phải bay ngày đêm. Nghĩa là phải nạp đủ pin trong chuyến bay, để dùng cho ban đêm, và cả ngày kế tiếp. Đã có 1 mô hình điều khiển từ xa không người lái được chế tạo ra. Nhưng nó còn vặt vãnh vì công chúng không thể nhận diện ra nó. Tôi nghĩ chúng ta cần 1 phi công trong chiếc máy bay để có thể nói chuyện với các trường đại học, sinh viên, những chính trị gia trong suốt chuyến bay, và biến nó thành 1 chuyến du hành của con người. Tiếc thay là, sải cánh máy bay chỉ có 4 mét là không đủ. Phải cần tới 64 mét. sải cánh 64 mét thì có thể chở được 1 phi công, và dàn pin, bay vừa đủ chậm với hiệu suất khí động lực. Tại sao như vậy? Bởi vì nhiên liệu thì không dễ để thay thế. Chắc chắn như vậy. Và với 200 mét vuông năng lượng mặt trời trên máy bay của chúng tôi, chúng tôi có thể sản xuất ra được 1 lượng năng lượng hơn 200 bóng đèn nhỏ. Giống như là 1 cây thông giáng sinh lớn. Câu hỏi là, làm thế nào bạn có thể cho 1 phi công đi vòng quanh thế giới trên chiếc máy bay sử dụng cùng một lượng năng lượng như là 1 cây thông giáng sinh lớn? Mọi người sẽ nói với bạn là điều đó bất khả thi, và đó chính xác là lý do chúng tôi đang cố gắng nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành dự án với người đồng nghiệp Andre Borschberg của tôi 6 năm về trước. Bây giờ chúng tôi có 70 người làm việc trong dự án này. Chúng tôi đã qua các công đoạn làm mô hình, thiết kế, tính toán, chuẩn bị lắp ráp cho chiếc máy bay mẫu đầu tiên. Sau 2 năm, chúng tôi làm ra được buồng lái, cánh quạt, động cơ. Đây chỉ là thân máy bay, nó khá nhẹ, Nó không được thiết kế bởi 1 nghệ sỹ. 50 kilô cho 1 thân máy bay. thêm 1 vài ký nữa cho các xà dọc của cánh. Đây là cấu trúc hoàn chỉnh của cả máy bay. Và 1 tháng trước, chúng tôi đã công bố. Bạn không thể tưởng tượng nổi nó có ý nghĩa như thế nào đối với 1 đội người đã nghiên cứu trong 6 năm để chỉ ra rằng điều này không phải là 1 giấc mơ hay là 1 tầm nhìn, nó là một chiếc máy bay thật thụ. 1 chiếc máy bay thật thụ mà cuối cùng cũng được ra mắt. Vậy mục tiêu bây giờ là gì? Mục tiêu là cho nó cất cánh, thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm nay, nhưng chủ yếu là năm sau, mùa xuân hay mùa hè gì đó, cho nó cất cánh, trong hệ thống năng lượng của chúng tôi, không cần trợ giúp, không cần được kéo đi, bay lên tới độ cao 9000 mét, trong lúc nạp pin, chúng tôi cho động cơ chạy, và khi đạt tới độ cao tối đa, thì trời bắt đầu tối. Và chỉ còn lại 1 mục tiêu duy nhất, chỉ 1 mà thôi, là chờ cho tới bình minh trước khi dàn pin bị cạn kiệt. (Tiếng cười) Và đó chính xác là biểu tượng trong thế giới của chúng ta, nếu chiếc máy bay của chúng ta quá nặng, nếu phi công tiêu phí năng lượng, chúng ta sẽ không thể nào bay hết được đêm đó. Và trong thế giới này, chúng ta đang hủy hoại, lãng phí nguồn năng lượng của mình, nếu chúng ta tiếp tục sản xuất những vật tiêu thụ nhiều năng lượng mà hầu hết nhiều công ty đang đi tới phá sản, rõ ràng là chúng ta không bao giờ đưa thế giới của mình tới thế hệ tiếp theo mà không có những vấn đề nghiêm trọng. Chiếc máy bay này hơn cả 1 biểu tượng. Tôi không nghĩ nó sẽ chở được 200 người trong những năm tới đây. Nhưng khi Lindbergh băng qua Đại Tây Dương tải trọng chỉ vừa đủ cho 1 người và 1 ít nhiên liệu. Và 20 năm nữa sẽ có 200 người trên mỗi chuyến bay vượt qua Đại Tây Dương. Vậy, chúng ta phải bắt đầu, ví dụ, Giống như tấm hình này đây. Đây là tranh của Magritte, ở bảo tàng tại Hà Lan mà tôi rất thích. Đây là 1 tẩu thuốc, và trên đó viết "Đây không phải là 1 tẩu thuốc." Đây không phải là một chiếc máy bay. Đây là một biểu tượng của những gì chúng ta có thể đạt được khi chúng ta tin vào những điều không thể, khi chúng ta có một đội ngũ, khi chúng ta có tinh thần tiên phong, và đặc biệt là khi chúng ta hiểu Đó là tất cả những điều chắc chắn mà chúng ta có nên được loại bỏ đi. Điều làm tôi hài lòng nhất là lúc đầu tôi nghĩ là chúng tôi phải bay vòng quanh thế giới mà không dùng nhiên liệu để thông điệp của chúng tôi được mọi người thấu hiểu. Và hơn thế nữa, chúng tôi nhận được lời mời khắp thế giới với Andre để nói về dự án này, để nói về biểu tượng của nó, được mời bởi những nhà chính trị, những diễn đàn về năng luợng, để chỉ ra là việc từ bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã không còn điều là ngớ ngẩn nữa. Qua nhiều bài thuyết trình giống như tại đây, qua những cuộc phỏng vấn, hội thảo, mục tiêu của chúng tôi là chiêu mộ càng nhiều người càng tốt. Thành công sẽ không đến nếu chúng ta "chỉ", mở ngoặc, đóng ngoặc, bay vòng quanh thế giới với chiếc máy bay bằng năng lượng mặt trời. Không phải vậy, thành công sẽ đến nếu có đủ người được thúc đẩy làm những chuyện như vậy trong đời sống thường ngày. tiết kiệm năng lượng, chuyển sang năng lượng có thể tái tạo. Và điều này là khả thi. Với những công nghệ chúng ta có ngày hôm nay chúng tôi có thể tiết kiệm từ 30 đến 50 phần trăm năng lượng của một quốc gia ở châu Âu, và chúng tôi có thể giải quyết một nửa còn lại với năng lượng tái tạo Còn lại khỏan 25 hoặc 30 phần trăm cho dầu, khí đốt, than đá, hạt nhân, hoặc cái gì cũng được. Điều này là chấp nhận được. Đây là lý do tại sao tất cả những người tin tưởng vào tinh thần này được chào đón gia nhập vào hàng ngũ. Bạn có thể lên trang web SolarImpulse.com, đăng ký chỉ để được thông báo về những gì chúng tôi đang làm. Nhưng nhiều hơn nữa, để nắm được tin tức, để đưa ra ý kiến của bạn, để lan truyền khắp thế giới rằng nếu điều này có thể xảy ra trên không thì chắc chắn có thể xảy ra ở dưới đất. Và mỗi lần chúng ta đối mặt với những tảng băng trong tương lai, chúng ta phải biết rằng cuộc sống sẽ tươi đẹp, và thành công sẽ rực rỡ nếu chúng ta dám vượt qua nỗi sợ về tảng băng, hãy vượt qua chướng ngại, giải quyết các vấn đề, để thấy được phía bên kia của nó. Vậy, bạn thấy đây, đây là cái chúng tôi làm về lãnh vực của mình. Mỗi người có mục tiêu và ước mơ và tầm nhìn của riêng mình. Câu hỏi của tôi là trong số những hành trang nặng nề bạn nên từ bỏ cái nào? Độ cao nào mà bạn muốn bay lên trong cuộc đời mình, để có được thành công như mong muốn, để đạt được mức thật sự thuộc về bạn, với những khả năng mà bạn có, và những gì bạn có thể làm được? Bởi vì hầu như những năng lượng tái tạo chúng ta có chính là khả năng và niềm đam mê của mình. Vậy, hay cố gắng, và hy vọng bạn có 1 chuyến du hành tuyệt vời trong đôi cánh của tương lai. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói chuyện với các bạn về bộ não con người, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở Đại học California. Hãy dành một giây thôi để suy nghĩ về vấn đề này. Đây là một tảng thịt, nặng chừng 3 pounds, mà bạn có thể cầm trong lòng bàn tay. Nhưng nó có thể chiêm nghiệm cái bao la giữa những vì sao. Nó có thể chiêm nghiệm ý nghĩa của sự vô hạn, tự hỏi ý nghĩa của sự tồn tại của chính nó, và về bản chất của Chúa Trời. Và đây thật sự là vật thể đáng kinh ngạc nhất của thế giới này. Nó là bí ẩn lớn nhất thách thức loài người: Làm sao có được tất cả sự kì diệu này? Vâng, bộ não, như các bạn biết đấy, cấu tạo từ các nơ-ron. Ở đây chúng ta thấy các nơ-ron. Có 100 tỉ nơ-ron trong bộ não người trưởng thành. Và mỗi nơ-ron có khoảng 1 000 tới 10 000 điểm tiếp xúc với các nơ-ron khác trong não. Và dựa vào đấy người ta đã tính được số tổ hợp và chỉnh hợp của hoạt động não bộ còn vượt quá số hạt cơ bản trong vũ trụ. Vậy làm sao ta nghiên cứu được bộ não con người? Một phương pháp là nghiên cứu các bệnh nhân có thương tổn ở những vùng khác nhau của não bộ, và nghiên cứu xem hành động của họ thay đổi như thế nào. Đây là điều tôi đã trình bày trong cuộc họp TED lần trước. Hôm nay tôi sẽ trình bày một hướng tiếp cận khác, đó là đặt các điện cực vào những phần khác nhau của não, và ghi lại hoạt động của từng tế bào thần kinh riêng biệt trong não. Kiểu như là nghe trộm hoạt động của tế bào thần kinh trong não vậy. Vâng, một phát hiện gần đây của các nhà nghiên cứu nước Ý, ở Parma, Giacomo Rizzolatti và đồng nghiệp, là một nhóm nơ-ron gọi là nơ-ron "gương", tập trung ở phía trước của não bộ, trong các thùy trước. Thế này, ở phần trước của não có các nơ-ron gọi là nơ-ron điều khiển chuyển động bình thường, mà chúng ta đã biết được 50 năm rồi. Những nơ-ron này sẽ phát điện khi một người thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Ví dụ như là, nếu tôi làm việc đó, và với tay quơ quả táo. một nơ-ron điều khiển chuyển động ở phía trước não tôi sẽ phát điện. Nếu tôi với tay để kéo một vật thể lại, một nơ-ron khác sẽ phát điện ra lệnh cho tôi kéo vật thể đó lại. Chúng được gọi là nơ-ron điều khiển chuyển động, đã được biết tới từ lâu rồi. Nhưng điều Rizzolatti phát hiện ra là Một nhóm nhỏ trong số các nơ-ron này, chừng 20%, cũng sẽ phát điện khi ta nhìn vào ai đó đang thực hiện hành động giống như thế. Vậy nên, cái nơ-ron này phát điện khi tôi với tay quơ cái gì đó, nhưng nó cũng sẽ phát điện ngay cả khi tôi thấy Joe với tay quơ cái gì đó. Và điều này thật sự đáng kinh ngạc. Vì cũng như là cái nơ-ron này đang thu nhận góc nhìn của người khác vậy. Như là cái nơ-ron ấy đang thực hiện mô phỏng hiện thực ảo của hành động của người kia. Thế ý nghĩa của những nơ-ron gương này là gì? Thứ nhất, nhất định chúng có liên quan tới các thứ như là bắt chước và làm theo. Bởi vì để bắt chước một hành động phức tạp não của ta cần thu nhận góc nhìn của người khác. Thế nên, điều này rất quan trọng trong việc bắt chước và làm theo. Nhưng tại sao điều đó lại quan trọng? Chúng ta hãy xem slide tiếp theo. Thế bạn bắt chước như thế nào? Tại sao bắt chước lại quan trọng? Nơ-ron gương và bắt chước, làm theo. Bây giờ, hãy xem xét văn hóa, một hiện tượng gọi là văn hóa của loài người. Nếu ngược dòng thời gian về 75 000 tới 100 000 ngàn năm trước, hãy nhìn vào quá trình tiến hóa của loài người, hóa ra là một việc vô cùng quan trọng đã xảy ra vào khoảng 75 000 năm trước. Đó là sự xuất hiện bất ngờ và lan truyền nhanh chóng của một số kĩ năng chỉ riêng con người mới có như là sử dụng công cụ, sử dụng lửa, sử dụng nơi trú ẩn, và dĩ nhiên là ngôn ngữ, và khả năng đọc được suy nghĩ của người khác và suy diễn hành động của người đó. Tất cả những việc đó xảy ra tương đối nhanh chóng. Dù rằng bộ não người đã đạt kích thước hiện tại khoảng ba hay bốn ngàn năm trước, 100 000 năm trước tất cả những sự kiện này diễn ra rất, rất nhanh. Và tôi dám khẳng định điều xảy ra là sự xuất hiện đột ngột của hệ nơ-ron gương tinh vi, cho phép ta bắt chước và làm theo hành động của người khác. Thế nên khi một người trong nhóm tình cờ khám phá ra, ví dụ như là cách dùng lửa, hay cách sử dụng một loại công cụ nào đó, khám phá ấy thay vì chìm vào quên lãng thì lại được lan rộng nhanh chóng khắp cả quần thể, hoặc được truyền qua các thế hệ. Điều này khiến quá trình tiến hóa nghe giống như là học thuyết Lamarck, hơn là Darwin. Học thuyết tiến hóa Darwin rất chậm chạp, cần hàng trăm ngàn năm. Để tiến hóa bộ lông, một con gấu Bắc cực cần hàng ngàn thế hệ, có lẽ là 100 000 năm. Một con người, một đứa trẻ, có thể chỉ cần xem ba mẹ nó giết một con gấu Bắc cực khác, lột da và lấy da và lông gấu để mặc, và học tất cả chỉ trong một bước. Điều mà con gấu Bắc Cực cần 100 000 năm để học, đứa bé có thể học trong 5 phút, có thể là 10 phút. Và một khi đã được học rồi, điều này sẽ lan ra theo cấp số nhân khắp quần thể. Đây là cái căn bản. Việc bắt chước các kĩ năng phức tạp là cái mà ta gọi là văn hóa và cội nguồn của văn minh nhân loại. Có một loại nơ-ron gương khác, cần cho một việc khá là khác. Cũng như là có nơ-ron gương cho hành động, ta có các nơ-ron gương cho xúc giác. Nói cách khác, nếu ai đó chạm vào tôi, tay tôi, nơ-ron trong vỏ cảm giác xô-ma trong vùng cảm giác của não bộ phát điện. Nhưng cũng nơ-ron ấy, trong một số trường hợp, sẽ phát điện khi tôi chỉ đơn giản là quan sát một người khác đang được chạm vào. Thế nên, hiện tượng này cũng như đặt mình vào hoàn cảnh người được chạm vào. Thế là, hầu hết các nơ-ron sẽ phát điện khi tôi bị người khác chạm vào ở các vị trí khác nhau. Cho mỗi vị trí khác nhau có những nơ-ron khác nhau. Nhưng một nhóm nhỏ trong chúng sẽ phát điện ngay cả khi tôi quan sát người khác bị chạm vào cùng một chỗ. Thế nên, ở đây ta có nơ-ron chuyên để cho ta thấu cảm. Câu hỏi đặt ra ở đây là: nếu tôi đơn giản chỉ quan sát một người bị chạm vào thôi, tại sao tôi lại không bị lẫn lộn và cảm giác chính tôi cũng bị chạm vào khi mà thấy người khác bị chạm vào chứ? Ý tôi là, tôi có thể đặt mình vào hoàn cảnh người kia, nhưng tôi không cảm thấy mình bị chạm vào thật. Đó là vì ta có các thụ thể trong da, các thụ thể sờ và thụ thể cơn đau, dẫn vào trong não và nói là "Đừng lo, không phải cơ thể ta đang bị sờ đâu. Thế nên, cứ tự nhiên đặt mình vào hoàn cảnh người kia, nhưng không tự cảm thấy mình bị sờ, nếu không anh sẽ nhầm lẫn loạn cả lên đấy." Cho nên có tín hiệu phản hồi bác bỏ tín hiệu từ nơ-ron gương khiến cho bạn không cảm thấy mình bị chạm vào. Nhưng nếu không có cánh tay, đơn giản như là bạn làm tê tay tôi bằng cách tiêm một mũi vào tay, làm tê liệt dây thần kinh vai gáy, khiến cho cánh tay tê liêt, và không có cảm giác gì nữa, nếu bây giờ tôi thấy bạn bị chạm vào, tôi thật sự cũng thấy mình bị chạm vào tay. Nói cách khác, bạn đã làm tiêu biến vách ngăn giữa bạn và những con người khác. Thế nên, tôi gọi chúng là nơ-ron Gandhi, hay nơ-ron thấu cảm. (Cười) Và đây không phải là điều trừu tượng khó hiểu gì. Tất cả những thứ ngăn chia giữa bạn và gã kia, người kia, là da của bạn. Bỏ da đi, bạn sẽ cùng cảm thấy bị chạm với người kia trong tâm trí. Bạn đã làm tiêu biến vách ngăn giữa bạn và những người khác. Và điều này, tất nhiên, là nền tảng của hầu hết triết học phương Đông, rằng không có cá nhân tồn tại độc lập thật sự, tách xa khỏi mọi người khác, nghiên cứu thế giới, nghiên cứu mọi người khác. Thực tế là, các bạn không chỉ kết nối với nhau qua Facebook và mạng Internet, mà còn kết nối với nhau bằng nơ-ron theo đúng nghĩa đen. Có hàng dãy nơ-ron quanh khán phòng này, trò chuyện với nhau. Và không có sự tách bạch rõ ràng giữa ý thức của bạn và ý thức của ai đó khác. Và đây không chỉ là triết học nhảm nhí. Nó khởi nguồn từ kiến thức ta biết về khoa học thần kinh. Thế nên, bạn có một bệnh nhân với một chiếc cẳng 'ma.' Nghĩa là nếu cánh tay thật đã bị cưa đi chỉ còn lại 'bóng ma' cảm giác, và bạn xem một ai đó bị chạm vào, bạn cũng cảm thấy thế trong cánh tay 'ma'. Điều đáng kinh ngạc ở đây là, Nếu bạn thấy đau ở cánh tay 'ma', bạn sẽ bóp chặt tay người kia, mát-xa tay người kia, để cánh tay 'ma' đỡ đau, gần như là nơ-ron cảm thấy dễ chịu hơn chỉ bằng cách quan sát ai đó khác được mát-xa. Thế nên, ở đây bạn thấy slide cuối cùng của tôi. Lâu lắm rồi người ta vẫn coi khoa học và xã hội là các môn riêng biệt. C.P. Snow nói về 2 thế giới đó như thế này: một bên là khoa học, một bên là xã hội; hai thế giới đó không bao giờ giao nhau. Thế nên, tôi dám nói hệ nơ-ron gương là nền tảng cho giao điểm, cho phép bạn nghĩ lại về những vấn đề như là ý thức, cách thể hiện bản thân, điều gì ngăn chia giữa bạn và những con người khác, điều gì cho phép bạn thấu cảm với những người khác, và ngay cả những thứ như là sự xuất hiện của văn hóa và văn minh nhân loại, điều duy chỉ con người mới có. Tôi xin cám ơn. (Vỗ tay) Cách đây 120 năm Bác sĩ Röntgen đã chụp X quang tay của vợ ông. Lý do ông phải ghim các ngón tay của bà xuống sàn bằng chiếc trâm của bà thì tôi không dám chắc. Nhưng tôi thấy thế thì hơi quá đáng. Đây là hình ảnh đầu tiên của công nghệ X quang. Và đến hôm nay thì tôi vẫn đang sử dụng các nguyên lý cơ bản tương tự. Tôi sẽ diễn giải với các bạn về nó theo 1 cách đương đại hơn. Bức ảnh đầu tiên tôi chụp là hình 1 lon soda để quảng cáo 1 thương hiệu nổi tiếng, nên tôi sẽ không giúp đỡ hãng đó bằng cách cho các bạn xem nó. Nhưng bức thứ 2 tôi chụp là đôi giày tôi đi hôm đó. Và tôi rất thích bức đó vì nó thể hiện mọi mảnh vụn gắn trong đế giày. Đó là 1 trong những đồ vật ngẫu nhiên bạn muốn chụp lần đầu tiên. Chuyển tới 1 thứ lớn hơn 1 chút, đây là tấm ảnh X-quang của 1 chiếc xe bus. Chiếc xe chở đầy người. Thực ra đó chỉ là 1 người, 1 bộ xương. Và trở lại những năm 60, các sinh viên được đào tạo thành các nhân viên chụp X-quang để chụp ảnh X-quang, ơn trời là ko phải chụp bạn hay tôi mà chụp người chết. Nhờ đó tôi đã tiếp xúc được với 1 trong số người chết đó bà ấy tên là Frieda; rất buồn là bà đã khuất núi vì bà đã cao tuổi và yếu ớt. Các hành khách trên chiếc xe đó là Frieda. Và chiếc xe được chụp bằng máy quét X quang hàng hóa , 1 loại máy được trang bị cho vùng biên giới, cửa khẩu, để kiểm tra hàng buôn lậu, thuốc phiện và bom và những thứ khác. Các hàng đó thì các bạn đều đã biết rõ. Sử dụng các vật thể kích cỡ lớn tạo ra sự kịch tính vì bạn không hiếm khi nhìn thấy ảnh chụp X-quang của những vật lớn. Công nghệ đang dần cải tiến. Và các máy quét X-quang hàng hóa lớn này làm việc với hệ thống số đang ngày càng hoàn thiện. Dù vậy, để nó sống lại bạn cần bổ sung yếu tố con người. Và tôi nghĩ lý do hình ảnh này có chất lượng là vì Frieda đang lái chiếc xe ủi. (Tiếng cười) Nhiệm vụ khá khó khăn, làm đẹp thêm cho cái quần nam. Nhưng tôi nghĩ, bản thân quá trình đã thể hiện được vẻ tinh tế của chúng. Tôi là người phản đối thời trang vì tôi không biểu diễn bề mặt bên ngoài mà biểu diễn cái bên trong. Thế nên các tín đồ và các nhà thiết kế thời trang không thích tôi lắm vì trong ảnh X-quang, tôi hay Kate Moss mặc nó thì chẳng ảnh hưởng gì, như nhau cả thôi mà. (Tiếng cười) Tin tôi đi, bất kể là ai, chúng ta đều giống nhau ở bên trong. Các nếp gập ở vật liệu và các sắc thái. Và tôi cho các bạn thấy thực sự các độ vật là gì, chúng thực sự được làm bằng gì. Tôi gọt các lớp vỏ ra và phần bên trong sẽ tự lộ ra. Bất kể cấu tạo bên trong đó xấu hay tốt, tôi vẫn chụp nó. Và tôi chắc chắn Ross có thể liên hệ điều đó với thiết kế. Thiết kế đến từ bên trong. Tuy nó không phải bức ảnh hàng đầu. Khi ra ngoài mua mấy thứ để chụp, mọi người nhìn tôi như yêu quái. Tôi đang lóng ngóng quanh quẩn ở khu bán đồ lót phụ nữ trong 1 cửa hàng thì suýt nữa bị bảo vệ tiễn ra khỏi cửa. Tôi sống đối diện 1 trang trại. Và đây là 1 con lợn con bị cọc và đã chết. Điều thú vị là, khi nhìn vào chân nó, bạn sẽ thấy xương nó không hợp nhất. Và chú lợn con đó lẽ ra có thể lớn nhưng rủi thay nó đã chết, nó chắc chắn đã chết sau khi tôi chụp X-quang nó bằng 1 lượng bức xạ như thế. (Tiếng cười) Nhưng một khi xương hợp nhất với nhau con lợn sẽ khỏe mạnh hơn. Đó là 1 cái áo khoác mũ lông trống không. Tôi rất thích cách nó được tạo dáng. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn nhất với tôi. Và để tiếp tục với 1 chủ để dễ đi vào lòng người là thiên nhiên liên quan đến kiến trúc như thế nào. Nếu bạn nhìn lên mái của Eden Project hay thư viện British, đó đều là cấu trúc tổ ong. Và tôi chắc chắn các kiến trúc sư ấy đều lấy cảm hứng từ thiên nhiên xung quang ta như tôi vậy. Đây là 1 chiếc lá hoa lily nước Victoria nổi trên mặt hồ. Một bông amaryllis nhìn dưới 3 chiều (3D). Rong biển dập dềnh trong thủy triều. Bây giờ các bạn sẽ được biết cách thực hiện cũng như nơi tiến hành... Đây là xưởng chụp X-quang chức năng mới xây dựng của tôi. Cửa ra vào làm bằng chì và thép. Nó nặng 1,250 kg, thế nên chỉ cần đóng mở nó hàng ngày là coi như tôi tập thể dục rồi. (Tiếng cười) Tường dày 700 mm xây bằng bê tông đặc. Tôi dùng khá nhiều bức xạ. Nhiều hơn ở bệnh viện hay viện thú y. Đó là tôi. Đây là cái máy X-quang công suất cao. Nếu nghĩ đến X-quang thì các bạn sẽ thấy hay ở chỗ nó là công nghệ được dùng để chẩn đoán ung thư hoặc kiểm tra thuốc gây nghiện, hoặc hàng buôn lậu... Còn tôi thì dùng công nghệ đó để tạo ra những thứ thật đẹp. Nên e rằng tôi vẫn đang làm bằng phim. Công nghệ trong X-quang thay đổi kích cỡ thực bên cạnh các máy quét hàng hóa cỡ lớn này, đã không cải tiến đủ để tạo ra chất lượng hình ảnh và độ phân giải khiến tôi thỏa mãn vì các bức ảnh của tôi phải có khổ lớn. Thế nên tôi phải dùng 1 máy quét trống sản xuất những năm 80, được thiết kế từ thời người ta vẫn chụp ảnh bằng phim. Chúng quét từng ảnh X-quang một. Cái này cho thấy cách tôi xử lý các bức X-quang cùng kích cỡ. Và đây là cái váy của con gái tôi. Vẫn còn mác khi tôi mua nó, để tôi có thể trả lại cửa hàng nếu con bé không thích. Có 4 đĩa X-quang. Bạn có thể thấy chúng đang gối lên nhau. Khi tiến lên từ vật tương đối nhỏ, 1 cái váy ở kích cỡ này, thành 1 thứ như thế đều được làm theo cùng 1 quy trình, bạn có thể thấy rằng công việc rất nhiều. Đó là 3 tháng chụp X-quang cứng. Gồm 500 linh kiện khác nhau Boeing gửi cho tôi 1 chiếc 747 gói trong các container và tôi gửi trả lại họ bằng 1 tấm X-quang. (Tiếng cười) Tôi không đùa đâu. Ok, Frieda là bộ xương chết của tôi. Không may đây là 2 bức ảnh. Bức ảnh bên phải là 1 cầu thủ Mỹ. Tấm bên trái là 1 bức X-quang. Lần này tôi phải dùng 1 cơ thể thực. Vì tôi cần các tế bào da để khiến nó trông thật và giống 1 vận động viên thực sự. Tôi đã dùng 1 xác mới chết. Và mượn được nó thì cực khó và tốn công sức. Nhưng may là có những người hiến xác cho nghệ thuật và khoa học. Và tôi phải đăng ký và đợi đến lượt. Thế nên tôi thích dùng họ. (Tiếng cười) Màu sắc nâng tầm các bức ảnh X-quang. Làm nó trông tự nhiên và hữu cơ hơn. Tôi rất thích điều đó. Đó không chính xác là màu sắc thực của nó. Bông hoa đó không phải màu cam sáng. Chỉ là tôi thích nó có màu cam sáng. Và cũng với kỹ thuật như thiết bị mix của các DJ, nó bổ sung thêm mức độ. Nó khiến 1 hình ảnh 2D trông giống 3D hơn. Việc khó nhất đối với X-quang, thử thách kỹ thuật khó nhất với X-quang là những thứ nhẹ nhất, tinh xảo nhất. Để lấy được chi tiết trong 1 cái lông vũ, bất cứ ai hiểu biết về X-quang, sẽ hiểu đó đúng là 1 thử thách. Bây giờ các bạn sẽ xem 1 đoạn phim ngắn. Tôi sẽ đứng sang 1 bên cho các bạn dễ nhìn. Video: (Âm nhạc) Ở trong đó rất nguy hiểm. Nếu chạm vào bạn có thể chết do nhiễm độc phóng xạ. Trong thời gian làm việc, tôi đã 2 lần dính phóng xạ, 2 lần là quá nhiều, vì nó ở trong cơ thể bạn suốt đời. Nó tích lũy trong cơ thể. (Âm nhạc) Nó mang ý nghĩa con người. Đó là 1 đồ chơi của trẻ, chúng ta đều nhận ra nhưng nó trông cũng giống 1 con robot đến từ 1 loài khoa học viễn tưởng. Thật ngạc nhiên khi nó có tính người, nhưng cũng là sự liên kết với sinh vật ngoài hành tinh tương lai nhân tạo. Trông như ma í nhỉ. (Âm nhạc) Chiếc xe bus được chụp bằng 1 máy quét hàng hóa X-quang, được sử dụng ở biên giới giữa các nước, tìm kiếm hàng lậu và người nhập cư trái phép. Chiếc xe tải đi phía trước nó, và cái máy chụp cắt lớp X-quang xuyên qua chiếc xe. Đó là cách bức ảnh được chụp. Từng lớp, từng lớp. Gần giống 1 chiếc máy quét CT ở bệnh viện. Cắt lớp. Và nếu nhìn kỹ, các bạn sẽ thấy các chi tiết nhỏ. Anh ta đang đeo headphone, đọc báo, đội mũ, đeo kính, và 1 chiếc túi. Các chi tiết nhỏ như thế giúp bức ảnh trông thật hơn. (Âm nhạc) Vấn đề với việc sử dụng người sống là nếu tôi chụp X-quang bạn, bạn phải tiếp xúc với phóng xạ. Để tránh tiếp xúc, tôi phải tránh việc đó, tôi sử dụng người chết. Có rất nhiều thứ, từ xác mới chết, tới 1 bộ xương được các học viên chụp X-quang sử dụng để luyện tập chụp X-quang trên cơ thể người, ở mật độ khác nhau. (Âm nhạc) Tôi trang bị găng tay, kéo và xô chuyên dụng. (Âm nhạc) Các bạn sẽ thấy cơ chế làm việc của mao dẫn, cách nó nuôi cây, tôi có thể chụp mọi tế bào bên trong cái cuống đó. Vì nó vận chuyển thức ăn từ rễ lên lá. Hãy nhìn vào con quái vật này. (Âm nhạc) Nó rất căn bản và phát triển hoang dã. Tôi thích nó ở điểm đó, tôi không phải đi mua cây đó, và nó cũng chưa bị biến đổi gen ít nào. Rất hoang dã và tự nhiên. Và X-quang đã hé mở vẻ đẹp của thiên nhiên. Không phải vẻ đẹp khi bạn nhìn bằng mắt thường, khi những chiếc lá chồi lên. Chúng cuộn lại vào nhau. X-quang cho thấy các lớp gối lên nhau ở các góc nhỏ đó. Vật thể càng dày thì càng cần nhiều phóng xạ, và thời gian. Vật thể càng nhẹ càng cần ít phóng xạ. Nhiều khi bạn phải kiên nhẫn thêm thời gian vì thời gian sẽ cho bạn chi tiết. Càng tiếp xúc với phóng xạ lâu thì bạn càng có thêm chi tiết. (Âm nhạc) Khi nhìn vào cái này, bạn thấy nó là cái ống, sáng màu. Nhưng tôi có thể làm màu trong ống tối hơn 1 chút , mọi thứ khác sẽ bị ảnh hưởng. Các lá ở bên rìa sẽ bắt đầu biến mất. Tôi thích các phần rìa thật cứng và sắc. Vâng, tôi thích cái đó. (Âm nhạc) Tôi đi trên bề mặt và biểu diễn cái nó xứng đáng, vật liệu thực sự tạo thành và cách nó hoạt động. Nhưng tôi cũng thấy rằng tôi đã có lợi khi lấy đi phần vỏ ngoài mà ai cũng nhìn thấy. Và đó là công việc tôi đang làm. Tôi có cơ hội cho các bạn thấy việc tôi sẽ làm trong tương lai. Đây là 1 ứng dụng thương mại trong công việc tôi làm gần đây. Và quý nhất là 1 khoảnh khắc đúng lúc, khi bạn nhìn xung quanh, lấy được 1 tầm nhìn X-quang và chụp 1 bức bằng camera X-quang. Tiếc thay là tôi không có tầm nhìn X-quang. Tôi luôn mơ về X-quang, và thấy các dự án của mình trong giấc ngủ. Tôi biết chúng sẽ trông như thế nào trong X-quang, và tôi thường đúng. Vậy, tôi sẽ làm gì trong tương lai? Năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 50 chiếc xe mini của Issigonis, 1 trong những chiếc xe tôi yêu thích. Thế là tôi đã tháo nó ra từng bộ phận một, công việc kéo dài hàng tháng trời. Và tôi sẽ trưng bày bức hình này tại bảo tàng Victoria và Albert như 1 hộp đèn, gắn vào chiếc xe. Tôi phải cưa cái xe ở phần thân dưới, không dễ chút nào. Tiếp đến là phía của lái xe, ngồi xuống đối diện bạn sẽ là 1 bức tường. Và nếu xuống xe và đi quanh phần thân còn lại bạn sẽ thấy 1 chiếc hộp đèn kích thước thật của chiếc xe, cho bạn thấy cách hoạt động. Và tôi sẽ lấy ý tưởng đó áp dụng vào các vật biểu tượng từ cuộc đời tôi. Như chiếc máy tính đầu tiên của tôi, nó là 1 bước tiến lớn trong đời. Và tôi có 1 chiếc Mac Classic, nó là 1 cái hộp nhỏ. Tôi nghĩ nó sẽ phù hợp với 1 tấm X-quang. Và tôi cũng sẽ chuyển từ ảnh 2D sang ảnh 3D. Và đây là 1 cách hay. Bây giờ tôi cũng đang làm việc với video X-quang. Các bạn hãy tưởng tượng, 1 vài bông hoa này, chúng đang chuyển động và lớn lên và bạn có thể quay phim nó ở dạng X-quang, sẽ rất lạ mắt. Tôi xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Một học thuyết tên là Danish Twin cho rằng chỉ 10% việc một người sẽ sống thọ bao lâu với một số giới hạn sinh học nhất định, được quyết định bởi gen của mình. 90% còn lại được quyết định bởi lối sống của mỗi người. Một giả thuyết từ "những vùng đất xanh" cho rằng nếu ta có thể tìm ra lối sống lý tưởng để kéo dài tuổi thọ chúng ta có thể có một công thức thực tế để kéo dài tuổi thọ Nhưng nếu bạn hỏi một người Mỹ về công thức lí tưởng để kéo dài tuổi thọ, họ chắc chắn không thể trả lời. Có thể họ đã nghe về chế độ ăn kiêng South Beach hay Atkins. Bạn cũng biết về tam giác dinh dưỡng cùng những điều mà Oprah đã nói cũng như bác sĩ Oz đã nói. Thực tế, vẵn còn rất nhiều thắc mắc về những thứ giúp chúng ta sống lâu hơn. Bạn nên chạy bộ hay tập yoga? Bạn nên ăn thịt hữu cơ hay đậu phụ? Bạn có nên dùng các chất dinh dưỡng bổ sung? Còn những hormones và resveratrol này? Và còn có mục đích nào nữa không? Còn tinh thần? Chúng ta nên giao tiếp xã hội như thế nao? Có lẽ, một phương pháp tìm cách kéo dài tuổi thọ là cộng tác với National Geographic và Viện Lão hóa Quốc gia để tìm ra 4 khu vực được khẳng định về mặt nhân khẩu học với ranh giới địa lý rõ ràng Sau đó cử 1 đội chuyên gia đến để trải qua những gì người dân ở đó làm để chắt lọc lại tinh túy của các nền văn hóa. Cuối buổi hôm nay tôi sẽ cho bạn biết tinh túy đó là gì. Nhưng trước hết tôi muốn làm sáng tỏ một số giai thoại liên quan đến kéo dài tuổi thọ Và giai thoại đầu tiên là nếu bạn thật sự nỗ lực bạn có thể sống đến 100. Sai. Vấn đề là, chỉ 1 trong 5 500 người ở Mỹ sống được đến 100 Cơ hội của bạn là rất thấp. Dù tuổi thọ là con số nhân khẩu tăng nhanh nhất ở Mỹ, nó rất khó đạt đến 100 Vấn đề là chúng ta không được lập trình để kéo dài tuổi thọ Chúng ta được lập trình cho việc sinh sôi nảy nở thành công Tôi thích từ này. Nó làm tôi nhớ đến những ngày học trung học. Các nhà sinh học định nghĩa sinh sôi thành công là tuổi chúng ta có con và tiếp đó là các thế hệ sau, lúc chúng tiếp tục sinh con Sau đó ảnh hưởng của tiến hóa hoàn toàn mất đi Nếu bạn là động vật có vú, nếu bạn là con chuột, hay là con voi, hay con người, mọi chuyện vẫn sẽ như thế. Vậy để sống được 100, bạn không chỉ cần có lối sống lành mạnh, bạn còn cần phải thắng cuộc sổ xố của di truyền. Giai thoại thự hai là, có những liệu pháp có thể làm chậm lại, đảo ngược, thậm chỉ làm ngưng quá trình lão hóa. Sai. Hãy nghĩ xem, có 99 điều làm ta lão hóa. Cung cấp thiếu oxy cho não trong một vài phút, các tế bào não sẽ chết, và hoàn toàn mất đi. Chơi tennis quá độ, trên đầu gối, hủy hoại sụn và sụn cũng hoàn toàn mất đi. Mạch máu có thể tắc nghẽn. Não có thể có máu đông. và chúng ta có thể bị Alzheimer (mất trí nhớ) Chỉ là có quá nhiều thứ có vấn đề. Cơ thể chúng ta có 35 tỉ tỉ tế bào, tỉ tỉ với "T". Chúng ta đang nói về con số của món nợ quốc gia đấy nhé. ( Cười ) Những tế bào đó quay mình mỗi 8 năm. và mỗi lần nó quay như vậy, hư hại lại diễn ra. Những hư hại này tích lũy dần tăng theo cấp lũy thừa. Khá giống ngày xưa, khi ta có albums của Beatles hay Eagles chúng ta liền sao chép nó vào băng cát-sét rồi cho bạn chép lại cuốn băng đó. Khá nhanh sau đó, với sự sinh sôi liên tiếp cuộn băng nghe dở tệ. Chuyện tương tự cũng diễn ra với tế bào. Đó là lí do tại sao một người 65 tuổi lão hóa với tốc độ nhanh hơn 125 lần so với đứa trẻ 12 tuổi Vây, nếu bạn không thể làm được gì để làm chậm hay làm ngưng quá trình lão hóa, thì tôi đang làm gì ở đây? Sự thật của vấn đề là khoa học cho rằng khả năng của cơ thể, cơ thể tôi, cơ thể bạn là sống được 90 năm, lâu hơn một chút với phụ nữ. Nhưng tuổi thọ trung bình của nước này chỉ là 78. Vậy bằng cách nào đó, chúng ta đã đánh mất 12 năm. Đó là những năm tháng ta có thể có. Nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tháng năm không bệnh mạch vành không bệnh tim, ung thư hay tiểu đường. Chungs tôi nghĩ cách tốt nhất để lấy lại những năm tháng này là học hỏi những nền văn hóa khác - những người đang sở hữu nó, những vùng mà tỉ lệ người dân sống đến 100 nhiều gấp 10 lần so với chúng ta, những vùng mà tuổi thọ trung bình hơn chúng ta hàng tá năm, với tỉ lệ tử của người trung niên chỉ là một phần nhỏ so với đất nước này. Chúng tôi đã tìm thấy "vùng đất xanh" đầu tiên nằm cách bờ biển của Italy 125 dặm- đảo Sardinia Không phải trên toàn bộ hòn đảo với khoảng 1.4 triệu người, mà chỉ là vùng cao nguyên của nó-- tỉnh Nuoro Ở đây, người dân sống thọ nhất, với số người trên 100 tuổi gấp 10 lần ở Mỹ. Ở đây người dân không chỉ sống đến 100 tuổi mà họ sống với sức khỏe phi thường. Những người 102 tuổi vẫn đạp xe đi làm, đốn củi, và đánh bại 1 chàng trai trẻ hơn 60 tuổi. (Cười) Thật ra lịch sử bắt đầu từ công nguyên. Đó thực ra là một kiểu nền văn hóa đồ đồng bị cô lập. Bởi vì đất đai quá bạc màu, họ phần lớn là chăn cừu, với những hoạt động thường xuyên, cường độ thấp. Chế độ ăn của họ chủ yếu là thực vật, nổi bật là những thực phẩm họ có thể đem vào đồng. Cuối cùng họ tạo ra bánh mì ngũ cốc không lên men làm từ lúa mạch đen, gọi là notamusica; một loại bơ làm từ gia súc ăn cỏ, nên chứa rất nhiều acid béo Omega-3 thay vì Omega-6 từ gia súc ăn ngô; và một loại rượu vang có gấp 3 lần lượng polyphenol hơn bất kì đâu trên thế giới. Nó được gọi là Cannonau. Nhưng bí mật thực sự, tôi nghĩ nằm ở chỗ cách họ tổ chức xã hội. Và một trong những đặc điểm nổi trội nhất của cộng đồng Sardinian là cách họ đối xử với người già. Bạn có để ý rằng ở Mỹ, sự công bằng xã hội lên đỉnh cao khi bạn 24? Bạn chỉ cần nhìn vào các quảng cáo. Ở Sardinia, bạn càng lớn tuổi bạn càng được đối xử công bằng, với nhiều trí khôn được ca tụng. Bước vào những quán bar ở Sardinia thay vì thấy những cuốn lịch Thể thao với áo tắm, bạn sẽ thấy những cuốn lịch với những người cao tuổi của tháng. Điều này không chỉ trở thành có ích cho bố mẹ bạn để giúp họ gần gũi hơn với gia đình; nó còn giúp kéo dài tuổi thọ thêm 4-6 năm, nghiên cứu còn cho thấy điều này tốt cho những đúa trẻ của các gia đình đó. Chúng có tỉ lệ tử thấp hơn và ít bệnh tật hơn. Đó được gọi là "hiệu ứng ông bà" Chúng tôi cũng đã tìm thấy "vùng đất xanh" thứ 2 ở một góc khác của hành tinh 800 dặm về phía nam của Tokyo, trên một quần đảo của Okinawa. Okinawa thực ra là 161 hòn đảo nhỏ. Và ở phia bắc của đảo chính, là nơi sống thọ kỉ lục của thế giới. Đây là nơi mà dân số phụ nữ sống lâu nhất. Đay cũng là nơi người dân sống không tật nguyền lâu nhất thế giới. Họ có những điều ta muốn Họ sống lâu, và chết trong giấc ngủ, rất nhanh. và thường là, sau khi quan hệ. Họ sống khoảng 7 năm tốt hơn người Mỹ bình thường. Số người trên 100 gấp 5 lần ở Mỹ. 1/5 tỉ lệ bị ung thư ruột già và vú -- những hung thủ giết người lớn nhất ở Mỹ. Tỉ lệ bị mạch vành chỉ bằng 1/6. Những con số trên của vùng đất này cho thấy ta có thể học được điều gì đó. Họ đã làm gì? Lại vẫn là chế độ ăn dựa trên thực vật, với nhiều loại hoa quả đủ màu sắc. Họ cũng ăn đậu phụ nhiều gấp 8 lần so với người Mỹ Quan trọng hơn là cách họ ăn. Họ có nhiều chiến thuật nhỏ để không ăn quá mức, --một vấn đề lớn ở Mỹ. Một vài cách chúng tôi quan sát được: họ ăn trên nhiều đĩa nhỏ, nên mỗi lần sẽ nạp ít năng lượng hơn Thay vì ăn theo kiểu đại gia đình kiểu bạn ăn mà có thể thiếu cân nhắc, họ lấy đò ăn ở một nơi, cất nồi đi, sau đó bưng vào bàn. Họ còn có 1 câu châm ngôn 3000 năm tuổi, mà tôi nghĩ là lời khuyên dinh dưỡng tốt nhất từ trước đến nay. Đó là 1 lời dạy của Khổng Tử. được biết đến là chế độ ăn Hara, Hatchi, Bu. Chỉ là 1 câu nói đơn giản trước mỗi bữa ăn, nhắc nhở họ ngừng ăn khi dạ dày đã đầy khoảng 80% Cần khoảng nửa tiếng để cảm giác no đó đi từ bụng đến não. Và bằng cách nhớ dừng ở 80% nó giúp bạn tránh ăn quá độ. Nhưng, cũng như Sardinia, Okinawa có một số cấu trúc xã hội được cho là giúp kép dài tuổi thọ. Chúng ta biết sự cô lập giết chết người. 15 năm trước 1 người Mỹ trung bình có 3 bạn thân. Bây giờ chúng ta chỉ có 1.5 Nếu bạn may mắn được sinh ra ở Okinawa bạn sẽ ở trong 1 hệ thống mà bạn sẽ có nửa tá bạn bè theo bạn suốt cuộc đời. Họ gọi đó là Moai. Và nếu bạn ở trong 1 Moai bạn nên chia sẻ 1 phần tiền nếu bạn gặp vận may và nếu mọi việc trở nên tệ đi, ví dụ như con ốm, cha mẹ mất, bạn sẽ luôn có người giúp đỡ. Moai này, 5 người phụ nữ này đã bên nhau suốt 97 năm. Tuổi trung bình của họ là 102. Điển hình, ở Mỹ, chúng ta chia cuộc sống trưởng thành làm 2 phần. 1 là khi chúng ta làm việc, -- lúc kiếm tiền. Và 1 ngày, bùm, ta nghỉ hưu Và thông thường nó có nghĩa làm gì đó an nhàn, hay chơi gôn ở Arizona. Trong tiếng Okinawa, thậm chí không có từ gì mang nghĩa nghỉ hưu. Chỉ có 1 từ xuyên suốt cuộc đời bạn, đó là "ikigai". Tạm dịch, nó nghĩa là "lý do bạn thức dậy mỗi sáng" Với võ sư karate 102 tuổi này, ikigai của ông là truyền lại võ thuật. Với người đánh cá 100 tuổi này, ikigai là tiếp tục đánh cá cho gia đình 3 lần 1 tuần. Và đây là 1 câu hỏi. Viện Lão hóa Quốc gia đã đưa ra 1 bảng câu hỏi cho những người trên 100 tuổi này. Một trong những câu hỏi, rất tinh khôn-- những người lập ra bảng câu hỏi này. Một trong số đó là: "Ikigai của bạn là gì?" Họ luôn luôn biết lý do họ thức dậy mỗi buổi sáng. Với cụ bà 102 tuổi này, ikigai là đứa chít gái.. Hai người cách nhau 101.5 tuổi. Tôi hỏi bà thấy thế nào khi ẵm 1 đứa chít. Bà ngả đầu ra sau và nói, "Như được nhảy lên thiên đường" Với tôi đó là 1 ý nghĩ tuyệt vời Biên tập của tôi ở báo Geographic muốn tôi tìm đến "vùng đất xanh" của Mỹ Và chúng tôi nhìn vào những vùng đồng cỏ của Minnesota nơi thực sự có tỉ lệ người trên 100 tuổi rất cao. Nhưng đó là vì người trẻ đã bỏ đi (Cười) Nên, chúng tôi quay lại với những số liệu. Và nhận thấy những người sống lâu nhất trong số những người theo đạo Seventh-Day Adventists tập trung ở Loma Linda, California. Adventists là những người theo Methodist bảo thủ Họ ăn mừng lễ xa-ba từ hoàng hôn thứ 6 đến hoàng hôn thứ 7. Họ gọi đó là 1 "nơi trú ẩn 24 giờ" Và họ tuân theo những thói quen nhỏ mang lại cho họ tuổi thọ phi thường nói một cách tương đương. Ở Mỹ, tuổi thọ trung bình của 1 phụ nữ bình thường là 80 Nhưng với 1 phụ nữ theo đạo Adventist tuổi thọ trung bình là 89. Sự khác biệt càng rõ hơn ở đàn ông, những người sống trung bình 11 năm lâu hơn người Mỹ. Đây là 1 nghiên cứu trên 70000 người trong 30 năm. 1 nghiên cứu đáng ngạc nhiên, và minh họa cực rõ cho giả thiết của dự án "Những vùng đất xanh'' Đây là 1 xã hội đa sắc tộc. với người da trắng, đen, gốc Tây Ban Nha, gốc Á. Họ chỉ có 1 điểm chung là những thói quen sống nhỏ họ luôn luôn làm theo gần như suốt cuộc đời. họ tuân theo chế độ ăn từ Kinh thánh. Khải huyền: chương 1:26 Chúa nói về đậu và hạt và 1 loại thực vật khác thịt hoàn toàn vắng bóng. Họ làm theo rất nghiêm túc. 24 giờ mỗi tuần, bất kể bận rộn hay căng thẳng tới đâu khi những đứa trẻ cần được dẫn đường, họ dừng tất cả và tập trung vào Chúa, các mối quan hệ xã hội, sau đó, bẩm sinh từ tôn giáo đó là đi bộ thiên nhiên. Sức mạnh là ở chỗ họ không chỉ đi bộ thường xuyên mà là họ đi hàng tuần trong suốt cuộc đời. Nó không hề khó, cũng chẳng tốn kém. Những người theo Adventist thường chơi với những người Adventist khác. Nên, nếu bạn tham gia 1 buổi tiệc của người theo Adventists bạn sẽ không thấy người ta uống Jim Beam hay quấn thuốc lá. Mà họ sẽ nói về chuyến đi bộ tiếp theo, trao đổi công thức và cầu nguyện. Nhưng họ ảnh hưởng lẫn nhau thao nhiều cách thâm thúy và đo được. Đây là nền văn hóa đã nuôi dưỡng Ellsworth Wheram. Ellsworth Wheram đã 97 tuổi. Ông ấy là 1 triệu phú nhưng khi đối tác muốn 6000 USD để dựng 1 hàng rào, ông nói: "Với kiểu công việc đó tôi sẽ tự làm" Vậy là trong 3 ngày ông trộn xi-măng, cắm cọc xung quanh. Và như dự đoán, ngày thứ 4, ông kết thúc ở phòng phẫu thuật. Nhưng ông không phải là người trên bàn; mà là người đang mổ tim. Ở tuổi 97 ông vẫn thực hiện 20 cuộc phẫu thuật hàng tháng. Ed Rawlings, 103 tuổi là 1 cao bồi năng động, chào buổi sáng với việc bơi. Và mỗi cuối tuần ông thích lấy ván ra lướt sóng để khoe sức mạnh của mình Còn Marge Deton. Marge đã 104 tuổi. Cháu trai của bà đang sống ở Twin Cities. Bà cử tạ mỗi sáng. Đạp xe đạp. Rồi ngồi vào chiếc xe màu nâu đỏ 1994 Cadillac Seville, phóng xuống xa lộ San Bernadino nơi bà làm tình nguyện viên cho 7 tổ chức khác nhau Tôi đã tham gia 19 cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Có lẽ tôi là người duy nhất bạn gặp lái xe đạp xuyên qua sa mạc Sahara mà không cần kem chống nắng. Nhưng không có chuyến đi nào gian nan hơn ngồi trên xe cạnh Marge Deton. "Người lạ là 1 người bạn tôi chưa gặp!" bà nói với tôi. Vậy, mẫu số chung của 3 cộng đồng trên là gì? Có việc gì họ đều làm? Và chúng tôi đã lọc ra 9. Thực tế, chúng tôi đã đến 2 "vùng đất xanh" khác nữa và 9 công thức chung này vẫn đúng. Điều đầu tiên là, tôi sắp nói 1 điều kì dị: không ai tập thể dục ít nhất là cách chúng ta nghĩ về tập thể dục. Thay vào đó, họ tạo cuộc sống khiến họ thể dục hàng ngày. Những người phụ nữ trăm tuổi ở Okinawa luôn phải đứng lên ngồi xuống, vì họ ngồi dưới đất khỏang 30-40 lần 1 ngày. Ở Sardania người dân sống trong những căn nhà thẳng đứng, lên xuống cầu thang thường xuyên. Mỗi khi ra cửa hàng, nhà thờ hay nhà bạn, họ lại có nhiều cuộc đi bộ. Họ không có bất kì tiện nghi nào. Không có bất kì nút bấm nào để làm việc nhà hay ngoài vườn. Nếu họ muộn trộn bánh, họ phải làm bằng tay. Đó là hoạt động thể dục. Nó đốt cháy nhiều năng lượng như chạy máy chạy bộ. Khi họ tập thể dục có chủ đích, đó là những việc họ thích. Họ thường đi bộ, cách duy nhất được chứng minh ngăn ngừa giảm nhận thức. Và họ thường có vườn. Họ biết cách thiết lập cuộc sống đúng đắn nên họ có 1 cách nhìn đúng đắn. Mỗi nền văn hóa trên đều giành thời gian để tĩnh tâm. Người Sardinia cầu nguyện. Người Adventist cũng cầu nguyện Người Okinawa thờ cúng tổ tiên. Nhưng khi bạn vội vã hay căng thẳng phản ứng khích động được kích thích thường dẫn tới Alzheimer (mất trí nhớ ở người già) cùng các bệnh tim mạch. Khi bạn sống chậm lại 15' mỗi ngày, bạn chuyển những phản ứng khích động đó thành điều ngược lại. Họ có vốn từ vựng để diễn tả mục đích, "ikigai", như người Okinawa. Bạn hẳn biết 2 ngày nguy hiểm nhất cuộc đời bạn là ngày bạn chào đời, vì số trẻ em chết rất cao, và ngày bạn nghỉ hưu. Những người này biết mục đích cuộc đời của họ, và thực hiện nó, giúp họ có thêm khoảng 7 năm để sống. Hoàn toàn không có chế độ ăn kéo dài tuổi tho. Thay vào đó, họ uống một ít mỗi ngày. Không phải là quảng cáo tốt cho người Mỹ. (Cười) Họ cũng thường có chế độ ăn nhiều thực vật, không phải họ không ăn thịt, nhưng họ ăn rất nhiều đậu và hạt. Họ có nhiều cách để ngăn việc ăn quá nhiều, những điều nhỏ khiến họ rời bàn ăn đúng lúc. Và nền tảng quan trọng nhất là cách họ kết nối với nhau. Họ đặt gia đình lên đầu, chăm sóc con cái và bố mẹ. Họ thường thuộc về những cộng đồng sống có đức tin, mang lại khoảng 4-14 năm cho tuổi thọ trung bình nếu bạn thực hiện 4 lấn trong tháng. Và điều quan trọng nhất là họ ở trong đúng nhóm người. Có thể họ sinh ra trong hay được bao quanh bởi những người có lối sống đúng. Từ những nghiên cứu của Framingham ta biết rằng nếu 3 người bạn thân của bạn bị béo phì, khả năng bạn quá cân tăng 50%. Nên, nếu bạn chơi với những người không khỏe mạnh, bạn sẽ chịu ảnh hưởng về lâu dài. Thay vào đó, nếu bạn của bạn có sở thích tập thể dục, chơi bowling hay khúc côn cầu, đạp xe hay làm vườn, nếu bạn của bạn uống một chút, không quá nhiều, ăn uống lành mạnh, đính hôn, đáng tin tưởng, bạn sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất qua thời gian. Ăn kiêng không có tác dụng. Lịch sử chưa hề có chế độ ăn kiêng nào có tác dụng với quá 2% số người trên thế giới. Những chương trình thể dục thường bắt đầu vào tháng 1, kết thúc vào tháng 10. Nhưng khi bàn về kéo dài tuổi thọ, không có định mức ngắn hạn nào trong 1 viên thuốc hay bất kì thứ gì. Nhưng khi bạn nghĩ lại, bạn bè là những cuộc phiêu lưu dài, nên đương nhiên, việc ý nghĩa nhất bạn có thể làm là sống thọ hơn, và sống tích cực hơn. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi mong các bạn hãy xoá bỏ những định kiến, những nỗi sợ và những suy nghĩ trước đây về loài bò sát. Vì chỉ có cách đó bạn mới có thể hiểu rõ câu chuyện của tôi Nhân tiện nếu tôi có trông như một nhà bảo tồn điên rồ và lập dị Thì đó hoàn toàn là do sự tưởng tượng của quý vị. (Tiếng cười) Okay. Chúng ta thực sự là những giống loài đầu tiên trên trái đất sản sinh nhiều mối đe doạ đến sự sinh tồn của chính chúng ta Và tôi biết chúng ta đã từng thấy những hình ảnh đủ làm ta chết lặng về những bi kịch mà chúng ta đang gây ra trên hành tinh này. Chúng ta giống như những đứa trẻ tham lam dùng cạn kiệt mọi thứ đúng không? Và hôm nay tôi muốn nói với các bạn về nước. Không phải chỉ vì chúng ta thích uống nhiều nước, hay vì những thứ tuyệt vời được làm từ nó như bia, rượu, v.v... và dĩ nhiên không phải ngắm nước rơi từ bầu trời và chảy trong những dòng sông tuyệt vời mà còn vì một vài lí do khác nữa. Khi còn là một đứa bé, lớn lên ở New York, Tôi bị thu hút bởi những con rắn, giống như những đứa trẻ khác yêu thích con quay, bi, xe hơi, tàu hoả, bóng gậy. Và mẹ tôi, một phụ nữ dũng cảm, góp phần tạo nên sở thích này, bà dẫn tôi đến Bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên New York, mua cho tôi những quyển sách về rắn, và sau đó là sự khởi đầu cho sự nghiệp tiếng tăm này của tôi sự nghiệp này lên đến đỉnh điểm khi 60 năm về trước tôi đặt chân đến Ấn Độ cùng mẹ tôi, Doris Norden, và cha dượng, Rama Chattopadhyaya. Đó là những thăng trầm tôi đã trải qua. Hai động vật, hai loài bò sát điển hình đã thực sự thu hút tôi từ rất sớm. Một trong số chúng là loài cá sấu Ấn Độ phi thường. Loài cá sấu này, có thể dài đến gần 6,1 m ở những con sông phía bắc và loài rắn quyến rũ này, rắn hổ mang chúa. Mục đích thực sự của buổi nói chuyện hôm nay là, để lại những dấu ấn không phai mờ trong tâm trí các bạn về những sinh vật cuốn hút và oai phong này. Bởi vì đây sẽ là điều mà bạn có được từ buổi nói chuyện này, một sự tái kết nối với thiên nhiên, tôi hi vọng như thế. Hổ mang chúa là loài rất đáng lưu ý bởi một số lí do. Các bạn đang xem những cảnh quay gần đây trong một một khu rừng lân cận của một con hổ mang chúa cái đang xây tổ Đây là loài động vật không chi, có khả năng gom một lượng lá cây khổng lồ, và sau đó đẻ trứng vào bên trong, tổ có thể trụ vững trước lượng mưa từ 5 đến 10 mét để trứng có thể ấp trong 90 ngày kế tiếp, và nở thành những chú hổ mang chúa nhỏ. Vì thế, nó bảo vệ trứng của mình, và sau đó 3 tháng, những con rắn con nở ra. Hiển nhiên phần lớn chúng sẽ chết. Tỉ lệ chết rất lớn trong những con bò sát con dài chỉ chừng 25,4 đến 30,5 cm. Trải nghiệm đầu tiên của tôi với hổ mang chúa là vào năm 72 ở một nơi kì diệu gọi là Agumbe, ở Karnataka thuộc bang này. Và đó là một rừng mưa nhiệt đới tuyệt vời. Trải nghiệm đầu tiên này như thể là một chàng trai Maasai giết một con sư tử để trở thành một chiến binh. Nó đã thực sự hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi. Và nó đã mang tôi vào cuộc chiến bảo tồn. Kết quả là tôi bắt đầu nghiên cứu này và một trạm giáo dục ở Agumbe, nơi mà dĩ nhiên tất cả quý vị ở đây được mời đến tham quan. Đây cơ bản là nơi chúng tôi cố gắng thu thập và nghiên cứu thực tế tất cả mọi thứ về đa dạng sinh học của hệ thống rừng phức tạp, tuyệt vời này, và cố gắng bảo vệ những thứ ở đó, đảm bảo rằng nguồn nước được bảo vệ và giữ cho sạch sẽ và dĩ nhiên, trải nghiệm khoảng thời gian tuyệt vời nữa. Bạn hầu như có thể nghe được những tiếng trống vang rộn ràng từ những ngôi nhà nhỏ nơi chúng tôi trú ngụ khi ở đó. Việc nhận được sự thấu hiểu từ người dân là rất quan trọng. Và được bọn trẻ thấu hiểu là cách tốt nhất Chúng bị hấp dẫn bởi những con rắn. Chúng không có những thứ cứng nhắc, khiến bạn có cảm giác sợ hãi, ghét bỏ hay xem thường, ghê tởm các kiểu. Chúng rất thích thú. Và thật sự làm việc với bọn trẻ rất hiệu quả. Bức ảnh này cho bạn thấy kích cỡ của một vài con rắn hổ mang chúa. Kích cỡ trung bình của loài này dài khoảng 3,7 m. Con rắn này thật sự đã từng bò vào bồn tắm ai đó, và ở trong đó khoảng 2-3 ngày. Người dân ở vùng này của Ấn Độ tôn thờ loài hổ mang chúa. Và họ không giết con rắn đó. Họ gọi chúng tôi đến bắt nó. Và chúng tôi đã bắt hơn 100 con hổ mang chúa. trong hơn 3 năm qua, và thả chúng vào những khu rừng lân cận. Nhưng để tìm ra những bí mật thực sự về những sinh vật này, chúng tôi cần phải lắp một thiết bị phát sóng nhỏ vào mỗi con. Bây giờ chúng tôi có thể theo dõi chúng và phát hiện những bí mật của chúng, nơi mà những con rắn con đi sau khi nở, và những thứ ấn tượng bạn sắp thấy sau đây. Đây là hình ảnh cách đây chỉ mấy ngày ở Agumbe Tôi đã được hân hạnh ở gần một con hổ mang chúa lớn khi nó bắt được một con rắn lục độc. Và nó đã tìm cách để bản thân không bị cắn. Loài hổ mang chúa chỉ ăn rắn. Con rắn này chỉ là một miếng bé tí với nó, giống như là bánh "vadai" hay donut đối với chúng ta vậy. (Tiếng cười) Thường thì chúng ăn những thứ lớn hơn. Có một hành động lạ và không thể lí giải đã xảy ra trong mùa sinh sản trước, khi một con đực tóm một con cái, không phải để giao phối mà để giết và nuốt chửng. Chúng tôi vẫn đang cố gắng lí giải và kết luận về ý nghĩa thuận lợi tiến hoá trong trường hợp này. Nhưng chúng còn làm nhiều điều ấn tượng khác. Một lần nữa, đây là những thứ chúng ta thu được từ máy phát tín hiệu của một trong những con rắn. Con rắn đực dài khoảng 3,7 m này đã gặp một con hổ mang đực khác. Và chúng đã thực hiện một cuộc chiến khiêu vũ Nó rất giống sự động dục của thú có vú, bao gồm con người, nhẹ nhàng hơn, không được phép cắn. Nó chỉ là một trận đấu vật, nhưng là một hoạt động đáng lưu ý. Vậy chúng ta đang làm gì với tất cả những thông tin này? Ý nghĩa của những thứ này là gì? Vâng, hổ mang chúa là loài chủ chốt trong những rừng mưa nhiệt đới này. Và công việc của chúng tôi là thuyết phục chính quyền rằng những khu rừng này cần được bảo vệ. Và đây là cách chúng tôi làm, bằng việc nghiên cứu nhiều đến mức có thể về những thứ thật nổi bật, thật tiêu biểu trong những khu rừng ở đó, để bảo vệ cây xanh, động vật, và dĩ nhiên là nguồn nước nữa. Có lẽ các bạn đều đã nghe về Project Tiger chiến dịch bắt đầu vào đầu những năm 70, thời kỳ bùng nổ của hoạt động bảo tồn. Có thể nói là chúng tôi đã được dẫn dắt bởi một nữ chính khách rất chuyên quyền, nhưng cũng là một người có niềm đam mê bất tận với môi trường. Và đó là khoảng thời gian Project Tiger xuất hiện. Và, cũng giống như Project Tiger, hoạt động của chúng tôi với loài hổ mang chúa là quan sát một loài động vật từ đó bảo vệ môi trường sống của chúng và tất cả mọi thứ bên trong. Vì vậy, hổ là một biểu tượng. Và bây giờ hổ mang chúa là một biểu tượng mới. Tất cả những con sông chính ở Nam Ấn Độ bắt nguồn từ dãy núi Western Ghats, dãy những ngọn đồi chạy dọc bờ biển phía tây Ấn Độ. Nó chảy hàng triệu ga-lông nước mỗi giờ và cung cấp nước uống cho ít nhất 300 triệu người, và tắm gội cho rất, rất nhiều em bé, và dĩ nhiên là cung cấp thức ăn cho rất, rất nhiều động vật, cả gia súc lẫn thú hoang, sản xuất ra hàng nghìn tấn gạo. Và chúng ta làm gì? Chúng ta đã trả ơn như thế nào? Vâng, chúng ta đắp đập, chúng ta làm ô nhiểm nước, Chúng ta đổ vào nước thuốc trừ sâu,diệt cỏ, diệt nấm. Bạn uống vào những hiểm hoạ cho cuộc sống của mình Và vấn đề là, đó không chỉ là do nền đại công nghiệp Cũng không phải sai lầm của những kỹ sư thủy lợi gây nên tất cả điều này; đó là do chúng ta. Dường như là người dân thấy việc vứt rác xuống sông là cách xử lí rác tốt nhất. Okay. Bây giờ chúng ta đi thật xa, xa về phía Bắc. Phía Bắc trung tâm Ấn Độ, dòng sông Chambal nơi chúng tôi đặt căn cứ. Đây là nhà của loài cá sấu Ấn Độ, loài cá sấu phi thường này. Đây là loài động vật xuất hiện trên trái đất chỉ khoảng 100 triệu năm. Chúng sống sót được ngay cả khi những con khủng long chết đi. Chúng có những đặc điểm nổi bật. Mặc dù chúng có thể dài đến gần 6m chúng không nguy hiểm đến con người bởi vì chúng chỉ ăn cá. Tuy nhiên, chúng vẫn có răng to, và khó để thuyết phục người ta rằng động vật răng to nhưng lại vô hại. Nhưng, thật ra, chúng tôi đã làm những khảo sát vào đầu những năm 70 và phát hiện rằng cá sấu Ấn Độ thật sự rất quý hiếm. Thực tế, khi bạn xem bản đồ này, phạm vi môi trường sống ban đầu của chúng trải dài từ sông Indus ở Pakistan đến sông Irrawaddy ở Miến Điện. Và giờ thì chỉ giới hạn vài điểm ở Nepal và Ấn Độ Vì vậy, ở thời điểm này chỉ còn có 200 con sinh sản trong tự nhiên Vì vậy, vào khoảng giữa những năm 70, khi việc bảo tồn được ưu tiên, chúng tôi có thể bắt đầu những dự án do chính phủ tài trợ để thu thập trứng trong hoang dã từ những chiếc tổ còn sót lại và giải phóng 5.000 cá sấu Ấn Độ con về với hoang dã Sau đó không lâu chúng tôi thấy những cảnh này. Ý tôi là, thật tuyệt vời khi lại thấy hàng đàn cá sấu Ấn Độ phơi nắng trên sông Nhưng sự tự mãn thường sinh ra xem thường. Và với tất cả những áp lực khác trên sông, chẳng hạn như hoạt động khai thác đá, hoạt động canh tác dày đặc trải dài tới bờ sông, đã ngăn không cho động vật sinh sản, chúng tôi đang tạo ra nhiều vấn đề hơn cho loài cá sấu Ấn Độ, mặc dù ý định ban đầu là tốt. Trứng trong tổ của chúng nở ra dọc bờ sông, hàng trăm con non đã ra đời. Thật là một quang cảnh tuyệt vời. Bức ảnh này mới được chụp năm ngoái. Nhưng ngay khi mùa mưa đến, không may là dưới hạ lưu sông luôn có một đập nước và thế là mấy con non bị cuốn vào chỗ chết. Thật may là vẫn còn nhiều bên quan tâm Mấy người bạn tôi ở Crocodile Specialist Group thuộc IUCN, tổ chức phi chính phủ Madras Crocodile Bank, Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Hoang Dã WWF, Viện Bảo Tồn Hoang Dã Ấn Độ, Chi Cục Kiểm Lâm Nhà Nước, và Bộ Môi Trường, tất cả chúng tôi cùng làm việc với nhau. Nhưng chắc chắn như vậy là chưa đủ. Ví dụ, vào mùa đông năm 2007 và 2008, cá sấu Ấn Độ trên sông Chambal đột nhiên chết hàng loạt. Hàng tá con bất ngờ chết nổi lên mặt sông. Vì sao vậy? Sao chuyện này có thể xảy ra? Nước sông tương đối trong. Nước sông Chambal, nếu quan sát, bạn sẽ thấy nó trong. Người ta múc nước từ sông để uống, bạn sẽ không dám làm vậy với hầu hết sông ở Bắc Ấn. Vì vậy, để tìm câu trả lời, chúng tôi mời các bác sĩ thú y khắp nơi trên thế giới làm việc với các bác sĩ thú y Ấn Độ để tìm hiểu nguyên nhân. Tôi có mặt khi họ mổ xác của chúng bên bờ sông. Và chúng tôi đã thực sự kiểm tra kỹ toàn bộ nội tạng của chúng và cố tìm hiểu nguyên do. Cuối cùng chúng tôi tìm ra bệnh gút, một loại bệnh do suy thận gây ra, các lớp axit uric lắng đọng tạo thành sạn trên khắp cơ thể, và, tệ hơn nữa, là trong các khớp xương, khiến chúng không thể bơi. Thật là một cái chết kinh khủng. Ngay dưới hạ lưu sông Chambal là con sông Yamuna linh thiêng và ô nhiễm. Tôi ghét nói mỉa mai, châm biếm nhưng đó là sự thật. Đó là một trong những hầm cầu ô uế nhất. Nó chảy qua Delhi, Mathura, Agra, và thu nhận đủ thứ nước thải. Vậy nên, có vẻ những chất độc đã giết chết những con cá sấu là một phần của chuỗi thức ăn, là thức ăn mà lũ cá nhỏ đã ăn. Và, một khi độc tố xâm nhập chuỗi thức ăn thì tất cả đều bị ảnh hưởng, bao gồm cả chúng ta. Vì những con sông này là mạch máu với cư dân sống quanh dòng chảy của nó. Để thử trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi lại nhờ đến công nghệ, trong trường hợp này là công nghệ sinh học, một lần nữa chúng tôi dùng phương pháp đo từ xa cài thiết bị phát radio lên 10 con cá sấu, và theo dõi chuyển động của chúng. Chúng được theo dõi hàng ngày khi chúng ta đang nói chuyện, để tìm xem độc tố bí ẩn là gì. Dòng sông Chambal là một nơi kỳ diệu. Con sông này nổi tiếng đối với nhiều vị ở đây hiểu biết về những băng cướp và thổ phỉ đã từng hoành hành ở đó. Và một vài tên vẫn còn ở đó. Devi tội nghiệp là một trong số đó. Shekhar Kapur đã làm một bộ phim tuyệt vời, "The Bandit Queen", mà tôi khuyên quý vị nên xem. Quý vị cũng sẽ được thấy cảnh đẹp tuyệt vời sông Chambal Và cả những hoạt động đánh cá dày đặc Đây là một trong những nơi sinh sống cuối cùng của loài cá heo sông Hằng, các loài rùa, hàng ngàn loài chim di cư, và hoạt động đánh cá đã gây ra những vấn đề như thế này Và bây giờ đến sự không dung nạp của con người với các sinh vật trên sông như loài cá sấu Ấn Độ nghĩa là nếu chúng không bị chết chìm khi mắc vào lưới thì người ta chỉ cần cắt mỏ của chúng. Những loài vật như cá heo sông Hằng chỉ còn lại một vài con và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vậy loài nào tiếp theo đây? Chúng ta chăng? Bởi vì tất cả chúng ta đều sống nhờ vào những nguồn nước này Chúng ta đều biết về sông Narmada, con sông bi kịch với những đập nước, những dự án lớn làm cho người ta phải di dời và làm phá hoại các hệ thống sông mà không tạo được kế sinh nhai. Và sự phát triển căn bản sẽ trở nên điên loạn đối với một chỉ số tăng trưởng đôi, về cơ bản là vậy. Vậy chúng tôi không thể chắc chắn là câu chuyện này sẽ đi đến đâu, nó sẽ kết thúc có hậu hay không. Và biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ thay đổi hoàn toàn những giả thiết và dự đoán của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang làm việc cật lực. Chúng tôi có một đội ngũ giỏi đang làm việc ở đó. Có một điều là, bạn biết đó, những người lãnh đạo, những vị có thẩm quyền quyết định, đang ở trong những nhà nghỉ hay đại loại vậy ở Delhi, ở trung tâm thành phố. Họ có đủ nước sạch. Thật tuyệt. Nhưng, ngoài đó, trên các con sông vẫn còn hàng triệu người đang sống khốn khổ. Và tương lai với họ thật ảm đạm. Vậy nên, chúng ta có dự án làm sạch sông Hằng và sông Yamuna. Chúng ta đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la cho các dự án này, và không có kết quả gì để trưng ra. Thật khó tin. Vì vậy, người ta nói về lợi ích chính trị. Khi những con cá sấu chết hàng loạt, chúng tôi đã kích thích nhiều hành động Chính phủ bỏ bớt những thủ tục quan liêu, chúng tôi mời được các bác sĩ thú y nước ngoài. Thật tuyệt. Chúng tôi làm được. Nhưng nếu bạn xuống sông Yamuna hoặc sông Gomati ở Lucknow hoặc sông Adyar ở Chennai hoặc sông Mula-Mutha ở Pune, bạn hãy xem những gì chúng ta có thể gây ra cho một dòng sông. Thật buồn. Nhưng tôi nghĩ rằng thông điệp sau cùng thật ra là chúng ta có thể làm được. Các tập đoàn, những nghệ sĩ, những người mê hoang dã, những người tốt bụng bình thường có thể thực sự đưa những con sông này trở lại. Điều cuối cùng tôi muốn nói là có một con hổ mang chúa đang quan sát chúng ta Và một con cá sấu đang nhìn chúng ta từ phía sông. Chúng là những totem quyền lực của nước. Chúng sẽ quấy nhiễu giấc mơ của chúng ta cho đến khi chúng ta làm điều đúng đắn. Namaste. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn Rom. Cảm ơn nhiều. Anh biết đó, hầu hết mọi người đều sợ rắn. Và ở đây có thể có vài người rất vui sướng được thấy con hổ mang chúa cuối cùng về với cát bụi. Anh có nói chuyện với mấy người đó không? Làm sao anh khiến họ quan tâm? Romulus Whitaker: Tôi tiếp cận họ một cách khiêm tốn. Tôi cho rằng anh có thể nói. Tôi không nói rằng mấy con rắn dễ thương. Chúng không phải là gấu bông. Nhưng tôi -- có một sự trong sáng ở những con vật này. Và khi một người bình thường nhìn thấy con hổ mang chúa kêu "Ssssss!" như vậy, họ sẽ nói, "Chúa ơi! nhìn con vật nguy hiểm đang giận dữ kia kìa." Còn tôi thì thấy nó như một sinh vật đang hoàn toàn hoảng sợ trước một sinh vật nguy hiểm khác là con người. Đó là sự thật. Đó là điều tôi cố nói. (Tiếng vỗ tay) CA: Anh đã cho xem cảnh quay đáng kinh ngạc mà con rắn bị giết. Anh nói rằng cảnh đó chưa từng được quay trước đó. RW: Vâng, đây đúng là lần đầu, chưa ai trong chúng tôi từng thấy việc đó. Như tôi đã nói, con rắn chỉ là một bữa ăn nhẹ đối với nó. Nó thường ăn mấy con lớn hơn như rắn săn chuột, hoặc thậm chí hổ mang. Nhưng con rắn mà chúng tôi theo dõi ở đây sống trong rừng sâu. Trong khi những con khác thường đến nơi con người sinh sống, những đồn điền, để tìm rắn săn chuột hay đại loại vậy. Con này chỉ săn rắn lục. Và cái anh chàng làm việc với họ ở đó đến từ Maharashtra, anh ta nói: "Tôi nghĩ nó đang theo đuổi nusha." (Tiếng cười) Nusha nghĩa là phê thuốc. Mỗi khi nó ăn con rắn lục, nó hơi bị phê nọc độc một chút. (Tiếng cười) CA: Cảm ơn Rom. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) (Tiếng vỗ tay) (Tiếng vỗ tay) Herbie Hancock: Cám ơn. Marcus Miller. (Tiếng vỗ tay) Harvey Mason. (Tiếng vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu từ một quan sát của mình, nếu như tôi có học được gì vài năm qua, thì đó chính là sự trớ trêu nhiều nhất khi xuất bản 1 cuốn sách về sự chậm chạp lại phải đi khắp nơi quảng cáo thật nhanh Tôi dành hết thời gian những ngày này phóng qua lại giữa các thành phố, các xưởng phim, hết cuộc phỏng vấn này đến phỏng vấn khác, đưa ra các mẫu sách ở khổ cực nhỏ. Vì mọi người ngày nay đều muốn làm sao để chậm lại, nhưng họ muốn chậm lại theo cách nhanh nhất có thể. Vậy nên... tôi có lên sóng CNN ngày hôm nọ nơi tôi dành nhiều thời gian trang điểm hơn là chia sẻ trên sóng Có thể không ngạc nhiên đến thế? vì đó chính là thế giới chúng ta đang sống một thế giới mà lúc nào cũng phải không ngừng chuyển động thế giới bị ám ảnh với tốc độ, làm việc gì cũng phải nhanh hơn, nhồi nhét mọi thứ nhiều hơn với thời gian ngày càng ít ỏi Mỗi khoảnh khắc trong ngày đều như thể một cuộc đua với thời gian. Có một thành ngữ của Carrie Fisher trong phần tiểu sử của tôi rằng: "Ngày nay sự thỏa mãn tức thì cũng quá mất thời gian." (Cười) Và nếu bạn nghĩ về cách ta cố gắng để làm mọi thứ tốt hơn, thì chúng ta làm gì? Ta không đẩy nhanh sao? Ta từng quay số, giờ ta quay số nhanh Chúng ta từng đọc, giờ đọc nhanh. Ta từng đi bộ, giờ là đi nhanh Và tất nhiên, hẹn hò bình thường giờ trở thành hẹn hò siêu tốc. Và thậm chí những việc mà vốn sinh ra đã phải chậm chạp chúng ta cũng cố tăng tốc chúng lên. Nên khi ở New York, lúc đi qua phòng gym có quảng cáo trên cửa về khóa mới vào buổi tối. Về điều gì, chắc bạn cũng đoán được, đó là khóa yoga cấp tốc. Vì đây là giải pháp hoàn hảo cho ai đó luôn đói khát thời gian cho ai đó muốn thể dục buổi sáng, nhưng chỉ muốn làm việc đó trong 20 phút. Tôi cho rằng, những ví dụ hơi cực đoan, nhưng chúng cũng khá thú vị và buồn cười. Nhưng có một điểm thực sự quan trọng, và tôi nghĩ trong những ngày dài hối hả phía trước, chúng ta thường không thấy được sự tổn hại mà cách sống như vận động viên điền kinh gây ra cho chúng ta. Chúng ta quá đắm chìm trong văn hóa tốc độ đến nỗi chúng ta không nhận ra cái giá nó lấy đi ở cuộc sống của chúng ta ở cả sức khỏe, cả ăn uống, cả công việc cả các mối quan hệ, môi trường và cộng đồng của chúng ta. Và đôi khi chúng ta cần một hồi chuông cảnh tỉnh để nhận ra sự thật chúng ta đang lướt nhanh qua cuộc đời mình, thay vì thực sự sống; rằng chúng ta đang sống vội thay vì cuộc sống tốt đẹp. Và với nhiều người, sự cảnh tỉnh ấy cần hiện diện dưới dạng bệnh tật. Bạn biết đấy, bạn đốt hết năng lượng, cuối cùng cơ thể hét lên, "Tôi không thể chịu được nữa", nó bỏ cuộc. Hay một mối quan hệ sẽ bốc hơi vì chúng ta không có thời gian, hoặc sự kiên nhẫn, hay sự tĩnh lặng, để ở bên người khác, lắng nghe họ. Sự thức tỉnh của tôi đến khi tôi bắt đầu đọc truyện trước giờ ngủ cho con trai tôi, và tôi thấy rằng vào cuối ngày, tôi vào phòng con và không thể đi chậm, bạn biết đấy tôi sẽ đọc lướt cuốn "Chàng mèo đội nón" Bạn biết đấy, tôi sẽ bỏ qua vài dòng, một vài đoạn, thi thoảng là cả một trang, và bởi thằng bé thuộc lòng cuốn sách nên chúng tôi lại cãi nhau. Và khoảnh khắc đáng lẽ thoải mái, thân mật nhất, âu yếm nhất trong ngày, khi một người cha ngồi đọc truyện cho con, thay vào đó trở thành trận đấu trí, trận chiến giữa tốc độ của tôi và sự chậm rãi của nó. Và điều này tiếp tục một thời gian nữa, cho tới khi tôi đọc được một bài báo về các mẹo dùng thời gian cho người bận rộn Và một trong số đó liên quan tới bộ sách "Truyện trước giờ ngủ trong một phút." Dù giờ tôi không dám nói những từ đó, nhưng phản ứng lúc đó của tôi lại khác. Phản ứng đầu tiên của tôi là thốt lên, "Tạ ơn Chúa - một ý tưởng thật tuyệt vời! Đây chính là những gì mình tìm kiếm để tăng tốc độ kể chuyện." Nhưng thật may, tôi nảy ra một ý, và phản ứng khác đi, tôi dừng lại, và nghĩ, "Ôi, tôi thật sự đã đến mức này rồi sao? Tôi thật sự vội đến mức tráo câu chuyện trước khi ngủ của con mình với thứ như vậy sao?" Và tôi gạt bài báo đó đi tôi đang lên máy bay, và ngồi đó, không làm gì cả - lâu rồi tôi mới như vậy Tôi chỉ nghĩ, nghĩ thật sâu và thật lâu. Trước khi xuống máy bay, tôi đã quyết định muốn làm việc gì đó. Tôi muốn nghiên cứu toàn bộ văn hóa sống vội này, và nó đang làm gì với tôi và những người khác. Và có hai câu hỏi trong đầu tôi. Đầu tiên, sao chúng ta có thể sống nhanh như vậy? Và thứ hai, có khả năng nào, hay thậm chí là có ai mong muốn, được chậm lại không? Giờ, nếu bạn nghĩ đến thế giới đã tăng tốc như nào, thủ phạm thường hiện ra trong đầu Bạn nghĩ đến, sự đô thị hóa, chủ nghĩa tiêu dùng, nơi làm việc, công nghệ. Nhưng nếu bạn mổ sẻ những yếu tố đó, bạn sẽ biết được cái chi phối sâu xa hơn, trọng yếu của vấn đề, là chúng ta nghĩ về thời gian thế nào. Ở các nền văn hóa khác, thời gian chạy tuần hoàn. Nó được xem là chuyển động trong những vòng tròn lớn, không vội vã Nó luôn tự làm tươi mới mình. Trái lại, ở phương Tây, thời gian hẹp hơn. Nó là nguồn lực có hạn; luôn luôn trôi chảy. Bạn hoặc là dùng nó, hoặc mất nó. "Thời gian là tiền bạc," Benjamin Franklin đã nói vậy. Và tôi nghĩ điều đó tác động tới tâm lý khiến chúng ta tạo ra một đẳng thức Thời gian khan hiếm, và chúng ta làm gì? À, chúng ta tăng tốc, phải không? Cố làm nhiều hơn với ít thời gian hơn. Chúng ta khiến mọi lúc trong ngày trở thành cuộc đua tới một cái đích mà tình cờ, ta chả bao giờ tới được, nhưng dù thế nào vẫn là đích. Và tôi đoán câu hỏi là, liệu có thể thoát ra khỏi tư duy đó không? Và may mắn thay, câu trả lời là có, bởi những gì tôi phát hiện khi quan sát quanh, đó là có phản ứng toàn cầu chống lại văn hóa này nói với chúng ta nhanh hơn là tốt hơn, bận bịu luôn là nhất. Ngay trên thế giới, người ta làm những điều không ai hiểu nổi họ sống chậm lại, và thấy rằng, dù những kẻ thông thái hay nói nếu chậm lại, là vào đường chết, điều ngược hóa ra mới là đúng: đó là chỉ khi chậm lại đúng lúc, con người mới làm mọi việc tốt hơn. Họ ăn tốt hơn; họ "yêu" tốt hơn; họ tập thể dục tốt hơn; họ làm việc tốt hơn; họ sống tốt hơn. Và ở cái tình thế nước sôi lửa bỏng của các khoảnh khắc và nơi chốn cùng các hành động giảm tốc, ẩn giấu thứ mà nhiều người nghĩ đến như là "Vận động chậm rãi toàn cầu." Giờ nếu bạn cho phép tôi nói khác đi một chút, tôi sẽ nhanh chóng cho bạn thấy cái nhìn tổng thể về cái đang diễn ra trong Chuyển động chậm. Nếu nói về thức ăn, nhiều người chắc biết phong trào đồ ăn chậm Bắt nguồn từ Ý, nhưng đã lan ra toàn cầu, và giờ đã có khoảng 100,000 thành viên ở 50 nước. Và nó được chi phối bởi thông điệp giản dị mà hợp tình hợp lý, là chúng ta nhận được nhiều niềm vui và sức khỏe hơn từ thức ăn khi chúng ta trồng trọt, nấu nướng và tiêu thụ chúng ở tốc độ hợp lý. Tôi nghĩ cũng là do sự bùng nổ của việc canh tác hữu cơ, và sự khôi phục của chợ nông dân, là những minh họa khác về sự thật con người đang tuyệt vọng tránh xa ăn và nấu và tạo ra thực phẩm của họ dựa trên thời gian biểu công nghiệp. Họ muốn trở lại nhịp sống chậm hơn. Và nhờ phong trào thực phẩm chậm, có một thứ đã lớn lên gọi là phong trào nh hành phố chậm, đã bắt đầu từ Ý nhưng đã lan ra khắp châu Âu và hơn thế. Và trong phong trào này, các thị trấn bắt đầu nghĩ lại về cách họ sắp xếp bối cảnh thành thị để mọi người cảm thấy dễ dàng đi chậm lại ngửi mùi hoa hồng và kết nối với mọi người Vậy nên họ có lẽ sẽ kìm hãm giao thông hoặc đặt thêm các ghế đá công viên, một vài không gian xanh. Và những thay đổi này sẽ lớn hơn cả tổng những bước đi trong đó, bởi tôi nghĩ khi dự án đó thực sự biến đổi thành phố đó chậm đi, nó sẽ như một tuyên bố triết học. Nó nói với thế giới, và với những người trong thị trấn đó, rằng chúng ta tin trong thế kỉ 21, sự chậm rãi có một vai trò quan trọng. Khi nói về thuốc, nhiều người đã thất vọng với loại nhanh chóng hồi phục tinh thần bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng thuốc. Và hàng triệu người trên thế giới đang chuyển qua các loại thuốc bổ sung và thay thế khác, thường tác động điều trị theo cách chậm hơn, mềm mỏng hơn, toàn diện hơn. Giờ ban bồi thẩm đang cân nhắc các phương điều trị pháp bổ sung, và tôi cá nhân nghi ngờ thuốc xổ cafe sẽ nhận được sự ủng hộ đông đảo. Nhưng những phương thức điều trị khác như châm cứu hay mát xa, và thậm chí chỉ là nghỉ ngơi, rõ ràng là có một vài lợi ịch. Và các cao đắng y tế nhỏ khắp nơi đang bắt đầu nghiên cứu cách hoạt động của những thứ này và chúng ta học được gì từ chúng. Tình dục. Có quan hệ nhanh chóng đó nhỉ? Tôi đang đến ồ, tôi không cố ý chơi chữ đâu nhé. Tôi đang đi thật chậm tới Oxford, và qua một quầy báo, tôi thấy cuốn tạp chí tạp chí cho đàn ông, và nó ghi ở bìa, "Làm thế nào để cho người kia cực khoái chỉ trong 30 giây." Và, bạn thấy đấy, kể cả việc này ngày nay cũng được bấm giờ. Giờ, bạn biết rồi đấy, tôi cũng muốn nhanh như người bên cạnh, nhưng tôi nghĩ cũng có những điểm tệ nếu làm việc đó chậm, chậm từ ở phòng ngủ. Bạn biết đấy, bạn chú trọng vào đó - những thứ sâu hơn, như là, các dòng chảy tâm lý, tình cảm, tinh thần, và bạn sẽ có sự cực khoái tốt hơn từ thời gian chuẩn bị. Bạn sẽ thấy thỏa mãn hơn rất nhiều. Ý tôi là, chị em nhà Pointer nói nó nghe hùng hồn hơn nhỉ, khi họ hát bài ca ngợi "người tình với bàn tay chậm rãi" Giờ, chúng ta đều cười Sting vài năm trước khi anh ta vận dụng Tantric, nhưng tiến lên vài năm thôi, giờ bạn thấy các đôi ở mọi độ tuổi lũ lượt kéo đến các buổi hướng dẫn, hoặc chỉ dựa trên chính sức mình trong phòng ngủ, tìm cách làm chậm lại và quan hệ tốt hơn. Và đương nhiên, người Ý dường như luôn biết nơi để tìm ra niềm vui họ cho chạy chương trình Slow Sex. Nơi làm việc, Hầu hết các nơi trên thế giới - Bắc Mỹ là một ngoại lệ đáng chú ý - giờ làm việc đã giảm xuống. Và châu Âu là một ví dụ đó, và mọi người thấy rằng chất lượng cuộc sống được cải thiện khi họ làm việc ít hơn, và năng suất theo giờ làm thì tăng lên. Hiện tại, rõ ràng là có vấn đề với chế độ 35 giờ làm một tuần ở Pháp quá nhiều, quá nhanh, quá cứng nhắc. Nhưng những quốc gia khác ở châu Âu, nhất là các nước Bắc Âu, đã cho thấy rằng hoàn toàn có thể có một nền kinh tế tăng trưởng mà không cần làm việc quá sức. Và Na-uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan giờ xếp hạng trong top 6 những quốc gia cạnh tranh nhất trên thế giới, họ làm việc với số giờ mà sẽ làm người Mĩ phát khóc vì ghen tị. Và nếu bạn không xét tới tầm quốc gia nữa, mà chú ý tới các công ty nhỏ, nhiều công ty nhận ra họ cần để cho nhân viên hoặc làm việc ít giờ hơn hoặc nghỉ ngơi để ăn trưa, hoặc ngồi trong một căn phòng yên tĩnh tắt điện thoại và máy tính đi - bạn ở phía sau kia điện thoại, trong ngày làm việc hoặc cuối tuần, để họ có thời gian nghỉ ngơi và để cho não chuyển sang suy nghĩ sáng tạo. Dù vậy ngày nay, không chỉ có người lớn mới làm việc quá sức. Cả trẻ con cũng vậy Tôi 37 tuổi, và tạm biệt tuổi thơ vào khoảng giữa những năm 80 nhìn bọn trẻ bây giờ, tôi bất ngờ với cách mà chúng chạy đua với bài tập. với học thêm, với hoạt động ngoại khóa mà các thế hệ đi trước không hề có. Và một vài những email đau xót nhất mà tôi nhận được trên trang web của mình thực ra lại từ thanh thiếu niên đang ở bờ vực của sự cạn kiệt, cầu xin tôi viết thư cho cha mẹ chúng, để giúp chúng sống chậm lại, thoát khỏi cái guồng quay khủng khiếp này. Nhưng may thay, cha mẹ cũng có cảm giác đó và bạn sẽ thấy, các thị trấn ở Mỹ giờ đang thống nhất và cấm các hoạt động ngoại khóa vào một ngày nhất định của tháng, để mọi người thư giãn, có thời gian cho gia đình, sống chậm lại. Bài tập là một chuyện khác. Có vài lệnh cấm giao bài tập đã xuất hiện ở những nước phát triển ở những trường mà giao chồng chất bài tập hàng năm trời, và giờ học phát hiện ra ít hơn lại tốt hơn Gần đây có một trường hợp ở Scotland một trường tư trả phí với thành tích cao cấm giao bài tập cho trẻ dưới 13 tuổi và phụ huynh với kì vọng cao hoảng sợ nói, "Con tôi sẽ tụt hạng mất"- hiệu trưởng nói "Không, không, bọn trẻ cần thư giãn vào lúc cuối ngày." Và chỉ mới tháng trước, khi có kết quả kiểm tra và ở cả toán, khoa học, điểm tăng lên 20% so với trung bình năm ngoái. Và tôi nghĩ có một điều khá mới mẻ, đó là các trường đại học danh tiếng thường được nêu ra như là lý do mọi người cố gắng nhồi nhét con mình đã bắt đầu nhận thấy chất lượng học sinh đến trường họ đang giảm. Nhứng đứa trẻ này có điểm rất cao CV với đầy đủ hoạt động ngoại khóa, tới mức làm bạn thèm muốn. Nhưng chúng thiếu cảm xúc, thiếu đi khả năng để sáng tạo và chúng không biết mơ mộng. Và các trường Liên đoàn Ivy, Oxford và Cambridge.., bắt đầu gửi một thông điệp tới phụ huynh và học sinh rằng họ cần thư giãn một chút. Ví dụ, ở Harvard, họ gửi một lá thư tới những sinh viên chưa tốt nghiệp - năm nhất - nói rằng họ sẽ còn tiến xa hơn nếu họ chịu nghỉ ngơi, nếu học ít hơn nhưng dành thời gian cho những thứ khác cần thiết để tận hưởng chúng, để thưởng thức chúng. Và thậm chí đôi khi họ không cần làm gì cả Và lá thư đó gọi là -tôi thấy rất sáng tạo "Chậm lại đi!" - với dấu chấm than ở cuối. Nên dù bạn thấy thế nào, thì thông điệp với tôi luôn là: Ít hơn thường là nhiều hơn, Chậm hơn thường tốt hơn Nhưng đương nhiên không dễ để sổng chậm lại, phải không? Ý tôi là, bạn biết tôi có một vé đặt nhanh khi đang tìm sách về lợi ích của chậm chạp và đó là sự thật, nhưng không là tất cả. Tôi thực ra đang tới bữa ăn tối được Slow Food tổ chức lúc đó. Và nếu chưa đủ xấu hổ, thì tôi mua cái vé ở Ý đó. Và nếu các bạn đã từng lái xe trên đường cao tốc nước Ý, bạn sẽ biết tôi đã đi nhanh thế nào (Tiếng cười) Nhưng tại sao lại thật khó để chậm lại? Tôi nghĩ có hàng triệu lý do. Một trong số đó là đi nhanh thật vui, tốc độ rất quyến rũ mà. Và các hóc môn thúc đẩy. Thật khó để từ bỏ Và tôi nghĩ có một không gian siêu hình mà tốc độ trở thành cái ngăn cách chúng ta khỏi các câu hỏi lớn hơn, sâu sắc hơn Chúng ta lấp đầy tâm trí bởi sự xao lãng, bận bịu, nên chúng ta không cần hỏi mình có ổn không? có hạnh phúc không? con mình lớn lên tốt không Chính trị gia có thực sự đại diện cho mình đưa ra quyết định? Một lý do khác - tôi nghĩ, lý do lớn nhất sao ta thấy sống chậm lại khó, là do định kiến văn hóa rằng chúng ta phải chống lại sự chậm chạp. "Chậm" là một từ xấu trong văn hóa chúng ta Nó ám chỉ "lười biếng", "ì trệ", cho người luôn bỏ cuộc. Bạn biết đấy, "anh ấy hơi chậm". Thực ra đồng nghĩa với ngu ngốc. Tôi đoán mục đích của chương trình Chậm lại hay mục tiêu chính, là giải quyết định kiến và để nói rằng đúng, đôi khi chậm lại không phải đáp án đúng là đôi khi chậm trễ thật tệ. Bạn biết không, tôi bị tắc ở đường M25 một đường vài đai quanh London, gần đây và kẹt 3 tiếng rưỡi ở đó. Và tôi muốn nói đó là sự chậm chạp tồi tệ. Nhưng ý tưởng mới, ý tưởng như kiểu cách mạng ấy, của Chậm lại lại cho thấy thực ra chậm chạp cũng tốt. Và chậm chạp tốt là dành thời gian ăn một bữa với gia đình, tắt TV đi. Hoặc dành thời gian nhìn vấn đề ở mọi khía cạnh ở văn phòng để có quyết định tốt nhất khi làm việc. Hay thậm chí chỉ là dành thời gian đi chậm lại và tận hưởng cuộc sống. Hiện giờ, một trong những thứ tôi thấy hứng thú nhất về những thứ xảy ra với cuốn sách từ khi nó xuất bản, là phản ứng về nó. Khi cuốn sách về chậm chạp của tôi xuất bản nó sẽ được lữ đoàn Thời đại mới chào đón, nhưng cũng được yêu thích bởi thế giới hợp tác - bạn biết đấy thời báo kinh doanh, nhưng cũng bởi các công ty lớn và các tổ chức hàng đầu. Bởi những người ở đỉnh cao, như các bạn, tôi nghĩ đang dần nhận ra đã có quá nhiều tốc độ trong hệ thống này, quá nhiều sự bận rộn, và đã đến lúc tìm ra hoặc quay lại với nghệ thuật điều khiển cuộc sống mà ta đã quên mất. Một tín hiệu đáng mừng khác, tôi nghĩ chính là không chỉ ở các nước phát triển ý tưởng này mới được hưởng ứng. Ở những nơi đang phát triển, các nước đang chuẩn bị thực hiện bước nhảy thành nước phát triển: Trung Quốc, Brazil Thái Lan, Ba Lan, vân vân những nước này đã chấp nhận ý tưởng về Chuyển động chậm, nhiều người ở đây, và có một cuộc tranh luận đang diễn ra trên truyền thông, trên các con phố. Bởi họ nhìn phương Tây, và nói rằng, "Chúng tôi thích cách nhìn đó của các bạn, nhưng chúng tôi không chắc lắm về điều đó" Tất cả như nói lên, điều đó có thực sự khả thi? Đó là câu hỏi chính trước đây. Liệu có thể sống chậm lại không? Và tôi rất vui khi nói với bạn rằng câu trả lời là chắn chắn có thể. Và tôi tự giới thiệu bản thân là Nhân chứng A một dạng đã được cải tạo và phục hồi khỏi chứng nghiện tốc độ. Tôi vẫn yêu tốc độ. Tôi sống ở London, và tôi là một nhà báo, thích cảm giác đầy năng lượng và bận bịu, thích khi hóc môn dồn lên nhờ cảm giác đó. Tôi chơi squash và hockey, hai môn thể thao đòi hỏi tốc độ, và tôi sẽ không từ bỏ chúng. Nhưng trong vài năm qua, tôi cũng liên hệ với con rùa trong mình. (Tiếng cười) Và điều đó có nghĩa là tôi không còn thúc ép bản thân một cách vô ích nữa. Chế độ mặc định của tôi không còn là một người nghiện tốc độ nữa. Tôi không còn nghe thấy tiếng cỗ xe thời gian bay gần đến mình, hay ít nhất là không nhiều như trước đây. Tôi thực sự nghe thấy nó, vì tôi thấy thời gian đang trôi đi. Và kết quả là tôi thực sự thấy hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, năng suất hơn trước kia. Tôi cảm thấy mình đang sống cuộc đời mình hơn là chỉ chạy đua qua nó. Và có lẽ, thước đo quan trọng nhất của thành quả này là tôi cảm thấy các mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn, phong phú hơn, vững chắc hơn. Và đối với tôi, tôi đoán là, phép thử xem liệu rằng việc này có kết quả không, và nó có ý nghĩa như nào luôn là các câu chuyện trước giờ ngủ, bởi đó là nơi cả hành trình này bắt đầu. Và tin tốt là mọi thứ bừng sáng hơn. Bạn biết không, vào cuối ngày, khi đến phòng con trai. Tôi không đeo đồng hồ. Tôi tắt máy tính, để không còn nghe thấy tiếng email dồn dập và tôi tìm được tốc độ bằng của con tôi và chúng tôi đọc sách. Và bởi bọn trẻ có tiến độ và đồng hồ sinh học riêng chúng không có tiêu chuẩn thời gian, như dành 10 phút để chúng mở lòng với bạn. Chúng cần bạn chuyển động theo nhịp của chúng. Tôi thấy rằng khi đọc truyện 10 phút con trai tôi sẽ đột nhiên nói, "Bố ơi, hôm nay có 1 chuyện ở sân chơi làm con buồn Và chúng tôi sẽ dừng lại để nói về chuyện đó. Và tôi thấy những câu chuyện đọc trước giờ ngủ đã từng là một mục đáng sợ trên danh sách phải làm của tôi, bởi nó quá chậm và tôi phải làm thật nhanh. Nó đã trở thành phần thưởng của tôi thứ tôi trân trọng vào cuối ngày. Và tôi muốn kết thúc theo kiểu Hollywood cho bài nói vào chiều nay, nó sẽ kiểu như thế này: một vài tháng trước, tôi đã sẵn sàng để đi một chuyến giới thiệu sách nữa, tôi đã đóng đồ đạc rồi. tôi đang ở trước cửa, và đang đợi taxi, và con trai tôi xuống cầu thang nó mang cho tôi cái thiệp nó đã làm. nó đã kẹp 2 cái thiệp lại, giống như này, và đặt miếng dán hình nhân vật yêu thích của nó Tintin, lên trên. Và nó nói với tôi, hay có thể nói là đưa cho tôi để đọc thiệp "Gửi bố, yêu bố: Benjamin." Và tôi nghĩ , "Aw, thật ngọt ngào. Đây có phải là tấm thiệp chúc bố may mắn trong chuyến đi không?" Và nó nói, "Không phái ạ, đây là tấm thiệp cho người kể chuyện hay nhất thế giới." Và tôi nghĩ, "Việc sống chậm lại thực sự có kết quả tốt." Cảm ơn rất nhiều. Xin chào. Với những ai chưa bao giờ được nhìn thấy gấu nhảy múa, thì đây chính là những chú gấu nhảy múa. Vào năm 1995, chúng tôi bắt đầu một dự án nghiên cứu điều tra 2 năm để cố tìm hiểu những gì đang diễn ra. Bởi vì số lượng gấu trong tự nhiên rõ ràng là đang giảm mạnh chính vì điều này. Đây là cộng đồng Kalandar. Họ là một cộng đồng Hồi giáo bị cách ly sống ở dọc Ấn Độ, và đã ở đây từ thế kỷ thứ 13 Chúng tôi tới thu thập dẫn chứng về những gì đang diễn ra. Và đoạn phim dưới đây được quay từ 1 máy quay được giấu trong cúc áo. Chúng tôi đi vào, giả làm người mua hàng. Và phát hiện được điều này ở ngay trong Karnataka. Những chú gấu con bị bắt từ khắp nơi ở trong nước rồi bị bán và bị trao đổi. Chúng bị bán với giá khoảng $2000 mỗi con, và được dùng đế làm món súp chân gấu, và để huấn luyện, rồi về sau, trở thành những con gấu nhảy múa như bạn đã thấy. Điều đáng buồn là những gia đình ở Kalander lại sống dựa vào những con gấu này. Cặp đôi này mới chỉ 18 tuổi. Nhưng họ đã có tới 4 đứa con bên cạnh. Bạn có thể thấy. Và kinh tế gia đình cũng như kế sinh nhai đều phụ thuộc vào những con vật này. Do đó, chúng tôi phải xử lí vấn đề này một cách thực tiễn và bền vững. Bây giờ, khi chúng tôi đào sâu hơn vào vấn đề, chúng tôi thấy rằng đây là hành động phạm pháp. Những người này có thể phải chịu mức án đến 7 năm tù nếu họ bị bắt bởi chính quyền. Và những gì họ làm với những chú gấu là rất kinh khủng. Là không thể chấp nhận được. Những con gấu mẹ thường bị giết. Những con gấu con bị mang đi và bị tách rời khỏi nhau. Răng của chúng bị đánh gãy bằng chiếc gậy kim loại. Và họ dùng một cái kim nóng đỏ để đâm một lỗ qua mõm. Bây giờ chúng tôi phải thay đổi những con người này và không để họ làm việc đó nữa mà tìm công việc khác để kiếm sống. Và, đây là Bitu Kaladar, người đầu tiên chúng tôi thử nghiệm. Chúng tôi không chắc chắn là việc này sẽ thành công. Chúng tôi không chắc chắn chút nào hết. Và chúng tôi cố thuyết phục anh ấy. Và chúng tôi nói, "Được rồi, đây là một số tiền ban đầu. Hãy xem nếu anh có thể thu được cái gì khác không." Và chúng tôi nhận con gấu đem tới nơi bảo tồn. Chúng tôi có 4 khu bảo tồn ở Ấn Độ. Bây giờ anh ta bán nước giải khát ở bên cạnh đường cao tốc. Anh ấy có 1 bốt điện thoại. Giờ điều đó bắt đầu, và không hề quay lại công việc cũ kể từ đó. Đây là Sadua, người đã tới và từ bỏ con gấu của anh ta. Và bây giờ anh ấy điều hành cửa hàng bán thức ăn gia súc và ngũ cốc ở cạnh Agra. Và không hề có sự quay đầu lại với chúng tôi. Chúng tôi cho họ xe kéo. Chúng tôi xây dựng những đơn vị dệt thảm, đào tạo việc làm cho phụ nữ. Những người phụ nữ bị cấm ra ngoài cộng đồng cũng như làm việc với xu hướng xã hội. Cho nên, chúng tôi phải khắc phục điều đó. Giáo dục. Những đứa trẻ chưa bao giờ được tới trường. Chúng chỉ được dạy về Hồi giáo, với một lượng rất ít. Và chúng không bao giờ được phép tới trường bởi vì chúng phải làm thêm việc ở nhà. Do đó chúng tôi cố gắng đem đến giáo dục. Và giờ đây chúng tôi tài trợ cho 600 chương trình giáo dục trẻ em. Chúng tôi có thể đảm bảo tương lai tươi sáng hơn cho những người này. Tất nhiên chúng tôi cũng phải đưa những chú gấu về. Đây là những gì xảy ra với những chú gấu khi chúng tới. Và đây là những gì chúng trở thành. Chúng tôi có đồ nghề thú ý ở trong các trung tâm giải cứu. Và, cơ bản trong năm 2002, có khoảng 1200 con gấu nhảy múa. Chúng tôi đã giải cứu hơn 550 trong số đó. Chúng tôi có thể đảm bảo tương lai tốt hơn cho những người này và cả những chú gấu. Thông tin quan trọng mà tôi muốn thông báo ngày hôm nay đó là vào tháng tới chúng tôi sẽ đưa con gấu cuối cùng ở Ấn Độ, tới trung tâm giải cứu. (Vỗ tay) Và Ấn Độ sẽ không còn phải chứng kiến những hành động tàn nhẫn mà đã tồn tại ở đây hàng thế kỷ. Và con người có thể ngẩng cao đầu. Và những người Kalander sẽ thoát khỏi quá khứ dã man mà họ đã sống suốt cả cuộc đời. Và những con gấu xinh xắn tất nhiên sẽ lại trở về tự nhiên. Và sẽ không còn sự loại bỏ những chú gấu này nữa. Và những đứa trẻ, cả con người lẫn gấu con đều có thể sống trong hòa bình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Dễ lây lan lầ một từ rất hay. Ngay cả trong thời kỳ có dịch H1N1, tôi vẫn thích từ này. Tiếng cười dễ lan. Nhiệt huyết dễ lan. Cảm hứng dễ lan. Chúng ta đã nghe một số câu chuyện đáng chú ý từ những diễn giả đáng kính. Nhưng đối với tôi, điều đã lây lan trong số họ đó là họ đều bị nhiễm một thứ tôi gọi là con rệp "Tôi Có Thể". Vậy, câu hỏi là, tại sao chỉ có họ? Trong một quốc gia với hơn một tỉ người, tại sao chỉ có quá ít như vậy? May mắn chăng? Hay đó là cơ hội? Tại sao chúng ta không thể lần lượt và bằng một cách có nhận thức được truyền nhiễm? Vậy thì, trong tám phút tiếp theo tôi sẽ chia sẻ câu chuyện của mình với quý vị. Tôi được lây nhiễm năm 17 tuổi khi tôi còn là sinh viên thiết kế. Tôi đã gặp những người lớn hơn, những người tin vào ý tưởng của tôi, thử thách tôi, và đã đi uống trà với tôi rất nhiều. Tôi thực sự cảm kích bởi điều đó quá tuyệt vời, và cảm giác đó thật dễ lây lan. Tôi cũng nhận ra rằng đáng ra mình nên được lây nhiễm khi còn 7 tuổi. Mười năm trước khi tôi mở trường Riverside nơi đó đã trở thành một phòng thí nghiệm, một phòng thí nghiệm để cho ra đời và tinh luyện một quá trình thiết kế mà có khả năng trực tiếp lây nhiễm bộ óc với con rệp "Tôi Có Thể". Và tôi phát hiện ra, nếu việc học tập được diễn ra trong bối cảnh thế giới thực, nếu bạn xóa nhòa ranh giới giữa trường học và cuộc sống, khi đó trẻ em sẽ có một cuộc hành trình về nhận thức, ở đó chúng sẽ thấy sự thay đổi, sẽ được trao cho khả năng để thay đổi và tiếp sức để dẫn đầu sự thay đổi. Điều đó trực tiếp tăng cường khả năng của học sinh. Trẻ em trở nên cứng cỏi hơn, bớt dựa dẫm hơn. Nhưng đây đều là những kiến thức thông thường. Vậy thì tôi sẽ cho các bạn xem qua việc thực hành đời thường diễn ra như thế nào ở Riverside. Một chút thông tin nền: khi các học sinh lớp 5 học về quyền trẻ em, chúng phải cuốn hương, loại agarbatti trong 8 tiếng đồng hồ. để trải nghiệm làm lao động trẻ em là như thế nào. Việc này đã thay đổi các emm. Điều các bạn sắp thấy là hành trình của các học sinh, và sau đó là sự tin tưởng của các em rằng chúng có thể bước ra đời và thay đổi thế giới. (Âm nhạc) Đó là các học sinh đang cuốn hương. Và sau 2 tiếng, khi tất cả đều đã rất đau lưng, chúng được thay ca. Sau mỗi lần như thế, chúng ra ngoài thành phố thuyết phục mọi người rằng lao động trẻ em phải được bãi bỏ. Hãy nhìn vào Ragav, lúc khuôn mặt em thay đổi vì em hiểu rằng mình đã lay chuyển được thành kiến của người đàn ông. Và chuyện này không thể diễn ra trong lớp học. Khi Ragav làm được điều đó, cậu bé đi từ "cô giáo bảo thế", sang "Tôi đang làm việc này". Và đó là sự thay đổi "Tôi Có Thể". Và đó là một quá trình mà có thể được tiếp sức và nuôi dưỡng. Tuy nhiên chúng tôi cũng có những phụ huynh nói rằng, "Được thôi, dạy con cái chúng tôi thành người tử tế là rất tốt, nhưng còn toán, khoa học và tiếng Anh thì sao> Cho chúng tôi xem điểm số." Chúng tôi không ngại ngần. Số liệu đã đưa ra kết luận. Khi trẻ em được tin tưởng và tiếp sức, chúng không chỉ làm việc tốt, chúng còn học giỏi, trong thực tế rất giỏi, như các bạn có thể thấy trong bài kiểm tra quốc gia được thực hiện trên 2000 trường ở Ấn Độ, học sinh Riverside đứng trong top 10 toàn quốc về toán, tiếng Anh và khoa học. Điều đó đã có hiệu quả. Giờ là lúc nhìn ra ngoài Riverside. Vào ngày 15 tháng 8, ngày độc lập năm 2007, học sinh Riverside khởi hành với mục tiêu lây nhiễm thành phố Ahmedabad. Giờ nó không còn là vì trường Riverside. Đó là vì toàn bộ trẻ em. Chúng tôi không hề xấu hổ. Chúng tôi đi vào văn phòng của những tổ chức quản lý, cảnh sát, báo chí, doanh nghiệp, và đơn giản nói rằng "Khi nào các bạn sẽ thức tỉnh và nhận ra tiềm năng trong mỗi đứa trẻ? Khi nào các bạn sẽ cùng làm việc với trẻ em trong thành phố? Đơn giản làm, mở cửa trái tim và khối óc của các bạn đối với trẻ em." Vậy thì thành phố đã trả lời như thế nào? Từ 2007, mỗi tháng thành phố đóng cửa những con phố đông xe cộ nhất và biến nó thành sân chơi cho trẻ em và tuổi thơ. Đây là một thành phố đang nói với thế hệ trẻ em "Các cháu có thể." Một cái nhìn thoáng qua về sự lây nhiễm ở Ahmedabad. Video: [Không rõ tiếng] Các phố xá đông đúc đóng cửa. Chúng tôi được cảnh sát giao thông và giới quản lý giúp đỡ. Nó được dành cho trẻ em. Chúng đang trượt patin. Chúng đang chơi những trò đường phố. Chúng đang chơi đùa, tất cả điều miễn phí đối với trẻ em. (Âm nhạc) Atul Karwal: Aproch là một tổ chức đã thường xuyên giúp đỡ trẻ em từ trước và chúng tôi dự định mở rộng việc này ra các nới khác trong thành phố. (Âm nhạc) Kiran Bir Sethi: Và thành phố sẽ dành thời gian rảnh rỗi. Và Ahmedabad có đường dành cho người đi bộ thân thiện với trẻ em đầu tiên trên thế giới. Geet Sethi: Khi một thành phố làm điều gì cho trẻ em chúng sẽ trả lại thành phố trong tương lai. (Âm nhạc) KBS: Và bởi vì điều đó, Ahmedabad được biết tới như thành phố thân thiện với trẻ em đầu tiên tại Ấn Độ. Vậy thì các bạn đã có một công thức. 200 đứa trẻ đầu tiên ở Riverside. Và 30000 trẻ em ở Ahmedabad, và con số vẫn đang tăng lên. Giờ là lúc để lây nhiễm Ấn Độ. Vào ngày 15 tháng 8, một lần nữa, ngày độc lập năm 2009, được cổ động bằng quá trình tương tự, chúng tôi cổ động 100 000 đứa trẻ nói "Tôi có thể." Bằng cách nào? chúng tôi thiết kế một bộ dụng cụ đơn giản chuyển nó thành 8 thứ tiếng, và đưa tới 32 000 trường học. Về cơ bản chúng tôi cho các học sinh một thử thách rất đơn giản. Chúng tôi nói, hãy lấy một ý tưởng, bất cứ điều gì làm các em quan tâm, chọn một tuần, và thay đổi một tỉ cuộc sống. Và chúng đã làm được. Những câu chuyện về thay đổi đổ về từ mọi vùng miền Ấn Độ, từ Nagaland ở phía đông, tới Jhunjhunu ở phía tây, từ Sikkim ở phía bắc tới Krishnagiri ở phía nam. Trẻ em đang thiết kế giải pháp cho nhiều vấn đề đa dạng. Từ sự cô đơn tới việc lấp ổ gà trên phố, tới việc nghiện rượu và 32 đứa trẻ người đã ngăn chặn 16 cuộc tảo hôn ở Rajasthan. Tôi muốn nói rằng, điều đó thật khó tin. Tôi muốn khẳng định lại rằng khi người lớn tin tưởng vào trẻ em và nói "Con có thể", chúng sẽ làm được. Sự lây lan ở Ấn Độ. Đây là Rajasthan, một ngôi làng ở nông thôn. Cậu bé: Bố mẹ cháu không biết chữ và chúng cháu muốn dạy học đọc và viết. KBS: Lần đầu tiên, một cuộc tập hợp và một vở kịch đường phố tại một trường nông thôn -- ngôi trường chưa từng được biết đến -- để nói với cha mẹ các em tại sao biết chữ là quan trọng. Hãy xem những gì các phụ huynh nói. Người đàn ông: Chương trình này thật tuyệt vời. Chúng tôi rất phấn khởi rằng con cái mình đã có thể dạy mình đọc và viết. Người phụ nữ: Tôi rất hạnh phúc rằng các học trò của mình đã thực hiện chiến dich này. Trong tương lại, tôi sẽ không bao giờ nghi ngờ khả năng của chúng nữa. Thấy đó? Chúng đã làm được. KBS: Một trường học tại trung tâm thành phố Hyderabad. Bé gái: 581. Ngôi nhà này là 581... Chúng ta phải bắt đầu thu gom từ 555. KBS: Các cô bé cậu bé ở Hyderabad, ra ngoài đường, khá nhiều khó khăn nhưng chúng đã làm được. Người phụ nữ: Chúng còn rất nhỏ nhưng đã làm được những việc tốt như thế. Đầu tiên chúng đã dọn sạch cộng đồng xung quanh, sau đó sẽ là Hyderabad, và trong tương lai gần sẽ là Ấn Độ. Người phụ nữ: Đó là một sự ngạc nhiên đối với tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng có nhiều tiềm năng đến thế. Bé gái: Cảm ơn quí vị. Buổi đấu giá hôm nay chúng tôi có một số bức họa tuyệt vời cho các bạn, với một mục đích tốt đẹp, số tiền thu được sẽ được dùng để mua máy trợ thính. Quí vị đã sẵn sàng chưa ạ? Người nghe: Rồi! Bé gái: Quý vị đã sẵn sàng chưa ạ? Người nghe: Rồi! Bé gái: Quý vị đã sẵn sàng chưa ạ? Người nghe: Rồi! KBS: Sự nhân đạo bắt đầu từ đây. Kịch đường phố, đấu giá, những lá đơn đề nghị. Chúng đang thay đổi cuộc sống của mọi người. Điều đó thật đáng kinh ngạc. Vậy thì, làm sao mà ta cứ miễn nhiễm mãi được? Làm sao mà chúng ta có thể không bị lây lan nhiệt huyết đó, năng lượng đó, sự hào hứng đó? Tôi biết điều đó là quá rõ ràng, nhưng tôi muốn kết thúc với biểu tượng mạnh mẽ nhất của sự thay đổi, Gandhiji. 70 năm trước, cần một người để lây truyền cho cả dân tộc nguồn năng lượng "Chúng ta có thể." Vậy thì, hôm nay cần ai để lan tỏa cơn truyền nhiễm từ 100000 đứa trẻ tới 200 triệu trẻ em tại Ấn Độ? Lần cuối tôi nghe thấy, lời nói đầu vẫn nói rằng "Chúng ta, những công dân Ấn Độ" đúng không? Vậy thì, nếu không phải chúng ta, thì là ai? Nếu không phải bây giờ, thì bao giờ? Như tôi đã nói, dễ lây lan là một từ tuyệt vời. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Vào năm 2008, bão Nargis tàn phá Myanmar. Hàng triệu người rất cần sự trợ giúp. Liên Hiệp Quốc muốn nhanh chóng đưa người và hàng hoá tới vùng bị nạn. Nhưng không hề có bản đồ, chỉ dẫn đường phố, bản đồ chỉ dẫn bệnh viện, không có cách nào để tới được chỗ các nạn nhân. Khi nhìn vào bản đồ của Los Angeles, hay của London chúng ta không thể tin được rằng cho tới năm 2005, mới chỉ có 15% diện tích thế giới đã được vẽ lên bản đồ 1 cách chi tiết để có thể mã hoá. Liên Hiệp Quốc đi tiên phong trong vấn đề phần lớn các nơi đông dân trên thế giới phải đối mặt: không có bản đồ chi tiết. Và giờ giải pháp đang tới. Tại Google, 40 tình nguyện viên đã sử dụng 1 phần mềm mới để vẽ lên bản đồ 120.000km đường, 3000 bệnh viện, trung tâm phân phối và trại cứu hộ. trong 4 ngày. Phần mềm mới nào họ dùng? Google Mapmaker. Google Mapmaker là công nghệ giúp cho mỗi người có thể vẽ bản đồ những nơi họ biết trong thực tế. Chúng ta sử dụng phần mềm này để vẽ mọi thứ từ các con đường cho tới dòng sông, từ trường học cho tới các công ty kinh doanh địa phương, và từ cửa hàng băng đĩa cho tới các tiệm tạp hoá. Bản đồ có ý nghĩa rất quan trọng. Ứng cử viên giải Nobel, Hernando De Soto đã nhận ra rằng chìa khoá cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển là quy hoạch 1 số lượng lớn đất chưa sử dụng. Ví dụ, hàng triệu triệu dollars giá trị đất vẫn chưa được quy hoạch chỉ tính riêng ở trong Ấn Độ. Trong năm qua, hàng nghìn thành viên ở 170 quốc gia đã đưa lên bản đồ hàng triệu thông tin, và tạo ra 1 bản đồ với độ chi tiết chưa bao giờ nghĩ là có thể làm được. Và điều này trở nên khả thi bởi sức mạnh của thành viên khắp mọi nơi. Bây giờ hãy cùng nhìn vào một vài bản đồ đang được các thành viên tạo ra. Vậy, trong khi chúng ta trò chuyện, các thành viên vẫn đang vẽ bản đồ ở trong 170 nước này. Các bạn có thể thấy Bridget ở Châu Phi vừa mới vẽ 1 tuyến đường ở Senegal. Và, gần nhà hơn, Chalua, 1 con đường ở Bangalore. Đây là kết quả của hình học điện toán, của sự nhận diện cử chỉ, và của sự học hỏi về máy móc. Đây là thắng lợi của hàng nghìn thành viên, ở hàng trăm thành phố, mỗi thành viên, một lần chỉnh sửa. Đây là lời mời tới 70% diện tích trên hành tinh chưa được bản đồ hoá. Chào mừng tới thế giới mới. (Vỗ tay) Khi tôi bắt đầu nói như thế này, tôi thường nói luôn cả một bài diễn văn về bền vững vì rất nhiều người không hề biết nó là gì. Đây là một đám đông biết về nó, nên tôi sẽ làm giống như một phiên bản cirb-note dài 60 giây. Được không ạ? Xin quí vị hãy kiên nhẫn. Chúng ta sẽ đi rất nhanh. Lấp đầy các chỗ trống. Vậy nên, quí vị biết đấy, sự bền vững, hành tinh nhỏ. Một bức tranh giống như một Trái Đất thu nhỏ, quay quanh mặt trời. Bạn biết đấy, khoảng một triệu năm trước, một đám khỉ rơi khỏi cành cây, trở nên thông minh hơn một chút, biết khai thác lửa, phát minh ra máy in, làm ra va ly có bánh xe đẩy. Và xây dựng xã hội mà chúng ta đang sống ngày nay. Thật không may, trong khi xã hội này, không còn nghi ngờ gì nữa, chính là xã hội phồn thịnh và năng động nhất trong lịch sử, lại có những sai lầm rất nghiêm trọng. Một trong những sai lầm đó là mỗi xã hội đều có ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Người ta đã định lượng được rất nhiều hệ lụy tới hành tinh chúng ta. Cả đời bạn sử dụng hết bao nhiêu tài nguyên, thải ra bao nhiêu rác. Và ngày nay, chúng ta, trong xã hội của mình, đang có mức độ bất bền vững cực lớn. Chúng ta đang sử dụng tới 5 hành tinh. Nếu mọi người trên hành tinh này đều sống như chúng ta, thì chúng ta phải cần tới 5, 6, 7, thậm chí là 10 hành tinh. Rõ ràng là chúng ta không có tới 10 hành tinh. Va, quý vị biết đấy, những thứ phi vật thể hay những thứ hữu hình, 10 hành tinh, một hành tinh, mười hành tinh, một hành tinh... Chúng ta không có đền 10 hành tinh. Vấn đề là ở chỗ đó. Vấn đề thứ hai là hành tinh mà chúng ta đang sở hữu đang được sử dụng mọt cách thái quá. Đúng không ạ? Bắc Mỹ, như bản thân tôi chẳng hạn, chúng ta là những con heo phàm ăn và chúng ta tiêu thụ hết mọi thứ như thế. Và rồi, bạn biết đấy, khi bắt đầu di xuống tới những người dân ở Châu Á- Thái Bình Dương, thậm chí là hơn nữa, ở Châu Phi. Và người dân đơn giản là không đủ sống. Chính điều đó tạo nên sự căng thẳng, các xung đột dẫn đến rối loạn. Và ngày càng có thêm nhiều người như thế. Vậy nên, đây là viễn cảnh của hành tinh chúng ta trong 20 năm tới. Đó sẽ là một hành tinh đông đúc, ít nhất là 8 triệu dân. Và điều khién cho vấn đề thêm trầm trọng, là dân số của chúng ta còn rất trẻ. 1/3 dân cư trên Trái đất là trẻ em. Và những đứa trẻ này sẽ lớn lên theo một cách hoàn toàn khác bố mẹ chúng, dù chúng sống ở bất cứ nơi nào. Họ mơ ước tới xã hội và sự phồn thịnh của chúng ta. Và họ có thể không muốn sống hệt như chúng ta. Họ có thể không muốn trở thành người Mỹ, hay người Anh, người Đức, hay Nam Phi, nhưng họ muốn làm một bản sau kiểu khác một cuộc sống còn hưng thịnh hơn, năng động hơn. và hưởng thụ nhièu hơn. và những điều này tạo nên một áp lực cực lớn lên hành tinh chúng ta. Và néu chúng ta không thể tìm ra cách để đối phó với áp lực đó, thi chúng ta sẽ ngày càng nhanh chóng đối mặt với những tính huống khó lường trước. Mọi người trong phòng đây chắc đã nghe nói đến kịch bản xấu nhất. Chắc tôi không cần đề cập đến chuyện đó nữa. Nhưng tôi sẽ hỏi một câu, đâu là sự lựa chọn? Và tôi sẽ nói rằng, tại thời điểm này, sự lựa chọn không thể tưởng tượng nổi. Một mặt, chúng ta không lường được, mặt khác chúng ta cũng không tưởng tượng được. Chúng ta chưa biết làm thé nào để xây dựng một xã hội có môi trường bền vững, mọi người trên hành tinh có thể chia sẻ cho nhau, đề cao sự ổn định, dân chủ và quỳen con người, và điều có thể đạt được trong tính cấp thiết về khung thời gian để vượt qua những thử thách mà chúng ta đang đối mặt. Chúng ta chưa biết phải làm sao. Vậy Worldchanging (Thế Giới Đang Thay Đổi) là gì? Worldchanging, có thể bạn sẽ nghĩ tới một loại hình dịch vụ mới cho tương lai khó tưởng tượng của chúng ta. Quý vị biết đấy, việc chúng ta dang làm hiẹn nay là tìm kiếm, chẳng hạn như công cụ, mô hình và ý tưởng, trong đó, nếu chúng được chấp nhận rộng rãi thì tình thế sẽ thay đổi. Rất nhiều lần, khi tôi diễn thuyết như thế này, tôi nói về những thứ mà chắc hẳn mọi người trong phòng đều đã biết, nhưng hầu hết mọi người bên ngoài thì chưa. Nên tôi nghĩ hôm này tôi sẽ làm khác đi một chút, và nói về những thứ chúng ta đang tìm kiếm, hơn là nói hoặc đưa cho các bạn những thí dụ đã được thử nghiệm và kiểm chứng. Nói về những thứ mà cũng ta đang khoanh vùng. Cho bạn nhìn sơ qua hồ sơ thu thập của chúng tôi. và trong 13 phút đó, tôi muoons đi nhanh. Do đó, tôi không biết, vì còn phụ thuộc vào tôi. Trước hết, chúng ta đang tìm kiếm điều gì? Thành phố xanh. Một trong những đòn bẩy lớn nhất mà chúng ta có ở những nước phát triển để thay đổi tác động của con người trên hành tinh là thay đổi lối sống của người dân thành thị. Chúng ta đã gần như là một hành tinh đô thị, và điều đó đặc biệt đúng ở các nước phát triển. Và những người dân sống ở các thành phố của các nước phát triển đều khá giả, và do đó tiêu thụ rất nhiều hàng hóa. Nếu chúng ta có thể thay đổi được động lực đó, trước hết bằng cách tạo ra các thành phố đông đúc hơn và chất lượng sống cao hơn... Chảng hạn như Vancouver, nếu bạn chưa bao giờ tới đó, thì bạn nên đến đấy mà xem. Đó là một thành phố thần thoại. Và họ đang tăng mật độ có lẽ tốt hơn bất cứ nơi nào trên hành tinh hiện nay. Họ đang cố gắng thuyết phục người dân Bắc Mỹ giảm sử dụng xe hơi, điều này thật tuyệt vời. Vậy bạn sẽ có đô thị nén và quản lý được tăng trường. Bạn không tác động tới tự nhiên và để tự nó phát triển. Đây là Portland. Đây mới thực sự là phát triển. Vùng đất này sẽ duy trì những đồng cỏ vĩnh viễn. Họ đã phân ranh giới thành phố rõ ràng. Thiên nhiên, thành phố. Không có gì thay đổi. Một khi bạn làm được những điều này, thì bạn có thể bắt đầu thực hiện đầu tư. Bạn có tể bắt đầu từ hệ thống vận tải công cộng cho mọi người dân, một phương thức khá hữu hiệu và tiện nghi. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách thay đổi các công trình xây dựng. Đây là Dự án Phát triển Nhà ở Tiêt kiệm Năng lượng Beddington (BedZED) ở London, là một trong những công trình xanh nhất trên thế giới. Đó là một nơi thần thoại. Ngày nay chúng ta có thể xây dựng các công trình tự sản xuất nặng lượng, và tái chế phần lớn nước đã sử dụng, đó là những công trình tiện nghi hơn rất nhiều so với các công trình thông thường. sử dụng ánh sáng tự nhiên, vân vân, và tổng chi phí sẽ giảm rất nhiều. Mái xanh. Tối qua Bill MacDonough đã nói về vấn đề này, nên tôi cũng không nhắc lại nữa. Nhưng một khi chúng ta đã có quan hệ láng giêngf thật gần gũi, thì còn một việc cần làm nữa là -- khi công nghệ thông tin phát triển mạnh -- là bạn có thể bắt đầu sở hữu những Bạn có thể tiếp nối những thứ đang làm dở. Khi bạn biết mọi thứ đang ở đâu, thì sẽ dễ dàng hơn để chia sẻ chúng. Khi bạn chia sẻ, bạn sẽ sử dụng tiết kiệm hơn. Một ví dụ điển hình là các CLB mượn ô tô, đang bắt đầu rầm rộ ở Mỹ, đã có mặt ở nhiều nơi tại châu Âu, là một ví dụ điển hình. Nếu bạn là người chỉ dùng xe mỗi tuần một lần thì bạn có cần thiết phải mua xe không? Một thứ mà công nghệ thông tin cho phép chúng ta làm là bắt đầu xác định cách nào để tiêu thụ ít hàng hóa hơn bằng cách tìm hiểu, quan sát lượng hàng mà chúng ta đang sử dụng. Đây là sợi dây kết nối mà càng rực rỡ hơn khi bạn sử dụng nhiều điện năng hơn, tôi nghĩ đây là một ý tưởng khá hay, mặc dù nó phải hoạt động liên tục để sáng cả lúc bạn không cần đến. Nhưng thậm chí vẫn còn cách tiếp cận đơn giản hơn. Chúng ta chỉ cần tái phân loại các thứ. Chiếc công tắc đèn này, một mặt có thể phát hiện được triều cường, (không chắc lắm) và mặt khác, tắt. Việc xây dựng công trình cũng có thể thay đổi. Đây là một tòa nhà "hữu cơ". Nó lấy cảm hứng từ các dạng sống tự nhiên. Rất nhiều tòa nhà đẹp đến ngỡ ngàng, và sử dụng năng lượng cực kỳ hữu hiệu. Đây là một ví dụ mô phỏng thiên nhiên, một thứ mà chúng ta bắt đầu tăng cường tìm kiếm. trong trường hợp này, bạn có một thiết kế khung dùng để tạo nên một loại quạt hút mới, hữu hiệu hơn nhiều. Còn nhiều thứ khác đang diễn ra và rất ấn tượng. Các bạn có thể tìm trên trang Worldchanging nếu muốn tham gia. Chúng tôi đang bằng đầu khám phá nhiều hơn. Đây cũng là thiết kế tân sinh học, nơi chúng ta ngày càng bỏ ra nhiều thời gian để làm một phần trong nền công nghiệp của nhân loại. Ví dụ như loại tảo tự sản xuất ra hydro. Chúng ta có một mô hình khá tiềm năng, một mô hình mà chúng ta đang tìm kiếm để biến thành phố chúng ta đang sống thành các thành phố xanh. Nhưng không may là hầu hết người dân trên hành tinh chúng ta không sống trong những thành phố mà ta đang sống. Họ sống trong các siêu đô thị mới xuất hiện ở các nước đang phát triển. Có một thống kê mà tôi thường hay sử dụng, đó là cứ mỗi 4 ngày, chúng ta lại có thêm một thành phố như Seattle xuất hiện, cứ 4 ngày lại xuất hiện thêm một thành phố có quy mô bằng Seattle. Cách đây 2 tháng, tôi có một bài diễn thuyết, và ông bạn này, một người đã từng làm việc với Liên Hiệp Quốc, đã gặp tôi và rất bối rối, ông nói, nhìn này, cái này của anh sai hoàn toàn đấy. Phải mỗi 7 ngày mới đúng. Vậy, cứ mỗi 7 ngày, chúng ta lại có thêm một thành phố có quy mô bằng Seattle , và hầu hết những thành phố này càng giống thế này hơn những thành phố mà bạn và tôi đang sống. Hầu hết những thành phố này tăng trưởng nhanh đột biến. Chúng không có sẵn hạ tầng kỹ thuật, và một lượng dân cư khổng lồ đang phải liên tục chiến đấu với đói nghèo, và những người dân này đang cố gắng xác định cách làm mọi thứ theo phương thức mới. Vậy chúng ta cần phải làm gì để các siêu đô thị ở các nước đang phát triển trở thành các siêu đô thị xanh? Điều đầu tiên chúng ta cần là phải nhảy cóc. Và đây là một trong những thứ mà chúng ta đang tìm kiếm khắp nơi. Ý tưởng nằm sau màn nhảy cóc này là nếu bạn là một người dân, hoặc một đất nước đang bị bế tắc với hoàn cảnh là bạn không có công cụ và công nghệ cần thiết thì không có lý do gì để bạn phải đầu tư những công nghệ tấn tiến nhất. Đúng không ạ? Sẽ tốt hơn nếu bạn, dù ở bất cứ nơi nào, tìm kiếm những công nghệ mới nhất nhưng giá thấp và có thể áp dụng tại địa phương mình. Tại đây chúng ta đều đã thấy quen thuộc với điện thoại di động. Khắp các nước đang phát triển, người dân tiến thẳng tới dùng ĐTDĐ, bỏ qua giai đoạn dùng điện thoại cố định. Nếu có điện thoại cố định ở nhiều thành phố tại các nước đang phát triển, thì chúng cũng thường chỉ là những hệ thống kém hấp dẫn là hay bị hỏng hóc, mà giá cả cũng khá cao. Tôi rất thích bức ảnh này. Tôi đặc biết thích Ganesa ở phía nền sau, đang dùng ĐTDĐ. Nên hiện nay ĐTDĐ đang ngày càng thấm sâu vào cuộc sống. Tuần này chúng ta đã nghe nói về điều này, nên tôi sẽ không nói thêm nhiều về chuyện đó, và điều đó đúng với ĐTDĐ thì cũng sẽ đúng với mọi loại công nghệ. Thứ hai là công cụ để hợp tác, để tạo nên sự hợp tác thì phải có hệ thống bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích hợp tác. Khi mọi người có thể tự do làm việc với nhau và đổi mới thì chúng ta sẽ có những giải pháp khác biệt. Những giải pháp này có thể được tiếp cận theo nhiều cách tới những người "vô sản". Chúng ta đã có phần mềm mã nguồn mở, có Creative Commons và các loại giải pháp Copyleft (cho phép người dùng tự do sử dụng, thay đổi và SX) và những thứ đó đã dẫn tới những thứ như thế này. Đây là chương trình Telecentro ở Sao Paulo (Brazil). Đây là một chương trình khá ấn tượng sử dụng phần mềm miễn phí và mã nguồn mở, các loại máy giá rẻ kết nối với nhau, và các tòa nhà đã bị bỏ hoang -- đã tạo ra một nhóm trung tâm cộng đồng nơi mọi người có thể đến và truy cập internet tốc độ cao, học các kỹ năng lập trình miễn phí. và mỗi năm ở Sao Paolo có 1/4 triệu người sử dụng chương trình này. 1/4 triệu người này là những người nghèo nhất ở Sao Paolo. Tôi đặc biệt thích chú chim cánh cụt Linux ở phía sau. Một trong những thứ đó đã dẫn tới sự bùng nổ văn hóa phương Nam. Và một trong những thứ mà chúng ta thực sự thích thú ở Worldchanging là cách mà phương Nam tái nhận dạng bản thân nó, và tái sắp xếp bản thân theo cách mà ngày càng ít phải thực hiện với phần lớn những người có mặt trong phòng này. Vậy không chỉ Bollywood trả lời Hollywood. Âm nhạc Brazil không chỉ đáp lại dòng chính thống. Nó đang tạo nên sự khác biệt. Những thứ mới đang diễn ra. Giữa chúng có sự tác động lẫn nhau. Và bạn sẽ nhận được những thứ thật khủng. Chẳng hạn, tôi không biết là có ai từng xem phim "City of God" hay chưa. Đó là một bộ phim tuyệt vời nếu bạn chưa xem. Cả bộ phim là một câu hỏi, theo một cách gián tiếp và đầy nghệ thuật. Hoặc có những thí dụ khác là khả năng sử dụng các công cụ văn hóa được mở rộng. Có những người được thư viện Internet lưu động ở Uganda. Và có người đang vẫy những quyển sách đầu tiên, tôi nghĩ đây là một bức ảnh đáng yêu. Con người cũng có thể bắt đầu hợp tác với nhau và thực hiện nghĩa vụ của mình cả theo phương thức chính trị và dân sự. Theo những cách chưa từng có trước đây. Và như chúng ta đã nghe tối qua, hay tuần trước, rằng khả năng áp dụng các giải pháp mới là cực kỳ quan trọng, rằng chúng ta phải lập ra các thực thể chính trị. Và cá nhân tôi cho rằng chúng ta phải tạo ra các thực thể chính trị, không chỉ ở những nơi như Ấn Độ, Afghanistan, kenya, Pakistan, mà ngay cả tại nhà bạn. Ở đâu cũng khả thi. Kiểu như một tôn chỉ lớn của phong trào phản toàn cầu hóa. Chúng ta đã cường điệu lên nhiều. Chúng ta nói về việc các nước khác không chỉ khả thi như thế nào, mà ngay tại đây cũng vậy. Đó không chỉ là chúng ta phải tưởng tượng rằng ngoài ra có một khả năng khác biệt, mơ hồ, nhưng chúng ta cần phải bắt đầu thực hiện những khả năng đó. Chúng ta cần phải bắt tay vào thực hiện như Tổng thống Lula của Brazil. Trước đây có bao nhiêu người biết đến Lula? Vâng, rất nhiều, nhiều hơn số người biết trung bình. Biện pháp của Lula vẫn còn nhiều vấn đề, vẫn gây tranh cãi, nhưng một trong những việc ông làm là đặt ý tưởng xây dựng quan hệ quốc tế lên hàng đầu và dịch chuyển hoàn toàn sự cân bằng của cuộc đối thoại Bắc - Nam (của châu Mỹ) thành một cách hợp tác toàn cầu hoàn toàn mới. Tôi sẽ cho bạn thấy quý ông này. Một ví dụ khác về những thứ siêu cường là suwj phát triển của các game mà chúng ta gọi là chơi nghiêm túc. Chúng ta đang trông đợi rất nhiều từ đó. Nó đang lan rộng khắp nơi. Đây là một screenshot từ game "A Force More Powerful". "A Force More Powerful" à một video game mà khi bạn chơi, nó sẽ dạy bạn cách để giao chiến trong cuộc nổi dậy phi bạo lực và lật đổ chế độ cũ. Đây là một trò khác. Một game có tên là "Food Force", game này dạy bọn trẻ cách quản lý trại tị nạn. Những game này đều có đóng góp trong việc nâng cao sự hứng thú và đam mê của con người với nền dân chủ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Chúng ta có rất ít thông tin về các nước đang phát triển, nên ta thường quên mất rằng có hàng triệu người đang đấu tranh để thay đổi để trở nên công bằng hơn, tự do hơn, dân chủ hơn, ít tham nhũng hơn. Chúng ta cũng không nghe đủ hết cả câu chuyện. Nhưng nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi, và những công cụ này một phần để biến những điều ấp ủ đó trở nên khả thi hơn. Hiện nay, khi bạn thêm những thứ đó, thêm những cú nhảy cóc và thêm nhiều loại công cụ, các thứ siêu cường, v v... thì ta được gì? Rất nhanh, chúng ta sẽ có một tương lai Xanh ở các nước đang phát triển. Chẳng hạn, năng lượng xanh lan rộng ra khắp thế giới. Tòa nhà này ở Hyderabad, Ấn Độ. Đó là tòa nhà xanh nhất thế giới. Nó sử dụng giải pháp mái xanh, rất hữu ích cho người dân thiếu vốn hoặc ít khả năng huy động vốn. Các kỹ sư quang năng đi chân trần mang các tấm pin mặt trời đặt lên các ngọn núi ở xa. Chúng ta có thể tiếp cận nguồn dược phẩm từ xa. Các y tá Ấn độ đang học cách sử dụng PDA để truy cập vào cơ sở dữ liệu chứa thông tin mà họ không cần phải đến tận nhà trong các ca ở xa. Chúng ta đã có những công cụ mới cho người dân ở các nước đang phát triển. Ta đã có bóng đèn LED để giúp đỡ gần 1 tỷ người, mà với họ, đêm nghĩa là bóng tối, để họ có phương tiện làm việc. Ta đã có loại tủ lạnh không hề cần đến điện năng, chúng được bảo quản trong hũ. Và chúng ta đã có các giải pháp để dùng nước hiệu quả. Nước là một trong những vấn đề nan giải nhất. Đây là một bản thiết kể để thu nước mưa với giá siêu rẻ và thích hợp với người dân ở các nước đang phát triển. Đây là bản thiết kế để làm ngưng tụ nước bằng ánh sáng mặt trời. Đây là một bộ thu sương, nếu bạn sống ở vùng nhiệt đới ẩm, nó sẽ làm ngưng tụ nước từ không khí, loại này sạch và có thể uống được. Đây là một cách để vận chuyển nước. Tôi thích nó, bởi vận chuyển nước là một việc nhàm chán, và thật may là ai đó đã nghĩ ra ý tưởng rất hay này. Ý tôi là đó là một bản thiết kế tuyệt vời. Đây là một phát minh kỳ diệu, bộ lọc nước LifeStraw. Đơn giản là bạn sục nước vào đó và nó sẽ được lọc thành nước uống được ngay lúc nó vào đến lưỡi bạn. Do đó, những người gặp tình huống xấu (bị kẹt, gặp nạn) có thể sử dụng. Đây là một trong những phát kiến wordchanging yêu thích của tôi. Đây là chiếc đu quay do Công ty Roundabout (Bùng Binh) phát minh có chức năng bơm nước khi trẻ em chơi. Nó nghiêm túc mà cũng rất tuyệt vời. Và điều tương tự cũng đúng với những người đang gặp khó khăn. Chúng ta dự kiến là tới năm 2020 sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn do biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị. Chúng ta làm thế nào để giúp họ? Hiện nay đã có rất nhiều thiết kế mang tính nhân đạo được phát triển theo phương thức hợp tác trên toàn cầu. Một trong những thiết kế đó bao gồm cả những mẫu để thực hiện ngay, chẳng hạn như mẫu chỉ dẫn cho cộng đồng ở giữa trại tị nạn. Mẫu sư phạm cho những người di cư. Và còn rất nhiều công cụ mới. Đây là một trong những thứ tôi cực thích. Có ai biết đây là gì không ạ? Khán giả: Hoa dò mìn. Chính xác, đó là hoa dò mìn. Nếu bạn sống ở một trong những nơi có 1/2 tỷ quả bom mìn đang chôn rải rác thì bạn có thể thử gieo hạt cây này. Khi lớn lên, chúng sẽ sống quanh quả mìn, rễ của chúng sẽ phát hiện các chất hóa học trong mìn, và chỗ nào hoa màu đỏ thì bạn không nên giẫm lên. Vâng, những hạt giống này có thể cứu sống bạn. (Vỗ tay) Tôi rất thích nó vì dường như với tôi ví dụ đó, công cụ mà chúng ta dùng để thay đổi thế giới, bản thân chúng cũng rất đẹp. Nó không chỉ đủ để sống. Chúng ta phải khiến mọi thứ trở nên tốt hơn những gì chúng ta có. Và tôi nghĩ là chúng ta sẽ làm được. Thay cho lời kết, tôi muốn trích lại câu nói bất hủ của H.G.Wells, Tôi nghĩ rằng những điều tốt đẹp hơn đang tới gần. Tôi nghĩ rằng, thực ra, "mọi quá khứ chỉ là điểm khởi đầu của khởi đầu. Mọi điều mà trí óc con người đã đạt được chỉ là những giấc mơ trước khi ta thức tỉnh". Tôi hi vọng rằng điều đó sẽ thành sự thực. Chính quý vị ở đây đã khiến tôi tự tin hơn bao giờ hết. Cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Là một ảo thuật gia tôi cố gắng tạo ra ảo giác làm cho mọi người ngừng lại và suy nghĩ. Tôi cũng thử thách thức chính mình làm những điều mà các bác sỹ cho rằng không thể Tôi đã bị chôn sống ở Thành phố New York trong một cỗ quan tài, bị chôn sống trong một cỗ quan tài vào tháng tư, năm 1999, trong một tuần. Tôi ở đó không cần gì ngoài nước. Và nó kết thúc thật thú vị đến mức tôi quyết định tiếp tục làm nhiều trò như vậy nữa. Lần tiếp theo tôi tự đông cứng mình trong một tảng băng trong ba ngày và ba đêm ở Thành phố New York. Lần đó khó hơn nhiều so với tôi tưởng. Lần tiếp theo sau đó, tôi đứng trên đỉnh một cây cột cao cả trăm foot trong 36 giờ. Tôi bắt đầu bị choáng nặng đến mức các tòa nhà bên dưới bắt đầu trông giống như đầu những con thú khổng lồ. Vì thế, lần tiếp theo tôi đến London. Ở London tôi sống trong một hộp kính trong 44 ngày không cần gì ngoài nước. Nó thật là, đối với tôi, một trong những điều khó nhất tôi từng làm, nhưng nó cũng là trò tuyệt nhất. Ở đó có rất nhiều người hoài nghi, đặc biệt là cánh báo chí ở London đến mức họ cho một chiếc bánh kẹp phô mai bay lòng vòng quanh hộp trên những chiếc trực thăng để cám dỗ tôi. (Cười) Vậy nên, tôi cảm thấy thật quá giới hạn khi tờ New England Journal of Medicine thực sự coi như thí nghiệm khoa học. Thử thách tiếp theo là tôi muốn xem mình có thể chịu đựng được bao lâu mà không cần thở, giống như tôi có thể sống sót bao lâu mà không cần gì, thậm chí không cần không khí. Tôi đã không nhận ra rằng nó sẽ trở thành hành trình thú vị nhất của đời mình. Là một ảo thuật gia trẻ tuổi Tôi bị ám ảnh bởi Houdini và các thử thách dưới nước của ông. Vì thế, ngay sau đó, tôi thách thức lũ trẻ, để coi tôi có thể ở dưới nước bao lâu. khi chúng ngụp lặn để thở, bạn biết không, 5 lần, trong khi tôi vẫn dưới nước chỉ với một lần lấy hơi. Khi còn là một thiếu niên Tôi có thể nín thở trong ba phút và 30 giây. Sau đó tôi khám phá ra rằng đó là thành tích cá nhân của Houdini. Vào năm 1987 tôi có nghe câu chuyện về một cậu bé bị ngã xuống dưới băng và bị kẹt dưới một dòng sông. Cậu bé ở dưới đó, không thở trong 45 phút. Khi đội cứu hộ tới họ hồi sức cho cậu bé và không hề có tổn thương não. Thân nhiệt cậu bé tụt xuống tới 77 độ. Là một ảo thuật gia tôi nghĩ mọi thứ đều có thể. Và tôi nghĩ nếu một người làm được thì người khác cũng làm được. Tôi bắt đầu suy nghĩ, nếu cậu bé có thể sống sót mà không cần thở, lâu như vậy, tôi cũng có thể làm được bằng cách nào đó. Vì thế, tôi gặp một chuyên gia giải phẫu thần kinh. Và tôi hỏi ông, có thể chịu được bao lâu mà không cần thở, kiểu như tôi có thể chịu được bao lâu mà không có không khí? Và ông nói với tôi rằng sao cũng được nhưng không quá sáu phút anh thực sự gặp nguy hiểm bởi chấn thương hypoxic não. Vậy nên, tôi coi đó là một thử thách, bình thường. (Cười) Lần thử đầu tiên, tôi nghĩ rằng tôi có thể làm điều tương tự, và tôi tạo ra một bể nước, và đổ đầy đá và nước lạnh như băng. Và tôi ngâm mình trong bể nước đó hi vọng thân nhiệt bắt đầu hạ xuống. Và tôi đã run, Ở lần cố gắng nín thở đầu tiên Tôi thậm chí không chịu được một phút. Vậy nên, tôi nhận ra nó hoàn toàn không khả thi. Do đó, tôi đến nói chuyện với một người bạn là bác sỹ, và tôi hỏi anh ta làm cách nào tôi có thể làm được? "Tôi muốn nín thở thật lâu. Làm sao thực hiện được?" Và anh ta nói, "David, anh bạn là một ảo thuật gia, tạo ra ảo giác không cần thở, sẽ dễ hơn." (Cười) Vậy nên, anh ta nghĩ ra ý tưởng tạo ra một thiết bị thở, với một bộ lọc CO2, cái đó đơn giản là một cái ống từ hãng Home Deplot, với một bong bóng gắn ống vào nó, anh ta nghĩ rằng chúng tôi có thể đặt vào cơ thể tôi, và bằng cách nào đó có thể lưu thông không khí và thở với thiết bị trong trong người tôi. Cảnh này hơi khó coi. Nhưng đây là lần thử đó. Vậy, nó rõ ràng không khả thi. (Cười) Sau đó tôi thực sự bắt đầu nghĩ đến thở bằng chất lỏng. Có một chất hóa học gọi là perflubron. Và nó có mức dưỡng khí oxy cao mà theo lý thuyết bạn có thể thở bằng chất đó. Vậy nên, tôi đặt tay lên chất hóa học đó, đổ đầy bồn với chất đó, và dìm mặt vào bồn và cố gắng hít thở chất đó vào cơ thể, việc đó thực sự bất khả thi. Nó đơn giản là cố gắng hít thở, như bác sỹ nói, trong khi một con voi đứng trên ngực bạn. Vậy nên, ý tưởng đó bị loại bỏ. Và rồi tôi bắt đầu nghĩ lại, liệu có thể treo một thiết bị qua tim/phổi và phẫu thuật nơi mà một ống luồn vào động mạch, và rồi khỏi cần thở khi mà đã có người bơm oxy vào máu tôi? Lại một ý tưởng điên rồ khác, hiển nhiên. Và rồi tôi nghĩ đến ý tường điên rồ nhất trong số các ý tưởng: làm thật. (Cười) Thật sự cố nín thở vượt giới hạn khi mà bác sỹ khẳng định bạn sẽ bại não. Vậy nên, tôi bắt đầu nghiên cứu về những thợ lặn ngọc trai. Bạn biết đó, bởi vì họ lặn xuống trong bốn phút chỉ với một hơi. Và khi đang nghiên cứu thợ lặn ngọc trai tôi khám phá ra thế giới của lặn tự do. Đó là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng khám phá ra, thật sự kinh ngạc. Có rất nhiều khía cạnh trong lặn tự do. Có những ghi chép tỉ mỉ, nơi người ta lặn sâu nhất có thể. Và có cả trạng thái ngưng thở tĩnh. Trạng thái nín thở lâu nhất mà bạn có thể tại một chỗ mà không di chuyển. Đó là điều mà tôi học được. Điều đầu tiên mà tôi học được là khi bạn nín thở bạn không được cử động nhiều; việc đó tiêu tốn năng lượng. Và nó làm cạn kiệt khí oxy, và nó tăng lượng CO2 trong máu. Vậy nên, tôi biết rằng không được chuyển động. Và tôi học được cách làm giảm nhịp tim. Tôi phải giữ hoàn toàn bất động và thư giãn và nghĩ rằng tôi đang ở ngoài cơ thể, và kiểm soát điều đó. Và rồi tôi học được cách thanh lọc. Thanh lọc đơn giản là thở chậm rãi. Bạn hút vào và ra ... Bạn làm như thế, đầu óc sẽ nhẹ nhõm, cảm thấy ngứa ran. Và bạn thực sự kiểm soát nồng độ CO2 của cơ thể. Vậy, khi bạn nín thở nó hoàn toàn dễ dàng. Và khi học được điều đó bạn phải lấy một hơi thật sâu, và chỉ việc nín thở và thư giãn và không để tí không khí nào thoát ra ngoài, và chỉ việc nín thở và thư giãn qua những cơn đau. Mỗi buổi sáng, trong nhiều tháng, Tôi thường thức dậy và việc đầu tiên tôi làm là nín thở trong, gần 52 phút, Và tôi nín thở trong 44 phút. Vậy nên, đơn giản điều đó có nghĩa là tôi lọc máu, Tôi thở cực kỳ khó khăn trong vòng một phút. Và tôi giữ, ngay lập tức sau đó, trong năm phút và 30 giây. Và rồi tôi thở lại trong vòng một phút, Thanh lọc càng sâu càng tốt, và ngay lập tức sau đó tôi lại nín thở trong năm phút và 30 giây. Tôi lặp đi lặp lại quá trình này tám lần trong một lượt. Hơn 52 phút mà bạn chỉ thở trong tám phút. Cuối quá trình đó bạn hoàn toàn nóng ran, não của bạn. Bạn cảm thấy như đang đi lòng vòng trong khi choáng váng. Và bạn bị những cơn đau đầu tồi tệ. Đơn giản, tôi không phải là đối tượng phù hợp để nói chuyện khi đang thực điều đó. Tôi bắt đầu tìm hiểu về người giữ kỷ lục. Tên anh ta là Tom Sietas. Và anh chàng này có ngoại hình chuẩn để nín thở. Anh ta cao 1m95. Nặng 72 Kg. Và thể tích phổi gấp hai lần kích cỡ người bình thường. Tôi cao 1m84, và mập. Người ta thường gọi là to xác. (Cười) Tôi buộc phải giảm 22 Kg trong ba tháng. Vậy nên, mọi thứ tôi đưa vào cơ thể Tôi cho rằng toàn là thuốc. Từng phần thức ăn đều có giá trị dinh dưỡng nhất định. Tôi ăn những phần nhỏ có kiểm soát. cả ngày. Và tôi bắt đầu thích ứng với cơ thể. (Cười) Tôi càng gọn bao nhiêu, thì càng nín thở được lâu bấy nhiêu. Với việc ăn uống hợp lý và luyện tập chăm chỉ, số nhịp tim ở trạng thái nghỉ giảm xuống 38 nhịp trên mỗi phút. số nhịp đó thấp hơn hầu hết các vận động viên Omympic. Trong bốn tháng luyện tập tôi đã có thể nín thở hơn bảy phút. Tôi muốn thử nín thở mọi nơi. Tôi muốn thử nín thở trong điều kiện khắc nghiệt nhất để xem liệu tôi có thể làm giảm nhịp tim dưới mức giới hạn. (Cười) Tôi quyết định rằng tôi sẽ phá kỷ lục thế giới trực tiếp trên truyền hình thực tế. Kỷ lục thế giới là tám phút và 58 giây, được Tom Sietas nắm giữ, anh chàng với phổi cá voi mà tôi đã giớ thiệu. (Cười) Tôi giả định rằng tôi có thể đặt một bể nước tại trung tâm Lincoln và nếu tôi ở đó một tuần không ăn, tôi hoàn toàn thoải mái trong tình trạng đó và tôi sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, điều mà tôi đảm bảo rằng có thể giúp tôi nín thở lâu hơn tôi có thể làm được. Tôi hoàn toàn sai lầm. Tôi bước vào quả cầu một tuần trước thời gian đã định. Và tôi nghĩ mọi việc dường như đang đi đúng hướng. Hai ngày trước lần thử sức nín thở hoành tráng, để lập kỷ lục, đạo diễn chương trình đặc biệt của tôi nghĩ nếu chỉ nhìn ai đó nín thở, và gần như chết đuối, thì hơi chán để truyền hình. (Cười) Vậy nên, tôi phải thêm còng tay, trong khi nín thở, để mà thoát ra. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Do di chuyển nên tôi đã lãng phí khí oxy. Và chưa đầy bảy phút tôi đã rơi vào tình trạng co giật tồi tệ này. Vào 7:08 tôi bắt đầu ngất đi. Và khi bảy phút và 30 giây họ buộc phải lôi tôi ra và hồi sức. Tôi đã thất bại ở mỗi mức độ. (Cười) Vậy nên, theo tự nhiên, cách đơn giản khỏi xuống tinh thần mà tôi có thể nghĩ tới là, tôi quyết định gọi cho Oprah. (Cười) Tôi nói với bà ấy rằng tôi muốn đánh cuộc và nín thở lâu hơn bất cứ người nào từng làm. Đây là một kỷ lục khác biệt. Lần này là khí O2 tinh khiết kỷ lục ngưng thở tĩnh mà Guinness đặt ra mức kỷ lục thế giới ở 13 phút. Vậy nên, đơn giản là bạn thở khí O2 tinh khiết trước, dung hợp cơ thể với khí oxy, xả khí CO2 ra, và bạn có thể nín thở lâu hơn. Tôi nhận ra rằng thách thực thực sực của tôi là con hải ly. (Cười) Vào ngày 8 tháng một. Oprah cho tôi bốn tháng để chuẩn bị và luyện tập. Do đó, tôi đã ngủ trong một chiếc lều oxy tối thiểu mỗi tối. Chiếc lều oxy tối thiểu là một chiếc lều mô phỏng độ cao tại 5000 mét. Vậy nên, nó giống như cắm trại ở Everest. Điều đó có tác dụng là, bạn làm tăng số lượng tế bào máu trong cơ thể, nó giúp bạn giữ khí oxy tốt hơn. Mỗi buổi sáng, lặp đi lặp lại, sau khi ra khỏi lều não của bạn hoàn toàn trống rỗng. Lần thử đầu tiên với O2 tinh khiết, tôi có thể đạt được tới 15 phút. Do đó, nó là một thành công lớn. Bác sỹ giải phẫu thần kinh kéo tôi ra khỏi nước vì anh ta nghĩ rằng, tại mức 15 phút não của bạn đã chết, bạn đã bị bại não. Vậy nên, anh ta kéo tôi lên, và tôi vẫn bình thường. Có một người ở đó hoàn toàn chẳng ấn tượng gì. Đó là bạn gái cũ của tôi. Trong khi tôi đang phá kỷ lục dưới nước lần đầu, cô ấy thì đang lục lọi cái Blackberry của tôi, kiểm tra toàn bộ tin nhắn của tôi. (Cười) Em trai tôi có chụp tấm hình về việc đó. Nó thật sự ... (Cười) Và rồi tôi thông báo rằng tôi sẽ thách thức Kỷ lục của Sietas, một cách công khai. Và điều mà anh ta đã đáp lại, đó là anh ta tới gặp Regis và Kelly, và phá vỡ kỷ lục của chính anh ta. Và đối thủ chính xuất hiện và phá vỡ kỷ lục của anh ấy. Do đó, anh ta đột ngột đẩy kỷ lục lên tới 16 phút và 32 giây. Hơn ba phút so với tôi đã chuẩn bị. Bạn biết không, nó lâu hơn cả kỷ lục. Lúc này, tôi muốn tờ Science Times (Thời báo khoa học) kiểm chứng điều này. Tôi muốn học nghiên cứu kỹ nó. Vậy nên, tôi đã làm điều mà nhựng người nghiêm túc theo đuổi khoa học kỹ thuật sẽ làm. Tôi bước vào văn phòng New York Times (Thời báo New York) và làm ảo thuật bài với mọi người. (Cười) Vậy nên, tôi không biết liệu nó là ma thuật hay tri thức từ đảo Cayman, nhưng John Tierney từ trên trời rơi xuống và làm một phóng sự nghiêm túc về việc nín thở. Trong khi ông ta ở đó tôi cố gắng tạo ấn tượng với ông, dĩ nhiên. Và tôi đã lặn sâu tới 48 mét. nó đơn giản là độ cao của tòa nhà 16 tầng, và trong khi tôi trồi lên, tôi bất tỉnh dưới nước, điều đó thực sự nguy hiểm; đó là lý do bạn chết đuối. May thay Kirk đã nhìn thấy tôi và anh ta bơi ra và kéo tôi lên. Do đó, tôi bắt đầu tập trung tối đa. Tôi hoàn toàn tập trung luyện tập để nâng thời gian nín thở lên để làm điều tôi cần làm. Nhưng không còn cách nào để chuẩn bị truyền hình trực tiếp việc đó, trên chương trình của Oprah. Khi luyện tập, tôi úp mặt xuống, thả nổi trên hồ bơi. Nhưng với truyền hình học muốn tôi đứng thẳng để họ có thể thấy mặt tôi, đơn giản là vậy. Vấn đề khác là bộ đồ hơi nổi làm họ phải buộc chân tôi để khỏi nổi lên. Vậy nên, tôi buộc phải dùng cẳng chân để giữ bàn chân buộc móc vào vật dây buộc được nới lỏng, đó là trở ngại thực sự với tôi. Điều đó làm tôi cự kỳ căng thẳng, làm tăng nhịp tim. Sau đó, họ làm như thường lệ, điều mà chúng tôi chưa từng làm trước đó, đó là một máy đo nhịp tim. Và nó ngay cạnh quả cầu nước. Vậy nên, mỗi lần tim đập tôi lại nghe tiếng bíp-bíp-bíp-bíp, bạn biết không, tiếng kêu, thực sự lớn. Nó là tôi căng thẳng đơn. Và không có cách nào làm chậm nhịp tim. Vậy nên, thông thường Tôi bắt đầu ở 38 nhịp trên phút, và khi nín thở nó tụt xuống 12 nhịp trên phút, nó thực sự không bình thường. (Cười) Lần này việc nín thở bắt đầu ở 120 nhịp, và không thể giảm. Tôi dùng năm phút đầu dưới nước cố gắng làm chậm nhịp tim trong tuyệt vọng. Tôi cứ ngồi đó suy nghĩm "Tôi buộc phải làm chậm xuống. tôi sẽ thất bại, tôi sẽ thất bại." Và tôi lại thêm căng thẳng. Và nhịp tim cứ thế tăng lên, lên tới 150 nhịp. Nói đơn giản nó đồng nghĩa với thất bại của tôi ở Trung tâm Lincoln. Thật tốn khí O2. Khi tôi đạt được nửa chặng đường, tại phút thứ tám, tôi chắc chắn 100 phần trăm rằng tôi không thể làm được. Không còn cách nào để tôi làm được. Vậy nên, tôi tưởng tượng ra, Oprah đã dành riêng một giờ để làm trò nín thở này, nếu tôi thất bại sớm nó sẽ trở thành một buổi diễn về sự thảm bại của tôi. (Cười) Vậy nên, tôi nghĩ mình nên cố gắng đấu tranh tư tưởng và cứ ở đó đến khi tôi bất tỉnh, đằng nào họ cũng kéo tôi ra và cứu sống và lo phần còn lại. (Cười) Tôi đẩy lên tới 10 phút. Tại phút thứ 10 tôi bắt đầu thấy cảm giác cực kỳ ngứa ran ở những ngón tay và ngón chân. Và tôi biết rằng đó là rối loạn máu, khi máu rút khỏi những điểm cùng để cung cấp khí oxy cho cơ quan sống. Tại phút thứ 11 tôi bắt đầu cảm thấy cảm giác nhói ở cẳng chân, và môi của tôi bắt đầu thấy rất lạ. Tại phút thứ 12 tôi bắt đầu bị ù tai, và bắt đầu thấy cánh tay trở nên tê dại. Và do tôi đang dần tê liệt thần kinh, tôi nhớ lại rằng tê dại tay đồng nghĩa với nhồi máu cơ tin. Do đó, tôi bắt đầu bị ảo giác mạnh. Và rồi tới phút thứ 13, có thể do dần bị tê liệt. Tôi bắt đầu cảm thấy đau hết vùng ngực. Nó thật kinh khủng. Tại phút thứ 14, Tôi bị co thắt kinh khủng, giống như cố gắng để thở. (Cười) Tại phút thứ 15 tôi chịu đựng sự thiếu hụt khí O2 cho tim. Và tôi bắt đầu bị thiếu máu cục bộ. Nhịp tim của tôi bắt đầu đi từ 120, tới 50, tới 150, tới 40, tới 20, tới 150 liên tiếp. Nó hụt một nhịp. Nó đập. Nó ngừng. Tôi cảm nhận tất cả điều đó. Và tôi biết mình sắp bị nhồi máu cơ tim. Vậy nên, tại phút thứ 16 điều tôi làm là trượt bàn chân ra bởi vì tôi biết rằng nếu tôi thực sự bị, nếu tôi thực sự bị nhồi máu cơ tim, họ bắt buộc phải nhảy xuống chỗ cột và kéo bàn chân tôi ra trước khi kéo tôi lên. Vậy nên, tôi thực sự căng thẳng. Do đó, tôi thả bàn chân ra, và tôi bắt đầu nổi lên đỉnh. Và tôi đã không ngẩng đẩu ra. Và tôi cứ nổi ở đó và chờ cho tim ngừng đập, chỉ chờ đợi. Bác sĩ ra hiệu cho họ "Pst," (Khoan) bạn biết đó, vậy nên, cứ ngồi đó chờ. Và rồi đột nhiên tôi nghe tiếng hét. Và tôi nghĩ có chuyện lạ lùng gì đó -- rằng tôi đã chết hoặc chuyện gì đó đã xảy ra. Và tôi nhận ra tôi đã đạt tới 16:32. Vậy nên, với sự động viên của mọi người ở đó tôi quyết định tiếp tục cố gắng. Và tôi đạt tới 17 phút và bốn giây. (Vỗ tay) Tôi nghĩ nó chưa đủ, điều tôi làm ngay lập tức sau đó là đến Quest Labs (Phòng thí ngiệm Quest) và được họ lấy mọi mẫu máu họ có thể để kiểm tra mọi thứ để xem tôi tới mức nào, để bác sỹ có thể nghiên cứu nó, một lần nữa, tôi cũng không muốn ai chất vấn điều đó. Tôi đã có kỷ lục thế giới mà mình mong muốn đảm bảo rằng nó hợp lệ. Vậy nên, tôi đến thành phố New York ngày sau đó, và những đứa trẻ đi đến chỗ tôi -- Tôi đang đi ra khỏi của hàng Apple -- những đứa trẻ này đi đến chỗ tôi và nói kiểu như, "Chào D!" Tôi cũng "Vâng?" Thằng nhỏ nói, "Nếu anh thực sự nín thở lâu như vậy, tại sao anh ra khỏi nước khô rang vậy?" Tôi sửng sốt "Gì cơ?" (Cười) Và đó là cuộc đời tôi. Do đó ... (Cười) Là một ảo thuật gia tôi cố gắng trình diễn cho mọi người điều dường như không thể. Và tôi nghĩ ảo thuật, nếu tôi có nín thở hay hay xóc một bộ bài, thật đơn giản. Đó là sự luyện tập, là tập luyện, và nó là -- Đó là sự luyện tập, là tập luyện và thử nghiệm, khi vượt qua cơn nỗi đau để trở thành người giỏi nhất mà tôi có thể. Và đối với tôi đó là ảo thuật, vâng, xin cảm ơn. (Vỗ tay) Thời điểm này chính là lúc thú vị nhất để chiêm ngưỡng nghệ thuật Ấn Độ mới. Các nghệ sĩ đương đại tại Ấn Độ đang có 1 cuộc đàm luận với thế giới như chưa bao giờ có. Tôi nghĩ nó có thể thú vị, kể cả đối với những nhà sưu tập lâu năm với chúng tôi tại TED, những nhà sưu tập địa phương, để có được cái nhìn về thế giới bên ngoài của 10 nghệ sĩ Ấn Độ trẻ tuổi mà tôi mong tất cả những người tại TED sẽ biết tới. Đầu tiên là Bharti Kher. Chủ đề trung tâm của các tác phẩm của Bharti là về bindi (hình trang trí ở chính giữa trán của phụ nữ Ấn Độ) có sẵn và được bán tại kho mà hàng triệu phụ nữ Ấn Độ dán lên trán, mỗi ngày, trong động thái gắn liền với thể chế hôn nhân. Nhưng trước tiên, ý nghĩa của bindi là biểu tượng cho con mắt thứ 3 giữa thế giới tâm linh và tôn giáo. Bharti cố gắng giải phóng khuôn mẫu hàng ngày này, như cô ấy nói, bằng cách đập tan nó vào 1 thứ thật đẹp mắt. Cô cũng tạo ra những bản khắc bằng sợi thủy tinh to như thật, thường là của động vật, mà sau đó cô sẽ che phủ bằng bindi, thường là với chủ nghĩa tượng trưng mạnh mẽ. Cô nói lần đầu tiên cô bắt đầu với 10 gói bindi nhỏ, sau này cô tự hỏi sẽ ra sao nếu cô dùng tới 10 ngàn gói. Nghệ sĩ tiếp theo, Balasubramaniam, thực sự đã đến được giao lộ của nghệ thuật điêu khắc, hội họa và sắp đặt, tạo ra những kì quan bằng sợi thủy tinh. Bởi vì Bala sẽ tự mình diễn thuyết tại TED tôi sẽ không dành nhiều thời gian cho anh ấy hôm nay, ngoài việc nói rằng anh ấy thực sự thành công trong việc biến những thứ vô hình trở nên hữu hình. Chitra Ganesh từ Brooklyn nổi tiếng bởi nghệ thuật cắt dán ảnh số của cô, sử dụng các truyện tranh Ấn Độ tên gọi là amar chitra kathas như là nguồn nguyên liệu chủ yếu. Những truyện tranh này là cách chủ yếu mà trẻ em, đặc biệt trong cộng đồng người Do Thái học về những câu chuyện dân gian mang tính tôn giáo và thần thoại. Tôi đã từng bước vào thế giới đó. Về cơ bản, Chitra xáo trộn và đặt tên lại cho những bức hình đầy tính hình tượng này nhằm tìm ra 1 số quan điểm chính trị về giới tính và tình dục bên trong những truyện tranh có sức ảnh hưởng sâu sắc này. Và cô cũng sử dụng hệ từ vựng này trong công việc sắp đặt của mình. Jitish Kallat thành công trong việc ứng dụng nhiếp ảnh, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và sắp đặt. Như các bạn thấy, anh ấy bị ảnh hưởng sâu sắc bởi graffiti và nghệ thuật đường phố. Và thành phố quê hương anh, Mumbai, là 1 nét luôn hiện diện trong công việc của anh. Anh thực sự nắm được ý nghĩa của mật độ và năng lượng, những thứ thực sự tiêu biểu cho thành phố Bombay hiện đại. Anh cũng tạo ra những bản điêu khắc ảo ảnh bằng xương đúc từ nhựa thông. Ở đây, anh hình dung ra xác của 1 loại xe 3 bánh bị cháy mà anh từng chứng kiến trong cuộc nổi loạn. Nghệ sĩ tiếp theo, N.S. Harsha có 1 studio ngay ở Mysore. Anh ấy đặt 1 sự lộn vòng hiện đại vào truyền thống tiểu họa. Anh ấy tạo ra những bức ảnh đẹp và tinh tế này rồi sau đó lặp lại chúng ở quy mô lớn hơn nhiều. Anh ấy sử dụng quy mô để càng đạt hiệu quả cao, dù đó là trên mái của ngôi đền ở Singapore, hay trong nghệ thuật sắp đặt đầy tham vọng của mình, ở đây với 192 máy may chức năng, sản xuất cờ của từng thành viên Liên Hợp Quốc. Dhruvi Acharya từ Mumbai dựa vào tình yêu với truyện tranh và nghệ thuật đường phố để bình luận về vai trò và sự mong đợi của phụ nữ Ấn Độ hiện đại. Cô ấy cũng khai thác nguồn nguyên liều dạt dào từ amar chitra kathas, nhưng bằng 1 cách rất khác với Chitra Ganesh. Trong sản phẩm này, cô ấy loại bỏ những hình ảnh và để lại những đoạn chữ thực tế để tiết lộ những thứ không thể nhìn thấy, và mang tính kích thích. Raqib Show sinh tại Kolkata, lớn lên ở Kashmir, và được đào tạo tại Luân Đôn. Anh ấy cũng sáng tạo lại truyền thống tiểu họa. Anh tạo ra những hoạt cảnh phong phú này, truyền cảm hứng bởi Hieronymus Bosch, đồng thời bởi vải dệt Kashmiri. Thực tế thì anh ấy áp dụng sơn công nghiệp kim loại vào sản phẩm của mình, sử dụng bút lông nhím để đạt hiệu quả chi tiết mạnh mẽ. Tôi có phần gian lận với nghệ sĩ tiếp theo bởi vì Raqs Media Collective thực tế là nhóm ba nghệ sĩ làm việc cùng nhau. Raqs dường như là những người hành nghề tiên phong trong nghệ thuật đa truyền thông ở Ấn Độ ngày nay, làm việc với nhiếp ảnh, video và sự sắp đặt. Họ thường thăm dò chủ đề về toàn cầu hóa và đô thị hóa, và quê hương Delhi của họ là 1 chủ đề thường xuyên. Ở đây, họ mời người xem tới phân tích 1 tội ác bằng cách quan sát bằng chứng và đầu mối ở 5 bài tường thuật trong 5 màn hình khác nhau, trong đó, bản thân thành phố có thể là tội phạm. Nghệ sĩ tiếp theo dường như là 1 người dẫn đầu của nghệ thuật Ấn Độ đương đại, Subodh Gupta. Ông được biết đến lần đầu tiên bởi việc tạo ra những bức tranh sơn dầu hiện thực khổng lồ, bức vẽ từ những đồ vật thường ngày, những cái bình phòng bếp bằng thép không 1 vết nhơ và những hộp đựng bữa trưa quên thuộc với mọi người Ấn Độ. Ông tạo ra những vật thể cục bộ và bình thường này trên toàn thế giới, ở 1 kích thước lớn dần, bằng cách kết hợp chúng lại thành những tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt khổng lồ. Và số 10, cuối cùng nhưng dĩ nhiên không hề kém quan trọng, Ranjani Shettar, cô sống và làm việc tại bang Karnataka, tạo ra những bản điêu khắc và sản phẩm sắp đặt siêu trần mà thực sự kết đôi giữa các cơ quan với công nghiệp, và cũng như Subodh, mang nét địa phương ra toàn cầu. Chúng thực ra là dây kim loại cuốn quanh vải muxơlin và được ngâm vào thuốc nhuộm rau. Và cô sắp xếp chúng để người xem phải di chuyển, và tương tác với những đồ vật. Ánh sáng và bóng tối là những phần quan trọng trong tác phẩm của cô. Cô cũng khám phá những chủ đề về sự tiêu dùng, và môi trường, ví dụ như trong sản phẩm này, những đồ vật giống cái giỏ này trông như có kết cấu và, được dệt lại, nhưng với các mảnh thép, được tận dụng từ phế thải ô tô mà cô tìm thấy ở 1 bãi phế liệu ở Bangalore. 10 nghệ sĩ, 6 phút, tôi biết rằng quá nhiều thứ để tiếp nhận. Nhưng tôi chỉ hi vọng rằng tôi đã kích thích sự khao khát của các bạn để bước ra, nhìn và học hỏi thêm về những thứ tuyệt diệu đang diễn ra với nền nghệ thuật Ấn Độ hiện nay. Cảm ơn rất nhiều vì đã xem và nghe. (Vỗ tay) Đây chính xác là 1 bức tranh được treo tại thư viện Countway , thuộc trường Y Havard Bức tranh mô tả lần đầu tiên 1 cơ quan từng đc cấy ghép Phần trước của bức tranh, như các bạn thấy , là Joe Murray giúp bệnh nhân sẵn sàng trước khi cấy ghép Và phần sau bức tranh, bạn có thể thấy Hartwell Harrison trưởng khoa tiết liệu tại Havard đang lấy 1 bên thận. Đó chính là quả thận đầu tiên từng được cấy ghép cho con người. Sự kiện này diễn ra vào năm 1954 cách đây 55 năm các bác sĩ vẫn đau đầu với khó khăn , thử thách cách đây nhiều thập kỷ 1 điều chắc chắn là kỹ thuật càng tiên tiến, thêm nhiều mạng người được cứu chữa Tuy nhiên , các cơ quan , bộ phận rõ ràng là ít ỏi Trong 10 năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân chờ được cấy ghép đã tăng gấp đôi trong khi số lượng cấy ghép thực sự gần như giậm chân tại chỗ Càng gay go hơn với 1 nền dân số đang già đi Con người ngày 1 già đi Y học rất nỗ lực duy trì mạng sống con người Nhưng khi chúng ta già đi, các cơ quan ngày càng tê liệt Thử thách là ở đó không chỉ các cơ quan , mà các mô cũng vậy Cố gắng thay thế tụy và các dây thân kinh để chống chọi với căn bệnh Parkinson Đó là các mô chính Sau đây là 1 số liệu thống kê rất đáng kinh ngạc Cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân tử vong do không được thay thế hoặc tái tạo mô Vậy, chúng ta phải làm gì? Tối hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn về tế bào gốc Đó là giải pháp Tuy nhiên các phương pháp ghép tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân xét về mặt liệu pháp đối với các cơ quan Chẳng phải sẽ tốt nhất nếu cơ thể con người có thể tái tạo? và khai thác sức mạnh của cơ thể giúp con người tự chữa lành Quan niệm này không có gì xa lạ nó xảy ra hàng ngày trên trái đất Đây là bức tranh 1 con kỳ giông Kỳ giông có khả năng tái tạo đáng nể Hãy xem video sau đây Đây là 1 vết thương ở chi của 1 con kỳ giông video gồm các bức ảnh thật xuyên suốt quá trình tái sinh chi mới trong vòng một số ngày Các bạn có thể quan sát vết sẹo và từ vết sẹo đó mọc ra 1 chi mới Kỳ giông hoàn toàn có thể làm được việc đó Vậy tại sao con người không thể? Sự thật thì chúng ta có thể tái tạo Cơ thể các bạn gồm nhiều cơ quan và mỗi cơ quan trong cơ thể gồm 1 số lượng tế bào nhất định sẵn sàng thay thế đảm nhận nhiệm vụ trong thời gian bị thương. Chuyện này rất bình thường Khi con người già đi Xương sẽ tái tạo theo chu kỳ 10 năm Da tái tạo 2 tuần 1 lần Vì thế, cơ thể người liên tục tái tạo Khi bị thương , cơ thể phải đối mặt với 1 thách thức Vào thời điểm bị thương hay bị bệnh phản ứng đầu tiên của cơ thể là cách ly nó khỏi cơ thể nhằm chống nhiễm trùng và tự cách ly, kể cả cơ quan đó nằm bên trong cơ thể hoặc với da, phản ứng đầu tiên là kéo các mô sẹo vào trong để cách ly vết thương với bên ngoài Vậy, làm thế nào để khai thác sức mạnh đó? 1 trong các giải pháp là sử dụng vật liệu sinh học thông minh Cơ chế hoạt động ra sao nhỉ? Bên trái đây là 1 ống tiểu bị bệnh Ống tiểu nối bóng đái với bên ngoài cơ thể Và bạn thấy đấy, ống tiểu này bị thương Cơ bản mà nói, chúng ta đã phát hiện ra việc sử dụng vật liệu sinh học thông minh như 1 cây cầu nếu anh xây cây cầu đó, anh cần cách ly khỏi môi trường bên ngoài sau đó xây cầu, và các tế bào tái sinh trong cơ thể có thể đi qua cây cầu đó Chính xác những gì bạn thấy ở đây là 1 vật liệu sinh học thông minh chúng tôi sử dụng trong việc chữa trị cho bệnh nhân bên trái là 1 ống tiểu bị bệnh Chúng tôi dùng vật liệu sinh học ở giữa 6 tháng sau, ở bên phải bạn thấy ống tiểu được tái tạo này Hóa ra cơ thể con người có thể tái tạo nhưng chỉ trong 1 khoảng cách nhỏ Khoảng cách tối ưu cho tái tạo chỉ khoảng 1 cm Do dó, chúng ta có thể sử dụng vật liệu đó nhưng chỉ trong khoảng 1cm để nối liền các khoảng cách đó Vậy , con người có tái tạo nhưng trong khoảng cách giới hạn Sẽ phải làm gì đối với các cơ quan lớn hơn bị bệnh Sẽ phải làm gì khi các cấu trúc bị thương lớn hơn 1 cm Chúng ta có thể bắt đầu sử dụng các tế bào Chiến thuật ở đây là nếu bệnh nhân có 1 cơ quan bị thương hay bị bệnh bạn có thể lấy 1 mẩu rất nhỏ của mô từ cơ quan đó nhỏ hơn 1 nửa kích cỡ 1 con tem sau đó tách mô đó ra quan sát các thành phần cơ bản các tế bào riêng của bệnh nhân hãy lấy các tế bào đó ra trồng và phát triển các tế bào đó với số lượng lớn bên ngoài cơ thể sau đó sử dụng các vật liệu chống đỡ bằng mắt thường , chúng trông giống 1 mảnh áo choàng hoặc sơ mi, nhưng thực ra các vật liệu này khá phức tạp Chúng được thiết kế để tự phân hủy bên trong cơ thể Nó sẽ tự rã 1 vài tháng sau đó Nó hoạt động như 1 phương tiện vận chuyển tế bào Đưa tế bào vào bên trong cơ thể. Nó cho phép các tế bào tái tạo mô mới và 1 khi mô tái tạo, vật liệu chống đỡ sẽ biến mất Đso là cách chúng tôi áp dụng cho mẩu cơ này Đây là hình ảnh 1 mẩu cơ và quá trình chúng tôi làm việc với các cấu trúc để tạo ra cơ đó Chúng tôi lấy các tế bào, nuôi trồng chúng sau đó đặt vào vật liệu chống và đưa vật liệu chống đó trở lại cơ thể bệnh nhân Tuy nhiên, trước khi đặt giàn chống đó vào bệnh nhân chúng tôi phải thử nghiệm nó Chúng tôi muốn đảm bảo là đã đặt điều kiện cho cơ này, nhằm cho nó biết nó cần làm gì một khi được đặt vào cơ thể bệnh nhân Đó là những gì bạn đang thấy ở đây. Các bạn đang thấy lò phản ứng sinh học cơ này đang luyện tập cơ bắp qua lại Vâng, đó chính là các cấu trúc phẳng chúng ta thấy ở đây cơ bắp Vậy các cấu trúc khác thì sao? Đây là 1 mạch máu tái tạo Khá tương tự với cơ chế bên trên nhưng phức tạp hơn 1 chút Chúng tôi cũng dùng giàn đỡ về cơ bản, giàn đỡ có thể giống 1 mẩu giấy ở đây và sau đó chúng tôi có thể cuộn nó thành hình ống đó là cách chúng tôi tạo ra 1 mạch máu , phương pháp tương tư. 1 mạch máu bao gồm 2 loại tế bào khác nhau Chúng tôi lấy tế bào cơ, và quét hoặc phủ mặt ngoài bằng các tế bào cơ này khá giống với việc hấp bánh có nhiều lớp Đặt các tế bào cơ phía bên ngoài và mách máu chứa các tế bào ở bên trong Bây giờ giàn đỡ đã được cấy ghép hoàn thiện sau đó đặt vào 1 thiết bị lò Thiết bị này có các điều kiện giống cơ thể người 37 độ C 95% Oxi sau đó luyện tập cho nó như trên clip này Và bên phải ban thấy 1 động mạch vành được tái tạo động mạch này nối từ cổ tới não Hình chụp x-quang cho bạn thấy mạch máu chức năng rõ ràng những cấu trúc phức tạp hơn như mạch máu, ống tiểu các bạn vừa thấy thực sự rất , rất phức tạp và tinh vi bởi vì bao gồm 2 loại tế bào khác nhau Chúng hoạt động gần giống máng nước cho phép chất lỏng hoặc khí đi qua 1 cách đều đặn Chúng không phức tạp như các cơ quan rỗng Co quan rỗng có mức độ tinh vi cao hơn nhiều vì chúng hoạt động theo yêu cầu Bọng đái là 1 cơ quan như thế Vẫn phương pháp tương tự, chúng tôi lấy 1 mẩu bóng đái rất nhỏ nhỏ hơn kích cỡ 1 nửa con tem sau đó tách mô ra thành 2 thành phần tế bào riêng biệt tế bào cơ và tế bào chuyên môn chúng tôi nuôi trồng các tế bào này với 1 số lượng lớn bên ngoài cơ thể Phải mất 4 tuần để trồng các tế bào này từ cơ quan sau đó chúng tôi lấy 1 giàn đỡ tạo dáng giống 1 bóng đái phủ bên trong với các tế bào viền phủ bên ngoài với các tế bào cơ đặt nó vào thiết bị lò Tính từ thời gian lấy mẩu mô đó, sau 6 đến 8 tuần sau có thể đặt cơ quan đó trở lại cơ thể bệnh nhân Đây là hình ảnh giá đỡ Vật liệu được phủ với các tế bào khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho các bệnh nhân chúng tôi đã tạo các giá đỡ riêng biệt cho mỗi bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận các bệnh nhân 6 đến 8 tuần trước khi phẫu thuật để chụp x-quang sau đó chúng tôi tạo 1 giá đỡ riêng biệt theo kích cỡ của bệnh nhân kích cỡ khung xương chậu Giai đoạn 2 của cuộc thử nghiệm chúng tôi có các kích cỡ khác nhau , nhỏ , vừa, lớn và rất lớn ( Tiếng cười ) Đúng thế Và tôi chắc chắn mọi người ở đây đều muốn 1 cái cỡ rất lớn, phải ko nhỉ? ( Tiếng cười ) Bọng đái quả thật phức tạp hơn 1 chút so với các cấu trúc khác Nhưng có những cơ quan rỗng khác bổ sung sự phức tạp cho nó Đây là 1 van tim chúng tôi tạo ra với phương pháp tương tự Chúng tôi lấy giá đỡ, cấy ghép nó với các tế bào và như các bạn thấy ở đây, các lá van đang đóng mở chúng tôi luyện tập chúng trước khi tiến hành cấy ghép Vẫn như vây Và cơ quan đặc là phức tạp nhất tinh vi hơn rất nhiều vì chúng chứa rất nhiều tế bào trên 1 cm Tai là 1 cơ quan đặc đơn giản Bây giờ nó đang được cấy sụn Đây là thiết bị lò Sau khi được phủ sẽ được đặt ở đây Và sau vài tuần , chúng tôi có thể lấy giá đỡ sụn ra Đây là các ngón tay chúng tôi đang tái tạo Chúng được tạo lớp, mỗi lần 1 lớp đầu tiên là xương , chúng tôi lấp đầy các chỗ hổng với sụn sau đó bắt đầu thêm cơ lên trên Và bạn bắt đầu tạo lớp các cấu trúc đặc đó Lại 1 lần nữa, các bộ phận khá phức tạp nhưng tinh vi nhất trong các loại bộ phận đặc là các bộ phận chằng chịt mạch máu cần rất nhiều sự cung cấp máu qua các mạch các cơ quan như tim gan, thận Đây là 1 ví dụ- 1 vài kỹ thuật tái tạo các bộ phận đặc Đây là 1 trong các kỹ thuật đó. Chúng tôi sử dụng máy in thay vì dùng mực , chúng tôi dùng- như bạn vừa thấy chúng tôi dùng các tế bào Đây là 1 chiếc máy in để bàn bình thường nhưng nó in 1 quả tim 2 khoang mỗi lần 1 lớp Bạn thấy quả tim ra theo đường này. Mất khoảng 40' để in và từ 4 đến 6 tiếng sau các tế bào cơ co lại ( Vỗ tay) Công nghệ này được phát triển bởi Tao Ju , nghiên cứu tại viện chúng tôi Công nghệ này vẫn đag trong quá trình thí nghiệm chưa được áp dụng cho bệnh nhân 1 kỹ thuật khác nữa chúng tôi sử dụng là sử dụng các cơ quan không sinh sản tế bào Chúng tôi dùng các cơ quan hiến tặng các cơ quan bộ phận bỏ đi sau đó cùng các chất tẩy trung tính tách các tế bào ra khỏi cơ quan đó ví dụ trên bảng bên trái bên trên cùng, bạn thấy 1 lá gan Chúng tôi lấy lá gan hiến tặng và các chất tẩy trung tính tách các tế bào khỏi lá gan 2 tuần sau, về cơ bản chúng tôi có thể khôi phục cơ quan này trở lên giống 1 lá gan chúng tôi có thể giữ nó như 1 lá gan Vẻ bề ngoài giống 1 lá gan nhưng không có tế bào Tất cả những gì chúng tôi có là 1 bộ xương của lá gan làm từ collagen 1 vật liệu trong cơ thể người do đó không bị đào thải Chúng tôi có thể sử dụng nó cho bệnh nhân này tới bệnh nhân khác sau đó chúng tôi lấy cấu trúc mạch này chúng tôi có thể chứng minh khả năng lấy lại nguồn cung cấp máu như các bạn thấy , đây là hình chụp siêu âm Chúng tôi đang tiêm chất tương phản vào gan Bây giờ bạn có thể thấy nó bắt đầu . Chúng tôi đang tiêm chất tương phản vào gan vào lá gan không có tế bào Và bạn có thể thấy cây mạch máu vẫn nguyên vẹn sau đó chúng tôi lấy các tế bào , các tế bào mạch mạch máu, chúng tôi rắc lên cây mạch các tế bào của riêng bệnh nhân Chúng tôi rắc phần bên ngoài gan tế bào gan của bệnh nhân Và sau đó chúng tôi có thể tạo ra những lá gan đầy đủ chức năng Những gì bạn đang thấy vẫn trong quá trình thí nghiệm. Nhưng chúng tôi có thể tái tạo chức năng của cấu trúc gan trong phòng thí nghiệm Đối với thận như tôi đã nói với các bạn về bức tranh đầu tiên trong slide đầu tiên 90% bệnh nhân trong danh sách chờ cấy ghép đang đợi 1 quả thân , 90 % Vậy, 1 phương pháp khác nữa là tạo ra các màng chúng tôi xếp với nhau, giống đàn accordion Chúng tôi xếp các màng này lại với nhau. sử dụng các tế bào thận Và bạn có thể thấy các quả thận cỡ nhỏ chúng tôi tạo ra Chúng đang thực sự lọc nước tiểu 1 lần nữa , các cấu trúc nhỏ bé thử thách chúng ta làm sao để làm chúng to ra Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu vấn đề đó tại viện nghiên cứu Một điều tôi muốn khái quát lại cho các bạn là kỹ thuật chúng tôi đang hướng tới trong ngành y học tái tạo Nếu có thể chúng tôi thực sự muốn sử dụng vật liệu sinh học thông minh mà có thể dễ dàng bóc ra khỏi vỏ và tái tạo các cơ quan trong cơ thể Chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế về khoảng cách nhưng mục tiêu đặt ra là làm sao để tăng các khoảng cách đó Nếu ko thể sử dụng vật liệu sinh học thông minh chúng tôi có thể sử dụng tế bào của con người Tại sao vậy? Vì chúng sẽ ko bị đào thải Chúng tôi có thể lấy các tế bào từ bạn xây dựng các cấu trúc, mang nó trở lại cơ thể bạn mà ko bị đào thải Và nếu có thể , chúng tôi muốn sử dụng các tế bào từ cơ quan trong cơ thể bạn nếu bạn mắc bệnh ở cổ họng Chúng tôi sẽ lấy tế bào thừ cổ họng của bạn Nếu tuyến tụy của bạn bị bệnh chúng tôi cũng sẽ lấy tế bào từ đó Tại sao vậy? Vì đó là loại tế bào bạn cần 1 tế bào cổ họng biết nó là cái gì Chúng tôi ko cần dạy nó trở thành loại tế bào khác Do vậy, chúng tôi cần chính tế bào từ cơ quan đó và hôm nay, chúng tôi lấy tế bào từ cơ quan trong cơ thể bạn ngoại trừ 1 số trường hợp chúng tôi cần tế bào gốc cho tim , gan , dây thần kinh và tuyến tụy Và các trường hợp cần tế bào gốc nếu chúng tôi ko thể sử dụng tế bào gốc từ cơ thể bạn chúng tôi sẽ dùng các tế bào gốc hiến tặng Tốt nhất là các tế bào không bị đào thải và hình thành các rối loạn Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các tế bào gốc chúng tôi tạo ra cách đây 2 năm tế bào gốc từ nước ối và nhau thai, những cơ quan chứa các đặc tính đó Ở điểm này tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi vẫn còn những khó khăn lớn trước mắt Bài nói chuyện này , các bạn có thể thấy mọi thứ trông thật ổn và hiệu quả, Thực ra là không Các công nghệ trên đây không hề dễ dàng chút nào 1 số công trình bạn thấy ngày hôm nay do 700 nhà nghiên cứu thực hiện tại viện chúng tôi suốt 20 năm Do vậy, đây là những công nghệ rất khó khăn 1 khi có được công thức đúng, bạn có thể thực hiện nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để đến được đích cuối cùng Vì thế tôi luôn muốn chiếu đoạn hoạt hình này Nó miêu tả cách dừng lại giai đoạn nước rút Vfa bạn thấy ở đây là người lái xe và anh ta đi, ở hình trên cùng Anh ta đi qua điểm A, B, C,D,E,F cuối cùng anh ta dừng ở giai đoạn nước rút Đây là các nhà khoa học cơ bản Phía dưới là các nhà phẫu thuật ( Tiếng cười ) Tôi là 1 nhà phẫu thuật , do vậy không thấy nó hài hước lắm ( Tiếng cười ) Nhưng thực sự phương pháp A là hướng đi đúng Và ý tôi là bất cứ khi nào chúng tôi đưa 1 trong các công nghệ này vào thực tiễn Chúng tôi phải chắc chắn tuyệt đối chúng tôi đã làm mọi thứ có thể trong phòng thí nghiệm trước khi áp dụng cho bệnh nhân và khi đó chúng tôi muốn đảm bảo rằng mình đã tự hỏi 1 câu Anh đã sẵn sàng đặt nó vào chính người thân của anh, con cái ạnh người nhà của anh chưa? và sau đó chúng tôi mới tiến hành Vì mục đích chính của chúng tôi, tất nhiên và hàng đầu là không gây nguy hiểm sau đây các bạn sẽ xem 1 clip ngắn clip 5 giây của 1 bệnh nhân được cấy ghép 1 cơ quan Chúng tôi bắt đầu cấy ghép 1 số bộ phận cách đây hơn 14 năm Các bệnh nhân của chúng tôi đã có thể sống bình thường với các cơ quan các bộ phận tái tạo trong hơn 10 năm Sau đây là clip của 1 phụ nữ trẻ Cô bị tật cột sống, dị tật dây sống Cô không có 1 bóng đái bình thường. Đây là đoạn trích từ CNN Chúng tôi chỉ lấy 5 giây Đây là đoạn trích bác sĩ Sanjay Gupta của đài CNN có mặt Kaitlyn M: tôi rất hạnh phúc. Tôi đã luôn lo sợ rằng sẽ gặp tai nạn hoặc cái gì đó không ổn nhưng bây giờ tôi có thể đi lại đi chơi với bạn bè làm mọi thứ tôi muốn Anthony Atala: Các bạn thấy đấy, hứa hẹn của y học tái tạo đơn giản là 1 lời hứa Và rất đơn giản để cứu chữa các bệnh nhân Cảm ơn các bạn đã quan tâm ( Vỗ tay ) Thông tin địa lý có thể làm bạn khỏe mạnh được không? Năm 2001 tôi bị một chiếc xe lửa đâm phải. Chiếc xe lửa đó chính là bệnh tim của tôi. Tôi thấy mình nằm viện trong khu vực chăm sóc đặc biệt, hồi phục từ ca phẫu thuật cấp cứu. Tôi chợt nhận ra một điều: rằng tôi hoàn toàn ở trong bóng tối. Tôi bắt đầu hỏi mình, "Vâng, sao lại là tôi?" "Sao lại lúc này?" "Và ở đây?" "Chẳng phải bác sĩ đã cánh báo tôi rồi sao?" Nên, điều tôi muốn làm ở đây trong những phút ít ỏi là thực sự nói về công thức cho cuộc sống, và cho sức khỏe tốt. Di truyền, lối sống và môi trường. Những thứ đó hàm ẩn nguy cơ cho chúng ta, và nếu chúng ta kiểm soát những nguy cơ đó chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt, một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi hiểu được về di truyền và lối sống. Và bạn có biết tại sao tôi hiểu không? Vì thầy thuốc của tôi không ngừng hỏi tôi về chuyện này. Bạn có bao giờ phải điền vào những tờ đơn 8½ * 13 inch trong văn phòng bác sĩ? Ý tôi là, nếu may mắn thì bạn phải làm việc này nhiều hơn một lần, đúng không? (Cười) Làm đi làm lại. Họ hỏi bạn về lối sống và lịch sử gia đình, lịch sử bệnh lí, lịch sử phẫu thuật, lịch sử dị ứng, ... tôi còn thiếu lịch sử nào không? Nhưng một phần của sự cân bằng mà tôi không thực sự nhận ra. Và tôi không nghĩ là thầy thuốc có thể nhận ra phần này của sự cân bằng. Điều đó nghĩa là gì, môi trường của tôi? Vâng, nó có thể mang nhiều ý nghĩa. Cuộc sống này là của tôi. Đây là nơi tôi sống. Chúng ta đều có những thứ này. Khi tôi nói chuyện, hy vọng các bạn cũng nghĩ về việc bạn đã từng sống ở bao nhiêu nơi? Hãy nghĩ về điều đó, bạn biết đó, hãy nhìn lại cuộc đời bạn và nghĩ về điều này Và bạn nhận ra rằng bạn đã sống tại nhiều nơi. Khi nghỉ ngơi và khi làm việc. Nếu giống tôi, bạn sẽ ở trong máy bay, dành nhiều thời gian đi du lịch các nơi. nên, nó không thực sự đơn giản khi ai đó hỏi bạn, "Bạn sống ở đâu, làm việc ở đâu, và bạn dành toàn bộ thời gian tại nơi nào? Và bạn đưa mình vào những thử thách ở đâu mà có thể bạn còn không biết?" Khi tôi trả lời câu hỏi này cho bản thân, tôi lôn đưa đến kết luận rằng tôi dành 75% thơi gian của mình tương đối ở một số ít địa điểm. Và tôi không đi xa khỏi nơi đó vào phần lớn thời gian, dù tôi là người di chuyển các nơi rất nhiều. Bây giờ, tôi sẽ dẫn các bạn tham quan một chuyến nơi đây. Tôi bắt đầu ở Scranton Pennsylvania. Không biết từ miền đông bắc Pennsylvania có ai chào mừng tôi không. Nhưng là nơi tôi sống 19 năm đầu đời của mình với hai lá phổi tươi trẻ của mình. Bạn biết đấy, hít thở với nồng độ cao khí sulfur dioxide và cacbonic và khí metan, với nồng độ không bằng nhau - 19 năm như thế. Và nếu bạn ở đã ở vùng này, thì đây là hình ảnh của hàng đống chất thải nhiên liệu cháy âm ỉ. Nên, tôi quyết định rời nơi này. Và đi đến vùng Trung-tây Vâng, tôi đã dừng lại ở Louisville Kentucky. Tôi quyết định sống cạnh vùng gọi là Rubbertown. Họ sản xuất chất dẻo. Họ dùng một lượng lớn cloropren và benzen. Vâng, tối sống ở đó 25 năm, và lá phổi tuổi trung niên của tôi, đã hít thở những thứ như vậy nhiều rồi. Một ngày đẹp trời nhìn nó vẫn như vậy, nên bạn không thể nhận ra. Nó âm thầm mà nguy hiểm. Thật đấy. Rồi tôi quyết định mình phải thật sáng suốt, Tôi sẽ làm công việc này ở bờ Tây. Tôi chuyển đến Redlands California. Rất đẹp, và ở đó chị gái tôi, phổi đã già, như cách tôi gọi đấy, và chứa đầy hóa chất, cacbonic và hàm lượng cao ôzôn. Vâng? Gần như cao nhất cả nước. Đây là cảnh quan môt ngày đẹp trời. Nếu bạn từng ở đó, bạn sẽ biết tôi đang nói về cái gì. Vâng, có gì không ổn với bức hình này? Bức tranh có một lỗ trống lớn ở đây. Có một việc không bào giờ diễn ra trong văn phòng bác sĩ của tôi: Họ không bao giờ hỏi về lịch sử nơi chốn của tôi. Không vị bác sĩ nào, nếu tôi nhớ không lầm, hỏi tôi "Ông từng sống ở đâu?" Họ không hề hỏi tôi về chất lượng nước uống mà tôi uống hay thức ăn mà tôi bỏ bụng. Họ thực sự không làm chuyện đó. Thực sự là thiếu. Hãy nhìn vào những dữ liệu có sẵn. Dữ liệu này là từ toàn thế giới -- các nước đầu tư hàng tỉ đô la cho dự án nghiên cứu này. Bây giờ, tôi đã nói về các nơi tôi từng sống. Nếu tôi muốn bị đau tim thì nên đến những nơi này sống, đúng không? Vậy có bao nhiêu người ở trong vùng màu trắng? Bao nhiêu người trong khán phòng đã trải qua phần lờn thời gian cuộc đời ở những vùng màu trắng? Có ai không? Anh may mắn đấy. Bao nhiêu người sống ở các vùng màu đó? Ô, thật không may. Có hàng ngàn loại bản đồ như thế này được thể hiển hiện trong các bản đồ địa lí trên toàn hế giới Nó cho chúng ta thấy sẽ như thế nào khi cơ thể ta suy nhược. Nhưng không thông tin nào trên đó được thể hiện trong hồ sơ bệnh lí của tôi. Của bạn cũng vậy. Đây là bạn của tôi, Paul. Anh ấy là đồng nghiệp. Anh ta để cho điện thoại của mình ghi lại mỗi 2 giờ, 24/7 365 ngày trong năm, đã hai năm qua, tất cả những nơi anh ấy đi đến. Bạn thấy đó, anh ta đi một vài nơi trong nước Mỹ. Và đây là nơi anh ấy trải qua trong phần lớn cuộc đời. Nếu bạn xem xét thì sẽ thấy có một vài manh mối về các việc anh ấy thích làm. Ai có gợi ý nào không? Trượt tuyết. Đúng rồi. Nhìn gần vào đây, và ta có thể bất ngờ thấy nơi Paul đã thực sự trải qua gần cả cuộc đời. Tất cả những điểm đen đều thuộc về nững bản thống kê về độ thải chất độc hại được Cục bảo vệ môi trường giám sát. Bạn có biết dữ liệu này tồn tại không? Đồi với mỗi cộng đồng tại Mỹ, Bạn có thể có bản đồ đó được cá nhân hóa cho mình. Điện thoại di động của chúng ta có thể xây dựng một lịch sử nơi chốn. Đây là cách Paul đã làm với chiếc iPhone của mình. Đó có thể là kết quả của chúng ta. Đây là thứ mà bác sĩ sẽ có trước mặt họ khi chúng ta bước vào phòng khám thay vì tờ phiếu màu hồng nói rằng tôi đã trả tiền tại quầy.Đúng chứ? Đây là một sự đánh giá nhỏ của tôi. Ông ta nhìn vào đó và nói, "Ôi Bill, Tôi cho rằng anh không quyết định, chỉ vì anh ở ngay đây - California xinh đẹp, và trời ấm áp mỗi ngày rằng anh ra ngoài và chay bộ lúc 6 giời tối. Tôi cho rằng đó là một ý kiến tồi, Bill à, vì bản báo cáo này." Tôi có hai đơn thuốc dành cho anh. Vâng, một là, chúng ta phải dạy những thầy thuốc về giá trị của những thông tin về địa lí. Đó được gọi là địa-y học. Có khoảng nửa tá chương trình trên thế giới lúc này đây về chủ đề này. Chúng vẫn trong giai đoạn sơ khai. Những chương trình này cần được trợ giúp. Và chúng ta cần giáo dục tương lai chúng ta các bác sĩ của thế giới về sự quan trọng của một vài thông tin tôi chia sẻ với anh ngày hôm nay. Điều thứ hai chúng ta cần làm là trong khi chi hàng tỉ đô la trên khắp thế giới xây dựng các hồ sơ bệnh lí điện tử, chúng ta cần chắc chắn rằng lịch sử về nơi chốn cần được đưa vào hồ sơ đó. Điều này không những quan trọng đồi với các thầy thuốc; nó còn quan trọng đồi với các nhà nghiên cứu những người mà từ này sẽ có những đối tượng lớn để quan sát. Nhưng nó cũng có ích cho chúng ta. Tôi đã co thể đưa ra quyết định, nếu tôi có được thông tin này. rằng không đi đến thủ đô ôzôn của nước Mĩ, phải không? Tôi có thể đưa ra quyết định đó hay thương lượng với nhà tuyển dụng để quyết định để tốt cho cả tôi và công ty. Với ý nghĩ đó, tôi muốn nói điểu Jack Lord đã nói cách đây gần 10 năm. Hãy thử nhìn vào đó một lúc. Đó chính là kết luận mà quyển Atlas Y tế Dartmouth đưa ra, kèm theo rằng chúng ta có thề giải thích nhưng biến đổi về địa lí liên quan đến bệnh tật, và thực sự hệ thống y tế của chúng ta hoạt động thế nào. Đó chính là điều ông ta nói đến qua lời trích dẫn đó. Tôi phải nói rằng ông ta đã đúng một thập kỉ trở về trước. Vì vậy, tôi rất muốn thấy chúng ta bắt đầu tóm lầy cơ hội này để đưa vào hồ sơ bệnh lí. Tôi nói với các bạn rằng theo quan điểm riêng của tôi về sức khỏe, thông tin về địa lí luôn có giá trị. Và tôi tin rằng thông tin địa lí có thể làm cả bạn và tôi khỏe mạnh hơn. Cảm ơn (Vỗ tay) Trong đoạn phim: Một sự kiện được nhìn từ một góc độ tạo nên một ấn tượng. Khi nhìn sự việc từ góc độ khác, nó đem đến ấn tượng khác. Chỉ khi nhìn nhận toàn bộ sự việc, bạn mới có thể hiểu hết những gì đang xảy ra. Sasha Vucinic: Đoạn phim đó hay đúng không? Và tôi nhận ra trong suốt 29 giây đó, thể hiện rất nhiều về sức mạnh và tầm quan trọng của tự do báo chí hơn những gì tôi có thể nói trong một giờ. Vậy nên, tôi nghĩ thật tuyệt khi bắt đầu bài nói bằng đoạn phim đó. Và ta sẽ bắt đầu với một vài thống kê. Dựa vào những nghiên cứu liên quan, 83% dân số của hành tinh này sống trong những xã hội không có tự do báo chí. Hãy nghĩ về con số ấy: 83 phần trăm dân số trên hành tinh không thật sự biết những gì đang xảy ra với đất nước của mình. Những thông tin họ có đã được lọc lại bởi một ai đó người có thể làm méo mó thông tin, hoặc thêm thắt vào thông tin đó, làm cái gì đó với nó. Vậy nên họ bị thiếu hụt sự hiểu biết về sự thật. Số liệu đó chỉ để chúng ta hiểu tầm quan trọng và vĩ mô của vấn đề này. Bây giờ những ai trong các bạn đủ may mắn để sống trong những xã hội mà trong 17% còn lại, tôi nghĩ nên tận hưởng điều đó khi nó vẫn còn. Bạn biết đấy, sáng Chủ nhật, bạn lật tờ báo, uống ly cappuccino. Tận hưởng nó khi còn có thể. Vì như ta đã nghe hôm qua, các nước có thể mất đi ngôi sao trên lá cờ, nhưng họ cũng có thể mất luôn tự do báo chí, Vì tôi đoán người Mỹ trong chúng ta có thể nói cho chúng ta rõ hơn. Nhưng đó một chủ đề hoàn toàn khác và không liên quan. Vì vậy tôi có thể quay trở lại câu chuyện của tôi Câu chuyện tôi bắt đầu -- câu chuyện tôi muốn chia sẻ -- bắt đầu năm 1991 Vào lúc đó tôi điều hành tờ báo B52, tờ báo độc lập duy nhất, vì lý do đó truyền thông điện tử duy nhất, trong nước. Và tôi đoán rằng chúng ta đang chia sẻ -- chúng ta có một cuộc sống bình thường báo chí độc lập trong nước, vận hành trong một môi trường khốc liệt, nơi mà chính phủ rất muốn cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ. Và có nhiều cách khác. Vâng, như là: một chút đe dọa, một chút lời khuyên thân thiện, một chút khống chế tài chính, một chút kiểm soát thông tin, nên bạn luôn phải có người không bao giờ rời khỏi văn phòng Nhưng việc họ làm thực sự, rất mạnh mẽ, và đó là điều mà các chính phủ vào cuối năm 90 bắt đầu thi hành nếu họ không thích công ty truyền thông độc lập nào đó -- bạn biết đấy, họ đe dọa các nhà quảng cáo của bạn. Một khi họ đe dọa các nhà quảng cáo, các lực thị trường sẽ, bạn biết đấy, bị phá hủy, và các nhà quảng cáo sẽ không đến nữa -- dù cho việc này có ý nghĩa như thế nào đối với họ -- không muốn đến và quảng cáo nữa. Và bạn sẽ gặp rắc rối để cân bằng chi phí. Vào lúc đầu những năm 90, chúng tôi từng gặp rắc rối đó điều mà, bạn biết đấy, tồn tại về một phía, nhưng điều mà thật sự đau khổ đối với tôi là, nhớ đấy, đầu những năm 90, Yugoslavia đang sụp đổ. Chúng ta đang sống trong một quốc gia đang xuống dốc, trong sự xuống dốc chầm chậm. Và chúng ta thấy tất cả chuyện đó trên băng hình Chúng ta có khả năng hiểu chuyện gì đang xảy ra Thực sự chúng ta đang ghi lại lịch sử. Vấn đề là chúng ta phải ghi lại lịch sử ấy một lần nữa một tuần sau; vì nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta không có đủ băng để lưu giữ tất cả lịch sử ấy. Vì vậy nếu tôi đưa bạn bức tranh ấy, tôi không muốn đưa lâu như vậy. Trong hoàn cảnh đó một người đàn ông đến văn phòng của tôi vào lúc ấy. Vẫn là năm 1991. Anh ấy đang điều hành một tổ chức hệ thống truyền thông mà vẫn còn hoạt động, người đàn ông này vẫn còn kinh doanh. Và tôi đã biết gì về hệ thống truyền thông lúc bấy giờ? Tôi nghĩ là hệ thống truyền thông chính là các tổ chức, có nghĩa là họ nên giúp bạn. Vì vậy tôi chuẩn bị hai kế hoạch cho cuộc họp ấy, 2 kế hoạch chiến lược một nhỏ và một lớn. Trong kế hoạch nhỏ, tôi chỉ muốn anh ấy để giúp chúng tôi có được những cuốn băng ấy để chúng tôi có thể lưu trữ trong 50 năm tiếp theo Kế hoạch lớn là xin anh ấy cho vay 1,000,000 đô la. Vì tôi nghĩ, tôi vẫn nghĩ, những công ty truyền thông độc lập và nghiêm túc là vụ làm ăn lớn. Và tôi nghĩ B52 vẫn sống sót và trở thành một công ty lớn khi Milosevic ra đi, điều này trở thành sự thật. Bây giờ nó là công ty truyền thông lớn nhất nhì trong nước và tôi nghĩ điều duy nhất chúng ta cần lúc đó là khoản vay 1,000,000 đô la để chúng ta vượt qua khoảng thời gian khó khăn ấy. Tóm lại, người đàn ông bước vào văn phòng, trong bộ suit và cà vạt. Tôi cho ông ấy lời giải thích xuất sắc về tình trạng chính trị và giải thích sự khó khăn và cực khổ từ cuộc chiến sắp tới. Thực sự, tôi đánh giá thấp sự tàn nhẫn, tôi phải thừa nhận. Dù sao thì, sau lời giải thích đầy đủ, dài dòng và lớn lao ấy câu hỏi duy nhất của ông ấy cho tôi-- và đây là không phải là chuyện đùa -- là, có phải ta đang trả tiền bản quyền sau khi chúng ta phát sóng nhạc của Michael Jackson không? Đó là câu hỏi duy nhất mà ông ấy hỏi Ông ấy bỏ đi, và tôi nhớ tôi rất tức giận với chính mình vì tôi nghĩ ắt phải có một tổ chức trên thế giới sẽ cung cấp khoản vay cho các công ty truyền thông Điều đó quá rõ ràng và ngay trước mặt bạn, và chắc chắn ai đó đã nghĩ về việc này. Chắc chắn ai đó bắt đầu làm gì đó giống như thế. Và tôi nghĩ, tôi chỉ ngốc và không thể tìm thấy nó. Bạn biết đấy, tôi phản biện rằng, lúc đó không có Google; bạn không thể tìm thấy Google năm 91. Vì vậy tôi nghĩ nó là vấn đề của riêng tôi. Bây giờ chúng ta đi từ lúc ấy, vèo đến 1995. Tôi đã --- tôi rời khỏi đất nước, tôi có cuộc họp với George Soros, cố gắng lần thứ ba để thuyết phục ông ấy rằng Công ty ông ấy nên đầu tư vào thứ gì mà có thể vận hành như một ngân hàng truyền thông. Và cơ bản là những gì tôi nói rất đơn giản. Bạn biết đấy, quên từ thiện đi; không được đâu. hãy quên tờ rơi đi; 20,000 đô không giúp được ai đâu. Việc bạn cần làm là bạn nên xem các công ty truyền thông như kinh doanh Bất cứ nơi đâu cũng là kinh doanh. Kinh doanh truyền thông, hay những ngành khác, nó cần vốn, và những gì người này cần, thực sự, là tiếp cận nguồn vốn Vì vậy cuộc họp lần ba, tranh cãi diễn ra khá nhiều Vào cuối cuộc họp ông ấy nói, này, nó không thực hiện được đâu ; bạn sẽ mất hết tiền đấy; nhưng công ty của tôi sẽ đầu tư 500,000 đô để bạn thử chạy ý tưởng đó xem liệu nó có thành công không. Ông ấy nói, tôi cho bạn sợi dây để tự kết liễu. (cười) Tôi nhận ra 2 điều sau buổi họp. Thứ nhất, tôi không muốn treo cổ tự tử trong bất cứ tình huống nào. Và thứ hai, tôi không biết làm thế nào để thành công. Bạn thấy đấy, theo mức độ khái niệm, thì nó là một khái niệm hay. nhưng có khái niệm là một chuyện; nó hoàn toàn khác với việc biến nó thành hiện thực. và tôi không biết một tí gì để ý tưởng đó thành hiện thực. Sai ý tưởng; tôi đã nghĩ chúng tôi có thể làm 1 ngân hàng. Bạn thấy đó ngân hàng--tôi không biết có ai làm ngân hàng ở đây không; Tôi xin lỗi trước -- nhưng đó là công việc tốt nhất trên thế giới bạn biết đấy, bạn tìm thấy ai đó đáng kính và có nhiều tiền. Bạn cho họ nhiều tiền hơn; họ hoàn trả cho bạn sau một thời gian. Bạn thu lãi và chẳng làm gì cả. Nên tôi nghĩ, tại sao chúng ta làm lĩnh vực này? (cười) Và chúng tôi có vị khách hàng đầu tiên, tuyệt vời. Tờ báo độc lập đầu tiên ở Slovakia. Chính phủ từ chối họ trong việc cung cấp thiết bị in ấn ở Bratislava. Và đây là tờ nhật báo buộc phải in cách thủ đô tận 400 km Đó là tờ nhật báo với hạn chót là 4 p.m Điều đó có nghĩa là không có thể thao; không tin mới nhất; và sự lưu thông đi xuống. Đó là một cách ngụy tạo tốt đẹp để bóp chết một tờ báo bằng kinh tế. Họ đến với chúng tôi xin vay nợ. Họ muốn vậy-- cách duy nhất họ sống sót là xây một nhà máy in. Và chúng tôi nói, được; hãy gặp nhau đi; bạn đem đến kế hoạch kinh doanh của bạn, và họ đem đến. chúng tôi bắt đầu cuộc họp. Tôi có 2 mảnh giấy, không giống thế này, cỡ A4 nên nó lớn hơn nhiều. Có nhiều số trên đó. Rất nhiều số. Nhưng bạn đặt nó thế nào đi nữa, bạn biết đấy, các con số không có nghĩa gì cả. Và đó là cách tốt nhất họ có thể làm. Chúng tôi là nơi tốt nhất họ có thể đến Nên đó là cách chúng tôi hiểu phương thức ấy là gì. Không phải ngân hàng. Mà chúng tôi phải thực sự đầu tư vào các công ty và thu lại lợi nhuận bằng cách sửa chữa chúng-- bằng cách thiết lập hệ thống quản lý, bằng việc cung cấp tất cả thông tin, cách điều hành công ty mặt khác -- khi họ biết điều hành rồi, biết cách tạo ra nội dung Nhanh chóng kết quả là. Hơn 10 năm nay, 40 triệu đô hỗ trợ tài chính hợp lý, lãi suất trung bình 5-6%. Gần đây chúng tôi liều lĩnh, thỉnh thoảng lãi suất tăng lên 7%. Chúng tôi làm vậy trên 17 quốc gia đang phát triển. Và đây là con số ấn tượng nhất. Lãi thu về -- con số mà Soros rất lo lắng -- 97% 97% của tất cả khoản lãi cần phải trả đều trả cho chúng tôi đúng hạn. Chúng ta hỗ trợ cái gì? Chúng tôi hỗ trợ bất cứ gì mà công ty truyền thông cần, từ in ấn đến vận chuyển. Điều quan trọng nhất là chúng tôi làm nó dưới bất kì hình thức nợ, tài sản cố định, tiền thuê -- bất cái gì phù hợp, bạn biết đấy, hỗ trợ ai đó. nhưng cái quan trọng nhất ở đây là, chúng ta hỗ trợ ai? Chúng tôi tin rằng trong 10 năm nay các công ty mà chúng tôi hỗ trợ là những công ty truyền thông tốt nhất trong các nước đang phát triển. Đó là danh sách "Ai là ai". Và tôi có thể dành hàng giờ để nói về họ, vì họ là anh hùng mọi thể loại. Và tôi có thể, nhưng tôi chỉ ra cho bạn, có lẽ một, và nếu kịp giờ, tôi có thể cho bạn 2 ví dụ về đối tác mà chúng tôi làm việc. Bạn thấy đấy chúng tôi bắt đầu làm từ Đông và Trung Âu, và đến Nga. Khoản nợ đầu tiên ở Nga là Chelyabinsk. Tôi cá là một nửa các bạn chưa bao giờ nghe về nơi đó. Ở phía nam nước Nga có một đàn ông tên là Boris Nikolayevich Kirshin, đang điều hành một tờ báo độc lập ở đấy. Thành phố đóng cửa mãi đến đầu những năm 90 vì, tất cả, họ sản xuất kính cho máy bay Tupolev Dù sao thì, anh ấy đang điều hành một tờ báo độc lập ở đó. Sau 2 năm làm việc với chúng tôi, anh ấy trở thành tờ báo có tiếng nhất trong nơi nhỏ bé đó. Vào một ngày thống đốc đến thăm anh ấy, thật ra mời anh ấy đến văn phòng. Anh ấy đến và gặp thống đốc. Thống đốc nói rằng, Boris Nikolayevich, tôi biết anh làm rất tốt và anh là tờ báo có tiếng nhất trong quận chúng ta. Và tôi muốn đưa ra một đề nghị. Anh có thể cho tôi tờ báo của anh trong 9 tháng tới không, vì tôi ứng tuyển bầu cử -- có các cuộc bầu cử trong 9 tháng tới. tôi sẽ không điều hành, nhưng nó rất quan trọng đối với tôi nó sẽ giúp tôi thành công. Vì vậy cho tôi tờ báo trong 9 tháng. tôi sẽ báo đáp cho anh. Tôi không quan tâm về lĩnh vực truyền thông. Giá của việc đó là bao nhiêu? Boris Nikolayevich nói, "nó không có bán." Thống đốc nói, "chúng tôi sẽ đóng cửa tờ báo" Boris Nikolayevich nói, "Không, các anh không thể làm vậy." Sáu tháng sau, tờ báo bị đóng cửa May mắn thay, chúng tôi có đủ thời gian để giúp Boris Nikolayevich mang tất cả tài sản ra khỏi công ty và đem anh ấy đến một công ty mới, lên tất cả danh sách khách hàng, thuê lại nhân viên Vì vậy những gì thống đốc lấy là vỏ bọc trống rỗng. Nhưng đó là những gì xảy ra nếu bạn kinh doanh truyền thông độc lập, và nếu bạn là ngân hàng cho truyền thông độc lập. Thì đó là một câu chuyện tuyệt vời. Một thời gian sau chúng tôi mở một trung tâm quản lý truyền thông Chúng tôi bắt đầu phòng thí nghiệm, nghe có vẻ một câu chuyện hay. nhưng ở góc nhìn thứ hai của vấn đề. Góc nhìn thứ hai, như trong đoạn clip này. Nếu bạn chụp từ trên xuống, bạn bắt đầu nghĩ về các con số một lần nữa. 40 triệu đô hơn 10 năm trên hơn 17 quốc gia. Nó không có nhiều quá, đúng không? Nó chỉ là giọt nước trong đại dương. Vì khi bạn nghĩ về tầm quan trọng, một vài vấn đề chúng ta bàn về tối qua -- phần cuối cùng về châu Phi và giả thuyết 50 tỷ đô rót vào châu Phi Tất cả, không phải, một nửa vấn đề đề cập tối qua -- Độ tin cậy của chính phủ, tham nhũng, bạn chống lại tham nhũng như thế nào, nói thay cho những người đang cầu cứu, người nghèo -- đó là lý do tại sao truyền thông độc lập hoạt động. và tại sao nó ra đời. Vì vậy từ viễn cảnh đó, những gì chúng tôi làm thì chỉ là một giọt nước trong đại dương mà chúng ta cần tìm hiểu. Bây giờ chúng tôi chỉ là một câu chuyện. Tôi chắc rằng trong căn phòng này có, 15 câu chuyện tuyệt vời khác về những việc làm phi lợi nhuận. Đây chính là gốc rễ của vấn đề, và tôi sẽ giải thích rõ nhất có thể về vấn đề này là gì. Và đó là gây quỹ. Tưởng tượng xem 1/3 người trong phòng này là những người đại diện cho các tổ chức khác nhau, Tưởng tượng xem 2/3 ở đây đang điều hành các tổ chức xuất sắc, làm những công việc quan trọng. Bây giờ tưởng tượng cứ một trong hai người ở đây điếc, không nghe được, và tắt đèn đi. Và bây giờ thật khó khăn để kết nối những người bên đây phòng với những người bên kia phòng. Vì vậy chúng tôi nghĩ chúng ta cần một vài ý tưởng lớn để cải cách, suy nghĩ lại toàn bộ cách gây quỹ. Bạn biết đấy, thay vì người ta chạy trong bóng tối, cố gắng tìm đối tác, những người sẵn sàng, những người có cùng mục tiêu. Thay vì tất cả điều đó. chúng tôi nghĩ ta cần -- phải phát minh một cái gì mới. Và chúng tôi nảy ra ý tưởng phát hành trái phiếu, Trái phiếu báo chí tự do. Nếu có những nhà đầu tư sẵn sàng hỗ trợ thâm hụt chính sách chính phủ Mỹ, Tại sao chúng ta không tìm nhà đầu tư sẵn sàng hỗ trợ thâm hụt ngành báo chí tự do? Chúng tôi quyết định mùa thu này; chúng tôi sẽ phát hành chúng, có thể theo mệnh giá 1,000 đô la Mỹ. Tôi không muốn quảng bá chúng quá nhiều; đó không phải là vấn đề. Nhưng vấn đề là, nếu chúng tôi sống sót để phát hành chúng, tìm thấy đủ nhà đầu tư cũng là một thành công, Không có gì ngăn cản tổ chức tiếp theo bắt đầu phát hành trái phiếu vào mùa xuân tới. Và đó có thể là trái phiếu môi trường. Và 2 tuần sau đó, Iqbal Quadir có thể phát hành trái phiếu điện lực ở Bangladesh. Và trước khi bạn biết , bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng có thể được hỗ trợ theo cách này. Bây giờ chúng ta mơ giữa ban ngày trong 11 phút 30 giây và 55 giây còn lại. Nhưng hãy phát triển ý tưởng này xa hơn. Bạn hãy làm nó, bạn biết đấy, các khái niệm rất, rất, giống với tư tưởng người Mỹ. Nhưng bạn cũng có thể đem nó đến các nước châu Âu. Bạn có thể đem đến châu Á. Bạn có thể, một khi bạn có những ý kiến khác nhau đó bạn sẽ khiến nó dễ dàng cho việc đầu tư. Hãy gom tất cả trái phiếu đó lại một chỗ và họ chỉ ngồi và nhấp. Một khi bạn có hơn 10 người bạn phải phát triển thêm một vài thứ như ma trận Nhà đầu tư được cái gì? Một mặt tài chính, một mặt xã hội. Để mà đem ý tưởng về một kiểu cơ quan đánh giá, Kiểu như hãng Morningstar. Nó là, bạn biết đấy, ảnh hưởng xã hội đây rất lớn, 5 sao. Tài chính, họ cho bạn 1%, chỉ 1 sao. Bây giờ đến đến bước cuối cùng. Khi mà bạn tập hợp hết tất cả, thì không có lý do gì mà bạn không thể thực sự có một thị trường cho tất cả, nơi mà bạn không thể phát hành trái phiếu khá nhanh. Và theo cách đó bạn sắp xếp tài chính để mà không có chỗ tối, không có người mù nào chạy khắp nơi để tìm nhau. Cám ơn. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về kiến trúc. Ý tôi là đã đến lúc kiến trúc phải đóng góp chút gì đó, không chỉ ở mặt biểu trưng. Đây là mũ bảo hiểm xây dựng tôi nhận từ 2 năm trước trong bước đột phá của dự án lớn nhất. mà tôi, và công ty từng tham gia. Tôi phấn khởi tham gia và là người duy nhất đứng trên sân khấu với chiếc mũ bảo hiểm ánh bạc. Tôi từng nghĩ nó đại diện cho tầm quan trọng của kiến trúc. Tâm trạng phấn khởi đó theo tôi về tận nhà, ném chiếc mũ bảo hiểm lên giường, nằm xuống giường, tôi chợt phát hiện bên trong có một tờ ghi chú. (Cười) Tôi nghĩ đây chính là một ẩn dụ tuyệt vời về hiện trạng kiến trúc và kiến trúc sư. Chúng ta đều chỉ vì mục đích trang trí. (Cười) Chúng ta phải đổ lỗi cho ai đây? Chúng ta chỉ có thể tự trách chính mình. Hơn 50 năm qua, ngành thiết kế và công nghiệp xây dựng ngày càng phức tạp và ngày càng nhiều tranh chấp. Và chúng ta, kiến trúc sư, đều nhút nhát. Cho nên, khi chúng ta đối mặt với nguy cơ, chúng ta có xu hướng ngày càng lùi bước, và không may là, nơi nào có nguy cơ, đoán xem, nơi đó có: quyền lực. Nên cuối cùng chúng ta bị dồn vào một vị thế bị cách li hoàn toàn, ở tận đây. Chúng ta, những kẻ nhát gan sẽ làm gì? nhưng chúng ta là những kẻ nhát gan thông minh. Chúng ta định nghĩa lại vị thế bị cách li là vị trí kiến trúc. Chúng ta thông báo, "Nè, ngành kiến trúc ở đây nè, nói theo ngôn ngữ tự trị chúng ta sẽ kiểm soát cách tiến hành." Và rồi chúng ta sắp làm một việc thật sự tồi tệ đối với ngành này. Chúng ta tạo ra một sự cách biệt giả tạo giữa việc thiết lập và thực hiện, giá như thiết lập mà không cần thực hiện, và giá như bạn có thể thực sự tiến hành mà không cần biết cách thiết lập ra sao. Bây giờ lại phát sinh vấn đề khác. Lúc chúng ta bắt đầu thuyết phục thế giới kiến trúc được thiết lập bởi những phác thảo tuyệt tác của từng cá nhân. Và nỗ lực phi thường để biến những phác thảo này trong biết bao năm qua không chỉ là thứ bị chế nhạo, mà chúng ta còn xóa bỏ nó như là thi hành án tử. Tôi muốn tranh luận thật vô lí khi cho rằng 30 phút giao hợp là hoạt động sáng tạo, và 9 tháng thai nghén, và, lạy trời đừng đến nỗi vậy, 24 tiếng lao động trẻ em chỉ đơn thuần là thi công. Chúng ta, những kiến trúc sư, cần làm gì? cần kết nối lại sự thiết lập và thi công. Và chúng ta cần bắt đầu làm chủ lại quy trình như lúc trước thay vì thiết lập đối tượng. Nếu làm vậy, tôi tin chúng ta có thể quay lại 50 năm trước và bắt đầu đem công ty trung gian, kĩ thuật xã hội đưa vào kiến trúc. Giờ có nhiều việc kiến trúc sư cần học, như quản lí hợp đồng, học cách viết hợp đồng, nắm rõ quá trình thu mua, hiểu giá trị thời gian của tiền bạc và cách lập dự toán. Nhưng tôi không nói chuyện này mà đề cập lúc bắt đầu tiến hành, thông qua 3 bước mô phạm. Bước đầu tiên: thiết lập vị thế cốt lõi đối với khách hàng. Kiến trúc sư phát ngôn như thế nghe thật sốc. Bước thứ 2: ra quyết định rõ ràng Cùng khách hàng đưa quyết định cuối cùng. Thời điểm mà bạn, là một kiến trúc sư, cùng với khách hàng, bắt đầu thêm vào ý nghĩa của tầm nhìn và môi giới. Nhưng chúng phải được tiến hành cùng nhau. Chỉ sau khi làm xong chuyện này bạn mới làm bước tiếp theo: bắt đầu đề đạt những sự kiện liên quan kiến trúc để thể hiện những vị trí đó. Cả người chủ và kiến trúc sư được khuyến khích phê bình sự kiện đó dựa vào vị trí mà bạn nắm giữ. Tôi tin một điều tuyệt vời sẽ xảy ra nếu bạn làm như vậy. Tôi gọi đó là việc thả lỏng kiểm soát một cách có năng suất Bạn không biết kết quả cuối cùng là gì. Nhưng tôi xin hứa, với năng lực của não bộ và niềm đam mê cùng sự tận tâm, bạn sẽ đạt được thành phẩm vượt xa sự thỏa thuận, và là điều mà bạn không thể hình dung ra ngay từ đầu hoặc tự sáng tạo ra được. Giờ tôi sẽ đề cập tới những vấn đề liên quan những phác thảo ngớ ngẩn. Đây là phương thức làm việc của chúng ta ngày nay. Chúng ta đẩy người Spartan cao 120 feet, hay nói cách khác, tầm nhìn của ta, đến cổng thành Troy của khách hàng. Vậy mà chúng ta không hiểu lí do họ không cho chúng ta vào. Phải không? À, thế thì tại sao ta không đẩy đến cổng thứ họ muốn? Đây là một ẩn dụ khá là nguy hiểm, vì dĩ nhiên chúng ta đều biết bên trong ngựa thành Troy là nhóm người cầm giáo. Ta có thể đổi ẩn dụ. Gọi ngựa thành Troy là chiếc tàu giúp bạn băng qua cổng thành, vượt qua những hạn chế của một công trình. Lúc đó, bạn và khách hàng của mình có thể bắt đầu cân nhắc về thứ mà bạn định đặt trong tàu, đại lý, tầm nhìn. Và nếu bạn làm vậy, bạn nên thực hiện một cách đầy trách nhiệm, Tôi tin thay vì cung cấp lính Spartan, bạn có thể bố trí các cô gái. Nếu tôi tóm tắt tất cả trong bản thảo đơn giản thì sẽ như vậy. Nếu chúng ta giỏi ngành của mình có phải chúng ta nên hiểu được sự kiện liên quan kiến trúc suôn sẻ lướt qua sự hạn chế của công trình và khách hàng? Với suy nghĩ đó, tôi định trình bày dự án rất gần gũi với mọi người tại đây - tuy không gần gũi, nhưng chắc quen thuộc với nhiều người ở đây. Và đó là dự án sắp đi vào hoạt động vào tuần tới, ngôi nhà mới của trung tâm nhà hát kịch Dallas, nhà hát kịch Dee và Charles Wyly. Tôi sẽ trình bày theo thuật ngữ tương tự: vấn đề, vị thế và sự kiện liên quan kiến trúc. Bây giờ, vấn đề đầu tiên chúng ta đối mặt đó là nhà hát kịch Dallas nổi tiếng vượt ngoài trí tưởng tượng của bạn nó chỉ là kẻ đứng ngoài "chế độ tam hùng" của New York, Chicago và Seattle. Điều này liên quan tham vọng của lãnh đạo. Nhưng nó cũng liên quan tới một điều gì đó khá khác thường, và đó là: tòa nhà nhỏ xấu xí này, nơi họ biểu diến. Tại sao tòa nhà nhỏ xấu xí này lại quan trọng với danh tiếng và sự đổi mới của họ? Vì họ có thể làm bất cứ chuyện gì họ muốn đối với tòa nhà này. Khi bạn ở Broadway, bạn không thể làm đổ phần sân khấu trước. Tòa nhà này, khi nhà chỉ đạo nghệ thuật muốn làm vở "Vườn cherry" và muốn mọi người bước ra khỏi sân khấu, họ đem máy xúc gào ngược, và họ chỉ đơn giản đào cái hố. À, thật thú vị. Bạn bắt đầu có được giám đốc nghệ thuật giỏi nhất, nhà thiết kế phong cảnh, nghệ sĩ khắp nước đến đây biểu diễn bạn không thể làm ở nơi khác ngoài nơi đây. Vì vậy, vị trí đầu tiên chúng tôi nhận là, "Nè, tòa nhà mới mà kiến trúc sư bọn tôi xây ít nhất phải đem lại sự tự do tương tự như của tòa nhà cũ kĩ đổ nát trước đó." Vấn đề thứ hai là sắc thái của vấn đề thứ nhất. Và đó là công ti và tòa nhà đa dạng hình thức. Có nghĩa là chúng có thể dùng để biểu diễn, cũng như chúng có cố gắng trở thành trung gian trước sân khấu, cột chống, sàn phẳng, sân khấu, xà ngang, bạn có thể kể thêm. Tất cả những gì họ cần là lao động. Thật ra có chuyện xảy ra với các tổ chức trên khắp thế giới. Bắt đầu khó khăn trong việc nâng cao chi phí hoạt động, ngân sách hoạt động. Vì vậy, họ ngừng tuyển lao động rẻ mạt. Và thật ra họ phải ổn định tổ chức đi vào cái gọi là nhà thi đấu chất lượng kém. Vị trí thứ hai chúng ta có chính là sự tự do chúng ta đem lại, khả năng di chuyển giữa các hiện trạng sân khấu, nên được tiến hành mà không cần dựa vào chi phí hoạt động. Được không? Có thể chấp nhận được. Hiện tượng kiến trúc nói thẳng ra chỉ là điều ngớ ngẩn. Lấy hết những thứ ở phía trước và phía sau ngôi nhà và đặt lại vị trí ở phía trên và phía dưới ngôi nhà. Lúc đầu bạn nghĩ, "Thật điên rồ, bạn có thể nhận được gì đây?" Chúng ta tạo ra cái chúng ta muốn gọi là superfly. (Cười) Bây giờ, superfly, ý nghĩa là bạn nhận tự do vốn có với sức mạnh siêu cấp, và bạn làm mờ đi sức mạnh siêu cấp và khán phòng. Đột nhiên giám đốc nghệ thuật có thể di chuyển giữa sân khấu khác nhau và hiện trạng khán giả. Và vì thanh chắn có khả năng nhận những yếu tố tinh mới, tự nhiên phần còn lại của môi trường có thể là tạm thời. Bạn có thể khoan, cắt, đóng đinh, bắt vít sơn và thay thế, với chi phí tối thiểu. Có thuận lợi thứ ba là bằng cách di chuyển nhưng không như mong đợi. Và đó chính là giải phóng đường bao ngoài của hội trường theo cách lạ nhất. Và điều đó tạo cho giám đốc nghệ thuật khả năng xác định việc loại bỏ sự hoài nghi. Tòa nhà tạo tự do cho giám đốc nghệ thuật để nhận thức hầu hết các loại hình hoạt động ẩn dưới đối tượng trôi nổi này. Nhưng cũng thách thức quan điểm về việc loại bỏ sự hoài nghi. như hoạt động lần cuối của Macbeth, nếu anh ta hoặc cô ta muốn bạn liên kết truyện ngụ ngôn bạn thấy cùng Dallas, với cuộc sống thật của bạn, anh ta hoặc cô ta cũng có thể làm như vậy. Để làm được, chúng ta và nhiều khách hàng phải làm chuyện gì đó đáng chú ý. Thật ra, chính những khách hàng là người phải làm chuyện này. Họ phải đưa ra quyết định, dựa vào vị trí chúng ta dùng đến để xác định lại ngân sách từ 2/3 tiền vốn từ ngành kiến trúc và 1/3 cơ sở hạ tầng, để đảo ngược hoàn toàn, 2/3 cơ sở hạ tầng và 1/3 tiền vốn từ ngành kiến trúc. Có nhiều điều để khách hàng chấp nhận trước khi bạn thật sự thấy được kết quả của khái niệm này. Nhưng căn cứ vào những vị trí, họ đưa bước nhảy vọt giáo dục về lòng tin để thực hiện. Và chúng ta tạo ra cái chúng ta gọi là chiếc máy hát một cách hiệu quả. Hiện nay, chiếc máy hát đó có khả năng di chuyển giữa toàn bộ các cấu hình tại nút đẩy và vài người dọn dẹp hậu trường trong thời gian ngắn. Nhưng nó cũng có tiềm năng không chỉ cung cấp đa dạng còn đem lại nhiều chuỗi xử lí. Có nghĩa là: giám đốc nghệ thuật không cần thiết phải đi dọc hành lang. Chúng ta học được khi tham quan các nhà hát là họ ghét kiến trúc sư như chúng ta, vì họ nói điều đầu tiên họ phải làm, 5 phút đầu tiên của chương trình bất kì, chính là họ phải đưa kiến trúc ra khỏi tâm trí của khách hàng. Giờ có nhiều tiềm năng trong tòa nhà này cho phép giám đốc nghệ thuật thật sự chuyển vào trong tòa nhà mà không dùng kiến trúc của chúng ta. Sự thật là, có tòa nhà, có cái mà chúng ta gọi là đồ họa. Bạn sẽ đi dọc hành lang, đi ngang hành lang với mũi khoan đung đưa dù bạn có thích chúng hay không, đi lên cầu thang hướng bạn đến khán phòng. Nhưng cũng có tiềm năng cho phép mọi người di chuyển từ bên ngoài, trong trường hợp đề xuất một loại cổng ra vào kiểu Wagnerian, vào bên trong khán phòng. Và đây là kết quả của hiện thực. Có 2 cánh cửa lớn xoay quanh trục cho phép mọi người di chuyển ngay từ bên ngoài, vào trong hoặc từ bên trong, ra bên ngoài, những người biểu diễn hay khán giả tương tự. Hãy hình dung diễn biến. Tôi phải nói thật đây không phải chuyện về một tòa nhà vì mất thời gian rất dài. Nhưng hãy hình dung sự tự do nếu bạn có thể nhìn xa hơn, thật ra bạn có thể xem xét lối vào kiểu Wagnerian, cảnh đầu tiên ở cột nước, thời gian tạm nghỉ ở Hi Lạp, cảnh thứ 2 ở đấu trường, và bạn có thể rời khỏi hành lang cùng mũi khoan đung đưa. Tôi muốn nói, việc trình diễn kiến trúc. Đó là nắm bàn tay của kiến trúc sư thật sự di chuyển bàn tay của kiến trúc sư nhờ vào bàn tay của giám đốc nghệ thuật. Tôi sẽ trình bày 3 cơ cấu cơ bản. Đây là cơ cấu sàn phẳng. Bạn nhận ra không có phía trước sân khấu, nhiều ban công đã được nâng lên, không có chỗ ngồi, sàn khán phòng thì bằng phẳng. Cơ cấu thứ nhất rất dễ hiểu. Nhiều ban công bị sụp, bạn thấy dàn nhạc bắt đầu hơi nghiêng về phía trước ở phía cuối sân khấu, và những chỗ ngồi có sẵn. Cơ cấu thứ 3 có chút hơi khó hiểu hơn. Bạn thấy đó, có nhiều ban công thật sự phải di chuyển ra khỏi đây. để đưa một lực đẩy vào trong không gian. Và có nhiều chỗ ngồi thật sự cần thay đổi phương hướng, và thay đổi độ nghiêng, cho phép chuyện đó xảy ra. Tôi sẽ làm lại điều này để bạn thấy. Tại đây bạn thấy nó nằm bên trong ban công phía trước sân khấu. Và điều này nằm trong cơ cấu thúc đẩy. Để làm được điều đó, lần nữa, chúng ta cần khách hàng chấp nhận rủi ro giáo dục, Họ nói với chúng tôi một điều quan trọng: "Bạn sẽ không làm phép thử beta." Nghĩa là, không có gì chúng ta có thể làm chúng ta có thể là tiên phong làm việc này. Họ đồng ý cho chúng ta áp dụng công nghệ từ những lĩnh vực khác đã có cơ chế an toàn cho tòa nhà này, Và giải pháp liên quan những chiếc ban công là để dùng cái mà chúng ta biết như việc nâng bảng ghi điểm. Bây giờ, nếu bạn định lấy bảng ghi điểm và bỏ nó trên đất và trong rượu whiskey, điều đó sẽ tệ lắm. Nếu bạn không thể lấy bảng ghi điểm ra khỏi đấu trường và có thể làm cho Ice Capades vào đêm kế, điều đó cũng có lẽ sẽ tệ lắm. Và công nghệ này đã có những cơ chế an toàn và cho phép nhà hát và khách hàng thật sự làm được chuyện này với sự tự tin là họ sẽ có thể thay đổi những cấu hình bất cứ lúc nào. Công nghệ thứ hai mà chúng ta đã áp dụng là dùng những thứ có thật mà bạn biết từ phía sân khấu trong nhà hát opera. Trường hợp này, hiện giờ là chúng ta đang lấy sàn của dàn nhạc, nâng nó lên, xoay vòng, thay đổi độ nghiêng, đưa nó trở lại sàn phẳng, đổi độ nghiêng lần nữa. Thực tế, bạn có thể bắt đầu xác định độ nghiêng và góc nhìn của nhiều người trong lúc ngồi xem dàn nhạc. Tại đây bạn thấy ghế bị xoay vòng từ phía trước hay cuối sân khấu để đẩy mạnh cấu hình. Cũng tại phía trước sân khấu. Đây là tòa nhà đầu tiên trên thế giới mà phía trước sân khấu có thể hoàn toàn bay ra khỏi không gian. Bạn nhìn thấy nhiều bộ cản âm cũng như cơ cấu bay và lối đi qua khán phòng. Và cuối cùng, trên cùng của tòa tháp bay, khung cảnh thiết lập cho phép sự biến đổi diễn ra. Như tôi đã nói, tất cả điều đó là nhắm phục vụ việc tạo ra một cơ chế linh hoạt có thể chấp nhận được. Nhưng chúng ta có lợi ích khác, và đó là khả năng của chu vi khi bất chợt kết hợp Dallas ở bên ngoài. Bạn thấy tòa nhà trong tình trạng hiện nay cùng những tấm màn khép lại. Đây là nghệ thuật vẽ tranh thật. Thật ra, cái này không phải tấm màn. Những tấm màn nhựa được kết hợp cùng những cửa sổ, một lần nữa cơ chế an toàn có thể được tăng cao để bạn có thể hoàn toàn sáng tỏ, nếu bạn đã chọn, sự phối hợp của nhà hát đứng phía sau, diễn tập... Nhưng bạn cũng có khả năng cho phép khán giả xem Dallas, trình diễn sau tấm màn sân khấu trong phần trình diễn của bạn. Bây giờ, nếu tôi đưa bạn đến - đây là bản thảo ý tưởng - đưa bạn đến loại hỗn hợp của nhiều thứ trộn lẫn nhau. Bạn sẽ có một ấn tượng sâu sắc tương tự. Bạn sẽ được phép mang những đồ vật hoặc người biểu diễn vào trong phòng biểu diễn. "Aida", chú voi, bạn có thể đem theo. Bạn sẽ có thể trình diễn từ khán phòng đến Dallas hoặc ngược lại, từ Dallas đến khán phòng. Bạn sẽ có thể mở nhiều phần để thay đổi qui trình, cho phép nhiều người ra vào lúc tạm nghỉ, hay đi vào lúc bắt đầu hoặc lúc kết thúc của một buổi diễn. Như đã nói, tất cả ban công có thể di dời, nhưng cũng có thể biến mất hoàn toàn. Phía trước sân khấu có thể bay lượn. Bạn có thể mang những đồ vật to lớn vào trong phòng. Nhưng thuyết phục nhất là khi chúng ta phải đối mặt với ý tưởng của chi phí thay đổi từ kiến trúc sang cơ sở hạ tầng, là điều được trình bày. Và đây không phải tính uốn nắn của toàn nhà thật sự được xây, nhưng ít ra cũng đề xuất được ý tưởng nào đó. Tòa nhà này có khả năng, nói ngắn gọn là, quay lại tổ chức tầng phẳng mà họ có thể tạm thuê nó. Nếu có ai làm ở hãng hàng không của Mĩ, làm ơn cân nhắc lại việc tổ chức tiệc Giáng Sinh ở đây. (Cười) Điều đó cho phép công ti nâng cao ngân sách hoạt động mà không cần cạnh tranh với địa điểm khác có nhiều khán phòng lớn hơn. Đó là một lợi ích to lớn. Cho nên, công ti hát kịch có khả năng tiến hành toàn bộ hàn kín, điều chỉnh ánh sáng, độ vang âm thanh, sự liên quan mật thiết đến Shakespeare, nhưng cũng có thể áp dụng cho Beckett cùng hình dạng nền trời của Dallas ngồi phía sau đó. Đây là cơ cấu sàn phẳng. Nhà hát đã trải qua nhiều tiến triển rồi. Đây là cơ cấu ở cuối sân khấu. Thật sự rất đẹp. Có một ban nhạc rock. Chúng ta đứng quan sát độ vang hoạt động, bạn có thể thấy người làm nhưng không thể nghe được họ. Điều này rất ư là phi thường. Đây là cơ cấu thúc đẩy. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn thấy khả năng tạo nhiều sự kiện để tạo ra ngân sách hoạt động khôi phục tòa nhà đang xây dựng để công ti vượt qua vấn đề lớn nhất. Tôi sẽ trình bày trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ cần 2 người là có thể làm được. trong thời gian tối thiểu. Đây là lần đầu tiên tiến hành thay đổi. và thật ra là có hàng ngàn người vì mọi người háo hức và muốn tham gia. Vì vậy, bằng cách cố gắng mặc kệ hàng ngàn con kiến đang bò xung quanh. Và nghĩ việc này được tiến hành với một vài người. Một lần nữa, chỉ vài người được yêu cầu. (Cười) Tôi xin hứa. Ở kia kìa. (Vỗ tay) Vì vậy, tóm lại, một vài chi tiết. Đây là nhà hát kịch Dee và Charles Wyly của trung tâm trình diễn nghệ thuật AT&T. Trình diễn vào buổi tối. Cuối cùng là cả trung tâm trình diễn nghệ thuật AT&T. Nhà hát con sò Winspear bên phải, nhà hát kịch Dee và Charles Wyly nằm bên trái. Và để nhắc nhở bạn rằng đây là một ví dụ mà kiến trúc thật sự đóng góp một phần. Nhưng chúng ta phải đi đến kết luận đó mà không hiểu nơi chúng ta sẽ đi, chúng ta đã biết về nhiều vấn đề ở công ti đó và khách hàng phải đối mặt. Ta nhắm vào những mục tiêu và qua đó, chúng ta bắt đầu nhận ra hiện thân của kiến trúc đi đến kết luận là không ai trong chúng ta, thật sự không ai trong chúng ta có thể hiểu được ngay từ đầu hay hiều về bản thân mình. Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào. Tôi rất vui được đến Ấn Độ. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những điều mình học được trong suốt 11 năm qua với V-Day và "Độc thoại phụ nữ" đi khắp thế giới, gặp gỡ phụ nữ và trẻ em gái trên khắp hành tinh để ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ. Điều tôi muốn truyền tải hôm nay chính là loại tế bào đặc biệt này, hay một nhóm tế bào, trong mỗi người chúng ta. Tôi sẽ gọi đấy là tế bào tính nữ. Nó tồn tại trong đàn ông cũng như phụ nữ. Các bạn hãy hình dung nhóm tế bào này như là trung tâm của quá trình tiến hóa của sự pháp triển của loài người. Hãy tưởng tượng một thời điểm nào đó trong lịch sử một nhóm người muốn chiếm đoạt thế giới hiểu rằng khi đàn áp tế bào này, sự kìm chế chúng, làm mất bản chất của chúng, sự hủy hoại chúng, bắt chúng ta tin vào sự vô dụng của những tế bào này và loạii bỏ, hủy diệt, giảm thiếu những tế bào này, về cơ bản đã mở đầu cho quá trình diệt triệt để tế bào tính nữ, và đó cũng là hệ tư tưởng phụ nam. Các bạn hãy tưởng tượng sự nữ tính là một con chip trong cấu trúc vĩ mô của sự nhận thức. Và nó đóng vai trò cốt yếu trong sự cân bằng, trong trí tuệ, và trong tương lai của tất cả chúng ta. Hãy tưởng tượng loại tế bào này bản thân nó là lòng trắc ẩn, là sự cảm thông, là nhiệt huyết, là sự dễ bị tổn thương, nó là sự cởi mở và nó là sức mạnh, nó là sự liên kết, nó là quan hệ, và nó là bản năng. Hãy nghĩ về lòng trắc ẩn đã mách bảo trí tuệ như thế nào, và dễ bị tổn thương cũng là sức mạnh tuyệt vời nhất của mỗi chúng ta, nghĩ về logic vốn có của cảm xúc, điều tạo nên những hành động phù hợp. Và hãy nhớ rằng chúng ta luôn được dạy rằng đối lập với sự mạnh mẽ chính là lòng trắc ẩn làm mờ lý trí, cản đường ta đi, không cứng rắn là yếu ớt, không được tin vào cảm xúc, và không được đánh giá con người dựa vào tình huống, một trong những điều mà tôi yêu thích. Tôi cho rằng mọi người trên thế giới đã được nuôi dạy để không làm con gái. Chúng ta nuôi các bé trai như thế nào? Làm con trai có nghĩa là gì? Làm con trai nghĩa là không làm con gái. Làm đàn ông nghĩa là không làm con gái. Làm đàn bà nghĩa là không làm con gái. Mạnh mẽ nghĩa là không làm con gái. Làm lãnh đạo nghĩa là không làm con gái. Thật ra tôi nghĩ rằng làm con gái quá là quyền lực nên mọi người đã được dạy không nên như thế. (Tiếng cười) Thú vị ở đây là phủ nhận tính nữ, đè nén nó, đè nén cảm xúc từ chối cảm xúc đã dẫn đến đây, một thế giới nơi mà bạo lực đói nghèo diệt chủng, hiếp dâm tập thể, sự hủy hoại trái đất, tất cả đều hỗn loạn. Và bởi vì chúng ta đã đàn áp các tế bào nữ tính đè nén tính nữ, chúng ta không nhận thấy được điều gì đang diễn ra. Vì thế, ta không có sự phản hồi thích hợp đối với các vấn đề đang xảy ra. Tôi muốn nói một chút về Cộng hòa Dân chủ Công-gô. Đối với tôi, đó là một thời điểm bước ngoặt của cuộc đời. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ở đó trong ba năm gần đây. Cho tới lúc đó tôi cho rằng mình đã thấy rất nhiều điều trên thế giới, đã chứng kiến rất nhiều bạo lực. Tôi đã sống trong ổ hiếp dâm của thế giới 12 năm vừa rồi. Nhưng Công-gô thực sự là bước ngoặt của cuộc đời tôi. Tôi đã có một thời gian ở Bukavu trong một bệnh viện tên là Viện Panzi, với một vị bác sĩ, đối với tôi, giống như một vị thánh. Ông ấy tên là Denis Mukwege. Tại Công-gô, có một cuộc chiến tranh đã diễn ra suốt 12 năm qua, làm chết gần 6 triệu người. Ước tính có 300,000 đến 500,000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Những tuần đầu tiên tôi ở bệnh viện Panzi tôi đã ngồi nói chuyện với rất nhiều phụ nữ họ tới hàng ngày để kể cho tôi nghe chuyện của họ. Những câu chuyện rất đỗi kinh hoàng về mặt trái của loài người, tôi thực sự suy sụp. Tôi sẽ kể cho các bạn điều gì đã xảy ra, chuyện của những bé gái 8 tuổi bị cắt âm đạo, bị súng và lưỡi lê đâm vào người và mang những lổ thủng trong cơ thể. và nước tiểu cùng chất thải rơi ra từ đó. Chuyện của những phụ nữ 80 tuổi bị trói vào xích và quây lại để từng nhóm đàn ông cưỡng hiếp theo đợt, tất cả các hành động này đều dước mác khai thác kinh tế với mục đích ăn cắp khoáng sản, làm lợi cho phương Tây. Tôi thực sự suy sụp. Nhưng sự suy sụp đó đã cho tôi can đảm thứ can đảm mà tôi chưa bao giờ có, Sự suy sụp, đổ vỡ đó, sự khơi mở tính nữ trong tôi, sự đột phá trong tâm hồn tôi, cho tôi thêm can đảm thêm không ngoan hơn bao giờ hết. Tôi muốn nói rằng những quyền lực cản đường việc xây dựng một đế chế chính là những cảm xúc. Cảm xúc cản đường việc chiếm đoạt Trái đất, ngăn chặn việc đào bới trái đất và hủy hoại mọi thứ. Tôi nhớ bố tôi, một người rất bạo lực, thường đánh đập tôi. Và trong khi đánh, ông ấy thường nói: "Cấm có khóc. Cấm mày dám khóc." Bởi vì khi tôi khóc, ông ấy nhận ra sự tàn bạo của mình. Và cả trong khoảnh khắc ông ấy không bao giờ muốn nhớ lại mình đã làm gì tôi biết rằng chúng tôi đã hủy hoại tế bào con gái. Chúng ta đã hủy hoại nó trong đàn ông cũng như phụ nữ. Và một cách nào đó chúng ta đã mạnh tay hơn với đàn ông trong việc hủy hoại tế bào này ở họ. (Vỗ tay) Tôi thấy cách các bé trai được nuôi lớn phải thật mạnh mẽ, thật cứng cỏi phải tránh xa sự mềm yếu, phải không được khóc. Một lần, ở Kosovo, tôi thấy một người đàn ông suy sụp khi đó tôi nhận ra đạn súng chính là nước mắt hóa rắn, tôi nhật ra rằng khi ta không để đàn ông có nét tính nữ trong họ không có lòng trắc ẩn, không có sự dễ bị tổn thương, không có trái tim, khi đó họ trở nên tàn nhẫn và bạo lực. Chúng ta đã chỉ bảo đàn ông phải tỏ ra vững chãi trong khi họ thực sự không vững chãi, phải tỏ ra họ biết mọi thứ trong khi họ không biết mọi thứ, hay không biết trại sao chúng ta phải ở đây? Phải tỏ ra họ không hề thiếu tổ chức trong khi họ là một đống lộn xộn. Tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện thú vị. Trên chuyến bay tới đây, khi tôi đang đi dọc lối đi của máy bay. Và tất cả đàn ông ở đó, ít nhất 10 người đều ngồi trông ghế xem phim của phụ nữ. Lúc đó họ chỉ có một mình. Và tôi nghĩ rằng:" Đây là cuộc sống bí mật của đàn ông." (Tiếng cười) Như tôi đã nói, tôi đã tới rất nhều nước, và với những điều chúng ta đã gây ra cho bé gái trong bản thân mình, thật kinh khủng khi nghĩ tới những điều chúng ta gây cho cho các bé gái trên thế giới. Hôm qua chúng ta đã nghe từ Sunitha, và Kavita về những điều chúng ta gây ra cho trẻ em gái. Tuy nhiên tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã gặp các bé gái với vết thương bằng dao và đầu thuốc lá, những trẻ em bị đối xử như những cái gạt tàn. Tôi đã thấy những bé gái bị đối xử như những sọt rác. Những bé gái bị đánh đập tàn bạo bởi mẹ của các em, bởi các anh trai và bố và chú bác. Tôi đã thấy những cô gái tự nhịn ăn đến chết ở Mỹ, để trông giống như một hình mẫu lý tưởng. Tôi đã thấy chúng ta cắt trẻ em gái và đè nén phụ nữ chúng ta giữ họ mù chữ hoặc làm cho họ cảm thấy xấu hổ vì quá thông minh. Chúng ta buộc họ im lặng. Buộc họ thấy tội lỗi vì hiểu biết. Chúng ta bắt họ phải ứng xử phù hợp, phải giảng hòa, phải loại bỏ mọi thái độ dữ dội. Chúng ta buôn bán họ, chúng ta giết chết họ như những phôi thai. Chúng ta lấy họ làm nô lệ. Cưỡng hiếp họ. Chúng ta đã quá quen thuộc với việc cướp đi quyền tự chủ cuộc sống của họ đến mức ta đã biến họ thành các hàng hóa. Buôn bán phụ nữ đã trở thành tệ nạn trên toàn thế giới. Tại nhiều nơi họ không đáng giá bằng dê hay bò. Nhưng tôi cũng muốn nói rằng một trong tám người trên hành tinh này là phụ nữ và trẻ em gái từ 10 đến 24 tuổi, và họ chính là nguồn hy vọng, tại các nước đang phát triển cũng như toàn thế giới, cho tương lai của nhân loại. Và nếu phụ nữ gặp khó khăn bởi những thiệt thòi mà xã hội áp đặt lên họ, bao gồm sự thiếu thốn về chăm sóc y tế, giáo dục, thực phẩm tham gia lao động. Gánh nặng công việc nội trợ thường rơi vào phụ nữ và các bé gái. khiến họ không bao giờ thoát khỏi những rào cản này. Tình trạng của phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm bé gái trong mỗi chúng ta và các bé gái trên thế giới, tôi tin rằng, sẽ quyết định sự tồn tại của loài người. Tôi muốn gợi ý rằng, bởi tôi mới viết xong cuốn sách tựa đề "Tôi là người đa cảm: Cuộc sống bí mật của con gái trong thế giới." Tôi đã nói chuyện với các cô gái trong 5 năm, và một trong những điều mà tôi thấy đúng ở mọi nơi đó là một động từ đã được áp đặt lên những cô gái đó là "làm hài lòng". Con gái được dạy dỗ để làm hài lòng. và tôi muốn thay đổi động từ này. Tôi muốn chúng ta cùng thay đổi nó. Tôi muốn thay đổi thành "giáo dục" hay "kích hoạt" hay "lôi cuốn tham gia" hay "đương đầu" hay "chống đối" hay "sáng tạo" Nếu chúng ta dạy các bé gái thay đổi động từ đó chúng ta sẽ có thể trao sức mạnh cho bé gái bên trong chúng ta cũng như bên trong họ. Tôi sẽ chia sẻ một vài câu chuyện của những cô gái tôi đã gặp trên khắp thế giới này những người đã giữ bản chất con gái của họ, không ngại hoàn cảnh xung quanh họ. Tôi biết một cô bé 14 tuổi ở Hà Lan, đang yêu cầu được đi vòng quanh thế giới bằng thuyền một mình. Có một cô gái gần đây nói rằng cô cần 56 ngôi sao xem trên má phải. Có một cô gái, Julia Butterfly Hill, sống một năm trên cây vì cô ấy muốn bảo vệ những cây sồi hoang. Có một bé gái tôi gặp 14 năm trước tại Afghanistan tôi đã nhận nuôi cô bé vì mẹ em đã bị giết. Mẹ cô bé là một nhà cách mạng. Khi cô bé 17 tuổi mặc chiếc khăn trùm của Afghanistan, và tới những sân vận động để thu thập tư liệu về những tội ác đối với phụ nữ, giấu chiếc camera dưới chiếc khăn của cô. Và video đó được đưa ra trước thế giới sau ngày 11/9 để cho thấy những gì đang diễn ra tại Afghanistan. Tôi muốn nói về Rachel Corrie khi còn ở tuổi thiếu niên cô bé tới đứng trước một chiếc xe tăng Israeli và nói "kết thúc đi." Cô bé biết mình có thể bị giết, và em đã bị bắn, và bị chiếc xe tăng đè lên. Tôi muốn nói về một cô gái tôi mới gặp ở Bukavu, mang thai của kẻ cưỡng hiếp. Cô ấy ôm đứa bé trong lòng và tôi hỏi cô ấy có yêu đứa bé không. Cô gái nhìn vào mắt đứa trẻ và nói, "Tất nhiên tôi rất yêu con. Sao tôi lại không yêu con của mình? Đây là con của tôi và nó tràn đầy tình thương." Khả năng vượt qua nghịch cảnh của phụ nữ đối với tôi, thật tuyệt vời. Có một cô bé tên là Dorcas. Tôi mới gặp em ở Kenya. Dorcas 15 tuổi và đang được huấn luyện tự vệ. Vài tháng trước em bị bắt cóc trên phố bởi ba người đàn ông. Họ bắt cóc cô bé và cho vào ô tô. Với khả năng tự vệ của mình, cô bé nắm ấy yết hầu của họ và đấm vào mắt và thoát khỏi chiếc xe. Tại Kenya, tháng Tám, tôi tới thăm một ngôi nhà an toàn V-Day cho các bé gái, một ngôi nhà chúng tôi dựng 7 năm trước với một người phụ nữ tuyệt vời là bà Agnes Pareyio. Agnes đã bị cắt khi còn nhỏ bị cắt bộ phận sinh dục. Và cô ấy đi tới một quyết định, giống như rất nhiều phụ nữ trên thế giới đã làm, đó là những điều cô ấy gặp phải sẽ không bị tiếp tục đối với những phụ nữ và trẻ em gái khác. Rất nhiều năm Agnes đi qua thung lũng Rift Bà dạy các bé gái âm đạo khỏe mạnh là như thế nào, và bị cắt là như thế nào. Suốt thời gian đó bà đã cứu sống rất nhiều bé gái. Và khi chúng tôi gặp Agnes, hỏi rằng chúng tôi có thể giúp gì cho bà, bà ấy nói "Một chiếc xe Jeep sẽ giúp tôi đi lại nhanh hơn." Vậy nên chúng tôi giúp Agnes một chiếc Jeep. Sau đó chúng tôi hỏi rằng "Okay, bà còn cần gì nữa không?" Bà trả lời "Tôi cần một ngôi nhà." Bảy năm trước Agnes xây nhôi nhà an toàn V-Day đầu tiên ở Narok, Kenya, trong vùng Masai. Đó là một ngôi nhà mà các bé gái có thể trốn tới, các em sẽ được bảo vệ và không bị cắt, các em sẽ được đi học. Và trong những năm Agnes đã có ngôi nhà bà thay đổi tình trạng ở đây. Bà đã trở thành phó thị trưởng thay đổi luật lệ. Tất cả đều ý thức được điều bà ấy đang làm. Khi chúng tôi ở đó bà đang làm một nghi thức cho một bé gái về đoàn tụ với gia đình. Và có một bé gái tên là Jaclyn. Jaclyn khi đó 14 tuổi, ở cùng với gia đình Masai của cô bé. Kenya gặp hạn hán Rất nhiều bò đã chết, và bò là tài sản giá trị nhất của họ. Jaclyn nghe được bố nói với một người đàn ông lớn tuổi rằng ông ấy sẽ bán cô để lấy bò. Cô bé biết rằng mình sẽ bị cắt. Cô bé biết rằng mình sẽ không được tới trường, không có tương lai. Cô bé biết rằng mình sẽ phải cưới ông già đó khi mới 14 tuổi. Một buổi chiều, em được nghe về ngôi nhà an toàn, Jaclyn bỏ nhà và đi suốt 2 ngày, 2 ngày qua Masai. Ngủ với bầy linh cẩu. Ẩn nấp trong đêm. Cô bé tưởng tượng một bên bố đang giết mình, mà một bên Mẹ Agnes đang chào đón, với hi vọng bà sẽ chào đón cô khi tới được ngôi nhà. Và khi tới được ngôi nhà cô bé đã được chào mừng. Agnes nhận cô vào. Agnes yêu thương cô bé. Và Agnes giúp đỡ em trong suốt năm đó. Cô bé đi học và tìm thấy tiếng nói riêng của em, tìm thấy bản thân và tìm thấy trái tim. Và khi đã đến lúc, khi em phải trở lại và nói chuyện với bố để giảng hòa, sau 1 năm. Tôi vinh dự được có mặt trong căn lều khi cô bé và bố đoàn tụ và giảng hòa. Trong căn lều đó, chúng tôi bước vào, với bố em và bốn người vợ ngồi trong và các chị gái của em, những người cũng vừa trở về vì họ đều trốn đi sau khi em bỏ đi, và ở đó có mẹ em, người đã bị đánh đập vì đứng lên bảo vệ em và các chị. Khi người cha thấy cô bé và thấy em đã trở thành người như thế nào, ông ấy ôm lấy em và khóc. Ông ấy nói: "Con rất đẹp. Con đã lớn lên thành một người tuyệt vời. Chúng ta sẽ không cắt con. Bố hứa với con, tại đây và bây giờ, chúng ta cũng sẽ không cắt các chị em của con." Và cô bé nói với ông ấy rằng, "Bố đã từng sẵn sàng bán con cho 4 con bof và một con bê, và vài tấm chăn. Nhưng con hứa với bố, giờ con đã được đã giáo dục, con sẽ chăm sóc bố, con sẽ trở lại và xây nhà cho bố, con sẽ ở bên bố suốt cuộc đời." Đối với tôi, đó là sức mạnh của phụ nữ. Và đó là sức mạnh của sự thay đổi. Tôi muốn kết thúc hôm nay với một đoạn trong cuốn sách của tôi. Và tôi muốn làm điều này ngay tối nay cho cô gái trong mọi người ở đây. Tôi muốn làm nó vì Sunitha. Và tôi muốn làm nó vì những cô gái mà Sunitha đã nói về hôm qua, những cô gái đã sống sót, những cô gái có khả năng thay đổi để trở thành người khác Nhưng tôi thực sự muốn làm nó cho mọi người ở đây, trân trọng cô gái trong mỗi chúng ta, trân trọng một phần con người đang khóc, trân trọng nét đa cảm, trân trọng nét dễ bị tổn thương, thấu hiểu đó chính là nơi tương lai thuộc về. Đây là "Tôi là người đa cảm" được bắt đầu vì tôi đã gặp một cô gái ở Watts LA Tôi đã hỏi các bé gái rằng các em có muốn làm con gái hay không, và tất cả đều trả lời như "Không, rất ghét. Không thể chịu được. Mọi thứ đều dành cho các anh em trai." Và bé gái này chỉ đơn giản nói rằng "Là con gái rất tuyệt. Tôi là một người đa cảm!" (Tiếng cười) Cuốn sách này giành cho bé gái đó. Tôi thích được làm con gái. Tôi cảm thấy điều bạn đang cảm thấy. khi bạn đang cảm nhận nội tâm thứ xúc cảm đó. Tôi là một người đa cảm. Mọi thứ không đến với tôi như những học thuyết tri thức hay các ý kiến dập khuôn. Chúng chảy xiết trong huyết quản và đốt cháy đôi tai. Tôi biết được khi nào thì bạn gái của bạn đang buồn, mặc dù cô ấy tỏ ra bình thường. Tôi biết khi nào sắp có bão. Tôi có thể cảm nhận những xáo động vô hình trong không khí. Tôi có thể nói với bạn anh ấy sẽ không gọi lại. Đó là một tâm trạng tôi thấu hiểu. Tôi là một người nhạy cảm. Tôi thấy tuyệt vời rằng tôi không hờ hững với mọi thứ. Mọi thứ đều mãnh liệt, đều dữ dội đối với tôi, cách tôi đi trên phố, cách mẹ gọi tôi dậy cảm giác khủng khiếp khi tôi thua cuộc, cảm giác khi tôi nhận tin xấu. Tôi là một người nhạy cảm. Tôi được gắn kết với mọi thứ và mọi người. Tôi đã được sinh ra như thế. Đừng cho rằng những cảm xúc tiêu cực chỉ là một trạng thái của tuổi mới lớn hay chỉ là vì tôi là con gái. Những cảm xúc ấy khiến tôi tốt đẹp hơn Chúng khiến tôi sẵn sàng. Chúng khiến tôi mạnh mẽ. Tôi là một người đa cảm. Có một cách để cảm nhận, Các bà già thường quên còn tôi hân hoan vì nó vẫn thuộc về cơ thể tôi. Tôi biết khi nào trái dừa sắp rụng. Tôi biết rằng chúng ta đã đẩy Trái Đất quá xa. Biết rằng ba sẽ không trở về, và không ai đề phòng ngọn lửa. Biết rằng son môi không chỉ là bề ngoài và con trai thật ra rất dễ bị tổn thương. và những kẻ bị coi là tên khủng bố được tạo ra, không phải sinh ra. Tôi biết rằng một nụ hôn có thể lấy đi mọi khả năng quyết định. (Tiếng cười) Và bạn biết không, thỉnh thoảng cũng nên thế. Điều này không phải là lạ. Đây là một điều rất con gái, một điều chúng ta sẽ gặp nếu cánh cửa lớn trong ta mở ra. Đừng bảo tôi không được khóc mà phải dằn lòng, phải nhu mì, phải hợp tình hợp lý, Tôi là một người dễ xúc động. Trái đất được tạo ra như thế, và gió sẽ rải phấn hoa như thế. Không thể bảo Đại Tây Dương phải cư xử thế nào. Tôi là một người đa cảm. Tại sao muốn tôi câm lặng? Tôi là ký ức còn lại của anh. Tôi sẽ dẫn anh về. Chưa điều gì bị hỏng. Chưa điều gì mất đi. Tôi yêu, hãy lắng nghe tôi, tôi yêu cái cách tôi cảm nhận được xúc cảm trong anh, cho dù chúng lấy đi cuộc sống của tôi, cho dù chúng làm tan vỡ trái tim tôi, cho dù chúng làm tôi lạc lối, chúng khiến tôi có trách nhiệm. Tôi là một người đa cảm, tôi là một người đa cảm đầy nhiệt huyết và hết lòng. Tôi yêu, hãy lắng nghe tôi, tôi yêu việc mình là con gái. Nói cùng tôi Tôi yêu, tôi yêu, yêu, yêu được làm con gái! Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Các bạn, hãy nhắm mắt lại và mở bàn tay ra Bây giờ hãy tưởng tượng đến thứ bạn có thể nắm trong tay: đó có thể là quả táo, hay chiếc ví của bạn. Giờ hãy mở mắt ra. Vậy một cuộc sống thì sao? Bạn đang nhìn thấy hình ảnh của một đứa trẻ sơ sinh bị thiếu tháng. Dường như nó đang ngủ ngon lành nhưng thực ra, nó đang phải chiến đấu để sinh tồn bởi tự nó chưa thể duy trì thân nhiệt của mình. Nó còn quá nhỏ, nó không có đủ lượng mỡ để giữ ấm cơ thể. Thật buồn là hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu đứa trẻ bị sinh thiếu tháng và bốn triệu trong số đó tử vong. Nhưng có một vấn đề còn nghiêm trọng hơn. Đó là những đứa trẻ sống sót được khi lớn lên sẽ mắc phải những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Bởi vì trong tháng đầu đời, nhiệm vụ duy nhất của trẻ là lớn lên. Nếu thân nhiệt trẻ không được duy trì ở mức bình thường, các cơ quan của cơ thể không thể phát triển bình thường, dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng từ tiểu đường đến bệnh tim và IQ thấp. Thử tưởng tượng, chỉ cần giữ ấm cho trẻ thì những vấn đề về sức khỏe này có thể ngăn ngừa được. Và đó là chức năng cơ bản của lồng nuôi trẻ đẻ non. Nhưng loại lồng này dùng điện và giá lên tới 20.000 đô la. Vì vậy, người dân vùng nông thôn ở các nước đang phát triển không thể chi trả. Do đó họ phải tìm đến các giải pháp tự tạo như đặt bình nước nóng xung quanh cơ thể trẻ hay đặt trẻ nằm dưới ánh đèn điện như hình ảnh bạn nhìn thấy trên đây. Đó là những giải pháp không hiệu quả và không an toàn. Tôi đã rất nhiều lần chứng kiến cảnh này. Trong chuyến đi đầu tiên của tôi tới Ấn Độ, tôi đã gặp một phụ nữ trẻ tên Sevitha. Cô ấy vừa trải qua một ca đẻ non, cô đặt tên con là Rani. Sevitha bế đứa trẻ đến trạm y tế gần nhất của làng và bác sĩ khuyên cô hãy mang con đến bệnh viện trong thành phố để nó được nuôi trong lồng kính. Nhưng đến bệnh viện đó phải mất 4 tiếng. Trong khi cô không có phương tiện nào đến đó cả. Vì thế mà Rani đã chết. Tác động bởi câu chuyện này và hàng chục những câu chuyện tương tự khác, tôi và thành viên trong nhóm nhận ra rằng cần có một giải pháp có thể áp dụng được ở nơi họ sinh sống, thứ có thể sử dụng mà không cần điện và đơn giản đủ cho những người mẹ và những phụ nữ sắp làm mẹ sử dụng trong điều kiện phần lớn trẻ được sinh ra tại nhà. Chúng ta cần thứ có thể cầm theo được, có thể tiệt trùng và sử dụng lại cho nhiều trẻ với giá rẻ so với 20.000 đô la một lồng nuôi trẻ đẻ non của Mỹ. Vì thế, đây là ý tưởng của chúng tôi. Cái bạn đang nhìn thấy trông không giống một lồng nuôi trẻ đẻ non chút nào. Nó trông giống một túi ngủ cho trẻ hơn. Bạn có thể mở nó ra. Bên trong là chất liệu chống thấm nước liền mảnh, vì thế nó có thể được tiệt trùng dễ dàng. Nhưng điều kỳ diệu nằm ở túi sáp này. Đây là vật liệu thay đổi trạng thái. Nó là một chất liệu giống như sáp, nóng chảy ở nhiệt độ 37 độ C , chính là thân nhiệt con người. Bạn có thể làm nóng chảy nó đơn giản bằng nước nóng. Mỗi lần tan chảy, túi sáp có thể duy trì ở một nhiệt độ ổn định trong vòng 4 đến 6 tiếng. Sau đó, bạn chỉ cần làm nóng lại túi sáp rồi sử dụng tiếp. Bạn đặt nó trong ngăn đằng sau của túi ngủ, nó sẽ tạo một môi trường ấm cho đứa trẻ. Trông đơn giản nhưng nó đã được sử dụng lại hàng chục lần. Chúng tôi đã đến thực địa, nói chuyện với bác sĩ, các bà mẹ và các thầy thuốc lâm sàng để đảm bảo giải pháp này thực sự đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương. Chúng tôi dự định ra mắt sản phẩm này tại Ấn Độ trong năm 2010. với giá ban đầu là 25 đô la, chỉ bằng 0.1% giá của lồng kính thông thường. Chúng tôi hi vọng trong vòng 5 năm sẽ có thể cứu sống được khoảng một triệu trẻ sơ sinh. Hơn nữa sáng kiến này có tác động lâu dài đến xã hội, đó là việc giảm dân số toàn cầu. Điều này có vẻ trái ngược nhưng thực ra khi tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm đi, kích cỡ dân số sẽ giảm bởi cha mẹ không phải lường trước rằng con của họ sẽ chết. Chúng tôi hi vọng Túi ủ ấm cho trẻ sơ sinh này và những sáng kiến đơn giản khác như thế sẽ là một xu hướng công nghệ mới trong tương lai: đơn giản, phù hợp với cộng đồng địa phương, giá rẻ nhưng có tiềm năng tác động lớn tới xã hội. Để thiết kế sản phẩm này, chúng tôi tuân theo một số nguyên lý cơ bản, đó là cố gắng hiểu được người sử dụng và trong trường hợp này, là những người như chị Sevitha. Chúng tôi cố gắng hiểu nguồn gốc của vấn đề chứ không chỉ thiên về những gì đã có. Sau đó chúng tôi tìm giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề đó. Làm như vậy, tôi tin rằng chúng ta thực sự có thể mang công nghệ đến với quần chúng. Và chúng ta có thể cứu được sinh mạng của hàng triệu trẻ với Túi ủ ấm này. Hãy hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên bất kì con đường nào ở Mỹ và một người Nhật lại gần và hỏi, “Xin lỗi, dãy nhà này tên gì?” Và bạn trả lời, “Tôi xin lỗi. Thực ra đây là đường Oak, đó là đường Elm. Đây là đường số 26, đây là số 27”. Anh ấy nói : “À, ra vậy. Nhưng dãy nhà ở đó tên gì?” Bạn trả lời, “Dãy nhà thì không có tên. Những con đường thì mới có tên; dãy nhà thì chỉ là những khoảng trống không tên nằm giữa những con đường.” Anh ấy bỏ đi, một chút bối rối và thất vọng. Và giờ thì hãy nghĩ là bạn đang ở trên một con đường bất kì nào đó ở Nhật, bạn quay sang người bên cạnh và hỏi. “Xin lỗi, tên của con đường này là gì?” Họ trả lời, “Đó là dãy nhà số 17 và đây là dãy nhà số 16." Và bạn nói, “Vâng, nhưng tên của con đường này là gì?” Và họ trả lời: “À, đường thì không có tên. Dãy nhà mới có tên. Hãy nhìn vào Bản đồ Google đây. Đây là dãy nhà số 14,15,16,17,18,19. Tất cả những dãy nhà đều có tên. Những con đường thì chỉ là những khoảng trống không tên nằm giữa những dãy nhà. Và rồi bạn hỏi, “À, vậy thì làm sao bạn biết số nhà bạn?” Anh ta trả lời, “Dễ thôi, đây là Quận 8. Tại dãy nhà số 17, nhà số Một.” Bạn nói, “Vâng. Nhưng đi lòng vòng các vùng lân cận, tôi để ý là các số nhà không xếp theo thứ tự." Anh ta nói, “Tất nhiên là có. Thứ tự của nó được tính từ ngày nó được xây dựng. Ngôi nhà đầu tiên được xây dựng trong dãy nhà này là nhà số một. Xây thứ hai thì gọi là nhà số hai. Xây thứ ba thì gọi là nhà số ba. Dễ mà, đó là chuyện hiển nhiên." Vì vậy, tôi ưa thích việc mà đôi khi chúng ta cần phải đi đến nửa kia của thế giới giới để nhận ra các giả định mà chúng ta thậm chí không biết chúng ta có và nhận ra rằng sự đối ngược của chúng cũng có thể đúng. Ví dụ như ở Trung Quốc có những bác sĩ tin rằng nghề của họ là giữ cho bạn khỏe mạnh. Vì vậy những tháng nào bạn khỏe mạnh thì bạn trả tiền cho họ, còn nếu bệnh thì bạn không cần phải trả tiền vì họ không hoàn thành trách nhiệm. Họ làm giàu là khi bạn khỏe mạnh, không phải khi đau ốm. (Tiếng vỗ tay) Trong đa số âm nhạc, chúng ta nghĩ từ “Một” như là nhịp đầu,sự bắt đầu của một phân tiết. Một, Hai Ba Bốn. Nhưng trong âm nhạc Tây Phi “một” thì được cho là cuối cùng của một phân tiết, giống như là phần cuối cùng của một câu. Vì vậy, không chỉ bạn có thể nghe chúng trong các phân tiết mà kể cả cách họ bắt đầu vào nhạc. Hai, Ba, Bốn, Một. Và tấm bản đồ này cũng chính xác. (Tiếng cười) Có một câu nói rằng bất cứ điều gì bạn nói đúng về Ấn Độ thì điều ngược lại cũng đúng. Vì vậy, đừng bao giờ quên, dù là tại TED, hay ở bất cứ đâu, rằng bất cứ ý tưởng tuyệt vời nào bạn biết hay nghe thấy, thì điều ngược lại cũng có thể đúng. Domo arigato gozaimashita. Khi gọi tôi vào tháng 12 năm 1998, em trai nói rằng: "Tình hình có vẻ không khả quan chút nào." Đây là hình của nó trên màn hình. Nó được chẩn đoán mắc ALS, căn bệnh mà chỉ có thời gian sống trung bình là 3 năm. Nó làm bạn tê liệt. Nó bắt đầu bằng việc giết chết các tế bào thần kinh vận động ở tủy sống. Và bạn sẽ từ chàng thanh niên khỏe mạnh, hoạt bát 29 tuổi trở thành một người khó thở, không thể vận động, không thể nói. Điều đó thực sự đã xảy ra, với tôi, như một món quà, bởi vì chúng tôi đã bắt đầu một chuyến đi học hỏi về cách nhìn nhận mới về cuộc đời. Và cho dù Steven đã ra đi 3 năm trước chúng tôi đã có một chuyến phiêu lưu tuyệt vời như một gia đình. Chúng tôi thậm chí không hề -- Tôi nghĩ rằng tai ương không phải là từ chính xác ở đây. Chúng tôi đối mặt với nó và nói rằng: "Chúng tôi sẽ làm điều gì đó với việc này theo cách khả thi đến khó tin". Và hôm nay tôi muốn nói đến một trong những điều đã khiến chúng tôi đi đến quyết định ấy, điều dẫn tới cách tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe mới. Bởi vì, chúng ta ở đây đều biết, hệ thống này hoạt động không tốt lắm. Tôi muốn nói về điều đó trong mạch kể của một câu chuyện. Câu chuyện của em trai tôi. Nhưng vượt ra ngoài khuôn khổ một chuyện để kể, tôi muốn truyền đạt nhiều hơn thế. "Như tình trạng của tôi bây giờ thì kết quả tốt nhất tôi có thể trông đợi là gì, và làm sao để đạt được nó?" là điều chúng tôi và tất cả mọi người nên làm. Những câu hỏi trên đều có nhiều đáp án. Tình trạng của tất cả chúng ta đều khác nhau. Hy vọng và những ước mơ, những gì ta muốn hoàn thành, đều khác biệt, và con đường ta đi cũng sẽ khác. tất cả đều là những câu chuyện. Nhưng đó là một câu chuyện đến khi chúng tôi biến nó thành dữ liệu và điều chúng tôi đã làm trong hoàn cảnh của mình là ghi nhận tình trạng của Steven, "Bệnh tình của tôi ra sao?" và chuyển nó thành dữ liệu về việc đi lại, hít thở, cử động tay, nói năng, và cuối cùng là yếu tố hạnh phúc và các chức năng khác. Nhóm bốn yếu tố đầu tiên có thể được biểu hiện bằng hình người mang tính tượng trưng, nhưng hai yếu tố sau cùng mới chính là điều quan trọng. Bởi vì Steven, mặc cho nó bị liệt, khi ở trong hồ bơi không thể đi, cũng không thể dùng tay -- , đó là lí do nó phải gắn phao vào hai tay bạn có thấy không? -- nó vẫn hạnh phúc. Chúng tôi đến bãi biển, nó bế con trai lên, và làm được nhiều việc. Chúng tôi ghi nhận và chuyển tình trạng này của nó sang dữ liệu. Nhưng đó không phải là điểm dữ liệu tại một thời điểm nhất định. Đó là điểm dữ liệu của Steven trong một quãng đời. Đây là khi nó ở trong bể bơi. Nhưng ở đây là khi nó còn khỏe mạnh, một thợ xây: cao hơn, khỏe hơn, thu hút phái nữ, một chàng trai hấp dẫn. Ở đây nó đang đi giữa thánh đường, nhưng việc đi lại đã khá là khó khăn. Nó có thể nắm tay vợ mình, nhưng không thể tự cài nút áo quần, không thể tự ăn được. Và ở đây, nó đã bị liệt toàn thân, không còn khả năng thở và di chuyển, nó đã đi hết cuộc hành trình. Những câu chuyện ấy của cuộc đời nó được dữ liệu hóa. Nó sửa sang lại chuồng ngựa khi mà cậu đã bị liệt hoàn toàn, mất chức năng nói, mất chức năng thở, và nó đã dành một giải thưởng nhờ sự hồi phục thần kì. Và đây, chỉ có Steven và chia sẻ với thế giới câu chuyện của mình. Đó là điều cốt lõi khiến chúng tôi cảm thấy hứng thú, bởi vì chúng tôi đã rời bỏ môi trường quen thuộc của mình, chúng tôi thực sự thương yêu nhau và muốn chăm lo cho nhau. Muốn thành công, chúng tôi cần sẻ chia với mọi người. Vì vậy Steven kể lại câu chuyện này, nhưng cậu ấy không đơn độc. Có rất nhiều người khác cũng kể câu chuyện của họ. Không đơn thuần chỉ bằng ngôn từ mà còn bằng các dữ kiện nữa. Và chúng tôi chuyển các thông tin đó sang cấu trúc này, sang tri thức, khả năng chuyển thể những câu chuyện thành một cái gì đó mang tính định lượng, mà từ đó chúng ta có thể bắt đầu thay đổi cách ngành Y đã hoàn thành và cung cấp. Chúng ta làm vậy vì ALS. Chúng ta làm vì chứng trầm cảm, bệnh Parkinson, HIV. Chúng không hề đơn giản, chúng không thể đong đếm qua internet; chúng đòi hỏi những suy nghĩ và tiến trình để tìm ra những thông tin hữu ích về căn bệnh. Vậy nên khi bạn dò tìm trên các trang mạng sẽ trông như thế này. Và tôi chuẩn bị cho bạn xem Patients Like Me, công ty mà tôi, em trai tôi và một người bạn tốt từ MIT đã thành lập. Đây là một số bệnh nhân, có đến 45 000 người cho đến hiện tại, cùng nhau chia sẻ câu chuyện của họ. Đây là một bệnh nhận M.S. Anh ấy tên là Mike, và anh ấy bị suy giảm hoàn toàn chức năng nhận thức, nhìn, đi lại và cảm nhận. Đây là những thứ khác biệt với mỗi bệnh nhân M.S. Mỗi người chịu suy giảm chức năng khác nhau. Bạn có thể thấy chứng xơ vữa cơ, HIV, ALS và trầm cảm. Hãy nhìn bệnh nhân HIV này, Zinny. Đã 2 năm chống chọi bệnh tật. Tất cả các triệu chứng đều không có trong ảnh. Nhưng anh ấy đang cố giữ cho mức CD4 cao và mức độ lây truyền thấp để cuộc sống anh ấy tốt đẹp hơn. Nhưng bạn có thể kết hợp nó và khám phá về cách điều trị. Hãy nhìn này, gần 2000 người mắc bệnh Copaxone. Đây là những bện nhân đang được uống thuốc, chia sẻ câu chuyện. Tôi yêu thích câu chuyện về bài tập thể dục, lời cầu nguyện. Có ai muốn thử xem công dụng của lời cầu nguyện chống lại một thứ gì đó? Hãy xem một người cầu nguyện. Điều mà tôi thích ở đây, đại loại như những vấn đề có sẵn thú vị. Đó là lý do vì sao họ cầu nguyện. Đây là lịch trình họ -- đó là một liều thuốc Có ai muốn xem 32 bệnh nhân cầu nguyện trong 60 phút một ngày và nếu họ thành tâm cầu nguyện, liệu họ sẽ khỏe mạnh hơn. Đây là họ. Nó là một mối quan hệ mở, mọi người đều chia sẻ. Chúng ta có thể thấy điều đó. Hoặc, tôi muốn thấy mối lo âu chẳng phải vì chúng mọi người đều cầu nguyện. Và đây là câu chuyện về 15 000 mối lo âu hiện tại. Cách họ đối mặt nó, những phương thuốc, thành phần dược liệu, những tác dụng phụ, tất cả chúng trong một môi trường đa dạng, và bạn có thể tìm hiểu sâu về câu chuyện những cá nhân. Thông tin tuyệt vời này giúp chúng ta tìm hiểu và xem tác dụng của loại thuốc này, 1 500 người dung thuốc này nữa. Đúng vậy. Tôi muốn nói với 58 bệnh nhân ở dưới kia, những người đang phải uống 4 mgr mỗi ngày. Và tôi muốn nói với những người đã làm điều đó trong vòng hơn 2 năm nay. Bạn có thể thấy sự chịu đựng đấy. Tất cả đều cởi mở. Tôi sẽ truy cập vào đây. Và đây là lý lịch của em tôi. Và đây là phiên bản mới trình duyệt mà hiện nay chúng tôi đang cài đặt. Đây phiên bản thứ hai. Nó sẽ được ứng dụng trong Flash. Và bạn có thể thấy ở đây là nó đã được động hóa. Dữ liệu về Steven hoàn toàn khác với xuất thân của tất cả bệnh nhân khác, khác hẳn với những thông tin này. Giải băng màu xanh chỉ 50%. Steven là 75%, có nghĩa là nó không có gen ALS. Bạn kéo xuống phía dưới bảng lý lịch và sẽ thấy tất cả đơn thuốc của nó nhưng hơn thế, ở phiên bản mới này, tôi dường như có thể tương tác với nó bằng ánh nhìn. Đợi đã, quả là cái tủy sống tội nghiệp. Nó hẳn gợi nhác bạn đến một chương trình chứng khoán. Sẽ rất tuyệt phải không nếu như công nghệ chúng ta dùng trong chăm sóc sức khỏe tốt như công nghệ dùng trong việc kiếm tiền? Detroil. Về những tác dụng phụ trong thuốc của anh ấy, kết hợp với nó, tế bào tủy cấy ghép trong cơ thể anh ấy, ca đầu tiên trên thế giới, đã được chia sẻ rộng rãi cho những ai muốn thấy nó tôi yêu thích nó -- ca cấy ghép thận của anh ấy một lần nữa, là dữ liệu bệnh nhận duy nhất có trên mạng. Bạn có thể sửa đổi thang đo thời gian. Bạn có thể sửa đổi những triệu chứng. Bạn có thể thấy sự tương tác trong cách tôi điều trị ALS của tôi. Bạn hãy ấn vào trang ALS ngay kia. Tôi sử dụng 3 loại thuốc. Một số loại đang trong thử nghiệm. Tôi có thể nhận ra chứng táo bón của mình, cách để điều trị nó. Tôi thấy axit citric magiê trong thuốc, và các tác dụng phụ từ loại thuốc đó. Tất cả chúng đến cùng một lúc chúng trở nên có ý nghĩa. Nhưng tôi muốn nhiều hơn nữa. Tôi không muốn chỉ nhìn vào dụng cụ hay ho đó, tôi muốn lấy ra dữ liệu và biến nó trở thành tốt hơn. Tôi muốn điều quan tâm trong cuộc sống của em trai tôi và các triệu chứng của nó và thuốc nó dùng và tất cả những thứ tương với nhau, những tác dụng phụ trở thành một bộ dữ liệu tuyệt đẹp mà chúng ta có thể hiểu theo mọi cách chúng ta muốn, để chúng ta rút ra những thông tin và đào sâu hơn mẫu đơn giản về bệnh án này. Tôi thậm chí còn không biết bệnh án là gì. Tôi muốn giải quyết một vấn đề. Tôi muốn một ứng dụng. Vì vậy tôi lấy dữ liệu, chỉnh đốn lại bản thân, dẹp bỏ những tác dụng phụ và đơn thuốc sang một bên, chúng kể tôi nghe tất cả về Stevn và những người khác và cả những tương tác nữa. Những năm sau khi dùng thuốc, tôi đã học được những thứ nó làm để chống lại tình trạng dư nước dãi, kể cả những tác dụng phụ tích cực của những loại thuốc khác, đã làm cho chứng táo bón của nó tệ hơn. Và nếu chưa ai hứng chịu chúng táo bón thậm tệ, và bạn không hiểu nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thế nào đúng vậy, đó chính là chơi chữ. Bạn đang cố kiểm soát những thứ đó, và bảng này có thể tìm thấy ở đây, khi chúng ta muốn hiểu thêm về nó. Không ai từng sở hữu loại thong tin này Những bệnh nhân trên thì có. Chúng ta đều làm vì họ. Tất cả đều cho việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, không hề có một bác sĩ nào trong hệ thống. Tất cả đều là vì bệnh nhân. Vậy nên làm cách nào để đạt được và mang đến cho họ một công cụ mà họ có thể quay lại và sử dụng hệ thống y học? Và chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, nghĩ về nó và nói rằng, " Cái gì có thể thể được áp dụng vào mọi việc, cái mà có thể dùng trong y học, mà mội người sẽ thấu hiểu?" Những bệnh nhân đó có thể in nó ra vì bệnh viện thường chặn chúng tôi; họ nghĩ chúng tôi là mạng xã hội. Nó là tính năng được dùng nhiều nhất của trang mạng này. Các bác sĩ thực sự thích trang tính này và thường xuyên xem nó. Vì vậy, chúng tôi đi từ câu chuyện của Steven và quá khứ của nó cho đến những dữ liệu và rồi trở lại với bài viết, nơi mà chúng tôi quay lại và tập trung vào hệ thống chăm sóc sức khỏe. Và đây là một bài viết khác. Đây là một bài báo, PNAS -- tôi nghĩ nó viết tắt cho Proceedings of the National Academy of Science of the United States of America. (Viện Hàn lâm quốc gia tiến trình Khoa học Hoa Kỳ) Bạn có thể nó rất nhiều lần ngày nay, khi mọi người khoe mẽ về những điều tuyệt vời họ đã làm. Đây là bản báo cáo về loại thuốc tên là lithium. Lithium là loại thuốc chữa bệnh rối loạn lưỡng cực, mà một nhóm bác sĩ Ý cho rằng làm chậm ALS ở 16 bệnh nhân. Bây giờ chúng ta sẽ bỏ qua phần đánh giá về bài viết. Nhưng câu chuyện ngắn là: nếu như bạn là bệnh nhân, bạn sẽ muốn được ở dải màu xanh. Bạn sẽ không muốn bị đặt trên dải màu đỏ mà ban muốn ở trên dải màu xanh cơ. Bởi vì màu xanh là dải tốt hơn. Dải màu đỏ thể hiện sự đi xuống còn màu xanh thể hiện tình trạng tốt. Vì vậy, bạn biết chúng tôi đã nói gì đấy -- chúng tôi nhìn vào nó và cũng là điều tôi yêu thích là mọi người thường đổ lỗi cho những trang mạng này là quảng cáo những loại thuốc kém à khuyến khích mọi nguwoif sống vô trách nhiệm. Và đây là điều xảy ra khi PNAS xuất bản bài viết. 10% số nguwoif trên hệ thông của chúng tôi sử dụng lithium. 10% số bệnh nhân bắt đầu dùng lithium so với 16 bệnh nhân trong dữ liệu của một bài xuất bản tiêu cực. Và họ nói Internet vô trách nhiệm. Đây là những bawngfc chứng về những gì đã diễn ra. Có một người tên Humberto đến từ Brazil không may mất vào 9 tháng trước người đã nói:" Nghe này. Anh có thể giúp chúng tôi trả lời câu hỏi không? Vì tôi không muốn đợi đến đợt thử tiếp theo. Nó phải mấy đến hàng năm. Tôi muốn biết luôn bây giờ. Anh có thể giúp chúng tôi không?" Vậy nên, chúng tôi đã ra mắt một số công cụ theo dõi huyết áp. Chúng tôi cho phép các bệnh nhân chia sẻ và trao đổi thông số. Bạn biết đấy, như một cộng đồng dữ liệu vậy. Và họ nói rằng," Jamie, PLM, các bạn có thể cho chúng tôi liệu nó có hiệu quả không?" Và chúng tôi đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người, và họ bảo rằng: "Anh không thể chạy một đợt thử nghiệm y khoa như thế này. Anh biết không? Anh không có giải phấp lấp chỗ hỏng, bạn thiếu dữ liệu, nó không theo phương pháp khoa học. Nó sẽ không bao giờ hoạt động. Anh không thể làm được đâu." Nên tôi trả lời rằng: "Được thôi chúng tôi không thể làm được điều đó. Sau đó chúng tôi thử một thứ còn khó hơn." (Tiếng cười) Tôi không bảo liệu lithium hiệu quả với tất cả các bệnh nhân ALS, nhưng tôi có thể khẳng định nó hiệu quả với Humberto. Tôi đã mua một chiếc Mac 2 năm trước và nhìn lại quá khứ, và tôi rất hào hứng với những tính năng mới này của chiếc máy thời gian từ thời Leopard. Và chúng tôi đã nói rằng -- vì nó thực sự tuyệt, bạn có thể quay lại và nhìn lại toàn bộ lịch sử của máy vi tính, và tìm thấy những gì bạn đã mất. Tôi yêu thích điều đó. Và tôi nói rằng: "Nếu như chúng tôi chế tạo một máy thời gian cho các bệnh nhâ, thay bằng việc đi về quá khứ thì chúng ta sẽ tiến về phía trước. Liệu chúng tôi có thể thấy điều gì sẽ đến với bạn, và từ đó bạn có thể thây đổi nó không?" Và chúng tôi đã làm được. Chúng tôi tập hợp những bệnh nhân như Humberto. Nó thực ra là cơ sở của Apple, chúng tôi đánh cắp nó bởi chúng tôi không có thời gian để chế tạo một cái riêng. Nó là một ứng dụng. Đây không chỉ là bảng đồ họa. Bạn lấy dữ liệu và chúng tôi có thể tìm ra những bệnh nhân như anh ấy và mang những dữ liệu của họ lại với nhau. Chúng tôi đưa thông tin của họ vào đó. Và sau đó chúng tôi nói rằng: "Làm sao chúng ta có thể đưa hết dữ liệu lên?" Chúng tôi đã đưa chúng hết lên rồi để chúng cùng nhau xoay quanh những điều thật ý nghĩa, kết hợp với tất cả những gì chúng tôi biết về một bệnh nhân. Thông tin đầy đủ, toàn bộ về bệnh sử của họ. Và đó là điều sẽ đến với Humberto, trừ khi anh ấy làm một cái gì đó. Và anh ấy uống lithium, và anh đã đi xuống dải màu này. Nó hiểu quả gần như mọi lần. Bây giờ những ai mà thuốc không có tác dụng quả là ngoại lệ. Nhưng hầu như mọi lần thuốc đều có tác dụng. Nó thật sự rất đáng sợ. Nó cũng thật đẹp dẽ nữa. VÌ thế chúng tôi không thể chạy đợt thử nghiệm, chúng tôi không thể làm được điều đó. Nhưng chúng tôi có thể nhận thấy nosddax có tác dụng với HUmberto. Và tất cả các bác sĩ sẽ nói về công dụng và cả những sai chuẩn. Chúng ta sẽ nói về nó sau. Nhưng đây sẽ là câu trả lời cho lí do vì sao bệnh nhân quyết định sử dụng lithium. Đây là tất cả các bệnh nhân dùng lithium. Nó có tác dụng chữa phù nề. Bạn có thể thấy ở đây, những chấm xanh phía trên, những chấm sáng màu, chúng là những người thử nghiệm trong nghiên cứu của PNAS mà bạn muốn trở thành. Và những chấm đỏ là những người tử vong, chấm hồng phía dưới là những người bạn không muốn trở thành. Và những người ở khoảng giữa là những bệnh nhân của chúng tôi khi mà lithium vẫn chưa được biết đến, dần phát triển và sau đó đi tụt về phía sau. Vậy bạn có thể thấy chúng tôi phù hợp với nó một cách thật hoàn hảo. Một sự xứng đôi chính xác đến đáng sợ. Vàkhi đang tiến tiến triển, bạn thực sự không muốn là những bệnh nhân dùng lithium vào lúc này. Bạn sẽ làm một việc gì đó tồi tệ hơn, chút ít thôi nhưng sẽ tồi tệ hơn một chút. Bạn không muốn là bệnh nhân sử dụng lithium lúc này. Nhưng bạn biết đấy, rất nhiều người đã bỏ dở, rất nhiều đã bỏ dở đợt thử nghiệm. Liệu chúng tôi có thể làm những điều khó hơn? Liệu chúng tôi có thể tìm đến các bệnh nhân mà quyết định tiếp tục điều trị với lithium, vì họ tin họ có thể hồi phục? Chúng tôi đã xem xét lại số liệu trong kiểm soát của chúng tôi, có 69 bệnh nhân. TIện thể, bận có thể để ý thấy có gấp 4 lần bệnh nhân trong đợt thử nghiệm phòng khám. Liệu chúng tôi có thể nhìn các bệnh nhân và nói, "Chúng tôi có thể kết nối những người dùng máy thời gian của chúng tôi với những người có hoàn cảnh tương tự và xem điều gì xảy ra không?" Thậm chí những người tin họ sẽ hồi phục cũng trùng với số đo trong kiểm soát. Hoàn toàn trùng khớp. Những đường nhỏ đấy hả? Đó là năng lượng. Vậy nên chúng tôi, tôi không thể nói với bạn rằng lithium không hiệu quả. Tôi không thể nói với bạn liệu bạn có thể dùng nó với liều lượng cao hơn hay bạn thử nghiệm đúng hướng. Tôi chỉ có thể nói với bạn trong 69 người sử dụng lithium, họ không tiến triển tốt hơn những người giống họ, hay giống tôi, và đó chính là sức mạnh để tìm ra loại thuốc với chỉ bằng 1/4 công dụng báo cáo trong nghiên cứu ban đầu. Chúng tôi đã tiến hành trước đó 1 năm khi lần thử nghiệm đầu tiên được gây quỹ bởi NIH với hàng triệu đô nhưng được công bố là không dẫn đến kế quả vào tuần trước. Vậy nên, hãy nhớ tôi đã kể bạn nghe về quá trình cấy ghép tế bào của em trai tôi. Tôi không hề biết liệu nó có thành công hay không. Tôi đã đưa 100 triệu tế bào vào túi đựng dịch của nó, vào dây thần kinh thắt lưng, và bơm đầy vào IRBs và làm hết các công đoạn, mà tôi vẫn chẳng thể biết. Tại sao tôi lại không biết à? Ý tôi là, tôi đã không biết điều gì sẽ đến với em tôi. Tôi thực sự dã hỏi Tim, chuyên gia phân tích trong nhòm chúng tôi chúng tôi đa tìm hiểu khoảng 1 năm để tìm ra người có thể làm những thuật toán, thống kê và dựng mẫu trong việc chăm sức khỏe, nhưng chúng tôi chẳng tìm ra. Vậy nên, chúng tôi tìm đến ngành công nghiệp tài chính. Và tìm ra những người chuyên tạo bản mẫu tỉ suất lãi trong tương lai và những thứ tương tự. Và một số họ đang rản việc. Vậy nên, chúng tôi thuê một người. (Tiếng cười) Chúng tôi thuê họ, lập thành một nhóm hỗ trợ trong phòng thí nghiệm. I I.M him things. Đó là cách tôi giao tiếp với anh ấy, anh ấy như một chàng trai nhỏ trong chiếc hộp vậy. I I. M.ed Tim. Tôi nói, "Tim anh có thể nói cho tôi biết liệu ca cấy ghép tế bào của em tôi sẽ thành công không?" Và anh ấy gửi tôi cái này vào 2 ngày trước. Đó là thông tin người đàn ông nhỏ bé ở đây. Bạn có thể thấy là anh ấy đã già rồi chứ? Chúng tôi phải đến nói chuyện với anh ấy. Vì tôi muốn chuện gì sẽ xảy ra. Vì mọi chuyện đã diễn biến khác đi. Nhưng em trai tôi thì không. Sức khỏe của nó tuột dốc theo đường đã định. Nó chỉ còn lại khoảng 12 tháng. Đây là mẫu đầu tiên của chiếc máy thời gian. Lần đầu tiên chúng tôi thử nó. Chúng tôi sẽ cố cải tiế nó sau này nhưng phải tận 12 tháng sau. Và bạn biết đấy tôi nhìn ào nó và thực sự xúc động. Bạn nhìn vào những người bệnh và xem xét những thông số an toàn, bạn nhìn họ và hỏi han họ. Và tôi đã tìm ra một người phụ nữa mà có -- chúng tôi đã tìm ra cô ây, cô ấy thật khác lạ vì các dữ liệu của cô ấy được lưu sau khi cô ấy mất. Và chồng cô ấy đã đến và nhập các thông số cuối cùng của cô ấy vì anh ấy biết cô quan tâm đến nó nhường nào. Và tôi biết ơn điều đó. Tôi không thể tin những người này, nhiều năm sau khi em tôi qua đời, vẫn giúp tôi trả lời câu hỏi rằng liệu ca phẫu thuật tôi tiến hành và chi hàng triệu đô vào đó nhiều năm trước có thực sự thành công. Tôi ước nó đã ở đó khi tôi thực hiện noslaanf đầu tiên, và tôi rất vui mừng là nó ở đây bây giờ, vì phòng thí nghiệm tôi lập ra có những dữ liệu về loại thuốc có thể hiệu quả, và tôi muốn giới thệu nó. Tôi muốn giới thiệu nó bây giờ, và tôi muốn làm một viecj gì dó để chữa trị các bệnh mà tôi có thể. Toi phải cảm ơn 45 000 người đã tiến hành thử nghiệm này với tôi. Đó là một chuyến đi kì diệu mà chúng tôi sẽ trở thành những người khỏe mạnh một lần nữa., trở về là một phần của cộng đồng, để chia sẻ bản thân, để được tổn thương, và điều đó thật thú vị. Vậy nên,cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Tôi làm việc với loài vượn Bonobo. Và tôi luôn cảm thấy vui vẻ vì tôi nghĩ vượn Bonobo là loài vật hạnh phúc nhất hành tinh. Đây là một bí mật ít người biết tới. Loài vượn này chỉ sống tại Congo. Chúng ít có mặt tại các vườn thú, vì tập tính sinh dục của chúng cực kì giống loài người đến mức sẽ rất ngại nếu ta chứng kiến. (Cười) Nhưng trên thực tế, (Cười) chúng ta cần học hỏi rất nhiều từ cộng đồng loài vượn này, vì chúng sống rất quân bình và tình cảm. Tập tính sinh dục của chúng không chỉ hạn chế trong một giai đoạn sống như một hoạt động bên lề. Hành vi ấy diễn ra suốt vòng đời, là cách chúng giao tiếp với nhau và giải quyết xung đột. Tôi nghĩ rằng trong quá khứ, loài người chúng ta chia cuộc sống thành nhiều phần. Ta chia nhỏ thế giới thành các mảng và mọi miếng ghép đều vừa vào một chỗ. Nhưng tôi không cho rằng từ buổi ban sơ con người đã hành động như vậy. Nhiều người nghĩ rằng động vật thì hành động theo bản năng còn con người thì đặc biệt hơn nhiều. Có lẽ là ở khả năng suy nghĩ nhân quả hay một điểm đặc biệt trong não bộ cho phép con người có ngôn ngữ riêng. Hoặc một điểm đặc biệt khác khiến con người biết chế tạo công cụ và làm toán. Tôi không chắc nữa. Những người Tasmania bản địa được phát hiện từ những năm 1600, họ không hề dùng lửa. Họ không có dụng cụ bằng đá. Và theo như ta biết, họ cũng chẳng có âm nhạc. Vậy khi so những người đó với loài vượn Bonobo, thì vượn Bonobo nhiều lông hơn một chút và chúng chưa đứng thẳng như người. Nhưng có rất nhiều điểm tương đồng đấy. Và tôi nghĩ nếu đặt dưới góc độ văn hóa, chúng ta sẽ hiểu được con người tiến hóa đến ngày nay thế nào. Tôi nghĩ con người tiến hóa không phải từ khía cạnh sinh học, chúng ta cứ quy nó về mặt sinh lý thôi chứ tôi không nghĩ mấu chốt nằm ở đó. Nên giờ tôi muốn giới thiệu tới quý vị một loài linh trưởng đặc biệt được gọi là vượn Bonobo. Đây là Kanzi. Một chú vượn Bonobo. Kanzi hiện nay đang sống trong một khu rừng ở Georgia. Mẹ nó ban đầu sống ở một khu rừng châu Phi và đến ở với chúng tôi khi bắt đầu dậy thì. Khoảng 6, 7 năm theo tuổi loài vượn. Bên phải: vượn Bonobo bên trái là tinh tinh Rõ ràng là tinh tinh đi lại khó khăn hơn, còn vượn Bonobo, dù thấp hơn con người nhưng có cánh tay dài hơn, lại đứng thẳng hơn, giống y như chúng ta. Đây là vượn Bonobo so với loài người vượn phương Nam như Lucy. Các bạn có thể thấy không có quá nhiều khác biệt giữa cách di chuyển của vượn Bonobo và cách đi lại của người vượn thời đầu. Khi nhìn chính diện, bạn có thể thấy vùng chậu của người vượn nông hơn và không đánh sang hai bên quá nhiều. Di chuyển bằng hai chân dễ dàng hơn. Giờ ta thấy cả bốn loài. Video: Vượn Bonobo hoang dã sống trong các cánh rừng giữa châu Phi bao quanh bởi sông Congo. Tầng tán với những cây cao 40 mét, 130 feet, sinh trưởng dày đặc ở khu vực này. Một nhà khoa học người Nhật là người đầu tiên chính thức nghiên cứu về loài vượn Bonobo từ gần ba thập kỉ trước. Kích cỡ của vượn Bonobo nhỏ hơn một chút so với tinh tinh thường. Với cơ thể mảnh dẻ hơn, vượn Bonobo là những sinh vật rất hiền hòa. Những nghiên cứu kĩ lưỡng trong nhiều năm đã có những phát hiện mới về chúng. Một là, vượn Bonobo hoang dã thường đi bằng hai chân. Thêm vào đó, chúng có thể đứng thẳng suốt khoảng cách di chuyển khá xa. Video: Mình tới gặp Austin trước rồi vào chỗ cắm trại nhé. Tôi và Kanzi đang đi vào rừng. Trong video này không có hành động nào được huấn luyện trước hay là mánh diễn trò gì cả. Tất cả đều tự phát trong lúc ghi hình bởi đài NHK của Nhật Bản. Chúng tôi có 8 chú vượn Bonobo. Video: Xem đồ dùng cắm trại của mình này. một gia đình tại trung tâm nghiên cứu. Video: Em nhặt giúp cô mấy thanh gỗ nhé? Giỏi lắm. Mình cần thêm gỗ nữa đấy. Cô có bật lửa trong túi quần đây. Có một tổ ong bắt cày đằng kia. Em lấy nó ra được mà. Chắc cô có bật lửa trong đó đấy. Em dùng bật lửa để nhóm lửa nhé. Kanzi rất thích lửa. Nó chưa từng nhóm lửa mà không cần tới bật lửa, nhưng nếu cậu chàng thấy ai đó làm mẫu thì có thể làm theo- có thể nhóm lửa mà không cần bật lửa. Kanzi đang học cách giữ lửa khỏi tàn, và cách sử dụng lửa chỉ cần nhìn theo cách con người làm. (Cười) Đây là cách một chú vượn Bonobo cười. Âm thanh của sự vui thích. Video: Vui đúng không? Em rất thích công việc này nhỉ. Giờ đổ một ít nước vào ngọn lửa nhé. Em thấy can nước không? Giỏi lắm. Cu cậu quên cả kéo khóa sau ba lô kìa. Nó thích mang đồ từ nơi này qua nơi khác. Video: Austin, em đang gọi "Austin" đấy à? Nó đang gọi một chú vượn khác ở trung tâm, từ khoảng cách khá xa xa hơn người thường có thể nghe thấy. Đây là em gái của Kanzi. Đây là lần đầu tiên nó thử lái xe. Video: Tạm biệt nhé. (Cười) Nó nhấn được bàn đạp, nhưng lại không điều khiển được vô lăng. Đổi từ bàn đạp lùi sang tiến rồi nhưng chỉ bám lấy vô lăng chứ không xoay. (Cười) Cũng như chúng ta, nó biết hình ảnh trong gương là chính mình (Nhạc) Nuôi dưỡng vượn Bonobo trong môi trường có cả vượn và người và ghi lại sự phát triển suốt 2 thập kỉ, các nhà khoa học đã tìm ra môi trường văn hóa (Cười) tác động ra sao suốt quá trình tiến hóa. Tên của con vượn này là Nyota, có nghĩa là ngôi sao trong tiếng Swahili. (Nhạc) Panbanisha đang cố dùng kéo tỉa lông cho Nyota. Trong tự nhiên, vượn Bonobo có thói quen chải lông cho con con. Panbanisha dùng kéo thay cho tay để làm việc này. Rất ấn tượng. Đôi tay chuyển động một cách khéo léo mới thực hiện được động tác này. Nyota cố bắt chước mẹ nó sử dụng kéo. Nhận ra nguy cơ Nyota có thể bị đau, Panbanisha, như những người mẹ khác, cẩn thận lôi chiếc kéo về. Kanzi giờ có thể cắt được da động vật dày. Nó đang học cách chế tạo dụng cụ bằng đá. Video: Kanzi giờ có thể tạo ra đồ dùng, như tổ tiên loài người từng tạo ra từ 2.5 triệu năm trước bằng cách dùng hai hòn đá đập vào nhau. Nó học được rằng, bằng cách dùng cả 2 tay và nện những hòn đá sượt qua nhau, nó có thể tạo ra những mảnh đá lớn và sắc hơn rất nhiều. Kanzi chọn một mảnh đá nó nghĩ là đủ sắc. Rất khó để cắt tấm da dày này, cho dù có dùng dao. Viên đá Kanzi sử dụng cực kì sắc bén và rất lí tưởng để chế tạo dụng cụ, nhưng khó điều khiển, đòi hỏi những kĩ năng thuần thục. Viên đá của Kanzi lấy từ Gona, Ethiopia tương tự loại đá được sử dụng bởi tổ tiên châu Phi của loài người sống cách đây 2.5 triệu năm. Đây là viên đá Kanzi dùng còn đây là những mảnh đá nó đã tạo ra. Những góc sắc và phẳng này giống như những lưỡi dao. Những dụng cụ tổ tiên chúng ta dùng có những điểm tương đồng nổi bật so với của Kanzi. Panbanisha đang chờ được đi dạo trong rừng Nó ngồi ngóng ra ngoài cửa sổ. Đây nhé- tôi sẽ cho các bạn thấy những điều không ngờ tới. Video: Đã mấy ngày liền, Pabanisha chưa được ra ngoài chơi. Tôi vẫn thường nói về ngôn ngữ. Video: Rồi Panbanisha làm một hành động bất ngờ. Nhưng vì lời khuyên đừng làm những việc thông thường những chú vượn này cũng có ngôn ngữ. Đó là ngôn ngữ tượng hình. Nó lấy một mẩu phấn và bắt đầu viết gì đó lên sàn. Nó đang viết gì thế? Nó cũng nói được bằng ngôn ngữ của mình. Giờ nó tới gần tiến sĩ Sue, và bắt đầu viết lại. Trên bàn phím này có những biểu tượng (Nhạc) Chúng đọc tên khi nó chạm vào. Panbanisha đang nói với tiến sĩ Sue về nơi nó muốn tới. "A frame" tượng trưng cho chiếc lều ở trong rừng. Đây là kí tự Panbanisha viết ra so với biểu tượng trên bảng điều khiển. Nó bắt đầu viết những kí tự trên nền nhà. Tốt đấy. Đẹp lắm, Panbanisha. Ban đầu chúng tôi không nhận ra nó đang làm gì, cho tới khi chúng tôi đứng lùi lại, quan sát và xoay kí tự đó. Kí tự này biểu thị một địa điểm trong rừng. Nét cong này rất giống kí tự gốc. Biểu tượng tiếp theo Panbanisha viết ra là "vòng cổ" biểu thị chiếc vòng Panbanisha phải đeo mỗi khi ra ngoài chơi. Đấy là một quy định của trung tâm. Biểu tượng này không rõ ràng như những cái khác, nhưng có thể thấy Panbanisha đang cố thể hiện một nét cong và vài đường thẳng. Các nhà nghiên cứu bắt đầu ghi lại những lời của Panbanisha thể hiện bằng các kí tự viết bằng phấn trắng trên sàn. Panbanisha quan sát và nhanh chóng viết theo. Khả năng của vượn Bonobo gây kinh ngạc cho các nhà khoa học trên thế giới. Làm sao chúng có thể phát triển đến vậy? Chúng tôi tìm ra điều quan trọng nhất cho phép vượn Bonobo hiểu ngôn ngữ không phải qua dạy dỗ. Đơn giản là cứ sử dụng ngôn ngữ với chúng, vì động lực tiếp thu ngôn ngữ là để hiểu những người thân xung quanh đang nói gì với mình. Một khi đã có khả năng hiểu điều đó, việc sử dụng ngôn ngữ sẽ phát triển tự nhiên không gò bó. Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường mà trong đó vượn Bonobo, như các cá thể khác mà chúng tương tác cùng chúng tôi muốn tạo ra một nơi để chúng được vui vẻ một nơi mà mọi sinh vật xung quanh đều có ý nghĩa với chúng. Môi trường nơi đây bộc lộ những khả năng không ngờ tới của Kanzi và Panbanisha. Panbanisha đang thích thú chơi đùa với chiếc đàn harmonica. và Nyota giờ đã được một tuổi, giành lấy cây đàn. Nó sốt sắng ngó vào miệng mẹ nó. Chắc nó đang tìm xem âm thanh đến từ đâu. Tiến sĩ Sue nghĩ rằng cần để trí tò mò phát triển. Lần này Panbanisha đang chơi một chiếc đàn piano điện tử. Nó không bị buộc phải học chơi đàn mà do trông thấy một nhà nghiên cứu chơi và muốn học theo. Đánh đi nào. Đánh đi. Cô đang nghe đây. Gõ lại đoạn thật nhanh vừa rồi nào. Đúng rồi, đoạn đó đấy. Kanzi đang chơi đàn phiến gỗ. Nó hăng hãi gõ bằng cả hai tay đệm theo giọng hát của tiến sĩ Sue. Kanzi và Panbanisha đều được kích thích trong môi trường vui nhộn này càng khuyến khích sự hình thành của những năng lực văn hóa này. (Cười) Ok, giờ đuổi theo bọn quái vật nào. Bắt lấy chúng. Ăn cả mấy quả cherry nữa nhé. Cẩn thận, giờ phải tránh bọn chúng ra. Lại đuổi theo được rồi, đuổi theo chúng đi. Giờ phải tránh ra nhé. Tránh đi. Chạy đi nào. Chạy mau. Giờ mình đuổi theo được rồi. Bắt chúng đi. Ôi không! Kanzi giỏi quá. Rất giỏi. Cảm ơn em nhé. Không một ai, vượn Bonobo hay con người, có thể tưởng tượng được điều này. Chúng ta có một một trường đa chủng loài, mà chúng tôi gọi là "văn hóa người-vượn". Chúng tôi học cách sống của chúng. Chúng tôi học các giao tiếp với chúng bằng những giọng rít rất chói tai. Chúng tôi hiểu rằng chúng cũng có ngôn ngữ của riêng mình trong tự nhiên. Chúng đang học cách để sống như con người. Chúng tôi tin rằng điều quyết định ở đây không phải sinh học, mà là văn hóa. Vậy nên, chúng ta cùng chia sẻ những công cụ, công nghệ và ngôn ngữ với những giống loài khác. Cảm ơn các bạn! Tôi là một bác sĩ điều trị ung thư, và tôi bước ra khỏi văn phòng đến nhà thuốc cạnh bệnh viện cách đây ba hoặc bốn năm trước, và đây là bìa tạp chí Fortune trên cửa sổ nhà thuốc. Và vì là một bác sĩ điều trị ung thư, bạn nhìn vào cái này Bạn sẽ cảm thấy thất vọng một chút Nhưng khi bạn bắt đầu đọc bài viết của Cliff một người chiến thắng bệnh ung thư, được cứu sống trong một thử nghiệm lâm sàng nơi bố mẹ anh ấy chở anh ấy từ thành phố New York tới phía bắc New York để tham gia liệu pháp thử nghiệm-- dành cho bệnh Hodgkin lúc bấy giờ, đã cứu sống anh ấy, Anh ấy đã tạo ra một điều đặc biệt ở đây, Và vấn đề mà chúng tôi nhận ra được là giản lược theo quan điểm của chúng ta về sinh học với quan điểm về căn bệnh ung thư Trong suốt 50 năm trước, chúng ta chỉ chú trọng việc điều trị những cá thể gen trong việc cố tìm hiểu về bệnh ung thư, không phải là cố kiểm soát nó. Vì vậy, đây là một biểu đồ nghiên cứu đáng kinh ngạc. Và đây là điều làm chúng tôi luôn phải tỉnh táo mỗi ngày trong đó, rõ ràng, chúng tôi đã tạo được tác động đáng chú ý về bệnh tim mạch, nhưng nhìn tới căn bệnh ung thư. Tỉ lệ tử vong do ung thư trong suốt 50 năm qua chẳng có gì thay đổi cả. Chúng tôi đã có chiến thắng nho nhỏ như là bệnh bạch cầu tủy mãn tính nơi chúng tôi có một viên thuốc mà có thể giúp 100% người bệnh thuyên giảm nhưng nhìn chung, chúng tôi không tạo được bất kì tác động nào trong cuộc chiến chống ung thư Vì vậy, ngày hôm nay, tôi muốn nói với quý vị rằng, một số lý do mà tôi nghĩ đã gây ra điều đó và đi ra khỏi vùng an toàn của tôi để nói với các bạn nơi tôi nghĩ nó sẽ hướng tới, nơi mà cách tiếp cận mới - cách mà chúng ta hy vọng sẽ được phát triển trong công cuộc đối phó với ung thư. Bởi vì điều này sai rồi. Vậy là, đầu tiên, ung thư là gì? Nếu 1 người có 1 khối hay 1 kết quả xét nghiệm máu bất thường, bạn sẽ tới gặp bác sĩ, họ chọc 1 cây kim vô đó. Cách chẩn đoán hiện nay là nhìn mẫu: Nhìn nó bình thường không? Nó có bất thường không? Bác sĩ (BS) Giải phẫu bệnh như chỉ nhìn vào chai nhựa này. Đây là 1 tế bào bình thường. Đây là 1 tế bào ung thư. Đây là nghệ thuật xếp giai đoạn trong việc chẩn đoán ung thư. Không có 1 xét nghiệm (XN) phân tử nào, không có đoạn gene nào được kiểm tra ngày hôm qua, nhìn vào NST không còn phổ biến nữa, Đây là nghệ thuật xếp giai đoạn và cách chúng tôi làm điều đó. Bạn biết đó, tôi biết rất rõ, là 1 bác sĩ ung thư, tôi không thể chữa được ung thư đang tiến triển. Thay vào đó, tôi tin tưởng chắc chắn vào việc cố gắng phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm Đó là con đường duy nhất mà bạn có thể bắt đầu chiến đấu với nó, bằng việc bắt được nó trong giai đoạn sớm. Chúng ta có thể phòng ngừa hầu hết các loại ung thư. Bạn biết rồi đó, bài thuyết trình trước ám chỉ tới việc phòng ngừa bệnh tim. Chúng ta có thể làm điều tương tự với ung thư. Tôi đồng sáng lập 1 công ty tên là Navigenics, nơi mà bạn nhổ nước miếng vào 1 ống nghiệm và chúng tôi có thể tìm ra 35 tới 40 dấu ấn di truyền của bệnh tất cả đều hiện diện trong nhiều bệnh ung thư - bạn bắt đầu đi tìm cái nào mà bạn có thể mắc phải và sau đó chúng tôi có thể bắt đầu công việc phòng ngừa nó. Bởi vì vấn đề là, khi bạn có bệnh ung thư đang tiến triển, chúng tôi hiện nay không thể làm gì nhiều hơn cho bạn, như những con số thống kê đã ám chỉ. Vậy nên, vấn đề của ung thư là nó là 1 căn bệnh của tuối tác. Tại sao lại như vậy? Bởi vì tiến hóa không quan tâm tới chúng ta sau khi chúng ta có con. Bạn thấy đó, tiến hóa bảo vệ chúng ta trong suốt những năm còn hoạt động sinh sản và sau đó, sau tuổi 35 hoặc 40 hoặc 45, nó bảo rằng: "Không quan trọng nữa, bởi vì họ đã có con cháu rồi." Vậy nên nếu bạn nhìn vào căn bệnh này, nó rất hiếm - cực kì hiếm -- khả năng ung thư ở trẻ em, trên hàng ngàn ca ung thư mỗi năm. Khi 1 người già đi thì sao? Rất phổ biến. Tại sao nó khó chữa trị? Bởi vì nó có tính di truyền, và đó là phần thêm vào đầy tuyệt vời cho sự tiến hóa trong căn bệnh ung thư. Nó bắt đầu chọn ra những tế bào cực kì xấu, cái mà chúng ta gọi là chọn lọc vô tính. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu hiểu được ung thư không chỉ có việc chống lại từng phân tử, nó còn hơn thế nữa, lúc đó chúng ta sẽ tìm ra những hướng chữa trị mới, như những gì tôi sẽ cho các bạn xem. Vậy, 1 trong những vấn đề nền tảng trong ung thư là hiện giờ, chúng ta mô tả nó bởi hàng loạt các tính từ, các triệu chứng như "Tôi mệt, tôi đầy hơi, tôi có cơn đau, vv" Bạn được mô tả theo vị trí giải phẫu bạn chụp CT (cắt lớp vi tính), kết quả là "Một khối 3cm trong gan" Sau đó bạn được mô tả theo các phần của cơ thể: "Nó nằm trong gan, trong vú, trong tuyến tiền liệt." Và chỉ thế thôi. Do đó, các từ dùng để mô tả ung thư của chúng tôi cực kì ít. Về cơ bản đó là các triệu chứng. Nó là các biểu hiện của bệnh. Điều hấp dẫn là trong vòng 2 - 3 năm gần đây, chính phủ đã dành 400 triệu đô la và họ đã được phân bổ 1 tỉ đô la nữa để thành lập cái mà chúng tôi gọi là Dự án Bản đồ Gene Ung thư. Đây là ý tưởng của việc giải mã tất cả các gene gây ung thư, và cho chúng tôi 1 từ mới để mô tả, 1 từ điển mới để miêu tả ung thư. Bạn biết đó, giữa thập kỉ 1850, tại Pháp, họ bắt đầu mô tả ung thư theo bộ phận cơ thể. Và điều đó đã không thay đổi trong hơn 150 năm qua. Việc gọi ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư cơ là hoàn toàn kiểu cũ. Nó không có lí, nếu bạn suy nghĩ về nó. Do đó, hiển nhiên với công nghệ khoa học ngày nay và trong những năm sắp tới, điều này sẽ thay đổi. Bạn sẽ không còn thấy phòng khám ung thư vú nữa. Bạn sẽ tới phòng khám HER2 khuếch đại, hay phòng khám EGFR tăng, và họ sẽ kiểm tra 1 vài tổn thương gây bệnh có liên quan tới từng loại ung thư cụ thể. Vì vậy, hy vọng chúng ta sẽ đi từ nghệ thuật y học sang khoa học y học, và có khả năng làm những thứ mà người ta làm đối với những bệnh truyền nhiễm, đó là nhìn vào vi sinh vật đó, vi khuẩn đó và nói rằng: "Kháng sinh này còn dùng được, vì bạn có 1 loại vi khuẩn đặc trưng đáp ứng với kháng sinh đó." Khi 1 người phơi nhiễm với H5N1, bạn dùng Tamiflu, và bạn có thể giảm 1 cách đáng kể các triệu chứng nặng nề và phòng ngừa nhiều biểu hiện khác của bệnh. Tại sao? Bởi vì chúng tôi biết được bạn có con gì, và chúng tôi biết cách trị nó - mặc dù chúng tôi không thể điều chế vaccine tại đây, nhưng đó là 1 câu chuyện khác. Bản đồ Gene Ung thư sắp ra mắt. Ung thư đầu tiên được giải mã hoàn thiện là ung thư não. Trong tháng tới, cuối tháng 12, bạn sẽ thấy ung thư buồng trứng được giải mã, sau đó là ung thư phổi sau vài tháng. Còn lĩnh vực nghiên cứu protein tôi sẽ nói trong vài phút nữa tôi nghĩ đây là mức độ tiếp theo để hiểu rõ và phân loại bệnh. Nhưng hãy nhớ, tôi không lấy nghiên cứu gene, nghiên cứu protein để làm yếu tố giản lược. Tôi nghiên cứu nó để chúng tôi có thể xác định chúng tôi đang chống lại cái gì. Và 1 phân biệt cực kì quan trọng mà chúng ta cần hướng tới. Trong việc chăm sóc sức khỏe ngày nay, chúng ta dành hầu hết số tiền để chữa bệnh hầu hết tiền trong 2 năm gần đây của đời sống 1 người. Chúng ta dành rất ít, nếu có, số tiền để xác định cái mà chúng ta đang chống lại. Nếu bạn có thể bắt đầu chuyển hướng qua đó, tìm ra cái mà chúng ta đang đối diện, bạn sẽ làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu như bạn có thể bước thêm 1 bước xa hơn và ngăn ngừa bệnh tật, chúng tôi có thể đem nó tới hướng khác, và hiển nhiên đó là nơi chúng tôi cần hướng tới, tiến về phía trước. Đây là trang web của Viện Ung thư Quốc gia. Và tôi đứng ở đây để nói với bạn rằng, nó sai hoàn toàn. Đây là trang web của Viện Ung thư Quốc gia nói rằng ung thư là 1 bệnh di truyền. Nó nói: "Nếu bạn nhìn vào đây, nó là 1 đột biến riêng lẻ, và có thể có cái thứ hai, cái thứ ba, và đây là ung thư." Nhưng, dưới cương vị 1 bác sĩ ung thư, đây là những gì tôi thấy. Đây không phải là 1 bệnh di truyền. Bạn hãy nhìn vào đây, đây là 1 lá gan có 1 khối ung thư đại tràng và bạn nhìn vào 1 hạch bạch huyết dưới kính hiển vi nơi mà ung thư di căn tới. Bạn nhìn phim CT nơi có ung thư gan. Ung thư là 1 sự tương tác của 1 tế bào phát triển không chịu sự kiểm soát của môi trường. Nó không phải là sự trừu tượng, nó là sự tương tác với môi trường. Đó là những gì mà chúng tôi gọi là "hệ thống" Mục tiêu của tôi trên cương vị 1 bác sĩ ung thư là không phải hiểu được ung thư là gì. Và tôi nghĩ đó là vấn đề cơ bản trong suốt 5 thập kỉ vừa qua, chúng ta đã cố hiểu được ung thư là gì. Mục tiêu là phải kiểm soát được ung thư. Và đó là chiến lược tối ưu hóa theo chiều hướng rất khác, 1 chiến lược rất khác biệt đối với tất cả chúng ta. Tôi phát biểu tại Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, một trong những hội nghị nghiên cứu ung thư lớn, với sự có mặt của 20 000 người ở đó, và tôi nói: "Chúng ta đều mắc sai lầm, chúng ta đều mắc sai lầm, kể cả tôi vì tập trung vào việc giản lược. Chúng ta cần lùi lại 1 bước." Và tin hay không tùy bạn, có tiếng rít dưới khán đài. Mọi người thất vọng, nhưng đây là cách duy nhất chúng ta có thể tiến về phía trước. Bạn biết đó, tôi rất may mắn khi được gặp Danny Hillis 1 vài năm về trước. Chúng tôi bị đẩy về phía nhau, và không ai trong chúng tôi thật sự muốn gặp nhau. Tôi nói: "Tôi có nhất thiết phải gặp 1 gã từ Disney, người thiết kế các máy tính?" Và anh ấy nói: "Tôi có cần gặp 1 bác sĩ khác không?" Nhưng mọi người thuyết phục chúng tôi, và chúng tôi gặp nhau, và đó là sự thay đổi trong những gì tôi làm, hoàn toàn thay đổi. Chúng tôi đã thiết kế, và làm ra các mẫu -- và hầu hết các ý tưởng này tới từ Danny và đội ngũ của anh ấy - mô hình ung thư trong cơ thể như 1 hệ thống phức tạp. Tôi sẽ cho bạn thấy 1 vài dữ liệu ở đây nơi mà tôi nghĩ nó sẽ làm nên điều khác biệt và cách tiếp cận ung thư mới. Chìa khóa là, khi bạn nhìn vào những biến số và dữ liệu này, bạn phải hiểu được các dữ liệu đầu vào. Bạn biết đó, nếu như tôi đo nhiệt độ bạn trong 30 ngày qua, và tôi hỏi: "Nhiệt độ trung bình là bao nhiêu?" và nó trả về kết quả là 98.7, tôi sẽ bảo "Tuyệt vời" Nhưng nếu như 1 trong 30 ngày này nhiệt độ của bạn nhảy lên 102 trong 6 tiếng đồng hồ bạn uống Tylenol và cảm thấy tốt hơn, tôi sẽ hoàn toàn bỏ lỡ nó. Vậy nên, 1 trong những vấn đề cơ bản của y học là bạn và tôi, và tất cả chúng ta, đi gặp bác sĩ 1 lần trong năm. Chúng tôi có dữ liệu rời rạc, chúng tôi không có dữ liệu tính theo thời gian. Trước đó nó đã được chuyển tiếp qua thiết bị này. Bạn biết đó, tôi đã sử dụng nó 2 tháng rưỡi rồi. Nó là 1 thiết bị đáng kinh ngạc, không chỉ bởi vì nó báo cho tôi biết tôi đã đốt cháy được bao nhiêu kilocalories mỗi ngày nó còn theo dõi 24h, những gì tôi đã làm trong 1 ngày. Và tôi đã không nhận ra trong 3h tôi ngồi ở bàn làm việc và không hề di chuyển 1 tí nào. Và rất nhiều chức năng trong dữ liệu chúng tôi có như hệ thống đầu vào ở đây thật sự khác biệt với những gì chúng tôi đã hiểu về chúng, bởi vì chúng tôi không đo động học chúng. Nếu bạn nghĩ ung thư là 1 hệ thống, có dữ liệu vào và dữ liệu ra và 1 quá trình ở giữa. Vì vậy, quá trình là các thứ hạng của lịch sử, và bệnh nhân ung thư, dữ liệu vào, là môi trường, chế độ ăn, chế độ điều trị, đột biến gene. Dữ liệu ra là các triệu chứng: Chúng ta có đau không? Có phải khối u đang phát triển? Chúng ta có đầy hơi không, vv? Hầu hết các trạng thái đều ẩn. Vì vậy những gì chúng tôi đang làm trong lĩnh vực này là thay đổi và thêm vào, chúng tôi cung cấp hóa trị tích cực, và chúng tôi hỏi: "Kết quả có tốt hơn không? Cơn đau có giảm bớt không, vv?" Vì thế, vấn đề không chỉ giới hạn trong 1 hệ thống, mà là nhiều hệ thống trên nhiều thước đo. Nó là hệ thống của hệ thống. Vì vậy, khi bạn bắt đầu tìm kiếm hệ thống nguy cấp bạn có thể nhìn vào 1 neuron dưới kính hiển vi. 1 neuron dưới kính hiển vi rất tao nhã với những thứ nho nhỏ chỉa ra và vài thứ nhỏ ở đằng kia, nhưng khi bạn bắt đầu đặt chúng thành 1 hệ thống phức tạp, và bạn bắt đầu thấy chúng hình thành 1 bộ não, và bộ não đó có thể tạo nên trí tuệ, những gì chúng ta đang nói về bên trong cơ thể, và ung thư đang bắt đầu xây dựng nó như 1 hệ thống phức tạp. Tin xấu là những thứ mạnh mẽ này - và mạnh mẽ là từ khóa - những hệ thống cấp thiết rất khó để hiểu chi tiết. Tin tốt là bạn có thể điều khiển được nó. Bạn có thể thử kiểm soát nó mà không cần hiểu biết cơ bản về mọi thành phần. Một trong những thử nghiệm lâm sàng cơ bản nhất trong điều trị ung thư ra đời vào tháng 2 trên Tạp chí Y học New England, nơi họ nghiên cứu các phụ nữ tiền mãn kinh bị ung thư vú. Về loại ung thư vú tệ nhất mà bạn có thể mắc phải. Họ cho hóa trị, và sau đó họ chọn lựa ngẫu nhiên, 1 nửa dùng giả dược, 1 nửa dùng thuốc tên là Zoledronic acid dùng để bồi đắp xương. Nó được sử dụng để điều trị loãng xương, và họ dùng 2 lần 1 năm. Họ theo dõi, trong 1 800 phụ nữ được dùng thuốc trị loãng xương 2 lần/năm, bạn giảm thiểu tỉ lệ tái phát ung thư xuống 35%. Giảm tỉ lệ xuất hiện ung thư bằng thuốc thậm chí không hề đụng tới ung thư. Bạn thay đổi đất trồng, hạt giống cũng không mọc tốt hơn. Bạn thay đổi hệ thống đó, và bạn có thể đạt được hiệu quả đáng ghi nhận trong điều trị ung thư. Chưa có ai cho thấy được - và điều này sẽ rất bất ngờ - chưa có ai chứng minh được hầu hết hóa trị có thể thực sự chạm tới tế bào ung thư. Nó chưa từng được chứng minh. Có tất cả các công việc thanh tao trong các đĩa nuôi cấy mô, nếu như bạn cho loại ung thư này thuốc điều trị, bạn có thể có được tác dụng mong muốn lên tế bào, nhưng liều lượng thuốc trên các đĩa này không hề giống với liều lượng thuốc cần thiết cho 1 cơ thể. Nếu tôi cho 1 phụ nữ bị ung thư vú 1 thuốc tên là Taxol mỗi 3 tuần, đây là liều tiêu chuẩn, khoảng 40% số phụ nữ có ung thư di căn có đáp ứng tốt hơn với thuốc này. Và 1 đáp ứng chỉ hao hụt 50%. Nên nhớ là nó thậm chí không phải cùng 1 bậc mà nó là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Sau đó nó tái phát, tôi cũng cho cùng loại thuốc đó mỗi tuần. Khoảng 30% khác sẽ đáp ứng. Và nó lại tái phát nữa, tôi lại cho cùng 1 loại thuốc trong 96 tiếng bằng cách truyền thuốc liên tục, chỉ khoảng 20 tới 30% đáp ứng. Vậy nên bạn không thể nói với tôi rằng nó hoạt động cùng 1 cơ chế trong 3 trường hợp trên. Nó không phải như vậy. Chúng ta không có ý tưởng gì về cơ chế này. Vậy nên ý tưởng hóa trị có thể quấy rối hệ thống phức tạp đó, giống như thuốc tạo xương quấy rầy hệ thống và giảm thiểu tỉ lệ tái phát, hóa trị có thể hoạt động theo cơ chế này. Sự điên rồ trong việc thử nghiệm còn là giảm được bệnh mới, xuống 30%. Vậy nên, vấn đề là, bạn và tôi, tất cả hệ thống của chúng ta đang thay đổi. Nó có tính linh động. Ý tôi là, đây là 1 trang trình bày đáng sợ, không phải để qua 1 bên, nhưng nó nhìn vào sự béo phì trên thế giới. Và tôi xin lỗi nếu như bạn không thể đọc được các con số, nó tương đối nhỏ. Nhưng nếu bạn bắt đầu nhìn vào đó, màu đỏ này, màu đậm ở kia, hơn 75% dân số của những quốc gia này bị béo phì. Nhìn 1 thập kỉ trước, 2 thập kỉ trước: sự khác biệt đáng ghi nhận. Vậy nên, hệ thống của chúng ta hiện giờ khác biệt 1 cách đáng kể so với hệ thống của chúng ta 1 hoặc 2 thập kỉ trước. Vì vậy những căn bệnh mà chúng ta đang đối mặt hiện nay phản ánh những mặt trong hệ thống trong nhiều thập kỉ qua, sẽ thay đổi 1 cách đáng kể trong thập kỉ tới hoặc hơn dựa trên những thứ tương tự vậy. Trong tấm ảnh này, mặc dù nó rất đẹp, 1 bức ảnh 40 Gb của toàn bộ hệ protein. Đây là 1 giọt máu đã đi qua 1 nam châm siêu dẫn và chúng ta có thể có được đủ độ phân giải nơi chúng ta có thể bắt đầu nhìn vào tất cả protein trong cơ thể. Chúng ta có thể bắt đầu nhìn vào hệ thống đó. Mỗi chấm tròn đỏ là nơi mà protein thực sự được xác định. Sức mạnh của những nam châm này, sức mạnh của những gì mà chúng ta có thể làm là chúng ta có thể thấy 1 neutron riêng lẻ với công nghệ này. Một lần nữa, đây là thứ mà chúng tôi đang triển khai với Danny Hillis và 1 nhóm tên là Applied Proteomics, nơi chúng tôi có thể bắt đầu nhìn nhận những sự khác nhau giữa các neutron và chúng tôi có thể bắt đầu nhìn vào hệ thống mà chúng tôi trước đây chưa thể làm được. Vì vậy, thay vì giảm thiểu xuống, chúng tôi lùi lại 1 bước. Đây là 1 phụ nữ 46 tuổi có ung thư phổi tái phát. Nó ở trong não, trong phổi, trong gan của cô ấy. Cô ấy đã dùng Carboplatin Taxol, Carboplatin Toxotere, Gemcitabine, Navelbine: Mỗi loại thuốc chúng tôi có, cô ấy đều đã sử dụng, và căn bệnh ấy cứ tiếp tục phát triển. Cô ấy có 3 đứa con dưới 12 tuổi và đây là phim CT của cô ấy. Vậy đây là gì, chúng ta đang cắt ngang cơ thể cô ấy ngay chỗ này, và bạn có thể thấy ở chính giữa là tim của cô ấy, và kế bên trái là 1 khối u lớn sẽ xâm lấn và giết chết cô ấy, nếu không được chữa, chỉ trong vài tuần. Cô ấy uống 1 viên thuốc mỗi ngày nhắm trúng tế bào đích, và 1 lần nữa, tôi không chắc con đường này có trong hệ thống hay không, trong căn bệnh ung thư của cô ấy, nhưng nó nhắm vào con đường gây bệnh ấy, và 1 tháng sau, khối u đó biến mất. 6 tháng sau, nó vẫn biến mất. Nhưng nó lại tái phát và 3 năm sau cô ấy chết vì ung thư phổi, nhưng cô ấy đã có thêm 3 năm từ thuốc mà triệu chứng chủ yếu là mụn trứng cá. Chỉ có nhiêu đó thôi. Vấn đề là những thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành và chúng tôi là 1 phần của nó, và trong thử nghiệm lâm sàng cơ bản - thử nghiệm mà chúng tôi gọi là Pha ba, chúng tôi từ chối sử dụng giả dược. Bạn có muốn mẹ của mình, anh chị của mình dùng giả dược nếu như họ có ung thư phổi đang tiến triển và chỉ còn có vài tuần để sống? Và câu trả lời chắc chắn là không. Vậy nên nó được thực hiện trong nhóm bệnh nhân này. 10% số người trong thử nghiệm có sự đáp ứng đáng kể được biểu hiện ở đây, và thuốc này gửi tới FDA, và FDA bảo rằng: "Không có đối chiếu với giả dược, làm cách này chúng tôi biết được những bệnh nhân (BN) thực sự đáp ứng với thuốc?" Buổi sáng lúc FDA chuẩn bị họp, đây là bài viết trên Wall Street Journal. (cười) Và do đó, bạn biết gì không, thuốc này đã được chấp thuận. Điều tuyệt vời là công ty khác cũng làm 1 thử nghiệm khoa học đúng cách, họ cho 1 nửa dùng giả dược, 1 nửa dùng thuốc. Và chúng tôi học được 1 vài thứ quan trọng ở đây. Điều thú vị là họ làm thử nghiệm này ở Nam Mỹ và Canada, nơi mà "có đạo đức hơn nếu cho sử dụng giả dược" Họ phải cho nhóm Mỹ sử dụng để được chấp thuận, nên tôi nghĩ có 3 BN người Mỹ ở phía bắc New York tham gia vào cuộc thử nghiệm. Nhưng họ làm và thứ họ khám phá ra là 70% của nhóm không đáp ứng sống lâu hơn và sống khỏe hơn nhóm cho sử dụng giả dược. Vậy nên nó thử thách mọi thứ chúng ta đã biết về ung thư, bạn không cần đáp ứng. Bạn không cần thu nhỏ căn bệnh lại. Nếu chúng ta làm chậm quá trình bệnh lại, chúng ta có thể có thêm các lợi ích cho sự sống còn của BN, tiên lượng BN, họ cảm thấy như thế nào, nếu như chúng ta thu nhỏ căn bệnh lại. Vấn đề là, nếu tôi là bác sĩ này, và tôi có phim chụp CT của bạn ngày hôm nay và bạn có 1 khối 2cm trong gan, và bạn quay trở lại với tôi trong vòng 3 tháng, nó phát triển thành khối 3 cm, thuốc này có giúp ích cho bạn hay không? Làm sao tôi biết được? Nếu như nó là khối 10cm, hoặc có phải tôi đang cho bạn thuốc không có tác dụng và tốn bộn tiền? Vậy nên, đó là vấn đề cơ bản. Và 1 lần nữa, đây là nơi mà những công nghệ mới có thể nhảy vào. Và hiển nhiên mục đích sẽ là bạn tới văn phòng bác sĩ của bạn -- mục đích tối thượng là bạn có thể phòng ngừa được căn bệnh này đúng không? Mục đích tối thượng là bạn ngăn ngừa bất kì 1 trong những thứ này xảy ra. Đây là cách hiệu quả nhất, chi phí tốt nhất, chúng tôi có thể làm hiện nay. Nhưng nếu 1 người không may mắc phải căn bệnh đó, bạn sẽ tới gặp bác sĩ của mình, cô ấy hay anh ấy sẽ lấy 1 giọt máu và chúng tôi bắt đầu biết được cách để chữa bệnh của bạn. Cách mà chúng tôi tiếp cận dựa trên phương diện protein, 1 lần nữa, cách này nhìn trực diện vào hệ thống. Nó nhìn vào bức tranh tổng thể. Vấn đề với công nghệ như thế này là nếu 1 người nhìn vào các protein của cơ thể, có tới 11 cách sắp xếp khác nhau giữa các protein cao phân tử và thấp phân tử. Không có công nghệ nào trên thế giới có thể đo được chiều dài của 11 cách sắp xếp này. Và do đó, có nhiều thứ đã được làm với nhiều người như Danny Hillis và những người khác là cố gắng đem những nguyên lý kỹ thuật, đem vào những phần mềm. Chúng tôi có thể bắt đầu tìm những thành phần khác nhau dọc theo quang phổ này. Vì thế, trước đó chúng tôi đã nói về việc hợp tác giữa các chuyên ngành khác nhau. Và tôi nghĩ 1 trong những thứ thú vị là nó bắt đầu xảy ra bây giờ những người trong những lĩnh vực ấy đang tiến vào nghiên cứu. Ngày hôm qua, Viện Ung thư Quốc gia thông báo 1 chương trình mới gọi là Khoa học Vật lý và Ung thư, nơi mà các nhà vật lý, toán học được đem vào để suy nghĩ về ung thư, những người chưa bao giờ tiếp cận nó trước đây. Danny và tôi có được 16 triệu đô la, họ công bố ngày hôm qua để cố gắng kết nối với vấn đề này. Một cách tiếp cận hoàn toàn mới, thay vì cho liều hóa trị cao bằng các cơ chế khác, để cố gắng mang công nghệ để có được bức tranh toàn cảnh bên trong cơ thể. Vậy nên, chỉ cần 2 giây, những công nghệ này hoạt động thế nào -- bởi vì tôi nghĩ hiểu được nó rất quan trọng. Chuyện xảy ra là mỗi loại protein trong cơ thể bạn đều mang điện, các protein được phun vào, nam châm làm chúng xoay vòng quanh, và sau đó có 1 máy phát hiện ởi đầu cuối. Khi nó đụng cái máy này, nó phụ thuộc vào khối lượng và điện tích của protein. Và do đó chúng ta có thể tính chính xác - nếu như nam châm đủ lớn, và độ phân giải đủ cao - bạn có thể thực sự tìm được tất cả protein trong cơ thể và bắt đầu hiểu được từng hệ thống riêng rẽ. Và do đó, là 1 bác sĩ trị ung thư, thay vì có đống giấy tờ dày cỡ này trong biểu đồ của tôi, của bạn, đây là cách mà dòng chảy dữ liệu bắt đầu hình thành trong văn phòng của chúng tôi, nơi mà 1 giọt máu tạo nên nhiều Gb dữ liệu. Các nguyên tố dữ liệu điện tử được miêu tả trong mỗi khía cạnh của căn bệnh. Và tất nhiên mục tiêu là chúng tôi có thể tìm hiểu từ mỗi sự chạm trán và thật sự tiến về phía trước, thay vì chỉ đụng tới nó hết lần này tới lần khác mà không học hỏi từ cái cơ bản nhất. Để tổng hợp lại, chúng ta cần thoát khỏi suy nghĩ giản lược. Chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ khác đi và triệt để hơn. Và do đó, tôi cầu xin mọi người có mặt tại đây: Nghĩ khác đi. Nghĩ ra những ý tưởng mới. Nói với họ hay bất kì ai trong lĩnh vực của chúng ta, bởi vì trong 59 năm qua, chẳng có gì thay đổi cả. Chúng ta cần 1 cách tiếp cận khác biệt triệt để. Bạn biết đó, Andy Grove rời khỏi ghế chủ tịch tại Intel - và Andy là 1 trong những người cố vấn của tôi, khó khăn cá nhân. Khi Andy nghỉ việc, ông ấy nói rằng, "Không có công nghệ nào sẽ thắng. Tự thân nó sẽ chiến thắng." Và tôi có 1 niềm tin vững chắc, trong lĩnh vực y học, đặc biệt là ung thư, nó sẽ là nền tảng rộng lớn cho công nghệ phát triển giúp chúng ta tiến tới và hi vọng sẽ giúp bệnh nhân trong tương lai gần. Cảm ơn rất nhiều. John Hockenberry: Được tới đây nói chuyện với anh thật tuyệt, Tom ạ. Và tôi muốn bắt đầu bằng một câu hỏi đã thu hút hết ý nghĩ của tôi từ lần đầu tôi biết đến các tác phẩm của anh. Trong tác phẩm của anh lúc nào cũng có tính chất 'lai' này lai giữa một nguồn lực tự nhiên và một nguồn lực sáng tạo tương tác khác nữa. Hai nguồn lực này có cân bằng trong quan niệm của anh về tác phẩm của mình không? Tom Shannon: Vâng, chủ đề tôi đang tìm kiếm, đó thường là giải đáp một câu hỏi. Câu hỏi vụt hiện lên trong đầu tôi: Cái hình nón nối giữa Mặt Trời và Trái Đất sẽ trông như thế nào nếu anh có thể nối hai hình cầu lại? Và, theo tỉ lệ, kích cỡ hình cầu và độ dài, và phần đầu nhọn so với Trái Đất sẽ như thế nào? Và thế là tôi bắt tay vào thực hiện bức điêu khắc ấy, từ đồng thiếc khối. Và tôi làm bức điêu khắc dài chừng 35 feet. Đầu Mặt Trời có đường kính chừng 4 inch, và rồi nó kéo nhỏ dần suốt 35 feet xuống còn chừng một mi-li-mét ở đầu Trái Đất. Và đối với tôi, thật thú vị vô cùng khi được xem mọi thứ trông thế nào nếu anh có thể bước ra ngoài, vào một ngữ cảnh lớn hơn, cứ như anh là một phi hành gia, và nhìn hai thiên thể này như là một vật duy nhất, bởi vì chúng được gắn kết chặt chẽ đến thế, và nếu không có một cái thì cái kia là vô nghĩa. JH: Anh có thấy khuây khỏa khi "chơi đùa" với những nguồn lực này không? Và tôi thắc mắc không biết cảm giác khám phá lớn đến như thế nào khi chơi đùa với những nguồn lực này? TS: Ồ, như là những vật thể được nâng lên bằng nam châm vậy -- như cái bằng bạc kia kìa, đó là thành quả của hàng trăm thí nghiệm với nam châm, cố gắng tìm cách làm cho một vật thể trôi nổi với càng ít liên kết với mặt đất càng tốt. Cuối cùng tôi đạt kết quả là chỉ cần một dây nối để chống đỡ lực hút. JH: bạn sẽ hỏi đây là do tác động điện từ, hay là nam châm vĩnh cửu? TS: Đây là nam châm vĩnh cửu, đúng vậy đấy. JH: Bởi vì nếu tự nhiên mất điện, sẽ có một tiếng 'rầm' lớn. TS: Vâng. Nghệ thuật phải cắm điện thì thật chẳng còn thú vị. JH: Tôi đồng ý. TS: Các tác phẩm nam châm là sự kết hợp giữa trọng lực và từ trường, nên nó đại khái là sự pha trộn của các nguồn lực quanh ta, các nguồn lực có ảnh hưởng lên vạn vật. Mặt trời phát ra một trường khổng lồ kéo rộng ra xa hơn cả các hành tinh rất nhiều và từ trường Trái Đất bảo vệ chúng ta khỏi mặt trời. Thế nên có những hình kết cấu khổng lồ, vô hình là từ trường trong vũ trụ. Nhưng với con lắc, nó cho phép tôi làm lộ ra những nguồn lực vô hình này những nguồn lực đang giữ cho những thanh nam châm lơ lửng. Các bức điêu khắc của tôi thường được giản tiện tối đa. Tôi cố gắng làm chúng tinh tế hơn thành những dạng rất đơn giản. Nhưng rồi các bức họa trở nên rất phức tạp, bởi vì tôi nghĩ rằng những trường bao quanh chúng chúng dâng cuồn cuộn, chúng thâm nhập vào lẫn nhau, và có những mẫu hình giao thoa. JH: Và chúng không được định trước. Ý tôi là, anh không hẳn đã biết anh sẽ đi tới đâu khi anh mới bắt đầu, dù cho các nguồn lực có thể được tính toán. Vậy thì, quá trình phát triển của thứ này -- tôi hiểu là đây không phải con lắc đầu tiên của anh. TS: Không. (JH: Không.) TS: Con lắc đầu tiên tôi làm là vào cuối những năm 70 và tôi chỉ có một hình nón đơn giản có một chốt vòi ở đáy. Tôi đưa nó vào quỹ đạo, và chỉ có một màu thôi, khi nó vào tới tâm, màu cứ bị chảy đi mất, thế là tôi phải chạy vào trong, hoàn toàn không thể điều khiển cái vòi từ xa được. Thế nên, ngay lập tức cái sự đó báo rằng: tôi cần một thiết bị điều khiển từ xa. Nhưng rồi tôi bắt đầu ước mơ được có sáu màu. Đại để tôi nghĩ về nó như ADN vậy -- những màu này, đỏ, xanh, vàng, các màu cơ bản và trắng đen. Và nếu anh đặt chúng cạnh nhau theo những tổ hợp khác nhau -- theo một mặt nào đó thì cũng như động tác in ấn vậy, như cách màu được in lên tạp chí màu -- và cho chúng chịu một số lực nhất định, đó có thể là đưa chúng vào quỹ đạo hay là đưa chúng ra phía sau, về phía trước hay là vẽ bằng chúng, những thứ đáng kinh ngạc này bắt đầu hiện ra. JH: Trông cứ như là chúng ta chuẩn bị đi săn gấu vậy. TS: Vâng, ồ hãy căng vài tấm bạt vẽ nhé. Tôi sẽ nhờ vài đứa con căng vải vẽ ở đây. Tôi chỉ muốn nói -- thế, đây là Jack, Nick và Louie. JH: Cảm ơn các chàng trai. TS: Còn đây là -- JH: Được rồi, tôi sẽ tránh đường. TS: Tôi sẽ chỉ quăng cái này vào quỹ đạo và xem tôi có thể vẽ lên giày của tất cả mọi người ngồi hàng trước được không. (Tiếng cười) JH: Whoa. Đó là... ooh, đẹp quá. TS: Thế, đại để như thế này. Cái tôi đang làm chỉ là minh họa, và để chơi nhiều hơn là nghiêm chỉnh, nhưng chắc hẳn, tất cả những thứ này đều có thể được sử dụng. Tôi có thể đắp thêm vào bức tranh này, cứ tiếp tục, làm hết lớp này tới lớp khác. Và tôi cứ để kệ nó đấy vài tuần, và tôi cứ suy nghĩ mãi về nó, và tôi sẽ xử lí nó một đợt nữa và nâng nó lên một tầm mới, nơi tất cả những thứ này trở thành phần nền, tạo nên chiều sâu. JH: Tuyệt vời. Thế, các van ở đáy các ống đó cúng như là các van máy bay điều khiển từ xa. TS: Vâng, chúng là bộ điều khiển tự động có gắn camera kẹp lấy các ống cao su này. Và chúng có thể kẹp thật chặt và dừng dòng sơn, hoặc là để các ống mở to. Và tất cả các màu chảy ra từ một cổng trung tâm dưới đáy. Anh có thể đều đặn thay màu, cho màu vẽ chứa nhôm vào, mà tôi cũng có thể cho bất kì cái gì vào đây. Có thể là sốt cà chua, mà bất cứ cái gì có thể cho ra ngoài -- cát, bột, và bất kì cái gì tương tự. JH: Ở đây có nhiều nguồn lực quá. Anh có trọng lực, anh có lực li tâm, anh có thủy động học, Từng bức vẽ đẹp đẽ này, có phải chúng đơn thuần là hình ảnh thôi, hay chúng là bản ghi chép lại hiện tượng vật lí gọi là con lắc tiến đến bạt vẽ? TS: Ồ, bức vẽ này, tôi muốn làm điều gì đó thật đơn giản, một hình ảnh đơn giản, mang tính biểu tượng của hai gợn sóng giao thoa. Vậy nên cái bên phải được vẽ trước, rồi cái bên trái được vẽ chồng lên. Và rồi tôi để chừa các chỗ trống để anh có thể thấy cái nào được vẽ trước. Và rồi khi tôi vẽ cái thứ hai, quả là nó phá vỡ sự thanh bình -- những đường màu xanh to bự này sầm sập lao qua tâm điểm -- và thế là nó tạo ra một loại xung đột và vùng giao nhau. Có những nét phía trước gợn sóng bên trái, và nét phía sau gợn sóng bên phải, và điều này tạo ra hai mặt phẳng. Chủ đề của bức tranh cũng là, cũng như những sự kiện nho nhỏ này, sự kiện thâm nhập lẫn nhau của -- JH: Hai ngôi sao, hay -- TS: Có hai việc đã xảy ra -- có một mẫu hình giao thoa, và rồi điều thứ ba xảy ra. Có những hình thù nảy sinh chỉ từ sự kết hợp của hai sự kiện đang xảy ra, và tôi rất thích thú với điều này. Như sự xuất hiện của các hình lượn sóng. Như cái màu xanh lá này, đây và một bức tôi vẽ chừng 10 năm trước, nhưng nó có một chút -- anh có thẩy không, ở phần trên -- có những hình gợn sóng và giao thoa này giống như ảnh bức xạ vậy. Và đó là một điểm trong hội họa tôi chưa từng bắt gặp. Tôi chưa từng thấy ai thể hiện một loại mẫu hình sóng giao thoa, mà những mẫu hình ấy ở đâu cũng có, và là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. JH: Đấy có thực là một phần của bức ảnh, hay là chính mắt tôi đang tạo ra mẫu hình giao thoa kia -- có phải mắt tôi bị đánh lừa thị giác, tưởng tượng ra hình đó? TS: Thật ra là màu vẽ đấy, khiến nó thật như vậy. Thật sự nó nảy sinh ở đó. Nếu tôi quăng vào một đường tròn thật đồng tâm, hay là e-líp đồng tâm, nó sẽ ngoan ngoãn tạo ra những nét cách đều này, những nét sẽ càng càng càng gần nhau, minh họa trọng lực hoạt động như thế nào. Có chút gì đấy rất lôi cuốn trong sự chính xác của khoa học khiến tôi thực sự thích thú. Và tôi yêu những hình thù tôi nhìn thấy trong các quan sát khoa học và dụng cụ thí nghiệm, đặc biệt là các hình dạng thiên văn và cái ý tưởng về sự bao la của nó, tầm vóc, với tôi thú vị vô cùng. Thứ tôi tập trung vào trong những năm gần đây hướng nhiều hơn về môn sinh học. Một vài trong những bức vẽ này, khi anh quan sát thật kĩ, những thứ kì quái sẽ xuất hiện trông thật giống ngựa hay chim hay cá sấu, voi. Có rất nhiều thứ xuất hiện. Khi anh nhìn vào nó, cũng kiểu như nhìn các hình thù của mây vậy, nhưng đôi khi nó như được cẩn thận nhào nặn thành hình xác định. Và rồi có tất cả những hình thù này mà ta không biết là cái gì, nhưng chúng cũng sắc nét như vậy và phức tạp. Thế nên tôi nghĩ, có thể hình dung được thôi, những hình đó có thể mang tính dự đoán cao. Bởi, vì nó có khả năng tạo ra các hình dạng trông giống các hình quen thuộc với ta trong sinh học, nó cũng tạo ra các hình dạng ta không quen thuộc. Và có lẽ đó là dạng sự sống ta sẽ phát hiện ra dưới bề mặt sao Hỏa, nơi có thể có hồ nước với cá bơi lội. JH: Ồ, hãy hi vọng là như vậy. Ôi chúa tôi, hãy cùng hi vọng. Ồ, xin Chúa, vâng. Ồ, tôi cũng cùng quan điểm. Anh biết đấy, có vẻ như là ở giai đoạn này của cuộc đời, cá nhân chính anh cũng ở trong trạng thái phải đối mặt với một loại bất ổn -- tôi cho đó là một lực điện từ mà bằng cách nào đó điều khiển bệnh Parkinson của anh và nguồn lực sáng tạo này đó là cả người nghệ sĩ tại đây, thời điểm này, và cái vòng cung cả cuộc đời anh. Cái đó có liên quan tới tác phẩm của anh không? TS: Hóa ra là, cái dụng cụ này trở nên rất hữu dụng, vì tôi không cần có những kĩ năng vận động tinh xảo để làm việc, để tôi có thể thao tác trên các bản vẽ, quá trình này cần suy nghĩ là chính. Tôi nhìn nó và ra quyết định: cần nhiều màu đỏ hơn, nhiều màu xanh hơn, cần một hình thù khác. Và thế là tôi ra các quyết định sáng tạo này và có thể thực hiện chúng theo một cách đơn giản hơn rất, rất nhiều. Ý tôi là, tôi có các triệu chứng. Tôi nghĩ bệnh run tay Parkinson nặng dần theo năm tháng, nhưng ở một thời điểm nào đó anh sẽ bắt đầu thấy rõ triệu chứng. Trong trường hợp tôi, tay trái của tôi run rất mạnh và cả chân trái nữa. Tôi thuận tay trái, và tôi vẽ bằng tay trái. Tất cả các tác phẩm của tôi thật sự bắt đầu từ những bản vẽ nhỏ, tôi phải có tới hàng ngàn, và đó chỉ là cách tôi nghĩ. Tôi vẽ bằng một cái bút chì đơn giản, và đầu tiên, bệnh Parkinson thật sự rất đáng buồn, bởi vì tôi không thể giữ yên bút chì được. JH: Vậy anh không phải là người gác cổng cho những nguồn lực này. Anh không nghĩ mình toàn quyền làm chủ những nguồn lực này. Anh nghĩ mình là người phục dịch. TS: Thiên nhiên là -- vâng, nó là món quà của Thượng Đế. Nó chứa quá nhiều thứ. Và tôi nghĩ thiên nhiên muốn tự thể hiện nó ra, ý là chúng ta là thiên nhiên, loài người là của vũ trụ. Vũ trụ ở trong tâm trí ta, và tâm trí ta ở trong vũ trụ. Và chúng ta, về căn bản là sự thể hiện của vũ trụ. Là con người, và rút cục là một phần của vũ trụ, chúng ta như là người phát ngôn hay là bộ phận quan sát của ban quốc hội và vũ trụ đây. Và để giao diện trực tiếp với nó, bằng một dụng cụ cho phép những nguồn lực này những lực có mặt khắp nơi được tác động và cho thấy chúng có thể làm gì, cho chúng chất màu và sơn vẽ như họa sĩ thực thụ, nó sẽ là một đồng minh tốt. Nó là một trợ lí phòng vẽ hết sảy. JH: Ồ, tôi vô cùng thích ý tưởng rằng đâu đó trong cái ý tưởng từng chuyển động và điều khiển tinh xảo với các kĩ năng truyền thống mà anh có với bàn tay mình, một loại nguồn lực nguyên thủy nào đó được thể hiện, và đó là cái đẹp ở đây. Tom, cám ơn anh thật nhiều. Cuộc hội thoại thật sự, thật sự rất tuyệt. TS: Cám ơn anh, John. (Vỗ tay) Tôi sắp sửa bàn về tham nhũng, nhưng trước hết tôi muốn đặt hai thứ bên cạnh nhau. Một là nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô đã toàn cầu hoá, và cái thứ hai là năng lực rất nhỏ và hạn chế của các chính phủ truyền thống chúng ta có và những viện nghiên cứu quốc tế họ dùng để chi phối và định hình nền kinh tế này. Bởi chính sự không cân đối này về căn bản đã dẫn đến sự cầm quyền thiếu hiệu quả. Sự cầm quyền thiếu hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, trong việc tham nhũng hay hủy hoại môi trường, trong nạn bóc lột phụ nữ và trẻ em, và trong việc thay đổi khí hậu. Trong tất cả các lĩnh vực mà ta thực sự cần có năng lực để đưa chính trị về lại vị trí áp đảo so với kinh tế, thứ đang vận hành khắp toàn cầu. Tôi cho rằng nạn tham nhũng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, và hậu quả của tham nhũng, có lẽ là một trong những cách thú vị nhất để minh họa ý của tôi về sự thiếu hiệu quả của các bộ máy cai trị. Xin phép được kể về kinh nghiệm của cá nhân tôi. Tôi đã từng giữ chức giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Nairobi chịu trách nhiệm vùng Đông Phi. Vào thời gian đó, tôi nhận thấy rằng nạn tham nhũng, sự tham nhũng quy mô và rất hệ thống đó đang ngầm phá hại tất cả những gì chúng tôi đang cố gắng làm. Và vì thế, tôi bắt đầu không chỉ cố gắng bảo vệ công việc của Ngân hàng Thế giới, những dự án, những chương trình của chúng tôi khỏi nạn tham nhũng, mà trên diện rộng, tôi đã nghĩ rằng chúng tôi cần một hệ thống để bảo vệ người dân ở vùng này của thế giới. khỏi sự tàn phá của nạn tham nhũng. Và, ngay khi tôi bắt đầu làm việc đó, tôi nhận được một thông tri từ Ngân hàng Thế giới, trước tiên là từ ban pháp lí, trong đó, họ nói: "Anh không được phép làm việc này, Anh đang can thiệp vào nội vụ của các nước đối tác. Điều này bị cấm trong hiến chương của Ngân hàng Thế giới. Vì vậy, tôi muốn anh dừng lại." Cũng trong thời gian ấy, tôi đang chủ trì các buổi họp tài trợ, trong đó có nhiều nhà tài trợ rất muốn đến Nairobi -- Sự thật là nơi đó là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới, nhưng họ muốn tới đó vì những thành phố khác thậm chí chẳng thoải mái bằng. Trong các buổi gặp gỡ nhà tài trợ đó, tôi để ý rằng rất nhiều trong số những dự án tồi nhất lại được các khách hàng, chính phủ, những người bảo trợ tiến cử. Nhiều người trong số này đại diện cho những nhà cung ứng phía bắc vì vậy các dự án dở nhất lại được đặt thầu trước. Để tôi cho bạn một ví dụ. Một dự án điện khổng lồ, trị giá 300 triệu USD, được xây thẳng vào một trong những khu vực dễ bị tổn hại nhất và đẹp nhất ở miền tây Kenya. Và tất cả chúng tôi đều lập tức nhận ra dự án này không mang lại lợi ích kinh tế nào. Không có khách hàng. Không ai mua điện ở đó. Không ai có hứng thú với các dự án thủy lợi. Ngược lại, chúng tôi biết dự án này sẽ tàn phá môi trường, nó sẽ tàn phá những cánh rừng ven sông, vốn là nguồn sống cho nhiều nhóm dân du c, cho người Samburu và người Tokana trong khu này/ Vậy là tất cả đều biết đây không chỉ là một dự án vô ích, mà còn gây tổn thất lớn, một dự án tồi tệ đấy là còn chưa kể đến việc nước này sẽ phải gánh món nợ hàng trăm triệu đô trong tương lai và các nguồn lực có hạn của nền kinh tế sẽ bị rút đi từ các hoạt động quan trọng hơn như trường học hay bệnh viện, v.v. Và thế là chúng tôi đều bác bỏ dự án này. Không nhà tài trợ nào sẵn lòng để tên tuổi mình dính liú với nó vậy mà đó là dự án đầu tiên được thi công. Những dự án có triển vọng, mà chúng tôi cộng đồng tài trợ sẽ sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm thì họ lại để hàng năm trời nghiên cứu đi nghiên cứu lại và thường thì không thành công. Nhưng những dự án tồi khác, trong khi gây tổn thất cho nền kinh tế, cho nhiều thế hệ sau, cho mội trường, cho hàng ngàn gia đình phải tái định cư, thì đột nhiên được hàng loạt các ngân hàng các công ty cung ứng, các công ty bảo hiểm ráp nối cho hoàn chỉnh như ở Đức, Hermes, và vân vân, Và họ quay lại rất, rất nhanh, được hậu thuẫn bởi một liên minh xấu xa giữa những kẻ có quyền lực tại các quốc gia sở tại, và những nhà cung ứng ở phía bắc. Những nhà cung ứng này là những công ti lớn. Họ là những thế lực quyết định thị trường toàn cầu, mà tôi đã nhắc đến từ đầu. Họ là những công ty như Siemens trên thế giới đến từ Pháp , Anh, Nhật Bản, Canada, và Đức, và họ bị chi phối bởi một nạn tham nhũng rộng lớn và hệ thống. Ở đây, chúng ta không phải đang nói về 50,000 đô hay 100,000 đô, hay một triệu đô. . Không, chúng ta đang nói về 10 triệu, 20 triệu đô, trong các tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ, hay tại Leichtenstein, thuộc về các bộ trưởng, các viên chức cấp cao của khu vực kinh tế bán quốc doanh. Đây là một thực tế tôi đã được chứng kiến, và không chỉ có một dự án như thế, tôi đã thấy, trong những năm làm việc ở Châu Phi, hàng trăm dự án như vậy. Và vì thế, tôi bắt đầu tin rằng chính hệ thống tham nhũng này, hệ thống đang làm suy đồi việc xây dựng chính sách kinh tế tại các nước này, là nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo, cùng khổ xung đột, bạo lực, sự tuyệt vọng tại các nước đó. Ngày này chúng ta có hơn một tỉ người sống dưới ngưỡng nghèo tuyệt đối, hơn một tỉ người không có nước sạch trên thế giới, gấp đôi số đó, hơn hai tỉ người không có hệ thống vệ sinh, và còn nhiều nữa. và những căn bệnh kéo theo của bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ tử vong của trẻ em vẫn hơn con số 10 triệu mỗi năm, trẻ em chết trước khi lên năm. Nguyên nhân của nó, một phần rất lớn, là do nạn tham nhũng tràn lan. Vậy, tại sao Ngân hàng Thế giới lại không cho phép tôi theo đuổi điều đó? Tôi đã tìm được câu trả lời sau đó, sau khi tôi nghỉ làm ở Ngân hàng Thế giới sau một cuộc tranh cãi. Nguyên nhân là vì những thành viên Ngân hàng Thế giới cho rằng hối lộ các nước ngoài là chấp nhận được, kể cả ở Đức. Tại Đức, hối lộ ngoại quốc được cho phép. thậm chí còn được giảm thuế. Chẳng trách gì đa số những nhà điều hành quốc tế quan trọng nhất tại Đức, và cả ở Pháp và Anh và Scandinavia, khắp nơi, đều hối lộ một cách có hệ thống. Không phải tất cả, nhưng phần lớn trong số họ. Và đây là hiện tượng mà tôi gọi là sự cầm quyền thất bại, vì khi tôi tới Đức và thành lập tổ chức phi chính phủ khiêm tốn này tại Berlin này, ở Villa Borsig, chúng tôi được cảnh báo rằng: "Các anh không thể ngăn các nhà xuất khẩu Đức hối lộ, vì như vậy chúng tôi sẽ mất hợp đồng vào tay người Pháp, người Thụy Điển, người Nhật". và vì thế, đó thực là tình thế tiến thoái lưỡng nan khiến mỗi công ty hay mỗi quốc gia xuất khẩu khó mà đứng ra nói rằng "Chúng tôi sẽ không tiếp tục thói quen hối lộ tai hại của các công ty lớn nữa." Và đây là điều mà tôi muốn nói về cơ cấu cầm quyền thất bại bởi vì, kể cả những chính phủ hùng mạnh, ví dụ như ở Đức, nói một cách tương đối, cũng không có khả năng tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không cho phép các công ti hối lộ ra nước ngoài." Họ cần được trợ giúp. Ngay cả các công ti lớn cũng nằm trong tình huống khó xử này. Rất nhiều người trong số họ không muốn hối lộ. Chẳng hạn nhiều công ti Đức tin rằng họ đang sản xuất những sản phẩm thực sự chất lượng với giá vừa phải, nên họ có khả năng cạnh tranh rất lớn. Họ không giỏi hối lộ bằng nhiều đối thủ quốc tế khác nhưng họ không được phép thể hiện thế mạnh của mình, vì cả thế giới đã bị nạn đại tham nhũng ăn tươi nuốt sống. Và đây là lí do mà tôi xin nói với bạn rằng đây là thời cơ của cơ cấu xã hội dân sự. Chúng tôi đã có một tổ chức phi chính phủ nhỏ, Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Họ đã bắt đầu nghĩ tới một lối thoát cho tình thế khó xử này. Chúng tôi đã phát triển các khái niệm về hành động tập thể về cơ bản là cố gắng mang các đối thủ cạnh tranh lại quanh bàn đàm phán, giải thích cho họ về lợi ích cho chính họ nếu tất cả cùng đồng loạt dừng hối lộ, Tôi xin tóm tắt câu chuyện, chúng tôi đã dần tìm cách thuyết phục nước Đức ký kết cùng các nước khác trong OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và một số nước xuất khẩu khác. Vào năm 1997, một hội nghị, dưới sự chủ trì của OECD, đã bắt buộc tất cả các thành viên thay đổi luật quy định hối lộ quốc tế là phạm pháp. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Tôi muốn nói là làm việc này rất thú vị, Chúng tôi phải ngồi đám phán với các công ti. Tại Berlin này, trong viện Aspen trên khu Wannsee, chúng tôi đã hội thảo với khoảng 20 nhà lãnh đạo công nghiệp, và thảo luận cùng họ về giải pháp cho nạn hối lộ quốc tế. Trong giai đoạn đầu, có ba đợt kéo dài trong hai năm. Nhân tiện tôi xin kể, Tổng thống Von Weizsäcker đã điều hành đợt hội thảo đầu tiên nhằm làm an tâm các doanh nghiệp những người không quen làm việc với các tổ chức phi chính phủ. Và trong đợt đầu tiên, tất cả đều nói: "Điều chúng tôi làm không phải là hối lộ. Nó là một tục lệ. Đó là điều các nền văn hoá khác yêu cầu." Họ thậm chí vỗ tay ủng hộ ý này. Trên thực tế, ngày nay nhiều người vẫn biện minh theo cách đó. Và như vậy vẫn còn rất nhiều người không chắc là ai phải dừng hối lộ. Nhưng vào đợt thứ hai, họ chấp nhận họ sẽ không làm điều đó nữa những điều họ vẫn đang làm tại các nước khác, tại Đức, hay tại Anh, v.v... Các thành viên nội các cũng thừa nhận điều này. Và vào buổi cuối cùng, tại Viện nghiên cứu Aspen, chúng tôi đã được tất cả kí vào một bức thư ngỏ gửi tới chính phủ Kohl, tại thời điểm đó, yêu cầu họ tham gia vào quy ước OECD. Điều này, theo quan điểm của tôi, là một thí dụ về sức mạnh của sự mềm dẻo, vì chúng tôi đã có thể thuyết phục họ phải tham gia cùng mình. Chúng tôi đã có tầm nhìn lâu dài hơn, Một cộng đồng người rộng lớn hơn về mặt địa lý để đứng ra bảo vệ. Và đó là lí do tại sao luật đã thay đổi. tại sao Siemens đang gặp rắc rồi như hiện nay. Tại sao MIN dính vào những rắc rối hiện tại. Tại một số nước khác, quy ước OECD vẫn chưa được thực thi thích đáng. Và, một lần nữa, các xã hội dân sự đang ngày càng tăng sức ép với giới cầm quyền. Ví dụ như tại London, nơi BEA thoát khỏi một vụ tham nhũng lớn, mà Cơ quan Xử lý Tội Lừa đảo Nghiêm trọng đã cố truy tố, Họ đã hối lộ 100 triệu Bảng Anh mỗi năm trong vòng mười năm, cho một quan chức tại một nước đối tác, người này sau này đã mua thiết bị quân sự trị giá 44 tỉ Bảng Anh. Trường hợp này, họ không truy tố trong Vương Quốc Anh. Tại sao ư? Bởi vị họ cho rằng nó đi ngược lại quyền lợi an toàn của người dân Anh. Xã hội dân sự đang xúc tiến và đang cố gắng tìm giải phảp cho vấn đề này kể cả ở Anh, ở Nhật Bản, nơi chưa thực thi việc này thích đáng và các nước khác. Tại Đức, chúng tôi đang thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp ước Liên Hợp Quốc, vốn là một hiệp ước hệ quả của quy ước trước. Nước Đức chưa thông qua Hiệp ước này. Tại sao ư? Vì như vậy, nó sẽ khiến họ phải quy định hành vi tham nhũng của các nghị sĩ là phạm pháp. Tại Đức, chúng tôi có một hệ thống mà trong đó bạn không được hối lộ cán bộ công chức, nhưng bạn được phép hối lộ nghị sĩ. Điều này được luật pháp Đức cho phép. Và những thành viên quốc hội không muốn thay đổi nó, Đó là lí do họ không thể ký hiệp ước Liên Hợp Quốc về việc chống hối lộ quốc tế, một trong rất, rất ít những nước thuyết giảng khắp thế giới về sự minh bạch và liêm khiết nhưng lại không thể tự mình ký kết hiệp ước mà chúng tôi đã thuyết phục được hơn 160 nước trên toàn thế giới thông qua. Tôi biết mình không còn nhiều thời gian. Xin phép cho tôi rút ra một số kết luận từ những diễn biến trước tới nay. Tôi tin rằng những gì chúng ta đang cố gắng đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng, cũng có thể đạt được trong các khía cạnh khác của sự cầm quyền thất bại. Tính tới giờ, Liên Hợp Quốc hoàn toàn đứng về phía chúng ta. Ngân hàng Thế giới đã chuyển từ Saulus sang Paulus dưới sự chỉ đạo của Wolfensohn, và họ đã trở thành tổ chức chống tham nhũng mạnh nhất trên thế giới. Phần lớn các công ti lớn giờ đã hoàn toàn tin rằng họ phải thực thi những chính sách kiên quyết chống hối lộ và các hành vi tiêu cực khác. Việc này khả thi là vì xã hội dân sự đã lôi kéo được các công ti các chính phủ vào việc phân tích vấn đề, xây dựng các biện pháp khắc phục, và vào việc thực thi cải tổ, và sau đó, là vào việc giám sát quá trình cải cách. Tất nhiên là, nếu các tổ chức xã hội dân sự muốn thực hiện vai trò ấy, họ phải vươn lên cho xứng tầm với trọng trách này. Không phải bất kì tổ chức xã hội dân sự nào cũng tốt. Đảng 3K (Ku Klux Klan) cũng là tổ chức phi chính phủ. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rõ rằng xã hội dân sự phải tự định hình chính mình. Họ cần có cách quản lí tài chính minh bạch hơn hẳn, phải có cách lãnh đạo thu hút thành viên tham gia quản lý trong nhiều tổ chức xã hội dân sự. Chúng ta cũng cần các nhà lãnh đạo xã hội dân sự phải giàu năng lực hơn nữa. Đó là lí do chúng tôi đã mở trường đào tạo quản lí và Trung tâm Xã hội Dân sự tại Berlin. Vì chúng tôi tin rằng phần lớn các viện nghiên cứu và giáo dục tại Đức và cả ở Châu Âu nói chung, chưa tập trung đúng mức vào việc trao quyền cho xã hội dân sự và đào tạo lãnh đạo cho xã hội dân sự. Nhưng những gì tôi đang nói từ kinh nghiệm thực tế của chính mình, nếu như xã hội dân sự thực hiện đúng cách và liên kết các thế lực liên quan mà cụ thể là các chính phủ, các chính phủ và những viện nghiên cứu quốc tế của họ, và cả thế lực quốc tế lớn, cụ thể là những tổ chức đã cam kết thực hiện trách nhiệm cộng đồng, thì, trong tam giác kì diệu này, giữa xã hội dân sự chính phủ và thành phần tư nhân, sẽ có một cơ hội tuyệt vời để tất cả chúng ta tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Buồn thay, trong 18 phút tới khi chúng ta trò chuyện, bốn người Mỹ đang sống sẽ chết vì thức ăn mà họ dùng. Tôi tên là Jamie Oliver. Tôi 34 tuổi. Đến từ hạt Essex ở Anh Quốc. Và trong suốt 7 năm qua, Tôi đã làm việc không mệt mỏi để cứu sống mạng người theo cách riêng của tôi. Tôi không phải là bác sĩ. Tôi là một đầu bếp, Tôi không có dụng cụ hay thuốc đắt tiền. Tôi sử dụng thông tin, sự giáo dục. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng quyền năng của thực phẩm có một chỗ đứng cực kì thiết yếu trong gia đình chúng ta nó kết nối chúng ta với những điều tốt đẹp nhất trong đời. Hiện nay, chúng ta có một thực tế rất, rất xấu xa. Hỡi Hoa Kỳ, các bạn là những người dẫn đầu trong trò chơi này. Đây là một trong những nước kém lành mạnh nhất trên thế giới. Xin phép cho tôi nhờ mọi người giơ tay xem có bao nhiều người trong phòng này ngày hôm nay đã có con? Vui lòng giơ tay lên. Kể cả dì, cậu, mợ, vân vân... Các bạn hãy giơ tay lên. Tính cả dì hoặc cậu luôn. Hầu như toàn bộ trong số các bạn. OK. Chúng ta, những người lớn trong suốt bốn thế hệ vừa qua, đã ban cho con cái chúng ta một định mệnh với tuổi thọ ngắn hơn bậc cha mẹ của họ. Con cái của các bạn sẽ sống 10 năm ít hơn các bạn bởi vì môi trường ăn uống mà chúng ta đã xây dựng xung quanh chúng. Hai phần ba số người trong khán phòng này, ngày hôm nay, ở Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê, đang mắc chứng thừa cân hay béo phì. Các bạn ở đây, các bạn thì vẫn bình thường, nhưng cứ yên tâm đi, sẽ không được lâu nữa đâu . (Tiếng cười) Chẳng phải thế sao? Những số liệu về sức khỏe kém rất, rất rõ ràng. Chúng ta dành cả đời lo lắng hoang tưởng về tử vong, giết người, đủ thứ. Chúng ở trên trang đầu mọi tờ báo, CNN. Hãy nhìn số án mạng nằm tít ở phía dưới cùng kìa, lạy ơn Chúa. Đúng không nào? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Mỗi nguyên nhân mày đỏ trên biểu đồ toàn bộ đều là những bệnh liên quan đến ăn uống. Bất kỳ bác sỹ nào, chuyên gia nào cũng sẽ nói cho bạn điều này. Đó là sự thật. Bệnh liên quan đến ăn uống là kẻ giết người lớn nhất ở Hoa Kỳ, ngay bây giờ, ngay hôm nay. Đây cũng là vấn đề của toàn cầu. Đây là một vấn nạn khủng khiếp. Nó đang càn quét khắp thế giới. Anh Quốc thì đang ở ngay phía sau các bạn, như thường lệ. (Tiếng cười) Ấy ấy, tôi biết là hai nước đã khá gần gũi với nhau nhưng không gần gũi đến thế đâu. Chúng ta cần một cuộc cách mạng. Mexico, Úc, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, tất cả đều có vấn đề về béo phì và sức khỏe kém. Hãy thử nghĩ về thuốc lá. Hút thuốc bây giờ còn không tốn kém bằng bệnh béo phì. Bệnh béo phì làm tiêu tốn của những người Mỹ các bạn 10 phần trăm tổng hóa đơn bệnh viện. 150 tỷ đô la mỗi năm. Trong 10 năm tới, con số này sẽ tăng gấp đôi. 300 tỷ đô la mỗi năm. Thành thật mà nói, các bạn làm gì có đủ bấy nhiêu tiền. (Tiếng cười) Tôi đến đây để khởi đầu một cuộc cách mạng thực phẩm mà tôi tin tưởng rất mạnh mẽ. Chúng ta cần nó. Thời điểm là bây giờ. Chúng ta đang ở thời khắc quyết định. Tôi đã làm việc này suốt bảy năm. Tôi đã không ngừng cố gắng ở Hoa Kỳ suốt bảy năm. Bây giờ là thời khắc chín muồi -- đủ chín để nhặt trái. Tôi đã đến vùng mắt bão. Tôi đã đến West Virginia, bang có thói quen ăn uống kém lành mạnh nhất ở Mỹ. Hoặc năm trước nó đã giữ danh hiệu ấy. Năm nay là một bang khác, nhưng chúng tôi sẽ lo tiếp vào mùa tiếp theo. (Tiếng cười) Huntington tại West Virginia. Một thị trấn đẹp. Tôi muốn đặt vào đó cả trái tim, tâm hồn và con người, quần chúng của các bạn, quanh những số liệu mà chúng ta đã quá quen thuộc. Tôi muốn giới thiệu tới các bạn những người mà tôi quan tâm đến. Cộng đồng các bạn. Con trẻ của các bạn. Tôi muốn cho các bạn xem bức hình của Brittany. Cô ấy 16 tuổi. Cô ấy chỉ sống được thêm sáu năm nữa. bởi vì những thực phẩm mà cô ấy đã dùng. Cô là thế hệ thứ ba của những người Mỹ đã không được nuôi nấng trong một môi trường thức ăn lành mạnh mà họ được dạy nấu nướng ở trường hay ở nhà, mẹ cô cũng vậy, bà ngoại cô cũng vậy. Cô chỉ còn sống thêm được sáu năm. Cô ấy đang hủy hoại lá gan của mình. Stacy ở gia đình Edwards. Đây là quang cảnh trong một gia đình bình thường, các bạn à. Stacy đã cố hết sức nhưng cô ấy cũng là thế hệ thứ ba; Cô ấy đã không được dạy cách nấu nướng ở nhà lẫn ở trường. Cả nhà đều bị béo phì. Justin, 12 tuổi. Cậu bé nặng 350 pound. Cậu ấy thậm chí còn bị bắt nạt, lạy ơn Chúa. Cô con gái, Katie, mới bốn tuổi. Cô bé mắc chứng béo phì trước cả khi vào trường tiểu học. Marissa. Cô ấy thì ổn. Cô ấy là một trong số các bạn. Nhưng các bạn biết gì không? Bố cô ấy mắc chứng béo phì đã qua đời trong vòng tay cô ấy. Sau đó người đàn ông quan trọng thứ nhì trong đời cô ấy, chú cô ấy, cũng chết vì béo phì. Và đến giờ cha dượng cô ấy cũng bị béo phì. Các bạn thấy đấy, vấn đề là béo phì và các chứng bệnh liên quan đến ăn uống không chỉ làm hại những người mắc bệnh; nó làm ảnh hưởng đến bạn bè, gia đình, anh trai, em gái của họ. Mục sư Steve. Người đàn ông đầy tâm hồn, là một trong những đồng minh đầu tiên của tôi tại Huntington, West Virginia. Ông ấy phải chứng kiến mặt xấu xa nhất của căn bệnh này. Ông ấy phải chôn những người này. Và ông ấy đã quá buồn chán với việc này. Ông không muốn phải chôn cất bạn bè, người thân và cộng đồng của mình. Mùa đông đến, số người chết tăng gấp ba lần. Ông ấy quá ngán với điều đó. Đây là một căn bệnh có thể ngăn ngừa được. Quả là sự phung phí mạng sống. Vả lại, đây là cái hòm để chôn họ. Chúng ta không sẵn sàng để làm việc này. Thậm chí không thể mang họ ra khỏi nhà, tôi nói thật đấy. Không thể dùng sức người để khiêng quan tài. Phải dùng đến máy nâng. OK, tôi nghĩ về nó như một hình tam giác. Đây là môi trường thức ăn của chúng ta. Các bạn cần phải hiểu về nó. Có người có thể đã biết rồi, nhưng hãy cùng xem lại. Trong suốt 30 năm qua, điều gì xảy ra đã lấy mất con tim của đất nước này? Hãy thẳng thắn và thành thật. Đó là cuộc sống hiện đại. Hãy bắt đầu với Main Street (môi trường lề phố). Thức ăn nhanh đã che phủ toàn bộ quốc gia. Chúng ta đã điều đó. Những nhãn hiệu lớn chiếm giữ những quyền thế to lớn nhất, tại quốc gia này. Các siêu thị cũng vậy. Các công ty lớn. Các tập đoàn lớn. 30 năm trước, hầu hết thức ăn đều được sản xuất tại các vùng lân cận và rất tươi ngon. Giờ đây hầu hết là đồ được chế biến dây chuyền với đủ loại gia chất, nguyên vật liệu thêm vào và các bạn biết phần còn lại của câu chuyện rồi đấy. Quy mô khẩu phần là một vấn đề lớn, cực lớn. Nhãn bao bì là một vấn đề cực lớn. Nhãn bao bì ở đất nước này thật đáng hổ thẹn. Họ muốn tự ... Họ muốn tự kiểm soát lẫn nhau. Ngành công nghiệp muốn tự kiểm soát lẫn nhau. Thế nhưng, trong môi trường này? Họ không xứng đáng với điều đó. Làm thế nào mà có thể nói một món là ít béo khi nó chứa nhiều đường như thế cơ chứ? Gia đình. Vấn đề lớn nhất trong gia đình đây là nơi cốt lõi để truyền đạt cho nhau văn hóa ăn uống, là cái hình thành xã hội chúng ta. Điều này không còn tồn tại nữa. Các bạn biết đấy, khi chúng ta trưởng thành, đi làm, cuộc sống thay đổi, và khi cuộc sống tiến hóa, chúng ta phải nhìn lại vấn đề một cách khách quan -- lùi lại một chút và nhận xét lại sự cân đối. Điều đó không còn nữa. Ít nhất là trong suốt 30 năm qua. Tôi muốn cho các bạn xem một trường hợp rất bình thường. ngay bây giờ. Gia đình Edwards. (Đoạn phim) Jamie Oliver: Nào chúng ta hãy trò chuyện một chút. Những thứ này đi vào cơ thể cô và gia đình cô mỗi tuần. Và tôi muốn cô biết rằng chúng sẽ giết chết con cái của cô. Cô cảm thấy thế nào? Stacy: Tôi thấy buồn và chán nản lắm. Nhưng anh biết đấy, tôi muốn con tôi thành đạt trong cuộc sống và những thứ này sẽ không đem chúng tới đó được. Nhưng chính tôi là người đang giết chết chúng. JO: Phải rồi. Phải rồi. Nhưng chúng ta có thể dừng điều đó lại được mà. Bình thường. Giờ hãy nói về trường học, nơi mà tôi có nhiều kinh nghiệm hoạt động. OK. Trường học. Trường học là gì? Ai đã sáng chế ra trường học? Mục đích của trường học là gì? Trường học ra đời là để chuẩn bị cho ta những công cụ giúp chúng ta sáng tạo, làm những điều tuyệt vời, giúp chúng ta kiếm tiền, vân vân, vân vân và vân vân. Các bạn biết đấy, mọi thứ kiểu như đã gói gọn trong một cái hộp chật chội trong một thời gian dài. OK? Chúng ta chưa thật sự tiến hóa để đối phó với cơn bão sức khỏe của Hoa Kỳ, OK? Thức ăn ở trường là thứ mà hầu hết trẻ em -- khoảng 31 triệu em một ngày -- dùng hai lần mỗi ngày, nhiều hơn là thường xuyên, bữa sáng và trưa, 180 ngày mỗi năm. Do đó có thể nói thức ăn ở trường khá là quan trọng, thật tình mà nói. (Tiếng cười) Trước khi tôi lại bắt đầu phàn nàn, điều mà chắc chắn các bạn đang mong đợi... (Tiếng cười) Tôi muốn nói một điều, và nó rất quan trọng hy vọng rằng điều kỳ diệu sẽ xảy ra trong ba tháng tới. Các cô nhân viên cấp dưỡng của Hoa Kỳ ... Tôi tự hiến mình ra làm đại sứ của họ. Tôi không trách gì họ cả. Họ đang làm tốt nhất trong khả năng của mình. Họ đang làm hết sức. Nhưng họ chỉ làm những điều được bảo mà thôi và những gì họ được bảo phải làm theo là sai. Hệ thống được điều hành bởi hầu hết là các kế toán viên. Không có đủ, hay thậm chí không có, người có kiến thức về thực phẩm trong số đó. Có một vấn đề ở đây. Nếu bạn không phải là chuyên gia thực phẩm và bạn ngân sách của bạn khá chật hẹp và nó ngày càng thu hẹp lại, thì lúc đó bạn không thể sáng tạo được nữa, bạn cũng không thể đi tìm hiểu những mặt khác của vấn đề. Nếu bạn là kế toán viên và là người đánh dấu vào các hạng mục theo quy định, điều duy nhất mà bạn có thể làm trong những tình huống như thế này là mua đồ rẻ hơn mà thôi. Thực tế là, thực phẩm con cái các bạn ăn hằng ngày là đồ ăn nhanh, đã được chế biến sẵn, trong đó không đủ thực phẩm tươi. Các bạn biết đấy, hàm lượng gia chất, số E, các thành phần mà các bạn sẽ không thể tin được... Không đủ rau quả chút nào cả. Khoai tây chiên thậm chí được xem là rau quả. Pizza làm bữa sáng. Thậm chí còn không có đĩa chén sành sứ. Dao và nĩa? Không đâu, chúng quá nguy hiểm. Trong phòng học có kéo nhưng dao và nĩa thì không. Theo tôi, nếu không có dao nĩa trong trường học, thì chúng ta đang ủng hộ thức ăn nhanh ngay từ cấp độ liên bang. Bởi vì mọi đồ ăn đều được cầm bốc. Và vâng, tiện thể mà nói, đó đúng là thức ăn nhanh. Đó là bánh burger sloppy joe, bánh mì nhân thịt, xúc xích, pizza, những thứ như thế. 10 phần trăm số tiền chúng ta dùng cho y tế, như tôi đã nói, là cho bệnh béo phì. Nó sẽ tăng gấp đôi trong tương lai. Chúng ta không dạy dỗ con cái chúng ta. Không có điều luật nào bảo phải dạy cho trẻ về thực phẩm, mẫu giáo hay tiểu học đều không có. OK? Chúng ta đâu có dạy trẻ về thực phẩm, đúng không? Và đây là đoạn video ngắn thu hình tại một trường mẫu giáo, mà rất phổ thông tại Anh quốc. Video: Ai biết quả này là gì không? Học sinh: Khoai tây. Jamie Oliver: Khoai tây? Cháu nghĩ đây là khoai tây? Ai biết quả này là gì? Có ai biết không? JO: Còn cái này thì sao? Người bạn thân thuộc của chúng ta. Cháu biết đây là gì không? Học sinh: Cần tây JO: Không đúng. Có ai khác biết không? Học sinh: Hành tây. JO: Hành tây? Cũng không phải. Ngay tức thì bạn thấy rõ ràng rằng liệu trẻ em có biết thực phẩm đến từ đâu ra không. Video: JO: Ai biết trái này là gì? Học sinh: Ờ, trái lê. JO: Còn trái này thì sao? Học sinh: Cháu không biết. JO: Nếu bọn trẻ không biết những thứ này là gì thì chúng sẽ không bao giờ ăn những thứ đó. (Tiếng cười) JO: Bình thường thôi. Anh Quốc và Hoa Kỳ, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Thử đoán xem cái gì đã giải quyết vấn đề đó. Hãy thử đoán xem cái gì đã giải quyết vấn đề đó Hai buổi học một tiếng đồng hồ. Chúng ta phải bắt đầu dạy bọn trẻ về thực phẩm tại trường, chấm hết. (Vỗ tay) Tôi muốn nói cho các bạn biết về một điều, Tôi muốn nói cho các bạn biết về một điều mà là bức tranh thu nhỏ về vấn đề nhức nhối của chúng ta. OK? Tôi muốn nói về một thứ cực kỳ căn bản như sữa. Mọi trẻ em có quyền uống sữa ở trường. Con cái các bạn sẽ uống sữa ở trường, bữa sáng và trưa. Đúng không? Chúng có hai hộp. Đúng chứ? Hầu hết đều vậy. Nhưng đến sữa cũng không còn tốt nữa. Vì có ai đó trong ban quyết định về sữa -- đừng hiểu lầm tôi, tôi ủng hộ sữa, nhưng có ai đó trong ban quyết định, có lẽ đã trả một đống tiền cho một tên nào đó sáng chế ra việc nếu bỏ nhiều vị và màu mè và đường vào sữa, thì sẽ có nhiều trẻ uống sửa hơn. Đúng thế. (Vỗ tay) Rõ ràng điều đó đang thành trào lưu. Ban quyết định về táo cũng đang làm việc theo kiểu nếu làm mứt táo thì bọn trẻ sẽ ăn táo nhiều hơn. Các bạn có hiểu ý tôi không? Theo tôi, không cần thiết phải bỏ vị vào sữa. Đường hiện diện khắp nơi trong mọi thực phẩm. Tôi biết rành mạch từng thứ nguyên liệu này. Nó ở trong mọi thứ. Thậm chí sữa cũng không tránh khỏi vấn nạn này. Đây là sữa của chúng ta. Đây là bao bì giấy. Ở trong đó, lượng đường nhiều bằng lượng đường trong một lon kẹo fizzy pop. Và bọn trẻ uống 2 hộp mỗi ngày. Vì thế, để tôi minh họa cho các bạn. Một đứa trẻ, tiêu thụ 8 muỗng đường mỗi ngày, các bạn biết đấy. Các bạn biết đấy, đây là lượng trong một tuần. Đây là một tháng. Và tôi đã tự cho phép bản thân phụ thêm vào lượng đường của 5 năm của bậc tiểu học từ một mình sữa. Tôi không biết các bạn nghĩ sao, nhưng đánh giá theo tình huống này, bất kỳ thẩm phán nào trên thế giới, khi nhìn vào các số liệu và bằng chứng, họ sẽ kết án bất kỳ chính quyền nào với tội hành hạ trẻ em. Đó là điều tôi tin tưởng. (Vỗ tay) Nếu tôi được đứng ở đây và tôi ước rằng tôi được đứng ở đây hôm nay và đưa ra một liệu pháp chữa AIDS hay ung thư, các bạn sẽ xô đẩy chen lấn nhau để lấy nó. Cái này, và tất cả những tin xấu này, đều có thể phòng tránh được. Đó là tin tốt. Rất dễ để phòng tránh. Do đó, hãy nghĩ về vấn đề này, chúng ta cần khởi động lại, Giờ thế này, trong thế giới của tôi chúng ta cần làm gì? Đây là điều mấu chốt. Không thể giải quyết bằng một phương pháp duy nhất. Để khởi động lại và tạo sự thay đổi thực sự, để tôi có thể nhìn thẳng vào mắt bạn và nói, "Trong 10 năm tới, lịch sử về cuộc đời con cái của bạn, niềm hạnh phúc -- và đừng quên, các bạn thông minh nếu ăn uống đúng cách, các bạn biết các bạn sẽ sống lâu hơn, tất cả mọi thứ đó, chúng sẽ đều trông khác hơn xưa. OK?" Nói đến các siêu thị. Còn nơi nào khác mà các bạn mua sắm cứ như là tín đồ? Từ tuần này sang tuần khác. Các bạn tiêu bao nhiều tiền trong đời mua sắm tại siêu thị? Ta yêu siêu thị. Họ chỉ bán những gì ta muốn. Đúng không. Họ nợ chúng ta trong việc phải đặt một đại sứ thực phẩm tại mọi siêu thị lớn. Họ cần phải giúp chúng ta mua sắm. Họ phải chỉ ta cách nấu nướng, nhanh, ngon, theo mùa cho những người bận rộn. Điều này không mắc tiền. Đã có vài nơi làm rồi. Và cần phải nhân rộng mô hình này tại Hoa Kỳ thật sớm và nhanh. Những thương hiệu thực phẩm lớn, cần đặt việc giáo dục thực phẩm vào trung tâm của việc kinh doanh của họ. Tôi biết rằng nói thì dễ hơn là làm. Nhưng đó là tương lai. Đó là cách duy nhất. Với ngành công nghiệp thức ăn nhanh các bạn biết đấy, rất cạnh tranh. Tôi đã có hàng tá các giấy tờ và công chuyện làm ăn bí mật với các nhà hàng thức ăn nhanh. Tôi biết họ hoạt động như thế nào. Căn bản họ nhồi chúng ta với đường, muối, chất béo và x, y, z. Và mọi người đều yêu thích họ. Đúng không? Vậy nên những anh chàng này cũng sẽ là một phần trong giải pháp. Nhưng chúng ta cần có chính quyền vào cuộc cùng với các nhà cung cấp lương thực và nhà hàng. Trong vòng năm, sáu, bảy năm giảm bớt hàm lượng quá cao trong lượng chất béo, đường và các thành phần không phải thực phẩm. Tiếp theo đó là các nhãn hiệu lớn, cách ghi nhãn, như tôi đã nói, là một trò quá khôi hài và cần phải được giải quyết. OK. Giờ đến trường học. Rõ ràng ở trường chúng ta có bổn phận phải bảo đảm suốt 180 ngày trong năm, trẻ em từ bốn tuổi, đến 18, 20, 24, bao nhiêu tuổi đi nữa, được ăn thức ăn nấu từ thực phẩm tươi cung cấp bởi các nhà nông ngay tại vùng. OK? Chúng ta cần có một tiêu chuẩn mới về thực phẩm tươi cho con cái của các bạn. Các bạn đồng ý không? (Vỗ tay) Trong bối cảnh này, điều cực kỳ quan trọng là mỗi trẻ em Mỹ khi rời trường học phải biết nấu 10 món ăn mà sẽ cứu lấy mạng sống của chúng. Những kỹ năng sinh tồn. (Vỗ tay) Điều đó có nghĩa là chúng có thể là sinh viên, những bậc cha mẹ trẻ và vẫn có thể tự xoay sở nhờ vào những kỹ năng nấu nướng căn bản, cho dù kinh tế có suy giảm đi nữa. Nếu bạn biết các nấu nướng thì tiền trợ cấp khi kinh tế sẽ cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nếu bạn biết nấu ăn, thời gian không quan trọng. Nơi sở làm. Chúng ta chưa thực sự nói chuyện về điều này. Các bạn biết đấy, bây giờ là lúc cho các doanh nghiệp có trách nhiệm thực sự nhìn nhận họ cho nhân viên ăn những cái gì. Nhân viên của họ là những người cha, người mẹ của trẻ em Mỹ. Marissa, bố cô ấy đã qua đời. Tôi nghĩ cô ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu doanh nghiệp Mỹ bắt đầu cho nhân viên ăn uống đúng cách. Chắc chắn không thể bỏ qua những cá thể này. Hãy trở về với gia đình. Hãy nghĩ xem, nếu chúng ta làm được tất cả những điều này và chúng ta thực sự có thể, rất có khả năng thực hiện. Bạn có thể vừa quan tâm vừa thương mại hóa. Hoàn toàn có thể. Nhưng gia đình cần phải bắt đầu truyền dạy lại cách nấu nướng, chắc chắn. Chắc chắn phải như thế, hãy truyền dạy nó như là một triết lý. Đối với tôi việc ấy cũng khá là lãng mạn. Nhưng chủ yếu nếu một người dạy cho 3 người khác cách nấu món gì đó, và sau đó những người này lại dạy lại ba người bạn khác của mình, điều đó chỉ cần lặp lại 25 lần, thế là ta đã đạt được toàn bộ dân số Hoa Kỳ. Lãng mạn, có đấy, nhưng, quan trọng hơn hết, đó là việc làm cho mọi người nhận thấy rằng mỗi người chỉ cần bỏ sức ra chút ít để tạo sự khác biệt. Chúng ta cần đưa trở lại những gì đã mất. Huntington Kitchen. Nơi tôi đã làm chương trình này, cá bạn biết đấy, chúng tôi làm chương trình này với hy vọng nó sẽ tạo cảm hứng để mọi người tham gia vào sự thay đổi này. Tôi rất tin tưởng sự thay đổi sẽ thành hiện thực. Huntington's Kitchen là nơi tôi đã làm việc chung với một cộng đồng. Tôi làm việc trong trường học. Tôi đã tìm ra nguồn vốn ổn định để thay thế thức ăn trong tất cả các trường trong vùng, từ các đồ ăn vặt sang thực phẩm tươi. 6.500 USD cho mỗi trường. (Vỗ tay) Đó là tất cả những gì ta cần. Chỉ 6.500 đô cho mỗi trường. Nhà bếp sẽ tốn 25 nghìn mỗi tháng để vận hành. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực với 5.000 người mỗi năm, tức là 10% dân số. Và đâ là hình thức mọi người dạy lẫn nhau. Các bạn biết đấy, đầu bếp địa phương dạy cho người trong vùng. Toàn là những bài nấu ăn miễn phí, những bài học nấu nướng miễn phí ngay trên lề phố. Đây là sự thay đổi thiết thực, cực kỳ thiết thực. Ở trên đất nước Hoa Kỳ, nếu chúng ta nhìn lại, có rất nhiều hành động tuyệt vời. Có rất nhiều điều đẹp đẽ đang được thực hiện. Có các thiên thần trên nước Mỹ đang thực hiện những điều tốt đẹp trong các trường, từ nông trại đến trường, vườn tược và giáo dục. Có rất nhiều người tốt đã và đang làm những công việc này. Vấn đề là họ đều muốn tiếp tục nhân rộng ra nhiều trường hơn nữa. Nhưng không có tiền. Chúng ta cần xác định những người chuyên gia và những thiên thần này thật nhanh chóng, và cho phép họ tiếp cận đến các nguồn để tiếp tục thực hiện những gì họ đang làm, và làm tốt. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần hỗ trợ phu nhân Obama làm những việc mà bà ấy muốn làm. (Vỗ tay) Và này, tôi biết thật là kỳ lạ khi có một người Anh đứng ở đây trước các bạn nói những chuyện này. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi quan tâm. Tôi là một người cha. Và tôi yêu đất nước này. Và tôi tin rằng, thật sự, nếu thay đổi có thể được thực hiện ở đất nước này, những điều tốt đẹp cũng sẽ xảy ra trên thế giới. Nếu Hoa Kỳ chịu làm tôi tin rằng các nước khác cũng sẽ theo sau. Điều này rất quan trọng. (Vỗ tay) Khi tôi ở Huntington, cố gắng thực hiện một vài công việc vào thời điểm mọi thứ không được suôn sẻ cho lắm, tôi đã nghĩ nếu tôi có được một cây đũa thần thì tôi sẽ làm gì? Và các bạn biết không điều gì không? Tôi muốn được đứng trước những người có thế lực nhất Hoa Kỳ. Và một tháng sau TED gọi điện cho tôi và trao cho tôi giải thưởng này. Giờ tôi ở đây. Nên, điều ước của tôi. Tôi mắc chứng khó đọc bẩm sinh nên hơi chậm chạp. Điều ước của tôi là để các bạn góp sức vào một phong trào bền vững giáo dục mọi trẻ em về thực phẩm, để tạo cảm hứng cho gia đình nấu nướng trở lại và để tiếp gây dựng sức mạnh cho mọi người khắp mọi nơi trên thế giới chiến đấu với chứng bệnh béo phì. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cách đây khoảng một năm rưỡi, Stephen Lawler người đã diễn thuyết về Trái Đất Ảo tại hội nghị TED 2007 đã nhận tôi vào vị trí kiến trúc sư của Bản Đồ Bing, một nỗ lực cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến của Microsoft. Trong hai tháng rưỡi qua, chúng tôi đã làm việc vất vả để tái định nghĩa lại phương thức hoạt động trực tuyến của bản đồ. Và chúng tôi nhìn nhận nó từ các khía cạnh rất khác nhau từ loại bản đồ và phương hướng mà mọi người đã quen thuộc. Điều đầu tiên các bạn có thể nhận thấy ở trang bản đồ là tính linh động của tính năng phóng to thu nhỏ, vốn xuất xứ từ Seadragon. Lập bản đồ chắc chắn không chỉ liên quan đến bản đồ học mà còn là hình ảnh. Nên khi chúng ta phóng to đến một mức độ nhất định nó chuyển thành một thành phố giống như thành phố trong Sim City với hình ảnh ảo ở 45 độ. Nó có thể xem từ mọi hướng chủ yếu các bạn có thể thấy cấu trúc 3 chiều của thành phố, từ mọi mặt. Nào, chúng ta hãy nhìn không gian này, đây là môi trường 3 chiều như một tấm vải căng ra với tất cả các ứng dụng trên đó, chúng có thể hoạt động bình thường. Và các hướng của bản đồ chỉ là một trong số đó. Khi kích chuột vào đó, bạn sẽ thấy một số ứng dụng chúng tôi mới bổ sung trong vài tháng qua kể từ khi ra mắt. Ví dụ, một vài ngày sau thảm họa ở Haiti, chúng tôi làm một bản đồ động đất gồm các bức ảnh trước và sau trận động đất chụp từ trên cao. Tính năng tuyệt vời này có thể lấy các blog siêu địa phương trong thời gian thực và lập bản đồ các câu chuyện và bài viết này ở những nơi được chỉ ra trên các blog. Nó rất tuyệt, tiếc là tôi không có đủ thời gian để các bạn xem. Nhưng tôi sẽ cho các bạn thấy một thứ ngọt ngào hơn. Chúng ta thấy hình ảnh này chắc chắn không phải bất động trên bầu trời. Các bong bóng xanh nhỏ đó biểu diễn các ảnh 3 chiều do người dùng tạo ra. Tôi sẽ không đi sâu vào chúng, nhưng tính năng tạo ảnh 3 chiều đã được tích hợp vào bản đồ. Những thứ tô màu xanh là khu vực chúng tôi đã chụp ảnh trên mặt đất nữa. Vì thế, khi bạn bay xuống -- (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Khi các bạn bay xuống mặt đất, nhìn thấy hình ảnh toàn cảnh này thì điều đầu tiên các bạn nhận thấy là nó không chỉ là một bức ảnh, vì môi trường này sử dụng tính năng 3 chiều nhiều không kém thành phố 3 chiều từ trên cao nhìn xuống, vậy nếu tôi kích vào một điểm để xem nó gần hơn, thì hiệu ứng chuyển tiếp là một tính năng hình học 3 chiều phía sau mô hình này. Giờ các bạn sẽ xem một ứng dụng vui, là sản phẩm của sự hợp tác giữa chúng tôi và các bạn ở Flickr. Nó sử dụng hình ảnh phân màu theo địa lý của Flickr và các quá trình xử lý ảnh 3 chiều của photosynth để kết nối hình ảnh đó với hình ảnh của chúng tôi, -- tôi không chắc đo là hình ảnh tôi định kéo lên, nhưng -- (Tiếng cười) Đây là một trang web lữ hành nổi tiếng, có rất nhiều ảnh trong đó, và các bức ảnh này đều được chụp ở thời điểm khác nhau. Bức này được chụp tầm 5 giờ. Đó là ảnh của Flickr, kia là ảnh của chúng tôi. Các bạn đã thấy phương thức tích hợp loại ảnh lấy từ nhiều nguồn này một cách rất triệt để, hòa nhập vào chính bản đồ. (Vỗ tay) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Có một vài lý do khiến tính năng này thú vị và một trong số đó chắc chắn phải là du hành thời gian. Và tôi sẽ không chiếu một số hình ảnh lịch sử tuyệt vời ở đây, nhưng có một số ảnh chụp các con ngựa và xe kéo ... nữa. Nó hay ở chỗ, không chỉ là hình ảnh tái hiện thế giới được làm giàu thêm từng giờ với sự đóng góp từ người dùng, mà còn là nền tảng cho hiện thực tích lũy, và đó cũng là điều tôi muốn cho các bạn thấy ngay sau đây. Tôi vừa mới thực hiện một chuyển tiếp trong nhà rất thú vị. Các bạn cũng thấy trên đầu chúng ta là mái nhà. Chúng ta đang ở bên trong phòng thí nghiệm Pike Place Market. Và đây là điều chúng ta có thể làm với một chiếc camera đeo vai, chúng ta không chỉ chụp được hình trên phố với chiếc camera đặt trên nóc xe, mà còn chụp được hình ảnh ở bên trong. Và từ đây, chúng ta khônng chỉ có thể sử dụng các hình ảnh mà cả video nữa. Đây là điều chúng tôi đang cố gắng làm lần đầu tiên, trực tiếp và nó thật đáng gờm. (Tiếng cười) Vâng. (Chuông reo) Này, các cậu đang ở đó chứ? (Tiếng ồn) Được rồi. Tớ đang kích vào đó, nhấn play rồi. Truyền trực tiếp rồi. Ổn rồi. Bắt đầu nào. Đây là các bạn đang ở phòng thí nghiệm Pike Place Market. (Vỗ tay) Họ đang truyền trực tiếp. Uh, George này, cậu có thể quay cận cảnh vào góc phòng được không? Vì tớ muốn chiếu một số điểm thú vị. Không phải, hướng còn lại ấy. Đúng rồi, quay trở lại cái góc, trở lại cái góc. Mình chưa muốn thấy các cậu đâu. Được rồi. Quay trở lại cái góc, quay trở lại. Ok, đừng bận tâm. Tôi muốn cho các bạn thấy các điểm thú vị trên đỉnh hình ảnh này vì nó tạo cho bạn cảm giác, nếu bạn thực sự ở điểm đó... thì có thể nghĩ về nó -- nó sẽ tiến thêm một bước bên cạnh thực tại gia tăng. Trời, các cậu đang làm gì thế -- ôi, xin lỗi. (Tiếng cười) Chúng tôi sẽ làm hai cái khác nhau... Ok, giờ tôi sẽ dừng nó ở đây. Chúng tôi đang làm hai thứ khác nhau ở đây. Một trong số đó là lấy nó trong thời gian thực... (Tiếng cười) Xin các bạn đợi một lát để tôi cảm ơn đội của mình. Các anh ấy đã làm một việc tuyệt vời khi ráp nó lại với nhau. (Vỗ tay) Tôi sẽ bỏ mấy anh đó lại và đi ra ngoài. Và khi quay ra ngoài, tôi xin bật mí rằng chúng tôi sẽ dùng cái này cho công nghệ hiện diện từ xa, nhưng các bạn có thể sử dụng nó ngay lập tức cho thực tại gia tăng. Khi sử dụng nó ngay lập tức bạn có thể mang toàn bộ lượng siêu dữ liệu và thông tin về thế giới đến với mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát nó. Nó đã được phát đi trên một mạng 4G từ khu thương mại. Microsoft còn một buổi diễn thuyết tại TED cuối cùng trong một vài năm qua. Đó là Curtis Wong và kính thiên văn toàn cầu. Sau một ngày làm việc dài ở khu chợ, chúng tôi sẽ tiến tới các xe rác, một nơi truyền thống để nghỉ ngơi một lúc và ngước nhìn bầu trời. Đây là sự tích hợp giữa Kính Thiên Văn Toàn Cầu và các bản đồ của chúng tôi. (Vỗ tay) Xin cảm ơn . Đây là thời gian hiện tại nhưng nếu xóa thời gian thì chúng ta có thể thấy vẻ đẹp của bầu trời ở các thời điểm khác nhau, và có được các thông tin cực kỳ chi tiết về ngày, giờ khác nhau. Chúng ta hãy nâng mặt trăng lên cao hơn một chút, bằng cách thay đổi ngày. Tôi muốn nhìn kỹ mặt trăng. Đây là hình ảnh thiên văn tái hiện đầy đủ bầu trời hợp nhất với trái đất. Giờ thì thời gian đã hết, tôi xin dừng lại tại đây. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi muốn nói về vấn đề năng lượng và khí hậu ngày nay. Và điều đó có lẽ hơi gây ngạc nhiên một chút bởi vì công việc chính của tôi chủ yếu là về vắc-xin và hạt giống, về những gì chúng ta cần để sáng chế và hiện thực nhằm giúp 2 tỷ người nghèo có được cuộc sống tốt hơn. Nhưng năng lượng và khí hậu là những vấn đề thực sự quan trọng đối với những người này, thực tế, đối với họ, nó còn quan trọng hơn bất kì ai trên hành tinh này. Khí hậu ngày càng xấu đi, điều đó có nghĩa là sau nhiều năm, họ sẽ mất mùa thường xuyên hơn. Sẽ không có nhiều mưa, không đủ nước. Mọi thứ sẽ thay đổi theo những cách làm cho môi trường sống của họ càng trở nên bấp bênh. Và điều đó dẫn đến sự đói nghèo. Nó dẫn đến sự không chắc chắn, dẫn đến sự náo động. Vậy, sự thay đổi khí hậu sẽ là một điều khủng khiếp đối với họ. Bên cạnh đó, giá năng lượng cũng rất quan trọng. Trên thực tế, nếu như bạn có thể chọn một thứ với giá thấp, để giảm sự nghèo nàn, bạn sẽ lấy năng lượng Hiện nay, giá năng lượng đang giảm dần theo thời gian. Thực sự, một nền văn minh tiên tiến có được là do dựa trên những tiến bộ trong lĩnh vực năng lượng. Cuộc cách mạng than đá đã cung cấp chất đốt cho cuộc cách mạng công nghiệp, và thậm chí vào những năm 1900 chúng ta đã thấy một sự giảm giá điện năng chóng mặt và đó là lí do tại sao chúng ta có tủ lạnh, điều hòa, chúng ta có thể tạo ra những thiết bị hiện đại và làm rất nhiều thứ khác. Và, chúng ta đang sống trong một thế giới giàu có về điện năng. Nhưng, khi chúng ta giảm giá như vậy -- và hãy cùng giả định rằng nó đã rẻ đi một nửa -- chúng ta cần chấp nhận một sự chịu đựng mới, và sự chịu đựng đó là phải làm việc với CO2. CO2 đang làm hành tinh này ấm lên, và phương trình CO2 thực ra là cực kì đơn giản và dễ hiểu. Nếu bạn cộng tổng lượng CO2 được sản xuất ra, loại khí làm cho nhiệt độ tăng lên, và nhiệt độ đó dẫn đến một vài hiệu ứng rất tiêu cực khác. Những hiệu ứng này tác động lên thời tiết, có lẽ là những hiệu ứng xấu, gián tiếp, những thứ mà hệ thống sinh thái tự nhiên không thể điều chỉnh kịp, và các bạn sẽ thấy những sự sụp đổ của hệ sinh thái. Bây giờ, làm sao các bạn có thể xác định một lượng chính xác từ sự tăng lên của CO2 đến việc nhiệt độ sẽ là bao nhiêu và những phản hồi tích cực ở đâu, có một vài sự không chắc chắn ở đó, nhưng không quá nhiều. Và có một sự không chắc chắn về việc những hiệu ứng đó sẽ tác động xấu đến như thế nào, nhưng chúng sẽ cực kì tồi tệ. Tôi đã đặt câu hỏi này với những nhà khoa học hàng đầu một vài lần, liệu chúng ta thực sự có phải quay trở về điểm số 0? Chúng ta không thể cắt giảm nó đi một nửa hay một phần tư sao? Và câu trả lời là, thậm chí cho đến khi chúng ta trở về gần điểm 0, nhiệt độ vẫn sẽ tiếp tục tăng. Và đó là một thách thức lớn. Nó rất khác với việc nói rằng chúng ta là một cái xe tải cao 12 feet đang cố gắng để chui qua một cây cầu cao 10 feet, và chúng ta có thể cố nén ép lại phần nào để chui qua. Đây là điều mà phải đi từ con số 0. Hiện nay, chúng ta thải khá nhiều carbonic mỗi năm, trên 26 tỷ tấn. Tính từng người Mỹ thì khoảng 20 tấn. Nhưng với những người dân ở các nước nghèo, con số này ít hơn một tấn. Trung bình khoảng năm tấn cho mỗi người trên trái đất. Và, bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải thay đổi, phải đưa con số này gần về 0. Nhưng nó lại đang tăng lên liên tục. Chỉ những thay đổi kinh tế riêng lẻ may ra có thể làm dịu lại mọi thứ, chúng ta phải đi từ điểm đang tăng lên rất nhanh đến điểm phải rơi, rơi tất cả xuống đến tận cùng. Quá trình này có 4 yếu tố. Một chút phép nhân. Vậy, các bạn có một thứ bên tay trái, CO2, thứ mà bạn muốn giảm đến 0, và điều đó sẽ còn phải dựa vào dân số, mức dịch vụ trung bình mà mỗi người sử dụng, lượng năng lượng trung bình cho mỗi dịch vụ đó, và lượng CO2 thải ra trên mỗi đơn vị năng lượng. Hãy cùng xem xét từng thứ trong những điều này và sẽ thấy làm sao chúng ta có thể giảm nó đến số 0. Có lẽ, một trong những con số này sẽ phải tiến đến gần 0. Bây giờ, hãy quay về với môn đại số phổ thông, nhưng hãy xem xét một chút. Đầu tiên, chúng ta có dân số. Hiện nay, dân số thế giới là 6.8 tỷ người. Nó sẽ tiến thẳng lên 9 tỷ người. Hiện nay, nếu chúng ta thực hiện tốt các công việc trong lĩnh vực vắc-xin mới, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản, chúng ta có thể giảm con số này xuống, có lẽ là 10 hay 15%, khi đó, chúng ta sẽ thấy dân số tăng lên khoảng 1.3. Nhân tố thứ hai là những dịch vụ mà chúng ta sử dụng. Nó bao hàm mọi thứ, thức ăn, quần áo, truyền hình, sự đun nóng. Đây là những thứ rất tốt, và việc xóa bỏ đói nghèo có nghĩa là cung cấp những dịch vụ này cho hầu hết mọi người trên trái đất. Và quả là một điều tuyệt vời nếu con số này tăng lên. Trong một thế giới giàu có, có lẽ khoảng một tỷ người tầng lớp trên, chúng ta có thể cắt giảm và sử dụng ít lại, nhưng hàng năm, con số này, trung bình vẫn cứ đang tăng lên, và vì vậy, những dịch vụ mỗi người sử dụng còn tăng lên đến hơn 2 lần. Đây chúng ta có một dịch vụ rất căn bản. Các bạn có đèn trong nhà mình để có thể xem bài tập về nhà, và, thực tế, những đứa trẻ này thì không, nên chúng phải ra ngoài và đọc bài tập của chúng dưới ánh đèn đường. Hiện nay, năng suất, E, năng lượng cho mỗi dịch vụ, tại đây, chúng ta cuối cùng cũng có một vài tin tức tốt lành. Chúng ta có vài thứ không tăng lên. Thông qua những phát minh khác nhau và những cách mới để tạo ra ánh sáng, thông qua những loại xe hơi khác nhau, thông qua cách khác nhau để xây dựng các tòa nhà. Có rất nhiều dịch vụ ở đó bạn có thể giảm sử dụng năng lượng cho dịch vụ đó xuống đến mức căn bản, một vài dịch vụ cá nhân, thậm chí có thể cắt giảm đến 90%. Có nhiều dịch vụ khác như làm sao chúng ta tạo ra phân bón, hay làm thế nào để đi máy bay, những nơi các căn phòng cho sự phát triển khá xa, làm chúng gần hơn. Và thế nên, nói chung ở đây, nếu lạc quan mà nói, chúng ta có thể cắt giảm một trong ba nhân tố, hay thậm chí, có lẽ là một trong sáu. Nhưng với ba nhân tố đầu này hiện giờ, chúng ta đã hết sức cố gắng để đi từ 26 tỷ xuống còn 13 tỷ tấn, và sẽ không thể cắt thêm. Hãy cùng xem xét nhân tố thứ tư này -- đây có lẽ là nhân tố chủ chốt -- và đây là lượng CO2 thải ra trên mỗi đơn vị năng lượng. Và câu hỏi đặt ra là, bạn có thể biến nó thành số 0? Nếu bạn đốt than, không. Nếu bạn đốt khí tự nhiên, không. Hầu hết các cách chúng ta tạo ra điện ngày nay, ngoại trừ những cách tạo điện khẩn cấp hay hạt nhân, đều thải ra CO2. Và thế nên, những gì chúng ta sắp làm là phải có một thang đo toàn cầu, để tạo ra một hệ thống mới. Và, chúng ta cần những nguồn năng lượng phi thường. Hiện tại, khi tôi dùng cụm từ phi thường, tôi không có ý nói đến điều gì đó không thể. Mạch vi xử lý là một điều phi thường. Máy tính cá nhân là một điều phi thường. Internet và những dịch vụ của nó cũng là điều phi thường. Vậy nên, những người ở đây đã tham gia sáng chế ra rất nhiều những điều phi thường. Thông thường, chúng ta không có một thời hạn cuối cùng nào cả, bạn không phải tạo ra những điều phi thường trước một ngày cố định. Thông thường, các bạn có thể là đang sẵn sàng, một vài người đang thực hiện, một số khác thì không. Nhưng đây là một trường hợp mà chúng ta thực sự phải đẩy nhanh tốc độ lên đến mức tối đa và tạo ra điều phi thường trong một khoảng thời gian vô cùng hạn hẹp. Tôi đã từng nghĩ, làm thế nào tôi có thể thực sự chụp được cái này? Có một vài loại ảo giác tự nhiên, một vài bằng chứng chứng tỏ rằng có thể chụp được sức tưởng tượng của con người ở đây? Tôi đã từng nghĩ về thời gian cách đây khoảng 1 năm, khi tôi mang những con muỗi, và không biết làm sao mọi người đều thích thú nó. (Tiếng cười) Tôi thực sự đã xem xét đến ý tưởng về việc, các bạn biết đấy, có khá nhiều người dân phải sống cùng với muỗi. Với vấn đề năng lượng, tất cả những gì tôi có thể đạt được là đây. Tôi đã quyết định rằng thả những con đom đóm sẽ là đóng góp của tôi cho môi trường ở đây năm nay. Ở đây, chúng ta có vài loại đom đóm tự nhiên. Tôi được biết rằng chúng không cắn, thực tế, chúng thậm chí sẽ không ra khỏi cái bình. (Tiếng cười) Giờ thì có tất cả những giải pháp cường điệu như vậy, nhưng chúng cũng không thực sự được ứng dụng quá nhiều. Chúng ta cần những giải pháp, không phải chỉ một mà là hơn thế, những giải pháp có những thang đo không thể tin cậy được và không thực tiễn, và, mặc dù có rất nhiều hướng giải quyết mà người ta đang tìm kiếm, tôi thực sự chỉ thấy 5 cái có thể đạt được cái gì đó lớn hơn. Tôi loại bỏ thủy triều, địa nhiệt, sự nóng chảy, nhiên liệu sinh học. Những cái đó có thể tạo ra vài sự đóng góp, và chúng có thể làm tốt hơn tôi mong đợi, tốt hơn rất nhiều, nhưng điểm chính của tôi ở đây là chúng ta sẽ phải làm việc trên từng cái một trong số 5 cái này, và chúng ta không thể từ bỏ bất kì cái nào trong số chúng chỉ bởi vì chúng làm ta nản chí, hay bởi vì chúng đặt ra những thách thức đáng kể. Trước tiên hãy cùng xem xét lại việc sử dụng các nhiên liệu cũ, một là than đá, hai là khí tự nhiên. Những gì các bạn cần làm ở đó, dường như khá đơn giản, nhưng không hề, và đó là việc hút hết CO2, sau đó bạn đốt nó, đi qua ống hơi, nén nó lại, tạo thành một chất lỏng, đặt nó ở đâu đó, và hi vọng nó sẽ ở đó. Hiện giờ chúng ta có vài cuộc thí nghiệm nhằm làm điều này ở mức công suất 60-80% nhưng để đạt được 100%, điều đó sẽ cực kì khó khăn, và việc thống nhất rằng nên đặt lượng CO2 này ở đâu sẽ trở nên khó khăn, nhưng điều khó khăn nhất ở đây lại là vấn đề trong dài hạn. Ai sẽ đảm bảo điều đó? Ai sẽ đảm bảo rằng một vài thứ thực sự lớn hơn hàng tỷ lần so với bất kì kiểu lãng phí mà bạn nghĩ vào vấn đề hạt nhân và những thứ khác? Đây là rất nhiều Và kia là một cái khó nhằn. Tiếp theo sẽ là hạt nhân. Nó cũng có ba vấn đề lớn. Chi phí cao, cụ thể hơn là tại các quốc gia có mức độ ổn định cao. Vấn đề an toàn, đảm bảo thực sự không có gì có thể sai lệch, rằng mặc dù bạn có những nhà điều hành này, rằng nhiên liệu sẽ không dùng để chế tạo vũ khí. Rồi thì các bạn làm gì với sự lãng phí? Và, mặc dù nó không rất lớn, có rất nhiều mối quan tâm về vấn đề này. Con người cần được cảm thấy ổn định, an toàn về nó. Vậy nên ba vấn đề cực kì khó nhằn này có lẽ có thể giải quyết, và, nên được tiếp tục làm việc. Ba điều cuối cùng trong năm điều, tôi sẽ gộp chúng với nhau. Đây là những gì người ta thường biết đến như là những nguồn năng lượng tái phục hồi. Và chúng thực ra -- mặc dù thực sự tuyệt vời khi không cần thêm nhiên liệu nữa -- vẫn có nhiều điểm bất lợi. Một là mật độ năng lượng được tập trung trong những công nghệ này giảm đáng kể so với một nhà máy năng lượng. Đây là nông trường năng lượng, bạn đang nói đến rất nhiều dặm vuông, rộng hơn hàng nghìn lần bạn có thể nghĩ về một nhà máy năng lượng thông thường. Đây cũng là những nguồn bị đứt đoạn. Mặt trời không chiếu sáng cả ngày, cũng không phải mọi ngày, và giống như vậy, gió không phải lúc nào cũng thổi. Vậy nên, nếu bạn phụ thuộc vào những nguồn này, bạn phải có một vài cách để tích lũy năng lượng trong suốt thời gian mà nó không có sẵn ở đó. Chúng ta có thách thức lớn về chi phí ở đây. Chúng ta có những thách thức về sự chuyển tải. Ví dụ, nói đến nguồn năng lượng này ở bên ngoài quốc gia của các bạn, bạn không chỉ cần năng lượng, mà bạn còn cần phải giải quyết những rủi ro về việc năng lượng đến từ những nơi khác. Và cuối cùng, vấn đề dự trữ này. Và để đo lường điều này, tôi đã kiểm tra và xem xét tỉ mỉ tất cả các loại pin đã được sản xuất, cho xe hơi, máy tính, điện thoại, đèn chiếu, mọi thứ, và so sánh chúng với lượng điện năng mà thế giới dùng, và những gì tôi thấy là tất cả những loại pin chúng ta sản xuất hiện giờ chỉ có thể lưu trữ ít hơn 10 phút cho tất cả các loại năng lượng. Và vì vậy, thực tế, chúng ta cần một sự đột phá lớn ở đây, một thứ gì đó sẽ là một nhân tố của một thứ tốt hơn hàng trăm lần những thành tựu chúng ta hiện nay. Điều đó không phải là không phải là không thể, nhưng cũng không phải là một điều dễ dàng. Hiện nay, cái này xuất hiện khi bạn cố nắm lấy những nguồn năng lượng không liên tục phía trên, nói rằng, 20-30% những gì bạn đang sử dụng. Nếu bạn hy vọng nó đạt đến 100%, bạn cần đến một loại pin kì diệu đến không tin nổi. Bây giờ, chúng ta sẽ làm thế nào để tiến gần đến vấn đề này: cách tiếp cận nào là đúng? Đây có phải là một dự án Manhattan? Thứ gì có thể đem chúng ta đến đó? Chúng ta cần nhiều công ty làm việc cho điều đó, hàng trăm. Trong mỗi năm đường dẫn này, chúng ta cần ít nhất một trăm người. Và khá nhiều trong số họ, bạn sẽ thấy và nói rằng họ điên khùng. Tốt thôi. Và tôi nghĩ, ở đây tại TED, chúng ta có khá nhiều nhiều đang theo đuổi điều này. Bill Gross có vài công ty, bao gồm một cái mà ông ta gọi là eSolar sở hữu một số công nghệ nhiệt mặt trời tuyệt vời. Vinod Khosla đầu tư vào hàng tá công ty đang làm những thứ khá tuyệt và rất có khả năng, và tôi đang cố gắng hỗ trợ họ. Nathan Myhrvold và tôi thực sự đang hỗ trợ cho một công ty đó là một đơn vị đang tiếp cận hạt nhân, điều này có lẽ sẽ gây ngạc nhiên. Có nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực hạt nhân: đơn vị, tính lỏng. Và sự đổi mới đã thực sự dừng lại trong ngành công nghiệp này cách đây ít lâu, và ý tưởng về việc có vài ý tưởng hay khác đang nằm rải rác đâu đó không phải là điều quá ngạc nhiên. Ý tưởng về Terrapower là, thay vì đốt một lượng uranium, với 1% là U235, chúng tôi đã quyết định đốt 99% với U238. Đó là một ý tưởng điên rồ. Trên thực tế, người ta đã nói nhiều về vấn đề này một thời gian, nhưng họ không thể tính toán được chính xác liệu nó có hoạt động hay không, và thông qua sự tham gia của những chiếc siêu máy tính hiện đại giờ thì các bạn có thể tính toán và thấy rằng, vâng, với những hướng tiếp cận vật liệu đúng, nó sẽ hoạt động. Và bởi vì bạn đang đốt 99% đó, bạn đã cải thiện đánh kể bảng chi phí. Thực ra thì các bạn đốt sạch những gì lãng phí, và bạn có thể dùng nó thực sự như là nhiên liệu tất cả những thứ đồ thừa từ hoạt động hàng ngày. Thế nên, thay vì lo lắng về chúng, bạn hãy nắm lấy điều này. Đây là một điều tuyệt vời. Nó giống như một cây nến. Bạn có thể thấy đây là một cây gỗ, thường nói về những hoạt động khuyến khích du lịch. Theo thuật ngữ nhiên liệu, đây chính là giải pháp cho vấn đề. Tôi có một bức ảnh tại đây, một nơi ở Kentucky. Đây là những đồ thừa thãi, 99%, chúng được tách ra khỏi những phần họ đốt, và được gọi là uranium rỗng. Đó sẽ là năng lượng cho nước Mỹ trong hàng trăm năm. Và đơn giản hơn bằng cách lọc nước biển trong một quá trình không tốn kém, các bạn sẽ có đủ nhiên liệu cho toàn bộ đời sống của mọi người trên hành tinh. Các bạn biết đấy, phía trước còn rất nhiều thách thức, nhưng đây chỉ là một ví dụ trong số hàng trăm của hàng trăm ý tưởng mà chúng ta cần hướng tới. Hãy suy nghĩ, chúng ta nên đo lường chính mình như thế nào? Bảng báo cáo chính mình sẽ nên ra làm sao? Hãy đến những nơi chúng ta thực sự cần đến, và xem xét điểm trung gian. Đến năm 2050, các bạn sẽ nghe rằng nhiều người nói về 80% cắt giảm này. Điều mà chúng ta nhắm đến, thực sự rất quan trọng. Và 20% đó sẽ được sử dụng để nâng đỡ những gì đang diễn ra ở các nước nghèo, vẫn chỉ có nông nghiệp. Hy vọng rằng, chúng ta sẽ thu xếp được cho rừng và xi măng. Để có được 80% đó, những nước phát triển, bao gồm cả những nước như Trung Quốc, sẽ phải khởi động thế hệ điện năng của họ cùng nhau. Một cấp độ khác là, chúng ta đang triển khai công nghệ không thải này, chúng ta triển khai nó trên tất cả các nước phát triển và đang trong quá trình phổ biến ra những nơi khác. Điều này cực kì quan trọng. Đó là yếu tố chủ chốt trong việc tạo nên bản báo cáo. Thế nên, hỗ trợ từ đó, bản báo cáo 2020 sẽ như thế nào nhỉ? Một lần nữa, nó nên có 2 yếu tố. Chúng ta nên thông qua những cách đo lường hiệu quả này để bắt đầu những biện pháp cắt giảm. Chúng ta càng thải ra ít, lượng CO2 càng ít, và, vì vậy, nhiệt độ càng ít tăng lên. Nhưng theo một vài cách, cấp độ chúng ta đạt được, việc thực hiện những việc không khiến chúng ta đạt được những sự cắt giảm lớn, chỉ có thể bằng, hay thậm chí ít quan trọng hơn một chút so với những cái khác, những mảnh nhỏ của sự đổi mới trong các đột phá này. Những đột phá này, chúng ta cần chúng với tốc độ tối đa, và chúng ta có thể đo lường thông qua các công ty, các dự án thí điểm, những thứ điều tiết sẽ thay đổi. Có nhiều quyển sách hay được viết về vấn đề này. Quyển sách của Al Gore, "Lựa chọn của chúng ta" và một quyển của David McKay, "Năng lượng có thể chịu đựng được mà không có bầu khí quyển nóng". Chúng thực sự xem xét tỉ mỉ nó và tạo ra một cái sườn để có thể thảo luận rộng rãi, bởi vì chúng ta cần sự hỗ trợ rộng rãi, thống nhất cho vấn đề này. Có nhiều thứ phải đi cùng với nhau. Thế nên đây là một điều ước. Sáng tạo ra công nghệ này là một điều ước cực kì tha thiết và chắc chắn. Nếu bạn cho tôi một điều ước trong 50 năm tới, tôi có thể chọn ai làm tổng thống, tôi có thể chọn một loại vắc xin, thứ gì mà tôi thích, hay tôi có thể chọn điều này chỉ cần một nửa chi phí để phát minh ra những gì không CO2, đây là điều ước mà tôi sẽ chọn. Đây là điều ước với tác động to lớn nhất. Nếu chúng ta không chọn điều ước này, ranh giới giữa những người nghĩ về ngắn hạn và dài hạn sẽ vô cùng khủng khiếp, giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa những nước giàu và nghèo, và hầu hết tất cả cuộc sống của hai tỷ người đó sẽ càng trở nên xấu hơn. Chúng ta phải làm gì? Tôi đang kêu gọi các bạn bước tiếp đến đâu? Chúng ta cần tài trợ cho nghiên cứu nhiều hơn nữa. Khi mà các quốc gia kết hợp lại với nhau tại một số địa điểm như Copenhagen, họ không nên chỉ nói về CO2. Họ nên thảo luận về chương trình cải cách này, và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết về mức chi trả thấp đến khác thường cho những tiếp cận mang tính sáng tạo như thế này. Chúng ta cần sự khuyến khích thị trường, thuế CO2, hạn mức và thương mại, thứ gì đó có thể đẩy cái giá này ra khỏi đó. Chúng ta cần lấy cái thông điệp ra ngoài. Chúng ta cần có cuộc đối thoại này trở nên có ý chí hơn, cuộc đối thoại hiểu biết hơn, bao gồm cả những bước mà các chính phủ đã hoạch định. Đây là một điều ước quan trọng, nhưng đó chính là điều tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Chris Anderson: Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi hiểu thêm về Terrapower, đúng vậy -- Ý tôi là, trước tiên, ông có thể cho biết về ý nghĩa của loại thang đo đầu tư nào không? Bill Gates: Thực ra, làm việc với phần mềm, mua những siêu máy tính, thuê tất cả những nhà khoa học giỏi, những gì chúng tôi đã làm, đó chỉ là hàng 10 của hàng triệu, và chúng tôi thậm chí đã từng kiểm tra vật liệu của mình tại một lò phản ứng ở Nga để đảm bảo rằng thiết bị của mình hoạt động chính xác, bạn cũng sẽ chỉ nâng lên được con số hàng trăm của hàng triệu. Điều khó khăn ở đây là xây dựng lò phản ứng thí điểm, tìm ra được vài tỷ, tìm ra được bộ máy điều chỉnh, địa điểm sẽ thực sự xây dựng nhà máy đầu tiên. Bạn hãy thử xây dựng cái đầu tiên một lần, nếu nó hoạt động như được quảng cáo, thì rõ ràng là đã đến lúc, bởi vì nền kinh tế, mật độ năng lượng, rất khác với hạt nhân như chúng ta biết. CA: Và, để hiểu đúng nó, điều này bao gồm việc xây dựng từ sâu bên trong nền tảng gần như giống với kiểu thẳng đứng của cột nhiên liệu hạt nhân, loại tiêu tốn uranium này, và sau đó quá trình bắt đầu tại điểm trên cùng và một vài công việc sẽ giảm xuống? BG: Đúng vậy. Ngày nay, các bạn luôn luôn tiếp nhiên liệu cho các hoạt động, các bạn có rất nhiều người và rất nhiều mối quan tâm có thể bị sai lệch, điều đó ở mọi nơi thậm chí là khi bạn mở nó ra và di chuyển mọi thứ tới lui. Điều đó không tốt lắm. Nếu bạn có nguồn nhiên liệu cực rẻ đến nỗi có thể sử dụng đến 60 năm sau -- thì hãy nghĩ về nó như một khúc cây gỗ -- đặt nó xuống và đừng rước thêm bất kỳ điều phức tạp nào tương tự. Và đặt chúng ở đó, đốt chúng trong 60 năm nữa, và thế là xong. CA: Vậy là một nhà máy hạt nhân là một giải pháp cho vấn đề lãng phí của chính nó. BG: Yeah. Những gì đang xảy ra với sự lãng phí, các bạn có thể đặt nó ở kia -- theo phương pháp này, sẽ có ít sự lãng phí hơn -- rồi thì các bạn có thể thực sự đem chúng đi, và trộn lẫn vào với những cái khác và đốt hết. Và chúng ta thực sự bắt đầu bằng cách hạn chế những sự lãng phí đang tồn tại hôm nay, những thứ đang nằm trong những hồ bơi mát mẻ hay những cái thùng này bằng những hoạt động của mình. Đó chính là khởi đầu của nhiên liệu mà chúng ta cần. Thế nên, những gì được coi là vấn đề từ các hoạt động, phản ứng đó thực sự lại là những gì phục vụ và nuôi dưỡng chúng ta, và chúng ta chắc chắn sẽ giảm đi được sự lãng phí một cách đáng kể bởi vì các bạn đã xem xét kĩ lưỡng qui trình này. CA: Nhưng về những gì ông đang nói với những người khác trên toàn thế giới về khả năng ở đây, đâu là nơi thích hợp nhất để làm hoạt động với điều này? BG: Thực ra, chúng ta không cần thiết phải chọn một địa điểm cụ thể nào cả, và có rất nhiều luật lệ bất thành văn thú vị về bất cứ thứ gì được gọi là hạt nhân, do đó chúng ta có rất nhiều mối quan tâm, những người đến từ các công ty ở Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Tôi đã quay lại xem xét ủy ban thư kí năng lượng ở đây, nói chuyện về việc làm sao điều này có thể ăn khớp với lịch trình năng lượng. Tôi khá là lạc quan. Bạn biết đấy, người Pháp và người Nhật đã làm một vài việc. Đây chỉ là một biến thể của những gì đã được thực hiện. Nó là một tiến bộ quan trọng, nhưng nó là một hoạt động nhanh chóng, và khá nhiều quốc gia phải cùng xây dựng, bất kỳ người nào thực hiện một phản ứng nhanh, là một thí sinh ở nơi biến thể đầu tiên được xây dựng. CA: Như vậy theo ông, kế hoạch làm việc và việc có khả năng xảy ra của việc lấy một thứ gì đó giống như cuộc sống này? BG: Chúng ta cần, đối với một trong những cái thang đo cao thế này, những thứ thuộc thế hệ điện-điện tử chúng cần phải rất rẻ, chúng ta có 20 năm để phát minh và sau đó 20 năm để triển khai thực hiện. Đó là một dạng hạn cuối mà những mô hình thuộc về môi trường đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng cần phải đáp ứng đúng. Và, các bạn biết đấy, Terrapower, nếu những thứ này được thực hiện tốt, những thứ đang được đặt niềm mong ước rất lớn, có thể đáp ứng được điều trên một cách dễ dàng. Và may mắn thay, có hàng tá công ty, chúng ta cần phải có hàng trăm, tương tự như vậy, nếu những nhà khoa học của họ làm việc hiệu quả, nếu những quĩ đầu tư cho những nhà máy thí điểm hoạt động tốt, họ có thể cạnh tranh cho điều này. Và tốt nhất nếu những thành công này được nhân lên, bởi vì rồi thì bạn có thể sử dụng sự kết hợp của những thứ đó. Chúng ta chắc chắn cần một cái gì đó để thành công. CA: Theo những thay đổi trò chơi, đây có phải là điều lớn nhất mà ông có thể nhận thấy ngoài kia? BG: Một cú đột phá về năng lượng là điều quan trọng nhất hiện giờ. Nó sẽ là, thậm chí không cần đến các hạn chế về môi trường, nhưng hạn chế về môi trường sẽ làm cho nó còn phát triển hơn nhiều. Trong môi trường hạt nhân này, có rất nhiều nhà sáng tạo khác. Các bạn biết đấy, chúng ta không biết việc của họ và chúng ta biết cái này, đây là một hướng tiếp cận khác. Có một loại phản ứng dạng lỏng, dường như có một chút khó khăn, nhưng có lẽ là họ nói về chúng ta. Và cũng có những cái khác, nhưng vẻ đẹp ở đây là mẫu uranium chứa đựng năng lượng lớn hơn cả triệu lần so với một mẫu than đá, và nếu như các bạn có thể giải quyết những yếu tố tiêu cực cơ bản nhất là phóng xạ, dấu vết và chi phí, thì tiềm năng, theo hiệu ứng trên đất liền và những thứ khác, thì nó sẽ hầu hết nằm trong nhóm của chính nó mà thôi. CA: Nếu như điều này không hiệu quả thì sao? Chúng ta có phải bắt đầu tìm kiếm những phương pháp đo lường khẩn cấp khác để tiếp tục thử và giữ cho nhiệt độ của trái đất được ổn định? BG: Nếu các bạn tính đến trường hợp đó, thì nó cũng giống như là bạn ăn quá nhiều, bội thực và dẫn đến một cơn đau tim vậy. Rồi thì các bạn đi đâu? Các bạn rất có thể sẽ phải tiến hành một cuộc phẫu thuật tim hay gì đó. Có một ngành nghiên cứu về những gì được gọi là địa chất công trình, trong đó áp dụng khá nhiều các kĩ thuật khác nhau nhằm hạn chế sự nóng lên nhằm mục đích kéo dài cho chúng ta thêm 20, 30 năm nữa để mà hành động cùng nhau. Giờ đây, nó là một chính sách bảo hiểm. Hãy hi vọng rằng các bạn sẽ không cần phải làm vậy. Một vài người nói rằng bạn không nên có một chính sách bảo hiểm nào khi làm việc bởi vì điều đó sẽ khiến bạn trở nên lười biếng, bạn sẽ tiếp tục ăn nhiều như trước bởi vì bạn biết một ca phẫu thuật tim sẽ cứu được bạn. Tôi không chắc rằng điều đó là khôn ngoan, tùy vào tầm quan trọng của vấn đề, nhưng giờ về cuộc thảo luận về địa chất công trình về việc, nên làm gì sau hậu trường trong trường hợp mọi thứ diễn ra nhanh hơn, hoặc là sự cách tân này được thực hiện chậm hơn nhiều so với những gì chúng ta hi vọng. CA: những điều hoài nghi về khí hậu: nếu như ông có một hay hai câu để nói với họ, ông sẽ làm thế nào để thuyết phục họ rằng họ đã sai? BG: Thật không may mắn, những người theo chủ nghĩa hoài nghi như vậy lại đến từ nhiều phái khác nhau. Những người thực sự có những tranh luận khoa học rất ít. Phải chăng là họ đang nói rằng có những hiệu ứng phản hồi tiêu cực ì với những đám mây nhằm bù lại những thứ khác? Có rất, rất ít những thứ mà họ có thể nói đến có một cơ hội cho một triệu những thứ như vậy. Vấn đề chính chúng ta có ở đây là một dạng vấn đề giống như bệnh AIDS vậy. Các bạn phạm sai lầm bây giờ, và bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả sau này. Và khi bạn có tất cả những vấn đề cấp bách, ý tưởng về việc khổ trước sướng sau -- và một thứ gì đó bấp bênh. Trên thực tế, theo báo cáo của IPCC, không cần thiết phải đến trường hợp xấu nhất, và có rất nhiều người giàu có trên thế giới đã nghiên cứu báo cáo này và nói rằng, đúng, đó không phải là Thực tế là đó chính là những phần bấp bênh, không chắc chắn sẽ dẫn chúng ta về đây, Nhưng giấc mơ của tôi ở đây là, nếu như các bạn có thể xoay chuyển được tình hình kinh tế, và chạm phải những rào cản, những sự nhượng bộ về CO2 thì những người theo chủ nghĩa hoài nghi sẽ nói, được thôi, tôi không quan tâm rằng điều đó có giảm bớt CO2 hay không, thực ra tôi mong nó giảm bớt lượng CO2, nhưng tôi đoán tôi sẽ chấp nhận nó bởi vì nó rẻ hơn những gì trước đây. (Vỗ tay) CA: Và, đó sẽ là câu trả lời của ông đối với những tranh luận Bjorn Lomborg, rằng về cơ bản nếu ông đầu tư tất cả vào năng lượng này để cố gắng giải quyết vấn đề CO2, nó có thể sẽ làm sụp đổ những thành tựu khác của ông trong việc cố gắng để tiến đến một thế giới không nghèo đói, sốt rét, vân vân. Thật là một sự lãng phí ngu ngốc các nguồn tài nguyên của Trái Đất khi vung tiền vào đó khi mà chúng ta có thể làm rất nhiều thứ tốt đẹp hơn. BG: Chi phí thực sự cho bộ phận R&D (Nghiên cứu và phát triển) -- nói rằng nước Mỹ nên đầu tư thêm 10 tỷ mỗi năm so với con số bây giờ -- đó không phải là điều quá kinh khủng. Nước Mỹ nên lấy từ những nguồn khác. Những việc mà các bạn kiếm được nhiều tiền, và đây, những con người lý trí có thể không đồng ý, khi mà các bạn có một thứ gì đó phi kinh tế và các bạn phải cố gắng để quyên góp cho nó. Điều đó, đối với tôi, gần như là một sự lãng phí. Còn nếu không, bạn sẽ tiếp cận rất gần với vấn đề,................ và nó sẽ trở nên rất rẻ. Tôi tin rằng chúng ta nên thử nhiều thứ có tiềm năng hơn nữa để giảm thiểu chi phí nhiều hơn. Nếu như các vụ trao đổi mà các bạn tiến hành là, chúng ta hãy cho như năng lượng là siêu đắt, thì những người giàu có thể tạo ra nó. Ý tôi là, tất cả chúng ta ở đây đều có thể trả nhiều hơn gấp 5 lần cho năng lượng mà mình sử dụng mà vẫn không sao. Thảm họa xảy đến cho 2 tỷ người nghèo đói kia. Và thậm chí Lomborg có thay đổi. Thông điệp của ông ấy bây giờ là, tại sao lại không thảo luận thêm nhiều nữa về R&D. Ông ấy vẫn, vì những vấn đề ban đầu của ông ấy, vẫn liên kết với phái hoài nghi, nhưng ông ấy cũng nhận ra rằng đó là một phái khá đơn độc, và vì thế, ông ta tập trung vào điểm R&D. Và rồi, có một nguy cơ về thứ gì đó mà tôi nghĩ rằng hợp lý. Bộ phận R&D, thật điên rồ khi nó chỉ được hỗ trợ một phần nhỏ. CA: Bill, tôi nghĩ rằng tôi phải nói thay cho hầu hết những người ở đây rằng, tôi thực sự hi vọng ước mong của ông thành sự thật. Cảm ơn ông rất nhiều. BG: Cám ơn. (Vỗ tay) Một người đã từng nói: "Chính trị là một showbiz cho những người xấu xí." Vì vậy, trên cơ sở đó, tôi cảm thấy tôi đã đạt đủ tiêu chuẩn (để làm việc trong chính trị). Một điều nữa để nghĩ đến là thật vinh dự làm sao cho một chính trị gia như tôi được có buổi nói chuyện tại TED, đặc biệt là ở đây tại Vương Quốc Anh, nơi mà danh tiếng và uy tín của chính trị đã chìm sâu với những xì-căng-đan. Thậm chí gần đây có một câu chuyện về các nhà khoa học nghĩ về việc thay chuột thí nghiệm bằng các chính trị gia. Và ai đó đã hỏi: "Sao lại làm thế?" và họ trả lời rằng: "Thì tại vì chúng ta không hề thiếu các chính trị gia. Chẳng ai quan tâm điều gì sẽ xảy ra với 'chúng'. Và dù sao thì cũng có một số thứ mà chuột sẽ không chịu làm." (Tiếng cười) Tôi biết các bạn đều thích các kiểu số liệu thống kê nên tôi sẽ bắt đầu bằng một trang đầy số liệu thống kê. Đây tôi nghĩ là một điều thực tế quan trọng nhất để nhớ lấy về nền chính trị Anh và Mỹ, và đó là chúng ta đã tiêu hết tiền. Chúng ta đang thâm hụt ngân sách trầm trọng. Đây là đồng hồ công nợ của tôi và, như các bạn có thể thấy, nợ đã lên đến 32 tỷ tỷ và đang tăng. Và tôi nghĩ rằng điều này dẫn đến một sự nhận thấy đơn giản. Rằng hiện đang có một câu hỏi trong chính trị quan trọng hơn mọi câu hỏi khác và nó là: Làm sao để chúng ta có thể làm cho mọi thứ tốt hơn mà không phải chi thêm tiền? Bởi vì sẽ không có nhiều tiền để cải thiện các dịch vụ công cộng hay cải thiện chính phủ hay cải thiện bao thứ khác mà các chính trị giá hay nói đến. Nếu các bạn nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều dính dáng đến tiền thì các bạn sẽ chỉ có thể đo đếm được thành công trong các dịch vụ công cộng trong các dịch vụ y tế và giáo dục và việc giữ trật tự an ninh bằng cách tiêu nhiều tiền hơn, các bạn sẽ chỉ có thể đo đạc được tiến độ bằng cách tiêu tiền, như thế thì các bạn sẽ có một thời gian khá là mệt nhọc. Nhưng nếu các bạn nghĩ rằng còn có nhiều thứ khác liên quan mà dẫn đến sự thịnh vượng và hạnh phúc, những thứ như quan hệ gia đình, bạn bè, cộng đồng, giá trị cuộc sống, thì thời điểm này trong chính trị quả thực là rất thú vị. Và một điều tranh luận mà tôi muốn đặt ra vào tối hôm nay, một điều đơn giản và chân thật, rằng nếu chúng ta kết hợp tư duy và triết lý chính trị đúng đắn với cuộc cách mạng thông tin to lớn đã diễn ra mà tất cả các bạn đều biết đến nhiều hơn hẳn tôi thì tôi nghĩ rằng sẽ có một cơ hội lớn để tái lập lại chính trị, tái lập lại chính phủ, tái tạo lại các dịch vụ công cộng và để đạt được những gì đang ở trên trang này, một sự gia tăng lớn về sự thịnh vượng. Đó là điều tranh luận mà tôi muốn đặt ra vào tối hôm nay. Bắt đầu với triết lý chính trị. Tuy nhiên không phải tôi nói là Đảng Bảo Thủ Anh có tất cả các câu trả lời cho mọi thứ. Tất nhiên chúng tôi không có. Nhưng có hai điều tại tâm mà tôi nghĩ rằng làm mấu chốt cho triết lý bảo thủ mà tôi nghĩ rằng rất phù hợp cho cuộc tranh luận này. Đầu tiên là chúng tôi tin rằng nếu cho người dân nhiều quyền lực và quyền kiểm soát hơn đối với cuộc sống của họ, nếu các bạn cho họ nhiều lựa chọn hơn, nếu các bạn đặt họ vào ghế lái thì các bạn sẽ có thể tạo ra một xã hội tốt hơn và mạnh mẽ hơn. Và nếu các bạn phối hợp điều này với lượng thông tin dư thừa to lớn mà chúng ta có trên thế giới ngày nay thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể, như tôi đã nói, tái tạo lại chính trị, tái tạo lại chính phủ, tái tạo lại các dịch vụ cộng đồng một cách hoàn toàn. Điều thứ hai mà chúng tôi tin vào là chúng tôi tin vào việc đi theo bản chất tự nhiên của con người. Chính trị và các chính trị gia sẽ chỉ thành công khi họ thật sự cố gắng và đối xử cộng đồng như bản thân cộng đồng chứ không phải như những gì họ muốn cộng đồng phải trở nên. Nếu các bạn kết hợp cái suy nghĩ bảo thủ đơn giản này -- đi theo bản chất tự nhiên của con người -- với những sự thăng tiến trong môn kinh tế hành vi, mà chúng ta cũng mới được nghe nói đến, thì một lần nữa, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể thịnh vượng và hạnh phúc hơn, đạt được một xã hội mạnh mẽ hơn mà không nhất thiết phải tiêu thêm nhiều tiền. Và giờ tại sao tôi lại nghĩ rằng đây là thời điểm để đưa ra cuộc tranh luận này? Tôi âu rằng rằng các bạn sẽ phải chịu đựng một tiết học ngắn và súc tích về lịch sử về những gì tôi muốn nói, gồm ba đoạn về lịch sử, thời đại tiền quan liêu, thời đại quan liêu và bây giờ, thời đại hậu quan liêu. Một cách nghĩ về nó đơn giản là chúng ta đã trải qua thời kỳ chính phủ địa phương đến thời kỳ chính phủ trung ương và bây giờ chúng ta đang ở thời kỳ chính phủ nhân dân. Quyền lực địa phương, quyền lực trung ương, còn bây giờ thì là quyền lực nhân dân. Và đây là King Knut, vị vua hàng ngàn năm trước. Cứ tưởng rằng mình có thể đổi được chiều sóng gió. Những đã không thể. Thật sự đã ko thể ngăn chặn được gì nhiều bởi vì nếu các bạn là một vị vua vào nghìn năm trước, khi để đi dọc hết cả nước đã phải mất hàng tiếng, hàng tuần các bạn sẽ không thể nắm được nhiều quyền lực. Bạn không có quyền hành trong chính trị, công lý, giáo dục, sức khỏe, hạnh phúc. Bạn chỉ có thể đi gây chiến tranh và chỉ vậy mà thôi Đây là thời đại tiền quan liêu, thời đại mà mọi thứ đều phải mang tính địa phương. Các bạn phải có sự quản lý mang tính địa phương bởi vì thông tin đã không được lưu truyền được trên phạm vi toàn quốc vì việc đi lại rất bị hạn chế. Đây là thời đại tiền quan liêu. Phần tiếp theo của buổi học lịch sử khô khan, đây là bức tranh rất đáng yêu về cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Đột nhiên mọi loại phương tiện giao thông và thông tin liên lạc trở thành khả dĩ, và sinh ra một thời đại mới, thời đại mà tôi tạm gọi là thời đại quan liêu. Hy vọng là trang kế tiếp sẽ hiện lên một cách suôn sẻ. Đột nhiên bạn thấy xuất hiện một nhà nước tập quyền lớn mạnh. Nó [nhà nước] đã tổ chức y tế, giáo dục, chính trị, luật pháp. Và nó [nhà nước], như tôi đã nói, không còn là quyền lực địa phương mà đã trở thành tập quyền Nó đã thu hút quyền lực từ những địa phương nhỏ lẻ. Nó đã làm như thế [tập trung quyền lực] một cách hết sức tự nhiên. Bước sang một giai đoạn lớn khác mà tất cả các bạn đều rất quen thuộc với, cuộc cách mạng thông tin khổng lồ. Cứ thử nhìn vào thực thế. 100 năm trước, gửi đi 10 chữ như thế này tốn 50 đô la. Giờ đây, ngay tại đây chúng ta đã được kết nối đến tận Long Beach và nhiều nơi khác, và đến tận những địa điểm bí mật chỉ với một phần nhỏ của giá tiền đó, và chúng ta có thể gửi đi và tiếp nhận một khối lương thông tin khổng lồ mà không tốn một chi phí nào cả. Như thế chúng ta đang sống kỷ nguyên hậu quan liêu [post-bureaucratic], kỷ nguyên mà quyền lực thực sự cho nhân dân là khả thi. Hiên tại, điều này có ý nghĩa như thế nào đến nền chính trị, đến dịch vụ công đến dịch vụ cộng đồng, đến chính phủ của chúng ta? Ờ thì với thời gian còn lại, tôi không thể dẫn ra nhiều ví dụ cụ thể, nhưng hãy để tôi đưa ra một vài cách mà cuộc sống có thể thay đổi. Và điều này là hiển nhiên đến một chừng mực nào đó, bởi vì bạn hãy nghĩ tới bằng cách nào mà tất cả các bạn đã khác đi cách mà chúng ta mua sắm, di chuyển, hay cách mà việc kinh doanh được thực hiện. Những sự việc đó đã diễn ra rồi; cuộc cách mạng thông tin và internet thực tế đã lan truyền xuyên suốt xã hội của chúng ta bằng nhiều con đường, nhưng nó chưa tạo được ảnh hưởng tới chính phủ. Vậy tại sao lại như thế? Tôi nghĩ rằng có ba cách chính để dẫn đến sự thay đổi khổng lồ trong sự minh bạc, trong quyền lựa chọn và trong bổn phận trách nhiệm, bằng cách đựa lại cho chúng ta dân quyền đích thực. Nếu nói về sự minh bạch, tôi có một ví dụ ở đây, Missouri Accountability Portal (chương trình kiểm sóat trách nhiệm cá nhân tiểu bang) Ngày trước, chỉ có chính phủ được nắm giữ những thông tin này, và chỉ một vài người đắc cử mới có thể thử sử dụng số thông tin này và khảo sát chúng. Bây giờ, trên một trang web của một bang ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể tìm thấy, phân tích, kiểm tra từng đô-la được chi tiêu bởi nhà nước. Các bạn thử nghĩ xem điều đó sẽ dẫn đến những thay đổi như thế nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đấu thầu một hợp đồng của chính phủ sẽ có thể thấy tất cả mọi chi tiêu. Mọi thông tin có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai nghĩ rằng mình có thể cung cấp dịch vụ đó một cách tốt hơn, rẻ hơn. Trong nhà nước và chính trị, chúng ta mới chỉ bắt đầu dò trên bề mặt vấn đề xem dân chúng đang làm gì với cuộc cách mạng thông tin trong thế giới thương mại. Vậy nên sự minh bạch hòan tòan sẽ dẫn đến một sự khác biết to lớn. Ở nước này, nếu chúng tôi đắc cử, chúng tôi sẽ đưa những chi tiêu trên 25.000 bảng lên mạng và làm chúng minh bạch, có thể được tìm thấy bởi bất kỳ ai. Hôm nay chúng tôi xin được tuyên bố rằng chúng tôi sẽ đưa tất các hợp đồng lên mạng, để mọi người có thể thấy các điều kiện và điều khỏan là gì, phát nguyên cho một giá trị tiền lớn nhưng tôi cũng tin tưởng đó sẽ cũng là một sự gia tăng lớn trong sự thịnh đạt. Sự lựa chọn. Các bạn đều hẳn đã mua đồ trên mạng, so sánh giá cả trên mạng, làm mọi thứ qua mạng nhưng thế mà cuộc cách mạng này vẫn mới chỉ chạm sơ lên bề mặt những dịch vụ quần chúng như giáo dục, y tế, trật tự an ninh và các bạn sẽ thấy những thứ này thay đổi hòan tòan. Chúng ta nên thực hiện sự thay đổi này cùng với cuộc cách mạng thông tin trong nước, với các trang web y tế cho phép tìm kiếm, để các bạn có thể thấy được những ca mổ nào thành công nhiều nhất, các bác sỹ có hồ sơ cá nhân như thế nào, độ sạch của các bệnh viện, ai kiếm sóat nhiễm trùng tốt nhất, tất cả thông tin mà đã từng được giam ở các khoa y tế sẽ được cung cấp cho tất cả chúng ta. Và điều thay đổi lớn thứ ba, trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng đây là một thay đổi cực kỳ lớn. Đây là một bản đồ tội phạm. Bản đồ tội phạm ở Chicago. Thế nên thay vì ở trong hòan cảnh khi mà chỉ có cảnh sát mới có được thông tin về các tội ác đã diễn ra ở đâu, và khi chúng tôi phải thuê những người trong chính phủ để cố bắt cảnh sát chịu trách nhiệm, bỗng dưng chúng ta sẽ lại có một cơ hội to lớn liên quan đến quyền lực nhân dân, mà trong đó người dân sẽ có thể thấy được các tội ác gì đã diễn ra, ở đâu, khi nào và bởi ai và chúng ta sẽ có thể bắt công an nhận lấy trách nhiệm. Và như các bạn có thể thấy, cái này trông như cái mũ đầu bếp nhưng thật ra đó là một vụ đánh người, cái màu xanh ấy. Các bạn có thể thấy tội ác đã diễn ra ở đâu và các bạn có khả năng bắt lực lượng cảnh sát an ninh của các bạn nhận lấy trách nhiệm. Vậy nên ba cách đó, sự minh bạc, trách nhiệm và lựa chọn sẽ đem lại sự thay đổi to lớn. Tôi cũng đã nhắc đến một điều nữa mà tôi nghĩ chúng ta nên chú ý đến, đó là làm sao để hiểu được người dân, đó là làm sao để nhận thấy được rằng nếu ta đi theo bản chất tự nhiên của con người thì ta sẽ thành công hơn. Chúng ta đang có một cuộc cách mạng lớn trong việc hiểu tại sao con người lại hành xử theo cách mà họ hay hành xử và (chúng ta cũng có) một cơ hội lớn để đem sự hiểu biết đó cùng với lượng thông tin kia vào sử dụng. Chúng tôi đang làm việc với một số trong những người này. Chúng tôi đang được tư vấn bởi những người này để khảo sát các vấn đề. Để tôi cho các bạn một ví dụ đơn giản mà tôi rất thích. Chúng ta muốn người dân hiệu quả hơn trong việc sử dụng năng lượng. Tại sao? Tại vì nó giảm sự nghèo túng nhiên liệu, giảm các hóa đơn và giảm lượng khí thải. Vậy phải làm sao đây? Chúng ta đã có các chiến dịch những năm trước đây để cố gắng thuyết phục mọi người tắt đèn mỗi khi rời khỏi nhà. Thậm chí đã có một bộ trưởng chính phủ bảo ta rằng ta nên đánh răng trong bóng tối. Tôi không nghĩ rằng những chiến dịch đó đã tồn tại lâu. Đây là một chi tiết nhỏ trong kinh tế hành vi. Cách tốt nhất để làm một ai đó cắt giảm hóa đơn tiền điện của họ là cho họ xem lượng điện mà họ đang xài, cho họ xem hàng xóm của mình xài bao nhiêu và rồi cho họ xem một người hàng xóm có ý thức xài bao nhiêu. Kiểu kinh tế hành vi như vậy có thể làm biến đổi hành xử của người dân theo một xu hướng mà không có sự đe dọa nào hay sự quấy rầy nào từ nhà nước có thể làm được. Ví dụ khác là sự tái chế. Chúng ta đều biết là ta phải tái chế nhiều hơn. Làm sao để làm được điều đó đây? Các bằng chứng từ Hoa Kỳ cho thấy thật ra nếu ta trả tiền cho người dân tái chế, nếu các bạn dùng biện pháp 'dỗ ngọt' thay vì áp đặt, các bạn sẽ có thể làm thay đổi cách hành xử của họ. Vậy tất cả những thứ này cho ta thấy những gì? Đây là hai câu nói của Mỹ ưa thích của tôi của 50 năm trước. Tất nhiên, chúng ta có John Kennedy với câu nói cực kỳ đơn giản nhưng có kết cấu mạnh mẽ: "Đừng hỏi đất nước có thể làm chi cho ta, mà hãy hỏi ta có thể làm chi cho đất nước," một niệm ý vô cùng vĩ đại. Nhưng khi ông ấy nói lên những lời ấy, ta đã có thể làm gì để xây xựng một xã hội tốt hơn và mạnh mẽ hơn? Các bạn đã có thể chiến đấu vì đất nước, các bạn đã có thể hy sinh vì tổ quốc, các bạn đã có thể phục vụ trong dịch vụ dân sự của đất nước nhưng các bạn đã không có cái lượng thông tin và kiến thức và khả năng để xây dựng một xã hội mạnh mẽ hơn mà hiện nay chúng ta đang có. Và tôi nghĩ rằng một câu nói thậm chí còn tuyệt vời hơn mà tôi sẽ đọc một mảng lớn cho các bạn, nó tổng kết lại những gì tôi đã nói lúc ban đầu về việc tin tưởng vào quan niệm rằng cuộc sống không phải chỉ vì tiền và chúng ta nên đo đạc chính cuộc sống hơn là đọc đạc tiền bạc, và đó chính chính là sự miêu tả sắc sảo của Robert Kennedy về lý do vì sao tổng sản phẩm quốc gia lại mang ít ý nghĩa đến vậy. Nó "không cho thấy sức khỏe của con cái chúng ta, hay chất lượng giáo dục, hay niềm vui trong giải trí của chúng. Nó không hề cho thấy cái đẹp của thơ hay sức mạnh của các cuộc hôn nhân, hay tầm trí tuệ của các cuộc tranh luận công chúng. Nó không đo đạc sự hài hước lẫn lòng can đảm của chúng ta, nó không đo đạc sự không ngoan lẫn sự hiểu biết, nó không đo đạc lòng trắc ẩn lẫn sự tận tâm của ta đối với tổ quốc. Nó đo đạc mọi thứ trừ cái mà làm cho cuộc sống có ý nghĩa." Một lần nữa, một ý niệm vĩ đại được hình thành 40 năm trước, và là một giấc mơ cao cả vào 40 năm trước nhưng bây giờ với những bước tiến to lớn trong công nghệ thông tin, với những thay đổi khổng lồ trong kinh tế hành vi, với tất cả những gì chúng ta biết về việc gây dựng hạnh phúc, rằng nếu chúng ta hợp nhất lại những tầm nhìn sâu sắc đó về việc trao lại quyền lực cho người dân và sử dụng thông tin để làm được điều đó và sử dụng cái nhìn sâu sắc về việc đi theo bản chất tự nhiên của con người, và cùng lúc đó hiểu được tại sao con người lại hành xử theo cách mà họ đang hành xử, đó là một giấc mơ có thể trở thành hiện thực một cách dễ dàng hơn bây giờ so với thời điểm nó được nêu ra trong một câu nói đẹp vào 40 năm trước. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với các bạn điều tôi khám phá vài tháng trước đây trong lúc viết bài báo cho tạp chí Wired của Ý. Tôi luôn mang từ điển theo bên mình bất cứ khi nào tôi viết về một đề tài nào đó. nhưng tôi đã hoàn thành chỉnh sửa bài báo và tôi nhận ra tôi chưa bao giờ, dù chỉ một lần trong đời, tra cụm từ "tàn tật" để xem nó có nghĩa gì. Để tôi đọc kết quả cho các bạn nghe "Tàn tật", tính từ: bại liệt, bất lực, vô dụng, tàn phế suy nhược, thương tật,bị thương, khiếm khuyết,khập khiễng, què quặt, kiệt sức, mệt mỏi, yếu đuối, bất lực, khuyết tật, liệt, tật nguyền, lão suy, hom hem, lụn bại, bệnh tật, lay lắt, kiệt quệ, không được tính đến xem thêm: đau đớn, vô dụng và yếu đuối Trái nghĩa: khỏe mạnh, mạnh mẽ, có khả năng Tôi đã đọc to những dòng liệt kê này cho một người bạn và ban đầu chúng tôi cười. Nó thực quá vớ vẩn, nhưng tôi đã từng trải qua tật nguyền, và giọng tôi vỡ ra và tôi phải dừng lại và trấn tĩnh bản thân khỏi sốc tinh thần và sự công kích những cụm từ đó mang lại Bạn biết đấy, đương nhiên đây chỉ là cuốn từ điển cũ kỹ. Tôi nghĩ đó chắc hẳn từ một bản in cổ Nhưng thực tế ngày xuất bản là đầu những năm 80 khi tôi bắt đầu quãng đời tiểu học và dần hình thành hiểu biết của riêng tôi khi rời khỏi vòng tay cha mẹ hiểu biết về bạn bè và thế giới xung quanh tôi Và khỏi cần phải nói, tôi cảm ơn chúa vì tôi đã không dùng một quyển từ điển nào vào thời đó Ý tôi là, theo những gì được viết, dường như tôi được sinh ra trong thế giới ở đó người ta nhìn nhận một người như tôi chẳng có thứ gì tích cực cho họ cả. trong khi trên thực tế ngày hôm nay đây, tôi thành công với những cơ hội và thách thức mà cuộc sống đã mang đến. Thế là, tôi lập tức đi tìm phiên bản 2009 trên mạng với hy vọng tìm được một định nghĩa xứng đáng Và đây là phiên bản mới được cập nhật Tuy nhiên, nó thật sự không khả quan hơn là bao. Đặc biệt là hai từ gần trái nghĩa theo tôi là đặc biệt đáng lo "lành lặn" và "lành mạnh" Không chỉ là vấn đề từ ngữ Đó là cái chúng ta tin về con người khi chúng ta gọi họ bằng những cụm từ này Nó là những giá trị đằng sau những cụm từ, và cách mà chúng ta xây dựng những giá trị đó Ngôn ngữ tác động tới suy nghĩ và cách ta nhìn nhận cuộc sống và cả cách ta nhìn nhận người khác. Thực tế là rất nhiều xã hội cổ đại, bao gồm cả Hy Lạp và La Mã cổ đại tin rằng thốt ra một lời nguyền chứa đựng sức mạnh khổng lồ bởi lẽ khi nói một điều thành lời, ta làm cho nó tồn tại Vậy thì, sự thật nào mà chúng ta muốn gọi vào sự tồn tại, một con người với những giới hạn, hay một con người đầy sức mạnh? Bằng những việc rất thường ngày, đơn giản như gọi tên một người, một đứa trẻ ta có thể đang che đậy và phủ tối tăm lên sức mạnh của họ. Thay vào đó, lẽ nào ta không muốn mở ra cho họ những cánh cửa sao? Một người như thế, người đã mở những cánh cửa cho tôi, là bác sĩ của tôi thời thơ ấu tại học viện A.I Dupont ở Wilmington, Delaware. Tên ông ấy là bác sĩ Pizzutillo người Mĩ gốc Ý, mà cái tên của ông hình như quá khó để phát âm với hầu hết người Mĩ© nên ông được biết đến là bác sĩ P. Và bác sĩ P luôn đeo những chiếc nơ màu sắc sặc sỡ và có cách đối xử hoàn hảo với những đứa trẻ Tôi yêu hầu hết mọi thứ trong thời gian ở bệnh viện trừ những đợt điều trị vật lý trị liệu Tôi phải làm không biết bao nhiêu những bài luyện tập lặp đi lặp lại với những chiếc nẹp dày, co giãn đầy màu sắc bạn biết đấy, để giúp xây dựng những cơ chân của tôi Và tôi ghét những chiếc nẹp đấy hơn bất cứ thứ gì. Tôi ghét chúng, còn đặt tên cho chúng. Tôi ghét chúng. Và, các bạn biết đấy, tôi, đứa trẻ 5 tuổi, thậm chí đã biết mặc cả với bác sĩ P để thoát khỏi những bài tập luyện đó và không thành công, dĩ nhiên. Rồi một ngày, ông ấy đến chỗ điều trị mệt mỏi và không thể tha thứ, những đợt điều trị đó và ông ý nói với tôi: "Ôi Aimee, cháu thật là một cô gái bé nhỏ đầy sức mạnh." Ta nghĩ cháu sẽ làm gãy một trong những chiếc nẹp đó mất Khi nào cháu phá được nó, ta sẽ cho cháu một trăm đôla Giờ đây, hiển nhiên, đó chỉ là một âm mưu đơn giản của bác sĩ P để khuyến khích tôi thực hiện những bài tập mà tôi không muốn làm trước viễn cảnh trở thành một đứa trẻ 5 tuổi giàu nhất khu tầng 2 đó nhưng điều ông ấy đã thành công là thay đổi những điều chán ngắt thường ngày thành những trải nghiệm mới mẻ và đầy hứng khởi cho tôi. Và tôi tự hỏi bản thân mình ngày hôm nay, cách nhìn và sự đánh giá của ông về tôi: một cô nhỏ khỏe khoắn và đầy sức mạnh đã định hình tới mức nào trong tôi một cách nhìn về bản thân tự coi mình là người vốn khỏe khoắn, mạnh mẽ và thể thao. Đó là một ví dụ về cách mà người lớn, với sức mạnh của mình, có thể làm trỗi dậy sức mạnh của những đứa trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp của những từ đồng nghĩa trái nghĩa ban đầu, chính ngôn từ đang ngăn chúng ta tiến đến hiện tại mà ta đều mong muốn, cơ hội để những cá nhân nhìn nhận bản thân là có khả năng. Ngôn ngữ của chúng ta vẫn chưa bắt kịp với những thay đổi của xã hội, mà rất nhiều trong số đó đến từ công nghệ. Chắc chắn rằng từ cái nhìn của y học, chân của tôi, phẫu thuật bằng tia laze chữa các tổn thương đầu gối bằng titan và thay xương chậu cho phép con người phát huy nhiều hơn khả năng bản thân, và vượt qua cả những giới hạn mà tạo hóa đã đặt ra cho họ, đó là chưa kể đến những mạng lưới xã hội, đã cho phép con người nhận ra bản thân, tự miêu tả bản thân, để rồi họ có thể sánh bước với toàn cầu bằng chính sự lựa chọn của họ. Vì vậy, có lẽ công nghệ đã chỉ rõ cho chúng ta thấy điều vẫn luôn là sự thật, rằng mỗi con người đều có một điều gì đó hiếm hoi, đầy sức mạnh để đóng góp cho xã hội, và rằng khả năng thích nghi của con người là tài sản vô giá nhất của chúng ta. Khả năng thích nghi của con người, đó là một chủ đề thú vị, bởi vì mọi người đã liên tục muốn nói với tôi về việc vượt qua nghịch cảnh. và tôi sẽ thú nhận một điều. Với tôi, cụm từ này chưa bao giờ ổn. và tôi luôn cảm thấy không dễ dàng khi phải cố trả lời những câu hỏi của mọi người về nó, và tôi nghĩ tôi đang bắt đầu hiểu được tại sao. Ẩn sâu trong cụm từ 'vượt qua bất hạnh', là ý nghĩ rằng thành công, hay hạnh phúc, đồng nghĩa với việc vượt qua bên kia của những trải nghiệm khó khăn không xây xước hay không vết tích của những trải nghiệm đó, như thể những thành công của tôi có được đến từ khả năng tránh né hay đi vòng qua những chông gai của cuộc sống, hay như những gì người khác nghĩ về sự tàn tật. Nhưng thực tế chúng ta đã thay đổi. Chúng ta khác biệt, dĩ nhiên, nhờ vào thử thách dù cho đó là thử thách vật chất, tình cảm hay cả hai. Và tôi cho rằng đó là một điều tốt. Sự bất hạnh không phải là một trở ngại mà chúng ta phải tránh để trở lại với cuộc sống. Nó là một phần cuộc sống của chúng ta. Và tôi thường xem nó như cái bóng của chính mình. Có lúc tôi nhìn thấy nó rất nhiều, có lúc lại rất ít, nhưng nó luôn luôn đồng hành với tôi. Và chắc chắn tôi không cố gắng gạt đi những ảnh hưởng và tầm quan trọng của sự cố gắng trong mỗi con người. Luôn có những nghịch cảnh và những thử thách trong cuộc sống, và chúng rất thật, rất riêng với mỗi con người, nhưng câu hỏi đặt ra không phải liệu bạn có gặp những thiếu may mắn đó không, mà là bạn sẽ đối diện với nó như thế nào. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta không chỉ đơn thuần là che chắn cho những người ta yêu thương khỏi những bất hạnh, mà là chuẩn bị cho họ đối diện với nó. Và chúng ta thường làm cho những đứa trẻ nên hư hỏng khi ta luôn cho chúng thấy rằng chúng không được trang bị sẵn sàng để thích nghi. Có một sự phân biệt, khác biệt quan trọng giữa thực tiễn y học mang tính khách quan rằng tôi là một người què và ý kiến xã hội mang tính chủ quan liệu tôi có bị tàn tật hay không. Và thành thật mà nói, sự bất lực lâu dài, thực tế và duy nhất mà tôi phải đối mặt là khi cả thế giới nghĩ rằng tôi có thể được miêu tả bởi những định nghĩa đó. Trong cái ước muốn bảo vệ những người ta yêu thương bằng việc đem đến cho họ một sự thật khó khăn về tiến triển bệnh tình của họ, hay, đúng hơn, tiên đoán về cuộc sống sau này của họ, phải chắc chắn rằng chúng ta không đặt một viên gạch đầu tiên trên bức tường thực tế sẽ lại chặn bước họ. Có lẽ hiện tại, cách nhìn chỉ quan tâm đến những điều bất ổn của bản thân và làm thế nào để khắc phục chúng, lại là điều khiến cho các cá nhân thấy bất lực hơn là bản thân những bệnh tình đó. Không xử lý sự lành lặn cùa một con người thông qua việc không nhìn nhận khả năng của họ, chúng ta đang tạo ra một khó khăn khác, trên cả những chướng ngại mà tạo hóa đặt ra cho họ. Chúng ta đang đánh giá giá trị của một con người đối với cộng đồng một cách hiệu quả. Vì vậy, ta cần phải nhìn xuyên thấu những bệnh tình tới tận bên trong khả năng của con người. Và điều quan trọng nhất là có một mối liên hệ giữa những người bị xem là khiếm khuyết và khả năng sáng tạo vô tận của chúng ta. Vì thế, không phải là vấn đề đánh giá thấp, hay chối bỏ những lần cố gắng như một điều chúng ta muốn lẩn tránh hay giấu dưới tấm thảm. nhưng thay vào đó ta tìm những thấy những cơ hội ẩn mình trong những nghịch cảnh. Vì vậy có lẽ suy nghĩ mà tôi muốn đưa ra là chẳng có mấy cơ hội vượt qua nghịch cảnh vì nghịch cảnh gắn nó với ta. nắm lấy nó níu lấy nó vật lộn với nó và có lẽ thậm chí nhảy nhót với nó. Và, có lẽ, nếu chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít cảm thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng. Năm nay chúng ta kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Darwin. và cách đây 150 năm, khi bàn về vấn đề tiến hóa tôi nghĩ Darwin đã minh họa được sự thật về bản chất con người Nói cách khác, không phải loài mạnh nhất sống sót cũng chẳng phải loài thông minh nhất đã sống sót mà là loài vật có khả năng thích ứng với thay đổi tốt nhất sống sót. Mâu thuẫn là điều tất yếu của tạo hóa. Từ thành quả nghiên cứu của Darwin, trong số nhiều nhà khoa học khác, chúng ta có thể nhận thấy rằng khả năng sống sót và sinh sôi của con người được thúc đẩy bởi sự đấu tranh mâu thuẫn trong tâm hồn đề rồi biến đổi. Như vậy, một lần nữa, sự biến đổi, thích nghi, là khả năng lớn nhất của con người chúng ta. và có lẽ, cho đến khi chúng ta được kiểm tra, chúng ta không biết mình sinh ra từ đâu. Có lẽ đó là những gì nghịch cảnh mang lại cho chúng ta một cảm giác của cái tôi, một cảm giác của sức mạnh. Vì thế chúng ta có thể tự tặng mình một món quà Chúng ta có thể thử tưởng tượng nghịch cảnh không chỉ là những giai đoạn khó khăn. Có lẽ chúng ta có thể xem nó như một sự thay đổi. Nghịch cảnh chỉ là sự thay đổi mà chúng ta chưa tự thích nghi được. Tôi nghĩ nghịch cảnh lớn nhất mà chúng ta tự tạo ra cho chính mình là ý nghĩ về sự bình thường. Nào, ai bình thường? Chẳng có gì là bình thường. Có thông dụng, có điển hình. Không có bình thường. Và liệu bạn có muốn gặp một người nghèo mặc vải len đó nếu họ tồn tại? (cười) Tôi không nghĩ vậy. Nếu chúng ta có thể thay đổi hệ ngôn từ từ một người bình thường thành một người có khả năng và tiềm năng, thậm chí hơi nguy hiểm hơn chúng ta có thể giải phóng sức mạnh của nhiều đứa trẻ hơn, và mời gọi chúng mang khả năng quý hiếm của chúng cống hiến cho cộng đồng. Các nhà nhân chủng học cho chúng ta biết 1 điều chúng ta là những con người luôn cần những thành viên trong cộng đồng có khả năng đóng góp. Có những bằng chứng cho thấy người Neanderthal, 60000 năm trước đã biết khiêng những người già và người bị thương nặng và có lẽ, vì trải nghiệm về sự sống sót của những người này cho thấy giá trị của cộng đồng. họ không xem những người này là tật nguyền hay vô dụng; họ được xem là hiếm có và giá trị Vài năm trước, tôi đang ở trong chợ thị trấn quê mình trong khu vực đỏ ở vúng Pennsylvania phía đông bắc và tôi đang đứng trước một giạ khoai tây. Đó là mùa hè, tôi mặc quần short Tôi nghe tiếng một người đàn ông nói từ phía sau "Chà, phải cô Aimee Mullins không nhỉ" Tôi quay lại, đó là một người đàn ông lớn tuổi. Tôi chẳng biết ông là ai. Rồi tôi nói, "Xin lỗi, thưa ông, chúng ta đã gặp nhau chưa nhỉ? Tôi không nhớ đã từng gặp ông." Ông nói, "Ừ thì, cô chẳng nhớ tôi đâu Ý tôi là, khi chúng ta gặp nhau, tôi đang đưa cô ra khỏi tử cung mẹ cô." (Cười) Ô, người đàn ông đó. Và đương nhiên, tôi nhớ ra. Và người đàn ông này là bác sĩ Kean, người đàn ông tôi chỉ biết qua những câu chuyện của mẹ ngày ấy, bởi vì, đương nhiên, dễ đoán. Tôi sinh muộn 2 tuần Và thế là, người bác sĩ hộ sinh của mẹ tôi đang đi nghỉ mát, và thế là người đàn ông hộ sinh tôi là một người lạ hoàn toàn với ba mẹ tôi. Và bởi vì tôi sinh ra đã không có xương ống chân Bàn chân lại gập lại với vài ngón chân chân này, vài ngón chân chân kia. Ông phải làm người đưa đến hung tin. Ông nói với tôi, "Ông phải chẩn đoán cho cha mẹ cháu rằng cháu sẽ không bao giờ đi lại được và cháu cũng sẽ chẳng được chạy nhảy như những đứa trẻ khác hay bất cứ sự tự lập nào, và cháu biến ông thành kẻ nói dối suốt từ đó đến nay." (Cười) (Vỗ tay) Điều kỳ diệu nhất là ông nói ông đã giữ những bài báo về tôi thời thơ ấu. dù đó là thắng cuộc thi đánh vần lớp 2 diễu hành với đội hướng đạo sinh nữ, bạn biết đấy, diễu hành Halloween giành học bổng đại học, hay bất cứ chiến thắng thể thao nào, và ông đã dùng chúng, đem chúng vào giảng dạy học sinh của ông những học sinh các trường y Hahnemann và Hershey. Và ông gọi đây là một phần của X Factor Tiềm năng của ý chí con người. Không có chẩn đoán nào có thể giải thích được nó mạnh như thế nào trong việc xác định chất lượng cuộc sống của con người. Và bác sĩ Kean lại tiếp tục nói với tôi Ông nói "Với kinh nghiệm của ông, trừ phi thường xuyên nói thậm chí là những lời động viên ít ỏi, nếu được bộc lộ bản thân, đứa trẻ sẽ thành công." Các bạn thấy đấy, bác sĩ Kean đã thay đổi quan điểm. Ông hiểu rằng có sự khác biệt giữa điều kiện y học và những gì người ta có thể làm với y học. Và tôi cũng có sự thay đổi trong suy nghĩ qua thời gian. rằng, nếu bạn hỏi tôi lúc tôi 15 tuổi rằng liệu tôi có đổi những bộ phận giả trên cơ thể để lấy đôi chân có xương thịt thật sự không, tôi sẽ chẳng do dự một giây nào Thời đó, tôi ao ước được bình thường Nếu hôm nay bạn hỏi tôi câu hỏi ấy, tôi chẳng dám chắc. Và đó là "nhờ" những trải nghiệm mà tôi đã có với khiếm khuyết của mình, chứ không phải "bất chấp" những trải nghiệm đó. Và có lẽ, thay đổi trong tôi đã bắt đầu vì tôi đã được tiếp xúc với nhiều người mở cửa cho tôi hơn những người che đậy và phủ bóng tối lên tôi. Bạn thấy đấy, tất cả các bạn đều cần một người chỉ cho bạn sức mạnh của bạn thật rực rỡ, và bạn sẽ tăm tối, Nếu bạn có thể đưa chìa khóa dẫn đến sức mạnh cho một người tâm hồn con người rất dễ tiếp thu, nếu bạn có thể làm điều đó và mở cửa cho một người nào đó vào thời điểm trọng đại, bạn đang giáo dục họ bằng cách tốt nhất. Bạn đang dạy họ tự mở cửa cho mình. Thật vậy, ý nghĩa chính xác của từ "education" (giáo dục) xuất phát từ từ gốc "educe" có nghĩa là làm những gì ở bên trong biểu lộ ra bên ngoài, là khám phá tiềm năng. Lại một lần nữa, tôi đặt câu hỏi: chúng ta muốn làm cho loại tài năng gì biểu lộ ra? Có một nghiên cứu vào những năm 1960 ở Anh học sinh được chuyển từ các trường học đào tạo kiểu truyền thống đến trường học phân loại học sinh kiểu mới Nó gọi là thử nghiệm năng lực. Ở Mỹ chúng ta gọi nó là thử nghiệm theo dõi. Chia các học sinh thành các nhóm A, B, C, D... Và các học sinh nhóm A có chương trình học nặng hơn, giáo viên tốt hơn, v.v... Và, các thử nghiệm diễn ra trong quãng thời gian hơn 3 tháng. Học sinh lớp D, cho chúng điểm A bảo với chúng rằng chúng điểm A, bảo chúng rằng chúng thật sáng dạ. Và vào cuối khóa học 3 tháng, chúng thật sự thể hiện trình độ A. Và đương nhiên, mặt ngược lại và đau lòng của nghiên cứu này là họ nói với các học sinh lớp A rằng chúng bị điểm D. Và vào cuối học kỳ 3 tháng đó, mọi việc diễn ra đúng như vậy Những học sinh vẫn còn ở lại trường, bên cạnh những học sinh đã bỏ học. Phần quan trọng của nghiên cứu này là các thầy cô cũng bị bịp. Các thầy cô không biết đã có sự đánh tráo. Họ chỉ đơn giản nói đây là những học sinh lớp A, đây là những học sinh lớp D. Và đó là cách họ tiếp tục dạy chúng và đối xử với chúng. Vì thế tôi nghĩ chỉ có 1 khiếm khuyết thật sự là tâm hồn thiếu ý chí. 1 tâm hồn bị nghiền nát và không có hy vọng. Nó không thấy được cái đẹp. Nó không còn có sự tò mò trẻ con tự nhiên và khả năng tưởng tượng tạo hóa ban tặng. Nếu thay vào đó, chúng ta có thể ủng hộ một tâm hồn giữ lấy hy vọng, để nhìn thấy vẻ đẹp ở chính mình và ở người khác, để trở nên tò mò và giàu tưởng tượng. thế thì chúng ta đang thực sự dùng tốt sức mạnh của mình . Khi một tâm hồn có những phẩm chất đó, chúng ta có thể tạo nên thực tại mới và cách sống mới Tôi muốn để lại cho các bạn một bài thơ của 1 nhà thơ Ba tư thế kỷ 14 tên Hafiz mà anh bạn Jacques Dembois giới thiệu cho tôi. Và bài thơ mang tên "Thiên chúa Người chỉ biết bốn từ" "Mọi đứa trẻ đều biết đến Chúa, không phải Chúa của những cái tên không phải Chúa của những điều không được làm, nhưng Thiên chúa Người chỉ biết 4 từ và Người cứ mãi nhắc đi nhắc lại Người nói "đến nhảy cùng ta" Hãy đến nhảy cùng tôi Xin cám ơn. (Vỗ tay) Nếu bạn muốn học cách chơi tôm hùm, chúng tôi sẽ chỉ cho một vài cách. Không đùa đâu, chúng tôi nói thật. Và ngay sau đây, tôi sẽ chỉ cho bạn cách chơi với tôm hùm. Thực ra, tôi bắt đầu việc nghiên cứu về một loài sinh vật tên là "tôm tít" một vài năm gần đây, bởi âm thanh mà chúng tạo ra. Đây là âm thanh tôi ghi lại từ một con tôm ở phía ngoài bờ biển vịnh California. Mặc dù âm thanh này thật tuyệt vời, nhưng hóa ra đây thực sự là một dự án phức tạp. Và trong khi cố gắng hiểu làm thế nào và tại sao một con tôm tít, hay tôm chân miệng, lại phát ra âm thanh, tôi bắt đầu nghĩ tới những bộ phận phụ. Và tôm tít được gọi với cái tên đó vì nó giống con bọ ngựa, ở chỗ là nó cũng có càng giúp nó xẻ thịt con mồi rất nhanh. Và rất thú vị là, trong khi nghe những âm thanh đó, tôi hiểu ra cách mà sinh vật này phát ra những cú đánh siêu tốc. Và giờ tôi sẽ nói về cú đánh đặc trưng của loài tôm này, nghiên cứu mà tôi cộng tác với Wyatt Korff và Roy Caldwell. Giống tôm này được chia làm 2 loài chính: đó là tôm càng và tôm búa. Và đây là một con tôm giáo, hay cũng thuộc bộ Tôm chân miệng. Nó sống trong cát, và bắt những sinh vật bơi ngang qua đầu nó. Một pha tấn công thật nhanh gọn. Và nếu như ta tua chậm lại 1 chút, đây cũng là một con cùng họ tôm tít, được ghi lại ở tốc độ 1000 hình/giây, và được phát ở tốc độ 15 hình/giây. Và bạn có thể thấy rõ ràng những cái càng được vung ra hết cỡ, vươn ra phía trước để giúp nó tóm được miếng tôm chết mà tôi ném cho. Giờ đến với loài tôm tít khác, tôm búa, và những anh chàng này đang mở vỏ ốc để ăn. Và anh chàng này tóm lấy con ốc rồi đánh một cú rõ mạnh vào vỏ ốc. (Cười) Tôi sẽ phát lại một lần nữa. Nó lắc con ốc, giật mạnh con ốc bằng mũi, và đập nát. Và sau một vài cú đập, con ốc bị đập nát, và thế là đã có một bữa tối ngon lành. Có thể thấy, cái chùy của tôm búa có thể đâm rất sâu vào con mồi, hoặc là đập nát con mồi bằng phần rìa. Bây giờ tôi sẽ nói về cú tấn công kiểu đập nát con mồi này. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là, liệu cái càng này vung nhanh đến mức nào? Có thể thấy nó chuyển động nhanh chí mạng như trên đoạn video. Và ngay lập tức tôi nhận ra một vấn đề. Tất cả các hệ thống ghi hình tốc độ cao ở khoa sinh học của Berkeley không thể bắt kịp chuyển động này. Và đơn giản là chúng tôi không ghi lại được chúng. Và điều này khiến tôi trăn trở trong một thời gian khá lâu. Sau đó, một nhóm từ BCC đến khảo sát khoa sinh học, tìm kiếm tư liệu để nghiên cứu về những công nghệ áp dụng trong sinh học. Thế là chúng tôi thỏa thuận với nhau. "Nếu các anh thuê được thiết bị quay phim tốc độ cao mà có thể bắt được những chuyển động này, tôi sẽ cho các anh quay phim khi đang thu thập dữ liệu" Có thể bạn không tin, nhưng họ đã đồng ý. (Cười) Chúng tôi có thiết bị quay siêu việt này. Nó là công nghệ rất mới, chỉ mới xuất hiện một năm về trước thôi, cho phép thu hình ở tốc độ rất nhanh dưới ánh sáng yếu. Ánh sáng là điều tối quan trọng khi ghi hình động vật nếu bạn không muốn thiêu chín chúng dưới ánh sáng quá mạnh. (Cười) Và đây là hình một con tôm tít. Đây là mắt, đây là phần càng phụ mà ta nói, còn đây là rìa nhọn. Cái này sẽ quay và đập nát vỏ ốc. Con sên đang bị buộc vào que, nên nó sẽ dễ dàng tung ra một cú giáng đòn hơn. (Cười) Tôi hy vọng ở đây không có nhà bảo vệ quyền của ốc sên nào cả. (Cười) Đây là đoạn phim được ghi ở tốc độ 5000 hình/giây, và tôi đang phát lại ở tốc độ 15 hình/giây nhanh hơn 333 lần. Và như bạn thấy, nó cũng nhanh kinh khủng ở tốc độ nhanh hơn 333 lần. Đó là cú đánh cực uy lực. Toàn bộ phần càng bung ra. Cơ thể gập lại về phía sau --- thật là ngoạn mục. Và điều mà chúng tôi làm là nhìn vào những video này và tính toán xem tốc độ của pha vung càng đó để trả lời cho câu hỏi lúc đầu. Và điều bất ngờ đầu tiên. Cái mà chúng tôi tính toán đó là cái càng chuyển động với một tốc độ tối đa vào khoảng 10m/giây và có thể lên đến 23m/giây. Và nếu chuyển đổi ra dặm/giờ, thì nó là trên 45 dặm/giờ dưới nước. Và đây thật sự nhanh chí mạng. Thực ra, chúng tôi cũng nhanh chóng đưa ra một quan điểm mới về loạt hình ảnh chuyển động điển hình của sinh vật. Và tôm tít chính thức sở hữu pha tấn công con mồi nhanh nhất so với các sinh vật cùng loài. Chính là điều bất ngờ đầu tiên. (Vỗ tay) Nó rất tuyệt và bất ngờ. Có thể bạn sẽ đang băn khoăn là, làm sao chúng làm được như vậy? Và thực ra thì việc này đã được nghiên cứu vào những năm 1960 bởi một nhà sinh vật học nổi tiếng, Malcon Burrows. Điều mà ông ta chỉ ra ở loài tôm này đó là chúng dùng đến cái gọi là "kỹ thuật tóm" hay "kỹ thuật chạm". Nó cơ bản gồm một bộ cơ to khỏe mà không dễ gì có thể teo đi được, và một cái chốt ngăn cản việc di chuyển của mọi thứ. Khi cơ bắp co lại, thì chẳng có phản ứng gì. Và một khi cơ bắp hoàn toàn co lại, mọi thứ được giữ lại đây -- cái chốt bay về phía trước, và cú đòn được tung ra như ta thấy. Và nó đơn giản được gọi là một "hệ thống khuếch đại năng lượng" Cơ bắp phải mất thời gian để co lại và có rất ít thời gian để càng tung ra. Và tôi đã nghĩ rằng, chắc mọi thứ chỉ dừng đến đây thôi. Tôm chích tạo ra những cú săn mồi thần tốc là như vậy. Nhưng khi tôi đến thăm bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia. Và nếu như ai đã từng có cơ hội nhà kho của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia là một trong những nơi lưu trữ mẫu vật tôm tít đồ sộ nhất thế giới. Và... (Cười) đây thực sự là vấn đề tôi quan tâm. (Cười) Và đây, cái mà tôi nhìn thấy, trên mỗi chiếc càng của một con tôm búa hay tôm giáo, là cấu trúc cong yên ngựa tuyệt đẹp ở ngay phía trên đỉnh càng. Và như ta thấy ngay đây. Nhìn nó giống cái yên ngựa. Một cấu trúc đường cong tuyệt hảo. Nó được bọc xung quanh bởi lớp màng. Và lớp màng đó cho tôi thấy được rằng, có lẽ đây là một kiểu cấu trúc cực kì linh hoạt. Điều này thực sự làm tôi phải suy nghĩ khá nhiều. Sau khi phân tích và tính toán, cái mà chúng tôi có thể dám chắc là loài tôm này có lò xo. Phải có một hệ cơ quan chịu tải lò xo nào đó mới giúp nó tạo ra được một lực mạnh như chúng ta đã thấy, cũng như vận tốc, và kết quả của hệ cơ quan đấy. Và chúng tôi đã nghĩ, chắc hẳn là lò xo rồi cái yên ngựa rất có thể chính là lò xo đó. Chúng tôi sau đó có xem lại đoạn băng ghi hình tốc độ cao đó và hình dung được cái yên co lại và căng ra như thế nào. Để tôi tua lại lần nữa. Nếu nhìn kỹ vào màn hình -- nhìn kỹ một chút, cái đường được tô màu vàng Cái yên được bôi màu vàng. Bạn sẽ thấy nó đang giương hết cỡ ra để giáng một cú đánh. Chúng tôi càng có cơ sở để nói rằng cấu trúc hình yên ngựa thực sự co và duỗi, và chính xác là hoạt động như một cái lò xo. Cấu trúc yên ngựa còn được gọi là "bề mặt cong parabol" hay là "bề mặt chịu lực". Khái niệm này rất quen thuộc trong kỹ thuật hay kiến trúc, vì đó nó chịu lực rất tốt. Với đường cong theo hai hướng, một đường hướng lên và đường còn lại ngược hướng xuống dưới, bởi thế mà bất kỳ xung lực nào đều bị phân tán hết trên cấu trúc bề mặt này. Bề mặt này phổ biến trong kỹ thuật, nhưng không mấy phổ biến trong sinh học. Cái này cũng được ứng dụng trong việc chế tác nữ trang, bởi không phải tốn nhiều nguyên liệu vào chế tác mà vẫn cực kỳ chắc chắn. Nếu như bạn định tạo nên một chế tác vàng mỏng thôi, tốt nhất là nó phải chắc chắn. Hiện nay ta cũng gặp bề mặt này trong kiến trúc. Một kiến trúc sư nổi tiếng hàng đầu đã áp dụng rộng rãi cấu trúc này là Eduardo Catalano. Và chúng ta thấy ở đây là mẫu mái nhà hình yên ngựa mà ông ta thiết kế cao 87,5 feet. Nó dày 2,5 inch và được đỡ ở hai đầu. Một lý do mà ông ta thiết kế mái nhà kiểu này là bởi vì --- ông ta nhận ra một điều tuyệt vời khi có thể tạo nên một cấu trúc chắn chắn mà lại tốn cực ít nguyên liệu và chỉ cần chống đỡ tại vài điểm thôi. Tất cả những cái này đều giống những cái mà áp dụng cho lò xo hình yên ngựa của loài tôm này. Trong thế giới sinh vật, điều quan trọng là không cần có quá nhiều nguyên liệu mà vẫn cho ra được cấu trúc đó. Mối tương quan giữa sinh học và kiến trúc có thể thấy rõ. Và điều đáng chú ý là --- yên ngựa của tôm tít lại chính là lò xo parabol bậc hai đầu tiên được công bố. Tên có vẻ dài dòng nhưng nghe cũng khá thú vị ấy nhỉ. Câu hỏi tiếp theo và cuối cùng hiện giờ là một con tôm sẽ tạo ra bao nhiêu lực nếu nó muốn đập nát vỏ con ốc sên? Và tôi nghĩ đến một cái là máy cảm biến. Máy cảm biến đo được xung lực, và đây thực sự là bộ áp điện cảm biến có mảnh pha lê bên trong nó. Và khi mảnh pha lê này co lại, tính điện thay đổi và sẽ tỷ lệ với lượng lực mà nó tiếp nhận. Nhưng loài vật này có thể nói là cực kỳ hung hăng, và lúc nào cũng háu đói. Và điều đó buộc tôi phải gắn con tôm giả này ở phía trước máy cảm biến, và chúng nghiền nát luôn. Đây chỉ là một đoạn video bình thường ghi lại quá trình con vật này phá cái máy cảm biến. Nhờ đó mà chúng tôi thu được cường độ của những lực này. Và một lần nữa, thật quá bất ngờ. Với cái máy cảm biến 100 pound, tôi nghĩ không con vật nào có thể tạo ra một lực hơn 100 pound với kích thước đó. Và thật khó tin, chúng lập tức vượt quá mức lực đó. Trên đây là một vài số liệu cũ mà tôi phải tìm ra sinh vật nhỏ bé nhất tại đây và có thể đo được mức lực hơn 100 pound được tạo ra bởi một sinh vật lớn tầm này. Và chỉ tuần trước, tôi có một máy cảm biến 300 pound hoạt động và ghi lại được mức lực mà những sinh vật sinh ra là trên 200 pound. Theo tôi đây có thể sẽ là một kỷ lục. Tôi buộc đọc lại một số lý thuyết, và nghĩ rằng đây là con số lớn nhất mà một con vật có thể gây ra so với trọng lượng cơ thể. Và điều đó thật sự phi thường. Quay ngược lại với vai trò của cái lò xo đó một lần nữa trong việc giữ và giải phóng nhiều năng lượng như vậy. Nhưng vấn đề chưa kết thúc ở đây. Cái mà tôi đang làm nghe có rất đơn giản, nhưng không phải vậy. Với những thông số đo lực thu được và quan sát lực sinh ra trong cả quá trình Cụ thể ở đây, thời gian là trục hoành lực thể hiện ở trục tung. Và hiện có hai điểm cao nhất. Điều này khiến tôi thấy lạ. Rõ ràng, điểm cao thứ nhất là khi cái càng đập vào vỏ cảm biến. Nhưng cái điểm cao thứ hai, xảy ra chỉ nửa triệu giây sau đó tôi không rõ là ở đâu ra. Có thể bạn nghĩ là có một cái điểm lực cao nhất vì lý do nào đó, nhưng không phải là chỉ trong phần triệu giây. Tôi tìm lại những cuốn băng tốc độ cao, phát hiện ra một manh mối nho nhỏ có thể có ích lúc này. Đây cũng chính là cái mà chúng tôi cùng nhận ra. Rằng cái bộ phận xẻ thịt đó -- cái ngạnh, sẽ quay và đập vào máy cảm biến lực. Và giờ các bạn hãy chú ý vào khung hình này trên bề mặt của máy cảm biến, ngay khi cái càng bung ra xuyên qua nó. Thực sự là nó nhanh như chớp, mong là các bạn nhìn thấy được. (Khán giả: Wow) Với một khung hình đấy, cái mà bạn thực sự nhìn thấy ở chỗ mũi tên vàng kia có bong bong sinh ra. Đó chính là sủi bong bóng. Sủi bong bóng là một hiện tượng thay đổi đột ngột của môi trường chất lỏng và khí xảy ra khi bạn tác động vào môi trường nước với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Khi đó, những vùng nước yên, có áp lực nước thấp sẽ từ từ tạo thành bong bóng khí. Và khi những bong bóng đó vỡ ra, sẽ tạo ra tiếng nổ, phát sáng và sinh ra nhiệt, với tính tàn phá không hề nhỏ. Đây là bên trong một con tôm tít. Đồng thời cũng là hiện tượng phổ biến với các kiến trúc sư một khi nó phá hủy chân vịt của tàu. Bấy lâu nay con người vẫn cố gắng thiết kế ra một cái chân vịt siêu tốc lực nhưng không tạo ra xoáy bong bóng khí hay làm mòn kim loại và tạo ra các lỗ thủng như trên bức hình kia. Trong chất lỏng, lực này rất mạnh, và khi quan sát kỹ hơn, tôi sẽ chỉ cho bạn cách con tôm tít tiếp cận con ốc sên. Với đoạn băng được quay ở tốc độ 20000 ảnh trên giây, và để có được nó, tôi phải trả rất nhiều cho Tim Green, quay phim của BCC, bởi đây là điều cực kỳ khó thực hiện, nếu không có sự trợ giúp của quay phim chuyên nghiệp. Khi cái càng tiến lại gần, nhanh như một tia chớp trên vỏ con ốc xuất hiện chuỗi những lỗ thủng. Bức hình này thật sự kỳ diệu, khi mà nó được quay chậm, rất chậm lại. Và ta lại thấy có điểm khác biệt ở đây, chính là những bong bóng hình thành và vỡ ngay ra ngay khi có sự tiếp xúc. Thực ra ta cũng thấy có một vài lỗ thủng ở rìa của cái càng tôm. Và để làm sáng tỏ hai đỉnh lực này khó hiểu này, có thể là do, cái lực mạnh đầu tiên là khi cái càng đập vào vỏ, còn lực thứ hai thực chất là sự va đập của bong bóng khí. Và những con vật này rất giỏi tận dụng không chỉ lực và năng lượng dự trữ bởi cái lò xo chuyên biệt kia mà còn cả những năng lực rất lớn ở bên ngoài. Và chúng đã thực sự tận dụng những lực để hỗ trợ việc phá lớp vỏ ốc. Có thể nói, chính cái lực kép mạnh mẽ này là đỉnh cao của loài vật này. Tôi thường được hỏi như thế này liệu là có điều gì xảy ra với con tôm không? Rõ ràng là nếu như nó đang đập vỡ vỏ ốc thì cái càng tội nghiệp sẽ bị hư hại chút. Và thực sự là có. Cái bộ phận nghiền nát của cái càng như trên hai bức hình này, và nó mòn luôn cái càng. Và, thực tế là tôi đã từng thấy chúng lộ cả thịt ra. Nhưng cái lợi của động vật chân khớp đó là có thể tự rụng càng. Và 3 tháng một lần những con vật này rụng càng, để thay bằng một cái càng khác lành lặn hơn. Cách giải quyết quá tuyệt vời cho ca này. Giờ thì tôi sẽ kết thúc câu chuyện kỳ cục này tại đây. (Cười) Tôi không biết liệu đây có phải là câu chuyện kỳ cục với các bạn không. (Cười) Cái lò xo mang hình yên ngựa ấy được các nhà sinh vật học biết tời từ khá lâu, nhưng không phải là cái lo xo mà là một dấu hiệu bên ngoài. Những chấm màu sặc sỡ ở đây ở chính giữa của cái "yên" của rất nhiều loài tôm chân miệng. Việc tìm ra nguồn gốc tiến hóa của những dấu hiệu này, ở mọi loài chính là từ cái lò xo, thật sự khá thụ vị. Một điều lý giải cho điều này xuất phát từ hiện tượng tự rụng càng. Khi những con vật này đến giai đoạn rụng càng cơ thể chúng trở nên mềm nhũn và không còn khả năng tấn công. Chúng thật sự không tấn công được và rất dễ bị tổn thương. Thật sự là như vậy. Và trong giai đoạn khi không thể săn mồi chúng trở nên bực tức và khó khăn sẵn sàng tấn công mọi thứ xung quanh, bất kể đó là cái gì. Và khi chúng không thể tấn công cái gì được nữa, khi ấy chúng ra dấu. Chúng quay quay cái càng. Đây là một trong những cách mà động vật thường ngụy tạo. Điều này chứng tỏ một điều rằng những con vật này ngụy tạo việc đó mặc dù chúng không thể tấn công ai. Điều khiến tôi tò mò về những cái chấm màu ở chính giữa cái "yên" đó chính là dấu hiệu chỉ ra cái khả năng tấn công, lực tấn công, và thời gian nào chúng rụng càng. Đây là một sự thật kỳ thú về cấu trúc của loài vật này ngay chính trong thời kỳ sinh trưởng của nó. Kết luận lại tôi muốn xác nhận lại cho hai người cộng tác của mình trong nghiên cứu này, là Wyatt Korff và Roy Caldwell. Tôi thực sự biết ơn Học viện Khoa học tổng hợp Miller, đã cho tôi học bổng trong ba năm để có thể chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Tôi thực sự trân trọng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói về công trình nghiên cứu của mình về công nghệ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta -- không chỉ trong cuộc sống hiện tại, mà còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn, trong bối cảnh lịch sử của thế giới và vị trí của chúng ta trên thế giới: Vậy câu chuyện ở đây là gì? Ý nghĩa ở đây là gì? Và, tôi muốn nói thông qua câu chuyện nhỏ về điều tôi đã tìm thấy. Điều đầu tiên mà tôi bắt đầu điều tra là lịch sử của cái tên công nghệ. Và ở Mỹ có 1 nơi lưu trữ bài diễn thuyết của các vị tổng thống từ năm 1790. Và mỗi bài diễn thuyết này thực sự là 1 tư liệu tổng hợp những điều quan trọng nhất của nước Mỹ vào thời điểm đó. Nếu bạn tìm thử từ "công nghệ", nó không được sử dụng cho đến năm 1952. Vậy, công nghệ đã vắng bóng trong suy nghĩ của con người mãi đến năm 1952, năm sinh của tôi. Nhưng chắc chắn rằng, công nghệ đã tồn tại từ trước đó mà ta chưa nhận ra, nó giống như là ta đã thức tỉnh sức mạnh này trong cuộc sống chúng ta. Tôi đã nghiên cứu để tìm ra lần đầu tiên từ "công nghệ" được sử dụng. Đó là vào năm 1829, phát kiến bởi 1 người, anh đã bắt đầu 1 chương trình giáo dục - 1 khóa học tập hợp các loại hình nghệ thuật, thủ công, và công nghiệp - và anh ta gọi đó là "Công nghệ". Đó là lần đầu tiên từ này được sử dụng. Vậy, cái vấn đề đang bao quanh ta, làm phiền ta ở đây là gì? Alan Kay gọi, "Công nghệ là bất cứ thứ gì được phát minh sau khi chúng ta sinh ra". (Cười) Những ý tưởng mà chúng ta thường nghĩ về công nghệ là: Tất cả đó là công cụ mới. Đó không phải đường, hay thuốc kháng sinh, hay lốp xe máy; đó là 1 điều gì đó mới. Bạn tôi Danny Hillis đã nói "Công nghệ là thứ gì đó chưa hoạt động." (Cười) Điều này, cho thấy nó là 1 điều mới mẻ. Nhưng chúng ta đều biết nó không mới. Nó thực sự đã có từ lâu, hay từ rất lâu. Vậy, 1 cách khác để nghĩ về công nghệ, là tưởng tượng 1 thế giới không có công nghệ. nếu chúng ta xóa bỏ công nghệ khỏi thế giới ngày nay - ý tôi là mọi thứ, từ con dao đến mảnh vải - chúng ta không thể tồn tại lâu, dưới góc nhìn là một loại vật. Hàng tỷ người sẽ chết... một cách nhanh chóng. Loài sói sẽ tấn công, và chúng không thể tự bảo vệ mình, chúng ta không thể trồng hoặc kiếm đủ thức ăn. Thậm chí những người đi săn cũng phải dùng những công cụ thô sơ. Và như vậy, dù họ có công nghệ ở mức tối thiểu, nhưng họ đã có 1 số công nghệ. Và nếu chúng ta nghiên cứu các bộ tộc đi săn và người Neanderthal, tộc người rất giống với người tối cổ, ta tìm ra một thứ rất đáng tò mò về 1 thế giới không có công nghệ. và đây là đường biểu diễn tuổi thọ trung bình của họ. Chúng tôi không thể tìm được hóa thạch nào của người Neanderthal sống hơn 40 tuổi và tuổi thọ trung bình của hầu hết những bộ tộc đi săn này là từ 20 đến 30. Có rất ít trẻ em vì chúng đã chết - tỷ lệ tử vong cao - và rất ít người già. Và điều này giống với người hàng xóm San Francisco của bạn: rất nhiều người trẻ. Khi đến đó bạn nói, "Mọi người thật khỏe." Tốt thôi, đó là vì họ đều trẻ. Và điều đó tương tự với các bộ lạc đi săn là bạn đã không sống qua tuổi 30. Vậy, đó là 1 thế giới không có ông bà. Và ông bà là người rất quan trọng, bởi vì họ là người truyền lại sự mở mang văn hóa và thông tin. Tưởng tượng 1 thế giới với con người chỉ từ 20 đến 30 tuổi. Bạn có thể học được bao nhiêu? Bạn không thể học nhiều điều trong đời, nó quá ngắn, và cũng không có ai có thể truyền lại những điều bạn đã học Đó là 1 khía cạnh. Đó là 1 cuộc đời ngắn ngủi. Nhưng cùng lúc đó các nhà nhân chủng học biết rằng hầu như các bộ tộc săn bắt trên thế giới, với rất ít công nghệ, thực tế họ đã không dành nhiều thời gian thu thập thức ăn mà họ cần: 3 đến 6 giờ một ngày. Một vài nhà nhân chủng học gọi đó là xã hội giàu có nguyên bản. Vì họ có quỹ thời gian cơ bản. Vậy nên họ có thể lấy đủ thức ăn. Nhưng khi sự khan hiếm diễn ra và hạn hán kéo đến, họ bắt đầu chết do đói. Và đó là lý do họ không thể sống lâu. Vậy, điều mà công nghệ đem lại, thông qua những công cụ rất đơn giản như công cụ bằng đá đây - thậm chí là những thứ nhỏ thế này - thì những nhóm người đầu tiên này đã có khả năng sinh tồn giữa khoảng 250 động vật khổng lồ ở Bắc Mĩ khi họ đến đó lần đầu tiên vào 10.000 năm trước. Rất lâu trước kỉ nguyên công nghiệp chúng ta đã tác động đến toàn hành tinh, với chỉ 1 nền công nghệ nhỏ bé. Một điều khác mà những con người đầu tiên phát minh ra là lửa. Và lửa được dùng để làm sạch, một lần nữa, tác động đến hệ sinh thái học của cỏ và toàn bộ lục địa, và lửa cũng được dùng để nấu ăn. Nó cho phép ta ăn tất cả các loại thức ăn. Đó như 1 định nghĩa theo McLuhan, là dạ dày ngoài, tức là thức ăn cần được chế biến, và ta không thể làm ngược lại. Và nếu chúng ta không có lửa, chúng ta thực sự không thể sống. Cơ thể chúng ta phải thích nghi với chế độ ăn mới. Cơ thể chúng ta đã thay đổi từ 10.000 năm qua. Vậy nên, với một ít công nghệ, con người đi từ 1 nhóm nhỏ 10.000 hoặc - cùng số lượng với người Neanderthal - đã gia tăng. Với sự phát minh ra ngôn ngữ khoảng 50.000 trước, dân số tăng một cách bùng nổ, và trở thành loài chủ yếu trên hành tinh rất nhanh chóng Và họ di cư đến những nơi còn lại trên thế giới với tốc độ 2 km/năm đến khi, trong suốt hàng chục nghìn năm, chúng ta đã chiếm đến từng mảnh đất và trở thành giống loài chủ yếu, chỉ với nền công nghệ nhỏ bé. Và thậm chí vào lúc đó, với sự xuất hiện của nông nghiệp, 8.000 - 10.000 năm trước chúng ta bắt đầu thấy khí hậu thay đổi. Khí hậu thay đổi không là điều gì mới. Điểm mới ở đây đó là mức độ. Trong suốt kỉ nguyên nông nghiệp khí hậu đã thay đổi. Và, sự sẵn có của nền công nghệ nhỏ bé đã làm thế giới biến đổi. Và ý nghĩa của điều này, đó là công nghệ đã trở thành lực lượng mạnh mẽ nhất thế giới. Tất cả mọi thứ chúng ta thấy ngày nay đang thay đổi cuộc sống này, ta có thể tìm lại để giới thiệu thêm những công nghệ mới. Vậy, đó là 1 lực lượng mạnh mẽ nhất đã giải phóng hành tinh này, và về trình độ, tôi nghĩ nó đã trở thành -- chúng ta. Thực tế, nhân loại và mọi thứ chúng ta nghĩ về bản thân mình là điều gì đó chúng ta đã phát minh ra. Chúng ta đã tự phát minh ra mình. Loài quan trọng nhất mà chúng ta thuần hóa là chính chúng ta. Đúng không? Vậy thì, loài người là phát minh tuyệt vời nhất của chúng ta. Nhưng dĩ nhiên chúng ta vẫn chưa dừng lại. Ta vẫn đang phát minh, và công nghệ cho phép ta - tiếp tục phát minh chính chúng ta. Đó là 1 thế lực mạnh, rất mạnh. Tôi gọi toàn bộ điều đó là công nghệ của chúng ta, mọi thứ chúng ta làm ra, giúp ích cho cuộc sống - ta gọi đó là kỹ thuật. Đó là thế giới này. Công việc định nghĩa công nghệ của tôi là "những thứ có lợi do con người làm ra." Không chỉ là búa hay tiện ích như laptop. Nhưng đó còn là luật pháp. Và tất nhiên các thành phố đang tạo ra những điều hữu ích hơn cho chúng ta. Những điều này đến từ suy nghĩ của ta, nó còn có nguồn gốc sâu xa đến từ vũ trụ này. Nguyên bản và nguồn gốc của công nghệ trở lại với thuyết Big Bang, theo hướng này, chúng ta là 1 phần của chính những mảnh vụn bắt đầu từ vụ nổ Big Bang đi xuyên qua dải ngân hà và các vì sao, trở thành cuộc sống, trở thành chúng ta. Và 3 giai đoạn chính của vũ trụ sơ khai là năng lượng, là nguồn lực chính; sau đó khí bị lạnh đi, trở thành vật chất; và rồi, với sự phát triển của 4 triệu năm về trước, năng lượng chính trở thành thông tin. Đó là cuộc sống: đó là quá trình thông tin được tái cấu trúc và đổi mới trình tự. Nguồn năng lượng này, theo tiên đề Einstein cho thấy nó cân bằng, và bây giờ khoa học mới về tính toán lượng tử cho thấy entropy, thông tin, vật chất và năng lượng có mối quan hệ, và là 1 chuỗi liên tục. Bạn đặt năng lượng đi vào 1 hệ thống và đầu ra là nhiệt, entropy và extropy, theo thứ tự. Đó là một trình tự gia tăng. Trình tự đó đến từ đâu? Chúng ta thực sự không biết. Nhưng chúng ta biết xu hướng nó là vậy xuyên suốt vũ trụ, nó bắt đầu với 1 thứ như dải ngân hà; và duy trì trình tự này trong hàng tỷ năm. Các vì sao là cỗ máy hợp nhất nguyên tử tự tổ chức và duy trì trong hàng tỷ năm, trình tự này chống lại entropy thế giới. Và hoa và cây cỏ là tương tự nhau, được mở rộng, và công nghệ cơ bản là sự mở rộng của cuộc sống. 1 xu thế mà chúng ta nhận thấy ở mọi thứ là nguồn năng lượng/ gam/ giây chảy qua đây, thực sự đang tăng lên. Lượng năng lượng đang tăng lên xuyên suốt trình tự nhỏ này. Và lượng năng lượng trên mỗi gam/giây chảy qua cuộc sống thực sự cao hơn so với 1 ngôi sao - vì tuổi thọ kéo dài của ngôi sao, hàm lượng năng lượng trong cuộc sống thực sự cao hơn. Và hàm lượng năng lượng chúng ta thấy cao hơn hẳn bất cứ nơi nào trong vũ trụ là nằm ở con chip PC. Nó có nhiều năng lượng chảy qua trên mỗi gam/giây, hơn bất cứ thứ gì khác chúng ta từng biết. Điều tôi muốn đề nghị là nếu bạn muốn thấy nơi công nghệ đang hướng tới, hãy tiếp tục quỹ đạo này, và nghĩ rằng "Chuyện gì làm cho năng lượng trở nên dày đặc, là nơi nó hướng đến". Và những gì tôi làm là tập hợp tất cả những thứ tương tự nhau và nhìn vào những khía cạnh khác nhau của sự tiến hóa sự sống và nghĩ, "Xu hướng chung của sự tiến hóa là gì?" Và mọi thứ trở nên phức tạp, đa dạng hơn, trở nên chuyên biệt hóa hơn, có mặt ở khắp nơi, và điều quan trọng nhất là: Những thứ tương tự nhau này cũng là công nghệ. Đó là nơi công nghệ hướng đến. Thực tế, công nghệ đang thúc đẩy mọi mặt của cuộc sống, nếu ta thấy nó diễn ra; đó là sự đa dạng của cuộc sống, những thứ ta làm ra ngày càng đa dạng. Mọi thứ bắt đầu thoát ra khỏi khuôn khổ, và trở nên chuyên biệt: Bạn có tế bào mô, cơ, não. Và những điều tương tự xảy ra như cái búa, ban đầu rất thô sơ rồi từ từ trở nên chuyên biệt. Tôi muốn nói là nếu có 6 vương quốc của sự sống, thì ta có thể xem công nghệ là vương quốc thứ 7. Đó là nhánh tách ra từ hình mẫu con người. Nhưng công nghệ có lộ trình của riêng nó, như bất kỳ thứ nào khác. Ví dụ, ngay đây, 3/4 năng lượng ta dùng là cho chính những thiết bị công nghệ này. Trong vận tải, nó không vận chuyển ta mà vận chuyển thứ mà ta mua hoặc làm ra. Tôi dùng từ "muốn". Công nghệ muốn. Chú robot này muốn được sạc pin để có thêm năng lượng. Con mèo của bạn muốn thêm thức ăn. Và vi khuẩn, loài không hề có ý thức, muốn di chuyển đến nơi có ánh sáng. Đó là sự thôi thúc, và công nghệ cũng vậy. Nó muốn cho chúng ta nhiều thứ, và những điều chúng cho ta cơ bản là sự tiến bộ. Chúng có thể vẽ mọi đường cong bạn muốn. Sẽ không có sự tranh luận về sự tiến bộ, nếu chúng ta thảo luận về giá của chúng. Và điều khiến hầu hết chúng ta khó chịu, đó là sự tiến bộ là hiện hữu, nhưng chúng ta lại tự hỏi: Cái giá cho những thứ này là gì? Tôi đã làm 1 cuộc khảo sát số lượng vật dụng trong nhà tôi, và con số là 6.000. Những người khác lên đến 10.000 vật dụng. Khi vua Henry của vương quốc Anh chết, ông ấy có 18.000 đồ vật trong nhà, và đó là tất cả sự giàu có của nước Anh. Và với tất cả sự giàu có đó, vua Henry không thể mua kháng sinh, cũng không thể mua tủ lạnh, hay 1 chuyến du lịch hàng trăm dặm. Trong khi người lái xe kéo này ở Ấn Độ có thể dành dụm và mua kháng sinh và anh ấy cũng có thể mua tủ lạnh. Anh ấy có thể mua những thứ mà vua Henry không mua được. Đó là vì sự tiến bộ. Công nghệ là ích kỉ; là hào phóng. Sự mâu thuẫn đó sẽ theo chúng ta mãi, đôi khi nó muốn làm điều nó muốn, và đôi khi nó làm điều đó cho chúng ta. Chúng ta thấy bối rối khi nghĩ về công nghệ mới. Bây giờ vị trí mặc định về việc khi nào 1 công nghệ mới xuất hiện, là chúng ta - những người nói về nguyên tắc phòng bị, điều rất phổ biến ở châu Âu, nói đơn giản là "Đừng làm bất kì điều gì. Khi bạn gặp 1 công nghệ mới, hãy dừng lại, đến khi nó chứng minh nó vô hại." Tôi nghĩ điều đó thực sự chả dẫn đến đâu. Nhưng cái tôi gọi là nguyên tắc phòng bị, là: Bạn có liên hệ với công nghệ. Bạn thử nghiệm nó. Bạn chắc chắn làm điều mà nguyên tắc phòng bị đã đề nghị, bạn thử đoán trước, nhưng sau đó, bạn lại luôn lừa nó, không chỉ 1 lần, mà luôn luôn là vậy. Và khi nó thay đổi khác với bạn mong muốn, bạn ưu tiên rủi ro, bạn đánh giá không chỉ những thứ mới, mà cả những thứ cũ. Chúng ta sửa đổi, thay đổi vị trí của nó. Và điều tôi muốn nói là chúng ta tìm thấy 1 công việc mới cho nó. Năng lượng nguyên tử, nhân bản là ý tưởng tồi cho việc chế tạo bom. Nhưng nó có thể là 1 ý tưởng tốt để tái thiết năng lượng nguyên tử bền vững cho điện năng, thay vì sử dụng than đốt. Khi chúng ta có ý tưởng tồi, sự phản ứng lại ý tưởng đó không phải là không có ý tưởng, nhưng là ngừng suy nghĩ thôi. Sự đáp trả cho ý tưởng tồi - giống như, bóng đèn vonfram - là 1 ý tưởng tốt hơn. Đúng không? Vậy, những ý tưởng tốt hơn thực sự - luôn đáp lại công nghệ điều ta không thích về cơ bản, tốt hơn công nghệ. Và thực sự, công nghệ là 1 phương pháp giúp tạo ra ý tưởng tốt hơn, nếu bạn có thể nghĩ theo hướng đó. Có thể phun DDT lên hoa màu là ý tưởng tệ. Nhưng DDT được phun lên nhà, sẽ là 1 thứ tốt nhất để loại bỏ gỉ sét, bên cạnh đó, nó còn hạn chế côn trùng sinh sản và muỗi làm tổ. Nhưng đó thực sự là ý tưởng tốt; đó là mặt tốt của công nghệ. Vậy, công việc của chúng ta là nguồn gốc cho suy nghĩ của trẻ con, là tìm cho chúng những người bạn tốt, là tìm cho chúng công việc tốt. Và, mọi công nghệ là 1 nguồn sáng tạo để tìm thấy đúng công việc. Đó thực sự là con trai tôi, ở ngay đây. (Cười) Không có công nghệ xấu, giống như không có đứa trẻ xấu. Ta đừng nói chúng là trung lập, lạc quan. Chúng ta chỉ cần tìm 1 nơi đúng với chúng. Và rồi, điều công nghệ cho ta, suốt thời gian dài, suốt các giai đoạn mở rộng tiến hóa - ngay từ khi bắt đầu, xuyến suốt sự hình thành động thực vật, và sự tiến hóa của cuộc sống, của não bộ - những thứ nó đang đem lại cho ta đang tăng lên khác nhau: tăng sự đa dạng, tăng các giải pháp, tăng sự lựa chọn, cơ hội, khả năng và sự tự do. Đó là những gì ta có từ công nghệ. Đó là lý do tại sao con người rời bỏ làng và chuyển đến thành phố, là vì họ luôn hướng về những cơ hội và khả năng. Và chúng ta nhận thấy cái giá của nó. Chúng ta phải trả cho điều đó, và ta thấy chúng ta sẽ trả cái giá cho sự tự do, lựa chọn và cơ hội gia tăng. Thậm chí công nghệ muốn làm sạch nước. Có phải công nghệ đã hoàn toàn thay đổi tự nhiên? Bởi vì công nghệ là phần mở rộng của cuộc sống, song song với những thứ tương tự mà cuộc sống muốn. Tôi nghĩ công nghệ thích sinh học, nếu chúng ta cho phép điều đó. Sự chuyển động bắt đầu từ hàng tỷ năm trước vẫn đang tiếp tục ở giữa chúng ta, và sự lựa chọn của chúng ta, trong công nghệ, đã sắp xếp chính chúng ta với nguồn lực tốt hơn chúng ta tự làm. Vậy, công nghệ không chỉ là những thứ nằm trong túi của bạn. Nó không chỉ là tiện ích; không chỉ là thứ con người tạo ra. Nó thực sự là 1 phần của câu chuyện rất dài, 1 câu chuyện tuyệt vời, bắt đầu từ hàng tỷ năm trước. Và nó di chuyển giữa chúng ta, ta đang mở rộng và đẩy nhanh tiến độ của nó và ta có thể là 1 phần của nó qua việc hiệu chỉnh công nghệ mà ta làm việc cùng. Tôi rất biết ơn sự có mặt của các bạn hôm nay. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi luôn quan tâm tới mối quan hệ của các cấu trúc máy móc,hình thức và hành vi con người. Nếu bạn xây dựng 1 con đường rộng tới vùng ngoại ô, thì mọi người sẽ chuyển đến đó sinh sống ngay. Luật cũng là yếu tố điều khiển mạnh mẽ hành vi con người. Và ngày hôm nay tôi muốn thảo luận về nhu cầu tu sửa và đơn giản hóa luật lệ nhằm giải phóng năng lượng và niềm đam mê của người Mỹ, nhờ đó chúng ta có thể bắt đầu tập trung vào các thách thức trong xã hội chúng ta, Bạn có lẽ đã nhận thấy rằng luật đã phát triển mạnh mẽ và liên quan mật thiết tới đời sống của mình trong hơn 1 hoặc 2 thập kỷ trở lại đây. Nếu bạn mở 1 công việc kinh doanh thì sẽ rất khó làm được việc gì khi thiếu sự giúp đỡ từ luật sư riêng. Thực vậy, hiện nay có tồn tại 1 hiện tượng các luật sư trở thành các giám đốc điều hành(CEO). Nó giống bộ phim kinh dị Cuộc Xâm Lăng của Các Kẻ Trộm Xác. Bạn cần 1 luật sư để điều hành công ty vì có đến là lắm các loại luật. Không chỉ ngành kinh doanh bị ảnh hưởng. Mà nó còn gây áp lực cho sinh hoạt hằng ngày của những người bình thường. Cách đây 1 vài năm, tôi leo núi gần Cody, Wyoming. Nó nằm trong 1 khu bảo tồn gấu xám Bắc Mỹ tuy nhiên chẳng ai bảo tôi biết điều đó trước khi chúng tôi đi. Và hướng dẫn viên là 1 giáo viên khoa học địa phương. Cô ấy chẳng ngại mấy con gấu nhưng lại sợ mấy tay luật sư. Câu chuyện bắt đầu tuôn trào. Cô ấy đã tham gia vào 1 vụ việc, 1 vị phụ huynh đe dọa kiện nhà trường vì cô ấy đã hạ 10% số điểm học sinh đó vì cậu ta nộp bài thi muộn. Ông hiệu trưởng không muốn ủng hộ vị phụ huynh vì ông không muốn bị cuốn vào các vụ kiện tụng. Thế là cô ấy phải họp hết buổi này đến buổi khác, các lý lẽ giống nhau luôn được lặp lại. Sau 30 đêm mất ngủ, cô ấy cuối cùng kết thúc vụ việc bằng cách nâng điểm. Cô ấy nói, " Cuộc sống quá ngắn ngủi, tôi không thể kéo dài vụ việc này thêm nữa." Cùng lúc đó, cô ấy định dẫn 2 học sinh tới dự 1 cuộc hội thảo kỹ năng lãnh đạo ở Laramie, cách trường vài giờ, và cô ấy định đưa chúng đi bằng xe của mình nhưng nhà trường nói, " Không, cô không thể lái xe đưa các em đi được vì các lý do trách nhiệm pháp lý. Cô phải đi bằng xe bus của trường." Thế là 1 chiếc xe bus 60 chỗ chở 3 cô trò đi lại vài giờ tới Laramie. Chồng cô ấy cũng là 1 giáo viên dạy môn khoa học, và anh ấy tổ chức 1 cuộc đi bộ cho lớp sinh học trong công viên quốc gia gần đó. Nhưng anh ấy không được phép làm điều đó trong năm nay vì 1 trong số học sinh trong lớp bị tàn tật nên 25 học sinh khác không được đi. Vào cuối ngày hôm nay tôi có thể viết 1 cuốn sách về các câu chuyện về luật pháp từ giáo viên này. Nào, người ta dạy chúng ta phải tin luật pháp là nền tảng của tự do. Nhưng không hiểu sao trong 2 thập kỷ gần đây mảnh đất tự do đã trở thành khu mỏ luật lệ. Nó thay đổi cuộc sống chúng ta mà chúng ta không nhận thức được. Và khi nhìn lại, bạn sẽ thấy nó. Nó thay đổi cách chúng ta trò chuyện. Khi nói chuyện với anh bạn làm bác sĩ khoa nhi ở Bắc Carolina. Anh ấy nói, " Cậu biết tớ không làm việc với các bệnh nhân như trước nữa, Cậu không muốn nói điều gì đó thiếu suy nghĩ để rồi sau đó có thể được dùng để chống lại cậu." Đây là 1 bác sĩ mà cả cuộc đời dành để chăm sóc mọi người. Công ty luật của tôi có 1 danh sách các câu hỏi mà tôi không được phép hỏi khi phỏng cấn các ứng viên. Ví dụ như 1 câu hỏi rất nham hiểm chứa đầy động cơ tiềm ẩn và lời ám chỉ, "Anh từ đâu đến?" (Tiếng cười) Trong 20 năm, những nhà cải cách sai lầm đã nghe thấy tiếng chuông báo động về các vụ kiện tụng đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Và chúng tôi đã đọc nhiều lần về các vụ kiện điên cuồng này, giống anh chàng ở Quận Columbia đã kiện những người giặt khô đồ của anh ta đòi 54 triệu $ vì họ đã làm mất cái quần của anh ta. Vụ kiện kéo dài 2 năm. Tôi nghĩ anh ta vẫn đang theo kiện Nhưng thực tế là, các vụ kiện dở hơi kiểu này khá hiếm. Họ không luôn thắng kiện. Và tổng chi phí bồi thường sai lầm dân sự trực tiếp ở nước ta là khoảng 2%, gấp đôi so với ở các nước khác. Nhưng, khi đánh thuế thì hầu như không tê liệt. Chi phí trực tiếp chỉ là bề nổi. Điều đang diễn ra ở đây chúng ta hầu như không biết đến là nền văn hóa của chúng ta đã thay đổi. Người dân không còn cảm thấy vô tư khi hành động dựa trên suy xét, phán đoán của mình. Vậy, chúng ta phải làm gì? Chúng ta chắc chắn không muốn từ bỏ các quyền tìm kiếm bồi thường thiệt hại tại tòa. khi ai đó làm sai điều gì. Chúng ta cần pháp chế để đảm bảo người dân không làm sai. Chúng ta thậm chí thiếu cả từ vựng để xử lý vấn đề này. Và vì chúng ta có khung thẩm quyền sai phạm. Chúng ta phải luyện tập cách nghĩ khi nhìn vào mỗi cuộc tranh cãi mỗi vấn đề, là vấn đề của các quyền cá nhân. Và nhìn mọi thứ qua lăng kính pháp luật. Liệu rằng có lý khi các trường hợp giảm nhẹ giải thích việc Jonny ở Cody, bang Wyoming nộp bài thi muộn? Liệu rằng có lý khi bác sĩ lẽ ra đã làm được 1 điều khác khi bệnh nhân ốm hơn? Và dĩ nhiên khuynh hướng nhận thức muộn là hoàn hảo. Luôn có 1 kịch bản khác mà bạn có thể vẽ ra khả năng giải quyết vấn đề khác đi. Tuy nhiên, chúng ta phải luyện tập để cố ghé mắt nhìn vào lăng kinh hiển vi luật pháp này, hy vọng chúng ta có thể suy xét mọi cuộc tranh luận đi ngược với tiêu chuẩn 1 xã hội hoàn hảo, nơi ai cũng sẽ tán thành điều công bằng và các tai nạn sẽ tuyệt chủng, rủi ro, nguy hiểm sẽ không còn. Dĩ nhiên, đây là xã hội trong mơ, đó là công thức cho sự tê liệt, không phải tự do. Đó không phải nền tảng của quy tắc pháp luật, và 1 xã hội tự do. Bây giờ tôi sẽ đưa ra đề xuất đầu tiên. Tôi sẽ để các bạn đơn giản hóa pháp luật. Các bạn phải đánh giá pháp luật chủ yếu dựa trên ảnh hưởng của nó tới xã hội rộng lớn chứ không phải các cuộc tranh luận cá nhân. Cực kỳ quan trọng. Hãy dừng câu chuyện tôi đang kể trong 1 giây và từ trên cao nhìn xuống xã hội chúng ta. Nó có hiệu quả? Các dữ liệu vĩ mô sẽ cho ta thấy điều gì? Hệ thống chăm sóc sức khỏe đã được chuyển đổi. Một nền văn hóa tràn ngập sự phòng ngự. Hệ thống công lý toàn cầu đều không đáng tin cậy. Cả thế giới dùng thuốc phòng bệnh. Thật khó để đo được vì các động lực luôn lẫn lộn. Các bác sĩ có thể làm được nhiều hơn trên các xét nghiệm theo thứ tự. Và họ cũng thậm chí không còn biết cái gì đúng, sai nữa. Nhưng các ước tính đáng tin dao động từ 60 tỉ và 200 tỉ$ mỗi năm. Số tiền đó đủ để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho tất cả người dân Mỹ chưa có. Các luật sư ở tòa án nói, " Nỗi sợ hãi pháp luật này khiến các bác sĩ hành nghề tốt hơn." Điều đó đã được nghiên cứu bởi Viện Y Học và các viện khác. Hóa ra là không phải vậy. Nỗi sợ hãi làm nguội lạnh tương tác nghề nghiệp gây ra hàng nghìn lỗi sai thảm kịch vì bác sĩ sợ nói lên câu, " Anh có chắc đó là liều thuốc đúng?" Vì họ không chắc, và không muốn chịu trách nhiệm pháp lý. Hãy tới các trường học. Như trường hợp giáo viên ở Cody, Wyoming, cô ấy có vẻ chịu ảnh hưởng bởi luật pháp. Hóa ra các trường học đang chết chìm trong luật. Các bạn có thể có 1 khu riêng trong thư viện luật cho mỗi khái niệm pháp luật sau. Quá trình hợp lý, nền giáo dục đặc biệt, không đứa trẻ nào bị rớt lại sau, mức chịu đựng bằng 0, các luật lệ phải hiệu quả. Nó tiếp tục. Chúng tôi đã làm 1 cuộc nghiên cứu mọi luật lệ ảnh hưởng tới 1 ngôi trường ở New York. Ban giám hiệu không biết gì hết. Hàng chục nghìn quy tắc bất thành văn, 60 bước để đình chỉ 1 học sinh. Đó là 1 công thức cho sự tê liệt. Ảnh hưởng của nó là gì? Một là sự giảm theo thứ tự. Các nghiên cứu lại cho thấy nó trực tiếp gắn với sự gia tăng của quá trình hợp lý. Cơ quan công cộng đã thực hiện 1 cuộc điều tra cho chúng ta cách đây 1 vài năm họ thấy rằng 43% giáo viên trung học ở Mỹ nói rằng họ dành ít nhất 1 nửa thời gian của mình để giữ trật tự trong lớp học. Đồng nghĩa với việc các học sinh đó đang học được 1 nửa lượng kiến thức theo tiêu chuẩn, vì nếu 1 học sinh quấy rối trong lớp thì những học sinh còn lại không thể học được. Và chuyện gì xảy ra khi giáo viên cố gắng xác lập trật tự? Họ bị đe dọa bởi khiếu nại pháp luật. Chúng tôi cũng điều tra rằng 78% giáo viên THCS và THPT ở Mỹ đã bị học sinh đe dọa vì xâm phạm quyền lợi của chúng, các học sinh đó đe dọa sẽ kiện giáo viên vì họ đã đe dọa học sinh. Không phải chúng luôn kiện. Và sẽ thắng kiện, nhưng nó ám chỉ sự thái hóa quyền lực. Và hệ thống luật pháp này đã làm được gì cho chính phủ? Nó có vẻ hiệu không hiệu quả cho lắm nhỉ? Kể cả ở Washington hay Sacramento. Gần đây trong bài phát biểu Liên Bang, tổng thống Obama nói, và tôi nghĩ chúng ta có thể tán thành mục tiêu này, " Từ đường sắt đầu tiên đến hệ thống đường cao tốc liên bang, nước ta luôn đi đầu cuộc cạnh tranh. Không có lý do gì mà châu Âu hay Trung Quốc lại có những con tàu nhanh nhất cả." Thực ra có 1 lý do, nhận xét môi trường đã tiến triển thành 1 quá trình kiểm tra kỹ càng từng ngóc ngách mọi dự án chính quan trọng trong thập kỷ kéo theo sau là nhiều năm trời tố tụng do những người không thích cái dự án đó. Từ trên cao nhìn xuống trái đất trong 1 giây sẽ thấy mọi người hành động như lũ ngu đần, (Tiếng cười) khắp đất nước. (Vỗ tay) Ngu ngốc. Cách đây 1 vài năm, hạt Broward, bang Florida đã cấm chạy nhảy trong giờ ra chơi. (Tiếng cười) Nghĩa là tất cả các cậu bé sẽ là ADD. Tôi muốn nói đó đúng là 1 công thức cho sự thất bại. Mặc dù công thức thất bại yêu thích của tôi là các nhãn mác cảnh báo. Cẩn thận, bên trong nước nóng, trên hàng tỷ cốc cà phê. Các nhà khảo cổ sẽ khai quật chúng ta lên trong 1000 năm nữa và họ sẽ không biết về thuốc phòng bệnh nhưng họ sẽ thấy các nhãn mác đó, dung dịch cực kỳ nóng. Họ sẽ nghĩ đó là 1 loại thuốc kích dục. Đó là lời giải thích duy nhất. Vì tại sao bạn phải bảo người ta là cái đó thực sự nóng? Cảnh báo yêu thích của tôi là mồi câu cá dài 5 inch. Tôi lớn lên ở phía Nam và hay đi câu cá mùa hè. Mồi câu 5 inch là loại mồi lớn với lưỡi câu 3 chạc và bên ngoài ghi, " Nguy hiểm nếu nuốt phải." (Tiếng cười) Chẳng người nào đang làm điều họ cho là đúng. Tại sao vậy? Vì họ không tin luật pháp. Tại sao họ lại không tin? Vì luật pháp cho chúng ta điều tồi tệ nhất của cả 2 thế giới. Nó thật tùy tiện. Ai cũng có thể kiện vì bất cứ điều gì và mang nó tới quan tòa. Thậm chí không 1 nỗ lực nhất quán nào. Và nó cũng quá chi tiết. Trong các lĩnh vực có áp đặt luật lệ, thì có quá nhiều luật đến nỗi chả ai có thể biết hết. Làm thế nào để sửa? Chúng ta có thể dành 10,000 lần tuổi thọ cố gắng cắt tỉa rừng rậm luật pháp này. Nhưng thách thức ở đây không chỉ là 1 lần tu chính luật pháp. Vì trở ngại cho thành công là sự tin cậy. Để luật pháp trở thành nền tảng của sự tự do người dân phải tin tưởng nó. Đó là đề xuất thứ 2 của tôi. Sự tin cậy là 1 điều kiện thiết yếu đối với 1 xã hôi tự do. Thiếu nỗi sợ pháp luật, cuộc sống sẽ rất phức tạp. Nhưng luật pháp khác với các loại thiếu chắc chắn khác. Vì nó chứa đựng quyền lực của nhà nước. Và chính quyền có thể đi vào đời sống nhân dân. Luật pháp thay đổi cách nghĩ của mọi người. Như là có 1 luật sư nhỏ bé trên vai cả ngày, thì thầm vào tai bạn, " Việc này có thể trở thành sai lầm không? Liệu có ổn không?" Nó điều khiển con người từ phần não nhỏ là 1 cái giếng sâu hút, đen tối của tiềm thức, là nơi cư trú của bản năng và kinh nghiệm và mọi yếu tố sáng tạo khác và khả năng phán đoán đúng. Nó đưa chúng ta tới vỏ bọc của logic ý thức. Bác sĩ lo sợ khá sớm, " Tôi nghi ngờ liệu bệnh đau đầu có thể là do 1 khối u, nhưng ai sẽ bảo vệ tôi nếu đúng như thế, thế nên tôi có lẽ sẽ chỉ cho chụp cộng hưởng từ (MRI, khác với chụp CT)." Sau đó bạn đã lãng phí 200 tỉ $ vào các xét nghiệm không cần thiết. Nếu bạn khiến mọi người tự ý thức về các phán xét của mình, theo các nghiên cứu cho thấy bạn sẽ khiến họ đưa ra các phán xét tồi tệ hơn. Néue bạn bảo nhạc công piano nghĩ về cách cô ấy đánh phím đàn khi đang chơi 1 bản nhạc, cô ấy sẽ không thể chơi bản nhạc đó. Tự ý thức là kẻ thù của sự hoàn hảo. Edison đã chỉ ra rất rõ. Ông nói, " Quái, đừng có mà đưa luật ra đây, chúng tôi đang cố hoàn thiện 1 thứ đây." (Tiếng cười) Vậy, làm sao để phục hồi sự tin cậy? Tu chỉnh luật rõ ràng là không đủ. Và cải cách sai phạm dân sự, 1 ý tưởng hay làm giảm bớt chi phí nếu bạn là doanh nhân nhưng nó giống 1 miếng băng dán lên vết thương mở miệng của sự thiếu tin cậy. Các bang có cải cách sai phạm dân sự mở rộng vẫn phải chịu mọi sự bệnh tật. Nên điều cần thiết không chỉ là giới hạn các quyền khiếu nại, mà phải thực sự xây dựng được 1 nền tảng chắc chắn cho sự tự do. Hóa ra sự tự do có 1 cấu trúc khá máy móc, câu nệ. Và đó là: luật pháp thiết lập các ranh giới và ở 1 bên ranh giới là những thứ bạn không thể làm hoặc phải làm. Không được ăn trộm. Phải trả thuế. Nhưng các ranh giới giống nhau đó phải xác lập và bảo vệ 1 nền tảng vững chắc của sự tự do. Isaiah Berlin đã nói, " Luật pháp thiết lập các giới tuyến, con người không được dịch chuyển để trở nên bất khả xâm phạm." Chúng ta đã quên mất phần thứ 2. Các con đê đó đã vỡ. Mọi người lội qua pháp luật suốt ngày. Vậy điều cần thiết bây giờ là tái xây dựng các ranh giới đó. Và đặc biệt quan trọng là phải tái xây dựng các hạn chế ranh giới cho các vụ kiện tụng. Vì người dân có thể kiện vì những thứ giúp thiết lập nên các ranh giới cho sự tự do của những người khác. Nếu ai đó kiện vì 1 đứa trẻ ngã khỏi ván bập bênh thì bất kể điều gì diễn ra trong vụ kiện mọi ván bập bênh khác sẽ phải biến mất. Vì không ai muốn dây dưa với nguy cơ vướng vào 1 vụ kiện. Và đó là điều xảy ra. Không ván bập bênh, cầu trượt ngựa gỗ, leo thừng, trẻ em khoảng hơn 4 tuổi sẽ chẳng hứng thú với trò gì vì chúng không thấy có tí mạo hiểm gì trong đó. Vậy, làm sao chúng ta tái xây dựng được ranh giới đó? Cuộc sống quá phức tạp cho ... (Vỗ tay) Cuộc sống quá phức tạp đối với 1 chương trình phần mềm. Mọi lựa chọn liên quan đến việc phán xét giá trị, và các quy tắc xã hội, chứ không phải các sự việc khách quan. Và đây là đề xuất thứ 4. Đây là những gì chúng ta có, chúng ta phải thay đổi theo triết lý đó. Và có 2 yếu tố thiết yếu của nó. Chúng ta phải đơn giản hóa pháp luật. Phải di cư khỏi mọi sự rắc rối phức tạp này để hướng tới các mục tiêu và nguyên tắc khái quát. Hiến pháp chỉ dài 16 trang. Hoạt động khá hiệu quả trong 200 năm qua. Luật phap phải đơn giản đủ để mọi người có thể tiếp nhận trong các lựa chọn hàng ngày. nếu họ không thể tiếp thu nó, họ sẽ không tin nó. Và làm sao để đơn giản hóa nó? Vì cuộc sống là phức tạp. Và đây là thay đổi khó khăn nhất cũng là thay đổi to lớn nhất. Chúng ta phải phục hồi thẩm quyền của các thẩm phán và quan chức để họ diễn giải và áp dụng luật pháp. (Vỗ tay) Chúng ta phải nhân đạo hóa luật pháp. Đơn giản hóa luật pháp để mọi người cảm thấy tự do những người chịu trách nhiệm phải được tự do sử dụng sự suy xét của mình để diễn giải và áp dụng luật pháp cùng với các quy tắc xã hội phù hợp. Khi bạn đang đi trên vỉa hè vàoban ngày bạn phải nghĩ rằng nếu có 1 cuộc tranh luận, liệu có ai đó trong xã hội coi công việc của họ là bảo vệ bạn không, nếu mà bạn đang làm đúng. Người đó ngày nay không tồn tại Đây là rào cản khó khăn nhất. Không thực sự khó đến vậy đâu. 98% các vụ việc đều dễ như ăn kẹo. Có lẽ bạn đòi ai đó bồi thường 100$ tại toà án khiếu kiện địa phương vì bị mất cái quần nhưng không phải tại 1 phiên tòa xét xử vì và đòi bồi thường hàng triệu đô la. Vụ thưa kiện bị bãi bỏ mà không gây thiệt hại hay tái gửi hồ sơ tại tòa án địa phương. Chỉ cần 5 phút. Thế thôi. Nó không khó đến thế. Nhưng đó là 1 rào cản khỏ khăn vì chúng ta đã rơi vào bãi cát lún pháp luật vì chúng ta thức tỉnh vào những năm 60 với các giá trị xấu xa, phân biệt chủng tộc giới tính, ô nhiễm. Đó là các giá trị tồi. Và chúng ta muốn hình thành 1 hệ thống luật để trừ bỏ các giá trị xấu xa đó. Vấn đề là chúng ta đã tạo ra 1 hệ thống mà chúng ta đã loại bỏ quyền có các giá trị tốt. Điều đó không có nghĩa mọi người có thẩm quyền làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ vẫn bị hạn chế bởi các mục tiêu và nguyên tắc pháp luật. Giáo viên phải chịu trách nhiệm trước nguyên tắc. Quan tòa phải chịu trách nhiệm trước 1 tòa thượng thẩm. Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Nhưng các trách nhiệm đó đánh giá quyết định chống lại ảnh hưởng lên người dân không chỉ với những người không bằng lòng. Bạn không thể điều hành 1 xã hội với mẫu số chung nhỏ nhất. (Vỗ tay) Vậy,điều cần thiét là 1 sự thay đổi căn bản trong triết lý. Chúng ta có thể giả quyết vấn đề này nếu thay đổi triết lý của chúng ta. Chúng ta đã được dạy rằng thẩm quyền là kẻ thù của tự do. Điều đó không đúng. Thẩm quyền, thực ra là tối quan trọng cho sự tự do. Luật pháp là thể chế loài người. Trách nhiệm là thể chế loài người. Nếu giáo viên không có quyền quản lý lớp học, giữ trật tự, thì học sinh sẽ phải chịu hậu quả. Nếu quan tòa không có thẩm quyền đá phăng các vụ kiện đòi bồi thường vô lý thì chúng ta sẽ phải cẩn trọng dè dặt cả đời. Nếu công ty môi trường không thể quyết định dây điện tốt cho môi trường thì sẽ không có cách gì để tải điện từ các trang trại phong năng đến thành phố. Một xã hội tự do đòi hỏi đèn đỏ và đèn xanh, nếu không nó sẽ sớm thành nơi chuyên ách tắc giao thông. Đó là điều đã xảy ra với nước Mỹ. Hãy nhìn xung quanh. Thế giới cần bây giờ là tái thiết thẩm quyền để đưa ra các lựa chọn chung. Đó là cách duy nhất lấy lại sự tự do của chúng ta. Và đó là cách duy nhất giải phóng năng lượng và niềm đa mê cần thiết để chúng ta có thể đáp ứng các thách thức của thời đại. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Có ai biết ống nghe được phát minh khi nào không? Đoán thử xem? Vào năm 1816. Và tôi có thể nói rằng, vào năm 2016, bác sĩ không cần mang ống nghe khắp nơi. Sẽ có những bước đột phá trong công nghệ, và đó là một phần của sự thay đổi trong y học. Thứ đã thay đổi xã hội của chúng ta chính là những thiết bị không dây. Trong tương lai sẽ là thiết bị y tế kĩ thuật số không dây, OK? Vậy để tôi cho bạn một vài ví dụ để làm rõ điều này hơn. Ví dụ đầu tiên. Đây là một điện tâm đồ. Là một bác sĩ tim mạch, khi bạn có thể thấy thực tế một bệnh nhân, một cá thể, ở bất kì đâu trên thế giới trên chiếc điện thoại thông minh của bạn, theo dõi nhịp tim của bạn, thật phi thường và điều đó đang diễn ra với chúng ta. Nhưng đây chỉ mới là sự hởi đầu. Bạn có thể kiểm tra mail của bạn khi bạn đang ngồi đây. Trong tương lai bạn có thể kiểm tra tất cả các dấu hiệu sống trên người, tất cả dấu hiệu: nhịp tim, huyết áp, lượng oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể.. Thiết bị này hiện đã được áp dụng. Đó là Airstrip Technologies. Và bây giờ nó đã được kết nối- hay nói đúng hơn là, kết nối không dây - bằng cách tập hợp những tín hiệu này lại ở bệnh viện, ở bộ phận chăm sóc đặc biệt, và đưa dữ liệu lên smartphone cho các bác sĩ. Nếu bạn là một phụ huynh, bạn có muốn sở hữu năng lực giám sát, một cách liên tục, nhịp tim của thai nhi, sự co bóp của tử cung và không phải quá lo lắng liệu mọi thứ có ổn hay không trong quá trình mang thai, và thời kì sinh nở? Tiến xa hơn nữa, ngày nay chúng ta có máy cảm biến đo nồng độ đường. Ngay bây giờ, chúng đang nằm dưới da, nhưng trong tương lai, chúng sẽ không cần được cấy vào nữa. Và tất nhiên, cố gắng duy trì lượng đường trong giới hạn cho phép từ 75 đến 200, kiểm tra lượng đường 5 phút 1 lần nhờ cảm biến liên tục của máy cho bạn thấy nó tác động đến bệnh đái tháo đường ra sao. Và còn về giấc ngủ thì sao? Chúng ta sẽ đào sâu vào nó một chút. Con người thường dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Sẽ ra sao nếu, trên điện thoại của bạn, thứ sẽ có trong vài tuần tới, hiển thị được thời lượng giấc ngủ? Và đây, như bạn đã thấy, thời gian thức giấc là màu cam. REM, giai đoạn xuất hiện giấc mơ, trạng thái mơ, hiển thị bằng màu xanh nhạt; và chế độ chợp mắt hiển thị bằng màu xám; giấc ngủ sâu, giấc ngủ giúp hồi phục sức khỏe, hiện thị bằng màu xanh đậm. Còn về việc tính lượng calo thì sao? và đây là khả năng, trong thực tế, sẽ thực sự đo lượng calo mà cơ thể lấy vào cũng như tiêu thụ, thông qua Band-Aid. Bây giờ, những gì tôi đã nói là về những số liệu sinh lý học. Nhưng điều tôi muốn hướng đến, lĩnh vực tiếp theo, rất nhanh chóng, và tại sao ống nghe đang dần trở nên không cần thiết, đó là bởi vì chúng ta có thể nghe tốt hơn âm thanh của van tim, và những tiếng thở, bởi vì giờ đây, đã có 1 thiết bị cầm tay siêu âm được giới thiệu bởi G.E. Tại sao thiết bị này lại quan trọng? Bởi vì nó nhạy hơn nhiều. Đây là một ví dụ về siêu âm bụng và đồng thời là siêu âm tim, tất cả đều được truyền vô tuyến, còn đây là 1 ví dụ về việc quan sát bào thai trên điện thoại thông minh. Và chúng ta không chỉ nói về chỉ tiêu sinh lý- những thước đo của dấu hiệu sinh tồn, hay những thứ về sinh lý học, mà còn là về hình ảnh thứ cũng sẽ hiển thị trên điện thoại. Còn đây sẽ là ví dụ của một công nghệ lỗi thời, sắp bị lãng quên: Holter Monitor. Đo trong 24 giờ, nhiều dây nhợ. Giờ đây chỉ là một miếng dán nhỏ. Bạn có thể dán nó lên người trong 2 tuần Và gửi thông tin qua mail. Vậy thì nó hoạt động như thế nào? Những miếng dán hoặc những cảm biến sẽ được dán lên giày, hay trên cổ tay áo. Nó sẽ gửi đi một tín hiệu và tạo ra một mạng lưới của cơ thể kết nối với một cổng nối. Cổng này có thể là điện thoại hoặc là máy chuyên dụng, ngày nay đa số là cổng chuyên dụng, vì không được tích hợp tốt. Những tín hiệu này sau đó được gửi lên web hay dịch vụ đám mây và sau đó nó được xử lí và gửi đi, tới người chăm sóc, bác sĩ, hoặc gửi lại cho bệnh nhân, ... Về cơ bản đây đơn giản là cách hoạt động của công nghệ này. Bây giờ, tôi có một thiết bị đã được mở. Tôi không muốn cởi áo ra cho các bạn thấy nhưng tôi đảm bảo là nó đã mở. Thiết bị này không chỉ đo nhịp tim, như các bạn đã thấy đó, nhưng mà nó còn làm được hơn thế nữa. Đây là tôi. Và bạn có thể thấy được ECG. Bên dưới đó là nhịp tim và khuynh hướng, ở bên phải đó là BioC. Đó là trạng thái lưu thông, trạng thái này rất quan trọng nếu bạn đang giám sát ai mắc bệnh suy tim. Và dưới đó chính là nhiệt độ cơ thể, và sự hô hấp, và oxy, và vị trí hoạt động. Điều này rất nổi bật, bởi vì thiết vị này đo được 7 thứ đó là những dấu hiệu rất cần thiết khi chúng ta giám sát người mắc bệnh suy tim. OK? Và tại sao điều này lại rất quan trọng? đây là cái giường đắt nhất. Nếu chúng ta có thể giảm đi nhu cầu cho giường bệnh thì sao? Chúng ta có thể đấy. Đầu tiên, bệnh suy tim là nguyên nhân số một đối với việc quản lí bệnh viện tại quốc gia này. Chi phí chữa suy tim là 37 tỉ đô la một năm, chiếm 80% việc nằm viện. Và sau khi ở lại bệnh viện trong vòng 30 ngày để kiểm tra sức khỏe dành cho những ai từ 65 tuổi trở lên, là -- 27% được nhận lại trong 30 ngày, và khoảng 6 tháng, hơn 56% được chấp nhận. Vậy ta có thể cải thiện được? À, ý tưởng là chúng ta có thiết bị mà tôi đang đeo, và chúng ta tiến hành với 600 bệnh nhân mắc bệnh suy tim, được chỉ ngẫu nhiên, đối lập 600 người không được giám sát hoạt động, xem xét liệu ta có thể làm giảm việc tái nhập viện vì suy tim, thật thú vị. Bắt đầu tiến hành thử nghiệm, bạn sẽ nghe nhiều hơn về cách tiến hành, nhưng đó là một loại thử nghiệm thiết bị không dây có thể thay đổi nền y học trong vài năm tới. Tại sao là bây giờ? Sao chuyện này lại đột ngột trở thành hiện thực, một hướng đi thú vị trong tương lai y học? Những gì chúng ta có là, bằng cách nào đó, một cơn bão tích cực hoàn hảo. Thiết lập chăm sóc y tế hướng tiêu dùng. Đó là nơi mọi thứ bắt đầu. Để tôi kể chi tiết về lí do tại sao đây lại là một chuyển biến lớn nếu bạn không chú ý: 1.2 triệu người Mĩ mang giày Nike, mà một phần của cơ thể liên kết đôi giày, đế giày với iPhone, hay iPod. Và ảnh bìa của tạp chí Wired thật sự bắt mắt; chủ yếu nói về giày Nike cách nhanh chóng được áp dụng để theo dõi sinh lý tập thể dục và chi tiêu năng lượng. Đây là vài điều, những nguyên tắc hướng dẫn mà chúng ta cần phải nhớ: Cuộc cách mạng y tế theo hướng dữ liệu hứa hẹn sẽ khiến tất cả chúng ta khỏe hơn, nhanh hơn, và mạnh hơn. Sống theo những con số." Và điều này, thật sự cho thấy, kể từ tháng Bảy, bìa báo này: "Cuộc vận động số liệu cá nhân được lan truyền qua việc ăn kiêng và thể dục. Về việc theo dõi mọi khía cạnh cuộc sống, giấc ngủ, tâm trạng, cơn đau, 24/7 trong suốt 365 ngày." À, tôi đã thử thiết bị này. Nhiều bạn nhận được Philips Direct Life. Tôi không có một trong số chúng, nhưng tôi đã có Fitbit. Trông giống như vầy. Giống như máy gia tốc không dây và máy đo bước. Tôi muốn đưa kết quả kiểm tra để bạn thấy, vì tôi muốn hiểu về phong trào tiêu dùng. Hi vọng Philips Direct Life có hiệu quả. Tôi hi vọng vậy. Nhưng cái này kiểm soát thức ăn, hoạt động và theo dõi cân nặng. Tuy nhiên, bạn phải đặt hết mọi thứ vào. Điều duy nhất thật sự được theo dõi chính là hoạt động, và thậm chí sau đó, cũng chưa hoàn chỉnh. Cho nên, bạn tập thể dục và nó chọn bài cho bạn. Bạn nhập chiều cao và cân nặng, nó sẽ tính toán chỉ số BMI, và dĩ nhiên nó cũng cho bạn biết bạn đang giảm bao nhiêu ca-lo trong lúc tập, và bao nhiêu ca-lo cơ thể bạn hấp thụ, nếu bạn cứ ăn các loại thực phẩm. Nhưng nó thật sự muốn bạn tham gia hoạt động hơn. Và tôi cũng áp dụng điều này, và dĩ nhiên tôi khá hài lòng khi nó chọn bài tập dài 42 phút, tôi chọn tỉnh lược, nhưng sau đó nó muốn nhiều thông tin hơn. Bảo rằng, "Bạn muốn hoạt động sinh lí. Bạn làm điều đó trong bao lâu?" (Cười) Và nó báo, "Độ khó ra sao?" (Cười) Hơn nữa, "Bắt đầu nào." Giờ nókhông xảy ra - chỉ vì không hiệu quả, Ý tôi là, nó không hoạt động. Vì vậy, giờ tôi muốn đi ngủ. Ai sẽ từng nghĩ bạn có thể sở hữu EEG cho riêng mình tại nhà, được đính kèm đồng hồ báo thức dễ thương? Đây là dải băng dành cho chiếc đồng hồ báo thức. Nó kiểm soát sóng não liên tục, lúc bạn ngủ. Tôi đã làm như vậy khoảng 7 ngày chuẩn bị cho TEDMed. Nó quan trọng vì 1/3 cuộc đời chúng ta liên quan đến việc ngủ. Dĩ nhiên tại đây có bao nhiêu vấn đề mọi người gặp phải trong lúc ngủ? Thường chiếm 90%. Bạn nên kể tôi nghe bạn ngủ tốt hơn dự kiến. Được thôi, à, đây là tuần lễ của việc ngủ nghỉ trong đời tôi, và bạn nhận được điểm Z.Q. Thay vì là điểm I.Q, bạn nhận được điểm Z.Q. khi bạn tỉnh dậy. Bạn nói rằng, "Ồ, được thôi." Và điểm Z.Q. được điều chỉnh theo độ tuổi, và bạn có thể nhận được điểm càng cao như bạn muốn. Nên đây chính là giấc ngủ trong từng khắc, hoặc từng phút một. Và bạn thấy đó, Z.Q. có dư ra 80. Và thời gian thức được tô màu cam. Và đây có thể là một vấn đề khi tôi nghiên cứu. Vì nó không chỉ giúp bạn định lượng giấc ngủ, mà còn cho người khác biết bạn đang thức. Vì vậy, khi vợ tôi vào phòng và cô ấy có thể cho rằng tôi đang thức. "Eric, em muốn bàn với anh một chuyện." Và tôi đang cố gắng giả chết. Chuyện này rất rất là ấn tượng. Được rồi. Và đó là đêm đầu tiên. Và lần này thì được 67, và đó là một con số không ổn chút nào. Điều này cho biết bạn có bao nhiêu trong chu kì REM, chu kì ngủ sâu, và các loại tương tự. Điều này thật sự thú vị bởi vì nó chỉ ra định lượng về tất cả chu kì ngủ khác nhau. Vì vậy, nó cũng cho thấy cách bạn so sánh với nhóm tuổi. Tương tự cuộc thi đua quản lí giấc ngủ. Và đây là điều thật sự thú vị. Hãy nhìn điểm này, "À, tôi không nghĩ tôi là một người ngủ đủ, nhưng thật ra tôi đã làm tốt hơn những người trong độ tuổi 50 -60." OK? Điều quan trọng mà tôi không biết là, là tôi là một người hay mơ mộng. Được rồi. Giờ hãy chuyển đề tài về giấc ngủ sang bệnh tật nào. 80% người Mĩ mắc bệnh mãn tính, hoặc 80% độ tuổi hơn 65 mắc phải hơn 2 căn bệnh mãn tính, 140 triệu người Mĩ mắc phải một hoặc nhiều bệnh mãn tính, và dù gì thì, 80% trong số 1.5 tỉ tỉ chi phí liên quan đến bệnh mãn tính. Bệnh đái đường là một vấn đề lớn. Gần như 24 triệu người mắc bệnh đái đường. Và đây là bản đồ mới nhất. Được phát hành chỉ khoảng hơn một tuần trước trên báo New York Times, và có vẻ như không được đẹp lắm. Có khoảng 29% đàn ông hơn 60 tuổi trong cả nước mắc bệnh đái tháo đường type II, và phụ nữ, dù ít hơn, nhưng tỉ lệ cũng khá cao, Nhưng dĩ nhiên chúng ta có cách đo được về mặt cơ bản, với máy cảm biến đo được đường trong máu, điều này quan trọng vì ta có thể kiểm tra tăng đường huyết có lẽ ta cũng không biết, cũng như giảm đường huyết. Bạn có thể thấy các chấm đỏ, trong trường hợp của bệnh nhân này, là ngón tay cái, Nhưng cứ tiếp tục quan sát, sẽ bắt được những thông tin cần thiết. Mặc dù tương lai của chuyện này, có thể trở thành hiện tượng giống cao dán, và điều đó không quá xa vời. Hãy để tôi chỉ cho bạn thấy, nhanh thôi, 10 mục tiêu hàng đầu với y học không dây. Tất cả mọi thứ đều có thể xảy ra -- một vài trong số đó ở rất gần, hoặc đã, như bạn đã từng nghe, có sẵn hiện nay, ở một dạng thức nào đó. Bệnh Alzheimer: 5 triệu người bị bệnh, bạn có thể kiểm tra dấu hiệu quan trọng, hoạt động, sự cân bằng. Hen suyễn: chiếm phần lớn, chúng ta có thể kiểm tra vài thứ: lượng vi khuẩn, chất lượng không khí, tỉ lệ hô hấp. Ung thư vú, tôi sẽ nhanh chóng chỉ ra ví dụ về sự thật này. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trầm cảm, cách tiếp cận tuyệt vời với nó trong những rối loạn cảm xúc. Bệnh đái tháo đường tôi đã đề cập. Bệnh suy tim mới nói. Cao huyết áp. 74 triệu người phải tiếp tục quan sát huyết áp để nghĩ ra cách kiểm soát và ngăn ngừa. Và bệnh béo phì chúng ta vừa nói, có nhiều cách để trị. Kể cả rối loạn giấc ngủ. Cách này hiệu quả trên toàn thế giới. Dùng điện thoại thông minh và điện thoại thông thường hôm nay thật đặc biệt. Và bài báo từ nhà kinh tế tống kết lại cơ hội đối với y học trong thế giới phát triển: "Điện thoại di động tạo sự khác biệt lớn trong cuộc sống của ta, với tốc độ nhanh hơn so với công nghệ cũ." Đó là trước khi ta tiếp tục dự án nhỏ trong y học thế giới. Tuổi tác: Vấn đề này khá lớn, 300 000 người bị gãy xương hông mỗi năm; nhưng cách chữa trị thật khác thường, và chúng bao gồm nhiều thứ khác nhau. Một trong số đó tôi muốn đề cập: iShoe là một ví dụ của máy cảm biến mà cải thiện xúc giác dành cho người lớn tuổi để ngăn việc té ngã. Một trong những cách khác nhau dùng máy cảm biến không dây. Vì vậy, chúng ta có thể đổi thuốc trong lúc chăm sóc, độ tuổi từ trẻ chưa được sinh ra cho đến người lớn; công nghiệp dược phẩm thay đổi; trùm quang phổ bệnh tật -- tôi hi vọng mình đã chỉ rõ -- trên toàn cầu. Có 2 thứ thật sự có thể thúc đẩy toàn bộ quá trình. Chúng ta rất may mắn -- một trong số đó là để phát triển viện đặc biệt và thật hiệu quả khi bắt đầu cùng Scripps và Qualcomm... và sau đó may mắn hơn khi gặp gỡ Gary và Mary West, đứng sau việc xây dựng viện sức khỏe không dây này. San Diego là một nơi tuyệt vời để áp dụng. Có hơn 650 công ti không dây, trong số đó có 100 hoặc hơn đang áp dụng y học không dây. Đó là nguồn tin thương mại số một, và thật thú vị nó kết hợp với hơn 500 công ti khoa học đời sống. Viện không dây, viện y học không dây phía Tây, thật sự phát triển vượt trội dành cho 2 người phi thường. những người có mặt tại đây đêm nay: Gary và Mary West. Và tôi muốn dành 1 tràng pháo tay dành cho họ vì đã sáng lập ra nó. (Vỗ tay) Các tổ chức từ thiện lớn đã áp dụng, và đó là một trung tâm giáo dục phi chính phủ thật sự sắp được mở. Trông như vầy, cả một tòa nhà chuyên môn. Điều mà nó cố gắng làm là giục kỉ nguyên này nhận nhu cầu chữa trị bất ngờ, làm việc và cải tiến -- và chúng ta chỉ định kĩ sư trưởng, Mehran Mehregany. điều đó đã được thông báo vào thứ hai -- sau đó tiến lên cùng sự phát triển, thử nghiệm lâm sàng hợp lệ, sau đó đổi phương pháp trị liệu, điều thách thức nhất trong số đó là, yêu cầu sự quan tâm việc bồi thường, chính sách y tế, kinh tế. Một điều khác, ngoài việc có được một viện lớn để thúc đấy quá trình này là bảng hướng dẫn, và dĩ nhiên nó dựa trên thực tế là y học kĩ thuật số. Nếu chúng ta hiểu sinh học từ gen và chức năng gen và không dây thông qua kiểu hình sinh học, điều đó quan trọng. Vì điều cần làm là có sự hội tụ như chúng ta từng có trước đó. Hơn 80 căn bệnh được chữa trị ở cấp độ gen, nhưng điều này khá là lạ: nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nguồn gốc của nó trong 2.5 năm trở lại hơn cả lịch sử nhân loại. Và khi bạn kết hợp lại, ví dụ, giờ một ứng dụng trên iPhone với kiểu gen của bạn để dẫn trị liệu thuốc ... nhưng, tương lai -- ta có thể biết được ai mắc bệnh đái tháo đường loại II từ những biến thể chung, và nó sẽ được lấp đầy hơn với biến thể tần số thấp trong tương lai. Ta có thể biết ai sẽ mắc bệnh ung thư vú từ nhiều loại gen khác nhau. Chúng ta cũng có thể biết ai mắc bệnh rung nhĩ kịch phát. Và cuối cùng, một ví dụ khác: đột tử do tim. Mỗi một loại đều có máy cảm biến. Chúng ta có thể để máy cảm biến đo lượng đường rồi tìm cách phòng ngừa. Chúng ta có thể ngăn ngừa, hoặc phát hiện sớm nhất có thể, đối với ung thư ngực thì dùng thiết bị siêu âm để kiểm tra bệnh nhân. iPatch, iRhythm, rung nhĩ kịch phát. Những dấu hiện quan trọng được kiểm soát để ngăn ngừa chết vì suy tim. Chúng ta mất 100 000 người ở Mĩ vì mắc phải căn bệnh này. Cho nên, tôi hi vọng mình thuyết phục được các bạn, về tầm ảnh hưởng của tài nguyên trong bệnh viện cần nghiên cứu kĩ và sau đó ảnh hưởng đến bệnh tật cũng khá là ấn tượng đối với các loại bệnh và nhiều thứ khác. Điều này thật sự nâng cấp chất lượng y học cá nhân lên tầm cao mới và điều đó là cải tiến đáng khích, và tôi nghĩ nó đại diện cho thiên nga đen trong y học. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi nghĩ mình sẽ bắt đầu và nói một chút chính xác thì tự kỷ là gì. Tự kỷ là một thể liên tục rất lớn từ những trường hợp rất xấu, đó là trường hợp đứa trẻ không thể hiểu ngôn ngữ, cho tới những nhà khoa học và kỹ sư tài năng. Và tôi thực sự thấy thoải mái ở đây. Bởi có rất nhiều gen tự kỷ ở chỗ này. Các bạn sẽ không bị ... (Tiếng vỗ tay)™ Đó là một dải tính cách. Khi một người mọt sách mắc phải hội chứng Asperger, một chứng tự kỷ nhẹ? Ý tôi là Einstein và Mozart và Tesla, có thể sẽ được chẩn đoán là mắc phải bệnh tự kỷ ngày nay. Và một trong những điều thực sự khiến tôi quan tâm đó là đưa những đứa trẻ này trở thành người sẽ sáng tạo ra những điều tiềm năng kế tiếp, điều mà Bill Gates đã nói sáng nay. Nào. Giờ thì, các bạn muốn hiểu tự kỷ, loài vật. Và tôi muốn nói về những cách tư duy khác nhau. Bạn phải rời xa từ ngữ. Tôi tư duy bằng hình ảnh. Tôi không tư duy bằng ngôn ngữ. Điều đáng nói nhất về bộ óc tự kỷ đó chính là nó chú tâm đến từng chi tiết. Đây là một bài kiểm tra xem là bạn sẽ nhận ra những chữ cái to, hoặc nhận ra những chữ cái nhỏ. Và bộ óc tự kỷ sẽ nhận ra những chữ nhỏ nhanh hơn. Đó là vì bộ óc bình thường bỏ qua các chi tiết. Nếu bạn xây một câu cầu, các chi tiết là điều khá quan trọng. bởi nó sẽ sụp đổ nếu bạn bỏ qua các chi tiết. Và một trong những quan tâm của tôi đối với các chính sách hiện hành đó là mọi thứ đang trở nên quá trừu tượng. Mọi người đang rời xa những việc thực tế. Tôi thực sự lo rằng nhiều trường học đã bỏ qua các lớp thực tế, bởi nghệ thuât, và các lớp tương tự, đó là những môn mà tôi học tốt. Trong việc chăm nuôi gia súc của tôi, tôi nhận thấy rằng nhiều thứ mà hầu hết mọi người không nhận ra sẽ khiến gia súc rụt lại. Chẳng hạn, lá cờ ngay đang bay, ngay trước cơ sở thú y. Nơi cho gia súc ăn này chuẩn bị dỡ bỏ toàn bộ cơ sở thú y, và tất cả những việc họ cần làm là chuyển lá cờ đi. Chuyển đi nhanh chóng. Đầu thập niên 70 khi tôi bắt đầu công việc, tôi đến thẳng máng ăn để xem gia súc đang nhìn gì. Mọi người xem thật là điên rồ. Một cái áo khoác vắt trên bờ rào khiến chúng rút lại. Những cái bóng khiến chúng rụt lại, một cái ống trên sàn. Mọi người không để ý tới những thứ đó, một sợi xích treo xuống, và cái đó được làm rất đẹp trong phim. Thực tế tôi yêu bộ phim bởi họ sao chép tất cả các dự án của tôi. Đó là mặt lập dị của tôi. Những bức vẽ của tôi cũng được giới thiệu trong phim. Và thật ra nó tên là Temple Grandin, không phải là Tư duy bằng hình ảnh. Vậy thì tư duy bằng hình ảnh là gì? Bản chất nó là những thước phim trong đầu bạn. Trí óc tôi giống như cách Google tìm kiếm hình ảnh. Khi còn nhỏ, tôi không biết rằng tư duy của mình là khác người. Tôi tưởng tất cả mọi người đều tư duy bằng hình ảnh. Và khi thực hiện cuốn sách, Tư duy bằng hình ảnh, tôi bắt đầu phỏng vấn mọi người về cách mà họ suy tư duy. Tôi sửng sốt khi nhận ra tư duy của mình khá khác biệt. Như là nếu tôi nói "Nghĩ về các tháp chuông nhà thờ" mọi người thường nghĩ đến cái chung chung. Có thể điều đó không đúng ở đây nhưng sẽ đúng ở rất nhiều nơi khác. Tôi chỉ thấy những hình ảnh cụ thể. Chúng lóe lên trong trí nhớ của tôi, như cách Google tìm kiếm hình ảnh. Trong phim, họ có một cảnh rất tuyệt, khi từ "giầy" được nói, thì một đống giầy thuộc những năm 50 và 60 xuất hiện trong trí tưởng tượng của tôi. Đây là nhà thờ của tuổi thơ tôi. Rất cụ thể. Còn nữa, Pháo đài Collins, Còn những nơi nổi tiếng thì sao? Và chúng cứ xuất hiện, đại loại như thế này. Rất nhanh chóng, giống như cách Google tìm kiếm hình ảnh. Và chúng xuất hiện từng cái một. Khi đó tôi nghĩ, có thể sẽ có tuyết rơi, hay có thể sẽ có bão sấm chớp, và tôi có thể lưu giữ chúng lại trong đầu, biến thành các thước phim. Tư duy hình ảnh là một tài sản vô cùng đáng giá trong công việc thiết kế cơ sở chế biến gia súc. Tôi đã dồn sức vào việc cải thiện cách thức gia súc được xử lý ở cơ sở giết mổ. Tôi sẽ trình bày vào bất cứ vấn đề gì về việc giết mổ. Tôi có để nó trên Youtube nếu các bạn muốn xem. Nhưng một trong những điều tôi có thể làm trong việc thiết kế đó là tôi có thể thử nghiệm một thiết bị trong trí óc mình, giống như một hệ thống máy tính thế giới thực tế ảo. Và đây là ảnh vệ tinh một khu giải trí thuộc một trong những dự án sử dụng trong phim. Cái đấy thật hết sảy. Và có rất nhiều loại ngước mắc hội chứng Asperger, và tự kỷ, cùng làm việc trong nhóm làm phim luôn. (Tiếng cười) Một trong những thứ làm tôi lo lắng đó là những đứa trẻ nhỏ hơn thế này sẽ đi đâu. Chúng sẽ không đến Thung lũng Silicon, nơi mà chúng thuộc về. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Một trong những thứ tôi học được rất sớm bởi tôi không giao tiếp rộng đó là tôi phải bán công trình của mình, không phải bản thân mình. Và cách mà tôi bán công việc liên quan đến gia súc là tôi cho họ xem các bức tranh, tôi khoe những bức ảnh vạn vật Một điều khác giúp đỡ tôi, khi còn nhỏ là trong những năm 50 bạn được dạy về cách cư xử. Bạn được dạy rằng mình không thể lôi hàng ra khỏi kệ trong cửa hàng và ném nó lung tung. Khi trẻ em học tới lớp 3 hay lớp 4, bạn sẽ thấy đứa trẻ đó sẽ trở thành một người tư duy bằng hình ảnh, vẽ với chiều sâu. Tôi muốn nhấn mạnh rằng không phải mọi trẻ tự kỷ đều trở thành một người tư duy bằng hình ảnh. Tôi đã quét bộ não này vài năm trước, và tôi thường đùa rằng mình có một đường truyền internet vĩ đại chạy sâu vào trong vỏ não hình ảnh của mình. Đây là chụp căng cơ. Đường truyền internet vĩ đại của tôi lớn gấp đôi người đối chứng. Đường màu đỏ là của tôi, và đường màu xanh là người đối chứng cùng giới thính và tuổi. Tôi có một đường rất lớn và người đối chứng ở kia, đường màu xanh, có một đường thật là nhỏ. Một số nghiên cứu ngày nay cho thấy những người tự kỷ thực sự tư duy bằng vỏ não hình ảnh gốc . Điều đáng nói là, những người tư duy bằng hình ảnh chỉ là một dạng trí óc. Bạn thấy đấy, trí óc tự kỷ có xu hướng trở thành một trí óc chuyên sâu. Giỏi ở một thứ nào đó, dở ở thứ khác. Và mà tôi dở đó chính là đại số. Và tôi chưa bao giờ được cho phép học hình học hay lượng giác. Sai lầm lớn. Tôi nhận ra rất nhiều trẻ em cần phải được miễn đại số, học thẳng lên hình họcvà lượng giác. Một dạng trí óc khác là người tư duy bằng các mẫu hình. Trừu tượng hơn. Đây là những kỹ sư, lập trình viên máy tính. Đây là tư duy bằng mẫu hình. Con bọ ngựa đang cầu nguyện được tạo từ một tờ giấy duy nhất, không cắt, không dán. Và ở nền là mẫu để gấp nó. Đây là các dạng tư duy, người tư duy hình ảnh thực, như tôi. Người tư duy theo mẫu hình, những bộ não âm nhạc và toán học. Một vài người trong số họ gặp khó khăn khi đọc. Bạn cũng sẽ gặp vấn đề tương tự với những đứa trẻ nói lắp. Bạn sẽ thấy dạng trí óc khác nhau này. Và còn có trí óc ngôn ngữ nữa. Họ biết mọi sự kiện về mọi thứ. Một điều khác là các vấn đề về cảm nhận. Tôi thực sự lo vì phải đeo thứ thiết bị này trên mặt. Và tôi đã đến từ sớm hơn 1 tiếng rưỡi thế nên tôi có thể đeo vào và làm quen với nó. Họ làm cong nó để nó không chạm vào cằm tôi nữa. Nhưng cảm giác là một vấn đề. Một số đứa trẻ bị ánh sáng huỳnh quang làm khó chịu, đứa trẻ khác có vấn đề với việc cảm nhận âm thanh. Bạn biết đấy, chuyện sẽ thay đổi nhiều. Tư duy hình ảnh cho tôi sự hiểu biết hoàn toàn mới về trí óc loài vật. Bởi nghĩ xem, một con vật là một người tư duy dựa trên cảm giác, không phải ngôn ngữ. Tư duy bằng hình ảnh. Tư duy bằng âm thanh. Tư duy bằng mùi hương. Nghĩ về bao nhiêu thông tin có trên trục nước cứu hỏa ở địa phương. Nó biết ai đã ở đó, vào lúc nào, họ là bạn hay thù, có ai mà nó có thể kết bạn được không. Có vô vàn thông tin trên trục nước cứu hỏa đó. Những thông tin vô cùng chi tiết. Và nhìn vào những chi tiết này cho tôi rất nhiều sự hiểu biết về động vật. Bộ óc của động vật, và của tôi nữa phân các thông tin dựa trên cảm giác thành các nhóm. Người ngồi trên lưng ngựa, và người đứng trên mặt đất, được xem như hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể có một con ngựa bị người cưỡi lạm dụng. Chúng chắc hẳn sẽ rất bình thường với bác sỹ thú y, và người đánh móng ngữa, nhưng bạn không thể cưới lên nó. Bạn có một con ngựa khác, dường như người làm móng ngựa đã đánh nó ở đâu đó, và nó rất đáng sợ đối với mọi thứ trên mặt đất, với bác sĩ thú y, nhưng người ta có thể cưỡi lên nó. Gia súc cũng tương tự như vậy. Người cưỡi ngựa và người đứng trên đất, họ là hai sự vật khác nhau. Bạn thấy đấy, đó là một bức tranh khác. Tôi muốn các bạn nghĩ xem việc này chi tiết đến thế nào. Khả năng phân chia các thông tin thành nhóm, Tôi nhận thấy rất nhiều người không giỏi việc này lắm. Khi tôi đi sửa chữa thiết bị hay có vấn đề ở nhà máy, họ có vẻ không thể nhận ra "Tôi có một vấn đề với việc đào tạo nhân lực chăng? Hay tôi đã làm hư thiết bị đó?" Nói cách khác, phân loại vấn đề thiết bị với vấn đề nhân lực. Tôi thấy rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đó. Giờ giả sử tôi nhận ra đó là một vấn đề thiết bị. Đó có phải là một vấn đề nhỏ mà tôi có thể sửa bằng dụng cụ đơn giản? Hay toàn bộ thiết kế của hệ thống đã trục trặc? Nhiều người gặp khó khăn tìm hiểu điều đó. Hãy nhìn vào việc giống như, giải quyết vấn đề để nâng cao an toàn hàng không. Vâng, tôi đã bay một triệu dặm. Tôi đã đi máy bay rất nhiều, và nếu tôi ở Cục Liên bang Hàng không (FAA), tôi sẽ chủ yếu quan sát thứ gì? Đó sẽ là đuôi máy bay của họ. Bạn biết đấy, năm tai nạn chết người trong 20 năm vừa qua, đuôi máy bay hoặc rơi ra hoặc hút vật gì đó vào đuôi máy bay đã bị hư. theo cách nào đó. Đuôi máy bay, đơn giản thế thôi. Và khi phi công đi quanh máy bay, các bạn đoán được không? Họ không thể thấy những thứ phía trong đuôi. Bạn biết đấy, khi tôi nghĩ về điều đó, tôi đang đưa ra những thông tin cụ thể. Nó rất cụ thể. Bạn thấy đấy, tôi suy nghĩ từ dưới lên trên. Tôi lấy tất cả những mảnh nhỏ và ghép chúng lại như tranh xếp hình. Đây là một con ngựa sợ chết khiếp những chiếc mũ cao bồi màu đen. Nó đã bị ngược đãi bởi ai đó đội mũ cao bồi đen. Mũ cao bồi trắng, hoàn toàn không có vấn đề gì. Điều đáng nói là thế giới sẽ cần đến tất cả các kiểu trí óc khác nhau làm việc cùng nhau. Chúng ta cần phát triển tất cả những kiểu trí óc này. Và một trong những điều khiến tôi bức xúc, khi tôi đi nhiều nơi và tham gia các cuộc họp bàn về tự kỷ, đó là tôi gặp rất nhiều đứa trẻ mọt sách đam mê tìm tòi. Và chúng không hòa nhập cho lắm. Và không ai nghiên cứu để phát triển đam mê của chúng như cách mà khoa học thường làm. Chuyện này gợi nhớ lại mọi chuyện về thầy giáo khoa học của tôi. Thầy khoa học của tôi được thể hiện vô cùng tuyệt vời trong phim. Tôi là một học sinh chậm hiểu. Khi còn học trung học tôi không quan tâm chuyện học hành chút nào tới khi được học lớp khoa học của thầy Carlock. Ông ấy là Tiến sỹ Clarlock trong phim. Và thầy đã thử thách tôi suy nghĩ về căn phòng ảo giác. Việc đó gợi ra mọi điều về việc bạn phải cho trẻ em xem những thứ thú vị. Một trong những điều tôi nghĩ TED nên làm đó là nói với tất cả các trường học về tất cả các bài giảng tuyệt vời có ở trên TED và có mọi thứ thú vị trên mạng, để kích thích những đứa trẻ này. Bởi tôi đã gặp rất nhiều đứa trẻ mọt sách ham mê tìm tòi, và những giáo viên ở miền Trung Tây, và các vùng khác ở đất nước này khi bạn rời xa khỏi những vùng đất công nghệ này, họ không biết phải làm gì với những trẻ em này. Và họ đang không đi đúng hướng. Điểm mấu chốt là, bạn có thể khiến một bộ óc tư suy và nhận thức nhiều hơn. Hoặc trí óc của bạn có thể được hướng về giao tiếp xã hội nhiều hơn. Và những gì mà một số nghiên cứu cho thấy trong tự kỷ ngày nay, chính là việc có thể do liên kết phụ, trong những bộ óc vĩ đại, và mất một vài liên kết xã hội ở đây. Nó gần như một sự trao đổi giữa tư duy và xã hội. Và rồi bạn đạt tới mức nó quá nghiêm trọng bạn có một người không thể phát triển ngôn ngữ được. Trong bộ óc con người bình thường ngôn ngữ chiếm phần nào tư duy hình ảnh mà ta chia sẻ với động vật. Đây là nghiên cứu của Tiến sĩ Bruce Miller. Ông nghiện cứu các bệnh nhân của chứng Alzheimer bị tâm thần phân liệt thùy thái dương trước. Và tâm thần phân liệt đã ăn mòn những phần ngôn ngữ của não bộ, công trình này xuất phát từ một người đã từng lắp dàn âm thanh nổi trong ô tô. Van Gogh không biết gì về vật lý. Nhưng tôi nghĩ thật thú vị khi có một số nghiên cứu để chứng minh rằng các hình mẫu xoáy trong bức tranh này dự trên mô hình thống kê về nhiễu loạn không khí . Điều này dẫn đến ý tưởng rất thú vị rằng có thể một số biểu mẫu toán học này tồn tại ở trong đầu chúng ta. Đối với các vấn đề Wolfram tôi đã ghi chép và viết lại tất cả từ ngữ dùng để tìm kiếm mà tôi có thể dùng bởi tôi nghĩ rằng mình sẽ dùng chúng trong các bài giảng về tự kỷ. Chúng ta cần cho những trẻ em đó thấy những điều thú vị. Và trường học đã bỏ lớp cơ khí và lớp thủ công, và lớp nghệ thuật. Ý tôi là nghệ thuật là môn tôi học tốt nhất khi còn ở trường. Chúng ta phải nghĩ về tất cả những kiểu trí óc khác nhau. Và chúng ta cần thực sự làm việc với tất cả những bộ óc này bởi chúng ta thực sự cần những người như thế trong tương lai. Giờ hãy nói về công việc. Thầy khoa học tạo động lực cho tôi học hành bởi tôi là một học sinh chậm tiến mà không muốn học. Nhưng bạn biết không, tôi đã có kinh nghiệm làm việc. Tôi đã thấy quá nhiều đứa trẻ thông minh mà chưa học từng được hoạc những điều cơ bản, như là làm thế nào để đúng giờ. Tôi được dạy điều đó năm 8 tuổi. Bạn biết đấy, ngồi ăn thế nào khi đi dự tiệc Chủ nhật ở nhà bà ngoại. Tôi được dạy điều đó khi còn rất rất nhỏ. Và khi 13 tuổi tôi được làm tại một hiệu may để khâu vá quần áo. Tôi đã thực tập khi học đại học. Tôi đã xây dựng nên nhiều thứ. Và tôi cũng đã học cách làm bài tập về nhà. Khi còn nhỏ tất cả những điều tôi muốn làm là vẽ tranh những con ngựa. Mẹ tôi nói , "Nào, hãy vẽ cái gì khác đi." Chính họ mới phải học cách làm việc gì đó khác. Chẳng hạn đứa trẻ chỉ chú tâm vào trò chơi Lego. Hãy để nó xây dựng những thứ khác nhau. Điều đáng nói về một bộ óc tự kỷ đó là nó thường có xu hường chú tâm vào một thứ. Giống như một đứa trẻ thích xe đua, hãy sử dụng xe đua để dạy toán. Hãy tính thời gian để một chiếc xe đi được khoảng cách nhất định. Nói cách khác, sử dụng sự tập trung đó để tao động lực cho đứa trẻ, đó là một trong những điều ta cần làm. Tôi thực sự chán ngán khi các giáo viên, đặc biệt khi bạn đi xa khỏi vùng này của đất nước, họ không biết phải làm gì với những đứa trẻ thông minh đó. Điều đó khiến tôi phát điên. Những người tư duy hình ảnh có thể làm gì khi trưởng thành? Chúng có thể thiết kế đồ họa, mọi thứ trên máy tính, nhiếp ảnh, thiết kế công nghiệp. Những người tư duy theo hình mẫu, họ là những người sẽ trở thành các nhà toán học, các kỹ sư phần mềm, các nhà lập trình máy tính, các loại công việc như thế. Và các bạn có được những trí óc ngôn ngữ. Họ trở thành những nhà báo tài năng. Và họ cũng trở thành những diễn viên sân khấu rất tuyệt vời. Bởi là điều đáng nói về tự kỷ đó là, tôi phải học các kỹ năng xã hội như đang ở trong một vở kịch. Nó gần giống như, bạn phải học thuộc nó. Và chúng ta cần làm việc với những học sinh này. Điều này cần đến các cố vấn. Thầy giáo khoa học của tôi không phải là một nhà giáo được công nhận. Ông là một nhà khoa học không gian của NASA. Một số bang đang tiến đến việc nếu bạn có bằng sinh học, và một bằng hóa học bạn có thể tới trường học và dạy sinh hay hóa. Chúng ta cần làm thế. Bởi điều tôi đang quan sát thấy đó là những giáo viên giỏi, đối với rất nhiều đứa trẻ này, lại nằm ngoài cộng đồng đại học. Chúng ta cần tuyển một số trong những giáo viên giỏi này vào các trường trung học. Một điều khác mà có thể trở nên rất rất rất thành công là có rất nhiều có lẽ người đã nghỉ hưu sau khi làm việc trong ngành phần mềm, và họ có thể dạy con bạn. Không quan trọng nếu điều họ dạy đã lỗi thời, bởi điều bạn đang làm đó là thắp lại tia sáng. Bạn đang kích thích cho đứa trẻ đó. Kích thích đứa đứa trẻ học để sau đó nó sẽ học những cái mới. Cố vấn là vô cùng thiết yếu. Tôi không thể nhấn mạnh đầy đủ những gì thầy giáo khoa học đã làm cho tôi. Ta cần cố vấn cho họ, thuê họ làm việc. Và nếu bạn tuyển họ vào thực tập trong công ty của mình, có một điều đáng nói về tự kỷ, một dạng trí óc bị hội chứng Asperger, đó là bạn phải giao cho họ một việc cụ thể. Không chỉ nói "Thiết kế phần mềm mới." Bạn phải nói cho họ điều gì đó cụ thể hơn nhiều. "Thế này, chúng ta đang thiết kế một phần mềm cho điện thoại và nó phải có một số chức năng cụ thể. Và nó chỉ có thể sử dụng được bấy nhiêu bộ nhớ mà thôi." Đó là mức độ cụ thể bạn cần. Đến đây là kết thúc bài nói chuyện của tôi. Và tôi muốn cảm ơn mọi người đã đến. Thật là tuyệt khi được ở đây. (Tiếng vỗ tay) Ồ, anh có câu hỏi cho tôi à ? Được thôi.. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn bà rất nhiều. Bà biết đấy, khi bà viết ra, tôi rất thích câu trích dẫn này, "Nếu nhờ một phép màu nào đó, tự kỷ bị xóa bỏ khỏi bề mặt trái đất này, loài người vẫn sẽ quây quần quanh đống lửa ở cửa hang." Temple Grandin: Bởi vì anh nghĩ ai đã làm cây giáo đá đầu tiên? Người mắc chứng Asperger. Và nếu anh định loại bỏ tất cả các gen tự kỷ sẽ không còn Thung lũng Silicon nào nữa, và khủng hoảng năng lượng sẽ không thể được giải quyết. (Tiếng vỗ tay) CA: Tôi muốn hỏi bà một số câu hỏi khác. Và nếu bất cứ câu nào bà thấy không phù hợp chỉ cần nói "Câu hỏi tiếp theo." Nếu có ai ở đây có con bị tự kỷ hoặc biết một trẻ bị tự kỷ có cảm thấy muốn dứt bỏ chúng, bà sẽ cho họ lời khuyên gì? TG: Đầu tiên, các bạn phải xem đến tuổi. Nếu bạn có con hai, ba hay bốn tuổi bạn biết đấy, không lời nói, không giao tiếp xã hội, tôi không thể nhấn mạnh đầy đủ, đừng đợi, bạn cần ít nhất 20 giờ mỗi tuần dạy trẻ một kèm một. Các bạn biết đấy. vấn đề là, tự kỷ có nhiều mức độ. Sẽ có khoảng một nửa số người cùng hội chứng sẽ không thể học nói, và họ sẽ không đi làm ở thung lũng Silicon, đó không phải là một việc hợp lý để họ làm. Nhưng bạn có được những đứa trẻ thông minh thích tìm tòi những đứa mắc tự kỷ nhẹ, và đó là lúc bạn cần khơi gợi chúng bằng cách làm những điều thú vị. Tôi giao tiếp xã hội nhờ những sở thích chung. Tôi cưỡi ngựa với những đứa trẻ khác. Tôi dựng mô hình tên lửa với những đứa trẻ khác, thí nghiệm điện tử với những đứa trẻ khác, và vào những năm 60 là việc gắn gương lên một màng cao su trên loa để làm trình diễn ánh sáng. Chúng tôi nghĩ rằng việc đó rất tuyệt. CA: Có phải là thiếu thực tế cho họ khi hy vọng hay nghĩ rằng đứa trẻ đó yêu họ, như là một số người chỉ có thể ước mong thế. TG: Để tôi nói cho anh nghe, Đứa trẻ sẽ trung thành. Và nếu nhà bạn đang cháy chúng sẽ đưa bạn ra khỏi đó. CA: Wow. Vậy thì, hầu hết mọi người, nếu bà hỏi họ điều họ yêu mến nhất là gì, họ sẽ nói những thứ như là, "Con cái" hay "Người yêu." Bà yêu mến điều gì nhất? TG: Tôi yêu những việc mình làm những thứ sẽ khiến thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn. Khi tôi gặp một người mẹ của trẻ tự kỷ nói rằng, "Con tôi đi học đại học nhờ cuốn sách của bà, hay một trong những bài giảng của bà." Điều đó khiến tôi hạnh phúc. Bạn biết đấy, tôi đã làm việc với các nhà máy giết mổ vào những năm 80s khi mà chúng còn rất khủng khiếp. Tôi đã phát triển một hệ thống ghi sổ vô cùng đơn giản cho những cơ sở này với đó bạn có thể đo đạt kết quả, bao nhiêu gia súc đã xuống, bao nhiêu con bị chọc tiết, bao nhiêu con đang rống lên? Rất rất đơn giản. Bạn trực tiếp quan sát một số thứ đơn giản. Nó rất hiệu quả. Tôi thấy thỏa mãn khi thấy những đó tạo nên những thay đổi thực sự trong thế giới thực. Chúng ta cần nhiều những điều đó hơn, và ít những điều trừu tượng hơn. (Tiếng vỗ tay) CA: Khi chúng ta nói chuyện trên điện thoại, một trong những điều bà nói làm tôi rất ngạc nhiên đó là khi bà nói điều mà bà rất đam mê chính là những cụm máy tính chủ. Hãy nói tôi nghe về điều đó. TG: Lý do tôi rất hào hứng khi đọc về chúng đó là đó là chúng chứa đựng kiến thức. Đó là những thư viện. Và đối với tôi kiến thức là điều gì đó vô cùng đáng giá. 10 năm trước có lẽ thế, còn giờ thư viện của chúng ta đã đầy tràn. Đó là chuyện trước khi mạng trở nên thực sự phổ biến. Và tôi đã rất khó chịu khi sách đang bị hủy hoại dần, bởi vì kiến thức bị phá hủy. Và những cụm máy chủ, hay trung tâm dữ liệu là những thư viện kiến thức đồ sộ. CA: Temple, tôi có thể nói thật vinh dự khi bà tham dự TED. TG: Cảm ơn anh rất nhiều. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Nếu như bạn là một đứa trẻ mù ở Ấn Độ, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với ít nhất là 2 tin xấu. Tin xấu đầu tiên là cơ hội được điều trị của bạn sẽ cực kì mỏng manh hơn cả, và đó là bởi vì hầu hết các chương trình giúp đỡ người mù ở đây đa số dành cho người trưởng thành, và có rất, rất ít bệnh viện được trang bị đầy đủ để chữa trị cho trẻ em. Thực tế, nếu như bạn được điều trị, thì khá chắc chắn rằng bạn sẽ được chữa bởi một người không có giấy phép hành nghề y như trường hợp của Rajasthan vậy. Đây là một cô bé ba tuổi bị mồ côi bị mắc bệnh đục thủy tinh thể. Người nhà đã đưa cô bé đến thầy lang trong làng, và thay vì đề nghị với họ rằng cô bé nên được đưa vào bệnh viện, ông này lại quyết định đốt bụng cô bé với những thanh sắt nóng đỏ rực để trừ tà quỷ ám. Tin xấu thứ hai, được thông báo tới bạn bởi những nhà thần kinh học, họ sẽ bảo rằng nếu bạn lớn hơn bốn hoặc năm tuổi, thì cho dù nếu đôi mắt của bạn có được chữa trị, khả năng não bạn học được cách nhìn là rất, rất nhỏ-- một lần nữa, gần như là không có. Cho nên khi nghe thấy hai điều trên, tôi đã bận lòng rất nhiều, bởi vì những lí do cả cá nhân và khoa học. Cho phép tôi bắt đầu với lí do cá nhân. Nó có vẻ ủy mị, nhưng nó là sự thật. Đó là con trai của tôi, Darius. Đối với một người bố trẻ, tôi có một cảm tính khác đối với sự mỏng manh của bé sơ sinh, trách nhiệm của ta với chúng, và bao nhiêu tình cảm ta có thể dành cho nó. Tôi sẽ đi đến tận cùng thế giới chỉ để cho Darius được điều trị, và việc tôi được bảo rằng rằng có thể có nhiều Darius khác không nhận được sự điều trị, thật đúng là không thể chấp nhận được. Và đó chính là lí do cá nhân của tôi. Lí do khoa học chính là cái khái niệm từ ngành khoa học thần kinh về những giai đoạn quan trọng đó là nếu bộ não già hơn bốn hoặc năm tuổi, nó mất đi khả năng học hành -- điều đó không thuyết phục tôi mấy, bởi vì tôi không nghĩ rằng ý tưởng đó đã được chứng thực đầy đủ. Sự ra đời của ý tưởng đó dựa trên nghiên cứu của David Hubel và Torsten Wiesei, hai nhà nghiên cứu đến từ Harvard, và đã đoạt giải Nobel vào năm 1981 cho nghiên cứu của họ về sinh lí học trực quan, những khám phá rất đỗi thú vị, nhưng tôi tin một số nghiên cứu của họ đã được áp dụng vào cơ thể con người quá sớm. Họ đã thí nghiệm với mèo, với nhiều nhóm cơ địa khác nhau, và những kết quả đó, được tìm ra từ những năm 60, lại đang được áp dụng cho trẻ nhỏ. Nên tôi thấy mình cần làm hai việc. Thứ nhất: cung cấp điều trị cho những đứa trẻ hiện nay đang bị tước quyền được chữa bệnh. Đó là một nhiệm vụ nhân đạo. Và nhiệm vụ khoa học sẽ là kiểm tra các giới hạn của độ nhạy thị giác. Và hai nhiệm vụ đó, bạn có thể thấy đấy, lồng ghép vào nhau. Bên này bổ sung cho bên kia; Thực tế, mất một thì không thể có hai được. Vậy, để thực hiện nhiệm vụ song sinh này, vài năm về trước, tôi đã tiến hành dự án Prakash. Prakash, như các bạn đều biết, đó là tiếng Sanskrit đồng nghĩa với ánh sáng, và ý nghĩ của cái tên này là bằng việc mang ánh sáng đến với cuộc sống của trẻ em, chúng ta cũng có một cơ hội làm sáng tỏ một số bí ẩn sâu xa nhất của khoa học thần kinh. Và biểu tượng - mặc dù trông cực Ai-len, nhưng nó lại được dựa trên biểu tượng Ấn Độ về Diya, một cây đèn đất. Dự án Prakash, tiêu chí toàn diện gồm ba mảng: tiếp cận cộng đồng, để xác định trẻ em có nhu cầu được chăm sóc, biện pháp chữa trị; và cho nghiên cứu về sau. Và tôi muốn cho bạn xem một đoạn phim ngắn để làm rõ hai mảng đầu tiên của dự án này Đây là một trạm tiếp nhận tổ chức tại một trường học cho người mù. (Phụ đề: Hầu hết các trẻ em đều bị mù vĩnh viễn ...) Bởi vì đây là trường học cho người mù, nhiều trẻ em đều có những khuyết tật vĩnh viễn. Đó là một dạng thoái hóa võng mạc, gây biến dạng mắt, và đó là một khuyết tật vĩnh viễn; vnó không thể chữa được. Đây là dạng nặng hơn của thoái hóa võng mạc gọi là lõm mắt. Đôi khi, chúng tôi bắt gặp vài đứa trẻ còn mập mờ thị giác, và đó là một dấu hiệu rất tốt cho thấy vẫn còn hi vọng chữa trị. Sau khi xem xét, những đứa trẻ được mang tới bệnh viện. Đây là một bệnh viện chúng tôi hợp tác ở Delhi, Bệnh viện Mắt từ thiện Schroff. Ở đó có một trung tâm chuyên trị các bệnh về mắt cho trẻ em, đa phần là nhờ sự hảo tâm từ hội từ thiện Ronald McDonald. Thế nên, ăn hamburger cũng có ích đấy chứ. (Phụ đề: Những bài kiểm tra giúp chúng tôi cải thiện sức khỏe mắt ở trẻ nhỏ, và tìm ra những bé cần hỗ trợ từ dự án Prakash.) Khi tôi phóng to phim chụp mắt của bé bạn sẽ thấy được nguồn gốc căn bệnh của bé. Phần màu trắng bạn thấy chính giữa con ngươi ấy là đục thủy tinh thể, điểm mờ của đồng tử. Đối với ta, thủy tinh thể trong và rõ ràng, nhưng của bé này, nó lại bị mờ đi, thế nên bé không thể thấy đuờng. Và nó đã được chữa trị. Đây là một vài tấm phim chụp mắt Đây là cặp mắt đục thủy tinh thể, và thủy tinh thể bị cắt bỏ đi rồi được thay bởi một cặp thủy tinh thế bằng acrylic mới. Cũng là đứa trẻ đó ba tuần sau khi mổ với con mắt phải mới tinh. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Thậm chí với một đoạn phim ngắn, bạn dần thấy được là mọi sự điều trị là có thể, và chúng tôi đã thành công trong việc chữa trị cho hơn 200 trẻ em, và sẽ còn làm hơn nữa. Sau khi chữa trị, em bé ấy bắt đầu đi vào hoạt động bình thường. Thực chất, câu chuyện vẫn đúng nếu một người có thị giác lại sau vài năm bị mù. Chúng tôi đã có một bài nghiên cứu về người phụ nữ ở hình bên phải, SRD, cô có thị giác trễ hơn mọi người, và thị lực của cô lại rất tốt so với độ tuổi này. Nhưng tôi đành phải nói tin không hay trong chuyện này -- cô đã mất hai năm về trước trong một tai nạn xe buýt. Nên, câu chuyện của cô thật đáng cảm động -- dù không ai biết, nhưng đầy cảm hứng. Khi chúng tôi bắt đầu tìm ra các kết quả này, nó đã tạo nên khá nhiều náo động trong giới khoa học lẫn báo chí. Đây là một bài viết trong tờ Nature ghi chép lại nghiên cứu này, và một bài nữa trên tờ Time. Vậy nên, chúng tôi đã và đang chắc chắn rằng việc chữa trị là khả thi, cho dù có bị mù lâu năm. Câu hỏi tiếp theo đương nhiên là: Quá trình của việc phục hồi là gì? Cách mà chúng tôi nghiên cứu đó là, Khi chúng tôi tìm thấy bé bị nhạy cảm với ánh sáng. Nó được chữa trị, và tôi muốn nói rằng việc điều trị là hoàn toàn vô điều kiện; không hề có bất cứ trao đổi gì. Chúng tôi chữa nhiều bé hơn là làm việc với chúng. Bất cứ bé nào cần là sẽ được điều trị. Sau khi điều trị, cứ mỗi tuần, chúng tôi cho chúng kiểm tra thị lực đơn giản để xem liệu kĩ năng thị giác của chúng có dần hình thành chưa. Chúng tôi mong được kéo dài dự án này lâu nhất có thể. Vòng cung phát triển của dự án đã cho chúng tôi những thông tin bất ngờ và đầy quý báu về việc nền tảng của thị giác hình thành ra sao. Quan hệ nhân quả những kĩ năng được phát triển sớm và dần về sau là gì? Và chúng tôi đã áp dụng cách thức này để nghiên cứu nhiều loại khiếm thị khác nhau, nhưng tôi muốn nhấn mạnh một khiếm khuyết này, và đó là hình ảnh bị phân tích ra thành từng mảng đồ vật. Bất cứ hình ảnh nào bạn thấy phía bên trái, dù cho là ảnh thật hay ảnh tổng hợp, nó cấu tạo từ những vùng nhỏ li ti mà bạn thấy ở cột chính giữa, những vùng màu khác nhau, có độ sáng khác nhau. Não bộ có một công việc phức tạp đó là nối ghép, tích hợp lại với nhau những bộ nhỏ của những vùng này thành một thứ có ý nghĩa hơn, một thứ mà ta có thể nhận biết là đồ vật, như bạn thấy bên phải. Không ai biết sự tích hợp này diễn ra như thế nào, và đó là câu hỏi mà dự án Prakash muốn tìm ra câu trả lời. Và đây là những biến chuyển xảy ra rất nhanh sau khi bạn thấy một vật. Đây là một người vừa có được thị giác vài tuần trước đây, và đây là Ethan Myers, một sinh viên thạc sĩ từ MIT, đang làm thí nghiệm với người tham gia. Bộ phối hợp vận động thị giác của anh ta khá yếu, nhưng bạn sẽ đại khái nhận ra anh ta đang cố gắng truy ra những vùng ảnh nào. Nếu bạn cho anh ấy xem hình ảnh thật ngoài đời, nếu bạn cũng cho những người khác bị giống vậy xem, họ sẽ không thể nhận ra đa số các vật thể bởi vì thế giới trong mắt họ bị đứt rời; nó được đấu chắp với nhau, từ những vùng màu và độ sáng khác nhau. Và đó là điều được chỉ ra ở đường vạch màu xanh. Khi bạn hỏi họ, "Thậm chí nếu bạn không thế kể tên đồ vật, hãy chỉ ra vị trí của chúng," đây là những vùng họ đã chỉ vào. Nên, thế giới là một hỗn tạp những mảnh ghép chắp vá như thế. Thậm chí cái bóng trên một quả banh trở thành một vật thể riêng. Thú vị hơn cả, bạn cho họ thêm vài tháng, và đây là điều xảy ra. [Đây là một cái] [Đây là một cái khác nữa] Bác sĩ: Có bao nhiêu vật này đây? Bệnh nhân: Có hai vật. BS: Hình dạng chúng trông như thế nào? BN: Hình dạng à ... Đây chính là một vòng tròn, và đây là một hình vuông. Đó, một sự thay đổi tích cực đã xảy ra. Nhưng câu hỏi là: Điều gì đã gây nên sự thay đổi đó? Câu hỏi này bao quát nhiều phạm trù, và thậm chí choáng ngợp hơn khi bạn thấy câu trả lời đơn giản như thế nào. Câu trả lời nằm ở sự chuyển động và đó chính là điều tôi muốn cho bạn xem trong đoạn phim sau. BS: Bạn thấy hình dạng gì rồi? BN: Tôi không thể xác định được. BS: Còn bây giờ? BN: Tam giác. BS: Có bao nhiêu vật đây? Thử lại nào. BN: Hai. BS: Đây là những vật gì? BN: Hình vuông và hình tròn. Và chúng ta thấy điều này lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều duy nhất hệ thống nhãn quan cần để bắt đầu tích hợp hình ảnh bên ngoài đó là những thông tin sống động. Thế nên điều ta rút ra được từ thí nghiệm, qua nhiều cuộc thí nghiệm tương tự, là quá trình xử lý thông tin năng động, hay quá trình xử lý chuyển động, có vai trò như nền tảng cho việc xây dựng nên hệ thống xử lý nhãn quan phức tạp; nó dẫn tới quá trình tích hợp thị giác, và cuối cùng là quá trình nhận biết hình ảnh. Ý tưởng tuy đơn giản nhưng lại có nhiều ứng dụng vượt trội. Và hãy để tôi nói sơ hai điều trong đó, một, nhìn từ khía cạnh kĩ thuật, và một nhìn từ khía cạnh y khoa. Dưới góc nhìn kĩ thuật, ta có thể hỏi: Nếu ta biết được rằng sự chuyển động quan trọng cho hệ trực quan của người, ta có thể dùng nó như một công thức để chế tạo nên những hệ trực quan điều khiển bằng máy móc có thể tự rút kinh nghiệm mà không cần được lập trình sẵn bởi một kỹ sư? Và đó là những gì chúng tôi đang cố gắng chinh phục. Tôi từ MIT, và ở MIT bạn phải áp dụng bất cứ kiến thức cơ bản nào bạn học được. Chúng tôi đang chế tạo Dylan, một hệ thống máy tính với một mục tiêu đầy tham vọng là lấy những hình ảnh "đầu vào" cùng loại như những hình ảnh mà một đứa trẻ nhìn thấy, và tự động giải mã: Những đồ vật trong loạt hình ảnh này là gì? Bạn đừng chú tâm quá vào kết cấu của Dylan. Tôi chỉ đang muốn nói về cách chúng tôi kiểm tra hiệu quả của Dylan. Chúng tôi kiểm tra bằng cách tích hợp vào nó những hình ảnh "đầu vào", cùng những hình ảnh mà đứa trẻ trong dự án Prakash sẽ được thấy. Trong một thời gian dài, chúng tôi đã không thể tìm ra: Liệu chúng tôi có thể kiếm được những đoạn băng "đầu vào" không? Tôi nghĩ, liệu chúng tôi có thể cho Darius đeo một chiếc máy quay phim nhỏ, và nhờ vậy chúng ta sẽ có được những đoạn băng "đầu vào" cho Dylan? Và chúng tôi đã làm như vậy. (Cười) Tôi đã có một buổi nói chuyện dài với vợ. (Cười) Thực tế, Pam, nếu như em đang theo dõi hãy tha lỗi cho anh. Chúng tôi đã chỉnh sửa tròng kính của máy ảnh, để cho nó thu hình gần giống với thị lực của em bé. Và có vài bạn biết rằng, em bé sinh ra thì hầu như không thấy gì. Thị lực của ta là 20/20; còn của em bé thì chỉ khoảng 20/800; nên chúng nhìn thế giới bên ngoài rất mờ ảo. Nó trông giống như đoạn phim sau đây. (Cười) (Vỗ Tay) May mắn thay, đoạn phim này không có tệp âm thanh nào. Điều tuyệt vời là khi tiếp nhận những "đầu vào" sơ khai như vậy, em bé thì lại nhanh chóng khám phá được ý nghĩa của những hình ảnh đó. Nhưng hai hay ba ngày sau thì, em bé sẽ bắt đầu chú ý tới gương mặt của ba mẹ chúng. Quá trình đó xảy ra như thế nào? Chúng tôi muốn Dylan làm được như thế, và sử dụng chính lý thuyết này, Dylan thực sự đã làm được. Thế nên, nếu cho cùng loại "đầu vào", với một đoạn phim dài khoảng 6-7 phút, Dylan sẽ phân tích được những đường nét của những gương mặt. Nó là một minh chứng quan trọng cho sức mạnh của chuyển động; Ứng dụng khoa học thuộc về mảng căn bệnh tự kỉ. Sự tích hợp trực quan được liên kết với tự kỉ bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. Khi chúng tôi phát hiện, đã tự hỏi: Liệu sự khiếm khuyết của tích hợp trực quan là biểu hiện cho vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn, cho một quá trình giải mã thông tin bị lỗi trong tự kỉ? Bởi vì nếu giả thuyết đó đúng, thì nó sẽ thay đổi hoàn toàn hiểu biết của chúng ta về những khía cạnh khác nhau gây nên bệnh tự kỉ. Điều bạn sắp thấy là vài đoạn phim về hai đứa trẻ, một đứa có thần kinh bình thường, và một đứa bị tự kỉ, chơi bóng bàn. Khi bọn trẻ đang chơi, chúng tôi đã ghi lại thứ mà chúng nhìn. Màu đỏ là dấu vết chuyển động của mắt. Đây là đứa trẻ bình thường, và bạn thấy là nó có thể tìm ra được gợi ý từ những thông tin sống động để phán đoán nơi trái bóng sẽ tới. Ngay cả trước khi trái banh bay đến, đứa trẻ đã nhìn ở hướng đó rồi. Đối lập lại chính là đứa trẻ tự kỉ cùng chơi chung. Thay vì phán đoán trước, nó chỉ theo dấu nơi trái banh rơi trúng. Cái hiệu quả của việc sử dụng luồn thông tin sống động đã bị giảm đi đáng kể trong căn bệnh này. Chúng tôi theo sát dòng thí nghiệm này và hi vọng rằng sẽ tìm ra được nhiều kết quả báo cáo hơn. Nhìn về tương lai, nếu bạn nghĩ chiếc đĩa này đại diện cho tất cả trẻ em mà chúng tôi đã chữa cho đến nay, thì đây chính là độ rộng của vấn đề. Những chấm đỏ là những em chúng tôi chưa chữa được. Và có rất nhiều trẻ em cần được chữa trị, và để tăng quy mô của dự án, chúng tôi đã lên kế hoạch để ra mắt Trung tâm Prakash cho trẻ em, nơi sẽ có một bệnh viên nhi chuyên dụng, một trường học cho những trẻ em đang điều trị và cả một cơ sở nghiên cứu tiên tiến. Trung tâm Prakash sẽ tích hợp chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nghiên cứu theo cách có thể tạo nên kết quả tổng quát tốt hơn là tổng kết quả của từng mảng riêng lẻ. Tóm lại: Prakash, trong năm năm hoạt động, đã có tác động trong nhiều lĩnh vực, từ thần kinh học cơ bản, sự tiếp thu kiến thức và đa dạng của não bộ, cho đến những giả thuyết xác đáng như là bệnh tự kỷ, sự phát triển của hệ thống trực quan độc lập, giáo dục cho toàn thể sinh viên đại học và cao học, và quan trọng nhất là xóa giảm nạn mù lòa ở trẻ em. Và đối với tôi và học sinh của tôi, nó là một trải nghiệm kỳ diệu bởi vì chúng tôi được thực hiện một nghiên cứu thú vị, cùng lúc đó lại giúp đỡ được rất nhiều đứa trẻ. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) tôi nghĩ là vào năm lớp hai tôi đã bị bắt quả tang khi đang vẽ ngực cho một bức phụ nữ khoả thân của Michelangelo. Tôi lập tức bị đưa tới phòng hiệu trưởng, và hiệu trưởng của tôi, một nữ tu sĩ tử tế, nhìn vào bức vẽ trong sách của tôi với vẻ kinh tởm, lật nhìn tất cả những tấm hình khoả thân... mà mẹ tôi vẽ hình khoả thân nên tôi đã bắt chước bà ấy thôi... vậy mà hiệu tưởng đã tát tôi và nói rằng: "Ôi Chúa ơi, đứa trẻ này bắt đầu tập tành hư đốn rồi." Tôi không hiểu bà ấy đang nói gì, nhưng nó đủ thuyết phục để tôi không bao giờ vẽ nữa cho đến khi tôi học lớp chín. Nhờ bài giảng vô cùng nhàm chán, tôi bắt đầu vẽ biếm hoạ những giáo viên trong trường. Và, bạn biết đó, tôi thành ra nổi tiếng như cồn. Tôi không chơi thể thao. Tôi chơi tệ lắm. Tôi không có đủ các thiết bị cần thiết tại nhà. Tôi không đứng đầu trong lớp. Nên với tôi, vẽ hoạt hình cho tôi ít tiếng tăm. Tôi nổi tiếng, nhưng tôi sợ lại bị bắt quả tang đang hư đốn. Những gì tôi làm là gom hình tất cả các giáo viên mà tôi từng vẽ, làm nổi bật thầy hiệu trưởng, để hình ông lên trên cùng, và tặng nó cho ông ấy. Ngài cười lớn khi nhìn hình giáo viên khác và dán nó lên bảng thông báo của trường. (Cười) Chuyện vẫn chưa hết. Tôi trở thành anh hùng trong trường. Tất cả mọi người đều biết tôi. Tôi có cảm giác rất đặc biệt. Tôi phải kể các bạn nghe một chút về gia đình mình. Đó là mẹ tôi. Tôi rất yêu mẹ. Bà là người đã dạy tôi vẽ. Hơn hết, bà dạy tôi cách yêu thương. Bà ấy có lối sống hơi lập dị. Bà đã bảo tôi "Đừng nói mẹ thế", nhưng dù gì thì tôi cũng nói. Gia đình tôi không thiên về học hành bởi vì quá bận rộn để thu thập những miếng đề-can của các trường điểm cho chiếc xe cổ của vị đại sứ của chúng tôi. Ba tôi có chút khác biệt Ông tin vào cách tiếp cận tổng thể dành cho cuộc sống, và, bạn biết đấy, khi ông dạy chúng tôi, ông sẽ nói, "Ta ghét những quyển sách này, vì chúng bị Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp cướp đi." Khi tôi được 16 tuổi, ông vẫn còn giữ quan điểm đó, tôi có một người luật sư giỏi nhất vùng, anh trai Karthik của tôi, chúng tôi trò chuyện, và tôi nói "Pa, kể từ ngày hôm nay, em quyết định em sẽ có tính kỉ luật hơn, em sẽ tìm tòi khám phá, mỗi ngày em sẽ học thêm vài điều mới mẻ, em sẽ chăm chỉ hơn, và sẽ không phụ thuộc vào anh về tinh thần lẫn vật chất nữa." Và anh ấy rất ngạc nhiên. Anh đã khóc. Sẵn sàng để ôm tôi. Và tôi đã nói, " Anh đừng vội mừng." Tôi hỏi, " Em có thể nghỉ học được không?" Nói tóm lại là, tôi nghỉ học để theo đuổi đam mê trở thành hoạ sĩ vẽ hoạt hình. Tôi chắc phải vẽ 30,000 bức biếm họa rồi. Tôi sẽ vẽ ở những bữa tiệc sinh nhật, đám cưới, li hôn, cái gì cũng vẽ cho những ai cần dịch vụ của tôi. Nhưng quan trọng nhất, khi tôi đi du lịch, tôi dạy trẻ con vẽ hoạt hình, và đổi lại, tôi học cách sống phóng khoáng. Và một chút điên rồ vui nhộn. Khi bắt đầu dạy, tôi bảo hãy làm việc này thật chuyên nghiệp. Khi tôi 18, tôi đã mở trường học riêng, Tuy nhiên, ở độ tuổi này rất khó khi không được hỗ trợ tài chính cũng như ủng hộ tinh thần. Nên tôi đã lật qua những trang Thời báo Ấn Độ và tôi biết rằng Bộ trưởng Ấn Độ đang có chuyến viếng thăm đến quê tôi, Bangalore, Và, bạn biết đấy, cũng giống như tất cả hoạ sĩ kí họa biết ngài Bush ở đây, và nếu bạn đã từng gặp ngài Bush, bạn sẽ thấy buồn cười ngày vì. khuôn mặt của ông rất hợp với kí hoạ. Tôi phải được ngài Bộ Trưởng. Tôi đã đi đến nơi trực thăng của ông sắp hạ cánh. Tôi gặp nhiều tầng bảo vệ. Tôi qua được cả 3 tầng bằng việc gây ấn tượng với các anh bảo vệ, nhưng tôi bị kẹt lại. Tôi bị kẹt tại tầng thứ 3. Và thật may mắn, chuyện xảy ra là, tôi gặp được nhà khoa học hạt nhân tôi có lần đã vẽ kí họa ở tiệc của ông. Tôi đến chào ông, "Chào. Ngài khỏe không?" Ngài đáp, "Cậu làm gì ở đây thế Raghava?" Tôi nói, "Tôi đến gặp ngài Bộ Trưởng." Ngài bảo, "Ồ, tôi cũng vậy." Tôi nhảy vào trong xe, và chúng tôi đi qua tầng bảo vệ còn lại. (Vỗ tay) Cảm ơn. Tôi trò chuyện với ông, rồi vẽ kí họa, và sau đó tôi vẽ biếm họa hàng trăm người nổi tiếng. Đây là người mà tôi ấn tượng nhất. Tôi nghĩ chắc Salman Rushdie khá bực bội nếu bạn để ý sẽ thấy tôi đã sửa bản đồ New York. (Cười) Dù sao thì, slide tiếp theo tôi sẽ trình bày... (Cười) Tôi có nên tắt nó không? Slide tiếp theo tôi định trình bày, có tính nghiêm túc hơn một chút. Tôi không biết có nên cho vào bài thuyết trình của mình không vì bức hoạt hình này được xuất bản ngay sauvụ khủng bố ngày 11/9. Đối với tôi, một sự khảo sát ngây thơ, hóa ra là một thảm họa. Vào tối đó, tôi về nhà và thấy hàng trăm lá thư bày tỏ ghét mình, hàng trăm người nói với tôi rằng họ muốn bức tranh biến đi cho khuất mắt. Tôi cũng bị yêu cầu phải rời khỏi tổ chức, tổ chức vẽ ký họa của Mỹ, tức cần câu cơm của tôi. Đó là khi tôi nhận ra, hoạt hình thật sự có uy lực, nghệ thuật đi đôi với trách nhiệm. Dù sao thì tôi quyết định mình cần phải nghỉ ngơi. Tôi bỏ việc tại tòa soạn, tôi đóng cửa trường học, và tôi đóng gói những cây bút chì và cọ vẽ cùng mực in, và tôi đã quyết đi du lịch. Khi tôi đi du lịch, tôi nhớ là, tôi đã gặp một ông già tuyệt vời này, người tôi đã gặp khi tôi đang vẽ biếm họa, người đã trở thành một họa sĩ, tại Ý. Ông mời tôi đến phòng làm việc. Và nói, "Mời cậu đến tham quan." Khi tôi đến, tôi thấy điều khủng khiếp nhất. Tôi thấy hình nộm bất động và khỏa thân của chính ông treo trên trần nhà. Tôi nói, "Ôi Chúa ơi. Đó là gì vậy?" Tôi đã hỏi ông và ông trả lời "Ồ, cái đó à? Buổi tối, tôi chết đi. Buổi sáng, tôi lại được tái sinh." Tôi tưởng ông là phù thuỷ chứ, và ý tưởng đó gây ấn tượng với tôi. Tôi thích điều đó. Tôi nghĩ điều đó có vẻ đẹp riêng. Nên tôi cũng tuyên bố, "Tôi chết rồi, và tôi cần được tái sinh." Cho nên, tôi muốn trở thành một họa sỹ giống ông, ngoại trừ việc tôi không biết vẽ màu. Vì vậy, tôi thử đến cửa hàng mỹ nghệ. Bạn biết đấy, có hàng trăm loại cọ vẽ. Đảm bảo chúng sẽ khiến bạn rối trí dù là dân vẽ thành thạo. Tôi đã quyết định sẽ tự mình học vẽ. Tôi sẽ chiếu clip nhanh cho các bạn xem cách tôi vẽ cũng như giới thiệu một chút về thành phố của mình, Banglore. (Âm nhạc) Những bức tranh phải thật phóng khoáng. Mọi thứ phải lớn dần lên. Bức sau lớn hơn bức trước. Càng lúc càng lớn. Và đối với tôi, tôi phải nhảy khi tôi vẽ. Điều đó thật sự thú vị. Trừ khi tôi bắt đầu vẽ những vũ công. Đây là bản vẽ một vũ công Flamenco, nhưng có một vấn đề nhỏ. Tôi không biết loại hình nhảy múa này, nên tôi bắt đầu học theo, và tôi đã kiếm ra tiền, bán tranh của mình và bay đến Pháp hay Tây Ban Nha để học nhảy. Đó là Pepe Linares, một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc Flamenco. Nhưng tôi có một vấn đề, bức tranh của tôi không hề nhảy múa. Vì tôi bỏ nhiều công sức vẽ họ không hề toát ra dáng vẻ như đang nhảy múa. Cho nên tôi đã quyết định... Tôi chợt hiểu ra vào lúc 2h sáng. Tôi đã gọi cho bạn mình, vẽ lên người họ, và nhờ họ nhảy múa trước một bức tranh. Và, đột nhiên, các bức tranh của tôi trở nên sống động. Và sau đó tôi may mắn được trình diễn tại California cùng đoàn xiếc Velocity. Và tôi ngồi làm khán giả như các bạn đây. Tôi đã thấy tác phẩm của mình sống dậy. Bình thường khi bạn làm việc một mình, như trưng bày tranh tại buổi triễn lãm, nhưng tại đây, tác phẩm đang trở nên sống động, khi có các họa sĩ khác làm việc cùng tôi. Nỗ lực cộng tác đúng là tuyệt vời. Tôi nói, tôi sẽ cộng tác với bất cứ ai và những ai mà tôi gặp. Tôi đã bắt đầu dấn thân vào thời trang. Đây là buổi diễn thời trang tổ chức tại London. Dĩ nhiên, sự cộng tác tuyệt nhất chính là làm cùng trẻ em. Chúng rất thẳng thắn, rất thật thà, nhưng chúng tràn đầy năng lượng và vui tươi. Đây là tác phẩm, thư viện tôi thiết kế cho Quỹ Robin Hood. Và tôi phải nói rằng, tôi dành nhiều thời gian ở Bronx làm việc cùng bọn trẻ này. Và, đổi lại việc tôi làm việc với chúng, chúng đã dạy tôi cách trở nên "ngầu". Tôi không nghĩ mình "ngầu" nổi, nhưng chúng đã dạy tôi. Chúng nói, "Đừng có nói xin lỗi. Hãy nói là, thôi bỏ qua đi." (Cười) Sau đó tôi nói, mọi chuyện đều ổn, nhưng tôi muốn vẽ như một họa sĩ thực thụ. Giáo dục của Mỹ cũng khá là đắt đỏ. Tôi sống tại Ấn Độ, và tôi đang đi trên đường, gặp một người họa sĩ trên bảng thông báo. Và những người này vẽ những bức tranh khổng lồ và chúng vô cùng đẹp. Và tôi tự hỏi họ làm được bằng cách nào. Tôi có dịp gặp một trong những người này, và tôi nói, "Anh làm thế nào vẽ được như vậy? Là ai đã dạy anh?" Và anh ta nói, "Ồ, chuyện dễ thôi mà. Tôi có thể dạy cho cậu, nhưng chúng tôi sắp rời khỏi thành phố, vì người họa sĩ vẽ bảng quảng cáo là những nghệ sỹ thuộc hàng hiếm, vì kĩ thuật in dạng số đã thay vào chỗ họ rồi." Tôi nói, đổi lại việc dạy cách vẽ, tôi sẽ ủng hộ và mở một công ty. Và sau đó, tôi đã vẽ khắp mọi nơi. Đây là bứ tranh tôi vẽ vợ mình đặt trong căn hộ của tôi. Đây là một bức tranh khác. Và, thật ra, tôi bắt đầu vẽ lên mọi thứ, và bắt đầu gửi chúng đến khắp khu phố. Nhân nói đến vợ tôi, người cộng tác trong những tác phẩm quan trọng nhất với tôi, Netra. Netra và tôi gặp nhau khi cô ấy 18 tuổi. Tôi chắc là 19 tuổi rưỡi thì phải, và đó là một tình yêu sét đánh. Tôi sống ở Ấn Độ. Cô ấy sống ở Mỹ. Cô ấy về thăm tôi 2 tháng một lần, và sau đó tôi nói anh là đàn ông, đã là đàn ông, anh phải làm sao cho xứng. Anh phải vượt 7 đại dương, và anh phải đến để gặp em. Tôi làm như vậy 2 lần và hết sạch cả tiền. Tôi đã nói, "Net à, anh phải làm gì đây?" Cô ấy nói, "Sao không gửi tranh anh vẽ?" Ba em quen biết nhiều người giàu có. Chúng mình cố gắng dụ họ mua tranh, rồi thì..." Hóa ra là, sau khi tôi gửi những tác phẩm của mình cho cô ấy, những người bạn của ba cô ấy, như các bạn, là những người nhạt nhẽo. Tôi nói đùa thôi. (Cười) Không, họ đúng là những người nhạt nhẽo, và họ không hề biết chút gì về nghệ thuật. Cho nên Netra bị kẹt với 30 bức tranh của tôi. Điều chúng tôi làm là chúng tôi thuê một chiếc tải nhỏ chúng tôi chạy khắp các bờ biển phía đông cố gắng bán hết chúng. Cô ấy liên lạc với bất kì ai, những người chịu mua tác phẩm của tôi. Cô ấy kiếm đủ tiền, cô ấy bán hết toàn bộ bộ sưu tập và kiếm đủ tiền để ở cùng tôi suốt 4 năm làm việc với những luật sư, một công ty, mọi thứ, và cô ấy trở thành người quản lí của tôi. Đó là chúng tôi lúc ở New York. Hãy chú ý một điều, lúc đầu chúng tôi đều bình đẳng. Về sau trật tự đảo lộn thì phải. (Cười) Điều này khiến tôi... có Netra quản lý... đem lại nhiều thành công cho tôi. Tôi thật sự rất vui. Tôi cảm giác như mình là một ca sĩ nhạc rock. Tôi thích được hâm mộ. Đây là tất cả những bài báo chúng tôi có, tôi bảo nhau, đã đến lúc ăn mừng. Và tôi nói cách ăn mừng hay nhất là kết hôn cùng Netra. Tôi nói, "Chúng ta hãy kết hôn đi." Tôi nói, "Không chỉ kết hôn. Hãy mời người đã giúp chúng ta, tất cả những người đã mua tác phẩm của chúng ta. Bạn tin nổi không, chúng tôi lên danh sách 7,000 khách mời, những người quan trọng.. một danh sách buồn cười, nhưng tôi kiên quyết đưa họ về Ấn... nhiều người đang ở Ấn. 150 nghệ sĩ tình nguyện giúp đỡ trong đám cưới của tôi. Chúng tôi có các nhà thiết kế thời trang, nghệ sỹ tranh sắp đặt, người mẫu, chuyên viên hóa trang, nhà thiết kế trang sức, tất cả mọi người làm việc cùng tôi tạo nên một đám cưới được sắp xếp đầy nghệ thuật. Và tôi đã dựng tác phẩm sắp đạt đặc biệt để bày tỏ biết ơn với bên vợ. Tôi nhờ thợ khắc rau củ làm dùm tôi. Nhưng tất cả háo hức khiến cho các bài báo đều viết về chúng tôi. Chúng tôi được lên báo, vẫn nằm trên trang tin 3 năm sau nữa, nhưng, không may là, sau đó có bi kịch xảy ra. Mẹ tôi bị bệnh nặng. Tôi yêu bà và đột nhiên tôi được nghe là bà sắp mất. Và họ nói bạn phải nói tạm biệt với bà, bạn phải làm những gì mình phải làm. Và tôi bị suy sụp. Nhiều chương trình được lên lịch năm tới. Tôi đang trên đỉnh cao. Và tôi không thể. Tôi không thể. Cuộc sống của tôi không hề hoàn mỹ. Tôi không thể sống bừa bãi mãi được. Tôi bắt đầu động chạm đến điều đen tối trong não người. Dĩ nhiên, các tác phẩm dần trở nên xấu xí, chuyện khác lại ập đến. Tôi đã mất hết khán giả của mình. Những ngôi sao Bollywood tôi từng đi tiệc cùng và mua tác phẩm của tôi đã biến mất. Những nhà sưu tập, bạn bè, báo chí, mọi người nói, "Đẹp lắm, nhưng cảm ơn." "Không, cảm ơn." tương tự vậy. Nhưng tôi muốn mọi người thật sự cảm nhận tác phẩm của tôi, vì tôi đang vẽ tranh bằng cả tấm lòng. Nếu họ muốn vẻ đẹp, tôi nói, đây là vẻ đẹp tôi muốn bạn thấy. Nó được chính trị hóa. Dĩ nhiên, không ai thích điều này. Tác phẩm của tôi cũng chuyển thành tự truyện. Lúc đó, chuyện khác lại xảy đến. Một người bạn rất, rất thân với tôi quyết định công bố họ đồng tính và lúc đó ở Ấn, đồng tính là phạm pháp, và mọi người ghê tởm khi thấy có người nói chuyện với người đồng tính. Tôi cảm thấy rất buồn. Tôi nhớ thời điểm khi mẹ tôi từng mặc đồ bé gái cho tôi -- đó là tôi -- vì bà muốn có con gái trong khi lại sinh toàn con trai. (Cười) Dù sao, tôi không biết bạn tôi sẽ nói gì sau buổi nói chuyện này. Đó là một bí mật. Nên, sau đó, tác phẩm của tôi chuyển sang hơi hướng bạo lực. Tôi đã vẽ về sự nam tính mà ta không được phô bày. Tôi đã nói lên những điểm yếu của vấn đề đồng tính nam. Lần này, không chỉ có những người sưu tập biến mất, những nhà hoạt động chính trị quyết định cấm tôi và đe dọa tôi và cấm tôi trưng bày. Tình hình xấu đi, tôi thì khá nhát. Tôi không thể giải quyết khủng hoảng. Mà đây là một mối đe dọa lớn. Cho nên, tôi đã quyết định đã đến lúc kết thúc và trở về nhà. Lần này tôi nói hãy thử làm điều khác biệt. Tôi cần được tái sinh. Tôi nghĩ cách tốt nhất, hầu hết các bạn có con trẻ đều biết, các tốt nhất để có một lối sống mới, đó là có con. Tôi quyết định có con, tôi đã định vậy, và nhanh chóng nghiên cứu sai sót có thể xảy ra. Một gia đình không bình thường là như thế nào? Và Rudra ra đời. Đó là đứa con trai bé nhỏ của tôi. Và 2 điều kì diệu xảy ra sau khi thằng bé ra đời. Mẹ tôi hồi phục một cách kì lạ sau một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng, và người đàn ông này được bầu chọn là tổng thống. Bạn biết đấy, tôi ở nhà và tôi xem TV. Tôi bật khóc và nói rằng đó là nơi tôi muốn đến. Và Netra và tôi kết thúc mọi chuyện, bỏ lại tất cả những gì chúng tôi có, chúng tôi quyết định chuyển đến New York. Và điều này diễn ra vào 8 tháng trước. Tôi đã chuyển về New York, công việc cũng đổi. Mọi thứ liên quan công việc của tôi dần trở nên kì lạ hơn. Điều này được gọi là "Tôi đang suy nghĩ cái quái gì vậy?" Cái này đề cập tình trạng loạn luân. Bạn biết đấy, tôi có thể là chàng trai với bộ dáng đẹp, sạch sẽ và hào hoa. Nhưng tôi không phải vậy. Tôi có thể nghĩ đến bất cứ điều gì. Nhưng tôi rất lịch thiệp trong hành động, tôi đảm bảo. (Cười) Có nhiều bộ phim hoạt hình khác. Và, trước khi tôi rời khỏi, tôi muốn kể bạn nghe một câu chuyện. Tôi nói chuyện với mẹ và ba tôi sáng nay, và ba tôi nói, "Ba biết con có nhiều điều muốn nói, nhưng con phải nói công việc của mình với bọn trẻ." Tôi đã hứa sẽ làm vậy. Tôi làm việc với trẻ em trên thể giới, đó là một buổi nói chuyện hoàn toàn khác, nhưng tôi muốn kể các bạn một câu chuyện thật sự, thật sự tạo cảm hứng cho tôi. Tôi đã gặp Belinda khi em ấy 16 tuổi. Tôi 17 tuổi. Tôi ở Úc, và Belinda mắc bệnh ung thư, và tôi nghe được là cô ấy sẽ không sống lâu. Họ, thật ra, đã nói với tôi được 3 tuần. Tôi bước vào phòng, thấy có cô bé đang xấu hổ, và cô bé bị hói đang cố gắng che cái đầu của mình. Tôi lấy viết ra, và bắt đầu vẽ đầu của cô ấy và tôi vẽ một chiếc vương miệng cho cô. Sau đó, chúng tôi bắt đầu trò chuyện, và bên nhau rất vui -- Tôi đã nói với cô cách tôi từ bỏ nước Úc, cách tôi xách balo và người tôi đã gạt, và cách tôi có được vé, và tất cả mọi chuyện. Và tôi đã vẽ ra cho cô ấy xem. Sau đó tôi rời khỏi. Belinda đã mất và trong vòng vài ngày sau khi cô mất, họ đã xuất bản quyển sách về cô, cô đã dùng bản vẽ của tôi làm trang bìa. Và cô đã viết một lời nhắn, cô nói, "Nè Rags, cảm ơn tấm thảm ma thuật bay khắp thế giới." Đối với tôi, nghệ thuật là chiếc thảm bay ma thuật. Tôi hi vọng các bạn sẽ cùng tôi ngồi lên tấm thảm ma thuật này, và hòa cùng bọn trẻ và hãy chân thành. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ngày nay ai cũng nói về hạnh phúc. Tôi đã bắt một người quen đếm số sách mà có chữ "hạnh phúc" trên tiêu đề mà được xuất bản trong vòng 5 năm trở lại. và họ đã bỏ cuộc sau khi đếm được khoảng 40 cuốn, và còn thậm chí còn nhiều hơn nữa. Có một làn sóng lớn quan tâm đến hạnh phúc trong cộng đồng nghiên cứu. Có rất nhiều khóa huấn luyện hạnh phúc. Ai cũng muốn làm người khác hạnh phúc hơn. Nhưng mặc dù với số lượng lớn công việc như thế, có vài bẫy nhận thức mà nó làm chúng ta khó mà có suy nghĩ đúng đắn về hạnh phúc. Và buổi thuyết trình hôm nay của tôi sẽ hầu như sẽ nói đến những cái bẫy nhận thức này. Nó sẽ có ứng dụng như thúc đẩy mọi người nghĩ về sự hạnh phúc của chính họ, và nó ứng dụng để những học giả nghĩ về hạnh phúc, vì thực ra chúng ta cũng bối rối như những người bình thường khác. Cái bẫy đầu tiên là sự miễn cưỡng chấp nhận sự phức tạp. Thực ra từ "hạnh phúc" thì không còn là một từ hữu dụng nữa bởi vì chúng ta đã quá lạm dụng nó. Tôi nghĩ rằng chỉ có một ý nghĩa cụ thể mà chúng ta có thể giới hạn nó nhưng, lớn hơn nữa, đây có thể là thứ mà chúng ta phải từ bỏ và chúng ta sẽ phải chấp nhận một cái nhìn rắc rối hơn về hạnh phúc. Cái bẫy thứ hai chính là sự bối rối giữa kinh nghiệm và ký ức: một cách cơ bản là nó là cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống của bạn và hạnh phúc về cuộc sống hay hạnh phúc với cuộc sống. Và đó là 2 khái niệm rất khác nhau, và chúng đều cô đọng lại trong ý niệm về hạnh phúc. Và thứ ba là ảo giác tập trung, và nó là điều thực tế không may mắn mà chúng ta khổng thể nghĩ đến trong bất cứ hoàn cảnh nào rằng nó ảnh hưởng đến sức khỏe mà không bóp méo tầm quan trọng của nó. Ý tôi là, đây thực sự là cái bẫy nhận thức. Chẳng có cách nào uốn nắn được. Bây giờ, tôi muốn bắt đầu với một ví dụ về một người có buổi hỏi đáp sau một buổi diễn thuyết của tôi. [không rõ...] Anh ta nói rằng anh ta đã lắng nghe một bản giao hưởng và nó thực sự là thứ âm nhạc tuyệt vời và vào cuối bản thu âm, có một âm thanh rít lên chói tai. Và anh ta thêm vào, một cách khá cảm tính, nó đã phá hủy toàn bộ sự trải nghiệm. Nhưng thực tế là không. Cái mà nó đã phá hủy là ký ức về sự trải nghiệm. Anh ta đã có sự trải nghiệm. Anh ta đã lắng nghe 20 phút của bản nhạc tuyệt vời đó. Nhưng chúng chẳng có ý nghĩa gì bời vì cái anh ta còn lại là ký ức; ký ức đã bị hủy hoại, và ký ức là tất cả những gì anh ta có. Điều đó nói với chúng ta rằng, thật ra, là những gì chúng ta đang nghĩ về chúng ta và về người khác trong giới hạn của hai bản ngã. Một là bản thân mang trải nghiệm [experiencing self], cái mà sống trong hiện tai và biết hiên tại, thì có khả năng sống lại trong quá khứ, như cơ bản thì nó chỉ có hiện tại. Cái bản thân mang kinh nghiệm là cái mà người bác sĩ thường hướng đến -- bạn biết đấy, khi mà bác sĩ hỏi, "Có đau không khi tôi chạm vào đây?" Và thêm nữa là bản thân mang ký ức, bản thân ký ức là cái mà tiếp tục ghi điểm, và giữ gìn câu chuyện của cuộc đời chúng ta, và là cái mà người bác sĩ hướng đến khi hỏi, "Bạn cảm thấy thế nào gần đây?" hay "Chuyến đi Albania của bạn thế nào?" hoặc những câu hỏi gần giống vậy. 2 bản ngã đó là thực thể rất khác nhau, bản thân mang kinh nghiệm và bản thân ký úc và bối rối giữa chúng là một phần của sự phức tạp của khái niệm về hạnh phúc. Bây giờ, bản thân mang ký ức là một người kể chuyện. Và đó thực sự bắt đầu với một phản ứng cơ bản của ký ức chúng ta -- nó bắt đầu ngay lập tức. Chúng ta không kể chuyện khi chúng ta sắp đặt để kể chuyện. Trí nhớ của chúng ta kể chuyện cho chúng ta, cái mà chúng ta tách ra khỏi kinh nghiệm là câu chuyện. Và hãy để tôi bắt đầu với một ví dụ. Đây là một nghiên cứu đã cũ. Những bệnh nhân chịu những trị liệu hết sức đau đớn. Tôi sẽ không đi vào chi tiết. Bây giờ nó cũng chẳng còn đau nữa, nhưng đã rất đau đớn khi mà thí nghiệm được tiến hành vào những năm 1990. Họ được yêu cầu báo cáo lại mức độ đau mỗi 60 giây. Và đây là hai bệnh nhân. Đây là bản lưu lại mức độ đau của họ. Và bạn hỏi rằng, "Ai trong họ chịu đựng nhiều hơn?" Và nó là một câu hỏi dễ dàng. Rõ ràng, bệnh nhân B chịu đau hơn. Quá trình kiểm tra trực tràng của anh ta lâu hơn, và mỗi phút chịu đau mà bệnh nhân A đã phải chịu bệnh nhân B cũng đã phải chịu nhưng đau nhiều hơn. Nhưng bây giờ có một câu hỏi khác: "Những bệnh nhân này nghĩ họ chịu đau nhiều bao nhiêu?" Và đây là một bất ngờ: Và điều bất ngờ chính là là bệnh nhân A có ký ức tệ hơn nhiều về buổi khám nội soi đó so với bệnh nhân B. Câu chuyện của 2 buổi khám đó khác nhau bời vì phần mấu chốt của câu chuyện là nó đã kết thúc như thế nào -- và chẳng có câu chuyện nào thì gây nhiều cảm hứng hay vĩ đại -- nhưng một trong số đó thì rất khác biệt.. (Tiếng cười) nhưng một trong số đó tệ hơn nhiều so với cái còn lại. Và câu chuyện tệ hơn là cái mà mức độ đau đạt đỉnh điểm vào lúc cuối cùng. Đó là một câu chuyện không hay. Làm sao chúng ta biết điều đó ? Bời vì chúng tôi hỏi những người này sau buổi khám nội soi, và cả sau này. "Buổi khám bệnh tệ đến mức nào, nhìn tổng thể?" và nó tệ hơn nhiều đối với A hơn là B trong trí nhớ. Bây giờ đây là một xung đột trực tiếp giữ bản thân kinh nghiệm và bản thân ký ức. Từ góc nhìn của bản thân mang kinh nghiệm, rõ ràng, B đã có quãng thời gian tệ hơn. Bây giờ, điều mà bạn có thể làm với bệnh nhân A. và chúng tôi đã thực sự tiến hành một thí nghiệm điều trị, và thí nghiệm đó đã có kết quả, bạn có thể kéo dài buổi khám nội soi của bệnh nhân A bằng cách giữ cái ống bên trong nhưng không động vào nó Nó sẽ làm bệnh nhân phải chịu đau, nhưng chỉ hơi hơi mà thôi và ít đau hơn nhiều so với trước đó. Và nếu bạn làm như thế trong vòng vài phút, bạn đã làm cho sự trải nghiệm của bệnh nhân A tệ hơn, nhưng kết quả là bản thân mang ký ức của bệnh nhân A tốt hơn nhiều, bởi vì bạn đã cho bệnh nhân A một câu truyện kết thúc có hậu hơn về sự trải nghiệm của anh ta. Cái gì làm nên một câu chuyện? Và những câu chuyện mà trí nhớ mang lại cho chúng ta là đúng, và những câu truyện mà chúng ta tự dựng lên cũng đúng. Những yếu tố làm nên một câu chuyện là các sự thay đổi, những khoảnh khắc và kết thúc đáng nhớ. Kết thúc thì rất, rất quan trọng và, trong trường hợp này, cái kết vượt trội trong toàn bộ câu chuyện. Bây giờ, bản thân mang trải nghiệm vẫn tiếp tục của đời của nó. Những khoảnh khắc của trải nghiệm nối tiếp nhau. Và bạn tự hỏi: Điều gì xảy ra với những khoảnh khắc này ? Và câu trả lời thì hết sự đơn giản. Những khoảnh khắc đó bị mất đi mãi mãi. Ý tôi là, hầu hết những khoảnh khắc trong cuộc đời chúng ta -- và tôi đã tính toán -- bạn biết đấy, sự hiện diện tâm lý [psychological present] kéo dài khoảng 3 giây. Điều đó có nghĩa là, bạn biết đấy, trong một đời người, có khoảng 600 triệu lần như vậy. Trong một tháng, có khoảng 600,000. Hầu hết trong số đó không để lại dấu vết. Hầu nhưng chúng hoàn toàn bị lãng quên bởi bản thân ký ức. Và tuy nhiên, bằng một cách nào đó bạn có cảm giác rằng chúng nên được tính đến, rằng những gì diễn ra trong những khoảnh khắc của trải nghiệm là cuộc sống của chúng ta. Nó là một nguồn tài nguyên vô tận mà chúng ta đang sử dụng khi mà chúng ta vẫn còn trên thế giới này. Và xem xét chúng ta sử dụng nó như thế nào, có vẻ như rất thích đáng, nhưng đó không phải là câu chuyện mà ký ức giữ lại cho chúng ta. Chúng ta có bản thân mang ký ức và bản thân mang trải nghiệm, và chúng thực sự khá khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữ chúng chính là thời gian. Từ góc nhìn của bản thân trải nghiệm, nếu bạn có một kỳ nghỉ, và tuần thứ 2 cũng chỉ vui bằng tuần đầu tiên, thì 2 tuần nghỉ lễ sẽ vui gấp đôi 1 tuần nghỉ lễ. Nhưng đó không phải là cách mà bản thân mang ký ức hoạt động. Với bản thân mang ký ức, một kỳ nghỉ lễ 2 tuần thì cũng chẳng hơn nghỉ 1 tuần là bao nhiêu bởi vì không có thêm kỉ niệm mới được thêm vào. Bạn đã không làm câu chuyện thay đổi. Và bằng cách này, thời gian thực sự là một biến số quyết định làm nên sự khác biệt giữa một bản thân mang ký ức và một bản thân mang trải nghiệm. Thời gian có ảnh hưởng rất ít tới một câu chuyện. Bây giờ, bản thân ký ức thì làm được nhiều thứ hơn chỉ là nhớ và kể lại. Nó là phần làm nên quyết định bởi vì đối với một bệnh nhân đã từng có hai lần nội soi với hai nhà phẫu thuật khác nhau và đang phải quyết định phải chọn một trong hai, thì người đó sẽ chọn lần nội soi liên quan đến ký ức đỡ tồi tệ hơn và nhà phẫu thuật đó sẽ được chọn. Bản thân trải nghiệm không có tiếng nói trong sự lựa chọn này. Chúng ta thực ra không chọn lựa giữa các trải nghiệm. chúng ta lựa chọn giữa những ký ức thuộc về những nghiệm đó. Và, thậm chí khi chúng ta nghĩ về tương lai, chúng ta không nghĩ về nó một cách đơn thuần về các trải nghiệm. Chúng ta nghĩ về tương lai nhưng một ký ức được tiên liệu trước. Và cơ bản là bạn có thể nhìn vào điều này, bạn biết đấy, như là sự chuyên chế của ký ức, và bạn có thể nghĩ đến ký ức như thể nó kéo theo trải nghiệm qua những kinh nghiệm mà cái trải nghiệm không cần lấy. Tôi có một cảm giác rằng khi chúng ta bước vào những kỳ nghỉ đây là trường hợp thường xảy ra, rằng khi chúng ta bước vào những kỳ nghỉ, đến một mức độ rất lớn, trong sự hoạt động của ký ức của chính chúng ta. Và tôi nghĩ điều này thì khá khó để minh chứng Ý tôi là, chúng ta tiêu thụ ký ức của chúng ta đến mức độ nào ? Đó là một trong những giải thích cho vị thế vượt trội của ký ức. Và khi tôi nghĩ đến điều đó, tôi nghĩ đến một kỳ nghỉ mà chúng tôi đã có tại Antarctica vài năm trước đây, rõ rằng là một kỳ nghỉ tuyệt vời nhất mà tôi từng có, và tôi nghĩ về nó tương đối thường xuyên, so sánh với mức độ mà tôi đã nghĩ đến các kỳ nghỉ khác. Và tôi có thể là đã tiêu thụ ký ức cửa tôi về chuyến đi ba tuần đó, có thể là, khoảng 25 phút trong vòng bốn năm qua. Bây giờ, nếu tôi đã từng mở một tập tài liệu với 600 bức ảnh trong đó, Tôi có thể đã mất thêm một giờ nữa. Bây giờ, chúng ta có ba tuần đó, và chúng ta có nhiều nhất là một giờ rưỡi. Có vẻ như có một sự không nhất quán ở đây. Bây giờ, tôi có thể hơi cực đoan một chút, bạn biết đấy, về mức độ khao khát ít ỏi mà tôi có trong việc tiêu thụ những ký ức đó, nhưng thậm chí nếu bạn làm điều này nhiều hơn thì vẫn có một câu hỏi. Tại sao chúng ta đặt quá nhiều trọng lượng vào ký ức tương đối với trọng lượng mà chúng ta đặt vào kinh nghiệm? Vậy nên tôi muốn bạn nghĩ về một thí nghiệm về suy nghĩ. Hãy tưởng tượng rằng kỳ nghỉ sắp tới của bạn ban biết rằng khi kết thúc kỳ nghỉ đó tất cả những bức ảnh của bạn sẽ bị hỏng, và bạn sẽ uống một viên thuốc gây mất trí nhớ vì thế bạn sẽ không nhớ một điều gì cả. Bây giờ, bạn còn muốn chọn một kỳ nghỉ như vậy nữa không ? (Tiếng cười) Và nếu bạn chọn một kỳ nghỉ khác đi chăng nữa, sẽ có một xung đột giữa hai bản thân, và bạn cần nghĩ đến bằng cách nào bạn sẽ phân xử xung đột đó, và nó thực ra không hiển nhiên như vậy bởi vì, nếu bạn nghĩ bạn có một câu trả lời. Và nếu bạn nghĩ đến nó trong giới hạn của ký ức, bạn có thể có một câu trả lời khác. Tại sao chúng ta chọn kỳ nghỉ này mà không phải là kỳ nghỉ khác, là một vấn đề chúng ta đang phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hai bản thân. Bây giờ, hai bản thân mang đến hai ý niệm của hạnh phúc. Thực tế có hai khái niệm về hạnh phúc mà chúng ta có thể áp dụng cho từng bản chất. Vậy nên bạn có thể hỏi rằng: Bản chất thân trải nghiệm thì hạnh phúc đến mức độ nào ? Và sau đó có thể bạn sẽ hỏi: Những khoảnh khắc trong cuộc đời của bản thân trải nghiệm đó thì hạnh phúc đến mức nào? Và chúng đều -- sự hạnh phúc trong những khoảnh khắc đó thì đều là những quá trình khá rắc rối. Những cảm xúc nào thì có thể đo được? Và, nhân tiện, bây giờ chúng ta có khả năng dự đoán khá tốt về sự hạnh phúc của trải nghiệm theo thời gian. Nếu bạn muốn nói đến sự hạnh phúc của ký ức, thì nó là một điều hoàn toàn khác. Đây không phải là về một người sống hạnh phúc đến mức độ nào. Nó là về một người được thỏa mãn hay được làm hài lòng đến mức độ nào khi người đó nghĩ về cuộc đời của cô ta. Những ý niệm rất khác nhau. Bất kỳ ai không phân biệt được những ý niệm này, thì sẽ gặp rắc rối với nghiên cứu về hạnh phúc, và tôi thuộc về một đám đông học trò nghiên cứu về sự hạnh phúc, những người đã lẫn lộn trong việc nghiên cứu về hạnh phúc trong một thời gian dài chính xác là theo cách nói trên. Sự khác biệt giữa sự hạnh phúc của trải nghiệm và sự thỏa mãn của ký ức đã được nhận ra trong những năm gần đây, và hiện nay đã có những nỗ lực để đo đạc chúng một cách riêng rẽ, Tổ chức Gallup đã có một cuộc khảo sát với hơn nửa triệu người được hỏi những câu hỏi về những gì họ nghĩ về cuộc sống của họ và về những trải nghiệm của họ. Và có những nỗ lực khác bên cạnh đó. Vì vậy trong những năm gần đây, chúng tôi đã bắt đầu có những hiểu biết về sự hạnh phúc của hai bản chất khác nhau đó. Và bài học lớn nhất mà tôi nghĩ rằng chúng tôi đã học được, đó là chúng rất khác nhau. Bạn có thể biết được tới mức độ nào một người thỏa mãn với cuộc đời của họ, và nó không nói lên được nhiều về mức độ hạnh phúc mà người đó đang có, và ngược lại. Để cho bạn một cảm nhận về sự tương quan [correlation], sự tương quan vào khoảng 0,5. Điều đó có nghĩa là nếu bạn gặp một người nào đó, và bạn được biết rằng, cha của anh ta thì cao 6 feet (~ 1.8 met), bạn biết gì về chiều cao của anh ta ? Uhm, bạn có thể sẽ biết một điều gì đó về chiều cao của anh ta, nhưng có rất nhiều sự dao động. Bạn có chừng đó sự dao động. Nếu có người xếp hạng cuộc đời của họ được 8 trên thang điểm 10, bạn có rất nhiều sự không chắc chắn về mức độ hạnh phúc của họ với bản chất trải nghiệm của họ. Vì vậy sự tương quan là thấp. Chúng ta biết một vài điều về điều gì điều khiến sự thỏa mãn của hạnh phúc. Chúng ta biết rằng tiền bạc là rất quan trọng, mục tiêu cũng rất quan trọng. Chúng ta biết rằng hạnh phúc thì chủ yếu được thỏa mãn với những người mà chúng ta ưa thích, dành thời gian cho những người mà chúng ta thích. Có nhiều thú vui khác, nhưng điều này thì vượt lên trên tất cả. Vì thế nếu bạn muốn cực đại hóa sự hạnh phúc của hai bản chất này, kết cục là bạn sẽ làm những điều rất khác nhau. Nói tóm lại những điều tôi nói trên đây rằng thật sự chúng ta không nên nghĩ về hạnh phúc như là một thay thế của một cuộc sống tốt. Nó hoàn toàn là một khái niệm khác. Bây giờ, một cách rất nhanh chóng, thêm một lý do nữa chúng ta không thể nghĩ đơn giản về hạnh phúc đó là chúng ta không chú tâm vào những điều giống nhau khi chúng ta nghĩ về cuộc sống, và khi chúng ta thật sự sống. Vậy, nếu bạn hỏi một câu hỏi đơn giản về mức độ hạnh phúc của những người đang ở California bạn sẽ không nhận được một câu trả lời chính xác. Khi bạn hỏi câu hỏi đó, bạn nghĩ rằng người ta phải hạnh phúc hơn ở California so với ví dụ như khi bạn sống ở Ohio. (Tiếng Cười) Và điều xảy ra chính là khi bạn nghĩ về cuộc sống ở California, bạn đang nghĩ về sự đối lập giữa California và những nơi khác, và sự đối lập đó, ví dụ như, là khí hậu. Ồ, nó hóa ra rằng cái khí hậu ấy thì không quan trọng lắm đối với bản thân mang trải nghiệm và thậm chí không quan trọng lắm đối với bản thân phản ánh [reflective self] cái mà quyết định người ta hạnh phúc đến mức nào. Nhưng bây giờ, bởi vì cái bản thân phản ánh thì đang nắm giữ quyết định, một số người có thể quyết định chuyển đến California. Và nó dường như là một dấu vết thú vị về điều mà sắp diễn ra với những người chuyển đến California với hy vong về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ồ, cái bản chất trải nghiệm của họ sẽ không trở nên hạnh phúc hơn. Chúng ta biết điều đó. Nhưng một điều sẽ xảy ra. Họ nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc hơn, bởi vì, khi họ nghĩ về điều đó, họ sẽ nhớ lại rằng thời tiết ở Ohio đã tệ hại thế nào. Và họ sẽ cảm thấy rằng họ đã có một quyết định sáng suốt. Nó rất khó để có thể nghĩ một cách đơn giản về một cuộc sống tốt, và tôi hy vọng rằng tôi đã mang lại cho bạn một cảm nhận về sự khó khăn ấy. Cảm ơn. (Vỗ Tay) Chris Anderson: Cảm ơn. Tôi có một câu hỏi dành cho ông. Cảm ơn nhiều. Bây giờ, khi bạn đang nói chuyện điện thoại một vài tuần trước, bạn nhắc tôi rằng có một kết quả hết sức thú vị từ một khảo sát của Gallup. Đó có phải là điều mà ông có thể chia sẻ trong khoảng thời gian còn lại này ? Daniel Kahneman: Chắc chắn rồi. Tôi nghĩ rằng kết quả đáng chú ý nhất chính là chúng tôi đã tìm thấy trong cuộc khảo sát của Gallup một con số mà chúng tôi hoàn toàn không ngờ tới. Chúng tôi tìm thất rằng với sự hạnh phúc của bản chất trải nghiệm. Khi chúng tôi nhìn vào cảm xúc thay đổi thế nào với thu nhập. Và hóa ra là, với thu nhập thấp hơn 60,000 đô la một năm, với người Mỹ, và đó là một mẫu thử với khoảng 600,000 người Mỹ, đó là một mẫu đại diện lớn, với thu nhập dưới 600,000 đô la một năm... CA: 60,000. DK: 60,000. (Tiếng Cười) 60,000 đô la một năm, người ta sẽ không hạnh phúc, và sự không hạnh phúc tăng dần lên khi họ càng nghèo đi. Và trên mức đó, chúng ta có một đường thằng hoàn toàn. Tôi muốn nói rằng tôi hiếm khi nào thấy đường thẳng nào bằng phẳng như vậy. Rõ ràng là, điều đang xảy ra chính là tiền bạc không thể mang đến cho bạn hạnh phúc dựa trên kinh nghiệm, nhưng thiếu tiến chắc chắn mang đến cho bạn sư thống khổ, và chúng ta có thể đo đạc sự thống khổ một cách rất, rất rõ ràng. Trong giới hạn của bản thân khác, bản thân ký ức, bạn có một câu chuyện khác. Càng kiếm nhiều tiền bạn càng cảm thấy thỏa mãn. Điều đó không áp dụng được với các cảm xúc. CA: Nhưng Danny, nỗ lực của cả nước Mỹ là về cuộc sống, tự do, sự theo đuổi hạnh phúc. Nếu người ta nghiêm túc về phát hiện đó, Ý tôi là, nó dường như sẽ đảo lộn mọi thứ chúng ta tin tưởng vào, nói ví dụ như, chính sách thuế và tương tự như vậy. Có khả năng nào đó rằng những chính trị gia, trên cả đất nước một cách bao quát, sẽ chú trọng vào phát hiên đó một cách nghiêm túc và tạo ra một chính sách công dựa vào đó ? DK: Anh biết đấy tôi nghĩ rằng có một thừa nhận về vai trò của những nghiên cứu về hạnh phúc trong chính sách công. Sự thừa nhận đó sẽ rất chậm chạp tại Hoa Kỳ, không có nghi ngờ về điều đó, nhưng tại UK, nó đang diễn ra, và trên nhiều đất nước khác. Người ta đang nhận ra rằng họ bắt buộc phải nghĩ về sự hạnh phúc khi họ nghĩ về chính sách công. Nó sẽ mất một thời gian, và người ta sẽ tranh cãi rằng họ muốn nghiên cứu về sự hạnh phúc trải nghiệm, hay họ muốn nghiên cứu về sự đánh giá cuộc sống, vì vậy chúng ta cần có cuộc tranh cãi đó sớm, Làm thế nào để tạo ra hạnh phúc, sẽ có rất nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào cách bạn nghĩ, và phụ thuộc vào bạn nghĩ về bản thân ký ức hay bạn nghĩ về bản thân trải nghiệm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách, tôi nghĩ, trong những năm tới đây. Tại Hoa Kỳ, đang có những nỗ lực để đo đạc trải nghiệm về hạnh phúc trông dân số. Điều này sẽ thành hiện thực, tôi nghĩ, trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới, một phần của thống gia quốc gia. CA: Ồ, dường như đối với tôi vấn đề này sẽ, hay ít nhất nên là, một đề tài thảo luận chính sách thú vị nhất trong vài năm tới. Cảm ơn ông rất nhiều vì đã sáng lập ra kinh tế học hành vi. Cảm ơn Danny Kahneman. Chúng tôi sẽ thuyết trình -- một bài thuyết trình mới của tôi, dành cho TED -- và tôi sẽ cho các bạn xem vài ảnh ảo giác mà chúng tôi đã tạo cho TED, và tôi sẽ cố liên kết chúng với niềm vui. Cái mà tôi đang nghĩ về niềm vui là, cái gì mang tới niềm vui -- hay là niềm vui, cái mà tôi cho rằng là niềm vui trong trong từng mảng cụ thể, và tôi nghĩ có vài cách rất cơ bản. Và tôi đã nghĩ về nó. Và nó về cả những ảo ảnh và phim mà chúng ta xem và những trò đùa và ảo thuật rằng có những cái về những điều đó nơi mà những sự phỏng đoán của chúng ta sai lầm một cách thú vị. Bạn xem một bộ phim. Và nó có một chỗ trẹo không ngờ -- điều gì đó mà bạn không ngờ tới -- và bạn cảm thấy đó là một trải nghiệm thú vị. Bạn nhìn vào những ảo ảnh đó trong sách của tôi và nó không phải là cái mà bạn nghĩ. Và có điều gì đó thú vị về nó. Và đó giống như là những trò đùa và tất cả những thứ nói ở trên. Vậy, cái mà tôi sẽ cố và làm trong buổi thuyết trình của tôi là đi xa hơn chút nữa và xem nếu tôi có thể đánh lừa phán đoán của bạn một cách thú vị. Ý tôi là, đôi khi những sự mong đợi của các bạn bị đánh lừa thì không vui tí nào, nhưng tôi sẽ cố làm cho nó trở nên vui vẻ, bằng một cách rất căn bản vì vậy tôi có thể làm cho quý vị ở đây vui vẻ. Vì vậy tôi sẽ cho các bạn xem vài cách mà chúng ta có thể đánh lừa phán đoán của chúng ta. Đầu tiên, tôi muốn cho các xem ảo ảnh này. Tôi muốn các bạn đầu tiên khi nó xuất hiện trên màn hình thấy rằng hai cái lỗ vuông góc với nhau. Đây là những trò lừa về nhận thức. Chúng là những đối tượng thật mà tôi sẽ cho các xem. Bây giờ Tôi sẽ cho các bạn xem nó được làm như thế nào. Tôi quay lại với đoạn phim này và bạn có thể thấy nó là một trải nghiệm rất thú vị. Tôi muốn các bạn thấy ảo ảnh này được làm như thế nào, và nó sẽ xoay và bạn thấy nó từ trong ra ngoài. Các bạn nhìn, nó xoay về phía sau, tri giác của các bạn thay đổi nhanh như nào. Được chứ. Nhìn nó xoay lại lần nữa. Và lần này rất rõ, được chứ? Xem bạn có thể cưỡng lại nó được không, mặc dù bạn biết 100% rằng nó như vậy -- bam! Các bạn không thể xoay chuyển lại được. Điều đó nói gì về các bạn? Chúng ta sẽ làm lại lần nữa. Không nghi ngờ gì cả. Xem bạn có thể cưỡng lại được không. Không. Rất khó. Và chúng tôi có thể đánh lừa phán đoán của các bạn về điều khác, về hình dạng, về màu sắc và còn nữa và nó rất là hiển nhiên. Và đó là một câu hỏi thú vị để suy ngẫm. Tại sao những thứ đó -- chúng ta thấy nó vui. Tại sao chúng ta lại thấy chúng vui? Và, đây là vài thứ mà Lionel đã làm. Tôi thích những thứ nhỏ nhỏ như vậy. Một lần nữa, đây không phải là đánh lừa về quang học. Đây là cái mà các bạn sẽ thấy. Nói cách khác, đây không phải là hiệu ứng máy quay. Nó là một trò lừa về trực giác. Được rồi. Chúng ta có thể đánh lừa phán đoán của chúng ta về hình dạng. Chúng ta có thể đánh lừa phán đoán về miêu tả -- hình ảnh miêu tả gì. Bạn nhìn thấy gì ở đây? Có bao nhiều người thấy những con cá heo? Giơ tay lên nếu bạn thấy cá heo. Được rồi, nhưng người mà giơ tay cuối buổi, những người khác, tới nói chuyện với họ nhé? Thật sự, đây là ví dụ tốt nhất về cơ bản bằng kinh nghiệm mà tôi biết. Nếu bạn là một đứa bé dưới 10 tuổi mà đầu óc chưa đen tối, bạn sẽ nhìn vào hình này và thấy cá heo. Bây giờ, vài người trong các bạn đang nói. "Cá heo nào? Cá heo ở đâu?" Nhưng mà thật sự, nếu bạn đảo nền -- nói cách khác, phần đen ở đây -- tôi quên xin một vật trỏ -- nhưng nếu bạn đảo nó, bạn sẽ thấy những con cá heo nhỏ. Bên cạnh đó, nếu bạn là một sinh viên ở CalTech -- họ cũng có chiều hướng chỉ thấy cá heo. Điều đó dựa trên kinh nghiệm. Bây giờ, những thứ như vậy có thể được sử dụng vì đây cũng là buổi nói chuyện về thiết kế. Và, đây được làm bởi Saatchi và Saatchi, và họ thực sự thành công với quảng cáo này ở Úc. Và, nếu bạn nhìn vào quảng cáo bia này, những trong này giống như đang cử động một các khiêu khích. Nhưng họ đã qua được thử thách, và thắng giải Clio, và thật vui nhộn khi làm những điều này. Nhớ cái này chứ, um. Đây là một trò đùa tôi đã làm khi các phiếu Florida đã được chuyền quanh. Các bạn biết đấy, đếm những cái chấm cho Gore, đếm những cái chấm cho Bush. Đếm chúng lại. Bạn có thể đánh lừa phán đoán về kinh nghiệm. Đây là một đài phun nước ngoài trời mà tôi đã làm với vài người bạn của tôi, nhưng bạn có thể dừng những giọt nước rơi và -- thực sự làm tất cả những giọt nước bay lên. Đây là một thứ mà chúng tôi đang làm cho, các bạn biết đấy, những công viên giải trí và những thứ đại loại thế. Bây giờ hãy xem một ảnh tĩnh. Các bạn thấy được không? Bạn có thấy phần ở giữa đang đi xuống và phần ở ngoài đang đi lên? Nó hoàn toàn tĩnh. Nó là một ảnh tĩnh. Bao nhiêu người thấy ảo giác này? Nó hoàn toàn tĩnh. Đúng rồi. Bây giờ, khi -- nó thú vị khi mà chúng ta nhìn vào một hình ảnh, bạn biết đấy, màu sắc, chiều sâu, bài trí. Và bạn có thể nhìn toàn cảnh và phân tích chúng. Bạn có thể thấy người phụ nữ gần hơn so với bức tường và tiếp tục như thế. Nhưng toàn bộ thực sự phẳng. Nó được vẽ. Nó là ảo giác. Và nó là một ảo ảnh thực đến nỗi mà người ta trở nên bực dọc khi mà họ cố gắng nói chuyện với người phụ nữ và cô ta không trả lời. Bây giờ, bạn có thể làm một lỗi thiết kế. Giống như tòa nhà này ở New York. Và khi bạn thấy nó từ phía này, nó trông như là những cái ban công nghiên lên, và khi bạn đi vòng qua phía kia thì giống như những cái ban công nghiên xuống. Vậy có những trường hợp mà bạn có những lỗi thiết kế tạo ra ảo ảnh. Hay, bạn thể nhìn bức ảnh này Và thật là thú vị, tôi nhận được rất nhiều emails hỏi rằng, "Có sự khác biệt trong nhận thức giữa nam và nữ không?" Và tôi nói rằng, "Không." Ý tôi, phụ nữ có thể nhận thức thế giới tốt như là đàn ông -- và tại sao không chứ? Mặc dù vậy, đây là một ảo ảnh mà phụ nữ có thể thấy tốt hơn đàn ông: trong việc biết cái đầu là của ai vì họ dựa trên manh mối thời trang. Họ có thể dựa trên cái nón. Rồi, bây giờ tới phần -- tôi muốn cho các bạn xem thiết kế trong ảo ảnh. Tôi tin rằng ví dụ đầu tiên này được dùng một cách có mục đích bởi da Vinci trong sự biến đổi của con mắt. Vì vậy khi mà bạn thấy từ một góc nhỏ như vầy. Và một kỹ thuật nhỏ phổ biến trong thế kỷ 16 và 17 để ngụy trang ý nghĩa ẩn, bạn có thể lật tấm ảnh và xem nó từ một góc độ khác như thế này. Nhưng đây là những ảo ảnh trước đó được mang đến từ -- giống như tiêu điểm với Hans Holbein's "Những đại xứ." ("Ambassadors.") Và Hans Holbein đã làm việc cho Henry VIII. Bức tranh này được treo trên tường, bạn có thể đi xuống cầu thang và bạn có thể thấy cái đầu lâu ẩn. Tốt rồi, bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem vài nhà thiết kế đã làm việc với những ảo ảnh để mang tới yếu tố bất ngờ. Một trong những nhà thiết kế ưa thích của tôi là Scott Kim. Tôi đã làm việc với Scott để tạo vài ảo ảnh cho TED và tôi hy vọng các bạn sẽ thích. Chúng tôi có một cái ở đây trên "TED và niềm vui" (TED and happiness). Được rồi, bây giờ. Arthur [Ganson] chưa nói, nhưng anh ta sẽ là một người nói thú vị và anh ta có vài cỗ máy tuyệt vời bên ngoài. Và vì vậy, chúng tôi -- Scott tạo ra sự cống hiến tuyệt vời này cho Arthur Ganson. Còn đây là analog và digital. Tôi nghĩ là nó thích hợp ở đây. Và những hình này đi xuống dưới. Và dành cho các nhạc công. Và tất nhiên, vì niềm vui -- chúng tôi muốn "niềm vui tới thế giới". Bây giờ, một nhà thiết kế tuyệt vời -- anh ta rất nổi tiếng ở Nhật -- Shigeo Fukuda. Và anh ta tạo nên những thứ phi thường. Đây là đơn giản kỳ diệu. Đây là một đống rác nhưng khi bạn nhìn nó từ một hướng, bạn thấy ảnh phản chiếu của nó trong gương là một cái đàn dương cầm hoàn chỉnh. nghệ sĩ dương cầm chuyển thành nghệ sĩ vĩ cầm. Cái này thật sự là ấn tượng. Sự tập hợp của nĩa, dao và muỗng và và thứ khác, được hàn với nhau, tạo nên cái bóng của một chiếc xe máy. Các bạn sẽ nhận thấy được vài thứ về điều tôi làm, điều đó là có những người có rất nhiều thời gian trong tay họ. Ken Knowlton làm những hình ảnh tổng hợp tuyệt vời. Như tạo nên Jacques Cousteau từ vỏ ốc -- những vỏ ốc thường thôi, nhưng bằng cách sắp xếp chúng. Anh ta đã tạo ra Einstein từ xí ngầu vì, Einstein đã từng nói, "Thượng đế không chơi trò súc sắc với vũ trụ." Bert Herzog từ những phím máy tính. Will Shortz, ô chữ, John Cederquist làm những hình nổi tuyệt vời tủ có ngăn. Bây giờ, tôi sẽ lướt qua vì tôi sắp hết giờ. Tôi muốn cho các bạn xem ngay bây giờ cái mà tôi đã tạo ra. Vài loại ảo giác mới. Tôi đã tạo vài thứ với lấy những ảo ảnh kiểu Pixar. Và bạn thấy những đứa trẻ có cùng kích thước. Đang chạy dọc theo hành lang. Hai cái bàn cùng kích cỡ. Chúng đang nhìn về hai hướng cùng một lúc. Bạn có một miếng lớn vừa với một miếng nhỏ hơn. Và Đó là vài thứ để các bạn suy nghĩ, được chứ? Và các bạn thấy những miếng lớn vừa bên trong những miếng nhỏ hơn này. Có ai thấy không? Là điều không thể có. Bạn có thể thấy hai đứa trẻ nhìn về hai hướng cùng lúc. Bây giờ bạn có tin là hai cái mặt bàn cùng kích cỡ và hình dáng? Nó cùng đấy. Và, nếu bạn đo chúng, bạn sẽ thấy nó cùng. Như tôi nói, hai hình này cùng kích thước và hình dạng. Và điều thú vị là, bằng cách làm những thứ này theo một khuôn mẫu, những ảo ảnh này mạnh hơn như thế nào. Tôi hy vọng bài thuyết trình đã mang đến cho các bạn một chút vui vẻ, và nếu các bạn hứng thú xem thêm những hiệu ứng đẹp, hãy gặp tôi bên ngoài. Tôi rất hân hạnh cho các bạn xem nhiều thứ nữa. Tôi mong muốn sau ngày hôm nay, các bạn sẽ nhớ đến ý tưởng lớn này, đó là toàn bộ dữ liệu chúng ta tiếp nhận lớn hơn tổng các thành phần, và thay vì nghĩ đến việc quá tải thông tin, tôi muốn các bạn nghĩ đến cách làm sao chúng ta có thể sử dụng thông tin để các mẫu xuất hiện và chúng ta có thể thấy các xu hướng vô hình. Các bạn đang thấy ở đây một biểu đồ tỉ lệ tử vong điển hình sắp xếp theo độ tuổi. Công cụ tôi đang sử dụng là một thử nghiệm nho nhỏ. Nó có tên Pivot, và với Pivot tôi có thể chọn để lọc một nguyên nhân tử vong cụ thể, ví dụ như tai nạn. Và ngay bây giờ, tôi đã thấy một mẫu khác xuất hiện. Đó là vì, trong vùng ở giữa đây mọi người ở trạng thái năng động nhất và đằng này, họ đang ở trạng thái yếu ớt nhất. Chúng ta có thể quay lại và tiếp đó, tái tổ chức dữ liệu theo nguyên nhân tử vong, thấy rằng các bệnh về hệ tuần hoàn và ung thư là các nghi phạm phổ biến nhưng không phải ai cũng mắc. Nếu chúng ta tiếp tục và lọc theo độ tuổi, ví dụ từ 40 trở xống, chúng ta thấy rằng các tai nạn là nguyên do lớn nhất khiến mọi người lo lắng. Và nếu nghĩ rộng ra thì nó đặc biệt phổ biến với nam giới. Thế nên các bạn biết được khi xem xét thông tin và dữ liệu bằng cách này, giống như ta đang bơi trong một trình đồ họa thông tin sống động. Và nếu có thể tối ưu hóa các dữ liệu thô thì tại sao không tối ưu hóa luôn cả nội dung nữa? Ở đây chúng ta có tất cả các môn thể thao được minh họa từng được sản xuất. Tất cả ở đây, trên web. Sau buổi diễn thuyết này, các bạn có thể về phòng và thử nó. Với Pivot, bạn có thể đào sâu vào 1 thập kỷ. Hoặc một năm nào đó. Các bạn có thể nhảy thẳng vào một vấn đề cụ thể. Khi nhìn vào cái này, tôi thấy các vận động viên xuất hiện trong vấn đề này, các môn thể thao. Tôi rất hâm mộ anh Lance Armstrong, nên tôi sẽ click vào đó, nó sẽ hiện ra mọi thông tin liên quan đến anh. (Vỗ tay) Nào, nếu tôi muốn xem qua các mục này, có thể tôi nghĩ, "Uhm, thử xem về đua xe đạp cái nào." và tôi có thể quay lại, mở rộng nó. Và bây giờ tôi thấy Greg Lemond. Và bạn có ý tưởng khi bạn duyệt thông tin theo cách này, có thể thu hẹp hoặc mở rộng, trở vào, trở ra, không phải bạn đang tìm kiếm, cũng không phải đang duyệt. Nó khác hơn một chút. Nó nằm ở giữa và chúng tôi nghĩ nó thay đổi cách thức sử dụng thông tin. Nên tôi muốn ngoại suy về ý tưởng này một chút hơi điên khùng một chút. Chúng tôi đã lấy từng trang Wikipedia và giản lược nó thành 1 bản tóm tắt. Một bản tóm tắt chỉ gồm đoạn tóm lược nhỏ và một biểu tượng để chỉ vùng đề tài của nó. Tôi sẽ chỉ chiếu 500 trang Wikipedia phổ biến nhất ở đây. Nhưng kể cả trong tầm nhìn giới hạn này, chúng ta có thể làm nhiều thứ. Ngay bây giờ, chúng ta biết được các vùng đề tài nào là phổ biến nhất trên Wiki. Tôi sẽ chọn chủ đề chính phủ. Sau khi chọn chủ đề này, bây giờ tôi có thể thấy các bảng xếp loại Wiki trao đổi thường xuyên với nó nhất là mục Người Của Năm của tạp chí Time. Điều này rất quan trọng vì đây là kiến thức sâu mà không một trang Wiki nào đề cập. Chỉ có thể thấy được các kiến thức chuyên sâu đó khi bạn quay lại và bao quát tất cả. Nhìn vào một trong các tóm tắt cụ thể này, tôi có thể đọc kỹ hơn về nội dung của Người của năm do tạp chí Time bình chọn, lôi hết mọi thông tin liên quan lên. Nhìn vào những người này, có thể thấy đa phần là quan chức chính phủ. Một số vị làm việc trong các ngành khoa học tự nhiên. Khiêm tốn hơn là vài người từ lĩnh vực kinh doanh. Có cả xếp của tôi nữa kìa. Một người thì từ lĩnh vực âm nhạc. Và thật thú vị Bono cũng là diễn giả đạt giải thưởng TED. Chúng ta có thể nhảy vào, điểm mặt các diễn giả đạt giải thưởng TED. Các bạn thấy đó, chúng ta đang duyệt web lần đầu tiên như thể nó thực sự là web, không phải hết trang này sang trang khác, mà lấy thông tin ở cấp độ cao hơn. Tôi muốn cho các bạn xem một thứ nữa nó có thể khiến bạn ngạc nhiên đôi chút. Tôi sẽ chiếu trang web của tờ New York Times ở đây. Pivot, ứng dụng này -- Tôi không muốn gọi nó là một trình duyệt vì nó không hẳn thế, nhưng các bạn có thể xem các trang web bằng nó và chúng tôi mang đến công nghệ có thể phóng đại hoặc thu nhỏ tới từng trang web như thế này. Nên tôi có thể quay lại, click vào một khu vực cụ thể. Nào, lý do đặc tính này quan trọng là vì nhờ xem các trang web theo cách này tôi có thể xem toàn bộ lịch sử duyệt web theo cách tương tự. Thế nên tôi có thể xem mình đã làm gì trong suốt một khung thời gian nhất định. Đây là trạng thái của toàn bộ phần demo tôi vừa trình chiếu. Và tôi có thể xem lại một số thứ vừa xem hôm nay. Và nếu muốn quay lại xem mọi thứ tôi có thể xem lại lịch sử duyệt web bằng lịch sử tìm kiếm của mình. Đây, tôi đã tìm kiếm một số thứ cây nhà lá vườn, tìm kiếm Bing, đằng này là tìm kiếm Live Labs Pivot. Và từ những lịch sử đó, tôi có thể vào trang web đó và dùng lại chúng. Đó là một phép ẩn dụ được dùng đi dùng lại rất nhiều lần, và trong mỗi trường hợp, nó khiến toàn bộ dữ liệu lớn hơn tổng các thành phần. Nên trong thế giới này, chúng tôi nghĩ đến dữ liệu đã mắc phải lời nguyền. Chúng ta nói về lời nguyền quá tải thông tin. Chúng ta than thở như bị chết đuối trong dữ liệu. Nếu chúng ta có thể đảo ngược tình thế, đảo ngược tình trạng web hiện nay, thay vì thói quen xem từ trang này sang trang khác, chúng ta làm quen với khả năng đi từ nhiều thứ này đến nhiều thứ khác, và do đó có thể nhìn ra các mẫu trước đây là vô hình hoặc tiềm ẩn? Nếu chúng ta có thể, thì thay vì giãy giụa trong cái bẫy dữ liệu, chúng ta sẽ có thể lấy thông tin một cách dễ dàng. Và thay vì chỉ xử lý thông tin. chúng ta còn có thể tìm kiếm niềm vui với kiến thức. Và nếu có được kiến thức thì có thể chúng ta sẽ tìm thấy sự thông thái của mình. Xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe. (Vỗ tay) Tôi lớn lên cùng với một chế độ đọc những cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đều đặn Khi học cấp ba, tôi bắt xe buýt đến trường đi về mỗi lượt một tiếng mỗi ngày. Và tôi đã luôn miệt mài ngấu nghiến đọc sách, sách viễn tưởng chúng đã đưa tôi đến những thế giới khác và làm thỏa mãn, qua những câu chuyện của chúng, sự tò mò vô độ của tôi. Và các bạn biết đấy, sự tò mò đó cũng đã tự biểu lộ qua việc mỗi lần tôi không đi học là y như rằng tôi vào rừng leo núi và lấy các "mẫu vật" ếch và rắn rồi côn trùng rồi nước hồ và mang nó về, quan sát bằng kính hiển vi. Các bạn biết đấy, tôi luôn là một gã mê khoa học. Nhưng tất cả những thứ đó cũng chỉ là những nỗ lực để hiểu về thế giới hiểu sự giới hạn của các khả năng Và tình yêu của tôi cho khoa học viễn tưởng thật sự dường như đã phản ánh qua thế giới xung quanh tôi, bởi vì khi đó, vào cuối thập niên 60, chúng ta đang lên mặt trăng, chúng ta đang thám hiểm đáy các đại dương. Jacques Costeau đã đến phòng khách nhà chúng ta với những chương trình đặc biệt của ông và cho ta thấy các loài vật và những nơi lạ và cả một thế giới thần kỳ mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng ra trước đó. Điều đó như cộng hưởng với cái phần viễn tưởng trong đó. Và tôi từng là một họa sĩ. Tôi có thể vẽ. Tôi có thể tô màu Và tôi biết rằng, vì lúc đó chưa có video game, cũng không có đầy các thứ như phim đồ họa CG những hình ảnh trong phim Tôi phải tự tưởng tượng ra những hình ảnh đó trong đầu Các bạn biết đấy, chúng ta đều như vậy, những đứa trẻ đều phải đọc một cuốn sách, và qua miêu tả của tác giả đưa những hình ảnh trong phim vào đầu chúng ta. Và tôi đáp lại những điều này bằng cách vẽ, tô màu những sinh vật ngoài hành tinh, thế giới ngoài hành tinh người máy, tàu vũ trụ, tất cả những thứ đó Tôi cứ bị bắt gặp trong lớp toán tô vẽ đằng sau quyển sách giáo khoa Đó là sự sáng tạo cần được có cơ hội phát tiết ra. Và một điều rất thú vị đã xảy ra, trong các chương trình của Jacques Cousteau tôi đã thực sự thích thú trước sự thật rằng trên Trái Đất cũng có một thế giới "ngoài hành tinh" Tôi sẽ không cần phải rời khỏi trái đất trên một con tàu vũ trụ Điều đó đã dường như là hoàn toàn không thể. Nhưng đã có một thế giới mà tôi đã thật sự có thể đến, ngay trên Trái Đất này,một nơi rất phong phú và đẹp mê hồn như tất cả những gì tôi đã tưởng tượng khi đọc sách. Tôi quyết định trở thành một thợ lặn ở tuổi 15. Và điều khó khăn duy nhất lúc đó là tôi sống trong một ngôi làng nhỏ ở Canada, cách biển tới 600 dặm. Nhưng tôi không lấy thế làm nhụt chí. Tôi kỳ kèo cha tôi đến khi cuối cùng ông cũng tìm thấy một lớp dạy lặn ở Buffalo, New York, ngay ở bên kia biên giới từ nơi chúng tôi sống. Và tôi đã thực sự được cấp chứng nhận ở một bể bơi ở YMCA vào cuối mùa đông ở Buffalo, New York. Nhưng tôi cũng chưa được thấy đại dương, một đại dương thực sự cho tới hai năm sau, cho đến khi chúng tôi chuyển đến California. Từ lúc đó, trong vòng 40 năm, tôi đã lặn khoảng 3000 giờ dưới nước, Trong đó có 500 giờ lặn bằng tàu lặn. Và tôi học được rằng thế giới dưới đáy đại dương và ngay cả ở các đại dương không sâu lắm, cũng đều chứa đựng vô vàn sự sống kỳ diệu vượt qua trí tưởng tượng của chúng ta. Trí tưởng tượng của thiên nhiên không có biên giới so với chúng ta trí tưởng tượng nhỏ bé của con người Đến bây giờ tôi vẫn hoàn toàn tôn sùng và sợ hãi những điều tôi khi tôi đi lặn. Và tình yêu của tôi với đại dương vẫn cứ tiếp tục và vẫn sâu đậm như ngày nào. Nhưng khi tôi lớn lên và chọn lấy một nghề nghiệp đó là nghề làm phim. Và điều đó có vẻ là cách tốt nhất để hài hòa giữa khát vọng của tôi được kể những câu chuyện với khát vọng tạo ra hình ảnh. Và tôi, như một đứa trẻ, cứ tiếp tục vẽ những trang truyện. Và làm phim chính là cách đặt những bức hình và những câu chuyện lại với nhau. Điều đó nghe thật có lý. Và tất nhiên những câu chuyện mà tôi đã chọn để kể là những cậu chuyện khoa học viễn tưởng: "Terminator", "Aliens" và "The Abyss." Và với "The Abyss", tôi hòa chung tình yêu của mình dành cho thế giới nước và việc lặn với cùng việc làm phim. Nên các bạn biết đấy, kết hợp hai niềm đam mê với nhau. Rồi một vấn đề rất thú vị nảy ra từ "The Abyss" đó là phải giải quyết một vấn đề cụ thể để truyền tải câu chuyện trong bộ phim đó, đó là làm sao để tạo ra thứ sinh vật bằng chất lỏng trong phim, chúng tôi đã đưa vào sử dụng công nghệ đồ họa máy tính, CG(Computer Graphics). Và kết quả là nhân vật có bề mặt mềm đầu tiên với cử động được dựng bằng CG điều chưa từng có trước đây Và mặc dù bộ phim không thu được lợi nhuận nào, tôi phải thừa nhận là chỉ đủ thu hồi vốn, nhưng tôi đã nhận thấy một điều thật bất ngờ, đó là người xem, người xem trên toàn cầu, đã bị mê hoặc bởi phép màu của bộ phim. Các bạn biết đấy, theo định luật của Arthur Clarke, đó là những công nghệ thực sự tiên tiến và phép màu hoàn toàn không khác nhau. Họ đã được xem điều gì đó giống như phép màu. Và điều đó khiến tôi rất hứng thú. Và tôi nghĩ, "Wow, đây là một điều rất cần được đưa vào trong nghệ thuật điện ảnh." Thế là, với "Terminator 2", bộ phim tiếp theo của tôi, chúng tôi lại tiến xa hơn. Làm việc với ILM, chúng tôi tạo ra gã người kim loại lỏng trong phim đó. Thành công của bộ phim đã chênh vênh phụ thuộc vào hiệu ứng đó có đem lại kết quả mong muốn hay không. Nhưng nó đã thành công. Chúng tôi lại tạo ra phép màu.. Chúng tôi thu được phản hồi tương tự từ khán giả. Mặc dù chúng tôi đã kiếm được khá là nhiều tiền hơn từ bộ phim đó. Thế là, kết nối một đường thẳng qua hai điểm của kinh nghiệm. ta sẽ nhận ra đây sẽ là một thế giới hoàn toàn khác. một thế giới của sự sáng tạo dành cho nghệ sĩ làm phim. Thế là, tôi khởi đầu một công ty với Stan Winston người bạn tốt của tôi Stan Winston, một nhà trang điểm và thiết kế sinh vật đại tài vào lúc đó, và công ty được đặt tên là Digital Domain. Ý tưởng cơ bản của công ty là chúng tôi sẽ nhảy cóc qua quá trình analog của máy in quang học và những thứ tương tự, chúng tôi đi thẳng đến việc sản xuất bằng kỹ thuật số. Chúng tôi đã làm vậy, và nó cho chúng tôi một lợi thế cạnh tranh trong một khoảng thời gian. Nhưng chúng tôi tự thấy mình tụt hậu vào giữa thập niên 90 trong việc thiết kế các sinh vật và nhân vật mà là mục đích khiến chúng tôi sáng lập ra công ty Vì thế, tôi viết một bản thảo có tên là "Avatar" dự định tạo bước đột phá trong hiệu ứng hình ảnh, trong các hiệu ứng CG, vượt trội, với những nhân vật thật có cảm xúc con người được tạo ra bởi CG Và những nhân vật chính đều sẽ được tảo bởi CG Thế giới cũng sẽ là CG Nhưng nỗ lực đó đã bị ngăn lại. Và tôi đã được những người thân cận trong công ty nói rằng chúng ta sẽ không thể làm được điều đó trong tương lai gần. Thế là tôi gác dự định lại, và làm bộ phim khác về con tàu lớn bị đắm. (Tiếng cười) Tôi đến và diễn thuyết về nó cho cả studio nghe về một chuyện tình Romeo và Juliet trên một con tàu. Nó sẽ là một bộ phim siêu lãng mạn một bộ phim đầy đam mê. Thật ra thì, điều tôi đã muốn làm là lặn đến xác của chiếc "Titanic." Và đó là lý do tôi đã làm bộ phim. (Vỗ tay) Đó là sự thật. Lúc đó, đoàn làm phim không biết điều đó. Nhưng tôi cố thuyết phục họ, tôi nói, "Chúng ta sẽ lặn vào xác tàu. Chúng ta sẽ quay cảnh thật. Chúng ta sẽ dùng đoạn làm đoạn đầu trong phim. Nó sẽ rất quan trọng. Nó sẽ là một điểm móc nối tuyệt vời cho việc tiếp thị." Và tôi dụ được họ tài trợ cho chuyến du hành. (Tiếng cười). Nghe có vẻ điên rồ. Nhưng đó là minh chứng cho việc trí tưởng tượng của bạn tạo ra hiện thực. Vì thực sự chúng tôi đã tạo ra hiện thực sáu tháng sau khi tôi đã thấy mình đang ngồi trong một con tàu ngầm của Nga hai dặm rưỡi dưới đáy bắc Đại Tây Dương, nhìn con tàu Titanic thật qua một cửa sổ quan sát. không phải phim, không phải HD, mà là thật. (Vỗ tay) Điều đó đã làm tôi cực kỳ hưng phấn. Và chuyến du hành đã cần nhiều sự chuẩn bị, chúng tôi phải tạo ra các máy quay đèn chiếu sáng, nhiều thứ khác. Nhưng, điều đã gây ấn tượng với tôi là lần đi lặn ấy, những lần lặn sâu ấy, giống một chuyến bay vào vũ trụ như thế nào. Các bạn biết đấy, cũng có kỹ thuật hiện đại cũng cần kế hoạch lớn. Và bạn cũng vào một cái khoang, cũng đi vào bóng tối vào nơi hung hiểm nơi không có hy vọng sống sót một khi bạn không thể tự về được Và tôi nghĩ, "Wow tôi như đang sống trong một bộ phim khoa học viễn tưởng. Thật là tuyệt." Và vì thế tôi như bị chích bởi những con bọ của những chuyến thám hiểm đại dương. Dĩ nhiên, sự tò mò, những phần khoa học trong đó. Đó đã là tất cả. Đó là phiêu lưu. Đó là sự tò mò. Đó là tưởng tượng. Và đó là một trải nghiệm mà Hollywood không cho tôi được. Bởi vì, các bạn biết đấy, tôi có thể tưởng tượng một loài sinh vật và tôi cũng có thể tạo ra một hình ảnh thị giác của nó. Nhưng tôi đã không thể tưởng tưởng một loài vật mà tôi đang trông thấy ngoài cánh cửa số kia. Khi chúng tôi làm tiếp vài chuyến phiêu lưu nữa Tôi đã trông thấy những loài vật với lỗ thủy nhiệt và thỉnh thoảng vài thứ tôi chưa từng thấy trước đây, thỉnh thoảng vài thứ chưa từng ai thấy trước đây. những thứ thực ra khoa học chưa nhắc đến vào thời điểm mà chúng tôi thấy và chụp ảnh chúng. Thế là, tôi hoàn toàn bị chúng mê hoặc và phải làm nhiều chuyến hơn. Và thế là, tôi thực sự đưa ra một quyết định gây tò mò. Sau thành công của Titanic, tôi bảo "Được rồi, tôi sẽ tạm bỏ công việc của một nhà làm phim Hollywood và tôi sẽ chuyển sang làm nhà thám hiểm một thời gian." Và thế là, chúng tôi lên kế hoạch cho những chuyến khám phá đó. Và chúng tôi quyết định đến Bismark. khám phá nơi này bằng những con thiết bị tự động. Chúng tôi quay lại xác tàu Titanic Dùng những con bot do chúng tôi chế ra có gắn một sợi cáp quang. Và ý tưởng là đi vào bên trong để làm một cuộc nội khảo sát con tàu, điều chưa từng được làm. Chưa ai từng nhìn vào bên trong cái xác tàu. Chưa ai có phương tiện để làm điều đó thế nên chúng tôi tạo ra công nghệ để làm điều đó. Thế là, các bạn biết đấy, giờ tôi ở đây, trên boong con tàu Titanic, ngồi trong một chiếc tàu ngầm và nhìn ra những sàn gỗ trông giống như sàn gỗ này, nơi tôi biết ban nhạc đã từng chơi. Và tôi tiếp tục điều khiển con rô bốt qua hành lang của con tàu. Khi tôi bảo, tôi đang vận hành nó, nhưng tâm trí tôi thì ở trên cái máy, Tôi cảm giác như tôi đang hiện hữu một cách vật lý ngay bên trong xác tàu Titanic. Và đó là thứ cảm giác kỳ quái nhất trong những cảm giác ngờ ngợ mà tôi đã từng có, bởi tôi biết trước được trước khi tôi rẽ một khúc cua thứ gì sẽ có ở đó trước khi ánh sáng của cái máy rọi vào nó, bởi tôi đã đi qua lại cảnh dựng của phim hàng tháng trời trong lúc chúng tôi làm bộ phim. Và cảnh dựng được bố trí theo bản sao chính xác theo bản vẽ kỹ thuật của con tàu. Đó đã là một trải nghiệm thật tuyệt vời. Và nó khiến tôi thực sự nhận ra rằng sự trải nghiệm về sự hiện hữu ở một nơi khác mà các bạn thực sự có thể dùng những con rôbôt hiện thân tự động hóa, sẽ khiến ý thức của bạn hòa nhập vào cái máy vào một thể tồn tại khác. Một cảm giác nằm sâu trong tâm trí. Và có thể là một tia sáng nhỏ rọi vào những gì sẽ có thể diễn ra tron vài thập kỷ nữa khi ta bắt đầu có những cơ thể nửa người nửa máy phục vụ cho việc khám phá hoặc những thứ khác trong số những tương lai sau - con người mà tôi có thể tưởng tượng với cương vị là một người hâm mộ khoa học viễn tưởng. Vậy là, tôi đã hoàn thành những chuyến du hành đó, và thực sự bắt đầu hiểu rõ giá trị của những điều nằm sâu dưới đó, ví dụ như những miệng phun dưới đáy đại dương, nơi chúng tôi đã thấy những loài vật rất rất đáng kinh ngạc. Cơ bản chúng chính là những sinh vật "ngoài hành tinh" nằm ngay trên trái đất. Chúng sống trong môi trường hóa tổng hợp. Chúng không tồn tại nhờ ánh nắng như chúng ta. Và các bạn sẽ thấy những con vật sống cạnh những dòng chảy nóng đến 500 độ C. Các bạn nghĩ làm sao mà những sinh vật đấy có thể tồn tại được. Cũng trong thời gian đó tôi trở nên rất hứng thú với khoa học vũ trụ, một lần nữa, do ảnh hưởng của khoa học viễn tưởng, khi còn là một đứa trẻ. Và tôi hào hứng tham gia vào cộng đồng không gian, thực sự hợp tác với NASA, ngồi trong hội đồng tư vấn của NASA, lên kế hoạch cho những nhiệm vụ không gian thật sự đến Nga, đến thăm trạm chuẩn bị du hành, những giao thức y sinh học, và tất cả những thứ giống như vậy, để thực sự đi và bay đến trạm không gian quốc tế với những hệ thống camera 3D của chúng tôi. Và điều này thực sự hấp dẫn. Nhưng điều tôi đã làm là mang theo các nhà khoa học về không gian theo chúng tôi xuống dưới sâu. Đưa họ xuống để học có thể đến gần những nhà khoa học vũ trụ, khoa học hành tinh, những người hứng thú với những môi trường đặc biệt, đưa họ xuống miệng núi lửa ngầm, và cho họ thấy, và lấy mẫu vật và thử nghiệm các dụng cụ, và cứ thế. Vậy là chúng tôi làm phim tài liệu nhưng thực ra là đang làm khoa học, chính xác là khoa học không gian. Tôi đã hoàn toàn đóng lại vòng tròn giữa việc là một người hâm mộ khoa học viễn tưởng khi còn là một đứa trẻ và việc làm khoa học một cách thực sự. Và các bạn biết đấy, trên con đường của chuyến phiêu lưu khám phá, tôi đã học được rất nhiều. Tôi học được nhiều thứ về khoa học. Nhưng tôi còn học được rất nhiều về khả năng lãnh đạo. Bây giờ, bạn nghĩ đạo diễn phải là một nhà lãnh đạo, lãnh đạo của, thuyền trưởng của con tàu, và tất cả những điều tương tự. Tôi không thực sự hiểu về sự lãnh đạo cho đến khi tôi thực hiện những chuyến hành trình đó. Bởi vì tôi đã phải, trong một lúc nào đó, nói rằng "Tôi đang làm gì ở đây?" "Tại sao tôi lại làm điều này? Tôi sẽ được gì?" Chúng tôi có kiếm được tiền từ những chương trình dở hơi này đâu cơ chứ. Chúng tôi làm chỉ đủ hòa vốn. Không có được danh vọng gì từ nó. Dân tình chỉ nghĩ rằng tôi đi nghỉ giữa "Titanic" và "Avatar", ngồi giũa móng tay nơi nào đó, ngồi trên bãi biển. Làm những bộ phim đó, những bộ phim tài liệu đó cho một lượng khán giả rất hạn chế. Không danh tiếng, không vinh quang, không tiền bạc. Mình đang làm gì cơ chứ? Các bạn làm điều đó vì chính nhiệm vụ đó vì sự thách thức và đại dương là môi trường thách thức nhất, để tận hưởng sự khám phá và cho mối liên kết kỳ lạ xảy ra khi một nhóm nhỏ những con người trong một đội gắn kết chặt chẽ. Bởi vì tôi sẽ làm những việc đó với 10-12 con người làm việc hàng năm liên tục. Đôi khi trên biển 2-3 tháng liền. Và trong mối gắn kết đó, các bạn nhận ra rằng điều quan trọng nhất là sự tôn trọng các bạn dành cho họ và họ dành cho các bạn, khi các bạn hoàn thành một nhiệm vụ mà các bạn không thể giải thích cho một ai khác. Khi các bạn quay về bờ, và các bạn nói, "Chúng tôi đã làm điều đó, và những sợi cáp quang, và sự suy giảm, và cái này cái kia, tất cả những công nghệ, và sự khó khăn, về sự biểu hiện của con người khi làm việc trên biển, các bạn không thể giải thích điều đó cho người khác. Đó là điều mà có thể các cảnh sát viên có, hoặc những người trong lực lượng chiến đấu đã trải qua điều gì đó cùng nhau, và họ biết họ không bao giờ có thể giải thích điều đó. Tạo ra một mối liên kết, mối liên kết của sự tôn trọng. Thế là, khi tôi quay về và thực hiện bộ phim tiếp theo, "Avatar", tôi cố gắng áp dụng nguyên tắc tương tự của lãnh đạo đó là khi các bạn tôn trọng nhóm của mình, và các bạn được họ tôn trọng lại. Và nó thực sự thay đổi mọi thứ. Thế là, bây giờ tôi lại cùng với một nhóm nhỏ, trong những vùng chưa được thám hiểm thực hiện "Avatar", cùng tạo ra những công nghệ mới chưa từng có trước đây. Một sự hưng phấn tột cùng. Sự thách thức tột cùng. Và chúng tôi trở thành một gia đình, trong vòng bốn năm rưỡi. Và nó hoàn toàn thay đổi cách tôi làm phim. Thế nên, mọi người đã bình luận về việc làm thế nào, các bạn biết đấy, mà bạn đã mang về những sinh vật của đại dương và đặt chúng vào hành tinh Pandora. Với tôi nó còn hơn cả một phương thức cơ bản trong việc kinh doanh, chính quá trình đã thay đổi kết quả của nó. Vậy là, làm sao để tổng kết tất cả những điều này? Các bạn biết đấy, bài học ở đây là gì? Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là sự tò mò. Đó là thứ mạnh nhất mà bạn sở hữu. Sự tưởng tượng là một động lực giúp bạn thực sự thay đổi thực tế. Và sự tôn trọng nhóm của bạn là điều quan trọng hơn tất cả những vòng nguyệt quế trên thế giới này. Có những nhà làm phim trẻ đến gặp tôi và nói, "Cho tôi ít lời khuyên để làm phim đi." Và tôi nói, "Đừng đặt giới hạn cho bản thân. Người khác sẽ làm điều đó cho anh/chị, vì thế đừng tự làm thế với mình, đừng nghi ngờ bản thân mình. Và hãy mạo hiểm." NASA có một câu nói mà họ thích: "Thất bại không phải là một lựa chọn." Nhưng thất bại bắt buộc là lựa chọn trong nghệ thuật và trong công cuộc khám phá, đó là một bước nhảy của niềm tin. Không một nỗ lực quan trọng nào mang tính đổi mới mà không hàm chứa sự mạo hiểm. Các bạn phải dám chấp nhận mạo hiểm. Vậy, đó là suy nghĩ tôi sẽ để lại cho các bạn, trong mọi việc các bạn đang làm, thất bại là một lựa chọn, nhưng sợ hãi thì không. Cảm ơn. (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) Tôi là Jon M. Chu. Tôi không phải là một vũ công, hay biên đạo nhảy -- mà là 1 nhà làm phim, 1 người kể chuyện. Tôi đạo diễn 1 bộ phim 2 năm trước đây tên là "Step Up 2: The Streets." Có ai biết không? Yay! Trong quá trình làm phim tôi tiếp xúc với rất nhiều vũ công hiphop -- những người tuyệt vời, giỏi nhất thế giới -- và họ giới thiệu tôi đến 1 xã hội ngầm của văn hóa đường phố làm tôi thực sự choáng ngợp. Thực sự đây là những con người bình thường có sức mạnh và khả năng phi thường. Họ có thể bay trên không, lật ngược khửu tay. Họ có thể xoay trên đầu 80 vòng liên tiếp. Tôi chưa từng nhìn thấy gì như thế trên đời. Khi trưởng thành, thần tượng của tôi là những người như Fred Astaire, Gene Kelly, Michael Jackson. Tôi lớn lên trong một gia đình âm nhạc. (Cười) Và những nghệ sĩ đó đối với tôi là thần tượng tuyệt đối. Đối với 1 cậu bé châu Á gầy gò, nhút nhát lớn lên tại thung lũng Silicon và rất thiếu tự tin như tôi, họ khiến tôi tin vào 1 cái gì đó vĩ đại hơn. Họ khiến tôi muốn "Nhất định mình phải học bằng được bước nhảy moonwalk ở bar tối nay cho em đó coi!" (Vỗ tay) Nhưng có vẻ như những vũ công đó thường biết mất, bị mờ đi, làm nền cho những ngôi sao nhạc pop và video ca nhạc. Nhưng sau khi thấy những gì tôi thấy, sự thật là, họ không hề biến mất chút nào. Họ vẫn hiện diện, và ngày càng xuất sắc hơn. Nghệ thuật nhảy đã phát triển vượt bậc thành 1 thứ tưởng như không thể. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, nhờ video trực tuyến và mạng xã hội, họ đã tạo ra 1 phòng thí nghiệm trực tuyến toàn cầu cho nhảy, nơi mà trẻ con Nhật có thể học vũ đạo từ 1 video YouTube từ Detroit, Mỹ quay trong vài ngày và cho ra 1 clip mới, trong khi teen California lại học từ video Nhật và remix lại nó thêm nét Philly (Mỹ) để tạo ra 1 phong cách nhảy hoàn toàn mới. Và điều này đang xảy ra mỗi ngày. Từ những phòng ngủ và phòng khách và gara với những máy quay rẻ tiền sản sinh ra những vũ công tài hoa của tương lai. Những Fred Astaires, những Gene Kellys những Micheal Jacksons, đang ở ngay đây, và có thể sẽ không có cơ hội tỏa sáng, nếu không có chúng ta. Bởi vậy, chúng tôi sáng lập nhóm LXD, viết tắt của Quân đoàn những Vũ Công Phi Thường, một nhóm nhảy mà tin tưởng rằng nghệ thuật nhảy có thể thay đổi thế giới. Như một bộ truyện tranh sống động, nhưng khác với người nhện và người sắt, họ thực sự có khả năng phi thường. Và họ sẽ biểu diễn 1 phần hôm nay. Xin giới thiệu những người hùng của chúng ta. Madd Chadd Lil' C, Kid David và J Smooth. Hãy cùng hào hứng vỗ tay chào đón họ. Thưa quý ông và quý bà: Nhóm LXD. (Vỗ tay) (Video): Madd Chadd: Khi người ta nhìn tôi nhảy, tôi gặp rất nhiều phản ứng khác nhau. Có lúc bạn tưởng rằng trẻ con sẽ thích, có lúc chúng cảm thấy hơi sợ. Và, ko biết nữa, có lẽ tôi cũng thấy thích vì điều đó. (Nhạc) (Vỗ tay) J Smooth: Khi tôi biểu diễn -- khi tôi nhảy và sáng tạo tự do -- tôi thật sự nhìn thấy trong đầu hình ảnh sắp xết, chuyển động. Tôi nghĩ đến, Transformers giống như khi mà bảng điều khiển mở ra và người máy xuất hiện, rồi chúng đóng lại, và bạn đóng bảng điều khiển. Và một thứ khác lại mở ra, và bạn đóng nó lại. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Kid David: Nó tựa như là, nói thực sự là nhiều khi tôi không rõ cái gì đang xảy ra khi tôi nhảy nữa. Bởi tại thời điểm đó, dường như là, cơ thể tôi hòa vào âm nhạc. Nó không phải là 1 quyết định có ý thức, "Tôi sẽ làm như này tiếp theo, và sau đó làm thế này" Nó giống như đến một mức độ mà bạn không thể ý thức chọn lựa nữa, cơ thể chỉ tự động phản ứng trước trước 1 số âm nhạc. Tôi có biệt danh của mình bởi vì tôi lúc đó còn quá trẻ. Khi mới bắt đầu tôi còn rất bé, bé hơn những bạn nhảy của tôi rất nhiều. Nên họ gọi tôi là Kid David, bởi tôi thực sự chỉ là 1 đứa trẻ. (Âm nhạc) (Vỗ tay) Lil C: Tôi bảo họ hãy tạo một quả cầu, và cứ dùng quả cầu năng lượng đó. Và thay vì ném quả cầu đó đi, họ sẽ nghĩ đó là đó là krump (động tác nhảy kiểu electric, cường điệu hóa). Nhưng đó không phải là động tác krump. Bạn phải ném quả cầu năng lượng đó đi, rồi giữ nó lại. Và rồi cho nó đi 1 lúc, và ngay sau khi nhìn thấy đuôi của nó, bạn nắm lây đuôi, và bắt nó quay trở lại. Và bạn sẽ làm chủ được năng lượng đó hoàn toàn điều khiển được nó. Tạo nên sức mạnh, và rồi thuần hóa nó. (Nhạc) (Vỗ tay) (Nhạc) (Vỗ tay) Tôi có một mơ ước dành cho mỗi các bạn, và niềm mơ ước đó là khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn cảm thấy thật tuyệt vời khi nghĩ đến bản thân mình, khi đang được làm những việc bạn đang làm, rằng khi trải qua một ngày, bạn có thể thực sự cảm thấy biết ơn tới những may mắn tốt đẹp mà bạn được ban cho. Khi bạn đang trải qua một ngày, bạn nhiều lần cảm thấy mình tràn đầy nhựa sống. Và nếu như cuộc sống của bạn không như vậy, tôi muốn đề nghị khiêm tốn rằng bạn đang phí hoại cuộc đời. Cuộc sống quá ngắn để bị lãng phí. Điều mà tôi sắp trình bày trong 17 phút tiếp theo là -- tôi đã dùng hết một phút rồi-- đó là đưa ra một bộ công cụ quyền năng, thứ mà có thể giúp bạn bắt đầu ngay. Bạn thấy thú vị chứ? Khán già: Có chứ. Srikumar Rao: Được rồi. Đây là một hội nghị về sự hạnh phúc, nhưng kể cả khi không phải là hội nghị về hạnh phúc, sẽ đúng không khi tôi nói trong vài trường hợp, hình thức hay kiểu cách, bạn đang công hiến cả cuộc đời bạn để được hạnh phúc? Tất cả điều bạn làm- công việc, gia đình, con cái, các mối quan hệ, bất cứ điều gì là một sự tìm kiếm hạnh phúc. Đúng chứ? Tôi muốn bạn nghĩ về những điều sau: Bạn phải đạt được điều gì để có thể hạnh phúc? Chúng ta sẽ dành một phút cho vấn đề này. Bạn phải đạt được gì để có thể hạnh phúc? Có ai không, nhanh nào? Khi tôi tiến hành thí nghiệm này có rất nhiều điều đã được nêu ra: sự giàu có, vợ hay chồng đẹp, sức khỏe tốt, du lịch nhiều, thời gian, vân vân Ngay bây giờ, nếu bạn nghĩ về nó, bạn có lẽ có một danh sách về "Đây là thứ tôi cần có để được hạnh phúc." Tôi muốn bạn cân nhắc điều này: những gì mà bạn có thể lấy được - tôi nhắc lại- những gì bạn có thể lấy bạn có thể mất đi. Có đúng vậy không? Vì vậy, sự rất giàu làm bạn hạnh phúc. Sự ấy có thể biến mất ngày mai. Một số người trong ngành tài chính đã khám phá ra điều này rồi. Vì vậy bất cứ điều gì bạn có cho bạn hạnh phúc có thể biến mất. Và đưa bạn về đâu? Một nơi không tốt, đúng chứ? Tôi có một đề nghị khác cho bạn. Điều mà tôi đề xuất cho bạn đó là không có gì bạn phải đạt, làm hay trở thành để có thể hạnh phúc. Để tôi nhắc lại: không có gì bạn đạt được, làm hay trở thành để có thể hạnh phúc. Thực ra, hạnh phúc là bẩm sinh tự nhiên của bạn. Nó được kết nối sâu với bạn. Nó là một phần ADN của bạn. Bạn không thể không hạnh phúc. Tại đây, các bạn rất lịch sự. và trong vài diễn đàn khác tôi nói, như những trường kinh doanh hàng đầu, họ không hẳn lịch sự. Và thường như vậy, một ai đó nói ra những gì nhiều bạn đang nghĩ, đó là: "Nếu hạnh phúc là bẩm sinh tự nhiên của tôi, vậy tại sao tôi không cảm nhận nó? Tại sao tôi lại đang trải nghiệm một cuộc đời tồi tệ? (Tiếng cười) Và câu trả lời cho điều đó thực sự rất đơn giản. Bạn đã dành cả cuộc đời để học cách vô hạnh phúc. Tôi xin nhắc lại: bạn đã dành cả cuộc đời bạn để học cách vô hạnh phúc. Và cách mà chúng ta học để không hạnh phúc đó là tin vào một hình mẫu tâm lý. Hình mẫu tâm lý quan niệm ta có rằng đây là cách thế giới hoạt động. Tất cả chúng ta đều có hình mẫu tâm lý, ta có hàng tá về chúng. Ta có hình mẫu tâm lý về làm sao để tìm được việc, làm sao để dẫn đầu trong công việc, để chọn một nhà hàng để ăn, để có một bộ phim, để đi xem... hàng tá hình mẫu. Vấn đề không phải là ta có hình mẫu tâm lý. Vấn đề là ta không biết ta có hình mẫu tâm lý Ta nghĩ rằng đây là cách thế giới hoạt động. Và khi ta càng chìm vào hình mẫu tâm lý, thì càng ngày nó giống như, thực chất, đó là cách thế giới hoạt động. Nhưng không phải như vậy, đó chỉ là hình mẫu tâm lý, và cái hình mẫu tâm lý ta có, thứ mà ta rất tin tưởng là khi ta phải đạt được một thứ gì đó thì ta mới có thể làm được việc, thì ta có thể trở thành một gì đó. Như kiểu, phải có một khoản tiền lớn thì ta mới có thể du lịch nhiều nơi lạ lẫm thì ta mới có hạnh phúc. Phải trong một mối tình thì mới có những lần quan hệ tuyệt vời thì ta mới có hạnh phúc. Tất cả điều là những kiểu khác nhau của mẫu "nếu- thì". Và kiểu mẫu nếu- thì là: nếu điều này xảy ra, thì ta sẽ hạnh phúc. Nếu như tôi có một công việc tốt hơn, nếu như tôi có nhiều tiền hơn, nếu sếp tôi có một cơn đau tim, giá như tôi kết hôn, giá như vợ tôi bỏ tôi, -- (tiếng cười) giá như tôi có con, nếu như con tôi lớn lên và vào đại học ... Không quan trọng nó là gì đi nữa. Toàn bộ quan niệm là nếu như điều này xảy ra, thì tôi sẽ hạnh phúc. Và ngay bây giờ, điều khác biệt duy nhất giữa những người trong khán đài này là cái "nếu như" cụ thể nào mà bạn đang tập trung vào? Và điểm duy nhất khác biệt giữa bạn bây giờ và bạn 10 năm trước là cái "nếu như" cụ thể nào mà bạn đang nhắm vào? Nghĩ về cuộc sống 10 năm trước của bạn. Dành một phút về việc đó. 10 năm trước, nếu bạn nhớ rõ, có một số thứ cụ thể mà bạn muốn. Đúng chứ? Sự thực rất có thể là bạn đang có những thứ bạn từng muốn 10 năm trước. Đúng chứ? Điều này đã đưa bạn đến đâu? Vẫn y hệt chỗ đó, đúng không? Thứ mà chúng ta không nhận ra đó là hình mẫu chính nó là sai lầm. Kiểu mẫu "nếu-thì"--"Nếu điều này xảy ra thì tôi sẽ hạnh phúc" chính nó là sai lầm. Nhưng thay vì nhận ra rằng chính kiểu mẫu là điều sai lầm, ta lại cứ dành một khoảng lớn thời gian thay đổi cái "nếu." "Ồ, tôi từng nghĩ nếu tôi trở thành CEO thì sẽ giúp ích nhiều nhưng giờ tôi nhận ra không phải là tôi muốn trở thành CEO Tôi muốn trở thành một CEO tỷ phú, rồi tôi mới sẽ thấy hạnh phúc." Bạn có thay đổi của riêng bạn về điều đó. Nhưng hình mẫu chính nó là sai lầm, không phải cái bạn đặt bên phía "nếu" của phép cân bằng. Tôi có thể diễn tả điều đó cho bạn. Có ai có thể gợi lại thời điểm khi đang đối diện với một khung cảnh của một vẻ đẹp tuyệt trần đến nỗi nó khiến bạn thoát khỏi bản thân để đến với sự thanh bình? Có thể là một cầu vồng, một dãy núi, thung lũng, biển cả. Và nếu như bạn nhớ điều đó- giơ tay nếu như bạn từng như vậy Hầu hết các bạn đều có thể, đúng chứ? Liệu bạn đã từng băn khoăn tại sao điều này lại xảy ra? Lý do đó là bằng cách nào đó, cho một vài nguyên nhân, ngay lập tức lúc đó, bạn chấp nhận vũ trụ như chính là nó. Bạn không nói, "Đó là một cầu vồng đẹp, nhưng nó hơi bị lệch về bên trái, và nếu như tôi dịch chuyển nó 100m về bên phải, nó sẽ đẹp hơn rất nhiều" (tiếng cười) Bạn không nói, "Đó là một thung lũng đẹp, nhưng cái cây ở phía trước có quá nhiều cành cây cong. Vậy nếu như cho tôi một cái máy cưa và 20 phút, tôi sẽ làm nó tốt hơn rất nhiều." Ồ không, cầu vồng lệch trung tâm hoàn toàn ổn. Cái cây với những cành cong hoàn toàn ổn. Và lúc bạn chấp nhận vũ trụ bởi chính nó, thói quen tự muốn của bạn sẽ biết mất. và hạnh phúc thứ mà là bẩm sinh tự nhiên của bạn hiện ra, và bạn cảm thấy nó. Và tôi biết bạn cảm thấy nó bởi vì bây giờ kể cả khi sau ngần ấy năm, bạn vẫn có thể nhớ đến điều đó. Vấn đề là cuộc sống của bạn bây giờ, với tất cả những vấn đề bạn có -- chính xác hơn, tất cả những vấn đề bạn nghĩ bạn có-- đều hoàn hảo. Nhưng bạn không chấp nhận nó. Chính ra, bạn đang dành toàn bộ thời gian phấn đấu hết sức để tạo nên sự khác biệt. Bạn đang không chấp nhận nó. Và khi bạn đang chấp nhận nó, bạn đang tin vào quan niệm "nếu - thì": Nếu điều này xảy ra, thì tôi sẽ hạnh phúc. Và nó là quan niệm mà chính nó là sai lầm. Vậy để tôi chỉ bạn cách thoát ra khỏi vấn đề đó, hay ít nhất bạn có thể bắt đầu những bước thoát ra khỏi nó. Tôi muốn chia sẻ với bạn hoạt động này. Ta sống cuộc sống của chúng ta vì ta muốn đạt thứ gì đó, đúng chứ? Bạn biết đấy, ta ở đây và ta muốn có một chút gì đó, Alex muốn có một hội nghị thành công. Bạn biết đấy, nhiều bạn muốn có những chương trình tốt cho công ty mà rất thành công. Bạn muốn tiến bộ, muốn có tiền, tất cả thứ đó, đúng không? Mỗi thứ đó là một kết quả, bạn muốn thứ gì đó xảy ra. Bây giờ, tôi muốn bạn nghĩ về những thứ sau: hành động là thứ ở dưới sự điều khiển của bạn. không hoàn toàn, nhưng đa phần vậy. Kết quả là thứ hoàn toàn ngoài sự điều khiển của bạn. Đúng chứ? Hành động nằm dưới sự điều khiển của ta. Kết quả là thứ nằm ngoài sự điều khiển của ta. Có ai trong các bạn đã từng nhận ra khi có một mục tiêu, và bạn bắt tay vào việc đó, rồi có lần bạn không hoàn thành mục tiêu, và có lần bạn lại được thứ ngược lại những gì bạn muốn? Điều đó đã từng xảy ra với bạn nào không? Có một người bạn của tôi nói rằng: "Ôi, cậu biết đấy, tôi đã không chú ý nhiều tới vợ tôi, và điều này cần thay đổi." Vậy nên lần tới chúng tôi đi công tác, anh ta đã mua một chiếc váy rất đắt tiền cho vợ. Và đây là cách anh ta tỏ ra, bạn biết đấy, vì tôi quan tâm đến vợ, điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Và khi anh ta tặng món quà đó cho vợ, phản ứng lập tức của cô ấy là, "Sau 20 năm kết hôn anh không biết kích cỡ của tôi?" (Tiếng cười) "Và hơn nữa, anh không biết tôi không bao giờ mặc thứ như thế này?" Và điều xảy ra tiếp theo là anh ta có một trận cãi vã ra trò. Điều đó đã xảy ra với bạn nào không? Bạn đã bắt tay vào hành động để đạt một kết quả cụ thể, và kết quả đó hoàn toàn ngược lại với điều bạn mong muốn? Chúng ta sống trong một thế giới nơi mà chúng ta nghĩ là, thứ mà chúng ta đầu tư đó là kết quả. Ta định nghĩa cuộc sống như sau: Tôi ở đây, đây là nơi tôi muốn đi, đây là những bước tôi phải đi qua từ nơi đây đến nơi tôi muốn đến. và nếu tôi thành công, cuộc sống sẽ tuyệt vời. Và nếu tôi không, thì tôi thất bại, cuộc sống không tốt, nó tồi tệ. Đúng? Sai? Đó là cách mà chúng ta sống. Chúng ta đầu từ vào kết quả, và như tôi vừa chỉ ra, kết quả thường xuyên khác với nhứng gì ta muốn, và đôi khi nó đối lập với thứ ta muốn. Đầu tư vào kết quả và bạn đảm bảo có phần nhiều là sự thất vọng, tức giận và tất cả những thứ còn lại làm cuộc sống tồi tệ. Ta có một sự chọn lựa khác. Và sự chọn lựa đó là bạn không chú tâm vào kết quả, bạn chú tâm vào quá trình. Và cách tốt nhất để miêu tả nó là một câu trích dẫn từ John Wooden. Tôi không biết có bao nhiêu bạn biết John Wooden. Ông rất nổi tiếng ở Mỹ và chắc chắn là giữa người hâm mộ bóng rổ. Ông là người duy nhất đạt được Hội trường danh vọng bóng rổ với tư cách là cầu thủ và huấn luyện viên. Và điều ông nói với đội mới gia nhập-- ông dẫn UCLA tới con số chưa từng có của những trận thắng và chung kết tại NCAA -- và điều ông từng nói với từng đội mới là ông không bao giờ nói về chiến thắng. Ông luôn nói, "Khi nó kết thúc và bạn nhìn vào trong gương, bạn đã làm hết sức của mình chưa? Và nếu bạn làm hết khả năng mình, điểm số không quan trọng. Nhưng tôi suy đoán nếu bạn đã làm tốt nhất với khả năng mình, bạn sẽ thấy vui lòng với số điểm." Đó là đầu tư vào quá trình. Nhưng chúng ta lại làm ngược lại. Chúng ta đầu tư vào kết quả. Đây là điều tôi muốn -- ồ, tôi muốn nó một cách tha thiết, vì nếu tôi đạt được nó tôi sẽ hạnh phúc. Và bạn thử hết sức, để làm bất cứ điều gì bạn có thể, nhưng bạn luôn tập trung vào "Đây là kết quả." Tập trung vào kết quả hoàn toàn ổn. Nó cho bạn hướng đi. Đầu tư vào kết quả nghĩa là bạn phụ thuộc sự thành công của một kết quả cụ thể cho sự hạnh phúc của bạn. Và đó là công thức chắc chắn cho sự thất bại. Điều bạn có thể làm là thứ khác. Bạn có thể đầu tư vào quá trình. Đó là, một khi bạn quyết định, hiện tôi đang ở nơi đây, đấy là nơi tôi muốn ở, và điều đó hoàn toàn ổn, bạn chỉ tập trung vào kết quả chỉ đến mức nó cho bạn hướng đi, và rồi bạn đầu tư bản thân mình tuyệt đối vào quá trình. Bạn nói, đây là những bước tôi muốn đi, và bạn đặt tất cả vào nó. Và nếu bạn thành công, thật tuyệt vời. Và nếu không, vẫn tuyệt vời, bởi giờ bạn có một điểm mới để bắt đầu, và từ điểm đó, bạn chọn một kết quả khác và đi tiếp. và khi bạn làm như vậy, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi ngày thật tuyệt vời. Để tôi cho bạn một ví dụ. Và nếu bạn có con -- giơ tay nếu bạn có. Đã bao giờ bạn thấy một đứa trẻ nhỏ tập đi? Điều nầy thông thường xảy ra khoảng giữa 11 và 13 tháng, khi đứa trẻ đứng dậy và bé nhìn thấy mọi người đi lại, bé muốn đi, bé đứng dậy, ngã xuống và bắt đầu khóc, và mẹ chạy tới để an ủi bé, hôn chỗ đau, làm hết đau. Đứa trẻ thử lần nữa, ngã xuống, mẹ lại chạy tới. Sau một vài lần, mẹ thấy mệt và không còn chạy tới nữa. Đứa trẻ ngừng khóc, và rồi đứng dậy, bước đi và không còn ngã xuống, và rồi bé bước tiếp bước nữa, và một nụ cười xinh đẹp hiện trên khuôn mặt bé. Và rất nhanh, thường trong 24 tiếng, bé bước đi đến mọi nơi, đảo lộn trật tự phòng khách của bạn. Và bạn biết bạn đã đến một giai đoạn mới của việc làm cha mẹ. Phải không? Giờ, tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi lần con bạn ngã, và bé nói. "Ôi chúa ơi, con lại thất bại, Con sẽ không bao giờ biết đi." Và bạn phải tìm chuyên gia tâm lý giúp bé đối mặt những cảm xúc không thích đáng và việc không thể thành công và lại thất bại. Bạn nghĩ sẽ mất bao lâu để bé học đi nếu bạn phải làm vậy, Nếu cứ mỗi 3 lần bé ngã, bạn phải tìm một chuyên gia để khuyên nhủ bé và cứ thế? Nghe buồn cười, phải không? Nhưng nó chính xác là điều ta đang làm. Điều đứa bé đang làm là đang tập trung vào quá trình. Bé đang đầu tư vào quá trình, không phải kết quả. Điều chúng ta làm hoàn toàn ngược lại. Khi ta lớn lên, ta mất khả năng đầu tư vào quá trình, ta bắt đầu tập trung vào kết quả. Bởi cái định nghĩa kết quả là thứ ngoài sự điều khiển của ta, và nếu đó là thứ ta dành mọi năng lượng cảm xúc ta sẽ bị cạn kiệt như ta đang bị. Nhưng nếu, ngược lại, ta nói, "Đây là kết quả, tôi sẽ đầu tư vào quá trình và cố gắng hết sức mình," thì mỗi ngày sẽ thật tuyệt vời, và bạn tiến hành trên con đường đạt tới ý tưởng tôi phác thảo ra cho bạn. Câu hỏi mà tôi rất thường nghe, là mọi người nói, "Giáo sư Rao, nhưng không gì làm tôi thấy đam mê." Nên tôi nói, "Được, vậy cái gì sẽ?" Và họ nêu ra những thứ thường nghe, chẳng hạn thứ danh sách như đây. Đây là công việc của tôi, đây là bấy nhiêu nó trả, đây là kiểu người của sếp tôi, kiểu người đồng nghiệp của tôi, và đây là kiểu khách hàng của tôi đây là bấy nhiêu tôi đi du lịch, văn phòng tôi to thế nào, tấm thảm sâu thế nào, có bao nhiêu cửa sổ tôi có-- một đống các thông số. Và điều tôi nói với họ là điều tôi muốn chia sẻ với bạn, vì tất cả những thứ đó-- đầu tiên, nó không tồn tại. Nhưng thứ hai, kể cả nếu nó có và bạn nhập tâm vào nó, nó sẽ không kéo dài đến 6 tháng để là một câu chuyện y hệt, tồi tệ như chính bạn bây giờ, vì đam mê tồn tại trong bạn. Nó không tồn tại trong công việc. Và nếu bạn không tìm cách khơi dậy nó trong bạn ngay nơi bạn đứng, bạn sẽ không tìm thấy nó ở ngoài. Nhưng nếu bạn tìm cách để khơi nó dậy từ vị trí của bạn, thì bạn sẽ nhận ra rằng thế giới bên ngoài tự nó sắp xếp để dành chổ đứng cho người mới mà bạn đang trở thành. Và khi bạn làm vậy, bạn sẽ thấy phép màu xảy ra thường xuyên. Những người đến với bạn là người bạn cảm thấy vui vẻ khi gặp. Những người mới đi vào cuộc đời bạn. Như một luồng gió nhẹ, vì tất cả bạn làm trong đời là những cuộc hành trình. Bạn đến hội nghị này, là trên một hành trình. Bạn đứng cạnh thùng đựng nước lạnh, nói về nơi làm việc của bạn tồi tệ ra sao cũng là một hành trình. Bạn xem "Những bà nội trợ kiểu Mỹ," bạn tiếp tục một hành trình. Bạn đi trên một cuộc hành trình. nơi các phụ nữ 40 tuổi đang ngoại tình với các anh làm vườn 19 tuổi trong khi các ông chồng đang xoay quanh các cô người mẫu. Tất cả bạn làm là những cuộc hành trình. Không có gì là sai cả, nhưng hãy hỏi bản thân, "Đây có phải là hành trình mà tôi muốn đi? Nó có dẫn tôi đến nơi mà tôi muốn dành thời gian cho?" Và nếu bạn bắt đầu làm vậy, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn thay đổi. Kiểu người mà bạn gặp, những thứ bạn nói, những phim bạn xem, quyển sách bạn đọc-- tất cả sẽ thay đổi. Và bạn bắt đầu tất cả bằng cách tập trung vào quá trình. Đầu tư vào quá trình, đừng vào kết quả. Xin cảm ơn. Năm ngoái tại TED Tôi đề nghị các bạn cho tôi dữ liệu để đưa những thứ đó lên web, trên cơ sở là nếu mọi người đưa dữ liệu lên web, dữ liệu của chính phủ, của khoa học, cộng đồng bất cứ thứ gì, sẽ có người khác dùng nó để tạo ra những điều tuyệt diệu, bằng cách mà họ không bao giờ có thể tưởng tượng. Bởi vậy, hôm nay tôi trở lại để cho các bạn xem vài thứ, để chứng minh với bạn rằng, thật sự là có một phong trào về dữ liệu mở đang được diễn ra ngay bây giờ trên khắp thế giới. Lời kêu gọi "dữ liệu thô ngay bây giờ", mà tôi khuyến khích mọi người trong khán phòng này tạo ra, đã được biết đến trên khắp thế giới. Hãy xem đoạn video. Một câu chuyện cổ điển, câu chuyện đầu tiên mà nhiều người đã chọn vào tháng 3, chính xác là 10 tháng 3, ngay sau TED, Paul Clarke, trong chính phủ U.K viết blog, "Oh, Tôi vừa có một số dữ liệu thô. Nó đây này, nó về tai nạn xe đạp." Times Online mất 2 ngày để tạo ra một bản đồ, bản đồ tổng hợp, chúng ta gọi nó là mash-ups (tổng hợp nhiều thông tin) một mash-up với giao diện người cho phép bạn vào đó và xem xét và tìm kiếm xem liệu lộ trình xe đạp của bạn tới công sở có bị ảnh hưởng hay không? Có rất nhiều dữ liệu khác khảo sát về giao thông, cũng được đưa ra bởi chính phủ Anh, và bởi vì họ tạo ra nó dựa trên những dữ liệu liên kết tiêu chuẩn nên người dùng có thể tạo ra bản đồ bằng cách click chuột. Những dữ liệu đó tạo ra ảnh hưởng gì không? Hãy quay trở lại năm 2008. Nhìn vào Zanesville, Ohio. Đây là bản đồ một luật sư làm, đặt tại nhà máy nước để biết trong những hộ ở đây, những hộ nào đã có đường nước dẫn tới? Và anh ấy, từ một nguồn dữ liệu khác, có thông tin về những hộ nào là của người da trắng. Thế là, anh ấy cảm thấy có một sự liên quan bất thường, giữa những ngôi nhà của người da trắng và những ngôi nhà có nước, và vị thẩm phán cũng cảm thấy không hài lòng. Với khoản tiền lên đến 10.9 triệu dollars. Đó là sức mạnh của việc lấy một phần dữ liệu này, rồi một phần dữ liệu khác, ghép chúng lại, và trình diễn kết quả. Bây giờ hãy nhìn qua những dữ liệu từ Anh. Nó là dữ liệu của chính phủ, một trang hoàn toàn độc lập, Tiền của tôi đã đi đâu, (Where Does My Money Go) cho phép mọi người truy cập và tra cứu trong đó. Bạn có thể tra cứu theo từng loại chi tiêu hoặc là tìm hiểu tất cả những khu vực khác nhau, và so sánh chúng. Vậy là, đó là những gì xảy ra ở UK, với dữ liệu của chính phủ UK. Vâng, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó tại đây. Đây là trang web cho phép xem xét về số tiền phục hồi kinh tế tại California. Lấy một ví dụ bất kỳ, như tại Long Beach, California, bạn có thể đến và xem xét những khoản nào họ đã và đang chi cho những mục đích khác nhau ví dụ như năng lượng. Thực tế, có một biểu đồ về số lượng tập dữ liệu trong kho data.gov và data.gov.uk. Và tôi hào hứng được xem sự cạnh tranh giữ nước Anh với màu xanh, và nước Mỹ với màu đỏ. Bạn có thể sử dụng công cụ này thế nào? Ví dụ, nếu bạn có rất nhiều dữ kiện về nơi chốn bạn có thể lấy nó, từ mã vùng, giống như là zip code cộng 4, cho một nhóm hộ dân, bạn có thể viết bài, in một bài về một chủ đề rất cụ thể về các trạm xe bus, về thứ gần kề với bạn. Và với quy mô lớn hơn, đây là một mash-up của những dữ liệu được công bố về cuộc bỏ phiếu ở Afghanistan. Nó cho phép bạn đặt ra những tiêu chí cho những thứ bạn muốn xem xét. Vòng tròn màu đỏ là những điểm bỏ phiếu, được lọc ra theo tiêu chí bạn chọn. Và sau đó bạn có thể chọn những thứ khác trên bản đồ để quan sát những yếu tố khác như là mức độ ảnh hưởng. Vậy đó là dữ liệu từ chính phủ. Tôi cũng muốn nói về dữ liệu tạo ra bởi cộng đồng đó là bản đồ wiki, là bản đồ mở. Rạp hát Terrace, tôi đã xác định nó trên bản đồ bởi vì nó không có ở đó trước hội nghị TED năm ngoái. Tôi không phải là người duy nhất bổ sung vào bản đồ mở. Mỗi ánh chớp trong minh họa này được tạo ra bởi ITO World cho thấy những bổ sung trong năm 2009 đối với bản đồ mở đường phố. Bây giờ hãy xem thế giới trong năm nay. Mỗi ánh chớp là một lần chỉnh sửa. Một người nào đó ở một nơi nào đấy xem bản đồ mở, và nhận thấy rằng có thể làm cho nó tốt hơn. Bạn có thể thấy châu Âu sáng rực rỡ với những thay đổi. Ở một vài nơi, lại không có nhiều những thay đổi. Bây giờ hãy tập trung vào Haiti. Bản đồ của Port au-Prince ở phía cuối cùng của năm 2009 không đầy đủ các chi tiết, không được tốt như bản đồ của California. May mắn là ngay sau trận động đất, GeoEye, một công ty thương mại, công bố hình ảnh từ vệ tinh với bản quyền cho phép những cộng đồng mã nguồn mở sử dụng nó. Đây là khoảng thời gian tháng 1, người ta đang chỉnh sửa, đó là vụ động đất. Chỉ sau trận động đất, ngay lập tức mọi người trên khắp thế giới, những người muốn giúp đỡ đối chiều với hình ảnh, xây dựng nên bản đồ, xây dựng rất nhanh chóng. Chúng ta đang tập trung vào Port au-Prince. Màu xanh dương là trại tị nạn mà những người tình nguyện thấy được từ trên không. Vậy, bây giờ chúng ta có, một bản đồ thực sự hiển thị vị trí những trại tị nạn, nhanh chóng trở thành bản đồ tốt nhất để dùng nếu bạn đang hoạt động từ thiện ở Port au-Prince. Chứng kiến sự thật rằng tại đây máy Garmin (GPS) được sử dụng bởi đội cứu hộ. Và Haiti, có một bản đồ hiển thị ở phía bên trái, những bệnh viện, chính xác là bệnh viện trên tàu. Đây là bản đồ thời gian thực hiển thị những con đường bị chặn những tòa nhà đổ nát, trại tị nạn. Nó hiển thị thứ mà bạn cần. Vậy, nếu bạn đã tham gia vào những chuyện đó, Tôi chỉ muốn nói bất cứ điều gì bạn đang làm, dù cho bạn đang lập biểu đồ từ dữ liệu thô ngay bây giờ, hay bạn đang đăng dữ liệu chính phủ, khoa học online, Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ lời cám ơn chân thành, và chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi. (Vỗ tay) Tôi chỉ có 3 phút vì vậy tôi sẽ phải nói nhanh và điều đó sẽ tận dụng hết dòng suy nghĩ của các bạn -- làm nhiều việc một lúc có thể hơi khó. 27 năm trước tôi bị phạt do lỗi vi phạm giao thông điều đó đã làm tôi suy nghĩ. Tôi đã dành thời gian suy nghĩ nhiều về nó. Và vấn đề tiết kiệm năng lượng không chỉ nằm ở góc độ phương tiện giao thông. Vấn đề còn nằm ở đường đi. Thiết kế đường tạo nên sự khác biệt, đặc biệt là ở đoạn giao nhau. Trong số đó có hai loại: loại có đèn tín hiệu và loại không có đèn tín hiệu, tức là sẽ có các biển báo lệnh dừng lại. 50% số vụ va chạm giao thông xảy ra ở các điểm giao cắt. Các bùng binh tốt hơn các đoạn đường giao cắt. Thí điểm tại 24 điểm giao cắt cho thấy, số vụ va chạm giảm 40% khi thay đoạn đường có đèn giao thông thành một đoạn có bùng binh. Thương tật do va chạm giảm 76%. Số ca tử vong giảm 90%. Nhưng không chỉ an toàn. Còn thời gian và xăng dầu thì sao? Khi giao thông thông suốt có nghĩa là ít sử dụng phanh hơn, điều này có nghĩa là ít phải tăng tốc hơn, đồng nghĩa với tiêu thụ ít xăng, ít ô nhiễm tiết kiệm thời gian, và góp phần vào việc sử dụng hiệu quả năng lượng ở Châu Âu tốt hơn ở Hoa Kỳ. Vì thế, những chỗ giao nhau không đèn tín hiệu hay hiệu lệnh dừng đã cứu sinh mạng rất nhiều người nhưng người ta đã sử dụng nó quá nhiều. Những bùng binh nhỏ đã bắt đầu xuất hiện. Đây là một bùng binh gần nhà tôi. Và chúng tốt hơn rất nhiều so với đèn giao thông, so với biển hiệu dừng bốn chiều Chi phí lắp đặt cao, nhưng nếu không lắp đặt thì chúng ta còn phải trả giá đắt hơn. Thế nên ta phải xem xét việc này. Nhưng không phải áp dụng được cho mọi trường hợp. Lấy điểm giao cắt tại ngã 3 làm ví dụ. Theo logic, các bạn sẽ phải có một cái ở đây, trên đường nhỏ khi đi ra đường chính. Nhưng lại có vấn đề với hai cái còn lại. Và một cái ở đây. Và một cái khác mà tôi đã nghiên cứu về. Ô tô ít khi đi trên đường thứ 3. Vì thế, câu hỏi là, chúng ta phải trả bao nhiêu tiền? Đoạn giao nhau này có khoảng 3000 ô tô đi lại một ngày ở mỗi hướng, và mỗi lần tăng tốc tốn 2 ao-xơ (70 g) xăng. Thế là mỗi xe tốn 5 cent nhân với 3000 xe mỗi ngày, 51,000 đô la một năm. Đó mới chỉ là tiền xăng. Còn ô nhiễm, hao mòn ở xe và thời gian. Thời gian đáng giá bao nhiêu? 10 giây mỗi xe (nhân với 3,000 xe) 8.3 tiếng mỗi ngày. Lương trung bình một người Mỹ là 20 đô la một giờ. Tương đương 60,000 Đô một năm. Cộng với tiền xăng, tổng cộng là 112,000 một năm chỉ dành cho biển hiệu đó ở từng hướng. Chiết khấu mức hiện tại 5%: khoảng hơn 2 triệu đô cho mỗi biển dừng, ở mỗi hướng. Bây giờ, nếu các bạn nhìn vào giá trị của miếng đất liền đó, các bạn thực sự có thể mua nó, chặt bớt bụi cây để cải thiện tầm nhìn sau đó lại bán nó đi. Và các bạn sẽ vẫn có lời. Nên điều đó làm ta tự hỏi: "Tại sao nó lại ở đó?" Ý của tôi là, tại sao lại đặt biển dừng tại từng hướng đi? Bởi vì nó giúp cứu mạng người. Vậy thì có cách nào tốt hơn để làm việc đó không? Câu trả lời là cho phép ô tô đi vào phần đường đó một cách an toàn. Bởi vì có thể có rất nhiều người có thể đang sinh sống ở đó và nếu họ phải chờ thì sẽ tạo ra một hàng dài vô tận bởi vì ô tô không giảm tốc độ khi lưu thông trên đường chính. Liệu những biển đang tồn tại có phải là giải pháp? Các biển dừng và biển nhường đường có lịch sử lâu đời. Biển dừng có từ năm 1915. Biển nhường đường có từ năm 1950. Nhưng đó là tất cả những gì chúng ta có. Vậy tại sao không dùng biển nhường đường? Ý nghĩa của biển này là: các bạn phải nhường đường. Có nghĩa là nếu có 5 ô tô đang đợi, các bạn phải đợi cho đến khi chúng đi hết, các bạn mới được đi. Điều này không bao trùm được khái niệm về sự tuần tự hay đi theo lượt. Và luôn là các đường nhỏ nhường cho đường to đi trước. Vì vậy, rất khó để tạo ra ý nghĩa mới cho biển đã có từ trước. Các bạn không thể tự nhiên nói với mọi người: "Được rồi, nhớ những gì bạn vẫn làm khi gặp biển nhường đường chứ? Giờ hãy làm theo cách khác đi." Điều này là không thể. Vì vậy, điều thế giới cần bây giờ là một loại biển mới. (Vỗ tay) Các bạn cần có chỉ dẫn nhỏ bên dưới nó, các bạn biết đấy, cho những ai không biết thông tin đại chúng. Và nó kết hợp giữa biển dừng và biển nhường. Nó giống hình chữ T, vì nó ký hiệu sự tuần tự, đi theo lượt. Và sự không chắc chắn thì sẽ tạo ra sự thận trọng. Khi con người gặp phải tình huống họ chưa biết giải quyết thế nào họ sẽ giảm tốc độ. Và bây giờ các bạn đã thành "Road Scholars" (các nhà học gia về đường xe cộ)... (Tiếng cười) đừng đợi cho đến khi biển hiệu đó được sử dụng, những thứ này không thể thay đổi dễ dàng được. Nhưng các bạn đều là thành viên của các cộng đồng, và các bạn có thể tạo ảnh hưởng đến cộng đồng của mình để tạo ra dòng lưu thông phương tiện tốt hơn. Và các bạn có thể tác động nhiều hơn đến môi trường chỉ bằng việc giúp hàng xóm thay đổi những điều này hơn là thay đổi phương tiện giao thông của các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi sẽ đưa quí vị đến Bangladesh trong giây phút. Trước khi kể câu chuyện này, tôi muốn chúng ta nên tự hỏi: Tại sao cái nghèo lại tồn tại? Ý tôi là, chúng ta có nhiều kiến thức và những đột phá về khoa học. Chúng ta đều sống trên một hành tinh, nhưng trên thế giới có rất nhiều những người nghèo khổ Và tôi nghĩ -- vì tôi muốn cho ra quan điểm của tôi để chúng ta có thể đánh giá dự án này, hoặc bất cứ dự án nào, đối với vấn đề này để thấy được nó đã đóng góp được gì hoặc -- góp phần vào nghèo đói hay đang cố gắng giảm bớt điều đó, Những nước phát triển đã từng cứu trợ những nước nghèo trong 60 năm qua.̉̉ Và nói chung, cứu trợ đã thất bại. Và mọi người có thể thấy trong cuốn sách này tác giả là người đã làm việc 20 năm tại Ngân Hàng Thế Giới, ông ấy thấy sự phát triển kinh tế của đất nước này rất mơ hồ. Hơn nữa, điều đó không hiệu quả. Vậy câu hỏi đặt ra, tại sao lại thế ? Ý kiến của tôi là, ta nên rút bài học từ lịch sử của Châu Âu Ý tôi là, ngay tại đây, mới ngày hôm qua khi tôi đi bộ trên phố và thấy ba vị giám mục bị hành hình 500 năm trước ngay con phố gần đây. Ý tôi là, Châu Âu đã trải qua rất nhiều khó khăn, nơi công dân được trao quyền bởi công nghệ Và họ yêu cầu chính quyền -- bước xuống từ trên yên ngựa. Và cuối cùng, đạt được sự thương lượng tốt hơn giữa chính quyền và người dân, và nền dân chủ, chủ nghĩa tư bản -- tất cả mọi thứ khác phát triển mạnh mẽ. Và quí vị có thể thấy, quá trình -- và được chứng minh trong cuốn sách 500 trang này -- rằng chính quyền đi xuống và người dân đứng lên. Nhưng nếu mọi người nhìn, nếu mọi người hiểu được điều này, mọi người có thể thấy điều gì đã diễn ra trong 60 năm. Sự cứu trợ thực sự đã làm điều ngược lại. Là trao quyền cho chính quyền, và, kết quả là người dân chịu thiệt. Chính quyền không có lí do gì để thúc đẩy sự phát triển kinh tế như vậy họ có thể đánh thuế người dân và kiếm lợi nhuận để thực hiện việc kinh doanh của mình. Bởi vì chính quyền được lợi từ nước ngoài Và trên thực tế, nếu bạn nhìn những nước có dầu mỏ nơi mà người dân không có tiếng nói, điều tương tự cũng diễn ra -- Nigeria, Ả Rập, và những nước tương tự. Bởi vì sự cứu trợ và dầu mỏ hoặc khoáng chất cũng dẫn đến điều như vậy. Quyền lực thuộc về chính quyền, người dân không có tiếng nói -- tay, chân, bộ não, những gì họ có. Và nếu quí vị đồng ý như vậy, tôi nghĩ cách tốt nhất để giúp đỡ những nước nầy là nhận ra rằng kinh tế phát triển là từ con người bởi con người, cho con người. Và đó là hiệu ứng thật của mạng lưới. Nếu người dân có thể kết nối và làm bản thân trở nên có tổ chức và hữu ích, như vậy tiếng nói của họ sẽ có trọng lượng, vậy thì mọi thứ sẽ được cải thiện. Nói cách khác, ví dụ từ một tổ chức quan trọng nhất thế giới, Ngân Hàng Thế Giới, là tổ chức chính phủ, bởi chính phủ, cho chính phủ. Hãy cùng nhìn điều ngược lại. Và đó là quan điểm của tôi, giờ tôi sẽ bắt đầu câu chuyện của mình. Tất nhiên, trao quyền cho người dân như nào? Có rất nhiều phát minh công nghệ. Một trong đó là điện thoại di động. Gần đây, tạp chí "The Economist" cũng công nhận điều này, Nhưng tôi đã tình cờ có ý tưởng này 12 năm trước, và đó cũng là điều tôi vẫn đang thực hành. Vậy 12 năm trước, tôi đã từng cố gắng trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư ở New York. Hồi đấy -- một số ít nhân viên được kết nối bang mạng lưới máy tính. Và chúng tôi thực sự là làm việc năng suất hơn vì không phải trao đổi đĩa mềm; chúng tôi có thể cập nhật thường xuyên hơn. Nhưng một lần sập mạng. Chuyện ấy nhắc tôi nhớ lại một ngày năm 1971. Có chiến tranh xảy ra ở nước tôi. Và cả gia đình tôi chuyển ra khỏi thành phố, nơi chúng tôi từng sinh sống, để chuyển về nông thôi nơi mà sẽ an toàn hơn. Và một lần mẹ bảo tôi đi kiếm thuốc cho em. Tôi đã phải đi bộ hơn 10 dặm, mất cả buổi sáng để tìm người bán thuốc. Nhưng anh ta không có đó, vậy tôi lại mất cả buổi chiều để quay lại. Vậy tôi có thêm một ngày không hiệu quả. Khi mà tôi ngồi trong những tòa nhà cao tầng ở New York, Tôi đã nhận ra từ 2 kinh nghiệm này, và cơ bản chỉ ra rằng sự kết nối tạo nên sự năng suất -- dù đó là văn phòng hiện đại hay là ngôi làng không phát triển. Tất nhiên, tôi-- dẩn đến ý kiến là điện thoại chính là công cụ chống lại nghèo đói. Và nếu với trường hợp này, câu hỏi đặt ra sẽ là Bao nhiêu điện thoại chúng ta có vào lúc đó ? Và sự thật là, trung bình 1 điện thoại tại Bangladesh cho khoảng 500 người. Và tất cả điện thoại đó đều ở khu vực thành thị. Những khu vực nông thôn, nơi có khoảng 100 triệu người sinh sống, thì lại không có điện thoại nào. Vậy có thể hình dung ra đã bao nhiêu tháng hoặc bao nhiêu năm của con người đã bị lãng phí, cũng như tôi đã bị lãng phí một ngày. Nếu ta nhân với 100 triệu người, cứ cho rằng mất một ngày mỗi tháng, như vậy, và quí vị có thể thấy nguồn tài nguyên khổng lồ đã bị phí phạm. Nói tóm, những nước nghèo, cũng như những nước giàu, có một thứ mà chúng ta đều bình đẳng đó là mỗi ngày đều có 24 giờ như nhau. Vậy nếu ta làm mất nguồn tài nguyên quý giá đó, điều làm ta bình đẳng với các nước phát triển, thì đó là sự lãng phí to lớn. Vậy tôi đã bắt đầu tìm bất cứ minh chứng nào -- sự kết nối thực sự làm tăng năng suất làm việc? Và tôi đã không tìm thấy nhiều, thực sự , nhưng tôi đã tìm thấy biểu đồ này bới ITU đó là Tổ Chức Viễn Thông Quốc Tế, được đặt tại Geneva. Họ đã chỉ ra một điều rất thú vị. Mọi người có thể thấy, trục hoành là tên các nước. Vậy Mỹ hoặc Anh, sẽ là ở đây, bên ngoài. Và sự ảnh hưởng của 1 chiếc điện thoại mới, được thể hiện ở trục tung, rất nhỏ. Nhưng nếu bạn nhìn vào những nước nghèo hơn, nơi mà tổng sản lượng quốc gia bình quân đầu người là, vào khoảng 500 đô, hoặc 300 đô, thì sự ảnh hưởng rất lớn: 6,000 đô hoặc 5,000 đô. Câu hỏi là, Mất bao nhiêu tiền để lắp đặt một chiếc điện thoại mới ở Bangladesh? Thì ra là: 2,000 đô . Vậy nếu bạn bỏ ra 2,000 đô, cứ cho rằng điện thoại có thể sử dụng được 10 năm, và nếu ước tính là 5,000 đô mỗi năm -- vậy ta có 50,000 đô. Vậy rõ ràng đó là công cụ cần phải có. Và tất nhiên, nếu chi phí lắp đặt điện thoại giảm xuống, vì giờ chúng ta đang có cuộc cách mạng công nghệ, sau này có thể giá sẽ còn giảm nhiều hơn nữa. Và tôi có hiểu biết chút ít về kinh tế -- Adam Smith đã chỉ ra cho chúng ta rằng sự chuyên môn hóa dẫn tới sự năng suất. Nhưng chúng ta chuyên môn hóa như nào? Hãy lấy vị dụ tôi là ngư dân và nông dân. Và Chris cũng là ngư dân và nông nhân. Cả 2 đều không chuyên môn. Vậy vấn đề là chúng tôi chỉ có thể -- cách duy nhất là chúng tôi dựa vào nhau. là nếu chúng tôi kết nối với nhau. Và nếu chúng tôi là hàng xóm, tôi có thể chỉ cần sang nhà anh ấy. Như thế chúng tôi chỉ giới hạn kinh tế của mình trong phạm vi nhỏ. Nhưng để mở rộng, ta sẽ cần có sông, hoặc ta sẽ cần có đường cao tốc, hoặc đường dây điện thoại Nhưng với bất kì trường hợp nào, sự kết nối đều dẫn đến sự phụ thuộc. Và điều đó dẫn đến sự chuyên môn hóa. Và dẫn đến sự năng suất. Vậy câu hỏi đặt ra, tôi bắt đầu nhìn vào vấn đề, và đặt ra sự so sánh giữa Bangladesh và New York. Có rất nhiều lý do mà mọi người nói với tôi về việc vì sao chúng ta không có đủ điện thoại. Và một trong số họ đã đưa ra lý do là thiếu sức mua. Người nghèo hiển nhiên là không có đủ tiền mua. Nhưng có thể thấy rắng, nếu đó là công cụ cho sản xuất, vậy sao chúng ta phải lo lắng về điều đó? Ý tôi rằng, ở Mỹ, mọi người mua ô tô, và họ trả rất ít tiền đặc cộc. Họ mua xe, và họ đi làm. Đi làm thì họ có lương; Có lương giúp họ có thể trả góp cho chiếc xe. Vậy là ô tô tự trả tiền cho nó. Vậy, nếu điện thoại là công cụ sản xuất, vậy chúng ra không cần phải lo lắng về sức mua. Và tất nhiên, nếu đó là sự thật, vậy còn sức mua ban đầu? Vậy câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta không thể dùng sự tiếp cận chia sẻ? Tại Mỹ, chúng ta có -- mọi người cần dịch vụ ngân hàng, nhưng rất ít người trong chúng ta cố gắng mua ngân hàng. Vậy đó là -- một ngân hàng dường như phục vụ cả một cộng đồng. Vậy chúng ta cũng có thể làm vậy với điện thoại. Và mọi người cũng nói với tôi rằng chúng ta có nhiều thứ quan trọng cần có hơn: thức ăn, quần áo, chỗ ngủ, bất cứ thứ gì. nhưng lại một lần nữa, điều đó rất thiển cận Việc ta nên làm là tăng thu nhập và để mọi người quyết định là họ muốn làm gì với tiền của mình. Nhưng vấn đề thật sự là chúng ta đang thiếu hạ tầng cơ sở. Có thể thấy rằng, chúng ta cần nhiều cơ sở để tạo ra các thứ mới. Ví dụ, Internet đã phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. bởi vì ở đó -- ở đó những người mà có máyvi tính. Họ có modems. Họ có đường dây điện thoại. vậy dễ dàng hơn để đem đến ý tưởng mới, cũng như là internet vậy. Nhưng đó là điều mà những nước nghèo lại thiếu. Ví dụ, chúng ta không có cách nào để kiểm tra tín dụng, có ít ngân hàng để thanh toán hóa đơn, v.v.. Nhưng tôi thấy rằng ngân hàng Grameen, một ngân hàng dành cho người nghèo, có 1100 chi nhánh, 12000 nhân viên và 2,3 triệu khách hàng vay. Và họ có những chi nhánh này. Tôi nghĩ là mình có thể đặt những tòa tháp di động và tạo mạng lưới. Và, để giảm thời gian -- vậy tôi đã bắt đầu -- Đầu tiên tôi đến gặp họ và nói, "Bạn biết không, tôi có thể kết nối toàn bộ chi nhánh của bạn và làm hoạt động của bạn hiệu quả hơn." Nhưng mọi người biết không, họ đã, đã phát triển tại một đất nước không có điện thoại, vậy họ phi tập trung, ý tôi là, tất nhiên cũng có thể có những lý do khác, nhưng một trong những lý do là -- họ phải làm vậy. Và vậy họ không hề thấy hứng thú với chuyện kết nối các chi nhánh, và vậy là -- để làm điều khác biệt. Vậy là tôi đã bắt đầu chú ý. Rằng họ thực sự làm gì ? Vậy điều gì diễn ra khi có ai đó mượn tiền từ ngân hàng. Cô ấy sẽ mua một con bò. Bò thì cho sữa. Và cô ấy bán sữa cho người trong làng, và có khả năng trả được khoản nợ. Và đó là việc kinh doanh của cô ấy, nhưng mọi người thì có sữa. Và đột nhiên tôi nhận ra là điện thoại có thể thay cho con bò. Bỏi vì theo lý nào đó cô ấy có thể vay 200 đô từ ngân hàng, mua điện thoại và bán cho mọi người. Và đó là việc kinh doanh của cô ấy. Vậy tôi đã đề nghị với ngân hàng, và họ đã phân vân nhưng cuối cùng họ trả lời, "Điều đó hơi điên rồ, nhưng lại có lý. Nếu anh cho rằng có thể thực hiện được, vậy hãy thực hiện nó." Vậy là tôi bỏ việc, quay lại Bangladesh. Tôi đã tạo môt công ty tên là Gonofone ở Mỹ, mà theo tiếng Bengali nghĩa là "điện thoại của mọi người", Và có nhiều nhà đầu tư hảo tâm ở Mỹ đã đầu tư vào đó. Tôi bay vòng quanh thế giới. Sau khoảng triệu -- ý tôi là, tôi đã bị từ chối ở rất nhiều nơi, bởi vì tôi không chỉ cố gắng đơn thuần ở những nước nghèo, tôi còn cố gắng hướng đến những người nghèo ở những nước nghèo. Sau khoảng một triệu dặm, điều đó thật ý nghĩa -- sự mất mát đáng kể về lượng tóc, tôi thậm chí đã hợp với một doanh nghiệp, và -- có liên quan đến một công ty điện thoại của Na Uy, cung cấp công nghệ, và ngân hàng Grameen cung cấp hạ tầng để phát triển dịch vụ. Để tóm tắt câu chuyện, đây là độ phủ sóng của đất nước. Mọi người có thể thấy là nó được tương đối bao phủ. Ngay tại Bangladesh, còn một vài chỗ trống. Nhưng chúng tôi cũng đầu tư thêm khoảng 300 triệu đô khác trong năm nay để tăng sự phủ sóng. Hiện giờ, về ví dụ con bò mà tôi đã nhắc tới. Có khoảng 115 nghìn người bán lẻ điện thoại ở trong khu vực sinh sống. Và dịch vụ đó phục vụ tại 52 nghìn ngôi làng, đại diện cho khỏang 80 triệu người. Và những chiếc điện thoại này đang tạo ra khoảng 100 triệu đô cho công ty. Và lợi nhuận 2 đô cho mỗi doanh nghiệp mỗi ngày, nghĩa là 700 đô mỗi năm. Và tất nhiên, còn nhiều lợi ích khác. Đó tăng thu nhập, cải thiệu phúc lợi, v.v.. Và kết quả là, hiện giờ, công ty này là công ty điện thoại lớn nhất, với 3,5 triệu người đăng ký, 115 nghìn chiếc điện thoại mà tôi đã nói -- đóng góp khỏang 1 phần 3 mạng lưới. Và năm 2004, lợi nhuận ròng, sau thuế -- thuế cao -- là 120 triệu đô. Và công ty đã đóng góp khoảng 190 triệu đô cho chính quyền. Lần nữa, đây là vài bài học. "Chính phủ cần cung cấp các dịch vụ có hiệu quả về kinh tế." Thực tế, đây là một ví dụ công ty tư nhân có thể cung cấp. "Chính phủ cần trợ cấp cho các công ty tư nhân." Đó là những gì vài người nghĩ. Và thực chất, các công ty tư nhân đóng thuế cho chính phủ. "Người nghèo là người tiếp nhận." Người nghèo chính là tài nguyên. "Chi phí dịch vụ quá cao đối với người nghèo." Sự dính líu của họ giúp giảm chi phí. "Người nghèo không có học thức và không thể làm được gì nhiều." Họ lại là những người học rất háo hức và có khả năng sống sót. Tôi đã rất ngạc nhiên. Hầu hết họ học được cách sử dụng điện thoại trong 1 ngày. "Nước nghèo cần sự trợ giúp." Việc kinh doanh -- việc công ty đã phát triển -- nếu con số lý tưởng chỉ là 5 phần trăm, công ty tăng GNP của đất nước nhiều hơn cẩ những những gì đất nước được cứu trợ. Và như những gì tôi đang cố gắng trình bày cho mọi người, theo tôi nghĩ, cứu trợ gây nên thiệt hại vì điều đó tách chính phủ khỏi người dân. Và dự án mới tôi thực hiện với Dean Kamen, một nhà phát minh nổi tiếng ở Mỹ. Ông ấy đã sản xuất một vài máy phát điện, những cái chúng ta đang thử nghiệm tại Bangladesh, tại 2 ngôi làng nơi phân bò đang được sử dụng để tạo khí sinh học, được dùng để chạy máy phát điện. Và mỗi máy phát điện đang bán điện cho 20 hộ gia đình. Đây mới chỉ là thử nghiệm. Chúng tôi không biết điều đó sẽ tiến xa đến thế nào, nhưng nó sẽ làm được. Cảm ơn. Tôi đã quen rất nhiều cá trong suốt cuộc đời tôi. Tôi chỉ yêu có hai. Cái em đầu ấy, chuyện đó, nó đã giống như một chuyện tình say đắm. Em ấy là một con cá xinh đẹp, hương vị phảng phất, da dẻ mịn, đượm thịt thà, một em cá rất được ưa chuộng trên thực đơn. Ôi cá yêu. (Tiếng cười) Hơn thế nữa, em cá ấy đã được nuôi trồng dựa trên các tiêu chuẩn được cho là cao nhất về sự sinh tồn bền vững. Vì vậy các bạn mới có thể cảm thấy vui khi bán em ấy. Tôi đã duy trì mối quan hệ với em cá xinh đẹp này trong vòng vài tháng. Một ngày, chủ tịch công ty gọi cho tôi và hỏi tôi xem tôi có thể phát biểu trong một sự kiện về khả năng duy trì sự sinh tồn bền vững của trang trại công ty hay không. "Tất nhiên là được," tôi trả lời. Đây, một công ty đang cố gắng giải quyết một vấn đề mà dường như đã trở nên không tưởng đối với các nhà bếp. Làm sao để ta có thể giữ lại cá trên thực đơn của chúng ta? Trong vòng 50 năm qua, chúng ta đã đánh bắt cá trên các biển và đại dương như chúng ta đốn trụi các khu rừng. Rất khó để có thể phóng đại sự tàn phá này. 90 phần trăm các loài cá lớn, những loài mà chúng ta yêu thích, cá ngừ, cá bơn halibut, cá hồi, cá mũi kiếm, chúng đã suy sụp. Hầu như chẳng còn gì nữa. Vì vậy, bất chấp hậu quả, nghành nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng cá, sẽ là một phần trong tương lai của chúng ta. Có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Các trang trại cá gây ô nhiễm mỗi trường, điều này đúng đối với đa số các trang trại, và các trang trại này cũng rất kém hiệu quả, ví dụ là các trang trại cá ngừ đi. Hàng loạt các mặt hạn chế. Trang trại cá ngừ có tỷ lệ biến đổi thức ăn (feed conversion ratio) bằng 15 lấy 1. Tức là cần phải có đến mười lăm pao (7 kg) cá ngoài tự nhiên để các bạn có được một pao (0.5 kg) cá ngừ được nuôi trồng. Không bền vững lắm nhỉ. Và cũng không ngon lắm. Nên cuối cùng thì đây, đã có một công ty cố gắng làm điều này một cách đúng đắn. Và tôi đã muốn ủng hộ họ. Vào ngày trước buổi sự kiện, tôi gọi cho một ông đứng đầu ban công tác quần chúng của công ty. Ta gọi tạm ông ấy là Don nhé. "Don," tôi nói, "để tôi củng cố lại các cơ sở, các anh nổi tiếng về việc nuôi trồng xa ngoài khơi, các anh không gây ô nhiễm." "Đúng thế," ông ấy nói. "Chúng tôi ở xa ngoài khơi đến nỗi chất thải của cá chúng tôi được phân bổ khắp nơi chứ không tập trung lại." Và rồi ông ấy nói thêm, "Chúng tôi về bản chất là một thế giới của riêng mình. Cái tỷ số biến đổi thức ăn đó á? 2.5 lấy 1," ông ấy nói. "Tốt nhất trong ngành." 2.5 lấy 1, được. "2.5 lấy một cái gì? Các anh cho cá ăn những gì?" "Prôtêin mà có thể được duy trì bền vững," ông ấy trả lời. "Tuyệt," tôi thưa. Cúp máy. Và tối hôm đó, tôi nằm trên giường và tôi chợt nghĩ: Prôtêin mà có thể được duy trì bền vững là cái quái gì? (Tiếng cười) Nên ngày hôm sau, ngay trước buổi sự kiện, tôi lại gọi cho Don. Tôi nói, "Don, ví dụ về prôtêin mà có thể được duy trì bền vững là gì?" Ông ấy nói là ông ấy không biết. Ông ấy sẽ hỏi thử. Thế, tôi lại được nói chuyện điện thoại với vài người khác trong công ty. Chẳng ai có thể cho tôi một câu trả lời dứt khoát. Cho đến khi rốt cuộc tôi được tiếp máy bởi ông đứng đầu trong ban sinh vật học. Hãy gọi ông ấy là Don luôn. (Tiếng cười) "Don," tôi nói, "ví dụ về prôtêin mà có thể được duy trì bền vững là gì?" Ông ấy nhắc đến vài loài tảo và vài món ăn dành cho cá, và rồi ông ấy nói gà viên. Tôi hỏi lại, "Gà viên?" Ông ấy trả lời, "Đúng thế, lông, da, bột xương xay thô, các mảnh rời, được sấy khô và chế biến thành thức ăn cho cá." Tôi lại hỏi, "Bao nhiêu phần trăm trong thức ăn cho cá của ông là gà?" tôi tự nghĩ trong đầu, các bạn biết đấy, tầm hai phần trăm. "À, thì khoảng 30 phần trăm," ông ấy trả lời. Tôi lại hỏi, "Don, có gì bền vững trong việc cho cá ăn gà cơ chứ?" (Tiếng cười) Đã có một hồi ngưng khá lâu trên điện thoại, và ông ấy trả lời, "thì có quá đỗi gà trên thế giới mà." (Tiếng cười) Thế là tôi thôi yêu em cá ấy. (Tiếng cười) Không, chẳng phải vì tôi là một tên tự mãn đam mê thức ăn, hợm hĩnh hay lên mặt đạo đức hay gì cả. Mà thật ra tôi thế thật. (Tiếng cười) Không, thật ra tôi thôi yêu em cá ấy bởi vì, tôi thề có Chúa, sau cuộc nói chuyện ấy, ăn em cá ấy có vị như gà ấy. (Tiếng cười) Em cá thứ hai, đó là một câu chuyện tình kiểu khác. Một kiểu lãng mạn, kiểu mà khi các bạn càng biết thêm về em cá của mình, bạn càng yêu em ấy. Lần đầu tiên tôi ăn thử em là tại một nhà hàng ở phía nam Tân Ban Nha. Một người bạn nhà báo đã kể về em cá này trong một thời gian dài. Cô ấy đã sắp đặt cho tôi với em cá này được gặp nhau. (Tiếng cười) Em được bưng ra bàn một màu trắng tươi, gần như lung linh. Bếp đã nấu em quá chín. Gần như chín gấp hai lần ấy. Kinh ngạc thay, em ấy vẫn ngon tuyện vời. Ai mà có thể làm cho một con cá vẫn thơm ngon sau khi nó đã bị nấu quá chín chứ? Tôi không thể, nhưng anh chàng này thì lại có thể. Chúng ta hãy gọi anh ấy là Miguel. Thật ra thì tên anh ấy là Miguel thật. (Tiếng cười) Và không, anh ấy không làm các món cá, anh ấy không phải là một đầu bếp. Ít ra thì theo nghĩa thông thường mà tôi cùng các bạn hiểu. Anh ấy là một nhà sinh học ở Veta La Palma. Đó là một trang trại cá ở một góc ở phía đông nam Tây Ban Nha. Trang trại nằm ở ngọn sông Guadalquivir. Chó đến những năm thập kỷ 1980, trang trại đã thuộc quyền sở hữu của những người Argentina. Họ đã chăn bò trên một vùng mà thật ra là các khu đầm lầy. Họ đã làm được điều đó bằng cách rút hết nước ra khỏi vùng đất. Họ đã xây dựng chuỗi kênh đào phức tạp và họ đẩy nước ra khỏi vùng đất vào lại sông. Họ đã không đạt được kết quả tốt, làm thế không kinh tế. Và xét về phương diện sinh thái, đó là một tai họa. Việc đó đã giết chết 90 phần trăm các loài chim, một con số mà đối với nơi này là một số lượng chim rất lớn. Và vì thế vào năm 1982, một công ty Tây Ban Nha có lương tâm với môi trường đã mua lại vùng đất này. Họ đã làm gì với nó? Họ đã quay ngược lại dòng nước. Họ thật sự đã bật công tắc lại. Thay vì đẩy nước ra, họ đã sử dụng các kênh đào để kéo nước vào lại. Họ đã làm tràn các con kênh. Họ đã tạo ra một trang trại cá rộng 27 nghìn acre (11 nghìn hecta) -- cá vược, cá đối, tôm tép, lươn -- và trong quá trình, Miguel, và công ty này, đã hoàn toàn đảo ngược lại sự tàn phá sinh thái. Trang trại này hay lắm. Ý tôi là các bạn chưa bao giờ thấy cái gì giống thế này đâu. Các bạn nhìn ra phía chân trời hàng triệu dặm xa, và tất cả những gì các bạn thấy là các con kênh tràn đầy nước và vùng đầm lầy dày, giàu có này. Tôi đã ở đó với Miguel mới đây. Anh ta là một anh chàng rất hay, ba phần Charles Darwin và một phần Crocodile Dundee. (Tiếng cười) Hay đúng không? Đó, chúng tôi đang kiên trì đi qua các đầm lầy và tôi đang thở hồng hộc và toát hết mồ hôi, bùn cao đến tận đầu gối, và Miguel thì lại đang điềm tĩnh thuyết giảng một bài về sinh học. Đây, anh ta trỏ một chú diều hâu vai đen hiếm (black-shouldered kite). Giờ thì anh lại nhắc đến các chất khoáng mà phytoplankton cần. Và đây, đây anh ấy thấy một mô hình lập nhóm mà làm cho anh nhớ lại loài hươu cao cổ Tanzania. Hóa ra, Miguel đã dành một phần lớn thời gian trong sự nghiệp làm việc tại công viên quốc gia Mikumi ở Châu Phi. Tôi hỏi anh ấy làm sao mà anh lại trở thành một chuyên gia về cá. Anh trả lời, "Cá ư? Tôi có biết gì về cá đâu. Tôi là một chuyên gia về các mối quan hệ." Và rồi anh ấy lại lao vào nói tiếp về các loài chim hiếm và các loài tảo và các loài thực vật nước lạ. Và đừng hiểm lầm tôi, những thứ đó thật sự là thú vị, các bạn biết đấy, các sự về cộng đồng sinh vật. Hay nhưng lúc đó tôi lại đang yêu. Và đầu tôi cứ bị mê hoặc bởi miếng cá bị nấu quá chín vẫn ngon tuyệt mà tôi được thưởng thức vào tối hôm trước. Nên tôi ngắt lời anh ấy. Tôi nói, "Miguel, điều gì làm cá của anh ngon thế?" Anh trỏ mấy cây tảo. "Tôi biết rồi mà anh, tảo, phytoplankton, các mối quan hệ, chúng đều hay cả. Nhưng cá của anh ăn những gì? Tỷ lệ biến đổi thức ăn là bao nhiêu?" Thế là anh ấy nói với tôi rằng đó là một hệ thống giàu có đến nỗi mà cá được ăn tất cả những gì mà chúng sẽ ăn nếu ở ngoài tự nhiên. Thực vật chết, phytoplankton, zooplankton, đó là những gì cá ăn. Hệ thống dồi dào khỏe mạnh đến nỗi nó hoàn toàn tự tái sinh. Không có thức ăn dành cho cá. Các bạn đã bao giờ nghe nói đến một trang trại mà không cho những con vật của mình ăn chưa? Về sau ngày hôm đó, tôi đang ngồi trên xe cùng Miguel đi lòng vòng và tôi lại hỏi anh, tôi nói, "Đối với một nơi mà có vẻ tự nhiên đến thế," không giống như bất kỳ trang trại nào tôi đã từng đến, "các anh đo đạc thành công như thế nào?" Vào lúc đó, dường như một đạo diễn kêu đổi cảnh dựng. Và chúng tôi rẽ qua và thấy một cảnh tượng tuyệt vời, nghìn nghìn những con chim hồng hạc màu hồng, như tôi đã có thể thấy thì đúng là một tấm thảm màu hồng. "Thành công đó," anh ấy nói. "Nhìn bụng chúng kìa, hồng hào. Chúng đang tiệc tùng say sưa." Tiệc tùng? Tôi lúc đó không hiểu cho lắm. Tôi hỏi, "Miguel, chẳng phải chúng đang ăn cá của anh sao?" (Tiếng cười) "Đúng thế," anh nói. (Tiếng cười) "Chúng tôi mất khoảng 20 phần trăm số cá và trứng cá cho chim. Năm ngoái, khu này đã có khoảng 600 nghìn con chim, hơn 250 giống loài khác nhau. Cho đến ngày nay, nó đã trở thành khu bảo tồn tư nhân lớn nhất và gần như là quan trọng nhất ở Châu Âu." Tôi nói, "Miguel, chẳng phải là một số lượng chim phát triển mạnh là thứ cuối cùng mà các anh muốn có trên một trang trại cá hay sao?" (Tiếng cười) Anh lắc đầu, không. Anh nói, "Chúng tôi chăn nuôi cùng khắp chứ không phải mạnh mẽ. Đây là một mạng lưới sinh thái. Những con hồng hạc ăn tôm tép. Tôm tép ăn phytoplankton. Nên bụng càng hồng thì hệ thống càng tốt." Được, vậy chúng ta hãy nhắc lại. Một trang trại mà không cho những con vật của mình ăn và một trang trại mà đo đạc sự thành công của mình dựa trên sức khỏe của những con vật săn mồi. Một trang trại cá nhưng cũng là một khu bảo tồn chim. Ồ, và thêm nữa, những con chim hồng hạc đó, đáng lẽ chúng không ở đó làm gì đâu. Chúng ấp trứng ở một thị trấn cách đó 150 dặm (240 km) nơi mà điều kiện đất tốt hơn cho việc xây tổ. Mỗi sáng, chúng bay 150 dăm đến trang trại. Và mỗi chiều, chúng bay 150 dặm về. (Tiếng cười) Chúng làm thế được bởi vì chúng có thể bay theo dải phân cách mềm màu trắng trên cao lộ A92. (Tiếng cười) Không đùa đâu. Tôi tưởng tượng ra cuộc diễu hành của những chú chim cánh cụt, nên tôi nhìn Miguel. Tôi nói, "Miguel, chúng bay 150 dặm đến trang trại và rồi chúng bay 150 dặm về vào buổi tối hả? Chúng làm thế là vì con chúng à?" Anh ấy nhìn tôi như tôi mới trích một đoạn từ một bài của Whitney Houston. (Tiếng cười) Anh trả lời, "Không. Chúng làm thế là bởi vì thức ăn tốt hơn." (Tiếng cười) Tôi chưa nhắc đến da của em cá yêu của tôi, nó ngon tuyệt và tôi không thích da cá nhé. Tôi không thích da cá khô. Tôi không thích da cá chiên giòn. Nó hăng và có mùi như hắc ín ấy. Tôi gần như không bao giờ nấu mà có da cá. Thế nhưng, khi tôi ăn thử ở nhà hàng kia ở nam Tây Ban Nha, nó không có vị gì như da cá cả. Nó có vị ngọt và sạch như các bạn đang cắn một miếng từ đại dương. Tôi nói điều đó lại với Miguel và anh ta gật đầu. Anh nói, "Da đóng vai trò như một miếng xốp. Nó là vòng bảo vệ cuối cùng trước khi bất kỳ cái gì xâm nhập vào cơ thể. Nó đã được tiến hóa để thấm lấy tạp chất." Và rồi anh nói thêm, "Nhưng nước trang trại chúng tôi không có tạp chất." Được. Một trang trại mà không cho cá ăn. Một trang trại mà đo đạc sự thành công của mình bằng sự thành công của những con vật săn mồi. Và rồi tôi nhận ra rằng khi anh ấy nói, một trang trại không có tạp chất, anh ấy đã nói nhẹ đi, bởi vì nước chảy qua trang trại đến từ con sống Guadalquivir. Đó là một con sông mang đủ thứ mà các con sông thường mang ngày nay, các chất hóa học ô nhiễm, thuốc trừ sâu. Và khi nước chảy qua toàn bộ hệ thống và rời đi, nó trở nên sạch hơn trước khi nó mới chảy vào. Hệ thống dồi dào khỏe mạnh đến nỗi nó lọc sạch nước. Nên, không chỉ phải là một trang trại mà không cho những con vật mình ăn, không chỉ là một trang trại mà đo đạc thành công của mình bởi sức khỏe của những con vật săn mồi, nhưng cũng là một trang trại mà thật sự là một nhà máy lọc nước, và không phải chỉ cho cá mà cả cho các bạn và tôi nữa. Bởi vì khi nước chảy đi nó sẽ đổ ra Đại Tây Dương. Một giọt ở trong đại dương, tôi biết, nhưng tôi sẽ chấp nhận nó và các bạn cũng thế bởi vì câu chuyện tình này, dù có lãng mạn thế nào đi nữa, nó cũng là một bài học. Các bạn có thể gọi nó là một công thức cho tương lai của thức ăn ngon, dù chúng ta có đang nói về cá vược hay đàn bò đi nữa. Những gì chúng ta cần bây giờ là một quan niệm mới hoàn toàn cho ngành nông nghiệp, mà trong đó thức ăn thật sự ngon. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng đối với nhiều người, điều đó hơi cấp tiến quá. Chúng ta, những người say mê đồ ăn, không có đầu óc thực tế. Chúng ta là những người ham thích. Chúng ta yêu thích thị trường của các nhà nông. Chúng ta yêu thích các trang trại gia đình nhỏ. Chúng ta nói về thức ăn vùng. Chúng ta ăn thức ăn hữu cơ. Và khi mà các bạn đề nghị rằng đây là những thứ mà sẽ đảm bảo tương lai của thức ăn ngon, ai đó đâu đó sẽ đứng lên và nói, "Này anh kia, tôi cũng thích chim hồng hạc đấy nhưng mà anh sẽ cung cấp thức ăn cho cả thế giới như thế nào đây? Anh sẽ cung cấp thức ăn cho cả thế giới như thế nào? Tôi nói thật nhé? Tôi không thích câu hỏi đó. Không, không phải vì chúng ta đang sản xuất đủ calori để nuôi hơn cả thế giới. Một tỷ người sẽ bị đói ngày hôm nay. Một tỷ -- con số này cao nhất từ trước đến nay -- bởi vì sự phân phối không đều đặn chứ không phải lượng tấn. Không, tôi không thích câu hỏi này bởi nó đã quyết định cái lôgíc của hệ thống thức ăn của chúng ta trong vòng 50 năm qua. Cho động vật ăn cỏ ăn các loại hạt, cho thuốc trừ sâu vào các ngành độc canh, hóa chất vào đất, cho cá ăn gà và tất cả các ngành thương mại nông nghiệp chỉ hỏi một cách đơn giản rằng, "Nếu chúng tôi cho nhiều người ăn một cách rẻ tiền hơn thì điều đó có tệ hại gì cơ chứ?" Đó đã là động cơ, là sự bào chữa, là kế hoạch kinh doanh của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ. Chúng ta nên gọi nó đúng theo bản chất của nó, một cơ sở thương mại trên đà phá sản, một cơ sở thương mại đang làm sói mòn một cách nhanh chóng nguồn vốn sinh thái mà nhờ vào đó mới thực hiện được chính việc sản xuất. Đó không phải là kinh doanh và đó cũng không phải là nông nghiệp. Giỏ bánh mỳ của chúng ta đang bị đe dọa ngày hôm nay, không phải vì nguồn cung đang giảm bớt mà vì các tài nguyên đang cạn kiệt. Không phải bởi các sáng chế về côngbin hay máy kéo mà bởi các mảnh đất cằn cỗi; không phải bởi các máy bơm mà bởi nước sạch; không phải bởi máy cưa mà bởi các khu rừng; và không phải bởi các con thuyền đánh cá và lưới mà bởi cá trong đại dương. Muốn cho cả thế giới ăn ư? Thì hãy bắt đầu bằng cách hỏi: Chúng ta sẽ tự cung cấp thức ăn cho bản thân như thế nào? Hoặc còn hay hơn nữa là: Làm sao để chúng ta có thể tạo ra những điều kiện mà sẽ cho phép từng cộng đồng tự cung cấp đủ thức ăn cho chính mình? (Vỗ tay) Để làm được điều đó, đừng nhìn vào mô hình thương mại nông nghiệp cho tương lai. Nó rất cũ rồi và nó đã mệt lử. Nó đầy rẫy nguồn tư bản, hóa chất và máy móc và nó chưa hề sản xuất ra được cái gì ngon để ăn cả. Thay vào đó, hãy nhìn vào mô hình sinh thái. Mô hình này đã có đến hai tỷ năm kinh nghiệm trong ngành. Hãy tin tưởng Miguel -- các nhà chăn nuôi như Miguel. Các trang trại mà không phải là những thế giới của chính chúng; các trang trại mà khôi phục thay vì làm cạn kiệt; các trang trại chăn nuôi cùng khắp thay vì mạnh mẽ; các nhà chăn nuôi mà không chỉ là các nhà sản xuất mà cũng là các chuyên gia về các mối quan hệ. Bởi vì họ là những người mà cũng là các chuyên gia về mùi vị. Và nếu tôi thật sự thành thật, tôi sẽ không bao giờ là một đầu bếp giỏi như họ. Các bạn biết không, tôi vui lòng với điều đó bởi vì nếu đó là tương lai của thức ăn tốt, nó hẳn sẽ ngon tuyệt. Cảm ơn các bạn. (Applause) Chúng ta đã từng nghe nhiều người trong cuộc hội thảo này nói về sức mạnh ý chí của con người. Điều tôi muốn làm hôm nay chính là cho bạn một ví dụ sống động về việc sức mạnh được phát huy mạnh mẽ khi một ai đó lâm vào tình cảnh sống còn, ý chí sinh tồn đã được bộc lộ như thế nào. Sự việc xảy ra trên đỉnh Everest, đó là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử. Lúc này,tôi là bác sĩ duy nhất nơi đó. Tôi kể các bạn câu chuyện này để các bạn thấy rằng khi ai đó lâm vào khó khăn ý chí sinh tồn thúc giục họ như thế nào. Đỉnh Everest cao 29.035 feet (8.850m) Tôi từng đến đó 6 lần 4 lần làm cho tạp chí National Graphic để đo mảng kiến tạo; 2 lần còn lại làm việc với NASA để nghiên cứu các thiết bị viễn thám. Chuyện xảy ra trong chuyến đi thứ 4 khi sao chổi Hyakutake lướt qua núi. Người Sherpa nói với chúng tôi rằng đó là một điềm báo rất xấu, và chúng tôi phải tin họ. Everest là một môi trường khắc nghiệt. Nồng độ ôxy trên đỉnh chỉ bằng 1/3 ở mực nước biển Ở gần đỉnh, nhiệt độ là -40°C. Tốc độ gió từ 20 đến 40 dặm/ giờ. Nhiệt độ còn thấp hơn mùa hè trên sao Hỏa. Tôi còn nhớ một lần ở gần đỉnh, tôi lấy chai nước uống đặt sâu trong túi áo khoác và nhận ra rằng nó hoàn toàn đã bị đông cứng. Các bạn đã thấy sự khắc nghiệt ở khu vực gần đỉnh như thế nào rồi đó. Và đây là hành trình leo núi Everest. Trạm đầu tiên cao 17.500 feet (5.334m) Trại 1, cao hơn 2.000 feet (610m). Trại 2, cao hơn trại 1 2.000 feet (610m), còn được gọi là Western Cwm. Trại 3 ở tại chân núi Lhotse, ngọn núi cao thứ 4 trên thế giới. Trại 4 là nơi cao nhất, trại cách đỉnh núi 3.000 feet (914m). Đây là quang cảnh trại ngay chân núi. Trên triền dốc một sông băng ở độ cao 17.500 feet (5334m) Đây là điểm cuối cùng mà bò Tây Tạng có thể đến được. Sau đó bạn phải dỡ hành lý xuống. Đây là hành lý của tôi: 4 con bò mang theo thuốc men lên đây, và giờ số thuốc này đang ở trong lều. Tôi đang cố gắng sắp xếp lại mọi thứ. Đây là đoàn thám hiểm của chúng tôi. Đoàn thám hiểm này của National Graphic được tổ chức bởi Câu lạc bộ Thám hiểm. Có 3 đoàn thám hiểm khác lúc này, 1 nhóm người Mỹ, một nhóm New Zealand và một nhóm IMAX. Cuối cùng, sau 2 tháng chuẩn bị, chúng tôi đã sẵn sàng leo núi. Đây là ảnh chụp hướng lên thác băng cao 2.000 feet (610) m tính từ trại đầu tiên. Còn đây là hình ảnh của thác băng. Đây vốn là thác nước đóng băng, tốc độ chảy cực chậm, và nó thay đổi mỗi ngày. Bạn sẽ giống như bị lạc vào mê cung, không thấy được lối đi. Đây là gần đỉnh thác nước. Bạn sẽ muốn leo qua vào buổi tối khi nó đóng băng, để hạn chế tai nạn do bị rơi xuống. Vài người leo núi đã lên đến đỉnh thác băng khi mặt trời lên. Đây là lúc tôi bước qua một khe nứt. Chúng tôi thắt dây an toàn và băng qua trên thang nhôm. Đây là một khe nứt khác. Một số khe nứt sâu 10 tầng hoặc hơn, một người bạn cùng leo núi đã nói rằng lý do chúng tôi thường đi vào buổi tối là vì nếu chúng tôi nhìn thấy dưới chân cảnh vật mình đang trèo qua, chúng tôi sẽ không dám đi nữa. Và đây là trại 1. Đó là chỗ bằng phẳng đầu tiên bạn đặt chân sau khi đã trèo qua thác băng. Từ đây, chúng tôi leo lên trại 2, nơi trước mặt. Những người này đang leo núi Lhotse hướng về trại 3. Họ bám theo sợi dây đã có sẵn. Nếu bạn không đi theo dây, bạn sẽ té xuống từ độ cao 5.000 feet (1.524m). Đây là hình ảnh trại 3. Bạn có thể thấy núi Lhotse trong hình, Nó dốc 45° và mất 2 ngày để leo tới đỉnh, vì vậy bạn cần hạ trại ở lưng chừng núi. Nếu bạn để ý, đỉnh Everest có màu đen. Ở đây không có tuyết. Bởi vì Everest quá cao, nơi này lại trong dòng gió xoáy, gió liên tục bào mòn địa hình, nên tuyết không thể đọng lại. Cái giống đám mây phía sau sườn núi chính là tuyết bị thổi bay khỏi đỉnh núi. Đây là con đường từ trại 3 lên trại 4, chúng tôi phải băng qua đám mây tuyết đó. Đây là trại 4. Khi đã tới đây, bạn có 24 tiếng để quyết định leo lên đỉnh hay không. Mọi người đều phải mang bình oxy, trang thiết bị hạn chế, đi lên tiếp hay đi xuống, bạn sẽ phải quyết định nhanh. Đây là Rob Hall, Ông dẫn đầu nhóm New Zealand. Đây là radio ông đã dùng để gọi vợ mình. Tôi sẽ kể với các bạn sau. Vài người muốn tiếp tục leo lên đỉnh. Họ đều ở trại 4. Bạn có thể thấy gió đang thổi xuống từ đỉnh. Thời tiết này không thích hợp để leo núi, vì vậy mọi người đành đợi gió lặng. Thực tế thì gió đã ngừng vào ban đêm. Thời tiết trở nên tĩnh lặng hoàn toàn. Đây là cơ hội tốt để leo tới đỉnh. Vì vậy một số người đã bắt đầu đi đến nơi gọi là Triangular Face (Mặt Tam Giác). Đây là giai đoạn đầu. Mọi người leo núi ban đêm vì nơi này ít dốc hơn và có thể tiết kiệm thời gian ban ngày. Chuyện là như vậy. Các nhà leo núi đến được sườn đông nam. Đây là hình ảnh của nó. Đỉnh núi ở phía trước. Từ vị trí này, nó cao khoảng 1.500 feet (457m) và dốc 30°. Năm xảy ra tai nạn thảm khốc, gió thổi bất ngờ và ngày càng mạnh. Cơn bão đến không ai ngờ trước được. Bạn có thể thấy ở đây gió rất dữ dội thổi bay cả tuyết trên đỉnh núi. Có những nhà leo núi đang trên đỉnh. Đây là tôi tại khu vực đó, chụp 1 năm trước, bạn có thể thấy tôi mang mặt nạ dưỡng khí cùng với bình thở. Ống nối oxy nằm ở đây. Chúng tôi có 2 bình oxy trong ba lô làm từ titanium, cực nhẹ. Chúng tôi không mang theo nhiều đồ. Và đây. Các bạn đang thấy đỉnh núi. Hình ảnh này chụp tại đỉnh núi. Đây là đường lên đỉnh núi cao 1.500 feet (457m) Mọi người đều leo núi không dùng dây, lý do là vì dốc hai bên hầu như thẳng đứng nên nếu bạn nối với ai khác bằng dây, khi bị thổi bay, cả hai sẽ cùng rơi xuống. Vì vậy mỗi người tự leo núi. Con đường này không hề bằng phẳng rất khó đi. Nguy hiểm luôn chực chờ bạn có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Bên dốc trái, bạn có thể rơi xuống Nepal ở độ cao 8.000 feet (2.438 m) Bên dốc phải, bạn sẽ rơi xuống Tây Tạng từ độ cao 12.000 feet (3.658 m) Có lẽ nên chọn rơi xuống Tây Tạng vì bạn có thể sống lâu hơn chút. (cười) Dù rơi bên nào chăng nữa, bạn cũng sẽ chết. Những nhà leo núi đang leo lên đỉnh, bạn có thể thấy trong hình, tôi đang trở vể trại 3. Đoàn chúng tôi ở lại trại 3, khi những người khác tiến vào cơn bão. Cơn bão quá khắc nghiệt, chúng tôi phải mặc quần áo đầy đủ, trang bị đủ thiết bị, nằm trong lều để ngăn lều bị thổi bay khỏi núi. Đây là những cơn gió tồi tệ nhất tôi từng chứng kiến. Những người đang tiến lên đỉnh núi ở độ cao hơn 2.000 feet (610 m) hứng chịu toàn bộ sự khắc nghiệt. Chúng tôi giữ liên lạc với vài người qua radio. Đây là hình ảnh đỉnh núi lúc đó. Rob Hall, chúng tôi nghe trong radio đang trong vùng bão tại điểm này với Doug Hansen. Rob vẫn ổn, nhưng Doug quá yếu để có thể leo xuống. Anh đã đuối sức, và Rob đang ở với anh ấy. Chúng tôi cũng nhận được những tin xấu khác. Beck Weathers, một nhà leo núi khác, bị tuyết chôn vùi và đã chết. Còn có 18 nhà leo núi khác mà chúng tôi không biết được tình hình. Họ đã mất tích. Không ai biết vì sao. Mọi câu chuyện đều mơ hồ, thậm chí còn mâu thuẫn. Chúng tôi thật sự không biết chuyện gì đã diễn ra trong cơn bão. Chúng tôi chỉ ngồi khom trong lều tại trại 3. 2 nhà leo núi khỏe nhất, Todd Burleson và Pete Athans, quyết định leo lên để cứu người còn sống sót mặc dù cơn bão vẫn đang gào thét. Họ cố gắng liên lạc với Rob Hall qua radio nhà leo núi dày dặn kinh nghiệm đang bị mắc kẹt với một người đang yếu sức gần đỉnh núi. Tôi trông chờ họ sẽ nói với Rob, "Chờ ở đó. Chúng tôi đang leo lên." Nhưng thực tế, những gì họ nói với Rob là "Bỏ Doug ở đó rồi trèo xuống đi, anh không thể cứu Doug đâu, hãy tự cứu mình thì hơn." Rob nhận được tin nhắn đó, câu trả lời của anh ấy là "Chúng tôi đều đang lắng nghe." Todd và Pete leo lên đỉnh, ngay tại đây, mọi thứ hoàn toàn hỗn loạn. Họ đã cố gắng trấn an mọi người. Tôi cho họ lời khuyên qua radio từ trại 3, và để những nhà leo núi còn đủ sức tự trèo xuống. Còn những người yếu sức sẽ ở lại trại 4. Những nhà leo núi đang trèo xuống theo con đường này. Bức hình này chụp tại trại 3, tôi đang ở đó. Họ đến gặp tôi, và tôi cố gắng hết sức để giúp họ, nhưng mọi thứ thật bất tiện vì trại 3 nằm ở khu vực hẹp giữa dốc 45°. Rất khó để đứng ngoài lều. Nhiệt độ rất lạnh tại độ cao 24.000 feet (7315 m). Mọi thứ tôi có trong tay lúc đó là 2 túi nhựa chứa các ống tiêm có sẵn thuốc giảm đau và steroid. Vì vậy, khi các nhà leo núi tìm đến tôi, Tôi sẽ đánh giá xem liệu họ còn đủ sức để tiếp tục leo xuống. Đối với những người có sức khỏe không ổn định, tôi đã tiêm steroid cho họ để giúp họ thêm tỉnh táo và cơ thể ổn định hơn giúp họ tự xuống núi được. Thật sự rất khó khăn để làm những điều này tôi phải tiêm qua lớp quần áo. rất khó để thực hiện khi trong tình trạng đó. Trong lúc tôi chăm sóc cho họ, chúng tôi nhận thêm tin từ Rob Hall. Chúng tôi không thể lên tới độ cao nơi anh ấy đang gặp nạn. Rob nói anh đang ở một mình. Rõ ràng, Doug đã chết. Nhưng Rob giờ đây quá yếu để tự leo xuống, với những cơn gió khốc liệt lúc đó, anh biết rằng mọi người không thể cứu mình. Lúc đó, Rob muốn được nói chuyện với vợ mình. Anh ấy đang cầm radio. Vợ Rob ở nhà tại New Zealand, cô ấy đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Rob muốn nói chuyện với vợ. Và rồi 2 người họ đã có cuộc nói chuyện cuối cùng. Họ đã đặt tên cho con. Rob mất liên lạc ngay sau đó. Đó là lần cuối cùng chúng tôi liên lạc được với anh ấy. Tôi phải chữa trị rất nhiều người bị kiệt quệ ở độ cao 24.000 feet (7315 m) Điều này thật sự không tưởng. Chúng tôi chuyển bệnh nhân xuống độ cao 21.000 feet (6.401 m) để dễ chữa trị. Đây là thùng dụng cụ của tôi. Một chiếc hộp chứa đầy thiết bị y tế. Đây là thứ tôi đã mang lên núi. Tôi còn để lại nhiều thứ khác phía dưới, tôi có thể nhờ người mang lên trại ở độ cao thấp hơn. Trại này đây. Những nhà leo núi còn sống sót sẽ vào từng người một. Một số bị hạ thân nhiệt, một số bị tê cóng vì lạnh, số khác bị cả 2 tình trạng này. Chúng tôi cố gắng hết sức để sưởi ấm cho họ, cho họ thở oxy và giúp họ phục hồi lại thể lực. Ở độ cao 21.000 feet (6.401 m), việc sơ cứu rất khó khăn khi trong căn lều cũng lạnh buốt. Một số người bị tê cóng bàn chân, số khác bị tình trạng này ở mũi. Nhà leo núi này bị chói tuyết. Khi tôi đang chăm sóc những nhà leo núi này, một việc bất thường xảy đến. Beck Weathers, người bị cho là đã chết đột nhiên loạng choạng vào lều. Anh trông giống như xác ướp khi vào trong lều. Tôi đang nghĩ anh sẽ khó nói mạch lạc, nhưng thực tế, anh bước vào lều và hỏi tôi "Chào Ken, tôi ngồi ở đâu đây?" Sau đó anh còn nói "Anh có nhận bảo hiểm sức khỏe của tôi không?" (Cười vang) Anh ấy thực sự đã nói như vậy. (Cười vang) Beck hoàn toàn minh mẫn nhưng bị tê cóng nghiêm trọng. Tay anh ấy trắng toát, mặt và mũi bị bỏng lạnh. Đầu tiên, nó sẽ thành màu trắng, sau khi hoàn toàn bị hoại tử, nó chuyển sang màu đen, và rơi xuống. Cuối cùng để lại vết sẹo. Khi tôi đang chăm sóc cho Beck, anh nói đến chuyện đã xảy ra trên đó. Anh ấy bị lạc hoàn toàn trong cơn bão, bị tuyết chôn vùi, không thể cử động được. Vài nhà leo núi tiến lại gần, nhìn Beck. Anh nghe họ nói: "Anh ta chết rồi." Nhưng Beck không chết, anh có thể lắng nghe được, nhưng không thể cử động. Anh như đang bị chứng căng trương lực vì anh có thể ý thức được xung quanh nhưng không thể cử động để chứng tỏ mình còn sống. Những người đó đã bỏ đi. Beck nằm đó 1 ngày, 1 đêm và 1 ngày khác trôi qua trong tuyết. Anh đã tự nhủ rằng "Tôi không muốn chết. Gia đình đang chờ tôi." Những suy nghĩ về gia đình anh, về người vợ và những đứa trẻ, đã tiếp thêm sức mạnh cho Beck, cho anh thêm động lực, để đứng lên. Sau khoảng thời gian dài nằm trong tuyết, anh đứng lên và tìm đường về trại. Beck kể câu chuyện rất nhẹ nhàng, nhưng đã làm tôi hoàn toàn choáng váng. Tôi không thể tưởng tượng được một người nằm trong tuyết một khoảng thời gian dài rồi tự thức tỉnh. Anh đã vượt qua tình trạng hạ thân nhiệt ngoạn mục. Và tôi chỉ có thể cố gắng suy đoán anh ấy đã làm điều đó như thế nào. Nếu chúng tôi đưa cho Beck làm SPECT scan, biết đâu sẽ thấy một cái gì đó ảnh hưởng đến chức năng của não. Đơn giản là như thế này, 3 phần của não: thùy trán, nơi điều khiển sự chú ý và tập trung của bạn; thùy thái dương, nơi bạn tạo ra hình ảnh và lưu giữ những kỷ niệm; phần não sau chứa tiểu não, điều khiển chuyển động; và cuống não kiểm soát các chức năng tự động như nhịp tim và hô hấp. Vì vậy hãy cắt lớp não bộ ở đây, và tưởng tượng rằng Beck đang được SPECT scan. Đây là đo lưu lượng máu và dòng năng lượng trong não. Vỏ não ở đây, được tô màu đỏ. Đây là loại chụp quét phân bố đều. Khu vực giữa, nơi có sự hiện diện của thùy thái dương và phần não sau, nơi kiểm soát các chức năng tự động. Quét bình thường cho thấy sự phân phối năng lượng. Bạn sẽ thấy nhiều hơn tại đây thùy trước được làm nổi bật lên. Đây có thể là những gì Beck trải nghiệm khi anh ấy nhận thấy bản thân đang gặp nguy hiểm. Anh đang tập trung mọi sự chú ý của mình vào việc thoát khỏi nguy hiểm. Những bộ phận này của não tạm thời lắng hoạt động xuống. Lúc này Beck không nghĩ về gia đình hay ai khác nữa và anh đang cố gắng hết sức. Anh cố cử động cơ để thoát khỏi tình trạng này. Nhưng không thể. Anh đang cạn dần năng lượng. Thời tiết quá lạnh, quá trình trao đổi chất chậm dần, Bạn có thể thấy, không còn màu đỏ nữa. Bộ não đang dần ngưng hoạt động. Anh bị vùi trong tuyết. Mọi thứ trở nên tĩnh lặng, dường như không còn nơi nào hiện màu đỏ lên nữa. Beck đang dần mất đi sự sống. Anh đang dần chết đi. Lần scan tiếp theo, trong trường hợp của Beck, phần giữa của não bắt đầu hoạt động trở lại. Anh bắt đầu nghĩ về gia đình mình. Anh bắt đầu tưởng tượng ra những hình ảnh làm động lực để thức tỉnh. Năng lượng ở vùng này đang được phát triển bằng ý nghĩ. Đây là cách Beck biến suy nghĩ thành hành động. Vùng não này được gọi là hồi đai trước. Đây là khu vực mà rất nhiều nhà thần kinh học tin rằng là nơi tồn tại ý chí của con người. Đây là nơi mọi người đưa ra quyết định, nơi họ phát triển sức mạnh ý chí. Và, bạn thấy dòng năng lượng đi từ phần giữa của não, nơi chứa hình ảnh gia đình vào khu vực này, nơi chức sức mạnh ý chí. Được rồi. Năng lượng ngày càng mạnh hơn và sắp biến thành động cơ thúc đẩy. Beck sắp phát triển đủ năng lượng trong khu vực đó sau 1 ngày, 1 đêm tự giúp bản thân thức tỉnh. Bạn có thể thấy ở đây, thùy trán đang nhận nhiều năng lượng hơn. Beck đang dần tập trung hơn. Anh nghĩ về cách để tự cứu bản thân. Năng lượng này đã được truyền đến khu vực trước não, khu vực này đang ngưng hoạt động nhưng Beck đã sử dụng năng lượng này để nghĩ về cách tự cứu bản thân. Và rồi sau đó, năng lượng này lan ra qua những khu vực chứa suy nghĩ. Lúc nãy anh không nghĩ về gia đình nữa, và anh bắt đầu cảm thấy có động lực. Đây là phần sau, nơi cơ bắp được điều khiển, để giúp cơ thể thức tỉnh. Tim và phổi đang tăng tốc độ. Đây là những gì có thể đã diễn ra theo suy đoán của tôi nếu chúng tôi có thể SPECT scan Beck vào thời điểm đó. Khi chăm sóc Beck ở độ cao 21.000 feet, tôi cảm thấy những gì mình đã làm là hoàn toàn tầm thường so với những gì anh ấy đã làm được cho bản thân. Điều đó đã chứng minh được sức mạnh của ý thức. Sức khỏe anh ấy kiệt quệ, những người khác cũng vậy; chúng tôi may mắn tìm được trực thăng để cứu những nhà leo núi này. Một chiếc trực thăng bay đến độ cao 21.000 feet (6.401 m) trở thành chuyến cứu hộ cao nhất trên thế giới. Trực thăng đáp được trên tuyết, mang theo Beck và những người sống sót khác, từng người một đến phòng khám ở Kathmandu trước khi chúng tôi về đến trại đầu tiên. Đây là hình ảnh tại trại lúc đó, tại một trong những cái trại đã có vài người mất tích trong cơn bão. Chúng tôi đã có một lễ tưởng niệm vài ngày sau ở đó. Những người Serpha đang thắp những nhánh cây bách xù. Họ tin rằng khói bách xù rất linh thiêng. Các nhà leo núi đứng xung quanh trên những tảng đá cao và nói về người đã khuất do tai nạn gần đỉnh núi, hay đúng hơn là hướng về đỉnh núi và nói chuyện trực tiếp với họ. Có 5 nhà leo núi đã mất tích ở đây. Scott Fischer, Rob Hall, Andy Harris, Doug Hansen và Yasuko Namba. 1 người nữa vốn tưởng đã chết nhưng lại không, đó chính là Beck Weathers. Anh ấy đã sống sót bởi vì anh đã tạo ra được sức mạnh ý chí đáng kinh ngạc, anh có thể sử dụng sức mạnh đó để tự cứu bản thân. Đây là những lá cờ cầu nguyện của người Tây Tạng. Người Sherpa tin rằng nếu bạn viết lời cầu nguyện lên những lá cờ này, thông điệp sẽ được chuyển đến Thượng Đế. Năm đó, lời cầu nguyện của Beck đã được đáp lại. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Lâu nay, tôi đã để tâm đến tác dụng của giả dược, đối với một ảo thuật gia như tôi thì điều đó khá kỳ lạ trừ phi bạn nghĩ đến giả dược ở khía cạnh giống tôi, đó là " một thứ giả được ai đó tin đủ để thành thực." Nói cách khác, các viên thuốc đường có tác dụng đáng kể theo nghiên cứu, tác dụng giả dược, chỉ vì ai đó nghĩ rằng điều đang xảy ra là 1 tác dụng dược phẩm hoặc 1 loại ... Vì dụ như cho việc giảm đau, nếu họ tin có 1 tác dụng đáng kể trong cơ thể có tên tác dụng giả dược. Đôi khi giả thành thật tùy vào nhận thức của từng người. Để chúng ta hiểu nhau rõ hơn, thì trước hết tôi muốn bắt đầu bằng một chiêu ảo thuật rất đơn giản và sơ đẳng. Và tôi sẽ tiết lộ cho các bạn cách thực hiện. Đây là 1 chiêu có trong mọi cuốn sách ảo thuật cho trẻ em, ít nhất là trong những năm 50. Tôi đã học được chiêu đó từ Cub Scout Magic ở những năm 70. Tôi sẽ làm trước và giải thích sau. Và sau đó tôi sẽ giải thích lý do tôi diễn giải nó. Nó là thế này. Các bạn có thể kiểm tra con dao và tay tôi. Tôi sẽ nắm con dao trong tay như thế này. Tôi sẽ vén tay áo lên để đảm bảo không có gì giấu trong ống tay áo. Tôi sẽ vặn cổ tay ở đây. Theo đó các bạn có thể thấy rằng không có thời gian cho 1 vật di chuyển. Miễn là tôi tiếp tục vặn ở đó thì không gì có thể nhét lên hoặc nhét xuống ống tay áo. Và vật này khá là đơn giản. Tôi sẽ mở tay ra, và mong rằng, nếu mọi thứ đều ổn thì từ tính trong cơ thể sẽ giữ con dao. Thực ra, nó được giữ chặt ở nơi tôi có thể lắc nó, và con dao không rơi ra. Chẳng có gì đi lên hoặc xuống ống tay áo cả, và cũng không phải mánh khóe gì. Các bạn có thể kiểm tra. Ta-da! (Vỗ tay) Đây là một trò tôi thường dạy những đứa trẻ yêu thích ảo thuật, vì các bạn có thể học được nhiều điều về sự dối trá bằng cách học cái này -- mặc dù đó chỉ là 1 chiêu với phương pháp rất đơn giản. Có thể nhiều vị khán giả trong phòng hôm nay biết trò này. Bây giờ tôi sẽ giải thích cho các bạn được rõ. Tôi nắm con dao trong tay. Tôi nói tôi sẽ nắm lấy cổ tay để đảm bảo không gì đi lên hoặc đi xuống ống tay áo chỉ là lời nói dối. Lý do tôi nắm cổ tay là vì đó là bí mật của ảo giác. Trong khoảnh khắc tay tôi di chuyển từ vị trí trước mặt đến cách xa dần các bạn, ngón trỏ của tôi sắp di chuyển từ vị trí của nó đến 1 vị trí chỉ ra ngoài như thế này. Tuyệt. Có người còn không có tuổi thơ. (Tiếng cười) Thế là, nó đi như thế này, từ đây. Và khi tôi di chuyển ngón tay. Và chúng ta có thể nói về việc tại sao trò này lại mang tính lừa dối, tại sao các bạn không nhận ra chỉ có 3 ngón tay phía dưới này, vì cách trí não xử lý thông tin nó không đếm, 1,2,3. Nó nhóm chúng lại. Nhưng đó không hẳn là lý do. Và tiếp đến tôi mở tay ra. Hiển nhiên nó đang dính ở đó, không phải do từ tính mà nhờ mánh khóe, ngón trỏ của tôi ở đó. Và tiếp đến khi tôi gập ngón tay lại, điều tương tự diễn ra, khi di chuyển trở lại, chuyển động của các tấm che di chuyển lại về ngón tay tôi. Tôi vung tay này ra. Các bạn không còn để ý đến con dao nữa. Đây là 1 trò ảo thuật các bạn có thể làm cho bạn bè và hàng xóm xem. Cảm ơn. Bây giờ, (Tiếng cười) cái đó thì liên quan gì đến tác dụng của giả dược? Tôi đã đọc 1 nghiên cứu cách đây khoảng 1 năm nó thực sự đã mở mang cho tôi rất nhiều. Tôi không phải bác sĩ hay nhà nghiên cứu gì cả, nên điều này khiến tôi há hốc miệng ngạc nhiên. Hóa ra là, nếu bạn phân phối giả dược dưới dạng 1 viên thuốc trắng, giống hình viên aspirin, 1 viên thuốc tròn, trắng, nó sẽ tạo ra 1 tác dụng đáng kể. Nhưng nếu bạn thay đổi hình dạng của viên giả dược, ví dụ như làm viên thuốc nhỏ hơn, và chuyển nó thành màu xanh da trời, dập 1 chữ cái lên đó, nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Mặc dù không viên nào có tác dụng dược tính gì -- chúng chỉ là viên đường. Nhưng 1 viên màu trắng thì không hiệu quả bằng 1 viên xanh. Cái gì? (Tiếng cười) Điều đó khiến tôi không thể hiểu nổi. Tuy nhiên, nó không dừng lại ở đó. Thuốc con nhộng luôn hiệu nghiệm hơn thuốc viên. Một viên con nhộng màu vàng và đỏ ở mỗi đầu thì tốt hơn 1 viên nhộng trắng. Liều lượng cũng liên quan tới vấn đề này. Hai viên 1 ngày không tốt bằng 3 viên -- Tôi không nhớ số liệu thống kê trong đó. Xin lỗi các bạn. Nhưng cái chính là ... (Tiếng cười)...các liều lượng này liên quan đến nó. Và hình dạng viên thuốc cũng vậy. Và nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao nhất ở giả dược thì bạn cần 1 cây kim. Đúng không nhỉ? Một ống tiêm với thuốc giả vờ một vài cc thuốc mất hoạt tính chẳng hạn sau đó tiêm cho bệnh nhân... Đó thật là 1 hình ảnh mạnh mẽ trong tâm trí bệnh nhân, mạnh hơn cả viên thuốc trắng. Tôi sẽ cho các bạn xem biểu đồ này vào 1 dịp khác khi chúng ta có các slide. Cái chính là viên thuốc màu trắng không tốt bằng viên thuốc xanh cả 2 lại không tốt bằng viên con nhộng, và viên con nhộng không bằng ống tiêm. Và dĩ nhiên chẳng cái nào thực sự có dược tính cả. Chính là niềm tin của bạn khiến nó trở thành thực trong cơ thể và tạo ra 1 tác dụng mạnh mẽ hơn. Tôi muốn xem liệu mình có thể áp dụng ý tưởng đó vào 1 trò ảo thuật không. Lấy 1 thứ rõ ràng là 1 chiêu giả và làm nó trông có vẻ thật. Và chúng ta học được từ nghiên cứu đó rằng khi bạn muốn hiện thực, bạn cần đến mũi tiêm. Đây là 1 cái ghim mũ dài 7 inch, rất sắc nhọn. Và tôi sẽ khử trùng nó. Đây là da thịt thật của tôi chứ không phải da thịt được nuôi cấy đặc biệt của Damian. Lớp da của tôi ngay đây, không phải 1 hiệu ứng đặc biệt của Hollywood đâu nhé. Tôi sẽ đâm vào da và đẩy cây kim tới phía bên kia. Nếu quý vị nào yếu bóng vía --( diễn giả cười) Nếu bạn nào dễ ngất -- Tôi đã biểu diễn màn ảo thuật này cho 1 số bạn bè trong phòng khách sạn tối qua, một số người tôi không quen biết, và 1 phụ nữ suýt ngất xỉu. Nên tôi muốn nhắc nhở vị nào dễ buồn nôn thì hãy quay mặt đi trong 30 giây tới -- thực ra, các bạn biết không, tôi sẽ thực hiện phần kinh khủng đầu tiên phía sau nó. Các bạn có thể quay mặt đi nếu muốn. Vâng, tiết mục là như thế này. Ở phần đầu của lớp da phần da bụng cánh tay tôi sẽ đâm nó. Xin lỗi, tôi có đang làm mọi người sợ không vậy? Và tiếp đến xuyên qua da 1 chút và xuyên cây kim ra đầu này. Chúng ta đang ở trong vị trí tương tự như với trò con dao. (Tiếng cười) Đại loại thế. Nhưng bây giờ các bạn không thể đếm các ngón tay tôi, đúng không? Vậy hãy để tôi chìa ra cho các bạn xem. Một, hai, ba, bốn, năm. Vâng, Tôi biết mọi người nghĩ gì khi xem trò này. Đó là, " uhm, anh ta chắc không ngu đến mức chọc thủng da chỉ để mua vui cho khán giả trong vài phút." Vậy hãy để tôi tiết lộ cho các bạn 1 chút. Trông nó thế nào? Khá tốt. (Diễn giả cười) Vâng, tôi biết (Diễn giả cười) Và những người ở phía sau nói, "OK, tôi không nhìn thấy cái đó." Những người ở phòng vệ tinh đang bắt đầu di chuyển vào. Tôi sẽ cố để mọi người có thể quan sát rõ hơn. Đây thực sự là da của tôi, không phải 1 hiệu ứng đặc biệt của Hollywood đâu. Đó là da thịt tôi, và tôi có thể vặn véo nó. Thành thực xin lỗi, nếu bạn nào đang buồn nôn, xin hãy quay mặt đi, đừng nhìn nhé. Các khán giả ở phía sau hoặc sẽ xem video này trong tương lai sẽ nói, "uh, khá khéo léo nhưng nếu là thật thì anh ta sẽ đau lắm -- thấy chưa, cái lỗ ở kia, ở kia nữa, nếu là thật anh ta sẽ chảy máu ngay. Thế thì hãy đợi tôi cho thêm ít máu cho hoành tráng nhé. (Tiếng cười) Vâng, máu đây này. (Vỗ tay) (Tiếng cười) Thường thì, đến lúc này tôi sẽ tháo cây kim ra. Rửa sạch tay và cho các bạn xem, không có vết thương nào. nhưng trong hoàn cảnh này, tôi thiết nghĩ với ý tưởng biến giả thành thật tôi xin kết thúc tại đây và rời khỏi sân khấu. (Tiếng cười) Hẹn gặp lại các bạn trong vài ngày tới. Hy vọng các bạn sẽ mong chờ cuộc tái ngộ đó. Xin cảm ơn rất nhiều. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói về nghiên cứu của tôi về quá trình chết giả. Nào, thông thường khi nói về chết giả, người ta thường giơ tay chào kiểu Vulcan và cười. Nhưng giờ, không phải là tôi đang nói về việc chuyển hóa con người để họ bay lên sao Hỏa hay Pandora, dù điều đó có thể hay đi chăng nữa. Tôi đang nói về khái niệm sử dụng công nghệ làm chết giả để cứu những người bị thương nặng. Vậy, tôi có ý gì khi nói "làm chết giả"? Đó là một quá trình trong đó động vật ngưng mọi hoạt động, trông như chết, và sau đó thức dậy mà không bị thương tổn gì. Vâng, đây là một ý tưởng lớn. Nếu các bạn nhìn vào thiên nhiên, các bạn thấy rằng khi các bạn thấy sự chết giả, các bạn thường sẽ thấy sự bất tử. Vì thế, điều tôi sẽ nói cho các bạn biết là cách để phân biệt một người đang bị thương -- tìm cách làm họ "bớt sống" một ít để họ sẽ bất tử hơn một chút khi họ bị nhồi máu cơ tim. Một ví dụ về một hay hai sinh vật mà khá là bất tử, là hạt giống cây hay bào tử vi khuẩn. Những sinh vật đó là một trong những thể sống bất tử nhất trên hành tinh, và chúng thường dành phần lớn thời gian trong trạng thái chết giả. Bào tử vi khuẩn được các nhà khoa học cho là tồn tại như những tế bào độc lập chúng sống, nhưng trong trạng thái chết giả trong khoảng 250 triệu năm. Để đưa ra những điều này, về những sinh vật nhỏ bé này, tôi muốn đưa nó đến lại gần chúng ta hơn. Trong hệ thống mầm sống bất tử của con người, đó là trứng trong tử cung thực sự đã nằm đó trong trạng thái chết giả trong khoảng 50 năm cuộc đời của mỗi phụ nữ. Sau đây là một ví dụ ưa thích của tôi về chết giả. Đây là những con khỉ biển. Những ai có con, các bạn hẳn biết về chúng. Các bạn vào cửa hàng thú nuôi và đồ chơi và các bạn có thể mua những thứ này. Các bạn chỉ việc mở túi, thả chúng vào bể cá cảnh nhựa, và trong khoảng một tuần, các bạn sẽ có những con tép nhỏ bơi quanh. Tôi không thực sự hứng thú với việc bơi lội ấy. Tôi hứng thú với những việc diễn ra trong túi, cái túi trong tiệm đồ chơi nơi những con tép đó nằm trong trạng thái chết giả một khoảng thời gian vô định. Vậy, ý tưởng về sự chết giả không phải chỉ về tế bào và những sinh vật kì dị. Đôi khi, con người, cũng ngừng sống trong thời gian ngắn và câu chuyện về những người ngừng sống trong thời gian ngắn thật sự mê hoặc tôi đều liên quan đến cái lạnh. 10 năm trước, một người trượt tuyết ở Na-uy bị kẹp trong một thác nước đóng băng. Và cô ấy ở đó trong 2 giờ, trước khi được giải cứu. Cô ấy đã cực lạnh, tim ngừng đập. Theo mọi kiểu, cô ấy đã chết-- đóng băng. 7 năm sau, tim vẫn không đập, người ta làm cô ấy sống lại và cô ấy đã trở thành trưởng khoa X-quang trong bệnh viện đã cứu cô ấy. Một vài năm sau -- tôi thực sự bị hấp dẫn bởi những điều này-- khoảng vài năm sau nữa, có một bé gái 13 tháng tuổi từ Canada. Bố em ra ngoài khi đang là mùa đông; ông làm ca tối, cô bé đi theo ông ra ngoài đường chỉ với 1 chiếc tã trên người. Họ tìm thấy em một vài giờ sau đóng băng, không dấu hiệu sống. Và họ đã làm em ấy sống lại. Có một phụ nữ 65 tuổi ở Duluth, Minnesota, năm ngoái được tìm thấy khi đã bị đóng băng và không còn mạch đập ở sân vườn trước vào một buổi sáng mùa đông; và họ cũng đã làm bà sống lại. Hôm sau, bà bình phục tốt đến nỗi, họ đã muốn kiểm tra sức khỏe bà. Bà cáu lên và về nhà. (Tiếng cười) Vậy, đó là những điều kì diệu, đúng thế. Đó thực sự là những điều kì diệu đã diễn ra. Các bác sĩ có một câu nói rằng, thực ra, bạn chưa chết, đến lúc bạn ấm và chết. Điều này đúng. Nó đúng. Trong tờ tạp chí y học New England Journal of Medicine, một nghiên cứu cho thấy với việc sưởi ấm lại thích hợp, những người tim đã ngừng đập trong ba giờ, có thể được làm sống lại mà không có vấn đề thần kinh nào. Điều này là hơn 50 phần trăm. Nên cái tôi đã cố gắng làm là nghĩ về một cách để chúng tôi có thể nghiên cứu quá trình chết giả để tìm ra một cách tái tạo lại điều đã diễn ra với người trượt tuyết. Uhm, tôi phải nói với các bạn 1 điều rất kì cục, rằng tiếp xúc với nồng độ oxy thấp không phải lúc nào cũng gấy chết người. Trong phòng này, có khoảng chừng 20% oxy. Nếu ta giảm nồng độ oxy, ta sẽ chết. Và sự thật là những động vật chúng tôi dùng để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những con giun tròn, giun đất, cũng đều đã chết khi chúng tôi thả chúng vào nơi có lượng ôxy thấp. Và điều này sẽ làm các bạn kinh hồn luôn này. Đó là, khi chúng tôi hạ thấp nồng độ oxy hơn nữa khoảng 100 lần, đến khoảng 10 ppm (10 parts per million = 0.01 g ôxy trong 1000 ml khí) chúng không chết, chúng chỉ chết giả, và chúng tôi đã có thể làm chúng sống lại mà không hư tổn gì. Và chính nồng độ oxy này, 10 ppm, đã tạo ra sự chết giả, được bảo toàn. Ta có thể thấy điều này ở nhiều sinh vật khác. Một trong số đó là cá. Ta có thể bật tắt nhịp tim của nó bằng việc chuyển vào và ra trạng thái chết giả như bật tắt một cái công tắc đèn. Nên tôi đã khá sốc khi thấy rằng chúng tôi đã có thể làm được điều đó. Và tôi tự hỏi, khi chúng tôi đang cố gắng lặp lại điều đã diễn ra với người trượt tuyết, chúng tôi nhận thấy rằng, tất nhiên, cô ấy đã không tiêu thụ oxy, và có thể đã ở trong trạng thái tương tự như chết giả. Nhưng, đương nhiên, cô ấy cũng đã cực lạnh. Nên tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu đưa động vật chết giả vào môi trường lạnh. Và, điều chúng tôi đã tìm ra là, nếu các bạn đưa động vật sống như các bạn và tôi, và làm chúng thật lạnh -- đây là những con giun đất -- bây giờ chúng đã chết. Nhưng nếu bạn làm chúng chết giả, rồi ướp lạnh, chúng đều sống. Có một điều rất quan trọng ở đây: Nếu các bạn muốn sống sót trong cái lạnh, các bạn phải chết giả. Đúng không? Đó thực sự là một điều tốt. Nên, chúng tôi đã nghĩ về mối quan hệ giữa những điều này, và liệu đó có phải là việc xảy ra với người trượt tuyết hay không. Và chúng tôi tự hỏi: có thể một nhân tố nào đó trong chúng ta, nhân tố nào đó mà chúng ta tự tạo ra mà cho ta khả năng điều khiển các sự linh động chuyển hóa theo cách giúp chúng ta sống sót khi chúng ta đối mặt với sự lạnh, mà thông thường thì làm ta chết. Tôi nghĩ sẽ thực sự thú vị nếu ta săn đuổi những thứ này. Các bạn biết chứ? Tôi nên đề cập sơ qua ở đây rằng các sách sinh lí hóa bạn có thể đọc sẽ nói rằng đây là một điều kì dị để đề nghị. Chúng ta, từ lần đầu được vỗ vào mông đến khi trút hơi thở cuối cùng -- đó là lúc bạn mới chào đời đến khi ta chết -- ta không thể giảm mức chuyển hóa xuống dưới mức chuẩn, hay mức chuyển hóa căn bản. Nhưng tôi biết một vài ví dụ về những sinh vật, cả động vật có vú, có thể giảm tốc độ chuyển hóa như sóc trên đất hay gấu. Chúng giảm mức chuyển hóa trong mùa đông khi chúng ngủ đông. Vậy là tôi tự hỏi: liệu ta có thể tìm ra nhân tố hay kích thích tố ở trong chúng ta mà có thể làm chùng ta rơi vào trạng thái đó? Vật nên, chúng tôi đi tìm kiếm những thứ đó. Và đó là gian đoạn mà chung tôi thất bại thảm hại. Ken Robinson ở đây. Ông ấy đã nói về sự vinh quang của thất bại. Phải nói là chúng tôi đã có rất nhiều thất bại. Chúng tôi đã thử hàng loạt hóa chất và tác nhân khác nhau, và thất bại cứ nối tiếp thất bại. Một lần, tôi đang ở nhà xem TV trong khi vợ tôi cho con ngủ, tôi đang xem một chương trình truyền hình. Đó là một chương trình truyền hình -- chương trình NOVA chiếu trên PBS -- về các hang động ở New Mexico. Và cái hang động được gọi là Lechuguilla, nó cực kì độc hại với con người. Các nhà nghiên cứu phải mang bảo hộ cẩn thận khi thám hiểm nó. Trong đó đầy một loại khí độc, hydro sunfua (H2S). Khí này, kì lạ thay, có sẵn trong cơ thể người Chúng ta tự sản xuất ra nó. Nồng độ cao nhất là trong não. Nhưng nó đã được sử dụng như một loại chất độc hóa học trong chiến tranh Thế giới I. Đó là một chất cực kì độc. Thực tế, trong các tai nạn hóa học hydro sunfua được biết đến với khả năng -- khi các bạn hít quá nhiều, các bạn sẽ ngất xỉu, các bạn có vẻ như đã chết, nhưng khi được đưa vào phòng thoáng, các bạn sẽ tỉnh lại mà không hề hấn gì, nếu được làm nhanh chóng. Vậy, tôi nghĩ, ồ, mình sẽ phải lấy về một ít. (Tiếng cười) Nào, đây là nước Mỹ trong giai đoạn hậu 11 tháng 9 và khi bạn bước vào một viện nghiên cứu, và nói, ''Chào, tôi muốn mua một ít ống khí nén nồng độ cao của một loại khí gây chết người vì tôi có ý tưởng muốn làm con người ta chết giả. Mọi thứ sẽ hoàn toàn ổn thôi." Nên hôm đó là một ngày khó khăn, nhưng tôi đã nói, thực sự có những căn cứ về vì sao các bạn có thể muốn làm điều này. Như tôi đã nói, tác nhân này ở trong chúng ta, và, có một điều đáng tò mò, chúng bám vào chính vị trí trong tế bào của bạn nơi ôxy liên kết, và là nơi các bạn đốt nó, các bạn thực hiện điều này để sống. Và thế nên chúng tôi nghĩ đây giống như một trò chơi cướp ghế, nếu chúng ta có thể đưa một người một ít hydro sunphua, và nếu chúng có thể chiếm vị trí đó như trong trò chơi giành ghế khi ô-xi có thể chiếm chỗ, và vì các bạn không thể liên kết với ô-xi, có thể các bạn sẽ không tiêu thụ nó, và rồi có thể điều này sẽ giảm nhu cầu ô-xi của bạn. Ý tôi là, ai biết được? Nên -- ( Tiếng cười) Vậy là, có một chút về dopamine và, người ta gọi nó là gì nhỉ, ảo tưởng một chút và các bạn có thể cho rằng nó đây rồi. Vậy nên, chúng tôi đã muốn tìm hiểu liệu chúng tôi có thể sử dụng hydro sunphua với sự hiện diện của nhiệt độ thấp,® và chúng tôi cũng muốn xem liệu chúng tôi có thể tái hiện lại những gì đã xảy ra với người trượt tuyết trên động vật có vú. Động vật có vú là những sinh vật máu nóng, khi ta lạnh, ta run, đúng vậy. Chúng ta cố gắng duy trì thân nhiệt ở 37 độ C bằng cách đốt cháy nhiều ô-xi hơn. Nên, chúng tôi đã thấy rất thú vị khi đưa hydro xunphua vào một con chuột khi nó đang lạnh bởi vì những gì đã xảy ra là thân nhiệt của con chuột cũng lạnh hơn. Nó ngừng di chuyển. Nó trông như đã chết. Mức tiêu thụ ô-xi của nó giảm 10 lần. Và đây là điều rất quan trọng. Tôi đã nói với các bạn rằng hydro xunphua có trong cơ thể chúng ta. Nó đã nhanh chóng được chuyển hóa, và điều duy nhất bạn cần làm sau sau giờ trong trạng thái chết giả là đưa con chuột vào phòng thoáng khí và nó ấm lên, và nó cũng không bị nhiễm độc. Điều này nghe thật hoang đường. Thật sự thế. Bởi vi chúng tôi đã tìm ra cách để làm động vật có vú chết giả. Và không làm nó thương tích. Chúng tôi đã tìm ra cách làm giảm sự tiêu thụ ô-xi của nó đến mức cực thấp, và nó hoàn toàn bình thường. Trong trạng thái chết giả, nó không thể ra ngoài nhảy múa, nhưng nó cũng không chết, cũng không bị thương hại gì. Nên chúng tôi bắt đầu suy nghĩ: Đây có phải là nhân tố mà đã có thể hiện diện người trượt tuyết, và có thể cô ấy đã có nhiều nó hơn người khác và nên đã có thể là giảm nhu cầu tiêu thụ ô-xi của cô trước khi cô trở nên quá lạnh đến mức có thể chết, như trong thí nghiệm với những giun? Nên, chúng tôi tự hỏi: Liệu chúng tôi có thể làm điều gì có ich với khả năng điều khiển sự linh hoạt của chuyển hóa? Một trong những điều chúng tôi tự hỏi -- tôi chắc chắn một số khán giả ở đây là các nhà kinh tế học, và đều biết về cung và cầu Và khi nguồn cung cân bằng nhu cầu, mọi thứ sẽ bình thường, nhưng khi cung giảm trong trường hợp này là ô-xi và nhu cầu vẫn ở mức cao, các bạn sẽ chết. Thế, những điều tôi mới nói với các bạn là bây giờ ta có thể giảm nhu cầu. Chúng ta nên giảm nguồn cung tới mức thấp chưa bao giờ có mà không giết chết con vật. Và với khoản tiền chúng tôi có từ DARPA chúng tôi có thể cho các bạn thấy điều đó. Nếu bạn đưa hydro sunphua vào chuột, bạn có thể giảm nhu cầu ô-xi của nó, và bạn có thể đưa nồng độ ôxy của nó xuống thấp hơn cả 5000 ft (1500 m) trên đỉnh Everest, và nó có thể ngồi đó hàng giờ, không vấn đề gì. Thật thú vị phải không Chúng tôi cũng nghiên cứu được rằng biến động vật trong những ca mất máu chết người, chúng tôi có thể cứu chúng nếu chúng tôi đưa chúng hydro sunphua. Bằng chứng của những thí nghiệm này làm tôi muốn thành lập một công ty, và đưa nó ra một sân chơi lớn hơn. Tôi sáng lập một công ty tên Ikaria với sự giúp đỡ của nhiều người khác. Và công ty này, điều đầu tiên nó làm là chế tạo một dạng lỏng của hydro sunphua một dạng có thể tiêm được để chúng tôi có thể đưa vào và gửi cho các nhà khoa học trên toàn thế giới những người trong công nghiệp dược phẩm và kết quả tích cực một cách không tin được. Trong một ca đau tim, động vật tiếp xúc với hydro sunphua đã giảm 70 phần trăm độ thương tổn tim so với những ca chữa trị theo cách thông thường mà các bạn và tôi sẽ nhận nếu chúng ta lên cơn đau tim ở đây ngày hôm nay. Điều này cũng đúng với việc thương tổn các nội tạng khi các bạn bị mất các chức năng hoạt động do sự truyền dịch kém đến cật, gan, hội chứng tổn thương hô hấp nặng hay các tổn thương khác khi phẫu thuật tim. Những người tiên phong trong công nghệ chũa tổn thương nghiêm trọng trên toàn thế giới đều công nhận rằng điều này là chính xác, Vậy có vẻ việc tiếp xúc với hydro sunphua giúp giảm tổn thương bạn phải nhận khi tiếp xúc với ôxy ở nồng độ thấp, thường gây chết người. Và tôi nên nói rằng nồng độ hydro sunphua ta cần để đạt được kết quả này là thấp, thấp không tin nổi. Thực tế, nó thấp đến nỗi ta không cần phải hạ thấp hay giảm dần quá trình chuyển hóa của con người để thấy được lợi ích tôi đã đề cập, đó thực sự là một điều thật tuyệt vời, nếu các bạn đang nghĩ đến việc áp dụng nó. Các bạn không cần phải biến đổi con người để cứu họ, điều đó thực sự rắc rối. (Tiếng cười) Vậy, tôi muốn nói rằng chúng tôi đang thử nghiệm trên người. Giờ đây, vậy là-- (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Giai đoạn một của các nghiên cứu về an toàn đã kết thúc, và chúng tôi đang làm tốt, chúng tôi đang tiếp tục. Chúng tôi phải đến với giai đoạn hai và ba. Có thể sẽ phải mất một vài năm. Mọi thứ đã tiến triển rất nhanh, và những thí nghiệm trên chuột làm chuột ngủ đông vào năm 2005, nghiên cứu trên người đầu tiên đã được thực hiện vào năm 2008 và trong một vài năm nữa thôi ta sẽ biết nó có hiệu quả hay không. Tất cả điều này diễn ra rất nhanh nhờ rất nhiều sự giúp đỡ từ rất nhiều người. Tôi muốn nhắc tới, đầu tiên nhất, vợ tôi, nếu thiếu cô ấy thì buổi nói chuyện này và công trình này không thể diễn ra, cảm ơn em rất nhiều. Đồng thời, những nhà khoa học sáng giá ở phòng thí nghiệm của tôi những nhân viên khác, Viện Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle Washington, một nơi làm việc tuyệt vời. Và cả những nhà khoa học tuyệt vời cùng các doanh nhân ở Ikaria. Một điều họ đã làm ngoài kia là đưa công nghệ của hydro sunphua, thứ tiêu tốn rất nhanh nguồn vốn ban đầu của công ty non trẻ này, sau đó nó sát nhập với một công ty khác cũng bán một loại khí độc khác thậm chí độc hơn cả hydro xunphua, để đưa cho trẻ sơ sinh có thể chết vì các mô của nó không thể hô hấp. Và khí này, được phân phối đến hơn một ngàn bệnh viện đầu não trên toàn thế giới, đã được công nhận, trên nhãn bìa, và cứu sống hàng ngàn đứa trẻ mỗi năm khỏi cái chết tưởng chừng chắc chắn. (Vỗ tay) Điều này thật khó mà tin được là tôi là một phần trong đó. Tôi muốn nói rằng tôi nghĩ chúng ta đang trên con đường để hiễu được sự linh hoạt của quá trình chuyển hóa về mặt căn bản, và đó không phải là một tương lai quá xa vời, một ca chấn thương khẩn có thể được tiêm hydro xunphua, hay hợp chất liên quan, cho một người bị chấn thương nặng, người đó có thể bất động một chút, và trở nên bất tử hơn 1 chút. Chuyển hóa của họ sẽ giảm như thể bạn đang giảm nhỏ một bóng đèn trong nhà. Và họ sẽ có thêm thời gian, họ sẽ mua được thời gian để được đưa tới bệnh viện để được chăm sóc. Và sau khi đã được chăm sóc, như những con chuột, như người trượt tuyết, như người phụ nữ 65 tuổi ấy, họ sẽ tỉnh dậy. Một phép màu? Chúng tôi hy vọng là không, hay có thể là chúng tôi chỉ mong làm cho phép màu có mặt thông thường hơn một chút. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi là Jane McGonigal. Tôi là một người thiết kế game. Tôi đã xây dựng game online được 10 năm. Và mục tiêu cho thế kỷ tới của tôi là cố gắng làm cho việc giải cứu thế giới thực cũng dễ dàng như giải cứu thế giới trong game online. Tôi có một kế hoạch cho việc này, và nó bao gồm thuyết phục nhiều người hơn, bao gồm tất cả các bạn, dành nhiều thời gian hơn để chơi các game hoành tráng hơn và tốt hơn. Hiện giờ chúng ta đang dành 3 tỉ giờ mỗi tuần chơi game online. Có thể một số trong các bạn đang nghĩ, "Thật nhiều thời gian dành cho chơi game." Có thể là quá nhiều, nếu nghĩ về bao nhiêu vấn đề khẩn cấp chúng ta phải giải quyết trong thế giới thực. Nhưng thực tế, theo như nghiên cứu của tôi, tại Viện Nghiên cứu cho Tương Lai, điều đối lập mới là đúng. Ba tỉ giờ mỗi tuần là chưa đủ thời gian chơi game để giải quyết các vấn đề khẩn cấp nhất của thế giới. Trong thực tế, tôi tin rằng nếu chúng ta muốn sống sót qua thế kỷ tiếp theo trên hành tinh này, chúng ta cần nâng vọt tổng thời lượng đó lên. Tôi đã tính toán tổng thời gian ta cần là 21 tỉ giờ chơi game mỗi tuần. Vậy thì, đó có thể là một ý tưởng có phần đi ngược lại trực giác, tôi sẽ nói lại một lần nữa, hãy ngấm lấy điều này. Nếu chúng ta cần giải quyết những vấn đề như nghèo đói, thay đổi khí hậu, xung đột toàn cầu, béo phì, tôi tin rằng ta cần cố gắng tới cuối thập kỷ này sẽ chơi game online ít nhất 21 tỉ giờ mỗi tuần. (Tiếng cười) Không. Tôi nghiêm túc đấy. Thực sự. Đây là lý do. Bức tranh này tương đối tổng hợp lại lý do tôi cho rằng game là trọng yếu đối với sự tồn tại trong tương lai của loài người. (Tiếng cười). Thật đấy. Đây là một bức chân dung bởi một nhiếp ảnh gia tên Phil Toledano. Anh ấy muốn nắm bắt cảm xúc khi chơi game. Vậy nên anh ta đã đặt camera trước các game thủ trong khi họ đang chơi. Và đây là một cảm xúc game thông thường. Giờ thì, nếu bạn không phải một game thủ bạn có thể không nhận ra một vài sắc thái trong bức ảnh này. Bạn có thể thấy cảm giác cấp bách, một chút sợ hãi, nhưng tập trung cao độ, tập trung sâu vào việc giải quyết một vấn đề thực sự khó khăn. Nếu bạn là một game thủ, bạn sẽ nhận ra một số sắc thái biểu cảm ở đây, nếp nhăn ở khóe mắt, và quanh miệng là một dấu hiệu của sự lạc quan. Và lông mày nhướn lên là ngạc nhiên. Đây là một game thủ đang rất gần một điều gọi là chiến thắng lịch sử. (Tiếng cười) Ồ, các bạn đã biết về nó rồi. Ok. Tốt. Thế ra chúng ta có một số game thủ ở đây. Một chiến thắng lịch sử là kết quả tích cực đến phi thường bạn không hề nghĩ rằng nó là khả thi cho tới khi đạt được nó. Điều đó dường như nằm ngoài giới hạn tưởng tượng. Và khi tới được đó bạn quá ngỡ ngàng khám phá ra những điều mình có khả năng làm được. Đây là một game thủ sắp đạt được một chiến thắng lịch sử. Và đây là gương mặt chúng ta cần thấy ở hàng triệu những người giải quyết các vấn đề khắp thế giới khi chúng ta đang cố vượt qua các chướng ngại vật của thế kỷ tiếp theo. Gương mặt của một người mà, vượt qua các trở ngại, đang rất gần một chiến thắng lịch sử. Giờ thì, không may thay, đây mới là gương mặt ta thấy trong cuộc sống hằng ngày khi đang giải quyết những vấn đề cấp bách. Đây là điều tôi gọi là gương măt "Tôi vô dụng với đời". Và tôi đang làm mặt như thế đây. Bạn thấy không? Có chứ. Tốt. Đây là tôi đang làm mặt "Tôi vô dụng với đời". Đây là một bức graffiti ở nơi tôi đã từng sống tại Berkeley, California, nơi tôi thực hiện luận án tiến sĩ về tại sao trong game thì chúng ta tốt hơn là trong cuộc sống thực. Và đây là một vấn đề mà nhiều game thủ gặp phải. Chúng ta cảm thấy trong thực tại chúng ta không tốt như trong game. Và tôi muốn nói tốt với nghĩa như thành công, dù nó cũng là một phần. Chúng ta đạt được nhiều hơn trong thế giới game. Nhưng tôi cũng nhưng tôi cũng nói tốt với nghĩa như được thúc đẩy để làm việc gì đó có nghĩa, được truyền cảm hứng để hợp tác và cộng tác. Và khi ta ở trong thế giới game tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mình, người sẵn sàng cứu giúp ngay khi được báo nhất, người sẵn sàng đi đến cùng một vấn đề nhất không quan trong là bao lâu, sẽ sẵn sàng đứng dậy sau thất bại và cố gắng lần nữa. Và trong cuộc sống thực, khi đối diện thất bại, khi gặp phải chướng ngại, ta thường không cảm thấy như thế. Ta cảm thấy bị đánh bại. Ta cảm thấy bị choáng ngợp. Ta thấy lo lắng, có thể trầm cảm, cáu giận hoặc bi quan. Chúng ta không bao giờ có những cảm xúc đó khi chơi game, chúng chỉ đơn giản không tồn tại trong game. Vậy nên, đó là điều tôi muốn nghiên cứu khi tôi học thạc sĩ. Điều gì ở game khiến ta không thể nghĩ rằng mình không thể đạt được bất cứ điều gì? Làm cách nào chúng ta có thể lấy những cảm xúc từ game và áp dụng chúng vào công việc trong thực tế? Tôi xem xét những game như World of Warcraft, thực sự là một môi trường lý tưởng cho việc cộng tác để giải quyết vấn đề. Và tôi bắt đầu nhận thấy một vài điểm khiến cho chiến thắng lịch sử dễ thành hiện thực như vậy trong thế giới online. Điều đầu tiên là, bất cứ khi nào bạn xuất hiện trong một trong những game online này đặt biệt là World of Warcraft, có rất rất nhiều nhân vật khác nhau sẵn sàng tin tưởng trao cho bạn với một sứ mệnh giải cứu thế giới, ngay lập tức. Nhưng không phải bất kỳ nhiệm vụ nào, đó là một nhiệm vụ hoàn toàn tương xứng với trình độ hiện tại của bạn trong game. Đúng không? Vậy nên bạn có thể thực hiện nó. Họ không bao giờ cho bạn một thử thách mà bạn không đạt được. Nhưng nó ở biên giới của khả năng của bạn. Nên bạn phải thực sự cố gắng. Nhưng không có thất nghiệp trong World of Warcraft. Không có chuyện ngồi không vặn vẹo tay. Luôn luôn có việc gì đó cụ thể và quan trọng cần được thực hiện. Và cũng có vô kể những người cùng hợp tác. Mọi nơi bạn tới, hàng trăm nghìn người sẵn sàng hợp tác với bạn để đạt được sứ mệnh đó. Đó không phải là một điều chúng ta dễ có trong thực tế, cảm giác mà chỉ cần trở bàn tay sẽ có vô số những đồng nghiệp. Và còn có câu chuyện mang tính sử thi này, câu chuyện hùng tráng về lý do ta ở đó, và ta đang làm gì. Và sau đó chúng ta có những phản hồi tích cực. Các bạn đã nghe về việc lên level và sức mạnh 1+, và trí khôn 1+. Chúng ta không có phản hồi liên tục như thế trong cuộc sống thực. Khi tôi xuống khỏi sân khấu này tôi sẽ không còn có kỹ năng nói 1+, và ý tưởng điên rồi 1+, ý tưởng điên rồi 20+. Tôi không có phản hồi như vậy trong cuộc sống thực. Giờ thì, vấn đề với những môi trường cộng tác online như World of Warcraft đó là thật thỏa mãn khi được đến sát chiến thắng epic mọi lúc, đến mức chúng ta quyết định dành mọi thời gian trong những thế giới game này. Đó chỉ đơn giản là tốt đẹp hơn thực tế. Vậy thì, tới nay, tất cả các game thủ World of Warcraft đã dành 5.93 triệu năm giải quyết các vấn đề ảo của Azeroth. Giờ thì, đấy không hẳn là một điều xấu. Nó có thể nghe như một thứ tồi tệ. Nhưng xét trong hoàn cảnh: 5.93 triệu năm trước là khi tổ tiên sớm nhất của loài người đứng thẳng dậy. Đó là loài linh trưởng đứng thẳng đầu tiên. Được rồi, vậy thì khi nói về bao nhiêu thời gian chúng ta đang dành vào chơi game, cách duy nhất để hiểu nó và thậm chí nghĩ về nó, đó là nói về thời gian khi so với quá trình tiến hóa của con người, một điều không bình thường Nhưng cũng đúng đắn. Bởi hóa ra bằng cách dành thời gian chơi game, chúng ta thật ra đang thay đổi những điều con người có khả năng thực hiện. Chúng ta đang tiến hóa để trở thành một loài cộng tác tốt hơn và chân thành hơn. Điều này đúng. Tôi tin như vậy. Hãy cân nhắc số liệu thú vị này. Nó mới được công bố bởi một nhà nghiên cứu ở Đại học Carnegie Mellon. Hiện nay một thanh niên bình thường tại một đất nước với văn hóa game thủ tương đối mạnh tới năm 21 tuổi đã dành 10000 giờ chơi game online. 10000 giờ là một con số thú vị bởi hai lý do. Trước hết, đối với trẻ em ở Mỹ 10080 giờ là lượng thời gian chính xác bạn học ở trường từ lớp 5 cho tới khi tốt nghiệp trung học nếu đi học đầy đủ. Vậy nên ta có một hệ giáo dục song song khác cùng tiếp diễn ở đó thiếu niên cũng được học bấy nhiêu về những điều cần có để trở thành một game thủ giỏi như chúng được học về những thứ khác ở trường. Và một số trong các bạn có thể đã đọc cuốn Những kẻ xuất chúng mới của Malcom Gladwell. Nếu thế bạn đã biết về lý thuyết thành công anh ta đưa ra, lý thuyết 10000 giờ tạo nên thành công. Nó được dựa trên nghiên cứu về khoa học nhận thức đồ sộ này đó là nếu chúng ta có thể luyện 10000 giờ học tập đầy nỗ lực, bất cứ thứ gì, tới năm 21 tuổi, ta sẽ trở thành bậc thầy về môn đó. Bất cứ việc gì chúng ta chọn, chúng ta đều sẽ sánh bằng những người giỏi nhất thế giới. Và thế nên, giờ điều bạn đang thấy là toàn bộ một thế hệ những người trẻ tuổi là những game thủ lão luyện. Vậy thì, câu hỏi lớn đó là, "Chính xác thì các game thủ đang luyện tập về điều gì?" Bởi nếu ta có thể tìm ra điều đó ta sẽ có một nguồn nhân lực chưa từng có trong tay. Đây là số người trên thế giới dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày chơi game online. Họ là những game thủ lão luyện. 500 triệu người đặc biệt giỏi về một điều gì đó. Và trong thập kỷ tới ta sẽ có một tỉ game thủ nữa đặc biệt giỏi về việc đó. Nếu bạn chưa biết, điều này sắp diễn ra. Công nghiệp game đang phát triển những thiết bị tiết kiệm năng lượng và tương tác với mạng điện thoại không dây thi vì Internet băng thông rộng để game thủ khắp thế giới, đặc biệt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, có thể lên mạng. Họ ước tính một tỉ game thủ nữa trong thập kỷ tới, nâng lên tới 1,5 tỉ game thủ. Vậy thì, tôi đã bắt đầu nghĩ về việc mà những game này đang khiến chúng ta thông thạo. Đây là bốn thứ tôi tìm được. Ok. Nghĩ về nó như động lực cho bản thân. Lạc quan tức thời là khao khát được hành động trong tức khắc để giải quyết chướng ngại, kết hợp với niềm tin rằng chúng ta có tương đối hy vọng thành công. Game thủ luôn tin rằng chiến thắng epic là khả thi, và điều đó luôn đáng để thử, và thử ngay bây giờ. Game thủ không ngồi chờ. Game thủ thông thạo việc đan kết một mạng lưới xã hội bền chặt. Có rất nhiều nghiên cứu thú vị cho thấy chúng ta thích mọi người hơn sau khi chơi game với họ, thậm chí khi họ khiến ta thua thảm hại. Và lý do là, cần rất nhiều sự tin tưởng để chơi game với một người. Ta tin rằng họ sẽ dành thời gian với ta, rằng họ sẽ tuân theo những luật tương tự, trân trọng cùng một mục đích, họ sẽ đi đến cùng trận đấu cho tới khi nó kết thúc. Vì vậy, chơi game cùng nhau thực sự xây dựng những mối gắn kết và lòng tin và sự cộng tác. Và vì vậy chúng ta thực sự xây dựng những quan hệ xã hội bền chặt hơn. Năng suất một cách hạnh phúc. Tôi thích điều này. Bạn biết đấy có một lý do tại sao một người chơi World of Warcraft trung bình chơi 22 giời mỗi tuần, gần như một việc làm bán thời gian vậy. Đó là bởi vì chúng ta biết, khi chúng ta chơi một game, rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi làm việc chăm chỉ, hơn là thư giãn, hay đi chơi. Chúng ta biết rằng con người được tạo ra để làm những việc khó khăn nhưng nhiều ý nghĩa. Và các game thủ sẵn sàng làm việc chăm chỉ mọi lúc, nếu họ được giao cho đúng việc. Cuối cùng, ý nghĩa epic. Các game thủ khao khát được tham gia vào những nhiệm vụ hùng tráng, những câu chuyện chấn động hành tinh. Đây là một thông tin ngoài lề giúp ta thấy được bức tranh toàn cảnh. Các bạn đều biết WIkipedia, từ điển wiki lớn nhất thế giới. Wiki lớn thứ hai, trên thế giới, với gần 80000 bài là wiki của World of Warcraft. Năm triệu người sử dụng nó mỗi tháng. Họ đã biên soạn thông tin về World of Warcraft trên Internet nhiều hơn bất kỳ chủ đề khác trong mọi wiki khác trên thế giới. Họ đang xây dựng một sử thi. Họ đang xây dựng một nguồn kiến thức đồ sộ về World of Warcraft. Được rồi, vậy đây là bốn năng lực siêu nhiên góp lại thành một thứ. Game thủ là những người siêu cường và luôn hy vọng. Đây là những người tin rằng bản thân họ có thể thay đổi thế giới. Và vấn đề duy nhất đó là họ tin rằng mình có thể thay đổi thế giới ảo nhưng không phải thế giới thực. Đó là vấn đề tôi đang gắng giải quyết. Có một nhà kinh tế học tên là Edward Castronova. Công trình của ông ấy rất xuất sắc. Ông ấy nhìn vào lý do tại sao mọi người đang đầu tư ngần đấy thời gian và năng lượng và tiền bạc vào thế giới ảo. Và ông ấy nói "Chúng ta đang chứng kiến điều tương đương với một làn sóng di cư mạnh mẽ sang thế giới ảo và môi trường game online." Và ông ấy là một nhà kinh tế học. Nên ông ta phải có lý. Và ông ấy nói...(Tiếng cười) Không như tôi -- Tôi là một người thiết kế game, tôi bộc phát lắm. Nhưng ông ta nói, điều này là hợp lý, bởi các game thủ có thể đạt được nhiều hơn trong thế giới online hơn là ở ngoài đời. Họ có thể có những quan hệ xã hội trong game bền chặt hơn trong đời thực. Họ nhận được phản hồi tốt hơn và cảm thấy được đền đáp nhiều hơn trong game hơn là trong đời thực. Vậy nên, ông ấy nói hiện giờ điều này là hoàn toàn hợp lý khi game thủ dành nhiều thời gian trong những thế giới ảo hơn là thế giới thực. Tôi cũng đồng ý rằng điều đó là hợp lý, trong hiện tại. Nhưng điều đó, tuyệt đối không phải là một viễn cảnh lý tưởng. Chúng ta phải bắt đầu làm cho thế giới thực giống một game nhiều hơn. Tôi lấy cảm hứng từ một việc xảy ra 2500 năm trước. Đây là những con xúc xắc cổ, làm từ đốt xương cừu. Phải không? Trước khi chúng ta có những bảng điều khiển game tuyệt vời chúng ta có đốt xương cừu. Và những thứ này đại diện cho những thiết bị game thiết kế bởi con người đầu tiên. Và nếu bạn đã quen với tác phẩm của nhà sử học Hy Lạp cổ đại, Herodotus, bạn có thể đã biết câu chuyện này. Đây là câu chuyện của người đã phát minh ra trò chơi và lý do cho việc đó. Herodotus nói rằng trò chơi, đặc biệt là các trò chơi xúc xắc được tạo ra trong vương quốc Lydia trong thời kỳ đói kém. Hiển nhiên là, trận đói khủng khiếp đến mức quốc vương Lydia quyết định rằng họ phải làm việc gì đó điên rồ. Mọi người đang vật lộn. Mọi người đang chống chọi. Một tình huống căng thẳng cực điểm. Họ cần một giải pháp cực đoan. Vậy thì, theo như Herodotus, họ phát minh ra các trò xúc xắc và dựng nên một chính sách rộng khắp vương quốc. Một ngày, tất cả đều sẽ ăn. Ngày tiếp theo, tất cả đều chơi trò chơi. Và họ sẽ hoàn toàn chìm đắm trong các trò xúc xắc bởi các trò chơi thật lôi cuốn, và hòa mình vào những hoạt động hạnh phúc, thỏa mãn như thế, họ sẽ quên mất rằng mình không có thức ăn. Và trong ngày tiếp theo, họ sẽ chơi game. Và trong ngày tiếp theo nữa, họ sẽ ăn. Và theo như Herodotus, họ vượt qua 18 năm theo cách này, sống sót qua một nạn đói, bằng cách ăn một hôm và chơi trò chơi hôm sau. Giờ thì, đây chính là, tôi cho rằng, cách mà ta đang sử dụng game hiện nay. Chúng ta đang sử dụng game để trốn thoát nỗi khốn khổ trong thế giới thực. Chúng ta đang sử dụng game để rời bỏ mọi thứ đã đổ vỡ trong môi trường thực, mọi thứ không làm ta thỏa mãn về thế giới thực, và chúng ta đang đạt được những điều mình cần từ game. Nhưng nó không phải kết thúc ở đây. Điều này thực sự gây hào hứng. Theo như Herodotus, sau 18 năm nạn đói không được cải thiện. Vậy nên quốc vương quyết định họ sẽ chơi trò xúc xắc cuối cùng. Họ chia đôi toàn bộ vương quốc. Họ chơi một trò xúc xắc và những người thắng cuộc phải khởi hành cho một chuyến phiêu lưu lịch sử. Họ sẽ rời Lydia, và đi tìm một vùng đất mới để sinh sống, để lại đằng sau đủ số người để tồn tại với lượng tài nguyên còn lại, và hy vọng sẽ đưa nền văn minh của họ tới một nơi khác mà ở đó họ có thể phát triển. Điều này nghe thật điên rồ, phải không? Nhưng gần đây, các chứng cứ DNA đã cho thấy người Etruscan, những người lập nên đế chế Roman, có chung DNA với người Lydia cổ. Và vậy nên, gần đây, các nhà khoa học đã gợi ý rằng câu chuyện không tưởng của Herodotus thực ra là sự thật. Và các nhà địa chất học đã tìm thấy chứng cứ một đợt lạnh đi toàn cầu kéo dài gần 20 năm mà có thể giải thích cho trận đói. Vậy thì, câu chuyện khó tin có thể là thật. Họ có thể đã thực sự cứu một nền văn hóa dựa vào chơi trò chơi, giải thoát tới những trò chơi trong 18 năm và trở nên được thôi thúc, và nắm rõ về cách làm thế nào để cùng chung sống với game, đến mức họ đã bảo tồn cả một nền văn minh theo cách này. Được rồi, chúng ta có thể làm việc này. Chúng ta đã chơi Warcraft từ năm 1994. Đó là trò chơi chiến thuật thời gian thực đầu tiên trong seri World of Warcraft. Đó là 16 năm trước đây. Họ đã chơi trò chơi xúc xắc trong 18 năm, chúng ta đã chơi Warcraft trong 16 năm. Tôi nói rằng ta đã sẵn sàng cho trò chơi lịch sử của riêng chúng ta. Giờ thì, họ đã cho một nửa nền văn minh đi tìm thế giới mới. Vậy thì, đó là điểm tôi đã tính toán 21 tỉ giờ chơi game mỗi tuần. Hãy để một nửa trong số chúng ta đồng ý chơi game một giờ mỗi ngày, cho đến khi chúng ta giải quyết được các vấn đề của thế giới thực. Tôi biết các bạn đang hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết các vấn đề thực trong game?" Đó là điều tôi đã dành công sức nghiên cứu trong suốt những năm gần đây, tại Viện Nghiên cứu cho Tương lai. Chúng tôi có cái biểu ngữ này trong văn phòng ở Palo Alto, và nó thể hiện quan đểm của chúng tôi về cách chúng ta nên kết nối với tương lai. Chúng tôi không muốn tiên đoán về tương lai. Điều chúng tôi muốn là đó là tạo nên tương lai. Chúng tôi muốn hình dung viễn cảnh tươi sáng nhất. Và khi đó chúng tôi muốn tạo điều kiện cho mọi người để biến điều đó thành hiện thực. Chúng tôi muốn khắc họa những chiến công lịch sử, và sau đó cho mọi người phương tiện để đạt được chiến thắng đó. Tôi sẽ cho các bạn xem rất nhanh ba game mà tôi vừa xây dựng nhằm trao cho người chơi công cụ để tạo ra những chiến thắng lịch sử trong tương lai của riêng họ. Đây là Thế giới không xăng dầu. Chúng tôi xây dựng nó vào năm 2007. Đây là một game online mà bạn phải cố gắng sống sót sự cạn kiệt dầu. Cơn khủng hoảng dầu là tưởng tượng, nhưng chúng tôi đưa đủ nội dung lên đó để bạn tin rằng nó là thực, và sống cuộc sống thực của bạn như chúng ta đã cạn kiệt dầu. Vậy nên, khi bạn truy cập game bạn đăng ký, bạn nói cho chúng tôi biết nơi mình sống. Sau đó chúng tôi cho các bạn những video tin tức trong thời gian thực, những dữ liệu cho thấy chính xác giá xăng dầu, những thứ gì không có, nguồn thực phẩm bị ảnh hưởng ra sao, giao thông bị ảnh hưởng ra sao, các trường học có bị đóng cửa không, người dân có gây loạn không. Và bạn sẽ phải tìm ra cách sống cuộc sống thực như là điều này là thật. Và sau đó chúng tôi yêu cầu bạn viết blog về điều này, đăng tải video, đăng tải ảnh. Chúng tôi đã thử nghiệm game này với 1700 người chơi năm 2007. Và chúng tôi đã theo dõi họ được 3 năm kể từ đó. Có thể nói đây là một trải nghiệm thay đổi con người. Không ai muốn thay đổi cách họ sống chỉ bởi vì điều đó là tốt cho thế giới, hay bởi vì chúng ta có nghĩa vụ làm như vậy. Nhưng nếu bạn cho họ hào vào một cuộc phiêu lưu lịch sử và nói rằng "Chúng ta đã cạn kiệt dầu." Đây là một câu chuyện và cuộc phiêu lưu đáng kinh ngạc cho bạn. Thử thách bản thân để xem bạn có thể sống sót như thế nào. Hầu hết những người chơi của chúng tôi đã duy trì những thói quen mà họ học được trong trò chơi này. Vậy nên, với trò chơi giải cứu thế giới tiếp theo, chúng tôi quyết định đặt mục tiêu cao hơn, một vấn đề lớn lao hơn là chỉ thiếu dầu. Chúng tôi xây dựng một game gọi là Superstruct tại Viện Nghiên cứu cho Tương lai. Và giả thuyết là, một siêu máy tính đã tính toán rằng con người chỉ còn 23 năm còn lại trên hành tinh. Siêu máy tính này tên là Hệ thống Nhận thức Sự Tuyệt chủng Toàn cầu, đương nhiên. Chúng tôi yêu cầu mọi người lên mạng như một bộ phim của Jerry Bruckheimer. Bạn biết những phim của Jerry Bruckheimer, bạn thành lập một đội lý tưởng. Bạn có nhà du hành vũ trụ, nhà khoa học, kẻ đã từng là tội phạm, và họ có một điều gì đó cần làm để giải cứu thế giới. (Tiếng cười) Nhưng trong trò chơi của chúng tôi, thay vì chỉ có năm người trong đội lý tưởng, chúng tôi nói mỗi người đều thuộc về đội lý tưởng, và bạn có nhiệm vụ phát minh ra tương lai cho năng lượng, tương lai cho thực phẩm, tương lai cho y tế, tương lai cho an ninh và tương lai cho mạng lưới an toàn xã hội. Chúng tôi cho 8000 người chơi game đó trong 8 tuần. Họ đi đến 500 giải pháp sáng tạo đến khó tin mà bạn có thể lên mạng, google "Superstruct" và xem. Cuối cùng, trò chơi cuối cùng, chúng tôi sẽ phát hành ngày 3/3. Nếu bạn hoàn thành trò chơi bạn sẽ được chứng nhận bởi Viện Ngân hàng Thế giới, là một Nhà Cải cách Xã hội, khóa 2010. Thực hiện với các trường đại học khắp bùng châu Phi dưới Sahara. Chúng tôi mời họ họ những kỹ năng cải cách xã hội. Chúng tôi có một tập tranh ảnh. Chúng tôi có cấp bậc trong kỹ năng như sự am hiểu địa phương, xây dựng mạng lưới kiến thức, sự bền vững, tầm nhìn, và sự tháo vát nhanh trí. Tôi muốn mời tất cả các bạn chia sẻ trò chơi này với những người trẻ tuổi, mọi nơi trên thế giới, đặc biệt tại những vùng đang phát triển, những người có thể có lợi từ việc cùng nhau cố gắng hình dung ra giải pháp xã hội của riêng họ để giải cứu thế giới. Giờ tôi sẽ tổng kết lại. Tôi muốn đưa ra một câu hỏi. Bạn nghĩ điều gì sẽ đến tiếp theo? Chúng ta đã có những game thủ tuyệt vời này, chúng ta đã có những game thử nghiệm cho những việc ta có thể làm, nhưng chưa có điều gì trong đó giải cứu được thế giới. Tôi hy vọng các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng game thủ là một nguồn nhân lực mà ta có thể sử dụng cho công việc trong thế giới thực, rằng game là một nền tảng mạnh mẽ cho thay đổi. Chúng ta đã có những siêu năng lực này, sự hiệu quả đem lại hạnh phúc, khả năng đan kết một mạng lưới xã hội bền chặt, cảm giác lạc quan trong cấp bách, và khao khát đạt được ý nghĩa lớn lao. Tôi thực sự hy vọng chúng ta có thể cùng nhau chơi những game có ý nghĩa và tồn tại trên hành tinh mày thêm một thế kỷ nữa. Và tôi hy vọng các bạn sẽ tham gia với tôi trong việc xây dựng và chơi game như thế này. Khi tôi nhìn đến thập kỷ tiếp theo, tôi biết chắc chắn hai điều, đó là chúng ta có thể xây dựng mọi tương lai có thể tưởng tượng được, và chúng ta có thể chơi mọi trò chơi mình muốn. Vậy hãy để những trò chơi thay đổi thế giới bắt đầu. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi được yêu cầu quay một bộ phim tên là "Elizabeth". Chúng tôi đang nói về một biểu tượng vĩ đại của Anh "Bà ấy là một phụ nữ tuyệt vời bà ấy làm được mọi việc Chúng ta nên giới thiệu bà ấy như thế nào?" Chúng tôi cùng bàn với đoàn phim, nhà sản xuất, biên kịch, và họ hỏi tôi: "Shekhar, anh nghĩ sao?" Tôi nói: "Tôi nghĩ bà ấy đang nhảy." Và tôi có thể thấy mọi người nhìn tôi, một người nói, "Bollywood." Người khác nói: "Chúng ta thuê hắn với giá bao nhiêu nhỉ?" Và người thứ ba nói, "Hãy đi tìm một đạo diễn khác." Tôi nghĩ rằng tôi nên thay đổi. Chúng tôi đã bàn rất nhiều về cách giới thiệu Elizabeth, và tôi nói: "Ok, có lẽ tôi quá Bollywood. Có thể Elizabeth, biểu tượng vĩ đại, nhảy? Tôi đang nói gì vậy?" Vì thế tôi nghĩ lại toàn bộ mọi chuyện, và rồi chúng tôi đi đến một kết luận. Và đây là đoạn giới thiệu biểu tượng nữ hoàng Anh "Elizabeth." Leicester: Tôi có thể tham gia với nàng không, nữ hoàng của tôi? Elizabeth: Nếu điều đó làm ngài vui lòng. (Nhạc) Shekhar Kapur: Và cô ấy đang nhảy. Và có bao nhiêu người xem phim có thể không hiểu được rằng đây là một người phụ nữ đang yêu, rằng cô ấy hoàn toàn ngây thơ nhìn thấy cuộc sống vui vẻ của cô ấy, sự trẻ trung của cô? Bao nhiêu người trong các bạn không hiểu được điều đó? Đó là sức mạnh của kể chuyện bằng hình ảnh, đó là sức mạnh của nhảy, sức mạnh của âm nhạc: sức mạnh của sự mơ hồ Khi tôi đạo diễn một bộ phim, mỗi ngày chúng tôi chuẩn bị quá nhiều suy nghĩ quá nhiều Kiến thức trở thành gánh nặng đối với trí tuệ. Bạn biết đấy, những từ đơn giản biến mất trong vũng cát lún của kinh nghiệm. Vì thế tôi nói "Hôm nay tôi sẽ làm gì?" Tôi sẽ không làm điều mà tôi đã lên kế hoạch tôi đẩy mình vào nỗi sợ hãi cùng cực. Đó là cách để tôi thoát khỏi tâm trí của mình, thoát khỏi cái tâm tưởng nói rằng, "Hey, anh biết làm gì mà Anh biết chính xác anh làm gì Anh là đạo diễn, anh đã làm điều đó bao năm qua." Và tôi phải trải qua điều đó trong tâm thế hoàn toàn hoảng loạn Đó là một cử chỉ biểu tượng Tôi xé bản thảo tôi tự làm mình hoảng loạn, tôi sợ hãi. Tôi đang làm điều đó; các bạn có thể nhìn tôi. Tôi đang lo lắng, Tôi không biết nói gì, làm gì tôi không muốn đến phim trường Và khi tôi đến, trợ lí tôi bảo rằng "Anh biết anh sẽ làm gì mà" Tôi nói: "Tất nhiên là tôi biết". Và cả các giám đốc hãng phim nữa, họ nói: "Nhìn Shekhar kìa. Anh ấy rất sẵn sàng." Và bên trong thì tôi đang lắng nghe Nusrat Fateh Ali Khan bởi vì anh ấy hỗn loạn. Tôi cho phép bản thân rơi vào hỗn loạn bởi vì từ hỗn loạn, tôi hi vọng thời khắc của sự thật sẽ đến Mọi sự chuẩn bị đều chỉ là chuẩn bị. Tôi còn không biết chúng có đúng không Tôi cũng không biết chúng có thật không. Sự thật xảy ra trong một khoảnh khắc và nếu bạn có được năm thời khác tuyệt vời của những thứ lớn lao, có hệ thống trong cách kể chuyện của bạn, trong bộ phim của bạn thì bộ phim đó, khán giả sẽ hiểu được. Và thế là tôi tìm kiếm những thời khắc đó, tôi ở đây và nói: "Tôi không biết phải nói gì." Và cuối cùng thì mọi người nhìn bạn, 200 người lúc 7 giờ sáng họ đã có mặt lúc 7 giờ kém 15 bạn xuất hiện lúc 7 giờ và mọi người nói, "Này, điều đầu tiên là gì? Cái gì sẽ diễn ra?" Và bạn đẩy mình vào tình trạng hoảng loạn khi bạn không biết, và thế là bạn không biết. Và vì bạn không biết, bạn cầu nguyện với vũ trụ và vì bạn cầu nguyện với vũ trụ một điều gì đó -- Tôi sẽ thử và tiếp cận với vũ trụ cách mà Einstein, cứ cho là người cầu nguyện đi, tiếp cận các phương trình của ông, cùng một nguồn. Tôi đang tìm kiếm cùng một nguồn bởi vì sự sáng tạo có cùng một nguồn bạn trầm tư ở đâu đó ở ngoài chính bạn, bên ngoài vũ trụ. Bạn chờ điều gì đó đến và đánh trúng bạn. Khi nó chưa đánh trúng thì bạn sẽ không thể quay được cảnh đầu tiên Vậy bạn làm gì? Cate nói: "Shekhar, anh muốn tôi phải làm gì?" Và tôi nói: "Cate, chị muốn làm gì?" (Cười) "Chị là một diễn viên tài năng, và tôi muốn tạo cơ hội cho các diễn viên của mình sao chị không nói tôi xem chị muốn làm gì?" (Cười) Tôi đang làm gì? Tôi đang cố kéo thời gian Tôi đang cố kéo dài thời gian. Vì thế điều đâu tiên về cách kể chuyện mà tôi học được, và tôi luôn tuân theo chính là: Hoảng loạn Hoảng loạn là một cách tốt để tiếp cận sự sáng tạo vì đó là cách duy nhất để thoát khỏi tâm trí của bạn. Thoát ra khỏi tâm trí bạn. Thoát khỏi nó, thoát ra. Và hãy đến vũ trụ, bởi vì có điều gì đó ở ngoài kia còn thật hơn cả tâm trí bạn, thật hơn cả vũ trụ của bạn. bạn đã nói điều đó hôm qua. Tôi chỉ đang nhắc lại vì đó là điều tôi luôn tuân theo để tìm kiếm "shunyata", sự trống rỗng. Từ sự trỗng rỗng nảy sinh thời khắc sáng tạo. Đó là điều tôi làm. Khi tôi còn là một đứa trẻ - khoảng 8 tuổi Bạn vẫn còn nhớ Ấn Độ khi đó. Không có ô nhiễm. Tại Delhi, nơi tôi từng sống - tôi gọi nó là chhat hoặc khota. Khota giờ đây đã trở thành một từ xấu Nó có nghĩa là ban công của họ mà tôi từng ngủ khi đêm đến Ở trường, tôi được dạy về vật lý, và tôi được bảo rằng nếu một thứ gì tồn tại thì nó có để đo đạc được. Nếu nó không thể đo đạc được thì nó không tồn tại. Và đêm đến, tôi nằm ở ngoài ngắm nhìn bầu trời không ô nhiễm, Delhi đã từng như thế khi tôi còn là một đứa trẻ, và tôi đã ngắm nhìn vũ trụ và nói: "Vũ trụ này trải dài đến đâu nhỉ?" Cha tôi là bác sỹ. Và tôi hỏi: "Cha ơi, vũ trụ trải dài đến đâu?" Và ông nói: "Con trai ạ, vũ trại trải dài vô tận." Thế là tôi nói: "Hãy đo sự vô tận đó vì ở trường, con được dạy rằng nếu không thể đo nó thì nó không tồn tại. Nó không nằm trong hệ quy chiếu của con." Vậy, sự vô tận trải dài đến đâu? Và mãi mãi có nghĩa là gì? Đêm đến, tôi sẽ nằm đó mà khóc bởi trí tưởng tượng của tôi không thể chạm tới sự sáng tạo. Vậy tôi đã làm gì? Lúc đó, khi mới bảy tuổi, tôi đã sáng tác ra một câu chuyện. Câu chuyện của tôi là gì? Tôi không biết tại sao, nhưng tôi vẫn nhớ câu chuyện đó. Có một người tiều phu chuẩn bị cầm rìu và chặt một mẩu gỗ và toàn bộ thiên hà là một phân tử của chiếc rìu đó. Và khi chiếc rìu đó chạm vào miếng gỗ, đó là lúc mọi thứ bị hủy diệt và Big Bang sẽ lại xảy ra. Nhưng trước khi điều đó xảy ra thì có một người tiều phu Và khi tôi hết ý tưởng cho câu chuyện đó, tôi hình dung rằng vũ trụ của người tiều phu là một phân tử trong chiếc rìu của một người tiều phu khác. Thế là tôi lại có thể kể đi kể lại câu chuyện của mình và giải quyết được vấn đề này, thế là tôi giải quyết được vấn đề. Tôi đã làm thế nào? Kể một câu chuyện. Câu chuyện là gì? Câu chuyện của chúng ta -- tất cả chúng ta -- chúng ta là những câu chuyện chúng ta tự kể cho bản thân mình. Trong vũ trụ này, trong sự tồn tại này nơi chúng ta sống với tính đối ngẫu về việc tồn tại hay không tồn tại rằng chúng ta là ai, những câu chuyện mà chúng ta tự kể là những câu chuyện định nghĩa tiềm năng của sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta là những câu chuyện mà chúng ta tự mình kể. Điều đó cũng rộng lớn như khi chúng ta nhìn vào câu chuyện. Một câu chuyện là mối quan hệ mà bạn phát triển giữa việc bạn là ai hoặc bạn có thể là ai, và thế giới bất tận, và đó là thần thoại của chúng ta. Chúng ta kể câu chuyện của mình và một con người không có câu chuyện thì không tồn tại. Einstein kể một câu chuyện và theo đuổi những câu chuyện của ông và nảy ra những lý thuyết và nảy ra những lý thuyết và rồi nảy ra những phương trình. Alexander có một câu chuyện mà mẹ ông từng kể cho ông nghe và rồi ông đi chinh phục thế giới. Tất cả chúng ta, mỗi người đều có một câu chuyện mà ta theo đuổi Chúng ta kể cho mình những câu chuyện. Vậy, tôi sẽ đi sâu hơn vào vấn đề, và tôi sẽ nói: "Tôi kể một câu chuyện và vì thế mà tôi tồn tại." Tôi tồn tại vì có những câu chuyện, nếu không có câu chuyện chúng ta không tồn tại. Chúng ta sáng tác ra câu chuyện để định nghĩa sự tồn tại. Nếu ta không tạo ra câu chuyện thì có lẽ chúng ta sẽ phát điên mất. Tôi không biết; tôi không chắc, nhưng đó là điều mà tôi luôn luôn làm. Và giờ, bộ phim. Một bộ phim kể về một câu chuyện. Tôi hay tự hỏi khi tôi làm một bộ phim Tôi muốn làm một bộ phim về Đức Phật và tôi thường tự hỏi: Nếu Phật có tất cả những yếu tố được ban tặng cho một đạo diễn -- nếu Đức Phật có âm nhạc, có hình ảnh, có một chiếc máy quay -- thì chúng ta có hiểu Đạo Phật hơn không? Nhưng suy nghĩ đó phần nào tạo ra áp lực đối với tôi Tôi cần phải kể một câu chuyện theo một cách tỉ mỉ hơn, nhưng tôi có tiềm năng. Nó được gọi là ẩn ý. Khi tôi lần đầu đến Hollywood, họ nói -- khi ấy tôi nói về ẩn ý và người đại diện của tôi nói: "Anh có thể vui lòng không nói về ẩn ý được không?" Tôi hỏi "Tại sao" Anh ấy nói: "Sẽ không ai cho anh làm phim nếu anh cứ nói về ẩn ý. Chỉ cần nói về cốt truyện và nói rằng anh quay phim giỏi như thế nào và hình ảnh trông như thế nào." Vì thế, khi tôi nhìn vào một bộ phim thì tôi tìm kiếm những điều sau: Chúng tôi tìm kiếm một câu chuyện về mặt cốt truyện thay vì tìm kiếm một câu chuyện về mặt tâm lý rồi chúng tôi tìm một câu chuyện về mặt chính trị, rồi chúng tôi nhìn nhận một câu chuyện về mặt thần thoại. Và tôi tìm kiếm những câu chuyện ở mỗi mặt. Lúc này thì các câu chuyện không nhất thiết phải thống nhất với nhau. Điều tuyệt vời là có những lúc các câu chuyện sẽ mâu thuẫn với nhau. Khi tôi làm việc với Rahman một nhà soạn nhạc vĩ đại tôi thường nói với anh ấy: "Đừng theo những gì kịch bản nói. Hãy tìm kiếm những gì kịch bản không nói. Anh hãy tự mình tìm ra sự thật và khi anh tự tìm thấy sự thật thì sẽ có sự thật ở trong đó, nhưng nó có thể mâu thuẫn với kịch bản, nhưng đừng lo lắng về điều đó. Phần tiếp theo của "Elizabeth", "Thời Đại Hoàng Kim". Khi tôi làm phần tiếp theo của "Elizabeth" thì nhà biên kịch đã viết câu chuyện như sau: Một người phụ nữ bị đe doạ bởi Philip II và chuẩn bị tham chiến, chuẩn bị tham chiến rồi đem lòng yêu Walter Raleigh. Bởi vì bà đem lòng yêu Walter Raleigh nên bà từ bỏ những lý lẽ của một nữ hoàng, và rồi Walter Raleigh yêu thị nữ của bà, và bà phải quyết định liệu bà là nữ hoàng tham chiến hay bà muốn ... Đây là câu chuyện mà tôi kể: Các thần linh ở trên cao, có hai con người. Một người là Philip II, 1 người toàn năng bởi vì ông luôn cầu nguyện, và kia là Elizabeth, cũng toàn năng nhưng không hoàn toàn, bởi vì bà cho rằng mình toàn năng nhưng dòng máu trần tục vẫn chảy trong người bà. Nhưng người toàn năng kìa không chính nghĩa, vì thế các vị thần nói: "Được rồi, việc chúng ta cần làm là giúp người chính nghĩa." Và vì thế họ giúp người chính nghĩa. Và điều mà họ làm là sai Walter Raleigh xuống để tách phần trần tục của Elizabeth khỏi phần toàn năng của bà. Và phần trần tục là người phụ nữ mà Walter Raleigh nhận được, và dần dần ông tách khỏi bà và bà được tự do làm người toàn năng. Và thế là hai con người toàn năng đánh nhau và các thần linh đứng về phía toàn năng. Dĩ nhiên, tất cả báo chí Anh đều thực sự thất vọng. Họ nói: "Chúng ta đã thắng trận Armada." Nhưng tôi nói: "Nhưng cơn bão thắng trận Armada. Các thần linh đã đem cơn bảo đến." Vậy tôi đã làm gì thế? Tôi đang tìm một lý do mang màu sắc thần thoại để làm phim. Dĩ nhiên, khi tôi hỏi Cate Blanchett: "Bộ phim này nói về gì?" Cô ấy nói " Bộ phim nói về một người phụ nữ chấp nhận với viễn cảnh trở nên già đi." Về mặt tâm lý. Nhà biên kịch nói: "Nó nói về lịch sử, về mặt cốt chuyện." Tôi nói: "Nó nói về thần thoại, các vị thần." Vậy tôi sẽ cho các bạn xem một bộ phim -- một trích đoạn từ bộ phim -- và cách chiếc máy quay hoạt động -- và đây là cảnh đó, mà tôi cho rằng Elizabeth đang ở chìm trong sự trần tục. Bà đang khám phá ý nghĩa thực sự của sự trần tục, và nếu bà đang chìm trong cái sự trần tục, thì điều gì thực sự xảy ra. Và bà đang nhận ra mối nguy hiểm của sự trần tục và tại sao bà cần thoát khỏi sự trần tục. Xin hãy nhớ rằng đối với tôi thì trong phim cả Elizabeth và người tỳ nữ của bà là hai phần của cùng một cơ thể, một là phần trần tục một là phần linh thiêng. Chúng ta có thể xem một lúc được không? (Nhạc) Elizabeth: Bess? Bess? Bess Throckmorton? Bess: Tôi đây, thưa lệnh bà. Elizabeth: Hãy cho ta biết, có thật không? Có thật là ngươi có con không? Ngươi có con không? Bess: Vâng, thưa nữ hoàng. Elizabeth: Quân phản bội. Người dám giấu bí mật đó với ta sao? Ngươi phải hỏi ý kiến của ta trước khi ngươi làm, trước khi người sinh nở. Các nữ tỳ của ta đêu đeo huy hiệu của ta. Ngươi có nghe không? Ngươi có nghe không? Walsingham: Thưa nữ hoàng. Xin hãy khoan hồng. Elizabeth: Walsingham, đây không phải là lúc khoan hồng. Ngươi hãy tìm gã anh em phản bội của ngươi và để ta tự giải quyết việc của mình Có phải của chàng không? Nói ta biết. Đứa trẻ có phải con chàng không? Có phải không? Bess: Vâng. Thưa nữ hoàng, đó là con của chồng tì nữ. Elizabeth: Đồ khốn! (Gào lên) Raleigh: Thưa nữ hoàng. Đây không phải là nữ hoàng mà tôi vẫn yêu mến và phục vụ. Elizabeth: Gã này có quyến rũ một người hầu của nữ hoàng, và cô ta đã cưới hắn mà không có sự chấp thuận của hoàng gia. Những tội lỗi này phải bị trừng trị theo pháp luật. Bắt hắn. Làm đi. Ngươi không còn được nữ hoàng bảo vệ nữa. Bess: Như ý muốn ngài, nữ hoàng. Elizabeth: Cút ngay! Cút ngay! Cút ngay Cút ngay. (Nhạc) Shakhar Kapur: Vậy tôi đang làm gì đây? Elizabeth đã nhận ra, và bà đang đối mặt với ý thức về sự ghen tuông ý thức về sự trần tục. Tôi đang làm gì với cấu trúc thế này? Cấu trúc đang kể một câu chuyện. Cấu trúc đang kể một câu chuyện về việc làm sao một người, ngay cả khi là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới vào thời điểm đó, thì vẫn có người khác lớn hơn. Hòn đá lớn hơn bà bởi vì hòn đá là vật hữu cơ. Nó sẽ sống lâu hơn bà. Vậy câu chuyện muốn nói với bạn, theo tôi, hòn đá là một phần định mệnh của bà. Không chỉ có vậy, tại sao máy quay lại nhìn xuống? Máy quay đang nhìn xuống bà vì bà đang ở trong cái giếng. Bà đang ở trong cái giếng tuyệt đối của ý thức về sự trần tục . Đó là lúc bà phải kéo mình khỏi vũng lầy của sự trần tục, tiến tới và giải thoát linh hồn mình. Đó là thời khắc mà, theo cách hiểu của tôi thì cả Elizabeth và Bess là cùng một người. Nhưng đó cũng là lúc bà tự giải phẫu mình khỏi nó. Vì thế mà bộ phim đưa ra rất rất nhiều tầng nghĩa trong cảnh đó. Và cách chúng ta kể chuyện bằng hình ảnh, với âm nhạc, với diễn viên, và ở mỗi tầng nghĩa lại là một ý thức khác và có lúc lại mâu thuẫn với nhau. Vậy tôi bắt đầu quá trình như thế nào? Quá trình làm một bộ phim là như thế nào? Khoảng mười năm trước, tôi đã nghe được điều này từ một chính trị gia, không phải là một chính trị gia được kính trọng tại Ấn Độ. Và ông ta nói rằng người thành phố, chỉ trong một lần giật nước đã xả lượng nước mà người ở nông thôn không kiếm được cho cả gia đình trong hai ngày. Điều đó gây tác động mạnh, và tôi nói: "Đúng vậy." Tôi tìm gặp một người bạn, và anh ấy bắt tôi đợi trong căn hộ của anh ấy ở Malabar Hill ở tầng 12, đó thực sự là một khu vực cao cấp ở Mumbai Và anh ấy đang tắm trong vòng 20 phút. tôi thấy chán và bỏ đi, khi tôi lái xe đi tôi chạy ngang qua khu ổ chuột của Bombay, như tôi vẫn thường làm, và tôi thấy hàng dài người trong cái nắng ban trưa những phụ nữ và trẻ em cầm xô đợi xe chở nước đến và cho họ nước. Khi đó ý tưởng bắt đầu hình thành Sao nó có thể tạo thành một câu chuyện? Tôi đột nhiên nhận ra chúng ta đang tiến thẳng đến 1 tai hoạ Và phim tiếp theo của tôi tên là "Paani" nghĩa là nước. Và giờ, từ nghĩa thần thoại, Tôi bắt đầu tạo nên 1 thế giới. Tôi tạo ra thế giới như thế nào, ý tưởng, thiết kế từ đâu tới? Và, trong suy nghĩ tôi, trong tương lai họ bắt đầu xây những cây cầu vượt. Bạn hiểu cầu vượt chứ? Nhỉ? Họ bắt đầu xây những cây cầu vượt để có thể đi từ A đến B nhanh hơn, nhưng họ đi từ một khu tương đối giàu có đến một khu khác cũng giàu có tương đương. Và rồi họ tiếp tục xây những thành phố trên các cây cầu vượt. Và những người giàu đến khu thượng lưu ấy và để người nghèo ở khu hạ lưu, khoảng 10-12% số dân đã chuyển đến khu thượng lưu. Giờ thì hạ lưu và thượng lưu từ đâu ra? Có một truyền thuyết ở Ấn Độ kể rằng, và tôi sẽ nói bằng tiếng Hindi, [Hindi] Rồi. Vậy nó nghĩa là gì? Nó nói là những kẻ giàu luôn ngồi trên vai và sống trên vai những người nghèo. Vậy, từ truyền thuyết đó, thượng lưu và hạ lưu bắt đầu. Và thiết kế đã có 1 câu chuyện. Giờ chuyện là những người ở thượng lưu họ lấy hết tất cả nước. Nhớ lời tôi nói nhé, lấy hết. Họ lấy hết tất cả nước, giữ cho riêng họ, Và nhỏ giọt xuống cho hạ lưu. Nếu có bất kì cuộc nổi loạn nào, họ cắt dòng nước Và vì nền dân chủ tồn tại Có một nền dân chủ mà ở đó, "Nếu mày cho tao thứ [tao muốn], chúng tao sẽ cho mày nước." Giờ thì thời gian của tôi đã hết. Nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng cách chúng ta phát triển câu chuyện, cách câu chuyện thể hiện bản chất chúng ta và cách mà những thứ đó được truyền tải vào lĩnh vực mà tôi thực hiện, phim ảnh. Nhưng cuối cùng, câu chuyện là gì? Nó là sự tương phản. Mọi thứ đều là sự tương phản. Vũ trụ là 1 sự tương phản. Và chúng ta liên tục tìm kiếm sự hài hoà. Khi bạn thức dậy, ngày và đêm là 1 sự tương phản. Nhưng bạn thức lúc 4 giờ sáng. Ánh xanh đầu tiên là nơi ngày và đêm cố gắng tìm kiếm sự đồng điệu ở nhau. Đồng điệu là những nốt mà Mozart đã không cho bạn, nhưng bằng cách nào đó sự tương phản giữa các nốt đã gợi nên điều đó Mọi sự tương phản trong các nốt gợi nên sự đồng điệu. Đó là kết quả của việc tìm sự đồng điệu trong sự tương phản tồn tại trong suy nghĩ nhà thơ sự đối lập tồn tại trong suy nghĩ người kể chuyện Trong suy nghĩ người kể, đó là sự đối lập về đạo đức Trong suy nghĩ nhà thơ, đó là sự đối lập của ngôn từ Trong suy nghĩ của vũ trụ, đó là giữa ngày và đêm. Trong suy nghĩ của đàn ông và phụ nữ, chúng ta liên tục nhìn vào sự tương phản của đàn ông và phụ nữ chúng ta tìm kiếm sự đồng điệu ở nhau. Ý tưởng của tương phản có nghĩa là chấp nhận sự tương phản là kể 1 câu chuyện không phải 1 giải pháp. Vấn đề với nhiều câu chuyện ở Hollywood và nhiều bộ phim, và như anh ấy đã nói là chúng ta cố gắng giải quyết mâu thuẫn. Đồng điệu không phải là một sự giải quyết mâu thuẫn. Đồng điệu là lời gợi ý của 1 thứ gì đó lớn hơn cả giải pháp. Đồng điệu là lời gợi ý của 1 thứ gì đó bao quát và trọn vẹn khoảnh khắc và mãi mãi. Giải pháp là một thứ gì đó giới hạn hơn. Nó cố định, còn đồng điệu thì vô định. Vậy đó là kể chuyện, như mọi sự tương phản trong vũ trụ, nó tìm kiếm sự đồng điệu và vô tận trong giải pháp đời thường, giải quyết một cái, buông bỏ cái còn lại, buông bỏ cái còn lại và tạo ra câu hỏi đó mới là cái thật sự quan trọng. Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ nói về mối quan hệ giữa khoa học và giá trị con người. Hiện nay, thường thì các câu hỏi về đạo đức -- các câu hỏi về cái thiện với cái ác và cái đúng với cái sai -- là những câu hỏi mà khoa học không hề có thành kiến với. Người ta cho rằng khoa học có thể giúp chúng ta có được những gì chúng ta muốn nhưng lại không thể nói cho chúng ta biết những gì chúng ta nên muốn. Và hệ quả là đa số mọi người -- tôi nghĩ rằng đa số những người ở đây -- nghĩ rằng khoa học sẽ không bao giờ trả lời được những câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống con người: những câu hỏi như "Mục đích sống là gì?" "Chúng ta nên hy sinh cho những gì?" "Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp?" Nên tôi sẽ tranh luận rằng đây là một ảo tưởng -- rằng sự cách biệt giữa khoa và giá trị con người chỉ là một ảo tưởng -- và thực chất là một ảo tưởng nguy hiểm vào thời điểm này trong lịch sử của loài người. Người ta thường nói rằng khoa học không thể đem lại cho ta một nền mống về đạo đức và giá trị con người bởi vì khoa học thì dựa trên các cơ sở thực tế và cơ sở thực tế với giá trị đạo đức có vẻ như thuộc về hai lĩnh vực khác nhau. Người ta thường cho rằng không hề có sự diễn tả nào về thế giới hiện nay mà có thể cho chúng ta biết thế giới nên trở nên như thế nào. Nhưng tôi nghĩ rằng điều này là không đúng. Các giá trị phẩm chất đều là một loại cơ sở thực tế. Chúng là các cơ sở thực tế của các loài vật có ý thức về sự hạnh phúc. Tại sao chúng ta lại không có bổn phận đạo đức gì với đá? Tại sao chúng ta không có lòng trắc ẩn gì với đá? Đó là bởi vì chúng ta không nghĩ đá có thể bị tổn thương. Và việc chúng ta lo lắng hơn về những con người xung quanh so với công trùng, và sự thật là đúng thế, là chỉ vì chúng ta nghĩ là chúng ta dễ cảm nhận được sự hạnh phúc với tổn thương hơn. Vấn đề quan trọng phải chú ý ở đây là đây là một lời nhận định thực tế: Chúng ta có thể đúng hoặc sai về điều này. Và nếu chúng ta đã hiểu sai về mối quan hệ giữa sự phức tạp sinh học và khả năng cảm nhận thì chúng tả hẳn có thể sai về cuộc sống bên trong xã hội của các côn trùng. Và chẳng có ý niệm gì, không có mặt nào của đạo đức con người và giá trị con người mà tôi đã từng biết đến mà vào một thời điểm nào đó không được quy lại thành một mối lo lắng về một sự cảm nhận có ý thức và những thay đổi của nó. Nếu thậm chí các bạn nhận lấy giá trị từ tôn giáo, thậm chí nếu các bạn cho rằng cái thiện và cái ác rốt cuộc cũng sẽ có liên quan đến thân phận, hoàn cảnh sau khi chết -- không hạnh phúc bất tận bên cạnh Chúa Trời thì phải chịu cực hình mãi mãi dưới địa ngục -- mọi người vẫn còn lo lắng về nhận thức và sự thay đỏi của nó. Và nói rằng những thay đổi đó có thể kéo dài đến cả sau cái chết chính là một lời nhận định thực tế mà tất nhiên là có thể đúng hoặc sai. Khi nói về các hoàn cảnh của sự hạnh phúc trong cuộc đời này đối với con người, chúng ta biết rằng có một chuỗi các cơ sở thực tế. Chúng ta biết rằng có thể sống trong một tình trạng thấp kém, khi mọi thứ đều sai -- khi những người mẹ không thể cho con cái mình ăn, khi những người xa lạ không thể tìm kiếm được nền tảng cho sự cộng tác lành mạnh, khi giết chóc diễn ra một cách bữa bãi. Và chúng ta biết rằng có thể di chuyển theo cái chuỗi này đến một cái gì đó bình dị hơn, đến một nơi mà một hội nghị như thế này thậm chí có thể được biết đến. Và chúng ta biết rằng -- ta biết rằng -- rằng có những câu trả lời đúng và sai về việc tiến tới trong không gian này. Liệu cho bệnh tả vào nước có phải là một ý kiến hay? Có lẽ là không. Sẽ tốt hay không nếu mọi người đều tin vào cái xấu để khi những điều xấu xảy ra với họ họ lập tức đổ tội lên hàng xóm của mình? Có lẽ là không. Có những sự thật phải được biết đến về việc xã hội loài người phát đạt như thế nào, dù chúng ta có hiểu những sự thật này hay không. Và đạo đức thì liên quan đến những sự thật này. Nên khi nói về các giá trị này, chúng ta đang nói về các cơ sở thực tế. Tình cảnh của chúng ta trên thế giới có thể được hiểu trên nhiều cấp bậc khác nhau -- từ bộ gen cho đến các hệ thống kinh tế và các sự sắp đặt chính trị. Nhưng khi nói về hạnh phúc của loài người là chúng ta đang nói về não bộ của con người. Bởi vì chúng ta biết rằng sự cảm nhận thế giới và chính mình bên trong thế giới đó được thực hiện bởi não bộ -- dù bất kỳ thứ gì xảy ra sau khi ta chết. Thậm chí nếu một tên khủng bố có được 72 cô gái trinh sau khi chết, trong kiếp này, tính cách của anh ta -- tính cách đáng tiếc thay của anh ta -- là thành quả của bộ não của ảnh. Nên -- sự đóng góp của văn hóa -- nếu văn hóa làm thay đổi chúng ta, và thật sự là như thế, nó thay đổi chúng ta bằng cách thay đổi não bộ của chúng ta. Và vì thế bất kỳ sự khác biệt văn hóa gì về việc con người phát đạt như thế nào ít ra đều có thể được hiểu theo nội dung của môn khoa học về trí tuệ -- thần kinh học, tâm thần học, vân vân ... Nên, những gì tôi đang tranh luận là giá trị đạo đức có thể được gán thành các cơ sở thực tế -- các cơ sở về sự cảm nhận có ý thức -- của những loài có ý thức. Và vì thế chúng ta có thể hình dung ra được một không gian của những thay đổi hợp lý trong sự cảm nhận của những loài này. Và tôi nghĩ về điều này như một phong cảnh thuộc về đạo đức với các đỉnh và các thung lũng là sự khác biệt về sự hạnh phúc của các loài vật có ý thức, cả cá nhân và tập thể. Và một điều đáng chú ý là có lẽ có các trạng thái của hạnh phúc con người mà chúng ta ít khi đụng chạm đến. Và chúng đang đợi sự khám phá của chúng ta. Có lẽ vài trong số những trại thái này có thể được diễn tả một cách hợp lý là bí ẩn và thuộc tâm linh. Có lẽ có những trại thái khác mà chúng ta không tiếp cận được do sự cấu tạo của trí óc chúng ta nhưng những trí óc khác thì lại có thể. Để tôi nói rõ những gì tôi muốn nói. Tôi không nói là khoa học đảm bảo sẽ vẽ ra khoảng không gian này hay chúng ta sẽ có những câu trả lời khoa học cho tất cả các câu hỏi có thể chấp nhận được về đạo đức. Ví dụ tôi không nghĩ rằng một ngày nào đó các bạn sẽ nhờ một siêu máy tính tư vấn để biết được rằng bạn có nên có đứa con thứ hai không hay liệu chúng ta có nên đánh bom các cơ sở hạt nhân của Iran hay liệu chúng ta có thể trừ chi phí vào TED như một chi phí kinh doanh. (Tiếng cười) Nhưng nếu các câu hỏi ảnh hưởng đến hạnh phúc con người thì chúng phải có các câu trả lời, dù chúng ta có thể tìm thấy chúng hay không. Và chỉ chấp nhận điều này -- chỉ chấp nhận rằng có những câu trảl ời đúng và sai cho câu hỏi về sự phát đạt của loài người -- sẽ làm thay đổi cách ta nói chuyện về đạo đức và sẽ thay đổi sự mong đợi của chúng ta trong tương lai về sự cộng tác giữa con người. Ví dụ, có 21 bang trên đất nước chúng ta hợp pháp hóa việc trừng phạt trên thể xác ở trong lớp: tức là một người thầy, cô có thể đánh một đứa bé một cách hợp pháp bằng một miếng gỗ cứng và tạo ra những vết bầm tím lớn và những chỗ giộp và thậm chí rách cả da. Và hàng trăm nghìn các đứa trẻ một cách ngẫu nhiên phải chịu đựng điều này hàng năm. Tôi nghĩ là các địa điểm của những khu quận ngộ đạo này sẽ chẳng làm cho các bạn ngạc nhiên. Tôi không nói về Connecticut. Và lý do căn bản của hành động này có liên quan đến tôn giáo một cách rõ ràng. Người tạo ra vũ trụ, chính ông ấy đã nói với ta rằng thương thì nên cho roi cho vọt: Đây là trong Sách Cách Ngôn 13 và 20, và tôi tin rằng cả 23 luôn. Nhưng nếu chúng ta hỏi một câu hỏi rõ ràng: Nói chung, liệu có tốt hay không khi bắt những đứa trẻ phải chịu đau và sự đánh đập và sự bẽ mặt trước bạn bè coi đó là một cách để khuyến khích sự phát triển tính cách lành mạnh và cung cách cư xử tốt? (Tiếng cười) Liệu còn hoài nghi gì về việc câu hỏi này cũng có một câu trả lời và nó quan trọng? Đa số trong số các bạn sẽ lo lắng rằng khái niệm về hạnh phúc còn được định nghĩa một cách thiếu sót và có vẻ như rộng mở một cách bất tận cho việc bàn cãi, phân tích. Và vì thế làm sao mà có thể có một khái niệm chung về hạnh phúc? Dùng phép loại suy, hãy thử nghĩ về khái niệm về sức khỏe thân thể. Khái niệm về sức khỏe thân thể cũng được định nghĩa một cách thiếu sót. Và chúng ta mới được nghe Michael Specter nói rằng nó đã thay đổi qua các năm. Khi bức tượng này được khắc tuổi thọ trung bình chỉ là 30. Bây giờ đã là 80 ở các nước phát triển. Có thể sẽ đến một thời gian nào đó mà chúng ta sẽ can thiệp vào các bộ gen của chúng ta một cách mà sẽ khiến cho việc không thể chạy maratông vào tuổi 200 sẽ được coi như là một sự bất lực sâu sắc. Người ta sẽ gửi tiền hỗ trợ cho các bạn nếu các bạn ở trong thể trạng đó. (Tiếng cười) Hãy chú ý là thực tế về khái niệm sức khỏe là rộng mở, thật sự rộng mở cho việc tái định nghĩa không hề khiến cho nó trở nên trống rỗng. Sự khác biệt giữa một người khỏe mạnh và một người chết rõ ràng và có hệ quả như bao điều khác trong khoa học. Một điều khác đáng chú ý là có thể sẽ có nhiều đỉnh trên địa hình đạo đức: Có thể có những cách để phát triển một cách tương tự; có thể có những cách tương tự để thiết lập xã hội loài người để tối đa hóa sự phát đạt của con người. Tại sao điều này lại không làm xói mòn mặt khách quan về đạo đức chứ? Hãy thử nghĩ về cách ta nói về thức ăn: Tôi sẽ không dại gì để nói với các bạn rằng chỉ có một món ăn duy nhất là đúng. Rõ ràng là có một loạt các nguyễn liệu hợp thành một món ăn tốt. Nhưng dù gì thì vẫn có một sự nhận biết rõ ràng giữa thức ăn và thuốc độc. Thực tế rằng có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi "Thức ăn là gì?" không hề khiến ta nói rằng không hề có sự thật gì phải được biết đến về dinh dưỡng cho con người. Rất nhiều người lo lắng rằng một nền tảng đạo đức chung sẽ đòi hỏi các quy tắc đạo đức mà không chấp nhận bất kỳ biệt lệ nào. Nên ví dụ, nếu nói dối là sai, nói dối phải luôn luôn là sai, và nếu các bạn có thể tìm được một trường hợp ngoại lệ thì sẽ chẳng có luân lý về sự thật. Tại sao ta lại nghĩ thế? Dựa vào phép ngoại suy, hãy thử nghĩ về trò cờ vua. Nếu các bạn chơi cờ vua tốt thì một điều như "Đừng làm mất con hậu" sẽ là một điều tốt để theo. Nhưng rõ ràng là có các trường hợp ngoại lệ. Sẽ có lúc mà thí hậu là một nước cờ hay. Sẽ có những lúc mà chỉ có một điều tốt các bạn có thể làm. Và cuối cùng thì cờ vua vẫn là một trò chơi đầy tính chất khách quan. Sự thật là có các ngoại lệ không hề làm thay đổi điều đó. Điều này đem chúng ta đến với các hành động mà con người hay thực hiện trong môi trường luân lý. Hãy thử nghĩ về vấn đề to lớn về cơ thể phụ nữ: Phải làm gì với chúng? Đây là một điều mà các bạn có thể làm với chúng, các bạn có thể che chúng đi. Nói chung, trên cương vị cộng đồng văn minh của chúng ta là trong khi chúng ta có thể không thích điều này, chúng ta có thể cho rằng điều này là "sai" ở Boston hoặc Palo Alto, chúng ta là ai mà đi nói rằng các cư dân tự hào của nền văn hóa cổ xưa đã sai khi bắt vợ con của mình sống trong các bao vải chứ? Và chúng ta là ai khi nói rằng thậm chí là họ đã sai khi đánh vợ con mình bằng cáp thép hay ném acid từ pin vào mặt họ nếu họ từ chối cái đặc ân của việc bưng bít cơ thế ấy? Nhưng, ta là ai mà lại không đi nói điều đó? Ta là ai mà lại đi giả bộ rằng chúng ta biết quá ít về hạnh phúc con người mà chúng ta phải không có thành kiến gì với lề thói đó? Tôi không nói về việc đeo khăn che một cách tự nguyện -- phụ nữ nên được mặc bất kỳ thứ gì họ muốn. Nhưng tự nguyện mang ý nghĩa gì ở trong một cộng đồng nơi mà khi một người con gái bị cưỡng hiếp, phản ứng đầu tiên của người cha thường là giết người con gái mình vì quá ô nhục? Hãy để cho sự thật đó nổ trong trí óc bạn một lát: Con gái bạn bị cưỡng hiếp và điều các bạn muốn làm là giết con gái mình. Có cơ hội gì để điều đó thể hiện một đỉnh trong sự thịnh vượng phát đạt của con người? Khi nói điều này không có nghĩa là chúng ta có một đáp án hoàn hảo trong xã hội của chúng ta. Ví dụ, đây là hình ảnh quen thuộc khi đến một quầy báo ở bất kỳ nơi đâu ở thế giới văn minh. Giờ, đối với nhiều người đàn ông sẽ phần cần đến một bằng triết học để nhận ra được có điều gì sai với những hình ảnh này. (Tiếng cười) Nhưng nếu chúng ta ở một tâm trạng nghi ngờ, chúng ta có thể hỏi "Đây có phải là sự biểu lộ hoàn hảo của sự cân bằng tâm lý đối với các biến như sự trẻ trung và cái đẹp và cơ thể phụ nữ?" Ý tôi là đây có phải là môi trường tối ưu để nuôi dạy con cái chúng ta? Có lẽ là không. Vâng, vậy thì có lẽ có nơi nào đó trên khoảng giữa hai cực này mà sẽ thể hiện một nơi có sự cân bằng tốt hơn. (Vỗ tay) Có lẽ có nhiều nơi như thế -- một lần nữa, cho là có các thay đổi trong văn hóa loài người có thể có nhiều đỉnh trên địa hình đạo đức này. Nhưng một điều đáng chú ý là sẽ có nhiều cách để không ở trên một đỉnh. Điều trớ trêu là, trong quanh niệm của tôi, là những người duy nhất mà thường đồng ý với tôi và nghĩ rằng có những câu trả lời đúng và sai cho các câu hỏi về đạo đức là các kẻ mị dân khác nhau. Và tất nhiên họ nghĩ rằng họ có những câu trả lời đúng cho các câu hỏi về đạo đức bởi vì họ đã kiếm được những câu trả lời này từ một giọng nói từ một cơn gió lốc chứ không phải họ đã thực hiện một cuộc phân tích thông minh về các nguyên nhân và điều kiện cho hạnh phúc của con người và động vật. Trên thực tế, sự tồn tại kéo dài của tôn giáo như một ống kính thông qua nó mà đa số mọi người xem lấy các câu hỏi về đạo đức đã tách hầu hết các lời nói về đạo đức ra khỏi các câu hỏi thật về sự chịu đựng của con người và động vật. Đây là vì sao chúng ta nên bỏ thời gian ra đề bàn về những thứ như hôn nhân đồng tính và không phải về sự diệt chủng hay sự gia tăng vũ khí hạt nhân hay sự nghèo túng hay bất kỳ vấn đề có hệ quả to lớn nào khác. Nhưng những kẻ mỵ dân đã đúng về một điều, chúng ta cần một khái niệm chung về giá trị con người. Vậy điều gì cản trở điều này? Một điều đáng chú ý là chúng ta làm một điều khác khi nói về đạo đức -- nhất là các kiểu thế tục, giáo dục, khoa học. Khi nói về đạo đức, chúng ta đánh giá cao sự khác biệt trong ý kiến một cách mà không hề có trong bất kỳ lĩnh vực nào khác trong cuộc sống. Ví dụ như Đa Lai Lạt Ma thức dậy vào mỗi buổi sáng tu tâm trắc ẩn và ông ấy nghĩ rằng giúp đỡ những người khác là một thành phần cấu tạo nên hạnh phúc con người. Mặt khác, chúng ta lại có Ted Bundy: Ted Bundy đã rất thích bắt cóc và cưỡng hiếp và tra tấn và giết những người phụ nữa trẻ. Nên có vẻ như chúng ta đang có một sự khác biệt rõ ràng về quan niệm về việc sử dụng thời gian một cách có ích. (Tiếng cười) Hầu hết các nhà tri thức Tây nhìn nhận vấn đề này và nói "Đa Lai Lạt Ma chẳng hoàn toàn đúng hay đối với Ted Bundy thì cũng chẳng có điều gì hoàn toàn sai để có thể trở thành một cuộc tranh cãi thật sự nằm trong phạm vi khoa học. Anh ta thích sôcôla, anh ta thích vanilla. Sẽ không điều gì mà người này có thể nói mà có thể thuyết phục được người còn lại. Hãy chú ý rằng chúng ta không làm điều này trong khoa học. Ở bên trái các bạn có Edward Witten. Anh là một thuyết gia vật lý. Nếu các bạn hỏi các nhà vật lý thông minh nhất xem ai là nhà vật lý thông minh nhất thì trong kinh nghiệm của tôi, nửa số họ sẽ trả lời là Ed Witten. Nửa số còn lại sẽ nói với các bạn là họ không thích câu hỏi đó. (Tiếng cười) Vậy điều gì sẽ xảy nếu tôi xuất hiện tại một hội nghị vật lý và nói rằng "Thuyết dây không đúng. Nó chẳng ăn nhập gì với tôi. Nó không phải là cách mà tôi chọn để nhìn nhận vũ trụ ở kích thước nhỏ. Tôi không phải là một fan của nó." (Tiếng cười) Sẽ chẳng có điều gì xảy ra bởi vì tôi không phải là một nhà vật lý, tôi không hiểu về thuyết dây. Tôi là Ted Bundy của thuyết dây. (Tiếng cười) Tôi sẽ không muốn là thành viên của bất kỳ câu lạc bộ thuyết dây nào. Nhưng đây chính là điều mấu chốt. Bất kỳ khi nào chúng ta nói về thực tiễn một vài quan niệm nào đó sẽ phải được bỏ qua. Đó là những gì khi ta có một lĩnh vực chuyên môn. Đó là điều mà phải có kiến thức thì mới được tính. Chúng ta đã nhìn nhận bản thân như thế nào mà trong lĩnh vực đạo đức lại không hề có một thứ gọi là chuyên môn về đạo đức hay tài năng đạo đức hay thiên tư đạo đức? Chúng ta đã nhìn nhận bản thân như thế nào mà mỗi ý kiến đều phải được tính vào? Chúng ta đã nhận thức lấy bản thân như thế nào khi mỗi nền văn hóa có một quan niệm về những vấn đề như thế này đều đáng được nhìn nhận? Liệu quân Taliban có quan niệm gì về vật lý mà đáng được nhìn nhận không? Không. (Tiếng cười) Làm thế nào để có thể thấy rõ hơn sự ngu dốt của những người này về vấn đề hạnh phúc con người chứ? (Tiếng cười) Nên đây là điều mà tôi nghĩ thế giới đang cần đến. Thế giời đang cần những người như chúng ta tán thành rằng có những câu trả lời đúng và sai cho các câu hỏi về sự phát đạt của con người và đạo đức có liên quan đến lĩnh vực của các cơ sở thực tế. Có thể đối với các cá nhân và cả với các nền văn hóa để quan tâm đến những điều sai: Khi nói rằng họ có thể có niềm tin và mong muốn mà có thể dẫn họ đến với sự chịu đựng không cần thiết. Chỉ cần tán thành với điều này là sẽ làm thay đổi hướng đi của chúng ta đến với đạo đức. Chúng ta sống trong một thế giới nới mà ranh giới giữa các quốc gia càng ngày càng ít nghĩa hơn và một ngày nào đó chúng sẽ chẳng còn có ý nghĩa. Chúng ta sống trong một thế giới đầy các công nghệ tàn phá và không thể làm mất mát các công nghệ này đi được, phá hoại sẽ luôn dễ hơn là sửa chữa. Điều này đối với tôi có vẻ như rõ ràng là chúng ta không thể tôn trọng và chịu đựng sự khác biệt to lớn trong các khái niệm về hạnh phúc con người hơn là chúng ta tôn trọng và chịu đựng sự khác biệt to lớn torng các khái niệm về việc các dịch bệnh lây truyền như thế nào hay trong các tiêu chuẩn nhà cửa và máy bay. Chúng ta phải quy về các câu trả lời mà chúng ta đem lại cho các câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống loài người. Và để làm được điều đó, chúng ta phải chấp nhận rằng những câu hỏi đó đều có các câu trả lời. Các ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: một bài nói quả là rất dễ khích động. Dù là khán giả ở đây hay ai đó đâu đó trên thế giới nghe những điều này chắc sẽ hét lên vì tức giận. Cách nói có vẻ như rất quan trọng ở bài nói này. Khi anh nói về khăn trùm đầu, anh nói về phụ nữ ăn mặc các bao vải, tôi đã sống ở các nước Hồi Giáo, đã nói chuyện với nhiều phụ nữ Hồi Giáo. Và một vài trong số họ sẽ nói điều khác. Họ sẽ nói là "Không, anh biết đấy, đó là sự chào mừng sự đặc biệt của phụ nữ, nó giúp xây dựng điều đó và nó là một kết quả thực tế từ ... " và điều này có thể được tranh luận là một quan niệm tâm lý phức tạp "từ việc không thể tin tưởng được sử dâm dục của đàn ông." Ý tôi là, anh có thể nói chuyện với một người phụ nữ mà không hề cảm nhận được sự áp đặt văn hóa nào không? Sam Harris: Vâng, tôi nghĩ rằng tôi đã cố gắng đề cập đến điều này trong một câu nói trong khi theo dõi đồng hồ chạy nhưng câu hỏi là tự nguyện là gì trong hoàn cảnh những người đàn ông có một mức tiêu chuẩn nào đấy, và bạn được đảm bảo sẽ được đối xử một cách nhất định nếu bạn không choàng khoăn? Và vì thế, nếu bất kỳ ai trong khán phòng này đã muốn mặc khăn trùm đầu hay một cái mũ buồn cười hay xăm hình trên mặt -- tôi nghĩ rằng chúng ta nên được làm những gì chúng ta muốn làm nhưng chúng ta phải thành thực đối với những áp đặt mà những người phụ nữ này phải chịu đựng. Nên tôi nghĩ ằng chúng ta không nên tin quá những lời của họ nhất là khi ở bên ngoài trời nóng đến 120 độ F (50 độ C) và họ mặc một bộ trùm thân kín. C.A. : Rất nhiều người muốn tin vào khái niệm về sự phát triển về đạo đức này. Nhưng liệu có thể làm được điều đó? Tôi nghĩ là tôi đã hiểu những gì anh nói về việc làm cho điều đó thành sự thật trong một thế giới không phải một chiều, nơi mà tất cả chúng ta suy nghĩ cùng một cách. Hãy tô màu cho bức tranh của anh về tương lai trong 50 năm sau hay 100 năm sau, anh sẽ nghĩ thế giới sẽ như thế nào cần bằng giữa sự phát triển đạo đức và sự giàu có. S.H. : Tôi nghĩ là một khi mọi người chấp nhận rằng ta đang trên đà để hiểu được tri thức của chúng ta trên một mức độ của não bộ thì mọi người đều phải tán thành rằng chúng ta sẽ hiểu được tất cả các tính chất tốt và xấu của chúng ta một cách cực kỳ chi tiết. Nên chúng ta sẽ hiểu được tâm trạng tốt như sự thấu cảm và sự trắc ẩn và chúng ta sẽ hiểu được các nhân tố khuyến khích chúng -- dù chúng thuộc về gen hay chúng là cách mà con người nói chuyện với nhau hay chúng là các hệ thống kinh tế. Cho đến nay chúng ta đang bắt đầu rọi sáng vấn đề này chúng ta cuối cùng cũng sẽ quy về khoảng không gian thực tiễn ấy. Nên mọi thứ sẽ không bị tước đoạt. Mọi thứ sẽ không như việc bắt con gái tôi mặc đồ kín từ nhỏ là tương tự như dạy cho nó tự tin và được giáo dục tốt trong hoành cảnh những người đàn ông thèm muốn đàn bà. Ý tôi là tôi không nghĩ rằng chúng ta cần một khoản NSF để biết rằng việc bắt buộc mặc đồ kín là một ý tưởng không hay -- nhưng đến một thời điểm nào đó chúng ta sẽ có khả năng quét não bộ của tất những người có liên quan và hỏi cung họ. Liệu những người này có yêu con gái của họ ở những xã hội này? Và tôi nghĩ rằng chắc chắn có các câu trả lời đúng cho câu hỏi đó. C.A. : Và nếu kết quả là thật ra họ đúng yêu các con gái của mình thật anh có sẵn sàng thay đổi quan niệm hiện tại của mình về một số các vấn đề này? S.H. : Vâng, có một điều thực tế là anh có thể yêu một ai đó trong hoàn cảnh một hệ thống thật sự ảo. Anh có thể nói rằng "Bởi vì tôi biết người con trai đồng tính của tôi sẽ xuống địa ngục nếu cậu ấy tìm được một người bạn trai, tôi đã chặt đầu cậu ấy. Và đó là điều trắc ẩn nhất tôi đã có thể làm." Nếu anh sắp xếp được đủ các phần thì vâng, tôi nghĩ là anh sẽ có thể cảm nhận được tình yêu từ người cha kia. Nhưng một lần nữa, chúng ta phải nói về hạnh phúc ở một tầm lớn hơn. Đó là tất cả chúng ta với nhau không chỉ một người đàn ông trong cơn khoái lạc và rồi tự làm nổ mình trên một chiếc xe buýt. C.A. : Đây là một cuộc nói chuyện tôi rất muốn được nói tiếp hàng giờ đồng hồ. Nhưng ta không có thời gian, có thể lần sau vậy. Cảm ơn anh đã đến với TED. S.H. : Đó là một vinh dự. Cảm ơn anh. (Vỗ tay) Nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Brazil là một trong những mối đe dọa chính tới quần thể động vật của chúng ta, đặc biệt là các loài chim, và chủ yếu nhằm cung cấp cho thị trường thú nuôi hàng ngàn con vật bị lấy từ tự nhiên mỗi tháng, và bị đưa xa khỏi nguồn gốc, rồi bị bán tại Rio de Janeiro và São Paulo. Ước tính cho thấy, tất cả các loại hình buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Brazil lấy mất khỏi tự nhiên khoảng 38 triệu động vật mỗi năm, và hoạt động kinh doanh này đáng giá khoảng 2 tỉ đô la. Cảnh sát chặn đứng những thùng hàng lớn chứa đầy động vật sống, vốn được dùng để cung cấp cho thị trường thú nuôi hoặc họ giải thoát các con vật trực tiếp từ nhà dân. Và đây là cách chúng ta kết thúc, mỗi tháng, với hàng ngàn động vật được giải thoát. Để chúng ta hiểu được điều gì sẽ xảy ra với chúng, chúng ta sẽ theo chân Brad. Trong mắt nhiều người, sau khi những con vật này được giải cứu, họ nói, "Yay, công lý đây rồi. Những người tốt đã tới, cứu thoát những con vật dễ thương bị ngược đãi khỏi bàn tay của những tay buôn lậu độc ác, và tất cả mọi người sống hạnh phúc mãi mãi." Nhưng có thật vậy không? Thực tế là không. Đây là nơi mà rất nhiều vấn đề bắt đầu. Bởi vì chúng ta phải xác định phải làm gì với những con vật này. Ở Brazil, chúng thường được gửi tới các cơ sở của chính phủ, nơi mà phần lớn các trường hợp có điều kiện cũng xấu như là ở chỗ buôn lậu vậy. Năm 2002, những trung tâm này tiếp nhận 45 000 động vật, trong đó, 37 000 là các loài chim. Và cảnh sát ước tính rằng họ đã thu hồi 5% số bị buôn lậu. Một số may mắn hơn, trong đó có Brad, được đưa tới các trung tâm phục hồi sau đó. Và ở đây, chúng được chăm sóc. Chúng được tập bay, được học cách nhận ra thức ăn chúng có thể tìm thấy trong tự nhiên. Và chúng có khả năng hòa đồng với đồng loại. (Tiếng cười) Nhưng sau đó thì sao? Viện Nghiên cứu các loài chim của Brazil, giờ chúng ta chỉ nói về chim thôi, khẳng định rằng họ có quá ít kiến thức về các loài trong tự nhiên. Vì vậy sẽ rất nguy hiểm để giải phóng những con vật này, nguy hiểm cho cả số được thả và những con trong tự nhiên. Họ đồng thời khẳng định rằng chúng ta tiêu tốn quá nhiều tài nguyên trong việc phục hồi. Cùng với quan điểm trên, họ đề xuất rằng tất cả các loài chim được thu hồi từ loài không bị đe dọa cần được giết chết một cách nhân đạo. Tuy nhiên, nó đồng nghĩa với việc giết 26 267 con chim, chỉ tính riêng trong địa phận của São Paulo, trong năm 2006. Nhưng, một số nhà nghiên cứu, bao gồm cả tôi nữa, một số tổ chức phi chính phủ và một số người đến từ chính phủ Brazil tin tưởng vào một sự thay thế. Chúng tôi nghĩ rằng nếu và khi các loài động vật đạt những tiêu chuẩn nhất định liên quan tới sức khỏe, hành vi, giống, và bất kỳ điều gì mà chúng ta biết về những con trong tự nhiên, thì việc giải thoát chúng là hoàn toàn có khả năng. Vì sức khỏe của một cá thể, và vì sự bảo tồn của giống loài và hệ sinh thái của chúng. Bởi vì chúng tôi sẽ trả về đồng loại chúng những gen mà có thể quan trọng trong việc đối mặt với các thách thức môi trường. Và đồng thời, chúng tôi có thể trả lại những động vật làm phân tán hạt giống, động vật ăn thịt, con mồi, v.v... Tất cả đều được giải phóng bởi chúng ta. Và trên tất cả, loài rùa thực sự muốn được hưởng sự tự do. (Tiếng cười) Và ở giữa, anh chàng này đã làm tổ chỉ 2 tuần sau khi được trả tự do. Và ở phần đáy, cậu nhỏ yêu thích của tôi ở phía kia, chỉ 4 giờ sau khi được thả đã đi cùng với một con cái khác. Vậy là, điều này không hề mới, con người đã làm những điều này trên khắp thế giới. Nhưng nó vẫn còn là một vấn đề lớn ở Brazil. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể giải phóng sinh vật một cách có trách nhiệm. Chúng tôi đã ghi lại những con vật được thả giao phối trong tự nhiên, rồi có những đứa con nhỏ. Vậy là, những gen này thực tế được đưa trả lại cộng đồng chúng. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là một phần nhỏ trong sự thiếu hụt tri thức. Vậy nên, tôi muốn nói rằng, hãy học hỏi nhiều hơn, hãy đưa vấn đề này ra ánh sáng, hãy làm bất cứ thứ gì chúng ta có thể. Và tôi đang dành hết sự nghiệp của mình cho điều đó. Và tôi ở đây để thúc đẩy từng người và tất cả mọi người hãy làm bất cứ thứ gì trong tầm tay, nói với hàng xóm của bạn, dạy con bạn, đảm bảo rằng vật nuôi nhà bạn đến từ một người gây giống hợp pháp. Chúng ta cần hành động, và hành động ngay lúc này trước khi chúng là những con vật duy nhất còn sót lại. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cơ bản mà nói, các nhà lãnh đạo quan chức bất lực Họ soạn thảo các dự luật không hiểu nổi Các dự luật này sẽ có thể lên tới 40.000 trang đầy các quy định, cực kỳ phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống chúng ta Nếu anh là cựu chiến binh trở về từ Iraq hay Việt Nam muốn hưởng chế độ trợ cấp, anh hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với 1 cơn bão văn bản Nếu các bạn đang cố gắng vay 1 khoản nho nhỏ để kinh doanh các bạn cũng sẽ phải gặp 1 cơn lốc văn bản nhé Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề trên? Tôi xin định nghĩa tính đơn giản là một phương tiện nhằm đạt được sự rõ ràng thuần khiết và sự thấu hiểu gắn kết con người thông qua các hoạt động giao tiếp. Tôi đã làm việc đơn giản hóa các văn bản được 30 năm. Công việc của tôi tập trung trên lĩnh vực kinh doanh quảng cáo và thiết kế. Mục tiêu của tôi là làm sao để hiểu được mọi người và phương thức mọi người làm việc với chính quyền để nhận được khoản trợ cấp như mong muốn phương thức làm việc với các tập đoàn để quyết định ai sẽ là đối tác các bạn muốn kinh doanh và việc các bạn đánh giá các thương hiệu như thế nào. Rất nhanh gọn, như tổng thống Obama từng nói: "Tôi không hiểu tại sao chúng ta không thể soạn một bản hợp đồng tín dụng cho khách hàng dài một trang với một ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản" Do vậy, tôi đã tự giam mình trong phòng tìm ra nội dung chính, tổ chức sắp xếp lại văn bản và viết lại nó với từ ngữ đơn giản. Hai luật sư hàng đầu về tín dụng khách hàng đã giúp tôi kiểm tra lại văn bản mới đó. Văn bản đó hoàn toán đáng tin cậy. Sau đó, tiến thêm 1 bước nữa, tôi nghĩ "Tại sao chúng ta cứ phải phụ thuộc vào các luật sư tẻ nhạt với các văn bản trên giấy tờ? Tại sao không tận dụng internet?" Do vậy, rất nhiều người có thể cần sự giúp đỡ ở điện toán. Làm việc với trường Kinh Doanh Havard (Harvard Business School), các bạn sẽ thấy ví dụ này khi bàn về tiền phí tối thiểu. Nếu bạn trả 62 đô la cho một bữa ăn, các bạn càng nợ lâu thì, các bạn thấy đó, sau một thời gian sử dụng khoản chi phí tối thiểu đó nó sẽ trở thành 99 đôla 17 xu. Các bạn thấy sao? Các bạn có nghĩ ngân hàng của bạn sẽ cho mọi người thấy điều đó? Nhưng nó sẽ hoạt động. Và hiệu quả hơn thời đại điện toán. Và những thuật ngữ chẳng hạn như vượt quá giới hạn? Có lẽ nó khá mập mờ. Hãy định rõ ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh. Cho mọi người biết nó có nghĩa gì. Một khi các bạn đặt nó trong một ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản các bạn gần như buộc thể chế đó phải cho mọi người một con đường mặc định thoát khỏi nó tránh việc tự đặt mình vào nguy cơ rủi ro. Tiếng Anh đơn giản là thay đổi nội dung Và một trong những điều khiến tôi thấy tự hào nhất là bản hợp đồng cho IBM. Đó là một cái bảng lịch. Vào ngày này ngày kia, IBM có trách nhiệm này, các bạn có trách nhiệm nọ. Được các doanh nghiệp đón nhận một cách tốt đẹp. Và có một số tin tốt cho ngày hôm nay. Mỗi năm, 1/10 người nộp thuế nhận được thông báo từ sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). 200 triệu thư được gửi đi Xem xét bức thư điển hình này, tôi đã xem xét nó trong phòng thí nghiệm độ đơn giản của tôi, nó khá khó hiểu. Tất cả các phần in mực đỏ trong văn bản không hề dễ hiểu chút nào. Chúng ta đã thấy việc đơn giản hóa hơn 1.000 bức thư chiếm 70% giao dịch sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Chúng đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm. Khi tôi cho chạy chương trình trong phòng thí nghiệm bản đồ nhiệt cho thấy tất cả đều dễ hiểu. Và sở thuế vụ đã cho áp dụng chương trình này. (Vỗ tay) Có một vài điều đang diễn ra mà tôi muốn các bạn chú ý tới. Có rất nhiều cuộc thảo luận hiện nay về cơ quan bảo vệ khách hàng thương mại làm thế nào để quy định về tính đơn giản. Chúng ta thấy việc này rất phức tạp Đó là bổn phận của chúng ta và tố chức này, tôi tin tưởng rằng để đưa tính rõ ràng, đơn giản và sự thấu hiểu trở thành ưu tiên quốc gia. Chúng ta không thể cho phép chính phủ làm việc với người dân theo cách hiện nay Chúng ta không thể hợp tác với các công ty có các hợp đồng với các điều khoản mập mờ, khó hiểu. Vì vậy, chúng ta sẽ thay đổi thế giới bằng cách nào? Hãy đưa tính rõ ràng, đơn giản trở thành ưu tiên của quốc gia. Xin cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Tôi muốn nói về lịch sử của 4.6 tỷ năm trong vòng 18 phút. Nghĩa là 300 triệu năm trong một phút. Hãy bắt đầu với bức ảnh đầu tiên của sao Hỏa do NASA thu được. Đây là tàu bay vũ trụ Mariner IV. Nó được chụp vào năm 1965. Khi bức ảnh này xuất hiện, tạp chí khoa học nổi tiếng, Tờ New York Times, đã viết như thế này trong bài luận, "Sao Hỏa tẻ nhạt." Đó là một thế giới chết. NASA không nên tốn thêm thời gian hay nỗ lực để nghiên cứu sao Hỏa." May mắn thay, các nhà lãnh đạo ở Washington tại trụ sở NASA tin tưởng chúng tôi hơn và chúng tôi đã bắt đầu một nghiên cứu sâu rộng về hành tinh màu đỏ này. Một trong những câu hỏi quan trọng của khoa học, "Bên ngoài trái đất có sự sống không?" Tôi tin rằng sao Hỏa rất có thể là mục tiêu cho sự sống bên ngoài Trái Đất. Lát nữa đây, tôi sẽ đưa cho các bạn xem một số thông số tuyệt vời cho thấy có thể có sự sống trên sao Hỏa. Nhưng hãy để tôi bắt đầu với một bức ảnh Viking. Đây là ảnh ghép được thực hiện bởi Viking năm 1976. Viking được phát triển và quản lý tại trung tâm nghiên cứu NASA Langley. Chúng tôi đã gửi hai tàu quỹ đạo và hai do thám vào mùa hè năm 1976. Chúng tôi đã có bốn tàu vũ trụ, hai cái xung quanh sao Hỏa, hai cái trên bề mặt-- một thành tựu tuyệt vời. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp từ bề mặt của hành tinh bất kỳ. Đây là một bức ảnh của tàu do thám Viking chụp bề mặt sao Hỏa. Và đúng vậy, hành tinh đỏ này màu đỏ. Sao Hỏa bằng một nửa kích thước của Trái Đất, nhưng vì hai phần ba Trái Đất được bao phủ bởi nước, diện tích đất trên sao Hỏa được so sánh với diện tích đất liền trên Trái Đất. Vì vậy, sao Hỏa là một nơi khá lớn ngay cả khi nó bằng một nửa Trái Đất. Chúng tôi đã thu được những thông số địa hình của bề mặt của sao Hỏa. Chúng tôi hiểu sự khác biệt về độ cao. Chúng tôi biết rất nhiều về sao Hỏa. Sao Hỏa có núi lửa lớn nhất trong thái dương hệ, là Olympus Mons. Sao Hỏa có Grand Canyon của thái dương hệ, Valles Marineris. Một hành tinh vô cùng thú vị. Sao Hỏa có hố lớn nhất tạo thành do sự va chạm trong thái dương hệ, Hellas Basin. Khu vực này trải dài 2,000 dặm. Nếu chúng ta đang ở trên sao Hỏa vào thời điểm xảy ra sự va đập này, đó quả thật là một ngày đen tối trên sao Hỏa. (Tiếng cười) Đây là Olympus Mons. Nó lớn hơn cả bang Arizona. Núi lửa rất quan trọng, bởi vì núi lửa tạo khí quyển và những đại dương. Chúng ta đang nhìn thấy Valles Marineris, hẻm núi lớn nhất trong thái dương hệ, đươc đặt chồng lên bản đồ của Hoa Kỳ, trải dài 3.000 miles. Một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất về sao Hỏa, Viện Hàn lâm khoa học quốc gia cho rằng một trong 10 bí ẩn lớn của tuổi của vũ trụ, là tại sao một số khu vực của sao Hỏa bị từ hóa rất cao. Chúng tôi gọi cái này là lớp vỏ từ. Có những khu vực trên sao Hỏa, từ đâu, vì một số lý do-- chúng tôi không hiểu lý do tại sao ở đây-- bề mặt được từ hóa rất cao. Sao Hỏa có nước không? Câu trả lời là không, hiện tại không có nước dạng lỏng trên bề mặt của sao Hỏa. Nhưng có bằng chứng hấp dẫn cho thấy rằng ở thời kỳ đầu của lịch sử sao Hỏa có thể có những dòng sông và dòng nước xiết. Hiện nay, sao Hỏa rất rất khô cằn. Chúng tôi tin rằng có đầu cực có một chút nước, những đầu cực ở Bắc cực và Nam cực. Dưới đây là một số hình ảnh gần đây. Đây là từ Spirit và Opportunity. Những hình ảnh cho thấy tại một thời điểm, trên bề mặt sao Hỏa có dòng nước chảy rất nhanh. Tại sao nước lại quan trọng? Nước quan trọng bởi vì nếu bạn muốn có sự sống, bạn phải có nước. Nước là thành phần quan trọng trong sự tiến hóa, là nguồn gốc của sự sống trên một hành tinh. Đây là một số hình ảnh châu Nam cực và một hình ảnh của Olympus Mons, có những điểm chung, những dòng sông băng. Đó là nước bị đóng băng. Trên sao Hỏa có nước đóng băng. Đây là hình ảnh yêu thích của tôi. Nó được chụp cách đây vài tuần trước. Nó chưa được công bố rộng rãi. Đây là cơ quan vũ trụ Châu Âu Mars Express, hình ảnh của một miệng núi lửa trên sao Hỏa và ở giữa hố chúng ta có nước dạng lỏng, chúng ta có băng. Bức ảnh thật là tuyệt. Chúng tôi tin rằng trong thời kỳ đầu của lịch sử sao Hỏa, 4,6 tỷ năm trước, 4,6 tỷ năm trước, sao Hỏa rất giống Trái Đất. Sao Hỏa có sông, sao Hỏa có hồ, nhưng quan trọng hơn sao Hỏa có những đại dương quy mô như ở Trái Đất. Chúng tôi tin rằng các đại dương đã ở Bắc bán cầu, và khu vực này có màu xanh, cho thấy vùng trũng rộng khoảng 4 dặm này, là khu vực đại dương cổ trên bề mặt sao Hỏa. Nước ở đại dương trên sao Hỏa đã đi đâu? Vâng, chúng tôi có một ý tưởng. Đây là số liệu chúng tôi thu được một vài năm trước từ vệ tinh bay trên quỹ đạo sao Hỏa có tên Odyssey. Tầng nước nổi trên sao Hỏa, đóng băng. Và cái này diễn tả theo phần trăm. Nếu như nó có màu hơi xanh, nghĩa là 16 % theo trọng lượng. 16%, theo trọng lượng, của phần nội địa chứa nước đông lạnh, hoặc băng. Vì vậy, dưới bề mặt có rất nhiều nước. Thông số khó hiểu và hấp dẫn nhất theo quan điểm của tôi, chúng tôi đã thu được từ sao Hỏa, đã được tiết lộ đầu năm nay trên tạp chí Science. Và những gì chúng tôi đang tìm kiếm là sự hiện diện của khí metan, CH4, trong khí quyển của sao Hỏa. Và các bạn có thể thấy có ba vùng riêng biệt của metan. Tại sao metan quan trọng? Bởi vì trên Trái Đất, hầu như tất cả-- 99,9% khí metan được tạo ra bởi hệ thống sống, không phải từ những người đàn ông màu xanh nhỏ này, mà từ thế giới vi sinh vật dưới hay trên mặt đất. Hiện tại, chúng tôi có bằng chứng cho thấy metan có trong khí quyển của sao Hỏa, một chất khí, trên Trái Đất, có nguồn gốc sinh học, sản xuất bởi hệ thống sống. Đây là ba cụm màu: A, B1, B2. Và đây là địa hình tương ứng ba cụm màu, và từ những nghiên cứu địa chất, chúng tôi biết rằng các khu vực này là vùng lâu đời nhất trên sao Hỏa. Trong thực tế, Trái Đất và sao Hỏa cả hai đều 4,6 tỷ năm tuổi. Đá cổ nhất trên Trái Đất chỉ 3,6 tỷ năm.. Lý do đó là có một khoảng cách một tỷ năm trong sự hiểu biết địa chất của chúng tôi là vì những mảnh kiến tạo, Vỏ Trái Đất đã được tái tạo. Chúng tôi đã không có những ghi chép địa chất của thời kỳ những tỷ năm đầu tiên Những ghi chép đó tồn tại trên sao Hỏa. Và với địa hình này chúng tôi đang xem xét 4.6 tỷ năm trước khi Trái Đất và sao Hỏa được tạo nên, Hôm đó là thứ ba. (Tiếng cười) Đây là một bản đồ cho thấy vị trí chúng tôi cho tàu vũ trụ đáp trên bề mặt sao Hỏa. Đây là Viking I, Viking II. Đây là Opportunity. Đây là Spirit. Đây là Mars Pathfinder. Đây là Phoenix, chúng tôi chỉ mới đáp xuống hai năm trước. Chú ý tất cả các rover và lander của chúng tôi đã tới Bắc bán cầu. Đó là bởi vì Bắc bán cầu là khu vực của lưu vực đại dương cổ. Không có nhiều hố. Và đó là bởi vì nước đã bảo vệ vùng trũng khỏi va chạm từ các tiểu hành tinh và thiên thạch. Nhưng nhìn ở Nam bán cầu. Ở Nam bán cầu có những hố va chạm, có những miệng núi lửa. Đây là khu vực Hellas, một nơi rất khác biệt, về mặt địa chất. Hãy nhìn vị trí của metan, metan ở nơi có địa hình vô cùng gồ ghề. Đâu là cách tốt nhất để làm sáng tỏ những bí ẩn tồn tại trên sao Hỏa? Chúng tôi đặt câu hỏi này 10 năm trước đây. Chúng tôi mời 10 nhà khoa học hàng đầu về sao Hỏa tới trung tâm nghiên cứu Langley hai ngày. Chúng tôi thảo luận trên diễn đàn những câu hỏi lớn chưa có câu trả lời. Và chúng tôi đã dành hai ngày đi đến câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi này. Và kết quả của cuộc họp là một máy bay tên lửa tự động, gọi là ARES. Viết tắt của từ Aerial Regional-scale Environmental Surveyor. Đây là một mô hình của ARES. Đây là một mô hình quy mô 20%. Máy bay này được thiết kế tại trung tâm nghiên cứu Langley. Nếu trên thế giới này có một nơi có thể xây dựng một chiếc máy bay bay đến sao Hỏa, thì đó là trung tâm nghiên cứu Langley, trong gần 100 năm một trung tâm hàng đầu của ngành hànG không thế giới. Chúng tôi bay cách bề mặt khoảng 1 mile. Chúng tôi bay quanh hàng trăm miles, và chúng tôi bay khoảng 450 miles giờ. Chúng tôi có thể làm điều rover không thể làm và landers không thể làm: Chúng tôi có thể bay qua núi, núi lửa, hố va chạm; chúng tôi bay qua các thung lũng; chúng tôi có thể bay qua bề mặt từ tính, đầu cực, bên dưới bề mặt nước; và chúng tôi có thể tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Tuy nhiên, quan trọng không kém, khi chúng tôi bay qua bầu khí quyển của sao Hỏa, chúng tôi truyền tín hiệu về cuộc hành trình này, chuyến bay đầu tiên của một máy bay bên ngoài Trái Đất, chúng tôi truyền tải những hình ảnh về Trái Đất. Và mục tiêu của chúng tôi là để truyền cảm hứng cho công chúng Mỹ những người trả tiền cho nhiệm vụ này thông qua thuế. Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học, kỹ sư công nghệ, kỹ sư và nhà toán học. Và đó là một lĩnh vực quan trọng của an ninh quốc gia và nền kinh tế, để đảm bảo chúng tôi tạo nên các thế hệ nhà khoa học, kỹ sư, nhà toán học và kỹ sư công nghệ. Đây là những gì dự án ARES mong muốn khi nó bay qua sao Hỏa. Chúng tôi tái lập chương trình nó. Chúng tôi sẽ bay ở những nơi có metan. Chúng tôi sẽ có các thiết bị trên con tàu này xử lý mẫu khí quyển trên sao Hỏa 3 phút một lần. Chúng tôi sẽ tìm kiếm khí metan cũng như các khí khác sản xuất bởi hệ thống sống. Chúng tôi sẽ xác định vị trí các khí phát ra, bởi vì chúng tôi có thể đo lường các gradient nơi nó xuất phát, và, chúng tôi có thể hướng đến nhiệm vụ tiếp theo là đáp ngay tại khu vực đó. Làm thế nào chúng tôi vận chuyển máy bay đến sao Hỏa? Trong hai từ, rất cẩn thận. Vấn đề là chúng tôi không bay bằng máy bay đó đến sao Hỏa, chúng tôi đặt nó trong một tàu vũ trụ và chúng tôi gửi nó đến sao Hỏa. Vấn đề ở chỗ đường kính lớn nhất của tàu vũ trụ là 9 feet; ARES có sải cánh 21 feet, dài 17 feet. Làm thế nào chúng tôi đưa nó đến sao Hỏa? Chúng tôi gập nó lại, và chúng tôi vận chuyển nó trong một tàu vũ trụ. Và chúng tôi có một thứ gọi là aeroshell. Đây là cách chúng tôi làm điều đó. Và chúng tôi có một video nhỏ mô tả tiến trình. Video: Bảy, sáu. Bảng xanh lá cây. Năm, bốn, ba, hai, một. Động cơ chính bắt đầu, và phóng. Joel Levine: đây là sự kiện phóng tên lửa từ trung tâm vũ trụ Kennedy ở Floria. Tàu vũ trụ này cần 9 tháng để đến sao Hỏa. Nó đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa. Có rất nhiều sự đốt nóng. Ma sát tạo nhiệt. Tốc độc 18 ngàn mile giờ. Một chiếc dù mở ra làm giảm tốc độ. Thermal tiles rơi ra. Chiếc máy bay được tiếp xúc với khí quyển lần đầu tiên. Nó được bung ra. Động cơ tên lửa bắt đầu. Chúng tôi tin rằng trong vòng một giờ bay chúng tôi có thể viết lại sách giáo khoa về sao Hỏa bằng cách có những thông số có độ phân giải cao về khí quyển, tìm kiếm các loại khí có nguồn gốc sinh học, tìm kiếm các loại khí có nguồn gốc núi lửa, nghiên cứu bề mặt, nghiên cứu từ tính trên bề mặt, những thứ chúng tôi không hiểu, cũng như khoảng một chục khu vực khác. Thực hành làm nên sự hoàn hảo. Làm thế nào chúng ta biết chúng ta có thể làm điều đó? Bởi vì chúng tôi đã thử nghiệm mô hình ARES, một số mô hình trong sáu đường hầm gió tại trung tâm nghiên cứu Langley của NASA trong tám năm, dưới điều kiện sao Hỏa. Và quan trọng không kém là chúng tôi kiểm tra ARES trong khí quyển của trái đất, tại độ cao 100.000 feet, có cùng điều kiện mật độ và áp suất của bầu khí quyển trên sao Hỏa, nơi chúng tôi sẽ bay. Bây giờ, 100.000 feet, nếu bạn di chuyển qua Los Angeles, bạn bay 37.000 feet. Chúng tôi làm kiểm tra ở độ cao 100.000 feet. Và tôi muốn chỉ cho bạn một bài kiểm tra của chúng tôi. Đây là một mô hình quy thu nhỏ một nửa. Đây là một khí cầu chứa nhiều khí helium. Nó đang bay phía trên Tilamook, Oregon. Chúng tôi gập máy bay, đặt bên trong khinh khí cầu-- phải mất khoảng ba giờ để lên tới đó-- và sau đó chúng tôi phóng nó ở độ cao 103,000 feet, và chúng tôi triển khai máy bay và tất cả mọi thứ hoạt động hoàn hảo. Và chúng tôi đã thực hiện được điều đó tại độ cao cao và độ cao thấp, chỉ để hoàn thiện kỹ thuật này. Chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện nó, Tôi có một mô hình ở đây. Nhưng chúng tôi có một mô hình quy mô đầy đủ lưu trữ tại Trung tâm nghiên cứu của NASA Langley. Chúng tôi đã sẵn sàng để đi. Tất cả chúng ta cần là sự kiểm duyệt từ trụ sở chính NASA (Tiếng cười) để trang trải các chi phí. Tôi đã sẵn sàng để hiến tặng tiền thù lao của tôi cho buổi nói chuyện hôm nay cho nhiệm vụ này. Thực ra không có bất kỳ thù lao nào cho điều này. Đây là đội ARES; chúng tôi có khoảng 150 các nhà khoa học, kỹ sư; nơi chúng tôi đang làm việc với Jet Propulsion Laboratory, trung tâm Goddard Space Flight , trung tâm nghiên cứu Ames và 6 trường đại học lớn và các công ty để phát triển dự án này. Đó là một nỗ lực lớn.Tất cả thực hiện ở trung tâm nghiên cứu NASA Langley. Và hãy để tôi kết luận bằng câu này không quá xa từ đây, ngay đường ở Kittyhawk, North Carolina hơn 100 năm trước lịch sử đã được thực hiện Khi chúng ta đã có được chuyến bay đầu tiên của máy bay trên Trái Đất. Chúng tôi sắp tới đây thực hiện chuyến bay đầu tiên của một máy bay bên ngoài khí quyển Trái Đất. Chúng tôi đang chuẩn bị chuyến bay này trên sao Hỏa, viết lại sách giáo khoa về sao Hỏa. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, chúng tôi có trang web mô tả điều thú vị này và nhiệm vụ hấp dẫn, và lý do tại sao chúng tôi muốn làm điều đó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Vào 1 ngày nhà viết báo Los Angeles Times Steve Lopez đang đi dọc trên con đường trong khu phố ở Lost Angeles thì nghe 1 bản nhạc tuyệt vời. Và bắt nguồn là từ một người đàn ông, một người Mỹ gốc Phi, thu hút, vạm vỡ, vô gia cư, đang chơi vĩ cầm chỉ với 2 sợi dây. Và câu chuyện này nhiều người ở đây đều biết, vì các bài báo của Steve trở thành điều cơ bản của 1 cuốn sách, mà được chuyển thể thành phim với Robert Downey Jr đóng vai Steve Lopez, và Jamie Foxx đóng Nathaniel Anthony Ayers, Juilliard - được đào tạo để chơi bass khi mà nghề nghiệp bị gián đoạn bởi một bệnh trạng đau xót với tâm thần phân liệt hoang tưởng. Nathaniel bỏ Juilliard, ông bị suy nhược hoàn toàn, và 30 năm sau ông sống không nhà trên những con đường dọc Skid Row ở trung tâm thành phố Los Angeles. Tôi khuyến khích các bạn đọc sách của Steve, hay hãy coi phim để không chỉ hiểu được sự gắn kết đẹp đẽ hình thành giữa 2 người đàn ông mà còn làm thế nào âm nhạc định hướng nó, và cơ bản là giai điệu, nếu bạn bỏ qua sự chơi chữ, đã giúp Nathaniel không đi theo con đường đó. Tôi gặp Ayers vào 2008, cách đây 2 năm, tại hội trường Walt Disney. Ông vừa nghe màn biểu diễn bản giao hưởng số 1 và 4 của Beethoven, và ra sau sân khấu và giới thiệu bản thân mình. Ông ta nói chuyện vui vẻ và thích đàm tiếu về Yo-Yo Ma và Hillary Clinton, và tại sao Dodgers không bao giờ có thể làm được cả một series, tất cả là vì sự rắc rối của đoạn vĩ cầm đầu tiên trong khúc cuối của bản giao hưởng số 4 . Và chúng tôi nói về âm nhạc. Tôi nhận được email của Steve vài ngày sau nói rằng Nathaniel rất thích thú học vĩ cầm với tôi. Bây giờ, tôi cần đề cập rằng Nathaniel từ chối trị liệu bởi vì anh ta đã từng phải đối mặt với liệu pháp sốc và Thorazine và những cái còng tay, và vết thương lòng đó đã theo anh ấy suốt cuộc đời. Tuy nhiên,cuối cùng anh ta đã gần như hoàn toàn bị tâm thần phân liệt. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra ra anh ta như nổ tung, và biến mất trong vài ngày, đi lang thang trên con đường Skid Row, phơi bày sự sợ hãi cùng với sự đâu khổ trong lý trí có trong anh ta. Và Nathaniel đang ở trong tâm trạng lo âu khi anh ta bắt đầu tiết học đầu tiên tại hội turờng Walt Disney đôi mắt anh ấy không rõ vui hay buồn, anh ta lạc lối Và anh ấy nói về những con quỷ tàn hình và những làn khói, và những ai cho anh ấy thuốc độc khi anh ấy đang ngủ Và tôi đã sợ hãi, không phải cho bản thân, mà tôi sợ rằng tôi sẽ mất anh ấy, rằng anh ấy sẽ chìm trong thế giới của anh ấy và rằng tôi sẽ phá hoại tình cảm giữa anh ấy và violin nếu tôi bắt đầu nói về những thang âm, những hợp âm và những dạng tồn tại khác của khóa học về violin. (Tiếng cười) Vậy nên tôi bắt đầu chơi và tôi chơi phần đầu của một bản côngxectô của Beethoven. Và khi tôi chơi tôi thấy có 1 sự thay đổi sâu sắc trong ánh mắt của Nathaniel. Giống như thể anh ta đang trong quá trình điều chế một chất tàn hình một phản ứng hóa học, mà việc tôi chơi đàn là chất xúc tác. Và sự đam mê thất thường của Nathaniel đã trở thành sự thấu hiểu, sự tò mò im lặng, và đáng yêu. Và như một phép màu,anh ta nâng chiếc violin, và bắt đầu chơi, bằng tai, một số trích đoạn của côngxertô violin khi anh ta nhờ tôi hoàn thành bản của Mendelssohn, Tchaikovsky, Sibelius. Và chúng ta bắt đầu nói về âm nhạc, về Bach đến Beethoven, Brahmns, Bruckner, tất cả những người tên B đó, từ Bartok, và kể cả về Esa Pekka Salonen. Và tôi hiểu là anh ấy không chỉ có kiến thức rộng về âm nhạc, mà anh còn giữ âm nhạc ở mức độ cá nhân. Anh nói về nó như một niềm đam mê và sự thấu hiểu mà tôi đã chia sẻ với đồng nghiệp tại Los Angeles Philharmonic. Và qua việc chơi nhạc và nói về âm nhạc anh ấy đã biến đổi từ một người hoang tưởng, gây phiền phức đến từ những con phố ở trung tâm Los Angeles trở thành một nhạc sĩ quyến rũ, uyên bác, thông minh, được đào tạo từ Juilliard. Âm nhạc là thuốc. Âm nhạc thay đổi chúng ta. Và về Nathaniel, âm nhạc là sự tỉnh táo. Bởi vì âm nhạc cho phép anh ta dùng suy nghĩ và ảo giác và rồi gọt dũa nó bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo, để thành hiện thực. Và một cách để trốn thoát khỏi trạng thái đau đớn đó. Và tôi hiểu đây chính là bản chất của nghệ thuật. Đây là lý do chúng ta tạo ra âm nhạc, là để có một chút gì đó tồn tại trong bản thân mỗi người, tại điểm quan trọng nhất, cảm xúc của chúng ta và qua lăng kính nghệ thuật, qua sự sáng tạo, chúng ta có thể biến những cảm xúc thành sự thật. và tính thực tế của sự biểu hiện đó đã chạm đến chúng ta, đã gây xúc động, truyền cảm hứng và hợp nhất ta lại. Và cho Nathaniel, âm nhạc đã mang anh ta trở lại cùng với bạn bè sức mạnh cứu rỗi của âm nhạc mang anh tra trở lại với gia đình cũa những nhạc sĩ hiểu anh ta, nhận ra tài năng anh ta và tôn trọng anh ta. Và tôi sẽ luôn làm nhạc cùng Nathaniel, dù rằng chúng tôi ở hội trường Walt Disney, hay trên đường Skid Row, vì anh ấy gợi tôi nhớ về lý do tôi trở thành một nhạc sĩ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Cám ơn, cám ơn. Robert Gupta. (Vỗ tay) Robert Gupta: Tôi muốn chơi một bài mà tôi đã trộm từ một người chơi viôlông Vì vậy, tha thứ cho tôi. (Tiếng cười) (Nhạc) (Vỗ tay) Tôi muốn chia sẻ với bạn, sự quan tâm của tôi với các thể loại của vấn đề nô lệ thời hiện đại này bắt đầu từ một tờ rơi mà tôi nhặt được ở London. Đó là đầu những năm 90 của thế kỉ XX, và tôi đang tham dự một sự kiện cộng đồng. Tôi đã thấy cái tờ rơi đó, và trong ấy ghi, "Có hàng triệu nô lệ trên thế giới ngày nay." Và tôi nghĩ, "Không thể nào, không thể như thế được!" Và tôi đã phải đi đến việc thú nhận là mình quá tham vọng. Bởi vì giờ đây, tôi cũng phải thú nhận trước bạn, Tôi cũng đã từng nghĩ, "Làm sao một giáo sư trẻ trung nổi tiếng đang dạy về nhân quyền như tôi lại không hề biết gì về điều này? Thế nên điều đó không thể nào là thật!" Vâng, nếu bạn làm công việc giảng dạy, nếu bạn được tôn vinh trong ngôi đền của tri thức, xin đừng chế nhạo các vị thần, bởi vì họ sẽ dẫn dụ bạn đi, gây cho bạn đầy những tò mò và khao khát, và lái bạn đi. Lái bạn đi với một khát vọng thay đổi mọi thứ. Tôi đã đi ra ngoài và điểm lại một số thông tin, Có 3,000 bài báo xuất hiện chỉ với một từ khóa "Nô lệ" Chỉ có bài là ở thời hiện đại này - chỉ có 2 thôi nhé. Tất cả các bài khác là ở trong quá khứ. Chúng là những mẩu báo và đầy những sự căm phẫn, Chúng chứa đầy những suy đoán, giống như những chuyện giai thoại - không chứa thông tin chắc chắn nào. Vì thế, tôi đã tiến hành một dự án nghiên cứu của riêng mình. Tôi đã đến 5 quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi nhìn tận mắt những nô lệ. Tôi gặp các chủ buôn nô lệ. Và tôi đã nhìn vào rất sâu bên trong ngành buôn bán nô lệ này bởi vì đó là tội ác kinh tế. Người ta không biến người khác thành nô lệ để đối xử tệ với họ Họ làm thế để kiếm lợi nhuận. Và tôi phải nói với bạn, những gì tôi đã tìm thấy trên khắp thế giới này ở 4 lục địa khác nhau đều giống nhau một cách đáng lo ngại. Như thế này: Công nhân làm cho nông nghiệp ở châu Phi bị đánh bằng roi da và bạo hành, đã chỉ cho chúng tôi thấy họ bị đánh đập trên những cánh đồng như thế nào trước khi họ thoát khỏi cảnh nô lệ và gặp chúng tôi cùng đoàn làm phim. Điều đó thật khủng khiếp. Và tôi muốn nói rõ rằng, Tôi đang nói chuyện về sự chiếm hữu nô lệ thật sự. Đây không phải là về những đám cưới ngu ngốc, cũng không phải về những nghề nghiệp chẳng ra gì. Đây là chuyện về những người không thể chạy trốn, về những người bị cưỡng bức làm việc mà không được trả tiền, những người làm suốt 24 giờ trong 7 ngày suốt tuần dưới đe dọa bạo lực và không được chi trả bất cứ gì. Đây là sự chiếm hữu nô lệ giống y hệt như cách thức mà chế độ nô lệ đã từng tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của loài người. Thế bây giờ, nó ở đâu? Đây, bản đồ này phân loại ra những màu đỏ hơn, vàng hơn là những nơi tập trung nô lệ dày đặc nhất thế giới. Nhưng trong thực tế là chỉ có ở những khu có màu xanh là những quốc gia mà chúng tôi không thể tìm thấy một trường hợp nô lệ nào. Và bạn phải chú ý, chỉ có hai nơi là Iceland và Greenland là nơi chúng tôi không tìm ra trường hợp cưỡng bức nô lệ nào trên cả thế giới này. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm và quan sát rất cẩn thận những nơi mà nô lệ được sử dụng trong những việc phạm tội trong sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Khắp thế giới này, nô lệ được dùng để hủy hoại môi trường, đốn chặt cây ở rừng Amazon, hủy hoại rừng núi ở Tây Phi; đào mỏ và thải ra vô số thủy ngân ở những nơi như Ghana và Congo; hủy hoại những vùng sinh thái bờ biển ở Nam Á. Đây quả là một sự liên kết đau lòng với những gì đang xảy ra với môi trường sống của chúng ta và với những gì xảy ra với nhân quyền của chúng ta. Bây giờ, làm thế quái nào mà chúng ta có thể lâm vào tình trạng mà chúng ta có 27 triệu người là nô lệ trong năm 2010? Đó là con số gấp đôi số người đã bị mang khỏi châu Phi trong toàn bộ cuộc buôn bán nô lệ xuyên đại Tây Dương. Vâng, những thông tin này đi cùng với những nhân tố sau đây. Đây không phải là chuyện nguyên nhân - hệ quả, mà thực ra là các nhân tố hỗ trợ cho vấn nạn này. Một là, chúng ta đều biết, đó là sự bùng nổ dân số: dân số toàn thế giới đã tăng từ 2 tỉ người lên đến gần bảy tỉ người trong 50 năm qua. Quá đông người không phải là yếu tố biến bạn thành nô lệ. Thêm vào đó là sự gia tăng một lượng lớn người ở trong tình trạng dễ dàng bị xâm hại ở các quốc gia đang phát triển, do các nguyên nhân như nội chiến, xung đột sắc tộc, những chính phủ ăn cắp, bệnh tật... bạn hãy gọi tên chúng ra đi, bạn biết mà. Chúng ta đều biết những thứ như vậy vận hành ra sao. Ở một vài quốc gia tất cả những nguy cơ như thế xảy ra cùng một lúc, như Sierra Leone một vài năm trước đây, và dẫn đến những phần khổng lồ khác... về một 1 tỉ người trên thế giới này, như chúng ta biết, đang sống trên những bờ vực, sống trong những hoàn cảnh mà họ không có bất cứ một cơ hội nào và thường xuyên cực kì khốn khó. Nhưng yếu tố đó cũng không biến bạn thành nô lệ. Thứ đã biến một con người khốn khó và dễ bị tổn thương thành nô lệ, là sự thiếu vắng luật pháp. Nếu có luật pháp nghiêm chỉnh, nó sẽ bảo vệ người nghèo và nó sẽ bảo vệ người yếu đuối. Nhưng nếu sự tham nhũng trườn vào và những người không có cơ hội có được sự bảo vệ của luật pháp vậy là bạn có thể sử dụng bạo lực, nếu bạn được sử dụng bạo lực mà không hề bị trừng phạt, bạn có thể với tay và tha hồ thu hoạch lợi nhuận từ những người dễ bị tổn thương bằng cách biến họ thành nô lệ. Vâng, đó chính xác là những gì đang xảy ra khắp thế giới. Tuy thế, với rất nhiều người, những người bị sa vào hoàn cảnh nô lệ ngày nay thường không bị bắt cóc hay đập đầu cho ngất đi. Họ rơi vào tình trạng nô lệ bởi vì có một ai đó đã hỏi họ câu hỏi này. Trên khắp thế giới, tôi đã được kể một câu chuyện gần như giống hệt nhau. Người ta kể: " Tôi đang ở nhà, có người đến ngôi làng của tôi, họ đứng dậy từ thùng xe tải, và nói: "Tôi có việc làm, ở đây ai cần việc làm?" Và họ làm chính xác những gì mà bạn và tôi sẽ làm trong cùng hoàn cảnh đó. Họ nói: "Gã đó trông có vẻ giả tạo. Tôi đã nghi ngờ, nhưng các con của tôi đang đói. Chúng tôi cũng cần thuốc men. Tôi biết là tôi phải làm tất cả những gì tôi có thể để kiếm ra chút tiền lo cho những người mà tôi thương yêu." Họ trèo lên thùng xe tải. Họ ra đi với người đã tuyển dụng họ. 10 dặm, 100 dặm, 1000 dặm sau đó, Họ nhận ra mình trong bụi bẩn, trong công việc nguy hiểm và hủy hoại phẩm giá bản thân. Họ chấp nhận làm nó một thời gian ngắn, Nhưng khi họ cố gắng rời khỏi công việc đó, Bang! Chiếc rìu chặt xuống. Và họ biết mình đã bị bắt làm nô lệ. Bây giờ, những loại nô lệ như thế lại, một lần nữa, khá giống với chế độ nô lệ trong suốt lịch sử loài người. Nhưng có một thứ đặc biệt đáng chú ý và rất mới về chế độ nô lệ ngày nay và đó thực sự là một sự sụp đổ hoàn toàn của giá trị của loài người đắt đỏ trong quá khứ, rẻ mạt trong hiện tại. Thậm chí cả những chương trình doanh nghiệp cũng đã bắt đầu học rất nhanh về những thứ này. Tôi chỉ muốn cho bạn xem một clip nhỏ sau đây. Daphne: Vâng, thảo luận trực tuyến luôn có trong chương trình này khi chúng ta nói về vĩ mô và hàng hóa Tiếp theo đây, trong phim trường, cùng với bị khách mời Michael O'Donohue, Trưởng phòng giao dịch hàng hóa của Quỹ Four Continents Và chúng ta cũng có sự tham dự của ông Brent Lawson từ công ty chứng khoán Lawson Frisk Brent Lawson: Tôi rất vui khi có mặt ở đây. D: Rất vui được có sự góp mặt của ông, Brent. Vâng, thưa các ông... Brent, tiền của anh đã chạy đi đâu suốt năm nay? BL: Vâng, Daphne, chúng tôi hơi gặp hạn với gas và dầu hỏa và đã phải mở lưới rộng ra hơn một chút. Chúng tôi rất thích chuyện về loài người. Nếu bạn xem một biểu đồ dài hạn giá cả đang thấp ở mức lịch sử và những đòi hỏi khắp nơi trên thế giới đối với lao động cưỡng bức vẫn còn rất mạnh. Vì thế, đó là kịch bản mà chúng tôi nghĩ chúng tôi nên nhắm vào. D: Michael, anh sẽ nói gì về chuyện nhân lực? Anh có thích vấn đề này không? Michael O'Donoghue: Ồ, chắc chắn rồi. Lao động không tự nguyện là một nguồn khổng lồ dẫn đến chuỗi cung cấp không giới hạn các sản phẩm. Chúng ta chẳng bao giờ có thể hết người làm việc cả. Chẳng có loại hàng hóa nào có thể ưu việt như vậy. BL: Daphne, liệu tôi có thể lái sự quan tâm của cô đến một vấn đề. Rằng có một sự cân bằng rất riêng đã xuất hiện đâu đây, cho tôi biết rằng thị trường này đang chuẩn bị bùng nổ. dân Châu Phi và dân Ấn Độ, như mọi khi, dân Nam Mỹ và đặc biệt là dân đông Âu luôn nằm trong danh sách chúng tôi sẽ mua. D: Thú vị đấy. Michael, mấu chốt ở đây anh muốn đề cập là gì? MO: Chúng tôi đang đề nghị khách hàng của mình một chiến dịch mua và giữ lấy. Không cần thiết phải chơi đùa với thị trường. Có rất nhiều những kẻ yếu thế và dễ tổn thương ngoài kia. Thật thú vị đó chứ! D: Đây quả là những thông tin thú vị. Cảm ơn các ngài rất nhiều. Kevin Bales: Ok, bạn đã nhận ra rồi đấy. Đó là một đoạn phim nhại. Dù rằng tôi rất thích xem bạn cứ há hốc mồm kinh ngạc, cho đến khi bạn hiểu ra. MTV Châu Âu đã làm việc với chúng tôi và làm ra đoạn phim nhại đó. và họ đã chia đoạn phim đó để phát giữa các video ca nhạc mà không kèm theo lời giới thiệu nào. Tôi nghĩ việc phát hình như vậy cũng có vẻ buồn cười. Và đây là sự thật. Giá của loài người sau 4000 năm đã qua tính thành tiền thời giá hiện nay trung bình khoảng 40,000 USD. Tiền bạc thì dùng để mua đồ vật. Bạn có thể thấy được lằn ranh đó khi dân số bùng nổ. Giá cả trung bình của loài người ngày nay, trên khắp thế giới, chỉ vào khoảng 90USD. Cũng có vài nơi đắt hơn một chút, như Bắc Mỹ. Nô lệ ở đây có giá từ 3000 - 8000 USD ở Bắc Mỹ, nhưng tôi sẽ dẫn bạn đến vài nơi như Ấn Độ hay Nepal nơi loài người có thể bị chiếm hữu chỉ với giá 5 hoặc 10 USD. Vấn đề mấu chốt là con người đã không còn là vật mua bán bằng tiền nữa mà trở thành những chiếc cốc giấy (bằng Styrofoam -tên 1 loại vật liệu) Bạn mua họ với giá rẻ, bạn xài chúng, bạn vò chúng nhăn nhúm lại, và khi bạn chẳng xài gì chúng nữa thì bạn chỉ việc ném đi. Những cậu bé này sống ở Nepal. Chúng là hệ thống chuyên chở cơ bản trong một dây chuyền khai thác tài nguyên do chủ nô lệ nắm giữ. Ở đấy chẳng có đường đi, vì thế chúng phải khuân đi hàng đống đá trên lưng, thường đá cũng nặng như lũ trẻ, lên xuống dãy Hymalaya. Một trong những bà mẹ của đám trẻ nói với chúng tôi, "Ông biết đấy, chúng tôi không thể sống sót ở đây, "nhưng hoặc là chúng tôi sống còn tệ hơn chết nữa." Đó là một hoàn cảnh khủng khiếp. Nếu như có bất cứ gì có thể khiến chúng ta lạc quan hơn về tình cảnh đó, Nếu có cái gì đó như vậy dành cho những cậu bé ngoài kia, vẫn đang bị bắt làm nô lệ, thì đó là vẫn còn có những cựu nô lệ đang làm mọi thứ để giải cứu những nô lệ khác. Hoặc, ta có thể nói, Frederich Douglass đang ở trong ngôi nhà đó. Tôi không biết bạn đã bao giờ mơ giữa ban ngày rằng, "Chao ôi. Sẽ thế nào nếu tôi có thể gặp Harriet Tubman? Cảm giác thế nào nếu được gặp Frederick Douglass nhỉ?" Tôi phải thừa nhận, một trong những phần thú vị nhất trong công việc của tôi là những gì tôi chạm đến được, Và tôi muốn giới thiệu với bạn một trong số những điều đó. Tên cậu bé là James Kofi Annan. Cậu bé đã từng là một nô lệ trẻ em ở Ghana bị bắt làm nô lệ trong ngành công nghiệp đánh cá, và bây giờ, ông đã thoát ra và xây dựng một cuộc đời mới, đã tạo ra một tổ chức mà chúng tôi cùng làm việc để quay lại và giải cứu những người khác khỏi cuộc đời nô lệ. Đây không phải là James, đây là một trong những đứa trẻ mà ông đã giải cứu. James Kofi Annan (Video): Cậu bé bị đánh bằng một cái mái xuồng thẳng vào đầu. Chuyện này gợi tôi nhớ về thời thơ ấu của mình khi tôi làm việc ở đây. KB: James và giám đốc quốc gia của chúng tôi ở Ghana, Emmanuel Otoo thường xuyên nhận được những lời dọa giết bởi vì 2 người đã có thể buộc tội và tống vào tù 3 tay buôn bán người lần đầu tiên trong cả Ghana vì tội bắt người làm nô lệ, trong nghề cá, và vì tội cưỡng ép trẻ em làm nô lệ. Bây giờ, tất cả những gì tôi nói với bạn, tôi thừa nhận, khá đau lòng. Nhưng cũng có một mặt khác rất tích cực trong vấn đề này, và đó là: 27 triệu người đang bị bắt làm nô lệ ngày nay, đó quả là rất nhiều người, nhưng đó cũng là phần nhỏ nhất trong tổng dân số toàn cầu từng bị bắt làm nô lệ. Và tương tự thế, 40 triệu USD mà họ tạo ra mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu chiếm tỉ lệ nhỏ nhất của kinh tế thế giới từng được ghi nhận bởi lao động nô lệ. Cưỡng bức nô lệ, tội phạm của tất cả các quốc gia, đã bị đẩy ra ngoài lề của xã hội toàn cầu. Và theo một cách mà chúng ta ít để ý đến, buôn bán nô lệ đã đi đến vách núi đường cùng của sự diệt vong, chỉ còn chờ chúng ta tung thêm một cú đá và tống cổ nó đi. Và thoát khỏi nó. Và điều đó có thể làm được. Giờ đây, nếu chúng ta làm điều đó, nếu chúng ta tập trung nguồn lực và tập trung vào nó, vậy giá cả để giúp nhiều người thoát khỏi sự cưỡng bức nô lệ là bao nhiêu? Vâng, trước tiên, trước khi tôi nói cho bạn biết giá thực sự tôi phải thật rõ ràng đã. Chúng ta không tìm cách mua người ta ra khỏi chế độ nô lệ. Mua con người để giải thoát họ khỏi việc bị nô lệ cũng giống như trả tiền cho một tên ăn cắp để mua lại cái tivi của chính mình vậy; Đó là đồng lõa với một tội ác. Sự giải phóng, dù sao, cũng tốn một chút tiền. Sự giải phóng, và quan trọng hơn nữa là tất cả những việc cần làm sau việc giải phóng đó. Đó không phải là một sự kiện, đó là một tiến trình. Tiến trình ấy có nghĩa là giúp người ta xây dựng cuộc sống với lòng tự trọng, sự ổn định, sự tự chủ về kinh tế, và quyền công dân. Vâng, thật đáng ngạc nhiên, ở những nơi như Ấn Độ, giá cả rẻ mạt, gia đình đó, gia đình 3 thế hệ mà bạn thấy ở trên đã sống đời nô lệ cha truyền con nối -- vì thế, người ông nội đó, sinh ra đã là một đứa trẻ nô lệ -- nhưng tổng số nợ, được trừ dần dần vào tổng số công việc họ đã làm, thì sẽ cần khoảng 150USD để có thể giúp gia đình đó thoát khỏi đời nô lệ và đưa họ đến một tiến trình khoảng 2 năm xây dựng một cuộc sống bền vững mới với quyền công dân và giáo dục. Một cậu bé ở Ghana được cứu khỏi việc làm nô lệ cho nghề cá, tốn khoảng 400USD. Ở Mỹ, Bắc Mỹ, giá cả đắt hơn rất nhiều. Chi phí luật pháp, chi phí y tế... Chúng tôi hiểu sự đắt đỏ đó ở đây: vào khoảng 30,000 USD Nhưng hầu hết những người phải sống trong tình trạng nô lệ đều sống ở những nơi có giá cả thấp nhất. Và trong thực tế, giá cả trung bình toàn cầu vào khoảng như giá ở Ghana. Và điều đó có nghĩa, khi bạn nhân số tiền đó lên, giá trị tương đối để mua không chỉ tự do mà còn là tự do lâu dài cho toàn thể 27 triệu nô lệ trên hành tinh này chỉ có giá khoảng 10.8 tỉ USD - chỉ là số tiền người Mỹ dùng để mua khoai tây chiên và bánh quy cây, hoặc là số tiền để Seattle dùng để thắp sáng hệ thống đường ray: thường là bằng chi phí của đất nước này vào quần jeans hoặc trong kì nghỉ gần nhất khi chúng ta mua GameBoys và Ipods và những món quà công nghệ khác cho mọi người chúng ta tiêu khoảng 10.8 tỉ USD. Doanh số quý 4 của Intel là : 10,8 tỉ USD. Đó không phải là quá nhiều tiền, ở cấp độ toàn cầu. Trong thực tế, số tiền đó chỉ bằng vài hạt đậu. Và điều tuyệt vời về số tiền đó là đấy không phải là ném tiền vào một cái lỗ, đó là phần tự do được chia ra. Khi bạn giúp những người khác thoát khỏi chế độ nô lệ để tự làm việc nuôi sống họ, họ có được thúc đẩy không? Họ cố gắng đưa con cái mình khỏi những công trường, họ xây một trường học, họ nói, "Chúng tôi đang dần có những thứ mà chúng tôi chưa từng có trước đây như ba bữa ăn đầy đủ, có thuốc khi bị ốm, có quần áo mặc khi lạnh." Họ trở thành những khách hàng và nhà sản xuất và nền kinh tế tại địa phương bắt đầu tăng lên rất nhanh. Đó là điều quan trọng, tất cả những thứ đó là cách chúng ta xây dựng lại một tự do lâu bền, bởi vì chúng ta không bao giờ muốn lặp lại những gì đã xảy ra trên đất nước này vào năm 1865. Bốn triệu người đã được giải thoát khỏi sự chiếm hữu nô lệ và sau đó bị vứt bỏ. Bị gạt bỏ khỏi quyền tham gia chính trị, không được giáo dục tối thiểu, không có bất cứ cơ hội thực sự nào trong đời sống kinh tế và sau đó bị đẩy vào tình trạng của những thế hệ bạo lực và phân biệt, kì thị. Và người Mỹ vẫn đang tiếp tục trả giá cho sự giải phóng vụng về đó của năm 1865. Chúng ta đã cam kết chúng ta không bao giờ để những người bước ra từ nô lệ bị dưới sự theo dõi của chúng ta, phải để cuối cùng trở thành những công dân hạng hai. Điều này chắc chắn sẽ không xảy ra. Đó là cách mà sự giải phóng thực sự thể hiện. Những đứa trẻ được cứu thoát từ nền công nghiệp đánh bắt cá ở Ghana, đã đoàn tụ với cha mẹ chúng, và được cha mẹ đưa trở lại làng xưa để xây dựng lại cuộc sống kinh tế của họ để họ có thể được bảo vệ khỏi chế độ nô lệ, hoàn toàn không bị cưỡng bức như nô lệ. Bây giờ, người phụ nữ này sống ở một ngôi làng ở Nepal. Chúng tôi đã làm việc ở đó 1 tháng. Họ đã bắt đầu thoát khỏi chế độ nô lệ cha truyền con nối. Họ đã bắt đầu thấy những khởi sắc, cởi mở hơn một chút. Nhưng khi chúng tôi đến nói chuyện với cô ấy, khi chụp bức ảnh này, những chủ nô lệ vẫn đe dọa chúng tôi bên ngoài lề. Những tên chủ nô lệ này không thực sự bị đẩy lùi. Tôi sợ. Chúng tôi ai cũng sợ. Chúng tôi hỏi cô: "Cô có lo lắng không? Cô có buồn không?" Cô ấy nói: "Không, vì bây giờ chúng tôi có hi vọng. Làm sao mà chúng tôi có thể không thành công cơ chứ" - Cô ấy nói. "khi những người như các ông từ nửa khác của địa cầu đã đến và đứng bên cạnh chúng tôi?" Ok, chúng ta phải tự hỏi, liệu chúng ta có sẵn sàng để sống trong một thế giới có chế độ nô lệ hay không? Nếu chúng ta không hành động, chúng ta đang để ngỏ chính mình cho một kẻ nào đó giật mạnh sợi giây trói chặt chúng ta vào chế độ nô lệ trong chính những sản phẩm mà chúng ta mua trong chính sách của chính chính phủ của ta. Chưa hết, nếu có điều gì đó mà mỗi con người có thể cùng đồng tình, Tôi nghĩ đó là chế độ nô lệ nên chấm dứt. Và nếu như vẫn có những sự vi phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người mà ta đều thấy thật khủng khiếp, đó chính là chế độ nô lệ. Và ta phải nói rằng, tất cả sức mạnh tri thức chính trị và kinh tế của chúng ta - tôi thực sự cho rằng sức mạnh tri thức phải có ở đây - liệu còn tốt đẹp gì nếu chúng ta không sử dụng để kết liễu chế độ nô lệ? Tôi nghĩ trong căn phòng này có đủ sức mạnh tri thức để chấm dứt chế độ nô lệ. Và bạn biết không? Nếu chúng ta không thể làm thế, nếu chúng ta không thể sử dụng sức mạnh tri thức của mình để chấm dứt chế độ nô lệ thì chỉ còn lại một câu hỏi thôi: Liệu chúng ta có thực sự tự do? Cám ơn các bạn rất nhiều. Hôm nay tôi đang đứng trước mặt các bạn với tất cả sự khiêm nhường của mình với mong muốn chia sẻ với các bạn cuộc hành trình của tôi trong suốt sáu năm vừa qua trong lĩnh vực dịch vụ và giáo dục, Và tôi không phải là một giảng viên được đào tạo bài bản. Cũng không phải một nhà hoạt động xã hội kỳ cựu. Tôi làm việc 26 năm trong thế giới kinh doanh, nỗ lực giúp các tổ chức kiếm lời. Và đến năm 2003 Tôi sáng lập Tổ chức nhân đạo Parikrma tại bàn bếp của nhà mình. Điều đầu tiên mà chúng tôi làm là đi thăm một lượt các khu ổ chuột. Nhân đây, bạn có biết là có 2 triệu người ở Bangalore sống trong 800 khu nhà ổ chuột. Chúng tôi không đi đến tất cả các khu ổ chuột, nhưng chúng tôi cố gắng bao quát càng rộng càng tốt. Chúng tôi đi đến một lượt các khu ổ chuột này, xác định những ngôi nhà có trẻ em không được đi học. Chúng tôi nói chuyện với bố mẹ của các em, cố gắng thuyết phục họ gửi con đến trường. Chúng tôi chơi với lũ trẻ, và trở về nhà thì mệt lử, nhưng trong đầu tràn ngập hình ảnh về những gương mặt rạng rỡ, những ánh mắt lấp lánh, và chúng tôi đi ngủ. Chúng tôi đếu háo hức muốn bắt đầu. Nhưng sau đó chúng tôi lại đau đầu với những số liệu. 200 triệu trẻ em từ 4 đến 14 tuổi đáng lẽ được đi học nhưng không thể. 100 triệu trẻ em dù đến trường nhưng vẫn không biết đọc, 125 triệu trẻ em không biết làm những phép toán sơ đẳng. Chúng tôi cũng được biết rằng 250 tỉ rupi của Ấn Độ được rót vào nền giáo dục của chính phủ. 90% số tiền này dùng để trả lương giáo viên và những nhà quản lý. Và chưa hết, Ấn Độ gần như có tỉ lệ giáo viên vắng mặt cao nhất trên thế giới, cứ 4 giáo viên lại có một người không hề đến trường suốt cả năm học. Những con số này thật khiến người ta sửng sốt. và chúng tôi thường xuyên bị hỏi rằng "Khi nào bạn bắt đầu? Bạn sẽ mở bao nhiêu trường?" Bạn sẽ nhận bao nhiêu trẻ em? Bạn định tổ chức quy mô như thế nào? Bạn sẽ nhân rộng mô hình như thế nào? Rất khó để có thể không cảm thấy sợ hãi hay nhụt chí. Nhưng chúng tôi đã hạ quyết tâm, và nói, "Chúng tôi không chú trọng số lượng." Chúng tôi muốn giúp từng đứa trẻ một và giups đứa trẻ đó học xong, gửi các em vào đại học, và giúp các em chuẩn bị cho một cuộc sống tốt hơn, một công việc có giá trị cao. Vì thế, chúng tôi thành lập Parikrma, ngồi trường Parikrma đầu tiên bắt đầu trong một khu ổ chuột nơi có 70,000 người sống dưới mức đói nghèo. Chúng tôi bắt đầu, ngôi trường đầu tiên của chúng tôi ở trên sân thượng của một tòa nhà trong khu ổ chuột, một tòa nhà 2 tầng, tòa nhà 2 tầng duy nhất trong khu ổ chuột. mà sân thượng đó không có không có trần nhà, mà chỉ có nửa tấm tôn. Đó là ngôi trường đầu tiên của chúng tôi. 165 đứa trẻ. Niên khóa của Ấn Độ bắng đầu vào tháng 6. Thế là, tháng 6 trời mưa, rất nhiều lần tất cả chúng tôi túm tụm lại dưới tấm mái tôn, chờ mưa tạnh. Chúa ơi, thật là một bài tập đoàn kết tuyệt vời. Và tất cả chúng tôi những người dưới tấm mái hôm đó, vẫn ở đây cùng nhau hôm nay. Và ngôi trường thứ hai ra đời, rồi ngôi trường thứ 3, thứ 4, và một trường cao đẳng nhỏ. Trong 6 năm, đến nay chúng tôi có 4 ngôi trường, một trường cao đẳng nhỏ, 1100 đứa trẻ từ 28 khu nhà ổ chuột và 4 trại trẻ mồ côi. (Vỗ tay) Giấc mơ của chúng tôi rất đơn giản, đó là gửi từng đứa trẻ đến trường, giúp các em chuẩn bị cho cuộc sống, cho việc học hành, nhưng cũng để các em sống một cách bình yên, thỏa mãn trong thế giới toàn cấu hóa hỗn độn và đầy rẫy xung đột. Khi mà bạn nói đến toàn cầu Bạn phải nói đến tiếng Anh. Và vì vậy tất cả những ngôi trường của chúng tôi đều là những trường tiếng Anh trung bình. Nhưng có một chuyện hoang đường rằng trẻ con trong những khu ổ chuột không thể nói tiếng Anh tốt được. Không ai trong gia đình các em từng nói tiếng Anh. Trong ai trong thế hệ các em từng nói tiếng Anh. Nhưng điều này thật sai lầm. Đoạn băng: Em gái: Tôi thích những quyển sách phiêu lưu mạo hiểm, và một trong những cuốn yêu thích của tôi là Tôi thích Alfred Hitchcock và [không rõ] và Hardy Boys. Cả ba truyện trên, mặc dù ở trong những bối cảnh khác nhau, một loại giống chuyện thần kỳ, hai truyện còn lại về điều tra, Tôi thích những quyển sách này bởi vì có một điều gì đó đặc biệt về chúng, những từ vựng dùng trong những quyển sách này, và phong cách viết văn. Ý tôi là chỉ cần tôi cầm một quyển lên Tôi phải đọc một mạch cho đến hết. Kể cả phải đọc mất 4 tiếng rưỡi, hay ba tiếng rưỡi mới hết, tôi cũng sẽ làm. Em trai: Em đã tìm hiểu kỹ và thu thập được thông tin về những chiếc ô tô chạy nhanh nhất thế giới. Em thích xe Ducati ZZ143, bởi vì đó là chiềc xe đạp nhanh nhất, chiếc xe đạp nhất trên thế giới. Em cũng thích xe Pulsar 220 DTSI bởi vì nó là chiếc xe đạp nhanh nhất Ấn Độ. Nào, em gái mà bạn vừa thấy, bố cô bé bán hoa bên lề đường. Và cậu bé kia đã đến trường được 5 năm. Nhưng thật lạ là những cậu bé trên khắp thế giới đều thích những chiếc xe đạp chạy nhanh? Cậu bé này chưa bao giờ nhìn thấy xe đạp. Tất nhiên là cậu chưa bao giờ lái xe đạp. Nhưng cậu bé đã nghiên cứu rất nhiều qua tiện ích tìm kiếm của Google. Bạn biết không, khi chúng tôi bắt đầu với nhưng ngôi trường tiếng Anh trung bình chúng tôi cũng quyết định áp dụng giáo trình tốt nhất có thể giáo trình ICSE (chứng chỉ giáo dục trung học của Ấn Độ) Và lại có nhiều người cười nhạo tôi và nói "Cô có điên không khi chọn một giáo trình khó như vậy cho những học sinh này? Chúng sẽ không bao giờ theo kịp được." Những đứa trẻ của chúng tôi không những theo kịp giáo trình, mà còn rất xuất sắc. Bạn nên ghé qua để xem những đứa trẻ của chúng tôi xoay xở như thế nào. Có một câu chuyện hoang đường khác là những bậc phụ huynh trong các khu nhà ổ chuột không hứng thú với việc cho con em họ đến trường, họ muốn chúng phải lao động. Đúng là chuyện nhảm nhí. Tất cả các bậc phụ huynh trên toàn thế giới muốn con cái phải có cuộc sống tốt hơn cuộc sống của mình. Nhưng họ cần phải tin rằng thay đổi là hoàn toàn có thể. Đoạn băng: (tiếng Hindi) Shukla Bose: Tất cả các buổi họp phụ huynh của chúng tôi đều có 80% phụ huynh đến tham dự đông đủ. Có lúc 100% phụ huynh đến dự, tỉ lệ này còn nhiều hơn tỉ lệ của các trường danh giá. Nhưng ông bố cũng bắt đầu đi họp. Điều này rất thú vị. Khi chúng tôi mở trường học những vị phụ huynh điểm chỉ vào giấy đăng kí. Bây giờ họ bắt đầu kí tên mình. Con cái họ đã dạy họ. Khả năng dạy học của trẻ em thật đáng ngạc nhiên. Một vài tháng trước, thực ra là cuối năm ngoái, một vài bà mẹ đã đến chỗ chúng tôi và nói, "Cô à, chúng tôi muốn học để biết đọc biết viết. cô có thể dạy chúng tôi được không?" Và như thế, chúng tôi mở một trường học sau giờ học cho những vị phụ huynh, những bà mẹ của chúng tôi. Chúng tôi có 25 bà mẹ thường xuyên đến sau giờ học để học. Chúng tôi muốn tiếp tục chương trình này và mở rộng ra khắp các trường học khác của chúng tôi. 98% những ông bố của chúng tôi nghiện rượu. Bạn có thể hình dung những ngôi nhà của những đứa trẻ không bình thường và đầy áp lực như thế nào. Chúng tôi phải gửi những ông bố đến những trung tâm cai nghiện và khi họ trở về phần lớn thời gian trong trạng thái tỉnh táo, chúng tôi tìm cho họ một công việc để họ không quay lại con đường cũ. Chúng tôi có khoảng 3 ông bố đang được học nấu ăn. Chúng tôi dạy cho họ về dinh dường, vệ sinh. Chúng tôi giúp họ làm một căn bếp và giờ đây họ đang cung cấp thức ăn cho tất cả những đứa trẻ của chúng tôi. Họ làm rất tốt bởi vì con cái của họ đang ăn thức ăn họ làm ra, và quan trọng nhất là đây là lần đầu tiên họ nhận được sự tôn trọng, và họ cảm thấy mình đang làm một việc gì đó đáng giá. Hơn 90% nhân viên không dạy học của chúng tôi là các vị phụ huynh của chúng tôi và các gia đình khác. Chúng tôi đã mở rất nhiều chương trình để đảm bảo rằng những đứa trẻ được đi học. Chương trình dạy nghề cho anh chị của chúng để những đứa em không bị ngăn cấm đi học. Có một câu chuyện hoang đường khác rằng những đứa trẻ trong những khu nhà ổ chuột không thể hội nhập với xu thế hiện nay. Hãy xem bé gái này Em là một trong 28 đứa trẻ từ những ngôi trường danh giá những ngôi trường tốt nhất trong cả nước được chọn vào học chương trình tìm kiếm tài năng của đại học Duke và được gửi tới IIM - Amedabad (học viện quản lý Ấn Độ Amedabad) Đoạn băng: Em gái [không rõ] bất kì khi nào chúng em nhìn thấy điều đó [không rõ] chúng em rất tự hào được tham gia vào chương trình cắm trại này. Và chúng em đến đó. Tất cả mọi người đều thân thiện. Đặc biệt em có rất nhiều bạn. Và em cảm thấy rằng tiếng Anh của em đã tiến bộ rất nhiều khi đến đó và nói chuyện với bạn bè và tất cả những người khác. Ở đó các em được gặp một em bé với một chuẩn mực khác biệt một lối suy nghĩ khác biệt, từ một xã hội hoàn toàn khác biệt. Em hòa nhập với hầu hết mọi người. Họ đều rất thân thiện. Em có những người bạn rất tốt ở đó, người đến từ Delhi, người đến từ Mumbai. Và giờ bọn em vẫn giữ liên lạc qua Facebook. Sau chuyến đi tới Amedabad Em như trở nên hoàn toàn khác hòa nhập với mọi người. Trước đó, em cảm thấy em không như thế này. Em không hòa nhập và không bắt chuyện với người khác nhanh đến vậy. Ngữ điệu tiếng Anh của em đã tiến bộ rất nhiều. và em học chơi bóng đá, bóng chuyền, trò ném đĩa, và nhiều trò chơi khác. Và em không muốn đến Bangalore. Hãy cho em ở lại đây. Thức ăn rất ngon. Em rất thích. Thức ăn rất ngon. Em thích ăn những thức ăn như [không rõ] sẽ đến và hỏi em, "Vâng thưa quý bà, bà muốn gì?" Nghe thật là thích! (Cười) (Vỗ tay) Em gái này từng làm người hầu trước khi em được đến trường. Và bây giờ em muốn trở thành một nhà thần kinh học. Những đứa trẻ của chúng tôi cũng chơi thể thao rất cừ. Chúng thật sự rất giỏi. Có một cuộc thi đấu thể thao giữa các trường được tổ chức hàng năm ở Bangalore, nơi mà 5000 trẻ em tham gia từ 140 ngôi trường tốt nhất trong thành phố. Chúng tôi đã giành được giải trường giỏi nhất 3 năm liên tiếp. Và những đứa trẻ của chúng tôi về nhà trong túi đầy huy chương với rất nhiều người ngưỡng mộ và bạn bè. Năm ngoái có một vài đứa trẻ từ những ngôi trường hàng đầu đến xin học ở trường của chúng tôi. Chúng tôi cũng có đội tuyển lý tưởng của mình. Tại sao điều này lại xảy ra? Tại sao lại có sự tin tưởng này? Liệu có phải do sự thoải mái? Chúng tôi có những giáo sư từ MIT, Berkeley, Stanford, Học viện khoa học Ấn Độ những người đến để dạy cho bọn trẻ rất nhiều công thức khoa học thí nghiệm, vượt ngoài phạm vi lớp học. Nghệ thuật, âm nhạc được coi như liệu pháp và phương tiện bày tỏ tình cảm. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng Nội dung quan trọng hơn. chứ không phải cơ sở vật chất, không phải những nhà vệ sinh, những thư viện, mà những gì thực sự đang diễn ra trong ngôi trường này là thứ quan trọng hơn. Tạo dựng một môi trường cho các em học tập, thắc mắc, khám phá đó mới là giáo dục thực sự. Khi chúng tôi mở Parikma Chúng tôi không hề nghĩ xem chúng tôi sẽ đi theo hướng nào. Chúng tôi không thuê Mackenzie để lên kế hoạch kinh doanh. Nhưng chúng tôi biết chắc rằng điều chúng tôi muốn làm hôm nay là giúp từng đứa trẻ một, không sa vào những con số, và thật sự chứng kiến đứa trẻ hoàn thành vòng đời và giải phòng tiềm năng tổng thể của đứa trẻ đó. Chúng tôi không tin vào quy mô bởi vì chúng tôi tin vào chất lượng, và quy mô và số lượng sẽ tự nhiên đến. Chúng tôi có những tổng công ty đứng đằng sau hỗ trợ, và chúng tôi hiện đã có thể mở nhiều trường hơn. Nhưng chúng tôi bắt đầu với ý tưởng là giúp từng đứa trẻ một. Đây là cậu bé Parusharam 5 tuổi. Cậu bé đi ăn xin gần một trạm xe buýt một vài năm trước, cậu được nhặt về và hiện đang ở một trại trẻ mồ côi, cậu đã đi học được 4 tháng rười. Cậu bé hiện đang học nhà trẻ Cậu bé đã học nói tiếng Anh Chúng tôi có một mô hình giúp những đứa trẻ có thể nói tiếng Anh và hiểu tiếng Anh trong vòng 3 tháng. Cậu bé có thể kể cho bạn nghe những câu chuyện bằng tiếng Anh, về con quạ khát nước, về con cá sấu, và về chú hươu cao cổ. Và nếu bạn hỏi rằng cậu thích làm gì cậu sẽ nói "I like sleeping. (tôi thích ngủ) I like eating (tôi thích ăn. I like playing (tôi thích chơi)." Và nếu bạn hỏi cậu bé muốn làm gì cậu sẽ nói "I want to horsing (tôi muốn cưỡi ngựa)." "Horsing" có nghĩa là đi cưỡi ngữa. Và, Parusharam đến văn phòng của tôi hàng ngày. Cậu đến để tôi xoa bụng, bởi vì cậu tin rằng việc này sẽ mang lại cho tôi may mắn. Khi tôi mở Parikma Tôi bắt đầu với sự tự phụ, rằng sẽ thay đổi thế giới. Nhưng hôm nay tôi đã thay đổi. Tôi đã thay đổi với những đứa trẻ của tôi. Tôi đã học được rất nhiều từ chúng, tình yêu, lòng vị tha, trí tưởng tượng, và sự sáng tạo. Parusharam là Parikma với một khởi điểm đơn giản và một con đường dài phải đi. Tôi cam đoan với bạn, Parusharam sẽ phát biểu trong một hội nghị của TED. Cảm ơn (Vỗ tay) Tôi sẽ bắt đầu bằng bài hát mà tôi viết về những khát khao và mong muốn chưa bao giờ dứt cùng với bài thơ nghịch lý Petrachan nổi tiếng của Ngài Thomas Wyatt te Elder. "Tôi không thấy bình yên mặc dù chiến tranh trong tôi đã kết thúc; Tôi lo sợ và hy vọng, Tôi bừng cháy và lạnh như đá. Tôi bay bên trên cả ngọn gió vậy mà tôi vẫn không thể hồi sinh Và tôi không còn gì nữa, và tôi chiếm lấy cả thế giới này." ♫ Tôi muốn cái tôi không thể có, tôi cần cái tôi không thể muốn ♫ ♫ Có cái tôi không có,cái tôi muốn ♫ ♫ Cái tôi không có, cần cái tôi không thể muốn ♫ ♫ Có những gì tôi không có, những gì tôi muốn ♫ ♫ Những gì tôi không có, cần những gì tôi muốn ♫ ♫ Có cái tôi không có, những gì tôi muốn♫ ♫ những gì tôi không thể có, cần những gì tôi không thể muốn ♫ ♫ Có cái tôi không có,có cái tôi cần ♫ ♫ Những gì tôi không thể có, cần cái tôi không thể muốn ♫ ♫ Có nhưng lại không có ♫ ♫ Giống như những gì tôi có là sự mất mát của việc thất bại ♫ ♫ Ra đi trên chuyến tàu cuối cùng, sự ngọt ngào đang lan tỏa♫ ♫ Mỗi đám mây có 1 lớp bạc ♫ ♫ Chỉ một chút mưa,một chút mưa, một chút mưa♫ ♫ Tôi muốn cái tôi không thể có, cần cái tôi không muốn♫ ♫ Có cái tôi không có, cái tôi cần♫ ♫ Những gì tôi không thể có, cần cái tôi không thể muốn♫ ♫ Có nhưng lại không có ♫ ♫ Lý trí tôi không dừng lại và trái tim tôi bảo hãy đi tiếp♫ ♫ Không ai biết cách giữ tôi lại ♫ ♫ Lý trí tôi không dừng lại và trái tim tôi bảo --♫ ♫ Những điều tốt đẹp đến với ai biết chờ đợi ♫ ♫ Và tôi không thể chịu đựng....♫ ♫ Tôi không thể xếp hàng mãi mãi ♫ ♫ Đứng trong cơn gió lạnh ♫ ♫ Giả vờ chào hỏi ♫ ♫ Chướng mắt và mệt bởi câu "có lẽ là chút nữa"♫ ♫ Lấy đi, giả dối đi, cái cuộc sống cho và nhận này ♫ ♫ Và tôi cần phải nói cho bạn ♫ ♫ Tôi cần phải nói cho rõ ♫ ♫ Tôi cần phải thấy, vì vậy hãy làm ơn, làm ơn ♫ ♫ Hãy làm tôi vui lòng, bởi vì ♫ ♫ Lý trí tôi không ngừng suy nghĩ ♫ ♫ Và trái tim tôi nói hãy tiếp tục ♫ ♫ Không ai biết cách giữ lấy tôi ♫ ♫ Lý trí tôi không dừng lại được và trái tim thì nói cứ tiếp tục...♫ ♫ Những điều tốt đẹp sẽ đến -- ngay đây thôi ♫ ♫ Ở đây, ngay đây này, ngay đây thôi ♫ ♫ Tôi sẽ không sống mãi ♫ ♫ Chỉ một lần trong đời và sự giúp đỡ ♫ thì luôn chướng mắt và mệt mỏi với câu "Chút nữa thôi" ♫ ♫ Lấy đi, giả dối đi, làm nó rồi từ bỏ nó ♫ ♫ Và tôi cần phải nói cho rõ, cần phải khẳng định nó ♫ ♫ Tôi cần thấu hiểu ♫ ♫ Ôi làm ơn, làm ơn, hãy làm vừa lòng tôi ♫ ♫ Tôi muốn cái tôi không có, cần những cái tôi không muốn ♫ ♫ Có những cái tôi không có, cái tôi muốn ♫ ♫ Cái tôi không có, cần cái tôi muốn ♫ ♫ Có nhưng lại không có -- bạn biết không ♫ ♫ Lý trí tôi không chịu dừng và trái tim tôi bảo cứ tiếp tục ♫ ♫ Không ai biết cách giữ lấy tôi, không ♫ ♫ Lý trí tôi không chịu dừng và trái tim tôi bảo cứ tiếp tục ♫ ♫ Vì tôi muốn cái tôi không có, cần cái tôi muốn ♫ ♫ Có nhưng tôi -- có cái tôi muốn ♫ ♫ Cái tôi không có, cần cái tôi không muốn có ♫ ♫ Cái mà tôi không có, tôi cần cái tôi không muốn ♫ ♫ Có nhưng lại không có, cái mà tôi muốn ♫ ♫ Cái mà tôi không có, cần cái tôi không muốn có♫ ♫ Có nhưng lại không phải cái mà tôi muốn ♫ ♫ Cái tôi không có, cần cái tôi không muốn có ♫ ♫Tôi có nhưng lại không phải cái tôi muốn ♫ ♫Những cái tôi không thể có, cần cái tôi không thể muốn♫ ♫ Tôi có nhưng không phải cái tôi muốn ♫ (Tiếng vỗ tay) Chúng ta chết chìm dưới tin tức. Chỉ mỗi mình Reuters thôi đã có 3 triệu rưỡi mẩu tin mỗi năm. Chỉ mới từ 1 nguồn tin. Câu hỏi tôi đặt ra là: bao nhiêu câu chuyện thực sự sẽ vẫn quan trọng trong khoảng thời gian dài? Có một ý tưởng đằng sau The Long News. Đó là kế hoạch đề ra bởi The Long Now Foundation, mà cũng được thành lập bởi thành viên TED bao gồm Kevin Kelly và Steward Brand. Và những gì chúng ta đang tìm kiếm là tin tức có thể có giá trị trong 50 hoặc 100 hoặc 10,000 năm sau này. Và khi bạn nhìn vào tin tức thông qua bộ lọc, rất nhiều thứ bị bỏ lại bên lề. Nếu bạn lấy mẩu tin đình đáp từ A.P. trong năm ngoái: Liệu nó có còn ý nghĩa gì trong vòng một thập kỷ? Hoặc mẩu tin này? Hoặc mẩu tin này? Thật không? Có thật là nó sẽ vẫn có ý nghĩa trong 50 hay 100 năm sau? Nó cũng hay đấy chứ (Cười) Mẩu tin đình đám năm ngoái là về kinh tế. Và tôi đánh cược là, sớm hay muộn, chuyện khủng hoảng kinh tế sẽ trở thành lỗi thời. Bởi thế, những câu chuyện nào có thể tạo ra sự khác biệt cho tương lai? Thế, hãy lấy [thuốc]. Một ngày nào đó, người máy sẽ di chuyển xuyên xuốt trong mạch máu để sửa chữa. Và ngày nào đó đã tồn tại ngay bây giờ nếu bạn là con chuột. Vài câu chuyện gần đây: Những con ong nanô chữa những khối u với nọc thật của ong. Chúng đang truyền gen vào não bộ. Họ làm nên con robot mà có thể đi vòng vòng cơ thể con người. Nguồn tài nguyên thì sao? Làm sao chúng ta có thể nuôi hết 9 tỉ người Chúng ta còn gặp rắc rối nuôi 6 tỉ người như hiện nay Như chúng ta đã nghe ngày hôm qua, hơn 1 tỉ người đang đói Nước Anh sẽ đói nếu ko có các cây trồng do biến đổi gen Bill Gates, may mắn thay, đã cược 1 tỉ đồng phản đối chuyện này Còn chính trị toàn cầu thì sao? Thế giới sẽ rất khác biệt khi Trung Quốc làm chủ các cuộc hội nghị và họ có thể lắm. Họ đã bắt kịp Mỹ với thị trường xe hơi Họ đã bắt kịp Đức trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất Và họ đã bắt đầu thí nghiệm DNA ở trẻ em để chọn ngành nghề cho chúng. Chúng ta luôn tìm mọi cách để vượt xa hơn những gì chúng ta biết Một vài khám phá gần đây: Có 1 loài kiến từ Argentina mà giờ đã lan rộng đến tất cả các lục địa ngoại trừ Nam cực Có loại robot tự điểm khiển đã được các nhà khoa học khám phá ra Sớm thôi, khoa học sẽ không cần chúng ta và cuộc sống cũng có thể không cần chúng ta nữa Một loài vi trùng tỉnh dậy sau 120.000 năm Có vẻ như có hay không có chúng ta cuộc sống vẫn tiếp diễn Nhưng tôi chọn ra bài viết hàng đầu cho những tin tức dài của năm là cái này, nước được tìm thấy trên mặt trăng. Làm cho chúng ta có thể xây dựng thuộc địa trên đó dễ hơn Và nếu NASA không làm thì Trung Quốc sẽ làm hoặc là ai đó trong phòng này có thể viết 1 tờ check Quan điểm của tôi là Trong thời gian dài sau này,một số tin tức sẽ quan trọng hơn những tin tức khác (Vỗ tay) Kính thưa quý vị khán giả, tại TED chúng ta nói nhiều về sự lãnh đạo và làm thế nào để tạo nên xu hướng. Hãy xem xu hướng được tạo nên thế nào, từ lúc bắt đầu và kết thúc, trong 3 phút và tìm ra những bài học từ chúng. Đầu tiên, bạn biết đấy, người lãnh đạo cần phải dám đứng ra và bị chế nhạo. Nhưng những gì anh ta làm thì dễ để làm theo. Và đây là người làm theo đầu tiên đóng vai trò thiết yếu. Anh ta sẽ cho mọi người thấy làm theo là thế nào. Bây giờ, chú ý rằng người đi đầu đã khiến anh ta làm như mình. Nên bay giờ không phải là về người đi đầu nữa. Là về họ, về số đông. Giờ thì anh ta gọi bạn của anh ấy. Nếu bạn chú ý thì người làm theo đầu tiên bản thân thực sự là 1 phiên bạn đi đầu được đánh giá thấp. Và nó cũng cần sự cam đảm để làm điều đó. Những người làm theo đã thay đổi từ 1 kẻ gàn dở thành 1 người đi đầu. (cười) (vỗ tay) và giờ là người thứ 2 làm theo. Và nó không phải là 1 kẻ gàn dở cô đơn, cũng ko phải 2 người. 3 là đám đông rồi, và đám đông thật gây chú ý. Vậy nên xu hướng cần phải công khai. Nó quan trọng, không phải là người đi đầu, mà là những người làm theo vì bạn sẽ thấy rằng những người làm theo mới cạnh tranh với nhau, không phải với người đi đầu. Và giờ thì nhiều người hơn, và ngay sau đó, 3 người nữa. Giờ thì ta đã có đà rồi. Đây là điểm mấu chốt. Chúng ta đã tạo nên xu hướng. Và hãy nhìn xem, càng nhiều người tham gia, càng ít rủi ro. Vậy nên những ai đang ngồi trước đây, không có lý do gì để không tham gia. Họ sẽ không nổi bật. Họ không bị chế nhạo. Nhưng họ sẽ thành 1 phần của đám đông nếu họ nhanh chân. (cười) vậy chỉ trong vòng 1 phút, bạn sẽ thấy rằng mọi người sẽ làm theo đám đông bởi vì họ sẽ bị chế nhạo nếu không tham gia, đó là cách bạn tạo nên một xu hướng. Hãy nói lại một số bài học từ điều này. Đầu tiên, nếu bạn là loại người đó, như anh chàng không áo đứng nhảy một mình, nhớ rằng sự quan trọng là sự ủng hộ những người làm theo đầu tiên giống như bạn rõ ràng nó là về xu hướng, không phải bạn. Có thể bạn đã bỏ qua bài học thực sự ở đây. Bài học lớn nhất, nếu bạn chú ý-- bạn có biết không-- rằng sự lãnh đạo cần được tuyên dương, và đó là anh chàng không mặc áo đã đi đầu, anh ta sẽ có được sự tin cậy nhưng thực sự là người làm theo đầu tiên đã biết một kẻ gàn dở thành môt nhà lãnh đạo. Vì vậy, chúng ta được dạy là hãy là người đi đầu, điều này thực sự rất không hiệu quả. Nếu bạn thực sự quan tâm về xu hướng, có sự cam đảm để làm theo và cho mọi người thấy làm theo thế nào. Và khi bạn tìm thấy một kẻ gàn dở đang làm điều gì đó tuyệt vời, hãy có dũng khí để làm người đầu tiên đứng lên là tham gia. Và nơi tốt nhất để làm việc đó, TED. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Bây giờ, tôi muốn bắt đầu với một câu hỏi: Lần cuối cùng bạn bị gọi là trẻ con là khi nào? Đồi với những đứa trẻ như tôi, có thể thường xuyên bị gọi là con nít Mỗi khi có những đòi hỏi phi lý, hay hành động thiếu trách nhiệm, hay có một dấu hiệu nào khác một người Mỹ bình thường, chúng tôi bị gọi là trẻ con, đó là điều làm tôi thực sự khó chịu. Sau hết, hãy nhìn vào những sự kiện sau: Chủ nghĩa đế quốc và thực dân xâm lược, chiến tranh thế giới, George W. Bush. hãy tự hỏi bản thân: Ai là người chịu trách nhiệm? Người lớn. Vậy, trẻ con đã làm được gì? Vâng, Anne Frank đã làm rung động hàng triệu người với bài báo cáo mãnh liệt của mình về những người bị tàn sát, Ruby Bridges giúp khai trừ nạn phân biệt chùng tộc tại Mỹ, và, gần đầy nhất, Charlie Simpson đã giúp quyên gần 120,000 bảng Anh cho Haiti. trên chiếc xe đạp nhỏ của cậu. Nên, như bạn đã thấy được bằng chứng từ những ví dụ trên, tuổi tác không là vấn đề. Ý niệm của từ "trẻ con" đề cập được xuất hiện khá thường xuyên ở người lớn rằng chúng ta nên xóa sổ từ ngữ phân biệt tuổi tác này mỗi khi đánh giá hành động liên quan tới sự thiếu trách nhiệm và suy nghĩ vô lý. (Vỗ tay) Cảm ơn. Và một lần nữa, ai đã nói rằng những suy nghĩ vô nghĩa nhất định không phải là những thứ thế giới cần đến. Có thể bạn đã có những kế hoạch vĩ đại trước đây, nhưng đã dừng lại, với ý nghĩ rằng: Điều đó là không thể hoặc quá tốn kém hoặc sẽ không mang lợi ích cho bản thân. Tích cực hay tiêu cực, trẻ con chúng tôi không bị ngăn cản nhiều như vậy khi phải nghĩ đến lý do vì sao không làm đều này hoặc điều kia. Trẻ em có nhiều những nguyện vọng tràn đầy cảm hứng và những suy nghĩ đầy hy vọng, như ước muốn của tôi là sẽ không ai đói khát hay mọi thứ đều miễn phí, một lý thuyết không tưởng Có bao nhiêu người ở đây vẫn còn mơ ước như thế và tin rằng nó có thể thành sự thật? Có thể kiến thức lịch sử và những thất bạn trong quá khứ của lý thuyết không tưởng chính là một gánh nặng vì, bạn biết rằng nếu mọi thứ đều miễn phí, rằng cửa hàng ăn uống sẽ hết sạch, và khan hiếm, dẫn tới đám đông hỗn loạn. Mặt khác, trẻ con chúng tôi vẫn mơ về sự hoàn hảo. Đó là điều tốt, vì để biến bất cứ điều gì thành hiện thực, bạn phải mơ ước về nó trước hết. Cách này hay cách khác, mơ ước táo bạo giúp đẩy xa mọi giới hạn. Ví dụ như, Bảo tàng Kính ở Tacoma, Washington, bang nơi tôi ở, yoohoo Washington-- (Vỗ tay) có một chương trình gọi là Trẻ em Thiết kế Kính, trẻ em được vẽ ra ý tưởng riêng của chúng về nghệ thuật trên kính. Giờ đây, họa sĩ nói họ đã có những ý tưởng tuyệt vời nhất qua chương trình này vì trẻ em không nghĩ đến những giới hạn rằng khó đến mức nào để có thể cắt kính thành những hình dạng nhất định. Chúng chỉ nghĩ đến những ý tưởng hay. Bây giờ, khi nghĩ đến kính, bạn có thể nghĩ đến những thiết kế đầy màu sắc của Chihuly hay có thể là bình lọ từ Ý, nhưng trẻ em thách thức nghệ sĩ đi xa hơn thế để vào lĩnh vực của những con rắn đau khổ và những anh chàng thịt lợn muối xông khói, người có cái nhìn về thịt. (Cười) Bây giờ, sự thông minh vốn có của chúng tôi không nhất thiết phải là nhận biết của người trong cuộc. Trẻ con đã học được nhiều từ người lớn rồi, và chúng tôi có nhiều thứ để chia sẻ. Tôi nghĩ rằng người lớn nên bắt đầu học tập ở trẻ con. Giờ đây, tôi nói chuyện đa số trước những khán giả có học thức, giáo viên và học sinh, tôi thích sự tương đồng này. Không nhất thiết giáo viên phải lãnh đạo cả phòng học chỉ dẫn học sinh làm cái này, cái kia. Học sinh nên chỉ dẫn giáo viên. Việc học giữa người lớn và trẻ em nên được thực hiện qua lại lẫn nhau. Thực tế thì, không may, lại có chút khác biệt, và có nhiều thứ liên qua đến sự tin tưởng, hay thiếu tin tưởng. Nếu bạn không tin tưởng ai đó, bạn sẽ đặt cho họ sự ràng buộc, đúng không? Nếu tôi nghi ngờ khả năng chị gái tôi sẽ trả cho tôi 10% tiền lời trên số tiền tôi cho chị ấy mượn, Tôi sẽ từ chối không cho chị ấy lấy thêm tiền của mình nữa tới khi chị trả lại. (Cười) Câu chuyện có thực đấy! Vâng, người lớn thường có những thái độ cấm đoán thường thấy đối với trẻ em từ những lần "đừng làm cái này" "đừng làm cái kia" trong quyển sổ tay của trường, đến hạn chế sử dụng internet tại trường. Lịch sử cho thấy, sự cai trị rồi sẽ trở thành gánh nặng nếu con người cứ sợ sệt về việc nắm quyền. Và, dù người lớn không thực sự ở mức độ cao của thể chế toàn trị, trẻ em không có, hoặc rất ít tiếng nói trong việc lập ra quy luật, khi mà thái độ thực sự cần có hai chiều, nghĩa là thế giới người lớn nên học và suy ngẫm những nguyện vọng của những người trẻ hơn. Và điều tồi tệ hơn sự cấm đoán là người lớn thường đánh giá thấp trẻ em. Chúng tôi chuộng thử thách, nhưng khi kì vọng đặt vào quá thấp, hãy tin rằng chúng tôi sẽ mất dần cố gắng mà thôi. Bố mẹ tôi có tất cả ngoại trừ kì vọng cao đặt vào tôi và chị tôi. Nên họ đã không bảo chúng tôi trở thành bác sĩ luật sư hay những chức danh tương tự, nhưng bố đã kể cho chúng tôi về Aristotle và những người tiên phong chiến đấu với vi trùng trong khi những đứa trẻ khác thì nghe "Bánh xe buýt lăn đều lăn đều." Chúng tôi cũng có nghe giai điệu đó, nhưng "Nhà tiên phong chống vi khuẩn" hoàn toàn thống lĩnh. (Cười) Tôi thích viết lách từ khi bốn tuổi, và khi tôi lên sáu mẹ mua cho tôi chiếc máy tính xách tay có cài đặt Microsoft Word. Cảm ơn Bill Gates và cảm ơn mẹ. Tôi biết trên 300 truyện ngắn bằng chiếc máy tính nhỏ của mình, và tôi muốn được in sách. Thay vì đùa cợt về thứ "dị giáo" này rằng một đứa trẻ muốn in sách, hay nói rằng "hãy chờ tới khi nhóc đủ lớn," ba mẹ thực sự giúp tôi rất nhiều. Nhưng nhiều nhà xuất bản thì không khuyến khích tôi như vậy. Một nhà xuất bản lớn cho trẻ em lạnh lùng nói rằng họ không làm việc với con nít. Nhà xuất bản cho trẻ em không làm việc với trẻ em ư? Tôi không biết, các người đang chọc tức một khách hàng lớn đấy. (Cười) Rồi, nhà xuất bản Action, đã sẵn sàng liều lĩnh và tin tưởng tôi, và lắng nghe những gì tôi phải nói. Họ cho xuất bản quyển sách đầu tay của tôi, "Những ngón tay bay," --bạn thấy đấy-- và từ đó, tôi được đi nói chuyện ở hàng trăm trường học, chỉ dẫn cho hàng ngàn nhà giáo dục, và cuối cùng, hôm nay, nói chuyện với các bạn. Tôi cảm kích trước sự chú ý của các bạn ngày hôm nay, vì nó thể hiện bạn thực sự quan tâm, các bạn đã lắng nghe. Nhưng có một vấn đề với cái nhìn lạc quan rằng trẻ em tốt hơn rất nhiều sơ với người lớn. Vì Trẻ em lớn lên và trờ thành người lớn, giống như các bạn bây giờ. (Cười) Giống như các bạn ư, thật chứ? Mục tiêu đó không phải để biến trẻ em thành những người lớn giông như các bạn. mà là những người lớn tốt hơn các bạn bây giờ, điều sẽ mang lại một ít thử thách xét theo tiêu chuẩn của các bạn, nhưng quá trình đi lên là vì những thế hệ mới và thời đại mới lớn lên, phát triển và trở nên tốt hơn những cái trước đó. Đó là lý do chúng ta không còn trong Thời Kì Tăm Tối nữa. Không quan trọng vị trí của bạn trong đời, luôn có nhu cầu cấp thiết là phải tạo cơ hội cho trẻ em để chúng tôi lớn lên và đẩy các bạn đi xa (Cười) Hỡi những người lớn và thành viên của TED, các bạn phải lắng nghe và học hỏi ở trẻ em tin tưởng và đặt nhiều kì vọng lên chúng tôi. Bạn phải lắng nghe ngay hôm nay, vì chúng tôi sẽ là những lãnh đạo ngày mai, nghĩa là chúng tôi sẽ chăm sóc lại cho các bạn khi bạn già yếu. Tôi đùa thôi Không, thật sự, chúng tôi sẽ là thế hệ kế tiếp, những người đưa thế giới này tiến lên. Và, nếu các bạn không nghĩ điều này có ý nghĩa hãy nhớ rằng khoa học vô tính đã thành hiện thực, và có thể ta sẽ quay lại thời thơ ấu, trong trường hợp đó, bạn sẽ muốn được lắng nghe giống như thế hệ của tôi. Ngày nay, thế giới cần những cơ hội cho các nhà lãng đạo mới và ý tưởng mới. Trẻ em cần cơ hội để lãnh đạo và thành công. Bạn đã sẵn sàng cho điều này? Vì những vấn đề của thế giới không nên là nhưng thứ di truyền trong nhân loại. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. "Mọi người làm những việc ngu ngốc. Làm cho HIV lan tràn" Đó là tiêu đề ở một tờ báo của Anh, Người Bảo Vệ, cách đây không lâu. Tôi rất tò mò --giơ tay -- ai đồng ý với điều này? Ồ, một hay hai tâm hồn dũng cảm. Đây thật ra là một câu nói từ một bác sĩ dịch tễ học đã hoạt động trong lĩnh vực này 15 năm qua, làm việc ở 4 châu lục, và bạn đang nhìn vào cô ấy. Và bây giờ tôi bắt đầu phản biện rằng điều này chỉ đúng một nửa. Mọi người mắc HIV vì họ làm những điều ngu ngốc, Nhưng phần lớn đang làm những điều ngu ngốc vì những lý do hợp lý một cách hoàn hảo . Hiện thời, "lý trí" là một mẫu thức mạnh trong y tế cộng đồng. Và nếu bạn đeo cặp kính mọt sách y tế cộng đồng lên, bạn sẽ thấy rằng nếu chúng ta cung cấp cho mọi người những thông tin mà họ cần cái mà có lợi cho họ hay có hại cho họ, nếu bạn cung cấp cho họ những dịch vụ nếu bạn cung cấp cho họ những dịch vụ, và một chút động lực, mọi người sẽ có những quyết định "lý trí" sống một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh. Tuyệt vời. Điều đó là vấn đề cho tôi vì tôi làm việc với HIV, và mặc dù tôi chắc là bạn đều biết rằng HIV là về sự nghèo khổ và thiếu công bằng giới tính, và nếu bạn tham gia TED'07, nó về giá cà -fê; thật ra, HIV là về tình dục và thuốc kích thích, Và nếu tồn tại 2 thứ làm cho con người một chút thiếu lý trí, đó là trạng thái cương và sự nghiện ngập [Tiếng cười] Vậy nên, chúng ta cùng bắt đầu với thứ mà lý trí cho một người nghiện. Lúc này, tôi nhớ cuộc nói chuyện với người bạn Indonesia của tôi, Frankie. Chúng tôi ăn trưa và anh ấy kể cho tôi về khoảng thời gian anh ấy trong tù ở Bali vì tiêm chích. Đó là sinh nhật một ai đó, và họ tuồn một ít hê-rô-in vào trại giam, và anh ấy đã hào phóng chia sẻ với tất cả bạn bè. Thế là tất cả mọi người xếp hàng, tất cả kẻ nghiện trong một hàng. và kẻ sinh nhật làm đầy ống, và hắn đi xuống và bắt đầu tiêm mọi người. Hắn tiêm kẻ đầu tiên, và sau đó hắn lau kim vào áo, và tiêm những kẻ kế tiếp Và Frankie nói, "Tớ là kẻ thứ 22 trong hàng, và tớ có thể thấy cái kim đang xuống chỗ tớ, và máu me ở khắp nơi. Nó càng lúc càng ngu xuẩn, Và một góc nhỏ trong đầu tớ nghĩ, Cái này thật là gớm ghiếc Và thực sự nguy hiểm, Và thực sự nguy hiểm, 'Làm ơn hãy còn sót lại chút thuốc lúc nó đến chỗ tớ Làm ơn hãy để lại một chút. Và sau đó, kể cho tôi câu chuyện này, Frankie nói, "Bạn biết đấy, thuốc kích thích làm bạn ngu ngốc." Và bạn biết đấy, bạn không thể chê trách anh ấy vì tính chính xác nhưng thật ra, Frankie lúc đó là một con nghiện heroin, và ở trong tù. Nên sự lựa chọn của anh không phải là chấp nhận cây kim bẩn thỉu đó hay là trạng thái bay bổng Và nếu có một nơi mà bạn thực sự muốn thăng hoa Đó là khi bạn ở trong tù. Nhưng tôi là một nhà khoa học, Và tôi không thích tạo dữ liệu từ những câu chuyện vặt, nên hãy cùng nhìn vào một số dữ liệu. Chúng ta đã nói về 600 kẻ nghiện ở 3 thành phố ở Indonesia, và chúng ta đã nói, "Bạn có biết bạn mắc HIV như thế nào không?" "Ồ vâng. Bằng việc dùng chung kim tiêm." Ý tôi là, gần 100%. Vâng, bằng việc dùng chung kim tiêm. Và, "Bạn có biết nơi bạn có thể lấy kim sạch với giá mà bạn có thể trả để tránh việc đó không?" "Ồ, vâng tôi biết". 100 %. "Chúng tôi là những kẻ nghiện nặng; chúng tôi biết nơi để lấy kim sạch." "Thế bạn có đang mang một cây kim theo mình không?" Chúng tôi thực sự phỏng vấn mọi người trên đường phố, ở những nơi mà họ tụ tập và tiêm chích. "Bạn có mang theo kim sạch không?" Một trên bốn, tối đa. Thế nên không có gì là đáng ngạc nhiên phần mà sử dụng kim tiêm sạch để tiêm chích tuần trước chỉ khoảng 1 trên 10, và 9 phần còn lại là dùng chung. Vậy là bạn có sự không tương xứng lớn này. Tất cả mọi người đều biết rằng Nếu họ dùng chung kim tiêm, họ sẽ nhiễm HIV, nhưng họ vẫn cứ dùng chung như thường. Thế điều đó là về cái gì. Có phải là bạn sẽ thăng hoa hơn nếu bạn dùng chung hay gì? Chúng tôi đã hỏi một phần tử tạp nham và họ trả lời, "Bạn điên à? Bạn không muốn chung kim tiêm hơn là bạn muốn chung bàn chải với người mà bạn ngủ cùng. Có một vấn đề ở đó. Không, không. Chúng tôi dùng chung kim tiêm vì chúng tôi không muốn vào tù." Ở Indonesia hiện thời, nếu bạn mang theo kim tiêm và bị cảnh sát tóm, họ sẽ tống bạn vào tù. Và nó thay đổi phương trình một chút đúng không. Bởi vì lựa chọn của bạn giờ không phải là, bây giờ tôi sử dụng kim tiêm của riêng tôi, hay là tôi dùng chung kim tiêm và mắc bệnh mà có thể sẽ giết chết tôi 10 năm nữa, hay là tôi có thể sử dụng kim tiêm riêng bây giờ và vào tù ngày mai. và khi mà những phần tử tạp nham nghĩ thế Mặc dù đó là ý kiến tồi khi đối mặt với HIV, họ nghĩ rằng còn tồi tệ hơn khi phải ngồi tù vào năm tới, Nơi mà họ sẽ có thể ở trong tình huống của Frankie và đối mặt với HIV. Đột nhiên, nó trở nên rất logic nên dùng chung kim tiêm. Bây giờ, chúng ta cùng nhìn vào điều này từ góc nhìn của một nhà lập pháp. Đây thực sự là vấn đề đơn giản . Bỗng nhiên, động cơ của bạn thẳng hàng. Chúng ta có điều mà logic với y tế cộng đồng. Bạn muốn mọi người dùng kim tiêm sạch, và người nghiện muốn dùng kim tiêm sạch. Vì vậy chúng ta có thể giải quyết vấn đề này đơn giản bằng cách làm cho kim tiêm sẵn có với tất cả mọi người và xoá đi lỗi sợ bị bắt Giờ, người đầu tiên nhận ra điều này và làm điều gì đó về nó ở cấp quốc gia là một người rộng mở và nổi tiếng Margaret Thatcher và bà ấy đã thi hành chương trình thay đổi kim tiêm quốc gia đầu tiên của thế giới và một vài nước khác đã noi theo, Úc, Hà Lan và một vài nước khác, và ở tất cả những nước này, bạn có thể thấy không hơn 4 phần trăm dân số mắc phải HIV do dụng cụ tiêm Ở những nơi không làm việc nay, ví dụ như New York Mát-xcơ-va, Jakarta, đỉnh cao là một trong hai dụng cụ tiêm bị nhiễm thứ bệnh dịch chết người này Margaret Thatcher không làm việc này vì bà ấy có tình yêu lớn với những người nghiện Bà làm vậy vì bà điều hành một đất nước có một dịch vụ y tế quốc dân Vì vậy, nếu bà không đầu tư vào một biện pháp phòng trừ có hiệu quả thì bà sẽ phải đối mặt với chi phí của việc điều trị sau này, và rõ ràng rằng những chi phí đó cao hơn nhiều Vậy nên bà ấy đã đưa ra một quyết định phù hợp với logic chính trị Giờ, nếu tôi mang ra cặp kính mọt sách y tế cộng đồng của tôi ở đây và nhìn vào những số liệu này nó có vẻ như một kẻ không có não, phải không. Nhưng ở đất nước này. nơi chính phủ rõ ràng là không cảm thấy bị ép buộc khi đưa ra sự chăm sóc sức khoẻ cho người dân, chúng ta đã lựa chọn một con đường hoàn toàn khác Tất cả những gì chúng ta đã từng làm ở Mỹ là xem xét số liệu, không ngừng xem xét số liệu Vậy đây là những bản tổng kết của hàng trăm cuộc nghiên cứu bởi những người quan trọng của đền thờ khoa học tại Hoa Kỳ và đây là những nghiên cứu cho thấy rằng rất nhiều những chương trình kim tiêm hiệu quả Giờ, những cái chỉ ra rằng chương trình kim tiêm không hiệu quả bạn cho rằng đó là một trong những cái slide khó chịu này và tôi nhấn cái điều khiển của tôi và nó sẽ hiện lên nhưng mà không phải, thế là hết cái slide rồi. (Tiếng cười) Không có gì ở phía bên kia. Vì thế, hoàn toàn vô lý bạn sẽ nghĩ vậy ngoài ra, chờ chút, chính trị gia cũng có lý trí và họ đang trả lời những gì mà họ nghĩ cử tri mong muốn Vậy cái ta thấy là cử tri trả lời rất tốt cho những vấn đề như thế này và không tốt lắm cho những thứ như thế này (Tiếng cười) Vì vậy nó trở nên khá logic khi từ chối dịch vụ cho dụng cụ tiêm Giờ hãy nói về tình dục Chúng ta có có lý trí hơn về tình dục không? Dù sao, tôi cũng sẽ chẳng nhắm vào vị trí vô lý rõ ràng của những người như nhà thờ Catholic người nghĩ rằng bằng một cách nào đó nếu bạn đưa ra một bao cao su mọi người sẽ chạy ra và quan hệ Tôi không biết nếu giáo hoàng Benedict có xem TEDTalks trực tuyến không nhưng nếu ông có, tôi có tin cho ông Benedict Tôi lúc nào cũng mang bao cao su và tôi không bao giờ làm thế (Tiếng cười) Nó không dễ thế đâu Đây, có thể bạn sẽ may mắn hơn. (Tiễng vỗ tay) Okay, không đùa nữa, HIV thật ra không dễ để truyền qua đường tình dục thế đâu Nên, nó phụ thuộc vào ở đó có bao nhiêu virus trong máu bạn và trong dịch của cơ thể Và những gì ta có là một mức virus rất, rất cao lúc đầu, khi bạn mới bị nhiễm sau đó bạn sẽ bắt đầu tạo kháng thể và sau đó nó sẽ tiếp tục ở đó với mức khá thấp trong một thời gian dài, 10 hay 12 năm bạn sẽ có gai nếu bạn tiếp tục bị nhiễm thêm qua đường tình dục nhưng cơ bản, hầu như không có gì xảy ra cho đến khi bạn bắt đầu có triệu chứng AIDS Và ở mức độ đó, ở đây, bạn trông sẽ không tốt, bạn cũng sẽ không cảm thấy tốt bạn không quan hệ nhiều Vậy nên sự truyền HIV qua đường tình dục chủ yếu được định đoạt bởi bao nhiêu bạn tình bạn có trong khoảng thời gian ngắn khi bạn có lượng virus trong máu cao nhất Hiện nay, điều này làm mọi người điên lên vì nó có nghĩa rằng bạn sẽ phải nói về một số nhóm có nhiều bạn tình hơn trong thời gian ngắn hơn những nhóm khác và điều đó có vẻ bêu xấu. Tôi vẫn luôn luôn có chút tò mò về điều này vì tôi nghĩ bêu xấu là một điều không tốt trong khi quan hệ nhiều là một điều khá tốt nhưng chúng ta cứ để nó ở đó đã sự thật là 20 năm nghiên cứu sâu sắc đã cho ta thấy rằng đây là những nhóm thường có một số lượng lớn bạn tình trong một khoảng thời gian ngắn và những nhóm đó là, trên toàn cầu, là những người bán dâm và những khách quen của họ họ là những người đồng tính ở bữa tiệc những người mà có, trung bình, gấp 3 lần số bạn tình của người bình thường ở bữa tiệc và họ là những người thích quan hệ khác giới tới từ những đất nước có truyền thống đa thê và có mức độ tự quản của phụ nữ cao và hầu hết các nước ở đông hoặc nam châu Phi Và điều đó được thể hiện bởi bệnh dịch ta thấy ngày hôm nay Bạn có thể thấy nhưng con số đáng sợ này từ châu Phi Đây là tất cả các nước tại nam Phi nơi giữa khoảng một trong bảy và một trong ba người trưởng thành bị nhiễm HIV Hiện tại, trong phần lại của thế giới chúng ta có cơ bản không có gì xảy ra trong phần lớn dân số tỉ lệ rất, rất thấp nhưng chúng ta có mức nhiễm HIV cực cao trong những phần dân số ở mức nguy hiểm cao nhất như tiêm chích ma tuý, gái bán dâm và người đồng tính Và bạn sẽ nhận ra rằng đó là số liệu địa phương tại Los Angeles 25 phần trăm người đồng tính Tất nhiên, bạn không thể bị nhiễm HIV chỉ vì quan hệ không an toàn Bạn chỉ có thể bị HIV vì quan hệ không an toàn với một người dương tính Trên phần lớn thế giới, số ít trường hợp bảo vệ hỏng này không đứng vững, chúng ta thực sự đang lam rất tốt trong việc Tỉ lệ dùng bao cao su giữa khoảng 80 và 100 phần trăm trong hoạt động bán dâm tại hầu hết các nước và, một lần nữa, nó là bởi vì sự thẳng hàng của động cơ Điều logic cho y tế cộng đồng cũng logic cho từng gái bán dâm vì sẽ thật sự không tốt cho công việc nếu có thêm STI Không ai muốn vậy cả. Và, thực ra, khách hàng không muốn về nhà với một Vì vậy, cốt yếu là, bạn phải có thể đạt được một mức sử dụng bao cao su cao trong bán dâm Nhưng trong mối quan hệ "có tình dục" sẽ khó hơn nhiều vì, với vợ bạn hay bạn trai hay bất kỳ ai mà bạn mong có thể biến thành một trong số đó, chúng ta thường có ảo tưởng về sự lãng mạn và lòng tin và thân tình và không có thiếu lãng mạn như câu hỏi, "bao cao su của anh hay của em, em yêu?" Nên, thay vào đó, bạn rất cần một sự khích lệ lớn để dùng bao cao su Đây, là một ví dụ. Người đàn ông này tên là Joseph. Anh ấy từ Haiti, và anh ấy có AIDS, và anh ấy có lẽ lâu rồi không quan hệ nhưng anh ấy là sự nhắc nhở trong dân, vì sao bạn mong đang dùng bao cao su. Cái này cũng ở Haiti và cũng là một sự nhắc nhở về tại sao bạn có thể sẽ muốn quan hệ. Giờ, khá vui, đây lại là Joseph sau 6 tháng dùng thuốc cai nghiện Không phải tự nhiên mà ta gọi nó là Hiệu Ứng Lazarus Nhưng nó đang thay đổi phương trình của cái gì là logic trong ra quyết định về tình dục Nên, cái ta có -- vài người nói, "Ồ, cũng chẳng quan trọng lắm vì, thực ra, điều trị là một biện pháp phòng trừ tốt vì nó hạ thấp gánh nặng virus và thế nên làm cho khó truyền HIV hơn" Giờ, nếu bạn nhìn lại vụ virus trong máu, nếu bạn bắt đầu điều trị khi bạn ốm điều gì xảy ra? Gánh nặng virus của bạn giảm xuống Nhưng so sánh với cái gì? Cái gì sẽ xảy ra nếu bạn không điều trị? Để xem nào, bạn chết, nên gánh nặng virus của bạn xuống 0 Và tất cả các thứ màu xanh ở đây, kể cả gai, là bởi vì bạn đã không thể tới hàng thuốc hoặc bạn hết thuốc, hoặc bạn chè chén, tiệc tùng 3 ngày liên tục và quên không uống thuốc, hoặc vì bạn bắt đầu có kháng thuốc, hay vì cái gì cũng được, tất cả chỗ virus đó mà sẽ không ở ngoài đó, trừ khi điều trị. Giờ, tôi đang nói về, ồ, đúng rồi, chiến thuật phòng vệ tốt hãy dừng chữa trị cho mọi người? Tất nhiên là không rồi, chúng ta cần mở rộng điều trị chống HIV nhất chúng ta có thể. Nhưng cái ta đang làm là nghi ngờ những người nói rằng điều trị nhiều hơn là tất cả biện pháp phòng trừ ta cần Điều đó đơn giản không cần đúng, và tôi nghĩ chúng ta có thể học được nhiều từ trải nghiệm của người đồng tính ở những nước giàu nơi việc điều trị đã phổ biến rộng rãi đến giờ đã 15 năm, và những gì ta thấy là thực ra, tỉ lệ dùng bao cao su, cực kì, cực kì cao -- cộng đồng đồng tính phản ứng rất nhanh với HIV với cực kì ít sự trợ giúp từ những mọt sách y tế cộng đồng, tôi chắc rằng -- tỉ lệ dùng bao cao su đã giảm mạnh từ sau việc điều trị vì 2 lý do. Một là do sự suy đoán, "Ồ xem nào, nếu anh ta bị, anh ta chắc đang điều trị, và gánh nặng virus của anh ta chắc là thấp, nên mình khá là an toàn." Và nguyên nhân khác là mọi người đơn giản là không sợ HIV khi họ bị AIDS, và chắc chắn vậy. AIDS là một căn bệnh làm bạn biến dạng và giết bạn, và HIV là một virus vô hình làm bạn phải uống thuốc mỗi ngày. Và điều đó thật khó chịu Nhưng điều đó khó chịu bằng phải dùng bao cao su mỗi lần bạn quan hệ không kể bạn say đến mức nào, không kể bao nhiêu thuốc kích dục bạn dùng, không kể gì? Nếu ta nhìn vào dữ liệu, ta có thể thấy rằng câu trả lời cho câu hỏi đó là ừmmm Đây là những dữ liệu từ Scotland Bạn có thể thấy đỉnh cao của tiêm chích ma tuý trước khi họ bắt đầu chương trình thay đổi kim tiêm quốc gia. Sau đó nó đi xuống và trong cả những người không đồng tính, chủ yếu trong việc bán dâm và trong những người dùng ma tuý bạn thực sự không có mấy chuyện xảy ra sau khi bắt đầu điều trị và đó là do sự thẳng hàng của động cơ mà tôi nói lúc trước. Nhưng trong những người đồng tính, bạn có một mức tăng khá lớn bắt đầu 3 hay 4 năm sau khi việc điều trị trở nên phổ biến. Đây là sự nhiễm bệnh mới Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là tác dụng kết hợp của ít lo lắng hơn và có nhiều virus ngoài đó trong dân chúng hơn, nhiều người sống lâu hơn, khoẻ mạnh hơn, có nhiều khả năng nhiễm HIV hơn đang mạnh hơn tác dụng của việc hạ gánh nặng virus và đây là một vấn đề rất đáng lo. Điều đó có nghĩa gì? Điều đó có nghĩa rằng chúng ta cần làm nhiều hơn về phòng vệ và điều trị Đó có phải là cái đang diễn ra không? Không, và tôi gọi nó là Chúng ta đã nói rất nhiều về lòng trắc ẩn gần đây Và cái đang thực sự diễn ra là mọi người mọi người không thể thực sự đặt mình vào dịch vụ sức khoẻ sinh sản và tình dục an toàn cho những người bán dâm. không thể phân phát kim tiêm cho những phần tử tạp nham nhưng khi họ chuyển từ những kẻ đáng ghê tởm, những kẻ mà ta không muốn thương xót tới những nạn nhân của AIDS chúng ta tới với lòng trắc ẩn và mua cho họ những thuốc cực kì đắt suốt phần đơi còn lại Nó chẳng có lý chút nào từ góc nhìn y tế cộng đồng Tôi muốn cho, cái gần như là lời cuối cùng, cho Ines Ines là một gái bán dâm chuyển giới trên phố ở Jakarta Cô ta là một cô nàng với một dương vật Sao cô ta lại làm công việc đó? Tất nhiên, cô ta bị bắt buộc phải làm vậy vì cô ấy không có lựa chọn tốt hơn, vân vân và vân vân và nếu ta có thể dạy cô ấy khâu vá và kiếm cho cô 1 việc trong nhà máy, mọi chuyện đã tốt rồi Đây là những gì công nhân nhận được 1 giờ tại Indonesia trung bình, 20 cents Nó thay đổi chút ít giữa các vùng Tôi nói về người bán dâm, 15000 người bọn họ trong cái slide này. Và đây là những gì gái bán dâm nói họ thu được trong 1 giờ Vây, đây không phải là 1 công việc tốt, nhưng với nhiều người đây thực sự là một sự lựa chọn có lý Được rồi, Ines Chúng ta có công cụ, kiến thức và tiền và lời cam kết chống HIV nữa Ines: Vậy tại sao sự thịnh hành vẫn gia tăng? Tất cả là chính trị. Khi bạn động tới chính trị, không có gì có lý Elizabeth Pisani: "Khi bạn động tới chính trị, không có gì có lý" Vậy, từ góc nhìn của một gái bán dâm. các chính trị gia chẳng có lý gì cả Từ góc nhìn của mọt sách y tế cộng đồng người nghiện đang làm những chuyện ngu ngốc Ý của tôi là sự thật là mọi người đều có cái lý riêng Số cách để có lý bằng với số người trên hành tinh này và đó là một trong những vinh quang của con người Nhưng những cách để có lý đó lại không hoàn toàn tách biệt khỏi nhau Vậy nó có lý khi người chích ma tuý dùng kim chung vì một quyết định ngu ngốc của chính trị gia và nó có lý khi một chính trị gia quyết định ngu ngốc như vậy vì họ đang phản ứng với cái mà họ nghĩ là cử tri mong muốn Nhưng có một chuyện: Chúng ta là cử tri Không phải tất cả bọn họ, tất nhiên, nhưng TED là một cộng đồng có quan điểm và tất cả những người có trong phòng này và những người đang xem trên mạng Tôi nghĩ có một nhiệm vụ yêu cầu các chính trị gia là chúng ta ra chính sách dựa trên cơ sơ khoa học và lẽ phải Nó sẽ rất khó cho chúng ta cá nhân có ảnh hưởng lên cái gì là có lý cho tất cả Frankie và tất cả Ines ngoài kia Nhưng ít nhất bạn cũng có thể dùng lá phiếu của mình để ngăn các chính trị gia làm những điều ngu ngốc làm lây truyền HIV Cám ơn (Vỗ tay) Không phải chuyện về công nghệ mà là về con người và những câu chuyện. Tôi sẽ kể cho các bạn những gì vừa diễn ra trên truyền hình gần đây như một video chất lượng cao chương trình '60 phút', có lẽ nhiều người trong các bạn đã xem nó Và đó là câu chuyện về chủ tịch hiện thời của hội cựu chiến binh mà chính bản thân ông đã mất đi một cánh tay cách đây 39 năm trước ở Việt Nam Người đã phản đối kịch liệt các thiết bị điên rồ không hoạt động này. Và cuối cùng chiếc máy quay 60 phút chiếu ở bối cảnh, sau khi ông ấy đã có thái độ rõ ràng về việc -- ông có cái móc của ông ấy và ông ấy có -- ông ấy đã gắn cánh tay giả này gần 2 tiếng và đã có thể tự mình rót 1 ly nước và vô cùng xúc động trước một thực tế Xin trích nguyên văn lần đầu tiên ông cảm nhận được mình lại có cánh tay sau 39 năm. Nhưng như vậy sẽ là kể đến đoạn giữa câu chuyện rồi, Và tôi không định cho các bạn xem video đã biên tập đó nữa thay vì vậy, tôi sẽ, trong một hoặc hai phút chiếu 1 đoạn phim trước đó chưa qua chỉnh sửa vì tôi nghĩ rằng đây là cách tốt hơn để kể câu chuyện này Vài năm trước, tôi đã được ghé thăm bởi những người điều hành DARPA, những người tài trợ vốn cho những công nghệ tiên tiến mà các tổ chức kinh doanh và trường đại học sẽ không dám mạo hiểm đầu tư. Họ có mối quan tâm đặc biệt đến những công nghệ giúp ích cho những người lính Tôi nhận được -- theo cách nào đó -- một chuyến viếng thăm, và ngồi trong phòng hội nghị là 1 bác sĩ phẫu thuật kì cựu từ quân đội và những người điều hành DARPA. Họ đã để kể tôi nghe một câu chuyện mà về cơ bản liên quan đến điều sau Giờ đây chúng ta đã dùng công nghệ hiện đại như vậy và đem chúng tới những nơi hoang vu nhất mà chúng ta đóng quân: Những ngọn đồi của Afghanistan, Iraq... Họ khá tự hào về bạn biết đó, trước khi bụi bẩn được dọn sạch, nếu có binh lính bị thương họ sẽ tập hợp anh ta hoặc cô ta, và đưa quay về, Binh lính đó sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc khẩn cấp đẳng cấp nhất thể giới nhanh hơn cả bạn và tôi, nếu chúng ta bị thương trong một vụ tai nạn xe hơi ở một thành phố lớn của Mỹ. Đó là tin tốt. Tin xấu là nếu họ nhận người này và anh ta hay cô ta bị mất đi một tay hay một chân, hay một phần của gương mặt, có lẽ họ sẽ không đưa về đâu. Cho nên, họ đã đưa tôi xem thống kê về số những đứa trẻ bị mất một cánh tay. Và sau đó vị bác sĩ phẫu thuật chỉ ra, vô cùng tức giận, anh ta nói: "Tại sao vậy? Lúc kết thúc thế chiến thứ II, họ đã dùng súng trường bắn nhau. Nếu ai đó bị mất đi một cánh tay, chúng tôi sẽ đưa họ một cây gậy gỗ có đầu móc. Bây giờ chúng ta có loại F18 và F22, và nếu có ai đó mất đi một cánh tay, chúng tôi sẽ đưa họ một cây gậy nhựa có đầu móc." Và cơ bản họ nói rằng, "Điều này không thể chấp nhận được." rồi đến câu quyết định, "Vậy thì, Dean, chúng tôi ở đây vì anh tạo ra các dụng cụ y tế. Anh sẽ giúp chúng tôi có được một cánh tay." Và tôi đang chờ để được đưa cho 500 trang về bộ máy quan liêu, các giấy tờ và DODs. Người kia nói không phải, "Chúng tôi sẽ đưa một người đến phòng hội nghị, và đeo cánh tay mà anh sẽ tạo cho chúng tôi, anh ta hoặc cô ta sẽ nhặt một quả nho khô hoặc một quả nho. khỏi mặt bàn này. Nếu đó là nho, họ sẽ không bóp nát nó." Tốt thôi, anh ta cần bộ cảm biến li tâm, hướng tâm, chạm và cảm nhận "Nếu đó là nho khô, họ sẽ không đánh rơi nó." Vậy là anh ta muốn động cơ điều khiển tốt: cổ tay có thể gập lại được, khuỷu tay có thể cong lại được, vai cũng cử động và co giãn được. Dù sao thì họ cũng sẽ ăn thôi. "À, nhân đây Dean. Cánh tay sẽ được gắn cho một nửa dân số- phụ nữ cụ thể là 32 inches từ ngón giữa (~81cm) và nhẹ hơn 9 pao (~4kg)." Nhóm phụ nữ đại biểu cho một nửa cấu trúc dân số "Và nó sẽ bao gồm tất cả mọi thứ, kể cả nguồn năng lượng để vận hành" Và như vậy, họ đã kết thúc câu chuyện. Còn tôi, như bạn thấy đó, là một người hay e ngại. Tôi bảo họ, các anh điên rồi. (Tiếng cười) Họ đã xem quá nhiều phim "Kẻ hủy diệt" rồi (Cười) Sau đó, bác sĩ phẫu thuật nói với tôi, "Dean, anh cần phải biết có hơn 24 những đứa trẻ như vậy đã trở về Cụt cả hai cánh tay.” Giờ, tôi không thể hình dung được, Tôi xin lỗi, bạn có lẽ hình dung được tốt hơn tôi --- Tôi không thể tưởng tượng việc mất đi một cánh tay, và đặc biệt là lúc 22 tuổi. Nhưng so sánh với việc mất cả hai tay thì sao? Chắc sẽ không được thuận tiện cho lắm. Dù sao thì, tối hôm ấy tôi đã về nhà và nghĩ về chuyện đó. Tôi không thể ngủ được. cứ nghĩ về việc, "Làm cách nào để lật người lại mà không có đôi vai." Vì vậy, tôi quyết định chúng tôi phải làm chuyện này thôi. Và tin tôi đi, tôi có công việc cũng như nhiều việc để làm lắm Hầu hết các việc ấy khiến tôi bận rộn xây dựng mơ ước như FIRST và nước và điện Và tôi có nhiều việc trong ngày lắm. Nhưng tôi hiểu tôi phải làm điều này. Tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ, tôi đến Washington, nói với họ tôi vẫn nghĩ các anh điên rồi, nhưng chúng ta sẽ làm điều đó. Và tôi nói với họ tôi sẽ tạo lại cánh tay cho họ Tôi nói, chắc sẽ mất 5 năm để vượt qua được FDA (Cục Quản lý Dược phẩm Mỹ) và có lẽ khoảng 10 năm để hoạt động được tương đối Hãy xem phải cần những gì để tạo ra iPod chẳng hạn "Tốt lắm", anh ta nói, "Anh có 2 năm." (Tiếng cười) Tôi nói, "Tôi sẽ nói anh nghe Tôi sẽ tạo cánh tay cho anh nhẹ hơn 9 pao mà có toàn bộ chức năng đó trong 1 năm thôi Rồi sẽ mất 9 năm nữa để nó hoạt động được và hữu dụng" Chúng tôi phân vân giữa đồng ý và không. Tôi đã quay về và bắt đầu thành lập một nhóm, những người ưu tú nhất tôi có thể tìm thấy với đam mê để làm chuyện này Kết thúc, chính xác là 1 năm sau chúng tôi đã có một thiết bị với 14 độ xoay chuyển tự do tất cả các bộ cảm ứng và vi xử lí, tất cả các bộ phận bên trong. Tôi có thể chỉ cho bạn thấy nó với lớp vỏ nhân tạo trên đó trông thật đến mức rợn gáy, nhưng bạn sẽ không thấy những thứ thú vị này đâu Sau đó tôi nghĩ sẽ mất nhiều năm trước khi chúng ta có thể khiến nó thật sự, thật sự trở nên hữu ích. Cuối cùng, như tôi nghĩ bạn có thể nhìn thấy trong khả năng và thái độ của Aimee, những người có khao khát làm việc gì đó đều rất phi thường với bản tính khá dễ thích ứng Dù sao thì, với ít hơn 10 tiếng đồng hồ sử dụng, 2 người - 1 trong số đó bị mất cả hai cánh tay Anh ấy, theo nghĩa đen, anh ấy không có một bên vai, và anh ấy có một vai nhân tạo ở bên còn lại. Và đó là Chuck cùng Randy sau 10 tiếng đồng hồ - ngồi chơi trong văn phòng của chúng tôi Và chúng tôi đã quay vài đoạn phim gia đình thô sơ Cuối phần này tôi sẽ chiếu nó, đoạn phim chỉ tầm một phút và vài giây thôi, Chuck làm một điều mà đến hôm nay tôi vẫn ghen tỵ Tôi không thể làm được. Anh ấy lấy một cái muỗng, cầm nó lên, xúc lên một ít ngũ cốc Shredded Wheat và sữa, giữ cái muỗng thăng bằng anh ấy di chuyển nó, cùng lúc với tất cả các khớp này đưa lên đến miệng, và anh ấy không làm rớt giọt sữa nào. (Tiếng cười) Tôi không thể làm được thế. (Tiếng cười) Vợ anh ấy đang đứng phía sau tôi. Lúc đó cô ấy đang đứng ngay phía sau tôi và cô ấy nói, "Dean, Chuck đã không tự mình ăn được trong 19 năm rồi. Thế nên các anh có một lựa chọn: Chúng tôi giữ cánh tay, hoặc các anh giữ Chuck." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vậy thì, chúng ta thấy rồi chứ? Đó là Chuck đang thể hiện những sự điều khiển đồng thời của tất cả các khớp nối. Anh ấy đang đánh vào người điều khiển của chúng tôi. Còn phía sau là kĩ sư kiêm bác sĩ phẫu thuật của chúng tôi một người phụ tá rất hữu ích Có Randy, họ đang chuyền tay nhau một trái banh cao su nhỏ Và đúng như tinh thần của đội FIRST, tác phong chuyên nghiệp, họ rất tự hào về nó, cho nên họ quyết định chia sẻ đồ uống. Tiện thể, đây là điều không bình thường chút nào Tưởng tượng làm việc đó với 1 chiếc gậy gỗ có đầu móc ở phía cuối làm một trong hai việc đó. Bây giờ Chuck đang làm một việc phi thường ít ra là với kĩ năng thế chất giới hạn của tôi. Và giờ anh ta sẽ làm theo những gì mà DARPA yêu cầu tôi thực hiện. Anh ấy sẽ nhặt lên một quả nho -- anh ấy đã không làm rơi anh ấy không làm dập nó -- và anh ấy sẽ ăn nó. Và đó là những gì chúng tôi đã đạt tới sau khoảng 15 tháng. (Vỗ tay) Nhưng, như tôi đã học được từ Richard, công nghệ, bộ vi xử lí, máy cảm biến, động cơ, không phải là câu chuyện. Tôi chưa từng gặp vấn đề dạng này hay nói thẳng ra, toàn bộ lĩnh vực này là của y tế thế giới. Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy những điều đáng kinh ngạc từng xảy ra khi chúng tôi bắt đầu việc này. Sau khi chúng tôi đã khá chắc chắn mình có 1 thiết kế tốt, và sẽ phải tiến hành thiết lập những kĩ thuật tiêu chuẩn, bạn luôn phải lúc nào bạn cũng có thể chọn 3 trong 4 thứ bạn muốn cân nặng, kích thước, giá cả, chức năng - Tôi đưa một nhóm người lên máy bay của mình và nói, "Chúng ta sẽ bay tới Walter Reed nói chuyện với những đứa trẻ này vì thật ra, chúng tôi thích cánh tay hay không chẳng quan trọng. Bộ Quốc Phòng có thích hay không cũng chẳng quan trọng Khi tôi kể với họ thì họ không nhiệt tình nghe cho lắm, nhưng tôi đã nói, "Ý kiến của họ ra sao không quan trọng. Chỉ có duy nhất 1 ý kiến đáng kể, là bọn trẻ sẽ dùng nó hay không thôi." Tôi nói với các kĩ sư, "Xem này, chúng ta sắp đi vào Walter Reed, và các bạn sẽ gặp mọi người, rất nhiều người nữa, bị mất đi những bộ phận cơ thể chủ chốt Họ có thể sẽ rất giận dữ, thất vọng, bực tức, Chúng ta có lẽ sẽ cần phải hỗ trợ, động viên họ. Nhưng chúng ta phải tìm hiểu từ họ đầy đủ thông tin để đảm bảo chúng ta đang làm điều đúng đắn." Chúng tôi đã đến Walter Reed và tôi không thể nào sai lầm hơn thế được nữa Chúng tôi quả thật đã thấy 1 nhóm người, nhiều người trong số đó bị mất rất nhiều bộ phận trên cơ thể, và những phần còn lại thì bị cháy xém; nửa mặt biến dạng, 1 bên tai cháy rụi. Họ đang ngồi ở bàn. Họ được đưa tới cho chúng tôi. Và chúng tôi bắt đầu hỏi họ tất cả mọi thứ "Nghe này", tôi nói với họ, "Chúng tôi vẫn chưa làm tốt được như tạo hóa Tôi có thể đưa cho bạn động cơ điều khiển tốt, hoặc tôi có thể giúp bạn nâng lên hạ xuống 40 pao; tôi có lẽ không làm được cả 2 Tôi có thể cho bạn điều khiển nhanh với việc giảm tỷ lệ trong trang thiết bị, hoặc tôi có thể cho bạn thể lực nhưng tôi không thể cho bạn cả 2 được. Và chúng tôi cố gắng nhờ tất cả bọn họ giúp chúng tôi hiểu được cần đưa cho họ thứ gì. Họ không những nhiệt tình, họ còn nghĩ họ ở đây là để giúp chúng tôi "À, có giúp gì không nếu tôi..." "Các chàng trai và các cô gái, các bạn đã cống hiến đủ rồi. Chúng tôi ở đây để giúp đỡ mọi người Chúng tôi cần số liệu để biết mọi người cần gì." Sau nửa tiếng đồng hồ, có lẽ vậy, có 1 người đàn ông ở cuối bàn một người không nói nhiều lắm Bạn có thể thấy anh ấy bị mất 1 cánh tay, Anh ấy đang dựa vào cánh tay còn lại. Tôi gọi với xuống, "Này, anh vẫn chưa nói gì cả Nếu chúng ta cần mấy thứ này, anh sẽ muốn cái nào? Và anh ấy nói, "Anh biết đấy, tôi là 1 gã may mắn tại bàn này. Tôi đã mất cánh tay phải, nhưng tôi thuận tay trái." (Tiếng cười) Vì vậy, anh ấy sẽ không nói nhiều nữa. Anh ấy có 1 tinh thần tuyệt vời, cũng như tất cả những người còn lại Và anh ấy đưa ra vài bình luận Sau đó, cuộc gặp mặt kết thúc. Chúng tôi chào tạm biệt họ. Và anh ấy đẩy mình về phía sau cái bàn.... anh ấy không có chân. Như thế, chúng tôi rời khỏi. Và tôi đã nghĩ, "Chúng tôi không đưa cho họ sự hỗ trợ hay động viên gì hết; ngược lại họ đã trao nó cho chúng tôi. Họ vẫn chưa ngừng cống hiến." Thật đáng kinh ngạc. Vậy là chúng tôi quay về. Và tôi bắt đầu làm việc tích cực hơn, nhanh hơn. Sau đó chúng tôi đến Trung tâm y tế quân đội Brooke. Chúng tôi gặp rất nhiều những người trẻ như vậy, rất nhiều. Và thật kinh ngạc bọn trẻ mới tích cực làm sao. Thế là chúng tôi quay về, và chúng tôi làm việc chăm chỉ hơn nữa. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng và gắn năm thiết bị lên những người tham gia Chúng tôi la hét cùng họ. Tôi nhận được 1 cuộc gọi, sau đó chúng tôi quay trở lại Washington. Chúng tôi trở lại Walter Reed, và 1 người trẻ, thật vậy, 20 ngày gì đấy trước đó đã bị thổi bay. Và họ đưa cậu tới Đức. rồi 24 tiếng sau đó họ đưa cậu từ Đức về Walter Reed. Và cậu ta đã ở đây, Họ nói chúng tôi cần phải tới đó. Khi tôi tới nơi họ đưa cậu ấy vào 1 cái phòng. Cậu bé không có chân. Cậu cũng không có tay. Cậu chỉ còn 1 chi nhỏ dư ra ở 1 bên. Nửa khuôn mặt bị biến dạng, nhưng họ nói thị giác của cậu bé đang dần hồi phục Cậu bé có 1 con mắt nguyên vẹn. Tên cậu là Brandon Marrocco. Cậu bé nói, "Cháu cần cánh tay của chú, nhưng cháu cần 2 tay lận." "Cháu sẽ có chúng." Đứa bé ấy đến từ đảo Staten. Cậu nói, "Cháu có 1 chiếc xe tải trước khi cháu tới nơi đó, chiếc xe có 1 cần số. Chú nghĩ cháu có thể lái nó được không?" "Chắc chắn là được." Rồi tôi quay đi và ôm đầu, "Chúng ta phải làm thế nào đây?" (Cười) Dù sao thì, cậu bé cũng giống những người còn lại. Cậu thật sự không mong muốn nhiều lắm Cậu muốn được giúp đỡ. Cậu bé đã nói với tôi cậu ta muốn trở lại để giúp những người bạn của mình. Vậy là, trên đường tới đây, Tôi được yêu cầu dừng chân tại Texas. Ở đó có 3500 người, Hội Cựu chiến binh, ở Mĩ...3500 người ở 1 sự kiện lớn như vậy để giúp gia đình của tất cả bọn trẻ - một số đã chết, số còn lại thì giống Brandon -- và họ muốn tôi lên phát biểu. Tôi kêu lên, "Tôi biết nói gì bây giờ? Chẳng vui vẻ gì. Nếu chuyện này xảy đến với bạn, tôi có thể cho bạn...Thứ này vẫn không tốt bằng thiết bị ban đầu." "Anh cần phải đến." Cho nên, tôi đã đi. Và, tôi nghĩ là các bạn đã hiểu ý của tôi có rất nhiều người ở đây đang dần hồi phục Một số phục hồi nhanh hơn những người khác Nhưng nhìn chung, những người đã từng trải qua chuyện này có một tâm thế đáng kinh ngạc, Chỉ riêng việc được mọi người quan tâm đã tạo sự khác biệt rất lớn đối với họ. Tôi sẽ ngừng nói, ngoại trừ có 1 thông điệp hay quan ngại tôi muốn nói. Tôi không nghĩ có ai lại cố ý làm vậy, nhưng có nhiều người trực tiếp nói rằng, "À, họ sẽ nhận được bao nhiêu vậy?" Như chúng ta đều đã nghe, đất nước này tham gia trong cuộc tranh luận vĩ mô về chăm sóc sức khỏe "Ai được hưởng quyền lợi gì? Ai được hưởng bao nhiêu? Ai sẽ chi trả cho những thứ đó?" Đó là những câu hỏi hóc búa. Tôi không có câu trả lời. Không hẳn mọi người ai cũng được hưởng quyền lợi đơn giản vì bạn được sinh ra tại đây Đó là điều không thể. Nếu được vậy thì tốt nhưng hãy thực tế một chút. Những câu hỏi hóc búa, dưới kia sẽ có những ý kiến trái chiều Tôi không biết câu trả lời. Còn những câu hỏi hóc búa khác nữa. "Chúng ta có nên ở đó? Làm sao chúng ta tránh khỏi? Chúng ta cần phải làm gì?" Câu hỏi này cũng có nhiều phương hướng trả lời nữa. và tôi cũng không có câu trả lời nào hết. Đó là những câu hỏi liên quan đến chính trị, kinh tế, chiến lược. Tôi không có đáp án. Nhưng để tôi gửi cho các bạn một mối quan ngại đơn giản, hay có thể là 1 lời tuyên bố Đây là một đáp án dễ dàng. Tôi biết những gì bọn trẻ xứng đáng nhận về phương diện phúc lợi y tế. Tôi đã nói chuyện với một người trong số đó và cậu ấy thật sự rất thích cánh tay này - cái này tốt, tốt, tốt hơn nhiều cây gậy bằng nhựa có cái móc trên đó - nhưng không một ai trong phòng này sẽ muốn có nó hơn cái mà các bạn đã có rồi đâu. Nhưng tôi nói với cậu, "Cháu biết đó, chiếc máy bay đầu tiên bay được 100 feet (~30.48m) vào năm 1903. Wilbur và Orville. Nhưng cháu biết gì không? Điều đó còn không làm 1 chú bồ câu già ganh tỵ Nhưng giờ chúng ta có nhiều Đại bàng ngoài kia những chiếc F15, cả chiếc Đại bàng trọc đầu nữa. Chú chưa từng thấy chú chim nào bay tới Mach 2 đâu. Chú nghĩ cuối cùng chúng ta cũng sẽ làm những thứ này trở nên phi thường Và tôi đã nói với đứa trẻ đó, "Chú sẽ ghé thăm khi nào những người bạn của cháu ganh tị với cánh tay Luke của cháu vì những gì nó có thể làm, và làm bằng cách nào. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc. Và tôi sẽ không ngừng làm việc cho tới khi chúng tôi thành công." Và tôi nghĩ đất nước này nên tiếp tục cuộc tranh luận vĩ mô của nó, kêu ca và than phiền, "Tôi có quyền mà" "Anh là 1 nạn nhân." Và nên kêu ca và than phiền về chính sách đối ngoại phải nên thế nào. Nhưng trong khi chúng ta được kêu ca và than phiền về ai thanh toán cho tất cả và chúng ta được nhận bao nhiêu, những con người ở ngoài kia người cho chúng ta đặc quyền kêu ca và than phiền, tôi biết thứ mà họ xứng đáng nhận được: tất cả mọi thứ trong khả năng của 1 người. Và chúng ta cần phải đưa cho họ. (Vỗ tay) Tôi được một người ghé thăm cách đây khoảng đúng một năm, hơn một năm, một quan chức cao tại Bộ Quốc Phòng. Ông ta đến gặp tôi và nói, "1600 chàng trai mà chúng ta cử đi chiến đấu đã quay trở lại trong tình trạng mất ít nhất là nguyên cánh tay. Toàn bộ cánh tay. Khớp vai rời ra từng mảnh. Và những gì mà chúng tôi đang làm những điều mà chúng tôi đã làm -- hầu như chúng tôi làm điều đó kể từ thời nội chiến, một cây gậy và một cái móc. Và họ xứng đáng có được nhiều hơn thế." Và thật vậy, người này ngồi ở văn phòng của tôi ở New Hampshire và nói rằng, "Tôi muốn anh cho tôi một thứ gì đó mà chúng tôi có thể trang bị cho những chàng trai này, thứ mà có thể nhấc một trái nho khô hay nho tươi lên khỏi mặt bàn, họ có thể đưa nó vào mồm mà không làm hư những trái khác, và họ có thể cảm nhận được sự khác biệt mà không cần nhìn vào nó." Các bạn biết, có các phản ứng vận động và dựa vào xúc giác. Ông ta kết thức bằng việc giài thích điều đó, và tôi đang chờ đợi một đề xuất lớn có trọng lượng 150kg giấy. và ông ta nói rằng, "Đó là những gì mà tôi muốn anh làm." Tôi nói, " Này, các ông đúng là điên rồ. Thứ công nghệ đó chưa có lúc này. Và không thể làm nó. Không thể là trong lớp vỏ bọc của một cánh tay người, với 21 độ xoay tự do, từ vai cho đến các ngón tay." Ông ta nói, "Hàng tá trong số 1600 chàng trai đó quay về trong tình trạng mất cả hai tay. Ông có nghĩ là việc mất một cánh tay là một điều tệ hại không? Nhưng không bất tiện bằng việc mất cả hai cánh tay." Công việc hàng ngày của tôi, và cả vào ca đêm và cuối tuần đều là xử lý các công việc như vậy, hãy cung cấp nước, năng lượng cho thế giới, và giáo dục tất cả trẻ em, mà, Chris, tôi sẽ không nói về điều này nữa đâu. Tôi không cần một sứ mệnh nào nữa. Tôi luôn nghĩ về những chàng trai bị mất những cánh tay này. Ông ta nói với tôi, "Chúng tôi đã làm một số việc trên khắp cả nước. Chúng tôi có được một vài bác sỹ khá giỏi về thần kinh học và các lĩnh vực khác." Tôi nói, "Tôi sẽ đi thực tế từng địa bàn, và tôi sẽ xem là ông có được những gì rồi." Vào tháng sau tôi đã đi thăm nhiều nơi, ngoài nơi đây, trên cả nước, tìm thấy được cái thật tốt nhất. Tôi đi đến Washington. Tôi đã gặp những người này, và nói "Tôi đã làm những thứ mà các bạn yêu cầu. Tôi đã quan sát những gì ờ ngoài kia. Tôi vẫn nghĩ là các bạn điên rồ. Nhưng không điên rồ như tôi đã nghĩ." Tôi tập hơp một nhóm nhỏ cách đây hơn 13 tháng, gồm 20 người khá kỳ lạ. Chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ tạo ra một thiết bị có thể làm những gì mà ông ta muốn. Chúng tôi có được 14 trong số 21 góc độ tự do; các bạn không cần đến góc độ nằm ở 2 ngón tay cuối cùng. Chúng tôi đã sắp xếp những góc độ này lại. Vài tuần sau chúng tôi mang nó đến Bệnh viện Walter Reed, không may là tin tức cho biết ở đây những ngày này có nhiều bệnh nhân hơn. Chúng tôi đã trình bày nó cho một nhóm người. Một người cho biết anh ta đã gặp may mắn, bởi vì anh ta chỉ mất tay trái, và anh ta thì thuận tay phải. Anh ta ngồi tại bàn với 7 hay 8 người khác. Nói rằng anh ta may mắn vì anh ta đã có cánh tay khỏe mạnh, và anh ta đẩy mình ra khỏi bàn. Anh ta không có cái chân nào hết. Những chàng trai này có thái độ mà các bạn không thể tin được. Tôi sẽ cho các bạn xem ngay bây giờ, mẫu thiết bị mà chưa có lớp da bọc ngoài, mất khoảng 30 giây, và sau đó tôi xin kết thúc. Nhưng nên biết rằng những gì mà các bạn sẽ được xem chúng tôi đã làm nó đủ nhỏ để phù hợp với 50 người phụ nữ đầu tiên trong nhóm, để chúng tôi có thể lắp nó vào bất kỳ ai trong số họ. Nó sẽ đi vào trong thứ mà chúng ta sử dụng trong chụp cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRIs) tình trạng của cánh tay khỏe mạnh, để làm ra lớp cao su silicon, sau đó phủ và sơn 3D lên nó -- chính xác hình ảnh mô phỏng của tay còn lại. Các bạn sẽ không thất được những điều tuyệt vời nằm trong một loạt gồm 14 bộ truyền động bằng cao su này, mội bộ có khả năng tự cảm biến nhiệt độ và áp suất. Nó còn có những băng cuốn không khí để giữ nó lại vậy nếu họ càng cầm vật nặng thì nó lại càng gắn chặt vào hơn. Nếu họ đặt vật nặng xuống, thì nó lại càng làm theo ý họ dễ dàng hơn. Tôi sẽ cho các bạn xem một người làm vài động tác đơn giản với thiết bị này mà chúng tôi đã trình bày ở Washington. Chúng ta hãy xem thứ này nhé? Hãy nhìn các ngón tay có thể cầm nắm. Ngón cái đưa lên. Cổ tay. Thiết bị này nặng khoảng 3 kg. Nó sẽ gãi mũi anh ta. Nó có 14 góc độ tự do linh động. Bây giờ anh ta sẽ cầm cây viết bằng rìa của ngón cái và ngón trỏ. Bây giờ anh ta sẽ đặt nó xuống, và cầm một tờ giấy lên, quay bằng tất cả các góc độ tự do bằng bàn tay và cổ tay, và đọc nó. (Vỗ tay) Robot đầu tiên có tên StriDER, viết tắt của cụm Robot 3 chân động tự kích thử nghiệm. Nó là một con robot 3 chân, lấy cảm hứng từ tự nhiên. Nhưng các bạn đã thấy loài động vật nào trong tự nhiên có 3 chân chưa? Có thể không. Vậy tại sao tôi gọi nó là robot lấy cảm hứng từ sinh vật? Nó hoạt động ra sao? Nhưng trước hết, chúng ta hãy xem qua nền văn hóa phổ cập. Các bạn biết tiểu thuyết và bộ phim cùng tên: H.G Wells War of the Worlds chứ? Và các bạn đang thấy ở đây một video game rất nổi tiếng. Trong giả tưởng, họ miêu tả các sinh vật ngoài trái đất là các con robot 3 chân đến khủng bố trái đất. Nhưng con StriDER của tôi không di chuyển như thế. Đây là hình ảnh mô phỏng động. Tôi sẽ nói với các bạn cách hoạt động của nó. Nó lắc phần thân 180 độ. đá một chân giữa 2 chân còn lại để hạ chân. Đó là cách đi của nó. Nhưng với con người, chúng ta đi bằng 2 chân, không thực sự sử dụng cơ để đẩy chân lên và đi như robot. Đúng không? Chúng ta chỉ cần đá, lắc chân và hạ chân xuống, đứng thẳng lên, đá chân và hạ chân xuống. Dùng các động lực bên trong và điều kiện thể chất như một quả lắc. Chúng ta gọi đó là khái niệm về sự chuyển động bị động. Khi đứng dậy thế năng chuyển thành động năng, thế năng chuyển thành động năng. Đó là quá trình rơi không đổi. Thế nên, mặc dù trong tự nhiên không có loài vật nào trông giống thế này cả, nhưng sinh vật học đã thực sự gây cảm hứng cho chúng tôi, và chúng tôi đã áp dụng các quy tắc khi đi lại vào con robot này, nên có thể nói nó là một robot lấy cảm hứng từ sinh vật học. Đây là dự án chúng tôi muốn tiến hành tới đây. Chúng tôi muốn gập các chân lại, đồng thời làm nó to và cao hơn để di chuyển phạm vi rộng. Khi nó mở các chân ra, trông khá giống trong phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao. Khi đứng vững trên mặt đất, nó thu hồi cú shock và bắt đầu bước đi. Cái ánh sáng vàng bạn thấy ở đây, không phải tia chết. Chỉ để cho các bạn thấy nếu có camera hoặc các thiết bị cảm ứng khác nhau vì nó cao 1.8 mét, các bạn có thể nhìn qua các chướng ngại như bụi cây chẳng hạn. Chúng tôi có 2 nguyên mẫu. Phiên bản đầu tiên, ở phía sau là STriDER I. Cái phía trước, nhỏ hơn là STriDER II. Vấn đề chúng tôi gặp phải với STriDER I là phần thân của nó quá nặng. Chúng tôi có quá nhiều động cơ điện, các mối nối và nhiều thứ khác nữa. Nên chúng tôi đã quyết định tổng hợp một cơ chế kỹ thuật để có thể bỏ bớt các động cơ đi, chỉ giữ lại một cái duy nhất để liên kết các cử động với nhau. Đó là một giải pháp kỹ thuật, thay vì sử dụng cơ điện tử. Nhờ đó, giờ thì phần thân phía trên đủ nhẹ để robot đi lại trong phòng thí nghiệm. Đấy là bước thành công đầu tiên. Nó vẫn chưa hoàn chỉnh nên chúng tôi còn rất nhiều việc cần hoàn thiện. Robot thứ 2 tôi muốn trình bày có tên IMPASS. Nó là tên viết tắt của Nền Tảng Di Dộng Thông Minh với Hệ Thống Kích Nan Hoa. Qua cái tên (dài vô địch) bạn chắc hẳn đoán được nó là một robot chân bánh xe lai. Hãy nghĩ đến một bánh xe không vành hoặc một bánh xe nan hoa. Các nan hoa tiến ra vào trục bánh riêng rẽ nhau. Nên nó là robot lai kết hợp bánh xe và chân. Chúng tôi tái chế tạo bánh xe. Hãy để tôi giải thích cách hoạt động của nó. Trong đoạn băng này, chúng tôi sử dụng một phương pháp có tên phương pháp phản ứng. Đơn thuần bằng cách sử dụng các bộ cảm ứng xúc giác ở chân, nó đang cố gắng đi trên địa hình đa dạng, một địa hình mềm đẩy xuống và thay đổi. Và bằng các thông tin xúc giác nó đã vượt qua thành công các kiểu địa hình đó. Nhưng khi gặp phải một địa hình cực kỳ gập ghềnh, trong trường hợp này, chướng ngại cao hơn chiều cao của robot 3 lần. Nó chuyển sang chế độ cẩn trọng, để sử dụng một chức năng tìm kiếm phạm vị bằng tia laser, và một hệ thống camera để phân biệt chướng ngại vật và kích cỡ, sau đó robot sẽ lên kế hoạch tỉ mỉ chuyển động của các nan hoa, và kết hợp với robot, nhờ đó robot có thể di chuyển đầy ấn tượng như thế này. Có thể bạn chưa từng nhìn thấy thứ gì như robot này. Đây là một robot có tính di động cao mà chúng tôi đã phát triển có tên IMPASS. Ah! nghe hay mà đúng không? Khi lái xe, bạn điều khiển vô lăng và áp dụng 1 phương pháp có tên là bộ điều khiển Ackermann. Các bánh trước xoay như thế này. Với hầu hết các robot bánh xe nhỏ họ sử dụng một phương pháp có tên là bộ điều khiển phân biệt khi mà bánh bên trái và phải rẽ sang 2 hướng đối diện. Với IMPASS, chúng tôi có thể thao tác nhiều kiểu di chuyển khác nhau. Lấy ví dụ trong trường hợp này, mặc dù bánh trái và bánh phải kết nối với một trục đơn, quay với cùng vận tốc góc. Chúng tôi chỉ thay đổi chiều dài của nan hoa. Nó ảnh hưởng đến đường kính rồi rẽ sang trái, sang phải. Đó là một vài ví dụ về những việc tinh xảo chúng ta có thể thực hiện với IMPASS. Robot này có tên CLIMBeR, Robot Có Chi Bằng Cáp Treo Khớp Hành Vi Thông Minh. Tôi đã nói chuyện với nhiều nhà khoa học JPL của NASA, ở JPL, họ nổi tiếng với các xe tự hành trên sao Hỏa. Và các nhà khoa học và địa lý học luôn nói với tôi rằng các khu vực chứa nhiều dữ liệu khoa học thú vị luôn nằm trên các vách đá. Nhưng các xe tự hành hiện nay không thể tiếp cận địa hình đó. Được truyền cảm hứng từ đó, chúng tôi muốn chế tạo một robot có thể trèo trên địa hình có cấu trúc vách đứng. Và đây là CLIMBeR. Nó có 3 chân. Có thể các bạn khó quan sát nhưng nó có một dây tời và dây cáp ở trên đỉnh. Và nó cố gắng xác định nơi tốt nhất để đặt chân lên. Và một khi nó xác định được trong thời gian thực nó sẽ tính toán để phân bổ lực. Tính xem cần bao nhiêu lực tác động lên bề mặt để nó không bị đảo và trượt đi. Một khi đứng vững rồi nó sẽ nhấc một chân lên, và bằng dây tời, nó có thể leo lên địa hình dốc đứng. Robot này cũng có thể dùng để tìm kiếm và cứu hộ nữa. Cách đây 5 năm, tôi đã thực tập ở NASA JPL suốt mùa hè. Họ đã có một robot 6 chân có tên LEMUR. Robot này được dựa trên robot đó, nó có tên MARS, Hệ Thống Robot Đa Phần Phụ. Chúng tôi đã phát triển trình lên kế hoạch dáng đi tùy chỉnh. Chúng tôi có một lượng trọng tải rất hay trên robot này. Các sinh viên thích vui vẻ. Và đây các bạn có thể thấy nó đang đi trên địa hình đa kết cấu. Nó đang cố gắng đi trên địa hình thô, vùng cát, nhưng tùy vào độ ẩm hoặc kích cỡ hạt cát độ lún đất của chân sẽ thay đổi. Nó cố gắng tùy chỉnh dáng đi để vượt qua các địa hình đó. Nó cũng làm một số việc rất vui. Chúng tôi đón nhiều khách tới thăm phòng thí nghiệm của chúng tôi. Khi họ đến, MARS đi đến chiếc máy tính, bắt đầu gõ, "Xin chào, tên tớ là MARS." Chào mừng bạn đến thăm phòng thí nghiệm RoMeLa, phòng thí nghiệm kỹ thuật Robot ở khu công nghệ Virginia. Robot này mô phỏng hình dạng ký sinh trùng amip. Giờ, chúng ta không đủ thời gian để đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật, tôi sẽ chỉ giới thiệu với các bạn một số thử nghiệm. Đây là các thử nghiệm ban đầu về tính khả thi Chúng tôi trữ thế năng vào lớp da co giãn để khiến nó di chuyển. Hoặc dùng các dây căng hoạt tính để khiến nó di chuyển tới lui. Chúng tôi cũng đã làm việc với các nhà khoa học và kỹ sư đến từ UPenn để nghĩ ra một phiên bản kích hóa học của con robot amip này. Chúng tôi nói chung là thao tác 1 số kỹ thuật. Và như có phép màu, nó chuyển động. Robot này là dự án gần đây nhất, nó có tên RAPHaEL. Cánh Tay Robot Chạy Bằng Không Khí với Các Dây Chằng Co Giãn. Hiện có các cánh tay robot rất tinh xảo trên thị trường. Vấn đề là chúng quá đắt, hàng chục nghìn đô. Thế nên đối với ứng dụng cho các bộ phận giả, nó không khả thi vì quá đắt. Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này theo một hướng hoàn toàn khác. Thay vì sử dụng các động cơ điện, máy kích cơ khí điện tử, thì chúng tôi dùng khí nén. Chúng tôi đã phát triển các thiết bị kích các khớp nối mới này. Nó dễ điều khiển. Bạn có thể thay đổi lực chỉ bằng cách thay đổi áp suất không khí. Và nó có thể bóp vụn một lon soda không. và nhặt các vật nhỏ như một quả trứng hay trong trường hợp này, một bóng đèn. Hay nhất là, nguyên mẫu đầu tiên chỉ tốn có 200$. Robot này thuộc dòng robot rắn có tên HyDRAS, Robot Dạng Xoắn Khớp Nối Siêu Độ Tự Do. Robot này có thể leo lên các kết cấu dốc. Đây là cánh tay của HyDRAS. Đó là một cánh tay robot 12 độ tự do. Nhưng phần hay nhất là giao diện người dùng. Dây cáp ở kia, nó là dây cáp quang. Và sinh viên này, có thể là lần đầu tiên sử dụng nó, nhưng cô ấy có thể nối các khớp của nó theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ ở Iraq, vùng đất chiến tranh, có bom đặt bên đường. Hiện nay quân đội dùng các phương tiện điều khiển từ xa được trang bị vũ khí này. Tốn rất nhiều thời gian và cũng rất tốn kém vào việc huấn luyện người điều khiển cánh tay phức tạp này. Trong trường hợp này, nó rất trực quan. Học viên này, dù mới lần đầu sử dụng nhưng đã thao tác được nhiệm vụ phức tạp, nhặt các vật thể và thực hiện các thao tác, như thế này, rất trực quan. Robot này hiện đang là ngôi sao của chúng tôi, chúng tôi còn lập hẳn một fan club cho robot DARwln, Robot Động Hình Người Thông Minh. Như các bạn cũng biết, chúng tôi rất hứng thú với robot hình người, đi lại như người, nên chúng tôi đã quyết định chế tạo một robot nhỏ hình người. Vào năm 2004, thành tựu này thực sự mang tính cách mạng. Nó còn có ý nghĩa vượt lên trên một nghiên cứu tính khả thi, chúng tôi nên sử dụng loại động cơ nào? Liệu nó có khả thi không? Chúng tôi nên điều khiển như thế nào? Robot này không có các bộ cảm ứng. Nó có bộ phận kiểm soát vòng dây mở. Với những bạn có thể biết rằng nếu không có bộ phận cảm ứng nào mà có các tác động thì bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đấy. (Tiếng cười) Dựa trên thành công đó, năm tiếp theo chúng tôi đã thiết kế về cơ khí phù hợp bắt đầu từ động học. Và DARwln ra đời năm 2005. Nó đứng thẳng và đi lại được, đầy ấn tượng. Tuy nhiên, như các bạn thấy, nó có một dây rốn, nghĩa là chúng tôi vẫn đang dùng nguồn năng lượng ngoài, và điện toán ngoài. Năm 2006, đã đến lúc vui vẻ. Chúng ta hãy cho nó trí thông minh. Chúng tôi cho nó tất cả sức mạnh điện toán cần thiết, vi mạch Pentium M 1.5 GHz, 2 camera Firewire, 8 con quay hồi chuyển, bộ phận đo gia tốc, 4 bộ cảm ứng ở chân, các pin lithium. Và giờ DARwln II hoàn toàn tự động. Nó không còn được điểu khiển từ xa nữa. Không còn phạm vi giới hạn nữa. Nó nhìn xung quanh, tìm kiếm quả bóng, nhìn xung quanh, tìm kiếm quả bóng và cố gắng chơi trò bóng đá, với trí tuệ nhân tạo tự động. Hãy xem nó hoạt động ra sao. Đây là lần thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi, và ... Video: Vào! Có một cuộc thi đấu có tên RoboCup. Không biết bao nhiêu bạn biết cuộc thi này, nó là một cuộc thi bóng đá quốc tế cho robot tự động. Và mục tiêu chính của giải RoboCup là trước năm 2050, chúng tôi muốn có các robot tự động kích cỡ như người thật chơi bóng đá với các cầu thủ vô địch WC và chiến thắng. Đó là mục tiêu thực sự. Tuy đầy tham vọng nhưng chúng tôi tin mình có thể làm được. Năm ngoái ở Trung Quốc, chúng tôi là đội Mỹ đầu tiên đủ điều kiện tham gia cuộc thi robot giống người. Năm nay cuộc thi này được tổ chức tại Austria. Các bạn sẽ thấy pha hành động, 3 chọi 3, hoàn toàn tự động. Kia kìa. Đúng rồi! Các robot theo sát và chơi, chơi theo đội. Thực ấn tượng. Đó là một sự kiện nghiên cứu khoa học gói gọn trong một sự kiện thi đấu sôi động. Đây là cúp Louis Vuitton rất đẹp phải không? Cúp đó trao cho robot hình người tốt nhất, và sang năm chúng tôi muốn đem robot này đến Mỹ lần đầu tiên các bạn hãy chúc chúng tôi gặp may mắn nhé. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) DARwln cũng có nhiều tài năng khác. Năm ngoái, nó đã chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Roanoke trong buổi hòa nhạc mừng ngày lễ. Đây là robot thế hệ tiếp theo, DARwln IV, thông minh hơn. nhanh hơn và khỏe hơn. Nó đang cố gắng thể hiện khả năng của mình. "Tôi là đấng nam nhi cường tráng đây." Tôi có thể biểu diễn vài màn võ thuật của Thành Long nhé. (Tiếng cười) Và nó bước đi. Đấy là DARwln IV, các bạn có thể gặp lại nó sau đây ở hành lang. Chúng tôi tin đây sẽ là lần đầu tiên robot hình người ở Mỹ. Các bạn hãy chờ nhé. Vâng, tôi đã giới thiệu với các bạn các robot đã và đang hoàn thiện của chúng tôi. Vậy, bí quyết thành công của chúng tôi là gì? Từ đâu mà chúng tôi nghĩ ra các ý tưởng đó? Và bằng cách nào mà chúng tôi đã phát triển được các ý tưởng đó? Chúng tôi có một phương tiện hoàn toàn tự động có thể chạy trong môi trường đô thị. Chúng tôi đã giành được giải thưởng nửa triệu đô trong cuộc thi Thách Thức Đô Thị DARPA. Chúng tôi cũng có phương tiện đầu tiên trên thế giới dành cho người khiếm thị. Chúng tôi gọi nó là thử thách cho lái xe khiếm thị, rất hào hứng, và có nhiều nhiều dự án robot khác tôi muốn kể với các bạn. Đây là các giải thưởng chúng tôi giành được vào mùa thu năm 2007, từ các cuộc thi robot. Chúng tôi có 5 bí quyết thành công. Trước hết là nơi chúng tôi lấy cảm hứng. chúng tôi đã lấy được ngọn lửa trí tưởng tượng từ đâu? Đây là câu chuyện có thật, chuyện riêng của tôi. Khi đi ngủ vào buổi tối. thưởng là 3 hay 4 giờ sáng, tôi nằm xuống, nhắm mắt và tôi thấy các đường kẻ, đường tròn các hình học khác nhau trôi vòng vòng trong đầu, rồi chúng ghép lại, hình thành các loại máy móc. Rồi tôi nghĩ, "Ah, cái này tuyệt đấy." và ngay cạnh giường tôi để một tập ghi chép, dạng như một nhật ký với một chiếc bút đặc biệt kẹp bên trong, cái bút có đèn LED vì tôi không muốn bật đèn lên, bà xã tôi sẽ thức giấc. Thế là tôi hý hoáy ghi chép, vẽ nó ra xong đâu đấy mới đi ngủ. Mỗi sáng, điều đầu tiên tôi làm trước khi uống cốc cà phê đầu tiên trước khi đánh răng là mở cuốn ghi chép ra. Nhiều khi nó trống rỗng, đôi khi chỉ là các ý tưởng không ra đâu vào đâu, nhưng thường thì tôi không thể luận được chữ viết của mình nữa. 4 giờ sáng thì còn tỉnh táo gì nữa đâu, đúng không các bạn? Thế nên tôi cần giải mã những gì mình đã viết. Đôi khi tôi tìm thấy một ý tưởng hay trong đó và reo lên vui sướng, đó là một khoảng khắc eureka. Tôi chạy một mạch tới văn phòng ở nhà tôi, ngồi xuống máy tính, gõ ý tưởng ra và phác họa nó, tôi cũng lưu nền tảng dữ liệu của các ý tưởng. Để khi có các yêu cầu nộp bản đề xuất cho dự án mới tôi sẽ tìm một cái phù hợp trong các ý tưởng tiềm năng của mình. Nếu có ý tưởng phù hợp rồi, chúng tôi viết một bản đề xuất nghiên cứu, xin kinh phí nghiên cứu, đó là cách chúng tôi bắt đầu các chương trình nghiên cứu. Nhưng chỉ một ánh lửa của trí tưởng tượng thôi thì không đủ. Làm sao để phát triển các ý tưởng này? Tại phòng thí nghiệm RoMela, phòng thí nghiệm kỹ thuật robot, chúng tôi có các buổi họp động não thú vị. Chúng tôi tập họp lại, thảo luận các vấn đề về công việc và xã hội. Nhưng trước khi bắt đầu, chúng tôi luôn đặt ra một quy tắc vàng. Đó là: Không ai được chỉ trích ý tưởng của người khác. Không ai được phê bình bất kỳ ý kiến nào. Điều này rất quan trọng vì nhiều lần các học viên lo sợ hoặc thấy không thoải mái về việc những người khác nghĩ gì về ý tưởng và suy nghĩ của họ. Một khi làm được điều này, các học viên rất cởi mở và mạnh dạn. Họ có các ý tưởng xuất sắc tuyệt vời và táo bạo, cả căn phòng được kích điện bằng năng lượng sáng tạo. Đó chính là cách chúng tôi phát triển ý tưởng của mình. Chúng ta sắp hết thời gian rồi, một điều nữa tôi muốn nói là chỉ một ánh lửa ý tưởng và phát triển ý tưởng vẫn là chưa đủ. Có một bài diễn thuyết ở TED rất tuyệt tôi nghĩ là của ngài Ken Robison. Ông nói về cách giáo dục và trường học đào tào kỹ năng sáng tạo. Câu chuyện đó có 2 mặt của nó. Một người có thể làm được rất nhiều với các ý tưởng xuất sắc sức sáng tạo và khả năng trực quan kỹ thuật tốt. Nếu muốn vượt lên trên việc hàn, nối muốn vượt lên trên một sở thích về robot và thực sự đón các thử thách to lớn trong lĩnh vực robot thông qua công tác nghiên cứu nghiêm túc thì chúng ta cần nhiều hơn thế. Người dơi chiến đấu chống lại kẻ xấu, anh ấy có thắt lưng chuyên dụng, một cái móc neo. và các loại phụ kiện khác. Với chúng tôi, các nhà khoa học, kỹ sư, và chế tạo robot, đó là các công cụ, khóa học và các tiết học mà bạn tham gia. Toán học, các biểu thức vi phân. Tôi phải áp dụng kiến thức từ các môn đại số tuyến tính, khoa học, vật lý, và hóa học và sinh học nữa. Đó là tất cả các công cụ cần thiết. Nên, bạn càng có nhiều công cụ trang bị cho người dơi, anh ấy càng chiến đấu chống kẻ xấu hiệu quả hơn. Còn với chúng ta, càng có nhiều công cụ càng dễ đối phó với các vấn đề lớn này. Nên giáo dục là rất quan trọng. Và không chỉ có thế, bạn còn cần làm việc cực kỳ miệt mài nữa. Tôi luôn nói với các sinh viên của mình rằng hãy làm việc bằng cái đầu trước rồi mới dùng sức sau. Bức ảnh ở phía sau chụp lúc 3 giờ sáng. Tôi đảm bảo nếu bạn đến phòng thí nghiệm lúc 3,4 giờ sáng sẽ thấy các sinh viên vẫn còn làm việc ở đó, không phải tôi bắt các em làm thế mà vì công việc rất vui vẻ và hấp dẫn. Điều đó dẫn chúng ta đến chủ đề cuối cùng. Đừng quên lấy công việc làm niềm vui. Đó là bí quyết thành công của chúng tôi. Chúng tôi rất vui vẻ khi được làm việc. Tôi thực sự tin rằng hiệu suất cao nhất sẽ đến khi chúng ta tìm thấy niềm vui trong công việc. Và đó là điều chúng tôi đang làm. Xin hết. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay) Cám ơn. Hôm nay tôi có 2 nhiệm vụ. Một là nói với các bạn về phấn hoa, và mong là có thể thuyết phục các bạn rằng phấn hoa không chỉ là thứ bạn chẳng may hít phải. Hai là thuyết phục các bạn rằng nhà nhà cần trang bị 1 máy hiển vi quét electron. (Tiếng cười) Phấn hoa là cách 1 bông hoa sinh ra nhiều hoa hơn. Nó mang các tế bào đực từ bông hoa này tới bông hoa khác. Qua đó cho chúng ta đa dạng di truyền học, hoặc ít nhất tạo ra sự đa dạng di truyền ở thực vật. Và tốt hơn hết 1 cây không nên thụ phấn từ chính hạt phấn của nó. Điều này cũng đúng với con người. Phấn hoa được sinh ra từ bao phấn hoa. Mỗi bao phấn chứa khoảng 100,000 hạt phấn. Khá "sai phấn". Và không chỉ các bông hoa rực rỡ mới có phấn mà cả cây và cỏ. Hãy nhớ các cây ngũ cốc cũng thuộc họ nhà cỏ. Đây là bức vi ảnh quét electron của 1 hạt phấn . Cái lỗ nhỏ ở giữa thì lát nữa chúng ta sẽ bàn đến. Nhưng đó là cho ống phấn ra sau, 1 ống nhỏ xíu. Nó có bề ngang rộng 20 micromet, hạt phấn đó đó. khoảng 1/50 mm. Nhưng không phải phấn hoa nào trông cũng đơn giản thế. Đây là Morina, 1 loại cây mà tôi luôn nghĩ nó khá buồn tẻ, được đặt tên theo Morin, 1 nhà làm vườn người Pháp có óc kinh doanh, là người đầu tiên đưa ra catalog hạt giống, vào năm 1621. Hãy nhìn vào phấn hoa của nó. Thật đáng kinh ngạc. Cái lỗ nhỏ ở giữa là cho ống phấn. Khi phấn hoa tìm thấy chỗ thụ phấn của hoa cái 1 bông hoa Morina khác, chỉ đúng với hoa cùng loài, chuyện gì sẽ xảy ra? Như đã nói, phấn hoa mang các tế bào đực. Nếu bạn không nhận ra thực vật cũng có giống đực cái, chúng có giới tính hung hăng, lăng nhăng và có giới tính khá tò mò, thú vị, thực vậy. (Tiếng cười) Câu chuyện của tôi thực sự không phải về sự nhân giống thực vật, mà về chính phấn hoa. Tôi nghe thấy 1 số bạn hỏi, vậy đặc tính của phấn hoa là gì? Trước hết, phấn hoa rất nhỏ. Vâng chúng ta đều biết. Nó mang tính linh hoạt sinh học, mà ai từng bị sốt cỏ khô sẽ hiểu. nào, phấn hoa từ các cây phân tán nhờ gió, như cây cối và cỏ,etc.. gây bệnh sốt cỏ khô nhiều nhất. Và lý do là, chúng phải phân tán càng nhiều càng tốt để tăng cơ hội cho phấn hoa tiếp cận 1 cây khác cùng loài. Đây là 1 vài ví dụ. Trông chúng rất mượt mà nếu nhìn những bức tranh này, chụp phấn hoa của cây được phân tán nhờ gió. Lần này là cây sung dâu, phân tán nhờ gió. Những cây này có hoa xấu mù, không thu hút được côn trùng. Dù phấn hoa rất được. Tôi đặc biệt thích cây này. Đây là cây thông Monterey, có những túi khí nhỏ để giúp phấn hoa vận chuyển xa hơn. Hãy nhớ, hạt phấn đó chỉ có bề ngang khoảng 30 micromet . Nào, nếu nhờ được côn trùng làm công việc thụ phấn thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Đây là 1 cái chân con ong, có phấn hoa bao phủ từ 1 cây dưa. Và đây là 1 bông hoa rất đẹp hoa đước. Rất phô trương để thu hút nhiều côn trùng làm công việc thụ phấn cho nó. Phấn hoa có những sợi lông nhỏ nếu chúng ta quan sát kỹ. Nào, những sợi lông nhỏ đó rõ ràng giúp bám chắc vào côn trùng, nhưng có 1 thứ khác chúng ta có thể nhận biết từ bức ảnh này, và bạn có thể thấy 1 kẽ nứt ngang trông như đường xích đạo của trái đất. Nó cho tôi biết hạt phấn này là hóa thạch. Và tôi cảm thấy tự hào khi nói với các bạn rằng nó được tìm thấy gần London, cách đây 55 triệu năm London mọc đầy cây đước. Thật tuyệt phải không? (Tiếng cười) Vâng, đây là 1 loài khác nữa đã tiến hóa thành loài được phân tán nhờ côn trùng. Bạn có thể biết điều đó nhờ những sợi lông nhỏ ở đó. Tất cả các bức ảnh này được chụp bằng máy quét electron hiển vi tại phòng thí nghiệm ở Kew Labs. Không phải tình cờ mà chúng được chụp bởi Rob Kessler, 1 nghệ sĩ. Và tôi nghĩ không phải trùng hợp mà ai đó có con mắt nghệ sĩ và thiết kế như anh ấy lại có thể chụp được những bức đẹp nhất về phấn hoa. (Tiếng cười) Nào, sự đa dạng này, nghĩa là bạn có thể nhìn vào 1 hạt phấn và nói được nó thuộc loài nào. Và thật tiện lợi nếu bạn có 1 mẫu và bạn muốn biết nó thuộc loài nào. Vậy, những loài thực vật khác nhau mọc ở những nơi khác nhau, và 1 số phấn hoa có thể đi xa hơn các loài khác. Thế nên nếu bạn có 1 mẫu phấn hoa thì theo nguyên tắc, bạn có thể nói cái mẫu đó đến từ đâu. Và đây là điều thú vị cho ngành pháp chứng. Phấn hoa nhỏ xíu, nó bay lung tung và bám vào các thứ. Nên, không chỉ mỗi loại phấn hoa trông khác nhau, mà mỗi môi trường sống có rất nhiều cây khác nhau chung sống, 1 dấu hiệu phấn hoa khác nhau, hoặc 1 dấu vân tay phấn hoa khác nhau. Bằng cách xem xét tỉ lệ và sự pha trộn các loại phấn hoa khác nhau trong cùng 1 mẫu, bạn có thể nói chính xác nó đến từ đâu. Đây là phấn hoa gắn trong 1 áo cotton, tương tự cái tôi đang mặc. Nào, hầu hết các hạt phấn đều vẫn ở đó sau khi bị giặt nhiều lần. Nó ở đâu? 4 môi trường sống khác nhau có thể trông tương tự nhưng chúng có dấu hiệu phấn hoa khác nhau. Thực ra cái này rất dễ. Những bức ảnh này được chụp từ các nước khác nhau. Nhưng pháp chứng phấn hoa có thể rất mòng manh. Nó hiện nay được sử dụng để lần theo dấu vết thuốc giả được làm ở đâu, tiền giấy đến từ đâu, để tìm lai lịch của đồ cổ và xem chúng có xuất xứ như người bán nói không. Và những kẻ sát nhân bị tình nghi bị lần theo dấu vết qua quần áo, ở U.K, trong phạm vi 1 vùng đủ nhỏ để dùng chó đánh hơi để tìm nạn nhân bị giết hại. Thế nên bạn có thể phân biệt từ 1 mẩu quần áo trong vòng 1 km, nơi mà mẩu quần áo đó đã ở đó gần đây, và sau đo mang chó trinh sát đến. Và cuối cùng, trong 1 cách khá chấn động, các tội ác chiến tranh ở Bosina. Một số người phải ra hầu tòa vì bằng chứng từ phấn hoa, cho thấy các xác người đã bị chôn, sau đó bị khai quật và chôn lại ở chỗ khác. Tôi hy vọng đã làm rõ nếu bạn thấy tranh ảnh hơi khó hiểu, hy vọng các bạn đã rõ về các bí mật của phấn hoa. À, đây là hạt dẻ cười. Xung quanh ta là 1 vẻ đẹp còn ẩn mình, mỗi 1 hạt có 1 câu chuyện để kể, mỗi chúng ta, có 1 câu chuyện để kể, từ dấu tay phấn hoa trên chúng ta. Cảm ơn các bạn và các đồng nghiệp ở Kew. Và cảm ơn các nhà nghiên cứu phấn hoa ở khắp mọi nơi. (Vỗ tay) (Âm nhạc) ♫ Tuổi của ta ♫ ♫ ba trăm bảy mươi hai ♫ ♫ Ta suy ngẫm với lòng tiếc nuối sâu sắc ♫ ♫ Làm thế nào mình đã chọn và nhai ngấu nghiến ♫ ♫ những cậu bé đáng yêu mà ta đã gặp ♫ ♫ Ta đã ăn sống khi chúng vẫn còn đang mặc quần áo ngày lễ, ♫ ♫ Đã ăn chúng trộn cà ri với cơm, ♫ ♫ Ta đã ăn chúng nướng trong áo khoác và ủng, ♫ ♫ Và thấy rất ngon lành. ♫ ♫ Nhưng giờ hàm răng ta đã quá yếu để làm vậy, ♫ ♫ Ta nghĩ việc đó càng ngày ♫ ♫ càng thô lỗ bởi ta biết khá rõ ♫ ♫ Những cậu bé không thích bị nhai. ♫ ♫ Những cậu bé không thích bị nhai. ♫ (Âm nhạc) ♫ Vậy nên giờ ta hài lòng sống bằng lươn, ♫ ♫ Và cố gắng không làm việc gì xấu ♫ ♫ Và giết thời gian giữa những bữa ăn ♫ ♫ Trong giấc ngủ yên bình như thế này, ♫ ♫ Giấc ngủ yên bình như thế này. ♫ (Tiếng vỗ tay) Tôi nghĩ rằng mình nợ các bạn một lời giải thích. Tôi đã thực hiện một dự án trong suốt 6 năm qua chuyển thể thơ cho trẻ em thành âm nhạc. Và vừa rồi là một bài thơ của Charles Edward Carryl, một nhà môi giới chứng khoán ở New York trong suốt 45 năm, nhưng tối về, ông viết truyện cho các con của mình. Và cuốn sách này là một trong những cuốn nổi tiếng nhất tại nước Mỹ trong khoảng 35 năm. "Người khổng lồ ngái ngủ", bài hát tôi vừa trình bày, là một trong những bài thơ của ông. Giờ thì chúng tôi sẽ biểu diễn những bài thơ khác, và xin giới thiệu một số nhà thơ. Đây là Rachel Field, Robert Graves -- Robert Graves khi còn rất trẻ -- Christina Rossetti. Những bóng ma, phải không? Không có gì để nói với ta, lãng quên, biến mất -- không hẳn. Điều tôi thực sự hứng thú với dự án này đó là làm sống lại những tác phẩm của họ. Đưa chúng khỏi những trang giấy vô hồn. Đưa chúng đến với sự sống, đưa chúng đến với ánh sáng. Tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày một bài thơ viết bởi Nathalia Crane. Nathalia Crane là một cô bé sống ở Brooklyn. Vào năm 1927, khi lên 10 tuổi, cô bé xuất bản cuốn sách thơ đầu tiên tên là "Cậu bé con người gác cổng." Cô ấy đây. Và đây là bài thơ. (Âm nhạc) ♫ Ôi, tôi đang yêu con trai người gác cổng, ♫ ♫ Và con trai người gác cổng cũng yêu tôi. ♫ ♫ Ôi, tôi đang yêu con trai người gác cổng, ♫ ♫ Và con trai người gác cổng cũng yêu tôi. ♫ ♫ Anh ấy sẽ đi tìm một hoang đảo ♫ ♫ trong vùng đất của chúng tôi. ♫ ♫ Một hoang đảo với những cái cây thú vị ♫ ♫ Đâu đó ở Vịnh Sheepshead; ♫ ♫ Một nơi xinh xắn, chỉ đủ cho hai người ♫ ♫ Nơi chúng tôi luôn có thể sống. ♫ ♫ Ôi, tôi đang yêu con trai người gác cổng, ♫ ♫ Và con trai người gác cổng, ♫ anh ấy đang tất bật. ♫ ♫ Dưới hầm anh ấy đang làm chiếc bè ♫ ♫ Từ cái ghế trường kỷ cũ. ♫ ♫ Anh ấy sẽ đưa tôi đi, tôi biết anh sẽ làm thế, ♫ ♫ Vì tóc anh ấy rất đỏ; ♫ ♫ Và điều duy nhất tôi nghĩ đến ♫ ♫ Là ngoan ngoãn run rẩy trên giường. ♫ ♫ Và vào ngày chúng tôi giăng buồm, tôi sẽ để lại một mảnh giấy nhỏ ♫ ♫ Cho cha mẹ mà tôi không muốn làm phiền lòng: ♫ ♫ "Con đã tới một hòn đảo trong vịnh ♫ ♫ Với cậu bé tóc đỏ con trai người gác cổng." ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Tôi sẽ giăng buồm đi xa ♫ ♫ Biến mất đến vịnh Sheepshead ♫ ♫ Với cậu bé tóc đỏ con người gác cổng. ♫ ♫ Trên chiếc trường kỷ cũ ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ và tôi ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng. ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ ♫ Cậu bé tóc đỏ con người gác cổng ♫ (Tiếng vỗ tay) Bài thơ tiếp theo bởi E.E. Cummings, "Maggie và Milly và Molly và May." (Âm nhạc) ♫ Maggie và Milly, Molly và May ♫ ♫ Một ngày họ xuống bờ biển chơi đùa ♫ ♫ Và Maggie tìm thấy một con sò biết hát ♫ ♫ Ngọt ngào đến nỗi cô có thể quên hết những lo toan ♫ ♫ Maggie và Milly, Molly và May ♫ ♫ Maggie và Milly, Molly và May ♫ ♫ Milly làm bạn với một vì sao mắc cạn ♫ ♫ Mà những tia sáng, những tia sáng ♫ ♫ Như năm ngón tay thon ♫ (Âm nhạc) ♫ Maggie và Milly, Molly và May ♫ ♫ Maggie và Milly, Molly và May ♫ (Âm nhạc) ♫ Molly bị một thứ kinh khủng đuổi theo ♫ ♫ Nó chạy ào ào bên cạnh ♫ ♫ Ào ào ♫ ♫ Ào ào ♫ ♫ May trở về nhà với hòn sỏi tròn nhẵn ♫ ♫ Nhỏ bé như thế giới và rộng lớn như cô đơn ♫ (Âm nhạc) ♫ Bởi bất cứ điều gì mất đi như bạn hay tôi ♫ ♫ Ta luôn tìm thấy chúng ta trong biển cả ♫ (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) Bài thơ tiếp theo là "Nếu không ai cưới tôi." Viết bởi Laurence Alma-Tadema. Bà là con gái một họa sĩ rất, rất nổi tiếng người Hà Lan , một người đã nên danh ở nước Anh. Ông đến đó sau khi người vợ mất vì bệnh đậu mùa và mang theo hai người con nhỏ. Một người là con gái của ông, Laurence. Bà viết bài thơ này vào năm 1888 khi bà 18 tuổi, và tôi coi bài thơ này như một lời tuyên ngôn về nữ quyền rất ngọt ngào pha chút ngang bướng và đôi nét cam chịu lẫn tiếc nuối. (Âm nhạc) ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Và tôi cũng không nghĩ họ nên làm vậy, ♫ ♫ Bà vú nói tôi không xinh đẹp, ♫ ♫ Và bạn biết đấy tôi ít khi tốt, ít khi tốt -- ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Tôi sẽ không bận tâm nhiều; ♫ ♫ Mua một con sóc trong lồng ♫ ♫ Và một chiếc chuồng thỏ nhỏ. ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Tôi sẽ có một căn nhà phía bìa rừng ♫ ♫ Và một con ngựa non của riêng mình ♫ ♫ Một chú cừu non hiền lành sạch sẽ ♫ ♫ mà tôi có thể đưa xuống phố. ♫ ♫ Và khi tôi thực sự già đi -- ♫ ♫ 28 hay 29 -- ♫ ♫ Tôi sẽ mua cho mình một cô bé mồ côi ♫ ♫ Và nuôi nấng như con của mình. ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Và, nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Không ai cưới tôi đi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ ♫ Không ai cưới tôi đi ♫ ♫ Nếu không ai cưới tôi ♫ Xin cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Cảm ơn. Tôi trở nên rất tò mò về các nhà thơ sau khi đã gắn bó 6 năm với họ, và bắt đầu tìm hiểu về cuộc đời họ, rồi tôi quyết định viết một cuốn sách về họ. Và câu hỏi đeo đuổi tôi về Alma-Tadema chính là: Bà có lập gia đình không? Câu trả lời là không, tôi tìm được điều đó trong lưu trữ của Thời báo London. Bà qua đời năm 1940 trong sự hiện diện của những cuốn sách và những người bạn chân thành. Gerard Manley Hopkins, một người thánh thiện. Ông trở thành người theo Dòng Tên, thay đổi từ Dòng Chúa cứu thế, sau Phong trào Tractarian, còn được biết đến là Phong trào Oxford -- và trở thành một tu sĩ dòng Tên. Ông đốt tất cả thơ của mình vào năm 24 tuổi và không viết bất cứ bài thơ nào khác trong ít nhất 7 năm sau bởi ông không thể sống như một nhà thơ khi đang là một tu sĩ. Ông mất vì bệnh thương hàn năm 44 tuổi, tôi nhớ là thế, 43 hay 44 tuổi. Cùng lúc đó, ông giảng dạy văn học cổ điển tại Đại học Trinity, Dublin. Vài năm trước khi ông mất, sau khi đã quay lại viết thơ, nhưng giấu bí mật về việc đó, ông chia sẻ với một người bạn trong một bức thư mà tôi tìm thấy khi đang tiến hành nghiên cứu: "Tôi đã viết một đoạn thơ để giải thích cái chết với một đứa trẻ, và nó xứng đáng được chuyển thành một khúc bình ca." Và máu tôi đông lại khi đọc điều đó bởi tôi đã viết bài bình ca 130 năm sau khi ông viết bức thư. Và bài thơ tên là "Xuân và Thu." ♫ Margaret, có phải em vẫn buồn thương ♫ ♫ vì Goldengrove đang dần rụng lá? ♫ ♫ Nhũng chiếc lá, như câu chuyện của con người, em ♫ ♫ liệu có thể quan tâm với những suy nghĩ non nớt của mình? ♫ ♫ Nhưng khi trái tim dần lớn lên ♫ ♫ Nó sẽ gặp những điều lạnh lẽo hơn ♫ ♫ Và dần trôi qua, không buông một tiếng thở dài ♫ ♫ Dù những thế giới của rừng cây trơ trọi vẫn nằm đó; ♫ ♫ Em vẫn sẽ khóc nhưng giờ em sẽ hiểu tại sao. ♫ ♫ Không kể trẻ hay già: ♫ ♫ Mùa xuân của nỗi buồn đều như nhau ♫ ♫ Chúng đều giống nhau ♫ ♫ Lời nói hay tâm trí đều chưa thể hiện được ♫ ♫ Những gì trái tim cảm thấy linh hồn đã đoán thấy: ♫ ♫ Đó là kiếp nạn của con người, ♫ ♫ Đó chính là Margaret mà em thương tiếc cho ♫ Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) (Âm nhạc) Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người, tất cả các nhà khoa học, triết gia, kiến trúc sư, nhà sáng chế, nhà sinh học, nhà thực vật học, những nghệ sĩ... tất cả những người đã khiến tôi ngạc nhiên suốt tuần này. Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) ♫ Oh, a li la li la la la ♫ ♫ La li la la li la la la la la la ♫ (Tiếng vỗ tay) ♫ La li la la la ♫ ♫ La li la la la la ♫ ♫ La li la la la la la la ♫ ♫ La li la la la la la la ♫ ♫ Các bạn đã vô cùng tử tế và rộng lượng ♫ ♫ Tôi không biết làm cách nào các bạn đã không ngừng cống hiến ♫ ♫ Và với lòng tốt của các bạn, tôi cảm thấy nợ mọi người. ♫ ♫ Và sự vị tha của các bạn, khiến tôi ngưỡng mộ. ♫ ♫ Và bởi mọi điều các bạn đã làm, các bạn biết đó, tôi; ♫ ♫ Tôi phải cảm ơn vì điều đó ♫ ♫ La li la li la la la ♫ ♫ La li la la li la li la la la ♫ (Vỗ tay) ♫ La li la la la ♫ ♫ La li la la la la ♫ ♫ La li la li la la la ♫ ♫ La li la la li la li la la ♫ ♫ Và các bạn ♫ ♫ Các bạn đã rất tốt và ...♫ Hãy kiềm chế sự nhiệt tình một chút. Giảm nó xuống một chút (Tiếng cười) Giờ là lượt của tôi. Tôi vẫn còn 2 phút nữa. (Tiếng cười) Ok, chúng tôi sẽ bắt đầu lại đoạn này. ♫ Các bạn đã rất...♫ Khá là mới lạ, các bạn có nghĩ thế không? Hạ nhiệt khán giả xuống; trong khi đáng ra tôi phải khiến các bạn phát cuồng, còn tôi thì, "Thế là đủ rồi. Sh." (Tiếng cười) ♫ Các bạn đã rất tốt và... ♫ Tôi sẽ hát cho Bill Gates. (Tiếng cười) Tôi luôn ngưỡng mộ ông ấy rất nhiều. ♫ Các bạn đã rất tốt và rộng lượng ♫ ♫ Tôi không biết làm thế nào các bạn đã không ngừng cống hiến. ♫ ♫ Và với lòng tốt đó tôi cảm thấy nợ các bạn. ♫ ♫ Và tôi đã không thể đi xa được đến vậy nếu không có các bạn. ♫ ♫ Vậy nên cho mọi thứ các bạn đã làm, các bạn biết ♫ ♫ Tôi phải cảm ơn tất cả vì những điều đó. ♫ (Vỗ tay) ♫ La li la la li la la la ♫ ♫ La li la la li la la la ♫ ♫ La li la la la ♫ ♫ La li la la la la ♫ ♫ La li la la li la la la ♫ ♫ La li la la li la li la la la ♫ ♫ La li la la la ♫ ♫ Tôi muốn cảm ơn vì những món quà ♫ ♫ Bạn đã trao với tình yêu và sự trân trọng ♫ ♫ Cảm ơn ♫ ♫ Tôi muốn cảm ơn sự rộng lượng ♫ ♫ tình yêu và sự chân thành bạn đã trao cho tôi ♫ ♫ Tôi muốn cảm ơn để thể hiện sự biết ơn, ♫ Tình cảm và sự kính trọng dành cho bạn ♫ ♫ Tôi muốn cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Tôi muốn cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ Các bạn biết không, tôi sẽ cho các bạn thấy cách vỗ tay theo bài hát này (Tiếng cười) (Vỗ tay) ♫ Tôi muốn cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Tôi muốn cám ơn, cám ơn ♫ Như thế này tốt hơn, đúng không? ♫ Tôi muốn cám ơn, cám ơn ♫ ♫ Xin cám ơn ♫ ♫ Ooh hoo ♫ ♫ Ooh hoo ♫ ♫ Ooh hoo ♫ ♫ Ooh hoo ♫ Hãy hạ dần xuống. Hạ cao trào. Từ từ, hạ dần xuống, hạ dần xuống. ♫ Xin cám ơn, cám ơn ♫ Búng ngón tay, nó không dừng lại. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Hãy giả vờ như ngay tại đây chúng ta có một cỗ máy Một cỗ máy lớn, một cỗ máy TED thú vị, và nó là một cỗ máy thời gian. Và mỗi người ở đây đều phải sử dụng nó. Và bạn có thể đi tới quá khứ hay tương lai nhưng bạn không được ở hiện tại của mình. Tôi tự hỏi bạn chọn gì, vì tôi đã hỏi bạn mình câu hỏi này nhiều lần và họ đều muốn quay về quá khứ. Có thể họ muốn quay lại trước thời có ô tô hay Twitter hay "American Idol." Tôi không biết. Tôi tin là có sức hút nào đấy với sự luyến tiếc quá khứ, sự mơ tưởng. Và tôi hiểu điều đó. Thật lòng mà nói thì tôi không thuộc nhóm đó. Tôi không quay lại, không phải vì không thích mạo hiểm Mà bởi vì trên hành tinh này, họ không đi ngược lại, họ tiến lên. Bởi vậy nếu tôi có dùng cái máy, thì tôi sẽ đi tới tương lai Đây là thời đại tuyệt vời nhất trong lịch sử của hành tinh này xét trên bất kỳ phương diện nào sức khỏe, của cải, tính linh hoạt, cơ hội, tỉ lệ bệnh tật giảm ... Chưa từng có một thời đại nào như vậy. Ông cố và bà cố của tôi đều mất khi họ 60 tuổi. Con số đó tăng lên 70 đối với ông bà tôi. Bố mẹ tôi thì đang gần 80. Và rất có thể là tuổi thọ của tôi sẽ bắt đầu bằng số 9. Nhưng nó không phải về những người như chúng ta, nó còn to lớn hơn nhiều. Ngày nay, một đứa trẻ sinh ra ở New Delhi có thể sống lâu bằng người giàu nhất thế giới 100 năm trước. Đây là chuyện khó có thể tin được. Và tại sao nó là sự thật? Bệnh đậu mùa. Nó đã giết hàng tỷ người trên trái đất. Nó định hình lại nhân khẩu học thế giới theo cách mà không cuộc chiến tranh nào làm được. Nó đã qua rồi. Và biến mất. Chúng ta đã đánh bại nó. Trong thế giới trù phú này, các căn bệnh đe dọa những người đời trước nay hầu như không còn nữa. bệnh bạch hầu, rubella, bại liệt ... Liệu có ai còn biết chúng là cái gì? Vắc-xin, y học hiện đại, khả năng nuôi sống hàng tỷ người. Đó là những thành công lớn của khoa học. Và tôi cho rằng, phương pháp khoa học -- kiểm tra, thử nghiệm. xem chúng có hiệu quả không và thay đổi nếu nó không hiệu quả, là một trong những thành quả lớn nhất của nhân loại. Đó là những tin tốt. Không may là, những tin tốt chỉ có vậy vì vẫn còn nhiều vấn đề khác, đã được đề cập nhiều lần. Và một trong số đó là việc bất chấp những thành tựu ta đạt được, một tỷ người trên trái đất vẫn đi ngủ với cái bụng đói mỗi ngày. Con số đó đang tăng rất nhanh, và điều đó thật đáng hổ thẹn. Không chỉ vậy, chúng ta đã dùng trí tưởng tượng của mình để ra sức hủy hoại địa cầu. Nước ngọt, đất trồng trọt, rừng nhiệt đới, dầu, khí đốt: đang biến mất. Những thứ này sẽ biến mất sớm. và trừ phi chúng ta tìm ra cách để thoát khỏi mớ hỗn độn này, chúng ta cũng biến mất luôn. Câu hỏi ở đây là: Liệu ta có làm được? Tôi nghĩ là ta có thể. Rõ ràng là ta có thể làm ra thức ăn để nuôi hàng tỷ người mà không chiếm đoạt phần đất nơi họ sống. Tôi nghĩ ta có thể khai thác năng lượng mà mà không cần phải tàn phá trái đất. Tôi thực sự tin điều đó và đó không phải là điều viễn vông. Nhưng, có một điều làm tôi trăn trở mỗi tối-- một trong những điều làm tôi trăn trở mỗi tối: Ta chưa bao giờ cần khoa học phải phát triển như lúc này. Và ta cũng chưa từng ở trong tình thế để triển khai nó đúng cách mà hôm nay ta có thể Chúng ta đang tiến gần đến những sự kiện tuyệt vời trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, tôi nghĩ là ta phải đi ngược về 1 trăm, 3 trăm năm, trước thời kì khai sáng, tới thời điểm chúng ta chống lại sự phát triển, khi mà chúng ta chống lại những điều này một cách mạnh mẽ, thẳng thắn hơn bây giờ. Con người luôn mang trong mình niềm tin, họ ôm chặt nó đến khó mà bỏ nó ra được. Cả sự thật cũng không làm họ thay đổi. Mỗi người đều có quyền có ý kiến riêng, kể cả ý kiến về sự phát triển Nhưng bạn không có quyền gì, biết không? Bạn không có quyền về sự thật. Xin lỗi, bạn không có quyền đó Tôi mất 1 thời gian để nhận ra điều này. 10 năm trước, tôi viết 1 câu chuyện về vắc-xin cho tờ New Yorker. 1 câu chuyện nhỏ. Tôi ngạc nhiên khi thấy sự đối lập; sự đối lập với, xét cho cùng, các biện pháp y tế công cộng hiệu quả nhất trong lịch sử nhân loại Tôi không biết phải làm gì nên tôi viết 1 câu chuyện và tiếp tục. Và không lâu sau đó; Tôi viết 1 bài về thực phẩm biến đổi gen. Chuyện tương tự xảy ra, có điều lớn hơn. Mọi người trở nên quá khích. Nên tôi viết thêm 1 bài về điều đó, và tôi đã không hiểu tại sao mọi người nghĩ nó theo hướng xấu tại sao họ nghĩ rằng làm phân tử chuyển động theo 1 cách cụ thể, thay vì chuyển động hỗn loạn đã xâm phạm quy luật tự nhiên Nhưng bạn biết đấy. Tôi đã viết bài báo đó. Ý tôi là, tôi là 1 nhà báo Chúng tôi đánh máy, sắp xếp, đi ăn tối. Điều đó là bình thường ( Tiếng cười) Nhưng những câu chuyện này làm tôi khó chịu Tôi đã không hiểu tại sao, giờ tôi đã hiểu Bởi vì những người cuồng tín đó làm tôi phát điên từng không cuồng tín chút nào. Họ từng là những người chu đáo, được giáo dục, lịch sự và tử tế. Họ giống như những con người trong căn phòng này Và nó khiến tôi vô cùng khó chịu. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng Chúng ta đang ở thời điểm mà chúng ta không có cùng 1 mối quan hệ với sự tiến bộ như trước Chúng ta nói về nó 1 cách không chắc chắn với 1 thuật ngữ mỉa mai cùng dấu ngoặc kép "tiến triển" Có lý do cho điều đó, và tôi nghĩ chúng ta đều biết. Ta mất niềm tin vào thể chế chính trị, vào nhà cầm quyền, và đôi lúc vào khoa học Không có lý do nào ta không nên làm vậy. Bạn có thể nói 1 vài cái tên và mọi người sẽ hiểu. Thảm họa Chernobyl, Bhopal, thảm họa tàu Challenger, thuốc Vioxx, vũ khí hủy diệt hàng loạt hanging chads ( Florida-2000 ) Bạn có thể chọn danh sách của mình. Tồn tại những câu hỏi và vấn đề với những người mà ta tin là luôn đúng, vì vậy, hãy nghi ngờ. Đặt câu hỏi, yêu cầu bằng chứng Đừng coi mọi thứ là hiển nhiên. Nhưng khi bạn có bằng chứng, bạn cần chấp nhận nó, và ta không giỏi làm việc này. Lý do tôi nói vậy là vì chúng ta đang sống trong sự sợ hãi mà tôi chưa từng thấy và hy vọng không bao giờ thấy nữa. Khoảng 12 năm trước, 1 câu chuyện được công bố 1 câu chuyện kinh khủng, xấu xa, cho rằng bệnh tự kỷ có liên quan tới bệnh sởi, bệnh quai bị và vắc xin rubella Rất đáng sợ. Hàng ngàn học sinh thử nghiệm xem điều đó có đúng hay không. Nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Dữ liệu được cập nhật. Chúng đến từ Mỹ, Anh, từ Thụy Điển, Canada, kết quả đều như nhau, không có mối tương quan nào cả. Nó không quan trọng vì ta tin vào các giai thoại, tin vào thứ ta thấy, thứ ta nghĩ ta thấy, thứ làm ta cảm nhận là có thật. Ta không tin vào các văn bản, tài liệu mà chính phủ cung cấp tôi hiểu điều đó, chúng ta đều hiểu Nhưng bạn biết không? Kết quả của nó thật thảm khốc. Sự thật là: Mỹ là 1 trong những nước trên thế giới mà tỷ lệ tiêm vắc xin bệnh sởi đang giảm dần. Điều đó thật đáng hổ thẹn, và chúng ta nên tự thấy xấu hổ về mình. Thật kinh khủng. Chuyện gì đã xảy ra làm chúng ta làm như vậy? Giờ tôi đã hiểu thật sự. Vì, có ai ở đây bị bệnh sởi không? Ai ngồi trong phòng này từng thấy người chết vì bệnh sởi nào? Điều đó không xảy ra nhiều lắm. Nó không xảy ra trong đất nước này, nhưng nó đã xảy ra 160000 lần trên thế giới năm ngoái. Quá nhiều cái chết vì bệnh sởi-- 20 người 1 giờ. Nhưng vì nó không xảy ra ở đây, ta có thể loại bỏ ý nghĩ đó, và những người giống Jenny McCarthy có thể truyền tải thông điệp về sự sợ hãi và nạn mù chữ trên sân khấu giống Opra và Larry King Live. Họ có thể vì họ không liên kết kết quả với sự tương quan. Họ không hiểu rằng 2 điều đó có vẻ giống nhau nhưng không phải như nhau. Đó là điều ta cần phải học sớm. Jonas Salk là anh hùng. Ông đã giúp ta tránh được tai họa kinh khủng nhất của loài người Không sợ hãi, không đau đớn. Bệnh bại liệt--biến mất. Người đứng ở giữa. Tên ông ấy là Paul Offit. Ông ấy vừa phát triển vắc xin rotavirus với 1 nhóm người Nó sẽ cứu sống 400-500 trẻ em trong thế giới đang phát triển hàng năm. Rất tốt, phải không? Đúng vậy, ngoại trừ việc Paul đi rêu rao với mọi người về nó và nó có giá trị như nào và mọi người nên ngừng than vãn. Ông ấy thực sự nói theo hướng đó. Vậy,Paul là 1 kẻ khủng bố. Khi Paul phát biểu với dư luận, ông ấy không thể tuyên bố mà thiếu đội vũ trang. Ông ấy bị chặn lại ngay tại nhà mình vì mọi người thích nói cho ông ấy biết rằng họ nhớ con ông học ở trường nào. Tại sao? Vì Paul đã làm ra 1 vắc xin. Tôi không muốn nói điều này, nhưng vắc xin rất quan trọng. Bạn vứt bỏ vắc xin, bệnh tật sẽ quay lại, những bệnh kinh khủng. Và điều đó đang xảy ra. Giờ đây, nước ta đã có dịch sởi. Nó dần trở nên tệ hơn, và không bao lâu nữa trẻ em sẽ lại chết vì nó, vì đó chỉ là trò chơi con số. Chúng sẽ không chỉ chết vì bệnh sởi. Còn bệnh bại liệt thì sao? Tại sao không? Bạn học đại học với tôi viết cho tôi 1 lá thư vài tuần trước và nói cô ấy nghĩ tôi có chút hoa mỹ. Chưa có ai nói vậy với tôi cả. Cô ấy sẽ không cho con tiêm vắc xin bại liệt, không bao giờ. Được thôi. Tại sao? Ta không bị bại liệt. Bạn biết gì không? Hôm qua, ta không có bệnh bại liệt trên đất nước này. Sáng nay, có lẽ 1 anh chàng đã lên máy bay ở Lagos, tôi không biết, anh ấy bay đến LAX, hiện tại bay qua ở Ohio Anh ấy sẽ hạ cánh trong vòng vài giờ tới, rồi sẽ thuê 1 chiếc xe anh ấy sẽ đến Long Beach và sẽ dự 1 trong những bữa tối tuyệt vời của TED tối nay mà không hề biết mình đã nhiễm bệnh liệt chúng ta cũng vậy vì ta không biết được cách thế giới vận hành Đó là hành tinh ta đang sống. Đừng tỏ ra là không phải. Ta thích được bao bọc bởi những lời nói dối. Mọi người có uống vitamin sáng nay không? Echinacea, 1 chút chất chống oxy hóa để bạn làm việc Tôi biết bạn có làm vì nửa số dân Mỹ cũng vậy, hàng ngày. Họ uống nhiều thứ, và uống thuốc xen nhau. Và không quan trọng ta thường xuyên phát hiện ra rằng chúng vô dụng như nào Dữ liệu luôn nói lên điều đó. Chúng làm nước tiểu của ta sẫm màu hơn, không hơn không kém ( Tiếng cười ) Không sao, bạn muốn trả 23 tỷ đô cho nước tiểu sẫm màu hơn ư? Tôi hoàn toàn đồng ý. ( Tiếng cười ) Nước tiểu sẫm màu!! ! Tại sao ta làm vậy? Tại sao? Tôi nghĩ tôi hiểu điều đó. Ta ghét nhà thuốc lớn, chính phủ to lớn.Ta không tin "người đó" Và ta không nên tin: hệ thống chăm sóc sức khỏe của ta rất tệ. Nó tàn nhẫn với hàng triệu người Nó lạnh lùng đến kinh ngạc và ảnh hưởng đến tâm hồn của cả những ai có khả năng trả tiền. Vì vậy ta chạy trốn khỏi nó, tới đâu? Ta nhảy vào tay của thuốc trấn an. ( Tiếng cười ) Điều đó thật tuyệt. Tôi thích thuốc trấn an ( Vỗ tay ) Nhưng bạn biết không, đó là vấn đề nghiêm trọng bởi thứ này là đồ bỏ đi và ta đã chi hàng tỷ đô cho nó Tôi có tất cả các loại đạo cụ ở đây Tất cả chúng đều không...ginkgo, lừa đảo echinacea, lừa đảo acai--tôi còn không biết đây là gì nữa nhưng ta đã chi hàng tỷ đô cho nó-- nó là sự lừa gạt Bạn biết không, khi tôi nói điều này, mọi người đã hét vào mặt tôi họ nói "ông quan tâm làm gì? Hãy để mọi người làm điều họ muốn. Nó làm họ thấy thoải mái Bạn sai rồi Vì tôi không quan tâm kể cả thư ký của HHS nói rằng "Hmm, tôi sẽ không chấp nhận chứng cứ từ các chuyên gia về ảnh của những khối u ở ngực qua tia X hoặc 1 tên lang băm muốn chữa cho bệnh nhân bằng phương pháp thải độc cà phê. Khi bạn bắt đầu ở cuối con đường nơi mà niềm tin và ma thuật thế chỗ bằng chứng và khoa học cuối cùng bạn sẽ ở 1 nơi mà mình không muốn Bạn sẽ giống như Thabo Mbeki của Nam Phi Ông ấy đã giết 400000 người dân của mình bằng cách khăng khăng rằng củ cải đường tỏi và dầu chanh còn tốt hơn cả thuốc antiretroviral mà ta biết là có thể làm chậm diễn biến của bệnh AIDS Hàng trăm hàng ngàn cái chết không cần thiết ở 1 nước đã bị mắc bệnh dịch hạch tệ hại hơn bất cứ loại dịch nào Làm ơn, đừng nói với tôi rằng không có bất cứ hậu quả nào của điều đó. Luôn luôn có! Bệnh dịch đơn giản nhất mà ta đang gặp phải chính là cuộc chiến nực cười này giữa lời đề nghị về thực phẩm biến đổi gen và thực phẩm hữu cơ thuần túy Nó là cuộc tranh luận ngu ngốc cần phải dừng lại Nó tranh cãi về từ ngữ, ẩn dụ Nó lý tưởng nhưng không khoa học Từng thứ ta ăn, mỗi hạt gạo mỗi nhánh mùi tây từng cây cải Bruxen đã được chúng ta nhân giống Đã từng không có quýt trong vườn Eden Từng không có dưa chuột vàng Từng không có cây thông Noel. Ta làm nên những thứ đó Ta đã làm nên chúng hơn 1100 năm qua Và có 1 số thứ thành công, 1 số không Ta loại bỏ các sản phẩm không hiệu quả Giờ ta có thể làm ra thứ có độ chính xác cao hơn và có cả rủi ro, tất nhiên nhưng ta có thể bỏ thứ như vitamin A vào gạo thứ có thể giúp cho hàng triệu người kéo dài tuổi thọ Bạn không muốn làm vậy sao? Tôi phải nói rằng, tôi không hiểu được điều đó Ta phản đối thực phẩm biến đổi gen Tại sao? Những lý do mà tôi liên tục được nghe là: Quá nhiều hóa chất thuốc trừ sâu, hoocmon sự độc canh, ta không muốn những ruộng đồng lớn có những thứ giống nhau, thật sai lầm Ta không muốn các công ty phát minh sự sống Ta không muốn họ sở hữu hạt giống Và bạn biết câu trả lời của tôi là gì không Bạn đúng đó. Hãy thay đổi nó Thực tế là chúng ta có vấn đề lớn về thực phẩm nhưng đây không phải khoa học Nó không liên quan gì đến khoa học hết Nó là luật, là đạo đức, là thứ được công nhận bằng sáng chế Khoa học không phải là 1 công ty cũng không phải là 1 đất nước Nó cũng không là 1 ý tưởng, mà là 1 quá trình Và đôi lúc nó thành công, đôi lúc không nhưng mà ý nghĩ rằng chúng ta không nên cho phép khoa học làm việc của nó vì ta sợ là 1 việc làm trì trệ, nó ngăn cản hàng triệu người thành công, phát đạt 50 năm tiếp đây ta sẽ phải trồng hơn 70% lượng thực phẩm ta trông hiện tại 70% Bằng với sự đầu tư vào Châu Phi hơn 30 năm qua Thật hổ thẹn Họ cần chúng, và ta không cho họ Tại sao? Thực phẩm biến đổi gen Ta không muốn khích lệ mọi người ăn thứ tồi tệ đó, như sắn chẳng hạn Sắn được nửa tỷ người ăn Nó giống như khoai tây vậy 1 đống calories. Và nó dở ẹc Nó không có dinh dưỡng, không có protein các nhà khoa học đang dùng kỹ thuật đưa tất cả những thứ đó vào sắn ngay bây giờ Mọi người sẽ có thể ăn nó và không bị mù Họ sẽ không chết vì đói. Và bạn biết không? Điều đó thật tuyệt. Nó sẽ không giống Chez Panisse nhưng sẽ rất tuyệt Tất cả những gì tôi có thể nói là Tại sao ta lại từ chối nó? Hãy tự hỏi bản thân mình xem Vì ta không muốn biến đổi gen? Không phải. Nó không phải hóa chất Nó không phải vấn đề về sự đam mê nực cười của ta về hoocmon hay sự kiên trì để có thức ăn to hơn ngon hơn, thức ăn suy biến Đây không phải về Rice Kcrispies mà là về đảm bảo cho con người được sống Đã đến lúc ta hiểu điều đó nghĩa là gì Bới vì, bạn biết không? Nếu chúng ta cứ tiếp tục làm những việc mà chúng ta đang làm, Ta sẽ phạm phải lỗi mà tôi không nghĩ là ta muốn phạm phải: Chủ nghĩa thực dân công nghệ cao. Không có cách nào để miêu tả chuyện gì đang xảy ra Nó thật ích kỷ, xấu xa nó ở trong chúng ta và ta phải làm cho nó dừng lại Vậy, sau cuộc trò chuyện vui vẻ đáng ngạc nhiên này ( Tiếng cười ) bạn có thể muốn nói: "Vậy, bạn vẫn muốn dùng chiếc máy thời gian này và đi vào tương lại?" Tất nhiên tôi muốn vậy Nó đang kẹt ở hiện tại nhưng ta có 1 cơ hội tuyệt vời Ta có thể đặt 1 cỗ máy thời gian vào bất kỳ thứ gì ta muốn Di chuyển nó đến nơi ta muốn và ta sẽ làm như vậy Ta phải có những cuộc trò chuyện như thế này, và ta phải nghĩ, nhưng khi ta vào máy thời gian và đi về phía trước ta sẽ thấy hạnh phúc Tôi biết chúng ta có thể và theo như những gì tôi biết được đó là điều thế giới đang cần bây giờ (Tiếng vỗ tay) Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. Cám ơn. Trong ngành của tôi, chúng tôi tin rằng hình ảnh có thể thay đổi thế giới. Được thôi, chúng ta ngây thơ,nhưng ta lanh lợi và cảnh giác. Sự thật là ta biết rằng hỉnh ảnh tự chúng không thể thay đổi thế giới nhưng chúng ta cũng ý thức được rằng ngay từ thời gian đầu của nhiếp ảnh, những bức ảnh đã gây ra nhiều hành động ở người, và những hành động đó dẫn đến việc xảy ra sự thay đổi. Vậy hãy bắt đầu với 1 nhóm hình ảnh. Tôi sẽ thực sự ngạc nhiên nếu bạn không nhận ra phần lớn trong số chúng. Chúng được miêu tả như một hình tượng, quá hình tượng,nên có lẽ nó đã thành bình thường. Thực tế là chúng quá nổi tiếng đến độ bạn có thể nhận ra chúng ngay cả khi chúng ở một kiểu hơi khác. (Tiếng cười) Nhưng tôi nghĩ chúng ta đang cần nhiều hơn vậy. Chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta đang tìm những bức ảnh mà soi sáng một cách cương định ở những vấn đề cốt lõi, những hình ảnh mà vượt xa ranh giới, vượt xa tôn giáo, hình mà khiến chúng ta phải đứng lên và làm gì đó, nói cách khác là phải hành động Vâng, bức ảnh mà các bạn đều đã thấy. Nó thay đổi cách chúng ta nhìn về thế giới vật chất. Chúng ta đã chưa hề thấy trái đất nhìn từ xa như thế này trước đây. Khá nhiều người tin cậy vào sự ra đời của các hoạt động môi trường để chúng ta có thể thấy trái đất như vậy lần đầu tiên, thấy sự nhỏ bé và mỏng manh của nó. 40 năm sau, nhóm người này hơn đa số các nhóm khác vì đã ý thức về sức mạnh hủy diệt mà loài người nắm giữ đối với môi trường. Và cuối cùng, chúng ta dường như đã bắt đầu hành động. Sức mạnh hủy diệt này bao gồm nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, những bức hình ở đây được chụp bởi Brent Stirton tại Công-gô, những con khỉ đột này bị giệt, một số nói là bị hành hạ đến chết, và ngạc nhiên thay, nó đã gây phẫn nộ toàn thế giới. Gần đây, chúng ta đã từng bị cảnh báo về sự tàn phá nặng nề từ thiên nhiên với trận động đất ở Haiti. Những gì tôi nghĩ đến lại tệ hơn rất nhiều, chính là sức mạnh hủy diệt của người với người. Samuel Pisa, một người sống sót sau vụ Auschiwitz nói và tôi xin trích dẫn, "Thần Holocaust dạy ta rằng thiên nhiên, ngay cả trong những lúc khắc nghiệt nhất, vẫn luôn nhân từ hơn con người, khi mà con người mất hết đạo đức và lý do sống" Có một kiểu tương tự đóng đinh trên hình chữ thập. Những hình ảnh kinh hoàng từ Abu Ghraib cũng như các hình ảnh từ Guantanamo đã có một tác động sâu sắc. Việc xuất bản ra những hình ảnh, vốn đã đi ngược lại với những hình ảnh này khiến cho chính phủ phải thay đổi những chính sách. Một số sẽ cho rằng đó là những hình ảnh mà đã làm dấy lên các cuộc nổi dậy ở Iraq hơn hầu hết hành động nào khác. Hơn nữa, những hình ảnh đó mãi mãi loại bỏ cái gọi là đạo đức của các lực lượng đánh chiếm. Hãy quay trở về một chút. Vào những năm 1960 và 1970, cuộc chiến tranh VIệt Nam đã có mặt mọi lúc ở cả bên trong và bên ngoài mọi phòng khách ở Mỹ. Những hình ảnh thời sự khiến mọi người đối mặt với những nạn nhân chiến tranh, cô gái nhỏ bị cháy bởi bom napalm, một sinh viên bị giết bởi binh sĩ quốc gia ở Đại học Kent State,Ohio do anh đã phản kháng. Thực tế, những bức ảnh trở thành vốn là tiếng nói của sự phản kháng. Giờ đây, những hình ảnh có sức mạnh mang đến sự thấu hiểu về những hoài nghi, sự ngu dốt. và đặc biệt -- tôi đã thảo luận nhiều về vấn đề này nhưng tôi chỉ đưa ra 1 bức hình -- là vấn đề về HIV/AIDS. Trong những năm 1980, sự lảng tránh những người bệnh là một vật cản khó vượt qua dù chỉ là bàn về hay nói về nó. Năm 1989, một nghĩa cử đơn giản của người đàn bà nổi tiếng thế giới, công chúa xứ Wales, chạm vào đứa bé nhiễm HIV/AIDS đã trờ là một việc lớn lao, nhất là ở Châu Âu, đã chấm dứt nó. Tốt hơn rất nhiều người, cô ấy hiểu được sức mạnh của hình ảnh Vì vậy khi chúng ta đối mặt với một hình ảnh mạnh mẽ, tất cả chúng ta đều có 1 sự lựa chọn. Hoặc là quay đi, hoặc là chú tâm vào nó. May mắn thay, khi những bức ảnh này xuất hiện trên tờ Guardian năm 1998, chúng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và chú ý, và cuối cùng là rất nhiều tiền được gửi đến Sudan để cứu trợ nạn đói. Vậy thì những bức ảnh có thay đổi thế giới? Không, nhưng nó có ảnh hưởng lớn. Những bức ảnh thường đặt câu hỏi cho lòng tin có trong chúng ta và trách nhiệm đối với nhau. Chúng ta đều thấy những bức ảnh sau bão Katrina, và tôi nghĩ hàng triệu con người, họ đã chịu một ảnh hưởng lớn, và tôi nghĩ là rất khó xảy ra để các bức ảnh không làm người Mỹ chú ý khi họ đi bầu của vào tháng 11/2008. Tiếc thay, một số bức ảnh quan trọng là quá biểu tượng và gây sự khó chịu cho chúng ta. Tôi sẽ cho bạn xem 1 bức hình đây, được chụp bởi Eugene Richards- một chiến binh trong chiến tranh Irag là một kiệt tác, được xuất bản với tên "Chiến tranh dành cho cá nhân mỗi người" Nhưng hình ảnh thì không cần đồ họa để nhắc nhở ta sự tàn khốc của chiến tranh. John Moore đã chụp bức ảnh tại nghĩa trang Arlington. Sau tất cả những giây phút xung đột, trong cái vùng đầy xung đột của thế giới, có một bức ảnh chụp một nơi an bình hơn nhiều mà vẫn ám ảnh thôi,hơn những bức ảnh khác. Ansel Adam nói, và tôi không đồng ý, rằng "Không phải bạn chụp hình,mà bạn làm ra nó" Quan điểm của tôi không phải người chụp hình làm nên bức hình, đó là bạn. Chúng ta mang đến mỗi bức hình giá trị riêng của chúng ta,hệ thống tín ngưỡng riêng và kết quả là bức hình tạo ra tiếng vang trong ta. Công ty có 70 triệu bức hình. Tôi có 1 bức hình trong phòng làm việc. Nó đây. Tôi hy vọng lần sau khi bạn thấy một bức ảnh làm dấy lên chút gì đó trong bạn, bạn nên tìm hiểu tại sao, và tôi biết rằng, với khán giả ở đây, bạn chắc chắn sẽ làm một điều gì đó. Và cám ơn tất cả những thợ nhiếp ảnh. (Vỗ tay) Trước tiên, tôi là người lập dị. Tôi là người ăn thực phẩm hữu cơ hạn chế lượng carbon, rành về phẫu thuật bằng robot, và tôi thực sự muốn xây một ngôi nhà xanh, nhưng tôi rất nghi ngờ tất cả những bài viết tốt đẹp đó, những người có nhiều thẩm quyền về đạo đức và quá ít dữ liệu nói cho tôi làm thế nào để thực hiện những việc đó như vậy. Và vì thế tôi phải tìm ra con đường cho bản thân mình Ví dụ: Điều này có ác không? Tôi vừa đánh rơi một vệt sữa chua hữu cơ từ những con bò cái địa phương trên bàn của mình, và tôi lấy một chiếc khăn giấy, và tôi muốn chùi sạch nó Nhưng tôi có thể sử dụng khăn giấy không? (Cười) Câu trả lời cho câu hỏi đó có thể tìm thấy trong tổng năng lượng tiêu tốn. Đó là một phần năng lượng chứa trong bất cứ chiếc khăn giấy nào hoặc tổng lượng nước phải sử dụng. Và mỗi khi tôi sử dụng một chiếc khăn giấy, Tôi đang sử dụng nhiều năng lượng ảo đó và nước. Lau và vứt nó đi Bây giờ, nếu tôi so sánh điều đó với một chiếc khăn bông mà tôi có thể sử dụng một ngàn lần, tôi không có nhiều năng lượng tiêu tốn cho tới khi tôi giặt cái khăn dính sữa chua. Bây giờ năng lượng bắt đầu hoạt động. Vì vậy, nếu tôi ném khăn của tôi vào trong máy giặt, Bây giờ tôi vừa cho thêm năng lượng và nước vào chiếc khăn Trừ khi tôi sử dụng một chiếc máy rửa với hiệu quả cao thì nó sẽ đỡ tốn kém năng lượng hơn. Nhưng còn về chiếc giấy ăn tái chế lại thì sao, năng lượng có trở về những nửa mảnh giấy nhỏ đó không? Ồ, bây giờ chiếc khăn ăn trông đàng hoàng hơn. Bỏ qua chuyện cái khăn giấy đi. Ta nói về miếng bọt biển rửa chén. Tôi sẽ thử chùi nó với bọt biển rồi đem đi rửa, và tôi có rất ít năng lượng và nhiều nước hơn, trừ khi bạn giống tôi, bạn chỉnh cái tay cầm vòi nước ở vị trí nước nóng ngay cả khi bạn bật nó lên, Và sau đó bạn bắt đầu sử dụng thêm năng lượng, hoặc tệ hơn là bạn để cho nước chảy cho tới khi nước từ từ ấm lên rồi mới bắt đầu rửa khăn. Và bây giờ cá cược gì thì cũng thua. (Cười ) Vì thế điều này có nghĩa là đôi khi những điều mà bạn ít để ý nhất, như là vị trí nóng lạnh của tay cầm vòi nước, cũng lại có ảnh hưởng lớn hơn bất kỳ những điều khác mà bạn đang cố gắng tối ưu hóa. Hãy tưởng tượng ai đó lạ lùng như tôi đang cố xây dựng một ngôi nhà. (Cười ) Đó là những gì chồng tôi và tôi đang làm bây giờ. Và như vậy, chúng tôi muốn biết làm thế nào có thể xây dựng một ngôi nhà xanh Và có cả ngàn lẻ một bài viết về điều này nói cho chúng tôi biết làm thế nào để tạo nên những sự cân bằng màu xanh Và họ chỉ mơ hồ trong việc trình bày cho chúng tôi cách tối ưu những điều nhỏ nhoi bên lề và những vấn đề quan trọng, khó khăn lại không được đề cập đến. Bây giờ một ngôi nhà trung bình có khoảng 300 Megawatt giờ tổng năng lượng tiêu tốn trong nó. Đó là năng lượng cần thiết để xây dựng lên nó, tương đương hàng triệu triệu chiếc khăn giấy. Chúng tôi muốn biết chúng tôi có thể làm tốt hơn bao nhiêu Và vì thế, giống nhiều người, chúng tôi bắt đầu với 1 ngôi nhà trên 1 lô đất, và tôi đang chỉ cho bạn một công trình tiêu biểu đầu tiên và điều gì chúng tôi đang làm sau cùng. Vì thế trước tiên, chúng tôi phá hủy nó. Nó sẽ mất một ít năng lượng, nhưng nếu bạn phá hủy nó, bạn sẽ đập nó ra thành những phần nhỏ, rồi sử dụng những phần đó bạn có thể lấy một phần năng lượng trở về. Sau đó chúng ta đào một hố thật lớn để đưa vào một bể chứa nước mưa để lấy nước cho khu vườn một cách độc lập. Và sau đó chúng tôi đổ một cái móng lớn cho việc sử dụng năng lượng mặt trời thụ động Bây giờ, bạn có thể giảm được tổng năng lượng tiêu tốn khoảng 25% bằng cách sử dụng cột bê-tông-tro-bay cao. Sau đó chúng ta đặt chúng vào khung Và đó là khung, gỗ, vật liệu tổng hợp, và khá là khó khăn để khai thác năng lượng trao đổi từ đó, nhưng nó có thể là một nguồn tài nguyên bền vững nếu bạn sử dụng gỗ có chứng nhận F.S.C. Sau đó chúng tôi tiếp tục điều đầu tiên đã gây sự ngạc nhiên. Nếu chúng ta đặt cửa sổ bằng nhôm trong ngôi nhà này, ta sẽ làm tăng gấp đôi năng lượng sử dụng ở ngay đó. Bây giờ, PVC là loại vật liệu tốt hơn một chút, nhưng vẫn không tốt bằng loại gỗ mà chúng tôi đã chọn Chúng tôi sau đó đưa vào hệ thống ống nước, điện và hệ thống sưởi, điều hòa và thông gió (HVAC), và cách nhiệt. Bây giờ, bọt phun là một chất cách điện tuyệt vời, nó lấp vào tất cả các vết nứt, nhưng năng lượng tiêu tốn cho nó khá cao. Và, phun in trên chất liệu vải hoặc những quần jean xanh là một giải pháp thay thế năng lượng thấp hơn. Chúng tôi cũng sử dụng rơm rạ nó là một trong những thứ chúng tôi chọn, chúng có năng lượng bằng không. Khi sử dụng đá phiến, nếu bạn sử dụng EcoRock, nó khoảng ¼ năng lượng tiêu tốn của đá phiến tiêu chuẩn. Và sau đó thì hoàn tất xây dựng, như chủ đề của tất cả những bài báo "tiến tới màu xanh". Và trong quy mô của một ngôi nhà, chúng gần như không tạo nên sự khác biệt nào cả. Chưa hết, tất cả nhấn mạnh được tập trung vào điều đó. Ngoại trừ sàn nhà. Nếu bạn đặt thảm trong nhà bạn, nó chiếm khoảng 1 phần 10 năng lượng tiêu tốn của toàn bộ tòa nhà, trừ khi bạn sử dụng bê tông hoặc gỗ để có năng lượng tiêu tốn thấp hơn nữa. Bây giờ chúng ta tính toán năng lượng xây dựng cuối cùng, chúng ta cộng tất cả chúng vào, và chúng ta vừa xây một ngôi nhà có ít hơn một nửa năng lượng tiêu tốn cho một ngôi nhà điển hình như thế này. Nhưng trước khi chúng ta áp dụng điều này thì lại có quá nhiều thứ phải tính toán, chúng tôi đã đổ 151 megawatt giờ vào việc xây dựng ngôi nhà này, nơi mà trước đây đã từng có một ngôi nhà khác rồi. Và câu hỏi là: Làm thế nào chúng ta có thể làm cho điều đó trở lại? Và vì thế nếu tôi thực hiện chương trình xây nhà với việc sử dụng năng lượng hiệu quả, so với ngôi nhà cũ, sử dụng năng lượng không hiệu quả chúng ta làm cho nó trở lại trong khoảng sáu năm. Bây giờ, có lẽ tôi sẽ phải nâng cấp các ngôi nhà cũ để được nhiều năng lượng-hiệu quả hơn. Và trong trường hợp đó, thì tôi phải mất 20 năm để lấy lại cân bằng. Bây giờ, nếu không quan tâm đến năng lượng tiêu tốn, thì chúng ta phải mất hơn 50 năm để lấy lại thế cân bằng so với những ngôi nhà đã được nâng cấp. Vậy có nghĩa là thế nào? Trong quy mô tỷ lệ trong ngôi nhà của tôi, điều đó tương đương với khoảng 1 năm lái xe của tôi, và gấp 5 lần năng lượng khi tôi chuyển qua ăn chay trường. Nhưng vấn đề khó khăn nhất của tôi đã được giải quyết. Rõ ràng, tôi cần phải trở về nhà từ TED. Tất cả những tính toán cho năng lượng tiêu tốn đều được trình bày trên blog. Và, hãy nhớ, đôi khi những điều mà bạn không để ý tới lại là những điều thay đổi lớn nhất. Cảm ơn . ( Vỗ tay) Tôi đã dành cả cuộc đời mình thắc mắc thế nào là "sửng sốt cả người". Sau hai ngày ở đây, tôi tự nhận mình đã rất sửng sốt, và thực sự rất ấn tượng, và tôi cảm nhận được rằng các bạn chính là một trong những niềm hi vọng lớn lao không chỉ cho những thành tựu trong khoa học và công nghệ của nước Mỹ, mà còn cho cả thế giới. Dẫu vậy tôi đến đây, với sứ mệnh đặc biệt đại diện cho các cử tri của tôi, là 10 mũ 18 -- hay một triệu nghìn tỉ --- côn trùng và những sinh vật nhỏ bé khác, để đưa đến đây lời biện hộ cho chúng. Nếu chúng ta tiêu diệt hết côn trùng, chỉ nhóm sinh vật đó, trên hành tinh này -- điều mà chúng ta vẫn đang cố thực hiện -- thì sự sống còn lại, và loài người cùng với nó sẽ gần như biến mất khỏi mặt đất trong vòng một vài tháng ngắn ngủi. Vậy điều gì đã dẫn tôi đến vị trí bào chữa đặc biệt này? Khi còn là một cậu bé, và trong suốt thời niên thiếu, tôi dần dần bị cuốn hút bởi sự muôn màu của cuộc sống, Tôi tìm hiểu về chu kỳ loài bướm, rắn, chim, cá, rồi hang động rồi cuối cùng và chắc chắn, là chu kỳ của loài kiến. Trong những năm tháng đại học, tôi là một nhà côn trùng học tận tụy, một chuyên gia về sinh học loài kiến, tuy vậy, sự chú ý và những nghiên cứu của tôi vẫn tiếp tục hành trình đi qua sự đa dạng của sự sống trên Trái đất nói chung -- gồm tất cả những thứ chúng ta quan tâm như loài sinh vật, ta hiểu về nó ít thế nào và những hoạt động của chúng ta đe dọa nghiêm trọng đến nó như thế nào. Những nghiên cứu sâu hơn đó nuôi lớn một nỗi băn khoăn và cả khát vọng kết tinh thành một mong ước mà tôi sẽ nói với các bạn đây. Sự lựa chọn của tôi là kết quả của một cam kết cả cuộc đời bắt đầu lớn lên trên bờ biển vịnh Alabama, trên bán đảo Florida. Tôi đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất ấy, bởi cả sự dồi dào, phong phú của hầu hết những loài động, thực vật nhiệt đới ở đó. Vào cái ngày khi tôi mới chỉ là một cậu bé bảy tuổi đang ngồi câu cá, tôi kéo được một con cá cờ với những chiếc gai vây lưng nhọn, thật mạnh và nhanh đến nỗi tôi bị mù một bên mắt. Sau đó tôi phát hiện ra mình còn gặp khó khăn trong việc nghe những âm thanh cao tần nữa, việc đó cũng có thể là do bẩm sinh. Trong kế hoạch trở thành một nhà tự nhiên học chuyên nghiệp -- tôi đã chưa bao giờ quan tâm đến điều gì khác trong cuộc đời -- Tôi thấy mình rất tệ trong việc quan sát chim chóc hay bắt chước tiếng ếch kêu. Thế là tôi chuyển sang những sinh vật nhỏ bé lúc nhúc, những loài mà ta có thể cầm nắm chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ: những sinh vật nhỏ bé góp phần tạo nên nền móng cho hệ sinh thái của chúng ta, những sinh vật nhỏ bé, như tôi vẫn thích nói, đang điều khiển cả thế giới này. Bằng cách ấy, tôi chạm được đến giới hạn của sinh vật học, thật lạ kỳ và phong phú, như thể nó tồn tại ở một hành tinh khác vậy. Chúng ta thực tế đang sống ở một hành tinh vẫn hầu như chưa được khai phá hết. Phần lớn những sinh vật sống trên Trái đất vẫn là một dấu hỏi đối với khoa học. Trong 30 năm qua, nhờ những cuộc thám hiểm tới những vùng đất xa xôi trên Trái đất, và nhờ những tiến bộ trong công nghệ, các nhà sinh vật đã, ví dụ, thêm vào 1/3 loài ếch đã biết và các loài lưỡng cư, nâng tổng số loài hiện tại lên 5,400, và nhiều loài hơn tiếp tục được phát hiện. Hai loài cá voi mới vừa được tìm thấy cùng với hai loài linh dương mới, mười hai loài khỉ và một loài voi mới -- và thậm chí cả một loài khỉ đột riêng. Nằm ở cán cân trái ngược về quy mô, loài vi khuẩn biển, phiêu sinh vật -- loài sẽ xuất hiện trong cuộc khảo sát cuối cùng -- dù mới được tìm ra năm 1988 nhưng nay được coi là sinh vật phong phú nhất hành tinh, và hơn nữa chúng đảm nhiệm phần lớn việc quang hợp dưới đại dương. Những vi khuẩn này không được phát hiện trước đó, bởi chúng cũng nằm trong số những sinh vật nhỏ nhất Trái đất, quá nhỏ để có thể nhìn thấy qua kính hiển vi quang học thông thường. Mặc dù vậy, sự sống dưới biển khơi lại phụ thuộc vào những sinh vật nhỏ bé này. Đây chỉ là cái nhìn lướt qua cho thấy sự thiếu hiểu biết của con người về sự sống. Xét về nấm -- ta có nấm tròn, nấm gỉ sắt, mốc, và nhiều loài sinh vật gây bệnh. 60,000 loài được khoa học biết đến, nhưng có hơn 1,5 triệu loài được ước tính đang tồn tại. Xét đến giun tròn, loài phong phú nhất trong giới động vật, Bốn trong số năm loài động vật trên Trái đất là giun tròn -- nếu tất cả vật chất ở thể rắn bị xóa bỏ ngoại trừ giun tròn, bạn vẫn có thể thấy được đường nét ma quái của hầu hết chúng trong loài giun này. Có khoảng 16,000 loài giun tròn đã được phát hiện và đoán biết bởi các nhà khoa học; có thể có hàng trăm nghìn loài này, thậm chí hàng triệu, vẫn chưa được biết đến. Những bí ẩn này trong đa dạng sinh học được kéo dài thêm trong danh sách bởi những mảng tối trong thế giới sinh học của vi khuẩn mà trong vòng vài năm trở lại đây ta mới chỉ được biết đến khoảng 6,000 loài vi khuẩn trên khắp thế giới. Nhưng ta có thể tìm thấy lượng vi khuẩn đó chỉ trong một gram đất, chỉ một nắm đất nhỏ có thể chứa đến 10 tỷ vi khuẩn bên trong. Thống kê cho thấy trong một tấn đất -- loại đất màu mỡ -- chứa xấp xỉ bốn triệu loài vi khuẩn, tất cả đều chưa được biết đến. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tất cả chúng đang làm gì? Sự thật là, chúng ta không biết. Ta đang sống trên hành tinh của những hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường sống, được thực hiện chỉ bằng đức tin và phỏng đoán. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào những sinh vật. Đưa ra một ví dụ thực tế: có hơn 500 loài vi khuẩn hiện đã được biết đến -- những vi khuẩn thân thiện -- đang sống cộng sinh trong miệng và cổ họng của bạn chúng chắc chắn là cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi những vi khuẩn gây bệnh. Tôi nghĩ giờ là lúc để chúng ta cùng xem một bộ phim tuy nhỏ nhưng ý nghĩa được đặc biệt làm để dành cho dịp này. Và tôi muốn chiếu nó cho các bạn. Bộ phim có sự hỗ trợ của Billie Holiday. (Video) Và đó có thể mới chỉ là sự khởi đầu! Những con vi-rút, những bán sinh vật giữa những thể tiền thực khuẩn mang gien thúc đẩy sự phát triển liên tục của đời sống vi khuẩn, là thứ hầu như chưa được biết đến, là một thế giới bên ngoài sinh học hiện đại. Cái gì đã tạo nên loài vi-rút vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù vi-rút rõ ràng có vai trò rất quan trọng với con người. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều: vi-rút có đa dạng gien vượt trội, có thể vượt quá đa dạng gien của tất cả các sự sống khác gộp lại. Ngày nay, nói về việc nghiên cứu đa dạng sinh học vi sinh vật, các nhà khoa học giống như những nhà thám hiểm trên con thuyền giữa Thái Bình Dương. Nhưng điều đó đang nhanh chóng thay đổi với sự trợ giúp của công nghệ gien mới. Việc sắp xếp toàn bộ mã gien một vi khuẩn có thể được thực hiện trong ít hơn 4 giờ. Chúng ta sẽ sớm đi trước trong lĩnh vực với những thiết bị sắp xếp ta có được -- để tìm ra những con vi khuẩn trong những kẽ nứt nhỏ của bề mặt môi trường sống giống như cách bạn quan sát những chú chim bằng hai mắt. Ta sẽ thấy gì khi dựng lên bản đồ thế giới sống khi ta thật sự đi theo con đường này? Khi chúng ta đi từ những động vật có vú khá lớn, những loài chim, ếch và thực vật đến loài côn trùng khó thấy hơn, loài không xương sống nhỏ bé khác và sau đó xa hơn, đến hàng triệu sinh vật trong thế giới sự sống vô hình được bao bọc và tồn tại trong thế giới loài người? Chúng ta đã tìm ra những loài vẫn được coi là "vi khuẩn" trong nhiều thế hệ chúng thực tế được chia thành hai bộ phận vi sinh vật chủ yếu: những vi khuẩn thực sự và những sinh vật đơn bào cổ, loại gần với nhóm sinh vật nhân thực (nhóm con người thuộc về) hơn những vi khuẩn khác. Một số nhà sinh vật học thực sự, và tôi tính cả mình trong số họ, đã tự hỏi, giữa khổng lồ số lượng các loài vi sinh vật vẫn chưa được biết đến, liệu có một khả năng nào ta có thể tìm ra những người ngoài hành tinh trong đó? Người ngoài hành tinh thực sự, những sinh vật ngoài không gian. Họ có hàng tỉ năm để đặt chân đến Trái đất đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa sinh học trên Trái Đất. Chúng ta biết rằng một số loài vi khuẩn có nguồn gốc từ Trái Đất có khả năng chịu được hầu hết tất cả các điều kiện nhiệt độ cực đoan nhất và các thay đổi khắc nghiệt của môi trường, (bao gồm bức xạ đủ mạnh và đủ dài để làm nứt vỡ các ống Pyrex) xung quanh tập hợp các loài vi khuẩn đang tăng lên về số lượng. Có thể tồn tại một động lực trong giải quyết vấn đề sinh quyển một cách toàn diện và những loài điều khiển nó như một luồng lớn các thực thể thì gần như không có giá trị phân biệt. Nhưng mỗi loài trong số chúng, bao gồm cả những phiêu sinh vật nhỏ nhất, đều là những kiệt tác của sự tiến hóa. Chúng phải chịu đựng những khắc nghiệt của tạo hóa trong hàng nghìn, hàng triệu năm. Chúng thích nghi một cách xuất sắc với môi trường nơi chúng tồn tại, phối hợp chặt chẽ với các loài khác tạo nên hệ sinh thái mà con người phụ thuộc theo những cách mà chúng ta chưa từng tưởng tưởng được. Chúng ta sẽ phá hủy những hệ sinh thái này và cả những loài sinh vật tạo nên chúng đẩy con người đến bờ diệt vong -- thật không may, ta đang phá hủy chúng bằng sự khéo léo và những năng lượng vô hạn. Ý tưởng làm về bảo tồn thiên nhiên đến với tôi năm 1953, khi một sinh viên Harvard tìm kiếm những loài kiến hiếm tìm thấy trong khu rừng rậm Cuba loài kiến tỏa sáng dưới ánh mặt trời -- lục hoặc xanh da trời ánh kim tùy loài và một loài tôi tìm thấy, có màu vàng ánh kim Tôi tìm ra những con kiến kỳ diệu của mình sau những lần leo núi hết sức vất vả nơi có những khu rừng Cuba cuối cùng trụ lại, nhưng tiếp tục -- và vẫn đang -- bị chặt phá dần. Sau đó tôi nhận ra rằng, những loài sinh vật này, và phần lớn những loài động, thực vật độc đáo, tuyệt vời khác trên hòn đảo đó -- cùng những sinh vật đến từ mọi nơi trên thế giới -- những sinh vật mất hàng nghìn năm tiến hóa, đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Và điều này xảy ra ở tất cả mọi nơi mà chúng ta nhìn thấy được. Sự tàn phá của con người ăn mòn vĩnh viễn tầng sinh quyển cổ đại bởi nhiều tác động mà có thể tóm gọn bằng từ viết tắt "HIPPO", tên gọi của hà mã. H là viết tắt của Tàn phá môi trường sống, gồm biến đổi khí hậu do bởi khí nhà kính. I là viết tắt của Các loài xâm lấn như kiến lửa, trai ngựa vằn, cỏ tước mạch và vi khuẩn gây bệnh cùng vi-rút đang tràn ngập khắp các quốc gia với tốc độ hàm mũ. Chữ P, chữ đầu tiên trong từ "HIPPO", là viết tắt của Ô nhiễm. Chữ P thứ hai là viết tắt của Gia tăng dân số một cách liên tục của loài người. Và chữ cái cuối, chữ O, là viết tắt của Khai thác quá mức -- việc này đẩy các sinh vật đến bờ tuyệt chủng do săn bắn và đánh bắt quá nhiều. Lực lượng tàn phá HIPPO mà chúng ta tạo ra nếu không yếu đi, tức là đã được định sẵn (theo những dự đoán tốt nhất từ những nghiên cứu đa dạng sinh học đang diễn ra) để làm giảm dần đi một nửa những loài động, thực vật đang tồn tại trên Trái Đất cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc ở trong tình trạng nguy cấp khi kết thúc thế kỷ. Tình trạng biến đổi khí hậu do con người -- một lần nữa, nếu không suy yếu đi sẽ có thể phá hủy 1/4 loài sinh vật sống trên Trái Đất trong năm thập kỷ tới. Chúng ta và thế hệ sau này của chúng ta sẽ mất đi những gì nếu hầu hết môi trường sống theo đó bị suy thoái? Nguồn tiềm lực rất lớn của thông tin khoa học vẫn chưa được tập hợp lại, gần như toàn bộ tính ổn định của môi trường và các loại dược phẩm cùng sản phẩm mới có sức mạnh và giá trị ngoài tưởng tượng -- tất cả đều bị lãng phí. Mất mát này sẽ khiến ta phải trả giá đắt cho sự thịnh vượng, an toàn và đúng, cả khía cạnh tinh thần sau này bởi vì những biến cố trước đó -- biến cố cuối kết thúc thời đại khủng long - mất thông thường từ 5 đến 10 triệu năm mới khôi phục lại được. Thật buồn khi kiến thức của chúng ta về đa dạng sinh học còn quá thiếu sót, ta phải đối mặt với rủi ro mất đi phần lớn đa dạng sinh học trước khi được khám phá. Ví dụ, ngay cả tại nước Mỹ, 200,000 loài sinh vật đang được biết đến thực tế chỉ được tìm thấy một phần; đa số chúng vẫn còn là bí ẩn với chúng ta trong sinh học cơ bản. Chỉ khoảng 15% số loài đã biết được nghiên cứu đủ sâu để đánh giá được tình trạng. Trong số 15% được đánh giá tình trạng đó, 20% bị xếp vào mức nguy hiểm tức là, ở trong nguy cơ tuyệt chủng. Đó là ở nước Mỹ. Chúng ta, nói ngắn gọn, đang mò mẫm với tương lai mịt mờ của môi trường sống. Chúng ta cấp bách cần thay đổi điều này. Chúng ta cần có sự thăm dò tầng sinh quyển một cách đúng đắn khi đó chúng ta có thể hiểu và quản lý nó một cách hiệu quả. Chúng ta cần bắt tay vào làm việc trước khi thực sự tàn phá hành tinh. Phải biết rõ điều đó. Đây sẽ là một dự án khoa học lớn tương đương với Dự án bảo vệ gien người. Ta nên coi nó như việc bắn tên lửa lên Mặt trăng với một thời khóa biểu cố định. Vì thế tôi mang ước muốn của mình đến với những khán giả của TED, đến với bất cứ ai nghe được bài nói của tôi trên thế giới này. Tôi ước mong chúng ta sẽ làm việc cùng nhau, giúp tạo ra những công cụ then chốt mà chúng ta cần để cùng lan tỏa ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trên Trái đất. Và hãy cùng gọi nó là "Cuốn bách khoa toàn thư của cuộc sống" "Cuốn bách khoa toàn thư của cuộc sống" là gì? Là một khái niệm đã được hình thành, đang bắt đầu lan tỏa và được xem xét một cách nghiêm túc? Nó là một cuốn bách khoa toàn thư trên mạng máy tính được xây dựng bởi hàng nghìn nhà khoa học trên khắp thế giới. Những người nghiệp dư cũng có thể góp sức xây dựng nó. Nó gồm những trang viết trải dài vô hạn cho mỗi loài sinh vật, bất cứ ai cũng đều tiếp cận được mọi thông tin quan trọng về sự sống trên Trái đất khi có yêu cầu, bất cứ đâu trên thế giới. Tôi đã viết về ý tưởng này trước đây, và tôi biết có những người trong căn phòng này từng đã nỗ lực hết mình vì nó. Nhưng điều làm tôi hào hứng nhất là từ khi thúc đẩy ý tưởng cụ thể này theo cách đó, khoa học đã có những bước tiến mới. Công nghệ đã được thúc đẩy. Ngày nay, việc tạo lập một cuốn bách khoa toàn thư không phụ thuộc vào lượng thông tin chứa trong đó, là việc hoàn toàn trong tầm tay. Thực chất, trong năm qua, một nhóm những viện khoa học có tầm ảnh hưởng đã bắt đầu huy động nhân lực hiện thực hóa giấc mơ này. Tôi mong các bạn sẽ giúp đỡ họ. Hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể khiến nó trở thành hiện thực. Cuốn bách khoa toàn thư sẽ sớm cho thấy những lợi ích về mặt ứng dụng thực tế, hướng đến những phẩm chất siêu việt trong ý thức và ý thức nhu cầu của con người. Nó sẽ thay đổi khoa học sinh học theo hướng rõ ràng có lợi cho nhân loại. Và trên hết, nó có thể truyền cảm hứng đến một thế hệ nhà sinh vật học mới tiếp tục con đường thám hiểm bắt đầu 60 năm về trước -- với cá nhân tôi, để kiếm tìm sự sống, thấu hiểu sự sống và cuối cùng, trên tất cả, để duy trì sự sống Đó là ước muốn của tôi. Cảm ơn các bạn. Tôi bị ấn tượng bởi loài bạch tuộc từ khi còn nhỏ Tôi lớn lên ở Mobile, Alabama. Hẳn là có ai ở đây có quê ở Mobile chứ? Và Mobile nằm ở nơi giao nhau của 5 con sông, tạo nên một đồng bằng tươi đẹp. Với những con cá sấu bò lúc nhúc nơi những con sông đầy cá những cây bách với rắn đu lòng thòng, và chim đủ mọi loài. Đó quả là một thiên đường kỳ diệu nơi lớn lên lý tưởng của những chú bé say mê động vật. Và nơi đồng bằng này, nước chảy vào vịnh Mobile, và cuối cùng đổ vào vịnh Mexico. Và tôi nhớ lần đầu tiên tôi chạm vào một con bạch tuộc là khi tôi khoảng năm, sáu tuổi. Tôi bơi trong vịnh, và thấy một con bạch tuộc nhỏ dưới đáy. Tôi lặn xuống và bắt nó lên, và ngay lập tức bị mê hoặc và ấn tượng bởi tốc độ, sự dai sức và nhanh nhẹn của nó. Nó gỡ những ngón tay tôi ra và luồn ra phía sau bàn tay. Tôi chỉ có thể cố giữ chặt thứ sinh vật kỳ lạ đó. Rồi nó dần bình tĩnh lại trong lòng bàn tay tôi và bắt đầu phát sáng, cứ phát ra tất cả những loại màu sắc, và khi tôi cố giữ riết nó lại, nó cuộn tròn những cái xúc tu lại, trở thành một khối cầu và biến thành màu chocolate nâu với hai vạch trắng. Tôi la lên "Lạy chúa" vì tôi chưa bao giờ thấy điều gì tương tự trong đời Thế là tôi sững lại trong một lúc, trước khi quyết định giải phóng chú, thế là tôi bỏ chú xuống. Chú bạch tuộc làm một điều tồi tệ nhất khi đã rời khỏi tay tôi Chú hạ xuống ngay đống gạch vụn và "fwoosh!" ---biến mất!--- ngay trước mắt tôi. Và ngay khi đó, ở tuổi lên sáu, tôi đã biết đó sẽ là loài vật tôi muốn tìm hiểu. Và tôi đã làm vậy. Và tôi rời trường đại học với tấm bằng về động vật biển, và tôi chuyển đến Hawaii, nhập học một trường sau đại học tại đại học Hawaii. Và trong khi là sinh viên ở Hawaii, tôi làm việc cho Viện Hải Dương Học Waikiki. Và nơi này có rất nhiều bể cá lớn, nhưng không có nhiều bể cho động vật không xương sống và vì yêu thích những loài ẻo lả này, tôi nghĩ, thôi được, tôi sẽ ra ngoài thu thập những loài động vật kỳ diệu mà tôi được học thời sinh viên tôi đưa chúng vào, và tôi cũng tạo nên những tập mẫu tinh vi, đưa chúng ra trưng bày. Lũ cá trong bể trông rất đẹp đẽ, nhưng chúng không thực sự tương tác với mọi người. Loài bạch tuộc thì có. Nếu bạn đi đến một cái bể nuôi bạch tuộc, đặc biệt là vào sáng sớm, trước hết thảy mọi người, con bạch tuộc sẽ trồi lên nhìn bạn và bạn sẽ nghĩ, "Hắn đang thực sự nhìn mình à? Hắn nhìn mình!" Và bạn đi về trước bể. Để bạn nhận ra là những con vật đó có đầy đủ các loại tính cách. Một số trong số chúng giữ lãnh địa. Một số khác lẩn ra sau, biến mất giữa những tảng đá. Và một con, đặc biệt, con vật đáng kinh ngạc ấy... Tôi đi ra trước bể, và hắn đang nhìn tôi chằm chằm. Và hắn có 2 cái râu nhỏ mọc lên phía trên cặp mắt. Vậy là tôi đi ngay lên phía trước bể. Chỉ ba hoặc bốn inch cách mặt kính. Và gã bạch tuộc đang ngồi trên chỗ cao, một hòn đá nhỏ và hắn rời khỏi hòn đá, đến ngay phía bên kia tấm kính. Tôi nhìn chằm chằm vào con vật cách mình sáu bảy inch kia, và lúc đó tôi thực sự tập trung ở một cự ly gần như vậy; giờ đây khi tôi nhìn vào những ngón tay nhăn nheo tôi nhận ra những ngày đó đã xa. Dù sao thì, lúc đó chúng tôi ở đó, nhìn chằm chằm vào nhau, và hắn lặn xuống, quắp lấy một tay đầy những viên sỏi và thả chúng vào trong dòng nước chảy vào bể từ hệ thống lọc và "chk chk chk chk chk!" hòn sỏi va vào mặt bể rồi rơi xuống. Hắn lại trồi lên, quờ đống sỏi khác, thả ra... "Chk chk chk chk chk!" -- y như thế. Rồi hắn nhấc một tay lên. Tôi cũng nhấc một tay. Hắn nhấc cái tay khác. Tôi cũng nhấc cái tay kia lên. Và tôi nhận ra gã bạch tuộc đã thắng trong cuộc đua so tay này, bởi tôi chẳng còn cái tay nào, hắn thì còn tới sáu cái nữa. Nhưng cách duy nhất tôi có thể miêu tả những gì tôi thấy ngày hôm đó là con bạch tuộc đang chơi đùa, điều nghe có vẻ cao siêu vượt quá biểu hiện của một con vật không xương sống tầm thường. Ba năm sau khi tôi bắt đầu khóa học một điều thú vị đã diễn ra trên đường đến văn phòng, điều đã thực ra thay đổi hoàn toàn chí hướng của đời tôi. Một người đàn ông đến thăm Viện Hải Dương học. Đó là một câu chuyện dài, nhưng tóm lại là ông ta gửi tôi và vài người bạn đến Nam Thái Bình Dương, để thu thập động vật cho ông, và khi chúng tôi lên đường, ông đưa chúng tôi hai máy quay phim 16mm Ông ta bảo "Hãy làm một bộ phim về chuyến đi này." ... OK, một vài nhà sinh vật học đi làm phim -- sẽ rất thú vị. Thế là chúng tôi đi, chúng tôi đã làm được, làm một bộ phim, chắc hẳn là bộ phim tồi nhất từng được làm trong lịch sử ngành điện ảnh. Nhưng nó thật sự là một luồng gió mới, tôi đã thấy rất vui vẻ. Tôi nhớ lúc đó có một luồng sáng rọi qua trí óc tôi, bảo rằng, "Đợi một chút, có thể mình sẽ làm nghề này luôn. Yeah, tôi sẽ làm nhà làm phim." Thế là tôi, theo nghĩa đen, quay về với công việc đó, bỏ học, khởi nghiệp làm phim và chẳng bao giờ thừa nhận với ai là mình không biết bản thân đang làm gì. Đó là một sự lựa chọn đúng đắn. Và những điều tôi học ở trường đã rất có lợi. Nếu bạn là một nhà quay phim về đời sống hoang dã và bạn bước ra đồng cỏ để ghi hình các con vật, đặc biệt là biểu hiện của chúng, nó giúp bạn có một nền tảng cơ bản biết rằng những con vật đó là thế nào, chúng hoạt động ra sao, bạn biết đấy, một ít về hành vi của chúng. Nhưng nơi tôi thực sự học về loài bạch tuộc là trong vai trò một nhà làm phim, làm những bộ phim với chúng, nơi bạn được phép sử dụng quãng dài thời gian với những con vật, nhìn ngắm những con bạch tuộc cư xử như loài bạch tuộc trong ngôi nhà đại dương của chúng. Tôi nhớ là có đi một chuyến đến Úc, đến một hòn đảo tên gọi One Tree Island (đảo một cây). Một điều rõ ràng là có sự bành trướng ở đây một sự bành trướng nhanh chóng ở đảo Một Cây từ lúc họ đặt tên cho nó đến khi tôi bước chân lên đảo vì tôi chắc chắn rằng có ít nhất 3 cái cây trên hòn đảo đó khi tôi đến. Dù sao thì một cây nằm ngay bên phải một rặng san hô tuyệt đẹp. Thực ra, còn có một ngọn thủy triều lên nơi sóng dập dìu lên xuống khá nhanh hai lần mỗi ngày và cũng có một rặng đá ngầm rất đẹp rặng đá rất phức tạp với nhiều loài động vật trong số đó có bạch tuộc. Và không phải là loài duy nhất, nhưng hiển nhiên là loài bạch tuộc ở Úc là một bậc thầy trong lãnh vực ngụy trang Đó là một sự thật, có một con ở ngay đây. Thử thách đầu tiên cho chúng tôi là tìm thấy chúng, và đó là một thử thách thực sự. Ý tưởng là: Chúng tôi ở đó trong vòng một tháng, và tôi muốn cho các loài động vật đó quen thuộc với chúng tôi. Nhờ thế tôi sẽ có thể quan sát biểu hiện của chúng mà không gây phiền hà cho chúng. Tuần đầu tiên mất rất nhiều thời gian chỉ để lại gần chúng hết mức chúng tôi có thể, mỗi ngày gần hơn từng chút, từng chút. Và bạn biết khi nào đến giới hạn, chúng sẽ bắt đầu náo động bạn phải quay về, vài giờ sau mới trở lại, sau tuần đầu tiên, chúng bắt đầu lờ chúng tôi đi. Nó giống như, "Tôi cũng không biết đây là thứ gì, nhưng hắn chẳng gây nguy hiểm gì cho tôi." Thế là chúng bắt đầu làm việc của mình Và cách khoảng 1 foot, chúng tôi thấy chúng đang giao phối ve vãn và đánh nhau và đó là một trải nghiệm không tin được. Và một trong những màn trình diễn tuyệt diệu nhất mà tôi nhớ, hoặc ít nhất là nhìn thấy, là hoạt động kiếm ăn. Và chúng có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để kiếm thức ăn. Nhưng giống vật này sử dụng thị giác. Và chúng có thể thấy một cái đầu san hô cách khoảng 10 feet và bắt đầu di chuyển về phía cái đầu san hô. Và tôi không biết chúng có thấy một con cua nằm trong đó, hoặc tưởng tượng là có một con như vậy dù sao đi nữa, chúng bắt đầu trồi lên từ đáy và bơi qua dòng nước, đậu lên ngay đỉnh cái đầu san hô, và cái mạng lưới xung quanh cánh tay sẽ hoàn toàn nhận chìm cái đầu và chúng sẽ bắt những con cua. Và ngay khi những con cua động đến cánh tay, nó tắt hết ánh sáng Và tôi luôn băn khoăn không hiểu điều gì xảy ra bên dưới mạng lưới đó. Thế là tôi tìm ra một cách Và tôi lần đầu tiên được nhìn cảnh tượng nổi tiếng đó đang diễn ra. Nó thật tuyệt diệu. Nếu bạn chuẩn bị làm nhiều phim về một nhóm động vật cụ thể, bạn có thể chọn một loài khá quen thuộc. Ví dụ như bạch tuộc. Chúng sống khắp các đại dương. Chúng sống nơi nước sâu. Và tôi không thể nói là bạch tuộc chịu trách nhiệm về sở thích đặc biệt mạnh mẽ của tôi đi vào tàu và lặn sâu nhưng dù thế nào thì tôi cũng ưa thích công việc đó. Nó là một điều tôi chưa từng làm. Nếu bạn lúc nào đó thực sự muốn rời bỏ tất cả và đi xem một thứ bạn chưa từng xem muốn có cơ hội xem cái gì đó chưa ai từng thấy, thì hãy vào một con tàu lặn. Bạn leo vào, đóng cửa khoang lại, bơm chút oxy bật cái máy lọc này lên, cái máy giúp loại bỏ CO2 trong không khí bạn thở, và họ sẽ đưa bạn xuống. Thế là bạn ra đi. Không có liên lạc gì với bên trên ngoại trừ một cái radio nhếch nhác. Và khi bạn lặn xuống, cái máy giặt có vẻ dịu dần Rồi yên lặng hẳn. Và nó bắt đầu trở nên khá dễ thương. Bạn càng lặn sâu hơn, màu nước biển xanh đẹp đẽ nơi bạn xuất phát nhường chỗ dần cho một thứ màu xanh đen đậm hơn. Và cuối cùng nó chuyển màu xanh tím đậm, sau vài ngàn feet nữa, nó thành đen như mực. Bây giờ bạn đã vào đến vương quốc của cộng đồng sinh sống nơi mực nước trung bình. Bạn có thể nói cả một bài dài về những sinh vật sống vùng nước trung bình này. Tôi có đủ cơ sở để nói, không hề băn khoăn, rằng những cơ cấu kỳ dị nhất và những hành vi mạnh mẽ nhất thuộc về các động vật sống ở mực nước trung bình. Nhưng chúng ta đang tăng tốc lướt qua khu vực này nơi chứa đến 95 phần trăm lượng sinh vật sống trên hành tinh chúng ta và tiến đến dãy núi trung đại dương, nơi tôi cho rằng còn ấn tượng hơn. Đây là một dãy núi khổng lồ chạy dài 40,000 dặm, bao quanh cả địa cầu Và chúng là những ngọn núi lớn cao hàng ngàn feet một số cao đến hàng chục ngàn feet và khi nhô lên khỏi mặt biển tạo thành những hòn đảo như Hawaii Và đỉnh của rặng núi này bị chia cắt, tạo nên một thung lũng Khi bạn lặn vào bên trong thung lũng đó, nơi mọi hoạt động diễn ra bởi, theo nghĩa đen, hàng ngàn núi lửa hoạt động có thể phun trào bất cứ lúc nào dọc theo 40,000 dặm của dãy núi Và khi những cái đĩa kiến tạo bị xê dịch trượt khỏi nhau magma, dung nham tràn ra, lấp đầy vào những chỗ trống đó Bạn sẽ thấy những vùng đất, những mảnh đất mới được tạo thành ngay trước mắt Và trên đó là ba đến bốn ngàn mét nước tạo nên một sức ép khổng lồ đẩy nước xuống qua những chỗ hở vào sâu trong tâm trái đất đến khi nó đụng vào tầng magma nơi nó bị nung nóng cực độ và bốc hơi cực nhanh cùng với khoáng chất khi đó nó quay ngược lại phóng lên bề mặt và được giải phóng khỏi lòng đất giống như một mạch nước phun ở Yellowstone Thực chất, cả khu vực này cũng chẳng khác gì vườn quốc gia Yellowstone. Nơi miệng phun này nhiệt độ vào khoảng 700 độ F. Trong khi nước xung quanh chỉ khoảng vài độ trên mức đóng băng Nên nó ngay lập tức được làm nguội và không giữ được những vật chất hòa tan trong nó chúng trào lên, tạo thành làn khói đen Và những ống khõi hình thành cao 10, 20, 30 feet. Dọc theo những ống khói hơi nước mờ mờ ảo ảo và chứa đầy sự sống Bạn nhận thấy khói đen tỏa khắp mọi nơi và trong ống khói là những con sâu ống dài từ 8 đén 10 feet Và trên đỉnh của những con sâu ống là những chùm lông tơ đỏ tuyệt đẹp Sống giữa đám quấn quít những con sâu ống là cả một quần thể động vật tôm, cá, tôm hùm, cua từng con, từng đám những loài giáp xác chơi những trò chơi nguy hiểm ở nơi mà vừa có thể nóng bỏng da, hoặc lạnh đến đóng băng Và cả hệ sinh thái này chưa hề được ai biết đến cho đến 33 năm trước Và nó nhanh chóng bắt khoa học phải vào cuộc Bắt các nhà khoa học phải cân nhắc lại về nơi khởi nguồn thực sự của sự sống trên trái đất Và trước khi những miệng phun kia được khám phá ra tất cả sự sống của trái đất, chìa khóa của sự sống trên trái đất được cho rằng bắt nguồn từ mặt trời và sự quang hợp nhưng dưới sâu, nơi không có mặt trời cũng chẳng có sự quang hợp thì sự sống được duy trì nhờ môi trường hóa tổng hợp tất cả là nhờ các loài động vật phù du Bạn có thể quay phim những miệng phun thủy nhiệt khó tin này khó tin đến nỗi bạn có thể tưởng nó đến từ hành tinh khác Thật kinh ngạc khi biết nó thực sự tồn tại trên trái đất Nó trông như từ hành tinh khác, trong môi trường ngoài hành tinh Nhưng tám năm sau, nếu bạn quay lại những miệng phun này có thể nó đã hoàn toàn ngừng hoạt động Không còn nước nóng Tất cả các sinh vật đều đã chết Và những ống khói thì còn đó tạo nên một thành phố ma một thị trấn ma kỳ bí, kinh dị tuyệt nhiên không có bóng dáng sinh vật nào. nhưng cách đó khoảng 10 dặm Ppssshhh! Một núi lửa khác đang hoạt động Và cả một quần thể sinh thái bên một miệng phun thủy nhiệt khác đã được hình thành Chu kỳ hình thành và biến mất của những quần thể này cứ lặp lại sau mỗi 30 hoặc 40 năm khắp dãy núi Và sự sống tạm bợ của những quần thể sinh thái quanh hố thủy nhiệt này y hệt như những nơi khác mà tôi từng chứng kiến trong vòng 35 năm rong ruổi làm phim Thử tưởng tượng bạn đến đó quay một loạt những thước phim tuyệt đẹp Rồi bạn quay về nhà Và hồi tưởng lại "Okay, mình đã thấy gì nhỉ Ah, tôi biết tôi có thể quay được gì ở nơi đó Đó là một cái vịnh đẹp, vô số san hô mềm và loài giáp xác." Thế nhưng khi bạn quay lại, tất cả đã biến mất rồi Không còn san hô, thay vào đó là tảo mọc lên, nước biển đục như nồi súp Và bạn nghĩ, "Điều gì đã xảy ra vậy?" Và bạn nhìn xung quanh và có một một sườn đồi phía sau bạn nơi khu dân cư với những chiếc máy ủi đang xới đất Và nơi đây một sân gôn đang được xây dựng Và nơi đó là vùng nhiệt đới mưa điên cuồng Nước mưa tràn xuống theo sườn đồi mang theo đất đá từ khu vực xây dựng vùi lấp và làm chết rặng san hô Những đất đá, chất hóa học đang chảy vào vịnh từ sân gôn Những chất hóa học giết chết ấu trùng và các loài động vật nhỏ phân bón khiến cho sinh vât phù du phát triển mạnh Tạo nên thứ nước súp đại dương Nhưng, đáng mừng là, tôi cũng thấy điều ngược lại Tôi đã đến một vịnh từng là một bãi rác Tôi nhìn nó, bĩu môi một tiếng "Yuck" và bỏ đến làm việc ở một vùng khác của đảo Năm năm sau, khi quay lại, cũng vẫn cái vịnh đó, giờ trông thật đẹp đẽ, lung linh Với các loài san hô sống, cá khắp nơi nước thì trong. Và tôi tự hỏi "Điều gì đã xảy ra?" Điều đã xảy ra là cộng đông địa phương đã lên tiếng Họ nhận ra điều đang xảy ra ở vùng đồi, và quyết định ngăn chặn nó thi hành các điều luật và yêu cầu giấy phép phải xây dựng có trách nhiệm cũng như tu bổ sân gôn để ngăn không cho đất đá rơi xuống vịnh và ngăn chất hóa học tràn vào vịnh và cả vùng vịnh được hồi sinh. Đại dương có một khả năng thật đáng kinh ngạc để hồi sinh, nếu chúng ta giữ cho nó được yên ổn. Tôi nghĩ Margaret Mead là người đã miêu tả điều này một cách hay nhất Cô ấy bảo một nhóm nhỏ những người biết suy nghĩ có thể thay đổi thế giới. Thật sự, đó là cũng cách duy nhất để thay đổi thế giới. Và một nhóm nhỏ những người biết suy nghĩ đã thay đổi cả cái vịnh đó. Tôi rất ủng hộ những tổ chức của nhân dân. Tôi đã đến hàng loạt những buổi nói chuyện nơi mà cuối cùng, luôn luôn làm nảy sinh một câu hỏi "Nhưng tôi có thể làm gì? Tôi là một cá nhân, một con người đơn lẻ. Và những vấn đề của thế giới thì rộng lớn, vượt quá khả năng" Một câu hỏi đáng suy ngẫm. Tôi muốn trả lời rằng đừng nhìn vào những vấn đề lớn, tầm cỡ của thế giới nhìn vào ngay mảnh sân vườn nhà bạn Nhìn vào trái tim bạn. Điều gì trái khoáy đang xảy ra nơi bạn sống khiến bạn phải trăn trở. Và thay đổi nó. Hãy thay đổi những gì xung quanh bạn và khuyến khích mọi người làm theo Và những sự thay đổi có thể được chấm lên bản đồ tạo nên những chấm nhỏ trên bản đồ. Và thực tế, cách mà chúng ta kết nối ngày nay, Alaska có thể ngay lập tức biết điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc và người Kiwi làm được điều này, và ở Anh người ta cố gắng làm điều nọ Và tất cả mọi người cứ kể cho nhau nghe Những chấm nhỏ sẽ không còn bị cô lập mà sẽ tạo thành một mạng lưới Và những vùng được thay đổi cứ lớn dần lên và có thể chồng lên nhau, và những điều tốt đẹp sẽ xảy ra. Đó là cách mà tôi trả lời cho câu hỏi. Nhìn vào mảnh sân nhà bạn, thực chất, hãy nhìn vào gương Bạn có thể làm điều gì có trách nhiệm hơn là những điều bạn đang làm? Và hãy hành động. Và kể lại cho mọi người. Cộng đồng sinh vật nơi miệng hố chẳng thể làm gì nhiều để quyết định sự tồn tại hay diệt vong nơi chúng sống, còn chúng ta thì có thể. Về lý thuyết, chúng ta đang suy nghĩ như những con người lý trí Và có thể thay đổi hành động của chúng ta để tác động và thay đổi môi trường như những con người đã hồi sinh cái vịnh Bây giờ, điều ước của Syliva được giải TED là cầu xin chúng ta làm bất cứ điều gì có thể tất cả những điều ta có thể không phải chỉ đẻ loại bỏ những khó khăn vặt vãnh mà là tạo ra những thay đổi to lớn cho đại dương, từ đó bảo tồn những "đốm sáng hy vọng" như cách cô gọi Và tôi hoan nghênh điều đó. Hoan nghênh nhiệt liệt. Tôi hy vọng vài "đốm sáng hy vọng" sẽ nằm ở đáy đại dương sâu thẳm nơi mà trong lịch sử đã bị lãng quên nghiêm trọng, bị xâm hại cụm từ "deep-six" (thải ra biển) trở nên quen thuộc. Nếu cái đó quá lớn, hay quá độc hại cho mặt đất thì thải nó xuống biển (deep-six) Tôi hy vọng là tôi có thể giữ một số "đốm sáng hy vọng" cho đáy biển sâu Tôi không ước một điều ước nhưng tôi có thể nói rằng tôi sẽ làm tất cả những gì tôi có tể để ủng hộ điều ước của Sylvia Earle. Và tôi sẽ làm như vậy. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (vỗ tay) Một nhà soạn kịch nổi tiếng , Adrienne Kennedy đã viết một cuốn sách có tên là "Những người đã dẫn đường cho các vở kịch của tôi" Và nếu tôi có thể viết một cuốn sách như vậy nó sẽ có tên là "Những nghệ sĩ dẫn đường cho các buổi triễn lãm của tôi." bởi vì ,trong việc hiểu nghệ thuật và hiểu văn hóa, tác phẩm của tôi được tạo ra bằng việc dõi theo các nghệ sĩ bằng việc học hỏi xem xét các nghệ sĩ đó muốn gợi lên điều gì làm gì và họ là những ai Jay Jay trong phim " Good Times", ( Vỗ tay ) chắc hẳn là nhiều người biết đến bởi vì "tính bùng nổ'' của ông nhưng có lẽ mang ý nghĩa nhiều hơn nữa vì ông thật sự là người nghệ sĩ gốc Phi đầu tiên trong chương trình TV được phát vào ''giờ vàng" Jean-Michel Basquiat, đối với tôi rất có sức ảnh hưởng bởi vì ông là người nghệ sĩ da đen thực sự đầu tiên đã cho tôi biết tính khả thi về những gì mà tôi có thể theo đuổi. Buổi triễn lãm của tôi nói chung là về nghệ thuật đặc biệt là về những nghệ sĩ da đen, và rất khái quát là về con đường nghệ thuật có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về văn hóa và chính bản thân của chúng ta Mối quan tâm của tôi là về các nghệ sĩ những người hiểu và viết lại lịch sử những người nghĩ về chính bản thân của họ trong sự tường thuật ngắn gọn từ một thế giới nghệ thuật khái quát rộng lớn hơn nhưng họ đã tạo ra những miền đất mới để chúng ta thấy và hiểu. Chúng ta đang có ở đây hai nghệ sĩ, Glenn Ligon và Carol Walker là hai trong số những người thực sự tạo cho tôi những câu hỏi cốt yếu mà tôi muốn mang đến thế giới này trong vai trò là một người quản lý viện bảo tàng Tôi cảm thấy thích thú với ý tưởng tại sao và làm như thế nào mà tôi có thể tạo ra một câu chuyện mới một câu chuyện kể trong lịch sử nghệ thuật một câu chuyện kể của thế giới. Và để làm điều này, tôi biết rằng là tôi phải hiểu cách thức mà các nghệ sĩ vận dụng hiểu hơn về chốn làm việc của mỗi nghệ sỹ như là một phòng thí nghiệm, hãy tưởng tượng xem, việc phát minh lại viện bảo tàng như bồn trí tuệ và nhìn vào buổi triễn lãm như một tờ giấy trắng tinh, đặt những câu hỏi tạo ra không gian để nhìn và nghĩ về các câu trả lời Vào năm 1994 khi tôi còn là nhân viên quản lý ở viện bảo tàng Whitney tôi đã mở một buổi triễn lãm có tên là " Người đàn ông da đen". Nó trông giống như một giao lộ giữa chủng tộc và giới tính trong nghệ thuật nước Mĩ đương đại Buổi triễn lãm đã diễn đạt những cách thức mà nghệ thuật có thể tạo ra không gian cho một cuộc đối thoại một cuộc đối thoại phức tạp đối thoại với nhiều, rất nhiều vấn đề và làm thế nào để viện bảo tàng có thể là không gian trao đổi các ý kiến Buổi triễn lãm gồm có hơn 20 nghệ sĩ với độ tuổi và sắc tộc khác nhau nhưng tất cả đều là nghệ sĩ da màu từ một quan điểm rất riêng biệt. Điểm đặc sắc của buổi triễn lãm này là cách mà nó thể hiện vai trò của tôi như một người quản lý ,một chất xúc tác cho buổi đối thoại đó. Một trong những điều xuất hiện rất khác biệt trong tiến trình của buổi triễn lãm này đó là tôi phải đối mặt với một ý kiến về sức mạnh của hình ảnh và việc hiểu lẫn nhau và hiểu chính bản thân của mỗi người có sức mạnh đến cỡ nào. Các bạn đang thấy hai tác phẩm mà tôi nêu ra đây, bức hình bên phải là của Leon Golub; bức còn lại bên trái là của Robert Colescott Và trong tiến trình của buổi triễn lãm mang tính tranh luận và tuyệt đối, theo tôi, mang tính thay đổi cuộc đời, theo suy nghĩ riêng về quan niệm nghệ thuật của tôi, trong phòng trưng bày , một phụ nữ đã đến gặp tôi và bày tỏ mối quan tâm của cô về bản chất của sức mạnh đến từ những hình ảnh và về việc chúng ta có thể hiểu nhau như thế nào. Và cô chỉ tay vào tác phẩm bên trái để nói với tôi rằng bức ảnh này khó giải thích như thế nào, khi nó liên quan đến ý tưởng làm thế nào người da đen được thể hiện trên bức hình. Và cô chỉ vào bức hình còn lại bên phải đối với tôi, như một sự minh họa của một kiểu nhân phẩm cái cần phải được phác họa để đối mặt với những hình ảnh trên các phương tiện truyền thông. Cô cho những tác phẩm này là sự xác nhận về sắc tộc nói một cách cơ bản đối với tôi đó là tác phẩm phía bên phải rõ ràng là được tạo ra bởi một nghệ sĩ da đen còn tác phẩm bên trái là của một nghệ sĩ da trắng thực vậy, đó là trường hợp đối lập Bob Colescott, một nghệ sĩ người Mĩ gốc Phi Leon Golub, một nghệ sĩ da trắng. Đối với tôi, vấn đề là ở chỗ trong không gian đó , trong khoảnh khắc đó, hơn bất cứ thứ gì; tôi thật sự muốn hiểu hình ảnh đã và có thể thể hiện như thế nào và các nghệ sĩ đã tạo ra một không gian lớn hơn cái mà chúng ta đã có thể tưởng tượng ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào để tạo ra những hình ảnh này. Tiếp tục đi và tôi dừng ở Harlem; ngôi nhà của nhiều người Mĩ gốc Phi trái tim tinh thần của những trải nghiệm của người da màu, đây thật sự là nơi mà toàn bộ Phục Hưng Harlem đã tồn tại. Harlem bây giờ, đại loại là một sự giải thích và suy nghĩ về chính nó trong một phần của thế kỷ này, xem xét cả về quá khứ lẫn tương lai. Tôi luôn nói rằng Harlem là một cộng đồng lý tưởng bởi vì, không giống như những nơi khác, mà nó nghĩ về chính bản thân của nó trong quá khứ, hiện tại, và tương lai đồng thời cùng một lúc. Không một ai nói nó chỉ là nó trong thời điểm hiện tại này không thôi. Nó luôn luôn là những gì nó đã và có thể trở thành. Và, nghĩ về điều đó, công việc tiếp theo của tôi, câu hỏi thứ hai mà tôi muốn hỏi Liệu một viện bảo tàng có thể là một chất xúc tác trong một cộng đồng? Liệu một viện bảo tàng có thể tập hợp các nghệ nhân và cho phép họ trở thành những nhân tố mang tính thay đổi khi cộng đồng nghĩ lại về chính bản thân họ? Đây là Harlem, chính xác hơn là vào ngày 20 tháng một, đang nghĩ về chính bản thân nó trong một cách rất tuyệt vời. Bây giờ tôi làm việc tại bảo tàng Studio ở Harlem, nghĩ về các buổi triễn lãm ở đó, nghĩ về ý nghĩa của việc khám phá khả năng của nghệ thuật. Bây giờ, điều này có ý nghĩa gì đối với một trong số các vị ở đây? Trong vài trường hợp, tôi biết rằng nhiều vị ở đây có quan tâm đến các buổi trò chuyện về so sánh trao đổi văn hóa các vị quan tâm đến những ý tưởng về sáng tạo và đổi mới Hãy nghĩ về nơi mà các nghệ nhân có thể góp phần vào việc đó. Đó chỉ là một kiểu của sự ấp ủ và ủng hộ mà tôi đang làm, làm việc với những nghệ sĩ da màu còn trẻ tuổi. Hãy nghĩ về các nghệ nhân, không phải về người cung cấp nội dung, cho dù những người đó có thể rất giỏi về mặt đó, nhưng, một lần nữa, hãy nghĩ họ như là chất xúc tác thật sự. Viện bảo tàng Studio được thành lập vào những năm 60. Và tôi nói về điều này bởi vì nó quan trọng để xác định tính thực tiễn trong lịch sử, để nhìn lại năm 1968, trong một khoảnh khắc lịch sử trọng đại đó chính là điều này, và hãy nghĩ về nghệ thuật đã diễn biến sau mốc thời gian đó, để nghĩ về những khả năng mà tất cả chúng ta đang được hưởng để đứng đây trong ngày hôm nay, và tưởng tượng viện bảo tàng này đã ra đời trong một khoảnh khắc của sự phản đối kịch liệt, và nó là viện bảo tàng khám phá lịch sử và di sản của các nghệ nhân người Mĩ gốc Phi quan trọng đối với lịch sử nghệ thuật của đất nước này như Jacob Lawrence, Norman Lewis, Romare Beardon. Và bây giờ, đương nhiên, góp phần mang chúng ta đến ngày hôm nay. Vào năm 1975, Mohammed Ali đã có một buổi thuyết trình tài trường đại học Harvard Sau buổi thuyết trình, một sinh viên đứng lên và nói với ông rằng, "Hãy đọc cho chúng em một bài thơ". Và Mohammed Ali đáp, " Tôi, Chúng ta" Câu nói sâu sắc về một cá nhân và một cộng đồng, Trong thời điểm hiện tại bây giờ trong buổi trình bày của tôi về khám phá, về việc suy nghĩ về các nghệ nhân về việc cố gắng để định nghĩa bước đi văn hóa nghệ thuật da màu trong thế kỉ 21 có thể là những gì Điều đó có thể mang ý nghĩa gì đối với những bước chuyển văn hóa trong thời điểm này, câu nói " Tôi, Chúng ta" dường như cực kì mang tính tiên đoán và hoàn toàn quan trọng. Cuối cùng, phần đặc biệt giúp cho tôi có khả năng này đó là một bộ sưu tập các buổi triễn lãm tất cả đều đều mang tiêu đề bắt đầu bằng chữ F "Freestyle","Frequency" và "Flow" chúng đã được trưng bày để đưa ra và định nghĩa những nghệ sĩ trẻ da đen đang làm việc tại thời điểm này là những người mà tôi cảm nhận chắc chắn rằng họ sẽ tiếp tục tiến dần lên trong những năm tới. Loạt triễn lãm này được tổ chức đặc biệt để cố gắng và trả lời vấn đề hiện tại, ngay tại thời điểm lịch sử này sẽ có thể là gì để hiểu nghệ thuật như một chất xúc tác nó có nghĩa là gì ở thời điểm hiện tại khi chúng ta định nghĩa và định nghĩa lại văn hóa cụ thể trong trường hợp này của tôi,văn hóa da màu nhưng bao quát là văn hóa nói chung. Tôi đã kể tên nhóm nghệ sĩ này xung quanh một quan điểm, cái mà tôi gọi là gốc da màu. đã thật sự định nghĩa họ như những nghệ sĩ người đã đến và bắt tay vào công việc của mình nhìn về lịch sử,nhưng bắt đầu tại thời điểm bây giờ một cách lích sử. Nó thật sự là một sự khai phá mà tôi có một số câu hỏi mới mà tôi đang muốn hỏi đây Những câu hỏi mới đó là: Là một người Mĩ gốc Phi ở đất nước Mĩ có ý nghĩa như thế nào, ngay bây giờ? Tác phẩm nghệ thuật có thể nói gì về điều này? Một viện bảo tàng có thể tồn tài ở đâu như là một nơi cho tất cả chúng ta để có được cuộc nói chuyện này? Thật ra,điều thú vị nhất về điều này là việc nghĩ về nhiệt huyết và sự phấn khởi mà các nghệ sĩ trẻ có thể mang đến Các tác phẩm của họ đổi với tôi là về không luôn luôn, chỉ đơn giản là về sự cải tiến thẩm mĩ là điều mà đầu óc họ tưởng tượng ra, là tầm hiểu biết của họ tạo ra và đưa ra bên ngoài thế giới này, nhưng có lẽ quan trọng hơn, thông qua sự phấn khởi của cộng đồng họ tạo ra tiếng nói có trọng lượng cái sẽ cho phép chúng ta hiểu hoàn cảnh của chúng ta, hiện tại cũng như tương lai Tôi tiếp tục bị kinh ngạc bởi cách thức mà vấn đề về sắc tộc có thể xảy ra ở nhiều nơi mà chúng ta không hề nghĩ là nó sẽ xảy ra Tôi luôn bị kinh ngạc bởi cái cách mà các nghệ sĩ đang muốn để thể hiện điều đó trong tác phẩm của họ. Đó là lý do tại sao tôi trông cậy vào nghệ thuật Đó là tại sao tôi hỏi những câu hỏi về nghệ thuật Đó là tại sao tôi tổ chức những buổi triễn lãm này Như tôi đã nói, buổi triễn lãm này 40 nghệ sĩ trẻ đã làm việc trong khoảng thời gian tám năm, và đối với tôi nó liên quan đến những ẩn ý. Ngụ ý về việc là thế hệ này phải nói gì với những người còn lại của chúng ta Ngụ ý về việc là nó có ý nghĩa gì đối với những nghệ sĩ này để có thể ra ngoài thế giới,như tác phẩm của họ, nhưng không phải trong cộng đồng của họ, khi mọi người đang nhìn và nghĩ về những vấn đề mà chúng ta đối mặt Đó cũng là về việc nghĩ về tinh thần sáng tạo và nuôi dưỡng nó. Và hãy tưởng tượng rằng, cụ thể trong đô thị ở Mĩ về việc nuôi dưỡng tinh thần. Bây giờ, nơi nào, có lẽ, điều này chấm dứt? Theo tôi, cuộc đàm luận về văn hóa này sẽ sắp sửa hình dung lại trong bối cảnh quốc tế Điểm nhấn lại cuối cùng của buổi trình bày này được gọi là "Flow" với ý tưởng của việc tạo ra một mạng lưới thật sự của các nghệ sĩ trên thế giới, thật sự nhìn từ Harlem, không nhiều quá, và nhìn ra, nhưng không nhìn quá xa. Và "Flow" đã nhìn vào các nghệ sĩ những người con của Phi châu Và như nhiều người trong chúng ta nghĩ về châu lục này và nghĩ về những gì có nghĩa với tất cả chúng ta ở thể kỷ 21 Tôi bắt đầu việc nhìn vào các nghệ sĩ, nhìn vào các tác phẩm nghệ thuật, và hình dung những gì họ có thể nói cho chúng ta về tương lai, những gì họ nói cho chúng ta về tương lai của chúng ta, và những gì họ tạo ra trong hơi hướng của việc đưa ra cho chúng ta khả năng to lớn này trong việc chứng kiến châu lục đó nổi lên như một phần của cuộc đối thoại lớn hơn. Vậy là, tôi khám phá được gì khi tôi nhìn vào các tác phẩm nghệ thuật? Tôi nghĩ về điều gì khi tôi nghĩ về nghệ thuật? Tôi cảm thấy thích sự ưu đãi mà tôi có được vì là một nhân viên quản lý viện bảo tàng không chỉ về việc khám phá ra nhiều tác phẩm mới nhiều tác phẩm hay mà thực sự, tôi đã khám phá ra chính bản thân của mình và khám phá những gì mà tôi có thể làm ra trong không gian của một buổi triễn lãm để nói về cái đẹp, nói về sức mạnh, nói về chính bản thân chúng ta, và nói và trò chuyện lẫn nhau. Đó là điều làm cho tôi thức dậy mỗi ngày và muốn nghĩ về thế hệ nghệ sĩ da màu này và nghệ sĩ trên khắp thế giới. Cảm ơn. Theo tư tưởng của Jacques Cousteau, người từng nói "người ta bảo vệ điều mà họ yêu quý" Hôm nay, Tôi muốn chia sẻ điều tôi yêu nhất về đại dương đó là số lượng và sự đa dạng đáng kinh ngạc của các động vật phát quang. Đam mê của tôi bắt đầu với bộ đồ lặn lạ mắt có tên là Wasp này Không phải tên viết tắt, chỉ là ai đó nghĩ là nó na ná côn trùng Thật ra nó được phát triển để ứng dụng khai thác dầu khí xa bờ để lặn vào giàn khoan dầu dưới độ sâu 2000 feet. Ngay sau khi lấy được bằng Tiến sỹ Tôi may mắn được tham gia vào nhóm các nhà khoa học thử nghiệm loại áo này như một công cụ thám hiểm đại dương Được đào tạo trong 1 bể sắt ở Port Hueneme tiếp đó là lần lặn biển đầu tiên của tôi ở kênh đào Santa Barbara. Đó là một cuộc lặn đêm. Tôi xuống dưới độ sâu 880 feet và tắt đèn. Lý do tắt đèn là bởi tôi muốn nhìn thấy hiện tượng phát quang của động vật gọi là phát quang sinh học. Nhưng tôi hoàn toàn không ngờ được trước số lượng cá thể khổng lồ và sự ngoạn mục của chúng Tôi nhìn thấy hàng dãy sứa siphonophores còn dài hơn căn phòng này, chiếu ra muôn vàn ánh sáng đến nỗi tôi có thể đọc được đĩa số và áp kế trong bộ áo mà không cần đèn pin và những luồng hơi và sóng trông tựa khói dạ quang màu xanh dương và những tia sáng bung nổ xoáy lên từ chân vịt. giống như khi ta ném một khúc gỗ vào lửa trại và muội than hồng xoáy lên từ đó thế nhưng đây lại là muội than băng giá Thật sự rất kinh ngạc. Thông thường nếu ai đó đã từng nghe về phát quang sinh học thì đó là những anh chàng này, đom đóm. Và một số ít loài phát quang trên cạn khác một số loài côn trùng, giun đất, nấm nhưng nhìn chung, trên cạn, điều đó rất hiếm. Ở đại dương, đó là một quy luật hơn là sự ngoại lệ. Nếu tôi đi thực tế môi trường đại dương gần như bất cứ nơi nào trên thế giới, và tôi kéo lưới từ 3000 feet tới bề mặt nước biển, thì hầu hết các loại động vật -- thực tế, ở nhiều nơi, 80-90% loài động vật tôi kéo lên được từ lưới của mình -- đều phát quang. Giống như là một buổi trình diễn ánh sáng ngoạn mục. Bây giờ tôi muốn cho bạn xem đoạn phim ngắn mà tôi đã quay ở dưới biển. Tôi ban đầu phát triển kỹ thuật này từ một chiếc tàu ngầm một người nhỏ được gọi là Deep Rover, rồi được cải biên để dùng cho Johnson Sea-Link là thứ mà bạn đang thấy ở đây. Vậy thì, được gắn ở phía trước khán cầu, là một khung kim loại đường kính 91cm với một màn chắn được căng trên đó. Bên trong quả cầu là một máy ảnh tăng cường với độ nhạy cảm trong bóng tối gần như bằng mắt thường mặc dù có hơi mờ một chút. Bạn bật máy ảnh lên, tắt đèn đi. Đốm sáng bạn thấy không phải sự phát quang, Đó là nhiễu sóng điện từ trên những camera cường hóa. Bạn sẽ không thấy sự phát quang cho tới khi chiếc tàu bắt đầu di chuyển phía trước qua làn nước, và khi di chuyển, động vật va vào màn chắn sẽ được kích thích phát quang. Bây giờ, khi tôi bắt đầu tiến hành, điều mà tôi cố làm đếm số lượng các nguồn. Tôi biết tốc độ di chuyển và khu vực đó, cho nên tôi có thể đến được số nguồn trên một mét khối. Nhưng tôi nhận ra tôi có thể xác định được loài vật bằng loại nháy sáng mà chúng sản sinh. Và vì thế, ở đây, tại Vịnh Maine ở độ sâu 740 feet, Tôi có thể kể tên hầu như mọi thứ bạn đang thấy ở mức loài. Như những tia nổ sáng kia là từ những con sứa lược nhỏ, và có cả những loài nhuyễn thể và giáp xác khác, và sứa. Có thêm một con sứa lược khác nữa Tôi từng làm việc với những kỹ sư phân tích hình ảnh vi tính để phát triển một hệ thống tự động nhận dạng có thể xác minh những loài động vật này và tách lấy tọa độ XYZ của những điểm va chạm ban đầu. Và chúng ta sẽ có thể làm điều mà nhà sinh thái đang làm trên cạn và làm thuật toán "vật thể cận vi". Nhưng không nhất thiết phải lặn sâu xuống đại dương để thấy một cuộc trình diễn ánh sáng như thế này, Bạn có thế thấy nó ở bề mặt nước biển. Đây là một vài tấm hình từ Tiến sĩ Mike Latz tại Viện Scripps, 1 con cá heo bơi giữa đàn phù du phát sáng. Và đây không phải là một nơi kỳ lạ như một trong những vịnh phát sáng ở Puerti Rico gì cả, mà được chụp ở Cảng San Diego. Và thỉnh thoảng bạn còn có thể thấy ở nơi gần hơn thế, bởi vì đầu tàu -- thực ra là nhà vệ sinh, nếu các bạn chưa biết điều đó. được xối bằng nước biển chưa lọc, nên thường chứa sinh vật phù du phát sáng trong đó, Vì thế, nếu bạn loạn chạng đi lên đầu tàu vào đêm muộn và bạn đang cực kì muốn đi toilet và bạn quên bật đèn lên, bạn sẽ nghĩ là bạn đang có được một trải nghiệm tôn giáo. (Cười) Vậy sao mà 1 sinh vật có thể phát quang? đó là câu hỏi mà một nhà vật lý học người Pháp từ thế kỷ 19 Raphael Dubois, đã đặt ra trước một con sò phát quang, Ông ta nghiền nó ra và đã lấy được một ít chất hóa học; một, là enzyme, ông ta gọi là luciferase; chất nền, ông ta gọi là luciferin theo Lucifer - Người mang ánh sáng. Thuật ngữ vẫn còn đó, nhưng nó không nói là chất nào cụ thể bởi vì những chất hóa học này đến từ rất nhiều hình thù và dạng. Thực tế, hầu hết những người nghiên cứu phát quang sinh học ngày nay đều chú trọng đến hóa học, vì những hóa chất đang chứng mình giá trị tuyệt vời của chúng trong việc phát triển tác nhân kháng khuẩn, thuốc chống ung thư, kiểm tra sự sống trên sao Hỏa phát hiện ô nhiễm trong nguồn nước -- cũng chính là cách chúng ta dùng nó ở ORCA. Vào năm 2008, giải Noel Hóa Học đã được trong cho công trình nghiên cứu về phân tử protein lục huỳnh quang thứ đã được chắt lọc từ chất hóa học phát quang sinh học của một con sứa, Nó giống như việc phát minh kính hiển vi trên mức độ ảnh hưởng mà nó đem lại cho sinh học tế bào và công nghệ gen. Một ý nghĩa khác của phân tử này. là trông như rằng, phát quang sinh học đã tiến hóa ít nhất 40 lần, có thể nhiều như 50 lần tách biệt trong lịch sử tiến hóa, và điều đó cho thấy rõ ràng về sự quan trọng tuyệt diệu của nét đặc điểm cho sự sống. Vậy, điều gì ở phát quang sinh học mà quan trọng với nhiều động vật đến thế? với những động vật đang cố gắng tránh né thú săn mồi bằng cách thu lại khi trời tối ánh sáng có thể rất hữu ích cho ba thứ cơ bản mà các loài động vật phải làm để sống sót: đó là tìm kiếm thức ăn, thu hút bạn tình và tránh bị ăn thịt. Thế nên, ví dụ, con cá này có một cái đèn pin nằm đằng sau mắt nó giúp nó có thể tìm kiếm thức ăn hoặc thu hút bạn tình. và khi không dùng tới, nó có thể thu vào bên trong đầu của nó giống như đèn pha của chiếc Lamborghini Con cá này còn có những luồng sáng mạnh. Và nó là môt điều yêu thích của tôi có tới ba đèn pha trên má của chúng Con này thì màu xanh và đó là màu sáng phổ biến ở đáy đại dương vì sự tiến hóa đã sàng lọc màu sắc giúp sinh tồn lâu nhất để tối ưu hóa quàn thể Vì thế hầu hết sinh vật đều phát sáng xanh và hầu hết chúng chỉ có thể thấy ánh sáng xanh nhưng con cá này lại là một ngoại lệ thú vị Vì nó có 2 nguồn sáng cam Và tôi thật không hiểu tại sao nó lại có và tôi sẽ lý giải được điều đó nhưng không chỉ có thể nhìn thấy ảnh sáng xanh nócòn thấy ánh sáng đỏ nữa Nó dùng hồng quang như là một ống ngắm để dễ lẩn trốn và ngụy trang những sinh vật bị mù màu đỏ từ đó nó có thể thấy chúng mà không bị thấy nó còn có một cái cằm rất lợi thế ở đây với lam huỳnh quang phát sáng giúp thu hút con mồi đến với nó Và có nhiều sinh vật khác cũng làm tương tự như thế Đây là một loài tôi cũng rất thích Nó là Cá Ống hút, và chúng có móc câu ngay cuối cái cần câu dài nằm ngay trước hàm răng nhọn điều đã làm nên tên tuổi của loài cá ống này "răng câu" của chúng rất dài đến nỗi nếu chúng ngậm miệng lại nó có thể đâm xuyên não chúng vì thế, cho nên chiếc răng ấy mới hướng ra phía trước Nó cứ như là cây thông Nô en của con cá tất cả bộ phận của cá ống đều phát quang chứ không chỉ móc câu của chúng Nó có một bộ phận giống đền flash một chuỗi đốm sáng như đá quý trên bụng như một món đồ để ngụy trang khi làm mờ đi bóng của nó, nên khi chúng di chuyển bên trên những con cá lớn hơn, chúng sẽ trở nên tàng hình. Nó có những mô phát sáng trên miệng thật ra là ở khắp nơi trên cơ thể, như vây cơ lườn lưng, và bụng, tất cả đều có công dụng khác nhau -- mà chúng ta vẫn chưa biết hết. Và chúng ta biết nhiều hơn về phát quang sinh học nhờ vào Pixar, và tôi rất biết ơn Pixar vì đã chia sẻ chủ đề tôi yêu thích đến với nhiều người Tôi ước rằng, với ngân sách của họ thì họ chỉ cần chi ra thêm vài xu để thuê thêm một sinh viên thất nghiệp người có thể chỉ cho họ biết về đôi mắt của con cá đã bị bảo quan trong phọc môn Đây mới là đôi mắt của một con cá vây chân Vì thế, nó có một mồi nhử phía trước đôi môi tử thần của mình với những chiếc răng nhọn hoắt đề thu hút những con mồi thơ ngây Và con này cũng có một mồi nhử tương tự cùng với một nhan sắc kinh hoàng phía sau. Chúng ta thường nghĩ những dạng mồi nhử khác nhau sẽ thu hút những loại mồi khác nhau, nhưng khi kiểm tra bao tử của loài cá này những nhà khoa học, hay đúng hơn là những sinh viên tốt nghiệp đã cho thấy chúng đều giống nhau. Từ đó ta tin rằng sự khác nhau về hình dạng của mồi nhử là cách hấp dẫn bạn tình trong thế giới của cá vây chân vì giống đực cùa loài này giống như những chàng lùn vậy. Như chú lùn này không có một khà năng sinh tồn nào. Không có mồi nhử để thu hút mồi cùng không có răng để mà ăn nữa. Hy vọng tồn tại duy nhất của chú ấy chính là bám váy đàn bà. (cười) Chú ấy phải tự tìm cho mình một cục cưng và sau đó là ăn bám cô ấy để sống. Vì thế chú lùn này đã làm được điều đó và bạn có thể thấy, cậu ấy có giác quan tốt khi đã bám vào nơi mà chú ta không cần phải nhìn vào mặt cổ. (cười) Nhưng chú cá biết đó là một điều tốt và chú ta hòa quyện với cổ bằng một nụ hôn bất diệt. Da thịt chúng gắn chặt vào nhau, máu của chúng chày chung một huyết quản và cậu chàng trở thành một thứ không khác gì 1 túi tinh trùng. (cười) Có thể xem đó là sự giải phóng phụ nữ dưới đại dương Cô ấy luôn biết chú ta đang ở đâu và cô ấy cũng không cần phải chung thủy vì một vài nàng cá này có nhiều hơn một anh chồng trên thân. Như vậy, chúng dùng mồi để tìm thức ăn để thu hút bạn tình Và chúng cũng dùng mồi nhử để tự vệ nữa Rất nhiều loài có thể tiết ra chất dạ quang trong nước tương tự mựa hay bạch tuộc phun mực ra vậy Con tôm này đang phun dịch dạ quang bằng miệng ra ngoài như một con rồng đang khè lửa để làm mù hoặc đánh lạc hướng con cá ống nhằm giúp chúng bơi ra khỏi vùng nguy hiểm Và còn nhiều loài khác có thể làm điều tương tự: Như Sứa, Mực rất nhiều loài giáp xác đa dạng thậm chí loài cá cùng có thể làm được. Con cá này được gọi là cá Quang Ống Vai vì chúng có một cái ống trên vai có thể tiết ra dạ quang Và tôi thật may mắn khi bắt được một con khi mà chúng tôi đang trong chuyến thu thập mẫu vật ở vùng biển tây bắc Phi cho dự án "Blue Planet" đó là một phần của dự án. Và chúng tôi dùng lưới chuyên biệt giúp mẫu vật sống sót khi được kéo lên bờ Chúng tôi bắt được 1 con cá này và mang vô phòng thí nghiệm. Lúc ấy tôi đang giữ nó trong tay để có thể chạm vào xương vai của nó và khi tôi chạm, bạn có thể thấy chất dạ quang được tiết ra Nhưng đối với tôi, đó là cú sốc lớn vì đó không chỉ là dịch dạ quang cũng không phải luciferin luôn. Đối với con cá này đó đều là tế bào với nhân tế bào cũng như màng bao bọc. Điều này rất tổn hại cho con cá và chúng tôi vẫn không hiểu tại sao nó lại làm vậy -- một bí ẩn khác cần được giải đáp. Đây là một cách tự vệ khác được gọi là chuông báo động -- giống như cái chuông chống trôm trên xe vậy có kèn to và đèn flash báo động được thiết kế để gây sự chú ý, cho cảnh sát đến để bắt tên trộm -- khi mà con vật cảm nhận sự nguy hiểm, chúng chỉ hy vọng chạy thoát bằng cách thu hút chú ý của con vật to và đáng sợ hơn đến tấn công mối nguy hiểm, từ đó chúng có cơ hội để thoát thân. Con sứa này, là một ví dụ, chúng có một vẻ bề ngoài phát quang lòe loẹt. Đây là lúc chúng tôi đang truy đồi nó. Đó không phải phát quang, mà là phản quang ánh sáng từ tuyến sinh dục Chúng tôi bắt nó bằng thiết bị chuyên dùng giúp chúng tôi giữ nó sống trong môi trường thích hợp, trong lúc chuyển nó lên phòng thí nghiệm. Và khám phá ra điều mà bạn sắp được thấy, Điều tôi làm là chạm vào nó mỗi giây chạm vào đai thần kinh của nó bằng kim nhọn giống như răng của một con cá. Và chúng bắt đầu phát quang. Lúc đó tôi ngưng chạm vào nó. Đây quả thực là một hiệu ứng ánh sáng không thể tin được. Nó như pháo hoa ngày tết vậy và tôi đã tính toán hiệu ứng này có thể được phát hiện trong vòng bán kính 300 feet bởi loài ăn thịt. Và tôi nghĩ, "bạn biết đấy, đó thực sự là một mồi nhử cực hay." Vì một trong những điều đã gây ra nhiều khó khăn cho tôi khi là một nhà thám hiểm đại dương là câu hỏi có bao nhiêu loài thủy sinh mà chúng ta đã bỏ sót chỉ vì cái cách mà chúng ta khám phá đại dương. Cách cơ bản mà chúng ta biết về cuộc sống dưới đại dương là chạy thuyền ra biển và kéo lưới phía sau. Và tôi thách bạn kể tên ngành khoa học nào mà vẩn dựa vào kỹ thuật cũ kỹ hơn 100 năm. Một cách cơ bản khác là lặn xuống với những thiết bị và phương tiện ngầm. Tôi đã lặn cả trăm lần bằng tàu ngầm. Khi mà tôi ngổi bên trong tàu ngầm, Tôi biết nó không hẳn là thuận tiện -- Chúng có đèn rất sáng và máy chạy rất ồn -- bất cứ sinh vật nào cảm nhận được đều sẽ chạy mất từ lâu. Tôi đã ao ước rất lâu rổi đó là tìm ra phương pháp khám phá khác Và một vài năm trước tôi có ý tường về hệ thống camera này. Nó không hẳn là tên lửa. chúng tôi gọi nó là "Mắt Ngầm" Và nhà khoa học đã làm như này trên cạn từ lâu; chúng tôi sử dụng màu mà loài thủy sinh không thấy được như camera thì có thể thấy chúng; Bạn không thể dùng hồng ngoại dưới biển sâu. Nên thay bằng đèn màu đỏ nhưng không ổn vì chúng bị hấp thụ quá nhanh, Tự chế một máy ảnh tăng cường, Và muốn làm ra "con sứa điện tử này". Có điều là, trong khoa học, bạn phải nói cho các quỹ nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu trước khi họ cấp kinh phí. Vả tôi đã không biết tôi sẽ nghiên cứu gì.. Nên tôi không được tài trợ. Thế là tôi kết hợp chúng lại, cùng với Harvey Mudd Engineering Clinic và thực hiện nó như một đề án tốt nghiệp củ sinh viên. và tôi kêu gọi tài trợ từ rất nhiều nguồn. Viện nghiên cứu Hải dương Vịnh Monterey đã có phép tôi sữ dụng máy ROV của họ để có thể thí nghiệm và tìm ra màu sắc nào phù hợp cho thiết bị đề có thể quan sát đươc các loài thủy sinh mà không làm chúng sợ hoàn thành con sứa điện tử này. Và bạn có thể thấy một hoạt động này như thế nào, vì chúng tôi ghép 16 đèn LED vào một khung và bạn có thể thấy khung mà chúng tôi dùng, từ Ziploc vẫn xuất hiện. Không cần phải nói, khi chúng kết hợp lại như thế, Đã có rất nhiều thử thách khi làm việc này. Nhưng sẽ có lúc mà khi mọi thứ hồi quy, mọi việc sẽ ổn thỏa. Và đáng chú ý, khoảnh khắc đó đã được chụp bởi Mark Richards, Người đã từng ở đó vào đúng thời điểm Rằng chúng tôi phát hiện ra được thành quả. Đó là tôi ở bên trái, Sinh viên của tôi lúc đó, Erika Raymond, Và Lee Fry, người là kỹ sư của dự án. Và chúng tôi đặt bức ảnh này ở nơi trang trọng nhất trong phòng với phụ đề: "Kỹ sư đã làm hai phụ nữ thỏa mãn cùng một lúc." Và chúng tôi đã rất, rất hạnh phúc. Vì vậy, giờ chúng tôi đã có một hệ thống Mà chúng ta có thể thực sự đi đến một nơi giống như ốc đảo ở đáy đại dương Có thể dày đặc những kẻ săn mồi. Và như vậy, nơi mà chúng tôi mang nó đến được gọi là Brine Pool (Bể Muối), phía bắc vịnh MExico, Đó là một nơi huyền diệu. Và tôi biết điều này rất khó đề các bạn cảm nhận chúng tôi đã có một máy quay cà tàng nhưng đối với tôi nó rất tuyệt. Khi chúng tôi ở bờ hồ Brine Pool đã có một con cá bơi lại gần cái máy. Và nó rõ ràng nó không sợ hãi chúng tôi. Vào chính lúc đó tôi đã có một cửa sổ để nhìn vào đại dương. Là lần đầu tiên, đã có thể thấy hoạt động của thủy sinh vật mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chúng. Bốn tiếng để triển khai các hoạt động, chúng tôi lập trình sẵn con sứa điện tử cho lần chạy đầu tiên của nó. 86 giây sau khi con sứa điện phát sáng theo vòng tròn, chúng tôi đã ghi lại được điều này: Đây là một con mực, dài hơn 6 feet, và là 1 phát hiện quá mới mẻ trong ngành, nó không thể thuộc về ngành khoa học nào hiện có Tôi không thể đồi hỏi gì hơn ngoài một kết quả thực tế. Và dựa trên những điều này, tôi trở lại NSF và nói, "Đây là điều mà tôi sẽ khám phá." Và họ tài trợ đủ tiền để tôi thực hiện, bao gồm việc phát triển một máy quay đáy đại dương đầu tiên điều mà được ứng dụng vào hệ thống Monterey Canyon năm ngoái -- và hiện tại, gần đây, một mô đun mới của hệ thống này, linh hoạt hơn nhiều so với mô đun trước giúp cho việc di chuyển của máy dễ dàng hơn sẽ giúp cho dự án "hope spots" của Sylvia trong việc khám phá và bảo vệ khu vực. và đối với tôi, nó sẽ giúp mở mang những phát hiện mới tại các điểm "hope spots." này. Và một trong những thông điệp mà tôi muốn truyền tải là có rất nhiều thứ cần được khám phá ở dưới đại dương. Sylvia từng nói rằng chúng ta đang hủy hoạt đại dương trước khi biết cái gì dưới đó. và cô ấy đúng. Nên nếu bạn có cơ hội được lặn dưới lòng biển sâu, hãy đồng ý, một nghìn lần vào và hãy tắt đèn lên. Tôi đảm bảo rằng các bạn sẽ thích nó. Cảm ơn. (vỗ tay) Chào buổi sáng. Hân hạnh được gặp thật nhiều người tuyệt vời ở đây và thật nhiều nụ cười. Tôi có một thái độ và cách tiếp cận thế giới thực rất đặc biệt vì tôi là một phù thủy. Tôi thích tên gọi đó hơn là nhà ảo thuật, bởi vì, nếu tôi là một nhà ảo thuật, điều đó có nghĩa là tôi sử dụng thần chú và các cử chỉ kỳ cục để tạo ra phép màu. Không, tôi không làm thế. Tôi là một phù thủy, một người tỏ ra là một ảo thuật gia thực thụ. Chúng tôi hiểu điều này như thế nào? Chúng tôi dựa vào thực tế rằng khán giả như các bạn sẽ đưa ra các giả định. Chẳng hạn, khi tôi lên trên này, và tôi lấy micro từ bục rồi bật lên, bạn giả định đây là một cái micro, không phải. (Tiếng cười) Thực ra, đây là một thứ mà một nửa trong số các bạn, hơn một nửa sẽ không quen. Đây là một máy xén râu, bạn thấy đấy. Và nó sẽ là một cái mic rất tệ. Tôi thử nhiều lần rồi. Một giả định khác mà bạn đưa ra -- và bài nói chuyện này sẽ chỉ cho bạn thấy rằng bạn sẽ đưa ra các giả định -- không chỉ có thể, mà bạn sẽ làm thế -- khi bạn được gợi ý đúng cách. Các bạn nghĩ rằng tôi đang nhìn các bạn. Sai rồi. Tôi không nhìn vào bạn. Tôi không thấy các bạn. Tôi biết các bạn đang ở đó, ở sau sân khấu họ bảo tôi thế, rằng đây là một phòng kín người. Tôi biết bạn ở đó vì tôi có thể nghe thấy các bạn, nhưng tôi không thấy bạn bởi thường thì tôi đeo kính. Đây không phải là kính, đây là gọng kính, không có tròng. Giờ thì tại sao một người trưởng thành xuất hiện trước các bạn đeo kính không tròng trên mặt? Để đánh lừa các bạn, thưa quý ông quý bà, để gạt các bạn, để cho thấy các bạn cũng có thể đưa ra các giả định. Đừng bao giờ quên điều đó. Giờ thì, tôi phải làm một số việc, đầu tiên là thay sang kính thật, để tôi có thể thực sự thấy các bạn, như thế có lẽ sẽ thoải mái hơn. Tôi không biết. Tôi chưa nhìn rõ. Chà, không hẳn là thoải mái hơn. (Tiếng cười) Tôi phải làm một việc, việc này dường như hơi lạ đối với một ảo thuật gia. Nhưng tôi sẽ uống thuốc. Đây là nguyên một lọ Calms Forte. Lát nữa tôi sẽ giải thích về nó. Bỏ qua hướng dẫn đi. Đó là cái mà chính phủ đưa vào chỉ để làm rối trí các bạn, chắc chắn đấy. Tôi sẽ uống đủ chỗ này. Mmmm. Thật ra là cả lọ. 32 viên Calm's Forte. Tôi đã làm xong -- Tôi sẽ giải thích nó sau -- Tôi phải nói với các bạn rằng tôi là một diễn viên. Tôi là một diễn viên có một vai đặc biệt. Tôi gánh vai một ảo thuật gia, một phù thủy, một phù thủy thực sự. Nếu ai đó xuất hiện trên sân khấu này ngay trước tôi và tự nhận là một hoàng tử cổ đại ở Đan Mạch tên là Hamlet, các bạn sẽ thấy bị xúc phạm và điều đấy là chính đáng. Tại sao một người lại cho rằng bạn sẽ tin vào một chuyện lạ lùng như thế? Nhưng ngoài kia có rất nhiều người sẽ nói với bạn rằng họ có năng lực ma thuật huyền bí, rằng họ có thể dự đoán tương lai, rằng họ có thể giao tiếp với người đã khuất. Ồ, họ cũng nói rằng, họ sẽ bán cho bạn tử vi hay những cách xem bói khác. Họ rất hân hạnh được bán cho bạn. Vâng. Và họ cũng nói rằng họ có thể cho bạn động cơ vĩnh cửu và các hệ thống năng lượng tự do. Họ tự nhận là những nhà tâm linh, hay các ông đồng bà đồng, họ muốn gọi thế nào cũng được. Nhưng một điều mới rộ lên gần đây, đó là trò kinh doanh bằng cách nói chuyện với người đã chết. Đối với trí óc non nớt của tôi, cái chết nghĩa là không thể giao tiếp. Có lẽ bạn sẽ đồng ý với tôi về điểm này. Nhưng những người này, họ sẽ nói với bạn rằng, họ không những có khả năng kết nối với cõi âm -- Xin chào -- mà họ còn có thể nghe người đã mất nói, và chuyển thông tin này lại cho người còn sống. Tôi tự hỏi liệu điều đó có đúng không. Tôi không nghĩ vậy bởi những người này sử dụng những mánh khóe hoàn toàn tương tự như ảo thuật gia chúng tôi, hoàn toàn tương tự, những phương pháp về đồ vật giống nhau, những phương pháp về tâm lý giống nhau. Vô cùng hiệu quả những người này đã đánh lừa hàng triệu người khắp thế giới khiến họ phải chịu hậu quả. Họ lừa gạt những người đó. Khiến họ tốn rất nhiều tiền. Khiến họ chịu đựng nhiều nỗi đau tinh thần. Hàng tỉ đô bị chi mỗi năm, khắp thế giới, cho những tên bịp bợm này. Giờ thì, tôi có hai câu hỏi muốn hỏi những người đó nếu tôi có cơ hội. Câu hỏi đầu tiên: Nếu tôi muốn họ gọi hồn -- bởi họ thực sự nghe được bằng tai. Họ lắng nghe những linh hồn như thế này này. Tôi sẽ yêu họ gọi hồn bà tôi vì khi bà mất, bà giữ di chúc gia đình và đã giấu nó ở đâu đó. Chúng tôi không biết nó ở đâu. Thế nên chúng tôi hỏi bà "Bà ơi di chúc ở đâu?" Bà tôi nói gì? Bà nói "Bà đang ở thiên đàng và nơi này thật tuyệt vời. Bà đang ở đây với những người bạn cũ, những người bạn đã qua đời, và gia đình, và lũ chó con và mèo con của bà khi bà còn nhỏ. Bà yêu các cháu, và sẽ luôn ở bên các cháu. Tam biệt." Và bà ấy không trả lời câu hỏi đó. Di chúc ở đâu? Bà ấy có thể đơn giản chỉ nói "Ồ, nó ở trong phòng đọc trên giá thứ hai, đằng sau cuốn bách khoa toàn thư." Nhưng bà ấy không nói thế. Không hề. Bà ấy tôi không cho chúng tôi bất cứ thông tin hữu ích nào cả. Chúng tôi đã trả rất nhiều tiền cho thông tin đó, nhưng không có được nó. Câu hỏi thứ hai tôi muốn đặt ra, khá đơn giản. Giả sử tôi yêu cầu họ liên lạc với linh hồn người cha dượng đã mất của tôi, chẳng hạn. Tại sao họ khăng khăng nói -- nhớ rằng, họ nói vào tai cha tôi -- tại sao họ hỏi "Tên tôi bắt đầu với chữ J hay M?" Đây có phải một trò săn tìm không? Đi săn và đi câu? Đây là gì? Có 20 câu hỏi? Không, như là có 120 câu vậy. Đó là sự vô lương tâm xấu xa, tàn bạo -- tôi sẽ ổn thôi, cứ ngồi yên -- những trò chơi của họ. Họ lợi dụng những người cả tin, những người trống trải, đau khổ ngoài kia. Đây là một phương pháp gọi là 'đọc nguội'. Có một người tên là Van Praagh, James Van Praagh. Ông ấy là một người rất giỏi việc này. John Edward, Sylvia Browne và Rosemary Altea, họ là cũng những người thực hành điều này. Có hàng trăm người trên khắp thế giới, nhưng ở đất nước này, James Van Praagh là một cái tên rất lớn. Và hắn ta làm gì? Hắn ta sẽ kể cho bạn người chết đã chết như thế nào, những người mà hắn đang nói chuyện qua tai ấy, thấy không. Và hắn thường nói thế này, "Ông ấy kể với tôi, ông ấy kể với tôi, trước khi qua đời, ông ấy thấy khó thở." Mọi người ạ, chết là thế chứ còn gì nữa. (Tiếng cười) Anh ngừng thở, thế là chết. Đơn giản thế thôi. Và đó là loại thông tin mà họ sẽ mang lại cho bạn? Tôi không nghĩ thế. Giờ thì, những người này sẽ phỏng đoán, họ sẽ nói những thứ như là, "Tại sao tôi cảm thấy điện? Ông ấy đang nói với tôi 'Điện' Ông ấy từng làm thợ điện à?" Không. "Ông ấy đã từng dùng dao cạo điện?" Không. Đó là một trò chơi với những câu hỏi săn tìm như thế. Đấy là những gì họ sẽ diễn qua. Mọi người thường hỏi chúng tôi tại Quỹ Giáo dục James Randi, họ gọi cho tôi, nói rằng "Tại sao ông quá quan tâm về vấn đề này vậy, ngài Randi?" Chẳng phải nó chỉ đơn thuần là cho vui thôi sao? Không, không vui chút nào. Đó là một trò hề tàn bạo. Nó có thể đem lại đôi chút cảm giác an ủi, nhưng sự an ủi đó chỉ kéo dài trong 20 phút. Và khi người ta nhìn vào gương, và họ nói, tôi đã trả rất nhiều tiền cho chuyện này. Và bà ta nói gì với tôi? 'Tôi yêu cô!" Họ luôn nói như thế. Họ không lấy được thông tin gì, họ không có được gì cho những gì họ đã trả. Sylvia Browne là một là một tên tuổi lớn. Chúng tôi gọi bà ấy là Talons. Sylvia Browne -- cảm ơn -- Sylvia Browne là một người nổi tiếng trong lĩnh vực này tại thời điểm hiện tại. Sylvia Browe -- để các bạn thấy -- có được 700 đô cho 20 phút phán qua điện thoại. Bà ấy thậm chí không cần trực tiếp đến đó. Và bạn phải đợi có khi tới hai năm vì bà ta đã được đăng ký từ trước ngần đấy thời gian. Bạn trả bằng thẻ tín dụng, hay gì cũng được, và rồi bà ấy sẽ gọi cho bạn một thời điểm nào đấy trong vòng hai năm tới. Bạn biết đấy là bà ta. "Xin chào, đây là Sylvia Browne." Đấy là bà ta. Bạn biết ngay lập tức. Montel Williams là một người thông minh. Chúng ta đều biết anh ấy là ai trên TV. Anh ấy được giáo dục tốt. Thông minh. Anh ta biết Sylvia Browne đang làm gì, nhưng không thèm quan tâm. Đơn giản là anh ta không quan tâm. Bởi vì, điểm mấu chốt là, những nhà tài trợ rất thích việc này, anh ta sẽ luôn luôn cho bà ta xuất hiện trên truyền hình. Với 700 đô Sylvia Browne sẽ cho bạn cái gì? Bà ta đưa cho bạn tên của thiên thần hộ mệnh, đấy là điều đầu tiên. Không có điều đó chúng ta làm sao mà sống bình thường được? Bà ấy cho bạn tên trong kiếp trước, bạn là ai trong kiếp trước. Vâng thế sao. Hóa ra những người phụ nữ bà ấy phán cho đều là các công nương Babylon hay tương tự. Những người đàn ông đều là các chiến binh Hy Lạp chiến đấu với các Agamemnon. Không bao giờ nói gì về một thằng bé đánh giầy 14 tuổi trên đường phố London, chết vì lao phổi. Nó không đáng kể lại, hiển nhiên là thế rồi. Và điều kỳ lạ là -- bạn có thể đã nhận ra điều này -- bạn thấy những người đó trên TV -- họ không bao giờ gọi ai lên từ địa ngục. Tất cả quay về từ thiên đường, nhưng không bao giờ từ địa ngục. Nếu họ gọi về người bạn nào đó của tôi, họ sẽ không...Bạn biết rồi đấy. (Tiếng cười) Giờ thì, Sylvia Browne là một ngoại lệ, ngoại lệ về một điều, Quỹ Giáo dục James Randi, tổ chức của tôi, trao giải một triệu đô có thể quy đổi được. Rất dễ để đoạt giải. Bạn chỉ cần chứng minh bất cứ một hiện tượng siêu nhiên, siêu linh nào dưới sự chứng kiến hợp thức. Vô cùng dễ dàng để đoạt một triệu đô. Sylvia Browne là một ngoại lệ bởi bà ấy là nhà tâm linh chuyên nghiệp duy nhất trên toàn thế giới đã chấp nhận thử thách của chúng tôi. Bà ấy chấp nhận nó trên show trực tiếp của Larry King trên CNN sáu năm rưỡi trước. Và từ đó chúng tôi chưa nhận được phản hồi nào từ bà ta. Thật lạ thay. Bà ấy nói rằng, đầu tiên, bà ta không biết liên lạc với tôi thế nào. Thế sao. Một nhà ngoại cảm chuyên nghiệp người nói chuyện với người đã mất mà không thể liên lạc với tôi? (Tiếng cười) Tôi còn sống đây, cô chắc đã nhận ra. Dù sao cũng tốt thôi. Bà ấy không thể liên lạc với tôi. Giờ bà ấy nói không muốn liên lạc với tôi bởi tôi là người vô thần. Còn nhiều lý do để lấy một triệu đô mà, bà không nghĩ lại sao, Sylvia. Những người này cần phải bị ngăn chặn, ngay bây giờ. Họ cần phải bị ngăn chặn lại bởi đây là một trò hề tai hại. Chúng tôi thường xuyên gặp những người tìm đến quỹ. Họ bị đổ vỡ cả về tài chính và tâm lý bởi họ đã đưa tiền và niềm tin tới những người này. Tôi đã uống vài viên thuốc lúc nãy, giờ tôi phải giải thích cho các bạn. Homeopathy (liệu pháp vi lượng đồng phân), hãy tìm hiểu xem đó là gì. Hmm. Bạn đã nghe về nó rồi. Đó là một dạng phục hồi khác, phải không. Homeopathy thực ra bao gồm -- và đây là nó. Đây là Calm's Forte, 32 viên thuốc ngủ -- tôi quên chưa nói với các bạn. Tôi mới nuốt lượng thuốc đủ để ngủ 6 ngày rưỡi. (Tiếng cười) Sáu ngày rưỡi, đó chắc chắn là một lượng có thể gây tử vong. Nó viết ngay trên mặt sau đây, "Trong trường hợp dùng quá liều, lập tức liên lạc với trung tâm kiểm soát độc tố của bạn," và có một số điện thoại 800. Các bạn cứ ngồi yên ở ghế. Sẽ ổn thôi. Tôi không thực sự cần nó đâu bởi tôi đã diễn trò này cho khán giả khắp thế giới suốt 8 hay 10 năm vừa rồi, uống những lượng thuốc ngủ homeopathy đủ để gây tử vong. Tại sao chúng không ảnh hưởng tới tôi? (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Câu trả lời có thể làm bạn ngạc nhiên. Homeopathy là gì? Đó là lấy một loại thuốc thực sự có tác dụng và pha loãng nó vượt quá giới hạn của Avogadro nhiều lần. Pha loãng tới khi không còn tí thuốc nào nữa. Đây không phải là một ẩn dụ, nó đúng là như thế. Nó chính xác giống như là lấy 325g aspirin, ném vào hồ Tahoe, và khuấy lên, dĩ nhiên là dùng một cái que khổng lồ, và đợi hai năm cho tới khi dung dịch tan đều. Khi đó, mỗi lần bạn bị đau đầu, bạn uống một chút nước ở đó và nó biến mất. (Tiếng cười) Đúng như vậy. Đó là homeopathy. Một điều họ nữa tự nhận là -- bạn sẽ thích cái này -- họ nói thuốc càng loãng càng có tác dụng. Đợi đã, chúng ta đã nghe về một anh chàng ở Florida. Chàng trai tôi nghiệp, anh ta đang dùng thuốc homeopathy. Anh ta chết vì quá liều. Anh ta quên uống thuốc. (Tiếng cười) Suy nghĩ đi. Suy nghĩ đi. Thật đáng cười. Một điều hoàn toàn nực cười. Tôi không biết chúng ta đang làm gì, tin vào tất cả những thứ vớ vẩn này suốt những năm qua. Để tôi kể cho các bạn, Quỹ Giáo dục James Randi đang treo một giải rất lớn, nhưng tôi phải nói rằng, thực tế rằng chưa ai nhận thử thách này không có nghĩa những năng lực đó không tồn tại. Chúng có thể, ở đâu đó ngoài kia. Có thể những người đó đã giàu sẵn rồi. Với Sylvia Browne tôi sẽ nghĩ như thế. Bạn biết đấy, 700 đô cho 20 phút qua điện thoại, nhiều hơn cả luật sư. Đó là một khoản tiền quá lớn. Những người này có thể không cần một triệu đô nhưng bạn không nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận nó chỉ để khiến tôi xấu hổ, chỉ để loại bỏ con người vô thần mà Sylvia Browne lúc nào cũng nói đến sao? Tôi nghĩ cần làm việc gì đó về chuyện này. Chúng tôi thực sự cần gợi ý từ các bạn về cách làm thế nào để liên lạc với chính quyền bang và địa phương để bắt họ làm gì đó. Nếu bạn tìm ra -- giờ tôi đã hiểu -- chúng ta đã có những người, ngay cả hôm nay, nói về đại dịch AIDS và những đứa trẻ đang chết đói khắp thế giới và nguồn nước ô nhiễm mà con người phải chịu đựng. Những vấn đề đó là vô cùng quan trọng, quan trọng sống còn đối với chúng ta. Và ta phải làm việc gì đó về những vấn đề này. Nhưng trong lúc đó... Như Arthur C. Clarke đã nói "Sự mục nát của trí óc con người." Chuyện tin vào siêu linh và những điều huyền bí và siêu nhiên, tất cả những thứ vớ vẩn này, những suy nghĩ từ thời trung cổ này, tôi nghĩ cần phải làm gì đó với chúng, và tất cả đều phụ thuộc vào giáo dục. Nói chung, truyền thông đáng bị đỗ lỗi cho chuyện này. Họ không hề xấu hổ khi quảng cáo những thứ vớ vẩn này bởi chúng làm hài lòng những nhà tài trợ. Đó là thứ quan trọng nhất, đồng tiền. Đó là thứ họ quan tâm. Chúng ta phải làm gì đó về chuyện này. Tôi sẵn sàng nhận gợi ý từ các bạn, và tôi sẵn sàng đưa bạn lên trang web của chúng tôi. Đó là www.randi.org. Lên đó là xem các lưu trữ, và bạn sẽ bắt đầu hiểu thêm nhiều hơn về những điều tôi đã nói hôm nay. Bạn sẽ thấy những lưu trữ của chúng tôi. Không có gì giống như khi ngồi trong thư viện đó và có gia đình cùng xuất hiện ở đó và nói rằng người mẹ đã cho đi toàn bộ gia sản. Cô ta đã bán các đĩa CD, bán hết cổ phần và các giấy tờ của họ. Thật đau lòng khi biết việc đó đã không giúp họ chút nào, đã không giải quyết vấn đề nào của họ. Đúng vậy, suy nghĩ của người Mỹ và của những người trên khắp thế giới sẽ có thể mục nát nếu chúng ta không bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những chuyện này. Chúng tôi đã treo giải thưởng này, như tôi có nói, chúng tôi đã treo củ cà rốt lên. Chúng tôi đang đợi những nhà tâm linh tiến lên và giật lấy nó. Ồ, chúng tôi gặp rất nhiều người, hàng trăm người mỗi năm tìm đến. Đó là những nhà ngoại cảm và những người nghĩ rằng họ cũng có thể nói chuyện với cõi âm, nhưng họ là nghiệp dư, họ khoongg biết làm sao để đánh giá năng lực mà họ tự cho là mình có. Những người chuyên nghiệp không bao giờ tới gần chúng tôi, trừ trường hợp của Sylvia Browne mà tôi đã nói lúc nãy. Bà ta đã chấp nhận và rồi rút lui. Các quý ông quý bà, tôi là James Randi, và tôi đang chờ đợi. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Hiện thực nghịch lý nhất trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu là các nước nghèo nhất phải mang gánh nặng bệnh tật lớn nhất. Nếu tái định kích cỡ các nước trên địa cầu theo tỷ lệ gánh nặng bệnh tật thì chúng ta thấy rằng vùng tiểu Sahara ở châu Phi là vùng bị dịch HIV/AIDS hoành hành dữ nhất. Đây là đại dịch hủy diệt kinh hoàng nhất của thời đại chúng ta. Chúng ta cũng thấy khu vực đó có khả năng đối mặt với căn bệnh yếu nhất. Có rất ít bác sĩ và thật ra mà nói, các nước đó đều không có tài nguyên cần thiết để đối phó với các đại dịch như thế. Các nước phương tây, là các nước phát triển, đã hào phóng đề nghị cung cấp thuốc miễn phí tới tất cả người dân ở các nước thuộc thế giới thứ 3 không có khả năng chi trả các loại thuốc điều trị đó. Và chính điều đó đã cứu sống được hàng triệu người, và ngăn chặn toàn bộ các nền kinh tế ở vùng tiểu Sahara châu Phi khỏi sự sụp đổ. Nhưng có một vấn đề căn bản đang giết chết các nỗ lực chiến đấu chống căn bệnh này. Vì, nếu cứ tiếp tục phát thuốc cho những người không được chẩn đoán bệnh, thì chúng ta sẽ vô tình gây ra sự kháng thuốc. Thảm họa đó đã xảy ra tại vùng tiểu Sahara châu Phi rồi. Vấn đề là, một bi kịch bắt đầu ở thế giới thứ 3, có thể dễ dàng trở thành vấn đề toàn cầu. Và điều cuối cùng chúng ta muốn thấy là các biến thể nhờn thuốc của virus HIV lây lan khắp thế giới vì nó sẽ khiến việc điều trị bệnh tốn kém hơn, và nó cũng có thể tích trữ sát thủ của tiền-virus HIV tấn công vào ARN người (ARV). Tôi đã trải qua lần đầu tiên khi còn là học sinh phổ thông tại Uganda. Nó xảy ra vào thập niên 90, đỉnh điểm của đại dịch HIV, trước khi xuất hiện ARV ở tiểu Sahara châu Phi. Trong suốt thời gian đó, tôi đã mất đi rất nhiều người thân cũng như các giáo viên đã dạy tôi, vì bệnh HIV/AIDS. Chính bi kịch đó đã trở thành một trong các động lực trong đời tôi, thôi thúc tìm kiếm các giải pháp thực sự để giải quyết các vấn đề đó. Chúng ta đều biết về phép màu của tiểu hình hóa. Trở lại thời đó, máy tính to bằng cả phòng này, và người ta còn chui cả vào máy tính để làm việc. Nhưng tiểu hình hóa điện tử đã cho phép con người thu nhỏ công nghệ thành một chiếc điện thoại di động. Và tôi chắc rằng các bạn ở đây sử dụng điện thoại di động có thể bắt sóng ở những vùng xa xôi của thế giới, ở các nước thuộc thế giới thứ 3. Tin tốt là công nghệ tương tự cho phép tiểu hình hóa đồ điện tử, đang cho phép chúng ta tiểu hình hóa các phòng thí nghiệm sinh học. Vì thế, giờ chúng ta có thể tiểu hình hóa các phòng thí nghiệm hóa sinh vào các chip siêu vi lỏng này. Tôi đã rất may mắn khi được đến Mỹ ngay sau khi tốt nghiệp trung học, và có thể nghiên cứu công nghệ này đồng thời phát triển một số thiết bị. Đây là một con chip siêu vi lỏng mà tôi đã phát triển. Chúng ta hãy nhìn cận cảnh xem công nghệ này làm việc ra sao nhé: Đây là các rãnh có kích cỡ tương đương một sợi tóc người. Chúng ta có van, bơm, máy trộn, máy phun tích hợp để nhét vừa toàn bộ các xét nghiệm chẩn đoán vào một hệ thống siêu vi lỏng. Tôi dự định áp dụng hiện trạng công nghệ để cài một bộ kit HIV vào hệ thống siêu vi lỏng, vì thế với một chip siêu vi lỏng, cùng kích cỡ một chiếc iPhone, bạn có thể chẩn đoán cùng lúc 100 bệnh nhân. Với mỗi bệnh nhân, chúng ta sẽ có thể thao tác lên tới 100 tải lượng virus khác nhau trên 1 bệnh nhân. Và nó được thực hiện chỉ trong 4 giờ, nhanh hơn gấp 50 lần công nghệ hiện nay, với chi phí thấp hơn từ 5 đến 500 lần các lựa chọn hiện nay. Công nghệ này sẽ cho phép chúng ta tối ưu hóa các đơn thuốc ca nhân trong thế giới thứ ba với chi phí rẻ hơn và khiến thế giới thành nơi an toàn hơn. Tôi hết sức mong mỏi các bạn hãy quan tâm và góp một tay vào việc lái tầm nhìn này đến tính khả thi trong hiện thực. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cách đây vài năm, tại TED, Peter Skillman đã giới thiệu một cuộc thi thiết kế gọi là thử thách với viên kẹo dẻo. Và ý tưởng là khá đơn giản. Mỗi nhóm gồm 4 thành viên phải xây dựng một kết cấu cao nhất có thể, đứng thẳng mà không cần giá đỡ Vật liệu gồm: 20 cọng mỳ Ý, khoảng 1m băng keo, 1m dây và một viên kẹo dẻo Viên kẹo dẻo phải ở trên đỉnh của kết cấu. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực ra là khá phức tạp, bởi vì nó bắt buộc mọi người phải cộng tác rất nhanh Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng thú vị, và tôi đã sử dụng nó trong một hội thảo về thiết kế. và đã mang lại một thành công lớn. Sau đó, tôi đã tổ chức khoảng 70 cuộc hội thảo về thiết kế trên toàn thế giới với các sinh viên, các nhà thiết kế và các kiến trúc sư, thậm chí là có cả các CTO của các công ty thuộc Fortune 50 (50 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn), và bài tập này hé lộ nhiều bài học sâu sắc về bản chất của sự cộng tác, và tôi muốn chia sẻ một số trong đó với các bạn. Nào, một cách bình thường, phần lớn mọi người bắt đầu bằng cách định hướng công việc sẽ làm Họ thảo luận và tìm hiểu nó sẽ trông như thế nào, họ phân quyền, rồi họ dành thời gian lập kế hoạch, tổ chức. Họ phác hoạ và bố trí các sợi mỳ Ý Họ dành phần lớn thời gian để lắp ráp các sợi mỳ thành những cấu trúc lớn mãi và cuối cùng khi họ hết thời gian, một người lấy viên kẹo dẻo, cẩn thận đặt trên đỉnh của kết cấu, sau đó tất cả lùi lại, và thốt lên, "xem này!" (Ta-da) họ thán phục công trình của họ. Nhưng trong nhiều trường hợp, khoảnh khắc "ta-da" trở thành "uh-oh," bởi vì sức nặng của viên kẹo dẻo đã làm cho toàn bộ kết cấu xiêu vẹo và đổ sập. Một số nhóm có nhiều khoảnh khắc "uh-oh" hơn những nhóm khác, những người từ các trường kinh doanh là một trong số các nhóm tệ nhất. (Cười) Họ dối trá, họ lừa bịp, họ đánh lừa, và họ tạo ra những kết cấu khập khiễng. Và dĩ nhiên cũng có những nhóm có nhiều kết cấu "ta-da" (kết cấu tốt), trong số đó có những đứa trẻ vừa hoàn thành chương trình mẫu giáo. (Cười) Thật ngạc nhiên. Như Peter nói với chúng ta, những đứa trẻ không chỉ tạo ra những kết cấu cao nhất, mà còn là những kết cấu thú vị nhất. Vậy, câu hỏi mà các bạn muốn hỏi là: Tại sao? Có điều gì đặc biệt ở chúng? Và Peter thích thú trả lời rằng, "Không có đứa trẻ nào có tham vọng để trở thành CEO của Spaghetti Inc." Đúng không. Chúng không phí thời gian để tranh dành quyền lực. Nhưng cũng còn một lý do khác. Đó là các sinh viên trường kinh doanh được đào tạo để vạch ra duy nhất một kế hoạch đúng. rồi họ thực hiện kế hoạch đó. Và những gì xảy ra là, khi họ đặt viên kẹo dẻo lên trên đỉnh, họ hết thời gian, và điều gì xảy ra? Đó là một cuộc khủng hoảng. Nghe quen quá phải không? Những gì mà các đứa trẻ mẫu giáo làm hoàn toàn khác, chúng bắt đầu với viên kẹo dẻo và chúng xây các bản mẫu, cứ lần lượt như thế, luôn giữ viên kẹo ở trên đỉnh, vì thế, cùng lúc đó chúng có nhiều thời gian để sửa các bản mẫu tồi. Các nhà thiết kế nhận thấy kiểu cộng tác này là bản chất của quá trình lặp. Những đứa trẻ có những phản hồi tức thì trên mỗi phiên bản về những gì đúng và chưa đúng. Vì vậy năng lực để tạo ra các bản mẫu là rất cần thiết, nhưng hãy nhìn vào kết quả của các nhóm khác nhau. Chiều cao trung bình của kết cấu mà phần lớn mọi người làm được vào khoảng 20 inches (50,8 cm), các sinh viên trường kinh doanh chỉ đạt được chừng 1/2 độ cao đó, các luật sư có khá hơn một chút, nhưng không nhiều lắm, những đứa trẻ mẫu giáo thì tốt hơn phần lớn người lớn. Ai làm tốt nhất? May mắn thay! Đó là các kiến trúc sư và kỹ sư. (Cười) 39 inches (99,06 cm) là kết cấu cao nhất mà tôi từng thấy. Và tại sao vậy? Vì họ hiểu các hình tam giác và các mẫu hình học có khả năng tự gia cố là những điều then chốt trong xây dựng các kết cấu bền vững. Các nhà CEO thì khá hơn một chút so với mức trung bình. Nhưng có một điều thú vị. Nếu có một người quản lý trong nhóm, họ sẽ tốt hơn rất nhiều. (Cười) Không thể tin được. Chỉ cần quan sát một chút, bạn sẽ biết ngay "À, nhóm này sẽ thắng." Bạn có thể biết trước điều đó. Tại sao vậy? Vì họ có những kỹ năng chuyên môn về điều hành. Họ quản lý quy trình, họ hiểu quy trình. Bất kỳ nhóm nào có khả năng quản lý và chú tâm vào công việc sẽ cải thiện một cách rõ rệt hiệu suất của nhóm. Các kỹ năng đặc thù và kỹ năng điều hành, cùng với sự kết hợp đó sẽ dẫn đến thành công. Nếu bạn có 10 nhóm thực hiện, bạn có thể có cỡ 6 hoặc chừng đó nhóm có các kết cấu đứng được. Tôi đã thử một điều thú vị khác. Tôi đã đề nghị một cuộc cá cược. Rằng tôi sẽ trao cho đội thắng cuộc một phần mềm trị giá 10.000$. Các bạn nghĩ là các nhóm sinh viên ngành thiết kế sẽ làm như thế nào? Kết quả như thế nào? Đây là những gì đã xảy ra. Không nhóm nào có kết cấu đứng được. Nếu nhóm nào đã xây dựng được một kết cấu dù chỉ cao 1 inch (2,54cm), họ đã có thể mang giải thưởng về nhà. Vậy, có thú vị không khi giải thưởng cao lại có ảnh hưởng lớn. Chúng tôi đã thử làm một lần nữa với chính các nhóm đó. Các bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp? Bây giờ thì họ hiểu giá trị của các bản mẫu. Chính nhóm đã có kết quả tồi nhất trở thành một trong những nhóm có kết quả tốt nhất. Họ tạo ra những kết cấu cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đó là một bài học sâu sắc cho chúng ta về bản chất của sự khích lệ và sự thành công. Vậy, bạn có thể hỏi: Tại sao lại có người dành thời gian để viết về thử thách viên kẹo dẻo? Lý do là, Tôi giúp tạo ra những công cụ kỹ thuật số và những quy trình để giúp các nhóm thiết kế xe hơi và các trò chơi video và các hiệu ứng trực quan. Và những gì mà thử thách viên kẹo dẻo làm là nó giúp họ nhận ra các giả định ẩn. Bởi vì, thành thật mà nói, mọi dự án đều có một viên kẹo dẻo. Thử thách này cho họ một kinh nghiệm chung, một ngôn ngữ chung, thái độ chung để xây dựng một bản mẫu chính xác. Và vì vậy, đây chính là giá trị của kinh nghiệm, của bài tập đơn giản này. Và những ai trong các bạn thích thú, có thể vào website marshmallowchallenge.com. Nó là một blog mà bạn có thể học được cách làm sao để tìm thấy những viên kẹo dẻo. Có những chỉ dẫn từng bước một ở trên website đó. Có cả những ví dụ kỳ quặc từ khắp nơi trên thế giới của việc mọi người xây dựng cái kết cấu. Có cả những kỷ lục thế giới. Tôi tin rằng, bài học cơ bản chính là thiết kế thực sự là một môn thể thao phối hợp. Nó yêu cầu chúng ta phải tập trung tất cả khả năng của chúng ta vào công việc, và chúng ta phải sử dụng những gì tốt nhất của trí tuệ, cảm xúc và sức lực của chúng ta để giải quyết thách thức mà chúng ta đang đối mặt. Và đôi khi, một bản mẫu nhỏ của kinh nghiệm này có thể giúp chúng ta từ một khoảnh khắc "uh-oh" thành một khoảnh khắc "ta-da". Và điều đó có thể tạo ra sự khác biệt. Xin chân thành cảm ơn. (Vỗ tay tán dương) Một trong những định nghĩa về 1 thành viên TED là bạn theo đuổi niềm đam mê và biến nó thành trách nhiệm. Hành động vì những vấn đề bạn quan tâm. Và cuối cùng điều bạn thấy sẽ là bạn có thể thực sự cần những viên chức đắc cử giúp đỡ bạn. Vậy ,phải làm thế nào ? 1 trong những điều tôi sẽ nói với bạn là Tôi đã làm việc tại Kênh Discovery thời gian đầu và nó phần nào đưa tôi vào khuôn khổ. Vậy nên khi bạn bắt đầu nghĩ về những chính trị gia, bạn cần biết họ là những sinh vật kì lạ. Ngoài việc chúng không thể đưa ra những lời chỉ dẫn, và phát triển 1 cách kỳ lạ Thì làm sao bạn có thể làm việc với loại này? Điều chúng ta cần hiểu là Cái gì làm những chính trị gia quan tâm? Và có 2 thứ quan trọng trong tim của chính trị gia. Một là danh tiếng và sự ảnh hưởng. Đây là những công cụ quan trọng để một chính trị gia có thể làm việc. Thứ hai là khác với các sinh vật khác, thay vì cho sự sinh tồn của đồng loại, họ chỉ cần sự bảo tồn bản thân mình. Bạn có lẽ nghĩ đến tiền, nhưng nó thực sự là sự ủy quyền về việc tôi có thể làm gì để tồn tại Bây giờ, thử thách của bạn là phải đưa vấn đề bạn lên đầu liệu những sinh vật này có được quảng bá thường xuyên không. Vậy điều gì sẽ là vô ích để khiến vấn đề của bạn được quan tâm? Bạn có thể gửi họ email. Đáng tiếc thay, tôi có quá nhiều quảng cáo Viagra trong hộp thư, email của bạn sẽ mất. Nó không quan trọng, vì nó là thư spam. Vậy thì gọi điện thoại sẽ thế nào? Có thể là tôi sẽ có một người máy bắt máy điện thoại "Vâng, họ đã gọi, họ nói họ không thích vậy" Chẳng có gì thay đổi. Vậy thì hãy mặt đối mặt, nói chuyện thẳng thắn cho ra nhẽ đi nhưng hẹn ngày để gặp họ chẳng phải chuyện dễ. Rất khó để tạo ra tình huống làm các cuộc đối thoại suôn sẽ. Đúng vậy, những bài báo có thể tạo nên sự khác biệt, họ tạo ra tình huống để đối thoại, nhưng cũng mất kha khá thời gian để xây dựng lên. vậy thì làm sao mới đúng? Câu trả lời thì khá là lạ. Đó là thư từ. Chúng ta sống trong thế giới kỉ thuật số, nhưng cơ bản chúng ta đều tương tự thời analog. Thư từ thực sự có hiệu quả. Ngay cả 1 chính khách cấp cao cũng dành thời gian đọc 10 lá thư mỗi ngày do các nhân viên chọn lọc. Tôi có thể nói với bạn là mỗi viên chức tôi làm việc cùng sẽ nói với bạn về những lá thư họ nhận được và ý nghĩa của chúng. Vậy thì bạn sẽ viết thư như thế nào? Đầu tiên, bạn lấy những thiết bị analog, 1 cây viết. Tôi biết những điều này khó, và bạn có thể trải qua thời gian khó khăn đặt tay lên cây viết nhưng nó thực sự là quan trọng. Nó là điểm then chốt vì bạn thực sự viết tay lá thư bạn thật lạ khi thấy điều này, rằng ai đó thực sự cầm 1 bút và viết cho tôi. Điều thứ hai là tôi đề nghị bạn là nên giữ vững lập trường tiên phong và viết cho những viên chức đắc cử ít nhất 1 lần hàng tháng. Đây là lời hứa của tôi với bạn, Nếu bạn kiên nhẫn viết thư chỉ trong 3 tháng thì những viên chức đắt cử sẽ gọi cho bạn và vấn đề được đưa và, và họ nói :" Bạn nghĩ sao?" Bây giờ, tôi sẽ cho bạn một dạng bài 4 đoạn để làm. Bây giờ, khi bạn tiếp cận những gã này, bạn cần hiểu, có một kết thúc nguy hiểm cho họ và bạn cần tiếp cận nó với sự tôn trọng có mức độ và 1 chút đề phòng. Và đoạn văn thứ nhất, những gì tôi muốn bạn làm thì đơn giản là hãy đánh giá cao bọn họ. bạn ko phải đánh giá cao con người,bạn không phải đánh giá cao bất cứ thứ gì, nhưng bạn có lẽ nên đánh giá cao công việc khó khăn họ làm. Khi nào những gã này chuẩn bị đưa ra quan điểm, họ sẽ làm nên không cần tốn thời gian dò thám. Và đây. Đoạn văn thứ 2, bạn có thể phải thực thành thật và nói ra những gì trong đầu bạn.. Khi bạn làm điều nay, đừng công kích con người, hãy công kích bằng nghệ thuật Đánh vào tình cảm con người thì sẽ chẳng ra gì cả. Đoạn thứ 3: Khi mà những gã này bị công kích và dồn vào đường cùng, họ sẽ chiến đấu chết mới thôi vì vậy bạn cần cho họ lối thoát. Thường thường, nếu họ có chiến lược giải thoát, họ nên dùng nó. Tất nhiên là bạn thông minh. Nếu bạn có thông tin đúng đắn, bạn sẽ làm mọi việc chính xác. Cuối cùng, nếu muốn trở thành người có tâm. Đây là lúc an toàn để bắt đầu. Vậy nên trong đoạn 4, bạn sẽ nói với họ, "Nếu không ai cho bạn biết thông tìn này thì hãy để tôi giúp." Những gã này thích phô trương. Bọn họ làm 2 thứ Họ cảnh cáo bạn hoặc thu hút bạn và nói :"Chúng ta là bạn đi" Bạn sẽ làm nó vào lúc kí lá đơn. Bạn làm nhiếu thứ, bạn là phó chủ tịch, bạn làm tình nguyện, bạn làm các việc khác. Tại sao điều này quan trọng? Bởi vì nó thể hiện 2 tiêu chí đầu tiên cho các nhà chính trị, mà bạn đã tạo ra ảnh hưởng lớn, và rằng sự sinh tồn của tôi phụ thuộc bạn. Đây là 1 chiêu hack nhanh. nhất là đối với khán giả quan tâm đến chính trị Đây là cách bạn gửi lá thư. Đầu tiên, bạn gửi bản gốc đến văn phòng phụ, và gửi bản copy đến văn phòng chính. Nếu họ theo quy tắc ngoại giao, họ sẽ gọi điện và hỏi "Bạn có bản gốc không?" Vài người sẽ để tên bạn lại trên phần ghi chú và nói :"À,đây là thư quan trọng" Và bạn được bỏ vào sấp tài liệu mà được chọn chính thức để đọc. Vậy thì lá thư bạn ra sao? Tôi phải nói rằng chúng ta như trong một bữa tiệc, và những tài liệu chính trị đó như là pinatas (con vật dùng trong các buổi tiệc ở Mỹ ) (Tiếng cười) Chúng ta hô hào, diễn thuyết, lừa gạt, quảng bá, nhưng 1 lá thư là 1 trong những thứ mà khiến chúng ta trở nên chân thật. Tôi nhận được lá thư này khi tôi được bầu cử lần đầu và tôi vẫn mang theo mình trong mỗi buổi gặp mặt. Đây là cơ hội cho cuộc đối thoại thực sự Nếu bạn có cương vị và muốn đối thoại thì cuộc đối thoại sẽ có tác đông rất mạnh. Và khi bạn làm được nó, tôi hứa rằng Bạn sẽ trở thành 1 con tinh tinh 800 pound trong rừng. Bắt đầu viết đi. (Tiếng vỗ tay) Như mọi kĩ sư phần mềm nhiệt huyết ngoài kia, tôi theo dõi sâu sát các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon, khá giống với cách các fan bóng đá dõi theo đội của họ ở Châu Âu. Tôi đọc các bài trên blog công nghệ và nghe những bản tin trên điện thoại. Nhưng sau khi đọc xong bài báo, khóa điện thoại và tháo tai nghe, tôi trở về với vùng hạ Sahara Châu Phi, nơi cảnh quang hoàn toàn khác. Chúng tôi thường bị cúp điện trong thời gian dài và thường xuyên, ít được tiếp xúc với máy tính, đường truyền internet chậm và rất nhiều bệnh nhân tại các bệnh viện thiếu nhân lực. Từ khi có bệnh dịch HIV, bệnh viện đã vất vả để quản lý các hồ sơ điều trị HIV thông thường cho số lượng bệnh nhân tăng nhanh. Ở môi trường như vậy, việc nhập khẩu hệ thống công nghệ từ nơi khác là không thể, nhưng vào năm 2006, tôi tham gia Baobab Health, một đội sử dụng kĩ sư địa phương để phát triển các biện pháp can thiệp phù hợp giải quyết các vấn đề về chăm sóc sức khỏe ở Malawi. Chúng tôi thiết kế một hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử được các nhân viên y tế sử dụng khi gặp bệnh nhân. Ttrong quá trình đó, chúng tôi nhận ra rằng thiết kế phần mềm thôi là chưa đủ mà còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng. Không có đủ nhân viên y tế để kiểm tra toàn diện từng bệnh nhân, vậy nên chúng tôi tích hợp các hướng dẫn y tế vào trong phần mềm để hướng dẫn y tá và nhân viên văn phòng giúp xử lí một vài công việc. Ai cũng có sinh nhật, nhưng không phải ai cũng biết sinh nhật của mình, nên chúng tôi đã viết thuật toán để xử lí những ngày sinh áng chừng cũng như những ngày chính xác. Làm thế nào để theo dõi những bệnh nhân sống trong khu ổ chuột khi không có số đường và số nhà? Chúng tôi sử dụng những dấu mốc để áng chừng nơi ở của họ. Malawi không có số chứng minh để nhận dạng từng bệnh nhân nên chúng tôi phải bổ sung số ID riêng cho từng bệnh nhân để liên kết hồ sơ bệnh án giữa các phòng khám. Những số ID được in như mã vạch trên nhãn dán dính trên sổ khám bệnh mà mỗi bệnh nhân giữ bên mình. Với những mã vạch này, một máy scan đơn giản với đầu đọc mã vạch sẽ nhanh chóng nắm được hồ sơ của bệnh nhân. Không cần phải viết lại thông tin cá nhân trên giấy đăng kí mỗi lần thăm khám. Nhờ đó, hàng người đứng chờ được thu ngắn. Nghĩa là bệnh nhân, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ trên vai, ít phải chờ đợi hơn để nhận được sự giúp đỡ. Và nếu họ làm mất sổ khám, vẫn có thể tìm thấy hồ sơ bằng việc dò tên. Giờ thì, có sự khác biệt rất lớn trong cách phát âm và đánh vần tên. Chúng tôi thoải mái trộn lẫn chữ R và L, tiếng Anh và bản dịch bản xứ tên của họ. Thậm chí đồng âm, một phương pháp tiêu chuẩn nhóm những từ đồng âm với nhau dễ gây nhầm lẫn. Nên chúng tôi phải điều chỉnh để giúp kết nối và so sánh những hồ sơ hiện có. Trước khi Iphone ra đời, những kỹ sư phần mềm đã phát triển máy tính cá nhân, nhưng từ kinh nghiệm, chúng tôi biết hệ thống của mình là không đủ tin cậy cho máy tính cá nhân. Nên chúng tôi dùng màn hình cảm ứng thường thấy ở các cửa hàng bán lẻ cho phòng khám. Chúng tôi nhập khẩu những thiết bị internet tên i-Opener được sản xuất suốt kỷ nguyên dot-com bởi một công ty thất bại của Mỹ. Chúng tôi điều chỉnh màn hình thêm vào bộ phận cảm ứng và hệ thống năng lượng chạy bằng pin có thể sạc lại. Khi bắt đầu, chúng tôi không tìm được một mạng lưới tin cậy để truyền dữ liệu, nhất là từ các bệnh viện ở nông thôn. Nên chúng tôi đã xây những tòa tháp của riêng mình, tạo ra mạng lưới không dây và liên kết những phòng khám ở Lilongwe, thủ đô của Malawi. (Vỗ tay) Với một đội ngũ kỹ sư chỉ làm việc trong khuôn viên bệnh viện, chúng tôi quan sát nhân viên y tế sử dụng và xây dựng hệ thống thông tin hiện đang quản lí hồ sơ HIV cho tất cả các bệnh viện công ở Malawi. Có những bệnh viện phục vụ hơn 2.000 bệnh nhân HIV, mỗi phòng khám. Hiện nay, nhân viên y tế, thay vì dành nhiều ngày để gắn nhãn,chuẩn bị báo cáo quý, có thể tạo ra những báo cáo tương tự chỉ trong vài phút, và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khắp thế giới giờ, đã đến Malawi để học hỏi. (Vỗ tay) Việc theo dõi các xu hướng công nghệ toàn cầu thực sự là hào hứng và truyền cảm hứng nhưng để biến chúng thành hiện thực trong những môi trường hạn chế về tài nguyên như các bệnh viện công ở vùng hạ Sahara Châu Phi, chúng tôi đã phải trở thành những người đa năng và xây dựng toàn bộ hệ thống, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, từ con số 0. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Vào tháng ba năm 2017. thị trưởng thị trấn Cape chính thức tuyên bố thị trấn đang gặp tai hoạ khi chỉ còn đủ nước trong chưa tới bốn tháng. Người dân bị giới hạn sử dụng chỉ 100 lít nước mỗi người một ngày. Nhưng điều này có nghĩa là gì? Với 100 lít nước một ngày, bạn chỉ có thể tắm trong năm phút, rửa mặt hai lần, và xả bồn cầu khoảng năm lần. Bạn không thể đánh răng, giặt đồ, và chắc chắn không thể tưới cây. Chưa kể không được rửa tay sau khi xả bồn cầu năm lần. Bạn còn không được uống một ngụm nước nào. Thị trưởng cho rằng điều này nghĩa là bạn phải thay đổi cách sử dụng nước. Hôm nay, sau bảy tháng, tôi muốn chia sẻ hai điều về quê hương thứ hai của mình. Thứ nhất: thị trấn Cape vẫn chưa hoàn toàn hết sạch nước. Nhưng vào ngày ba tháng chín, mức 100 lít đã giảm xuống còn 87 lít. Thị trưởng tuyên bố thành phố đang trong thời kì hạn hán kéo dài. Thứ hai: Những điều xảy ra tại đây có thể xảy ra với nhiều thành phố và nhiều nước khác trên thế giới. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ những nước chưa được thống kê, chưa tới năm phần trăn dân số thế giới đang sống ở những nơi có nhiều nước hơn so với 20 năm trước. Những người còn lại đang sống ở những nơi ngày càng ít nước. Khoảng một phần ba dân số đang sống ở những nơi đang gặp khủng hoảng nước. Tôi lớn lên tại Jordan, một quốc gia khan hiếm nước đã trải qua nạn thiếu nước kể từ 1973. Cho tới năm 2017, chỉ 10 nước trên thế giới có ít nước hơn Jordan. Vì vậy, đối mặt với sự thiếu nước đã trở thành thói quen bám rễ trong tôi. Khi vừa đủ lớn để nguệch ngoạc tên mình, tôi đã biết rằng tôi phải tiết kiệm nước. Cha mẹ luôn nhắc tôi và các chị em phải khóa nước khi đánh răng. Chúng tôi thường đổ đầy bong bóng với bột thay vì nước khi chơi. Nhưng mà vẫn rất vui. (cười) Vài năm trước, khi tôi và các bạn thử trò dội nước đá lên đầu, thay vào đó, chúng tôi dội cát. (cười) Hẳn các bạn sẽ nghĩ dội cát thì dễ hơn nhiều, vì nó không lạnh như nước đá. Cát dính khắp nơi trên người, và phải rất lâu mới phủi được hết. Nhưng có lẽ tôi đã không nhận ra khi chơi bong bóng bột lúc nhỏ, và khi đổ cát lên đầu khi lớn, rằng có nhiều cách như bản năng thứ hai của tôi và của những người sống ở những nơi thiếu nước có thể giúp giải quyết vấn đề đang dần trở thành khủng hoảng toàn cầu. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ ba bài học. Ba bài học từ những vùng thiếu nước, và cách họ tồn tại và phát triển dù bị khủng hoảng nước. Bài học số một: Đểngười dân biết họ có bao nhiêu nước. Để giải quyết vấn đề, cần phải biết chúng ta có gì. Và khi nhắc đến nước, người ta thường dễ làm ngơ, giả vờ rằng vì bây giờ vẫn còn nước chảy ra từ vòi, mọi chuyện sẽ mãi mãi ổn thỏa. Nhưng vài nước thông minh, chịu ảnh hưởng từ hạn hán đã có nhiều giải pháp đơn giản, sáng tạo để đảm bảo cho người dân, các tổ chức và công ty của họ hiểu rõ tình trạng của đất nước mình. Đầu năm nay, khi đến thị trấn Cape, tôi thấy bảng điện này trên đường cao tốc, nó thể hiện lượng nước còn lại trong thành phố. Có lẽ đây là ý tưởng họ mượn từ Úc khi nước này phải chịu một trong những đợt hạn hán tệ nhất lịch sử từ năm 1997 đến 2009. Lượng nước ở Melborne rớt xuống mức rất thấp, gần 26 phần trăm. Nhưng thành phố không chỉ trích người dân, không nài nỉ họ ngừng sử dụng nước. Thành phố dùng một tấm bảng điện tử để báo hiệu mức nước còn lại cho người dân khắp thành phố. Họ thẳng thắn nói cho mọi người biết họ còn bao nhiêu nước, và để người dân tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Khi hạn hán kết thúc, việc này đã tạo ra ý thức khẩn cấp cũng như ý thức tập thể. Gần một phần ba người dân ở Melbourne đã đầu tư lắp đặt các bồn chứa nước mưa tại nhà riêng. Hành động của người dân không chỉ ngừng lại ở việc lắp đặt các bể chứa. Với sự giúp đỡ từ thành phố họ có thể làm những điều thực sự có sức ảnh hưởng. Bài học thứ hai: Tạo điều kiện cho người dân tiết kiệm nước. Melbourne muốn người dân sử dụng ít nước hơn tại nhà. Và một cách để thực hiện là tắm nhanh hơn. Tuy nhiên, những cuộc khảo sát tiết lộ: nhiều người, nhất là phụ nữ, không muốn tiết kiệm nước theo cách đó. Nhiều người trong số họ nói: "Tắm không chỉ là vệ sinh thân thể mà còn là để thư giãn. Đó là lúc để cảm thấy thoải mái chứ không chỉ là tắm rửa. Thế là Melbourne bắt đầu cung cấp miễn phí các vòi sen tiết kiệm nước. Nhưng mọi người lại phàn nàn vòi sen miễn phí quá xấu, hoặc không hợp với phòng tắm nhà họ. Vì vậy, một "Đội Vòi Sen" đã phát triển bộ điều chỉnh áp lực nước để gắn vào các vòi sen. Dù không quan trọng vòi sen xấu hay đẹp, nhưng tôi khâm phục vì họ đã không bỏ cuộc và cuối cùng, có được giải pháp đơn giản, độc nhất tạo điều kiện cho mọi người tiệt kiệm nước. Trong bốn năm, hơn 460.000 vòi sen đã được thay thế. Khi bộ điều chỉnh nước được giới thiệu, đã có hơn 100.000 đơn đặt hàng. Melbourne đã thành công trong việc giảm lượng nước mỗi người dùng xuống 50 phần trăm. Tại Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, đất nước khan hiếm nước thứ hai trên thế giới, các nhà chức trách thiết kế bộ công cụ "Business Heroes" vào năm 2010. Mục đích là thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm tiêu thụ nước và năng lượng. Chương trình này giúp các doanh nghiệp biết cách đo lường mức nước tiêu thụ hiện tại và đưa ra các giải pháp giúp giảm tiêu thụ nước. Và nó đạt kết quả. Hàng trăm tổ chức tải bộ công cụ này về. Nhiều tổ chức còn tham gia vào mạng lưới "Corporate Heroes", nơi các công ty có thể tự nguyện tham gia thử thách giảm lượng nước tiêu thụ tới mục tiêu định sẵn trong vòng một năm. Các công ty đạt được mục tiêu này đã tiết kiệm được trung bình 35% lượng nước. Và lấy ví dụ, một công ty đã triển khai áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước trong văn phòng. Họ thay thế bộ xả toilet, vòi nước, vòi sen -- cùng nhiều thứ khác. Nếu nó tiết kiệm được nước, họ sẽ thay thể nó, thậm chí, giảm được mức tiêu thụ nước của nhân viên xuống còn một nửa. Tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức tiết kiệm nước rất quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ. Các quốc gia cần nhìn xa hơn và triển khai hành động tiết kiệm nước ở cấp quốc gia. Bài học thứ ba: Tìm kiếm bên dưới bề mặt. Tiết kiệm nước có thể đến từ những nơi không ngờ. Singapore là quốc gia khan hiếm nước thứ tám trên thế giới, phụ thuộc vào lượng nước nhập khẩu để đáp ứng gần 60 phần trăm nhu cầu. Đây cũng là hòn đảo rất nhỏ. Như vậy, họ cần phải sử dụng không gian tốt nhất có thể để trữ nước mưa. Vì vậy, năm 2008, họ xây dựng Marina Barrage. Đó là hồ trữ nước đầu tiên ở đô thị được xây dựng ngay trung tâm quốc đảo. Đồng thời là hồ dự trữ nước lớn nhất Singapore, chiếm một phần sáu diện tích Singapore. Điều tuyệt vời về Marina Barrage là nó được xây dựng để tận dụng tối đa thể tích lớn cũng như vị trí đắc địa của nó Nó đem lại ba lợi ích cho đất nước: Tăng lượng nước cung cấp cho Singapore thêm 10 phần trăm, bảo vệ các khu vực thấp lân cận khỏi lũ lụt vì nó thông với biển. Và như các bạn thấy, nó cũng là địa điểm xinh đẹp thu hút khách du lịch, cũng như tổ chức các sự kiện từ triển lãm nghệ thuật cho đến lễ hội âm nhạc. Nó thu hút những người chạy bộ, đạp xe cũng như du khách. Không phải công trình nào cũng đều phải ngoạn mục, hay nhìn thấy được. Quê hương tôi, Jordan, hiểu rằng nông nghiệp tiêu thụ lượng lớn nước ngọt. Chính phủ muốn khuyến khích nông dân tập trung vào việc trồng trọt theo mô hình tiêu thụ ít nước. Để làm được điều này, nông nghiệp địa phương tập trung vào cây cọ và cây nho. Những loại cây này chịu được thời tiết khô hạn hơn các cây ăn trái và rau củ khác, đồng thời, có giá trị cao lẫn trong nước và ngoài nước. Người dân tại Namibia, một trong những đất nước khô hạn nhất ở Nam Phi, đã uống nước tái chế từ năm 1968. Có lẽ bạn biết nhiều quốc gia có thể tái chế nước. Đúng như vậy. Nhưng rất ít quốc gia dùng nó để uống, phần lớn lý do là vì người dân không thích ý nghĩ nước đã từng trong bồn cầu sẽ đem lên vòi uống. Nhưng hoàn cảnh không cho phép người dân Namibia nghĩ theo hướng đó. Họ tiết kiệm cả nước dưới mặt đất. Họ là ví dụ tuyệt vời về cách mà một quốc gia lọc nước thải theo tiêu chuẩn nước uống, họ có thể giảm tình trạng thiếu nước, và trong trường hợp của Namibia, là cung cấp nước uống cho hơn 300.000 người dân tại thủ đô. Nhiều quốc gia từng là nơi có nhiều nước giờ đây, đang trở nên khan hiếm nước. Không phải lãng phí thời gian tìm những giải pháp mới. Nếu nhìn vào điều mà những quốc gia thiếu nước đang làm, giải pháp nằm ngay trước mắt ta. Giờ thì, tất cả tùy thuộc vào việc chúng ta có quyết định hành động. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Phòng nghiên cứu của tôi cách nơi quả bom phát nổ một ngàn dặm ở trận Boston Marathon năm 2013. Kẻ đánh bom sống sót, Dzhokhar Tsarnaev từ Chechnya, đã nỗ lực, bị kết án và bị xử tử hình. Bây giờ, khi một bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định giữa cuộc sống trong tù và án tử hình, họ chủ yếu dựa vào quyết định của mình dù cho có bị cáo hay không cảm thấy hối hận về hành động của mình. Tsarnaev đã nói lời xin lỗi, nhưng khi thẩm phán nhìn thấy mặt anh ta, tất cả bọn họ đều thấy ánh nhìn chằm chằm. Bây giờ, Tsarnaev là tội phạm, không còn gì nghi ngờ nữa. Anh ta tàn sát người vô tội, và tôi không có ở cuộc tranh luận đó. Trái tim tôi tan vỡ với tất cả những người đã trải qua. Nhưng là một nhà khoa học, tôi phải nói với bạn thẩm phán đã không và không thể nhận ra sự hối hận hoặc bất cứ cảm xúc ở ai khác. Tôi không thể, và bạn cũng không thể, và đó là vì cảm xúc không phải là những gì chúng ta nghĩ. Chúng không thể bày tỏ khắp nơi và được chấp nhận. Chúng không phải là phản ứng bẩm sinh điều đó không thể kiểm soát Chúng ta đã hiểu lầm bản chất của cảm xúc trong thời gian rất dài và việc hiểu được cảm xúc thực sự là gì vô cùng quan trọng với tất cả chúng ta. Tôi đã nghiên cứu về cảm xúc một cách khoa học được 25 năm, và trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã khảo sát khuôn mặt với tín hiệu điện do các cơ mặt của bạn co lại làm cho khuôn mặt có những biểu hiện. Chúng tôi đã quan sát cảm xúc của cơ thể con người. Chúng tôi đã phân tích hàng trăm nghiên cứu giải phẫu với sự tham gia của hàng ngàn đối tượng. Chúng tôi đã scan hàng trăm bộ não, và kiểm tra tất cả các nghiên cứu hình ảnh não trên cảm xúc đã được công bố trong hơn 20 năm qua. Và kết quả của tất cả nghiên cứu này hầu hết đều phù hợp Có thể bạn sẽ thấy cảm xúc của bạn là một phần cố định và chúng chỉ kích hoạt và xảy ra với bạn nhưng không phải vậy. Bạn có lẽ sẽ tin rằng não của bạn được định sẵn mạch cảm xúc rằng bạn sinh ra với cảm xúc có sẵn, chứ bạn không làm nó Sự thật, thường chúng ta ở trong căn phòng có cảm xúc có sẵn của bộ não mình. Sự thật, không có bộ não nào trên hành tinh này có sẵn cảm xúc. Vậy thật sự, cảm xúc là gì? Vâng, hãy thắt dây an toàn của bạn bởi vì... cảm xúc là dựđoán Chúng dự đoán cấu tạo não của bạn vào thời điểm này nơi hàng triệu tế bào não hoạt động cùng nhau, và bạn có thể điều khiển nhiều hơn qua việc đoán hơn là bạn sẽ tưởng tượng rằng bạn làm. Bây giờ, nếu bạn nghe có vẻ vô lý, hoặc, bạn biết, nó thật điên rồ. Tôi đang ở đây với bạn, bởi vì thẳng thắn, nếu tôi không thấy các chứng cứ cho mình tôi đã tốn hàng thập kỷ cho bằng chứng ấy, Tôi khá chắc chắn rằng tôi không tin điều đó. Nhưng mấu chốt là cảm xúc không hình thành trong não của bạn vào lúc sinh ra. Chúng chỉ vừa hình thành. Để thấy những gì tôi nói, hãy nhìn vào điều này. Ngay bây giờ, não của bạn đang làm việc như điên. Các nơ-ron của bạn đang cháy như điên cố để làm thay đổi ý nghĩa của điều này để bạn thấy cái gì đó khác những đốm màu đen và trắng. Bộ não của bạn đang xem xét kĩ càng những trải nghiệm từng lướt qua trong đời, đưa ra hàng ngàn dự đoán cùng một lúc, cân nhắc xác suất, cố gắng trả lời câu hỏi, "Thứ này giống cái gì nhất?" không phải "nó là gì?" nhưng "Thứ này giống cái gì nhất mà tôi đã trải qua trong quá khứ?" Và điều này đang xảy ra trong nháy mắt. Bây giờ nếu não bạn vẫn đang vật lộn tạo chắp nối phù hợp và bạn vẫn thấy những đốm đen và trắng, sau đó bạn đang ở trong trạng thái gọi là "chứng mù kinh nghiệm", và tôi sẽ chữa mù cho bạn. Tôi thích phần này. Bạn sẵn sàng được chữa khỏi chưa? (Reo hò) Được rồi. Bắt đầu thôi. (Giật mình) Được rồi. Nên giờ nhiều bạn thấy một con rắn, và tại sao lại thế? Bởi vì như bộ não của bạn đang xem xét thông qua kinh nghiệm quá khứ của bạn, có kiến thức mới ở đó, kiến thức đã đến từ bức ảnh. Và điều thực sự tuyệt vời là kiến thức mà bạn có trước đây đang thay đổi cách bạn nhận thức về những vết đốm lúc này. Não của bạn đang xây dựng hình ảnh của một con rắn nơi không có rõ ràng là rắn, và loại ảo giác này là những gì các nhà thần kinh học như tôi gọi là "tiên đoán". Tiên đoán là cách não hoạt động cơ bản. Là hoạt động thông thường của não. Tiên đoán là cơ sở của mỗi kinh nghiệm mà bạn có. Chúng là cơ sở của mỗi hành động mà bạn thực hiện. Thực tế, tiên đoán là những gì cho phép bạn hiểu những từ mà tôi đang nói khi chúng xuất phát từ tôi -- Khán giả: Miệng. Lisa Feldman Barrett:Miệng. Chính xác. Tiên đoán là nguyên thủy. Chúng giúp chúng ta hiểu thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, não của bạn không phản ứng với thế giới. Sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ, não của bạn tiên đoán và xây dựng kinh nghiệm về thế giới. Cách mà chúng ta thấy cảm xúc ở người khác có nguồn gốc sâu sắc trong các tiên đoán. Vì vậy, đối với chúng ta, nó giống như chỉ nhìn vào mặt ai đó, và chúng tôi chỉ đọc cảm xúc có trong biểu cảm trên khuôn mặt của họ cách mà chúng ta sẽ đọc các từ trên một trang. Nhưng thực ra, dưới vỏ não, não của bạn đang tiên đoán. Nó sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ dựa trên các tình huống tương tự cố gắng tạo ra ý nghĩa. Lần này, bạn không phải tạo ra ý nghĩa cho vết đốm, bạn đang tạo ý nghĩa của các cử động mặt như cong của môi hoặc nhướng lông mày. Và cái nhìn không cảm xúc đó? Đó có thể là một ai đó kẻ giết người vô ích, nhưng cái nhìn của vô hồn cũng có nghĩa rằng ai đó là chấp nhận thất bại mà không than phiền, đó là trên thực tế văn hóa Chechnya quy định cho ai đó trong tình huống của Dzhokhar Tsarnaev. Vì vậy bài học ở đây là cảm xúc mà bạn có vẻ phát hiện ở người khác thực sự đến từ một phần những gì bên trong đầu bạn. Và điều này là đúng trong phòng xử án, nhưng nó cũng đúng trong lớp học, trong phòng ngủ, và trong phòng họp. Và đây là mối quan tâm của tôi: công ty công nghệ cao sẽ vẫn là vô danh ... à, có lẽ không. Bạn biết, Google, Facebook - (Tiếng cười) đang chi hàng triệu đô la nghiên cứu xây dựng hệ thống phát hiện tình cảm, và về cơ bản là họ đặt câu hỏi sai, bởi vì họ đang cố gắng để phát hiện cảm xúc trên mặt và cơ thể, nhưng cảm xúc không nằm ở mặt và cơ thể của bạn. Vận động cơ thể không mang ý nghĩa của cảm xúc nội tại. Chúng ta phải làm cho chúng có ý nghĩa. Một con người hay cái gì khác phải kết nối chúng với ngữ cảnh, và điều đó làm cho chúng có ý nghĩa. Đó là cách chúng ta biết rằng một nụ cười có thể có là buồn và khóc có thể có nghĩa là hạnh phúc, và một khuôn mặt tĩnh, vẫn có thể có nghĩa là rằng bạn đang giận dữ, âm mưu cho thuê kẻ thù của bạn. Bây giờ, nếu tôi chưa đi ra ngoài trên một chi, tôi sẽ dần đẩy chi đó ra một chút nữa và nói với bạn rằng cách bạn trải nghiệm cảm xúc của riêng mình là cùng một quy trình một cách chính xác. Bộ não của bạn cơ bản làm cho những tiên đoán, dự đoán, nó đang xây dựng trong thời điểm này với hàng tỷ tế bào thần kinh đang hoạt động cùng nhau. Giờ bộ não của bạn bao bọc để tạo nên những cảm xúc, cảm giác đơn giản đến từ đặc điểm sinh lý học của cơ thể bạn. Vì vậy, khi bạn được sinh ra, bạn có thể tạo cảm giác như bình tĩnh và kích động, phấn khích, thoải mái, khó chịu. Nhưng những cảm giác đơn giản này không phải là cảm xúc. Chúng ở bên bạn mỗi giây phút bạn thức trong cuộc đời. Chúng là tóm tắt đơn giản những gì đang xảy ra bên trong cơ thể bạn, giống như một áp kế. Nhưng chúng có rất ít chi tiết, và bạn cần có chi tiết để biết phải làm gì tiếp theo. Bạn nghĩ gì về những cảm xúc này? Và não của bạn cung cấp chi tiết thế nào? Vâng, đó là những gì dự đoán được. Liên kết dự đoán cảm giác trong cơ thể bạn cung cấp những cảm giác đơn giản cái đang xảy ra xung quanh bạn trên thế giới để bạn biết phải làm gì. Và đôi khi, những công trình đó là những cảm xúc. Ví dụ, nếu bạn đi bộ vào một tiệm bánh, não của bạn có thể dự đoán rằng bạn sẽ gặp hương vị thơm ngon của bánh nướng tươi sô cô la chip. Tôi biết não của tôi sẽ dự đoán hương vị thơm ngon của bánh quy tươi nướng sô cô la. Và não của chúng ta có thể gây ra co bóp một chút trong dạ dày, để chuẩn bị cho việc ăn bánh quy. Và nếu chúng ta đúng, nếu trên thực tế một số bánh quy vừa ra khỏi lò, thì bộ não của chúng ta sẽ tạo cảm giác đói, chúng ta được chuẩn bị để ăn bánh quy và tiêu hóa chúng một cách hiệu quả, có nghĩa là chúng ta có thể ăn nhiều, đó sẽ là một điều thực sự tốt. Các bạn chưa cười đủ đâu. Tôi hoàn toàn nghiêm túc. (Cười) Nhưng đây là thứ. Đó là co bóp của dạ dày, nếu nó xảy ra trong một tình huống khác, nó có thể có một ý nghĩa hoàn toàn khác. Vì vậy, nếu não của bạn đã dự đoán sự co bóp dạ dày trong một phòng bệnh trong khi bạn đang chờ kết quả kiểm tra, sau đó bộ não của bạn sẽ được làm nên cấu trúc sự sợ hãi hoặc lo lắng hoặc lo âu, và nó có thể gây ra cho bạn, có thể, vặn tay mình hoặc hít một hơi thật sâu hoặc thậm chí khóc. Đúng không? Cùng cảm giác vật lý, cùng sự co bóp dạ dày, trải nghiệm khác nhau. Và bài học ở đây là những cảm xúc dường như xảy ra với bạn thực sự được tạo ra từ bạn. Bạn không chịu sự kiểm soát của các mạch cảm xúc được chôn sâu bên trong một phần từ xa xưa trong não. Bạn kiểm soát cảm xúc của bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Tôi không có ý bạn chỉ cần ngón tay của bạn và thay đổi cách bạn cảm thấy theo cách bạn thay quần áo của bạn, nhưng não của bạn được bao bọc để nếu bạn thay đổi các thành phần não sử dụng để tạo cảm xúc, do đó bạn có thể biến đổi cuộc sống tình cảm của bạn. Vì vậy, nếu bạn thay đổi những thành phần này ngày hôm nay, bạn về dạy bộ não của mình cách cơ bản để dự đoán cái khác nhau vào ngày mai, và đây là những gì tôi gọi là kiến trúc sư kinh nghiệm. Đây là một ví dụ. Tất cả chúng ta đã từng thấy lo lắng trước bài kiểm tra đúng chứ? Nhưng một số người đã trải nghiệm căng thẳng lo lắng trước một bài kiểm tra. Họ làm kiểm tra với âu lo. Dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ về kiểm tra, não dự đoán một nhịp tim đậpl liên hồi, vã mồ hôi tay, quá nhiều để họ không thể thực sự làm kiểm tra được. Họ không thể hiện tốt, và đôi khi không chỉ là các khóa học thất bại nhưng có thể thất bại ở đại học. Nhưng đây là điều rút ra: một nhịp tim đập không nhất thiết là sự lo lắng. Nó có thể là cơ thể của bạn đang chuẩn bị cho trận chiến và đánh bại bài kiểm tra... hoặc, bạn biết, nói chuyện ở phía trước của hàng trăm người trên sân khấu mà bạn đang được quay phim. (Cười) Tôi nghiêm túc mà. (Cười) Và nghiên cứu cho thấy rằng khi học sinh học để có một quyết tâm mạnh mẽ thay vì lo lắng, họ thực hiện bài kiểm tra tốt hơn. Và sự quyết tâm đó làm cho bộ não dự đoán một cách khác trong tương lai nên họ thấy bồn chồn. Và nếu họ làm điều đó đủ thường xuyên, họ không chỉ có thể vượt qua bài kiểm tra mà còn sẽ dễ dàng hơn để vượt qua các khóa học của họ, và họ thậm chí có thể hoàn thành đại học, thứ có một tác động rất lớn về thu nhập tiềm năng trong tương lai. Vì vậy, tôi gọi tình cảm này là thông minh trong hành động. Bây giờ bạn có thể tự rèn luyện trí tuệ về tình cảm này và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, chỉ cần, bạn biết, tưởng tượng lúc thức dậy lúc sáng. tôi chắc bạn có kinh nghiệm này. Tôi biết tôi có. Bạn thức dậy và khi bạn xuất hiện ý thức bạn cảm thấy sợ hãi khủng khiếp, bạn biết đấy, sự bất hạnh thực sự này, và ngay lập tức, tâm trí của bạn bắt đầu cuộc đua. Bạn bắt đầu nghĩ về các thứ vô nghĩa bạn phải làm trong công việc và bạn có đống email bạn sẽ không bao giờ tìm cách thoát ra được, các cuộc gọi bạn phải trả lời, và cuộc họp quan trọng trên thị trấn, và bạn sẽ phải vật lộn với giao thông, bạn sẽ đón con trễ, chó của bạn bị bệnh, và những gì bạn sẽ làm cho bữa ăn tối? Ôi chúa ơi. Cuộc sống của bạn có vấn đề gì? Cuộc sống của tôi có vấn đề gì? (Cười) Trí tuệ là sự tiên đoán. Bộ não của bạn đang tìm kiếm để tìm một lời giải thích cho những cảm giác trong cơ thể bạn mà bạn trải nghiệm như là không may, giống như bạn đã làm với hình ảnh vết đốm vùa nãy. Vì vậy, não của bạn đang cố gắng để giải thích thứ gây ra những cảm giác đó để bạn biết phải làm gì với chúng. Nhưng những cảm giác đó có thể không phải là dấu hiệu có gì sai với cuộc sống của bạn. Có thể một nguyên nhân hoàn toàn vật lý. Có lẽ bạn đang mệt mỏi. Có lẽ bạn đã không ngủ đủ. Có lẽ bạn đang đói. Có lẽ bạn bị mất nước. Lần sau bạn cảm thấy căng thẳng dữ dội, hãy tự hỏi bản thân: Điều này có thể có một nguyên nhân hoàn toàn vật lý chăng? Có thể bạn có thể biến đổi sự đau khổ về cảm xúc thành một sự khó chịu về thể chất không? Bây giờ tôi không gợi ý với bạn rằng bạn chỉ cần thực hiện một vài thủ thuật của Jedi và tự nói với bản thân mình đang bị trầm cảm hoặc lo lắng hay bất kỳ tình trạng nghiêm trọng nào. Nhưng tôi đang nói với bạn bạn có kiểm soát cảm xúc nhiều hơn bạn tưởng tượng, và bạn có khả năng để giảm sự chịu đựng cảm xúc và hậu quả của nó đối với cuộc sống của bạn bằng cách học cách xây dựng kinh nghiệm khác nhau. Và tất cả có thể làm điều này và với một chút luyện tập, chúng ta có thể thực sự tốt ở đó, như lái xe. Lúc đầu, phải mất rất nhiều nỗ lực, nhưng cuối cùng nó sẽ trở thành tự động. Giờ tôi không biết bạn, nhưng tôi thấy điều này là một thông điệp thực truyền năng lượng và cảm hứng, và thực tế là nó được sao lưu từ hàng thập kỷ nghiên cứu làm cho tôi cũng hạnh phúc khi là một nhà khoa học. Nhưng tôi cũng phải cảnh báo bạn nó đi kèm với một số dấu vết tốt, bởi vì kiểm soát nhiều hơn cũng có nghĩa là có nhiều trách nhiệm hơn. Nếu bạn không chịu sự kiểm soát của các mạch cảm xúc hoang đường được chôn sâu bên trong bộ não của bạn ở đâu đó và kích hoạt tự động, thì ai chịu trách nhiệm, ai chịu trách nhiệm khi bạn cư xử tồi tệ? Chính là bạn. Không phải vì bạn có lỗi với cảm xúc của mình, nhưng vì những hành động và những kinh nghiệm bạn thực hiện ngày hôm nay trở thành sự dự đoán cho bộ não của bạn vào ngày mai. Đôi khi chúng ta có trách nhiệm về một cái gì đó không phải vì chúng ta bị đổ lỗi nhưng vì chúng ta là những người duy nhất có thể thay đổi nó. Bây giờ trách nhiệm là một từ lớn. Trên thực tế, nó thật lớn, đôi khi người ta cảm thấy cần chống lại các bằng chứng khoa học rằng cảm xúc được xây dựng và không phải có sẵn bên trong Ý tưởng chúng ta có trách nhiệm với những cảm xúc của mình dường như rất khó nuốt. Nhưng những gì tôi gợi ý cho bạn là bạn không phải mắc kẹt vào ý tưởng đó. Bạn chỉ hít một hơi thật sâu, có thể lấy cho mình một ly nước nếu bạn cần, và nắm lấy nó. Nắm lấy trách nhiệm đó, bởi vì nó là con đường để một cơ thể khỏe mạnh hơn, một hệ thống pháp luật thông minh hơn và công bằng hơn, và một cuộc sống linh hoạt hơn và tình cảm mạnh mẽ. Cám ơn. (Vỗ tay) Salaam. Namaskar. Chào mọi người. Dựa vào hồ sơ TED của tôi, chắc các bạn mong rằng tôi sẽ nói cho các bạn nghe về các xu hướng nhân đạo mới nhất -- một trong đó hiện đang làm cả Phố Wall và Ngân Hàng Thế Giới phải bàn tán -- là làm thế nào để đầu tư vào phụ nữ, làm thế nào để trao quyền, làm thế nào để cứu vớt họ. Nhưng tôi thì không. Điều tôi quan tâm là việc phụ nữ đang cứu vớt chúng ta như thế nào. Họ cứu chúng ta bằng cách xác định và hình dung lại về một tương lai mà tương lai ấy coi thường và xóa nhòa những sự phân cực được thừa nhận, những phân cực mà ta mặc nhiên thừa nhận suốt một thời gian dài, tỉ như sự phân cực giữa hiện đại và truyền thống, giữa Thế Giới thứ nhất và Thế Giới thứ ba, giữa áp bức và cơ hội. Trong bối cảnh với những thách thức đầy khó khăn chúng ta phải đối mặt như 1 cộng đồng toàn cầu, có điều gì đó về điệu nhạc raga cổ truyền của Ấn độ khiến trái tim tôi như muốn cất tiếng hát. Điều làm tôi thích thú nhất là cách phụ nữ đang thực hiện việc này. bất chấp những ý kiến nghịch đời mà vừa làm nản lòng lại vừa thú vị. Tại sao phụ nữ, một mặt bị chèn ép dữ dội bởi những tục lệ văn hóa, nhưng mặt khác đồng thời họ lại, là những người duy trì các nền văn hóa ở hầu hết các xã hội? LIệu hijab hay khăn trùm đầu là tượng trưng cho sự khuất phục hay sự kháng cự? Khi có quá nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị đánh đập, hãm hiếp, bị thương tật mỗi ngày trôi qua do nhiều nhân nhân -- danh dự, tôn giáo, quốc tịch -- thì điều gì cho phép họ có thể -- tái thiết lại xã hội, và dẫn dắt phong trào tiến bộ, những hành động hòa bình vì sự thay đổi của xã hội? Liệu đó là những người phụ nữ khác nhau một bên bảo tồn và một bên cải cách Hay họ là một? như Chimamanda Adichie nhắc nhở ở hội nghị TED ở Oxford chúng ta có thấy tội lỗi khi giả sử có một câu chuyện về những phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền trong khi thực tế, xảy ra rất nhiều? Và liệu có gì đó mà đàn ông phải hành động không? Phần lớn cuộc đời tôi là hành trình đi tìm câu trả lời cho những điều trên. Nó đưa tôi băng ngang địa cầu để đến với những con người kì diệu. Trong quá trình đó, tôi đã sưu tập một vài mảnh ghép giúp tôi giải câu đố này. Trong những người giúp tôi mở rộng tầm mắt theo một cách thứ ba có: một tín đồ Hồi giáo sùng đạo ở Afghanistan, một nhóm đồng tính nữ ôn hòa ở Croatia và một người phá vỡ các luật lệ ở LIberia Tôi mang ơn họ, giống như với bố mẹ tôi, hai con người, bởi vì những lỗi lầm ở kiếp trước của họ, được ban tặng ba đứa con gái ở kiếp này. vì những lí do mà tôi không hiểu, họ tự hào về ba đứa chúng tôi hơn bất cứ điều gì. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ, và tôi học từ nhỏ là phải cực kì cảnh giác các dì và chú những người sẽ cúi xuống, vỗ đầu chúng tôi rồi nói với ba mẹ tôi như chẳng có vấn đề gì cả, "Tội nghiêp. Anh chị có ba đứa con gái. Nhưng anh chị còn trẻ, có thể thử lần nữa." Nhân thức của tôi về sự xúc phạm đến quyền phụ nữ thực sự sục sôi khi tôi 11 tuổi Bác của tôi, một người phụ nữ lỗi lạc và tuyệt vời là góa phụ từ sớm những người họ hàng tấn công bà cướp đi những sari đầy màu sắc thay vào đó bắt bà mặc màu trắng. Họ lau sạch chấm đỏ trên trán, bẻ gãy vòng tay của bà. Con gái bà, Rani, nhiều hơn tôi vài tuổi, ngồi trong lòng mẹ nhìn ngơ ngác, không hiều chuyện gì vừa xảy ra với người mẹ tự tin mà cô đã từng biết Tối muộn hôm đó, tôi nghe mẹ tôi van xin cha của mình, "hãy làm gì đó đi Ramu, anh không thể can thiệp sao?" Và cha tôi, hạ giọng, thì thầm "Anh là người nhỏ nhất, anh không thể làm gì cả. Đây là truyền thống." Đó là đêm mà tôi được biết các luật lệ về những gì sẽ xảy đến với mình khi sinh ra là phụ nữ trên thế giới này Phụ nữ không tạo ra những luật lệ đó, nhưng chúng lại định nghĩa, và giới hạn những cơ hội của chúng tôi. Đàn ông cũng bị ảnh hưởng bởi những luật này. Cha tôi, người đã chiến đấu trong 3 cuộc chiến tranh, không thể cứu được chị gái của ông tránh khỏi sự đau khổ vì chúng Năm 18 tuổi, dưới sự giáo dục tuyệt vời của mẹ tôi, tôi đã vì thể, như bạn mong đợi, là một nguời bênh vực nữ quyền cứng đầu. Trong những bài thánh ca đường phố [Hindi] [Hindi] Chúng tôi là phụ nữ Ấn Độ. không phải cành hoa, mà là niềm hi vọng thay đổi. Khi đến Bắc Kinh vào năm 1995, một điều rõ ràng với tôi, rằng cách duy nhất để đạt được bình đẳng giới là phải đặt dấu chấm hết cho hàng thế kỷ của truyền thống cực đoan Ngay từ lúc trở về từ Bắc Kinh, tôi nhận lời mời làm việc cho một tổ chức tuyệt vời sáng lập bởi phụ nữ, với mục đích nâng đỡ những tổ chức vì nữ quyền trên thế giới. nhưng khi làm việc đươc 6 tháng, tôi đã gặp một người phụ nữ làm tất cả những giả định trước đó của tôi lung lay. Tên bà ấy là Sakena Yacoobi. Bà bước vào văn phòng của tôi vào thời điểm mà không người nào ở Mĩ biết Afghanistan ở đâu. Bà nói với tôi, "Nó không liên quan đến burka" Bà là người đấu tranh quyết liệt nhất vì nữ quyền mà tôi từng biết. Bà kể về những người phụ nữ đang xây dựng trường học ngầm trong cộng đồng của bà bên trong Afghanistan, và rằng tổ chức riêng của bà, Viện Giáo dục Afghanistan đã xây được một trường ở Pakistan. Bà nói, "Điều đầu tiên mà tín đồ Hồi giáo nào cũng biết là kinh Koran yêu cầu và mạnh mẽ kêu gọi việc biết đọc chữ. Nhà tiên tri mong muốn mọi giáo dân có khả năng tự đọc kinh Koran. Tôi có nghe lầm không? Một nhà hoạt động nữ quyền nhắc đến tôn giáo? Nhưng Sakena chống đối Bà luôn đội khăn che đầu, nhưng tôi cũng đã từng đi bên cạnh bà trên bãi biển bộ tóc dài của bà thả tự do theo gió. Bà bắt đầu mỗi bài giảng bằng lời cầu nguyện, nhưng bà là một phụ nữ độc thân, nhiệt tình và tự chủ về tài chính trong một đất nước mà trẻ em gái kết hôn ở tuổi 12. Bà cũng là người cực kỳ thực tế. "Chiếc khăn đội đầu và những quần áo này," bà nói "cho tôi sự tự do để làm những điều cần làm để kêu gọi những người mà sự ủng hộ và giúp đỡ của họ là quan trọng cho dự án này. Khi tôi mở trường học trong trại tị nạn, tôi đến gặp imam. Tôi thưa ông ta, 'Con là một tín đồ, những phụ nữ và trẻ em trong điều kiện thiếu thốn như thế này cần một niềm tin để sống.'" Bà nở một nụ cười kín đáo. "Ông ta cảm thấy được trân trọng. Ông ấy đến thăm trung tâm hai lần một tuần bởi vì phụ nữ không được phép đến nhà thờ. Khi ông ấy đi rồi phụ nữ và các em gái sẽ ở lại. Họ bắt đầu với một lớp học chữ nhỏ để đọc kinh Koran, sau đó là học toán, tiếng Anh và học vi tính. Chỉ trong vài tuần, mọi người trong trại tị nạn đều tham dự lớp chúng tôi." Sakena là người thầy vào thời điểm mà giáo dục phụ nữ được xem như một công việc nguy hiểm ở Afghanistan. Bà ấy bị đưa vào danh sách đen của Taliban. Tôi lo cho bà mỗi khi bà phải đi qua đất nước đó. Bà nhún vai khi được hỏi về sự an toàn. "Kavita jaan, chúng tôi không cho phép sự sợ hãi. Hãy nhìn những cô bé trở lại trường học khi họ bị tạt axit vào mặt." Tôi mỉm cười, và gật đầu, nhân ra mình đang chứng kiến những phụ nữ và trẻ em gái sử dụng chính đức tin và tập tục của mình, để biến chúng thành công cụ phản kháng và tìm kiếm những cơ hội. Chính họ vạch ra con đường của họ và nó hướng đến một Afghanistan khác với hiện tại. Trở nên khác biệt là một thứ mà những người phụ nữ Lesbor ở Zagreb, Croatia biết rất rõ. Là một lesbian, một đồng tính nữ, người đồng tính luyến ái hầu hết trên thế giới, kể cả ở đây trong đất nước chúng tôi, Ấn Độ là phải đối mặt với sự ái ngại và những định kiến gắt gao. Trong một xã hội hậu mâu thuẫn như Croatia, một nơi mà lòng tự tôn dân tộc và sự sùng tín đã tạo nên một môi trường ngột ngạt cho những ai được xem là đáng bị ruồng bỏ. Vậy gia nhập vào một nhóm người đồng tính, những phụ nữ trẻ yêu mến dòng nhạc cũ đã từng phủ sóng một vùng từ Macedonia cho đến Bosnia, từ Serbia đến Slovenia. Những ca sĩ này gặp nhau ở trường đaị học trong một chương trình nghiên cứu giới tính. Nhiều người trong số họ ở độ 20, một số đã là mẹ Nhiều người đã phải đấu tranh để đến với cộng đồng, trong những gia đình mà niềm tin tôn giáo đã ngăn họ chấp nhận rằng con gái của họ không bệnh hoạn mà chỉ khác biệt. Như Leah, một trong những người sáng lập, nói, "Tôi rất yêu chuộng dòng nhạc dân gian. Tôi cũng thích nhạc rock and roll. Tại Lesbor, chúng tôi hòa trộn cả hai. Tôi xem âm nhạc dân gian như một kiểu nổi loạn, mà qua đó người ta có thể nói lên suy nghĩ của mình, đặc biệt là những bài dân ca từ những vùng của Cộng hòa Yugoslav cũ. Sau chiến tranh, nhiều trong số đó đã mất, nhưng chúng là một phần của tuổi thơ và lịch sử chúng tôi, và chúng tôi không nên quên chúng." Một cách không ngờ, đội hợp ca LGBT này là một hình mẫu về cách mà phụ nữ đầu tư vào truyền thống để tạo sự thay đổi, như nhà giả kim khiến sự bất hòa trở nên hài hòa Danh sách tiết mục của họ gồm quốc ca Croatia, một bài tình ca Bosnia và những bản song ca Serbia. Và, Leah thêm với một nụ cười toe toét, "Kavita, chúng tôi đặc biệt tự hào về những bài hát Giáng sinh bởi vì nó thể hiện quan niệm ôn hòa với tôn giáo của chúng tôi cho dù nhà thờ Công giáo có ác cảm với chúng tôi LGBT ." Những buổi biểu diễn đến từ cộng đồng của họ nhưng cũng từ thế hệ trước: một thế hệ có thể kỳ thị sự đồng tính, nhưng nhớ nhung về thứ âm nhạc cũ và quá khứ nằm trong đó Một người cha, lúc đầu ngăn cấm con gái mình xuất hiện trong một dàn hợp ca như thế, giờ viết nhạc cho họ. Vào thời Trung Cổ, nhạc sĩ đi qua nhiều vùng đất khác nhau để hát về những câu chuyện và chia sẻ lời thơ của họ: Lesbor đi qua Balkans như thế, hát và nối kết những con người bị chia rẽ bởi tôn giáo, dận tộc và ngôn ngữ Bosnians, Croats và Serbs đều tìm thấy một niềm tự hào hiếm hoi trong lịch sử của họ, và Lesbor nhắc nhở họ rằng những bài hát mà nhóm cho là của họ thật sự thuộc về tất cả mọi người. (Hát) Hôm qua Mallika Sabhai cho thấy âm nhạc có thể tạo ra một thế giới nhiều sự đồng cảm với sự khác biệt hơn là thế giới chúng ta được ban cho. Thế giới của Layma Bowie là một thế giới trong chiến tranh. Liberia bị chia rẽ hàng thập kỷ bởi bất đồng nội bộ Layma không phải là nhà hoạt động, cô ấy là mẹ của ba đứa con. Nhưng cô ấy luôn trăn trở vì lo lắng: lo rằng con trai cô ấy sẽ bị bắt cóc để làm một người lính trẻ em lo rằng những đứa con gái sẽ bị hãm hiếp, cô ấy lo cho mạng sống của chúng. Một đêm nọ, cô ấy có một giấc mơ. Cô ấy mơ rằng mình và hàng ngàn phụ nữ đã chấm dứt cuộc tương tàn này. Vào buổi sáng hôm sau trong nhà thờ, cô ấy hỏi mọi người cảm thấy thế nào. Họ đều mệt mỏi với chiến tranh. Chúng ta cần hòa bình, và chúng ta cần các nhà lãnh đạo biết chúng ta sẽ không dừng lại cho đến khi có hòa bình. Trong số các bạn của Layma có một nữ cảnh sát theo đạo Hồi. Cô ấy hứa sẽ đặt vấn đề với cộng đồng của cô ấy. Tại bài giảng thứ sáu tiếp theo, những phụ nữ đang ngồi trong nhà thờ Hồi giáo bắt đầu chia sẻ nỗi đau khổ của họ tại bang giao. "Có gì quan trọng?" họ nói, "viên đạn không phân biệt giữa một người Hồi giáo và một người Cơ Đốc." Nhóm nhỏ phụ nữ này, quyết định chấm dứt chiến tranh, và họ chọn sử dụng truyền thống của họ để làm luận điểm: Phụ nữ Liberia thường đeo rất nhiều đồ trang sức và quần áo màu sắc. Nhưng không, trong cuộc biểu tình, tất cả trong số họ mặc mặc đồ trắng, không trang điểm. Như Layma đã nói, "chúng tôi mặc màu trắng để nói rằng chúng tôi đứng lên vì hòa bình Họ đứng trên phần đường mà Đoàn xe hộ tống Charles Taylor đi qua mỗi ngày. Họ đứng đó hàng tuần đầu tiên chỉ 10, sau đó 20, sau đó 50, sau đó hàng trăm phụ nữ-- mặc đồ trắng, ca hát, nhảy múa, nói rằng họ đứng lên vì hòa bình. Cuối cùng, các lực lượng đối lập ở Liberia buộc phải tổ chức cuộc đàm phán hòa bình ở Ghana. Các cuộc đàm phán hòa bình kéo dài ngày này qua ngày khác. Layma và chị em của cô đã có đủ. Cùng với số tiền còn lại của họ, họ dẫn một nhóm nhỏ phụ nữ đến địa điểm của các cuộc đàm phán và họ bao quanh tòa nhà. Trong đoạn video nổi tiếng của CNN, có thể nhìn thấy họ ngồi trên mặt đất, khoác tay nhau Chúng tôi biết điều này tại Ấn Độ. Nó gọi là một [tiếng Hin-ddi]. Sau đó, mọi thứ trở nên căng thẳng Cảnh sát được điều đến để giải tán đám đông Khi một sĩ quan cao cấp tiến đến với cái dùi cui, Layma đứng lên một cách thong thả, chạm cánh tay qua đầu của mình, và bắt đầu, một cách chậm rãi, tháo chiếc khăn quấn quanh tóc ra. Bạn có thể nhìn thấy khuôn mặt của cảnh sát. Ông ta lúng túng sau đó lùi lại Và tiếp theo, cảnh sát đã biến mất. Layma đã nói với tôi sau này, "Đó là một điều cấm kỵ, bạn biết đấy, ở Tây Phi. Nếu một người phụ nữ lớn tuổi thả tóc trước mặt một người đàn ông bởi vì cô ấy muốn, gia đình của người đàn ông bị nguyền rủa." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Cô nói, "tôi không biết ông ta có tin vào điều đó không, nhưng ông ta biết chúng tôi sẽ không đi đâu hết. Chúng tôi không đi đâu cho đến khi hiệp định hòa bình được ký." Và Hiệp định hòa bình được ký kết. Và phụ nữ Liberia vận động dưới sự hỗ trợ của Ellen Johnson Sirleaf, một người phụ nữ đã phạm vài điều cấm kỵ trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu đứng đầu nhà nước ở châu Phi trong nhiều năm. Khi bà thực hiện bài diễn văn tổng thống của mình bà công nhận những phụ nữ dũng cảm của Liberia những người giúp bà thắng một ngôi sao bóng đá (football) mà người Mỹ gọi là bóng đá (soccer) không kém. Phụ nữ như Sakena và Leah và Layma đã hạ thấp tôi và thay đổi tôi và làm cho tôi nhận ra rằng tôi không nên vội vã mà kết luận bất cứ điều gì. Họ cũng vừa cứu tôi khỏi sự tức giận chính đáng bằng cách cung cấp cái nhìn sâu vào cách thứ 3. Một nhà hoạt động Philipine từng nói với tôi, "Làm thế nào để nấu một cái bánh gạo? Với nhiệt từ bên dưới và bên trên." Các cuộc biểu tình, diễu hành, kiên quyết rằng nữ quyền chính là nhân quyền, đều dừng lại. Đó là nhiệt từ phía dưới. Đó là Malcolm X và những người ủng hộ và người đồng tính tự hào về những cuộc diễu hành. Nhưng chúng ta cũng cần nhiệt từ phía trên. Và hầu hết trên thế giới, tác động từ phía trên đó vẫn còn bị kiểm soát bởi đàn ông. Vì vậy, để diễn giải Marx: phụ nữ tạo sự thay đổi, nhưng không phải trong trường hợp mà họ được lựa chọn Họ không được thương lượng. Họ phải lật đổ truyền thống đã từng bịt miệng họ để cất tiếng nói cho nguyện vọng mới Và họ cần đồng minh từ cộng đồng. Đồng minh như imam, đồng minh như người cha bây giờ viết bài hát cho một nhóm đồng tính tại Croatia, đồng minh như cảnh sát, người tôn trọng điều cấm kỵ và lùi lại, đồng minh như cha tôi, người không thể giúp đỡ chị của mình, nhưng đã giúp ba cô con gái theo đuổi ước mơ. Có lẽ điều này là do sự ủng hộ nữ quyền, không giống như hầu hết phong trào xã hội, không phải là một cuộc đấu tranh chống lại áp bức khác biệt nó không phải là lớp cầm quyền hoặc những kẻ chiếm đóng hoặc thực dân-- Nó chống lại một nền móng sâu sắc của niềm tin và giả định mà chúng tôi phụ nữ, quá thường xuyên, áp đặt lên bản thân. Và có lẽ đây là món quà cuối cùng của nữ quyền, mà cá nhân trên thực tế là chính trị Do đó, như lEleanor Roosevelt đã từng nói về quyền con người, giống như vậy là sự bình đẳng giới: nó bắt đầu ở những nơi rất nhỏ, gần nhà. Trên đường phố, đúng vậy, mà còn trong những cuộc đàm phán tại bàn nhà bếp và trong cuộc sống hôn nhân và trong mối quan hệ giữa người yêu và cha mẹ chị em và bạn bè. Và sau đó bạn nhận ra rằng bằng cách tích hợp Các khía cạnh của truyền thống và cộng đồng vào cuộc đấu tranh của họ, những phụ nữ như Sakena và Leah và Layma và cả những người như Sonia Gandhi ở Ấn Độ và Michelle Bachelet tại Chi-lê và Shirin Ebadi ở Iran-- đang làm những điều gì đó Họ đang thách thức các khái niệm chuyên biệt về kiểu mẫu phát triển của phương Tây. Họ nói, chúng tôi không cần giống như bạn để tạo ra sự thay đổi. Chúng tôi có thể mặc sari hay hijab hoặc quần hoặc boubou, mà vẩn trở thành nguyên thủ quốc gia và luật sư nhân quyền. Chúng tôi sử dụng truyền thống để định hướng cho thay đồi. Chúng tôi có thể bãi bỏ quân đội và dồn tài nguyên, thay vào đó, vào hồ chứa của an ninh quốc gia. Chính là ở những câu chuyện nhỏ này, những câu chuyện riêng lẻ mà tôi thấy một cuốn sử thi được viết nên bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Chính ở những sợi chỉ mỏng tạo nên một tấm thảm bền chặt sẽ chống đỡ cho cộng đồng, mà tôi tìm thấy hi vọng. Nếu trái tim tôi đang cất lên tiếng hát thì đó là vì trong những mảnh ghép bé nhỏ ấy thỉnh thoảng bạn lại thấy sự phản chiếu của của một toàn thể, của một thế giới hoàn toàn mới. Và cô ấy chắc chắn trên con đường của mình. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi muốn nói về một ý tưởng. Một ý tưởng lớn. Thật ra, tôi nghĩ rằng dần dần ý tưởng đó sẽ được coi là ý tưởng lớn duy nhất nổi bật trong suốt thế kỷ qua. Đó là một ý tưởng về điện toán. Tất nhiên, ý tưởng đó đã đem lại cho chúng ta tất cả công nghệ máy tính mà chúng ta có ngày nay và hơn thế nữa. Nhưng thật ra điện toán không phải chỉ có thế. Đó là một ý tưởng căn bản sâu sắc và đầy quyền năng mà chúng ta mới chỉ bắt đầu thấy được tác dụng của nó. Tôi đã bỏ ra 30 năm làm việc với ba dự án lớn cố gắng áp dụng ý tưởng về điện toán một cách nghiêm túc. Tôi đã khởi đầu khi còn là một nhà vật lý trẻ tuổi sử dụng máy tính như các công cụ. Sau đó, tôi đã bắt đầu đào sâu thêm, nghĩ về các phép toán mà có thể tôi sẽ muốn làm, cố gắng tìm ra các nguyên hàm để làm nền cho các phép toán đó và cách nào để làm cho chúng tự động hóa càng nhiều càng tốt. Cuối cùng thì tôi cũng đã tạo ra được toàn bộ cấu trúc dựa trên phương thức lập trình tượng trưng và vân vân mà đã giúp tôi xây dựng nên Mathematica. Và trong 23 năm qua, với tốc độ ngày càng nhanh, chúng tôi đã liên tục đổ thêm nhiều ý tưởng và chức năng hơn nữa vào Mathematica và tôi rất vui khi có thể nói rằng điều đó đã đem lại nhiều điều tốt trong R&D (nghiên cứu và phát triển) và giáo dục và trong nhiều lĩnh vực khác. Tôi phải thừa nhận rằng thật ra tôi đã có một lý do rất ích kỷ khi viết Mathematica. Tôi đã muốn sử dụng nó cho chính mình, gần giống như Galileo đã sử dụng chiếc ống kính thiên văn của mình vào 400 năm trước. Nhưng tôi đã không muốn ngắm lấy vũ trụ bao la, tôi muốn được tìm hiểu về vũ trụ của điện toán. Chúng ta thường nghĩ về các phần mềm như những thứ phức tạp mà chúng ta xây dựng cho những mục đích riêng biệt. Nhưng khoảng không gian cho tất cả các phần mềm thì sao? Đây là một phần mềm đơn giản. Nếu chúng ta chạy chương trình này, đây là những gì ta đạt được. Rất đơn giản. Hãy thử đổi công thức cho chương trình một chút xem sao. Bây giờ chúng ta lại có một kết quả khác, nhưng vẫn rất đơn giản. Thử đổi một lần nữa. Ta lại có một thứ khác phức tạp hơn một chút nhưng nếu chúng ta cho nó tiếp tục chạy một lúc ta sẽ thấy rằng mặc dù trình tự mà chúng ta có được rất là rắc rối, nó mang một cấu trúc rất bình thường. Nên câu hỏi là: Liệu có thể có những gì khác xảy ra không? Ừ thì chúng ta có thực hiện một thí nghiệm nho nhỏ. Hãy thử thực hiện một thí nghiệm toán học, thử xem thế nào. Thử chạy tất cả các chương trình có thể thuộc cùng một loại mà chúng ta đang xem xét. Chúng được gọi là thiết bị tế bào tự động. Các bạn có thể thấy được sử đa dạng trong hoạt động của nó. Đa số trong chúng thực hiện những thứ rất đơn giản. Nhưng nếu các bạn nhìn các bức tranh khác nhau này, đến công thức thứ 30, các bạn sẽ thấy có điều gì đó hấp dẫn xảy ra. Hãy nhìn kỹ hơn một chút công thức thứ 30 này. Nó đây. Chúng ta chỉ làm theo cái công thức rất đơn giản ở phía dưới này nhưng chúng ta lại có được một thứ lạ kỳ này. Đó không phải là thứ mà chúng ta quen thuộc với và tôi phải nói rằng, khi tôi nhìn thấy cái này lần đầu tiên, nó đã gây sốc đối với trực giác của tôi và thật ra, để hiểu được nó, tôi đã phải tạo ra một môn khoa học mới. (Tiếng cười) Môn khóa học này nói chung là khác với các môn khoa học dựa trên toán học khác mà chúng ta đã có trong vòng 300 năm qua. Các bạn biết đấy, thiên nhiên làm cách nào mà có thể tạo ra nhiều thứ phức tạp một cách dễ dàng đến thế đã luôn là một điều bí ẩn đối với chúng ta. Và tôi nghĩ rằng tôi đã tìm ra được bí mật của nó. Chỉ đơn giản là lấy mẫu những gì có ở ngoài đó vào trong vũ trụ của điện toán và rất thường sẽ có được những thứ như công thức thứ 30 này hay như cái này. Và khi biết được điều này, chúng ta có thể bắt đầu giải thích được nhiều bí ẩn trong khoa học. Nhưng nó cũng sinh ra nhiều vấn đề như tính tối giản của điện toán. Ý tôi là chúng ta đã quen với việc khoa học cho phép ta tiên đoán nhiều thứ nhưng những thứ như thế này thì cơ bản là tối giản. Cách duy nhất để tìm ra hệ quả của nó một cách hiệu quả là nhìn nó phát triển. Nó có liên quan đến một thứ mà tôi gọi là nguyên lý tương đương điện toán mà cho chúng ta biết rằng những hệ thống cực kỳ đơn giản đều có thể thực hiện các phép tính phức tạp. Không cần đền nhiều công nghệ hay sự tiến hóa sinh học để có thể thực hiện các phép tính bất kỳ, chỉ đơn giản là một thứ gì đó diễn ra một cách tự nhiên khắp mọi nơi. Những thứ với các công thức, luật lệ đơn giản như thế này đều có thể làm được điều đó. Điều này mang hàm ý sâu sắc về các giới hạn của khoa học về khả năng tiên đoán và điều hành những thứ như các quá trình sinh học hay kinh tế, về trí thông minh trong vũ trụ, về các câu hỏi như sự tự nguyện và về việc tạo ra các công nghệ mới. Các bạn biết đấy, làm việc với môn khoa học này qua nhiều năm, tôi đã luôn băn khoăn "Ứng dụng hay ho đầu tiên của nó sẽ là gì?" Từ lúc tôi còn nhỏ, tôi đã nghĩ về các kiến thức về sự hệ thống hóa và làm cách nào để làm nó có thể tính toán được. Những người như Leibniz cũng đã từng suy nghĩ về điều đó vào 300 năm trước. Nhưng tôi đã luôn cho rằng để được kết quả thì tôi sẽ phải tái tạo lại nguyên bộ não. Bây giờ tôi lại nghĩ rằng: Mô hình khoa học này của tôi mang một ý nghĩa khác. Và tiện thể tôi xin nói luôn là giờ tôi đã có được nhiều khả năng tính toán lớn trong Mathematica và tôi là một CEO với một số nguồn vật chất đủ để thực hiện các dự án lớn và dường như điên rồ. Nên tôi đã quyết định thử xem bao nhiêu trong lượng kiến thức ngoài kia trên thế giới có thể làm cho tính toán được. Nên dự án đó đã rất lớn và phức tạp mà tôi cũng chẳng rõ sẽ thành công thế nào. Nhưng rất vui là tôi có thể nói rằng dự án đang tiến triển tốt. Và vào năm ngoái chúng tôi đã cho ra đời phiên bản đầu tiên của Wolfram Alpha. Mục đích của trang này là một công cụ kiến thức tính toán các câu trả lời cho các câu hỏi. Nên chúng ta hãy thử xem thế nào. Chúng ta hãy thử bắt đầu với một cái gì đó thật dễ. Và mong điều tốt nhất. Tốt. Được rồi. Đến lúc này thì vẫn tốt. (Tiếng cười) Hãy thử cái gì đó khó hơn. Thử ... Thử một phép toán và may mắn thì nó sẽ tính ra kết quả đúng và sẽ cho chúng ta biết một vài thứ thú vị về các phép toán liên quan. Chúng ta hỏi nó bất kỳ điều gì về thế giới thực. Ví dụ như -- GDP của Tây Ban Nha là nhiêu? Và nó sẽ phải trả lời được cho chúng ta. Bây giờ chúng ta sẽ có thể tính một thứ gì liên quan, ví dụ như GDP của Tây Ban Nha chia cho, tôi không biết, -- hừm ... doanh thu của Microsoft chẳng hạn. (Tiếng cười) Chúng ta có thể gõ vào đây một câu hỏi theo bất kỳ cách nào. Nên ta hãy thử hỏi một câu, ví dụ như một câu hỏi về sức khỏe. Giả dụ như chúng ta tìm thấy trong phòng thí nghiệm rằng -- ta có mức độ LDL (Low-density lipoprotein) tại 140 cho một người đàn ông 50 tuổi. Nên hãy thử gõ cái này vào và Wolfram Alpha sẽ sử dụng các số liệu thống kê được ban hành và xem thử bao nhiêu phần của dân số có cùng chỉ số đó và vân vân. Hay thử hỏi về trạm không gian quốc tế. Và những gì đang diễn ra ở đây là Wolfram Alpha không chỉ tìm kiếm cái gì đó; nó đang tính trong thời gina thực xem trạm không gian quốc tế đang ở đâu trong lúc này và nó đang di chuyển nhanh cỡ nào và vân vân. Nên Wolfram Alpha biết rất nhiều thứ. Đến giờ phút này, Wolfram Alpha đã có được gần như tất cả những gì mà bạn có thể tìm thấy trong một thư viện. Nhưng mục đích là để đạt được hơn thế nữa và dân chủ hóa một cách rộng rãi tất cả những kiến thức và trở nên một nguồn thông tin có căn cứ trong mọi lĩnh vực để có thể tính toán ra các câu trả lời cho những câu hỏi cụ thể không phải bằng cách tìm kiếm những gì những người khác có thể đã viết ra từ trước mà bằng cách sử dụng kiến thức có sẵn để tính toán ra các câu trả lời cho các câu hỏi của thể. Tất nhiên, Wolfram Alpha là một dự án khổng lồ, lâu dài với rất nhiều thách thức. Để bắt đầu thì một người phải giáo phó hàng tỷ các nguồn cơ sở và thống kê khác nhau và chúng tôi đã tạo ra một đường ống của sự tự động hóa của Mathematica và các chuyên gia trong lĩnh vực để thực hiện được điều này. Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Khi có các dữ liệu thống kê để trả lời các câu hỏi, một người phải tính toán, phải sử dụng tất cả các phương pháp và mô hình và phép toán và vân vân mà khoa học và các lĩnh vực khác đã xây dựng nên qua các thế kỷ. Thậm chí kể cả khi bắt đầu từ Mathematica đó vẫn là một lượng công việc lớn. Cho đến bây giờ, có khoảng 8 triệu dòng lệnh từ Mathematica ở Wolfram Alpha viết bởi các chuyên gia từ rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Ý tưởng độc đáo của Wolfram Alpha là các bạn sẽ có thể hỏi các câu hỏi dùng ngôn ngữ con người bình thường, điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ phải có thể hiểu được tất cả các cách nói và diễn đạt mà người khác sẽ gõ vào trong mục tìm kiếm và hiểu được chúng. Và tôi phải nói rằng tôi đã nghĩ rằng bước đó sẽ có thể không thực hiện được. Hai sự việc lớn đã xảy ra. Điều đầu tiên là một đống các ý tưởng về ngôn ngữ học đến từ việc nghiên cứu về vụ trụ các phép tính toán. Và điều thứ hai là sự ngộ ra rằng khi có được một ngôn ngữ có thể tính toán được hoàn toàn làm thay đổi cách mà một người có thể hiểu ngôn ngữ. Và tất nhiên, bây giờ với Wolfram Alpha, chúng tha có thể học hỏi bằng cách sử dụng nó. Và đúng thế, đã có một sự đồng phát triển giữa Wolfram Alpha và những người sử dụng. Và điều này thật sự gây khuyến khích. Ngay bây giờ, nếu chúng ta nhìn vào các mục câu hỏi về các trang web, trên 80 phần trăm những câu hỏi đó được trả lời một cách thành công ngay từ đầu. Và nếu các bạn nhìn vào các thứ như các app cho iPhone, tỷ lệ còn cao hơn thế nhiều. Nên tôi khá là hài lòng với nó. Nhưng xét về nhiều mặt, chúng tôi vẫn ở bức tiến ban đầu với Wolfram Alpha. Ý tôi là mọi thứ vẫn đang phát triển lên một cách tốt đẹp. Chúng tôi ngày càng tự tin hơn. Các bạn có thể mong chờ công nghệ Wolfram Alpha xuất hiện ở nhiều và nhiều nơi hơn nữa, làm việc với các dữ liệu công khai như trên trang web và với các nguồn thông tin cá nhân cho các cá nhân và các công ty. Tôi đã nhận ra rằng Wolfram Alpha thật sự đem lại một thể loại tính toán mới mà có thể được gọi là sự tính toán dựa trên kiến thức không phải chỉ là tính toán đơn thuần mà dựa trên một lượng kiến thức khổng lồ có sẵn. Và khi thực hiện điều đó, một người có thể làm thay đổi cả hình thức kinh tế của việc cung cấp các sản phẩm tính toán, dù nó ở trên web hay ở đâu đi nữa. Hiện chúng tôi đang có một hoàn cảnh khá thú vị. Một mặt, chúng tôi có Mathematica, với ngôn ngữ rõ ràng của mình và một hệ thống to lớn bao gồm các khả năng được thiết kế cẩn thận mà có thể thực hiện được nhiều thứ chỉ qua vài dòng lệnh. Để tôi cho các bạn xem vài ví dụ. Đây là một đoạn lệnh bình thường từ Mathematica. Đây là chỗ mà chúng tôi kết hợp nhiều khả năng lại với nhau. Ở đây, ta sẽ tạo một giao diện ở dòng này mà sẽ cho phép ta làm một cái gì đó thú vị đây. Nếu các bạn tiếp tục, đây là một chương trình phức tạp hơn chút mà làm đủ các phép toán và tạo ra giao diện cho người dùng và vân vân. Nhưng nó là một cái gì đó rất cụ thể. Chi tiết kỹ thuật cụ thể cùng với một ngôn ngữ cụ thể giúp cho Mathematica biết nên làm những gì. Mặt khác, chúng ta lại co Wolfram Alpha cùng với đủ thứ hỗn độn của thế giới và ngôn ngữ con người và những thứ như thế được cấu thành ở bên trong. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đem mọi thứ lại với nhau? Tôi nghĩ rằng đó là một điều tuyệt vời. Với Wolfram Alpha ở bên trong Mathematica, các bạn có thể xây dựng các phần mềm mà sử dụng các số liệu thống kê thực. Đây là một ví dụ đơn giản. Các bạn có thể cho một giá trị vào mơ hồ và sau đó thử và bắt Wolfram Alpha đoán xem các bạn đang nói về cái gì. Hãy thử xem. Tôi nghĩ rằng, thật ra, điều thú vị nhất là Wolfram Alpha thật sự cho chúng ta cơ hội để dân chủ hóa việc lập trình. Ý tôi là, ai cũng sẽ có thể nói bất kỳ cái gì bằng ngôn ngữ thông thường sau đó, Wolfram Alpha sẽ có thể tìm ra được những phần lệnh nào có thể giải quyết được những gì đã được hỏi và sau đó đưa ra các ví dụ mà sẽ cho người sử dụng chọn lấy những gì họ cần để xây dựng nên những phần mềm cụ thể lớn hơn nữa. Đôi khi, Wolfram Alpha sẽ có thể làm mọi thứ ngay lập tức và trả lại một chương trình lớn mà các bạn có thể sử dụng để tính toán. Đây là một trang web lớn nơi mà chúng tôi đã thu thập nhiều thứ về giáo dục và nhiều thứ khác. Tôi sẽ cho các bạn xem một ví dụ. Đây là một ví dụ về một trong những tập tin tính toán ấy. Đây là một mẫu lậnh nhỏ của Mathematica mà chúng ta có thể chạy ở đây. Ok. Có được môn khoa học mới này, liệu có cách nào để sử dụng nó để tạo ra công nghệ không? Với các vật liệu vật lý, chúng ta đã quen thuộc với việc đi vòng quanh thế giới và phát hiện ra các vật liệu mới mà có ích cho các mục đích công nghệ khác nhau. Chúng ta có thể làm điều tương tự trong vũ trụ của các phép toán. Có một nguồn các phần mềm không đáy ở ngoài kia. Thách thức bây giờ làm sao để thu hoạch chúng cho các mục đích của con người. Một thứ gì đó giống như Rule 30, Rule 30 hóa ra lại là một bộ máy khá tốt trong việc cho ra các số bất kỳ. Các chương trình khác là các mô hình khá tốt cho các quá trình trong thế giới tự nhiện và xa hội. Và Wolfram Alpha và Mathematica hiện giờ có trong mình đầy rẫy các thuật toán mà chúng tôi đã tìm thấy trong quá trình tìm kiếm vụ trụ của các phép toán. Và, vú dụ, cái này -- chúng ta quay lại đây -- Cái này đã trở nên phổ biến một cách lạ thường trong giới nhạc sỹ tìm kiếm các mẫu nhạc bằng cách lục lọi vũ trụ của các phép toán. Chúng ta có thể sử dụng vũ trụ này để đem lại sự sáng tạo tùy biến. Tôi mong rằng chúng ta sẽ có thể sử dụng Wolfram Alpha để thực hiện các phát minh và khám phá và những điều tuyệt với khác mà không nhà kỹ sư nào và không quá trình tiến hóa nào có thể thực hiện được. Điều này dẫn đến một câu hỏi tối cao. Liệu ta có thể tìm thấy thế giới vậy lý của chúng ta ở đâu đó trong vũ trụ các phép toán hay không? Có lẽ có một công thức đơn giản nào đó, một chương trình đơn giản nào đó cho vũ trụ của chúng ta. Lịch sử vật lý sẽ cố gắng thuyết phục ta tin rằng công thức cho vũ trụ quả sẽ phải phức tạp lắm. Nhưng trong vũ trụ các phép toán chúng ta đã thấy được rằng những công thức cực kỳ đơn giản có thể dẫn đến các hoạt động giàu có và phức tạp. Vậy điều gì đang diễn ra với vũ trụ của chúng ta? Nếu các công thức cho vũ trụ là đơn giản, có khả năng cao là chúng sẽ phải rất trừu tượng và cấp thấp, ví dụ như hoạt động dưới cả cấp thời gian và không gian mà rất khó để biểu trưng cho sự vật. Nhưng trong nhiều trường hợp, một người có thể nghĩ răng vũ trụ là một hệ thống mà khi đợt được kích cỡ nhất định sẽ như là một khoảng không gian liên tiếp giống như là hàng loạt các nguyên tố có thể hoạt động như một chất lỏng. Thế nên vũ trụ phát triển bằng cách áp dụng các công thức nhỏ này mà sẽ dần dần làm mới hệ thống. Và mỗi công thức thay mặt cho một vũ trụ. Thật ra, tôi chưa cho các bạn xem, nhưng đây là một vài vũ trụ mà tôi chú ý đến. Một vài trong số này là các vũ trụ không có tương lai, chúng hoàn toàn "vô sinh", với cái căn nguyên như sự vô không, vô thời gian, vô vật chất và các vấn đề khác. Nhưng điều thú vị mà tôi đã tìm được trong vòng vài năm qua là bạn không phải đi xa trong vũ trụ phép toán đến khi bạn có thể bắt đầu tìm thấy các vũ trụ mà không khác vũ trụ chúng ta một cách rõ ràng. Vấn đề là ở đây: Bất kỳ ứng cử viên nào cho vũ trụ của chúng ta hẳn sẽ phải đầy tính tối giản nghĩa là rất khó để tối giản hóa nó để tìm ra nó sẽ hoạt động như thế nào và nó có giống vũ trụ vật lý của chúng ta. Một vài năm trước, tôi đã khám phá ra rằng có các ứng cử viên vũ trụ với các công thức cực kỳ đơn giản mà tái tạo lại một cách thành công thuyết tương đối riêng và thậm chí cả thuyết tương đối tổng quát và trọng lực và ít nhất là cho thấy một vài dấu hiệu về cơ học lượng tử. Vậy ta sẽ tìm được toàn bộ vật lý ư? Tôi không chắc. Nhưng tôi nghĩ là sẽ thật sự xấu hổ nếu ta không thử. Đây không phải là một dự án dễ dàng. Sẽ phải xây dựng rất nhiều công nghệ. Sẽ phải xây dựng một hệ thống mà sẽ phải sâu bằng vật lý hiện tại của chúng ta. Và tôi không rõ làm thế nào để sắp xếp toàn bộ mọi thứ. Xây dựng một đội nhóm, khởi đầu dự án, cho các giải thưởng và vân vân. Nhưng hôm nay tôi xin nói với các bạn rằng tôi quyết tâm hoàn thành dự án này để có thể xem xem trong thập kỷ này chúng ta có thể nắm được trong tay chúng ta công thức cho vũ trụ của chúng ta hay không và để biết được rằng vũ trụ chúng ta nằm ở đâu trong khoảng không gian của các vũ trụ -- và để ta có thể gõ vào Wolfram Alpha "thuyết vũ trụ" và bắt nó trả lời cho chúng ta. (Tiếng cười) Tôi đã làm việc với cái ý tưởng về các phép toán đã hơn 30 năm nay, xây dựng các công cụ và phương pháp và biến các ý tưởng thành hàng triệu các dòng lệnh và thành lúa mỳ cho các nông trại các máy chủ và vân vân. Cứ mỗi năm trôi qua, tôi càng hiểu thêm rằng ý tưởng về sự tính toán hùng mạnh đến cỡ nào. Nó đã đem ta đi rất xa nhưng còn rất nhiều thứ nữa đang đợi chờ. Từ các nền tảng khoa học cho đến các giới hạn về công nghệ đến tận định nghĩa về điều kiện của con người, tôi nghĩ rằng các phép tính toan đã được định chức phận để trở thành một ý tưởng xác định của tương lai chúng ta. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Thật là kinh ngạc. Anh đứng lại đây chút. Tôi có một câu hỏi. (Vỗ tay) Bài nói của anh thật đáng kinh ngạc. Anh có thể nói trong một hai câu làm sao để kiểu suy nghĩ này có thể một lúc nào đó hòa nhập với những thứ như thuyết dây và những thứ mà người ta cho rằng là những lời giải thích căn bản cho vũ trụ? Stephen Wolfram: Thì, các phần về vật lý mà chúng ta đã biết là đúng, những thứ như các mô hình vật lý cơ bản. Những gì tôi đang cố gắng làm là tái tạo lại một mô hình chuẩn cho vật lý nếu không thì sai hẳn. Những thứ mà người ta đã cố làm trong vòng 25 năm qua với thuyết dây và vân vân đã là một sự khám phá thú vị mà đã cố gắng quay trở lại với mô hình tiêu chuẩn nhưng chưa hẳn đến nơi. Tôi cho rằng với một ít sự đơn giản hóa những gì tôi đang làm có thể sẽ có phần nào cộng hưởng với những gì đã được làm với thuyết dây, nhưng đó là một thứ phức tạp liên quan đến toán mà tôi không biết nó sẽ ra sao nữa. CA: Benoit Mandlebrot đang ở trong hội trường. Ông ấy cũng đã cho thấy sự phức tạp cũng có thể xuất hiện từ đầu. Công việc của anh có liên quan đến điều đó không? SW: Tôi nghĩ là có. Tôi xem công việc của Benoit Mandlebrot như sự đóng góp nền tảng cho lĩnh vực này. Benoit đã rất chú ý đến các mô hình lồng nhau, "fractal" và vân vân nơi mà cấu trúc là một thứ gì đó giống như mô hình cây và nơi mà có một nhánh lớn sẻ ra các nhánh nhỏ và thậm chí thêm các nhánh nhỏ khác và vân vân. Đó là một trong những cách mà bạn tiến đến sự phức tạp thật sự. Tôi nghĩ rằng những thứ như Công thức 30 dẫn chúng ta đến một cấp bậc khác. Thật ra, cách mà chúng ta lên một cấp bậc khác bởi vì chúng là những thứ phức tạp phức tạp thật sự. Tôi có thể nói thêm nhiều, nhưng tôi sẽ dừng ở đây CA: Stephen Wolfram, cảm ơn anh. (Vỗ tay) Chào các bạn, tôi tên là Roz Savage tôi là người chèo thuyền vượt đại dương. Bốn năm trước, tôi đã một mình vượt Đại Tây Dương, và kể từ đó, tôi đã hoàn thành hai phần ba hành trình vượt Thái Bình Dương. Từ San Francisco đến Hawaii rồi từ Hawaii đến Kiribati. Và ngày mai, tôi sẽ rời chiếc thuyền này để bay về Kiribati và tiếp tục chặng cuối cùng hành trình vượt Thái Bình Dương của tôi. Tính ra, tôi sẽ chèo qua hơn 8,000 dặm thực hiện hơn 3 triệu nhịp chèo và trải qua hơn 312 ngày một mình trên đại dương với con thuyền dài gần 7m. Điều này đã cho tôi một mối liên hệ đặc biệt với đại dương. Chúng tôi có chút yêu ghét lẫn lộn Nó giống như cách mà tôi cảm thấy về cô giáo môn Toán nghiêm khắc của tôi. Dù không thích cô, tôi đã rất nể trọng cô và cô đã dạy tôi rất nhiều thứ. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài chuyến phiêu lưu vượt biển của tôi chúng đã dạy tôi những gì và quan điểm của tôi về cách ta có thể học hỏi từ chúng để áp dụng vào những nghịch cảnh mà chúng ta hiện đang đối mặt. Có thể, một vài người đang nghĩ rằng, "Khoan đã, cô ấy không có vẻ gì giống như một người chèo thuyền vượt đại dương. Cô ấy đâu có cao thế này và vạm vỡ thế này và giống mấy gã này đâu?" Bạn sẽ để ý rằng, những người này có vài thứ mà tôi không có. Không biết bạn đang nghĩ gì, chứ tôi đang nói về những bộ râu. Dù đã ở trên biển bao lâu đi nữa tôi vẫn chưa có được một chòm râu tử tế và tôi mong chuyện đó đừng có xảy ra. Có thời tôi đã không tin rằng tôi sẽ có một cuộc phiêu lưu lớn Câu chuyện mà tôi đã tự kể chính là những người phiêu lưu như thế này. Trông tôi không giống họ. Tôi đã nghĩ họ là họ và ta là ta và tôi không phải là một trong số họ. Thế rồi trong 11 năm, tôi đã nhất trí với điều đó. Tôi đã làm những điều mà ai xuất thân như tôi cũng phải làm. Tôi từng làm việc trong một văn phòng ở Luân đôn như một nhân viên tư vấn về quản trị. Tôi nghĩ tôi đã biết mình không hợp với công việc này từ đầu Nhưng hoàn cảnh, điều kiện đã giữ chân tôi ở đó trong rất nhiều năm, đến khi tôi ba mươi mấy tuổi, tôi đã nghĩ "Mình không còn trẻ nữa rồi" Như là tôi đã có một mục đích sống, nhưng đó là gì? Tôi khá chắc rằng đó không phải là một tư vấn viên quản trị Vì vậy, vài năm nhanh chóng sau đó, tôi đã trải qua nhiều đổi thay, để thử trả lời câu hỏi trên. "Tôi phải làm gì với cuộc đời mình đây?" Một ngày nọ, tôi ngồi lại và viết hai bản cáo phó khác nhau của chính mình. Điều mà tôi đã muốn, một đời phiêu lưu, và điều mà tôi đang thực sự hướng về đó là một cuộc đời đẹp đẽ, bình dị, dễ chịu. Nhưng đó không phải là thứ tôi muốn lúc cuối đời Tôi muốn sống một cuộc đời mà tôi có thể tự hào Tôi nhớ lúc mình nhìn vào 2 bản cáo phó ấy rồi nghĩ rằng: "Thôi rồi... tôi đã hoàn toàn đi sai con đường rồi" Nếu tiếp tục sống như thế này Tôi sẽ không có được một kết thúc như ý trong vòng 5 năm, hay 10 năm hay đến cuối đời." Tôi đã thay đổi vài thứ từ bỏ vài điều ràng buộc của cuộc sống cũ và sau khi suy nghĩ rất nhiều, quyết định chèo thuyền qua Đại Tây Dương. (Cười) Cuộc đua thuyền từ quần đảo Canaries đến đảo Antigua dài khoảng 3,000 dặm và nó trở thành điều khó khăn nhất tôi từng làm. Chắc chắn rằng, tôi đã muốn ra khỏi vùng an toàn của mình Nhưng thứ mà tôi không lường trước là ra khỏi vùng an toàn có nghĩa là cực kỳ bất tiện. Lúc đó không phải là thời điểm thích hợp. Năm 2005, khi tôi vượt Đại Tây Dương là lúc cơn bão khủng khiếp Katrina xảy ra Những trận bão nhiệt, đới ở Bắc Đại Tây Dương nhiều hơn bao giờ hết. Và không lâu sau, những cơn bão này bắt đầu hiện diện . Cả 4 mái chèo của tôi đều bị gãy, khi tôi chưa đi được tới nửa chặng đường Những mái chèo không thể bị gãy như thế. Nhưng bạn có thể làm gì giữa biển bây giờ? Mái chèo là thứ duy nhất để đẩy thuyền đi Nên tôi đã phải nhìn quanh và tính xem mình sẽ dùng được cái gì để sửa mấy cái mái chèo để đi tiếp. thế là tôi tìm được 1 cây móc dài, và 1 cuộn băng dính rồi tôi đã bẻ gãy cây móc đó ra nhiều đoạn để gia cố lại mấy cái mái chèo Sau đó, khi chúng không thể dùng được nữa tôi cưa mấy cái trục bánh lái trên cái ghế trống và tận dụng chúng. Rồi chúng cũng hư, tôi tháo tung một mái chèo gãy Tôi đã chẳng bao giờ giỏi sửa chữa các thứ khi tôi sống như trước kia. Nhưng thật tuyệt vời khi bạn trở nên tháo vát, lúc bạn đang lênh đênh trên biển và chỉ có một cách duy nhất để vượt qua. Mấy cái mái chèo hóa thành một biểu tượng của tất cả những cách mà tôi đã vượt qua giới hạn bản thân. Vai tôi đã bị bong gân và mông tôi bị đau vì nước mặn. Tôi đã thật sự đấu tranh tâm lý, hoàn toàn bị áp đảo bởi muôn vàn thử thách, nhận ra rằng, nếu tiếp tục di chuyển với tốc độ 2 dặm 1 giờ thì để đi được 3 ngàn dặm sẽ tốn rất rất nhiều thời gian. Đã có rất nhiều lần khi tôi nghĩ mình đã đạt đến cực hạn, nhưng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục và nỗ lực tìm ra cách vượt qua khó khăn mà không phải nổi điên lên. Và cuối cùng thì sau 103 ngày trên biển tôi cập bến ở đảo Antigua Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy trong suốt cuộc đời mình. Nó giống như hoàn thành cuộc chạy nước rút và thoát khỏi sự giam cầm cô độc và thắng giải Oscar, tất cả cùng một lúc. Tôi đã rất phấn khích khi thấy tất cả mọi người ra đón chào tôi họ đứng trên những những vách đá vỗ tay cỗ vũ tôi Tôi thấy mình như một ngôi sao điện ảnh điều đó thật sự rất tuyệt vời. Và tôi học được rằng, thử thách càng lớn thì thành quả càng ý nghĩa, khi bạn đã hoàn thành nó. Nên đây có thể là dịp tốt để hội ý nhanh để trả lời vài câu hỏi thông thường về chèo thuyền vượt biển. có thể nảy ra trong đầu bạn Câu đầu tiên tôi được hỏi: Tôi ăn gì? Một vài món đông khô, nhưng hầu hết tôi cố gắng ăn nhiều thực phẩm không đóng hộp Thế là tôi tự trồng giá đỗ tôi ăn trái cây và thanh ngũ cốc rất nhiều quả hạch và nói chung tôi đã sụt khoảng 12kg khi về đích Câu hỏi số 2: Tôi ngủ thế nào? Với hai mắt nhắm lại. Haha Tôi nghĩ ý bạn là: Con thuyền sẽ thế nào khi tôi ngủ phải không? Tôi đã định sẵn đường để mình trôi đi nhờ gió và dòng nước khi tôi ngủ. Nếu thời tiết tốt, quãng đường dài nhất cho đến giờ 11 dặm đi đúng phương hướng. Còn tệ nhất là, đi sai đường 13 dặm. Đó là một ngày làm việc tồi tề Tôi mặc gì? Chủ yếu là, mũ bóng chày, bao tay chèo thuyền và một nụ cười - hay cái cau mày tùy thuộc tôi có đi ngược đêm trước hay không và rất nhiều kem chống nắng. Tôi có thuyền hỗ trợ phía sau không? Không, tôi hoàn toàn tự thân vận động. Nói chung, tôi không thấy bất cứ ai trong suốt hành trình lênh đênh trên biển. Và cuối cùng: Tôi có điên không? Thật ra, điều này tùy bạn đánh giá. Vậy làm thế nào để bạn tiên phong vượt Đại Tây Dương? Thật ra, bạn tự nhiên quyết định băng qua Thái Bình Dương Nên tôi đã nghĩ Đại Tây Dương đã lớn nhưng Thái Bình Dương còn lớn hơn rất nhiều Tôi nghĩ chúng ta có xu hướng chơi xỏ bản đồ thông thường Tôi không chắc những người Anh đã phát minh cái nhìn đặc thù về thế giới, tôi ngờ ta cũng đã làm như vậy Ta đang ở giữa và ta đã cắt một nửa Thái Bình Dương và ném chúng vào một góc khác của thế giới Trong khi nếu bạn nhìn vào Google Earth thì Thái Bình Dương sẽ trông như thế này. Nó hầu như che phủ một nửa hành tinh Bạn chỉ có thể thấy Bắc Mĩ nhỏ xíu ở đây và một mảnh của nước Úc dưới kia Nó rất là rộng lớn. 65 triệu dặm vuông và đề chèo thẳng xuyên qua nó sẽ là khoảng 8,000 dặm. Xui thay, mấy chiếc thuyền đi biển rất hiếm khi đi trên một đường thẳng. Trước khi tôi tới Úc, nếu tôi tới được Úc, Tôi sẽ phải chèo 9 hoặc 10,000 dặm tất thảy Bởi vì không ai sẽ chèo thẳng qua Hawaii mà không ghé ngang nó Nên tôi đã quyết định chia hành trình ra làm 3 chặng. Nỗ lực đầu tiên không khá lắm. Năm 2007, tôi đã luyện tập lật thuyền một cách cố ý 3 lần trong vòng 24 giờ Nó giống như ở bên trong cái máy rửa chén Thuyền đã có một chút vấn đề nên tôi cũng vậy. Tôi đã đăng lên blog. Không may, ai đó tưởng mình hay lắm đã dứt khoát rằng cô gái đang gặp nạn này cần được cứu Lần đầu tiên tôi biết về nó là khi máy bay tuần biển xuất hiện tôi đã bảo họ đi đi Chúng tôi đã có một cuộc cải nhau nảy lửa Tôi đã thua và bị không vận. Tồi tệ, thật tồi tệ Đó là một trong những cảm giác tệ nhất khi tôi được câu lên chiếc trực thăng nhìn xuống chiếc thuyền tội nghiệp của tôi lăn vòng trên những cơn sóng cao 6m, tự hỏi bao giờ mới được thấy nó lần nữa? Tôi đã phải bắt đầu một cuộc cứu hộ tốn kém và sau đó đợi trong 9 tháng trước khi tôi thể đi biển được nữa. Nhưng mà bạn có thể làm gì? 9 lần ngã thì 10 lần đứng dậy. Cho nên, những năm sau, tôi bắt đầu lại và thật may là, lần này tôi vượt Hawaii an toàn nhưng cũng đã có một vài tai nạn bất ngờ. Máy lọc nước biển bị hư đó là thứ quan trọng nhất tôi có trên thuyền. Lấy năng lượng từ pin mặt trời, nó biến nước biển thành nước ngọt. Nhưng nó không phản ứng tốt lắm khi bị ngâm dưới nước và thiệt là nhưng vậy. May thay, tôi đã tìm được sự trợ giúp. Có một chiếc thuyền lạ khác cũng rất giống thuyền của tôi lúc đó, lan truyền nhận thức về bãi rác khổng lồ trên Thái Bình Dương đó là khu vực ở phía Bắc Thái Bình Dương, rộng gấp hai lần bang Texas người ta ước tính có khoảng 3,5 triệu tấn rác thải các loại, lưu chuyển ở trung tâm của vòng tuần hoàn Bắc Thái Bình Dương Cụ thể là, những người này thật ra đã tạo nên con thuyền từ rác thải nhựa, 15,000 chai nước rỗng được kết lại thành một chiếc bè Họ đang di chuyển rất chậm Một phần, họ đã phải trì hoãn Họ đã phải dừng lại ở đảo Catalina không lâu sau khi rời Long Beach. Bởi vì tất cả cái nắp chai nhựa bị bung ra và họ đã bắt đầu chìm dần. Nên họ đã phải dừng lại và vặn mấy cái nắp chai lại Nhưng, khi lượng nước dự trữ của tôi gần cạn, May thay, chúng tôi đã gặp nhau. Họ thì gần hết thực phẩm, tôi thì gần hết nước Nên chúng tôi liên lạc qua điện thoại vệ tinh và hẹn gặp nhau Và nó mất khoảng 1 tuần cho chúng tôi hội tụ thật sự. Tôi đã di chuyển chậm một cách thảm hại với tốc độ 1,3 hải lý/giờ còn tốc độ của họ chỉ nhanh hơn một chút, khoảng 1,4 hải lý/giờ giống như hai con ốc sên trong một điệu nhảy đôi Cuối cùng thì, chúng tôi đã gặp nhau. and Joel đã nhảy lên mạn thuyền bắt cho chúng tôi một con cá dũa to đẹp thứ thực phẩm tuyệt vời nhất tôi từng có trong vòng ít nhất 3 tháng qua. May thay, con cá mà anh ấy bắt hôm đó tốt hơn con cá mà họ bắt được vài tuần trước Khi họ mổ xẻ nó ra, họ đã phát hiện trong bụng nó chứa toàn là nhựa. Đó thực sự là một tin xấu bởi vì nhựa không phải là một vật chất trơ. Nó hòa tan chất hóa học vào thịt của sinh vật đáng thương nào ăn phải nó và rồi chúng ta bắt và ăn sinh vật đáng thương đó vào và chúng ta cũng tích lũy độc tố trong người luôn. Vì vậy có một sự quan hệ mật thiết với sức khỏe con người Cuối cùng tôi cũng sống sót đến được Hawaii Năm sau, tôi khởi hành chặng hai của hành trình Thái Bình Dương từ Hawaii xuống Tarawa. Bạn sẽ để ý một điều về Tarawa rằng: Nó thấp hơn mực nước biển. Đó là một dải xanh trên đường chân trời khiến chúng rất lo sợ về việc mực nước biển dân. Đây là một vấn đề nan giải. Không có chỗ nào cao hơn 1,8m trên mực nước biển Và khi có sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan bởi biến đổi khí hậu, Họ đang sắp đón nhận nhiều con sóng nhấn chìm dải đá ngầm bao quanh thứ có thể xâm hại nguồn nước ngọt. Tôi đã gặp ngài Tổng thống ở đó, người đã cho tôi biết về kê hoạch di tản cho đất nước của ông ấy. Ông ấy cho rằng trong vòng 50 năm tới, 100,000 người dân đang sống ở đây sẽ phải di chuyển tới New Zealand hoặc Úc. Nó khiến tôi nghĩ về việc sẽ thế nào nếu nước vương quốc Anh biến mất dưới những con sóng Nếu nơi mà tôi sinh ra, nơi tôi từng đến trường và lập gia đình, Nếu những nơi đó sẽ biến mất vĩnh viễn Liệu việc đó sẽ khiến tôi cảm thấy, theo nghĩa đen, không vững vàng tới mức nào. Chẳng mấy chốc, tôi sẽ khởi hành để tới Úc nếu thành công, tôi sẽ thành người phụ nữ đầu tiên chèo thuyền một mình qua biển Thái Bình Dương. Tôi sẽ dùng điều này để nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường, khiến con người đối mặt với đại dương. Nếu như Đại Tây Dương chỉ là hành trình của riêng tôi khám phá năng lực bản thân, thì có lẽ Thái Bình Dương là hành trình có ý nghĩa lớn hơn, để tìm ra cách mà công việc thú vị của tôi có thể giúp ích cho thế giới, và mang những điều tôi đã được học ngoài kia áp dụng chúng vào tình cảnh mà nhân loại đang gặp phải. Tôi nghĩ có ba điểm mấu chốt ở đây Một là về những câu chuyện chúng ta tự kể với mình. Trong rất lâu, tôi đã tự nói với tôi rằng tôi không thể có một cuộc phiêu lưu bởi vì tôi không cao 1,8m không phải là vận động viên và có râu. Rồi sau đó câu chuyện thay đổi. Tôi đã tìm được những nguời đã từng chèo thuyền vượt biển Tôi thậm chí gặp một trong số họ, cô cũng có vóc dáng như tôi. Nên mặc dù tôi không cao hơn được tí nào dù tôi không mọc râu, có thứ đã thay đổi: cuộc đối thoại trong tôi đã khác. Hiện tại, câu chuyện mà chúng ta cùng chia sẻ chính là thứ chúng ta cần chúng ta cần dầu. Những nếu chúng ta thay đổi câu chuyện đó thì sao? Chúng ta đều có những sự lựa chọn và chúng ta có quyền tự do để chọn lựa chúng, những cái bền vững để kiến tạo tương lai đẹp hơn. Điểm mấu chốt thứ hai là về sự góp nhặt từ những hành động nhỏ. Ta có thể nghĩ rằng mọi thứ ta làm đều đơn lẻ chỉ là một hạt nước biển không thể tạo nên khác biệt. Nhưng nó có thể. Nói chung, ta đã không vướng vào sự hỗn độn vì những tai họa. Đúng là đã có thảm họa tràn dầu Exxon Valdezes và thảm họa Chernobyl, nhưng đó hầu như là sự tích tụ từ những quyết định sai lầm của hàng tỷ cá nhân ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Và, cũng bằng cách đó, chúng ta có thể lật ngược tình thế. Ta có thể bắt đầu đưa ra những quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn, bền vững hơn. Khi làm vậy, ta không phải người duy nhất. Những điều ta làm như những gợn sóng lan truyền. Mọi người sẽ thấy bạn xếp hàng ở siêu thị và bạn lấy ra túi tái sử dụng. Có khi tất cả chúng ta bắt đầu làm vậy chúng ta có thể khiến nó thành điều không thể chấp nhận khi sử dụng túi nhựa ở quầy tính tiền. Đó chỉ là một ví dụ. Đây là một cộng đồng rộng lớn. Một điểm mấu chốt khác là, về đảm nhận trách nhiệm. Rất nhiều lần trong đời, tôi đã khao khát thứ gì đó khiến tôi hạnh phúc Tôi đã nghĩ nếu có nhà lầu xe hơi hay một người đàn ông của đời mình thì tôi sẽ hạnh phúc lắm. Nhưng khi tôi viết bản cáo phó đó, tôi đã thực sự trưởng thành một chút trong giây phút đó và nhận ra rằng tôi cần phải tạo nên tương lai của mình Tôi không thể ngồi đó mà chờ đợi hạnh phúc tìm đến tôi. Tôi là một nhà hoạt động môi trường ích kỷ Tôi định lang thang trong thời gian dài và khi tôi 90 tuổi, tôi muốn mình sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh. Và thật là khó để sống hạnh phúc trên một hành tinh bị giày vò bởi đói kém và hạn hán. Thât khó để sống khỏe trên một hành tinh mà chúng ta đã đầu độc đất, biển và không khí. Như vậy, không lâu nữa, tôi sẽ bắt đầu một sáng kiến mới gọi là Người hùng sinh thái. Và ý tưởng chính là mọi Người hùng sẽ ghi nhận ít nhất một hành động xanh mỗi ngày Nó giống như một trò chơi vậy. Chúng tôi định tạo ứng dụng iPhone từ đó Chúng tôi chỉ muốn thử tạo ra sự nhận thức vì chắc rằng, thay đổi một bóng đèn sẽ không thay đổi thể giới nhưng thái độ đó, ý thức đó sẽ khiến bạn thay đổi bóng đèn hay dùng ly tái chế đựng cà phê, đó là thứ có thể thay đổi thế giới. Tôi thực tin rằng chúng ta ở một điểm rất quan trọng của lịch sử. Ta có lựa chọn. Ta đã được chúc phúc hay bị nguyền rủa bởi ý chí tự nguyện. Ta có thể chọn một tương lai xanh hơn và ta có thể đạt được điều đó. Nếu ta cùng nhau hợp lực để thúc đẩy nhau. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hầu hết các buổi nói chuyện mà các bạn đã nghe trong những ngày tuyệt diệu vừa qua là từ những người có đặc điểm họ đã suy tư về thứ gì đó, họ là những chuyên gia, họ biết chuyện gì đang xảy ra. Tất cả các bạn đều biết về chủ đề mà tôi sẽ nói đến. Đó là, các bạn biết sự đơn giản là gì, các bạn biết sự phức tạp là sao. Vấn đề là, tôi thì không biết. Và đó là những gì mà tôi muốn chia sẻ với các bạn sự ngu ngốc của tôi trong chủ đề này. Tôi muốn các bạn ghi nhớ điều này, bởi vì chúng ta sẽ quay lại chủ đề này trong chốc lát. Trích dẫn từ Potter Stewart nhận định về sách báo khiêu dâm. Để tôi đọc nó, các chi tiết quan trọng ở đây: "Mô tả tốc ký, ['sách báo khiêm dâm chủ chốt']; và có lẽ tôi không bao giờ có thể thành công trong việc định nghĩa nó một cách dễ hiểu. Nhưng tôi biết nó khi tôi nhìn thấy nó." Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong chốc lát. Vậy thì sự đơn giản là gì? Sẽ tốt nếu bắt đầu với vài ví dụ. Một tách cafe -- chúng ta không nghĩ về những chiếc tách cafe, nhưng sẽ thú vị hơn một người mà nghĩ -- một tách cafe là một thiết bị, mà nó có một bình đựng và một tay cầm. Tay cầm cho phép bạn giữ nó khi bụng chứa được đổ đầy chất lỏng nóng. Tại sao điều đó lại quan trọng? Vì nó cho phép bạn uống được cafe. Nhưng mà, nhân đó thì, cafe nóng nên chất lỏng là vô trùng; các bạn chắc sẽ không mắc bệnh dịch tả theo đường ấy. Vì thế chiếc tách cafe, hay cái tách với một tay cầm, là một trong những công cụ được sử dụng bởi xã hội để duy trì sức khỏe cộng đồng. Quần áo được cắt bằng kéo, kính giúp bạn nhìn được mọi vật và giữ cho bạn không bị ăn bởi loài báo geta hay bị đâm ngã bởi ô-tô, và những quyển sách, sau tất cả, là cho giáo dục của bạn. Nhưng còn có một lớp khác các sự vật đơn giản, mà cũng rất quan trọng. Đơn giản về chức năng, nhưng không phải tất cả chúng đều đơn giản trong cái cách mà chúng được tạo nên. Và đây là hai ví dụ. Một là chiếc điện thoại di động mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Và nó dựa trên một sự phức tạp, mà có vài đặc tính rất khác so với những cái mà bạn tôi Benoit Mandelbrot đã bàn tới, nhưng rất thú vị. Và ví dụ khác, tất nhiên, là thuốc tránh thai, là một cách rất đơn giản, đã thay đổi một cách căn bản cấu trúc của xã hội bằng cách thay đổi vai trò của phụ nữ trong vấn đề đó bằng cách mang lại cho họ cơ hội để lựa chọn trong sinh sản. Do vậy, tôi cho là có hai cách nghĩ về từ này. Và tại đây tôi đã sửa đổi lời trích dẫn của Potter Stewart với việc nói rằng chúng ta có thể nghĩ về vài thứ -- mà kết nối tất cả các con đường từ quần áo tới điện thoại di động, Internet và thuốc tránh thai -- bằng việc nói rằng chúng là đơn giản, chức năng là đơn giản, và chúng ta công nhận sự đơn giản là gì khi chúng ta trông thấy nó. Hay có thể có cách khác để làm điều đó, là nghĩ về vấn đề theo cái -- nếu các bạn kết giao với các nhà luân lý -- được gọi là vấn đề về cái ấm trà. Vấn đề ấm trà tôi sẽ đặt ra theo cách này. Giả dụ các bạn thấy một ấm trà, và ấm trà đó được đổ đầy nước nóng. Và sau đó bạn đặt câu hỏi: Tại sao nước lại nóng? Đó là một câu hỏi đơn giản. Nó giống như câu hỏi sự đơn giản là gì? Câu trả lời có thể là: bởi vì động năng của các phân tử nước ở mức cao và chúng va đập vào mọi thứ rất nhanh -- đó là một lý lẽ của vật lý. Lý lẽ thứ hai có thể là: bởi vì nó đã ở trên một cái lò có lửa đốt vào -- đó là một lý lẽ về mặt lịch sử. Lý do thứ ba là do tôi muốn nước nóng để uống trà -- đó là lý lẽ về mặt chủ tâm. Và vì điều này xuất phát từ một nhà luân lý, lý do thứ tư sẽ phải là một phần của kế hoạch Chúa trời cho vũ trụ. Tất cả những điều đó là các khả năng. Dụng ý là bạn gặp rắc rối khi bạn hỏi một câu duy nhất với một hộp câu trả lời, trong đó câu hỏi duy nhất thực sự là nhiều câu hỏi với các nghĩa thực sự khác nhau, nhưng với cùng những câu chữ. Hỏi rằng, "Sự đơn giản là gì?" Tôi nghĩ theo phạm trù đó. Trạng thái của khoa học là gì? Và, thú vị thay, sự phức tạp tiến triển rất nhiều. Chúng ta có rất nhiều thông tin thú vị về sự phức tạp là cái gì Sự đơn giản, bởi những lý do khá là khó hiểu, hầu như không được bàn đến cùng, ít nhất là trong thế giới hàn lâm. Chúng ta những học giả -- tôi là một học giả -- chúng ta yêu sự phức tạp. Các bạn có thể viết báo về sự phức tạp, và điều hay ho về sự phức tạp là nó cơ bản là khó sửa chữa theo nhiều phương diện, vì vậy các bạn không phải chịu trách nhiệm cho kết quả. Sự đơn giản -- tất cả các bạn thực sự thích Waring Blender của các bạn vào buổi sáng làm bất cứ điều gì mà Waring Blender làm, nhưng không phải là nổ tung hay chơi nhạc Beethoven. Các bạn không thích những giới hạn của những thứ đó. Vì vậy điều mà một người cảm thấy thích thú có liên hệ mật thiết với những tưởng thưởng của hệ thống. Và còn có nhiều tưởng thưởng trong suy nghĩ về sự phức tạp và nguy cấp, không nhiều trong suy nghĩ về sự đơn giản. Một trong những điều mà tôi muốn làm là giúp bạn trong một nhiệm vụ rất quan trọng -- trong đó bạn có thể không biết rằng bạn có rất thường xuyên -- để hiểu được làm sao để ngồi cạnh một nhà vật lý trong một bữa tiệc tối và có một cuộc chuyện trò. Những từ mà tôi muốn các bạn tập trung vào là sự phức tạp và sư hiện ra, bời vì những từ này sẽ cho phép các bạn bắt đầu cuộc nói chuyện và sau đó mơ tưởng tới những thứ khác. (Cười) Sự phức tạp là gì trong cách nhìn nhận này, và sự hiện ra là gì? Thật ra thì chúng ta có một định nghĩa rất tuyệt cho sự phức tạp. Đó là một hệ thống, giống như hệ thống giao thông, bao gồm nhiều thành phần. Các thành phần tương tác với nhau. Những chiếc ô-tô và tài xế. Chúng tiêu tốn năng lượng. Kết quả là, mỗi khi bạn có hệ thống đó, điều lạ lùng xảy ra, các bạn ở Los Angeles có lẽ hiểu điều này hơn bất cứ ai. Đây là một ví dụ khác, mà tôi đưa ra bởi vì đó là một ví dụ đối với khoa học đương đại có tầm quan trọng cao. Có thể bạn không đọc được điều đó. Tôi không có ý là các bạn đã đọc nó, nhưng đó là một phần bé nhỏ của các phản ứng hóa học đang xảy ra trong mỗi tế bào tại bất kỳ thời điểm nào Điều đó giống như hệ thống giao thông mà bạn thấy. Điều kinh ngạc về tế bào là nó duy trì một sự liên hệ hoạt động khá ổn định với các tế bào khác nhưng chúng ta không biết tại sao lại thế. Bất kỳ ai nói với bạn rằng chúng ta hiểu cuộc sống, thì hãy ra khỏi đây. Cho phép tôi tinh giảm điều này tới mức đơn giản nhất. Chúng tôi vừa nghe Bill Gates nói chuyện. Tất cả chúng ta, trong chừng mực nào đó, nghiên cứu điều này được gọi là một Bill gates. Tuyệt. Các bạn đã học mọi thứ có thể về điều đó. Và sau đó còn có một loại khác mà bạn cần phải nghiên cứu, và bạn nghiên cứu nó rất miệt mài. Đó là một Bono, đây là một Bono. Nhưng sau đó, nếu bạn biết mọi thứ có thể về hai thứ đó, và bạn đặt chúng cùng nhau, bạn có thể nói gì về sự kết hợp này? Câu trả lời là, không nhiều lắm. Đó là sự phức tạp. Bây giờ, tưởng tượng có một tòa nhà trên một thành phố hay ở một xã hội, và bạn có, hiển nhiên, một vấn đề thú vị. Được rồi, vậy thì cho phép tôi cho các bạn một ví dụ về sự phức tạp của một thể loại cụ thể. Và tôi muốn giới thiệu một từ mà tôi nghĩ là rất hữu ích, đó là stacking. Tôi sẽ dùng từ stacking cho một loại của sự đơn giản mà có đặc tính rất là đơn giản và rất đáng tin cậy mà tôi có thể xây dựng các thứ với nó. Hay tôi sẽ dùng từ đơn giản với ý đáng tin cậy, có thể dự đoán, có thể lặp lại. Tôi sẽ dùng một ví dụ trên internet, bởi vì đó là một ví dụ rất tốt của sự đơn giản xếp chồng. Chúng ta gọi nó là một hệ thống phức tạp, đúng là như thế, nhưng nó còn có những điều khác nữa. Internet bắt đầu bằng toán học, nó khởi đầu với hệ nhị phân. Nếu các bạn nhìn vào danh sách những thứ ở dưới cùng, chúng ta rất quen thuộc với những con số Ả rập 1 tới 10 và tiếp nữa Trong hệ nhị phân, 1 là 0001, 7 là 0111. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao nhị phân lại đơn giản hơn hệ Ả rập? Và câu trả lời, rất đơn giản, là nếu tôi giơ ba ngón tay, các bạn có thể đếm dễ dàng, nhưng nếu tôi giơ lên thế này khá là khó để nói được tôi vừa giơ bảy ngón. Điều tốt đẹp của hệ nhị phân là nó là cách đơn giản nhất có thể trong việc biễu diễn các con số. Bất kỳ hệ nào khác đều phức tạp hơn. Các bạn có thể mắc lỗi với hệ đó, hệ như vậy là không rõ ràng trong cách đọc, có rất nhiều điều tốt về hệ nhị phân. Nó rất, rất đơn giản một khi bạn học được cách đọc nó. Bây giờ, nếu các bạn muốn biễu diễn số không và số một của hệ nhị phân, bạn cần tới một thiết bị. Hãy nghĩ về những thứ trong cuộc đời bạn mà là hệ nhị phân, một trong số đó là công tắc đèn. Chúng có thể tắt và mở. Đó là nhị phân. Vậy thì các công tắc, tất cả chúng ta đều biết, đã hỏng. Nhưng bạn bè chúng ta là những nhà vật lý chất rắn đã cố gắng để phát minh ra, vào khoảng 50 năm trước, với một thiết bị rất tuyệt, trưng bày ở dưới chiếc chuông đó, đó là một bóng bán dẫn. Một bóng bán dẫn không gì khác với một các công tắc. Nó chuyển các thứ thành tắt và mở, nhưng nó có thể làm điều đó mà không cần các bộ phận chuyển động và cơ bản thì nó không hỏng trong một thời gian dài. Vì vậy lớp thứ hai của sự đơn giản là bóng bán dẫn trong Internet. Do bóng bán dẫn rất đơn giản, nên bạn có thể đặt một số lượng lớn chúng với nhau. Bạn đặt rất nhiều bóng bán dẫn với nhau và bạn có được thứ gì đó gọi là mạch tích hợp. Một mạch tích hợp hiện nay có thể có trong mỗi con chip đôi khi là một triệu bóng bán dẫn, tất cả chúng đều hoạt động tốt mọi thời điểm. Đó là lớp kế tiếp của sự đơn giản, thực tế thì các mạch tích hợp rất đơn giản theo cảm nhận rằng chúng nói chung, hoạt động rất tốt. Với các mạch tích hợp, bạn có thể làm ra điện thoại di động. Tất cả các bạn đều quen với việc điện thoại di động của các bạn hoạt động trong phần lớn thời gian. Ở Boston ... Boston có một chút đặc điểm giống với Namibia trong phạm vi bao phủ điện thoại di động, (Cười) vì vậy chúng ta không quen với điều đó trong hầu hết thời gian, mà là vài thời điểm. Nhưng thực tế nếu bạn muốn có điện thoại di động, bạn có thể tới gặp người phụ nữ xinh đẹp này ở nơi nào đó như Namibia, và là người cực kỳ hạnh phúc với thực tế rằng mặc dù cô ta không có một tấm bằng thạc sỹ về kỹ thuật điện tử của MIT, cô ấy vẫn có thể vọc chiếc điện thoại của cô để dùng nó cho với những cách thú vị Từ đó cho đến Internet. Đây là bản đồ của dòng lưu lượng đi qua châu lục. Hai chấm sáng ở giữa là Mỹ và Châu Âu. Và sau đó quay lại với sự đơn giản. Vì vậy chúng ta có cái mà tôi nghĩ là một trong những ý tưởng vĩ đại, đó là Google. Trong đó trang chính đơn giản làm cho yêu cầu có thể truy nhập tới tất cả thông tin của thế giới. Nhưng ý ở đây là ý tưởng cực kỳ đơn giản nằm trên những lớp của sự đơn giản mỗi lớp mà bản thân nó thì đơn giản, theo cảm nhận mà hoàn toàn đáng tin cậy. Cho phép tôi kết thúc với bốn phát biểu chung, một ví dụ và hai cách ngôn. Các đặc tính mà tôi nghĩ là hữu ích để mà nghĩ tới các điều đơn giản: Đầu tiên, chúng có thể tiên đoán được. Biểu hiện của chúng là có thể tiên đoán. Một trong những đặc tính tuyệt vời của những điều đơn giản nói chung. là bạn biết được điều gì sắp xảy đến Vì vậy sự đơn giản là tính tiên đoán được là những đặc tính của những điều đơn giản. Lý do thứ hai, và đây là một phát biểu trong thế giới thực, là chúng rẻ. Nếu bạn có những thứ đủ rẻ mọi người sẽ tìm công dụng cho chúng, thậm chí chúng có thể rất nguyên sơ. Chẳng hạn như đá. Bạn có thể xây nhà thờ lớn bằng đá, bạn đơn giản là biết được nó có công dụng gì. Bạn chạm khắc chúng thành khối và sau đó bạn chất đống chúng lên nhau, và chúng chống đỡ trọng lực. Vì thế ở đây có hai chức năng, chức năng cần phải tiên đoán được và giá cả thì phải rẻ. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải có khả năng cao hay giá trị cho giá thành. Và sau đó tôi có thể đề xuất khi mà thành phần cuối cùng này chúng phục vụ, hay có tiềm năng phục vụ, như là những khối nhà. Tức là bạn có thể chất đống chúng. Và chất đống có thể có nghĩa theo cách này, hoặc là nó có thể có nghĩa theo cách này, hoặc nó có thể có nghĩa trong không gian n chiều tùy ý. Nhưng nếu bạn có vài thứ mà có một chức năng, và chúng thực sự rẻ, mọi người sẽ tìm những phương thức mới để đặt chúng cạnh nhau để tạo nên những thứ mới. Những thứ rẻ, có tính năng, và tin cậy giải phóng sự sáng tạo của con người những người mà sau đó xây dựng nên thứ bạn không thể tưởng tượng Không có cách nào để dự đoán về internet dựa trên chiếc bóng bán dẫn đầu tiên. Đơn giản là không thể. Vì thế đây là những thành phần Bây giờ lấy ví dụ là có một số thứ tôi muốn đưa cho các bạn từ công việc mà chính chúng ta đã làm. Chúng ta rất thích thú trong việc cung cấp chăm sóc y tế cho thế giới đang phát triển, và một trong những thứ mà tôi muốn làm trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù này là tìm một cách để tiến hành khám bệnh ở một mức giá gần bằng không vì chúng ta có thể xoay xở được. Vậy thì làm sao một người có thể làm điều đó ? Đây là một thế giới trong đó không có điện không tiền, không năng lực y tế. Tôi không muốn phí thời gian của các bạn cho những chi tiết nhỏ, trong góc tay phải bên dưới, bạn có thể thấy một ví dụ về thể loại thứ mà chúng ta có. Đó là một con chip giấy nhỏ. Nó có vài thứ được in lên đó sử dụng cùng một công nghệ mà bạn dùng để in sách hài hước, công nghệ đã là nguồn cảm hứng cho ý tưởng đặc biệt này. Bạn để một giọt nước, trong trường hợp này là một giọt nước tiểu. Nó đi lên theo những đường nhánh nhỏ này. Bạn biết đấy, không cần nguồn năng lượng nào cả. Nó chuyển đổi các màu sắc. Trong trường hợp cụ thể này, bạn đang dọc hàm quả bầu dục. Do là một nhân viên chăm sóc sức khỏe cho phần này của thế giới là một kẻ 18 tuổi với một khẩu AK-47, chợt bị thất nghiệp và sẵn sàng đi loanh quanh và làm loại việc này, anh ta có thể chụp ảnh với chiếc điện thoại di động của anh, rồi gửi bức ảnh về bác sỹ, và ông bác sỹ có thể nhìn vào đó. Vì thế điều mà bạn đã làm là dùng một công nghệ mà có sẵn ở mọi nơi, tạo ra một thiết bị cực kỳ rẻ, và thực hiện điều đó theo một kiểu cách rất, rất đáng tin cậy. Nếu chúng ta có thể đạt được điều nayf, thì chúng ta có thể xây dựng thêm hàm mới, nó có thể xếp chồng. Tức là, nếu chúng ta có thể làm cho công nghệ cơ bản của một hay hai thứ hoạt động được, thì nó sẽ ứng dụng được cho một lượng rất rất lớn các điều kiện của con người, và từ đó, có thể mở rộng theo cả hai chiều ngang và dọc. Phải nói là một phần của niềm yêu thích của tôi trong lĩnh vực này là tôi muốn -- làm sao tôi có thể nói điều này một cách lịch sự nhỉ? -- thay đổi con đường, hay có thể là moi ruột, cấu trúc vốn của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ, trong đó cái tôi nghĩ đã đỗ vỡ về cơ bản. Vì thế, cho phép tôi đóng lại -- (Vỗ tay) Để tôi khép lại với hai câu cách ngôn. Một là của ngài Einstein, ông nói "Mọi thứ cần phải được làm ra càng đơn giản càng tốt, chứ không phải là đơn giản hơn." Và tôi nghĩ đó là một cách rất tôi để nghĩ về vấn đề. Nếu bạn lấy đi quá nhiều thứ gì đó mà đơn giản, thì bạn mất đi chức năng của nó. Bạn cần phải có giá thành thấp, nhưng bạn cũng cần có một chức năng Vì thế bạn không thể làm cho nó quá đơn giản. Và câu thứ hai là một vấn đề về thiết kế, câu này không liên quan trực tiếp, nhưng đó là một phát biểu rất hay. Đó là câu nói của de Saint-Exupery. Ông nói, "Bạn biết bạn đã đạt được sự hoàn hảo trong thiết kế, không phải khi bạn không còn gì để thêm vào, mà là khi bạn không có gì thêm để lấy đi." Và tất nhiên đó là một hướng đi đúng đắn. Điều mà tôi nghĩ một người có thể bắt đầu hành động với loại đường cắt của từ đơn giản này, mà không bao gồm câu nói của Brancusi, thì không trả lời cho câu hỏi tại sao Mondrian tốt hơn hay kém hơn hay đơn giản hơn hay kém đơn giản hơn Van Gogh, và dĩ nhiên nó không trả lời cho câu hỏi Mozart có đơn giản hơn Bach không. Nhưng nó có một ý nghĩa -- đó là, theo một cảm nhận, phân biệt thế giới thực của những người làm ra các sự vật, và thế giới của những người nghĩ về những sự vật, trong đó có một giá trị trí thức khi hỏi rằng: Làm cách nào chúng ta có thể làm ra các sự vật đơn giản tới mức có thể, rẻ tới mức có thể, hữu dụng tới mức có thể và tự do liên kết tới mức có thể? Nếu chúng tôi thực hiện loại đơn giản đó trong công nghệ của chúng tôi và sau đó đưa nó cho các bạn, thì các bạn có thể đi ra và làm tất cả những thứ khó tin với nó. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chris Anderson: Câu hỏi nhanh cho anh. Anh có thể mô tả rằng một khoa học về sự đơn giản có thể đi đến một điểm mà ở đó anh có thể giám sát những hệ thống khác nhau -- chẳng hạn một hệ thống tài chính hay một hệ thống luật pháp, hệ thống chăm sóc sức khỏe -- và nói rằng "Nói đi đến một điểm nguy hiểm hay sự hoạt động bất thường do những lý do sau, và đây là cách mà chúng ta có thể đơn giản hóa nó?" George Whitesides: Đúng vậy, tôi nghĩ anh có thể. Bởi vì nếu anh nhìn vào các thành phần từ đó hệ thống được tạo nên và kiểm tra tính dễ vỡ, hay tính ổn định của chúng, anh có khả năng có thể xây được một sự đánh giá nguy cơ dựa trên điều cơ bản đó. CA: Anh đã bắt đầu làm điều đó chưa? Ý tôi là, với hệ thống chăm sóc sức khỏe, anh có một loại giải pháp căn bản về vấn đề giá cả, nhưng bằng chính hệ thống đó đúng không? GW: Ồ không. Làm sao tôi có thể để nó đơn giản như vậy được? Không đâu. CA: Đó là một câu trả lời đơn giản, mạnh mẽ. GW: Vâng. CA: Vậy, nói về công nghệ chẩn đoán mà anh đã có được, thì nó ở đâu, và khi nào thì anh thấy điều đó có thể sắp xếp lại thành trật tự. GW: Điều đó sẽ đến sớm thôi. Ý tôi là, hệ thống làm việc, và chúng tôi cần tìm ra cách làm sao để làm ra chúng và làm những việc loại này, nhưng công nghệ cơ bản thì hoạt động được. CA: Anh đã thành lập một công ty để ... GW: Một tổ chức, một tổ chức. Phi lợi nhuận. CA: Được rồi. Vâng, cảm ơn anh rất nhiều về buổi nói chuyện. Cảm ơn anh. (Vỗ tay) Nếu ban vào trang web của TED bạn có thể thấy ở đó một loạt các đoạn băng ghi hình các bài nói chuyện của TED Khoảng hơn 1,3 triệu câu từ trong các bài đó và hàng triệu đánh giá của khán thính giả Và đây là là một kho dữ liệu khổng lồ thực sự làm cho tôi tò mò tự hỏi Nếu bạn lấy những dữ liệu này và đưa vào phân tích thống kê liệu bạn có thể trở thành một kỹ sư thiết kế bài trình bày của TED? Liệu bạn có thể tạo nên một bài TED hoàn hảo nhất được không? (Vỗ tay) Và tương tự như thế, liệu bạn có thể cho ra đời một bài TED thảm hại nhất khiến bạn vĩnh viễn không quay trở lại san khấu nữa? Để trả lời câu hỏi này, tôi đã xem xét 3 yếu tố Đó là chủ đề nói chuyện mà bạn nên chọn Cách bạn thể hiện bài nói chuyện đó và diện mạo khi lên sân khấu Vâng, với chủ đề - có hàng tá chủ đề mà bạn có thể chọn nhưng bạn nên chọn một cách khôn ngoan bởi vì chủ đề bài nói chyện của bạn sẽ liên quan chặt chẽ với việc khán giả sẽ phản ứng lại với nó như thế nào. Đây, để làm rõ hơn vấn đề này, hãy nhìn vào 10 cụm từ được thống kê là thường xuyên gắn với những bài TED được yêu thích nhất và cả những bài TED dở tệ nhất nữa. Vì thế nếu bạn đến đây để nói rằng cà phê của Pháp sẽ làm chúng ta sảng khoái và hưng phấn tới mức độ nào cứ tiếp tục thôi (Vỗ tay) Còn nếu bạn muốn nói rằng công việc của bạn bao gồm oxy, phụ nữ và máy bay-- thực ra là tôi cũng muốn nghe đấy, nhưng số liệu thống kê thì chỉ ra rằng đó không phải là một chủ đề hay ho Vâng Nếu bạn khái quát hóa lên Những bài TED hấp dẫn là những bài có chủ đề liên quan với chúng ta một cách dễ dàng và có thể đi sâu được. ví dụ như niềm hạnh phúc, cơ thể của chúng ta, hay thức ăn, cảm xúc. Còn những chủ để mang nặng tính kỹ thuật ví dụ như kiến trúc, vật liệu, và, kỳ lạ thay, con người là những chủ đề không hấp dẫn để nói. Bạn nên thể hiện bài trình bày của mình như thế nào đây? TED là một chương trình nổi tiếng là khắt khe về thời gian họ sẽ ghét tôi lắm đây vì nói ra điều này, bởi vì, thực tế là, bạn nên nói cho tới khi nào họ còn cho bạn được nói, bởi vì những bài TED hấp dẫn nhất thường là, nói một cách trung bình thôi, dài hơn 50% những bài TED tệ nhất. Và điều này rất đúng với tất cả các bảng xếp hạng trên TED.com trừ phi nếu bạn muốn có một bài nói chuyện vừa hay, vừa truyền cảm và hài hước. Vậy thì bạn nên nói một cách ngắn gọn. Nhưng trên hết, cứ nói cho tới khi nào họ lôi bạn ra khỏi sân khấu mới thôi (Cười) Vâng, trong khi -- (Vỗ tay) Trong khi bạn bắt đầu đếm giờ, có một vài quy tắc phải tuân thủ. Tôi nhận ra những quy tắc này khi so sánh các số liệu thống kê của các cụm từ có 4 chữ xuất hiện thường xuyên trong các bài TED hấp dẫn nhất, với các bài TED tệ nhất. Tôi sẽ chỉ cho các bạn 3 ví dụ Đầu tiên, là một diễn giả, tôi phải phục vụ các khán giả của mình và nói về thứ mà tôi sẽ mang lại cho các bạn chứ không phải thứ mà tôi không thể mang lại cho các bạn Thứ hai, bắt buộc là bạn không được trích dẫn từ báo New York Times (Cười) Và cuối cùng, điều này được chấp nhận với các diễn giả -- đây là tin tốt lành đây--- là có thể bịa đặt một cách thông minh Nếu tôi không hiểu về một điều gì đó, tôi chỉ cần nói "vân vân và vân vân" Và các bạn sẽ đều đồng tình với tôi thôi. Thật hoàn hảo hết chỗ nói (vỗ tay) Vâng, bây giờ nói về vấn đề quan sát nhé. Thứ hiển hiện rõ nhất trên sân khấu chính là diễn giả Và thống kê chỉ ra rằng, nếu bạn muốn trở thành một trong số những thuyết gia TED được yêu thích nhất bạn nên để tóc dài hơn bình thường một chút đảm bảo là bạn sẽ phải đeo kính và ăn mặc diện hơn một chút so với các diễn giả thông thường. Các slide trình bày ổn rồi, tuy nhiên bạn có thể xem xét mang thêm đồ thật để khán giả ngắm Và đây là điều quan trọng nhất đó là cách thức thể hiện trên sân khấu Màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó liên quan mật thiết tới đánh giá của khán giả trên trang web cho bài nói chuyện đó. (Vỗ tay) Ví dụ, các bài nói chuyện hấp dẫn được thống kê là có tỷ lệ rất cao sử dụng màu xanh này, cao hơn rất nhiều so với các bài TED thông thường khác. Các bài TED giàu trí tuệ hay sử dụng màu xanh lục này, vân vân và vân vân. (Vỗ tay) Và bây giờ, đứng về phương diện cá nhân, tôi cho rằng Tôi không phải người đầu tiên thực hiện những thống kê này nhưng tôi sẽ để chúng lại cho các bạn phán xét. Vâng, đã đến lúc để tập hợp chúng lại và thiết kế ra một bài TED hoàn hảo nhất. Vâng, vì đây là chuyên mục TED sáng tạo, và tôi đã học được từ các thống kê của mình rằng tôi nên mang đến cho các bạn điều gì đó, tôi sẽ không áp đặt thế nào là một bài TED hấp dẫn nhất hay tồi nhất cho bạn, mà hơn thế là cho các bạn một công cụ để tự tạo nên bài TED của mình. Và tôi gọi thứ công cụ đó là TED Pad (Cười) Và TED Pad là một ma trận của 100 câu nói được tuyển chọn đặc biệt và mang tính thuyết giáo cao mà bạn có thể dễ dàng gom lại để tạo nên bài TED của chính mình. Bạn chỉ phải quyết định một thứ thôi đó là: liệu bạn sẽ sử dụng một phiên bản trong trắng cho những bài TED thật hấp dẫn nói về sự sáng tạo, tài năng của con người? Hay bạn sẽ sử dụng một phiên bản đen tối để làm ra những bài TED thật sự tệ hại, hầu hết nói về các blog, chính trị và hàng hóa? Vậy thì, hãy tải nó về và thư giãn với nó Vâng và tôi hy vọng các bạn cảm thấy thù vị với bài nói chuyện này. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ cảm thấy thú vị khi tự thiết kế nên bài TED hay nhất và dở nhất có thể của chính mình. Và tôi hy vọng sẽ có ai đó trong các bạn được truyền cảm hứng trong năm tới để sáng tạo nên nó, đó là điều tôi vô cùng trông đợi. (Cảm ơn các bạn rất nhiều) (Vỗ tay) Rồi, các bạn có thể kiểm tra luôn, tôi thấp và là người Pháp Âm Pháp trong giọng tôi rất mạnh điều này sẽ được nhận thấy rõ trong vài phút tới. Hãy nhìn bức tranh này, tôi nghĩ đây là điều mọi người đều đã biết Và tôi đoán rằng rất nhiều người trong số các bạn đã ủng hộ cho người dân Haiti năm nay. Và còn 1 điều nữa tôi tin rằng, sâu trong tâm trí các bạn, các bạn cũng biết rằng mỗi ngày, có 25.000 trẻ em tử vong bởi những nguyên nhân hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Số tử vong này tương đương với cứ 8 ngày có 1 trận động đất như ở Haiti. Và tôi đoán rằng rất nhiều người trong số các bạn có thể đã làm vài việc tốt nhằm giải quyết vấn đề này, tuy nhiên vì những lý do ko xác định, việc giúp đỡ đó không diễn ra với cùng một cường độ Tại sao lại vậy? Sau đây là một thí nghiệm về suy nghĩ cho bạn. Hãy tưởng tượng bạn quyên góp được vài nghìn đô. hoặc bạn là 1 chính trị gia ở 1 nước đang phát triển, và bạn có 1 khoảng ngân sách để tiêu; bạn muốn cho người nghèo. Bạn sẽ làm như thế nào? Bạn có tin vào người nói với bạn rằng tất cả những gì chúng ta cần làm là tiêu tiền, rằng chúng ta biết làm thế nào để xóa đói giảm nghèo, Chúng ta chỉ cần chi nhiều hơn? Hay bạn sẽ tin vào người nói với bạn rằng viện trợ không giúp được gì, ngược lại nó có thể làm tổn thương, nó có thể làm trầm trọng hơn nạn tham nhũng, sự phụ thuộc...? hay bạn có thể nhìn vào quá khứ. Sau nhiều năm, chúng ta đã chi hàng tỉ đô la để viện trợ. Bạn có thể nhìn vào lịch sử và sẽ thấy viện trợ có đem lại điều tốt đẹp hay không? Và đáng buồn thay cta lại ko trả lời đc câu hỏi đó. Tệ nhất là cta sẽ ko bao h biết. Lý do là -- hãy lấy CPhi làm ví dụ -- CPhi đã nhận rất nhiều tiền viện trợ. như trên hình (các cột màu xanh). Mặt khác, GDP của Cphi hầu như không có tăng trưởng. Được rồi. Vậy làm sao bạn có thể biết được chuyện gì có thể xảy ra nếu ko có tiền viện trợ? Có thể mọi chuyện sẽ tệ hơn. hoặc có thể nó sẽ tốt hơn. Không biết được. Cta không biết thực tế là gì. Chỉ có 1 Châu Phi mà thôi (lấy gì mà so sánh^^) Vậy bạn sẽ làm gì? Đưa tiền viện trợ và hi vọng và cầu nguyện rằng điều gì đó sẽ xảy ra? Hay bạn sẽ chỉ tập trung vào cuộc sống hàng ngày của chính bạn và để cho động đất cứ 8 ngày xảy ra 1 lần (ý là 25.000 trẻ em chết mỗi ngày) cứ để chuyện đó tiếp diễn? Vấn đề là, nếu chúng ta không biết chúng ta có đang làm tốt hay không, cta cũng ko có gì khá hơn những bác sĩ thời trung cổ và các con đỉa của họ. Có lúc, bệnh nhân khá hơn, có lúc bệnh nhân tử vong. Có phải do những con đỉa ko? Hay do cái gì khác? Chúng ta không biết. Sau đây là 1 số câu hỏi khác. Chúng đơn thuần nhỏ hơn vấn đề ở trên, chứ ko có nghĩa chúng là vấn đề nhỏ. Tiêm chúng, đó là cách rẻ nhất để cứu mạng 1 đứa trẻ. Thế giới đã chi rất nhiều tiền cho việc này. LM toàn cầu về vacxin-tiêm chủng và quỹ Gates đã và đang chi rất nhiều tiền cho vấn đề này. Bản thân những nước đang phát triển cũng đã và đang rất nỗ lực. tuy vậy, hàng năm, có ít nhất 25 triệu trẻ em không được tiêm chủng như đáng ra chúng nên được. Đây chính là cái được gọi là "vấn đề cuối cùng của 1 vấn đề" Công nghệ đã có. Cơ sở hạ tầng đã có. Và vâng, tiêm chủng vẫn ko đc thực hiện. Và bạn có hàng triệu đô. Bạn sẽ dùng số tiền đó như thế nào để giải quyết vấn đề cuối cùng này? Và đây lại 1 câu hỏi khác: Sốt rét. Sốt rét giết khoảng 900.000 người mỗi năm, phần lớn là người ở khu vực cận sa mạc Sahara, và đa phần là trẻ < 5 tuổi. Thực tế đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ<5t Chúng ta đã biết làm thế nào để thanh toán sốt rét, nhưng vài người đến nói với bạn rằng, Bạn có hàng triệu. Vậy nếu đầu tư vào màn thì sao? Màn rất rẻ. Với 10$, bạn có thể sản xuất và đưa đến ng dân 1 chiếc màn đã đc tẩm thuốc chống côn trùng, và bạn có thể dạy mọi ng cách dùng loại màn đó. Màn, nó không chỉ bảo vệ những người nằm trong nó, mà còn ngăn quá trình lây lan bệnh. Nếu 1 nửa cộng đồng ngủ trong màn, nửa còn lại cũng sẽ được hưởng lợi bởi vì sự lây lan đã được ngăn chặn. Vấn đề là chỉ có 1/4 số trẻ có nguy cơ ngủ trong màn. Xã hội nên sẵn sàng hành động trợ cấp tiền sản xuất, vận chuyển để phát màn miễn phí, hoặc trả tiền cho người dân để họ sử dụng màn vì những lợi ích to lớn mà màn đem lại. 1 số người khác sẽ nói "không dễ thế đâu". "Nếu bạn cho không những chiếc màn, mọi ng sẽ không trân trọng chúng. Họ sẽ ko sử dụng chúng, hoặc ít nhất họ sẽ ko dùng chúng như những chiếc màn thực thụ, mà có thể làm lưới đánh cá." Vậy, bạn sẽ làm gì? Phát không những chiếc màn để tối đa hóa phạm vi được bảo vệ? Hay bạn yêu cầu mọi ng trả tiền cho chiếc màn để chắc chắn rằng họ sẽ thực sự trân trọng nó? Làm thế nào bạn có thể biết được? Câu hỏi thứ 3: giáo dục hay học vấn Giải pháp có thể là đưa học sinh tới trường. Nhưng thực hiện điều đó như thế nào? Bạn có thuê các gviên? Bạn có xây thêm trường? Bạn có cung cấp bữa trưa tại trường? Làm sao bạn biết được? Vấn đề chính ở chỗ đó. Tôi ko thể trả lời câu hỏi lớn rằng, viện trợ là tốt hay xấu, nhưng với 3 câu hỏi nhỏ hơn này, tôi có thể trả lời đc. Bây giờ không còn là thời trung cổ nữa. Đây là thế kỷ 21. Ở thế kỷ 20, thử nghiệm ngẫu nhiên có kiếm soát là một cuộc cách mạng y học nó cho phép chúng ta phân biệt giữa các loại thuốc có hiệu quả và các loại không. Bạn có thể làm giống như thế thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát cho các chính sách xã hội. Bạn có thể đặt sự đổi mới chính sách vào những cuộc thử nghiệm khoa học, được kiểm soát nghiêm ngặt như cta vẫn làm khi thử nghiệm thuốc. Và bằng cách đó, bạn có thể dự đoán đầu ra của chính sách biết được cái gì sẽ thực hiện được, cái gì không và tại sao. Tôi sẽ đưa ra 1 vài ví dụ cho 3 câu hỏi nhỏ ở trên. Bắt đầu với tiêm chủng. Đây là quận Udaipur, Rajasthan, rất đẹp. Khi tôi bắt đầu làm việc ở đó, chỉ có khoảng 1% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ. Rất tệ, nhưng có nhiều nơi như thế. Vấn đề không phải do không có vacxin. Ở đó có vacxin và chúng miễn phí. Vấn đề cũng không phải do cha mẹ không quan tâm đến con họ. Nếu 1 đứa trẻ không được tiêm vacxin phòng sởi, mắc bệnh sởi, cha mẹ trẻ sẽ chi hàng ngàn rupees để chữa cho trẻ. Trên đây bạn thấy trạm y tế xã vắng vẻ và bệnh viện đông đúc. Vậy vấn đề là gì? 1 phần, chắc chắn, là do người dân không có hiểu biết đầy đủ. nhất là ở đất nước này (Ấn Độ), với tất cả những ngộ nhận và tưởng tượng xung quanh việc tiêm chủng. Vậy nếu ở vào trường hợp này, rất khó để thực hiện tiêm chủng vì việc thuyết phục người dân thực sự khó khăn. Tuy nhiên, ở đây còn có thể có 1 vấn đề khác nữa. Đó là sự khác biệt giữa dự định và hành động. Hãy tưởng tượng bạn là 1 người mẹ ở quận Udaipur, Rajasthan. Bạn phải đi bộ vài cây số để tiêm chủng cho con bạn. Và có thể khi bạn đến nơi, điều bạn nhận được là trạm y tế đã đóng cửa, và bạn buộc phải quay về. Và bạn rất bận rộn, bạn có hàng đống việc khác phải làm, bạn sẽ tiếp tục trì hoãn và trì hoãn ngày đi tiêm chủng lại, cho đến khi nó trở nên quá muộn. Vâng, nếu đây là vấn đề, mọi chuyện sẽ dễ hơn 1 chút bởi vì, A, chúng ta có thể tăng khả năng tiếp cận, và, B, chúng ta có thể đưa ra cho người dân lý do cần hành động ngay hnay, hơn là đợi đến ngày mai. Đó là một số ý tưởng, nhưng chúng tôi đã ko biết nó có hiệu quả thực tế ko. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng tại 134 làng trên địa bàn quận Udaipur Các chấm xanh là các trường hợp được chọn ngẫu nhiên. Chúng tôi tăng khả năng tiếp cận của ng dân. Tôi sẽ nói cụ thể sau. Những chấm đỏ, chúng tôi thực hiện tăng khả năng tiếp cận và đưa ra cho người dân 1 lý do để hành động ngay. Những chấm trắng là nhóm chứng (nhóm để so sánh), ko có bất kỳ tác động nào trên nhóm này Tăng khả năng tiếp cận bằng cách hàng tháng chúng tôi dựng 1 cái rạp, nơi mọi người có thể đưa trẻ đến để tiêm chủng. Đó là tăng khả năng tiếp cận còn đưa ra 1 lý do để hành động ngay bằng cách cho mỗi người tiêm chủng 1kg đậu lăng. 1kg đậu lăng là rất ít. Nó sẽ ko bao giờ thuyết phục được bất kỳ ai làm 1 điều gì đó mà họ không muốn. Ngược lại, nếu vấn đề là họ dự định trì hoãn, thì 1kg đậu lăng lại là 1 lý do làm họ muốn thực hiện tiêm chủng ngay hôm nay chứ ko để muộn hơn. Vậy, kết quả ctôi nhận được ntn? Ban đầu, các nhóm đều như nhau. Đây là điểm mạnh của việc lựa chọn ngẫu nhiên. Sau đó, Việc chỉ dựng rạp hàng tháng đã làm tăng tỷ lệ tiêm chủng từ 6% lên 17%. ý tôi là tiêm chủng đủ các mũi. Không tồi. Đó là một sự cải thiện tốt. Thêm đậu lăng và đây chúng tôi đạt được con số 38%. Vậy đó, bạn đã có được câu trả lời. Tăng khả năng tiếp cận và đưa thêm 1kg đậu lăng, Tỷ lệ tiêm chủng sẽ tăng 6 lần. Bạn có thể nói "Uh tốt, nhưng không bền vững. Chúng ta không thể cứ phát đậu cho người dân mãi" Tuy nhiên, hóa ra đó là 1 nhận định sai lầm bởi vì sẽ rẻ hơn khi bạn phát đậu hơn là ko phát chúng. Từ khi bạn phải trả tiền cho y tá hàng tháng (mặc dù có khi họ chả làm gì) giá của mỗi lần tiêm chủng sẽ rẻ hơn nếu bạn đưa ra 1 chútt khích lệ so với bạn ko làm gì. Còn màn thì sao? Bạn nên phân phát miễn phí hay buộc người dân phải trả tiền để mua? Câu trả lời mấu chốt nằm trong câu trả lời cho 3 câu hỏi đơn giản sau. Một là: Nếu người dân phải trả tiền mua màn, họ sẽ mua nó hay không? Hai là: Nếu phân phát màn miễn phí, người dân sẽ sử dụng chúng hay không? Và ba là: Liệu những chiếc màn miễn phí có làm giảm việc mua hàng trong tương lai? Điểm thứ 3 là rất quan trọng bởi vì, nếu chúng ta nghĩ rằng người dân quen với việc nhận không, điều này có thể phá hủy việc phân phối màn. Như vậy, 1 cuộc tranh luận đã được hình thành rất nhiều bài hùng biện đầy cảm xúc và giận dữ. Và trong đó suy đoán nhiều hơn là thực tế, hãy thoát ra bằng cách đặt những câu hỏi đơn giản. Chúng ta có thể trả lời những câu hỏi này. Chúng ta có thể thử nghiệm. Và đã có rất nhiều thử nghiệm, và đều cho kết quả như nhau, tôi sẽ dẫn chứng cho các bạn 1 thử nghiệm. Thử nghiệm này diễn ra ở Kenya, họ đã phân phát cho người dân những phiếu mua hàng giảm giá. Người dân với phiếu này có thể mua màn ở các hiệu thuốc tại địa phương. Một vài người nhận được phiếu giảm giá 100%, 1 số khác và 20%, và số khác nữa là 50%, vân vân Sau đó, chúng ta có thể xem chuyện gì xảy ra Chuyện gì xảy ra với việc mua hàng? Bạn có thể thấy khi người dân phải trả tiền để mua màn, mức độ bao phủ giảm rất nhiều. Như vậy kể cả khi được trợ cấp 1 phần -- khoảng 3 $ trên tổng 10$ giá trị thực của 1 chiếc màn. Kết quả bạn thu được chỉ là 20% người dân sử dụng màn, bạn đã làm giảm sức khỏe của cộng đồng, thật ko hay. Câu trả lời 2, chuyện gì xảy ra với việc sử dụng? Tin tốt là nếu người dân nhận được màn, họ sẽ sử dụng chúng bất kể làm thế nào họ có nó. Nếu họ nhận được nó miễn phí, họ sẽ dùng. Nếu họ phải trả tiền để có nó, họ sẽ dùng. Về lâu về dài thì sao? Về lâu dài, Những người nhận màn miễn phí, 1 năm sau, sẽ được đề nghị mua 1 chiếc màn với giá 2$. Và những người đã được nhận miễn phí chiếc màn đầu tiên có vẻ thường sẽ mua chiếc màn thứ 2 hơn là những ng ko nhận được chiếc đầu miễn phí. Như vậy, ng dân ko quen với việc được nhận miễn phí, họ quen với việc sử dụng màn. Như vậy, có thể chúng ta cần cho họ nợ 1 thời gian. Đó là về những chiếc màn. Bạn sẽ nghĩ "oh, thật tuyệt. Bạn đã biết làm thế nào để thực hiện tiêm chủng, để phân phát màn." Nhưng cái mà các nhà chính trị cần là trong 1 loạt các lựa chọn. Họ cần biết: ngoài những điều mà tôi có thể đã làm, đâu là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu? Vậy giả sử mục tiêu là đưa được trẻ đến trường. Có rất nhiều cách bạn có thể làm. Bạn có thể trả tiền đồng phục, giảm học phí, xây nhà vệ sinh, hỗ trợ học sinh nữ băng vệ sinh, vân vân Đâu là cách tốt nhất? Ở chừng mực nào đó, chúng ta nghĩ tất cả những cách trên đều hiệu quả. Như vậy sẽ là đủ nếu chúng ta làm việc bằng trực giác, nên như vậy không? Trong kinh doanh, đó chắc chắn không phải cách nên làm. Cân nhắc một ví dụ vận chuyển hàng hóa. Trước khi các kênh đào được phát minh ở Anh trước khi có cuộc cách mạng công nghệ, hàng hóa thường được chở bằng xe ngựa. Và khi các kênh đào được xây dựng, với cùng số lượng người đánh xe và số ngựa, bạn có thể mang gấp 10 lần hàng hóa. Vậy, họ nên tiếp tục vận chuyển hàng hóa bằng xe ngựa, trên mặt đất, liệu họ có được như ngày nay? Uhm, nếu chuyện đó xảy ra, đã không có cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ. Vậy tại sao chúng ta không làm giống như vậy với chính sách xã hội? Với công nghệ, chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để thử nghiệm, tinh chỉnh, lựa chọn cách rẻ nhất để làm 1 điều gì đó, vậy tại sao chúng ta ko làm như vậy với các chính sách xã hội? Với các cuộc thử nghiệm, cái bạn có thể làm là trả lời 1 câu hỏi đơn giản. Giả dụ bạn có 100$ để chi cho rất nhiều can thiệp khác nhau. trẻ em sẽ học thêm bao nhiêu năm với mỗi 100$ mà bạn chi ra? Giờ tôi sẽ cho bạn thấy cái chúng ta nhận được từ những cuộc can thiệp về giáo dục khác nhau. Đó là điều cần làm đầu tiên khi bạn muốn kiểm chứng những nghi ngờ, thuê giáo viên, miễn phí bữa trưa, đồng phục và trao học bổng. Không tồi với 100$ trẻ sẽ học thêm từ 1 - 3 năm (nếu được miễn các điều trên). Điều không tốt là hối lộ cha mẹ, bởi vì có nhiều trẻ đã đang đi học và bạn thì phải chi rất nhiều tiền. Và đây là kết quả đáng ngạc nhiên nhất. Nói cho mọi người về lợi ích của học vấn. 1 cách rất rẻ. Và với mỗi 100$ bạn chi để tuyên truyền điều đó, trẻ sẽ đi học thêm 40 năm. Ở những nơi trẻ nhiễm giun nhiều, . hãy chữa cho trẻ. Và với 100$ trẻ sẽ đi học thêm gần 30 năm. Đó không phải là trực giác Đó không phải là những gì mọi người cố gắng làm, những chương trình trên đã hoạt động hiệu quả. Chúng ta cần loại thông tin này. Chúng ta cần nhiều thông tin hơn nữa. Chúng ta cần nó để định hướng chính sách. Giờ đây, khi tôi bắt đầu với 1 vấn đề lớn và tôi ko có câu trả lời cho nó. Tôi sẽ chia nhỏ nó ra các vấn đề nhỏ hơn, và tìm câu trả lời cho những vấn đề nhỏ hơn này. đó phải là những câu trả lời tốt, khoa học và thiết thực. Hãy trở lại với Haiti 1 chút. Tại Haiti, khoảng 200.000 người đã chết. Thực tế còn nhiều hơn thế. Phản ứng của thế giới là rất tụyêt vời. 2 tỷ đôla đã việc quyên góp chỉ trong 1 tháng. như vậy vào khoảng 10.000$ cho mỗi nạn nhân tử vong. Nghe có vẻ không nhiều khi bạn nghĩ theo cách trên. Nhưng nếu bạn sẵn sàng chi 10.000$ cho mỗi ca tử vong của trẻ < 5 tuổi, thì sẽ là 90 tỷ $ 1 năm đó là cả 1 vấn đề. Nhưng điều đó không xảy ra. Tại sao? Tôi nghĩ, 1 phần là do, ở Haiti mặc dù vấn đề lớn rất, nhưng chúng ta hiểu và định vị được nó Bạn quyên tiền cho tổ chức bác sĩ không biên giới, bạn quyên tuyền cho Liên hiệp sức khỏe thế giới, và tiền sẽ được chuyển đến bác sĩ, quy ra gỗ để làm nhà, dùng trực thăng để chuyển mọi thứ đến và đi. Tuy nhiên vấn đề đói nghèo thì ko giống như vậy. Thứ nhất, nó gần như vô hình Thứ hai, nó rất lớn. Và thứ 3, chúng ta không biết chúng ta có đang làm điều đúng đắn hay không. Không có viên đạn bạc nào hết. Bạn không thể dùng trực thăng để kéo mọi ng ra khỏi nghèo đói Quả thực là dễ nản lòng. Nhưng hay xem hôm nay chúng ta đã làm được gì. Tôi đã đưa ra 3 câu trả lời đơn giản cho 3 câu hỏi. Phát đậu cho người đi tiêm chủng, cung cấp màn miễn phí và tẩy giun cho trẻ. Với tiêm chủng hoặc màn, bạn có thể cứu sống 1 mạng người với 300$. Với việc tẩy giun, cứ mỗi 3$ trẻ sẽ học thêm 1 năm Vậy, chúng ta không thể xóa nghèo ngay được, nhưng chúng ta có thể bắt đầu. Có thể chúng ta bắt đầu từ cái nhỏ với những điều chúng ta biết sẽ hiệu quả. Sau đây là 1 ví dụ nó hiệu quả như thế nào. Tẩy giun. Giun có nhiều vấn đề hơn là trên các tiêu đề. Chúng không đẹp và ko giết bất cứ ai. Và khi 1 nhóm lãnh đạo trẻ ở Davos thấy những con số mà tôi đã cho bạn xem, họ bắt đầu chiến dịch "Deworm the World" và nhờ chiến dịch này cũng như nỗ lực của các tổ chức và chính phủ các nước, năm 2009, 20 triệu trẻ trong tuổi cắp sách đến trường đã được tấy giun Bằng chứng này rất mạnh mẽ. Nó có thể thúc đẩy hành động. Cho nên chúng ta cần bắt đầu hành động ngay. Mọi chuyện sẽ không dễ dàng Nó sẽ tiến triển chậm. Bạn phải tiếp tục thử nghiệm và thỉnh thoảng 1 số hệ tư tưởng sẽ bị đánh bật bởi thực tế. Cũng có lúc cái hiệu quả ở nơi này lại không hiệu quả ở nơi khác Đó là 1 tiến trình chậm chạp, nhưng không còn cách nào khác. Nền kinh tế mà tôi đề xuất, rất giống với vấn đề thuốc ở thế kỷ 20. Nó là tiến trình chậm, mang tính thảo luận và khám phá. Không có phương thuốc thần kỳ nào hết, công nghiệp thuốc hiện đại đã và đang cứu sống hàng triệu mạng sống mỗi năm, và chúng ta có thể làm giống thế Bây h chúng ta hãy quay lại câu hỏi lớn mà tôi đã đưa ra từ khi bắt đầu Tôi không thể nói cho bạn biết tiền viện trợ chúng ta đã chi trong quá khứ có đem lại khác biệt hay không, nhưng chúng ta có thể quay lại đay sau 30 năm nữa và nói "những điều chúng tôi đã làm, đã thực sự thúc đẩy sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn" Tôi tin rằng chúng ta có thể, và tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ làm. Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn giải thích như thế nào khi mọi việc không tiến triển như mong muốn? Dễ hiểu hơn, bạn giải thích như thế nào khi những người khác có thể đạt được những thứ dường như cưỡng lại mọi giả định? Ví dụ: Tại sao Apple lại quá sáng tạo? Năm này qua năm khác, họ sáng tạo nhiều hơn tất cả những đối thủ của mình. Và vâng, họ chỉ là một công ty máy tính. Họ cũng chỉ như những người khác. Họ cũng cùng khả năng tiếp cận với cùng những tài năng, cùng các nhà môi giới, cùng các cố vấn và cùng phương tiện truyền thông. Vậy tại sao họ có vẻ như có gì đó khác? Tại sao rằng Martin Luther King dẫn đầu Phong Trào Quyền Công Dân? Ông không phải là người duy nhất chịu khổ trong thời kỳ tiền quyền công dân của Mỹ trước đây. Và ông ta chắc chắn không phải nhà hùng biện tuyệt vời duy nhất thời đấy. Tại sao lại là ông ấy? Và tại sao mà anh em nhà Wright có khả năng nghĩ ra chuyến bay có người lái khi mà ở đây chắc chắn có những nhóm nghiên cứu khác trình độ cao hơn, được tài trợ nhiều hơn, và họ không đạt được những chuyến bay do người điều khiển, và anh em nhà Wright đã hạ ngục họ trên chiến trường này. Ở đây có thứ gì khác ở đây. Khoảng ba năm rưỡi trước đây Tôi đa khám phá ra, và khám phá này đã thay đổi một cách sâu sắc quan điểm của tôi về cái cách mà thế giới hoạt động. Và nó thậm chí thay đổi hoàn toàn cái cách mà tôi hoạt động trong đó. Và nó cho thấy -- ở đây có một dạng -- mà tất cả các nhà lãnh đạo vĩ đại và truyền cảm và những tổ chức trên thế giới, cho dù nó là Apple, hay Martin Luther King và anh em nhà Wright họ đều nghĩ, hành động và giao tiếp chính xác cùng một cách. Và nó hoàn toàn đối lập với với những người khác Tất cả những gì tôi làm là hệ thống hóa nó. Và nó hầu như chắc chắn là ý tưởng đơn giản nhất thế giới. Tôi gọi nó là Vòng Tròn Vàng. Tại sao? Như thế nào? Cái gì? Cái ý tưởng nhỏ đó giải thích tại sao một vài tổ chức và vài nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng trong khi những người khác thì không Để tôi định nghĩa nó thật nhanh. Mỗi một cá nhân, một tổ chức trên hành tinh này biết họ nên làm gì, 100 phần trăm. Một vài biết nên làm nó như thế nào, chò dù bạn goi nó là kế hoạch khác biệt về giá trị của bạn hay sự tiến trình độc quyền của bạn hay đặc trưng riêng của bạn (USP) Nhưng rất, rất ít người hay tổ chức biết tại sao họ làm điều mà họ làm. Và khi nói "Tại sao" tôi không có ý nói đến ''tạo ra lợi nhuận." Đó là kết quả. Nó luôn luôn là kết quả. Khi nói "tại sao" thì ý tôi là: Mục đích của bạn là gì? Nguyên nhân gì thúc đẩy bạn? Niềm tin của bạn là gì? Tại sao tổ chức của bạn là tồn tại? Tại sao bạn lại thức dây khỏi giường vào buổi sáng? Và tại sao mọi người lại phải quan tâm? Vâng, như là cái kết quả, cách mà chúng ta nghĩ, cách mà chúng ta hành động, Cách mà chúng ta giao tiếp là dạng từ bên ngoài vào. Nó rõ ràng. Chúng ta đi từ thứ rõ ràng nhất cho đến thứ mờ nhạt nhất. Nhưng những nhà lãnh đạo đầy cảm hứng Và những tổ chức đầy cảm hứng, bất kể ở quy mô và lĩnh vực nào, tất cả đều nghĩ, hành động và giao tiếp từ bên trong ra. Để tôi cho bạn một ví dụ. Tôi dùng Apple bởi vì nó dễ hiểu và mọi người hiểu nó. Nếu Apple giống như những người khác, thông điệp marketing từ họ có lẽ nghe như thế này. "Chúng tôi làm những máy tính tuyệt vời. Chúng được thiết kế đẹp, sử dụng đơn giản và thân thiện với người dùng. Muốn mua một cái chứ?" Nei. Và đó là cách mà đa phần trong chúng ta giao tiếp. Đó là cách mà đa phần marketing và những cuộc buôn bán đã được thực hiện. Và đó là cách mà hầu hết chúng ta giao tiếp một cách thân mật với nhau. Chúng ta nói cái chúng ta làm, chúng ta nói cách chúng ta khác biệt như thế nào và tốt hơn như thế nào và chúng ta mong đợi những dạng như hành vi, mua hàng, bầu chọn, hay thứ gì đó như thế. Đây là hãng luật mới của chúng tôi. Chúng tôi có những luật sư tốt nhất với những khách hàng bự nhất. Chúng tôi luôn làm việc vì khách hàng. Đây là chiếc xe mới của chúng tôi. Nó có đồng hồ đo nhiên liệu tuyệt vời và ghế bọc da. Hãy mua xe của chúng tôi. Nhưng nó chẳng gây cảm hứng gì cả. Đây là cách Apple thực sự giao tiếp. "Mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi tin tưởng vào việc thử thách tình trạng hiện tại. Chúng tôi tin tưởng vào việc nghĩ một cách khác biệt. Cách mà chúng tôi thử thách tình trạng hiện tại là bằng cách làm những sản phẩm của mình được thiết kế tuyệt đẹp, đơn giản sử dụng và thân thiệt với người dùng. Chúng tôi tình cờ làm được những chiếc máy tính tuyệt vời. Muốn mua 1 cái chứ?" Hoàn toàn khác biệt đúng không? Tôi sẵn sàng để mua một chiếc máy tính từ mình. Tất cả những gì tôi làm đảo ngược thứ tự của thông tin. Cái mà nó chứng tỏ cho chúng ta làm người ta không những thứ bạn làm, họ mua cái mà tại sao bạn làm nó. Người ta không mua cái bạn làm, họ mua lý do mà bạn làm nó. Nó giải thích tại sao mỗi một con người trong căn phòng này hoàn toàn thoải mái để mua máy tính từ Apple. Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn thoải mái mua những chiếc máy MP3 từ Apple, hay điện thoại từ Apple, hay DVR từ Apple. Nhưng, như tôi nói từ trước, Apple chỉ là một công ty máy tính. Ở đây không có gì phân biệt họ về mặt cấu trúc với bất cứ các đối thủ nào. Những đối thủ của họ đều cân xứng về khả năng để làm tất cả những sản phẩm này. thực tế, họ đã thử. Vài năm trước đây, Gateway giới thiệu TV màn hình phẳng. Họ đủ khả năng để làm những TV màn hình phẳng. Họ đã làm màn hình máy tính phẳng hàng năm trời. Không ai mua cả. Dell giới thiệt máy nghe nhạc MP3 và PDA Và họ làm những sản phẩm chất lượng tuyệt vời. Và họ có thể làm những sản phẩm thiết kế tuyệt vời. Và không ai mua cả. Thực tế, nói về nó bây giờ, chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng mua một máy MP3 từ Dell. Tại sao bạn lại mua máy MP3 từ một công ty máy tính? Nhưng chúng ta làm thế mỗi ngày. Người ta không mua cái bạn làm, họ mua lý do mà bạn làm nó. Mục tiêu không phải là làm kinh doanh với mọi người cần cái mà bạn có. Mục tiêu là làm kinh doanh với những ai tin vào cái mà bạn tin tưởng. Đây là phần hay nhất. Không có gì tôi nói là ý kiến của tôi. Tất cả đều dựa trên những căn cứ sinh học. Không phải tâm lý học, sinh học. Nếu bạn nhìn vào mặt cắt ngang của não người, từ trên xuống, Cái mà bạn thấy là não người thật sự chia ra thành ba bộ phận chính mà tương quan hoàn hảo với vòng tròn vàng. Phần não sớm nhất của chúng ta, não homo sapien não neocortex tương quan với mức độ "Cái gì" Phần não neocortex mới chịu trách nhiệm cho tất cả những suy nghĩ phân tích và lý trí và ngôn ngữ. Phần thứ hai ở giữa được tạo bởi não limbic Và não limbic của chúng ta chịu trách nhiệm về tất cả những cảm xúc của chúng ta, giống như sự tin tưởng và lòng trung thành. Nó cũng chịu trách nhiệm cho tất cả hành vi của con người, tất cả những quyết định, và nó không có chỗ cho ngôn ngữ. Nói một cách khác, khi chúng ta giao tiếp từ ngoài vào, vâng, con người có thể hiểu một lượng lớn những thông tin phức tạp như điểm đặc trưng và lợi ích và sự kiện và con số Nó chỉ không điều khiển hành vi. Khi chúng ta có thể giao tiếp từ trong ra ngoài, chúng ta nói chuyện trực tiếp với phần của nảo mà điều khiển hành vi, và kế đến chúng ta cho phép người ta hợp lý hóa nó với những thứ hữu hình mà chúng ta nói và làm. Đó là nơi khởi nguồn cho những quyết định sáng suốt. Bạn biết đó, đôi khi bạn có thể đưa cho ai đó tất cả các sự kiện và con số, và họ nói, "Tôi biết tất cả những sự kiện và chi tiết nói về cái gì, nhưng chỉ không cảm thấy đúng." Tại sao chúng ta sử dụng động từ, "không cảm thấy" đúng? Bởi vì phần của não mà điều khiển sự quyết định, không điều khiển ngôn ngữ. Và điều tốt nhất mà chúng ta có thể tập hợp lại được là, "Tôi không biết, nó chỉ không cảm thấy đúng." Hay đôi khi bạn nói bạn đang lãnh đạo bằng trái tim mình, hay bạn đang lãnh đạo bằng bằng tâm hồn. Chà, tôi ghét phải giải thích nó cho bạn, những thứ đó không phải những bộ phận khác trên cơ thể bạn điều khiển hành vi của bạn. Tất cả nó đang diễn ra ở đây trong não limbic của bạn, phần của não mà điều khiển sự đưa ra quyết định và không phải là ngôn ngữ. Nhưng nếu bạn không biết tại sao bạn làm cái mà bạn làm, và người ta trả lời cho tại sao bạn làm thứ mà bạn làm, kế tiếp làm thế nào mà bạn có thể có ai đó để mà bầu cho bạn, hay mua gì đó từ bạn, hay, quan trong hơn, là trung thành với bạn và muốn là một phần của cái mà bạn làm. Lần nữa, mục tiêu không chỉ là bán cho những người mà họ cần cái mà bạn có; mục tiêu là bán cho những người mà họ tin vào cái mà bạn tin. Mục tiêu không chỉ là thuê người ta người mà cần công việc; nó là thuê người mà họ tin vào cái mà bạn tin. Tôi luôn nói thế, bạn biết đấy, nếu như bạn thuê người chỉ vì họ có thể làm việc, họ sẽ làm vì tiền của bạn, nhưng nếu bạn thuê người mà họ tin vào cái mà bạn tin, họ sẽ làm cho bạn với máu, mồ hôi và nước mắt. Và không ở đâu khác ngoài ở đây có ví dụ tốt hơn với anh em nhà Wright. Hầu hết mọi người không biết về Samuel Pierpont Langley. Và quay lại đầu thế kỷ 20, theo đuổi các chuyến bay điều khiển bằng con người giống như thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay. Mọi người đang thử nó. Và Samuel Pierpont Langley có, cái mà chúng ta giả định, công thức cho sự thành công. Ý tôi là, thậm chí bây giờ, bạn hỏi người ta, "Tại sao sản phẩm của bạn hay tại sao công ty bạn lại thất bại?" và người ta sẽ luôn cho bạn cùng hoán vị của cùng 3 thứ sau: nguồn đầu tư không đủ, nhân sự yếu kém, điều kiện thị trường xấu. Nó luôn luôn là vì 3 điều đó, vậy hãy cùng xem xét nó. Samuel Pierpont Langley được chi 50,000 đô la bởi Sở Tham Chiến để chế tạo ra chiếc máy bay. Tiền đã không là vấn đề. Ông ta có chiếc ghế tại Harvard và đã làm việc tại Smithsonian và có những mối quan hệ cực kỳ tốt. Ông ta biết tất cả những người tài thời đấy. Ông ta thuê những người giỏi nhất tiền có thể tìm được. Và điều kiện thị trường rất ư là tuyệt vời. Báo New York Times theo ông ta mọi nơi. Và mọi người chầu chật đợi Langley. Vậy làm thế nào mà bạn chưa từng nghe về Samuel pierpont Langley? Và vài trăm dặm cách đó tại Dayton Ohio, Orville và Wibur Wright Họ không có bất cứ cái gì mà chúng ta cho là công thức của sự thành công Họ không có tiền. Họ trả cho giấc mơ của mình bằng số tiền thu được từ cửa hàng xe đạp. Không bất cứ ai trong đội của anh em nhà Wright có bằng đại học, thậm chí cả Orville và Willbur. Và báo New York Times không theo họ bất cứ đâu. Sự khác biết là, Orville và Wilbur được thúc đẩy bởi một nguyên nhân, bởi một mục đích và bởi một niềm tin. Họ tin rằng nếu họ có thể nghĩ ra được cỗ máy bay, nó có thế thay đổi diễn biến của thế giới. Samuel Pierpont Langley thì khác. Ông ta muốn giàu, và ông ta muốn được nổi tiếng. Ông ta đã theo đuổi kết quả. Ông đã theo đuổi sự giàu có. Và xem chuyện gì đã xảy ra. Người mà họ tin vào giấc mơ anh em nhà Wright, làm việc với họ bằng máu, mồ hôi, và nước mắt. Những người khác chỉ làm việc cho tiền lương. Và họ kể những câu chuyện về mỗi lần mà anh em nhà Wright đi ra, họ sẽ phải lấy 5 bộ cấu kiện, bởi vì đó là số lần mà họ thất bại trước khi họ trở thành siêu anh hùng. Và, tình cờ, vào ngày 17 tháng 12, 1903, Anh em nhà Wright đã bay, và không ai ở đó thậm chí trải nghiệm nó. Chúng ta biết về nó vài ngày sau. Và những bằng chứng cho thấy Langley đã được thúc đẩy bởi những điều sai, cái ngày mà anh em nhà Wright bay lên, ông ta bỏ cuộc. Ông ta có thể đã nói, "Đó là một khám phá tuyệt vời, các anh, và tôi sẽ cải thiện hơn công nghệ của các anh," nhưng ông ta đã không Ông ta không là người đầu tiên phát minh ra, cho nên ông cũng không giàu lên, cũng không nổi tiếng thêm, vì thế ông ta bỏ cuộc. Người ta không mua cái bạn làm, họ mua lý do mà bạn làm nó. Và nếu tôi nói về cái mà tin tưởng bạn sẽ thu hút những ai tin cái mà bạn tin. Nhưng tại sao nó lại quan trọng thu hút những ai tin cái mà bạn tin? Mọi thứ gọi là quy luật phổ biến của sự cải tiến. Và nếu như bạn không biết về luật, bạn chắc chắn phải biết thuật ngữ này. 2.5% đầu tiên của dân số thế giới là những người tiên phong đi tìm cái mới. 13.5% kế tiếp của dân số thế giới là những người sớm chấp nhận. Và 34% kế tiếp phần đa số. Đa phần những người đến sau và những người cuối cùng. Cái lý do duy nhất những người này mua điện thoại cảm ứng là bởi vì họ không thể mua điện thoại quay số được nữa. (Cười) Chúng ta đều đứng ở những nơi khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong tỷ lệ này, nhưng cái mà quy luật phổ biển của sự cái tiến này muốn nói với chúng ta là nếu như bạn muốn thành công trên thị trường đại trà hay sự chấp nhận của thị trường đại trà về cái ý tưởng, Bạn không thể có nó cho đến khi bạn đạt được đến điểm nút này khoảng 15 đến 18 phần trăm thị phần. Và kế đến là các đỉnh hệ thống. Và tôi thích hỏi về công việc kinh doanh, " Tỉ lệ hối đoái của bạn trong lần kinh doanh mới là bao nhiêu?" Và họ thích trả lời bạn một cách hãnh diện, "Oh, nó khoảng 10 phần trăm" Chà, Bạn có thể nắm 10 phần trăm khách hàng. Tất cả mà bạn có chỉ là 10 phần trăm của những ai chỉ "hiểu nó." Đó là cách mà chúng ta mô tả họ, đúng chứ. Nó giống như là cảm giác trong bụng, "Chà, họ chỉ mới hiểu nó." Vấn đề là: Làm cách nào bạn tìm được người hiểu nó trước khi bạn làm kinh doanh với họ so với những người không hiểu được nó? Vậy nó ở đây, cái khoảng cách nhỏ này, mà bạn phải tiến gần lại, như Jeffrey Moore gọi nó là "vược qua vực thẳm." Bạn thấy đấy, bởi vì đa phần đầu tiên sẽ không thử thứ gì đó cho đến khi có ai đó đã thử nó trước. Và những gã này, những người tiên phong và những người chấp nhận sớm, họ cảm thấy thoải mái làm những quyết định quyết tâm đó. Họ thoải mái hơn khi đưa ra những quyết định trực quan được dẫn dắt bởi cái mà họ tin về thế giới và không chỉ là giá trị sản phẩm. Đó là những người xếp hàng khoảng sáu tiếng đồng hồ để mua iPhone khi chúng vừa ra mắt, khi bạn có thể đi đến cửa hàng tuần sau và mua một cái trên kệ. Có những người chi 40,000 đô la cho TV màn hình phẳng khi chúng vừa được giới thiệu, thậm chí công nghệ dưới mức tiêu chuẩn. Và, tiện thể, họ không làm điều đó bởi vì công nghệ quá tuyệt vời. Họ làm cho chính bản thân họ. Nó bởi vì họ muốn là đầu tiên. Người ta không mua cái mà bạn làm, họ mua tại sao bạn làm nó. Và cái bạn làm đơn giản chúng minh cái mà bạn tin. Thực tế, người ta sẽ làm những thứ mà chúng minh được cái mà họ tin. Lý do mà người ta mua iPhone trong 6 giờ đầu tiên, xếp hàng trong 6 tiếng đồng hồ, là bởi vì họ tin về thế giới, và cái cách họ muốn mọi người nhìn họ. Họ là đầu tiên. Người ta không mua cái bạn làm, họ mua lý do mà bạn làm nó. Vậy để tôi đưa cho bạn một ví dụ nổi tiếng, một thất bạn nổi tiếng và một thành công nổi tiếng của cái quy luật phổ biến của sự cải tiến. Đầu tiên là thất bại nổi tiếng. Nó là ví dụ mang tính thương mại. Như mà chúng ta nói vài giây trước đây, Công thức cho sự thành công là tiền và đúng người mua và đúng điều kiện thị trường. Đúng, bạn sẽ có thành công đó. Nhìn vào TiVO Từ thời điểm TiVo ra đời, vào khoảng 8 hay 9 năm trước, cho đến ngày hôm nay, Họ là sản phẩm chất lượng tốt nhất và duy nhất trên thị trường, bỏ tay xuống, không có tranh cãi nhé. Họ được tài trợ vô cùng tốt. Điều kiện thị trường rất ư hoàn hảo. Ý tôi là, chúng ta dùng TiVo như là động từ Tôi TiVo những thứ tạp nham của mình trên cái máy chiếu phim Time Warmer liên tục. Nhưng TiVo là một thất bại thương mại. Họ chưa từng làm ra tiền. Và khi họ đến với IPO cổ phiếu có họ vào khoảng 30 hay 40 đô la Và sau đó xuống dốc và nó chưa từng được giao dịch trên 10. Thực tế, tôi chưa từng thấy nó được giao dịch trên 6, trừ đôi lần tăng đột ngột nhẹ. Bởi vì như bạn thấy đó, khi TiVo giới thiệu sản phẩm của họ, họ nói cho chúng ta tất cả những cái mà họ có. Họ bảo, chúng tôi có sản phẩm mà có thể dừng chương trình trực tiếp, tua qua quảng cáo, tua lại chương trình trực tiếp và nhớ những thói quen xem của bạn thậm chí bạn chưa từng hỏi." Và phần lớn hoài nghi nói, "Chúng tôi không tin anh. Chúng tôi không cần nó. Chúng tôi không thích nó. Anh đang dọa chúng tôi." Nếu như nếu họ nói, "Nếu như bạn là người mà thích có được toàn quyền điều khiển mọi khía cạnh của cuộc sống của mình, cậu bé, chúng tôi có 1 sản phẩm dành cho bạn. Nó dừng chương trình trực tiếp, bỏ qua đoạn quảng cáo, nhớ những thói quen xem phim của bạn, vân vân." Người ta không mua cái bạn làm, họ mua lý do mà bạn làm nó. Và cái mà bạn phục vụ họ đơn giản chỉ như là bằng chứng cho cái mà bạn tin tưởng. Bây giờ để tôi đưa cho bạn một ví dụ thành công của quy luật phổ biển của sự cải tiến. Vào mùa vè năm 1963, 250,000 người xuất hiện trên trung tâm mua sắm tại Washington để nghe Tiến sĩ King nói. Không không gửi bất cứ lời mời nào, và ở đây cũng không có website để coi ngày diễn ra. Bạn làm như thế nào? Chà, Tiến sĩ King không phải là người duy nhất tại Mỹ mà là một nhà hùng biện vĩ đại. Ông cũng không phải là người duy nhất tại Mỹ chịu đựng trong thời kỳ trước đây của quyền công nhân Mỹ. Thực tế, một vài ý tưởng của ông ta là tệ. Nhưng ông ta có biệt tại. Ông ta không đi vòng quay và nói mọi người về cái cần được thay đổi ở Mỹ. Ông ta đi vòng quay và nói mọi người cái mà ông tin tưởng. "Tôi tin. Tôi tin. Tôi tin," Ông nói với mọi người. Và những ai mà tin vào cái mà ông tin tưởng lấy động cơ đó của ông và họ làm nó thành của chính họ, và họ nói với người khác. Và một vài trong những người này đã tạo ra những cấu trúc để thậm chỉ có thêm nhiều người hơn nữa. Chậm và chú ý, 250,00 người xuất hiện vào đúng ngày, vào đúng thời điểm để nghe ông ta nói. Bao nhiêu người xuất hiện cho ông ấy? Số không. Họ xuất hiện cho bản thân họ. Đó là cái mà họ tin về nước Mỹ mà đã làm cho họ đón xe buýt đi gần 8 tiếng, và đứng dưới ánh mặt trời tại Washington vào giữa tháng 8. Nó là cái mà họ tin, và nó không phải là về trắng với đen. 25% những người xem là da trắng. Tiến sĩ King tin rằng ở đây có hai dạng luật trên thế giới này, những điều mà làm bởi những thẩm quyền cao hơn và những điều luật mà làm bởi con người. Và không phải cho đến khi mà tất cả các luật mà làm bởi con người phù hợp vói những luật mà làm bởi những thẩm quyền cao hơn, chúng ta sẽ sống trong chỉ một thế giới. Nó chỉ diễn ra như vậy mà Phong Trào Quyền Công Dân đã là điều tuyệt vời mà giúp ông ta mang lý do của ông đến cuộc sống. Chúng ta theo sau, không phải cho ông ấy, mà cho chính chúng ta Và, tiện thể, ông ta đã có bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ", chứ không phải bài diễn văn "Tôi có một kế hoạch". (Cười) Nghe những nhà chính trị gia bây giờ với kế hoạch toàn diện 12 điểm của họ. Họ không truyền cảm hứng cho bất cứ ai. Bởi vì đây là nhà lãnh đạo và đây là những ai dẫn đầu. Những nhà lãnh đạo giữ vị trí cho sức mạnh và quyền lực. Nhưng những ai mà dẫn đầu truyền cảm hứng cho chúng ta Cho dù họ là cá nhân hay tổ chức, Chúng ta theo những ai mà dẫn đầu, không phải vì chúng ta phải thế, mà bởi vì chúng ta muốn thế. Chúng ta theo những ai dẫn đầu, không phải cho họ, mà cho chính chúng ta. Và đó là những ai mà bắt đầu với "Tại sao" mà có khả năng để truyền cảm hứng cho những người xung quanh họ hay tìm những người tuyền cảm hứng cho họ. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi đã chơi nhạc cho TED gần một thập kỷ và tôi ít khi nào chơi bài hát nào mới của mình. Và điều đó nhiều phần là bởi vì không có nhiều bài mới. (Cười) vì tôi đã khá bận rộn với một số dự án, và một trong số đó là cái này, Cây đậu khấu. một cái phao nổi của thuyền năm 1930, mà tôi đã phục hồi trong vườn của nhà nghỉ bên biển của tôi ở Anh. và, bây giờ, khi mà băng ở Bắc cực đang tan chảy, thì phòng thu âm của tôi lại nổi lên như một con thuyền, và tôi sẽ trô nổi vào thế giới bị nhấn chìm như một nhân vật trong tiểu thuyết của J.G.Ballard. Trong ngày, cây đậu khấu sẽ thu thập năng lượng từ bảng điều khiển năng lượng mặt trời trên mái của nhà nghỉ và từ một tuốc bin 450 watt trên cột buồm. vì vậy khi trời tốt, tôi sẽ có đầy năng lượng. và tôi sẽ phát sáng cây đậu khấu như là một cái đèn hiệu. và tôi sẽ vào đó tới sáng sớm. và sáng tác nhạc mới. Tôi muốn chơi cho các bạn, nếu các bạn chịu là khán giả đầu tiên nghe nó. (Vỗ tay) baì này là về Billie Holiday. và có vẻ là một đêm nọ năm 1947, cô ta rời khỏi chỗ của mình và bị mất tích cà đêm, tới khi cô xuất hiện trở lại vào sáng sớm. nhưng tôi biết cô ta đã ở đâu. cô đã ở với tôi trên chiêc thuyền phao của tôi. và cô ta rất quyến rũ. (Nhạc) ♫ Billie từ từ bò nhẹ nhàng ♫ ♫ vào vòng tay của tôi ♫ ♫ ấm áp như một hớp mật nóng ♫ ♫ thứ trái lạ cho ♫ ♫ một loại rác ngọt♫ ♫ hốt hoảng ở cửa sân khấu ♫ ♫ của Carnegie Hall ♫ ♫ "Ca sĩ nhạc Jazz nổi tiếng đã mất" ♫ ♫ chắc đã rời khỏi tòa nhà ♫ ♫ cơ thể và tâm hồn ♫ ♫ trên một ♫ ♫ ghế để piano đêm nay ♫ ♫ như là mặt trăng ♫ ♫ là nhân chứng duy nhất của tôi ♫ ♫ cô ấy đang thở ♫ ♫ vào tai tôi ♫ ♫ "đây là thời điểm của tình yêu "♫ ♫ Nhưng tình yêu là một cốt súng lên nòng ♫ ♫ vào ban ngày cô ấy biến mất ♫ ♫ khỏi dòng sông băng giá, về nhà ♫ ♫ Tôi và Johnny Walker ♫ ♫ nhìn thấy trong kỷ nguyên mới ♫ ♫ một mình ♫ ♫ ở lại với tôi ♫ ♫ một lần nữa đêm nay♫ ♫ Billie, thời gian ♫ ♫ thời gian là một cú ngoặt nguy hiểm ♫ ♫ vẫn là một tiếng vọng ♫ ♫ trong tim tôi nói ♫ ♫ "đây là thời điểm của tình yêu" ♫ (Vỗ tay) Tôi đã nghĩ về điều ước TED của tôi Tôi đã cố gắng bắt đầu bằng cách đưa ra vấn đề tôi cố gắng làm và nó phù hợp như thế nào với những gì họ cố gắng làm Chúng ta sống trong một thế giới mà mọi người đều biết là phụ thuộc lẫn nhau nhưng vẫn còn thiếu trong 3 vấn đề chính Vấn đều thứ nhất, sự không bình đẳng. Một nửa số người trên thế giới vẫn sống dưới 2 đô Mỹ một ngày 1 tỉ người không có nước sạch sinh hoạt 2 tỉ rưỡi người không được sống trong môi trường vệ sinh 1 tỉ người ôm bụng đói đi ngủ hằng đêm 1 phần 4 số người tử vong mỗi năm là do AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét và nhiều dạng nhiễm trùng khác liên quan đến nước bẩn -- 80 % số ca tử vong dưới 5 tuổi. Ngay cả ở các nước giàu, sự bất bình đẳng cũng là rất bình thường. Ở Mỹ, từ năm 2001 chúng ta đã có 5 năm kinh tế phát triển mạnh, năng suất lao động tăng cao trong 5 năm, nhưng lương trung bình không đổi và tỉ lệ số gia đình lao động rơi xuống dưới mức nghèo khổ tăng 4% Phần trăm gia đình lao động không được hưởng chăm sóc y tế tăng 4%. Thế giới phụ thuộc lẫn nhau này tốt bụng với hầu hết chúng ta ở đây-- vì thế chúng ta mới ở Bắc California này làm những việc chúng ta làm để kiếm sống, tận hưởng đêm nay -- điều này là bất bình đẳng. Và cũng không ổn định. Không ổn định vì sự đe dọa khủng bố, vũ khí hủy diệt, sự lây lan của các căn bệnh toàn cầu và chúng ta ý thức được rằng chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Và có lẽ quan trọng hơtn ất cả, không ổn định bởi vì thay đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và các sinh vật tuyệt chủng. Khi tôi nghĩ về thế giới tôi muốn để lại cho con gái tôi và cho cháu của tôi, đấy là thế giới không có sự bất bình đẳng, không có sự bất ổn định và sự không bền vững là thế giới mà các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau -- ở tầm địa phương, quốc gia và toàn cầu -- cùng chung tính chất của những cộng đồng thành công. Những cơ hội đựơc chia sẻ với nhau, ý thức trách nhiệm vì sự thành công chung và ý thức sở hữu xác thực. Nói dễ hơn làm. Khi các vụ khủng bố xảy ra ở Anh vài năm trước, Tôi nghĩ rằng mặc dù số thương vong được công bố không nhiều như trong vụ 11 tháng 9 ở Mỹ, Điều làm người Anh đau đầu nhất, đó là thủ phạm không phải là những kẻ xâm lược mà chính là công dân của nước họ, những người coi tín ngưỡng và chính trị quan trọng hơn là những người họ cùng lớn lên, cùng đi học, cùng làm việc, cùng ăn và cùng đi chơi cuối tuần. Họ xem sự khác biệt giữa họ với những người khác quan trọng hơn cả nhân loại. Đó là căn bệnh tâm lý của loài người trong thế kỷ 21. Trong đống hỗn độn này, những người như chúng ta không ở trong chính quyền, có nhiều sức mạnh để làm điều tốt hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử, bởi vì hơn một nửa nhân loại, cùng sống dưới một chính phủ mà chúng ta bầu cử. Và ngay cả các chính phủ không dân chủ cũng nhạy cảm hơn với công luận. Bởi vì với sức mạnh của Internet, những người bình thường cúng có thể tập hợp lại với nhau, tích lũy số tiền lớn và thay đổi thể giới tốt đẹp hơn nếu mọi người cùng quyết tâm. Khi đợt sóng thần đổ bộ vào Nam Á, nước Mỹ đã đóng góp 1.2 tỉ đô la. 30% những gì ma các hộ dân đóng góp. Một nửa số tiền được quyên thông qua Internet. Số tiền đóng góp trung bình là khoảng 57 đô la. Và thứ ba là, sự lớn mạnh của các tổ chức vô chính phủ. Họ, thương gia, các tổ chức công dân khác, có sức mạnh to lớn để làm thay đổi cuộc sống của đồng loại chúng ta. Khi tôi trở thành tổng thống năm 1993, Không có tổ chức nào như thế ở Nga. Hiện nay đã có vài trăm nghìn tổ chức như vậy. Đã không có tổ chức nào như vậy ở Ấn Độ. Bây giờ đã có ít nhất là nửa triệu tổ chứ đang hoạt động. Đã không có tổ chức nào như vậy ở Trung Quốc, bây giờ đã có 250000 tở chức đăng ký với chính phủ. có thể gấp đôi số tổ chức đấy không đăng ký vì lý do chính trị. Khi tôi thành lập quỹ, tôi nghĩ về thế giới, mà tôi muốn để lại cho thế hệ mai sau, Và tôi đã cố gắng thật thực tế về những gì tôi quan tâm trong cuộc đời mà tôi có thể có ảnh hưởng đến. Tôi muốn tập trung vào các hoạt động giúp xóa bỏ sự nghèo đói, bênh tật, chống lại sự thay đổi khí hậu, liên kết các tín ngưỡng, chủng tộc và những gì chia rẻ thế giới này, Nhưng để làm điều dó theo cách mà có thể sử dụng những kỹ năng chúng ta có trong nhóm để thay đổi cách ... đang vận hành để cho sự thay đổi có thể lan ra toàn thế giới. Các bạn đã thấy một ví dụ về những gì chúng ta có thể làm với thuốc chữa bệnh AIDS Và tôi muốn nói rằng trưởng nhóm của chúng tôi, người mà tôi muốn chúc mừng tối nay Ira Magaziner, đang ở đây với tôi và toi muốn cảm ơn anh ấy vì tất cả những gì anh ấy đã làm. Anh ấy đang ở đằng kia. (Khán giả vỗ tay) Khi tôi hết nhiệm kỳ làm tông thống và được yêu cầu làm việc, trước hết là ở vùng Cairibe để giúp đối phó với thảm họa AIDS, Các loại thuốc chống AIDS có giá khoảng 500 đô 1 người 1 năm. Nếu bạn mua với số lượng lớn, bạn có thể mua với giá dưới 400 đô một it. Đất nước đầu tiên chúng tôi đến làm việc là Bahamas người dân đang phải trả 3500 đô cho những loại thuốc này. Thị trường vô tổ chức đến múc người bệnh phải mua thuốc thông qua 2 đại lý đã tính gấp 7 lần số tiền. Vì vậy trong tuần đầu tiên, Chúng tôi đã hạ mức giá xuống 500 đô. Và đột nhiên, đã cứu sống được nhiều gấp 7 lần số mạng sống với cùng số tiền đó. Và chúng tôi đã làm việc với các nhà sản xuất thuốc, một trong số đó được mô tả trong phim, và thương lượng được một sự thay đổi hoàn toàn trong chiến lược kinh doanh. Bởi vì ngay cả ở mức giá 500 đô, những thứ thuốc này đang được bán với số lượng ít và chênh lệch lớn giữa chi phí và giá bán. Vì vậy chúng tôi tập trung nâng cao năng suất của quá trình hoạt động và dây chuyền cung ứng sản phẩm, và dẫn đến hạ giá thành, tăng số lượng sản phẩm và hệ thống trả tiền cố định. Tôi đã đùa rằng đóng góp chính của chúng tôi đối với cuộc chiến chống lại AIDS là đưa các nhà sản xuất chuyển từ chiến lược cửa hàng trang sức sang chiến lược cửa hàng thực phẩm Giá thuốc giảm từ 500 đô xuống 140 đô. Và sau đó không lâu, giá trung bình là 192 đô. Bây giờ chúng ta có thể mua với giá 100 đô. Thuốc cho trẻ em trước đây là 600 đô, bởi vì không ai đủ tiền để mua cả. Chúng tôi đã thương lượng xuống còn 190 đô. Sau đó người Pháp đã đặt ra thuế hàng không tuyệt vời để tạo ra UNITAID, kêu gọi thêm nhiều nước khác giúp đỡ. Thuốc dành cho trẻ em hiện nay là 60 đô 1 người 1 năm Thứ duy nhất cản trở việc cứu sống những người cần thuốc là sự thiếu hụt của hệ thống khám chữa bệnh cho người dân và mang thuốc đến cho họ. Chúng tôi đã khởi xướng một chiến dịch chống béo phì cho trẻ em với Hội liên hiệp tim mạch ở Mĩ Chúng tôi cố gắng làm giống như trước băng cách thương lượng với ngành công nghiệp nước giải khát và đồ ăn vặt để cắt caloric và các chất nguy hiểm khác khỏi đồ ăn cho con em chúng ta ở trường. Chúng tôi đã cơ cấu lại thị trường. Và tôi nhận ra rằng trong thế giới vô chính phủ này, ai đó cần phải nghĩ về việc tổ chức cho thị trường hàng hóa công cộng. Đây là điều chúng tôi đang cố làm, và làm việc với các thành phố lớn để chống lại sự thay đổi khí hậu để thương lượng các hợp đồng với số lượng lớn, khiến các thành phố sản xuất 75% khí gây hiệu ứng nhà kính của thể giới để nhanh chóng giảm khí thải hiệu ứng nhà kính theo cách có lợi về mặt kinh tế. Và cả vấn đề này như một gánh nặng về mặt kinh tế, là một bí mật với tôi. Tôi nghĩ nó giống như một cái tổ chim trên mặt đất. Khi Al Gore giành được giải Oscar xứng đáng cho bộ phim "The Inconvenient Truth", tôi đã rất phấn khích, tôi đã kêu gọi anh ấy làm bộ phim thứ 2 thật nhanh chóng. Đối với những ai đã xem phim "An Inconvenient Truth," điều quan trọng nhất trong bài giảng của Gore nằm ở trang cuối chỉ ra rằng khí thải nhà kính đi đến đâu Nếu chúng ta không có hành động gì, đây là nơi khí thải sẽ đến. Và có 6 loại khác nhau chúng ta có thể làm để thay đổi quỹ đạo. Chúng ta cần một bộ phim về 6 nhóm này. Và tất cả các bạn cần khắc sâu chúng vào đầu và nhớ được nó. Chúng ta đang cố gắng làm như vậy. Tổ chức các thị trường là một cách mà chúng tôi đang làm. Hiện nay chúng ta đang cố gắng làm cách thứ 2, đây là điều tôi ước. Điều này là kinh nghiệm của tôi khi làm việc ở các nước đang phát triển dù các tựa đề báo có bi quan thế nào, ví dụ như chúng ta không thể làm cái này cái kia vì nạn tham nhũng, Tôi nghĩ rằng sự thiếu năng lực còn là vấn đề lớn hơn nhiều so với tham nhũng ở các nước nghèo. và tiếp tay tham nhũng. Với giá rẻ, chúng ta bây giờ đã có tiền, để phân phối thuốc chữa bệnh AIDS khắp thế giới cho những người chúng ta chưa với tới được. Hiện nay thuốc giá rẻ đã có mặt ở 25 nước nơi chúng tôi làm việc, và có ở tổng cộng 62 nước. Và khoảng 550000 người đang được hưởng lợi từ điều này. Nhưng tiền có thể đến được mọi người. Các hệ thống thì không. Vì vậy điều chúng tôi đã và đang cố gắng làm, trước tiên là ở Rwanda và sau đó là ở Malawi và các nơi khác- nhung tôi muốn nói về Rwanda tối nay -- là phát triển một mô hình chăm sóc ý tế nông thôn ở các khu vực nghèo mô hình có thể dùng để đối phó với bệnh AIDS, bệnh lao, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác, sức khỏe của các bà mẹ và trẻ em, và một loạt các vấn đề sức khỏe mà người nghèo đang phải vật lộn ở các nước đang phát triển, trước tiên có thể được thử nghiệm ở Rwanda, và sau đó là một mô hình có thể được thực hiện ở bất cứ nước nghèo nào trên thế giới Bài kiểm tra là: thứ nhất, điều đó có thực hiện được không, nó có thể phát triển, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao không? Và thứ 2, nó có thể thực hiện với giá mà một nước có thể duy trì hệ thống chăm sóc sức khỏe mà không cần sự viện trợ nước ngoài sua 5 đến 10 năm không? Bởi vì thời gian tôi giải quyết những vấn đề này càng lâu, Tôi càng bị thuyết phục rằng chúng ta phải -- cho dù là về mặt kinh tế, sức khỏe, giáo dục, bất cứ vấn đề gì -- xây dựng các hệ thống. Và sự thiếu vắng của các hệ thống phá vỡ những mối liên hệ đã đưa các bạn đến đây tối nay. Các bạn nghĩ về cuộc đời bạn, bất kể bao nhiêu trở ngại bạn đã gặp trong cuộc sống, tại mỗi thời điểm khó khăn, bạn đều biết răng luôn có một sự liên hệ giữa công sức bạn bỏ ra và kết quả bạn đạt được. Trong một thế giới không có hệ thống, chỉ có sự hỗn loạn mọi thứ sẽ trở thành Và sự đoán biết trước sẽ không có ở đây. Và thật là bất khả thi để cứu mạng người, giáo dục trẻ em, phát triển kinh tế, bất kể thứ gì. Người mà theo tôi thành công nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tạo nên một hệ thống ở các khu vực nghèo là Dr. Paul Farmer, người mà nhiều bạn đã biết, đã làm việc 20 năm với nhóm của ông ấy, Partners in Health, chủ yếu là ở Haiti Nhưng họ cũng đã làm việc ở Nga, Peru Và những nơi khác trên thế giới. ở những nơi nghèo như Haiti, những nơi của Farmer hoạt động -- và họ phục vụ một khu vực lớn hơn hơn là những dịch vụ họ đã cam kết sẽ thực hiện từ năm 1988, họ chưa để một bệnh nhân nào chết vì bệnh lao cả. Và họ đã đạt được rất nhiều kết quả tuyệt vời về chăm sóc sức khỏe. Vì vậy khi chúng tôi quyết định làm việc ở Rwanda nhằm cố gắng nhanh chóng tăng thu nhập cho nước này và chiến đấu chống lại bệnh AIDS, chúng tôi đã muốn xây dựng một mạng lưới chăm sóc sức khỏe, bởi vì hệ thống này đã hoàn toàn bị phá hủy trong suốt thảm họa diệt chủng năm 1994, và thu nhập bình quân đầu người vẫn còn dưới 1 đô la một ngày. Vì vậy tôi gọi điện thoại cho Paul Farmer hỏi xem anh ta có giúp được không. Bởi vì tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể chứng minh rằng có một mô hình như vậy ở Haiti và một mô hình ở Rwanda và chúng tôi có thể triển khai trên cả nước, thứ nhất, điều này thật tuyệt vời cho một đất nước đã chịu nhiều mất mát trong suốt 15 năm qua, và thứ hai, chúng ta sẽ có một mô hình để có thể áp dụng cho một nước nghèo khác ở bất kỳ đâu trên thế giớ. Và chúng tôi đã quyết định làm điều đó. Hiện nay, chúng tôi đã bắt đầu làm việc với nhau 18 tháng trước. Và chúng tôi đang làm việc ở khu vực Nam Kayonza, là một trong những nơi nghèo nhất ở Rwanda, với một nhóm gồm 400000 người Chúng tôi đã thực hiện những gì Paul Farmer đã làm ở Haiti, nơi anh ấy đã phát triển và đào tạo những người làm trong cộng đồng chăm sóc y tế những người có thể phát hiện bệnh, bảo đảm rằng những người bị bệnh AIDS hay lao phổi được chẩn đoán chính xác và uống thuốc đều đặn, những người mang lại giáo dục sức khỏe, nước sạch và tiêu chuẩn vệ sinh, cung cấp dinh dưỡng bổ sung và đưa người bệnh tiếp cận gần hơn với các thành tựu chăm sóc sức khỏe nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe. Quy trình của công việc này đã và đang được hoàn thiện, như toi đã nói, bởi Paul Farmer và nhóm của anh ấy trong công việc của họ ở vùng nông thôn Haiti trong 20 năm qua. Gần đây chúng tôi đã kiểm tra thành quả 18 tháng của chúng tôi ở Rwanda. Và kết quả tốt đến nỗi chính phủ Rwanda đã đồng ý triển khai mô hình này trên cả nước, và ủng hộ mạnh mẽ, cung cấp vốn cho mô hình này. Tôi sẽ nói cho các bạn một ít về nhóm của chúng tôi vì nó là minh chứng cho những gì chúng tôi làm. Chúng tôi có khoảng 500 người trên khắp thế giới làm việc trong chương trình AIDS, một vài người còn tình nguyện làm không hưởng lương -- chỉ cho việc vận chuyển, nơi ở và chuyện ăn uống. Và chúng tôi có những người khác làm việc trong những chương trình liên quan. Dự án kinh tế của chúng tôi ở Rwanda được điều khiển bới Diana Noble, một người phụ nữ tài năng tuyệt vời, nhưng không phải là một trong số ít người tình nguyện làm những việc này. Chị ấy là hội viên trẻ nhất trong quỹ đầu tư Schroder ở Luân Đôn khi chị ấy mới hai mấy tuổi. Chị ấy là là CEO của một công ty đầu tư trên mạng thành công -- Chị ấy đã khởi xướng và xây dựng quỹ Reed Elsevier-- Và ở tuổi 45 chị ấy quyết định chị ấy muốn làm điều gì đó khác biệt trong cuộc đời. Và hiện nay chị ấy đã làm việc toàn thời gian cho dự án này và nhận rất ít thù lao. Chị ấy và một nhóm gồm những những người từng là doanh nhân đã tạo nên một dự án kinh tế để chúng ta có thể nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cả một quốc gia. Và điều đó đáng như những loại hình kinh doanh tư nhân mà chị ấy thường làm khi chị ấy thành công. Khi chúng tôi đến vùng nông thôn này, 45% số trẻ em dưới 5 tuổi đã ngừng phát triển thể chất vì thiếu dinh dưỡng. 23% số trẻ em chết trước 5 tuổi. Tỉ lệ tử vong lúc mới sinh hơn 2.5% Hơn 15% tỉ lệ tử vong xảy ra trước tuổi trưởng thành vì vi sinh vật ký sinh trong ruột và bệnh tiêu chảy vì nước bẩn và thiếu vệ sinh, tất cả những thứ này đều có thể ngăn ngừa và chữa trị. Hơn 13% số ca tử vong là từ các bệnh về hô hấp -- và cũng như vậy, tất cả các bệnh này đều có thể ngăn ngừa và chữa trị. Và không có một ai ở khu vực này được chữa bệnh AIDS hay lao phổi trước khi chúng tôi đến. Trong phòng 18 thanggs đầu, những chuyện này đã xảy ra: Chúng tôi đi từ 0 đến chữa trị cho 2000 người mắc bệnh AIDS. Đó là 80% số người cần điều trị ở khu vực này. Hãy nghe điều này: ít hơn 4/10 của 1% số người được chữa bệnh ngừng dùng thuốc hoặc không có khả năng chi trả cho việc chữa bệnh. Con số đó còn thấp hơn ngay cả ở Mỹ. Ít hơn 3/10 của 1% số người phải chuyển sang dùng các loại thuốc đắt tiền hơn sau khi các loại thuốc ban đầu không có tác dụng. 400000 phụ nữ có thai được tư vấn và sinh con dưới sự giám sát của hệ thống y tế có tổ chức. Đó là 43% số phụ nữ mang thai. Khoảng 40% số người- Tôi đã nói tổng số người là 400000. Ý tôi là 40000. Khoảng 40% số người cần chữa bệnh lao đã nhận được sự chữa trị -- chỉ trong vòng 18 tháng, từ 0% khi chúng tôi bắt đầu. 43% số trẻ em cần được cho ăn lúc mới sinh để ngăn ngừa suy dinh dưỡng và chết sơm hiện nay đã được cung cấp dinh dưỡng cần để sống sót và phát triển. Chúng tôi đã bắt đầu những chương trình chữa bệnh sốt rét đầu tiên. Bệnh nhân được chữa trị tại một bệnh viện đã bị tàn phá trong thảm họa diệt chủng chúng tôi đã xây dựng lại cùng với 4 phòng khám khác, chúng được trang bị máy phát điện dùng năng lượng mặt trời, và các công nghệ thí nghiệm tiên tiến. Chúng tôi đang điều trị cho 325 bệnh nhân một tháng, mặc dù sự thật là gần 100% bệnh nhân AIDS được điều trị tại nhà. Và điều quan trọng nhất là Bởi vì chúng tôi dã áp dụng mô hình của Paul Farmer, dùng người chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, chúng tôi ước tính rằng hệ thống này có thể được áp dụng trên toàn Rwanda với giá chỉ khoảng từ 5 đến 6% GDP, và chính phủ có thể duy trì hệ thống này mà không cần dựa vào viện trợ nước ngoài sau 5 đến 6 năm. Và cho những người am hiểu về kinh tế sức khỏe bạn biết răng tất cả các nước giàu chi tiêu khoảng ưừ 9 đến 11% GDP cho việc chăm sóc sức khỏe, ngoại trừ nước Mĩ, chúng ta chi tiêu 16% -- nhưng đấy là câu chuyện cho một ngày khác. (Khán giả cười) Chúng ta đang làm việc với tổ chức Partners in Health và Bộ Y Tế Rwanda và tổ chức của chúng ta để nâng cấp hệ thống này. Chúng tôi cũng đã bắt đầu làm điều này ở Malawi và Lesotho. Chúng tôi cũng có những dự án tương tự ở Tanzaniam, Mozambique, Kenya và Ethiopia với những tổ chứuc khác cố gắng đạt được những thành quả tương tự như vậy, để cứu được nhiều sinh mạng một cách nhanh nhất. nhưng phải làm điều đó một cách có hệ thống và có thể được áp dụng trên khắp cả nước và cùng với một mô hình có thể áp dụng ở bất cứ nước nào trên thế giới. Chúng ta cần vốn đầu tư ban đầu để đào tạo bác sĩ, y tá, việc quản lý y tế và những người chăm sóc y tế cộng đồng khắp cả nước, để thiết lập công nghệ thông tin, năng lượng mặt trời, nước sạch và vệ sinh, hạ tầng vận tải. Nhưng từ giai đoạn 5 năm đến 10 năm, chúng ta sẽ giảm sự viện trợ từ bên ngoài và cuối cùng là không cần đến nó nữa. Ước muốn của tôi là TED sẽ giúp đỡ cho công việc của chúng tôi và giúp chúng tôi trong việc xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe nông thôn chất lượng cao ở một nước nghèo như Rwanda, và có thể trở thành mô hình cho cả Châu Phi. và hơn nữa, cho bất cứ nước nghèo nào ở bất kì đâu trên thế giới. Niềm tin của tôi là việc này sẽ giúp chúng ta xây dựng một thế giới thống nhất với nhiều sự hợp tác hơn và ít khủng bố hơn. với nhiều công dân có ích hơn và ít những kẻ thù ghét hơn, một nơi chúng ta muốn con cháu chúng ta được nôi dưỡng và trưởng thành. Điều này là vinh dự cho tôi, được làm việc ở Rwanda nơi chúng tôi cũng có một dự án phát triển kinh tế lớn với sự giúp đỡ của Sir Tom Hunter, người theo chủ nghĩa nhân đạo người scot lan nơi năm trước chúng tôi, sử dụng cùng một thứ với thuốc chữa bệnh AIDS, giảm chi phí phân bón và lãi suất của những khoảng vay nhỏ xuống 30% và đạt được 300% đến 400% tăng trưởng trong thu hoạch cho nông dân. Những người này đã trải qua rất nhiều khó khăn, và không có ai trong chúng ta, kể cả tôi đã giúp đỡ họ khi họ đang ở bên bờ vực hủy diệt lẫn nhau. Chúng ta đang xóa bỏ điều đó, và họ đã không còn nghĩ đến điều đó nữa mà hướng vào tương lai. Chúng ta đang làm điều nay một cách rất có trách nhiệm với môi trường Tôi đang cố gắn hết sức để thuyết phục họ không đưa đường dây điện đến 35% số người không có điện đế dùng, mà cung cấp cho họ năng lượng sạch, để có một dự án trồng lại rừng. Người Rwanda đã thực hiện rất tốt, Ông Wilson trong việc giữ gìn tầng đất mặt. Có một vài anh chàng từ các gia đình nông dân miền Nam -- điều đầu tiên tôi làm khi tôi đến nơi này là quỳ xuống, đào đất xem những gì họ đã làm với nó. Chúng ta có cơ hội để chúng minh rằng một đất nước gần như tự giết hại lẫn nhau đến mức tuyệt chủng có thể hòa giải, tái thiết, tập trung vào tương lai Và cung cấp đuợc sự chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với sự viện trợ từ bên ngoài mở mức thấp nhất. Tôi rất biết ơn giải thưởng naỳ, và tôi sẽ dùng nó đến cuối đời. Chúng ta có thể sử dụng thêm nhiều sự giúp đỡ hơn nữa, nhưng hãy nghĩ xem điều đó có ý nghĩa gì nếu chúng ta có một hệ thống chăm sóc y tế đẳng cấp thế giới ở Rwanda -- ở một nước mà thu nhập bình quân đầu người chưa đến 1 đô la 1 ngày điều mà có thể cứu hàng trăm triệu người trong thập kỷ tới nếu được áp dụng ở những nước giống như vậy trên Trái Đất. Điều đó rất đáng để thử và tôi tin rằng nó sẽ thành công. Cám ơn và cầu chúa ban phước cho mọi người. (Khán giả vỗ tay) Tôi là một nhà sinh thái học, phần lớn nghiên cứu đá ngầm hình thành từ san hô Tôi đã bắt đầu ở vịnh Chesapeake và lặn vào mùa đông và trở thành nhà sinh thái học nhiệt đới Và nó đã đem lại rất nhiều niềm vui trong suốt 10 năm qua Ý tôi là, có ai đó sẽ chi tiền cho bạn để đi đến mọi nơi và du lịch và chiêm ngưỡng 1 trong những địa điểm đẹp nhất trên thế giới Và đó là những gì tôi làm. Tôi kết thúc ở Jamaica, ở Tây Ấn, nơi những dải đá ngầm san hô thực sự là những thứ lạ thường, và có cấu trúc nhất mà tôi từng được thấy trong đời. Và bức ảnh đây nó thực sự rất thú vị, nó cho thấy 2 điều sau: Đầu tiên, nó có màu đen trắng bởi vì nước ở đây rất trong và bạn có thể có được tầm nhìn xa và ngành công nghiệp làm phim phát triển rất chậm trong những năm 1960 đầu những năm 70 bạn chụp ảnh đen trắng. Nó còn cho thấy mặc dù có dải san hô tuyệt đẹp này, nhưng không hề có cá trong bức tranh này Bãi đá ngầm này ở vịnh Discovery, Jaimaica từng được nghiên cứu nhiều nhất trong vòng 20 năm. Chúng tôi từng là những người sáng giá nhất Mọi người đến nghiên cứu bãi đá ngầm của chúng tôi ở Úc, rất thú vị vì bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bãi đá ngầm của họ. Và dưới cái nhìn của các nhà khoa học về cách dải đá ngầm san hô hoạt động phụ thuộc vào những bãi đá ngầm mà không có bất kì con cá nào Sau đó, vào năm 1980, có 1 cơn bão, Bão Allen. Tôi đặt 1 nửa phòng thí nghiệm trong nhà của tôi. Gió thổi rất mạnh. Những con sóng cao tầm 25 đến 50 feet Và rồi bãi đá ngầm biến mất, và quần đảo mới được hình thành và tôi nghĩ, "Chà, chúng tôi thật sự là thiên tài" Chúng tôi biết rằng những cơn bão luôn luôn xảy ra trong quá khứ." và chúng tôi cho xuất bản một tờ báo trên Science ( tạp chí Khoa học) lần đầu tiên một người có thể miêu tả được sự tàn phá dải đá ngầm san hô bởi cơn bão. Và chúng tôi đã dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra, chúng tôi đều sai. Và lý do đó là bởi vì việc đánh bắt cá quá mức, và thực tế 1 loài động vật cuối cùng, loài nhím biển, đã chết Trong vòng 1 vài tháng, sau việc nhím biển chết, loài tảo biển bắt đầu phát triển. Và đó là cùng 1 dải đá ngầm, cùng là dải đá ngầm đó 15 năm trước, là dải đá ngầm ngày hôm nay Dải đá ngầm san hô ở bờ biển phía bắc Jamaica có vài phần trăm san hô sống bao phủ và nhiều tảo biển và bùn. Và nó nhiều hay ít hơn câu chuyện về dải đá ngầm san hô ở Caribbean, và câu chuyện đầy bị thảm của dải đá ngầm trên khắp thế giới. Bây giờ, đó là mẩu chuyên nhỏ đầy chán nản Tất cả chúng tôi trong những năm 60 và 70 có những câu chuyện đầy chán nản Có hàng chục ngàn những câu chuyện ngoài kia và nó thực sự khó để gợi lại nhiều cảm giác hạnh phúc bởi vì nó cứ càng ngày càng tệ hơn. Và lý do tại sao nó cứ tệ hơn là bởi sau thảm họa thiên nhiên như là 1 cơn bão nó thường có 1 số sự kiện liên tiếp của sự hồi sinh nhưng vấn đề đang xảy ra bây giờ là việc đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm và biến đổi khí hậu đều đang tương tác theo 1 cách ngăn chặn sự hồi sinh đó Và vì vậy tôi sẽ đi sơ qua và nói về 3 việc đó. Chúng ta nghe rất nhiều về sự sụp đổ của cá tuyết. Khó có thể tưởng tượng được rằng hai hay vài nhà sử học cho rằng ba cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong suốt thời kì thuộc địa là để tranh giành cá tuyết. Cá tuyết cung cấp thức ăn cho hầu hết người Tây Âu, và cả những người nô lệ được đưa đến từ Antilles bài hát "Giã từ Jamaica" (Jamaica Farewell) "Cơm ackee với cá ướp muối thật tuyệt"-- là biểu tượng của tầm quan trọng của cá tuyết ướp muốn từ đông bắc Canada. Tất cả sụp đổ vào những năm 80, 90 35,000 người thất nghiệp Và đó chỉ là sự bắt đầu của 1 loại suy giảm nối tiếp từ các loài lớn hơn và ngon hơn đến nhỏ hơn và không thực sự ngon, từ các loài gần nhà đến những loài có thể tìm thấy khắp nơi trên thế giới và bạn có cái gì. Khá khó để hiểu được rằng bởi vì bạn có thể đi đến Costo ở Mỹ và mua cá với giá rẻ Bạn nên đọc nhãn hiệu để xem nó đến từ đâu, nhưng nó vẫn thật sự rẻ và tất cả mọi người đều nghĩ thế là ổn. Khó có thể truyền đạt được điều này, và 1 cách theo tôi nghĩ thật sự thú vị là nói về việc bắt cá (sportfish) bởi vì mọi người muốn ra ngoài và bắt cá Đó là 1 trong những thứ đó. Bức ảnh này cho thấy chiến lợi phẩm cá con cá to nhất được đánh bắt bởi những người trả nhiều tiền để lên 1 chiếc thuyền đến 1 nơi của vùng biển Key West ở Floria, uống nhiều bia ném cần câu xuống nước trở lại với những con cá to và tuyệt nhất và chiếc cúp vô địch cá được đặt trên tấm bảng nơi mọi người chụp ảnh và người đàn ông này rõ ràng rất phấn khích về những con cá đó. Well, đó là những gì xảy ra hiện nay nhưng những gì xảy ra những năm 1950 cũng chiếc thuyền ấy cũng ở nơi ấy trên cùng 1 chiếc bảng trên cùng bến tàu. Chiến lợi phẩm cá đã từng rất lớn đến nỗi mà bạn không thể đặt bất kì con cá nhỏ nào trên đó Và kích cỡ trung bình của chiến lợi phẩm nặng 250 đên 300 pounds, những con cá mú khổng lồ và nếu bạn muốn đi đâu đó và giết cái gì đó, bạn có thể dựa vào khá nhiều khả năng bắt được 1 trong những con cái đó Và vị của chúng thực sự rất ngon Mọi người phải trả ít hơn vào năm 1950 để đánh bắt nó hơn số tiền phải chi ra bây giờ để đánh bắt những con cá nhỏ Và nó ở khắp nơi Không phải chỉ là những con cái biến mất. Ngành công nghiệp cá sử dụng những vật liệu lớn máy móc lớn. Chúng ta sử dụng những chiếc lưới dài 20 dặm Chúng ta sử dụng những dây câu dài có 1 triệu hay 2 triệu lưỡi câu. Và chúng ta rà lưới điều đó có nghĩa là lấy cái gì đó mà kích cỡ của 1 xe tải nối móc nặng hàng ngàn ngàn pounds đặt nó trên 1 dây xích lớn và kéo lê nó dưới mặt biển kích thích cá dưới đáy biển và bắt chúng Nghĩ về nó như 1 kiểu san bằng tất cả mọi thứ trong thành phố, hay trong rừng bởi vì nó thực sự dọn sạch tất cả Và sự phá hủy môi trường sống thật không thể tin được Đây là 1 bức ảnh 1 bức ảnh điển hình của những thềm lục địa trên thế giới trông như thế nào. Bạn có thể thấy những hàng kéo ở dưới đáy biển bạn có thể nhìn những hàng ấy như là trên cánh đồng vừa được cày xới để trồng ngô Nó từng là gì, là 1 cánh rừng bọt biển và san hô, là môi trường sống quan trọng cho sự phát triển của cá. Bây giờ tất cả chỉ còn lại bùn và vùng đất dưới đáy biển bị chuyển hóa từ rừng thành bùn, thành bãi đỗ xe tương đương với toàn bộ khu vực của tất cả cánh rừng bị chặt sạch trên hành tinh này trong lịch sử loài người. Chúng ta đã làm điều đó trong vòng 100-150 năm qua Chúng ta có xu hướng nghĩ về sự cố tràn dầu và thủy ngân và gần đây chúng ta nghe rất nhiều về nhựa. Và những thứ đó thực sự rất kinh tởm nhưng cái gì mới thực sự nguy hiểm đó là ô nhiễm sinh học xảy ra bởi vì do lượng lớn của sự thay đổi mà ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái và tôi sẽ chỉ nói rất ngắn gọn về 2 loại ô nhiễm sinh học: 1 là những loài đã được giới thiệu ở trước và loài còn lại từ những chất dinh dưỡng. Vì vậy đây là loài cỏ biển Caulerpa còn được gọi là tảo chết người 1 cuốn sách đã từng viết về nó. Nó là 1 sự đáng xấu hổ Nó đã vô tình được thải ra từ 1 bể nuôi cá ở Monaco. Nó được lai tạo trở thành sinh vật chịu lạnh có trong những bế nuôi cá của con người Nó rất đẹp và nó bắt đầu nhanh chóng phát triển chỉ 1 lần rất nhiều đa dạng sinh học ở phía tây bắc Mediterranean. Tôi không biết bao nhiêu bạn nhớ bộ phim "The Little Shop of Horrors," (Cửa hiệu nhỏ đáng sợ) nhưng đây là sinh vật trong bộ phim đó Nhưng thay vì ăn ngấu nghiến con người trong cửa hàng đó, cái nó làm là cứ mọc tràn lan và phủ kín hầu như tất cả sự sống của toàn bộ phía tây bắc vùng biển Mediterranean. Chúng tôi không biết bất cứ thứ gì ăn nó chúng tôi cố gắng phân tích mọi loại di truyền học và tìm ra cái gì đó có thể được hoàn thành nhưng, căn cứ vào thực tế, nó là con quái vật từ địa ngục mà không 1 ai biết phải làm gì Bây giờ 1 kiểu khác của ô nhiễm môi trường Đó là ô nhiễm sinh học là những cái xảy ra từ những chất dinh dưỡng dư thừa. Cuộc cách mạng xanh, tất cả phân bón hóa học nhân tạo, chúng ta sử dụng nó quá nhiều. Nó được bao cấp đó là lí do chúng ta sử dụng nó quá nhiều. Nó được thải xuống sông, và nó ăn những sinh vật phù du những tế bào thực vật cực nhỏ ở vùng lãnh hải. Nhưng kể từ khi chúng ta bắt đầu ăn tất cả các loại hàu và tất cả các loại cá, những con vật ăn động vật phù du không còn 1 sinh vật nào ăn động vật phù du ấy nữa và nó lại phát triển ngày càng nhiều vì thế chúng sẽ chết già cái chưa từng xảy ra với động vật phù du Và khi nó chết, nó rơi xuống đáy biển và rồi nó thối rữa điều đó có nghĩa là vi khuẩn phân hủy nó. Và trong quá trình chúng sử dụng hết tất cả lượng oxy, và khi sử dụng hết oxy chúng làm cho môi trường trở nên hoàn toàn nguy hiểm chết người cho bất kì sinh vật nào không thể bơi đi Vì vậy, cái chúng tôi hướng đến là một vườn thú của vi sinh vật được thống trị bởi vi khuẩn và sứa, như các bạn thấy bên trái trước mắt bạn Nghề đánh bắt cá còn lại-- nghề cá thương mại-- đó là đánh bắt sứa bạn thấy phía bên phải, nơi đã từng đánh bắt tôm Kể cả ở đảo Newfoundland nơi chúng ta từng bắt cá tuyết giờ đây chúng ta có nền công nghiệp sứa. Và phiên bản khác của loại này là cái thường được gọi là thủy triều đỏ hay hoa độc. Bức ảnh phía bên trái vừa mới làm tôi choáng váng Tôi đã nói về điều này hàng triệu lần nhưng vẫn không thể tin được Ở bức tranh bên phải phía trên ở bên trái gần như là đồng bằng Mississipi và vẫn bức tranh đó phía bên trái thấp hơn là biên giới giữa Taxas và Mexico Bạn đang nhìn toàn bộ phía tây bắc vịnh Mexico bạn đang nhìn 1 bông hoa tảo chứa độc cái có thể giết chết cá được tạo ra bởi sinh vật nhỏ bé xinh đẹp này bức tranh dưới phía bên phải Và ở bức tranh bên phải phía trên bạn có thể thấy đám mây đen đang di chuyển lên bờ Đó là cùng 1 loài sinh vật Bởi vì nó di chuyển vào bờ và gió thì thổi và hơi nước bốc hơi hòa vào không khí phòng cấp cứu của bệnh viện thì quá tải với những người bị bệnh hô hấp cấp tính. Và đó là viện dưỡng lão ở bờ biển phía tây Floria. 1 người bạn và tôi đã làm điều này ở Hollywood chúng tôi gọi đó là đêm đại dương Hollywood và tôi cố gắng tìm ra làm sao để giải thích cho dàn diễn viên chuyện gì đang xảy ra Và tôi nói, "Tưởng tượng bạn đang ở trong bộ phim 'Thoát khỏi malibu' bởi vì tất cả những người tuyệt vời đã di chuyển đến phía bắc Dakota, nơi sạch và an toàn Và những người bị bỏ lại đều là những người không đủ khả năng rời khỏi bờ biển bởi vi bờ biển, thay vì là 1 thiên đường thì nó lại có hại cho sức khỏe của bạn" Và rồi thật đáng kinh ngạc Đó là khi tôi đang đi nghỉ mùa thu năm ngoái ở Pháp. Từ bờ biển của Brittany, cái mà được bao bọc bởi màu xanh lá, chất nhớt của tảo. Lý do nó thu hút rất nhiều sự chú ý bên cạnh sự thật rằng nó thật kinh tởm đó là những con chim biển bay ở trên bị ngat thở bởi mùi hôi và chúng chết và 1 người nông dân đã chết bởi thứ đó và bạn có thể tưởng tượng được vụ bê bối xảy ra và vì thế xảy ra cuộc chiến giữa những người nông dân và người đánh cá về việc đó, và kết quả ròng là bãi biển Brittany cần phải làm sạch những thứ này 1 cách thường xuyên. Và sau đó, dĩ nhiên, xảy ra biến đổi khí hậu và tất cả chúng ta đều biết về biến đổi khí hậu. Tôi đoán hình mẫu của nó là việc băng tan ở Bắc Băng Dương Nghĩ về hàng nghìn nghìn người đã chết cố gắng tìm đường hướng tây bắc Well, hướng tây bắc đã luôn ở đó Tôi nghĩ nó khá hài hước, trên bờ biển Siberian có lẽ người Nga sẽ tính lệ phí cầu đường. Chính quyền trên toàn thế giới coi chuyện này thực sự nghiêm trọng Quân đội ở các quốc gia tại Bắc Cực thực sự nghiêm túc với điều này Cho tất cả sự phủ nhận về biến đổi khí hậu bởi người đứng đầu chính phủ CIA và Hải quân của Na Uy và Mỹ và Canada, tất cả đều miệt mài suy nghĩ làm thế nào để họ bảo toàn lãnh thổ của mình trong sự tất yếu từ quan điểm của họ Và, dĩ nhiên, cộng đồng người Bắc Cực ăn mừng về điều đó. Loại khác bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đây là tẩy trắng san hô. Nó là 1 bức tranh đẹp, đúng không? Tất cả đó là san hô trắng Ngoại trừ nó bản chất là màu nâu Chuyện gì đã xảy ra vậy. san hô là loài cộng sinh và chúng có những tế bào tảo nhỏ sống bên trong chúng. Và tảo cung cấp cho san hô đường và san hô cho tảo chất dinh dưỡng và sự bảo vệ. Nhưng khi nhiệt độ trở nên quá nóng, tảo không thể tạo ra đường San hô nói "Mày lừa tao. Mày đã không trả tiền thuê nhà." Chúng đá tảo ra và rồi chúng chết Không phải tất cả đều chết, 1 số vẫn sống 1 số vẫn đang tồn tại nhưng đó thực sự là tin xấu Hãy thử và cảm nhận cảm giác này tưởng tượng bạn đi cắm trại vào tháng 7 nơi nào đó ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ và bạn tỉnh dậy vào sáng hôm sau, nhìn xung quanh và bạn thấy 80% cây cối trong tầm mắt của bạn đã rụng hết là và đang trơ trụi Và bạn về nhà, và khám phá ra 80% của tất cả cây cối ở Bắc Mỹ và ở châu Âu đã rụng hết lá Và rồi bạn đọc báo vài tuần trước "oh, nhân tiện, 1/4 chúng đã chết." Well, đó là điều đã xảy ra ở Ấn Độ Dương giữa thời kì El Nino năm 1998 1 khu vực lớn hơn rất nhiều so với kích cỡ của bắc Mỹ và châu Âu, khi 80% san hô bị tẩy trắng và 1/4 chúng chết Và rồi thứ thật sự đáng sợ về tất cả điều đó-- về nạn đánh bắt cá quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đó là mỗi thứ đều không xảy ra trong vô nghĩa. Nhưng đó, chúng ta gọi là gì, phản hồi tích cực sự đồng tâm hiệp lực giữa họ Làm cho toàn bộ tuyệt vời hơn Tổng từng phần lại. Và thử thách khoa học Cho những người như tôi suy nghĩ về việc đó đó là làm cho chúng tôi biết Làm sao để đưa Humpty Dumpty trở lại cùng nhau 1 lần nữa Ý tôi là, bởi vì chúng ta tại thời điểm này, chúng ta có thể bảo vệ nó nhưng điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta thật sự không biết. Đại dương sẽ trông như thế nào Trong 20 hay 50 năm tới? Well, sẽ không còn bất kì con cá nào Ngoại trừ cá tuế Và dòng nước sẽ rất bẩn, tất cả những thứ đó Và cả tràn đầy toàn thuỷ ngân, ... Và vùng nguy hiểm sẽ ngày càng rộng hơn Và chúng sẽ bắt đầu hợp nhất lại Và chúng ta có thể tưởng tượng ra những thứ như Vùng đất chết Của toàn thế giới, bờ đại dương. Bạn có chắc sẽ không muốn ăn cá được phát triển trong môi trường đó Bởi vì nó sẽ trở thành trò chơi roulette (trò chơi của người Nga, bỏ 1 viên đạn vào ổ súng lục và bắn lần lượt, xác suất chết là 1/6) Đôi khi bạn bạn có 1 bông hoa độc, đôi khi lại không. Cái không để bán. Mặc dù cái thực sự đáng sợ đó là vật chất, hóa học, những thứ thuộc hải dương học đang diễn ra. Bởi vì mặt biển đang dần trở nên ấm lên, nước biển sáng hơn khi thời tiết ấm lên nó trở thành ngày càng khó khăn hơn để đưa đại dương trở lại bình thường. Chúng ta nói nó trở nên thỏa mãn hơn Kết quả đó là tất cả chất dinh dưỡng cái khích động nghề mắm cá phát triển của giống cá mòi ở California hay ở Peru hay ở bất kì đâu, chậm lại và nghề cá sụp đổ Và, cùng thời điểm đó nước từ mặt biển, nơi giàu oxy, không cung cấp đủ để làm trời mưa và đại dương sẽ biến thành sa mạc. Vì thế câu hỏi là: Tất cả chúng ta làm thế nào để đối phó với nó? Và chúng ta làm tất cả những gì có thể để sửa sai, nhưng trong bản phân tích cuối cùng, cái chúng ta thực sự cần thiết phải sửa đó chính là mỗi bản thân chúng ta. Không phải về cá, không phải về ô nhiễm môi trường không phải về biến đổi khí hậu Đó là chính chúng ta và lòng tham của chúng ta và cả sự cần thiết để phát triển và chúng ta không có khả năng có thể tưởng tượng được 1 thế giới khác với thế giới của sự ích kỉ mà chúng ta sống ngày nay Vì vậy câu hỏi là: Liệu chúng ta sẽ đối phó với nó hay không? Tôi sẽ nói rằng tương lai và nhân cách của con người phụ thuộc vào điều đó Cảm ơn (Vỗ tay) Hôm nay tôi mang tới cho các bạn lời nhắn từ mười ngàn người... ở khắp các làng mạc, các khu ổ chuột, và các vùng nội địa trong nước -- những nơi giải quyết được vấn đề nhờ những thiên tài đó, mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Khi ngài bộ trưởng thông báo với chúng tôi vài tuần trước chiến tranh đã nổ ra khiến 1/3 Ấn Độ, khoảng 200 quận mà ông đã đề cập bị mất kiểm soát, ông đã bỏ lỡ một điều. Một điều khiến chúng tôi căng thẳng trong suốt 21 năm về trước Đó là dù người dân đều nghèo về mặt kinh tế, nhưng họ không nghèo về mặt tinh thần Nói cách khác, trí tuệ bên lề không phải trí tuệ cận biên Và đó là lời nhắn, mà chúng tôi đã muốn nhắn từ 31 năm trước. Và nó xuất phát từ đâu ? Để tôi kể về cuộc hành trình của mình, thứ đã thôi thúc tôi tới nơi đây. Vào những năm 85, 86, tôi sống ở Bangladesh tư vấn cho bộ trưởng và thành viên hội đồng để giúp các nhà khoa học xử lí đất trồng, trên các cánh đồng của người nghèo, giúp phát triển các nghiên cứu công nghệ dựa trên kiến thức của người dân. Tôi trở lại vào những năm 86. Tôi đã được tiếp thêm rất nhiều động lực bởi kiến thức và sáng tạo tôi tìm được nơi mà tình trạng không có đất chiếm 60% nhưng lại có một sự sáng tạo tuyệt vời. Tôi bắt đầu nhìn lại công việc của mình: công việc tôi đã hoàn thành vào 10 năm về trước, hầu như mọi lúc, có nhiều ví dụ về tri thức mà mọi người bắt đầu chia sẻ. Và giờ , khi tôi đã được chi trả với tư cách là một cố vấn, và nhìn vào thu nhập và thuế rồi tự hỏi: "Có quy định nào cho việc quay lại của tôi, cho thấy số lượng thu nhập được chi cho những người sở hữu kiến thức có khả năng thực hiện điều đó? Có phải vì tôi là người thông minh nên tôi sẽ nhận được phần thưởng, hay vì cuộc cải cách? Có phải do tôi viết hay quá? Có phải do tôi nói thuyết phục? Có phải tôi phân tích dữ liệu chính xác? Có phải vì tôi là một giáo sư, và, vì vậy, chắc là tôi sẽ nhận được phần thưởng từ xã hội? Tôi cố thuyết phục bản thân, "Không, không, tôi làm trong bộ phận thay đổi chính sách. Bạn biết đó, chính sách chung sẽ trở nên đáp ứng như cầu của người nghèo hơn, và, vì vậy tôi nghĩ chuyện này khá ổn." Nhưng tôi hiểu ra rằng những năm tôi làm việc và tìm tòi khám phá -- chủ đất khai thác, bởi người cho vay lãi, những thương buôn -- đã cho tôi thấy rõ chắc chắn tôi cũng là một nhà bóc lột, không khai thuế thu nhập cho thấy thu nhập tích lũy vì sự tài hoa của nhiều người -- những người chia sẻ kiến thức và tin tôi -- và không có gì cho họ hết. Quá nhiều việc cho tới thời điểm hiện tại đều viết hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tôi học được từ đa số những người không biết tiếng Anh. Tôi là người đóng góp thể loại gì đây? Tôi đang nói về sự công bằng xã hội, và tôi đây, khá chuyên nghiệp đang theo đuổi những gì không công bằng -- lấy đi kiến thức của người khác mà ẩn danh tính, mượn từ kiến thức đó và chia sẻ lại và làm cố vấn, viết báo cáo và phát hành trên báo chí, được mời tham dự hội thảo, được mời tư vấn và những chương trình khác. Sau đó, có một nghịch lí trong suy nghĩ nếu tôi cũng là một nhà bóc lột, làm vậy thì không đúng; cuộc sống không thể tiếp diễn như thế. Và từng có lúc nếm trải nỗi đau và tổn thương vì tôi không thể sống như vậy được nữa. Cho nên tôi đã viết bài phê bình về mâu thuẫn đạo đức và giá trị, nghiên cứu quản lí, viết, đọc khoảng 100 trang. Và tôi đi tới kết luận là trong khi nghịch lí chỉ có một, nó không phải duy nhất, giải pháp phải đặc biệt, Ngày tôi chả biết gì xảy ra khi từ văn phòng đi về nhà, có lẽ tôi đã thấy một chú ong mật hay tôi tự hỏi mình nếu tôi có thể giống chú ong mật đó cuộc sống sẽ tuyệt vời làm sao. Ong mật làm công việc thụ phấn, hút lấy mật hoa, đem thụ phấn cho hoa khác, giao phấn. Và khi nó lấy mật hoa, hoa không cảm thấy bị bỏ bê. Thật ra, chúng mời gọi ong mật qua màu sắc, và những chú ong không giữ mật cho chính mình. Có 3 nguyên tắc hướng dẫn hoạt động của ong mật: khi nào chúng ta học điều gì từ người khác chắc chắn phải được chia sẻ qua ngôn ngữ của họ. Chúng không nên được giữ kín. Và tôi phải nói bạn nghe sau 20 năm, tôi không thực hiện 1% thay đổi việc luyện tập chuyên môn nghệ thuật này. Một bi kịch lớn mà tôi vẫn còn mang theo tôi mong tất cả các bạn sẽ mang theo mình nghề này vẫn còn hợp pháp hóa rộng rãi kiến thức của nhiều người không liên quan bằng cách giấu tên. Nguyên tắc nghiên cứu Viện Khoa Học Mỹ hay Hội Đồng nghiên cứu của Anh, hay Hiệp Hội Nghiên Cứu Khoa Học Ấn Độ không yêu cầu bạn học được gì từ ai, bạn phải chia sẻ lại. Ta nói về trách nhiệm xã hội, một xã hội chí công vô tư, ta không công bằng thị trường tri thức. Và Ấn Độ muốn trở thành xã hội tri thức. Làm cách nào để trở thành xã hội tri thức? Bạn không thể có 2 nguyên tắc công bằng, dành cho bản thân và dành cho người khác. Chắc chúng tương tự. Bạn không thể phân biệt đối xử. Bạn không thể chỉ lo giá trị của bản thân, ở một khoảng cách xa khỏi những giá trị mà bạn tán thành. Sự công bằng đối với mình và người khác không hẳn là tách biệt. Hãy nhìn vào bức ảnh này. Bạn có thể nói tôi nghe nó được chụp ở đâu và nó có ý nghĩa gì? Có ai phát biểu không? Tôi là một giáo sư; Tôi phải thách đố bạn. (Cười) Có ai không? Có ai đoán thử không? Chờ chút đã? (Khán giả: Rajasthan). Anil Gupta: Nhưng nó được dùng để làm gì? (Lầm bầm) Gì cơ? Bạn biết đó, bạn nói đúng. Chúng ta phải giúp anh ta, vì người này biết chính phủ thờ ơ ra sao. Nhìn đây. Đây là web của chính phủ Ấn Độ. Kêu gọi những du khách nhìn vào nỗi nhục quốc gia. Tôi rất tiếc phải nói như vậy. Đây là một bức ảnh đẹp hay một bức ảnh xấu? Tùy vào cách chúng ta nhìn vào cuộc sống. Nếu người phụ nữ này phải đội nước lên đầu đi hàng ngàn dặm, bạn không thể làm vậy được. Chúng ta nên làm gì đó. Và để tôi nói bạn nghe, với nhu cầu về khoa học và công nghệ hàng triệu phụ nữ vẫn còn đội nước lên đầu. Và chúng ta không thèm thắc mắc. Bạn phải uống trà vào buổi sáng. Hãy suy nghĩ một chút. Lá trà, được lấy từ những bụi cây; bạn biết hành động gì không? Nó nói lên: Người phụ nữ nhặt một vài lá, để chúng vào giỏ đặt phía sau. Chỉ làm như vậy 10 lần; bạn sẽ nhận ra cơn đau ở vai. Và cô ấy phải làm vậy hàng ngàn lần mỗi ngày. Cơm bạn ăn vào buổi trưa, và bạn sẽ ăn vào hôm nay, do những người phụ nữ này trồng phải khom lưng hàng triệu dáng khom lưng như thế, mỗi mùa vụ, từng vụ từng vụ một, khi họ trồng lúa với bàn chân ngập trong nước. Và chân trong nước sẽ phát sinh nấm, truyền nhiễm, và những cơn đau từ việc bị truyền nhiễm vì lúc đó bị những côn trùng khác cắn. Và mỗi ngày, 99.9 % lúa do con người trồng. Máy móc vẫn chưa phát triển. Sự im lặng của các nhà khoa học, những nhà công nghệ, những người làm chính sách xã hội, thay đổi đặc vụ, thu hút sự chú ý chuyện này vẫn chưa xong, đây không phải cách làm việc của xã hội. Đây không phải những gì nghị viện nên làm. Ta có chương trình dành cho tìm việc làm: 100, 250 triệu người phải có việc làm trong 100 ngày ở một quốc gia lớn như vậy. Làm gì? Phá đá, đào đất. Cho nên chúng tôi đã hỏi nghị viện: Những người nghèo có não không? Những người nghèo có chân, miệng và tay, nhưng không có não? Đám ong mật tạo nguồn tài nguyên mà người nghèo sẽ trở nên giàu. Chuyện gì đã xảy ra? Người vô danh, không tên tuổi tạo ra được nguồn này, và sau đó ai cũng biết đến. Đây là cái gọi là mạng lưới ong mật. Và mạng lưới này phát triển tự nhiên, phát triển liên tục, và cố gắng phát họa trong đầu hàng triệu người trong nước và các nước khác trên thế giới đều có tính sáng tạo. Họ sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực văn hóa, họ có thể sáng tạo trong cơ sở từ thiện; còn nhiều việc trong lĩnh vực sáng tạo công nghệ, cải cách, hoặc trong lĩnh vực cải cách đương thời, hay trong kiến thức truyền thống. Và tất cả bắt đầu từ sự tò mò. Tất cả bắt đầu từ tò mò. Người này, chúng ta đã gặp, bạn sẽ thấy trên web www.sristi.org -- người trong bộ lạc này, anh ta có một điều ước. Và anh ta nói, "Nếu điều ước của tôi thành hiện thực -- có ai đó bị bệnh và anh ta phải kiểm tra -- "Chúa ơi, làm ơn chữa trị cho anh ta đi. Và nếu bạn chữa cho anh ta, tôi sẽ sơn bức tường." Và đây là những gì anh ta sơn. Có người nói về cấp bậc Maslowian hôm qua. Có thể không có gì sai hơn trật tự khuôn mẫu theo nhu cầu Maslowian vì những người nghèo nhất trong nước có thể được khai sáng. Kabir, Rahim, tất cả thánh Sifu, họ đều là người nghèo, và họ có lí do riêng. (Vỗ tay) Làm ơn đừng bao giờ nghĩ rằng khi gặp nhu cầu sinh lí và nhu cầu khác, bạn có thể nghĩ về nhu cầu tinh thần hay sự khai sáng cho mình. Bất cứ ai ở bất cứ nơi nào cũng có thể đạt được mức tri thức cao nhất, bởi sự quyết tâm họ nghĩ trong đầu là phải đạt được điều gì đó. Hãy nhìn xem. Chúng tôi thấy ở Shodh Yatra. mỗi 6 tháng đi bộ ở những nơi khác trong nước. Tôi đã đi 4000 km trong vòng 12 năm. Trên đường đi chúng tôi tìm thấy đống phân gia súc, được dùng như chất đốt. Bây giờ, người phụ nữ này, trên đống phân gia súc, vẽ nên bức tranh này. Không gian duy nhất cô ấy có thể sáng tạo. Và cô ấy đúng là tuyệt vời. Hãy nhìn người phụ nữ này, Ram Timari Devi, bên thùng thóc. Ở Champaran, chúng tôi nhờ Shodh Yatra và chúng tôi đang đi bộ ở vùng đất mà Gandhiji nghe về bị kịch, nỗi đau của những người trồng chàm. Bhabi Mahato ở Purulia and Bankura. Nhìn thứ cô ấy làm. Cả bức tường đều là vải bạt của cô. Cô ấy ngồi với cây chổi. Cô ấy có phải thợ thủ công hay nghệ sĩ? Rõ ràng cô là nghệ sĩ; một người sáng tạo. Nếu chúng ta có thể tạo thị trường dành cho những nghệ sĩ này, chúng ta sẽ không thuê họ đào đất và đập đá nữa. Họ sẽ được trả công vì tài năng chứ không phải điều gì khác. (Vỗ tay) Hãy nhìn những gì Rojadeen đã làm. Ở Motihari ở Champaran, có nhiều người bán trà trên lán và, rõ ràng, có sự hạn chế trong thị trường trà. Buổi sáng bạn uống trà, cũng như cà phê. Anh ta nghĩ, tại sao lại không thay đổi nồi áp suất ra máy càfe? Đây là máy pha cà phê, trị giá vài trăm rúp. Nhiều người đem theo nồi cơm, anh ta gắn chiếc van và ống hơi nước, pha cà phê espreso cho bạn. (Cười) Đây là bình lọc cà phê hữu ích và giá mềm hoạt động bằng gas. (Vỗ tay) Hãy nhìn những gì Sheikh Jahangir đã làm. Nhiều người nghèo không có đủ thóc lấp đầy sân. Cho nên người này mang tới chiếc máy nghiền bột 2 bánh. Nếu bạn có 500g, 1000, 1 kg, anh ta sẽ nghiền cho bạn; cối xay bột sẽ không nghiền nát được. Làm ơn hãy hiểu vấn đề của người nghèo. Họ có những nhu cầu rất cấp thiết trong lĩnh vực năng lượng, chi phí và chất lượng. Họ không muốn tiêu chuẩn thứ hai, sản phẩm chất lượng thứ hai. Có thể ra sản phẩm chất lượng cao cần phải đáp ứng công nghệ với nhu cầu. Và đó là những gì Sheikh Jahangir đã làm. Nhiêu đó chưa đủ, nhìn những gì anh làm. Nếu bạn có quần áo, và bạn không đủ thời gian giặt, anh ta tạo ra máy giặt đưa tới tận cửa, có gắn 2 bánh xe. Đây là một mô hình mẫu của chiếc máy giặt 2 bánh ... Anh đang giặt quần áo phơi khô trước cửa. (Vỗ tay) Bạn đem nước, xà phòng của mình, tôi giặt quần áo cho bạn. Thu phí 50 paisa, 1 rúp, cho một chồng, mô hình kinh doanh mới có thể hình thành. Giờ, những gì chúng tôi cần là, nhiều người sẽ có thể nâng cấp chúng. Hãy nhìn cái này. Trông giống như một bức ảnh đẹp. Bạn biết đó là gì không? Có ai đoán được? Dĩ nhiên sẽ có người Ấn biết. Đây là máy in hóa đơn. Nó là một chiếc dĩa nóng làm từ đất sét. Vẻ đẹp bên trong là gì? Khi bạn có chiếc chảo không dính, nó đáng giá, có lẽ khoảng 250 rúp, năm đô, sáu đô. Cái này ít hơn một đô và là chống dính; nó được tráng bởi một vật liệu để làm dụng cụ bếp. Và phần hay nhất chính là, khi dùng một cái chảo không dính đắc tiền, bạn ăn cái gọi là chất Teflon hay nguyên liệu tương tự Teflon vì đôi lúc đồ ăn biến mất. Nó đã đi đâu? Nó đi vào bụng của bạn. Tôi không phải có ý đó. (Cười) Bạn biết không? Nhưng trong chiếc dĩa nóng bằng đất sét này nó sẽ không bao giờ đi vào bụng của bạn. Cho nên nó tốt hơn, an toàn hơn; giá cả mềm hơn, tiết kiệm năng lượng hơn. Mặt khác, giải pháp dành cho người nghèo không cần rẻ, không cần phải, gọi là, jugaad, không cần phải sắp xếp tạm bợ. Chúng phải tốt hơn, hiệu quả hơn, phải tiết kiệm chi phí. Đó là những gì Mansukh Bhai Prajapat iđã làm. Anh ta đã thiết kế chiếc dĩa có tay cầm. Và giờ chỉ với một đô la, bạn có thể sở hữu chiếc dĩa tốt hơn những người bán ở chợ bán cho bạn. Người phụ nữ này, cô ấy phát triển công thức thuốc trừ sâu bằng thảo dược. Chúng tôi đã cấp bằng sáng chế cho cô ấy, viện cải cách quốc gia. Và ai biết được? Có người sẽ đăng kí công nghệ này và phát triển những sản phẩm bán được, và cô ấy sẽ có thu nhập. Bây giờ, để tôi nói một điều: Chúng ta cần phát triển mô hình đa dạng, nơi có nhiều sáng kiến ở những nơi khác trên thế giới, ở những nơi khác trên thế giới, sẽ giải quyết nhu cầu ở địa phương có cách xử lí hiệu quả và kịp thời. Càng phù hợp với địa phương nhiều, cơ hội gia tăng số lượng sẽ càng lớn. Để nâng số lượng, có một sự thiếu hụt vốn có trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, quan điểm này, với nhu cầu bạn đưa ra. Tại sao nhiều người đồng ý thích nghi với sự thiếu hụt đó? Nhiều thứ có thể tăng lên, và chúng cũng gia tăng. Ví dụ, điện thoại: Chúng ta có 400 triệu điện thoại trong nước. Giờ, có khả năng tôi chỉ dùng hai nút trên điện thoại, chỉ ba lựa chọn trên điện thoại. Có 300 lựa chọn, tôi trả cho 300; tôi chỉ dùng ba nhưng tôi đồng ý chịu đựng, vì vậy con số tăng lên. Nhưng nếu tôi phải tính toán kĩ càng, rõ ràng, tôi sẽ cần một mẫu điện thoại mới. Điều chúng tôi muốn nói là khả năng mở rộng không nên thành đối thủ của tính bền vững. Chắc phải có một nơi trên thế giới có giải pháp phù hợp với một địa phương nào đó, và tuy nhiên, sẽ có người có thể gây quĩ cho chúng. Một nghiên cứu lớn chúng tôi từng tìm thấy nhiều nhà đầu tư sẽ hỏi câu này nhiều lần -- "Thế nào là mô hình có khả năng mở rộng?" như thể nhu cầu của một cộng đồng, mà chỉ định vị ở một không gian và thời gian và có những nhu cầu khác ở những nơi khác, không có quyền lấy chúng miễn phí vì đó không chiếm phần lớn cán cân. Tối ưu nhu cầu với cán cân to hoặc bạn vẫn duy trì như vậy. Giờ, mô hình xuất sắc, mô hình đuôi dài cho bạn biết việc buôn bán nhỏ đống sách này, ví dụ, chỉ có vài bản được bán ra vẫn là mẫu có thể làm được. Và chúng ta phải tìm ra máy móc nơi mọi người sẽ bơi trong danh mục, đầu tư vào danh mục này, nơi mà nhiều cải cách sẽ đi đến nhiều người dân địa phương, tuy nhiên, cơ bản là mô hình phải khả thi. Hãy nhìn những gì anh ta làm. Saidullah Sahib là một người rất tuyệt vời. Vào độ tuổi 70, anh ta đang kết nối mọi thứ một cách sáng tạo. (Âm nhạc) Saidullah Sahib: Tôi không thể chờ chiếc thuyền. Tôi phải gặp người tôi yêu. Sự tuyệt vọng khiến tôi trở thành nhà cải cách. Thậm chí tình yêu cần sự giúp đỡ từ công nghệ. Cải cách là ánh sáng của vợ tôi. Noor. Những phát minh mới là niềm đam mê của đời tôi. Công nghệ của tôi. (Vỗ tay) AG: Saidullah Sahib ở Motihari, lại ở Champaran. Là một người tuyệt vời, nhưng anh ta vẫn bán, ở độ tuổi đó, thuở nhỏ anh ta vẫn kiếm được từ mật ong vì chúng tôi không thể thuyết phục người ở công viên nước, những người ở hồ, trong quá trình [không rõ]. Chúng tôi chả thể thuyết phục đội chữa cháy ở Mumbai, xảy ra trận lũ nhiều năm trước và nhiều người phải đi bộ 20 km, lội nước -- có chiếc xe đạp vầy trong phòng đội chữa vì bạn có thể đi tới nhiều nơi khi xe buýt không tới được, hay phương tiện khác. Chúng ta chưa giải quyết xong vấn đề để tạo ra thiết bị chữa cháy, máy bán tự động những mùa lũ phía Đông Ấn, khi bạn phải chuyển đồ cho nhiều người ở những quần đảo khác nhau nơi bị bỏ hoang. Nhưng ý tưởng này có giá trị. Có một giá trị. Appachan đã làm gì? Không may là, Appachan không là gì hết. nhưng anh ta để lại thông điệp. Một thông điệp có sức mạnh Appachan: Tôi nhìn thế giới thức dậy mỗi ngày. (Âm nhạc) Không phải quả dừa rơi trên đầu, và tôi chợt nảy ra ý tưởng. Không có tiền để nghiên cứu, tôi đã vươn lên chiều cao mới. Giờ đây họ gọi tôi là người nhện địa phương. Công nghệ của tôi. (Vỗ tay) AG: Nhiều bạn có lẽ không nhận ra và tin rằng chúng tôi bán sản phẩm này toàn thế giới cái tôi gọi là mẫu G2G, từ những người bình thường tới toàn cầu. Một giáo sư trường đại học Massachusetts, khoa động vật học, đã mua dây leo vì cô ấy muốn nghiên cứu sự đa dạng của côn trùng ở trên tán cây cao. Và thiết bị này có thể giúp cô ấy lấy được nhiều mẫu từ những cây cọ, ưu thế hơn những loại khác, vì nếu không cô ấy phải tạo một chiếc bục rồi sau đó leo lên [không rõ]. Chúng tôi gia tăng rào cản khoa học. Remya Jose đã phát triển... bạn có thể vào Youtube tìm cải cách ở Ấn sau đó bạn sẽ thấy những video này. Cải cách diễn ra khi cô ấy học lớp 10: chiếc máy giặt kiêm máy tập thể dục. Ông Kharai là người yêu thích thách thức, chỉ cao 45.72 cm. Nhưng ông đã sửa hai bánh để có thể dễ dàng di chuyển tự do và linh hoạt. Cuộc cải cách này là từ khu ổ chuột ở Rio. Và người này là ông Ubirajara. Chúng tôi đang về, những bạn ở Brazil. cách nâng cấp mẫu ở Trung Quốc và Brazil. Đặc biệt là chúng tôi có mạng lưới mạnh ở Trung Quốc, nhưng cũng xuất hiện ở Brazil và những nơi khác trên thế giới. Bạn sẽ không tìm thấy xe nào giống vầy. Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều xe đạp nhất. Nhưng cải cách này xuất hiện ở Brazil. Quan trọng là, không ai trong chúng tôi bị thiển cận, không ai tự nhiên tin rằng ý tưởng hay đến từ quốc gia chúng tôi. Không, chúng tôi phải khiêm tốn học hỏi từ kiến thức của những người nghèo tiết kiệm ở bất cứ đâu. Hãy nhìn vào sự thay đổi của những chiếc xe đạp bánh xe đó là bình phun, vòng đó tạo ra năng lượng từ sự va chạm trên đường. chả thể đổi tình trạng đường, nhưng tôi có thể làm cho vòng quay chạy nhanh hơn. Đó là những gì Kanak Das đã làm. Và ở Nam Phi, chúng tôi đã có nhiều nhà cải cách, nhiều người đi chia sẻ với đồng nghiệp ở Nam Phi làm thế nào cải cách có thể trở thành phương tiện giải phóng kiếp nô lệ cho nhiều người. Và đây là xe lừa thồ mà họ vừa thay đổi. Có một trục xe ở đây, 30, 40 kg, không có tác dụng gì. Bỏ nó đi, xe thồ không cần nhiều lừa. Ở Trung Quốc, cô gái cần một máy thở. 3 người này ở trong làng ngồi xuống và quyết định suy nghĩ, "Làm cách nào kéo dài sự sống của cô gái?" Họ không có quan hệ gì với cô, nhưng họ cố tìm hiểu, "Làm cách nào chúng ta có thể dùng máy giặt?" Họ đã dùng bánh xe, gắn chung với ống thở . Và chiếc máy này đã cứu sống cô gái, và cô ấy đã khỏe lại. Chúng ta có nhiều cải cách. Xe hơi chạy bằng sức ép không khí chạy được 6 paisa/km. Assam, Kanak Gogoi. Sẽ không tìm được xe này ở Mỹ hay Châu Âu, nhưng nó lại có ở Ấn Độ. Giờ người phụ nữ này, từng quay guồng chỉ để may chiếc sari. Trong một ngày, 18 000 lần, cô ấy phải quay guồng chỉ để may hai sari. Đây là thứ con trai làm sau 7 năm vất vả tìm hiểu. Cô ấy nói, "Hãy đổi nghề đi." Anh nói, "Đây là thứ tôi biết, tôi sẽ phát minh chiếc máy giải quyết vấn đề." Anh ta đã phát minh ra máy may ở Uttar Pradesh. Đây là những gì SRISTI nói: "Cho tôi một chỗ đứng, và tôi sẽ di chuyển cả thế giới." Tôi kể bạn nghe chúng tôi cũng tổ chức cuộc thi cho trẻ con thể hiện sự sáng tạo, một vài thứ khác nữa. Chúng tôi bán nhiều trên khắp thế giới, từ Ethiopia tới Thỗ Nhĩ Kì tới Mỹ tới bất cứ nơi đâu. Một vài sản phẩm thâm nhập vào thị trường. Những người mà tri thức của họ sản xuất được kem thảo dược thể chàm. Công ty thuốc trừ sâu làm từ thảo dược để hình của nhà cải cách trên bao bì để mỗi lần người dùng sử dụng nó, động viên "Bạn có thể là một nhà cải cách. Nếu bạn có ý tưởng hay, hãy gửi về cho chúng tôi." Cho nên, sự sáng tạo có tính, trí thức quan trọng, cải cách thay đổi, Khuyến khích: không chỉ vật chất, mà còn động viên tinh thần. Cảm ơn. (Vỗ tay) Đối với tôi, câu chuyện này bắt đầu 15 năm trước, khi tôi còn là một bác sĩ tế bần tại Đại học Chicago. Tôi chăm sóc những người đang hấp hối và gia đình của họ ở Nam Chicago. Và tôi đã quan sát những chuyện xảy ra với người bệnh và gia đình của họ trong giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm nghèo. Trong phòng thí nghiệm, tôi đã nghiên cứu hiệu ứng 'người góa vợ', một khái niệm rất cổ trong khoa học xã hội, từ 150 năm trước, có nghĩa là "chết bởi trái tim tan vỡ." Vậy nên, khi tôi qua đời, nguy cơ tử vong của vợ tôi có thể tăng lên gấp đôi chẳng hạn, trong năm đầu tiên. Và tôi đã chăm sóc một bệnh nhân đặc biệt, một người phụ nữ sắp qua đời vì bệnh thần kinh. Và trong trường hợp này, không giống như các cặp vợ chồng, bà ấy được chăm sóc bởi con gái. Và cô con gái kiệt quệ vì chăm sóc cho mẹ. Và chồng của người con gái, anh ta cũng bị ốm vì tình trạng kiệt sức của vợ. Một hôm tôi đang lái xe về nhà, và tôi nhận được điện thoại từ bạn của người chồng, gọi cho tôi bởi anh ta rất phiền muộn về những chuyện đang diễn ra với bạn mình. Vậy tôi đã có cuộc gọi này từ một người nào đó đang trải qua một chuyện bị ảnh hưởng bởi những người có quan hệ xã hội nhất định với anh ta. Và đột nhiên tôi nhận ra hai điều rất đơn giản. Đầu tiên, hiệu ứng 'góa vợ' không chỉ bị giới hạn cho chồng và vợ. Hai là, nó không bị giới hạn trong quan hệ giữa hai người. Và tôi bắt đầu nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn khác, như hai người một được kết nối với nhau. Và khi đó tôi nhận ra những người này sẽ được liên kết thành nhóm bốn với những cặp khác gần đó. Trong thực tế, những người này được đặt trong những mối quan hệ khác, hôn nhân và vợ chồng và bạn bè và những mối liên hệ khác. Trong thực tế, những mối quan hệ này rất rộng lớn, và chúng ta đều được đặt trong mạng liên kết rộng lớn này với nhau. Vậy nên tôi bắt đầu nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn khác, và bị ám ảnh bởi nó. Tôi bị ám ảnh làm cách nào chúng ta có thể được đặt trong những mạng lưới xã hội này, và cách chúng ảnh hưởng tới cuộc sống của ta. Vậy thì, các mạng lưới xã hội là những thứ đẹp đẽ phức tạp này, chúng quá tinh vi và rắc rối và ở đâu cũng có, trong thực tế, ai đó phải hỏi mục đích của chúng là gì. Tại sao chúng ta được đặt trong những mạng xã hội? Chúng hình thành như thế nào? Chúng vận hành ra sao? Và chúng ảnh hưởng tới ta như thế nào? Vậy chủ đề đầu tiên của tôi, liên quan tới điều này, không phải là cái chết, mà chứng béo phì. Đội nhiên nói về 'bệnh dịch béo phì' trở thành trào lưu. Và cùng với cộng sự của tôi, James Fowler, chúng tôi bắt đầu tự hỏi liệu béo phì có thật sự là một bệnh dịch hay không, và nó có thể truyền từ người sang người như bốn người mà tôi nhắc đến lúc trước. Đây là một slide những kết quả bước đầu của chúng tôi. Đó là 2200 người trong năm 2000. Mỗi chấm là một người. Chúng tôi tạo cỡ chấm tròn tỉ lệ với cơ thể mỗi người. Vậy chấm càng lớn có nghĩa là người càng lớn. Hơn nữa, nếu cơ thể của anh, nếu chỉ số BMI của anh, chỉ số khối lượng cơ thể là hơn 30, nếu anh bị béo phì thành bệnh, chúng tôi sẽ tô các chấm màu vàng. Nếu bạn nhìn vào hình ảnh này, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra những cụm người béo phì và không béo phì trong ảnh. Tuy vẫn còn khá rối mắt. Và nó không chỉ rõ cái gì đang xảy ra Một số câu hỏi được đặt ra ngay lập tức. Mức độ dày đặc ở đó là bao nhiêu? Liệu phân cụm có phải đơn thuần là ngẫu nhiên? Những cụm đó lớn đến đâu? Quy mô của chúng? Và, quan trọng nhất, điều gì tạo ra những cụm đó? Chúng tôi tiến hành một số tính toán để nghiên cứu quy mô những cụm này. Ở đây cho thấy, trên trục Y, sự tăng lên trong xắc suất một người bị béo phì, khi một người có quan hệ xã hội với họ bị béo phì. Và trên trục X, mức độ xa cách giữa hai người. Tại phía xa bên trái, bạn thấy thanh màu tím. Nó có nghĩa rằng, nếu bạn của anh béo phì, nguy cơ béo phì của anh tăng 45%. Và tại thanh tiếp theo, thanh màu đỏ, nếu bạn của bạn của anh bị béo phì, nguy cơ béo phì của anh tăng 25%. Thanh tiếp theo cho thấy, nếu bạn của bạn của bạn của anh, một người anh có thể không hề quen, bị béo phì, nguy cơ béo phì của anh tăng 10%. Và chỉ khi tới bạn của bạn của bạn của bạn của anh, thì mới không còn liên hệ về kích thước cơ thể giữa người đó và anh. Vậy điều gì có thể tạo nên những cụm này? Có ít nhất ba khả năng. Một khả năng là, khi tôi tăng cân, nó khiến anh tăng cân, một kiểu cảm ứng, một loại lan truyền từ người này sang người khác. Một khả năng khác, rất dễ nhận ra, đó là xu hướng thích những người giống mình, hay "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã." Tôi gắn kết với anh bởi anh và tôi có cùng cỡ người. Và khả năng cuối cùng được cho là khá gây tranh cãi, bởi nó làm rối khả năng của chúng ta trong việc tìm ra điều đang diễn ra. Ở đây, ý tưởng không phải là việc tôi tăng cân gây nên anh tăng cân, hay không phải là tôi muốn kết nối với anh vì chúng ta có cùng cỡ người, mà là chúng ta cùng tiếp xúc với một thứ, như một câu lạc bộ sức khỏe mà khiến chúng ta cùng giảm cân. Và khi nghiên cứu các dữ liệu này, chúng tôi thấy chứng cứ cho mọi thứ, bao gồm cả sự cảm ứng. Chúng tôi tìm ra rằng, nếu bạn của anh béo phì, việc đó tăng nguy cơ béo phì của anh lên 57% trong cùng quãng thời gian. Có thể có nhiều cơ chế cho hiệu ứng này. Một khả năng là bạn của anh nói với anh rằng -- họ có một hành vi mà lan sang bạn -- như là "Đi ăn bánh và uống bia đi," một sự kết hợp khủng khiếp. Nhưng bạn tiếp thu sự kết hợp đó, và bạn bắt đầu lên cân như họ. Một khả năng khó nhận thấy hơn đó là khi họ bắt đầu lên cân, nó thay đổi quan niệm của bạn về kích thước cơ thể bình thường. Ở đây điều truyền từ người này sang người khác không phải là một hành vi mà là một tiêu chuẩn. Một ý tưởng đang được lan tỏa. Những nhà báo như mở cờ trong bụng với nghiên cứu của chúng tôi. Tôi nhớ tiêu đề trên Thời báo New York là "Bạn đang béo lên? Lỗi tại những người bạn thừa cân." Điều thú vị là những nhà báo châu Âu có một cách tiếp cận khác. Họ viết "Bạn của bạn tăng cân? Có thể bạn là người có lỗi." (Tiếng cười) Và chúng tôi nghĩ đây là một bình luận rất thú vị về nước Mỹ -- một loại hiện tượng tự phục vụ bản thân, "không phải trách nhiệm của tôi". Giờ thì, tôi muốn thật rõ ràng: chúng tôi không nghĩ công trình của mình nên hay có thể bào chữa cho định kiến về những người có cơ thể thế này hay thế kia. Giờ thì, câu hỏi tiếp theo của chúng tôi là: Liệu chúng ta có thể thực sự minh họa sự lan truyền này không? Liệu tăng cân ở một người có thực sự truyền sang người khác hay không? Điều này khá phức tạp bởi chúng tôi phải tính tới việc cấu trúc mạng lưới, cấu trúc các mối quan hệ, đang thay đổi qua thời gian. Hơn nữa, bởi béo phì không phải là một bệnh dịch tập trung, không có người bệnh đầu tiên -- nếu ta tìm ra người đó, tức là có sự lan truyền bệnh béo phì từ anh ta. Đây là một bệnh dịch đa trung tâm. Cùng một lúc rất nhiều người đang làm nhiều việc khác nhau. Và tôi sẽ chiếu một video 30 giây mà tôi và James mất 5 năm để làm. Mỗi chấm vẫn là một người. Mỗi đường nối giữa họ là một mối quan hệ. Chúng tôi sẽ cho chúng chuyển động ngay bây giờ, những biến đổi hằng ngày trong mạng lưới này suốt 30 năm. Những chấm tròn sẽ to ra. Bạn sẽ thấy một biển màu vàng. Bạn sẽ thấy người sinh ra và chết đi; các chấm tròn sẽ xuất hiện và biến mất. Các liên kết hình thành và đứt gãy. Hôn nhân và ly dị, kết bạn và ngừng làm bạn. Rất nhiều rắc rối, rất nhiều việc đang diễn ra trong quãng thời gian 30 năm này bao gồm đại dịch béo phì. Cuối cùng, bạn sẽ thấy các cụm người béo phì và không béo phì trong mạng lưới. Giờ thì, khi nhìn vào đây, cách nhìn của tôi đã thay đổi, bởi thứ này, mạng lưới này, đang thay đổi qua thời gian, nó có một quá khứ, nó di chuyển, nhiều thứ diễn ra trong đó, có một sự thống nhất. Con người có thể chết, nhưng nó không mất đi; nó vẫn bền bỉ. Và nó có sự dẻo dai khiến nó bền bỉ qua thời gian. Vậy nên, tôi đã đi đến nhìn nhận những mạng xã hội này như những thể sống, như những thể sống mà chúng tôi có thể đem dưới kính hiển vi mà nghiên cứu và phân tích và thấu hiểu. Và chúng tôi đã dùng nhiều kỹ thuật đa dạng để làm việc này. Chúng tôi bắt đầu khám phá mọi hiện tượng khác. Chúng tôi xem xét cách hút thuốc và uống rượu bia, và cách bỏ phiếu, và các cuộc ly dị -- một việc có thể lan truyền -- và các hành động nhân đạo. Cuối cùng, chúng tôi quan tâm đến cảm xúc. Khi chúng ta có cảm xúc, chúng ta thể hiện chúng. Tại sao ta thể hiện cảm xúc? Sẽ có một lợi ích nào đó trong việc giữ cảm xúc bên trong mình, bạn biết đấy, giận dữ hay hạnh phúc. Nhưng ta không chỉ cảm nhận chúng, ta thể hiện chúng. Không chỉ là ta thể hiện chúng mà người khác có thể nhận biết chúng. Và không những nhận biết, họ còn sao chép chúng. Có sự lây truyền về cảm xúc diễn ra trong xã hội loài người. Và chức năng này của cảm xúc gợi lý rằng, ngoài những tác dụng của chúng, chúng còn là một hình thức giao tiếp nguyên thủy. Trong thực tế, nếu ta thực sự muốn tìm hiểu cảm xúc con người, chúng ta cần nghĩ về chúng theo cách này. Giờ ta đã quen với cách nghĩ này về cảm xúc, trong những quảng thời gian ngắn. Chẳng hạn, gần đây tôi có trình bày bài nói này ở New York, và tôi nói "Các bạn biết đấy, như khi bạn đi trong đường hầm, người ngồi ở trong chiếc xe bên cạnh mỉm cười với bạn, và bạn cười lại theo bản năng." Và họ nhìn vào tôi nói rằng "Chúng tôi không làm thế ở New York." (Tiếng cười) Và tôi nói "Bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, đó là hành vi bình thường của con người." Vậy nên có một cách bản năng mà chúng ta truyền cảm xúc tới người khác. Trong thực tế, sự lây lan cảm xúc có thể rộng lớn hơn, như khi bạo động chúng ta có những biểu hiện tức giận mạnh mẽ. Câu hỏi chúng tôi muốn đặt ra là: Liệu cảm xúc cả thể lan tỏa theo một cách lâu bền hơn là bạo động, theo thời gian tới một số người lớn chứ không chỉ là hai người mỉm cười với nhau trong đường hầm? Có thể có một loại bạo động ngầm luôn luôn ở trong chúng ta. Có thể có một sự bộc phát về cảm xúc lan truyền qua các mạng lưới xã hội. Có thể trong thực tế cảm xúc tồn tại theo đám đông chứ không chỉ theo cá nhân. Và đây là một trong những hình ảnh đầu tiên chúng tôi tạo ra để nghiên cứu hiện tượng này. Vẫn là một mạng xã hội, nhưng giờ chúng tôi đẻ màu vàng nếu người đó hạnh phúc và xanh dương nếu họ đau buồn và xanh lá cây là trung lập. Nếu bạn nhìn vào hình ảnh này, bạn có thể thấy ngay lập tức những cụm hạnh phúc và đau buồn, lại là ba cấp độ khoảng cách. Và bạn có thể đã nhận ra rằng những người không hạnh phúc chiếm một vị trí có cấu trúc khác biệt trong mạng lưới. Có một phần ở giữa và một phần ở rìa mạng lưới, và những người không hạnh phúc dường như nằm ở rìa. Để gợi lên một ẩn dụ khác, nếu bạn hình dung mạng xã hội như một tấm vải khổ lớn của loài người -- tôi nối với anh và anh với bà ấy, trải dài đến những khoảng vô hạn -- tấm vải này thực ra giống như một tấm chăn cổ của người Mỹ, và nó có nhiều mảng, những mảng hạnh phúc và không hạnh phúc. Và việc bạn có thể nên hạnh phúc hay không một phần phụ thuộc vào liệu bạn có chiếm một phần hạnh phúc hay không. (Tiếng cười) Vậy nên, nghiên cứu về cảm xúc này, một điều rất cơ bản, khiến chúng tôi nghĩ rằng, có thể nguyên nhân cơ bản của các mạng lưới xã hội đã được mã hóa trong gen của ta. Bởi các mạng xã hội của con người, khi được lập thành bản đồ, đều trông gần giống thế này, hình ảnh của mạng lưới này. Nhưng chúng không bao giờ trông giống như thế này. Tại sao chúng không giống thế này? Tại sao chúng ta không hình thành những mạng xã hội nhìn như một tấm lưới bình thường? Những hình mẫu ấn tượng của các mạng xã hội, việc nó tồn tại ở khắp nơi, và mục đích rõ ràng của chúng đặt ra những câu hỏi liệu có phải ngay từ đầu chúng ta đã tiến hóa để tạo các mạng xã hội, và liệu chúng ta đã tiến hóa để tạo các mạng lưới với cấu trúc đặc biệt hay không. Và đề hiểu điều này, ta cần phân tích cấu trúc mạng lưới một chút trước. Nhận thấy rằng mỗi người trong mạng lưới này đều có vị trí giống người khác. Nhưng đó không đúng với mạng lưới thực. Chẳng hạn, đây là một mạng lưới các sinh viên của một đại học danh tiếng phía đông bắc. Giờ tôi sẽ tô đậm một số chấm và hãy nhìn vào những chấm này, so sánh điểm B phía trên bên trái với điểm D ở bên phải. B có bốn người bạn xuất phát từ anh ta. Và D có sáu người bạn. Hai người này có số bạn bè khác nhau. Đó là hiển nhiên, chúng ta điều biết điều đó. Nhưng một số khía cạnh khác của cấu trúc mạng xã hội không dễ thấy như thế. So sánh điểm B phía trên bên trái với điểm A phía dưới bên trái. Giờ thì hai người này đều có 4 bạn, nhưng bạn bè của A đều biết nhau còn bạn bè của B thì không. Vậy nên một người bạn của bạn của A trở lại là một người bạn của A, trong khi một người bạn của bạn của B không phải bạn của B, mà xa hơn trong mạng lưới. Đây là tính chất bắc cầu trong mạng lưới. Cuối cùng, so sánh điểm C và D. C và D đều có 6 bạn. Nếu nói chuyện với họ và bạn nói "Đời sống xã hội của anh thế nào?" họ sẽ nói "Tôi có 6 người bạn. Đó là đời sống xã hội của tôi." Nhưng chúng ta, với góc nhìn từ trên xuống, quan sát mạng lưới này, có thể thấy họ có thế giới xã hội rất khác nhau. Và tôi có thể đưa ý niệm đó vào bạn chỉ bằng việc hỏi: Bạn sẽ muốn là ai nếu một mầm bệnh chết người đang phát tán qua mạng lưới này? Bạn sẽ là C hay D? Bạn sẽ muốn là D, tại rìa của mạng lưới. Và giờ bạn sẽ muốn là ai nếu một mẩu tin đồn, không phải về bạn, đang lan truyền qua mạng lưới? Giờ thì, bạn sẽ muốn là C. Vậy nên những vị trí khác nhau trong cấu trúc có ảnh hưởng khác nhau tới bạn. Trong thực tế, khi thực hiện một vài thí nghiệm nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi nhận ra 46% sự khác biệt trong số bạn bè của bạn được giải thích bằng gen của bạn. Nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng ta biết rằng một số người sinh ra rất nhút nhát và một số người thích giao du. Đó là hiển nhiên. Nhưng chúng tôi cũng tìm ra một số điều không dễ nhận thấy. Ví dụ, 47% sự khác biệt trong việc liệu bạn bè của bạn có biết nhau không được quyết định bởi gen của bạn. Liệu bạn bè của bạn có biết nhau hay không không chỉ liên quan đến gen của họ, mà với gen của bạn. Và chúng tôi nghĩ lý do là một số người hay giới thiệu bạn bè của họ với nhau -- bạn biết bạn là ai -- và một số người để họ riêng rẽ và không giới thiệu bạn bè với nhau. Và do đó một số người đan kết mạng lưới quanh họ, tạo nên một mạng lưới dày đặc các quan hệ trong đó họ được đặt ở vị trí thoải mái. Cuối cùng, chúng tôi cũng nhận thấy 30% sự khác biệt trong việc liệu một người ở giữa hay ở rìa mạng lưới có thể được quyết định bởi gen. Vậy nên việc bạn thấy mình ở giữa hay ở rìa, một phần là do di truyền. ` Nó giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới như thế nào? Nó giúp ta nhận ra một số vấn đề ảnh hưởng tới chúng ta hiện nay như thế nào? Luận điểm tôi muốn đưa ra đó là các mạng lưới có nhiều giá trị. Chúng giống như nền tư bản xã hội. Các đặc tính mới xuất hiện bởi chúng ta được đặt trong các mạng xã hội, và những đặc tính có sẵn ở cấu trúc các mạng lưới, không chỉ ở những cá nhân trong đó. Hãy suy nghĩ về hai đồ vật quen thuộc này. Chúng đều tạo nên từ carbon, nhưng một trong đó có các nguyên tử carbon sắp xếp theo một cách đặc biệt, bên trái, và bạn có chì, mềm và tối màu. Nhưng nếu bạn lấy các nguyên tử carbon đó và liên kết chúng theo một cách khác, bạn có được kim cương, cứng và trong suốt. Và những tính chất mềm hay cứng, tối màu hay trong suốt không nằm trong nguyên tử carbon. Chúng nằm trong sự liên kết giữa các nguyên tử carbon, hay ít nhất xuất hiện bởi sự liên kết giữa các nguyên tử carbon. Tương tự, quy luật kết nối giữa mọi người tạo ra những đặc tính khác nhau tại những nhóm người khác nhau. Chính quan hệ giữa mọi người làm cho mạng lưới tốt hơn những thành phần của nó cộng lại. Và do đó không chỉ những gì xảy ra với những người này -- giảm cân hay lên cân, trở nên giàu có hay nghèo khó, hạnh phúc hay đau khổ -- ảnh hưởng tới chúng ta; mà còn có cấu trúc thực sự của những quan hệ quanh ta. Các trải nghiệm thế giới của ta dựa vào cấu trúc những mạng lưới của ta và vào tất cả những điều lan tỏa và lưu thông trong mạng lưới. Tôi cho rằng đây là lý do loài người tập hợp lại và hình thành một loai siêu quần thể. Một siêu quần thể là một tập hợp các cá thể có hành vi hoặc hiện tượng mà không thể được hiểu qua nghiên cứu về cá thể mà phải qua cả cộng đồng, chẳng hạn, một tổ ong đang tìm nơi xây tổ mới, hay một đàn chim đang chạy trống kẻ thù, hay một đàn chim có khả năng tập hợp khả năng suy nghĩ để định hướng và tìm thấy một điểm nhỏ của một hòn đảo giữa Thái Bình Dương, hay một đàn sói có thể hạ gục con mồi lớn hơn. Các siêu quần thể có những đặc tính không thể được giải thích chỉ bằng nghiên cứu cá thể. Thấu hiểu các mạng xã hội và cách chúng hình thành và vận hành có thể giúp ta thấu hiểu không chỉ sức khỏe và cảm xúc mà còn tất cả các hiện tượng khác -- như tội phạm, chiến tranh, và các hiện tượng kinh tế như rút tiền ồ ạt hay sự sụp đổ thị trường và việc tiếp thu đổi mới hay sự lan truyền của sự tiếp nhận một sản phẩm. Giờ thì, nhìn vào đây. Tôi cho rằng chúng ta hình thành mạng xã hội bởi lợi ích của đời sống được kết nối lớn hơn mất mát. Nếu tôi luôn hung hãn với anh hay đưa thông tin sai lệch, hay làm anh buồn, hay truyền mầm bệnh chết người cho anh, anh sẽ phá bỏ kết nối với tôi, và mạng lưới sẽ tan rã. Vậy nên để duy trì và nuôi dưỡng mạng xã hội cần sự lan truyền những điều tốt đẹp và giá trị. Tương tự, mạng xã hội cần cho sự lan truyền những điều tốt đẹp và giá trị, như tình yêu và lòng tốt và hạnh phúc và nhân đạo và ý tưởng. Tôi cho rằng, nếu ta nhận ra mạng xã hội giá trị đến như thế nào, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn nuôi dưỡng và duy trì chúng, bởi tôi nghĩ mạng xã hội liên hệ chặt chẽ với những điều tốt đẹp. Và tôi nghĩ điều thế giới đang cần bây giờ là nhiều sự kết nối hơn. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Chúng tôi phát minh. Công ty của tôi phát minh các loại công nghệ mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và chúng tôi phát minh vì 2 lý do. Một là, phát minh cho vui. Thực vậy, phát minh là 1 công việc rất vui. Và chúng tôi cũng phát mình vì lợi nhuận. Hai cái đó gắn bó với nhau vì phải đợi khá lâu mới thấy lợi nhuận, nên nếu không vui thì bạn sẽ không bỏ thời gian ra để làm. Vì thế chúng tôi chủ yếu phát minh theo định hướng vui và có lợi nhưng chúng tôi cũng có các chương trình phát minh mang tính nhân văn -- trong đó chúng tôi huy động các nhà phát minh giỏi nhất của mình và nói, " Liệu chúng ta có ý tưởng hay để giải quyết vấn đề mà thế giới đang đương đầu không? -- và giải quyết nó theo cách chúng tôi cố gắng giải quyết các vấn đề bằng các giải pháp điên khùng kịch tính và sáng tạo. Bill Gates là 1 trong những người thông minh nhất suy nghĩ về các vấn đề này. Ông cũng gây quỹ cho công trình này. Nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn đến anh, Bill. Tôi sẽ thảo luận ngắn gọn 1 vài vấn đề chúng tôi gặp phải và 1 số vấn đề chúng tôi đã tìm ra giải pháp. Tiêm chủng là 1 trong các biện pháp chủ yếu trong sức khỏe cộng đồng, 1 biện pháp rất hữu hiệu, nhưng ở thế giới đang phát triển, nhiều vắc xin bị hỏng trước khi được phân phối. Và vì vắc xin cần được bảo quản lạnh. Hầu hết mọi vắc xin cần được bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh. Chúng sẽ nhanh chóng hỏng nếu không được bảo quản. Và nếu không có nguồn điện lưới ổn định, vắc xin hỏng dẫn đến trẻ em tử vong. Không chỉ thiệt hại về lượng vắc xin mà những đứa trẻ đó không được tiêm chủng. Đây là 1 trong các phương pháp vận chuyển vắc xin. Đây là các tủ đựng styro bọt được vận chuyển bằng sức người, chúng cũng được đặt vào đuôi xe tải. Chúng tôi có 1 giải pháp khác nhau. Một trong các tủ đựng styro bọt đựng đá ở trong sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng. Và chúng tôi nghĩ, như thế thì không tốt lắm. Nên đã làm cái này. Nó kéo dài 6 tháng mà không cần điện nguồn điện bằng 0, vì nó mất ít hơn nửa watt. Đây là nguyên mẫu thế hệ thứ 2 của chúng tôi. Nguyên mẫu thế hệ thứ 3 là, ngay bây giờ, đang được kiểm nghiệm tại Uganda. Chúng tôi nghĩ ra được cái này là nhờ 2 ý tưởng chính. Một, nó giống 1 máy làm lạnh cryo Dewar, có nitrogen hoặc helium lỏng ở trong. Chúng có khả năng cách nhiệt rất tuyệt vậy chúng ta hãy đặt vật liệu cách nhiệt ở đây. Ý tưởng còn lại khá thú vị, bạn không thể tiếp xúc trong tủ nữa vì nếu mở ra để thò vào trong, bạn sẽ để nhiệt thoát ra và trò chơi kết thúc. Thiết bị này trông giống 1 máy bán nước tự động. Nó bán ra các lọ vắc xin cá nhân nhỏ. Một ý tưởng đơn giản chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi cách thức phân phối vắc xin ở châu Phi và khắp thế giới. Chúng ta sẽ chuyển tới dịch sốt rét. Sốt rét là 1 trong các thách thức đau đầu nhất trong ngành sức khỏe cộng đồng. Esther Duflo đã nói 1 chút về vấn đề này. 250 triệu ca lây nhiễm 1 năm. Cứ 43 giây có 1 đứa trẻ ở châu Phi tử vong. Trong suốt thời gian tôi diễn thuyết, sẽ có 27 người chết. Chúng ta ở đây, ở đất nước này không thể hiểu ý nghĩa của nó đối với những người trong cuộc. Một bình luận khác của Esther là chúng ta phản ứng khi 1 thảm kịch xảy ra như ở Haiti nhưng thảm kịch đó vẫn đang tiếp tục. Vậy, chúng ta có thể làm gì? Mọi người đã thử rất nhiều thứ trong nhiều năm qua, tìm kiếm giải pháp cho bệnh sốt rét. Bạn có thể xịt muỗi nhưng vân đề là: nó ảnh hưởng đến môi trường. Bạn có thể cố gắng chữa trị cho mọi người và nâng cao ý thức. Tuyệt đấy, ngoại trừ những vùng bệnh sốt rét hoành hành, họ không có các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Vắc xin sẽ là 1 biện pháp hay chỉ là chúng không ăn thua. Mọi người đã dùng cách đó từ lâu rồi. Có 1 vài ứng cử viên sáng giá. Sốt rét là bệnh rất khó chế vắc xin. Bạn có thể phân phát màn ngủ và màn ngủ rất hiệu quả nếu bạn sử dụng. Các bạn không thường dùng màn. Mọi người dùng nó để đánh cá. Không phổ biến lắm. Và màn ngủ tác động đến dịch bệnh nhưng bằng màn ngủ, nó sẽ không bị tiêu diệt triệt để. Bệnh sốt rét là 1 bệnh cực kỳ phức tạp. Để hiểu rõ nó thì phải tốn hàng giờ. Nó có cách sống như phim truyền hình vậy. Chúng có giới tính, chúng đào bới vào gan của bạn. Đào hầm vào cư trú trong các tế bào máu. Là 1 căn bệnh cực kỳ phức tạp, nhưng đó là 1 trong các điều thú vị hấp dẫn chúng tôi, cũng là động lực thôi thúc chúng tôi tìm cách giải quyết căn bệnh này. Có nhiều biện pháp tiềm năng. Một trong số đó là chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời. Chúng tôi hy vọng trong năm nay sẽ sản xuất được bản nguyên mẫu của các thiết bị này. Thiết bị chẩn đoán bệnh sốt rét tự động giống cơ chế làm việc của máy đo đường huyết cho bệnh tiểu đường. Lấy 1 giọt máu đặt vào đó và nó sẽ tự động cho kết quả. Hiện tại, bạn cần làm 1 quy trình xét nghiệm phức tạp gồm 1 đống mẫu máu để xét nghiệm qua kính hiển vi do 1 bác sĩ lành nghề thực hiện. Nữa là, bạn không cần lấy máu. Nếu bạn nhìn vào mắt, hoặc vào các mạch máu trong tròng trắng của mắt, thực tế là bạn có thể trực tiếp làm điều đó mà không phải lấy máu. hoặc qua lớp da dưới móng tay. Vì, khi nhìn qua móng tay, bạn có thể thấy các mạch máu. Và một khi thấy mạch máu, chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể thấy bệnh sốt rét. Có thể thấy triệu chứng vì phân tử này có tên hemozoin. Do ký sinh trùng sốt rét sinh ra. Và đó là 1 chất tinh thể rất thú vị. đối với 1 nhà vật lý thể rắn. Có nhiều thứ hay ho chúng tôi có thể làm với nó. Đây là phòng thí nghiệm laser 10 mũ -15 giây của chúng tôi. Nó tạo ra xung ánh sáng kéo dài 1fs (10 mũ (-15) giây) Cực kỳ, cực kỳ ngắn. Đây là 1 xung ánh sáng chỉ dài khoảng 1 chiều dài bước sóng ánh sáng. Nó gồm nhiều photon đến và va chạm đồng thời. Nó tạo ra năng lượng đạt đỉnh. Nó khiến bạn làm được nhiều điều rất hay ho. Cụ thể, nó giúp bạn tìm thấy phân tử hemozoin. Đây là hình ảnh 1 hồng cầu. Bây giờ chúng ta có thể lập bản đồ vị trí hemozoin và các ký sinh trùng sốt rét bên trong các tế bào hồng cầu. Và sử dụng cả kỹ thuật này và các kỹ thuật quang học khác, chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể chẩn đoán. Chúng tôi cũng có 1 liệu pháp xác định hemozoin khác cho bệnh sốt rét, trong những ca khó, lấy ký sinh trùng sốt rét và lọc nó ra khỏi hệ tuần hoàn, gần giống việc thẩm tách, nhưng là để giảm lượng ký sinh. Đây là chiếc siêu máy tính nghìn nhân của chúng tôi. Chúng tôi chuyên về phần mềm nên gần như với mọi vấn đề chúng tôi đều muốn giải quyết bằng phần mềm. Nếu bạn đang cố diệt trừ hoặc giảm nhẹ bệnh sốt rét, thì 1 trong các vấn đề là bạn không biết cách nào là hữu hiệu nhất để tiến hành. Ok, vừa nãy chúng ta đã nghe về màn ngủ. Bạn tiêu 1 chút tiền cho 1 chiếc màn. Hoặc bạn có thể xịt muỗi. Bạn có thể phân phát thuốc, đó là các cách can thiệp khác nhau. Nhưng chúng tạo ra các mức đọ hiệu quả khác nhau. Phân biệt thế nào đây? Sử dụng siêu máy tính, chúng tôi đã tạo ra mô hình máy tính tốt nhất thế giới cho bệnh sốt rét, mà các bạn sẽ thấy ngay bây giờ. Chúng tôi chọn Madagascar. Chúng tôi có mọi con đường, từng ngôi làng, từng inch vuông ở Madagascar. Chúng tôi có tất cả dữ liệu lượng mưa và nhiệt độ của vùng. Điều đó rất quan trọng vì độ ẩm và lượng mưa cho biết tình trạng môi trường nước tù, đọng cho muỗi sinh sản. Vậy, nó cho bạn biết tình trạng dịch bệnh. Tiếp đó bạn phải giới thiệu các con muỗi, và lập mô hình và cách chúng đến và đi. Đặc biệt, nó cho bạn cái này. Đây, dịch sốt rét quét qua Madagascar. Và đây là phần sau của mùa mưa. Giờ sắp tới mùa khô rồi. Bệnh sốt rét sẽ tan đi vào mùa khô. Muỗi không có nơi sinh sản. Và tiếp theo, tất nhiên, năm tới muỗi lại rào rào quay lại. Bằng các mô hình này, chúng tôi muốn diệt trừ hoặc kiểm soát bệnh sốt rét hàng nghìn lần bằng phần mềm trước khi tiến hành thực tế. Để có thể mô phỏng cả các yếu tố cân bằng kinh tế -- bao nhiêu cái màn so với lượng thuốc xịt? -- hoặc các yếu tố cân bằng xã hội điều gì xảy ra nếu tình trạng bất ổn nổ ra? Chúng tôi cũng cố gắng nghiên cứu kẻ thù của chúng ta. Đây là hình chụp camera tốc độ cao 1 con muỗi. Và trong 1 khoảnh khắc, chúng ta sẽ thấy 1 dòng chảy không khí. Chúng tôi đang cố gắng hình ảnh hóa dòng không khí xung quang cánh con muỗi bằng các hạt nhỏ mà chúng tôi đang chiếu sáng bằng 1 tia laser. Hiểu được cách muỗi bay chúng tôi hy vọng sẽ hiểu được cách khiến chúng không bay được. Hiện nay, 1 trong các cách đó chíng là dùng thuốc DDT. Đây là 1 quảng cáo thực. Đây là 1 trong những thứ bạn không thể bịa ra. Ngày trước, đây là kỹ thuật cơ bản và thực tế nhiều nước đã trừ dịch sốt rét bằng DDT. Mỹ cũng vậy. Năm 1935, có 150,000 ca sốt rét mỗi năm ở Hoa Kỳ, nhưng DDT và 1 nỗ lực sức khỏe cộng đồng to lớn đã dập dịch thành công. Nên chúng tôi nghĩ ... chúng tôi đã tập trung vào trùng sốt rét, ký sinh trùng liên quan. Chúng ta có thể làm gì con muỗi đây? Hãy diệt muỗi bằng điện dân dụng? Nghe ngu quá. nhưng mỗi thiết bị đó có 1 đặc điểm thú vị bạn có thể dùng. Đầu xem phim Blue-ray có tia laser xanh rất rẻ. Máy in laser có 1 điện kế gương dùng để chỉnh tia laser rất chính xác. Nó dùng để in các dấu chấm trên giấy. Và dĩ nhiên, có các camera xử lý tín hiệu và kỹ thuật số. Vậy nếu chúng ta dùng tất cả các thiết bị đó để bắn muỗi bằng tia laser thì sao nhỉ? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Trong công ty tôi, mọi người gọi cái này là " khoảnh khắc ngậm nhón út." (Tiếng cười) Nếu chúng ta có thể làm việc đó thì sao? Nào, các bạn hãy tạm tin trong 1 phút và nghĩ về điều có thể xảy ra nếu chúng ta có thể. Chúng ta có thể bảo vệ các mục tiêu giá trị cao như các phòng khám. Các phòng khám đầy chật bệnh nhân sốt rét. Vì ốm nên họ ít khả năng phòng vệ khỏi muỗi đốt. Bạn thực lòng muốn bảo vệ họ. Tất nhiên, nếu làm điều đó, bạn cũng có thể bảo sân sau nhà mình. Và các nông dân có thể bảo vệ mùa màng họ muốn bán cho Whole Foods vì các photon là 100% hữu cơ. Chúng hoàn toàn tự nhiên. Nó có thể tốt hơn thế. Nếu thực sự thông minh, bạn có thể chiếu 1 tia laser không gây chết lên 1 con bọ trước khi hạ gục nó, bạn có thể lắng nghe tần số đập cánh và đo kích cỡ. Tiếp theo, bạn quyết định: Liệu nó có phải con côn trùng mình muốn giết, hay không? Định luật Moore hạ giá điện toán, rẻ đến mức chúng ta có thể đong đếm số phận 1 con côn trùng và quyết định ok hay không ok. Nào, hóa ra chúng ta chỉ giết mỗi muỗi cái. Chúng là những con nguy hiểm. Muỗi chỉ hút máu để đẻ trứng. Muỗi sống ở -- nguồn dinh dưỡng của chúng đến từ mật hoa. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi cho các con muỗi ăn nho khô. Nhưng muỗi cái cần hút máu. Nên, điều này nghe thật khùng phải không? Các bạn có muốn xem không? (Khán giả: Có chứ.) Ok, phòng pháp luật của chúng tôi đã chuẩn bị từ chối. Và nó đây. (Tiếng cười) Sau khi suy nghĩ về nó, chúng tôi nghĩ có thể thực hiện đơn giản hơn bằng 1 tia laser không gây chết. Eric Johanson, đã chế tạo thiết bị với link kiện mua trên eBay... Và Pablos Holman, ở đằng kia ông cho muỗi vào cái thùng. Chúng tôi có thiết bị đó ở đấy. Thay vì tia laser sát thủ. có xung rất ngắn và tức thời, chúng tôi sẽ cho các bạn xem, thiết bị trỏ laser xanh đứng yên trên con muỗi khá lâu nếu không, các bạn sẽ không thấy rõ con muỗi. Anh Eric ơi, mang nó đi nhé. Eric Johanson: Chúng tôi có ở đây 1 cái thùng ở đầu bên kia sân khấu. Và màn hình máy tính này có thể nhìn thấy các con muỗi khi chúng bay qua. Và khi Pablos làm động mấy con muỗi của chúng ta chúng ta sẽ thấy chúng bay loạn lên. Nào, đó là 1 hình ảnh thẳng xử lý chuỗi hoạt động. Và hãy để tôi nói rõ thêm về cách hoạt động của nó. Đây, bạn có thể thấy các con côn trùng bị theo dõi khi đang bay, buồn cười phết. Tiếp đến chúng ta có thể thắp sáng chúng bằng tia laser. Đây là 1 tia laser công suất thấp, và chúng ta có thể nghe được tần số đập cánh. Thế nên các bạn có thể nghe thấy tiếng muỗi vo ve. Nathan Myhrvold: Các bạn đang nghe thấy tiếng một con muỗi đập cánh. EJ: Cuối cùng, chúng ta hãy xem nó trông mặt ngang mũi dọc thế nào. Bạn thấy đó, các con muỗi được chiếu sáng khi bay . Đây là hình quay chậm các bạn có cơ hội thấy điều gì đang diễn ra. Nó đang chạy ở chế độ tốc độ cao: Hệ thống này được xây dựng cho TED, ở đây để chứng minh rằng về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể triển khai 1 hệ thống như thế. Và chúng tôi đang nỗ lực tìm kiếm cách khiến nó đạt hiệu quả chi phí cao để áp dụng ở những nơi như châu Phi và các vùng khác trên thế giới. (Vỗ tay) NM: Sẽ mất hay khi các bạn xem cái đó mà không xem chuyện gì xảy ra khi chúng tôi đập chúng. (Tiếng cười) (Tiếng cười) Rất là thỏa mãn. (Tiếng cười) Đây là 1 trong những phát đập đầu tiên của chúng tôi. Năng lượng ở đây khá cao. (Tiếng cười) Chúng tôi sẽ thắt nút ở đây trong 1 giây và các bạn sẽ thấy 1 con nữa. Một con nữa đây. Bang. Hay ở chỗ, chúng ta sẽ giết muỗi liên tục; chúng ta chưa bao giờ làm cánh muỗi cụp lại khi đang bay. Cơ vận động ở cánh rất co giãn. Tôi muốn nói, đây, chúng ta đang thổi cánh muỗi đi nhưng cơ vận động ở cánh giữ nó hạ cánh. Vậy, xin đươc kết thúc bài diễn trình của chúng tôi ở đây. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn về hai điều Một là những gì chúng ta đã đánh mất Và hai là cách đưa chúng quay trở lại Và tôi sẽ bắt đầu bằng việc này. Đây là cơ sở của tôi: Đây là bờ biển Địa Trung Hải ở đây không có cá, chỉ có đá và rất nhiều nhím biển thích ăn tảo. Đây là những thứ tôi thấy ngay khi lặn xuống nước lần đầu tiên ở bờ biển Địa Trung Hải ở Tây Ban Nha. Nếu người ngoài hành tinh đến trái đất hãy gọi anh ta là Joe Joe sẽ nhìn thấy gì? Nếu Joe lặn xuống một rặng san hô, anh ta có thể thấy rất nhiều thứ. Rất khó xảy ra việc Joe sẽ nhảy vào một rặng san hô nguyên sơ, với nhiều san hô, cá mập, cá sấu hải ngưu, cá mú, rùa, v.v... Có thể những gì Joe thấy nằm ở phần này, phần màu xanh của bức ảnh. Ở góc này là những rặng san hô chết, súp vi sinh vật và sứa. Và chỗ người thợ lặn, có thể là hầu hết những rặng hiện nay trên thế giới, với rất ít san hô, tảo lớn mau hơn san hô, rất nhiều vi khuẩn, và không có những loài động vật lớn. Đa số các nhà khoa học biển cũng thấy điều này. Đây là cơ sở của họ. Họ cho đó là tự nhiên vì chúng ta bắt đầu khoa học hiện đại với việc lặn rất lâu sau khi ta làm suy thoái hệ sinh thái biển. Tôi sẽ đưa chúng ta lên cỗ máy thời gian, và ta sẽ rẽ trái; ta sẽ đi về quá khứ xem đại dương trước đây ra sao. Hãy bắt đầu với Quần Đảo Line nơi chúng ta đã thực hiện hàng loạt những cuộc thám hiểm Địa lý Quốc gia. Vùng biển này thuộc về quần đảo Kiribati bắt ngang qua xích đạo và có vài quần đảo không người, không ai đánh bắt cá, nguyên sơ và 1 vài đảo có người sinh sống. Hãy bắt đầu với hòn đảo đầu tiên: Đảo Giáng sinh, hơn 5000 người sinh sống. Hầu hết là các rặng chết, san hô chết, tảo sinh trưởng tốt hơn, và hầu hết cá nhỏ hơn cây bút chì ta dùng để đếm chúng. Chúng tôi đã lặn 250 giờ ở đây vào năm 2005. Chúng tôi không thấy một con cá mập nào. Thuyền trưởng Cook đã phát hiện ra nơi này năm 1777 và ông tả lại là có rất nhiều cá mập cắn bánh lái và mái chèo của các con thuyền nhỏ khi họ đang đi tiến về bờ. Hãy chuyển sang hướng khác một chút. Đảo Fanning, 2500 dân sinh sống. San hô phát triển tốt. Rất nhiều cá nhỏ. Với nhiều thợ lặn, đây như là thiên đường. Đây là nơi bạn có thể thấy phần lớn Khu bảo tồn biển quốc gia Florida Keys. Và nhiều người cho rằng cảnh này rất đẹp, nếu đó là cơ sở của bạn. Nếu ta quay lại một nơi như Rạn san hô vòng Palmyra Atoll, tôi và Jeremy Jackson đã ở đó vài năm trước, san hô phát triển tốt hơn và có cá mập. Bạn có thể thấy cá mập mỗi lần lặn xuống. Và điều đó khá hiếm ở các rặng san hô hiện nay. Nhưng, nếu ta quay ngược lại 200, 500 năm trước, thì ta sẽ đến những nơi mà san hô hoàn toàn khỏe mạnh và lộng lẫy, tạo nên những cấu trúc đẹp mắt, và nơi những động vật ăn thịt dễ được nhìn thấy nhất, nơi bạn thấy 25-50 con cá mập mỗi lần lặn. Chúng ta học được gì từ những nơi đó? Đây là những gì chúng ta nghĩ là tự nhiên. Chúng tôi gọi đây là tháp sinh khối Nếu ta tập trung tất cả cá từ một rặng san hô lại và cân chúng, đây là điều mà chúng ta mong đợi. Hầu hết sinh khối đều thấp ở chuỗi thức ăn, động vật ăn cỏ cá vẹt, cá đuôi gai ăn tảo. Rồi sinh vật phù du, cá thia biển nhỏ, những động vật nhỏ nổi trên mặt nước. Và rồi chúng ta có sinh khối thấp hơn là động vật ăn thịt, và tầng thấp hơn ở trên cùng là cá mập, cá hồng lớn, cá mú lớn. Nhưng đây là hệ quả Quan điểm của thế giới là hệ quả từ việc nghiên cứu các rặng san hô suy thoái Khi chúng tôi đến các rặng san hô nguyên sơ chúng tôi đã nhận ra rằng thế giới tự nhiên ngược lại cái tháp bị đảo ngược. Phía trên cùng chiếm phần lớn sinh khối ở một vài nơi, chiếm đến 85% như Rặng Kingman, bây giờ đã được bảo vệ, Tin tốt là, bên cạnh việc có thêm nhiều vật ăn thịt thì mọi thứ đều sẽ nhiều hơn. Kích cỡ của những cái hộp này lớn hơn. chúng tôi có nhiều cá mập hơn, lượng sinh khối của cá mú nhiều hơn, của động vật ăn cỏ cũng nhiều hơn Ví dụ như cá vẹt, những con cừu của biển. Chúng làm sạch rặng; mọi thứ lớn đến mức nhìn thấy được thì chúng ăn và giữ rặng san hô sạch sẽ và cho phép san hô phục hồi. Không chỉ những nơi này- những vùng nguyên sơ, cổ xưa này - có nhiều cá mà chúng còn có những thành phần quan trọng khác của hệ sinh thái như trai khổng lồ những dãy trai khổng lồ trong các đầm phá rộng đến 20 tới 25 con trên một mét vuông Chúng đã biến mất ở mọi rặng san hô bị xâm chiếm trên trái đất và chúng lọc nước; chúng giữ nước sạch khỏi vi sinh vật và mầm bệnh Nhưng chúng ta vẫn còn vấn đề nóng lên toàn cầu nếu chúng ta không còn đánh bắt cá -vì những rặng san hô này được pháp luật bảo vệ hoặc vì vị trí hẻo lánh - thì thật tuyệt Nhưng nước đã ấm lên quá lâu và những rặng san hô chết Vậy những con cá, những vật tiêu thụ này sẽ giúp đỡ thế nào? Những gì chúng tôi đã nhìn thấy là ở khu vực đặc biệt này trong El Nino, những năm 97,98 nước đã quá ấm trong quá lâu và nhiều rặng san hô bị tẩy trắng nhiều nơi đã chết Vào Giáng sinh, khi lưới thức ăn suy giảm khi những con vật lớn đã đi những rặng san hô không hồi phục Ở đảo Fanning. những rặng san hô đã không hồi phục Nhưng bạn thấy ở đây một bàn san hô đã chết và sụp đổ Và những con cá đã gặm tảo nên mảng tảo thấp hơn một chút Rồi bạn tới Palmyra Atoll nơi có nhiều hơn sinh khối của động vật ăn thực vật hơn và những rặng san hô chết thì sạch thì những rặng san hô đang trở lại. Và khi bạn tới phía nguyên sinh cái này có bao giờ bị tẩy trắng chưa? Những nơi này cũng từng bị tẩy trắng nhưng chúng phục hồi nhanh hơn. Càng nguyên vẹn thì càng hoàn thiện, Lưới thức ăn của bạn càng phức tạp thì sự phục hồi càng cao, và dường như hệ thống sẽ phục hồi khỏi những tác động ngắn hạn từ những sự kiện ấm lên và đó là tin tốt, nên chúng ta cần phục hồi cấu trúc đó Chúng ta phải đảm bảo rằng mọi thành phần của hệ sinh thái ở đó để hệ sinh thái có thể thích nghi với hiệu ứng ấm lên toàn cầu Vậy nếu chúng ta phải đặt lại đường cơ sở nếu chúng ta phải đẩy hệ sinh thái ngược về bên trái thì ta có thể làm thế nào? Có một vài cách. Một cách rõ ràng là những khu vực biển được bảo vệ đặc biệt là những khu bảo tồn không khai thác mà ta đặt sang một bên để cho phép sự sống ở biển phục hồi Và hãy cho tôi quay lại với hình ảnh ở Địa Trung Hải Đây từng là đường cơ sở của tôi. Đây từng là cái tôi đã thấy khi còn nhỏ. Cùng lúc đó, tôi đang xem các chương trình của Jacques Cousteau trên TV với mọi sự giàu đẹp, phong phú, đa dạng. Tôi đã nghĩ sự giàu có này thuộc về những vùng biển nhiệt đới, rằng Địa Trung Hải là một vùng biển nghèo tự nhiên Nhưng tôi đã không biết, cho đến lần đầu khi tôi nhảy xuống một vùng biển được bảo tổn, Và đây là cái tôi thấy, rất nhiều cá. Sau vài năm, khoẳng năm đến bảy năm, cá quay trở lại, chúng ăn nhím biển và tảo mọc trở lại Vậy là bạn có rừng tảo nhỏ này, trong cỡ một chiếc laptop bạn có thể tìm thấy hơn 100 loài tảo phần lớn vừa mức kính hiển vi hàng trăm loài động vật nhỏ làm thức ăn cho cá vậy là hệ thống được phục hồi. Và địa điểm đặc biệt này, khu bảo tổn quần đảo Medes chỉ có 94 hecta mà mang lại 6 triệu euro cho kinh tế địa phương gấp 20 lần so với đánh cá Nó chiếm 88% lợi nhuận du lịch Vậy là những địa điểm này không chỉ giúp hệ sinh thái mà còn giúp con người có thể thu lợi từ hệ sinh thái Vậy hãy để tôi tóm tắt lại những gì các khu bảo tồn không khai thác làm được Những nơi này, khi ta bảo vệ chúng, so sánh với các khu không được bảo vệ gần đó, đây là cái sẽ xảy ra Số loài tăng 21% tức là nếu bạn có 1000 loài thì bạn có thể hy vọng thêm 200 loài ở một khu bảo tổn biển Điều này rất đáng kể Kích cỡ các cá thể tăng một phần ba tức là con cá của bạn sẽ to thế này Số lượng cá bạn có trên một mét vuông tăng gần 170% Và sinh khối - sự thay đổi đáng kinh ngạc nhất - tăng 4,5 lần trung bình, chỉ sau 5 đến 7 năm Ở một vài nơi tăng đến 10 lần ở trong khu bảo tồn Vậy là chúng ta có mọi thứ trong một khu bảo tồn đang phát triển, thì chúng làm gì? Chúng sinh sản. Đó là kiến thức cơ bản của sinh học quần thể Nếu bạn không giết cá, chúng sẽ sống lâu hơn chúng phát triển to hơn và sinh sản nhiều Điều tương tự với loài không xương sống, Ví dụ, đây là những bọc trứng của một con ốc sên dọc bờ biển Chile, và đây là số trứng chúng đẻ ở đáy. Ngoài khu bảo tồn, bạn thậm chí không thể phát hiện ra chúng 1,3 triệu trứng mỗi mét vuông trong khu bảo tồn nơi có nhiều những con ốc sên này Vậy là những cá thể này sinh sản, những con ấu trùng non này tràn ngập chúng tràn ngập mọi nơi, và con người có thể hưởng lợi từ chúng từ bên ngoài Đây là ở Bahamas: loài cá mú Nassau Một lượng lớn cá mú bên trong khu bào tồn và bạn càng đến gần khu bảo tồn, bạn càng có nhiều cá Vậy là những ngư dân đang đánh bắt nhiều hơn Bạn có thể thấy những giới hạn của khu bảo tồn vì bạn thấy những con tàu xếp thành hàng Vậy là có sự tràn sang; có những lợi ích vượt ra ngoài giới hạn của các khu bảo tồn giúp cho những người ở quanh chúng cùng lúc đó khu bảo tồn cũng đang bảo vệ toàn bộ môi trường sống. Nó đang xây dựng khả năng phục hồi Vậy thì thứ mà ta đang có hiện nay - - một thế giới không có các khu bảo tồn - là một tài khoản nợ mà ta suốt ngày rút tiền và không bao giờ nạp Các khu bảo tồn giống như những tài khoản tiết kiệm Chúng ta có phần chính, không chạm vào mà ở ó tạo ra tiền lời về mặt xã hội, kinh tế và sinh thái Và nếu ta nghĩ về sự gia tăng sinh khối trong các khu bảo tồn thì nó giống như lãi suất kép vậy. Lại thêm 2 ví dụ nữa về cách các khu bảo tồn này có thể tạo lợi ích cho con người Đây là số tiền mà ngư dân kiếm được ở Kenya mỗi ngày qua nhiều năm ở nơi mà không có sự bảo vệ; mở cửa tự do cho mọi người Khi dụng cụ đánh cá tầm thường nhất - -những cái lưới biển - bị gỡ bỏ các ngư dân đánh bắt được nhiều hơn Nếu bạn đánh bắt ít đi, bạn sẽ được nhiều hơn Nhưng nếu ta thêm việc bảo tồn không xâm lấn lên đầu thì các ngư dân vẫn kiếm được nhiều hơn nhờ đánh bắt ít đi quanh khu vực được bảo vệ Ví dụ nữa: Cá mú Nassau ở Belize trong Rặng Trung bộ châu Mỹ Đây là sự sinh sản của cá mú chúng tụ tập lại vào ngày trăng tròn của tháng 12 và tháng 1 trong 1 tuần Chúng thường tụ tập hàng vạn con 30 000 con cá mú lớn cỡ này trong 1 hecta, trong một tập hợp Ngư dân đã biết điều này, họ bắt hết chúng Khi tôi đến đó lần đầu năm 2000 chỉ có 3000 con cá mú còn sót lại Các ngư dân đã được cho phép bắt 30% của quần thể trong kì sinh sản mỗi năm Vậy là chúng tôi đã làm một phân tích đơn giản chẳng cần tới khoa học tên lửa để chỉ ra rằng, nếu bạn cứ lấy 30% mỗi năm thì nghề cá của bạn sẽ sụp đổ nhanh chóng Rồi toàn bộ khả năng sinh sản của loài đi tới tuyệt chủng Nó đã diễn ra nhiều nơi quanh Carribe Họ kiếm được 4000 đô-la mỗi năm cho toàn bộ ngư nghiệp rất nhiều tàu đánh cá Giờ, nếu bạn làm một phân tích kinh tế và dự án về điều sẽ xảy ra nếu cá không bị cắt giảm nếu ta chỉ mang 20 thợ lặn một tháng mỗi năm thì lợi nhuận sẽ cao hơn gấp 20 lần và nó cũng bền vững theo thời gian Vậy ta thực hiện được bao nhiêu? Nếu chuyện này rất tốt, nếu không cần phải suy nghĩ gì, thì chúng ta thực hiện được bao nhiêu? Hẳn bạn đã nghe nói chỉ ít hơn 1% đại dương được bảo vệ Chúng ta hiện đang tiến gần đến 1% nhờ những sự bảo vệ của quần đảo Chagos và chỉ một phần của nơi này được hoàn toàn bảo vệ khỏi đánh cá Các nghiên cứu khoa học đề xuất rằng ít nhất 20% đại dương cần được bảo vệ Khoảng ước lượng từ 20 đến 50% cho một chuỗi mục tiêu về cân bằng sinh thái cái thiện ngư nghiệp và khả năng phục hồi Giờ, liệu cái này có khả thi không? Mọi người sẽ hỏi: Chuyện này tốn bao nhiêu tiền? Hãy nghĩ về số tiền ta đang trả để đầu tư cho ngư nghiệp 35 tỷ đô la mỗi năm Rất nhiều tiền dành cho các giải pháp đánh cá mang tính hủy hoại Có một vài ước tính về chi phí để tạo ra một mạng lưới khu bảo vệ che phủ 20% diện tích đại dương Đó sẽ chỉ là một phần của số tiền mà ta đang chi trả cho chính phủ để đầu tư vào một ngư nghiệp đang sụp đổ Mọi người đang mất việc vì ngư nghiệp đang sụp đổ Tạo ra một mạng lưới các khu bảo tồn sẽ cung cấp công việc trực tiếp cho hơn một triệu người cộng thêm tất cả những công việc thứ yếu và lợi ích thứ yếu Vậy làm sao ta làm được điều đó? Nếu những tài khoản tiết kiệm này rõ ràng tốt cho môi trường và con người tại sao ta không bảo vệ được 20, 50% đại dương? Và làm sao ta đạt được mục tiêu đó? Có 2 cách Giải pháp không đáng kể là tạo ra những khu bảo tồn thật lớn như Quần đảo Chagos Vấn đề là ta chỉ làm được như vậy ở những nơi không có người, không có mâu thuẫn xã hội nơi mà chi phí chính sách thật thấp và chi phí kinh tế cũng thấp Và một vài người trong chúng ta, một vài tổ chức ở ngay đây hay nơi khác đang làm điều này Nhưng còn phần còn lại của các bờ biển trên thế giới nơi con người sống và kiếm ăn nhờ đánh cá? Có 3 lý do chính tại sao chúng ta không có hàng vạn khu bảo tồn nhỏ Đầu tiền là mọi người không biết khu bảo tồn đại dương làm gì và các ngư dân có xu hướng rất, rất đề phòng việc điều chỉnh hay đóng cửa một khu vực dù là nhỏ Thứ hai là chính quyền không đúng vì phần lớn cộng đồng ven biển trên thế giới không có chính quyền để điều khiển tài nguyên để tạo ra khu bảo tồn và thực thi nó Đó là một cấu trúc phân cấp từ trên xuống nơi mà mọi người đợi các nhân viên chính phủ đến và nó không hiệu quả. Và chính phủ không có đủ nguồn lực dẫn đến lý do thứ ba tại sao ta không có nhiều khu bảo tồn hơn là các mô hình gây quỹ đã sai Các NGO và các chính phủ dành nhiều thời gian, công sức, tài nguyên thường là cho một vài khu vực nhỏ Vậy là việc bảo vệ biển và vùng bờ biển đã trở thành một cái vũng của chính phủ và tiền tài trợ Như thế không bền vững Vậy là những giải pháp để giải quyết 3 vấn đề này là Thứ nhất, ta cần phát triển 1 chiến dịch nhận thức toàn cầu để thu hút các cộng đồng địa phương và các chính phủ tạo ra các khu bảo tồn không xâm lấn tốt hơn những gì ta đang có Nó là các tài khoản tiết kiệm chống lại những tài khoản nợ không có tiền gửi Thứ hai, ta cần tái thiết kế chính quyền để những nỗ lực bảo tồn được phân quyền để chúng không chỉ phụ thuộc vào công việc của các NGO hay các nhân viên chính phủ và có thể được tạo ra bởi các cộng đồng địa phương như ở Philipine hay một vài nơi khác Điều thứ ba rất quan trọng chúng ta cần phát triển những mô hình kinh doanh mới Chỉ dùng tiền từ thiện để tạo ra các khu bảo tồn là không bền vững Chúng ta thật sự cần phát triển những mô hình kinh doanh nơi mà khu bảo tồn bờ biển là một sự đầu tư vì ta đã biết những khu bảo tồn đại dương này cung cấp các lợi ích xã hội, sinh thái và kinh tế Và tôi muốn kết thúc với một ý nghĩ rằng sẽ không một tổ chức nào có thể một mình cứu được đại dương Đã có nhiều cuộc đua trong quá khứ và chúng ta cần phát triển một mô hình hợp tác mới thực sự hợp tác khi ta kiếm tìm sự bổ trợ chứ không phải sự thay thế Giải thưởng rất cao để tiếp tục con đường ta đang đi Vậy hãy làm điều đó. Cảm ơn rất nhiều Cảm ơn! Cảm ơn Eric! Đó là một công việc bậc thầy khi đặt mọi thứ lại cùng nhau Đầu tiên là cái tháp ngược của anh biểu diễn 85% sinh khối trong vật ăn thịt dường như bất khả thi Làm sao mà 85% có thể tồn tại nhờ 15%? Hãy tưởng tượng anh có 2 bánh xe trong 1 cái đồng hồ, 1 lớn 1 nhỏ Cái lớn di chuyển rất chậm, cái nhỏ thì rất nhanh Đơn giản như vậy thôi! Những con vật ở phía dưới trong chuỗi thức ăn sinh sản nhanh, sinh trưởng nhanh, tạo ra hàng triệu trứng Trên đây, anh có cá mập và các loài cá lớn sống đến 25, 30 năm Chúng sinh sản rất chậm, chuyển hóa chậm và đơn giản là chúng duy trì sinh khối của mình Vậy, cơ bản là, sản phẩm dư thừa của những con dưới này đủ để duy trì sinh khối này không di chuyển Chúng giống như các tụ điện cho hệ thống Thật thú vị! Vậy, thực sự, hình ảnh của chúng ta về tháp thức ăn phải thay đổi hoàn toàn Ít nhất là ở đại dương Chúng tôi đã tìm thấy ở các rặng san hô rằng tháp ngược tương đương với ở Serengeti với 5 con sư tử trên 1 con linh dương đầu bò Ở trên đất liền, cái này không đúng Nhưng ít nhất ở các rặng san hô là những hệ thống có một thành phần dưới cùng với cấu trúc Chúng tôi nghĩ cái này là toàn cầu Nhưng chúng tôi mới bắt đầu nghiên cứu các rặng nguyên sơ gần đây thôi Vậy những con số anh đã trình bày rất đáng ngạc nhiên Anh đang nói là chúng ta đang chi 35 tỷ đô la cho trợ cấp Sẽ chỉ mất 16 tỷ đô để xây dựng 20% đại dương thành các khu bảo tồn đồng thời đem đến những lựa chọn sống mới cho các ngư dân Nếu thế giới thông minh hơn thì ta đã có thể giải quyết vấn đề này với ít đi 19 tỷ đô la Chúng ta sẽ có 19 tỷ đô cho chăm sóc sức khỏe hay cái gì đó Rồi chúng ta có các nền ngư nghiệp kém hiệu quả trị giá 50 tỷ đô la Lần nữa, một trong những giải pháp lớn là để Tổ chức thương mại thế giới chuyển trợ cấp cho giải pháp bền vững Được rồi, có nhiều ví dụ mà tôi đã nghe về việc chấp dứt sự trợ cấp điên cuồng. Cảm ơn vì những con số. Chỉ có một câu hỏi cuối riêng tư Nhiều người ở đây có trải nghiệm những người đã ở biển lâu họ mới nhìn thấy sự xuống cấp của những nơi từng đẹp đẽ đang trở nên tệ đi Hãy nói tôi nghe về cảm giác anh đã phải trải qua khi đến những khu vực nguyên sơ và nhìn thấy những điều này quay trở lại Nó là một trải nghiệm tâm lý Chúng tôi đến đó để cố hiểu về hệ sinh thái cố đo đếm lượng cá và nhìn thấy những nơi này khác biệt so với những nơi chúng tôi biết Nhưng cảm xúc tuyệt nhất là hiện tượng biophilia mà E.O.Wilson nói đến khi con người cảm thấy kinh ngạc trước một thiên nhiên hoang sơ Và chỉ ở đó bạn thật sự cảm thấy mình là một phần của một thứ lớn lao hơn hay của một hệ sinh thái toàn cầu lớn hơn Và nếu không nhờ hi vọng thể hiện ở những nơi này thì tôi không nghĩ mình có thể tiếp tục làm việc Sẽ rất chán nản! Enric, cảm ơn vì sự chia sẻ về trải nghiệm tâm lý đó với chúng tôi. Cảm ơn! Cảm ơn rất nhiều! Bạn có thể nhớ lại cái khoảng thời gian khi bạn thật sự yêu thích những thứ như một bộ phim, một bộ ảnh, hay thậm chí là một cuốn sách và bạn toàn tâm toàn ý giới thiệu nó với người mà bạn thật sự yêu mến và bạn mong đợi sự phản hồi từ người đó, bạn mong đợi điều đó và rồi người đó ghét nó, đó là phản hồi bạn nhận được. Lời giới thiệu trên đây cũng là một thực trạng tương tự mà tôi đã trải qua vào mỗi ngày làm việc trong suốt sáu năm qua. Tôi dạy toán trung học phổ thông. Tôi bán một sản phẩm cho một thị trường không muốn nó, nhưng bị buộc phải mua. Tôi nghĩ đó là một lời đề nghị yếu. Vì thế theo tôi thấy, có một loại sinh viên điển hình mà tôi thấy, một điển hình cho tất cả chúng ta. Tôi có thể giao cho các bạn một bài kiểm tra đại số cuối kì, và tôi không mong đợi nhiều hơn 25 phần trăm trong số các bạn có thể đậu. Sự thật đã nói lên rằng vấn đề không nằm ở các bạn cũng như các sinh viên của tôi mà nằm ở cách dạy toán ở nước Mỹ ngày nay. Để bắt đầu ta sẽ phân tích toán thành 2 dạng. Một là kỹ năng tính toán. Đây là kỹ năng mà các bạn hay quên. Ví dụ như giải phương trình bậc 2 với hệ số chính lớn hơn 1. Phép tính này cũng thật dễ dàng để học lại, nếu bạn có 1 nền tảng vững chắc trong lập luận, lập luận toán học. Chúng ta gọi đó là sự ứng dụng của các quy trình toán học vào trong thực tiễn. Điều này thật khó để truyền đạt. Đây là điều mà chúng ta muốn các sinh viên ghi nhớ, dù cho họ không theo đuổi ngành toán. Đây cũng là cách chúng ta dạy toán ở Mỹ nhưng chắc chắn rằng các sinh viên lại không nhớ hết nó. Vì vậy tôi sẽ nói nguyên nhân tại sao lại như thế, tại sao đó lại là 1 thảm họa cho xã hội, chúng ta có thể làm gì với nó, và sâu xa hơn, tại sao đây lại là 1 giai đoạn kinh khủng để là 1 giáo viên dạy toán. Trước hết, 5 dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang dạy và học toán sai phương pháp trong lớp học. Một là thiếu động lực; sinh viên không thúc đẩy chính mình. Bạn hoàn thành bài giảng của mình và ngay lập tức có 5 cánh tay giơ lên yêu cầu bạn giải thích lại toàn bộ những điều bạn vừa truyền đạt cho họ. Các sinh viên thiếu sự kiên nhẫn. Họ thiếu đi sự khả năng ghi nhớ, bạn nhận ra rằng sẽ phải giải thích lại toàn bộ các định nghĩa sau 3 tháng nữa. Còn có một sự chán chường với những vấn đề về từ ngữ, mà gồm 99% sinh viên của tôi. Và tiếp theo là 1% còn lại thì đang hăng hái tìm kiếm công thức mẫu để ứng dụng vào tình huống đó. Đây thật sự là thảm họa. David Milch, người tạo ra "Deadwood" và cũng như nhiều show truyền hình thú vị khác, có 1 miêu tả thú vị cho việc này. Ông ta thề không tạo ra vở kịch đương đại, những chương trình dàn dựng ngày nay bởi vì ông ấy nhận thấy rằng khi mà con người ta lấp đầy tầm trí của họ với 4 giờ/1 ngày , ví dụ như, với " Two and a Half Men", nó tạo thành lối mòn suy nghĩ, ông ta nói, theo cách mà họ mong đợi ở những bài toán đơn giản. Ông ấy gọi nó là:"sự thiếu kiên nhẫn và do dự" Bạn thiếu kiên nhẫn với những thứ mà bạn không giải quyết nhanh chóng. Bạn chờ đợi 1 vở kịch hài đánh giá những vấn đề mà chỉ gói gọn trọng 22 phút, với 3 phần quảng cáo và 1 tiểu phẩm vui. Và tôi sẽ đưa việc đó đến các bạn, những gì các bạn đã biết đó là không có bài toán nào xứng đáng giải thì dễ dàng cả Tôi rất quan tâm vấn đề này, bởi vì tôi sẽ nghỉ hưu trong cái thế giới mà sinh viên của tôi sẽ làm chủ Tôi đang làm những thứ tệ ảnh hưởng đến tương lai của chính tôi khi tôi dạy theo cách này. Tôi ở đây để nói với các bạn về cái cách sách giáo khoa của chúng ta, đặc biệt là những sách giáo khoa đại trà, dạy lập luận toán học và kiên nhẫn giải toán, nó chỉ tương đương với việc mở chương trình" Two and a Half Men" và gọi nó là 1 ngày. (Tiếng cười) Nghiêm túc mà nói, đây là 1 ví dụ từ 1 cuốn sách giáo khoa vật lí. Nó được áp dụng tương đương với toán học. Chú ý trên hết ở đây là bạn có chính xác 3 mẩu thông tin ở đây, mỗi mẫu sẽ minh họa cho 1 công thức ở đâu đó, cuối cùng, mà đó sinh viên sẽ tính toán. Tôi tin vào cuộc sống thực tại. Và bạn hãy tự hỏi bản thân, bài toán nào mà bạn đã giải là xứng đáng được giải, bài toán mà bạn đã được cho biết trước tất cả các thông tin, hay là bạn không có thông tin thừa và bạn phải chọn lọc nó, hoặc là bạn không có đầy đủ thông tin và phải đi tìm chúng. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý là không có bài toán nào đáng giải như thế. Và tôi nghĩ sách giáo khoa đang gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên. Bởi vì, hãy nhìn xem, đây là 1 bài toán. Khi chúng ta phải giải nó, chúng ta có bài mẫu tương tự như thế này ở ngay đây mà chúng ta chỉ cần hoán đổi các con số và chỉnh sửa nội dung 1 ít. Và nếu các sinh viên vẫn không nhận ra cái mẫu đã được lập khuôn sẵn, thật sự có ích để cho bạn biết luôn rằng bài toán mẫu nào bạn có thể quay lại để tìm công thức. Bạn có thể hoàn thành bài tính cụ thể này mà không biết gì về vật lý, chỉ cần biết cách đọc sách giáo khoa. Thật là xấu hổ. Do đó tôi có thể suy diễn vấn đề sang toán học 1 cách chi tiết hơn. Đây thật sự là 1 bài toán thú vị. Tôi thích bài này. Nó yêu cầu xác định độ dốc và sườn dốc bằng cách sử dụng một ván trượt. Nhưng các bạn có ở đây thật sự chỉ là 4 mảng riêng riêng biệt. Và tôi thật sự tò mò ai trong số các bạn có thể nhìn ra 4 mảng riêng biệt, và đặt biệt là chúng được nén lại với nhau như thế nào và ngay tức khắc được trình bày hết cho sinh viên, bằng cách nào mà nó tạo ra sự giải bài toán nóng vội. Tôi sẽ định nghĩa chúng tại đây. Các bạn có hình ảnh đây. Và bạn cũng có cấu trúc toán học, nói về khung lưới, phép đo, ký hiệu, điểm, hệ trục tọa độ, những thứ đại loại như vậy. Bạn có những bước phụ, tất cả đều hướng về cái mà chúng ta muốn đề cập tới, phần nào là dốc nhất. Vậy tôi hi vọng các bạn có thể thấy. Tôi thật sự hi vọng các bạn có thể thấy, cái chúng ta đang làm ở đây là 1 câu hỏi thuyết phục, 1 câu trả lời thuyết phục, nhưng chúng ta đang mở ra 1 con đường thẳng, bằng phẳng từ 1 cái này đến 1 cái khác, rồi chúc mừng những sinh viên vì họ có thể vượt qua những khoảng đứt gẫy trên đường. Đó là tất cả những gì chúng ta đang làm ở đây. Vì vậy tôi muốn cho các bạn thấy, liệu chúng ta có thể chia những thứ này bằng 1 cách khác và cùng xây dựng chúng với các sinh viên, chúng ta có thể có mọi thứ mà ta đang tìm về việc kiên trì giải bài toán. Tại đây, tôi bắt đầu với 1 trực quan mô tả, và ngay lập tức tôi hỏi: Phần nào là dốc nhất? Và nó bắt đầu cho 1 cuộc thảo luận bởi vì trực quan mô tả được tạo ra bằng cách mà bạn có thể đưa ra 2 đáp án. Do đó bạn thấy nhiều người đang phản biện lẫn nhau, bạn với bạn, trong từng cặp, từng cuốn sách... Và cuối cùng chúng ta nhận thấy rằng thật là rắc rối để nói về người trượt ở phía bên dưới cánh trái của màn hình hay người trượt ở giữa phía trên. Và chúng ta nhận ra điều đó tuyệt như thế nào nếu chúng ta chỉ có nhũng ký hiệu A, B, C, và D để nói về chúng 1 cách dễ dàng hơn. Và tiếp theo khi chúng ta bắt đầu định nghĩa thế nào là độ dốc, chúng ta nhận thấy thật là tốt để có 1 vài phép đo để thu hẹp nó lại, và đặc biệt là về ý nghĩa của nó. Sau đó và chỉ ngay sau đó, chúng ta đưa ra cấu trúc toán học. Toán học phục vụ cho thảo luận. Thảo luận không phục vụ cho toán học. Và với điểm này, 9 trong 10 lớp đã đủ giỏi để tiếp tục về độ dốc, sườn dốc. Nhưng nếu bạn cần, các sinh viên có thể phát triển những bước phụ tiếp theo với nhau. Các bạn có thấy cái này, ngay tại đây, so sánh với cái đó như thế nào -- cái nào tạo nên thói quen giải quyết vấn đề kiên nhẫn, và lập luận toán học? Đối với tôi, nó thật sự rõ ràng trong bài giảng của tôi. Và tôi sẽ dành vài giây để ca ngợi Einstein, người mà tôi tin rằng có những thành quả xứng đáng với nỗ lực ông ấy. Ông ta nói về sự hình thành công thức của 1 bài toán thì vô cùng quan trọng, nhưng trong bài giảng của tôi, tại đây, chúng ta chỉ giao cho sinh viên những bài toán; chúng ta không đề cập chúng vào sự hình thành công thức của một bài toán. Vì thế 90 phần trăm những gì tôi làm trong 5 tiếng đồng hồ chuẩn bị mỗi tuần là nhằm đạt được nhũng cơ sở thuyết phục xứng đáng cho những bài toán như thế này trong từng sách giáo khoa và thiết lập chúng lại theo hướng hỗ trợ cho lập luận toán học và giải quyết vấn đề kiên trì. Và đây là cái cách mà nó thực hiện. Tôi thích câu này. Nó nói về cái bồn nước. Câu hỏi là: bạn mất bao lâu để đổ đầy nó? Việc đầu tiên trước hết, chúng ta loại bỏ những bước nhỏ có sắn. Các sinh viên phải phát triển chúng. Chúng phải tự lập công thức. Và tiếp theo, tất cả các thông tin được viết ra sẽ có thứ bạn sẽ cần. Không có gì là thừa ở đây, vì vậy chúng ta thiếu điều đó. Sinh viên cần quyết định tất cả, như, chiều cao có quan trọng hay không? Kích thước có quan trọng hay không? Màu sắc của cái van khóa có quan trọng không? Cái quan trọng ở đây là gì? Đó là 1 câu hỏi không được cho thấy trong giáo trình toán học. Và bây giờ chúng ta có 1 cái bồn nước. Sẽ mất bao lâu để bạn đổ đầy nó, và đó là vấn đề. Và bởi vì đây là thế kỷ thứ 21 và chúng ta muốn nói về thế giới thật sự ngay trên bản chất thật sự của nó, không phải trên những hình vẽ minh họa mà bạn thường thấy trong những cuốn sách giáo khoa, chúng ta ra ngoài, và chúng ta chụp hình cái bồn nước. Và bây giờ chúng ta có bài toán thật. Sẽ mất bao lâu để đổ đầy cái bồn? Và thậm chí tốt hơn, nếu chúng ta quay một đoạn phim, 1 đoạn phim về ai đó đang đổ đầy nó. Và nó đang đầy lên một cách từ từ, từ từ một cách nặng nề. Thật là chán. Các sinh viên đang nhìn vào đồng hồ của họ, hoa mắt, và tất cả họ đang tự hỏi vào một thời điểm nào đó, "Này anh, mất bao lâu để đổ đầy cái bồn?" (Cười) Đó là cách để bạn biết là mình bị mắc bẫy, đúng không. Và câu hỏi đó, thật sự thú vị đối với tôi, bởi vì, giống như giới thiệu, bởi vì thiếu kinh nghiệm, nên tôi dạy trẻ con, đúng là tôi dạy những đứa trẻ chậm hiểu nhất. Và tôi biết những đứa trẻ sẽ không tham gia vào một cuộc bàn luận về toán học bởi vì một vài đứa biết công thức, một vài đứa khác biết cách vận dụng công thức tốt hơn tôi. Vì vậy, tôi sẽ không nói về điều này. Nhưng ở đây, mỗi người sẽ có 1 mức độ về trực giác. Mỗi người thì đã đã đổ đầy nước trước đó, và tôi sẽ để bọn trẻ trả lời câu hỏi, mất bao lâu để đổ đầy nó. Tôi cũng có những đứa trẻ bị sợ hãi toán học, thảo luận tham gia vào cuộc bàn luận, Chúng tôi ghi những cái tên lên bảng, kèm theo những ý suy đoán, và bọn trẻ đã gắn vào đây. Và kế đến chúng tôi theo quy trình mà tôi đã miêu tả. Và cài phần tuyệt nhất ở đây, hay một trong những cái phần hay hơn là chúng tôi không lấy đáp án từ phần trả lời ở phía sau phần giải của giáo viên. Thay vào đó chúng tôi chỉ xem đoạn kết của một bộ phim. (Cười) Điều đó thật đáng sợ. Bởi vì những bài mẫu lí thuyết thì luôn được trình bày trong phần đáp án phía sau tài liệu của giáo viên, điều đó thật tuyệt, nhưng nó cũng thật đáng sợ để nói về hàng đống những lỗi sai khi mà lí thuyết không khớp với thực tế. Nhưng những cuộc thảo luận thì quá giá trị, trong những cái có giá trị nhất. Vì vậy, tôi có mặt ở đây để báo cáo một số lợi ích thực sự thú vị đối với học sinh bị cài đặt sẵn những thứ này vào ngày đầu tiên đi học. Những học sinh này, bây giờ tôi có thể để bất cứ thứ gì trên bảng hoàn toàn xa lạ, và chúng sẽ có một cuộc trò chuyện về thứ đó nhiều hơn khoảng ba hoặc bốn phút so với lúc bắt đầu năm học, điều đó thật sự thú vị. Chúng tôi không còn ghét các vấn đề từ ngữ nữa, bởi vì chúng tôi đã định nghĩa lại vấn đề từ ngữ là như thế nào. Chúng tôi cũng không còn bị toán”hù dọa” nữa bởi chúng ta đang từ từ định nghĩa lại nó. Những điều này đang mang đến rất nhiều niềm vui. Tôi khuyến khích các giáo viên dạy toán là nên sử dụng đa phương tiện, bởi điều này sẽ mang vào lớp học một thế giới thực thụ với độ phân giải cao và đầy đủ sắc màu, nên động viên trực giác của học sinh, nên hỏi những câu hỏi ngắn nhất có thể rồi đưa những câu hỏi đó cụ thể hơn trong cuộc trò chuyện, nên cho học sinh xây dựng các vấn đề, bởi vì Einstein đã nói như vậy, và cuối cùng; sách giáo khoa là phương tiện ít hữu dụng nhất trong tất cả, bởi vì cách nó giúp cho chúng ta là hoàn toàn sai. Nó tách bạn ra khỏi bổn phận phải suy luận toán học và kiên nhẫn giải quyết các vấn đề. Và lý do tại sao đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một giáo viên toán ngay lập tức là bởi vì chúng ta có sẵn trong túi các công cụ để tạo ra một chương trình giảng dạy chất lượng cao. Nó rất phổ biến và cũng khá là rẻ. Và các dụng cụ để phân phối nó miễn phí, bản quyền mỡ cũng chưa bao giờ rẻ và nhiều như thế. Tôi đăng một loạt video trên blog của tôi cách đây không lâu, và nó thu về 6000 lượt xem trong vòng hai tuần. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhận email của những giáo viên ở những nước tôi chưa từng tới nói rằng “Tuyệt vời. Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện hay ho về vấn đề đó. Ồ, và nhân tiện, đây là cách mà tôi làm cho chiêu của anh hay hơn”. cái mà, tuyệt vời. Gần đây tôi cũng đăng bài toán này trên blog của tôi. Trong một cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ chọn đi lối nào? Lối có một chiếc xe đẩy và 19 món hàng, hay là lối có bốn chiếc xe đẩy và ba, năm, hai và một món hàng? Và mô hình lối đi liên quan với vấn đề trên là mấy thứ tôi áp dụng trong lớp học của mình, nhưng cuối cùng nó khiến tôi được đưa lên chương trình “ Good Morning America.” Thật kì lạ phải không? Và từ những điều đã trình bày, tôi muốn kết luận rằng không chỉ riêng học sinh mà tất cả mọi người đang khao khát điều này. Toán học có ý nghĩa với thế giới. Toán là một từ vựng dành cho trực giác của riêng bạn. Cho nên, tôi chỉ khuyến khích mọi người, dù cho rắc rối trong việc học của bạn là gì, dù bạn là học sinh, phụ huynh, giáo viên, người làm chính sách hay bất cứ ai, hãy đeo đuổi một chương trình giảng dạy toán học tốt hơn. Chúng ta cần những người giải quyết vấn đề kiên nhẫn hơn. Xin cảm ơn. Tôi có một cô con gái, Mulan Năm ngoái, khi nó 8 tuổi, Nó được giao một bài luận, một bài tập về những con ếch. Khi đó, chúng tôi đang ở nhà hàng. Nó nói “Vậy, về cơ bản, ếch đẻ trứng Và trứng nở ra thành nòng nọc, Và nòng nọc lớn thành ếch.” Tôi nói “Phải, mẹ cũng không biết nhiều lắm về sự sinh sản của loài ếch. Mẹ nghĩ là con cái đẻ trứng Sau đó con đực sẽ thụ tinh cho trứng. Và rồi chúng thành nòng nọc và ếch." Con gái tôi hỏi “Sao ạ? Chỉ ếch cái mới có trứng thôi ạ?" Tôi trả lời “Phải” Nó tiếp “Còn thụ tinh là gì vậy ạ?" Tôi trả lời “Ồ, nó như một phần thêm vào, con biết đấy, khi con cần tạo ra một con ếch mới từ ếch cha và ếch mẹ." Nó lại hỏi “Ồ, vậy con người cũng giống vậy ạ? " Tôi nghĩ thầm “Okay, bắt đầu rồi đây." Tôi không nghĩ chuyện đó đến sớm vậy, nó mới 8 tuổi. Tôi cố nhớ lại xem những cuốn sách hướng dẫn nói gì, Và tất cả những gì tôi có là, "Chỉ trả lời những câu hỏi của chúng. Đừng đưa thêm bất cứ thông tin nào khác." Thế nên tôi nói “Phải” Nói hỏi tiếp “Thế thì ở đâu, nơi mà phụ nữ, nơi mà họ đẻ trứng?" Tôi nói “À, câu hỏi hay đấy. Chúng ta tự tạo ra cái ao. Chúng ta có những cái ao ở bên trong cơ thể. Và chúng ta đẻ trứng vào đó. Chúng ta sẽ không phải lo lắng sẽ nhầm trứng hay những chuyện đại loại thế. Mọi người có cái ao của riêng mình. Chuyện là thế đấy con ạ" Nó hỏi tiếp “Thế làm sao để thụ tinh trứng ạ?" Tôi nói “À, Đàn ông, với cơ quan sinh dục của họ, thụ tinh cho trứng bằng cách phun tinh trùng vào. xuyên qua âm đạo của phụ nữ.” Sau đó, chúng tôi chỉ ăn uống, và rồi hàm dưới của nó trề xuống, rồi nói nói “Mẹ! Giống như khi mẹ vào nhà tắm?" Tôi trả lời “Mẹ biết. Mẹ biết." (Khán giả cười) Đó là cách chúng ta lớn lên. Nghe có vẻ kỳ lạ. Giống như xây một nhà máy xử lý chất thải ngay cạnh một công viên giải trí Quy hoạch rất tệ. Nhưng... Nó lại hỏi “Sao ạ? Nhưng mà, nhưng mà đàn ông và đàn bà thậm chí không nhìn thấy người kia khoả thân mà. Làm sao chuyện đó xảy ra được?" Thế là tôi phải đội cái mũ Margaret Mead vào. (Ý nói trở thành chuyên gia về khoa học tình dục) "Đàn ông và đàn bà cùng tạo ra một cái ao đặc biệt, và khi họ lớn lên, lớn hơn rất nhiều so với con, họ sẽ có một cảm xúc đặc biệt, và rồi họ khoả thân với nhau." Nó lại nói “Mẹ, mẹ cũng đã làm chuyện này rồi à?" Tôi trả lời “Phải." Nói nói “Nhưng sao mẹ không có đứa con nào cả." Nó biết tôi nhận nuôi nó và tôi không thể có con. Tôi nói “Ừ." Rồi nó nói “Vậy, mẹ không cần phải làm vậy nữa." Tôi chỉ biết "..." Nó lại tiếp “Nhưng chuyện đó diễn ra thế nào khi đàn ông và đàn bà ở cùng nhau? làm sao họ biết đã đến lúc? Mẹ, không lẽ khi đó người đàn ông hỏi, 'Đã đến lúc cởi quần chưa?'" (Khán giả cười) Tôi trả lời “Phải." (Khán giả cười) "Chuyện đúng là thế đấy. Đúng là nó diễn ra như vậy đấy con ạ." Sau đó, trên đường về nhà, nó nhìn qua cửa sổ xe, rồi hỏi, "Mẹ, vậy nếu hai người họ gặp nhau ngoài đường, rồi thì họ bắt đầu làm chuyện đó. Chuyện đó có xảy ra không ạ?" Tôi trả lời “Ồ, không. Chuyện đó phải rất riêng tư. Không như vậy đâu." Nó lại hỏi “Vậy trong một bữa tiệc thì sao ạ. Ở đó có rất nhiều con trai, rất nhiều con gái. Và rồi họ bắt đầu làm chuyện đó phải không mẹ? Chuyện đó có xảy ra không ạ?" Tôi trả lời “Ồ, không, không. Chúng ta không làm thế." Về đến nhà, khi thấy con mèo. Nó lại hỏi, "Mẹ, vậy mèo thì sao ạ?" Tôi nói “Ồ, cũng giống vậy thôi. Về cơ bản là vậy." Thế rồi nó chuyển sự chú ý đến chân “Vậy chân họ sẽ thế nào ạ. Con không hiểu." Nó bảo “Đâu thể tách đôi ra được ạ." Tôi nói “Mẹ biết, nhưng những cái chân..." "Những cái chân sẽ làm việc của nó." Nó tiếp “Nhưng con vẫn chưa hiểu." Thế là tôi bảo “Con biết không, sao chúng ta không tìm nó trên Internet, biết đâu ta có thể thấy…trên Wikipedia. Thế là chúng tôi lên mạng, và tìm hiểu cách loài mèo giao phối. Thật không may, Youtube có rất nhiều videos mèo giao phối. Khi xem chúng, tôi đã phải tạ ơn trời, vì nó chỉ nói “Wow! Thật kỳ lạ." Rồi nó hỏi “Thế chó thì sao ạ?" Thế là chúng tôi tìm cách chó giao phối, bạn biết không, khi xem các videos, nó rất chăm chú. Rồi nó lại hỏi “Mẹ, mẹ có nghĩ trên Internet, có cả cách con người giao phối không?" (Khán giả cười) Tôi nhận ra rằng mình đã nắm tay đứa con gái 8 tuổi của mình, và đưa nó đến với thế giới khiêu dâm trên Internet. Và tôi nhìn khuôn mặt đầy tin tưởng và đáng yêu của nó, và tôi thốt lên, "Ôi, không. Chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra." Cảm ơn các bạn. (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn các bạn. (Khán giả vỗ tay) Cảm ơn. Tôi rất vui vì đã được ở đây. (Âm nhạc) (Hát) Tôi đang đi đến tận cùng, cố tìm kiếm chút bình yên trong tâm trí. Và tôi thấy em. Em đang thật bình thản, bước từng bước. Tôi nói: "Nghe này, người lạ ơi, Tôi giờ đang thật buồn. Tôi không biết sẽ đi đâu." Tôi nói rằng: "Nếu em cũng đang lạc, có lẽ tôi cũng sẽ giúp em và hát em nghe, và khiến em vui". Hát đến tận cùng. Chúng ta đi đâu đây? Chúng ta sẽ đi đâu? Cô ấy nói: "Tôi đang kiếm một nơi trú ẩn. Một nơi nào đó của riêng tôi. Tôi đã đi cả đêm rồi, nhưng tôi không biết đâu gọi là nhà." "Cách duy nhất để tìm thấy nơi đó là đến gần hơn con tim mình. Tôi biết tôi sẽ đến được đó, nhưng tôi sẽ phải đi đến cuối cùng." Ở đến cuối con đường. Ở đến cuối con đường, Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Mọi người có khoẻ không? Các bạn khoẻ chứ? (Hò reo) Tuyệt lắm. Hãy hát cùng tôi nào! Chỉ một chút thôi được không? Nào hãy cùng hát! Hát giúp tôi nốt Rê được không? Hãy hát "Ooh" (Ngân nga) Ồ, to hơn nữa đi, to hơn nào. (Hát) Ooh Và giờ nếu bạn có thể hát, "Oh oh oh." Khán giả: Oh oh oh. Jocab Collier: Whoa oh oh. Khán giả: Whoa oh oh. JC: (Hát): Whoa oh Khán giả: Whoa oh. JC: Oh oh oh. Khán giả: Oh oh oh. JC: Whoa oh oh. Khán giả: Whoa oh oh. JC: Whoa oh oh. Khán giả: Whoa oh oh. JC: Whoa oh oh. Khán giả: Whoa oh oh. JC: Whoa oh oh. Khán giả: Whoa oh oh. Cảm ơn các bạn nhiều. Thật tuyệt vời. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Bạn có cảm thấy chuyển động? Bạn có thấy mình là một phần của chuyển động ấy, những thứ bạn không thể nhìn thấy? Ngôn ngữ của hoà âm thật sự diệu kỳ. Nó là cách khám phá những cung bậc cảm xúc nhưng không cần dùng đến từ ngữ. Tôi nghĩ điều đó như một ngôn ngữ chung, vốn hiểu biết ngôn ngữ của bạn tới đâu không quan trọng. Vốn từ của bạn đến đâu, bạn biết bao nhiêu cụm từ, không quan trọng. Điều quan trọng là cảm xúc của bạn về nó. Và tôi muốn rằng quan điểm này sẽ được phát triển. điều đó sẽ giúp ta lớn mạnh hơn theo thời gian nhưng không hề tách rời ta ra khỏi nhân tính. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) (Âm nhạc) (Hát) Hãy đưa tôi đi bất cứ nơi đâu em muốn đi. Em biết tình yêu tôi đủ mạnh mẽ. Trong nơi trú ẩn của tôi. Khẽ thôi, như khoảng lặng sau cơn bão, tôi thấy thứ đã tìm kiếm bấy lâu nay. Trong nơi trú ẩn của tôi. Ngay cả khi tôi nhắm mắt, Em yêu dấu, nếu em đi lạc đường, thì hãy biết rằng tôi đang trên đường đến nơi trú ẩn. Hãy chạm vào tôi như tôi chưa bao giờ yêu, ở nơi tôi tôn thờ, ở nơi tôi trú ẩn. Tôi biết dù gió có thổi đằng nào, nhất định sẽ có một nơi tôi đến để trú ẩn. Nơi tôi trú ẩn Dù cho gậy gộc và gạch đá tôi sẽ không trốn chạy khỏi em nữa. Và trong giây phút tôi tìm thấy thứ tôi đã kiếm tìm. Nghe thấy tiếng của em gọi tôi. Tôi đang trên đường đến nơi mà tôi được tự do. Nếu cô ấy không đợi tôi, thì điều đúng đắn là đừng nhìn lại, hãy hướng trái tim đến tương lai. Dưới đế giày tôi, mọi nơi đã đi qua mọi nơi tôi kể từ khi tôi quen cô ấy. Vì đó là em, em không biết rằng em nghĩ em chính là một nửa cho tôi. Và chính em, người tôi muốn quen bấy lâu. Này cô gái, chính em là người tôi muốn, người khiến tôi hoàn chỉnh, vì em là nửa còn lại của tôi. Tôi muốn em biết rằng tôi thuộc (về em). Một, hai, ba, bốn, năm. (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn! (Vỗ tay) Cảm ơn các bạn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn tất cả các bạn. Kelly Stoetzel: Ok, Jacob. Wow. Tôi có câu hỏi đây Jacob: OK KS: Màn trình diễn thật tuyệt vời. JC: Cảm ơn cô, Kelly. Cảm ơn. KS: Những hình ảnh chúng tôi vừa xem chúng có phải xảy ra ngay tại thời điểm? JC: Đúng vậy, chúng tái hiện những âm thanh, hoặc từ ngữ tôi hát, vậy nên chúng là thật đấy. Tôi chơi nhạc cụ và ví dụ, cái cây, mà bạn thấy lớn lên, nó lớn theo nhịp điệu của những nốt trầm dài và phát triển những tán cây dày và rồi khi nhịp điệu lên cao hơn thì tán cây dần thu bé lại. Và khi tôi hát, những làn gió khẽ đung đưa cái cây. KS: Bạn mới 22 tuổi. JC: Vâng. Bạn tự mình chơi hết các nhạc cụ. Bạn bắt đầu như thế nào và phát triển nó ra sao? JC: Tôi có một căn phòng phép thuật ở nhà ở Bắc London, cũng giống như nơi này vậy. Thay mặt bắc London, cám ơn các bạn. Và căn phòng đó, ý tôi là ngôi nhà gia đình tôi ở tôi đã lớn lên trong căn phòng đó với nhiều nhạc cụ, nhưng quan trọng, một gia đình luôn ủng hộ sự bay bổng của tôi những điều tôi đang làm đều rất xứng đáng để đầu tư thời gian vào, tôi đã tạo ra chúng, và tôi nghĩ đó là một ý tưởng quan trọng. Căn phòng đó là thiên đường của tôi, và trong tour diễn của album "In My Room", tôi đã nghĩ sẽ thử tái hiện căn phòng đó. Đó quả là một ý tưởng kì lạ, nhưng tôi đã thực hiện nó vài năm nay, và thật hào hứng khi ở trong không gian đó. KS: Căn phòng của bạn trông thế này sao? JC: Đại loại vậy. Đó là những gì tôi có thể thực hiện ngay tại đây, ngay lúc này và hoàn toàn ngẫu hứng. Âm nhạc với tôi cũng vậy, và cả những ý tưởng tuyệt nhất nữa. KS: Vậy bạn đã thắng hai giải Grammy cho bản thu bạn tự thực hiện ngay trong căn phòng của mình. Sao bạn làm được như vậy? Chắc chắn chúng tôi không làm được đâu, chưa kể đó lại là năm năm trước. JC: Đó là một thế giới mới. Sức mạnh nằm trong tay người sáng tạo, chắc mọi người đều đồng ý rằng không cần là những công ty thu âm hay ông lớn trong ngành. Chỉ một người với ý tưởng tốt. Tôi đang nói về điều mọi người đã thừa biết, đó là người biết nuôi dưỡng những ý tưởng tốt, người sẽ đưa ngọn đuốc đến với thế giới. Tôi hoàn toàn tự tay thực hiện album này và tôi không hề đợi ai nói rằng, "Này Jacob, bạn nên tự làm một album đi." Tôi cố gắng tự làm. Tôi không chú tâm suy nghĩ của người khác, giải Grammy là phần thưởng hậu hĩnh. (Vỗ tay) KS: Cảm ơn Jacob. Jacob: Cảm ơn Kelly. Cảm ơn các bạn rất nhiều! (Vỗ tay) Xin chào. Một cuộc cách mạng y khoa đang diễn ra quanh chúng ta, và chính nó sẽ giúp chúng ta chế ngự các căn bệnh khủng khiếp nhất của xã hội, bao gồm cả ung thư. Cuộc cách mạng đó mang tên sự tạo mạch, và nó dựa trên quá trình cơ thể dùng để sản sinh ra mạch máu. Vậy tại sao ta nên quan tâm đến mạch máu? Cơ thể con người chứa đầy mạch máu -- có tổng độ dài khoảng 60,000 dặm trong một người lớn bình thường. Từ đầu này đến đầu kia sẽ tạo ra một sợi dây quấn quanh Trái đất hai lần. Những mạch máu nhỏ nhất được gọi là mao mạch. Chúng ta có 19 tỉ mao mạch trong cơ thể. Và đây là những mạch dẫn của sự sống, và tôi sẽ cho các bạn thấy, chúng cũng có thể là mạch dẫn của cái chết Điều kỳ diệu của các mạch máu là chúng có khả năng thích nghi với bất kỳ môi trường phát triển nào. Ví dụ như trong gan, chúng hình thành nên các kênh lọc máu; trong phổi, chúng men theo các túi khí để trao đổi khí. Trong các múi cơ, chúng uốn lượn, để các cơ có thể co lại mà không làm đứt đoạn tuần hoàn máu. Chúng chạy dọc theo các dây thần kinh như mạng lưới điện nuôi dưỡng các dây thần kinh. Chúng ta tạo ra phần lớn các mạch máu này ngay từ khi trong bụng mẹ. Và điều đó có nghĩa là khi lớn lên, các mạch máu không tăng trưởng thêm. Ngoại trừ trong một số ít những trường hợp đặc biệt. Ở phụ nữ, mạch máu tăng sinh mỗi tháng, để hình thành nên lớp niêm mạc tử cung. Trong thai kỳ, chúng hình tạo nên nhau thai, giúp trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Và sau khi bị chấn thương, mạch máu phải tái tạo ở dưới vảy để làm lành vết thương. Và chúng thực chất trông như thế này, hàng trăm mạch máu tăng sinh hướng về trung tâm của vết thương. Vì vậy, cơ thể có khả năng điều hòa số lượng mạch máu hiện hữu tại mọi thời điểm. Nó làm được điều đó qua một hệ thống kiểm tra và cân đối phức tạp và hài hòa, chất kích thích và chất ức chế tạo mạch, để khi chúng ta cần lượng lớn mạch máu trong thời gian ngắn cơ thể có thể đáp ứng bằng cách tiết ra các chất kích thích, các protein gọi là yếu tố tạo mạch, hoạt động như một phân bón tự nhiên, và kích thích các mạch máu mới phát triển. Khi những mạch máu thừa này không cần thiết nữa, cơ thể giản lược chúng lại mức ban đầu, sử dụng các chất ức chế tạo mạch tự nhiên Cũng có những trường hợp chúng ta bắt đầu từ dưới mức ban đầu, và chúng ta cần tăng sinh thêm mạch máu để trở về mức bình thường -- ví dụ như sau một chấn thương -- và cơ thể cũng làm được điều đó, nhưng chỉ đến mức ban đầu, tới điểm định mức. Nhưng những gì chúng ta biết đến nay, là đối với một số bệnh, có những khiếm khuyết trong hệ thống nơi cơ thể không thể giản lược các mạch máu thừa, hoặc không thể tạo ra các mạch mới đúng nơi đúng lúc. Và trong những trường hợp đó, quá trình tạo mạch bị mất cân bằng. Và hậu quả của tạo mạch mất cân bằng là hàng loạt các loại bệnh khác nhau. Ví dụ, tạo mạch kém -- không đủ các mạch máu -- dẫn đến đau tim, các vết thương không lành, chân thiếu tuần hoàn máu, đột quỵ dẫn đến tử vong, thần kinh bị tổn thương. Mặt khác, tạo mạch thừa -- quá nhiều mạch máu -- tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, và chúng ta thấy điều đó trong ung thư, mù lòa, viêm khớp, béo phì, Alzheimer's. Có tổng cộng hơn 70 loại bệnh chính ảnh hưởng đến hơn một tỉ người trên thế giới với biểu hiện bên ngoài khác nhau, nhưng đều cùng nguyên nhân là tạo mạch bất thường. Và phát hiện này giúp chúng ta nhận thức lại cách chúng ta tiếp cận các căn bệnh này, bằng cách kiểm soát sự tạo mạch. Bây giờ, tôi sẽ tập trung vào ung thư, bởi vì tạo mạch là điểm mốc của ung thư -- mọi loại ung thư. Hãy nhìn đây. Đây là một khối u: xám, sẫm màu, nguy hiểm đang phát triển trong não. Và dưới kính hiển vi, bạn có thể thấy hàng trăm những mạch máu vẩn màu nâu, những mao mạch đang nuôi các tế bào ung thư cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Nhưng ung thư không bắt đầu như thế này, thực chất, ung thư không bắt đầu với một nguồn cung cấp máu. Chúng bắt đầu từ những cụm tế bào nhỏ, vi mô, chỉ có thể lớn đến một nửa milimét khối. Nó bằng đầu bi của bút bi. Sau đó chúng không thể phát triển thêm nữa vì thiếu nguồn cung cấp máu, nên chúng không có đủ oxy và chất dinh dưỡng. Thực tế, chúng ta có thể đang nuôi lớn những tế bào ung thư vi mô này mọi lúc trong cơ thể. Khám nghiệm tử thi từ những nạn nhân tai nạn giao thông cho thấy rằng 40% phụ nữ trong khoảng 40-50 tuổi thực chất có các tế bào ung thư vi mô trong vú họ. Khoảng 50% đàn ông trong khoảng 50-60 có tế bào ung thư tuyến tiền liệt vi mô, và gần như 100% chúng ta khi đến 70 tuổi, đều sẽ có tế bào ung thư vi mô ở tuyến giáp. Tuy nhiên, thiếu nguồn cung máu, các tế bào ung thư này sẽ không trở nên nguy hiểm. Tiến sĩ Judah Folkman, người hướng dẫn của tôi và là người tiên phong trong lĩnh vực tạo mạch, từng gọi đây là "ung thư không gây bệnh" Vì thế, khả năng cân bằng tạo mạch của cơ thể, khi hoạt động đúng, ngăn ngừa các mạch máu nuôi lớn khối u. Và đó hóa ra là một trong những cơ chế tự vệ quan trọng nhất chống ung thư. Thực tế, nếu bạn ngăn quá trình tạo mạch và ngăn các mạch máu tiếp cận các tế bào ung thư, khối u hoàn toàn không thể phát triển. Nhưng một khi sự tạo mạch diễn ra, ung thư phát triển đến chóng mặt. Và đây chính là cách khối u từ lành tính, trở thành ác tính. Các tế bào ung thư đột biến, và chúng phát triển khả năng tiết ra các yếu tố tạo mạch, phân bón tự nhiên, khiến cho sự cân bằng nghiêng về các mạch máu thâm nhập khối u. Và một khi các mạch máu thâm nhập khối u, khối u có thể lan rộng, xâm lấn các mô lân cận, và chính những mạch máu nuôi khối u tạo điều kiện cho các tế bào ung thư đi vào tuần hoàn máu thành dạng di căn. Thật không may, giai đoạn cuối của ung thư thường là giai đoạn dễ được chẩn đoán nhất khi mà sự tạo mạch đã được khởi động và các tế bào ung thư phát triển như nấm. Cho nên, nếu như sự sinh mạch là ranh giới giữa u lành tính và u ác tính, thì phần lớn của cuộc cách mạng tạo mạch là cách tiếp cận mới trong việc chữa trị ung thư bằng cách cắt đi nguồn cung máu. Chúng tôi gọi đây là liệu pháp chống tạo mạch, và nó hoàn toàn khác với hóa trị, bởi vì nó nhắm một cách chọn lọc vào các mạch máu đang nuôi tế bào ung thư. Chúng ta có thể làm được vậy vì các mạch máu ở khối u khác với các mạch thường khỏe mạnh mà chúng ta thấy ở các nơi khác trong cơ thể chúng khác thường, và chúng có cấu tạo xấu và vì vậy, chúng khá nhạy với các liệu pháp nhắm trúng đích. Trong ứng dụng, khi chúng tôi cho bệnh nhân ung thư liệu pháp chống tạo mạch ở đây, một loại thuốc thử nghiệm cho u thần kinh đệm, một loại khối u ở não -- bạn có thể thấy một sự thay đổi choáng ngợp khi khối u bị "đói". Đây là một phụ nữ bị ung thư vú, được chữa bởi một loại thuốc chống tạo mạch tên Avastin đã được FDA chấp thuận. Và bạn có thể thấy quầng sáng của dòng máu chảy biến mất sau khi trị liệu. Tôi đã cho các bạn thấy hai loại ung thư hoàn toàn khác nhau nhưng đều đáp ứng tốt với liệu pháp chống tạo mạch. Vì vậy, vài năm về trước, tôi tự hỏi, "Liệu chúng ta có thể đưa liệu pháp này tiến xa hơn và trị các loại ung thư khác, thậm chí ở các giống loài khác?" Và đây là một chú chó võ sĩ 9 tuổi tên Milo, với một khối u xâm lấn có tên là u xơ sợi thần kinh mọc ngay dưới vai nó. Nó xâm nhập vào phổi nó. Bác sĩ thú y nói rằng nó chỉ sống thêm ba tháng. Thế nên chúng tôi đã chế ra hỗn hợp các loại thuốc chống tạo mạch có thể trộn vào thức ăn cho chó, cũng như là kem chống tạo mạch, có thể bôi lên bên ngoài khối u. Và chỉ trong vài tuần điều trị, chúng tôi có thể làm chậm sự phát triển của khối u, đến mức chúng tôi đã có thể kéo dài thời gian sống của Milo gấp 6 lần khoảng mà bác sĩ thú y dự đoán, với chất lượng sống tốt. Và sau đó chúng tôi đã chữa trị hơn 600 chú chó khác. Chúng tôi đạt được tỉ lệ đáp ứng là 60%, và khả năng sống sót cải thiện cho các chú thú cưng sắp bị tiêm thuốc tử vong. Vậy để tôi cho các bạn xem vài ví dụ còn thú vị hơn nữa. Đây là một chú cá heo 20 tuổi sống ở Florida, và cô nàng có những vết thương trong miệng mà trong ba năm, đã phát triển thành những tế bào vảy ung thư xâm lấn. Chúng tôi đã chế ra một loại bột kem chống tạo mạch. Chúng tôi sơn nó lên trên khối u ba lần một tuần. Và trong bảy tháng, các khối u hoàn toàn biến mất, và kết quả sinh thiết trở về bình thường. Đây là một khối u phát triển trên môi của một chú ngựa Quarter tên Guinness. Đây là một loại ung thư chết người tên là sarcom mạch máu. Nó đã lan đến hạch lympho của chú, cho nên chúng tôi sử dụng kem chống tạo mạch ngoài da bôi lên môi, và một loại cốc tai súc miệng để chúng tôi có thể chữa bên trong cũng như bên ngoài miệng. Và trong sáu tháng, chú ta đã phục hồi hoàn toàn. Và đây là chú ta sáu năm sau, Guinness và người chủ hạnh phúc của chú. (Vỗ tay) Liệu pháp chống tạo mạch có thể được sử dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau. Và thực tế, những cách trị liệu tiên phong đầu tiên cho con người lẫn cho chó, đã hiện hành. Có 12 loại thuốc khác nhau, 11 loại ung thư khác nhau. Nhưng câu hỏi thực sự là: Các liệu pháp này thực tế hoạt động tốt ra sao? Đây là dữ liệu tỉ lệ sống sót của bệnh nhân trên thực tế từ tám loại ung thư khác nhau. Các cột biểu hiện thời gian sống lấy từ thời kỳ chỉ có họa trị, hoặc phẫu thuật, hoặc xạ trị. Nhưng từ năm 2004, khi mà liệu pháp chống tạo mạch bắt đầu có mặt, các bạn có thể thấy tỉ lệ sống sót cải thiện 70-100% cho những bệnh nhân bị ung thư thận, đa u tủy, ung thư đại trực tràng, u mô đệm đường tiêu hóa Thật là ấn tượng. Nhưng cho những loại khối u hay ung thư khác, những cải thiện chỉ ở mức vừa phải. Cho nên tôi tự hỏi bản thân, "Tại sao chúng ta không thể làm tốt hơn?" Và câu trả lời khá dĩ nhiên, với tôi: chúng ta điều trị ung thư vào các giai đoạn quá trễ, khi mà chúng đã hình thành, và nhiều lúc, chúng đã bắt đầu xâm lấn hoặc di căn. Với tư cách là một bác sĩ, tôi biết rằng một khi một căn bệnh đã tiến tới giai đoạn tiến triển nặng, tìm được cách chữa là rất khó, thậm chí bất khả thi. Cho nên tôi quay ngược lại sinh học của sự tạo mạch, và suy nghĩ: Liệu lời giải cho ung thư là chống tạo mạch, chống lại ung thư bằng chính phương thức của nó, để cho ung thư không bao giờ có thể trở nên nguy hiểm? Cách này có thể giúp cho người khỏe mạnh, cũng như người đã chống lại ung thư một hoặc hai lần, và muốn tìm cách để ngăn nó quay lại. Vậy, để tìm cách ngăn sự tạo mạch trong ung thư, tôi quay ngược lại tìm các nguyên nhân gây ung thư. Và điều khiến tôi rất hứng thú, là chế độ ăn uống chiếm 30-35% nguyên nhân môi trường gây ra ung thư. Điều sở dĩ là nghĩ ra thứ gì chúng ta có thể loại ra khỏi chế độ ăn của mình, Nhưng tôi lại chọn một cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại, và hỏi: Chúng ta có thể thêm gì vào chế độ ăn của mình mà có bản chất chống tạo mạch, để có thể hỗ trợ hệ thống tự vệ của cơ thể, và chống lại những mạch máu nuôi khối u? Nói cách khác, chúng ta có thể ăn thế nào để "bỏ đói" khối u? (Cười lớn) Và câu trả lời là có, và tôi sẽ chỉ các bạn làm thế nào. Và cuộc tìm kiếm đã dẫn chúng tôi ra chợ, nông trại và kho gia vị, bởi vì điều chúng tôi khám phá là Mẹ Thiên Nhiên đã tạo ra số lượng lớn các loại thực phẩm, thức uống, thảo mộc có các chất ức chế tạo mạch tự nhiên Đây là hệ thống thử nghiệm chúng tôi phát triển. Ở tâm là một cái vòng mà từ đó hàng trăm mạch máu tăng sinh theo lối lan tỏa hình nan hoa. Và chúng tôi sử dụng hệ thống này để thử nghiệm yếu tố dinh dưỡng ở các nồng độ có thể đạt được từ việc ăn. Đây là điều xảy ra khi chúng tôi cho vào tinh chất nho đỏ. Nguyên liệu hoạt động ở đây là resveratol, cũng được tìm thấy ở rượu vang đỏ. Chất này ức chế tạo mạch bất thường, đến 60%. Còn đây là thứ xảy ra khi chúng tôi thêm vào tinh chất dâu. Nó ức chế mạnh mẽ sự tạo mạch. Và tinh chất từ đậu nành. Và đây là một danh sách còn kéo dài của những loại thực phẩm và thức uống chống tạo mạch mà chúng tôi nghiên cứu. Cho mỗi loại thực phẩm, chúng tôi tin rằng có các hiệu quả khác nhau cho mỗi dòng và mỗi giống. Và chúng tôi muốn đo được điều này vì khi bạn ăn dâu hoặc uống trà, tại sao lại không chọn cái có hiệu quả mạnh nhất để ngăn ngừa ung thư? Đây là bốn loại trà khác nhau mà chúng tôi đã thử nghiệm. Chúng đều là những loại phổ thông: trà lài Trung Quốc, trà xanh sencha Nhật, Earl Grey và một loại trà hỗn hợp đặc biệt mà chúng tôi chuẩn bị, và bạn có thể thấy rõ ràng các loại trà có hiệu quả khác nhau, từ yếu đến mạnh. Nhưng điều thực sự thú vị là khi chúng tôi kết hợp hai loại trà có sức kháng kém với nhau, loại trà hỗn hợp này có hiệu quả mạnh hơn từng loại riêng biệt Điều đó có nghĩa là có sự cộng hưởng trong thực phẩm. Đây là một số dữ liệu nữa từ thử nghiệm của chúng tôi. Trong phòng lab, chúng tôi có thể kích hoạt tạo mạch của khối u, được thể hiện ở cột đen. Dùng hệ thống này, chúng tôi kiểm tra hiệu quả của các thuốc ung thư. Vì vậy cột càng ngắn, thì sự tạo mạch càng ít -- đó là điều tốt. Và đây là một số loại thuốc thông dụng có liên hệ với việc giảm thiểu khả năng mắc ung thư ở người. Statins, thuốc kháng viêm không steroid, và một số thuốc khác -- chúng cũng ức chế tạo mạch. Và đây là các yếu tố dinh dưỡng đối chọi lại với các loại thuốc này. Các bạn thấy rằng chúng có hiệu quả riêng và trong vài trường hợp, chúng thậm chí còn mạnh hơn các loại thuốc Đậu nành, rau mùi tây, tỏi, nho, và các loại họ dâu. Tôi có thể về nhà nấu một bữa ăn ngon miệng sử dụng các nguyên liệu này. Nếu như chúng ta có thể tạo một hệ thống đánh giá đầu tiên trên thế giới, để xếp loại các loại thực phẩm dựa theo hiệu quả chống tạo mạch và ngăn ngừa ung thư của chúng. Và đó là điều mà chúng tôi đang làm. Các bạn đã xem một đống dữ liệu thí nghiệm, vậy câu hỏi thực sự là: Đâu là bằng chứng ở người cho thấy việc ăn loại thực phẩm nào đó có thể giảm sự tạo mạch trong ung thư? Ví dụ điển hình nhất mà tôi biết là một nghiên cứu với 79,000 đàn ông trong suốt hơn 20 năm, đã tìm ra rằng những người ăn nhiều cà chua nấu chín hai đến ba lần một tuần, giảm đến 50% nguy cơ bị mắc ung thư tuyến tiền liệt. Chúng ta đã biết rằng cà chua là một nguồn cung giàu lycopen, và lycopen có tính chống tạo mạch. Nhưng điều thú vị hơn nữa ở nghiên cứu này là trong số các người đã mắc ung thư tuyến tiền liệt, những người ăn nhiều sốt cà chua hơn, có ít các mạch máu nuôi khối u hơn. Vì thế, nghiên cứu trên người này là ví dụ điển hình của việc khi các chất chống tạo mạch có trong thực phẩm được hấp thụ ở một mức nhất định, sẽ có tác động xấu đến ung thư. Và chúng tôi đang nghiên cứu về vai trò của một chế độ ăn lành mạnh -- với Dean Ornish từ UCSF và Đại học Tufts-- vai trò của chế độ ăn lành mạnh trên các chỉ dấu tăng sinh mạch mà chúng ta tìm thấy trong dòng máu. Dĩ nhiên, những gì tôi chia sẻ với các bạn có các ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, thậm chí ngoài nghiên cứu ung thư. Bởi vì nếu chúng tôi đúng, nó sẽ có tác động đến giáo dục tiêu thụ, dịch vụ thực phẩm, sức khỏe cộng đồng và ngay cả trong công nghiệp bảo hiểm. Và thực tế, các công ty bảo hiểm đã bắt đầu suy nghĩ theo chiều hướng đó. Đây là một quảng cáo từ BlueCross BlueShield ở Minnesota. Đối với nhiều người trên thế giới, ngăn ngừa ung thư qua dinh dưỡng có lẽ là giải pháp thực tế duy nhất, bởi vì không phải ai cũng chi trả nổi các trị liệu ung thư giai đoạn cuối đắt đỏ nhưng mọi người đều có lợi từ một chế độ ăn lành mạnh dựa trên các lương thực địa phương, tự cung, có tính chống tạo mạch. Cuối cùng, tôi đã nói với các bạn về thực phẩm, và tôi đã nói với các bạn về ung thư, cho nên chỉ còn một bệnh nữa tôi cần phải nói với các bạn, đó là bệnh béo phì. Bởi vì hóa ra là các mô mỡ -- chất béo -- phụ thuộc vào tăng sinh mạch. Và như khối u, mô mỡ phát triển khi các mạch máu tăng sinh. Vì thế câu hỏi là: Chúng ta có thể làm tiêu giảm mô mỡ bằng cách cắt nguồn cung máu của nó? Đường cong trên cùng cho thấy trọng lượng của một con chuột bị béo phì di truyền ăn liên tục cho đến khi nó béo phì, như quả banh tennis lông lá này. (Cười lớn) Và đường cong ở dưới là trọng lượng của một con chuột bình thường. Nếu bạn lấy con chuột béo phì và cho nó chất ức chế tạo mạch, nó sẽ giảm cân. Ngừng trị liệu, nó sẽ tăng cân lại. Bắt đầu trị liệu lại, nó sẽ lại giảm cân. Ngừng trị liệu, nó sẽ tăng cân lại. Thực tế, bạn có thể luân chuyển cho tăng và giảm cân đơn giản chỉ bằng việc ức chế tạo mạch. Cho nên cách tiếp cận chúng ta dùng để ngăn ung thư cũng có ứng dụng cho béo phì. Điều thú vị là chúng ta không thể bắt các con chuột béo phì giảm cân nhiều hơn trọng lượng của một con chuột bình thường. Nói cách khác, chúng ta không thể tạo ra chuột siêu mẫu. (Cười lớn) Và cái này nói lên vai trò của tăng sinh mạch trong việc điều hòa các điểm định mức của cơ thể. Albert Szent-Gyorgi từng nói, "Khám phá bao gồm việc thấy những gì mọi người đều thấy, và nghĩ ra những thứ không ai nghĩ ra." Tôi mong rằng đã thuyết phục các bạn rằng các căn bệnh như ung thư, béo phì, hoặc các bệnh khác, có một sức mạnh to lớn trong việc tấn công vào mẫu số chung của chúng: tăng sinh mạch. Và đó là điều mà tôi nghĩ thế giới đang cần. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) June Cohen: Tôi có một câu hỏi nhanh cho anh. Những loại thuốc này không phải là những trị liệu ung thư phổ biến hiện nay. Cho những ai mắc ung thư, anh sẽ đề xuất trị liệu nào? Anh có đề xuất theo các trị liệu hiện nay cho hầu hết các bệnh nhân ung thư? William Li: Hiện nay có các trị liệu chống tạo mạch đã được FDA chấp thuận, và nếu như bạn là một bệnh nhân ung thư, hoặc làm việc hoặc trợ giúp cho bệnh nhân ung thư, bạn nên hỏi về chúng. Và có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng. Quỹ Tăng Sinh Mạch đang theo sát gần 300 công ty, và có khoảng 100 loại thuốc khác trong dây chuyền đó. Xét trên các loại thuốc được chấp thuận, hãy tìm các thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên giữa những gì bác sĩ có thể làm cho bạn, chúng ta cần tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho bản thân. Đây là một trong các chủ đề mà tôi nói đến: Chúng ta giúp bản thân làm được những điều bác sĩ không thể làm cho ta, đó là vận dụng kiến thức vào thực hành. Và nếu như Mẹ Thiên Nhiên đã cho chúng ta những gợi ý, chúng ta thấy rằng có một tương lai mới cho giá trị của việc ăn như thế nào, và những gì chúng ta ăn là hóa trị chúng ta làm ba lần mỗi ngày. JC: Đúng rồi. Và trên cơ sở đó, đối với những người mang các yếu tố nguy cơ mắc ung thư, bạn có đề xuất chọn loại trị liệu phòng ngừa nào khác hay chỉ đơn giản là theo một chế độ ăn đúng, với nhiều sốt cà chua? WL: Có rất nhiều các bằng chứng dịch tễ, và tôi tin rằng trong thời đại thông tin, các bạn sẽ dễ dàng tìm được nguồn tin đáng tin cậy như PubMed, Thư viện Y khoa Quốc gia, để tìm đọc những nghiên cứu dịch tễ về giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dựa vào chế độ ăn và các loại thuốc thông thường. Và đó là thứ mà ai cũng có thể tìm được. JC: Okay. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ngày 10 tháng 9, sáng ngày sinh nhật thứ 7 của tôi tôi xuống cầu thang, vào trong bếp, mẹ tôi đang rửa bát trong đó và bố tôi thì đang đọc một tờ báo hay cái gì đó Khi tôi đứng trước họ ở cửa, họ nói "Này, chúc mừng sinh nhật con." và tôi đáp "Con đã bảy tuổi." và bố tôi mỉm cười và nói "Chà, con biết điều đó nghĩa là gì rồi chứ?" và tôi trả lời, "Vâng, con sẽ có một bữa tiệc và một cái bánh ga tô và được tặng rất nhiều quà phải không ạ?" và bố tôi nói, "À, đúng thế rồi. Nhưng, quan trọng hơn, bảy tuổi nghĩa là con đã đến tuổi lý trí và con bây giờ đã có thể làm bất cứ và tất cả tội ác chống lại Chúa và con người." (cười) Vâng, tôi đã từng nghe đến điều này, "tuổi lý trí," Sơ Mary Kevin đã từng nói đi nói lại về nó trong năm lớp hai của tôi. Nhưng khi chị ấy nói đến nó cái cụm từ ấy có vẻ bị cuốn hết vào niềm phấn khích khi được chuẩn bị cho lễ ban thánh thể và lần xưng tội đầu tiên của chúng tôi, và chúng tôi đều biết rằng chẳng qua nó sẽ là một chiếc váy trắng và một tấm mạng che mặt trắng và dù gì, tôi cũng chẳng quá chú ý nhiều đến thế đến cái cụm từ kia, "tuổi lý trí" Thế nên tôi nói thế này, "Dạ, vâng, tuổi lý trí. Bố vừa nói nó là gì cơ?" Và bố tôi nói, "À, chúng ta tin theo giáo hội Công giáo tin rằng Chúa hiểu trẻ con thì không thể biết được sự khác nhau giữa đúng và sai, nhưng khi một đứa bé đã 7 tuổi, nó đã đủ thông minh. Thế nên, con đã lớn rồi, đã đến tuổi lý trí, và từ giờ Chúa sẽ bắt đầu theo dõi con và bắt đầu ghi nhớ những gì con làm." (cười) và tôi nói, "Ồ. Chờ chút. Ý bố là bao lâu nay cho đến tận hôm nay, bao lâu nay con đã ngoan như thế, mà Chúa không biết hay sao?" và mẹ tôi nói, "À, mẹ có biết đấy." (cười) và tôi nghĩ, "Tại sao mình lại chẳng biết gì hết?" Tại sao nó lại không mất đi rồi khi họ nói với tôi? Tất cả mọi sự ngoan ngoãn như thế và không thực sự được ghi nhận gì cả. Và, tồi tệ nhất, tại sao mình lại không biết thông tin quan trọng này cho đến cái ngày mà nó trở nên hoàn toàn vô dụng với mình?" Và thế nên tôi nói, "À, bố mẹ ơi, thế còn ông già Nô en thì sao? Ý con là, ông ấy biết con ngoan hay hư phải không ạ?" và bố tôi trả lời, "Ừ, nhưng, con yêu, bố nghĩ là chỉ giữa ngày lễ Tạ ơn và Giáng sinh thôi." và mẹ tôi bảo, "Ôi, anh Bob, thôi nào. Cứ nói với con bé đi. ý em là, nó đã bảy tuổi rồi. Julie à, chẳng có ông già Nô en nào cả." (cười) Vâng, thực ra chuyện này không đến nỗi khó chịu đến thế đối với tôi. Bố mẹ tôi có cả một câu chuyện phức tạp về ông già Nô en rằng họ đã nói chuyện với chính ông ấy như thế nào và đồng ý rằng thay vì ông ấy phải mang quà đến cho chúng tôi vào đêm giáng sinh, như ông ấy vẫn làm với mọi gia đình khác mà nhất quyết phải mở quà ngay lập tức vào sáng ngày Nô en gia đình chúng tôi sẽ cho ông già Nô en nhiều thời gian hơn. ông ấy sẽ đến nhà chúng tôi vào lúc 9 giờ sáng khí chúng tôi đang trong thánh lế High Mass nhưng với điều kiện là bọn trẻ con chúng tôi không làm gì phấn khích Điều này khiến tôi rất nghi ngờ Rõ ràng là chính bố mẹ đã tặng quà cho chúng tôi Ý tôi là, bố tôi có một cách gói quà rất dễ nhận ra và nét chữ của mẹ tôi thì lại rất giống với ông già Nô en Còn nữa, làm sao mà ông ấy có thể tiết kiệm thời gian được khi phải quay lại nhà tôi sau khi đã đi tất cả các nhà khác? Chỉ có một kết luận đương nhiên từ cả núi bằng chứng này: gia đình tôi quá khác lạ và kỳ quái đến nỗi cả ông già Nô en cũng không đến và bố mẹ đáng thương của tôi phải cố gắng bảo vệ chúng tôi khỏi xấu hổ, khỏi bẽ mặt vì bị ông già Nô en bỏ qua, một người mà rất vui tính Nhưng, hãy đối mặt đi, ông ấy cũng rất hay phán xét. Thế nên, biết được là chẳng có ông già Nô en nào hết thật sự là một sự giải thoát Tôi rời khỏi bếp không thứ sự sốc về ông già Nô en nhưng lại chết lặng cả người làm sao tôi lại có thể bỏ lỡ tất cả những gì về tuổi lý trí. Đã quá muộn với tôi, nhưng có lẽ tôi sẽ giúp được ai đó ai đó mà có thể sử dụng thông tin này người này phải thoả mãn 2 điều kiện phải đủ lớn để hiểu ý nghĩa của tuổi lý trí, và chưa đến bảy tuổi Câu trả lời đã quá rõ ràng: em trai Bill của tôi. Nó mới sáu tuổi. Chà, tôi tìm thấy Bill cách nhà tôi một dãy nhà tại sân chơi của một trường công. Hôm đó là thứ bảy, và nó đang chơi một mình, đá bóng với một cái tường tôi chạy đến và nói, "Bill! chị mới biết là tuổi lý trí bắt đầu khi ta bảy tuổi và khi đó ta có thể làm bất cứ hay tất cả mọi tội ác chống lại Chúa và con người." và Bill nói, "Thì?" và tôi trả lời, "Thì, em sáu tuổi. Em còn cả một năm để làm bất cứ điều gì em muốn và Chúa sẽ không nhận ra." và tôi đáp "Thì? Thì mọi thứ!" và tôi chạy đi. Tôi rất giận nó. Nhưng rồi khi lên đến bậc cuối cùng, tôi quay lại đầy kịch tính và nói, "Ồ, tiện thể, Bill, chẳng có ông già Nô en nào cả." (cười) Vâng, khi đó tôi không biết nhưng thật ra không phải là tôi tròn 7 tuổi vào ngày 10 tháng 9 Trước sinh nhật thứ 13, tôi định làm một bữa tiệc ngủ với tất cả các bạn gái của tôi nhưng hai tuần trước đó mẹ tôi gọi riêng tôi ra và nói, "mẹ cần nói chuyện riêng với con. 10 tháng 9 không phải là sinh nhật con. (cười) Và mẹ nói, "Nghe này. Hạn vào nhà trẻ là ngày 15 tháng 9." (cười) "Vì thế, mẹ nói với họ là con sinh ngày 10 tháng 9, và mẹ không biết là con có đi nói lung tung không nên mẹ cũng nói với con là con sinh ngày 10 tháng 9. Nhưng, Julie à, con đã rất sẵn sàng đi học mà. Rất sẵn sàng." tôi nghĩ về điều này, và khi tôi bốn tuổi tôi đã đứa lớn nhất trong bốn đứa con và mẹ tôi còn đang mang một đứa nữa nên tôi cho rằng điều mà mẹ tôi thực sự nghĩ là bà ấy đã rất sẵn sàng bà ấy đã rất sẵn sàng. Rồi bà nói "Đừng lo, Julie, hàng năm vào 10 tháng 10 sinh nhật con tuy con không biết, nhưng mẹ luôn chắc chắn là con được ăn một miếng bánh vào ngày hôm đó (cười) Điều này nghe dễ chịu nhưng thật rắc rối mẹ đã và đang tổ chức sinh nhật tôi với tôi nhưng không có tôi Điều đáng buồn về cái tin mới này không phải là vì tôi phải đổi ngày tổ chức tiệc ngủ của mình với tất cả bạn gái của tôi, điều đáng buồn nhật là điều này có nghĩa tôi không phải một Xử nữ. Tôi có cả một poster Xử nữ to đùng trong phòng ngủ, và tôi đọc tử vi hàng ngày, và Xử nữ thực sự chính là tôi. (cười) Và nghĩa là tôi là một Thiên bình? Thế là, tôi lên xe buýt vào khu trung tâm để mua một cái poster Thiên Bình Poster Xử nữ là ảnh một người phụ nữ đẹp với mái tóc dài, kiểu như đang thơ thẩn bên dòng nước, nhưng poster Thiên bình lại là một cái cân lớn Khi đó là khoảng thời gian tôi đang lớn dần về mặt thể chất, và tôi lớn hơn rất nhiều so với rất nhiều đứa con gái khác, và, thật sự, việc dấu hiệu cung hoàng đạo của tôi là một cái cân có vẻ đầy đe doạ và đáng thất vọng. (cười) Nhưng tôi mua cái poster mới và bắt đầu đọc tử vi Thiên bình, và tôi kinh ngạc phát hiện ra Thiên bình cũng hoàn toàn là tôi Phải rất nhiều năm sau đó, nhớ lại về những chuyện tuổi lý trí, đổi ngày sinh nhật, một ý nghĩ loé lên trong tôi, hoá ra không phải tôi lên bảy khi tôi nghĩ tôi lên bảy. Tôi có cả một tháng còn lại để làm bất cứ điều gì tôi muốn mà Chúa không thể biết được. Ôi, cuộc có thể thật tàn nhẫn. Một ngày nọ, hai người truyền đạo Mormon đến trước cửa nhà tôi. Tôi đang sống trên một đại lộ của Los Angeles, và dãy nhà tôi ở--- well, là nơi đầu tiên cho những người đến chào mời tiếp thị tại nhà. Thi thoảng là những người phụ nữ lớn tuổi từ Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm cho tôi xem những bức ảnh hoạt hình về thiên đường Và thỉnh thoảng còn có những thiếu niên đến hứa sẽ không gia nhập băng đảng và đi làm cướp với điều kiện tôi đặt mua cho họ vài cuốn tạp chí Thế nên, tôi thường mặc kệ tiếng chuông cửa, nhưng hôm đó tôi lại ra mở. Và 2 chàng trai đứng ở đó, khoảng 19 tuổi, mặc sơ mi trắng cộc tay, và họ có đeo bảng tên nho nhỏ cho biết họ là đại diện chính thức của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa, và họ nói rằng họ mang tới cho tôi một thông điệp từ Chúa. Tôi nói, "Một thông điệp cho tôi? Từ Chúa?" Và họ nói, "Đúng." Vâng, tôi lớn lên ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, có nhiều người theo Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa, các bạn biết đấy tôi đã làm việc cùng với họ và thậm chí là hẹn hò với họ, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự biết về những giáo lý mà họ truyền đạt khi họ mang theo sứ mệnh đó, và tôi đoán là tôi, kiểu như, tò mò, nên tôi nói, "Chà, mời vào." Và họ trông có vẻ rất vui, vì tôi không nghĩ là điều này thường xảy ra với họ. (cười) Và tôi mời họ ngồi, và tôi lấy cho họ nước uống -- OK, được rồi. Tôi lấy nước cho họ uống. Đừng chạm vào tóc tôi, ý tôi là như thế. (cười) Các bạn không thể để một cái video về tôi trước mặt tôi mà lại muốn tôi không chỉnh trang đầu tóc. (cười) OK. Thế là tôi mời họ ngồi và lấy nước cho họ uống, và rồi họ nói, "Chị có tin là Chúa yêu thương chị với cả trái tim của ngài không?" Và tôi nghĩ, "Chà, dĩ nhiên là tôi tin vào Chúa, nhưng, các bạn biết đấy, tôi không thích cái từ đấy, trái tim, vì nó nhân tính hoá Chúa, và tôi cũng không thích từ kia, ngài, vì nó phân định giới tính Chúa." Nhưng tôi không muốn tranh cãi về từ ngữ với mấy chàng trai này, nên sau một sự trì hoãn rất dài và không hề dễ chịu, tôi nói "Vâng, vâng, tôi tin. Tôi cảm thấy rất được yêu thương." Và họ nhìn nhau và mỉm cười, như thể đó là câu trả lời chính xác. Và rồi họ nói, "Chị có tin là chúng ta đều là anh chị em trên hành tinh này không?" Và tôi trả lời, "Vâng, tôi tin. vì đó là câu hỏi mà tôi có thế trả lời rất nhanh chóng. Và họ nói, " Chà, vậy chúng tôi có một câu chuyện muốn kể cho chị." Và họ kể cho tôi nghe câu chuyện về một người đàn ông tên là Lehi, sống ở Jerusalem vào năm 600 trước công nguyên. Vâng, rõ ràng ở Jerusalem vào năm 600 trước công nguyên, mọi người đều hoàn toàn xấu xa và tội lỗi. Mỗi người trong số họ: đàn ông, phụ nữ, trẻ con, trẻ nhỏ, bào thai. Và Chúa đến gặp Lehi và nói với anh ta, "Đưa gia đình con lên một con thuyền và ta sẽ đưa các con ra khỏi đây." Ngài đưa họ tới Mỹ. Tôi nói, "Mỹ ư? Từ Jerusalem tới Mỹ bằng thuyền vào năm 600 trước Công nguyên ư?" Và họ nói, "Đúng." (cười) Rồi họ nói với tôi Lehi và con cháu của anh ta đã sinh sôi và sinh sôi như thế nào, và sau 600 năm đã có 2 chủng tộc từ họ, Nephites và Lamanites, và người Nephites đều hoàn toàn, hoàn toàn tốt, mỗi và mọi người trong số họ và người Lamanites thì hoàn toàn xấu xa và tội lỗi mỗi người trong số họ đều xấu xa tới tận xương tuỷ. (cười) Thế rồi, sau khi Chúa Giê su chết trên ngọn thánh giá vì tội lỗi của chúng ta, trên đường tới thiên đường Ngài dừng chân ở Mỹ và thăm người Nephites. (cười) Và Ngài nói với họ là nếu họ tiếp tục hoàn toàn, hoàn toàn tốt bụng mỗi và mọi người trong số họ họ sẽ chiến thắng bọn người Lamanites xấu xa Nhưng rõ ràng là ai đó đã làm lộ chuyện, vì bọn người Lamanites đã giết hết những người Nephites. Tất cả trừ một người đàn ông, người này tên là Mormon, người đã cố sống sót được nhờ trốn trong rừng. Và ông ta đã chắc chắn rằng câu chuyện của mình được ghi chép lại bằng chữ tượng hình Ai Cập khắc lên những tấm bằng vàng, rồi ông chôn chúng gần Palmyra, New York. (cười) Well, tôi chỉ còn ngồi ở mép ghế của mình khi đó. (cười) tôi nói, "Điều gì đã xảy ra với bọn người Lamanites?" Và họ nói, "À, họ trở thành người Mỹ bản địa của chúng ta ở nơi đây nước Mỹ" Và tôi nói, "Vậy, các anh tin rằng người Mỹ bản địa đều là con cháu của những người hoàn toàn xấu xa? Và họ trả lời, "Đúng." Sau đó họ nói với tôi về một người nữa tên là Joseph Smith đã tìm thấy những tấm bằng vàng này được chôn ngay sân sau nhà anh ta, và anh ta cũng một hòn đá thần ngay ở đó mà anh ta cho vào mũ mình rồi úp mặt anh ta vào trong, chính điều này đã giúp anh ta dịch được những tấm bằng vàng từ chữ Ai Cập sang tiếng Anh. Chà, khi đó tôi chỉ muốn cho những chàng trai này vài lời khuyên về mức độ của họ. (cười) Tôi muốn nói, "OK, đừng bắt đầu bằng câu chuyện này." Ý tôi là, ngay cả nhà khoa luận học cũng kiểm tra tính cách trước khi bắt đầu (vỗ tay) nói với mọi người về Xenu, tên ác chúa giữa các thiên hà Vâng, rồi họ nói, "Chị có tin là Chúa nói với chúng ta qua những nhà tiên tri đích thực của Ngài không?" Và tôi nói, "Tôi không tin." Vì tôi, cũng hơi, bực mình về câu chuyện về người Lamanite và cả câu chuyện điên rồ về tấm khắc vàng, nhưng sự thật là, tôi chưa thật nghĩ kỹ về chuyện này, nên tôi lật lại một chút và nói, "Chà, chính xác thì ý các anh thế nào là đích thực? Và nhà tiên tri là thế nào? Như là, nhà tiên tri có thể là phụ nữ hay không?" Và họ nói, "Không." Và tôi nói, "Tại sao?" Và họ đáp, "Chà, bởi vì Chúa đã ban tặng cho phụ nữ một món quà rất kì diệu, nó tuyệt vời đến nỗi, món quà còn lại mà Ngài tặng cho đàn ông là khả năng tiên tri." Món quà mà Chúa tặng cho phụ nữ là gì, tôi rất băn khoăn? Có thể là khả năng phối hợp và thích nghi phi thường của họ? Hay là tuổi thọ dài hơn? Hay thực tế là phụ nữ thường ít bạo lực hơn đang ông rất nhiều? Nhưng, không, không bất cứ điều gì trong đó Họ nói, "Chà, đó là khả năng mang thai." Tôi nói, "Ồ, làm ơn. Ý tôi là, kể cả nếu phụ nữ luôn cố để mang thai hàng năm từ khi họ 15 tuổi cho tới khi 45 tuổi và cứ cho là họ không chết vì kiệt sức, có vẻ như một số vẫn có thời gian rảnh rỗi để lắng nghe lời của Chúa.." Và họ đáp, "Không." (cười) Chà, lúc này trông họ không còn tươi cười và đáng yêu với tôi chút nào nữa nhưng họ vẫn chưa nói hết. Họ nói, "Chà, chúng tôi tin rằng nếu chị theo đạo Mormon và nếu chị tích cực ủng hộ giáo hội, khi chị chết chị sẽ được lên thiên đường và ở với gia đình mình mãi mãi." Và tôi nói, "Ồ, vậy sao-- (cười) --điều này cũng không khích lệ tôi cho lắm (cười) Và họ nói, "Ồ -- này, chà, chúng tôi cũng tin rằng khi chị lên thiên đường chị sẽ có được thân thể mình trong trạng thái nguyên bản. Giả như, chị bị mất một chân, thì, chị sẽ có lại nó. Hay như, nếu chị đã mù, chị sẽ có thể lại nhìn được." Tôi nói, "Ồ, bây giờ tôi đã cắt bỏ tử cung vì bị ung thư mấy năm trước. Vậy là, có phải khi tôi lên thiên đường tôi sẽ có lại tử cung của mình?" Và họ nói, "Chắc chắn rồi." Và tôi nói, "Tôi không muốn thế. Tôi quá hạnh phúc khi không có nó." Thật là. Nếu bạn phẫu thuật mũi rồi và bạn thích nó thì sao? (cười) Liệu Chúa có bắt bạn quay về với cái mũi trước đây? Chà, rồi họ đưa cho tôi cuốn sách Mormon. và bảo tôi đọc chương nọ chương kia, và họ bảo sẽ quay lại đây một ngày nào đó và kiểm tra tôi, và tôi nghĩ là tôi đã nói gì đó kiểu như, "Làm ơn đừng sớm quá," hoặc có thể chỉ là, "Làm ơn đừng," và họ ra đi. OK, ban đầu tôi cảm thấy mình hơn những chàng trai ấy, và tự phụ vì theo một tín ngưỡng phổ biến hơn. Nhưng về sau, càng nghĩ tôi càng phải thành thật với bản thân mình hơn. Nếu ai đó đến nhà tôi và tôi được nghe về giáo lý của Công giáo lần đầu tiên trong đời, và họ nói, "Chúng tôi tin rằng Chúa đã khiến cho một cô gái rất trẻ mang thai mà không cần đến quan hệ, và rằng chuyện cô ấy hoàn toàn trong trắng vô cùng quan trọng đối với chúng tôi (cười) và cô ấy mang thai, và đó là đứa con của Chúa," Ý tôi là, tôi cũng sẽ nghĩ chuyện này thật là nực cười. Chỉ là tôi đã quá quen với câu chuyện đó. (cười) nên tôi không thể để bản thân cảm thấy bị hạ mình bằng với những người kia. Nhưng câu hỏi mà họ hỏi tôi khi mới đến thật sự bị mắc kẹt trong đầu tôi: Tôi có tin rằng Chúa yêu thương tôi với cả trái tim của Ngài không? Vì tôi không chắc tôi cảm thấy thế nào về câu hỏi đó. Vâng, nếu họ hỏi tôi, Chị có cảm thấy Chúa yêu thương chị với cả trái tim của Ngài không? Chà, như thế sẽ khác rất nhiều, tôi nghĩ tôi đã trả lời ngay lập tức, "Vâng, vâng, lúc nào cũng cảm thấy. Tôi cảm nhận được tình yêu của Chúa khi tôi bị tổn thương và bối rối, và tôi cảm thấy được chia sẻ và quan tâm. Tôi được che chở bởi tình yêu của Chúa khi tôi không hiểu tại sao bi kịch lại xảy ra, và tôi cảm nhận được tình yêu của Chúa khi tôi ngắm nhìn mọi vẻ đẹp với sự biết ơn" Nhưng vì họ hỏi tôi câu hỏi với từ tin trong đó, nó đã khác đi thế nào đó, vì tôi không thật sự chắc là tôi tin vào điều mà tôi cảm thấy quá rõ. Khoảng 1 năm trước, Tôi tự hỏi bản thân mình: "Hiểu biết những gì mà tôi biết, tại sao tôi không ăn chay?" Sau cùng, tôi cũng là 1 người thân thiện với môi trường. Tôi sống với cha mẹ lập dị trong 1 cabin gỗ. Tôi mở 1 website gọi là Treehugger Tôi quan tâm đến điều này. Tôi biết dù chỉ ăn 1 cái hamburger 1 ngày có thể tăng nguy cơ tử vong đến 1/3 Một cách ác độc hơn, tôi biết 10 triệu con thú ta nuôi để làm thịt mỗi năm được chăm sóc trong các điều kiện trang trại mà chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ tới là nó có thể dành cho chó mèo và vật nuôi. Về phương diện môi trường, ngạc nhiên là thịt tạo ra nhiều khí thải hơn là tất cả những phương tiện giao thông cộng lại gồm xe hơi, xe lửa, máy bay, bus, thuyền, tất cả. Và sản xuất thịt bò dùng lượng nước hơn 100 lần mà rau củ cần. Và tôi biết là tôi không đơn độc. Chúng ta, một xã hội đang ăn thịt nhiều gấp đôi số mà ta đã ăn những năm 50. Vậy nên những thứ từng là đặc biệt, không nhiều bây giờ lại là thứ chính, thường xuyên hơn. Vậy nên những khía cạnh kể trên là đủ để bạn thành người ăn chạy. Tuy nhiên, tôi đã, chk, chk, chk... làm 1 miếng thịt nướng. Vậy tại sao tôi phải trì hoãn chứ? Tôi nhận thấy rằng tôi ăn rất ngon miệng có 2 phương án hoặc là tôi là người ăn thịt, hoặc người ăn chay Và tôi nghĩ tôi chưa sẵn sàng khi nghĩ đến cái hamburger cuối cùng. (Cười) Vì thế ý thức chung của tôi ý định tốt đẹp của tôi, lại mâu thuẫn với khẩu vị của tôi Và tôi nói rằng tôi sẽ làm sau đó, và không chút nhạc nhiên, sau đó không bao giờ đến. Nghe quen không? Thế nên tôi tự hỏi, có cách giải quyết thứ 3 không? Và tôi nghĩ về nó, Tôi nảy ra 1 ý kiến. Và tôi đã thực hiện nó suốt năm qua, và nó tuyệt vời. Nó gọi là ăn chay tuần. Cái tên nói lên tất cả. Ăn chay từ thứ 2 đến thứ 6 Đến cuối tuần, tùy ý bạn. Đơn giản. Nếu bạn muốn nâng cấp độ, hãy nhớ, thủ phạm chính, về việc hủy hoại môi trường và sức khỏe chính là thịt đỏ đã qua chế biến. Nếu bạn muốn đánh đổi nó với những con cá tươi lành mạnh. Nó đã như vậy, nên cuối cùng nó thật dễ dàng để nhớ. Nó ổn để phá vỡ luật lệ. Sau cùng,không ăn thịt 5 ngày 1 tuần là giảm đi 70% lượng thịt bạn dùng. Chương trình này tuyệt vời, ăn chay tuần. Lượng thải cacbon của tôi nhỏ hơn tôi đang giảm ô nhiễm Tôi cảm thấy tốt hơn về cho những con vật. Tôi thậm chí còn tiết kiệm được Tốt hơn cả là tôi khỏe mạnh hơn, Tôi biết là tôi sẽ sống lâu hơn, và tôi còn giảm cân một ít. Nên làm ơn, hãy hỏi bản thân bạn, vì sức khỏe của bạn, vì túi tiền, vì môi trường, vì động vật điều gì còn ngăn cản bạn để không thực hiện ăn chay tuần? Sau cùng, nếu tất cả chúng ta ăn phân nữa lượng thịt, thì phân nửa chúng ta là người ăn chay. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói về những con chim cánh cụt nhưng trước tiên, tôi muốn bắt đầu bằng việc nói rằng chúng ta cần một hệ thống tổ chức mới cho nhừng đại dương và cho Trái đất Khi tôi đến Galapagos 40 năm trước Lúc đó có 3,000 người sống ở Galapagos Bây giờ đã có hơn 30,000 người Lúc đó chỉ có 2 chiếc xe Jeep o Santa Cruz Bây giờ đã có khoảng hàng nghìn chiếc xe tải xe buýt và ô tô Như vậy những vấn đề cơ bản mà chúng ta phải đối mặt là tiêu thụ quá mức và quá nhiều người Nó cùng giống như những vấn đề ở Galapagos ngoại trừ, hiển nhiên nó tồi tệ hơn ở đây, theo cách khác, hơn các nơi khác Bởi vì chúng ta chỉ gấp đôi dân số của Trái Đất từ những năm 1960 - hơn gấp đôi một chút Nhưng chúng ta có 6.7 tỷ người trên thế giới Và tất cả chúng ta muốn tiêu thụ Và một vấn đề chính cái mà chúng ta có là, hệ thống tổ chức của chúng ta đang không đưa cho chúng ta các thông tin phản hồi thích hợp Chúng ta không trả giá đúng những tổn thất của môi trường cho những hành động của chúng ta và khi tôi đến Fernandina khi tôi ở tuổi 22 để tôi chỉ nói rằng tôi không bao giờ cắm trại trước đó Tôi chưa bao giờ sống một mình trong bất cứ khoảng thời gian nào. Và tôi không bao giờ ngủ với sư tử biển ngáy bên cạnh tôi cả đêm Nhưng hơn thế nữa, tôi không bao giờ sống trên một hòn đảo không có người ở Punta Espinosa là nơi tôi đã sống hơn một năm. và chúng tôi gọi nó là đảo hoang bởi vì không có người ở đó Nhưng nó tồn tại với cuộc sống. Nó hầu như không có người ở. Vì thế rất nhiều thứ xảy ra trong 40 năm trước Và cái tôi học được khi tôi đến Galapagos là tầm quan trọng của những khu vực tự nhiên, những điều hoang dã, chắc chắn cả cuộc sống hoang dã nơi đây. và đặc tính đáng ngạc nhiên mà những con chim cánh cụt có. Những con chim cánh cụt là những vận động viên thực thụ Chúng có thể bơi 173 km trong một ngày Chúng có thể bơi với cùng một vận tốc cả ngày và đêm Nó nhanh hơn bất cứ vận động viên bơi lội Olmypic nào Ý tôi là chúng có thể bơi 7 km / 1 giờ và duy trì được tốc độ đó. Nhưng cái thực sự ngạc nhiên, bởi vì độ sâu nơi đây, chim cánh cụt hoàng đế có thể bơi xuống hơn 500 mét và chúng có thể nín thở trong 23 phút Những con chim cánh chụt Magellanic mà tôi làm việc với chúng có thể lặn sâu khoảng 90 mét và chúng giữ được trong khoảng 4.6 phút Còn con người, không có vây, 90 mét, và 3.5 phút và tôi không biết có ai trong căn phòng này có thể thực sự nín thở trong 3.5 phút Bạn phải rèn luyện để có thể làm được điều đó. Vì thế nên những con chim cánh cụt la những vận động viên tuyệt vời. Một thứ khác nữa là, tôi chưa bao giờ gặp bất cứ ai người thực sự có thể không nói rằng họ thích những con chim cánh cụt. Chúng rất hài hước, chúng đi thẳng người, và, tất nhiên, chúng siêng năng va, quan trọng hơn, chúng nhìn như được mặc quần áo Vậy chúng có tất cả tiêu chuẩn cái ma con người bình thường muốn. Nhưng về mặt khoa học, chúng làm ngạc nhiên bởi vì chúng như những người lính gác biển Chúng nói cho chúng ta về thế giới của chúng ta trong nhiều cách khác nhau đặc biệt là về đại dương Đây là bức tranh về chim cánh cụt Galapagos được chup trước một hoàng đạo nhỏ ở đây, ở Galapagos. Và đó là cái mà tôi đến để nghiên cứu Tôi đã nghĩ là tôi sẽ nghiên cứu về hành vi xã hội của nhưng con chim cánh cụt Galapagos, nhưng các bạn đã biết đấy chim cánh cụt thì hiếm Những con này là những con chim cánh cụt hiếm nhất trên thế giới. Tại sao tôi nghĩ tôi sẽ có thể làm được việc đó, tôi không biết. Nhưng dân số đã và đang thay đổi đáng kể kể từ lần đầu tiên tôi đến đây. Khi tôi đếm chim cánh cụt lần đầu tiên và thử làm một sự điều tra số lượng chim cánh cụt. chúng tôi chỉ đếm tất cả từng mỏ chim cá nhân mà chúng tôi có thể xung quanh tất cả những hòn đảo này. Chúng tôi đã đếm được khoảng 2,000 con, nên tôi không biết rõ thực ra có bao nhiêu con chim cánh cụt ở đây, nhưng tôi biết tôi có thể đếm tới 2,000 con. Nếu bạn đi và làm điều đó bây giờ, những công viên quốc gia đếm khoảng 500 con. vậy chúng ta chỉ con ¼ tổng số chim cánh cụt mà chúng ta có 40 năm về trước. Và đây là sự thực của hầu hết hệ thống sống nào của chúng ta Chúng ta có ít hơn trước kia, và hầu như đang suy giảm theo chiều hướng dốc. Và tôi chỉ muốn cho các bạn xem một chút về lý do tại sao (Tiếng chim cánh cụt kêu) Đó la một con chim cánh cụt đang kêu inh ỏi để nói cho bạn biết rằng chú ý đến chim cánh cụt là việc quan trọng Quan trọng nhất trong tất cả, Tôi không biết cái gì đó là lần đầu tiên tôi nghe về nó và bạn có thể tưởng tượng ngủ trên Fernandina trong đêm đầu tiên của bạn ở đó và bạn nghe thấy âm thanh này, tiếng kêu rên rỉ, buồn bã. Tôi đã yêu chim cánh cụt và chắc chắn nó đã thay đổi phần đời còn lại của tôi Cái mà tôi phát hiện ra tôi đã được học thực sự là sự khác biệt trong cách thay đổi của Galapagos, sự biến đổi khắc nghiệt nhất. Các bạn đã nghe nói về những hiện tượng EI Nion này nhưng đây là cực điểm mà chim cánh cụt trên toàn thế giới phải thích ứng với Đây là hậu quả của dòng nước lạnh được gọi là hiện tượng La Nina Nơi nước biển có màu xanh da trời và xanh lá cây giao nhau là nơi nước thực sự rất lạnh Và như vậy bạn có thể thấy dòng chảy -- trong trường hợp này, là dòng chảy Humboldt -- chảy ra quần đảo Galapagos bằng mọi hướng, còn dòng chảy dưới biển sâu, dòng chảy Cromwell trào ra xung quanh Galapagos điều này mang lại tất cả những dưỡng chất. Khi nước ở Galapagos lạnh nó giàu dưỡng chất, và mang lại nhiều thức ăn cho các loài. Khi xảy ra hiện tượng EI Nino bạn sẽ nhìn thấy màu nước tất cả đều là màu đỏ và không có màu xanh xung quanh Galapagos Điều đó có nghĩa là không có sự phun len cua dòng nước và cũng mang ý nghĩa là không có thức ăn Do do, noi này thực sự trở thành sa mạc không chỉ cho loài chim cánh cụt, sư tử biển và cả kỳ đà biển Mọi vật chết khi không có thức ăn Nhưng chúng tôi cũng đã không biết rằng điều này ảnh hưởng thế nào khi toi làm nghiên cứu về loài chim canh cụt tren đảo Galapagos Và bạn có thể tưởng tượng rang trên một hòn đảo, bạn không thấy được loài chim cánh cụt có nghĩa bạn đang chứng kiến một hiện tượng EI Nino và hoàn toàn không có con chim cánh cụt nào Chúng không thể tiếp tục tồn tại, thậm chí ở các vùng xung quanh Vào thời điểm đó tôi cũng đang nghiên cứu về loài kỳ đà biển. Nhưng tất cả chúng ta đều biết điều đây là hiện tượng toàn cầu, và nếu các bạn nhìn dọc theo bờ biển Argentina, nơi mà bây giờ tôi đang làm việc ở một nơi gọi là Punta Tombo, có đàn chim cánh cụt Magellenic lớn nhất trên thế giới ở dưới đây khoảng 44 độ vĩ tuyến nam các bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi lớn ở đây Một vài năm, dòng nước lạnh chảy tới Brazil vào những năm xảy ra hiện tượng La Nina, nó không chảy tới đó Cho nên những đại dương không luôn luôn hoạt động cùng nhau, chúng hoạt động một cách khác nhau Nhưng đấy là một loại biến đổi cái mà chim cánh cụt phải sống chung với và nó không dễ dàng Vì vậy khi tôi đi đến nghiên cứu chim cánh cụt Magellanic, Tôi không có bất cứ vấn đề nào, Có rất nhiều chim cánh cụt. Đây là một bức tranh ở Punta Tombo được chụp vào tháng 2 về các loài chim cánh cụt trên bờ biển. Tôi đi đến đó bởi vì người Nhật muốn bắt đầu săn bắt chúng và biến chúng thành những đôi găng tay chơi golf thời trang cao cấp hoặc protein và dầu May mắn thay, không ai bắt con chim cánh cụt nào và chúng tôi đang có hơn 100,000 khách du lịch hàng năm đến để xem chúng. Nhưng tổng số chim cánh cụt đang suy giảm nó giảm khá đáng kể, khoảng 21 phần trăm kể từ năm 1987 khi tôi bắt đầu làm những điều tra thống kê này về số lượng các tổ chim hoạt động Và đây, bạn có thể thấy Punta Tombo nằm ở đây Chúng sinh sản trên các thuộc địa với mật độ dày đặc Chúng tôi biết điều này bởi vì khoa học lâu dài bời vì chúng tôi có một sự nghiên cứu sâu rộng ở đó Và khoa học thì quan trọng trong với thông báo của người ra quyết định và cũng quan trọng trong sự thay đổi của việc chúng ta làm thế nào và biết chiều hướng thay đổi cái mà chúng ta đang tiến đến. Do đó mà chúng tôi có dự án nghiên cứu về loài chim cánh cụt này, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã đã tài trợ cho tôi, cùng với rất nhiều cá nhân khác hơn 27 năm cuối. để có thể sản xuất các loại bản đồ như thế này và chúng tôi cũng biết không chỉ loài chim cánh cụt Galapagos đang gặp vấn đề mà loài Magellanic và rất nhiều loài chim cánh cụt khác nữa. Vì vậy chúng ta phải bắt đầu một xã hội chim cánh cụt trên toàn cầu để cố gắng tập trung vào cảnh ngộ thực sự của loài chim cánh cụt. Và đây là một trong những thực trạng của loài chim cánh cụt, ô nhiễm dầu Những con chim cánh cụt không thích dầu và chúng cũng không thích bơi trong dầu. Điều tốt đẹp là, nếu các bạn nhing xuống dưới đây ở Argentina, không có bề mặt ô nhiễm dầu trong bản đồ tổng hợp này. Nhưng trong thực tế, khi chúng tôi đi đến Argentina chim cánh cụt thường xuyên được tìm thấy khi hoàn toàn bao phủ bởi dầu Cho nên họ chỉ suy nghĩ cho việc kinh doanh của họ Họ kết thúc việc bơi lội của chim cánh cụt bằng nước dằn tàu thứ mà có dầu trong đó Bởi vì, khi các con tàu chở dầu đi chúng phải có bì giữ thăng bằng ở một số điểm, vì vậy khi tàu không có gì, nó phải có nước dằn ở đó Khi họ quay lại, họ đổ nước dằn có cả dầu này xuống biển Tại sao họ lại làm như vậy? Bởi vì nó rẻ hơn, vì họ không phải trả giá cho giá trị thực của môi trường. Chúng tôi thường không làm điều đó, và chúng tôi muốn bắt đầu có hệ thống kế toán ngay vì vậy chúng ta có thể trả cho giá trị thực Đầu tiên, chính phủ Argentina nói, " Không, không có cách nào Các bạn không thể tim thấy chim cánh cụt dầu ở Argentina Chúng tôi có pháp luật và chúng tôi không thể đổ dầu bất hợp pháp được, đó là trái pháp luật" Vì vậy chúng tôi đã kết thúc 9 năm thuyết phục chính phủ rằng có rất nhiều chim cánh cụt bị dính dầu. Trong một vài năm, như năm nay, chúng tôi tìm thấy hơn 80 phần trăm chim cánh cụt trưởng thành chết trên bãi biển khi chúng bị bao phủ trong dầu Những chấm xanh nhỏ này là những con chim non -- chúng tôi làm nghiên cứu thống kê này vào tháng 3 hàng năm, điều đó tức là chúng là thứ duy nhất trong môi trường tự nhiên từ tháng 1 tới tháng 3 vậy có thể nhiều nhất là 3 tháng chúng có thể đã bị bao phủ bởi dầu Và bạn có thể thấy trong một vào năm, hơn 60 phần trăm những con chim non bị dầu bao phủ. Thực ra chính phủ đã lắng nghe, và rất làm ngạc nhiên, họ đã thay đổi những luật lệ của họ Họ di chuyển các làn xe chở dầu xa bờ biển 40km và người dân không còn làm những việc như đổ dầu bất hợp pháp nữa. Do đó nhũng gì chúng ta nhìn thấy hiện tại là còn rất ít chim cánh cụt bị dính dầu Tại sao vẫn có những con chim cánh cụt bị dính dầu này? Bởi vì chúng ta đã và đang giải quyết vấn đề ở tỉnh Chubut, được coi là một bang của Argentina nơi Punta Tombo nằm ở đây vậy đó là khoảng 1000km đường bờ biển nhưng chúng ta chưa giải quyết hết vấn đề ở phía Bắc Argentina, Uruguay và Brazil Vậy bây giờ tôi muốn chỉ cho các bạn rằng loài chim cánh cụt bị ảnh hưởng Tôi chỉ đang nói về 2 vấn đề Đây là sự thay đổi khí hậu. Bây giờ điều này đã là một nghiên cứu thú vị vì tôi đặt thẻ vệ tinh trên lưng những con chim cánh cụt Magellanic này Cố gắng thuyết phục những nhà tài trợ cung cấp cho bạn vài ngàn Đôla để dán thẻ vệ tinh trên lưng các con chim cánh cụt. Nhưng chúng tôi đã đang làm điều này khoảng hơn một thập kỷ để biết chúng đi đâu Chúng tôi đã nghĩ chúng tôi cần một khu vực bảo tồn biển khoảng 30km và sau đó chúng tôi đặt thẻ vệ tinh lên trên lưng của một con chim cánh cụt và những gì loài chim cánh cụt chỉ cho chúng ta thấy -- và đây là tất cả những chấm nhỏ từ vị trí mà chim cánh cụt xác định cho những chú chim cánh cụt ấp trứng trong năm 2003 Và cái các bạn nhìn thấy là một số cá thể này đang đi xa 800km khỏi tổ của chúng. Vậy điều đó có nghĩa, khi mà người bạn đời của chúng đang ngồi trên tổ ấp trứng thì con còn lại đang ở ngoài kia kiếm thức ăn và chúng phải ở lại đi điều tồi tệ hơn bạn đời là khi bạn đời quay trở lai và tất nhiên, tất cả điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn và bạn không thể nuôi nhiều con được. Và đây bạn nhìn trong năm 2003 những chấm này là nơi có chim cánh cụt số lượng đã được nâng cao lên được một chút một nửa con Đây, bạn có thể thấy trong năm 2006, chúng được tăng lên gần như ¾ một con chim con mỗi tổ Và bạn có thể thấy rằng chúng ở gần Punta Tombo; chúng không còn đi xa nữa. Năm ngoái, năm 2009 bạn có thể thấy rằng bây giờ số lượng của chúng đang được tăng lên khoảng ¼ một con chim con Và một số cá thể này đang đi hơn 900km rời khỏi tổ của chúng Vì vậy, nó giống như bạn có một cong việc ở Chicago, và sau đó bạn chuyển công tác tới St. Louis và bạn đời của bạn không vui vì điều này vì bạn phải trả tiền vé máy bay, và bạn phải đi lâu hơn Cũng tương tự cho loài chim cánh cụt. Và khi chúng đi khoảng, trung bình, bây giờ xa hơn 40km so với chúng đi 1 thập kỷ trước. Chúng tôi cần có khả năng để nhận thông tin ra ngoài cộng đồng. Và vậy nên chúng tôi đã bắt đầu công bố Hiệp hội Bảo tồn nơi mà chúng tôi coi như đại diện cho khoa học tiên tiến nói theo một cách trừu tượng, bởi vì chúng ta có những phóng viên đồng thời là những nhà văn giỏi những người thực sự có thể cô đọng thông tin và đưa nó đến với công chúng. Vì vậy nếu các bạn quan tâm đến khoa học tiên tiến và bảo tồn thông minh hơn, bạn nên tham gia với 11 đối tác của chúng tôi, một số họ ở đây trong khán phòng này, như Ủy ban bảo vệ Thiên nhiên và hãy nhìn vào tạp chí này vì chúng ta cần đưa được thông tin về sự bảo tồn tới công chúng. Ok, cuối cùng tôi muốn nói rằng tất cả các bạn, có lẽ đã có vài mối quan hệ trong một thời điểm nào đó trong cuộc đời của bạn với một con chó, một con mèo, hay một số con thú nuôi nào đó bạn có thể nhận ra rằng những cá thể đó, Và một số người trong các bạn hầu như xem chúng như một phần trong gia đinh mình. Nếu bạn có mối quan hệ với một chú chim cánh cụt, bạn sẽ thấy nó giống như vậy. Chúng là những sinh vật đáng ngạc nhiên nó thực sự làm bạn thay đổi cách nhìn về thế giới bởi vì chúng không khác gì chúng ta. Chúng cố gắng để kiếm sống. Chúng đang cố gắng để tăng con cái của chúng lên. Chúng đang cố gắng đứng lên và tồn tại trên thế giới. và đây là chú chim cánh cụt Turbo Turbo chưa bao giờ được cho ăn Nó gặp chúng tôi và bắt đầu có tên bởi vì nó đứng dưới chiếc xe tải chạy bằng dầu diesel của tôi, một chiếc xe tải Turbo cho nên chúng tôi đặt tên cho nó là Turbo. Turbo đã gõ cửa xe bằng cái mỏ của nó. Chúng tôi để nó vào trong, và nó đến đây Và chúng tôi chi muốn cho các bạn thấy những gì đã diễn ra trong một ngày khi Turbo mang đến một người bạn Vậy đây là Turbo. Nó đang đến gần một một học sinh tốt nghiệp của tôi và đập cánh, hành động mà đáng lẽ nó sẽ làm cho một con chim cánh cụt cái Và bạn có thể thấy, nó không cố để cắn Chàng trai này chưa bao giờ ở đây trước đó và nó cố gắng tìm ra, " Cái gì đang diễn ra vây? Chàng trai này đang làm gì? Điều này thực sự khá kỳ lạ" Và các bạn sẽ sớm thấy, rằng học sinh tốt nghiệp của tôi và bạn sẽ thấy, ý định tốt đẹp của Turbo trong việc nó đập cánh Và bây giờ nó đang nhìn anh chàng khác, nói "Bạn thực sự kỳ lạ" Và bây giờ nhìn kìa, không thân thiện chút nào. Vậy chim cánh chụt thực sự khác nhau trong tính cánh của chúng giống như những con chó và con mèo của chúng ta. Chúng tôi cũng đang cố gắng thu thập thông tin của chúng tôi và trở nên hiểu biết hơn về công nghệ. Do đó chúng tôi đang cố gắng đưa thông tin vào các máy tính trong phạm vi. Và loài chim cánh cụt luôn tham gia giúp đỡ chúng tôi hoặc không giúp chúng tôi bằng cách này hay cách khác. Đây là một hệ thống ID tần số vô tuyến Chúng tôi đặt một miếng cơm nhỏ lên trên chân của một chú chim cánh cụt cái có một mã vạch nên nó cho bạn biết con chim cánh cụt đó là con nào. Nó đi qua tập giấy thấm và bạn biết nó là con nào. Ok, vậy ở đây có một số con chim cánh cụt đang đi đến Nhìn kìa, con này đang quay trở lại tổ của nó Tất cả chúng đang đi đến ở thời điểm này, đi băng qua đó, chỉ đi một cách thong thả Đây là một con chim cái đang vội vàng Nó trở lại thực sự vội vã, bởi vì nó nóng và cố gắng cho con nó ăn Và sau đó có anh chàng khác con mà sẽ nhàn nhã đi qua. Nhìn nó béo như thế nào kìa. Nó đang đi lại để cho con của nó ăn. Sau đó tôi nhân ra rằng chúng đang chơi vua hộp Đây là cái hộp của tôi ở trên đây, và đây là hệ thống nó hoạt động Các bạn có thể nhìn con chú chim cánh cụt này, nó đi qua, nó nhin vào những sợi dây điện đó, không thích sợi dây điện đó. Nó tháo sơi dây cáp điện ra; chúng tôi không có dữ liệu nào. (Tiếng cười) Vậy chúng thực sự la những sinh vật khá tuyệt vời. Ok Thứ quan trọng nhất là, chỉ có bạn mới thay đổi được bản thân bạn. Và duy nhất chỉ có các bạn mới có thể thay đổi thế giới và làm cho nó tốt hơn cho con người cùng như cho loài chim cánh cụt. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Trong những phút tới, chúng ta sẽ nói về năng lượng. và đó chỉ là một phần của một câu chuyện muôn mầu muôn vẻ. Tôi sẽ cố gắng xoay quanh câu chuyện về năng lượng và dầu mỏ là một xuất phát điểm thích hợp. Bài thuyết trình sẽ bao quát về vấn đề năng lượng, nhưng tốt hơn là bắt đầu từ dầu mỏ. Và một trong những lý do là vì nó là một thứ đáng lưu tâm. Nếu bạn lấy khoảng 8 nguyên tử carbon và khoảng 20 nguyên tử Hydro, và sắp xếp chúng với nhau một cách thích hợp và bạn sẽ có thứ dung dịch kỳ diệu này: đầy năng lượng và rất dễ tinh chế thành nhiều sản phẩm và chất đốt hữu ích. Quả là một nguyên liệu tuyệt vời. Cho đến nay thì tạm thời vẫn có rất nhiều dầu mỏ trên thế giới. Đây là cái bản đồ bỏ túi của tôi đánh dấu các địa điểm có dầu. Đây là một bản đồ lớn hơn để các bạn có thể quan sát. Đây chính là bản đồ dầu mỏ trên thế giới. Các nhà địa chất biết khá rõ nơi nào có dầu mỏ. Có khoảng 100 nghìn tỷ gallon dầu thô vẫn còn có thể được khai thác và sản xuất trên thế giới. Đó chỉ là một câu chuyện về dầu mỏ, và chúng ta có thể dừng tại đây và nói, "Vâng, thời đại dầu mỏ sẽ kéo dài mãi mãi bởi vì, vâng, chúng ta có rất nhiều." Nhưng câu chuyện này thực sự không chỉ có thế. Nhân tiện, nếu các bạn nghĩ là chúng ta rất xa các nguồn dầu mỏ này, ngay dưới chỗ các bạn đang ngồi 1000 mét là một trong những bể dầu lớn nhất thế giới. Các bạn cứ đến nói chuyện với tôi, tôi sẽ cung cấp chi tiết nếu các bạn muốn. Đấy chỉ là một câu chuyện về dầu mỏ; còn nhiều chuyện khác nữa. Nhưng còn về dầu mỏ? Đâu là vị trí của nó trong hệ thống năng lượng? Đây là một bức tranh nhỏ về 150 năm của thời đại dầu lửa, và nó chiếm một phần chủ yếu trong hệ thống năng lượng của chúng ta trong gần hết 150 năm qua. Bây giờ, có một bí mật nho nhỏ mà tôi sẽ tiết lộ ngay đây: Trong 25 năm vừa qua, dầu mỏ đang mất dần vị thế của mình trong các hệ thống năng lượng tòan cầu. Có vẻ như đỉnh cao của dầu mỏ là năm 1985, khi mà dầu mỏ chiếm tới 50% nguồn cung năng lượng toàn cầu. Bây giờ nó chỉ chiếm khoảng 35%. Nó đã và đang giảm, và tôi tin là nó sẽ tiếp tục giảm. Mức tiêu dùng xăng dầu ở Mỹ có lẽ đã đạt đỉnh điểm vào năm 2007 và nó đang giảm. Như vậy, vai trò của dầu mỏ đang ngày càng bớt quan trọng hơn mỗi năm. Và như vậy, trong 25 năm trước, đã là thời kỳ đỉnh cao của dầu mỏ; cũng giống như những năm 1920 là thời kỳ đỉnh cao của than; và khoảng 100 năm trước đó, là thời kỳ đỉnh cao của gỗ củi. Đây là một bức tranh rất quan trọng đối với quá trình tiến háo của các hệ thống năng lượng. Vậy thì cái gì đã dần trở nên phổ biến hơn trong vài thập kỷ qua? Đó là có nhiều khí tự nhiên và một chút năng lượng hạt nhân, khởi đầu là thế. Vậy cái gì sẽ tiếp theo trong tương lai? Vâng, tôi tiên đoán rằng trong vài thập kỷ tới sẽ là thời đỉnh cao của dầu khí, và xa hơn đó, là cao điểm của năng lượng tái tạo. Bây giờ tôi sẽ kể với các bạn một câu chuyện nhỏ rất quan trọng về bức tranh này. Tôi không giả vờ là tổng số năng lượng sử dụng không tăng, thực sự là nó tăng -- đó là một phần khác của câu chuyện. Nếu muốn các bạn cứ tìm tôi, tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết -- nhưng có một thông điệp quan trọng ở đây: Đây là 200 năm lịch sử, và trong vòng 200 năm, chúng ta đã và đang khử carbon một cách có hệ thống ra khỏi hệ thống năng lượng của chúng ta. Hệ thống năng lượng của cả thế giới sẽ trở nên tiến bộ hơn, theo từng năm từng thập kỷ, từng thế kỷ -- theo hướng ít sử dụng carbon hơn. Và điều đó sẽ tiếp tục trong tương lai với những nhiên liệu có thể tái tạo mà chúng ta đang phát triển ngày nay, có thể chiếm tới 30% của nguồn năng lượng chính vào giữa thế kỷ. Bây giờ đó có thể là điểm kết thúc của câu chuyện -- Vâng, chúng ta chỉ đơn giản là thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo thông thường ... nhưng tôi nghĩ, thực sự thì, câu chuyện còn có nhiều điều hơn thế. Và để kể phần tiếp theo của câu chuyện -- và đó là nói về viễn cảnh năm 2100 và xa hơn thế. Tương lai của năng lượng thực sự bền vững và không có carbon là gì? Vâng, chúng ta cần phải làm một cuộc hành trình nho nhỏ, và ta sẽ bắt đầu tại vùng trung tâm Texas. Đây là một cục đá vôi. Tôi nhặt được nó ở ngoại ô Marble Falls, Texas. Nó vào khoảng 400 triệu năm tuổi. Và nó chỉ là đá vôi thôi, không có gì thật sự đặc biệt. Còn đây là một viên phấn. Tôi nhặt nó ở MIT. Nó trẻ tuổi hơn một tý. Và nó khác biệt so với mẩu đá vôi này, bạn có thể thấy điều đó. Chắc là bạn sẽ không xây nhà với thứ này, và các bạn cũng không thử thuyết giảng và viết bảng với thứ này. Vâng, nó rất khác biệt --- không, nó chả khác gì. Nó không hề khác, chúng là cùng một loại cả: canxi cacbonat , và canxi cacbonat. Điều khác biệt là cách mà các phân tử kết hợp với nhau. Bây giờ nếu các bạn cho rằng điều đó khá khéo léo, thì câu chuyện bây giờ sẽ trở nên thực sự khéo léo. Ngoài bờ biển California bạn có cái này: Đây là một vỏ bào ngư. Hàng triệu con bào ngư mỗi năm tạo nên cái vỏ này. Nhân tiện, trong trường hợp bạn chưa đoán ra được, thì nó chính là canxi cacbonat. Nó là thứ giống như cái này và cũng giống như cái này. Nhưng nó lại chẳng là cùng một thứ; nó có khác biệt. Nó cứng hơn hàng ngàn lần, có thể là 3000 lần so với cái này. Tại sao thế? Bởi vì những con bào ngư tầm thường có khả năng đặt các tinh thể canxi cacbonate theo từng lớp, để tạo nên thứ xà cừ lóng lánh tuyệt đẹp này. Thứ vật liệu chuyên biệt mà bào ngư tự lắp ghép, hàng triệu con bào ngư, tại mọi thời điểm, mỗi ngày, mỗi năm. Đây thực sự là một thứ đáng kinh ngạc Tất cả đều giống nhau, vậy khác biệt là gì? Đó là cách mà các phân tử được đặt với nhau. Vậy thì điều này liên quan gì tới vấn đề năng lượng? Đây là một mẩu than đá. Và tôi sẽ gợi ý rằng mẩu than này cũng thú vị như viên phấn này. Bất kể chúng ta đang nói chuyện về nhiên liệu hay phần tử mang năng lượng, hay có thể là các vật liệu mới trong ắc-quy hay pin nhiên liệu, tạo hóa chưa tạo ra chúng như những vật liệu hoàn hảo vì tạo hóa không cần phải làm thế. Tạo hóa không cần bởi vì, không giống như vỏ bào ngư, sự sống còn của một loài không phụ thuộc vào việc tạo ra những vật liệu như thế này, có lẽ cho đến nay, khi điều đó trở nên quan trọng. Vì vậy, khi ta nghĩ về tương lai của năng lượng, hãy tưởng tượng nó sẽ như thế nào nếu thay vì cái này, chúng ta có thể tạo ra một thứ tương đương cho năng lượng chỉ bằng cách sắp xếp lại các phân tử theo một cách khác. Và đó là câu chuyện của tôi. Dầu mỏ sẽ không bao giờ cạn kiệt. Không phải vì chúng ta có rất nhiều dầu mỏ. Không phải vì chúng ta sẽ xây muôn vàn cánh xây gió. Đó là vì, hàng ngàn năm trước, con người đã phát minh ra các ý tưởng -- họ có ý tưởng, cải tiến, công nghệ -- và thời kỳ đồ đá đã chấm dứt, không phải vì chúng ta hết mất đá. (Cười) Chính ý tưởng, chính cải tiến, chính công nghệ sẽ chấm dứt thời đại dầu mỏ, rất nhanh trước khi chúng ta cạn kiệt những mỏ dầu. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Chúng tôi ở đây hôm nay để thông báo tế bào được tổng hợp đầu tiên, tế bào được tạo ra bằng việc bắt đầu với đoạn mã số hóa ở trong máy tính, với việc xây dựng nên nhiễm sắc thể từ bốn lọ hóa chất, lắp ráp nhiễm sắc thể này trong nấm men, cấy nó vào trong một tế bào nhận là vi khuẩn và chuyển dạng tế bào này trở thành một loài vi khuẩn mới. Do đó, đây là loài có khả năng tự nhân đôi đầu tiên mà chúng ra có trên hành tinh của chúng ta mà bố mẹ của nó là 1 chiếc máy tính Nó cũng là loài đầu tiên có trang web của riêng mình mã hóa trong mã di truyền của nó. Nhưng chúng tôi sẽ nói thêm về các dấu ấn ( marker đánh dấu) của nó sau một lát nữa. Đây là một dự án khởi đầu từ 15 năm trước khi đội của chúng tôi -- sau này chúng tôi gọi là học viện TIGR -- tham gia vào giải mã trình tự 2 bộ gen đầu tiên trong lịch sử. Chúng tôi thực hiện với Haemophilus influenzae và sau đó với bộ gen nhỏ nhất của một loài có khả năng tự nhân đôi, đó là Mycoplasma genitalium. Và ngay khi chúng tôi có được trình tự của 2 bộ gen này, Chúng tôi nghĩ, nếu như đây được xem là bộ gen nhỏ nhất của những loài sinh vật có khả năng nhân đôi, thì có thể nào có một bộ gen nhỏ hơn thế không ? Liệu chúng tôi có thể hiểu được bản chất của đời sống tế bào ở mức độ di truyền không ? Đó là cuộc truy lùng kéo dài 15 năm chỉ để đến được điểm xuất phát hôm nay, để có thể trả lời được những câu hỏi này. Vì khó để tách nhiều gen từ một tế bào. Bạn chỉ có thể tách 1 gen tại 1 thời điểm. Chúng tôi sớm quyết định rằng chúng tôi phải thực hiện bằng con đường tổng hợp, mặc dù chưa ai làm điều này trước đây, để cho thấy được rằng liệu chúng tôi có thể tổng hợp 1 nhiễm sắc thể của vi khuẩn được không, để chúng tôi có thể thực sự thay đổi thành phần của gene để hiểu về những gen cần thiết cho sự sống. Điều đó đã khởi động cuộc truy lùng 15 năm của chúng tôi để đến được đây. Trước khi chúng tôi thực hiện những thí nghiệm đầu tiên, chúng tôi đã thực sự đặt câu hỏi cho đội của Art Caplan, rồi ở trường đại học Pennsylvania, thực hiện một cuộc khảo sát về những sự rủi ro, những thách thức, những vấn đề đạo đức xung quanh việc tạo ra một loài mới trong phòng thí nghiệm vì điều này chưa từng được thực hiện trước đây Họ mất khoảng 2 năm xem xét lại những vấn đề đó một cách độc lập và cho công bố những kết quả của họ trong tạp chí Science vào năm 1999. Ham và tôi mất 2 năm vào một dự án khác để giải mã bộ gen người, nhưng ngay khi dự án đó được hoàn thành, chúng tôi quay trở lại công việc ngay. Vào năm 2002, chúng tôi thành lập một học viện mới, học viện Năng lượng sinh học thay thế, ở đó chúng tôi đặt ra 2 mục tiêu. Thứ nhất, hiểu được sự ảnh hưởng của công nghệ của chúng tôi đến môi trường, và làm thế nào để hiểu về môi trường tốt hơn. Và thứ 2, là bắt đầu quá trình tạo ra sự sống nhân tạo để hiểu được căn bản của sự sống. Vào năm 2003, chúng tôi cho công bố thành công đầu tiên của mình Ham Smith và Clyde Hutchison phát triển thêm những phương pháp mới để tạo ra những DNA không có lỗi ở mức độ nhỏ. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là một phage của vi khuẩn có đoạn mã dài 5000 ký tự, một loại virus chỉ tấn công E.Coli. Do đó phage phi X 174, được chọn vì những lý do mang tính chất lịch sử này. Nó là phage DNA đầu tiên, DNA của virus, DNA của bô gen đầu tiên được thực sự giải mã trình tự . Do đó, một khi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể tạo ra một mảnh DNA gồm 5000 cặp bazơ có kích thước của virus, chúng tôi đã nghĩ, chúng tôi ít nhất có đã có cách để rồi cố gắng và tạo ra chuỗi nhiều mảnh như thế, có khả năng lắp ráp được với nhau để tạo thành nhiễm sắc thể với số lượng lớn bazơ như thế này. , thực sự lớn hơn so với cái chúng tôi nghĩ có thể đạt đến lúc ban đầu. Có một vài bước để thực hiện nó. Có 2 khía cạnh Chúng tôi phải giải quyết được vấn đề hóa chất để tạo ra được nhưng phân tử DNA lớn, và chúng tôi cũng phải giải quyết vấn đề sinh học về việc làm thế nào, nếu chúng tôi có hóa chất mới, chúng tôi sẽ xử lý nó, hoạt hóa nó như thế nào ở trong tế bào nhận. Do đó chúng tôi có 2 đội làm việc song song, một đôi làm việc với hóa chất, và đội khác cố gắng để có thể cấy được những nhiễm sắc thể hoàn chỉnh để có được những tế bào mới. Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện, chúng tôi nghĩ giai đoạn tổng hợp là vấn đề lớn nhất, điều đó giải thích vì sao chúng tôi chọn bộ gen có kích thước nhỏ nhất. Và một vài người trong các bạn đã từng nhận ra rằng chúng tôi đã chuyển từ bộ gen nhỏ nhất sang một bộ gen lớn hơn nhiều. Chúng tôi có thể giải thích một cách cặn kẽ lý do, nhưng một cách căn bản, tế bào nhỏ mất khoảng 1 đến 2 tháng để có được kết quả, trong khi đối vói tế bào lớn, phát triển nhanh hơn chỉ mất 2 ngày. Do đó có rất nhiều chu trình chúng tôi phải thực hiện trong vòng môt năm, khoảng 6 tuần cho 1 chu trình. Và các bạn nên biết rằng, về căn bản, 99, có lẽ là hơn 99 phần trăm các thí nghiệm của chúng tôi thất bại. Đây là một kịch bản bao gồm việc sửa sai, giải quyết vấn đề từ lúc bắt đầu công việc vì chưa có 1 công thức nào có sẵn giúp chúng tôi đạt được mục tiêu. Thế là, một trong những công bố quan trong nhất chúng tôi có là vào năm 2007 Carole Lartigue dẫn đầu nỗ lực để thực sự cấy được một nhiễm sắc thể của vi khuẩn từ 1 loại vi khuẩn sang 1 loại khác. Tôi nghĩ, theo phương diện triết học, đó là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất mà chúng tôi đã từng làm vì nó cho thấy được sự sống sống động như thế nào. Và chúng tôi đã biết, một khi việc đó có thể thực hiện được, khi đó chúng tôi thực sự có cơ hội, nếu chúng tôi có thể tạo ra những nhiễm sắc thể tổng hợp để làm những điều tương tự như trên. Chúng tôi đã không biết nó sẽ mất vài năm hoặc hơn để đạt được. Năm 2008, chúng tôi báo cáo về sự tổng hợp được hoàn chỉnh bộ gen của Mycoplasma genitalium, với đoạn mã di truyền lớn hơn 500,000 ký tự 1 ít, nhưng lúc đó chúng tôi chưa thành công trong việc xử lý nhiễm sắc thể này. Tôi nghĩ, một phần, là do sự phát triển chậm của nó, và phần nữa , do những tế bào có tất cả các cơ chế phòng vệ để ngăn những hiện tượng này xảy ra. Hóa ra là tế bào mà chúng tôi đang cố gắng để cấy NST vào có 1 nuclease, một enzyme gặm nhấm bề mặt của DNA và cảm thấy hạnh phúc khi nuốt chửng đoạn DNA tổng hợp mà chúng tôi đưa cho nó và do đó sẽ không bao giờ có được sự cấy ghép thành công. Nhưng tại thời điểm đó, đó là phân tử lớn nhất của 1 cấu trúc xác định được tạo ra. Và cả 2 mặt của quá trình vẫn được tiếp tục, nhưng một phần của sự tổng hợp phải được hoàn thành hoặc có khả năng được hoàn thành, bằng cách sử dụng nấm men, đưa những mảnh nhỏ vào trong nấm men, và nấm men sẽ lắp ráp chúng lại cho ta. Đó là một bước tiến đầy kinh ngạc về phía trước Nhưng chúng tôi lại gặp phải vấn đề vì bây giờ nhiễm sắc thể của vi khuẩn đang phát triển trong nấm men. Do đó, bên cạnh thực hiện việc nuôi cấy, chúng tôi phải tìm cách làm thế nào để chuyển nhiễm sắc thể của vi khuẩn ra khỏi sinh vật có nhân thật như nấm men, thành dạng mà chúng ta có thể cấy nó vào trong tế bào nhận. Do đó, đội chúng tôi phát triển những kỹ thuật mới để có thể nuôi sống, phân dòng của toàn bộ nhiễm sắc thể của vi khuẩn ở trong nấm. Chúng tôi đã dùng cùng 1 bộ gen của nấm mà Carole đã bắt đầu cấy trước đây, và chúng tôi cho nó phát triển ở trong tế bào nấ như là một nhiễm sắc thể nhân tạo. Và chúng tôi đã nghĩ nó sẽ là một thử nghiệm tuyệt vời để tìm ra cách tách nhiễm sắc thể ra khỏi nấm và cấy chúng. Khi chúng tôi thực hiện những thí nghiệm này, mặc dù chúng tôi có thể tách được nhiễm sắc thể ra khỏi nấm nhưng nó lại không thể dùng để cấy và xử lý tế bào được. Vấn đề nhỏ đó làm đội chúng tôi mất 2 năm để tìm ra cách giải quyết. Chúng tôi phát hiện ra là, chuỗi DNA trong tế bào vi khuẩn thực sự đã bị methyl hóa, và sự methyl hóa bảo vệ nó khỏi enzyme hạn chế, để enzyme này không phân hủy chuỗi DNA. Do đó, điều chúng tôi tìm ra là, nếu chúng tôi tách nhiễm sắc thể ra khỏi nấm và methyl hóa nó, chúng tôi có thể cấy nó. Chúng tôi tiến những bước xa hơn nữa khi đội của chúng tôi loại bỏ gen của enzyme hạn chế khỏi tế bào nhận thuộc loài M.capricolum. Và khi chúng tôi hoàn tất việc đó, giờ đây, chúng tôi có thể tách DNA trần ra khỏi nấm và cấy nó. Mùa thu vừa qua, khi chúng tôi cho công bố kết quả công trình của mình trong tạp chí " Science" tất cả chúng tôi đã trở nên quá tin tưởng và chắc chắn rằng chúng tôi chỉ cách xa vài tuần với thời điểm có khả năng khởi động một nhiễm sắc thể ở ngoài tế bào nấm. Bởi vì những vấn đề với Mycoplasma genitalium và sự phát triển chậm chạp của nó, khoảng 1,5 năm trước, chúng tôi đã quyết định tổng hợp một nhiễm sắc thể lớn hơn nhiều, nhiễm sắc thể của nấm, biết rằng chúng tôi đã có công nghệ về mặt sinh học để thực hiện việc cấy này. Và Dan lãnh đạo đội của mình nghiên cứu việc tổng hợp nhiễm sắc thể với trên 1 triệu cặp bazơ này. Nhưng hóa ra mọi việc cuối cùng lại không diễn ra đơn giản và chúng tôi phải chậm mất 3 tháng vì chúng tôi có 1 lỗi trong số 1 triệu cặp bazơ trong toàn chuỗi. Do đó, đội chúng tôi đã phát triển một phần mềm tìm lỗi, ở đó, chúng tôi có thể kiểm tra từng mảnh được tổng hợp để xem nó có phát triển ở trong môi trường của DNA type " hoang dại " ( wild-type) Và chúng tôi phát hiên ra rằng 10 trong số 11 mảnh DNA kích thước 100,000 cặp base chúng tôi đã tổng hợp là hoàn toàn chính xác và tương thích với chuỗi được tạo ra trong điều kiện tự nhiên. Chúng tôi đã thu hẹp xuống còn 1 mảnh. Chúng tôi đã xác định trình tự của nó và phát hiện ra rằng chỉ 1 cặp base đã bị mất trong 1 gen thiết yếu. Do đó, sự chính xác là hết sức cần thiết. Có những phần của bộ gen mà ở đó nó không thể chấp nhận dù là 1 lỗi đơn thuần, và lại có những phần của bộ gen nới chúng ta có thể đặtvào những khối DNA lớn, như chúng tôi đã làm với những đoạn gen đánh dấu ( xem gen có thực sự hoạt động không ), và nó có thể chấp nhận mọi loại lỗi. Cuối cùng, chúng tôi mất 3 tháng để tìm ra lỗi đó và sửa chữa nó. Và rồi, vào một buổi sáng sớm, lúc 6h, chúng tôi nhận được một văn bản từ Dan nói rằng, bây giờ, khuẩn lạc đầu tiên đã tồn tại. Một quãng đường thật dài để tới được đây -- 15 năm từ lúc khởi đầu. Chúng tôi đã cảm thấy, một trong những điều quan trọng của lĩnh vực này là phải chắc chắn rằng chúng tôi có thể phân biệt được DNA tổng hợp với DNA tự nhiên. Từ rất sớm, khi bạn làm việc trong một lĩnh vực mới của khoa học, bạn phải nghĩ về những khó khăn và những thứ có thể làm cho bạn tin rằng bạn đã làm điều gì đó trong khi bạn chả làm được gì cả, và tệ hơn nữa, làm cho những người khác tin như vậy. Và chúng tôi đã nghĩ vấn đề xấu nhất có thể là sự lẫn vào dù chỉ 1 phân tử của nhiễm sắc thể tự nhiên sẽ làm cho chúng tôi tin rằng chúng tôi đã thực sự tạo ra 1 tế bào tổng hợp, trong khi thực sự nó không phải. Do đó, từ rất sơm, chúng tôi đã phát triển một ý tưởng sẽ cho thêm các dấu ấn vào DNA để chắc chắn rằng chuổi DNA là chuỗi tổng hợp. Và nhiễm sắc thể đầu tiên mà chúng tôi tạo nên, năm 2008, chứa 500,000 cặp base, chúng tôi chỉ đơn giản thêm vào những cái tên của những tác giả của nhiễm sắc thể vào trong mã di truyền. Nhưng nó chỉ sử đụng phương pháp mã hóa bằng amino acid của từng ký tự, cách này bỏ sót một số ký tự trong bảng chữ cái. Do đó, đội của chúng tôi đã phát triển một loại mã mới mã trong mã. Do đó, đó là một loại mã mới để dịch và viết thông điệp trong DNA. Hiện nay, các nhà toán học đã từng ẩn dấu và viết các thông điệp trong mã di truyền được một thời gian dài, nhưng rõ ràng họ là những nhà toán học chứ không phải là nhà sinh vật học bởi vì, nếu bạn viết những thông điệp dài với loại mã các nhà toán học đã phát triển, có vẻ như sẽ dẫn tới các protein mới sẽ được tổng hợp với chức năng chưa được xác định. Do đó, loại mã mà Mike Montague và đội đã phát triển thực sự đã thêm vào những bộ ba kết thúc dịch mã. Đó là một bảng chữ cái khác, nhưng nó cho phép chúng ta sử dụng toàn bộ bảng chữ cái tiếng anh với các dấu câu và chữ số. Như vây, có 4 dấu ấn lớn đều có trên 1000 cặp base của mã di truyền. dấu ấn đầu tiên thực sự chứa trong nó mã để phiên dịch phần còn lại của đoạn mã di truyền. Do đó những thông tin còn lại, chứa trong dấu ấn tôi nghĩ chứa các tên của 46 tác giả khác nhau và những người có đóng góp chủ yếu để cho dự án có thể đến được giai đoạn này. Và chúng tôi cũng xây dựng một địa chỉ website, để nêu ai đó giải mã được đoạn mã của sự mã hóa 2 lớp này, họ có thể viết email đến địa chỉ này. Do đó, nó là 1 sự khác biệt rõ ràng với tất cả những loài khác, chứa 46 cái tên bên trong, địa chỉ trang web của riêng nó. Và chúng tôi cũng thêm vào 3 lời trích dẫn vì, với bộ gen đầu tiên, chúng tôi đã bị chỉ trích vì không có gắng nói lên điều gì sâu sắc hơn là chỉ đánh dấu cho công trình mình. Do đó, chúng tôi sẽ không đưa ra phần còn lại của đoạn mã, nhưng chúng tôi sẽ đưa ra 3 lời trích dẫn. Đầu tiên là, "To live, to err, ( để sống, để phạm lỗi,) to fall, to triumph, ( để vấp ngã, đê thành công,) and to recreate life out of life." (để hưởng thú vui ở đời) Đó là 1 câu nói của James Joyce Câu trích dẫn thứ 2 là ," See things, not as they are, but as they might be." Đó là một câu nói từ cuốn sách " American Prometheus" một cuốn sách nói về Robert Oppenheimer. Và lời trích dẫn cuối cùng là của Richard Feynman. "What I cannot build ,( những thứ tôi không xây dựng được, I cannot understand." ( tôi sẽ không thể hiểu được) Vì đây là cả một bước tiến về mặt triết học cũng như về mặt kỹ thuật trong khoa học, chúng tôi cố gắng để giải quyết cả mặt triết học lẫn mặt kỹ thuật. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói trước khi chuyển sang thời gian cho những câu hỏi là khối lượng công việc khổng lồ mà chúng tôi đã làm, về phương diện đạo đức, vượt qua giới hạn ở phương diện này cũng như phương diện kỹ thuật, điều này đã từng được thảo luận rộng rãi trong cộng đồng khoa học , trong giới làm chính sách. và ở mức cao nhất của chính phủ liên bang. Thậm chí với buổi thông báo này , như chúng tôi đã làm vào năm 2003 -- công việc đó đã được tài trợ về kinh phí bởi bộ năng lượng -- do đó việc này đã được xem xét ở mức Nhà Trắng , cố gắng để quyết định có nên xếp loại công trình này hoặc cho công bố nó. Và rồi họ quyết định theo hướng công bố công khai, đó là một cách tiếp cận đúng đắn. Chúng tôi đã từng giải trình với Nhà Trắng. Chúng tôi đã từng giải trình với Quốc hội. Chúng tôi đã từng cố gắng tạo ra những chuyển biến trong vấn đề chính sách song song với những tiến bộ khoa học. Với điều đó, tôi mong muốn được đón nhận những câu hỏi từ các bạn. Vâng, phía đằng sau. Phóng viên : Ông có thể giải thích bằng thuật ngữ thông thường tầm quan trọng của bước đột phá này như thế nào ? Craig Venter : Chúng tôi có thể giải thích nó quan trọng như thế nào ư ? Tôi không chắc chúng tôi là những người nên giải thích về việc công trình này quan trọng như thế nào? Nó dầy ý nghĩa đối với chúng tôi. Có lẽ nó là một sự thay đổi khổng lồ về mặt triết học trong việc chúng ta nhìn nhận sự sống như thế nào. Chúng tôi thực sự coi nó như 1 đúa trẻ bước đi, xét về mặt, chúng tôi phải mất 15 năm để bây giờ có thể làm được thí nghiệm mà chúng tôi mong muốn làm 15 năm trước để hiểu sự sống ở mức cơ bản của nó. Nhưng chúng tôi thực sự tin tưởng đây sẽ là 1 nhóm công cụ rất mạnh. Và chúng tôi đã bắt đầu trong nhiều lĩnh cực để sử dụng công cụ này. Chúng tôi có nó tại học viện , sự tài trợ được duy trì, hiện nay từ NIH ( national institutes of health) trong 1 chương trình hợp tác với Novartis cố gắng sử dụng những công cụ DNA tổng hợp mới này có lẽ nhằm mục đích tạo ra vaccine cúm mà bạn có thể có vào năm sau. Bởi vì, thay vì mất hàng tuần đến hàng tháng để tạo ra chúng, Đội của Dan có thể tạo ra những thú này trong vòng ít hơn 24h. Do đó, khi bạn thấy người ta phải mất bao lâu để chế tạo vaccine H1N1, chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể rút ngắn quá trình đó một cách đáng kể. Trong lĩnh vực vaccine, Synthetic Genomics và học viện đang tạo nên môt công ty vaccin mới vì chúng tôi nghĩ những công cụ này có thể có tác động đên vaccines của những bệnh chưa từng có khả năng được nghiên cứu thành công , ở những virus tiến hóa nhanh, như với rhinovirus. Có phải là tốt đẹp không khi có một thứ gì đó có thể thực sự thanh toán bệnh cảm lạnh thông thường ? Hoặc, quan trọng hơn, HIV , ở những nơi mà virus tiến hóa quá nhanh , nhưng vaccin đươc tạo ra hôm nay không thể bắt kịp với những thay đổi tiến hóa này. Tại Synthetic Genomics , chúng tôi từng làm việc trong những vấn đề về môi trường lớn Tôi nghĩ vụ tràn dầu gần đây ở vịnh Mexico là một sự nhắc nhở. Chúng ta không thể thấy CO2; chúng ta dựa vào những phương pháp khoa học để đo lường nó, và chúng ta thấy được những hậu quả ban đầu của việc có quá nhiều CO2. Nhưng chúng ta có thể thấy tiền-CO2 hiện nay đang trôi dạt trên mặt nước và gây ô nhiễm những bãi biển của vịnh Chúng ta cần một vài giải pháp thay thế cho dầu. Chúng tôi có một chương trình với Exxon Mobile để thử nghiệm và phát triển những giống tảo mới có thể bắt CO2 một cách có hiệu quả từ bầu khí quyển hoặc từ những nguồn tập trung, tạo ra những hydrocarbon mới có khả năng đưa vào nhà máy tinh chế của họ để tạo ra xăng dầu thông thường. và nguên liệu diesel từ CO2 Đó chỉ mới là một vài cách tiếp cận và một vài hướng mà chúng tôi đang thực hiện. ( Vỗ tay ) 4 năm trước tôi cũng đứng nói ở đây tôi nhớ thời đó, người ta không đăng mấy bài nói lên mạng mà bỏ vô hộp rồi tặng cho TEDsters một bộ mấy đĩa DVD, để họ mang về, chưng lên kệ cho bụi đóng 4 năm trời (Cười) Và Chris đã gọi cho tôi một tuần sau buổi nói chuyện đó nói rằng, "Tụi tôi sẽ đăng mấy bài nói lên mạng. Tôi đăng bài của anh được chứ?" Và tôi đáp rằng "Được thôi" Và 4 năm sau đã có 4.000 người xem.. À, thực ra thì đã có 4.000 lượt tải Nên tôi nghĩ có thể đem số đó nhân lên cho 20 lần hay đại loại vậy để ước lượng số người đã xem bài nói đó. Và theo lời Chris, thì dân tình đang khao khát được xem những clip về tôi (Cười) (Vỗ tay) ...quý vị có thấy vậy không? (Cười) Vậy nên sự kiện này đã được chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng để tôi quay thêm một clip nữa cho thoả lòng quý vị. (Cười) Al Gore cũng đã thuyết trình tại hội nghị của TED 4 năm về trước về khủng hoảng khí hậu Tôi đã nhắc đến chuyện đó ở cuối buổi nói chuyện lần trước. Tôi sẽ tiếp tục từ phần đó vì tôi chỉ có 18 phút Vậy nên, như tôi vừa nói... (Cười) Ông ấy nói đúng Rõ ràng là có một cuộc khủng hoảng khí hậu Nếu ai đó không tin, thì họ nên ra ngoài nhiều hơn (Cười) Nhưng tôi tin còn có một cuộc khủng hoảng nữa cũng khắc nghiệt như vậy và có cùng nguồn gốc, và cả hai đều cấp thiết như nhau. Và ý tôi là bạn có thể nói "Ê, đủ rồi. 1 cuộc khủng hoảng chưa đủ sao; ai lại cần thêm cái thứ hai nữa chớ." Nhưng đây không phải là về tài nguyên thiên nhiên mặc dù tôi tin là vậy mà là về nguồn nhân lực Tôi tin rằng, về cơ bản cũng giống như mọi người đề cập vài ngày qua rằng chúng ta đã sử dụng rất tệ khả năng của mình. Có rất nhiều người trải qua cuộc đời mình mà không thực sự nhận ra được mình có tài cán gì, hay thậm chí chẳng biết đến nó nữa Tôi đã gặp rất nhiều những người nghĩ rằng mình chẳng có tài năng gì. Thật ra, giờ đây tôi chia thế giới thành 2 loại người Jeremy Bentham, một triết gia theo thuyết vị lợi, nói rằng: "Trên thế giới này có hai loại người, những người chia thế giới ra làm hai loại và những kẻ không làm điều đó." (Cười) Tôi thì có. (Cười) Tôi đã gặp rất nhiều những người không thích những việc mình làm Họ chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng Họ chẳng thích thú gì với những việc mình làm Họ chịu đựng, thay vì tận hưởng nó và chờ đến kì nghỉ cuối tuần. Nhưng tôi cũng đã gặp những người say mê với công việc mình làm và không thể tưởng tượng liệu họ có thể làm việc gì khác. Nếu bạn bảo: "Cậu thôi việc này đi," thì hẳn họ sẽ bối rối lắm. vì đó không đơn thuần là công việc thôi, mà là chính bản thân họ. "Nhưng nó là là bản thân tớ, cậu biết mà. sẽ điên lắm nếu tớ bỏ việc này, vì nó nói lên mọi thứ trong tớ." Nhưng những người như vậy hơi ít. Tôi nghĩ họ thực sự là thiểu số Và tôi nghĩ có nhiều khả năng để giải thích cho việc này Nổi bật trong số đó là giáo dục, vì giáo dục, theo một cách nào đó, đã đẩy rất nhiều người ra xa tài năng thật sự của họ. Và tài nguyên con người cũng giống như tài nguyên thiên nhiên; chúng được vùi sâu bên trong Bạn phải cất công tìm kiếm. chứ chúng không nằm trên bề mặt. Bạn phải tạo ra tình huống để chúng có thể bộc lộ. Và có thể bạn đang nghĩ rằng giáo dục sẽ tạo ra những tình huống đó Nhưng thường thì không. Hầu hết mọi nền giáo dục trên thế giới đang được cải cách. Nhưng vậy vẫn chưa đủ. Cải cách chẳng còn tác dụng gì nữa, vì thực ra nó chỉ chắp vá thêm cho một món đồ đã vỡ Cái chúng ta cần -- và khái niệm được nhắc tới trong suốt mấy buổi hội thảo gần đây -- không phải là Cách tân mà là một cuộc Cách mạng trong giáo dục. Giáo dục phải được nhào nặn thành một thứ gì khác. (Vỗ tay) Một trong những thách thức là làm sao để đổi mới một cách cơ bản nền giáo dục. Đổi mới là rất khó vì nó có nghĩa là làm một việc gì đó mà mọi công đoạn của nó đều không thể được thực hiện theo một cách dễ dàng Nó có nghĩa là chúng ta phải thách thức những gì được cho là hiển nhiên những thứ chúng ta nghĩ là rõ ràng. Vấn đề lớn nhất của việc cải cách hay biến đổi là phá bỏ những lề thói thông thường những thứ mà người ta nghĩ rằng.. "Nó là vậy đó, làm sao làm khác đi được" Gần đây tôi tình cờ chộp được một câu nói của Abraham Lincoln, người mà tôi nghĩ là các bạn sẽ rất thích thú được diện kiến vào lúc này (Cười) Ông ta nói câu này vào tháng 12 năm 1862 vào kì họp thường niên thứ hai của Quốc hội. Phải nói trước là tôi chẳng biết chuyện gì xảy ra vào lúc đó. Ở Anh, chúng ta không dạy lịch sử Mĩ. (Cười) Chúng ta đàn áp nó. Đó là chính sách. (Cười) Vậy nên có lẽ có gì đó hay ho đã xảy ra vào tháng 12 năm 1862, chắc vị nào người Mĩ ngồi đây sẽ biết. Ông ấy nói thế này: Những lề thói của quá khứ bình lặng không còn phù hợp với hiện tại đầy sóng gió. Thời cơ đang chồng chất cùng với khó khăn và chúng ta phải vươn lên cùng với thời cơ." Tôi thích chỗ này. Không phải "vươn tới" mà là "vươn lên cùng" Trong tình hình mới, chúng ta phải nghĩ theo cách mới và làm theo cách mới. Chúng ta phải giải phóng bản thân mình và nhờ đó chúng ta sẽ cứu được tổ quốc." Tôi thích từ đó, "giải phóng." Quí vị có biết nó nghĩa là gì không? Chúng ta bị trói buộc bởi những ý tưởng được coi là hiển nhiên, là trật tự tự nhiên, là cách mà sự việc sẽ xảy ra. Và nhiều trong số những ý nghĩ đó đã được hình thành, không phải cho thời đại này, mà cho những hoàn cảnh của những thế kỉ trước. Nhưng bộ óc chúng ta vẫn bị chúng thôi miên. và chúng ta phải giải phóng mình khỏi những ý nghĩ đó. Nói thì dễ rồi. Nhưng rất khó để biết được chúng ta đã cho những gì là hiển nhiên. Bởi vì bạn đã coi nó là điều hiển nhiên. Vậy để tôi kiểm tra thử một vài chuyện ta cho là hiển nhiên. Quí vị nào ngồi đây đã qua 25 tuổi? Tôi không nghĩ quí vị chấp nhận đó là điều hiển nhiên. Đừng tự ép mình vậy chứ. Vậy những ai ngồi đây chưa đến 25 tuổi? Tốt. Vậy, những vị trên 25 tuổi, vui lòng giơ tay nên nếu bạn có đeo đồng hồ. Hơi bị nhiều nhỉ? Hãy thử hỏi tương tự với một căn phòng toàn thanh niên xem. Lũ trẻ không đeo đồng hồ. Không phải vì chúng không thể hay không được phép, và là vì chúng không thích. Nguyên nhân là do, chúng ta, những ai trên 25 tuổi đã lớn lên trong một thời đại tiền-số-hoá. Vậy nên nếu ai đó muốn biết thời gian, anh ta phải đeo một thứ gì đó hiển thị thời gian. Lũ trẻ ngày nay sống trong một xã hội số hoá, và với chúng, thời gian có ở mọi nơi. Chẳng có lí do gì để đeo đồng hồ cả. Và nhân tiện, quý vị cũng cũng đâu phải đeo đồng hồ nữa; nhưng chẳng qua nó đã là một thói quen, và chúng ta vẫn cứ tiếp tục đeo nó. Đứa con gái 20 tuổi của tôi, Kate, chẳng bao giờ đeo đồng hồ. Nó không tìm ra lí do nào để làm vậy. Kate nói, "Nó chỉ có 1 chức năng thôi à." (Cười) "..chẳng đâu vào đâu cả" tôi nói, "Đâu có, nó còn coi được ngày tháng mà." (Cười) "Nó cũng có nhiều chức năng chớ bộ." Trong giáo dục, có những thứ trói buộc suy nghĩ chúng ta. Để tôi cho một ví dụ. Tư tưởng về sự tuyến tính, bạn bắt đầu ở đây, đi theo một con đường, và nếu mọi chuyện suôn sẽ, bạn sẽ kết thúc, cứ thế cho đến hết cuộc đời. Mọi người ở TED đều đã ẩn dụ, hay đôi khi nói toạc ra, một chân lí, rằng cuộc sống không mang tính tuyến tính, mà có tính hữu cơ. Chúng ta tạo ra cuộc sống này một cách cộng sinh khi ta khám phá những khả năng của mình và ngược lại chúng cũng giúp ta tạo ra những điều kiện. Nhưng chúng ta đã quá lệ thuộc vào kiểu suy nghĩ tuyến tính này. Có lẽ mục tiêu cao nhất của giáo dục là làm sao để vào được đại học. Hình như chúng ta yêu thích việc đẩy lũ trẻ vào đại học, một vài trường nổi tiếng, Tôi không nói là không nên học đại học, nhưng không phải ai cũng cần vào đó và không phải ai cũng cần vào đó ngay bây giờ Có thể là sau này, chứ không phải ngay bây giờ. Có một lần tôi đến San Francisco để kí tặng sách. Có một anh chàng đến mua sách, khoảng 30 tuổi. Tôi hỏi, "Anh làm nghề gì?" Anh ta trả lời, "Tôi là lính cứu hoả." Tôi lại hỏi, "Anh làm được bao lâu rồi?" Anh ta đáp, "Mọi lúc, tôi lúc nào cũng là lính cứu hoả." Tôi hỏi, "Vậy anh quyết định từ khi nào?" "Từ bé cơ, thực ra nó cũng hơi rắc rối lúc tôi còn đi học, vì ở trường, ai cũng muốn làm lính cứu hoả cả." Anh ta nói, "Nhưng tôi thực sự muốn làm một lính cứu hoả." Anh ta nói tiếp, "Khi tôi học 12, mấy giáo viên không coi trọng nghề đó. Trong đó có một ông thầy. Ông ta nói tôi đang phí phạm cuộc đời mình nếu tôi làm vậy, rằng tôi phải vào đại học, và trở thành một người chuyên nghiệp, rằng tôi có nhiều tiềm năng, rằng tôi đang phí phạm tài năng của mình." Anh ta nói, "Thật xấu hổ khi ông ấy nói vậy trước cả lớp, và tôi đã rất bực mình. Nhưng đó là việc tôi muốn làm, và ngay khi tốt nghiệp, tôi nộp đơn vào sở cứu hoả và được nhận. Anh ấy nói, "Tôi cũng vừa nghĩ đến ông ta, ngay vài phút trước, khi nghe ông thuyết trình," "vì 6 tháng trước, tôi đã cứu mạng lão," (Cười) "trong một tai nạn xe hơi, tôi kéo ông ấy ra, hô hấp nhân tạo, tiện thể, tôi cũng cứu luôn vợ ông ta." "Có lẽ bây giờ ông ấy sẽ nghĩ khác về tôi." (Cười) (Vỗ tay) Theo tôi, xã hội loài người phụ thuộc vào rất nhiều tài năng khác nhau chứ không phải khái niệm về một khả năng đơn thuần nào đó. Và tâm điểm của thử thách này (Vỗ tay) Tâm điểm của thử thách này chính là xây dựng lại cách nhìn của chúng ta về khả năng và sự hiểu biết. Vấn đề chính là lối suy nghĩ tuyến tính. Khi tôi đến Los Angeles 9 năm trước tôi đọc được một câu.. có vẻ rất hay, "Đại học bắt đầu từ mẫu giáo." Làm gì có! (Cười) Giỡn hả? Nếu có thời gian, tôi sẽ nói chuyện này, nhưng tiếc là không. (Cười) Mẫu giáo bắt đầu từ mẫu giáo. (Cười) Một người bạn của tôi từng nói, "Một đứa trẻ 3 tuổi không phải là một nửa của một đứa trẻ 6 tuổi." (Cười) (Vỗ tay) Chúng mới có 3 tuổi Nhưng như ta đã nghe nói ở phiên họp trước, bây giờ chúng phải cạnh tranh để vào được mẫu giáo, để vào được một trường ngon lành, rằng người ta phải phỏng vấn để được đi học, khi mới có 3 tuổi. Lũ trẻ ngồi trước hội đồng giám khảo, cầm đơn trên tay, (Cười) người ta lật lật vài trang rồi hỏi, "Có vậy thôi hả?" (Cười) (Vỗ tay) "Mày sống được 36 tháng rồi, mà chưa làm được gì hả?" (Cười) "Đồ vô tích sự." "36 tháng trời chỉ biết bú mẹ!" (Cười) Đúng là quá đáng, nhưng nó vẫn có sự thu hút. Một vấn đề lớn nữa là sự phù hợp Chúng ta xây dựng nền giáo dục của mình dựa trên mô hình thức ăn nhanh. Vấn đề này Jamie Oliver đã nói mấy hôm trước. Có 2 mô hình đảm bảo chất lượng trong cung cấp thức ăn cho các hội nghị. Một loại là "Thức ăn nhanh", mọi thứ đều được chuẩn hoá. Còn loại kia giống như chuỗi nhà hàng Zagat và Michelin, mọi thứ không được chuẩn hoá, mà được tuỳ biến theo những yếu tố bản địa. Chúng ta đã bán rẻ mình cho mô hình "Giáo dục nhanh" này Và đang vắt kiệt tinh thần và năng lượng của chính mình cũng giống như thức ăn nhanh phá hoại cơ thể chúng ta. (Vỗ tay) Tôi nghĩ chúng ta phải nhận ra một số điều ở đây. Một là, tài năng của con người cực kì đa dạng. Con người có những năng khiếu hoàn toàn khác nhau. Gần đây tôi nhớ ra là hồi nhỏ tôi được cho một cây guitar cũng cùng thời khi Eric Clapton có cây đàn đầu tiên. Hình như mọi chuyện khá suông sẻ với Eric (Cười) tôi chả có khiếu đàn hát. Tôi không tài nào làm thứ đó hoạt động được bất kể là tôi cố gắng thế nào. Nó cứ trơ ra. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Vấn đề là ở đam mê. Người ta thường giỏi về những thứ họ không thực sự chú tâm đến. Chính đam mê, là thứ kích thích tinh thần và năng lượng của chúng ta. Nếu bạn làm việc mình thích, việc bạn thành thạo, thì thời gian sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác. Vợ tôi vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết, tôi nghĩ nó khá hay, nhưng bà ấy biến đi hàng giờ liền Nếu bạn làm việc mình yêu thích một giờ trôi nhanh như 5 phút vậy Nếu bạn làm những việc không đồng nhịp với tâm hồn mình, 5 phút trôi qua cứ như một giờ vậy. Và lí do nhiều người đang chán bỏ giáo dục là vì nó không nuôi dưỡng tâm hồn họ, nó không nuôi dưỡng sức sống hay đam mê trong họ. Tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi hình tượng này. Chúng ta phải đi từ mô hình giáo dục công nghiệp, một dây chuyền sản xuất sản xuất con người, dựa trên sự tuyến tính, và cứng nhắc. Chúng ta phải tiến tới một mô hình đặt nền tảng thiên về những tính chất của nông nghiệp. Ta phải nhận ra rằng vun trồng con người không phải là một quá trình cơ khí, mà là một quá trình sinh học. không thể đoán trước được sản phẩm của nó; tất cả những gì bạn có thể làm, giống như một nông dân, là tạo ra điều kiện để con người phát triển Vậy nên khi xem xét việc cải cách và biến đổi nền giáo dục, nó không giống nhân rộng một mô hình. Có những mô hình tốt, chẳng hạn như KIPPs. Có rất nhiều. Vấn đề nằm ở việc xào nấu nó theo điều kiện của mình, và cá nhân hoá giáo dục cho những người bạn đang thực sự dạy dỗ. Và tôi nghĩ đó chính là câu trả lời cho tương lai vì vấn đề không phải là nhân rộng MỘT giải pháp mới; mà là tạo ra một cuộc cách mạng mới trong giáo dục, trong đó, con người sẽ tìm ra lối đi của riêng mình nhưng với sự giúp đỡ của một chương trình giảng dạy được cá nhân hoá. Tại căn phòng này, có rất nhiều người đại diện cho những nguồn lực khổng lồ về kinh doanh, truyền thông, internet. Những công nghệ này, kết hợp với tài năng tuyệt vời của người giáo viên, sẽ tạo ra thời cơ để cách mạng hoá nền giáo dục. Và tôi phải hối thúc các vị làm ngay, vì nó mang tính sống còn, không chỉ với chúng ta, mà còn với tương lai của con em chúng ta, chúng ta phải chuyển từ mô hình công nghiệp sang nông nghiệp, làm sao để mỗi ngôi trường đều có thể bắt đầu ngay trong nay mai. Đó chính là nơi lũ trẻ trải nghiệm cuộc sống. Hoặc có thể là ở nhà, nơi chúng chọn để được giáo dục cùng với gia đình và bạn bè. Đã có nhiều người nói về những giấc mơ vài ngày gần đây. Và xin ít phút nữa thôi -- Tôi đã rất ấn tượng khi nghe một bài hát của Natalie Merchant tối qua, phổ nhạc từ một bài thơ, Tôi sẽ đọc một bài thơ rất ngắn của W.B.Yeats, chắc sẽ có một vài người biết. Ông viết bài này cho người tình của mình, Maud Gonne, và ông ấy rất buồn vì không thể cho nàng thứ ông nghĩ là nàng muốn Ông đã nói, "Anh có thứ khác, nhưng có lẽ không dành cho em." Ông nói rằng. Nếu anh có vải thêu tự thiên đường dát sợi vàng cùng ánh bạc, Màu da trời xanh và mập mờ và vải tối của bóng đêm và ánh sáng chập chờn anh sẽ trải nó dưới chân em Nhưng anh, nghèo, chỉ có giấc mơ này; Anh trải giấc mơ mình dưới chân em; Hãy bước nhẹ thôi bởi em đang bước trên giấc mơ anh." Và mỗi ngày, ở bất cứ nơi đâu, lũ trẻ đang trải giấc mơ của chúng dưới chân ta Hãy bước thật nhẹ thôi. Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn rất nhiều. Tôi từng nghe một câu chuyện đáng kinh ngạc về Miucha Prada Cô ấy là một nhà thiết kế thời trang người Ý Cô đi đến một cửa hàng rượu tại Paris Cùng với bạn của mình Đi vòng quanh một lúc. Cô ta tìm thấy một cái áo khoác của Balenciaga Cô ta thích nó Cô ta lật nó tới lui Cô ta nhìn những đường mai, chú ý cấu trúc của nó Bạn cô ta nói: "Mua nó cho rồi" Cô bảo: "Tôi sẽ mua nó, nhưng tôi cũng chuẩn bị làm một cái như thế" Bây giờ, những học giả trong khán phòng này có lẽ nghĩ "Chà, nó nghe như là ăn cắp ý tưởng" Nhưng đối với thời trang, nó thực sự là gì Đó là dấu hiệu cuả sự thiên tài của Prada Mà cô ta có thể nhìn xuyên suốt cả lịch sử của ngành thời trang Và lựa một cái áo khoác Và không cần thay đổi một tý mảy may nào Và nó trở nên thịnh hành bây giờ Có lẽ sẽ hỏi có khi nào Đó là điều bất hợp pháp cho cô ta làm như thế Chà, nó thực sự là không bất hợp pháp Trong thế giới thời trang, có rất ít bảo vệ sở hữu trí tuệ Họ có những bảo vệ nhãn hiệu Nhưng lại không có bảo vệ bản quyền Và không có những bảo vệ bằng sáng chế để nói tới Tất cả những gì mà họ thực sự có là bảo vệ nhãn hiệu Và điều đó có nghĩa là bất cứ ai Có thể sao chép tất cả các mẫu quần áo Của bất kỳ người nào trong phòng này Và bán nó như là chính thiết kế của họ Thứ duy nhất mà họ không thể sao chép được Là nhãn hiệu Trong ngành may mặc Đó là một lý do mà bạn thấy những logo Xuất hiện đầy trên các sản phẩm này Bởi vì như thế sẽ khó hơn cho việc nghệ sĩ sao chép để sao chép các thiết kế này Bởi vì họ không thể tháo bỏ tất cả các logo Nhưng nếu như bạn đi đến Santee Alley, ah vâng Uhm, đúng vậy Phố Canal, bạn biết rồi đấy Và đôi khi những điều đó vui đúng không Bây giờ, lý do cho nó, cái lý do mà ngành thời trang Không có bất kỳ luật bảo vệ bản quyền nào là vì tào án đã quyết định từ lâu rằng may mặc quá thực dụng để mà thẩm định cho bảo vệ bảo quyền Họ không muốn chỉ có một số ít các nhà thiệt kế sở hữu các phần cấu trúc ban đầu của quần áo chúng ta Và rồi mọi người khác phải có bản quyền của cái cổ tay này hay cái tay áo kia Bởi vì Joe Blow sở hữu nó Quá thực dụng? Ý tôi đó có phải là cách mà bạn nghĩ về thời trang? Đây là Vivienne Westwood. Không. Chúng ta nghĩ rằng nó có vẻ quá ngớ ngẩn Quá không cần thiết Bây giờ, Một vài trong các bạn quen thuộc với cái tính hợp lý nằm đằng sau sự bảo vệ bản quyền mà không có quyền sở hữu, thì sẽ không có động lựu để đổi mới Có lẽ thực sự đáng ngạc nhiên Bởi từ cái thành công cực thịnh của ngành công nghiệp thời trang và sự thành công về mặt kinh tế của ngành này Cái mà tôi sẽ tranh luận hôm nay là điều đó Bởi vì không có sự bảo vệ bảo quyền trong ngành công nghiệp thời trang các nhà thiết kế thời trang đã thực sự có khả năng để đưa lên một tầng cao thiết kế thực dụng những thứ mà che phủ cơ thể trần của chúng ta thành những thứ mà chúng ta coi là nghệ thuật Bởi vì ở đó không có bảo vệ bản quyền trong ngành công nghiệp này ở đó có rất thoáng và sáng tạo sự sinh thái học cuả sự sáng tạo Khác với những người anh và người chị sáng tạo mà là những nhà điêu khắc hay nhà nhiếp ảnh hay nhà làm phim hay đạo diễn, nhà thiết kế thời trang có thể lấy mẫu từ tất cả các các thiết kế của người khác Họ có thể lấy bất kỳ các thành phần từ bất kỳ các mẫu áo quần nào từ lịch sử của ngành thời trang và sát nhập nó vào trong thiết kế của chính họ. Chúng cũng sẽ nổi tiếng, bạn biết đấy, một phần của tư tưởng ngày nay Và ở đây, tôi nghi ngờ, chúng cũng đã bị ảnh hưởng bởi trang phục trong phim Avatar. Có lẽ chỉ một ít thôi nhỉ không thể bảo vệ bản quyền của một bộ trang phục Bây giờ, các nhà thiết kế thời trang có sự tưởng tượng rất rộng trong ngành công nghiệp sáng chế này Như chiếc váy cưới ở đây thực sự được làm từ những cái muỗng Còn cái váy này thực sự được làm từ nhôm Tôi nghe thất cái váy này thực sự có âm thanh như tiếng vang của gió khi mà họ đi qua. vì thế mà một trong những ảnh hưởng bên cạnh tuyệt vời của cái văn hoá sao chép thực sự là gi, là sự hình thành của xu hướng Người ta nghĩ rằng đó là điều kỳ diệu. Làm cách nào mà nó diễn ra. Uhm, bởi vì nó hợp pháp cho người ta sao chép của một người khác Một số người tin tưởng rằng Có một vài người ở trên đỉnh của chuỗi thực phẩm thời trang Những người mà có thể sai khiến cái mà chúng ta sắp mặt Nhưng nếu như mà nói tới những nhà thiết kế ở bất kỳ cấp độ nào bao gồm cả những nhà thiết kế cao cấp, họ luôn nói nguồn cảm hứng chính của họ đến từ đường phố nơi mà những người như bạn và tôi hòa trộn và phối vẻ thời trang riêng của chính chúng ta, và đó là nơi mà họ thực sự lấy rất nhiều những cảm hứng sáng tạo của họ Vì thế nó là cả một chuỗi từ trên xuống và từ dưới lên của ngành công nghiệp Bây giờ, nhừng kẻ đại gia thời trang nhanh chóng có thể hưởng lợi nhiều nhất từ sự thiếu vắng của sự bảo vệ bản quyền trong ngành công nghiệp thời trang. Họ là những tiếng xấu cho việc sao chép những thiết kế cao cấp và bán chúng với giá thấp hơn nhiều. Và họ đã đối mặt với khá nhiều vụ kiện tụng, Nhưng những vụ kiện đấy không phải bởi những nhà thiết kế thời trang. Tòa án đã nói đi nói lại rằng, "Anh không cần thêm bất cứ quyền sở hữu trý tuệ thêm nữa." Khi mà bạn nhìn những bản sao như thế, nó như là bạn tự hỏi, làm thế nào mà những nhãn hiệu cao cấp xa xỉ này tồn tại trong kinh doanh? Nếu bạn có thể có nó với $200, tại sao lại trả hàng ngàn? Oh, đó là một lý do mà chúng ta có buổi thuyết trình ở đây tại U.S.C vài năm trước Chúng tôi mời Tom Ford đến. Buổi thảo luận được gọi là "Sẵn sàng để chia sẻ: Thời trang và Người Sở Hữu cuả Sự Sáng Tạo." Và chúng tôi đã hỏi anh ấy chính xác câu hỏi này. Và đây chính là câu trả lời của anh ấy. Anh đã đã có một khoảng thời gian thành công với tư cách là nhà thiết kể hàng đầu tại Gucci, trong trường hợp mà bạn không biết. Tom Ford: Và chúng tôi nhận ra sau nhiều sự nghiên cứu rằng, thật ra không quá nhiều nghiên cứu, có vẻ như những nghiên cứu đơn giản, rằng khách hàng giả vờ là không phải khách hàng của chúng tôi. Johanna Blakley: Tưởng tựợng xem. Những người ở Santee Alley không phải là những người mua sắm tại Gucci (Tiếng cười) Điều đó là một thị trường rất lạ. Và, bạn biết đó, sự sao chép chưa từng là như nhau như là thiết kể cao cấp ban đầu, Chí ít là trong nghĩa của vật liệu, họ luôn làm từ những vật liệu rẻ tiền hơn. Nhưng thậm chí đôi khi những phiên bản rẻ hơn thực sự có thể có những khía cạnh quyến rũ có thể thổi tới một chút sự sống vào cái xu hướng đang chết Có rất nhiều đức tính tốt của sao chép Một điều mà nhiều nhà phê bình văn hóa đã chỉ ra rằng chúng ta có một vòm trời rộng hơn của các lựa chọn thiết kế để lựa mà chúng ta chưa từng có trước đây. Và nó thực sự bởi vì thực sự cái thời trang nhanh đó. Và đó là một điều tốt. Chúng ta rất nhiều những lựa chọn. Thời trang, nơi mà bạn thích nó hay không giúp cho bạn phô ra cho thế giới bạn là ai. Bởi vì cái thời trang nhanh đó, Xu hướng toàn cầu thực sự được thiết lập nhanh hơn nhiều chúng từng có. Và đó, thực sự, là một tin tốt cho những người thiết lập xu hướng. Họ muốn xu hướng được thiết lập vì thế mà họ có thể di chuyển sản phẩm. Đối với thời trang, họ muốn đứng trước cái đường cong. Họ không muốn mặc những gì mà người khác đang mặc. Và vì thế, họ muốn đi đến trước xu hướng nhanh nhất có thể. Tôi nói với bạn, ở đây không có sự giải lao cho thời trang. Mỗi một muà, các nhà thiết kế phải tranh đấu để đưa ra những ý tưởng khác thường mà những người khác sẽ yêu mến. Và vì thế, để tôi nói với bạn, nó rất tốt với những thấp hơn. Bây giờ tất nhiên, có một loạt các hiệu ứng mà cái nền văn hóa sao chép đó có trên quá trình sáng tạo. Và Stuart Weitzman là một nhà thiết kế giày rất thành công. Anh ta phàn nàn rằng nhiều người sao chép anh ta. Nhưng trong một buổi phóng vấn tôi đọc được, anh ta nói, bạn biết đấy, nó đẩy anh ta vào cuộc chơi của anh ấy. Anh ta phải đến với những ý tưởng mới, những cái mới mà khó có thể sao chép. Anh ta đến với đôi guốc Bowden-wedge này mà nó làm từ thép và titanium. Mà nếu bạn làm nó từ những vật liệu rẻ tiền hơn, nó sẽ thực sự ngãy làm đôi. Nó buộc anh ta phải một chút thêm sáng tạo. Và điều đó thực sự gợi cho tôi về một bản jazz hay của Charlie Parker. Tôi không biết bạn từng nghe câu chuyện này chưa, nhưng tôi từng. Anh ta nói rằng một trong những lý do anh phát minh ra bebôp vì anh ta khá chắc rằng những nhạc sĩ da trắng sẽ không thể sao chép được âm thanh đó. Anh ta muốn nó thật khó để sao chép. Và đó là cái mà nhà thiết kế thời trang đang luôn thực hiện. Họ có gắng thúc đẩy cùng nhau như một vẻ riêng, một sự phẩm mỹ mà cho thấy được họ là ai. Khi người ta sao chép, mọi người điều biết bởi vì họ đặt mình nhìn lên trên đường băng, và đó là một thẩm mỹ mạch lạc Tôi yêu những cái Gallianos. Ok, chúng ta tiếp tục. Đây không giống với thới gới hài kịch. Tôi không biết nếu như bạn biết là chuyện cười cũng được bảo vệ bản quyền. Vì vậy khi đã phổ biến, mọi người sẽ chôm chúng từ một người khác. Nhưng bây giờ, chúng ta có một truyện vui khác. Chúng phát triển một nhân cách, một phong cách riêng, nhiều như là các nhà thiết kế thời trang. Và những truyện cười của họ, giống hơn là những thiết kế thời trang bời các nhà thiết kế thời trang, thực sự chỉ làm việc trong cái thẩm mỹ đó Nếu ai đó lấy cắp câu truyện cười ví dụ như từ Larry David, nó sẽ không vui bằng. Bây giờ một việc khác mà các nhà thiết kế thời trang đã làm để mà tồn tại trong chính cái văn hóa sao chép là họ học cách sao chép của chính họ Họ lấy của bản thân họ. Họ thỏa thuận với các đại gia thời trang nhanh, và họ đi đến cái cách mà bán sản phẩm của họ cho một thị trường hoàn toàn mới, thị trường Santee Alley. Bây giờ, một vài nhà thiết kế sẽ nói, "Chỉ duy nhất ở tại Mỹ mà chúng ta không có bất cứ sự tôn trọng nào. Ở các quốc gia khác, họ có sự bảo hộ cho những thiết kế đầy tính nghệ thuận của họ." Nhưng mà nếu bạn nhìn vào hai trong số những thị trường lớn nhất trên thế giới, nó cho thấy rằng sự bảo hộ mà được tồn tại thì lại rất là không hiệu quả. Ví dụ như ở Nhật, mà tôi nghĩ là thị trường lớn thứ 3 thế giới, họ có luật pháp về thiết kế, nó bảo vệ quần áo, nhưng các tiêu chuẩn mới lại khá cao, bạn phải chứng mình rằng mẫu quần áo của bạn chưa từng tồn tại trước đây. Nó hoàn toàn độc nhất vô nhị. Và đó là cái mà giống như cái tiêu chuẩn mới cho luật bản quyền ở Mỹ, mà các nhà thiết kế thời trang chưa từng có, hiếm khi có ở đây tại Mỹ. Trong liên minh Châu Âu, họ đi theo một hướng khác. Rất ít các tiêu chuẩn mới mọi người có thể đăng ký bất cứ thứ gì. Nhưng mặc dù nghĩ rằng đó là nhà của ngành công nghiệp thời trang nhanh và bạn có rất nhiều các nhà thiết kể cao cấp ở đây, Họ hầu như không đăng ký cho các mẫu quần áo của mình, và ở đó không có nhiều sự kiện tụng. Nó cho thấy rằng sự tiêu chuẩn về cái mới là rất thấp. Một người có thể đến và lấy áo choàng của người khác, cắt nó khoảng 3 inch ở cuối áo, đi đến E.U và đăng ký nó như là thiết kế mới và nguyên mẫu. Vì thế mà không thể dừng lại khác nhà nghệ thuật sao chép. Nếu như bạn nhìn vào cơ quan đăng ký trên thực tế, Có rất nhiều thứ được đăng ký tại E.R. Như là áo thun của Nike Và hầu như đều phân biệt được với cái khác. Nhưng điều đó không thể dừng được Diane von Furstenberg. Cô là người đứng đầu hiệp hội các nhà thiết kế thời trang ở Mỹ, và có nói với các cộng sự của mình rằng cô sẽ đi lấy quyền bảo hộ bảo quyền™ cho các nhà thiết kế thời trang. Các nhà bán lẻ có cái suy nghĩ không ưa cái khái niệm này. Tôi không nghĩ là pháp luật là đi đến bất cứ nơi nào. Bởi vị họ nhận ra nó thật khó để mà nói ra sự khác biệt giữa các thiết kế cá nhân và caí mà là một phần của xu hướng của thế giới. Ai sở hữu cái vẻ ngoài? Thật khó để có câu trả lời nó. Nó cần khá nhiều luật sư và thời gian kiện tụng. Và các nhà bán lẽ quyết định rằng nó có lẽ quá tốn kém. Bạn biết đấy, nó không chỉ có ngành công nghiệp thời trang là không có quyền bảo vệ bản quyềm. Mà còn một đống các ngành công nghiệp khác cũng không có bao gồm cả ngành công nghiệp thực phẩm. bạn không thể bảo vệ bản quyền công thức nấu bởi vì nó là một chuỗi những hướng dẫn, thực tế. Và bạn không thể bảo vệ bản quyền của vẻ bên ngoài và cảm giác thậm chí từ món ăn đặt biệt nhất. Cũng vậy đối với xe mô tô Không quan trọng nó khùng điên ra sao hay nó hấp dẫn ra sao, bạn không thể bảo vệ bản quyền của các thiết kế điêu khắc. Nó là một tiêu tề của thực dụng, Cũng vậy với đồ đạc. Nó quá thực dụng. Mánh áo thuật, tôi nghĩ họ có hướng dẫn, kiểu như công thức nấu ăn. Không có bảo vệ bản quyền. Kiểu tóc, không bảo vệ bản quyền. Mã nguồn mở, những người này đã quyết định họ không muốn được bảo vệ bản quyền. Họ nghĩ rằng họ sẽ phát triển hơn nếu không có nó Nó rất là khó để lấy bản quyền cho cơ sở dữ liệu. nghệ thuật xăm hình, họ không muốn, nó không hấp dẫn. họ chia sẻ các thiết kế của mình Chuyện cười, không bảo vệ bản quyền. Buổi diễn pháo bông. Luật của trò chơi Mùi hương nước hoa, không. Và một vài khác ngành công nghiệp có vẻ là nằm ngoài biên giới Nhưng đây chính là doanh thu cho các ngành doanh nghiệp với I.P. thấo những ngành công nghiệp với rất ít bảo vệ bản quyền. Còn đây là doanh thu cuả phim ảnh và sách báo. (Tiếng vỗ tay) Nó thực là không đẹp mấy (Vỗ tay) Vì thế bạn nói với những người của ngành thiết kế thời trang và họ sẽ, "Shhh! Đừng nói với ai Chúng tôi thực sự có thể đánh cắp người khác thiết kế. Nó thật sự đáng xấu hổ." Nhưng mà bạn biết rồi đấy, nó là cuộc cách mạng. Và đó là mô hình mà nhiều ngành công nghiệp khác, như những cái mà bạn thấy với những cột nhỏ kia, họ có lẽ nên nghĩ về nó bởi vì, bây giờ, những ngành công nghiệp với quá nhiều bảo vệ bản quyền đang điều hành trong cái bầu không khí nơi mà nếu như họ không có bất kỳ sự bảo vệ nào. Và họ không biết làm gì. Khi mà bạn tìm thấy ở đây có một đống các ngàh công nghiệp khác mà không có bảo vệ bản quyền, Tôi nghĩ, chính xác cái tính logic đằng sau nó là gi? Tôi muốn một bức tranh, và những luật sư không cung cấp bức tranh đó. Vì thế mà tôi làm một cái. Ở đây có hai điều chính giống như là hai điều đối lập trong cái logic của luật bảo vệ bản quyền. Nó phức tạp hơn thế này, nhưng điều này sẽ làm. Đầu tiên, khi những thứ gì là đối tượng của nghệ thuật thì nó xứng đáng bảo vệ. Còn những thứ quá thực dụng thì sao? Thế thì không, nó không xứng được bảo vệ. Điều đó thực khó, hai thứ không ổn định. Còn cái khác là, nó là ý kiến? Cái gì mà cần được lưu thông tự do trong cái xã hội tự do? Không có sự bảo vệ. Hay cái mà biểu hiện sự cố định vật lý của một ý tưởng, Cái mà một ai đó làm, và bạn xứng đáng sở hữu nó một thời gian và kiếm tiền từ nó. Vấn đề là công nghệ kỹ thuật số đã hoàn toàn phá vỡ logic của sự thể hiện về vật chất cố định đó so với cái khái niệm về ý tưởng. Ngày nay, Chúng ta không thực sự nhận ra sách hay bất cứ thứ gì đặt trên kệ của chúng ta hay âm nhạc như là caí gì đó mà nó là đối tượng vật lý mà chúng ta có thể nắm giữ. Nó là những dữ liệu kỹ thuật số. Nó chỉ buộc vào bất kỳ loại nào vật lý thực tế trong tâm trí của chúng ta. Và những việc này, bởi vì chúng t có thể sao chép và truyền cho họ quá dễ dàng, thực sự lưu hành trong nền văn hóa của chúng ta rất nhiều giống như các ý tưởng hơn là một đối tượng vật lý cụ thể. Bây giờ, cái vấn đề về khái niệm thật sự xâu sắc khi mà bạn nói về sự sáng tạo và sự sở hữu và, để tôi nói với bạn rằng, chúng ta không muốn bỏ nó cho các luật sư nghĩ ra Hộ thông minh. Tôi với một người ngươì, bạn trai tôi, anh ta ổn. Anh ta thông minh, anh ta thông minh. Nhưng bạn muốn có một đội gồm những người khác nhau cố gắng tìm ra, cái gì là mô hình của sự sở hữu trong cái thế giối kỹ thuật số, Mà nó đang dẫn với những phát minh mới nhất và sự gợi ý của tôi là thời trang có vẻ là nơi rất tốt để bắt đầu cho làm mẫu cho các ngành công nghiệp của sự sáng tạo trong tương lai Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về dự án nghiên cưú này, vui lòng vào website của chúng tôi, ReadyToShare.ord Và tôi thực sư cảm ơn Veronica Jauriqui vì đã giúp tôi làm bài thuyết trình rất thời trang Cảm ơn các bạn nhiều Hôm nay, tôi muốn các bạn xem những đứa trẻ sẽ trở thành những kẻ đánh bom cảm tử qua một ống kính hoàn toàn khác. Năm 2009, có 500 vụ nổ bom trên toàn Pakistan. Tôi đã dành cả năm làm việc với những đứa trẻ đang được huấn luyện để trở thành những người đánh bom cảm tử và với những nhà tuyển dụng Talinban, tôi cố gắng hiểu làm thế nào Taliban biến đổi những đứa trẻ này thành những kho đạn dược sống và tại sao những đứa trẻ này lại chủ động đăng ký học những khóa học của họ. Tôi muốn bạn xem một đoạn băng ngắn trích từ phim tài liệu mới nhất của tôi "Những đứa trẻ của Taliban." (Tiếng hát) Taliban hiện điều hành trường học riêng của mình. Họ nhắm tới những gia đình nghèo và thuyết phục các bậc phụ huynh gửi con em mình đến. Đổi lại, họ cung cấp thức ăn và chỗ ở miễn phí và thỉnh thoảng trả cho gia đình một khoản lương tháng. Chúng tôi đã kiếm được 1 đoạn băng tuyên truyền sản xuất bởi Taliban. Những bé trai được dậy những lý lẽ bào chữa cho các cuộc tấn công tự sát và việc hành hình gián điệp. Tôi đã liên lạc với một đứa trẻ từ Swat em đã được học ở một Madrassa (trường học A rập) như thế này. Hazrat Ali đến từ một gia đình nghèo ở Swat. Cậu gia nhập Taliban một năm về trước, khi cậu lên 13. Làm thế nào Taliban ở trong khu vực có thể khiến mọi người gia nhập hàng ngũ của họ? Hazrat Ali: Đầu tiên họ gọi chúng tôi đến nhà thờ Hồi giáo và thuyết giáo cho chúng tôi. Rồi họ đưa chúng tôi đến một Madrassa và dạy chúng tôi những thứ lấy từ Koran. Sharmeen Obaid Chinoy: Cậu nói với tôi là trẻ em sau đó sẽ dành hàng tháng luyên tập quân sự. HA: Họ dạy chúng tôi cách dùng súng máy, Kalishnikov, bộ phóng tên lửa, đạn cối, bom. Họ bảo chúng tôi chỉ dùng những thứ này để chống lại những người không theo đạo. Và họ dạy chúng tôi về tấn công cảm tử. SOC: Cháu có muốn tham gia một trận tấn công cảm tử không? HA: Nếu Chúa toàn năng cho cháu sức mạnh. SOC: Trong nghiên cứu của tôi, tôi thấy rằng Taliban đã hoàn thiện cách họ tuyển mộ và huấn luyện trẻ em. Và tôi nghĩ đó là một quá trình gồm 5 bước. Bước 1, Taliban nhắm vào những gia đình đông con, nghèo khổ, sống ở nông thôn. Họ tách phụ huynh khỏi những đứa con của họ bằng việc hứa hẹn sẽ cung cấp thức ăn, quần áo, và chỗ ở cho những đứa trẻ này. Sau đó họ chuyển chúng đến những ngôi trường khắc nghiệt cách đó hàng trăm dặm nơi chạy chương trình của Taliban. Bước 2: Họ dạy những đứa trẻ kinh Koran, là quyển sách linh thiêng nhất của đạo Hồi, bằng tiếng Ả Rập, thứ tiếng mà những đứa trẻ này không hiểu và không thể nói. Chúng tin tưởng giáo viên một cách vô cùng sâu sắc những người mà theo cá nhân tôi đã xuyên tác những thông điệp gửi đến những đứa trẻ cho phù hợp với mục đích của họ. Những đứa trẻ này bị nghiêm cấm một cách công khai không được đọc báo, nghe đài, hay đọc bất kỳ một quyển sách nào trừ khi giáo viên yêu cầu các em đọc. Đứa trẻ nào bị phát hiện vi phạm những luật lệ này, sẽ bị quở mắng nặng nề. Taliban hoàn toàn cắt đứt bất cứ nguồn thông tin nào khác cho những đứa trẻ này. Bước 3: Taliban muốn những đứa trẻ này căm ghét thế giới mà các em đang sống. Vì vậy họ đánh đập những đứa trẻ này. Tôi đã chứng kiến điều đó. Họ cho các em ăn bánh mỳ khô và nước hai lần 1 ngày. Họ hiếm khi cho các em chơi các trò chơi. Họ nói với các em mỗi lần 8 tiếng, rằng tất cả những gì các em phải làm là đọc kinh Koran. Những đứa trẻ là những tù nhân thực sự. Các em không thể rời khỏi đó; các em không thẻ về nhà. Phụ huynh của các em nghèo đến mức họ không có các nguồn lực để mang các em về. Bước 4: Những thành viên lớn tuổi của Taliban, những chiến binh, bắt đầu nói với những cấu bé về sự vinh quang của sự hy sinh. Họ nói với các em khi các em chết, các em sẽ được đón nhận trên thiên đàng với hồ mật ong và sữa như thế nào và sẽ có 72 trinh nữ đợi các em trên thiên đàng như thế nào, trên đó nguồn thức ăn là vô tận và vinh quang này sẽ khiến các em trở thành những người hùng ở quê hương như thế nào. Quá trình tẩy não này đã bắt đầu một cách hiệu quả. Bước 5: Tôi tin rằng Taliban có một trong những công cụ tuyên truyền hiệu quả nhất. Những đoạn băng mà họ dùng là những đoạn xen những bức ảnh của những người đàn ông và đàn bà và trẻ em đang chết ở Iraq và Afghanistan và Pakistan. Và thông điệp cơ bản là những cường quốc phương Tây không quan tâm đến tính mạng của thường dân, và những người sống trong khu vực đó và ủng hộ những chính phủ làm việc cho các cường quốc phương Tây cũng như vậy. Đó là vì sao việc dân thường Pakistan hơn 6000 người đã bị giết trong chỉ 2 năm trở lại đây, cũng đáng phải chịu như vậy. Và những đứa trẻ này được chỉ dẫn để trở thành những kẻ đánh bom tự sát. Các em sẵn sàng xông trận chiến đấu bởi các em được bảo rằng đó là con đường duy nhất để tôn vinh đạo Hồi. Tôi muốn các bạn xem một đoạn trích từ đoạn phim. Cậu bé này tên là Zenola. Cậu đã làm nổ tung bản thân, giết 6 người. Cậu bé này tên là Sadik. Cậu giết 22 người. Cậu bé này tên là Messoud. Cậu giết 28 người. Taliban đang điều hành các trường dạy tự sát, chuẩn bị một thế hệ các cậu bé bạo lực với dân thường. Cháu có muốn đánh bom tự sát không? Cậu bé: Cháu rất muốn. Nhưng phải được bố cháu cho phép. Khi cháu thấy những bạn đánh bom cảm tử trẻ hơn hoặc bằng tuổi cháu. Cháu cảm thấy rất hứng thú vì những cuộc tấn công tuyệt vời của các bạn. SOC: Cháu sẽ được gfi khi đánh bom tự sát? Cậu bé: Vào ngày phán quyết, Chúa sẽ hỏi cháu, "Tại sao cậu làm thế?' Cháu sẽ trả lời: "Hỡi Chúa của con! Chỉ để khiến ngài hạnh phúc thôi! Cháu đã quyết dành trọn đời chống lại bọn không theo tôn giáo." Và chúa quyền năng sẽ nhìn vào ý định của cháu. Nếu mục đích của cháu là tiêu diệt ma quỷ cho Hồi giáo, cháu sẽ được thưởng bằng việc lên thiên đàng. Tiếng hát: Trong ngày phán quyết Thượng đế của tôi sẽ gọi tôi Cơ thể tôi sẽ lại được gắn lại và Chúa sẽ hỏi tôi tại sao tôi làm vậy SOC: Các bạn hãy suy ngẫm: Nếu bạn lớn lên trong những hoàn cảnh như vậy, đối mặt với những sự lựa chọn như vậy, bạn sẽ chọn sống trong thế giới này hay sống cuộc sống vinh quang sau khi chết? Như một người tuyển mộ của Taliban bảo tôi, "Trong cuộc chiến này lúc nào cũng luôn có những con cừu hiến tế." Cảm ơn. (Vỗ tay) Bạn có lo sợ những thứ có thể giết chết mình? bệnh tim, ung thư hay là tai nạn ôtô? Hầu hết chúng ta lo lắng về những thứ chúng ta không thể kiểm soát được như chiến tranh, khủng bố trận động đất bi thảm vừa xảy ra ở Haiti Nhưng cái gì là thực sự đe doạ loài người? Một vài năm trước đây, giáo sư Vaclav Smil đã cố gắng để tính toán các khả năng về thảm hoạ bất ngờ đủ lớn để thay đổi lịch sử ông ấy gọi đó là "những gián đoạn chết người hàng loạt" nghĩa là nó có thể tiêu diệt tới 100 triệu người trong 50 năm tới ông ấy nhìn vào những khả năng có một cuộc chiến tranh thế giới khác về một sự phun trào núi lửa lớn ngay cả về việc một tiểu hành tinh đâm vào trái đất nhưng ông ấy đặt một sự kiện có thể nhất trên tất cả những cái khác gần như 100% và đó là một dịch cúm nghiêm trọng bây giờ, bạn có thể sẽ nghĩ về cúm chỉ như là một trận cảm lạnh khó chịu. nhưng nó có thể là bản án tử hình đấy. Mỗi năm, 36,000 người ở Mỹ chết vì cúm mùa. ở những nước đang phát triển, số liệu thường là sơ sài, nhưng sự báo động chết chóc thì chắc chắn là cao hơn mọi người biết không, vấn đề là nếu virus đó thỉnh thoảng đột biến rất đột ngột nó về cơ bản là một virus mới và sau đó, chúng ta mắc phải một đại dịch năm 1918, một loại virut mới xuất hiện đã làm chết 50 - 100 triệu người Nó lan rộng như những động vật hoang dã và một vài người đã bị chết chỉ trong vòng một vài giờ phát triển triệu chứng ngày nay chúng ta có an toàn hơn? Well, chúng ta dường như lẩn tránh được dịch chết chóc năm nay cái mà chúng ta đều sợ hãi nhưng sự đe doạ này có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào tin tốt là chúng ta đang ở trong thời đại khi mà khoa học, công nghệ, toàn cầu hoá đang hội tụ với nhau để tạo ra một khả năng chưa từng thấy, Một khả năng làm nên sử bằng việc ngăn chặn nhưng bệnh lây nhiễm là nguyên nhân của 1/5 tỉ lệ tử vong và sự nghèo khổ không kể hết đuợc trên trái đất Chúng ta có thể làm điều đó Chúng ta đang sẵn sàng ngăn chặn hàng triệu cái chết bằng những vắc xin đang có Và nếu chúng ta mang nó tới cho nhiều người hơn chúng ta chắc chắn có thể cứu được nhiều mạng sống hơn nữa nhưng với những vắc xin mới và tốt hơn đối với bệnh sốt rét, TB, HIV viêm phổi, tiêu chảy, cúm chúng ta có thể kết thúc sự chịu đựng đã tồn tại trên trái đất từ sơ khai Cho nên tôi ở đây để loan báo về vắc xin cho mọi người nhưng đầu tiên, tôi phải giải thích tại sao chúng lại quan trọng bởi vì vắc xin, sức mạnh của chúng thực sự giống như một lời thì thầm vậy khi chúng hoạt động, chúng có thể làm nên lịch sử nhưng sau đó một thời gian bạn khó có khả năng nghe thấy chúng nữa bây giờ, một vài người trong chúng ta đã đủ già để có một vết sẹo tròn, nhỏ trên cánh tay từ lần tiêm chủng khi chúng ta còn là những đứa trẻ nhưng lần cuối cùng bạn lo lắng về đậu mùa, một loại bệnh đã giết hơn nửa tỷ người thế kỉ trước và không tồn tại với chúng ta nữa là khi nào? hoặc là bại liệt- bao nhiêu người trong các bạn nhớ cỗ máy lá phổi nhân tạo? chúng ta không nhìn thấy những cảnh tượng như vậy nữa là bởi vì vắc xin bây giờ, mọi người biết không, nó rất thú vị bởi vì có 30 bệnh riêng lẻ bây giờ có thể điều trị bằng vắc xin nhưng chúng ta vẫn bị đe doạ bởi những thứ như là HIV hay cúm Tại sao lại thế? Ồ, đây là một bí mật nhỏ bé xấu xa Cho tới gần đây, chúng ta vẫn chưa biết chính xác là vắc vin hoạt động như thế nào chúng ta biết chúng hoạt động thông qua phương pháp thử và sai cổ lỗ sĩ. bạn tóm lấy một nguồn bệnh, biến đổi nó, tiêm nó vào người hoặc động vật và bạn sẽ thấy cái gì xảy ra phương thức này thích hợp với hầu hết các nguồn bệnh một chút gọi là hiệu quả đối với những bệnh phức tạp như cúm nhưng không hiệu quả với HIV tí nào với cái mà con người không có sự miễn dịch tự nhiên Hãy khám phá vắc xin hoạt động thế nào Chúng cơ bản là tạo ra một nơi ấn giấu vũ khí cho hệ thống miễn dịch cái mà bạn có thể dàn trận khi cần thiết Bây giờ, khi bạn bị nhiễm độc những gì thường xảy ra là nó sẽ mất vài ngày cho đến vài tuần cho cơ thể bạn chiến đấu lại với sức mạnh tràn ngập và điều đó có thể là quá chậm trễ khi bạn được miễn dịch trước những gì xảy ra là bạn thúc đẩy cơ thể luyện tập để nhận dạng và đánh bại những kẻ thù nhất định đó là cách vắc xin hoạt động bây giờ, hãy xem một cuốn video mà chúng tôi trình chiếu ở TED lần đầu tiên về cách một vắc xin ngừa HIV hiệu quả có thể hoạt động (nhạc) người tường thuật: một vắc xin luyện tập cơ thể trước cách nhận biết và trung hoà một kẻ xâm nhập nhất đinh sau khi HIV xuyên thủng hàng rào dịch của cơ thể nó làm nhiễm độc các tế bào miễn dịch để nhân lên Kẻ xâm chiếm lôi kéo sự chú ý của những quân tiên phong trong hệ thống miễn dịch tế bào hình cây, hay là đại thực bào tóm lấy virut và để lộ ra những mẩu nhỏ của nó Tế bào ghi nhớ sinh ra bởi vắc xin HIV được hoạt hoá khi chúng làm quen HIV là đại diện từ Những tế bào ghi nhớ này ngay lập tức bày trận vũ khí chính xác cần thiết tế bào ghi nhớ B biến thành tế bào huyết tương tạo ra từng đợt sóng kháng thể đặc trưng tích hợp với HIV ngăn chặn nó nhiễm độc các tế bào trong khi đội quân của những kẻ huỷ diệt, tế bào T truy tìm và phá huỷ những tế bào đã bị lấy nhiễm HIV Thì virus đã bị đánh bại Không có vắc xin những phản ứng này sẽ mất hơn một tuần Với thời gian đó, trận chiến chống lại HIC có thể đã hoàn toàn bị thua Seth Berkley: Một cuốn video rất hay phải không? Kháng thể mà các bạn vừa nhìn thấy trong video này trong khi hoạt động, là những thứ làm cho hầu hết các loại vắc vin làm việc Có một câu hỏi thực tế là: Làm thế nào chúng ta chắc chắn rằng cơ thể chúng ta tạo nên cái chính xác chúng ta cần để bảo vệ chống lại cúm và HIV? Thử thách chính cho cả 2 loại virut này đó là chúng luôn thay đổi Hãy nhìn virút cúm Ở hình minh hoạ virút cúm này, Những cái đầu nhọn có màu sắc khác nhau là cái được dùng để làm nhiễm độc và cũng là cái mà kháng thể bám vào để cơ bản tóm lấy và trung hoà virút. Khi có những đột biến, chúng thay đổi hình dạng, và kháng thể không biết được chúng đang đối mặt với cái gì nữa. đó là lí do tại sao, hàng năm, bạn có thể mắc một loại cúm hơi khác thường. Và cũng là tại sao, vào mùa xuân chúng ta phải dự đoán tốt về 3 loại sẽ phổ biến trong năm tới, đầu tư vào một loại vắc xin đơn và dồn vào sản xuất cho mùa thu lại còn tồi tệ hơn. bệnh cúm thông thường nhất, cúm A, cũng lây nhiễm cho những động vật sống gần người, và chúng có thể kết hợp lại trong những động vật đó. Thêm vào đó, những loài thuỷ cầm hoang dã có tất cả những loại đã biết của cúm cho nên sẽ có tình trạng, vào năm 2003, chúng ta có viruts H5N1 nhảy từ chim sang người trong một vài trường hợp bị cô lập tỉ lệ chết là 70%. Thật may mắn, loại virut đặc thù đấy, mặc dù rất đáng sợ tại thời điểm đó, đã không lây từ người sang người một cách rất dễ dàng. mối đe doạ H1N1 của năm nay đã thực sự là sự lẫn lộn của con người, chim, lợn Điều đó đã xảy ra ở Mê hi cô Nó lây truyền rất dễ dàng, nhưng may mắn, khá là yếu Và cho nên, cảm giác rằng, sự may mắn của chúng ta vẫn đang duy trì, nhưng mọi người biết không, những con chim hoang dã có thể bay khắp nơi vào bất cứ lúc nào. Bây giờ, hãy quan sát HIV. cũng đa dạng như cúm vậy, HIV gây cúm giống như mỏm đá Gibraltar. Loại virút gây bệnh AIDS là nguồn bệnh mưu mẹo nhất mà các nhà khoa học từng đối mặt Nó thay đổi mạnh mẽ Nó có những cái bẫy để vượt qua hệ thống miễn dịch. nó tận công mọi tế bào ra sức cố gắng chiến đấu lại nó và nhanh chóng ẩn nấp trong bộ gene của bạn đây là slide về sự đa dạng di truyền của cúm và so với HIV, một cái đích ngông cuồng hơn nhiều. trong video trước. mọi người đã thấy cả một hạm đội virut mới phô bày từ tế bào nhiễm độc bây giờ nhận ra rằng người bị nhiễm độc gần đây, có cả hàng triệu chuyến tàu như thế, mỗi chuyến lại có một sự khác biệt nhỏ. Tìm ra một vũ khí mà có thể nhận biết và nhấn chìm tất cả chúng là một công việc khó khăn hơn nhiều bây giờ đã là 27 năm kể từ khi HIV được xác định là nguyên nhân của AIDS, chúng ta đã phát triển nhiều loại thuốc để điều trị HIV hơn là những loại virut khác cộng lại Những loại thuốc này không phải là thuốc chữa, nhưng chúng thể hiện một sự hân hoan lớn của khoa học, bởi vì chúng đã lấy đi những bản án tử thần một cách vô thức từ việc nhận biết HIV, ít nhất cho những người có thể tiếp cận chúng Những nỗ lực về vắc xin mặc dù vậy cũng khá là khác. những công ty lớn thì tránh xa nó bởi vì họ nghĩ khoa học rất khó và vắc xin là một ngành kinh doanh nghèo nàn rất nhiều người nghĩ không thể làm một vắc xin phòng ngừa AIDS, nhưng ngày nay, chứng cứ bảo chúng ta là ngược lại. vào tháng 9, chúng tôi đã có một phát minh bất ngờ nhưng thú vị từ một thử nghiệm lâm sàng tiến hành ở Thái Lan lần đầu tiên chúng ta thấy vắc xin AIDS hoạt động trong con người, mặc dù hơi khiêm tốn và loại vắc xin chuyên biệt đó đã được chế tạo gần như là một thập kỷ trước một khái niệm mới và sự thử nghiệm gần đây cho thấy cả một sự hứa hẹn lớn hơn trong mẫu động vật Nhưng vài tháng trước, những nhà nghiên cứu vừa cô lập vài kháng thể trung hoà mới' từ máu của cá thể nhiễm HIV Điều này có nghĩa là gì? Chúng ta đã thấy trước rằng HIV rất là đa dạng, rằng một kháng thể trung hoà rộng tích hợp và vô hiệu hoá đa biến thể của virút Nếu bạn lấy và lây chúng sang mẫu khỉ tốt nhất, chúng chuẩn bị một sự bảo vệ hoàn hảo từ việc nhiễm độc. thêm vào đó, những nhà nghiên cứu đã tìm ra một vùng mới trên HIV nơi mà kháng thể có thể bám vào và điều đặc biệt ở điểm này là nó thay đổi rất ít khi virút đột biến nó giống như, những lần virut thay bộ y phục của nó, nó vẫn mặc cùng một cái tất, và công việc của chúng ta bây giờ là bảo đảm chúng ta có những cơ thể thật sự căm ghét cái tất đó chúng ta vừa đề cập một tình huống. kết quả ở Thái cho thấy chúng ta có thể làm vắc xin phòng AIDS và những kháng thể tìm thấy bảo chúng ta làm thế nào để làm điều đó Chiến lược này, việc làm trái ngược từ một kháng thể để tạo ra các ứng cử vắc xin, chưa từng được làm trước đây trong việc nghiên cứu vắc xin nó được gọi là vắc-xin-học-ngược và triển khai những thứ liên quan đến nó theo cách chỉ thực hiện với HIV nghĩ theo hướng này chúng ta có những kháng thể mới vừa được xác định và chúng ta biết chúng tích hợp với nhiều, nhiều những biến thể virút chúng ta biết rằng chúng phải tích hợp vào một bộ phận nhất định cho nên nếu chúng ta minh hoạ được cấu trúc chính xác của bộ phận đấy thể hiện nó qua vắc xin, những gì chúng ta hi vọng là chúng ta có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch tạo ra những kháng thể tích hợp này. và nó sẽ tạo ra một vắc xin HIV toàn cầu bây giờ, có vẻ như dễ dàng hơn bởi vì cấu trúc thực sự nhìn giống như biểu đồ kháng thể màu xanh này gắn với vùng bám màu vàng và mọi người có thể tưởng tượng, những cấu trúc 3 chiều này thì khó hơn nhiều để mà nghiên cứu và nếu mọi người có ý tưởng giúp đỡ chúng tôi giải quyết vấn đề này thì chúng tôi rất vui lòng lắng nghe. nhưng, mọi người biết đấy, nghiên cứu về HIV, bây giờ, đã thực sự được sự trợ giúp của những phương pháp mới về những bệnh khác. Ví dụ, một công ty công nghệ sinh học đã tìm ra kháng thể trung hoà rộng đối với dịch cúm cũng như là một kháng thể mục tiêu mới với virút cúm Họ thực sự đang pha chế cocktail, một cocktail kháng thể, có thể được dùng để điều trị những trường hợp cúm nguy hiểm, lan tràn trong thời gian xa hơn, những gì chúng ta có thể làm là sử dụng những công cụ của vắc-xin-học-ngược để tạo nên những vắc xin ngừa cúm vắc-xin-học-ngược chỉ là một kĩ thuật bên trong phạm vi của cái gọi là thiết kế vắc xin hợp lý Để tôi đưa ra thêm một ví dụ chúng ta đã nói trước về những gai nhọn H và M trên bề mặt của virút cúm chú ý đến những cái khác, những u lồi nhỏ hơn những cái này ẩn nấp khỏi hệ thống miễn dịch hoá ra là những chấm nhỏ này cũng không thay đổi nhiều khi virút đột biến. nếu bạn có thể làm hỏng nó bằng kháng thể nhất định, bạn có thể phá hỏng tất cả những phiên bản của cúm Cho đến bây giờ, thí nghiệm trên động vật cho thấy những loại vắc xin như thế có thể ngăn chặn những bệnh nguy hiểm, mặc dù chúng ta chỉ có một vài trường hợp nhỏ nhoi nếu nó áp dụng cho con người, những gì chúng ta đang nói đến là một loại vắc xin cúm toàn cầu, một loại không cần thay đổi hàng năm và có thể loại bỏ mối đe doạ chết chóc. chúng ta sau đó thực sự có thể nghĩ về cúm chỉ như là một sự cảm lạnh tồi tệ tất nhiên, duy nhât một loại vắc xin tốt nhất xứng đáng để khai thác, mở rộng chúng ta cung cấp nó cho tất cả những ai cần để làm như vậy, chúng ta phải kết hợp sự thiết kế vắc xin thông minh với kĩ thuật sản xuất thông minh và tất nhiên, phương pháp vận chuyển thông minh tôi muốn mọi người nghĩ lại cách đây vài tháng vào tháng 6, tổ chức y tế thế giới thông báo rằng mục tiêu đầu tiên trong vòng 41 năm là dịch cúm Chính phủ Hoa Kỳ hứa hẹn 150 triệu liều vắc xin cho đỉnh cúm vào 15 tháng 10 những nước đang phát triển được hứa hẹn vắc xin hàng triệu đô la được tiêu tốn và chảy vào việc thúc đẩy sản xuất vắc xin nhưng cái gì xảy ra? chúng tôi vừa phát hiện ra là cách để tạo ra vắc xin cúm, để sản xuất chúng, vào những năm đầu 1940 là một quá trình chậm chạp, cồng kềnh phụ thuộc vào trứng gà vào hàng triệu trứng gà sống Virút chỉ phát triển ở những cơ thể sống cho nên hoá ra là, đối với cúm trứng gà rất tốt cho mỗi sợi biến thể virút, bạn có thể có được từ 1 đến 2 liều vắc xin từ một quả trứng may mắn cho chúng ta chúng ta đang sống trong thời đại tiến bộ ngoạn mục về thuốc sinh học ngày nay, chúng ta có vắc xin cúm là từ... trứng gà (tiếng cười) hàng trăm triệu quả trứng gà mọi người biết đấy, hầu như không có gì thay đổi hệ thống tin cậy nhưng vấn đề là, bạn sẽ không bao giờ biết được làm thế nào một sợi biến thể đang phát triển biến thể cúm lợn năm nay phát triển rất nghèo nàn ở sự sản xuất trước, 6 liều trên một quả trứng đây là một ý nghĩ cảnh tỉnh sẽ như thế nào nếu những con chim hoãng dã lại bay trở lại bạn có thể thấy biến thể chim có thể lây nhiễm cho hàng đàn chim chóc và sau đó chúng ta sẽ không có trứng để sản xuất vắc xin Dan(thợ cắt tóc), nếu bạn muốn hàng tỷ quả đạn trứng cho trang trại cá của bạn thì tôi biết lấy chúng ở đâu ngay bây giờ, thế giới có thể sản xuất khoảng 350 triệu liều vắc xin cúm cho 3 biến thể và chúng ta có thể có tới 1.2 tỷ liều nếu chúng ta muốn đặt mục tiêu cho một biến thể đơn như cúm lợn nhưng chỉ giả thiết rằng các nhà máy của chúng ta hoạt động mạnh bởi vì năm 2004, nguồn cung của US bị cắt một nửa bởi sự nhiễm độc một loại thực vật và quá trình vẫn mất hơn một nửa năm cho nên chúng ta chuẩn bị tốt hơn năm 1918? Well, với sự xuất hiện của công nghệ mới hiện nay, tôi hi vọng chúng ta có thể nói "Có" tưởng tượng nếu chúng ta có thể sản xuất đủ vắc xin cúm cho mọi người trên toàn thế giới với ít hơn một nửa những gì chúng ta đang tiêu tốn ở Mỹ bây giờ Với một dãy những công nghệ mới, chúng ta có thể đây là một ví dụ một công ty tôi đã cam kết vừa tìm ra một mẩu đặc trưng của gai nhọn H có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch nếu bạn tỉa cái mẩu này ra và gắn nó vào đuôi của một vi khuẩn khác mà tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, chúng vừa tạo ra một chiến binh chống cúm hùng mạnh loại vắc xin này rất bé, có thể nuôi cấy trên vi khuẩn thường, như là Ecoli như bạn đã biết, vi khuẩn sinh sản rất nhanh. nó giống như là làm sữa chua và chúng ta có thể sản xuất đủ vắc xin cúm lợn nguyên gốc cho toàn bộ thế giới chỉ với một vài nhà máy, trong một vài tuần mà không có trứng cho phần nhỏ của chi phí trong phương pháp hiện tại (Vỗ tay) Đây là sự so sánh của vài công nghệ sản xuất vắc xin mới và, bênh cạnh sự sản xuất được thúc đẩy triệt để và tiết kiệm lớn chi phí ví dụ, phương pháp dùng Ecoli mà tôi vừa nói, nếu nhìn vào lượng thời gian được tiết kiệm - quả thật là một sự tiết kiệm mạnh mẽ thế giới đang phát triển, hầu hết bị bỏ qua khỏi phản ứng tức thời nhìn voà tiềm năng của những công nghệ thay thế này và chúng đang nhảy tới phương tây ấn độ, mê hi cô và cả những nước khác cũng đã sẵn sàng để làm vắc xin cúm thí nghiệm và đó có thể là nơi đầu tiên chúng ta có thẻ thấy những vắc xin này được dùng bởi vì những công nghệ này thì rất là thuận tiện và tương đối rẻ hàng tỷ người có thể tiếp cận tới vắc xin cứu giữ sự songs nếu chúng ta tìm ra cách để vận chuyển chúng nghĩ tới nơi nó dẫn chúng ta đến những loại bệnh lây nhiếm khác xuất hiện hoặc tái xuất hiệnh từng năm một ngày nào đó, có lẽ là sớm thôi, chúng sẽ có những virút đe doạ tất cả chúng ta chúng ta sẽ đủ nhanh để đối phó lại trước khi hàng triệu người chết chứ? may mắn thay, cúm của năm nay tương đối nhẹ nhàng tôi nói, may mắn một phần bởi vì thực sự, không ai trong thế giới đang phát triển đã được phòng ngừa nếu chúng ta có sự tiên đoán trước về chính trị và tài chính để giữ vững sự đầu tư chúng ta sẽ làm chủ nó và những công nghệ mới của vắc-xin học và với những công cụ này, chúng ta có thể sản xuất đủ vắc xin cho mọi người với chi phí thấp và đảm bảo cuộc sống khoẻ mạnh cúm sẽ không còn giết chết nửa triệu người mỗi năm AIDS cũng không còn giết 2 triệu người mỗi năm nữa Những người nghèo và khuyết tật không còn bị đe doạ bởi bệnh lây nhiễm thực vậy, bất cứ người nào thay vì có lý thuyết của Vaclav Smil "những gián đoạn béo bở ồ ạt" chúng ta có thể đảm bảo sự liên tục của sự sống những gì thế giới cần bây giờ là những vắc xin mới và chúng ta có thể khiến điều đó xảy ra Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Chris Anderson: cảm ơn (Vỗ tay) cảm ơn khoa học đang thay đổi trong đầu bạn, Seth- Ý tôi là, các bạn phải mơ về diễn biến theo thời gian là gì bắt đầu vời HIV với một trò chơi thay đổi vắc xin, nó thực sự ở ngoài kia và có thể sử dụng được ư? SB: Trò thay đổi có thể đến bất cứ lúc nào bởi vì vấn đề chúng ta có bây giờ là chúng ta đã được chỉ ra chúng ta có thể có vắc xin hoạt động trên con người chúng ta chỉ cần có thứ tốt hơn nữa mà thôi và với những loại kháng thể này, chúng ta biết loài người có thể làm ra chúng. Nếu chúng ta có thể tìm ra làm thế nào để làm được điều đó chúng ta sau đó sẽ có vắc xin và điều thú vị ở đó là một vài bằng chứng cho thấy chúng ta đang bắt đầu bẻ gãy những vấn đề đó Thử thách đang ở phía trước CA: trong lòng ông có nghĩ rằng nó có thể sẽ là chu kì 5 năm? SB: mọi người biết không, tất cả đều nói rằng đó là 10 năm nhưng nó đã là 10 năm, mỗi 10 năm Tôi ghét việc phải đặt cột thời gian trong tiến bộ khoa học, nhưng sự đầu tư đang được trả bằng những đồng tiền lãi. CA: Và đó cũng giống như là vắc xin cúm toàn cầu, cùng một thứ? SB: Tôi nghĩ cúm thì khác. Tôi nghĩ những gì xảy ra với cúm là chúng ta có có một cụm - tôi đã chỉ ra một vài trong số này- một cụm công nghệ tuyệt vời và hữu dụng đã sẵn sàng Chúng trông rất tốt. Vấn đề là, những gì chúng ta làm là chúng ta đầu tư vào công nghệ truyền thống bởi vì đó là những gì chúng ta đã cảm thấy thoải mái bạn cũng có thể dùng những thứ phụ giúp, là những chất hoá học pha trộn và đó là những gì mà châu âu đang làm, cho nên chúng ta có thể bị loãng đi nguồn cung của cúm và sản xuất nhiều hơn but, trở lại với những gì Michael Specter đã nói, đám đối đầu vắc xin thực sự không muốn điều đó xảy ra. CA: và ngay cả bệnh sốt rét cũng sẽ bị bỏ xa? SB: không, sốt rét, có một ứng cử viên đã thực sự cho thấy tính hiệu quả trong một lần thử nghiệm trước đây và hiện tại bây giờ đang ở trong pha thử nghiệm 3 lần Nó đại khái không phải là một vắc xin hoàn hảo, nhưng di chuyển rất nhanh CA: Seth, hầu hết chúng tôi đều làm việc hàng tháng những người như chúng tôi, anh biết đấy, chúng tôi sản xuất một số thứ chúng tôi có sự hài lòng anh đã làm việc cật lực như nô lệ cho cái này hơn một thập kỷ và tôi gửi lời chào tới anh và các đồng nghiệp cho những gì mọi người đang làm thế giới cần những người như anh. Cảm ơn SB: Cảm ơn (Vỗ tay) Các bạn biết không, lúc Chris mới đầu nhờ tôi lên diễn thuyết trên TED, tôi có chịu đâu, bởi vì lúc đó tôi cảm thấy rằng tôi sẽ không thể tạo ra được sự kết nối cá nhân mà tôi muốn, các bạn biết đấy. TED quả là một hội nghị lớn. Nhưng Chris giải thích với tôi là anh ấy đang ở một thế kẹt, và rằng anh ấy đang gặp vấn đề tìm kiếm một nhân vật với kiểu mẫu thân thể và sức thu hút của một ngôi sao mà nhờ đó hội nghị TED được biết đến -- (Tiếng cười) thế nên tôi mới đồng ý, Ted -- ý tôi là Chris. Tôi sẽ đến với hai điều kiện, Một -- Tôi muốn thuyết trình càng sớm vào buổi sáng càng tốt. Và hai -- Tôi muốn chọn chủ đề cho TED 2006. Và may mắn sao anh ấy đã đồng ý. Và chủ đề vào hai năm tới sẽ là "Những Bức Hình Dễ Thương Của Những Chú Cún Con." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi đã phát minh ra chiếc Camera Placebo (Tiếng cười) Nó không chụp ảnh được nhưng nó rẻ hơn rất nhiều, và bạn vẫn cảm thấy như bạn đã ở đó. (Tiếng cười) "Thưa ông, chúc ông một ngày tốt lành, và tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến ông và gia đình. Tôi biết rằng lá thư này sẽ đến một cách bất ngờ, nhưng đừng để nó là điều ngạc nhiên đối với ông, bởi vì tạo hóa có cách xuất hiện mà không báo trước, và, như châm ngôn hay nói, rất khó để tìm được những cội nguồn, nhưng tiếng vọng của chúng rất vang. Vì vậy tôi đã quyết định liên lạc trực tiếp với ông, để ông đảm bảo sự an toàn và trung thực cho tôi, nếu tôi giao phó bất kỳ khoản tiền nào vào tay ông. Tôi là Michael Bangoora, con trai của Tiamu Bangoora -- (Tiếng cười) là cựu Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ở Sierra Leone -- (Tiếng vỗ tay) bị giết trong thời kỳ nội chiến. (Tiếng cười) Biết rằng đất nước ông có nhiều lợi điểm kinh tế cho việc đầu tư, và biết rằng con người ở đất nước ông minh bạch và đáng tin cậy trong việc làm ăn, là giả thuyết tôi đã dựa vào khi viết cho ông. (Tiếng cười) Trước cái chết của bố tôi, ông ấy đã có một khoản tiến trị gá 23 triệu đôla Mỹ, và đã cất giữ khỏi bọn chỉ huy quân phiến loạn trong thời kỳ chiến tranh. (Tiếng cười) Số tiền này đáng lẽ được sử dụng vào việc sửa chữa và nâng cấp các khu trữ nước trên khắp đất nước trước khi chiến tranh nổ ra. Khi chiến tranh nổ ra, tên chỉ huy quân phiến loạn đòi số tiền phải được chuyển giao lại cho hắn, bố tôi khẳng định rằng ông không có số tiền đó, và ông ấy đã bị giết vì không chịu trao lại số tiền kia. Trong lúc đó, mẹ tôi và tôi là người duy nhất biết về số tiền đó bởi vì bố tôi luôn kể bí mật cho tôi nghe. Tôi nhanh chóng sắp xếp với một nhân viên của Red Cross sử dụng chiếc xe chuyên chở của mình đem số tiền đến sân bay Lungi , Freetown, mặc dù hắn không biết trong hộp thật ra có những gì. (Tiếng cười) Số tiền được gửi vào như một khoản tiền bảo hiểm gia đình trong một két sắt của một công ty đáng tin cậy ở Dakar, Senegal, nơi mà tôi chỉ được tạm thời tạm trú. Tôi không muốn đầu tư khoản tiền ơ Senegal do tình hình kinh tế bất lợi, và lại gần với đất nước của tôi quá. Việc tôi cần ông giúp tôi, mà tôi biết ông sẽ giúp tôi, như sau: một, đóng vai trò một người cộng tác im lặng và nhận số tiền vào tài khoản của mình trong sự tin tưởng tuyệt đối; hai, cung cấp một tài khoản ngân hàng dưới sự quản lý của ông nơi mà số tiền kia sẽ được chuyển giao lại; ba, nhận số tiền vào tài khoản ông trong sự tin tưởng tuyệt đối, lấy ra phần chia của ông, và để lại toàn bộ số tiền cho đến khi tôi đến, sau khi cuộc chuyển khoản đã kết thúc. Chân thành, Michael Bangoora." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Xấu hổ quá. Tôi được cho biết ở hậu trường rằng tôi có 18 phút. Tôi chuẩn bị có 15 à. (Tiếng cười) Vậy nên nếu không có gì thì tôi xin phép đợi cho ba phút trôi qua. (Tiếng cười) Xin lỗi nhiều nhé. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Anh tên gì? (Tiếng cười) Mark Serfaas. Hay phết nhỉ? Theo đuổi hạnh phúc. (Tiếng cười) Anh còn trinh không? Trinh ấy? (Tiếng cười) Ý tôi là -- không không, ý tôi là nói theo nghĩa của TED ấy? (Tiếng cười) Phải không? Đúng rồi. Vậy anh là gì, là 1000, 2000, hay ở đâu đó trong khoản đó? Hở? Ờ? Anh không biết tôi đang nói đến cái gì à? (Tiếng cười) À, Mark -- (Tiếng cười) Serfaas. (Tiếng cười) 1.860 -- thấy tôi giỏi không? (Tiếng cười) Và không phải xấu hổ vì điều đó. Chẳng có gì phải xấu hổ cả. (Vỗ tay) Vâng, hôm qua tôi đi chơi với mấy anh chàng Google. Thích lắm, chúng tôi bý tỷ hết. (Tiếng cười) Và họ nói với tôi rằng công nghệ của Google đã trở nên cao cấp đến nỗi mà, dựa trên sự tương tác của bạn với Google trong suốt cuộc đời, họ có thể đoán trước được những gì mà bạn sẽ nói. (Tiếng cười) Và tôi nói, "Thôi đừng có xạo lờ nữa, thế thì điên quá." (Tiếng cười) Và họ trả lời rằng "Không, nhưng đừng chỉ ai cả," nhưng họ đã mắc lỗi. Và họ đã nói cho tôi biết rằng tôi chỉ cần gõ vào tôi sẽ nói những gì, và tên tôi, và nó sẽ cho tôi biết. Và tôi phải nói với các bạn rằng, ngay bây giờ, đây là một phần mềm thuần khiết, đây là một trình duyệt web thật và đây là một trang Google thật, và chúng ta sẽ thử nghiệm ngay hôm nay. Tôi sẽ nói những gì? Và Ze Frank -- tôi đấy. Tôi có cảm thấy may mắn không? (Tiếng cười) Tôi có cảm thấy may mắn không? Khán đài: có. (Tiếng cười) Ze Frank: Ồ, hay quá. (Tiếng cười) Và tháng ba năm 2001 -- (Tiếng cười) Tôi đã quay chính mình nhảy bài "Justify My Love" của Madonna Vào thứ Năm, tôi gửi một cái link lên một trang web cho 17 bạn thân nhất của tôi xem. như một phần -- một lời mời cho -- một lời mời cho -- cho -- tiệc sinh nhật thứ 26 của tôi. (Tiếng cười) Đến thứ hai, hơn một triệu người đã lên trang web kia mỗi ngày. (Tiếng cười) Trong vòng một tuần, tôi đã nhận được một bức thư từ EarthLink nói rằng do sử dụng quá dung lượng với mức phạt 10 cent một megabyte , tôi nợ họ 30.000 đô. (Tiếng cười) Chẳng cần phải nói, tôi đã có thể bỏ việc làm của mình. (Bị từ bỏ) (Tiếng cười) Và cuối cùng, các bạn biết đấy, trở thành một người làm nghề tự do. (Một tên thất nghiệp) (Tiếng cười) Nhưng một số người lại coi tôi như một -- kiểu như một nhà bác học của Internet hoặc là -- (một thằng ngốc) (Tiếng cười) một người thầy đạo. (một kẻ thua cuộc) (Tiếng cười) Tôi -- tôi biết là tôi có một cái gì đó. Đại khái là tôi đã chắt lọc được một triết lý sống rất khó giải thích và phức tạp mà tôi sẽ không đi vào ở đây, tại nó hơi sâu quá đối với tất cả mọi người ở đây, nhưng -- (Tiếng cười) triết lý đó là về những gì làm cho các trang web nổi tiếng và, các bạn biết đấy, thật là -- (nhảy như một thằng dở hơi và không bán cái gì cả) (Tiếng cười) thật là đáng tiếc vì tôi không được có thêm thời gian. Có thể tôi có thể quay lại vào năm sau, hay cái gì đó đại loại thế. (Tiếng cười) Tôi bị mê hoặc bởi email. Tôi thường nhận được rất nhiều email. (Số người đã viết rằng họ đã "nhổ ra" hoặc "làm đổ" đồ uống hay "cười đến nỗi nước uống chảy ra khỏi lỗ mũi" trong khi lên xem trang web: 361) Bốn năm sau, tôi vẫn thường nhận được 200 hay 300 email mỗi ngày (Số lần số nước uống bị đổ là cà phê: 287). (Số đơn khai lý lịch tôi nhận được: 14) từ những người tôi không quen biết, và đó là một cơ hội tuyệt vời (Số người lao động mà căn hộ một phòng ngủ của tôi có thể chứa: 0) để làm quen với những văn hóa khác nhau, các bạn hiểu chứ? (Số người đã đề cập đến màu da của tôi liên kết với từ "nhảy": 358) Nó giống như một chiếc kinh thiên văn soi đến phần còn lại của thế giới. (Vào 21/01/03 yuri265 đã viết: ze ơi đây là một bài học cho cuộc đời: "đừng bao giờ nắm cái vòi nước trong cơn hoảng loạn khi bạn ngã xuống toa-let.. Mong bạn chọn đúng từ ngữ. Tiếng Anh của bạn hẳn tốt hơn tôi..") Bạn có thể nhòm ngó cuộc sống của người khác, và tôi cũng cảm thấy như tôi lấy được rất nhiều cảm hứng từ những người lướt web bình thường. Ví dụ như, có người đã viết cho tôi đây Họ đã nói, "Này Ze, nếu anh có đi qua Boulder, hãy đến quậy một phen với chúng tôi nhé," và tôi nói, "Còn đợi gì nhỉ?" Và họ lại nói, "Này Ze, cảm ơn đã đến quậy với bọn tôi, nhưng lúc đó ý tôi là quậy kiểu mà khi tất cả đều không mặc quần áo ý." (Tiếng cười) Và điều đó đã làm tôi xấu hổ chút. Nhưng các bạn biết đấy, đó là một kiểu hợp tác giữa tôi và những người hâm mộ, nên tôi đã nói, "Được thôi." (Tiếng cười) Tôi nghe thấy rất nhiều người trong số các bạn đang thì thầm. (Tiếng cười) Và tôi biết các bạn đang nói gì. Các bạn đang nói, "Trời đất ơi, sao bài diễn thuyết của anh ta trôi chảy thế?" (Tiếng cười) Và tôi phải nói rằng không phải chỉ có tôi vào năm nay, tôi đoán rằng Chris phải nhận lấy một phần công ở đây, bởi vì vào những năm trước, tôi nghĩ rằng đã có một số người thuyết trình dưới tiêu chuẩn của TED. Tôi không rõ lắm. (Tiếng cười) Và vì thế, năm nay Chris đã gửi cho chúng ta một phần mềm mô hình của Hội Nghị TED. (Tiếng cười) Phần mềm này thật sự cho phép chúng ta, những người thuyết trình, đến đó và thực tập ở nhà để chúng ta sẵn sàng hơn với sự trải nghiệm này. Và tôi phải nói rằng, các bạn biết đấy, rằng thật là vui khi được đến đây. (Vỗ tay) Tôi xin kể một câu chuyện đùa cho các bạn nghe. Tuy không phải chỉ có những thứ hay đâu. Các bạn có thể chuyển qua chế độ người chất vấn. Tiếng nói: Này, thằng dở hơi, xuống đi. ZF: Mày tự mà xuống đi. (Tiếng cười) Tiếng nói: Bọn tao muốn Malcolm Gladwell. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Trong trường hợp bạn hết giờ. Tôi -- điều cuối cùng tôi muốn nói là, tôi, thật sự là -- (Tiếng cười) muốn cảm ơn tất cả các bạn đã đến đây. (Tiếng cười) Và chế độ ếch ộp À, lần đầu tiên mà tôi làm tình với một con tôm -- (Tiếng cười) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Điều đó là thật. Một số người nói với tôi, họ nói, Ze, mày làm tất cả những thứ này, những thứ về Internet này, và mày chẳng kiếm ra đồng nào. (Tiếng cười) Tại sao? Và tôi nói, "Mẹ, ba -- (Tiếng cười) Con đang cố gắng." Các bạn biết đấy, tôi không biết nếu các bạn biết điều này, nhưng cái thị trường trò chơi điện tử, bọn trẻ chơi đủ loại trò chơi điện tử, ờm, nhưng, có vẻ như, có cả tấn tiền được chi ra. Ý tôi là, hình như, tôi nghĩ là khoảng 100.000 đôla được chi mỗi năm vào những thứ này. Nên tôi quyết định thử xem thế nào. Tôi đã viết ra được vài trò. (Tiếng cười) Trò này tên là "Người vô thần." Tôi đoán lúc đó là trò này sẽ được ưa chuộng trong giới trẻ. Nhìn đây, tôi di chuyển xung quanh và nói vài câu. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Rốt cuộc thì trò này không được thành công cho lắm. (Tiếng cười) Tôi thật sự không hiểu tại sao các bạn lại cười. (Tiếng cười) Đáng lẽ các bạn đã nên thử trò này trước khi tôi phô bày nó. Trò "Người theo đạo Phật", tất nhiên, trông rất rất giống trò "Người vô thần". (Tiếng cười) Nhưng các bạn quay lại trong hình hài một chú vịt. (Tiếng cười) Và thật là tuyệt vời bởi vì, các bạn biết đấy, với cái giá 25 xu các bạn có thể chơi trò này trong một thời gian rất lâu. (Tiếng cười) Và Chris đã nói trong một bức email, các bạn biết đấy, rằng chúng ta nên đem một cái gì đó mới mẻ đến với TED, một cái gì đó mà chưa ai được thấy. Nên, tôi đã tạo ra trò này cho TED. Nó được gọi là "Người the đạo Cơ-Đốc". Trò này là trò thứ ba trong chuỗi. Tôi hy vọng rằng trò này sẽ đạt được nhiều thàng công trong năm nay. (Tiếng cười) Các bạn có lựa chọn riêng nào không? Tốt. (Tiếng cười) Các bạn có thể đợi sự trở lại của chúa Giê-su -- (Tiếng cười) mà là -- (Tiếng cười) một con số bất kỳ giữa 1 và 500 triệu. (Tiếng cười) Vậy nên, chúng ta đang nói đến cái gì ở đây nhỉ? À, công nghệ giải trí. (Tiếng cười) Công nghệ giải trí đối với tôi mang một ý nghĩa gì đó bởi vì tôi giải trí rất nhiều từ các sản phẩm của công nghệ. Và thực chất, tạo ra những thứ mới bằng công nghệ -- và tôi đang nghiêm túc đấy, mặc dù tôi đang nói một cách mỉa mai châm biếm -- tôi sẽ không -- đợi chút. Tạo ra những thứ mới, các bạn biết đấy -- thật sự đem lại cho tôi nhiều niềm vui. Quá trình chế tạo là thứ kiểu như giữ cho tôi ở trên mức lo lắng liên tục trong cuộc sống một khoảng bằng một trái rưỡi quả bong bóng, và chính cái cảm giác khi biết mình đã hoành thành 80% một cái dự án -- khi mà bạn biết mà bạn vẫn còn phải làm cái gì đó, nhưng chưa hoàn tất, và bạn cũng không đang bắt đầu cái gì đó -- cảm giác đó thật sự làm tràn đầy cuộc sống của tôi. Và vì thế, những gì tôi đã làm là, tôi bắt đầu cảm thấy thích thú với việc tạo ra những không gian trên mạng để chia sẻ cảm giác đó với những người không tự coi mình là nghệ sỹ. Chúng ta đang ở trong một nền văn hóa của sự uy tín. Rất khó khi sử dụng một số phần mềm bởi vì, như các bạn biết đấy, chúng khó gần, người ta cảm thấy như họ phải đọc hướng dẫn trước khi sử dụng. Vì vậy tôi thử -- (Tiếng cười) tôi cố gắng tạo ra những hoạt động nhỏ và đơn giản mà cho phép người khác thể hiện chính mình, và, hy vọng rằng -- ồi, tôi kiểu như -- đang ở trên trang web, nhưng nó không tồn tại. (Tiếng cười) Nó kiểu như -- nghiêm túc đấy -- (Tiếng cười) Tôi cố gắng tạo ra những môi trường có giá trị để người khác có thể thể hiện được chính bản thân. (Tiếng cười) Đây là một cuộc thi mà tôi đã tổ chức được gọi là "Khi Dụng Cụ Văn Phòng Tấn Công" mà tôi nghĩ đã thật sự tạo ra tiếng vang trong -- (Tiếng cười) cộng đồng người lao động (Tiếng cười) Trên 500 mục đăng trong ba tuần, thời trang giấy vệ sinh. (Tiếng cười) Một lần nữa, nhiều người trên toàn nước -- chiếc đồng hồ đeo tay đặc biệt ấn tượng. (Tiếng cười) Các công cụ vẽ trực tuyến -- hẳn các bạn đã thấy nhiều. Tôi nghĩ chúng thật tuyệt vời. Tôi nghĩ đó là cơ hội cho con người có thể nghịch với những cây viết màu và những thứ đại loại thế. Nhưng tôi quan tâm đến quá trình, quá trình của sự tạo dựng, là hoạt động thực sự mà tôi thích thú với. Và vấn đề là rất nhiều người vẽ rất dở, và họ bị làm cho chán nản bởi cái thứ trông kiểu như, các bạn biết đấy, một hình thù gậy gộc nhỏ bé xấu xí mà họ đã tạo ra. Và từ từ, họ ngừng chơi với nó, hoặc vẽ, các bạn biết đây, họ vẽ "chim" và những thứ như thế. (Tiếng cười) Vậy nên, Scribber là một công cụ tạo hình thử nghiệm. Nói cách khác, nó là một công cụ giúp đỡ. Các bạn có thể vẽ cái hình thù gậy gộc của mình và sau đó hợp tác với bạn để tạo ra một bản khắc axit sau thời kỳ chiến tranh của Đức. (Tiếng cười) Nên các bạn có thể -- thực chất, nó được điều chỉnh để vẽ đẹp hơn những thứ trông xấu. Vậy, chúng ta bắt đầu và bắt đầu vẽ nguệch ngoạc và -- vậy nên ý tưởng là các bạn thật sự có thể, các bạn biết đấy, tham gia vào cái quá trình này, nhưng ngắm một bức hình xấu trông đẹp. Và đây là những bức tranh tôi thích. Đây là một con rối mà tôi đã được gửi. Đây, rất đẹp. (Tiếng cười) Ôi. Quả là một thứ đẹp đẽ. Tôi muốn nói là đây quả là một thứ tuyệt vời. Đây là một bé gái 11 tuổi -- mà đã vẽ bức này và nộp nó. Quá đẹp. (Tiếng cười) Tôi -- tôi chết ở đây rồi đấy. Tôi thật sự -- không phải đùa đâu. (Tiếng cười) Nhưng tôi nghĩ rằng đó là -- đó là một điều tuyệt vời và đầy niềm vui. Vì vậy nó được gọi là Dự Án Hư Cấu. Đây là một không gian trên mạng, mà được -- nó đại khái là một bảng thông tin được trang trí lại khích lệ sự hợp tác viết những câu chuyện hư cấu. Đây là những đoạn thơ nhỏ. Mỗi đoạn được viết bởi một người, và thật ra, không có dòng nào -- mỗi dòng được đóng góp bởi một người khác vào một thời điểm khác. Tôi nghĩ rằng cái câu, "bây giờ bị trói lên, trói xuống, bà chủ ác độc đang tiến gần tôi, giờ trói xuống, nó đang lên." câu đó -- câu đó là một cách rất hay, và tôi nói cho bạn biết nhé, nếu bạn về nhà và vợ hay chồng của bạn, hay bất kỳ ai, nó rằng "Chúng ta cần nói chuyện" -- điều đó như làm bạn ớn đến tận bên trong. Nhưng những hoạt động ngoại biên như thế này cho phép con người lại với nhau, làm trò vui. Họ thật sự làm quen với nhau và tôi nghĩ rằng những hoạt động ngoại vi dễ tham gia như thế này là mấu chốt trong việc đem lại sự kết nối xã hội mà chúng ta đang thiếu. Và nhanh, nhanh thôi -- Tôi rất thích những con rối. Đây là một chú rối. Nó nhảy khi có nhạc, Lotte Reiniger, một nhà nghệ sỹ múa rối bà những thập kỷ 20 mà đã bắt đầu thực hiện những thứ phức tạp hơn. Tôi bắt đầu có sở thích với những con rối và tôi muốn cho các bạn xem một thứ cuối cùng. Ồ, đây là cách mà các bạn làm một con rối. (Vỗ tay) Crhris Anderson: Thưa quý vị, ông Ze Frank. (Vỗ tay) Tôi muốn nói về việc chúng ta học được gì từ những người bảo thủ. Tôi đang trong giai đoạn khao khát ngày tháng đã qua của mình, nên tôi muốn thú nhận với các bạn rằng: khi tôi còn trẻ, thật ra tôi là một người bảo thủ. Một thanh niên, thiếu niên Cộng Hòa, lãnh đạo của Thiếu niên đảng Cộng Hòa. Thật ra tôi là thành viên trẻ tuổi nhất của bất cứ phái đoàn nào vào năm 1980, đã bầu cho Ronald Reagan trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa. Tôi biết các bạn đang nghĩ gì. (Tiếng cười) Các bạn nghĩ là: "Internets có nói thế đâu." Các bạn nghĩ là: "Wikipedia không nói về việc này." Và thực ra đây chỉ là một trong những ví dụ của những thứ tạp nham được lan truyền qua Internet. Wikipedia đưa tin rằng người đàn ông này, cựu nghị sĩ quốc hội từ Erie, Pennsylvania 20 tuổi, một trong những người trẻ nhất ở hội nghị đảng Cộng Hòa toàn quốc - nhưng điều này không hề đúng. (Tiếng cười) Thật ra, nó khiến tôi nổi điên lên, xin sửa lại chỗ này. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Tốt. Được rồi, Chuẩn rồi. Chuẩn! (Tiếng cười) Được rồi, người diễn thuyết Lawrence Lessig, đúng. Được rồi. Cuối cùng, sự thật sẽ phơi bày tại đây. Được rồi, thấy không? Xong. Gần xong. Đây rồi. "... đảng viên Cộng Hòa trẻ tuổi nhất", Được rồi, xong. Đây. Hãy lưu đoạn văn lại. Tuyệt vời, xong. Và.. cuối cùng thì Wikipedia đã được chỉnh sửa. Vâng, nhưng không, chúng ta lạc đề rồi. (Tiếng vỗ tay) Khi nghĩ về những người bảo thủ, mong các bạn nghĩ về -- đừng quá để ý đến hội nghị năm 1980 -- mà chú ý đến việc: Những người bảo thủ đi đến nhà thờ. Hiện giờ, rất nhiều người đi nhà thờ. Tôi không nói về việc chỉ những người bảo thủ mới nhà thờ. Tôi không nói những điều về Chúa. Đó không phải ý của tôi. Họ đi nhà thờ, ý tôi là: họ tình nguyện làm không công rất nhiều việc cho nhau. Họ tổ chức tiệc potluck (mỗi người đem đến 1 món). Thật ra, họ bán sách viết về những buổi ăn tối kiểu potluck. Họ phục vụ thức ăn cho người nghèo. Họ chia sẻ, họ phó ra, họ đem biếu không. Đó cũng là những người lãnh đạo các hãng ở phố Wall vào các ngày Chủ Nhật, xuất hiện và chia sẻ. Không chỉ có thức ăn, vâng. Chính những người này có niềm tin mạnh mẽ trong hoàn cảnh khác nhau vào những giới hạn trên thị trường. Họ nắm những vị trí quan trọng trong thị trường. Thật ra, như tất cả chúng ta họ cũng ca tụng mối quan hệ này . Nhưng họ cũng rất lưu ý việc không để tiền dính vào mối quan hệ đó, nếu không, nó sẽ trở thành những thứ như thế này. Những người bảo thủ muốn chỉnh đốn chúng ta để ngăn không để cho thị trường lan đến những nơi đó. Bởi vì họ hiểu rằng: Có những nơi dành cho thị trường và những nơi không nên tồn tại thị trường, nơi ta cho không mọi thứ, tận hưởng tình bạn. Họ nhận ra rằng: hai điều này phải tồn tại cùng nhau. Và điều tuyệt vời thứ hai về những người bảo thủ là: Họ ý thức về hệ sinh thái. Đúng vậy, tổng thống Cộng Hòa đầu tiên của thế kỉ 20 đã dạy cho chúng ta suy nghĩ về môi trường-- Teddy Roosevelt. Họ đi đầu, dạy ta về hệ sinh thái, cụ thể là về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và sau đó, họ bắt đầu dạy về quá trình đổi mới và kinh tế. Họ hiểu rằng, trong bối cảnh đó, là "cho không." Họ hiểu rằng "cho không biếu không" là một nhân tố quan trọng trong sinh thái văn hóa. Tôi muốn các bạn nghĩ về họ như vậy. Bây giờ, tôi biết các bạn không tin tôi lắm. Nên đây là bằng chứng thứ nhất. Tôi muốn nói với các bạn vị anh hùng của tôi, Julian Sanchez, một người theo chủ nghĩa tự do đang làm việc ở nơi mà theo nhiều người, là Viện Cato "xấu xa". Vâng, nên Julian làm đoạn băng này. Anh ấy là một người làm băng tệ hại, nhưng nội dung hay, ta sẽ xem một đoạn. Anh ấy bắt đầu nói: Julian Sanchez: Tôi muốn nhận xét cách văn hóa phối trộn phát triển... (remix culture) Larry Lessig: Anh ấy sẽ nói về 3 đoạn băng sau đây. Đây là một bản phối trộn Brat Pack tuyệt vời dựa trên bản Lisztomania, lan truyền nhanh như virút. Thành công rực rỡ. (Tiếng nhạc) Sau đó vài người ở Brooklyn xem nó và muốn làm giống như vậy. (Tiếng nhạc) Rồi sau đó, dân San Fransisco xem được và họ cũng muốn làm một bản giống vậy. (Tiếng nhạc) Rất tuyệt vời, nhưng, anh chàng theo chủ nghĩa tự do này muốn từ đây rút ra vài bài học quan trọng. Đây là bài học thứ nhất. JS: Rõ ràng cũng có vài điều sâu sắc trong đoạn băng này. Họ đang hành động trong ý thức rằng họ cạnh tranh với bản mashup đầu tiên. Người làm ra đoạn phim rõ ràng có con mắt tinh anh và một chút kinh nghiệm chỉnh sửa hình. Nhưng cơ bản đây chỉ là một nhóm bạn đang vui vẻ với nhau và cùng nhau quậy phá. Nó rất quen thuộc, là một dạng cộng hưởng cho ai tiệc tùng, hát hò, nhảy múa với một nhóm bạn thân. LL: Hoặc là... JS: Vì vậy nó khác với những đoạn băng ta đã xem bởi vì ở đây bản phối trộn không chỉ là của một cá nhân tự soạn nên trong tầng hầm của anh ta; mà trở thành một hành động sáng tạo trong xã hội. Và nó không chỉ cho ra đời một kiểu sản phẩm khác, mà tiềm ẩn khả năng thay đổi liên hệ của chúng ta với nhau. Tất cả các mối tương tác xã hội bình thường của chúng ta trở thành một lời mời gọi cho kiểu biểu cảm tập thể này. Cuộc sống xã hội thực sự của chúng ta được biến đổi thành nghệ thuật. LL: Điều anh chàng theo chủ nghĩa tự do này, rút ra 2 điều... JS: Một là, phối trộn là những cá nhân dùng văn hóa chung như một kiểu ngôn ngữ để truyền thông điệp tới khán giả. Hai là, sự phối trộn xã hội, là sử dụng văn hóa chung để hòa giải mối quan hệ của con người với nhau. Đầu tiên, trong mỗi đoạn băng, nhân vật Brat Pack được sử dụng như một dạng kiểu mẫu để diễn tả hiện thực xã hội của từng nhóm. Nhưng giữa các đoạn băng, có một cuộc đối thoại mà - khi kết cấu cơ bản được thiết lập, trở thành nơi kết nối nét tương đồng và dị biệt giữa thế giới xã hội và vật chất của các nhóm. LL: Và điều này cho tôi, chìa khóa quan trọng để hiểu điều Julian nói... JS: Chính sách bản quyền không chỉ có ý nghĩa làm sao để thúc đẩy quá trình sản xuất một loại hàng hóa nghệ thuật nhất định; nó còn nói về mức độ kiểm soát cho phép thực hiện trong thực tế xã hội của chúng ta -- thực tế xã hội mà bây giờ chắc hẳn tràn ngập văn hóa pop. Tôi nghĩ, quan trọng là chúng ta nhớ được hai loại sản phẩm đại chúng khác nhau này. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc làm sao tối đa hóa nguồn cung của một loại, tôi nghĩ, sẽ có nguy cơ kìm hãm loại phong phú và khác biệt hơn và về mặt nào đó, thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn. LL: Vâng. Chính xác. Đúng thế! Sự tự do cần cơ hội này để có cả thành công trong thương mại của các công trình thương mại lớn lẫn cơ hội xây dựng nên nền văn hóa khác biệt. Để thế, các bạn cần những ý tưởng như: bảo vệ và quan tâm fair use (dùng và tôn trọng nguồn) để thúc đẩy sự đổi mới này, nói như anh chàng yêu tự do kia, giữa hai văn hóa sáng tạo này, một là văn hóa thương mại một là văn hóa sẻ chia. Vấn đề là họ, anh ấy, ở đây, có được văn hóa đó. Điều tôi lo lắng là, chúng ta Dems (số hóa), quá thường xuyên, dầu không nhiều lắm. Được rồi, ví dụ, một công ty tuyệt vời này, thuở xưa, khi đảng Cộng Hòa vận hành công ty đó, tác phẩm tuyệt vời nhất đã xây dựng trên quá khứ. Tất cả những công trình tuyệt vời của Disney, là những tác phẩm lấy từ công trình công cộng, rồi phối trộn lại hoặc chờ được đưa vào khu vực công cộng, rồi phối trộn lại, để kỉ niệm sự sáng tạo của phối trộn nâng cao này. Thật ra, bản thân chuột Mickey, "Tàu hơi nước Willie," khi ấy, là bản phối trộn rất có ảnh hưởng và phổ biến "Tàu hơi nước Bill" của Buster Keaton. Đây là một nhà phối trộn đại tài. Ông ấy là sự tán dương và lí tưởng của thể loại sáng tạo này. Nhưng sau đó công ty trải qua thời kì đen tối khi vào tay người Dân chủ. Quá khác nhau. Đây là trí tuệ bậc thầy đằng sau đoạn văn lâm chung mà chúng ta gọi là Luật mở rộng thời hạn Bản Quyền Sonny Bono, kéo dài thời hạn các bản quyền trước đó lên 20 năm, để không ai có thể làm gì Disney như Disney đã làm với anh em nhà Grimm. Khi thử thách thức việc này, đi đến tòa án tối cao, một cụm người bảo thủ ở đó -- nếu khiến họ thức tỉnh về điều này -- để bỏ nó đi, chúng ta có sự giúp đỡ của những người đoạt giải Nobel bao gồm cả phe hữu người đoạt giải Nobel, Milton Friedman, nói, ông ấy chỉ tham gia kiện cùng nếu từ "chuyện không khó hiểu" (no-brainer) xuất hiện trong đơn kiện. (Cười) Nhưng đây rõ là "không có não" trong đầu mấy người đảng Dân chủ thông qua và ký dự luật này. Có một chú thích nhỏ ở cuối trang Sonny Bono, có lẽ, là một người đảng Cộng hòa, nhưng tôi không tin đâu. Người này không phải thuộc đảng Cộng hòa. Được rồi, ví dụ thứ hai, người anh hùng văn hóa này, biểu tượng ở phe tả, tác giả của nhân vật này. Marshup "Chiến tranh giữa các vì sao", mời mọi người đến, sử dụng năng lượng sáng tạo của họ để gây chú ý đến biểu tượng văn hóa đặc biệt quan trọng này. Hãy đọc giấy phép. Giấy phép cho những người phối trộn này giao tất cả quyền phối trộn về cho Lucas. Bản marshup do Lucas sở hữu. Thật ra, cái gì thêm vào bản marshup, từ những bản nhạc thêm vào, Lucas cũng sở hữu vĩnh viễn toàn cầu, được khai thác miễn phí. Không có bất kì tác giả nào được thừa nhận. Tác giả không có bất kì quyền nào. Trong câu chuyện này, tác giả chỉ là là kẻ cấy thuê. Và chúng ta nên nhớ ai là chủ những người cày thuê cuốc mướn? Đảng viên đảng Dân chủ, đúng không? Nên vấn đề là, những đảng viên đảng Cộng hòa này thừa nhận rằng cần phải có quyền sở hữu, tôn trọng quyền sở hữu, tôn trọng dành cho tác giả, cho người phối trộn, người chủ, người sở hữu tài sản, người sở hữu bản quyền của công cụ quyền lực phi thường này, chứ không phải là một thế hệ cày thuê cuốc mướn. Chúng ta nên rút ra mấy bài học, bài học về sự cởi mở. Cuộc sống là chia sẻ hoạt động, ít nhất, một phần là thế. Thậm chí cho người đứng đầu Goldman Sachs, ít nhất một phần. Để có các hoạt động chia sẻ chúng ta phải bảo vệ tốt những không gian fair-use. Đó là điều thứ nhất. Thứ hai: Hệ sinh thái chia sẻ này cần sự tự do để sáng tạo. Sự tự do, nghĩa là, không cần ai cho phép, là khả năng sáng tạo. Và thứ ba: Chúng ta cần phải tôn trọng tác giả, tác giả của những bản phối trộn này thông qua những quyền mà trực tiếp trói buộc họ. Bây giờ, điều này giải thích việc cánh hữu bất vụ lợi Creative Commons. (tên 1 công ty ở Mỹ) Nó không phải là công ty phi lợi nhuận của phe hữu, nhưng, - để tôi nói đến Creative Commons, cho tác giả, bằng cách đơn giản, đánh dấu nội dung với sự tự do mà họ muốn mang lại. Nên chúng ta đi từ một thế giới "tất cả các quyền được bảo hộ" đến một thế giới "một số quyền được bảo hộ" để mọi người biết sự tự do họ có gắn liến với nội dung, tạo dựng và sáng tạo trên nền tảng của sản phẩm có bản quyền sáng tạo. Những công cụ chúng ta tạo dựng làm cho chia sẻ này có thể thông qua giấy phép để làm rõ và một sự tự do để sáng tạo không đòi hòi phải được cho phép trước bởi vì sự cho phép đã được chuyển nhượng và sự tôn trọng đối với người sáng tạo bởi nó được tạo dựng trên bản quyền được tác giả cấp phép tự do. Và để giải thích âm mưu to lớn của phe hữu rõ ràng đã phát triển quanh những giấy phép này, chẳng hạn như, bây giờ, có hơn 350 ngàn món đồ kĩ thuật số, được cấp phép tự do theo cách này. Bây giờ hình ảnh hệ sinh thái của sự sáng tạo, hình ảnh của hệ sinh thái của sự cân bằng sáng tạo, bây giờ chúng ta đang có hệ sinh thái sáng tạo đó? Vâng, như các bạn biết đấy, không nhiều người ở đây tin là ta có. Tôi đã bước vào thực tế của hệ sinh thái sáng tạo này vào tuần trước. Tôi đã tạo một video dựa trên Wireside Chat và tôi đã đăng tải nó trên YouTube. Sau đó tôi nhận được thư từ YouTube, kì cục thay, thông báo cho tôi rằng nội dung trong đó sở hữu bởi WMG bí ẩn và phù hợp với ID nội dung của họ. Nên tôi đã không để ý lắm. Sau đó trên Twitter, có người nói với tôi, "Bài anh nói trên YouTube là DMCA'd. Đó là mục đích của anh?" tưởng tượng rằng tôi đã có âm mưu tiết lộ chỗ hở rõ ràng trong DMCA. Tôi trả lời, "Không." Không hề. Sau đó, tôi đi đến trang đó và tất cả âm thanh ở trang của tôi đã bị tắt tiếng. Toàn bộ đoạn băng dài 45 phút của tôi đã bị tắt tiếng bởi vì có những vết cắt trong đoạn băng đó, một đoạn băng về fair-use, bao gồm cả âm nhạc Warner Music Group. Bây giờ, thật thú vị, họ vẫn còn bán quảng cáo cho thứ nhạc đó, nếu bạn bật đoạn băng bị tắt tiếng. Bạn vẫn có thể mua phần nhạc, nhưng bạn không thể nghe tiếng gì bởi vì nó đã bị tắt tiếng. Nên tôi đã làm theo điều chế độ hiện hành nói tôi phải làm, để được tự do sử dụng YouTube để nói về fair-use. Tôi đã đi đến trang này, và phải trả lời những câu hỏi này. Và sau đó theo kiểu Bart Simpson, theo cách của tụi 'chíp hôi', bạn phải thực sự gõ những từ này cho chính xác, để xác nhận lại quyền tự do nói của bạn. Và tôi thấy như thể mình đang học lại lớp 3. "Em hứa sẽ không đặt đinh trên ghế thầy cô. Em hứa sẽ không đặt đinh trên ghế thầy cô." Thật ngớ ngẩn. Thật thái quá. Đó là sự xuyên tạc hệ thống tự do chúng ta nên ủng hộ. Và tôi muốn hỏi: Ai chống lại điều đó? Vâng, thật thú vị, trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi, người phản đối số một và tích cực sự điều chỉnh hệ thống này trong bài phát biểu trực tuyến? John McCain. Thư nối tiếp thư tấn công việc Youtube đã không tôn trọng fair-use hơn khi họ thông cáo kì lạ và tháo gỡ hệ thống, điều này khiến chiến dịch tranh cử của ông nhiều lần bị ném khỏi Internet. Bây giờ, đó là câu chuyện của tôi, thuở tươi đẹp của hành động điên rồ của phe hữu. Hãy quay về hiện tại, bây giờ, khi tôi là tay cánh tả nhỏ bé -- Tôi chắc chắn thuận tay trái, nên ít nhất chơi tay trái -- Và tôi tự hỏi, cánh tả chúng ta có hi vọng tạo dựng hệ sinh thái tự do này, ngay bây giờ, trong một thế giới mà, chúng ta biết lực nghịch lại mạnh mẽ vô cùng, nơi mà thậm chí, biểu tượng của phe tả như thế này tiêu khiển và thúc đẩy những dự luật sẽ có hiệu lực cấm các đòi hỏi truy cập mở cho các nghiên cứu do chính phủ tài trợ? Vị tổng thống, người đã hỗ trợ một quá trình đàm phán thỏa thuận bí mật, mà có hiệu lực chặn chúng ta vào hệ thống điên cuồng của DMCA mà chúng ta đã thông qua và gần như chặn chúng ta vào con đường của 3 cuộc đình công, bạn đã bị loại ra, dĩ nhiên, còn thế giới vẫn đang thông qua. Chưa hề tạo ra một cuộc cải cách nào. Và chúng ta không mong thấy sự thay đổi này trong hệ thống này một cách sớm sủa. Nên đây là những bài học về sự cởi mở mà tôi nghĩ chúng ta nên rút ra. Cởi mở là một cam kết hướng đến một bộ giá trị. Chúng ta cần nói về những giá trị đó. Giá trị của sự tự do. Giá trị của cộng đồng. Giá trị trong việc hạn chế các qui định. Giá trị của tôn trọng tác giả. Bây giờ, nếu học biết những giá trị này từ ít nhất là một ít ảnh hưởng ở phe hữu, nếu có thể dùng và kết hợp chúng, có lẽ chúng ta có thể trao đổi một chút. Chúng ta học những giá trị ở phe tả, và có lẽ họ phụ trách y tế, hay pháp chế về nóng lên toàn cầu hay gì đó bên cánh hữu. Dù sao đi nữa, hãy tham gia với tôi trong việc giảng giải những giá trị này. Cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta đang ở 25, 26 sau sự ra đời của Macintosh, 1 sự kiện có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử giao diện con người - máy móc và trong ngành điện toán nói chung. Nó một cách cơ bản thay đổi cách mà con người nghĩ về kỹ thuật tính toán, nghĩ về máy tính, về cách sử dụng và đối tượng nào, có bao nhiêu người có thể sử dụng. Thực ra, đó là 1 thay đổi cơ bản đến mức đội phát triển Macintosh đầu tiên trong những năm 82, 83, 84 đã phải viết một hệ điều hành mới tinh. Nào, đây là một thông điệp nhỏ đầy thú vị, và theo tôi đó là 1 bài học đã bị lãng quên, mất đi, đại loại thế. Cụ thể, đó là hệ điều hành (OS) là giao diện. Giao diện là hệ điều hành. Nó như là vùng đất và vị vua Arthur,chúng không khác biệt, chúng là một. Và để viết hệ điều hành mới không phải việc ngày 1 ngày 2 là xong. Nó không chỉ là việc điều chỉnh các đoạn chương trình đồ họa. Không có các chương trình đồ họa, không có trình điều khiển chuột. Vì thế nó rất là cần thiết. Nhưng trong một phần thế kỷ kể từ đó, Chúng ta đã nhìn thấy những công nghệ hỗ trợ cơ bản nổi điên. Vì dung lượng của bộ nhớ đệm và dung lượng của bộ nhớ đĩa đã được nhân lên tới khoảng từ 10,000 đến 1 triệu Tương tự cho tốc độ bộ xử lý. Hệ thống mạng, chúng ta chưa từng có bất cứ hệ thống mạng nào tại thời điểm mà Macintosh được giới thiệu. Và đó trở thành một khía cạnh nổi bật duy nhất trong cách chúng ta sống với máy tính. Và, tất nhiên, đồ họa ngày nay: với $84.97 tại Bes Buy nâng cấp sức mạnh đồ họa hơn là bạn có thể có khi chi 1 triệu đô cho SGI chỉ 10 năm trước. Vì đó là sự phát triển thẳng đứng đáng kinh ngạc Tiếp đến, chúng ta có Web và, điện toán đám mây đang ngày càng phát triển thật là không tưởng, nhưng đối với những giao diện mà cơ bản thì có những thứ như là sự sao lãng. Vì thế chúng ta đã quên đầu tư vào các giao diện mới. Chắc chắn chúng ta đã thấy, có rất nhiều sự thay đổi trong những năm gần đây. Và mọi người đang bắt đầu thức tỉnh. Vì thế cái gì kế tiếp đây? Chúng ta sẽ đi đến đâu từ đây? Vấn đề, như chúng ta thấy bao gọn trong một từ đơn giản :"không gian" hay một cụm từ đơn giản duy nhất, "Thế giới hình học thật" Máy tính và ngôn ngữ lập trình mà chúng ta nói với chúng, và chúng ta dạy chúng trở nên cực kỳ vô nghĩa khi đến với không gian. Chúng không hiểu không gian của thế giới thật. Buồn cười ở chỗ vì tất cả chúng ta sống trong đó khá thường xuyên và khá tốt. Chúng cũng không hiểu về thời gian, nhưng đó là vấn đề cho 1 cuộc nói chuyện khác. Vì thế cái gì sẽ diễn ra nếu chúng ta bắt đầu giải thích không gian cho chúng? Một thứ mà bạn có lẽ có là thứ gì đó giống như Phòng Sáng. Phòng Sáng là một hệ thống mà trong đó chúng được xem xét những không gian ra vào vào được đồng vị. Nó đơn giản một cách kỳ lạ, và vâng, ý tưởng chưa được khám phá, đúng không. Khi chúng ta dùng chuột, tay chúng ta đặt dưới đây trên tấm lót chuột. Nó thậm chí không đồng phẳng như là cái mà bạn đang nói đến. Các điểm ảnh biểu hiện trên màn hình. Vì thế ở đây là một căn phòng nơi mà tường, sàn và trần, vật nuôi, cây cảnh hay bất cứ cái gì ở đó không chỉ có khả năng hiển thị mà còn cảm nhận được. Và điều đó nghĩa là những cái cho vào hay lấy ra là cùng một không gian cho phép những thứ như thế. Đó là cách lưu trữ số trong môi trường vật lý. Sự rút ngắn tương tự như với các vật thể thật trong vật chứa thật. Phải quay trở ra, bất cứ thứ gì bạn bỏ vào. Một thí nghiệm thiết kế nhỏ đó là một văn phòng nhỏ ở đây biết một vài thủ thuật khác như thế. Nếu như bạn chỉ cho nó với một bảng cờ, nó sẽ cố nghĩ ra ý bạn là gì. Và nếu như không có gì cho nó để làm, những mảng cờ sẽ chán và nhảy đi mất. Những học giả, người mà quan sát công việc này nghỉ rằng nó quá ư là vô tích sự vì thế chúng tôi xây dựng một ứng dụng nghiêm trọng chết người như cái bàn quang nguyên mẫu này trên đó đặt 1 nút hộp kem đánh răng trên 1 hộp các tông trở thành tia laser Các thấu kính và thiết bị tách tia sán được đại diện bởi các vật thể thực, vàhệ thống chiếu xuống đường đi của tia laser và thế là bạn có 1 giao diện mà không có giao diện. Bạn vận hành thế giới như là bạn vận hành thế giới thực, mà có thể nói, với bàn tay của bạn. Tương tự , một đường hầm gió kỹ thuật số với gió kỹ thuật số thổi từ phải sang trái. Nó không đáng kể ở chỗ, chúng tôi không sáng chế ra toán học. Nhưng nếu mà bạn hiển thị trên CRT hay một bảng hiện thị phẳng, nó có thể vô nghĩa để mà giữ một đối tượng tùy ý đối tượng thật trong đó. Ở đây, thế giới thực hòa trộn với sự mô phỏng. Và cuối cùng, để kéo ra tất cả các điểm dừng, đây là hệ thống được gọi là Urp, cho các nhà quy hoạch đô thị, trong đó chúng tôi đưa cho các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đô thị những mô hình mà chúng tôi tịch thu khi chúng tôi năn nỉ họ sử dụng dùng hệ thống CAD. Và chúng tôi làm cái máy đáp ứng cho họ một nửa. Chúng chiếu xuống các bóng kỹ thuật số, như bạn thấy ở đây Và nếu như bạn giới thiệu những công cụ như cái đồng hồ ngược này kế đến bạn có thể điều chỉnh được vị trí của mặt trời trên bầu trời, Đây là bóng đổ lúc 8 giờ sáng. Chúng ngắn hơn 1 chút lúc 9 giờ/ Bạn thấy đấy, đung đưa mặt trời xung quanh. Bóng đổ ngắn lúc trưa và cứ thế. Và chúng ta xây dựng một chuỗi những công cụ như thế. Đây là nghiên cứu liên bóng mà trẻ con có thể thực hiện, thậm chí chúng chẳng biết bất cứ gì về quy hoạch đô thị, để di chuyển 1 tòa nhà, bạn đơn giản chạm nó bằng tay và di chuyển nó. Một cây đũa thần biến tòa nhà thành 1 thứ của Frank Gehry, phản xạ ánh sáng theo mọi hướng. Bạn có phải người qua đường mù lòa và những tay lái moto trên các xa lộ? Một công cụ quy hoạch kết nối những cấu trúc ở xa , 1 tòa nhà và 1 lòng đường. Bạn sẽ nhận được đơn kiện của ủy ban quy hoạch? Và vân vân. Bây giờ, nếu những ý tưởng đó có vẻ quen thuộc hay có lẽ thậm chí một tý gì đó lỗi thời, điều đó tốt, chúng ta nên cảm thấy quen thuộc. Công việc đó đã có 15 năm tuổi rồi. Những thứ này được làm bởi MIT và phòng thí nghiệm Truyền Thông. dưới sự hướng dẫn tuyệt vời của giáo sư Hiroshi Isshi, Giám đốc của Nhóm Phương Tiện Truyền Thông Hữu Hình Công trình đó đã lọt vào tầm mắt của Alex McDowell một trong những nhà thiết kế sản xuất huyền thoại của thế giới. Nhưng Alex đang chuẩn bị một chẩn bị một đoạn phim ngắn, có tên "Minority Report" cho Steven Spielberg. Và mời chúng tôi ra khỏi MIT và thiết kế các giao diện sẽ xuất hiện trên phim. Và điều tuyệt vời về nó là Alex đã rất tận tụy để để cái ý tưởng thành sự thật, cái ý tưởng rằng giả định năm 2054 mà chúng ta vẽ lên trên phim có thể tin được, rằng anh đã cho phép chúng ta lấy bản thiết kế đó như nếu như nó là nỗ lực của nghiên cứu và phát triển Cái kết quả là thứ gì đó như là sự mãn nguyện lâu dài. Người ta vẫn tham khảo những trình tự trong "Minority Report" khi họ nói về thiết kế giao diện người dùng mới. Và điều đó dẫn tới 1 vòng tuần hoàn đầy đủ, một cách rất lạ để mà xây dựng những ý tưởng đó thành cái mà chúng ta tin tưởng là tương lai cần thiết cho sự tương tác giữa máy móc và con người, chúng tôi gọi nó là môi trường hoạt động không gian Vì thế ở đây chúng tôi có một đống những thứ, một vài hình ảnh. Và, sử dụng tay, chúng tôi có thể thực hiện 6 mức độ của tự do, 6 mức độ điều khiển hướng. Và nó khá vui để mà bay xuyên qua mắt của ông Beckett Và bạn có thể đến trở lại trong xuyên qua các con vượn đáng sợ. Và tất cả khá tốt. Hãy thực hiện một điều gì đó khó hơn 1 tý. Ở đây, chúng tôi có một đống các bức ảnh riêng lẽ Chúng ta có thể bay vòng quay chúng. Vì thế xác định phương hướng là một vấn đề cơ bản. Bạn có thể định vị trong không gian 3 chiều. Nhiều như những gì chúng ta muốn máy tính giúp chúng ta lúc đầu trong môi trường không gian. Và những phần vốn không thuộc về không gian có thể chuyển thành trong không gian. để cho phép bộ não chúng ta cảm nhận nó tốt hơn. Bây giờ chúng ta có thể chia những thứ này ra nhiều cách khác nhau. Vì thế chúng ta có thể quăng chúng ra như thế nào. Hãy làm lại nào. Chúng ta có thể sắp xếp chúng theo cách này. Và tất nhiên, nó không chỉ là định vị phương hướng, mà nó còn về những thao khác nữa. Vì thế nếu chúng ta không những một vài thứ, hay chúng ta rất hiếu kỳ về Những chứng minh khoa học vô căn cứ của Emst Haeckel, chúng ta có thể đẩy chúng ra như thế này. Và kế đến, nếu đây là lúc để phân tích, chúng ta có thể kéo trở lại một chút. và yêu cầu một bản phân phối khác. Hãy đi xuống một chút và bay vòng. Đó là cách khác để nhìn vào vật. Nếu bạn có một tính phân tích thế nên bạn có thể muốn nhìn chúng như là một biểu đồ màu sắc. Vì thế chúng tôi có những các màu sắc được sắp xếp góc bản đồ thành màu sắc. Và bây giờ, nếu bạn muốn chọn những thứ, không gian 3 chiều, không gian, ý tưởng mà chúng ta dùng tay trong không gian thực trở nên cực kỳ quan trọng bởi vì chúng ta có thể chạm vào, không chỉ trong không gian 2 chiều, hay giả lập 3 chiều, mà là không gian 3 chiều thực sự. Đây là một vài mặt phẳng lựa chọn. Và chúng tôi sẽ thực hiện thao tác Boolean này bơi vì chúng tôi thực sự thích màu vàng những con heo vòi trên đám cỏ xanh. Vì thế, từ đây đến thế giới thực. Đây là hệ thống logic một mảnh nhỏ của thứ mà chúng ta đang xây dựng. Có rất nhiều những thành phần. Và một thứ mà rất quan trọng là phối hợp những dữ liệu phẳng truyền thống với không tin không gian 3 chiều. Vì ở đây là một nơi quen thuộc. Và chúng ta nó quay lại đây một lúc. Có lẽ lựa chọn một ít của thứ này. Và mang nó vào biểu đồ. Và bây giờ chúng ta có thể, có khả năng bay từ đây và nhìn gần hơn. Đó là những yếu tố logic mà được rải rát khắp nước Mỹ. Một thứ mà những tương tác 3 chiều và những ý tưởng chung của sự tính toán nhuẫn nhuyễn với không gian dành cho bạn, là nguyên nhân hủy diệt cuối cùng mà không may ghép đôi một đối một với con người và máy tính. Đó là cách cũ, là câu thần chú cũ, đúng không, một máy, một con người, một chuột, một màn hình. Điều đó hoàn toàn không bỏ nó nữa. Vì thế trong thế giới thực, chúng ta có những người mà phối hợp cùng nhau; chúng ta có những người mà làm việc chung với nhau. Và chúng ta có những cách biểu hiện khác nhau. Và chúng ta có lẽ muốn nhìn những hình ảnh khác nhau. Chúng ta muốn tìm vài sự giúp đỡ. tác giả của thiết thiết bị chỉ này đang ngồi đằng này, vì thế tôi có thể kéo thứ này từ đây đến đó. Chúng là những cỗ máy không liên quan, đúng chứ. Vì thế sự tính toán là không gian giải được và mạng lưới giải được. Vì thế tôi sẽ bỏ nó ở đây bởi vì tôi có câu hỏi cho Paul. Paul là nhà thiết kế của cây đũa phép này, và có lẽ dễ nhất cho anh ta đến đây là nói tôi biết những gì đang diễn ra. Vì thể để tôi lấy những thứ này ra. Và kéo mảnh này, tôi sẽ tiếp tục và khám phá nó Kevin, anh giúp tôi chứ? Để tôi xem thử tôi có thể giúp chúng ta tìm thấy bảng mạch. Bạn có thể nghĩ đây đại loại như bài tập tháo súng nhưng tôi làm nó trong phòng thí nghiệm suốt. Được rồi. vì vậy hợp tác làm việc, cho dù đó là làm việc cùng vị trí hay xa nhau, nó đều luôn quan trọng. Và nữa, những thứ cần được tách ra trong không gian. Và cuối cùng, tôi sẽ cho bạn một cái nhìn thoáng qua mà dẫn chúng ta quay trở lại thế giới giàu hình tượng Đó là hệ thống mà gọi là TAMPER, mà là một cái nhìn hơi lạ một tý vào những gì của tương lai biên tập và hệ thống thao tác đa phương tiện như thế nào. Chúng ta ở Oblong tin rằng truyền thông nên truy cập nhiều hơn nữa những dạng mịn Vì thế chúng ta có một số lượng các đoạn phim sau chứa trong đây. Và hãy lấy một vài yếu tố. Chúng ta có thể chạy vụt qua chúng dễ dàng. Chúng ta có thể túm lấy những yếu tố ra phía trước, nơi khi chúng được hồi sinh vào sự sống, và kéo chúng xuống trên bàn ở đây. Chúng ta sẽ đi đến Jacques Tati và chọp lấy anh bạn màu xanh đây và cũng đặt anh ta xuống bàn Chúng ta có lẽ cần nhiều hơn một. Và chúng có chắc chắn cần, chà, chúng ta chắc cần có một chàng chăn bò thật lòng đấy (Cười) Vâng, hãy lấy cái này. (Cười) Bạn thấy đấy, chàng chăn bò và chàng hề người Pháp không hợp nhau tý nào, và hệ thống biết điều đó. Hãy để tôi kết thúc với một suy nghĩ cuối, và đó là một trong những nhà văn người Anh vĩ đại của 3 thâp kỷ qua đề nghị rằng nghệ thuật vĩ đại bao giờ cũng là món quà. Và ông ta không hề nói về cuốn tuyểu mà chỉ tốn có 24.95, hay thậm chí là bạn chi ra có 70 triệu đô để mua quyển Vermeer bị đánh cấp, ông ta đáng nói về những tình huống của sự tạo ra nó và sự tồn tại của nó. và tôi nghĩ rằng đây là lúc mà chúng ta hỏi tương tự cho công nghệ. Công nghệ đủ khả năng thể hiện và thấm nhuần với sự rộng lượng nhất định, và chúng ta cần có nhu cầu đó, thật tế. Cho một vài kiểu của công nghệ, trung tâm mặt đất là sự kết hợp của thiết kế, là cái rất ư quan trọng. Chúng ta không thể có những sự tiến bộ trong công nghệ lâu hơn nữa trừ khi những thiết kế không được tích hợp từ những khi sớm bắt đầu. Và, cơ quan cũng như hiệu quả. Chúng ta như là loài người, sinh vật mà tạo ra, và chúng ta chắc rằng những cố máy mà trợ giúp chúng ta trong công việc và được xây dựng cùng với hình ảnh đó. Vì thế tôi sẽ để đó cho bạn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Thật ra để hỏi một câu hỏi cho rõ -- thật ra là từ Bill Gates -- Khi nào? (Jon lập lại: Khi nào?) Chris Anderson: Khi nào thật? Khi nào cho chúng ta, không chỉ trong phòng thí nghiệm hay trên sân khấu? Nó có thể nào cho mọi người,, hay chỉ là cho tổ chức hay các nhà làm phim? JU: Không, nó ban đầu là cho loài người. Đó là toàn bộ mục đích của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thể thành công trừ khi chúng tôi không thực hiện một bước lớn. Ý tôi là khoảng 25 năm. Có thể có thực sự chỉ là một trong những giao diện? Có thể không. CA: Nhưng có phải nó có nghĩa là, tại bàn của bạn hay tại nhà bạn, bạn cần phải có máy chiếu, máy quay? Bạn biết đó, nó hoạt động ra sao? JU: Không, những thứ nào sẽ được tích hợp vào từng màn hình hiển thị. Chúng có thể được tích hợp vào kiến trúc. Găng tay có thể bỏ đi sau vài tháng hoặc vài năm. Vì thế điều đó là khó tránh khỏi. CA: Vậy, theo anh, trong vòng 5 năm tới, vài người có thể mua nó như là phần trong một giao diện máy tính chuẩn? JU: Tôi nghĩ trong vòng 5 năm khi bạn mua máy tính, bạn sẽ có nó. CA: Chà điều đó tuyệt. (Vỗ tay) Thế giới luôn khiến chúng ta ngạc nhiên như cách các thứ này được sử dụng. Theo bạn, ứng dụng sát thủ đầu tiên cho cái này là gì? JU: Đó là câu hỏi hay, và chúng tôi tự hỏi mỗi ngày. Tại lúc này, những khách hàng sớm của chúng tôi -- và những hệ thống được triển khai trong thế giới thực -- xử lý tất cả những dữ liệu lớn, các vấn đề dữ liệu nặng với nó. Vì thế, cho dù nó là vấn đề logic với quản lý chuỗi cung cấp hoặc khí tự nhiên và khai thác tài nguyên, dịch vụ tài chính, dược học, thông tin di truyền học, đó là những chủ đề bây giờ, nhưng đó không là những ứng dụng sát thủ Và tôi hiểu những gì mà bạn đang hỏi. CA: Coi nào, coi nào, võ thuật, trò chơi, coi nào. (Cười) John, cám ơn anh vì đã biến khoa học giả tưởng thành thật JU: Đó là niềm hân hạnh của tôi Cám ơn tất cả các bạn. (Vỗ tay) Sáng hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài câu chuyện về đại dương qua công việc của tôi-một nhiếp ảnh gia của tạp chí Địa Lý Quốc Gia (National Geographic) Tôi nghĩ rằng tôi trở thành một nhà nhiếp ảnh dưới lòng đại dương và một phóng viên ảnh bởi tôi yêu đại dương như một đứa trẻ vậy. Và tôi muốn kể một vài câu chuyện về tất cả những gì tuyệt vời mà tôi đã trông thấy dưới nước cuộc sống hoang dã và các hành vi đáng kinh ngạc thú vị. Và sau 30 năm làm công việc này, sau 30 năm quan sát đại dương, tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên với những cuộc gặp gỡ bất thường trong khi đang trên biển. Nhưng gần đây tôi cũng thấy ngày càng nhiều hơn những thứ tồi tệ dưới đại dương, những thứ mà tôi không nghĩ đa số mọi người nhận ra. Và tôi buộc phải hướng máy ảnh của mình về phía những thứ tồi tệ này nhằm mục đích kể một câu chuyện toàn diện hơn. Tôi muốn mọi người thấy những gì đang diễn ra dưới đại dương cả khía cạnh kinh hoàng lẫn kỳ diệu. Câu chuyện đầu tiên mà tôi thực hiện cho tạp chí Địa Lý Quốc Gia (NatGeo) ở đó tôi nhận ra khả năng có thể bao hàm những vấn đề môi trường trong phạm vi lịch sử tự nhiên là một câu chuyện tôi đã đề xuất về hải cẩu bắc cực. Bây giờ câu chuyện tôi muốn kể, đầu tiên, là chỉ tập trung quan sát vài tuần mỗi năm ở đó những loài này di trú xuống từ bắc cực của Canada đến vịnh St. Lawrence của Canada để kết đôi, giao phối và đẻ con. Và tất cả những điều này diễn ra trong bối cảnh các tảng băng trôi di chuyển theo gió và thủy triều. Và vì tôi là nhiếp ảnh gia dưới nước, nên tôi muốn thực hiện câu chuyện này từ cả phía trên lẫn phía dưới, để chụp hình giống như này, bức hình một trong số những con non thực hiện lần bơi đầu tiên trong nước băng đá ở nhiệt độ -29 độ. Nhưng khi tôi để hết tâm trí vào câu chuyện, tôi nhận ra rằng có hai vấn đề môi trường lớn tôi không thể bỏ qua. Đầu tiên là những sinh vật này đang tiếp tục bị săn bắn, bị giết hại bằng như cây dùi hakapik khi mới được 8, 15 ngày tuổi. Đó thực tế là sát hại động vật biển có vú lớn nhất trên hành tinh, vơi số lượng hàng trăm ngàn con bị giết hằng năm. Nhưng đáng lo ngại hơn thế là, tôi nghĩ vấn đề lớn hơn cho hải cẩu bắc cực là sự mất đi của băng đá do tình trạng ấm lên của trái đất. Đây là một hình ảnh từ trên không mà tôi chụp được cho thấy vịnh St. Lawrence vào mùa hải cẩu bắc cực. Và mặc dù chúng ta thấy rất nhiều băng trong bức ảnh này, nhưng cũng thấy rất nhiều nước, mà trong quá khứ không có. Và lớp băng khá mỏng. Vấn đề là những con non này cần một nền băng vững chắc để được nuôi bởi mẹ chúng. Chúng chỉ cần 12 ngày từ khi sinh ra tới khi chúng có thể tự lập. Nhưng nếu chúng ko có 12 ngày trên băng, chúng có thể ngã xuống biển và chết. Đây là bức ảnh tôi chụp cho thấy một trong số những con non này mới 5 hay 7 ngày tuổi -- vẫn có một ít dây rốn trên bụng của nó - bị ngã xuống biển do lớp băng quá mỏng, và con mẹ đang cố gắng trong điên cuồng đẩy nó lên để nó có thể thở và đưa nó lại chỗ bám ổ định. Vấn đề này vấn đang tiếp tục trầm trọng thêm mỗi năm. Tôi đã đọc được rằng, năm ngoái, tỷ lệ tử vong các con non là 100 phần trăm ở các khu vực thuộc vịnh St Lawrence. Vì vậy, rõ ràng, loài này sẽ rất khó để sinh tồn trong tương lai. Dự án này kết thúc đã trở thành một câu chuyện đăng trên trang bìa của tạp chí. Và đã nhận được khá nhiều sự chú ý. Và với thành công đó, tôi thấy được tiềm năng cho việc bắt đầu thực hiện các câu chuyện khác về các vấn đề đại dương. Vì vậy tôi đề nghị một chủ đề về khủng hoảng cá toàn cầu, một phần bởi vì tôi đã đích thân chứng kiến rất nhiều sự suy giảm trong đại dương trong vòng 30 năm qua, mà còn bởi vì tôi đọc một bài báo khoa học trong đó chỉ ra 90 % các loại cá lớn trong đại dương đã biến mất trong 50 hay 60 năm vừa qua. Đây là những con cá ngừ, cá kiếm và những con cá mập. Và khi tôi đọc nó, tôi vô cùng ngạc nhiên bởi các con số ! Tôi nghĩ đây sẽ là tiêu đề tin tức trong mọi phương tiện truyền thông. Nhưng thực tế không như vậy, vì vậy tôi muốn thực hiện một câu chuyện khác hoàn toàn với các câu chuyện về cuộc sống dưới nước. Tôi muốn nó gần giống với nhiếp ảnh chiến trường, ở đó tôi sẽ chụp những bức ảnh trong điều kiện như đang ở chiến trường chúng cho độc giả thấy được thực trạng đang diễn ra với động vật biển trên khắp hành tinh. Phần đầu tiên của câu chuyện mà tôi nghĩ là cần thiết, tuy nhiên, là để cho độc giả cảm thấy đánh giá cao những động vật biển mà họ đã ăn. Bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng mọi người tới nhà hàng, một số người gọi món thịt bò hầm, và chúng ta đều biết rõ nguyên liệu để làm món đó lấy từ đâu, một số người gọi món gà, và chúng ta cũng đều biết rõ con gà nó như nào, nhưng khi họ ăn món sushi cá ngừ vây xanh, thì họ không hề biết về các động vật tuyệt đẹp mà họ đang tiêu thụ ? Bây giờ, đây là những con sư tử và hổ biển. Trong thực tế, những động vật này không có bản sao trên đất liền; chúng là duy nhất trên thế giới. Đây là những động vật có thể bơi từ xích đạo đến các cực và có thể lan tỏa khắp các đại dương trong toàn bộ quá trình một năm. Nếu chúng ta không đánh bắt chúng, chúng sẽ không ngừng lớn lên trong suốt cuộc đời, và sẽ có những con cá ngừ vây xanh 30 tuổi nặng hàng tấn. Nhưng sự thực là chúng ta có cách đánh bắt quá hiệu quả ! nên nguồn cá đã bị suy giảm nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Đây là phiên đấu giá hàng ngày tại chợ cá Tsukiji đó là bức ảnh tôi chụp 2 năm trước. Và mỗi ngày những con cá ngừ vây xanh này, được xếp thành đống như đống gỗ, trong các nhà kho san sát. Và tôi đi lang thang quanh khu vực chọ và chụp những bức ảnh này, trong tâm trí tôi xuất hiện ý nghĩ đại dương không phải là một cửa hàng tạp hóa, bạn biết đấy. Chúng ta không thể tiếp tục dùng mà không nghĩ tới hậu quả nghiêm trọng. Qua câu chuyện, tôi cũng muốn chỉ cho người đọc thấy cá được đánh bắt như thế nào, một số phương pháp được sử dụng để đánh bắt cá, như là một tàu đánh cá dưới, đó là một trong những phương pháp phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một tấm lưới nhỏ được sử dụng ở Mexico để bắt tôm, nhưng cách thức hoạt động cơ bản là giống nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bạn có một cái lưới lớn ở giữa với 2 cửa ở một trong 2 đầu. Và khi chiếc lưới này được kéo dưới nước hai cửa gặp phải lực cản của nước, và nó mở miệng lưới ra, và họ đặt nổi ở phía trên và một đường dẫn ở phía đáy. Và chỉ kéo lê phía trên của đáy, trong trường hợp này để bắt tôm. Nhưng như bạn có thể tưởng tượng, nó cũng bắt tất cả các loài khác trên đường đi của nó. Và nó đang phá hủy cộng đồng sinh vật quý hiếm dưới đáy biển, những thứ như bọt biển và san hô, đó là môi trường sống quan trọng của các động vật khác. Bức hình này tôi chụp một người đánh cá đang giữ con tôm mà anh ta bắt được sau khi kéo lưới khoảng một giờ. Vì vậy, ông đã bắt được một nhúm tôm, có thể bảy hoặc tám con, và tất cả những sinh vật đó trên boong tàu cũng đồng thời bị lưới kéo lên. Những sinh vật này đã chết trong quá trình này, nhưng không hề có giá trị về mặt kinh tế. VÌ vậy đây là cái giá thực của một bữa tối với món tôm, có thể 7 hoặc 8 con tôm và 10 lbs các sinh vật khác đã phải chết trong quá tinh này. Và để nhấn mạnh điểm này, tôi đã bơi phía dưới con tầu đánh bắt tôm và chụp bức ảnh này của một gã đang xúc những sinh vật bị bắt nhầm này đổ ra biển như là rác và chụp được dòng thác của cái chết, Bạn biết đấy, các sinh vật thuộc họ cá đuối, cá bơn, cá nóc, mà chỉ một giờ trước đây, còn đang ở dưới đáy của đại dương, còn sống, nhưng giờ đây bị ném trở lại như là rác Tôi cũng muốn tập trung vào ngành công nghiệp đánh bắt cá mập bởi vì hiện nay trên hành tinh, chúng ta đang giết hại 100 triệu con cá mập mỗi năm. Nhưng trước khi tôi ra ngoài để chụp về nó, tôi đã vật lộn với các ý niệm về làm thế nào để chụp hình ảnh của một con cá mập chết mà sẽ làm rung động độc giả. Bạn biết đấy, tôi nghĩ vẫn còn có rất nhiều người ở ngoài kia nghĩ rằng tốt nhất là cho mấy con cá mập chết hết đi. Nhưng một buổi sáng tôi nhảy vào và tìm thấy con cá nhám đuôi dài này nó vừa mới bị chết trong lưới dạng mang. Và với vây ngực rất lớn và đôi mắt của nó vẫn còn rất rõ ràng, nó làm tôi cảm thấy nhói lòng như bị đóng đinh. Điều này cuối cùng lại trở thành những hình ảnh chính trong câu chuyện thuỷ sản toàn cầu trong tạp chí NatGeo. Và tôi hi vọng rằng nó giúp người đọc chú ý tới vấn đề 100 triệu con cá mập. Và bởi vì tôi yêu quý cá mập -- Tôi hơi bị ám ảnh bởi cá mập -- Tôi muốn thực hiện một dự án khác, mang nhiều tính dấu ấn hơn, câu chuyện về cá mập, như một cách để nói về sự cần thiết phải bảo tồn cá mập. Vì vậy tôi đã đến Bahamas do ngày nay có rất ít nơi trên trái đất mà ở đó cá mập có được môi trường sống tốt, Bahamas dường như là một nơi mà quần thể sinh vật biển sống tốt, chủ yếu là do thực tế là chính phủ ở đó đã cấm đánh bắt cá mập từ vài năm về trước. Và tôi muốn thể hiện một số loài mà chúng tôi đã không thể hiện nhiều trong tạp chí và thực hiện tại một số địa điểm. Một trong số các địa điểm là nơi này có tên là Bãi Biển Hổ (Tiger Beach), nằm ở phía bắc của Bahamas nơi mà cá mập Hổ sống tập chung trong vùng nước nông. Đây là bức ảnh tôi đã thực hiện ở độ cao thấp cho thấy thuyền lặn của chúng tôi được vây quanh bởi hàng chục con cá mập Hổ già rất lớn đang bơi xung quanh phía dưới. Nhưng một điều tôi hoàn toàn không muốn đưa ra là tiếp tục xem cá mập như là những con quái vật. Tôi không muốn chúng trở thành như một cái gì đó quá nguy hiểm hay đáng sợ. và với bức ảnh tuyệt đẹp này dài khoản 4,5m có thể là 4m. tôi đoán vậy, một con cá mập Hổ cái, Tôi có suy nghĩ là tôi đã đạt được mục tiêu, con cá mập đang bơi với mấy con cá barjack nhỏ lởn vởn trước mặt, và ánh đèn flash của máy ảnh tạo một cái bóng trên mặt nó. Và tôi nghĩ đó là một hình ảnh nhẹ nhàng hơn, ít sợ hãi hơn, thêm một chút tôn trọng với các loài này. Tôi cũng nghiên cứu câu chuyện này với loài cá mập đầu búa lớn hay ẩn nấp. Một loài vật chưa được chụp hình nhiều cho tới khoảng 7 hay 10 năm về trước. Nó là một loài sinh vật rất cô độc. Nhưng đó là một loài vật được coi là thiếu dữ liệu khoa học ở cả Florida và ở Bahamas. Mọi người biết đấy, chúng ta gần như không biết gì về chúng. Chúng ta không biết nơi chúng di cư tới đâu hay đến từ đâu, nơi chúng kết đôi giao phối, nơi chúng đẻ con, và chưa biết rằng số lượng cá mập đầu búa trong Đại Tây Dương đã giảm mạnh tới 80% trong khoảng 20 đến 30 năm gần đây. Mọi người biết đấy, chúng ta đang mất dần chúng nhanh hơn cả khả năng chúng ta tìm thấy chúng. Đây là con cá mập Trắng đại dương, Là một sinh vật được xếp hạng thứ tư trong số những loài vật nguy hiểm nhất, nếu bạn quan tâm tới danh sách đó. Nhưng nó là sinh vật giảm tới 98 % số lượng. Bởi vì nó là loài sống xa bờ ở tầng nước sâu hơn, và bởi vì chúng ta đang không làm việc ở dưới đáy, Tôi mang theo một lồng cá mập, và bạn của tôi, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về cá mập Wes Pratt đang ở trong lồng. Bạn sẽ thấy người chụp ảnh, dĩ nhiên, không ở trong lồng, vậy rõ ràng là nhà sinh vật học thông minh hơn nhà nhiếp ảnh một chút, tôi đoán vậy. Và cuối cùng với câu chuyện này, Tôi cũng muốn tập trung vào cách nuôi dưỡng cá mập con. Và tôi tới đảo Bimini, ở Bahamas, để chụp hình cá mập Chanh (Lemon) con. Đây là một bức ảnh của một con cá mập Chanh, và nó cho thấy loài cá này sống trong vùng có các cây đước bảo vệ trong vòng 2 đến 3 năm đầu đời Đây là một số bức ảnh không giống hình dạng cá mập. Nó không phải là những gì mọi người thường nghĩ về hình ảnh cá mập. Nhưng, bạn biết đấy, ở đây chúng ta thấy một con cá mập dài khoảng 25-28 cm đang bơi trong vùng nước nông. Nhưng điều này là môi trường sống rất quan trọng và đó là nơi chúng sống trong hai, ba năm đầu, cho tới khi chúng đủ lớn để có thể ra sống ở phần còn lại của dải đá ngầm. Sau khi tôi rời khỏi Bimini, tôi đã học được rằng môi trường sống này đang bị san phẳng để tạo ra một sân golf và khu nghỉ dưỡng mới. Và những câu chuyện khác gần đây về các loài đơn lẻ đang gặp nhiềurủi ro trong đại dương. như là một cách để nói về các mối đe dọa khác. Một trong những câu chuyện như thế tôi đã thực hiện về loài rùa biển da lưng. Đây là loài rùa thọ lâu nhất, lặn sâu nhất và có vùng hoạt động rộng nhất. Trên hình chúng ta thấy một con rùa cái đang bò lên từ biển dưới ánh trăng trên đảo Trinidad. Đây là loài vật đã có mặt trên trái đất từ hàng 100 triệu năm. Và có một thời điểm trong lịch sử phát triển của chúng chúng đã lên bờ và làm tổ và chứng kiến Tyrannosaurus rex (khủng long bạo chúa) tuyệt chủng. Và ngày nay, chúng bò lên bờ và thấy các chung cư cao tầng. Nhưng, mặc dù có lịch sử đáng kinh ngạc như thế, chúng đang được coi là cực kỳ nguy cấp. Trong Đại Tây Dương, nơi tôi chụp bức ảnh này, số lượng của chúng đã giảm khoảng 90 % trong vòng 15 năm qua. Đây là một bức ảnh cho thấy một con non mới nở nếm vị mặn của nước biển lần đầu tiên bắt đầu hành trình dài và nguy hiểm này. Chỉ 1 trong 1000 con rùa con mai da sống sót đến khi trưởng thành. Nhưng đó là do động vật ăn thịt tự nhiên như chim kền kên ăn thịt chúng trên bãi biển hay các loài cá ăn thịt đang chờ đợi ở phía ngoài khơi. Tự nhiên đã đền bù cho việc này với việc các con rùa cái đẻ rất nhiều trứng để vượt qua sự mất mát này. Nhưng chúng không thể giải quyết được những vấn đề đến từ con người giống như bức ảnh này cho thấy loài rùa bị bắt trong đêm với chiếc lưới mang. Tôi đã nhảy vào và chụp tấm này, và với sự cho phép của những người đánh cá, Tôi bắt các con rùa ra và nó có thể bơi tự do. Nhưng bạn biết đây, hàng ngàn con rùa mai da mỗi năm không có được vận may như thế, và tương lai những loài vật này là cực kỳ nguy hiểm. Một loài động vật lớn có sức lôi cuốn mà tôi đã nghiên cứu là loài cá voi. Và về cơ bản, đây là câu chuyện về loài cá voi, hàng triệu năm trước, đã có loài cá voi trên trái đất, nhưng các lục địa di chuyển và các đại dương trở thành vật ngăn cách, các loài vật này phân chia, và ngày nay chúng ta có về cơ bản 2 khối riêng biệt. Chúng ta có cá voi phía Nam như chúng ta thấy đây và cá voi phía Bắc Đại Tây Dương như ta thấy đây với một con mẹ và con con ngoài khơi bờ biển Florida. Bây giờ, cả hai loài đều bị săn bắt đến bờ vực sự tuyệt chủng bởi các tầu săn cá voi, nhưng cá voi phía Nam đã hồi phục tốt hơn bởi vì chúng sống trong vùng xa tầm hoạt động của con người. Cá voi phía Bắc Đại Tây Dương bị liệt vào danh sách nhưng loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên hành tinh ngày nay bởi chúng là cá voi đô thị; chúng sống dọc theo bờ biển phía đông của Bắc Mỹ, Hoa Kỳ và Canada, và chúng phải đối mặt với mặt xấu của thành thị. Bức ảnh này cho thấy một con vật nhô đầu lên khỏi mặt nước vào lúc hoàng hôn ở bờ biển Florida. Bạn có thể thấy các nhà máy đốt than trong nền của tấm ảnh. Chúng phải đối phó với những thứ như độc tố và dược phẩm được xả ra ngoài đại dương, và có thể ảnh hưởng tới việc sinh sản của chúng. Chúng cũng bị mắc vào các ngư cụ. Đây là bức ảnh cho thấy đuôi của con cá voi. và vết sẹo mầu trắng là không phải vết tự nhiên. Có một số vết sẹo do bị mắc ngư cụ. 72 % số các con cá voi có vết sẹo kiểu như vậy, nhưng phần lớn không phải va chạm với bánh lái mà là với các thứ như bẫy tôm hùm và cua. Chúng dính vào người cá voi và cuối cùng giết chúng. Và vấn đề khác là chúng va chạm với các con tầu biển. Và đây là một con vật bị một con tầu đâm phải tại Nova Scotia, Canada đang được kéo vào, ở đây họ tiến hành phẫu nghiệm xác chết để xác định nguyên nhân của cái chết, đó thực sự đã bị tầu đâm phải. Vì vậy, tất cả những vấn đề này chống lại các loài cá và làm giảm số lượng nghiêm trọng. Và để đưa ra sự tương phản với số lượng loài quanh Bắc Đại Tây Dương, Tôi tới phía nam một vùng mới có số lượng cá voi còn khá nguyên sơ nó mới chỉ được khám phá khoảng 10 năm trước tại Sub Antarctic của New Zealand, một nơi được gọi là quần đảo Auckland. Tôi đến đó trong thời gian mùa đông. Và đây là những động vật chưa bao giờ thấy con người. Và tôi là một trong số những người đầu tiên chúng thấy. Và tôi xuống nước với chúng, và tôi bị ngạc nhiên bởi sự tò mò của chúng. Tấm hình này cho thấy người phụ tá của tôi đứng ở đáy sâu khoảng 70 feet và một trong số những bức hình tuyệt đẹp này, gần 14m, nhưng con cá voi nặng tới 70 tấn, giống như một chiếc xe Bus đang bơi lên. Chúng sống trong một điều kiện hoàn hảo, rất béo và khỏe mạnh, cường tráng, và không có các vết sẹo, cá voi thì nên trông như vậy. Bạn biết đấy, tôi đọc thấy rằng những người hành hương, khi họ đặt chân tới Plymouth Rock ở Massachusetts năm 1620, viết rằng bạn có thể đi bộ qua vịnh Cape Cod trên lưng của những con cá voi. Và chúng ta không thể trở lại và chứng kiến điều đó ngày nay, nhưng có thể chúng ta có thể gìn giữ những gì còn lại. Và tôi muốn đóng chưng trình với một câu chuyện của hy vọng, một câu chuyện tôi đã thực hiện trên khu bảo tồn như là một giải pháp cho vấn đề săn bắt quá mức các loài cá, câu chuyện khủng hoảng cá toàn cầu. Tôi quyết định thực hiện tại New Zealand bởi vì New Zealand là khá tiến bộ, và khá tiến bộ trong việc bảo vệ đại dương của họ. Và tôi thực sự muốn câu chuyện này làm về 3 chủ đề. Tôi muốn nó thể hiện được sự phong phú, về sự đa dạng và về khả năng phục hồi. Và một trong những nơi tôi làm việc là khu bảo tồn có tên Đảo Goat tại Leigh, New Zealand. Những nhà khoa học ở đó nói với tôi rằng khi bảo vệ khu bảo tồn đầu tiên năm 1975, họ hy vọng và mong rằng những điều cụ thể sẽ xảy ra. Ví dụ, họ hy vọng những loài cá cụ thể như là cá chỉ vàng New Zealand sẽ quay trở lại bởi vì chúng đã bị đánh bắt tới bờ vực tuyệt chủng thương mại. Và chúng đã trở lại. Những gì họ không thể dự đoán là những điều khác cũng sẽ xảy ra. Ví dụ, loại cá này nhím biển. Và khi loài này biến mất, tất cả ai đã từng nhìn thấy dưới nước chỉ là nghĩa địa và nghĩa địa của nhím biển. Nhưng khi chúng quay lại và bắt đầu kiểm soát số lượng nhím biển, thấp và có thể trông thấy, rừng tảo bẹ xuất hiện trong vùng nước nông. Và đó là bởi vì nhím ăn tảo bẹ. Vì vậy khi loài cá kiểm soát số lượng nhím, đại dương đã được khôi phục lại trạng thái cân bằng tự nhiên của nó. Bạn biết đấy, đây là những gì đại dương ở đây có một hay 200 năm trước, nhưng không ai quanh đây có thể nói cho chúng ta. Tôi cũng làm việc tại các nơi khác của New Zealand , trong các khu bảo tồn mỏng manh và xinh đẹp giống như ở Fiordland, nơi mà bầy tảo sea pen này được tìm thấy. Cá tuyết xanh nhỏ bơi như nét vẽ của mầu sắc. Ở phía Bắc của New Zealand, Tôi lặn trong làn nước xanh, nơi nước ấm hơn một chút, và chụp những loài vật như con cá đuối khổng lồ này bơi qua một hẻm núi dưới nước. Mỗi một phần của hệ sinh thái ở nơi này dường như rất khỏe mạnh, từ những con vật bé nhỏ như nudibrank đang bò trên lớp bọt biển hay một con leatherjacket đó là một sinh vật rất quan trọng trong hệ sinh thái này bởi vì nó bảo đảm những sinh vật mới nở được bảo vệ. Và tôi muốn kết thúc với tấm hình này, một bức ảnh tôi chụp vào một ngày đầy mưa bão ở New Zealand khi tôi nằm ở đáy giữa một đàn cá xoáy xung quanh tôi. Và tôi đã ở nơi chỉ được bảo vệ khoảng 20 năm trước Và tôi đã nói chuyện với các thợ lặn đã hành nghề ở đó trong nhiều năm, và họ nói rằng cuộc sống của các sinh vật biển ở đây ngày nay đã tốt hơn so với những năm 1960. Và đó là bởi vì nó đã được bảo vệ, nó đã trở lại. Vì vậy tôi nghĩ thông điệp là rất rõ ràng. Đại dương là, thực sự, kiên cường và độ lượng đến một mức độ nào đó, nhưng chúng ta phải là người bảo quản tốt. Tôi trở thành một người chụp ảnh cuộc sống dưới nước bởi tôi yêu biển, và tôi chụp những bức ảnh về biển ngày nay bởi vì tôi muốn bảo vệ nó, và tôi không nghĩ là quá muộn. Cảm ơn. Tom Green: Một điều tiêu biểu của 4chan. Có một đám trẻ con trên mạng thích nói mấy từ vui vui như " lăn thùng." Đó là 1 hành động trong trò chơi video " Star Fox." " Star Fox 20 " phải không? ( Trợ lý: "Star Fox 64.") Tom Green: À vâng. Chúng nó ám tôi suốt 1 năm ròng. Phải nói là, điều đó thực sự làm tôi phát điên lên. Thỉnh thoảng tôi tỉnh giấc giữa đêm và hét lên, "4chan!" Christopher Poole: Khi 15 tuổi, tôi tìm thấy 1 trang web có tên Futaba Channel. Đó là 1 diễn đàn tranh ảnh Nhật Bản. Và format của diễn đàn vào thời đó, không nổi tiếng bên ngoài Nhật Bản. Và thế là tôi đã dịch nó sang tiếng Anh, giới thiệu cho bạn bè sử dụng. Cho đến giờ, sau 6.5 năm, hơn 7 triệu người đang sử dụng trang web đó, đóng góp hơn 700,000 bài đăng mỗi ngày. Và chúng tôi đi từ 1 board lên 48 board. Trang web đó trông thế này. Đặc biệt ở chỗ trang web này không xác định danh tính nó không có bộ nhớ. Không có mục lưu trữ. Không có rào cản. Không cần đăng ký. Những thứ mà chúng ta đã quen với các diễn đàn không tồn tại trên 4chan. Điều đó dẫn tới cuộc thảo luận hoàn toàn thô và chưa được lọc nội dung này. Trang web được biết đến vì, nhờ có môi trường này, nuôi dưỡng sự hình thành của nhiều hiện tượng mạng, video phát tán và các thứ linh tinh khác có tên " memes." (thông tin văn hóa ăn khách) Hai trong số những memes lớn nhất từng ra đời từ trang web này mà một số bạn có thể đã quen thuộc là những con mèo cười-bể-bụng (LOLcats) -- chỉ là ảnh mấy con mèo ngộ nghĩnh với ghi chú gây cười. Rõ ràng là nó được hàng triệu người hưởng ứng vì có hàng chục nghìn bức ảnh như thế này, và hiện tại có cả một đế chế blogger đóng góp các bức hình như thế. Rick Astley có thể nói là tái sinh 2 năm gần đây... Rickroll là kiểu chài và vẽ này, thực sự đơn giản và cổ điển. Ai đó nói rằng chúng được link tới cái gì hay hay, và bạn có 1 bài hát nhạc pop những năm 80. Thế đấy. Và nó đủ lớn tới mức có 1 cái xe diễu hành ở buổi diễu hành ngày lễ Tạ Ơn của hãng Macy vào năm ngoái Rick Astley xuất hiện, và 'rickroll' hàng triệu người trên TV. (Tiếng cười) Có hàng nghìn memes bắt đầu từ trang web này. Trong đó có rất nhiều thứ đã xâm nhập thành trào lưu chủ đạo như các bạn vừa xem, nhưng hàng ngày, hàng tháng, mọi người đang tạo ra hàng nghìn cái như thế. Vậy, liệu 1 trang web như thế có quy tắc gì không? Chúng tôi có; đó là các quy tắc mà tôi nghĩ ra nhưng thường bị cộng đồng người dùng bỏ qua. Và thế nên họ đặt ra bộ luật riêng, " Quy tắc của Internet." Có 3 luật mà tôi muốn chỉ cho các bạn cụ thể, Quy tắc 1: bạn không nói về/b/. Quy tắc 2: bạn không nói về /b/. Và cái này khá hay: " Nếu nó tồn tại, thì nó có nội dung khiêu dâm. Không có ngoại lệ." (Tiếng cười) Tôi xin phép không cho các bạn xem slide đó. Nhưng xin đảm bảo, đó là sự thật. /b/ là board đầu tiên chúng tôi bắt đầu. và nó, theo nhiều cách là trái tim đang đập của trang web. Nó chiếm 1/3 lượng người xem. Và /b/ được biết đến vì, hơn hết, không chỉ vì các memes chúng tạo ra mà nhờ các tiềm năng khai thác. Chris mới chạm vào 1 trong số đó cách đây 1 giây, và đó là cuộc bình chọn top 100 của tạp chí Time. Có ai đó ở tạp chí Time, nghĩ sẽ rất vui nếu đề cử tôi cho giải thưởng của họ năm ngoái. Thế là họ đặt tôi vào đó, và Internet phát tán thông tin đó. Cộng đồng của tôi quyết định họ muốn tôi thắng giải đó. Tôi không bảo họ làm thế; họ quyết định rằng đó là điều họ muốn. 390% tỉ lệ tán thành không phải tồi. (Tiếng cười) Thế nên họ ngừng cuộc thăm dò ý kiến đó. Kết quả là tôi dẫn đầu. Và tham gia bữa tiệc rất tuyệt vời này. Nhưng thú vị không phải ở đó. Hay ở chỗ họ không đặt tôi vào vị trí thứ 1 trong danh sách này; thực ra họ -- nó phức tạp ở chỗ họ đã sắp xếp 21 vị trí cao nhất để ghép thành vần " mARBLECAKE. ALSO, THE GAME." (Tiếng cười) Lượng thời gian và sức lực bỏ vào đó rất đáng kinh ngạc. Và " marble cake" có ý nghĩa quan trọng vì nó là 1 kênh được nhóm có tên gọi Vô Danh tổ chức ra. Và Vô Danh là nhóm những người phản đổi, rất nổi tiếng, Khoa luận giáo. Và chuyện là thế này, Scientology có một video khá lúng túng của Tom Cruise. Nó được đăng lên mạng. Họ gỡ nó xuống khỏi mạng Internet. và thế là những người này, hơn 7000 người, chưa đầy 1 tháng sau đó, tổ chức tại 100 thành phố trên khắp thế giới và -- đây là thành phố Los Angeles. -- phản đối Nhà Thờ Khoa Luận Giáo, và họ tiếp tục cuộc phản đối, cho đến nay, đúng 2 năm sau sự kiện đó. Họ vẫn đang phản đối. (Tiếng cười) Chúng tôi có nhóm hoạt động này, những người bình thường phát triển từ trang web. Và cuối cùng tôi sẽ đưa ra ví dụ, câu chuyện về chú mèo Dusty. Dusty là tên chúng tôi đặt cho con mèo. Anh chàng này đã post 1 video quay cảnh anh ta ngược đãi con mèo trên Youtube Và bạn biết đấy, mọi người phản đối video đó, thế là mọi người hăng hái ủng hộ phải làm gì đó để xử lý việc này. Họ đã -- họ khiến Cục Điều tra Hiện trường phải xấu hổ -- các thám tử Internet xuất hiện từ đây. Họ khớp các dữ liệu và tìm ra tài khoản Myspace của anh ta. Họ lấy đoạn video trên Youtube và kết hợp các chi tiết trong đó. Và trong vòng 24 giờ, họ có được tên anh ta. Trong vòng 48 giờ, anh ta bị bắt. (Vỗ tay) Tôi nghĩ điều thú vị ở 1 cộng đồng như 4chan là đó là 1 nơi mở. Như tôi đã nói, thô tục, không qua kiểm duyệt. Và các trang web như thế đang đi theo con đường của loài khủng long. Chúng đang dần tuyệt chủng vì chúng ta đang tiến tới mạng xã hội. Chúng ta tiến tới sự nhận dạng ổn định. Chúng ta đang tiến tới, sự thiếu hụt tính riêng tư. Chúng ta đang hy sinh tính rất nhiều, và theo tôi khi hướng tới những thứ đó, chúng ta sẽ mất đi điều đáng giá. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Cảm ơn. Tôi có 2 câu hỏi cho bạn. Cho tôi hỏi, trang web của TED sắp sập phải không? CP: May cho các anh là chương trình này không được truyền trực tiếp tới họ lúc này. CA: Cậu không biết đâu. Có thể 1 vài người trong số họ -- chúng tôi có công dân ở 75 quốc gia đang xem chương trình này. Đừng kể cho ai. Nhưng nghiêm túc mà nói, vấn đề về việc ẩn danh -- ý tôi là, cậu đã đưa ra tình huống rồi. Nhưng sự ẩn danh về cơ bản cho phép mọi người nói bất cứ điều gì. Tất cả các quy tắc đã biết mất. Cậu phải vật lộn với các vấn đề như tranh ảnh khiêu dâm trẻ em. Và tôi hơi tò mò liệu cậu có đôi khi vắt tay lên trán trong đêm lo rằng mình đã mở 1 chiếc hộp của Pandora ( chiếc hộp của quỷ) CP: Có và không. Ý tôi là, cùng với những điều tốt sinh ra từ môi trường này, thì cũng có rất nhiều điều xấu. Có rất nhiều mặt trái của nó. Nhưng theo tôi, điều tốt lớn hơn đang được duy trì ở đây là nhờ cho phép những người -- có rất ít nơi bạn có thể đi và không cần danh tính, hoàn toàn vô danh và thích nói gì thì nói. Và việc được nói thỏa thích, theo tôi, rất có uy lực. Được làm bất cứ việc gì mình thích , có thể phạm luật. Nhưng theo tôi, thiếu yếu chúng ta phải có những nơi như thế. Khi tôi nhận được email từ mọi người," Cảm ơn bạn đã cho tôi nơi này, nơi xả stress này, nơi tôi có thể đến sau 1 ngày làm việc và được là chính mình. CA: Nhưng ngôn từ, khi diễn đạt điều gì đó có thể mang tính xây dựng hoặc phá hoại. Và nếu bạn cắt đứt mối liên hệ giữa những gì được nói và bất kỳ sự quy kết nào về bạn, ý tôi là, chắc chắn sẽ rất mạo hiểm. CP: Đúng như vây, Nhưng -- CA: Hãy nói cho tôi biết về -- tôi nghĩ cậu đã hỏi mọi người xem nên nói những gì ở TED đúng không? CP: Vâng, tôi đã đăng 1 bài hôm chủ nhật. Và trong vòng 24 giờ đồng hồ, nó nhận được 12,000 hồi đáp. Và thật ra là, tôi không đem chúng vào bài diễn thuyết này vì tôi không thể đọc bất cứ điều gì họ nói cho các bạn nghe. (Tiếng cười) 99% trong số đó, lẽ ra sẽ bị bỏ đi. Nhưng nó cũng có những điểm tốt. (Tiếng cười) Tình yêu và hòa bình được đề cập tới. CA: Tình yêu và hòa bình được nhắc tới, kèm theo dấu ngoặc kép, đúng không? CP: Mèo và chó cũng được nhắc tới. CA: Và nội dung đó bây giờ đã không còn trong board nữa. Đã mất hay vẫn còn ở đó? CP: Tôi đã duy trì thread đó trong vài ngày. Nó lên tới 16,000 bài, và bây giờ nó đã bị gỡ xuống. CA: Vâng. Bây giờ, tôi không chắc có cần thiết gợi ý mọi người ở TED đi kiểm tra điều đó không. Chris, bản thân cậu? Ý tôi là, cậu là 1 nhân vật đầy thú vị. Cậu có sự ảnh hưởng ngầm rất thú vị nhưng vẫn chưa giúp cậu kiếm được nhiều tiền. Vậy bức tranh thương mại ở đây là gì? CP: Nó không hẳn mang lại nhiều lợi ích thương mại lắm. Trang web có nội dung người lớn. Ý tôi là, hiển nhiên nó có 1 số nội dung rất tục, nếu chỉ tính riêng về lời ăn tiếng nói. Và khi bạn có nó thì bạn đã hy sinh mọi hy vọng kiếm được nhiều tiền. CA: Nhưng cậu vẫn sống ở nhà? CP: Thực ra tôi mới chuyển ra sống riêng. CA: Hay đó. (Vỗ tay) CP: Tôi không sống chúng với mẹ nữa, và bây giờ tôi trở lại trường học. CA: Nhưng anh đã nói chuyện với mẹ về 4chan như thế nào? CP: Đầu tiên, rất khó khăn, những cuộc trò chuyện rất gượng gạo. Nội dung ít nhất không dành cho những câu chuyện bên bàn ăn. Nhưng bố mẹ tôi-- tôi nghĩ 1 phần lý do họ có thể công nhận nó là vì họ không hiểu. (Tiếng cười) CA: Và họ có thể rất vui khi thấy cậu xếp đầu bảng trong cuộc bầu chọn của tờ Time. CP: Vâng. Bố mẹ tôi vẫn không biết nên nghĩ sao về điều đó. (Tiếng cười) CA: Và, trong 10 năm nữa, cậu hình dung mình đang làm gì? CP: Đó là 1 câu hỏi hay. Như tôi đã nói, tôi mới quay lại trường học, và tôi đang cân nhắc học chuyên ngành nghiên cứu đô thị và sau đó đi sâu vào quy hoạch đô thị, dùng bất cứ cái gì tôi đã học được từ các cộng đồng online, và cố gắng áp dụng chúng với 1 cộng đồng thật. CA: Chris, cảm ơn cậu. Hết sức thú vị. Cảm ơn đã đến với TED. Chúng ta sống trong giai đoạn khó khăn và thử thách của nền kinh tế, tất nhiên là như thế. và một trong những nạn nhân đầu tiên của giai đoạn kinh tế khó khăn theo tôi nghĩ, đó là những khoản chi cho xã hội dưới bất kì hình thức nào và chắc chắn 1 điều, trong thời điểm hiện nay mục tiêu chính là những khoản chi cho khoa học và cụ thể là những ngành khoa học và những chuyến thám hiểm chỉ mang tính hiếu kỳ của con người. Do vậy trong khoảng 15 phút tôi muốn cố gắng thuyết phục quý vị rằng không có lý do gì mà chúng ta phải làm vậy. Nhưng để giải thích rõ điều này, Tấm slide này đây không phải là tôi cố tình đưa ra để cho các bạn thấy đây là tấm slide rườm rà nhất trong lịch sử của TED, nhưng đúng là nó hơi lộn xộn 1 tí. (Tiếng cười) Nhưng thực ra, nó không phải là lỗi của tôi, slide này được lấy từ báo Guradian Và nó thực sự là sự thể hiện rõ nhất về những chi phí cho khoa học. Bởi vì, nếu tôi muốn giải thích tại sao chúng ta tiếp tục chi trả cho những nghiên cứu vì sự tò mò về khoa học, Tôi sẽ phải trình bày những khoản chi đó là bao nhiêu. Cho nên đây là một trò chơi được gọi là "Chỉ ra ngân sách cho khoa học" Đây là bản đồ chi tiêu của chính phủ liên hiệp Anh. Bạn có thể thấy, nó là khoảng 620 tỉ mỗi năm. Ngân sách cho khoa học thực ra chỉ là -- nếu bạn nhìn về phía trái có một chùm các đốm màu tím, và sau đó là một chùm màu vàng. Và mỗi một đốm nhỏ màu vàng này xung quanh cái đốm lớn. Là khoảng 3.3 tỷ bảng Anh mỗi năm trong số 620 tỷ. Đó là ngân qũy cho mọi thứ ở Liên hiệp Anh từ nghiên cứu dược phẩm, đến thám hiểm không gian nơi tôi làm việc, tại CERN ở Geneve, về vật lý hạt, kỹ thuật và cả các ngành về nhân loại học, được tài trợ từ ngân sách của khoa học, lấy từ 3.3 tỷ bảng Anh, chính là cái đốm tí ti màu vàng xung quanh đốm màu cam ở bên trái trên của màn hình. Đó là cái chúng ta đang tranh luận. Cũng nói luôn 1 điều là tỷ lệ đó cũng tương tự ở Mỹ và Đức và Pháp. Tổng toàn bộ cho Nghiên cứu và Phát triển trong nền kinh tế, các khoảng tài trợ cho xã hội, là 0.6 % GDP Vậy đó là cái chúng ta đang tranh luận Điều đầu tiên tôi muốn nói, được lấy từ sê-ri truyền hình "Những kỳ quan của Hệ Mặt Trời" (Wonders of Solar System) đó là sự thăm dò về hệ mặt trời và vũ trụ đã chỉ cho chúng ta rằng đó là vẻ đẹp khó có thể diễn tả được. Đây là bức hình được gửi về từ tàu thám hiểm Cassini vòng quanh sao Thổ, sau đó chúng tôi đã hoàn thành việc quay phim "Những kỳ quan của Hệ Mặt Trời" Nhưng nó không nằm trong sê-ri truyền hình đó. Đó là của mặt trăng Enceladus Và đường cong lớn,màu trắng hình cầu ở góc là sao Thổ và nó cũng làm nền cho tấm hình. Và cái hình lưỡi liềm đó là mặt trăng Enceladus, nó chỉ lớn bằng đảo Anh Quốc Đường kính của nó vào khoảng 500 km một mặt trăng bé nhỏ Thật quyến rũ và xinh đẹp ... Nhân tiện tôi cũng xin được nói, đây là bức tranh chưa chỉnh sửa. Nó chỉ là màu trắng đen, chân thực từ quỹ đạo của sao Thổ Nó thật đẹp, bạn có thể nhìn quầng sáng ở đó hơi yếu ớt, làn khói mờ bốc lên từ quầng sáng. Đây là cách chúng ta tưởng tượng về "Những kỳ quan của Hệ Mặt Trời" Một tấm hình rất đẹp. Cái chúng ta đã tìm thấy là những làn hơi yếu ớt thực sự là suối nước băng bốc lên từ bề mặt của mặt trăng nhỏ đó. nó thật mê hoặc và tuyệt vời, nhưng chúng ta nghĩ rằng theo cơ chế để tạo lực cho những suối nước băng này yêu cầu một lượng lớn nước ở thể lỏng ở bên dưới bề mặt của mặt trăng này. Và cái quan trọng chính là trên hành tinh của chúng ta ,trên trái đất bất cứ nơi nào chúng ta tìm thấy nước ở thể lỏng chúng ta tìm thấy sự sống Thế nên, tìm ra bằng chứng vững vàng của chất lỏng, ao, bên dưới bề mặt của mặt trăng cách trái đất 750 triệu dặm là thực sự khá là sửng sốt Vậy cái chúng ta đang nói, cơ bản, là có thể đó là một môi trường cho sự sống trong hệ mặt trời Vâng, như tôi vừa mới nói, đó là một hình dung, tôi chỉ muốn chỉ ra bức hình này. Thêm một bức hình về Enceladus. Đó là khi Cassini bay ở dưới Enceladus. Vì nó di chuyển thấp, chỉ vài trăm kilometers bên trên bề mặt Và tiếp đó, một lần nữa, bức ảnh thật về dòng sông băng bốc lên không gian thực sự là rất đẹp Nhưng đó không phải là ứng cử viên chính cho sự sống trong hệ mặt trời Đó phải là nơi này một mặt trăng của sao Mộc, Europa và một lần nữa,chúng ta phải bay tới hệ Jovian để lấy những ý niệm về mặt trăng này, như hầu hết các mặt trăng, bất cứ điều gì khác hơn là quả bóng chết đầy đá nó thực sự là mặt trăng băng Vậy cái bạn đang nhìn vào là bề mặt của mặt trăng Europa đó là môt vỉa băng dày, có thể dày tới 100km. Nhưng nhờ vào đo đạt cách mà Europa tương tác với trường lực hấp dẫn của sao Mộc và nhìn vào các vết nứt của băng mà bạn có thể thấy trên hình đồ họa quay vòng chúng ta đã suy luận rất chắc chắn là có đại dương ở thể lỏng vây quanh toàn bộ bề mặt của Europa vậy bên dưới lớp băng, có một đại dương ở thể lỏng xung quanh toàn bộ mặt trăng chúng ta nghĩ rằng, nó có thể sâu 100 km Chúng ta nghĩ rằng đó là nước muối, và cái đó có nghĩa là có nhiều nước ở trên mặt trăng của sao Mộc hơn là tất cả các đại dương trên trái đất cộng lại Vậy nơi này, một mặt trăng nhỏ quanh sao Mộc có thể là ứng cử viên số một cho việc tìm kiếm sự sống trên mặt trăng hoặc dạng sống ngoài Trái Đất,mà chúng ta biết Khám phá lớn lao và tuyệt vời Sự thám hiểm của chúng ta về hệ mặt trời đã dạy chúng ta rằng hệ mặt trời thật đẹp Nó có thể đồng thời chỉ ra cách để trả lời một trong những câu hỏi uyên thâm nhất mà bạn có thể hỏi đó là "Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ không ?" Còn một tác dụng nào khác nữa của khám phá khoa học, ngoài việc tìm ra những kỳ quan này? Oh, có đấy. đây là bức hình rất nổi tiếng được chụp ,thực ra là vào giáng sinh đầu tiên của tôi 24/12/1968 khi tôi khoảng 8 tháng tuổi Nó được chụp bởi Apollo 8 khi nó đi vòng đằng sau mặt trăng Earthrise từ Apollo 8 Một bức ảnh nổi tiếng,nhiều người đã nói rằng đó là bức ảnh đã cứu nguy cho năm 1968 đó là một năm đầy bạo động -- sinh viên nổi loạn ở Paris đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Việt Nam Lí do khiến nhiều người nghĩ như thế về bức ảnh này, và Al Gore đã nói về nó nhiều lần trên sân khấu TED đó là việc bức hình này được cho là sự bắt đầu những cuộc vận động vì môi trường. Bời vì, lần đầu tiên, chúng ta nhìn thế giới của mình không phải là một nơi rắn rỏi bền bỉ và không thể phá hủy được, và còn nhỏ bé và mỏng manh chỉ treo lơ lửng giữa lòng không gian đen ngun ngút. Điều không thường xuyên được đề cập về thám hiểm không gian, về trương trình Apollo là sự đóng góp về kinh tế nó tạo ra Ý tôi là trong khi bạn làm một cuộc tranh luận rằng nó là tuyệt vời và là một thành tựu vĩ đại và mang lại những bức hình như thế này thì chi phí cho nó rất cao đúng không? Vâng, thực ra, nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện về nhưng ảnh hưởng kinh tế và nhưng tác động của kinh tế của Apollo. Cái lớn nhất là vào năm 1975 bởi Chase Econometrics và nó đã chỉ ra rằng mỗi một đô la sử dụng cho Apollo mang lại 14 đô la cho nền kinh tế của nước Mỹ vậy chương trình Apollo tự chi trả có chính nó trong việc truyền cảm hứng trong kỹ thuật, thành tựu và tôi nghĩ, trong việc gây cảm hứng cho những nhà khoa học và kỹ sư trẻ gấp 14 lần. Thế nên sự thám hiểm có thể tự chi trả thế còn những khám phá khoa học ? thế còn về đường hướng đổi mới thì sao ? Đây giống như một bức hình đen thui, không có gì cả. Vậy nó là gì, nó là hình quang phổ của khí hidro. Quay lại thập niên 80 và 90 nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quan sát tìm kiếm ánh sáng phát ra từ những nguyên tử. và họ nhìn những bức hình khác lạ như thế cái mà bạn đang nhìn khi bạn đặt nó qua một lăng trụ đó là khi bạn làm nóng hidro và nó không sáng rực rỡ như ánh sáng trắng nó chỉ tỏa ra ánh sáng với màu sắc cụ thể một ánh sáng đỏ, xanh,đôi khi xanh đen bây giờ điều đó dẫn đến sử hiểu biết về cấu trúc của nguyên tử bởi vì cách cái đó được giải thích là rằng nguyên tử là hạt nhân đơn lẻ với những điện tích quay quanh chúng và những điện tích có thể chỉ ở một nơi cụ thể nào đó và khi chúng nhảy lên một nơi khác mà chúng có thể và rớt xuống lần nữa chúng tạo ra ánh sáng với màu sắc đặc biệt và sự thật về nguyên tử,khi bạn làm nóng chúng chúng tỏa ra ánh sáng với màu sắc đặc biệt đó là một trong những chìa khóa dẫn tới sự phát triển của lý thuyết lượng tử, lý thuyết về cấu trúc của nguyên tử tôi chỉ ra bức hình này bởi vì đó là một điều đáng chú ý Đây thực sự là một bức hình quang phổ của mặt trời và bây giờ,đây là bức hình về nguyên tử của bầu khí quyển của mặt trời đang hấp thụ ánh sáng. và một lần nữa,chúng chỉ thu hút ánh sáng với những màu cụ thể khi điện tích nhảy lên và rớt xuống nhảy lên và rớt xuống nhưng nhìn vào số đường đen của quang phổ đó và nguyên tố heli được khám phá bằng cách nhìn vào ánh sáng của mặt trời bởi vì một vài trong số những đường đen đó được tìm thấy chúng tương ứng với những thành phần chưa biết và đó là lý do heli được gọi là heli nó được gọi là "helios" -- helios từ mặt trời bây giờ,nghe thật bí mật và quả thực nó là một sự đuổi bắt bí mật nhưng lý thuyết lượng tử nhanh chóng dẫn tới sự hiểu biết về hoạt động của điện tích bên trong vật chất giống như ví dụ về silic cách mà silic hoạt động, sự thật rằng bạn có thể xây dựng những bóng bán dẫn hoàn toàn dựa trên hiện tượng lượng tử thế nên, nếu thiếu đi sự tìm tòi hiểu biết về cấu trúc nguyên tử, cái dẫn đến lý thuyết huyền bí về cơ học lượng tử chúng ta sẽ không có bóng bán dẫn,chúng ta sẽ không có vi mạch silicon chúng ta sẽ không có nền tảng về kinh tế hiện đại thêm vào đó,tôi nghĩ,hai điều tuyệt vời với câu chuyện về "Những kỳ quan của Hệ Mặt Trời" chúng ta nhấn mạnh rằng những quy luật của vật lý áp dụng cho vạn vật. một trong những thứ lạ thường nhất về vật lý và sự hiểu biết về tự nhiên cái chúng ta có trên Trái đất là bạn có thể vận chuyển nó, không chỉ tới các hành tinh mà còn tới những ngôi sao và giải ngân hà xa xôi khác. Và một trong những dự đoán đáng kinh ngạc về cơ học lượng tử chỉ bằng việc nhìn vào cấu trúc của những nguyên tử -- gần giống như lý thuyết mô tả bóng bán dẫn -- là không thể có ngôi sao nào trong vũ trụ mà xuyên suốt hết thời gian sống của nó có kích thước lớn hơn,khá là đặc biệt, 1.4 lần khối lượng của mặt trời Đó là giới hạn khối lượng của ngôi sao Bạn có thể làm việc với nó trên mảnh giấy trong phòng thí nghiệm lấy kính thiên văn, hướng nó trên bầu trời và bạn tìm thấy rằng có không có những ngôi sao chết lớn hơn 1.4 lần kích cỡ của mặt trời điều đó là một tiên đoán tuyệt vời. Điều gì xảy ra khi bạn có một ngôi sao tới khối lượng cực định Và đây là bức hình của nó. Đây là bức hình về giải ngân hà, giải ngân hà "sân sau của chúng ta" với 100 tỉ ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta nó chỉ là một trong hàng tỉ ngân hà trong vũ trụ Có một tỉ ngôi sao ở lõi của giải ngân hà đó là tại sao nó sáng rực rỡ như vậy. nó cách khoảng 50 triệu năm ánh sáng, là một trong những giải ngân hà kế cận. Nhưng ngôi sao sáng ở đó thực ra là một trong những ngôi sao ở giải ngân hà Thế nên ngôi sao đó cũng cách xa 50 triệu năm ánh sáng nó là một phần của giải ngân hà,và nó đang tỏa sáng rực rỡ như là trung tâm của giải ngân hà với 1 tỉ mặt trời Đó là Sự nổ của một Siêu tân tinh loại 1a Bây giờ đó là hiện tượng lạ thường bởi vì ngôi sao đó được gọi là sao lùn cacbon-oxy nó lớn cỡ 1.3 lần kích cỡ mặt trời Và nó có một sao đôi xoay xung quanh cùng lúc, ngôi nào lớn hơn, khí ga nhiều hơn và những gì nó làm là nó hút khí ga từ ngôi sao đồng hành với nó, đến khi nó đạt tới giới hạn,được gọi là giới hạn Chandrasekhar và sau đó nó nổ và nó nổ, và nó tỏa ra ánh sáng như một tỉ ngôi sao trong khoảng hai tuần và nhả ra năng lượng và cả một lượng lớn các phần tử hóa học đi vào trong vũ trụ. Trên thực tế, đó là sao lùn cacbon- oxy bây giờ,không có cacbon và oxy trong vũ trụ vào thời điểm Big Bang. và không có cacbon và oxy trong vũ trụ suốt sự hình thành của các ngôi sao đầu tiên. Nó được tạo nên ở những ngôi sao như thế bị nhốt và sau đó trở về với vũ trụ bằng vụ nổ như thế để ngưng tụ lại thành các hành tinh nhưng ngôi sao, hệ mặt trời mới và hơn nữa,con người như chúng ta tôi nghĩ rằng đó là thể hiện đặc biệt của năng lượng và vẻ đẹp và định luật vật lý của vạn vật, bởi vì chúng ta hiểu được quá trình đó, bởi vì chúng ta hiểu cấu trúc của nguyên tử nơi đây trên trái đất Đây là lời trích dẫn đẹp mà tôi tìm thấy Chúng ta đang nói về khả năng cầu may -- từ Alexander Fleming "Khi tôi thức dậy sau bình minh ngày 28 tháng 9,1928 tôi dĩ nhiên không có kế hoạch để cách mạng hóa y học bởi việc khám phá ra thuốc kháng sinh đầu tiên." bây giờ,những người khám phá của thế giới của nguyên tử đã không có ý định phát minh bóng bán dẫn và họ dĩ nhiên không có ý định mô tả cơ chế của vụ nổ siêu tân tinh điều mà cuối cùng cho chúng ta hiểu ra được những thành tố của sự sống đã được tổng hợp trong vũ trụ thế nên, tôi nghĩ trong khoa học -- khả năng cầu may là quan trọng Nó có thể là tuyệt vời. Nó có thể mang lại những điều đáng kinh ngạc. Và cuối cùng, tôi nghĩ nó cũng mang lại những ý tưởng sâu sắc cho chúng ta về vị trí của chúng ta trong vũ trụ và giá trị thực sự về hành tinh quê nhà của chúng ta Đây là một bức ảnh ngoạn mục về hành tinh của chúng ta. Nó không giống hành tinh của chúng ta. Nó trông như là sao Thổ bởi vì đó chính là sao Thổ. Nó được chụp bởi tàu thăm dò không gian Cassini Nhưng nó là bức ảnh nổi tiếng, không phải bởi vì vẻ đẹp hay vẻ uy nghiêm của những vòng đai của sao Thổ mà thực ra bởi vì cái đốm sáng yếu ớt bé nhỏ kia lơ lửng bên dưới một trong những vòng đai và nếu tôi phóng to nó lên ,bạn nhìn thấy nó nó giống như một mặt trăng nhưng sự thật,đó là hình ảnh của trái đất nó là bức hình của Trái đất chụp trên nền của sao Thổ đó là hành tinh của chúng ta cách xa 750 triệu dặm tôi nghĩ Trái đất có một điểm khác lạ đó là càng xa nó bao nhiêu, thì bạn thấy nó càng đẹp hơn bấy nhiêu. nhưng đó không phải là bức ảnh xa nhất và nổi tiếng nhất về hành tinh của chúng ta Nó đã được chụp bởi tàu không gian Voyager này đây. và đây là bức hình tôi chụp với nó để thấy được tỷ lệ. Voyager là một cỗ máy bé nhỏ nó hiện giờ cách trái đất 10 tỉ dặm Truyền tin bởi cái đĩa đó, với năng lượng 20 watt và chúng ta vẫn còn liên lạc với nó nhưng nó đã viếng thăm sao Mộc và sao Thổ Thiên Vương và Hải Vương và sau khi nó đã viếng thăm tất cả 4 hành tinh đó Carl Sagan,người là một trông những anh hùng tuyệt vời của tôi đã có một ý tưởng tuyệt vời bằng việc cho Voyager đi vòng quanh và chụp lại một bức hình cho mỗi hành tinh nó đã viếng thăm và nó chụp được bức hình này của Trái đất Rất là khó để nhìn thấy Trái đất ở đây,bức hình được gọi là "Chấm xanh nhạt" nhưng Trái đất được treo lơ lửng ở trên trục ánh sáng đó Đó là trái đất từ cách xa 4 tỉ dặm và tôi muốn đọc cho các bạn cái Sagan đã viết về nó , như là để kết thúc bởi vì tôi không tìm được từ nào đẹp đẽ hơn để mô tả cái mà ông đã được thấy trong bức hình mà ông ấy đã chụp. Ông nói, "Suy nghĩ lại về cái chấm đó. Nó đấy, Nhà đấy, Chúng ta đấy Trên nó, mọi người bạn yêu thương mọi người bạn biết, mọi người mà bạn đã từng nghe đến, mọi con người mà từ trước đến giờ đã được sống hết cuộc đời của họ Toàn bộ niềm vui và đau khổ hàng ngàn tôn giáo tự tin các tư tưởng và học thuyết kinh tế mỗi thợ săn và người cắt cỏ, mỗi anh hùng và người hèn nhát mỗi người sáng tạo và kẻ phá hoại của nền văn minh mỗi vị vua và nông dân, mỗi cặp tình nhân trẻ mỗi bà mẹ và ông bố, đứa trẻ đầy hi vọng nhà phát minh và người khám phá mỗi giáo viên của những bài học, mỗi chính khách thối nát mỗi siêu sao, mỗi nhà lãnh đạo tối cao mỗi vị thánh và kẻ tội đồ trong lịch sử loài người đã sống ở đó, trên một hạt bụi của một đám bụi treo ở trên một tia nắng Người ta nói rằng thiên văn học là một trải nghiệm khiêm tốn trong xây dựng tính cách. Không có một sự mô tả nào tốt hơn về sự điên rồ của tính ngạo mạn của loài người bằng hình ảnh từ xa xôi này về hành tinh bé nhỏ của chúng ta Với tôi, nó nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta đối xử tốt đẹp hơn với người khác và giữ gìn và yêu thương một chấm xanh nhạt ngôi nhà duy nhất mà chúng ta từng biết" Những từ ngữ đẹp về năng lượng của khoa học và sự khám phá Tranh luận đã luôn được diễn ra, và nó sẽ luôn được diễn ra rằng chúng ta biết đủ về vũ trụ Bạn cho rằng như thế vào nhưng năm 1920; bạn sẽ không có thuốc kháng sinh Bạn cho rằng như thế vào nhưng năm 1890;bạn sẽ không có bóng bán dẫn và nó đã tạo ra ngày hôm nay ở đây những giai đoạn kinh tế khó khăn Chắc chắn, chúng ta biết đủ Chúng ta không cần khám phá bất cứ thứ gì nữa về vũ trụ của chúng ta Tôi sẽ để lại lời nói cuối cùng cho một người mà đang nhanh chóng trở thành anh hùng của tôi Humphrey Davy, người đã làm khoa học vào cuối thế kỉ 19 Ông rõ ràng đã bị chỉ trích rất nhiều. Chúng ta biết đủ vào thời điểm chuyển tiếp đến thế kỷ 20. Chỉ cần khai thác nó và chỉ cần xây dựng nó Anh ấy nói như thế này "Không có gì là béo bở hơn đến sự tiến bộ trong suy nghĩ loài người hơn là cho rằng tầm nhìn khoa học của chúng ta đã đạt đến mức cuối cùng chúng ta đã hoàn thành thắng lợi không còn đó những điều huyền bí của tự nhiên và không còn có thế giới mới để chinh phục" Cảm ơn (Vỗ tay) Xin chào các bạn. Tôi sẽ xin nói qua một chút về âm nhạc, máy móc và cuộc sống. Hay, cụ thể hơn, chúng ta học được những gì từ sự sáng tạo của một bộ máy vô cùng lớn và phức tạp cho một video âm nhạc. Một vài người trong số các bạn có thể sẽ nhận ra bức hình này. Đây là cảnh mở đầu của video mà chúng tôi đã quay. Ta sẽ thưởng thức nó ở cuối chương trình nhưng trước tiên, tôi muốn nói một chút ý tưởng ban đầu của nhóm. lúc này đây, khi chúng ta bắt đầu nói về OK Go... tên bài hát là " Rồi cũng sẽ qua" (This too shall pass) Ta thực sự thấy thích thú bởi vì họ đã thể hiện sự hứng thú với việc thiết kế ra một cỗ máy mà họ có thể nhảy cùng. và chúng ta đã rất thích thú với việc này bởi vì, đương nhiên họ có cả một lịch sử với việc nhảy cùng những chiếc máy Họ được biết đến với video " Here it Goes Again" 50 triệu lượt xem trên YouTube. Bốn anh chàng nhảy trên các chiếc cối xay guồng. không một đoạn cắt, đó là chiếc máy quay liên tục một video tuyệt vời và có sức lan tỏa. Do đó, chúng tôi đã thật sự hứng khởi với việc làm việc cùng với họ. và chúng tôi bắt đầu nói về việc họ muốn nó là như thế nào. và họ đã giải thích rằng họ muốn một loại máy "hình khối vàng" (Rube Goldberg) Bây giờ, dành cho các bạn- những ai chưa biết về nó một cái máy hình khối vàng (Rube Goldberg machine) là một cái máy kỳ quặc và phức tạp một cỗ máy được chế tạo quá cầu kỳ để hoàn thành một nhiệm vụ tương đối đơn giản vì thế, chúng ta thực sự hứng thú với ý tưởng này chúng ta bắt đầu nói chuyện về chính xác những gì nó thể hiện ra bên ngoài Và chúng tôi có được vài kết luận rằng bạn biết đấy, xây dựng một cỗ máy hình khối vàng có những hạn chế những nó cũng khá mở rộng và chúng tôi muốn đảm bảo cho những gì chúng tôi đã làm là sẽ tạo nên một video ca nhạc vì thế chúng tôi gặp phải một loạt những yêu cầu, Cái: "10 yêu cầu" và chúng đây, được sắp xếp theo độ khó tăng dần: Điều đầu tiên là "không được kì bí" Tất cả những gì xảy ra trên màn hình phải rất dễ hiểu với một người xem điển hình. Nguyên tắc ngón tay cái là, nếu mẹ tôi không thể hiểu được nó thì khi đó chúng tôi không thể sử dụng nó trong video này. Họ muốn ban nhạc hợp nhất lại để cỗ mấy hoạt động theo từng thành viên cuả ban nhạc chứ không phải là theo một cách đặc biệt nào khác Họ muốn cỗ máy phải hoạt động theo nhịp điệu của bài hát để bài hát có thể dậy lên xúc cảm, để cho cỗ máy trở nên tuyệt vời hơn trong quá trình chạy của nó Họ muốn chúng tôi tận dụng không gian vì vậy chúng tôi có và đang sử dụng kho hàng rộng 10,000 feet vuông này nó được chia thành hai tầng, bao gồm một xưởng đóng tàu ở bên ngoài . chúng tôi đã tận dụng được tất cả khoảng không gian đó, bao gồm cả một hố lớn trên sàn. nơi mà chúng tôi thực ra đã đặt máy quay và người quay phim ở đó. Họ muốn nó lộn xộn, và chúng tôi vui vẻ làm theo Bản thân cỗ máy sẽ tự bắt đầu chơi nhạc. Đo đó, cỗ mãy sẽ bắt đầu nó sẽ đi một đoạn, phản ứng trên đường đi, đập vào nút "chạy" của một chiếc iPod hoặc một nút chạy băng hay một cái gì đó, thứ mà sẽ bắt đầu chơi nhạc. và chiếc máy sẽ chạy đều trong suốt quá trình Và, nói về đồng bộ hóa họ muốn nó phải nhịp nhàng theo giai điệu và sẽ tạo ra một vài beat đặc biệt trong quá trình chạy, Ok (Cười) Họ muốn nó phải kết thúc vào thời gian chuẩn xác Ok, do vậy việc mở đầu để kết thúc tính giờ phải thật hoàn hảo. Và họ muốn âm nhạc dừng lài vào một vài thời điểm nhất định trong video để cho âm thanh thực tế phát ra từ chiếc máy chơi một phần nhạc của bài hát. Và như thể bấy nhiêu là chưa đủ tất cả những thứ cực kỳ phức tạp này, phải, họ muốn nó chỉ trong một phát bắn. (Cười) (Vỗ tay) Ok. Bây giờ, một vài thông tin về những gì chúng tôi đã trải qua trong quá trình làm video này. Bản thân cỗ máy bao gồm 89 va chạm khác nhau. Chúng tôi cần đến 85 lần quay mới có thể tạo nên một video hoàn chỉnh đạt mức thỏa mãn của chúng tôi. Trong số 85 lần quay này chỉ có ba lần là cỗ máy chạy kết thúc thành công. Trong cả quá trình, chúng tôi đã phá hoại 2 chiếc piano và 10 chiếc ti vi Chúng tôi đã đi đến Home Depot hơn trăm lần. (Cười) Và chúng tôi đã mất một chiếc giày cao gót khi một trong những kĩ sư của chúng tôi, Heather Kinight, để quên chiếc cao gót của cô ấy sau một bữa tối khá tuyệt, và quay trở về tòa nhà và để nó trong đống dụng cụ. Và một kĩ sư khác nghĩ, " Chà, nó sẽ là một thứ khá tốt để dùng đây" Và kết thúc băng cách sử dụng nó như một sự kích hoạt tốt đẹp. Và nó thực sự đã là một phần của chiếc máy. Vậy, chúng tôi đã học được gì từ tất cả những điều này? Well, để hoàn thành cái này, chúng tôi đã có cơ hội được trở lại và phản ánh một vài điều. Và chúng tôi học Những hòn bi nhỏ trong rãnh đi làm bằng gỗ thực sự rất nhạy cảm với độ ẩm, nhiệt độ và thậm chí là ngay chả một chút bụi bặm và chúng trật ra khỏi đường đi yêu cầu những góc độ thật chính xác khiến chúng khó có thể thành công Chưa hết, một quả bóng bowling sẽ luôn đi theo con đường sẵn có Nhiệt độ là bao nhiêu không quan trọng, có những vật gì trên đường lăn của nó cũng không quan trọng Nó gần như luôn có thể đi đến đích. Nhưng với những thứ bé nhỏ này, ta cần một vị trí để bắt đầu, bởi thế ta cần một chỗ nào đó để bắt tay vào làm. và bạn sẽ phải bắt đầu với nó, phải tập trung vào nó. Những thứ nhỏ bé, nhưng, hiển nhiên, lại rất quan trọng phải không nào. Và gì nữa? Lập kế hoạch là một điều cực kì quan trọng. (Cười) Bạn biết đấy, chúng tôi đã dành nhiều thời gian cho việc lên ý tưởng và thậm chí là đã làm một vài thứ trong đó Có câu:"Không kế hoạch chiến đầu nào tồn tại lại liên quan đến kẻ thù" Tôi nghĩ kẻ thù của chúng tôi là vật lý (Cười) và đó hẳn là một bà cô khắc nghiệt. thường thì chúng tôi phải đưa các thứ ra như là kết quả bởi thời gian hay thẩm mĩ hay bất cứ thứ gì. Và quá trình lập kế hoạch quan trọng thế nào thì sự linh động cũng vậy Đó là tất cả những thứ mà khi nó kết thúc cũng không làm cho nó vào bộ máy cuối cùng Vì vậy, cũng có thể là, đặt những công cụ đáng tin ở cuối thứ mà lúc nào cũng chạy tốt ý. Lại một lần nữa, từ nhỏ bé đến to lớn lại có mối quan hệ ở đây. Chiếc xe Lego nhỏ ở ngay phần đầu của đoạn băng gợi đến chiếc xe thật gần đoạn kết của video Chiếc xe thật và to đó chạy liên tục, không có vấn đề gì với nó cả. Cái nhỏ thì lại có xu hướng trật ra khỏi đường đi và đó chính là vấn đề Nhưng bạn lại không muốn phải khởi động lại cả cỗ máy bởi chiếc xe Lego ở cuối sẽ không hoạt động, đúng không ạ? Thế nên bạn chuyển nó lên đầu tiên để nếu nó có chạy sai thì ít nhất bạn cũng biết bạn không phải khởi động lại toàn bộ Cuộc sống có thể hỗn độn Có những khoảnh khắc cực kì khó khăn trong việc làm nên thứ này Cả tháng trời chúng tối đã ở trong nhà kho lạnh lẽo Và niềm hân hoan mà chúng tôi có được là khi cuối cùng chúng tôi cũng hoàn tất được nó Bởi thế , điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng, dù nó tốt đẹp hay tồi tệ thì "Điều này rồi cũng sẽ qua." Xin cảm ơn (Vỗ tay) Và bây giờ, xin giới thiệu Video âm nhạc của họ, chào mừng Ok Go. OK Go: Màn giới thiệu. Xin chào TEDxUSC Chúng tôi là OK Go. Chúng tôi đang làm gì à? oh, chỉ là đang vui vẻ với Grammy của chúng tôi. Gì cơ? Tôi nghĩ là ta có thể làm tốt hơn. Xin chào TEDxUSC. Chúng tôi là OK Go. Bạn đã bao giờ đọc "Natural Curiosity Cabinet?" ý tôi là, " Curiosity" - xin lỗi. Làm lại lần nữa nào. Cần phải có gì đó hài hước giữa "The Cabinet of Natural Curiosities." Mũ đồng hồ mặt trời của Tim bạn đã bao giờ chứng kiến một công việc mới mà họ đã làm ở tháp Waltz? xin lỗi, lại nhé. tiếng sủa Những chú chó Xin chào...., chúng tôi đã sẵn sàng và video mới mang tên " không rõ ràng Kay,tớ nghĩ là chúng ta vẫn có thể làm cái khác tốt hơn đấy, yeah Cái đó khá tốt rồi, đang khá dần lên rồi đấy. (âm nhạc) ♫Bạn biết bạn không thể để điều đó hạ gục mình♫ ♫Và bạn không thể cứ mãi nghĩ rằng cái chết có mặt ở mọi nơi♫ ♫ Nếu không có điều gì đáng để mắt tới ở xung quanh ♫ ♫tốt hơn hết là hãy chạy như bay khi bạn tiếp đất♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫Bạn không thể ngăn lũ trẻ nhãy múa♫ ♫Sao bạn lại muốn vậy♫ ♫Đặc biệt là khi bạn đã là chính mình♫ ♫Bởi vì nếu tâm trí của bạn không lung lay và đầu gối bạn không gập xuống♫ ♫chà, đừng có đổ lỗi cho chúng nữa♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫Hãy để nó qua đi♫ ♫Điều này rồi cũng sẽ qua♫ ♫Hãy để nó đi♫ ♫Điều này rồi cũng sẽ qua♫ ♫Bạn biết rằng bạn không thể để điều đó hạ gục bạn♫ ♫Không, bạn không thể để nó hạ gục mình♫ ♫Hãy bắt đàu nào♫ ♫Rồi cũng sẽ qua♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ♫ Khi bình minh tới ♫ ( Reo hò) Một điều mà thế giới cần, một điều mà đất nước này khát khao đó là một cách tốt hơn để điều hành những cuộc tranh luận chính trị. Chúng ta cần khám phá lại nghệ thuật đã mất của việc tranh luận dân chủ. (Vỗ tay) Nếu bạn nghĩ về các cuộc tranh luận của ta, hầu hết chúng đều mà những trận cãi vã trên truyền hình cáp, những cuộc ẩu đả về tư tưởng như ném thức ăn vào nhau tại Quốc hội. Tôi có một gợi ý. Nhìn lại tất cả những cuộc tranh luận dạo gần đây về chăm sóc y tế, về cứu trợ và lợi tức tại Phố Wall, về khoảng cách giàu nghèo, về hành động ủng hộ hôn nhân đồng tính. Ẩn dưới bề mặt những tranh luận đó, với nhiệt tình cao trào từ mọi phía, là những câu hỏi lớn về triết lý đạo đức, những câu hỏi lớn về công bằng. Nhưng ta quá hiếm khi giãi bày và bảo vệ và tranh luận về những câu hỏi đạo đức lớn này trong chính trị. Vậy điều tôi muốn làm hôm nay đó là có một cuộc thảo luận nho nhỏ. Đầu tiên, để tôi lấy một triết gia nổi tiếng người mà đã viết về những câu hỏi về công bằng và đạo đức, cho các bạn một bài giảng rất ngắn về Aristotle và Athen cổ đại, lý thuyết của Aristotle về công bằng, và sau đó thảo luận ở đây để xem những ý kiến của Aristotle liệu có ảnh hưởng tới cách ta nghĩ và tranh luận về những vấn đề hiện nay. Vậy thì, các bạn đã sẵn sàng cho bài diễn thuyết chưa? Theo như Aristotle công bằng nghĩa là cho mọi người thứ mà họ xứng đáng. Thế đó; bài giảng đó. (Tiếng cười) Giờ thì, bạn có thể nói, điều đó là hiển nhiên. Các vấn đề thực sự bắt đầu khi xem xét tranh luận về ai xứng đáng với cái gì và tại sao. Lấy ví dụ về sáo. Cho rằng chúng ta đang phân phát những cây sáo. Ai nên được những cây tốt nhất? Hãy xem mọi người -- Bạn sẽ nói gì? Ai nên được cây sáo tốt nhất? Các bạn cứ nói to lên. (Khán giả: Ngẫu nhiên.) Michael Sandel: Ngẫu nhiên. Anh sẽ làm việc này bằng xổ số. Hay xem ai lao vào sảnh lấy chúng đầu tiên. Ai nữa nào? (Khán giả: Những người thổi sáo giỏi nhất.) MS: Những người thổi sáo giỏi nhất. (Khán giả: Những người thổi sáo tệ nhất.) MS: Những người thổi sáo tệ nhất. Bao nhiêu người nói những người thổi sáo giỏi nhất? Tại sao? Thật ra, đó cũng là câu trả lời của Aristotle. (Tiếng cười) Nhưng giờ là một câu hỏi khó hơn. Tại sao các bạn nghĩ, những người đã chọn cách này, rằng những cây sáo tốt nhất nên dành cho những người thổi sáo giỏi nhất? Peter: Lợi ích lớn nhất cho tất cả. MS: Lợi ích lớn nhất cho tất cả. Ta được nghe nhạc hay hơn nếu sáo tốt nhất được cho người thổi giỏi nhất. Đó là Peter à? (Khán giả: Peter) MS: Được rồi. Đó là một lý do tốt. Chúng ta đều hưởng lợi nếu nhạc hay hơn được chơi chứ không phải thứ nhạc kinh khủng. Nhưng Peter, Aristotle không đồng ý với anh đó là lý do. Điều đó ổn thôi. Aristotle có một lý do khác để cho rằng sáo tốt nên dành cho người thổi tốt nhất. Ông nói, sáo được làm ra để được thổi thật hay. Ông nói rằng để suy luận về việc phân phối một thứ, ta phải suy luận về và đôi khi tranh luận về mục đích của thứ đó, hay về hoạt động mang tính xã hội, trong trường hợp này, biểu diễn âm nhạc. Và mục đích chính, căn bản của biểu diễn âm nhạc là tạo ra âm nhạc xuất sắc. Điều này sẽ là sản phẩm kèm theo tuyệt vời mà chúng ta đều được hưởng lợi. Nhưng khi nghĩ về công bằng, Aristotle nói, điều chúng ta phải thực sự cân nhắc là bản chất của hoạt động đó và những phẩm chất đáng được trân trọng và ngưỡng mộ và công nhận. Một trong những lý do mà người chơi sáo giỏi nhất nên được cây sáo tốt nhất đó là biểu diễn âm nhạc không chỉ khiến cho những người còn lại hạnh phúc, mà còn trân trọng và công nhận sự xuất sắc của những nghệ sĩ giỏi nhất. Những cây sáo hay sự phân phối sáo dường như là một trường hợp nhỏ nhặt. Hãy lấy một ví dụ gần đây của cuộc tranh luận về công lý. Nó liên quan đến golf. Casey Martin -- vài năm trước, Casey Martin -- có ai đã nghe về anh ta chưa? Anh ta là một tay golf rất cừ, nhưng có một khuyết tật. Một bên chân của anh ta có tật, về vấn đề về lưu thông máu, khiến anh ta rất đau đớn khi đi lại trong lúc thi đấu. Trong thực tế, việc này có nguy cơ để lại chấn thương. Anh ta yêu cầu PGA, hiệp hội golf chuyên nghiệp, được cho phép sử dụng một chiếc xe sân golf trong các giải đấy của hiệp hội. Họ nói "Không. Việc đó sẽ cho anh một lợi thế không công bằng." Anh ta đã kiện, và vụ kiện đã đến tận Tòa án Tối cao, tin hay không cũng được, vụ kiện về chiếc xe sân golf. Bởi luật quy định người tàn tật phải được phục vụ, miễn rằng sự phục vụ không thay đổi bản chất hoạt động. Anh ta nói "Tôi là một tay golf cừ, tôi muốn đấu. Nhưng tôi cần một cái xe để đi từ lỗ này sang lỗ khác." Giả sử bạn thuộc về tòa án tối cao. Giả sử bạn đang xem xét công bằng cho vụ kiện này. Bao nhiêu người sẽ nói Casey Martin có quyền dùng xe golf? Và bao nhiêu nói, không, anh ta không có quyền đó? Được rồi, hãy biểu quyết bằng giơ tay. Bao nhiêu người ủng hộ Casey Martin? Và bao nhiêu không ủng hộ? Bao nhiêu người nói rằng anh ta không có quyền? Được rồi, ý kiến phân chia khá bằng nhau. Ai sẽ không cho Casey Martin quyền đi trên xe golf, lý do của bạn là gì? Hãy giơ tay, và chúng tôi sẽ chuyển mic xuống cho bạn. Lý do của anh là gì? (Khán giả: Đó sẽ là một lợi thế không công bằng.) MS: Đó sẽ là một lợi thế không công bằng nếu anh ta được lái một chiếc xe golf. Được rồi, những người, tôi hình dung hầu hết các bạn, những người không cho anh ta chiếc xe quan tâm về một lợi thế không công bằng. Thế còn những người nói rằng anh ta nên được cho phép lái xe golf? Các bạn đáp lại phản đối như thế nào? Vâng, được rồi. Khán giả: Cái xe không phải là một phần trận đấu. MS: Tên cô là gì? (Khán giả: Charlie) MS: Charlie nói -- Chúng tôi sẽ chuyển một microphone xuống cho Charlie trong trường hợp ai đó muốn phản hồi. Cho chúng tôi biết, Charlie, tại sao cô nói anh ta nên được quyền sử dụng một xe golf? Charlie: Cái xe không phải là một phần trận đấu. MS: Nhưng còn đi bộ từ lỗ này đến lỗ khác thì sao? Charlie: Không quan trọng, đó không phải là một phần của trận đấu. MS: Di chuyển không phải là một phần trận đấu golf? Charlie: Trong sách của tôi, không phải. MS: Được rồi. Ở nguyên đó, Charlie. (Tiếng cười) Ai có câu trả lời cho Charlie? Được thôi, ai có câu trả lời cho Charlie? Anh sẽ nói gì? Khán giả: Yếu tố về sức chịu đựng là một phần vô cùng quan trong của trận đấu, di chuyển giữa các lỗ. MS: Di chuyển giữa các lỗ? Đó là một thành phần của trận golf? (Khán giả: Chính xác.) MS: Tên anh là gì? (Khán giả: Warren.) MS: Warren. Charlie, cô sẽ nói gì với Warren? Charlie: Tôi giữ nguyên luận điểm ban đầu của mình. (Tiếng cười) MS: Warren, anh có phải một người chơi golf không? Warren: Tôi không phải một tay golf. Charley: Còn tôi thì có. (MS: Ok.) (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bạn biết đấy, thật thú vị. Trong vụ kiện này, tại tòa án cấp dưới, họ cho gọi những chuyên gia về golf để kiểm chứng chính vấn đề này. Di chuyển có thuộc về bản chất của trận đấu không? Họ cho gọi Jack Nicklaus và Arnold Palmer. Và bạn cho rằng họ đều nói gì? Vâng. Họ đồng ý với Warren. Họ nói, đúng, di chuyển là một hoạt động thể chất nặng nhọc. Yếu tố về sự mệt mỏi là một phần quan trọng trong golf. Và vì vậy nói sẽ thay đổi bản chất cơ bản của trận đấu nếu cho anh ta dùng xe golf. Giờ thì, hãy để ý, một điều thú vị -- Tôi nên kể cho các bạn về Tòa án tối cao trước. Tòa án Tối cao đã quyết định. Các bạn cho rằng họ nói gì? Họ đồng ý, rằng Casey Martin phải được cung cấp xe golf. Bảy trên hai, họ quyết định như thế. Điều thú vị về quyết định của họ và về thảo luận vừa rồi của chúng ta đó là cuộc thảo luận hướng về công lý của vấn đề đã dựa trên việc tìm ra bản chất của golf là gì. Và Tòa án Tối cao đã phải vật lộn với câu hỏi đó. Và Thẩm phán Stevens, người đại diện cho số đông, nói anh ta đã đọc tất cả lịch sử golf, và điểm căn bản của môn thể thao này là đưa một trái bóng rất nhỏ từ một điểm vào một lỗ với càng ít lần đánh càng tốt, và di chuyển không phải là trọng yếu mà chỉ là phụ trợ. Giờ thì, có hai người phản đối, một trong số đó là thẩm phán Scalia. Ông ta không chấp nhận chiếc xe golf và ông ta có một luận điểm phản đối rất thú vị. Nó thú vị bởi ông ta bác bỏ tiền đề Aristotle dùng làm cơ sở cho ý kiến số đông. Ông ta nói không thể xác định bản chất của một môn thể thao như golf. Đây là cách ông ta diễn đạt. "Cho rằng một điều là trọng yếu về cơ bản là cho rằng nó cần thiết để đật được một mục tiêu nhất định. Nhưng bởi bản chất của một môn thể thao chỉ là để giải trí, (Tiếng cười) điều đó nghĩa là, điều phân biệt thể thao với hoạt động sản xuất, (Tiếng cười) không thể nói được bất cứ luật lệ ngẫu hứng nào của một môn thể thao là trọng yếu." Vậy nên bạn có thẩm phán Scalia nói về tiên đề Aristotle của ý kiến số đông. Ý kiến của thẩm phán Scalia cần được chấn vấn vì hai lý do. Một là, không fan hâm mộ thể thao đích thực nào sẽ nói kiểu đó. (Tiếng cười) Nếu ta nghĩ rằng luật của môn thể thao mình quan tâm chỉ đơn thuần là ngẫu hứng, chứ không phải được đặt ra để kêu gọi những phẩm chất và sự xuất sắc mà ta cho rằng đáng ngưỡng mộ, chúng ta sẽ không quan tâm đến kết quả trận đấu. Nó còn đáng phản đối trên một phương diện khác. Bề ngoài, dường như -- cuộc tranh luận về chiếc xe golf này -- nó là một tranh luận về sự công bằng, về một lợi thế không công bằng. Nhưng nếu chỉ có sự công bằng đang được xét xử, sẽ có một giải pháp đơn giản và hiển nhiên. Đó sẽ là gì? (Khán giả: Để mọi người đều dùng xe.) Để tất cả đều dùng xe golf nếu họ muốn. Khi đó phản đối dựa trên sự công bằng sẽ biết mất. Nhưng để tất cả đều dùng xe tôi nghi rằng, sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với những người chơi golf giỏi và đối với PGA, hơn cả việc cho Casey Martin một ngoại lệ. Vì sao? Vì điều cần được xét xử trong cuộc tranh luận về chiếc xe golf không chỉ là bản chất của golf và còn là câu hỏi có liên quan sau, những khả năng nào đáng được trân trọng và công nhận như những tài năng thể thao? Để tôi diễn đạt điều này chính xác nhất có thể: Các tay golf khá nhạy cảm về độ thể thao của môn này. (Tiếng cười) Dù sao thì, cũng không có chạy hay nhảy và quả bóng thì cứ đứng yên. (Tiếng cười) Vậy nên nếu golf là loại thể thao có thể được chơi trong khi lái xe golf, sẽ khó có thể trao cho những tay golf cừ khôi vị thế, sự trân trọng và công nhận dành cho những vận động viên thực thụ. Điều này thể hiện rằng với golf, cũng như với sáo, thật khó để quyết định vấn đề công lý yêu cầu điều gì, mà không mắc phải câu hỏi "Điều gì là căn bản của hoạt động đang được xem xét, và những phẩm chất nào, những tài năng nào liên quan đến hoạt động đó là đáng trân trọng và công nhận?" Hãy xem một ví dụ cuối cùng rất phổ biến trong tranh luận chính trị hiện nay: hôn nhân đồng giới. Có những người chỉ ủng hộ sự công nhận của hôn nhân truyền thống một nam một nữ, và có những người ủng hộ sự công nhận của hôn nhân đồng giới. Bao nhiêu người ở đây ủng hộ chính sách đầu tiên: mỗi bang chỉ nên công nhận hôn nhân truyền thống mà thôi? Và có bao nhiêu ủng hộ cái thứ hai, hôn nhân đồng giới? Nói theo cách khác, lối suy nghĩ về công bằng và đạo đức nào là cơ sở cho những luận điểm của chúng ta về hôn nhân? Phía phản đối hôn nhân đồng giới nói mục đích của hôn nhân, về căn bản, là sinh nở, và đó là điều đáng trân trọng và công nhận và khuyến khích. Và những người bảo vệ hôn nhân đồng giới nói không, sinh nở không phải là mục đích duy nhất của hôn nhân. Còn sự gắn bó, đồng cảm suốt cuộc đời thì sao? Đó là điều hôn nhân thực sự hướng đến. Vậy thì với sáo, với xe golf, và thậm chí với một vấn đề được bàn cãi nảy lửa như hôn nhân đồng giới, Aristotle có một điểm cần nhắc tới. Rất khó để tranh luận về công lý mà không tranh luận trước về mục đích của những quy định chung trong xã hội và những giá trị đáng được trân trọng và công nhận. Vậy hãy lùi ra xa những trường hợp này và xem chúng gợi mở cách mà ta có thể cải tiến những điều kiện của tranh luận chính trị tại Hoa Kỳ, và khắp thế giới. Dễ để nghĩ rằng nếu ta đi thẳng vào những vấn đề đạo đức trong chính trị, đó sẽ là nguyên nhân dẫn tới bất đồng, và thêm vào đó, dẫn tới mất kiên nhẫn và áp lực. Vậy tốt hơn là tránh xa, tảng lờ, lòng tin vào đạo đức và tôn giáo mà con người đem đến cuộc sống văn minh. Dường như thảo luận của chúng ta phản ánh điều đối lập đó là cách tốt hơn để đạt được tôn trọng lẫn nhau là đối diện trực tiếp với niềm tin về đạo đức mà những công dân trao cho các hoạt động công khai, hơn là yêu cầu mọi người bỏ những niềm tin đạo đức sâu sắc nhất ra ngoài chính trị trước khi họ tham gia. Điều đó, dường như với tôi, là một cách để bắt đầu lấy lại nghệ thuật của tranh luận dân chủ. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn. Chris. Cảm ơn, Chris. Chris Anderson: Từ những cây sáo đến đường golf đến hôn nhân đồng giới, một kết nối tuyệt vời. Giờ hãy nhìn xem, anh là một nhà tiên phong trong giáo dục mở. Chuỗi các bài giảng của anh là một trong những bước đầu tiên để thực hiện nó. Tầm nhìn của anh về giai đoạn tiếp theo là gì? MS: Tôi nghĩ điều này là khả thi. Trong lớp học, chúng tôi có những tranh luận về một số quan niệm đạo đức lâu bền nhất của các sinh viên về những vấn đề lớn của chung. Và tôi cho rằng ta có thể làm việc này công khai một cách khái quát hơn. Ước mơ của tôi là lấy seri truyền hình mà chúng tôi đã ghi lại khóa học -- giờ nó có sẵn ở trên mạng, miễn phí cho mọi người ở tất cả mọi nơi trên thế giới -- và xem liệu chúng tôi có thể hợp tác với các tổ chức, tại các trường đại học ở Trung Quốc, ở Ấn Độ, ở Châu Phi, khắp thế giới, để ủng hộ giáo dục có văn hóa và một kiểu tranh luận dân chủ đa dạng hơn. CA: Vậy anh hình dung, một lúc nào đó, trong thời gian thực, anh có thể có cuộc trò chuyện như thế này, khơi gợi những câu hỏi, nhưng với những người từ Trung Quốc và Ấn Độ tham gia? MS: Đúng vậy. Chúng ta đã thực hiện được chút ít ở đây với 1500 người tại Long Beach, và chúng tôi thực hiện trong lớp học tại Harvard với khoảng 1000 sinh viên. Thật thú vị khi lấy cách nghĩ và tranh luận này, thảo luận nghiêm túc về những câu hỏi đạo đức lớn lao, khám phá sự khác nhau trong văn hóa và kết nối qua một đường truyền video trực tiếp, sinh viên ở Bắc Kinh và Mumbai và Cambridge, Massachusetts và tạo nên một lớp học toàn câu. Đó là điều tôi muốn thực hiện. (Vỗ tay) CA: Vậy thì tôi hình dung có rất nhiều người mong được tham gia cùng ông trong nỗ lực đó. Michael Sandel: Cảm ơn rất nhiều. (MS: Cảm ơn rất nhiều.) Philippines, một đất nước bình dị với mặt nước và bầu trời trong xanh nhất hành tinh. Nơi đây đang còn là tâm chấn của một trong những bệnh dịch đang phát triển nhanh nhất thế giới - HIV. Nhìn bề ngoài, có vẻ như căn bệnh này xuất hiện muộn hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh hiện tại phức tạp hơn nhiều và có thể báo trước sự trỗi dậy của HIV trên toàn cầu. Trên tổng thể thì các trường hợp nhiễm mới HIV trên thế giới đang tiếp tục suy giảm, xu hướng này có lẽ chỉ là giai đoạn ngắn khi làn sóng virus hung hãn và kháng thuốc tốt hơn ập đến kế tiếp. HIV có khả năng tự biến đổi thành một loại virus mới khác mỗi khi nó lây nhiễm một tế bào. Mặc dù chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể để đảo ngược dịch bệnh, sự thật thì chúng ta chỉ cách thảm hoạ bằng vài lần đột biến virus. Để hiểu rõ cách mà HIV tự biến đổi mỗi khi nó phân đôi, hãy cùng làm phép so sánh di truyền. Nếu ta nhìn vào sự biến đổi ADN giữa những người khác chủng tộc từ những châu lục khác nhau, sự khác biệt ADN thực tế chỉ có 0,1 phần trăm. Nếu ta nhìn vào sự khác biệt di truyền giữa loài người, khỉ đột, và khỉ vàng, con số đó là bảy phần trăm. Ngược lại, sự khác biệt di truyền giữa các nhóm phụ HIV từ những bệnh nhân khác nhau có thể lên đến 35 phần trăm. Bên trong một người bị nhiễm HIV, sự khác biệt di truyền giữa một virus mẹ và các virus con đã được chứng minh là lên đến năm phần trăm. Tương đương với việc một con khỉ đột sinh ra một con tinh tinh, sau đó là một con đười ươi, sau đó là một con khỉ đầu chó, sau đó là bất kỳ loài linh trưởng nào trong suốt vòng đời của nó. HIV có gần một trăm nhóm phụ, cùng với các nhóm phụ mới được phát hiện thường xuyên. Tại các nước phát triển, các loại HIV hầu hết đều thuộc một loại nhóm phụ: nhóm phụ B. Hầu như mọi thứ chúng ta biết và làm để đối phó với HIV đều dựa vào nghiên cứu trên nhóm phụ B, mặc dù chúng chỉ chiếm mười hai phần trăm trong tổng số trường hợp nhiễm HIV trên thế giới. Nhưng do sự khác biệt sâu xa về di truyền giữa các loại nhóm phụ, vài nhóm phụ gần như trở nên kháng thuốc hay tiến đến AIDS nhanh hơn. Chúng tôi đã khám phá ra sự bùng phát số ca nhiễm HIV tại Philippines là do sự thay đổi của nhóm phụ B ở phương Tây thành nhóm phụ AE mạnh hơn ở Đông Nam Á. Chúng ta đang chứng kiến những bệnh nhân trẻ hơn và ốm nặng hơn với tỷ lệ kháng thuốc cao. Sự xâm chiếm ban đầu của nhóm phụ này đang dần diễn ra ở các nước phát triển, bao gồm Úc, Canada và Mỹ. Chúng ta sẽ sớm nhìn thấy sự bùng nổ số ca nhiễm HIV tương tự ở những nước này. Trong khi ta nghĩ rằng cơn dịch HIV đã qua và rồi làn sóng đã trở lại, giống như cơn thủy triều; thật vậy, nó có thể quay lại. Vào đầu những năm 1960, dịch sốt rét dần suy tàn. Khi số người mắc bệnh giảm xuống, người dân và chính phủ không còn để tâm đến. Kết quả sau đó là sự hồi sinh chết chóc của loại sốt rét kháng thuốc. Chúng ta cần nghĩ về HIV không phải như một loại virus đơn lẻ mà ta nghĩ rằng mình biết hết, mà là một tổ hợp những virus khác biệt đang tiến hóa rất nhanh, và có thể gây ra cơn đại dịch tiếp theo. Chúng tôi đang kết hợp các công cụ mới và hiệu quả hơn giúp phát hiện ra chủng HIV chết chóc kế tiếp, và điều này phải đi đôi với việc khẩn trương nghiên cứu sự tiến triển và cách điều trị phù hợp đối với những nhóm phụ khác ngoài nhóm B. Chúng ta cần thuyết phục chính phủ và các cơ quan tài trợ rằng HIV chưa chấm dứt. Hơn 35 triệu người đã chết vì HIV. Chúng ta đang gần với một thế hệ không còn AIDS. Chúng ta cần quan tâm đến nó. Chúng ta cần phải cảnh giác và theo sát. Nếu không thì hàng triệu người nữa sẽ chết. Cảm ơn. (Vỗ tay) Ở châu Phi, chúng tôi thường nói với nhau Chúa trao cho người da trắng chiếc đồng hồ nhưng lại gửi tặng người da đen thời gian. (cười) Tôi nghĩ: làm sao để một người bình thường có thể kể lại câu chuyện của mình trong 18 phút? Tôi nghĩ đây là một thử thách lớn cho mình Hầu hết những câu chuyện về Châu Phi Họ nói về nạn đói, HIV & AIDS nghèo nàn hoặc chiến tranh Nhưng câu chuyện tôi muốn chia sẻ hôm nay là về sự thành công Nó nói về một quốc gia nằm ở vùng Tây Nam châu Phi, có tên là Namibia. Namibia có số dân khoảng 2.1 triệu người nhưng diện tích chỉ gấp đôi California Tôi đến từ một vùng đất ở vùng Đông Bắc xa xôi của đất nước. Vùng đất đó là Kunene. Và ở trung tâm của Kunene là ngôi làng Sesfontein nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nếu mọi người theo dõi câu chuyện của Angelina Jolie và Brad Pitt sẽ biết Namibia ở đâu. Họ yêu Namibia bởi vẻ đẹp của những cồn cát Chúng thậm chí còn cao hơn tòa nhà Đế Chế của Mỹ Thời gian và gió bão đã bào mòn vẻ đẹp ấy trở nên những hình thù rất kỳ lạ, và hoang dã điểm cho chúng những lốm đốm để thích nghi với vùng đất khắc nghiệt và kỳ lạ này. Tôi là một người Himba Bạn có thể sẽ thắc mắc, vì sao tôi lại mặc bộ Âu Phục này? Tôi thuộc bộ tộc Himba và là người Namibia Himba là một trong 29 bộ tộc ở Namibia. Chúng tôi sống theo truyền thống. Tôi lớn lên theo kiểu bầy đàn chăm sóc đàn gia súc như dê, cừu và trâu bò. Một ngày nọ, cha tôi dắt tôi vào một bụi rậm. Ông nói: "John. Cha muốn con trở thành một người tốt, Con trai, nếu con đang chăn bầy gia súc, và nhìn thấy một con báo đốm ăn thịt dê của chúng ta, báo đốm rất rụt rè, con hãy đến gần nó, đến gần và vỗ vào lưng nó." (tiếng cười) "Như thế nó sẽ thả con dê ra rồi chạy mất." Rồi cha tôi nói tiếp, "Con trai, nhưng nếu đó là lũ sư tử thì đừng cử động. Đừng cử động, cứ đứng yên đó, Thở đều và nhìn thẳng vào mắt nó, nó sẽ không làm gì con đâu." (tiếng cười) Rồi, cha nói tiếp, "Nếu con nhìn thấy một con báo đen, thì hãy chạy bán sống bán chết đi." (tiếng cười) "Cứ nghĩ rằng con chạy nhanh hơn những con dê nhé." Bằng cách này... (tiếng cười) Bằng cách này, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về thiên nhiên Ngoài việc là một người Namibia, một người con của dân tộc Himba, tôi cũng là một nhà bảo tồn thiên nhiên. Và điều đó rất quan trọng nếu bạn muốn biết nên đối đầu với cái gì và bỏ chạy khỏi cái gì. Tôi sinh vào năm 1971. Chúng tôi sống dưới chế độ Apartheid, người da trắng có thể trồng trọt,chăn nuôi và săn bắt những gì họ muốn, nhưng người da đen không có quyền làm gì với thế giới hoang dã. Bất cứ khi nào chúng tôi săn bắn, họ sẽ nói chúng tôi ăn trộm. và họ sẽ bắt chúng tôi vào tù. Từ năm 1966 đến 1990, chính phủ Mỹ và Xô Viết tranh chấp để chiếm giữ đất nước chúng tôi Và, trong thời gian chiến tranh quân đội, vũ khí ở khắp mọi nơi Và, họ săn sừng những con tê giác và cả ngà voi. Họ có thế bán nó với giá 5000$ cho một kilogram. Trong những năm đó, người Himba nào cũng có súng trường, Vì trong thời chiến, súng trường 303 của Anh có mặt ở khắp mọi nơi. Vào những năm 1980, chúng tôi hứng chịu một đợt hạn lớn, khiến cho mọi thứ như biến mất. Gia súc của chúng tôi gần như đã tuyệt chủng, dù được bảo vệ. Chúng tôi hứng chịu nạn đói. Tôi nhớ đêm hôm đó, khi một con báo đen đói xông vào nhà của một người hàng xóm và bắt mất đứa bé đang ngủ trên giường. Đây là một câu chuyện buồn. Và thậm chí đến ngày hôm nay, câu chuyện đó vẫn in đậm trong tâm trí. Họ có thể chỉ ra đích danh địa điểm nơi câu chuyện diễn ra. Và, trong những năm đó, chúng tôi đã mất tất cả. Cha tôi hỏi: Sao con không tới trường? Và tôi được gửi đến trường chỉ để trở nên bận rộn. Vào năm tôi đi học, cha tôi làm một tổ chức phi chính phủ gọi là IRDNC. Họ dành rất nhiều thời gian cho cộng đồng, họ được dân chúng rất tín nhiệm, nhất là ngài Joshua Kangombe, chủ tịch. Joshua Kangombe nhìn thấy được thực trạng thế giới hoang dã đang biến mất, nạn săn bắt trộm tràn lan, và mọi thứ đang chìm trong tuyệt vọng. Cái chết và sự chia rẽ đang bao vây cộng đồng của chúng tôi. Rồi, người từ IRDNC nói với Joshua: Nếu tôi trả tiền cho người ông tin tưởng để bảo vệ động vật thì sao? Ông có biết ai trong cộng đồng mà biết tất cả mọi ngóc ngách, bụi rậm và biết rất rõ về thế giới hoang dã không? Trưởng làng nói: Là mấy người săn trộm đấy Gì cơ? Mấy người săn trộm? Phải, bọn săn trộm. Và, đó là cha tôi. Ông đã săn trộm trong một thời gian dài, Thay vì xử tử họ, như cách mà người ta làm ở Nam Phi IRDNC đã giúp họ nhận ra năng lực của mình để điều hành mọi người và nhận ra quyền bảo vệ cuộc sống hoang dã Do đó, người dân bắt đầu có quyền sở hữu và thế giới hoang dã dần quay trở lại, sự bảo tồn ở Namibia dần hình thành. Cả một cộng đồng dần xích lại với nhau, và được quản lý bởi chính phủ. Có 3 lý do chính hình thành nên tổ chức: Một là: Tôn trọng truyền thống, tiếp thu cái mới Truyền thống của chúng tôi là: Ngôi làng Himba nào cũng có ngọn lửa thánh Đó là linh hồn của cha ông chúng tôi trò chuyện thông qua các bậc tiền bối, chỉ dẫn chúng tôi lấy nước ở đâu, chăn nuôi gia súc ở đâu, săn bắt ở đâu. Và tôi nghĩ đây là cách tốt nhất để chỉnh đốn mọi người trong vấn đề môi trường Và đây là một số ý tưởng mới. Vận chuyển tê giác bằng trực thăng Tôi nghĩ nó dễ hình dung hơn là nói về những niềm tin bạn không nhìn thấy, phải không? Và chúng tôi được dạy bởi những người khác Chúng tôi học từ những điều bên ngoài Chúng tôi cần vạch ra những giới hạn mới cho vùng đất của mình, chúng tôi cần học những thứ như GPS, để biết được, liệu GPS có thực sự phản ánh về vùng đất hay nó chỉ là một thứ tạo ra ở phương Tây? Và chúng tôi muốn biết liệu có thể so sánh bản đồ cổ với bản đồ kỹ thuật số hay không Và bằng cách đó, chúng tôi có thể nhận ra giấc mơ của mình và giữ gìn truyền thống dân tộc, nhưng vẫn sẵn sàng tiếp nhận điều mới. Thứ hai là chúng tôi muốn có một cuộc sống mà chúng tôi nhận được nhiều thứ tốt hơn. Phần lớn những kẻ săn trộm, như cha tôi, đều là những người địa phương. Họ không phải là người ngoài. Họ là anh em của chúng tôi. Nếu họ bị bắt, họ nhận được sự tôn trọng, được quay về và trở thành một phần của giấc mơ lớn. Người tốt nhất, như cha tôi, tôi không có ý vận động cho cha đâu (tiếng cười) họ chịu trách nhiệm ngăn chặn nạn săn trộm Và mọi thứ bắt đầu, chúng tôi dần trở thành một cộng đồng, kết nối chặt chẽ với thiên nhiên. Đó là một mối liên kết rất chặt chẽ. Và điều cuối cùng là sự hợp sức kinh doanh. Chính phủ đã hợp thức hóa vùng đất này. Sự hợp sức kinh doanh khác là cộng đồng doanh nghiệp địa phương. Doanh nghiệp đã đưa Namibia ra thế giới và họ cũng giúp thiên nhiên hoang dã trở thành vùng đất đầy tiềm năng chẳng hạn như bằng nông nghiệp. Và phần lớn các đồng nghiệp của tôi tại Namibia đã được đào tạo từ đây, từ sự can thiệp của Quỹ hoang dã, và các biện pháp hiện đại khác. Họ cũng cung cấp vốn trong 20 năm để chương trình có thể hoạt động. Đến thời điểm này, từ một chương trình nhỏ, WWF đã phát triển thành một chương trìn quốc gia. Namibia...hay Sesfontein không còn là một nơi bị cô lập nữa, không còn là nơi hẻo lánh ở Namibia. Chúng tôi là một ngôi làng toàn cầu, 30 năm đã trôi qua từ khi cha tôi bắt đầu công việc này.Không may là ông đã mất khi chưa nhìn thấy thành quả ngày hôm nay Tôi hoàn thành chương trình học năm 1995, chỉ có 20 con sư tử trong vùng này. Nhưng hôm nay, có đến hơn 130 cá thể . (tiếng vỗ tay) Vậy nên, nếu bạn đến Namibia, hãy đảm bảo rằng bạn ở trong lều, và đừng đi ra ngoài vào buổi đêm (tiếng cười) Tê giác đen,gần như tuyệt chủng năm 1982 Kunene ngày nay có số lượng tê giác đen lớn nhất trên thế giới Thậm chí, đây không phải vùng bảo tồn. (tiếng vỗ tay) Báo đen ngày nay có số lượng rất lớn nhưng được tập trung ở một khu vực rất xa vì số lượng động vật tăng cao như ngựa vằn, linh dương... Chúng sống ở rất xa vì nhiều loài khác đã gia tăng số lượng từ ít hơn 1 ngàn đến 10 000 cá thể. Từ một xuất phát điểm nhỏ, một cộng đồng bắt đầu hình thành, và trở thành một ủy ban bảo vệ. Ủy ban này là một cơ quan hợp pháp, điều hành bởi chính phủ, quản lý bởi cộng đồng dân sinh. Ngày hôm nay, chúng tôi có 60 ủy ban điều hành và bảo vệ hơn 13 triệu héc ta đất đai tại Namibia Chúng tôi đang dần tái tạo lại đất nước Nơi nào trên thế giới này, có một cộng đồng như thế? (tiếng vỗ tay) Năm 2008, công tác bảo tồn đem về 5.7 triệu đô. Đó là ngành kinh tế mới của chúng tôi dựa trên sự tôn trọng thiên nhiên Chúng tôi có thể sử dụng vốn để đổi mới giáo dục. Thứ hai là cơ sở hạ tầng, lương thực. Và đầu tư vào tuyên truyền HIV&AIDS Châu Phi bị ảnh hưởng lớn bởi virus này và tin tốt là chúng tôi đã vượt qua. (vỗ tay) Và bây giờ, điều thế giới thật sự cần là các bạn giúp tôi và các cộng sự đưa những gì đã học ở Namibia đến những nơi đang gặp vấn đề tương tự: những nơi như Mongolia hay thậm chí ngay sân sau nhà bạn, phía bắc Great Plains, nơi động vật đang chịu nhiều tổn thất và nhiều cộng đồng đang bị suy tàn. Tôi thích thế này: Namibia đóng vai trò làm mẫu cho châu Phi và châu Phi cũng sẽ làm mẫu cho nước Mỹ (vỗ tay) Chúng tôi đã thành công ở Namibia vì chúng tôi đã mơ đến một tương lai lớn hơn một thế giới hoang dã lành mạnh. Chúng tôi biết việc bảo tồn sẽ thất bại nếu nó không giúp cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương. Vì thế, hãy nói chuyện với tôi về Namibia và tốt hơn hết, hãy đến Namibia tận mắt xem chúng tôi đã thực hiện ra sao. Và xin ghé thăm trang web của chúng tôi để học nhiều hơn và xem mình có thể giúp gì cho CBNRM ở châu Phi và trên toàn thế giới. Cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Hẳn có bạn nhớ tôi tại TEDGlobal đã từng hỏi một vài câu hòi mà đến giờ vẫn làm tôi suy nghĩ Một câu hỏi trong số đó là: Tại sao phải bỏ ra sáu tỷ pound để tăng tốc con tàu Eurostar trong khi đó,với 10 phần trăm số tiền đó, bạn có thể thuê siêu mẫu ,cả nam lẫn nữ, phục vụ Chateau Petrus cho tất cả hành khách trong suốt chuyến đi? Bạn vẫn còn 5 tỷ pound và người ta sẽ yêu cầu những chuyến tàu chậm lại. Bây giờ,chắc bạn sẽ nhớ ra tôi cũng đã hỏi câu hỏi thế này, có một quan sát rất thú vị rằng thực ra những biển báo kì lạ kia báo tốc độ "35" trước mắt bạn thường hiện kèm 1 khuôn mặt cười hoặc cau có tùy vào bạn đang ở trong hay đã vượt quá mức giới hạn tốc độ cho phép. những khuôn mặt cười đó thực ra lại hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn tại nạn hơn những chiếc camera tốc độ, cái đi kèm với mối đe dọa thật sự của hình phạt thực tế. Có vẻ như có một sự trái ngược lạ đời ở đây. Tôi nghĩ rằng,trong nhiều lĩnh vực khi con người giải quyết vấn đề đặc biệt là khi những vấn đề có liên quan đến tâm lý con người những cái mà khuynh hướng của các cơ quan hay tổ chức là triển khai càng nhiều áp đặt càng tốt càng nhiều ép buộc càng tốt trong khi đó thực chất thì người ta có khuynh hướng bị ảnh hưởng hầu như theo một hướng hoàn toàn ngược lại với tất cà những áp đặt đó. Do đó có vẻ như có một sự hoàn toàn mất liên kết ở đây. Thế nên điều tôi đang yêu cầu là tạo ra một nghề nghiệp mới Tôi sẽ bàn về điều này sau và có lẽ thêm cả một từ mới vào tiếng anh. Bởi với tôi,có vẻ rằng những tố chức lớn bao gồm cả chính phủ,dĩ nhiên là tố chức lớn nhất trong tất cả thực ra đã trở nên hoàn toàn tách rời khỏi những điều thật sự có ý nghĩa với người dân. Để tôi đưa ra một ví dụ về điều này. Các bạn chắc nhớ vụ sát nhập của AOL và Time Warner lúc đó được đăng tin là một cuộc thương lượng lớn nhất từ trước đến giờ. Theo như tôi biết thì nó vẫn có thể là sự thòa thuận sát nhập lớn nhất. Tất cả các bạn có mặt tại căn phòng này,dưới dạng này hay dạng khác, có thể là khách hàng của một hoặc cả hai hãng đã sát nhập đó. Chỉ là một chút tò mò,đã có ai phát hiện sự khác biệt nào được tạo ra do sự sát nhập đó không? Như vậy,trừ khi bạn tình cờ là cổ đông của một trong hai tập đoàn đó hoặc là người trung gian hoặc là luật sự trong hoạt động đầy lợi nhuận này, bạn thực tế đang tham gia vào một hoạt động lớn hoàn toàn không có nghĩa lý gì với bất cứ ai! Ngược lại, nhiều năm kinh nghiệm quảng cáo đã dạy tôi rằng nếu bạn muốn người ta nhớ đến mình và đề cao những điều bạn làm cách hiểu quả nhất thực ra lại rất nhỏ nhặt. Đây là sản phẩm từ hàng không Virgin Atlantic khoang thượng lưu. Chỉ là một hũ tiêu và muối trông khá hay ho, nhỏ và chỉ là thứ trên vặt có trên máy bay. Điều tuyệt vời là mỗi một con người khi nhìn những thứ này đều có chung một ý nghĩ phá phách rằng "Mình sẽ tìm cách có thể lấy chúng" Thế nhưng, khi nhặt chúng lên và bên dưới, được khắc trên kim loại,câu thế này "Trộm từ khoang thượng lưu hàng không Virgin Atlantic." (tiếng cười) Rồi nhiều năm sau, bạn nhớ đến câu hỏi lựa chọn giữa việc bay với hãng 777 hay Airbus bạn sẽ nhớ đến những từ ngữ kia và trải nghiệm đó. Tương tự như thế, đây là một ví dụ về khách sạn Lydmar ở Stockholm. Có bạn nào đã ở đó chưa? Đây là một cái thang máy với một dãy các nút ấn. Không có gì lạ thường cả, ngoại trừ một điều rằng thật ra chẳng có cái nút nào đưa bạn lên từng tầng. Tôi tưởng rằng cái thang máy đó bắt đầu với nút từ tầng gửi xe lên nhưng nó lại không đi lên tầng gửi xe, tầng tiếp tân,tầng trệt,tầng 1,2,3,4 Nó thực ra lại là garage ,funk, rythm và blues. Các bạn có một loạt những nút ấn. Các bạn thực ra đang chọn âm nhạc cho chiếc thang máy của mình. Tôi đoán là chi phí để lắp cái này vào thang máy ở khách sạn Lydmar tại Stockholm có lẽ khoảng 500 đến 1000 pound là tối đa. Thẳng thắn mà nói ,điều này đáng nhớ hơn nhiều so với khi tất cả hàng triệu khách sạn mà bạn từng ở nói với bạn rằng phòng của bạn thực sự mới được nâng cấp gần đây với chi phí 500,000 dollars, để làm nó giống với tất cả mỗi một căn phòng khác mà bạn từng ở trong suốt cuộc đời. Tôi xin chấp nhận rằng đây là những ví dụ quảng cáo nhỏ nhặt. Nhưng, tôi đã tham gia TED event gần đây và Esther Duflo, có lẽ là một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển cũng đã chia sẻ. Bà ấy đã đưa ra một ví dụ tương tự đã làm tôi thích thú rằng trong một bối cảnh doanh nghiệp hoặc nhà nước những giải pháp thường tầm thuờng đến xấu hổ. Đó là ví dụ đơn giản về việc khuyên khích chích ngừa cho trẻ em bằng cách không chỉ tạo nên một sự kiện xã hội-- Tôi thấy kinh tế học hành vi đã được áp dụng tốt trong đó, Nếu bạn cùng xuất hiện với nhiều bà mẹ khác đến chích ngừa cho con của họ, bạn sẽ tự tin hơn nhiều so với việc xuất hiện một mình. Tuy nhiên, hoạt động tiêm chủng còn được khuyến khích hơn bằng cách cho mỗi người đến tham gia một kí đậu. Đó là một thứ thật nhỏ nhặt. Nếu bạn là một nhân vật cao cấp tại UNESCO và có ai đó nói rằng "Vậy anh đang làm gì để xóa đói giảm nghèo trên thế giới?" Bạn sẽ không tự tin mà đứng đó nói rằng,"Tôi phát miễn phí đậu " chứ? Sự tự phóng đại mọi thứ của chúng ta cảm thấy rằng những vấn đề lớn và quan trọng cần những giải pháp lớn và quan trọng,và hơn hết là đắt tiền đi kèm với chúng. Một lần nữa, kinh tế học hành vi luôn chứng tỏ rằng trong hành vi con người và sự thay đổi của hành vi có một sự trái ngược kì lạ. Cái thực sự làm thay đổi hành vi của chúng ta và cái làm thay đổi thái độ của chúng ta thật ra lại không tỉ lệ thuận với mức độ của kinh phí đi kèm hoặc mức độ áp đặt. Nhưng mọi vấn đề trong các tổ chức khiến họ không thoải mái với sự trái ngược đó. Kết quả là,điều xảy ra trong các tổ chức là người có quyền lực để giải quyết vấn đề thì có cả một ngân sách lớn,rất lớn. Mà một khi bạn có một ngân sách rất rất lớn bạn sẽ tìm những thứ đắt tiền để mà tiêu nó. Điều hoàn toàn thiếu là một nhóm người có nhiều quyền lực nhưng không hề có một xu. (Tiếng cười) Đó là những người mà tôi muốn tạo nên trong thế giới tương lai . Có một ví dụ khác như thế này nữa tôi thỉnh thoảng gọi đây là "hội chứng ga số 5?" có nghĩa là những thứ to lớn và đắt tiền sẽ trở nên to lớn và được nhiều sự chú ý tuyệt vời,ga số 5 hoàn toàn hoành tráng, cho đến khi bạn nhìn vào những chi tiết nhỏ, sự tiện dụng, chính là những bảng báo và chúng thật sự rất tồi tệ. Bạn ra khỏi "ga đến" ở sân bay, bạn đi theo cái biển màu vàng ghi "Tàu điện" ngay trước mặt bạn. Bạn đi thêm một trăm yards, nghĩ rằng chắc sẽ có một biển khác cũng màu vàng đàng hoàng trước mặt và ghi "tàu điện" Nhưng không, cái biển tiếp theo lại màu xanh phía bên tay trái ghi "tàu tốc hành Heathrow" Ý tôi là, cảnh này gần như giống với cảnh trong phim "Airplane". Một cái biển màu vàng ư?Đó chính là điều mà họ mong đợi. Thực ra những điều đang diễn ra nhiều hơn trên thế giới cũng giống như những việc đang diễn ra với hãng hàng không Anh Quốc này. Tôi từng nói về điều này trước đây, và một bạn thú vị đã liên lạc và hỏi tôi rằng, "vậy ông làm được gì?" Và tôi đã đưa ra năm đề nghị mà thật sự đang được áp dụng. Một trong những ý tưởng đó là, Dù theo logic, lắp một chiếc thang máy không có nút lên và xuống là một ý kiến khá hay ho, nếu chỉ có hai tầng, nhưng điều đó thật khủng khiếp. Bởi khi cánh cửa đóng bạn sẽ không có việc gì làm, bạn thực ra vừa bước vào thế giới phim kinh dị. (tiếng cười) Vậy câu hỏi là chuyện gì đang xảy ra trên thế giới những thứ lớn lao được làm rất hoành tráng nhưng những điều nhỏ nhặt bạn thường gọi là giao diện ứng dụng , thì lại được làm tệ hại một cách đáng kinh ngac. Nhưng cũng có vẻ là có một bế tắc hoàn toàn trong việc giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt này bởi những người thực sự giải quyết chúng lại quá quyền lực và nhiều mối bận tâm với những thứ mà họ cho là " chiến lược" để giải quyết chúng. Gần đây tôi đã thử làm điều này và bàn về ngân hàng. Họ nói rằng,"Chúng ta có thể thực hiện một chiến dịch quảng cáo không, chúng ta có thể làm gì để khuyến khích dịch vụ ngân hàng online?" Tôi nói rằng, "Rất dễ thôi." Tôi nói rằng,"Khi người ta đăng nhập vào ngân hàng online có vô số thứ mà họ có thể muốn xem. Nhưng điều cuối cùng mà bạn muốn xem chính là số dư trong tài khoản của mình." Tôi có một người bạn thực sự chưa bao giờ dùng máy rút tiền bởi vì có một sự rủi ro lớn là trên màn hình sẽ hiện ra số dư trong tài khoản của họ. Tại sao bạn không sẵn sàng đối diện với những tin xấu? Đơn giản chỉ là bạn không đối diện. "Nếu bạn cho hiện dòng ’cho tôi biết số dư trong tài khoản’ và để nó dưới hình thức lựa chọn hơn là mặc định, bạn sẽ thấy lượng người đăng nhập vào ngân hàng online tăng gấp đôi. Và họ còn vào thường xuyên hơn 3 lần mỗi ngày." Hãy đối mặt đi ,hầu như trong chúng ta-- có bao nhiêu người thực sự kiểm tra số dư tài khoản của mình trước khi rút tiền từ máy tự động? Các bạn hẳn khá là giàu có so với mức trung bình của thế giới. Điều thú vị là không ai làm điều đó cả, hay ít nhất là không ai có thể thừa nhận rằng mình quá là tằn tiện khi làm điều đó. Nhưng điều thú vị về đề nghị này là không tốn hơn 10 triệu pound để thực thi lời đề nghị này; Nó sẽ không bao gồm số chi phí khổng lồ; nó thực sự chỉ tốn 50 pound. Thế mà,nó chưa bao giờ được thực thi. Bởi có một sự mất liên kết cơ bản, như tôi đã nói thực chất, những người có quyền lực muốn làm những thứ đắt tiền. và thuyết chiến lược lớn này ở một mức độ nào đó trở nên phổ biến trong kinh tế ngày nay. Và nếu nghĩ về nó,bạn thấy rằng điều quan trọng là thuyết chiến lược đó được duy trì. Bởi lẽ, nếu ban quản trị thuyết phục mọi người rằng thành công của công ty là phần lớn hoàn toàn phụ thuộc vào những quyết định của ban quan trị, thì sự khác biệt về lương sẽ được coi là hơi công bằng hơn là nếu bạn nhận ra rằng phần lớn thành công của công ty có lẽ thực sự lại ở chỗ khác, trong những mảnh nhỏ của hoạt động chiến thuật. Nhưng những gì đang thực sự diễn ra là-- sự sách chế ra bảng tính không hề giúp ích gì; rất nhiều thứ chẳng hữu ích-- doanh nghiệp và nhà nước ghanh tị với vật lí. Họ muốn thế giới này là nơi mà đầu tư và kết quả là hai lực tỉ lệ thuận. Đó là một thới giới máy móc mà chúng ta ước gì chúng ta sống trong đó, nơi hiện diện hiểu quả trên bảng tính mọi thứ được thể hiện bằng những con số, và số tiền bạn đầu tư tỉ lệ thuận với sự thành công của bạn. Đó thực sự là thế giới chúng ta muốn. Sự thật là chúng ta lại sống trong một thế giới mà khoa học có thể giải thích được. Không may là, khoa học có lẽ lại gần với khí tượng học trong nhiều trường hợp rất rất ít những thay đổi nhỏ có thể có những hiểu quả lớn. Tương tự như thế ,hoạt động trong những lĩnh vực lớn,như những cuộc sát nhập khổng lồ, có thể thực sự đem đến hoàn toàn không gì hết. Nhưng thật khó chịu khi phải thừa nhận chúng ta đang sống trong một thế giới như thế. Nhưng điều tôi đang nói tới là chúng ta có thể tạo ra thứ tốt hơn cho chúng ta nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề theo 4 hướng tiếp cận đơn giản như thế này Góc này cho "chiến lược",tôi không phản biển rằng chiến lược không có vai trò Các bạn biết đó, có nhiều trường hợp mà bạn xài khá nhiều tiền và bạn cũng đạt được khá nhiều. Tôi sẽ sai nếu phủ định điều đó hoàn toàn. Sang bên trái,chúng ta sẽ có "dịch vụ tư vấn",tất nhiên rồi. (tiếng cười) Tôi nghĩ rằng Accenture thật không đàng hoàng khi từ bỏ Tiger Woods một cách vội vàng và hấp tấp như thế. Ý tôi là, Tiger chắc đã làm theo mô hình của Accenture. Anh ta đã triển khai một mô hình outsource thú vị cho các dịch vụ tình dục, (Cười) không thuộc vào một nhà cung cấp độc quyền nào trong nhiều trường hợp, còn có nguồn cung cấp địa phương và tất nhiên ,cò có khả năng có thể có một hoặc ba cô gái cung cấp bất cứ lúc nào dẫn đến sự cân bằng tốt hơn. Vậy ra tôi không chắc điều gì Accenture đột nhiên thấy không thú vị gì nữa. Còn những thứ khác không tốn nhiều tiền và cũng chẳng đạt được gì hết. Đó gọi là những thứ vặt vãnh. Nhưng còn một thứ ở ô thứ tư. Vấn đề cơ bản là chúng ta không thật sự có từ ngữ cho thứ này. Chúng ta không biết gọi nó là gì. Thực sự chúng ta cũng không xài đủ tiền để tìm kiếm những thứ đó, Tìm kiếm những thứ nhỏ bé đó có lẽ có, hoặc có lẽ không , có hiệu quả , nhưng nếu chúng có hiệu quả, thì thành công sẽ hoàn toàn vượt khỏi chi phí và nỗ lực của chúng lẫn sự trì trệ mà chúng gây ra. Vì thế mà điều đầu tiên tôi muốn là sự thi đua-- cho bất cứ ai xem đây là một bộ phim- hãy nghĩ đến một cái tên cho thứ phía dưới bên phải đó. Và điều thứ hai ,tôi nghĩ là thế giới cần người phụ trách điều đó. Đó là lý do tôi thấy cần thiết có một "Giám đốc điều hành chi tiết" Mỗi một tập đoàn nên có một người, và mỗi một chính phủ nên có một Bộ trưởng chi tiết. Những con người thật sự không có tiền, những người mà không có một hầu bao khổng lồ nhưng là những người nhận ra rằng thật ra bạn có thể đạt được thành công lớn hơn khi áp dụng một chương trình quốc gia bằng cách thật sự nhân đôi mức độ lợi nhuận bạn trả nhưng bạn sẽ có thể đạt được chính xác cùng một hiệu quả đơn giản chỉ bằng cách tái thiết kế lại mẫu đơn và viết nó bằng tiếng anh dễ hiểu Và nếu chúng ta thật sự có Bộ chi tiết và các doanh nghiệp thật sự có giám đốc điều hành chi tiết thì phần thứ tư đó, lúc nào cũng bị bỏ quên đau đớn vào thời điểm quan trọng có thể cuối cùng cũng được sự quan tâm chú ý mà nó đáng được hưởng Cám ơn rất nhiều Chris Anderson: Chúng ta đang có 1 cuộc tranh luận. với chủ đề " Những gì thế giới cần hiện nay là năng lượng (NL) hạt nhân"-- đúng hay sai? Và trước khi bắt đầu Tôi muốn các bạn giơ tay -- nào, bạn ủng hộ hay phản đối đề xuất trên? Ai đồng ý xin giơ tay. " Đồng ý." Vâng, xin hạ tay xuống. Ai phản đối, xin giơ tay. Vâng. Tôi thấy khoảng 75-25 đồng ý lúc này nghĩa là vào sau khi kết thúc tranh luận, chúng ta sẽ lấy ý kiến 1 lần nữa để xem tỉ lệ 75-25 thay đổi ra sao. Kế hoạch như sau: Mỗi người sẽ có 6 phút sau đó, 1 sự hoán đổi nhanh giữa 2 người Tôi muốn 2 khán giả từ 2 phía trong cuộc tranh luận có 30s để đưa ra 1 luận điểm ngắn gọn, sắc sảo và thuyết phục Người tán thành đề xuất khá gây shock kia là 1 trong những nhà sáng lập của cuộc vận động vì môi trường, 1 diễn giả quen thuộc của TED, cha đẻ của Whole Earth Catalog, người mà tất cả chúng ta biết đến và yêu mến, ông Stewart Brand Stewart Brand: woa! (Vỗ tay) Có người cho rằng, với khí hậu, ai biết nhiều nhất là người lo lắng nhất Với hạt nhân. ai biết hiểu rõ nhất thì ít lo lắng nhất Một ví dụ tiêu biểu là James Hansen, 1 nhà khí hậu học của NASA biện luận về sự tồn tại 350 hạt trên 1 triệu CO2 trong khí quyển Ông xuất bản 1 cuốn sách rất hay mới đây có tựa đề " Các cơn bão cho thế hệ sau" Và Hansen kịch liệt phản đối điện hạt nhân như hầu hết các nhà khí hậu học khác những người nghiêm túc quan tâm đến vấn đề này Đây là tình huống thiết kế: 1 hành tinh đang đối mặt với thay đổi khí hậu và 1 nửa là đô thị Hãy nhìn vào số liệu người sử dụng để thấy điều này. 5/6 người sống ở thế giới đang phát triển Chúng ta chuyển tới thành phố chúng ta giáo dục con cái và sinh con ít hơn nhìn chung những tin tốt như vậy đầy rẫy Nhưng chúng ta chuyển tới thành phố, hướng tới ánh sáng tươi sáng và 1 trong những thứ chúng ta muốn, bên cạnh công việc là điện. Và nếu điện khan hiếm, chúng ta sẽ đi câu điện Đây là 1 trong những điều khao khát nhất của người nghèo trên khắp thế giới ở thành phố và nông thôn. Điện cho thành phố được gọi là điện phụ tải cơ bản. Đó là nơi nó luôn được phát Và cho đến nay có 3 nguồn chủ yếu để sản xuất điện-- than đá, khí gas, thủy điện mà ở nhiều nơi đang quá tải-- và hạt nhân. Tôi muốn có 1 loại thứ tư trong danh sách này nhưng phải dồi dào, sạch và là loại NL có khả năng mở rộng, hạt nhân , gió và các NL tái tạo khác chưa nằm trong danh sách đó được vì chúng thất thường. Hạt nhân đã tồn tại được 40 năm Từ quan điểm môi trường, điểm chính bạn muốn xem xét là chất thải từ hạt nhân và than đá đã được xử lý như thế nào, 2 nguồn điện năng chủ chốt. Nếu tất cả điện bạn dùng trong đời được tạo ra từ hạt nhân thì chất thải từ vòng đời của nguồn điện ấy sẽ gói gọn trong 1 lon Coke 1 lon khá nặng, cỡ 2 pound Nhưng 1 ngày dùng than đá sẽ thải ra vô khối CO2 trong 1 nhà máy đốt than công suất 1 GW bình thường Vậy chất thải đã đi đâu? Chất thải hạt nhân cơ bản sẽ đi tới một kho thùng phuy khô nằm phía sau bãi đậu xe ở khu vực lò phản ứng vì hầu hết các nơi đều chưa có nhà chứa ngầm Điều đó không sao cả vì chất thải vẫn ở nguyên chỗ đó Trong khi CO2, 1 lượng lớn CO2, hàng tỷ tấn thải vào khí quyển nơi mà chúng ta không thể thu hồi lại CO2 và đó là nơi nó đang gây ra các thảm họa đe dọa đến loài người Khi bạn làm tăng khí nhà kính trong tuổi thọ của các nguồn NL đa dạng đó hạt nhân xếp ở dưới với phong năng và thủy điện dưới mặt trời và tất nhiên xa hơn nữa là, tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch Gió thật tuyệt vời; tôi yêu gió Tôi thích ở xung quanh hệ thống phong điện lớn. Nhưng 1 trong số những điều chúng ta khám phá ra là gió, giống với mặt trời, là 1 nguồn NL khá mờ nhạt. Và nó cần 1 vùng phủ lớn trên mặt đất 1 vùng phủ rất lớn xét trên khía cạnh nguyên vật liệu, gấp 5 đến 10 lần so với hạt nhân và để có 1 tỉ W điện trên 250 dặm vuông trang trại gió. Ở những nơi như Đan Mạch và Đức, họ đã khai thác tối đa phong năng rồi. Họ đã sử dụng hết các khu vực tiềm năng về gió. Đường dây điện đang dần quá tải. Và lưu lượng sử dụng đạt đỉnh. Trong khi đó, với thái dương năng đặc biệt ở California, chúng ta khám phá ra 80 dự án trang trại thái dương năng đang được tiến hành muốn san phẳng 1,000 dặm vuông sa mạc phía bắc Cali là 1 nhà môi trường học chúng tôi không mong muốn điều đó. Trên vùng đất nông nghiệp chai cứng thì được. Thái dương năng đầy uy lực nếu đặt trên mái cao nhung ở ngoài địa hình 1 tỉ W trên 50 dặm vuông của sa mạc bị san bằng. Khi bạn kết hợp tất cả các điều trên với nhau Saul Griffith đã tính toán và xác định điều kiện cần để thu được 13 TW năng lượng sạch từ gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học và khu vực đó sẽ gần bằng diện tích nước Mỹ 1 vùng ông gọi là "Renewistan" Người đã tổng hợp điều này rất rõ ràng là David Mackay. 1 nhà vật lý người Anh, và cuốn sách rất hay của ông, có tựa đề " Năng lượng sinh tồn," cùng các thứ khác ông cho biết, " Tôi không cố gắng ủng hộ hạt nhân. Tôi chỉ ủng hộ số học (Tiếng cười) Xét về mặt vũ khí, công cụ giải trừ quân bị tốt nhất hiện nay là NL hạt nhân. Chúng ta đã dùng các đầu đạn của Nga biến nó thành điện 10% điện tại Mỹ đến từ các đầu đạn không còn sử dụng chúng ta thậm chí không có kho dự trữ Hoa Kỳ Tôi cho là khán giả của TED sẽ quan tâm nhất tới thế hệ mới của lò phản ứng có công suất nhỏ khoảng 10 đến 125 MW Loại này do hãng Toshiba Loại này do người Nga xây dựng có thể nổi trên xà lan Và điều đó rất thích hợp cho các nước đang phát triển. Thông thường, chúng được đặt trên mặt đất được xem là các pin hạt nhân, an toàn đến không ngờ chúng chống gia tăng vũ khí. Đây là phiên bản thương mại từ New Mexico tên Hyperion, và 1 mẫu khác từ Oregon có tên NuScale. Babcock và Wilcox chế tạo các lò phản ứng hạt nhân... Đây là 1 lò phản ứng nhanh tích hợp. Lò phản ứng Thori mà Nathan Myhrvold tham gia vào. Các chính phủ trên thế giới sắp phải quyết định rằng than đá phải trở nên đắt đỏ, nhường chỗ cho các NL khác. Và đây là tương lai. (Vỗ tay) CA: Được rồi. (Vỗ tay) Vậy phản biện lại 1 người đã đào sâu tới thực chất của vấn đề tranh cãi về NL và thay đổi khí hậu trong nhiều năm. Vào năm 2000, anh khám phá ra muội than có thể là tác nhân thứ 2 gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, đứng sau CO2. Đội của anh đã tính toán chi tiết các tác động liên đới của các nguồn NL khác nhau. Lần diễn thuyết đầu tiên của anh tại TED có thể gây bất lợi cho anh--chúng ta hãy chờ xem-- từ Stanford, Giáo sư Mark Jacobson, chúc may mắn. Mark Jacobson: Cảm ơn. (Vỗ tay) Giả thuyết của tôi là NL hạt nhân thải ra nhiều CO2, các chất gây ô nhiễm không khí, làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tổn hao thời gian để xây dựng hơn các hệ thống NL tái tạo đích thực cụ thể là phong năng và thái dương năng địa nhiệt và sóng thủy triều điện Và nó cũng làm gia tăng vũ khí hạt nhân. Vậy chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét sự thải CO2 từ vòng đời. Sự thải CO2 tương ứng với lượng thải của tất cả các khí hiệu ứng nhà kính và các hạt làm trái đất nóng lên, và chuyển hóa thành CO2. Bạn sẽ thấy, gió và NL mặt trời tập trung thải ra ít CO2 nhất, nếu bạn nhìn vào biểu đồ này Hạt nhân- có 2 vạch ở đây. Một cái ở số lượng thấp, cái còn lại là số lượng cao. Số ước lượng thấp là ngành công nghiệp NL hạt nhân ước lượng về hạt nhân. Số lượng cao là trung bình khoảng 103 các nghiên cứu khoa học và được các đồng nghiệp trong ngành đánh giá. Và đây chỉ là lượng CO2 từ vòng đời Nếu chúng ta nhìn vào những sự ngắt quãng Phải mất 10 đến 19 năm xây dựng nhà máy điện hạt nhân từ kế hoạch đến vận hành. Nó bao gồm 3,5 đến 6 năm để có giấy phép xây dựng khu vực. Và 2,5 đến 4 năm nữa để có giấy phép xây dựng và đệ trình 4 đến 9 năm nữa để hoàn tất xây dựng. Và Trung Quốc, hiện nay, họ đang xây dựng 5 tỉ W hạt nhân Và thời gian xây dựng trung bình là 7.1 năm nhanh hơn bất cứ dự án nào Trong khi bạn phải chờ dài cổ để có điện hạt nhân bạn phải xài tạm lưới điện thông thường, chủ yếu sản xuất từ than đá ở Mỹ cũng như trên khắp thế giới. Và biểu đồ này cho thấy sự khác biệt giữa sự thải từ lưới điện thông thường gây ra bỏi hạt nhân hoặc các NL khác so với gió, điện NL mặt trời tập trung hay pin quang điện Phong năng tốn trung bình từ 2 đến 5 năm bằng với NL mặt trời tập trung và pin quang năng. Nên sự khác biệt là chi phí của cơ hội sử dụng hạt nhân so với gió, hoặc các loại khác. Nếu bạn kết hợp 2 loại này cùng nhau bạn sẽ thấy sự khác biệt hạt nhân thải ra ít nhất gấp 9 đến 17 lần CO2 hơn phong năng. Và điều này thậm chí không liên quan đến vùng bao phủ trên mặt đất. Nếu bạn nhìn vào các ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí đây là số liệu tử vong năm 2020 do khí thải phương tiện giao thông. Chúng ta chuyển đổi tất cả phương tiện giao thông ở Mỹ sang phương tiện chạy bằng pin điện, bằng pin nhiên liệu hidro hoặc nhiên liệu lỏng chạy trên hỗn hợp nhiên liệu cồn E85 Hiện nay, tại Mỹ, mỗi năm có từ 50 đến 100.000 người chết do ô nhiễm không khí, và trong đó 25,000 người thiệt mạng do khí thải phương tiện Năm 2020, con số đó sẽ giảm còn 15,000 nhờ vào cải tiến. Và bên phải, các bạn thấy sự phát thải xăng dầu, tỷ lệ tử vong năm 2020. Nếu bạn dùng ethanol chưng cất từ ngô hay xelulo tỷ lệ tử vong sẽ giảm đôi chút Nếu bạn dùng hạt nhân sẽ giảm được rất nhiều, nhưng vẫn không bằng phong năng hay NL mặt trời tập trung. Nào, nếu bạn coi bằng chứng chứng tỏ sự gia tăng vũ khí hạt nhân liên quan tới sự gia tăng NL hạt nhân, vì chúng ta biết, vd như, Ấn Độ và Pakistan ngầm phát triển vũ khí hạt nhân bằng cách làm giàu uranium tại các cơ sở NL hạt nhân. Bắc Triều Tiên cũng làm vậy ở 1 mức độ nào đó. Và Iran hiện nay cũng vậy. Và Venezuela sẽ thực hiện nếu họ cho khởi động các cơ sở NL hạt nhân. Nếu bạn mở rộng quy mô NL hạt nhân khắp thế giới và hệ quả là chỉ có duy nhất 1 quả bom hạt nhân được chế tạo nhằm phá hủy 1 thành phố như Mumbai hoặc các thành phố lớn khác, siêu đô thị, tỷ lệ tử vong bổ sung nhờ vào đó trung bình trong 30 năm và so với dân số Mỹ sẽ là thế này đây. Vậy , chúng ta có cần hạt nhân không? Điều tiếp theo là: Vậy còn vùng bao phủ? Stewart đã đề cập đến vùng bao phủ. Thực sự, vùng bao phủ trên mặt đất cho gió chiếm nhỏ nhất so với các nguồn NL trên thế giới. Là vì vùng bao phủ, như bạn thấy chỉ là cái cột chôn trên mặt đất. Và bạn có thể cung cấp NL cho toàn bộ đội quân phương tiện ở Mỹ với 73,000 đến 145,000 tua-bin gió công suất 5 MW Sẽ cần khoảng 1 hoặc 3 km vuông vùng bao phủ trên mặt đất. Khoảng cách là 1 vấn đề. vùng bao phủ luôn gây nhầm lẫn Mọi người hiểu nhầm vùng bao phủ với khoảng trống Như bạn thấy từ các bức ảnh này, khoảng cách giữa có thể được tận dụng cho đa mục đích bao gồm đất canh tác nông nghiệp, hoặc không gian mở. Trên đại dương không có đất. Nào, nếu chúng ta nhìn vào hạt nhân--(Tiếng cười) Với hạt nhân, chúng ta có gì nào? Chúng ta có cơ sở quang đó, cả 1 vùng đệm rộng 17 km vuông. Và bạn phải xử lý việc khai thác các mỏ uranium. Nếu chúng ta ra biển, nhiều thứ tệ hơn cả hạt nhân và gió. Ví dụ, ethanol xenlulo để cung cấp NL cho toàn bộ lượng phương tiện ở Mỹ, đây là lượng đất bạn cần. Đó là xelulo, thế hệ thứ 2 nhiên liệu sinh học từ cỏ thảo nguyên. Đây là ethanol ngô. Nó nhỏ hơn. Cái này được dựa trên vùng dữ liệu nhưng nếu bạn nhìn vào hạt nhân nó sẽ là kích cỡ của đảo Rhode để cung cấp NL cho lưu lượng phương tiện ở Mỹ. Với gió, cần 1 vùng rộng hơn, nhưng vùng bao phủ thì nhỏ hơn nhiều. và tất nhiên, với gió bạn có thể đặt nó dọc bờ biển phía đông ngoài khơi, hoặc chia nhỏ nó ra. Nào, nếu bạn quay lại nhìn vào địa nhiệt, nó thậm chí nhỏ hơn cả 2 cái trên và NL mặt trời lớn hơn 1 chút so với khoảng cách của hạt nhân nhưng vẫn còn nhỏ chán. Và cái này để cung cấp NL cho toàn bộ đội quân phương tiện ở Mỹ. Để cung cấp NL cho toàn thế giới với 50 % phong năng bạn sẽ cần khoảng 1% diện tích đất thế giới. Khi khớp với sự đáng tin cậy thì phụ tải cơ bản thì không quan trọng lắm. Chúng ta muốn tương hợp nguồn cung cấp điện năng hàng giờ. Có thể làm bằng cách kết hợp các NL tái tạo Cái này lấy từ dữ liệu thực tại California, xem xét dữ liệu gió và mặt trời. Và nó chỉ sử dụng H2 tồn tại để tương hợp nhu cầu điện năng hàng giờ. Đây là các nguồn tài nguyên gió của thế giới. Lượng gió hiện có trên thế giới nhiều gấp từ 5 đến 10 lần nhu cầu của toàn thế giới. Và đây là xếp hạng cuối cùng. Và 1 slide cuối cùng tôi muốn trình chiếu: đây là lựa chọn Bạn có thể có gió hoặc hạt nhân Nếu bạn dùng gió đảm bảo băng sẽ không tan. Hạt nhân, trong tương lai gần sẽ làm tan băng ở Bắc Cực và các khu vực khác. Và chúng ta có thể bảo vệ 1 bầu trời trong xanh hoặc 1 tương lai không chắc chắn với điện hạt nhân. (Vỗ tay) CA: Vâng Trong khi 2 diễn giả chất vấn lại nhau và thời gian phát biểu của khán giả rất ngắn. Tôi cần 2 khán giả từ 2 phía quan điểm Vậy nếu bạn ủng hộ điều này nếu bạn tán thành điện hạt nhân, xin giơ 1 tay lên. Nếu bạn phản đối, xin giơ 1 tay. Và 2 bạn hãy cầm lấy micro đi Nào, các bạn có-- các bạn có 1 phút để phản bác lại diễn giả chọn 1 điểm trong bài thuyết trình và thử thách nó điểm nào cũng được. SB: Theo tôi, chúng tôi có 1 điểm khác biệt,Mark, giải quyết vấn đề vũ khí và NL. Những biểu đồ này cho thấy hạt nhân không hiểu sao lại thải ra nhiều khí nhà kính-- nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng," Hiển nhiên chiến tranh sẽ là điều không thể tránh được và vì thế các thành phố sẽ cháy mịt mù như thế này," thế thì như kiểu âm mưu 1 chút nhỉ! Thực tế là có 21 quốc gia sở hữu điện hạt nhân? Trong đó, 7 nước sở hữu vũ khí hạt nhân. thường thì họ có vũ khí trước khi có điện hạt nhân 2 quốc gia, Bắc Triều Tiên và Israel sở hữu vũ khí hạt nhân mà chẳng có tí điện hạt nhân nào. Những vùng thực sự có NL sạch là Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu và Bắc Mỹ, họ đều phân biệt rạch ròi giữa NL và vũ khí hạt nhân. Tạm gác những nơi như Iran, Venezuela là quốc gia cần được giám sát chặt chẽ bất cứ thứ gì liên quan tới phân hạch. Thúc đẩy NL hạt nhân có nghĩa chúng ta biết rõ vị trí nguyên liệu phân hạch và chúng ta có thể tiến tới loại bỏ vũ khí 0, một khi chúng ta biết. CA: Mark, 30s cho anh, nói về điều đó hoặc bất cứ điều gì Stewart đã nói MJ: Chúng ta biết Ấn Độ và Pakistan có NL hạt nhân trước, sau đó họ mới bí mật phát triển vũ khí hạt nhân tại các nhà máy Một điều nữa là chúng ta không cần NL hạt nhân Tài nguyên gió và mặt trời rất dồi dào Có thể tăng độ tin cậy của chúng như biểu đồ tôi đã trình chiếu Nó dựa trên số liệu thật. Và đây là nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục, không phải khoa học tên lửa. Giải quyết các vấn đề toàn cầu có thể được thực hiện nếu bạn thực sự đầu tư suy nghĩ và sử dụng NL tái tạo sạch. Điện hạt nhân tuyệt đối là không cần thiết. (Vỗ tay) CA: chúng ta cần ai đó tán thành. Rod Beckstrom: Cảm ơn Chris.Tôi là Rod Beckstrom, giám đốc ICANN. Tôi tham gia vào chính sách nóng lên toàn cầu từ năm 1994 khi tôi tham gia ban quản lý Quỹ Bảo Vệ Môi Trường 1 trong những tổ chức của Nghị Định Thư Kyoto. Và tôi muốn ủng hộ quan điểm của Stewart Brand Trong 10 năm qua tôi phản đối điện hạt nhân, Bây giờ tôi muốn ủng hộ quan điểm của Stewart nhẹ nhàng, từ lập trường quản lý nguy cơ tôi đồng ý rằng những nguy cơ của việc đốt nóng hành tinh vượt mặt nguy cơ tai nạn hạt nhân, điều mà chắc chắn là có thể xảy ra và là 1 vấn đề thực sự. Tuy nhiên, tôi nghĩ có 1 giải pháp đôi bên cùng có lợi ở đây mà cả 2 bên đều có thể giành được phần thắng và chúng ta đối mặt với 1 tình huống 1 là carbon bao phủ hành tinh này 2 là chết Và tại Thượng viện Hoa Kỳ chúng ta cần sự hỗ trợ lưỡng đảng-- chỉ cần 1 hoặc 2 phiếu để thúc đẩy chính sách nóng lên toàn cầu tại Thượng viện và mọi người ở đây có thể giúp. Nếu chúng ta có thể làm được, thì Mark sẽ giải quyết các vấn đề này. Cảm ơn Chris CA: Cảm ơn Rod Beckstrom. Phản đối. David Fanton: Chào, tôi là David Fanton. Tôi chỉ muốn nói đôi điều ngắn gọn sau Thứ nhất: Hãy cảnh giác với sự tuyên truyền Chiến dịch tuyên truyền từ ngành công nghiệp luôn rất mạnh. Và chúng ta không thấy mặt trái của vấn đề được phổ cập đầy đủ để người dân rút ra kết luận riêng Hãy cảnh giác với các tuyên truyền. Thứ 2: Hãy nghĩ đến điều náy Nếu chúng ta xây dựng nhà máy điện hạt nhân tất cả chất thải sẽ là hàng trăm, hàng nghìn xe tải, tàu hỏa chuyên chở khắp đất nước mỗi ngày Ai dám đảm bảo không có tai nạn xảy ra rằng những tai nạn đó không trút hết các nguyên liệu ra môi trường. và chất độc sẽ tích tụ hàng trăm nghìn năm. Và ai dám chắc mỗi chiếc xe tải và tàu hỏa đó không phải mục tiêu lý tưởng cho khủng bố. CA: Cảm ơn. Ủng hộ. Khán giả nào ủng hộ ạ? Vâng, xin mời Alex: Xin chào, tôi là Alex. Tôi chỉ muốn nói Tôi, trước hết là 1 tín đồ của NL tái tạo Tôi đã cho lắp pin quang năng mặt trời trên mái nhà và1 bộ chuyển H2 tại cối xay nước nhà tôi. và tôi rất chuyên nghiệp về khoản đó. Tuy nhiên, có 1 vấn đề số học cơ bản ở đây Điện dung của ánh nắng , gió thổi và mưa rơi đơn giản là không đủ. Nếu muốn đèn sáng chúng ta cần 1 giải pháp giúp phát điện liên tục Tôi chủ trương chống lại vũ khí hạt nhân vào những năm 80 và cho đến giờ tôi vẫn còn tiếp tục Nhưng chúng ta có 1 cơ hội để tái chế chúng thành cái gì đó hữu ích hơn cho phép chúng ta luôn có NL Và nhất là, vấn đề số học sẽ không giải quyết được Chúng ta sẽ không có đủ NL nếu chỉ lấy từ NL tái tạo Chúng ta cần 1 giải pháp duy trì phát điện liên tục Nếu chúng ta cần đèn sáng hạt nhân là giải pháp Ca:Cảm ơn anh. Ai phản đói nữa ạ? Man: khán giả tán thành vừa rồi đã đưa ra tiền đề là chúng ta không có đủ nguồn NL tái tạo thay thế Và những người phản đối trước đó thì lại khẳng định chúng ta có đủ Vậy giả thuyết chúng ta cần nguồn NL này và chúng ta có thể thực hiện trong 1 khuôn khổ thời gian là điều không thể. Tôi cũng xin bổ xung thêm Ray Kurzweil và tất cả các bài thuyết trình khác-- chúng ta biết rằng Nên bạn không thể nhìn vào các công nghệ tiên tiến trong ngành Nl tái tạo và nói,"Đó là tất cả những gì chúng ta có." Vì 5 năm nữa, bạn sẽ phải choáng chúng ta thực sự có NL thay thế cho loại điện hạt nhân đầy thảm họa này. CA: rất rõ ràng, Cảm ơn anh. (Vỗ tay) Vâng, mỗi người đã nêu lên ý kiến của mình trong 30s để kết luận. Lần phản pháo cuối cùng của ông, Stewart SB: Tôi rất thích biểu đồ " tất cả đều cân bằng" của anh vừa trình chiếu. Đó là 1 ngày nắng và đêm trở gió Và ngay bây giở ở Anh có 1 đợt rét. Tất cả gió ở Anh biến mất trong 1 tuần. 1 chiếc lá cũng chẳng rung rinh. Và thông thường, họ đã mua điện hạt nhân từ Pháp 2 GW chuyển qua Chunnel Chuyện này là bình thường. Trước đây, tôi lo lắng về yếu tố 10,000 năm và rõ ràng là, chúng ta sẽ sử dụng chất thải hạt nhân là nhiên liệu ở lò phản ứng thế hệ thứ 4 sắp ra đời. Đặc biệt là các là phản ứng nhỏ cần phát triển. Tôi đã nghe nói từ Nathan Myhrvold--và tôi nghĩ đây là vấn đề của hành động Quốc hội cần ban hành 1 đạo luật để khiến Ủy ban Điều Tiết Hạt Nhân bắt đầu triển khai các lò phản ứng nhỏ mà chúng ta rất cần cho thế giới (Vỗ tay) MJ: Chúng ta vừa phân tích cầu và cung cho nguồn điện tính theo giờ xem xét mặt trời và gió, sử dụng số liệu từ California Và bạn có thể khớp nhu cầu đó, từng giờ cho hầu như cả năm Nào, xét tới các tài nguyên chúng ta đã phát triển bản đồ gió toàn cầu đầu tiên chỉ từ dữ liệu, ở 80 m Chúng ta biết các tài nguyên đó là gì. Bạn có thể bao phủ 15%. 15% của toàn bộ Hoa Kỳ có gió đủ mạnh để cạnh tranh về giá cả. Và NL mặt trời còn nhiều hơn NL gió Tài nguyên thì rất dồi dào. Bạn có thể khiến nó đáng tin CA: Cảm ơn anh, Mark. (Vỗ tay) Nếu bạn ở thành phố sa mạc Palm Springs... (Tiếng cười) (Vỗ tay) đừng ngại, đừng ngại. (Vỗ tay) Mọi người trong cộng đồng TED, Nếu tôi nói thế giới hiện rất cần NL hạt nhân Ai đồng ý, xin giơ tay (Hò hét) Và số người phản đối. Ooooh. Bây giờ Xin giơ tay lên, khán giả nào thay đổi ý kiến sau cuộc tranh luận đã thay đổi bình chọn Những ai thay đổi ý kiến tán thành giơ tay lên ạ Vâng. Và sau đây là kết quả Cả 2 diễn giả đều giành được sự ủng hộ nhưng theo số lượng đã đếm tâm trạng của cộng đồng TED thay đổi từ 75-25 đến 65-35 tán thành, tán thành Cả 2 người đều chiến thắng. Xin chúc mừng Xin cảm ơn vì cuộc tranh luận. (Vỗ tay) Đây là nơi mà, khi còn trẻ, những sáng tác của tôi được lần đầu biểu diễn. Đó là một căn phòng có chất lượng âm thanh tuyệt vời. Trông những bức tường thì lồi lõm và có vẻ vớ vẩn thật đấy, nhưng âm thanh thực sự là rất tốt. Đây là một bản nhạc được thu âm lại trong căn phòng này. (Âm nhạc) Trong bức hình này không phải là ban nhạc Talking Heads. (Âm nhạc: "A Clean Break (Let's Work)" trình bày bởi Talking Heads) Vậy là tính chất của cái phòng đã giúp truyền tải ngôn từ tới người nghe. Lời bài hát rất dễ hiểu. Hệ thống âm thanh rất tốt. Không có nhiều phản âm trong căn phòng. Vậy nên nhịp điệu của bài nhạc được giữ lại khá trọn vẹn, rất ngắn gọn. Có nhiều căn phòng cũng tương tự trên đất nước này. Đây là Orchid Lounge ở Tootsie ở Nashville. Âm nhạc trong căn phòng này có vài phần khác biệt, nhưng xét về cấu trúc và chỉnh thể, chúng khá giống nhau. Hành xử của người nghe cũng khá giống. Những ban nhạc biểu diễn ở Tootsie's hay CBGB's đều phải chơi với âm lượng đủ lớn -- sao cho có thể át được tiếng mọi người nhảy múa, gào thét hay làm bất cứ điều gì mà họ đang làm. Kể từ đó, tôi đã chơi nhạc ở nhiều nơi khác với chất lượng tốt hơn. Tôi đã chơi trong hội trường Disney và hội trường Carnegie và những nơi tương tự. Tất cả đều rất thú vị. Nhưng tôi cũng để ý rằng đôi khi những sáng tác mà tôi đã viết, hay đang viết tại thời điểm đó, nghe chẳng hay ho đến vậy ở một vài hội trường nhất định. Chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng đôi khi những hội trường đó không thực sự phù hợp với loại âm nhạc mà tôi đang viết hay đã viết. Vậy nên tôi tự hỏi bản thân mình Tôi có viết nhạc cho những phòng biểu diễn nhất định? Trong đầu tôi liệu có một địa điểm, một không gian, cụ thể khi tôi viết nhạc? Có phải đó là một mô hình sáng tạo? Có phải chúng ta sáng tạo nên mọi thứ với một địa điểm, một bối cảnh nhất định trong đầu? Lấy ví dụ, châu Phi. (Âm nhạc: "Wenlenga"/Nhiều nghệ sĩ) Đa phần âm nhạc mà chúng ta biết ngày nay có cội nguồn từ Tây Phi. Và âm nhạc ở đó, tôi cho rằng, những nhạc cụ, và những nhịp điệu rắc rối, cái cách mà âm nhạc được chơi, bối cảnh, không gian, tất cả đều hoàn hảo. Tất cả phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Và âm nhạc cất lên tuyệt hảo trong bối cảnh nhất định đó. Ở đó chẳng có căn phòng lớn nào để mà có sự dội lại âm thanh khiến nhịp điệu bị rối loạn. Nhạc cụ đủ vang để có thể nghe thấy được mà không cần khuếch đại âm thanh, vân vân. Đó chẳng phải là một sự tình cờ. Thứ âm thanh này hoàn hảo trong bối cảnh nhất định đó. Và nó sẽ hỏng cả nếu đặt vào địa điểm như thế này. Đây là một nhà thờ kiểu gothic. (Âm nhạc: "Spem in Alium" bởi Thomas Tallis) Trong một nhà thờ gothic, thứ âm nhạc này mới là hoàn hảo. Những nốt nhạc không đổi, kéo dài. gần như chẳng có nhịp điệu gì, và căn phòng giúp làm tôn lên âm nhạc. Và không gian ấy thực sự giúp cải thiện thật. Đây là căn phòng mà Bach viết một số bản nhạc. Đây là chiếc đàn organ. Nó không lớn như chiếc trong nhà thờ gothic, vậy nên Bach có thể viết nên thứ âm nhạc có phần phức tạp hơn. Ông ấy có thể, một cách rất sáng tạo, thay đổi gam nhạc mà không mạo hiểm gây ra sự nhiễu âm. (Âm nhạc: "Fantasia On Jesu, Mein Freunde" bởi Johann S. Bach) Còn đây là vào thời đại ít lâu sau đó. Đây là kiểu căn phòng mà tại đó Mozart đã viết nhạc. Tôi nghĩ rằng đó là vào khoảng năm 1770. Những căn phòng như thế này nhỏ hẹp hơn, ít có sự dội âm hơn, thế nên Mozart có thể viết nên thứ âm nhạc khá rườm rà khá phức tạp - và nó thực sự rất tuyệt. (Âm nhạc: "Sonata in F," KV 13, Wolfgang A. Mozart) Nó phù hợp hoàn hảo với căn phòng. Và đây là La Scala. cũng gần vào thời kỳ này, tôi nghĩ nó được xây dựng vào khoảng năm 1776. Khán giả trong những nhà hát này, vào thời điểm chúng được xây dựng, họ thường hò hét với nhau. Họ ăn uống và gào thét với những người đang biểu diễn trên sàn diễn, cũng giống như những khán giả ở CBGB hay những nơi tương tự. Nếu họ thích một bản nhạc, họ sẽ kêu la và yêu cầu bản nhạc được chơi lại, không chờ tới cuối buổi biểu diễn, mà phải là ngay lập tức kia. (Cười) Và thực ra đó là một trải nghiệm ở một buổi nhạc kịch. Đây là nhà hát kịch mà Wagner đã tự xây cho chính mình. Kích cỡ của căn phòng không to tới mức này. Nó nhỏ hơn thế. Nhưng Wagner đã cải tiến. Ông ấy muốn có một ban nhạc lớn hơn. Ông ấy muốn có thêm sự hoành tráng, vậy nên ông ấy tăng kích cỡ của khu vực cho dàn nhạc để có thể đưa thêm vào những nhạc cụ khác. (Âm nhạc: "Lohengrin/Prelude to Act III" bởi Richard Wagner) Vậy rồi, đây là hội trường Carnegie. Rõ ràng là, những căn phòng rộng lớn trở nên được ưa chuộng hơn. Những hội trường càng này càng được mở rộng. Kích cỡ của hội trường Carnegie khá vừa phải. Nó lớn hơn một vài hội trường nhạc giao hưởng. Và chúng gây nên nhiều dội âm hơn nhiều so với La Scala. Có kích cỡ tương tự, theo như Alex Ross, phóng viên cho tờ New Yorker, một điều luật không lời bắt đầu hình thành đó là khán giả phải giữ yên lặng -- không còn ăn, uống, hò hét ở sân khấu, hay tán gẫu với nhau trong suốt buổi biểu diễn. Khán giả phải thực sự yên tĩnh. Hai thứ này kết hợp với nhau mang đến một thứ âm nhạc khác một thứ âm nhạc mới để phù hợp với kiểu hội trường này. Điều đó có nghĩa rằng giờ đây có thể tạo nên thứ âm nhạc, vốn không thể tồn tại trong những loại nhạc trước đó. Những khoảng lặng có thể được lắng nghe mà đáng lẽ ra trước kia sẽ bị nhấn chìm bởi những lời tán gẫu và hò hét. Thế nhưng bởi vì sự dội âm trong những căn phòng như hội trường Carnegie, âm nhạc luôn luôn phải có ít nhịp điệu hơn và có thêm kết cấu phức tạp. (Âm nhạc: "Giao hưởng số 8 Cung Mi Trưởng" bởi Gustav Mahler) Đây là Mahler. Có thể bạn tưởng đó là Bob Dylan, nhưng thực ra là Mahler. Và đó là bản thu âm gần nhất của Bob, đúng vậy. (Cười) Nhạc pop, xuất hiện cùng vào thời kỳ này. Đây là một ban nhạc jazz. Theo như Scott Joplin, các ban nhạc chơi trên những chiếc thuyền và trong các câu lạc bộ. Đúng vậy, ồn ào lắm. Họ đang chơi nhạc cho người ta nhảy theo. Có những trường đoạn nhất định trong bản nhạc -- bản nhạc có nhiều phần khác nhau -- mà những người nhảy thực sự yêu thích. Và họ sẽ nói, "Hãy chơi lại đoạn nhạc đó đi." Và đương nhiên, bạn chỉ có thể chơi đi chơi lại một đoạn nhạc cho những người trên sàn nhảy bằng ấy lần. Vậy nên các ban nhạc bắt đầu sáng tác nên những giai đoạn mới. Và một loại hình âm nhạc mới ra đời. (Âm nhạc: "Royal Garden Blues" bởi W.C. Handy/Ethel Waters) Những bản nhạc như thế này được chơi trong những căn phòng nhỏ. Mọi người nhảy múa, hò hét, uống rượu. Vậy nên âm nhạc phải đủ vang để có thể át những tiếng ồn đó. Đó là đầu thế kỉ 20, và điều tương tự cũng xảy ra với nền âm nhạc của cả thế kỷ 20, bất kể đó là nhạc rock, nhạc Latin hay gì khác nữa. [Nhạc sống] không thay đổi nhiều tới mức đó. Nó thay đổi khi thế kỷ 20 đi được khoảng 1/3 chặng đường, khi những căn phòng nhỏ như thế này trở thành những địa điểm chính tổ chức âm nhạc Và đây là một cách khiến cho âm nhạc thay đổi được như vậy. Micrô giúp cho đặc biệt là ca sĩ cũng như nhạc công và nhạc sĩ, thay đổi hoàn toàn phong cách âm nhạc mà họ đang viết. Cho tới nay, đa phần những thứ được phát trên đài là nhạc sống, nhưng những ca sĩ, như Frank Sinatra, có thể dùng micrô để làm những việc mà trước đó họ không thể làm nếu thiếu micrô. Những ca sĩ khác sau đó còn tiến xa hơn. (Âm nhạc: "My Funny Valentine" bởi Chet Baker) Đây là Chet Baker. Và thứ âm nhạc này không thể thành hiện thực nếu không có micrô. Và nó cũng không thể thành hiện thực nếu không có công nghệ thu âm. Và anh ta hát ngay vào tai bạn. Anh ta thì thầm vào tai bạn. Hiệu ứng của nó là không ngờ. Cứ như thể là chàng ca sĩ đang ngồi ngay cạnh bạn, thì thầm điều gì đó vào tai bạn. Và thế là, tại thời điểm này, âm nhạc chia làm hai hướng. Nhạc sống, và nhạc thu âm. Và chúng không còn hoàn toàn giống nhau nữa. Thế là có những địa điểm như thế này, một vũ trường, hay là những máy hát tự động trong quán bar, nơi mà bạn chằng cần có ban nhạc sống. Chẳng cần có bất kỳ một nhạc công nào cả, và hệ thống âm thanh thì đủ tốt. Mọi người bắt đầu tự viết nhạc đặc biệt là cho các vũ trường và các hệ thống âm thanh đó. Và, như với nhạc jazz, những người nhảy yêu thích một vài đoạn nhạc nhất định hơn là những đoạn nhạc khác. Vậy nên những ca sĩ nhạc hip hop thời kỳ đầu sẽ lặp đi lặp lại một số đoạn nhất định. (Âm nhạc: "Rapper's Delight" bởi The Sugarhill Gang) MC sẽ ứng tấu lời bài hát theo cái cách tương tự với nhạc jazz khi họ ứng tấu nhạc điệu. Và một loại hình nhạc mới ra đời. Nhạc sống, khi mà nó cực kỳ thành công, rút cục lại rơi vào, có lẽ là, xét về mặt âm thanh, những không gian âm thanh tệ hại nhất trên hành tinh này: các khán đài thể thao, những trận bóng rổ và khúc côn cầu. Nhạc công thế là buộc phải cố gắng làm tốt nhất họ có thể. Họ viết nên ca khúc mà giờ người ta gọi là nhạc rock trên vũ đài mà thực ra chính là các bản ballad tốc độ trung bình. (Âm nhạc: "I Still Haven't Found What I'm Looking For" của U2) Họ cố gắng hết sức bởi vì đây là nơi âm nhạc của họ sẽ được biểu diễn. Tốc độ vừa phải. Âm lượng lớn. Âm nhạc giờ đây được đặt trong một bối cảnh xã hội hơn là một bối cảnh âm điệu. Và theo một vài cách nào đó, thứ âm nhạc mà họ viết cho những địa điểm như thế này lại vừa vặn phù hợp. Vậy chúng ta thấy đó là ngày càng có những địa điểm mới cho âm nhạc. Một trong những địa điểm đó là trong xe hơi. Tôi lớn lên cái thời mà những chiếc xe ô tô đã có gắn đài. Thế nhưng giờ thứ âm nhạc đó đang phát triển thêm. Chiếc xe là một không gian hoàn toàn mới. (Âm nhạc: "Who U Wit" bởi Lil' Jon và The Eat Side Boyz) Thứ âm nhạc mà, tôi cho rằng, được viết cho hệ thống âm thanh trong xe ô tô thực sự rất hợp. Đó có lẽ không phải là thứ nhạc bạn sẽ nghe khi ở nhà, nhưng nó trở nên hoàn hảo trong những chiếc xe -- nó có tần số cao, bạn biết đấy, bass lớn và chất giọng có vẻ như lơ lửng ở giữa. Âm nhạc của xe hơi, bạn có thể chia sẻ với bạn bè. Có một địa điểm mới của âm nhạc nữa, đó là chiếc máy nghe nhạc cá nhân MP3. Có lẽ, nó chỉ dành cho nhạc Công giáo. (Cười) Và xét trên một vài phương diện, nó giống như hội trường Carnegie, hay khi mà khán giả phải yên lặng, bởi vì giờ đây bạn có thể lắng nghe từng chi tiết nhỏ. Nói theo cách khác, nó giống với âm nhạc Tây Phi bởi vì nếu âm thanh trong chiếc MP3 quá yên tĩnh, bạn tăng âm lượng lên, và chỉ trong một phút sau, tai của bạn bị nhập tràn bởi một trường đoạn ầm ĩ hơn nhiều. Thế nên âm nhạc không thể chạy theo cách đó. Tôi nghĩ nhạc pop, hầu như, được viết ngày nay, ở một mức độ nào đó, được viết dành cho những loại máy nghe nhạc này, cho loại trải nghiệm cá nhân như thế này khi mà bạn có thể lắng nghe từng chi tiết nhỏ một, thế nhưng sự sống động không thay đổi quá nhiều. Vậy nên tôi tự hỏi bản thân: Thôi được, vậy thì có phải đây là một mô hình cho sự sáng tạo, có phải đây là một sự thích ứng của chúng ta? Và nó còn xảy ra ở đâu nữa? Theo David Attenborough và một vài người khác, loài chim cũng có sự thay đổi như vậy, loài chim ở dưới tán cây, nơi mà tán lá dày đặc, tiếng gọi của chúng có xu hướng có cao độ cao, ngắn và hay lặp đi lặp lại. Những chú chim ở gần mặt đất có tiếng hót trầm hơn, để âm thanh không bị bóp méo khi nó va chạm vào nền đất trong rừng. Những loài chim như chim sẻ Savannah, chúng có tiếng rì rầm, (Âm thanh: tiếng hót của chim sẻ Savannah) vù vù. Và hóa ra là âm thanh như vậy là cách tiết kiệm năng lượng và hiệu quả nhất để truyền tải tiếng gọi của chúng xuyên qua những cánh đồng và rặng savannahs. Những loài chim khác, như loài tanager, cũng thích ứng ngay trong loài của chúng. Loài tanager ở bờ Đông nước Mỹ, khi rừng có phần rậm rạp hơn, có tiếng hót khác so với loài tananger ở phía bên kia, phía tây (Âm thanh: tiếng loài tanager đỏ) vậy là chúng rất khác nhau. (Âm thanh: tiếng loài tanager đỏ) Vậy là chim cũng có sự thay đổi như vậy. Và tôi nghĩ, Chà, vậy nếu đây là một mô hình sáng tạo, nếu chúng ta tạo nên âm nhạc, ít nhất là về mặt cấu trúc, để phù hợp với bối cảnh, và nếu ta sáng tạo ra nghệ thuật cho hợp với bức tường của những phòng triển lãm hay bảo tàng và nếu chúng ta viết các phầm mềm cho hợp với những hệ điều hành hiện tại, đó có phải là cách mọi thứ diễn ra? Vâng. Tôi cho rằng đó là sự tiến bộ. Đó là sự thích ứng. Thế nhưng niềm vui thích, niềm đam mê và hạnh phúc vẫn tồn tại ở đó. Đây là một cách nhìn nhận sự việc hơi ngược so với cái nhin Lãng mạn thông thường. Quan điểm Lãng mạn là đam mê là thứ đến đầu tiên và sau đó là sự dâng trào của cảm xúc, và cuối cùng hình thù mới được tạo nên. Và tôi thì đang nỏi rằng, vâng, sự đam mê vẫn có ở đó, nhưng chiếc bình kia cái thứ mà đam mê sẽ được tiêm vào, đổ vào đó, thực ra mới là thứ, một cách bản năng và vô thức, được tạo ra trước. Chúng ta biết sẵn rằng đam mê đó sẽ đi về đâu. Nhưng sự đối nghịch trong quan điểm này khá thú vị. Nhà văn, Thomas Frank, nói rằng có lẽ đó là một cách giải thích tại sao một số cử tri đối nghịch với những lợi ích của họ, những cử tri, như rất nhiều người trong chúng ta, giả định rằng, nếu họ nghe thấy một thứ gì có vẻ thật thà, thứ gì đến từ ruột gan, nếu nó đầy nhiệt huyết, đam mê, thì tức là nó đáng tin cậy hơn. Và họ sẽ bầu cho những thứ như thế. Vậy là, nếu ai đó có thể làm giả sự thành thật, nếu họ có thể làm giả đam mê, họ có cơ hội được chọn lớn hơn. Điều này nghe thật nguy hiểm. Ý của tôi là hai thứ, niềm đam mê, và sự yêu thích, không phải hoàn toàn tách biệt nhau. Có lẽ điều mà thế giới cần lúc này đó là nhận ra chúng ta cũng như những loài chim. Chúng ta thích ứng. Chúng ta hát. Và như loài chim, niềm yêu thích vẫn ở đó, mặc dù chúng ta đã thay đổi cách cái cách mà chúng ta làm để phù hợp với hoàn cảnh. Cảm ơn vì đã lắng nghe. (Vỗ tay) Từ lần cuối cùng tôi ở đây, vào năm 2006, chúng ta đã nhận ra biến đổi khí hậu toàn cầu hóa ra là một vấn đề khá nghiêm trọng. Nên chúng tôi đã nói về vấn đề đó khá nhiều trên tạp chí Skeptic. Chúng tôi khảo sát đủ các loại vấn đề khoa học và ngụy tạo khoa học gây tranh cãi. Nhưng hóa ra chúng ta không phải lo nghĩ về điều này vì dù gì thế giới sẽ kết thúc vào năm 2012. Một thông tin cập nhật khác: Các bạn sẽ nhớ là tôi đã giới thiệu chiếc máy dò Quadro. Nó giống một thiết bị dò nguồn nước. Nó chỉ là một mảnh nhựa rỗng với cần ăng-ten quay xung quanh. Khi bạn đi qua đi lại, nó chỉ vào các thứ. Cũng như khi bạn đi dò cần sa trong tủ đồ của học sinh, nó sẽ chỉ ngay vào ai đó. Ôi, xin lỗi. (Tiếng cười) Chiếc máy dò mà tôi được tặng tìm được banh golf, đặc biệt khi bạn ở sân golf và mò chán chê dưới các bụi cây. Trong danh mục "Những thứ ngớ ngẩn như vậy có hại gì đâu?" thì dụng cụ này, chiếc máy ADE 651, được bán cho chính phủ Iraq với giá 40.000 đô mỗi cái. Nó y hệt cái này, hoàn toàn vô giá trị, Người ta nói nó chạy nhờ vào "lực hấp dẫn ion điện từ", dịch ra có nghiã là "tào lao nguỵ khoa học" -- đó mới là từ thích hợp -- vì người ta cứ xâu chuỗi các từ to tát lại nhưng chẳng tạo ra ý nghĩa gì. Tại những trạm kiểm tra, một số người được cho qua chỉ vì máy dò nói ok điều đó có thể gây thiệt mạng người. Ngụy tạo khoa học mang lại nguy hiểm khi người ta tin vào nó. Hôm nay, tôi muốn bàn về niềm tin. Tôi muốn tin vào một điều gì đó Các bạn cũng vậy. Thực ra, luận điểm chính của tôi ở đây là tin tưởng là trạng thái tự nhiên. Nó là một mặc định. Đơn giản là ta tin. Ta tin đủ thứ. Tin tưởng là một việc tự nhiên. Hoài nghi, đa nghi, khoa học là những điều không tự nhiên, và bất tiện hơn. Khi không tin, ta cảm thấy khó chịu. Giống như Fox Mulder trong "X-Files", ai muốn tin vào vật thể ba? Tất cả chúng ta đều muốn. Và lý do là vò trong não ta có một cỗ máy niềm tin. Về cơ bản, chúng ta là loài linh trưởng luôn tìm kiếm khuôn mẫ Ta nối điểm này vơí điểm kia: A nối với B; B nối với C. Đôi khi A thực sự có liên kết với B. Đó gọi là tiếp nhận kiến thức thông qua liên tưởng. Ta tìm các khuôn mẫu, liên kết điều này với điều kia cho dù đó là chuyện con chó của Pavlov liên hệ tiếng chuông với thức ăn, và tiết nước bọt khi nghe tiếng chuông, hay con chuột của Skinner thiết lập liên hệ giữa hành vi của nó với phần thưởng và từ đó lặp lại hành vi đó. Thực ra, phát hiện của Skinner chính là: nếu bỏ chim bồ câu vào một cái hộp như thế này Nó phải ấn một trong hai nút này, nó cố tìm ra quy luật và rồi bạn cho nó một phần thưởng nho nhỏ bỏ trong chiếc hộp hình phễu đằng kia. Nếu bạn chỉ thưởng nó một cách ngẫu nhiên không theo quy luật nào nó sẽ tự phán đoán một quy luật bất kỳ. Nó sẽ lặp lại hành động vừa làm trước khi được thưởng bất kể đó là gì. Đôi khi nó thậm chí xoay hai vòng ngược chiều kim đồng hồ, một vòng theo chiều kim đồng hồ và rồi gõ vào nút hai lần. Điều đó gọi là mê tín. Tôi e rằng con người chúng ta luôn có trong mình kiểu mê tín đó. Tôi gọi quá trình này là "quy luật hóa", tức là xu hướng đi tìm những quy luật, khuôn mẫu có nghĩa trong những tiếng ồn có nghiã và vô nghiã. Khi thực hiện quá trình này, ta phạm phải hai loại sai lầm. Sai lầm Loại I, khẳng định sai, tức là tin rằng một quy luật nào đó đúng trong khi nó không đúng. Loại thứ hai là phủ định sai. Tức là không tin vào một quy luật trong khi nó là quy luật đúng. Hãy thử nghiệm điều này nhé. Giả sử bạn là một người thuộc ba triệu năm trước đang đi trên vùng bình nguyên châu Phi. Bạn tên là Lucy, ok? Rồi bạn nghe thấy tiếng sột soạt trong cỏ. Đó có phải là một con thú săn mồi nguy hiểm hay chỉ là tiếng gió? Quyết định tiếp đó có thể là quyết định quan trọng nhất trong đời bạn. Nếu bạn nghĩ tiếng sột soạt đó là của một con thú dữ và hoá ra đó chỉ là tiếng gió thì bạn đã sai lầm về mặt nhận biết tức là Sai lầm loại I, khẳng định sai. Nhưng chẳng hại gì. Bạn chỉ việc tránh xa chỗ đó. Bạn thận trọng hơn, quan sát kỹ hơn. Mặt khác, nếu bạn tin rằng đó chỉ là tiếng gió, mà hóa ra đó lại là một con thú dữ bạn đã thành bữa trưa của nó. Bạn vừa giành được giải Darwin. Bạn vưà bị loại ra khỏi tổng hợp gien trên quả đất. Vấn đề ở đây là 'quy luật hóa' sẽ diễn ra bất cứ khi nào thiệt hại của sai lầm Loại I ít hơn Sai lầm Loại II. Trong bài nói chuyện này chỉ có một biểu thức này thôi nhé. Chúng ta có vấn đề trong việc phát hiện quy luật đó là: việc đánh giá sự khác biệt giữa một sai lầm loại I và loại II khá khó khăn, đặc biệt trong những tình huống chớp nhoáng và mang tính sống còn. Vậy nên vị trí mặc định là "tin rằng mọi quy luật là thật". "Mọi tiếng động trong cỏ đều là kẻ thù nguy hiểm không phải gió." Cho nên tôi tin rằng ta đã tiến hóa... quá trình chọn lọc tự nhiên tác động đến cỗ máy niềm tin, các quá trình não kiếm tìm quy luật, để luôn luôn tìm thấy các khuôn mẫu có nghĩa và vận vào chúng những đặc điểm thù địch hoặc mưu mô mà tôi sẽ bàn sau. Ví dụ, bạn thấy gì đây? Đó là một cái đầu ngựa, đúng rồi. Nó trông giống như một con ngựa. Ắn hẳn là một con ngựa. Đó là một khuôn mẫu. Có thật đấy là con ngựa không? Hay giống một con ếch hơn? Thấy không, thiết bị nhận biết khuôn mẫu của chúng ta, có lẽ đặt ở vỏ não vùng đai trước -- thiết bị nhận biết nhỏ bé của ta ở đó - nó có thể dễ dàng bị đánh lừa, và đấy chính là vấn đề. Ví dụ, bạn thấy gì ở đây? Vâng, tất nhiên. Đây là con bò. Một khi tôi đã gợi ý cho bộ não -- đó gọi là gợi ý nhận thức -- một khi tôi đã gợi ý cho bộ não thấy con bò, nó sẽ nổi bật lên ngay cả khi không có đường viền tôi đặt xung quanh. Và bạn thấy gì ở đây? Một số người thấy một con chó đốm. Đúng vậy, nó đây. Và đây là gợi ý. Vậy nên khi tôi hỏi lại mà không có gợi ý trong não của bạn đã có hình mẫu nên bạn có thể thấy lại con chó đốm. Bạn thấy gì ở đây? Sao Thổ. Đúng rồi, rất tốt. Ở đây thì sao? Cứ nói to bất cứ thứ gì bạn thấy. Khán giả ở đây thật là giỏi đấy Chris à. Vì ở đây chẳng có gì cả. Ờ, xem như không có gì cả. Đây là một thí nghiệm của Jennifer Whitson tại Đại học Texas tại Austin về môi trường liên hiệp và liệu cảm giác không chắc chắn và không nắm kiểm soát có khiến người ta nhìn thấy các khuôn mẫu tưởng tượng không. Hầu hết mọi người thấy sao Thổ. Những người bị đặt trong trạng thái có cảm giác mất kiểm soát có xu hướng thấy điều gì đó hơn trong bức hình được cho là không có hình mẫu này. Nói cách khác, thiên hướng tìm thấy các khuôn mẫu tăng lên khi bạn cảm thấy thiếu kiểm soát. Ví dụ, các cầu thủ bóng chày nổi tiếng mê tín khi họ đánh bóng, nhưng khi chặn bóng thì không. Bởi người chặn bóng thành công 90 đến 95%. Những người đánh bóng giỏi nhất đánh hỏng 7 trên 10 lần. Vậy nên những điều mê tín và việc kiếm tìm quy luật của họ đều đi cùng với cảm giác mất kiểm soát và tương tự. Các bạn thấy cái gì ở đây? Có ai thấy vật gì ở đây không? Thực ra có đấy, nhưng nó đã bị làm mờ đi. Trong khi bạn suy nghĩ về điều này, thì đây là một thí nghiệm của Susan Blackmore, một nhà tâm lý học ở Anh, Bà cho một số người xem bức ảnh bị mờ này rồi so sánh tương quan số điểm của họ trong bài kiểm tra ESP (cảm nhận siêu giác quan) họ tin vào những chuyện huyền bí, siêu nhiên, các thiên thần, vân vân đến đâu. Những người cao điểm trong thang điểm ESP, có xu hướng không chỉ nhìn thấy nhiều mẫu hình hơn trong những bức ảnh bị làm mờ mà còn thấy những hình sai. Đây là cái bạn cho chủ thể thử nghiệm xem. Ảnh con cá bị làm mờ 20%, 50% và bức tôi cho các bạn xem, 70%. Một thí nghiệm tương tự đã được một nhà tâm lý học khác người Thụy Sĩ tên là Peter Brugger, thực hiện. Ông đã phát hiện rằng bán cầo não phải nhận biết các hình mẫu tốt hơn nhiều so với não trái, nhờ vào thị trường trái. Vậy nên nếu bạn cho chủ thể thử nghiệm xem ảnh sao cho hình xuất hiện trên não phải thay vì não trái, chủ thể sẽ có xu hướng dễ thấy hình mẫu hơn là khi bạn truyền ảnh đến não trái. Bán cầu não phải của ta dường như là nơi nhiều thao tác 'quy luật hóa' diễn ra. Điều chúng tôi đang cố gắng làm là đào sâu tìm hiểu bộ não để xem hiện tượng này xảy ra ở đâu. Brugger và cộng sự của anh là Christine Mohr, đã cho L-DOPA cho các chủ thể thử nghiệm. L-DOPA, như các bạn biết, là một loại thuốc để điều trị bệnh Parkinson, một bệnh liên quan tới sự suy giảm dopamine. L-DOPA tăng cường dopamine. Và tăng cường dopamine khiến chủ thể thử nghiệm thấy nhiều mẫu hình hơn là những người không nhận dopamine. Vậy nên dopamine dường như là loại thuốc liên quan đến sự quy luật hóa. Trong thực thế, thuốc an thần dùng để ngăn những hành vi loạn thần kinh như hoang tưởng, ảo tưởng và ảo giác, đó là những hiện tượng quy luật hóa. Chúng là những hình mẫu không đúng. Chúng là những khẳng định sai lầm, là sai lầm loại I. Và nếu bạn cho họ thuốc kháng dopamine, các mẫu hình sẽ biến mất. Nói cách khác, khi giảm lượng dopamine, xu hướng thấy mẫu hình như vậy những hình mẫu như vậy giảm đi. Mặt khác, chất kích thích như cocaine, là những thuốc tăng dopamine. Chúng tăng cường lượng dopamine. nên bạn sẽ dễ thấy ngây ngất hơn, sáng tạo hơn và tìm thấy nhiều mẫu hình hơn. Thực ra, gần đây tôi có gặp Robin Williams anh ấy kể về chuyện ngày xưa, khi còn dính cocaine, anh ấy thấy mình hài hước hơn bây giờ. Vậy có lẽ lượng dopamine tăng lên liên quan đến tính sáng tạo cao hơn. Tôi cho rằng opamine thay đổi tỉ lệ tín hiệu biến thành tiếng ồn trong não. Điều này quyết định tính chính xác của việc tìm ra mẫu hình. Nếu tỉ lệ này quá thấp, bạn sẽ phạm phải quá nhiều sai lầm loại II. Bạn bỏ qua những mẫu hình thật. Bạn không muốn quá đa nghi vậy đâu. Nếu bạn đa nghi quá, bạn sẽ bỏ mất những ý tưởng thực sự thú vị. Chỉ vừa đủ thôi, bạn là người sáng tạo nhưng đủ để không tin vào quá nhiều điều vớ vẩn. Nếu quá cao, có lẽ bạn sẽ thấy mẫu hình ở mọi nơi. Mỗi khi ai đó nhìn bạn, bạn nghĩ rằng họ đang nhìn chằm chằm vào mình. Bạn nghĩ mọi người đang bàn tán về mình. Và nếu bạn đi quá xa, điều đó đơn giản gọi là bệnh tâm thần. Đó là điểm khác biệt ta có thể thấy giữa hai người đạt giải Nobel, Richard Feynman và John Nash. Một người có lẽ nhìn thấy vừa đủ các quy luật để đoạt giải Nobel. Người kia cũng như vậy, nhưng có lẽ quá nhiều mẫu hình, quy luật Khi đó ta gọi nó là bệnh hoang tưởng. Vậy nên tỉ lệ tín hiệu chuyển thành tiếng ồn mang đến cho ta vấn đề về nhận biết mẫu hình. Dĩ nhiên các bạn đều biết chính xác đây là gì, phải không. Các bạn thấy hình gì ở đây? Một lần nữa, tôi đang thử thách vỏ não vùng đai trước của bạn, khiến cho bạn nhận ra những hình mẫu mâu thuẫn nhau. Tất nhiên các bạn biết đây là giầy Via Uno. Đây là xăng-đan Phải công nhận đôi bàn chân khá sexy đấy. Có lẽ đã được Photoshop đôi chút. Và tất nhiên, những hình ảnh mơ hồ trông có vẻ đang lật qua lật lại. Hóa ra điều mà bạn thường nghĩ đến ảnh hưởng tới những gì bạn "thấy". Tôi biết các bạn thấy cái đèn ở đây. Vì có ánh sáng ở đây. Đương nhiên, nhờ vào phong trào bảo vệ môi trường chúng ta đều quan tâm tới vấn nạn của động vật có vú dưới nước. Vậy nên thứ bạn nhìn thấy trong hình ảnh mờ ảo này đương nhiên là cá heo, đúng không. Bạn thấy một con cá heo ở đây. Và kia là một con. Và kia là một con. Cái đuôi cá kia kìa, mọi người ơi. (Tiếng cười) Nếu chúng tôi cho bạn những dữ liệu mâu thuẫn, một lần nữa, vỏ não vùng đai trước của bạn sẽ vào chế độ hoạt động siêu nhanh. Nếu bạn nhìn xuống dưới này, mọi thứ đều ổn. Nếu bạn nhìn lên đây, bạn nhận các dữ liệu mâu thuẫn. Sau đó, chúng tôi lật bức ảnh lại để bạn thấy cái này là một sự sắp đặt. Ảo ảnh về chiếc sọt không tưởng. Thật dễ đánh lừa bộ óc trong thế giới 2 chiều. Bạn nói rằng "Ối giời, Shermer, ai chẳng có thể làm điều đó với ảo ảnh y vậy trong sách Tâm lý học căn bản 101. Còn đây là ảo ảnh "chiếc sọt không tưởng" 3D của Jerry Andrus trong này Jerry đứng bên trong chiếc sọt không tưởng. Và ông đã tốt bụng đăng cái này và hé mở sự thật cho chúng ta. Tất nhiên, mọi thứ là do góc máy ảnh. Nhiếp ảnh gia đứng ở kia. Và cái thanh này có vẻ như xếp chồng lên cái này, và cái này với cái kia, và tương tự, nhưng thậm chí khi tôi đã bỏ nó đi, ảo ảnh vẫn rất thuyết phục bởi bộ não chúng ta được xây dựng để tìm kiếm những loại hình mẫu nhất định đó. Đây là một cái tương đối mới khiến chúng ta rối trí bởi những mẫu hình mâu thuẫn khi so sánh góc này với góc kia. Thực ra, đây là hai bức ảnh giống hệt đặt cạnh nhau. Bạn đang so góc đấy với góc kia thay vì góc này. Bộ não bạn bị đánh lừa như vậy. Lại một lần nữa, thiết bị nhận biết quy luật của bạn lại bị lừa. Mặt người thì dễ nhận diện bởi chúng ta có một phần mềm nhận diện mặt cấp cao được thêm vào thùy thái dương. Đây là một số gương mặt trên vách đá. Tôi thực sự không biết liệu đây có phải -- cái này có thể đã được Photoshop. Nhưng dù sao thì, luận điểm chính vẫn là như thế. Giờ thì bức ảnh nào trông bất thường với bạn? Phản ứng thật nhanh, bức nào trông kỳ lạ? Bức hình bên trái. Ok. Tôi sẽ xoay nó lại nên nó sẽ thành bức bên phải. Và các bạn đã đúng. Một ảo ảnh khá nổi tiếng -- thực hiện lần đầu tiên với Margaret Thatcher. Ngày nay, họ luôn tráo các chính trị gia như vậy. Tại sao chuyện này lại xảy ra? Chúng ta biết chính xác nó xảy ra ở đâu, trong thùy thái dương, ngay trên tai. Trong một cấu trúc nhỏ gọi là cuộn não fusiform. Có hai loại tế bào thực hiện việc này, ghi nhận các đặc điểm trên mặt hoặc một cách tổng quát hoặc cụ thể, những tế bào lớn và hoạt động cực nhanh này đầu tiên nhìn vào gương mặt tổng quan. Vậy nên bạn lập tức nhận ra Obama. Sau đó bạn thấy có điều gì hơi kì lạ ở đôi mắt và miệng. Đặc biệt khi chúng được quay ngược xuống, Bạn đang sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt đấy. Tôi đã nói trong thí nghiệm tư duy nhỏ của chúng ta lúc trước, bạn là một người cổ đi trên bình nguyên châu Phi. Đó chỉ là gió hay một con thú ăn thịt nguy hiểm? Sự khác biệt giữa chúng là gì? Cơn gió là vật không sống; còn thú dữ là một tác nhân có mục đích. Tôi gọi quá trình này là tác nhân hóa. Đó là khuynh hướng đem vào những hình mẫu, quy luật các ý nghĩa, mục đích và tác nhân, thường là những thế lực vô hình từ trên cao. Đây là một ý tưởng chúng ta nhận được từ một TEDster ở đây, Dan Dennett, người đã nói về việc chủ động chọn quan điểm Vấn đề đó mở rộng ra sẽ giải thích được nhiều điều khác nhau, linh hồn, hồn ma, thần thánh, quỷ dữ, thiên thần, người ngoài hành tinh, các đấng sáng tạo những kẻ âm mưu trong nội các và đủ các thể loại những tác nhân vô hình có quyền lực và mục đích, mà người ta cho là đang ám ảnh thế giới này và kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Tôi nghĩ đây là nền tảng của thuyết duy linh thuyết đa thần và thuyết độc thần. Đó là niềm tin rằng người ngoài hành tinh tiên tiến hơn chúng ta, có đạo đức hơn chúng ta, Chuyện luôn luôn là như thế này họ từ trên kia xuống để cứu vớt chúng ta. Những đấng sáng tạo luôn được miêu tả là những người siêu thông minh và đạo đức đã hạ giới và thiết kế nên cuộc sống. Ngay cả lối suy nghĩ cho rằng chính phủ có thể cứu giúp ta chẳng còn thích hợp lâu dài được nưã. Nhưng theo tôi nghĩ, đó là một loại tác nhân hóa, cho rằng trên kia có một ai đó vĩ đại và quyền năng sẽ tới giải cứu chúng ta. Tôi nghĩ rằng đây cũng là cơ sở của những giả định âm mưu. Có ai đó đứng đằng sau điều khiển mọi việc, bất kể đó là Illuminati hay Bilderbergers. Nhưng đây là một vấn đề về nhận biết hình mẫu, phải không? Một số hình mẫu và quy luật là thực, một số không. JFK bị ám sát bởi một mạng lưới hay chỉ một kẻ giết người duy nhất? Nếu bạn đến đó -- ở đó bất cứ ngày nào cũng có người -- như lần tôi đến đó -- họ chỉ cho tôi những nơi mà các sát thủ đã ẩn náu. Tôi thích nhất là khi họ nói hắn ta đã nấp dưới cống. Và hắn nhảy ra vào đúng thời khắc cuối cùng, bắn phát súng định mệnh. Nhưng tất nhiên, Lincoln bị ám sát bởi một âm mưu. Vậy ta không thể đồng loạt loại bỏ tất cả những quy luật như thế. Bởi vì, thật ra mà nói, một số quy luật là có thực. Một số âm mưu là thật. Có lẽ nó giải thích cho rất nhiều điều. Có giả định về âm mưu đứng sau 11/9. Đó là một âm mưu. Chúng tôi dành trọn một kỳ báo cho vụ này. 19 thành viên Al Queda lên kế hoạch đâm máy bay vào các tòa nhà tạo thành một âm mưu. Nhưng những người tự cho mình biết sự thật về ngày 11/9 không nghĩ vậy. Họ nghĩ đó là một âm mưu nội phản của chính quyền Bush. Chuyện này cần cả một bài nói chuyện khác. Nhưng bạn biết làm sao chúng tôi biết vụ 11/9 không phải do chính quyền Bush giật dây không? Bởi nó đã thành công. (Tiếng cười) (Tiếng vỗ tay) Vậy nên chúng ta bẩm sinh không suy nghĩ dựa vào thực tế. Quá trình tác nhân hóa của chúng ta đến từ việc ta có thể cảm nhận những bộ phim như thế này. Bởi, về cơ bản, chúng ta có thể tưởng tượng ra điều gì xảy ra tiếp theo. Chúng ta biết nếu kích thích thùy thái dương, bạn có thể tạo những trải nghiệm thoát xác, những trải nghiệm cận kề cái chết, bạn có thể tạo ra chúng bằng cách dí điện cực vào thùy thái dương. Hoặc bạn có thể tạo ra nó khi bất tỉnh hoặc tăng tốc trong một máy ly tâm. Bạn sẽ giảm oxy huyết. Và khi đó bộ não cảm nhận có một cảm giác thoát xác. Bạn có thể dùng -- việc này tôi đã thử - Mũ bảo hiểm Đức Chúa của Michael Persinger, dội sóng điện từ vào hai thùy thái dương của bạn. Và bạn sẽ cảm nhận trải nghiệm thoát xác. Tôi xin dừng lại ở đây bằng một clip ngắn tổng hợp lại tất cả. Chỉ một phút rưỡi thôi. Clip này sẽ tổng hợp tất cả lại để suy ra sức mạnh của sự trông đợi và sức mạnh của niềm tin. Nào, xem thôi. Người kể: Đây là địa điểm được chọn cho một cuộc thử vai giả cho quảng cáo son dưỡng môi. Người phụ nữ: Chúng ta hy vọng có thể dùng một phần trong này cho một chiến dịch quảng cáo toàn quốc, đúng không. Và đây là thử nghiệm son dưỡng môi chúng tôi có ở đây. Đây là các người mẫu sẽ giúp chúng ta, Roger và Matt. Chúng ta có son dưỡng môi của mình và một thương hiệu hàng đầu. Có ai có vấn đề nếu phải hôn người mẫu để thử son không? Cô gái: Không. Người phụ nữ: Cô thì sao? (Cô gái: Không.) Người phụ nữ: Cô nghĩ sẽ ổn chứ? Cô gái: Không có vấn đề gì. (Người phụ nữ: Ok.) Đây là một bài thử nghiệm bịt mắt. Tôi sẽ yêu cầu các cô tiến lên và bịt mắt vào. Ok, giờ cô có thấy gì không? (Cô gái: Không.) Kéo xuống để cô không thấy ở dưới. (Cô gái: Ok.) Người phụ nữ: Hoàn toàn không thấy gì chứ? Cô gái: Vâng. (Người phụ nữ: Ok. ) Giờ thì, điều tôi cần tìm trong thử nghiệm này đó là son dưỡng bảo vệ môi ra sao, và kết cấu bề mặt của son, và có lẽ xem thử liệu các cô có thấy mùi vị nào hay không. Cô gái: Ok. (Người phụ nữ: Cô đã bao giờ thử nghiệm hôn chưa?) Cô gái: Chưa. Người phụ nữ: Bước một bước lên đây. Được rồi, giờ tôi muốn cô chúm môi lại. Chúm môi và hơi nghiêng vào thôi, được không. (Âm nhạc) (Tiếng cười) (Tiếng cười) Ok. Jennifer, cô cảm thấy thế nào? Jennifer: Tuyệt. (Tiếng cười) Cô gái: Ôi, Chúa tôi. (Tiếng cười) Michael Shermer: Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn các bạn. Cảm ơn. Nếu hôm nay bạn đang ngồi dưới hàng ghế khán giả hay có lẽ là bạn đang xem buổi nói chuyện ở một thời điểm hoặc nơi khác, thì bạn đang tham gia vào một hệ sinh thái của quyền kỹ thuật số. Cho dù bạn là nghệ sĩ, một kỹ thuật viên, một luật sư hay một người hâm mộ, việc xử lý bản quyền tác động trực tiếp vào cuộc sống của bạn. Bây giờ, quản lý quyền lợi không còn đơn thuần là vấn đề của người sở hữu nữa. Nó là một mạng lưới chằng chịt các mối quan hệ và là một phần không thể thiếu trong trường văn hóa con người. YouTube quan tâm sâu sắc về quyền lợi của người chủ nội dung. Nhưng để cung cấp cho họ những lựa chọn mà họ có thể làm với những bản sao, bản phối và hơn nữa Chúng ta cần xác định đầu tiên khi mà tài liệu có bản quyền được upload lên web của chúng tôi Hãy nhìn vào video này và bạn có thể thấy nó làm việc như thế nào. Hai năm trước đây, một nghệ sĩ thu âm, Chris Brown, xuất bản video chính thức của bài hát của anh, "Forever". Một người hâm mộ thấy nó trên TV thu lại với điện thoại có máy quay và tải nó lên Youtbe. Bây giờ bởi vì Sony Music đã đăng ký bản quyền video của Chris Brown trên hệ thống nhận diện nội dung của chúng tôi trong vòng vài giây cố gắng upload video đó, bản copy được nhận ra, Và Sony có quyền quyết định nên làm gì với nó. Nhưng làm cách nào mà chúng tôi biết video đó là bản sao? Nó bắt đầu bằng nội dung của chủ sở hữu cung cấp nội dung đó và cơ sở dữ liệu của chúng tôi, cùng với chính sách sử dụng mà cho chúng tôi biết phải làm gì khi phát hiện ra sự trùng lặp. Chúng tôi so sánh từng video tải lên so sánh với tất cả file tham chiếu trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi. Và bây giờ bản đồ nhiệt này sẽ cho bạn thấy bộ não của hệ thống làm việc ra sao. Đây là tập tin tham chiếu ban đầu đang được so sánh với nội dung của người sử dụng tạo ra. Hệ thống so sánh từng khoảnh khắc của cái file này với file kia để xem liệu có sự trùng khớp hay không. Bây giờ, điều này có nghĩa là chúng ta phát hiện ra sự giống nhau thậm chí khi mà bản sao chép chỉ sử dụng một tỉ lệ nhỏ của file gốc, chơi nó trong chuyển động chậm và đã xuống cấp chất lượng âm thanh và video. Và chúng tôi làm điều đó mỗi lần mà 1 video được tải lên YouTube. Hệ thống xử lý sàng lọc với tốc độ 20 tiếng video mỗi phút. Khi mà chúng tôi tìm thấy sự trùng khớp chúng tôi sử dụng chính sách về bản quyền người sở hữu đã thiết lập. Và quy mô và tốc độ của hệ thống này thật sự ngoạn mục Chúng tôi không chỉ nói về một vài đoạn video. Mà chúng tôi đang nói về hơn 100 năm video mỗi ngày Giữa những bản tải mới và bản quét các dữ liệu cũ. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra toàn bộ nội dung trên trang web. Và khi chúng tôi so sánh với những video có tổng thời lượng dài hàng trăm năm đó, chúng tôi so sánh nó với hàng triệu những tập tin tham chiếu trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi. Nó giống như là 36,000 người chăm chú nhìn 36,000 màn hình mỗi ngày, không có giờ giải lao uống cafe Bây giờ, chúng tôi làm gì khi chúng tôi tìm thấy điểm trùng khớp? Vâng, hầu hết các chủ bản quyền, thay vì ngăn chặn sẽ cho phép bản sao chép được xuất bản. Và kế đến họ được lợi thông qua quảng cáo và liên kết bán hàng. Nhớ lại video của Chris Brown, "Forever"? Vâng, sau những ngày tỏa sáng, nó đã tụt hạng trong bảng xếp hạng Dường như câu chuyện đến đây là kết thúc Nhưng vào năm ngoái, một cặp vợ chồng trẻ mới cưới. Đây là video đám cưới của họ. Bạn có lẽ xem nó rồi. (Âm nhạc) Thật tuyệt làm sao, nếu diễn biến của đám cưới đó đã vui đến như thế, bạn có thể tưởng tượng được bữa tiệc chiêu đãi còn vui cỡ nào? Ý tôi là, những người này là ai? tôi thật sự muốn đến dự đám cưới của họ. Vì thế mà đám cưới nhỏ đó lên đến hơn gần 40 triệu lượt người xem. Và thay vì Sony chặn nó lại, họ cho phép quá trình upload được diễn ra. Và họ đặt quảng cáo lên nó và link nó đến iTunes, Và rồi bái hát, 18 tháng tuổi, lại quay về với thứ hạng 4 trên bảng xếp hạng của iTunes. Vì thế Sony lại có lợi nhuận từ đó. Và rồi Jill và Kevin, cặp đôi hạnh phúc, vâng họ trở về sau tuần trăng mật của họ và nhìn thấy rằng đoạn video của họ đã trên nên phổ biến một cách điên khùng. Họ tham gia hàng tá các cuộc nói chuyện trên truyền hình Và họ đã chớp lấy cơ hội để thay đổi cuộc sống. Đoạn video thu hút hơn $26,000 quyên góp để chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước. Và rồi "Điệu nhảy lối vào đám cưới JK" trở nên quá phổ biến đến nỗi đài NBC đã nhái lại nó trong mùa cuối cùng của tập phim "Văn phòng" mà mới được trình chiếu, nó thật sự là một hệ sinh thái của văn hóa Bởi vì nó không chỉ là những kẻ nghiệp dư mượn từ những phòng thu lớn, mà đôi khi những phòng thu lớn mượn ngược lại. Bằng cách tăng thêm sự lựa chọn, chúng ta có thể tạo nên một nên văn hóa của cơ hội. Và tất cả nó lấy để thay đổi những thứ xung quanh đã được cho phép thông qua xác định những quyền hạn. Vì vậy tại sao không ai có thể giải quyết vấn đề này trước đây? Bởi vì nó là một vấn đề lớn, và nó phức tạp và hỗn độn. Nó không thông thường cho từng video để có nhiều quyền chủ sở hữu. Có những thương hiệu âm nhạc. Ở đây có những nhà xuất bản nhạc khác nhau. Và mỗi người đó khác nhau tùy quốc gia. Và ở đó có nhiều trường hợp khi mà có 1 đoạn video tải lên chứa nhiều nguồn có bản quyền cùng lúc Vì thế mà chúng ta phải quản lý nhiều khiếu nại cho cùng một đoạn video. Hệ thống nhận diện nội dung của YouTube định vị tất cả các trường hợp. Nhưng hệ thống không chỉ làm việc cho nhóm những người nắm quyền sở hữu. Nếu bạn có nội dung mà những người khác đang upload lên YouTube, bạn nên đăng ký vào hệ thống nhận diện nội dung, và rồi bạn sẽ có cơ hội về làm thế nào nội dung của bạn được sử dụng. Và suy nghĩ cẩn thận vì những chính sách mà bạn đính kèm với nội dung đó. Bởi đơn giản là ngăn chặn cái việc sử dụng lại, bạn sẽ bỏ lỡ mất những định dạng nghệ thuật mới, khán giản mới, kênh phân phối mới và nguồn lợi nhuận mới. Nhưng nó không chỉ là đồng tiền và sự ấn tượng. Hãy nhìn vào tất cả những niềm vui đã được lan truyền thông quả cở sở quản lý quyền hạn tiến bộ này và công nghệ mới này. Và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng niềm vui chắc chắn là một ý tưởng có giá trị lan rộng. Cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn rất nhiều. Tôi sẽ đưa các bạn đến với hành trình của thế giới âm thanh dưới biển của loài cá voi và cá heo. Từ khi chúng ta là động vật quan sát, thật khó để hiểu điều này, vì vậy tôi sẽ kết hợp cử chỉ và âm thanh và hi vọng có thể truyền đạt nó. Nhưng hãy nghĩ, như 1 loài vật quan sát, cái gì giống như khi ta lặn và thử nhìn dưới nước. Chúng ta thực sự không thể nhìn xa. Tầm nhìn của chúng ta, tuy rất tốt khi trong không khí, đột nhiên bị hạn chế và tạo cảm giác bị hạn chế không gian. Và cái mà động vật dưới biển tiến hóa hơn 10 nghìn năm trước là cách chúng phụ thuộc vào âm thanh để khám phá thế giới và kết nối với các con khác. Cá heo và cá voi có răng dùng âm thanh để định vị. Chúng có thể tạo ra những tiếng động lớn và lắng nghe tiếng dội từ đáy biển để định hướng. Chúng có thể nghe tiếng dội từ kẻ thù để quyết định xem thức ăn ở đâu và cái chúng muốn ăn. Mọi sinh vật biển dùng âm thanh để giao tiếp. Vì vậy những con cá voi tấm sừng lớn sẽ tạo ra những âm thanh lớn và tuyệt vời, cái được dùng trong các quảng cáo sinh sản cho cả 2 giới, để tìm kiếm đối tác và lựa chọn bạn đời. Mẹ và con và những loài có quan hệ gần gũi dùng tiếng gọi để kết nối với nhau, vì vậy âm thanh rất quan trọng với chúng. Điều đầu tiên thu hút tôi về âm thanh của những sinh vật biển này, mà thế giới của chúng xa lạ với tôi, là bằng chứng về những chú cá heo bị bắt rằng chúng có thể bắt chước tiếng người. Và tôi nói rằng tôi sẽ sử dụng một vài miêu tả hình ảnh về âm thanh. Đây là ví dụ đầu tiên. Đây là 1 chuỗi tần số âm thanh theo thời gian giống như các nốt nhạc những nốt cao sẽ ở trên và những nốt trầm sẽ ở dưới và thời gian trôi đi theo cách này. Đây là hình ảnh của tiếng còi mà người huấn luyện gọi cá heo và nó có thể gọi chúng đến. Nó giống như tiếng "tuýt". Còn đây là tiếng cá heo con khi bị bắt bắt chước tiếng còi của huấn luyện viên. Nếu bạn kêu tiếng này với chó/mèo của bạn và chúng kêu để trả lời bạn, bạn có thể sẽ khá ngạc nhiên. Rất ít động vật có vú không kể con người có thể bắt chước các âm thanh. Âm nhạc và ngôn ngữ của ta rất quan trọng. Và đây là 1 câu đố. 1 vài nhóm động vật có vú làm vậy, Tại sao chúng là làm vậy? Tôi đã dành nhiều thời gian sự nghiệp cố gắng hiểu cách chúng sử dùng khả năng học hỏi, sử dụng khả năng thay đổi điều bạn nói dựa trên cái bạn nghe thấy trong hệ thống giao tiếp của chúng. Bắt đầu bằng tiếng gọi của nhóm động vật có vú phát triển nhất. Nhiều động vật có vú phải tạo ra tiếng gọi khi mẹ và con xa nhau. Đây là 1 ví dụ về tiếng gọi của loài khỉ sóc. khi chúng xa nhau. Và bạn có thể thấy, không có nhiều rung động trong tiếng gọi. Ngược lại, tiếng gọi ra dấu mà cá heo thường gọi nhau, mỗi con có âm thanh riêng của mình. Chúng sử dụng khả năng nhận biết âm thanh để phát triển tiếng gọi phức tạp hơn và riêng biệt để nhận biết từng cá thể khác nhau. Còn về cách động vật sử dụng tiếng gọi? Hãy nhìn âm thanh của cá heo mẹ và con. Trong cuộc sống thường ngày, chúng thường bơi tách biệt nhau nếu cá heo mẹ kiếm ăn, và khi chúng tách biệt vậy chúng phải quay lại với nhau. Biểu đồ chỉ ra phần trăm sự tách biệt cá heo phát ra âm thanh ở khoảng cách tối đa. VÌ vậy khi khoảng cách dưới 20m, chưa đến nửa thời gian chúng dùng tiếng gọi Hầu như chúng chỉ tìm nhau khi bơi xung quanh. Nhưng hầu hết thời gian khi cách hơn 100m chúng dùng âm thanh riêng của mình để quay lại với nhau. Đa số tiếng ra dấu của từng con khá khuôn mẫu và ổn định trong suốt cuộc đời của 1 con cá heo. Nhưng đây là một vài trường hợp ngoại lệ. Khi cá heo đực rời mẹ, nó sẽ đi cùng với 1 con cái khác và tạo thành 1 đôi kéo dài cả thập kỉ. Những đôi như vậy tạo thành kết nối xã hội tiếng của chúng hòa vào nhau và trở nên giống nhau. Bức ảnh này chỉ ra 2 thành viên của 1 đôi. Như các bạn thấy ở trên, chúng có chung tiếng kêu, như tiếng "woop" Chúng cùng có tiếng kêu đó Trong khi đó những thành viên của 1 đôi sẽ kêu "wo-ot...wo-ot" Và điều xảy ra chính là chúng sử dụng quá trình nhận thức này để phát triển 1 kí hiểu mới định dạnh nhóm xã hội mới này. 1 cách rất thú vị là chúng có thể hình thành 1 cá thể mới cho xã hội mà chúng có. Bây giờ hãy lùi lại một bước và hiểu xem thông điệp nói gì với chúng ta về việc bảo vệ loài cá heo khỏi sự ảnh hưởng của loài người. Bất cứ ai khi nhìn bức ảnh này cũng sẽ biết con cá heo đang bị bao vây, và rõ ràng hành vi của nó đang bị ngăn chặn. Đây là 1 tình huống xấu. Nhưng hóa ra đó chỉ là khi 1 chiếc thuyền đang tiếp cận 1 nhóm cá heo cách đó 200m, đàn cá heo bắt đầu kêu lên, chúng sẽ thay đổi điều chúng đang làm và tập hợp nhóm, đợi cho con thuyền đi, và sau đó chúng sẽ quay lại công việc hàng ngày. Và ở nơi như Sarasota, Florida, khoảng thời gian trung bình giữa các lần con thuyền đi qua trong vòng 100m so với đàn cá heo là 6 phút. Thậm chí tình huống trông không có vẻ xấu đến mức như vậy, nhưng vẫn ảnh hưởng đến thời gian cá heo phải làm việc bình thường. Và nếu chúng ta nhìn trong môi trường nguyên sơ nhất như Tây Úc, Lars Bider đã làm công việc so sánh thái độ cá heo và sự phân tán trước khi có tàu đánh bắt cá heo. Khi có 1 con tàu, không có nhiều sự ảnh hưởng. Và 2 con tàu: khi con tàu thứ 2 đến điều xảy ra là có 1 vài con cá heo rời khỏi khu vực đó ngay lập tức. Với những con ở lại, tỉ lệ sinh sản của chúng giảm. Vì có thể có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ dân số. Khi chúng ta nghĩ về những khu bảo vệ sinh vật biển như cá heo, có nghĩa là chúng ta phải khá tỉnh táo về các hoạt động mà chúng ta nghĩ là thân thiện. Ta có thể cần phải điểu chỉnh mật độ của những tàu du lịch và việc xem cá voi thực sự để ngăn chặn những vấn đề này. Tôi cũng muốn chỉ ra rằng âm thanh không tuân theo ranh giới. Bạn có thể vạch ngăn cách để cố gắng bảo vệ khu vực này, nhưng ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm tiếng ồn vẫn sẽ tiếp tục xâm nhập. Và tôi muốn thay đổi từ môi trường địa phương ven biển này thành một thế giới cá voi rộng lớn hơn và một đại dương bao la. Chúng ta đang nhìn thấy 1 bản đồ. Thế giới chủ yếu là màu xanh. Nhưng tôi cũng muốn chỉ ra rằng đại dương có mối liên kết hơn chúng ta nghĩ. Nhận thấy cách mà 1 vài dải phân cách di chuyển dọc theo các đại dương khi so sánh với đất liền Với tôi, ví dụ xáo trộn tâm trí nhất về sự giao thoa giữa đại dương đến từ trải nghiệm âm thanh nơi các nhà đại dương học có 1 chuyến đi ra nam Ấn Độ Dương, sử dụng 1 cái loa dưới nước và bật lại 1 âm thanh. Âm thanh tương tự đến từ phía tây, và có thể nghe thấy ở Bermuda, và đến từ phía đông, và có thể nghe thấy ở Monterey. 1 âm thanh khác tương tự. Chúng ta đang sống trong thế giới giao tiếp thông qua vệ tinh quen với giao tiếp toàn cầu, nhưng điều đó vẫn thật tuyệt với tôi. Đại dương có những thứ cho phép âm thanh tần số thấp về cơ bản được truyền đi khắp nơi. Thời gian vận chuyển âm cho mỗi con đường là khoảng ba giờ. Gần như bằng nửa trái đất. Đầu những năm 1970, Roger Payne và 1 nhà âm học về đại dương công bố 1 bài báo đầy tính lý thuyết chỉ ra rằng âm thanh có thể truyền qua những vùng rộng lớn, nhưng rất ít nhà sinh vật học tin điều đó. Dù vậy, thực sự thì chúng ta chỉ biết việc truyền âm tầm xa trong vài thập kỷ, cá voi rõ ràng đã tiến hóa, hơn 10 triệu năm, cách khai thác đặc điểm ngạc nhiên này của đại dương. Và cá voi xanh và cá voi vây tạo ra những âm thanh tần số thấp mà có thể truyền đi rất xa. Hình ảnh ở trên cho thấy 1 chuỗi tiếng gọi phức tạp được lặp lại bởi con đực. Chúng tạo nên bản nhạc, và đóng vai trò trong việc sinh sản, giống như tiếng chim hót. Dưới này, chúng ta thấy tiếng gọi được tạo bởi cả con đực và con cái và có thể truyền đi rất xa. Nhiều nhà sinh vật học vẫn nghi ngờ về vấn đề giao tiếp tốt từ xa từ những năm 1970 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Điều xảy ra là, trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ có 1 hệ thống bí mật để theo dõi tàu ngầm của Liên Xô. Nó có máy dò tìm dưới nước, được nối cáp đến bờ biển, tất cả nối đến khu trung tâm để nghe thấy tiếng từ bên kia toàn bộ Bắc Đại Tây Dương Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, hải quân đưa hệ thống có sẵn cho các nhà âm học về cá voi để hiểu điều mà họ có thể nghe thấy. Đây là 1 bức tranh từ Christopher Clark ông đã tìm ra 1 con cá voi xanh khi nó bơi qua Bermuda, bơi xuống vĩ độ Miami và quay lại. Nó được tìm thấy trong 43 ngày, bơi được 1700km, tương đương hơn 1000 dặm. Điều đó chỉ cho chúng ta rằng tiếng gọi có thể tìm thấy từ hàng trăm dặm và cá voi thường bơi hàng trăm dặm. Những động vật ở đáy đại dương giao tiếp với khoảng cách lớn hơn rất nhiều so với chúng ta dự đoán. Không giống như cá voi vây và cá voi xanh rải rác tại các đại dương ôn đới và nhiệt đới, cá voi lưng gù tập trung tại các vùng sinh sản truyền thống địa phương để chúng có thể tạo ra âm thanh có tần số cao hơn băng thông rộng hơn và phức tạp hơn. Bạn đang nghe 1 bản nhạc phức tạp được tạo bởi cá voi lưng gù. Cá voi lưng gù, khi chúng phát triển khả năng ca hát, chúng nghe những con cá voi khác và thay đổi cái chúng hát dựa trên cái chúng nghe giống như chim hót hay tiếng cá heo kêu mà tôi đã nói ở trên. Có nghĩa là tiếng kêu của cá voi lưng gù là 1 dạng văn hóa động vật, giống như âm nhạc cho con người vậy. Tôi nghĩa 1 trong những ví dụ thú vị về điều này đến từ Úc. Các nhà sinh vật học ở bờ đông Úc đã thu lại tiếng kêu của cá voi lưng gù. Và đường màu cam chỉ ra những tiếng cơ bản của cá voi lưng gù ở bờ đông. Năm 1995 chúng cùng "hát" chung 1 bài hát. Nhưng đến năm 1996, họ nghe thấy 1 vài giai điệu là và hóa ra đó là tiếng cơ bản của cá voi lưng gù ở bờ tây. Tiếng gọi từ bờ tây dần trở nên phổ biến cho đến năm 1998, không còn con cá voi nào kêu tiếng từ bờ đông; nó hoàn toàn biến mất. Chúng chỉ kêu tiếng mới từ bờ tây. Như thể 1 giai điệu mới hoàn toàn xóa bỏ giai điệu lỗi thời trước kia, và không còn dấu vết. Không ai hát lại bài hát cũ. Tôi muốn chỉ ra ngắn gọn điều mà đại dương làm với tiếng gọi. Bạn đang nghe bản thu của Chris Clark, cách 1 con cá voi lưng gù 0.2 dặm ( 330km). Bạn có thể nghe thấy toàn bộ tần số. Nó khá là lớn. Bản cảm thấy khá gần. Bản thu tiếp theo bạn đang nghe được tạo bởi tiếng của cùng con cá voi đó cách 50 dặm. Chúng được chỉ ra ở dưới đây. Bạn chỉ nghe được tần số thấp. Bạn nghe thấy âm thanh dội lại như âm thanh đi qua quãng đường rất dài và nó không to như vậy. Sau khi tôi bật lại tiếng cá voi lưng gù, tôi sẽ bật tiếng cá voi xanh, nhưng nhanh hơn bởi vì chúng ở tần số thấp nếu không bạn sẽ không nghe thấy được. Đây là tiếng cá voi xanh cách 50 dặm, cùng khoảng cách với cá voi lưng gù. Âm thanh lớn và rõ ràng, bạn có thể nghe thấy rất rõ. Vẫn tiếng gọi đấy được thu từ máy dò tìm dưới nước cách 500 dặm. Có rất nhiều tiếng ồn từ những con cá voi khác, nhưng bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng gọi một chút. Bây giờ hãy đổi chút và nghĩ về tiềm năng đối với ảnh hưởng của con người. Âm thanh rõ nhất mà con người mang tới đại dương đến từ tàu thuyền. Đây là tiếng 1 con tàu, và tôi sẽ nói to hơn để bàn luận về nó. Tưởng tượng rằng cá voi nghe thấy từ cách chúng 500 dặm. Có 1 vấn đề lớn mà có thể tiếng ồn từ tàu có thể hạn chế cá voi không thể nghe thấy nhau. Bây giờ là thứ đã được biết đến từ lâu. Đây là hình ảnh trong 1 quyển sách về âm thanh dưới biển. Trên trục tung là độ to của tiếng ồn trung bình xung quanh các đại dương sâu đo bởi tần số. Ở tần số thấp, đường này chỉ ra âm thanh đến từ hoạt động địa chấn. Ở tần số cao, những đường thay đổi chỉ ra tiếng ồn tăng lên từ tiếng sóng cao hơn. Nhưng ngay chính giữa là điểm thay đổi, tiếng ồn chủ yếu bởi tàu của con người. Bây giờ hãy nghĩ về nó. Điều thú vị ở đây Là ở tần số cá voi giao tiếp, nguồn gốc chủ yếu, trên Trái đất, là tiếng ồn đến từ tàu của con người, hàng nghìn tàu, từ rất xa, đều tập trung lại. Slide tiếp theo chỉ ra ảnh hưởng có thể có lên phạm vi cá voi giao tiếp. Ở đây ta có độ lớn tiếng gọi của cá voi. Càng ra xa, tiếng gọi càng mờ dần. Bây giờ trong đại dương thời tiền công nghiệp đã được đề cập đến tiếng cá voi có thể dễ dàng tìm thấy. Nó to hơn tiếng ồn ở khoảng cách hơn 1000km. Bây giờ hãy tăng tiếng ồn mà ta nghe thấy từ tàu thuyền. Đột nhiên, phạm vi ảnh hưởng của giao tiép giảm từ 1000km còn 10km. Nếu dấu hiệu này được dùng cho con đực và con cái tìm thấy nhau để kết đôi và chúng đang tách xa nhau Hãy tưởng tượng ảnh hưởng có thể có trong việc hồi phục số lượng loài đang gặp nguy hiểm Cá voi cũng dùng tiếng kêu để liên lạc giống như cá heo. Tôi sẽ bật tiếng kêu bởi chính cá voi đầu bò giao tiếp với nhau. Tiếng kêu được sử dụng bởi cá voi mẹ và con khi chúng tách xa và quay lại với nhau. Bây giờ thử đặt tiếng tàu vào bức tranh Điều mà con mẹ làm nếu tàu đi qua và cá voi con không ở đó. Tôi sẽ miêu tả 2 phương án. Một là nếu tiếng của bạn dưới này, và tiếng ồn ở trong khoảng này, bạn có thể thay đổi tần số tiếng gọi khác với tiếng ở đây và giao tiếp tốt hơn. Susan Parks của bang Pennsyvania đã nghiên cứu về điều này. Đây là số liêu từ nam Atlantic. Đây là 1 cuộc gọi ở nam Atlantic những năm 1970s. Điều xảy ra ở năm 2000 với cuộc gọi thông thường. Điều tương tự xảy ra ở bắc Atlantic, trong những năm 1950 so với năm 2000. Hơn 50 năm qua, khi ta gây ồn hơn cho đại dương, cá voi đã phải thay đổi. Như thể toàn bộ loài phải thay đổi từ giọng trầm thành giọng cao. Đó là sự thay đổi lớn, gây ra bởi con người trên phạm vi lớn, cả về thời gian và không gian. Ta biết rằng cá voi có thể át tiếng ồn bằng cách kêu to hơn, như tôi làm khi tàu bằng cách chờ đợi sự im lặng và thay đôi tiếng khi trong trường âm đó. Có thể sẽ có những cái giá khi gọi to hơn hoặc thay đổi tần số khỏi nơi bạn muốn và có thể có những cơ hội mất đi. Ta cũng phải đợi sự im lặng, chúng có thể mất cơ hội lớn để giao tiếp. Vì vậy ta phải rất quan tâm đến lúc nào âm thanh trong các loài làm giảm lối sống đủ để động vật có thể phải trả tiền để có thể giao tiếp hoặc mất đi chức năng quan trọng này. Đây là 1 vấn đề lớn. Và tôi hạnh phúc nói rằng đang có 1 vài sự phát triển đầy hứa hẹn quan tâm đến sự ảnh hưởng của tàu thuyền đến cá voi. Liên quan đến tiếng ồn từ tàu thuyền, tổ chức biển thể giới của Liên Hợp Quốc đã thành lập 1 nhóm đưa ra hướng dẫn cho các tàu giữ yên tĩnh, về cách có thể giảm tiếng ồn từ tàu, và họ cũng vừa tìm ra bằng cách thông minh khi thiết kế cánh quạt tốt hơn họ có thể giảm 90% tiếng ồn. Nếu bạn thực sự tách biệt máy móc của tàu khỏi vỏ tàu, bạn có thể giảm đến 99% tiếng ồn. Đây là vấn đề quan trọng về chi phí và tiêu chuẩn. Nếu nhóm này có thể đưa ra tiêu chuẩn, và nếu ngành công nghiệp đóng tàu áp dụng vào đóng tàu mới, chúng ta có thể thấy sự giảm dần trong vấn đề tiềm năng này. Nhưng có 1 vấn đề khác từ tàu mà tôi đưa ra đó là vấn nạn va chạm. Đây là con cá voi vừa bị đâm bởi 1 tàu chở hàng di chuyển nhanh và tránh va chạm. Va chạm là vấn đề nghiêm trọng. Cá voi đang gặp nguy hiểm bị giết hàng năm bởi va chạm với tàu, và để giảm vấn đề này là rất quan trọng. Tôi sẽ tranh luận theo 2 cách tiếp cận. Trường hợp 1 là từ Vịnh Fundy. Những đường đen chỉ đường đi của tàu vào và ra khỏi vịnh. Vùng được tô màu chỉ ra rủi ro khi va chạm với cá voi do tàu đi vào vùng này. Những đường này thực ra đi đúng vào khu vực kiếm ăn chủ yếu của cá voi đầu bò vào mùa hè và nó tạo ra rủi ro va chạm đáng kể. Các nhà sinh vật học không thể đưa ra câu trả lời đã đến Tổ chức biển quốc tế và kiến nghị rằng "Các vị có thể di chuyển đường trên đất liền đó không? Các vị có thể chuyển chúng tới nơi có ít rủi ro hơn không?" Tổ chức biển phản ứng quyết liệt rằng "Đó là những con đường mới Đường tàu biển đã được dịch chuyển. Và như bạn thấy, rủi ro va chạm đã giảm nhiều. Thực sự rất hứa hẹn. Chúng ta có thể sáng tạo nghĩ về các cách khác nhau để giảm bớt rủi ro. 1 hoạt động khác vừa được diễn ra độc lập khi 1 công ty tàu biển từ ý tưởng về sự quan tâm của họ về hiệu ứng nhà kính cùng sự nóng lên toàn cầu. Maersk nhìn vào sự cạnh tranh và thấy tất cả mọi người nghĩ rằng thời gian là vàng. Họ vội vàng hết mức có thể đến cảng. Nhưng họ luôn phải đợi ở đó. Điều Maersk làm là làm theo cách chậm lại. Họ làm chậm lại 50%. Nó làm giảm 30% việc tiêu thụ xăng, và đã tiết kiệm được tiền, cùng thời gian đó, có 1 lợi ích lớn cho loài cá voi. Nếu bạn đi chậm lại, bạn sẽ giảm lượng tiếng ồn do mình tạo ra và giảm rủi ro va chạm. Kết luận lại, tôi muốn chỉ ra rằng như bạn biết, cá voi sống trong môi trường âm thanh tuyệt vời. Chúng tiến hóa hơn 10 ngàn năm để tận hưởng nó. Và chúng ta cần cẩn thận khi nghĩ về nơi chúng ta làm có thể vô tình ngăn cản cá voi khỏi những hoạt động quan trọng Đồng thời, chúng ta phải sáng tạo trong việc đưa ra giải pháp nhằm làm giảm những vấn đề này. Tôi hi vọng những ví dụ đưa ra về các hướng khác nhau có thể hỗ trợ thêm các vùng được bảo vệ giữ đại dương an toàn cho cá voi để chúng tiếp tục giao tiếp. Cảm ơn mọi người rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi dám cược tôi là kẻ đần nhất trong phòng này vì tôi không học giỏi, tôi phải vật lộn với trường lớp. Nhưng điều mà tôi biết rõ từ khi còn nhỏ là tôi yêu thích tiền và việc kinh doanh cùng với những thứ liên quan đến nó. Và tôi đã được nuôi dưỡng thành 1 nhà kinh doanh. Và điều mà tôi thực sự đam mê kể từ khi -- và tôi chưa bao giờ kể về điều đó, cho đến bây giờ -- nên đây là lần đầu tiên có người lắng nghe, ngoại trừ bà xã của tôi cách đây 3 ngày, vì cô ấy hỏi, " Anh sẽ nói về cái gì?" và tôi trả lời theo tôi chúng ta đánh mất cơ hội tìm thấy những đứa trẻ có tài năng kinh doanh, để bồi dưỡng cho chúng hoặc cho chúng thấy rằng là 1 nhà kinh doanh thực sự tuyệt vời. Nó không phải điều xấu xa, nhục nhã theo định kiến của nhiều người trong xã hội. Trẻ em, khi chúng ta lớn lên, có ước mơ hoài bão. Có đam mê và tầm nhìn. Nhưng không hiểu sao những thứ đó tan vỡ. Và mọi người luôn nói chúng ta cần học chăm hơn tập trung hơn, hoặc cần phải học kèm nữa. Bố mẹ bắt tôi học gia sư tiếng Pháp, và tôi vẫn dốt đặc. Cách đây 2 năm, tôi là giảng viên cao cấp chương trình thạc sĩ kinh doanh tại MIT. Và đó 1 sự kiện thuyết trình trước nhiều tổ chức doanh nhân trên khắp thế giới. Khi học lớp 2, tôi thắng trong 1 cuộc thi thuyết trình cấp thành phố, nhưng không ai nói, " Này, cậu bé kia là 1 nhà diễn thuyết cừ khôi." Cậu ấy thiếu tập trung nhưng năng động và tiếp thêm động lực cho mọi người." Không ai nói, " Hãy để cậu ấy học 1 khóa diễn thuyết." Họ bảo kiếm gia sư dạy kèm môn tôi yếu. Nếu những đứa trẻ thể hiện các năng khiếu đó thì chúng ta cần tìm chúng. Theo tôi chúng ta nên nuôi dưỡng trẻ em thành nhà kinh doanh thay vì luật sư. Rủi thay hệ thống trường học nơi đang đào tạo ra thế giới này lại nói rằng, " Này, hãy là 1 luật sư hoặc bác sĩ," và chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội vì không ai nói, "Này, hãy là 1 nhà kinh doanh." Nhà kinh doanh là những người -- vì trong phòng này có rất nhiều người như thế -- họ có những ý tưởng và đam mê đó hoặc nhìn thấy những nhu cầu đó trong thế giới và quyết định đứng lên hành động. Và chúng ta sắp xếp mọi thứ để điều đó diễn ra. Chúng ta có khả năng tập hợp những nhóm người này lại những người muốn xây dựng giấc mơ đó với chúng ta. Và tôi nghĩ nếu chúng ta có thể khiến những đứa trẻ nuôi dưỡng ý tưởng trở thành nhà kinh doanh ngay từ nhỏ, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề của thế giới ngày nay. Chắc chắn sẽ có ai đó có sáng kiến để giải quyết các vấn đề đang gây nhức nhối. Và với một đứa trẻ, hầu như không có gì là không thể xảy ra vì bạn đôi khi không nhận ra rằng bạn không thể xác định nó. Theo tôi, các bậc phụ huynh và xã hội bắt buộc phải dạy lũ trẻ học cách câu cá thay vì đưa cá cho chúng. Như 1 câu tục ngữ cổ. " Nếu bạn cho người ta con cá, bạn nuôi người ta được 1 ngày.¾ Nếu dạy người ta câu, bạn nuôi người ta cả đời." Nếu chúng ta có thể dạy lũ trẻ trở thành nhà kinh doanh, những đứa trẻ thể hiện biệt tài kinh doanh, giống như chúng ta ươm mầm những tài năng khoa học theo định hướng khoa học. Vậy nếu chúng ta thấy những đứa trẻ có khiếu kinh doanh và dạy chúng trở thành nhà kinh doanh thì sao? Chúng ta có thể thấy những tài năng trẻ mở rộng kinh doanh thay vì đợi trợ cấp của chính phủ. Những gì chúng ta là là thụ động dạy bọn trẻ đừng làm cái này cái kia. Đừng đánh nhau, đừng cắn bạn, đừng chửi thề. Hiện nay chúng ta dạy bọn trẻ theo đuổi những công việc tốt, và hệ thống trường học dạy chúng nên theo đuổi các nghề như bác sĩ và luật sư, kế toán và nha sĩ, giáo viên và phi công. Ngành truyền thông thì chủ trương số một là làm người mẫu hay ca sĩ hoặc người hùng thể thao như Sidney Grosby là tuyệt nhất. Chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế của chúng ta không dạy bọn trẻ thành nhà kinh doanh. Lý do tôi né tránh 1 chương trình MBA -- chứ không phải tôi không thể theo học vì cấp 3 tôi được 61% và sau đó 61% điểm trung bình tại trường duy nhất ở Canada nhận tôi vào học , Carlton -- nhưng những chương trình MBA của chúng ta không dạy bọn trẻ thành nhà kinh doanh. Họ dạy chúng làm việc trong các doanh nghiệp. Vậy ai là người sáng lập ra các công ty này? Đó là 1 số ít người ngẫu nhiên này. Thậm chí trong nền văn học đại chúng, cuốn sách duy nhất tôi tìm thấy và có lẽ nằm trong danh mục phải đọc của các bạn -- cuốn sách duy nhất tôi tìm thấy ca ngợi nhà kinh doanh thành anh hùng là "Atlas Shrugged." Mọi thứ khác trên thế giới dường như nhìn vào các nhà kinh doanh và khinh bỉ cho rằng chúng tôi là người xấu. Tôi nhìn vào cả gia đình mình. Cả ông nội và ngoại đều là nhà kinh doanh. Bố tôi cũng là 1 nhà kinh doanh. Tất cả anh chị em chúng tôi, 3 người đều sở hữu công ty riêng. Và chúng tôi quyết định mở công ty vì nó là nơi duy nhất phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi không phù hợp với công việc bình thường. Chúng tôi không thể làm việc cho người khác vì chúng tôi khá ương ngạnh và đều có năng khiếu khác. Nhưng trẻ em cũng có thể là nhà kinh doanh. Tôi tham gia lãnh đạo 2 tổ chức quốc tế có tên Tổ Chức các Nhà Kinh Doanh (EsO) và Tổ Chức Chủ Tịch Trẻ (YPO). Tôi mới trở về từ cuộc diễn thuyết tại Barcelona và hội nghị YPO toàn cầu. và mọi người tôi gặp ở đó đều là các nhà kinh doanh đã từng phải vật lộn với trường lớp. Tôi được chẩn đoán có 18 trên tổng số 19 dấu hiệu rối loạn thiếu tập trung. Nên cái này ngay tại đây đang làm tôi hơi bị bực mình đấy nhé. (Tiếng cười) Điều đó có thể là lý do khiến tôi đang hoảng 1 chút chứ không chỉ vì lượng cà phê và đường tôi đã uống -- nhưng điều này thực sự làm sởn gáy đối với 1 nhà kinh doanh. Chứng rối loạn thiếu tập trung, rối loạn lưỡng cực. Bạn có biết rằng bệnh của CEO có nickname là chứng rối loạn lưỡng cực không? Ted Turner và Steve Jobs đều mắc cả. Cả 3 nhà sáng lập Netscape mắc. Tôi còn có thể kể ra 1 loạt tên nữa. Trẻ em -- bạn có thể nhìn thấy những dấu hiệu đó ở trẻ. Và những gì chúng ta làm là đưa chúng Ritalin và bảo: "Đừng giống kiểu doanh nhân. Hòa nhập với hệ thống này và cố gắng trở thành 1 sinh viên." Xin lỗi, nhà doanh nghiệp không phải sinh viên. Chúng tôi đi nhanh hơn. Chúng tôi định hình cuộc chơi. Tôi đạo văn trong bài luận. Tôi gian lận trong các kỳ thi. Tôi thuê bọn trẻ làm các bài tập kế toán ở trường Đại học cho 13 lần giao bài liên tiếp. Là 1 nhà kinh doanh, bạn không làm kế toán, bạn thuê kế toàn viên. Tôi mới phát hiện ra điều đó gần đây thôi. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Ít nhất tôi có thể thú nhận đã gian lận ở trường Đại học, điều mà hầu hết phủ nhận. Tôi cũng đã được người khác phỏng vấn --và tôi nói với người đã viết sách đó -- Bây giờ tôi trích dẫn giống hệt các giáo trình đại học tương tự ở mọi trường Đại học và Cao đẳng Canada. Trong kế toán quản trị, tôi là chương 8. Tôi mở chương 8 nói về thu chi. Và tôi nói với tác giả, sau khi họ phỏng vấn, là tôi đã gian lận trong khóa học đó. Và cô ấy nghĩ quá buồn cười nhưng dù sao vẫn giữ chương ấy. Nhưng bọn trẻ, bạn có thể thấy các dấu hiệu đó ở chúng. Định nghĩa của 1 doanh nhân là " người tổ chức, vận hành và tính toán mức độ rủi ro cho 1 thương vụ." Điều đó không có nghĩa bạn phải theo học chương trình MBA. Không có nghĩa bạn phải học giỏi ở trường. Chỉ cần bạn cảm nhận được những điều đó trong lòng. Và chúng ta đã nghe câu hỏi liệu đó là bẩm sinh hay hình thành trong quá trình nuôi dưỡng. Là cái thứ 1 hay thứ 2? Nó là gì? Tôi không nghĩ chỉ là 1 trong 2. Theo tôi là cả 2. Tôi được bồi dưỡng để làm kinh doanh. Khi lớn lên, tôi không có lựa chọn, vì tôi được dạy khi còn rất nhỏ -- khi bố tôi nhận ra tôi không phù hợp với mọi thứ khác được dạy ở trường -- rằng ông có thể dạy tôi định hình kinh doanh khi còn nhỏ. Ông chuẩn bị cho chúng tôi, cả 3 anh chị em chúng tôi, ghét ý nghĩ có 1 công việc và yêu thành lập các công ty chúng tôi có thể tuyển dụng người khác. Thương vụ nhỏ đầu tiên của tôi bắt đầu khi tôi 7 tuổi và sống ở Winnipeg, và tôi đang nằm trong phòng ngủ với 1 trong số các dây kéo dài này. Và tôi gọi cho tất cả những người giặt khô ở Winnipeg hỏi xem họ sẽ trả tôi bao nhiêu cho những chiếc mắc áo. Và mẹ tôi vào phòng và nói, " Con định lấy mắc áo ở đâu để bán cho họ?" Và tôi nói," Hãy tìm trong tầng hầm xem." Và chúng tôi xuống tầng hầm và mở chiếc tủ này ra. Có khoảng 1000 mắc áo tôi đã thu thập. Vì khi tôi bảo mẹ tôi sẽ ra ngoài chơi với các bạn, Tôi đi đến từng nhà hàng xóm để thu thập mắc áo và cất trong tầng hầm để bán. Vì tôi nhìn thấy cô ấy vài tuần trước đó -- bạn có thể được trả. Họ thường trả bạn 2 cent cho 1 cái mắc áo. Và có tất cả các loại mắc áo. Tôi chỉ đi lấy chúng thôi. Và tôi biết cô ấy sẽ chẳng muốn tôi làm thế, nên dù sao vẫn cứ làm. Và tôi học được rằng bạn có thể thương lượng với mọi người. Một người trả giá 3 cent và tôi nâng giá được thành 3 cent rưỡi. Ngay khi 7 tuổi tôi đã biết tôi có thể có 1% rất nhỏ của 1 cent và mọi người sẽ trả vì 1% đó sẽ được nhân lên. Lúc 7 tuổi tôi đã biết điều đó. Tôi có 3,5 cent cho 1000 cái mắc áo. Tôi còn bán tấm bảo vệ biển số xe đến từng nhà. Bố tôi đã khuyên tôi đi tìm người bán buôn những thứ đó cho tôi. Lúc 9 tuổi, tôi đi khắp thành phố Sudbury bán tấm bảo vệ biển số xe đến từng nhà. Và tôi nhớ khách hàng này rất rõ vì tôi cũng làm 1 số thứ khác với những khách hàng đó. Tôi bán báo. Và ông ta chưa từng mua 1 tờ báo của tôi. Nhưng tôi nghĩ ông ấy sẽ mua 1 tấm bảo vệ biển số xe. Và ông ấy nói, " À. Chúng tôi không cần cái này." Và tôi nói, " Nhưng bác có 2 cái xe...." -- Tôi 9 tuổi. Tôi nói, " Nhưng bác có 2 cái xe và chúng không có tấm bảo vệ biển số." Và ông ấy nói," Ta biết." Và tôi nói, " Cái xe này có cái biển số bong hết rồi." Và ông nói, " Uh, đó là xe vợ bác." Và tôi nói, " Tại sao chúng ta không thử kiểm nghiệm 1 chiếc ở biển số trước của xe vợ bác và xem liệu nó có kéo dài lâu hơn không." Vậy tôi đã biết có 2 chiếc ô tô với 2 cái biển số mỗi chiếc. Nếu tôi không thể bán cả 4 cái, tôi có thể ít nhất bán được 1 cái. Tôi đã học được điều đó khi còn nhỏ thế. Tôi đã thực hiện việc kinh doanh chênh lệch giá bằng những quyển truyện tranh. Khi 10 tuổi, tôi bán sách truyện cười trên Vịnh Georgia. Và tôi đạp xe đến cuối bờ biển mua tất cả truyện cười từ lũ trẻ nghèo. Và sau đó tôi quay lại đầu kia của bãi biển và bán chúng cho bọn trẻ giàu có. Hiển nhiễn, mua rẻ, bán đắt. Bạn có nhu cầu tiện bạc. Đừng cố bán cho trẻ nghèo, họ không có tiền. Người giàu thì có. Hãy đi và kiếm 1 chút. Điều đó là hiển nhiên vậy. Giống như 1 cuộc suy thoái. Có 1 cuộc suy thoái. Vẫn có 13 nghìn tỷ đô lưu thông trong nền kinh tế Mỹ. Hãy kiếm chút đỉnh từ đó. Và tôi đã học được điều đó khi còn nhỏ. Tôi cũng học được, đừng tiết lộ nguồn của bạn vì tôi đã ăn đấm sau khoảng 4 tuần buôn bán vì 1 trong những đứa trẻ giàu phát hiện ra tôi mua truyện cười từ đâu, và nó không thích việc phải trả nhiều hơn. Tôi buộc phải giao báo lúc 10 tuổi. và tôi không muốn đi giao báo cho lắm nhưng bố tôi nói, "Nó sẽ là vụ kinh doanh tiếp theo của con." Nên ông không chỉ tạo 1 công ăn việc làm cho tôi mà tôi có đến 2. Sau đó ông muốn tôi thuê ai đó đi giao nửa chỗ báo, sau đó tôi nhận ra thu lượm những mẹo chính là nơi bạn kiếm ra tiền. Nên tôi sẽ thu góp các mẹo và có tiền công. Tôi đi thu thập tất các các báo. Anh ta chỉ có thể đi giao. Vì sau đó tôi nhận ra mình có thể kiếm tiền. Nhờ điểm này, tôi rõ ràng không phải trở thành 1 người làm công. (Tiếng cười) Bố tôi có 1 cửa hàng sửa chữa ô tô. Ông có các phụ tùng ô tô cũ nằm la liệt. Họ có chiếc xe cũ mèm này. Và tôi hỏi ông làm gì với nói, ông nói ông sẽ ném nó đi. Tôi hỏi, "Nhưng sẽ không ai trả tiền cho bố vì điều đó? Và ông nói, " Có lẽ." Nhớ lúc 10 tuổi -- cách đây 34 năm tôi đã thấy cơ hội nằm trong đó. Tôi nhìn thấy tiền trong rác. Và tôi thu lượm chúng từ tất cả các cửa hàng ô tô trong vùng bằng xe đạp. sau đó bố sẽ chở tôi vào các thứ bẩy tới người tái chế phế liệu. Tôi đã nghĩ điều đó thật tuyệt. Kỳ lạ thay, 30 năm sau, chúng ta đang xây dựng 1-800-Lấy-Phế Liệu? và kiếm tiền với nó. Tôi đã thiết kế những chiếc gối cắm kim hình thú con khi 11 tuổi, và chúng ta làm những cái gối cắm kim để tặng mẹ nhân ngày của mẹ. Bạn làm chúng từ những cây kim ghim quần áo bằng gỗ -- khi chúng ta trước đây thường treo quần áo trên dây phơi ngoài trời. Và bạn sẽ làm những chiếc ghế này. Tôi có những chiếc gối nhỏ tự khâu. Sau đó có thể cắm kim ghim lên đấy. Vì trước đây mọi người hay khâu vá và họ cần 1 cái gối cắm kim. Nhưng khi tôi phát hiện ra là người ta cần có các chọn lựa. Nên tôi phun sơn màu nâu lên cả đống cùng lúc . khi đến cửa nhà người ta, tôi không hỏi, "Cô có muốn mua 1 cái không?" Mà hỏi, " Cô thích màu nào ạ?" Tôi mới có 10 tuổi, ai lại nỡ nói không với 1 đứa trẻ như thế, đặc biệt nếu bạn có 2 lựa chọn; cái màu nâu hoặc cái không màu. Thế là tôi đã học được bài học đó khi còn bé. Đó là lao động chân tay thật là không đáng. Đúng thế, giống như cắt cỏ thật là thô thiển. Nhưng vì tôi phải cắt thảm cỏ suốt mùa hè cho tất cả hàng xóm để nhận tiền công, tôi nhận ra việc có được thu nhập lặp lại từ 1 khách hàng thật tuyệt vời. Rằng nếu một khi làm việc cho khách hàng này, và cứ mỗi tuần tôi lại được người đó trả tiền, cách đó hay hơn việc cố bán 1 cái kim ghim quần áo cho 1 người. Vì bạn không thể bán thêm cho họ . Do đó, tôi rất tâm đắc với mô hình thu nhập lặp lại mà tôi học được khi còn nhỏ. Hãy nhớ tôi được chuẩn bị sẵn sàng để làm điều này, và không được phép có các công việc. Tôi sẽ tới sân golf và nhặt banh cho mọi người. Nhưng tôi nhận ra có 1 ngọn đồi trên sân golf của chúng tôi, lỗ thứ 13 nằm trên ngọn đồi lớn này. Và mọi người không thể vác túi lên tít trên này được. Cho nên tôi ngồi đó và chỉ giúp những người không có người phục vụ. Tôi sẽ mang túi golf của họ lên đỉnh đồi và họ trả tôi 1 $. Trong khi đó, tôi làm việc trong 5 tiếng kéo túi golf của người chơi đi loanh quanh và được trả 10$. Tôi nghĩ, " Thế thì ngu quá vì bạn phải làm việc trong 5 tiếng. Không thể hiểu nổi." Bạn có thể tìm ra 1 cách kiếm tiềm nhanh hơn. Mỗi tuần, tôi tới cửa hàng ở góc phố và mua tất cả nước uống có ga. Sau đó giao hàng cho những bà cụ ngoài 70 chơi bài brit. Và họ đặt hàng cho tuần tiếp theo. Và tôi cứ thế giao hàng nhưng tăng giá gấp đôi. Khi đã nắm bắt được thị trường, bạn chẳng cần hợp đồng làm gì. Chỉ cần cung và cầu là đủ. và thính giả này là người mua hàng của bạn. Những bà cụ này sẽ không mua của ai khác vì họ quý tôi và tôi biết điều đó. Tôi đi nhặt bóng golf từ các sân golf. Mọi người hay tìm trong các bụi cây và các rãnh để tìm bóng gofl. Nhưng tôi thì đẳng cấp hơn. Bóng toàn rơi xuống hồ mà chẳng ai chịu xuống hồ nhặt bóng cả. Thế nên tôi đi ra hồ, bò lăn bò toài cố khều chúng bằng ngón chân cái. Khều bóng bằng cả 2 chân. Ai mà phát hiện ra thì hỏng bét. Tôi lấy những quả bóng và gói chúng trong những cái quần sọc đi bơi khi xong việc tôi có 200 quả. Vấn đề là mọi người không muốn tất cả chỗ bóng đó. Thế nên tôi đóng gói chúng theo tá. Tôi đóng gói theo 3 cách. Loại Pinnacles, DBHs và những quả đẹp để lại. Loại này có giá 2$/quả. Sau đó là những cái còn tốt trông không tệ, giá 50 cent. Tôi sẽ bán tất cả các quả xấu giá 50 cent cùng 1 lúc. Chúng rất có ích để luyện tập. Và tôi đã bán kính râm khi đi học cho tất cả lũ trẻ trong trường. Điều này khiến mọi người ghét bạn vì bạn luôn cố gắng moi tiền từ bạn bè. Nhưng nó mang lại tiền. Thế là tôi bán rất nhiều kính râm. Sau đó trường học cấm tôi -- Tôi bị gọi lên ban giám hiệu và họ nói tôi không thể bán kính -- nên tôi tới trạm xăng và bán rất nhiều kính ở các trạm xăng và liên kết với các trạm xăng bán kính cho khách hàng của họ. Rất tuyệt vời vì tôi đã có các cửa hàng bán lẻ. Khi đó tôi khoảng 14. Sau đó tôi tự trả toàn bộ học phí năm đầu tại trường Đại học Carlton nhờ bán các túi da đựng rượu tới từng nhà. Bạn có biết rằng bạn có thể đựng chai rượu rum 40 oz và 2 chai coke trong 1 túi da đựng rượu? Vậy thì sao? Vâng, bạn nhét nó vào trong túi quần sóc, khi xem bóng đá bạn có thể uống say thỏa thích, ai cũng mua chúng. Cung, cầu, cơ hội lớn. Tôi đặt thương hiệu cho chúng và bán với giá gấp 5 lần bình thường. Nó có logo của Carlton trên đó. Chúng ta dạy dỗ con cái và mua game cho chúng chơi, nhưng tại sao không tạo trò chơi cho chúng, nếu chúng là những đứa trẻ có tài năng kinh doanh, loại trò chơi phát triển được năng khiếu của trẻ để trở thành nhà kinh doanh? Tại sao bạn không dạy chúng đừng lãng phí tiền bạc? Tôi còn nhớ mình đã phải đi ra giữa con phố ở Banff, Alberta vì đã ném 1 xu ra đường, bố tôi bảo, " Con hãy nhặt nó lên." Ông nói, "Bố phải làm việc vất vả kiếm tiền. Bố sẽ không cho phép con lãng phí kể cả 1 xu." Tôi nhớ bài học đó đến tận bây giờ. Tiền tiêu vặt dạy trẻ những thói quen sai lầm. Tiền tiêu vặt sẽ dạy trẻ nghĩ đến 1 công việc. Và 1 nhà kinh doanh không trông mong 1 bảng lương đều đặn. Tiền tiêu vặt khiến trẻ ngay từ nhỏ trông chờ 1 bảng lương đều đặn. Đối với tôi, thế là sai, nếu bạn muốn tạo nên các nhà kinh doanh. Những gì tôi đang dạy con tôi -- Tôi có 2, 9 và 7 -- là dạy lũ trẻ đi xung quanh ngôi nhà và sân, tìm kiếm những thứ cần làm. Và nói với tôi nó là gì. Hoặc tôi bảo chúng, " Đây là điều bố cần được làm." Và sau đó bạn biết chúng tôi làm gì chứ? Chúng tôi thương lượng. Bọn trẻ đi loanh quanh tìm kiếm nó là gì. Nhưng sau đó chúng tôi thương lượng chúng sẽ được trả gì. và bọn trẻ không có tiền công đều đặn nhưng chúng có thêm cơ hội để tìm nhiều thứ hơn và học được kỹ năng thương lượng, cũng như kỹ năng tìm kiếm cơ hội. Bạn phát triển kiểu đó. Mỗi con tôi đều có 2 con lợn đất. 50% số tiền chúng kiếm được hay được tặng, 50% đó nằm trong tài khoản nhà của chúng, 50% đi vào tài khoản đồ chơi. Chúng có thể tiêu bất cứ cái gì chúng muốn với tài khoản đồ chơi. 50% đi vào tài khoản nhà của chúng, cứ 6 tháng 1 gửi vào ngân hàng. Chúng đi cùng tôi. Hàng năm tất cả tiền trong ngân hàng đầu tư vào người môi giới của chúng. Cả 2 đứa con 7 và 9 tuổi của tôi đều có 1 người môi giới chứng khoán rồi. Nhưng tôi dạy chúng duy trì thói quen tiết kiệm. Tôi phát cáu lên khi những người ngoài 30 tuổi nói, "Có lẽ tôi sẽ bắt đầu kế hoạch tiết kiệm hưu trí từ bây giờ được rồi." Vớ vẩn, bạn đã bỏ lỡ mất 25 năm. Bạn có thể dạy những thói quen đó cho trẻ nhỏ khi chúng chưa ý thức được hậu quả. Đừng đọc truyện trước khi đi ngủ hằng đêm cho con cái. Có thể 4 ngày/tuần bạn kể chuyện cho chúng và 3 ngày còn lại hãy bảo chúng kể truyện. Tại sao bạn không ngồi xuống với lũ trẻ và đưa cho chúng 4 thứ, 1 áo phông đỏ, 1 cà vạt xanh, 1 con kangaroo và 1 chiếc laptop, và bảo chúng kể 4 câu chuyện về 4 thứ đó. Con tôi luôn làm thế. Nó dạy chúng bán hàng, dạy chúng tính sáng tạo; dạy chúng tính độc lập trong tư duy. Hãy làm điều đó 1 cách vui vẻ. Hãy cho bọn trẻ đứng trước đám đông diễn thuyết, thậm chí chỉ là đứng trước các bạn đóng kịch hoặc phát biểu. Những năng khiếu kinh doanh đó cần được khuyến khích, ủng hộ. Cho lũ trẻ thấy các khách hàng hoặc nhân công xấu trông như thế nào. cho chúng thấy những nhân viên cục cằn. Khi bạn thấy dịch vụ khách hàng gắt như mắm, hãy chỉ cho chúng thấy. Hãy nói, "Này, gã kia thật là 1 nhân viên vớ vỉn." và nói, " Những người kia là nhân viên tốt." (Tiếng cười) Nếu bạn vào 1 nhà hàng có dịch vụ khách hàng yếu kém, hãy chỉ cho chúng thấy dịch vụ khách hàng yếu kém trông như thế nào. (Tiếng cười) Tất cả các bài học luôn ở trước mặt chúng ta, nhưng chúng ta không chớp lấy cơ hội mà lại dạy bọn trẻ nên có 1 gia sư. Hãy tưởng tượng nếu bạn thực sự lấy tất cả rác thải của con cái trong nhà bây giờ, tất cả đồ chơi cách đây 2 năm và nói," Tại sao chúng ta không bắt đầu bán chúng trên Craigslist và Kijiji nhỉ?" Và chúng có thể bán hàng và học làm thế nào để tìm thấy những kẻ lừa đảo khi email đặt hàng đến. chúng có thể đột nhập vào tài khoản hoặc tài khoản phụ của bạn. Nhưng hãy dạy chúng sửa giá, đoán giá, đăng ảnh. Hãy dạy chúng làm những việc đó và kiếm tiền. Sau đó 50% số tiền kiếm được đưa vào tài khoản nhà của chúng, 50% đưa vào tài khoản đồ chơi. Con tôi yêu thích thứ này. Một vài đặc tính của nhà kinh doanh bạn phải ươm mầm trong trẻ như: tri thức, tính bền bỉ, khả năng lãnh đạo, đoán nội tâm, sự tương tác, các giá trị. Tất cả những đặc tính này bạn có thể tìm thấy ở những đứa trẻ và bạn có thể giúp nuôi dưỡng chúng. Hãy tìm kiếm những đặc tính đó. Có 2 đặc tính tôi muốn bạn tìm kiếm để chúng ta không đi chệch khỏi hệ thống của bọn trẻ. Đừng chữa bệnh rối loạn thiếu hụt tập trung cho trẻ trừ khi nó thực sự tồi tệ. (Vỗ tay) Điều tương tự với những triệu chứng về chứng cuồng, căng thẳng và trầm cảm, trừ khi nó có triệu chứng lâm sàng trầm trọng. Chứng rối loạn lưỡng cực là bệnh của giới CEO. Khi Steve Jurvetson, Jim Clark và Jim Barksdale đều mắc, họ xây dựng nên Netscape. Hãy tưởng tượng nếu họ được đưa Ritalin. Chúng ta sẽ chẳng có những thứ như bây giờ, đúng không? Al Gore sẽ phát minh ra Internet cũng nên. (Tiếng cười) Những kỹ năng đó nên được dạy trong lớp học như những môn học khác. Tôi không nói là đừng cho trẻ muốn làm luật sư. Mà ý tôi là đưa kinh doanh xếp ngang hàng với những nghề khác. Bởi vì ở đó có những cơ hội khổng lồ. Tôi muốn kết thúc bằng 1 video ngắn. 1 video thực hiện bởi 1 trong các công ty tôi điều hành. Những anh chàng này, Châu Chấu. Nó nói về trẻ em.Về ngành kinh doanh. Hy vọng nó sẽ làm cho các bạn tin vào những gì tôi đã nói và làm điều gì đó để thay đổi thế giới. [Cháu bé..."Và cháu nghĩ cháu có thể làm mọi thứ?"] [ Cháu có thể đấy.] [Vì nhiều thứ chúng ta cho là không thể...] [...lại rất dễ vượt qua] [Vì đề phòng trường hợp cháu không nhận ra điều đó, chúng ta sống ở 1 nơi mà] [1 cá thể có thể làm nên sự khác biệt] [Bằng chứng ư?] [Hãy nhìn vào những người đã xây dựng lên đất nước ta;] [Bố mẹ, ông bà, chú dì, các bác...] [Họ là những người nhập cư,người mới đến sẵn sàng tạo lên dấu ấn] [Có thể họ đến với rất ít tài sản] [Hoặc họ chẳng có gì ngoại trừ...] [...1 sáng kiến] [Những người đó là người biết suy nghĩ, biết làm việc...] [...nhà đổi mới...] [...cho tới khi họ có cái tên...] [...những nhà kinh doanh tiên phong!] [Họ thay đổi cách chúng ta nghĩ về những gì là có thể.] [Họ có tầm nhìn rõ ràng để giúp cuộc sống tốt hơn] [cho tất cả chúng ta,ngay cả thời buổi khó khăn.] [Ngay bây giờ, thật khó thấy...] [..khi tầm nhìn của chúng ta vẫn còn đầy vật cản.] [Nhưng thời thế tạo anh hùng] [cho thành công, thành tựu và thúc đẩy chúng ta...] [khám phá các cách làm mới] Vậy bạn sẽ theo đuổi những cơ hội nào và tại sao?] [Nếu bạn là 1 nhà kinh doanh] [bạn biết mạo hiểm không mang lại phần thưởng] [Không. Phần thưởng là dẫn dắt đổi mới...] [...thay đổi cuộc sống mọi người. Tạo công ăn việc làm.] [duy trì tăng trưởng.] [Và khiến thế giới tốt đẹp hơn.] [Các nhà kinh doanh ở mọi nơi.] [Họ quản lý cơ sở kinh doanh nhỏ, hỗ trợ nền kinh tế đất nước,] [thiết kế các công cụ để giúp bạn...] [...kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp trên khắp thế giới.] [Và họ tìm thấy những cách mới giúp giải quyết các vấn đề dai dẳng nhất của xã hội.] [Bạn có biết nhà kinh doanh nào không?] [Doanh nhân có thể là bất cứ ai...] [Kể cả...bạn] [Thế nên hãy nắm chặt cơ hội tạo ra công việc bạn luôn muốn] [Hãy giúp hàn gắn nền kinh tế] [Tạo nên sự khác biệt.] [Nâng công việc kinh doanh của bạn lên tầm cao mới.] [Nhưng quan trọng nhất,] [hãy nhớ khi bạn còn là 1 đứa trẻ...] [khi mọi thứ trong tầm với,] [và sau đó quyết tâm tự nhủ với bản thân:] ["Nó vẫn thế."] Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Tiếng nhạc) [Tiếng Hin-di] Đây là một bài thơ ca ngợi mẹ nữ thần, mà hầu như người Ấn Độ cũng đã học khi còn bé Tôi học bài này năm 4 tuổi khi đang ngồi trên đầu gối mẹ tôi Năm đó mẹ đưa tôi đến với khiêu vũ. Và thế là duyên phận của tôi với khiêu vũ cổ điển bắt đầu Từ đó tới bây giờ đã 4 thập kỷ trôi qua -- Tôi đã được những người giỏi nhất huấn luyện cho, đã biểu diễn khắp thế giới, đã dạy nhiều người, dù trẻ dù già, đã sáng tạo, đã cộng tác đã biên đạo múa và đã dệt nên một tấm thảm của nghệ thuật, thành công và những giải thưởng Năm 2007 là năm vinh quang nhất khi tôi nhận được giải thưởng danh giá thứ tư toàn quốc, giải Padmashri, cho các đóng góp nghệ thuật của tôi (Tiếng vỗ tay) Nhưng chẳng hề có điều gì chuẩn bị trước để tôi đón nhận những điều mình nghe thấy vào ngày 1 tháng 7 năm 2008 Tôi nghe thấy từ "ung thư da" Vâng, ung thư vú. Và trong khi ngồi chết lặng trong văn phòng bác sĩ Tôi nghe thấy những từ khác, cancer - ung thư, stage - giai đoạn, grade - cấp độ Trước đó, Cancer đối với tôi là một cung hoàng đạo của một người bạn "stage" là sân khấu tôi thường biểu diễn và "grade" là điểm số tôi đạt ở trường. Ngày hôm đó, tôi nhận ra Tôi có một bạn đời mới không mời mà đến. Là một vũ công, Tôi biết 9 loại trạng thái tình cảm chi phối: tức giận, dũng cảm ghê tởm, hài hước và sợ hãi Tôi cứ tưởng mình đã biết thế nào là sợ hãi Nhưng tới hôm đó, tôi mới học được sợ hãi là gì. Nỗi sợ hãi nhấn chìm mọi cảm giác khác và cảm giác hoàn toàn mất kiểm soát, Tôi đã khóc thật nhiều và tôi hỏi người chồng yêu của mình, Jayant Tôi hỏi anh: "Vậy là hết phải không? Đến đây là cuối đường rồi phải không? Việc khiêu vũ của em đến đây là hết phải không?" Và anh ấy, với tâm hồn lạc quan của mình, anh nói, "Không, đây chỉ là một sự gián đoạn, một sự gián đoạn để điều trị, và rồi em sẽ lấy lại được những gì em làm giỏi nhất." Lúc đó, tôi nhận ra rằng tôi, người luôn cho mình có khả năng kiểm soát hoàn toàn được cuộc sống, thực ra chỉ kiểm soát được 3 thứ Suy nghĩ của tôi, tâm trí của tôi -- hình ảnh tưởng tượng từ những suy nghĩa này -- và hành động bắt nguồn từ đó. Thế là giờ đây tôi đắm chìm trong dòng xoáy cảm xúc trong chán chường, tuyệt vọng khi số phận khắc nghiệt và bạo tàn tôi muốn đến một nơi an lành, mạnh khỏe và hạnh phúc Tôi muốn đi từ hiện tại tôi đang có lúc đó đến một tương lai tôi muốn có muốn vậy, tôi cần một điều gì đó để kéo chính mình ra khỏi tất cả những nỗi đau buồn này Vậy nên tôi đã lau khô nước mắt và tuyên bố với cuộc đời.. Tôi nói, "Ung thư chỉ là một trang trong đời tôi" và tôi sẽ không cho phép trang này ảnh hưởng đến cả phần đời còn lại " Tôi cũng tuyên bố với cuộc đời rằng tôi sẽ vượt qua được nó và tôi sẽ không cho phép bệnh ung thư điều khiển mình. Nhưng để đi từ điểm tôi đang ở lúc đó đến nơi tôi muốn đến Tôi cần một thứ gì đó một nơi nương tựa, một hình ảnh một điểm chốt để neo mình lại để tôi có thể bắt đầu một hành trình mới và tôi đã tìm được điều đó trong các điệu nhảy của mình, điệu nhảy của tôi, sức mạnh của tôi, năng lượng của tôi, đam mê của tôi hơi thở cuộc sống của tôi Nhưng nó chẳng hề dễ dàng Hãy tin tôi, nó thực không hề dễ Làm sao bạn có thể vui khi chỉ trong ba ngày bạn từ xinh đẹp trở nên một người không có tóc Làm sao bạn không tuyệt vọng khi, với một cơ thể bị hóa trị tàn phá việc leo lên một tầng cầu thang cũng đau đớn ghê gớm trong khi tôi đã từng có thể khiêu vũ suốt 3 tiếng đồng hồ Làm sao bạn có thể không bị ngập chìm trong thất vọng và đau đớn khi nhìn mình tàn tạ đi như vậy? Tôi chỉ muốn cuôn tròn người lại và khóc. Nhưng tôi liên tục tự bảo với chính mình rằng tôi không được phép chọn sợ hãi và nước mắt Vì vậy hàng ngày tôi cố lê thân đến phòng tập nhảy, cố lôi thân thể, tâm trí và tinh thần mình đến phòng tập và học lại một lần nữa mọi thứ tôi đã học năm 4 tuổi làm lại, học lại, tập hợp lại Nó rất đau đớn, nhưng tôi đã làm được. Thật khó khăn Tôi cố gắng tập trung tưởng tượng hình ảnh điệu nhảy nghĩ đến thơ ca, đến các phép ẩn dụ và triết lý sống bên trong điệu nhảy. Và dần dần, tôi đã thoát khỏi tâm trạng đau khổ đó. Nhưng tôi cần một thứ gì đó khác. Tôi cần thứ gì đó mạnh hơn nữa Và tôi đã tìm thấy nó trong câu chuyện ẩn dụ mà mẹ dạy tôi khi tôi lên 4 Chuyện Mahishasura Mardhini của nữ thần Durga Durga, mẹ nữ thần, người không biết sợ hãi là gì đứa con của tất cả vị thần Hindu Nữ thần Durga xinh đẹp và lộng lẫy với 18 cánh tay giương lên sẵn sàng chinh chiến trong khi nàng hiên ngang trên lưng sư tử tiến vào chiến trường để tiêu diệt Mahishasur Nữ thần Durga, tượng trưng cho quyền lực sáng tạo của nữ giới hay còn gọi là shakti Durga, nữ thần gan dạ Tôi đã tạo ra hình ảnh nữ thần Durga như vậy cùng với mọi đặc tính, mọi sắc thái theo cách của mình. Nhờ vào hệ thống biểu tượng trong huyền thoại và đam mê trong tập luyện tôi đã luyện được cách tập trung cao độ trong khiêu vũ Sự tập trung sắc bén tới độ chỉ sau vài tuần tôi đã có thể khiêu vũ Tôi đã khiêu vũ bất kể những lần hóa trị, xạ trị bất kể những lần bác sĩ ung thư cũng mất tinh thần Tôi đã khiêu vũ giữa những lần hóa trị, xạ trị và bắt ép bác sĩ phải chỉnh lịch điều trị cho thích hợp với lịch khiêu vũ của mình Những gì tôi làm chính là giải thoát tâm hồn mình khỏi ung thư và đưa nó vào khiêu vũ Vâng, ung thư chỉ là một trang trong cuôc đời tôi Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về khắc phục những thất bại, trở ngại và thách thức mà cuộc sống ném vào bạn. Câu chuyện của tôi là sức mạnh của ý chí Câu chuyện của tôi là sức mạnh của việc chọn lựa. Sức mạnh của sự tập trung Sức mạnh điều khiển tâm trí chú ý vào điều gì đó làm kích thích bạn lay chuyển bạn một điều gì khiến ung thư cũng chẳng là gì ghê gớm Chuyện của tôi là sức mạnh của phép ẩn dụ. sức mạnh của một hình ảnh Với tôi, đó là hình ảnh nữ thần Durga Durga, nữ thần dũng cảm có cái tên khác là Simhanandani, người cưỡi sư tử Như khi tôi vượt qua, bằng sức mạnh và sự dẻo dai của mình, được trang bị cùng với những loại thuốc giúp tiếp tục điều trị khi tôi đi vào chiến trường để chiến đấu với bệnh ung thư chỉ huy, ra lệnh những tế bào bệnh của mình Tôi muốn được biết đến, không chỉ như là một người sống với căn bệnh ung thư mà còn là một người chinh phục được căn bệnh ung thư. Tôi trình bày cho các bạn một đoạn trích của công việc đó "Simhanandani" (Tiếng vỗ tay) (Tiếng nhạc) (Tiếng vỗ tay) Tôi chuẩn bị nói đến một sự thật đơn giản về lãnh đạo trong thế kỷ 21 Trong thế kỷ 21, chúng ta cần thực sự chú ý và điều mà tôi thật sự khuyến khích bạn xem xét ngày hôm nay là nhớ tới lại thời học sinh chúng ta khi mà chúng ta học đếm như thế nào. Nhưng tôi thực sự nghĩ là bây giờ là lúc cho chúng ta nghĩ về cái mà chúng ta đếm. Bởi vì cái mà chúng ta thật sự đếm thực sự đếm. Để tôi bắt đầu bằng kể cho bạn một câu truyện nhỏ Đây là Vân Quách Cô ta đến với đất nước này từ Việt Nam năm 1986 Cô ta đổi tên mình thàng VIvian Bởi vì cô ta muốn hòa nhập vào nước Mỹ Công việc đầu tiên của cô là tại một nhà trọ bên trong thành phố ở San Fransisco như là một cô hầu Tôi thật sự đã mua cái nhà trọ đó vào khoảng 3 tháng sau khi Vivian bắt đầu làm việc ở đây Vì thế mà Vivian và tôi đã thật sự làm việc chung với nhau trong 23 năm. Với một lứa tôi trẻ trung lý tưởng lúc 26 tuổi vào năm 1987 Tôi bắt đầu công ty của mình và tôi gọi nó là Joie de Vivre một cái tên rất ư không thực tế, bởi vì tôi đã thật sự tìm kiếm để tạo ra niềm vui cho cuộc sống. Và đây là khách sạn đầu tiên mà tôi mua, nhà trò, trả theo giờ và không nổi tiếng bên trong thành phố San Fransisco Trong khoảng thời gian cạnh Vivian Tôi thấy rằng cô ấy có cái gì đó của của joie de vivre trong cái cách mà cô ta làm việc. Nó là tôi tò mò: Làm cách nào một ai đó thật sự kiếm đơợc niềm vui bằng cách thực sự dọn nhà vệ sinh để kiếm sống? Vì thế mà tôi dành thời gian cho Vivian và tôi thấy rằng cô ta chẳng hề tìm thấy niếm vui khi dọn nhà vệ sinh Công việc của cô ta, mục tiêu và cái mà cô gọi là không phải trở thành người chà sàn nhà vệ sinh sạch nhất. mà là chính cái mối quan hệ tình cảm mà cô tạo ra với đồng nghiệp của mình và khách hàng của chúng tôi. Và cái mà cho cô ta nguồn cảm hứng và lẽ sống là sự thật rằng cô ta quan tâm đến người khác những ai mà ở xa gia đình Bởi vì Vivian biết rằng cái cảm giác ở xa gia đình Đó là một bài học rất tình người, hơn 20 năm về trước giúp khá tốt cho tôi trong những khoảng thời gian cuối của thời kỳ suy thoái kinh tế mà ta có. Theo sau sự sụp đổ của dotcom và sự kiện 11/9 Khách sạn San Fransisco Bay Area vược qua được khoảng thời gian thất thu lớn nhất trong lịch sự ngành khách sạn tại Mỹ Chúng tôi đã trở thàng nhà kinh doanh khách sạn lớn nhất ở khu vực Bay vì thế mà chúng tôi thực sự dễ bị tổn thương Nhưng cũng quay lại đó, nhớ lại rằng chúng ta từng ăn khoai tây chiên kiểu Pháp tại đất nước này Vâng, không chính xác lắm, tất nhiên là không Chúng ta thựa sự ăn "khoai tây chiên tự do" Và chúng ta thật sự tẩy chay mọi thứ mà từ Pháp. Vâng, tên công ty của tôi, Joie de Vivre. Vì thế mà tôi bắt đầu lấy những ký tự đó từ các nơi như là Alabama và Orange County nói với tôi là họ đang tẩy chay công ty của tôi bởi vì họ nghĩ chúng tôi là công ty Pháp Và tôi viết lại cho họ và tôi nói, "Khoan đã nào. Chúng tôi không phải Pháp. Chúng tôi là công ty Mỹ. Chúng tôi có cơ sở tại San Fransisco." Và tôi muốn có được một câu trả lời ngắn gọn, "Ồ, đó là tồi tệ hơn." (Cười) Vì thế vào một ngày bất kỳ khi tôi đã cảm thấy một chút chán nản và không nhiều niềm vui sống, Và tôi đi đến cửa hàng sách gần góc đường gần văn phòng tôi. Và tôi đi đến khu vực sách kinh tế trong đó tìm kiếm một giải pháp kinh doanh. Nhưng vì cái trạng thái ngớ ngẩn của mình, tôi lại đi đến trong cái mục tự mình giúp đỡ một cách nhanh chóng. Và đó là nơi mà tôi làm quen lại Hệ thống cấp bậc về nhu cầu của Abraham Maslow Tôi từng học một lớp tâm lý học trong trường cao đẳng, và tôi đã học về ông ta, Abraham Maslow, và nhiều người trong chúng ta quen thuộc với "cấp bậc về nhu cầu" của ông ta Nhưng khi tôi ngồi đó 4 tiếng đồng hồ, nguyên một buổi trưa, đọc về Maslow, Tôi thật sự nhận ra điều gì đó mà đúng cho mọi người thủ lĩnh Và một trong những sự thật kinh doanh đơn giản nhất là cái gì đó mà chúng ta thường sao lãng. Và vì thế mà chúng ta đều là con người. Và mỗi chúng ta, bất kể chúng ta đóng vai trò gì trong kinh doanh,, thật sự có 1 mức độ nhu cầu ở nơi làm việc. Và vì thế khi mà tôi đọc thêm về Maslow, caí mà tôi thật sự nhận ra rằng, về sau này, Maslow muốn lấy cái cấp bậc đó dành cho cá nhân và áp dụng nó cho tập thể, cho những tổ chức và đặc biệt cho việc kinh doanh. Nhưng rủi thay, ông ta mất sớm vào năm 1970 Và vì thế mà anh ta đã không thể biến giấc mơ đó thành hiện thực. Vì thế tôi nhận ra trong khủng hoảng dotcom rằng vai trò của tôi trong cuộc sống đã là hướng tới Abe Maslow. Và vì thế cái mà tôi đã làm trong vài năm trở lại đây khi tôi lấy kim tự tháp nhu cầu gồm 5 cấp đó và nó biến nó thành cái mà tôi gọi là kim tự tháp chuyển hóa, là sự tồn tại, thành công và chuyển hóa. Nó không chỉ là nền tảng của kinh doanh, nó còn là nền tảng của cuộc sống. Và chúng ta bắt đầu tự hỏi làm cách nào mà chúng ta thật sự xác định được các nhu cầu cao hơn, các nhu cầu chuyển hóa cho các nhân viên chủ chốt trong công ty chúng ta, 3 cấp bậc của cái hệ thống phân cấp nhu cầu thực sự liên quan đến 5 cấp bậc của hệ thống nhu cầu phân cấp của Maslow Nhưng khi chúng ta bắt đầu tự hỏi làm cách nào chúng ta xác định các nhu cầu cao hơn của nhân viên và khách hàng của mình, Tôi nhận ra chúng ta chẳng có số liệu nào cả., Chẳng có căn cứ gì để biết liệu chúng ta có làm đúng hay không. Vì thế chúng ta bắt đầu tự hỏi : Những số liệu ít rõ ràng chúng ta có thể dùng để đánh giá ý thức của nhân viên về ý nghĩa, hay ý thức về mối liên hệ tình cảm của khách hàng với chúng ta? Ví dụ, chúng tôi bắt đầu hỏi nhân viên của mình, liệu họ có hiểu sứ mạng của công ty và có cảm thấy là họ tin vào nó hay không, họ có thể thật sự gây ảnh hưởng đến sứ mạng đó , và họ có cảm thấy thật sự công việc của họ có ảnh hướng đến sứ mạng đó không. Và chúng tôi bắt đầu hỏi khách hàng của mình, họ có cảm thấy mối liên hệ tình cảm với chúng tôi, theo một trong 7 cách khác nhau hay không. Kỳ lạ thay, khi chúng tôi hỏi những câu hỏi này và bắt đầu chú ý cao hơn trong cái kim tự tháp, Cái chúng tôi có được là chúng tôi tạo ra nhiều lòng trung thành hơn nữa. lòng trung thành khách hàng của chúng tôi tăng vọt. Tốc độ thay thế nhân viên đã giảm đến một phần ba trung bình ngành. Và trong suốt 5 năm khủng hoảng dotcom, công ty chúng tôi phát triển gấp 3 lần. Bây giờ tôi bắt đầu thiết lập quan hệ với những nhà quản lý khác và hỏi họ làm cách nào mà họ vượt qua thời gian đó, họ nói đi nói lại với tôi rằng họ quản lý cái mà họ có thể đo được Và cái mà chúng ta đo được là những thứ hữu hình ở đáy kim tự tháp. Họ không hề nhìn những cái vô hình mà ở cao hơn trong kim tự tháp Thế là tôi bắt đầu tự hỏi: Làm thế nào để giúp các nhà quản lý đo được những cái vô hình ấy? Nếu chúng ta được dạy phải quản lý những thứ có thể đo lường được giống các nhà quản lý, và tất cả chúng ta đo những cái hữu hình trong cuộc sống, Chúng ta bỏ lỡ hàng đống thứ ở trên đỉnh kim tự tháp. Thế là tôi đã đi học hỏi rất nhiều điều. Và tôi tìm thấy 1 cuộc điều tra chỉ ra rằng 94 phần trăm những người đứng đầu kinh tế trên toàn cầu tin rằng những cái vô hình là quan trọng trong kinh doanh của họ, những thứ như là tài sản trí tuệ, văn hóa công ty, lòng trung thành thương hiệu. Và còn nữa, chỉ 5 phần trăm trong số đó thật sự có ý định đo đạt những cái vô hình trong kinh doanh của họ. Vì thế là người đứng đầu, chúng ta hiểu rằng Những cái vô hình là quan trọng, nhưng chúng ta không có manh mối thực sự để đo chúng cả. Đây là một câu nói của Einstein: " Không phải cái gì đếm được thì biết đếm, và không phải cái gì biết đếm thì đếm được." Tôi ghét cãi với Einstein, nhưng nếu đó là thứ giá trị nhất trong cuộc sống và kinh doanh của chúng ta thật sự không thể đếm hay ước định, chẳng phải chúng ta bỏ thời gian sống ra chỉ để xa lầy trong việc đo những thứ thông thường? Đó là một câu hỏi hóc búa về việc đếm mà làm cho tôi tạm gác vị trí CEO trong một tuần và bay đến đỉnh Himalaya. Tôi đã bay đi đến một nơi đó là được che đậy bí ẩn trong nhiều thế kỷ, một nơi mà một số người gọi là Shangri la. Nó thật sự di chuyển từ cấp bậc tồn tại trong kim tự tháp để trở thành mô hình chuyển hóa điển hình cho thế giới Tôi đi đến Bhutan. Nhà vua thiếu niên của Bhutan cũng là một người tò mò, nhưng đó là quay lại vào năm 1972, khi ông lên kế vị 2 ngày sau khi cha ông mất ở tuổi 17, ông bắt đầu hỏi những câu hỏi mà bạn mong muốn của một ai đó với tâm trí của một người mới bắt đầu. Trong chuyến đi xuyên qua India, khởi đầu sự trì vị của ông như là vua Một nhà báo Ấn Độ hỏi ông về GDP của Bhutan về lượng tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Và nhà vua trả lời theo cách đã chuyển hóa chúng ta trong suốt 4 thập kỷ sau. Ông ta nói câu sau: Ông nói, "Tại sao chúng ta bị quá ảm ảnh và tập trung vào tổng sản phẩm quốc nội? Tại sao chúng ta không quan tâm hơn về chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia?" Nào, về bản chất, vị vua yêu cầu chúng ta xem xét một định nghĩa thay thế cho sự thành công, mà đã được biết đến như là GNH, hay tổng hạnh phúc quốc dân Hầu hết những nhà lãnh đạo thế giới không hề quan tâm và những người mà đã nghĩ rằng điều này đã được chỉ là "kinh tế học Phật giáo." Nhưng vị vua thật sự nghiêm túc. Và đó là thời điểm đáng chú ý, bởi vì đó là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới mà hơn 200 năm trước đã gợi ý giá trị vô hình của hạnh phúc lần nữa, người lãnh đạo của hơn 200 năm trước, Thomas Jefferson với Tuyên Ngôn Độc Lập 200 năm sau, vị vua đã gợi ý rằng giá trị vô hình của hạnh phúc là thứ gì đó mà chúng ta nên đo đạc và nó là thứ gì đó mà chúng ta thực sự giá trị như là bảo cáo chính phủ. Trong 30 năm làm vua, vị vua đó là thật sự bắt đầu đo đường và quản lý sự hạnh phúc ở Bhutan Và bao gồm, chỉ gần đây, dẫn đất nước của ông từ chế độ quân chủ tuyệt đối đến một chế độ quân chủ lập hiến mà không đổ máu, không đảo chính. Và Bhutan, cho những ai trong các bạn không biết nó, là nần nhân chủ mới nhất trên thế giới, chỉ 2 năm trước. Vì thế khi chúng ta bỏ thời gian với các nhà lãnh đaọ trong phong trào GNH Tôi thật sự hiểu được cái mà họ đang làm Và tôi đã trò chuyện với ngài thủ tướng. Trong buổi ăn tối, tôi hỏi ông ta một câu hỏi lạc đề Tôi hỏi ông, "Làm cách nào mà ông có thể tạo ra và đo được những thứ bay hơi, nói một cách khác, sự hạnh phúc?" Và ông là một người đàn ông rất khôn ngoan, và ông nói, "Nghe này, mục tiêu của Bhutan không phải là tạo ra sự hạnh phúc. Chúng tôi tạo ra điều kiện để hạnh phúc có thể diễn ra. Noí một cách khác, chúng tôi tạo môi trường sống cho hạnh phúc." Woa, thật là thú vị. Và khi ông ta nói họ có khoa học đằng sau nghệ thuật đó. Và họ đã thực sự tạo ra bốn trụ cột quan trọng, chín chỉ số chủ chốt và 72 số liệu khác nhau và nó thật sự giúp để mà thật sự đo được GNH của họ. Thực tế, một trong những chí số chính là: Người Bhutan cảm thấy như thế nào về cách mà họ dành thời gian mỗi ngày? Đó là một câu hỏi hay. Bạn cảm thấy thế nào về cái cách mà bạn dành thời gian mỗi ngày? Thời gian là một thứ quý giá nhất của con người trong thế giới hiện tại, Và vì thế, tất nhiên Thứ giá trị vô hình bé nhỏ cuả dữ liệu đó chẳng hề ảnh hưởng lên sự tính toán GDP của chúng ta Vì thế mà tôi dành một tuần của mình trên đỉnh Himalayas, tôi thực sự bắt đầu mường tượng cái mà tôi gọi là phương trình cảm xúc Và nó tập trung vào những gì mà tôi đọc lúc trước từ một người tên là Rabbi Hyman Schachtel. Bao nhiêu người biết anh ấy? Có ai nào? 1954, anh ta viết một quyển sách "Những Điều Thú Vị Thật Sự của Cuộc Sống" V à anh ta đề nghị rằng sự hạnh phúc là không phải có cái mà bạn muốn. Thay vào đó, nó là muốn điều mà bạn có. Nói một cách khác, tôi nghĩ người Bhutan tin rằng sự hạnh phúc bằng với muốn cái mà bạn có tưởng tượng tình nghĩa chia cho có cái mà bạn muốn sự hài lòng. Người Bhutan không phải sống trong những công việc đơn điệu tập trung không ngừng vào cái mà họ không có. Tôn giáo, sự cô lập , lòng trân trọng sâu sắc nền văn hóa của mình. và bây giờ những nguyên tắc trong chủ trương GNH của họ tất cả nuôi dưỡng ý thức biết ơn về cái mà họ có Bao nhiều người trong chúng ta ở đây, như là TEDster trong khán giả dành nhiều thời gian của chúng ta trong phần bên dưới của phương trình này, trong mẫu số? Chúng ta là một nền văn hóa nặng nề bên dưới trong nhiều cách hơn là một. (Cười) Sự thật là, ở các nước phương Tây, khá thường chúng ta tập trung vào việc theo đuổi sự hạnh phúc như là hạnh phúc là thứ gì đó mà chúng ta phải chạy theo đối tượng mà chúng ta đáng lẽ phải có hay có lẽ là nhiều đối tượng Thật sự, trên thực tế, nếu như bạn nhìn vào từ điển nhiều từ điển định nghĩa "theo đuổi" như là "đuổi theo với thái độ thù địch" Chúng ta có theo đuổi hạnh phúc với thái độ thù địch không? Câu hỏi hay. Quay trở lại với Bhutan. Bhutan thật sự giáp với phía bắc và phía nam của nó với 38 phần trăm dân số thế giới Có thể nào đất nước bé nhỏ đó, giống như một khởi động trong một ngành công nghiệp trưởng thành, là cái bugi mà thực sự ảnh hưởng thế kỷ 21 của giai cấp trung lưu ở Trung Quốc và Ấn Độ? Bhutan thật sự tạo ra được xuất khẩu cuối cùng, cái loại tiền tệ toàn cầu mới của sự hạnh phúc. Và có khoảng 40 quốc gia trên thế giới ngày nay mà thật sự nghiên cưú GNH của chính họ Bạn có thể là nghe được, cuối thu rồi Nicolas Sarkozy ở Pháp, Thông báo kế quả của 18 tháng nghiên cứu bởi hai nhà Nobel kinh tế học tập trung vào sự hạnh phúc và giàu có tại Pháp. Sarkozy gợi ý rằng những nhà lãnh đạo thế giới nên dừng tập trung thiển cận vào GDP mà xem xét chỉ số mới, mà một vài người đang dọi là "chỉ số joie de vivre" [chỉ số niềm vui sống] tôi thích nó Những cơ hộ hợp tác thương hiệu. Và chỉ 3 ngày trước tại TED, chúng ta thật sự có một chương trình phát sống với David Cameron có khả năng là thủ tướng tiếp theo tại Anh, đã thực sự trích dẫn một trong những câu nói thích nhất của tôi Lời phát biểu bằng thơ của Robert Kennedy vào năm 1968 khi ông ta gợi ý rằng chúng ta tập trung một cách thiển cận vào điều sai lầm và rằng GDP là một thước đo sai. Vì thế nó gợi ý rằng đà dịch chuyển. Tôi đã lấy cái trích dẫn đó của Robert Kennedy và tôi đã thực sự biến nó thành một bảng cân đối mới cho một thời điểm ở đây. Đó thật sự là sự sưu tập của nhiều thứ mà Robert Kennedy đã nói trong trích dẫn đó GDP đếm mọi thứ từ sự ô nhiễm không khí đến sự phá hủy rừng câu tùng của chúng ta Nhưng nó thực sự tính đến sức khỏe của con cháu chúng ta hay sự liêm chính của cán bộ nhà nước Như khi chúng ta nhìn vào 2 cột ở đây có phải nó làm bạn cảm thấy như đó là thời gian cho chúng ta bắt đầu suy nghĩ cách mới hơn để đếm, cách mới để thật sự tưởng tượng Cái gì làm quan trọng cho chúng ta trong cuộc sống? (Vỗ tay) Chắc chắn Robert Kennedy đề nghị ở phần cuối của bài diễn văn chính xác đó. Ông ta nói GDP "đo mọi thứ trong giới hạn, trừ những cái mà làm cuộc sống giá trị." Wow. Vậy làm cách nào chúng ta làm điều đó? Để tôi nói một thứ chúng ta có thể bắt đầu làm trong 10 năm để từ bây giờ, ít nhất trong đất nước này. Tại sao trong cái nước Mỹ chết tiệt này chúng ta đang điều tra dân số vào 2010. Chúng ta chi 10 tỷ đô đô để làm điều đó. Và chúng ta hoỉ 10 câu hỏi đơn giản - nó là sự đơn giản. Nhưng những câu hỏi đó là hữu hình. Chúng là về nhân khẩu học. Chúng là về nơi chúng ta ở, bao nhiêu người chúng ta sống cùng, và bạn có sỡ hữu ngôi nhà của bạn hay không. Đó là thế. Chúng ta không hoỉ những thước đơ có ý nghĩa. Chúng ta không hoỉ những câu hỏi quan trọng. Chúng ta không hỏi những thứ vô hình. Abe Maslow nói từ lâu thứ gì đó mà bạn nghe từ lâu, nhưng bạn không nhận ra đó là của ông ấy. Ông ta nói, "nếu như thứ công cụ duy nhất mà bạn có là cái búa, tất cả mọi thứ bắt đầu trông giống như cái đinh. " Chúng ta đang bị mù quán bởi công cụ của chúng ta. Xin lỗi cho thái độ đó. (Cười) Chúng ta đang bị mù quán bởi công cụ của chúng ta. GDP đã là cái búa của chúng ta. Và cái đinh đang là thế kỷ 19 và 20 này thời kỷ công nghiệp của sự thành công. Và vâng, 64 phần trăm của GDP thế giới ngày nay là những ngành công nghiệp vô hình mà chúng ta gọi là dịch vụ, ngành công nghiệp dịch vụ, ngành làm tôi đang tham gia. Và chỉ 26 phần trăm trong đó là ngành công nghiệp hữu hình của sản xuất và công nghiệp. Vì thế có lẽ đây là lúc mà chúng ta có một hộp đồ nghề bự hơn, đúng không. Có lẽ đó là lúc chúng ta thật sự lấy cái hộp đồ nghề đó, không chỉ đếm cái mà dễ đếm được, những thứ hưũ hình trong cuộc sống, nhưng đếm thật những thứ thật sự mà giá trị nhất, những thứ mà vô hình. Tôi nghĩ tôi là một kiểu CEO tò mò. Tôi cũng đã một học sinh tò mò ngành kinh tế hồi đại học. Và tôi học được rằng các nhà kinh tế học đo mọi thứ trong những đơn vị hữu hình của sự sản xuất và sự tiêu thụ như thể mỗi trong những cái đơn vị hữu hình đó là học hệt nhau. Chúng không như nhau Thật tế, là nhà lãnh đạo, cái mà chúng ta cần phải học là cái mà chúng tôi thật sự có thể ảnh hưởng cái chất lượng của đơn vị sản xuất bằng cách thực tế tạo ra điều kiện cho công nhân của chúng ta để sống với cuộc gọi của họ. Và trên thực tế, ở trong trường hợp của Vivian đơn vị sản xuất của cô ấy không là cái hữu hình của giờ mà cô làm việc mà là những cái khác biệt vô hình mà cô ta làm trong suốt một giờ làm việc. Đó là Dave Arringdale người mà thực sự đã là khách hàng lâu năm tại nhà nghỉ của Vivian Ông ta ở đó hàng trăm lần trong suốt 20 năm rồi. Và ông trung thành với bất động sản vì mối quan hệ mà Vivian và những đồng nghiệp của cô ấy có thể tạo ra với ông ta. Họ tạo ra môi trường sống của sự hạnh phúc cho Dave Và ông ta nói chúng tôi rằng ông ta có thể đếm trên Vivian và nhân viên ở đây mà làm cho ông cảm thấy như ở nhà. Đó là thế nhà lãnh đạo kinh tế và nhà đầu tư, thông thường, không thể nhìn thấy sự kết nối giữa sự tạo ra sự vô hình của sự hạnh phúc của nhân viên với sự tạo ra sự hữu hình của lợi nhuận tài chính trong kinh doanh của họ. Chúng ta không cần phải chọn giữa gây cảm hứng cho nhân viên và tăng lợi nhuận. Chúng ta có thể có cả hai. Và trên thực tế, những nhân viên có cảm hứng, thông thường, giúp làm ra thêm lợi nhuận, đúng chứ. Vì thế cái mà thế giới cần bây giờ, theo ý kiến của tôi là những nhà lãnh đạo kinh tế và trính trị người mà có thể đếm. Chúng ta đếm những con số. Chúng ta đếm số người. Caí mà thật sự đếm là khi chúng ta sử dụng những con số của chúng ta để mà thật sự tính đến con người. Tôi học được nó từ một người giúp việc ở nhà nghỉ và vị vu của một đất nước. Cái gì mà bạn có thể bắt đầu đếm hôm nay? Một cái mà bạn có thể bắt đầu đếm hôm nay mà thực sự có thể có ý nghĩa cho cuộc sống của bạn, Cho cuộc sống của bạn hay cho kinh doanh của ban5 Cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Đây chính là tôi. Tên tôi là Ben Saunders. Tôi chuyên kéo đồ nặng nề như vậy tới những nơi giá lạnh. vào ngày 11 tháng 5 năm ngoái, Tôi 1 mình đứng trên đỉnh cực Bắc. Tôi là người duy nhất ở một vùng có diện tích lớn gấp rưỡi châu Mỹ; 14 triệu km2. Đã có hơn 2000 người leo lên Everest. 12 người đặt chân lên mặt trăng. Tính cả tôi thì chỉ có 4 người đi 1 mình trượt tuyết lên Bắc Cực. Và tôi nghĩ lý do tôi làm điều này là -- (Vỗ tay) -- Xin cảm ơn -- Tôi nghĩ lý do tôi làm điều này là cũng đơn giản như Chris nói thôi, sự say mê điên cuồng. Đây là chuyến hành trình chạm tới mức giới hạn sức chịu đựng của con người. Tôi đi tương đương với 31 kì marathon liên tiếp. 1300 cây số trong 10 tuần. Và tôi kéo tất cả những thực phẩm cần thiết, những đồ dụng cụ, dự trữ, túi ngủ. 1 bộ đồ lót để thay -- mọi thứ tôi cần tới trong 3 tháng. (Tiếng cười) Những gì chúng ta cần làm ngày hôm nay, trong 16 phút còn lại, là cố gắng trả lời 3 câu hỏi. Một là, tại sao? Hai là, tôi đại tiểu tiện như thế nào ở -40 độ (-40C = -40F) "Ben, tôi đọc được ở đâu đó là ở -40 độ, vùng da hở sẽ bị phỏng lạnh trong vòng chưa tới 1 phút, vậy anh giải quyết chuyện vệ sinh như thế nào?" Tôi không muốn trả lời bây giờ. Tôi sẽ quay lại vấn đề này vào khúc cuối. Câu hỏi thứ ba là: Sắp tới anh đi đâu nữa? Tất cả bắt đầu từ năm 2001. Chuyến hành trình đầu tiên của tôi cùng với 1 anh tên là Pen Hadow -- 1 người dày dạn kinh nghiệm. Tôi giống như là đi học việc.vậy thôi. Chúng tôi cố đi tới cái quần đảo trên đây, Savernaya Zemlya, tới Bắc Cực. Và điều hấp dẫn tôi tới Bắc Cực là sự dữ dội ở giữa biển. Cũng giống như bản đồ ở đây, và để tới được đó, bạn phải đi qua phần băng giá của vỏ trái đất, lớp băng mỏng trên Bắc Băng Dương. Tôi có nói chuyện với nhiều chuyên gia. Đọc rất nhiều sách, và tìm hiểu các bản đồ và biểu đồ. Nhưng vào ngày đầu tiên, tôi nhận ra là tôi chẳng biết gì về cái nơi mà tôi đang đi tới. Lúc đó tôi 23 tuổi. Không ai ở tuổi của tôi cố gắng làm những chuyện như vậy, và khá nhanh sau đó, những điều tệ hại có thể xảy ra đều xảy ra. Chúng tôi bị tấn công bởi gấu trắng vào ngày thứ hai. Ngón chân cái bên trái của tôi bị phỏng lạnh. Chúng tôi bắt đầu cạn kiệt lương thực. Cả hai đều khá là đói và sụt cân rất nhiều. Điều kiện thời tiết đôi khi rất kì lạ và khó khăn. Chúng tôi chỉ có những phương tiện liên lạc nghèo nàn. Chúng tôi không đủ tiền mua điện thoại vệ tinh, nên chúng tôi xài sóng radio cao tần. Bạn có thể thấy 2 cây xào trượt tuyết nhô ra khỏi cái lều. Có 1 sợi dây treo lủng lẳng ở đằng sau. Đó là ăn-ten bắt sóng radio cao tần của chúng tôi. Chúng tôi chỉ có ít hơn 2 tiếng đồng hồ để liên lạc hai chiều với thế giới bên ngoài trong hai tháng. Cuối cùng, chúng tôi đã không còn thời gian. Chúng tôi đã đi được 650 cây số. Chỉ còn lại hơn 300 cây số nữa là tới cực Bắc, nhưng chúng tôi đã hết thời gian. Chúng tôi đi vào gần mùa hè, băng bắt đầu tan, chúng tôi gọi cho các phi công trực thăng người Nga qua sóng radio, và họ nói: "Xem này các cậu trai, các cậu đã hết thời gian rồi. Chúng tôi phải tới đón các cậu thôi." Và tôi cảm giác là mình đã thất bại hoàn toàn. Tôi là 1 thằng thất bại. Đó là mục tiêu duy nhất tôi hướng tới từ khi tôi bắt đầu biết chuyện -- mà thậm chí tôi còn không tới được gần đó. Và trong suốt chuyến đi, tôi cứ nghĩ tới nghĩ lui hai đoạn video mà tôi hình dung ra mỗi khi chuyến đi trở nên khó khăn, để giữ vững động lực của mình. Cái đầu tiên là tôi lên tới cực Bắc. Tôi có thể thấy mồn một là tôi được quay phim từ trên trực thăng, và 1 đoạn nhạc rock làm nền, và tôi có 1 cái sào trượt tuyết treo cờ Anh bay phấp phới. Tôi thấy mình cắm sào xuống, khoảnh khắc vinh quang --nhạc bắt đầu lên tới cao trào. Cái thứ hai là tôi trở về phi trường Heathrow, và 1 lần nữa, tôi thấy đèn flash của máy chụp hình nhấp nháy, paparazzi, những tay săn ảnh, đại diện nhà xuất bản tới ký hợp đồng với tôi. Và rõ ràng là chẳng có điều gì xảy ra. Chúng tôi đã không tới cực Bắc, chúng tôi chẳng có tiền để trả cho việc truyền bá, nên chẳng ai biết tới chuyến hành trình đó. Và tôi trở về Heathrow. Mẹ tôi, em tôi và ông nội tôi tới đón -- vẫy lá cờ Anh nho nhỏ -- (Tiếng cười) -- và chỉ vậy thôi. Tôi trở về sống với mẹ tôi. Tôi mệt lã ra, tinh thần hoàn toàn sụp đổ, tự xem mình là 1 thằng thất bại. và nợ ngập đầu vì chuyến hành trình này, nằm ở sofa nhà mẹ tôi, ngày qua ngày, xem TV. Anh tôi gửi cho tôi 1 tin nhắn SMS là 1 câu trích dẫn trong phim Simpsons. Câu đó là: "Bạn cố gắng hết sức và thất bại 1 cách tệ hại. Bài học là: đừng cố gắng làm gì." (Tiếng cười) Tới 3 năm sau. Cuối cùng tôi cũng rời ghế sofa, bắt đầu lên kế hoạch chuyến hành trình khác. Lần này, Tôi chỉ muốn đi 1 mình từ Nga, tại đỉnh của bản đồ, đi tới Bắc Cực, cái xoáy ở giữa này đây, và đến Canada. Chưa có ai từng đi xuyên qua Bắc Băng Dương 1 mình. Có 2 người Na-uy đã làm vào năm 2000. Nhưng chưa ai đi 1 mình. 1 nhà leo núi rất nổi tiếng người Ý, Reinhold Messner, đã thử vào năm 1955, và ông được giải cứu sau 1 tuần. Ông mô tả chuyến đi này nguy hiểm gấp 10 lần so với leo Everest. Và với 1 vài lý do nào đó mà tôi muốn phá vỡ kỷ lục này, nhưng tôi biết là để có cơ hội trở về nguyên vẹn, sau chuyến đi vượt qua tới Canada này, tôi cần phải có 1 cách tiếp cận từ căn bản. Nghĩa là tôi phải cải thiện tất cả từ bàn chải được cắt bớt đi dưới 2 gram. đến việc nghiên cứu với một trong những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới trong việc phát triển lại từ đầu 1 chế độ dinh dưỡng hoàn toàn mới: 6000 calorie 1 ngày. Và chuyến du hành bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái. Có 1 đội hỗ trợ và 1 đoàn quay phim, 1 vài người làm hậu cần, bạn gái tôi, 1 nhiếp ảnh gia. Đầu tiên . Chúng tôi bay từ British Airways đến Moscow. Tiếp theo là từ Siberia đến Krasnoyarsk, tại 1 đường bay nội địa ở Nga tên là KrasAir, đánh vần là K-R-A-S. Tiếp theo chúng tôi thuê 1 chiếc máy bay Nga đã khá cũ kỹ để bay tới thành phố Khatanga, nơi đó như là rìa của nền văn minh. Người quay phim của chúng tôi trở nên rất lo lắng, và hỏi người phi công trước khi lên máy bay là chuyến bay mất bao lâu, và viên phi công người Nga đã lạnh lùng trả lời 6 tiếng -- nếu chúng tôi còn sống. (Tiếng cười) Chúng tôi tới Khatanga. Tôi nghĩ có 1 câu nói đùa là Khatanga không phải tận cùng của thế giới. nhưng bạn có thể nhìn thấy đây. (Tiếng cười) Lẽ ra chúng tôi chỉ ở lại 1 đêm. Nhưng lại bị kẹt ở đó tới 10 ngày. Có 1 cuộc tranh chấp về việc trả tiền nhiên liệu giữa viên phi công và chủ của chiếc trực thăng, nên chúng tôi bị kẹt lại. Chúng tôi không thể đi. Cuối cùng, vào sáng ngày thứ 11, mội chuyện suông sẻ, chất đồ lên trực thăng -- hai chiếc trực thăng bay song song nhau -- thả tôi xuống chỗ này. Chúng tôi mất hết 45 phút để quay phim, chụp hình, khi chiếc trực thăng còn ở đó, Tôi làm 1 cuộc phỏng vấn qua điện thoại vệ tinh, và sau đó mọi người trở về trực thăng, cánh cửa đóng rầm 1 cái và tôi ở lại đó 1 mình. Và tôi không biết có lời nào để diễn tả khoảnh khắc đó. Tất cả những gì tôi nghĩ lúc đó là trở lại đập cửa và nói: "Này các anh, tôi chưa nghĩ thông suốt chuyện này đâu." (Tiếng cười) Mọi chuyện tệ hơn, bạn thấy có 1 chấm trắng ở trên bên phải màn hình, đó là trăng tròn. Do là chúng tôi bị kẹt ở Nga, Trăng tròn nâng thủy triều lên cao nhất và hạ xuống thấp nhất; khi bạn đứng trên mặt biển bị đóng băng, thủy triều lên cao thấp nghĩa là sẽ có những chuyện thú vị sắp xảy ra -- các tảng băng bên dưới bắt đầu di chuyển 1 chút. Bạn thấy đây là tôi đang kéo 2 cái xe. toàn bộ thực phẩm và đồ dùng cho 95 ngày, 180kg -- gần như là 400 pounds. Có đoạn phẳng hoặc hơi phẳng, tôi có thể kéo cả hai cùng lúc. có đoạn đường gồ ghề, thì rất cực nhọc. Tôi phải kéo 1 cái, để đó, rồi quay lại kéo cái còn lại. Tôi phải đi qua cái gọi là áp lực băng -- những tảng băng va vào nhau dưới áp lực của dòng thủy lưu, gió và thủy triều. NASA thông báo là điều kiện các tảng băng ở đây vào năm ngoái là xấu nhất từ lúc bắt đầu thống kê. Và nó luôn dịch chuyển. Tôi đã phải đi ngược gió trong 9 trên 10 tuần tôi ở đó, và luôn bị đầy lùi lại. Tôi tính là bị mất 4 cây số. Tôi thức dậy vào buổi sáng, dọn lều, đi về hướng Bắc trong 7 tiếng rưỡi, dựng lều, và rồi bị đẩy lùi lại 4 cây số khi bắt đầu đi vào ngày hôm sau. Tôi thật sự không thể chịu nổi sự dịch chuyển này. (Video): Đây là ngày thứ 22. Tôi đang nằm trong lều, chuẩn bị lên đường. Thời tiết rất tệ -- tôi bị đẩy lùi lại gần 8 cây số vào đêm qua. Về sau chuyến đi, vấn đề không còn là mấy tảng băng nữa. Mà là thiếu băng -- chỉ còn lại vũng nước mà thôi. Tôi đã biết là điều này xảy ra. Tôi biết Bắc Cực đang ấm dần lên. Tôi biết là ở đó còn nhiều vũng nước như vậy. Nhưng tôi có vũ khí bí mật. 1 dạng mô phỏng sinh học. Gấu trắng Bắc Cực di chuyển theo 1 hướng thẳng. Nếu gặp nước, nó sẽ bơi qua. Nên tôi có làm việc với 1 đội nghiên cứu ở Na-uy, phát triển 1 bộ đồ chống ướt, 1 dạng áo bảo hộ -- Tôi đề nghị các viên phi công nên mặc nó -- Tôi có thể trùm nó lên người. Nó sẽ phủ hết cả đôi giày, găng tay, kéo nó qua đầu, và dán chặt lại quanh khuôn mặt . Và điều đó có nghĩa là tôi có thể đi qua lớp băng mỏng, và nếu bị rớt xuống nước thì cũng không đến nỗi gì ghê gớm. Và cũng có nghĩa là, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, Tôi có thể nhảy xuống và bơi qua và kéo 2 chiếc xe đằng sau tôi. Chỉ là 1 vài công nghệ căn bản, nhưng vô cùng hiệu quả. 1 điều thú vị khác chúng tôi làm năm ngoái là về công nghệ liên lạc. Vào năm 1912, cuộc thám hiểm về sức chịu đựng của Shackleton -- trong đoàn có 1 người tên là Thomas Orde-Lees. Ông nói: "Những nhà thám hiểm của năm 2012, nếu còn nơi để khai phá, thì không còn nghi ngờ gì là họ sẽ mang theo những chiếc điện thoại không dây bỏ túi cùng với kính thiên văn không dây." Orde-Lees đã đoán sai đi khoản 8 năm. Đây là điện thoại không dây bỏ túi của tôi, điện thoại vệ tinh Iridium. kính thiên văn không dây chính là máy chụp hình kỹ thuật số tôi bỏ trong túi. Và mỗi ngày trong 72 ngày tôi ở trên vùng cực, Tôi vẫn viết blog từ cái lều của mình, viết nhật ký, gửi đi những thông tin về quãng đường tôi đã đi qua -- điều kiện băng tuyết, nhiệt độ -- và những tấm hình chụp hàng ngày. Nhớ lại hồi 2001, chúng tôi có ít hơn 2 tiếng đồng hồ để liên lạc bằng sóng radio với thế giới bên ngoài. Năm ngoái, viết blog trực tiếp từ chuyến du hành được cho là nguy hiểm gấp 10 lần leo Everest. Không phải tất cả đều là công nghệ cao gì. Còn đây là định hướng cho cái gọi là hiện tượng "trắng xóa" Khi bạn bị lạc vào 1 khu vực mù mịt, mây thấp, và gió thổi tung tuyết lên. Bạn không thể nhìn thấy điều dễ sợ đó. Bạn chỉ thấy ở đây, là 1 dải băng màu vàng cột vào 1 cái sào trượt của tôi. Tôi định hướng nhờ vào hướng gió. Và 1 sự kết hợp lạ lùng giữa công nghệ cao và thấp. Tôi đến đỉnh cực Bắc vào ngày 11 tháng 5. Tôi mất 68 ngày để đi lên đó từ Nga, và chẳng có cái gì ở đó cả. (Tiếng cười) Thậm chí chẳng có tới 1 cái cọc nào ở đỉnh cực. Chẳng có gì ở đó, là vì đó là lớp băng trên biển nên nó sẽ dịch chuyển. Cắm cờ ở đó, thì không lâu sau nó sẽ bị dịch chuyển đi, thường là tới Canada hoặc Greenland. Tôi biết điều đó, nhưng tôi cũng mong chờ 1 cái gì đó. Những cảm giác xáo trộn lạ lùng: nơi này đã ấm lên rất nhiều, có rất nhiều vũng nước, dĩ nhiên là tôi cũng phấn khởi vì tôi đã lên tới đây 1 mình, nhưng tôi bắt đầu nhận ra là cơ hội để hoàn thành chuyến đi tới Canada còn tới 650 cây số này, rất mỏng manh. Bằng chứng cho thấy tôi đã ở đỉnh cực là những hình ảnh mờ nhạt trên GPS của tôi, Bạn chỉ có thể thấy -- có 1 số 9 và 1 dãy số 0 ở đây. 90 độ Bắc -- đó chính xác là đỉnh cực Bắc. Tôi chụp hình đó lại, ngồi trên xe đẩy, quay phim lại 1 chút. Tôi chụp thêm vài tấm nữa, lấy điện thoại vệ tinh của tôi ra. kẹp vào nách để làm nóng pin. Tôi gọi 3 người, mẹ tôi, bạn gái tôi, và người giám đốc của hãng bảo trợ cho tôi. Và tôi chỉ nhận được hộp thư thoại. (Tiếng cười) (Video): 90. 1 cảm giác thật đặc biệt. cả hành tinh đang xoay dưới chân tôi. Cả thế giới bên dưới tôi. Cuối cùng tôi cũng gọi được cho mẹ tôi. Bà đang xếp hàng ở siêu thị. Bà khóc. Bà bảo tôi gọi lại cho bà. (Tiếng cười) Tôi tiếp tục đi thêm 1 tuần nữa. Tôi muốn tới càng gần Canada càng tốt trước khi điều kiện khí hậu ở đây trở nên quá nguy hiểm để đi tiếp. Đây là ngày cuối cùng tôi ở đó. Khi tôi nói chuyện với đội quản lý dự án này, họ nói: "Này Ben, điều kiện thời tiết đang trở nên quá nguy hiểm. Có 1 vũng nước lớn về phía nam nơi anh đang đứng. Chúng tôi sẽ tới đón anh. Ben, anh có thể tìm nơi hạ cánh được không?" Đây là quang cảnh bên ngoài lều của tôi khi tôi có cuộc gọi định mệnh này. Tôi chưa bao giờ thử tìm 1 nơi cho máy bay hạ cánh trước đây. Tony, người điều hành chuyến đi nói: "Này Ben, anh phải tìm ra 1 nơi có lớp băng dày phẳng và an toàn dài 500 mét." Sau 36 tiếng đồng hồ tôi cũng tìm ra được 1 nơi làm bãi đáp -- chính xác là 473 mét. tôi có thể đo bằng cây sào của mình. Tôi đã không nói cho Tony và viên phi công điều đó. Tôi nghĩ, chắc là được thôi, (Video): Oh, oh, oh, oh ,oh, oh. Cuối cùng thì cũng đáp được, 1 cú đáp rất ấn tượng -- Chiếc máy bay bay tới bay lui cũng 4 lần, và tôi hơi lo là nó không đáp được. Tôi biết có 1 viên phi công tên Troy. Tôi đang chờ anh ta, tôi nghĩ anh là người bặm trợn và sống bằng nghề này. Tôi òa khóc khi máy bay hạ cánh, 1 khoảnh khắc đầy cảm xúc. Và tôi nghĩ, tôi phải ra dáng trước mặt Troy. Là 1 nhà thám hiểm bặm trợn, dữ dằn. Chiếc máy bay dừng từ từ lại ngay chỗ tôi đứng. Cánh cửa mở ra, viên phi công đi xuống, anh ta cao cỡ này. Anh nói: "Chào, tôi là Troy." (Tiếng cười) Phụ lái là 1 người phụ nữ tên là Monica. Cô ngồi trên đó, mặc 1 cái áo choàng may tay. Họ chẳng có vẻ gì là người bặm trợn, nhưng họ làm tôi rất vui. Troy -- anh đang hút thuốc Chúng tôi đã chụp 1 vài tấm hình. Anh ta trèo lên máy bay và nói: "Anh ngồi đằng sau nhé." Anh quăng điếu thuốc đi và ngồi ở đắng trước, và tôi ngồi đằng sau. (Tiếng cười) Máy bay chạy tới chạy lui 1 vài lần, để sang phẳng đường bay 1 chút, rồi anh nói: "Được rồi, tôi chuẩn bị cất cánh đây." Tôi học được rằng đó là 1 bài tập tiêu chuẩn, nhưng lúc đó tôi khá là lo ngại. Anh ta đặt tay lên cần điều khiển. Bạn có thể thấy bộ điều khiển nằm ở nóc của buồng lái. Có thanh ngang ở đó. Anh ta đặt tay lên cần lái. Monica thì nhẹ nhàng đặt tay lên tay anh ta. Tôi nghĩ: "Trời đất, được ăn cả ngã về không." Máy bay chạy về phía trước. Ra ngoài đường băng và cất cánh. Cây sào của tôi đã cắt qua 1 tảng băng nhô lên ở cuối đường băng, Tôi có thể nhìn qua buồng lái và thấy Troy đang vất vả điều khiển, anh ta bỏ 1 tay ra, với lùi lại bật công tắt trên nóc buồng lái, và có bảng báo hiệu "thắt dây an toàn" hiện ra. (Tiếng cười) Và khi lên trên không tôi mới nhìn được toàn cảnh. Dĩ nhiên là khi ở dưới đó, tôi chỉ đối diện với từng chướng ngại, là 1 tảng băng nhô lên hay là 1 vũng nước gì đó. Đó là tại sao tôi đã không bị rắc rối về đường băng mà tôi tìm ra. Ý tôi là, nó đang bắt đầu nứt ra. Tại sao? Tôi không phải là 1 nhà thám hiểm kiểu cũ. Tôi không đi vòng vòng rồi vẽ bản đồ; mọi người đều biết Bắc Cực nằm ở đâu. Ở Nam Cực có 1 trạm nghiên cứu khoa học. Có 1 đường bay ở đó. Đây là tiệm cà phê và 1 tiệm bán đồ lưu niệm. Đối với tôi, đây là chuyến đi khám phá giới hạn của con người, những giới hạn về tâm lý, thể chất và công nghệ. Đó là những thứ làm tôi hứng thú. Và cũng vì mục đích tìm ra những tiềm năng của con người. Đối với tôi, là 1 cơ hội khám phá những giới hạn này -- thật sự đẩy giới hạn về tiềm năng của tôi lên, để xem nó tới đâu. Và rộng hơn, tôi ngạc nhiên là con người chỉ mới cọ sát lớp vỏ tiềm năng ở bên ngoài, chỉ làm việc ở 3-5 % khả năng thật sự của họ. Nên, qua chuyến đi này, tôi hy vọng là cơ hội để gây cảm hứng cho mọi người nghĩ về cái họ muốn làm với tiềm năng của họ, và cái họ muốn làm trong thời gian ít ỏi mà họ sống trên đời này. Điều đó gần như là tất cả những gì tôi tổng kết lại. Câu hỏi tiếp theo là, làm thế nào tôi giải quyết chuyện vệ sinh ở -40 độ (-40C= -40F)? Thật sự, đó là 1 bí mật thương mại -- và câu hỏi cuối cùng, Tôi sẽ làm gì tiếp theo? Tôi có giải thích nhanh, nếu tôi dư 1 phút ở cuối giờ, tôi sẽ nói cụ thể hơn. Tôi sẽ làm gì nữa: Nam Cực. Đó là nơi lạnh nhất, cao nhất, sóng gió dữ dội nhất và là lục địa khô nhất hành tinh. Cuối năm 1911, đầu 1912, Có 1 cuộc đua xem ai là người tới Nam Cực đầu tiên: sâu trong lòng châu Nam Cực. Nếu bạn tính luôn cả rặng đá ngầm ngoài bờ biển, thì bạn có thể thấy Ross Ice Shelf -- là 1 rặng đá ngầm lớn ở đây -- Ross Ice Shelf bự cỡ nước Pháp. Châu Nam Cực, nếu bạn tính luôn cả các rặng đá này, thì sẽ gấp đôi châu Úc -- là 1 nơi rất rộng lớn. Và đó là cuộc đua đến đỉnh cực giữa Amundsen, người Na-uy -- Admundsen có xe chó kéo -- và Scott, người Anh, Thuyền trưởng Scott. Scott có vài con ngựa nhỏ và xe kéo và vài con chó, tất cả đều chả có ích gì, nên Scott và đồng đội 4 người của ông đã quyết định đi bộ. Họ tới đỉnh cực là vào cuối tháng 1, 1912 và thấy cờ Na-uy đã cắm ở đó. Ở đó có 1 cái lều, 1 bức thư gửi Vua xứ Na-uy. Và họ quay lại, hướng tới bờ biển, và cả 5 người họ chết trên đường trở về. Từ đó, không ai dám đi tới đó -- đã là 93 năm về trước -- từ lúc đó, không ai thực hiện chuyến đi từ bờ biển châu Nam Cực đi đến đỉnh cực Nam và trở về. Tất cả nhưng chuyến đi tới Nam Cực mà bạn nghe nói đều trở về bằng cách sử dụng xe cộ chó hoặc máy bay để băng ngang qua -- chưa ai từng đi trở về. Và đó là kế hoạch. 2 chúng tôi đang cố gắng thực hiện. Tất cả chỉ là vậy. 1 ý cuối cùng trước khi tôi đi toilet là tôi đã tính scan nó ra nhưng mà quên mất -- đó là sổ liên lạc của tôi. Lúc đó tôi 13 tuổi, và nó được đóng khung treo trên bàn của tôi ở nhà. Trong đó viết, "Ben thiếu động lực để đạt được nhưng điều có giá trị." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi nghĩ là nếu tôi học được điều gì đó thì điều đó là: nếu không ai khác có quyền đánh giá tiềm năng của bạn. Thì bạn là người duy nhất quyết định bạn có thể đi bao xa và bạn có khả năng làm được điều gì. Thưa quý vị, đó là câu chuyện của tôi. Xin cảm ơn rất nhiều. Xin cảm ơn. Tôi sẽ bắt đầu bằng một bài thơ. "Ôi nha sĩ yêu quý: Ngón tay cao su của anh trong miệng em... giọng nói đầy êm ái và dịu dàng... Cởi chiếc khẩu trang ra, nha sĩ yêu quý, hãy cởi chiếc khẩu trang ra." (Tiếng cười) Được rồi, trong phần trình bày này, tôi sẽ đặt phần não phải của các bạn vào một bài tập khá nghiêm túc. Bạn sẽ được chứng kiến rất nhiều hình ảnh, nó có thể không khớp với cái tôi nói vậy tôi cần bạn chia não thành 2 nửa 1 phần xử lí hình ảnh 1 phần nghe tôi nói. Tôi là một trong những người có câu chuyện biến đổi liên quan cá nhân. 6 năm trước, sau 20 năm thiết kế đồ họa và xếp chữ nghệ thuật, tôi đã thay đổi cách làm việc của mình và cách làm của phần lớn các nhà thiết kế đồ họa khác để theo đuổi cách làm riêng bằng nỗ lực khiêm tốn để kiếm sống và làm cái mình thích. Nhưng chuyện lạ xảy ra. Tôi trở nên nổi tiếng một cách kì lạ. Công việc hiện tại của tôi dường như kết nối được với mọi người theo cách làm tôi ngạc nhiên khiến tôi vẫn luôn tự hỏi không biết chuyện quái quỉ gì đang xảy ra vậy. Và tôi dần hiểu ra sức hấp dẫn của cái mình đang làm có thể liên quan đến lí do tôi làm nó Giờ đây tôi tự gọi mình là nghệ sĩ đồ họa. Vậy công việc của một nhà thiết kế đồ họa là làm theo chiến lược, công việc của tôi bây giờ là làm theo sự mách bảo của trái tim và sở thích dưới sự dẫn dắt của cái tôi để tạo ra tác phẩm có lợi cho mình và khách hàng. Giờ thì, đây là điều tối kị trong giới thiết kế. Cái tôi đáng lẽ không được dính dáng đến thiết kế đồ họa. Nhưng tôi tự thấy rằng, không có ngoại lê, tôi càng làm việc gì như một thứ gì đó của riêng mình, như một thứ mang tính cá nhân, việc đó càng thành công như điều gì đó hấp dẫn, thú vị và thu hút. Vậy là tôi gần như đứng ngoài vòng tư duy thiết kế thông thường. Nơi những người khác nhìn vào kết quả đo đếm được, tôi thường thích những gì có tính chất nhẹ nhàng hơn, như “Nó có mang lại niềm vui không?” “Nó có khiến người ta suy ngẫm không?” và “Nó có kích thích trí tò mò không?” Nhân tiện, đây là một đồ thị khoa học. tôi không có thời gian giải thích nó, nhưng nó liên quan đến DNA và RNA. Tôi có cách tiếp cận đặc biệt sáng tạo với tác phẩm hình ảnh. Cái làm tôi thích thú khi làm việc là cấu trúc hình ảnh, sự ngạc nhiên và bất cứ thứ gì đòi hỏi suy nghĩ. Do đó tôi đặc biệt chú ý đến hệ thống và họa tiết. Tôi sẽ cho bạn thấy vài ví dụ về cách tư duy của tôi. Đây là một tác phẩm tôi làm cho báo The Guardian của Anh. Họ có một tạp chí tên là G2. Và đây là câu đố đặc biệt của họ năm 2007. Nó gây tò mò. Tôi bắt đầu tạo ra một loạt những viên gạch. và thiết kế chúng một cách cụ thể để chứa đựng các phần chữ cái trong hình dáng để sau đó tôi có thể ghép chúng lại với nhau để tạo ra chữ cái và từ ngữ trong họa tiết trừu tượng. Nhưng sau đó tôi cũng có thể lật chúng, xoay chúng và kết hợp nhiều cách khác nhau để tạo ra các họa tiết thông thường hoặc trừu tượng. Và 1 lần nữa đây là câu đố. Và cùng với các hoạt tiết trừu tượng. Bạn có thể thấy, nó cực khó đọc. Nhưng tất cả những gì tôi phải làm là lấp những khu vực nhất định của những khuôn chữ đó để có thể làm các chữ cái nổi lên trên nền họa tiết. Nhưng nó có vẻ quá rõ ràng. Vì vậy tôi thêm chút màu vào phông nền và cả vào chính các chữ cái, và bằng cách này, làm việc với giám đốc nghệ thuật tôi có thể đạt đến đúng điểm khiến người xem bối rối - họ có thể tìm ra là có gì đó để đọc - nhưng không phải không đọc được. Tôi cũng thích làm việc với những chất liệu bất thường và chất liệu thông thường theo cách bất thường. Vậy nó đòi hỏi phải tìm cách tận dụng những vật vô tri vô giác và điều chỉnh chúng theo ý muốn của tôi. Vậy cuối cùng, mục đích của tôi là tạo ra thứ gì đó bất ngờ Đến đây, tôi đã làm việc với đường cho Stefan Sagmeister, người 3 lần làm diễn giả TED. Và dự án này thực chất bắt đầu ở bàn ăn nhà tôi. Tôi đã ăn sáng với ngũ cốc cả đời rồi. Và suốt thời gian đó, tôi luôn làm vãi đường ra bàn và thường dùng ngón tay nghịch chúng. Và cuối cùng tôi dùng kĩ thuật này để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Và rồi tôi lại dùng nó để tạo ra 6 tác phẩm cho sách của Stefan, “Những điều tôi đã học được trong đời đến nay.” Và chúng được tạo ra mà không cần phác họa, chỉ bằng tay không, bằng cách đặt đường lên một mặt phẳng trắng và rồi điều chỉnh để có được các từ ngữ và thiết kế từ nó. Gần đây, tôi cũng làm vài viền trang trí Baroque cao cấp từ mỳ ống chất lượng thấp. Và đây là 1 chương trong cuốn sách tôi đang viết, và tôi trân trọng chương sách này. Vì vậy có bất ngờ một chút, nhưng, theo cách nào đó, nó liên hệ đến tác phẩm mì macaroni mà trẻ con làm cho bố mẹ chúng hoặc làm ở trường và tặng bố mẹ, như một cách thể hiện sự tôn trọng. Đây là cái bạn có thể làm với giấy gói bạc gia dụng. Ok, vậy đây là điều tôi có thể làm với giấy bạc gia dụng. (Tiếng cười) Tôi rất thích sự kì diệu, trong thiết kế như một động lực để đặt nghi vấn. Để nói "Tôi phân vân" là để nói "Tôi nghi ngờ", "Tôi hỏi". Và đó là trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đang viết một cuốn sách, chơi chữ, khi tôi nảy ra 1 vài ý tưởng và câu hỏi ở dạng hình ảnh của thứ gì đó lộng lẫy như 1 con công Thế giới đầy ắp điều kì diệu. Nhưng thế giới thiết kế đồ họa, phần lớn, lại không như thế. Vì vậy tôi dùng ghi chép của mình như nền tảng cho 1 cuốn sách chứa đựng sự giao thoa giữa ngôn từ và hình ảnh như một ma lực khó cưỡng lại. Tôi nghĩ đó là một trong những điều mà tôn giáo đã đúng đó là sử dụng hình ảnh kì ảo để truyền đạt một thông điệp. Tôi nghĩ sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và thông tin được áp dụng quá ít ỏi trong văn chương của người trưởng thành, và tôi không hiểu vì sao tài sản hình ảnh không được sử dụng thường xuyên để tăng tài sản trí tuệ. Khi nhìn vào những tác phẩm như thế này, chúng ta thường gắn chúng với văn chương của trẻ con. Có hàm ý rằng đồ họa trang trí làm giảm tính nghiêm túc của nội dung. Nhưng tôi thực sự hi vọng có cơ hội thay đổi nhận thức ấy. Cuốn sách này chiếm khá nhiều thời gian nhưng tôi gần xong rồi. Vì một số lí do, tôi nghĩ đây là một ý hay để dừng lại bài thuyết trình của mình. Đây - chỉ là chờ một chút để tôi và bạn có thể theo kịp. (Tiếng cười) Tôi làm những tấm thiệp Lễ tình nhân này. Tôi đã gửi thiệp Lễ tình nhân với số lượng lớn từ năm 2005. Đây là thiệp Lễ tình nhân của tôi từ năm 2005 đến năm 2006. Và tôi bắt đầu bằng việc làm những hình ảnh riêng lẻ như thế này và gửi chúng đến từng người. Nhưng vào năm 2007, tôi có ý tưởng điên rồ là vẽ tay từng tấm thiệp cho từng người trong danh sách mail của tôi. Tôi giảm số lượng gửi mail xuống 150 người. Và tôi vẽ cho từng người tấm thiệp Lễ tình nhân độc đáo của riêng họ và ghi tên họ lên đó và đánh số và kí tên và gửi đi. Tin hay không, tôi nghĩ ra cách này như một phương pháp tiết kiệm thời gian. Tôi rất bận rộn vào tầm đầu năm đó, và tôi không biết lấy thời gian đâu để thiết kế và in từng tấm thiệp một. Và tôi nghĩ tôi có thể làm kiểu cuốn chiếu khi đang đi du lịch. Nó không hoàn toàn diễn ra như thế. Có một câu chuyện dài hơn phía sau, nhưng tôi không thể kể hết được, và chúng đều được đón nhận một cách tích cực. Tôi nhận được gần như 100% phản hồi. (Tiếng cười) Và những người không phản hồi sẽ không bao giờ nhận được gì như thế từ tôi nữa. (Tiếng cười) Năm ngoái, Tôi dùng cách thức khái niệm hơn với thiệp Valentine. Tôi có ý tưởng muốn mọi người nhận được gì đó như lá thư tình ẩn danh, như một mảnh lạc ở hòm thư. Tôi muốn nó là thứ gì đó họ không xác định được hoặc không được tôi kí tên, thứ gì đó khiến họ phân vân không hiểu đây là cái gì. Và tôi viết cụ thể 4 trang riêng lẻ. Có 4 bản thư khác nhau. Và tôi viết chúng để họ bắt đầu đọc ở giữa dòng, và kết thúc ở giữa dòng. Và một mặt, chúng được gửi đồng loạt, nên tôi tránh ghi tên hay địa chỉ cụ thể, nhưng mặt khác, chúng mang tính riêng tư. Nên tôi muốn mọi người thực sự có cảm giác họ nhận được thứ gì đó mà có thể là thư tình cho họ. Và tôi muốn đọc một lá thư cho bạn. "Bạn chưa bao giờ chắc chắn về điều này, nhưng tôi có thể chắc chắn với bạn sự che giấu bạn biết đến là hoàn toàn từ yêu thương. Xin hãy chấp nhận phần này của bạn giải phóng nụ cười của bạn, và những người trong chúng ta nếu ai để ý sẽ hạnh phúc đón nhận ngay. Thời gian ở bên bạn như việc đuổi bắt chú chim nhỏ, nhưng không có vết xước và phân chim." (Tiếng cười) "Đó là để nói, suy nghĩ và lời nói của bạn chỉ thoáng vụt qua, có những khi khó nắm bắt, nhưng một khi đã bắt được - ôi, quả là điều kì diệu, quả là phần thưởng thú vị. Bên bạn thời gian không trôi qua, mà chỉ thu nhặt lại - thu lại khoảnh khắc với hi vọng níu giữ và cùng lúc thả trôi đi. Bất khả thi? Tôi không nghĩ thế. Tôi biết điều này làm bạn xấu hổ. Tôi có thể thấy bạn đang đỏ mặt. Nhưng tôi phải nói với bạn vì đôi khi tôi nghe bạn nghi ngờ bản thân và thật đau lòng khi nghĩ bạn không biết mình tuyệt vời nhường nào, nhiều cảm hứng và thú vị làm sao và thành thực, thực sự, hoàn toàn..." (Tiếng cười) (Vỗ tay) Vậy ngày Lễ tình nhân đang đến trong vài ngày nữa, và chúng đang trên đường đến hòm thư khắp nơi trên thế giới. Năm nay, điều tôi thực sự phải nói, tôi có một ý tưởng khá tuyệt, là cắt thiệp Lễ tình nhân bằng tia laser từ những thiệp Giáng sinh cũ. Tôi xin các bạn tôi gửi thiệp Giáng sinh cũ của họ cho tôi, và tôi làm 500 thiệp loại này. Mỗi tấm lại hoàn toàn khác biệt. Tôi thực sự rất rất thích chúng. Tôi không có nhiều điều để nói nữa, nhưng chúng có kết quả khá khả quan. Tôi dành nhiều thời gian cho công việc của mình. Và một trong những điều tôi nghĩ về gần đây là nó đáng giá thế nào. Tại sao nó đáng để tôi dành thời gian và cuộc đời theo cách này? Làm việc trong ngành thương mai, là điều đôi khi tôi phải đấu tranh. Vâng, đôi khi tôi bị tiền quyến rũ. Nhưng cuối cùng, tôi không cho rằng đó là mục tiêu xứng đáng. Điều làm nó xứng đáng với tôi là những người tôi làm cho và làm cùng, điều kiện làm việc của tôi và khán giả tôi có thể tiếp cận đến. Vì vậy tôi có thể hỏi "Nó làm cho ai?" "Nó nói lên điều gì?" và "Nó làm được gì?" Bạn biết đấy, tôi phải nói là rất khó để ai đó như tôi bước lên sân khấu này tại hội thảo này với những trí tuệ siêu việt một cách không tưởng, những người đang nghĩ vê những bức tranh rất lớn, thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống ý tưởng và công nghệ. Và nó rất thông thường với nhà thiết kế và những ai trong lĩnh vực nghệ thuật thi giác để cảm thấy chúng ta không cống hiến đủ, hoặc tệ hơn, những điều ta đang làm đang đóng góp cho bãi phế thải. Và tôi ở đây; tôi cho các bạn xem vài hình ảnh đẹp và nói về thẩm mĩ. Nhưng tôi tin rằng tác phẩm nghệ thuật giàu trí tưởng tượng cực kì quan trọng trong xã hội. Cũng như cách tôi được truyền cảm hứng từ sách và các thể loại tạp chí, cuộc trò chuyện, phim ảnh, nên tôi cũng nghĩ rằng, khi tôi đưa tác phẩm hình ảnh đến với truyền thông đại chúng, tác phẩm thực sự thú vị, bất ngờ, hấp dẫn, tác phẩm có thể kích thích trí tò mò của bộ óc, rằng tôi đang gieo rắc trí tưởng tượng của mọi người. Và bạn không bao giờ biết ai sẽ có được gì từ đó và biến nó thành thứ khác, vì cảm hứng là sự thụ phấn chéo. Vậy một phần của tôi có thể gây cảm hứng cho một nhà soạn kịch hoặc một tiểu thuyết gia hoặc một nhà khoa học và có thể tiếp tục gây cảm hứng cho một bác sĩ hoặc một nhà hảo tâm hoặc một người trông trẻ. Và đây không phải cái có thể định lượng hoặc cân đong đo đếm và ta thường đánh giá thấp những điều trong xã hội mà ta không thể đo đếm. Nhưng tôi thực sự tin rằng một xã hội giàu có, vận hành đầy đủ cần những hạt giống ấy từ mọi phương hướng và mọi kỷ luật để giữ guồng quay cảm hứng và trí tưởng tượng tuôn chảy và quay và phát triển. Vậy đó là lí do vì sao tôi làm cái tôi làm, và dành nhiều thời gian công sức đến vậy, và vì sao tôi làm việc nghiêng về phía thương mại, công chúng, hơn là phía cô lập, cá nhân của mỹ thuật: vì tôi muốn càng nhiều người thấy tác phẩm của mình càng tốt, chú ý đến nó, bị nó lôi cuốn, và có thể có được điều gì đó từ nó. Và tôi thực sự cảm thấy xứng đáng để dành thời gian quý giá và ít ỏi trên Trái Đất này theo cách này. Cảm ơn đã giúp tôi chỉ ra điều đó. (Vỗ tay) Thật là vinh dự lớn để có mặt tại đây. Và cũng là 1 vinh dự cho tôi được thuyết trình sau Brian Cox từ CERN. Tôi nghĩ rằng CERN là ngôi nhà của Large Hadron Collider. ( Máy gia tốc hạt) Chuyện gì đã xảy ra với Small Hadron Collider? Small Hagon Collider đang ở đâu? Bởi vì Small Hadron Collider đã từng là một thứ quan trọng. Bây giờ. Small Hadron Collider ở trong tủ chạn, bị coi thường và ghẻ lạnh. Các bạn biết rằng khi Large Hadron Collider vận hành, và nó không hoạt động, và mọi (Click to translate into Vietnamese) và nó không hoạt động, và mọi người đã cố gắng giải thích lý do. Đó chính là đội Small Hadron Collider là những người phá hủy nó. Bới vì họ quá ghen tức. Toàn bộ gia đình Hadron Collider cần được giải thoát. Bài học từ buổi thuyết trình của Brian, theo một mặt- tất cả những bức tranh độc đáo này-- thực sự là: vị trí chiến lược định đoạt tất cả những thứ bạn nhìn thấy. Điều mà Brian đã nói lúc ấy là khoa học đã mở ra liên tiếp những điểm chiến lược khác nhau mà từ đó ta có thể nhìn thấy chính mình. Và đó là lý do tại sao nó thật sự rất quý gía. Bởi vậy cái vị trí ưu thế mà bạn tiếp nhận định hình tất cả những gì bạn sẽ nhìn thấy. Câu hỏi mà bạn thắc mắc sẽ định hình phần lớn câu trả lời bạn nhận được. Và do đó nếu bạn hỏi câu này: Bạn phải nhìn vào đâu để thấy tương lai của giáo dục? Câu trả lời chúng ta thường đưa ra cho câu hỏi này là rất thẳng thắn, ít trong vòng 20 năm gần đây. Bạn hãy đi tới Phần Lan. Phần Lan là nơi tốt nhất trên thế giới để xem xét các hệ thống trường học. Người Phần Lan có thể hơi tẻ nhạt và u uất và có tỉ lệ tự tử cao, nhưng ơn Chúa họ đều có đủ khả năng. Và chắc chắn rằng họ có những hệ thống giáo dục đáng kinh ngạc. Và bởi vậy tất cả chúng ta cùng đi tới Phần Lan, và chúng ta băn khoăn trước điều kì diệu của chủ nghĩa xã hội ở Phần Lan và nền văn hóa chung và tất cả những thứ còn lại của đất nước này, và sau đó chúng ta đấu tranh tư tưởng bằng cách nào chúng ta có thể rút ra bài học cho mình. Cho nên, năm ngoái vì mục đích này, với sự giúp đỡ của Cisco là người bảo trợ của tôi, vì một vài lý do điên dồ , để làm điều này, Tôi đã tìm kiếm một nơi khác. Bởi vì thực chất cách mạng triệt để đôi lúc đến từ những thứ rất tốt, nhưng nó thường đến từ những địa điểm nơi mà bạn có nhu cầu lớn, nhu cầu chưa được đáp ứng, tiềm ẩn và không có đủ tài nguyên để sử dụng các cách giải quyết truyền thống-- các cách giải quyết đắt đỏ mà phụ thuộc vào các chuyên gia là cách giải quyết ở các trường học và bệnh viện. Bởi vậy tôi đã dừng chân ở những nơi như thế này. Mảnh đất này được gọi là Đồi Khỉ. Đây là một trong những khu ổ chuột ở đô thị ở Rio. Phần lớn sự tăng trưởng dân cư của 50 năm tới sẽ là ở các đô thị. Chúng ta sẽ tăng thêm 6 thành phố với 12 triệu người một năm trong 30 năm tới. Hầu hết toàn bộ sự tăng trưởng đó sẽ ở các nước đã phát triển. Và hầu hết sự tăng trưởng đó sẽ là ở những vùng như Đồi Khỉ. Đây là nơi bạn sẽ thấy tốc độ tăng trưởng dân số trẻ nhanh nhất thế giới. Bởi vậy nếu bạn muốn các phương pháp để làm việc cho hầu hết mọi thứ -- sức khỏe, giáo dục, chính trị quốc gia và giáo dục-- bạn phải đến những nơi này. Và nếu bạn đến những nơi này, bạn sẽ gặp những người như thế này. Anh bạn này tên là Juanderson. Ở tuổi 14, giống như rất nhiều đứa trẻ 14 tuổi khác trong hệ thống giáo dục Brazil, cậu ta bỏ học. Đi học thật nhàm chán. Và Juanderson, thay vào đó, thâm nhập vào thứ mà đã cho cậu gần như là cơ hội và hy vọng ở nơi mà cậu đã sống, đó là kinh doanh ma túy. Và ở tuổi 16, với sự thăng tiến nhanh chóng, cậu bé đã điều hành buôn bán ma túy ở 10 khu ổ chuột ở thành phố. Cậu đã làm ra 200,000 đô la một tuần. Cậu đã thuê 200 người. Cậu đã có thể sẽ chết trước tuổi 25. Và may mắn thay, cậu đã gặp người đàn ông này, tên là Rodrigo Baggio, chủ sở hữu của chiếc máy tính xách tay đầu tien xuất hiện ở Brazil. 1994, Rodrigo đã tiến hành một thứ được gọi là CDI, mà đã mang những chiếc máy tính quyên góp bởi các tổ chức, đưa chúng vào các trung tâm dân cư ở đô thị ổ chuột và tạo ra những nơi như thế này. Điều làm Juanderson thay đổi là công nghệ để học tập mà đã khiến việc học thú vị và có thể tiếp cận được. Hoặc là các bạn có thể đến những nơi như thế này. Đây là KIbera, khu ổ chuộc lớn nhất ở Đông Phi. Hàng triệu người đang sống ở đây, trải dài trên nhiều km. Và tôi đã gặp 2 người này, bên trái là Azra, bên phải là Maureen. Họ vừa mới hoàn thành chứng chỉ Kenyan của bậc phổ thông cơ sở. Cái tên đó cho các bạn biết rằng hệ thống giáo dục Kenyan vay mượn hầu hết mọi thứ từ vương quốc Anh, vào khoảng năm 1950, nhưng thậm chí đã làm cho mọi thứ tệ hơn. ) Bởi vậy nên có những trường học trong các khu ổ chuột như thế này Chúng là những nơi như thế này đây. Đây là nơi Maureen đi học. Chúng là những trường tư thục. Không có trường hộc công lập nào trong khu ổ chuột cả. Và thứ giáo dục họ nhận được thật quá ít ỏi. Trường học có ở những nơi như thế này. Đây là trường học thành lập bởi một số bà sơ trong một khu ổ chuột khác gọi là Nakuru. Phân nửa số trẻ em trong lớp học này không có cha mẹ bởi vì cha mẹ chúng đã chết vì AIDS. Nửa còn lại mất đi cha hay mẹ bởi vì họ đã chết vì AIDS. Bởi vậy thách thức của giáo dục ở vùng đất như thế này là không phải dạy trẻ em về các ông vua và nữ hoàng của Kenyan hay Anh quốc Chúng mong được sống sót, trang trải được cuộc sống, và không mắc HIV dương tính. Một công nghệ nối liền khoảng cách giàu và nghèo ở vùng đất như thế này không phải bất cứ thứ gì với công nghệ công nghiệp. Nó không phải là với điện hay nước. Đó là điện thoại di động. Nếu bạn muốn tạo ra từ bàn tay trắng hầu như bất kì dịch vụ nào ở Châu Phi, bạn có thể bắt đầu ngay với điện thoại di động. Hoặc là các bạn có thể đến những nơi như thế này. Nơi đây được gọi là khu Định cư thuộc địa Mandangiri là một ổ chuột rất phát triển nằm ngoài Niu- Đêly 25 phút là nơi tôi gặp những nhân vật này mà đã chỉ cho tôi xung quanh trong một ngày. Điểm đáng chú ý ở những cô gái này, và dấu hiệu của một hình thức đấu tranh xã hội tràn qua thế giới đang phát triển đó là những cô gái này không kết hôn. 10 năm trước, họ chắc chắn sẽ phải kết hôn. Bây giờ họ không kết hôn, và họ muốn tiếp tục học cao hơn, có một sự nghiệp. Họ đã được nuôi dưỡng bởi những bà mẹ mù chữ, những người chưa bao giờ làm bài tập về nhà. Dọc khắp thế giới đang phát triển có hàng triệu cha mẹ, hàng chục, hàng trăm triệu, những người mà lần đầu tiên cùng làm bài tập về nhà và thi cử với bọn trẻ. Và lý do họ tiếp tục học tập không phải bởi vì họ đi tới một trường học như thế này. Đây là một trường học tư thục. Đây là một trường học phải trả học phí. Đây là một trường học tốt. Đây là điều tốt nhất bạn có thể có ở Hyderabad ở nền giáo dục Ấn Độ. Lý do họ tiếp tục học là thế này. Đây là một chiếc máy vi tính lắp đặt ở cổng vào khu ổ chuột của họ bởi một nhà doanh nghiệp cải cách xã hội có tên Sugata Mitra là người đã áp dụng các thí nghiệm cơ bản nhất, chỉ ra rằng trẻ em, trong những điều kiện phù hợp, có thể tự học với sự giúp đỡ của máy vi tính. Những cô bé này chưa bao giờ biết Google. Họ cũng chẳng biết gì về Từ điển bách khoa. Hãy tưởng tượng cuộc sống của họ diễn ra như thế nào nếu bạn có thể đưa những công cụ kia đến với họ Bởi vậy nếu bạn quan sát, như tôi đã làm, thông qua chuyến đi này, và bằng xem xét khoảng một trăm ca nghiên cứu của các nhà doanh nghiệp xã hội khác nhau làm việc trong những điều kiện rất khó khăn, xem xét những phương pháp họ sáng tạo ra cho việc học trông chúng chẳng giống trường học một chút nào hết. Trông chúng giống cái gì? Thực ra, giáo dục là một tôn giáo toàn cầu. Và giáo dục, đi kèm với công nghệ, là một nguồn hy vọng lớn. Bạn có thể đến những nơi như thế này. Đây là một trường học nằm bên ngoài Sao Paulo khoảng 3 tiếng. Phần lớn những đứa trẻ này có cha mẹ mù chữ. Rất nhiều gia đình không có điện tại nhà. Nhưng họ cảm thấy chắc chắn phải sử dụng máy vi tính, trang web điện tử, tạo các video,..v..v và tương tự. Khi bạn đi tới những nơi như thế này những gì bạn nhìn thấy là giáo dục ở những hoàn cảnh này có tác dụng bằng việc thúc đẩy chứ không phải áp đặt, Phần lớn giáo dục của chúng ta là áp đặt. Tôi đã bị ép buộc đi học. Khi các bạn tới trường, mọi thứ đều áp đặt bạn, tri thức, kì thi, hệ thống, thời gian biểu. Nếu bạn muốn thu hút những người như Juanderson người đã có thể, ví dụ, mua súng, đeo trang sức, lái mô-tô và có các cô gái thông qua việc buôn bán ma túy, và nếu bạn mua thu hút cậu ta vào việc học, dùng một chương trình học bắt buộc có vẻ vô lý. Thứ đó sẽ không thu hút cậu ta. Bạn cần phải lôi kéo cậu bé. Và bởi vậy giáo dục cần thực hiện bằng cách lôi kéo, không phải ép buộc. Và do vậy cái ý tưởng về một lịch học là không hợp lý trong một hoàn cảnh như thế này. Bạn cần vận hành giáo dục từ những thứ tạo nên một sự khác biệt đối với họ trong hoàn cảnh của họ. Đó là gì? Ồ, chìa khóa là sự hành động, có 2 khía cạnh với vấn đề này. Một là chyển tải sự thúc đẩy bên ngoài. Mà giáo dục có một thành quả. Tất cả các hệ thống giáo dục của chúng ta đều hoạt động dựa trên nguyên tắc là có một thành quả, nhưng bạn phải đợi một thời gian khá lâu. Đó là quá lâu nếu như bạn nghèo. Chờ đợi 10 năm cho thành quả từ giáo dục là quá lâu khi bạn phải đáp ứng các nhu cầu hàng ngày, khi bạn còn có người thân để chăm nom hay một công việc cần sự trợ giúp. Bởi vậy bạn cần nền giáo dục thích hợp và giúp mọi người có thể sinh sống trước đã, thường như vậy. Và bạn cũng phải làm giáo dục thú vị một cách thực chất. Và một lần nữa, tôi đã tìm thấy những người như thế này. Đây là một anh bạn rất tuyệt, Sebastiao Rocha, ở Belo Horizonte, ở thành phố lớn thứ 3 của Brazil. Anh bạn này đã sáng chế ra hơn 200 trò chơi để dạy hầu như bất cứ môn học nào dưới ánh nắng mặt trời. Trong các trường học và tập thể mà Taio làm việc, ngày luôn bắt đầu trong một chu trình khép kín và luôn bắt đầu từ một câu hỏi. Hãy tưởng tượng một hệ thống giáo dục được bắt nguồn từ những câu hỏi, không phải từ kiến thức để truyền đạt, hay được bắt đầu từ trò chơi, không phải từ một bài giảng, ) hay được bắt đầu từ lý thuyết hay được bắt đầu từ lý thuyết mà bạn phải ràng buộc mọi người trước khi bạn có thể dạy họ. Các hệ thống giáo dục của chúng ta, bạn làm tất cả những việc đã nói về sau, nếu bạn may mắn, thể thao, kịch, âm nhạc. Tất cả những thứ này, họ đã dạy qua. Họ thu hút mọi người học bởi vì đó thực sự là một dự án khiêu vũ hay dự án xiếc hay là, ví dụ tốt đẹp nhất-- El Sisterma ở Venezuela-- đó là một dự thảo âm nhạc. Và như vậy bạn thu hút mọi người thông qua đó để học, không thêm vào rằng sau đó việc học đã được hoàn thành và bạn đã tiếp thu được những nhận thức kinh nghiệm. Bởi vậy El Sisterma ở Venezuela sử dụng đàn dương cầm như một thiết bị dạy học. Taio Rocha dựng các vở nhạc kịch như là cách dạy học. Và điều bạn nhận ra khi bạn tới những dự thảo này đó là họ sử dụng con người và địa điểm theo những cách thức sáng tạo phi thường. Có hàng tá người học qua bạn bè. Cách mà bạn đưa việc học đến cho mọi người khi không có giáo viên khi các giáo viên sẽ không tới, khi bạn không đủ sức thuê họ, và thậm chí nếu bạn có thuê giáo viên những gì họ dạy không phù hợp với tập thể mà họ phục vụ? Ồ, bạn nên tự tạo ra các giáo viên của mình. Bạn thiết lập việc học nhóm, hay bạn tạo ra những giáo viên-theo-phân- đoạn, hay bạn có thể mang đến các kĩ năng chuyên môn. Nhưng bạn phải tìm ra cách học phù hợp với mọi người thông qua công nghệ, con người và địa điểm khác nhau Bởi vậy đây là một trường học trên xe buýt trên một công trường xây dựng nhà ở ở Pune, thành phố phát triển nhanh nhất ở châu Á. Pune có 5000 công trường xây dựng nhà ở Có 30000 trẻ em trên những điểm này. Đó là một thành phố. Hãy tưởng tượng rằng sự bùng nổ ở đô thị mà chuẩn bị xảy ra xuyên suốt thế giới và bao nhiêu ngàn trẻ em sẽ dành toàn bộ thời gian học tập trên những công trường này. Ồ, đây là một kế hoạch rất đơn giản để đưa việc học tới họ thông qua một chiếc xe buýt. Và họ đều coi việc học, không phải một hình thức học thuật, hoạt động phân tích, mà là một thứ hữu ích, điều bạn tạo ra, điều gì đó bạn có thể làm, có thể trang trải cuộc sống từ đó. Do vậy tôi đã gặp nhân vật này, Steven. Cậu đã dành 3 năm sống trên các đường phố ở Nairobi. bởi vì bố mẹ cậu đã mất do AIDS. Và cuối cùng cậu bé đã được đưa lại về trường học, không phải bởi cơ hội học GCSEs, nhưng bởi cơ hội học để trở thành thợ xây, một kĩ năng hình thành do luyện tập. Bởi vậy những trường học thời thượng nhất trên thế giới, High Tech High và các trường khác, họ tán thành một triết lý học tập là một hoạt động hữu ích. Ở đây, đó không phải là một sự lựa chọn. Học tập phải có ích nhằm mục đích có ý nghĩa. Và cuối cùng, họ có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Và đây là một kiểu của nhà hàng Trung Quốc về cân đo. Và tôi đã học nó từ cậu bạn này, một người rất tuyệt vời. Cậu ấy có thể là nhà doanh nhân xã hội đáng chú ý nhất trong giáo dục trên thế giới. Cậu tên là Madhav Chavan, và cậu đã sáng tạo ra một thứ gọi là Pratham. Và Pratham điều hành các nhóm trò chơi dành cho độ tuổi chuẩn bị đến trường cho, hiện tại, 21 triệu trẻ em ở Ấn Độ. Đó là NGO lớn nhất trên thế giới. Và nó cũng hỗ trợ trẻ em lao động ở các trường học Ấn Độ. Cậu ấy hoàn thành sự cải cách. Cậu ấy thực chất là một nhà sáng lập tập đoàn thương mại theo lý lịch. Và đó là cách thức cậu thu nhận các kĩ năng để xây dựng tổ chức của mình. Khi họ đã đạt tới một mức độ nhất định, Pratham đã trở nên hùng mạnh đủ để thu hút một số sự trợ giúp chuyên môn từ McKinsey. MCKinsey đã tới và quan sát theo tiêu chuẩn của ông và nói rằng, “ Cậu biết mình phải làm gì với cái này chứ Madhav?” Cậu nên biến nó thành McDonald’s. Và việc cậu làm khi tới bất kì địa điểm mới nào là việc kinh doanh một thương hiệu nước ngoài. Và làm như thế bất cứ nơi nào cậu tới. Nó đáng tin va mọi người biết chính xác mình đang ở đâu. Và họ sẽ không hề hối hận." Và Madhav đã nói rằng, Tại sao chúng ta phải làm theo cách đó? Tại sao chúng ta không nghiêng về kiểu các nhà hàng Trung Quốc? Nhà hàng Trung Quốc có ở khắp mọi nơi, Nhưng không hề có sự ràng buộc nào ở nhà hàng Trung Quốc. mọi người biết một nhà hàng Trung Quốc là như thế nào. Họ biết mình mong đợi gì, mặc dù nó có thể khác và các màu sắc cũng khác, cái tên cũng khác. Bạn nhận biết được một nhà hàng Trung QUốc khi bạn nhìn thấy nó. Những người này làm việc với phong cách nhà hàng Trung Quốc. Cùng những quy luật, khác về cách thức và bối cảnh. Không phải là kiểu McDonald’s. Thang đo của McDonald’s Hình mẫu nhà hàng Trung Quốc trải rộng. Bởi vậy lượng giáo dục bắt đầu với doanh nghiệp xã hội ở thế kỉ 19. Và đó là những thứ chúng ta thực sự cần có được một lần nữa trong mức thang đo toàn cầu. Và chúng ta có thể học được điều gì từ tất cả những điều trên? Ồ, chúng ta có thể học được nhiều bởi vì các hệ thống giáo dục của chúng ta đang hỏng hóc theo rất nhiều cách. Chúng thất bại khi tiếp cận mọi người Chúng cần nhất để phục vụ. Chúng thường đạt được mục tiêu nhưng bỏ lỡ ý tưởng. Sự nâng cấp đang tăng dần khó khăn để tổ chức. Niềm tin của chúng ta vào những hệ thống này,cao một cách lạ thường. Và đây là một cách rất đơn giản để hiểu loại cách mạng nào, loại hình khác nào chúng ta cần. Có hai loại hình cách mạng cơ bản. Đó là cách mạng chống đỡ, mà sẽ cứu sống một học viện hay tổ chức sẵn có. và cách mạng phá vỡ mà sẽ phá nhỏ ra, thiết lập cách thức hành động khác. Có những bối cảnh theo đúng quy định, trường học, đại học, bệnh viện, mà cách mạng có thể xảy ra, và bối cảnh không theo quy định, cộng đồng, gia đình, mạng lưới xã hội. Hầu như tất cả công sức của chúng ta đều nằm trong chiếc hộp này. cách mạng chống đỡ ở những bối cảnh theo quy định, đạt đến một phiên bản tốt hơn của hệ thống trường học ở Bismarck một cách thiết yếu mà đã phát triển vào thế kỉ 19. Và như tôi đã nói, vấn đề là ở chỗ đó, trong thế giới đang phát triển mà không chỉ có giáo viên để hình thành hình mẫu công việc này. Bạn sẽ cần hàng triệu và hàng triệu giáo viên ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và ở các nước đang phát triển khác để đáp ứng nhu cầu. Và trong các hệ thống của mình, chúng tôi biết rằng đơn giản làm nhiều hơn thế này cũng sẽ chẳng đi sâu vào những sự bất công trong giáo dục, đặc biệt trong lòng các thành phố và các khu vực công nghiệp cũ. Do vậy đây là lý do tại sao chúng ta cần thêm ba lọai hình cách mạng. Chúng ta cần tái sáng chế nhiều hơn. Và trên khắp thế giới bây giờ bạn nhận thấy ngày càng nhiều trường học tái sáng chế chính họ. Đó là những trường học có thể nhận ra, nhưng chúng có sự khác biệt. Có những trường học kiểu mẫu ở Mỹ và Úc Có các trường Kunscap Skolan ở Thụy Điển. 14 trong số các trường này, chỉ có 2 trường kiểu mẫu là ở trường học. Phần lớn trường ở các tòa nhà không được thiết kế giống trường học. Có một trường học rất đặc biệt ở phía bắc Queensland có tên là Jaringan. Và họ có tất cả những đặc trưng giống nhau, hợp tác cao, rất cá nhân, thông thường là công nghệ sâu xa. Học tập mà bắt nguồn từ các câu hỏi và các vấn đề và dự án, không phải từ kiến thức và chương trình học. Bởi vậy chúng ta chắc chắn cần nhiều hơn thế. Nhưng bởi vì có quá nhiều vấn đề trong giáo dục mà không chỉ ở trường học, nó nằm ở gia đình và cộng đồng, điều mà bạn cũng cần, một cách chắc chắn, nhiều hơn là những gì đang nằm trên tay. Bạn cần nỗ lực cho các trường học bổ sung. Trường học nổi tiếng nhất về điều này là Reggio Emilia ở Italy, hệ thống học tập dựa trên nền tảng gia đình để trợ giúp và khuyến khích mọi người ở trường học. Thú vị nhất là khu vưc trẻ em Harlem, mà có hơn 10 năm, dẫn dắt bởi Geoffrey Canada, có, thông qua sự tổng hợp giáo dục trường học và gia đình cùng dự án cộng đồng, đã cố gắng chuyển dổi, không chỉ giáo dục ở các trường học, mà còn cả văn hóa và khát vọng của khoảng 10 000 gia đình ở Harlem. Chúng ta cần nhiều hơn thế các suy nghĩ hoàn toàn mới và cơ bản đó. Bạn có thể tới các địa điểm cách đây 1 giờ đồng hồ ,hoặc ít hơn, từ căn phòng này, chỉ cần xuống phố, mà cần cần của một lọai hình cơ bản mà chúng ta chưa từng nghĩ tới. Và cuối cùng, bạn cần cách mạng chuyển đổi mà có thể đem giáo dục đến với mọi người trong các cách hoàn toàn mới và khác biệt.. Do vậy chúng ta đang đứng trên bờ vực, 2015, của một sự thành công vang dội, trường học chuyên môn của thế giới. Tất cả những trẻ em dưới 15 tuổi mà muốn đi học sẽ có một cơ hội vào năm 2015. Đây là một điều tuyệt vời. Nhưng nó là, không giống như những chiếc xe hơi mà được phát triển một cách nhanh chóng và có mục đích, thật sự hệ thống trường học được ghi nhận là sự tiếp nhận từ thế kỉ 19. từ một hình mẫu giáo dục Bismark của người Đức mà được những nhà cải cách người Anh tiếp thu, và thường bởi những người truyền giáo được tiếp nhận ở Liên Bang Hoa Kì như là một lực lượng liên kết xã hội, và sau đó ở Nhật và Nam Triều Tiên khi họ đã phát triển. Nó ghi nhận có từ thế kỉ 19 trong cội nguồn. Và tất nhiên đó là một sự thành công lớn. Và tất nhiên nó sẽ đem lại những điều vĩ đại. Nó sẽ mang lại kĩ năng và việc học và việc đọc. Nhưng nó cũng có thể sẽ bỏ phí sự tưởng tượng. Nó sẽ bỏ phí sự đam mê. Nó sẽ lãng phí tự tin xã hội. Nó sẽ phân tầng xã hội cũng nhiều như nó giải phóng xã hội vậy. Và chúng ta đang để lại cho thế giới đang phát triển các hệ thống trường học mà họ sẽ mất một thế kỷ để cố gắng cải cách. Đó là lý do tại sao chúng ta cần suy nghĩ triệt để và tại sao suy nghĩ cơ bản bây giờ lại có khả năng và cần thiết nhiều hơn bao giờ hết trong cách chúng ta học. Cám ơn các bạn. Khi tôi 10 tuổi, một người anh họ đã đưa tôi đi một vòng quanh trường y nơi anh theo học. Và như một sự biệt đãi anh đã đưa tôi đến phòng thí nghiệm bệnh lý và lấy một bộ não thật của người ra khỏi bình chứa và đặt vào trong bàn tay tôi. Và nó ở đó, trung tâm nhận thức của con người, trạm điều khiển của cơ thể con người, nằm trong bàn tay tôi. Và ngày hôm đó tôi đã biết rằng khi lớn lên, tôi sẽ trở thành một bác sỹ về thần kinh, nhà khoa học, đại loại thế. Nhiều năm sau, khi cuối cùng tôi đã trưởng thành, giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật. Và đó là khi tôi đang làm luận án Tiến sỹ về các nguyên nhân thuộc hệ thần kinh gây ra chứng khó đọc ở trẻ em mà tôi đã phát hiện ra một sự thật sửng sốt mà hôm nay tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn. Ước tính rằng cứ 1 trong 6 trẻ em, đó là 1 trong 6 đứa trẻ, mắc phải hình thức nào đó của chứng rối loạn phát triển. Đây là bệnh rối loạn làm chậm sự phát triển về thần kinh ở trẻ nhỏ và gây ra những thương tổn vĩnh viễn về thần kinh. Điều đó có nghĩa là mỗi người và mọi người ở đây hôm nay biết ít nhất một đứa trẻ mà đang mắc phải một hội chứng rối loạn phát triển. Nhưng đây mới là điều làm tôi trăn trở. Dù sự thật là mỗi người các rối loạn này khởi nguồn từ não bộ, hầu hết các rối loạn này được chẩn đoán chỉ dựa vào cơ sơ quan sát hành vi. Nhưng chẩn đoán một rối loạn thần kinh mà thực chất không nhìn thẳng vào não bộ cũng giống như điều trị một người bị bệnh tim dựa vào các triệu chứng thể chất, mà không làm cả EEG hay chụp X-quang ngực để kiểm tra tim. Có vẻ quá cảm tính với tôi. Để chẩn đoán và chữa trị rối loạn thần kinh một cách chính xác, cần thiết phải nghiên cứu trực tiếp bộ não. Chỉ nhìn vào hành vi có thể bỏ qua một mảnh ghép quan trọng của bộ xếp hình và đưa ra bức tranh không hoàn chỉnh, thậm chí nhầm lẫn về vấn đề của đứa trẻ. Chưa hết, mặc dù công nghệ y học đã phát triển cao, chẩn đoán về rối loạn thần kinh ở 1 trong 6 đứa trẻ vẫn còn quá hạn chế. Và sau đó tôi đã tình cờ gặp một nhóm tại trường Đại học Harvard họ đã xem xét một công nghệ y học tiên tiến và cuối cùng áp dụng nó, vào việc nghiên cứu não bộ, hướng tới việc chẩn đoán rối loạn thần kinh ở trẻ em. Công nghệ đột phá của họ ghi chép lại EEG hay điện đồ của não trong thời gian cụ thể, cho phép chúng tôi theo dõi bộ não khi nó thực hiện các chức năng khác nhau và phát hiện những sự bất thường nhỏ nhặt nhất trong bất cứ chức năng nào, khả năng nhìn, tập trung, ngôn ngữ, nghe. Một chương trình mang tên Lập Bản Đồ Điện Não Đồ sau đó lập lưới tam giác nguồn của điểm bất thường trong não. Và một chương trình khác tên là Lập Bản Đồ Xác Suất Thống Kê thực hiện các phép tính toán học để xác định liệu những sự bất thường này là dấu hiệu lâm sàng quan trọng, cho phép chúng tôi đưa ra một chẩn đoán thần kinh chính xác hơn rất nhiều về các triệu chứng của đứa trẻ Và do vậy tôi đã trở thành người phụ trách thần kinh học cho bộ phận lâm sàng của nhóm. Và cuối cùng chúng tôi cũng có thể sử dụng công nghệ này để thực sự giúp đỡ trẻ em với các rối loạn thần kinh. Và rất vui là tôi đang trong tiến trình thiết lập công nghệ này ở Ấn Độ. Tôi muốn kể cho các bạn về 1 đứa trẻ, mà ABC News đã đưa tin câu chuyện của bé. Justin Senigar 7 tuổi đã tới phòng bện của tôi với chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ trầm trọng. Như nhiều đứa trẻ tự kỷ khác tâm hồn cậu bé bị giam giữ bên trong cơ thể. Đã có những lúc cậu có thể thực sự thoát ra ngoài được vài giây đồng hồ. Và các bác sỹ đã nói với bố mẹ cậu cậu sẽ không bao giờ có thể giao tiếp hay tương tác trong xã hội, và có thể khả năng sử dụng ngôn ngữ của cháu sẽ bị hạn chế rất nhiều. Khi chúng tôi sử dụng công nghệ đột phá EEG này để xem xét trực tiếp vào não bộ Justin, kết quả thật sửng sốt. Nó thực ra là Justin đã gần như chắc chắn không mắc chứng tự kỷ. Cậu bé mặc phải co giật thần kinh mà đã không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đúng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng giống triệu chứng tự kỷ. Sau khi Justin được cho sử dụng thuốc chống co giật, sự thay đổi ở cậu bé thật kinh ngạc. Trong vòng 60 ngày, vốn từ vựng của cậu tăng từ 2 lên 3 từ và rồi 300 từ. Và việc giao tiếp cũng như tương tác xã hội của cậu bé đã cải thiện nhanh chóng, và cậu đã theo học tại một trường bình thường và thậm chí trở thành một nhà vô địch karate. Nghiên cứu chỉ ra rằng 50 % trẻ em, gần 50 % trẻ em được chẩn đoán tự kỷ thực sự mắc phải co giật thần kinh nghầm. Đây là những khuôn mặt những đứa trẻ mà tôi đã kiểm tra với những câu chuyện giống của Justin. Tất cả những đứa trẻ này đã đến phòng khám của tôi với chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, rối loạn suy giảm khả năng tập trung, chậm phát triển trí não, khó khăn về ngôn ngữ. Thay vào đó, các bản scan EEG của chúng tôi chỉ ra các vấn đề cụ thể ẩn trong não bộ của trẻ mà đã không thể phát hiện qua những đánh giá về hành vi. Bởi vậy những bản scan EEG này cho phép chúng tôi đưa ra cho những đưa trẻ chẩn đoán thần kinh chính xác hơn rất nhiều và phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Từ trước tới giờ, trẻ với những rối loạn phát triển đã phải chịu hậu quả do những chẩn đoán sai lầm trong khi vấn đề thực sự của chúng lại không được phát hiện và xấu dần đi. Và quá lâu rồi, những đứa trẻ và bố mẹ đã phải chịu đựng sự thất vọng và tuyệt vọng quá sức chịu đựng. Nhưng giờ đây chúng ta đang ở kỉ nguyên mới của khoa học thần kinh, cái kỉ nguyên mà cuối cùng chúng ta có thể nhìn thẳng vào chức năng của não bộ ở hiện thực mà không có rủi ro hay phản ứng phụ, một cách rõ ràng, và tìm ra căn nguyên thật sự của rất nhiều khuyết tật ở trẻ em. Vậy nên nếu tôi có thể khơi nguồn cảm hứng cho dù chỉ với một nhóm nhỏ các bạn thính giả hôm nay để chia sẻ phương pháp chẩn đoán tiên phong này với chỉ một phụ huynh của trẻ đang mắc rối loạn phát triển, thì có thể có thêm một câu đố trong một bộ não người sẽ được giải. Một tâm hồn nữa sẽ được giải phóng Và thêm một đứa trẻ bị chẩn đoán sai hoặc thậm chí không được chẩn đoán bởi hệ thống cuối cùng sẽ nhận ra khả năng thực sự của cô bé hay cậu bé đó trong khi vẫn còn thời gian để não bộ của cô bé hay cậu bé đó hồi phục. Và tất cả những việc này sẽ làm được chỉ đơn giản bằng cách theo dõi sóng não của đứa trẻ. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Vậy, đây là Kỷ Bóng Tối. Và Kỷ Bóng Tối là khoảng thời gian ở giữa thời điểm khi chúng ta tránh xa đồ chơi Lego khi sắp không còn trẻ con nữa và khi bạn quyết định người là người lớn thì có thể chơi đồ chơi con nít. Sau đó bắt đầu với tôi khi bốn tuổi. "Oh, nên mua cho con mình 1 bộ Lego. Trò này tuyệt đấy." Đi vào trong cửa hàng Lego. Mua cho cậu ta cái này. Nó hoàn toàn thích hợp với trẻ bốn tuổi. (Cười) Tôi nghĩ cái hộp đó nói -- hãy nhìn đây -- "8 đến 12" trên đó. Tôi quay sang bà xã và nói, "Chúng ta sẽ mua cái này cho ai đây?" Và cô ấy nói "Oh, 2 vợ chồng mình chứ còn ai vào đây".Còn tôi thì nói "OK. Ổn thôi, cũng hay đấy." Thời gian đầu nó còn có một chút kiểm soát. Phòng ăn trông như thế này. Tôi bước vào liền bị đau chân. Cho nên tôi đã lấy căn phòng dưới tầng hầm mà đã được dùng cho đại loại như là phòng dư ra ở nhà tù Abu Ghraib. (Cười) Tra tấn, khá là vui. Wow, các bạn thật tuyệt. Và chúng tôi đặt những miếng gạch lát sàn xuống. Và kế đến tôi lên eBay và mua 150£ Lego -- (Cười) điên thật đấy. Con gái tôi -- cái ngày mà chúng tôi mua nó, tôi ôm con bé vào lòng -- và nói, "Con yêu, con là kho báu của bố." Và con bé nói, "Không, Lego mới là kho báu." (Cười) Và kế đến con bé nói, "Cha, chúng ta giàu có với Lego." tôi đáp, '' Ừ, ba cũng nghĩ vậy." Vì vậy, một khi bạn chơi trò ấy bạn sẽ thở dài, "Ôi, vớ vẩn thật. Mình sẽ phải cất nó ở đâu đây?" Vì vậy bạn đi đến cửa hàng bán hộp dụng cụ và bỏ ra một đống tiền Và kế đến bạn bắt đầu quá trình điên khùng này mà không bao giờ -- Nó chỉ là dở hơi. Gì cũng được. Kế đến bạn nhận ra có những hội nghị này. Và bạn đi đến một trong những hội nghị đó, và một vài gã làm tàu Titanic Và bạn phải thốt lên, "Chết tiệt! Làm thế quái nào mà hắn bê được cái đó vào đây, to như 1 chiếc xe toa móc í." Và kế đến xây cái này -- đó là Tháp Smith ở Seattle. Thật đẹp. Và có 1gã bán những vũ khí thị trường tiếp sau cho Lego, bởi vì Lego -- người Đan Mạch -- không, họ không thích súng ống. Nhưng người Mỹ? Oh, chúng ta sẽ làm vài cây súng cho Lego, không thành vấn đề. Và một số điểm nhất định bạn nhìn xung quanh, Bạn như thể. "Whoa, đó thực sự là một đám đông điên rồ." Và ý tôi là một đám đông điên rồ, nhưng đó như là vài cấp độ trên lông thú. (Cười) Những gã rồ ở đây, họ nhận đặt -- trừ những quý bà với bao cao su trong ví -- và bạn tự nói với bản thân rằng, "Mình có phải một phần của nhóm này không? Mình có thích nó không?" Và tôi đã như thể, "Yeah, tôi đoán là thế. Tôi ra đây. Tôi thích nó, và tôi sẽ hết thấy xấu hổ." Và thế là bạn thực sự thích nó. Và bạn như là, "Chà, các nhà thiết kế lego ở Đan Mạch đã phát triển phần mềm này để giúp bạn xây dựng 1 trò Lego ảo của riêng mình. Và nó giống như là chương trình CAD nơi mà bạn xây dựng nó. Và bất kể thiết kế ảo nào bạn làm bạn nhấn vào cái nút và nó sẽ xuất hiện trước cửa nhà bạn một tuần sau đó. Và kế đến một vài thiết kế mà người ta làm họ thực sự bán ở cửa hàng. Những gã Lego không trả cho bạn chút tiền bản quyền nào cả, lạ thật. Nhưng 1 người dùng nào đó đã thiết kế cái này và sau đó nó được bày bán. Và nó thật sự khá là kinh ngạc. Kế đến bạn nhận ra, rằng nếu như chương trình CAD do Lego cung cấp là chưa đủ, thì có 1 bên thứ 3 toàn bộ là mã nguồn mở độc lập với chương trình CAD của Lego mà cho phép bạn làm những mô hình 3D và dựng hình 3D và làm trên thực tế, những bộ phim từ Lego, phim 3D tràn ngập trên YouTube. Và một số thì bắt chước những phim nổi tiếng. Và một số thì giữ nguyên nội dung ban đầu. Một từ, "Đẹp." Và người ta làm lại tất cả những thứ đó. Tôi sẽ trích 1 đoạn nhỏ. Tôi thích những gã mà chạy đi với những cái móc và cái neo của hắn. Ok, thế nào cũng được. (Cười) Có nguyên một nguôn ngữ lập trình và công cụ robot. Nên nếu bạn muốn dạy ai đó cách lập trình, trẻ con, người lớn, bất kể cái gì. Và anh chàng làm cái này, anh ta làm 1 máy bán hàng tự động từ Lego. Và ý tôi không phải là anh ta làm Lego trông giống máy bán hàng tự động. Ý tôi anh ta làm máy bán hàng tự động từ Lego. Bên trong là bằng Lego. Có những người đang say bí tỉ khi xây dựng Lego. Và bạn hoàn hành thứ đó trước khi bạn nôn. Có nguyên một thị trường xám cho Lego, hàng ngàn những doanh nghiệp tại gia. Và một vài người sẽ đầu tư cho thói quen Lego của họ bằng cách bán những gã nhỏ này. Nhưng kế đến bạn không còn gã nào trên tàu của bạn. Và đây chỉ là một vài ví dụ. Những thứ này thật sự là nghệ thuật điêu khắc. Thật đáng ngạc nhiên cho cái mà bạn có thể làm. Và đừng lừa bản thân bạn. Một vài như chi tiết kiến trúc, những hình dạng tuyệt vời và chỉ, lần nữa, tự nhiên từ, lần nữa, những viên ngạch nhỏ. Đây là nhà của tôi. Và đây là nhà của tôi. Tôi từng sợ là chiếc xe sẽ làm vỡ nó như tôi đang chụp ảnh cho các bạn đây. Thế nào đi nữa, tôi không còn thời gian. Nhưng chỉ rất là nhanh -- chúng ta sẽ chỉ thấy nếu tôi có thể làm nó nhanh. Bởi vì không có đủ logo TED xung quanh đây. (Cười) Hãy nhìn đây. Okay. Ta-da (Vỗ tay) Bạn thân của tôi vừa có em bé. Khi gặp cậu bé, tôi thán phục khi chứng kiến sinh linh bé nhỏ, xinh đẹp ấy bước vào cuộc sống của chúng tôi. Tôi cũng nhận ra rằng bé không chỉ bước vào cuộc sống của chúng tôi, bé cũng đang bước chân vào thế giới này - cái thế giới điên khùng đầy thử thách, đặc biệt trong thời buổi hiện nay. Tôi dành nhiều thời gian trong công việc để trò chuyện với mọi người về việc chúng ta là ai, chúng ta nên thành người thế nào và vết thương được chữa lành trông ra sao. Vậy nên vào lần đầu ẳm bé, tôi đã chuẩn bị bài thuyết giảng. Bạn biết đấy, tôi muốn bé biết rằng thử thách giúp chúng ta tìm được sức mạnh của mình. Tôi muốn bé biết rằng ta có thể làm mọi điều vĩ đại khi bắt đầu từ việc nhỏ. Tôi muốn bé biết là mỗi người trong chúng ta đều có một sức chịu đựng lớn hơn ta tưởng nhiều. Đây tôi đang bế Thelonious bé nhỏ. Tôi nhìn bé, và chợt nhận ra: bé là một em bé. (Cười lớn) Bé sẽ không hiểu nỗi một chữ tôi nói. Nên thay vào đó, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu tôi về nhà và viết ra. Điều này dành cho những người trưởng thành nhưng nó cũng dành cho Thelonious, khi bé đủ lớn để đọc nó: Thế giới này sẽ nói với bạn rằng, "Hãy trở thành một người tốt hơn". Đừng ngại nói, "Có." Hãy bắt đầu là một người nghe tốt hơn. Bắt đầu trở nên tốt hơn bằng việc đi dạo dọc con phố, nhìn ngắm mọi người, nói, "Xin chào," hỏi thăm họ và lắng nghe những điều họ nói. Bắt đầu bằng việc trở thành một người bạn tốt hơn, một người bố, người mẹ tốt hơn; một người con tốt hơn; một người anh, chị tốt hơn; một người yêu, một người đồng hành tốt hơn. Bắt đầu bằng việc trở thành một người hàng xóm tốt hơn. Gặp gỡ người mới và làm quen với họ, Thế giới sẽ hỏi rằng, "Bạn định làm gì?" Đừng ngần ngại trả lời, "Tôi biết mình không thể làm được tất cả, nhưng tôi có thể làm một điều gì đó." Đi thêm nhiều nơi, đến và nói rằng, "Tôi ở đây để giúp đỡ." Làm quen với sự hào phóng. Cho những gì bạn có thể cho, và làm những gì bạn có thể làm. Trao đi những đồng, những cắc, cho đi thời gian, cho đi tình yêu, trao cả trái tim và tâm hồn bạn. Thế giới sẽ nói với bạn rằng, "Chúng tôi cần sự yên bình." Tìm lấy bình yên trong bạn, giữ lấy điều thiêng liêng đó, mang nó theo cùng mỗi nơi bạn đến. Bình yên không thể được chia sẻ hay tạo bởi những người khác nếu ngay từ đầu nó không được sinh ra từ sâu trong chúng ta. Thế giới này sẽ nói với bạn rằng, "Chúng là kẻ thù." Hãy đủ yêu thương để biết rằng chỉ vì ai đó không đồng ý với bạn, không có nghĩa họ là kẻ thù của bạn. Bạn có thể thua một cuộc tranh luận, có thể chẳng thuyết phục nổi một ai, nhưng nếu bạn chọn, bạn có thể luôn đạt được thành công từ cội nguồn thấu cảm -- một sự thấu hiểu của trái tim. Thế giới này sẽ nói với bạn rằng, "Chúng ta cần công lý." Hãy điều tra. Tìm sự thật bên ngoài những câu chuyện bạn được kể. Tìm sự thật vượt ngoài những gì mắt thường nhìn thấy. Hãy hỏi, "Tại sao?" Hỏi, "Điều này có công bằng không?" Hỏi, "Vì sao chúng ta lại đi đến đây?" Và hãy làm việc này với lòng trắc ẩn, với sự vị tha. Hãy học cách khoan dung với người khác. Hãy bắt đầu bằng việc học khoan dung với chính bản thân bạn. Chúng ta giá trị hơn những sai lầm của mình. Chúng ta của hôm nay đều đã tiến xa hơn hôm qua. Chúng ta xứng đáng với phẩm giá của mình. Nhìn bản thân mình qua người khác. Nhận ra rằng công bằng của bạn cũng là công bằng của tôi, và công bằng của tôi cũng là của bạn. Không có sự giải phóng nào cho chúng ta nếu những người còn lại không được tự do. (Vỗ tay) Thế giới sẽ nói với bạn rằng, "Tôi là kẻ bạo tàn." Hãy đáp lại rằng, "Tôi thì không. Không cả với những từ ngữ lẫn hành động của tôi." Thế giới sẽ nói với bạn rằng, "Chúng ta cần chữa lành hành tinh này." Bắt đầu bằng việc nói, "Không, cảm ơn. Tôi không cần túi nhựa." Tái chế, tái sử dụng. Hãy bắt đầu bằng việc nhặt rác trong khu vực của bạn. Thế giới sẽ nói với bạn rằng, "Nơi đây có quá nhiều vấn đề." Đừng ngại trở thành một phần của những giải pháp. Hãy bắt đầu bằng việc thảo luận vấn đề. Chúng ta không thể vượt qua những gì chúng ta đã phớt lờ. Càng trao đổi nhiều về các vấn đề, ta càng nhận rõ sự liên kết của các vấn đề vì chúng ta được kết nối với nhau. Thế giới sẽ nói với bạn rằng, "Chúng ta cần chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc." Bắt đầu bằng việc hàn gắn trong chính gia đình của mình. Thế giới sẽ hỏi bạn rằng, "Làm thế nào để nói về thiên kiến và sự cuồng tín?" Hãy bắt đầu bằng việc có cuộc trò chuyện đầu tiên trên chính bàn ăn của bạn. Thế giới sẽ nói với bạn rằng, "Nơi đây có quá nhiều căm hờn." Hãy dâng mình cho tình yêu. Hãy tự yêu mình thật nhiều để có thể yêu những người khác mà không có bất kì chướng ngại hay phán xét nào. Khi thế giới hỏi những câu hỏi lớn đòi hỏi những câu trả lời lớn, chúng ta có hai lựa chọn. Một: cảm thấy quá choáng ngợp hoặc không đủ năng lực, không làm gì cả. Hai: bắt đầu từ những hành động nhỏ và tự trau dồi cho đủ năng lực. Tôi là chỉ huy của cục an ninh quốc gia, và bạn cũng vậy. Có thể không ai bổ nhiệm chúng ta và cũng chẳng có sự phê chuẩn của thượng nghị viện, nhưng chúng ta có thể bảo vệ một quốc gia. Khi bạn giúp chỉ một công dân được an toàn hơn, cả đất nước sẽ được an toàn hơn. Chỉ cần một bàn tay vươn ra và hỏi, "Bạn có ổn không? Tôi ở đây để giúp bạn," Chúng ta có thể biến sự bất an thành an toàn. Chúng ta thấy mình hỏi thế giới này, "Tôi nên làm gì?" "Chúng tôi nên làm gì?" Tốt hơn chúng ta nên hỏi, "Làm thế nào để tôi thể hiện mình?" Ta đòi thế giới này phải hòa bình, nhưng liệu ta có thể hiện sự hòa thuận khi gặp mặt gia đình, bạn bè? Ta đòi thế giới này phải chấm dứt sự căm hờn, nhưng liệu ta có thể hiện sự yêu thương không chỉ với những người quen, mà cả những người ta không quen? Liệu ta có thể hiện sự yêu thương với những người xung đột ý kiến với mình? Ta đòi thế giới này phải chấm dứt khổ đau, nhưng liệu ta có xuất hiện vì những con người khốn khổ trên góc phố? Chúng ta đòi thế giới, "Làm ơn hãy thay đổi, chúng tôi cần sự thay đổi." Nhưng chúng ta đã làm những gì để thay đổi cuộc sống của mình? Chúng ta đã làm gì để thay đổi cuộc sống của những người trong cộng đồng? James Baldwin từng nói: "Mọi thứ giờ đây chúng ta cần phải gánh vác đang nằm trong lòng bàn tay ta; nhưng ta lại không có quyền được gánh vác." Điều này vẫn luôn đúng. Không ai bổ nhiệm Harriet Tubman thực thi mục tiêu, nhiệm vụ, và lòng can đảm của bà. Bà không nói rằng, "Tôi không phải là một nghị sĩ hay tổng thống của nước Mỹ, sao tôi có thể tham gia vào cuộc chiến chấm dứt một chế độ lớn như chế độ nô lệ?" Ngược lại, bà đã dành 10 năm thực hiện 19 chuyến hành trình, giải phóng 300 người, từng nhóm người một. Hãy nghĩ về những người con của 300 con người đó, những người cháu, người chắt và hơn thế nữa. Những hành động chính đáng của chúng ta tạo nên những gợn sóng vô hạn trong dòng sông công lý vô bờ bến. Dù là Hurricane Katrina, Harvey, Irma hay Maria, chẳng ai từng nói, "Nơi đây có quá nhiều thiệt hại. Tôi nên làm gì?" Họ bắt tay vào làm những gì họ có thể. Ai có thuyền thì lên thuyền và bắt đầu cứu vớt mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em mà họ thấy. Gần hay xa, người ta đã cho đi những đồng, những cắc của mình, họ đã cho cả con tim, và cả tâm hồn của mình. Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian nghĩ rằng mình không có đủ sức mạnh để thay đổi thế giới. Chúng ta quên mất rằng sức mạnh để thay đổi cuộc sống luôn nằm trong tay ta. Tạo ra thay đổi không phải là việc của riêng một nhóm người, mà là việc của tất cả chúng ta. Bạn không cần đợi ai đó chỉ ra rằng bạn là người trong cuộc. Hãy bắt đầu. Khởi đầu bằng việc làm những gì bạn có thể với những thứ bạn có, nơi bạn sống và theo cách của bạn. Chúng ta không phải trở thành những anh hùng, mặc một bộ đồng phục, tự gọi mình là những nhà hoạt động xã hội hoặc được bầu cử để tham dự. Chúng ta chỉ cần đủ dũng cảm để quan tâm. Trong khoảng thời gian mà Thelonious được sinh ra, tôi đã đến dự tiệc sinh nhật của một người đàn ông tên Gene Moretti. Đó là sinh nhật thứ 100 của ông ấy, điều này có nghĩa là ông ấy đã sống ở đất Mỹ này trong suốt khủng hoảng kinh tế, chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào công nhân, chiến thắng của quyền bầu cử cho phụ nữ, phong trào dân quyền, con người đặt chân lên mặt trăng, chiến tranh Việt Nam và cuộc tuyển cử của tổng thống da đen đầu tiên, Tôi ngồi cạnh ông và hỏi, "Gene, bác đã sống ở Mỹ 100 năm. Liệu bác có lời khuyên nào cho khoảng thời gian đó?" Ông cười và nói một cách mộc mạc, "Có chứ. Hãy đối xử tốt với nhiều người nhất có thể." Và trong lúc ông nhảy cùng mẹ tôi, người chỉ bằng nửa tuổi của ông, trong một căn phòng đủ các thế hệ của gia đình ông và hàng trăm người khác, nhiều người trong số đó đã vượt cả nghìn cây số để đến chúc thọ ông, Tôi nhận ra ông không chỉ cho tôi lời khuyên, mà còn dạy tôi bước đầu tiên rằng mỗi người trong chúng ta có thể hành động nếu muốn toàn tâm toàn ý tạo một ảnh hưởng thực sự với thế giới quanh ta, ngay bây giờ. "Hãy đối xử tốt với nhiều người nhất có thể." Cảm ơn (Vỗ tay) Câu chuyện bắt đầu ở Kenya vào tháng 11 năm 2007, lúc đó đang diễn ra 1 cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi. Và ngay sau cuộc bầu cử đó, đã nổ ra 1 cuộc bạo động chủng tộc. Và 1 luật sư ở Nairobi, Ory Okolloh -- 1 số bạn ở đây có thể biết bài diễn thuyết ở TED của cô -- cô bắt đầu viết bài về cuộc bạo động đó trên blog, Kenyan Pundit. Và không lâu sau vụ việc, chính phủ đột ngột cắt các phương tiện truyền thông. Thế là weblog từ nơi cất tiếng nói là 1 phần của môi trường truyền thông trở thành 1 phần không thể thiếu của môi trường đó trong việc cố gắng hiểu rõ cuộc bạo động xảy ra ở đâu. Và Okolloh đã thu hút thêm thông tin về diễn biến vụ việc từ các khách bình luận. Các bình luận bắt đầu đổ về. Cô ấy sẽ đối chiếu và sau đó post lên . Và cô ấy nói, " Thật quá nhiều thông tin. Hàng ngày tôi có thể làm công việc này cả ngày nhưng không thể duy trì. Có thêm nhiều thông tin về tình hình ở Kenya hiện nay mà 1 người không thể quản lý xuể. Giá như có cách gì để quản lý tự động lượng thông tin này." Sau đó có 2 lập trình viên đã đọc blog của cô họ xung phong, " Chúng tôi có thể làm được việc đó." Và trong 72 giờ sau, họ đã cho ra đời Ushahidi. Ushahidi - cái tên có nghĩa " chứng kiến" hoặc "bằng chứng" ở Swahili -- là 1 cách thu thập báo cáo từ khu vực 1 cách đơn giản, kể cả từ web hay thông qua điện thoại di động và tin nhắn, tổng hợp và đặt nó lên bản đồ. Tất cả chỉ có vậy, nhưng đó là những điều cần thiết. Vì nó lấy các thông tin ngầm toàn bộ dân chúng đều biết -- ai cũng biết cuộc bạo động xảy ra ở đâu, nhưng không ai biết điều mà người khác biết -- và nó lấy thông tin ngầm đó và tổng hợp lại, xác định vị trí trên bản đồ và công khai cho mọi người xem. Chiến thuật đó có tên " vẽ bản đồ cuộc khủng hoảng" được khởi xướng ở Kenya vào tháng 1 năm 2008. Và nhiều người đã xem và thấy nó rất giá trị 2 lập trình viên đã tạo ra Ushahidi đã quyết định chuyển trang web thành mã nguồn mở và biến nó thành 1 nền tảng. Kể từ đó Mexico đã sử dụng nó để theo dõi các vụ gian lận bầu cử. Washington D.C sử dụng nó để bám sát việc dọn tuyết. Và phổ biến nhất ở Haiti sau trận động đất. Và khi xem bản đồ hiện giờ đang được post trên trang nhất của Ushahidi, bạn có thể thấy 1 số lượng bản đồ ở Ushahidi đã triển khai trên khắp thế giới. Nó đến từ 1 ý tưởng và việc thực hành ý tưởng đó ở Đông Phi đầu năm 2008 triển khai trên toàn cầu trong gần 3 năm nữa. Việc Okollloh đã làm được sẽ là không khả thi nếu thiếu công nghệ số. Việc Okolloh đã làm sẽ là không thể nếu thiếu sự hào phóng của con người. Và khoảnh khắc thú vị lúc này, số lượng môi trường mà thiết kế xã hội thách thức phụ thuộc vào 2 yếu tố đó. Đó là tài nguyên tôi sẽ nói đến. Tôi gọi nó là thặng dư nhận thức. Và nó biểu diễn khả năng tình nguyện, cống hiến và hợp tác của nền dân số thế giới trong các dự án lớn, và đôi khi mang tầm cỡ toàn cầu. Thặng dư nhận thức gồm 2 thứ. Một là các tài năng và thời gian rỗi của thế giới. Thế giới có hơn 1 nghìn tỷ giờ rảnh rỗi mỗi năm để thực hiện các dự án hợp tác. Nào, thời gian nhàn rỗi đó đã tồn tại trong thế kỷ 20, nhưng chúng ta không có Ushahidi vào thời điểm đó. Đó là nửa thứ 2 của thặng dư nhận thức. Môi trường truyền thông trong thế kỷ 20 rất giỏi giúp mọi người tiêu thụ, và kết quả là, chúng ta rất giỏi tiêu thụ. Nhưng do chúng ta đã có các công cụ truyền thông -- Internet, điện thoại di dộng -- khiến chúng ta không chỉ tiêu thụ, chúng ta thấy rằng mọi người không phải suốt ngày dán mắt vào tivi vì muốn như thế. Chúng ta dán mắt vào tivi vì đó là cơ hội duy nhất cho chúng ta. Tất nhiên chúng ta vẫn thích tiêu thụ. Nhưng chúng ta hóa ra cũng thích chế tạo và chia sẻ. Và 2 điều kết hợp lại -- động lực của con người cổ xưa và các công cụ hiện đại cho phép động lực đó tổng hợp lại trong các nỗ lực quy mô lớn -- là tài nguyên thiết kế mới. Và sử dụng thặng dư nhận thức chúng ta bắt đầu thấy các thí nghiệm đáng kinh ngạc trong các nỗ lực của khoa học, văn học nghệ thuật và chính trị. Thiết kế. Dĩ nhiên chúng ta cũng có nhiều con mèo vui nhộn (LOLcats). Đó là các bức ảnh ngộ nghĩnh của các chú mèo trở nên đáng yêu hơn với các lời thoại hài hước. Và đó cũng là 1 phần của môi trường truyền thông phong phú chúng ta đang có. Đây là 1 trong -- 1 trong các mô hình tham gia chúng ta thấy ra đời cùng với Ushahidi. Nào, theo ngôn ngữ của các luật sư, tôi muốn ước định rằng các con mèo vui nhộn là hoạt động sáng tạo ngu ngốc nhất. Dĩ nhiên còn có các ứng cử viên khác, nhưng những con mèo vui nhộn sẽ là 1 trường hợp chung tiêu biểu. Nhưng vấn đề là, dù là hoạt động sáng tạo ngu ngốc nhất thì đó vẫn là hoạt động sáng tạo. Ai đó đã làm điều gì tương tự thế, cho dù vớ vẩn và đáng ném vào sọt rác, thì họ đã thử và mang nó ra công khai cho cộng đồng. Và 1 khi đã làm được thì họ có thể làm lại. Họ có thể cải tiến nó. Có 1 phổ giữa công việc vở vẩn và tốt đẹp. Và bất cứ họa sĩ hay nhà sáng tạo nào đều biết, đó là 1 phổ bạn phải liên tục đấu tranh để được đứng đầu. Khoảng cách giữa làm bất cứ việc gì và chẳng làm gì cả. Và người tạo ra các con mèo vui nhộn đã vượt qua khoảng cách đó. Nào, giờ thì ai cũng muốn có các trang như Ushadidi mà không có các con mèo vui nhộn chứ, thà có các thông tin nghiêm túc còn hơn những thứ vớ vỉn. Nhưng sự phong phú truyền thông không làm việc theo hướng đó. Sự tự do thử nghiệm có nghĩa tự do thử nghiệm với bất kỳ cái gì. Kể cả với tài liệu in ấn linh thiêng, chúng ta có các tác phẩm văn học đồi trụy từ 150 năm trước khi có các tập san khoa học. Thế nên tôi nói về sự khác nhau mấu chốt giữa các con mèo vui nhộn và Ushahidi, tôi muốn nói về nguồn chia sẻ của chúng. Và nguồn đó là thiết kế cho sự hào phóng. Đó là 1 trong những điều tò mò trong kỷ nguyên lịch sử của chúng ta khi mà thặng dư nhận thức trở thành 1 tài nguyên chúng ta có thể thiết kế, các ngành khoa học xã hội đang bắt đầu giải thích tầm quan trọng của các động lực bên trong đối với con người, chúng ta làm việc bao nhiêu vì sở thích, chứ không phải vì ông chủ yêu cầu phải làm, hoặc vì chúng ta nhận lương để làm các công việc đó. Đây là 1 biểu đồ từ 1 tư liệu của Uri Gneezy và Aldo Rustichini, ngay đầu thập kỷ này, họ bắt tay vào kiểm tra cái mà họ gọi là "thuyết ngăn cản." Và thuyết ngăn cản là 1 thuyết rất đơn giản về hành vi con người. Nếu muốn ai bớt làm việc gì, hãy bổ sung khung hình phạt và họ sẽ bớt làm điều đó. Đơn giản, thẳng thắn và dễ hiểu cũng không được kiểm tra rộng rãi. Và họ nghiên cứu 10 trung tâm chăm sóc hàng ngày ở Haifa, Israel. Họ nghiên cứu các trung tâm đó vào giờ cao điểm, là giờ đón học sinh. Vào giờ đó, các giáo viên đã dạy học sinh cả ngày muốn phụ huynh có mặt vào giờ đó để đón con em về. Trong khi đó, bố mẹ -- có lẽ bận công việc nên đến muộn, làm nốt các công việc vặt muốn đến đón con muộn 1 chút. Thế nên Gneezy và Rustichini nói, " Có bao nhiêu trường hợp đón con muộn ở 10 trung tâm chăm sóc hàng ngày đó?" Họ đã thấy, -- và đây là biểu đồ, đây là số tuần và số đến đón muộn -- và trung bình có từ 6 đến 10 trường hợp đón con muộn ở 10 trung tâm này. Nên họ chia các trung tâm này thành 2 nhóm. Nhóm màu trắng ở đó là nhóm kiểm soát, chúng không thay đổi cái gì. Nhưng nhóm biểu diễn bởi đường màu đen họ nói, " Chúng tôi sẽ thay đổi thỏa thuận ngay bây giờ. Nếu anh đón con muộn hơn 10 phút, chúng tôi sẽ thêm 10 shekel tiền phạt vào hóa đơn. Không nếu, và, hay nhưng nhị gì cả." Và từ giây phút họ thực hiện việc đó, hành vi trong các trung tâm đó đã thay đổi. Việc đón con muộn tăng lên từng tuần trong 4 tuần tiếp theo cho tới khi đạt đỉnh gấp 3 lần trung bình tiền phạt, và sau đó chúng dao động giữa khoảng gấp đôi và gấp 3 theo tuổi thọ mức phạt. Và bạn có thể thấy ngay diễn biến. Việc phạt tiền phá vỡ văn hóa ở trung tâm chăm sóc hàng ngày. Nhờ bổ sung hình phạt, họ đã giao tiếp với các phụ huynh rằng toàn bộ khoản nợ của họ với các giáo viên đã được trả với việc trả 10 shekel và không còn lắng lại chút mặc cảm tội lỗi hay lo ngại xã hội rằng các phụ huynh nợ các giáo viên nữa. Và thế là các vị phụ huynh đồng tình nói, " 10 shekel để đón con tôi muộn ư? Thế còn là tốt chán," (Tiếng cười) Lời giải thích cho hành vi con người chúng ta đã kế thừa trong thế kỷ 20 là chúng ta đều là các diễn viên tự phóng đại có chừng mực. Và trong cách lý giải đó -- việc chăm sóc hàng ngày không có hợp đồng-- lẽ ra nên hoạt động không hạn chế. Nhưng điều đó là không đúng. Họ đang làm việc với các hạn định xã hội chứ không phải hạn chế trên hợp đồng. Và quan trọng, các hạn chế xã hội hình thành 1 nền văn hóa hào phóng hơn các hạn định trên hợp đồng. Gneezy và Rustichini thực hiện thí nghiệm này trong 12 tuần -- thực hiện việc phạt tiền trong 12 tuần -- sau đó họ nói, " Ok, được rồi. Mọi thứ đã ổn thỏa." Và sau đó 1 điều rất thú vị đã diễn ra. Chẳng có gì thay đổi cả. Nền văn hóa đã bị phá vỡ bởi việc phạt tiền và vẫn tiếp tục bị phá vỡ sau khi hủy bỏ việc phạt. Không chỉ các động lực kinh tế và động lực bên trong không tương xứng, mà sự thiếu nhất quán còn có thể kéo dài trong 1 thời gian dài. Vậy thủ thuật trong thiết kế các tình huống này là để hiểu được bạn đang phụ thuộc vào phần kinh tế nào trong cuộc thỏa thuận -- như với các vị phụ huynh trả cho các giáo viên -- và khi nào bạn phụ thuộc vào phần xã hội của cuộc thỏa thuận, khi nào bạn thực sự thiết kế cho sự hào phóng. Điều nay khiến tôi quay trở lại với những con mèo vui nhộn và với Ushahidi. Theo tôi, phạm vi là vấn đề chủ chốt. Cả 2 cái này đều phụ thuộc vào thặng dư nhận thức. Cả 2 đều thiết kế vì giả định rằng mọi người thích tạo ra và chúng ta muốn chia sẻ. Đây là điểm khác biệt chủ yếu giữa chúng. Các con mèo vui nhộn là giá trị chung. Giá trị của nó được tạo thành từ những người tham gia với nhau. Giá trị chung trên mạng mà chúng ta có ở khắp mọi nơi. Mỗi lần bạn thấy 1 dữ liệu lớn lấy từ trang web khác hoặc được chia sẻ và công khai, dù là ảnh trên Flickr hay các video trên Youtube... Tuyệt. Tôi thích các con mèo này như anh chàng tiếp theo có khi còn thích hơn. Nhưng đây cũng là 1 vấn đề được giải quyết rộng rãi. Tôi đã rất khó khăn để mường tượng ra 1 tương lai nơi có người nói, " Tôi có thể tìm thấy 1 bức hình con mèo ngộ nghĩnh ở đâu được?" Ngược lại Ushahidi là 1 giá trị công dân. Giá trị đó được tạo thành bởi những người tham gia, nhưng có ích cho toàn bộ xã hội. Mục tiêu đề ra của Ushahidi là không chỉ cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn cho những thành viên tham gia mà cho tất cả mọi người trong xã hội nơi Ushahidi đang hoạt động. Và loại giá trị công dân đó không chỉ là hiệu ứng phụ của việc mở rộng tới động lực con người. Nó sẽ là 1 hiệu ứng phụ của các nỗ lực từ con người. Có 1 nghìn tỷ giờ giá trị tham gia mỗi năm cho chúng ta khai thác. Điều đó luôn đúng từ năm này qua năm khác. Số lượng người có thể tham gia vào các dự án như thế đang tăng dần. Và chúng ta có thể thấy rằng các tổ chức được thiết kế trên cơ sở nền văn hóa hào phóng có thể đạt được các ảnh hưởng khó tin mà không cần 1 lượng lớn chi phí theo thỏa thuận. Một mô hình rất khác biệt so với mô hình mặc định cho hoạt động nhóm quy mô lớn của chúng ta trong thế kỷ 20. Những gì Dean Kamen, nhà phát minh và doanh nhân nói sẽ làm nên sự khác biệt ở đây. Kamen nói, " các nền văn hóa tự do có những thứ mà chúng tán dương," Trước chúng ta có 1 lựa chọn. Chúng ta có 1 nghìn tỷ giờ 1 năm này. Chúng ta có thể dùng nó để tán dương nhau, và chúng ta sẽ làm thế. Miễn phí. Nhưng chúng ta cũng có thể ca ngợi ủng hộ và khen thưởng những con người cố gắng sử dụng thặng dư nhận thức để tạo ra giá trị công dân. Và khi đạt tới trình độ đó chúng ta sẽ có thể thay đổi xã hội. Xin cảm ơn quý vị rất nhiều. Chúng ta đã .... Trong 50 năm qua, chúng ta đã xây dựng các khu vực ngoại ô cùng với các hệ quả không tính đến. Và tôi sẽ nói về 1 số hệ quả đó và giới thiệu toàn bộ các dự án thú vị mà theo tôi sẽ khiến chúng ta thực sự thấy lạc quan rằng các dự án phát triển và thiết kế lớn của 50 năm tới sẽ nâng cấp vùng ngoại ô. Nên liệu là tái phát triển các khu buôn bán đang mai một hay tái quy hoạch các cửa hàng " hộp lớn" hay tái xây dựng các vùng ẩm ướt từ các bãi để xe. Tôi nghĩ, số lượng đang tăng dần của các khu bán lẻ trống rỗng và kém hiệu quả khắp vùng ngoại ô cho chúng ta cơ hội tốt để lấy các vùng địa hình kém bền vững nhất và chuyển đổi thành các vùng bền vững hơn. Và trong quá trình đó, điều cho phép chúng ta thực hiện là đổi hướng sự tăng trưởng của chúng ta nhiều hơn trở lại vào các cộng đồng đang tồn tại có thể sử dụng sự kích thích và có cơ sở hạ tầng thay vì tiếp tục đốn hạ cây cối và phá hoại không gian xanh. Vậy tại sao dự án này lại quan trọng? Tôi nghĩ có nhiều lý do. Và tôi sẽ không đi vào chi tiết mà chỉ đề cập 1 vài lý do. Từ khía cạnh thay đổi khí hậu, số dân thành thị trung bình ở Mỹ có mức độ thải khí nhà kính ( dấu chân các bon) bằng 1/3 dân cư ngoại ô thải ra, chủ yếu vì người dân ngoại thành lái xe nhiều hơn, và sống trong các tòa nhà biệt lập, diện tích ngoại thất nhiều hơn nên dễ rò rỉ năng lượng. Thế nên nghiêm túc nhìn từ khía cạnh thay đổi khí hậu, các thành phố đã tương đối xanh rồi. Cơ hội lớn để cắt giảm khí thải nhà kính nằm trong công tác đô thị hóa vùng ngoại thành. Do lái xe ở vùng ngoại ô gấp đôi quãng đường mà chúng ta lái. Nó làm tăng sự phụ thuộc của chúng ta vào nguồn dầu của nước ngoài bất kể lợi ích từ hiệu suất nhiên liệu. Chúng ta đang lái xe nhiều hơn, chúng ta không có khả năng phát triển công nghệ. Sức khỏe cộng đồng là 1 lý do khác để xem xét việc nâng cấp cải tạo. Các nhà nghiên cứu ở CDC và các nơi khác đang liên kết các mẫu phát triển ngoại ô với các cách sống định cư. Và 2 thành tố đó được kết hợp với tỉ lệ béo phì đang gia tăng đáng báo động , được biểu hiện trên các bản đồ ở đây, và bệnh béo phì đã làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh tim và tiểu đường tới mức, ngày này cứ 1 trẻ sơ sinh có 1/3 nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Và tỉ lệ đó đang leo thang bằng tỉ lệ số trẻ không đi bộ tới trường nữa, 1 lần nữa, vì các mẫu phát triển của chúng ta. Và sau cùng vẫn là câu hỏi " tiền đâu". Ý tôi là, khả năng chi trả của chúng ta đến đâu để tiếp tục sống ở vùng ngoại ô với giá gas đang tăng? Việc mở rộng vùng ngoại ô ra vùng đất giá rẻ trong 50 năm qua -- các bạn biết là đất giá rẻ đã giúp các thế hệ gia đình tận hưởng giấc mơ Mỹ. Nhưng ngày càng tăng, việc tiết kiệm hứa hẹn bởi khả năng chi trả "cứ lái xe tìm nhà cho đến khi tìm được cái ưng ý"-- là mô hình cơ bản của chúng ta -- việc tiết kiệm đó trôi theo mây khói khi bạn cân nhắc chi phí đi lại. Ví dụ, ở Atlanta, khoảng 1 nửa hộ gia đình kiếm được từ 20,000 đến 50,000$ 1 năm. Và họ tiêu hết 29% thu nhập vào nhà ở và 32% vào chi phí đi lại. Đó là số liệu năm 2005. Đó là trước khi giá xăng lên tới 4$ 1 gallon. Các bạn biết là không ai trong chúng ta đã tính toán đến chi phí đi lại cả. Và chi phí đó sẽ không giảm trong tương lai gần. Liệu bạn thích sự riêng tư mát mẻ cây cối của vùng ngoại ô hay bạn ghét các khu thương mại vô hồn, có những lý do giải thích tầm quan trong của việc nâng cấp, cải tạo. Nhưng liệu có khả thi? Tôi nghĩ là có. June Williamson và tôi đang cùng nghiên cứu đề tài này suốt hơn 10 năm qua. Và chúng tôi tìm thấy hơn 80 dự án khác nhau. Nhưng chúng đều mang tính thị trường. Cụ thể những thứ đang điều khiển thị trường: Số một là các thay đổi chính về nhân khẩu. Chúng ta thường nghĩ vùng ngoại ô là nơi tập trung các gia đình sinh sống. Nhưng ý niệm đó nay không còn. Kể từ năm 2000, 2/3 số hộ gia đình vùng ngoại ô không sống cùng con cái. Chúng ta vẫn chưa theo kịp thực tế này. Nguyên nhân chính là do sự áp đảo của 2 nhóm nhân khẩu lớn, những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ sinh sản đang già đi, và kéo theo 1 khoảng cách, Thế hệ X, 1 thế hệ nhỏ. Họ vẫn sinh con. Nhưng Thế hệ Y vẫn chưa bắt đầu đến tuổi nuôi con. Họ là 1 thế hệ lớn khác nữa. Thế nên kết quả là, các nhà nhân khẩu học dự đoán đến năm 2025, từ 75 đến 85% các hộ gia đình mới sẽ không sống cùng con cái. Và nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng, hỏi những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ sinh sản và người của thế hệ Y họ thích gì, họ thích sống ở đâu. nói cho chúng ta biết sẽ có 1 nhu cầu khổng lồ -- và chúng ta đang thấy rồi -- nhu cầu điều kiện sống đô thị ở vùng ngoại ô. Về cơ bản họ muốn dưỡng lão ở ngoại ô, và thế hệ Y muốn sống dưới điều kiện sống đô thị, nhưng công việc của họ hầu hết sẽ tiếp tục ở vùng ngoại ô. Một động lực lớn khác nữa gây thay đổi là hiệu suất tuyệt đối của việc trải nhựa đường không hiệu quả. Tôi luôn nghĩ đó sẽ là 1 cái tên hay cho 1 ban nhạc rock Ấn Độ. Nhưng các nhà phát triển dùng nó để chỉ các bãi đỗ xe không được tận dụng. Và ở vùng ngoại ô có rất nhiều bãi xe như thế. Khi các vùng ngoại ô thời kỳ hậu chiến được xây dựng đầu tiên ở khu đất giá rẻ cách xa thành phố, việc xây dựng các bãi đỗ xe trên mặt đất là điều dễ hiểu. Nhưng các khu vực đó đang nhảy cóc và nhảy cóc, vì chúng ta đã bắt đầu bành trướng. Và bây giờ chúng có 1 địa điểm khá trung tâm. Không thể hiểu nổi nữa. Khu đất nay có giá trị hơn, chứ không chỉ là bãi đỗ xe bề mặt nữa. Bây giờ, phải quay lại, xây 1 mặt sàn và xây tiếp lên đó tại các khu vực đó. Vậy bạn sẽ làm gì với 1 khu phố buôn bán đìu hiu, 1 công viên vắng vẻ? Đầu đuôi là thế này. Trong 1 nền kinh tế chậm như của chúng ta, tái định cư là 1 trong các chiến lược phổ biến hơn cả. Thế nên dường như 1 khu buôn bán ế ẩm ở St.Louis được tái định cư thành không gian nghệ thuật. Bây giờ nó trở thành nơi tập trung các studio nghệ thuật, các nhà hát, các đoàn múa. Nó không mang lại nhiều thuế như trước đây. Nhưng nó phục vụ cộng đồng. Và thắp sáng con phố. Nó sẽ trở thành 1 viện lớn. Các khu buôn bán khác đã được tái xây dựng lại thành nhà điều dưỡng, các trường đại học, và rất nhiều không gian văn phòng phong phú. Chúng tôi cũng tìm thấy nhiều ví dụ về các cửa hàng "hộp lớn" ế ẩm được chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ cộng đồng -- các trường học, nhà thờ và thư viện như thế này. Đây là 1 cửa hàng thực phẩm, của hãng Food Lion bây giờ là 1 thư viện công cộng. Tôi nghĩ, bên cạnh việc thực hiện tái sử sụng thích ứng phù hợp, họ đã phá 1 số bãi để xe, tạo ra vùng đầm trũng để tập trung và làm sạch dòng chảy, xây thêm nhiều vỉa hè để liên kết các gia đình hàng xóm với nhau. Và họ biến 1 cửa hàng dọc 1 dải thương mại, thành không gian tập hợp cộng đồng. Đây là 1 trung tâm mua sắm nhỏ hình chữ L ở Phoenix, Arizona. Họ đã sơn lại cho nó 1 lớp sơn tươi tắn, 1 cửa hàng thực phẩm cho người sành ăn, và họ xây 1 nhà hàng trên nền bưu điện cũ. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của thực phẩm khi biến 1 nơi thành 1 điểm đến. Nó rất thành công, họ đã đảm nhận dải thương mại ngang con phố. Và quảng cáo bất động sản ở vùng lân cận đều tự hào tuyên bố, " Đi bộ tới Le Grande Orange" vì nó tạo ra cho vùng lân cận của mình cái mà các nhà xã hội học gọi là "vùng thứ 3." Nếu nhà là nơi đầu tiên và nơi làm việc là nơi thứ 2, thì nơi thứ 3 là nơi bạn tụ tập và xây dựng cộng đồng. Và đặc biệt khi vùng ngoại ô trở nên ít tập trung vào gia đình hơn. các hộ gia đình, thì sẽ có 1 lượng lớn người yêu thích "nơi thứ 3". Thế nên các biện pháp cải tạo mạnh mẽ nhất nằm trong loại tiếp theo, chiến lược tiếp theo, tái phát triển. Nào, trong suốt cuộc bùng nổ, có 1 vài dự án tái phát triển thực sự mạnh các tòa nhà ban đầu được san bằng và xây dựng lại toàn bộ khu vực với mật độ dày hơn đáng kể, các vùng đô thị lân cận nén đặc hơn để đi lại dễ dàng. Nhưng 1 vài trong số đó đã gia tăng nhiều hơn. Đây là Mashpee Commons. Dự án cải tạo cũ nhất mà chúng tôi tìm thấy. Và trong hơn 20 năm qua, nó đã xây dựng đô thị ở trên nền khu vực đỗ xe. Bức ảnh đen trắng cho thấy dải trung tâm mua sắm ở những năm 60 Và các bản đồ bên trên cho thấy sự biến đổi từng bước thành 1 ngôi làng New England đông đúc, và các kế hoạch của nó đã được tán thành để kết nối ngôi làng với các vùng dân cư lân cận mới qua trục giao thông chính và phía bên kia. Nên, bạn biết đấy, đôi khi nó tăng dần dần. Có lúc đồng loạt. Đây là 1 dự án lấp đầy các bãi đỗ xe khác nữa, đây là 1 quần thể văn phòng bên ngoài Washington D.C. Khi Motorail mở rộng quá cảnh vào các vùng ngoại ô và mở 1 nhà ga gần khu vực này, những chủ sở hữu quyết định xây dựng 1 tầng đỗ xe mới sau đó thêm vào mặt bằng 1 con đường mới, 1 vài căn hộ và các khu chung cư, trong khi vẫn giữ nguyên các cao ốc văn phòng hiện có. Đây là khu vực năm 1940. Nó chỉ là 1 trang trại nhỏ làng Hyattsville. Trước năm 1980, nó được chia thành 1 bên là khu phố buôn bán lớn và bên kia là khu vực văn phòng. Và tiếp đến là 1 số vùng đệm cho 1 thư viện 1 nhà thờ ở bên phải. Hiện nay, con đường giữa Main Street và khu nhà ở mới đã được hoàn thành. Tôi mong các con phố sẽ mở rộng thông qua tái phát triển khu phố buôn bán. Đã tuyên bố các kế hoạch cho nhiều căn hộ vườn tái phát triển bên trên khu phố. Tôi muốn nói , việc đi lại là 1 động lực lớn cho việc cải tạo vùng ngoại ô. Đây, nó trông như thế này. Bạn có thể thấy các khu chung cư hiện đại mới nằm giữa các cao ốc văn phòng và không gian công cộng và đường Main Street mới. Đây là cái tôi rất thích, Belmar. Tôi nghĩ họ đã xây 1 nơi đầy hấp dẫn ở đây và mới bổ sung công trình xây dựng xanh. Có các dãy pin mặt trời rất lớn trên mái nhà cũng như các tua-bin gió. Đây là 1 khu phố buôn bán lớn trên 1 khu nhà đô thị rộng 100 mẫu. Hiện tại nó có 22 khu nhà ở đô thị đi bộ với các con phố công cộng, 2 công viên công cộng, 8 tuyến bus và đa dạng các kiểu nhà ở. Và nó đã cho vùng Lakewood, Colorado 1 trung tâm thành phố mà vùng ngoại ô này chưa bao giờ có. Đây là khu phố buôn bán thời hoàng kim. Người dân đi dạo trong khu phố đó. Họ yêu khu phố của mình. Đây là khu vực vào năm 1975 với khu phố đó. Trước năm 1995, khu phố buôn bán "chết". Cửa hàng được giữ lại. Và chúng tôi thấy điều này đúng trong rất nhiều trường hợp. Các gian hàng bách hóa có nhiều tầng, được xây dựng tốt hơn. Chúng dễ tái thích nghi. Nhưng nhà 1 tầng .... đã trở thành lịch sử. Và đây là dự án xây dựng. Dự án này, theo tôi xây dựng sự kết nối tuyệt vời với các vùng lân cận đang tồn tại. Nó cho 1,500 hộ gia đình chọn lựa 1 lối sống đô thị hơn. Hiện giờ, dự án đã đi được 2/3 đoạn đường. Đây là con phố chính mới. Rất thành công. Và nó giúp thúc đẩy -- 8/13 khu phố buôn bán trong vùng Denver có các kế hoạch được thông báo sẽ được cải tạo. Nhưng cần ghi nhận rằng tất cả việc cải tạo này sẽ không phải chỉ là đưa máy ủi đang đến và cày xới toàn bộ thành phố. Không, mọi người có thể đi bộ trên các khu vực bất động sản kém hiệu quả. Và nó cho mọi người có thêm lựa chọn. Mà không lấy đi cơ hội. Nhưng cũng không đủ để tạo ra nhiều khả năng đi bộ. Bạn muốn cố gắng có thêm sự chuyển hóa có hệ thống. Chúng ta cũng cần cải tạo các hành lang. Và cái này đã được cải tạo ở California. Họ lấy dải thương mại dải này được biểu diễn bằng các hình ảnh đen trắng phía dưới, và xây dựng 1 đại lộ trở thành trục giao thông chính cho thị trấn. Và nó biến đổi từ 1 nơi xấu xí, thiếu an toàn, không ai thích, trở thành 1 địa chỉ đẹp hấp dẫn, 1 địa chỉ tốt. Ý tôi là bây giờ chúng ta hy vọng bắt đầu thấy nó-- Họ đã xây dựng tòa thị chính thành phố, thu hút 2 khách sạn. Tôi có thể tượng tượng các khu nhà đẹp nối nhau mà không cần đốn hạ cây nào cả. Thế nên có rất nhiều điều tuyệt vời. Nhưng tôi muốn thấy có thêm các khu vực hành lang được cải tạo. Nhưng việc nén gọn không phải lúc nào cũng hiệu quả. Đôi khi, làm xanh lại khu vực là đáp án hay nhất. Có nhiều thứ có thể học hỏi từ các chương trình ngân hàng đất đai thành công trong các thành phố như Flint Michigan. Có 1 cuộc vận động trang trại ngoại ô mới ra đời -- cuộc thắng lợi khi kết hợp làm vườn và Internet. Nhưng có lẽ 1 trong các khía cạnh "tái xanh" quan trọng nhất là cơ hội phục hồi hệ sinh thái địa phương, như trong ví dụ ở ngoại ô Minneapolis. Khi trung tâm mua sắm thất bại, thành phố đã phục hồi các vùng đất ẩm ban đầu, hình thành những ngôi nhà ven sông thu hút đầu tư tư nhân, gói đầu tư tư nhân đầu tiên vào cùng lân cận thu nhập thấp này trong hơn 40 năm. Họ đã phục hồi được nền sinh thái địa phương đồng thời cả nền kinh tế địa phương. Đây là 1 ví dụ tái xanh khác nữa. Trong các thị trường mạnh. Cái này ở Seattle trên khu vực đỗ xe của 1 khu phố buôn bán nằm cạnh 1 điểm trung chuyển mới. Và con đường hình lượn sóng dọc nhánh sông mới được khánh thành. Nhánh sông được xây cống bên dưới bãi đỗ xe. Nhưng ánh sáng ban ngày chiếu xuống các nhánh sông giúp cải thiện chất lượng nước và đóng góp cho môi trường sống. Tôi đã cho các bạn xem 1 số thế hệ cải tạo đầu tiên. Vậy tiếp theo là gì? Tôi nghĩ chúng ta gặp 3 thách thức cho tương lai. Một là phải lên kế hoạch việc cải tạo mang tính hệ thống hơn theo quy mô đô thị. Chúng ta cần tập trung vào các vùng cần được tái xanh. Chúng ta nên tái phát triển ở đâu? Và chúng ta nên khuyến khích tái định cư ở đâu? Các slide này chỉ thể hiện 2 hình ảnh từ 1 dự án lớn hơn nó cố gắng làm các việc đó cho Atlanta. Tôi đã đứng đầu nhóm thiết kế ý tưởng về Atlanta trong 100 năm tới. Và chúng tôi cố gắng đảo ngược sự mở rộng thông qua 3 động tác đơn giản -- tốn kém nhưng đơn giản. Một, trong 1 trăm năm nữa, vận chuyển trên tất cả hành lang đường bộ và đường sắt chính. Hai, trong 100 năm nữa, các vùng đệm 1000 foot trên tất cả các hành lang dòng chảy. Tuy hơi thái quá nhưng chúng ta gặp vấn đề về nước. Trong 100 năm tới, việc phân vùng đơn thuần quá gần nguồn nước hoặc quá xa đường giao thông, sẽ không tồn tại, Và thế nên chúng tôi đã tạo chuyển tiếp mẫu sinh thái để chuyển các quyền phát triển tới các hành lang trung chuyển và cho phép tái xanh các phân vùng trước đó để sản xuất lương thực và năng lượng. Thử thách thứ 2 là cải thiện chất lượng thiết kế kiến trúc các vùng được cải tạo. Và tôi xin kết thúc với hình ảnh dân chủ này. Đây là cuộc phản đối xảy ra do 1 dự án cải tạo ở Silver Spring,Maryland cải tạo thị trấn xanh Astroturf. Hiện tại, việc cải tạo thường bị buộc tội là các ví dụ cho các trung tâm thành phố sai lầm và chủ nghĩa đô thị nóng vội. Và không phải không có lý do, bạn không có nhiều đồ rởm hơn 1 thị trấn xanh Astroturf. Phải nói , đây là những nơi rất " thập cẩm". Chúng còn mới nhưng người ta cố tình làm cho nó trông cổ kính. Họ có bản vẽ các con phố đô thị với hệ số đỗ xe của ngoại ô. Dân số ở các nơi đó đa dạng hơn vùng ngoại ô điển hình, nhưng ít đa dạng hơn các thành phố. Và đó là các khu vực công cộng, nhưng được các công ty tư nhân quản lý. Và vẻ ngoài của bề mặt là -- giống như Astroturf ở đây-- khiến tôi cau mày. Ý tôi là tôi rất mừng khi kiến trúc đô thị thực hiện chức năng của mình. Vấn đề là 1 cuộc phản đối diễn ra có nghĩa bản vẽ các đơn vị nhà, đường phố, vị trí không gian công cộng, như thỏa hiệp, vẫn là 1 điều hay. Nhưng chúng tôi phải làm phần kiến trúc tốt hơn. Thử thách cuối cùng là tất cả các bạn. Tôi muốn các bạn tham gia vào cuộc phản đối và yêu cầu các khu vực ngoại ô bền vững hơn -- các khu vực ngoại ô bền vững hơn. Nhưng về văn hóa, hầu hết nghĩ rằng các trung tâm thành phố phải sôi động, và chúng ta cũng nghĩ vậy. Nhưng chúng ta dường như mong đợi các vùng ngoại ô mãi mãi đông cứng trong hình mẫu cuộc sống thế hệ trưởng thành được truyền lại kể từ khi ra đời. Đã đến lúc các vùng ngoại ô trưởng thành hơn. Tôi mong các bạn sẽ ủng hộ những thay đổi khu vực, các dự án nâng cấp đường xá và cơ sở hạ tầng và các dự án cải tạo sắp đến với vùng lân cận quanh bạn. Xin cảm ơn. Đại dương có thể là nơi vô cùng phức tạp. và sức khỏe con người cũng vô cùng phức tạp. Liên hệ hai điều này lại, cũng là nhiệm vụ gian nan, nhưng cái tôi muốn trình bày đó là thậm chí trong sự phức tạp đó vẫn có những chủ đế đơn giản mà tôi nghĩ rằng, nếu như hiểu, ta có thể thực sự tiến xa hơn. và chúng không thực sự là chủ đề khoa học phức tạp về những điều đang diễn ra, mà là những điều ai cũng biết khá rõ. Tôi sẽ bắt đầu với điều này: Nếu mẹ không vui thì chẳng ai vui cả. Chúng ta biết vậy, đúng không? Chúng ta đã trải nghiệm điều này. Và nếu chúng ta dựa vào đó phát triển thêm, thì có thể tiến lên bước kế tiếp đó là, nếu đại dương không hạnh phúc, sẽ không có ai hạnh phúc. Đó là chủ đề buổi nói chuyện của tôi. Ta đang khiến đại dương buồn theo rất nhiều cách khác nhau. Đây là một hình chụp tại Cannery Row năm 1932 Khu bờ biển Cannery Row, vào lúc đó có nhà máy sản xuất đồ hộp lớn nhất tại bờ biển tây. Chúng ta đã xả lượng ô nhiễm khổng lồ vào trong không khí và nước Rolf Bolin, một giáo sư tại Trạm Hải Dương Hopkin, nơi tôi làm việc, đã viết vào thập niên 1940 rằng: "Khí từ bọt chất thải trôi nổi trên những lạch nhỏ của vịnh bẩn đến nỗi chúng biến thành màu đen như sơn có chất chì." Những người làm việc tại những nhà máy đồ hộp này hầu như không thể ở đó cả ngày vì mùi hôi nhưng bạn biết ra khỏi đó, họ nói là gì không? Họ nói, "Bạn biết bạn ngửi thấy mùi gì không? Bạn ngửi thấy tiền." Sự ô nhiễm chính là tiền đối với cộng đồng ấy, và những người ấy phải đối mặt với ô nhiễm, hấp thụ nó vào trong da thịt và cơ thể mình vì họ cần tiền. Ta đã làm đại dương buồn bã, làm cho con người bất hạnh, và chính mình trở nên ốm yếu. Sự liên kết giữa sức khỏe đại dương và sức khỏe con người thực sự dựa trên vài câu ngạn ngữ khác, và câu mà tôi muốn nói đó là "nhéo một con cá nhỏ sẽ làm đau chú cá voi" Cái kim tự tháp của sự sống ngoài đại dương... Giờ đây, khi mà một nhà sinh thái học nhìn vào đại dương--tôi phải nói rằng-- chúng tôi nhìn vào đại dương theo chiều hướng khác, chúng tôi thấy những điều khác người bình thường thấy vì khi một nhà sinh thái học nhìn đại dương, chúng tôi thấy tất cả những mối tương quan đó. Thấy cái nền của chuỗi thức ăn, phiêu sinh vật, những thứ rất nhỏ, và chúng tôi thấy cách những loài vật này lại là thức ăn cho những loài vật khác ở giữa kim tự tháp, và cứ như thế cho đến đỉnh của biểu đồ này Và dòng chảy đó, dòng chảy của sự sống đi từ chỗ thấp nhất đến cao nhất, là dòng chảy mà các nhà sinh thái học nhìn thấy Và đó là cái mà chúng tôi đang cố gắng bảo tồn. Khi nói, "Cứu lấy đại dương, chữa lành đại dương." Chính là cái kim tự tháp đó. Vậy tại sao điều đó lại quan trọng đối với sức khỏe con người? Bởi khi nhồi nhét thứ đáng lẽ không nên có xuống đáy của của kim tự tháp, một vài thứ đáng sợ xảy ra. Các chất gây ô nhiễm, một số được chính ta tạo ra: như các phân tử PCB độc hại mà cơ thể chúng ta không thể chuyển hóa được. Chúng đi xuống đáy của kim tự tháp này, và trôi nổi lên trên, chuyển lên theo lối đó, đến những động vật ăn thịt và động vật ăn thịt ở bậc cao hơn và cứ thế, chúng tích lũy dần. Bây giờ, để hiểu rõ hơn, tôi nghĩ ra một trò chơi. Chúng ta không thực sự phải chơi nó; chỉ cần nghĩ tới nó thế này. Đó là trò chơi mút xốp và sô-cô-la. Hãy tưởng tượng khi ta lên du thuyền và chúng ta được phát cho 2 hạt mút xốp (miếng styrofoam dùng đóng gói vật dễ vỡ) không làm gì được nhiều với hai hạt này: Để chúng trong túi. Giả sử luật chơi như thế này: mỗi khi bạn mời ai uống, bạn đưa họ đồ uống và bạn đưa họ hai hạt xốp của bạn luôn Điều sẽ xảy ra là những hạt xốp sẽ bắt đầu di chuyển trong cộng đồng chúng ta, và chúng sẽ được tích tụ tại ở những người xỉn nhất và keo kiệt nhất. (Cười) Không có một cơ chế nào trong trò chơi này để chúng thoát đi đâu, chúng chỉ ngày một dồn lại thành đống hạt xốp không thể tiêu hóa được. Đó chính là điều xảy ra đối với chất PDB trong kim tự tháp thức ăn này: Chúng tích lũy lên tới đỉnh cao nhất Bây giờ hãy nghĩ rằng, thay vì là hạt xốp, chúng ta được phát những viên sô-cô-la và ăn chúng thay vì cất vào túi. À, có người sẽ ăn những miếng sô-cô-la đó thay vì chuyển chúng cho những người xung quanh, và thay vì tích lũy chúng sẽ chuyển hóa trong nhóm chúng ta đây và không tích lũy tại bất kỳ nhóm nào vì chúng bị chúng ta hấp thụ. Đó là điều khác biệt giữa một PCB và, giả dụ, thứ gì đó tự nhiên giống như omega-3, thứ chúng ta muốn trong chuỗi thức ăn biển. chất PCB sẽ tích lại. Chúng ta có một ví dụ rất đáng nói, rất không may, PCB tích lũy trong cơ thể các con cá heo tại Vịnh Sarasota ở Texas thuộc bang North Carolina. Chúng vào trong chuỗi thức ăn. Cá heo ăn các con cá nhỏ bị nhiễm PCB từ phiêu sinh vật, và những PCB đó là chất béo hòa tan được, sẽ tích lũy trong cá heo. Bây giờ, một con cá heo, cá heo mẹ, bất kỳ con cá heo nào-- sẽ chỉ có một cách để chất PCB ra khỏi cơ thể cá heo. Bằng cách nào? Trong sữa mẹ. Đây là biểu đồ về lượng PCB có trong cá heo ở Vịnh Sarasota. Cá đực trưởng thành: lượng lớn Cá chưa trưởng thành: lượng lớn Cá heo cái sau khi lứa con đầu tiên dứt sữa: một lượng thấp hơn. Những con cá heo cái đó, không cố giải phóng chất độc mà chúng đang truyền chất PCB qua chất béo có trong sữa mẹ cho các con của chúng và các con của chúng không sống sót được. Tỉ lệ tử vong ở những con cá heo, trong lứa con đầu tiên của mỗi con cá heo cái, là từ 60 đến 80 phần trăm. Những bà mẹ này bơm vào đứa con đầu tiên của mình đầy chất ô nhiễm này và hầu hết chúng đều chết. Và rồi, cá mẹ có thể tiếp tục sinh sản, nhưng đó quả là cái giá đắt khủng khiếp cho sự tích lũy của chất ô nhiễm này với những loài vật này-- đó là: cái chết của đứa con đầu lòng. Có một loài động vật ăn thịt bậc cao nhất trong đại dương, Loài ăn thịt bậc cao đó, dĩ nhiên, là chúng ta. Và chúng ta cũng đang ăn thịt có nguồn gốc từ những nơi giống thế này. Đây là thịt cá voi mà tôi chụp từ một cửa hàng thực phẩm ở Tokyo-- phải cá voi không nhỉ? Thực ra, điều mà chúng tôi thực hiện từ vài năm trước đó là học cách làm thế nào để nhập lậu vào Tokyo một phòng thí nghiệm sinh học phân tử và sử dụng nó để kiểm tra ADN trên những mẫu thịt cá voi và xác định xem chúng thực ra là thịt gì. Và một vài mẫu thịt cá voi đúng thật là thịt cá voi. Một số là thịt cá voi bất hợp pháp. Đó là một câu chuyện khác. Nhưng một vài mẫu lại không phải là thịt cá voi. Dù được dán nhãn thịt cá voi chúng là thịt cá heo. Một số là gan cá heo. Một vài mẫu là mỡ cá heo. Và những phần đó của cá heo có một lượng lớn PCBs, đi-ô-xin và kim loại nặng. Và lượng lớn đó đi vào trong cơ thể những người mà ăn loại thịt này. Hóa ra rất nhiều cá heo đang được bán dưới dạng thịt với mác thịt cá voi trên thị trường thế giới. Quả là một bi kịch cho dân số của chúng, nhưng đó cũng là một bi kịch cho những người ăn thịt chúng bởi vì họ không biết rằng đó là loại thịt có độc tố. Chúng tôi có được những dữ liệu này một vài năm trước. Tôi còn nhớ mình ngồi tại bàn làm việc là người duy nhất trên thế giới biết rằng thịt cá voi đang bán trên những thị trường này thực ra là thịt cá heo, và nó độc hại. Nó độc hại gấp từ 2-3 lần đến 400 lần so với lượng đôc tố được chấp nhận bởi EPA. Và tôi nhớ mình lúc đó ngồi tại bàn làm việc và suy nghĩ "Chà, mình biết thế mà. Đây là một khám phá khoa học lớn," nhưng cũng rất kinh khủng. Và lần đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của mình, Tôi phá vỡ giao thức khoa học, đó là bạn lấy dữ liệu và công bố trên tạp chí khoa học và sau đó mới bắt đầu nói về chúng. Chúng tôi đã gửi một lá thư rất lịch sự đến ngài Bộ Trưởng Y tế Nhật Bản và đơn giản chỉ ra rằng cảnh này không thể chấp nhận được, không phải cho chúng tôi mà cho người dân Nhật Bản bời vì có thể có những bà mẹ đang cho con bú, những người đang có con nhỏ, có thể mua thứ họ nghĩ là bổ dưỡng, nhưng thực ra rất độc hại. Điều đó dẫn theo một chuỗi những cuộc vận động ở Nhật Bản, và tôi rất hãnh diện nói rằng tại thời điểm này, ở Nhật Bản, rất khó mua cái gì mà bị dán nhãn sai. Họ vẫn bán thịt cá voi, điều này tôi nghĩ là không nên. Nhưng ít ra là nó được dán nhãn đúng, và bạn sẽ không bị mua phải thịt cá heo độc hại nữa. Điều này không phải chỉ xảy ra tại nơi đó, mà cả trong bữa ăn tự nhiên của một vài cộng đồng tại Cực bắc Canada và tại Mỹ và tại cực bắc Châu Âu, một bữa ăn tự nhiên gồm thịt hải cẩu và cá voi dẫn đến tích tụ PCB tập hợp từ tất cả các nơi trên thế giới và tích lại trong những người phụ này. Những người phụ nữ này có bầu sữa độc hại. Họ không thể nuôi con cái bằng sữa của mình bởi có sự tích tụ độc tố trong chuỗi thức ăn của họ, trong khu vực của họ trong kim tự tháp đại dương của thế giới. Điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của họ bị tổn hại. Sự phát triển của con cái họ có thể bị tổn hại. và sự quan tâm của thế giới về vấn đề này trong thập kỉ qua đã làm giảm bớt vấn nạn này cho những người phụ nữ này, không phải qua việc thay đổi kim tự tháp, mà thay đổi thức ăn của họ trong tháp. Chúng ta đã đưa họ ra khỏi cái kim tự tháp tự nhiên của họ để giải quyết vần đề này, tốt cho vấn đề cấp thiết cụ thể này, chẳng tác dụng gì trong việc giải quyết vấn đề của tháp. Có những cách khác để phá vỡ kim tự tháp. Kim tự tháp, nếu chúng ta dồn ép nhiều thứ xuống đáy, nó có thể trồi lên trên như một đường chỉ may bị tắc. Và nếu chúng ta dồn ép chất bổ dưỡng, nước thải, phân bón xuống phần đáy của kim tự tháp thức ăn đó, nó có thể trồi xuyên lên trên. Cuối cùng phải đối mặt với điều ta từng phải nghe: thủy triều đỏ, chẳng hạn, đó là hoa của rong bị nhiễm độc trôi nổi trong đại dương gây ra những tổn hại về thần kinh. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự bùng nổ của vi khuẩn, sự bùng nổ của vi-rút trong đại dương. Đây là hai hình chụp thủy triều đỏ tiến vào bờ và một loại vi khuẩn thuộc nhóm genus vibrio, có chứa vi khuẩn tả. Ở đây, bao người đã thấy biển báo: "Đóng cửa Bãi biển"? Tại sao điều đó xảy ra? Bởi ta đã dồn nén quá nhiều thứ xuống đáy kim tự tháp tự nhiên của đại dương và những vi khuẩn này chồng chất lên và trào lên bãi biển của chúng ta. Thường thì cái mà trào ngược lại chính là nước thải. Bao người ở đây đã đến công viên bang hay công viên quốc gia nơi có một biển hiệu to ngay trước cổng báo rằng, "Đóng cửa vì nước thải của con người ở khắp nơi trong công viên nên bạn không thể sử dụng nó"? Không mấy khi! Ta không chấp nhận điều đó. Chúng ta cũng không chấp nhận những công viên bị biến thành đầm lầy bởi nước thải của con người nhưng trên đất nước chúng ta có nhiều bãi biển bị đóng cửa. Rất nhiều bãi biển trên khắp thế giới cũng bị đóng của bởi cùng một lí do, và tôi tin chúng ta cũng không nên chấp nhận điều đó. Đó không phải chỉ là câu hỏi về sự sạch sẽ; nhưng nó cũng còn là câu hỏi làm thế nào những sinh vật đó hóa thành dịch bệnh trên người. Khuẩn nhóm vibrios, vi khuẩn, có thể thực sự ảnh hướng đến con người. Chúng có thể đi vào da bạn và tạo ra những bệnh về da. Đây là một đồ thị từ NOAA về đại dương và sự khởi đầu của sức khỏe con người, chỉ cho thấy sự gia tăng ca nhiễm trùng gây ra bởi khuẩn vibrio trên người trong vài năm qua. Những người lướt sóng, chẳng hạn, rành điều này vô cùng. Và nếu bạn có thể thấy tại những khu vực lướt sóng, thực sự, bạn không chỉ thấy tình hình sóng ra sao hoặc thời tiết như thế nào, nhưng tại vài khu vực lướt ván, bạn thấy biển lấp lóe báo "Có phân". Điều đó có nghĩa là bờ biển có thể có sóng lớn, nhưng nguy hiểm cho những người lướt sóng bởi họ có thể mang trên mình thậm chí sau một ngày lướt sóng tuyệt vời di sản bệnh viêm nhiễm mà có lẽ tốn rất nhiều thời gian để chữa trị. Một vài bệnh viêm nhiễm thực sự đang mang những gien kháng sinh, và điều này làm cho chúng khó chữa hơn nhiều. Những bệnh lây nhiễm này tạo ra những vụ bùng phát tảo độc hại. Những vụ bùng phát tảo tạo những loại chất hóa học khác Đây chỉ là một danh sách đơn giản của một vài loại chất độc được tạo ra từ những đợt bùng phát tảo có hại này: sò ốc nhiễm độc, cá nhiễm độc ciguatera, sò nhiễm độc tố gây tiêu chảy-- bạn không muốn biết đến nó đâu-- sò nhiễm độc tố tổn hại thần kinh, sò nhiễm độc gây liệt cơ. Chúng đang thâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng ta do những đợt bùng phát này. Rita Calwell đã làm một việc nổi tiếng là lần theo dấu vết của một câu chuyện lí thú về bệnh tả trong cộng đồng loài người được đưa đến đó, không phải bởi một người mang bệnh bình thường mà bởi một sinh vật biển truyền bệnh, sinh vật chân kiếm này, Những sinh vật chân kiếm là sinh vật giáp xác rất nhỏ. Chúng chỉ là những mẩu rất nhỏ chỉ dài khoảng một inch, và chúng có thể mang trên những cái chân rất nhỏ của mình một số loài vi khuẩn tả dẫn đến bệnh tật trên con người. Điều này làm bùng phát những trận dịch tả tại những hải cảng trên toàn thế giới khiến phải để ý hơn đảm bảo rằng vận tải hàng hải không vận chuyển những sinh vật mang mầm bệnh tả tới khắp thế giới. Vậy bạn làm gì? Có những lí do chủ đạo khuấy động lưu thông hệ sinh thái kim tự tháp có lẽ không hoạt động tốt cho lắm, dòng lưu thông từ đáy lên đang bị chặn và bị tắc nghẽn. Bạn làm gì khi đối mặt với một dòng chảy bị chặn đứng này? À, có cả tá việc bạn có thể làm. Bạn có thể gọi ông Joe, thợ sửa ống nước, chẳng hạn. Ông ta có thể tới và sửa lại ống nước cho bạn. Nhưng thực ra, nếu bạn quan sát khắp thế giới, không chỉ có những đốm hy vọng ở những điểm mà chúng ta có thể khắc phục, đã có những nơi vấn đề đã được giải quyết có nơi con người đã kiểm soát được những vấn đề này và bắt đầu điều khiển chúng theo hướng ngược lại. Vịnh Monterey là một trong số đó. Lúc đầu tôi đã chỉ ra rằng chúng ta đã vắt kiệt hệ sinh thái tại Vịnh Monterey bởi sự ô nhiễm và nền công nghiệp đóng hộp và tất cả những vấn đề liên quan. Đó là hình chụp năm1932. Vào năm 2009, tấm hình đã khác đi đáng kể. Những nhà máy đồ hộp không còn. Sự ô nhiễm đã giảm bớt. Nhưng có một cảm thức lớn hơn ở đây cộng đồng người ở đây cần có đó là làm việc theo hệ sinh thái. Họ cần một kim tự tháp hoạt động từ đáy xuyên suốt đến đỉnh. Và cái kim tự tháp đó tại Monterey, hiện giờ nhờ vào nỗ lực của rất nhiều người khác nhau, đang hoạt động tốt hơn bao giờ hết trong suốt 150 năm qua. Điều này không diễn ra ngẫu nhiên mà nhờ rất nhiều người bỏ thời gian và nỗ lực và tinh thần tiên phong của họ vào đây. Phía bên trái đây là Julia Platt, Thị trưởng ở quê tôi, Pacific Grove Vào tuổi 74, bà đã trở thành thị trưởng vì có những điều phải được thực thiện để bảo vệ đại dương. Trong năm 1931, bà đã lập vùng biển đầu tiên của California được bảo vệ bởi cộng đồng ngay sát nhà máy đồ hộp ô nhiễm lớn nhất, vì Julia biết rằng khi mà những nhà máy đồ hộp này cuối cùng không còn nữa thì đại dương cần một nơi để từ đó phát triển, và đại dương cần một nơi để gieo một hạt giống, và bà muốn là người cung cấp hạt giống đó. Những người khác, giống như David Packard và Julie Packard, là những người góp phần vào việc tạo bể cá tại Vịnh Monterey để ươm vào ý thức của mọi người rằng đại dương và sức khỏe của hệ sinh thái đại dương quan trọng với nền kinh tế của vùng này ngang với việc ăn uống từ hệ sinh thái. Sự thay đổi trong suy nghĩ đã dẫn đến một sự chuyển dịch đáng kể không chỉ về vận mạng của Vịnh Monterey, mà còn ở những vùng khác trên khắp thế giới. Chà, tôi muốn bạn ra về và nghĩ đến điều này: điều chúng tôi đang gắng sức làm ở đây là bảo vệ kim tự tháp đại dương này và cái kim tự tháp đại dương kết nối với kim tự tháp sự sống của chính chúng ta. Đó là một hành tinh đại dương, và chúng ta tưởng mình sống trên mặt đất, nhưng kim tự tháp sự sống trong đại dương và cuộc sống của chúng ta trên mặt đất được kết nối rất phức tạp. Chỉ bằng cách duy nhất là giữ cho đại dương mạnh khỏe chúng ta mới được khỏe mạnh Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Như các bạn đã thấy, mỗi lần đến đây, bạn lại học được vài điều. Sáng nay, những chuyên gia của thế giới tôi đoán là đến từ những công ty khác nhau trong lĩnh vực sản xuất ghế ngồi Tôi nghĩ, rằng giải pháp tối ưu là mọi người không nên ngồi xuống Tôi đã có thể nói họ như vậy. (Cười) Hôm qua, những người làm ô tô đã cho chúng tôi một số hiểu biết mới. Họ chỉ ra rằng, tôi tin trong khoảng từ 30 đến 50 năm nữa, họ sẽ lái xe bằng dây điện, không cần sử dụng máy móc nữa. (Cười) Thật an tâm. (Vỗ tay) Sau đó họ chỉ ra sẽ có các điều khiển khác bằng dây, để loại bỏ tất cả những thứ cơ khí. Điều đó khá tốt, nhưng tại sao không loại bỏ dây? Thì bạn sẽ không cần thứ gì để điều khiển xe, ngoại trừ nghĩ về nó. Tôi rất thích nói về công nghệ, và đôi khi, trong những gì xảy ra trong 15 phút, Tôi vui khi trò chuyện với các kỹ thuật viên về những gì ở đây. Nhưng nếu tôi có một điều để nói về điều này, trước khi bắt đầu với điều đầu tiên, nó sẽ là thứ từ khi chúng ta bắt đầu xây dựng nó, ý tưởng lớn không phải là công nghệ. Nó thật sự là một ý tưởng lớn khi bắt đầu áp dụng nó trong iBOT cho cộng đồng người khuyết tật. Tôi nghĩ đây là ý tưởng lớn, một phần mới của một giải pháp đến một vấn đề khá lớn trong vận tải. Và có thể đưa lên quan điểm: có rất nhiều dữ liệu về điều này, Tôi vui khi chia sẻ với bạn bằng cách khác nhau. Bạn không bao giờ biết những gì tấn công những điều yêu thích, nhưng mọi người đều hoàn toàn sẵn sàng tin xe hơi đã thay đổi thế giới. Và Henry Ford, cách đây khoảng 100 năm, bắt đầu phát triển Model Ts. Cái tôi không nghĩ hầu hết mọi người đều nghĩ là bối cảnh áp dụng công nghệ. Ví dụ, trong thời gian đó, 91 phần trăm của Mỹ sống ở các trang trại hoặc ở các thị trấn nhỏ. Vì vậy, chiếc xe - Chiếc xe không cần ngựa mà thay thế cho ngựa và xe ngựa - là một việc lớn; Nó nhanh gấp đôi một con ngựa và xe ngựa. Nó dài bằng một nửa. Và đó là một cải tiến về môi trường, bởi vì, ví dụ, năm 1903, họ đã cấm sử dụng ngựa và cỗ xe ở trung tâm thành phố Manhattan, bởi vì bạn có thể tưởng tượng những con đường trông như thế nào khi bạn có một triệu con ngựa, và một triệu con đó đi tiểu và làm những thứ khác, và thương hàn và các vấn đề khác được tạo ra gần như không thể tưởng tượng được. Vì vậy, chiếc xe là môi trường sạch sẽ thay thế cho một con ngựa và cỗ xe. Nó cũng là một cách để mọi người di chuyển từ trang trại của họ đến trang trại khác, hoặc trang trại đến thị trấn, thị trấn đến thành phố. Tất cả đều hợp lý, với 91 phần trăm số người sống ở đó. Vào những năm 1950, chúng tôi bắt đầu kết nối tất cả các thị trấn với nhau với cái mà nhiều người gọi là kì quan thế giới thứ tám, hệ thống đường cao tốc. Và đó chắc chắn là một kỳ quan. Và nhân tiện, khi tôi chụp những công nghệ cũ, Tôi muốn đảm bảo với mọi người, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô - người đã rất ủng hộ chúng tôi - tôi không nghĩ điều này bằng bất cứ cách nào cạnh tranh với máy bay, hoặc ô tô. Nhưng hãy suy nghĩ về nơi mà thế giới ngày nay. 50% dân số toàn cầu hiện đang sống ở các thành phố. Đó là 3,2 tỷ người. Chúng tôi giải quyết các vấn đề giao thông đã thay đổi thế giới để đưa nó đến nơi chúng ta hiện nay. 500 năm trước, những chiếc thuyền buồm bắt đầu được tin cậy; chúng tôi tìm thấy một lục địa mới. Cách đây 150 năm, đầu máy đã có đủ hiệu quả, năng lượng hơi nước, rằng chúng ta đã biến lục địa này trở thành một quốc gia. Trong hơn trăm năm qua, chúng tôi bắt đầu chế tạo xe ô tô, và sau 50 năm đã kết nối thành phố này với thành phố khác một cách cực kỳ hiệu quả, và chúng ta có một mức sống cao như là kết quả của điều đó. Nhưng trong suốt quá trình đó, ngày càng có nhiều người sinh ra, và càng có nhiều người chuyển đến thành phố. Riêng Trung Quốc sẽ chuyển từ bốn đến sáu trăm triệu người vào các thành phố trong một thập kỷ rưỡi tiếp theo. Và như vậy, tôi nghĩ, không ai sẽ cho rằng máy bay, trong 50 năm qua, đã biến lục địa và đất nước này thành một vùng lân cận. Và nếu chỉ xét cách công nghệ được áp dụng, chúng tôi đã giải quyết tất cả các tầm xa, tốc độ cao, khối lượng cao, vấn đề trọng lượng lớn khi di chuyển vật. Không ai muốn từ bỏ chúng. Và tôi chắc chắn sẽ không bỏ máy bay của mình, hay trực thăng, hay Humvee, hay Porsche. Tôi yêu tất cả. Tôi không giữ bất kỳ thứ gì trong phòng khách. Thực tế là, dặm cuối cùng mới là vấn đề, và một nửa thế giới hiện đang sống ở các thành phố dày đặc. Và họ dành ra, tùy thuộc vào họ là ai, từ 90 đến 95 phần trăm năng lượng của họ đi bộ xung quanh. Tôi nghĩ - tôi không biết cái dữ liệu sẽ gây ấn tượng với bạn, nhưng làm thế nào, về 43 phần trăm nhiên liệu tinh chế được sản xuất trên thế giới tiêu thụ ô tô ở các khu đô thị ở Hoa Kỳ. Ba triệu người chết mỗi năm tại các thành phố do không khí ô nhiễm, và gần như toàn bộ sự ô nhiễm trên hành tinh này được sản xuất bằng phương tiện vận chuyển, đặc biệt là ở các thành phố. Và một lần nữa, tôi nói rằng không phải để tấn công ngành công nghiệp nào, Tôi nghĩ - tôi thực sự - tôi yêu máy bay của mình, và xe trên đường cao tốc di chuyển 60 dặm một giờ là hiệu quả phi thường, cả hai đều từ một góc nhìn kỹ thuật, góc nhìn về tiêu thụ năng lượng, và tiện ích. Và tất cả đều thích xe, và tôi cũng thích. Vấn đề là, bạn vào thành phố và bạn muốn đi bốn dãy nhà, Nó không vui cũng không hiệu quả. Nó không bền vững. Nếu - ở Trung Quốc, vào năm 1998, 417 triệu người đã sử dụng xe đạp; 1,7 triệu người sử dụng ô tô. Nếu năm phần trăm dân số đó trở thành, dẫn chứng, tầng lớp trung lưu, và muốn đi theo con đường mà chúng ta đã đi trong trăm năm qua đồng thời 50% dân số di chuyển vào các thành phố với kích cỡ và mật độ của Manhattan, cứ mỗi sáu tuần - nó không bền vững với môi trường; nó không bền vững về kinh tế - không đủ dầu - và nó không bền vững về chính trị. Ý là, giờ chúng ta đang tranh giành điều gì? Chúng ta có thể làm nó phức tạp, nhưng thế giới đang tranh giành điều gì? Vì vậy, đối với tôi, ai đó đã phải làm việc trên dặm cuối cùng, và đó chỉ là ăn hên thôi. Chúng tôi đã làm việc trên iBOT, nhưng một khi làm, chúng ta quyết định ngay nó có thể là một thay thế tuyệt vời cho mô tô nước. Bạn không cần nước. Hoặc xe trượt tuyết. Bạn không cần tuyết. hoặc trượt tuyết. Chỉ là niềm vui, và họ thích di chuyển làm những điều thú vị. Và những ngành đó, nhân tiện -- chỉ riêng xe golf là ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ đô la. Nhưng thay vì bỏ giấy phép này, đó là cái chúng tôi thường làm, dường như nếu chúng ta không đặt tất cả nỗ lực của mình vào công nghệ, nhưng vào việc hiểu biết về một thế giới đã được giải quyết tất cả các vấn đề khác, nhưng bằng cách nào đó đã đến để chấp nhận rằng các thành phố - trong đó, ngay từ Hy Lạp cổ đại, đã đi lại quanh, các thành phố được thiết kế và xây dựng cho người dân - bây giờ có một dấu chân, trong khi đã giải quyết vấn đề vận chuyển và nó giống như định luật Moore. Ý tôi là, nhìn thời gian để vượt qua một lục địa trong một toa tàu Conestoga, sau đó trên một đường ray, sau đó là một chiếc máy bay. Mọi hình thức vận chuyển khác đều được cải thiện. Trong 5.000 năm, chúng tôi đã đi ngược lại trong việc đi tới các thành phố. Chúng đã trở nên to hơn; Chúng trải rộng hơn. Bất động sản đắt nhất trên hành tinh này ở mọi thành phố - Đại lộ Wilshire, hoặc đại lộ Fifth Avenue, hoặc Tokyo, hoặc Paris - bất động sản đắt nhất là khu trung tâm. 65 phần trăm đất đai của các thành phố của chúng ta dùng để đỗ xe. 20 thành phố lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, bạn tự hỏi, nếu các thành phố có thể cung cấp cho người đi bộ những gì chúng ta coi nhẹ như khi bây giờ chúng ta đi giữa các thành phố? Nếu như bạn có thể làm chúng thú vị, hấp dẫn, sạch sẽ, thân thiện với môi trường? Nếu như nó có thể trở nên ngon miệng hơn một chút để có quyền thông qua việc này, như liên kết cuối với vận tải công cộng, để ra khỏi xe của bạn để chúng ta có thể sống ở vùng ngoại ô và sử dụng xe theo cách mình muốn, Và sau đó làm cho các thành phố của chúng ta tái năng lượng hoá? Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ thực sự gọn gàng, và một trong những vấn đề chúng tôi lo lắng là: làm thế nào để chúng tôi có được sự hợp pháp trên vỉa hè? Bởi vì tôi đã có động cơ kỹ thuật; Tôi đã có bánh xe - Tôi là một chiếc xe cơ giới. Tôi không giống như một chiếc xe cơ giới. Tôi có dấu chân giống như người đi bộ; Tôi có cùng khả năng duy nhất để đối phó với người đi bộ khác chỗ đông. Tôi đưa nó xuống Ground Zero, và tìm ra cách để đi qua đám đông trong một giờ. Tôi là người đi bộ. Nhưng luật pháp thường chậm công nghệ bởi một hoặc hai thế hệ, và nếu chúng tôi bị nói không thuộc về vỉa hè, chúng tôi có hai lựa chọn. Ta có chiếc xe giải trí mà không quan trọng, và tôi không dành thời gian để làm những thứ như vậy. Hoặc có lẽ chúng ta nên ra ngoài đường phố ở phía trước của một xe buýt Greyhound hoặc một chiếc xe. Chúng tôi đã rất quan tâm đến điều đó, chúng tôi đã đến Tổng Cục Bưu chính Hoa Kỳ, như là người đầu tiên chúng tôi gặp ở bên ngoài, và nói, "Hãy đưa người của bạn vào đó. Mọi người tin tưởng vào người đưa thư của họ. Và họ thuộc về vỉa hè, và họ sẽ sử dụng nó một cách nghiêm túc. " Ông ấy đồng ý. Chúng tôi đã đi đến một số phòng cảnh sát mà muốn đưa cảnh sát trở lại trong khu phố trên khu vực, mang 70 pound vật liệu. Họ yêu nó. Và tôi không thể tin rằng một cảnh sát sẽ tự phạt bản thân mình. (Cười) Chúng tôi đã làm việc thực sự chăm chỉ, nhưng chúng tôi biết rằng công nghệ này sẽ không khó phát triển như một thái độ về những gì quan trọng, và làm thế nào để áp dụng công nghệ. Chúng tôi ra ngoài và tìm thấy một số người có tầm nhìn xa với đủ tiền để cho chúng ta thiết kế và xây dựng những thứ này, và hy vọng đủ thời gian để chúng được chấp nhận. Nên tôi hạnh phúc, thực sự, rất vui khi nói về công nghệ này nhiều như bạn. Và vâng, nó thực sự thú vị, và vâng, bạn nên đi ra ngoài và thử nó. Nhưng nếu có thể yêu cầu bạn làm một việc, không suy nghĩ như một phần của công nghệ, nhưng chỉ cần tưởng tượng rằng, mặc dù tất cả chúng ta hiểu bằng cách nào đó rất hợp lý khi chúng tôi sử dụng cỗ máy 4.000 pound của mình, mà có thể đi 60 dặm một giờ, có thể đưa bạn đến mọi nơi bạn muốn đi, và bằng cách nào đó nó cũng là những gì chúng tôi sử dụng cho dặm cuối cùng, và nó bị hỏng, và nó không hoạt động nữa. Một trong những điều thú vị đã xảy ra với chúng tôi về lý do tại sao nó có thể được chấp nhận, xảy ra tại đây ngay California. Một vài tuần trước, sau khi khởi động nó, chúng tôi đã ở đây với một đôi tin tức ở bãi biển Venice, chạy vụt lên và trở lại, và anh ấy lấy làm lạ về công nghệ này, trong khi đó các xe đạp đang chạy qua, và ván trượt đang chạy vụt qua, và một bà già - ý tôi là, nếu bạn tra trong từ điển, Một bà già nhỏ người - đã đến bởi tôi - và giờ tôi đang nói về điều này, tôi có chiều cao của một người lớn bình thường - và bà ấy dừng lại, và camera đang ở đó, và bà ấy nhìn tôi Và nói, "Tôi có thể thử nó không?" Và tôi nói gì - bạn biết đấy, bạn sẽ nói như thế nào? Và tôi nói, "Chắc chắn rồi." Vì vậy, tôi rời đi, và bà ấy leo lên, và với một chút bình thường, sau đó cô quay lại, và cô ấy đi khoảng 20 feet, và bà ấy quay lại, và cô ấy cười. Và bà ấy trở lại và bà ấy dừng lại, và bà ấy nói, "Cuối cùng, họ đã làm một cái gì đó cho chúng tôi." Và camera đang nhìn xuống bà ấy. Tôi đang nghĩ, "Wow, thật tuyệt vời -- (Cười) -- xin bà, đừng nói thêm một từ nào nữa." (Cười) Và máy ảnh đang hướng về bà ấy, và anh chàng này đã đặt micro vào mặt cô, nói, "Ý của bác là gì?" Và tôi đã hình dung, "Bây giờ đã hết rồi", và bà ấy nhìn lên và bà ấy nói, "À," bà ấy vẫn xem họ chạy; bà ấy nói, "Tôi không thể đi xe đạp," không, bà ấy nói, "Tôi không thể dùng ván trượt, và tôi chưa bao giờ dùng giày trượt," bà ấy biết họ qua tên; bà ấy nói, "Và đã 50 năm kể từ khi tôi đạp xe đạp." Rồi bà ấy nhìn lên, bà ấy nhìn lên, và nói, "Và tôi 81 tuổi, và tôi không lái xe nữa. Tôi vẫn phải đến cửa hàng, và tôi không thể mang theo nhiều thứ. " Và nó bất ngờ xảy ra với tôi, trong số rất nhiều nỗi sợ hãi của tôi, không chỉ là bộ máy hành chính và các cơ quan quản lý Và các nhà lập pháp có thể không hiểu nó - Đó là, về cơ bản, bạn tin rằng có áp lực trong số người không để xâm chiếm hầu hết quý giá của không gian còn lại, vỉa hè tại các thành phố này. Khi bạn nhìn vào yêu cầu pháp lý 36 inch cho vỉa hè, sau đó là tám foot cho chiếc xe đỗ, sau đó là ba làn xe, và sau đó là tám feet khác - đó là - mảnh nhỏ là tất cả những gì ở đó. Nhưng bà ấy nhìn lên và nói điều này, và tôi phát hiện ra, trẻ em không quan tâm, Và họ không bỏ phiếu, và những người kinh doanh và sau đó là những người trẻ sẽ không để tâm tới điều này - họ rất thú vị- vì vậy tôi đoán rằng tôi đã lo lắng rằng dân số già hơn sẽ lo lắng. Vì vậy, vì đã nhìn thấy điều này, và lo lắng về nó trong tám năm, Điều đầu tiên tôi làm là cầm điện thoại và yêu cầu những người tiếp thị và quản lý, gọi cho AARP, lấy hẹn ngay. Chúng ta phải cho họ thấy điều này. Và họ mang nó đến Washington; Họ cho người khác thấy; và họ sẽ tham gia vào ngay bây giờ, xem những thứ này thu hút như thế nào ở một số thành phố, như Atlanta, nơi chúng tôi đang thực hiện các thử nghiệm thực tế xem nó có thể, giúp tái tạo năng lượng cho trung tâm thành phố của họ. (Vỗ tay) Điểm mấu chốt là, cho dù bạn tin rằng Liên Hợp Quốc, hoặc bất kỳ tổ chức nào khác - trong 20 năm tới, tất cả sự gia tăng dân số của con người trên hành tinh này sẽ ở trong các thành phố. Chỉ ở Châu Á, sẽ có hơn một tỷ người. Họ học cách bắt đầu bằng điện thoại di động. Họ không phải mất chuyến đi 100 năm như chúng ta. Họ bắt đầu ở đỉnh cao của chuỗi công nghệ thực phẩm Chúng ta bắt đầu xây dựng các thành phố và môi trường nhân loại nơi một người 150 pound có thể đi một vài dặm trong một môi trường dày đặc, màu mỡ, không gian xanh, mà không phải là trong một cỗ máy 4.000-pound để làm điều đó. Ô tô không phải là để đậu xe song song; chúng là những chiếc máy tuyệt vời đi giữa các thành phố, nhưng hãy suy nghĩ: chúng tôi đã giải quyết tất cả các vấn đề tầm xa, tốc độ cao. Người Hy Lạp đi từ nhà hát ở Dionysus đến Parthenon bằng xăng đan. Bạn làm điều đó bằng giày thể thao. Không có nhiều thay đổi. Nếu điều này đi chỉ nhanh bằng ba lần thời gian đi bộ- ba lần - đi bộ 30 phút còn 10 phút. Sự lựa chọn của bạn, khi sống trong thành phố, nếu nó bây giờ là 10 phút - bởi vì lúc 30 phút bạn muốn thứ thay thế, dù đó là xe buýt, xe lửa - Ta xây cơ sở hạ tầng - một đường sắt nhẹ - hoặc bạn sẽ tiếp tục đỗ những chiếc xe đó. Nhưng nếu bạn có thể đặt một cái ghim ở hầu hết các thành phố, và tưởng tượng xa thế nào nếu có thời gian, đi bộ nửa giờ, đó là thành phố. Nếu làm nó thú vị, và còn tám hoặc mười phút, bạn không thể tìm thấy chiếc xe của bạn, không đỗ xe, di chuyển, lại đỗ xe và đi đâu đó; bạn không thể đi taxi hoặc tàu điện ngầm. Chúng ta có thể thay đổi cách mọi người phân bổ nguồn lực, cách hành tinh này sử dụng năng lượng, làm cho nó thú vị hơn. Và chúng tôi hy vọng một phần nào đó lịch sử nói rằng chúng tôi đã đúng. Đó là Segway Đây là một động cơ vòng Stirling; điều này đã được nhầm lẫn bởi rất nhiều điều chúng tôi đang làm. Con quái vật nhỏ này, hiện đang sản xuất ra vài trăm watt điện. Có, nó có thể được gắn liền với điều này, Và vâng, trên một kg propan, Bạn có thể lái xe từ New York đến Boston nếu bạn chọn. Có lẽ thú vị hơn về động cơ nhỏ này là nó sẽ đốt cháy bất kỳ nhiên liệu, bởi vì một số bạn có thể hoài nghi về khả năng này có ảnh hưởng, nơi mà hầu hết thế giới bạn không thể cắm vào ổ cắm 120V của bạn. Chúng tôi đã nghiên cứu việc này, thực tế, như một nguồn năng lượng thay thế, trở lại Johnson & Johnson, để chạy iBOT, bởi vì pin tốt nhất bạn có thể nhận được - 10 watt-giờ trên một kilogram chì, 20 watt giờ cho mỗi kg niken-cadmium, 40 watt-giờ trên kg niken-kim loại hydrua, 60 watt-giờ trên một lít trong pin lithium, 8.750 watt-giờ năng lượng trong mỗi kilôgam propan hoặc xăng - đó là lý do tại sao không ai lái xe điện. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu có thể đốt nó với hiệu suất như nhau - bởi vì nó là sự đốt cháy bên ngoài - như bếp của bạn, Nếu bạn có thể đốt cháy bất kỳ nhiên liệu nào, nó khá gọn gàng. Nó làm cho đủ điện để, ví dụ, làm điều này, mà vào ban đêm là đủ điện, trong phần còn lại của thế giới, như ông Holly - Tiến sĩ Holly - chỉ ra, có thể chạy máy tính và một bóng đèn. Nhưng thú vị hơn, nhiệt động lực học của điều này nói, bạn sẽ không bao giờ nhận được hiệu quả hơn 20 phần trăm. Nó không quan trọng nhiều - nếu bạn nhận được 200 watt điện, bạn sẽ nhận được 700 hoặc 800 watt nhiệt. Nếu bạn muốn đun sôi nước và ngưng tụ lại với tốc độ 10 gallon/giờ, nó mất khoảng 25, hơn 25,3 kilowatt một chút- 25.000 watt điện liên tục - để làm điều đó. Rất nhiều năng lượng, không đủ để khử muối hoặc nước sạch ở nước này theo cách đó. Chắc chắn, ở phần còn lại của thế giới, sự lựa chọn của bạn là để tàn phá nơi này, biến mọi thứ sẽ cháy thành nhiệt, hoặc uống nước có sẵn. Nguyên nhân số một gây tử vong trên hành tinh này của con người là nước bẩn. Tùy thuộc vào số người mà bạn tin, khoảng 60 đến 85.000 người mỗi ngày. Chúng ta không cần phải cấy ghép tim tinh vi trên khắp thế giới. Chúng ta cần nước. Và phụ nữ không nên dành bốn giờ một ngày để tìm kiếm nó, hoặc xem con cái họ chết. Chúng tôi đã tìm ra cách để đặt một máy nén nén hơi vào cái này, với một bộ trao đổi nhiệt dòng chảy ngược để lấy nhiệt thải, Sau đó sử dụng một chút điện để kiểm soát quá trình đó, và cho 450 watt, mà là một chút ít hơn một nửa nhiệt thải của nó, nó sẽ làm cho 10 gallon một giờ nước cất từ bất cứ thứ gì có trong nó để làm mát nó. Vì vậy, nếu chúng tôi đặt hộp này vào đây trong một vài năm, chúng ta có thể có một giải pháp để vận chuyển, điện, và truyền thông, và có thể là nước sạch trong một gói hàng bền vững nặng 60 pound? Tôi không biết, nhưng chúng tôi sẽ thử nó. Tôi tốt hơn là nên im lặng. (Vỗ tay) Tôi thấy rất vinh dự ngày hôm nay được chia sẻ với các bạn Vũ Trụ Số, được tạo ra để con người để thấy thật sự nơi chúng ta ở trong vũ trụ. Và vì thế tôi nghĩ chúng ta có thể chiếu video chúng ta có. [đỉnh Hymalaya.] (Âm nhạc) Carter Emmart: Chân trời phẳng mà chúng ta tiến tới là hình ảnh ẩn dụ cho các nguồn tài nguyện vô hạn và khả năng vô hạn của nước thải. Đã không phải cho tới khi chúng ta thực sự rời trái đất, từ bên trên bầu khí quyển nhìn thấy chân trời gập lại thì lúc đó chúng ta mới có thể hiểu được rằng hành tinh của chúng ta là 1 điều kiện có giới hạn. Atlas Vũ Trụ Số được xây dựng tại Bảo tàng Lịch Sử Tự Nhiên Mỹ suốt hơn 12 năm qua. Chúng tôi duy trì nó, lắp ráp chúng lại với nhau như 1 dự án nhằm vẽ biểu đồ vũ trụ ở mọi tỉ lệ xích. Những gì chúng ta thấy ở đây là các vệ tinh xung quanh trái đất, và trái đất trong sự đăng ký chính xác khác với vũ trụ, như các bạn thấy. NASA đã ủng hộ công trình này cách đây 12 năm, là 1 phần trong việc tái xây dựng đài thiên văn Hayden để chúng tôi có thể chia sẻ cùng thế giới này. Vũ Trụ Số là nền tảng cơ bản của các sản phẩm biểu diễn không gian mà chúng ta làm -- không gian chính của chúng ta nằm trong hình vòm. Nhưng cái bạn đang thấy đây là kết quả thực tập thực sự mà chúng tôi tổ chức cùng trường Đại học Linkoping tại Thụy Điển. 12 sinh viên làm việc cùng tôi trên công trình này cho đề tài tốt nghiệp của họ. Và kết quả cho ra đời phần mềm có tên Uniview và 1 công ty có tên SCISS ở Thụy Điển. Phần mềm này cho phép sử dụng tương tác. Nên thực tế, đường bay này và bộ phim chúng ta đang xem là chuyến bay trực tiếp. Tôi đã thu trực tiếp từ laptop của mình trong 1 quán cà phê có tên Các Vật Thể Trái Đất ở L.E.S, Manhattan, nơi tôi sống. Và được thực hiện trong 1 dự án hợp tác với Bảo tàng Nghệ Thuật Rubin ở Himalaya cho 1 cuộc triển lãm về vũ trụ học và thuyết tương đối. Và khi ra ngoài, chúng tôi thấy liên tiếp từ hành tinh của chúng ta mọi con đường tới các ngân hà thực như chúng ta thấy ở đây, thời gian di chuyển của ánh sáng, tạo cho bạn cảm giác thật xa xôi. Khi ra ngoài, ánh sáng từ những ngân hà cách xa chúng ta mất rất nhiều thời gian, chúng tôi chủ yếu là quay lại quá khứ. Chúng tôi lùi lại cho tới khi nhìn thấy giới hạn không gian giam hãm chúng ta -- phát quang còn dư sau vụ nổ Big Bang. Đây là WMAP (tàu vũ trụ vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson) chúng ta thấy nền vi sóng. Chúng ta sẽ bay bên ngoài nó để thấy sự kìm hãm không gian này. Nếu chúng ta ở bên ngoài cái này, thì gần như vô nghĩa, theo cảm giác trước thời gian. Nhưng sự kìm hãm không gian của chúng ta là trong vũ trụ hữu hình. Chúng ta biết vũ trụ thực ra lớn hơn, vượt qua khả năng nhìn của con người, Trở lại một cách nhanh chóng, chúng ta thấy ở đây phạm vi ảnh hưởng sóng vô tuyến mà lúc đầu chúng ta nhảy ra khỏi. Nhưng các vị trí này, các vị trí của các hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời mà chúng tôi đã lập bản đồ. Và mặt trời của chúng ta ở đây có hệ Mặt Trời riêng. Cái chúng ta sắp thấy -- các bạn sẽ phải nhảy vào đây thật nhanh giữa vài bậc độ sáng để xuống nơi chúng ta nhìn thấy hệ Mặt Trời. Đây là các đường đi của tàu Voyager 1,2 ; Pinoneer 11 và 10, 4 tàu vũ trụ đầu tiên rời hệ Mặt Trời. Đến gần hơn, rọi vào trái đất. Quỹ đạo của mặt trăng và chúng ta thấy trái đất. Bản đồ này có thể được cập nhập. Và chúng tôi có thể bổ sung dữ liệu mới. Tôi biết Dr. Carolyn Porco là camera P.I cho tàu vũ trụ Cassini. Nhưng chúng ta thấy ở đây đường bay phức tạp của tàu Cassini mã hóa màu sắc cho các chặng sứ mệnh khác nhau, khéo léo phát triển để 45 lần chạm trán với mặt trăng lớn nhất, hành tinh Titan, lớn hơn cả hành tình Mercury, làm chệch hướng quỹ đạo thành các phần khác nhau của hành trình sứ mạng. Phần mềm này cho phép chúng ta đến gần hơn và nhìn thấy các phần của nó. Phần mềm có thể kết nối mạng giữa các vòm. Chúng tôi có nền tảng phát triển người dùng cho phần mềm này. Và chúng tôi lập mạng lưới các vòm. Và chúng tôi có thể lập mạng lưới giữa các vòm và phòng học. Chúng tôi đang chia sẻ các chuyến thăm quan vũ trụ với trạm thiên văn tiểu Sahara đầu tiên ở Ghana cũng như các thư viện mới đã được xây dựng ở các khu người Do Thái ở Columbia và 1 trường trung học ở Campuchia. Người Campuchia đã điều khiển trạm thiên văn Hayden từ trường trung học của họ. Đây là hình ảnh từ hôm thứ 7, do vệ tinh Aqua chụp được, thông qua phần mềm Uniview. Và bạn đang thấy đường viền của trái đất. Đây là Nepal. Thực ra, ngay ở đây là thung lũng Lhasa, ở Tibet. Nhưng chúng ta có thể thấy khói mù từ lửa ... ở thung lũng Ganges phía dưới Ấn Độ. Đây là Nepal và Tibet. Và để kết thúc, tôi muốn nói thế giới xinh đẹp chúng ta đang sống -- Đây chúng ta thấy 1 chút tuyết đang rơi. Và tôi muốn nói rằng điều mà thế giới cần bây giờ là cảm giác có thể nhìn vào chính chúng ta trong điều kiện lớn hơn nhiều bây giờ và tầm hiểu biết vĩ mô hơn về khái niệm "Nhà". Vì nhà của chúng ta là vũ trụ, và chúng ta là vũ trụ. Chúng ta mang vũ trụ trong mình. Và để có thể thấy môi trường của chúng ta ở tầm vĩ mô hơn giúp tất cả chúng ta hiểu được chúng ta đang ở đâu và là ai trong vũ trụ này. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tại sao lại trồng các ngôi nhà? Bởi vì chúng ta có thể. Ngay bây giờ, nước Mỹ đang ở trong tình trạng chấn thương liên tục. Và đây là lý do cho điều đó. Chúng ta đã có người Mc, xe Mc, Nhà Mc. Là một kiến trúc sư, tôi phải đối đầu với những thứ như thế. Vậy công nghệ nào mà cho phép chúng ta để làm những căn nhà hóm hỉnh như thế? Chà, nó được khoảng 2,500 năm. Nó được gọi là tết, hay ghép các cây lại với nhau, hoặc ghép những vật chất nối nhau được vào một hệ thống mạch giáp nhau. Và chúng ta làm cái gì đó khác biệt với cái chúng ta đã làm trong quá khứ Chúng ta một chút trí thông minh vào đó. Chúng tôi sử dụng CNC để làm giàn giáo để luyện cho những vật chất bán tự tạo hình, thực vật, thành 1 dạng hình học cụ thể để tạo thành 1 ngôi nhà chúng tôi gọi là Fab Tree Hab Nó hòa nhập vào với môi trường. Nó là môi trường sống. Nó còn là cảnh quan nữa. Và bạn có thể có hàng trăm triệu những ngôi nhà như thế. Và chẳng phải rất tuyệt khi chúng có thể thu khí cacbon. Thật hoàn hảo. Bạn có thể có 100 triệu gia đình, hoặc giảm bớt trong vùng ngoại ô, bởi vì những ngôi nhà này là một phần của môi trường. Hãy tưởng tượng trước khi phát triển thành một ngôi làng -- nó cần khoản từ 7 đến 10 năm -- để phủ xanh ngôi làng. Vì vậy không chỉ chúng ta làm căn nhà rau xanh, mà chúng ta còn xây dựng được môi trường sống sản xuất thịt trong ống nhiệm hay những căn nhà mà chúng ta đang nghiên cứu bây giờ tại Brooklyn, nơi như là văn phòng kiến trúc cho những thứ đầu tiên này để đặt vào phòng thí nghiệm phân tử tế bào và bắt đầu thí nghiệm với y học tái tạo và nuôi trồng mô và bắt đầu nghĩ đến 1 tương lai khi kiến trúc và sinh học trở thành một. Vì chúng ta đã làm thế trong một vài năm, và đây là phòng thí nghiệm của chúng tôi. Và cái chúng tôi làm là chúng tôi cho phát triển ma trận ngoại tử từ những con lợn. Chúng tôi dùng máy in phun cải biến để in những dạng hình học. Chúng tôi in những hình học nơi mà chúng tôi có thể làm những đối tượng thiết kế công nghiệp như bạn biết đó, giày, dây lưng da, túi xách, vân vân,... nơi không có sinh vật nào bị làm hại. Không có nạn nhân nào cả. Đó là thịt nuôi trồng trong ống nhiệm. Chúng tôi lập ra giá thuyết rằng cuối cùng chúng ta sẽ cải tiến các căn nhà. Vì thế ở đây là một bức tường gây giống điển hình, một công trình kiến trúc. Và đó là nơi của đề xuất của chúng tôi cho căn nhà thịt nơi bạn có thể thấy chúng tôi sử dụng các tế bào mỡ làm lớp cách điện, lông mao để đối phó với lượng gió và các cơ thắt để làm cửa sổ và cửa ra vào. (Cười) Và chúng tôi biết nó xấu khinh khủng. Nó có thể trở thành triều đại Tudor ở Anh hay thuộc địa của Tây Ban Nha nhưng chúng tôi chọn hình dáng đó. Và đó là cách để trồng, ít nhất một phần của nó. Chúng tôi có một buổi biểu diễn lớn ở Prague và chúng tôi quyết định đặt nó ở cổng chính của nhà thờ vì vậy tôn giáo có thể đối đầu với ngôi nhà của thịt. Đó là lý do tại sao chúng tôi trồng những căn nhà. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Ai ở đây say mê bởi thế giới dưới đại dương nào? Tuyệt vời! Chúng ta vừa làm gì? Hãy cùng phân tích một chút. Một hành động đơn giản như khi ai đó giơ tay có thể khiến rất nhiều người khác cũng làm theo. Điều đó đúng khi những cá thể trong xã hội có chung mối quan tâm, thường thì sẽ có lợi nếu bắt chước lẫn nhau. Giống như hồi bé, mặc giống những đứa sành điệu cũng khiến bạn trông sành điệu. Việc bắt chước hành vi cũng rất phổ biến với động vật hoang dã. Ví dụ, một số loài chim bắt chước tiếng kêu báo hiệu của loài khác để báo hiệu kẻ săn mồi đang đến. Nhưng liệu việc sao chép hành vi của động vật hoang dã có ảnh hưởng đến toàn hệ sinh thái mà con người phụ thuộc? Tôi tự hỏi điều này khi nghiên cứu về rặng san hô, những rặng san hô giúp hàng triệu người đánh bắt và làm du lịch tại đây, Châu Phi và khắp thế giới. Nhưng rặng san hô phụ thuộc vào cá. Những loài cá làm công việc quan trọng là ăn tảo. Không có chúng, những loại tảo này sẽ giết chết và chiếm toàn bộ rặng san hô, Một tổn thất đắt giá mà khó hoặc không thể đảo ngược. Vậy nên, để hiểu làm thế nào loài cá ngăn được việc này, tôi theo dõi khi chúng đang ăn tảo, ở những khoảng hở của rặng san hô nơi dễ bị kẻ thù phát hiện. Và một số thì, có lúc, có vẻ nhận ra mình bị theo dõi. (Tiếng cười) Vậy nên, rõ ràng là, với những loài cá ở rặng san hô, việc kiếm ăn có thể rất đáng sợ. Nhưng tôi muốn hiểu chúng làm việc này như thế nào trong những tình huống hiểm nguy. Vậy nên, tôi và đồng nghiệp đã dựng một dàn máy quay lớn ở một rặng san hô để quan sát toàn bộ bãi kiếm ăn từ xa. Những bãi kiếm ăn có nhiều tảo nhưng phải đối diện với những kẻ săn mồi. Góc nhìn từ trên xuống cho ta thấy hành vi kiếm ăn và chuyển động chính xác của các loài cá, được thể hiện bằng những chấm màu. Bằng việc phân tích hàng ngàn cử động của cá từ bãi kiếm ăn, chúng tôi nhận thấy một thói quen: Những chú cá này, dù khác loài và không bơi thành đàn, vẫn bắt chước nhau. Việc một con cá bơi vào bãi kiếm ăn nguy hiểm này có thể khiến nhiều con khác làm điều tương tự. Vàchúng ở lại lâu hơn và ăn nhiều tảo hơn khi được bao quanh bởi nhiều cá hơn. Điều này xảy ra bởi kể cả hành động đơn giản nhất của một chú cá cũng có thể tình cờ truyền đạt thông tin quan trọng. Ví dụ, chỉ cần một con cá nhìn thấy kẻ săn mồi và trốn đi, những con khác cũng được cảnh báo. Và việc một con cá vào bãi an toàn giúp con khác thấy rằng bãi này an toàn. Vậy nên, kể cả khi không cùng loài, những chú cá này vẫn có liên kết cộng đồng, cung cấp cho chúng thông tin rằng lúc nào đủ an toàn để kiếm ăn. Phân tích của chúng tôi cho thấy việc cá làm theo con khác trong cộng đồng có thể góp phần ăn hết hơn 60% lượng tảo. Và do đó, rất quan trọng đối với luồng năng lượng và nguồn lực qua hệ sinh thái rặng san hô. Phát hiện này cũng cho thấy việc đánh bắt cá quá mức, một vấn đề phổ biến ở các rặng san hô, không chỉ lấy đi cá, mà còn phá hoại liên kết xã hội của những con còn lại, khiến chúng trốn tránh nhiều hơn và ăn ít tảo hơn vì không có được những thông tin quan trọng. Và điều này sẽ khiến những rặng san hô dễ bị tổn hại hơn mức dự đoán. Vậy nên, một cách kỳ diệu, liên kết xã hội của loài cá cho phép hành động của một cá thể lan rộng đến nhiều con khác, ảnh hưởng đến cả rặng san hô, nuôi sống hàng triệu người chúng ta và hỗ trợ nền kinh tế thế giới cho tất cả chúng ta. Phát hiện này hướng ta đến những cách tốt hơn để quản lý rặng san hô một cách bền vững. Nhưng cũng cho thấy, loài người chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những cá nhân khác, mà còn bởi hành vi của một con cá ở một rặng san hô xa xôi thông quan hành vi bắt chước của chúng. Xin cảm ơn (Vỗ tay) Đó là năm 1969, tại New York, trong một lớp nhạc lớp ba, thầy đưa chúng tôi vào một căn phòng không có gì trừ cây đàn piano và ghế ngồi. Sau đó thầy gọi từng người đứng lên, thấy đánh nốt C4, và bảo chúng tôi xướng âm nốt nhạc ấy. (Hát) Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn đi về phía bên phải hoặc là bên trái của lớp. (Cười) Và khi tất cả 35 đứa chúng tôi làm xong, thì nhóm bên trái lớp học, trong đó có tôi, được thầy bảo đứng lên và đi về lớp học chính. (Cười) Và sau đó, không ai trong chúng tôi được học nhạc một lần nào nữa ở bậc tiểu học. Câu lạc bộ nội trú và ngoại trú được hình thành, và tôi thậm chí còn không biết bài kiểm tra đầu vào là gì khi đó. Một vài năm sau, ở lớp tiếng Anh... (Cười) bài kiểm tra đầu tiên của học kỳ mới, và khi tôi nhận lại bài làm của mình, tôi được C+ với lời phê, "tốt như kỳ vọng." (Cười) Thật sự là tôi không quan tâm điểm C+ lắm. Tôi vui vì đó không phải điểm C- hay là D. Nhưng lời phê "tốt như kỳ vọng"... cho một độ tuổi nhỏ như thế, dường như là không phù hợp. Nó khiến bạn cảm thấy mình bị giới hạn. Bây giờ, có bao nhiêu người ở đây đã từng trải qua chuyện tương tự như thế, ở trường hay ở công sở gì cũng được? Chúng ta không đơn độc. Vì thế tôi đoán có thể là một sự mỉa mai khi cuộc đời đưa đẩy tôi đến với nghề làm nhạc và viết lách cho nhóm Blue Man, (Cười) và thành lập trường học. (Cười) Trường lớp lại là sự tra tấn đối với tôi. Vì đối với một người không có thiên hướng tự nhiên cho học thuật, hơn nữa thầy cô dường như cũng không hiểu tôi lắm, tôi không định hướng rõ ràng về trường lớp và trường lớp cũng không biết làm gì với tôi. Thế là tôi bắt đầu tự hỏi, ngay cả ở thời điểm đó, nếu môi trường như thế không biết phải làm gì với những người không vừa một khuôn mẫu có sẵn, thì tại sao chúng ta không xây dựng lại môi trường ấy để tận dụng được những điểm mạnh của mỗi người? Điều làm cho tôi tin, đó là chúng ta cần nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho những ý tưởng mới và sáng tạo được nảy nở và phát triển. Ta biết rằng bản năng con người vốn dĩ là sáng tạo, vì nếu ta không sáng tạo, chúng ta đã chỉ dùng cùng loại mũi tên đã được dùng 10.000 năm trước. Vì thế điều mà tôi hỏi đầu tiên là, có cách nào làm cho sự sáng tạo được dễ dàng hơn và xảy ra thường xuyên hơn không? Có cách nào tạo ra những khoảnh khắc bất ngờ không, có cách nào giúp những đột phá tưởng chừng như ngẫu nhiên và tình cờ được xảy ra một cách có chủ đích và thường xuyên không? Khi chúng tôi thành lập nhóm Blue Man vào năm 1988, chúng tôi chưa làm show off-Broadway nào trước đó. Chúng tôi gần như không có nhà hát. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi đam mê cái gì, và đó là cả một chuỗi những thứ chúng tôi chưa từng thấy ai biểu diễn trước đây, như là mỹ thuật, văn hoá đại chúng, công nghệ, xã hội học, rồi thì nhân học, bộ gõ, hài kịch và sau là niềm vui của bạn. Chúng tôi đặt ra một nguyên tắc đó là không làm trên sân khấu những điều chúng tôi chưa từng thấy trước đây, và chúng tôi muốn truyền cảm hứng sáng tạo và kết nối trong chính chúng tôi và với khán giả; chúng tôi muốn tạo ra một chút thành quả xã hội, và chúng tôi muốn có niềm vui để làm điều đó. Trong văn phòng, chúng tôi muốn tạo ra một môi trường mà mọi người đối xử với nhau tốt hơn một chút, tôn trọng và quan tâm nhau hơn thế giới ngoài kia một chút. Chúng tôi lại tiếp tục lặp lại quy trình và hợp tác cũng như tìm giải pháp để sáng tạo những điều chưa được thấy. Dần dần, tôi nhận thấy những điều kiện tối ưu cho những kiểu môi trường sáng tạo này đó là có mục tiêu, mục đích và đam mê rõ ràng, có nghĩa là làm một điều gì đó to lớn hơn cả bản thân chúng ta. Sự chính trực: làm những gì chúng ta nói sẽ làm. Là chính bản thân mình trong mọi tương tác. Đối thoại trực tiếp và kỳ vọng rõ ràng, ngay cả khi gặp vấn đề khó khăn. Cứng cỏi và kiên trì: lặp lại, lặp lại, lặp lại. Tạo nên một tập thể biết hỗ trợ nhau, luôn tin tưởng tuyệt đối và tôn trọng lẫn nhau. Mọi người trong nhóm phải cùng chí hướng. Và không ai là ngoại lệ. Thắng là cùng thắng, thua là cùng thua; và quyết định vẫn là quyết định trừ khi chưa quyết. Tôn trọng nhiều luồng quan điểm. Có nghĩa là mọi ý kiến đều được ghi nhận, mọi cảm xúc đều được biết đến. Lý giải những bất đồng. Mọi người nên cảm thấy được nghe và được biết đến. Chấp nhận rủi ro và ghi nhận sai sót. Cam kết để trở thành một tổ chức luôn học tập, luôn phải vặn mình theo sự sáng tạo và học hỏi. Và luôn nói chung một tiếng nói. Đây có lẽ là chất kết dính tất cả những điều này với nhau. Ý tưởng đó là chúng ta sẽ nói về những người không có mặt giống như thể họ đang hiện diện. Điều này có vẻ rất cơ bản, nhưng là một cách cực kỳ hiệu quả có thể giúp giải quyết các tình huống khó theo hướng ôn hoà hơn. Làm được cách này, ta có thể tạo ra hiệu ứng đậm nét để nâng cao mọi tiêu chuẩn, tôn trọng lẫn nhau, sự tin tưởng, giảm việc tán chuyện vặt vãnh và chính trị trong công sở và lớp học, và vì thế sẽ giảm được những thứ làm cản trở quá trình sáng tạo. Với tập đoàn Blue Man, sự lặp lại là cần thiết cho quá trình sáng tạo. Chúng tôi viết một mẫu nhỏ để cố gắng minh hoạ cho vòng lặp tiêu dùng / sa thải bằng một cách sáng tạo, vui và bất ngờ nhất cho khán giả. Giờ đây, nếu bạn để bản thân mình tìm cách thử làm những điều này, thì tôi có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian. Tôi có thể nói với bạn rằng bột yến mạch, Jell-O, kem lúa mì, gak, bánh pudding, đất sét, sắn, Silly Putty và bột cà chua không thể ra khỏi tuýp đựng nếu bị cuốn phía dưới quần áo của bạn có nghĩa là ra nó sẽ ra từ một cái ống trên ngực bạn và xịt về phía khán giả. Điều đó sẽ không xảy ra. (Cười) Sau nhiều tháng lặp lại, cuối cùng chúng tôi thực hiện trên chuối. (Cười) Ai biết được chuối có đúng tính chất chúng tôi mong đợi khi chúng giữ ở thể rắn ngay cả khi bị nén qua một tuýp đựng với khí đẩy, mặc dù chúng không đủ trơn để tạo ra hiệu ứng chảy mạnh mẽ hơn mà chúng ta đang tìm kiếm. (Cười) Phần này đã trở thành biểu tượng của buổi biểu diễn của Blue Man. Nhưng chúng tôi không vứt bỏ mọi nguyên tắc khi làm kịch. Chúng tôi có thiết kế cảnh trang. Chúng tôi có thiết kế ánh sáng. Và có giám đốc sân khấu chỉ đạo buổi diễn. Nhưng tôi khá chắc là show của chúng tôi là những người tiên phong khi kết nối với khán giả một cách đầy tôn trọng, bằng cách treo ngược họ lên, (Cười) nhúng họ trong nước sơn, đẩy họ vào bức tranh sơn dầu, (Cười) đặt đầu họ trong 70 pound của Jell-O và sau đó làm cho họ trở thành người hùng của buổi diễn. (Cười) Bên cạnh đó, chúng tôi không làm lại những thứ không cần phải làm lại. (Cười) Nhiều năm sau, chúng tôi đúc kết những điều học được và mở trường học -- một ngôi trường cho trẻ em mà chúng tôi từng ước chúng tôi được học, một ngôi trường mà những điều quan trọng là những gì xảy ra trên hành lang giữa các lớp học cũng như trong lớp học; một nơi mà bạn được học nhạc ngay cả khi không hát được nốt C trung. Tại trường Blue, giáo viên, phụ huynh và học sinh hợp tác bình đẳng trên bàn học, để tạo ra không gian an toàn nơi các cháu có thể phát triển đam mê cho việc học một cách vui vẻ và lâu dài. Một lần nữa, chúng tôi không tạo lại những gì không cần thiết. Chúng tôi không bỏ qua những phương pháp truyền thống như cách hướng dẫn trực tiếp, đó là cách tốt nhất để dẫn vào bài học. Nhưng chúng tôi cân bằng điều đó bằng cách tích hợp việc học tất cả các môn học, và cân bằng là yếu tố then chốt. Thật ra, trường Blue được thành lập trên nền tảng cân bằng giữa học thuật, suy nghĩ sáng tạo, và thông minh cá thể và xã hội. Tôi nhận ra rằng nó nghe như bình thường, nhưng trong phạm vi nào đó, điều này là rất quan trọng. (Cười) Và những phẩm chất này được quan tâm rất nhiều tại trường Blue như một ngôi trường tiên tiến thật sự. Trong gần mười năm, chúng tôi công bố việc mở rộng bậc trung cấp của trường. Khoa của chúng tôi kêu gọi khối lớp sáu tham gia vào việc phát triển các giá trị ở bậc học trung cấp. Quy trình đó bắt đầu bằng một câu hỏi: Bạn cần gì ở cộng đồng của chúng tôi để có thể vui vẻ và năng suất tại trường? Học sinh tham gia xuyên suốt sáu tuần làm việc theo cá nhân và nhóm, chắt lọc, cô đọng, và danh sách họ liệt kê ra thật sự xuất sắc. Được gặp gỡ và đồng hành cùng nhau. Tôn trọng và hỗ trợ những gì người khác cần để học hỏi. Được góp phần vào môi trường đa dạng của chúng tôi -- cách chúng tôi nhìn, nghĩ và hành động. Nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức bản thân và nhận thức người khác. Vinh danh và tạo thời gian cho niềm vui và những sở thích. Và thử thách bản thân, tập cách chấp nhận, tạo sai lầm, và hỗ trợ lẫn nhau vượt qua chúng. Nên nhớ, những đứa trẻ này chỉ mới 11 tuổi khi chúng nghĩ ra những điều này. Các em đúc kết ra những điều mà chúng ta mất 20 năm để định nghĩa. Một trong những sản phẩm tuyệt vời của việc tạo ra cộng đồng đa dạng này là chúng ta trở thành người lôi cuốn những người muốn ưu tiên các giá trị này. Họ muốn đặt điều này trên những thứ khác như tiền bạc, quyền lợi và truyền thống. Chúng ta đều có thể đi cùng nhau, bạn có giá trị riêng của bạn trong sự đồng hành của riêng bạn, trong cộng đồng và gia đình riêng của bạn. Đối với chúng tôi, với tôi, đó là việc ưu tiên cho tiếng nói của trẻ em, cho các cháu có công cụ hỗ trợ xây nên một thế giới hài hoà và bền vững. Tôi mời các bạn cùng tham gia hành trình thú vị, đam mê, và lý thú này. Cùng với nhau, những điều tốt đẹp như kỳ vọng sẽ trở nên không giới hạn khi sự kỳ vọng đó là bằng việc thay đổi môi trường sống, ta có thể thay đổi thế giới. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Xin cảm ơn! Quí vị thứ lỗi, tôi xin phép được ngồi; Tôi già rồi. (cười) Chủ đề mà tôi muốn bàn luận hôm nay là một chủ đề khá đặc biệt vì nó đã cũ lắm rồi. Hỗn độn là một phần của cuộc sống con người mãi mãi là thế Các tác giả cổ xưa đã từng viết về nó. Thực sự nó rất khó kiểm soát Theo cách hiểu nào đó, dường như nó cực kỳ phức tạp cực kỳ hỗn độn. Nhưng có nhiều dạng hỗn độn. Thực tế, thật may mắn là suốt nhiều năm qua tôi đã tập trung nghiên cứu loại hình phức tạp này. Và tôi đã rất kinh ngạc khi tìm thấy các dấu hiệu những dấu hiệu rõ ràng của trật tự trong sự thô ráp này. Vậy nên hôm nay, tôi muốn cho các bạn thấy một vài ví dụ tiêu biểu. Tôi thích từ "hỗn độn" hơn là từ "bất quy tắc" bời vì "bất quy tắc" đối với một người từng học tiếng Latin trong suốt quãng đời học sinh như tôi có nghĩa đối nghịch với "có quy tắc" Nhưng thực ra không phải thế. Sự quy củ đối ngược với sự hỗn độn do khía cạnh cơ bản của thế giới cực kỳ thô ráp. Tôi sẽ cho quí vị xem một vài vật thể. Một số trong đó là nhân tạo. Số khác là có thực trong tự nhiên. Đây là một vật thể có thực. Đó là bông súp lơ. Tại sao tôi lại cho quí vị xem bông súp lơ này, một loại rau rất bình thường và có từ xa xưa? Bởi vì có thể nó có từ xa xưa rồi, nhưng nó cực kỳ phức tạp và cũng cực kỳ đơn giản đồng thời cả hai. Quí vị có thể dễ dàng cân nó, dễ dàng ăn nó. Nhưng giả sử quí vị muốn đo diện tích bề mặt của bông súp lơ này. Vâng, rất thú vị. Nếu quí vị dùng một con dao sắc để cắt một trong những bông nhỏ của bông súp lơ lớn và quan sát riêng nó, quí vị sẽ thấy nó hệt như một bông súp lơ thật, nhưng bé hơn. Rồi quí vị lại cắt thêm nữa, nữa, nữa,... cứ thế. Quí vị vẫn thu được những bông súp lơ bé hơn. Bởi vậy kinh nghiệm của con người cho thấy luôn có một số hình dạng có đặc tính đặc biệt này, đoó là mỗi phần đều trông giống như tổng thể chỉ có điều là bé hơn. Vậy, nhân loại đã làm gì với nó? Rất, rất ít thôi. (Cười) Còn bản thân tôi thì nghiên cứu vấn đề đó và tôi tìm ra một số điều khá lạ lùng. Rằng chúng ta có thể đo sự thô ráp bằng một con số, một con số, 2.3, 1.2 hoặc đôi khi lớn hơn nhiều. Có lần, một anh bạn của tôi, anh ấy muốn chọc tôi, bèn mang tới một bức hình, rồi bảo, "Độ hỗn độn của đường cong này là bao nhiêu?" Tôi đáp: "Chỉ 1.5 thôi." Chính xác là 1.48. Chẳng mất mấy thời gian đâu nhỉ. Tôi đã tìm kiếm những thứ này từ lâu. Vậy nên những số này là những cơn số biểu thị độ hỗn độn của bề mặt. Tôi xin nói là những bề mặt này là hoàn toàn nhân tạo. Chúng được hoàn thiện bằng máy tính. và thông số đầu vào duy nhất là một con số. Và con số đó là độ hỗn độn. Và tiếp tục cái bên trái, tôi đã ghi lại độ hỗn độn từ nhiều cảnh quan, Cái bên phải, tôi lấy độ hỗn độn cao hơn. Bởi vậy mắt người, sau một lúc, không thể nào phân biệt rõ hai cái này nữa. Con người đã học cách đo độ hỗn độn. Cái này rất nhám, cái này hơi mịn, còn cái này mịn hoàn toàn. Có rất ít thứ mịn hoàn toàn. Và nếu quí vị muốn hỏi, thế bề mặt của bông súp lơ thì sao? Quí vị cứ đo và đo. Mỗi lần quí vị tiến đến gần hơn thì nó càng lớn hơn, cuống tới những khoảng cách rất, rất nhỏ. Chiều dài của bờ hồ này là bao nhiêu? Quí vị càng đo gần, thì càng thu được chiều dài lớn hơn. Khái niệm về chiều dài đường bờ biển có vẻ khá tự nhiên bởi vì nó được xem xét trong nhiều trường hợp, thực ra, điều đó hoàn toàn sai lầm; không hề có chuyện đó. Quí vị phải làm khác. Biết những thứ này thì được gì nhỉ? Khá lạ lùng là nó có nhiều ứng dụng. Chúng ta hãy bắt đầu với cảnh quan nhân tạo, là thứ mà tôi đã phát minh ra, và ngày nay luôn được sử dụng trong điện ảnh. Chúng ta thấy núi non ở xa xa. Chúng có thể là núi, nhưng cũng có thể là Giờ thì rất dễ. Trước đây người ta mất rất nhiều thời gian để làm ra, nhưng ngày nay chỉ mất vài phút. Quí vị quan sát nhé. Đây là lá phổi thật. Phổi là một thứ khá kỳ lạ. Nếu quí vị lấy cái này, quí vị biết rõ là nó rất nhẹ. Dung lượng của lá phổi cũng rất nhỏ. Nhưng diện tích bề mặt của nó thì sao? Các nhà giải phẫu học đã tranh cãi rất nhiều về điều đó. Một số người cho rằng lá phổi bình thường của nam giới có diện tích bằng diện tích bề mặt bên trong của một quả bóng rổ. Còn nhiều người lại bảo, không, phải bằng 5 quả. Tranh cãi kịch liệt. Tại sao lại thế? Bởi vì, thực ra, diện tích của lá phổi là thứ rất khó xác định. Phế quản cứ phân nhánh mãi. Rồi chúng nhừng phân nhánh, không phải vì nguyên lý gì cả, mà bởi vì lý do sinh học, nước nhầy trong phổi. Và vấn đề là cái cách mà bạn có được một lá phổi to hơn, nhưng nếu nó cứ phân nhánh, phân nhánh, tới một khoảng bằng con cá voi, với một người trưởng thành và với một loài gặm nhấm. Điều đó có lợi gì? Ngạc nhiên thay là các nhà giải phẫu đã hiểu sai về cấu trúc của lá phổi, cho tới mãi gần đây. Và tôi nghĩ rằng toán học của tôi, thật lạ là đã giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ ngoại khoa nghiên cứu về các chứng bệnh về phổi cũng như các chứng bệnh về thận, nói chung mọi cơ quan nội tạng có cấu trúc phân nhánh, mà không theo dạng hình học nào. Rồi tôi tìm ra cho mình, hay nói cách khác ây duựng nên một loại hình học, một loại hình học của những vật thể không hình dạng. Và một khía cạnh kỳ thú của nó là những quy tắc của hình học này thường là rất ngắn. Quí vị dựng hình lên. rồi căn chỉnh vài lần Đôi khi lặp đi lặp lại. Tiếp tục lặp lại như thế. Và cuối cùng bạn thu được thứ như thế này. Đám mây đã hoàn thành. 100% nhân tạo. À, 99.9% Và phần duy nhất tự nhiên chính là con số, độ hỗn độn của đám mây, được lấy từ tự nhiên. Có thứ cũng phức tạp như đám mây, cũng không chắc, dễ thay đổi, thì cần có một quy tắc đơn giản. Qui tắc đơn giản này không phải là giải thích đám mây. Hình dạng của đám mây phải cân nhắc đến nó. Tôi không biết bức hình này tiên tiến tới mức nào, chúng cũ rồi. Tôi đã tham gia nhiều vào đó, nhưng sau lại chuyển sang để ý tới những hiện tượng khác. Đây là một thứ thú vị không kém. Một trong những sự kiện gây choáng váng nhất Trong lịch sử toán học, và không được nhiều người đánh giá cao xảy ra cách đây khoảng 130 năm, 145 năm. Các nhà toán học bắt đầu tạo ra các hình dạng không tồn tại. Các nhà toán học tự tán dương tới mức kinh hoàng rằng con người có thể tạo ra những thứ mà tự nhiên không hề biết. Đặc biệt, nó có thể phát minh ra những thứ, chẳng hạn như đường cong lấp đầy mặt phẳng. Đường cong là đường cong, mà mặt phẳng là mặt phẳng, hai thứ chả liên quan gì tới nhau cả. Nhưng hóa ra chúng có liên quan. Một người tên là Peano đaã định nghĩa đường con đó, và nó trở thành một vật thể được ưa thích tốt đỉnh. Nó quan trọng, nhưng thú vị nhất bởi vì một vết rạn nứt, ôột khoảng cách giữa toán học đến từ thực tế và toán học mới là sản phẩm thuần túy của trí óc con người. Tôi rất tiếc phải chỉ ra rằng trí óc của con người thuần túy thực tế là, từ trước bao lâu nay đã nhìn thấy những gì phải thấy Và do đó tôi có mặt ở đây để giới thiệu một số thứ, một tập hợp các con sông và đường cong lấp đầy mặt phẳng. Và, bản thân nó là một câu chuyện. Thời kỳ hoàng kim khoảng từ năm 1875 tới 1925, toán học chuẩn bị tạo nên một cú đột phá . Và những vật thể được dùng làm thí dụ khi tôi còn là một thiếu niên và là sinh viên, thời kỳ rạn nứt giữa toán học và hiện thực khả quan những vật thể này, Tôi biến đổi chúng hoàn toàn. Tôi dùng chúng để mô tả một số khía cạnh của sự phức tạp trong tự nhiên. Năm 1919, một người tên là Haudorff đã giới thiệu một con số toán học vui. Và tôi phát hiện ra là con số này là số đo hoàn hảo cho độ hỗn độn. Khi tôi lần đầu tiên kể cho bạn bè toán học của mình, họ bảo, "Đừng ngớ ngẩn thế. Đó chỉ là thứ vớ vẩn thôi." Thật sự tôi chẳng ngớ ngẩn chút nào. Họa sĩ vĩ đại Hokusai biết điều này rất rõ. Thứ trên mặt đất là tảo. Ông không hề biết đến loại toán học này; lúc đó nó chưa ra đời. Và ông là một người Nhật không hề có mối liên hệ nào với phương Tây. Nhưng từ lâu hội họa đã mang tính chất phân dạng (fractal). Có thể nói là rất lâu đời. Tháp Eiffel cũng có khía cạnh phân dạng. Và tôi đọc cuốn sách mà Ngài Eiffel viết về tháp của ông. Chắc hẳn mọi người sẽ rất ngạc nhiên về những kiến thức đáng kinh ngạc của ông về vấn đề này. Đó là một vòng lặp Brown cực kỳ phức tạp. Một ngày nọ tôi quyết định rằng nửa sự nghiệp của mình tôi đã bị trói buộc bởi nhiều thứ trong công việc, tôi quyết định thử sức mình. Liệu tôi có thể chỉ nhìn những thứ mà mọi người đã mất bao thời gian tìm kiếm rồi đột nhiên khám phá được cái mới? Tôi quan sát cái này thứ được gọi là Chuyển động Brown - chỉ quay vòng tròn. Tôi chơi với nó một lúc, và tôi làm cho nó trở về như ban đầu. Rồi tôi nói với trợ lý của mình. "Tôi chả thấy gì cả. Anh vẽ lại được không?" Rồi anh ta vẽ lại, có nghĩa là anh cho tất cả vào, rồi bảo "Cái này tuôn ra..." Rồi tôi nói: "Ngừng! Ngừng lại! Tôi thấy rồi, đó là một hòn đảo." Thật kinh ngạc. Vậy chuyển động Brown với một độ hỗn độn 2, là chuyển động quay vòng. Tôi tính được 1.33 Và cứ thế mãi. số đo dài, chuyển động Brown lớn, 1.33 Một vấn đề toán học nảy sinh: làm sao để chứng minh? Các bạn tôi phải mất 20 năm. 3 người trong số họ có những luận cứ chưa hoàn chỉnh. Họ cùng hợp tác, và cùng chứng minh. và họ đã nhận giải thưởng Field trong toán học. một trong ba huy chương tôi biết mà con người có thể nhận được khi chứng minh được các giả thiết mà không hề có thể chứng minh chúng. Giờ mọi người hỏi tôi về chỗ này chỗ kia, "Nó bắt đầu như thế nào vậy?" Điều gì đã khiến anh dấn vào công việc lạ lùng này vậy?" Điều gì khiến tôi trở thành một kỹ sư cơ khí, đồng thời là nhà địa lý và là nhà toàn học, nhà vật lý? Thực ra tôi bắt đầu khá lạ lùng nghiên cứu về giá cả thị trường chứng khoán. Và lúc đó tôi có lý thuyết này, và tôi viết sách về nó, Sự gia tăng giá cả tài chính. Để quí vị xem dữ liệu trong một thời gian dài. Bên phải, phía trên, quý vị sẽ thấy một lý thuyết rất rất thời thượng. Nó rất dễ, và quí vị có thể viết nhanh vô số sách về nó. (Cười) Có hàng ngàn cuốn sách viết về lý thuyết này. Gơờ hãy so sánh với sự gia tăng giá cả thực tế, và đâu là sự gia tăng giá cả thực tế? Những dòng này bao gồm những gia tăng giá cả thực tế và một số giả mạo mà tôi thực hiện. Mấu chốt là người ta phải có thể - nói thế nào nhỉ? - mô hình hóa được sự biến đổi về giá. Và cách đây 50 năm, nó đã vận hành rất tốt. Trong 50 năm đó mọi người kiểu như phủ nhận tôi bởi họ có thể làm dễ hơn rất, rất nhiều. Nhưng ở điểm này, mọi người phải lắng nghe tôi. (Cười) hai đường cong này là đường trung bình. Standard & Poor là đường màu xanh. Còn đường màu đỏ là của Standard & Poor's từ đó có 5 điểm gián đoạn lớn được chỉ ra. Các điểm gián đoạn này sẽ gây nhiều bất lợi. Do đó trong nhiều nghiên cứu về giá, người ta bỏ qua nó. "Các yếu tố khách quan. Và bạn Trong bức hình này năm yếu tố khách quan quan trọng hơn cả. Nói cách khác, chúng ta không chỉ bỏ qua yếu tố bên ngoài Rất đơn giản Nếu bạn điều khiển được nó thì bạn sẽ khống chế được giá. Và nếu bạn không điều khiển được, thì bạn cũng có thể khống chế được một phần bất lợi nào đó nhưng điều đó không quan trọng. Đây là đường cong biểu thị điều đó. Còn bây giờ, tôi sẽ đưa ra thứ cuối cùng, là một tập hợp được đặt theo tên tôi. Có thể nói nó là câu chuyện của cuộc đời tôi. Tôi đã bỏ cả tuổi trẻ suốt thời Đức chiếm đóng trên đất Pháp. Và vì tôi nghĩ là tôi có thể biến mất trong vòng một ngày hay một tuần, tôi đã có những ước mơ lớn lao. Sau chiến tranh, tôi gặp lại một người chú. Chú tôi là một nhà toán học lỗi lạc và ông bảo tôi, "Cháu nhìn xem, có một vấn đề mà suốt 25 năm nay chú không giải quyết được, và cũng không ai giải quyết được. Đó là một công trình của một người tên là [Gaston] Julia và [Pierre] Fatou. nếu có thể cháu hãy tìm một điều gì đó mới mẻ, bất cứ điều gì, thì cháu sẽ tạo dựng được sự nghiệp của mình." Rất đơn giản. và vì thế tôi quan sát, và giống như hàng ngàn người từng cố thử sức trước tôi, tôi chẳng tìm ra gì cả. Nhưng rồi máy tính xuất hiện. và tôi quyết định thực hiện trên máy tính, không phải với các vấn đề mới trong toán học -- giống như cái lúc lắc này, đó là một vấn đề mới -- nhưng chỉ mới với những vấn đề cũ. Và tôi bắt đầu từ cái gọi là số thực, là các điểm thẳng hàng, cho tới số ảo, số phức, là các điểm nằm trên một mặt phẳng, là thứ mà người ta phải làm ở đây. Vậy là hình dạng này ra đời. Hình dạng này là một thứ phức tạp chưa từng thấy. Phương trình ẩn ở kia, z -> z bình phương, cộng với c. Thật đơn giản gọn nhẹ. Nhưng cũng chẳng thú vị gì lắm. Rồi bạn xoay hình này, một lần, hai lần. hai lần, điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Ý tôi là thu được cái này. Tôi không muốn giải thích những thứ này. Được cái này. Có hình thù phức tạp như thế này, rất đẹp và hài hòa. Nó hiện ra lặp đi lặp lại, liên tục như thế. Và đây là một trong những khám phá chính của tôi để tìm ra rằng những hòn đảo này cũng hệt như thế hệt như tổng thể lớn, nó có thể lớn hơn hoặc bé hơn. Và sau đó bạn thu được cái này những họa tiết trang trí tuyệt đẹp kiểu Baroque hiện ra khắp nơi. Tất cả đều từ thể thức bé này mà ra, là thứ có 5 biểu tượng. Rồi còn cái này. Màu sắc được thêm vào vì hai lý do. Trước hết, là do hình dạng của chúng quá phức tạp, nên người ta không thể hình dung về các con số được. Nếu quí vị biểu thị nó bằng hình ảnh, quí vị phải có nguyên tắc. Và nguyên tắc của tôi là phải luôn biểu thị các hình dạng khác nhau bằng màu sắc khác nhau, bởi vì một số màu nhấn mạnh điều đó, còn với cái này cái kia thì không. Rất phức tạp. (Cười) Năm 1990, tôi đến Cambridge, Anh để nhận một giải thưởng của trường Đại học này. Và ba ngày sau, một phi công bay qua một vùng nọ và đã tìm thấy cái này. Nó từ đâu ra? Dĩ nhiên là từ ngoài hành tinh. (Cười) Tờ báo ở Cambridge đã đăng một bài báo về "khám phá" này và ngay ngày hôm sau, họ nhận được 5000 lá thư từ độc giả nói rằng, "Đó chỉ là một tập hợp Mandelbrot cực lớn thôi mà." Tôi sẽ cho quí vị xem tấm hình cuối cùng. Tấm hình này mới có gần đây nó nằm ngoài các bài tập của toán học thuần túy. Dòng suối tuyệt đẹp không đáy với qui luật đơn giản lặp lại liên tục không ngừng. Xin cảm ơn quý vị. (Vỗ tay) Tôi muốn bắt đầu bằng một câu chuyện diễn ra ở Seth Godin từ khi tôi 12 tuổi. Chú Ed tặng tôi một chiếc áo len xanh tuyệt đẹp ít ra là tôi nghĩ nó đẹp. Nó có những con ngựa vằn mờ mờ đi ngang qua phần bụng, núi Kilimanjaro và núi Meru thì nằm ngang qua ngực, phần này cũng mờ mờ. Tôi mặc bất cứ khi nào có thể, nghĩ rằng nó là thứ tuyệt vời nhất tôi có. Cho đến một ngày vào năm lớp chín, khi tôi đang đứng với một số cầu thủ bóng đá. Cả con người tôi đã hoàn toàn thay đổi, và Matt, người là đối thủ "không đội trời chung" của tôi ở cấp ba, nói oang oang rằng chúng ta không còn phải đi xa để được trượt tuyết nữa, mà có thể cùng trượt trên núi Novogratz. (Tiếng cười) Tôi cảm thấy bẽ mặt và xấu hổ đến mức tôi chạy ngay về nhà với mẹ và trách phạt bà vì để tôi mặc cái áo "gớm guốc". Chúng tôi lái xe tới Goodwill và ném chiếc áo len đi theo cách có phần câu nệ, ý định của tôi là để không bao giờ phải nghĩ về chiếc áo len hay nhìn thấy nó nữa. Tua nhanh một chút -- 11 năm sau, tôi là một đứa trẻ 25 tuổi. Tôi đang làm việc ở Kigali, Rwanda, đang chạy bộ qua những đoạn dốc, khi tôi thấy, một đứa bé trai, ở cách tôi khoảng hơn 3m -- 11 tuổi đang chạy về phía tôi, mặc chiếc áo len của tôi. Và tôi nghĩ, không, điều này là không thể. Nhưng vì, tò mò, tôi chạy đến chỗ đứa bé -- đương nhiên rồi Làm cậu hoảng sợ như thể Chúa sống dậy túm lấy cổ áo cậu ấy, lật ngược lại, và thấy tên tôi được viết trên cổ chiếc áo len. Tôi kể truyện đấy, bởi vì nó đã được sử dụng và sẽ tiếp tục được sử dụng như một vị dụ về mức độ của những mối liên hệ mà chúng ta có trên Trái Đất này. Chúng ta thường không nhận ra hành động và sự ì trệ của mình đã làm gì những người mà chúng ta nghĩ rằng sẽ không bao giờ biết và nhìn thấy. tôi nói điều này vì nó kể ra một câu chuyện với ngữ cảnh lớn hơn về khái niệm của sự giúp đỡ và sự giúp đỡ đó có thể là gì. Điều đó dẫn đến tổ chức Goodwill ở Virgina, và đưa nó trở thành một ngành công nghiệp lớn hơn, mà ở đó, tại thời điểm đó, đang ủng hộ hàng triệu tấn quần áo cũ cho Châu Phi và Châu Á. Đó là một điều tốt, cung cấp quần áo với giá thấp. Và cũng tại thời điểm đó, ở Rwanda tất nhiên, điều đó sẽ phá hủy ngành công nghiệp bán lẻ địa phương. Không những chúng ta không nên làm điều đấy, mà chúng ta phải có câu trả lời tốt hơn cho những câu hỏi cần được quan tâm đến khi chúng ta nghĩ về những hậu quả và những sự hưởng ứng. Vì vậy, tôi sẽ nói về Rwanda, những năm 1985, 1986, nơi tôi đang làm hai việc. Tôi đã mở cửa hàng bánh với 20 người mẹ chưa chồng. chúng tôi gọi đó là "Những vấn đề xấu mới nảy sinh" và quan niệm rằng chúng tôi sẽ vơ vét việc kinh doanh đồ ăn nhanh tại các góc phố ở Kigali, điều này không khó bởi vì làm gì có đồ ăn vặt trước khi chúng tôi đến. Bởi vì chúng tôi có hình mẫu kinh doanh tốt, chúng tôi đã thật sự làm được, và tôi nhìn những người phụ nữ này biến đổi theo cấp độ vi mô. Nhưng tại thời điểm đó, tôi bắt đầu một ngân hàng tài chính vi mô, và ngày mai Iqbal Quadir sẽ nói về Grameen, cái được xem là ông nội của các ngân hàng tài chính vi mô, Mà bây giờ là một phong trào trên toàn thế giới - bạn nói về một meme nhưng nó khá mới mẻ, đặc biệt khi ở trong một nền kinh tế Đang chuyển từ trao đổi sang thương mại. Chúng ta đã làm đúng rất nhiều thứ. Chúng ta tập trung vào một mô hình kinh doanh; chúng ta chấp nhận chịu rủi ro về tài chính khi tham gia "cuộc chơi". Cuối cùng thì những người phụ nữ tự ra quyết định của riêng họ như khi làm thế nào họ sẽ sử dụng điều này truy cập vào tín dụng để xây dựng việc kinh doanh nhỏ của họ, thu nhập cao hơn bởi vì thế họ có thể chăm sóc cho gia đình tốt hơn. Điều chúng ta không hiểu, điều xảy ra xung quanh chúng ta, cùng với sự kết hợp của nỗi sợ, xung đột các tộc người và chắc chắn là một trò chơi cứu trợ, nếu bạn làm, chơi vào sự chuyển động vô hình nhưng chắc chắn rõ ràng ở Rwanda này, cái mà tại thời điểm đó, 30% ngân sách là từ sự giúp đỡ của nước ngoài. Sự diệt chủng xảy ra vào năm 1994, bảy năm sau khi những người phụ nữ này làm việc với nhau để xây dựng giấc mơ này. Và tin tốt là cơ quan, ngân hàng đã tồn tại. Thực chất, nó trở thành nơi cho vay lớn nhất đất nước. Tiệm bánh đã bị phá bỏ hoàn toàn, nhưng tôi học được rằng ta phải có trách nhiệm -- phải xây dựng cùng người khác từ nền tảng ban đầu, áp dụng những hình mẫu kinh doanh ở nơi mà, như Steven Levitt sẽ nói, sự thúc đẩy mới quan trọng. Thấu hiểu, dù chúng ta có phức tạp đến mấy, sự thúc đẩy mới quan trọng. Vậy nên khi Chris nói cho tôi thấy sự tuyệt vời của mọi thứ đang diễn ra trên thế giới, chúng ta đang nhìn thấy sự thay đổi trong tư tưởng của thời đại, một mặt tôi hoàn toàn đồng tình với anh ấy, và tôi hồi hộp chờ xem điều gì sẽ xảy ra với nhóm G8 -- thế giới, bởi vì những người như Tony Blair và Bono và cả Bob Geldof -- thế giới đang nói về sự nghèo nàn toàn cầu; thế giới đang nói về Châu Phi theo cái cách tôi chưa từng thấy bao giờ. Nó thật ly kì. Và cùng lúc đó, điều khiến tôi thức giấc hàng đêm là nỗi sợ mà chúng ta sẽ nhìn thấy trong chiến thắng của nhóm G8 -- 50 tỷ đô trong việc hỗ trợ Châu Phi, 40 tỷ trong việc giảm nợ nần -- như một chiến thắng, hơn cả một chương mới, như sự xá tội về đạo đức cho chúng ta. Và thực chất, chúng ta nhìn nhận điều đó như một chương mở đầu, tán dương nó, đóng nó lại, và nhận thức được rằng chúng ta cần chương tiếp theo về cách thực hiện, tất tần tật về cách làm. Và nếu bạn nhớ được một điều trong số những thứ tôi muốn nói ngày hôm nay, đó là cách duy nhất để kết thúc đói nghèo, để làm nên lịch sử, là xây dựng những hệ thống có thể đứng vững được mà chuyển được hàng hóa nguy cấp với giá cả phải chăng cùng những dịch vụ đến cho người nghèo, theo cách mà tài chính sẽ ổn định và mở rộng được. Nếu chúng ta làm thế, chúng ta có thể làm nên lịch sử của sự nghèo khổ. Và nó là như vậy -- toàn bộ cái triết lý đấy -- đã khuyến khích tôi bắt đầu sự nỗ lực hiện tại của tôi gọi là "Quỹ Mũi Nhọn", nơi đang cố gắng để tạo ra những thiết kế mini Vì chúng ta có thể làm điều đó đối với nguồn nước, sức khoẻ và nhà ở ở Pakistan, Ấn Độ, Kenya, Tanzania và Ai Cập. Tôi muốn nói về nó một chút, và một số ví dụ, để các bạn có thể thấy điều chúng ta đang làm. Nhưng trước khi tôi làm vậy -- và đây là một việc nữa khiến tôi khó chịu -- Tôi muốn nói một chút về việc ai là người nghèo. Vì chúng ta thường nói về họ như những nhóm người khỏe, to lớn khát khao được tự do, trong khi thực chất, đó là một câu chuyện tuyệt vời. Ở cấp độ vĩ mô, bốn tỷ người trên trái đất làm ra ít hơn bốn đô la một ngày. Những người chúng ta nói về khi chúng ta đến "người nghèo". Nếu các bạn tính tổng số, đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba trên Trái Đất, vậy mà phần lớn những người này vô hình. Nơi họ thường làm việc, có những người làm được khoảng 1 đến 3 đô một ngày. Những người này là ai ? Họ là những người nông dân và công nhân nhà máy. Họ làm việc các văn phòng chính phủ. Họ là những lái xe. Họ là những người hầu. Họ chủ yếu trả tiền cho hàng hóa nguy cấp và các dịch vụ như nước, sự chăm sóc sức khỏe, nhà ở, và họ trả gấp 30 đến 40 lần Những gì các tầng lớp trung lưu phải trả Chắc chắn nơi chúng tôi làm việc ở Karachi và Nairobi. người nghèo cũng sẵn sàng đưa ra, chắc chắc đưa ra những quyết định thông minh nếu bạn cho họ cơ hội thế nên, có hai ví dụ một ở Ấn Độ, nơi có 240 triệu nông dân phần lớn họ chỉ làm ra ít hơn hai đô một ngày nơi chúng tôi làm việc là ở Aurangabad, nơi đó đất đai cực kỳ khô cằn bạn có thể thấy thu nhập trung bình của mọi người là 60 cent đến 1 đô người đàn ông mặc áo hồng là 1 chủ thầu tên Ami Tabar những gì anh ấy đã làm mà bạn đã được thấy là những gì xảy ra ở Israel, Và tìm ra làm thế nào để làm một đập thủy lợi Để có cách đưa nước trực tiếp vào kho của nhà máy. Nhưng trước đây nó chỉ được tạo ra cho các trang trại quy mô lớn, Do đó, Ami Tabar đã lấy nó và đồng bộ hóa nó xuống một phần tám của một mẫu Anh. Một vài nguyên tắc xây dựng nhỏ Làm nó trở trở nên phổ biến và có giá cả hợp lý cho người nghèo Gia đình này, Sarita và chồng, đã mua một đơn vị 15 đô la Khi họ đang sống trong một - theo nghĩa đen là ba bức tường Với cái mái tôn sắt gợn sóng. Sau mỗi vụ thu hoạch, thu nhập của họ đã tăng đủ Để mua một hệ thống thứ hai để làm đầy một phần tư mẩu anh của họ. Một vài năm sau, tôi gặp lại họ Giờ đây họ kiếm được 4 đô la một ngày, như nhiều tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ, Và họ đã chỉ cho tôi nền móng mà họ vừa đặt để xây nên ngôi nhà của họ và tôi thề là tôi đã nhìn thấy tương lai nơi đôi mắt của người phụ nữ ấy có điều gì đó thật sự rất đáng tin tưởng Bạn không thể nói về đói nghèo ngày hôm nay mà không nói về màn giường chống bệnh sốt rét, Và tôi lại cho Jeffrey Sachs của Harvard mang vinh quang to lớn cho thế giới Ý niệm về cơn thịnh nộ của anh ta - rằng năm đô la bạn có thể cứu sống một người. bệnh sốt rét đã cướp đi sinh mạng của 1 đến 3 triệu người mỗi năm 300 đến 500 triệu trường hợp đã được báo cáo người ta ước tính rằng Châu Phi đã mất khoảng 13 tỉ đô la mỗi năm cho những bệnh dịch 5 đô la có thể cứu một mạng sống chúng ta có thể cử người lên mặt trăng, tìm hiểu liệu có sự sống trên sao hỏa hay không? vậy tại sao lại không thể trao số tiền 5 đô la cho 500 triệu người câu hỏi đặt ra là "Tại sao chúng ta không thể?" câu hỏi ở đây là làm sao để chúng ta có thể giúp người Châu Phi tự làm những điều này cho bản thân họ có rất nhiều trở ngại. thứ nhất: năng suất thấp. Thứ hai: giá thành cao. Ba: đây là một con đường phù hợp nơi chúng tôi đặt nhà máy góp phần vào cơn ác mộng, nhưng không phải là không thể chúng tôi bắt đầu vay nợ 350000 đô la để xây dựng một nhà máy sản xuất màn giường truyền thống ở Tazania vì thế họ có thể chuyển giao công nghệ từ Nhật bản và quá trình kéo dài 5 năm đây là một vài hình ảnh của nhà máy ngày nay, sau 3 năm, công ty đã đi vào thuê hơn hàng nghìn phụ nữ đóng góp 600000 đô la vào nền kinh tế của Tazania đó là công ty lớn nhất Tazania Tỷ lệ bán ra hiện nay là 1,5 triệu cái màn, 3 triệu lưới cuối năm vừa qua chúng tôi mong là sẽ đạt được 7 triệu trong cuối năm tới vì thế, phía nhà sản xuất đang làm việc về phía nhà phân phối, tuy nhiên như các công ty khác, chúng tôi có rất nhiều việc phải làm hiện nay, 95% màn được thu mua bởi Mỹ Và sau đó chủ yếu dành cho những người ở Châu Phi. Chúng tôi đang xem xét xây dựng trên một số tài nguyên quý giá nhất của châu Phi: con người. những người phụ nữ Và vì vậy tôi muốn bạn gặp Jacqueline, một người trùng với tên tôi, 21 tuổi giá mà cô ấy được sinh ra ở một nơi khác, không phải Tazania Tôi kể bạn nghe, cô ấy có thể chạy tới Wall Street. cô ấy chạy 2 vòng và đã có thể kiếm đủ tiền để thanh toán tiền nhà của cô ấy cô ấy làm ra 2 đô mỗi ngày và đang lập ra một quỹ giáo dục cô nói rằng cô sẽ không kết hôn hay có con cho đến khi những thứ này hoàn thành và khi cô ấy nói với tôi về ý tưởng của cô Có thể chúng ta có thể lấy một hình mẫu Tupperware từ Hoa Kỳ, và tìm ra cách để phụ nữ tự đi ra ngoài và bán những tấm màn này cô ấy nhanh chúng tính toán những gì có thể làm và thực hiện chúng tôi lấy ý tưởng từ bài học ở IDEO, một trong những công ty yêu thích của chúng tôi Và nhanh chóng đã làm một bản kế hoạch về điều này, chúng tôi đưa Jacqueline đến nơi cô ấy sống cô ấy mang theo 10 người phụ nữ cô quen biết cùng xem xét liệu cô ấy có thể bán những cái màn với 5 đô la 1 cái tuy nhiên sự thật là không có ai mua và chúng tôi đã học được rất nhiều cách làm sao để kinh doanh điều này không đến từ ý niệm của chính chúng tôi với vì cô ấy thậm chí còn không nói về bệnh sốt rét cho đến cuối cùng đầu tiên cô ấy nói về sự tiện lợi, vị thế, vẻ đẹp cô nói rằngnhững cái lưới này khi đặt đặt chúng lên sàn, muỗi sẽ tránh xa bạn trẻ em có thể ngủ ngon suốt đêm căn nhà trở nên đẹp hơn bạn có thể treo chúng ở cửa sổ và chính tôi bắt đầu làm nhửng cái màn và nó không chỉ làm đẹp mà mọi người còn thấy được họ chăm sóc con mình thế nào chỉ khi cô ấy nói về việc cứu sống trẻ em có rất nhiều bài học chúng tôi học được trong thời gian học cách làm sao để bán hàng hàng hóa, dịch vụ cho người nghèo tôi muốn kết thúc bằng việc nói rằng có rất nhiều cơ hội để làm nên lịch sử nghèo đói Để làm điều đó đúng, chúng ta phải xây dựng các mô hình kinh doanh quan trọng, Có thể mở rộng và làm việc với người châu Phi, người da đỏ, Mọi người trên khắp thế giới đang phát triển Những người phù hợp trong lĩnh vực này, để làm điều đó. Bởi vì điều quan trọng cuối cùng, đó là về sự tham gia. Được hiểu rằng mọi người thực sự không muốn làm người ngoài cuộc rằng họ muốn tự đưa ra quyết định của riêng mình rằng họ muốn tự giải quyết mọi rắc rối của mình Và bằng cách tham gia với họ, Không chỉ làm chúng tôi tạo ra nhiều phẩm giá cho họ, mà còn có cho chúng tôi nữa Và vì vậy tôi thúc giục tất cả các bạn nghĩ tới lần tới Làm thế nào để tham gia với khái niệm và cơ hội này Mà tất cả chúng ta đều có - để làm cho lịch sử nghèo đói - trở thành một phần của quá trình và loại bỏ nó khỏi thế giới của chúng ta và của mọi người Và nhận ra rằng đó là về tất cả chúng ta, và về một thế giới mà ở đó chúng ta có thể cùng nhau chung sống và sẻ chia. Xin cảm ơn Vỗ tay Tôi là Ellen, tôi rất có tâm hồn ăn uống. Nhưng tôi không bị ám ảnh bởi đồ ăn mà tôi bị ám ảnh về chính sách an ninh toàn cầu bởi vì tôi đã sống ở New York vào ngày 11/9, rõ ràng là điều đó cũng hợp lý mà thôi. Tôi liên hệ chính sách an ninh toàn cầu với lại vấn đề lương thực bởi vì tôi nhận thấy rằng khi tôi đói, tôi rất cọc cằn. Và tôi nghĩ trên thế giới này ai cũng vậy. Đặc biệt là khi bạn và con của bạn đói, hàng xóm xung quanh của bạn cũng vậy thì bạn sẽ rất là dữ dằn. Và điều thú vị là, những khu vực trên thế giới mà nạn đói hoành hành cũng là những nơi thiếu an ninh nhất. Tôi làm việc trong một chương trình lương thực toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc như 1 cách để liên kết những vấn đề về an ninh và lương thực lại. Và khi làm việc ở đó, tôi vô tình phát hiện ra một chương trình rất hay gọi là School Feeding, ý tưởng rất đơn giản là can thiệp và giải quyết dứt điểm cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ và đói kém. Khuyến khích bọn trẻ tới trường bằng cách cho chúng những bữa ăn miễn phí, rõ ràng 1 điều, giáo dục là bước đầu tiên để thoát khỏi đói nghèo. Hơn nữa những bữa ăn này sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà bọn trẻ cần để phát triển tinh thần và thể chất. Khi tôi làm việc cho Liên Hiệp Quốc tôi gặp cô gái này. Cô tên là Lauren Bush. Và cô có 1 ý tưởng rất độc đáo là bán những chiếc túi có tên "Giỏ đựng thức ăn" (Feed Bag) -- điều thú vị là bạn có thể sử dụng làm túi xách. Nhưng cứ mỗi chiếc túi được bán ra tương đương với những bữa ăn miễn phí trong 1 năm cho 1 đứa trẻ. Rất đơn giản, giá 1 cái túi là 20-50 đô la để cung cấp những bữa ăn trong suốt 1 năm. Chúng tôi có thể bán những chiếc túi này mà quyên góp được rất nhiều tiền và thu hút sự chú ý của người dân về Chương Trình Lương Thực Toàn Cầu (World Food Programme). Nhưng mọi thứ tiến triển hơi chậm nên Liên Hiệp Quốc đành bác bỏ ý tưởng này. Và chúng tôi nghĩ, trời, ý tưởng này vừa hay vừa quyên được nhiều tiền, vậy mà... Nên chúng tôi mặc kệ, chúng tôi sẽ sáng lập công ty của mình, và nó đã bắt đầu hoạt động 3 năm về trước. Và đó cũng là giấc mơ đầu tiên của tôi, xây dựng 1 công ty tên là FEED. Đây là hình chụp website của chúng tôi. Chúng tôi làm túi xách này cho Haiti chỉ 1 tháng sau khi vụ động đất xảy ra dự án sẽ cung cấp bữa ăn miễn phí cho những đứa trẻ Haiti. FEED hoạt động rất tốt. Cho tới nay chúng tôi đã cung cấp 55 triệu bữa ăn cho những đứa trẻ khắp thế giới tương đương với 555.000 túi xách đã được bán ra, Và hiện nay -- thật khó khăn khi nghĩ về nạn đói, bởi vì chúng ta chỉ toàn nghĩ về việc ăn uống mà thôi. Tôi rất có tâm hồn ăn uống. Và một điều hơi lạ về nạn đói và khi nói về nạn đói là hầu hết mọi người muốn biết nước Mỹ đang như thế nào. Người ta đang làm gì cho những đứa trẻ ở Mỹ? Nạn đói cũng hoành hành ở Mỹ, 49 triệu người và gần 16.7 triệu đứa trẻ. Điều này là một thảm kịch cho nước ta. Nạn đói có ý nghĩa khác ở Mỹ so với nạn đói toàn cầu, nhưng điều này cũng rất quan trọng để nói về nạn đói ở nước ta. Nhưng còn 1 vấn nạn khác mà ai cũng biết đó là nạn béo phì, cũng là một thảm kịch. Và một thảm kịch khác nữa là cả nạn đói và nạn béo phì chỉ mới nổi lên trong 30 năm gần đây thôi. Không may là, nạn béo phì không chỉ có ở Mỹ. Mà nó còn lan rộng khắp thế giới và chủ yếu là qua hệ thống lương thực mà chúng ta xuất khẩu. Những con số rất ấn tượng. Cả 1 tỷ người béo phì hoặc thừa cân và 1 tỷ khác thì đang đói kém. Dường như đây là 2 vấn đề riêng lẽ, nhưng tôi bắt đầu nghĩ về việc, bạn biết đấy, cái gì là béo phì, cái gì là đói kém. 2 vấn đề này liên quan tới cái gì? Chúng liên quan tới lương thực thực phẩm. Và khi nghĩ về lương thực thực phẩm, thì nguồn gốc của nó là ở nền nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn gốc của lương thực. Nông nghiệp ở Mỹ cũng rất thú vị. Nó rất vững chắc. Và thực phẩm mà chúng ta sản xuất dẫn tới thực phẩm mà ta tiêu thụ. Thực phẩm mà chúng ta sản xuất ít nhiều gì cũng có bắp, đậu nành và lúa mì. Và như bạn thấy đây, 3/4 lượng thực phẩm mà ta tiêu thụ ngày nay là thức ăn đã qua chế biến và thức ăn nhanh. Không may là, trong hệ thống nông nghiệp nước nhà, chúng ta đã không hoàn thành tốt việc truyền bá những công nghệ này ra toàn thế giới trong 3 thập kỷ qua. Nền nông nghiệp các nước châu Phi, nơi bị ảnh hưởng của nạn đói nhiều nhất trên thế giới lại đi xuống 1 cách trầm trọng và nạn đói lại gia tăng. 1 cách nào đó chúng ta đã không truyền bá hệ thống nông nghiệp tiên tiến của mình để giúp đỡ những người khác trên thế giới. Vậy ai là người làm nông? Đó là điều tôi băn khoăn. Tôi đến khu Midwest và đứng trên mấy thùng hạt giống để coi có ngộ ra điều gì không, nhưng tôi chỉ chụp được 1 tấm hình mà thôi. Và sự thật là giữa những người nông dân Mỹ, mà tôi có dịp gặp ở Midwest, họ rất bự con. Và nông trại của họ cũng vậy. Nhưng người nông dân ở những nước khác lại rất gầy gò là bởi vì họ thiếu ăn. Hầu hết những người đói kém trên thế giới sống dựa vào những người nông dân. Và hầu hết họ là phụ nữ -- và đó là một chủ đề khác mà tôi không định nêu ra ở đây, nhưng tôi cũng quan tâm tới vấn đề nam nữ bình quyền lắm. Tôi nghĩ là cũng thú vị khi nhìn vào nền nông nghiệp từ 2 khía cạnh. Có những nông trại lớn và tiên tiến sản xuất ra lương thực cho chúng ta ở Mỹ. Và nó đã xuất hiện vào khoản 1980, sau vụ khủng hoảng dầu mỏ, từ khi có sự đại củng cố và đại di cư của những tiểu nông ở Mỹ. Và cùng lúc đó, chúng ta đã để cho những nông dân ở Phi Châu tự lực cánh sinh. Thật không may là, trồng ra được cái gì thì ăn cái đó. Và ở Mỹ, những cái chúng ta ăn dẫn đến béo phì và dẫn tới những thay đổi thực sự trong bữa ăn của chúng ta trong 30 năm vừa qua. Thật điên rồ. Cứ 5 đứa trẻ dưới 2 tuổi thì có 1 đứa uống nước ngọt có ga. Hello. Bạn không bỏ nước ngọt vô chai. Nhưng mọi người làm vậy là ví nó quá rẻ. Và toàn bộ hệ thống lương thực thực phẩm của chúng ta trong 30 năm qua đã thật sự thay đổi. Tôi nghĩ, nó không chỉ xuất hiện ở nước ta, mà chúng ta đã truyền bá hệ thống này ra khắp thế giới. Và khi bạn nhìn vào những dữ liệu của những nước phát triển thậm chí thuộc loại thấp nhất -- cụ thể là ở những thành phố, nơi phát triển với nhịp độ nhanh -- thì mọi người đều tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến kiểu Mỹ. Và chỉ trong 1 thế hệ, họ bắt đầu từ những người thiếu ăn và tất cả những hậu quả về sức khỏe, đến béo phì và những bệnh tật như tiểu đường và bệnh tim, chỉ trong 1 thế hệ. Và cái hệ thống lương thực mơ hồ này đã ảnh hưởng tới cả nạn béo phì và nạn đói. Không phải là phí thời gian để nói về chuyện này, nhưng đây là hệ thống lương thực toàn cầu mà trong đó 1 tỷ người đang đói kém, còn 1 tỷ khác lại bị béo phì. Tôi nghĩ đó 1 cách duy nhất để nhìn nhận vấn đề. Và thay vì tách cả 2 vấn đề này thành những vấn đề riêng biệt, thì ta nên gộp chung thành 1. Chúng ta thấy có rất nhiều đồ ăn của mình ở khắp thế giới. Và mọi người ở mọi nơi lại đang nhập vào hệ thống thực phẩm của chúng ta. Nên rất thỏa đáng khi chúng ta phải bắt đầu nhìn nhận vấn đề theo 1 cách mới. 1 điều, mà tôi và những người làm trong lĩnh vực công nghệ ngồi ở đây biết được là phải mất 30 năm để nhiều công nghệ bắt đầu thấm nhuần vào đời sống của chúng ta, giống như con chuột vi tính, internet và windows. Đó là một chu kỳ 30 năm. Tôi nghĩ 2010 sẽ là năm rất thú vị. Bởi vì đó là kết thúc của chu kỳ 30 năm. Và đó là ngày ra đời của hệ thống lương thực toàn cầu. Và hơn thế nữa Tôi nghĩ, nếu chúng ta thật sự nghĩ rằng đây là những gì xảy ra trong 30 năm qua, thì chúng ta vẫn còn hy vọng. Đây là kỷ niệm 30 năm kể từ ngày thực phẩm biến đổi gen ra đời (GMO) nước Big Gulp, gà viên Chicken McNuggets, nước ngọt có đường hóa học HFCS, khủng hoảng nông nghiệp ở Mỹ và sự thay đổi cách chúng ta truyền bá nông nghiệp ra toàn thế giới. Vậy có rất nhiều lý do trong chu kỳ 30 năm này dẫn đến sự hình thành 1 hệ thống lương thực mới. Tôi cũng không phải là người duy nhất bị ám ảnh tới cái chu kỳ 30 năm này. Những biểu tượng như Michael Pollan và Jamie Oliver tại TED Prize wish cả hai đã chỉ ra chu kỳ 30 năm là phù hợp để hệ thống lương thực thay đổi. Tôi cũng rất quan tâm tới năm 1980 vì đó cũng là sinh nhật lần thứ 30 của tôi trong năm nay. Và trong cuộc đời tôi, rất nhiều thứ đã xảy ra cho thế giới -- đối với một người bị ám ảnh bởi vấn đề lương thực như tôi-- thì rất nhiều thứ đã thay đổi. Ước mơ thứ 2 của tôi là tôi nghĩ chúng ta có thể nhìn vào 30 năm tới là thời gian để hệ thống lương thực thay đổi 1 lần nữa. Và chúng ta đã biết điều gì xảy ra trong quá khứ, vậy nếu chúng ta bắt đầu từ bây giờ, chúng ta nhìn vào những công nghệ và sự cải tiến lâu dài trong hệ thống lương thực, chúng ta có thể cải tạo lại hệ thống lương thực. Và khi tôi đứng lên diễn thuyết 1 lần nữa khi tôi 60 tuổi, Tôi có thể nói rằng chúng ta đã thành công. Và hôm nay tôi sẽ tuyên bố bắt đầu cho 1 tổ chức mới, một tổ chức gây quỹ, 1 phần của hệ thống FEED, gọi là The 30 Project Và The 30 Project sẽ tập trung vào vấn đề thay đổi hệ thống lương thực về lâu về dài. Và tôi nghĩ bằng cách phân phối những bạn bè hợp tác quốc tế vào giải quyết nạn đói và những người ủng hộ trong nước giải quyết nạn béo phì, chúng ta sẽ tìm kiếm những giải pháp lâu dài để cải thiện hệ thống lương thực cho mọi người. Tất cả chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những hệ thống này đều khác nhau. Và mọi người tranh luận về việc liệu nông nghiệp hữu cơ có thể là thực phẩm toàn cầu được không. Nhưng nếu chúng ta có tầm nhìn 30 năm, thì sẽ nhiều hy vọng hơn trong sự kết hợp những ý tưởng. Và tôi hy vọng bằng cách kết hợp những tổ chức độc lập như là chiến dịch ONE và Slow Food, tuy hiện nay những tổ chức này không có nhiều điểm chung, nhưng chúng ta có thể bàn về những giải pháp dài hạn có hệ thống để cải thiện lương thực cho mọi người. Tôi đã có 1 vài ý tưởng, nhìn xem, thực tế là những đứa trẻ ở South Bronx cần táo và cà rốt và những đứa trẻ ở Botswana cũng vậy. Và làm thế nào chúng ta cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho những đứa trẻ này? 1 điều nữa là những sản phẩm thịt và cá đã trở thành thực phẩm toàn cầu. Biết được cách tạo ra protein có lợi cho sức khỏe của con người và môi trường là điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc thay đổi khí hậu và cách chúng ta bón phân bằng những chất hóa dầu. Và bạn cũng biết đây là những vấn đề có liên quan với nhau là những vấn đề lâu dài và quan trọng tới cả người tiểu nông ở Châu Phi và cả người nông dân cũng như người tiêu thụ ở Mỹ. Và tôi cũng nghĩ chúng ta nên nhìn nhận những thực phẩm được chế biến theo 1 cách mới mẻ, mà chúng ta thực sự đánh giá những mặt tiêu cực như những chất hóa dầu và lưu lượng phân bón cùng với giá của 1 bịch khoai tây. Nếu giá của 1 bịch khoai tây vốn dĩ đã mắc hơn 1 trái táo, thì có lẽ bây giờ là lúc chúng ta thay đổi cách lựa chọn thực phẩm bởi vì lựa chọn thì cũng chỉ là lựa chọn thay vì 3/4 sản phẩm được làm từ bắp, đậu nành và lúa mì. The30Project.org đã bắt đầu hoạt động, và tôi đã nhận được sự hợp tác từ 1 vài tổ chức khác để bắt đầu. Và nó sẽ lớn mạnh trong 1 vài tháng tới. Nhưng tôi thực sự hy vọng tất cả các bạn đều nghĩ tới 1 cách nào đó mà các bạn có thể nhìn xa hơn về những thứ như hệ thống lương thực và tạo ra sự thay đổi. (Vỗ tay) Cây cối là điển hình của tĩnh vật. Cây cối cắm rễ vào lòng đất ở một chỗ qua nhiều thế hệ con người. Nhưng nếu chúng ta thay đổi góc nhìn từ thân cây sang cành lá, cây cối trở thành những thực thể không ngừng thay đổi, chúng di chuyển và sinh trưởng. Và tôi quyết định khám phá những chuyển động này bằng cách biến cây cối thành những nghệ sĩ. Tôi đơn giản chỉ buộc một đầu cây cọ vẽ vào một cành cây nhỏ. Tôi đợi cơn gió tới và căng bạt vẽ lên. Và một tác phẩm nghệ thuật thành hình. Tác phẩm nghệ thuật các bạn thấy ở bên trái được vẽ bởi một cây tuyết tùng đỏ miền Tây, và tác phẩm bên phải bởi một cây linh sam Douglas. Và điều tôi học được là các sinh vật khác nhau có những đặc điểm nhận dạng khác nhau, như một bức tranh của Picasso so với một bức của Monet vậy. Nhưng tôi cũng rất thích thú tìm hiểu về chuyển động cây cối và làm sao nghệ thuật này có thể cho phép tôi ghi lại và định lượng các chuyển động đó. Vậy nên để đo khoảng cách mà một cây thích -- cái cây đã tạo ra bức vẽ này -- chuyển động trong một năm, tôi chỉ cần đo và tính tổng các đoạn thẳng này. Tôi nhân lên với số cành con trên mỗi cành lớn và số cành lớn trên mỗi cây và chia cho số phút trong một năm. Và như thế tôi tính được khoảng cách một cái cây đơn lẻ di chuyển trong một năm. Bạn có thể đoán thử. Đáp án là 186 540 dặm, hay là bảy vòng quanh trái đất. Và như vậy, chỉ đơn giản là chuyển góc nhìn từ một cái thân cây tới rất nhiều cành con lay động không ngừng, chúng ta thấy được rằng cây cối không đơn giản là những thực thể tĩnh, mà trên thực tế lại chuyển động không ngừng. Và tôi bắt đầu nghĩ về cách thức mà ta nhìn nhận bài học từ cây cối này, để nhìn nhận các thực thể khác cũng bị coi là bất động và bế tắc, nhưng tha thiết mong mỏi sự thay đổi và phong phú. Một trong những thực thể đó là các nhà tù của chúng ta. Nhà tù, dĩ nhiên, là nơi những người phá luật bị giam, cầm tù sau song sắt. Và bản thân hệ thống nhà tù của chúng ta cũng bế tắc. Nước Mỹ có hơn 2.3 triệu đàn ông và phụ nữ bị giam. Con số này đang tăng lên. Cứ mỗi 100 tù nhân được giải phóng, 60 người sẽ quay lại tù. Ngân sách cho giáo dục, đào tạo và cho các trại phục hồi nhân phẩm đang giảm dần. Vậy nên vòng quay tù tội đầy tuyệt vọng này cứ tiếp diễn. Tôi quyết định tự hỏi xem bài học tôi học được từ những nghệ sĩ cây cối có thể áp dụng cho một cơ quan bất động như là nhà tù được không. Và tôi nghĩ câu trả lời là có. Năm 2007, tôi bắt đầu cộng tác với Bộ Phục hồi Nhân Phẩm bang Washington, chúng tôi làm việc với bốn nhà giam, bắt đầu mang khoa học và các nhà khoa học, các dự án phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đến bốn nhà tù của bang. Chúng tôi có những bài giảng về khoa học. Và những người đàn ông ở trại giam quyết định đến dự giờ giảng khoa học của chúng tôi thay vì coi ti-vi hay là nâng tạ. Điều đó, tôi nghĩ, là sự chuyển động. Chúng tôi hợp tác với Hiệp hội Bảo vệ Thiên Nhiên để cho các tù nhân ở trại cải tạo Stafford Creek được trồng những cây đang bị đe dọa của vùng thảo nguyên để khôi phục lại tồn dư của những vùng thảo nguyên ở bang Washington. Điều đó, tôi nghĩ, là sự chuyển động. Chúng tôi làm việc với Bộ Thủy sản và Động vật Hoang dã của bang Washington để nuôi những chú ếch đang bị đe dọa, loài ếch đốm Oregon, sau này chúng sẽ được phóng thích vào vùng đất ngập nước được bảo vệ. Điều đó, theo tôi, là sự chuyển động. Và vừa mới đây thôi, chúng tôi bắt đầu làm việc với những người bị biệt giam ở cái mà chúng tôi gọi là cơ sở Cực-tối-đa. Họ đã phạm những luật nghiêm trọng vì hành động hung dữ với quản giáo và các tù nhân khác. Họ bị giữ trong những phòng giam trống trơn như thế này 23 tiếng mỗi ngày. Mỗi khi họ gặp ban quản lí, hay chuyên gia thần kinh, họ bị đặt trong những buồng cố định như thế này. Mỗi ngày một giờ, họ bị mang đến những cái sân thể dục tối tăm và sơ sài này. Và dù chúng tôi không thể mang cây cỏ thảo nguyên hay cóc vào những môi trường thế này, chúng tôi mang những bức ảnh tự nhiên vào trại thể dục, treo lên tường, để cho ít nhất thì họ cũng được tiếp xúc với những bức hình của tự nhiên. Đây là anh Lopez, đã bị biệt giam 18 tháng rồi. Giờ anh cung cấp gợi ý về những loại tranh ảnh mà anh tin là sẽ khiến chính anh và bạn tù thanh bình hơn, điềm tĩnh hơn, ít hung bạo hơn. Và điều mà ta thấy, tôi nghĩ là một vài chuyển động thay đổi nho nhỏ kết hợp lại có thể sẽ di chuyển được cả một thực thể như là hệ thống nhà tù của chúng ta theo hướng của hi vọng. Ta biết rằng cây cối là thực thể tĩnh khi nhìn thân của chúng. Nhưng nếu cây có thể tạo ra nghệ thuật, nếu chúng có thể đi vòng quanh trái đất bảy lần một năm, nếu tù nhân có thể trồng cây và nuôi ếch, có lẽ còn có những thực thể bất động khác chúng ta lưu giữ trong người, như là nỗi buồn, cơn nghiện, như sự phân biệt chủng tộc, những thứ đó cũng có thể thay đổi được. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi vẫn nhớ những ngày ở trường khi cô giáo bảo chúng tôi dân số thế giới đã đạt mức ba tỷ người. Đó là vào năm 1960. Tiếp đây tôi sẽ bàn về dân số thế giới đã thay đổi như thế nào từ thời điểm năm ấy và trong tương lai. Tôi sẽ không sử dụng kỹ thuật số như đã từng làm trong năm bài TEDtalks đầu tiên của mình. Thay vào đó, tôi đã tiến một bước. Và ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu một công nghệ dạy học tương tự, nhưng hoàn toàn mới tôi nhặt nhạnh từ IKEA: là cái thùng này. Trong thùng này chứa một tỉ người. Thầy cô bảo chúng tôi rằng thế giới công nghiệp hoá, năm 1960, có một tỷ người. Ở các nước đang phát triển, cô ấy cho biết, có hai tỉ người. Và họ sống ở một nơi rất xa. Có một sự khác biệt rất lớn giữa một tỉ người ở các nước công nghiệp hoá và hai tỉ người ở các nước đang phát triển. Ở các nước công nghiệp hoá, dân chúng khoẻ mạnh, được học hành, giàu có, và họ lập những gia đình ít con. Mong muốn của họ là mua một chiếc xe hơi. Năm 1960, tất cả những người Thuỵ Điển đều để dành tiền cố để mua một chiếc Volvo như thế này. Đây là mức kinh tế của Thuỵ Điển thời bấy giờ. Nhưng ngược lại, ở các nước đang phát triển ở một nơi xa xôi, mong muốn của một gia đình trung lưu chỉ là có đủ thức ăn cho một ngày. Họ gom góp tiền chỉ để mua một đôi giày. Có một khoảng cách rất lớn trên thế giới khi tôi lớn lên. Và khoảng cách giữa phương Tây và những nơi còn lại đã tạo ra một tư tưởng về một thế giới mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong văn chương khi chúng ta nói về "phương Tây" và "các nước đang phát triển". Thế nhưng thế giới đã thay đổi và đã đến lúc để thay đổi tư tưởng đó cũng như nguyên tắc phân loại các quốc gia, và hiểu đúng bản chất của nó. Đó là những gì tôi muốn cho quí vị thấy. Bởi vì từ năm 1960, những gì xảy ra trên thế giới cho đến năm 2010 là một khoản khổng lồ bốn tỷ người được thêm vào dân số thế giới. Cứ nhìn xem nó nhiều như thế này. Dân số thế giới đã tăng lên gấp đôi kể từ khi tôi còn học ở trường. Và tất nhiên, kinh tế các nước phương Tây vẫn đi lên. Nhiều công ty giúp nền kinh tế phát triển, vì thế các nước phương Tây đã dời lên đây. Giờ đây mong muốn của họ không chỉ là có một chiếc xe. Giờ họ muốn đi nghỉ mát ở một nơi hẻo lánh và họ muốn bay đến đó. Đây là vị trí của họ ngày nay. Và các nước thành công nhất trong nhóm đang phát triển, họ cũng đã tiến lên. Họ đã trở thành các nền kinh tế mới nổi, như chúng ta thường gọi. Giờ họ mua xe hơi. Chuyện xảy ra một tháng trước một công ty Trung Quốc, Geely, đã chiếm được công ty Volvo. Chỉ đến lúc đó, người Thuỵ Điển mới biết rằng có chuyện gì đó rất hệ trọng đã xảy ra trên thế giới. (Cười) Họ ở đây. Bi kịch chính là hai tỷ người ở đây [vẫn phải] xoay xở để có được thức ăn và giày dép, họ gần như vẫn còn nghèo như tình cảnh 50 năm trước. Một điều mới là nhóm tỷ người lớn nhất, ba tỷ người ở đây, cũng đã trở thành các nền kinh tế mới nổi. bởi họ rất khoẻ mạnh, giáo dục khá đầy đủ và họ cũng đã duy trì ở mức 2-3 con trên mỗi phụ nữ, tương đương các nước giàu. Mong muốn của họ bây giờ tất nhiên, là mua được một chiếc xe đạp, và sau này họ cũng sẽ muốn mua một chiếc xe máy nữa. Đây là thế giới chúng ta đang sống ngày nay. Không còn nhiều khoảng trống nữa. Nhưng sự cách biệt giữa những người nghèo nhất ở đây, với những người giàu nhất ở đây, chưa bao giờ lớn như thế này. Đây là một thế giới chuyển tiếp từ đi bộ, xe đạp, xe hơi đến máy bay-- mọi người ở đủ mọi tầng lớp. Hầu hết dân số nằm đâu đó trong khoảng giữa này. Đây là thế giới mới của chúng ta ngày nay năm 2010. Chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai? Vâng, tôi sẽ bắt đầu tiên đoán đến năm 2050. Gần đây tôi đến Thượng Hải. Tôi lắng nghe những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Và rất nhiều khả năng họ sẽ bắt kịp, như Nhật Bản đã từng làm. Mọi tiên đoán [đều cho rằng] khoảng một [tỷ] người này [chỉ] gia tăng với tỉ lệ 1, 2 hay 3 phần trăm. [Nhưng nhóm thứ hai] sẽ gia tăng với tỉ lệ 7-8 phần trăm. Họ sẽ dừng ở đây. Họ sẽ bắt đầu đi máy bay. Và các nước thu nhập thấp và trung bình ở đây, các nền kinh tế thu nhập mới nổi, họ cũng sẽ tiến lên về mặt kinh tế. Khi, và chỉ khi, chúng ta đầu tư đúng cách vào công nghệ xanh để thay đổi khí hậu không trở nên nghiêm trọng, và năng lượng vẫn được giữ ở giá thấp -- thì họ mới có thể tiến đến tận đây. Và họ sẽ bắt đầu mua xe điện. Đây là những gì chúng ta sẽ tìm thấy ở đó. Thế còn hai tỷ người nghèo nhất? Thế còn hai tỷ người nghèo nhất ở đây? Họ có thể tiến lên hay không? À, đây là lúc [gia tăng] dân số can thiệp bởi [ở các nền kinh tế mới nổi] chúng ta đã giữ tỉ lệ 2-3 con/phụ nữ, kế hoạch hoá gia đình được phổ biến rộng rãi và gia tăng dân số đang dần tiến đến mức dừng. [Thế nhưng ở các nước nghèo nhất], dân số vẫn đang tăng. Trong thập kỷ tới, nhóm hai tỷ người [nghèo nhất] sẽ tăng lên ba tỷ người. Và sau đó họ sẽ còn tăng lên đến bốn tỷ người. Sẽ không còn gì khác -- ngoài một cuộc chiến tranh hạt nhân chưa ai từng chứng kiến -- mới có thể dừng sự gia tăng này. Bởi vì sự gia tăng dân số này đã bắt đầu và vẫn đang diễn ra. Thế nhưng khi, và chỉ khi, [những nước nghèo nhất] thoát khỏi cái nghèo, họ được giáo dục, tỉ lệ trẻ sống sót được cải thiện, họ có thể mua một chiếc xe đạp, một chiếc điện thoại và tiến đến đây, thì lúc đó gia tăng dân số mới có thể dừng vào năm 2050. Chúng ta không thể có người dân ở mức này tìm kiếm thức ăn và giày dép, bởi vì lúc đó gia tăng dân số sẽ tiếp diễn. Và tôi sẽ cho bạn thấy lí do, quay lại với công nghệ kỹ thuật số quen thuộc. Trên màn hình là bong bóng các quốc gia. Mỗi bong bóng là một quốc gia. Kích thước biểu thị dân số. Màu sắc biểu thị các lục địa. Màu vàng là các nước châu Mỹ; xanh đậm là châu Phi; nâu là châu Âu; xanh lá là Trung Đông; và xanh nhạt là Nam Á. Đây là Ấn Độ và đây là Trung Quốc. Kích thước biểu thị dân số. Ở đây là số lượng con trên mỗi phụ nữ, hai con, bốn con, sáu con, tám con -- gia đình ít con [với] gia đình đông con. Thời điểm là năm 1960. Và dưới đây, tỉ lệ trẻ sống sót, tỉ lệ phần trăm những trẻ sống sót qua thời thơ ấu cho đến lúc bắt đầu đi học. 60 phần trăm, 70 phần trăm, 80 phần trăm, 90, và gần mức 100 phần trăm, như ở các nước giàu và khoẻ mạnh nhất. Nhưng hãy nhìn, đây là thế giới của cô giáo tôi vào năm 1960. Một tỷ người phương Tây ở đây, tỷ lệ sống sót cao, gia đình ít con. Và tất cả những nước còn lại, cầu vồng của những nước đang phát triển, với những gia đình rất đông con và tỉ lệ trẻ sống sót thấp. Chuyện gì đã xảy ra? Tôi cho thế giới chuyển động. Bắt đầu. Quí vị có thấy, theo thời gian, tỉ lệ trẻ sống sót đang tăng lên? Họ có xà phòng, vệ sinh, giáo dục, vắc xin và penicillin. Và sau đó là kế hoạch hoá gia đình. Kích thước gia đình đang giảm xuống. Khi họ đạt tỉ lệ trẻ sống sót 90 phần trăm, kích thước gia đình giảm đi. Hầu hết các nước Ả rập ở Trung Đông đang tiến xuống kia [gia đình ít con]. Nhìn kìa, Bangladesh đang bắt kịp Ấn Độ. Các nền kinh tế mới nổi trên thế giới đứng chung với các nước phương Tây với tỉ lệ trẻ sống sót cao và kích thước gia đình nhỏ. Thế nhưng chúng ta vẫn có một tỷ người nghèo nhất. Quí vị có thấy một tỉ tỷ người nghèo nhất [hai] khối bong bóng ở đây? Họ vẫn ở tận trên kia. Họ vẫn có tỉ lệ trẻ sống sót chỉ ở 70 đến 80 phần trăm, nghĩa là nếu bạn có 6 con, sẽ có ít nhất 4 trẻ sống sót ở thế hệ tiếp theo. Và dân số sẽ tăng lên gấp đôi chỉ trong một thế hệ. Vì thế, cách duy nhất để dừng hẳn gia tăng dân số chính là cải thiện tỉ lệ trẻ sống sót lên 90 phần trăm. Đó là lí do tại sao các khoản đầu tư [y tế] của Quỹ tài trợ Gates, UNICEF và các tổ chức viện trợ, cùng với chính phủ của các nước nghèo nhất, lại hiệu quả đến như vậy. Bởi vì họ đang giúp chúng tôi đạt tới một thế giới với dân số bền vững. Chúng ta có thể dừng ở 9 tỷ người nếu chúng ta làm đúng. Tỉ lệ trẻ sống sót là mục tiêu mới. Chỉ với con đường đó chúng ta mới có thể dừng tăng trưởng dân số. Liệu nó có thể xảy ra? Vâng, tôi không theo chủ nghĩa lạc quan, tôi cũng không theo chủ nghĩa bi quan. Tôi là một người theo chủ nghĩa "khả năng" đích thực. Đó là một phạm trù mới, khi chúng ta bỏ qua cảm xúc, và chỉ nhìn thế giới qua các phân tích. Chúng ta có thể làm được. Chúng ta có thể có một thế giới công bằng hơn. Với công nghệ xanh và với các khoản đầu tư để xoá bỏ đói nghèo, và với sự quản lý toàn cầu hiệu quả, thế giới có thể trở thành như thế này. Và hãy nhìn vào vị trí của phương Tây của ngày xưa. Hãy nhớ về lúc chiếc thùng xanh này đứng một mình, dẫn đầu thế giới, sống trong thế giới của chính mình. Điều này sẽ không thể lặp lại. Vai trò của phương Tây ngày xưa trong thế giới này nay là trở thành [một phần] nền tảng của thế giới hiện đại -- không nhiều hơn, cũng không ít hơn. Nhưng đó là vai trò cốt yếu. Hãy làm tốt việc của mình và làm quen với việc đó. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Nina Dølvik Brochmann: Ta lớn lên với niềm tin rằng màng trinh là minh chứng cho trinh tiết. Nhưng hóa ra, ta đã nhầm. Chúng tôi phát hiện ra rằng những câu chuyện nổi tiếng về sự trinh trắng của phụ nữ lại dựa trên hai ngộ nhận về giải phẫu học. Sự thật đã được lan truyền trong cộng đồng y khoa từ hơn 100 năm, nhưng bằng cách nào đó, hai ngộ nhận ấy vẫn tiếp tục làm khổ cuộc đời nhiều người phụ nữ trên thế giới. Ellen Støkken Dahl: Ngộ nhận đầu tiên là về máu. Nó nói rằng màng trinh sẽ rách và máu sẽ chảy khi lần đầu tiên người phụ nữ quan hệ qua đường âm đạo. Nói cách khác, nếu không có máu dính trên ga giường, thì đơn giản người phụ nữ ấy đã không còn trong trắng. Ngộ nhận thứ hai là hậu quả tất yếu của cái đầu tiên. Bởi vì màng trinh đã bị rách và tổn thương, mọi người tin rằng nó thật sự biến mất hoặc bằng cách nào đó, bị thay đổi trong quá trình giao hợp đầu tiên. Nếu đó là đúng, thật dễ dàng tìm ra liệu một phụ nữ có còn trong trắng bằng cách kiểm tra cơ quan sinh dục, thông qua một xét nghiệm về sự trinh tiết. NDB: Và đây là hai ngộ nhận của ta: trinh tiết là chảy máu, và màng trinh sẽ biến mất mãi mãi. Nghe như là chuyện nhỏ với bạn: Sao cần phải bận tâm đến lớp da nhỏ trên cơ thể phụ nữ cơ chứ? Nhưng sự thật còn vượt xa cả những hiểu lầm về giải phẫu học. Ngộ nhận về màng trinh đã tồn tại từ nhiều thế kỉ, vì nó liên quan mật thiết đến văn hoá. Nó đã được sử dụng như là một công cụ mạnh mẽ trong nỗ lực kiểm soát hoạt động tình dục của phụ nữ ở mọi nền văn hóa, vùng miền và suốt chiều dài lịch sử. Phụ nữ vẫn không được tin tưởng, bị bôi nhọ, làm hại và, trong trường hợp xấu nhất, bị giết hại dã man vì danh dự, nếu họ không chảy máu vào đêm tân hôn. Những người phụ nữ khác bị buộc phải kiểm tra trinh tiết đơn giản chỉ để nhận việc, giữ danh tiếng hoặc kết hôn. ESD: Như ở Indonesia, nơi phụ nữ bị kiểm tra một cách có hệ thống để có thể nhập ngũ Sau cuộc nổi dậy của người Ai Cập vào năm 2011, một nhóm người biểu tình nữ bị buộc phải kiểm tra trinh tiết bởi quân đội của họ. Tại Oslo, các bác sĩ kiểm tra màng trinh của cô gái trẻ để trấn an cha mẹ rằng con cái họ không bị hủy hoại. Và thật đáng buồn, danh sách này vẫn còn dài. Phụ nữ sợ hãi việc sống trái với những ngộ nhận về màng trinh đến nỗi chọn sử dụng nhiều phương pháp để nhanh chóng hồi phục trinh tiết, để đảm bảo máu sẽ chảy. Đó có thể là phẫu thuật thẩm mỹ, với tên gọi "hồi trinh," đó có thể là lọ máu đổ trên ga sau khi quan hệ tình dục hoặc màng giả mua trực tuyến, pha với máu giả và lời hứa sẽ "chôn vùi những bí mật sâu thẳm, tối tăm của bạn". NDB: Bằng cách nói với các cô gái rằng cây kim trong bọc không thể mãi che giấu, rằng cơ thể của họ rồi cũng sẽ tiết lộ nó, chúng ta đã ban cho phụ nữ sự sợ hãi. Các cô gái sợ mình bị hủy hoại, dù là qua thể thao, chơi đùa, sử dụng băng vệ sinh hay hoạt động tình dục. Chúng ta đã rút cạn cơ hội và quyền tự do của họ. Đã đến lúc chấm dứt những lời dối trá về trinh tiết. Đã đến lúc đập đổ những ngộ nhận về màng trinh một lần và mãi mãi ESD: Chúng tôi là sinh viên y khoa, nhân viên y tế tình dục và là tác giả của "The Wonder Down Under". (Cười) Một cuốn sách khoa học phổ biến về bộ phận sinh dục nữ. Và theo kinh nghiệm của chúng tôi, mọi người dường như tin rằng màng trinh là một loại niêm phong bao bọc cửa âm đạo. Ở Na Uy, nó, thậm chí, còn được gọi là "màng-trinh". Và với điều này, chúng tôi hình dung ra một cái gì đó mong manh, cái gì đó dễ phá hủy, một cái gì đó bạn có thể xé toạc, giống như một cái bọc nhựa. Các bạn sẽ thắc mắc tại sao chúng tôi lại mang một cái vòng lên sân khấu hôm nay Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy. (Cười) Rất khó để che giấu những gì đã xảy ra với cái vòng này đúng không? Nó trông khác đi trước và sau khi bị tôi đấm vào. Niêm phong bị rách, trừ khi chúng tôi thay cái bọc nhựa, nếu không, nó sẽ không thể trở lại như ban đầu. Nên nếu chúng ta muốn kiểm tra trinh tiết trên các vòng này ngay tại đây, ngay lúc này, thì thật quá đơn giản. Thật dễ dàng để nói cái vòng này không còn là trinh nữ. (Cười) Nhưng màng trinh không hề giống như một miếng nhựa bạn dùng để bọc thức ăn hay một dấu niêm phong. Thực tế... nó giống thế này hơn... một vòng dây buộc tóc. Màng trinh là một vành mô ở phía ngoài cửa âm đạo. Và thông thường, nó có dạng chiếc bánh rán hoặc lưỡi liềm với một lỗ lớn ở chính giữa. Nhưng hình thù của nó rất đa dạng, và đôi khi màng trinh có thể có rìa, nhiều lỗ, hoặc nhiều thùy. Nói cách khác, màng trinh muôn hình muôn vẻ, và chính điều đó khiến việc kiểm tra trinh tiết là cực kì khó khăn. Ta đã biết thêm một tí về giải phẫu màng trinh. Giờ là lúc quay lại với hai ngộ nhận ban đầu: trinh tiết là chảy máu, màng trinh sẽ biến mất vĩnh viễn. Nhưng màng trinh không nhất thiết phải rách. Màng trinh giống như sợi dây thun về cả chức năng lẫn hình dạng. Bạn có thể kéo giãn dây thun đúng không? (Cười) Bạn cũng có thể kéo giãn một màng trinh. Trên thực tế, nó rất đàn hồi. Và rất nhiều phụ nữ có màng trinh đủ mềm dẻo để quan hệ bằng đường âm đạo mà không chịu bất kỳ tổn thương nào. Một số người khác, màng trinh có thể rách một chút để dành chỗ cho dương vật, nhưng điều đó không làm nó biến mất. Dù nó có thể trông khác đi một chút so với trước kia. Thế cho nên bạn không thể kiểm tra màng trinh để kết luận về sự trong trắng. Điều này được lưu ý hơn 100 năm trước, vào năm 1906, bởi bác sĩ người Na Uy Marie Jeancet. Bà đã kiểm tra một gái mại dâm trung niên và kết luận bộ phận sinh dục của cô trông như của một trinh nữ vị thành niên. Hợp lý, đúng không? Bởi nếu màng trinh của cô ấy chưa từng bị tổn hại trong quá trình quan hệ, chúng ta còn mong đợi thấy điều gì khác nữa? ESD: Bởi màng trinh tồn tại ở mọi hình mọi dạng, thật khó để biết liệu một vết lõm hay nếp gấp ở đó có phải do những tổn hại trước kia hoặc chỉ là một biến dị giải phẫu bình thường. Sự vô lý của việc kiểm tra nguyên mẫu được minh họa trong một nghiên cứu trên 36 thiếu nữ mang thai. Khi bác sĩ kiếm tra màng trinh của họ, họ chỉ có thể tìm thấy dấu hiệu rõ ràng của sự thâm nhập ở hai trong tổng số 36 cô gái. Thế nên, trừ khi bạn tin 34 trường hợp kia là trinh nữ mang thai. (Cười) Chúng ta đều đồng ý rằng ngộ nhận thứ hai cũng gây tác hại nghiêm trọng. Bạn không thể đánh giá một phụ nữ chỉ bằng cách nhìn vào giữa chân họ và đoán biết câu chuyện tình dục của họ. NDB: Như đa phần các ngộ nhận khác, những điều về màng trinh là sai lệch. Không hề có màng trinh nào biến mất thần kì sau khi quan hệ hoặc một nửa trinh nữ có thể quan hệ mà không chảy máu. Chúng tôi ước mình có thể nói rằng loại bỏ những ngộ nhận này, sẽ giúp mọi chuyện yên ổn, những bôi nhọ, xâm hại hay giết người vì danh dự sẽ đều biến mất. Nhưng tất nhiên, mọi chuyện không đơn giản thế. Ức chế tình dục của phụ nữ đến từ cái gì đó sâu sắc hơn là một hiểu lầm đơn giản về các thuộc tính giải phẫu của màng trinh. Đó là vấn đề về văn hoá và tôn giáo kiểm soát tình dục của phụ nữ. Và điều này rất khó để thay đổi, nhưng ta phải thử. Là chuyên gia y khoa, đây là đóng góp của chúng tôi. Chúng tôi muốn mọi cô gái, ba mẹ và chồng (tương lai) biết rằng màng trinh là gì và hoạt động ra sao. Chúng tôi muốn họ biết rằng màng trinh không phải là một bằng chứng cho sự trinh tiết Và bằng cách này, ta có thể loại bỏ một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để kiểm soát phụ nữ trẻ ngày nay Sau khi tôi kể cho các bạn nghe điều này, các bạn có thể thắc mắc biện pháp thay thế là gì, nếu không thể dùng màng trinh như bằng chứng về trinh tiết phụ nữ, thì ta nên dùng cái gì? Chúng tôi chọn không gì cả. (Tiếng hoan hô) Nếu như bạn, (Vỗ tay) Nếu bạn thật sự muốn biết liệu một phụ nữ có còn trinh hay không, hãy hỏi cô ấy. (Cười) Và trả lời câu hỏi ấy như thế nào là lựa chọn của cô ấy. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Đây là đại dương như tôi từng biết. Và đối với tôi-- vì tôi đã đến vùng Vịnh một vài lần, tôi rất đau đớn, vì, bây giờ,bất cứ khi nào tôi nhìn vào vùng biển đó bất kể chỗ nào, thậm chí nơi tôi biết mà không có dầu, Tôi thấy các vết dầu loang, và cảm giác mình bị ám ảnh bởi điều đó. Nhưng hôm này điều mà tôi muốn nói là cố gắng đặt tất cả vào trong bối cảnh, không chỉ về tràn dầu, mà còn về ý nghĩa và nguyên nhân. Trước hết, xin nói đôi điều về bản thân. Tôi chỉ là 1 anh chàng thích đi câu cá từ khi còn nhỏ. Và vì thế, tôi chuyển sang nghiên cứu các loài chim biển để được sống cùng với các sinh vật bờ biển mà tôi yêu mến vô cùng. Và hiện tại, tôi chủ yếu viết sách về việc đại dương đang thay đổi ra sao. Và nó chắc chắn đang thay đổi rất nhanh. Nào, chúng ta đã thấy loại đồ thị này trước đây. Rằng chúng ta sống trên nền đá cẩm thạch cứng với chút xíu hơi ẩm trên đó. Nó giống như bạn dấn 1 tảng đá vào nước. Và tương tự với khí quyển. Nếu bạn lấy bầu khí quyển và cuộn nó lại thành 1 quả cầu, bạn sẽ có 1 quả cầu khí nhỏ ở bên phải. Thế nên chúng ta sống trên quả bong bóng xà phòng dễ vỡ nhất có thể tưởng tượng, 1 quả bong bóng rất linh thiêng, nhưng dễ bị ảnh hưởng. Và tất cả việc đốt dầu, than đá và khí gas, các loại nhiên liệu hóa thạch, đã làm khí quyển biến đổi mạnh mẽ. Nồng độ CO2 tăng không ngừng. Chúng ta đang làm khí hậu nóng lên. Thế nên vụ phun trào dầu ở vịnh Mexico chỉ là 1 phần nhỏ trong 1 vấn đề lớn hơn nhiều của chúng ta với nguồn năng lượng sử dụng cho nền văn minh. Trên cả việc ấm lên, chúng ta gặp rắc rối khi các đại dương đang ngày càng axit hóa. Chúng ta đã đo được như vậy, và cũng đã gây ảnh hưởng đến các loài động vật rồi. Trong phòng thí nghiệm, nếu bắt 1 con trai và đo độ pH không phải 8.1, là độ pH bình thường của nước biển -- mà là 7.5, nó hòa tan trong khoảng 3 ngày. Nếu lấy ấu trùng nhím biển từ môi trường pH 8.1 vào môi trường pH 7.7 -- sự thay đổi không đáng kể -- nhưng chúng sẽ biến dạng và chết. Và các con sò con được nuôi trồng đang chết trên quy mô lớn ở 1 số nơi. Các vỉa san hô đang phát triển chậm hơn ở 1 số nơi do nguyên nhân này. Thế nên vấn đề này rất quan trọng. Nào, chúng ta hãy đi thăm quan 1 chuyến xung quanh vịnh. Một trong các điều gây ấn tượng cho tôi về con người vùng vịnh là họ thực sự rất gắn bó với nước. Họ có thể đối phó với nước. Họ có thể đối phó 1 cơn bão, đến rồi đi. Khi mực nước giảm , họ biết nên làm gì. Nhưng khi 1 điều gì đó, không phải nước, làm thay đổi môi trường nước. họ không có nhiều lựa chọn. Thực tế, các cộng đồng đó không có nhiều lựa chọn. Họ không có việc gì khác để làm. Họ không thể đi làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn địa phương vì trong cộng đồng của họ không có ngành đó. Nếu tới vùng vịnh và nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy rất nhiều dầu. Bạn thấy rất nhiều dầu trên mặt biển, và cả trên đường bờ biển. Nếu bạn tới khu vực dầu phun trào, nó trông rất khó tin. Như thể bạn mới đổ hết bể dầu trong xe ô tô và nhúng nó vào đại dương. Và 1 trong số những điều ngạc nhiên, theo tôi là chẳng có ai ngoài đó cố gắng thu gom dầu ở khu vực dày đặc nhất. Các phần của đại dương trông cực kỳ đáng sợ. Bạn đi dọc bờ biển và sẽ thấy nó ở bất cứ đâu. Nó thực sự lộn xộn. Nếu bạn tới nơi dầu mới loang đến như vùng biển phía đông của vịnh, ở Alabama, thì vẫn có những người giải trí ở bãi biển trong khi có những người đang dọn sạch bãi biển. Và họ có 1 cách dọn sạch bãi biển rất kỳ lạ. Họ không được phép cho quá 10 lbs cát vào trong 1 túi nhựa 50 gallon. Họ có hàng nghìn, hàng nghìn túi nhựa như thế. Tôi không biết họ sẽ làm gì với chúng. Trong khi đó, vẫn có nhiều người sử dụng bãi biển. Mà không thấy 1 biển báo nhỏ xíu " Tránh xa nước biển" Con cái họ đang tắm dưới biển, chúng bị dính đầy nhựa đường trên áo quần và dép. Thật lộn xộn. Nếu tới nơi mà dầu đã loang được 1 thời gian, nó thậm chí lộn xộn hơn. Và gần như chẳng còn ai ở đó nữa, 1 vài người cố gắng tiếp tục sử dụng biển. Các bạn thấy những người dân sốc thực sự. Họ làm việc rất cần mẫn. Cuộc sống của họ là thức dậy vào sáng sớm, khởi động đầu máy và bắt tay vào việc. Họ luôn cảm thấy có thể dựa vào sự đảm bảo mà thiên nhiên ban tặng thông qua hệ sinh thái vùng vịnh. Sau đó họ thấy thế giới của mình đang sụp đổ. Và bạn có thể thấy ở họ những dấu hiệu của choáng váng của sự phẫn nộ, của tức giận, và cả đau khổ. Đó là những cung bậc cảm xúc bạn có thể thấy. Nhưng có nhiều điều bạn không thể, như những thứ dưới nước. Chuyện gì đang xảy ra ở dưới nước? Một số nói có các chùm dầu. Một số nói không. Và nghị sĩ Markey hỏi: " Liệu có kế hoạch thăm dò đáy biển xem có thực sự có các chùm dầu hay không?" Nhưng tôi không thể đi 1 chuyến thăm dò đáy biển đặc biệt là giữa lúc tôi biết mình sẽ đến đây ngày hôm nay -- nên tôi đã làm 1 thí nghiệm nhỏ để xem liệu có dầu ở vịnh Mexico không. Đây là vịnh Mexico, lấp lánh các loại cá. Tôi đã thực hiện 1 thí nghiệm tràn dầu nhỏ ở vịnh Mexico. Và tôi đã học được-- tôi đã xác nhận được giả thuyết dầu và nước không hòa với nhau được cho đến khi thêm 1 chất phân tán. Sau đó chúng bắt đầu trộn đều. Và bạn thêm 1 ít năng lượng từ gió và sóng. Bạn sẽ được 1 hỗn hợp, một đống bùi nhùi lớn không thể rửa sạch, không thể chạm tới, không thể chiết tách và quan trọng nhất, theo tôi là bạn không thể thấy nó. Tôi nghĩ nó bị cố tình giấu đi. Nào, đây thật là 1 thảm họa và rối ren, đến nối nhiều thứ đang rò rỉ khỏi các bờ của dòng thông tin. Nhưng như nhiều người đã nói, 1 nỗ lực lớn hiện đang được thực hiện để khắc phục vấn đề. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng các chất tán sắc là chiến thuật chính để giấu cái xác, vì chúng ta buộc tội kẻ giết người lãnh trách nhiệm trong vụ án. Nhưng bạn có thể thấy cái xác. Bạn có thể thấy nơi dầu tập trung ở bề mặt, sau đó nó bị tấn công, vì họ không muốn có chứng cứ. Được thôi. Chúng ta đã nghe nói 1 số vi khuẩn ăn dầu? Và cả rùa biển nữa. Khi nó vỡ ra, dầu phải trôi dạt xa nữa trước khi nó chìm tới các vi khuẩn đó. Rùa biển ăn dầu. Dầu bám vào mang cá. Chúng phải bơi qua lớp dầu. Hôm nay tôi đã nghe được câu chuyện khó tin nhất khi đang trên tàu đến đây. Một nhà văn tên Ted Williams gọi tôi. Anh ấy hỏi tôi 2 câu hỏi về những gì tôi đã thấy, vì anh đang viết 1 bài báo cho tạp chí Audubon. Anh nói anh đã ở vùng Vịnh cách đây không lâu -- khoảng 1 tuần trước -- và 1 người hướng dẫn câu cá giải trí dẫn anh ấy đi xem chuyện gì đang diễn ra. Toàn bộ lịch trình hướng dẫn của anh ta bị hủy các cuộc hẹn. Không ai đặt trước nữa. Mọi người muốn lấy lại tiền đặt cọc. Họ đang di tán. Đó là câu chuyện của hàng ngàn người. Nhưng anh ta đã kể với Ted là vào ngày cuối cùng anh ra ngoài, 1 con cá heo mũi to đột nhiên xuất hiện cạnh chiếc thuyền. Và nó đang phun dầu từ lỗ phun nước của nó. Và anh ta bỏ đi vì đó là chuyến câu cuối cùng của anh và anh biết cá heo làm các con cá khác sợ. Nên anh ta đã bỏ đi chỗ khác. Sau đó vài phút, anh nhìn xung quanh con cá heo lại ở ngay bên cạnh chiếc thuyền. Anh nói trong 30 năm làm nghề câu cá anh chưa bao giờ thấy 1 con cá heo làm như thế. Và anh cảm thấy rằng -- Anh cảm thấy nó đang đến để cầu cứu. Xin lỗi. Nào, ở chỗ dầu tràn Exxon Valdez, khoảng 30% cá mập sát thủ chết trong vài tháng đầu tiên. Số lượng của chúng không bao giờ hồi phục. Mức độ phục hồi của các loài sẽ rất khác nhau. Với 1 số loài sẽ lâu hơn. Và 1 số, theo tôi, sẽ có thể quay trở lại nhanh hơn 1 chút. Một điều quan trọng khác nữa về vùng Vịnh là có nhiều loài động vật tập trung ở Vịnh ở 1 số thời điểm nhất định trong năm. Nên vùng Vịnh là hải phận quan trọng -- quan trọng hơn vùng biển với lượng nước tương đương ở Đại Tây Dương mở. Các con cá hồi bơi khắp đại dương. Chúng bơi vào dòng nước ở vùng Vịnh. Chúng đi tới khắp châu Âu. Khi đến thời kỳ sinh nở, chúng tiến vào trong. Và 2 con cá hồi được đánh dấu này. bạn có thể thấy chúng trên" ổ đẻ trứng" ở ngay vùng dầu loang. Chúng có thể sẽ có 1 mùa sinh sản thảm họa năm nay. Tôi hy vọng có thể các con lớn sẽ tránh vùng nước bẩn. Chúng không thường xuyên bơi vào vùng nước đục. Nhưng chúng là những "vận động viên" xuất sắc. Tôi không biết dầu sẽ làm gì trong mang của chúng. Cũng không biết liệu nó có ảnh hưởng tới các con trưởng thành hay không. Nếu không thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới trứng và con non. Nhưng nếu bạn nhìn vào biểu đồ giảm dần, đó là điều chúng ta đã làm với loài này do đánh bắt cá nhiều thập kỷ qua. Trong khi dầu tràn, rò rỉ và phun trào là 1 thảm họa, tôi nghĩ chúng ta nên nhớ rằng con người đã gây ảnh hưởng tới đại dương từ lâu nay. Không như chúng ta bắt đầu với 1 thứ vốn ổn định. Mà với thứ có rất nhiều vấn đề và phải chịu đựng quá mức. Nếu bạn nhìn vào những con chim, có nhiều loại chim ở vùng Vịnh tập trung ở đó trong các thời điểm nhất định trong năm, sau đó bỏ đi. Và chúng tụ tập ở các vùng rộng hơn. Ví dụ, hầu hết các con chim trong bức tranh này là chim di cư. Chúng bay tới vùng Vịnh vào tháng năm, trong khi dầu bắt đầu dạt vào bờ ở 1 số nơi. Ở phía dưới bên trái đó là Ruddy Turnstones và Sanderlings. Chúng sinh sống ở cực Bắc, và tránh rét ở phía nam Nam Mỹ. Nhưng chúng tập trung ở vịnh Mexico sau đó tỏa đi khắp phương bắc. Tôi đã thấy các con chim sinh sản ở Greenland ở vùng Vịnh. Nên đây là vấn đề bán cầu. Các hiệu ứng kinh tế ảnh hưởng ít nhất trong phạm vị quốc gia. Các hiệu ứng sinh học gây ảnh hưởng trong phạm vi bán cầu. Tôi nghĩ đó là 1 trong các ví dụ đáng sợ nhất do thiếu chuẩn bị mà tôi có thể nghĩ tới. Kể cả khi người Nhật đánh bom Trân Châu cảng, ít nhất họ bắn trả. Và chúng ta có vẻ không thể xác định xem nên làm gì. Chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng ứng chiến. Và như chúng ta có thể thấy nhờ những gì họ làm. Chủ yếu là hàng rào nổi và các chất phân tán. Các hàng rào nổi không được làm cho vùng nước mở. Họ không cố ngăn vết dầu loang ở nơi dầu tập trung nhất. Họ đến dần bờ biển. Hãy nhìn 2 chiếc thuyền này. Cái bên phải là Fishing Fool ( ngư dân đần độn). Tôi nghĩ, đó là 1 cái tên hay cho những con thuyền định làm bất cứ điều gì để tạo 1 vết lõm ở đây bằng cách kéo cái hàng rào giữa chúng, khi có hàng trăm nghìn dặm vuông dầu loang ở vùng vịnh hiện giờ. Các chất gây phân tán làm cho dầu rơi xuống dưới hàng rào. Đường kính các hàng rào khoảng 13 inch. Cho nên làm thế thật điên hết sức. Đây là các thuyền đánh bắt tôm được thuê. Có hàng trăm thuyền tôm được thuê để kéo hàng rào nổi thay vì kéo lưới. Họ đang làm việc. Bạn có thể dễ dàng thấy rằng tất cả nước lẫn dầu đi đến phần sau hàng rào. Họ đang khoắng lộn nó lên. Thật nực cười. Đối với tất cả đường biển có hàng rào nổi -- hàng trăm nghìn dặm đường biển -- tất cả, có cả đường biển gần kề không có hàng rào nổi nào cả. Có cơ hội lớn cho dầu và nước bẩn tràn vào phía sau hàng rào. Và ở bức ảnh phía dưới, có 1 quần thể chim bị vướng vào hàng rào. Mọi người đang cố gắng bảo vệ các quần thể chim ở đó. Là 1 nhà điểu cầm học, Tôi có thể nói rằng chim thì bay và -- (Tiếng cười) Và việc kéo cả 1 quẩn thể chim vào hàng rào nổi thì không có hiệu quả. Những con chim đó kiếm sống nhờ ngụp lặn xuống nước. Thực ra, tôi nghĩ họ nên làm, nếu bất cứ điều gì -- họ đang làm việc rất vất vả để bảo vệ các tổ chim -- nếu họ phá hỏng 1 tổ thôi thì 1 số chim khác sẽ bỏ đi, và như thế sẽ tốt hơn cho chúng trong năm nay. Trong việc tắm sạch cho chúng tôi không có ý xúc phạm những người đang tắm sạch cho các con chim. Chúng ta biểu hiện lòng trắc ẩn là rất quan trọng. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mọi người có là lòng trắc ẩn. Việc có được các hình ảnh đó và cho mọi người xem là rất quan trọng. Nhưng các con chim đó sẽ được phóng thích đi đâu? Nó giống như cứu ai đó khỏi tòa nhà đang cháy sơ cứu khỏi triệu chứng hít phải khói và gửi người ta lại tòa nhà đó, vì dầu vẫn đang loang rộng. Tôi từ chối coi điều này là 1 tai nạn. Tôi nghĩ đó là kết quả của sự thờ ơ lãnh đạm. (Vỗ tay) Không chỉ tập đoàn BP BP làm việc rất tùy tiện và cẩu thả vì họ đã có thể thế. Và họ được phép làm thế do chính phủ đã sơ suất trong giám sát, là chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta. Hóa ra là -- bạn thấy cái biển báo này ở hầu hết các tàu thương mại ở Mỹ -- nếu bạn làm đổ 2 gallon dầu, bạn sẽ gặp rắc rối to đấy. Và nếu bạn phân vân các luật đó được làm cho ai, và ai được đặt lên trên luật. Nào, đây là những điều chúng ta có thể làm trong tương lai. Chúng ta có thể có thiết bị chúng ta thực sự cần. Sẽ không mất nhiều để dự đoán rằng sau khi khoan 30,000 lỗ trên đáy biển ở vịnh Mexico để thăm dò dầu, dầu sẽ bắt đầu chảy ra từ 1 trong số đó. Và bạn sẽ biết nên làm gì. Đó chắc chắn là 1 trong những điều cần làm. Nhưng chúng ta cần hiểu sự rò rỉ này bắt đầu từ đâu. Nó bắt đầu từ sự phá hoại ý tưởng rằng chính phủ ở đó vì chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ vấn đề được đa số dân chúng quan tâm. Nên tôi nghĩ vụ phun trào dầu này, việc cứu trợ ngân hàng, cuộc khủng hoảng vay nợ, tất cả là triệu chứng của cùng 1 nguyên nhân. Chúng ta có vẻ vẫn hiểu rằng ít nhất chúng ta cần lực lượng cảnh sát bảo vệ khỏi kẻ xấu. Và dù cảnh sát có thể đôi khi phiền phức -- đưa vé phạt chẳng hạn-- chắng ai nói chúng ta nên từ bỏ họ. Nhưng trong toàn bộ các cơ quan chức năng còn lại hiện giờ và ít nhất trong 30 năm qua, tồn tại văn hóa xuống cấp luật pháp trực tiếp gây ra do những người mà ta cần bảo vệ khỏi, mua chuộc chính phủ đằng sau chúng ta. (Vỗ tay) Nào, đây là vấn đề từ rất lâu rồi. Bạn có thể thấy là các tập đoàn đều bất hợp pháp ngay từ khi thành lập nước Mỹ. Và ngay cả Thomas Jefferson đã phàn nàn rằng họ đã bỏ tiền để cưỡng lại luật pháp nước Mỹ. Ok, mọi người nói họ bảo thủ, nếu họ thực sự muốn bảo thủ và yêu nước, họ sẽ nguyền rủa các tập đoàn này. Đó mới chính là bảo thủ. Nên chúng ta cần lấy lại ý tưởng rằng chính phủ của chúng ta đang bảo vệ các vấn đề lo ngại của người dân lấy lại tình cảm đoàn kết và mục tiêu chính ở nước ta dù đã bị mất. Tôi nghĩ có những tia hy vọng le lói. Chúng ta có vẻ thức tỉnh 1 chút. Đạo luật Glass_Steagall -- bảo vệ chúng ta khỏi cuộc suy thoái, và sự sụp đổ của các ngân hàng và các thảm kịch đó đều yêu cầu được cứu trợ -- đã có hiệu lực từ năm 1933, thì đều bị phá hủy một cách hệ thống. Hiện giờ việc tái hiệu lực đạo luật đó là rất cần thiết. Nhưng các nhà vận động hành lang đang cố gắng làm giảm hiệu lực của các điều luật sau khi nó được thông qua. Đây là 1 cuộc chiến triền miên. Đó là 1 khoảnh khắc lịch sử. Chúng ta sẽ đương đầu với 1 thảm họa khó kết thúc do vụ dầu rò rỉ này ở vùng vịnh, và chúng ta sẽ có thời khắc ta cần từ nó như nhiều người đã ghi nhận ngày hôm nay. Có 1 chủ đề chung về nhu cầu tạo ra bước ngoặt từ đây. Chúng ta đã thoát khỏi rắc rối này trước đó bằng nhiều cách khoan ngoài khơi. Các giếng ngoài khơi đầu tiên gọi là cá voi. Các mũi khoan ngoài khơi đầu tiên tên là cái lao xiên cá voi. Lúc ấy chúng ta làm cạn đại dương của cá voi. Bây giờ chúng ta có mắc kẹt vì nó không? Kể từ khi chúng ta còn sống trong hang, mỗi lần muốn có năng lượng chúng ta đốt lửa, và điều đó vẫn là điều chúng ta đang làm. Chúng ta vẫn đang thắp sắng bằng lửa mỗi khi cần năng lượng. Và mọi người nói chúng ta không thể có năng lượng sạch vì nó quá đắt. Ai nói thế? Những người bán nhiên liệu hóa thạch cho chúng ta. Chúng ta đã tồn tại trước đó nhờ năng lượng, và mọi người nói rằng nền kinh tế không thể chịu đựng việc chuyển đổi vì năng lượng rẻ nhất là nô lệ. Năng lượng luôn là vấn đề đạo đức. Giờ nó là vấn đề đạo đức. Là vấn đề đúng và sai. Xin cảm ơn. Khi tôi còn là 1 sinh viên ở Oxford vào những năm 70. tương lai của thế giới lúc đó chẳng có gì hứa hẹn. Sự bùng nổ dân số không ngừng. Nạn đói toàn cầu là hiển nhiên. Ung thư lan tràn gây nên từ những hóa chất trong môi trường đã rút ngắn tuổi thọ của chúng ta. Mưa axít ở trong rừng. Sa mạc xâm lấn vào đất liền 1 tới 2 dặm 1 năm. Dầu đang cạn kiệt. 1 cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ đưa chúng ta tới diệt vong. Tất cả những điều đó đã không xảy ra. (Tiếng cười) và thật đáng king ngạc, nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra ở thời đại của tôi, mức thu nhập bình quân theo đầu người của 1 người bình thường, trong điều kiện thực tế, được điều chỉnh để chống lạm phát, đã tăng gấp 3 lần. Tuổi thọ tăng lên 30%. tỷ lệ tử vong sơ sinh được giảm xuống 2/3 lương thực tính theo đầu người tăng lên 1/3 Và tất cả những điều đó xảy ra cùng lúc với việc dân số tăng gấp đôi. Chúng ta đã làm được điều đó như thế nào -- dù bạn có nghĩ điều đó là tốt hay xấu -- Chúng ta đã làm được điều đó như thế nào? Làm thế nào mà chúng ta đã trở thành giống loài duy nhất có được sự thịnh vượng và đông đúc như thế này? dải màu này là tương ứng cho dân số còn trục tung tương ứng với GDP tính theo đầu người. Tôi nghĩ là để trả lời câu hỏi này các bạn cần phải hiểu rằng loài người đã cùng nhau cho những ý tưởng của họ kết hợp và tái kết hợp như thế nào, để chúng gắn kết với nhau. Nói 1 cách khác, các bạn cần phải hiểu Những ý tưởng đó đã giao cấu như thế nào. Tôi muốn bạn tưởng tượng chúng ta đã đi từ việc làm ra 1 thứ như thế này đến việc làm ra 1 thứ như thế kia như thế nào Chúng đều là những đồ dùng thực tế. 1 cái là rìu cầm tay Acheulean từ nửa triệu năm trước của những người đứng thẳng cổ xưa. Cái còn lại thì rõ ràng là 1 con chuột vi tính. Cả 2 đều cùng kích cỡ và hình dạng theo 1 cách chính xác kì lạ. Tôi đã thử tính xem cái nào lớn hơn, nhưng thất bại. Là vì chúng đều được thiết kế để vừa vặn với tay cầm của con người. Chúng đều là những công cụ. Cuối cùng, điểm giống nhau này không còn thú vị nữa. Nó chỉ cho ta thấy rằng chúng được thiết kế để vừa vặn với tay cầm của con người. Điểm khác biệt mới là cái tôi quan tâm. Bởi vì vật bên trái là 1 thiết kế không thay đổi trong suốt khoản 1 triệu năm -- Từ 1,5 triệu năm tới nửa triệu năm trước. Người đứng thẳng làm ra cùng 1 loại công cụ cho 30.000 thế hệ. Dĩ nhiên có 1 vài thay đổi nhỏ, Nhưng nó còn chậm hơn cả sự thay đổi của bộ xương ngày ấy. Không có tiến bộ, không có cách tân. Đó là 1 hiện tượng lạ thường, nhưng là sự thật. Trong khi đó vật bên phải thì lỗi thời chỉ sau 5 năm. Và còn 1 điểm khác biệt khác nữa, là vật bên trái được làm ra từ 1 vật chất duy nhất. Còn vật bên phải thì được làm từ hỗn hợp nhiều chất khác nhau, từ silicon, kim loại, nhựa dẻo v.v.. Và hơn thế nữa, nó còn là hỗn hợp của nhiều ý tưởng khác, ý tưởng phát minh ra nhựa dẻo, phát minh ra laser, phát minh ra bóng bán dẫn. Chúng đều được kết hợp với nhau để tạo ra công cụ này. Và sự kết hợp này, công nghệ tích lũy này đã kích thích sự tò mò của tôi. Bởi vì tôi nghĩ đó là chìa khóa để hiểu ra sự vận động của thế giới.- Cơ thể của tôi cũng là sự tích lũy của nhiều khái niệm, Khái niệm về tế bào da, tế bào não, tế bào gan. Chúng kết hợp với nhau. Làm thế nào mà sự tiến hóa làm được điều này? Nó nhờ vào sự sinh sản hữu tính. Trong 1 loài vô tính, nếu có 2 đột biến khác nhau trong những sinh vật khác nhau, 1 cái màu xanh và 1 cái màu đỏ, vậy 1 cái phải trội hơn cái kia. Và 1 cái phải biến mất để cái kia tồn tại. Nhưng nếu bạn có 1 loài hữu tính, thì sẽ khả thi cho 1 cá thể di truyền cả 2 đột biến kia từ những dòng giống khác. Vậy việc giao cấu sẽ cho phép 1 cá thể rút ra những tiến bộ di truyền cho cả loài. Nó không bị giới hạn bởi dòng giống của nó. Quá trình nào mà có chung 1 ảnh hưởng tới phát triển văn hóa khi việc giao cấu đang có những tiến bộ sinh học? Và tôi nghĩ câu trả lời là sự trao đổi, thói quen trao đổi cái này với cái khác. Đó là đặc tính độc nhất của con người. Không có 1 loài động vật nào làm vậy. Bạn có thể dạy chúng 1 chút trong phòng thí nghiệm. Và thực sự thì cũng có sự trao đổi ở những loài động vật khác. Nhưng sự trao đổi 1 vật cho 1 vật khác thì không bao giờ xảy ra. Như Adam Smith đã nói: "Chưa có ai thấy 1 con chó trao đổi 1 cục xương sòng phẳng với 1 con chó khác." (Tiếng cười) Bạn có thể có nền văn hóa không có sự trao đổi. Bạn có thể có nền văn hóa vô tính. Tinh tinh, cá voi sát thủ, những loài này có nền văn hóa hẳn hoi. Chúng dạy nhau những truyền thống được truyền từ đời này sang đời kia. Trong trường hợp này, tinh tinh đang dạy nhau cách đập vỡ quả hạch bằng đá. Nhưng điểm khác biệt là những nền văn minh này không bao giờ tiến bộ, phát triển, không bao giờ tích lũy và trở thành tổ hợp. Và lý do là vì không có sự giao cấu mà tôi đã nói, và không có sự trao đổi ý tưởng Những bầy đàn tinh tinh khác nhau có những văn hóa khác nhau. Nhưng lại không có sự trao đổi ý tưởng giữa chúng. Vậy tại sao sự trao đổi lại nâng cấp cuộc sống Câu trả lời từ David Ricardo vào năm 1817. Và đây là cách giải thích của ông lấy bối cảnh thời kì đồ đá, mặc dù ông nói về mặt thương mại giữa các nước. Adam mất 4 giờ để làm 1 cây giáo, 3 giờ để làm 1 cái rìu. Oz mất 1 giờ để làm 1 cây giáo, 2 giờ để làm 1 cái rìu. Vậy Oz đã vượt trội hơn Adam. Oz không cần tới Adam. Oz có thể tự anh ta làm ra giáo và rìu. thật ra thì không phải vậy, nếu bạn nghĩ theo hướng như thế này, Nếu Oz làm 2 cây giáo và Adam làm 2 cây rìu, sau đó họ trao đổi, thì mỗi người sẽ tiết kiệm được 1 giờ làm việc. Và họ càng làm nhiều, thì điều đó càng rõ hơn. Vì khi họ càng làm nhiều, Adam sẽ tiến bộ hơn trong việc làm rìu, và Oz sẽ tiến bộ hơn trong việc làm giáo. Vậy lợi ích trong giao dịch chỉ là để phát triển. Và đó là 1 trong những cái hay của việc trao đổi, nó còn tạo ra động lực cho việc chuyên môn hóa, và động lực cho những trao đổi sau này. Cả Adam và Oz đều tiết kiệm được 1 giờ. Đó là sự thịnh vượng, sự tiết kiệm thời gian trong việc đáp ứng nhu cầu của bạn. Các bạn tự hỏi xem mình phải làm việc hết bao lâu để có được đủ ánh sáng cho 1 giờ đọc sách. Nếu bạn bắt đầu từ con số 0, thì bạn phải đi về vùng quê. Kiếm 1 con cừu. Giết nó để lấy mỡ. Nấu chảy ra để làm nến v.v... Vậy phải mất bao lâu? Theo tôi thì khá lâu. Bạn phải làm việc bao lâu để có được đủ ánh sáng cho 1 giờ đọc sách nếu bạn có mức lương trung bình ở Anh ngày nay? Câu trả lời chỉ là nửa giây. Trở về năm 1950, bạn phải làm việc 8 giây dựa trên mức lương trung bình bấy giờ để có được từng ấy ánh sáng. Vậy bạn đã tăng lên 7.5 giây của sự thịnh vượng. Từ năm 1950. Vì 7.5 giây đó bạn có thể làm được nhiều chuyện khác. và có thể có được thứ khác cũng như dịch vụ khác. Vào năm 1880, đó phải là 15 phút để có được lượng ánh sáng đó từ mức lương trung bình. Vào năm 1800, bạn phải làm việc 6 giờ để có được 1 cây đèn cầy có thể thắp sáng trong 1 giờ Nói 1 cách khác, 1 người có mức lương trung bình không đủ tiền để mua 1 cây đèn cầy vào năm 1800. Nhìn lại tấm hình cái rìu và con chuột này, và bạn tự hỏi: "Ai làm ra chúng và chúng được làm cho ai?" Rìu đá được làm ra cho chính bản thân người làm ra nó. Đó là sự tự túc. Ngày nay ta gọi đó là sự đói kém. Nhưng con chuột vi tính được làm ra cho tôi từ nhiều người khác. Vậy thì bao nhiêu người? Vài chục? Vài trăm? Vài ngàn? Tôi thì cho là cả triệu người. Bởi vì bạn phải tính cả những người trồng cà phê, làm ra cho những người làm việc ở giàn khoan, khai thác dầu, để rồi làm ra nhựa dẻo v.v... Tất cả họ đều làm việc để tạo ra con chuột cho tôi. Và đó là cách xã hội hoạt động. Đó là những gì chúng ta đạt được. Thời xưa, nếu bạn giàu có, bạn có nhiều người làm việc cho bạn. Đó là cách bạn làm giàu; bạn thuê họ. Vua Louis XIV có rất nhiều người làm việc cho ông ta. Họ may cho ông những bộ quần áo ngớ ngẩn như thế này đây. (Tiếng cười) Và họ còn làm cho ông kiểu tóc như vậy hoặc cái gì cũng được. Ông ta có 498 người chuẩn bị bữa tối cho mình mỗi ngày. Nhưng 1 khách du lịch ngày nay đi quanh điện Versailles và nhìn vào hình của ông vua, anh ta cũng có 498 người chuẩn bị bữa tối cho mình. Họ làm trong những nhà hàng, quán cà phê và những cửa tiệm khắp Paris. Và họ sẵn sàng phục vụ bạn 1 bữa ăn thịnh soạn còn có chất lượng hơn cả vua Louis XIV từng có. Và đó là cái chúng ta làm vì chúng ta làm việc cho nhau. Chúng ta có khả năng dùng sự chuyên môn hóa và sự trao đổi để nâng đỡ đời sống lẫn nhau. Chúng ta cũng thấy những động vật khác làm việc cho nhau. Kiến là 1 ví dụ kinh điển; kiến thợ làm việc cho kiến chúa ngược lại. Nhưng có 1 khác biệt lớn, chúng chỉ làm việc trong cùng 1 bầy đàn. Chúng không làm việc cho những bầy đàn khác. Và lý do là vì có sự phân chia lao động theo khả năng sinh sản. Đó là để nói, chúng phân chia theo sự sinh sản Kiến chúa làm hết những việc đó. Còn loài người, chúng ta không làm như vậy. Có 1 thứ chúng ta phải tự làm là sinh sản. (Tiếng cười) Thậm chí ở Anh, chúng ta cũng không giao phó hết việc sinh sản cho Nữ hoàng. (Vỗ tay) Vậy chúng ta có tập quán đó từ khi nào? Và nó đã tồn tại bao lâu rồi? Và ý nghĩa của nó là gì? Tôi nghĩ cách giải thích xa xưa nhất có lẽ là sự phân chia lao động theo giới tính. Nhưng tôi không có bằng chứng nào về việc đó. Nó giống như việc đầu tiên con người làm là nam làm việc cho nữ và ngược lại. trong xã hội người săn bắt và hái lượm, có sự phân chia lao động theo khả năng tìm kiếm thức ăn giữa những người nam đi săn bắt và những người nữ đi hái lượm. Không phải lúc nào nó cũng đơn giản vậy. Nhưng có 1 phân biệt trong vai trò đặc biệt giữa nam và nữ. Và cái hay của phương pháp này là đôi bên cùng có lợi. Trong trường hợp của người Hadza người phụ nữ biết đào củ quả để đổi lấy thịt từ người đàn ông -- họ biết là nếu muốn có protein thì họ phải đào củ quả rồi trao đổi với người đàn ông để lấy thịt. Và họ cũng không cần phải cực nhọc đi săn mấy con heo rừng. Và người đàn ông họ biết rằng họ không cần phải đi đào xới để có được củ quả. Tất cả những gì anh ta cần làm là phải giết được con heo rừng nào đó đủ lớn để có thể trao đổi. Và cả 2 bên đều nâng đỡ đời sống của nhau qua việc phân chia lao động theo giới tính. Điều này xảy ra từ khi nào? Chúng ta không biết được, nhưng có khả năng người thượng cổ Neanderthals đã không làm vậy. Họ là giống người có sự cộng tác cao. Họ là giống người có trí thông minh. Bộ não trung bình của họ còn lớn hơn cả của tôi và các bạn có mặt ngay trong khán phòng này. Họ giàu trí tưởng tượng. Họ chôn người chết. Họ còn có thể có ngôn ngữ, vì chúng ta biết họ có gen FOXP2 giống chúng ta, điều này được khám phá ở ngay tại Oxford này đây. Và họ có thể còn có khả năng ngôn ngữ. Họ là người có trí tuệ. Không phải tôi mỉa mai gì. Nhưng không có bằng chứng cho việc phân chia lao động theo giới tính. Không có bằng chứng cho thấy phụ nữ thời đó hái lượm. Có vẻ như phụ nữ đã hỗ trợ đàn ông trong việc săn bắt. Và 1 điều nữa cũng không có bằng chứng là việc trao đổi giữa những nhóm người. Vì những vật dụng được tìm thấy ở di chỉ của người Neanderthals đều được làm từ vật liệu địa phương. Ví dụ, ở Caucasus là nơi tìm ra nhiều vật dụng của người Neanderthals Chúng đều được làm ra từ đá phiến silic địa phương. Ở cùng thung lũng đó có nhưng tàn tích của người hiện đại từ 30.000 năm trước. Và có 1 vài thứ được làm từ đá phiến silic địa phương, nhưng còn rất nhiều thứ khác được làm từ đá vỏ chai từ nơi khác. Và khi loài người bắt đầu mang vật đi như vậy, để lại nhiều bằng chứng là có sự trao đổi giữa các nhóm người. Sự giao dịch còn lâu đời hơn nhiều so với trồng trọt. Nhiều người quên mất điều đó. Mọi người nghĩ giao dịch là điều mới mẻ hiện đai. Sự trao đổi giữa những nhóm người đã tồn tại từ hàng trăm ngàn năm trước. Và những bằng chứng về vụ mùa là vào giữa 80 tới 120 ngàn năm trước ở Châu Phi, khi bạn thấy đá vỏ chai, ngọc thạch anh và nhiều thứ khác đã được dịch chuyển từ nơi xa ở Ethiopia. Bạn còn thấy cả vỏ sò -- được khám phả bởi đội nghiên cứu ngay tại Oxford này đây-- được dịch chuyển 125 dặm trong nội địa từ Địa Trung Hải ở Algeria. Và đó là bằng chứng cho thấy con người đã bắt đầu có sự trao đổi giữa những nhóm người. Và dẫn tới sự chuyên môn hóa. Làm thế nào bạn biết là sự di chuyển xa xôi đó mang ý nghĩa là giao dịch chứ không phải di cư? Nào nhìn những người săn bắt hái lượm tiên tiến hơn như là thổ dân, họ khai thác đá để làm rìu ở 1 nơi tên là Mt.Isa, mỏ đá đó là sở hữu của bộ tộc Kalkadoon. Họ trao đổi với những người láng giềng những thứ như là gai cá đuối. Và kết quả là rìu đá đã chiếm 1 phần lớn của nước Úc. Vậy việc dịch chuyển đường dài của những công cụ là dấu hiệu của việc trao đổi, không phải di cư. Điều gì xảy ra khi bạn ngăn cản sự trao đổi, cũng như khả năng trao đổi và chuyên môn hóa? Câu trả lời là, bạn không chỉ làm chậm bước tiến kỹ thuật, mà còn đẩy lùi nó nữa. Điển hình là Tasmania. Khi mực nước biển dâng cao, Tasmania đã trở thành 1 hòn đảo vào 10.000 năm trước, những người sống trên đó, không chỉ tiến bộ chậm chạp hơn người ở đất liền, mà họ còn dần dần thoái hóa. Họ từ bỏ khả năng chế tạo công cụ dụng cụ đánh cá, và quần áo bởi vì với dân số khoản 4.000 người là không đủ lớn mạnh để bảo tồn một kỹ năng đặc biệt nào cần thiết để gìn giữ những kỹ thuật mà họ đã có. Cứ như thể những người trong khán phòng này bị quẳng vào 1 đảo sa mạc. Có bao nhiêu thứ trong túi quần của chúng ta mà chúng ta còn có thể chế tạo được sau 10.000 năm nữa? Điều này đã không xảy ra ở Tierra del Fuego -- cũng là trường hợp tương tự. Là bởi vì Tierra del Fuego được tách khỏi Nam Mỹ bởi 1 ranh giới gần hơn. Và vẫn còn những giao dịch qua ranh giới đó trong suốt 10.000 năm. Người Tasmania đã bị cô lập. 1 lần nữa nhìn lại tấm hình này. và các bạn tự hỏi, không chỉ là vấn đề ai làm ra nó và làm cho ai, mà là ai đã biết cách làm ra nó. Trong trường hợp cái rìu đá, người làm ra nó biết phương pháp. Nhưng mà ai biết cách làm con chuột vi tính? Không ai cả, thật sự là không ai cả. Không có ai trên thế giới này biết cách làm ra con chuột vi tính. Tôi nói rất nghiêm túc. Chủ tịch của hãng sản xuất cũng không biết. Ông ta chỉ biết cách điều hành công ty. Người làm việc ở dây chuyền lắp ráp cũng không biết vì anh ta không biết làm sao để khoan 1 cái giếng dầu để biến dầu thành nhựa dẻo, và cứ thế. Chúng ta đều biết 1 chút, nhưng không biết tất cả. Tôi đang trích dẫn từ một bài tiểu luận nổi tiếng của Leonard Read, nhà kinh tế học vào những năm 50, có tên là "Tôi, cây bút chì" trong đó, ông viết về việc làm thế nào cây bút chì được làm ra, và như thế nào mà chẳng ai biết được cách tạo ra cây bút chì, vì người lắp ráp ra nó không biết khai thác than chì. Và họ không biết cách đốn cây và những việc đại loại vậy. Và cái chúng ta làm trong xã hội loài người, qua sự trao đổi và chuyên môn hóa, là chúng ta đã tạo ra khả năng làm những việc mà chúng ta còn không hiểu. Điều đó không giống như ngôn ngữ. Với ngôn ngữ chúng ta phải phải trao đổi ý tưởng để thấu hiểu lẫn nhau. Nhưng với kỹ thuật, Chúng ta có thể làm ra nhiều thứ ngoài khả năng của mình. Chúng ta đã đi vượt quá khả năng trí tuệ con người đến một mức độ lạ thường. Và dù sao thì, Đó là 1 trong những lý do mà tôi không đồng tình với những tranh luận về I.Q., về việc nhóm người này có I.Q. cao hơn nhóm người khác. Điều này hoàn toàn vô lý. Điều hợp lý trong xã hội là việc chúng ta truyền đạt những ý tưởng, và cách mà chúng kết hợp với nhau tốt như thế nào, chứ không phải những cá nhân tài giỏi như thế nào. Vậy chúng ta đã tạo ra được một thứ được gọi là trí tuệ tập thể. Chúng ta chỉ là điểm nối trong 1 mạng lưới. Chúng ta là những tế bào thần kinh trong 1 bộ não. Đó là sự trao đổi ý tưởng lẫn nhau, sự gặp gỡ và kết hợp giữa chúng, đã làm nên bước tiến công nghệ, tăng dần, từng chút một. Tuy nhiên, những điều tồi tệ xảy ra. Và trong tương lai, khi chúng ta tiến tới, chúng ta sẽ trải qua những điều kinh khủng. Sẽ có chiến tranh, sẽ có khủng hoảng; sẽ có những thảm họa từ tự nhiên. Những điều kinh khủng đáng sợ đó sẽ xảy ra trong thế kỷ này, Tôi chắc chắn là như vậy. Nhưng tôi cũng chắc chắn 1 điều là sự kết nối mà con người đang có, và khả năng những ý tưởng được gặp gỡ và kết hợp như chưa từng có. Tôi cũng chắc chắn là công nghệ sẽ tiên tiến, và do đó mức sống sẽ đi lên. Vì qua sự tăm tối, qua nguồn tài nguyên phong phú, qua thế giới mà chúng ta đã tạo dựng từ dưới lên, nơi không chỉ những tầng lớp tiên tiến mà mọi người đều có khả năng đưa ra ý tưởng và làm cho chúng gặp gỡ, kết hợp, Chúng ta chắc chắn sẽ đẩy nhanh tốc độ đổi mới. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Tôi là người Mỹ, thông thường nghĩa là tôi phớt lờ bóng đá, trừ khi nó cần những cầu thủ đô như tôi hay Bruno xông vào nhau với tốc độ khủng khiếp Tuy vậy, thật sự khó mà phớt lờ bóng đá trong vài tuần vừa qua. Tôi lên Twitter, có vô số từ lạ lẫm mà tôi chưa từng nghe qua: FIFA, vuvuzela, những lời nói đùa kỳ cục về octopi. Nhưng thứ thực sự làm tôi quan tâm, mà nghĩ mãi tôi vẫn không hiểu ra được, đó là cụm từ "Cala a boca, Galvao." Nếu bạn lên Twitter trong vài tuần qua, bạn có thể thấy nó. Nó đang là chủ đề lớn. Là người Mỹ chỉ biết 1 ngôn ngữ, tôi đương nhiên không hiểu nghĩa của nó Vì vậy tôi lên Twitter và nhờ mọi người giải thích từ "Cala a boca, Galvao" Và may mắn thay, bạn bè Brazil của tôi thì luôn sẵn sàng giúp đỡ. Họ giải thích rằng con chim Galvao là loài vẹt quý hiếm và đang có nguy cơ tiệt giống nghiêm trọng Thực tế, họ sẽ giải thích thêm về điều này "Chim Galvao, là một loại chim rất hiếm xuất xứ từ Brazil Mỗi năm, hơn 300.000 chim Galvan bị giết trong dịp đại hội Carnival." Đương nhiên đây là một trường hợp bi thảm và ngày càng tệ hơn. Hóa ra, con vẹt Galvao chẳng những rất đẹp, dùng làm trang sức trên đầu, mà còn sở hữu chất gây ra ảo giác, điều này nghĩa là có một vấn đề tồi tệ về việc lạm dụng loài chim này Có những kẻ nghiện bệnh hoạn hút lông chim Galvao trong khi nó sắp tiệt chủng. Tin tốt là cộng đồng thế giới, điều này cũng do các bạn Brazil nói lại, đang đứng ra giúp đỡ Hóa ra là Ca sĩ Lady Gaga - đã cho ra một bản nhạc -- thật ra năm hoặc sáu bản nhạc, theo tôi biết, với tựa đề "Cala a boca, Galvao." Và các bạn Brazil bảo, nếu tôi lên mạng viết lên Twitter "Cala a boca, Galvao," 10 xu sẽ được đóng góp cho chiến dịch toàn cầu để cứu lấy giống chim quý hiếm này Phần lớn đã hiểu ra đây là một trò bịp, và thật ra là một trò rất hay. "Cala a boca, Galvao" thật ra mang một nghĩa khác. Trong tiếng Bồ Đào Nha là "Im đi, Galvao." Và câu này cụ thể ám chỉ Galvao Bueno. Ông ta là một đại xướng ngôn viên bóng đá cho Rede Globo. Và theo tôi biết được từ những bạn Brazil thì ông ta chỉ là một cái máy sáo rỗng Ông ta có thể hủy hoại trận bóng hay nhất bằng những câu sáo rỗng lặp đi lặp lại. Nên khi các khán giả Brazil tới trận đấu đầu tiên với Bắc Triều Tiên, họ lập khẩu hiệu này, khởi xướng chiến dịch Twitter và thuyết phục tất cả chúng ta tweet cụm từ: "Cala a boca. Galvao." Và thực tế, họ thành công tới mức cụm từ này dẫn đầu Twitter hơn hai tuần Đây là một vài bài học chúng ta có thể rút ra từ đó Bài học đầu tiên, tôi cho là rất giá trị, đó là rất dễ yêu cầu mọi người hoạt động trên mạng, Miễn sao việc đó chỉ là lặp lại một cụm từ miễn sao việc đó cứ đơn giản như thế, thì sẽ dể dàng kêu gọi mọi người theo. Một điều nữa bạn nên biết là rất nhiều người Brazil trên mạng Twitter. Có hơn năm triệu người. Tính theo thống kê quốc gia, 11% người Brazil trên mạng dùng Twitter. Vậy là cao hơn nhiều ở Mỹ và Anh Chỉ sau Nhật bản, Brazil đứng thứ hai về dân số Nếu bạn đang dùng Twitter hay các mạng xã hội khác và bạn không nhận ra đây là nơi tụ họp rất đông người Brazil, thì bạn cũng giống như tất cả chúng ta. Vì trên mạng xã hội bạn chỉ giao thiệp với những người mà bạn chọn lựa. Và nếu bạn như tôi, một kẻ mọt sách, da trắng Mỹ thì bạn thường giao lưu với những người tương tự Và bạn sẽ không biết rằng, Twitter là nơi tập hợp rất đông dân Brazil. Trong sự ngạc nhiên của nhiều người Mỹ, cũng là nơi giao lưu chủ yếu của người Mỹ gốc Phi Twitter vừa mới làm vài nghiên cứu. Họ nhìn vào dân số địa phương Họ tin rằng 24% người Mỹ sử dụng Twitter là người Mỹ gốc Phi Vậy là gấp hai lần so với tổng số những người dân này ở Mỹ. Một lần nữa, điều này khiến cư dân mạng rất kinh ngạc nhưng họ không nên. Và lý do là vì bất cứ một ngày nào bạn vào những chủ đề được quan tâm nhất bạn sẽ thấy hầu hết những chủ đề này là của những người Mỹ gốc Phi. Đây là một thống kê của Fernando Viegas và Martin Wattenberg, hai nhà thiết kế hình dung tài tình Họ nhìn vào con số người sử dụng Twitter cuối tuần và nhận ra rằng, rất nhiều những chủ đề này đều mang tính phân biệt chủng tộc trong những cách bạn không tưởng tượng nổi. Hóa ra sự tràn dầu là cuộc hội thảo của dân da trắng, còn tiệc ngoài trời thì được bàn luận bởi người da đen. Và sự điên rồ về điều này là nếu bạn muốn làm quen với ai đó trên Twitter, việc đó chỉ cách bạn một nhấp chuột Bạn chọn đề tài "tiệc ngoài trời", sẽ có một cuộc trò chuyện khác hẳn với một nhóm người hoàn toàn khác. Nhưng nói chung, đa số không làm như vậy. Chúng ta rốt cuộc luôn chọn lọc, như bạn Eli Pariser của tôi hay nói, để gặp những người mà ta biết và những người giống như ta đã quen Và thường chúng ta không nhìn vào tổng thể. Và riêng tôi, tôi cũng ngạc nhiên vì mạng không phải một nơi như thế. Nếu bạn trở lại những ngày đầu của mạng, khi những lý tưởng gia như Nick Negroponte viết những cuốn sách lớn như "Being Digital," họ dự đoán rằng, internet sẽ là một sự thúc đẩy mạnh mẽ để xóa đi sự khác biệt văn hóa và giúp chúng ta đồng cảm theo cách này hay cách khác. Negroponte mở đầu cuốn sách bằng một câu chuyện kể về sự khó khăn của việc xây dựng liên kết trong thế giới nguyên tử. Khi anh tới hội nghị công nghệ ở Florida, và nhìn thấy một vật cực kì lố bịch đó là chai nước Evian trên bàn. Và Negroponte nói "Chuyện này thật điên rồ Đây là nền kinh tế lỗi thời, nền kinh tế mà phải đẩy những nguyên tử chậm chạp, nặng nề trong một khoảng cách xa, một chyện khó làm nổi. Chúng ta đang tiến tới tương lai sử dụng "bits" nơi tất cả đều nhanh chóng, nhẹ nhàng. Nó ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Và nó sẽ thay đổi thế giới mà ta biết." Negroponte đã dự đoán đúng nhiều chuyện nhưng anh đã sai về điều này. Hóa ra, trong nhiều trường hợp, nguyên tử dễ dàng di chuyển hơn bits. Nếu tôi bước vào một cửa hàng ở Mỹ, tôi rất dễ dàng mua được một chai nước xuất nguồn từ Fiji, được vận chuyển tốn kém đến tận nước Mỹ. Nhưng thật sự rất khó để tìm xem một bộ phim nói về người Fiji, rất khó nếu tôi muốn nghe nhạc Fiji, Cực kỳ khó nếu tôi muốn đọc tin tức về Fiji. Điều này thật lạ lùng, vì nhiều sự kiện lớn đang xảy ra ở Fiji. Có cuộc đảo chính, có chính phủ quân đội, báo chí bị đàn áp Đó thật sự là nơi chúng ta cần theo dõi tại thời điểm này. Đây là điều tôi nghĩ về những gì đang diễn ra Tôi nghĩ chúng ta có khuynh hướng chỉ nhìn vào kết cấu của sự toàn cầu hóa. Chúng ta chỉ nhìn vào những khuôn mẫu giúp ta có thể sống trong thế giới liên kết này. Đó là những khuôn mẫu bao gồm: đường bay, dây cáp mạng,... Chúng ta nhìn vào những bản đồ như này, và nó trông giống như cả thế giới bằng phẳng, vì ta có thể nhanh chóng di chuyển tới mọi nơi. Bạn có thể bay đi Luân Đôn, rồi bay về Bangalore chỉ trong hôm nay. Hai chuyến bay, bạn đến Suva - thủ đô Fiji. Tất cả trong tầm tay. Nhưng khi bạn nhìn kỹ những gì nổi lên trên những mạng lưới này, bạn sẽ thấy một hình ảnh khác. Nếu bạn theo dõi cách những chuyến bay toàn cầu di chuyển, bạn sẽ khám phá ra rằng thế giới không những không phẳng mà còn cực kỳ gồ ghề. Có một số phần của thế giới liên kết rất tốt Ta có một con đường khổng lồ trên bầu trời giữa London và New York. Nhưng nếu bạn nhìn vào bản đồ này, trong khoảng 2 - 3 phút, bạn sẽ không thấy nhiều chuyến bay từ Nam Mỹ đến Châu Phi. Và bạn sẽ khám phá ra một phần của trái đất đã bị cắt đứt khỏi hệ thống kết nối. Khi chúng ta ngưng nhìn vào kết cấu của sự liên kết, mà nhìn thẳng vào sự thật, thì ta sẽ thấy thế giới không hoạt động như chúng ta luôn nghĩ. Đây là vấn đề mà tôi đã quan tâm đến trong vài thập niên qua: Thế giới thật sự đã được toàn cầu hóa. Chúng ta được kết nối nhiều hơn, có nhiều vấn đề trên quy mô toàn cầu hơn, nền kinh tế cũng được toàn cầu hóa, nhưng truyền thông toàn cầu lại ngày càng ít. Nếu bạn xem truyền hình Mỹ trong những thập niên 1970, 35%-40% của chương trình tin tức mổi tối là tin tức thế giới. Con số này đã giảm xuống còn 12% -15%. Điều này có xu hướng cho ta một cách nhìn méo mó về thế giới. Đây là một hình ảnh Alisa Miller đã chiếu tại buổi thuyết trình TED vừa qua. Alisa là chủ tịch của Đài Phát Thanh Thế Giới. Và cô ấy đã tạo ra cartogram - một bản đồ méo dựa theo cách nhìn của giới truyền thông Mỹ trong một tháng. Và bạn có thể thấy đây là một bản đồ méo mó dựa vào sự quan tâm thế giới của giới truyền thông Mỹ. Trên cơ bản, tin tức chỉ nhắm vào một nước Mỹ khổng lồ và vài nước bị nước Mỹ chúng ta xâm nhập. và giới truyền thông của ta chỉ có thế. Và trước khi bạn kết luận đây chỉ là chức năng của báo chí Mỹ, điều này thật sự rất tệ hại và tôi đồng ý như thế, tôi đã từng đọc báo của tầng lớp trí thức như New York Times (NYT) và họ cũng như vậy. Khi bạn đọc NYT, hay những báo tương đương, bạn sẽ thấy đa số nói về những nước giàu mạnh và vài nước bị nước chúng tôi xâm nhập. Hóa ra, các kênh truyền thông chẳng giúp ích gì nhiều cho chúng ta cả. Đây là một bản đồ do Mark Graham tạo ra Anh ấy làm tại Oxford Internet Institute. Đây là bản đồ về những bài viết trên Wikipedia mà đã được đánh dấu "toàn cầu". Và các bạn sẽ thấy chúng thiên về những việc xảy ra ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Thậm chí trong Wikipedias, nơi mà chúng ta tạo ra nội dung bài viết trên mạng, vẫn chủ yếu dựa vào nơi ở của người viết, thay vì những nơi khác trên thế giới. Tại Anh, bạn có thể ngồi dậy, lấy máy tính khi bạn ra khỏi đây, bạn có thể đọc một tờ báo từ Ấn Độ, Úc, từ Canada, hoặc thậm chí Mỹ. Nhưng bạn sẽ không làm như thế. Nếu bạn nhìn vào mức độ dùng mạng, trong trường hợp này, trong top 10 người sử dụng mạng trên 95% đọc những tin tức của các trang mạng trong nước. Đây là một trong những điều ít xảy ra ở Mỹ hơn Anh vì chúng tôi thích đọc báo Anh, trong khi người Anh lại không đọc báo Mỹ. Vì vậy, những điều này khiến tôi nghĩ rằng chúng ta đang trong một tình trạng gọi là toàn cầu ảo. Chúng ta nhìn trên mạng, chúng ta nghĩ rằng chúng ta có quan điểm toàn cầu. Chúng ta có lúc tình cờ thấy những bài viết bằng tiếng Trung Quốc và quyết định rằng chúng ta thật sự có công nghệ tuyệt nhất giúp ta kết nối với toàn thế giới. Và ta quên rằng đa số thời gian trên mạng dùng để coi điểm số của đội bóng Boston Red Sox. Vì vậy, ĐÂY mới thật sự là vấn đề: không phải là vì đội Red Sox năm nay chơi tệ mà vấn đề thật sự là, khi chúng ta đang bàn luận ở TED, những vấn đề lớn trên thế giới, những vấn đề thú vị để giải quyết trên quy mô toàn cầu. Đòi hỏi những cuộc bàn luận toàn cầu để tìm ra giải pháp toàn cầu. Đây là vấn đề chúng ta CẦN giải quyết. Tôi có tin tốt cho các bạn Trong 6 năm qua, tôi làm việc với một nhóm Nhóm này gọi là Tiếng Nói Toàn Cầu. Họ là các nhà văn mạng từ khắp thế giới Sứ mệnh của chúng tôi là sửa chữa truyền thông thế giới Chúng tôi bắt đầu từ 2004 và như các bạn thấy, chúng tôi chưa hoàn thành sứ mệnh của mình. Và tôi cũng không nghĩ một mình chúng tôi có thể giải quyết vấn đề. Nhưng càng suy đi nghĩ lại vấn đề này, thì tôi càng nghĩ rằng có vài điều mà chúng tôi đã học được trên chặng đường này Bài học thú vị về việc kết nối như thế nào nếu ta muốn dùng mạng để kết nối với một thế giới rộng hơn. Điều đầu tiên ta phải xem xét đó là trên thế giới có những vùng tối không được ai ngó ngàng tới. Trong trường hợp này, nếu ta nhìn vào bản đồ TG của NASA, ta sẽ thấy những vùng tối theo đúng nghĩa đen vì thiếu điện. Và tôi từng nghĩ rằng những vùng tối đó nghĩa là ở nơi đó họ không kết nối truyền thông vì họ có những nhu cầu bức thiết hơn. Nhưng tôi bắt đầu hiểu ra rằng bạn có thể có được truyền thông, chỉ là nó tốn nhiều công sức và sự khuyến khích. Một trong những vùng tối đó là Madagascar, một quốc gia được biết đến bởi những thước phim của Dreamworks hơn là những con người đáng yêu ở đó. Và những người sáng lập hội Foko ở Madagascar không quan tâm đến vấn đề thay đổi hình tượng nước họ. Họ đang cố gắng làm một việc đơn giản hơn: Đó là một câu lạc bộ dạy mọi người học tiếng Anh, sử dụng máy tính và internet. Nhưng điều xảy ra đó là Madagascar đang trải qua một cuộc bạo động. Đa số phương tiện truyền thông tư đều bị cắt đứt Và tất cả học sinh đang theo học viết blog trên mạng ở Hội Foko bỗng dưng được thảo luận với cộng đồng quốc tế về các cuộc biểu tình, sự bạo hành, và mọi chuyện đang diễn ra trong nước họ. Vậy một chương trình rất đỗi nhỏ bé được thiết kế để dạy mọi người cách làm việc trên máy tính, đưa ra ý tưởng cá nhân, lại tác động to lớn đến hiểu biết của chúng ta về đất nước này. Một câu hỏi nan giải mà tôi đoán rằng phần lớn những người ngồi đây không nói tiếng Malagasy. Và tôi đoán rằng đa số ở đây không nói tiếng Trung Quốc. Điều đó hơi buồn vì bạn nghĩ nó là ngôn ngữ phổ biến nhất trên mạng. May mắn là một số người đang cố gắng sửa chữa vấn đề này. Nếu bạn sử dụng Google Chrome và vào một trang viết bằng tiếng Hoa, bạn sẽ thấy một hộp vuông phía trên cùng màn hình tự động nhận diện các trang viết bằng tiếng Hoa. Và nhanh chóng với một nhấp chuột, bạn sẽ nhận được bản dịch của trang đó Nhưng đáng tiếc là đó chỉ là bản dịch của máy. Tuy Google dịch khá hay một vài ngôn ngữ, nó dịch tiếng Trung vô cùng tệ. Và kết quả nhiều lúc thật buồn cười. Một điều mà bạn và tôi mong ước là có một ngày nào đó ta có thể bấm cái nút và chờ một người nào đó phiên dich một bài ta muốn đọc. Và nếu bạn nghĩ đây là chuyện ngớ ngẫn, bạn sai rồi. Hiện nay có một nhóm ở Trung quốc gọi là Yeeyan. Và Yeeyan là một nhóm có trên 150,000 thiện nguyện viên. Họ lên mạng mỗi ngày đễ tìm kiếm những bài viết có nội dung hay bằng tiếng Anh. Họ dich cở chừng 100 bài mỗi ngày từ những báo chí và trang mạng có tên tuổi. Và họ cho mọi người đọc miễn phí. Đó là dự án của anh chàng tên Zhand Lei. Anh đã từng sống ở Hoa Kỳ khi vụ náo loạn Lhasa xãy ra và anh không ngờ được những phương tiện truyền thông bên Mỹ thiên lệch đến mức ấy. Anh ta nói rằng, "Nếu tôi chỉ làm một chuyện để thay đổi, tôi có thể phiên dịch để những người khác quốc gia có thể hiểu nhau được." Và câu hỏi tôi dành cho các bạn là: Nếu Yeeyan có thể kêu gọi 150,000 người phiên dich trang mạng tiếng Anh sang tiếng Hoa, thì tại sao ta không có người như Yeeyan để phiên dịch từ tiếng Hoa. Ai sẽ phiên dịch từ tiếng Hoa, thứ tiếng có trên 400 triệu người sử dụng trên mạng? Tôi đoán là ít nhất phải có một người nói lên những điều đáng nghe. Nhưng mặc dầu chúng ta có thể kiếm ra người phiên dịch từ tiếng Hoa, không chắc chắn là chúng ta sẽ tìm ra những bài viết đó. Khi chúng ta tìm kiếm thông tin trên mạng, chúng ta thường dùng hai cách. Chúng ta bấm nút "tìm" (search) Và tìm rất có hiệu quả nếu bạn biết bạn đang tìm kiếm cái gì. Nhưng nếu cái bạn tìm là sự may mắn ngẫu nhiên, cái tình cờ bước vào một nơi mà bạn không biết bạn cần phải đến. Chúng ta thường tìm kiếm những trang mạng xã hội, để gặp bạn bè thân hữu. Đễ xem họ đang xem những gì. Nhưng vấn đề ở đây là bạn sẽ trở thành con chim non chạy theo đàn. Bạn sẽ chạy theo những người có tư tưởng giống như bạn, thích những gì bạn thích. Rất khó mà nhận được những thông tin ở đàn khác từ những phương trời khác trên thế giới. Nơi mà những người khác tụ họp để nói về vấn đề khác. Để làm được việc nầy, có một lúc bạn phải tách ra khỏi đàn chim của bạn và gia nhập vào một đàn khác. Bạn cần có một người hướng dẫn. Đây là Amira Al Hussaini. Cô ta chủ nhiệm tờ báo trung đông Global Voices. Công việc của cô ta một trong những việc khó nhất thế giới. Không những cô phải làm sao cho hai giới nhà báo Israeli và Palestinian đừng chém giết lẫn nhau, mà cô phải kiếm ra cách nào để làm mọi người quan tâm đến Trung Đông. Và theo lẽ đó giúp các bạn thoát ra khỏi quỹ đạo mà bạn thường quanh quẫn. Và để làm cho bạn để ý đến câu chyện một người nhịn hút thuốc một tháng trong dịp lễ Ramandan, cô ta phải hiểu tâm lý quần chúng thế giới. Cô ta phải hiều câu chuyện nào đáng kể. Trên cơ bản, cô ta như một nhà điều khiển âm nhạc. Cô là một nhà phụ trách sưu tầm nhân tài. Cô biết mình có những nguyên liệu gì để đáp ứng nhu cầu của quần chúng. Cô có thể chọn lựa những gì để để đưa đẩy mọi người tiến tới. Tôi nghĩ đây chưa hẳn là một quy trình thuật toán. Tôi nghĩ rằng cái tuyệt hay của internet là nó cho những nhà điều khiển vươn tay nằm lấy đến nhiều khán thính giả một cách dể dàng hơn. Vì tôi quen biết Amira, tôi có thể hỏi cô tôi nên đọc những gì. Nhưng vì mạng lưới internet, cô ta ở một vị trí có thể kêu gọi mọi người nên đọc những gì. Và bạn cũng có thể nghe theo cô nếu bạn muốn nới rộng mạng lưới của mình. Một khi bạn bắt đầu mở rộng mạng lưới, bắt đầu lắng nghe những tiếng nói trong bóng tối, bắt đầu phiên dịch và chọn lọc những gì bạn đọc và nghe, bạn sẽ đi đến những nơi cực kỳ xa lạ. Đây là một bức ảnh trên trang blog tôi yêu thích, gọi là AfriGadget. Và AfriGadget là một trang blog nói về công nghệ qua ngữ cảnh ở Africa. Và cụ thể là họ theo giỏi một thợ rèn ở tỉnh Kibera tại Nairobi. Anh ta đang biến chiếc sườn xe Landrover ra thành một cái đục. Và khi bạn nhìn chiếc ảnh nầy, bạn tự hỏi, "Tại sao tôi phải quan tâm đến vấn đề nầy?" Và câu trả lời là anh chàng nầy có thể giải thích cho bạn. Đây là Erik Hersman, các bạn có thể đã gặp anh trong hội trường nầy. Anh ta có biệt danh la "Châu phi da trắng." Anh ta là một con mọt sách nỗi danh tại Mỹ, nhưng anh ta cũng là người Kenya. Anh ta sanh ra tại Sudan, lớn lên ở Kenya. Anh ta như là một chiếc cầu nối liền hai thế giới. Một là cộng đồng công nghệ Châu phi, hai là cộng đồng công nghệ Mỹ. Anh ta có thể biến một câu chuyện của một thợ rèn ở Kibera thành câu chuyện tái sử dụng công nghệ, chế biến từ sự ép buộc, tìm sự cãm hứng từ sự tái sử dụng vật liệu. Vì anh ta hiểu biết nhiều thế giới nầy, anh tìm cách để truyền thông qua thế giới bên kia. Hai thế giới mà anh có sự kết nối sâu đậm. Tôi tin rằng nhửng người nói trên sẽ là nhịp cầu giúp chúng ta nới rộng thế giới trong tương lai khi ta sử dụng mạng internet. Nhưng cái khó khăn của những chiếc cầu là ta cần người dám bước qua nó. Và đã đến lúc chúng ta cần nói đến những người sùng ngoại. Tôi là cầu thủ chơi bóng cà na thuộc hạng quốc gia (NFL) Hết mùa football, tôi thường ở nhà chửa vết thương, hưởng thụ những ngày nghĩ, vân vân và vân vân -- hoặc có thể thâu thanh băng nhạc hip-hop. Nhưng anh Dhani Jones, hiện là cầu thủ của đội bóng Cincinnati Bengals, dùng thời giờ của anh một cách khác. Dhani có một chương trình truyền hình, gọi là "Dhani chiêu cản toàn cầu." Và mổi tuần trên chương trình nầy, Dhani đi du lịch một nước khác nhau trên thế giới. Anh tìm đến đội thể thao ở quốc gia đó, tập dợt với họ một tuần, xong chơi một ván với họ. Và lý do anh làm thế không phải chì vì anh anh muốn giỏi võ Muay Thai. Nhưng là vì đối với anh, thể thao là một ngôn ngữ giúp anh nới rộng ranh giới tuyệt vời của trái đất. Một số chúng ta dùng ngôn ngữ của âm nhạc, Nhiều người dùng ẩm thực. Một số nhiều dùng văn chương hoặc viết lách. Nói chung là có rất nhiều cách khác nhau co thể giúp bạn phóng tầm mắt nhìn để tìm một nơi trên thế giới cho mình. Mục tiêu cùa bài nói chuyện của tôi ở đây không phải để thuyết phục mọi người trong hội trường nầy nên yêu chuộng những gì nước ngoài. Tôi đoán là -- vì mọi người có mặt ở đây để dự hội nghị TED-Toàn cầu -- các bạn là những người sùng ngoại, dù bạn có dùng cái từ đó hay chăng nữa. Tôi thách thức các bạn nên nghĩ là bạn làm chưa đủ nếu bạn chỉ mong muốn thế giới lớn hơn Bạn phải tìm cách sửa chửa những hệ thống hiện tại ta đang có. Chúng ta phải sửa chửa sự truyền thông. Ta phải sửa đổi internet, phải sửa đổi nền giáo dục. Ta phải sửa đổi luật di dân. Ta phải tìm cách để sáng tạo sự ngẫu nhiên, phải làm cho phiên dịch ngoại ngữ lan tràn, và tìm cách để tôn vinh những người kết nối nhịp cầu, Và chúng ta phải tìm cách xây dựng thế hệ sùng ngoại. Đó là điều tôi đang cố gắng làm. Tôi cần sự hổ trợ của các bạn. (Vỗ Tay) Tôi là một người kể chuyện. Tôi sống bằng nghề này -- kể chuyện, viết tiểu thuyết. Hôm nay, tôi muốn kể cho bạn nghe vài câu chuyện về nghệ thuật kể chuyện và về một số sinh vật siêu nhiên được gọi là djinni. Nhưng trước hết, cho phép tôi được chia sẻ với bạn một thoáng câu chuyện cá nhân của mình. Tất nhiên tôi sẽ kể với sự trợ giúp của từ ngữ, và đồng thời của một dạng hình học, vòng tròn, Thông qua cuộc nói chuyện, bạn sẽ trải qua vài vòng tròn. Tôi sinh ra ở Strasbourg, Pháp cha mẹ tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Một thời gian ngắn sau đó, cha mẹ tôi ly dị, tôi chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ sống cùng mẹ. Từ đó trở đi, tôi được nuôi dạy với tư cách một đứa trẻ của một bà mẹ độc thân. Từ đầu những năm 1970, ở Ankara, điều đó có chút không bình thường. Khu vực chúng tôi sống có rất nhiều gia đình lớn, mà người cha là trụ cột. Còn tôi, tôi lớn lên với một bà mẹ độc thân trong môi trường phụ hệ. Trên thực tế, tôi lớn lên và quan sát hai loại phụ nữ khác nhau. Một mặt là mẹ tôi, một người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ có học thức, không mê tín, hiện đại, Tây hóa. Còn một mặt là bà tôi, người cũng chăm sóc tôi bà mê tín hơn, ít học hơn và dĩ nhiên là ít lý trí hơn. Đấy là người phụ nữ có thể đọc bã cà phê để thấy tương lai và làm tan chảy chì thành những hình dạng kỳ dị để chống lại mắt quỷ. Rất nhiều người tới thăm bà tôi, những người có vài nốt mụn trứng cá trên mặt hay mụn cóc trên tay. Mỗi lần, bà tôi thốt ra vài từ tiếng Ả Rập, lấy một quả táo đỏ và đâm nó bằng nhiều cái gai hoa hồng đúng với số mụn cóc bà muốn loại bỏ. Bà lần lượt nối kết những cái gai với mực tối màu. Một tuần sau đó, bệnh nhân quay trở lại để kiểm tra. Tất nhiên, tôi ý thức rằng mình không nên nói những điều này trước mặt các học giả và các nhà khoa học, nhưng sự thực là, trong số tất cả những người tới gặp bà tôi để chữa trị những chứng bệnh da liễu, tôi không thấy ai quay trở lại mà lại không vui hay không khỏi bệnh. Tôi hỏi bà tại sao bà lại làm được như vậy. Đó có phải là sức mạnh của cầu nguyện hay không? Bà đáp, "Đúng thế, cầu nguyện có công hiệu. Nhưng hãy để ý đến sức mạnh của các vòng tròn nữa." Trong số nhiều điều khác tôi đã học được từ bà, có một bài học rất quý giá. Đó là nếu bạn muốn phá hủy thứ gì đó trong cuộc đời này, dù là một cái mụn trứng cá, một điểm khiếm khuyết hay tâm hồn con người tất cả những gì bạn cần làm là vây bọc nó bằng những bức tường dày. Nó sẽ chết khô trong đó. Tất cả chúng ta đều ở trong một vòng tròn xã hội và văn hóa nào đó. Tất cả chúng ta. Chúng ta sinh ra trong một gia đình, một quốc gia, tầng lớp nhất định. Nhưng nếu chúng ta không có kết nối với những thế giới vượt khỏi nơi chúng ta coi là dĩ nhiên ấy, chúng ta sẽ rơi vào nguy cơ bị chết khô trong vòng tròn đó. Trí tưởng tượng sẽ tan biến. trái tim yếu dần đi, và tính người sẽ tàn lụi nếu chúng ta ở quá lâu trong cái kén văn hóa của mình. Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, gia đình -- nếu tất cả mọi người trong vòng tròn này cũng giống chúng ta, điều đó có nghĩa chúng ta bị bao vây bởi những hình ảnh phản chiếu của chính mình. Một điều nữa mà những người phụ nữ như bà tôi làm ở Thổ Nhĩ Kỳ đó là phủ vải nhung lên những tấm gương hay treo chúng lên tường và quay mặt gương vào trong. Đó là một truyền thống phương Đông cổ xưa dựa trên quan niệm rằng dành quá nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào hình phản chiếu của bản thân là không tốt. Trớ trêu thay, [sống trong] những cộng đồng có những người giống nhau là một trong những hiểm nguy lớn nhất của thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Điều đó xảy ra ở mọi nơi, giữa phe tự do và bảo thủ, người vô thần và người theo đạo, người giàu và người nghèo, phương Đông và phương Tây. Chúng ta có xu hướng tụ tập thành nhóm dựa trên sự tương đồng, và rồi tự tạo ra những định kiến về những nhóm người khác. Theo tôi, có một cách để xuyên qua những khu ổ chuột văn hóa đó đó là nghệ thuật kể chuyện. Tuy những câu chuyện không thể phá vỡ những rào cản, nhưng chúng có thể khoét những lỗ hổng trên bức tường tinh thần của chúng ta Qua những cái lỗ đó, chúng ta có được liếc nhìn phía bên kia, và đôi khi còn thích những gì ta nhìn thấy. Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết từ năm lên tám. Một ngày nọ, mẹ tôi đem về nhà một cuốn vở màu xanh ngọc, bà hỏi tôi có thích một quyển nhật kí cá nhân hay không. Giờ đây khi nghĩ lại, tôi thấy mẹ mình hơi lo lắng không biết con gái mình có bình thường không. Ở nhà, tôi luôn kể chuyện, cái đó là tốt, ngoại trừ là tôi kể chúng với những đứa bạn tưởng tượng quanh mình cái đó thì không tốt lắm. Tôi là một đứa trẻ nội tâm, tôi nói chuyện với những cây bút chì màu và xin lỗi đồ vật khi trót đâm vào chúng, vì thế mẹ nghĩ sẽ tốt hơn nếu để cho tôi viết ra những trải nghiệm và cảm xúc thường nhật. Điều bà không biết đó là tôi nghĩ cuộc sống của mình quá tẻ nhạt, và điều cuối cùng tôi muốn làm đó là viết về bản thân mình. Thay vào đó, tôi bắt đầu viết về những người khác và những điều thực sự chưa bao giờ xảy ra. Đó là điểm bắt đầu niềm đam mê cả cuộc đời tôi cho việc viết tiểu thuyết. Ngay từ đầu, truyện hư cấu đối với tôi ít giống một hình thức tự truyện hơn là một một hành trình hóa thân vào những cuộc đời khác, những khả năng khác. Mong quý vị cố kiên nhẫn: tôi sẽ vẽ một vòng tròn, sau đó quay lại điểm xuất phát. Một điều khác nữa cũng xảy ra cùng vào thời điểm đó. Mẹ tôi trở thành một nhà ngoại giao. Từ một khu xóm trung lưu nhỏ bé, mê tín nơi bà tôi sống, tôi được vào học tại ngôi trường quốc tế sang trọng [tại Madrid], nơi tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất. Đây là nơi tôi chạm trán với khái niệm tôi gọi là "đại sứ nước ngoài." Lũ trẻ trong lớp đều từ tất cả các quốc gia thế nhưng sự đa dạng đó không nhất thiết dẫn đến tính dân chủ quốc tế bình đẳng trong lớp học. Thay vào đó, nó tạo nên một bầu không khí mà trong đó mỗi đứa trẻ được nhìn nhận -- không phải như một cá nhân, mà là đại diện cho một điều gì đó lớn hơn. Chúng tôi như một Liên Hợp Quốc thu nhỏ, một điều khá vui, ngoại trừ việc mỗi khi có điều gì đó tồi tệ có liên quan tới một quốc gia hay một tôn giáo nào đó. Đứa trẻ đại diện cho vùng đó bị chỉ trích, trêu ghẹo, và bắt nạt không ngớt. Tôi biết rõ, bởi trong khoảng thời gian tôi học ở trường đó, một cuộc tiếp quản quân sự xảy ra ở đất nước tôi, một tay súng mang quốc tịch nước tôi gần như giết chết Giáo Hoàng, và Thổ Nhĩ Kỳ bị không điểm trong Cuộc Thi Hát Eurovision. (Cười) Tôi thường xuyên trốn học, và mơ mộng trở thành một thủy thủ trong suốt những ngày đó. Tôi cũng đã được nếm trải cảm giác những định kiến văn hóa nơi đây. Những đứa trẻ khác hỏi tôi về bộ phim tôi chưa từng xem, có tên "Con tàu tốc hành lúc nửa đêm"; họ muốn biết một ngày tôi hút bao nhiêu điếu thuốc lá, bởi họ tường tất cả người Thổ Nhĩ Kì đều là những tay hút thuốc hạng nặng, và họ còn hỏi tôi bắt đầu đội khăn từ khi mấy tuổi. Tôi hiểu rằng ba định kiến chính về đất nước mình đó là: chính trị, thuốc lá, và mạng che mặt. Sau Tây Ban Nha, chúng tôi tới Jordan, Đức, và quay về Ankara. Mỗi khi di chuyển như vậy, tôi thấy như chiếc va li duy nhất tôi mang theo đó là trí tưởng tượng của mình. Những câu chuyện khiến tôi có cảm giác ở trung tâm, tiếp nối, và gắn kết, ba điều mà tôi thiếu. Vào giữa tuổi hai mươi, tôi chuyển tới Istanbul, thành phố ưa thích của tôi. Tôi sống trong một khu xóm sôi động, đa dạng, nơi tôi đã viết vài quyển tiểu thuyết. Tôi ở Istanbul khi có trận động đất kinh hoàng vào năm 1999. Khi chạy ra khỏi tòa nhà vào lúc ba giờ sáng, có một điều đã dừng chân tôi lại trên đường. Đó là một người bán hàng tạp hóa địa phương -- một người đàn ông đứng tuổi, gắt gỏng, không bán rượu, và không nói chuyện với những người lân cận. Ông ngồi cạnh một người phu nữ mặc quần áo đàn ông đội bộ tóc giả dài màu đen mascara chảy dọc đến cằm cô ấy. Tôi thấy ông ta mở bao thuốc lá tay run rẩy mời cô ấy một điếu, và đó là ấn tượng của tôi trong cái đêm xảy ra động đất cho đến ngày nay -- một người bán tạp hóa bảo thủ và một người chuyển giới đang khóc họ cùng hút thuốc trên vỉa hè. Ở bề mặt của cái chết và sự phá hủy, những khác biệt tầm thường của chúng ta tan biến, chúng ta trở thành một ngay cả là chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Nhưng tôi cũng luôn tin rằng những câu chuyện như vậy cũng có ảnh hưởng tương tự tới chúng ta. Tôi không định nói rằng truyện hư cấu có tầm ảnh hưởng như trận động đất nhưng khi chúng ta đọc một cuốn tiểu thuyết hay, chúng ta dường như bỏ lại khu căn hộ nhỏ và ấm áp của mình đi ra ngoài trời đêm một mình và bắt đầu biết những người trước đây chưa bao giờ gặp và có lẽ cả những người ta từng có định kiến trước đó. Không lâu sau đó, tôi theo học tại một trường nữ sinh ở Boson, và rồi Michigan. Trải nghiệm này đối với tôi không hẳn là một thay đổi về địa lý mà là thay đổi về ngôn ngữ. Tôi bắt đầu viết truyện hư cấu bằng tiếng Anh. Tôi không phải là dân di cư, tị nạn, hay người đi tha hương -- họ hỏi tại sao tôi lại làm như vậy -- nhưng sự giao lưu giữa những ngôn ngữ khiến tôi có cơ hội được tạo dựng lại bản thân mình. Tôi thích viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, nó rất nên thơ và tràn đầy xúc cảm, và tôi cũng thích viết bằng tiếng Anh, thứ ngôn ngữ khoa học và phổ biến. Tôi kết nối mỗi ngôn ngữ lại theo một cách khác nhau. Đối với tôi, và như hàng triệu người khác trên thế giới ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Khi bạn là người đến muộn đối với một ngôn ngữ, những gì xảy ra là bạn sống tại đây với một sự thất vọng không bao giờ dứt. Là những người đến sau, chúng tôi luôn muốn nói nhiều hơn, bạn biết đấy, pha trò nhiều hơn, nói nhiều điều tốt hơn, nhưng cuối cùng lại nói ít hơn thế bởi có khoảng cách giữa trí óc và lưỡi. Khoảng cách đó thật là đáng sợ. Nhưng nếu chúng tôi cố gắng không hoảng sợ, thì nó lại kích thích. Đó là điều tôi khám phá được khi ở Boston -- sự thất vọng đó rất kích thích. Ở điểm này, bà tôi, người đã dõi theo cuộc đời tôi với sự những lo lắng tăng dần, bắt đầu thêm vào những lời cầu nguyện hàng ngày của bà rằng tôi phải mau chóng kết hôn để có thể sống ổn định tại một nơi. Và bởi Chúa thương bà, tôi đã kết hôn. (Cười) Nhưng thay vì việc ổn định, tôi lại tới Arizona. Và bởi chồng tôi sống tại Istanbul, tôi bắt đầu đi đi lại lại giữa Arizona và Istanbul -- hai địa điểm trên bề mặt Trái Đất không thể khác biệt hơn. Tôi đoán một phần bản thân mình đã luôn là một người du mục, cả về thể chất và tinh thần. Những câu chuyện đồng hành cùng với tôi, giữ tôi và kỉ niệm gắn kết với nhau như một chất keo cho sự tồn tại. Nhưng dù tôi yêu các câu chuyện, gần đây, tôi cũng đã bắt đầu nghĩ rằng chúng đánh mất sự kì diệu và khi một câu chuyện được nhìn như hơn một câu chuyện Đó là chủ đề mà tôi muốn cùng quý vị nghĩ đến. Khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi phát hành tại Mỹ, tôi nghe được một nhận xét thú vị từ một nhà phê bình văn học. "Tôi thích cuốn sách của cô," ông nói, "nhưng tôi ước cô có thể viết nó khác đi." (Tiếng cười) Tôi hỏi ông ấy rằng câu nói ấy có ý gì. Ông nói, "Hãy nhìn này. Trong này có quá nhiều nhân vật Tây Ban Nha, Mỹ, người gốc Tây Ban Nha, nhưng lại chỉ có một nhân vật người Thổ Nhĩ Kì, và đó lại là một người đàn ông." Cuốn tiểu thuyết diễn ra tại khuôn viên một trường đại học ở Boston, nên đối với tôi, có nhiều nhân vật nước ngoài hơn người Thổ Nhĩ Kì là điều bình thường, nhưng tôi hiểu nhà phê bình đang tìm kiếm điều gì. Tôi cũng hiểu rằng mình sẽ tiếp tục khiến ông thất vọng. Ông muốn thấy hóa thân của bản sắc của tôi Ông tìm kiếm một người phụ nữ Thổ Nhĩ Kì ở cuốn sách này bởi tôi là một người như thế Chúng ta hay nói về cách những câu chuyện thay đổi thế giới, nhưng chúng tôi cũng nên nhìn xem thế giới của rào cản bản sắc ảnh hướng đến việc lưu truyền đọc, và cảm nhận các câu chuyện. Rất nhiều tác giả cảm thấy đây là áp lực, nhưng những tác giả không phải là người phương Tây cảm nhận được điều này rõ hơn. Nếu bạn là một nữ nhà văn đến từ thế giới Hồi giáo, giống như tôi, người ta sẽ hy vọng bạn sẽ viết về những phụ nữ Hồi giáo và, hơn thế nữa, những câu chuyện bất hạnh về những người phụ nữ Hồi giáo bất hạnh. Người ta sẽ mong bạn viết về những câu chuyện nhiều thông tin, sân sắc, và đặc trưng, để lại những thử nghiệm và tiên phong cho đồng nghiệp phương Tây của mình. Những gì tôi trải nghiệm hồi còn là một đứa trẻ trong trường học đó ở Madrid đang diễn ra trong thế giới văn học ngày nay. Nhà văn không được nhìn nhận như những cá nhân sáng tạo, mà họ như những đại sứ cho nền văn hóa của chính họ: một số tác giả từ Trung Quốc, một số từ Thổ Nhĩ Kì, một số khấc từ Nigeria. Chúng ta đều có những điểm rất khác biệt, có khi còn kỳ dị. Nhà văn và người đi làm James Baldwin tham gia một buổi phỏng vấn vào năm 1984 trong đó ông liên tục được hỏi về việc ông bị đồng tính. Khi phóng viên cố phân loại ông như một nhà văn bị đồng tính, Baldwin ngừng lại và nói, "Anh không thấy ư? Chẳng có thứ gì tôi có mà những người khác lại không có, và không thứ gì mọi người khác có mà tôi không có." Khi rào cản bản sắc cố gắng phân biệt chúng ta, đó là lúc sự tự do tưởng tượng của chúng ta gặp nguy hiểm. Có một thể loại văn học không rõ ràng gọi là văn học đa văn hóa trong đó tất cả các tác giả không phải từ phương Tây bị gộp lại với nhau. Tôi không thể quên bài đọc đa văn hóa đầu tiên của mình, ở Harvard Square mười năm trước. Chúng tôi là ba nhà văn, một người tới từ Philipppine, một người Thổ Nhĩ Kì và một người Indonesia -- bạn biết đấy, nghe như chuyện đùa. (Tiếng cười) Và lí do tại sao chúng tôi lại tụ hợp với nhau không phải bởi chúng tôi có cùng một phong cách viết hay một gu văn học giống nhau mà chỉ bởi vì hộ chiếu của chúng tôi. Người ta nghĩ những nhà văn đa văn hóa sẽ kể những câu chuyện có thật, chứ không phải là tưởng tượng. Một chức năng được thêm vào truyện hư cấu Bằng cách này, không chỉ riêng những nhà văn, mà cả nhân vật hư cấu của họ cũng trở thành những đại diện cho một thứ gì đó lớn hơn. Nhưng tôi phải nói thêm rằng xu hướng nhìn nhận một câu chuyện ngoài tầm một câu chuyện này không chỉ diễn ra ở phương Tây. Nó bắt nguồn từ mọi nơi. Lần đầu tiên tôi trải nghiệm điều này là khi tôi đi hầu tòa năm 2005 bởi những lời mà nhân vật hư cấu của tôi nói trong một cuốn tiểu thuyết. Tôi đã định viết một cuốn tiểu thuyết có tính xây dựng, nhiều tầng nghĩa về một người Armenia và một gia đình Thổ Nhĩ Kì qua con mắt của phụ nữ. Nhưng câu chuyện nhỏ của tôi trở thành vấn đề lớn khi tôi bị truy tố. Một số người chỉ trích tôi, một số khác lại ủng hộ tôi khi viết về xung đột giữa Thổ Nhĩ Kì và Armenia Nhưng có lúc tôi chỉ muốn nhắc nhở cả hai phía rằng đó chỉ là một câu chuyện hư cấu. Chỉ là một câu chuyện. Và khi tôi nói, "đó chỉ là một câu chuyện," Tôi không phải muốn hạ thấp tác phẩm của mình. Tôi muốn yêu và tôn vinh tiểu thuyết hư cấu bởi chính bản thân nó, chứ không phải như một công cụ cho một mục đích nào đó. Nhà văn bị gắn với chính kiến của chính họ và đã có những cuốn tiểu thuyết chính trị khá hay, nhưng ngôn ngữ hư cấu không phải là ngôn ngữ của chính kiến hàng ngày. Chekhov từng nói, "Giải pháp cho một vấn đề và cách đặt câu hỏi một cách đúng đắn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Chỉ có điều sau là trách nghiệm của một nghệ sỹ." Rào cản bản sắc chia cắt chung ta. Còn truyện hư cấu lại kết nối chúng ta lại. Rào cản bản sắc thích tạo ra khái quát hóa Còn truyện hư cấu tạo ra những khác biệt tinh tế Một thứ tạo ra các ranh giới. Thứ kia không nhận ra một rào cản nào. Rào cản bản sắc được dựng lên bởi những viên gạch cứng. Ngược lại, truyện hư cấu là dòng nước chảy. Dưới thời vua Ottoman, đã có những người kể chuyện đi rong được gọi là "meddah." Họ tới những quán cà phê, nơi họ kể chuyện trước đám đông, thường là ngẫu hứng. Với mỗi người trong câu chuyện, meddah sẽ thay đổi giọng, dựng nên nhân vật đó. Tất cả mọi người đều có thể tới và nghe kể chuyện -- những người bình thường, và ngay cả hoàng đế Thổ Nhĩ Kì, những người Đạo hồi và người không theo đạo Hồi. Những câu chuyện vượt khỏi mọi ranh giới, như "Những chuyện kể của Nasreddin Hodja," một câu chuyện khá phổ biến ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, khu vực Balkan, và Châu Á. Ngày nay, những câu chuyện tiếp tục phá vỡ những rào cản. Khi những nhà chính trị người Palestin và Israeli nói chuyện, họ thường không lắng nghe lẫn nhau, nhưng một độc giả người Palestin sẽ vẫn đọc tiểu thuyết được viết bởi một tác giả Do Thái, và ngược lại, kết nối và đồng cảm với người kể chuyện. Văn học phải làm được điều đó. Nếu nó không dẫn chúng ta đến điều đó, thì đó không phải là văn học thực sự. Sách cứu giúp cái đứa trẻ nội tâm, nhút nhát trong tôi -- tôi đã từng như vậy.. Nhưng tôi cũng ý thức được đến hiểm nguy của việc tôn thờ chúng. Khi nhà thơ và nhà thần bí học, Rumi, gặp bạn đồng hành tinh thần của mình, Shams của Tabriz, một trong những điều đầu tiên người sau làm đó là xé tan sách của Rumi bỏ xuống nước và nhìn chữ hòa vào nước. Người Sufis từng nói, "Kiến thức không khiến bạn đi xa hơn bản thân mình thì còn tệ hơn nhiều sự bỏ mặc." Vấn đề với những ổ chuột văn hóa hiện nay không phải là sự thiếu kiến thức -- chúng ta biết rõ về nhau, hay chúng ta nghĩ là như vậy -- nhưng kiến thức mà không dẫn chúng ta ra khỏi bản thân mình: nó khiến chúng ta trở nên trịch thượng, xa cách và tách biệt. Có một phép ẩn dụ tôi tâm đắc: sống là như một compa vẽ. Như bạn biết đấy, một chân com-pa đứng yên một chỗ. Trong khi đó, chân còn lại vẽ một vòng tròn lớn, luôn chuyển động. Truyện hư cấu của tôi cũng như vậy. Một phần của tôi cố định tại Istanbul, với gốc Thổ Nhĩ Kỳ rõ rệt, phần còn lại đi vòng quanh thế giới, kết nối các nền văn hóa khác nhau. Bằng nghĩa này, tôi muốn nghĩ về câu chuyện hư cấu của mình như một câu chuyện địa phương và cả câu chuyện thế giới, từ đây và từ khắp mọi nơi. Những người trong số quý vị mà đã từng đến Istanbul có lẽ đã từng thấy Cung điện Topkapi, nơi ở của vua Ottoman, trong khoảng hơn 400 năm. Trong cung điện đó, ngay ngoài khu ở của các phi tần được sủng ái, có một nơi được gọi là Nơi tụ tập của Djinn. Nó nằm giữa các toà nhà. Tôi bị thu hút bởi ý tưởng này. Thường thì chúng ta không tin vào những khu vực mà lọt thỏm giữa những thứ khác như thế này. Chúng ta coi chúng như nơi của những sinh vật siêu nhiên như djinn, những người được làm từ lửa không khói và là biểu tượng cho sự khó nắm bắt. Nhưng ý tôi là có lẽ cái không gian vô hình đó là những gì mà nhà văn và nghệ sĩ cần nhất. Khi tôi viết truyện hư cấu Tôi trân trọng sự khó nắm bắt và khả năng thay đổi. Tôi thấy thích khi không biết điều gì sẽ xảy ra ở 10 trang tiếp theo. Tôi thấy vui khi các nhân vật của mình làm tôi ngạc nhiên. Tôi có khi sẽ viết về một người phụ nữ Hồi giáo trong một cuốn tiểu thuyết, và có thể sẽ là một câu chuyện vui, và trong cuốn sách sắp tới, tôi có thể viết viết về chàng đồng tính, đẹp trai từ Na Uy. Miễn là nó bắt nguồn từ trái tim của chúng ta, chúng ta có thể viết về bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ. Audre Lorde đã từng nói, "Nhưng người cha da trắng đã dạy chúng ta nói câu, 'Tôi tư duy, tôi tồn tại.' " Cô ấy gợi ý, "Tôi cảm nhận, tôi tự do." Tôi nghĩ đó là một sự thay đổi tư duy tuyệt vời. Thế nhưng, tại sao trong các khóa học viết sáng tạo ngày nay, điều đầu tiên chúng ta dạy cho học sinh của mình là viết những gì bạn biết"? Có lẽ đó không phải là con đường đúng để xuất phát. Văn học tưởng tương không nhất thiết phải là viết về chúng ta hay những gì chúng ta biết hay bản sắc của chúng ta. Chúng ta nên dạy giới trẻ và cả bản thân mình mở rộng trái tim và viết về những điều chúng ta có thể cảm nhận được. Chúng ta nên vứt bỏ ổ chuột văn hóa của mình và ghé thăm khu vực cạnh đó, cạnh đó nữa. Cuối cùng, những câu chuyện chuyển động như những vòng xoáy, vẽ nên những vòng tròn bao bọc lẫn nhau. Chúng kết nối lòng nhân đạo, vượt khỏi rào cản bản sắc, và đó là một tin tốt. Tôi muốn kết thúc bằng một bài thơ Sufi cổ: "Nào, hãy đề chúng ta là bạn bè một lần; hãy để chúng ta làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng; hãy để chúng ta trở thành người yêu và người được yêu; sẽ không ai bị bỏ lại trên Trái Đất nữa." Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Chào mừng anh đến với TED, anh Julian. Tôi được biết rằng trong vài năm gần đây, đứa con tinh thần WikiLeaks của anh đã công bố thêm nhiều tài liệu mật hơn tất cả cơ quan truyền thông thế giới gộp lại. Điều này có đúng không? Vâng, liệu điều này có đúng hay không? Người ta đang lo ngại -- rằng giới truyền thông thế giới đang làm việc không hiệu quả và để cho một nhóm nhỏ các nhà hoạt động xã hội lại vượt xa trong việc công bố loại thông tin như thế hơn cả phần còn lại của thế giới đóng góp. WikiLeaks hoạt động theo cơ chế nào? Làm sao người ta công bố được các tài liệu đó? Và anh làm cách nào để bảo vệ thông tin cá nhân của họ? Tôi chỉ có thể nói rằng, đó là những người kiểm soát cổ điển. Chúng tôi có rất nhiều cách để họ đưa thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sử dụng loại mã hóa tiên tiến để phát tán mọi thứ trên internet, để ẩn dấu vết, và lọt qua các tòa án pháp lý như Thụy Điển và Bỉ để thông qua việc bảo vệ pháp lý. Chúng tôi lấy thông tin qua thư, loại thư bưu chính thông thường mã hóa hoặc không, xem xét và kiểm tra nó như các tổ chức báo chí thông thường, rồi định dạng vì đôi khi có những điều không dễ làm, khi bạn làm việc với những cơ sở dữ liệu thông tin khổng lồ để công bố rộng rãi và rồi bảo vệ bản thân các bạn trước pháp luật và các vụ tấn công chính trị. Vậy anh nỗ lực hết mình đã đảm bảo rằng tài liệu đó là hợp pháp. Nhưng thật sự anh hầu như không bao giờ biết nguồn gốc tài liệu đó. Đúng thế. Rất hiếm khi chúng tôi được biết. Và nếu chúng tôi tìm ra một vài dấu vết nào đó thì chúng tôi sẽ hủy thông tin càng sớm càng tốt. (Chuông điện thoại reo) Ồ chết tiệt thật. (Cười) Tôi đoán là CIA gọi để hỏi mã để thành hội viên của TED. (Cười) Lấy một ví dụ nhé. Đây là một thứ mà anh công bố cách đây vài năm. Nếu chúng ta có tài liệu này... Đây là một chuyện ở Kenya cách đây vài năm. Anh có thể cho chúng tôi biết anh đã lấy thông tin như thế nào không? Đây là Báo cáo Kroll. Đây là một báo cáo tình báo được Chính phủ Kenya ủy quyền sau đợt bầu cử năm 2004. Trước năm 2004, Kenya nằm dưới quyền lãnh đạo của Daniel arap Moi suốt 18 năm liền. Ông là một nhà độc tài mềm dẻo của Kenya. và khi Kibaki lên nắm quyền -- thông qua một liên minh quyền lực để cố xóa sạch tình trạng tham nhũng ở Kenya -- họ ủy thác bản báo cáo này chi ra khoảng 2 triệu bảng Anh cho nó và các báo cáo liên quan. Và rồi chính phủ trì hoãn và sử dụng nó làm đòn bẩy chính trị với Moi, - người giàu nhất lúc đó và tới giờ vẫn là giàu nhất Kenya. Đó là chiếc Chén Thánh của nền báo chí Kenya. Năm 2007, tôi tới đó và chúng tôi tìm cách nắm lấy báo cáo này ngay trước đợt bầu cử -- - đợt bầu cử toàn quốc, ngày 28/12. Khi chúng tôi công bố bản báo cáo, 3 ngày sau khi tân tổng thống Kibaki quyết định cộng tác với người mà ông muốn xóa sổ, Daniel arap Moi. Nên bản báo cáo này trở thành sợi thòng lòng quanh cổ tổng thống Kibaki. Và -- ý tôi là, để rút gọn câu chuyện -- những điều trong bản báo cáo được tiết lộ về Kenya, không phải từ một hãng thông tấn chính thức, mà gián tiếp. Theo quan điểm của anh, nó đã thay đổi cuộc bầu cử. Vâng. Nó đã lên trang nhất của tờ Guardian và được in trên mọi tờ báo của Kenya, ở Nhà xuất bản Tanzania và Nam Phi. Thông tin được lấy từ bên ngoài Kenya. Vài ngày sau đó, nó khiến các tờ báo Kenya thấy an toàn khi tiết lộ thông tin này. Nó được TV Kenya nhắc đến suốt 20 đêm liền, thay đổi 10% số phiều bầu, theo một báo cáo của tình báo Kenya, nó đã thay đổi kết quả cuộc bầu cử. Ồ, vậy anh thông tin mà anh công bố về căn bản đã thay đổi thế giới? Vâng. (Vỗ tay) Chúng ta vừa xem một đoạn phim ngắn từ video về cuộc không kích vào Baghdad. Bản thân đoạn video dài hơn. Đây chỉ là một đoạn ngắn. Xin báo trước rằng đây là một đoạn phim rất bạo lực. Radio:... Chết tiệt, một khị lấy được rồi thì anh cứ mở ra. Tôi thấy đơn vị của anh có 4 chiếc Humvee, ờ... Anh biết đấy. Đúng thế. Bắn đi. Khi nào tóm được thì báo cho tôi. Bắn đi. Bắn sạch chúng. Nào, bắn! (Tiếng súng máy) Bắn nữa đi. Bắn nữa đi. (Tiếng súng máy) Bắn tiếp đi. Khách sạn ... Bushmaster Hai-Sáu, Bushmaster Hai-Sáu, Rút ngay, rút ngay lập tức! Được rồi, chúng tôi mới bắn được 8 tên. À, tôi thấy 2 con chim [trực thăng], chúng tôi đang bắn tiếp. OK. Tôi bắn rồi. Hai-Sáu, đây là Hai-Sáu, chúng tôi đang di chuyển. Tôi xin lỗi, đang có chuyện gì thế? Chết tiệt, Kyle. Được rồi, hahaha. Tôi diệt hết rồi. Vậy đoạn clip này có ảnh hưởng như thế nào? Nó tác động dữ dội tới những người có liên quan. Chúng tôi cử hai người tới Baghdad để nghiên cứu kỹ câu chuyện này. Đây chỉ là trận đầu trong loạt 3 đợt tấn công xảy ra trong video vừa rồi. Ý tôi là, có 11 người chết trong đoạn clip trên, kể cả 2 nhân viên của Reuters? Vâng, có hai nhân viên của Reuters, hai đứa trẻ bị thương. Có khoảng 18 đến 26 người cùng chết lúc đó. Và việc công bố clip này đã gây nên làn sóng căm phẫn. Theo anh, yếu tố nào quyết định ảnh hưởng dữ dội của nó? Tôi không biết, tôi đoán mọi người có thể thấy sự chênh lệch quá rõ ràng về lực lượng. Có những người đi thong dong trên phố và rồi một chiếc trực thăng đứng chờ cách đó 1km bắn khẩu đại bác nòng 30mm vào mọi người -- có lý do nào để bào chữa và giết cả những người đang cứu chữa người bị thương. Và có hai nhà báo liên quan hoàn toàn không chống cự bởi đó là việc làm của họ. Ý tôi là, nhà phân tích tình báo Hoa Kỳ Bradley Manning, đã bị bắt. Và lý do họ đưa ra là ông đã thú nhận trong một cuộc gặp mặt rằng đã tiết lộ video này cho anh, cùng với 280.000 bức điện mật của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ý tôi là, có phải chính ông ấy không? Chúng tôi đã từ chối nhận những bức điện đó. Ông ta đã được trả tiền, khoảng 5 ngày trước với 150,000 bức điện thu được và công bố 50 bản. Hiện nay, chúng tôi đã công bố hồi đầu năm một bức điện từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Reykjavik (Iceland). Nhưng không cần thiết phải kết nối. Ý tôi là, tôi là một vị khách quen thuộc ở Đại sứ quán. Theo tôi, nếu anh nhận hàng ngàn bức điện ngoại giao của Đại sứ quán Hoa Kỳ... JA: Chúng tôi sẽ công bố nó. (CA: Anh sẽ công bố à?) JA: Vâng. (CA: Vì sao?) Là vì, những thứ như thế này tiết lộ sự thật chẳng hạn chính phủ Arab kiểu như có sự lạm dụng nhân quyền. Nếu anh xem các bức điện không mật, và đó chính là loại này. Nói rộng hơn một chút nhé. Nói chung, châm ngôn của anh là gì? Tại sao việc khuyến khích công bố thông tin mật là điều đúng đắn? Còn có một câu hỏi là loại thông tin nào là quan trọng đối với thế giới, loại thông tin nào có thể được chỉnh sửa lại. Có rất nhiều thông tin. Thông tin được các tổ chức huy động nguồn lực kinh tế để che giấu nó thì sẽ là một tín hiệu tốt nếu thông tin này được công bố với hi vọng là nó sẽ có ích. Bởi vì các tổ chức biết rõ về nó nhất, và tham gia vào đó, đang tiến hành mọi việc để che giấu nó đi. Đó là những gì chúng tôi tìm thấy trong thực tế. Và đó chính là lịch sử của ngành báo chí. Nhưng liệu có mối nguy hiểm nào không, đối với những cá nhân có liên quan hoặc cho cả xã hội nói chung, khi mà việc công bố có thể mang lại hậu quả không lường trước? Chúng tôi chưa gặp chuyện đó bao giờ. Chúng tôi có một chính sách phòng ngừa hiểm họa. Chúng tôi có một cách để đối phó với thông tin có bao hàm thông tin thông tin nhận dạng cá nhân trong đó. Nhưng có những bí mật hợp pháp -- chẳng hạn ghi chú về khám bệnh của bác sĩ, là những bí mật hợp pháp. Nhưng chúng tôi làm việc với những người kiểm soát tình nguyện vốn có động cơ tốt. Vậy là họ có động cơ tốt. Anh nghĩ sao về, chẳng hạn như bố của ai đó -- con trai họ phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ, và ông ta bảo, "Anh biết đấy, anh phải gác một thứ mà ai đó được khuyến khích làm. Cảnh một anh lính Mỹ đang cười trước cái chết của người khác. Điều đó gây ấn tượng rằng tới hàng triệu người khắp thế giới rằng lính Mỹ là kẻ vô nhân tính. Nhưng thật ra, họ đâu có thể. Con trai tôi không hề. Ai dám làm thế chứ?" Anh sẽ nói sao? Vâng, chúng tôi gặp rất nhiều rồi. Nhưng anh nên nhớ, những người ở Baghdad, ở Iraq, ở Afghanistan -- họ không cần phải xem đoạn phim này; vì ngày nào họ cũng thấy cảnh đó. Nên đoạn phim này không thay đổi quan điểm của họ, không thay đổi cách nhìn của họ. Đó là cảnh diễn ra trước mắt họ hàng ngày. Nó sẽ thay đổi cách nhìn và quan điểm của những người đang trả tiền cho nó. Chúng tôi hi vọng thế. Vậy anh đã tìm được cách đưa những điều anh thấy và những bí mật đen tối của các tổ chức và chính phủ ra ánh sáng. Sáng là tốt. Nhưng anh có thấy một điều mỉa mai rằng để mình rọi sáng được tới đó, thì anh, bản thân anh, phải che giấu nguồn gốc của nó? Không hẳn. Ý tôi là, không có ai chống đối WikiLeaks cả. Chúng tôi không có nguồn tin nào chống đối các nguồn khác. Họ có tự nguyện hay không, đó sẽ là một tình thế khó khăn đối với chúng tôi. Nhưng có lẽ chúng tôi làm việc theo cách mà người ta nghĩ là về phương diện đạo đức, bị buộc phải tiếp tục sứ mệnh của mình, chứ không được phá hỏng. Tôi thực sự hứng thú với những gì anh nói nãy giờ Tôi tò mò muốn biết quan điểm của các khán giả TED. Anh biết đấy, có thể có vài quan điểm đối lập về WikiLeaks và về Julian. Một anh hùng -- anh hùng nhân dân -- mang mọi thứ ra ánh sáng. Hay một kẻ phá rối nguy hiểm. Ai nghĩ anh ấy là một anh hùng ạ? Ai cho rằng anh ấy là một kẻ gây rối nguy hiểm? Ồ, quí vị cứ tự nhiên đi ạ. Phải có vài người chứ. Đây là những khán giả hiền lành, anh Julian ạ. Chúng ta sẽ phải cố gắng hơn nữa. Hãy cho họ thấy một ví dụ khác. Đây là một thứ mà anh chưa công bố, nhưng tôi nghĩ là đã công bố cho TED. Đây là một câu chuyện hấp dẫn vừa mới diễn ra, phải không? Nó là gì vậy? Đây là một bản mẫu những việc chúng tôi làm hàng ngày. Cuối năm ngoái -- tháng 11 năm ngoái -- có một loạt lỗ thủng giếng dầu ở Albani tương tự lỗ thủng ở Vịnh Mexico, nhưng không lớn bằng. Chúng tôi có một bản báo cáo -- đại loại là phân tích kỹ thuật về sự cố -- ghi rằng, thực ra, các nhân viên an ninh ở bên đối lập, từ nhiều công ty dầu mỏ cạnh tranh đã đậu xe tải lên và cho nổ. Một phần của chính phủ Albani có nhúng tay vào vụ này, v v Và báo cáo kỹ thuật không liên quan gì tới phần đầu. Nên đó là một tài liệu rất khó cho chúng tôi. Chúng tôi không thể kiểm chứng vì không biết được ai đã viết và người đó biết được những gì. Vậy nên chúng tôi ngờ rằng có thể đó là một công ty dầu mỏ cạnh tranh dựng nên chuyện này. Theo đó, chúng tôi loại nó và bảo, "Xem đây, chúng tôi nghi ngờ thông tin này. Chúng tôi cũng không rõ, nhưng biết làm sao được? Thông tin rất hay, và có vẻ đúng, nhưng chúng tôi không thể kiểm chứng được." Mới tuần trước, chúng tôi nhận được một lá thư từ công ty đã gửi thông tin này, muốn theo dõi nguồn gốc -- (Cười) nói là, "Này, chúng tôi muốn tìm ra nguồn gốc." Và chúng tôi bảo, "Hãy cho chúng tôi biết, chính xác là anh đang nói về tài liệu nào? Anh có thể chứng tỏ rằng mình có quyền sở hữu hợp pháp với tài liệu đó không? Có đúng là của anh không?" Rồi họ gửi cho chúng tôi bản này với tác giả trong ID của chương trình Microsoft Word. Vâng. (Vỗ tay) Chuyện này xảy ra nhiều rồi. Đây là một trong những cách thức mà chúng tôi dùng để nhận dạng, kiểm chứng tài liệu là cố "câu" cho những người này viết thư. Vâng. Anh đã có thông tin từ nội bộ BP? Vâng, chúng tôi có khá nhiều, nhưng ngay lúc này, chúng tôi đang tiến hành gây quỹ và cải tiến kỹ thuật. Do vậy tốc độ phát hành trong mấy tháng vừa qua đã giảm đi nhiều trong khi chúng tôi đang tái thiết lại hệ thống lưu trữ những tin tức gây chấn động công chúng mà chúng tôi hiện có. Đó là vấn đề nan giải. Cũng như bất kỳ một tổ chức non trẻ nào, chúng tôi cũng đang ngộp thở bởi chính sự phát triển của mình. Nghĩa là chúng tôi đang tiết lộ một lượng lớn thông tin đã được kiểm soát những thông tin quan trọng nhưng lại không đủ người để xử lý và kiểm chứng những thông tin này. Vậy về cơ bản, đó là vấn đề bế tắc nhất, là các phóng viên tình nguyện và/hoặc ngân sách để chi trả lương cho nhân viên? Vâng, và những người đáng tin cậy. Chúng tôi là một tổ chức rất khó để lớn mạnh một cách nhanh chóng bởi đặc thù của loại thông tin mà chúng tôi đang xử lý. Chúng tôi phải tái cấu trúc nhằm giúp những người làm việc với cấp độ an ninh quốc gia tối cao.. và để giảm thiểu việc bị xâm hại. Anh hãy cho chúng tôi hiểu thêm về bản thân anh và con đường hình thành nên WikiLeaks. Tôi đã đọc ở đâu đó, rằng hồi còn nhỏ, anh theo học 37 trường khác nhau. Có đúng thế không? Bố mẹ tôi làm việc trong ngành điện ảnh và theo đuổi đam mê nên sự kết hợp giữa hai ... (Cười) Một nhà tâm lý học có thể nói rằng đó là một công thức để sinh con hơi khùng khùng. Gì cơ, ngành điện ảnh á? (Cười) (Vỗ tay) Và anh cũng là -- anh cũng là một hacker ngay từ khi còn rất trẻ và rồi thành chuyên gia máy tính từ rất sớm. À, tôi từng là nhà báo. Tôi từng là một nhà hoạt động báo chí từ khi còn bé. Tôi viết một tờ báo, và tiếp tục theo đuổi nó khi vào độ tuổi thiếu niên. Vậy nên anh phải cẩn thận với đám hacker. Ý tôi là -- đó là một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều thứ. Không may là, trong thời điểm hiện tại, giới mafia Nga đang sử dụng họ để ăn trộm tài khoản ngân hàng của bà bạn đấy. Từ này không còn tốt như xưa nữa. Ồ, vâng, chắc chắn là tôi không nghĩ anh lại ăn trộm tài khoản ngân hàng của ai đó. Nhưng còn giá trị chính yếu của anh thì sao? Anh có thể cho chúng tôi biết chúng là gì và liệu có sự kiện nào trong đời đã giúp anh nhận ra chúng? Tôi không chắc lắm về sự kiện. Nhưng giá trị đích thực: những người có năng lực và hào phóng không tạo ra nạn nhân; họ ủng hộ nạn nhân. Đó là bài học từ bố tôi và từ những người tài năng, hào phóng mà tôi từng được gặp. Những người tài năng và hào phóng không tạo ra nạn nhân; mà ủng hộ nạn nhân? Vâng. Và anh biết đấy, tôi là một người hiếu chiến, tôi không ủng hộ được nhiều. Nhưng theo khía cạnh nào đó -- có những cách khác để ủng hộ nạn nhân, đó là truy bắt tội phạm gây ra tội ác. Đó là đặc điểm trong tính cách tôi suốt một thời gian dài. Vậy xin anh dành phút cuối để kể cho chúng tôi câu chuyện này. Chuyện gì đã xảy ra ở Iceland? Anh đã công bố một số thứ như rắc rối với một ngân hàng, rồi dịch vụ báo chí ở đó bị buộc phải hủy câu chuyện đó. Thay vào đó, họ công khai hóa phe anh. và biến anh thành một nhân vật nổi tiếng ở Iceland. Rồi chuyện gì tiếp theo? Vâng, đó là một vụ đình đám. Iceland vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Đó là cú đánh vào tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Khối ngân hàng gấp 10 lần GDP của những khối kinh tế còn lại. Chúng tôi đã phát hành báo cáo này vào tháng 7 năm ngoái. Và đài truyền hình quốc gia đã bị buộc phải ngừng đúng 5 phút trước khi phát sóng. Giống như một bộ phim, lệnh hoãn đặt ngay trên bàn đưa tin và người dẫn chương trình như thể, "Trước giờ chưa từng xảy ra chuyện này. Biết làm gì bây giờ?" Chúng tôi chỉ chiếu website để thay thế, lấp chỗ trống cho chương trình. Và chúng tôi trở nên nổi tiếng ở Iceland, tới Iceland để nói về vấn đề này. Và khắp nơi người ta nghĩ rằng không nên để chuyện này xảy ra lần nữa. Kết quả là, khi làm việc với một số chính trị gia Iceland và một số chuyên gia pháp lý quốc tế, chúng tôi cùng nhau lập nên một bộ luật ở Iceland đại loại là nó trở thành một bến cảng xa bờ cho ngành xuất bản tự do, với sự bảo vệ báo chí mạnh nhất thế giới với một giải Nobel mới cho tự do ngôn luận. Iceland là một quốc gia Bắc Âu nên, cũng như Na Uy, nó có thể kết nối thành một hệ thống. Và chỉ mới cách đây một tháng, luật này được Quốc hội Iceland nhất trí thông qua. Ồ. (Vỗ tay) Câu hỏi cuối cùng, Jullian. Khi nghĩ về tương lai, anh có nghĩ là có thể Big Brother [Chương trình truyền hình] sẽ chiếm được nhiều quyền lực hơn bí mật hơn hay chúng ta đang xem Big Brother hay chỉ là được diễn theo cách khác? Tôi không chắc là nó sẽ đi theo đường hướng nào. Việc hài hòa giữa quyền tự do ngôn luận và quyền minh bạch hóa trên thế giới là một áp lực rất lớn -- kể cả trong nội bộ châu Âu, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nó sẽ theo đường lối nào? Khó mà đoán trước được. Đó là lý do tại sao chúng ta được sống trong một thời đại thú vị. Bởi vì chỉ một chút nỗ lực nhỏ là chúng ta có thể thay đổi hướng đi. Có vẻ như tôi đang phán ánh quan điểm của quý vị độc giả ngồi đây khi nói với anh một điều rằng, Julian, hãy cẩn thận và mong anh luôn vững mạnh JA: Cảm ơn anh, Chris. (CA: Xin cảm ơn.) (Vỗ tay) Vào tháng 10 năm 2010 Biệt đội siêu anh hùng sẽ được tập hợp với tên Số hiệu 99 Những biểu tượng như Người Dơi Siêu Nhân, Nữ Siêu Nhân và đồng đội của họ sẽ về cùng một đội với những biểu tượng như Jabbar, Noora, Jami và đồng đội của họ. Đây là câu chuyện về sự giao thoa văn hóa, và còn có ai phù hợp hơn khi bàn về vấn đề này hơn những người sinh ra từ cuộc chiến chống phát xít suốt lịch sử và vị trí địa lý của họ? Những năm 1930, khi Châu Âu bị chủ nghĩa phát xít chiếm, Bắc Mỹ đã có phản ứng không ngờ. Khi hình tượng Kitô giáo thay đổi, và chữ thập ngoặc từ thánh giá ra đời, Người Dơi và Siêu Nhân cũng ra đời nhờ thanh niên Do Thái ở Mỹ và Canada, cũng liên quan đến Kinh Thánh. Để ý nhé: giống các tiên tri, tất cả siêu anh hùng đều mồ côi cha mẹ. Cha mẹ của Siêu Nhân chết ở Krypton khi cậu chưa đầy 1 tuổi. Bruce Wayne, Người Dơi, mất cha mẹ ở Thành phố Gotham khi lên sáu. Người Nhện được dì dượng nuôi lớn. Giống các tiên tri nhận thông điệp từ Chúa qua Gabriel, tất cả bọn họ đều nhận thông điệp từ ơn trên. Peter Parker đang ở thư viện Manhattan thì có một con nhện rơi từ trên xuống chuyển thông điệp cho cậu qua vết cắn. Bruce Wayne đang ngủ trong phòng thì một con dơi bay ngang qua đầu, và anh xem đó là điềm báo trở thành Người Dơi. Siêu Nhân không phải bay đến Trái Đất từ thiên đường hay Krypton, mà được bọc trong hộp, giống Môsê nằm nôi trên sông Nin. (Cười) Rồi bạn nghe thấy giọng cha anh ta, Jor-El, nói với Trái Đất, "Đây người con trai duy nhất của tôi." (Cười) (Vỗ tay) Đây là những nguyên mẫu trong thánh kinh, và mục đích chính là tạo ra một cốt truyện lạc quan và cộng hưởng toàn cầu có thể gắn với cùng một thứ mà người khác đang rút ra thông điệp xấu vì lúc đó người dùng tôn giáo cho mục đích sai sẽ trở thành người xấu với thông điệp xấu. Và chỉ có cách đoàn kết cái tốt thì cái xấu mới bị bẻ gãy. Chính suy nghĩ ngày đã đóng góp vào sự ra đời của số Nhóm 99. Số 99 liên quan đến 99 danh xưng của Allah trong kinh Koran, như Đấng Rộng Lượng và Từ Bi, Đấng Am Tường và Hiểu Biết Tất Cả và nhiều tên khác không ai phản bác. Bạn thuộc tôn giáo nào không quan trọng; kể cả bạn vô thần, không ai dạy con rằng, "Nhớ nói dối mỗi ngày ba lần." Đó là những giá trị làm người cơ bản. Và câu chuyện của Nhóm 99 diễn ra năm 1258, theo lịch sử lúc đó quân Mông Cổ đã chiếm và phá hủy Baghdad. Toàn bộ sách trong thư viện Bait al-Hikma nổi tiếng nhất thời ấy đã bị ném xuống sông Tigris, và Tigris chuyển sang màu mực. Chuyện này được truyền từ đời này sang đời khác. Tôi đã viết lại nó, và ở phiên bản của tôi, thủ thư đã biết trước việc này, và đây là ghi chú bên lề: muốn truyện hay, cho thủ thư làm anh hùng. Luôn hiệu nghiệm. (Cười) (Vỗ tay) Vậy là các thủ thư tìm cách và làm ra một dung dịch đặc biệt có tên Nước Vua, khi trộn 99 hòn đá với nó thì tất cả nền văn hóa và lịch sử trong các sách sẽ được cứu. Nhưng quân Mông Cổ đến trước. Sách và dung dịch đều bị đổ xuống Tigris. Vài thủ thư trốn thoát, và sau nhiều tuần, họ dìm những hòn đá xuống Tigris và hút cạn kiến thức tổng hợp mà ai cũng tưởng đã mất vào tay văn minh. Chúng được lén đưa đi dưới dạng tràng hạt, mỗi tràng gồm 33 viên đá, qua Ả Rập đến Andalusia, Tây Ban Nha và an toàn ở đó 200 năm. Nhưng năm 1942, có hai sự kiện quan trọng đã xảy ra. Thứ nhất là sự sụp đổ của Granada, vùng đất Hồi Giáo cuối cùng ở Châu Âu. Thứ hai là Columbus được cấp kinh phí đến Ấn Độ nhưng bị lạc. (Cười) Vậy nên 33 viên đá được lén đưa lên tàu Nina, Pinta và Santa Maria và đi khắp Tân Thế Giới. Chúng đến Trung Hoa, Nam Á, Đông Nam Á. Rồi cứ qua lại giữa Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Và giờ là năm 2010, và có 99 anh hùng từ 99 nước khác nhau. Bây giờ thì rất dễ dàng cho rằng những sách đó là sách Hồi Giáo vì thư viện có tên là Bait al-Hikma, nhưng không phải, vì khalip đã xây thư viện đó có tên là al-Ma'mun, con trai của Harun al-Rashid. Ông đã nói với cố vấn, "Tìm cho tôi tất cả học giả để dịch mọi quyển sách họ có thể có sang tiếng Ả Rập, tôi sẽ trả vàng theo cân nặng của sách." Sau một thời gian, các cố vấn kêu ca. Họ nói, "Thưa Ngài, các học giả đang ăn gian. Họ viết chữ cỡ lớn để lấy thêm vàng." Ông nói, "Cứ để vậy, vì những gì họ cho ta đáng giá hơn rất nhiều những gì ta trả họ." Nên ý tưởng về kiến trúc mở, kiến thức mở, với tôi không mấy gì lạ lẫm. Ý tưởng xoay quanh một thứ gọi là đá Noor. Noor tiếng Ả Rập nghĩa là Ánh Sáng. 99 viên đá này, vài quy tắc trò chơi: Một là, bạn không chọn đá; đá chọn bạn. Có yếu tố Vua Arthur trong cốt truyện. Hai là, toàn bộ người Số 99 khi lần đầu có đá hoặc sức mạnh của đá đều lạm dụng nó; họ dùng nó cho lợi ích cá nhân. Có một thông điệp mạnh mẽ ở đây là khi bắt đầu lạm dụng đá của mình, bạn đang bị lợi dụng bởi những người muốn khai thác sức mạnh của bạn. Ba là, 99 viên đá đều mang trong mình cơ chế tự cập nhật. Hiện có hai nhóm tồn tại trong thế giới Hồi Giáo. Ai cũng tin Kinh Koran là mọi lúc mọi nơi. Một số tin điều đó nghĩa là các lý giải từ vài ngàn năm trước đều ứng với hiện tại. Tôi không thuộc nhóm này. Số khác tin rằng Koran là một kinh sống, và tôi đã lấy ý tưởng đá tự cập nhật từ đó. Giờ nói về kẻ xấu chính, Rughal, hắn không muốn những viên đá này cập nhật, nên cố ngăn không cho chúng cập nhật. Hắn không thể dùng những viên đá, nhưng có thể chặn chúng. Và khi chặn được chúng, âm mưu phát xít của hắn càng lớn, hắn bắt vài người Nhóm 99 làm việc cho mình, họ đều mặc đồng phục cùng màu, cùng loại Họ không được phép để lộ bản thân. Và hắn điều khiển họ từ trên xuống -- khi họ làm việc cho bên kia, cuối cùng, khi biết đây là gã xấu và họ bị thao túng, quần áo mỗi người sẽ có màu sắc khác nhau. Và điều cuối về 99 viên đá Noor là đây. Nhóm 99 làm việc theo nhóm ba. Sao lại là 3? Có vài lý do. Thứ nhất, Hồi Giáo có luật là không để nam nữ một mình với nhau, vì người thứ 3 là cám dỗ hay quỷ dữ, đúng không? Tôi nghĩ văn hóa nào cũng thế, đúng không? Nhưng đây không phải về tôn giáo, cải đạo. Ở đây có một thông điệp xã hội mãnh mẽ cần chạm đến nơi sâu thẳm của lòng bao dung, và cách duy nhất đến đó là làm theo luật. Đây là cách tôi đương đầu với nó. Họ chia nhóm 3: 2 nam 1 nữ, 2 nữ 1 nam, 3 nam, 3 nữ, không sao cả. Nhà phân tích tâm lý Carl Jung cũng nói về sự quan trọng của số 3 ở mọi văn hoá nên tôi cho mình có cơ sở. Chà... Vài blog nói rằng tôi là do Giáo Hoàng gửi đến để giảng về Ba Ngôi và Thiên Chúa ở Trung Đông, nên các bạn... (Cười) muốn tin ai thì tin. Tôi đã cho các bạn bản truyện của tôi rồi. Đây là một vài nhân vật mà chúng ta có. Mujiba, từ Malaysia: có thể trả lời mọi câu hỏi. Cô là nữ hoàng game Trivial Pursuit, nếu bạn muốn, nhưng khi lần đầu có được sức mạnh, cô nàng đã đi chơi game show để kiếm tiền. Ta có Jabbar từ Saudi, đập phá đồ đạc khi có sức mạnh. Mumita nghe vui tai. Mumita là kẻ phá hủy. 99 danh gọi của Allah đều có âm có dương; đấng toàn năng, dẫn dắt, siêu phàm, và đấng tốt bụng, rộng lượng. Cho nữ tốt bụng và vị tha còn nam mạnh mẽ? Tôi đã gặp vài phụ nữ trong đời là kẻ phá hoại, nên... (Cười) Ta có Jami từ Hungary lần đầu tiên chế vũ khí: Một phù thủy công nghệ. Musawwira từ Ghana, Hadya từ Pakistan, Jaleel từ Iran, người dùng lửa. Nhân vật tôi thích, Al-Batina từ Yemen. Al-Batina là người bí ẩn. Dù ẩn nhưng cô là một siêu anh hùng. Tôi bảo vợ, "Anh đã tạo 1 nhân vật như em." Vợ tôi là người Saudi gốc Yemen. Vợ bảo, "Cho em xem." Tôi đưa vợ cái này. Cô ấy nói, "Đâu phải em." Tôi nói, "Hãy nhìn đôi mắt. Mắt của em đó." (Cười) Tôi đã hứa với nhà đầu tư đây sẽ là một sản phẩm chỉn chu. Nhất định phải là siêu phẩm mới xứng với thời gian và tiền của. Nên từ đầu, những người tham gia dự án, phía dưới bên trái là Fabian Nicieza, tác giả của X-Men và Power Rangers. Kế bên ông ấy là Dan Panosian, 1 nhà sáng tạo nhân vật cho X-Men hiện đại. Kia là Stuart Moore, tác giả Người Sắt. Kế là John McCrea, đổ màu cho Người Nhện. Và chúng tôi đi vào nhận thức Phương Tây với khẩu hiệu: "Ramadan tới, thế giới sẽ có anh hùng mới." vào năm 2005. Tôi đến Dubai tham dự Hội Nghị Nền Tảng Ý Tưởng Ả Rập, tôi đang uống cà phê chờ một nhà báo. Không có sản phẩm, nhưng có năng lượng. Rồi tôi tìm thấy một người của báo New York Times, tôi dồn anh ta vào góc, tăng sức ép. Tôi nghĩ tôi làm anh ta sợ (Cười) bởi vì anh ta cơ bản đã hứa với tôi là (dù tôi không có sản phẩm) "Nếu đi khỏi đây tôi sẽ cho anh lên mục nghệ thuật." (Tiếng cười) Tôi nói, "Tốt". Vài tuần sau tôi gọi anh. Tôi: Chào Hesa. Anh: Chào. Tôi: Chúc mừng năm mới. Anh: Cảm ơn, tôi có con rồi. Tôi: Mừng nha. Kiểu như tôi quan tâm đúng không? "Vậy khi nào báo ra?" Anh nói, "Hồi giáo và hoạt họa ư? Không hợp thời đâu. Có thể là tuần sau, tháng sau, năm sau, nhưng mà sẽ ra." Chuyện gì đã xảy ra mấy ngày sau? Cả thế giới bùng nổ với những tranh luận về hoạt hình Đan Mạch. Tôi thành ra lại hợp thời. (Cười) Dồn dập cuộc gọi & email từ New York Times. Điều tiếp theo là, họ dành hẳn một trang cho chúng tôi, ngày 22 tháng 1 năm 2006, ngày thay đổi cuộc sống chúng tôi mãi mãi, vì nếu tra Hoạt hình/truyện tranh Hồi Giáo trên Google, đoán xem bạn tìm thấy gì; bạn thấy tôi. Và Nhóm 99 giống như các siêu anh hùng thoát khỏi thực tại diễn ra trên thế giới. Và điều đó dẫn tới rất nhiều điều, được đưa vào giảng dạy ở các trường học một trong những bức từ Nam Á mà tôi thích, vài người đàn ông râu dài và nhiều cô bé đội khăn trùm đầu, giống trường học. Tin tốt là họ đang cầm Nhóm 99, đang cười, và họ nhờ tôi kí vào ảnh. Tin xấu là tất cả đều là bản copy nên lợi nhuận thu về bằng 0. (Cười) Chúng tôi đã cấp phép truyện Nhóm 99 cho 8 ngôn ngữ khác nhau đến nay, tiếng Hoa, Indonesia, Hindi, Urdu, Thổ Nhĩ Kỳ. Mở một công viên giải trí ở Kuwait 1 năm rưỡi trước tên là Công viên Làng 99, 300.000 m², 20 vòng quay, cái nào cũng có nhân vật của mình: vài giấy phép tựu trường ở Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng điều tuyệt nhất mà chúng tôi làm được đến nay là series hoạt hình dài 26 tập cho khán giả toàn cầu: đúng vậy, chúng tôi sắp có ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là CGI 3D, sẽ có chất lượng rất cao, được viết ở Hollywood bởi tác giả Ben 10 và Người Nhện và Star Wars: Clone Wars. Clip chưa từng công bố mà tôi sắp chiếu đây có một cuộc vật lộn. Hai trong số các nhân vật, Jabbar cơ bắp và Noora điều khiển ánh sáng, đang mặc đồng phục xám phát xít vì họ đang bị điều khiển. Họ không biết điều này, OK, họ đang dụ thành viên khác của 99 nhập hội. Vậy nên có một cuộc vật lộn trong đội. Xin tắt đèn... [Nhóm 99] Jabbar: Dana, tôi không thấy chỗ để bám. Tôi cần thêm ánh sáng. Chuyện gì đang xảy ra? Dana: Quá tối. Rughal: Chúng ta chắc phải làm được gì đó. Người đàn ông: Tôi sẽ không gửi thêm lính cho đến khi biết chỗ đó an toàn. Tiến sĩ Razem: Đi thôi Miklos. Miklos: Phải tải nội dung tập tin. Tôi không thể quên dì. Jabbar: Dana, có cậu tôi mới làm được. Dana: Nhưng tôi không giúp được. Jabbar: Được mà, kể cả khi cậu đang không tin chính mình. Tôi tin cậu. Cậu là Noora Ánh Sáng. Dana: Không. Tôi không đáng. Tôi không đáng gì cả. Jabbar: Vậy những người còn lại thì sao? Không đáng cứu sao? Mình không đáng sao? Giờ chỉ đường cho tôi nào. Dana: Đường đó. Báo động: Có nguy hiểm. Jabbar: Aaaahhh! Miklos: Tránh xa tôi ra. Jabbar: Chúng tôi ở đây để giúp anh. Tiến sĩ Razem: Đừng nghe chúng. Dana: Miklos, gã đó không phải bạn đâu. Miklos: Không. Ông ta khai sáng tôi, và mấy người muốn khởi động lại... Đủ rồi... ["Nhóm 99"] Cảm ơn. (Vỗ tay) Vậy "Nhóm 99" là công nghệ; là giải trí; là thiết kế. Nhưng đó chỉ mới nửa câu chuyện. Là một người cha của 5 đứa con, tôi lo không biết họ lấy ai làm hình mẫu. Tôi lo vì quanh tôi, thậm chí ngay trong nhà tôi, tôi thấy tôn giáo đang bị điều khiển. Là một nhà tâm lí học, tôi lo cho thế giới nói chung, nhưng lo cách mọi người nhận thức bản thân trong phần thế giới của tôi. Tôi hiện là nhà tâm lý. Tôi có bằng ở New York. Tôi học ở BV Bellevue Chương trình Sống sót Tra Tấn Chính trị, tôi nghe nhiều chuyện về những người muốn thần tượng hóa lãnh đạo của họ, để kết cục bị anh hùng của họ tra tấn. Tra tấn đã đáng sợ, bị thần tượng tra tấn sẽ làm bạn đau đớn tột cùng. Tôi rời Bellevue, học kinh doanh và bắt đầu việc này. Một trong những điều tôi bàn đến (tầm quan trọng của thông điệp này) khi tôi có bài giảng ở trường y Đại học Kuwait, tôi dạy môn cơ sở sinh học của hành vi, tôi đưa ra 2 bài báo, 1 từ New York Times và 1 từ tạp chí New York. Tôi xóa tên tác giả liên quan, mọi thứ trừ các sự kiện. Bài đầu tiên là về một nhóm tên Thần Đảng, họ muốn cấm Lễ Valentine. Màu đỏ là phạm pháp. Nam nữ nào bị bắt gặp đang tán tỉnh nhau sẽ kết hôn ngay lập tức. Bài thứ hai về một phụ nữ khiếu nại bị 6 người đàn ông trên 3 chiếc xe tra hỏi cô ngay tại chỗ khi thấy cô nói chuyện với nam nhân lạ. Tôi hỏi sinh viên ở Kuwait những việc này xảy ra ở đâu. Họ nói bài 1 là ở Ả Rập Saudi. Không ai cãi. Bài 2 thì có sự đối lập giữa Saudi và Afghanistan. Họ sửng sốt khi biết bài 1 là ở Ấn Độ, đó là một đảng của Thần Hindu. Bài 2 diễn ra ở Bắc New York. Đó là cộng đồng Do Thái Chính Thống. Nhưng điều làm tôi đau lòng và đáng lo ngại là trong 2 cuộc phỏng vấn đó, người xung quanh, cũng được phỏng vấn, lại xem hành vi đó là kiểu Taliban. Nghĩa là, người Hindu và Do Thái tốt không hành động như vậy. Hồi giáo đã ảnh hưởng đến Hindu và Do Thái giáo Nhưng sinh viên Kuwait nói gì? Họ nói là chúng tôi, và điều này thật nguy hiểm. Nguy hiểm khi một nhóm tự cho mình là thành phần cực đoan. Một trong các con trai của tôi, Rayan, rất nghiện Scooby Doo. Bạn nhìn cặp kính đó là biết. Hôm kia nó còn bảo tôi là kẻ phá đám. (Cười) Nhưng tôi đã học được một bài từ nó. Hè năm ngoái chúng tôi đang ở New York, con tôi đang chơi ngoài sân. Tôi thì đang làm việc trong phòng, nó vào, "Ba đi với con lấy đồ chơi nha." "Rayan đi đi." Nó bỏ Scooby Doo trong nhà. Tôi nói, "Đi đi, ba đang làm việc. Ba bận." Và việc sau đó Rayan làm là ngồi đó, gõ chân lên sàn, lúc ba giờ rưỡi, rồi nhìn tôi và nói, "Ba ơi, con muốn ba đi với con đến văn phòng con trong nhà con. Con có việc cần làm." (Cười) (Vỗ tay) Rayan thay đổi tình thế và đưa chính mình xuống trình của tôi. (Cười) Và với Nhóm 99, đó là những gì chúng tôi nhắm đến. Tôi nghĩ có sự song song lớn giữa việc uốn cong thánh giá và việc làm ra chữ thập ngược. Khi tôi nhìn những bức tranh như vậy, cha mẹ hay cô chú nào cũng nghĩ thật đáng yêu khi có đứa con cầm kinh Koran và mang dây bom tự sát quanh mình để chống lại một điều gì đó, hy vọng ở đây là nhờ kết nối những điều tốt với kinh Koran, một ngày nào đó ta có thể khiến đứa bé này từ việc tự hào như cách chúng đang tự hào, đến thế này. Và tôi nghĩ rằng Tôi nghĩ Nhóm 99 có thể và sẽ thực hiện được sứ mệnh đó. Khi còn ở Đại học Tufts, chúng tôi đã phát falafel miễn phí đó là món ăn Trung Đông hay đại loại. Mọi người đến và nhận hình ảnh cộng hưởng văn hóa của falarel, ăn, nói chuyện rồi đi. Và ai cũng hiểu miễn phí là gì, falafel là gì, đằng sau "falafel miễn phí." (Cười) Chúng tôi nghĩ thế, cho đến khi một cô hớt hải qua khuôn viên thả túi trên sàn, chỉ vào cái bảng và nói, "Ai là falafel?" (Tiếng Cười) Chuyện có thật đó. (Cười) Cô ấy mới dự cuộc họp Quốc tế Ân xá xong. (Cười) Mới hôm nay, D.C. Comics thông báo bìa cho siêu phẩm tiếp theo của chúng tôi. Trên bìa đó bạn thấy Người Dơi, Siêu Nhân và Nữ Siêu Nhân đầy đủ quần áo với thành viên Saudi của 99, thành viên Ả Rập và Libia. Ngày 26 tháng 4 năm 2010, Tổng thống Barack Obama đã nói kể từ bài phát biểu nổi tiếng ở Cairo hướng đến thế giới Hồi Giáo, sáng kiến hay nhất là Nhóm 99 đã vươn đến Liên Minh Công Lý Mỹ. Ta sống ở thế giới mà biểu tượng văn hóa vô hại nhất như falafel có thể bị hiểu lầm vì cảm tính, nơi tôn giáo có thể bị kẻ khác xuyên tạc và cố tình tạo ra nơi không nên có. Thế giới như vậy sẽ luôn có việc cho Siêu Nhân và Nhóm 99. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cách đây 10 năm, tôi nhận nhiệm vụ giảng dậy môn phát triển toàn cầu cho các sinh viên đại học của Thụy Điển. Lúc đó tôi đã trải qua 20 năm học tập tại các học viện của Châu Phi để nghiên cứu về nạn đói ở Châu Phi, do đó tôi đã tin rằng mình biết được chút ít về thế giới này. Và tôi bắt đầu giảng dậy ở trường Đại học Y của chúng ta, Viện Karolinska, với khóa học đại học có tên gọi Sức Khỏe Toàn Cầu. Thế nhưng khi bạn có được cơ hội, bạn bắt đầu lo lắng. Tôi đã nghĩ, những sinh viên này thực tế đã đạt điểm cao nhất mà người ta có thể đạt trong hệ thống Đại học của Thụy Điển, nên họ có thể biết mọi thứ mà tôi định dậy cho họ. Do vậy tôi đã tiến hành một bài kiểm tra đầu khóa. Và một trong những câu hỏi mà tôi đã học được rất nhiều từ đó là câu này: "Nước nào có tỉ tệ tử vong ở trẻ em cao nhất trong năm cặp nước sau?" Và tôi nhóm các nước vào với nhau vừa khéo để trong mỗi cặp nước sẽ có một nước có tỉ lệ trẻ tử vong gấp đôi nước kia. Điều này có nghĩa là sự chênh lệch là rất lớn, giúp tránh được sai xót của thống kê Tôi sẽ không kiểm tra các bạn ngay tại đây, nhưng đó là nước Thổ Nhĩ Kỹ với tỉ lệ cao nhất ở đây, cao hơn Ba Lan, Nga, Pakistan và Nam Phi Và đây cũng là kết quả trả lời của các sinh viên Thụy Điển. Tôi làm vậy để xác định "miền tin cậy", và nó khá là hẹp, do đó tôi rất vui, tất nhiên: trong 5 câu hỏi thì có 1.8 câu trả lời đúng. Có nghĩa là có chỗ cho vị giáo sư môn sức khỏe quốc tế -- (Cười) và cho môn học của tôi. Nhưng vào một đêm, đã muộn khi tôi đang chỉnh sửa bản báo cáo tôi thực sự có một khám phá. Những bản báo cáo cho thấy những sinh viên hàng đầu của Thụy Điển hiểu biết về thống kê thế giới còn kém hơn cả loài khỉ. (Cười). Bởi loài khỉ sẽ làm đúng một nửa nếu tôi đưa cho chúng hai quả chuối có đề Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kì. Chúng sẽ làm đúng một nửa. Nhưng các sinh viên lại không đạt được kết quả đó. Vấn đề đối với tôi không phải là sự thiếu hiểu biết: mà là những hiểu biết đã được định trước. Tôi cũng thực hiện thêm một nghiên cứu "trái phép" cho các giáo sư của viện Karolinska (Cười) -- nghiên cứu đã nhận giải Nobel Y học, và họ cũng cùng tầm với loài khỉ. (Cười). Đây chính là lúc tôi nhận ra rằng cần phải trao đổi và truyền đạt, vì dữ liệu về những sự kiện xảy tra trên thế giới và sức khỏe của trẻ em của mỗi nước được quan tâm rất lớn. Chúng tôi đã làm một phần mềm chương trình hiển thị như thế này: mỗi quả bóng ở đây là một nước. Nước này là Trung Quốc. Đây là Ấn Độ Độ lớn của quả bóng cho biết dân số, và ở trục này tôi đề tỉ lệ sinh. Bởi vì những sinh viên của tôi, những điều họ nói khi họ nhìn lên bản đồ thế giới, và khi tôi đã hỏi họ, "Các bạn thực sự nghĩ gì về thế giới?" Và, tôi lần đầu khám phá ra quyển sách giáo khoa là Tintin, hầu hết là vậy. (Cười) Và họ nói, "Thế giới là "Chúng ta" và "Họ" Và chúng ta là thế giới Phương Tây còn họ là thế giới Thứ ba." "Vậy theo ý bạn thế giới Phương Tây là gì?" Tôi hỏi. "Đó là thế giới với tuổi thọ cao và gia đình nhỏ, còn thế giới Thứ ba có tuổi thọ thấp và gia đình lớn." Vì thế, đây là những gì tôi trình bày. Tôi đề tỉ lệ sinh ở đây: số trẻ em trên một phụ nữ, một, hai, ba, bốn, đến tám trẻ em trên một phụ nữ. Họ có thống kê rất tốt từ năm 1962 -- 1960 về độ lớn của các gia đình trên thế giới. Khoảng sai xót là rất hẹp. Ở đây tôi đề Tuổi thọ trung bình, từ 30 tuổi ở một vài nước đến khoảng 70 tuổi, Vào năm 1962, thực sự đã có một nhóm các nước tại đây. là những nước công nghiệp phát triển, và họ có gia đình nhỏ và tuổi thọ cao. Và những nước này là những nước đang phát triển: họ có gia đình lớn và tuổi thọ tương đối ngắn. Bây giờ là những gì đã xảy ra kể từ 1962? Chúng ta muốn tìm hiểu sự thay đổi. Liệu các sinh viên có nói đúng? Vẫn còn có hai loại nước chăng" Hay là những nước đang phát triển đã giảm độ lớn của gia định và sống đến mức này? Hay là họ có tuổi thọ cao hơn và sống đến mức kia? Hãy xem. Chúng ta ngừng lại ở năm đó. Đây là những thống kê của Liên hợp quốc hiện vẫn còn giá trị. Bắt đầu. Bạn có nhìn rõ không? Đó chính là Trung Quốc, phát triển theo mức tăng về sức khỏe. Tất cả những nước Mỹ Latin có màu xanh đi theo hướng giảm độ lớn của các gia đình. Những nước màu vàng là các nước A rập, và họ có các gia đình lớn hơn, nhưng họ -- không, họ có tuổi thọ cao hơn, và không phải gia đình lớn hơn. Các nước châu Phi có màu xanh. Họ vẫn ở nguyên vị trí. Đây là Ấn Độ. Indonesia cũng phát triển rất nhanh. (Cười). Và vào những năm 80, các bạn thấy Bangladesh vẫn ở trong nhóm các nước châu Phi này. Nhưng giờ đây, Bangladesh -- đó là sự kì diệu vào những năm 80: Các lãnh tụ hồi giáo bắt đầu cổ động kế hoạch hóa gia đình Họ tiến được đến góc kia. Và vào những năm 90, chúng ta có thảm họa dịch HIV và nó kéo tuổi thọ trung bình của các nước châu Phi trong khi tất cả các nước còn lại tiến vào góc thể hiện tuổi thọ cao hơn và gia đình nhỏ hơn, và chúng ta có một thế giới hòan toàn mới. (Vỗ tay). Giờ tôi sẽ so sánh trực tiếp giữa nước Mỹ và Việt Nam. Năm 1964: Mỹ có gia đình nhỏ và tuổi thọ cao; Việt Nam có gia đình lớn và tuổi thọ ngắn. Và đây là những gì đã xảy ra: số liệu cho thấy trong cuộc chiến tranh chỉ ra rằng kể cả bao gồm số liệu tử vong, tuổi thọ trung bình vẫn được cải thiện. Đến cuối năm, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện ở Việt Nam và họ bắt đầu có gia đình nhỏ hơn. Và nước Mỹ ở tít trên kia đang có tuổi thọ cao hơn, trong khi vẫn giữ quy mô gia đình. Và đến năm 80, Việt Nam từ bỏ chế độ cộng sản, đi vào kinh tế thị trường, và họ đã phát triển nhanh hơn cuộc sống xã hội. Đến ngày hôm nay, chúng ta thấy ở tuổi thọ trung bình và quy mô gia đình ở Việt Nam năm 2003, bằng với Mỹ năm 1974 ở cuối chiến tranh. Tôi cho rằng, tất cả chúng ta - nếu không nhìn vào các số liệu -- chúng ta đều đánh giá thấp sự thay đổi to lớn của Châu Á, đó là thay đổi xã hội trước khi chúng ta thấy thay đổi về kinh tế. Giờ hãy chuyển sang một cách thể hiện khác, thể hiện phân phối thu nhập của thế giới. Đây là phân phối thu thập của thế giới trên đầu người. 1 Đô la, 10 Đô la hoặc 100 Đô la một ngày. Không còn khoảng cách giữa người giầu và người nghèo. Điều đó chỉ là hoang đường. Có một đoạn gồ nhỏ ở đây. Nhưng chỗ nào cũng có con người. Và nếu chúng ta theo dõi nơi -- thu nhập -- đây là 100% thu nhập hàng năm của thế giới. Những nước giàu nhất chiếm 20% nhưng thu nhập của họ chiếm 74%. Và những nước nghèo nhất cũng chiếm 20%, và thu nhập của họ chiếm 2%. Điều này cho thấy khái niệm các nước đang phát triển đang cực kì nghi ngại. Chúng ta nghĩ đến trợ cấp, chẳng hạn như những người ở đây trợ cấp cho những người ở đây. Nhưng ở khoảng giữa, chúng ta có phần lớn dân số thế giới, và họ có 24% thu nhập thế giới. Ta đã nghe về điều này ở nhiều phương thức khác. Đó là gì? Những nước khác biệt là những nước nào? Tôi có thể cho các bạn thấy nước Châu Phi. Đây là Châu Phi. 10% dân số thế giới, hầu hết sống trong nghèo đói. Đây là OECD. Một nước giầu và là thành viên của Liên hợp quốc. và họ ở đây bên mặt này. Có thể thấy sự trùng lấp giữa Châu Phi và OECD. Còn đây là Mỹ Latin. Nó có tất cả mọi thứ trên thế giới này, từ nghèo nhất cho đến giàu nhất, ở Mỹ Latin. Và trên hết, chúng ta có thể đặt thêm Đông Âu, Đông Á, và Nam Á. Và nó sẽ như thế nào nếu chúng ta quay trở về khoảng năm 1970? Và hầu hết những người sống trong nghèo đói tuyệt đối là người châu Á. Vấn đề với thế giới là sự nghèo đói ở châu Á. Giờ nếu tôi để thế giới tiếp tục phát triển, các bạn sẽ thấy trong khi dân số tăng lên, có hàng trăm triệu người châu Á thoát khỏi nghèo đói và một số khác lâm vào nghèo đói, và đây là khuôn mẫu mà chúng ta có ngày hôm nay. Dự đoán tốt nhất từ Ngân hàng thế giới là điều này sẽ xảy ra, và chúng ta sẽ không còn thế giới phân cách nữa. Chúng ta sẽ có phần lớn người dân nằm ở khoảng giữa Tất nhiên đó là thang logarit, nhưng khái niệm về nền kinh tế của chúng ta là sự tăng trưởng theo phần trăm. Chúng ta nhìn nó như khả năng tăng phần trăm. Nếu tôi thay đổi cái này, và tôi dùng GDP trên đầu người thay vì thu nhập gia đình, và tôi dùng thống kê cá nhân vào thống kế vùng miền của tổng sản phẩm quốc nội, và tôi lấy những vùng ở dưới này, với độ lớn của quả bóng thể hiện dân số Và bạn có OECD ở đằng kia, và các nước bán Sahara Châu Phi ở đằng kia, và ta bỏ các nước Ả rập đằng kia, đến từ châu Phi và châu Á, và ta đặt riêng rẽ và ta có thể nối dài trục này, và ta có thể thêm một chiều ở đây, bằng cách thêm các biến xã hội, tỉ lệ trẻ sống sót. Giờ tôi đặt Tiền vào trục đó, và tôi có khả năng sống sót của trẻ em ở kia. Ở một vài nước, 99.7% trẻ em sống qua năm tuổi; ở các nước khác, chỉ 70%. Ở đây dường như có khoảng cách giữa OECD, Mỹ Latin, Đông Âu, Đông Á, Ả rập, Nam Á và Bán Sahara Châu Phi. Quan hệ tuyến tính rất rõ rệt giữa tỉ lệ trẻ sống sót và tiền bạc. Nhưng hãy đợi tôi phân chia các nước bán Sahara Châu Phi. Kia là sức khỏe, và sức khỏe tốt hơn thì ở cao hơn. Tôi có thể ra đây và chia các nước bán Sahara Châu Phi. Khi nó vỡ, độ lớn của quả bóng thể hiện độ lớn của dân số. Sierra Leone ở phía dưới. Mauritus ở trên. Mauritius là nước đầu tiên thoát khỏi hàng rào thuế quan và họ có thể bán đường. Họ có thể bán sản phẩm dệt may với giá ngang bằng các nước châu Âu và Bắc Mĩ. Có sự khác biệt lớn trong Châu Phi. Và Ghana nằm giữa ở đây. Ở Sierra-Leone, trợ cấp nhân đạo, Ở đây tại Uganda, trợ cấp phát triển. Ở đây, thời gian đầu tư, đằng kia, là sự thư giãn trong giàu có. Đây là sự khác biệt rất lớn trong lòng Châu Phi mà chúng ta ít khi gặp, đó là nó bằng tất cả mọi thứ. Tôi có thể chia Đông Á ra ở đây. Ấn Độ là hình tròn lớn ở giữa. Có chênh lệch rất lớn giữa Afghanistan và Sri Lanka. Tôi có thể chia các nước Ả rập. Họ ra sao? Khí hậu giống nhau, văn hóa giống nhau, tôn giáo giống nhau. Chênh lệch rất lớn. Kể cả giữa các nước làng giềng. Yemen, nội chiến. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, tiền được phân chia và sử dụng hợp lý. Không phải như chuyện hoang đường. Và nó bao gồm tất cả trẻ em của người nước ngoài đang làm việc tại đây. Thống kê thường hữu dụng hơn bạn nghĩ. Đa số mọi người cho rằng số liệu thường không tốt. Thường có miền không tin cậy, nhưng chúng ta có thể thấy sự khác biệt ở đây: Cam-pu-chia, Singapore. Sự khác biệt là rất lớn lớn hơn cả lỗi của số liệu. Tại Đông Âu: Nền Kinh tế Xô viết trong một thời gian dài, nhưng họ sụp đổ sau mười năm một cách rất khác biệt. Và còn có Mỹ Latin. Ngày nay, chúng ta không cần đến Cuba để tìm một đất nước mạnh ở Mỹ Latin. Chile sẽ có tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn Cuba trong vòng vài năm tới. Và đây chúng ta có các nước thu nhập cao trong khối OECD. Và chúng ta có mẫu hình chung của thế giới, thường sẽ giống như thế này. Và nếu chúng ta nghiên cứu nó, nó trông như thế nào -- thế giới, vào năm 1960, bắt đầu thay đổi, 1960. Đây là Mao Trạch Đông. Ông ấy đã mang lại sức khỏe cho Trung Quốc. Và sau đó ông mất. Sau đó Đặng Tiểu Bình xuất hiện và mang lại tiền bạc cho Trung Quốc, và đưa họ trở lại chính trường. Và chúng ta đã thấy các nước thay đổi theo các hướng khác nhau như thế nào, do đó khá là khó để có một đất nước điển hình mà thể hiện hình mẫu của thế giới. Tôi muốn đưa bạn quay lại khoảng năm 1960. Tôi muốn so sánh Hàn Quốc, chính là nước này, với Brazil, là nước này. Và tôi muốn so sánh Uganda, ở đằng kia, và tôi có thể để nó chạy, như sau. Và bạn có thể thấy Hàn Quốc đã tiến bộ rất nhanh, trong khi Brazil thì chậm hơn rất nhiều. Và nếu ta quay lại lần nữa, ở đây, và ta đặt các đường vạch lên chúng, như thế này, các bạn có thể thấy lại tốc độ phát triển là rất khác nhau, và các nước phát triển hầu như ở cùng một mức với tiền bạc và sức khỏe, nhưng dường như bạn có thể thay đổi nhanh hơn nhiều nếu bạn có sức khỏe trước hơn là bạn giàu có trước. Và để chứng minh điều đó, bạn có thể dùng Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Họ đến từ chỗ này, một đất nước giàu khoảng sản. Họ có được tất cả trữ lượng dầu, tiền bạc, nhưng sức khỏe thì không mua được ở siêu thị. bạn phải đầu tư vào sức khỏe. Phải đưa lũ trẻ đi học. Bạn phải huấn luyện cán bộ y tế. Phải giáo dục nền dân số. và Sheikh Sayed đã làm điều đó khá tốt. Và mặc dù giá dầu giảm, ông đã đưa đất nước phát triển lên đến đây. Vậy chúng ta đã có xu hướng chủ đạo chung của thế giới rõ rệt hơn, ở chỗ tất cả các nước thường sử dụng tiền bạc tốt hơn cách họ sử dụng trong quá khứ. Bây giờ, hãy nhìn vào số liệu trung bình của các nước. Và chúng đều như thế này. Sẽ thật nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng số liệu trung bình, bởi có rất nhiều sự khác biệt trong các nước. Do vậy nếu tôi nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy Uganda ngày này ở chính điểm của Hàn Quốc năm 1960. Nếu tôi chia Uganda, sẽ có một vài sự khác biệt trong Uganda. Đây là những điểm phân vị của Uganda. Những người giàu nhất chiếm 20% ở Uganda ở đằng kia. Những người nghèo nhất ở đằng kia. Nếu tôi chia nhỏ Nam Phi, nó sẽ trông như thế này. Nếu tôi đi xuống và phân tích Niger, nơi từng có nạn đói khủng khiếp, cuối cùng, trông nó sẽ thế này. Số 20% những người nghèo nhất của Niger nằm ở đây, và 20% giàu nhất của Nam Phi ở kia, và chúng ta sắp thảo luận về giải pháp cho Châu Phi. Tất cả mọi thứ trên thế giới đều có ở Châu Phi. Và bạn không thể thảo luận sự tiếp cập của thuốc chống HIV cho điểm phân vị trên kia với cùng một cách cho dưới này. Sự phát triển của thế giới hẳn đã bị văn cảnh hóa ở mức cao, và nó không có nghĩa khi so sánh ở mức khu vực. Chúng ta cần phải chi tiết hơn. Ta thấy rằng các sinh viên thường rất phấn khích khi họ có thể sử dụng được điều này. Và ngày càng nhiều nhà hoạch định chính sách và khối hợp tác phát triển cũng mong được biết thế giới đang thay đổi như thế nào. Bây giờ, sao chúng ta không sử dụng nơi này? Sao không sử dụng những số liệu ta đang có? Chúng ta có số liệu của Liên Hợp Quốc, ở các cục thống kê quốc gia và ở các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ khác. Bởi vì các số liệu bị giấu trong các cơ sở dữ liệu, Và còn có công chúng, Internet, nhưng chúng ta vẫn chưa sử dụng một cách hiệu quả. Tất cả những thông tin mà chúng ta thấy thay đổi trên thế giới không bao gồm những số liệu được cấp vốn. Có một vài trang web như thế này, bạn biết đấy, nhưng họ kiếm trác từ các cơ sở dữ liệu, và người ta đặt giá cho chúng, đặt các mật khẩu ngớ ngẩn và các thống kê buồn tẻ. (Cười). (Vỗ tay). Và điều này sẽ không có tác dụng? Vậy ta cần gì? Chúng ta có các cơ sở dữ liệu. Cái chúng ta cần không phải là một cơ sở dữ liệu mới. Ta đã có các công cụ thiết kế tuyệt vời, và ngày càng có nhiều hơn nữa các công cụ được thêm vào. Và ta bắt đầu một cuộc khám phá phi lợi nhuận mà ta gọi là -- kết nối số liệu với thiết kế -- chúng ta gọi là Gapminder, từ bến xe điện ngầm London, khi họ cảnh báo bạn, "chú ý khoảng cách đường rày". Do đó chúng tôi nghĩ Gapminder rất thích hợp. Và chúng tôi bắt đầu viết phần mềm có thể liên kết số liệu như thế này. Và nó thực sự cũng không khó. Mất một vài năm, và chúng tôi đã sản xuất ra các hình ảnh sinh động. Bạn có thể dùng một tập số liệu và đưa chúng vào đây. Chúng tôi đang giải phóng số liệu của Liên hợp quốc, một vài tổ chức của Liên hợp quốc và một vài nước cho phép đưa dữ liệu của đất nước họ ra thế giới, nhưng cái mà chúng tôi cần, tất nhiên, là chức năng tìm kiếm. Một chức năng tìm kiếm nơi chúng ta có thể sao chép dữ liệu đến một format tìm kiếm được và đưa ra thế giới. Và chúng ta nghe thấy gì xung quanh? Tôi đã thực hiện môn Nhân sinh học từ các đơn vị số liệu chính. Mọi người đều nói, "Điều đó là không thể. Không thể làm được. Thông tin của chúng ta quá khác biệt và không thể được tìm kiếm như các thông tin khác. Chúng ta không thể cung cấp số liệu miễn phí cho sinh viên và doanh nhân trên thế giới." Nhưng đó chính là điều ta muốn thấy, phải không? Ta đã có các dữ liệu được cấp vốn hỗ trợ. Và chúng ta muốn thông tin được nở rộ trên mạng. Một trong những điểm thiết yếu là làm cho chúng có thể tìm kiếm được, và công chúng có thể dùng các cống cụ thiết kế khác nhau để minh họa nó. Và tôi có một tin khá tốt cho các bạn. Tin tốt đó là ngài chủ tịch đương nhiệm mới của Văn phòng thống kê Liên hợp quốc không cho rằng điều này là không thể. Ông ấy chỉ nói "Chúng ta không làm được." (Cười). Và ông ta quả là khôn khéo phải không? (Cười). Do đó chúng ta có thể chờ đón nhiều thay đổi trong số liệu những năm tới. Chúng ta có thể nhìn vào phân phối thu nhập bằng những cách hoàn toàn mới. Đây là phân phối thu nhập của Trung Quốc, 1970. phân phối thu nhập của Mỹ năm 1970 Hầu như không có sự trùng lặp. Không có sự trùng lặp nào. Và điều gì đã xảy ra? Trung Quốc đã phát triển, và không còn chỉ ngang bằng mà còn đang ở mức này, cao hơn Mỹ. Như một bóng ma, phải không? (Cười). Điều này khá đáng sợ. Nhưng tôi cho rằng việc có được những thông tin này rất quan trọng. Chúng ta cần phải biết đến nó. Thay vì nhìn vào phần này, tôi muốn kết thúc bằng cách trình bày số liệu những người sử dụng Internet, Trong phần mềm này, chúng tôi tiếp cận khoảng 500 biến số từ các quốc gia một cách dễ dàng Mất một khoảng thời gian để chúng tôi thay đổi nó nhưng ở các trục, các bạn có thể dễ dàng lấy được bất kì biến số nào các bạn muốn. Và vấn đề còn lại là tải cơ sở dữ liệu miễn phí lên, thiết lập chế độ tìm kiếm, và sau đó chỉ với thêm một cái click chuột là có thể lấy dữ liệu về dưới dạng hình ảnh, để có thể trình bày dễ hiểu Bây giờ thì, các nhà thống kê lại không hài lòng, bởi vì họ nói rằng cách thức này sẽ không trình bày được thực tế; thay vào đó họ cho rằng chúng ta cần có các phuơng thức thống kê và phân tích cụ thể. Nhưng như thế câu chuyện sẽ lại trở thành việc tạo ra lý tuyết suông. Tôi xin kết thúc với hình ảnh thế giới. Lượng người sử dụng Internet sẽ tăng lên như thế này. Phần này hiển thị GDP bình quân đầu người. Và phần này hiển thị một loại công nghệ mới được giới thiệu, nhưng điều đáng ngạc nhiên là làm sao nó có thể hòa hợp được với nền kinh tế của các nước. Đó là lý do tại sao chiếc máy tính 100 dollar sẽ là rất quan trọng. Nhưng đó mới chỉ là một hướng đi tốt. Như thể là thế giới trở nên phẳng hơn, phải không nào? Những quốc gia này đang cố gắng cải thiện không chỉ nền kinh tế, và sẽ là rất thú vị nếu chúng ta theo dõi xu hướng này trong năm tới, như tôi mong muốn các bạn sẽ làm với dữ liệu đựoc cấp vốn hỗ trợ. Xin cảm ơn rất nhìều. (Vỗ tay). Vâng, phải nói rằng tôi thực sự rất, rất may mắn. Cuộc trò chuyện này đã được đề cập bởi 3 sự kiện lịch sử xảy ra liên tiếp trong 2 tháng gần đây - dường như không liên quan, nhưng bạn sẽ thấy, chúng đều liên hệ tới câu chuyện tôi muốn kể với các bạn hôm nay. Sự kiện đầu tiên thực chất là 1 đám tang - hay chính xác hơn, là cải táng. Vào ngày 22 tháng Năm đã diễn ra lễ cải táng ở Frombork, Ba Lan của nhà thiên văn thế kỷ 16, nguời thực chất đã thay đổi cả thế giới bằng cách hoán đổi vị trí của Trái Đất bằng Mặt Trời để trở thành trung tâm của Thái Dương hệ. Và với hành động dường như đơn giản này, ông đã bắt đầu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, mà nhiều người gọi là cuộc Cách mạng Copernican. Bây giờ, trớ trêu thay, và cũng xác đáng thay, cách mà chúng ta đã tìm ra mộ của ông ấy. Vào thời đó, Copernicus chỉ đơn giản là đã được chôn trong một ngôi mộ không tên cùng với 14 người khác ở trong 1 nhà thờ. Phương pháp phân tích ADN, 1 trong những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học 400 năm sau khi ông bắt đầu, là cách chúng ta dùng để tìm xem đâu là bộ xương của người đã đọc những cuốn sách thiên văn mà chứa những sợi tóc rụng của Copernicus - hiển nhiên là cũng không có nhiều người để ý đọc những cuốn sách ấy vào thời gian đó. Sự trùng hợp là quá rõ ràng. Kết quả ADN của sợi tóc và bộ xương là giống nhau. Và do đó chúng ta biết chắc chắn rằng đây là Nicolaus Copernicus. Bây giờ, sự quan hệ giữa sinh học và ADN và sự sống là rất gần khi chúng ta nói tới Copernicus bởi vì, ngay cả ở thời ông, những môn đồ của ông đã rất nhanh chóng đặt ra câu hỏi: nếu Trái Đất chỉ là 1 hành tinh, thì những hành tinh quay xung quanh các ngôi sao khác sẽ như thế nào? Có thể có sự tồn tại của nhiều thế giới, và sự sống trên hành tinh khác không? Thực tế, tôi đọc được điều này từ một trong những cuốn sách nổi tiếng thời đó. Và khi đó, người ta đã trả lời là "có." Nhưng họ chưa hề có bằng chứng. Và từ đây bắt đầu 400 năm của thất vọng, của những ước mơ còn dang dở - những ước mơ của Galileo, của Giordano Bruno, và nhiều người khác, đã chưa bao giờ đưa ra được câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản trên mà nhân loại đã hỏi từ lâu. Sự sống là gì? Đâu là nguồn gốc của sự sống? Liệu chúng ta chỉ có một mình? Và nhất là trong 10 năm cuối của thế kỷ 20, khi tất cả sự phát triển của sinh học phân tử, sự hiểu biết về mật mã của sự sống, ADN đều thực tế đẩy chúng ta, không phải gần hơn, mà là ra xa hơn tới câu trả lời cho những câu hỏi trên. Bây giờ hãy đến với những tin tốt lành. Nhiều thứ đã và đang xảy ra trong một vài năm gần đây. Và hãy bắt đầu từ những hành tinh, bằng câu hỏi xưa từ Copernicious: Liệu các ngôi sao khác có hành tinh quay xung quanh không? Và như chúng ta đã biết, có một cách mà chúng ta đang thử và giờ có thể trả lời câu hỏi trên. Đó là 1 kính thiên văn mới. Nhóm của tôi đặt tên nó, theo tên của 1 trong những kẻ mơ mộng thời Copernican, Johannes Kepler. Và mục đích duy nhất của chiếc kính đó là ra ngoài không gian, tìm các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao khác trong giải Ngân Hà của chúng ta, và cho ta biết số lượng những hành tinh giống Trái Đất ở ngoài đó. Chiếc kính thực chất được lắp giống, có lẽ bạn cũng biết, kính thiên văn Hubble, ngoại trừ việc nó có thêm 1 thấu kính - một thấu kính góc rộng, như bạn sẽ gọi nếu bạn là 1 nhà nhiếp ảnh. Và nếu như, trong một vài tháng tới, bạn ra ngoài vào xẩm tối, ngước lên, và đặt lòng bàn tay như thế này, bạn sẽ đang nhìn phần vũ trụ nơi mà chiếc kính này đang tìm kiếm các hành tinh cả ngày và đêm, không ngừng nghỉ, trong suốt 4 năm tới. Phương pháp chúng tôi làm thực ra là phương pháp di chuyển. Đó thực chất là những nhật thực mini xảy ra khi hành tinh đi ngang qua trước mặt ngôi sao. Không phải tất cả các hành tinh đều tình cờ di chuyển như vậy để ta có thể sử dụng phương pháp này, nhưng nếu bạn có hàng triệu ngôi sao, bạn sẽ tìm ra đủ các hành tinh. Và như các bạn thấy ở hình minh họa trên đây, những gì Kepler phải phát hiện là sự lờ mờ của ánh sáng từ các ngôi sao. Chúng ta sẽ không nhìn ảnh của các hành tinh và ngôi sao như thế này. Các ngôi sao chỉ là chấm nhỏ ánh sáng đối với Kepler. Nhưng chúng ta biết được nhiều thứ từ điều này, không chỉ là hiện hữu của các hành tinh, mà chúng ta còn biết được kích thước của chúng. Bao nhiêu ánh sáng bị mờ đi phụ thuộc vào độ lớn của hành tinh đó. Chúng ta biết được quỹ đạo của nó, chu kỳ quay và nhiều thứ khác. Vậy, chúng ta hiện đã biết được những gì? Hãy để tôi dẫn các bạn xem những gì chúng tôi thực sự thấy và do đó bạn sẽ hiểu được những gì tôi kể hôm nay. Những gì Kepler làm là đi tìm thật nhiều những ứng cử viên khả dĩ mà sau đó chúng tôi sẽ theo dõi và kiểm chứng đó là hành tinh. Nó về cơ bản cho chúng tôi biết sự phân bố của các hành tinh theo kích thước. Có các hành tinh nhỏ, hành tinh lớn hơn, và các hành tinh lớn. Do đó chúng tôi đếm rất rất nhiều những hành tinh như vậy, và chúng có các kích thước khác nhau. Chúng tôi làm vậy ở ngay trong Thái Dương hệ. Thực tế, ngay từ thời cổ xưa hệ Mặt Trời, theo cách đó, sẽ trông giống biểu đồ này. Có những hành tinh nhỏ hơn, và sẽ có những hành tinh lớn, ngay từ thời của Epicurus và sau đó, dĩ nhiên, Copernicus và những môn đồ của ông ấy. Từ đó tới nay, đó là hệ Mặt Trời - 4 hành tinh giống Trái Đất với bán kính nhỏ, nhỏ hơn 2 lần kích thước của Trái Đất. Bao gồm sao Kim, sao Thuỷ, sao Hoả, và Trái Đất, rồi tiếp theo là 2 hành tinh to lớn. Sau đó cuộc Cách mạng Copernican đã cho ra đời kính thiên văn, giúp ta tìm ra thêm 3 hành tinh nữa. Bây giờ tổng số lượng các hành tinh trong hệ Mặt Trời là 9. Các hành tinh nhỏ chiếm chủ yếu, và có 1 sự hài hoà cân đối cho điều đó mà Copernicus ghi chép lại và Kepler thì bảo vệ quan điểm này. Giờ đây chúng ta có thêm sao Diêm Vương gia nhập các hành tinh nhỏ. Nhưng, cho đến 15 năm trước, đó là tất cả những gì chúng ta biết về các hành tinh. Và đó chính là sự thất vọng. Giấc mở Copernican đã không được hoàn thành. Cuối cùng, 15 trước, công nghệ đã phát triển đủ để chúng ta tìm được những hành tinh xung quanh các ngôi sao khác, và thực tế chúng ta đã làm rất tốt. Trong vòng 15 năm, gần 500 hành tinh đã được tìm thấy, bằng các phương pháp khác nhau. Không may, như các bạn thấy, có 1 điều hoàn toàn khác. Dĩ nhiên sẽ có 1 lời giải thích cho điều này. Đó là chúng ta chỉ thấy các hành tinh lớn. Hầu hết các hành tinh đều thuộc loại giống Sao Mộc. Nhưng như bạn thấy, chúng ta chưa tiến xa. Chúng ta vẫn đang ở ngưỡng của Copernicus. Chúng ta chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy hành tinh giống Trái Đất ở ngoài kia. Và chúng ta rất quan tâm tới các hành tinh giống Trái Đất bởi vì theo những gì chúng ta biết thì sự sống là 1 hệ thống hoá học, rất cần các hành tinh nhỏ hơn cùng với nước và đá và rất nhiều các phản ứng hoá học phức tạp để khởi đầu, để xuất hiện và để tồn tại. Và chúng ta chưa có nhiều bằng chứng cho điều đó. Do đó hôm nay, tôi sẽ cho các bạn thấy cái nhìn thoáng qua về những gì chiếc kính Kepler đã và đang cho chúng tôi thấy trong vài tuần vừa rồi. Và thật ngạc nhiên, chúng ta đang trở lại với sự hài hoà và hoàn thành những giấc mơ của Copernicus. Các bạn có thể thấy, các hành tinh nhỏ đang chiếm chủ đạo. Những hành tinh được liệt vào dạng "giống Trái Đất," chắc chắn nhiều hơn bất cứ hành tinh nào chúng ta thấy. Và đây là lần đầu tiên, chúng ta có thể nói điều đó. Còn rất nhiều việc cần phải làm với những thứ này. Hầu hết đây chỉ là những khả năng. Trong một vài năm tới, chúng tôi sẽ xác nhận chúng. Nhưng kết quả thống kê là chắc chắn và rõ ràng. Và kết quả cho thấy các hành tinh giống Trái Đất đang ở ngoài kia. Dải Ngân Hà của chúng ta có rất nhiều những hành tinh như vậy. Vậy câu hỏi là: chúng ta sẽ làm gì tiếp theo? Đầu tiên chúng ta có thể tìm hiểm về chúng khi mà giờ ta đã biết chúng ở đâu. Và chúng ta có thể tìm những hành tinh có thể sống được, nghĩa là những hành tinh đó có những điều kiện giống với điều kiện sống trên Trái Đất và là nơi mà các phản ứng hoá học phức tạp có thể xảy ra. Do đó, chúng tôi đã dự đoán xem có bao nhiêu hành tinh như vậy ở trong dải Ngân Hà. Và con số đó, như bạn có thể mong đợi, là rất lớn. Có khoảng 100 triệu hành tinh như vậy. Đó là 1 tin tốt. Vì sao? Bời vì với chiếc kính nhỏ bé này chỉ trong vòng 2 năm tới, chúng ta có thể nhận dạng được ít nhất 60 trong số chúng. Đó là điều tuyệt vời bởi sau đó chúng ta có thể tới và tìm hiểu chúng - dĩ nhiên ở mức độ nhỏ - bằng tất cả các công nghệ mà chúng ta đã thử nghiệm trong suốt 5 năm qua. Chúng ta có thể tìm ra các hành tinh đó cấu tạo từ đâu, khí quyển của chúng liệu có nước, carbon dioxide, methane. Chúng ta mong đợi sẽ biết được những thông tin đó. Đây là điều tuyệt vời, nhưng không phải là tất cả. Đây không phải là lý do tôi đứng ở đây. Lý do tôi đứng đây là để cho bạn thấy bước tiếp theo mới thực sự là phần lý thú. Phần mà sẽ giúp chúng ta làm những việc tiếp theo. Và bây giờ tới sinh học - sinh học, với câu hỏi cơ bản của nó vẫn chưa có lời giải đáp, mà ý chính là: "Nếu có sự sống ở hành tinh khác, liệu sự sống đó có giống như ở trên Trái Đất?" Và tôi muốn nói ngay rằng, khi tôi nói sự sống, tôi không đề cập tới "cuộc sống ngọt ngào," cuộc sống tốt đẹp, hay cuộc sống con người. Tôi muốn nói tới sự sống trên Trái Đất, cả quá khứ lẫn hiện tại, từ vi khuẩn tới con người trong sự phong phú và đa dạng cấu trúc phân tử cái cách mà ta hiểu sự sống trên Trái Đất như là 1 tập hợp của các phân tử và các phản ứng hoá học - và chúng tôi gọi đó, nói chung là, ngành hoá sinh, sự sống như 1 quá trình hoá học, như 1 hiện tượng hoá học. Vậy, câu hỏi đặt ra là: liệu hiện tượng hoá học đó phổ biến trong vũ trụ, hay nó chỉ phụ thuộc vào từng hành tinh? Nó giống như trọng lực hiện hữu ở khắp mọi nơi trong vũ trụ, hay là có rất nhiều dạng hoá sinh khác nhau tại mỗi hành tinh chúng ta thấy? Chúng ta cần biết mục đích của công việc khi chúng ta làm. Và đó là 1 câu hỏi cơ bản mà chúng ta không biết đáp án, nhưng chúng ta có thể thử - và thực tế đang thử - để trả lời ở trong phòng thí nghiệm. Chúng ta không cần đi vào không gian để trả lời câu hỏi đó. Và đó là những gì chúng tôi đang làm, cũng như rất nhiều người hiện tại đang cố gắng làm. Và đã có rất nhiều tin tốt đẹp xuất hiện từ cây cầu nối mà chúng tôi đang cố gắng xây dựng. Đây là 1 ví dụ mà tôi muốn cho các bạn thấy. Khi chúng ta nghĩ tới thứ thiết yếu cho hiện tượng mà ta gọi là sự sống, ta nghĩ tới sự phân ngăn, giữ những phân tử quan trọng cho sự sống ở trong 1 cái màng, tách biệt ra khỏi môi trường, môi trường mà trong đó chúng có thể phát triển cùng với nhau. Và trong 1 phòng thí nghiệm, phòng của Jack Szostak, đã thực hiện 1 chuỗi các thí nghiệm trong 4 năm qua đã cho thấy môi trường - mà rất phổ biến trên các hành tinh giống Trái Đất, nơi mà khi bạn có một chút nước và đất, bạn sẽ có các phân tử cần thiết tự nhiên để tự động tạo ra các bong bóng. Nhưng những bong bóng đó có màng rất giống với màng của tế bào của mọi sinh vật trên Trái Đất. Giống như đây. Và chúng giúp các phân tử, như nucleic acids, ARN, ADN, ở bên trong, phát triển, thay đổi, phân chia và làm 1 số quá trình mà chúng ta gọi là sự sống. Và đây chỉ là 1 ví dụ cho các bạn thấy con đường mà chúng tôi đang cố gắng trả lời câu hỏi lớn hơn về sự phổ biến của hiện tượng này. Và bạn có thể nghĩ công việc đó giống như việc chúng ta vẫn đang làm vòng quanh thế giới - xây một chiếc cầu xây cầu từ 2 bờ của dòng sông. Một bên, ở bờ trái của con sông, là những người như tôi đang cố gắng tìm hiểu về các hành tinh và xác định môi trường trên đó. Chúng tôi không muốn xác định rõ bởi có rất nhiều lựa chọn, khả năng nhưng lại có rất ít phòng thí nghiệm, và chúng ta không có đủ nhân lực để làm hết các thí nghiệm cần thiết. Vậy đó là những gì chúng tôi đang làm ở bờ trái dòng sông. Ở bờ bên phải là những thí nghiệm như tôi đã nói với bạn, chúng tôi xuất phát từ 2 bên và hi vọng sẽ gặp nhau vào 1 ngày nào đó. Vậy tại sao bạn phải quan tâm tới vấn đề này? Tại sao tôi cố bán cho bạn chiếc cầu xây dở? Tối quyến rũ như vậy ư? Thực ra có vài lý do, và bạn đã nghe 1 vài trong số đó trong buổi nói chuyện ngắn hôm nay. Sự hiểu biết về môn hoá học này có thể giúp chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng có 1 thứ quan trọng hơn, sâu xa hơn. Và thứ sâu xa, quan trọng đó chính là khoa học đang trong quá trình định nghĩa lại sự sống như chúng ta biết. Và điều đó sẽ thay đổi nhận thức về thế giới của chúng ta 1 cách sâu sắc - không phải theo 1 cách hoàn toàn khác như 400 năm trước, Copernicus đã làm, bằng cách thay đổi cách chúng ta nhìn về không gian và thời gian. Bây giờ điều đó tuy không phải như vậy nhưng cũng có chung sự ảnh hưởng. Và nhiều khi, những gì đang xảy ra đó là sự liên hệ giữa sự nhỏ bé với con người, với Trái Đất, trong 1 không gian lớn hơn. Và chúng ta càng biết nhiều, thì quan điểm đó càng được củng cố. Các bạn đã được học ở trường rằng Trái Đất bé nhỏ như thế nào khi so sánh với vũ trụ to lớn. Và dường như khi kính thiên văn càng hiện đại thì vũ trụ càng to ra. Hãy nhìn vào dấu chấm nhỏ màu xanh trên bức ảnh này. Đó chính là Trái Đất. Đó là Trái Đất chúng ta biết. Nó được nhìn từ, ở đây là từ bên ngoài quỹ đạo sao Thổ. Nhưng nó thực sự bé. Chúng ta biết điều đó. Hãy nghĩ rằng sự sống là cả hành tinh đó. bởi vì, chính là vậy. Hệ sinh quyển có kích thước bằng Trái Đất. Sự sống trên Trái Đất có kích thước bằng Trái Đất. Và hãy so sánh nó với phần còn lại của thế giới theo giới hạn không gian. Sẽ ra sao nếu như mọi sự nhỏ bé thực tế đều không phải? Liệu điều đó có làm chúng ta có thêm trách nhiệm với những gì đang xảy ra? Hãy thử xem. Vậy ở trong không gian, Trái Đất rất nhỏ bé. Các bạn có thể tưởng tượng nổi không? Để tôi cho bạn thấy. Hãy coi như đây là kích thước của phần vũ trụ có thể nhìn thấy, với đầy đủ các thiên hà, ngôi sao, từ đây tới đây. Thì kích thước của sự sống bên trong chiếc cavat này là bao nhiêu? Nó sẽ có kích thước nhỏ bằng 1 nguyên tử. Nó rất rất nhỏ đến nỗi chúng ta không thể tưởng tượng được. Bạn có thể nhìn thấy toàn bộ chiếc cavat, nhưng bạn không thể nhìn thấy kích thước của 1 nguyên tử. Nhưng đấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Vũ trụ và sự sống đều tồn tại trong không gian và thời gian. Nếu như đây là tuổi thọ của vũ trụ, thì đây là tuổi thọ của sự sống trên Trái Đất. Hãy nghĩ tới những thứ già cỗi nhất trên Trái Đất, nhưng tương quan với vũ trụ. Thì nó không còn nhỏ bé nữa. Ngược lại rất to lớn. Vậy sự sống có thể nhỏ bé theo kích thước, nhưng không hề nhỏ bé theo thời gian. Sự sống và vũ trụ giống như đứa trẻ và cha mẹ, cha mẹ và con cái. Vậy nó cho ta biết những gì? Nó cho ta biết rằng sự nhỏ bé mà chúng ta đã biết từ những nguyên lý Copernican là hoàn toàn sai. Có một sự sống rộng lớn, mạnh mẽ và tiềm năng trong vũ trụ - nhất là khi ta đã biết các hành tinh như Trái Đất là phổ biến. Và tiềm năng đó, cũng là tiềm năng của chúng ta, của bạn và tôi. Và nếu chúng ta là những người quản lý của Trái Đất và hệ sinh quyển của nó, chúng ta nên biết về sự to lớn đối với vũ trụ và làm điều gì đó. Và điều tốt đẹp là chúng ta có thể và thực tế là đang làm. Hãy làm điều đó. Hãy bắt đầu cuộc cách mạng mới ở nơi kết thúc của cuộc cách mạng cũ với sinh học tổng hợp đang là con đường để thay đổi đòng thời cả môi trường và tương lai của chúng ta. Hãy hy vọng rằng chúng ta có thể cùng nhau xây chiếc cầu này và gặp nhau ở giữa. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Cho đến thời điểm này, việc con người giao tiếp với máy móc luôn bị hạn chế dưới dạng ý thức và trực tiếp. Kể cả đơn giản như bật đèn bằng công tắc hay phức tạp như lập trình người máy, chúng ta luôn phải ra một lệnh hoặc cả chuỗi lệnh cho cỗ máy đó để thực hiện một việc cho chúng ta. Mặt khác giao tiếp giữa con người lại phức tạp và thú vị hơn nhiều vì chúng ta xem xét, cân nhắc nhiều hơn so với điều được diễn đạt ngắn gọn. Chúng ta quan sát các biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, và có thể cảm nhận trực quan các cảm giác và cảm xúc từ cuộc hội thoại với nhau. Điều này thực sự hình thành nên một phần lớn trong quá trình chúng ta đưa ra quyết định. Tầm nhìn của chúng tôi là giới thiệu vương quốc hoàn toàn mới cuả tương tác giữa con người với nhau thành tương tác giữa máy tính và con người, để máy tính không chỉ có thể hiểu việc bạn hướng dẫn nó làm mà nó có thể phản ứng với các biểu hiện khuôn mặt của bạn và các trải nghiệm cảm xúc. Và cách tốt hơn cả việc diễn giải các dấu hiệu do não bộ, trung tâm kiểm soát và trải nghiệm, sản sinh ra một cách tự nhiên. Nghe có vẻ là 1 ý tưởng hay, nhưng như Bruno đã đề cập, nhiệm vụ này không dễ chút nào vì 2 lý do chính: Thứ nhất, thuật toán tìm kiếm. Não của chúng ta được cấu thành từ hàng tỉ nơ ron thần kinh hoạt động, dài khoảng 170,000 km gồm các sợi trục thần kinh kết hợp. Khi các nơ ron thần kinh tương tác, phản ứng hóa học phát ra một xung điện có thể đo được. Bộ não chức năng của chúng ta chủ yếu được phân phối khắp lớp bề mặt bên ngoài của não. Và để tăng diện tích dành cho khả năng tư duy, bề mặt não có các nếp cuộn. Nếp cuộn vỏ não này đưa ra một thách thức to lớn đối với việc diễn giải các xung điện bề mặt. Vỏ não của mỗi cá nhân có nếp cuộn khác nhau. giống như dấu vân tay vậy. Nên mặc dù một dấu hiệu có thể đến từ phần chức năng tương tự của não bộ, trước khi cấu trúc được tạo nếp cuộn, vị trí vật lý của dấu hiệu giữa các cá nhân rất khác nhau, kẻ cả giữa các cặp song sinh. Trong các dấu hiệu bề mặt không còn sự thống nhất nữa. Bước đột phá của chúng ta là tạo ra một thuật toán mở các nếp cuộn vỏ não nhờ đó chúng ta có thể lập bản đồ các dấu hiệu gần với nguồn của nó hơn, và do đó chúng ta có thể làm việc trên nhiều não bộ. Thách thức thứ 2 là thiết bị quan sát các sóng não. Đo lường EEG bao gồm một mạng tóc với một chuỗi các thiết bị cảm biến giống cái bạn có thể thấy trong bức ảnh này. Một kỹ thuật viên sẽ đặt các điện cực lên vùng da đầu sử dụng một chất gel hoặc chất hồ bột có đặc tính dẫn và thường dùng sau một quy trình chuẩn bị vùng da đầu bằng cách cọ xát ánh sáng. Việc này khá tốn thời gian và không phải quá trình thoải mái nhất. Và trên hết, các hệ thống này tốn hàng chục nghìn đô. Về điều này, tôi muốn mời lên đây anh Evant Grant, anh là một trong các diễn giả năm ngoái đã rất tốt bụng khi đồng ý giúp tôi minh họa dự án mà chúng tôi đang phát triển. (Vỗ tay) Thiết bị bạn đang thấy là hệ thống tìm kiếm EEG 14 kênh với độ chính xác cao. Nó không đòi hỏi thao tác chuẩn bị vùng da đầu, gel dẫn hay hồ bột. Chỉ mất vài phút để đeo vào và đợi các dấu hiệu ổn định. Nó là công nghệ không dây nên bạn có thể thoải mái đi lại. Và so với hàng chục nghìn đô cho một hệ thống EEG truyền thống, thiết bị headset này chỉ tốn vài trăm đô. Nào chúng ta hãy tiếp tục với các thuật toán xác định. Các nét mặt -- như tôi đã đề cập trước đó về các nét mặt -- được thiết kế để hoạt động bên ngoài cái hộp với một số hiệu chỉnh độ nhạy cho mỗi cá nhân. Nhưng do thời gian có hạn, tôi sẽ cho các bạn thấy bộ nhận biết cho phép các bạn di chuyển vật thể ảo bằng ý nghĩ. Bây giờ, anh Evan chưa quen với hệ thống này, nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là tạo một tiểu sử (profile) mới cho anh ấy. Anh ấy không phải tên Joanne -- nên chúng ta sẽ thêm " người dùng" Evan. Ok. Điều đầu tiên chúng ta cần làm với bộ nhận biết là bắt đầu luyện tập một dấu hiệu trung lập. Và ở bước này, Evan không cần làm gì đặc biệt cả. Anh ấy chỉ cần thư giãn, thả lỏng là được. Và ý tưởng thiết lập một đường chuẩn hoặc tình trạng bình thường cho não của Evan vì mỗi bộ não đều khác nhau. Cần 8 giây để thực hiện bước này. Và bây giờ, đã xong, chúng ta có thể chọn một hành động dựa trên cử động. Anh Evan chọn một thứ có thể tưởng tượng rõ ràng trong đầu. Evan Grant: Hãy làm động tác " kéo" Tan Le: OK. Hãy chọn " kéo" Vấn đề ở đây là Evan cần tưởng tượng vật thể đang tiến đến màn hình. Và có một thanh tiến trình sẽ cuộn ngang màn hình trong khi anh đang thực hiện. Lần đầu tiên, sẽ không có gì xảy ra, vì hệ thống không biết anh ấy sẽ nghĩ như thế nào về động tác "kéo". Nhưng hãy giữ ý nghĩ đó trong thời lượng 8 giây. 1,2,3, nào Ok. Một khi chúng ta tiếp nhận nó khối lập phương sẽ tồn tại. Chúng ta hãy xem liệu Evan có thể thử và tưởng tượng động tác kéo không. A, anh cừ lắm. (Vỗ tay) Điều đó khá ngạc nhiên. (Vỗ tay) Chúng ta vẫn còn chút thời gian còn lại nên tôi sẽ nhờ Evan thực hiện một nhiệm vụ thực sự khó khăn. Và nhiệm vụ lần này khó vì nó cần khả năng mường tượng cái gì đó không tồn tại trong thế giới vật lý. Lần này là " biến mất ". Vậy điều bạn muốn -- ít nhất với các hoạt động dựa trên cử động, chúng ta thường làm, bạn có thể tưởng tượng nó. Nhưng với "biến mất" , các hành động tương tự là không có. Nào, Evan điều anh muốn làm ở đây là tưởng tượng khối lập phương dần mờ đi. Tương tự như cái trên. Nào: 1,2,3, bắt đầu. OK. Chúng ta hãy thử. Rất tuyệt. Anh ấy quá giỏi. Hãy thử lại lần nữa. EG: Đang mất tập trung. (Tiếng cười) TL: Nhưng chúng ta có thể thấy nó thực sự hoạt động, mặc dù bạn chỉ có thể giữ nó một lúc. Như tôi đã nói, rất khó để tưởng tượng ra nó. Và điều tuyệt vời là chúng ta chỉ có phần mềm minh họa cách anh ấy nghĩ về " biến mất ". Vì có một thiết bị tiếp nhận thuật toán trong đó -- (Vỗ tay) Xin cảm ơn. Anh rất giỏi. (Vỗ tay) Cảm ơn anh, Evan, anh là một ví dụ rất tuyệt vời của công nghệ Như các bạn thấy trước đó, có một hệ thống cấp độ gài trong phần mềm này để Evan và các người dùng khác làm quen hơn với hệ thống, họ có thể tiếp tục bổ sung thêm các tìm kiếm để hệ thống bắt đầu phân biệt giữa các ý nghĩ khác nhau. Và một khi bạn luyện tập các tìm kiếm, các ý nghĩ đó có thể được giao hoặc được thiết lập sơ đồ tới bất cứ nền tảng điện toán, ứng dụng hoặc thiết bị nào. Tôi muốn cho các bạn thấy một vài ví dụ vì có nhiều ứng dụng tiềm năng cho giao diện mới này. Ví dụ, trong thế giới game và thế giới ảo, các nét mặt của bạn có thể được sử dụng một cách tự nhiên và trực quan để điều khiển một nhân vật ảo hoặc nhân vật avatar. Hiển nhiên, bạn có thể trải nghiệm phép thuật kỳ ảo và điều khiển thế giới bằng ý nghĩ. Và màu sắc, ánh sáng, âm thanh và các hiệu ứng, có thể phản ứng tích cực tới trạng thái cảm xúc của bạn để nhấn mạnh trải nghiệm bạn đang có, trong thời gian thực. Và kế đến một số ứng dụng được các nhà phát triển và nghiên cứu trên khắp thế giới phát triển, ví dụ như robot và các máy móc đơn giản, -- ra lệnh bay cho một trực thăng đồ chơi đơn giản chỉ cần nghĩ về động tác " đẩy " trong đầu, Công nghệ có thể được ứng dụng vào các ứng dụng thế giới thật trong ví dụ này, một ngôi nhà thông minh. Từ giao diện người dùng của hệ thống điều khiển để mở rèm hoặc buông rèm. Và dĩ nhiên cả với hệ thống chiếu sáng -- bật lên hay tắt đi. Và cuối cùng, với các ứng dụng thay đổi cuộc sống thực như là khả năng điều khiển một xe lăn điện. Trong ví dụ này, các nét mặt được lập bản đồ đối với các lệnh di chuyển. Người đàn ông: Nào, hãy nháy mắt bên phải để đi sang bên phải. Và ngược lại. Nào, hãy cười để đi thẳng. TL: Chúng tôi thực sự -- cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay, chúng tôi chỉ đang chạm tới bề mặt của tiềm năng. Và với hỗ trợ từ cộng đồng và sự tham gia của các nhà phát triển và nghiên cứu trên khắp thế giới chúng tôi hy vọng các bạn có thể giúp chúng tôi cải tiến công nghệ từ đây. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Đi bán muối, về với đất, dừng cuộc chơi, ra đi, khởi hành, hết đát, về cõi vĩnh hằng... Đây là những uyển ngữ được dùng để nói một cách khôi hài về sự kiện trong đời mà ai cũng sẽ trải qua: cái chết. Nhưng hầu hết chúng ta không muốn thừa nhận cái chết, không muốn lên kế hoạch cho nó, và không muốn nói về nó với những người quan trọng nhất trong đời. Tôi lớn lên trong một cộng đồng người Úc nơi mọi người già đi hoặc bệnh tật và qua đời, và chỉ người lớn mới tham dự lễ tang. Cha mẹ tôi thường về nhà với vẻ buồn rầu và kiệt sức, nhưng không nói với chúng tôi về nó. Nên tôi đã không biết gì về cái chết và lễ đưa tiễn đau khổ đó. Ở tuổi 15, tôi nhận được một lời mời. Người hàng xóm yêu quý như là cô của tôi đột tử vì đau tim, và tôi đã lần đầu tiên dự lễ tang và đọc bài điếu. Tôi không biết tức nghẹn ở ngực và miệng khô khốc là bình thường. Linh mục đã nói sai một số việc và nó làm tôi rất tức giận. Ông ấy nói rằng bà rất thích đan. Đan. (Cười) Ông ấy không nói rằng ở tuổi 75, bà vẫn tự cắt thảm cỏ của mình, làm một bể cá tuyệt vời ở sân trước và tự làm bia gừng. Tôi khá chắc rằng "người đan len tinh xảo" không phải điều bà muốn chọn cho điếu văn của mình. (Cười) Tôi tin nếu nói về cái chết như một phần cuộc sống hàng ngày, ta cho mình cơ hội nhìn lại những giá trị cốt lõi của bản thân, chia sẻ chúng với những người thân yêu, và để những người ở lại có thể đưa quyết định đúng đắn mà không sợ hay hối tiếc vì đã đi ngược với nguyện ước của ta. Tôi may mắn dẫn dắt một đội đa dạng về văn hóa, và trong 12 tháng vừa qua, chúng tôi đã mất năm cha mẹ, trong đó có cha tôi, và gần đây nhất, một đồng nghiệp cũ đã mất ở tuổi 41 vì ung thư ruột. Chúng tôi bắt đầu những buổi đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những gì đã trải qua. Chúng tôi nói về những thứ thực tiễn, những thứ mà không ai chuẩn bị cho bạn: giải quyết với cơ quan nhà nước, bệnh viện, viện dưỡng lão, những chỉ thị dự phòng y tế, quản lý nhà táng và những họ hàng xa. (Cười) đưa ra quyết định về quan tài, bia mộ, chữ khắc trên bia mộ, cỡ chữ bia mộ, tất cả trong khi bị mất ngủ. Chúng tôi cũng thảo luận những vấn đề đến từ sự đa dạng văn hóa của chúng tôi, và chúng tôi nhận ra có thể có những khác biệt lớn trong cách tôn kính sự ra đi của người thân. Ví dụ tiêu biểu cho điều này là "Lễ tưởng niệm," được duy trì bởi người thổ dân Úc và người dân đảo Torres Strait. Trong suốt lễ tưởng niệm, thành viên gia đình sẽ đảm nhiệm những vai trò và trách nhiệm riêng, các nghi thức như hạn chế sử dụng máy ảnh, nói tên người đã khuất, và tổ chức lễ tạo khói là biểu tượng tôn kính và cho phép tinh thần biến chuyển bình an. Những tập tục này có thể trái ngược hoàn toàn với những điều ta có ở văn hóa Phương tây, nơi cđề cao sự tưởng nhớ một người thân bằng việc nói về họ và chia sẻ những bức ảnh. Bài học của tôi về điều này năm ngoái là, cuộc sống có thể dễ dàng hơn nếu chúng ta nói về cái chết bây giờ, khi còn khỏe mạnh, Hầu hết chúng ta đợi đến khi quá xúc động, quá ốm hay quá mệt mỏi - và đó là quá muộn. Đây chẳng phải là lúc ta định đọat kết thúc của cuộc đời mình hay sao? Hãy bắt đầu đi. Bạn có biết mình muốn gì khi chết đi không? Bạn có biết mình muốn được tưởng nhớ như thế nào? Địa điểm có quan trọng không? Bạn muốn ở gần biển hay trở về với biển? (Cười) Bạn muốn một nghi lễ tôn giáo hay một bữa tiệc thân mật, hay bạn muốn ra đi với một tiếng nổ, cùng với pháo hoa? (Cười) Khi cái chết đến, có rất nhiều thứ để bàn, nhưng tôi muốn tập trung vào hai khía cạnh: tại sao nói và lên kế hoạch về cái chết có thể giúp bạn đón nhận cái chết tốt hơn, và giảm căng thẳng cho những người thân yêu; và làm thế nào nói về cái chết có thể giúp người ở lại đỡ đau khổ. Hãy bắt đầu với việc lên kế hoạch. Bao nhiêu người có di chúc? Giơ tay bạn lên. Ồ, tuyệt vời. Ở Úc, 45% người trưởng thành trên 18 tuổi không có di chúc hợp pháp. Ở đây trên trung bình một chút. Đây là một thống kê bất ngờ rằng viết di chúc có thể rẻ và đơn giản ho8n bạn tưởng. Tôi đã bắt đầu hỏi bạn bè và hàng xóm của mình và ngạc nhiên khi biết rằng nhiều người không có di chúc, và vài cặp đôi không nhận ra họ cần di chúc riêng. Lời giải thích thường là, tất cả sẽ thuộc về bạn đời của tôi. Hãy nhớ rằng luật thay đổi theo bang và theo đất nước, đây là những gì xảy ra ở New South Wales nếu bạn chết mà không để lại một di chúc hợp pháp. Đầu tiên, một người quản lý tài sản phù hợp phải được chỉ định bởi Tòa án tối cao của New South Wales. Rất có thể là ai đó chưa bao giờ gặp người đã mất. Người này, sau đó, chịu trách nhiệm cho việc tổ chức đám tang của bạn, thu thập tài sản và phân bổ chúng sau khi trả nợ và thuế. Và một trong những món nợ sẽ là hóa đơn cho dịch vụ của họ. Người này không biết được rằng bạn muốn tặng con hươu cao cổ gỗ cao hơn 1m trong phòng khách cho người đã giúp bạn chuyển nó đi nửa vòng trái đất, và vâng, nó có trong di chúc của tôi. (Cười) Nếu bạn chết để lại bạn đời hoặc một bạn đời chung thân, khả năng là họ sẽ nhận tài sản của bạn, nhưng nếu bạn độc thân, sẽ phức tạp hơn nhiều, vì cha mẹ, anh em, anh em khác cha mẹ và người phụ thuộc cũng có phần. Và bạn có biết rằng nếu quyên tặng cho tổ chức từ thiện, tổ chức từ thiện đó có thể có chứng cứ đòi tài sản của bạn? Điều quan trọng nhất là tài sản của bạn càng lớn, sẽ lại càng phức tạp, và chi phí càng đắt đỏ. Nếu bạn không có di chúc, tôi hỏi bạn khi nào trong đời, bạn sẵn lòng đưa tiền cho chính phủ dù không bị buộc phải làm vậy? (Cười) Cha tôi mất vào tháng hai do bệnh phổi tiến triển. Khi biết cái chết cận kề, ông đã có ba ước nguyện rõ ràng. Ông muốn chết ở nhà; ông muốn chết có gia đình ở bên; và ông muốn chết yên bình, không nghẹn hay thở hổn hển. Và tôi mừng khi nói rằng gia đình tôi đã có thể giúp ông đạt được những ước nguyện và mục tiêu của mình, và ở góc nhìn đó, ông đã có một cái chết tốt lành. Ông đã có một cái chết như kế hoạch. Vì cha muốn chết ở nhà, chúng tôi phải có những hội ý khá khó khăn và điền vào rất nhiều giấy tờ. Những câu hỏi trên mẫu đơn gồm mọi thứ từ hồi sức đến hiến tạng. Cha nói: "Lấy bất cứ cơ quan nào bạn có thể dùng." Điều này làm mẹ tôi đau buồn, vì sức khỏe của cha tôi suy giảm nhanh chóng, và không còn đúng thời điểm để nói về việc hiến tạng. Tôi tin chúng tôi cần thảo luận những vấn đề này khi còn khỏe, để có thể tránh việc quá xúc động về nó, và có thể biết được không chỉ điều gì là quan trọng, mà còn tại sao nó quan trọng. Như một phần hành trình, tôi bắt đầu khiến gia đình và bạn bè suy nghĩ về cái chết của họ, và cách họ muốn được tưởng nhớ. Tôi khám phá ra bạn có thể tổ chức một buổi "Cái chết trong bữa tối," hoặc "Cà phê về cái chết," một cách tình cờ và tuyệt vời để bắt đầu chủ đề ... (Cười) và có được những thấu hiểu tuyệt vời. (Cười) Bạn có biết rằng cơ thể bạn phải được hủy hợp pháp, chứ không chỉ là vứt khỏi mỏm đá hoặc đốt trong sân sau? (Cười) Ở Úc, bạn có ba lựa chọn. Hai lựa chọn phổ biết nhất là chôn và hỏa táng, nhưng bạn có thể hiến tặng cơ thể cho khoa học. Và tôi vui mừng thông báo rằng việc hủy thi hài đã có những đổi mới. (Cười) Bạn có thể lựa chọn một đám tang sinh thái, chôn dưới một cái cây trong bìa carton tái chế hay giỏ đan liễu gai, và cho những ai yêu đại dương, là bình cốt thân thiện với môi trường hòa tan trong nước biển. Cá nhân tôi có kế hoạch hỏa táng, vì bị say sóng, tôi nghĩ thật không có gì tệ hơn việc tro cốt mình bị rắc xuống đại dương mênh mông. Tôi đã mua một miếng đất trong vườn hoa hồng cạnh cha mình, và gọi nó là tài sản đầu tư. (Cười) Nhưng đáng buồn, không được giảm thuế. (Cười) Nếu bạn lên kế hoạch cho cái chết của mình, những người ở lại sẽ biết cách đón nhận việc mất đi người thân một cách lành mạnh mà không sợ hay thấy tội lỗi vì đã đi ngược với nguyện ước của bạn. Như một phần nghiên cứu, tôi đã đến các hội thảo, đọc sách và nói chuyện với các y tá. Và tôi hiểu như hậu quả của việc không nói về cái chết, chúng ta không biết cách ở cùng nỗi đau. Và ngược lại, nếu nói về cái chết nhiều hơn, ta sẽ trở nên thoải mái với cảm xúc mà nỗi đau mang lại. Tôi nhận ra, vào năm nay, thực sự là một đặc ân khi giúp ai ra khỏi cuộc đời này, và trái tim tôi dù trĩu nặng với mất mát và nỗi buồn, lại không phải trĩu nặng với hối tiếc. Tôi biết những gì cha muốn, và cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng tôi có thể giúp cho ước muốn của ông. 24 giờ cuối cùng của cha là một hôn mê bình yên, và sau nhiều ngày chăm sóc không ngừng, chúng tôi có thời gian để ngồi, nắm tay ông và nói lời tạm biêt. Ông qua đời vào sáng thứ hai, ngay trước bữa sáng. Sau khi bác sĩ đến và trong lúc chờ đợi bên tang lễ, tôi vào bếp, và ăn một bát cháo to. Khi tôi nói với vài người bạn điều này, họ thực sự sốc: "Sao cậu có thể ăn vào lúc đó?" Ồ, tôi thấy đói. (Cười) Bạn xem, nỗi đau ảnh hưởng tới giấc ngủ của tôi và khả năng tập trung, nhưng chưa bao giờ ảnh hưởng đến dạ dày tôi. Tôi luôn đói. (Cười) Mỗi người chúng ta sẽ khác nhau và việc công nhận nó là rất quan trọng. Nếu không nói về cái chết của mình hay của những người thân yêu, làm thế nào ta có thể giúp bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm bớt đau khổ? Làm thế nào có thể giúp ai đó đột ngột mất người thân, vì tai nạn hay tự tử? Ta có xu hướng né tránh họ không phải vì không quan tâm, mà vì ta không biết phải nói gì. Là một người bạn, ta biết điều đó là không thể thay đổi, không thể mang nỗi đau đi, nên chúng ta nói những thứ vụng về để lấp đầy khoảng lặng, đôi khi là những điều khiến ta hối tiếc. Ví dụ như: "Ít nhất thì ông không phải chịu đau nữa." "Ít nhất bạn có những kỷ niệm." "Ít nhất, bạn không phải trả cho việc đỗ xe ở bệnh viện nữa." (Cười) Thực sự, chúng ta không cần nói bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ cần ở đó. Kiên nhẫn, thấu hiểu, và là một người biết lắng nghe. Và nếu không thể làm những điều này, thì vui lòng, là người làm sốt cà chua, cà ri hay thịt hầm, vì những tặng phẩm của bạn sẽ được đánh giá cao. (Cười) Tôi đã đến mười đám tang năm ngoái, và đã giúp tổ chức một trong số đó. Họ tổ chức một tang lễ Hy Lạp chính thống và trang nghiêm, bốn nhóm cầu siêu Công giáo và một bữa tiệc vườn nơi tôi nâng ly trong khi rắc tro bạn mình quanh vườn nhà cô bằng một cái thìa súp. (Cười) Tôi mang, hôn, viết lên và nâng ly mời quan tài một cốc rượu Hy Lạp. Tôi đã mặc đồ tuyền đen, màu sắc và váy tiệc. Mặc cho sự khác biệt lớn trong lễ tiễn đưa, mặc cho tôi đôi khi ra ngoài vùng an toàn làm những điều chưa từng làm trước kia, tôi đã tìm được nguồn an ủi từ một điều - khi biết rằng đây là những gì người đã khuất từng mong muốn. Vậy tôi muốn gì? Tôi muốn được chuẩn bị, nên tôi viết di chúc, Tôi đã đăng ký hiến tạng và có tài sản đầu tư của mình. Tất cả còn lại là lên kế hoạch cho lễ đưa tang của tôi. Một bữa tiệc lớn, với rất nhiều sâm banh, sắc màu, tiếng cười, và dĩ nhiên, âm nhạc để tưởng nhớ tôi. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Giờ tôi sẽ bắt đầu với câu chuyện của chính mình. Tôi đã bị vỡ khớp sụn đầu gối khi đang chơi bóng đá ở trường đại học. Rồi tôi bắt đầu bị rách ACL (dây chằng chữ thập phía trước), 1 dây chằng ở đầu gối mình, và rồi nó biến đổi thành chứng viêm khớp đầu gối. Tôi chắc rằng số đông trong các bạn khán giả gặp phải chuyện tương tự. Nhân tiện đây, tôi kết hôn với 1 phụ nữ gặp phải chuyện y hệt vậy. Và điều đó thúc đẩy tôi trở thành 1 bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và để xem liệu tôi có thể vượt qua những khó khăn khiến tôi không thể chơi thể thao, và hạn chế tôi. Và giờ, hãy để tôi cho bạn xem 1 đoạn phim ngắn để đưa các bạn đến với điều mà chúng tôi đang cố gắng giải thích. Narrator: Chúng ta đều quan tâm đến các sủ rủi ro của ung thư, nhưng có 1 căn bệnh khác đã được định sẵn sẽ thậm chí ảnh hưởng đến nhiều người hơn, chứng viêm khớp. Ung thư có thể giết bạn, nhưng khi quan sát những con số, chứng viêm khớp còn hành hạ nhiều cuộc đời hơn. Giả sử rằng bạn sống rất lâu, và khoảng 50% cơ hội bạn sẽ bị viêm khớp. Không phải tuổi tác gây ra chứng viêm khớp. Mà các cơn đau thông thường có thể dẫn tới những nỗi đau lớn hơn, khi mà các khớp xương của chúng ta gần như bị mài mòn tới mức khập khiễng. Liều mình cho 1 giải pháp, chúng tôi nhờ tới các kĩ sư để thiết kế những hợp thành nhân tạo nhằm thay thế các phần cơ thể bị thoái hóa. Nhưng ở giữa những điều tốt đẹp xung quanh lời hứa hẹn về 1 cơ thể làm bằng kĩ thuật sinh học, liệu ta có nên dừng lại và tự hỏi, phải chăng sẽ tốt hơn với 1 cách tự nhiên hơn Hãy xét tới 1 con đường khác. Sẽ ra sao nếu những phần cơ thể cần thay thế tồn tại sẵn trong tự nhiên, hay trong chính các tế bào gốc của chúng ta? Đây là lĩnh vực thay thế sinh học, khi mà chúng ta thay thế những bộ phận thoái hóa bởi những thứ mới và tự nhiên. Kevin Stone: Và mục đích là: làm sao để tôi xử lý những vật này về mặt sinh học? Giờ hãy nói về, những điều tôi đã làm cho vợ mình, và hàng trăm bệnh nhân khác nữa. Thứ đầu tiên cho vợ tôi, 1 thứ phổ biến nhất mà tôi thường thấy ở các bệnh nhân của mình, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 40 đến 80, nhóm 70 tuổi, họ đến và nói, "Bác sĩ ạ, liệu ông có thể chỉ đặt bộ phận giảm sốc vào đầu gối tôi không? Tôi chưa sẵn sàng với việc thay khớp xương." Và vì cô ấy, tôi đã cấy ghép 1 mô gồm 2 thành phần khác nhau do 1 người hiến tặng và phần khớp nối đầu gối cô ấy. Và phần mô đó thay thế cho khớp bị thiếu. Đối với phần dây chằng không ổn định đó, chúng tôi đã đặt dây chằng hiến tặng để giúp ổn định đầu gối. Và rồi với phần khớp bị hỏng trên bề mặt đó, chúng tôi đã thực hiện sự ghép mô sao chép tế bào gốc, được thiết kế năm 1991, để nuôi lại bề mặt sụn khớp và trả lại 1 bề mặt nhẵn nhụi ở đó. Đây là đầu gối trái của vợ tôi, và cô ấy vừa mới leo núi 4 tháng trước ở Aspen, 1 cách rất tốt đấy. Nó thực sự hiệu quả, không chỉ với vợ tôi, mà tất nhiên, với các bệnh nhân khác nữa. Cô gái trong video, Jen Hudak, vừa mới giành giải Superpipe ở Aspen chỉ 9 tháng sau khi bị hỏng đầu gối, và bạn có thể thấy ở bức ảnh khác nữa -- cô ấy đã có mô sao chép ở đầu gối đó. Vậy là chúng ta có thể nuôi lại những bề mặt này về mặt sinh học. Với những thành công đó, tại sao chúng không đủ tốt, bạn có thể hỏi vậy. Lý do là, bởi vì không có đủ số vòng hiến tặng. Không có đủ những người trẻ tuổi khỏe mạnh bị ngã xe và rồi hiến tặng mô đó cho chúng tôi. Và những mô này lại rất đắt nữa. Vậy nên đây không phải là giải pháp cho phép chúng ta phát triển mô sinh học. Nhưng giải pháp có thể là mô động vật bởi vì chúng có nhiều, và rẻ nữa. Bạn có thể lấy chúng từ những mô trẻ và khỏe, nhưng rào cản nằm ở sự miễn dịch. Rào cản cụ thể chính là các kháng nguyên gọi là galactosyl, hay kháng nguyên gal. Nếu chúng ta cấy mô động vật vào cơ thể người, thì cần phải tìm ra cách để loại bỏ những kháng nguyên này. Câu chuyện của tôi khi nghiên cứu các mô động vật này bắt đầu vào năm 1984. Tôi bắt đầu với dây chằng của bò Achilles, nơi chúng tôi có thể lấy chúng, ở dạng keo collagen I, tách nó khỏi các sinh kháng thể bằng cách làm thoái hóa chúng với axit và chấy tẩy rồi tái tạo chúng ở dạng khuôn cải tạo. Sau đó chúng ta lấy chúng rồi gài vào phần sụn bị thiếu để nuôi lại nó ở đầu gối bệnh nhân. Giờ chúng tôi đã hoàn thành thủ tục này, và nó đã được phổ biến toàn cầu với hơn 4000 ca bệnh, và được thông qua bởi FDA như là 1 cách để nuôi lại mô sụn. Thật tuyệt khi tôi có thể làm thoái hóa những mô này. Và điều gì sẽ xảy ra với dầy chằng của tôi khi tôi cần nó nguyên vẹn? Tôi không thể pha trộn nó thêm. Trong trường hợp đó, tôi phải thiết kế -- và chúng tôi đã thiết kế nó với Uri Galili và Tom Turek -- 1 enzim tẩy nhẳm tẩy sạch, hay loại bỏ những kháng nguyên galactosyl với các enzim xác định này. Và chúng tôi gọi nó là kỹ thuật "loại bỏ gal". Điều chúng tôi thực hiện là nhân tính hóa các mô. Bằn cách dùng kỹ thuật "loại bỏ gal" mà chúng tôi nhân tính hóa các mô, rồi đặt chúng trở lại vào đầu gối của bệnh nhân. Và chúng tôi đã hoàn thánh nó. Giờ chúng tôi có thể lấy dây chằng của lợn -- những mô trẻ, to và khỏe, và ghép chúng vào 10 bệnh nhân trong chương trình thử FDA -- rồi 1 trong số họ đã đi lại được và chiến thắng ba giải vô địch Canadian Masters Downhill -- với cái "dây chằng lợn" (pig-lig), anh ấy gọi nó vậy. Và chúng tôi biết nó có thể hoạt động. Và còn có 1 chương trình thử nghiệm mô cho bệnh nhân lớn hơn đang được quyết định. Thế còn bước tiếp theo là gì? Sẽ ra sao với việc ghép toàn bộ đầu gối bằng kĩ thuật sinh học, chứ không chỉ 1 phần? Làm thế nào chúng tôi có thể cách mạng hóa việc thay thế các khớp nhân tạo? Ồ, chúng tôi đang tiến hành nó đấy. Điều chúng tôi sẽ làm là lấy 1 sụn ở khớp từ 1 con lợn khỏe loại bỏ nó khỏi các kháng nguyên, rồi cấy các tế bào gốc của bạn vào nó, và ghép trả lại vào chỗ bị viêm khớp ở đầu gối bạn, đính nó vào đó, rồi giúp bạn chữa lành nó và tạo ra 1 bề mặt sinh học mới cho đầu gối bạn. Đó chính là phương pháp sinh học của chúng tôi. Chúng tôi còn muốn tái tạo đầu gối bạn với các phần. Chúng tôi sẽ làm lại nó hoàn toàn mới. Nhưng chúng tôi còn có được những lợi ích khác từ thế giới động vật. Đó là lợi ích từ 400 triệu năm của việc đi lại, di chuyển. Chúng ta có thể khai thác những lợi ích đó. Chúng ta có thể sử dụng các mô dày hơn, trẻ hơn, và tốt hơn những mô bị thương ở đầu gối bạn, hay khi bạn ở tuổi 40, 50 hay 60. Chúng tôi có thể thực hiện nó như là 1 thủ tục cho bệnh nhân ngoại trú. Chúng tôi có thể loại bỏ các mô 1 cách rất tiết kiệm. Và đó là cách chúng tôi có thể đưa việc thay thế đầu gối về mặt sinh học ra toàn cầu. Chào mừng công nghệ cao về sinh học. Đó không phải là phần cứng, cũng không phải là phần mềm. Đó là phần sinh học. Đó là phiên bản 2.0 của bạn. Và với nó, tiến tới -- (Tiếng cười) tiến tới 1 rạp hát phẫu thuật gần hơn với bạn, tôi tin chắc vậy. Cảm ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Hôm nay, tôi sẽ đưa các bạn vòng quanh thế giới trong 18 phút. Cơ sở hoạt động của tôi đặt tại Hoa Kỳ Nhưng hãy bắt đầu với đầu bên kia của bản đồ ở Kyoto, Nhật Bản, nơi tôi đã sống cùng một gia đình Nhật Bản khi tôi đang làm một phần của luận án nghiên cứu của mình 15 năm trước. Từ lúc đó tôi đã biết rằng mình sẽ gặp phải những khác biệt và hiểu nhẩm về văn hóa, nhưng chúng xuất hiện lúc tôi ít ngờ tới nhất. Ngay ngày đầu tiên của tôi, tôi đi đến một nhà hàng, và tôi gọi một ly trà xanh với đường. Sau một chút ngập ngừng, người phục vụ nói, "Người ta không cho đường vào trà xanh thưa cô." "Tôi biết." Tôi nói. "Tôi biết phong tục này. Nhưng tôi thật sự thích trà ngọt." Đáp lại, anh ta cho tôi một câu trả lời lịch sự hơn cũng với câu giải thích cũ. "Người ta không cho đường vào trà xanh thư cô" "Tôi hiểu," tôi nói, "rằng người Nhật Bản không cho đường vào trà xanh xủa họ. Nhưng tôi muốn cho một ít đường vào trà xanh của tôi." (Cười) Ngạc nhiên vì sự khăng khăng của tôi, người phục vụ đem vấn đề tới hỏi người quản lý. Ngay sau đó, một cuộc tranh luận dai dẳng diễn ra, và cuối cùng, người quản lý đến chỗ tôi và nói, "Thật xin lỗi thưa cô. Chúng tôi không có đường." (Cười) Vậy là, vì tôi không thể có tách trà theo cách mình muốn, Tôi gọi một tách cà phê, người phục vụ mang đến rất mau chóng. Nằm trên đĩa là hai gói đường. Thất bại của tôi khi cố mua cho mình một tách trà xanh ngọt không nằm ở một sự hiểu lầm giản đơn. Đó là do một sự khác biệt cơ bản trong ý tưởng của chúng ta về lựa chọn. Từ quan điểm nước Mỹ của tôi, khi một khách trả tiền và yêu cầu một điều hợp lý phụ thuộc vào những sở thích của cô ta, cô ta có tất cả quyền để đạt được yêu cầu đó. Một kiểu Mỹ, như Burger King nói, là "được như bạn muốn," bởi vì, như Starbucks nói, "hạnh phúc nằm trong sự lựa chọn của bạn." (Cười) Nhưng từ quan điểm của người Nhật Bản, trách nhiệm của họ là bảo vệ những người không biết sao là đúng -- (Cười) trong trường hợp này, là kẻ ngoại quốc ngạo mạn -- chọn lựa sai lầm. Hãy thẳng thắng: cách uống trà của tôi là không thích hợp với những chuẩn mực văn hóa, và họ đang cố hết sức để giúp tôi giữ thể diện. Người Mỹ thường tin rằng họ đã đạt đến một số thứ như đỉnh cao trong cách họ chọn lựa. Họ nghĩ rằng những lựa chọn như được nhìn qua lăng kính Mỹ đã thỏa mãn tốt nhất bản năng và phổ cập ước muốn của lựa chọn trong tất cả mọi người. Thật không may, niềm tin đó được dựa trên những giả định không phải lúc nào cũng đúng trong nhiều quốc gia, trong nhiều nền văn hóa. Đôi khi, chúng còn không đúng ngay tại biên giới nước Mỹ. Tôi muốn thảo luận về một số trong những giả định trên và những vấn đề liên quan tới chúng. Khi tôi làm điều đó, tôi hy vọng rằng các bạn cũng sẽ bắt đầu nghĩ về một vài giả định của riêng bạn và chúng đã định hình như thế nào nhờ vào môi trường chung quanh bạn. Giả định đầu tiên: nếu một lựa chọn tác động tới bạn, thi bạn nên là người thực hiện việc chọn lựa đó. Cách duy nhất để đảm bảo rằng sự ưu tiên và mối quan tâm của bạn được chịu trách nhiệm một cách tuyệt đối. Đó là điều cần thiết để thành công. Ở Hoa Kỳ, mục đich chính của sự lựa chọn là cá nhân. Người ta phải chọn cho bản thân họ, đôi khi là khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, bất chấp những gì người khác muốn hoặc khuyên bảo. Đó được gọi là "là bản thân mình". Nhưng có phải tất cả cá nhân đều có lợi từ các tiếp cận sự lựa chọn này? Mark Lepper và tôi làm một loạt các nghiên cứu mà chúng tim tìm câu trả lời cho riêng câu hỏi này. Trong một nghiên cứu, chúng tôi đã chạy từ Japantown, San Francisco, chúng tôi đưa những đứa trẻ người Mỹ gốc Anh và người Mỹ gốc Châu Á từ bảy đến mười tuổi vào một phòng thí nghiệm, và chúng tôi chia chúng ra thành ba nhóm. Nhóm đầu tiên bước vào, và Cô Smith đã chào đón chúng, người mà cho chúng xem sáu chồng câu hỏi đảo chữ lớn. Bọn trẻ phải chọn tập câu hỏi nào mà chúng muốn làm. Và chúng còn phải chọn bút dạ nào mà chúng muốn dùng để viết câu trả lời. Khi nhóm hai bước vào, chúng được đưa vào chính căn phòng đó, đưa cho xem câu hỏi giống hệt, nhưng lần này cô Smith bảo chúng làm câu hỏi nào và dùng bút dạ nào. Và rồi nhóm thứ 3 bước vào chúng được nói rằng câu hỏi và bút dạ của chúng đã được mẹ chúng chọn. (Cười) Trong thực tế, nhưng đứa trẻ được bảo làm gì, bởi Cô Smith hay mẹ chúng, được đưa cho hoạt động giống nhau, mà bạn của chúng ở nhóm một được tự do chọn lựa Với quá trình này, chúng tôi có thể đảm bảo rằng những đứa trẻ trong ba nhóm được làm cùng một hoạt động để chúng tôi có thể dễ dàng so sánh Với những sự khác biệt nho nhỏ trong cách mà chúng tôi thực hiện hoạt động này đem lại sự khác biệt lớn trong cách chúng thể hiện. Những đứa trẻ Mỹ gốc Anh, chúng làm gấp 2,5 lần câu hỏi khi chúng được lựa chọn, so sánh với khi cô Smith hay mẹ chúng lựa chọn. Và không quan trọng ai đã chọn lựa khi công việc được ra lệnh bởi người khác, sự thể hiện bị ảnh hưởng. Trong thực tế một số đứa trẻ cảm thấy xấu hổ một cách rõ ràng khi chúng được bảo rằng mẹ chúng đã tư vấn. (Cười) Một bé gái tên Mary nói rằng, "Cô đã hỏi mẹ cháu?" (Cười) Ngược lại những đứa trẻ Mỹ gốc Châu Á thể hiện tốt nhất khi chúng tin rằng mẹ chúng đã lựa chọn, tốt thứ hai khi chúng tự lựa chọn, và kém nhất khi Cô Smith chọn. Một bé gái tên Natsumi thậm chí còn tiếp xúc với cô Smith khi bé rời khỏi phòng và kéo váy cô Smith hỏi, " Cô có thể nói với mẹ cháu chấu đã làm theo đúng những gì bà bảo không?" Những đứa trẻ thế hệ đầu bị ảnh hưởng mạnh bởi những bố mẹ chúng, những người nhập cư. về cách tiếp cận sự lựa chọn. Đối với chúng, lựa chọn không chỉ là một cách định nghĩa và xác nhận cá tính của họ, mà là một cách để tạo nên cộng đồng và sự hòa hợp bằng cách làm theo sự lựa chọn của những người họ tin tưởng và tôn trọng Nếu họ có một khái niệm về là chính bản thân mình, thì cá nhân đó, gần như, được tạo nên, không phải một cá thể, mà là của một tập thể. Thành công là làm hài lòng những yếu tố chính như là nó làm hài lòng mối quan tâm của ai Hoặc, bạn có thể nói rằng sự ưu tiên của cá nhân được hình thành bởi những sự ưu tiên của người khác. Giả thiết cho rằng chúng ta làm tốt nhất khi bản thân cá nhân lựa chọn chỉ tin rằng khi cá nhân đó khác một cách rõ rệt so với nguời khác. Ngược lại, khi, một hoặc nhiều cá nhân thấy những sự lựa chọn và kết quả có sự liên quan mật thiết họ sẽ phóng đại thành công của người khác bằng cách biến chọn lựa thành hành động mang tính tập thể Để khẳng định rằng họ lựa chọn một cách độc lập, thật ra có thể có sự thỏa hiệp giữa sự thể hiện của họ và mối quan hệ của họ. Còn đó chính xác những gì mà người mỹ yêu cầu. Nó để lại chỗ trống cho sự phụ thuộc lẫn nhau hoặc là sự thừa nhận cho sai lầm của cá nhân. Nó yêu cầu mọi người coi sự lựa chọn như hành động riêng tự mà cá nhận tự định nghĩa. Người được lớn lên trong kiểu mẫu đó có thể thấy đó là động lực Nhưng thật là sai lầm khi cho rằng mọi người phát triển nhanh dưới áp lực của việc lựa chọn một mình. Giả thiết thứ hai khi cho rằng quan điểm của người Mỹ về sự lựa chọn là như thế này. Bạn càng có nhiều lựa chọn, bạn càng có khả năng có sự lựa chọn tốt nhất. Hãy xem Walmart với 100,000 sản phẩm khác nhau, Amazon với 27 triệu cuốn sách và Match.com với -- cái gì nhỉ? -- 15 triệu khả năng hẹn hò bây giờ. Bạn chắc chắn sẽ tìm được một nửa hoàn hảo. Hãy thử nghiệm giả thiết này bằng cách đến với phía Đông của Châu Âu Ở đây, tôi phỏng vấn mọi người là công dân của những quốc gia cộng sản trước kia, họ phải đối diện với thử thách của việc chuyển giao sang một xã hội tư bản và dân chủ hơn. Một trong những sự tiết lộ thú vị nhất không đến từ câu trả lời của một câu hỏi, mà từ một cử chỉ đơn giản của sự hiếu khách. Khi những người tham gia đến để phỏng vấn tôi mời họ nước uống bao gồm Coca, Coca Diet, Sprite -- chính xác là bảy loại. Trong lần đầu tiên được tổ chức ở Nga, một trong những người tham gia có ý kiến làm tôi rất ngạc nhiên " Thật ra là không quan trọng. Tất cả đều là nước giải khát. Chỉ là một sự lựa chọn." (Xì xầm) Tôi đã rât ngạc nhiên bởi ý kiến này khiến tôi từ đó bắt đầu mời tất cả những người tham gia cả bảy loại nước ngọt. Và tôi hỏi họ, " Có bao nhiêu sự lựa chọn?" Lại một lần nữa, họ quan sát bảy loại nước khác nhau không phải là bảy sự lựa chọn mà là một: có ga hay không có ga. Khi tôi đem ra nước hoa quả và nước bên cảnh bảy loại nước ngọt, họ thấy được ba lựa chọn -- nước hoa quả, nước và nước có ga. So sánh với sự cống hiến đến cuối cùng của nhiều người Mỹ, không của là vị của loại nước ngọt nào mà là hãng nào. Bạn biết đấy, nghiên cứu liên tiếp cho rằng chúng ta không thể thật sự thấy sự khác biệt giữa Coca và Pepsi. Tất nhiên, tôi và bạn biết Coca là sự lựa chọn tốt hơn. ( Cười) Những người Mỹ hiện đại đối mặt với nhiều lựa chọn và nhiều quảng cáo liên quan đến lựa chọn nhiều hơn bất cứ ai trên thế giới này lựa chọn cũng chỉ là về họ là ai cũng như sản phẩm là gì Kết hợp với giả thiết rằng nhiều sự lựa chọn luôn tốt hơn, và bạn có một nhóm người mà đối với họ bất cứ sự khác biệt nào cũng quan trọng và mọi sự lựa chọn quan trọng. Đối với những người Đông Âu, sự có sẵn bất ngờ của tất cả những mặt hàng tiêu dùng này trên thị trường như một trận đại hồng thủy. Họ tràn ngập các sự lựa chọn trường khi họ có thể phản đối là họ không biêt bơi. Khi được, " Từ và hình ảnh nào bạn liên hệ với sự lựa chọn?" Grzegorz ở Vacsava nói, " Đối với tôi là sự sợ hãi. Có một vài tình thế tiến thoái lưỡng nan mà bạn thấy. Tôi quen với việc không chọn lựa." Bohdan ở Kiev nói, trả lời câu hỏi anh ấy cảm thấy thế nào về thị trường tiêu dùng mới, " Quá nhiều. Chúng tôi không cần mọi thứ ở đây." Một nhà xã hội học ở Cơ quan Nghiên Cứu Vácsava giải thích, " Thế hệ già nhảy từ việc không có gì đến đầy các sự lựa chọn xung quanh họ. Họ còn không có cơ hội để học phản nhưng như thế nào." Và Tomasz, một người đàn ông Ba Lan trẻ, nói, " Tôi không cần hai loại kẹo cao su. Không có nghĩa là tôi không muốn lựa chọn, nhưng Trong thực tế, rất nhiều sự lựa chọn giữa những vật không khác nhau là mấy Giá trị của sự lựa chọn bằn ở khả năng của chúng ta quan sát những sự khác biệt giữa các sự lựa chọn. Người Mỹ luyện tập cả đời họ để chơi trò " tìm sự khác biệt." Họ luyện tập việc này từ những ngày rất bé họ đã tin rằng mọi người đựoc sinh ra với khả năng này. Thưc tế rằng, tất cả mọi người đều có chung nhu cầu và ước muốn cơ bản được lựa chọn, không phải tất cả chúng ta đều thây được sự lựa chọn ở cùng một chỗ hay ở một giới hạn nào đó. Khi một người nào đó không thể nhìn được sự lựa chọn của mình khác với người khác như thể nào, hoặc khi có quá nhiều sự lựa chọn để so sánh và ngược lại, quá trình lựa chọn có thể khó hiểu và gây bực mình. Thay vì đưa ra sự lựa chon tốt hơn, chúng ta trở nên tràn ngập bởi sự lựa chọn đôi khi chúng ta còn sợ chúng Sự lựa chọn không còn đem lại cơ hội mà lại đem tới sự kiểm chế. Rõ ràng không phải là sự giải phóng mà là sự nghẹt thở bởi sự vô nghĩa của những chi tiết vụn vặt. Theo cách khác, sự lựa chọn có thể phát triên thành những gì rất đối lập với mọi thứ mà chúng thể hiện ở Mỹ khi mà chúng đẩy những nguowfi mà không được chuẩn bị đầy đủ cho nó. Không chỉ những người ở địa điểm khác cảm thấy áp lực với việc sự lựa chọn được tăng lên. Chính những người Mỹ khám phá ra rằng lựa chọn không giới hạn có vẻ như hấp dẫn hơn trong lý thuyết hơn là trong thực tế. Chúng ta đều có giới hạn về thể chất, tinh thần và cảm xúc khiến chúng ta không thể xử lý mọi sự lựa chọn chúng ta có, kể cả trong cửa hàng tạp hóa, không tính đến con đường của cả cuộc đời chúng ta. Một số nghiên cứu của tôi cho thấy khi bạn đưa cho mọi người 10 lựa chọn hoặc nhiều hơn họ đưa ra sự lựa chọn kém hơn cho dù là trong lĩnh vực sức khỏe, đầu tư, hay trong các lĩnh vực then chốt các Còn rất nhiều người trong chúng ta vẫn tin rằng chúng ta nên tự lựa chọn và tìm ra nhiều lựa chọn hơn. Điều này đưa tôi đến vấn đề thứ ba, và có lẽ là giả thiết nan giải nhất: " Bạn không bao giờ được nói không với sự lựa chọn." Để kiểm tra, chúng ta quay lại với nước Mỹ. rồi qua đến Pháp. Ngay ngoại ô Chicago, một cặp đôi trẻ, Susan và Daniel Mitchell, sắp có đứa con đầu tiên. Họ đã chọn tên cho nó, Barbara, giống tên bà đứa trẻ. Vào một đêm, khi Susan đã có thai bảy tháng, cô bắt đầu chịu những cơn đau co thắt và đến ngay phòngc cấp cứu Em bé đã ra đời bởi phương pháp mổ đẻ, nhưng Barbara đã bị thiếu ôxy não. Không thể tự thở được người ta đã đặt cô bé lên máy thở. Hai ngày sau, bác sĩ cho hai vợ chồng Mitchells một sự lựa chọn. Họ có thể đưa Barbara ra khỏi máy trợ giúp, và cô bé sẽ qua đời trong vài giờ, hoặc họ có thể cho cô bé tiếp tục dùng máy trợ giúp mà cô bé vẫn sẽ qua đời sau vài ngày Nếu cô bé sống, cô bé sẽ sống trong tình trạng thực vật vĩnh viễn, không thể đi, nói hay giao tiếp với người khác. Họ đã làm gì? Bố me thường sẽ làm gì? Trong một nghiên cứu tôi làm với Simona Botti và Kristian Orfali, những bố mẹ người Mỹ và người Pháp được phỏng vấn. Họ đều chịu một bi kịch giống nhau. Trong tất cả các trường hợp, máy trợ giúp được bỏ ra đứa trẻ sơ sinh sẽ chết. Nhưng có sự khác biệt lớn. Ở Pháp, bác sĩ quyết định có nên hay không và khi nào máy trợ giúp sẽ được bỏ ra, trong khi ở Mỹ quyết định cuối cùng là của bố mẹ. Chúng tôi tự hỏi: điều này có ảnh hưởng đến việc bố mẹ sẽ đối mặt với sự mất mát của mình thế nào không? Chúng tôi tìm ra câu trả lời là có. Kể cả sau một năm, bố mẹ người Mỹ dường như có những cảm xúc tiêu cực, hơn là bố mẹ người Pháp. Bố mẹ nguời Pháp sẽ nói rằngm "Noah chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng nó đã dạy chúng tôi rất nhiều. Nó dạy chúng tôi phải có cái nhìn khác hơn về cuộc sống Bố mẹ người Mỹ sẽ nói rằng. " Giá như...Giá như..." Bố mẹ khác lại kêu rằng, " Tôi cảm thấy như họ tra tấn tôi một cách có chủ ý. Sao họ lại khiến tôi làm thế được?" Một người khác nói, " Tôi cảm thấy như là tôi có vai trò trong việc này." Nhưng khi bố mẹ người Mỹ được rằng họ muốn bác sĩ quyết định hay không, họ đều nói không, Họ không thể hình dung ra việc đưa sự lựa chọn cho người khác, cho dù việc lựa chọn làm họ buồn tội lỗi, tức giận và trong nhiều trường hợp họ cảm thấy chán nản. Những nguowif mà không suy tính thường từ bỏ sự lựa chọn bởi vì nếu làm vậy họ sẽ đi ngược lại với tất cả những gì họ được dạy và những gì họ tin về sức mạnh và mục đích của lựa chọn. Trong bài luận, " Quyển Ảnh Trắng" Joan Didion có viết, " Chúng ta kể chuyện cho chúng ta để sống. Chúng ta và lựa chọn khả thi nhất trong nhiều lựa chọn Chúng ta sống tất cả bằng sự áp đặt của một mạch tưởng thuật của những hình ảnh tạp nham, và bằng những ý tưởng mà chúng ta học để cản trở những ảo ảnh thay đổi mà thực chất là kinh nghiệm thật của chúng ta Câu chuyện mà người Mỹ kể, câu chuyện về ước mơ của người Mỹ là câu chuyện về lựa chọn giới hạn Câu chuyện này đầy hứa hẹn tự do, hạnh phúc thành công. Nó có cả thế giới dưới chân bạn " Bạn có thể có bất cứ thứ gì, tất cả mọi thứ" Đó là câu chuyên tuyệt vời và có thể hiểu được vì sao họ bất đắc dĩ kể lại nó Nhưng nếu bạn xem xét kĩ hơn bạn sẽ bắt đầu thấy lỗ hổng và bắt đầu thấy câu chuyện được kể theo nhiều cách. Người Mỹ thường xuyên thử phổ biến những ý tưởng về sự lựa chọn, tin rằng họ sẽ, hoặc phải đón nhận bằng trái tim và tâm trí cởi mở, Nhưng sách sử và báo hàng ngày cho chúng ta thấy nó không thường xuyên hiệu quả. Ảo ảnh, trải nghiêm thực tế mà chúng ta cố hiểu và sắp xếp qua câu chuyện, thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Không có một câu chuyện nào thỏa mãn nhu cầu của mọi nguời mọi nơi, Hơn nữa, chính người Mỹ có lợi từ việc hợp nhất những khía cạnh mới vào câu chuyện của họ cái mà dẫn đến sự lựa chọn của họ từ rất lâu. Robert Frost đã từng "Thơ mất bản dịch" Điều này gợi ý rắng những gì đẹp đẽ và cảm động những gì cho ta cái nhìn mới đều không thể truyền lại được cho người nói ngôn ngữ khác Nhưng Joseph Brodsky từng nói "Thơ có thể được dịch" gợi ý rằng dịch thuật có thể là một sự sáng tạo và có biến đổi Khi phải lựa chọn chúng ta đươc nhiều hơn mất bằng cách dịch những câu chuyện Thay vì thay thế câu chuyện này với câu chuyện khác chúng ta có thể học và say sưa nhưng phiên bản khác mà có và những thứ cần phải được viết. Không quan trọng chúng ta đến từ đâu câu chuyện của chúng ta là gì chúng ta đều phải có trách nhiệm trải lòng ra để xem xét lựa chọn này có lợi gì nó thể hiện gì. Và khi nó không đưa đến thuyết tưởng đối đạo đức. Có thể nó dạy chúng ta khi nào và hành xử như thế nào. Nó đưa chúng ta đến việc nhận ra tiềm năng của lựa chọn và là nguồn cảm hứng cho hy vọng, và đón lấy tự do mà lựa chọn hưa hẹn nhưng không phải lúc nào cũng đem đến Nếu chúng ta học cách nói chuyện với ngừời khác mặc dù phải dịch, thì chúng ta bắt đầu nhìn lựa chọn bằng tất cả sự kì lạ của nó sự phức tạp và vẻ đẹp đầy hấp dẫn Cảm ơn ( Vỗ tay) Brono Giussani : Cảm ơn Sheena, có một chi tiết trong tiểu sử của bà mà chúng tôi không viết trong quyển chương trình. Nhưng bây giờ thì quá rõ với mọi người trong phòng. Bà khiếm thị Nhưng tôi đoán mọi người đều có câu hỏi: Điều đó ảnh hưởng đến bà thế nào trong việc nghiên cứu sự lựa chọn bởi đó là một hoạt động mà với nhiều người cần sự quan sát như là vận động viên, màu và vân vân? Sheena Lyengar : Thật hài hước khi anh hỏi như vậy, bởi một trong những thứ thú vị của việc bị khiếm thị là bạn thật sự điểm lợi thế khác khi bạn quan sát cách mà mọi người lựa chọn Và như anh vừa nói, có rất nhiều lựa chọn mà phải quan sát mới thấy được. Và như anh mong muốn, tôi khá là bực mình bởi những lựa chọn như sơn móng tay màu gì. bởi tôi phải dựa vào những gì nguời khác gợi ý và tôi không thể quyết định và một lần tôi vào cửa hàng làm đẹp, và tôi cố gắng quyết định hai tông màu sáng của màu hòng một cái gọi là " Giày Ba Lê" Cái khác gọi là " Đáng yêu". ( Cười) Và tôi hỏi hai người phụ nữ Một người nói " Bà nên chọn " Giày Ba Lê" "Nó trông như thế nào?" "Nó là tông màu hồng thanh nhã" "Tuyệt vời" Người kia khuyên tôi nên chọn tông màu " Đáng yêu" " Nó trông như thế nào" "Nó là tông màu hồng duyên dáng" Và tôi hỏi " Làm sao tôi phân biệt được?" "Nó khác gì nhau" Và họ nói " Một tông thanh nhã, một tông duyên dáng" Được rồi. Và điều duy nhất họ nhất trí rằng nếu tôi có thể thấy, tôi sẽ có thể phân biệt được ( Cười) Và tôi tự hỏi họ bị ảnh hưởng bởi cái tên hay tông màu. Vật là tôi quyết định làm thí nghiệm nhỏ Tôi mang hai chai sơn móng tay đến phòng thí nghiệm, và tôi bóc vỏ ra. Tôi đưa những người phụ nữ vào phòng thí nghiệm, và tôi hỏi họ " Bạn chọn cái nào?" 50% bảo rằng tôi lừa họ đã cho cùng một màu sơn móng tay vào cả hai lọ (Cười) (Vỗ Tay) Ở một điểm nào đấy bạn tự hỏi ai bị lừa Với những người có thể phân biệt được khi bỏ nhãn họ chọn màu " Đáng Yêu" nhưng khi có nhãn họ chọn " Giày Ba Lê". Vậy là tôi có thể nói rằng, hoa hồng dưới một tên khác có thể có dáng vẻ khác cũng có thể có mùi hương khác Cảm ơn. Sheena Lyengar, cảm ơn Sheena (Tiếng vỗ tay) Hôm nay tôi muốn bắt đầu với 2 sự quan sát về loài người chúng ta. Cái đầu tiên các bạn có thể nghĩ là khá hiển nhiên, đó là loài người chúng ta, Homo sapiens, thật sự rất, rất thông minh kiểu như thông minh đến nực cười, kiểu như những điều chúng ta đang làm không một giống loài nào khác trên hành tinh có thể làm được. Và tất nhiên đây không phải lần đầu bạn thấy điều này. Tất nhiên, ngoài thông minh, chúng ta cũng là một loài tự phụ Vì vậy chúng ta thích chỉ ra thực tế là chúng ta thông minh Tôi có thể dẫn chứng bất kỳ học giả nào từ Shakespeare cho đến Stephen Colbert để chỉ ra sự thực rằng chúng ta cao quý về mặt lý lẽ và có tài năng vô hạn, chúng ta tuyệt vời hơn bất kỳ thứ gì khác trên hành tinh này khi nói về khả năng tư duy của bộ não. Nhưng còn quan sát thứ hai về con người tôi muốn tập trung nhiều hơn và điểm này và đó là thực tế rằng, mặc dù chúng ta rất thông minh, đôi khi thông minh đặc biệt chúng ta cũng có thể trở nên vô cùng ngớ ngẩn một cách khó tin khi nói về một vài khía cạnh của việc ra quyết định Tôi đang thấy có nhiều người cười tự mãn bên dưới Đừng lo, tôi sẽ không nêu ra một cá thể điển hình nào ở đây về bất cứ mặt lỗi lầm nào cùa bạn. Nhưng tất nhiên, chỉ trong 2 năm vừa qua ta đã thấy sự kém cỏi mà ta chưa từng thấy trước đây Ta đã thấy các công cụ mà ta làm ra để khai thác tài nguyên từ môi trường đã gây tác hại ngược lại lên chúng ta. Ta đã theo dõi thị trường tài chính do ta tạo ra lẽ ra phải hết sức rõ ràng nhưng lại sụp đổ ngay trước mắt chúng ta. Nhưng cả hai ví dụ đáng ngượng ngùng này vẫn chưa phải điều đáng xấu hổ nhất về những lỗi mà con người mắc phải, chúng ta cứ nghĩ những lỗi lầm mà chúng ta mắc phải chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ hay là một vài sai lầm ở ngang mức đáng được đưa lên blog Nhưng thật ra, các nhà xã hội học đang nhận thấy đa số chúng ta, trong một số trường hợp cụ thể, sẽ mắc phải những lỗi rất đặc trưng. Những lỗi đó có thể đoán trước được. Chúng ta mắc đi mắc lại những lỗi đó. Và chúng lại cứ trơ ra mặc các chứng cứ. Khi nhận những lời phê bình, trong trường hợp tương tự sau đó, chúng ta vẫn có xu hướng mắc lại lỗi đó. Và đó thực sự là một câu đố đối với tôi, một người nghiên cứu về bản chất con người Điều tôi tò mò nhất là, làm sao một giống loài thông minh như chúng ta lại có thể mắc những lỗi rất tệ và thường xuyên như thế? Là giống loài thông minh nhất, sao chúng ta không giải quyết được? Ở góc độ khác, những lỗi đó thực sự từ đâu đến? Sau khi suy nghĩ, tôi nhận thấy có hai khả năng. Một khả năng là, ở một góc độ, đó không phải lỗi của chúng ta. Vì là một giống loài thông minh, chúng ta có thể tạo ra mọi kiểu môi trường rất, rất phức tạp, có khi đến mức quá phức tạp khiến chúng ta khó có thể thực sự hiểu được, mặc dù chính chúng ta tạo ra chúng. Các thị trường tài chính siêu phức tạp. Các điều khoản thế chấp mà chính chúng ta không thể xử lý được. Dĩ nhiên, bị đặt vào môi trường mà chúng ta không xử lý được, ở một mức nào đó chúng ta hoàn toàn có thể làm hỏng một vài thứ. Nếu đúng thế thì có một giải pháp đơn giản cho vấn đề về lỗi lầm của con người. Chúng ta chỉ cần tìm hiểu xem loại công nghệ nào không thể kiểm soát loại môi trường nào không có lợi để loại bỏ chúng và thiết kế cái tốt hơn, và chúng ta sẽ là giống loài thượng đẳng mà chúng ta kỳ vọng là thế. Nhưng có một khả năng khác mà tôi thấy đáng lo ngại hơn, đó là, có thể không phải môi trường của chúng ta có vấn đề. Có thể, chính chúng ta mới là được tạo ra không chuẩn Đó là một lời ám chỉ mà tôi đã nhận thấy từ các nhà xã hội học khi tìm hiểu về lỗi lầm của con người Và ta thấy con người cứ mắc lại lỗi lầm theo cách hệt như nhau và lặp đi lặp lại. Hình như chúng ta được tạo ra để mắc lỗi lầm theo những cách nhất định. Đây là khả năng mà tôi thấy lo ngại hơn, vì nếu chính là chúng ta có vấn đề thì chúng ta không hiểu rõ cách để giải quyết. Cõ lẽ chúng ta phải chấp nhận sự thật là chúng ta dễ mắc lỗi và cố gắng làm mọi thứ trong hoàn cảnh đó. Vì thế, đây là câu hỏi mà tôi và các sinh viên muốn giải đáp. Làm sao chúng ta có thể phân biệt giữa khả năng 1 và khả năng 2? Cần một tập hợp những người thông minh có thể ra nhiều quyết định, nhưng không tham gia hệ thống của chúng ta bất cứ những gì làm cho ta bối rối không công nghệ hay văn hoá của loài người có thể thậm chí không ngôn ngữ loài người Và vì thế chúng ta cần những "bạn" này. Đây là một bạn khỉ mũ mà tôi làm việc cùng. chúng là loại linh trưởng New World nghĩa là nó phân nhánh từ nhánh loài người vào khoảng 35 triệu năm về trước Điều này có nghĩa là bà cố, cố, cố, cố, với khoảng 5 triệu "cố" của bạn sẽ giống với bà cố cố cố cố với 5 triệu chữ "cố" trong đó của bạn khỉ Holly này Có thể nói cô bạn này là một người họ hàng rất xa của bạn nhưng bị chia cắt bởi sự tiến hóa Dù sao thì tin tốt về Holly là cô không sở hữu công nghệ của chúng ta cô ấy thông minh, sáng tạo và cũng thuộc Bộ Linh Trưởng nhưng không có mấy thứ làm rối như chúng ta Nên cô ấy rất hoàn hảo cho thí nghiệm. Vậy nếu ta để Holly vào hoàn cảnh sống của chúng ta thì sao? Liệu cô ấy sẽ tạo ra sai lầm như chúng ta? Liệu cô ấy có thể học từ các sai lầm đó? Đó là mấy điều mà chúng tôi quyết định làm Tôi và các học trò đã rất hứng thú về điều đó vài năm về trước. Chúng tôi đã nói "ném" một vài vấn đề cho Holly để xem cô ấy có làm hỏng mọi thứ không. Vấn đề đầu tiên chỉ là, ừm, chúng tôi nên bắt đầu từ đâu? Bởi vì, bạn biết đó, nghe có vẻ hay với chúng tôi, nhưng không đúng cho loài người. Chúng ta tạo ra nhiều lỗi ở nhiều ngữ cảnh khác nhau Bạn biết đấy, chúng tôi thật sự phải bắt đầu từ đâu với cái này? Và bởi vì lúc chúng tôi bắt tay vào làm cũng là lúc tài chính sụp đổ, vào lúc mà việc thu hồi tài sản thế nợ đầy rẫy trên báo chí chúng tôi mới nghĩ, hhmm, có lẽ chúng tôi nên bắt đầu với lĩnh vực tài chính. Có lẽ chúng tôi nên tìm hiểu các quyết định kinh tế của loài khỉ và cố gắng tìm hiểu xem chúng có mắc phải mấy lỗi ngu ngốc như chúng ta không Đương nhiên, đó cũng là lúc chúng tôi gặp vấn đề thứ hai mang tính chất lý luận hơn một chút đó là, có thể các bạn không biết, nhưng khỉ không thật sự biết xài tiền. Tôi biết, là các bạn chưa thấy Nhưng đó là lý do, chúng không xếp hàng đằng sau bạn ở các quầy siêu thị hay ATM--bạn biết đó, chúng không làm mấy việc này. Do đó chúng tôi gặp phải rắc rối nhỏ ở đây Làm cách nào để chúng tôi hỏi khỉ về tiền nếu chúng không sử dụng nó? Vì thế chúng tôi đã nghĩ, có thể chúng tôi nên, cứ mặc kệ nó và dạy lũ khỉ cách dùng tiền. Vậy nên đó là thứ chúng tôi đã làm. Thứ các bạn đang nhìn ở đây là đơn vị đầu tiên mà tôi từng biết của loại đồng tiền không phải của người. Chúng tôi không sáng tạo lắm khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu này, nên chúng tôi chỉ gọi nó là đồng tiền. Nhưng đây là loại tiền mà chúng tôi đã dạy lũ khỉ ở Yale để sử dụng nó với người thật, để thật sự mua các loại thức ăn. Trông nó không giống tiền lắm -- thật sự thì, không giống lắm không giống tiền của chúng ta, nó chỉ là một miếng kim loại. Nếu các bạn đã từng giữ tiền nước ngoài từ các chuyến đi du lịch khi các bạn về nhà, chúng trở nên vô dụng. Ban đầu, nó vô dụng với lũ khỉ trước khi chúng nhận ra thứ mà chúng có thể làm với nó. Khi chúng tôi lần đầu đưa tiền cho chúng ở khu bắt nhốt, chúng kiểu nhặt nó lên, nhìn ngắm nó. Kiểu như vật gì đó lạ lùng lắm Nhưng nhanh chóng, lũ khỉ nhận ra rằng chúng có thể đưa đồng này cho những con người trong phòng nghiên cứu để đổi thức ăn Và các bạn thấy đó, Mayday ở đây đang làm vậy. Ảnh A và B là giai đoạn Mayday kiểu như tò mò về những thứ này -- nhưng không hiểu Đằng kia là người làm thí nghiệm đang chờ tay sẵn và Mayday nhanh chóng nhận ra, có vẻ con người kia cần cái này Đưa vật này đi, và nhận lại thức ăn. Hóa ra không chỉ Mayday, tất cả lũ khỉ đều rất giỏi trong việc trao đổi đồng tiền với người bán hàng Đây là một đoạn video ngắn về việc đó. Đây là Mayday. Cô ấy sẽ đưa đồng tiền để lấy thức ăn và đang hạnh phúc chờ đợi để nhận thức ăn. Đây là Felix, tôi nghĩ vậy. Cậu ấy là con đầu đàn; nhân vật quan trọng. Nhưng cậu ấy cũng kiên nhẫn chờ đợi để lấy thức ăn của cậu và cứ thế. Vậy nên, lũ khỉ rất giỏi việc này. Chúng giỏi một cách đáng ngạc nhiên chỉ qua một ít đào tạo. Chúng tôi cho chúng tự lấy đồ của chúng. Câu hỏi là: Liệu điều này có giống với tiền của con người? Đây thật sự có phải là một thị trường, hay chúng tôi chỉ tạo ra một mánh tâm lý lạ bằng cách khiến lũ khỉ làm việc gì đó, trông có vẻ thông minh, nhưng thật ra lại không. Vì thế chúng tôi nghĩ, lũ khỉ sẽ tự bộc phát làm gì nếu đây thật sự là tiền của chúng, nếu chúng thật sự sử dụng cái này như tiền? Các bạn có thể tưởng tượng ra lũ khỉ làm tất cả những việc thông minh mà con người làm khi họ bắt đầu trao đổi tiền bạc với nhau Bạn có thể khiến chúng chú ý đến giá cả, chú ý đến số lượng chúng mua-- kiểu như theo dõi đồng tiền khỉ của chúng Liệu lũ khỉ có thể làm những việc như thế? và do đó, chợ khỉ của chúng tôi được tạo ra. Cách hoạt động chính là lũ khỉ bình thường sống trong khu bắt nhốt theo kiểu sở thú lớn. Khi chúng mong muốn một ít thức ăn, chúng tôi cho phép chúng ra ngoài đến một khu bắt nhốt nhỏ hơn nơi chúng có thể đi vào khu chợ Khi tiến vào khu chợ -- thật sự mà nói thì chợ khỉ vui hơn hầu hết chợ dành cho người bởi vì, khi lũ khỉ tiến đến cửa chợ, một con người sẽ đưa chúng một cái ví lớn đầy tiền để chúng có thể thật sự mua bán với một trong hai người ở đây -- hai người bán hàng khác nhau để chúng có thể mua hàng từ đó. Người bán hàng là các sinh viên từ phòng thí nghiệm của tôi. Họ ăn mặc khác nhau; họ là hai người khác nhau. Và suốt quá trình, họ về cơ bản làm những việc giống nhau để lũ khỉ có thể học hỏi, bạn biết đó ai bán cái gì ở giá nào -- ai đáng tin cậy, ai không, kiểu như vậy. Và bạn có thể thấy mỗi thí nghiệm gia đang cầm một cái dĩa thức ăn nhỏ màu vàng. và đó là thứ mà lũ khi có thể mua được cho một đồng tiền. Vậy nên mọi thứ có giá một đồng, nhưng như các bạn thấy, đôi khi đồng tiền có thể mua nhiều hơn những thứ khác, đôi khi nhiều nho hơn những thức khác. Vì vậy tôi sẽ cho các bạn xem một video ngắn để xem cái chợ này trông như thế nào. Đây là từ góc nhìn của một con khỉ. Khỉ thấp hơn người, nên hơi thấp một chút. Nhưng đây là Honey. Cô ấy đang kiên nhẫn đợi chợ mở cửa Đột nhiên chợ mở cửa. Cô ấy phải lựa chọn: một quả nho hay hai. Bạn có thể thấy Honey, một nhà kinh tế học rất giỏi về thị trường đi với người cho nhiều nho hơn. Cô ấy có thể dạy những nhà tư vấn tài chính một vài điều. Mà không chỉ Honey, hầu hết lũ khỉ đi với người có nhiều hơn. Hầu hết lũ khỉ đi với người có thức ăn tốt hơn. Khi chúng tôi giới thiệu bán hàng, chúng tôi thấy lũ khỉ chú ý đến điều đó. Chúng thật sự rất quan tâm đến tiền của chúng. Điều ngạc nhiên hơn là khi chúng tôi cộng tác với các nhà kinh tế để xem xét dữ liệu của lũ khỉ sử dụng công cụ kinh tế, chúng về cơ bản khớp, không chỉ về chất lượng mà còn về số lượng với những thứ chúng tôi thấy con người làm ở chợ thực sự. Nhiều đến mức, nếu bạn nhìn vào các con số, bạn sẽ không biết được liệu chúng là của lũ khỉ hay của người trên cùng một khu chợ. Và điều mà chúng tôi nghĩ chúng tôi đã làm là chúng tôi đã thực sự giới thiệu một thứ gì đó ,ít ra là với lũ khỉ và chúng tôi, hoạt động giống như một đồng tiền tài chính thực thụ Câu hỏi là: liệu lũ khỉ có bắt đầu làm hỏng theo cách mà chúng ta làm? Chúng tôi đã đôi lúc thấy một vài dấu hiệu là chúng có thể. Một thứ chúng tôi chưa bao giờ thấy ở chợ khỉ là bất cứ dấu hiệu nào của sự tiết kiệm -- bạn biết đó, như giống loài chúng ta. Lũ khi tiến vào khu chợ, tiêu hết tiền của chúng và quay về. Một điều nữa mà chúng tôi bất chợt thấy, đủ để thấy xấu hổ là một vài bằng chứng bộc phát của việc gian lận. Lũ khỉ thường gian dối các đồng tiền ngay khi có thể từ những con khác, thường là từ chúng tôi -- bạn biết đó, thứ mà chúng tôi không cần thiết phải giới thiệu. nhưng chúng tôi đã nhìn thấy. Vì thế chúng tôi nghĩ, điều này trông thật tệ. Liệu chúng ta có thật sự thấy lũ khỉ sẽ làm những thứ ngu ngốc y hệt con người? Một khả năng là kiểu để mặc hệ thống tài chính khỉ tự hoạt động, bạn biết đó, để xem liệu chúng có gọi chúng ta giúp trong vài năm. Chúng tôi hơi mất kiên nhẫn nên chúng tôi đã muốn đẩy nhanh mọi thứ một chút. Vì thế chúng tôi đồng ý đưa cho lũ khỉ cùng kiểu vấn đề mà con người thường hay mắc lỗi trong một vài kiểu thử thách kinh tế nhất định hoặc một vài kiểu thứ nghiệm kinh tế nhất định. vậy nên, bởi cách tốt nhất để xem con người mắc lỗi là thật sự tự mình làm điều đó, Tôi sẽ cho các bạn một thí nghiệm nhỏ kiểu để xem thử trực giác tài chính của chính các bạn hành động như nào Vây nên bây giờ hãy thử tưởng tượng Tôi đưa mỗi người trong các bạn 1,000 đô-la -- 10 đồng tiền 100 đô-la nóng Hãy lấy chúng, bỏ vào trong ví của các bạn và suy nghĩ kĩ xem các bạn sẽ làm gì với nó. Bởi vì bây giờ nó là của các bạn; các bạn có thể mua bất cứ thứ gì các bạn muốn. Quyên góp nó, lấy nó, và kiểu vậy. Nghe hay thật, nhưng các bạn có thêm sự lựa chọn nữa để kiếm thêm một ít. Và đây là lựa chọn cho các bạn: hoặc các bạn mạo hiểm, trong trường hợp đó tôi sẽ tung một trong những đồng này. nếu là mặt ngửa, các bạn sẽ được thêm 1,000 đô-la. nếu là mặt sấp, bạn sẽ không được gì cả. Nên đây là cơ hội để kiếm thêm, nhưng rất mạo hiểm. Lựa chọn khác thì an toàn hơn. Các bạn sẽ chắc chắn có thêm tiền. Tôi sẽ chỉ đưa các bạn thêm 500 đồng. Các bạn có thể bỏ nó vào ví và sử dụng ngay lập tức. Để xem trực giác của các bạn như thế nào. Hầu hết mọi người sẽ chọn cách an toàn. Hầu hết mọi người nghĩ, tại sao phải mạo hiểm khi tôi có thể chắc chắn có 1,500 đô-la? Trông có vẻ khá tốt để cá cược. Tôi sẽ theo cái đó. Các bạn có thể nói, điều này chả hợp lý. Loài người hơi ngại mạo hiểm. Rồi sao? Cái "rồi sao?" đó xuất hiện khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ về cùng một vấn đề được thay đổi khác một chút. Nên giờ hãy tưởng tượng nếu tôi đưa mỗi người 2,000 đô-la -- 20 tờ 100 đô-la nóng. Bây giờ các bạn có thể mua gấp đôi trước đó. Hãy nghĩ về cảm giác của các bạn khi bỏ nó vào ví. Và giờ hãy tưởng tượng tôi bắt các bạn phải lựa chọn Nhưng lần này, tệ hơn một chút. Giờ, các bạn sẽ phải quyết định các bạn sẽ mất tiền như thế nào, nhưng các bạn sẽ có cùng lựa chọn. Các bạn hoặc là sẽ chấp nhận mạo hiểm mất tiền -- để tôi tung đồng xu. Nếu mặt ngửa, các bạn sẽ mất rất nhiều. Nếu mặt sấp, các bạn không mất gì cả, giữ lại mọi thứ -- hoặc các bạn có thể chọn an toàn, lấy ví ra và đưa tôi 5 tờ 100 đô-la, đương nhiên. Và tôi đang thấy một vài cái nhíu mày phía dưới. Nên có lẽ các bạn đang có chung trực giác về vấn đề mà các bạn đang được kiểm tra, khi được đưa ra những chọn lựa, mọi người không chọn an toàn. Họ sẽ có xu hướng mạo hiểm. Lý do điều này khá vô lý là trong hai trường hợp, chúng tôi cho mọi người những sự lựa chọn giống nhau. Đó là cơ hội 50/50 cho 1,000 hoặc 2,000 hoặc chỉ chắc ăn 1,500 đô-la . Nhưng trực giác của con người về việc chấp nhận chừng nào mạo hiểm lại khác nhau tùy thuộc vào khởi điểm của họ. Vậy điều gì đang xảy ra? Hóa ra là, đây xem ra là kết quả của ít nhất hai khuynh hướng mà chúng ta có về mức độ tâm lý Một là chúng ta có một khoảng thời gian khó khăn thực sự nghĩ về những điều kiện tuyệt đối. Đầu óc chúng ta phải làm việc, Một lựa chọn là 1,000, 2,000; Một là 1,500. Thay vào đó, chúng ta thấy rất dễ khi suy nghĩ về những điều kiện tương đối. khi các lựa chọn thay đổi qua các lần. Nên chúng ta thường nghĩ theo kiểu, "oh, chúng ta sẽ có thêm" hoặc "oh, tôi sẽ có ít hơn." Điều này cũng tốt thôi, trừ việc các thay đổi đến từ nhiều hướng thực tế ảnh hưởng đến việc ta nghĩ liệu một lựa chọn là tốt hay không Và điều nãy dẫn đến khuynh hướng thứ hai, mà các nhà kinh tế học gọi là khuynh hướng ghét bỏ sự mất mát. Ý tưởng là chúng ta ghét cảm giác mất tiền chúng ta thật sự ghét khi chúng ta phải mất một số tiền nào đó. Và điều này nghĩa là thỉnh thoảng chúng ta thật sự thay đổi lựa chọn để tránh điều này. Thứ chúng ta thấy ở câu tình huống cuối là đối tượng trở nên mạo hiểm hơn bởi họ muốn cái cơ hội nhỏ bé là sẽ không mất gì cả. Điều đó nghĩa là khi chúng ta nằm trong thế mạo hiểm xin lỗi, khi chúng ta ở trong thế mất mát, chúng ta trở nên mạo hiểm hơn, điều mà có thể trở nên đáng lo ngại. Những kiểu thế này sẽ tự phát theo rất nhiều hướng xấu ở loài người. Chúng là lý do các nhà đầu tư chứng khoán vẫn cứ mãi mất tiền -- bởi họ đánh giá chúng trong điều kiện tương đối. Là lý do vì sao con người trong thị trường nhà đất từ chối bán nhà của họ bởi họ không muốn bán lỗ. Câu hỏi mà chúng ta đã quan tâm là liệu những con khỉ có thể hiện cùng xu hướng đó không Nếu chúng tôi tạo dùng tình huống giống vậy ở khu chợ khỉ nhỏ bé, liệu chúng có hành xử như con người? Và đó là thứ chúng tôi làm, chúng tôi đưa cho lũ khỉ các chọn lựa giữa người an toàn -- họ luôn làm những thứ giống nhau -- hoặc người mạo hiểm -- họ đôi khi làm những thứ khác nhau. Và sau đó chúng tôi đưa cho chúng thêm những lựa chọn như các bạn đã làm ở tình huống đầu -- vậy chúng thật sự có cơ hội để có thêm. hoặc chỉ còn lại một ít nếu chúng gặp phải lựa chọn mất -- chúng thật sự nghĩ chúng sẽ có nhiều hơn thứ chúng có và vì thế trông nó giống như thế này. Chúng tôi đã giới thiệu lũ khỉ với 2 người bán hàng mới. Người ở bên trái và phải đều bắt đầu với một ít nho, nên trông khá là tuyệt vời. Nhưng họ sẽ cho lũ khỉ đồ thêm. Người bên trái sẽ theo kiểu an toàn. Trong mọi lúc, cậu ta thêm một trái, và đưa cho lũ khỉ hai. Người bên phải sẽ theo kiểu mạo hiểm. Đôi khi lũ khỉ sẽ không được thêm gì -- nên kiểu như nhận thêm không trái. Thỉnh thoảng, lũ khỉ nhận thêm 2. Nhiều khi là 3 cho phần thêm lớn. Nhưng đây là lựa chọn giống với cái các bạn vừa đối mặt. Liệu lũ khỉ có đi theo hướng an toàn và đi với người luôn hành động giống nhau ở mọi lần thử, hay chúng muốn mạo hiểm và cố gắng để lấy phần thêm tuy mạo hiểm, nhưng lớn, và chấp nhận khả năng sẽ không có thêm phần thưởng nào. Con người ở đây đã đi theo hướng an toàn. Hóa ra, lũ khỉ cũng giống vậy. Về cả chất lượng lẫn số lượng, chúng chọn theo cách y hệt con người, khi được thử với cùng một thứ. Các bạn có thể nói rằng, có thể đơn giản là lũ khỉ không thích mạo hiểm. Có thể chúng ta nên xem cách chúng xử lý với sự mất mát, Và vì thế chúng tôi cho chạy phiên bản thứ hai. Bây giờ, lũ khỉ gặp 2 người 2 người này sẽ không cho chúng phần thêm; họ sẽ cho chúng ít hơn chúng mong đợi. Vì vậy họ trông giống sẽ bắt đầu với một lượng lớn. Đây là 3 trái nho; lũ khỉ như bị thôi miên vì điều này. Nhưng bây giờ chúng biết rằng những người này sẽ cho chúng ít hơn chúng mong đợi. Người ở bên trái sẽ cho một khoảng mất mát an toàn Bất cứ lúc nào, cậu ta cũng lấy đi một và đưa lũ khỉ 2. người bên phải sẽ đưa ra khoảng mất mạo hiểm. thỉnh thoảng cậu ta không lấy gì cả, nên lũ khỉ như phát rồ, nhưng thỉnh thoảng lại lấy đi nhiều lấy đi 2 để chỉ đưa chúng 1. Và thế rồi lũ khỉ làm gì? Lần nữa, cùng lựa chọn; chúng có thể chọn an toàn để luôn được lấy 2 trái nho cùng 1 lúc, hoặc chúng có thể mạo hiểm và chọn giữa 1 hoặc 3. Điều đáng chú ý với chúng tôi là, khi các bạn đưa lũ khỉ những lựa chọn này, chúng làm điều vô lý như con người. Chúng thật sự đã trở nên mạo hiểm hơn tùy vào cách các thí nghiệm gia bắt đầu. Điều này thật điên rồ bởi nó chỉ ra rằng, những con khỉ cũng đánh giá mọi thứ ở điều kiện tương đối và đã hành xử với mất mát khác hẳn với nhận được. Vậy tất cả điều này có nghĩa là gì? Vâng, thứ chúng tôi chỉ ra là rằng, trước tiên, chúng ta có thể đưa loài khỉ đồng tiền tài chính, và chúng sẽ sử dụng nó tương tự. Chúng làm những việc thông minh như chúng ta, trong đó một vài việc không được tốt đẹp lắm giống chúng ta như trộm cắp và v.v... Nhưng chúng cũng làm những việc vô lý như chúng ta. Chúng cũng làm sai y hệt và theo đúng như cách mà chúng ta làm. Đây là thông điệp đầu tiên gửi các bạn là rằng nếu bạn đã thấy ngay từ đầu và bạn nghĩ, oh, tôi sẽ về nhà và thuê một con khỉ mũ làm tư vấn tài chính. Chúng dễ thương hơn rất nhiều với cái người ở... bạn biết đấy Đừng làm vậy; chúng cũng sẽ ngu ngốc y hệt như người mà bạn đang có. Nên, bạn biết đó, hơi tệ -- xin lỗi, xin lỗi. Hơi tệ cho những nhà đầu tư khỉ. Nhưng đương nhiên, cái lý do mà bạn đang cười cũng tệ cho con người. Bởi vì chúng ta đã và đang trả lời câu hỏi mà chúng ta đã bắt đầu Chúng ta muốn biết những lỗi này bắt nguồn từ đâu. Và ban đầu chúng ta hy vọng là chúng ta có thể kiểu như cải thiện các tình huống tài chính, cải thiện công nghệ để khiến chúng ta tốt hơn. Nhưng thứ chúng ta học được là rằng những xu hướng đó có thể là phần sâu hơn của chúng ta. Thật sự, chúng có thể mang lý do rất tự nhiên của lịch sử tiến hóa loài người. Bạn biết đấy, có thể không chỉ có loài người ở phía bên phải của chuỗi mới ngu ngốc. Có thể chuyện ngu ngốc đã có từ lâu. Và nếu chúng ta tin vào kết quả từ loại khỉ mũ có nghĩa những chiến lược ngu ngốc này có thể 35 triệu năm tuổi. Đó quả là quá lâu để một chiến thuật có thể thay đổi ngược lại -- quá, quá lâu. Điều gì chúng ta biết được về các chiến thuật già cỗi khác như thế? Một thứ chúng ta biết đó là chúng có xu hướng rất khó để thay đổi. Bạn biết đó, hãy nghĩ đến sự tiến hóa trong việc ưa ăn đồ ngọt, béo như bánh phô mai của chúng ta. Bạn không thế tự nhiên xóa bỏ nó được Bạn không thể nhìn vào một xe đồ ngọt và nói "Không, không. Trông chúng thật kinh tởm." Chúng ta được tạo nên khác biệt. Chúng ta sẽ tiếp nhận nó như một điều tốt đẹp để theo đuổi. Dự đoán của tôi là điều tương tự sẽ trở thành hiện thực khi con người nhìn nhận những quyết định tài chính khác nhau. Khi bạn chứng kiến cổ phiếu của bạn trượt dốc thê thảm khi bạn chứng kiến giá nhà của bạn giảm sút, bạn sẽ không thể thấy rằng đây hoàn toàn chỉ là do điều kiện tiến hóa mà thôi. Điều này nghĩa là những xu hướng đưa đẩy các nhà đầu tư có hành động sai lầm, dẫn đến khủng hoảng thế chấp nợ sẽ rất khó khăn để thay đổi. Nên đó là một tin tồi tệ. Câu hỏi là: liệu có tin nào tốt không? Tôi đáng ra phải đứng đây kể cho các bạn những tin tốt lành. À thì, tin tốt là, tôi nghĩ, như ở phần mở đầu của buổi diễn thuyết, rằng con người không chỉ thông minh; mà chúng ta thông mình một cách đáng ngưỡng mộ so với toàn thể các loài động vật khác trên vương quốc sinh thái. Chúng ta quá giỏi trong việc vượt qua những giới hạn sinh học của chúng ta -- bạn biết đó, tôi bay tới đây trên một chiếc máy bay tôi không cần phải đập cánh bay tới. Tôi đang đeo kính áp tròng để tôi có thể thấy các bạn bây giờ. Tôi không cần phải phụ thuộc vào tầm nhìn ngắn của tôi. Chúng ta đều luôn có những trường hợp mà chúng ta đã vượt qua những giới hạn sinh học bằng công nghệ và những công cụ khác, rất dễ dàng. Nhưng chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta có những giới hạn đó. Và đó là một vấn đề. Chính Camus đã từng nói rằng, "Con người là giống loài duy nhất từ chối việc trở thành chính mình." Nhưng trớ trêu là rằng khi chúng ta nhận ra những giới hạn của chúng ta thì chúng ta mới có thể vượt qua nó. Hy vọng là tất cả các bạn sẽ nghĩ về những giới hạn của mình, không nhất thiết là nghĩ rằng nó không thể vượt qua, mà hay nhận biết nó, chấp nhận nó và sử dụng thế giới thiết kế để giải quyết nó. Đó có thể là cách duy nhất để chúng ta đạt được những tiềm năng của chính chúng ta và thật sự trở thành giống nòi cao quý mà chúng ta luôn mong muốn trở thành. Cảm ơn. (Vỗ tay) Năm ngoái tôi đã ở đây và nói về chuyến đi bơi xuyên suốt Bắc Cực của mình. Và dù là chuyến đi đã 3 năm về trước, Nhưng nhớ lại như thể chỉ mới ngày hôm qua. Tôi còn nhớ mình đứng trên rìa của 1 tảng băng, chuẩn bị lặn xuống nước, và nghĩ rằng tôi chưa từng thấy nơi nào trên trái đất mà đáng sợ như vậy. Nước thì đen hoàn toàn và chỉ có âm 1.7 độ C, 29 độ F. Nước lạnh cóng ở dưới đó. Và tội chợt nghĩ ra rằng: Nếu có gì không may xảy ra ở chuyến đi này, thì sẽ mất bao lâu để cơ thể bị đông cứng của tôi chìm hẳn xuống dưới đáy sâu 4.5 kilô mét. Và rồi tôi dặn mình, tôi phải từ bỏ cái ý nghĩ này ngay lập tức. Và cách duy nhất để lặn xuống cái hồ lạnh cóng này và bơi 1 kilômét là tôi nghe iPod để làm cho mình thấy thật sự tỉnh táo, tôi nghe những bản opera cho tới nhạc của Puff Daddy, và dồn tâm trí vào việc đó 100% -- không có gì mạnh mẽ hơn một tinh thần đã được chuẩn bị sẵn sàng -- và sau đó tôi đi tới cái rìa của tảng băng và nhảy xuống nước. và tôi bơi hết 18 phút và 50 giây, mà tôi cứ cảm giác như là 18 ngày. Và tôi còn nhớ khi lên bờ đôi tay tôi rất đau và nhìn vào mấy ngón tay, nó giống y như là mấy cái xúc xích bởi vì -- bạn biết đấy, 1 phần cơ thể của chúng ta là từ nước -- khi nước bị làm lạnh, nó nở ra, và những tế bào trên mấy ngón tay tôi bị đông cứng và nở ra rồi nổ tung. Và sau khi lên bờ tôi nghĩ ngay lập tức là: tôi sẽ không bao giờ bơi ở những nơi lạnh giá như vậy nữa. Vậy mà, năm ngoái, tôi có nghe nói về Himalayas và sự tan chảy của những sông băng trên đó nguyên nhân do khí hậu thay đổi. Tôi có nghe nói về hồ Imja này. Hồ này được hình thành từ vài năm gần đây do sự tan băng. Những sông băng thì còn trên cao nhưng nó để lại 1 cái hồ lớn như vậy đây. Và tôi rất tin tưởng rằng cái chúng ta thấy tại Himalayas này là 1 vấn đề lớn cần được tranh luận. trên toàn thế giới. Gần 2 tỷ người -- vậy là trong 3 người trên trái đất, thì có 1 người cần tới nguồn nước từ Himalayas. Với dân số tăng nhanh như ngày nay, với nguồn nước từ những sông băng này đây-- do sự thay đổi khí hậu -- mà bị giảm đi đáng kể, Tôi nghĩ sẽ dẫn tới sự thiếu ổn định. Phía bắc là Trung Quốc; phía nam là Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, những nước này đây. Và tôi quyết định đi lên đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, là làm 1 cuộc ngay dưới đỉnh Everest. Tôi không biết là có ai trong số các bạn có dịp lên đỉnh Everest chưa, nhưng nó đúng là 1 thử thách. 28 còn bò Tây Tạng to bự mang vác tất cả những trang thiết bị lên trên đó -- Tôi không phải chỉ có cái quần Speedo. Mà còn có 1 đội quay phim sẽ gửi những hình ảnh đó đi khắp thế giới. Và có nhiều thử thách khác không chỉ riêng độ cao. Tôi muốn bơi ở 5.300 mét trên mực nước biển. Ngay giữa bầu trời như vậy. Rất là khó để hít thở. Bạn sẽ bị những triệu chứng khi ở trên cao. Giống như là có 1 người đàn ông cầm búa nện ngay vào đầu bạn suốt chặng đường. Đó cũng không phải là điều tệ hại nhất. Điều tệ hại nhất là năm nay là năm mà nhiều người quyết định là sẽ dọn dẹp sạch sẽ đỉnh Everest. Có rất nhiều người đã tử nạn ngay tại đỉnh Everest này, và đây là năm mà họ quyết định sẽ thu gom tất cả các xác chết của những người leo núi và mang họ xuống. Và khi bạn đi lên đỉnh núi đó dự định sẽ làm chuyện mà chưa ai từng làm, và có 1 điều là không có cá ở trên độ cao 5.300 mét ấy. Khi bạn đang cố làm được điều đó, thì những cái xác lại hiện lên, làm bạn chùn bước, và bạn cũng nhận ra 1 điều rõ ràng là thiên nhiên lớn mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Và chúng tôi đi theo con đường này, thẳng lên trên đó. và ngay bên tay phải của chúng ta đây là Khumbu Glacier rộng lớn. Và đi dọc hết sông băng này, chúng tôi thấy những hồ băng tan lớn. Và sau đó chúng tôi đi tới cái hồ nhỏ này bên dưới đỉnh Everest, và tôi tự chuẩn bị cho mình, cũng như tôi vẫn hay tự chuẩn bị, để bơi ở nơi hết sức khó khăn này. Tôi mở iPod, nghe nhạc, tôi tự làm cho mình phấn khích nhất có thể nhưng có kiềm chế -- và rồi lao mình nhảy xuống nước. Tôi bơi nhanh nhất có thể trong 100 mét đầu tiên, và ngay lập tức tôi nhận ra là tôi có vấn đề với đôi tay mình. Tôi thấy khó thở. Tôi cứ hổn hển. Tôi bắt đầu bị nghẹn, và rồi tôi nôn ra ngay đó. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh Tôi không biết nó xảy ra như thế nào và sau đó tôi chìm xuống dưới. May mắn là nước khá cạn, và tôi có thể chạm đáy để bật lên lấy hơi 1 lần nữa. Rồi tôi nói: tiếp tục nào, tiếp tục nào. Tôi tiếp tục bơi thêm được 5-6 lần nữa, Và tôi thấy cơ thể lã đi, và chìm xuống đáy hồ. Và tôi không biết làm sao mà tôi có thể kéo mình vào tới bờ hồ. Và tôi nghe nói, chết đuối là cái chết êm ả nhất. Tôi chưa bao giờ nghe cái gì ngược đời như vậy. (Tiếng cười) Chết đuối thật kinh khủng và kèm theo nhiều cảm giác hoang mang sợ hãi. Tôi tới bờ hồ. Và đồng đội kéo tôi lên, và chúng tôi mau chóng rời khỏi chỗ đó để đến trại của mình. Tại đó chúng tôi ngồi lại, và tự hỏi xem chúng tôi đã làm gì sai ở trên đó. Và đồng đội đã chỉ rõ điều đó cho tôi. Họ nói, Lewis, anh cần có sự thay đổi chiến lược căn bản nếu anh muốn bơi ở đây. Bất cứ gì anh đã học tập được trong 23 năm kinh nghiệm bơi lội, anh phải quên hết đi. Những gì anh đã học được khi còn phục vụ trong quân đội Anh, về tốc độ, sự mạnh mẽ, để chúng sang 1 bên. Chúng tôi muốn anh trở lên đó trong thời gian 2 ngày. Dùng thời gian đó để nghỉ ngơi và suy nghĩ. Chúng tôi muốn anh lên đó trong 2 ngày và thay vì bơi nhanh, hãy bơi thật chậm. thay vì bơi sải anh hãy bơi ếch. Và nhớ đừng bơi mạnh quá. Đây là lúc để bơi với sự khiêm nhường. 2 ngày sau chúng tôi trở lên đó. Tôi lại đứng đó ở bờ hồ, và nhìn lên đỉnh Everest -- Đó là một trong những ngọn núi đẹp nhất thế giới -- và tôi tự dặn mình là phải bơi chậm. Và tôi đã bơi qua cái hồ. Và tôi không thể diễn tả cảm xúc vui sướng của mình như thế nào khi tôi đến được bờ bên kia. Nhưng tôi đã học được 2 điều cực kỳ quan trọng ở đây. Và tôi muốn cám ơn những người đồng đội Sherpas đã dạy tôi điều đó. Điều đầu tiên là những gì đã diễn ra tốt đẹp trong quá khứ, không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai. Và tương tự vậy, bây giờ trước khi tôi làm điều gì, tôi tự hỏi xem tôi cần phải chuẩn bị tinh thần những gì để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Và áp dụng nó vào vấn đề thay đổi khí hậu, và thật sự nó cũng là vấn đề ở trên Everest này đây -- chỉ vì chúng ta đã sống đã sử dụng đã xây dựng trái đất theo cách từ xưa tới nay, không có nghĩa là chúng ta có thể tiếp tục đi theo con đường đó nữa. Dấu hiệu cảnh báo đầy ra đó. Khi tôi sinh ra, dân số thế giới là 3,5 tỷ người. Bây giờ đã là 6,8 tỷ người, Chúng ta sẽ đến mức 9 tỷ người vào năm 2050. Và bài học thứ 2, sự thay đổi chiến lược căn bản. Và tôi đến đây hôm nay để hỏi các bạn 1 điều Sự thay đổi chiến lược căn bản nào mà các bạn có thể áp dụng trong mối quan hệ của bạn với môi trường, để đảm bảo con cháu chúng ta được sống trong 1 thế giới an toàn, và quan trọng hơn, một thế giới bền vững? Và tôi xin các bạn khi rời khỏi đây hãy nghĩ về sự thay đổi chiến lược căn bản mà các bạn có thể làm, để tạo nên được sự thay đổi lớn, và sau đó cố gắng làm điều đó. Viết blog về nó, tweet về nó, nói về nó, và cố gắng 100%. Bởi vì khó có gì là không thể làm được khi chúng ta đã toàn tâm toàn ý làm nó. Và cám ơn các bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi lớn lên ở một nông trại nhỏ tại Missouri. Chúng tôi sống nhờ vào ít hơn một đô-la mỗi ngày trong khoảng 15 năm. Tôi được học bổng, đi học đại học, nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, nghiên cứu nhân loại học, và quyết định sẽ đền đáp trả lại. Tôi sẽ làm việc với những tiểu nông. Tôi sẽ giúp làm giảm đói nghèo. Tôi sẽ thúc đẩy sự phát triển quốc tế. Và thế là tôi dạo một vòng và dừng chân ở đây. Bây giờ, nếu bạn có một bằng tiến sĩ, và bạn quyết định sẽ không đi dạy, bạn sẽ không luôn luôn kết thúc ở một nơi như thế này. Đó là một lựa chọn. Có lẽ rút cuộc bạn sẽ lái taxi. Cũng có thể bạn sẽ ở New York. Những điều tôi nhận thấy là, tôi bắt đầu làm việc với dân tị nạn và những nạn nhân của nạn đói - những tiểu nông, tất cả, hoặc hầu như tất cả - những người đã bị tước quyền sở hữu và bị trục xuất. Bây giờ, những gì tôi đã được dạy là nghiên cứu một cách có phương pháp về những người này. Vì vậy tôi làm điều này: tôi phát hiện ra bao nhiêu phụ nữ đã bị cưỡng hiếp trên mỗi con đường về những trại tị nạn này. Tôi phát hiện ra bao nhiêu người đã bị bỏ tù, bao nhiêu thành viên gia đình đã bị giết. Tôi ước lượng họ sẽ ở lại trong bao lâu, và cần bao nhiêu để nuôi họ. Và tôi đã thật sự giỏi trong việc dự đoán có bao nhiêu túi xác bạn sẽ cần cho những người sắp chết trong những trại tị nạn này. Bây giờ đây là việc của Chúa, nhưng không phải việc của tôi. Đây không phải là việc tôi định làm. Tôi đã tham gia một buổi hòa nhạc gây quỹ cho rừng nhiệt đới của nhóm Grateful Dead vào năm 1988. Tôi gặp một chàng trai - người bên tay trái. Tên anh ta là Ben. Anh ta nói, "Tôi có thể làm gì để cứu những cánh rừng nhiệt đới?" Tôi nói, "Chà, Ben, anh làm nghề gì?" "Tôi làm kem". Vì thế tôi bảo, "Chà, anh cần phải làm kem rừng nhiệt đới. Và anh phải dùng những quả hạch từ những cánh rừng nhiệt đới để chỉ ra rằng rừng giá trị hơn khi chúng là rừng hơn là khi chúng là đồng cỏ." Anh ta nói, "Ok". Trong vòng một năm, Rainforest Crunch được bày bán. Đó là một thành công lớn. Chúng tôi làm một cuộc mua bán trị giá triệu đô đầu tiên bằng cách mua trong 30 ngày và bán trong 21 ngày. Điều đó khiến cho chất adrenalin của bạn hoạt động. Sau đó chúng tôi có một mức tín dụng 4,5 tỉ đô la bởi vì chúng tôi đáng tin cậy vào thời điểm đó. Chúng tôi có 15 đến 20, có thể 22 phần trăm thị trường quả hạch Braxin toàn cầu. Chúng tôi chi trả gấp hai đến ba lần hơn bất cứ người nào khác. Những người khác tăng giá cho những đầu mối mua quả hạch Braxin bởi vì nếu không thì chúng tôi sẽ mua nó. Một thành công lớn. 50 công ty gia nhập, 200 sản phẩm ra đời, tạo ra 100 triệu đô la doanh thu. Nó thất bại. Tại sao nó lại thất bại? Bởi vì những người thu mua quả hạch Braxin không phải là những người phá rừng. Và những người kiếm tiền từ quả hạch Braxin không phải là những người kiếm tiền từ việc chặt phá rừng. Chúng tôi đã tấn công sai người điều khiển. Chúng tôi cần phải tác động đến thịt bò. Chúng tôi cần phải tác động đến gỗ xẻ. Chúng tôi cần phải tác động đến đất- những thứ mà chúng tôi đã không tập trung vào. Vậy hãy trở lại Sudan. Tôi thường nói với những người tị nạn: "Tại sao phương Tây không nhận ra nạn đói là do những chính sách và chính trị gây ra, chứ không phải tại thời tiết?" Và một ngày nọ người nông dân này nói với tôi một điều rất sâu sắc. Anh ta nói: "Bạn không thể đánh thức một người đang giả vờ ngủ." (Cười) Ok. Tua nhanh nào. Chúng ta sống trên một hành tinh. Chỉ có một hành tinh mà thôi. Chúng ta phải nhận ra sự thật rằng chúng ta không có nhiều và đây là hành tinh có hạn. Chúng ta biết giới hạn của tài nguyên mà chúng ta có. Chúng ta có thể sử dụng chúng khác nhau. Chúng ta có thể có những ý tưởng mới, sáng tạo. Nhưng nhìn chung, đây là những gì chúng ta có. Không hơn. Có một phương trình cơ bản mà chúng ta không thể tránh được. Dân số lần tiêu dùng phải có một mối quan hệ nào đó đối với hành tinh, và hiện tại, nó đơn giản là "không bằng". Những nghiên cứu của chúng ta chỉ ra rằng chúng ta đang sống trên khoảng 1,3 hành tinh. Từ năm 1990, chúng ta đã vượt qua ranh giới của việc có một mối quan hệ bền vững với hành tinh. Bây giờ chúng ta ở 1,3. Nếu chúng ta là nông dân, chúng ta sẽ ăn hạt giống của mình. Đối với chủ ngân hàng, chúng ta sống nhờ vào vốn, không phải lợi nhuận. Đây là nơi chúng ta đứng ngày nay. Nhiều người thích chú ý vào những chỗ khác ngoài nguyên nhân của vấn đề. Nó luôn là sự gia tăng dân số. Sự gia tăng dân số là quan trọng, nhưng nó cũng là về mỗi người tiêu thụ bao nhiêu. Vì thế khi người Mỹ trung bình tiêu thụ gấp 43 lần những người châu Phi, chúng ta nghĩ rằng sự tiêu dùng là một vấn đề. Nhưng nó không chỉ là về dân số, và nó không chỉ về họ; nó còn về chúng ta nữa. Nhưng không phải về con người; đó là về cách sống. Có một bằng chứng rất tốt - một lần nữa, chúng ta không nhất thiết phải có một phương pháp đánh giá đồng cấp hoàn thiện - nhưng có một bằng chứng rất tốt rằng mèo ở châu Âu có vết chân to hơn so với mèo châu Phi. Bạn nghĩ đó không phải là một vấn đề cấp thiết? Bạn nghĩ đó không phải là một câu hỏi dạng như chúng ta nên sử dụng tài nguyên của Trái Đất như thế nào? Hãy quay lại và xem biểu thức của chúng ta. Vào năm 2000, chúng ta có sáu tỉ người trên hành tinh. Chúng ta đang tiêu thụ những gì chúng ta đang dùng - hãy gọi là một đơn vị tiêu dùng. Chúng ta có sáu tỉ đơn vị tiêu dùng. Đến năm 2050, chúng ta sẽ có chín tỷ người - tất cả các nhà khoa học đều đã xác nhận điều này. Chúng ta sẽ tiêu dùng gấp đôi mức hiện nay - những nhà khoa học, một lần nữa, cũng đồng ý như vậy - bởi vì thu nhập sẽ tăng ở những nước đang phát triển năm lần so với ngày nay - trung bình toàn cầu, khoảng [2.9] Vì thế chúng ta sẽ có 18 tỉ đơn vị tiêu dùng. Bạn vừa mới nghe ai nói rằng chúng ta phải sản xuất gấp ba lần hàng hóa và dịch vụ? Nhưng đó là những gì toán học nói. Chúng ta sẽ có thể không phải làm điều đó. Chúng ta có thể gia tăng năng suất. Chúng ta có thể làm tăng hiệu quả. Nhưng chúng ta cũng phải làm giảm tiêu dùng. Chúng ta cần xài ít hơn để tạo ra nhiều hơn. Và sau đó chúng ta cần xài ít hơn nữa. Và chúng ta cần tiêu dùng ít hơn. Tất cả những thứ đó là một phần của biểu thức này. Nhưng nó cơ bản làm dấy lên một câu hỏi chính: người tiêu dùng có nên lựa chọn sự bền vững, những sản phẩm bền vững? Bạn sẽ có thể mua một sản phẩm bền vững kế bên một cái khác không như vậy, hoặc tất cả các sản phẩm trên kệ đều nên bền vững? Nếu tất cả chúng nên bền vững trên một hành tinh có giới hạn, bạn sẽ làm thế nào để điều đó xảy ra? Người tiêu dùng trung bình tốn 1,8 giây ở Mỹ. OK, vì thế hãy nghiêm túc. Ở châu Âu là 3,5 giây. Làm sao bạn có thể lượng hóa những dữ liệu khoa học về một sản phẩm, dữ liệu thay đổi hàng tuần, nếu không phải là trên cơ sở hàng ngày? Bạn có thông tin bằng cách nào? Bạn không làm được vậy. Có một câu hỏi nhỏ. Từ quan điểm khí nhà kính, có phải thịt cừu được sản xuất ở Anh thì tốt hơn thịt cừu sản xuất ở New Zealand, được đông lạnh và vận chuyển đến Anh? Một hệ thống nuôi ăn cho thịt bò thì tốt hơn hay xấu hơn một hệ thống nuôi thả? Có phải khoai tây hữu cơ thực sự có ít hóa chất độc hại được dùng để sản xuất chúng hơn khoai tây thông thường? Trong mỗi trường hợp câu trả lời là "còn tùy." Tùy vào ai đã sản xuất ra nó và bằng cách nào, trong mỗi trường hợp. Và còn nhiều trường hợp khác nữa. Làm thế nào một người tiêu dùng sẽ đi qua được bãi mìn này? Họ không đi đâu. Họ có thể có rất nhiều quan điểm về việc này, nhưng họ sẽ không được cảnh báo thực sự. Sự bền vững phải là một vấn đề cạnh tranh trước. Đó phải là vấn đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Và chúng ta cần sự thông đồng. Chúng ta cần những nhóm chưa từng có làm việc với nhau . Chúng ta cần Cargill hợp tác với Bunge. Chúng ta cần Coke hợp tác với Pepsi. Chúng ta cần Oxford làm việc với Cambridge. Chúng ta cần Greenpeace hợp tác với WWF. Mọi người phải hợp tác với nhau - Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chúng ta cần bắt đầu trông nom hành tinh này như thể cuộc đời ta phụ thuộc vào nó, bởi vì đúng là vậy, cơ bản là vậy. Nhưng chúng ta không thể làm mọi việc. Thậm chí nếu chúng ta có thể khiến mọi người hành động vì nó, chúng ta phải có chiến lược. Chúng ta phải tập trung vào nơi nào, cái gì và ai. Vì thế, về ở đâu: Chúng tôi đã xác định được 35 chỗ trên toàn cầu mà chúng ta cần phải tác động vào. Đó là những nơi giàu nhất trong đa dạng sinh học và là quan trọng nhất từ quan điểm chức năng hệ sinh thái. Chúng ta phải làm việc tại những nơi này. Chúng ta phải cứu lấy những nơi này nếu chúng ta muốn có một chút cơ hội bảo tồn sự đa dạng sinh học như chúng ta biết. Chúng ta nhìn vào những mối đe dọa cho những nơi này. Có 15 mặt hàng cơ bản đặt ra những mối đe dọa lớn nhất đến những nơi này vì nạn phá rừng, mất đất, sử dụng nước, sử dụng thuốc trừ sâu, đánh bắt cá thái quá, .v.v. Chúng ta có 35 địa điểm, chúng ta có 15 mặt hàng chính, chúng ta sẽ hợp tác với ai để thay đổi cách sản xuất những mặt hàng này? Chúng ta sẽ làm việc với 6,9 tỉ người tiêu dùng? Xem nào, có khoảng 7000 ngôn ngữ, 350 ngôn ngữ chính - - nhiều việc đây. Tôi không thấy bất kỳ ai thực sự có thể làm điều này một cách rất hiệu quả. Chúng ta sẽ làm việc với 1,5 tỉ nhà sản xuất? Lại là một nhiệm vụ làm nản chí. Có một cách tốt hơn. 300 đến 500 công ty kiểm soát 70 phần trăm hoặc hơn thương mại của mỗi trong số 15 mặt hàng mà chúng ta đã xác định là quan trọng nhất. Nếu chúng ta làm việc với họ, nếu chúng ta thay đổi những công ty này và cách họ kinh doanh, thì số còn lại cũng sẽ tự động ảnh hưởng. Chúng ta hãy xem xét 15 mặt hàng. Đây là chín trong số chúng. Ta đặt chúng cạnh nhau, và đưa ra tên những công ty tác động đến mỗi trong số chúng. Và nếu bạn xem xét 25 hoặc 30 cái tên đầu tiên của mỗi mặt hàng, cái bạn bắt đầu thấy là, Chúa ơi, có Cargill ở đây, Cargill ở kia, có Cargill ở mọi nơi. Thực tế, những cái tên này bắt đầu xuất hiện lặp đi lặp lại. Vì thế chúng tôi đã phân tích lại theo một cách khác nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi nói: nếu ta chọn ra 100 công ty đứng đầu, bao nhiêu phần trăm của tất cả 15 mặt hàng họ chạm tới, bán hoặc mua? Và chúng tôi tìm ra đó là 25 phần trăm. Vì thế 100 công ty kiểm soát 25% thương mại của tất cả 15 mặt hàng cần thiết nhất trên hành tinh. Chúng ta có thể tiếp cận được 100 công ty. Một trăm công ty, chúng ta có thể hợp tác được. Tại sao 25% thì quan trọng? Bởi vì nếu những công ty này yêu cầu những sản phẩm bền vững, họ sẽ kéo theo 40 đến 50% sản xuất. Những doanh nghiệp có thể thúc đẩy những nhà sản xuất nhanh hơn người tiêu dùng có thể làm. Bằng việc những công ty yêu cầu điều này, chúng ta có thể tận dụng sản xuất nhanh hơn nhiều so với chờ đợi người tiêu dùng làm điều này. Sao 40 năm, phong trào toàn cầu hữu cơ sẽ đạt được 0,7% thực phẩm toàn cầu. Chúng ta không thể đợi lâu như vậy. Chúng ta không có thời gian như thế. Chúng ta cần sự thay đổi sẽ nhanh chóng tăng tốc. Thậm chí việc làm việc với từng công ty riêng là không thể giúp ta đạt được tới đó. Chúng ta cần phải bắt đầu làm việc với các ngành. Vì thế chúng tôi đã bắt đầu thảo luận bàn tròn, nơi chúng tôi mang theo chuỗi giá trị, từ những nhà sản xuất, đến những nhà bán lẻ và những thương hiệu. Chúng tôi mang tới xã hội dân sự, mang tới những tổ chức phi chính phủ, những nhà nghiên cứu và những nhà khoa học để có một cuộc thảo luận được thông tin - đôi khi là một cuộc chiến - để tìm ra cái gì là những tác động chính của những sản phẩm này, cái gì là điểm chuẩn toàn cầu, cái gì là một tác động có thể chấp nhận được, và thiết kế những chuẩn mực xung quanh nó. Đó không phải chuyện đùa hay trò chơi. Trong nuôi trồng cá hồi, chúng tôi đã khởi động một hội nghị bàn tròn khoảng gần sáu năm trước. Tám đối tượng đã đến. Rút cuộc chúng tôi có, tôi nghĩ là, 60% sản lượng toàn cầu và 25% nhu cầu tại bàn. Có ba trong số tám đối tượng đã từng kiện nhau. Chưa hết, tuần sau, chúng tôi đạt được tiêu chuẩn được chứng nhận toàn cầu, hiệu đính và xác nhận cho nuôi trồng cá hồi. Nó có thể xảy ra. (Vỗ tay) Thế cái gì mang những đối tượng khác nhau đến bàn tròn thảo luận? Đó là nguy cơ và nhu cầu. Đối với những công ty lớn, đó là nguy cơ thuộc về uy tín, nhưng quan trọng hơn, họ không quan tâm đến giá cả hàng hóa. Nếu họ không có hàng, họ không kinh doanh được. Họ quan tâm đến tính khả dụng, vì thế những nguy hiểm lớn đối với họ không phải là không có sản phẩm. Đối với nhà sản xuất, việc người mua có muốn mua gì không đã tạo ra một cách thức nào đó, mang họ đến bàn tròn. Đó là nhu cầu mang họ đến hội nghị. Tin tốt là chúng tôi đã xác định được 100 công ty 2 năm trước. Trong 18 tháng trước, chúng tôi đã ký những thỏa thuận với 40 trong số 100 công ty kia để bắt đầu làm việc với họ về chuỗi phân phối. Và trong vòng 18 tháng tới, chúng tôi sẽ đăng ký làm việc với 40 công ty khác, và chúng tôi nghĩ là chúng tôi cũng sẽ đạt được thỏa thuận với họ. Hiện tại, cái chúng tôi làm là mang CEO của 80 công ty này lại gần nhau để giúp thuyết phục 20 công ty còn lại, để mang họ ngồi vào bàn đàm phán, bởi vì họ không thích những tổ chức phi chính phủ, họ chưa từng làm việc với tổ chức phi chính phủ, họ lo lắng về cái này, cái kia, nhưng tất cả chúng ta cần tham gia việc này với nhau. Vì thế chúng tôi kéo ra khỏi tất cả các điểm dừng. Chúng tôi sử dụng bất cứ đòn bẩy mà chúng tôi có để mang họ đến bàn. Một công ty chúng tôi đang làm việc cùng đã bắt đầu - những bước đầu tiên, có lẽ - nhưng bắt đầu hành trình này dựa trên sự bền vững là Cargill. Chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể tăng gấp đôi sản xuất dầu cọ mà không phải đốn một cây nào trong vòng 20 năm tới và làm hết mọi việc chỉ ở Borneo bằng cách trồng trên đất đã bị suy thoái. Nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị hiện tại ròng cao nhất đối với dầu cọ là trên đất đã bị suy thoái. Họ cũng đã nghiên cứu tất cả nguồn cung dầu cọ để xem thử chúng có được đảm bảo không và cái họ cần thay đổi để được xác nhận bởi bên thứ ba là gì trong một chương trình xác nhận đáng tin cậy. Tại sao Cargill thì quan trọng? Vì Cargill nắm 20 đến 25 phần trăm dầu cọ toàn cầu. Nếu Cargill ra một quyết định, ngành công nghiệp dầu cọ sẽ dịch chuyển, hoặc ít nhất 40 hoặc 50 phần trăm ngành. Đó không quan trọng. Quan trọng hơn, Cargill và một công ty khác gửi 50% dầu cọ đến Trung Quốc. Chúng ta không phải thay đổi cách một công ty Trung Quốc đơn lẻ làm việc nếu chúng ta bắt Cargill chỉ gửi dầu cọ bền vững đến Trung Quốc. Nó là một vấn đề tiền cạnh tranh. Tất cả dầu cọ ở đây đều tốt. Mua nó đi. Mars cũng có một hành trình tương tự. Bây giờ hầu hết mọi người hiểu rằng Mars là một công ty chocolate, nhưng Mars đã có những cam kết phát triển bềnh vững chỉ mua sản phẩm được chứng nhận cho tất cả những hải sản của mình. Hóa ra Mars mua nhiều hải sản hơn Walmart vì thức ăn vật nuôi. Nhưng họ đang làm vài điều rất thú vị xung quanh sô cô la, và nó đến từ sự thật rằng Mars muốn được kinh doanh trong tương lai. Và cái họ thấy là họ cần gia tăng sản xuất sô cô la. Trong bất kỳ đồn điền cho trước, 20% cây tạo ra 80% thu hoạch của một vụ, vì thế Mars đang nhìn vào bộ gen, họ đang thiết lập trình tự bộ gen của cây ca cao. Họ đang làm điều này cùng với IBM và USDA, và họ đặt nó lên domain công cộng vì họ muốn mọi người đều tiếp cận được với thông tin này, vì họ muốn mọi người giúp họ làm cho ca cao năng suất hơn và bền vững hơn. Cái họ đã nhận ra là nếu họ có thể nhận diện được những đặc trưng về năng suất và khả năng chịu hạn, họ có thể sản xuất ra 320% ca cao trên 40% phần đất. Phần đất còn lại có thể được sử dụng cho cái khác. Đó là nhiều hơn với ít hơn và ít hơn nữa. Đó là điều mà tương lai phải diễn ra, và đặt nó vào domain công là thông minh. Họ không muốn là một công ty I.P. ; họ muốn là một công ty chocolate, nhưng họ muốn được mãi là một công ty chocolate. Hiện tại, nhiều người phàn nàn về giá thực phẩm, nhưng thực tế, giá thực phẩm đang giảm, và thật kỳ, vì thực tế, người tiêu dùng không trả cho giá trị thực của thực phẩm. Nếu bạn chỉ nhìn vào nước, cái chúng ta thấy là, với bốn sản phẩm rất thông thường, bạn thấy người nông dân đã sản xuất bao nhiêu để tạo ra những sản phẩm đó, và sau đó bạn nhìn vào lượng nước đầu vào nhiều bao nhiêu, và bạn thấy người nông dân được trả cái gì. Nếu bạn chia lượng nước vào cái người nông dân được trả, người nông dân không nhận được đủ tiền để trả cho một mức giá kha khá cho nước dùng trong bất kỳ mặt hàng nào. Đó được gọi là ngoại tác. Đây là trợ cấp từ tự nhiên. Coca-Cola đã tác động rất nhiều đến nước, nhưng ngay hiện tại, họ đang giao kết hợp đồng 17 năm với người trồng cây tại Thổ Nhĩ Kỳ để bán nước ép sang Châu Âu, và họ đang làm điều đó vì họ muốn có một sản phẩm gần gũi hơn với thị trường châu Âu. Nhưng họ không chỉ mua nước ép; họ cũng mua cac-bon trên cây để bù đắp chi phí liên quan đến lô hàng các-bon để sản phẩm được vào thị trường châu Âu. Đây là cac-bon được mua bằng đường, cà phê, thịt bò. Điều này được gọi là gói. Nó mang những ngoại tác đó vào giá của mặt hàng. Chúng ta cần phải thực hiện những gì chúng ta đã học được vào những tiêu chuẩn tự nguyện, cá nhân của những gì mà những nhà sản xuất tốt nhất trên thế giới đang làm và sử dụng nó để thông báo quy định của chính phủ, vì thế chúng ta có thể làm dịch chuyển đường cong hiệu suất toàn bộ. Chúng ta không thể chỉ tập trung vào xác định nhà sản xuất tốt nhất; chúng ta phải làm số còn lại dịch chuyển. Vấn đề không phải là nghĩ cái gì, mà là nghĩ như thế nào. Những công ty này đã bắt đầu suy nghĩ khác đi. Họ đang trên một cuộc hành trình, không thể quay lại. Tất cả chúng ta đều trên cùng một hành trình với họ. Chúng ta thật sự phải bắt đầu thay đổi cái cách mà chúng ta nghĩ về mọi việc. Bất cứ cái gì phù hợp cho một hành tinh của sáu tỉ thì cũng sẽ không phù hợp cho một hành tinh với chín tỉ. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi sẽ nói chuyện với quý vị về một số nội dung trong cuốn sách này của tôi mà tôi hy vọng sẽ cộng hưởng với những thứ khác mà anh chị đã nghe, và tôi sẽ cố gắng giải thích một số mối liên hệ, trong trường hợp quý vị không tìm thấy. Tôi muốn bắt đầu với cái tôi gọi là "giáo điều chính thống." Giáo điều chính thống của cái gì? Của tất cả các xã hội công nghiệp phương Tây. Giáo điều chính thống nói rằng: nếu chúng ta quan tâm đến tối đa hóa phúc lợi của công dân, thì phải tối đa hóa tự do cá nhân. Lý do thứ nhất đó là bản thân sự tự do thì tốt, có giá trị, cần thiết cho con người. Thứ hai vì nếu con người có tự do, thì mỗi người chúng ta có thể tự làm những điều mà sẽ tối đa hóa phúc lợi của chúng ta, và ko ai phải quyết định thay cho chúng ta. Cách để tối đa tự do là tối đa sự lựa chọn. Có nhiều lựa chọn hơn, người ta được tự do hơn, và nhiều tự do hơn, họ sẽ có nhiều phúc lợi hơn. Điều này, tôi nghĩ rằng, đã ăn sâu vào chúng ta đến nỗi sẽ không ai màng đặt câu hỏi. Và nó cũng đã ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta. Tôi sẽ cho bạn vài ví dụ tiến bộ hiện đại đã làm được gì cho ta. Đây là siêu thị tôi thường vãng lai. Nó không lớn lăm. Tôi muốn nói chút về nước dùng salad. 175 loại nước dùng salad trong siêu thị này, nếu bạn không tính 10 loại dầu olive extra-virgin và 12 loại dấm thơm bạn có thể mua để tạo ra số lượng lớn các loại nước dùng salad của riêng bạn, trong trường hợp không cái nào trong 175 loại mà cửa hàng có làm bạn hài lòng. Vậy đó là về siêu thị. Và rồi bạn đến cửa hàng điện tử để lắp một hệ thống âm thanh nổi -- loa, máy nghe CD, nghe băng, ampli. Và chỉ trong một cửa hàng điện tử, có đến bấy nhiêu hệ thống stereo. Ta có thể lắp 6.5 triệu hệ thống stereo khác nhau từ các linh kiện có trong cửa hàng. Bạn phải thừa nhận thế là rất nhiều sự lựa chọn. Trong lĩnh vực khác - thế giới truyền thông. Hồi xưa khi khi tôi còn là một cậu bé khi bạn có thể có bất kỳ loại dịch vụ điện thoại bạn muốn, miễn là nó đến từ Ma Bell. Bạn thuê điện thoại. Bạn không mua nó. Nhân tiện, một hệ quả của nó là điện thoại không bao giờ bị hư. những ngày đó ko còn nữa. Giờ ta có gần như không hạn chế kiểu của điện thoại, đặc biệt trong thế giới di động. Đây là những điện thoại di động của tương lai. Tôi thích cái ở giữa -- máy nghe MP3, cạo lông mũi, và quẹt ga. Và nếu bạn vẫn chưa thấy nó trong cửa hàng của bạn, bạn có thể yên tâm là ngày nào đó bạn sẽ thấy. Và hậu quả là nó khiến người ta bước vào cửa hàng hỏi câu này. Và bạn có biết câu trả lời cho câu hỏi này hiện nay là? Câu trả lời là "Không." Không thể mua một điện thoại di động mà không làm quá nhiều thứ. Và trong những khía cạnh khác của cuộc sống quan trọng hơn mua sắm, Sự bùng nổ lựa chọn vẫn có. Chăm sóc sức khoẻ - không còn ở Hoa Kỳ khi bạn đi đến bác sĩ, và bác sĩ sẽ cho bạn biết phải làm gì. Thay vào đó, bạn đến bác sĩ, và bác sĩ cho bạn biết, chúng tôi có thể làm A, hoặc chúng tôi có thể làm B. A có các lợi ích, và những rủi ro này. B có các lợi ích, và những rủi ro này. Và bạn nói, "Bác sĩ, tôi nên làm gì?" Và bác sĩ nói, A có các lợi ích, và những rủi ro này, B có các lợi ích, và những rủi ro này. Bạn muốn làm gì? Và bạn nói, "Nếu ông là tôi, thưa bác sĩ, ông sẽ làm gì?" Và bác sĩ nói, "Nhưng tôi không phải ông." Và kết quả là -- Chúng ta gọi là "bệnh nhân tự chủ," nghe có vẻ như một điều tốt. Nhưng nó thực ra là sự đùn đẩy trách nhiệm và gánh nặng quyết định từ một người hiểu biết -- tức là bác sĩ -- sang một người không biết gì và gần như chắc chắn đang mắc bệnh và vì vậy không ở trạng thái tốt nhất để đưa ra quyết định -- tức là bệnh nhân. Quảng cáo quá nhiều thuốc theo toa cho những người như bạn và tôi, mà nếu bạn nghĩ về nó sẽ thấy không hợp lý gì cả, vì chúng ta không thể mua chúng. Tại sao họ tiếp thị cho chúng ta nếu ta không thể mua chúng? Câu trả lời là họ muốn chúng ta gọi bác sĩ sáng hôm sau và đề nghị thay đổi toa thuốc. Cá tính của chúng ta đã trở nên phụ thuộc vào lựa chọn, như slide này mô tả. Chúng ta không thừa hưởng một cá tính, chúng ta có thể tự phát minh ra nó. Và chúng ta có thể tự phát minh ra bản thân thường xuyên như ý muốn. Và nó nghĩa là mỗi ngày bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn phải quyết định bạn muốn làm loại người nào. Nói về hôn nhân và gia đình, đã có thời có một tư tưởng mặc định gần như ai cũng có là kết hôn càng sớm càng tốt, và sau đó bạn bắt đầu có con ngay khi có thể. Lựa chọn duy nhất là ai, không phải khi nào, và ko phải là làm gì sau đấy. Ngày nay, có quá nhiều thứ để lựa chọn. Tôi dạy những sinh viên thông minh tuyệt vời, và tôi cho bài tập ít hơn 20 phần trăm tôi từng cho. Không phải vì họ kém thông minh hơn, không phải vì họ ít siêng năng. Đó là bởi vì họ đang bận tâm, tự hỏi, "Tôi có nên lập gia đình hay không? Tôi có nên lập gia đình bây giờ? Tôi có nên lập gia đình sau này? Tất cả đều là câu hỏi hao mòn đầu óc. Và họ sẽ trả lời những câu hỏi này, cho dù có làm hay không làm hết bài tập tôi cho và không nhận được điểm cao trong các lớp của tôi. Và họ thực sự nên. Đây là những câu hỏi quan trọng để trả lời. Công việc -- chúng ta thật may mắn, như Carl đã chỉ ra, với công nghệ giúp ta có thể làm việc mỗi phút mỗi ngày từ bất cứ nơi nào trên hành tinh -- trừ khách sạn Randolph. (Cười) Nhân tiện có một chỗ, mà tôi không định kể cho ai nghe, chỗ có WiFi. Tôi sẽ ko nói cho bạn biết vì tôi muốn dùng nó. Vậy có nghỉa là, sự tự do chọn lựa tuyệt vời này mà chúng ta có về công việc, là ta phải quyết định, lặp đi lặp lại, về việc ta có nên làm việc hay không. Chúng ta có thể đi xem con mình chơi bóng đá, và ta có điện thoại di động ở một bên hông, và Blackberry ở bên kia, và laptop, có lẽ, ở trên đùi. Và thậm chí nếu chúng được tắt hết, mỗi phút mà chúng ta coi con mình chơi bóng đá, chúng ta cũng tự hỏi, "Tôi có nên trả lời cú điện thoại này không? Tôi có nên trả lời email này? Có nên thảo bức thư này? Và thậm chí nếu câu trả lời cho câu hỏi này là "không," nó chắc chắn sẽ làm cho cảm giác trò chơi bóng đá của con bạn khác đi so với bình thường. Vậy ở mọi góc nhìn, việc lớn và nhỏ, về vật chất hay lối sống, cuộc sống là vấn đề của lựa chọn. Và thế giới chúng ta từng sống trông như thế này. Có thể nói, đã có một số lựa chọn, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều cần được chọn lựa. Và thế giới ta sống bây giờ trông như thế này. Và câu hỏi đặt ra là, đây là tin tốt, hay xấu? Và câu trả lời là có. (Cười) Chúng ta đều biết những điều tốt về nó, vì vậy tôi sẽ nói về mặt trái của nó. Tất cả các sự lựa chọn này có hai tác dụng, hai hiệu ứng tiêu cực cho con người. Một hiệu ứng, nghịch lý thay, là nó tạo ra sự tê liệt, hơn là giải phóng. Với quá nhiều lựa chọn, cuối cùng người ta thấy quá khó để chọn. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ rất ấn tượng này, một nghiên cứu đã được thực hiện về đầu tư vào các kế hoạch về hưu tự nguyện. Một đồng nghiệp của tôi được truy cập vào các hồ sơ đầu tư từ Vanguard, một công ty quỹ tài chính khổng lồ có khoảng một triệu nhân viên và 2000 chi nhánh. Và cô ta phát hiện ra cứ mỗi 10 quỹ mà công ty cung cấp, tỷ lệ tham gia giảm đi 2 phần trăm. Bạn cho 50 quỹ -- 10 phần trăm số nhân viên tham gia ít hơn là nếu bạn chỉ đưa ra năm. Vì với 50 quỹ để chọn, quá khó để quyết định chọn quỹ nào đếm mức bạn phải để qua ngày mai. Rồi ngày mai, rồi ngày mai, rồi ngày mai, rồi ngày mai, và dĩ nhiên ngày mai không bao giờ đến. Hiểu rằng đó không chỉ nghĩa là người ta sẽ ăn thức ăn chó khi họ về hưu vì họ không có đủ tiền để xài, nó còn chỉ ra được rằng các quyết định là quá khó khăn đến nỗi họ bỏ qua số tiền đáng kể từ các nhà tuyển dụng. Bằng việc ko tham gia, họ bỏ qua đến 5000 đô một năm từ các ông chủ, những người rất sẵn lòng bù lại những đóng góp của họ. Vậy tê liệt là một hậu quả của việc có quá nhiều lựa chọn. Và tôi nghĩ nó làm cho thế giới trông như thế này. (Cười) Bạn thực sự muốn quyết định đúng nếu nó vĩnh cửu, phải không? Bạn không muốn để chọn nhầm quỹ, hoặc thậm chí là sai nước dùng salad. Vì vậy, đó là một hiệu ứng. Hiệu ứng thứ hai là thậm chí nếu chúng ta cố gắng khắc phục tình trạng tê liệt và lựa chọn, chúng ta sẽ ko hài lòng với kết quả của sự lựa chọn hơn là nếu ta có ít lựa chọn hơn. Và có một vài lý do cho việc này. Một trong đó là với quá nhiều nước dùng salad để chọn, nếu bạn mua một, và nó không hoàn hảo -- và, bạn biết đó, nước dùng salad là gì? Quá dễ để tưởng tượng bạn đã có thể lựa chọn khác tốt hơn. Và điều xảy ra là Sự lựa chọn tưởng tượng này khiến bạn rất tiếc quyết định bạn đã thực hiện, và sự hối tiếc này trừ vào sự hài lòng bạn có từ quyết định bạn đưa ra, dù nó là quyết định tốt. Có càng nhiều lựa chọn, càng dễ để hối tiếc khiến bạn thất vọng về lựa chọn của mình. Thứ hai, cái những nhà kinh tế gọi là phí cơ hội. Dan Gilbert có một đểm lớn sáng nay nói về cách chúng ta đánh giá sự vật tùy thuộc vào cái mà ta so sánh chúng với. Khi có nhiều lựa chọn để xem xét, rất dễ dàng để hình dung sự hấp dẫn của những lựa chọn bạn bỏ qua, khiến bạn ít hài lòng hơn với lựa chọn cũa bạn. Đây là một ví dụ. Đối với những người không ở New York, tôi xin lỗi. (Cười) Nhưng đây là những gì bạn có lẽ nghĩ. Đây là một đôi tình nhân ở Hamptons. Biệt thự đắt tiền. Bãi biển lộng lẫy. Ngày đẹp trời. Họ có mọi thứ. Còn gì tốt hơn? "Tức thật," gã này nghĩ, "Giờ là tháng 8. Láng giềng ở khu Manhattan đã đi hết. Mình có thể đậu xe ngay trước cửa nhà." Và hắn mất hai tuần ám ảnh bởi ý tưởng này rằng hắn mất cơ hội, mỗi ngày, để có bãi đỗ xe tốt. Phí cơ hội trừ vào sự hài lòng ta có từ những gì mình chọn, thậm chí khi những gì ta chọn là đúng. Và càng nhiều lựa chọn để xem xét, càng nhiều sự hấp dẫn ở các lựa chọn này sẽ được phản ánh bởi chúng ta ở dạng phí cơ hội. Đây là ví dụ khác. Hình này đưa ra nhiều điểm. Nó cũng nói về sống trong thời điểm này, và có thể là về thực hiện chậm rãi. Nhưng một điểm nó đưa ra là mỗi khi bạn chọn một thứ, bạn chọn không làm những thứ khác. Và những thứ khác đó có thể có nhiều hấp dẫn, và nó làm cho việc bạn đang làm ít hấp dẫn hơn. Thứ ba: sự leo thang của mong đợi. Điều này xảy ra với tôi khi đi đổi quần jean.¼ Tôi mặc quần jean thường xuyên. Từng có lúc jean chỉ có một loại và bạn mua chúng, chúng rất chật, và rất khó chịu, và nếu bạn mặc nó đủ lâu và giặt đủ lần, chúng bắt đầu OK. Thế là tôi đi thay quần jean sau nhiều năm măc cái cũ này, và tôi nói, "Tôi muốn cái quần jean, đây là size của tôi." Và người bán hàng nói, Ông muốn vừa mỏng, vừa thoải mái, hay thư giãn? Bạn muốn nút hay bay dây kéo? Bạn muốn stonewashed hay acid washed? Ông có muốn duỗi thẳng nó? Ông muốn cắt ống chân, vuốt thon, v.v." Cứ thế anh ta tiếp tục. Tôi há hốc mồm, và khi hồi phục, tôi nói, "Tôi muốn cái mà từng là cái duy nhất." (Cười) Anh ta không biết gì về nó, nên tôi đã mất một giờ thử tất cả đống quần jean đó, và tôi bước ra khỏi tiệm -- thực lòng -- với cái quần jean vừa vặn nhất tôi từng có. Tôi có cái tốt hơn. Tất cả những lựa chọn này giúp tôi có cái tốt hơn. Nhưng tôi thấy tệ hơn. Tại sao? Tôi viết cả một cuốn sách để cố tự giải thích cho mình. Lý do tôi thấy tệ hơn là vì, với tất cả những lựa chọn này, kỳ vọng của tôi về quần jean như thế nào là tốt đã tăng lên. Tôi từng có kỳ vọng rất thấp. Tôi không có bất cứ kỳ vọng đặc biệt nào khi chúng chỉ có một kiểu. Khi chúng có 100 kiểu, khỉ thật, một trong chúng lẽ ra phải hoàn hảo. Và cái tôi có dù tốt, nhưng chưa hoàn hảo. Và thế là tôi so sánh cái tôi có với cái tôi mong đợi, và cái tôi có trở nên đáng thất vọng so với cái tôi mong đợi. Thêm lựa chọn vào cuộc sống không tránh khỏi làm tăng kỳ vọng người ta có về chất lượng của các lựa chọn này. Và cái mà nó tạo ra là ít sự hài lòng hơn với kết quả, thậm chí khi chúng là kết quả tốt. Không ai trong thế giới tiếp thị biết điều này. Vì nếu họ biết, tất cả các bạn sẽ không biết điều này. Sự thật giống vầy hơn. (Cười) Nguyên nhân là mọi thứ tốt hơn từ khi chúng còn tệ hơn tức là khi mọi thứ tệ hơn, người ta có thể có cảm nhân được một bất ngờ dễ chịu. Ngày nay, thế giới ta sống -- những công dân giàu có, công nghiệp hóa, với những kỳ vọng hoàn hảo -- Điều tốt nhất bạn có thể hy vọng là mọi thứ tốt như bạn mong đợi. Bạn sẽ ko bao giờ được bất ngờ dễ chịu vì kỳ vọng của bạn, kỳ vọng của tôi đã qua khỏi trần nhà. Bí quyết đến hạnh phúc -- đây là điều tất cả các bạn đến đây để biết -- bí quyết của hạnh phúc là kỳ vọng thấp. (Cười) (Vỗ tay) Tôi muốn nói -- chỉ một chút về tiểu sử bản thân -- rằng tôi lập gia đình với một người vợ, và cô ấy thật tuyệt vời. Tôi đã không thể làm tốt hơn. Tôi đã không an cư. Nhưng an cư không phải lúc nào cũng xấu. Cuối cùng, một hậu quả của mua quần jean không vừa khi nó là loại duy nhất để mua là khi bạn không hài lòng, và bạn hỏi tại sao, ai có trách nhiệm, câu trả lời đã rõ. Thế giới có trách nhiệm. Bạn có thể làm gì? Khi có hàng trăm loại jean để chọn với đủ phong cách, và bạn mua một cái đáng thất vọng, và bạn hỏi tai sao, ai chịu trách nhiệm? Rõ ràng rằng câu trả lời cho câu hỏi là bạn. bạn có thể làm tốt hơn. Với một trăm loại khác nhau được trưng bày, không có lý do nào cho sai lầm. Và khi người ta ra quyết định, mà thậm chí khi các kết quả là tốt, người ta thấy thất vọng về chúng, họ tự trách mình. Trầm cảm lâm sàng đã bùng nổ trong thế giới công nghiệp thế hệ mới. Tôi tin rằng một nguyên nhân chính -- không phải duy nhất nhưng chủ yếu cho sự bùng nổ của trầm cảm, cũng như tự sát, là người ta có những trải nghiệm đáng thất vọng vì những tiêu chuẩn của họ quá cao. Và rồi họ phải giải thích những trải nghiệm này cho bản thân, họ nghĩ là lỗi của mình. Và như vậy kết quả chung là ta làm được tốt hơn, một cách khách quan, và cảm thấy tệ hơn. Vậy để tôi nhắc bạn. Đây là giáo điều chính thống, điều chúng ta luôn tin là đúng, và nó hoàn toàn sai. Dĩ nhiên rằng có vài chọn lựa thì tốt hơn là không có, nhưng không có nghĩa là nhiều lựa chọn thì tốt hơn chỉ vài cái. Có một số tối ưu. Tôi không biết bao nhiêu. Tôi chắc rằng chúng ta đã vượt qua ngưỡng mà sự lựa chọn tăng phúc lợi của mình. Giờ, như một vấn đề về chính sách -- tôi sắp xong rồi -- Như một vấn đề về chính sách, điều cần được suy nghĩ là. Cái tạo nên những lựa chọn này trong xã hội công nghiệp là sự giàu có vật chất. Có nhiều nơi trên thế giới, vài nơi chúng ta đã từng nghe nói, nơi vấn đề của họ không phải là vì quá nhiều lựa chọn. Vấn đề là họ có quá it chọn lựa. Vậy, cái tôi đang nói về là vấn đề riêng của xã hội hiên đại giàu có phương Tây. Và điều thất vọng và bực bội là đây: Steve Levitt nói với bạn hôm qua về cách những cái ghế trẻ em tốn kém và khó cài đặt này không có ích. Đó là lãng phí tiền bạc. Cái tôi nói cho bạn là những lựa chọn đắt, phức tạp này-- không chỉ là vô ích. Mà còn gây tổn thương. Chúng làm ta thấy tồi tệ. Nếu một vài trong những lựa chọn chúng ta có được trong xã hội này được chuyển qua cho những xã hội mà trong đó người ta có quá ít chọn lựa, thì không chỉ đời sống của họ được nâng cao, mà của chúng ta cũng vậy. Đây là cái các nhà kinh tế học gọi là sự dịch chuyển cải thiện Pareto. Phân phối lại thu nhập sẽ làm mọi người tốt hơn -- không chỉ người nghèo -- vì tất cả các lựa chọn dư thừa này làm chúng ta bệnh.♫ Vậy để kết luận. Bạn nên đọc hình vẽ này, và, như một người tinh vi, nói, "Ah! Con cá này biết gì? Bạn biết không gì là có thể trong bể cá này." Trí tưởng tượng nghèo nàn, một tầm nhìn thiển cận về thế giới -- và đó là cách tôi đọc nó đầu tiên. Tuy nhiên càng suy nghĩ về nó, tôi càng tin rằng cá cũng biết gì đó. Vì sự thật của vấn đề là nếu bạn phá vỡ hồ cá này để mọi thứ khả thi, bạn ko có tự do. Nếu bạn phá vỡ hồ cá này để mọi việc khả thi, bạn giảm đi sự hài lòng. Bạn gia tăng sự tê liệt, và bạn giảm sự hài lòng. Ai cũng cần một bể cá. Cái này chắc chắn là quá giới hạn -- thậm chí cho cá, chắc chắn cho chúng ta. Nhưng thiếu vắng hình ảnh ẩn dụ hồ cá là một công thức cho đau khổ, và, tôi nghi là, thảm họa. Cám ơn nhiều (Vỗ tay) Sự thách thức toàn cầu mà tôi muốn nói với quý vị hôm nay ít khi nào lên trang nhất của báo chí Nhưng, quy mô và tầm quan trọng của nó rất lớn Hãy xem này, các bạn đều thường xuyên đi các nước dù sao thì đây cũng là hội thảo TED Toàn cầu Nhưng tôi rất mong được đưa quý vị đến 1 số nơi mà quý vị chưa bao giờ đến Vậy, hãy bắt đầu ở Trung Quốc Bức hình này được chụp 2 tuần trước Thực ra thì đứa bé trai trên vai chồng tôi vừa tốt nghiệp phổ thông (Cười) Nhưng đây là Quảng trường Thiên An Môn Rất nhiều người trong quý vị từng đến đó. Đây không phải là 1 TQ thật sự Để tôi đưa quý vị đến TQ thật sự Đây là trên núi Dabian ở 1 vùng hẻo lánh của tỉnh Hồ Bắc ở miền trung TQ Câu chuyện bắt đầu khi Dai Manju 13 tuổi Cô bé sống với bố mẹ cô 2 người anh và bà dì cố Họ có 1 cái chòi không có điện không có nước không có đồng hồ, không xe đạp Và họ chia sẻ sự "sung túc" này với 1 con heo rất lớn Lúc Dai Manju học lớp 6, bố mẹ cô nói với cô: Con không thể tiếp tục đi học nữa vì bố mẹ không thể trang trải cho học phí 13 đô la của con Con sẽ làm việc trên đồng trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời con tại sao bố mẹ lại phải phí tiền cho con chứ? Đây là những gì xảy ra cho các cô bé ở những vùng hẻo lánh Không ai ngờ là Dai Manju lại là học sinh giỏi nhất lớp Cô vẫn đi bộ 2 tiếng đến trường và cố gắng tiếp thu những kiến thức nhỏ nhặt mà cô nghe được từ khe cửa. Chúng tôi viết về cô bé cho tờ New York Times Chúng tôi nhận được 1 loạt những quyên góp phần lớn là những tờ séc 13 đô la bởi vì độc giả của tờ New York Times rất hào phóng với những số tiền ít ỏi (Cười) Nhưng sau đó, chúng tôi nhận được 1 giao dịch chuyển tiền với $10.000 1 người rất tốt bụng Chúng tôi gửi tiền đó tới người đàn ông trong hình, hiệu trưởng của trường Ông rất mừng rỡ Ông nghĩ: "Ôi, tôi có thể sửa sang lại trường học Tôi có thể tặng học bổng cho tất cả các bé gái." nếu chúng chăm học và vẫn đến trường Vậy là Dai Manju học xong cấp 2 và cô học lên cấp 3 Cô học trường nghề môn kế toán Cô tìm việc làm ở tỉnh Quảng Đông ở phía nam Cô tìm được việc làm cho mình, và cô cũng tìm việc làm cho bạn cùng lớp và bạn bè của cô. Cô gửi tiền về cho gia đình Họ xây 1 căn nhà mới lần này, có nước điện, 1 chiếc xe đạp không có con heo nào cả Những gì chúng tôi thấy là 1 cuộc thử nghiệm tự nhiên Rất hiếm khi có được 1 sự đầu tư từ bên ngoài cho giáo dục cho các em gái Và qua nhiều năm theo dõi Dai Manju, chúng tôi có thể thấy được là cô bé có khả năng thoái khoỉ vòng luẩn quẩn để bước vào vòng phát triển Cô bé không những thay đổi hoàn cảnh của bản thân mà còn thay đổi được gia cảnh, gia đình, và làng xóm. Ngôi làng trở nên nổi bật đương nhiên, phần lớn TQ đang phát triển mạnh mẽ trong lucd9o1 nhưng họ đã xây dựng được tuyến giao thông để kết nối họ với cả TQ Và việc đó đưa tôi đến chuyên đề đầu tiên trong 2 nghị luận của "Nửa Bầu Trời" Và đó chính là sự thách thức quan trọng nhất về đạo đức của thế kỉ này là bình đẳng giới Ở thế kỉ 19 đó là chế độ nô lệ thế kỉ 20, đó là chế độ độc tài và vấn đề của thời đại chúng ta là sự tàn bạo mà rất nhiều người đang chịu đựng trên toàn thế giới vì giới tính của họ Có 1 số người trong quý vị sẽ nghĩ Trời, cường điệu quá. Bà ấy đang phóng đại vấn đề Vậy, để tôi hỏi quý vị 1 câu Bao nhiêu trong số quý vị nghĩ rằng trên thế giới có nhiều nam hơn hay nhiều nữ hơn? Để tôi xem. Bao nhiêu người nghĩ rằng có nhiều nam hơn? Giơ tay lên Bao nhiêu người nghĩ rằng - cũng có 1 số đấy - bao nhiêu người nghĩ rằng có nhiều nữ hơn? Phần lớn quý vị Nhưng, những người trong nhóm này đã sai Đúng là ở châu Âu và phương Tây nơi giữa nam và nữ có sự bình đẳng về thức ăn và y tế thì sẽ có nhiều nữ hơn, chúng ta sống lâu hơn Nhưng ở phần còn lại của thế giới, đó không phải là sự thật Sự thật là, các nhà nghiên cứu dân số đã chứng minh được dân số hiện nay thiếu hụt từ khoảng 60 triệu đến 100 triệu phụ nữ Và có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này ví dụ, trong nửa thế kỉ rồi, nhiều cô bé đã bị phân biệt đối xử đến chết hơn cả số người bị giết trong tất cả các chiến trường trong thế kỉ 20 Có khi bởi vì công nghệ quét thai nhi mà nhiều bé gái bị giết từ trong bào thai khi hoàn cảnh khó khăn Ví dụ như cô bé này đang ở trong 1 trung tâm cho ăn ở Ethiopia Cả trung tâm này có đầy những cô bé như cô Điều đáng kinh ngạc là tất cả các anh em trai của cô, trong cùng 1 gia đình, thì hoàn toàn bình thường Ở Ấn Độ, trong năm đầu tiên của cuộc đời từ mới sinh đến 1 tuổi, tỷ lệ sinh tồn của bé trai và bé gái đều như nhau vì chúng đều bú sữa mẹ và sữa mẹ thì k có thiên vị cho con trai Từ 1 đến 5 tuổi tỷ lệ tử vong của bé gái cao hơn 50% các bé trai, trên toàn Ấn Độ Nghị luận thứ 2 của "Nửa Bầu Trời" là, hãy tạm quên đi sự đúng sai về đạo đức của vấn đề này và chỉ tập trung thuần túy vào thực tế chúng tôi nghĩ rằng 1 trong những cách tốt nhất để giảm nghèo và chống lại khủng bố là giáo dục cho bé gái và đưa phụ nữ vào nguồn nhân lực chính quy Lấy ví dụ là nghèo đói Có 3 lý do cho tình trạng này Dân số quá đông là 1 nguyên nhân dai dẳng của nghèo đói Và quý vị cũng biết là khi giáo dục 1 bé trai gia đình của nó sau này sẽ có ít con hơn nhưng chỉ 1 it Khi giáo dục 1 bé gái thì cô bé sau này sẽ có ít con hơn hẳn Nguyên nhân thứ 2 có liên quan đến việc tiêu xài Nó như là 1 bí mật nhỏ, xấu xí của nghèo đói là khi người nghèo không chỉ có rất ít thu nhập mà với số thu nhập đó không được họ tiêu dùng 1 cách khôn ngoan và không may là, phần lớn việc tiêu dùng đó được thực hiện bởi đàn ông Vì thế nghiên cứu cho thấy rằng nếu nhìn vào số người sống dưới 2 đô 1 ngày 1 thước đo sự nghèo là 2% của thu nhập hàng ngày sẽ được dùng cho giáo dục 20% dùng cho rượu bia, thuốc lá, nước ngọt mãi dâm và lễ hội. Nếu chỉ 4% được lấy và bỏ vào giáo dục, thì chúng ta sẽ có biến hóa lớn Nguyên nhân cuối cùng có liên quan đến việc phụ nữ là 1 phần của giải pháp, k phải là vấn đề Phải biết tận dụng nguồn tài nguyên ít ỏi Thật là phí khi chúng ta không dùng 1 người như Dai Manju Bill Gates đã nói rất đúng khi ông ấy ở Ả Rập ông đang nói chuyện với những khán giả giống như quý vị đây nhưng mà, có 1 tấm chắn ở 2 phần 3 căn phòng phía bên này là đàn ông và rồi miếng chắn, và phía bên này là phụ nữ Và có 1 người từ phía này của căn phòng đứng lên và nói ông Gates, ở Ả Rập chúng tôi có mục tiêu trở thành 1 trong số 10 nước đứng đầu về công nghệ Ông có nghĩ là chúng tôi sẽ đặt được không? Và Bill Gates trố mắt nhìn vị khán giả, và nói nếu ông không thật sự tận dụng 1 nửa số tài nguyên trong nước thì không có cách nào ông có thể đạt được gần như 10 nước hàng đầu cả Và đây chính là Bill của Ả Rập. (Cười) Vậy, một số những thử thách cụ thể là như thế nào? Tôi sẽ nói, trên hết chính là nạn buôn lậu người cho mãi dâm Và tôi sẽ nói 2 điều về việc này. Tại thời điểm mạnh nhất của chế độ nô lệ vào thập kỉ 80 của thế kỉ 18 có khoảng 80 ngàn nô lệ bị vận chuyển từ châu Phi đến Tân Thế Giới Chế độ nô lệ hiện đại ngày nay theo thống kê của Bộ có khoảng 800 ngàn người - cao gấp 10 lần - bị đưa lậu giữa các nước trên thế giới Đó là chưa tính số bị đưa lậu trong lãnh thổ mỗi nước cũng là 1 số lượng lớn Và nếu quý vị xem xét 1 nhân tố khác, 1 sự trái ngược khác thì 1 nô lệ hồi đó xứng đáng khoảng 40 ngàn đô tính theo tiền bạc bây giờ Hiện này, quý vị có thể mua 1 bé gái bị buôn lậu chỉ với mấy trăm đô la tức là cô bé có nhiều khả năng bị vứt bỏ hơn Nhưng, có 1 tiến triển đang diễn ra tại các nước như Campuchia và Thái Lan Chúng ta không phải tin vào 1 thế giới nơi các cô bé bị mua hoặc bán hoặc giết 1 việc khác trong kế hoạch là tỷ lệ tử vong của sản phụ Trong thế giới của quý vị, việc sinh con là 1 việc đáng mừng Nhưng ở Niger, 1 trong số 7 phụ nữ sẽ chết trong khi lâm bồn Trên khắp thế giới cứ mỗi 1 phút rưỡi thì có 1 phụ nữ chết vì sinh con Không phải là chúng ta không có 1 giải pháp công nghệ nhưng những phụ nữ này có 3 bất lợi họ nghèo, họ ở quê và họ là đàn bà Cứ mỗi phụ nữ tử vong, sẽ có 20 người khác sống sót nhưng với thương vong Và 1 thương vong thảm khốc nhất là obstetric fistula. Nó là 1 vết xé khi sinh con bị tắc nghẽn và sẽ làm cho người phụ nữ bị 1 chứng không kiềm chế được nhu cầu bài tiết của mình Để tôi nói cho quý vị nghe về Mahabuba. Cô ấy sống ở Ethiopia Cô ấy bị đem gả chồng ngoài ý muốn ở tuổi 13 Cô có thai, chạy vào 1 bụi cây để sinh con nhưng cơ thể của cô vẫn còn nhỏ và cuối cùng cô bị tắc nghẽn khi sinh Đứa bé chết, và cô bị 1 vết xé trong âm đạo tức là cô ấy bị chứng không kiềm chế được nhu cầu bài tiết của mình cô ấy không thể kiểm soát được chất thải của mình nói cách khác, cô rất hôi thối Người trong làng nghĩ rằng cô bị nguyền rủa; họ không biết làm gì với cô cuối cùng, ho đưa cô vào 1 cái chòi ở rìa làng Họ gỡ cánh cửa đi để bọn linh cẩu đến ăn thịt cô vào ban đêm Đêm đó, trong chòi có 1 cái gậy cô dùng cái gậy đó để đánh đuổi bọn linh cẩu đi và sáng hôm sau cô biết rằng nếu cô có thể đến 1 ngôi làng có 1 ban truyền giáo nước ngoài thì cô sẽ được cứu Bởi vì cô bị 1 số tổn thương ở hệ thần kinh cô chi có thể bò suốt cả chặng đường - 30 dặm - đến trước cánh cửa đó, nửa sống nửa chết Người truyền giáo mở cứa hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra và đưa cô tới 1 bệnh viện phụ sản gần đó ở Addis - Ababa, và cô được chữa lành với 1 cuộc phẫu thuật tốn S350 Những bác sĩ và y tá ở đó để ý thấy rằng cô không chỉ có bản năng sinh tồn cao mà còn là 1 người rất thông minh, và họ huấn luyện cô thành 1 y tá Vì thế, giờ đâu Mahabuba đang cứu sống cả trăm, cả ngàn phụ nữ Cô ấy trở thành 1 phần của giải pháp, không phải là vấn đề Cô ấy thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn và bước vào vòng phát triển Tôi đã nói vè 1 số thử thách để tôi nói về 1 số giải pháp và đây đều là những giải pháp có thể dự đoán trước Tôi đã ám chỉ đến giáo dục và cả cơ hội kinh tế Đương nhiên, khi bạn giáo dục 1 cô bé gái, cô bé ấy sau này sẽ lập gia đình trễ hơn cô ấy sẽ có con trễ hơn, và có ít con hơn và những đứa con của cô cô sẽ giáo dục chúng với 1 cách tiến bộ hơn Với cơ hội về kinh tế, nó có thể dẫn đến những biến hóa lớn lao Để tôi kể về Saima. Cô ấy sống trong 1 ngôi làng nhỏ gần Lahore, Pakistan Cô ấy từng rất khổ cực Cô ấy bị đánh dập hàng ngày bởi chồng của cô, 1 người thất nghiệp Anh ấy cờ bạc, vì thế nên không thể đi làm được và đổ hết mọi sự phẫn nộ lên đầu cô Khi cô có đứa con gái thứ 2 mẹ chồng nói với chồng cô rằng "Mẹ nghĩ con nên lấy vợ hao Saima sẽ không thể sinh con trai cho con được" Đây là lúc cô ấy có đứa con gái thứ 2 Lúc đó có 1 hội vay mượn tiền nhỏ trong làng hội đó cho cô vay $65 Saima lấy số tiền đó và cô bắt đầu 1 kinh doanh thêu may nhỏ Thương gia thích hàng thêu thùa của cô, chúng bán rất chạy và họ muốn thêm nhiều thêm nữa Và khi cô không thể sản xuất đủ cô thuê thêm những phụ nữ khác trong làng. Cô nhanh chóng có được 30 phụ nữ trong làng làm việc trong tiệm của cô Và rồi khi cô phải vận chuyển những sẩn phẩm thêu thùa đó từ làng đến chợ cô cần 1 người để giúp cô vận chuyển vì thế cô thuê chồng cô Và vậy là bây giờ 2 người cùng lao động Anh ấy lo vận chuyển và phân phối và cô ấy lo sẩn xuất và tìm mối Và bây giờ họ có đứa con gái thứ 3 và cả 3 đứa bé gái đều được đi học bởi Saima hiểu được cái gì là quan trọng Điều này dẫn đến nhân tố cuối cùng, là giáo dục Larry Summers, khi ông còn là nhà kinh tế chủ chốt tại Ngân hàng Thế Giới từng nói: "Rất có thể là lợi ích đầu tư cao nhất ở các nước đang phát triển đến từ giáo dục cho bé gái." Để tôi kể cho quý vị nghe về Beatrive Biira. Beatrice sống ở Uganda gần biên giới Congo và như Dai Manju, cô không đi học Thực ra, cô chưa bao giờ đi học dù chỉ 1 ngày. Bố mẹ cô cũng nói "Tại sao chúng tôi phải xài tiền cho con bé? Nó sẽ không làm gì ngoài việc lấy nước trong cả cuộc đời nó." Nhưng, ngẫu nhiên là, lúc đó, có 1 tổ chức ở Connecticut gọi là Hội nhà thờ Cộng đồng Niantic ở Connecticut. Họ quyên góp cho 1 tổ chức có trụ sở tại Arkansas gọi là Heifer International Heifer gửi 2 con dê đến châu Phi 1 trong 2 con đó được gửi tới bố mẹ của Beatrice và con dê đó sinh đôi 2 con dê sinh đôi bắt đầu cho sữa Họ bán sữa lấy tiền Số tiền dần tăng lên và không bao lâu, bố mẹ cô nói, bây giờ chúng ta có đủ tiền rồi, hãy cho Beatrice đi học." Và năm 9 tuổi, Beatrice bắt đầu học lớp 1 dù sao thì cô cũng chưa từng đến trường với những đứa 6 tuổi Không sao cả, cô rất vui khi được đến trường Cô nhanh chóng trở thành nhấtt lớp Cô giữ hạng nhất từ từ tiểu học, cấp 2 đến cấp 3 Cô đạt điểm rất cao trong kì thi quốc gia và cô trở thành người đầu tiên trong làng nhận được 1 học bổng du học ở Mỹ 2 năm trước, cô tốt nghiệp từ trường ĐH Connecticut Trong ngày tốt nghiệp, cô nói: "Tôi là 1 cô gái may mắn nhất trên cuộc đời này vì 1 con dê" (Cười) Và con dê đó chỉ đáng $120. Nên quý vị đã thấy sự biến hóa to lớn mà những khoản giúp đỡ nhỏ nhoi có thể đem tới Nhưng tôi cũng muốn cho quý vị thấy 1 bức tranh hiện thực trợ cấp của Mỹ, giúp người không dễ và đã có những quyển sách phê bình trợ cấp Mỹ 1 quyển bởi Bill Easterly gọi là "Trợ cấp chết" Lời phê bình trong quyển này rất công bằng việc đó không dễ người ta có nói như thế nào mà phân nửa số dự án đào giếng nước, trong vòng 1 năm, đều thất bại. Khi tôi ở Zimbabwe chúng tôi đang đi tham quan 1 địa phương với vị trưởng làng ông muốn tìm quyên góp để xây dựng 1 trường cấp 2 và chúng tôi thấy 1 công trình dang dở ở gần đó tôi hỏi: "Đó là cái gì?" Ông chỉ lầm bầm Thì ra, đó là 1 dự án thủy lợi bị bỏ dở Gần đó, lại có 1 chuồng gà bỏ lơ Có 1 năm, tất cả con gà đều chết hết, và không có ai muốn nhốt gà vào trong cái chuồng đó nữa Đúng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu bạn không bỏ lửng thì bạn sẽ tiến bộ bạn học từ lỗi lầm của mình, và bạn sẽ tiếp tục tiến bộ Chúng tôi cũng nghĩ rằng, cá nhân mỗi người đều có thể làm nên sự khác biệt, và họ nên làm, bởi khi các cá nhân cùng làm, tất cả chúng ta sẽ đóng góp vào 1 phong trào và 1 phong trào có cả nam lẫn nữ, là 1 điều cần thiết để đem lại sự thay đỏi trong xã hội 1 sự thay đổi mà sẽ ảnh hưởng đến thách thức đạo đức to lớn này Vì thế, tôi hỏi có cái gì cho bạn không? Bạn có thể đang hỏi câu hỏi đó: tại sao tôi phải quan tâm cơ chứ? tôi chỉ có 2 điều để nói Một là, nghiên cứu cho thấy khi mà bạn đã có mọi nhu cầu vật chất được đáp ứng đầy đủ tức là phần lớn, tất cả chúng ta trong căn phòng này đều có thì nghiên cứu cho thấy có 1 số thứ trong cuộc sống có thể tăng sự hạnh phúc của bạn lên 1 trong những thứ đó là đóng góp vào 1 mục đích to lớn hơn bản thân bạn và điều thứ 2, là 1 câu chuyện ngụ ngôn tôi sẽ kể cho bạn nghe Câu chuyện kể về 1 người hoạt động trợ cấp xã hội ở Darfur Có 1 người phụ nữ bà từng làm việc ở Darfur từng thấy những điều mà không 1 con người nào nên thấy Trong suốt khoảng thời gian ở đó bà vẫn mạnh mẽ kiên cường bà không bao giờ sụp đổ Và rồi bà quay trở lại Mỹ trong 1 kì nghỉ phép, nghỉ Giáng sinh Bà ở trong sân sau nhà bà ngoại và bà đã thấy 1 thứ làm bà sụp đổ trong nước mắt Đó là 1 cái máng cho chim ăn Và bà nhận ra là bà đã rất may mắn khi được sinh ra ở 1 đất nước mà sự an toàn là chuyện dĩ nghiên nơi mà người ta không những có ăn, có mặc, có nhà để ở mà còn có thể cung cấp cho các con chim hoang dã để chúng không bị đói trong mùa đông Và bà nhận ra đi theo sự mau mắn tuyệt vời đó là 1 gánh nặng to lớn Và, giống bà ta, quý vị, tôi chúng ta đều đã trúng sổ xố độc đắc của cuộc sống Và câu hỏi sẽ là làm sao để chúng ta thực hiện gánh nặng đó? Vậy, đây là mục đích. tham gia phong trào cảm thấy hạnh phúch ơn, và cứu giúp thế giới Cảm ơn rất nhiều! (Vổ tay) Khi tôi thấy một phần công nghệ gọi là Kinect , cũng gọi là Natal, tôi đã rất hứng thú và tôi đã nghĩ một lúc nó có thể nhằm giải quyết một vần đề của câu chuyện kể tạo ra một nhân vật mà dường như còn sống có nhận ra tôi có thể nhìn vào mắt tôi và cảm nhận được và tạo nên một câu chuyện về quan hệ của chúng tôi Vì thế một năm trước Tôi đã thấy được điều này tại một buổi trình diễn máy tính được gọi là E3 Và đây là một phần của công nghệ với ai đó đã gọi là Claire tương tác với cậu bé này Và trên mạng thì ai cũng nói "Nhìn này, nó không thể là thật được." Và thế nên tôi đã chờ đến giờ để có được bản chạy thử thực sự của công nghệ thực sự Và giờ, công nghệ này đã hợp nhất 3 yếu tố lớn. Đầu tiên là máy quay Kinect, sẽ được tung ra vào tháng 11, vài trí tuệ nhân tạo xuất sắc được giấu trong những căn hầm đầy bụi, thu gom bụi bẩn của Microsoft, cộng thêm những cố gắng khá nguyên sơ của chúng ta về trí tuệ nhân tạo ở 1 công ty tên là Lionead, phối hợp tất cả những thứ đó lại chỉ để đạt được 1 ý tưởng đơn giản: tạo ra một vật thể thực, sống động trên máy tính. Bây giờ, tôi sẽ thành thật với các bạn và nói rằng hầu hết những thứ đó chỉ là chiêu trò, nhưng chiêu trò đó thật sự hiệu quả Vậy sao chúng ta đến và xem qua bản chạy thử. Đây là Dimitri. Dimitri, hãy quơ cánh tay xung quanh nào. Giờ thì bạn thấy đấy anh ta đang ngồi. Không có người điều khiển, không có bàn phím, hay chuột, hay gậy, bảng. Anh ta chỉ dùng bàn tay, cơ thể và giọng nói của mình, chỉ như con người tương tác với tay, cơ thế và giọng nói. Hãy tiếp tục nào. Các bạn sắp được gặp Milo lần đầu tiên. Ta phải đưa cho anh ta 1 vấn đề vì ban đầu chúng tôi tạo ra Milo, chúng tôi nhận thấy cậu ta vô tình trông như một đứa trẻ thật đấy các bạn, Cậu ta khá là hiểu biết rộng, và luôn muốn làm bạn cười. Vấn đề mà chúng tôi đưa ra cho cậu là: cậu ấy mới chuyển nhà. Cậu mới chuyển từ London đến New England, ở Mỹ. Ba mẹ cậu quá bận nên không thể lắng nghe những vấn đề của cậu, và đó là khi mà cậu ta bắt đầu gọi các bạn đến. Đây là cậu ấy đang đi qua bãi cỏ Và bạn có thể tương tác với thế giới của cậu. Điều hay ho là, cái chúng ta đang làm khiến suy nghĩ của Milo thay đổi ngay lập tức. Điều đó nghĩa là sẽ không có 2 Milo giống hệt nhau. Bạn đang thực sự định hình 1 con người ở ngay đây. Và rồi cậu khám phá khu vườn. Bạn đang giúp cậu ấy tìm hiểu khu vườn đấy bằng cách chỉ vào những con ốc sên kia. Rất đơn giản để bắt đầu. Nhân tiện, nếu bạn là nam, sẽ là những con ốc sên; nếu là nữ, sẽ có những con bướm vì chúng tôi thấy các bạn gái rất ghét ốc sên. (cười) Vậy hãy nhớ rằng, đây là lần đầu tiên bạn gặp cậu ấy, và chúng tôi rất muốn kéo bạn vào và làm bạn tò mò. Gương mặt cậu ấy, tiện thể, hoàn toàn được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi đã hoàn thành việc kiểm soát được phản ứng đỏ mặt của cậu ấy, đường kính của lỗ mũi để thể hiện sự căng thẳng. Chúng tôi thật ra còn làm được thứ mà gọi là phối hợp cơ thể. Nếu bạn ngã ra trước, cậu ấy sẽ thử làm theo và thay đổi thần kinh biểu cảm trên mặt mình, vì chúng tôi đưa ra ý tưởng mạnh mẽ này: thì làm sao chúng tôi khiến bạn tin vào điều này được? Giờ chúng ta sử dụng bàn tay. Và dùng cái khác nữa là cơ thể. Sao lại không thay vì đẩy qua trái hay phải bằng chuột hay bảng điều khiển, thì sao không dùng cơ thể chúng ta chỉ cần dựa vào ghế lại nào, thư giãn? Bạn có thể dựa ra sau, nhưng máy quay sẽ thay đổi phối cảnh phụ thuộc vào hướng bạn đang nhìn. Dimitri giờ đang dùng anh ấy dùng tay, anh dùng cả cơ thể. Anh ấy giờ dùng cả những thứ cần thiết khác, và đó là giọng nói Giờ đây, vấn đề với giọng nói là, những trải nghiệm với việc nhận dạng giọng nói của chúng ta trước đây khá tệ hại đúng không? Nó không bao giờ hoạt động cả. Bạn đặt một vé máy bay; cuối cùng bạn sẽ đến Timbuktu. Thế nên chúng tôi xử lý vấn đề đó và rồi đã tìm ra một giải pháp mà chúng ta sẽ thấy ngay sau đây. Milo: mình có thể đạp nát nó. Peter Molyneux: Bạn sẽ làm gì đây, Dimitri? Giọng nữ: Việc đạp con ốc sên có vẻ như không quan trọng, nhưng hãy nhớ rằng, sự lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đến việc Milo sẽ phát triển thế nào. Các bạn có muốn Milo đạp nó không? Khi bạn thấy micro, hãy nói...(PM: Đạp. )...được để quyết định Dimitri: Nào, Milo. Đạp nó đi. PM: Không. Việc đó không đúng đâu. Giờ hãy nhìn vào phản ứng của cậu ấy. Anh ấy nói, "Nào, Milo. Đạp nó đi." Cái mà chúng ta đang dùng là, ta đang dùng thứ gì đó, một công nghệ tên là Tellme Đó là công ty mà Microsoft thâu tóm vài năm trước. Chúng tôi có cơ sở dữ liệu về những từ chúng ta có thể nhận biết. Chúng tôi chọn những từ đó. Chúng tôi cũng tham khảo cơ sở dữ liệu về ngữ điệu để xây dựng tiếng nói của Dimitri hay những người dùng khác. Giờ ta cần có thêm một chút hứa hẹn nữa, và một lần nữa, những gì ta có thể làm là nhìn vào cơ thể. Chúng ta sẽ làm việc đó sau. Milo: Tôi tự hỏi nó sâu bao nhiêu nhỉ. Sâu đó. PM: Được rồi. Vậy thì việc chúng ta cần làm giờ là dạy Milo cách ném thia lia hòn đá Thực sự thì chúng tôi vẫn đang dạy cậu ấy. Rất, rất là thú vị rằng nam giới, nhiều hơn nữ giới, có xu hướng thích cạnh tranh hơn ở đây. Họ vẫn ổn khi dạy Milo trong vài lần đầu nhưng sau đó lại muốn đánh bại cậu, khi phụ nữ họ lại tỏ ra chu đáo hơn. Vâng, đây là hòn đá để ném lia thia. Các bạn ném như thế nào vậy? Các bạn đứng dậy, và ném đi. Chỉ đơn giản vậy thôi. Hãy cảm nhận cở thể của mình, cảm nhận chuyển động của cơ thể, công nghệ, hiểu được bạn đi từ ngồi xuống đến đứng lên. Một lần nữa, tất cả những điều này đều từng được làm bởi loài người chúng ta, và nó tuyệt đối quan trọng nếu ta muốn Milo xuất hiện thực sự. Giọng nữ: Hãy xem thử bạn có thể khích lệ cậu ấy làm tốt hơn không. Hãy thử đụng vào con thuyền. Milo: Á. Thật là gần. PM: Đó là lúc Dimitri với tinh thần cạnh tranh cao nhất. Giờ đã đánh bại một đứa trẻ 11 tuổi. Tốt lắm. Milo: Vâng. PM: Milo đang bị bố mẹ gọi đi rồi, nên chúng được ít thời gian trống để giúp cậu ấy. Cơ bản là...ta đã bỏ lỡ một chút ở phần đầu... ba mẹ đã bảo cậu ấy dọn dẹp phòng mình. và giờ chúng ta sẽ giúp cậu ấy thôi. nhưng đây sẽ là bài giới thiệu, và toàn bộ điều này thuộc về tâm lý mà chúng tôi cố gắng ứng dụng. Chúng tôi đang cố giới thiệu với các bạn phần mà tôi nghĩ là tuyệt vời nhất, bạn có thể nói chuyện với Milo bằng giọng thật của mình Vậy, để làm được, ta cần thiết lập, như một chiêu ảo thuật. Và thứ ta phải làm là, ta cần giao cho Milo vấn đề lớn này. Vậy khi Dimitri bắt đầu dọn dẹp, bạn có thể tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa Milo và cha mẹ cậu. Mẹ Milo: Ôi, con làm đổ nước xốt ra khắp sàn rồi. (Milo: con đâu có cố ý!) Mẹ Milo: Tấm thảm đó còn mới tinh đấy. PM: Vậy là cậu ta vừa làm đổ một dĩa xúc xích xuống sàn nhà, xuống tấm thảm mới tinh. Chúng ta đều đã trải qua khi làm cha mẹ; chúng ta đều đã trải qua khi còn nhỏ. Giờ đến lượt Dimitri an ủi và xoa dịu Milo. Việc này là quá sức với cậu ấy. Cậu vừa chuyển nhà, không có bạn bè. Giờ là lúc ta mở cánh cổng đó và để bạn trò chuyện với Milo. Giọng nữ: Sao bạn không thử nói gì đó khích lệ cho Milo vui lên. Dimitri: Nào, Milo. Cậu biết là các bậc cha mẹ là như thế mà. Họ luôn bị căng thẳng. Milo: Vậy họ muốn gì khi chuyển đến đây chứ? Chúng tôi không quen biết ai cả. Dimitri: Ừm, cậu có ngôi trường mới này. Cậu sẽ gặp hàng tá người bạn mới hay ho. Milo: Tôi chỉ nhớ nhà cũ thôi, vậy thôi. Dimitri: Ừm, đây cũng là một căn nhà khá đẹp mà, Milo. Cậu có cả khu vườn để dạo chơi và một cái ao nữa. Milo: Tôi ném thia lia cừ lắm. Ồ thật tuyệt. Bạn đã dọn phòng giúp tôi. Cám ơn nhé. PM: Vậy là sau 45 phút, Cậu ấy đã nhận diện được bạn. Và tôi xin hứa, nếu bạn đang ngồi trước màn hình này, nó thực sự là một khoảnh khắc tuyệt diệu. Và giờ đây chúng tôi đã sẵn sàng để kể câu chuyện về tuổi thơ và cuộc đời của cậu ấy, và vẫn tiếp tục, và cậu ấy, bạn biết đấy, có rất nhiều chuyến phiêu lưu Vài chuyến khá là u ám hoặc nguy hiểm Vài chuyến khác thì phấn khích tuyệt vời cậu ấy phải đến trường. Điều rất tuyệt là chúng tôi đang làm tốt khi bạn tương tác với cậu ấy, bạn có thể đưa nhiều thứ vào thế giới của cậu, cậu ấy nhận diện được đồ vật Suy nghĩ của cậu ấy dựa trên một điện toán đám mây. Có nghĩa là tư duy của Milo, khi được hàng triệu người sử dụng, sẽ ngày càng thông minh và nhanh nhạy. Cậu ấy sẽ biết nhiều vật thể hơn và nhờ vậy hiểu thêm nhiều từ mới. Nhưng đối với tôi, đây là 1 cơ hội tuyệt vời nơi mà công nghệ, cuối cùng, cũng có thể kết nối với, nơi tôi không còn phải giữ chặt bằng ngón tay tôi nắm trong lòng bàn tay... cho đến khi trò chơi máy tính còn liên quan... hay bởi sự chán chường khi không được chú ý nếu bạn đang xem phim hoặc đọc sách. Và tôi thích những cải tiến đó, và tôi thích tương lai mà Milo đem lại Thực sự cám ơn rất nhiều. (vỗ tay) Buổi nói chuyện hôm nay là về việc sửa lại những sai lầm trong văn bản (righting writing wrongs) Các bạn không nghe lầm đâu - sửa lại cho đúng những sai lầm trong văn bản Trung Đông rất rộng lớn và với tất cả những vấn đề của mình, có một điều chắc chắn là: chúng ta đều thích cười Tôi nghĩ hài hước là một cách hay để thể hiện sự khác biệt Chúng ta cần phải nhận lấy trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc, nhưng không cần phải [nghiêm túc] với chính mình Đừng hiểu sai ý tôi: Không phải là chúng ta không có hài kịch ở Trung Đông Tôi lớn lên vào thời mà các diễn viên thần tượng từ Kuwait, Syria, Ai Cập sủ dụng tiếng cười để đoàn kết các dân tộc như bóng đá đã làm. (tiếng cười) Lúc này là lúc để chúng ta cười vào bản thân mình trước khi những người khác cười với chúng ta Đây là câu chuyện về sự trỗi dậy của các nghệ sĩ hài độc thoại trên sân khấu Trung Đông một sự bùng nổ của hài độc thoại, đại loại như vậy. Làm việc ở London với vai trò là một nhà làm phim và viết kịch bản tôi nhanh chóng nhận ra rằng hài kịch kết nối các khán giả. Giờ đây, vùng đất tốt nhất cho các nhà viết chuyện cười chính là sân khấu hài, nơi mà họ nói rằng bạn "tiêu diệt" (kill) khi bạn làm tốt và bạn "đặt bom" (bomb) khi diễn dở Nó có thể là một sự liên kết không may mắn cho chúng ta nhưng nó nhắc nhở tôi rằng chúng ta nên cảm ơn một người đàn ông, hơn một thập kỉ về trước đã làm việc không mệt mỏi để ủng hộ cho những diễn viên hài trên toàn thế giới đặc biệt là những nghệ sĩ hài đến từ Trung Đông (vỗ tay) Như những người bạn tốt của tôi đây, Dean và Maysoon, ở dưới cùng màn ảnh những người mà, hai năm sau thảm họa 11/9 đã tổ chức một lễ hội để thay đổi cách mà người Trung Đông được nhìn nhận trên thế giới. Nó vẫn phát triển mạnh mẽ, với một sức ép tích cực để người ta hết lòng vì nó Cũng phải kể đến, ba chàng trai làm việc nhiều năm tại Los Angeles một người, Iran, một người Palestine và một người Ai Cập thực hiện vở diễn hài có tên:: "Trục của quỷ" Và bất cứ nơi nào họ đi qua, họ "tiêu diệt" (thành công) ở đó. Bây giờ, tôi không châm ngòi cho ngọn lửa này, nhưng tôi tiếp dầu cho nó Tôi chuyển đến Dubai với vai trò là người chịu trách nhiệm về nội dung cho một đài TV của phương Tây. Công việc của tôi là kết nối thương hiệu này với khán giả Trung Đông Hiện tại, Giám đốc chương trình ở Mĩ muốn một kiểu hài kịch Ả Rập bản xứ mới Với một giọng Ả Rập đặc sệt , trí óc tôi bảo rằng, "Buyệt vời" (tiếng cười) Giờ đây, tôi có những người bạn ở Mĩ những người đã khởi xướng thành công một bộ lạc mới. Và tôi đã có khá nhiều ý định để biến bộ lạc này từ những kẻ đứng ngoài tại Trung Đông và thúc đẩy nó đi tới điểm bùng phát vươn đến thành công. Giờ đây, như với bất kì ý tưởng mới nào, điều đó không hề dễ dàng Tôi có bốn giai đoạn cho kế hoạch này. Đầu tiên, chúng tôi cần mua nội dung từ phương Tây và phát sóng nó Tôi sẽ mang vài người bạn chuyên gia đến đây và chỉ cho người địa phương cách thực hiện. Chúng tôi sẽ quay lại và phát sóng nó, và sau đó, tôi có thể làm việc với những người nghiệp dư địa phương và viết vở hài mới. Tôi đã rất hào hứng trình bày nó với sếp lớn, và phản ứng của ông ta là: "Um, tôi không hiểu" Thế nên tôi lui về ở ẩn và tiếp tục hỗ trợ và sản xuất phim hài và để những người bạn của tôi sử dụng chiếc ghế của mình như một trung tâm hoạt động vùng. Bây giờ thì, lui về trước hai năm, đến đầu năm 2007. trái đất vẫn quay, và công việc quản lý của chúng tôi cũng vậy, (tiếng cười) và như thể có một sự can thiệp tuyệt diệu mọi thứ đến với nhau để giúp hình thành cuộc cách mạng này Đây là cách mà các dấu chấm được nối với nhau. Đầu tiên, những gã Axis quay một bộ phim hài đặc biệt và đã được lên sóng tại Mĩ và nó còn trở thành một hit lớn trên Youtube Vị CEO mới người Pháp của chúng tôi tin vào sức mạnh của PR tích cực (tiếng cười) và rẻ tiền ( tiếng Pháp) Hãy nói đơn giản nó là "đáng đồng tiền" Tôi đã cho sản xuất ở Dubai một show diễn cho Ahmed Ahmed để giới thiệu phần Axis đặc biệt của anh với một khán phòng chật kín người. Tôi cũng mời vị CEO mới của mình tới, và ngay khi ông ta nhận ra rằng, chúng tôi đang có một khán phòng chật cứng những người không theo đạo, cười nghiêng ngả phản ứng của ông ta rất đơn giản "Hãy tiếp tục nó ." và một điều nữa: Đừng phá hỏng nó" Thế nên tôi nhanh chóng bắt tay vào làm việc với một đội ngũ tuyệt vời quanh mình. Tôi tình cờ tìm thấy một chàng trai vui tính để trình bày nó bằng tiếng Ả Rập, một người Hàn Quốc chính gốc, một người thích hợp hoàn hảo cho bộ phim "Trục của quỷ" Tất cả đều là sự thật. Bây giờ, trong khi chuẩn bị cho chuyến lưu diễn, Tôi phải nhắc nhở những anh chàng này cần phải nhạy cảm với văn hóa Tôi đã sử dụng ba "B" những điều nên tránh cho những nghệ sĩ hài như cách mà tôi vẫn hay gọi ở Trung Đông: nội dung Búng bắn (đúng đắn), giữ cho nó sạch sẽ; niềm tin, không đụng chạm đến tôn giáo; và chữ B thứ ba, Bính trị. (chính trị) ( người Ả Rập phát âm tiếng Anh, chữ P thành B) Tránh xa các vấn đề Bính trị ở Trung Đông. Tất nhiên, bạn có thể nghĩ rằng, với những gì còn lại nếu không có Bính trị, tình dục và tôn giáo, sẽ phải làm thế nào để mọi người cười? Tôi sẽ nói rằng, hãy xem thành công của những bộ phim truyền hình gia đình ở phương Tây với một kịch bản tốt như câu trả lời của bạn. Bây giờ, liệu Trục của quỷ có thành công hay không? Tại năm quốc gia, trong chỉ dưới một tháng, chúng tôi đã có hàng ngàn người hâm mộ cuồng tín đến và xem show diễn trực tiếp. Chúng tôi đã có hàng triệu người xem chúng trên TV và trên các bản tin truyền hình. Ở Jordan, chúng tôi đã có nhà Vua đến và xem họ biểu diễn. Trên thực tế, họ đã thành công đến nỗi bạn có thể mua một bản sao DVD lậu của họ, ngay cả trước khi nó được phát hành tại Trung Đông. Ở bất cứ nơi nào bạn đến. Vì thế ở mỗi nơi chúng tôi đi qua, chúng tôi cho những người nghiệp dư thử vai . Chúng tôi quay lại quá trình thực hiện đó và phát sóng một bộ phim tài liệu. Tôi gọi nó là "Ba chàng trai và Wonho." Nó thực sự là tên của anh ta. Và tất cả những sự xuất hiện trên TV và Internet này đưa đến rất nhiều những tuyển chọn mới thành công cho mục tiêu của chúng tôi Tại Dubai năm nay, chúng tôi vừa có lần đầu tiên, một buổi diễn hài toàn phụ nữ địa phương. Và hãy chú ý đến hai trong số họ đội khăn trùm đầu, và tất nhiên, ngay cả những người đó cũng có thể cười. Dubai, với tôi, giống như một bàn tay ủng hộ bất cứ ai muốn biến những ý tưởng thành hiện thực. 20 năm trước, không ai nghe nói về nó cả. Hãy nhìn vào nó, ngày hôm nay. Với một nhà lãnh đạo đầy cảm hứng, tôi nghĩ rằng trong năm nay, buổi khánh thành tòa tháp cao nhất trên thế giới sẽ giống như thêm một ngón tay vào bàn tay ấy, bàn tay mà đang chỉ vào tất cả những người lan truyền những câu chuyện dối trá về chúng tôi. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Giờ đây, trong ba năm ngắn ngủi, chúng tôi đã đi một chặng đường dài với những vở hài kịch trước đám đông diễn ra ngay cả tại Ả Rập Saudi. Những câu chuyện hài này sắp tới đây sẽ đến lễ hội ở New York. Và một người Lebanon, tài năng Nemr Abou Nassar, một người đã sát cánh cùng chúng tôi trong chuyến lưu diễn đầu tiên, vừa mới biểu diễn tại câu lạc bộ hài kịch huyền thoại của L.A.. Như vậy, rõ ràng là, từ bên trong, chúng tôi đang làm những gì tốt nhất của chính mình, để thay đổi hình ảnh của mình và điều đó đang bùng nổ. (Tiếng cười) Vì vậy, những người ngoài khi nhìn vào, hãy xem CNN nói về Festival hài kịch Amman lần thứ hai Phóng viên đã làm tốt công việc, và tôi biết ơn cô ấy, nhưng ai đó đã quên gửi một email PR tích cực tới người vận hành dòng tin chạy phía dưới màn ảnh. Ví dụ, khi Dean nói, dòng tin lại chạy "Mỹ. : Nghi ngờ xung quanh việc Intel bị kiện" Vâng, nếu bạn vẫn hay xem các buổi hài kịch, tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên Đáng buồn thay, điều này dẫn tôi đến ba chữ B khác những điều đại diện cho cách các phương tiện truyền thông ở phương Tây vẫn thường nói về chúng tôi như là những kẻ ném bom, tỷ phú và vũ công múa bụng ( các từ này đều bắt đầu bằng "b" trong tiếng Anh). Đủ rồi Chúng tôi không phải là những kẻ cuồng tín tức giận muốn giết chết những người không theo đạo. Chúng tôi có một câu chuyện tích cực để kể và hình ảnh tích cực để rao bán. Trên thực tế, một điều chắc chắn, với kinh nghiệm của tôi, chúng ta thích cười như điên (Tiếng cười) Dưới đây là ba câu hỏi mà tôi muốn dùng để kiểm tra tính chân thật về sự hiện diện của chúng tôi trong bất kỳ câu chuyện nào trên phương tiện truyền thông. Một: Có phải Trung Đông đang được trình chiếu là một Trung Đông trong thời điểm hiện tại và trong một ngữ cảnh đúng đắn? (Tiếng cười) Hai: Có phải các nhân vật người Trung Đông cười lớn hay mỉm cười mà không để lộ tròng trắng của mình? (Tiếng cười) Ba: Có phải nhân vật người Trung Đông được diễn bởi một người Trung Đông? Rõ ràng, có những sai lầm cần phải được sửa chữa Chúng tôi đã bắt đầu từ chính khu vực của mình. Thách thức của tôi với phần còn lại của thế giới là xin vui lòng, bắt đầu sử dụng những hình ảnh Trung Đông tích cực trong câu chuyện của các bạn. Để lấy cảm hứng, hãy đi đến một trong những lễ hội của chúng tôi, lên mạng, nhắn lại cho chúng tôi đôi dòng. Hãy cùng nhau thay đổi các câu chuyện kể và hãy bắt đầu bằng việc sửa lại cho đúng những sai lầm trong văn bản trước đây. Tôi muốn kết thúc bài diễn thuyết của mình, trước khi trở lại Trung Đông, bằng trích dẫn câu nói của một trong những già làng nổi tiếng "viết lông ngỗng thì phải đi với giấy da," (gần giống với "nồi nào vung nấy") người mà cha tôi thích gọi bằng "Asheikh Azubare;" trong khi mẹ tôi thì sẽ nói, "Shakespeare." (Tiếng cười) "Và giờ đây chúng ta đi vào nội dung đi đến tự do chứ không phải sự nghiêm cấm" Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Tôi là một trong những sáng lập viên của tour Hài kịch Trục Ma Quỷ. Một sáng lập viên khác là Ahmed Ahmed, một người Mỹ gốc Ai Cập, người đưa ra ý tưởng diễn thử ở Trung Đông. Trước khi chúng tôi bắt đầu lưu diễn, Bọn tôi còn có Aron Kader, người Mỹ gốc Palestin. Và tôi, người Mỹ gốc Iran. Là một người Mỹ gốc Iran, bạn biết đấy, có khá nhiều phiền toái. Gần đây, 2 nước đang cơm không lành, canh không ngọt. Thế nên, trong tôi có 1 vài xung đột, kiểu như một phần thì thích tôi, phần kia lại ghét tôi. Một phần cho rằng tôi nên chế vũ khí hạt nhân, phần kia thì cho rằng điều đó thật vớ vẩn. Tình thế khó xử đó cứ diễn ra suốt ngày. Tôi sinh ra ở Iran, giờ tôi là 1 công dân Mỹ, nghĩa là tôi có hộ chiếu Mỹ, nghĩa là tôi có thể đi rất nhiều nơi. Vì nếu chỉ có hộ chiếu Iran, bạn bị liệt vào thành phần hạn chế nhập cảnh sẽ không có vòng tay nào chào đón bạn đâu. Như Syria, Venezuela, Bắc Triều Tiên chẳng hạn. (Khán giả cười) Những ai đã có hộ chiếu Mỹ đều biết trên đó ghi ngày cấp, và cũng ghi nơi bạn sinh ra. Tôi nhớ lại lúc nhận hộ chiếu Mỹ. Tôi mừng hết lớn “Woohoo! Mình sẽ được đi khắp nơi" Và tôi mở ra, thấy trong đó biết “Sinh ra ở Iran”. Tôi đã bật ngửa “Oh, không phải chứ! " (Khán giả cười) "Tôi đã cố rời khỏi đó rồi mà." Nhưng điều thú vị là tôi chưa bao giờ gặp rắc rối về hộ chiếu khi đến Châu Âu, Cho dù trong đó ghi “Sinh ra ở Iran”.Không hề gì. Nơi tôi gặp rắc rối lại là một số nước A-rập, có lẽ vì một số nước A-rập cũng không hoà thuận với Iran lắm. Ví như vừa rồi, tôi đến Kuwait vì có một show diễn với một số nghệ sĩ hài người Mỹ. Lính biên phòng cho họ đi qua khi thấy hộ chiếu Mỹ, đến khi xem hộ chiếu của tôi. Anh ta nói "Ah ha! Người Mỹ, tuyệt!" Rồi khi mở ra, anh ta nói “Sinh ra ở Iran? Chờ đã." (Khán giả cười) Và anh ta bắt đầu hỏi tôi. "Cha anh tên gì" Tôi trả lời “À, ông ấy mất lâu rồi, ông ấy tên là Khosro." Anh ta tiếp “Ông nội anh tên gì?" Tôi nói “Ông tôi cũng mất lâu rồi. Ông tên là Jabbar." Anh ta nói “Chờ ở đây. Tôi quay lại ngay." Và anh ta bỏ đi. Tôi bắt đầu thấy sợ, vì có trời mà biết liệu ông nội tôi có dính gì với người Kuwait hay không. (Khán giả cười) Anh lính kia quay lại và nói, "Chúng tôi đã xem gia phả của anh 200 năm về trước" (Khán giả cười) "Ông nội anh đã đậu xe trái phép. Vé phạt đã quá hạn. Anh nợ chúng tôi 2 tỉ đô la." Như các bạn thấy, khi tôi nói chuyện, tôi nói bằng giọng Mỹ, hẳn bạn nghĩ rằng vì tôi là một diễn viên Mỹ gốc Iran, nên tôi có thể đóng nhiều vai, tốt, xấu hay bất kỳ vai nào. Nhưng rất nhiều lần ở Hollywood, khi thử vai và đạo diễn biết bạn là người gốc Trung Đông, họ sẽ nói “Oh, anh là người Iran. Tuyệt. Anh có thể nói ‘Ta sẽ giết mi nhân danh thánh Allah?' không" "Tôi có thể, nhưng sao không thử thế này, 'Xin chào. Tôi là bác sĩ của ông?'" Họ nói “Tuyệt. Và sau đó anh sẽ bắt cóc cả bệnh viện." (Khán giả cười) Tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Tôi muốn đóng vai ác. Tôi muốn cướp ngân hàng. Tôi muốn đóng vai cướp ngân hàng. Tôi sẽ cướp ngân hàng nhưng với 1 khẩu súng, 1 khẩu súng chứ không phải quấn bom quanh người.. (Khán giả cười) Vì tôi hình dung rằng đạo diễn sẽ bảo “Maz, tôi sẽ giao cho anh vai cướp ngân hàng bằng 1 quả bom quấn trên người" "Tại sao lại như vậy? Nếu tôi muốn có tiền, việc quái gì phải tự sát?" (Khán giả cười) Phải không. (Khán giả vỗ tay) "Đưa tiền đây. Hay là tao sẽ bị nổ banh xác." (Khán giả cười) "À, anh cứ việc banh xác. có điều, làm ơn ra bên ngoài nhé." (Khán giả cười) Sự thật là người tốt ở khắp nơi. Tôi thấy điều đó trong rất nhiều chương trình. Người tốt ở mọi nơi. Chuyện chỉ bắt đầu khi có ai đó làm mọi thứ rối tung lên. Như vài tháng trước, ở Quảng trường Thời Đại, New York, một người Hồi giáo Pakistan định cho nổ bom trên một chiếc xe. Tình cờ đêm đó tôi cũng đang ở Quảng trường Thời Đại trong một chương trình hài. Vài tháng trước nữa, một người Mỹ da trắng ở Austin, Texas đã lái máy bay đâm vào toà nhà IRS, và lại tình cờ, tôi cũng có mặt ở Austin trong một chương trình hài khác. Để tôi nói bạn nghe, là một người gốc Trung Đông, khi bạn có mặt ở nơi xảy ra những việc kiểu như vậy, bạn sẽ cảm thấy mình có tội. Khi xem bản tin, tôi nghĩ “Mình có liên quan gì đến vụ này không nhỉ?" (Khán giả cười) "Mình chẳng nhớ gì cả. Chuyện gì vậy nhỉ?" (Khán giả cười) Điều quan trọng là tay Hồi giáo Pakistan đó -- đã gieo tiếng xấu cho cả cộng đồng Hồi giáo người Trung Đông và người Pakistan trên toàn thế giới. Và một điều khác là người Pakistani Taliban có được uy tín sau vụ đánh bom bất thành. Câu hỏi của tôi là, tại sao anh lại có uy tín khi không thể nổ quả bom? "Ý chúng tôi là chúng tôi thử vậy thôi." (Khán giả cười) "Thêm nữa, vụ đó cũng được tính lương mà." (Khán giả cười) (Khán giả vỗ tay) "Tóm lại, hên xui!." (Khán giả vỗ tay) Khi một người da trắng lao máy bay vào toà nhà, Tôi biết những người bạn Trung Đông và Hồi giáo của mình ở Mỹ khi xem tv sẽ thầm nói "Làm ơn, không phải là một tay Trung Đông. Không là Hassan. Cũng chẳng phải Hussein." Khi thấy tên Jack xuất hiện. Tôi đã reo lên “"Woooo! Không liên quan đến chúng tôi." Nhưng khi xem bản tin tiếp theo, nó nói rằng “Trước đó, anh ta đã cải sang đạo Hồi." "Khốn kiếp. Sao vậy Jack? Tại sao?" Sự thật là tôi rất may mắn khi có cơ hội biểu diễn khắp thế giới, Tôi có rất nhiều chương trình ở Trung Đông. Tôi vừa có một chuyến lưu diễn qua 7 nước. Tôi đã đến Oman, Saudi Arabia. Tôi đã đến Dubai. Ở đó rất tuyệt, mọi người rất tốt bụng. Bạn sẽ biết thêm được rất nhiều điều ở những nơi đó. Tôi khuyến khích mọi người nên đi thử. Ví dụ như Dubai – một nơi rất tuyệt. Bạn biết đấy, ở đó họ bị ám ảnh bởi những thứ to nhất, cao nhất, dài nhất.. Họ có một khu mua sắm, Dubai Mall. Nó to đến nỗi họ có cả taxi trong đó. Khi đang đi bộ thì tôi nghe "Beep, beep." Tôi hỏi "Anh làm gì vậy?" Anh ta nói “Tôi đến cửa hàng Zara. Cách đây 3 dặm. Tránh đường. Điều điên rồ là, khi kinh tế suy thoái, thậm chí với cả Dubai, bạn sẽ khó mà biết được chuyện giá cả. Như ở Dubai Mall, Giống như bán thuốc vậy. Một lần, tôi nghe tiếng gọi "Psst. Habibi, ông bạn." (Khán giả cười) "Muốn mua sữa chua lạnh không? Lại đây. Lại đây. Tôi có 1 gram, 5 gram, 10 gram. Anh muốn bao nhiêu?" (Khán giả cười) Tôi mua 5 grams giá 10 đô. Hẳn 10 đô đấy! Tôi hỏi "Nó là gì vậy?" Anh ta đáp “Hàng tốt đấy, ông bạn. Hàng Columbia đấy. Loại thượng hạng." Một điều khác bạn sẽ biết khi đi qua các nước Trung Đông, đôi khi là các nước Mỹ Latin, Nam Mỹ -- đó là họ làm ra nhiều thứ, nhưng lại không theo quy tắc nào cả. Ví như khi tôi dẫn đứa con 2 tuổi của mình đi chơi ở Dubai Mall. Hãy so sánh với khi tôi đưa nó đi chơi ở Mỹ. Nếu tôi đặt nó lên cái ván trượt ở Mỹ, họ sẽ có cái gì đó trên cái ván để nó chạy từ từ. Không như ở Trung Đông. (Khán giả cười) Tôi vừa đặt con mình lên ván; thế là frrmrmm! Nó bay đâu mất. Tôi la lên “Con tôi đâu?" "Trên tầng 3, thưa ông. Trên tầng 3." (Khán giả cười) "Hãy gọi taxi. Đến cửa hàng Zara thì rẽ trái." (Khán giả cười) "Thử sữa chua đi. Hàng tốt đấy. Không mắc lắm đâu." Một điều tôi thường làm khi biểu diễn là tránh rập khuôn. Và tôi cũng cảm thấy tội lỗi về điều này. Ở Dubai có rất nhiều người Ấn Độ. Và họ thường không có mức lương cao. Tôi cứ nghĩ trong đầu là dân Ấn Độ ở đây toàn là lao động bình thường. Và tôi quên béng mất rằng cũng có những người Ấn thành công ở đây. Lần nọ, tôi có buổi biểu diễn, người ta bảo tôi “Chúng tôi sẽ cử tài xế đến đón ông." Thế là tôi xuống sảnh, và tôi thấy một người Ấn. Tôi nghĩ “Chắc gã này là tài xế của mình." Vì tôi thấy anh ta đứng đó, mặc bộ đồ rẻ tiền, râu nhọn và nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi tiến đến “Xin lỗi, anh là tài xế của tôi à?" Anh ta đáp “Không. Tôi là chủ khách sạn." (Khán giả cười) Tôi lại hỏi “Xin lỗi. Vậy sao anh cứ nhìn chằm chằm vào tôi?" Anh ta nói “Tôi tưởng anh là tài xế của tôi." (Khán giả vỗ tay) (Khán giả cười) Tôi chỉ muốn nói điều này: Tôi chỉ cố phá vỡ các khuôn phép cũ, cố cho các bạn thấy một Trung Đông tích cực – một Hồi giáo tích cực -- Và tôi hi vọng vài năm tới, có nhiều phim và chương trình truyền hình vượt ra khỏi khuôn khổ của Hollywood để nhìn chúng tôi với khía cạnh tích cực. Biết đâu, một ngày nào đó, chúng tôi sẽ có một James Bond của riêng mình. "Tôi là Bond, Jamal Bond." (Khán giả cười) Trong khi chờ đợi, tôi sẽ tiếp tục kể chuyện cười. Hi vọng tôi sẽ vẫn khiến bạn bật cười. Chúc một ngày lành. Cảm ơn các bạn. (Khán giả vỗ tay) Tên tôi là Seth Priebatsch Tôi tự hào là sinh viên Princeton bỏ học. Cũng tự hào đã trở lại Boston, nơi mà tôi thực sự lớn lên (Vỗ tay) Vâng, Boston. Chiến thắng dễ dàng, tôi chỉ nên đặt tên các nước mà chúng ta ở quanh đây. Tôi cũng đã quyết định thử và xây dựng một lớp các trò chơi tuyệt vời. Đây là một loại khái niệm mới và nó thực sự rất quan trọng bởi vì thập kỷ qua là thời đại của mạng xã hội thập kỷ mà nền tảng để chúng tôi kết nối với mọi người được xây dựng sẵn thập kỷ tới sẽ là thập kỉ mà nền tảng trò chơi được xây dựng nơi mà thúc đẩy chúng tôi sử dụng để tác động lên hành vi và nền tảng trong đó được xây dựng, quyết định và nó thực sự quan trọng. Tôi muốn xây dựng một lớp trò chơi bao trùm lên thế giới, nhưng điều đó không đúng lắm, bởi vì nó chưa được xây dựng, nó đang xảy ra. Và nó giống như thế này. Nó như là Web đã được làm vào năm 1997 đúng không? Nó không quá tốt. Nó là một mớ lộn xộn. Nó được lấp đầy với rất nhiều thứ khác nhau, tóm lại, nó không thú vị Có các chương trình thẻ tín dụng và tích lũy số dặm, thẻ giảm giá và tất cả các chương trình về lòng trung thành. sử dụng các trò chơi động lực và góp phần xây dựng lớp trò chơi Nó rất tồi. Nó không được thiết kế tốt. (Cười) Điều đó thật không may. Nhưng may mắn thay, anh hùng hành động ưa thích của tôi, chàng thợ xây Bob, nói "Chúng ta có thể làm nó tốt hơn. Chúng ta có thể xây nó tốt hơn" Và các công cụ, tài nguyên mà chúng tôi dùng để xây dựng lớp trò chơi là trò chơi động lực của nó. Và điểm mấu chốt mà bài phát biểu này sẽ đi qua là bốn trò chơi động lực thực sự quan trọng, thực sự thú vị nếu bạn sử dụng nó một cách có ý thức, bạn có thể sử dụng để tác động lên hành vi cả mặt tốt lẫn mặt xấu hoặc trung lập. Hy vọng cho mặt tốt. Nhưng đây là giai đoạn quan trọng khi mà nền tảng sẽ được xây dựng và vì vậy chúng tôi muốn các bạn suy nghĩ về nó một cách có ý thức ngay bây giờ Trước khi chúng ta đi vào vấn đề có một câu hỏi: Tại sao nó quan trọng? Tôi trả lời câu hỏi này có một lớp trò chơi bao trùm lên thế giới nó thực sự quan trọng khi chúng ta xây dựng nó đúng cách Lí do nó quan trọng là, trong thập kỷ qua những gì chúng ta đã thấy đã và đang xây dựng lên lớp xã hội là nền tảng để kết nối và sự xây dựng trên lớp đó đã kết thúc, nó đã hoàn thành. Vẫn có nhiều thứ để khám phá, nhiều người đang cố gắng mường tượng mạng xã hội và làm thế nào để tận dụng nó và sử dụng nó nhưng nền tảng chính nó đã hoàn thành và nó được gọi là Facebook Và nó ổn đúng không? Rất nhiều người rất vui vẻ với Facebook. Tôi cũng khá thích nó. họ đã tạo ra thứ được gọi là Open Graph và họ sở hữu tất cả các mối quan hệ của chúng ta. Họ sở hữu một nửa tỉ người. Vì vậy khi bạn muốn xây dựng trên lớp xã hội, nền tảng đã được quyết định là One Graph API. Và nếu chúng ta hài lòng với nó, tuyệt vời Nếu không thì thật tệ. Không có thứ gì bạn có thể làm. Và nó có thật. Ý tôi là chúng ta muốn xây dựng nền tảng bằng cách làm nó có thể chấp nhận được và làm nó có hiệu quả. Vì vậy, lớp xã hội là về những kết nối Lớp trò chơi là về những ảnh hưởng . Nó không thêm một cơ cấu xã hội vào web và kết nối bạn với người khác mọi nơi đâu bạn ở và mọi nơi đâu bạn đi, nó thực sự dùng các động lực và năng lượng để tác động lên hành vi của nơi bạn ở và thứ bạn làm ở đó bạn làm nó như thế nào. Nó rất rất mạnh mẽ. Và quan trọng hơn lớp xã hội, ảnh hưởng cuộc sống sâu hơn và có lẽ vô hình. Vì vậy nó vô cùng quan trọng vào thời điểm này trong khi nó đang được xây dựng các nền tảng như Facebook hay Open Graph đang tạo ra các lớp trò chơi tương đương mà chúng tôi nghĩ về nó rất có ý thức chúng tôi làm điều đó theo cách công khai, có sẵn và có tác dụng tốt. Vì vậy đó là cái mà tôi muốn nói về trò chơi động lực bởi vì việc xây dựng chỉ mới bắt đầu và chúng ta càng ý thức về nó càng có thể sử dụng nó tốt hơn cho những thứ chúng ta muốn Như tôi đã nói, cách để xây dựng lớp trò chơi không phải là kính, thép và xi măng. Và các nguồn lực chúng tôi sử dụng không phải là vùng đất hai chiều mà chúng ta có. Các nguồn lực là đầu óc, và công cụ, nguyên liệu là các trò chơi động lực. Trở lại SCVNGR, chúng ta thích đùa với 7 trò chơi động lực, bạn có thể làm bất cứ điều gì. Hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn 4, bởi vì tôi hy vọng có lợi thế cạnh tranh ở cuối. (Cười) Cái đầu tiên, nó là trò chơi động lực rất đơn giản. Nó được gọi là động lực chỉ định. Nó là động lực để thành công, người chơi phải làm vài thứ ở thời điểm định trước ở nơi được xác định trước. Và các động lực này đôi khi có chút đáng sợ, vì bạn nghĩ, "người khác có thể dùng lực mà sẽ điều khiển cách tôi tương tác: tôi làm gì, nơi làm, khi nào tôi làm nó." Loại "mất tự do" xãy ra trong trò chơi gây sợ hãi. Nên với mỗi động lực tôi sẽ cho 3 ví dụ: 1 cái chỉ cách nó sẽ được dùng trong thế giới thực, bạn sẽ nhận ra nó chút ít; một cái chỉ điều gì chúng ta xem xét trò chơi thông thường Tôi nghĩ tất cả là trò chơi, nhưng điều này hơn những gì bạn nghĩ về trò chơi trên bảng hoặc trên màn hình máy tính; và cách sử dụng tốt nó, vậy bạn có thể thấy rằng các lực lượng này rất mạnh. Cái đầu tiên, động lực chỉ định nổi tiếng nhất trên thế giới, được gọi là, "Giờ hạnh phúc." Gần đây tôi rời khỏi Princeton và thật sự kết thúc lần đầu ở quán bar, tôi thấy những giờ hạnh phúc ở khắp nơi. Và đây là động lực chỉ định đơn giản: đến đây vào thời điểm nhất định, lấy một nửa đồ uống. Trò chơi động lực rất mạnh, nó không chỉ tác động hành vi; còn tác động văn hóa. Thật là suy nghĩ đáng sợ, một trò chơi động lực có thể thay đổi vài thứ mạnh mẽ. Nó tồn tại trong các mẫu trò chơi thông thường. Tôi chắc tất cả đã nghe về Farmville. Nếu chưa, tôi đề nghị chơi nó. Bạn sẽ không làm gì cả ngày. Farmville có nhiều người dùng hơn Twitter. Nó vô cùng mạnh mẽ, và có động lực này nơi bạn phải trở về vào thời điểm nhất định để tưới nước cây giả hoặc chúng bị héo. Và điều này rất mạnh mẽ khi họ chỉnh sửa thống kê của họ, khi họ nói cây của bạn bị héo sau 8 giờ, hoặc sau 6 giờ, hoặc sau 24 giờ, nó thay đổi chu kỳ sống của 70 triệu người trong ngày. Họ quay về, như máy đồng hồ, ở các thời điểm khác nhau. Nếu họ muốn thế giới kết thúc, nếu họ muốn hiệu quả dừng lại, họ có thể làm chu kỳ 30 phút, và không ai có thể làm gì, đúng không? (Cười) Có chút đáng sợ. Nhưng nó cũng được dùng tốt. Công ty địa phương gọi là Vitality vừa tạo ra sản phẩm giúp người uống thuốc đúng giờ. Đó là sự chỉ định. Có vài thứ người ta không làm tốt. Họ có GlowCaps mà flash và gởi email cho bạn và làm vài thứ rất hay để nhắc nhở uống thuốc. Nó chưa là trò chơi, nhưng nên là. Bạn nên nhận điểm để làm đúng giờ và mất điểm nếu không làm đúng giờ. Họ nên nhận ra họ đã xây dựng động lực chỉ định, và thúc đẩy trò chơi. Sau đó bạn có thể đạt được trong vài cách thú vị. Chúng ta sẽ chuyển qua phần tiếp theo. Tác động và trạng thái. Đây là một trong các trò chơi động lực nổi tiếng nhất, được dùng khắp nơi. Bây giờ, nó được dùng trong túi bạn. Chúng ta đều muốn thẻ tín dụng bên trái nhất, vì nó màu đen. Bạn thấy ai đó ở CVS hoặc Không phải CVS, Christian Dior (Cười) Tôi không có thẻ đen; tôi có thể trả trước. (Cười) Họ rút nhanh và bạn thấy thẻ đen, và: "Tôi muốn bởi vì chúng ngầu hơn cái của tôi, và tôi cần nó." Nó cũng được dùng trong trò chơi. Modern Warfare một trong các trò chơi bán hàng thành công mọi thời đại. Tôi chỉ ở cấp 4, nhưng tôi tuyệt vọng muốn ở cấp 10. bởi vì họ có huy hiệu đỏ rất ngầu, và có nghĩa là tôi tốt hơn mọi người. Điều đó rất mạnh mẽ với tôi. Trạng thái thật sự là động lực tốt. Nó được dùng trong các thiết lập thông thường và có thể được dùng ý thức hơn ở đây. Trường học, tôi đã làm nó một năm qua, tôi nghĩ mình đủ tiêu chuẩn nói chuyện trong trường là trò chơi; nó chỉ không là trò chơi được thiết kế quá tệ. Có nhiều cấp độ, A, B, C. Có trạng thái. Người đứng đầu là gì, và trạng thái? Nếu chúng ta gọi người đứng đầu "White Knight Paladin cấp 20" Tôi nghĩ mọi người có lẽ làm việc chăm chỉ hơn. (Cười) (Vỗ tay) Trường học là trò chơi, có nhiều trải nghiệm về cách làm thế nào cho hợp lý. Hãy sử dụng nó có ý thức. Tại sao bạn thua trong trò chơi? Tại sao đi từ A tới F hoặc B tới C? Quá dở. Tại sao không tăng cấp? Ở Princeton, họ thật sự trải qua điều này, với các bài toán bạn đạt điểm kinh nghiệm, và bạn tăng điểm từ B lên A. Nó rất mạnh mẽ. Nó có thể được dùng theo cách thú vị. Cái thứ ba tôi sẽ nói tới là động lực tiến bộ, nơi bạn phải đạt tiến bộ, đi qua các bước khác nhau trong thời trang có hạt. Nó được dùng khắp nơi, gồm LinkedIn, nơi tôi không là cá nhân riêng biệt. Tôi mới hoàn thành 85% trên LinkedIn, và điều đó phiền tôi. Đó là dấu ấn sâu trong tâm chúng ta khi chúng ta được thể hiện với thanh tiến độ trình bày dễ hiểu, từng bước tiến hành để cố gắng hoàn thành thanh tiến độ, chúng ta sẽ làm. Chúng ta tìm cách dời đường màu xanh mọi cách để tới cạnh phải màn hình. Cũng được dùng trong trò chơi thông thường. Đây là Paladin cấp 10, và Paladin cấp 20. Nếu tôi định đánh Orcs trên các lĩnh vực của Mordor chống lại Ra's Al Ghul, Có lẽ bạn muốn cái lớn hơn phải không? Được thôi. Vì vậy mọi người làm việc chăm để lên cấp. World of Warcraft một trong các game thành công nhất mọi thời đại. Người chơi trung bình bỏ ra 6 tới 6.5 giờ ngày, những người chơi tận tụy, xem như công việc toàn thời gian, thật điên rồ. Họ có các hệ thống nơi bạn có thể tăng cấp. Và đó là thứ rất mạnh mẽ. Tiến độ là rất quyền lực. Nó có thể được dùng trong cách rất thuyết phục. Một điều chúng tôi tiến hành ở SCVNGR là: Làm sao bạn dùng trò chơi để tăng lượng truy cập và kinh doanh cho các công ty địa phương, vài thứ rất chủ yếu cho nền kinh tế? Và chúng tôi có trò chơi cho mọi người. Họ đi chơi, thử thách, kiếm điểm. Chúng tôi giới thiệu động lực tiến độ, nơi, đi tới cùng nơi lặp đi lặp lại, thử thách, khuyến khích kinh doanh, bạn di chuyển thanh màu xanh từ trái sang phải màn hình, và mở khóa phần thưởng. Điều này đủ mạnh để chúng tôi có thể thấy rằng nó hút mọi người vào các động lực, kéo họ trở lại các doanh nghiệp địa phương, tạo ra lòng trung thành, sự tham gia có thể điều khiển doanh thu, niềm vui và sự tham gia của các doanh nghiệp. Động lực tiến độ rất quyền lực, có thể dùng trong thế giới thực. Điều cuối tôi muốn nói, đó là điều tuyệt vời để kết thúc là khái niệm của khám phá cộng đồng, động lực trong đó mọi người phải làm việc cùng nhau để đạt cái gì đó. Khám phá cộng đồng rất quyền lực vì nó thúc đẩy mạng là xã hội để giải quyết vấn đề. Điều này được dùng trong tầng web tiêu dùng như Digg, tôi chắc bạn nghe tơi nó. Digg là động lực cộng đồng cố gắng tìm và kết hợp nguồn tin tốt nhất, những câu chuyện thú vị nhất. Họ bước đầu đưa vào trò chơi. Họ có bảng xếp hạng là nơi nếu bạn đề nghị các câu chuyện hay nhất bạn sẽ được điểm. Nó thật sự thúc đẩy mọi người tìm câu chuyện hay nhất. Nó đã trở nên mạnh mẽ, thật sự có âm mưu, một nhóm người, đứng thứ 7 trên bảng xếp hạng, người làm việc cùng nhau để đảm bảo vị trí đó, đề nghị các câu chuyện. Trò chơi trở nên mạnh mẽ hơn mục tiêu. Họ kết thúc đóng cửa bảng xếp hạng trong khi nó hiệu quả, thật quyền lực khi ngừng kết hợp các câu chuyện hay nhất, và bắt đầu có người làm việc để duy trì sự lãnh đạo. Vậy chúng ta phải sử dụng cái này cẩn thận. Nó cũng được dùng trong Monopoly của McDonald, nơi trò chơi không là Monopoly bạn đang chơi, nhưng tiểu thủ công nghiệp hình thành để thử tìm Boardwalk. Ở đó, họ không chỉ tìm kiếm nhãn dán nói "Boardwalk," mà con được dùng để tìm những thứ thật sự. Đó là thử thách bong bóng DARPA, nơi họ đã giấu các cặp bong bóng khắp nước Mỹ và nói, Hãy dùng mạng. Thử tìm bong bóng nhanh nhất, người thắng cuộc sẽ nhận 40.000 đô Người chiến thắng là một nhóm của MIT, nơi họ tạo ra loại mô hình kim tự tháp, mạng, nơi người đầu tiên chỉ ra vị trí của bong bóng nhận 2.000 usd, và bất cứ ai đưa ra đề nghị cũng bị cắt. Trong 12 giờ, họ có thể tìm tất cả bong bóng, khắp đất nước. Động lực thật mạnh. Khi tôi còn 20 giây, nếu tôi đi để lại cho bạn bất cứ cái gì, thập kỷ qua là thập kỷ xã hội. Thập kỷ tiếp theo là thập kỷ trò chơi. Chúng tôi sử dụng trò chơi động lực để xây dựng với khối óc. Chúng tôi có thể tác động hành vi. Nó rất mạnh mẽ. Rất thú vị. Chúng ta hãy xây dựng nó cùng nhau, hãy làm và chơi vui vẻ. Ngày nay, chúng ta bị ngập chìm trong biển thông tin dữ liệu. Tin tốt là có một giải pháp đơn giản cho vấn đề đó, và đó là dùng đôi mắt của chúng ta nhiều hơn, Phương pháp hình ảnh hóa dữ liệu cho phép thấy được những hình ảnh và liên kết có ý nghĩa và có thể thiết lập lại dữ liệu một cách dễ hiểu hơn, đến mức có thể kể được 1 câu chuyện, hay cho phép ta chỉ tập trung vào phần thông tin quan trọng nhất. Nếu không thì dữ liệu ít ra trông cũng đẹp Chúng ta hãy xem nào. Đây là $Billion Dollar o-Gram, biểu đồ này xuất phát từ sự mệt mỏi của tôi khi đọc về các tin tức với những con số hàng tỷ đô la Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu không có bối cảnh cụ thể nào đó: ví dụ như 500 tỷ cho đường ống này, hay 20 tỷ cho cuộc chiến kia Chúng chả có ý nghĩa gì, vì thế cách duy nhất để hiểu chúng là liên kết và hình ảnh hóa chúng. Do đó tôi đã thu thập nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và vẽ chúng lại theo đúng tỷ lệ các con số Còn màu sắc thì đại diện cho ý nghĩa của số tiền đó. Màu tím đại diện cho "chiến tranh," đỏ là "tiền viện trợ", còn xanh lục là "đầu cơ trục lợi." Và điều bạn có thể thấy ngay được là bạn bắt đầu thấy mối liên hệ giữa các con số Bạn có thể thấy chúng theo đúng nghĩa đen Quan trọng hơn, bạn bắt đầu thấy được những xu hướng và liên kết giữa các con số nằm rải rác ở những báo cáo khác nhau. Để tôi cho bạn xem điều yêu thích của tôi: Đây là doanh thu khối OPEC, hình màu xanh lục này -- 780 tỷ một năm. Và chấm bé xíu ở góc này -- 3 tỷ -- là quỹ họ bảo trợ cho việc thay đổi khí hậu Người Mỹ hào phóng một cách kinh ngạc, quyên góp từ thiện trên 300 tỷ mỗi năm, khi so với các quỹ viện trợ khác của top 17 quốc gia công nghiệp hàng đầu khác với 120 tỷ. Vì thế nên tất nhiên, cuộc chiến Iraq, dự đoán tiêu tốn chỉ 60 tỷ hồi năm 2003. Giờ đây, Afghnistan và Iraq đã tiêu tốn tới 3,000 tỷ. Giờ khi chúng ta có được cấu trúc này, chúng ta có thể thêm các con số khác vào để tạo ra những biểu đồ hình ảnh mới Hãy cùng xem mức nợ của châu Phi. Bạn hãy thử đoán tỷ lệ trong biểu đồ này khoản tiền châu Phi nợ phương Tây Hãy cùng xem. Và đây: 227 tỷ mà châu Phi nợ Và cuộc khủng hoàng tài chính gần đây, có kích cỡ ra sao? Tổn thất của thế giới là bao nhiêu? Hãy cùng xem. Đù -- tôi nghĩ đó là âm thanh phù hợp với khối lượng tiền đó, 11,900 tỷ. Bằng cách hình ảnh hóa những thông tin này biến chúng thành những hình có ý nghĩa để bạn có thể thấy chúng bằng mắt của mình nó chính là một loại bản đồ - bản đồ thông tin. Khi bạn bị lạc trong biển thông tin, thì một bản đồ như vậy khá hữu ích. Tôi muốn cho các bạn xem một hình ảnh khác Chúng ta hãy tưởng tượng xem hình ảnh nỗi sợ hãi của thế giới trông ra sao. Hãy cùng xem. Đây là Mountains Out of Molehills, dòng thời gian của nỗi sợ hãi toàn cầu. (tiếng cười) Tôi sẽ chỉ bạn cách đọc ngay bây giờ Chiều cao của đồ thị là mức độ của nỗi sợ hãi được ghi lại qua các phương tiện truyền thông. Xem thử một số ví dụ. Màu hồng là cúm heo Cúm gia cầm. SARS -- màu nâu ở đây. Bạn nhớ nó chứ? Căn bệnh thế kỷ, một tai họa thật khủng khiếp. Những đỉnh màu xanh nhỏ này là những vụ va chạm thiên thạch (tiếng cười) Vào mùa hè, ở điểm này, những con ong bắp cày - (tiếng cười) Đây là những gì chúng ta thường hay sợ trong thời đại thông tin này Nhưng điều tôi thích - tôi là một nhà báo Điều tôi thích là tìm ra xu hướng ẩn giấu tôi thích làm thám tử điều tra dữ liệu Và các xu hướng kì lạ thú vị được ẩn giấu trong dữ liệu này bạn chỉ có thể nhận biết được khi hình ảnh hóa nó Để tôi cho mọi người thấy, đường này chỉ ra các trò chơi bạo lực như bạn nhìn thấy đấy, có một sự lặp lại lạ lùng và thường xuyên có hai cái đỉnh mỗi năm . Nếu nhìn kĩ, ta sẽ thấy mấy cái đỉnh này xuất hiện trong cùng một tháng hàng năm Tại sao vậy ? Vào tháng 11, khi các video game được tung ra mùa Giáng sinh có lẽ sẽ có một đợt tranh luận lớn về nội dung trò chơi Nhưng tháng 4 không phải là tháng quan trọng để tung ra sản phẩm game. Tại sao lại là tháng Tư? Có lẽ nó xuất phát từ việc nổ súng tại Columbine vào tháng 4 năm 1999 Kể từ đó, nỗi sợ hãi về súng đạn đã được giới truyền thông ghi nhớ Cứ thế nỗi sợ đó lại trỗi lên hàng năm Các lễ kỉ niệm, tưởng niệm, các vụ án được tòa thụ lý hay những vụ bạo lực giống vậy, tất cả đã đẩy nỗi sợ hãi lên đỉnh điểm. Và ở đây cũng có thêm một sự xu hướng khác Mọi người có thấy khoảng trống đó không? Nó ảnh hưởng đến các câu chuyện khác. Tại sao lại có khoảng trống chỗ này? Nó bắt đầu từ khi nào nhỉ? Tháng 9 năm 2001 Thời điểm chúng ta sợ hãi về một điều thật kinh khủng. Tôi làm công việc thu thập dữ liệu gần một năm nay và tôi luôn liên tục nghe cụm từ này Nghe hoài, "Dữ liệu là nguồn tài nguyên mới" Dữ liệu là một loại nguyên liệu phổ biến được dùng để tạo ra các phát minh hay kiến thức mới thông tin ở khắp mọi nơi và nó có thể được thu thập dễ dàng Đây không phải là cách ví von hay trong thời đại này nhất là nếu bạn sống ở gần vịnh Mêxicô nhưng có lẽ tôi sẽ giải thích ý ẩn dụ này từ từ và theo tôi, "Dữ liệu là nguồn đất mới" Với tôi, nó giống như một mảnh đất nuôi dưỡng sáng tạo. Trong các năm qua, online, chúng ta đã tạo một nguồn thông tin, dữ liệu khổng lồ, và tạo ra nhiều mạng lưới kết nối rộng rãi Các tình nguyện viên và kể cả chính phủ đã làm tốt việc này Ok, tôi đã bật mí ẩn dụ này một ít rồi đấy nhưng đây thực sự là một mảnh đất màu mỡ Các hình ảnh hóa thông tin và dữ liệu này giống như bông hoa nở rộ trên mảnh đất này Nếu mọi người nhìn trực diện, chúng đơn thuần là số liệu và dữ kiện rời rạc. Nhưng nếu bạn bắt đầu làm việc với và "chơi" với chúng đúng cách bạn sẽ khám phá ra nhiều thứ thú vị cũng như các thông tin ẩn giấu Để tôi chỉ cho các bạn cái này Mọi người đoán được hình ảnh này là gì không? Nó tăng cao hai lần mỗi năm, một là vào Lễ Phục Sinh và một là vào hai tuần trước Giáng sinh tạo ra các đỉnh nhỏ thứ hai hàng tuần và im ắng suốt mùa hè? Mọi người đoán thử đi. (Khán giả: Sôcola) DM: sô cô la? Có lẽ bạn thích thanh sô cô la, Còn ai muốn đoán nữa không? (Khán giả: mua sắm) DM: Mua sắm Vâng, ý tưởng mua sắm cũng hay (khán giả: nghỉ ốm) DM: Nghỉ ốm. Hay đó. Chắn chắn là ai cũng muốn vài ngày nghỉ rồi. Đây là câu trả lời:~ "Mùa cao điểm chia tay" (Tiếng vỗ tay) Đây là thông tin mà Lee Bryon và tôi đã lọc ra từ 10 ngàn trạng thái trên Facebook cho cụm từ "chia tay" và "tan vỡ" và đây là quy luật chúng tôi đã tìm ra-- mọi người chia tay để đú đởn kì nghỉ xuân (Cười) Chia tay vào thứ hai - kết quả của một cuối tuần tồi tệ, cô đơn suốt mùa hè, theo sau là thời điểm chia tay thấp nhất trong năm: Giáng Sinh Ai mà chia tay trong Giáng sinh chứ? Vậy nên, hiện tại, ta có một lượng lớn thông tin mà chưa từng có trước đó. Nếu các bạn hỏi đúng câu hỏi, hay làm đúng cách, những điều thú vị sẽ lộ diện. Đó, thông tin rất tuyệt vời, dữ liệu cũng tuyệt vời Tôi băn khoăn liệu tôi có thể làm cho cuộc sống tôi trở nên tuyệt vời Và đây là đơn xin việc hình ảnh của tôi Tôi không nghĩ là tôi thành công Khá cứng nhắc, màu sắc cũng không bắt mắt. Nhưng tôi muốn nói rằng Khởi đầu tôi làm lập trình viên sau đó tôi viết văn khoảng 20 năm trong lĩnh vực xuất bản, báo mạng và quảng cáo và tôi chỉ mới bắt đầu thiết kế dạo gần đây. Dĩ nhiên là tôi chưa bao giờ được đào tạo ở trường cả. Tôi chưa bao giờ học nghệ thuật hay các môn như vậy Tôi chỉ học nó trong lúc làm việc này. Nhưng khi tôi bắt đầu thiết kế, Tôi phát hiện ra một điều kỳ lạ: Tôi đã biết thiết kế như thế nào nhưng nó không giống như tài năng thiên bẩm mà là tôi nhạy cảm hơn với những ý tưởng về đường thẳng và khối không gian, kĩ thuật cân chỉnh, ghép chữ. Nó giống như do làm quen với truyền thông nhiều năm qua đã tự bồi đắp kĩ năng thiết kế trong tôi Và tôi không nghĩ mình là độc nhất. Tôi nhận thấy mỗi ngày, tất cả chúng ta bị choáng ngợp trước hàng loạt thông tin. Các thông tin này đập vào mắt thông qua các trang mạng và đa phần chúng ta tiếp nhận thông tin qua thị giác nhiều hơn. Chúng ta luôn yêu cầu hình ảnh trong việc tiếp thu dữ liệu. Thông tin được hình ảnh hóa có điểm khá giống ảo thuật nó tự nhiên chảy vào trong đầu chúng ta. Nếu như đang đứng giữa một rừng thông tin, hãy nghĩ đến một bức đồ họa sinh động hay một mô hình dữ liệu dễ nhìn chúng sẽ là cứu cánh, bạn sẽ có cảm giác như đã thoát khỏi mê cung. Khi tìm hiểu sâu hơn, chúng dẫn tôi đến công việc của một nhà vật lý Đan Mạch tên Tor Norretranders, ông ta đã chuyển hóa các giác quan theo ngôn ngữ máy tính. Đây là các giác quan, đang đổ vào các giác quan mỗi giây. Thị giác hoạt động nhanh nhất. Nó có tốc độ tương tự mạng máy tính Sau đó là xúc giác, giống như tốc độ của USB. Tiếp nữa là thính giác và khứu giác có cảm giác giống ổ cắm đĩa cứng. Vị giác xếp cuối cùng Vị giác có tốc độ giống máy tính bỏ túi Và cái ô vuông nhỏ góc dưới, 0.7% là số lượng mà chúng ta thực sự nhận thức được. Vâng, rất nhiều nhận thức của bạn liên quan đến thị giác. Nó xảy ra một cách vô thức. Đôi mắt rất là nhạy cảm với các thay đổi trong màu sắc, hình dạng và xu hướng. Mắt ta thích điều đó, cho rằng đó là xinh đẹp. Đó là ngôn ngữ của mắt. Nếu bạn kết hợp ngôn ngữ mắt với ngôn ngữ tư duy, tư duy về từ ngữ, con số và các ý tưởng, là lúc bạn sử dụng song ngữ cùng một lúc, cái này bổ trợ cho cái còn lại. Bạn nhìn trước rồi mới để ý đến nội dung Và đó là tất cả - hai ngôn ngữ cùng xuất hiện một thời điểm. Vậy là bạn có thể dùng ngôn ngữ mới này để thay đổi quan điểm hoặc suy nghĩ Tôi muốn hỏi mọi người một câu đơn giản, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn thôi: Nước nào có ngân sách quốc phòng lớn nhất? Hẳn là Mỹ rồi, đúng không? Con số rất khủng. 609 tỉ năm 2008 hình như là 607 tỉ. Con số này lớn đến nổi nó bằng tất cả ngân sách quân sự trên thế giới cộng lại. Bây giờ, bạn có thể lấy tổng nợ của châu Phi và thâm hụt ngân quỹ của Anh để tham khảo Điều này có lẽ đánh lên hồi chuông khiến bạn nghĩ rằng quân đội Mỹ là một cỗ máy hiếu chiến, chế ngự thế giới với ngành công nghiệp quốc phòng khổng lồ. Nhưng liệu Mỹ có thật là nước có ngân sách lớn nhất? Bởi vì Mỹ là một đất nước giàu có, nền kinh tế Mỹ to đến nổi nó bằng tổng nền kinh tế của top bốn quốc gia công nghiệp khác cộng lại Với sự giàu có như vậy thì ngân sách cho quân sự lớn là bình thường. Để so sánh công bằng hơn, chúng ta thử xem xét một số dữ liệu khác, ví dụ như GDP, hay tổng thu nhập quốc gia Nước nào có tỷ lệ ngân sách/GDP lớn nhất? Cùng xem nhé. Mọi thứ thay đổi rõ rệt Đập vào mắt bạn sẽ là những nước khác Trong khi Mỹ chỉ còn đứng thứ tám. Bạn có thể so sánh tương tự với binh sĩ. Nước nào có nhiều lính nhất? Trung Quốc. Dĩ nhiên rồi, 2.1 triệu quân. Lần nữa, vang lên trong đầu bạn sẽ là Trung Quốc có chế độ quân đội hóa trong tư thế sẵn sàng tổng động viên. Nhưng mà Trung Quốc cũng là một nước đông dân Nên nếu chúng ta so sánh tỷ lệ tương tự, chúng ta sẽ thấy một điều khác hoàn toàn, Trung Quốc đứng thứ 124. Nó chỉ có một đội quân nhỏ, khi ta đem so với những dữ liệu khác. Cho nên, những con số tuyệt đối, ví dụ như ngân sách quốc phòng, trong thế giới phẳng ngày nay, không cho bạn những nhận định đúng đắn. Chúng ta cần những số liệu tương quan để có thể nhìn tổng thể bức tranh và làm chúng ta thay đổi lối suy nghĩ. Giống như bậc thầy Hans Rosling , bậc thầy của tôi, từng nói: "Hãy để dữ liệu thay đổi suy nghĩ của bạn" Có lẽ nó cũng thay đổi thái độ của bạn. Hãy nhìn vào hình ảnh này Tôi khá là khỏe mạnh. Tôi sử dụng thực phẩm chức năng và tập thể dục nhưng tôi chưa bao giờ hiểu các chứng cứ được đưa ra Luôn có những chứng cứ mâu thuẫn nhau. Tôi có nên uống vitamin C không? Tôi có nên uống thảo dược? Đây là dẫn chứng bằng hình ảnh của thực phẩm chức năng. Kiểu đồ thị này gọi là đồ thị bong bóng. Bong bóng càng ở trên cao, thì càng nhiều bằng chứng cho mỗi loại thực phẩm chức năng Các bong bóng thể hiện sự phổ biến khi tìm kiếm trên Google. Các bạn có thể lập tức hiểu mối quan hệ giữa tính hiệu quả và sự phổ quát. Bạn có thể chấm điểm cho các chứng cứ này bằng cách tạo một đường "giá trị" Thuốc ở phía trên đường kẻ thì đáng để tìm hiểu nhưng chỉ dành cho những điều kiện nhất định, và những thuốc bổ nằm phía dưới cái đường kẻ có lẽ không đáng để quan tâm. Hình ảnh này có được từ một lượng lớn công việc. Chúng tôi đã loại ra 1000 nghiên cứu từ PubMed, dữ liệu y sinh, chúng tôi đã gom chúng lại và chấm điểm. Có một điều làm tôi nản lòng là vì tôi phải làm một quyển sách chứa 250 hình ảnh hóa dữ liệu, tôi đã dành cả 1 tháng để làm việc này, và chỉ làm được có hai trang thôi. Nhưng nó chỉ ra rằng Dữ liệu hình ảnh như thế này là một dạng kiến thức tổng hợp. Đây là cách tóm tắt lượng lớn thông tin và hiểu biết vào trong một không gian nhỏ hơn. Một khi bạn đã lựa chọn dữ liệu, và rồi thanh lọc chúng bạn làm được những thứ thú vị như vầy Tôi đã biến nó thành một ứng dụng mang tính tương tác, giờ tôi có thể tạo đơn đăng kí online Đây là hình ảnh hóa online và tôi có thể nói "Tuyệt vời" nó tự động làm phần việc của mình. Vậy nên khi cần, "chỉ cho tao thứ gì ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch." Hãy cùng lọc lại thông tin nào, Lọc bỏ đi tim mạch, và kết quả hiện ra dễ dàng. Tôi nghĩ: "Không. Tôi không muốn sợi tổng hợp, Tôi muốn thực vật, cho tôi xem thảo dược." Vậy là tôi có thành phần hoàn toàn tự nhiên. Ứng dụng này tự làm việc của nó từ bộ dữ liệu. Toàn bộ dữ liệu được lưu trong Google Doc, và nó tự tạo ra từ những dữ liệu đó. Giờ thì có dữ liệu rồi; đây là một hình ảnh sống động, và tôi có thể cập nhật nó trong tích tắc. Bằng chứng mới hiện ra. Tôi chỉ đổi một dòng trên bộ dữ liệu. Một lần nữa, hình ảnh tự biến đổi. Thú vị nhỉ! Nó giống như một dạng thực thể sống. Nhưng nó có ý nghĩa sâu xa hơn việc đơn thuần là những con số Tôi hay áp dụng việc hình ảnh hóa dữ liệu để xây dựng ý tưởng và nội dung. Đây là hình ảnh của tình hình chính trị, Một thử nghiệm đáng để thử và hiểu hơn cách làm việc của nó và làm cách nào ý tưởng được truyền đạt từ chính phủ vào trong xã hội và văn hóa, vào gia đình, cá nhân, và tôn giáo. và quay ngược trở lại chính phủ. Cái tôi thích trong hình ảnh này là nó cho thấy vấn đề, nó khai phá thế giới quan của chúng ta và nó giúp chúng ta thấy những người khác nghĩ gì, cho ta thấy họ đến từ đâu. Bạn sẽ cảm thấy hứng thú khi làm điều này Điều làm tôi hứng thú nhất để thiết kế cái này là khi tôi thiết kế hình ảnh này, tối rất muốn hình phía bên trái nhìn tốt hơn phía bên phải Là một nhà báo, cũng là người thuận bên trái nhưng tôi không thể, vì tôi sẽ tạo nên một biểu đồ khập khiễng. Để tạo nên một bức tranh toàn diện mọi mặt, Tôi phải tôn lên những thứ phía bên phải đồng thời nhận ra, chả thoải mái gì, bao nhiêu tính đó thật sự có trong tôi cái mà làm tôi rất, rất phiền và không thoải mái. (Cười) Nhưng không phải là quá bất tiện, vì có những thứ không đáng đắn đo nhiều Về việc đánh giá bối cảnh chính trị, với việc bị buộc phải nghe từ một phía. các bạn có thể có các quan điểm mâu thuẫn một cách vui vẻ khi bạn hiểu chúng. Thậm chí còn vui hơn khi tập trung vào vì đó là hình ảnh. Đó là những gì làm tôi hào hứng, nhìn những dữ liệu này thay đổi quan điểm của tôi và cắt đoạn lối suy nghĩ của tôi. Những dữ liệu này hay kinh khủng! Vậy nên, tóm lại là, Điều tôi muốn nói là hình ảnh hóa là chìa khóa cho vấn đề và cung cấp những giải pháp thiết thực, Hình ảnh hóa thông tin được tạo ra để giải quyết các vấn đề về thông tin. Chúng ta có vẻ có nhiều vấn đề thông tin trong xã hội hiện nay từ việc quá tải và bão hòa cho đến phá vỡ niềm tin tràn đầy nghi ngờ và thiếu sự minh bạch, hay thậm chí là thiếu hứng thú. Ý tôi là, tôi thấy thông tin quá thú vị. Từ tính của nó quá mạnh đã thu hút tôi. Vậy nên dữ liệu hình ảnh cho chúng ta một giải pháp nhanh chóng cho những vấn đề đó. Thậm chí khi có những dữ liệu rất tệ, hình ảnh hóa có thể sẽ dễ tiếp thu hơn. Thường thì chúng ta làm rõ hoặc trả lời một câu hỏi đơn giản rất nhanh, ví dụ như như câu hỏi, có một vụ phun trào núi lửa gần đây ở Iceland, Cái nào thải nhiều khí CO2 nhất? Máy bay hay núi lửa? Chuyên cơ hay núi lửa? Hãy nhìn vào hình ảnh. Nhìn vào hình ảnh ta thấy: Núi lửa thải ra 150 nghìn tấn CO2; còn các chuyên cơ này có lẽ đã thải 345 nghìn tấn nếu nó bay trên trời Nên, cơ bản là, chúng ta đã có vụ núi lửa nhân tạo đầu tiên. (Cười) (Vỗ tay) Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay) Hãy đi cùng tôi tới điểm tận cùng thế giới, Nam Cực, chốn cao nhất, khô nhất, gió mạnh nhất, và vâng, lạnh lẽo nhất trên thế giới -- khô cằn hơn cả sa mạc Sahara và, ở vài điểm, còn lạnh lẽo hơn sao Hỏa. Băng ở Nam Cực phát ra một ánh sáng chói lọi tới mức có thể làm mù mắt ai không đeo kính bảo hộ. Những nhà thám hiểm đầu tiên xoa cô-ca-in vào mắt để cho đỡ đau. Trọng lượng băng nặng tới mức toàn bộ châu lục chìm xuống dưới mực nước biển vì trọng lượng ấy. Nhưng, băng Nam Cực như một cái lịch ghi lại thay đổi khí hậu vậy. Nó lưu lại sự tăng giảm hàng năm của khí nhà kính và nhiệt độ từ trước cả những kỉ băng hà gần đây nhất. Không đâu trên trái đất cho ta một bản lưu trữ hoàn hảo tới như vậy. Và nơi đây, các nhà khoa học đang khoan vào quá khứ hành tinh của chúng ta để tìm manh mối dự đoán tương lai của thay đổi khí hậu. Tháng một vừa qua, tôi đi tới một nơi gọi là Phân vùng Băng tảng Tây Nam Cực (WAIS), cách điểm cực Nam chừng 600 dặm. Đó là nơi tuyệt nhất quả đất, nhiều người nói vậy, để nghiên cứu lịch sử thay đổi khí hậu. Ở đó, chừng 45 nhà khoa học từ Đại học Wisconsin, Viện Nghiên cứu Sa mạc ở Nevada và nhiều cơ quan khác đang hăng say làm việc để trả lời một câu hỏi trọng yếu về sự nóng lên của trái đất. Mối quan hệ chính xác giữa lượng khí nhà kính và nhiệt độ trái đất là gì? Việc này rất khẩn cấp. Ta biết nhiệt độ đang tăng. Tháng năm vừa qua, nhiệt độ toàn cầu nóng nhất từ trước tới nay. Và ta cũng biết là lượng khí nhà kính cũng đang tăng. Điều ta không biết là ảnh hưởng chính xác, chi tiết, trực tiếp của những thay đổi này trên những qui luật khí hậu tự nhiên -- gió, hải lưu, lượng mưa, sự tạo mây, những thứ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng sống của hàng tỉ người. Nguyên cơ sở nghiên cứu, từng món thiết bị, được chở bằng phà qua 885 dặm từ Trạm McMurdo, kho căn cứ dự trữ chính của nước Mỹ ở bờ biển Nam Cực. Còn Phân vùng Băng tảng Nam Cực (WAIS), chỉ là một vòng tròn các lều cắm trong tuyết. Trong bão tuyết mù gió, cả đội treo dây nối các lều với nhau để mọi người có thể an toàn lần đường đến căn nhà dựng bằng băng gần nhất và đến nhà tiêu gần nhất. Tuyết rơi nhiều đến nỗi cả trại gần như bị chôn vùi ngay lập tức. Thật vậy, các nhà nghiên cứu chọn địa điểm này bởi vì băng và tuyết tích tụ ở đó nhanh gấp 10 lần bất kì điểm nào khác ở Nam Cực. Mỗi ngày họ lại phải tự đào mình ra khỏi tuyết. Điều này tạo nên một chuyến đi kì quái và lạnh rùng cả mình. (Tiếng cười) Nhưng bên dưới bề mặt là những hoạt động công nghệ vô cùng náo nhiệt xoay quanh một giàn khoan trị giá tám triệu đô-la. Theo chu kì, máy khoan này, như một cây kim giải phẫu, khoan sâu hàng ngàn feet vào băng để rút lên một chút khí trong lõi và đồng vị hóa học để nghiên cứu. Mười lần một ngày, họ rút lên một ống trụ dài 10 feet chứa những tinh thể băng nén chặt trong đó có không khí không lẫn tạp chất và cả vi hóa chất bị tuyết đè xuống, mùa này qua mùa khác trong hàng ngàn năm. Đó thật sự là một cỗ máy thời gian. Vào lúc đỉnh điểm của hoạt động nghiên cứu hồi đầu năm nay, các nhà nghiên cứu hạ máy khoan sâu thêm một trăm feet nữa vào băng mỗi ngày và 365 năm nữa ngược dòng quá khứ. Theo chu kì, họ lấy ra một ống trụ băng, như trọng tài bắn súng lấy ra một ống đạn đã dùng hết từ ống khoan. Họ nghiên cứu ống băng, kiểm tra xem có vết nứt nào không, có bị hư hỏng trong quá trình khoan, vụn vỡ hay sứt mẻ không. Quan trọng hơn, Họ chuẩn bị cho nó được nghiên cứu và phân tích bởi 27 phòng thí nghiệm hoạt động độc lập ở Mỹ và châu Âu, các phòng thí nghiệp này sẽ kiểm tra 40 vi hóa chất trong ống băng có liên quan đến khí hậu, vài vi hóa chất được đo bằng đơn vị một trên nghìn triệu triệu. Vâng, tôi nói là nghìn lũy thừa năm, nghìn triệu triệu. Họ cắt các ống băng thành những đoạn dài ba feet để dễ dàng hơn trong việc thao tác và vận chuyển tới các phòng thí nghiệm kia, xa điểm khoan tới 8000 dặm. Mỗi ống băng như món thạch nhiều lớp của thời gian. Băng này tạo từ tuyết 15800 năm trước, khi tổ tiên của chúng ta còn trát sơn lên người và đang chiêm nghiệm kĩ thuật đột phá mới gọi là bảng chữ cái. Ngập trong ánh sáng phân cực và được cắt lát, mảnh băng xưa cũ này hiện lên là một bức tranh khảm nhiềm màu sắc, mỗi màu cho thấy những điều kiện môi trường sâu trong băng đã tác động lên vật liệu này như thế nào ở những độ sâu nơi mà áp suất có thể đạt tới một tấn trên mỗi inch vuông. Mỗi năm, mọi sự bắt đầu từ một bông tuyết, và bằng cách đào vào tuyết mới, ta có thể thấy ngày nay quá trình ấy đang tiếp diễn như thế nào. Bức tường tuyết không bị xáo trộn này, được mặt trời chiếu sáng từ phía sau, cho thấy các vạch tuyết mùa đông và mùa hè, từng lớp một. Mỗi cơn bão càn quét qua bầu khí quyển, cuốn đi bụi, muội than, vi hóa chất, và thả lại những chất đó trên đống tuyết năm này qua năm khác, thiên niên kỉ này qua thiên niên kỉ khác, tạo nên một dạng bảng tuần hoàn hóa học mà tại thời điểm này dày hơn 11000 feet. Từ đây, ta có thể có vô cùng nhiều khám phá. Chúng ta có thể thấy can-xi từ các sa mạc trên thế giới, muội từ những vụ cháy rừng xa xăm, mê-tan, chất cho thấy cường độ gió mùa ở Thái Bình Dương, tất cả được gió từ những vĩ độ ấm áp hơn cuốn theo để tới chốn xa xôi lạnh lẽo này. Điều quan trọng nhất là, những ống băng này và tuyết này giữ lại không khí. Mỗi ống chứa khoảng 10 phần trăm là khí cổ đại, một cỗ máy thời gian tinh khiết cho khí nhà kính -- các-bô-nic, mê tan, ni-tơ ô-xít -- tất cả không thay đổi gì từ ngày chỗ băng đó được hình thành và lần đầu sụp đổ. Và đây là đối tượng mà các nhà khoa học nghiên cứu cẩn thận. Nhưng chẳng phải ta đã biết điều ta cần biết về khí nhà kính hay sao? Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu chủ đề này nữa? Chẳng phải ta đã biết các khí ấy ảnh hưởng đến nhiệt độ thế nào sao? Chẳng phải ta đã biết hậu quả của thay đổi khí hậu với nền văn minh đã định hình của chúng ta? Sự thực là, chúng ta mới chỉ biết đại khái, và cái mà ta không hiểu rõ tường tận, thì ta không thể sửa chữa cho đúng được. Thật vây, ta đứng trước nguy cơ làm mọi sự còn tồi tệ hơn. Hãy nghĩ tới nỗ lực bảo vệ môi trường toàn cầu thành công nhất của thế kỉ 20, Hiệp định Montreal, trong đó các quốc gia trên thế giới cùng chung tay bảo vệ hành tinh từ những hậu quả tai hại của các hóa chất phá hủy tầng ô-zôn mà hồi đó được dùng trong máy điều hòa, tủ lạnh, và các thiết bị tạo lạnh khác. Chúng ta đã cấm các hóa chất ấy, và, một cách không hay biết, ta thay chúng bằng các chất khác mà, nếu so phân tử với phân tử thì còn mạnh gấp cả trăm lần trong vai trò khí nhà kính giữ nhiệt so với các-bô-nic. Quá trình này cần những biện pháp thận trọng hơn bình thường nhiều. Các nhà khoa học phải đảm bảo là băng không bị lẫn tạp chất. Hơn nữa, trong hành trình 8000 dặm này, họ phải đảm bảo là băng không bị tan. Hãy tưởng tượng bạn phải tung hứng một quả bóng tuyết đi qua vùng xích đạo vậy. Trên thực tế, họ phải đảm bảo là nhiệt độ của băng này không bao giờ tăng quá âm 20 độ, nếu không, những khí chủ chốt bên trong sẽ bay mất. Vậy là, ở nơi lạnh nhất trên trái đất, họ phải làm việc trong một chiếc tủ lạnh. Khi họ thao tác với băng, trên thực tế, họ phải có thêm một đôi găng tay ủ ấm trong lò, để cho, khi đôi găng hiện giờ của họ đóng đá và ngón tay tê cứng, họ có thể thay đôi khác. Họ làm việc gấp rút, trong nhiệt độ gây nhiều trở ngại. Tới giờ, họ đã đóng gói được chừng 4500 feet băng tảng để chuyển về nước Mỹ. Mùa vừa qua, Họ đích thân khiêng chúng qua mặt băng để mang tới phi cơ. Đội Không quân Quốc gia 109 lái máy bay chở đợt băng tảng gần đây nhất tới bờ biển Nam Cực, nơi nó được chuyển qua máy bay chuyên chở, bay qua xích đạo tới California, dỡ ra, đặt lên xe tải, lái qua sa mạc tới Phòng Thí nghiệm Băng Quốc gia ở Denver, Colorado, nơi mà, vào lúc ta đang nói chuyện đây, các nhà khoa học đang xẻ vật liệu này ra để làm mẫu, làm xét nghiệm, để phân phát tới các phòng thí nghiệm trên khắp đất nước và ở châu Âu. Nam Cực là phần trống trải cuối cùng của hành tinh này -- điểm mù trong viễn cảnh ngày càng rộng mở của loài người về thế giới. Những nhà thám hiểm đầu tiên đã đi thuyền ra ngoài bản đồ và họ tìm thấy một nơi mà các qui luật thời gian và nhiệt độ thông thường không áp dụng được. Nơi đây, băng cũng như có sự sống vậy. Gió phả vào băng, cho băng tiếng nói. Ấy là tiếng nói của kinh nghiệm. Ấy là tiếng nói ta cần lắng nghe. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Phim hoạt hình thường là những câu truyện ngắn. Tôi cố tránh không tìm 1 truyện toàn chữ là chữ. Và không phải tất cả đều kết thúc có hậu. Tôi bắt đầu làm phim hoạt hình như nào nhỉ? Tôi thường hay vẽ rất nhiều khi còn nhỏ Và khi tôi..nếu bạn đã dành đủ thời gian cho nghệ thuật sớm hay muộn, điều gì đó rồi sẽ tới Mọi sự lựa chọn công việc của bạn đều không còn nữa Và bạn phải sống với nghiệp hoạt hình Thật ra tôi rất yêu biển cả, từ khi còn là một cậu bé khi tôi chỉ khoảng tám, chín tuổi gì đó và tôi thực sự rất thích cá mập đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của tôi Ngay cả khi mẹ lấy lại cây sáp đỏ thì tôi đã kịp hoàn thành nó rồi Nhưng điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là một trải nghiệm tuổi thơ điều đó đã hướng tôi nhìn đại dương theo một cách khác Và nó thực sự đã mở ra trang đầu cho sự nghiệp của tôi bởi tôi cảm thấy rằng, nếu trong một ngày, tôi có thể nhìn biển cả bằng cái nhìn khác thì tôi cũng có thể tương tự nhìn mọi vật thay đổi theo một cách mới, đặc biệt khi là trẻ con. Trước ngày hôm ấy, tôi đã từng nhìn biển cả như nó chỉ là một bề mặt xanh rộng lớn Và đó là cách nhận thức của tất cả chúng ta về biển ngay khi mới chào đời. Biển là một bí ần Có rất nhiều câu chuyện được dệt nên về cách mà biển được tạo thành đa phần là những câu chuyện có chiều không tích cực và nó mặc định cho chúng ta tạo ra bản đổ như thế này với tất cả những kỳ quan tạo hóa tuyệt đẹp trên đất liền, nhưng khi đến rìa ranh giới với mặt nước đại dương trông như thể một vũng nước khổng lồ được phết xanh đây cũng là cách tôi được nhìn nhận về biển khi còn đi học có thể nói: "Tất cả các bài học địa lý và khoa học đều dừng lại ở mép nước" đây sẽ là phần không có trong đề thi". Nhưng rồi cái ngày tôi được dịp bay lượn qua những hòn đảo trong một chuyến đi du lịch gia đình đến Caribê và tôi được ngồi trên một máy bay nhỏ bay tầm thấp. đây là những gì tôi được thấy, tôi đã thấy những dải đồi và thung lũng. Những cánh rừng và đồng cỏ thậm chí có cả những hang động và khu vườn bí mật là những nơi trốn tìm thật lý tưởng khi tôi còn nhỏ, nếu tôi có thể thở được dưới mặt nước. Và tuyệt vời hơn cả, tôi đã thấy các loài sinh vật biển. Tôi nhìn thấy một con cá đuối to bằng cả chiếc máy bay đang chở tôi. Tôi bay lướt qua một cái đầm nơi ở của một con cá mập, và đó là ngày truyện tranh biếm họa vui về cá mập của tôi ra đời. Thế là từ đó ngày hôm đó, tôi vẫn là một cậu bé rất đỗi bình thường đi lại dạo quanh trên đất liền nhưng những suy nghĩ của tôi đã lặn xuống kia, với biển cả Trước đó đây là những động vật gần gũi nhất với cuộc sống của tôi. Cùng một đặc điểm mà tôi thích vẽ... tất cả đều là chủng loài có lông và bốn chân. Nhưng khi bạn đã biết đến đại dương trí tưởng tượng của tôi không thể cạnh tranh lại với thiên nhiên. Mỗi lần tôi có một ý tưởng điên rồ nào đó cho nhân vật của mình trên bảng vẽ, Tôi lại tìm thấy một sinh vật ở đại dương còn kỳ lạ và độc đáo hơn. Và sự khác biệt về tỷ lệ giữa một con hải long nhỏ và một con cá voi lưng gù khổng lồ là một điều gì đó vượt xa tầm kiểm soát với cả thể loại phim khoa học giả tưởng Bất cứ khi nào tôi trò chuyện với lũ trẻ, tôi luôn khẳng định rằng, sinh vật to lớn nhất vẫn còn tồn tại. Không phải là loài khủng long, mà là cá voi, nó lớn như những tòa nhà cao tầng vẫn bơi lội ngoài kia trong đại dương xanh của chúng ta. Nói về khủng long, cá mập hiện nay cũng cơ bản giống với hình hài của chúng từ 300 triệu năm về trước. Vì vậy nếu bạn mơ ước được du hành ngược thời gian để xem hình dáng thật sự của một con khủng long như thế nào, thì chúng cũng tương tự như thế đó. Thế nên bạn sở hữu được một con khủng long còn sống và sinh vật ngoài vũ trụ, loài vật đã tiến hóa ngoài không gian trong điều kiện khắc nghiệt. điều đó thật phi thường mà không một nhà thiết kế phim bom tấn nào từ Hollywood có thể sáng tạo ra được những điều thú vị hơn thế Hay như con cá răng nanh này. Những đốm nhỏ trong nước làm ta có cảm giác nó đang bơi trôi nổi ngoài không gian. Liệu bạn có thể tưởng tượng nếu chúng ta quan sát qua kính thiên văn và nhìn thấy điều đó? Nó có thể sẽ trở thành một chủng loài ngoài không gian mới. Nhưng thay vào đó, chúng ta tự đưa máy ảnh vào đại dương, chúng ta nhìn thấy một con cá, nó sẽ không thể bắt được hình ảnh như trong trí tưởng tượng của chúng ta giống như trên mạng xã hội. Và chúng ta tự nhủ rằng, " Có thể chúng ta nên đem nó đi lăn bột hay đại loại vậy" . Vì thế, điều mà tôi muốn làm ngay lúc này là cố gắng vẽ một bức tranh nhỏ. Tôi đang cố vẽ lại con cá răng nanh ở đây. Tôi thực sự thích vẽ những loài cá nơi tận cùng biển sâu, bởi vì chúng thật kì dị, nhưng đẹp theo cách riêng của chúng. Chúng ta sẽ vẽ một chút phát quang ở đây, trên chùm đèn sáng ở đầu nó, như một cái đèn pha phát tín hiệu. Thật không khó để hiểu rằng tại sao loài vật lại là những hình tượng hoạt hình lý tưởng, cả hình dáng và kích cỡ của chúng. Chúng ta có thể thấy một số trong chúng như có sức mạnh của những siêu anh hùng trong truyện tranh. Trong ví dụ khác, những con rùa biển. Nó là một loài có giác quan thứ sáu như tia x quang của Superman Chúng có thể cảm nhận được từ trường của Trái đất. Và sử dụng giác quan đó để xác định phương hướng xa hàng trăm dặm nơi biển cả. Tôi vẽ thêm cho chú rùa của tôi hai đôi tay để làm chúng trông sinh động hơn. Hay lấy ví dụ về con hải sâm này. Nó không hẳn là một loài động vật được vẽ hoạt hình hay vẽ hình mẫu, Nó giống như một Spiderman dưới nước vậy. Nó sẽ bắn ra những cái bẫy dính để trói buộc con mồi. Tất nhiên, hải sâm bắn chúng từ đằng sau, mà theo tôi nghĩ, đã làm cho chúng trở nên còn thú vị hơn là một vị anh hùng. (Cười lớn hơn ) Nó không thể tạo ra bẫy bất cứ lúc nào, nó phải cởi quần xuống trước. ( cười lớn hơn) Hoặc những con cá nóc. Chúng giống như Hulk khổng lồ xanh- một trong số các siêu anh hùng Có thể biến đổi cơ thể thành một con cá to lớn và đáng sợ chỉ trong vài giây. Tôi sẽ vẽ con cá nó này khi nó chưa biến hình. Sau đó tôi cố gắng tạo ra một chuỗi ảnh động. để xem. Làm phồng nó lên. (cười lớn ) " Các bạn thấy những gì tôi nói chứ? Xem này, nó có thể tự bơm phồng mình lên bất cứ khi nào nó muốn cảnh báo các sinh vật khác. Hay như con cá kiếm này. Bạn có thể tưởng tượng được khi sinh ra với môt cái mũi là một công cụ thì sẽ như thế nào không? Bạn có nghĩ khi nó thức dậy vào buổi sáng, nhìn vào gương và thốt lên, " Ai đó sẽ phải bị đâm ngày hôm nay" Hoặc với con cá mao tiên này. đang cố gắng kết bạn nhưng lại bị cô lập bởi những cái gai nhọn có độc. Nó không hẳn là điều gì đó mà bạn muốn đăng tải lên Facebook của mình, đúng không? Các nhân vật của tôi... Nhân vật chủ đạo của tôi là một con cá mập tên Sherman. Nó là một con cá mập trắng to lớn. Tôi phá vỡ các quy luật với Sherman. Tôi không muốn vẽ nó với hình tượng loài động vật ăn thịt độc ác Nó chỉ đang bơi đây đó ở ngoài đại dương Nó trông như Homer Simpson có thêm vây cá. Và nó có thêm một bạn đồng hành bên cạnh chính là con rùa biển tôi đã vẽ trước đó, tên là Filmore. Nó sử dụng khả năng tuyệt với của mình vào việc điều hướng khi ngao du khắp nơi, và tìm bạn đời cho mình. Mặc dù có chuẩn bị kế hoạch để tìm kiếm, khả năng định vị tốt, nhưng lại không có kinh nghiệm mấy trong việc cưa cẩm. Nên dường như anh ta chẳng thể tiếp cận được bất cứ cô gái nào. Tôi có một con cua ẩn sĩ Hawthore, nó chẳng mấy tự hào là một con cua ẩn sĩ, thay vào đó, nó ước nó nên sinh ra là một con cá mập trằng thì hơn. Và tôi sẽ giới thiệu với bạn thêm một nhân vật nữa, anh chàng này là Ernest, là một trẻ phạm tội vị thành niên trong thân xác một con cá. Với những nhân vật trên, bạn hoàn toàn có thể tạo dựng nhiều câu chuyện. đôi khi viết một kịch bản rất đơn giản như là đưa các cặp nhân vật vào mỗi căn phòng và để mọi chuyện diễn ra thật tự nhiên. Giả như con cá mập trắng và con mực ống đang ở chung trong nhà vệ sinh. ( cười lớn ) Hay, đôi khi tôi đưa chúng vào một nơi mà mọi người chưa bao giờ nghe đến bởi vì nó nằm ở dưới đáy đại dương. Hoặc tôi cho chúng lướt nước ở sống núi giữa Đại Tây Dương , nơi ranh giới của Đại Tây Dương và dãy núi cao nhất thế giới. Tôi có thể đưa chúng qua vùng biển Nhật Bản, nơi chúng có thể gặp những con sứa biển khổng lồ. Hay đi cắm trại trong những khu rừng xanh rậm rạp ở California. Cái tiếp theo ở đây, tôi đã viết một câu chuyện về việc điều tra dân số dưới đáy biển Và nó có rất nhiều điều vui nhộn bởi, như chúng ta đều biết, đó là một dự án thực tế trong cuộc sống mà chúng ta có thể đã nghe nói đến. Nhưng đó cũng là cơ hội để tôi giới thiệu đến người đọc đến với hàng loạt những nhân vật hoạt hình điên rồ khác. Nào, chúng ta hãy bắt đầu với Ernest, người đã tình nguyện làm nhà điều tra viên dân số . Anh ta lặn xuống và gặp con cá Hoàng đế nổi tiếng này. Sau đó anh ta hẹn gặp một con cua Tuyết gai, một con mực ống hút máu- loại hiếm có khó tìm. và một con bạch tuộc đầu voi, với phiên bản hoạt hình giống y như ngoài đời thật, không có gì để biến tấu khi tôi vẽ nó. Tôi tạo ra một câu chuyện nữa về rác thải ở biển. Tôi đã nói chuyện tham khảo với rất nhiều bạn bè trong những buổi thảo luận về công việc, và họ... Tôi hỏi họ, "Thế vấn nạn nào hiện nay mà bạn muốn mọi người phải hiểu biết rõ hơn về nó?" Và họ đáp---một trong số người bạn của tôi trả lời rằng, "Tôi chỉ có một chữ : nhựa dẻo" Và tôi đã nói với anh ta rằng," Tôi cần một cái gì đó có vẻ thú vị hơn một chút. Nhựa dẻo không phải là điều mà tôi đang tìm kiếm". Chúng tôi đã ngồi làm việc cùng nhau Anh ấy muốn tôi sử dụng những từ chuyên ngành đại loại như PVC, nó thậm chí còn nghe không được hay khi tôi thử nói bằng giọng được bơm hơi bong bóng vào. Tôi không thể làm nó trở nên ấn tượng. Thế là tôi đã tự dệt nên một chuyến phiêu lưu. ý tưởng là cuộc hành trình dài của cái chai này. điều mà tôi muốn truyền tải đến người đọc rằng nhựa dẻo không thât sự bị phân hủy hay biến mất. nó chỉ tiếp tục trôi theo dòng nước xuống những nơi thấp hơn. Và nhiều trong số chúng đã trôi chảy ra tận đại dương, sẽ là một câu chuyện khá hay nếu bạn thêm vào một vài nhân vật vào kịch bản, và đặc biệt là họ không thể hòa hợp nhau, như thế này. Thế là tôi cho họ đến thành phố Boise, bang Idaho, nơi họ đi theo một chai nhựa xuống hệ thống ống nước của Boise. Và chai nhựa bắt đầu trôi ra sông Boise lại qua thêm những con sông, vượt qua các dãy núi ở Columbia và ra tận vùng biển Thái Bình Dương và sau đó nó dừng lại ở một nơi gọi là" Bãi rác lớn trên biển Thái Bình Dương- nằm trong dòng hải lưu khổng lồ ở phía Bắc Thái Bình Dương, nơi có rất rất nhiều những đồ vật bằng nhựa dẻo trôi nổi xung quanh--- và kết thúc chuyến hành trình..nó trở về trong cái đầm. đây là một câu chuyện về tình bạn với một cái chai nhựa trôi nổi theo suốt chuyến đi. Sẽ có nhiều người sẽ nhớ được đến cái chai đó nhưng chúng ta nhấn mạnh một hàm ý lớn hơn trong đó về rác thải ở biển và nhựa dẻo thông qua câu chuyện đó. Câu chuyện thứ ba tôi đã viết vào khoảng một năm rưỡi trước đó có thể là lần vẽ khó nhất của tôi. Nó đề cập đến việc lấy vây cá mập, và tôi có cảm xúc mãnh liệt về vấn đề này. Và tôi như thể, từ khi tôi quan tâm sâu sắc đến cá mập, những trang truyện là một phương tiện hưu ích tuyệt vời để truyền đạt đến công chúng về điều này. Lấy vây cá mập là một hành động bắt cá mập và sau đó cắt vây của chúng đi, thứ được xem là có giá trị và sau đó họ bỏ lại con vật xuống biển. điều này thật độc ác và vô ích. Chẳng có gì vui thú hay mang tính giải trí về nó nhưng tôi thực sự muốn khơi gợi vấn đề này lên. Tôi đã phải giết đi hình mẫu nhân vật chính của tôi, loài cá mập. Chúng ta sẽ bắt đầu mở bối cảnh Sherman ở một nhà hàng Trung Hoa, nó nhận được một thông điệp từ trong bánh may mắn rằng nó sẽ bị bắt bởi thuyền đánh bắt, rồi nó bị bắt ngay sau đó và bị giết chết. Nó bị cắt vây và ném ra khỏi boong tàu. Rõ ràng là nó không thể sống nổi. Và đó là lần tôi phải giết một nhân vật đã xuất hiện trên mặt báo suốt 15 năm qua. Tôi đã nhật được nhiều phản hồi của bạn đọc về nó. Trong khi đó, các nhân vật khác vẫn đang nói với nhau về món súp vi cá mập. Tôi đã viết ba hay bốn trang truyện sau đó về nơi ta có thể tìm thấy ngư dân vẫn đánh bắt lấy vây cá mập và bán cả món súp vi cá. Sherman được lên thiên đường của cá mập. Bạn biết đấy, đây là điều tôi thích ở những trang truyện. Bạn không cần phải lo lắng khán giả sẽ phản đối tính phi lý trong câu chuyện. bởi vì, khi bạn bắt đầu bằng một con cá mập biết nói, người đọc nên bỏ lại sự hoài nghi của mình sang một bên Bạn có thể sáng tạo mọi thứ. Nó trở thành một trải nghiệm suýt chết của Sherman Trong thời gian đó, Ernest đã tìm thấy vây của Sherman trên mạng. đó là một trang web có thật ở Trung Quốc và rao bán vây của những con cá mập, tôi tình cờ khám phá ra nó. Và Ernest nhấn nút "Mua". Và đây rồi, linh hàng đã được vận chuyển đến vào hôm sau, và họ đã thực hiện một ca phẫu thuật nối lại vây. Tôi kết thúc chuỗi truyện bằng một bức thư điện tử trong đơn khởi kiện khuyến khích Viện hải dương học của chúng tôi nên buộc các nước khác có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ và kiểm soát cá mập. ( Vỗ tay ) Xin cảm ơn. Tôi muốn kết thúc với một chút ý ẩn dụ ở đây. Tôi đã cố gắng nghĩ đến một ẩn dụ gì đó đại diện cho Nhiệm vụ Xanh, Và đây là điều tôi nghĩ đến. Thử tưởng tượng bạn đang ở trong một căn phòng khổng lồ, nó tối tăm như trong một hang động. Và bạn có thể có tất cả mọi thứ trong căn phòng đó, mọi thứ bạn muốn, nhưng bạn chẳng thể nhìn thấy gì cả. Bạn chỉ có trong tay một công cụ duy nhất, cây búa. Thế là bạn lang thang khắp phòng trong bóng tối, và bạn đụng phải một cái gì đó, dường như nó được làm bằng đá. Nó rất to và nặng, bạn không thể di chuyển nó được, thế là bạn bắt đầu đập nó vỡ ra từng mảnh bằng cây búa Và khi bạn mang mảnh vỡ ra ngoài ánh sáng. Bạn nhận ra bạn đang cầm trên tay một mảnh thạch cao trắng tuyệt đẹp . Bạn tự nhủ rằng, " Có lẽ nó có giá trị gì dó". Và bạn quay trở lại căn phòng, Cứ bạn đập vỡ hết các mảnh, bạn bán chúng đi. Bạn tìm thấy những thứ khác, bạn cũng đập vỡ rồi bán đi. Và bạn nhận lại được rất nhiều vật dụng hữu ích. Rồi bạn nghe được rằng những người khác cũng đang làm tương tự giống bạn. Bạn cảm giác mình cần phải nhanh chóng khai thác hết những gì bạn đang có đi, như thể bạn cần tìm nhiều đồ giá trị nhiều nhất có thể. Và rồi bạn nghe nhiều tiếng hét, "Dừng lại!" Căn phòng bật sáng. Và bạn nhận ra nơi bạn đang đứng, bạn đang ở trong một viện bảo tàng Bạn đã đập vỡ hết những tuyệt tác công phu và đẹp đẽ, và biến chúng thành những thứ phế liệu rẻ tiền. Và đó chính xác là những gì chúng ta đang làm với đại dương. Một phần của Nhiệm vụ Xanh là về việc hét lên, "Dừng lại!" để mỗi chúng ta-- người khám phá, nhà khoa học, họa sĩ, ca sĩ, đầu bếp có thể soi rọi ánh sáng trên con đường của họ. đó là điều mà tôi hy vọng những trang truyện của tôi có thể truyền tải một phần nhỏ. đó là lý do tôi yêu những gì tôi đang làm. Cảm ơn các bạn vì đã chú ý lắng nghe. Thật vui khi được trở lại. Tôi thích sự tụ họp tuyệt vời này. Chắc hẳn bạn đang thắc mắc "Chuyện gì vậy? Họ trình chiếu nhầm slide phải không?" Không, không hề. Hãy nhìn sinh vật kỳ thú này, và hỏi: Ai đã tạo ra nó? Đây là TED; đây là Công nghệ, Giải trí và Thiết kế, và ở đây có 1 con bò sữa. Nó là loài động vật có thiết kế khá tuyệt vời. Tôi đã nghĩ, làm sao để tôi giới thiệu điều này? Và tôi nghĩ, à, có lẽ bài thơ cũ dở ẹc của Joyce Kilmer, bạn biết đó: "Thơ được làm bởi những người ngu ngốc như tôi, nhưng chỉ có Chúa mới có thể tạo nên cái cây." Có thể bạn sẽ bảo: "Chúa tạo ra con bò." Nhưng, dĩ nhiên, Chúa được trợ giúp nhiều. Đây là tổ tiên của gia súc. Đây là bò rừng. Và nó được tạo ra bởi sự chọn lọc tự nhiên, quá trình này, qua nhiều triệu năm. Và rồi bò rừng được thuần hóa, vào hàng ngàn năm trước. Và loài người trở thành quản lý của chúng, và, không hề biết lũ bò đang làm gì, loài người dần tái thiết kế loài bò, và tái thiết kế và lại tái thiết kế nó. Gần đây nhất. họ bắt đầu thực hiện kỹ thuật đảo ngược trên con thú đó và tìm ra các phần là gì, cách thức chúng hoạt động và cách chúng được tối ưu hóa -- cách để chúng hoạt động tốt hơn. Tại sao tôi lại nói về những con bò? Bởi vì tôi muốn nói rằng điều đó cũng giống như sự thật về các tôn giáo. Tôn giáo là hiện tượng tự nhiên -- tự nhiên như những con bò vậy. Tôn giáo đã phát triển qua nhiều thiên niên kỉ. Chúng có nền tảng sinh học, giống như loài bò rừng. Chúng được thuần hóa, và loài người cũng tái thiết kế tôn giáo của mình hàng ngàn năm. Đây là TED, và tôi muốn nói về thiết kế. Bởi vì tôi đã làm việc này trong 4 năm qua -- thực sự là kể từ lần đầu bạn thấy tôi -- vài người đã thấy tôi ở TED khi tôi đang nói về tôn giáo -- và trong bốn năm trước, tôi đã làm việc không ngừng nghỉ về đề tài này. Bạn có thể nói rằng đó là kỹ thuật đảo ngược của các tôn giáo. Mà chính ý tưởng đó, tôi nghĩ rằng, tạo nên nỗi sợ cho nhiều người, hoặc giận dữ, hoặc lo lắng về việc này hoặc việc kia. Và đó là lời nguyền mà tôi muốn phá vỡ. Tôi muốn nói rằng, không, tôn giáo là 1 hiện tượng tự nhiên quan trọng. Chúng ta cần nghiên cứu về tôn giáo với cường độ như nhau như khi ta nghiên cứu tất cả hiện tượng tự nhiên quan trọng khác, như nóng lên toàn cầu, cái mà ta đã nghe rất hùng hồn tối qua từ Al Gore. Ngày nay, các tôn giáo được thiết kế rất thông minh. Đó là những tổ chức xã hội có quyền lực vô hạn và nhiều đặc điểm của tôn giáo có thể được truy nguyên lại những đặc điểm trước đây rằng chúng ta thực sự làm cho kỹ thuật đảo ngược có nghĩa. Và, đối với loài bò, có 1 sự kết hợp trong sự thiết kế tiến hóa -- được thiết kế bởi chọn lọc tự nhiên -- và thiết kế thông minh -- ít nhiều là thiết kế thông minh -- và được tái thiết kế bởi con người những người cũng đang cố gắng tái thiết kế tôn giáo của mình. Bạn không làm sách nói ở TED, nhưng tôi sẽ trình bày chỉ 1 slide về quyển sách của mình, bởi vì có 1 thông điệp trong đó thông điệp mà tôi nghĩ các bạn đều cần nghe. Và tôi sẽ rất quan tâm những lời phản hồi của các bạn. Đó là 1 đề xuất chính sách mà tôi làm trong quyển sách, Vào thời điểm này, khi tôi tuyên bố không biết đầy đủ về tôn giáo để biết những đề xuất chính sách khác để làm. Và nó là những nhận xét vang dội mà bạn đã nghe ngày nay. Đây là đề xuất của tôi, Tôi sẽ chỉ dành ra vài phút để giải thích nó: Giáo dục về tôn giáo thế giới cho tất cả trẻ em của chúng ta -- Trong trường tiểu học, trường trung học, trong trường công, trường tư và trong giáo dục tại nhà. Nên cái mà tôi đề xuất là, giống như chúng ta yêu cầu đọc, viết, toán học, lịch sử Mỹ, thì ta nên có một chương trình học về tất cả tôn giáo trên thế giới -- về lịch sử, về tín ngưỡng, về văn bản của họ, âm nhạc, biểu tượng, sự cấm đoán, yêu cầu của họ. Và điều này nên được thể hiện một cách xác thật, thẳng thắn, với không một chủ đề cụ thể nào, đối với tất cả trẻ em trong nước. Và miễn là bạn dạy chúng điều đấy, bạn có thể dạy chúng tất cả thứ khác mà bạn thích. Điều đó, theo tôi, là sự khoan dung tối đa cho sự tự do tôn giáo. Miễn là bạn cho con bạn biết về những tôn giáo khác, thì bạn có thể -- sớm nhất khi bạn thích và bất kể cái gì bạn thích -- dạy chúng bất kể tín ngưỡng nào bạn muốn chúng học. Nhưng cũng để chúng biết về những tôn giáo khác. Bây giờ, tại sao tôi lại nói điều này? Bởi vì nền dân chủ phụ thuộc vào quyền công dân được thông báo. Sự đồng ý sau khi có thông báo là nền tảng của sự hiểu biết của chúng ta về dân chủ. Sự đồng ý về thông tin sai lệch thì không có giá trị. Nó giống như việc lật đồng xu; Nó không được tính. thật sự. Nền dân chủ phụ thuộc vào sự đồng ý sau khi cấp thông tin. Đây là cách chúng ta đối xử với nhau như những người trưởng thành có trách nhiệm. Bây giờ, trẻ em dưới độ tuổi được tán thành là trường hợp đặc biệt. Cha mẹ -- Tôi sẽ sử dụng một từ mà Pastor Rick đã từng dùng -- cha mẹ là người quản lý của trẻ em. Họ không sở hữu chúng. Bạn không thể sở hữu trẻ em. Bạn có một trách nhiệm với thế giới, với đất nước, với trẻ em, chăm sóc chúng tốt. Bạn có thể dạy chúng bất kì tín ngưỡng nào bạn nghĩ quan trọng nhất, nhưng tôi nói bạn có một trách nhiệm để chúng được biết về tất cả những tín ngưỡng khác trên thế giới nữa. Lý do mà tôi dành thời gian là vì tôi thích nghe vài phản ứng về điều này Một nhà phê bình cho tờ báo Roman Cathlic gọi nó là "chuyên chế." Nó khiến tôi nghĩ đến hầu hết những người tán thành tự do. Có phải chuyên chế yêu cầu đọc, viết và toán học? Tôi không nghĩ vậy. Tất cả tôi đang nói là -- và sự thật, chỉ sự thật; không giá trị, chỉ sự thật -- về tất cả tôn giáo trên thế giới. Một nhà phê bình khác gọi nó là "vui vẻ." Tôi thực sự bị làm phiền bởi sự thật rằng bất kì ai sẽ nghĩ là nó rất vui vẻ. Nó đối với tôi là một cái gì đó chính đáng, sự mở rộng tự nhiên của nguyên tắc dân chủ chúng ta đã có và tôi đã sốc khi nghĩ rằng bất kì ai nghĩ điều này nực cười. Tôi biết rất nhiều tôn giáo đang rất lo lắng về bảo tồn sự tinh khiết của lòng tin của họ với trẻ em của họ đến mức họ có ý định tiếp tục không cho con họ biết về những lòng tin khác. Tôi không nghĩ điều này có thể phòng thủ được. Nhưng tôi sẽ rất vui lòng nghe bạn trả lời về điều này -- bất kì phản ứng nào về nó -- sau Nhưng bây giờ tôi sẽ tiếp tục. Quay lại về con bò. Bức ảnh này, bức ảnh mà tôi lấy trên mạng -- Anh chàng ở bên trái là một phần rất quan trọng của bức tranh. Đó là người quản lý. Bò không thể sống mà không có sự quản lý của con người -- chúng bị thuần hóa. Chúng là một loại vi sinh vật cư trú ngoại bào. Chúng phụ thuộc vào chúng ta để tồn tại. Và Pastor Rick thì đã nói về cừu. Tôi cũng sẽ nói về cừu. Sẽ có rất nhiều sự giống nhau tình cờ ở đấy. Cừu đã mua người chăn cừu thông minh như thế nào! (Cười) Nghĩ về những gì có chúng? Họ có thể giải quyết tất cả vấn đề của chúng: Sự bảo vệ khỏi động vật ăn thịt, tìm thức ăn ... (Cười) Chi phí duy nhất của hầu hết các bầy -- thậm chí không phải điều này -- một sự tổn thất của giao phối tự do. Thật là một món hời! Bạn có thể nói "Bầy cừu thật thông minh!" Ngoại trừ, đó không phải sự thông minh của bầy cừu Ta đều biết cừu không phải nhà khoa học về tên lửa -- chúng không thông minh. Đó không phải sự thông mình của bầy cừu tí nào. Chúng không có hiểu biết. Bước tiến đó của ai? Nó là bước tiến thông minh của tự bản thân việc chọn lọc tự nhiên. Francis Crick, người đồng khám phá về cấu trúc của DNA với Jim Watson, một lần đã đùa về cái mà ông gọi là Luật thứ hai của Orgel. Leslie Orgel là nhà sinh học phân tử, một người thông minh, và Luật thứ hai của Orgel là: Sự tiến hóa thông minh hơn bạn. Đây không phải là Thiết kế thông minh -- không phải từ Francis Crick. Sự tiến hóa thông minh hơn bạn. Nếu bạn hiểu Luật thứ hai của Orgel, thì bạn sẽ hiểu tại sao bước tiến thiết kế thông minh lại là một trò chơi khăm. Thiết kế được khám phá bởi quá trình chọn lọc tự nhiên rất thông minh, thông minh không thể tin được. Tiếp tục, những nhà sinh học rất thích thú với sự kì diệu của các điều được khám phá. Nhưng quá trình tự nó không có mục đích, không có tầm nhìn xa, không có sự thiết kế. Khi tôi ở đây bốn năm trước, Tôi kể câu chuyện về một con kiến trèo lên một ngọn cỏ. Và con kiến làm thế là vì não của nó đã bị nhiễm sán lá, bệnh mà được cần để vào bụng của con cừu hoặc con bò để tái sản xuất. Vậy đây là một loại chuyện lạ. Và tôi nghĩ vài người có thể đã hiểu lầm. Sán lá không thông minh. Tôi cho rằng sự thông minh của sán lá ở dưới, đâu đó giữa cây dạ yên thảo và cà rốt Chúng không thực sự thông minh Chúng không cần. Bài học chúng ta rút ra được là: Bạn không cần có một tâm trí để trở thành người thụ hưởng. Thiết kế ở trong tự nhiên, nhưng nó không ở trong đầu bất kì một ai. Nó không cần phải vậy. Đó là cách hoạt động của tiến hóa. Câu hỏi: Liệu thuần hóa có tốt cho cừu? Nó tốt cho sự phù hợp về di truyền của chúng. Và tôi ở đây để nhắc bạn một điểm tuyệt vời mà Paul MacCready đã nói ở TED ba năm trước. Đây là điều ông ấy nói: "Mười ngàn năm trước, ở bước đầu của ngành nông nghiệp, dân số, cùng với gia súc và vật nuôi, chiếm khoảng 1/10 của 1% vùng đất loài có xương sống ở trên cạn." Đó chỉ là của 10,000 năm trước. Vậy ngày nay thì sao? Có ai nhớ ông đã nói gì không? Là 98%. Đó là những gì chúng ta đã làm trên hành tinh này. Bây giờ, tôi đã nói cho Paul về sau -- Tôi muốn kiểm tra để tìm ra cách ông ấy tính toán, và tìm nguồn và v.v. -- và ông ấy đã đưa tôi một tờ giấy mà ông đã viết lên đấy. Có một đoạn trong tờ giấy mà ông ấy không trình bày ở đây và tôi thấy nó rất hay, tôi sẽ đọc nó cho các bạn: "Hơn tỉ năm trên một quả cầu độc đáo, cơ hội đã tô màu một lớp phủ mỏng lên cuộc sống: phức tạp, không chắc có, tuyệt vời và mỏng manh. Đột nhiên, con người chúng ta -- một loài mới đến không còn phụ thuộc vào sự cản trở và sự cân bằng vốn có trong tự nhiên -- đã tăng trưởng dân số, công nghệ và trí thông minh đến vị trí của sức quyền lực khủng khiếp. Bây giờ chúng ta cầm cọ." Ta đã nghe về bầu khí quyển giống như một lớp sơn mỏng. Cuộc sống tự nó chỉ là chiếc áo khoác mỏng của sơn trên hành tinh này. Và chúng ta là những người cầm chiếc cọ sơn. Chìa khóa cho sự thống trị của ta tới hành tinh này là văn hóa. Và chìa khóa của văn hóa là tôn giáo. Giả sử những nhà khoa học sao Hỏa đến Trái Đất. Họ sẽ bị khó khăn với rất nhiều thứ. Có ai biết đó là gì không? Tôi sẽ nói cho bạn nó là gì. Đây là một triệu người tụ tập trên bờ sông Ganges ở năm 2001, có lẽ là sự tụ tập lớn nhất của loài người, như đã được nhìn thấy từ ảnh vệ tinh. Đây là một đám đông lớn. Đây là một đám đông khác ở Mecca. Họ sẽ muốn biết nguồn gốc của nó, nó để làm gì và nó tự kéo dài như thế nào. Thực chất, tôi định sẽ bỏ qua phần này. Con kiến không một mình. Có rất nhiều những trường hợp tuyệt vời của các loài -- trong trường hợp này -- Một kí sinh trùng xâm nhập vào 1 con chuột và cần đi vào bụng một con mèo. Và nó biến con chuột thành Mighty Mouse, khiến nó dũng cảm, nên nó chạy ra ngoài trời, nơi nó sẽ bị ăn thịt bởi con mèo. Câu chuyện có thật. Nói cách khác, ta có những tên không tặc -- bạn đã nhìn slide này trước đây, từ bốn năm trước -- một ký sinh trùng lây nhiễm vào não và gây ra kể cả hành vi tự tử, đại diện cho một nguyên nhân khác hơn là sự phù hợp di truyền của nó. Điều này đã xảy ra với ta chưa? Đã từng -- một cách khá tuyệt vời. Từ Ả Rập "Islam" nghĩa là "sự khuất phục." Nó nghĩa là "sự đầu hàng của vụ lợi đến ý muốn của Allah." Nhưng tôi không chỉ nói về Islam. Tôi đang nói về Cơ đốc giáo. Đây là một trang giấy âm nhạc mà tôi tìm thấy trong hiệu sách ở Paris 50 năm trước. Và trên đó, nó nói, bằng tiếng Latin: "Semen est verbum Dei. Sator autem Christus." Từ ngữ của Chúa là hạt giống và người gieo giống hạt giống là Chúa Kitô. Cùng ý tưởng. Nhưng không hoàn toàn. Nhưng thực chất, Kitô hữu, cũng vậy ... Tôi sẽ đưa ra vài trích dẫn. "Trái tim của sự sùng bái là đầu hàng. "Những người đầu hàng phải tuân theo lời của Chúa, kể cả khi nó vô nghĩa." Những từ ngữ đó là của Rick Warren. Chúng từ "The Purpose Driven Life." Và tôi muốn chuyển sang, ngắn gọn, nói về quyển sách này, cuốn mà tôi đã đọc. và các bạn đều có bản copy, và bạn cũng vừa nghe về người đàn ông này. Và điều tôi muốn làm bây giờ là nói một chút về quyển sách này từ quan điểm thiết kế, vì tôi nghĩ đây thực sự là một quyển sách hay. Đầu tiên, mục tiêu -- và bạn đã nghe ngay bây giờ mục tiêu là gì -- là mang mục đích đến cuộc sống hàng triệu người, và ông ấy đã thành công. Đó có phải mục tiêu tốt? Tự nó, tôi chắc ta đều đồng ý, nó là mục tiêu tuyệt vời. Ông ấy hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người ngoài kia không có mục đích của cuộc sống họ, và đưa mục đích đến cuộc sống họ là một mục tiêu tuyệt vời. Tôi cho ông ấy điểm A+ về điều này. (Cười) Liệu có đạt được mục tiêu không? Có. Al Gore, đau đớn âm thầm. (Cười) Đúng như những gì Al đang cố gắng để làm, Rick đang làm. Đây là một thành tích tuyệt vời. Và cách thức -- ông ấy làm như thế nào? Nó là một tái thiết kế thông minh về đề tài tôn giáo truyền thống -- cập nhật chúng, dần dần loại bỏ những tính năng lỗi thời, đặt cách diễn giải mới vào những tính năng khác. Đây là sự phát triển của tôn giáo mà đã diễn ra hàng ngàn năm nay, và ông ấy là học viên thông minh mới nhất của nó. Tôi không cần nói cho bạn điều này; bạn vừa nghe người đàn ông. Hiểu biết sâu sắc về tâm lý học con người, lời khuyên thông thái trên mỗi trang. Hơn thế, ông ấy mời chúng ta đi theo điều đó. Tôi rất trân trọng điều đó. Ví dụ, có phần phụ lục để ông ấy giải thích sự lựa chọn của bản dịch của những câu thơ Kinh thánh. Quyển sách này rõ ràng, sống động, dễ tiếp cận, được định dạng đẹp. Vừa đủ sự lặp lại. Điều này rất quan trọng. Mỗi khi bạn đọc hay nói nó, bạn tạo ra một bản copy trong não bạn. Mỗi khi bạn đọc hay nói nó, bạn tạo ra một bản copy trong não bạn. (Tiếng cười) Với tôi, mọi người -- (Khán giả và Dan Dennett) Mỗi khi bạn đọc hay nói nó, bạn tạo ra một bản copy trong não bạn. Và bây giờ ta tiếp tục với vấn đề của tôi. Bởi vì tôi hoàn toàn chân thành trong đánh giá của tôi về tất cả các điều tôi nói ở cuốn sách này. Nhưng tôi mong nó tốt hơn thế. Tôi thấy có vài vấn đề ở quyển sách này. Và tôi sẽ là người giả dối khi không giải quyết những vấn đề này. Tôi mong ông ấy có thể làm điều này với một bản sửa đổi, một phiên bản 2 của quyển sách này. "Sự thật sẽ giải phóng bạn" Đó là lời nói trong Kinh thánh, và nó là là một cái gì đó mà tôi cũng muốn sống bởi. Vấn đề của tôi là, một số điều trong đó Tôi không nghĩ nó đúng sự thật. Bây giờ một vài điều có sự khác nhau về ý kiến. Đây không phải lời phàn nàn chính của tôi, điều đó đáng nhắc đến. Đây là một đoạn văn -- nó giống những gì ông ấy nói, dù sao: "Nếu không có Chúa chúng ta đều sẽ là những rủi ro, kết quả của cơ hội thiên văn ngẫu nhiên trong vũ trụ. Bạn có thể dừng đọc quyền sách này vì cuộc sống sẽ không có mục đích hay ý nghĩa hay sự quan trọng. Sẽ không có đúng hay sai hay hy vọng ngoài những năm của bạn trên Trái Đất." Bây giờ, tôi chỉ không tin điều đó. Tiện thể, tôi tìm phim của Homer Groening -- bộ phim thể hiện một sự lựa chọn tốt với tuyên bố đó. Chúng ta không cần một niềm tin vào Chúa để tốt đẹp hay có nghĩa với ta. Nhưng mà, như tôi đã nói, chỉ là sự khác nhau về ý kiến. Đó không phải là điều tôi thực sự lo lắng. Vậy điều này thì sao:"Chúa thiết kế môi trường của hành tinh này chỉ để ta có thể sống trong nó." Tôi sợ rằng nhiều người dùng tâm lý đó để cho rằng chúng ta không cần làm những việc mà Al Gore đang cố gắng khiến chúng ta làm. Tôi không vui với tâm lý đó một chút nào. Và rồi tôi tìm thấy điều này: "Tất cả chúng cứ tồn tại trong sinh học hỗ trợ lời tuyên bố chính rằng vũ trụ là một toàn thể được thiết kế cụ thể với cuộc sống và nhân loại như mục tiêu và mục đích nền tảng, một toàn thể mà các khía cạnh của thực tế có ý nghĩa của nó và lời giải thích trong chính thực tế này." Đây là Michael Denton. Ông ấy là nhà sáng tạo. Và đây, tôi nghĩ, "Đợi một phút." Tôi đọc nó lại. Tôi đọc nó ba hay bốn lần và tôi nghĩ, "Ông ấy có thực sự ủng hộ Thiết kế thông minh? Ông ấy có ủng hộ sáng tạo ở đây?" Và bạn không thể nói. Nên tôi chợt nghĩ, "Tôi không biết, Tôi không biết liệu tôi thấy tức với điều này chưa." Nhưng rồi tôi tiếp tục đọc, và tôi đọc: "Đầu tiên, Noah chưa bao giờ thấy mưa, bởi vì trước lũ lụt, Chúa tưới Trái Đất từ dưới mặt đất lên." Tôi ước câu này không ở trong này, bởi vì tôi nghĩ nó sai. Và tôi nghĩ rằng nghĩ theo cách này về lịch sử của hành tinh, sau khi chúng ta vừa nghe về lịch sử của hành tinh hơn hàng triệu năm, phản đối con người khỏi những hiểu biết khoa học. Bây giờ, Rick Warren sử dụng thuật ngữ khoa học và thông tin khoa học và thông tin theo một cách rất thú vị. Đây là một ý: "Chúa cố tình tạo và hình thành bạn để phục vụ ông ấy theo cách làm đoàn mục sư của bạn độc đáo. Tôi nghĩ nó sai. Bây giờ, có thể chúng ta muốn đối xử với nó như một ẩn ý. Đây là một thông tin khác:" Ví dụ, não bạn có thể chứa 100 nghìn tỷ sự kiện. Lý trí bạn có thể giải quyết 15,000 quyết định trong một một giây." Nó sẽ rất thú vị khi tìm thấy lời diễn dịch nơi tôi sẽ đồng ý điều đó. Sẽ có thể có vài cách để coi nó có thực. "Các nhà nhân chủng học đã lưu ý rằng tôn sùng là sự thúc giục phổ cập, được nối bởi Chúa vào trong mỗi chất xơ của con người -- một sự cần thiết vốn có để kết nối với Chúa." Cảm giác khi tôi đồng ý với ông ta, trừ việc tôi nghĩ nó có một lời giải thích về tiến hóa. Và cái mà tôi tìm thấy gây phiền hà sâu sắc trong cuốn sách này là điều mà ông ấy có vẻ đang tranh cãi rằng nếu bạn muốn thành người có đạo đức, nếu bạn muốn cuộc sống bạn có ý nghĩa, bạn cần phải là Nhà thiết kế thông minh, bạn cần phải từ chối thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên. Và tôi nghĩ, ngược lại, rằng nó rất quan trọng để giải quyết các vấn đề của thế giới vấn đề mà chúng ta coi sinh học tiến hóa nghiêm túc. Chúng ta sẽ nghe theo sự thực nào? Vâng, điều này từ "The Purpose Driven Life": "Kinh thánh phải trở thành tiêu chuẩn thẩm quyền của cuộc sống ta: Cái la bàn mà tôi dựa vào hướng đi, lời tư vấn tôi nghe để có những phán quyết sáng suốt, và điểm chuẩn tôi dùng để đánh giá mọi thứ'." Có thể, OK, nhưng cái gì sẽ tuân theo điều này? Và đây là một điều khiến tôi bận tâm. Nhớ rằng tôi từng trích lời ông ấy với dòng này: "Những người đầu hàng tuân theo lời của Chúa, kể cả khi nó vô nghĩa." Và đấy là một vấn đề (Dấu hiệu) "Đừng bao giờ tranh cãi với Ác quỷ. Nó tranh cãi tốt hơn bạn, có hàng ngàn năm để luyện tập." Bây giờ, Rick Warren đã không phát minh bước tiến thông minh này. Đây là bước chuyển cũ. Nó là sự thích nghi thông minh của tôn giáo. Nó là kí tự đại diện để làm nguôi giận bất kì lời chỉ trích hợp lý nào. "Bạn không thích lời diễn dịch của tôi? Bạn có một sự phản đối hợp lý với nó? Đừng nghe, đừng nghe! Đó là tiếng nói của Quỷ dữ." Điêu này phản đối những quyền công dân hợp lý nó dường như đối với tôi rằng ta muốn có. Tôi có một vấn đề nữa, rồi tôi sẽ đi qua. Và tôi rất muốn có câu trả lời nếu Rick có thể làm nó. "Trong Great Commission, Chúa Giêsu nói, 'Đưa người của mọi quốc gia đến và khiến nó là môn đệ của ta. Rửa tội chúng nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và dạy chúng làm mọi thứ ta đã nói với ngươi.'" Kinh thánh nói rằng Chúa Giêsu là Chúa duy nhất mà có thể cứu thế giới. Ta đã nhìn thấy nhiều bản đồ tuyệt đẹp trên thế giới trong những ngày qua. Đây là một bản đồ, không đẹp như những bản đồ khác; nó chỉ thể hiện đơn giản các tôn giáo trên thế giới. Đây là một biểu đồ thể hiện sự thất bại gần đây của những tôn giáo khác. Chúng ta có thực sự muốn cam kết với bản thân để nhấn chìm những tôn giáo khác, khi quyển sách thần thánh đang nói với họ, "Đùng nghe những phía khác, chỉ là lời nói của Santa thôi! "? Nó có vẻ với tôi như là đây là một con tàu rất có vấn đề để tiếp tục hướng đến tương lai. Tôi tìm thấy dấu hiệu này khi tôi đang lái xe đến Maine gần đây, trước nhà thờ: "Sự tốt đẹp mà không có Chúa là số không." Thật đáng yêu. Một ý nghĩ rất thông minh. Tôi không tin nó và tôi nghĩ ý tưởng này, phổ biến vì nó là -- không phải riêng, mà là chung -- là một trong những vấn đề chính mà chúng ta đang phải đối mặt. Nếu bạn giống tôi, bạn biết nhiều người tuyệt vời, tận tụy, hăng hái người vô thần, bất khả tri, người sống tốt mà không có Chúa. Và bạn cũng biết nhiều người tôn giáo người mà ẩn sau sự thánh thiện của họ thay vì làm những việc tốt. Tôi ước ý nghĩ này sẽ bị tiêu diệt. Cảm ơn vì sự tham dự của các bạn. (Vỗ tay) Tôi sẽ trình bày vấn đề tràn dầu về mặt chính trị. và tại sao mùa hè này lại là 1 mùa hè nóng bức dai dẳng và cực kỳ quan trọng, và tại sao chúng ta phải giữ mình khỏi bị lạc hướng. Nhưng trước khi tôi nói về hóa học chính trị, tôi thực sự cần nói về ngành hóa dầu. Đây là tấm hình chụp từ Prudhoe Bay ở Alaska mà tôi đã có dịp tới vào năm 2002 để quan sát Cục Quản Lý Khoán Sản (Minerals Management Service) thử nghiệm khả năng đốt cháy dầu tràn ra trên băng tuyết. Và bạn đang thấy đây là một ít dầu thô, và vài cục đá lạnh, và bạn thấy 2 túi xăng đặc xếp lớp nhỏ. Xăng đặc đang cháy rất bình thường. Và vấn đề là dầu thì thực sự rất trừu tượng đối với chúng ta--những người tiêu dùng Mỹ. Chúng ta chiếm 4% dân số thế giới; nhưng lại sử dụng 25% sản phẩm từ dầu trên thế giới. Và chúng ta không hiểu dầu là cái gì, cho tới khi bạn xem kỹ những phân tử này, Và bạn cũng không hiểu được cho tới khi bạn nhìn thấy nó cháy lên. Vậy điều gì xảy ra khi dầu đang cháy. Nó bốc hơi cái vèo. Tôi nghĩ 1 ngày nào đó bạn nên tìm cơ hội để thấy được dầu thô cháy như thế nào, vì bạn sẽ không cần nghe 1 bài giảng khoa học về địa chính trị nào nữa. Nó sẽ ăn sâu trong tâm trí bạn. Và đây; Tôi sẽ nói 1 chút về hóa dầu. Dầu là sản phẩm của các phân tử hydrocarbon. Bắt đầu với 1 phân tử nhỏ, gồm 1 carbon và 4 hydro -- đó là khí metan -- nó bốc hơi Và nhiều phân tử trung bình với 1 lượng carbon vừa phải. Bạn đã nghe tới vòng benzene; đó là những chất gây ung thư. Và nó sẽ hình thành những phân tử đặc, nặng và lớn chứa hàng trăm carbon, và hàng ngàn hydro, và chứa cả vanadi, những kim loại nặng, lưu huỳnh và những thứ đại loại vậy liên kết với chúng. Chúng được gọi là asphaltene, một thành phần có trong nhựa đường. Chúng rất quan trọng trong vấn đề dầu tràn. Tôi sẽ giải thích 1 chút về tác dụng hóa học của dầu trong nước. Và qua đó ta thấy dầu như 1 hiểm họa. Dầu nhẹ nên nổi trên mặt nước. Nếu nó chìm xuống, thì dầu tràn trở thành 1 vấn đề hoàn toàn khác. Và nó còn lan tràn ra khi nó gặp nước. nó sẽ lan ra 1 lớp thật mỏng, và sẽ khó khăn để gom nó lại. Tiếp nữa là lớp nhẹ nhất sẽ bốc hơi, và những chất độc sẽ nổi lên mặt biển và tiêu hủy trứng cá và những con cá nhỏ, tôm v.v... Và điều quan trọng sau đó là asphaltene sẽ bị khuấy lên bởi những đợt sóng tạo thành bọt sữa, nhìn như là sốt mayonnaise vậy. Nó làm tăng gấp 3 lần lượng dầu dính nhớp nháp trên mặt biển, và rất khó để xử lý. Và nó còn rất nhầy nhụa. Khi sự cố tàu Prestige chìm ở bờ biển Tây Ban Nha, có rất nhiều mảng dầu nhũ tương nổi trên mặt nước cỡ miếng đệm ghế sofa, với độ đặc hay là độ quánh giống như là kẹo cao su. Và cực kỳ khó để xử lý. Và mỗi loại dầu đều khác nhau khi nó gặp nước. Khi vấn đề hóa dầu và nước đụng chạm tới vấn đề chính trị, thì cực kỳ căng thẳng và dễ bùng nổ. Lần đầu tiên, người tiêu dùng Mỹ nhìn tận mắt được chuỗi cung ứng dầu. Có 1 một khoảnh khắc "eureka!" khi chúng ta chợt hiểu được về dầu trong một bối cảnh khác. Tôi sẽ nói 1 chút về điều cơ bản của những vấn đề chính trị này, vì chủ yếu là để hiểu rằng tại sao mùa hè lại quan trọng như vậy, tại sao chúng ta phải tập trung vào đó. Không ai thức dậy vào buổi sáng và nghĩ là: "Chà! Tôi sẽ đi đổ những phân tử có 3 carbon đến 12 carbon vào bình xăng và vui vẻ lái xe đi làm." Họ chỉ nghĩ là: "Uggh. Tôi phải đi đổ xăng. Tôi rất bực dọc về điều này. Mấy hãng xăng dầu đang móc túi của tôi. Họ ra giá còn tôi thì chẳng biết gì cả. Tôi chẳng giúp được gì về vấn đề này." Và đó là điều xảy ra với chúng ta ở trạm xăng. Và thực ra, những máy bơm xăng được thiết kế để phân tán đi sự giận dữ của chúng ta. Bạn để ý là có rất nhiều máy bơm xăng, bao gồm cả cái này đây, được thiết kế y như máy ATM. Tôi có nói chuyện với kỹ sư. Thiết kế như vậy là để phân tán sự giận dữ của chúng ta. vì như thể là chúng ta cảm thấy an tâm với máy ATM. (Tiếng cười) Điều này còn cho thấy vấn đề này tệ hại như thế nào. Nhưng thực ra, ý tôi là cái cảm giác bất lực bỗng xuất hiện bởi người Mỹ thực sự cảm thấy giá dầu là kết quả của 1 âm mưu, chứ không phải là sự thăng trầm của thị trường dầu thế giới. Và vấn đề nữa là chúng ta cảm thấy bất lực về việc sử dụng dầu, 1 cách nào đó khá là hợp lý, vì thực tế là chúng ta đã dựng nên cái hệ thống này nếu chúng ta muốn có việc làm, thì chắc chắn phải có xe để chạy, để có việc làm và giữ được việc làm, bạn phải có bằng tốt nghiệp phổ thông. Điều này rất tai hại. 1 điều tai hại khác là trong cách chúng ta mua xăng, là chúng ta thích làm như vậy hơn là cái gì khác. Đây là trạm xăng BP ở trung tâm thành phố Los Angeles. Nó có màu xanh. Bạn nghĩ là: "Tại sao những thứ dở tệ như vậy lại có tác dụng lên những người sáng suốt được?" Lý do là vì khi chúng ta mua xăng, chúng ta đầu tư vào 1 sự mâu thuẫn trong nhận thức. Ý tôi là 1 mặt chúng ta tức giận, và chúng ta muốn thay đổi. Chúng ta không muốn mua xăng nữa; chúng ta muốn làm gì đó có lợi với môi trường. Và chúng ta đã bị dính vào bẫy của mình. Ý tôi là điều này thật thú vị. Nhưng thực tế, đó là tại sao khẩu hiệu "Beyond Petroleum"--"không chỉ là dầu mỏ"-- lại có hiệu quả. Nhưng 1 phần cố hữu trong chính sách năng lượng của chúng ta, là việc chúng ta không bàn về vấn đề giảm thiểu lượng dầu mà chúng ta sử dụng. Chúng ta bàn về vấn đề độc lập năng lượng, xe chạy bằng Hydro. Bàn về nhiên liệu sinh học mà chúng ta vẫn chưa phát minh ra. Và sự mâu thuẫn trong nhận thức là 1 phần trong cách chúng ta giải quyết vấn đề dầu mỏ, và rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề dầu tràn. Vậy dầu chính trị rất hợp với đạo lý ở Mỹ. Ngành công nghiệp dầu mỏ giống như là 1 con bạch tuột khổng lồ trong cơ khí và tài chính và mọi thứ khác, nhưng thực sự chúng ta vẫn thấy nó rất hợp lý. Đây là 1 tấm hình cũ xưa. Bạn thấy đây chúng ta có 1 giếng dầu. Nhà báo thời đó nhìn vào đây và nó nói: "Đây là ngành công nghiệp bẩn thỉu." Nhưng họ cũng thấy là rất nhiều người giàu lên từ đó mà không cần phải làm gì cả. Họ không phải nông dân, họ chỉ làm giàu dựa trên thứ vật chất khai thác từ lòng đất này. Nó giống trong phim "Beverly Hillbillies". Nhưng ban đầu, nó được xem như là 1 vấn đề về mặt đạo đức, trước khi nó trở nên khôi hài. Và đây là ông trùm dầu mỏ John D. Rockefeller. Và vấn đề ở John D. là ông đã dấn thân vào sự hỗn loạn của ngành công nghiệp dầu khí, và ông hợp lý hóa nó vào một công ty tích hợp đa quốc gia. Nó thật đáng sợ. Bạn cho rằng Walmart là 1 mô hình doanh nghiệp đáng sợ hiện nay, tưởng tượng xem trông nó như thế nào vào những năm 1860 và 1870. Và nó là căn nguyên về việc chúng ta xem dầu như là 1 âm mưu như thế nào. Nhưng điều thực sự tuyệt vời là Ida Tarbell, 1 nhà báo, đã tham gia vào và lột trần Rockefeller và thế là những bộ luật chống độc quyền được ban hành. Nhưng bằng nhiều cách, hình ảnh của một âm mưu vẫn còn lảng vảng đâu đó trong chúng ta. Và đây là một trong những điều mà Ida Tarbell đã nói. Bà nói: "Mũi của ông ta như 1 cái gai. Môi thì mỏng lét. Sự vênh váo dưới đôi mắt ti hí không màu với toàn nếp nhăn." (Tiếng cười) Gã này vẫn đâu đó trong chúng ta. (Tiếng cười) Ý tôi là nó lan tràn khắp nơi -- nó là 1 phần trong DNA của chúng ta. Và tới ông này. Vậy bạn sẽ tự hỏi là tại sao như vậy, mỗi lần chúng ta gặp phải giá dầu cao hoặc tràn dầu, chúng ta gọi ngay những vị CEO này ở Washington, và hỏi những câu rất cay cú với họ và làm họ thấy hổ thẹn trước thiên hạ. Và đó là điều chúng ta đã làm từ năm 1974 tới nay, khi chúng ta bắt đầu hỏi họ là: "Tại sao có nhiều lợi nhuận bẩn thỉu như vậy?" Và chúng ta cá nhân hóa toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí lên những vị CEO này. Và chúng ta cho là, bạn biết đây -- chúng ta nhìn nó trên 1 mức độ đạo lý, hơn là nhìn nó trên mức độ pháp lý và tài chính. Và tôi không nói là những vị CEO này không có trách nhiệm gì trong này, mà tôi chỉ nói là khi chúng ta tập trung vào việc họ có phải là 1 lũ tham lam hay không, thì chúng ta đã không đi thẳng vào vấn đề làm ra như bộ luật để có thể thay đổi cách họ làm việc, hoặc tìm cách giảm thiểu lượng dầu và giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu của chúng ta. Và tôi cho là chúng ta đã hơi lạc hướng. Nhưng điều đó cũng đáng để phơi bày, và nó như 1 chất tẩy mạnh mẽ như bạn đã thấy tuần trước. Vấn đề dầu tràn trên biển là điều khích động về mặt chính trị. Ý tôi là nhìn những bức hình từ vụ dầu tràn Santa Barbara này đây. Những bức hình về nhiều loài chim chóc. Chúng thật sự ảnh hưởng tới con người. Khi vụ việc xảy ra vào 1969, đã dấy lên 1 cuộc vận động vì môi trường theo cách hiện đại. Bắt đầu có Ngày Trái Đất. Ban hành Đạo Luật Chính Sách Môi Trường Quốc Gia (National Environmental Policy Act), Đạo Luật Không Khí Sạch, Đạo Luật Nước Sạch (the Clean Air Act, the Clean Water Act.) Và nhiều thứ được bắt đầu từ thời kỳ này. Tôi nghĩ cũng khá quan trọng để nhìn vào tấm hình của những con chim này và hiểu ra điều gì đã xảy ra cho chúng ta. Điều bình thường là chúng ta vẫn đến trạm xăng và có cảm giác là chúng ta bất lực. Chúng ta nhìn vào những hình ảnh này, và lần đầu chúng ta hiểu ra được vai trò của mình trong chuỗi cung ứng này. Chúng ta hiểu ra được mối quan hệ trong chuỗi cung ứng này. Chúng ta là những người bầu cử, chúng ta có khoảnh khắc "eureka!" Đó là tại sao những thời điểm dầu tràn này lại khá quan trọng. Nhưng 1 điều cũng quan trọng nữa là chúng ta không được sao lãng bởi việc lên án họ hay vấn đề đạo đức thôi. Chúng ta thưc sự phải đi sâu vào giải quyết căn nguyên của vấn đề. 1 trong những thứ đã xảy ra trong 2 vụ dầu tràn gần đây nhất là chúng ta đã giải quyết được 1 số triệu chứng. Chúng ta đã cố giải quyết vấn đề chứ không phải tìm cách làm cho vấn đề không xảy ra. Và cái chúng ta đã làm là chúng ta đã cho ngừng những hoạt động khoan dầu ở các bờ biển đông và tây. Chúng ta ngừng khai thác ở ANWR, nhưng chúng ta chưa thực sự giảm thiểu lượng dầu tiêu thụ. Thực tế là nó còn tiếp tục tăng. Điều duy nhất để giảm thiểu lượng dầu tiêu thụ là phải nâng giá lên cao. Như bạn thấy là những sản phẩm của chúng ta đã bị giảm đi bởi vì nguồn tại nguyên bắt đầu trở nên đắt đỏ để khai thác. Chúng ta chỉ có được 2% lượng dầu của thế giới. 65% là năm ở Vịnh Ba Tư. Vì lý do đó nên đã có chuyện xảy ra là từ 1969, nước Nigeria hay 1 phần lãnh thổ mà khai thác dầu bự gấp 2 lần Maryland -- đã có tới hàng ngàn vụ tràn dầu trong 1 năm. Chính chúng ta đã gây ra những vụ dầu tràn khi chúng ta nhập khẩu dầu từ những nơi mà không có những đạo luật chặc chẽ về môi trường. Cũng tương đương với 1 vụ tràn dầu Exxon Valdez xảy ra mỗi năm bắt đầu từ 1969. Và chúng ta có thể cố gắng tìm hiểu về dầu tràn, bởi cái chúng ta nhìn thấy đây, nhưng thực tế là những người này sống ở khu vực chiến tranh. Có cả ngàn người chết do chiến tranh hàng năm ở chính khu vực này, và tất cả đều liên quan tới dầu. Và những người này, nếu họ ở Mỹ, họ có thể đang ở trong khán phòng này đây. Họ có bằng cấp về khoa học chính trị, kinh tế. Họ là những doanh nhân. Họ thực sự không muốn làm cái họ đang làm. Và họ là một trong những nhóm người đã gánh chịu hậu quả cho chúng ta. Những việc khác chúng ta đã làm, khi chúng ta tiếp tục gia tăng nhu cầu, là việc chúng ta đang chơi trò chơi đoán vỏ sò với giá cả. 1 trong những nơi chúng tôi đề ra 1 dự án dầu lớn là ở Chad, cùng với Exxon. Và những người đóng thuế ở Mỹ trả tiền cho dự án đó; Ngân Hàng Thế Giới, Exxon trả tiền cho nó. Chúng tôi làm việc và có 1 vấn nạn trộm cắp kinh khủng ở đó. Tôi đã ở đó vào năm 2003. Chúng tôi đang lái xe trên con đường tối, và người đàn ông mặc áo xanh lá bước ra, Và tôi nói là: "Ôi, hết đời rồi." Và người đàn ông trong bộ đồng phục Exxon bước ra, và chúng tôi nhận ra là mọi chuyện ổn thỏa. Họ có quân đội nằm vùng ở xung quanh các khu vực khai thác dầu. Nhưng cùng lúc đó, Chad trở thành nơi mất an ninh, trật tự, và chúng ta không trả tiền đổ xăng của mình ngay tại trạm xăng. mà trả bằng tiền thuế của mình vào ngày 15 tháng 4 hàng năm. Chúng tôi làm tương tự vậy với việc trả tiền để bảo đảm an ninh ở Vịnh Ba Tư và khai thông những tuyến đường vận chuyển. Đây là năm 1988 Chúng ta đã đánh bom vào 2 giàn khoan của Iran vào năm đó. Đó là khởi đầu cho sự leo thang chiến tranh của Mỹ với Iran mà chúng ta không trả giá liền lập tức Chúng ta trả vào ngày 15 tháng 4, và chúng ta cũng không thể tính được chi phí của những rắc rối này. Và 1 nơi đã góp phần làm gia tăng sự lệ thuộc và mức tiêu thụ dầu mỏ của chúng ta là Vịnh Mexico không nằm trong lệnh hoãn sử dụng dầu mỏ. Đây là điều đã xảy ra ở Vịnh Mexico, đây là biểu đồ Quản lý Khoáng Sản của các giếng dầu và gas. Nó trở thành khu vực công nghiệp hóa rất căng thẳng. và không có cùng cộng hưởng tới chúng ta như Khu Vực Bảo Tồn Sinh Thái Quốc Gia ở Bắc Cực, (ANWR) nhưng nó nên như vậy, đó là 1 khu bảo tồn các loài chim. Và mỗi lần bạn đổ xăng ở Mỹ, 1 nửa trong đó thực sự được lọc ra từ ngoài biển, vì vùng Vịnh thực sự có tới gần 50% công suất lọc dầu của chúng ta và rất nhiều hải cảng. Và người dân làm ở vùng Vịnh đã trợ cấp cho chúng ta qua một môi trường ít trong sạch. Và cuối cùng, những gia đình Mỹ trả giá để mua dầu. 1 mặt, giá cả ở trạm xăng thực sự không quá cao khi ta xem xét lại giá thật sự của dầu mỏ, nhưng mặt khác, thực tế là mọi người không có 1 sự lựa chọn nào khác nên họ phải bỏ ra 1 số tiền lớn trong thu nhập chỉ để có phương tiện đi lại, phần đông toàn là xe nuốt xăng. Nếu bạn nhìn vào những người làm ra 50.000 usd 1 năm, nhà 2 con, họ có lẽ phải làm 3 chỗ hoặc nhiều hơn, và họ cần phải có phương tiện đi lại. Họ thực sự tốn tiền với xe cộ và nhiên liệu hơn là với thuế và chi phí chăm sóc sức khỏe. Và điều tương tự xảy ra ở mức 50%, những người làm 80.000usd 1 năm. Chi phí xăng dầu như 1 ống xả lớn trong nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung, cũng như với những hộ gia đình nói riêng, và khá là kinh khủng khi nghĩ tới chuyện gì sẽ xảy ra khi giá dầu tăng cao hơn. Và cái tôi sắp nói tới đây là việc chúng ta phải làm gì? Những bộ luật gì? Chúng ta phải tập trung vào cái gì? Thứ 1 là chúng ta ngừng lên án họ. Chúng ta tránh xa các lệnh cấm. Chúng ta cần tập trung vào những phân tử này. Lệnh cấm thì cũng không có vấn đề gì, nhưng chúng ta cần tập trung vào những phân tử dầu. 1 điều nữa chúng ta cần làm là, đừng có mơ là chúng ta sẽ có 1 thế giới trong sạch, trước khi chúng ta giảm đi lượng dầu chúng ta sử dụng. Chúng ta cần tập trung vào việc giảm thiểu lượng dầu. Cái bạn nhìn thấy đây là một lược đồ cho thấy xăng dầu được sử dụng như thế nào trong nền kinh tế Mỹ. Nó đi vào từ 1 đầu -- màu xám đậm là đại diện cho những thứ có ích, còn những thứ không có ích mà ta gọi là sự lãng phí thì đi lên màu xám nhạt. Bây giờ bạn thấy là sự lãng phí đã vượt quá mức nhiều so với sự hữu ích. Và một trong những điều chúng ta cần làm là không chỉ cải thiện hiệu suất nhiên liệu trong xe cộ mà còn làm cho nó tăng hiệu suất nữa, nhưng về tổng quát chúng ta cũng cần phải cải thiện nền kinh tế. Chúng ta cần loại bỏ việc những động cơ tai hại khiến ta phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn nữa. ví dụ như chúng ta nên có 1 hệ thống bảo hiểm mà trong đó người lái xe 20.000 dặm 1 năm cũng trả cùng số tiền bảo hiểm cho người lái xe 3.000 dặm 1 năm. Chính chúng ta đã khuyến khích mọi người lái xe nhiều hơn nữa. Chúng ta có cả đống loại chính sách. Chúng ta cần có nhiều lựa chọn về phương tiện hơn. Chúng ta cần làm cho giá xăng dầu phản ánh được giá thực của nó. Và chúng ta cần phải chuyển trợ cấp từ ngành công nghiệp dầu mỏ, ít nhất là 10 tỷ usd 1 năm, sang việc gì đó cho phép những người dân trung lưu có được phương tiện đi lại tốt hơn. Dù là phát triển những chiếc xe có hiệu suất hơn và xây dựng những thị trường cho xe mới và nhiên liệu mới, đó là việc chúng ta cần làm. Chúng ta cần hợp lý hóa mọi việc, và bạn có thể tìm hiểu thêm về chính sách này đây. Chính sách STRONG: "Giao Thông An Toàn và Giảm Thiểu Dần Nhu Cầu về Dầu," và ý tưởng là, thay vì cảm thấy bất lực, chúng ta cần mạnh mẽ hơn. Chính sách đăng ở trang web NewAmerica.net. Điều quan trọng là chúng ta cần phải thay đổi từ việc cảm thấy bất lực, trở nên tích cực và nghĩ về việc chúng ta là ai, có những thời điểm đặc biệt khi chúng ta hiểu ra điều đó. Bây giờ giả sử là, thuế dầu lửa là một vấn đề không thể đá động tới trong chính trường Mỹ -- Tôi đồng ý là 1usd/1 gallon dầu thì hơi quá mắc, nhưng tôi nghĩ nếu bắt đầu từ năm nay chúng ta hạ giá còn 3cent/1 gallon dầu, và tăng lên 6cent vào năm tới, 9cent vào năm tới nữa, và tăng tới 30cent vào năm 2020, thì chúng ta sẽ giảm được lượng dầu tiêu thụ đáng kể, và cùng lúc chúng ta sẽ cho mọi người thời gian để chuẩn bị, để đáp ứng lại, và chúng ta sẽ gia tăng ý thức cũng như tiền bạc cùng lúc. Tôi sẽ chỉ ra tại sao nó có hiệu quả. Đây là 1 hóa đơn xăng, giả sử, 1 năm tính từ bây giờ. Thuế đầu tiên bạn đóng là thuế xây dựng nước Mỹ -- 33 cent. Vậy bạn không bất lực. Và điều thứ 2 bạn có là 1 bản cảnh báo, tương tự như cái bạn thấy trên bao thuốc lá. Và trên bản sẽ đề là "Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia ước tính cứ mỗi gallon xăng bạn sử dụng cho xe tạo ra 29 cent chi phí chăm sóc sức khỏe." Rất nhiều. Và do đó, bạn thấy là mình bỏ ra ít hơn đáng kể so với chi phí chăm sóc sức khỏe trong tiền thuế. Và cũng do đó, hy vọng là bạn bắt đầu kết nối được với 1 hệ thống lớn hơn. Và cùng lúc đó, bạn thấy được 1 số điện thoại mà bạn có thể gọi để có nhiều thông tin hơn về việc đi lại, hay 1 món nợ lãi thấp tính trên những loại xe khác nhau, hoặc bất cứ cái gì bạn cần để giảm thiểu sự phụ thuộc về xăng dầu. Với 1 bộ chính sách như vậy, chúng ta có thể giảm thiểu được mức tiêu thụ xăng dầu -- khoản 20% tới năm 2020. tương đương 3 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nhưng để làm được vậy, Chúng ta cần phải nhớ là chúng ta là con người của hydrocarbon. Chúng ta cần để tâm tới những phân tử và đừng bị lạc hướng bởi lời đàm tiếu, và sự mâu thuẫn trong nhận thức về việc có khả năng cho một thế giới trong sạch sau này. Chúng ta cần mạnh dạn hơn trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào loại nhiên liệu, những phân tử này. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi làm việc trong ngành marketing, ngành mà tôi thích, nhưng niềm đam mê đầu tiên của tôi là vật lý, một niềm đam mê được truyền lại từ người thầy tuyệt vời của tôi, từ hồi tóc tôi còn xanh. Thầy đã dạy tôi rằng vật lý rất lý thú bởi nó dạy ta rất nhiều về thế giới xung quanh. Và tôi sẽ dành vài phút tới để thuyết phục các bạn rằng vật lý có thể dạy ra nhiều điều về marketing. Mình làm một cuộc khảo sát nho nhỏ nhé -- ai trong số các bạn đã học marketing ở bậc đại học? Ai từng học vật lý ở bậc đại học? Ồ, cũng khá đấy chứ? Còn ở trung học thì sao ạ? Vâng, rất nhiều. Hi vọng là điều này sẽ đem đến những kỷ niệm vui vẻ hoặc hơi lộn xộn một chút. Vật lý và marketing: chúng ta sẽ bắt đầu với một thứ đơn giản: Định luật Newton: "Lực bằng khối lượng nhân với gia tốc." Đây là một điều mà Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ nên nghiên cứu cẩn thận hơn trước khi họ ra chiến dịch vận động. (Cười) Nhưng nếu tôi tái sắp xếp nhanh công thức này, chúng ta sẽ có gia tốc bằng lực chia khối lượng, nghĩa là với một vật kích thước lớn, khối lượng lớn, thì đòi hỏi nhiều lực hơn để nó đổi hướng. Điều này cũng đúng với kinh doanh. Công ty càng lớn, càng nhiều vật tư, thì càng cần lực đẩy lớn để thay đổi vị thế của nó. Và đó là một trong những lý do vì sao Arthur Anderson chọn Accenture thay vì cố gắng thuyết phục cả thế giới rằng Anderson's có thể đại diện cho thứ gì khác ngoài nghề kế toán. Nó cũng giải thích tại sao Hoover thấy khó khăn khi thuyết phục cả thế giới rằng nó còn vượt xa chiếc máy hút bụi, và tại sao những công ty như Unilever và P&G duy trì các công ty tách biệt, chẳng hạn Oreo, Pringle và Dove chứ không lập mô hình một công ty mẹ khổng lồ. Bởi vậy vật lý cho rằng một vật thể có khối lượng lớn hơn thì cần lực đẩy lớn hơn để đổi hướng. Với marketing, công ty càng lớn thì càng khó để tái lập vị trí của nó. Hãy liên hệ tới danh mục đầu tư của các công ty hoặc có thể là các công ty mới để đầu tư mạo hiểm. Nào, ai nhớ gì về Nguyên lý bất định của Heisenberg không ạ? Cái này thì hơi chuyên sâu hơn một chút. Nguyên lý phát biểu rằng ta không thể xác định được chính xác trạng thái, chẳng hạn vị trí và động lượng của hạt, bởi hành động đo đạc sẽ thay đổi nó. Có thể giải thích rằng -- nếu bạn có một hạt cơ bản và chiếu một chùm sáng vào nó, thì photon trong chùm sáng có động lượng và photon sẽ đập vào hạt ban đầu, và bạn không hề biết vị trí của nó trước khi bạn nhìn vào. Bằng cách đo đạc, hành động đo đạc đã thay đổi nó. Hành động quan sát thay đổi nó. Marketing cũng vậy. Do đó với hàng động khảo sát khách hàng, nó đã thay đổi hành vi của họ. Hoặc liên hệ tới nhóm các bà mẹ đang nói chuyện về những đứa con tuyệt vời của họ, và gần như không ai mua rất nhiều quà vặt. Và rồi, McDonald's bán hàng trăm triệu bánh mỳ kẹp mỗi năm. Hãy liên hệ tới những người đi mua hàng trong siêu thị, chất lên xe đẩy của họ hàng đống rau quả tươi, nhưng thường ngày họ không đi chợ kiểu đó . Và nếu nghĩ tới nhiều người khẳng định trong bản điều tra khảo sát là thường xem phim đồi trụy trên web, thì con số đấy rất ít. Nhưng, ở Google, chúng ta đều biết đó là thuật ngữ được tìm nhiều nhất. Vậy nên may mắn thay, khoa học -- không, tôi xin lỗi -- marketing đã trở nên dễ dàng hơn. May mắn thay, với phương pháp theo dõi điểm bán, và tiêu dùng các loại thiết bị truyền thông số hóa, bạn có thể đo được xem khách hàng đang thực sự làm gì hơn là để họ nói họ đang làm gì. Vì thế vật lý là bạn không bao giờ có thể đo được chính xác một hạt bởi chính hành động quan sát đã thay đổi nó. Marketing là -- thông điệp tới ngành marketing là -- việc hãy cố gắng khảo sát xem người tiêu dùng mua gì, chứ đừng nghe họ nói họ sẽ làm gì hoặc dự đoán họ sẽ làm gì. Tiếp theo, phương pháp khoa học một điều hiển nhiên trong vật lý và mọi ngành khoa học là bạn không thể dùng quan sát để chứng minh một giả thuyết. Bạn chỉ có thể dùng nó để chứng minh là sai. Nghĩa là bạn có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu xung quanh giả thuyết hay luận điểm đó, và việc này sẽ đẩy mạnh, nhưng không thể nào chứng minh hoàn toàn giả thuyết đó được. Và chỉ cần một điểm dữ liệu trái ngược là có thể hất tung lý thuyết của bạn xuống biển. Chúng ta lấy một ví dụ nhé -- Ptolemy có hàng tá dữ liệu để hỗ trợ cho lý thuyết của mình rằng các hành tinh quay xung quanh Trái Đất. Chỉ cần một quan sát của Copernicus là đủ thổi bay ý tưởng của Ptolemy. Điều này cũng tương tự với marketing. Bạn có thể đầu tư dài hạn vào một công ty, nhưng một quan sát duy nhất trái ngược với luận điểm đó sẽ có thể hủy hoại niềm tin của khách hàng. Chẳng hạn hãng BP. Họ chi hàng triệu bảng Anh trong nhiều năm để tạo dựng hình ảnh mình như một công ty thân thiện với môi trường, nhưng rồi một tai nạn nhỏ xảy ra. Hay Toyota chẳng hạn. Trong thời gian dài, nó từng được coi là loại xe đáng tin cậy bậc nhất và rồi họ vướng vào một rắc rối thu hồi xe. Rồi Tiger Woods, suốt cả một thời kỳ là đại sứ hoàn hảo. Bạn biết câu chuyện đó rồi đấy. (Cười) Vì thế vật lý là bạn không thể chứng minh một giả thuyết nhưng có thể dễ dàng phản bác nó. Bất kỳ giả thuyết nào cũng không vững. Và marketing là dù bạn đầu tư vào công ty nhiều đến đâu thì một tuần tệ hại cũng có thể hủy hoại hàng chục năm cống hiến. Do vậy bạn nên thận trong khi thử nghiệm và tránh xáo trộn có thể hủy hoại công ty bạn. Và cuối cùng, tôi muốn nhắc đến vấn đề hiếm gặp hơn là entropy, định luật thứ hai của nhiệt động lực học. Nó phát biểu rằng entropy, đại lượng đo sự hỗn độn của một hệ thống, sẽ luôn tăng. Điều này cũng đúng với marketing. Nếu trở lại thời cách đây 20 năm, một thông điệp được kiểm soát bởi một nhà quản lý marketing có thể đại diện cho một hãng. Nhưng ở vị thế của chúng ta ngày nay, mọi thứ đã đổi khác. Bạn có thể có một hình ảnh khá vững chắc của công ty hoặc một thông điệp và đặt ở bên ngoài, giống như Đảng Bảo Thủ đã làm cách đây mấy năm với poster tranh cử của họ. Nhưng rồi bạn mất quyền kiểm soát nó. Với một vài công cụ tạo bình luận và phát tán điện tử có sẵn ở mọi khách hàng, thì sẽ không thể nào kiểm soát được một khi nó đã bị phát tán. Công ty của bạn sẽ bắt đầu phân tán. (Cười) Sự việc ngày càng hỗn loạn. (Cười) Vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn. (Cười) Tôi thấy ông ấy nói. Ông đã làm rất tốt. Nhưng dù điều này có thể gây quan ngại cho các nhà quảng cáo, nhưng thực sự đó vẫn là điều hay. Nó phân phối năng lượng của công ty khiến công ty bạn gần gũi hơn với công chúng, đi vào đông đảo quần chúng. Sự phát tán năng lượng này là một động lực dân chủ hóa, và sẽ là điều tốt đẹp với công ty bạn. Vậy, bài học từ vật lý là entropy luôn tăng; đó là một định luật cơ bản. Thông điệp cho marketing là công ty bạn sẽ luôn phân tán. Bạn không thể chống lại điều đó, vậy nên hãy chấp nhận. Để kết thúc, thầy giáo của tốt, thầy Vutter, đã bảo tôi rằng vật lý hay lắm, và thầy rất hi vọng là thầy đã thuyết phục được em rằng vật lý có thể dạy mọi thứ cho chúng ta, kể cả thế giới marketing, một thứ rất đặc biệt. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Martin Luther King đã không nói “Tôi có một cơn ác mộng”, khi ông ấy truyền cảm hứng vào những cuộc vận động quyền công dân Ông ấy nói, “Tôi có một giấc mơ”. Và tôi có một giấc mơ. Tôi có một giấc mơ là chúng ta có thể ngừng nghĩ rằng tương lai sẽ là một cơn ác mộng, và đây sẽ là một thách thức, bởi vì, nếu bạn nghĩ về từng bộ phim rất thành công trong thời gian gần đây, gần như tất cả viễn cảnh cho loài người là tận thế Tôi nghĩ bộ phim này là một trong những màn khó coi nhất của thời đại, “Con đường”. Đó là một thước phim đẹp, nhưng mọi thứ trong đó thì hoang tàn, mọi thứ đều chết. Và chỉ có một người cha và đứa con trai tìm cách sống sót, đi dọc theo con đường. Và tôi nghĩ cuộc vận động vì môi trường mà tôi là một phần trong đó sẽ góp phần tạo nên viễn cảnh của tương lai Từ lâu rồi, chúng ta lo lắng về một viễn cảnh như ác mộng về những gì sắp diễn ra Chúng ta tập trung vào kịch bản tồi tệ nhất. Chúng ta tập trung vào những vấn đề Và chúng ta chưa nghĩ đầy đủ về những giải pháp. Chúng ta dùng sự sợ hãi, nếu bạn thích, để thu hút sự chú ý của mọi người. Và bất cứ nhà tâm lý học nào cũng sẽ nói cho bạn biết rằng sự sợ hãi trong sinh vật liên quan tới cơ chế phản ứng tự nhiên. Nó là một phần của cơ chế phản ứng và chiến đấu tự vệ, khi môt động vật bị đe dọa -- hãy nghĩ tới một con nai Một con nai sợ đến đông cứng sẵn sàng bỏ chạy. Và tôi nghĩ đó là những gì chúng ta đang làm khi chúng ta yêu cầu mọi người tham gia vào kế hoạch của mình xung quanh vấn đề suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu Mọi người đang thấy sợ và sắp bỏ chạy bởi vì chúng ta đang dùng sự sợ hãi. Và tôi nghĩ cuộc vận động vì môi trường cần được phát triển và bắt đầu nghĩ xem sự tiến bộ sau đó là gì Điều gì sẽ cải thiện số phận con người? Một trong những vấn đề chúng ta đối mặt, theo tôi nghĩ, là việc chỉ những người đầu cơ vừa mua hết hàng trên thị trường liên quan tới tiến trình là có khái niệm nào về tài chính cho sự tiến bộ, có khái niệm nào về kinh tế cho sự tiến bộ bằng cách nào đó, nếu chúng ta làm gia tăng đúng những con số, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, dù là sự tiến bộ trên thị trường chứng khoán, dù là sự tiến bộ với GDP và tăng trưởng kinh tế, bằng cách nào đó cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn. Điều này thu hút lòng tham của con người thay vì sự sợ hãi -- rằng càng nhiều thì càng tốt. Nào. Ở phương Tây, chúng ta có đủ. Có lẽ một vài nơi trên thế giới không như vậy, nhưng chúng ta có đủ. Và chúng ta biết được trong khoảng thời gian dài rằng đây không phải là thước đo tốt cho sự hưng thịnh của các quốc gia. Thật sự, người sáng tạo ra hệ thống sổ sách kế toán quốc gia, Simon Kuznets, vào những năm 1930, nói rằng, “ Sự hưng thịnh của một quốc gia khó có thể được suy ra từ thu nhập quốc gia.” Nhưng chúng tôi vừa sáng tạo ra hệ thống sổ sách kế toán quốc gia chủ yếu dựa trên sản xuất và những thứ liên quan tới sản xuất. Và thật sự, đây hầu như thuộc về lịch sử, và nó có thời điểm lịch sử của nó. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta cần phải sản xuất hàng loạt các thứ. Và thật sự, chúng ta đã rất thành công trong việc sản xuất vài thứ mà đã tàn phá rất nhiều thứ của Châu Âu, và chúng ta phải xây dựng lại chúng sau đó. Và vì vậy hệ thống sổ sách kế toán quốc gia thành ra gắn với những gì chúng ta sản xuất ra. Nhưng từ năm 1968, người nhìn xa trông rộng này, Robert Kennedy, lúc khởi đầu cho chiến lược tranh cử tổng thống không may của mình, đã đưa ra một cơ cấu ấn tượng nhất về tổng sản phẩm quốc gia từ đó đến giờ. Và khi ông ấy hoàn thành bài nói với câu nói “ Tổng sản phẩm quốc gia đo lường được mọi thứ chỉ trừ cái mà làm cuộc sống đáng giá.” Điên rồ quá phải không? Thước đo sự tiến bộ của chúng ta, thước đo chủ yếu cho sự tiến bộ xã hội, đo lường được mọi thứ trừ cái mà làm cho cuộc sống đáng giá? Tôi tin rằng, nếu Kennedy còn sống tới nay, ông ấy sẽ yêu cầu các nhà thống kê như tôi ra ngoài và tìm cho ra cái làm cho cuộc sống đáng giá. Ông ấy sẽ yêu cầu chúng ta thiết kế lại hệ thống sổ sách kế toán quốc gia dựa trên những thứ quan trọng như công bằng xã hội, sự bền vững và sự thịnh vượng của người dân. Và thật sự, các nhà khoa học xã hội đã ra ngoài và hỏi những câu hỏi này trên toàn thế giới. Điều này là từ một cuộc khảo sát toàn cầu. Nó hỏi người dân, họ muốn gì. Và thật ngạc nhiên, người dân trên toàn thế giới nói rằng cái mà họ muốn là hạnh phúc, cho bản thân họ, cho gia đình họ, cho con cái họ, cho cộng đồng của họ. Rồi, họ nghĩ tiền chỉ hơi quan trọng. Tiền đó, nhưng nó gần như không quan trọng bằng sự hạnh phúc, và nó gần như không quan trọng bằng tình yêu. Chúng ta đều cần phải yêu thương và được yêu thương trong cuộc sống. Tiền gần như không quan trọng bằng sức khỏe. Chúng ta muốn được khỏe mạnh và sống cuộc sống trọn vẹn. Những điều này dường như là khát khao tự nhiên của con người. Tại sao các nhà thống kê lại không đo lường những thứ này? Tại sao chúng ta không nghĩ đến sự tiến bộ của quốc gia trong những điều kiện này, thay vì chỉ là bao nhiêu thứ chúng ta có? Và thật ra, đây là những gì tôi vừa làm khi trưởng thành -- là nghĩ xem bẳng cách nào chúng ta đo lường hạnh phúc, bằng cách nào chúng ta đo lường sự thịnh vượng, bằng cách nào chúng ta đo lường được giới hạn của môi trường. Và chúng tôi đã sáng tạo ra, tại tổ chức mà tôi làm việc, Tổ chức Kinh tế mới, cái mà chúng tôi gọi là Chỉ số Hành tinh Hạnh Phúc, bởi chúng tôi cho rằng người dân đáng được hạnh phúc và hành tinh cũng đáng được hạnh phúc. Tại sao chúng ta không tạo ra một thước đo sự tiến bộ thể hiện điều đó? Và những gì chúng tôi làm, là chúng tôi chúng cho rằng thành quả cơ bản của một quốc gia là nó thành công thế nào trong việc tạo ra cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh cho công dân của nó. Đó nên là mục đích của mọi quốc gia trên hành tinh. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng có một nguyên tắc cơ bản đưa vào đó, và đó là chúng ta sử dụng bao nhiêu tài nguyên của hành tinh. Chúng ta đều có chung một hành tinh thôi. Chúng ta phải cùng chia sẻ nó. Đó là nguồn tài nguyên khan hiếm quan trọng, là một hành tinh mà chúng ta chia sẻ. Và nền kinh tế rất quan tâm đến sự khan hiếm. Khi có tài nguyên khan hiếm thì nó muốn biến chúng thành một đầu ra được mong đợi, nó cân nhắc với sự hiệu quả. Nó cân nhắc xem chúng ta thu được bao nhiêu lợi ích từ cái giá mình phải trả. Và đây là thước đo sự thịnh vượng chúng ta có được từ việc sử dụng tài nguyên trái đất. Đó là thước đo sự hiệu quả. Và có lẽ cách dễ nhất để chỉ cho các bạn xem điều đó, là trình bày với các bạn biểu đồ này. Chạy dọc theo những đường nằm ngang của biểu đồ, là “dấu ấn về mặt sinh thái”, là thước đo lượng tài nguyên mà chúng ta sử dụng và áp lực mà chúng ta đặt lên hành tinh. Càng nhiều thì càng tệ. Chạy theo cột dọc lên trên, là thước đo “những năm sống hạnh phúc”. Nó đo sự thịnh vượng của các quốc gia. Nó tựa như tuổi thọ trung bình điều chỉnh theo mức độ hạnh phúc. Nó tựa như chất lượng và số lượng của cuộc sống ở mỗi quốc gia. Và những điểm màu vàng đó , là mức trung bình toàn cầu. Này, có một mũi tên lớn của các quốc gia xung quanh mức trung bình toàn cầu. Phía trên bên phải của biểu đồ, là các quốc gia đang hoạt động khá tốt và tạo ra sự thịnh vượng, nhưng họ sử dụng nhiều thứ của hành tinh để đạt được điều đó. Đó là Mỹ, các nước Phương Tây những nước bên kia ở những tam giác đó và một số nước vùng Vịnh ở đó nữa. Ngược lại, ở phía dưới bên trái của biểu đồ, là các quốc gia không tạo ra nhiều sự thịnh vượng -- tiêu biểu là khu vực phía nam Sahara ở Châu Phi. Theo lập luận của Hobbes, cuộc sống ở đó ngắn ngủi và bạo tàn. Tuổi thọ trung bình ở nhiều nước này chỉ có 40 năm. Bệnh sốt rét, HIV/AIDS đang giết chết nhiều người ở những khu vực này trên thế giới. Nhưng này có tin tốt lành! Có một số quốc gia ở phía trên, những tam giác màu vàng, những nước làm tốt hơn mức trung bình toàn cầu, nằm phía trên bên trái biểu đồ. Đây là phần biểu đồ được mong đợi. Chúng ta muốn ở phía trên bên trái, nơi cuộc sống tốt đẹp mà không bắt trái đất phải trả giá. Đó là Châu Mỹ Latin. Đất nước ở trên cùng là nơi tôi chưa từng đến. Có thể một số trong các bạn từng đến. Costa Rica. Costa Rica -- tuổi thọ trung bình là 78,5 năm. Nó dài hơn ở Mỹ. Theo thăm dò dư luận gần đây nhất của Viện Gallup, quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh -- hơn bất cứ ai; hơn cả Thụy Sĩ và Đan Mạch. Đó là nơi hạnh phúc nhất. Họ làm điều đó bằng một phần tư tài nguyên được sử dụng tiêu biểu như các nước Phương Tây -- một phần tư nguồn tài nguyên. Chuyện gì đang diễn ra ở đó? Chuyện gì đang xảy ra ở Costa Rica? Chúng ta xem một số dữ liệu. 99% điện được tạo ra từ tài nguyên có thể phục hồi. Chính phủ của họ là một trong những người đầu tiên cam kết trung hòa carbon vào năm 2021. Họ bãi bỏ quân đội vào năm 1949 -- 1949. Và họ đầu tư vào những chương trình xã hội -- sức khỏe và giáo dục. Họ có mức bình chọn cao nhất ở Châu Mỹ Latin và trên thế giới. Và họ có được sự rung cảm ở Latin, đúng không. Họ có sự quan hệ xã hội tốt. (Tiếng cười) Thách thức là, có thể -- và điều mà chúng ta có lẽ đang nghĩ đến -- tương lai có lẽ không phải là Bắc Mỹ, có lẽ không phải là các nước phía Tây Châu Âu. Nó có thể là Châu Mỹ Latin. Và thách thức, thực sự, là phải nâng mức trung bình toàn cầu lên trên đây. Đó là những gì chúng ta cần làm. Và nếu chúng ta định làm điều đó, chúng ta cần kéo các nước từ phía dưới lên, và chúng ta cần kéo các nước từ bên phải biểu đồ qua. Và thế là chúng ta bắt đầu tạo ra một hành tinh hạnh phúc. Đó là một cách nhìn. Một cách khác để xem xét là xem xét xu hướng theo thời gian. Chúng tôi không có dữ liệu tốt cho mọi quốc gia trên thế giới, nhưng có cho vài nước giàu nhất, nhóm OECD. Và đây là khuynh hướng thể hiện sự thịnh vượng trong suốt khoảng thời gian đó, một sự gia tăng nhỏ, nhưng đây là khuynh hướng dựa trên dấu ấn về mặt sinh thái. Và như vậy theo phương pháp luận về hành tinh hạnh phúc thật nghiêm túc, chúng ta đang trở nên kém hiệu quả hơn trong việc biến nguồn tài nguyên khan hiếm quan trọng thành những gì chúng ta mong muốn. Và vần đề thật sự là, như tôi nghĩ, có thể mọi người trong phòng này đều mong muốn xã hội đến năm 2050 không có tận thế điều gì đó sẽ xảy ra. Thật sự không còn lâu nữa. Nửa đời người nữa sẽ trôi qua. Một đứa trẻ vào trường học hôm nay sẽ ở tuổi của tôi vào năm 2050. Đây không phải là tương lai xa xôi. Đây là những gì chính phủ Anh nhắm tới để loại bỏ carbon và hiệu ứng nhà kính Và tôi đặt ra điều đó cho các bạn, đó không phải là chuyện kinh doanh thường ngày. Điều đó đang làm thay đổi việc kinh doanh của chúng ta Điều đó đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra các tổ chức, cách chúng ta thực thi chính sách của chính phủ, cách chúng ta sống. Và vấn đề là, chúng ta cần xúc tiến gia tăng sự thịnh vượng. Không ai có thể đi ra trước dư luận quần chúng và nói rằng chất lượng cuộc sống sẽ giảm xuống. Không ai trong chúng ta, tôi nghĩ, muốn tiến trình của loài người sẽ dừng lại. Tôi nghĩ chúng ta muốn nó tiếp tục diễn ra. Tôi nghĩ chúng ta muốn số mệnh loài người sẽ còn kéo dài. Và tôi nghĩ đây là chỗ cho những người hoài nghi và phủ nhận sự biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ đây là những gì họ muốn. Họ muốn chất lượng cuộc sống tiếp tục tăng lên. Họ muốn gìn giữ những gì họ đang có. Và nếu chúng ta định chống lại họ, tôi nghĩ đó là những gì chúng ta cần làm. Và đó có nghĩa là chúng ta phải thật sự làm tăng tính hiệu quả nhiều hơn nữa. Thế đấy đó là tất cả những cái dễ dàng để vẽ biểu đồ và những thứ tương tự, nhưng vấn đề là chúng ta cần xoay trở những đường cong này. Và đây là chỗ mà tôi nghĩ chúng ta có thể làm theo lý thuyết hệ thống, những kỹ sư hệ thống, chỗ mà họ tạo ra những vòng hồi tiếp, đưa ra đúng thông tin ở đúng thời điểm. Con người được thúc đẩy hành động rất nhiều bởi “tức thời”. Bạn lắp đặt đồng hồ điện thông minh trong nhà của bạn, và tức thời bạn biết được bạn đang dùng bao nhiêu điện, bạn phải chi trả bao nhiêu, con cái của bạn sẽ đi một vòng và tắt đèn thật nhanh chóng. Điều đó có ý nghĩa gì cho xã hội? Tại sao như vậy, theo tin tức phát thanh mỗi chiều, tôi nghe chỉ số FTSE 100, chỉ số Dow Jones, tỷ giá đô la so với bảng Anh -- Tôi thậm chí không biết bằng cách nào tỷ giá đô la so với bảng Anh lại trở thành những tin hay. Và tại sao tôi lại nghe ngóng nó? Tại sao tôi không nghe xem hôm qua nước nước Anh tiêu thụ bao nhiêu năng lượng, hay nước Mỹ đã tiêu thụ bao nhiêu ? Liệu chúng ta đã đạt được mục tiêu 3% mỗi năm nhằm cắt giảm khí thải carbon? Đó là cách chúng ta thiết lập mục đích chung. Bạn đưa nó ra truyền thông và bắt đầu nghĩ về nó. Và chúng ta cần những vòng hồi tiếp tích cực để làm tăng sự thịnh vượng. Ở góc độ chính phủ, họ có thể tạo ra sổ sách kế toán quốc gia cho sự thịnh vượng. Ở góc độ kinh doanh, bạn có thể nhìn thấy sự thịnh vượng của nhân viên, điều mà chúng ta biết là thật sự liên quan tới sự sáng tạo, liên quan tới sự đổi mới, và chúng ta sẽ cần rất nhiều sự đổi mới để giải quyết những vấn đề về môi trường. Ở góc độ cá nhân, chúng ta cũng cần đổi mới. Có lẽ chúng ta không cần lắm dữ liệu, nhưng chúng ta cần thứ gì đó để nhắc nhớ. Ở Anh, chúng tôi có thông điệp khuyến cáo mọi người về việc dùng 5 loại trái cây và rau củ mỗi ngày và lượng bài tập thể dục mà chúng tôi cần -- không phải là thế mạnh của tôi. Những điều này ích gì cho hạnh phúc? Bạn nên làm năm việc gì mỗi ngày để hạnh phúc hơn? Chúng tôi làm một dự án cho Văn phòng Khoa học Chính phủ cách đây vài năm, một chương trình lớn tên là chương trình Foresight -- rất nhiều nhiều người -- có sự tham gia của nhiều chuyên gia -- mọi thứ có căn cứ chứng minh – một tập sách lớn. Nhưng phần công việc của chúng tôi là về : bằng 5 hành động tích cực nào bạn có thể cải thiện sự thịnh vượng trong cuộc sống ? Và điểm chính là đây, những việc này gần như là bí mật của hạnh phúc, nhưng đó là những điều mà tôi nghĩ hạnh phúc sẽ xuất phát từ phía cho đi. Và cách đầu tiên là phải liên kết, ý là những mối quan hệ xã hội của bạn là viên đá nền tảng quan trọng nhất cho cuộc sống của bạn. Bạn có dành thời gian cho những người bạn yêu thương như bạn có thể, và năng lượng? Hãy tiếp tục xây dựng chúng. Cách thứ hai là hãy năng động. Cách nhanh nhất để thoát khỏi tâm trạng tiêu cực: bước ra ngoài, đi dạo, mở máy phát thanh và nhảy múa. Năng động sẽ thật tốt cho tâm trạng tích cực của chúng ta. Cách thứ ba là hãy quan tâm chú ý. Bạn nhận thức như thế nào về những điều xảy ra trên thế giới, các mùa thay đổi, mọi người xung quanh bạn? Bạn có chú ý thấy những thứ đang hóa thành bong bóng vì bạn và cố thu hút sự chú ý? Dựa trên nhiều bằng chứng cho thấy sự quan tâm, liệu pháp nhận thức hành vi, rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của chúng ta. Cách thứ tư là tiếp tục học tập và việc duy trì là quan trọng -- học tập cả đời. Những người già mà duy trì học tập và ham hiểu biết, họ có kết quả sức khỏe tốt hơn hẳn những người định dừng lại. Nhưng đó không cần phải là học tập chính thức;đó không dựa trên kiến thức. Đó ý chỉ sự ham hiểu biết nhiều hơn. Đó có thể là học cách nấu món ăn mới, chơi lại một loại nhạc cụ mà bạn đã quên khi còn là đứa trẻ. Tiếp tục học tập. Và cách cuối cùng là một trong những hoạt động mang tính phi kinh tế nhất, là cho đi. Sự rộng lượng, lòng vị tha, sự thương cảm của chúng ta đều được gắn chặt vào cơ chế tự nhiên trong bộ não của mình. Chúng ta cảm thấy vui khi chúng ta cho đi. Bạn có thể làm một cuộc thí nghiệm trong đó bạn đưa cho 2 nhóm người một trăm đô la vào buổi sáng. Bạn bảo một nhóm tiêu dùng cho bản thân họ và một nhóm tiêu dùng cho những người khác. Bạn đo mức độ hạnh phúc của họ vào cuối ngày, những người tiêu dùng cho người khác thì hạnh phúc hơn nhiều so với những người tiêu dùng cho bản thân. Và năm cách này, cái mà chúng tôi đặt vào trong những bưu thiếp tiện dụng, tôi cho rằng, không bắt trái đất phải trả giá. Chúng không hề chứa carbon. Chúng không cần nhiều nguyên vật liệu để được hoàn thiện. Và vì vậy tôi nghĩ thật khả thi khi hạnh phúc không cần bắt trái đất phải trả giá. Này, Martin Luther King, khi bên bờ vực của cái chết, đã đưa ra một bài diễn thuyết tuyệt vời. Ông ấy nói, “ Tôi biết có nhiều thách thức ở phía trước, có thể có khó khăn ở phía trước, nhưng tôi không sợ gì cả. Tôi không quan tâm. Tôi vừa ở trên đỉnh núi, và tôi vừa thấy Miền Đất Hứa.” ông ấy là người thuyết giáo, nhưng tôi tin rằng cuộc vận động vì môi trường và, thật sự, cộng đồng doanh nghiệp, chính phủ, cần đi lên tận đỉnh núi, và cần nhìn ra xung quanh, và cần thấy Miền Đất Hứa, hay vùng đất triển vọng, và cần có cái nhìn bao quát ra thế giới điều mà chúng ta đều mong muốn. Và không những thế, chúng ta cần tạo ra một Bước chuyển lớn để đạt được điều đó, và chúng ta cần mở đầu bước ngoặc đó bằng những việc làm tốt. Con người muốn được hạnh phúc. Mở đường cho họ với 5 cách. Và chúng ta cần có những trụ chỉ đường để tụ họp mọi người lại với nhau và chỉ cho họ thấy -- vài thứ như Chỉ số hành tinh hạnh phúc. Và sau đó tôi tin rằng chúng ta có thể cùng tạo nên một thế giới mà chúng ta đều mong muốn ở đó hạnh phúc không bắt trái đất phải trả giá. (Tiếng vỗ tay) Chúng ta sống trên hành tinh thống trị bởi con người đặt gánh nặng chưa từng có lên hệ sinh thái của Trái Đất. Đó là tin xấu, nhưng có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên đó cũng là một phần của tin tốt. Chúng ta là thế hệ đầu tiên, nhờ có khoa học, được biết rằng chúng ta có lẽ đang phá hủy sự ổn định và khả năng của Trái Đất để phục vụ sự phát triển của loài người như ta biết. Đó cũng là một tin tốt, vì rủi ro trên Trái Đất mà ta đối mặt rất lớn, việc phát triển như cũ không còn là một lựa chọn nữa. Thực tế chúng ta đang ở giai đoạn mà thay đổi là điều cần thiết, để mở đường cho sự đổi mới, cho những ý tưởng và mô hình mới. Đây là hành trình khoa học mà nhân loại đối mặt với các thách thức trong giai đoạn toàn cầu của phát triển bền vững. Trong cuộc hành trình này, tôi muốn mang theo, ngoài chính mình, một người bạn tốt, một người liên quan, người luôn vắng mặt khi ta thực hiện các cuộc đàm phán về vấn đề môi trường, một người thuộc bên liên quan, người từ chối thỏa hiệp -- Trái Đất. Nên tôi sẽ mang cô ấy lên sân khấu hôm nay, để làm nhân chứng cho một hành trình đầy kinh ngạc, hành trình khiêm tốn nhắc nhở chúng ta về khoảng thời gian ân sủng chúng ta đã có trong 10,000 năm qua. Đây là điều kiện sống trên Trái Đất trong 100,000 năm qua. Một giai đoạn rất quan trọng, gần một nửa thời gian chúng ta tiến hóa thành loài người hiện đại trên Trái Đất Chúng ta có cùng, đại khái, khả năng phát triển các nền văn minh như đã biết. Đây là điều kiện môi trường trên hành tinh. Biến đổi nhiệt độ được dùng ở đây như một đại diện. Chuyến đi vất vả 80000 năm trước, trong một cuộc khủng hoảng, chúng ta rời Châu Phi, chiếm Úc làm thuộc địa một khủng hoảng khác 60000 năm trước, chúng ta rời khỏi Á để đến Âu và trong khủng hoảng khác, 40,000 năm trước, sau đó chúng ta tiến vào giai đoạn Holocen ổn định rất đáng chú ý, giai đoạn duy nhất trong toàn bộ lịch sử của Trái Đất, có thể hỗ trợ sự phát triển của con người. Một ngàn năm vào giai đoạn này, chúng ta từ bỏ săn bắn và hái lượm. Chúng ta từ một vài triệu người đến bảy tỷ người ngày nay. Nền văn hóa Lưỡng Hà: ta phát minh ra nông nghiệp, thuần hóa các loại cây trồng và vật nuôi. Bạn có La Mã, Hy Lạp và các câu chuyện như bạn biết đấy. Giai đoạn duy nhất, như chúng ta biết có thể hỗ trợ nhân loại. Vấn đề là chúng ta đang gây áp lực gấp 4 lần lên hành tinh tội nghiệp này, gấp bốn lần, so với áp lực ban đầu, trong đó, tất nhiên, có sự gia tăng dân số. Bây giờ, vấn đề không chỉ ở con số không chỉ ở con số bảy tỷ người mà dự đoán sẽ tăng đến chín tỷ, đó còn là vấn đề bình đẳng. Phần lớn các tác động môi trường trên hành tinh đều gây ra bởi các dân tộc thiểu số giàu có, 20% số đó chạy theo trào lưu công nghiệp hóa vào giữa thế kỷ 18. Phần lớn của hành tinh, khao khát phát triển, có quyền phát triển, đang có tham vọng lớn về một lối sống không bền vững, một áp lực trọng yếu. Áp lực thứ hai tất nhiên là vấn đề khí hậu -- vấn đề rất lớn -- nơi giải thích chiến lược khoa học cho rằng cần ổn định khí nhà kính ở mức 450ppm để tránh nhiệt độ trung bình vượt quá hai độ C, để tránh nguy cơ gây ra sự mất ổn định cho tầng băng Tây Nam Cực, thứ chứa đến 6m nước biển, nguy cơ gây bất ổn cho tầng băng Greenland, chứa bảy mét nước biển. Giờ bạn sẽ ước gì áp lực khí hậu sẽ đối đầu với một hành tinh mạnh mẽ, kiên cường nhưng không may, áp lực thứ ba là sự suy giảm hệ sinh thái. Ta chưa từng thấy, trong 50 năm qua, một sự suy giảm nghiêm trọng các chức năng của hệ sinh thái trên hành tinh, một trong đó là khả năng điều hòa khí hậu về lâu dài cho rừng, đất và nền đa dạng sinh học. Áp lực thứ tư thật bất ngờ, đó là quan điểm và bằng chứng cho việc phải từ bỏ mô hình cũ của chúng ta, rằng hệ sinh thái phản ứng tuyến tính, có thể dự đoán, có thể kiểm soát bởi các hệ thống tuyến tính của ta, và thực tế, bất ngờ là quy luật phổ biển, khi hệ thống thay đổi rất nhanh, đột ngột và thường không thể phục hồi. Điều này, các bạn thân mến, đã đặt áp lực của cả nhân loại lên Trái Đất với quy mô lớn. Chúng ta có lẽ, thực sự, đã bước vào kỷ nguyên địa chất mới giai đoạn Anthropocen, khi mà con người là tác nhân chính dẫn đến sự thay đổi ở cấp hành tinh. Bây giờ, ở góc độ khoa học, bằng chứng là gì? Chà, bằng chứng, thật không may, rất nhiều. Nó không chỉ là CO2 có biểu đồ thay đổi tăng dần. Bạn có thể lấy bất kỳ tham số nào có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe con người, như nito oxit (N20), khí mê-tan, nạn phá rừng, đánh bắt quá mức thoái hóa đất đai, sự tuyệt chủng của các loài -- tất cả đều cho thấy một mô hình giống nhau trong suốt 200 năm qua. Đồng thời, chúng tách ra vào giữa những năm 50, 10 năm sau Thế chiến thứ hai, thể hiện rất rõ sự tăng tốc vượt bậc của các doanh nghiệp bắt đầu từ giữa những năm 50. Như bạn thấy, lần đầu tiên một dấu ấn trên phạm vi toàn cầu. Và tôi có thể nói với bạn, khi bạn tham gia nghiên cứu một trong những điều này, bạn tìm ra một điều gì đó đặc biệt quan trọng, mà kết luận là chúng ta có thể đã đi đến điểm mà ở đó chúng ta phải uốn các đường cong, Có lẽ chúng ta đã bước vào thập kỷ thử thách nhất, thú vị nhất trong lịch sử loài người trên hành tinh, thập kỷ mà chúng ta phải uốn các đường cong. Bây giờ, nếu điều này không đủ để hiểu việc uốn các đường cong và áp lực đang gia tăng lên hành tinh, chúng ta cũng phải thừa nhận thực tế là các hệ thống có nhiều trạng thái ổn định, ngăn cách bởi các ngưỡng được minh họa bởi quả bóng và biểu đồ cốc này trong đó độ sâu của cốc là khả năng phục hồi của hệ thống. Bây giờ, hệ thống có thể dần dần - dưới áp lực của biến đổi khí hậu, xói mòn, mất đa dạng sinh thái - mất đi độ sâu hay là khả năng phục hồi, nhưng dường như vẫn khỏe mạnh và rồi một cách bất ngờ, nằm dưới ngưỡng, bị lộn nhào. Upff. Xin lỗi. Việc thay đổi trạng thái và kết thúc theo đúng nghĩa đen trong một tình huống không mong đợi, nơi một hệ sinh thái mới sẽ thay thế, những loài mới tiếp quản, và hệ thống sẽ chốt lại. Liệu ta có bằng chứng về điều này? Có, các rạn san hô. Đa dạng sinh học, dinh dưỡng thấp, các rạn san hô đá dưới áp lực của việc đánh bắt quá mức, du lịch không bền vững, biến đổi khí hậu. Một nút bấm và cả hệ thống sụp đổ, mất đi khả năng phục hồi, tiếp đó là các loài san hô mềm, và chúng ta có hệ sinh thái không mong đợi không thể hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế-xã hội Bắc Cực - một hệ sinh thái tuyệt đẹp - một quần xã sinh vật cấp hành tinh, chịu cú đập liên tiếp từ biến đổi khí hậu, có vẻ như vẫn trong trạng thái tốt. Không nhà khoa học nào có thể dự đoán được vào 2007, cái gì có thể bất ngờ vượt qua ngưỡng. Hệ sinh thái đột ngột mất đi 30-40% lớp băng phủ vào mùa hè. Và hậu quả, dĩ nhiên, là khi hệ sinh thái như vậy, logic có thể thay đổi. Nó có thể bị khóa lại trong trạng thái không mong đợi vì nó thay đổi màu sắc, hấp thụ năng lượng nhiều hơn và cả hệ thống có thể bị kẹt. Trong tâm trí tôi, có lá cờ đỏ rất lớn cảnh báo cho nhân loại rằng chúng ta đang trong tình trạng bấp bênh. Bạn biết rằng lá cờ đỏ duy nhất xuất hiện ở đây là một tàu ngầm từ một quốc gia không tên nước đã cắm lá cờ đỏ ở đáy của Bắc Cực để có thể kiểm soát tài nguyên dầu. Giờ đây, nếu ta đã có bằng chứng, rằng các đầm lầy, các khu rừng, hệ thống gió mùa, rừng nhiệt đới, hoạt động theo kiểu phi tuyến tính này. 30 hoặc hơn các nhà khoa học trên toàn thế giới đã họp lại và đặt ra câu hỏi lần đầu tiên, "Chúng ta có phải bàn về Trái đất không?" Chúng ta phải tự hỏi mình: có phải ta đang đe dọa giai đoạn Holocen cực kỳ ổn định này? Có phải ta đang tự đẩy mình vào tình trạng mà ở đó ta tiến quá gần tới ngưỡng mà có thể dẫn đến những điều tồi tệ, hoàn toàn không mong đợi, nếu giờ thảm họa xảy ra, làm thay đổi sự phát triển của loài người? Bạn sẽ không muốn đứng ở đó, Thực tế, bạn thậm chí không được đứng ở nơi mà quý ông này đang đứng, vùng nước sủi bọt, trơn trượt ngay bờ vực ấy. Thực tế, có một hàng rào ở thượng dòng bờ vực này, vượt qua nó, bạn sẽ ở trong vùng nguy hiểm. Và đây là mô hình mới, mà chúng ta đã tập hợp trong 2-3 năm trước, cho thấy rằng mô hình cũ của chúng ta về việc phân tích, thúc đẩy và dự đoán các thông số trong tương lai, nhằm giảm thiểu các tác động môi trường, đã là quá khứ. Giờ đây ta phải tự hỏi mình: những quá trình môi trường quan trọng nào mà ta phải quản lý để giữ chúng ta an toàn trong giai đoạn Holocen? Và ta thậm chí có thể, cảm ơn các tiến bộ lớn trong Khoa học hệ thống Trái Đất, xác định các ngưỡng, các điểm tại đó ta có thể ước tính sự thay đổi phi tuyến tính? Và liệu ta có thể chỉ ra ranh giới của hành tinh, một cái rào chắn, trong đó ta có một không gian an toàn cho toàn nhân loại. Việc này đã được công bố trên tạp chí "Nature" cuối năm 2009, sau nhiều năm phân tích, đã đưa kết luận cuối cùng rằng ta chỉ có thể tìm thấy chín ranh giới hành tinh mà với chúng, dưới sự quản lý tích cực, sẽ cho phép chúng ta có một không gian an toàn Chúng, tất nhiên, bao gồm khí hậu. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên rằng không chỉ mỗi khí hậu. Nó chỉ ra rằng ta đang liên kết, giữa nhiều hệ thống trên hành tinh, với ba hệ thống lớn, biển đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon và axit hóa đại dương, trở thành ba hệ thống lớn, bằng chứng khoa học cho thấy đó là các ngưỡng quy mô lớn trong kỷ lục trước giờ của lịch sử hành tinh. Nhưng ta cũng tính đến, cái mà ta gọi là, những biến đổi chậm, các hệ thống mà, dưới lớp vỏ bọc điều tiết và làm vật đệm cho khả năng phục hồi của hành tinh sự can thiệp của các chu kỳ nito và photpho quan trọng trên hành tinh thay đổi sử dụng đất đai, tốc độ mất đa dạng sinh thái, việc sử dụng nước ngọt, các chức năng điều chỉnh sinh khối trên hành tinh, công nghệ cô lập carbon, sự đa dạng. Và sau đó ta có hai tham số mà ta không thể xác định số lượng ô nhiễm không khí, gồm các loại khí làm nóng và ô nghiễm không khí, sunfat và nitrat, nhưng cũng gồm ô nhiễm hóa học. Cùng với nhau, chúng tạo nên một tổng thể đầy đủ để dẫn dắt sự phát triển nhân loại trong Thế Anthropocen, để hiểu rằng Trái đất là một hệ thống tự điều tiết phức tạp. Thực tế, hầu hết các bằng chứng chỉ ra rằng 9 ranh giới đó có thể vận hành như 3 chàng lính ngự lâm "Một người vì tất cả. Tất cả vì một người." Bạn tàn phá rừng, bạn sẽ vượt ra ngoài ranh giới của đất liền, bạn làm suy yếu chức năng của hệ thống khí hậu để ổn định. Thảm kịch ở đây, thực tế, là có thể thấy thách thức về khí hậu là điều dễ dàng, nếu bạn xem xét toàn bộ các thách thức về sự phát triển bền vững. Đây là Vụ Nổ Lớn tương đương sự phát triển nhân loại trong không gian hoạt động an toàn của các ranh giới hành tinh, Những gì bạn thấy ở đây, các đường kẻ đen là không gian đó các ranh giới đã được xác định, như phân tích này đề xuất. Chấm vàng ở giữa là điểm bắt đầu của chúng ta, điểm tiền công nghiệp hóa, nơi ta chắc chắn an toàn trong không gian hoạt động Giữa những năm 50, ta bắt đầu phân nhánh Trong những năm 60, thông qua cuộc cách mạng xanh và quy trình Haber-Bosch về việc cố định nitơ trong không khí, con người ngày nay lấy nhiều nitơ từ bầu khí quyển hơn toàn bộ sinh quyển vẫn làm một cách tự nhiên Ta không vượt quá ranh giới khí hậu tới đầu những năm 90 chính xác, ngay sau Rio. Và ngày nay, ta đang trong tình trạng mà ta ước tính là đã vượt qua 3 ranh giới, tỷ lệ mất đa dạng sinh học, thời kỳ tuyệt chủng thứ 6 trong lịch sử nhân loại một trong số đó là sự tuyệt chủng của khủng long, nitơ và khí hậu biến đổi. Dù vậy ta vẫn có ít mức tự do với ranh giới khác nhưng ta đang tiến nhanh với đất đai, nước, photpho và đại dương Điều này đưa ra một mô hình mới để dẫn dắt nhân loại, xa hơn, để soi sáng cho các phương tiện công nghiệp hóa được cấp quá nhiều sức mạnh thứ vận hành như thể chỉ có mình ta trên đường cao tốc thẳng tắp và tối tăm. Giờ đây câu hỏi ở đây là: Nó tối tăm thế nào? Liệu phát triển bền vững là điều không tưởng? Không có khoa học nào để đề xuất. Thực tế, có rất nhiều ngành khoa học chỉ ra rằng ta có thể thực hiện sự biến đổi này rằng ta có khả năng chuyển sang một phát kiến mới, một bánh răng chuyển đổi, vượt qua các phạm vi. Thảm họa là, dĩ nhiên, rằng 200 nước trên hành tinh phải đồng thời bắt đầu di chuyển theo cùng một hướng. Nhưng nó thay đổi về cơ bản mô hình thể chế và quản lý của chúng ta từ quan hệ tuyến tính hiện nay, điều khiển và kiểm soát suy nghĩ, nhìn vào những hiệu suất và sự tối ưu hóa hướng tới một thứ linh hoạt hơn, một cách tiếp cận thích ứng hơn, mà ở đó ta thừa nhận rằng sự dư thừa, cả trong xã hội và các hệ sinh thái, là chìa khóa để có khả năng đối phó với kỷ nguyên hỗn loạn của sự thay đổi toàn cầu. Ta phải đầu tư vào sự kiên trì, vào khả năng của hệ thống xã hội và các hệ sinh thái để chống chọi với cú sốc mà vẫn giữ cái "cốc" như mong muốn Ta phải đầu tư vào khả năng biến đổi, biến khủng hoảng thành đổi mới và khả năng vực dậy hậu khủng hoảng, và để thích nghi với sự thay đổi không thể tránh khỏi. Đây là một mô thức mới, Chúng ta không thực hiện nó ở bất cứ quy mô quản trị nào. Nhưng nó đang xảy ra khắp nơi? Liệu chúng ta có ví dụ nào về sự thành công trong việc thay đổi quan niệm ở cấp địa phương không? Có, thực tế chúng ta có làm và danh sách có thể bắt đầu dài hơn nữa. Có tin tốt ở đây, ví dụ, từ Mỹ Latinh nơi mà hệ thống canh tác dựa vào cày bừa ở những năm 50 và 60 đã dẫn nông nghiệp về cơ bản vào tình trạng bế tắc, với sản lượng rất thấp, làm suy giảm các chất hữu cơ và các vấn đề cơ bản về kế sinh nhai ở Paraguay, Uruguay và một số nước, Brazil, dẫn tới kinh doanh và đổi mới giữa nông dân cộng tác với nhà khoa học đến cuộc cách mạng nông nghiệp của hệ thống không cày bừa kết hợp với làm ruộng với những công nghệ thích ứng tại địa phương những cái mà hiện nay, ở một số quốc gia, đã dẫn tới sự tăng khủng khiếp ở khu vực làm ruộng, không cày bừa, không chỉ sản xuất nhiều lương thực, mà còn hấp thụ cacbon. Rạn san hô Great Barrier của Úc là một câu chuyện thành công khác. Dưới sự thực hiện của các nhà khai thác du lịch, ngư dân, Cơ quan Rạn san hô Great Barrier của Úc và các nhà khoa học, rạn san hô này bị sụp đổ dưới chế độ quản lý hiện tại. Sự thay đổi toàn cầu, văn hóa làm đẹp cảnh quan đánh mắt quá mức và du lịch không bền vững, tất cả cùng đặt hệ thống này vào cuộc khủng hoảng. Nhưng cánh cửa cho cơ hội là sự đổi mới và quan niệm mới, hiện nay đem đến một chiến lược quản lý hoàn toàn mới để tạo ra khả năng phục hồi, nhận biết giá trị thặng dư và đầu tư vào toàn bộ hệ thống như một tổng thể, sau đó tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn cho hệ thống. Thụy Điển, nước mà tôi sống, có những ví dụ khác, các vùng ngập nước ở miền nam được coi, như ở nhiều nước, là sự phiền toái gây ô nhiễm do lũ lụt ở các vùng ven đô. Nhưng một lần nữa, một khủng hoảng, các đối tác mới, tác nhân địa phương, biến đổi chúng thành yếu tố quan trọng của quy hoạch đô thị bền vững. Vậy là khủng hoảng đem tới những cơ hội. Còn về tương lai? Tương lai, dĩ nhiên, có một thách thức lớn, là việc nuôi dưỡng một thế giới 9 tỷ người Ta không cần gì ngoài cuộc Cách mạng xanh mới, và các ranh giới hành tinh cho thấy nông nghiệp phải chuyển từ nguồn các loại khí nhà kính sang một vũng lầy. Điều đó cần được thực hiện trên đất đai hiện tại. Ta không thể mở rộng thêm nữa, vì nó làm xói mòn các ranh giới. Chúng ta không thể tiếp tục tiêu thụ nước như hiện nay, với 25% các con sông trên thế giới không thể chảy ra đại dương. Và ta cần một sự thay đổi. Thật thú vị, dựa trên công việc của tôi và những người khác ở Châu Phi chúng tôi đã chỉ ra rằng ngay cả hệ thống thủy canh quy mô nhỏ nhất với các phát minh và việc tưới bổ sung khắc phục đợt khô cằn hạn hán hệ thống vệ sinh bền vững để đóng các vòng dưỡng chất từ các nhà vệ sinh trở lại các cánh đồng, và những đổi mới trong các hệ thống canh tác, ta có thể tăng gấp ba, gấp bốn, sản lượng trên vùng đất hiện tại. Elinor Ostrom, người đoạt giải Nobel mới nhất về kinh tế, chỉ rõ theo kinh nghiệm trên thế giới rằng ta có thể quản lý các cộng đồng nếu ta đầu tư vào sự tin tưởng, địa phương, các hành động dựa trên mối quan hệ đối tác và trao đổi chéo các phát minh, tại đó các nhân tố địa phương, cùng nhau, có thể đối mặt với các cộng đồng toàn cầu ở quy mô lớn. Nhưng ngay với vùng khó khăn, ta cũng có đổi mới, Ta biết phải nhanh chóng chuyển từ việc phụ thuộc vào hóa thạch sang nền kinh tế ít cacbon trong một thời gian kỷ lục. Vậy ta nên làm gì? Mọi người nói về thuế cacbon, kế hoạch phát thải nhưng, ví dụ như, một chính sách đo lường, giá bán điện năng trong hệ thống năng lượng, đã được áp dụng bởi Trung Quốc, ở hệ thống gió ngoài khơi rồi đến Hoa Kỳ nơi bạn đưa ra mức giá bảo đảm để đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhưng bạn có thể trợ cấp điện cho người nghèo. Bạn giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo. Bạn giải quyết vấn đề khí hậu liên quan đến lĩnh vực năng lượng, đồng thời kích thích sự đổi mới -- các ví dụ cho những điều có thể được mở rộng quy mô nhanh chóng ở cấp hành tinh. Vậy, không nghi ngờ gì, cơ hội nằm ở đó, và ta có thể liệt kê ra nhiều, nhiều ví dụ về cơ hội thay đổi trên khắp hành tinh. Mặc cho tất cả điều trên, chìa khóa sợi chỉ đỏ, là sự thay đổi trong suy nghĩ, rời khỏi trạng thái ở đó ta đơn giản đang đẩy chính mình vào một tương lai tăm tối, nơi mà ta đáng lẽ thay đổi tương lai, và tự hỏi "Sân chơi trên hành tinh là gì?" Đâu là các ranh giới hành tinh mà trong đó ta có thể hoạt động an toàn?" rồi sau đó trở lại đổi mới trong đó. Nhưng tất nhiên, nó chỉ ra rất rõ rằng thay đổi gia tăng không phải một lựa chọn. Đó là bằng chứng khoa học. Chúng báo những tin tức gay gắt rằng ta đang đối mặt với sự phát triển biến đổi lớn nhất kể từ khi công nghiệp hóa. Trên thực tế, những gì ta phải làm trong 40 năm tiếp theo còn kịch tính và thú vị hơn những gì chúng ta đã làm khi bước vào tình trạng hiện nay. Khoa học chỉ ra rằng, chúng ta có thể đạt tới một tương lai thịnh vượng trong không gian an toàn, nếu chúng ta thay đổi cùng lúc, hợp tác trên phạm vi toàn cầu, từ quy mô địa phương đến toàn cầu, về lựa chọn thay đổi, tạo nên sự kiên cường trên một hành tinh hữu hạn. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tyler Deawar : Điều mà tôi cảm nhận ngay lúc này là tất cả những gì mà tôi muốn nói đều đã được những người khác nói hết rồi. ( Tiếng cười ) Và dường như điều duy nhất còn lại để tôi nói đó là cảm ơn sự quan tâm của tất cả các bạn. Có lẽ với tinh thần cảm kích đối với sự tử tế của tất cả các bạn tôi có thể chia sẻ với mọi người một câu chuyện nho nhỏ về bản thân mình. Từ lúc tôi còn rất nhỏ , cho đến nay, Tôi đã được nhận rất nhiều những trách nhiệm khác nhau và khi còn trẻ, đối với tôi mọi thứ đã được bày ra trước mắt mình. Tất cả những hoạch định cho tương lai của tôi đều đã được quyết Tôi được đưa cho những bộ đồ mà mình cần phải mặc và được bảo rằng những nơi nào tôi cần phải đến, được nhận những thứ quý giá và những cái áo choàng của Đức Phật để mặc, và tôi hiểu được rằng đó là những gì rất thiêng liêng và quan trọng. Nhưng trước khi cách sống đầy lễ nghi ấy đến với tôi tôi sống với gia đình của mình ở vùng miền Đông của Tây tạng. Và khi tôi được 7 tuổi , đột nhiên, một tổ chức tìm kiếm đến nhà của tôi. Họ đang tìm kiếm vị Karmapa tiếp theo , và tôi thấy họ nói chuyện với mẹ và cha tôi , rồi họ bảo rằng tôi được chọn làm Đức Karmapa. Mấy ngày vừa qua , mọi người hỏi tôi rất nhiều , rằng tôi đã cảm thấy như thế nào về điều đó. Cái cảm giác khi những người đó đến và mang tôi đi như vậy , và cuộc sống của tôi bị thay đổi hoàn toàn ? Và những gì tôi thường nói là , vào thời điểm ấy đó là một ý tưởng khá thú vị đối với tôi. Tôi đã nghĩ rằng mọi thứ sẽ rất vui và sẽ có nhiều cái để chơi đùa hơn. ( Tiếng cười ) Nhưng mọi chuyện hoá ra lại không vui và thú vị , như những gì tôi đã nghĩ. Tôi được đưa vào một môi trường bị kiểm soát nghiêm ngặt. Và ngay lập tức, rất nhiều những trách nhiệm khác nhau, về việc học hành của tôi và những điều tương tự , đè nặng tôi. Tôi đã bị tách xa, ra khỏi gia đình mình , khỏi cha và mẹ của tôi. Tôi không có nhiều bạn lắm để cùng nhau vui chơi, nhưng tôi lại được hy vọng rằng sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao phó này. Như vậy là những sự tưởng tượng của tôi về một cuộc sống thú vị khi được làm một Karmapa đã không trở thành hiện thực. Và đối với tôi trong tình huống này tôi cảm thấy mình đã bị đối xử như một bức tượng, phải ngồi ở chỗ mà một bức tượng thường được đặt vào. TD: Mặc dù vậy , tôi đã cảm thấy rằng, dù tôi đã bị tách khỏi những người mà tôi thương yêu và dĩ nhiên , bây giờ tôi còn đang ở xa hơn rất nhiều. Khi tôi được 14 tuổi , tôi đã trốn khỏi Tây Tạng và bị đưa đi xa hơn khỏi mẹ và cha tôi, họ hàng, bạn bè và cả quê hương của tôi nữa. Nhưng dù gì đi nữa, thật ra trong trái tim tôi không hề có cảm giác xa cách về tình cảm mà tôi cảm nhận được đối với những người thân của tôi. Tôi vẫn cảm thấy một sự kết nối tình cảm rất mạnh mẽ với họ và mảnh đất quê hương của mình. TD : và tôi vẫn giữ liên lạc với mẹ và cha của mình, dù không thường xuyên. Tôi đã nói chuyện với mẹ của mình trong điện thoại vào một dịp thật hiếm hoi. Và tôi cảm nhận rằng khi tôi nói chuyện với bà ấy từng giây trôi qua từng giây trôi qua cảm giác của sự yêu thương gắn kết chúng tôi lại và mang chúng tôi tới gần nhau hơn nữa. TD: Đó chỉ là một vài dấu ấn về quá khứ của tôi. Với những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn , những ý tưởng, tôi nghĩ thật tuyệt với để có một dịp như thế này, nơi mà rất nhiều người đến từ những nơi khác nhau với những mảnh đời khác biệt có thể đến với nhau, trao đổi những ý tưởng của mình và tạo dựng nên tình bằng hữu. Và tôi nghĩ rằng đó là biểu tượng của việc chúng ta đang nhìn thế giới một cách tổng quát , và nó đang trở nên ngày càng nhỏ hơn, và tất cả mọi người trên thế giới đang tận hưởng nhiều hơn những cơ hội của sự kết nối. Điều đó thật tuyệt diệu, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng chúng ta có cùng một quá trình đang xảy ra bên trong. Cùng với những phát triển bên ngoài và sự thăng tiến của những cơ hội, cùng với đó là sự phát triển từ phía bên trong và sâu thẳm trong sự kết nối của con tim chúng ta cũng như sự kết nối ở bên ngoài. Chúng ta đã nói và được nghe một vài điều về các sáng tạo mới tuần này. Tôi nghĩ rằng điều này rất quan trọng để chúng ta nhớ rằng chúng ta cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện trái tim mình. Tuần này, chúng ta đã nghe rất nhiều về công nghệ và điều quan trọng cần nhớ là phải dành nhiều năng lượng của mình để hoàn thiện trái tim. TD: Dù tôi hạnh phúc ít nhiều về những sự phát triển kỳ diệu đã đạt được trên thế giới, tôi vẫn cảm thấy được những trở ngại khi nói về khả năng của chúng ta liên kết mỗi người ở mức độ từ con tim tới con tim hay từ tâm trí tới tâm trí. Tôi cảm thấy rằng có những thứ đang cản trở trở chúng ta. TC: Mối quan hệ của tôi với những quan niệm về việc kết nối con tim và tư tưởng với nhau, là một quan hệ thú vị bởi vì , là người đứng đầu , tôi luôn luôn cố gắng để mở rộng trái tim cho những người khác và dâng hiến bản thân mình cho những kết nối con tim hay tâm trí một cách chân thành , nhưng cùng một lúc, tôi luôn được khuyên rằng tôi cần phải làm nổi bật sự thông thái của mình trên cả nhưng kết nối của con tim, bởi vì ở vào địa vị của tôi nếu tôi không chủ yếu dựa vào sự thông thái, thì những điều nguy hiểm sẽ xảy đến với tôi. Đó không phải là một sự khác lạ thú vị ở nơi tôi đến. Nhưng tôi có một kinh nghiệm đầy ấn tượng, khi một nhóm người từ Afghanistan đến để gặp tôi, và chúng tôi đã có một cuộc đối thoại rất thú vị. TD : Vào cuối câu chuyện, chúng tôi nói về những bức tượng phật Bamiyans, như các bạn đã biết chúng bị phá huỷ một vài năm trước ở Afghanistan. Nhưng nội dung chính cuộc nói chuyện của chúng tôi là là những cách tiếp cận khác nhau đối với tín ngưỡng của đạo Hồi và truyền thống Phật giáo. Dĩ nhiên , với đạo Hồi, bởi vì những cách dạy dỗ về quan niệm với thánh thần , bạn sẽ không tìm thấy nhiều sự hiện diện của thánh thần hay của sự giải phóng tâm linh giống như với của đạo Phật, nơi mà dĩ nhiên có rất nhiều tượng Phật được tôn kính. Chúng tôi đã nói về sự khác nhau giữa những phong tục và những gì mà rất nhiều người quan niệm như bi kịch về sự tàn phá những tượng phật Bamiyan, nhưng tôi đã đưa ra một kiến nghị rằng có lẽ chúng ta nên nhìn vấn đề này theo một cách tích cực Những gì chúng ta thấy về sự huỷ hoại những bức tượng Bamiyan lại là sự lược giản những vấn đề, đơn giản chỉ là một vật rắn rơi xuống và vỡ tan thành nhiều mảnh nhỏ. Chúng ta có thể nhìn nhận về vấn đề này một cách đơn giản hơn đối với sự sụp đổ của bức tường Berlin, nơi mà sự phân chia tách rời hai dân tộc đã sụp đổ và mở ra một cánh cửa cho sự tự do giao tiếp . Và tôi nghĩ rằng , theo cách này , chúng ta luôn có cơ hội nhận được những cái tích cực giúp ta hiểu thêm về những thứ khác tốt hơn. TD: Với cái nhìn về sự phát triển mà chúng ta đang nói tới trong buổi hội thảo hôm nay, thực sự , tôi có thể cảm thấy rằng sự phát triển mà chúng ta đang có không tạo nên một trở ngại khác đối với loài người chúng ta, nhưng ta nên dùng nó để cải thiện cách sống của mình. TD: Tất nhiên , tôi cẩm thấy vui về sự phát triển , tăng trưởng và sự vươn lên của vùng đất phong kiến Ấn độ, một đất nước Ấn Độ to lớn , nhưng cùng cùng lúc đó, tôi lại nghĩ, như một vài người trong chúng ta đã biết chúng ta cần nhận thức rằng một vài khía cạnh trong sự phát triển này đã và đang dẫn đến những tổn hại đến trái đất của chúng ta. Như khi chúng ta trèo cây điều mà chúng ta đang làm để trèo được lên cái cây thực ra lại là đang đào bới cái rễ của nó. Vì vậy , những điều mà tôi suy nghĩ đã đưa tới một câu hỏi , không chỉ về việc có được thông tin về những gì đang diễn ra, mà phải thực sự chú tâm đến những điều đó và để chúng khơi dậy động lực của chúng ta để trở nên thành khẩn hơn và lạc quan một cách chân thành. Tuần này , chúng ta đã nghe về rất nhiều những nỗi đau khủng khiếp , có quá nhiều phụ nữ trên thế giới đang chịu đựng ngày qua ngày. Chúng ta nắm bắt được những tin tức đó, nhưng những gì thường xảy ra với chúng ta là những gì chúng ta không thực sự lựa chọn việc để tâm đến chúng. Và chúng ta không thực sự để điều đó đi vào trái tim của chúng ta. Vì vậy tôi nghĩ cái thế giới cần hướng tới là -- nên phát triển một cách hài hòa với nguồn gốc thực sự của sự hạnh phúc vì chúng ta chấp nhận những thông tin mà chúng ta có để thực sự làm nên những thay đổi của trái tim mình. TD : Vì vậy tôi nghĩ rằng động lực chân thành rất quan trọng cho tương lại tốt đẹp của chúng ta, hoặc cảm giác về hạnh phúc của loài người, và tôi nghĩ rằng điều đó có nghĩa là hãy tập trung vào bất cứ cái gì mà bạn đang làm lúc này. Bất cứ công việc nào mà bạn đang cố gắng thực hiện để mang lại lợi ích cho thế giới, hoà mình vào đó, và có một sự nếm trải toàn diện về công việc đó. TD : và do là chúng ta đã có mặt ở đây, đã cùng nhau hít thở không khí nơi đây, và có lẽ chúng ta chưa vẫn được chứng kiến bất kỳ thay đổi nào xảy ra đối với cuộc sống của chúng ta, vì chúng ta thường bỏ lỡ những thay đổi khó nhận biết. Và tôi nghĩ rằng đôi khi chúng ta đã quan trọng hóa đi ý nghĩa của sự hạnh phúc, nhưng , nếu ta chịu để ý, ta sẽ thấy dấu hiệu nho nhỏ của hạnh phúc nằm trong từng hơi thở của mình. TD: Và, mỗi người trong các bạn đã đến đây đều rất tài năng, các bạn đã dâng hiến cho thế giới rất nhiều, tôi nghĩ rằng điều này là một dấu hiệu tốt để nhìn vào dù chỉ một giây thôi, để quý trọng rằng chúng ta đã may mắn như thế nào để được đến với nhau theo cách này và trao đổi những ý tưởng và thực sự tạo nên một khát vọng mạnh mẽ cũng như năng lượng bên trong mỗi chúng ta và chúng ta sẽ thu nhận được những điều tốt đẹp đến với mình từ hội thảo này, , sự tích cực , và chúng ta sẽ mở rộng chúng và nuôi dưỡng chúng ở mọi nơi trên thế giới. Đức Karmapa: Tomorrow is my Talk. TD: Lakshmi đã làm việc cực kỳ chăm chỉ, thậm chí trong việc mời tôi đến , dẹp qua một bên tất cả những gì khác mà bà ấy đã làm để biến điều này trở thành hiện thực, và tôi đã bị khớp ít nhiều một vài lần, và tôi cũng rất lo lắng suốt tuần nay. Tôi đã cảm thấy không khoẻ , hơi chóng mặt và nếu mọi người hỏi tôi tại sao tôi sẽ nói với họ rằng : " bởi vì tôi có 1 bài diễn thuyết ở TEDtalk vào ngày mai ." Và Lakshmi đã khích lệ tôi để vượt qua tất cả những điều đó, tôi rất trân trọng cơ hội mà cô ấy đã dành cho tôi để được có mặt tại đây. Và đối với bạn , tất cả mọi người, cảm ơn các bạn rất nhiều. ( Tiếng vỗ tay) Đức Karmapa: Cám ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay ) Mọi người, hãy nghĩ đến mục tiêu lớn nhất của đời mình Nghĩ thật sự nhé. Hãy dành ra ít giây. Bạn phải cảm nhận được thì mới hiểu được vấn đề Hãy dành ra ít giây để nghĩ về mục tiêu lớn nhất của đời mình, được không? Hãy tưởng tượng lúc này đây bạn quyết định là sẽ thực hiện nó Tưởng tượng rằng bạn sẽ kể với ai đó về những dự định của mình Tưởng tượng những lời chúc mừng và sự ngưỡng mộ của họ dành cho bạn Thật tuyệt khi kể về mục tiêu của mình phải không? Bạn có cảm thấy như mình tiến thêm một bước, như thể mục tiêu sắp thành hiện thực? Tin buồn là: bạn nên giữ mồm giữ miệng vì cái cảm giác tuyệt vời đó sẽ khiến bạn khó đạt được mục tiêu Nhiều thí nghiệm tâm lý đã chứng minh rằng kể với người khác về mục tiêu của bạn thì sẽ khó đạt được thành công Khi đề ra mục tiêu, bạn cần phải thực hiện nhiều bước và thực hiện nhiều việc để đạt được nó. Lý tưởng là bạn không nên thoả mãn cho đến khi hoàn thành mọi việc Nhưng khi bạn kể với ai đó và họ công nhận mục tiêu của bạn, các nhà tâm lý học phát hiện ra điều gọi là hiện thực xã hội Tâm trí bị đánh lừa bởi cảm giác việc đó đã hoàn tất Và vì bạn cảm thấy hài lòng, bạn không còn động lực để làm những việc thật sự cần phải làm Điều này đi ngược lại với lẽ thường rằng ta nên kể với bạn bè về mục tiêu của mình, phải không? phải, để họ nhắc nhở ta về mục tiêu. Hãy xem qua những bằng chứng 1926, Kurt Lewin, người sáng lập ngành tâm lý xã hội, gọi điều này là "sự thay thế" 1933, Vera Mahler phát hiện rằng khi được người khác công nhận, trí não tạo ra cảm giác "đã thành sự thật" 1982, Peter Gollwitzer viết hẳn một cuốn sách về điều này, và năm 2009, ông đã làm những thí nghiệm mới, kết quả đã được công bố Thí nghiệm như sau: 163 người trải qua 4 thí nghiệm khác nhau mỗi người viết ra mục tiêu của mình Một nửa số họ công khai cam kết sẽ hoàn thành ngay tại phòng thí nghiệm nửa còn lại thì không Sau đó họ có 45 phút để thực hiện những gì giúp họ đạt được mục tiêu của mình, họ cũng được thông báo rằng có thể dừng bất cứ lúc nào. Kết quả, những người giữ im lặng trung bình sử dụng hết 45 phút, và sau đó, khi được hỏi, họ nói mình còn một quãng đường dài nữa mới hoàn thành mục tiêu. Với những người công khai mục tiêu ngưng chỉ sau 33 phút, và khi được hỏi, họ nói mình cảm thấy đã tiến đến gần hơn mục tiêu đề ra Vậy, nếu đây là sự thật, chúng ta phải làm gì? Bạn cần phải cưỡng lại cám dỗ công khai mục tiêu của mình. Bạn cần trì hoãn sự hài lòng đến từ các mối quan hệ xã hội. Và bạn cần hiểu rằng tâm trí mình đã nhầm "lời nói" với "hành động". Nhưng nếu cần phải kể về điều gì đó, bạn có thể tuyên bố theo cách mà bạn không cảm thấy thoả mãn. ví như "Tôi rất muốn tham gia cuộc thi marathon này, nên tôi phải luyện tập 5 buổi/tuần, nếu không, tôi sẽ tự đá đít mình, được không?" Vậy nên các bạn, sắp tới, nếu bạn bị cám dỗ về việc kể cho ai đó nghe về mục tiêu của mình, bạn sẽ nói gì? Chính xác. Rất tốt. (tiếng vỗ tay) Loại thực vật lạ lùng này được gọi là Llareta. Cái thứ trông như rêu bao phủ mấy tảng đá này thật ra là 1 bụi cây gồm hàng ngàn nhánh cây, mỗi bụi cây chứa nhiều đám lá nhỏ ở ngọn và được bó chặt vào nhau nên bạn còn có thể đứng trên đó. Sinh vật này được tìm thấy ở sa mạc Atacama, Chile, và có 3000 năm tuổi. Nó còn có họ hàng với rau mùi tây. Trong 5 năm vừa qua, tôi đã nghiên cứu, làm việc cùng với nhiều nhà sinh vật học và đi du lịch vòng quanh thế giới để tìm ra những sinh vật 2000 năm tuổi hoặc già hơn còn tồn tại. Dự án mang tính nghệ thuật, khoa học. và cả về môi trường. Và tôi tìm ra cách để chúng ta vượt qua những trải nghiệm thời gian quen thuộc và có cái nhìn sâu xa hơn về thời gian. Tôi chọn 2000 là độ tuổi tối thiểu bởi vì tôi muốn bắt đầu vào thời điểm công nguyên và trước đó nữa. Cái bạn đang nhìn là 1 cái cây tên là Jomon Sugi, ở 1 hòn đảo xa xôi của Yakushima. Cái cây này là chất xúc tác cho dự án. Tôi đã tới Nhật không có dự định gì ngoài chụp hình, và sau đó tôi nghe nói tới 1 cái cây đã 2180 năm tuổi và tôi phải tới đó xem sao. Chỉ mới gần đây, tôi mới có ý tưởng cho dự án khi tôi trở về nơi ở của mình tại New York. Dự án được triển khai rất chậm. Tôi nghĩ đó là mong muốn xưa nay của mình về việc kết hợp những đam mê của tôi trong nghệ thuật, khoa học và triết học đã cho phép tôi sẵn sàng khi ngọn đèn ý tưởng sáng lên. Và rồi tôi bắt đầu nghiên cứu, và ngạc nhiên là chưa ai từng làm dự án này cả trong lãnh vực nghệ thuật lẫn khoa học. Và 1 cách ngây thơ, Tôi ngạc nhiên khi biết rằng nó thậm chí cũng không thuộc lĩnh vực khoa học nghiên cứu về sự lâu đời của những loài sinh vật trên trái đất. Và cái bạn đang nhìn đây là rhizocarpon geographicum, là 1 loài địa y, và nó khoản 3000 tuổi tọa lạc ở Greenland, là 1 chặng đường dài cho 1 số loại địa y. Tới Greenland, tôi cứ như du hành ngược thời gian hơn là chỉ đi xa về miền bắc. Nó rất ban sơ và còn hẻo lánh hơn những nơi tôi từng tới trước đây. Và nó còn được nâng cao lên hơn bởi 1 vài kinh nghiệm cụ thể Một lần là khi tôi cập bến ở 1 cái vịnh hẹp hẻo lánh, để gặp một vài nhà khảo cổ nhưng lại không tìm ra họ. Và không phải đơn giản là gửi tin nhắn hay email cho họ, mà tôi bị bỏ lại với vài dụng cụ của mình. May mắn thay, cuối cùng cũng tìm ra họ. Và thật xấu hổ vì có cảm giác như bị cách ly. Và vài ngày sau đó, chúng tôi có dịp đi câu ở 1 dòng sông băng gần nơi cắm trại của chúng tôi, cá ở đó rất phong phú, bạn chỉ cần thò tay xuống là bắt được 1 con cá hồi dài khoản 30cm. Cảm giác như là quay về thời hoang sơ của trái đất. Và sau đó chúng tôi thấy địa y. Đám địa y này chỉ phát triển được 1 cm trong 100 năm. Tôi nghĩ điều đó làm cho tuổi thọ con người có cái nhìn khác hơn. Và cái bạn đang nhìn ở đây là bức ảnh chụp từ trên bầu trời phía đông Oregon. Và nếu tiêu đề "Tìm kiếm những vòng tròn tử thần Armillaria" nghe có vẻ đáng sợ, thì nó đúng là như vậy. Armillaria thật ra là 1 loại nấm săn mồi, nó ăn 1 số loài cây nhất định trong rừng. Nó còn được biết với cái tên ít đáng sợ hơn là nấm mật, hoặc "nấm khổng lồ" vì nó còn là một trong những sinh vật to lớn nhất thế giới. Và cùng với sự giúp đỡ của 1 số nhà nghiên cứu về nấm, Tôi có được 1 vài bản đồ và hệ thống định vị GPS thuê 1 chiếc máy bay và bắt đầu tìm kiếm những vòng tròn tử thần, cấu tạo hình tròn mà nó dùng để diệt cây cỏ. Tôi không chắc là nó có trong đống hình này không, nhưng tôi biết là loại nấm đó nó ở dưới đây. Và nhìn dưới đây, bạn có thể thấy nó đang xâm hại tới cái cây. đó là cái chất màu trắng mà bạn thấy đây ở giữa vỏ cây và phần gỗ bên trong là những sợi nấm, và nó đang làm cho cái cây chết dần chết mòn bằng cách ngăn chặn sự cung cấp nước và chất dinh dưỡng. Và cách này rất hiệu quả. Nó đã 2400 năm tuổi. Và từ lòng đất cho tới đáy biển. Đây là San hô hình não ở Tobago khoản 2000 năm tuổi. Và tôi phải vượt qua nỗi sợ về độ sâu để tìm ra cái này. Nó sâu khoản 18m Và bạn thấy đây, có 1 vài hư hại trên bề mặt của san hô. đó là do 1 đàn cá vẹt đã ăn nó, may mắn là, chúng bỏ đi trước khi ăn hết cái san hô. may mắn nữa là nó thoát khỏi sự nguy hiểm do sự cố dầu tràn gần đây. và điều đó nói lên, chúng ta sẽ dễ dàng đánh mất 1 trong những sinh vật lâu đời nhất trái đất, và những tác động từ thiên tai vẫn chưa được hiểu rõ. Và tôi nghĩ đây là một trong những sinh vật dẻo dai nhất hành tinh. Đây là 1 quần thể vô tính của cây Quaking Aspen, ở Utah, nó đã 80.000 năm tuổi. Trông như 1 cái rừng nhưng thật ra chỉ có 1 cây. Cứ tưởng tượng là nó có 1 bộ rễ khổng lồ và mỗi cây là cái nhánh của nó nhô lên khỏi mặt đất. Và bạn có 1 một cá thể khổng lồ liên kết với nhau, đồng nhất về mặt di truyền và đã có 80.000 năm tuổi. Và nó cũng có thể là 1 cá thể đực và theo lý thuyết, sự bất tử. (Tiếng cười) Đây cũng là 1 cây vô tính. Là 1 cây thông Gran Picea, đã 9550 tuổi, chỉ là 1 cây con trong rừng. Địa điểm của cây này thật sự giữ an toàn cho bản thân nó. Tôi có nói chuyện với nhà sinh vật học người đã khám phá ra cây này, và ông nói tôi rằng cái cây khẳng khiu ở giữa hình này đây có nhiều khả năng là sản phẩm của sự thay đổi khí hậu. Khi đỉnh núi trở nên nóng hơn, thảm thực vật cũng thay đổi. Vậy chúng ta thậm chí không cần phải tiếp xúc trực tiếp với những sinh vật này để có tác động thật sự lên chúng. Đây là cây thủy tùng Fortingall À không, tôi đùa thôi. Đây mới là cây thủy tùng Fortingall (Tiếng cười) Tôi bỏ tấm hình này vô vì tôi thường được hỏi là có loài động vật nào trong dự án này không. Và ngoài san hô ra, thì câu trả lời là không. Có ai biết con rùa già nhất là bao nhiêu tuổi không? Có ai đoán thử? (Khán giả: 300.) Rachel Sussman: 300? Không đâu con rùa già nhất còn sống là 175 tuổi, so với 2000 năm là quá ít. Rồi bạn sẽ thấy 1 con sò khổng lồ được khám phá ở bờ biển phía bắc Iceland đã tới 405 tuổi. Tuy nhiên, nó đã chết trong phòng thí nghiệm và được xét nghiệm là chết do tuổi tác. Một khám phá thú vị gần nhất gần đây cái gọi là sứa bất tử, nó được quan sát trong phòng thí nghiệm nó có khả năng quay về tình trạng polip sau khi đã trưởng thành hết cỡ. Người ta nói là, khó có khả năng 1 con sứa nào được tồn tại lâu như vậy trong thế giới hoang dã. Và nhìn lại cái cây thủy tùng này. Bạn thấy nó nằm ở 1 khu đất nhà thờ. ở Scotland. Nằm đằng sau 1 bức tường bảo vệ. Và rất nhiều cây thủy tùng già ở các khu đất nhà thờ tại Anh. và nếu bạn tính kỹ sẽ thấy những cây thủy tùng này còn xuất hiện trước cả nhà thờ. Và bây giờ chúng ta tới 1 nơi khác của thế giới. Tôi có cơ hội để du lịch quanh tỉnh Limpopo ở Nam Phi với 1 chuyên gia về cây Baobab. Và chúng tôi thấy nó có rất nhiều ở đây và cây này gần như là già nhất. khoản 2000 năm tuổi, được gọi là Sagole Baobab. Tôi nghĩ là những sinh vật này giống như là những tài liệu ghi chép trên tấm da dê. Chứa đựng cả ngàn năm lịch sử bên trong, và những sự kiện của con người và thiên nhiên. Và cụ thể, những cây Baobabs này là những ví dụ tuyệt vời. Cái cây này đây có nhiều cái tên được khắc lên thân cây, và cũng có nhiều vết tích cho những biến cố tự nhiên. Những cây Baobab khi già đi, phần ruột sẽ mềm và rỗng đi. Và có thể tạo ra nơi trú ngụ tuyệt vời cho nhiều loại động vật, và cũng thích hợp cho 1 vài nhu cầu sử dụng khá là kì hoặc của con người, như là làm quầy rượu, nhà tù và thậm chí là 1 toilet bên trong thân cây. Và đây là 1 cây ưa thích khác của tôi -- Tôi nghĩ là do sự lạ thường của nó. Cây này có tên Welwitschia, và chỉ sống ở 1 số nơi gần bờ biển Namibia và Angola, ở đó nó thích nghi 1 cách khác thường nó hút ẩm từ sương mù ngoài biển. Và nó thật sự là 1 cái cây. Nó là 1 cây tùng bách cổ. Bạn để ý là nó có những quả côn ở giữa. Và cái nhìn giống như 2 chồng lá lớn, thật ra là 2 lá đơn Chúng bị xé toạt ra bởi sự khắc nghiệt của điều kiện khí hậu sa mạc qua năm tháng. Và thật sự là nó không bao giờ rụng lá, và nó cũng mang sự khác biệt của loài cây có lá dài nhất trong thế giới thực vật. Tôi nói chuyện với 1 nhà sinh vật học tại vườn thực vật Kirstenbosch tại Capetown tôi hỏi anh ta về việc cái cây này từ đâu tới, và anh nghĩ là, nếu bạn đi vòng quanh Namibia, bạn thấy có rất nhiều rừng cây đã hóa đá, và những khúc gỗ đều từ những cây tùng bách khổng lồ, và cũng không có dấu vết gì về việc cái cây đến từ đâu, và anh ta nghĩ là lũ lụt tại bắc Phi đã đốn hạ hết những cây tùng bách này vào mấy chục ngàn năm trước, và kết quả là sự thích nghi đặc biệt vào môi trường sa mạc. Và đây là điều thi vị nhất về những sinh vật già cỗi này. Cái này được gọi là rừng ngầm. Tôi nói chuyện với 1 nhà thực vật học tại vườn thực vật Pretoria, và được giải thích là 1 số loài cây nhất định đã thích nghi vào khu vực này. Đây là khu vực hoang dã (bushveld) rất khô và có khả năng bốc hỏa, và điều mà những cái cây này đã làm là nếu bạn tưởng tượng đây là những cái đỉnh của cây, và đây là mặt đất, và tất cả tất cả những cái cây, đã dịch chuyển xuống lòng đất, và chỉ có những cái lá hở ra trên mặt đất. Bằng cách này, khi có lửa ập tới, cũng giống như lông mày bị cháy xém mà thôi, Cây này sẽ dễ dàng tái tạo lại. Và có khuynh hướng phát triển vô tính, cây già nhất là 13.000 năm tuổi. Ở Mỹ cũng có 1 vài cây có độ tuổi tương tự. Đây là bụi cây vô tính Creosote, khoản 12.000 năm tuổi. Nếu bạn đã từng ở miền tây Hoa Kỳ, thì thấy là bụi cây này ở đâu cũng có, nhưng bạn thấy nó có dạng tròn đặc trưng. Và nó mở rộng dần ra ngoài từ hình dạng ban đầu. Và cái bụi này cũng có 1 bộ rễ liên kết, và là 1 cá thể đồng nhất về mặt duy truyền. Và nó cũng có 1 cây gần đó -- tôi nghĩ chúng có họ hàng với nhau. Đây là cây ngọc giá vô tính Mojave, cách xa khoản 1 dặm, và nó già hơn 12.000 tuổi 1 chút. Và bạn thấy đó, nó cũng có dạng tròn tương tự. Và nhiều cây nhỏ hơn rải rác xung quanh. và cả hai cây này, cây Mojave và Creosote đều thuộc vùng đất của Cục Quản Lý Đất Đai. và nó rất khác so với việc được bảo vệ trong vườn quốc gia. Thật ra, vùng đất này được chọn lựa làm nơi biểu diễn cho xe đi trên mọi địa hình. Và bây giờ tôi sẽ cho các bạn thấy sinh vật có lẽ được cho là già nhất hành tinh. Đó là Khuẩn Siberia (Siberian Actinobacteria), vào khoản 400.000 tới 600.000 năm tuổi. Loại vi khuẩn này được khám phá 1 vài năm trước bởi 1 đội nghiên cứu sinh vật học với mục tiêu tìm ra manh mối của sự sống trên các hành tinh khác bằng cách tìm kiếm ở những nơi điều kiện khắc nghiệt nhất trên trái đất. Và trong khi nghiên cứu ở vùng cực hàn, họ đã phát hiện ra vi khuẩn này. Nhưng điều độc nhất của nó là nó có quá trình sửa chữa ADN ở nhiệt độ dưới mức đóng băng. Và điều đó có nghĩa là nó không ngủ đông. Nó vẫn đang sống và sinh sôi nảy nở trong suốt nửa triệu năm qua. Nó có khả năng là sinh vật dễ bị tổn thương nhất trong số các sinh vật già cỗi, vì, nếu vùng cực tan chảy, nó sẽ không còn tồn tại nữa. Đây là bản đồ của những sinh vật già cỗi, bạn có thể thấy được chúng tồn tại ở đâu; bạn thấy rằng chúng có mặt khắp thế giới. Cờ xanh là nơi mà tôi đã tới và chụp hình lại, cờ đỏ là những nơi tôi sắp tới. Bạn còn thấy, có 1 cái cờ ở Nam Cực. Tôi sẽ cố gắng tới đó để tìm loại rêu 5000 năm tuổi, nằm ở Bán đảo Nam Cực. Tôi vẫn còn thời gian 2 năm cho dự án này -- và trong giai đoạn này, sau 5 năm qua, tôi thật sự hiểu được cái gốc của công việc này. Những sinh vật già cỗi nhất hành tinh là 1 kỷ lục và sự ca tụng của quá khứ chúng ta, 1 lời kêu gọi đến những hoạt động hiện tại và là 1 phong vũ biểu cho tương lai. Chúng đã tồn tại ngàn năm ở sa mạc, ở vùng cực, ở đỉnh núi, ở đáy biển. Chúng đã chống chọi lại những hiểm họa từ thiên nhiên và sự xâm phạm của con người, nhưng giờ đây chúng đang lâm nguy, và chúng không thể tự mình thoát ra được. Tôi chỉ hy vọng bằng cách tìm kiếm những sinh vật này, tôi có thể thu hút được sự chú ý của mọi người đến sự tồn tại dai dẳng của chúng và góp phần đảm bảo chúng được tiếp tục tồn tại trong tương lai trước mắt. Xin cám ơn. (Vỗ tay) Ồ, câu trên khá là rõ ràng. Tôi bắt đầu với câu nói đó khoảng 12 năm trước, và tôi bắt đầu trong bối cảnh của các nước đang phát triển nhưng các bạn ngồi đây đến từ nhiều nơi trên thế giới. khi bạn nghĩ tới bản đồ của nước bạn, Tôi nghĩ bạn nhận ra rằng ở mọi nước trên thế giới bạn đều có thể vẽ những vòng tròn nhỏ và nói "Có những nơi giáo viên giỏi không đến." Hơn thế nữa, đó là những nơi mọi rắc rối bắt đầu. Nên chúng ta có một vấn đề mâu thuẫn. Giáo viên giỏi không muốn đến những nơi họ được cần đến nhất. Tôi bắt đầu năm 1999 để thử giải quyết vấn đề này với 1 thí nghiệm. một thí nghiệm rất đơn giản ở New Delhi Tôi gắn một máy tính vào một bức tường tại 1 khu ổ chuột ở New Delhi. Trẻ em thường không đến trường. Chúng cũng không biết tiếng Anh. Chúng còn chưa thấy một cái máy tính nào trước đây, và chúng cũng không biết Intermet là gì. Tôi kết nối Internet tốc độ cao-- nó cao hơn mặt đất khoảng 1m-- bật máy lên và để lại đó. Sau đó, tôi để ý thấy một số điều thú vị mà bạn sẽ thấy. Tôi cũng đã lặp lại việc này trên khắp Ấn Độ và sau đó là trên một phần lớn của thế giới và nhận thấy trẻ em sẽ học làm những thứ chúng muốn học làm. Đây là thí nghiệm đầu tiên của chúng tôi 1 cậu bé 8 tuổi ở bên phải bạn đang dạy học trò, 1 cô bé 6 tuổi, cậu ấy đang dạy cô bé cách lướt web. Cậu bé này đang ở giữa vùng Trung Ấn-- đây là làng Rajasthan nơi những đứa trẻ ghi âm nhạc của riêng chúng sau đó phát lại cho người khác, trong quá trình này, chúng hoàn toàn thích thú. Chúng làm tất cả những việc này trong 4 giờ sau lần đầu tiên nhìn thấy máy tính. Tại 1 ngôi làng khác ở Nam Ấn Độ, những cậu bé này đã lắp 1 máy video camera và đang cố chụp ảnh 1 con ong. Chúng tải nó về từ Disney.com hoặc 1 trong những website đó, sau 14 ngày máy tính được lắp đặt trong làng. Cuối cùng, chúng tôi kết luận rằng nhũng nhóm trẻ em này có thể tự học sử dụng máy tính và Internet mà không cần xem xét việc chúng là ai hay ở đâu Lúc đó, tôi trở nên tham vọng hơn và quyết định thử xem những đứa trẻ có thể làm gì khác với máy tính. Chúng tôi bắt đầu với 1 thí nghiệm ở Hyderabad, Ấn Độ chúng tôi có 1 nhóm trẻ em chúng nói tiếng Anh với âm điệu Telugu rất nặng. Tôi đã đưa chúng 1 máy tính có giao diện nói để đánh chữ mà bạn có thể có miễn phí với Windows sau đó yêu cầu chúng nói vào đó. Khi chúng nói, máy tính gõ ra những dòng vô nghĩa, nên chúng hỏi, "Kìa, nó không hiểu những gì cháu nói à?" Vậy tôi nói: "Uhm, bác sẽ để nó ở đây trong 2 tháng. Để các cháu làm máy tính hiểu được mình." Thế là nhũng đứa trẻ hỏi, "Làm sao cháu làm được" Và tôi nói, "Thật sự, bác cũng không biết." (Tiếng cười) Rồi tôi bỏ đi. (Cười) 2 tháng sau-- điều này đã được lưu làm tài liệu tại báo Công nghệ Thông tin (Information Technology) cho Phát triển Quốc tế-- (International Development) âm điệu đó đã thay đổi và rất gần với giọng Anh trung tính mà tôi đã huấn luyện bộ xử lý của chương trình nói để đánh chữ. Nios cách khác, chúng đều phát âm giống James Tooley (Tiếng cười) Chúng có thể tự làm điều đó. Sau đó, tôi bắt đầu thí nghiệm với nhiều thứ khác mà bọn trẻ có thể tự học để làm. Tôi nhận được 1 cuộc gọi rất thú vị từ Columbo từ Arthur C. Clarke, ông nói: "Tôi muốn xem thử những việc đang diễn ra." Ông ấy không thể đi nên tôi phải đến đó. Ông nói 2 điều rất thú vị, "Một giáo viên mà có thể bị thay thế bởi (Tiếng cười) Điều thứ hai là "Khi trẻ em hứng thú, giáo dục diễn ra." Tôi cũng đang làm trong lãnh vực đó, nên mỗi lần tôi đều xem và nghĩ tới ông ấy. (Video) Arthur C. Clarke: và chúng hoàn toàn có thể giúp mọi người bởi trẻ em có thể học để định hướng rất nhanh sau đó đo tìm những thứ mà chúng thấy thú vị. Và khi bạn có sự lôi cuốn, bạn có giáo dục. Sugata Mitra: Tôi lại thí nghiệm ở Nam Phi. Đây là 1 cậu bé 15 tuổi. (Video) Cậu bé:.. Cháu chơi điện tử như những con vật và nghe nhạc. SM: Rồi tôi hỏi, "Cháu có gửi email không?" Cậu ta nói, "Có ạ, và chúng bay qua cả đại dương." Đây là Cam-pu-chia, cùng hẻo lánh-- một trò chơi toán học khá ngớ ngẩn mà không đứa trẻ nào sẽ chơi trong lớp hoặc tại nhà. Chúng có thể, bạn biết đấy, trả chúng lại cho bạn. Chúng sẽ nói, ''Trò này thật chán" Nhung nếu bạn bỏ nó ở vệ đường và nều mọi người lớn đều bỏ đi chúng sẽ khoe với nhau về những cái chúng có thể làm. Đây là điều những đứa trẻ này đang làm. Chúng đang tập nhân-- tôi nghĩ thế. Và trên toàn Ấn Độ, sau khi kết thúc khoảng 2 năm, những đứa trẻ bắt đầu Google bài tập về nhà. Kết quả là, các giáo viên thông báo về những tiến bộ vượt bậc trong tiếng Anh (Tiếng cười) tiến bộ nhanh chóng trong mọi việc. Chúng nói, "Chúng đã trở thành những người suy nghĩ sâu sắc-- và tương tự." (Tiếng cười) Và thực sự chúng đã trở thành như vậy. Ý tôi là, nếu có nhiều thứ trên Google, tại sao ta cần phải nhồi chúng vào đầu bạn? Nên vào cuối của 4 năm tiếp theo, Tôi đã quyết định rằng những nhóm trẻ có thể định hướng trên mạng để đạt được những mục tiêu giáo dục. Tại thời điểm đó, 1 khoản tiền lớn được đua vào Đại học Newcastle để phát triển giáo dục ở Ấn Độ. Nên Newcastle đã gọi cho tôi. Tôi nói, "Tôi sẽ làm từ Delhi." Họ nói, "Không có cách gì anh có thể xử lý hàng ngàn Bảng tiền của Đại học mà chỉ ngồi ở Delhi." Nên vào năm 2006, Tôi mua 1 cái áo choàng rất ấm và chuyển về Newcastle. Tôi muốn thách thức mọi giới hạn của hệ thống đó. Thí nghiệm đầu tiên tôi thực hiện ngoài Newcastle là ở Ấn Độ. Và tôi cũng đặt ra cho mình 1 nhiệm vụ khong tưởng: liệu những đứa trẻ nói tiếng Tamil 12 tuổi trong 1 ngôi làng ở Bắc Ấn Độ tự học công nghệ sinh học bằng tiếng Anh ? Tôi nghĩ, tôi sẽ kiểm tra chúng. Chúng sẽ nhận điểm không. Tôi đưa chúng mọi thứ. Tôi sẽ quay lại và kiểm tra chúng. Chúng sẽ nhận 1 điểm không nữa. Tôi sẽ quay lại và nói: "Đúng, ta cần giáo viên cho một số việc nhất định." Tôi gọi 26 đứa trẻ. Chúng đều tới, và tôi bảo chúng rằng có rất nhiều thứ khó trên chiếc máy tính này. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu chúng không hiểu điều gì. Tất cả đều bằng tiếng Anh, tôi lại sắp ra đi. (Tiến cười) Nên tôi bỏ chúng lại với nó. Tôi quay lại sau 2 tháng, 26 đứa trẻ bước đến, cực kì im lặng. Tôi nói: "Vậy các cháu có xem gì nơi máy tính không?" Chúng nói: "Có ạ." "Vậy các cháu có hiểu gì không?" "Không, không ạ." Thế là tôi nói, "Thế các cháu đã tập bao lâu trước khi quyết định các cháu không hiểu gì cả?" Chúng nói: "Chúng cháu xem nó hàng ngày." Tôi lại nói: "Trong suốt 2 tháng, các cháu xem những thứ cháu không hiểu?" 1 cô bé 12 tuổi giơ tay lên và nói: một cách thành thật "Ngoài việc sự nhân đôi bất thường của phân tử ADN gây ra các bệnh di truyền, chúng cháu chẳng hiểu gì cả." (Tiếng cười) (Vỗ tay) (Tiếng cười) Tôi mất 3 năm để xuất bản nó. Nó chỉ mới được xuất bản trong Tạp chí Khoa học Giáo dục Anh Quốc. Một trong những người đọc nó nói, "Nó quá tốt để là hiện thực." thật không hay chút nào. 1 trong những cô bé đã tự học để trở thành giáo viên. Kia là cô bé ấy. Hãy nhớ cho là chúng không học tiếng Anh. Tôi sửa lại một ít khi tôi hỏi: "Neuron nằm ở đâu?" rồi cô ấy nói: "Neuron? Neuron?" Rồi cô bé đã nhìn và làm thế này. Dù biểu hiện đó là gì, nó cũng không tốt. Vậy là điểm của chúng được nâng từ 0 lên 30%, mà trong điều kiện đó là 1 điều không tưởng trong giáo dục. Nhưng 30% thì vẵn không phải là điểm đậu. Tôi phát hiện ra rằng chúng có 1 người bạn, 1 kế toán địa phương- 1 cô gái trẻ, chúng chơi bóng đá với cô Tôi hỏi cô: "Liệu cô có dạy chúng đủ khả năng để đậu công nghệ sinh học?" Cô ấy nói: "Làm sao được? Tôi không biết môn đó." Tôi nói: "Không, dùng cách của bà ngoại." Cô ấy nói: "Đó là cái gì?" Tôi nói: "Ồ, việc cô phải làm là đứng sau chúng và luôn tỏ ra ngưỡng mộ chúng. Chỉ cần nói: "Hay quá, thật tuyệt vời, đó là gì? Em có thể làm lại không? Em có thể cho chị xem tiếp không?" Cô ấy làm thế trong 2 tháng. Điểm số của chúng tăng lên 50 cũng là kết quả những trường tốt ở New Delhi, với giáo viên dạy sinh học giỏi, nhận được. Thế là tôi quay lại New Castle với những kết quả đó và quyết định có gì đó đang diễn ra ở đây đang dần trở nên nghiêm trọng. Tôi đã thí nghiệm ở mọi vùng hẻo lánh Tôi đã đến vùng hẻo lánh nhất mà tôi có thể nghĩ tới (Tiếng cười) Cách New Delhi khoảng 5000 dặm là thị trấn nhỏ Gateshead. tại đay, tôi chọ 32 đứa trẻ và chỉnh lại phương pháp của mình. Tôi chia chúng ra thành nhóm 4 người Tôi nói: "Các cháu tự chia thành những nhóm 4 nguời nhé. Mỗi nhóm sẽ dùng 1 máy tính chứ không phải 4." Bạn nhớ chứ, từ cái lỗ trên tường. "Các cháu có thể trao đổi nhóm. Các cháu cũng có thể đến nhóm khác nếu cháu không thích nhóm cháu, vân vân... Cháu cúng có thể đến nhóm khác, xem các bạn đang làm gì, rồi quay lại nhóm của mình và tuyên bố như thể cháu đã làm được Sau đó tôi giải thích cho chúng rằng có rất nhiều nghiên cứu khoa học được hoàn thành bằng cách đó (Tiếng cười) (Vỗ tay) Những đứa trẻ theo tôi rất nhiệt tình, "Bây giờ, chú muốn chúng cháu làm gì?" Tôi đưa chúng 6 câu hỏi kiểm tra của GCSE. Nhóm thứ nhất- nhóm tốt nhất giải mọi câu trong 20 phút Nhóm tệ nhất, trong 45 phút. Chúng sử dụng mọi thứ chúng biết-- nhóm mới, Google, Wikipedia, Hỏi Jeeves, vân vân. Các giáo viên hỏi: "Đó có phải là học sâu không?" Tôi nói, "Vậy hãy thử đi. Tôi sẽ quay lại sau 2 tháng. Chúng ta sẽ đưa chúng 1 bài kiểm tra-- không máy tính, không nói chuyện, vân vân." Điểm trung bình khi tôi kiểm tra với máy tính là 76% Khi tôi thử nghiệm, khi tôi kiểm tra au đó 2 tháng, điểm số vẫn là 76% Có một gợi nhớ bằng hình ảnh trong những đứa trẻ, tôi nghĩ vậy vì chúng thảo luận với nhau. 1 đứa trẻ đơn độc với 1 chiếc máy tính không thể làm được điều đó. Tôi cũng có những kết quả khác gần như không tin nổi của những điểm số tăng dần theo thời gian. Vì giáo viên của chúng nói rằng sau khi buổi học kết thúc những đứa trẻ vẫn tiếp tục Google thêm. Tại Anh, tôi kêu gọi những người bà Anh sau thí nghiệm Kuppam của tôi. Thế là, bạn biết đấy, họ là những người mãnh liệt- những người bà Anh. 200 người lập tức tình nguyện. (Tiếng cười) Thỏa thuận là họ sẽ đưa tôi 1 giờ lên mạng, ngồi trong nhà họ 1 ngày 1 tuần. Họ làm điều đó. Vậy là trong 2 năm sau, trong hơn 600 giờ hướng dẫn đã diễn ra qua Skype, sử dụng thứ mà học trò tôi gọi là đám mây của bà. Đám mây của bà ở đó. Tôi có thể chiếu chúng đến bất kì trường nào tôi muốn. (Video)Giáo viên: Em không bắt được đâu. Em nói đi. Em không bắt được đâu. Trẻ em: Em không bắt được đâu. Giáo viên: Tôi là người bánh gừng. Học sinh: Tôi là người bánh gừng. Giáo viên: Rất tốt, rất tốt... Sm: Quay lại Gateshead, 1 cô bé 10 tuổi hiểu được cốt lõi của đạo Hin-đu ong 15 phút. abnj biết đấy, những thứ tôi chẳng biết gì cả 2 đứa trẻ xem 1 TEDTalk. Chúng đã từng muốn làm cầu thủ bóng đá. Sau khi xem 8 TEDTalks cậu ta muốn trở thành Leonardo da Vinci. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Đó là những điều khá đơn giản. Đây là tôi đang xây dựng. Chúng được gọi là SOLEs: Những môi trường học tự thiết lập. Nội thất được thiết kế để trẻ em có thể ngồi trước những màn hình lớn kết nối mạng nhanh, nhưng phải theo nhóm. Nếu chúng muốn, chúng có thể gọi những đám mây của bà. Đây là 1 SOLE ở Newcastle. Người điều phối là từ Ấn Độ. Vậy ta có thể phát triển đến đâu? Chỉ một ít nữa thôi rồi tôi sẽ dừng Tôi đến Turin vào tháng Năm. Tôi chuyển giáo viên ra khỏi 1 nhóm những đứa trẻ 10 tuổi. Tôi chỉ nói tiếng Anh, chúng lại chỉ nói tiếng Ý, nên chúng tôi không thể giao tiếp. Tôi bắt đầu viết những câu hỏi tiếng Anh lên bảng. Những đứa trẻ nhìn và hỏi: "Gì đây?" Tôi nói: "Ồ cháu làm đi." Chúng gõ vào Google, dịch ra tiếng Ý, quay lại Google Ý. 15 phút sau... âu hỏi tiếp theo: Calcutta ở đâu? Câu này, chúng chỉ cần 10 phút Tôi liền thử 1 câu khó hơn. Ai là Pythagoras, và ông đã làm gì? Im lặng kéo dài một lúc, sau đó chúng nói:"Chú viết sai rồi. Phải là Pitagora." Sau đó, trong 20 phút, những tam giác vuông bắt đầu xuất hiện trên các màn hình. Điều đó làm tôi phải rùng mình. Chúng chỉ mới 10 tuổi. Chữ: Trong 20 phút nữa thôi chúng sẽ biết vè Định luật Đồng dạng chăng? (Tiếng cười) (Vỗ tay) SM: Vậy bạn có biết đã xảy ra chuyện gì không? Tôi nghĩ chúng ta vừa khàm phá ra 1 hệ thống tự tổ chức. Đó là hệ thống mà 1 cấu trúc sẽ xuất hiện mà không có can thiệp gì rõ ràng từ bên ngoài. Những hệ thống tự tổ chức luôn luôn thể hiện sự khẩn cấp đó là khi hệ thống bắt đầu làm một số việc mà chúng không được thiết lập để làm. Đó là lí do bạn làm những việc bạn đang làm, vì nó trông không tưởng. Tôi nghĩ tôi có thể đoán. Giáo dục là 1 hệ thống tự tổ chức, khi học hành là 1 việc cấp thiết. Cần vài năm để chứng minh điều đó, nhưng tôi sẽ có gắng. Trong lúc đó, có 1 phương pháp khác. 1 triệu trẻ em, ta cần 100 triệu người điều phối có nhiều người hơn thế trên thế giới 10 triệu SOLEs, 180 triệu đô-la và 10 năm. Chúng ta có thể thay đổi mọi thứ Cảm ơn (Vỗ tay) Khi tôi nói "trường học" có quá nhiều kỷ niệm trở về trong tôi. Như khi sau mỗi kỳ thi, khi tôi đi ra ngoài, cô giáo sẽ hỏi "Này em, tới đây. Em làm bài thế nào?" Tôi sẽ cười thật tươi và nói "Em nhất định đỗ." Và tôi không hiểu tại sao, một măt họ nói "Hãy nói sự thật", mặt khác, khi nói sự thật, họ ghét bạn. Thế nên cứ tiếp diễn như thế, và tôi không biết đi tìm bản thân ở đâu nữa. Tôi nhớ những đêm đi ngủ và cầu xin sự giúp đỡ từ Đấng Vô danh, bởi, vì một số lý do nào đó, tôi không thể tin rằng thứ mà cha mẹ mình treo trong phòng Pooja là một vị thần, bởi gia đình người bạn tôi thờ thần là một thứ khác. Nên tôi đã nghĩ "Có lẽ mình sẽ cầu xin Đấng Vô danh và mong ngài giúp đỡ," và bắt đầu được giúp đỡ từ mọi nơi, mọi ngả cuộc sống lúc bấy giờ. Các anh trai bắt đầu chỉ cho tôi một số điều về hội họa. Khi tôi học lớp 8 khoảng 13 tuổi tôi bắt đầu làm việc bán thời gian trong một nơi vẽ biển quảng cáo tên là Putu. Và trường học bắt đầu ủng hộ tôi. "Ồ, nó học kém lắm, nhưng hãy để nó gửi bài tới các cuộc thi vẽ tranh." Công cụ thật tuyệt, nó giúp tôi tồn tại tôi đã tìm thấy vị trí của mình trong trường. Và trong một trong những cuộc thi đó, tôi được tặng một chiếc đài Philips bán dẫn nhỏ. Tôi không có đủ kiên nhẫn để đợi tới khi về nhà. Tôi đã bật nó ngay trên tàu hỏa, mở thật to. Nếu bạn đi trên tàu ở Ấn Độ, bạn có thể thấy mọi người nghe radio và thậm chí là từ điện thoại của họ. Nên khi đó -- lúc đó tôi 13 tuổi -- và tôi đang nghe đài, một người tình cờ ngồi cạnh tôi, như ba người này đang ngồi ở đây. Bạn biết đấy, ngay bên cạnh tôi. Ông ấy hỏi "Cháu mua đài ở đâu vậy? Bao nhiêu tiền?" Tôi nói "Đó là giải thưởng từ một cuộc thi nghệ thuật." Và ông ấy nói "Ồ, bác dạy ở một trường nghệ thuật." Bác nghĩ cháu nên theo học một trường nghệ thuật. Cháu nên rời trường học và đến đó." Khi tôi kể cho các bạn chuyện này, bạn biết đấy, có thể, ai đó ngồi cạnh bạn có thể thay đổi cả cuộc đời bạn. Điều đó có thể xảy ra. Đó là điều chúng ta cần, chúng ta cần cởi mở và sẵn sàng chấp nhận. Đó là điều khiến tôi nhập học ở trường nghệ thuật sau ba lần không thành công và tiếp tục tìm kiếm điều mình thực sự muốn thực hiện với các tác phẩm nghệ thuật, hay nghệ thuật, và cuối cùng tôi đã ở đây trước các bạn. Khi nhìn lại, bạn biết đấy, về những chuyện đã xảy ra giữa lúc đấy và bây giờ, hiện tại 10, 15 năm trước, tôi có thể thấy hầu hết các tác phẩm xoay quanh ba đồ vật, nhưng không phải do chủ tâm. Tôi đã bắt đầu với môt manh mối bởi tôi đã nghĩ, "Điều gì thực sự làm nên chúng ta?" -- bạn biết đấy, chính quá khứ tạo nên con người. Nên tôi đã nghĩ, nhưng khi bạn nhìn lại quá khứ, cách để hiểu quá khứ chỉ là qua những dấu vết còn lại, bởi ta không thể trở lại quá khứ. Đó có thể là đống đổ nát, có thể là âm nhạc, hay đó có thể là tranh vẽ hay ghi chép, bất cứ điều gì. Nhưng đó là một loại manh mối của thời điểm đó. Điều đó cuốn hút tôi khám phá lĩnh vực đó. Thế nên tôi nghiên cứu theo mạch đó, nhưng thay vì nghiên cứu về các dấu vết, tôi bắt đầu lưu giữ chúng. Đây là một số tác phẩm tôi muốn cho các bạn xem. Đây gọi là "Bản thân đang hoàn thành." Đây chỉ là dấu vết cho việc đã ở trong cơ thể này. Đây là, điều đang diễn ra lúc đó, bạn biết đấy...Điều tôi thực sự thích đó là tác phẩm điêu khắc này chỉ đơn thuần là một dấu vết của bản thân tôi. Nó gần như là một bức ảnh 3D. Có yếu tố của nghệ thuật biểu diễn, và có yếu tố của điêu khắc, và có yếu tố về cảm nhận bản thân, gần như chính bản thân mình. Đây gần như các hóa thạch cho tương lai. Sau đó dần chuyển tới khám phá các khả năng lưu giữ những dấu vết. Đây là điều tôi đang nói về, khi tạo hình, bạn biết đó, một trải nghiệm thật tuyệt vời, bởi ta có thể tự do đi lại, hay di chuyển bàn tay, hay, bạn biết đấy, di chuyển trong không gian, nhưng khoảnh khắc nó trở nên cố định, khi bạn không thể di chuyển kể cả một inch, vì đây là thạch cao Paris, khi đổ vào nó giống như dung dịch, nhưng sau 20 phút, nó đã gần như đá cứng. Đây là ghi lại dấu vết của vân ngón tay cái, bởi vì, ta có thể nhận ra hay không nhận ra, bất cứ việc gì ta làm, chúng ta đều để lại dấu vết ở đó. Thế nên tôi chỉ nghĩ rằng, tôi sẽ giữ lại vân tay, vân chân, bất cứ dấu vết nào con người để lại. Đây là vết lửa. Đây là vết mặt trời. Bởi khi lưu giữ các dấu vết, suy nghĩ này luôn đến với tôi: liệu rằng chỉ khi vật thể chạm vào và để lại dấu vết, hay có cách nào khác để lưu giữ nó không?" Tác phẩm này chỉ là -- vì tiêu cự của ống kính, nó cho thấy mặt bên kia có gì. Thế nên tôi đặt tờ giấy lên tiêu cự, một bản in khắc khi đó tôi có bức ảnh mặt trời từ ánh nắng. Tác phẩm này tên là "Mọi bình minh." Điều tôi đã làm là, tôi đặt 10 ft. giấy và một sợi dây dừa, rồi đốt nó. Mất 24 giờ để tạo được đường này. Bất cứ chỗ này lửa ăn vào giấy, đó là tác phẩm. Chi tiết. Dù ta có những dấu vết khi ta cố gắng hiểu chúng, nhận thức và bối cảnh đóng vai trò lớn giúp thấu hiểu nó. Vậy liệu ta có thực sự hiểu đó là gì, hay chúng ta đang cố áp đặt thứ mà chúng ta nghĩ nó như thế? Chuyển tới nghi ngờ sự nhận thức bởi, dù có những dấu vết, khi bạn cố hiểu chúng, bạn gánh một vai trò lớn. Chẳng hạn môt chuyện đơn giản như thế này. Bao nhiêu người trong số các bạn đã thấy một con bò đi qua đường ở Ấn Độ khi bạn đang đi từ Bangalore tới Mysore? Xin mời giơ tay được không? Nếu bạn hỏi ý kiến, bạn biết đấy, mọi người đều có thể diễn giải nó. Giống như là, nếu một giáo viên nói, cô ấy chỉ đơn giản nói "Để sang bên kia." Bạn biết đấy, tại sao con bò lại sang đường. Câu trả lời của Potter có thể rất khác. Cậu ấy sẽ nói "Cho những điều tốt đẹp hơn." Martin Luther King sẽ nói, "Tôi hình dung một thế giới nơi tất cả các con bò sẽ được tự do sang đường, mà không bị nghi ngờ về động cơ cho việc đó." (Tiếng cười) Tưởng tượng Moses đến và thấy cùng con bò đó đi trên đường. Ông ấy chắc chắn sẽ nói, "Chúa giáng thế, và truyền dạy cho con bò, 'Ngươi được qua đường.' Và con bò qua đường, và hân hoan như một con bò thánh." (Tiếng cười) Freud sẽ nói, "Anh có quan tâm chứng tỏ bên trong anh thiếu tự tin về tình dục." (Tiếng cười) Nếu ta hỏi Einstein, ông sẽ nói "Con bò sang đường hay con đường di chuyển dưới con bò, dựa vào hệ quy chiếu bạn chọn." (Tiếng cười) Hay Đức Phật. Nếu ngài thấy con bò đó, ngài sẽ nói, "Hỏi câu này phủ nhận bản chất con bò trong ngươi." (Tiếng cười) Vậy nên, điều ta thấy thường chỉ là điều ta nghĩ, và hầu như ta không thấy thực ra nó là gì. Tất cả chỉ dựa vào nhận thức của mỗi người. Và bối cảnh, thực chất bối cảnh là gì? Bạn biết đấy, tôi có thể cho bạn xem mảnh giấy nhỏ này. Bởi tôi luôn luôn nghĩ rằng ý nghĩa không thực sự tồn tại. Ý nghĩa của những điều ta tạo nên trong thế giới này không tồn tại. Nó chỉ được bộ óc tạo nên. Nếu bạn nhìn vào mẩu giấy này, đây là chiều rộng, và đây gọi là chiều dài. Đây là cách ta được dạy trong trường. Nhưng nếu bạn xé từ giữa... Tôi không động vào chiều rộng, nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi. Vậy nên điều mà ta cho là ý nghĩa luôn luôn không ở đó; nó ở mặt bên kia, thậm chí khi nói tối, sáng, tốt, xấu, cao, đẹp -- mọi ý nghĩa không tồn tại trong thực tế. Chỉ như thế thôi, là một con người, cách mà chúng ta nhận thức thực tế tạo ra ý nghĩa. Vậy nên tác phẩm này từ thời kỳ đó gần như -- đây là một tác phẩm tên là "Ánh sáng tạo nên bóng tối." Nó được chụp qua cây đèn. Vậy nên cây đèn không chỉ cho ánh sáng, nó còn cho bóng tối. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đang cố gắng khám phá điều đó. Đây gọi là "Giới hạn." Tác phẩm này cho thấy thị giác, thính giác hay xúc giác của ta hạn chế như thế nào -- Ta có thực sự thấy không? Đây thực sự là một tác phẩm lõm. Nó thụt vào tường khoảng 6 inch nhưng có vẻ như đang nhô ra khỏi tường. Bạn biết đấy bức tường giống như là -- đây là lớp thứ nhất, và đây là thứ hai, và lớp thứ ba, và mỗi lớp tạo nên một ý nghĩa. Chúng tôi đang kéo đổ tường phòng trưng bày. "Trong ra ngoài." Một mẫu toàn thân từ bản thân tôi. Sâu khoảng 8 inch. Khi tôi đang thực hiện nó, làm việc với những người sáng tạo tôi luôn tự hỏi -- và giờ, bạn biết đấy, tôi đã đến mức nghi ngờ nhận thức -- mỗi khi thấy một con chim bay trên trời, nó khiến tôi cảm thấy như: liệu có điều gì đằng sau, có dấu vết nào trên đó, mà con người chúng ta không thấy? Liệu có cách nào lưu giữ ý nghĩ trong nghệ thuật thị giác? Tôi không thể tìm thấy nó. Nhưng một giải pháp xuất hiện sau khi tôi đã im lặng và ngừng làm việc trong 6 hay 7 tháng, trong phòng vệ sinh, khi đang chuyển bình dầu thơm từ chất đặc tới khí. Nó gọi là Odonil. Đây là tác phẩm tôi tạo từ chất liệu đó. Quá trình làm bức tượng rất thú vị, bởi tôi đã viết thư cho Balsara, người sản xuất bình dầu thơm tên Odonil đó, nói rằng "Chào ngài, tôi là một nghệ sĩ. Đây là catalog của tôi. Ngày có thể giúp tôi tạo bức tượng này được không?" Họ không bao giờ hồi âm cho tôi. Khi đó tôi nghĩ "Mình sẽ tới Cục Hỗ trợ Doanh nghiệp quy mô nhỏ xin giúp đỡ." Tôi nói với họ "Tôi muốn thành lập một công ty dầu thơm." Họ nói "Tất nhiên là được. Đây là phí báo cáo dự án, và chúng tôi sẽ cho anh biết mọi chi tiết." và họ đã làm thế. Cuối cùng, tôi trở lại gặp họ và nói "Cái này không phải để mở công ty, chỉ là để thực hiện tác phẩm của riêng tôi. Hãy vui lòng đến buổi trưng bày." Và họ đã đến. Tác phẩm này đang ở trong Quỹ Nghệ thuật Devi tại Delhi. Ở Ấn Độ, không ai thực sự bàn luận các tác phẩm nghệ thuật. Họ luôn nói về cảm thụ nghệ thuật. Bạn mua cái này với 3000 rupe, nó thành 30000 trong hai tháng. Đấy là mắt ghép đang nảy chồi, nhưng cũng có một số nhà sưu tầm thu nhận những tác phẩm có thể xuống giá trị. Và cái này được mua bởi Anapum -- giống như là, đến cuối cùng, anh ta sẽ không có gì, bởi nó sẽ bay hơi. Đây là sau vài tuần. Đây là sau vài tháng. Nó hoàn toàn chỉ là việc nghi ngờ những giả định có sẵn. Nếu ai đó nói "Ồ, tôi thấy bức tượng chân dung," nó có thể không còn là bức tượng sau vài tháng. Và nếu họ nói nó là chất rắn nó sẽ không còn là chất rắn, nó sẽ bay hơi. Và nếu họ nói họ không có được nó, điều đó không không đúng, bởi nó ở trong không khí. Nó vẫn ở trong phòng trưng bày đó hay bảo tàng đó. Họ đã hít nó vào, nhưng họ không nhận thức được nó. Khi tôi đang thực hiện tác phẩm đó, bố và mẹ tôi, họ nhìn nó và nói "Sao con toàn chọn những chủ đề tiêu cực vậy?" Và tôi hỏi "Mẹ muốn nói gì?" "Ánh sáng tạo bóng tối và giờ thì bản thân tự bốc hơi. Con không nghĩ nó hướng tới cái chết sao?" họ hỏi. "Đương nhiên là không. Đối với con," Tôi đang nghĩ, "nó được ẩn trong khối vật chất nhỏ bé, nhưng khoảnh khắc nó bay hơi, nó đã hòa vào làm một với vạn vật." Nhưng bà ấy nói "Không. Mẹ vẫn không thích nó. Là một nhà điêu khắc con có thể tạo ra thứ gì đó từ hư vô không?" Tôi nói "Không mẹ à. Không thể. Bởi chúng ta có thể tạo một tác phẩm điêu khắc từ cát bụi hoặc đập vỡ bức tượng thành cát bụi, nhưng không có nơi nào để ta lấy cát bụi đem vào vũ trụ được." Tôi làm tác phẩm này cho bà. Nó tên là "Thiên thần đang xuất hiện." Đây là ngày đầu tiên. Nó trông như một cái đang trở thành cái kia. Đây vẫn là nó sau vài ngày. Đây là sau 15, 20 ngày. Qua khe nhỏ giữa hộp kính và lớp gỗ, không khí đi xuống dưới bức tượng và tạo ra tác phẩm kia. Điều này cho tôi niềm tin lớn lao hơn. Điêu khắc bay hơi cho tôi niềm tin lớn hơn rằng có thể có rất nhiều khả năng để nắm bắt cái vô hình. Thứ bạn đang thấy bây giờ tên là "Điềm báo bóng tối." Và điều tôi muốn nói đó là ta không thấy bóng tối, và ta cũng không thấy ánh sáng. Chúng ta thấy nguồn sáng. Chúng ta thấy nó phản chiếu ở đâu, nhưng ta không thấy chúng chúng tồn tại. Bạn biết đấy, đó là vì sao bầu trời đêm, ta thấy bầu trời tối đen, nhưng nó luôn tràn đầy ánh sáng. Khi chúng phản chiếu trên mặt trăng, ta thấy nó. Điều tương tự xảy ra trong phòng tối. Tinh thể hạt bụi sẽ, tương tự, phản chiếu ánh sáng, và ta nhận ra sự tồn tại của ánh sáng. Thế nên chúng ta không thấy bóng tối, không thấy ánh sáng, chúng ta không thấy trọng lực, không thấy dòng điện. Thế nên tôi đã bắt đầu công việc này để khám phá sâu hơn cách tạo hình khoảng trống giữa vật này và vật khác. Bởi, trong nghệ thuật thị giác, tôi đang thấy cái này, và tôi đang thấy cái kia -- nhưng làm sao để điêu khắc chúng? Nếu ta tạo hình chúng, điều này có hai điểm liên quan. Mặt này biểu hiện cái này. Và mặt kia biểu hiện sàn nhà. Tôi làm việc này như là một thí nghiệm về dội bóng. Đây là một hộp có nếp sóng và bóng của nó. Và cái thứ hai -- thời điểm bạn đem bất cứ cái vô hình nào vào thế giới hữu hình nó sẽ có tất cả những đặc điểm của cái hữu hình. Vậy nên nó có bóng. Lúc đó tôi nghĩ, được rồi, tôi sẽ tạo hình nó. Một lần nữa, nó trở thành một sự vật. Một lần nữa, tỏa sáng. Và cái thứ ba. Vậy nên thứ bạn nhìn thấy chỉ là cái bóng của bóng của một cái bóng. Và tại đó, không có bóng. Tôi nghĩ rằng "Ồ, tuyệt. Tác phẩm đã được hoàn thành." Bạn có thể thấy các chi tiết. Cái này được gọi là "Trong lực." Đây gọi là "Hơi thở." Chỉ là hai cái lỗ trên tường phòng trưng bày. Đây là một bức tường giả, bao gồm 110 ft. khối. Cái lỗ đó thực sự làm cho không khí đi ra và đi vào. Thế nên nơi nó diễn ra, chúng ta có thể thấy, nhưng điều gì đang diễn ra chỉ là vô hình. Đây là từ một buổi trưng bày tên là "Vô hình" tại phòng triễn lãm Talwar. Đây gọi là "Kaayam." Chi tiết. Điều mà tôi biết nói với các bạn, các giác quan của chúng ta thật hạn chế, ta không thể nghe mọi thứ, ta không thể thấy mọi thứ. Chúng ta không cảm thấy "Tôi đang chạm vào không khí," nhưng nếu con gió nhẹ thổi nhanh hơn một chút, tôi có thể cảm thấy nó. Vậy nên mọi khái niệm về thực tế của ta đều là qua những giác quan hạn chế này. Đề nghị của tôi là, liệu có cách nào coi tất cả những điều này chỉ như một biểu tượng hay dấu hiệu? Và để thực sự đi đến thực chất, chúng ta cần vượt qua, tới mặt bên kia của bức tường, như trái logic, như vô hình. Bởi khi ta thấy ai đó đi, ta thấy dấu chân. Nhưng nếu ta cắt dấu chân đó ra từ tổng thể và cố gắng phân tích nó, bạn sẽ không thể tìm ra điểm mấu chốt vì hành trình thực sự diễn ra giữa những dấu chân đó, và những dấu chân chỉ làm tốn thời gian. Cảm ơn. (Tiếng vỗ tay) Câu chuyện của tôi đề cập về chiến tranh. Nói về những ảo tưởng. Cái chết. Và việc tìm ra lại ý nghĩa lý tưởng trong đống hoang tàn sót lại đó. Và có lẽ cũng là một bài học về cách ta đối đầu với thất bại, dang dở và xã hội đầy hiểm nguy của thế kỷ 21. Tôi không tin các tường thuật trực tiếp. Càng không tin vào tiểu sử hoặc lịch sử được viết theo kiểu chọn "A" dẫn đến hậu quả "B" tiếp đến kết quả "C"-- những câu chuyện mạch lạc ta hay được nghe, có lẽ chỉ nhằm động viên ta. Tôi lại tin vào sự ngẫu nhiên, một trong những lí do tôi tin như vậy là việc tôi tình cờ trở thành nhà ngoại giao Tôi là người mù màu. Tôi không phân biệt được phần lớn màu sắc. Lý giải tại sao tôi toàn mặc xám và đen, và tôi luôn phải dẫn vợ đi theo để chọn quần áo. Tôi từng mơ làm phi công chiến đấu khi nhỏ Tôi say mê xem máy bay nhào lộn bay qua ngôi nhà chúng tôi ở vùng đồng quê. Và ước tôi là một phi công chiến đấu. Sau đó tôi đã làm bài thi vào Không Lực Hoàng Gia. và dĩ nhiên rồi, tôi trượt. Tôi chẳng thể nhìn các loại đèn nhấp nháy và không thể phân biệt màu sắc. Vì thế tôi đành kiếm nghề khác, và thực ra điều này cũng tương đối dễ dàng với tôi, bởi vì tôi có một khát vọng không hề thay đổi từ khi còn nhỏ, đó là những mối quan hệ quốc tế. Lúc bé, Tôi đọc rất nhiều báo. Tôi bị mê hoặc bởi cuộc Chiến tranh Lạnh. bởi các đàm phán INF hơn là những tên lửa hạt nhân tầm trung, cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Liên bang Xô-viết và Mỹ. ở Angola hay Afghanistan. Những điều như thế thực sự lôi cuốn tôi. Và tôi đã quyết định khi còn khá trẻ rằng Tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao. Và một ngày tôi đã thông báo với bố mẹ và cha tôi đến giờ vẫn phủ nhận chuyện này Tôi nói "Bố, con muốn làm nhà ngoại giao". Và ông nhìn tôi và bảo, "Carne, con phải thông minh mới làm được" (cười) thế là khát vọng của tôi được định đoạt. Vào năm 1989, Tôi đăng kí vào sở ngoại vụ Anh. Năm đó có tới 5000 người đăng kí, và chỉ có 20 người chúng tôi thành công. Con số đó chỉ ra, Tôi được kết nạp vào hàng ngũ ưu tú, môi trường làm việc ở đây quả là tuyệt vời và vui vẻ. Làm một nhà ngoại giao, từ trước tới nay, luôn là công việc phi thường, và tôi yêu từng phút được làm việc Tôi tận hưởng địa vị nó mang lại. Tôi mua cho mình một bộ vest tốt và mang giày đế da trong say sưa tôi có những cơ hội tuyệt vời để tham gia các sự kiện quốc tế Tôi công tác tới Dải Gaza. Tôi chủ trì phiên hòa đàm Trung Đông tại Bộ Ngoại giao Anh. Tôi trở thành người viết diễn văn cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh. Tôi đã gặp Yasser Arafat. Tôi đã đàm phán với nhà ngoại giao của Saddam (Iraq) tại Liên hợp quốc. Sau đó, tôi tới Kabul và phục vụ tại Afghanistan sau thất bại của phe Taliban. Và tôi đã di chuyển trong máy bay C-130 tới thăm các tướng chỉ huy trong những căn cứ trên núi và đàm phán với họ về cách để quét sạch Al Qaeda khỏi Afghanistan hộ tống tôi là lực lượng biệt kích mà cả chính họ cũng có một trung đội thủy quân Hoàng gia yểm trợ bởi vì tình thế lúc đó rất nguy hiểm. Nhưng điều đó cũng thật thú vị, rất vui nữa, thực sự tràn đầy hứng khởi. Đó là những tay nòng cốt và họ khăng khít đến khó tin. Và đỉnh cao sự nghiệp của tôi là khi tôi được bố trí làm tại New York. Tôi đã từng công tác tại Đức, Na-uy, rất nhiều quốc gia khác nữa, nhưng tôi lại được bổ nhiệm tại New York với tư cách là đại biểu Anh phục vụ tại Hội Đồng Bảo An Thế Giới. Và nhiệm vụ của tôi là khu vực Trung Đông, và cũng là chuyên môn của tôi. Và ở đây, tôi giải quyết các vấn đề như Tiến trình hòa bình Trung Đông, vấn đề Lockerbie, ... chúng ta có thế bàn tới sau, nếu các bạn muốn trên hết, nhiệm vụ chính của tôi là Irắc, những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt, và những cấm vận chúng tôi áp đặt I-rắc để buộc họ phải tự từ bỏ những thứ vũ khí đó. Tôi từng làm trưởng đoàn đàm phán của Anh về vấn đề này, Tôi phải miệt mài tìm cách giải quyết. Và dù có thế nào, chuyến đi này với tôi quả là một khoảng thời gian thú vị. Đó là một cuộc đàm phán gây ấn tượng sâu sắc. Chúng tôi đã trải qua một vài cuộc chiến trong suốt quãng thời gian tôi ở New York. Tôi đại diện nước Anh tham gia đàm phán về những giải pháp trong Hội đồng bảo an ngày 12 tháng 9 năm 2001 nhằm chỉ trích về cuộc tấn công ngay ngày trước đó, dĩ nhiên, liên quan sâu sắc đến chúng tôi những người hiện tại đang sống ở New York. Đó là quãng thời gian tốt nhất, xấu nhất là kinh nghiệm quý báu. Tôi sống trong cuộc sống xa hoa. Mặc dù phải làm việc nhiều giờ liền, bù lại tôi sống trong căn hộ hạng sang Tôi là một nhà ngoại giao Anh Quốc độc thân tại New York; bạn có thể tưởng tượng được gì rồi. (Cười) Tôi đã có khoảng thời gian rất tuyệt. Nhưng vào năm 2002, khi chuyến công tác kết thúc, tôi đã quyết định không trở về để làm công việc đang đợi mình ở London. Tôi quyết định sẽ xin nghỉ phép, thật sự là, tại trường New, Bruce. Với một chút khởi đầu lộn xộn chẳng rõ ràng, tôi nhận ra rằng có gì đó không ổn với công việc, với chính tôi. Tôi thấy kiệt sức, và vỡ mộng về cái điều mà tôi chẳng thể nào xử lí. tôi đã quyết định nghỉ việc một thời gian. Văn phòng Ngoại giao rất rộng rãi. Bạn có thể chọn nghỉ phép không lương và vẫn xem như làm việc, nhưng thực ra chẳng phải làm gì cả. Điều đó thật tử tế. Và cuối cùng, tôi đã quyết định tham gia vào biệt phái viên Liên hợp quốc tại Kosovo, lúc đó còn thuộc quyền quản lý của Liên hợp quốc Và có hai điều đã xảy ra ở Kosovo, và cũng kiểu như là, một sự ngẫu nhiên nữa, bởi vì những điều trên hóa ra đã trở thành hai trong số những bước ngoặt đời tôi và giúp tôi sang trang mới. Nhưng những điều đó hoàn toàn tình cờ. Một trong số đó là vào mùa hè năm 2004, chính phủ Anh đã miễn cưỡng mở một cuộc điều tra chính thức về vấn đề sử dụng vũ khí hủy diệt (WMD) trong cuộc chiến tranh Iraq, một vấn đề rất được giới hạn. Và tôi đã bí mật làm chứng cho cuộc điều tra đó. Tôi đã dấn sâu vào vấn đề tình báo tại Iraq và vấn đề vũ khí hủy diệt (WMD), lời làm chứng của tôi gồm 3 điều: rẳng chính phủ đã phóng đại tin tức, điều rất rõ ràng trong suốt những năm tôi được đọc chúng. Và thật vậy, sự đánh giá trong nội bộ cũng cho rằng vấn đề WMD của Iraq không đe dọa đến khu vực lân cận chứ chưa bàn đến chúng tôi. Thứ hai, chính phủ lờ đi hết các giải pháp để gây chiến tranh mà trong một phạm vi nào đó vẫn là một việc làm nhục nhã Lý do thứ ba, tôi sẽ không giải thích. Nhưng dù gì, tôi cũng đã nêu ra chứng cớ, và điều đó đã dẫn tôi đến khủng hoảng. Tôi sẽ làm gì đây? Những chứng cứ ấy chỉ trích sâu sắc đồng nghiệp của tôi, đến cả ngài bộ trưởng người mà theo tôi đã gây ra chiến tranh một cách sai lầm. Và vì thế tôi khủng hoảng. Đó chẳng phải điều tốt đẹp gì. Tôi đã than vãn, đã do dự, Tôi cứ tiếp tục như thế với người vợ giàu kiên nhẫn của tôi, và cuối cùng tôi quyết định từ chức trong Sở ngoại giao Anh Tôi cảm thấy, đó giống như cảnh trong phim The Insider của Al Pacino, anh ta đã rời CBS sau khi họ chọn một gã nghiện thuốc thay vì anh ta, anh ta đáp lại: "Tôi không thể làm việc này nữa. Chấm dứt." Tôi cũng như thế. Tôi yêu bộ phim này. Tôi cũng cảm thấy vài thứ đã không còn. Tôi không thể ngồi chung với bộ trưởng hay thủ tướng với nụ cười trên môi nữa và làm những việc tôi từng vui vẻ làm cho họ. Thế là tôi nhảy việc và kiểu như nhảy ra khỏi bờ vực vậy. Và điều đó rất không thoải mái và rất khó chịu. Và tôi bắt đầu vấp ngã. Và hôm nay, cú ngã ấy chưa hẳn đã ngưng. Tôi tiếp tục lún sâu. Nhưng, theo cách nào đó, tôi đã quen với cảm xúc ấy. Và một cách nào đó, tôi cảm thấy thích cái cảm xúc ấy ngày một nhiều hơn là khi tôi do dự khi còn đứng trên vách đá tự hỏi mình phải làm gì. Điều thứ hai xảy ra ở Kosovo, như là -- Tôi cần một ngụm nước, xin lỗi. Điều thứ hai xảy ra ở Kosovo, vốn gần như cho tôi câu trả lời điều mà tôi đã không thể, đó là, "Tôi phải làm gì với đời mình đây?" Tôi yêu ngành ngoại giao -- Tôi không có sự nghiệp -- Tôi dự tính cả đời cống hiến cho ngoại giao, cho quốc gia. Tôi muốn trở thành đại sứ, những người hướng dẫn và những anh hùng những người đã trên đỉnh sự nghiệp mà giờ đây đã tôi vứt bỏ tất cả. Rất nhiều người bạn của tôi vẫn theo nghề. Khoản trợ cấp của tôi vẫn còn. Và tôi đã từ bỏ. Và tôi sẽ làm gì tiếp đây? Và năm đó, tại Kosovo, điều kinh khủng, rất kinh khủng mà tôi chứng kiến. Tháng 3/2004, rất nhiều cuộc nổi loạn diễn ra khắp các tỉnh -- rồi -- lan tới Kosovo. 18 người bị giết. Tình trạng vô chính phủ. Và thật kinh khủng khi phải chứng kiến, khi biết rằng cảnh sát và quân đội -- có rất nhiều quân lính ở đây -- không thể ngưng được đám đông thịnh nộ khi mà họ ùa ra đường. Và điều duy nhất có thể ngưng được đám đông thịnh nộ ấy là khi họ muốn dừng lại và khi họ đã đốt và tàn sát thỏa mãn Thật chẳng tốt đẹp gì khi thấy chúng, nhưng tôi chứng kiến hết. Và tôi đã len giữa nó, giữa đám đông cuồng nộ ấy Tôi với người bạn người Albani cố gắng dừng, nhưng không thể. Và cuộc nổi loạn đó dạy tôi vài điều rằng nó chẳng rõ ràng và thực ra đó là một câu chuyện phức tạp. Nhưng một trong những lí do là -- các cuộc nổi loạn vài ngày lại xảy ra -- đều bắt nguồn từ việc người Kosovo bị tước quyền công dân trong tương lai. Các cuộc đàm phán ngoại giao về tương lai của Kosovo diễn ra và, chính phủ Kosovo, chưa tính đến dân Kosovo không thực sự được tham gia vào những thảo luận trên. Cơ chế đám phán vô lý, quy trình thương lượng về tương lai Kosovo, mà người Kosovo lại chẳng được can hệ vào. Và không ngạc nhiên, họ rất thất vọng. Những cuộc nổi loạn là hiện thân của những sự nản lòng ấy. Nó chẳng phải nguyên nhân chính, vì cuộc sống chẳng đơn giản. Đó là một vấn đề rất phức tạp, và tôi chẳng có kì vọng nó đơn giản hơn. Nhưng đó là một trong những nguyên do. Và nó đã gợi cho tôi nguồn cảm hứng -- hay chính xác hơn, nó đưa nguồn cảm hứng tới vợ tôi. Cô ấy nói:" Tại sao anh không tư vấn cho người Kosovo? Tại sao anh cố vấn cho chính phủ họ về chính sách?" Người Kosovo không được giúp đỡ ngoại giao Các nhà ngoại giao họ không được thừa nhận. Họ không được thừa nhận văn phòng đối ngoại vốn giúp họ giải quyết các thủ tục phức tạp, như vấn đề "Thân phận cuối của Kosovo". Và đó là ý tưởng ban đầu. Đó là căn nguyên của "Ngoại giao độc lập", tổ chức cố vấn ngoại giao đầu tiên trên thế giới và khởi nguồn phi lợi nhuận. Tôi đã bay về từ London sau quãng thời gian hoạt động cho Liên hiệp quốc tại Kosovo. Tôi trở lại, ăn tối với thủ tướng Kosovo và nói với ông ấy, "Ngài xem, tôi có ý định sẽ cố vấn ngoại giao cho ngài. Tôi hiểu rất rõ công việc này. Sao tôi không thể giúp ngài chứ?" Và ông ấy đã nâng ly raki với tôi và nói, "Được, Carne. Tới đi" Và tôi đã tới Kosovo và cố vấn cho chính phủ Kosovo. Chúng tôi đã cố vấn cho ba thủ tướng Kosovo liền và các cuộc đàm phán đa đảng tại Kosovo. Và Kosovo trở thành độc lập. Nhà Ngoại Giao Độc (NNGD) được thành lập với năm trung tâm ngoại giao trên toàn cầu và chúng tôi đang cố vấn cho 7 hay 8 quốc gia khác nhau, hay những tổ chức chính trị, tùy việc bạn muốn định nghĩa nó thế nào -- tôi chẳng quan tâm lắm tới việc định nghĩa. Chúng tôi cố vấn cho Bắc Cyprus về việc thống nhất các đảo. Chúng tôi giúp phe đối lập tại Miến Điện, chính phủ Nam Sudan, nơi mà -- hẳn các bạn đã nghe -- sẽ trở thành một quốc gia mới. Chúng tôi giúp Mặt trận Polisario của Tây Sahara, nơi đang chiến đấu giành lại chủ quyền từ sự chiếm đóng của Ma-rốc sau 34 năm bị tước đoạt. Chúng tôi giúp các quốc đảo trong đàm phán về biến đổi khí hậu vần đề mà đã lên đến cao trào tại Copenhagen. Có một chút ngẫu nhiên ở đây bởi vì, khi tôi bắt đầu ngoại giao độc lập tôi từng dự tiệc tại Thượng viện, là một nơi rất nực cười, nhưng khi tôi cầm cái ly như thế này, tôi bắt chuyện với người đứng sau tôi. Chúng tôi bắt đầu tán gẫu, anh ta nói -- Tôi kể với anh ta tôi đang làm cái gì, và tôi nói với anh ta dõng dạc rằng, Tôi sẽ thành lập NNGDL tại New York. Vào lúc đó chỉ có tôi -- và vợ tôi về New York. anh ta nói, "Sao anh không gặp đồng nghiệp tôi ở New York nhỉ?" Và hóa ra anh ta làm cho công ty sáng tạo ?What If! có lẽ một trong số các bạn đã nghe tới. Và cứ qua thế này rồi lại thế khác, tôi cuối cùng tới làm việc tại ?What If! New York khi tôi bắt đầu xây dựng NNGDL Và việc chứng kiến ?What If! phát triển mùi vị với cho kẹo gum Wrigley hay mùi vị mới cho Cola thật sự giúp tôi cải tiến rõ rệt những chiến lược mới cho Kosovo và cho người Tây Sahara. Tôi bắt đầu nhận ra rằng có rất nhiều cách làm ngoại giao -- thật ngoại giao, cũng như kinh doanh, là ngành kinh doanh giải quyết vấn đề, nhưng từ "Tiến bộ" lại không có trong nghành ngoại giao; vì đó chỉ là trò chơi tổng bằng không và sự thực dụng và các tổ chức cổ lỗ sĩ cứ thế tồn tại hàng thế hệ để làm những việc mà họ vẫn làm như thế suốt. Và Nhà Ngoại Giao Độc Lập, ngày nay, cố gắng tiếp thu những gì tôi học được tại ?What If!. Chúng tôi ngồi chung một phòng và hét vào mặt nhau, làm việc bằng laptop, đổi chỗ cho nhau để tìm ý tưởng mới. Chúng tôi tuyển những chuyên gia khờ khạo những người có thể chẳng biết gì về những quốc gia họ làm việc, nhưng có thể biết những thứ khác cố gắng tiêm những luồng ý kiến mới vào những vấn đề mà chúng tôi cố giải quyết cho khách hàng Điều đó chẳng dễ dàng, bởi vì khách hàng, đang trải qua thời kì rất khó khăn. Có những, tôi không biết nữa, những bài học từ tất cả những gì tôi trải qua, cá nhân lẫn chính trị -- nhưng theo một cách nào đó, chúng đều giống nhau. Bài học cá nhân là việc rơi khỏi vực thực sự là điều tốt, tôi khuyến khích điều đó. Đó là điều mà ít nhất một lần bạn nên thử là xé bỏ mọi thứ rồi nhảy một cú. Điều thứ hai là một bài học lớn hơn về thế giới hôm nay. Nhà Ngoại Giao Độc Lập là một phần xu hướng nổi lên và hiển hiện rõ rệt trên thế giới, thế giới đang vỡ vụn từng ngày. Nhà nước đang mất dần vị thế và quyền lực nhà nước đang suy giảm. Sức mạnh của những thứ khác sẽ gia tăng. Những thứ khác ở đây là phi chính phủ. Họ có thể là các tập đoàn, xã hội đen, cũng có thể là NGOs với mục đích tốt đẹp, họ có thể là bất kì thứ gì, bất kì những thứ gì. Chúng ta đang sống ở thế giới ngày càng phức tạp và phân mảnh. Nếu chính phủ ít khả năng trong việc giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới chúng ta, và điều đó có nghĩa, ai sẽ giải quyết đây, ai có trách nhiệm cao hơn giải quyết đây? Chúng ta đấy. Nếu họ không thể, còn ai giải quyết nữa chứ? Chúng ta chẳng còn sự lựa chọn nào, hãy đối mặt với thực tế. Điều đó có nghĩa chẳng còn tốt đẹp nữa khi nhắc tới quan hệ quốc tế, hay thương mại toàn cầu hay xung đột tại Somalia, hay những gì xảy ra tại Miến Điện chẳng phải việc của bạn, và rằng chính phủ sẽ lo những việc ấy. Tôi có thể kết nối bất kì ai trong các bạn với chỉ sáu bước với dân quân Al-Shabaab ở Somalia Hỏi tôi sau nhé, cụ thể là bạn bị lừa rồi đấy, nhưng những sự kết nối thật sự ở đây. Chúng ta đều kết nối mật thiết với nhau. Và đó không đơn thuần vì Tom Friedman, điều đó thực sự được chứng minh sau hàng loạt minh chứng. Điều đó có nghĩa, thay vì nhờ các chính trị gia, bạn phải tự mình giải quyết. Và NNGDL như một minh chứng cụ thể nói theo cách đơn giản là như thế. Không có ví dụ rõ nhất ngoài một trường hợp là: Cách thế giới vận hành đang thay đổi thể hiện qua mỗi giờ ở nơi tôi từng làm -- Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1945. Hiến chương cơ bản được thành lập để ngăn chặn xung đột giữa các nhà nước -- xung đột quốc gia. Ngày nay, 80% chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An là về xung đột giữa các quốc gia, bao gồm cả thành phần phi chính phủ -- chiến tranh du kích, chủ nghĩa phân lập, khủng bố, nếu bạn muốn gọi chúng như thế, dân tộc không phải chính phủ hay quốc gia thông thường. Đó là tình trạng của thế giới hiện nay. Khi tôi nhận ra điều đó, và nhìn lại quãng thời gian mình ở Hội Đồng Bảo An và những gì diễn ra ở Kosovo, tôi nhận ra rằng thường thì những người bị tác động trực tiếp bởi những gì chúng tôi làm tại hội đồng thực sự chẳng ở đây, họ chẳng được mời tới để đưa ra ý kiến cho Hội Đồng Bảo An, Tôi nghĩ rằng, điều đó là sai lầm. Phải có biện pháp nào để giải quyết. Và tôi bắt đầu với biện pháp truyền thống. Tôi và đồng nghiệp tại NNGDL lòng vòng tại Hội Đồng Bảo An. Chúng tôi tới 70 quốc gia thành viên -- Kazakhstan, Ethiopia, Isreal -- chúng tôi tới gặp mọi nơi -- tổng thư ký, tất cả họ, và nói rằng, "Tất cả sai rồi. Thật tồi tệ khi ngài không tham vấn họ. Các ngài phải thành lập một hệ thống để mời những người Kosovo kia tới và nói với các ngài những gì họ nghĩ. Điều đó cũng cho phép các ngài nói nữa. Điều đó thật tuyệt vời để trao đổi. Các ngài có thể thực sự đưa ý kiến mọi người vào mỗi quyết định để quyết định ấy hiệu quả và lâu bền hơn." Siêu logic, bạn nghĩ như vậy chứ. Logic đến kinh ngạc. Rõ ràng, ai cũng hiểu và dĩ nhiên, mọi người hiểu và nói, "Được, dĩ nhiên, anh đúng. Trở lại với chúng tôi trong vòng sáu tháng nữa." Và dĩ nhiên, chẳng gì xảy ra -- không ai làm gì cả. Hội Đồng Bảo An làm việc của họ y hệt như cách họ làm ngày nay, y như cách họ làm X năm về trước, khi tôi ở đó cách đây 10 năm. Và khi chúng tôi nhận ra sai lầm cơ bản và suy nghĩ, chúng tôi phải làm gì đây. Và tôi nghĩ, tôi sẽ kiệt quệ nếu tôi dành quãng đời còn lại vận động cho những nội các nhếch nhác này để giúp họ điều thực sự cần làm. Và điều chúng tôi sẽ làm là là tự tổ chức những buổi gặp. Và bây giờ, Nhà Ngoại Giao Độc Lập đang trong tiến trình tổ chức các cuộc gặp giữa Hội Đồng Bảo An và các bên về những tranh chấp xuất hiện trong chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An. Và chúng tôi sẽ đưa tới nhóm chống đối Darfuri, Bắc Cyprus và Nam Cyprus, nhóm nổi loạn Aceh, và một dãy dài kinh khủng những xung đột hỗn loạn khắp thế giới. Và chúng tôi sẽ cố gắng đưa các bên tới New York ngồi trong một căn phòng yên tĩnh trong không gian riêng tư không áp lực để thực sự giãi bày họ muốn gì với các thành viên của Hội Đồng Bảo An, và về phía các thành viên Hội Đồng Bảo An giúp họ bày tỏ quan điểm của họ. Và có những cuộc đối thoại, mà chưa từng diễn ra trước kia. Và dĩ nhiên, như đã miêu tả, với những ai biết về chính trị sẽ ngán việc này kinh khủng, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Rủi ro thất bại rất cao, nhưng nhất định sẽ không xảy ra nếu chúng ta không cố làm nó xảy ra. Và quan điểm chính trị của tôi đã cơ bản thay đổi từ khi tôi làm ngoại giao đến tôi hôm nay, và tôi nghĩ những hệ quả đó là vấn đề, không phải quá trình, không phải nhờ công nghệ, thật nực cười cũng không phải. Thuyết giáo về công nghệ cho tất cả thành viên Twitter của đoàn biểu tình Iran đang là tù nhân chính trị tại Tehran, nơi Ahmadinejad cầm quyền. Công nghệ chẳng đưa lại thay đổi chính trị tại Iran. Bạn nhìn vào kết quả, bạn phải tự nói với mình rằng, "Tôi có thể làm gì để có được kết quả đó?" Đó là quan điểm chính trị của thế kỉ 21, nhưng bằng cách nào đó, NNGDL hiện thân cho những thiếu chặt chẽ, những thay đổi, những thứ đang diễn ra hàng ngày trong chúng ta. Đó là câu chuyện của tôi. Cám ơn. Tôi là một người tiếp thu mọi văn hóa, người mà di chuyển hàng ngày nhờ vào sự gắn liền với cái iPod, một cái iPod chứa Wagner và Mozart, danh ca nhạc pop Christina Aquilera, ca sỹ nhạc đồng quê Josh Turner, nghệ sĩ rap Kirk Franklin, hòa nhạc, thính phòng và nhiều nữa. Tôi là một người ham đọc, một độc giả đọc từ Ian McEwan cho tới Stephanie Meyer. Tôi từng đọc bộ tứ tác phẩm "Twilight". Và là một người sống vì cái rạp hát trong nhà của tôi, một rạp hát tại gia nơi mà tôi tiêu thụ DVD, phim theo yêu cầu và nhiều chương trình TV. Với tôi, "Luật và Lệnh: SVU." ("Law and Order: SVU") Tine Fey và "30 Rock" và "Bà tòa Judy" ("Judge Judy") -- "Người thật, kiện tụng thật, và phán xét sau cùng." Bây giờ, tôi tin chắc là nhiều người trong các bạn hăn là chia sẻ các đam mê của tôi, đặc biệt là đam mê của tôi với "Bà tòa Judy." và bạn sẵn sàng đấu tranh với bất cứ ai thử đem bà ta đi mất, nhưng tôi ít tin rằng bạn chia sẻ đam mê trung tâm của cuộc đời tôi, một đam mê cho các môn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp các nghệ thuật biểu diễn đại diện sân khấu nhạc giao hưởng, vâng, cả jazz nữa, nhảy hiện đại, opera, sân khấu và nhiều nữa. Thẳng thắn mà nói, nó là một phần mà nhiều người trong chúng tôi làm trong lĩnh vực này lo lắng là bị đe dọa và có thể bị thiệt hại bởi công nghệ. Trong khi chúng ta lúc đầu thấy trước Internet là một thiết bị tiếp thị mới tuyệt vời, giải quyết được tất cả các vấn đề của chúng tôi, bây giờ chúng tôi nhận ra rằng Internet quá hiệu quả trong vấn đề đó. Dựa vào người mà bạn đọc, một tổ chức nghệ thuật, hay một nghệ sĩ, người mà ráng thu hút sự chú ý của một nhóm người mua vé tiềm năng, bây giờ cạnh tranh với giữa ba và 5000 thông điệp tiếp thị khác nhau mà một người công dân bình thường xem mỗi ngày. Chúng tôi hiểu thực sự công nghệ chính là đối thủ lớn nhất của chúng tôi trong thời gian rảnh rỗi. Năm năm trước, Giới trẻ sinh sau cuộc Đại Chiến dùng 20,7 tiếng lên mạng và TV, hầu hết là TV. Họ sử dụng thậm chí hơn -- 23,8 tiếng, hầu hết là trên mạng Và hiện tại, một sinh viên đại học bình thường mới nhập học đã dùng 20.000 tiếng trên mạng và 10.000 tiếng chơi trò chơi điện tử, một gợi nhớ là chúng tôi điều hành trong một ngữ cảnh văn hóa nơi mà trò chơi điện tử lấn át âm nhạc và phim ảnh cộng lại. Hơn nữa, chúng tôi e ngại rằng công nghệ đã thay đổi những dự đoán của chúng tôi về sự tiêu thụ văn hóa. Cảm ơn Internet, chúng ta tin rằng chúng ta có thể có bất gì chúng tôi muốn vào bất cứ lúc nào chúng ta muốn, chuyển tới thềm nhà chúng ta. Chúng ta mua sắm vào 3 giờ sáng hay 8 giờ tối, đặt mua đồi jeans may theo số đo của chúng ta. Sự trông đợi vào cá nhân hóa và điều chỉnh rằng các nghệ thuật biểu diễn trực tiếp -- mà có thời gian và các màn cụ thể, sự không thuận tiện của khách hàng trong việc đi lại, đậu xe và tương tự như vậy -- đơn giản là không có. Và chúng ta đều nhận ra một cách chính xác: ý nghĩa gì trong tương lai khi mà chúng ta đòi hỏi ai đó bỏ ra một trăm đô la cho vé của một buổi hòa nhạc, opera hay ba lê, khi mà người tiêu thụ văn hóa đó thường tải từ Internet 24 tiếng một ngày chỉ với 99 cen hay là miễn phí một bài hát? Đó là những câu hỏi lớn cho chúng tôi những người làm trong lĩnh vực này. Nhưng cụ thể là chúng tôi, chúng tôi biết chúng tôi không cô độc. Tất cả chúng ta đối mặt trong một cơn địa chấn, nền tảng lập lại trật tự của văn hóa và giao tiếp, một cuộc đổi mới đang rung chuyển và tàn phá nền công nghiệp báo in, và nền công nghiệp tạp chí, nền công nghiệp sách và xuất bản và hơn nữa. Chúng tôi làm lĩnh vực các nghệ thuật biểu diễn, bằng cách dần bỏ đi đi các hiệp định ngăn chặn và thường là cấm đoán sao chép và phát trực tuyến. khóa trong các xưởng lớn mà được thiết kế để làm các quan hệ lý tưởng giữa nghệ sỹ và khán giả thích hợp nhất vào thế kỷ 19 và khóa các kiểu kinh doanh dựa trên tiền lãi cao của vé, nơi mà chúng tôi bán giá quá cao, nhiều người trong chúng tôi rùng mình trong sự thức dậy của sự sụp đổ của các kỷ lục và tự hỏi, "Chúng ta kế tiếp chăng?" Tất cả các nghệ sỹ mà tôi nói chuyện nhại lại lời của Adrienne Rich, người mà trong "Những giấc mơ về ngôn ngữ chung" viết rằng, "Chúng ta ở trong một đất nước không có ngôn ngữ, không có luật pháp, Bất cứ cái gì chúng ta làm với nhau là sáng tạo tinh khiết, Những bản đồ họ đưa chúng ta lỗi thời từng năm một." Và cho những người yêu nghệ thuật, Các bạn không hối hận vì mời tôi đến để làm cuộc sống của các bạn tươi sáng lên? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Bây giờ, thay vì nói rằng chúng ta trước bờ vực của sự hủy diệt của chính chúng ta, tôi thích tin rằng chúng ta đối mặt với cuộc đổi mới cơ bản, một cuôc cải cách như là cuộc cái cách tôn giáo vào thế kỷ 16. Cuộc cải cách nghệ thuật, giống như cuộc cải cách tôn giáo, được thúc đẩy một phần bởi công nghệ, với, quả thực, công nghệ in ấn thực sự là nhân tố thúc đẩy cuộc cải cách tôn giáo. Cả 2 cuộc cải cách đã được dự đoán trong một cuộc tranh luận gay gắt, tự nghi ngờ bên trong và sự lập lại trật tư to lớn của các mô hình kinh doanh không hợp thời. Và từ trong, cải hai cuộc cải cách, tôi nghĩ, đã đặt các câu hỏi: Ai là người được giao quyền để thực hiện? Làm sao mà họ được được giao quyền để làm việc đó ? Và thực sự, chúng ta có cần ai để làm trung gian cho chúng ta để có trải nghiệm với điều kỳ diệu thuộc về tâm linh? Chris Anderson, người mà tôi tin tưởng, biên tập và là chủ của tạp chí Wired và là tác giả của "Cái đuôi dài" [The Long Tail] thực sự là người, đối với tôi, viết về vấn đề này nhiều. Anh ta đã viết cách đây khá lâu, các bạn biết đấy, cảm ơn cho sự sáng tạo ra Internet, công nghệ web, camera mini và nhiều nữa, Ý nghĩa của sản xuất nghệ thuật đã được dân chủ hóa lần đầu tiên trong lịch sử con người. Vào thập kỷ 30, nếu ai trong các bạn muốn làm một bộ phim, bạn phải làm việc cho Warner Bros, hay RKO vì ai có thể chi cho một dàn thiết bị làm phim và ánh sáng và thiết bị biên tập và biên soạn và nhiều nữa? Và bây giờ ai trong phòng này không biết một cô bé 14 tuổi đang thực hiện bộ phim thứ hai, thứ ba, hay thứ tư của bé? (Tiếng cười) Tương tự, ý nghĩa của sự phân phối nghệ thuật đã được dân chủ hóa lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Một lần nữa, vào thập kỷ 30, Warner Bros, RKO làm điều đó cho các bạn. Hiện tại, vào YouTube, Facebook; bạn có sự phân phối khắp thế giới mà không phải rời khỏi phòng ngủ của các bạn. Tác động kép này đang làm một cuộc định nghĩa lại khổng lồ của thị trường văn hóa, một giai đoạn mà bất cứ ai đều là một tác giả tiềm năng. thẳng thắn mà nói, những thứ mà chúng ta đang thấy trong môi trường này là một giai đoạn to lớn, khi mà toàn bộ thế giới đang thay đổi khi chúng ta đi từ một giai đoạn mà số lượng khán giả đang giảm. Nhưng số lượng người tham gia làm nghệ thuật, những người làm thơ, ca hát, biểu diễn trong dàn đồng ca nhà thờ, đang bùng nổ lớn hơn nhiều với tưởng tượng của chúng ta. Nhóm này, những người khác gọi là "chuyên nghiệp tài tử", những nghệ sĩ không chuyên làm việc ở một mức độ chuyên nghiệp. Bạn thấy họ trên YouTube, ở trong các cuộc thi nhảy, các đại hội phim và nhiều nữa. họ đang mở rộng từ gốc rễ những ý tưởng về tiềm năng của những từ ngữ về thẩm mỹ, trong khi họ đang thách thức và phá sự tự trị văn hóa của các học viện truyền thống của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta bây giờ sống trong một thế giới được định nghĩa, không phải bằng sự tiêu thụ, mà bằng sự tham gia. Nhưng tôi muốn nói rõ hơn, cũng giống như là cuộc cải cách tôn giáo không làm mất đi nhà thờ chính thống hay là giáo sỹ, tôi tin rằng các học viện nghệ thuật sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Họ hiện tai là những cơ hội tốt nhất cho các nghệ sỹ để có cuộc sống kinh tế cao, không phải sự giàu có của chức tước. Và các học viện là nơi mà các nghệ sỹ những người xứng đáng và muốn làm việc ở một mức độ nào đó tìm thấy ngôi nhà của họ. Nhưng để xem họ là đồng nghĩa với toàn bộ cộng đồng nghệ thuật thì, tới bây giờ, quá thiển cận. Và thực sự, trong khi chúng ta hướng tới phân cực giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp, sự phát triển thú vị nhất trong 10 năm gần đây là sự nổi lên của nghệ sỹ chuyên nghiệp cao quý, nghệ sỹ chuyên nghiệp, người làm việc, không phải chủ yếu trong các nhà hát hay trên sân khấu, nhưng hầu hết thường là về quyền phụ nữ, quyền con người, hay là về sự ấm dần lên toàn cầu hay là về giảm AIDS hay nhiều nữa, không phải vì vấn đề kinh tế, mà từ sự chắc chắn sâu sắc và có hệ thống rằng công việc mà anh ấy hay cô ấy có nghĩa vụ phải làm không thể hoàn thành trong một môi trường nghệ thuật truyền thống khép kín. Giới khiêu vũ ngày nay không chỉ được định nghĩa dựa vào Royal Winnipeg Ballet hay là National Bellet of Canada, mà bởi Liz Lerman's Dance Exchange, một công ty khiêu vũ chuyên nghiệp đa thế hệ, có các vũ công từ 18 đến 82 tuổi, và họ làm việc với các nhà khoa học về gien để làm hiện chuỗi ADN và với các nhà vật lý nguyên tử ở CERN. Cộng đồng nhà hát chuyên nghiệp ngày nay được định nghĩa, không chỉ là Shaw and Statford Festivals, mà còn bằng Cornerstone Theater of Los Angeles, một tập hợp các nghệ sỹ, sau 11/9, tập hợp lại 10 cộng đồng tôn giáo khác nhau -- tôn giáo Đại Đồng, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, thậm chí là tôn giáo của người da đỏ và các cộng đồng đồng tính luyến ái, giúp đỡ họ tạo nên các chương trình riêng của họ, và một chương trình lớn, nơi mà họ khám phá những sự khác nhau trong niềm tin của họ và tìm ra điều tương đồng như là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới hàn gắn cộng đồng. Các người biểu diễn ngày này, như Rhodessa Jones, làm trong nhà tù nữ, giúp các nữ từ nhân kết nối nỗi đau giam cầm, trong khi các nhà viết kịch bản và đạo diễn ngày này làm việc với các băng nhóm trẻ để tìm ra những kênh thay thế cho bạo lực và nhiều và nhiều nữa. Và thực sự, tôi nghĩ, thay vì bị tiêu diệt, các nghệ thuật biểu diễn đang ở trên bờ vực của một giai đoạn khi chúng ta trở nên quan trọng hơn chúng ta đã từng. Các bạn biết đấy, chúng ta từng nói, chúng ta quan trọng với sức khỏe của cộng động kinh tế trong thành phố chúng ta. Và hoàn toàn đúng. Tôi hy vọng bạn biết rằng mỗi đồng chúng ta sử dụng vào vé xem các nghệ thuật biểu diễn trong một cộng đồng tạo ra 5 hay 7 đồng cho nền kinh tế địa phương, các đồng tiền sử dụng trong nhà hang hay đậu xe, ở các hiệu vải nơi mà họ mua vải để may trang phục, người chỉnh piano và nhiều nữa. Những nghệ thuật sẽ quan trọng hơn nữa với kinh tế khi chúng ta đi tiếp, đặc biệt là trong các nền công nghiệp mà chúng ta chưa tưởng tượng ra, như là nó đã từng trung tâm cái iPod và nền công nghiệp trò chơi điện tử, cái mà một vài người trong chúng ta đã thấy trước 10 hay 15 năm trước. Lãnh đạo kinh doanh sẽ dựa vào thêm trí thông minh cảm xúc, khả năng lắng nghe sâu sắc, để có sự cảm thông, để kết nối thay đổi, và thúc đẩy người khác -- những khả năng mà nghệ thuật trau dồi cho mỗi người tiếp xúc với nó. Đặc biệt bây giờ, khi tất cả chúng ta phải đối mặt sự ảo tưởng của một sự định hướng duy nhất thị trường, thống nhất bởi lương tâm xã hội, chúng ta phải nắm lấy và ca ngợi sức mạnh của nghệ thuật để hình thành các tính cách cá nhân và quốc gia, và đặt biệt là các tính cách của thế hệ trẻ, những người, thường, là đề tài của các cuộc oanh tạc về cảm nhận, hơn là về trải nghiệm của họ. Cuối cùng, đặc biệt là bây giờ, trong thế giới này, nơi mà chúng ta sống trong một ngữ cảnh của các luật lệ đi lùi và phiền hà trong vấn đề nhập cư, trong các chương trình TV thực tế đầy các chương trình làm nhục nhau, và trong một ngữ cảnh phân tích, mà thứ chúng ta nghe nhiều nhất lặp đi lặp lại, ngày qua ngày ở Mỹ, ở mọi trạm xe lửa, mọi trạm xe buýt, mọi sân bay là, "Kính thưa quý bà và quý ông, hãy báo cáo bất kỳ hành vi khả nghi nào hay bất kỳ cá nhân khả nghi nào với những người có trách nhiệm gần bạn nhất," khi tất cả việc đó được cỗ vũ để người ta nhìn nhau như là kẻ thù với sự sợ hãi, khinh khi và nghi ngờ. Nghệ thuật, bất cứ gì nó làm, bất cứ khi nào nó kêu gọi chúng ta lại với nhau, mời chúng ta nhìn vào con người với sự khoan dung và tò mò. Trời mới biết, nếu chúng ta cần khả năng đó trong lịch sử con người, chúng ta cần nó bây giờ. Bạn biết đấy, chúng ta liên kết với nhau, không phải, tôi nghĩ, bằng công nghệ, giải trí và thiết kế, mà bằng những thứ tương đồng. Chúng ta làm việc để thúc đẩy xã hội khỏe mạnh, để cải thiện nỗi đau con người, để thúc đẩy một trật tự thế giới sâu sắc, vĩnh cửu, cảm thông. Tôi chào đón tất cả các bạn như là những nhà hoạt động của nhiệm vụ này và thúc giục các đi theo và nắm lấy nghệ thuật trong công việc của các bạn, bất cứ vì mục đích gì. Tôi với các bạn bàn tay của Doris Duke Charitable Foundation sẽ được vươn ra với tình hữu nghị từ bây giờ và những năm tới. Và tôi cảm ơn lòng tốt và sự kiên nhẫn của các bạn vì đã lắng nghe tôi vào buổi chiều hôm nay. Cảm ơn và chúc thành công. Nếu bạn thực sự muốn hiểu vấn đề của đại dương mà chúng ta đang đối mặt, bạn phải nghĩ về sinh học cùng lúc với việc nghĩ về vật lý. Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề trừ phi chúng ta bắt đầu nghiên cứu đại dương theo phương cách liên ngành hơn Vậy thì tôi sẽ chứng minh điều đó thông qua cuộc thảo luận về một vài thứ về sự biến đổi khí hậu mà đang diễn ra trong đại dương Chúng ta sẽ xem xét sự dâng lên của mực nước biển Chúng ta sẽ xem xét sự ấm dần lên của đại dương Và sau đó điều cuối cùng trong danh sách đó, đó là sự axít hóa của dương nếu bạn có ý định hỏi tôi, bạn biết đấy, "Anh lo lắng về điều gì nhất?" Điều gì khiến anh sợ hãi? theo tôi đó chính là sự axít hóa của đại dương Và điều này đã dấy lên khá gần đây Vậy tôi sẽ dành chút ít thời gian vào phần cuối Tôi đã ở Copenhagen trong tháng 12 giống như một số các bạn đang ngồi trong phòng này Và tôi nghĩ chúng ta đã đều cùng lúc phát hiện ra một trải nghiệm mở rộng tầm mắt và rất đang thất vọng Tôi ngồi trong đại sảnh của phòng đàm phán rộng lớn có môt điểm đó là trong suốt ba hay bốn giờ đồng hồ không nghe nhắc đến từ "các đại dương" dù chỉ một lần Nó thực sự không nằm trong những điều được suy xét tới Những quốc gia đưa lên vần đề này khi mà chúng ta có những bài diễn văn của các nhà lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng là những nhà lãnh đạo của các đảo quốc nhỏ, những đảo quốc ít được biết đến và theo cái tình cờ kì quái của tên các quốc giá theo thứ tự bảng chữ cái rất nhiều những quốc gia ít dược biết đến như Kiribati và Nauru chúng được đặt ở vị trí cuối cùng trong những hàng dài mênh mông bạn biết đấy, chúng đang được chú trọng hóa trong phòng đàm phán Một trong những vần đề đó là nêu ra được mục tiêu chính xác Cũng chưa rõ mục tiêu đó nên là cái gì Và làm sao để tìm ra cách sửa chữa cái gì đó như thế nào nếu như bạn không có một múc tiêu rõ ràng? Hiện tại, bạn đã nghe tới "hai độ" rằng là chúng ta nên giới hạn sự gia tăng nhiệt độ không quá hai độ Nhưng chẳng có mấy khoa học đằng sau con số đó Chúng ta cũng đã nói về những sự tập trung của khí axít cácbon trong bầu khí quyển Nó nên là 450 hay 400? Cũng chẳng có mấy khoa học đằng sau con số đó Hầu hết các môn khoa học đứng đằng sau những con số này là những mục tiêu có khả năng dựa trên những nghiên cứu trên đât liền Và tôi sẽ nói với những người làm việc trong ngành đại dương và nghĩ về những mục tiêu nên như thế nào chúng ta sẽ tranh cãi rằng chúng phải nên ở mức thấp hơn nhiều Bạn biết đấy, trên quan điểm của đại dương 450 là quá cao HIện tại có bằng chứng thuyết phục rằng nó thực sự cần ở tại mức 350 Chúng ta, ngay bây giờ, đang ở tại mức 390 trên mỗi triệu khí axít cácbon trong bầu khí quyển Chúng ta sẽ không thể thắng lại kịp tại mức 450, vậy thì chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta sẽ vượt mức và cuộc thảo luận mà chúng ta đang bàn tới đây phải xoay quanh về việc sự vượt mức này sẽ đi xa đến đâu và lối mòn nào để quay về mức 350. Thế thì, tại sao vần đề này lại phức tạp quá vậy? Tại sao chúng ta không biết nhiều hơn chút về những điều này? Thế đấy, vần đề là Chúng ta có những thế lực rất phức tạp trong hệ thống khí hậu Có đủ loại nguyên nhân tự gây ra sự biến đổi khí hậu. Nào là những sự tác động qua lại của không khí-biển Tại Galapagos chúng ta bị ảnh hưởng bởi El Ninos và La Nina Nhưng hết cả hành tinh nóng lên khi có hiện tượng El Nino trên diện rộng Những núi lửa phóng ra khí ga vào bầu khí quyển Điều đó biến đổi khí hậu của chúng ta Đại dương chứa đựng hầu hết lượng nhiệt có thể trao đổi trên hành tinh Vậy bất kì thứ gì mà tác động đến việc làm thế nào nước biển trên bề mặt hòa trộn với phần nước sâu bên dưới thay đổi đại dương của hành tinh Và chúng ta biết rằng hiệu suất mặt trời không phải là bất biến qua thời gian Vậy thì những cái đó đều là những nguyên nhân tự nhiên của sự biến đổi khí hậu Và chúng ta cũng có những nguyên nhân do con người gây ra về sự biến đổi khí hậu chúng ta đang thay đổi những đặc điểm của bề mặt đất liền sự phản chiếu Chúng ta đang tự phóng khí ga vào bầu khí quyển và chúng ta có những dấu vết khí gas, và không chỉ có axít cácbon nó còn là Mê Tan, Ô Zôn Ô xít Lưu Huỳnh và Ni tơ Vậy thì nó là cái này. Nghe có vẻ như là một câu hỏi đơn giản Khí CO2 sản sinh ra bởi các hoạt động của con người khiến hành tinh bị nóng lên? Nhưng để trả lời câu hỏi đó, để tạo ra sự quy kết rõ ràng cho khí axít cácbon bạn phải biết một vài thứ về tất cả những tác nhân khác của sự biến đổi Nhưng sự thực là chúng ta biết rất nhiều về những thứ đó Bạn biết đấy, hàng ngàn nhà khoa học đã đang tiến hành công việc tìm hiểu về tất cả những nguyên nhân gây ra bởi con người và những nguyên nhân tự nhiên Chúng tôi đã tính toán ra, và có thể nói rằng, "Vâng, CO2 đang khiến cho hành tinh này nóng dần lên ngay lúc này đây Hiện tại, chúng ta có rất nhiều hướng để nghiên cứu về tính biến đổi tự nhiên Tôi sẽ chỉ cho bạn một vài ví dụ về điền đó ngay đây Đây là con tàu mà tôi đã ở trên đó trong 3 tháng vừa rồi tại Nam Cực Đó là tàu khoan khoa học Có thời điểm chúng tôi ra ngoài hàng tháng trời và khoan vào trong lòng đáy biển để tìm lại những trầm tích mà cho chúng ta biết về những câu chuyện của sự biến đổi khí hậu, đúng vậy. Giống như một trong những cách để hiểu về tương lai ngôi nhà xanh của chúng ta là khoan xuống đúng thời điểm của thời kì gần nhất trước đây khi mà chúng ta có lượng khí CO2 gấp đôi hiện tại Và đó là điều mà chúng tôi đã làm được cùng với con tàu này. Đây từng là--đây là phía nam của đường vĩ tuyến Nam Cực Nó nhìn thắng ngay xuống xích đạo. Một ngày biển lặng và có mặt trời đó là lí do để tôi có thể xuống tàu Hầu như lúc nào nó cũng trông giống thế này . Chúng tôi có một đợt sóng cao 50ft (15.24 mét) và những cơn gió trung bình khoảng 40 hải lí (62-74 kilomet/giờ) trong toàn chuyến hải hành và tăng lên khoảng 70 hoặc 80 hải lí (119-153 kilomet/giờ) Thế là chuyến đi kết thúc, và tôi không thể chỉ cho bạn quá nhiều kết quả từ chuyến đi đó ngay bây giờ, nhưng chúng ta sẽ quay trở lại thêm một năm nữa trong một chuyến khoan thám hiểm khác mà tôi đã can dự vào Chuyến này được dẫn dắt bởi Ross Powell và Tim Naish Nó là dự án ANDRILL. Và chúng tôi tạo ra lỗ khoan đầu tiên xuyên qua tầng băng của tảng băng trơi lớn nhất hành tinh Đây là điều điên rồ, cái dàn khoan lớn này được bọc trong một tấm chăn để dữ ấm cho mọi người khoan ở nhiệt độ âm 40 độ Và chúng tôi đã khoan trong cùng biển Ross Đó là tầng băng ở biển Ross bên phía phải Thế, cái tầng băng trôi lớn này bằng kích thước của Alaska đến từ Tây Nam Cực HIện tại, Tây Nam Cực là phần của châu lục nơi mà băng bị dìm xuống đáy biển sâu phải cỡ khoảng 2,000 mét Vậy thì phiến băng đó chỉ đang trôi một phần và nó bị phơi bày ra trước biển, trước sức nóng đại dương Đây là phần của Nam Cực mà chúng ta lo lắng tới Bởi vì nó chỉ trôi một phần, ban có thể tưởng tượng, là mực nước biển dâng lên một ít, Tảng băng nâng phần đáy lên, và rồi có có thể vỡ ra và trôi về phía bắc Khi tảng băng đó tan chảy, mực nước biển dâng lên khoảng sáu mét Vậy chúng ta khoan ngược thời gian để xem điều đó đã xảy ra thường xuyên thế nào? và chính xác là tảng băng đó tan chảy nhanh cỡ nào. Đây là phần hoạt họa bên phía trái Chúng tôi đã khoan xuyên qua hàng trăm mét của thềm băng trôi sau đó xuyên qua 900 mét nước và rồi 1,300 mét xuyên qua lòng đáy biển Như vậy nó là lỗ khoan địa chất sâu nhất mà đã được khoan Đã mất khoảng 10 năm để thành lập dự án này Và đây là cái chúng tôi đã tìm thấy Hiện nay, đang có khoảng 40 nhà khoa học làm việc trong dự án này và mọi người đang làm tất cả các dạng phân tích rối rắm và đắt đỏ Nhưng hóa ra, bạn biết đấy,điều mà nói lên câu chuyện hay nhất là sự miêu tả thị giác đơn giản này đây Bạn biết đấy, chúng ta đã nhìn thấy điều này trong phần lõi mẫu khi chúng hiện ra Chúng tôi đã thấy những sự xen kẽ này giữa những trầm tích trông giống như thế này-- có sỏi và sỏi cuội trong này và một nhúm cát. Đó là dạng vật chất dưới biển sâu Nó chỉ có thể ở đó nếu như nó được băng mang xuống. Vậy thì chúng ta biết có một thềm băng phía trên xen kẽ với một trầm tích trông giống như thế này Cái này hoàn toàn là một thứ rất đẹp Trầm tích này 100 phần trăm được tạo ra từ lớp vỏ của những cây siêu nhỏ Những cây này cần ánh nắng vậy nên chúng tôi biết khi chúng tôi tìm ra trầm tích đó Không có băng ở phía trên chúng tôi đã tìm thấy khoảng 35 sự xen kẽ giữa nước mở và nước bị bao bọc bởi băng giữa các lớp sỏi và trầm tích của cây Vậy điều đó có nghĩa là, cái mà nó nói cho chúng ta đó là vùng biển Ross, thềm băng này, tan chảy ra sau đó và hình thành mới lại khoảng 35 lần Và điều này nằm trong khoảng bốn triệu năm qua Đây là điều hoàn toàn không thể ngờ tới Không ai lại nghĩ rằng lớp băng ở Tây Nam Cực lại năng động thế này Thực tế, học thuyết trong nhiều năm qua là, "Băng đã được hình thành hàng chục triệu năm về trước, và nó đã như thế từ khi đó." và bây giờ chúng ta biết rằng trong quá khứ gần đây nó tan lại chảy ra và hình thành lại và mực nước biển tăng lên và giảm xuống, 6 mét mỗi lần Cái gì đã gây ra điều này? Chúng ta khá chắc chắn đó là những sự biến đổi rất nhỏ về lượng ánh nắng chiếu xuống Nam Cực chỉ bị gây ra bởi những sự thay đổi tự nhiên về quỹ đạo của trái đất Nhưng điều then chốt là đây: bạn biết đấy, những thứ khác mà chúng tôi tìm thấy là lớp băng đó vược qua cái ngưỡng mà hành tinh này đủ nóng lên và những con số về một độ cho tới một độ rưỡi bách phân--- hành tinh đủ nóng lên để tầng băng trở lên rất năng động và tan chảy dễ dàng Và bạn biết gì không? Chúng ta thực tế đã thay đổi nhiệt độ trong thế kỷ qua vừa đúng lượng đó. Vậy nhiều người trong chúng ta tại thời điểm này bị thuyết phục rằng Tây Nam Cực, thềm băng Tây Nam Cực, đang bắt đầu tan chảy. Chúng ta chắc rằng sẽ thấy mực nước biển dâng lên theo thứ tự từ một đến hai mét vào cuối thế kỷ này. Và nó có thể lớn hơn thế. Đây là hậu quả nghiêm trọng Cho những quốc gia như Kiribati, Bạn biết đấy, nơi mà độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng hơn một mét chút xíu trên mực nước bển Xong, câu chuyện thứ hai xảy ra tại Galapagos. Đây là một cây san hô bị phai màu nó chết trong trận El Nino khoảng năm 1982-83 Cái này là từ Đảo Champion. Cụm Pavona clavus chỉ cao khoảng một mét Nó bị bao phủ bởi các loại tảo. Đó là điều xảy ra. Khi những thứ này chết đi, ngay lập tức, các sinh vật tìm tới và tạo thành lớp vỏ bên ngoài và sống trên bề mặt đã chết. Và như thế, khi một cụm san hô bị giết chết bởi sự kiên El Nino, nó để lại vết tích không thể xóa mờ. Bạn có thể tìm và nghiên cứu san hô để thấy rằng bạn thấy điều này thường xuyên như thế nào. Vậy, một trong những điều được nghĩ tới trong những năm 80 là quay ngược trở lại và lấy những cái lõi từ phần đầu của san hô khắp Galapagos để tìm ra sự kiện thảm hoạ đã thường xuyên xảy raở đó như thế nào Và cũng để các bạn được biết, trận El Nino năm 1982-83 đã giết 95 phần trăm tất cả san hô ở Galapagos Sau đó lại có một trận giết chóc tương tự vào năm 97-98 Và chúng tôi đã tìm ra sau khi khoan ngược lại khoảng 200-400 năm rằng đây là những sự kiện duy nhất Chúng tôi không thấy có những sự kiện giết chóc trên diện rộng nào khác. Vậy thì những sự kiện trong hoảng thời gian vừa qua gần đây là duy nhất, Vậy chúng, hoặc thực sự chỉ là những trận El Nino khủng khiếp hay chỉ là những cơn EL Nino mạnh đã xảy ra trong cái phông của sự nóng lên toàn cầu Trường hợp nào cũng là tin xấu cho san hô thuôc quần đảo Galapagos Đây là cái cách mà chúng tôi lấy mẫu san hô Đây thực sự là Đảo Easter (Phục Sinh). Hãy nhìn con quái vật này. Khối san hô này cao tám mét, đúng không nhỉ Và nó đã mọc khoảng 600 năm qua Giờ đây, Sylvia Earle khích động tôi về cùng cái san hô này. Khi cô ấy lặn ở đây với John Lauret--Tôi nghĩ là vào năm 1994--- thu thập một mẩu nhỏ và gửi đến cho tôi. Và chúng tôi bắt tay vào làm việc với nó, chúng tôi nhận ra mình có thể xác định nhiệt độ của đại dương cổ từ việc phân tích một cái san hô như thế này. Thế là, chúng tôi có một cái khoan bằng kim cương. Chúng tôi không giết cụm san hô: mà chúng tôi lấy một mẫu lõi nhỏ từ trong trong phần đỉnh Cái lõi rốt cuộc có dạng như những hình trụ ống bằng đá vôi như thế này Và sau đó chúng tôi đưa vật liệu đó về phòng thí nghiệm và phân tích. Bạn có thể thấy, một vài cái lõi san hô phía bên phải đây. Thế đó, chúng tôi đã làm như vậy khắp vùng Đông Thái Bình Dương Chúng tôi cũng đang bắt đầu làm như thế ở vùng Tây Thái Bình Dương. Tôi sẽ đưa bạn trở lại Quần Đảo Galapagos Và chúng tôi đã đang nghiên cứu về sự nâng lên mê hoặc tại vịnh Urbina Đó là nơi mà, trong trận động đất năm 1954, thềm đại dương được nâng lên khỏi đại dương rất nhanh, và nó được nâng lên khoảng sáu hay bảy mét. Và vì vậy giờ đây bạn có thể đi qua một rặng san hô mà không bị ướt. Nếu bạn đi trên mặt đất ở đây, nó trông giống thế này, và đây là cụm san hô thủy tổ Đường kính chỉ 11 mét , Và chúng ta biết là nó đã bắt đầu phát triển trong năm 1584. Hãy hình dung về điều đó. Và cụm san hô đó đã phát triển hạnh phúc trong những vùng nước nông đó cho mãi tới năm 1954, khi động đất xảy ra. HIên giờ nguyên do mà chúng ta biết là vào năm 1584 đó là những san hô này đã hình thành những dải vạch Khi bạn cắt chúng, lạng những miếng lõi làm hai và chụp x-quang, bạn thấy những dải vạch sáng-tối này Mỗi dải vạch này là một năm. Chúng ta biết những san hô này lớn lên khoảng một centimét và một năm rưỡi. Và chúng ta chỉ tính xuôi xuống dưới đáy. Sau đó thuộc tính khác của chúng là chúng có tính hóa hoc rất lớn này Chúng ta có thể phân tích thành phần các bon nát mà đã tạo ra san hô, và có hàng đống những thứ mà chúng ta có thể làm Nhưng trong trường hợp này, chúng ta đo lường chất đồng vị khác nhau của ôxy Tỉ lệ của chúng cho chúng ta biết nhiệt độ của nước Trong phần thí dụ ở đây, chúng tôi đã quan sát rặng(san hô) này ở Galapagos với những máy ghi nhận nhiệt độ, thế nên chúng tôi biết nhiệt độ của nước mà san hô đang phát triển trong đó Tiếp sau đó chúng tôi thu hoạch một miếng san hô,đo lường tỉ lệ này, và giờ đây bạn có thể thấy rằng, những đường cong khớp một cách hoàn hảo. Trong trường hợp này, tại những quần đảo này, bạn biết đấy, những san hô như là những dụng cụ ghi nhận chuẩn của sự biến đổi trong nước Và dĩ nhiên, những cái nhiệt kế này của chúng ta chỉ đưa chúng về khoảng chừng 50 năm trước. San hô có thể đưa chúng ta về khoảng hàng trăm ngàn năm Vậy, cái mà chúng tôi làm: đó là chúng tôi đã sát nhập rất nhiều bộ dữ liệu khác nhau. Không chỉ có nhóm của chúng tôi, hiện có khoảng 30 nhóm khác trên toàn thế giới đang làm điều này. Nhưng chúng tôi có được những dụng cụ và những thứ gần giống với những dụng cụ ghi nhận đạt chuẩn của sự biến đổi nhiệt độ hàng trăm năm trước, và chúng tôi tập hợp chúng lại. Đây là biểu đồ tổng hơp. Có nguyên một gia đình của những dải vạch ở đây Nhưng điều mà đang xảy ra là: chúng ta đang nhìn vào 1000 năm vừa qua về nhiệt độ trên hành tinh Và có năm hoặc sáu tài liêu biện soạn ở đây Nhưng từng tài liêu biên soạn phản ánh kết quả từ hàng trăm dữ liệu như thế này từ san hô Chúng tôi làm tương tự với lõi băng Chúng tôi nghiên cứu vòng gỗ của cây Và đó là cách mà chúng tôi phát hiện ra Cái thực sự tự nhiên và thế kỷ vừa qua đã khác biết như thế nào,đúng không nào? Và tôi đã chọn cái này bởi vì nó trông phức tạp và rối rắm, đúng không. Nó rối rắm như thế này đây. Bạn có thể thấy một vài tín hiệu ở đó. Một vài dữ liệu cho thấy những nhiệt độ thấp hơn với dữ liệu khác Một vài trong số đó cho thấy tính biến đổi lớn hơn. Nhưng tất cả đều cho chúng ta biết Sự biến đổi tự nhiên đó là gì. Một vài trong số đó từ bắc bán cầu; một số khác từ toàn cầu. Nhưng đây là điều chúng ta có thể nói: Cái tính tự nhiên trong hàng ngàn năm vừa qua là hành tinh đã đang mát dần Nó đã đang mát dần cho tới năm 1900 hay khoảng đó khi có sự biến đổi tự nhiên gây ra bởi Mặt Trời, bởi El Ninos. Một sự biến đổi trên quy mô thế kỷ, thiên niên kỷ và chúng ta biết độ lớn nó khoảng 2/10 đến 4/10 độ bách phân. Nhưng sau đó đến cuối cùng khi chúng ta có dụng cụ ghi chép màu đen Và nhiệt độ tăng lên trong năm 2009. Bạn biết đấy, chúng ta đã làm nóng địa cầu khoảng một độ bách phân trong thế kỷ qua, và không có gì trong phần tự nhiên của dữ liệu đó giống với cái mà chúng ta đã thấy trong thế kỷ qua. Bạn biết đấy, đó là sức mạnh sự tranh cãi của chúng ta, rằng chúng ta đang làm cái gì đó thực sự khác biệt. Vậy, tôi sẽ đóng (vấn đề) lại bằng một cuộc thảo luận ngắn về sự axít hóa đại dương. Tôi thích nói đến nó như một thành phần của sự biến đổi toàn cầu, bởi vì, thậm chí nếu bạn là một người cố chấp hoài nghi về sự nóng lên toàn cầu, và tôi nói chuyện với cộng đồng đó khá thường xuyên, bạn không thể phủ nhận phép vật lý đơn giản của khí CO2 hòa tan trong đai dương Bạn biết đấy, chúng ta đang bơm ra rất nhiều CO2 vào trong bầu khí quyển, từ nhiên liệu hóa thạch, từ việc sản xuất bột than Ngay bây giờ, khoảng một phần ba của a xít các bon đó đang hòa tan thẳng vào biển, đúng không? Và như thế nó làm cho đại dương có tính axít hơn Vậy, bạn không thể tranh cãi rằng cái đang diễn ra ngay giờ đây, là một vấn rất khác hơn là vấn đề nóng lên toàn cầu. Có rất nhiều hệ quả Nào là hệ quả cho các sinh vật các bon nat Có rất nhiều sinh vật tạo ra lớp vỏ của chúng từ can-xi các bon nát cả cây cỏ và động vật. kết cấu vật liệu chính của các rặng san hô là canxi các bon nát Vật liệu đó có tính hòa tan hơn trong axít dạng lỏng Vậy, một trong những thứ chúng ta đang thấy là các sinh vật đang phải tiêu tốn năng lượng trao đổi chất nhiều hơn để tạo vỏ và duy trì nó Tại điểm nào đó, khi mà tính tạm thời này, khi mà khí CO2 hấp thu vào đại dương còn tiếp diễn vật liệu đó đang thực sự bắt đầu hòa tan Và trên những rặng san hô, nơi mà một số cơ cấu sinh vật chính biến mất, chúng ta sẽ thấy sự mất mát chủ yếu của sự đa dạng sinh học biển Nhưng không chỉ có những người sản xuất các bon nát chịu ảnh hưởng. mà còn rất nhiều các lưu trình sinh lý học chịu tác động bởi tính axít của đại dương. nhiều phản ứng dính dáng đến Enzim và Protein rất nhạy cảm với lượng axít có trong đại dương Thế thì, tất cả những điều này đây-- nhu cầu về trao đổi chất lớn hơn, giảm đi sự thành công trong sinh sản thay đổi hô hấp và trao đổi chất. Bạn biết đấy, đây là những thứ mà chúng ta có những lí do sinh lí học hợp lí để chắc thấy bị áp lực gây ra bởi tính chất tạm thời này. Thế, chúng ta đã tìm ra một vài cách rất đáng chú ý để theo dõi những mức độ khí CO2 trong bầu khí quyển, hàng triệu năm về trước. Chúng ta từng làm thế chỉ với lõi băng, nhưng trong trường hợp này, chúng ta quay lại 20 triệu năm trước. Và lấy mẫu của lớp trầm tích, nó cho chúng ta biết về mức CO2 của đại dương, và theo đó về mức CO2 trong khí quyển Và điều đó là đây: chúng ta phải quay lại khoảng 15 triệu năm để tìm một thời điểm khi các mức CO2 vào khoảng những mức hiện tại Chúng ta phải quay lại khoảng 30 triệu năm để tìm một thời điểm khi các mức CO2 gấp đôi các mức ở hiện tại Bây giờ, cái mà điều đó muốn nói là tất cả sinh vật sống dưới biển đã tiến hóa trong đại dương trong tình trạng hoá trị này với các mức CO2 thấp hơn hiện tại Đó là lí do chúng không thể phản ứng hay thích ứng với sự axít hóa mau lẹ này cái mà đang diễn ra ngay lúc này đây. Thế thì, Charlie Veron đưa ra bản tuyên bố này năm ngoái. "Viễn cảnh của sự axít hóa đại dương có lẽ thật là điều nghiêm trọng nhất trong tất cả các hậu quả được dự đoán về CO2 thải ra bởi nhân loại." Và tôi nghĩ đó có lẽ rất đúng, Thế thì tôi sẽ đóng(vấn đề) lại với Bạn biết đấy, Chúng ta cần những khu vực được bảo vệ,hoàn toàn, nhưng là vì lợi ích của đại dương chúng ta phải thu hẹp hoặc giới hạn lại sự thải ra CO2 càng sớm càng tốt. Cám ơn rất nhiều (Vỗ tay) Ít ra bây giờ tôi cũng đã hiểu được chúng tôi bắt những người thuyết trình của chúng tôi trải qua những gì: bàn tay đẫm mồ hôi, những đêm tối mất ngủ, nỗi sợ hãi thời gian. Khá là ác liệt. Và tôi cũng đang khá là hồi hộp. Có đến chín tỷ người đang đi đến phía chúng ta. Những giấc mơ lạc quan nhất đều có thể bị làm cho sứt mẻ bởi cái viễn tưởng về con người cướp bóc lấy hành tinh của mình. Nhưng gần đây, tôi đã trở nên rất thích thú bởi cách suy nghĩ của những đám đông lớn bởi vì có những trường hợp mà ở đó họ thực hiện một số thứ rất hay. Tôi nghĩ đó là một hiện tượng mà tôi nghĩ rằng bất kỳ tập đoàn hay cá nhân nào đều có thể sử dụng đến. Nó đã ảnh hưởng đến cách chúng tôi nghĩ đến tương lai của TED và có lẽ là tương lai của cả thế giới luôn. Nào ta hãy thử khám phá. Câu chuyện bắt đầu từ một người, một cậu bé, hành động một cách lạ kỳ. Cậu bé này có tên mạng là Lil Demon. Cậu ấy làm trò, các trò nhảy múa mà có lẽ chưa một cậu bé sáu tuổi nào đã từng làm được trong lịch sử. Cậu đã học được những trò đó như thế nào? Và điều gì đã khiến cậu tốn hàng trăm giờ đồng hồ luyện tập mà hẳn cậu đã phải bỏ ra? Đây là một gợi ý. (Video) Lil Demon: ♫ Nhảy đi nào. Ố ô. (Step your game up. Oh. Oh.) ♫ ♫ Nhảy đê, nhảy đê. Ố ồ. (Step your game up. Oh. Oh.) ♫ Chris Anderson: Tôi đã được gửi cái clip này bởi một nhà làm phim, Jonathan Chu, anh ấy nói với tôi rằng đó là khoảnh khắc mà anh ấy nhận ra rằng Internet đã khiến cho các kiểu nhảy phát triển. Đó là điều mà anh ấy đã nói tại TED vào tháng hai. Về cốt lõi, những vũ công đã thách thức nhau qua mạng để trở nên hay hơn; nhiều chiêu thức nhảy hay mới đã được nghĩ ra; thậm chí những cậu bé sáu tuổi cũng tham gia. Điều này cảm giác như một cuộc cách mạng. Và Jon đã có một ý tưởng tuyệt vời: Anh đã đi triệu tập những người nhảy hay nhất trong những người hay nhất từ YouTube để tạo ra đoàn nhảy này -- Liên Đoàn Những Người Nhảy Tài Ba (The League of Extraordinary Dancers, viết tắt: LXD) Ý tôi là, những đứa trẻ này đã tự học qua web nhưng chúng hay đến nỗi mà chúng đã được diễn ở lễ giải Oscar năm nay. Và tại TED tháng hai này, niềm đam mê và khả năng tuyệt vời của chúng đã làm chúng tôi ngỡ ngàng. Câu chuyện về sự phát triển các kiểu nhảy này rất là quen thuộc. Một thời gian sau khi TEDTalks được khởi đầu, chúng tôi đã chú ý thấy rằng những người thuyết trình đã dần dần bỏ nhiều thời gian ra hơn để chuẩn bị. Điều đó đã đem lại nhiều bài nói tuyệt vời như hai bài nói này. ... Hàng tháng chuẩn bị gói gọn vào trong 18 phút, nâng tiêu chuẩn lên cao hơn một cách tàn nhẫn đối với thế hệ những người thuyết trình tiếp theo những hệ quả mà chúng ta đã được thấy trong tuần này. Không phải là vì J.J. hay Jill đã kết thúc những bài nói của mình bằng câu "Nhảy đê" mặc dù đã có thể làm như thế. Trong cả hai trường hợp này, các bạn thấy được những vòng lặp của sự cải thiện và tiến bộ mà có vẻ như được thúc đẩy bởi những người xem video trên web. Điều gì đang diễn ra đây? Tôi nghĩ rằng hiện tượng vòng lặp chúng ta có thể gọi là "sự cách tân tăng nhanh bởi đám đông. (crowd-accelerated innovation)" Và chỉ cần có ba thứ để làm cho vòng lặp này hoạt động. Các bạn có thể coi chúng như ba đĩa số của một trục quay lớn. Các bạn quay đĩa số, bánh quay sẽ chạy. Và thứ đầu tiến cần đến là ... một đám đông, một nhóm người có cùng một sở thích. Đám đông càng lớn thì càng có cơ hội có nhiều người đổi mới. Điều này quan trọng nhưng thật ra thì đa số người trong đám đông đảm nhiệm những vai trò này. Họ tạo ra một môi trường tự nhiên mà từ đó các phát minh xuất hiện. Điều thứ hai các bạn cần là ánh sáng. Các bạn cần một tầm nhìn thông và thoáng để biết được những người trong đám đông có khả năng gì bởi vì đó là cách mà các bạn sẽ học hỏi cách mà các bạn sẽ được cho quyền tham gia. Và điều thứ ba các bạn cần là ham muốn. Các bạn đều biết mà, đổi mới là một công việc khó khăn. Nó dựa trên hàng trăm giờ nghiên cứu và thực tập. Nếu không có ham muốn thì sẽ không có điều gì xảy ra. Đây là một ví dụ -- trước khi có Internet -- cỗ máy này hoạt động thế nào. Những vũ công ở các góc phố -- đó là một đám đông nhỏ nhưng họ tất nhiên có thể thấy được từng người đang làm gì. Và sự ham muốn đến từ địa vị trong xã hội phải không? Người nhảy hay nhất có thể đi ngẩng cao đầu, cặp một nhỏ xinh nhất. Thế nên sẽ có sự cách tân đâu đó ở đây. Nhưng ở trên web, cả ba đĩa quay được lắp hẳn lên. Cộng đồng những vũ công bây giờ đã ở trên diện toàn cầu. Có đến hàng triệu người được kết nối với nhau. Và hay hơn là cá bạn vẫn có thể thấy được người hay nhất có thể làm được gì bởi vì chính đám đông tự rọi sáng ánh đèn lên họ, trực tiếp qua những lời bình luận, điểm chấm, email, Facebook, Twitter, hay gián tiếp qua số lần xem qua những đường link mà Google dẫn đến. Thế nên rất là dễ để kiếm được những thứ hay và khi các bạn đã tìm thấy nó, các bạn có thể xem đi xem lại nhiều lần và đọc những lời bình luận của hàng trăm người khác. Đó là rất nhiều ánh sáng. Nhưng yếu tố ham muốn thật sự được đặt ở trên cùng. Y tôi là, các bạn có thể chỉ là một đứa bé với chiếc webcam nhưng nếu các bạn có thể làm điều gì đó thu hút được sự chú ý thì các bạn sẽ được theo dõi bởi số người tương đương với nhiều sân thi đấu. Hàng trăm người lạ sẽ viết nhiều thứ về các bạn. Và dù cho nó không được hùng biện cho lắm -- và thường thì không thật -- nó vẫn sẽ làm cho ngày của bạn tốt đẹp hơn. Khả năng nhận được sự công nhận toàn cầu này tôi nghĩ là đang thúc đẩy rất nhiều sự cố gắng. Và quan trọng là cũng phải nhớ rằng không chỉ những ngôi sao được hưởng lợi: bởi vì các bạn sẽ có thể chứng kiến kẻ hay nhất, mọi người sẽ có thể học hỏi. Thêm vào đó, hệ thống này cũng tự chạy. Đám đông soi sáng và cung cấp nhiên liệu cho sự ham muốn nhưng ánh sáng và sự ham muốn là một sự kết hợp một-hai chết người thu hút nhiều người tham gia vào đám đông. Đây là một mô hình mà hầu như bất kỳ tập đoàn nào đều có thể sử dụng để thử và nuôi dưỡng chính vòng lặp sự cách tân tăng nhanh bởi đám đông của mình. Mời một đám đông đến, rọi sáng, cho sự ham muốn chạy. Và phần khó nhất có lẽ là ánh sáng bởi vì điều đó có nghĩa là các bạn phải cởi mở, các bạn phải cho thế giới xem thành quả của các bạn. Cho đi những gì mà cá bạn cho rằng là bí mật sâu thẳm nhất mà có thể sẽ khiến hàng triệu người cùng nhau cải thiện nó. Và có một lớp người mà không thể sử dụng công cụ này. Phần đen tối của web dị ứng với ánh sáng. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy những kẻ khủng bố công khai kế hoạch của họ lên mạng và nói với thế giới rằng "Làm ơn, các bạn có thể giúp chúng tôi thành công trong lần này được không?" Nhưng các bạn thì có thể. Và nếu các bạn có thể làm cho bánh quay quay thì hãy đợi lấy thành quả. Tại TED chúng tôi hơi bị mê hoặc bởi ý tưởng về sự cởi mở. Đồng nghiệp của tôi, June Cohen, gọi điều này là "sự cởi mở hoàn toàn" bởi vì nó luôn hiệu quả. Chúng tôi đã đưa những bài nói của chúng tôi đến với thế giới và bỗng có đến hàng triệu người ở ngoài kia giúp tuyên truyền những ý tưởng của những người thuyết trình và nhờ đó giúp chúng tôi kêu gọi và thúc đẩy thế hệ những người thuyết trình tiếp theo. Bằng cách mở chương trình phiên dịch của chúng tôi, hàng nghìn người tình nguyện anh hùng -- một số người chắc đang xem ngay lúc này, cảm ơn các bạn! -- họ đã phiên dịch những bài nói của chúng tôi ra hơn 70 thứ tiếng nhờ đó đã làm tăng số lần xem lên ba lần ở những nước không nói tiếng Anh. Bằng cách cho đi thương hiệu TEDx, chúng tôi bỗng có được hơn một nghìn màn thí nghiệm trực tiếp về nghệ thuật tuyên truyền ý tưởng. Và những người tổ chức, họ gặp nhau và họ học hỏi nhau. Chúng tôi thì học hỏi họ. Chúng tôi nhận được những bài nói rất hay từ họ. Bánh xe đang chạy. Ok, ta hãy lùi lại một tý. Ý tôi là, điều này không phải mới mẻ gì khi nói với các bạn rằng sự đổi mới đến từ các nhóm người. Tuần này chúng ta đã được nghe về điều này -- cái ý niệm lãng mạn về một thiên tài cô độc với khoảnh khắc "eureka" của mình mà khiến cả thế giới thay đổi là một ý niệm sai. Thậm chí nếu ông ta đã nói thế thật, ông ấy cũng sẽ tự biết. Chúng ta là một loài vật cộng đồng. Chúng ta tỏa sáng nhờ vào nhau. Cũng không mới mẻ gì khi nói rằng Internet đã thúc đẩy sự phát triển. Trong vòng 15 năm qua, nhiều cộng đồng hùng mạnh đã kết nối với nhau qua mạng, tỏa sáng cùng nhau. Các nhà lập trình chẳng hạn, các bạn biết đấy, toàn bộ phong trào về mã nguồn mở là một ví dụ rất hay về sự đổi mới tăng nhanh bởi đám đông. Nhưng mấu chốt ở đây là lý do vì sao những nhóm người này lại có thể kết nối là bởi vì thành quả làm việc của họ là thuộc kiểu có thể dễ dàng chia sẻ bằng kỹ thuật số -- một bức tranh, một tập tin nhạc, phần mềm. Và đó là vì sao tôi lại phấn khởi với tầm quan trọng ngày càng cao của video trên mạng và tầm quan trọng này hiện đang chưa được nhiều người biết đến. Đây là công nghệ mà sẽ cho phép các năng khiếu của thế giới được chia sẻ bằng kỹ thuật số qua đó tạo nên một vòng lặp cách tân tăng nhanh bởi đám đông mới. Những năm đầu của web hầu như không có video chủ yếu bởi vì: các tập tin video rất lớn về kích cỡ; web đã không thể chứa đựng chúng. Nhưng trong vòng 10 năm qua, băng thông đã mở rộng cả trăm lần. Bỗng dưng ta lại được như thế này đây. Loài người đang xem hơn 80 triệu giờ mỗi ngày trên YouTube. Cisco ước đoán rằng trong vòng bốn năm tới hơn 90 phần trăm lượng dữ liệu trên web sẽ là video. Nếu toàn bộ số đó là phim con heo và phim ảnh chia sẻ vi phạm bản quyền thì chán lắm. Tôi không nghĩ là sẽ như thế. Video đòi hỏi lượng băng thông cao vì có lý do của nó. Nó gói gọn rất nhiều dữ liệu và não của chúng đã được sắp đặt theo cách để giải mã được chúng. Tôi xin giới thiệu với các bạn Sam Haber. Anh ta là một nghệ sỹ xe đạp một bánh. Trước khi có YouTube, đã không có cách nào để anh ấy phát hiện ra những hứa hẹn thật sự của môn này, bởi vì các bạn không thể truyền đạt những thứ như thế này bằng lời nói phải không? Nhưng nhìn vào các đoạn phim đăng bởi những người xa lạ mở ra một thế giới đầy cơ hội cho anh ấy. Bỗng dưng, anh ấy bắt đầu cạnh tranh và phát triển. Và một cộng đồng quốc tế bao gồm những người đạp xe đạp một bánh tìm hiểu nhau qua mạng, chia sẻ đam mê với nhau để tiến tới. Và có hàng ngàn những ví dụ tương tự khác -- về sự phát triển kỹ năng nhờ video, từ các kỹ năng về nghệ thuật lẫn thể thao. Và tôi phải nói với các bạn rằng, với cương vị là một nhà xuất bản cũ những tờ tạp chí giải trí, tôi thấy điều này đẹp một cách lạ kỳ. Ta có thể thấy được vô vàn đam mê ngay ở trên màn hình. Nhưng nếu các cỗ máy của Rube Goldberg và thơ văn video của ông ấy không hợp các bạn lắm, các bạn thử cái này xem. Jove là một trang web được sáng lập để khuyến khích các nhà khoa học công bố các tiến hành nghiên cứu của mình lên video. Có một vấn đề xoay quanh các bài luận văn khoa học truyền thống. Có thể mất đến hàng tháng để một nhà khoa học ở phòng nghiên cứu khác tìm ra được cách làm lại các thí nghiệm mà đã được in trên giấy. Ví dụ như anh nhà khoa học này, Moshe Pritsker, người sáng lập ra Jove. Anh ấy nói với tôi rằng thế giới đang lãng phí hàng tỷ đô vì điều này. Nhưng hãy xem thử video này. Ý tôi là hãy xem đây: nếu các bạn có thể chỉ cách làm thay vì mô tả trên giấy, vấn đề gay go sẽ tự biến mất. Vì thế không phải là cường điệu lắm khi nói rằng đến một lúc nào đó video trên mạng sẽ đẩy nhanh sự phát triển khoa học một cách đột ngột. Đây là một ví dụ khác mà rất gẫn gũi với chúng ta tại TED, tại đây video đôi khi hùng mạnh hơn là giấy báo -- sự chia sẻ ý tưởng. Tại sao mọi người lại thích xem TEDTalks? Tất cả những ý tưởng đó có sẵn ở trên các trang giấy. Thật ra đọc còn nhanh hơn là xem. Thế sao một số người lại không thích? Trên video có cả hình ảnh và lời nói. Nhưng thậm chí nếu bỏ cả màn hình sang một bên, vẫn có nhiều hơn là đơn thuần vài lời nói được truyền đạt. Và trong cái thành phần không lời nói đó, có một phép thuật nào đó. Ẩn nấp ở đâu đó trong các cử chỉ, nhịp điệu lời nói, nét mặt, ánh mắt, niềm đam mê, cái ngôn ngữ cơ thể lúng túng của người Anh, sự biểu lộ của khán giả, có hàng trăm mối tiềm thức liên quan đến việc bạn sẽ hiểu vấn đề rõ như thế nào và bạn có được truyền cảm hứng hay không -- ánh sáng, và ham muốn. Kỳ diệu thay, tất cả những thứ này có thể được truyền đạt qua vài in-sơ màn hình. Đọc và viết thật ra là những phát minh gần đây. Cách truyền thông mặt đối mặt đã được tinh chỉnh qua hàng triệu năm tiến hóa. Điều đó đã làm cho nó hùng cường bí ẩn như ngày hôm nay. Khi một ai đó nói, có sự cộng hưởng ở tất cả các bộ não ghi nhận, cả nhóm người trở thành một. Đây chính là chuỗi xã hội hữu cơ của con người gắn liền với nhau. Có lẽ nó đã thúc đẩy văn hóa chúng ta hàng thiên niên kỷ nay. 500 năm trước, nó đã gặp phải một kẻ cạnh tranh với một ưu thế chết người. Nó đây. Phép in giấy. Các nhà phát minh tham vọng và các thế lực bấy giờ có thể truyền bá ý tưởng của mình rộng rãi và vì thế nghệ thuật của lời nói ngày càng tàn lụi. Nhưng bây giờ, chớp mắt một cái, thế trận đã lật ngược. Không phải là gì quá khi nói rằng những gì Gutenberg đã làm cho sự viết lách, video trên mạng bây giờ có thể làm cho ngành truyền thông mặt đối mặt. Vì thế, cái môi trường ban sơ ấy, mà bộ não các bạn đã thích nghi một cách khéo léo ... nó mới được phủ khắp toàn cầu. Điều này là rất lớn. Chúng ta có thể sẽ phải tái phát minh lại một dạng nghệ thuật cổ mới. Ý tôi là, ngày nay, một con người nói có thể được theo dõi bởi hàng triệu người, rọi sáng vào những ý tưởng hay, tạo ra những ham muốn lớn lao để học tập và hưởng ứng -- và trong trường hợp của anh, một tràng cười. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, những sinh viên có năng khiếu không cần phải để cho những người thầy cô vẽ ra những giấc mơ và khả năng của họ từ những trang sử. Họ có thể ngồi cách người giỏi nhất trên thế giới chỉ 60cm. TED chỉ là một phần nhỏ trong hiện tượng này. Các trường đại học trên thế giới đang đăng các chương trình giảng dạy của mình. Hàng nghìn các cá nhân và tập đoàn đang chia sẻ kiến thức và dữ liệu ở trên mạng. Hàng nghìn người đang tìm ra những cách mới để học tập và hưởng ứng, làm đầy vòng lặp. Và vì thế, chúng tôi đã nghĩ về điều này và chúng tôi đã rõ bước tiến tiếp theo trong sự tiến hóa của TED là gì. TEDTalks không thể là một quá trình một chiều hay một đến nhiều người. Tương lai của chúng tôi là nhiều người đến nhiều người. Chúng tôi đang nghĩ ra những cách để giúp các bạn, cộng đồng TED toàn cầu, đáp lại những người thuyết trình, để đóng góp ý tưởng riêng của mình, có thể là đóng góp chính những bài TEDTalk của mình, và giúp chiếu sáng những gì hay nhất ở ngoài kia. Bởi vì, nếu chúng ta có thể thổi phồng lên những cái hay nhất từ một nhóm người rộng lớn hơn, chiếc bánh quay này sẽ quay tròn. Liệu có thể tưởng tượng ra một quá trình giống quá trình này không, mà đang diễn ra với nền giáo dục toàn cầu nói chung? Liệu nó có phải khổ sở như thế này không, cái quá trình đi từ cao xuống thấp này? Tại sao lại không có một vòng lặp tự hoạt động mà tất cả chúng ta có thể tham gia chứ? Đây là thời đại tham gia toàn cầu, phải không? Các trường học không thể là các xi-lô được. Chúng ta không thể ngừng học ở tuổi 21. Nếu đám đông gồm chín tỷ người kia ... nếu họ có thể học đủ để trở thành những người đóng góp cho mạng thay vì những người phá hoại mạng thì sao? Điều đó sẽ thay đổi tất cả phải không? Điều đó sẽ cần đến nhiều thầy cô hơn bất kỳ lúc nào. Nhưng tin lành là họ đã ở ngoài đó sẵn rồi. Họ đang ở trong đám đông và đám đông đang chiếu sáng và chúng ta có thể nhìn thấy họ lần đầu tiên, không phải dưới hình thể một đám người lạ, mà là như những cá nhân chúng ta có thể học hỏi. Ai là người thầy? Các bạn là các thầy cô. Các bạn trực thuộc đám đông mà có thể sẽ cho chạy vòng học tập lớn nhất trong lịch sử con người, một vòng lặp có khả năng đưa tất cả chúng ta đến một nơi thông minh hơn, thông thái hơn. Đây là một nhóm những đứa trẻ ở một ngôi làng ở Pakistan gần nơi tôi lớn lên. Trong vòng năm năm, từng đứa trẻ này sẽ có một chiếc di động có khả năng xem video trực tuyến và có khả năng tải video lên mạng. Liệu có điên rồ khi nói rằng cô bé kia, ở bên phải phía đằng sau, trong 15 năm nữa, có thể sẽ chia sẻ những ý tưởng của mình sao cho thế giới vẫn còn tươi đẹp cho con cháu các bạn? Không điên rồ chút nào; điều đó đang diễn ra ngay lúc nào. Tôi muốn giới thiệu với các bạn một người bạn tốt của TED người mà đang sống tại một phố chòi lớn nhất ở Châu Phi. (Video) Christopher Makau: Xin chào. Tôi tên là Christopher Makau. Tôi là một trong những người thuộc ban tổ chức TEDxKibera. Có rất nhiều điều hay đang diễn ra tại đây ở Kibera. Ở đây chúng tôi có một nhóm tự hoạt. Họ đã biến một bãi rác thành một khu vườn. Cũng là nơi mà đã từng là một khu vực tội phạm nơi nhiều người đã bị cướp bóc. Họ đã dùng chính những thứ rác rưởi kia để làm phân bón xanh. Cùng một bãi rác đang nuôi sống hơn 30 gia đình. Chúng tôi có một trường dạy làm phim riêng. Họ sử dụng những chiếc camera Flip để ghi, sửa đổi và làm phóng sự cho kênh truyền hình của chính họ, Kibera TV. Bởi vì đất thiếu, chúng tôi sử dụng các bao bố để trồng rau và nhờ đó cũng giảm chi phí ăn ở. Đổi mới diễn ra khi chúng ta nhìn mọi vật theo một hướng khác. Hôm nay, tôi nhìn Kibera theo một góc nhìn khác. Thông điệp của tôi đến với TEDGlobal và cả thế giới là: Kibera là một lò của sự phát triển và những ý tưởng. (Vỗ tay) CA: Các bạn biết không? Tôi dám cá rằng Chris đã luôn là một anh chàng đầy cảm hứng dành cho người khác. Một điều mới là -- và cái này rất là lớn -- là lần đầu tiên, chúng ta có thể thấy anh ấy và anh ấy có thể thấy chúng ta. Ngay bây giờ, Chris và Kevin và Dennis và Dickson và những người bạn của họ đang theo dõi chúng ta, ở Nairobi, ngay bây giờ. Các bạn, chúng tôi đã học hỏi từ các bạn ngày hôm nay. Các ơn các bạn. Và cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Chúng ta hãy bắt đầu với ngày và đêm. Cuộc sống tiến hóa trải qua hết ngày rồi đến đêm, ánh mặt trời nhạt dần nhường chỗ cho bóng đêm. Thế là động thực vật phát triển các đồng hồ sinh học cho riêng mình để thích nghi với sự thay đổi của ánh sáng. Các đồng hồ hóa học, tồn tại trong mọi sinh vật đa bào thậm chí cả đơn bào. Tôi xin đưa ra ví dụ sau đây. Nếu bạn mang một con cua móng ngựa khỏi bãi biển chở nó trên máy bay xuyên lục địa rồi thả con cua vào một cái lồng để nghiêng, nó sẽ bò lên phần sàn cao của cái lồng như khi thủy triều đang dâng lên trên bờ biển trước đây nó đã sống, rồi lồm cồm bò xuống ngay sau khi nước rút ra xa bờ hàng trăm dặm. Con cua khờ khạo sẽ làm như thế hàng tuần liền cho đến khi dần quên đi "kịch bản". Tôi thấy rất thú vị khi quan sát chú cua nhưng rõ ràng con cua không bị thần kinh hoặc mất trí; chỉ đơn giản vì cua có các chu kỳ nội khu phản ứng với những gì đang diễn ra quanh nó. Chúng ta cũng có khả năng này. Và ở loài người, chúng ta gọi đó là đồng hồ sinh học. Bạn có thể thấy rõ điều này khi lấy đi đồng hồ của ai đó cất vào hầm sâu dưới lòng đất trong vài tháng. Một số người đã tình nguyện tham gia thí nghiệm này, nhưng sau đó họ thường xuyên phàn nàn vì đã để thời gian hữu ích của mình dưới hố. Mặc dù các đối tượng này không điển hình nhưng họ đều cho chúng ta thấy một thứ. Hàng ngày họ dậy muộn một chút, tầm khoảng 15 phút thế là họ cứ quay mòng mòng quanh cái đồng hồ như thế này trong hàng tuần liền. Qua đó, chúng ta biết rằng họ đang hoạt động dựa trên đồng hồ sinh học của riêng mình chứ không chỉ là cảm giác về ngày đêm. Vậy là chúng ta có một chiếc đồng hồ sinh học, nó cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là cơ chế điều khiển nền văn hóa chủ chốt và theo tôi, chúng ta chưa đánh giá hết ảnh hưởng của nó đến hành vi con người. Là một loài sống gần đường xích đạo, chúng ta đã tiến hóa và được "vũ trang" đến tận răng để đối phó với 12 tiếng ban ngày và 12 tiếng ban đêm. Nhưng dĩ nhiên, dân số địa cầu giờ đã dàn trải khắp trái đất và ở phía bắc Canada nơi tôi sống vào mùa hè, ánh nắng chiếu cả ngày còn mùa đông thì 24 giờ/ngày là ban đêm. Thế nên nền văn hóa thổ dân phương bắc từ xưa đã phụ thuộc theo mùa. Vào mùa đông, ai cũng ngủ nhiều. Cuộc sống sinh hoạt gia đình diễn ra bên trong mái ấm. Vào mùa hè, mọi người nô nức đi săn và làm viêc trong nhiều giờ, cực kỳ năng động. Vậy, nhịp điệu tự nhiên của chúng tôi như thế nào? Cơ chế ngủ nghỉ lý tưởng của chúng tôi ra sao? Khi mọi người đang sống mà không có chút ánh sáng nhân tạo nào họ sẽ ngủ 2 lần mỗi tối. Họ đi ngủ tầm 8 giờ tối cho đến nửa đêm và rồi họ lại tiếp tục ngủ từ 2 giờ sáng đến khi bình minh. Và giữa 2 khoảng đó, họ có khoảng 2 tiếng nằm trên giường, vắt tay lên trán suy tư. Trong thời gian này, kích thích tố nội tiết (prolactin, hóc môn tiết sữa) tăng lên thời nay thường hiếm xảy ra. Những người tham gia cuộc nghiên cứu tường thuật lại cảm giác tỉnh táo suốt cả ngày, họ nhận ra họ đang trải qua cảm giác tỉnh táo hoàn toàn lần đầu tiên trong đời. Liên hệ sang thời hiện đại. Chúng ta đang sống trong nền văn hóa say máy bay do yêu cầu công tác 24giờ/ngày đổi công tác hay đi du lịch khắp thế giới. Bạn biết đấy, phương thức làm việc hiện đại thế này cũng có những điểm thuận lợi nhưng tôi tin chúng ta đều hiểu cái giá phải trả. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Suốt 10 năm vừa qua, tôi đã dành thời gian cố gắng tìm hiểu làm cách nào và tại sao con người tập hợp thành các mạng lưới xã hội. Và thứ mạng xã hội tôi đang nói đến không phải là thể loại online gần đây, mà là những mạng lưới xã hội mà con người đã hình thành từ hàng trăm ngàn năm trước, từ khi chúng ta mới xuất hiện trên thảo nguyên châu Phi. Do đó, tôi hình thành quan hệ bạn bè và đồng nghiệp và anh chị em, họ hàng với những người mà cũng có những quan hệ tương tự với người khác. Và việc đó cứ lan rộng vô tận. Bạn được một mạng lưới trông như thế này. Mỗi chấm là một người. Mỗi đường nối là một quan hệ giữa hai người -- những quan hệ khác nhau. Và thế là bạn có được tấm vải rộng lớn của nhân loại mà chúng ta đều nằm trong đó. Cộng sự của tôi, James Fowler, và tôi đã nghiên cứu khá lâu những quy luật toán học, xã hội, sinh học và tâm lý học điều khiển sự tập hợp các mạng lưới và những luật lệ tương tự vận hành và ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào. Gần đây chúng tôi đã tự hỏi liệu có thể tận dụng đánh giá này để thực sự tìm ra cách phát triển thế giới, và làm điều gì đó tốt đẹp hơn, để thực sự sửa chữa chứ không chỉ là hiểu các vấn đề. Do đó, một trong những việc đầu tiên chúng tôi cho rằng mình có thể xử lý được đó là dự báo đại dịch. Và kỹ thuật tiên tiến nhất trong dự đoán đại dịch -- nếu bạn thuộc CDC hay tổ chức quốc gia nào đó -- là ngồi tại chỗ và thu thập dữ liệu từ các bác sĩ và phòng thí nghiệm trong lĩnh vực mà báo cáo về sự lan tràn hoặc bùng phát những ca đặc biệt nào đó. Thế nên, bệnh nhận bị chẩn đoán mắc một bệnh nào đó [ở đây], hay những bệnh nhân khác cũng đã bị chẩn đoán mắc bệnh [ở kia], và tất cả các dữ liệu này được đưa về một bộ phận trung tâm sau một khoảng thời gian nhất định. Và nếu mọi chuyện trơn tru, một hay hai tuần sau bạn sẽ biết đại dịch bắt đầu từ hôm nay. Thực tế, khoảng một năm trước, có dư luận về Chức năng Xu hướng dịch cúm của Google, nơi mà khi nhìn vào hoạt động tìm kiếm của mọi người một hôm nào đó chúng ta có thể dịch cúm... tình trạng của đại dịch hôm đó ra sao, đại dịch lan tràn ở đâu hôm đó. Nhưng thứ mà tôi muốn cho các bạn xem hôm nay là một cách để ta có thể đưa ra không chỉ những cảnh báo tức thời mà còn có thể phát hiện sớm đại dịch. Và ý tưởng này có thể được dùng không chỉ để dự báo các đại dịch gây ra bởi vi trùng mà còn để dự đoán tất cả các loại đại dịch. Chẳng hạn, bất cứ thứ gì lan truyền bởi lây nhiễm khi tiếp xúc xã hội có thể được hiểu theo cách này, từ các khái niệm trừu tượng bên trái như lòng yêu nước, nhân đạo, hay tôn giáo, cho tới những thói quen như ăn kiêng, đặt mua sách hay uống rượu bia, hay đội mũ bảo hiểm xe đạp và sử dụng các đồ bảo vệ khác, hoặc những sản phẩm mà mọi người thường mua, các đồ điện tử mọi việc mà trong đó có những lan truyền từ người sang người. Việc lan truyền những sự đổi mới có thể được hiểu và dự đoán bởi cơ chế mà tôi sẽ cho các bạn xem bây giờ. Vậy thì, như tất cả các bạn đã biết, thông thường việc này được đánh giá như việc lan truyền những đổi mới, hay đường biểu thị sự chấp nhận. Trên trục Y, chúng ta có phần trăm người bị ảnh hưởng, và trên trục X, chúng ta có thời gian. Lúc đầu, không có nhiều người bị ảnh hưởng, và bạn có đồ thị hình sin quen thuộc, hay hình chữ S. Lý do có hình này là bởi ban đầu, chẳng hạn có một hay hai người bị ảnh hưởng, hay bị lây nhiễm bởi vi rút, và sau đó họ lây nhiễm cho hai người khác, đến lượt họ lại lây truyền cho bốn, tám, 16 và cứ thế mãi, và bạn có đồ thị giai đoạn phát triển đại dịch. Cuối cùng, chúng chiếm gần toàn bộ dân số. Những người còn lại để lây nhiễm ngày một ít và đồ thị chững lại, ta được đường hình sin quen thuộc. Điều này đúng cho cả vi rút, ý tưởng, sự chấp nhận sản phẩm, hành vi và tương tự. Nhưng vi rút không lây lan trên người một cách ngẫu nhiên. Thực tế chúng lây lan qua các mạng lưới xã hội. Bởi, như tôi đã nói, chúng ta sống trong những mạng lưới và các mạng lưới này có một cấu trúc đặc biệt. Giờ nếu bạn nhìn vào một mạng lưới thế này... Đây là 105 người. Và các đường thẳng biểu thị...những chấm tròn là mọi người, và các đường thẳng biểu diễn những quan hệ bạn bè. Họ có thể nhận thấy mọi người chiếm những vị trí khác nhau trong mạng lưới. Và có những quan hệ khác nhau giữa mọi người. Các bạn có thể có quan hệ bạn bè, anh chị em, chồng vợ, đồng nghiệp, hàng xóm và tương tự. Những loại vi rút khác nhau lan truyền qua những mối quan hệ khác nhau. Chẳng hạn, bệnh truyền qua đường tình dục sẽ lây lan qua các quan hệ tình dục. Hay chẳng hạn, việc hút thuốc có thể được ảnh hưởng từ bạn bè. Hoặc các việc làm nhân đạo, từ thiện có thể được ảnh hưởng bởi đồng nghiệp hay hàng xóm. Nhưng không phải mọi vị trí trong mạng lưới đều giống nhau. Nếu bạn nhìn vào đây, bạn sẽ lập tức hiểu rằng những người khác nhau có các mối quan hệ khác nhau. Một số người có một mối quan hệ, một số có hai, sáu, một số có mười quan hệ. Và đây được gọi là "bậc" của một nút, hay số kết nối mà một điểm nút có. Nhưng ngoài ra còn một thứ khác. Nếu bạn nhìn vào điểm nút A và B, chúng đều có sáu kết nối. Nhưng nếu bạn có thể thấy bức ảnh từ trên cao, các bạn có thể hiểu còn một điểm khác biệt giữa nút A và B. Tôi sẽ hỏi một câu hỏi -- Tôi có thể tạo ra trực giác bằng cách hỏi -- bạn sẽ là ai nếu một vi rút chết người đang lan truyền qua mạng lưới, A hay B? (Khán giả: B.) Nicholas Christakis: B, hiển nhiên. B nằm tại rìa mạng lưới. Giờ thì, bạn muốn là ai nếu một mẩu tin đồn đang lan truyền trong mạng lưới? A. Và bạn lập tức hiểu A dễ nhận được thứ đang lan truyền hơn và nhanh hơn nhờ vào vị trí cấu trúc trong mạng lưới. A, trong thực tế, ở gần trung tâm hơn, và có công thức toán học khẳng định điều này. Vậy, nếu chúng ta muốn theo dõi điều gì đó đang lan truyền qua một mạng lưới, việc lý tưởng sẽ là đặt cảm biến ở những cá nhân thuộc trung tâm mạng lưới, bao gồm A, theo dõi những người ở chính giữa mạng lưới và bằng cách nào đó nhận biết sớm bất cứ thứ gì đang lan truyền. Nếu bạn thấy họ nhiễm vi rút hay có một thông tin mới, bạn sẽ biết rằng, không lâu sau mọi người cũng sẽ nhiễm vi rút hay thông tin mới này. Làm như thế sẽ tốt hơn là theo dõi sáu người ngẫu nhiên, mà không quan tâm tới cấu trúc xã hội. Trong thực tế, nếu bạn có thể làm thế, bạn sẽ thấy một thứ như thế này. Phía bên trái, một lần nữa ta lại có đường chữ S về sự tiếp nhận. Đường chấm màu đỏ biểu thị sự tiếp nhận ở những người ngẫu nhiên, và đường tay trái, dịch về bên trái, biểu thị sự tiếp nhận ở những người thuộc trung tâm mạng lưới. Trên trục Y là những thời điểm lan truyền, và trục X là thời gian. Phía tay phải là những dữ liệu tương tự nhưng với các sự kiện hàng ngày. Ở đây thể hiện rất ít người bị ảnh hưởng, nhiều dần lên ở đây và đây là đỉnh của đại dịch. Nhưng dịch sang bên trái là những người ở trung tâm. Và điểm khác biệt về thời gian ở hai nhóm là sự phát hiện sớm, cảnh báo mà ta có thể đưa ra sớm về một đại dịch sắp đến trong toàn dân. Tuy nhiên, vấn đề đó là lập bản đồ các mạng xã hội của con người không phải lúc nào cũng khả thi. Việc này có thể tốn rất nhiều chi phí, rất khó khăn, phi đạo đức, hay, thẳng thắn mà nói, chỉ đơn giản là không thể làm được. Vậy, làm cách nào chúng ta tìm ra ai là những người ở trung tâm mà không phải thực sự lập bản đồ mạng lưới? Chúng tôi có một ý tưởng về việc lợi dụng một thực tế đã cũ về mạng xã hội, đó là: Bạn có biết rằng các bạn mình có nhiều bạn bè hơn bạn? Bạn của bạn có nhiều bạn hơn bạn. Và đây được coi là nghịch lý quan hệ bạn bè. Tưởng tượng một người giao tiếp rất rộng trong mạng xã hôi -- như là một người hay tổ chức tiệc tùng có hàng trăm bạn bè -- và một người xa lánh cộng đồng chỉ có một người bạn, và bạn chọn ai đó ngẫu nhiên từ cộng đồng; thì nhiều khả năng người đó sẽ biết người tổ chức tiệc tùng. Và nếu họ có bạn là người hay tổ chức party, người đó có hàng trăm bạn bè, nên có nhiều bạn bè hơn người ban đầu. Về bản chất đây là nghịch lý bạn bè. Bạn bè của người được chọn ngẫu nhiên có "bậc" cao hơn, và thuộc trung tâm nhiều hơn là chính người ngẫu nhiên đó. Bạn có thể hiểu điều này nếu hình dung những người ở rìa mạng lưới. Nếu bạn chọn người này, người bạn duy nhất họ có là người này, và theo cấu trúc lưới, phải có ít nhất hai người bạn, thường là nhiều hơn. Điều này xảy ra ở mọi nút rìa. Thực tế, nó xảy ra ở toàn mạng lưới khi ta đi dần vào, mọi người được chọn, khi một người ngẫu nhiên chọn một người bạn, bạn tiến gần hơn trung tâm mạng lưới. Thế nên chúng tôi nghĩ có thể sử dụng ý tưởng này để nghiên cứu xem liệu ta có thể dự đoán hiện tượng trong các mạng lưới hay không. Bởi bây giờ, với ý tưởng này, ta có thể tập hợp một nhóm người ngẫu nhiên, để họ chọn các bạn bè mình, những người bạn đó sẽ gần trung tâm hơn, và chúng ta có thể làm thế mà không phải lập bản đồ cả mạng lưới. Chúng tôi đã thử nghiệm ý tưởng này khi dịch H1N1 bùng phát tại Đại học Harvard vào thu đông 2009, chỉ vài tháng trước. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 1300 sinh viên và yêu cầu họ chọn ra một số người bạn, chúng tôi theo dõi cả những sinh viên ngẫu nhiên và bạn của họ hằng ngày để xem liệu họ có nhiễm dịch hay không. Chúng tôi làm việc này một cách thụ động bằng cách quan sát họ có đến khu dịch vụ y tế của trường hay không. Chúng tôi yêu cầu họ chủ động email cho chúng tôi hai lần mỗi tuần. Chính xác những điều chúng tôi dự đoán đã xảy ra. Thế nên nhóm ngẫu nhiên thuộc đường màu đỏ. Dịch bệnh trong nhóm bạn đã dịch sang trái, tới đây. Sự khác biệt giữa hai nhóm là 16 ngày. Bằng việc quan sát nhóm những người bạn, chúng ta có thể có cảnh báo sớm hơn 16 ngày. về một dịch bệnh sắp đến. Thêm vào đó, nếu bạn là một nhà phân tích đang nghiên cứu một dịch bệnh hay dự đoán sự chấp nhận một sản phẩm chẳng hạn, bạn có thể chọn một nhóm ngẫu nhiên và để họ chọn các bạn mình, theo dõi những người bạn, và theo dõi cả nhóm ngẫu nhiên. Ở những người bạn, một điểm trên mức sàn trong việc tiếp nhận thay đổi, ví dụ như vậy, có thể là bằng chứng cho một đại dịch sắp tới. Hay bạn có thể thấy lần đầu hai đường cong tách ra, như ta thấy ở bên trái. Khi nào thì nhóm bạn đi lên và tách khỏi nhóm ngẫu nhiên, và đường biểu thị của họ bắt đầu dịch chuyển? Việc đó, như đường màu trắng biểu diễn, diễn ra trong 46 ngày trước khi chạm đỉnh đại dịch. Thế nên đây có thể là một kỹ thuật nhờ đó ta có thể cảnh báo sớm hơn một tháng rưỡi về dịch cúm trong một nhóm dân cụ thể. Cảnh báo sớm bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó có thể là bản chất dịch bệnh -- các dịch bệnh khác nhau, với kỹ thuật này, bạn có các cảnh báo khác nhau -- hay những hiện tượng cũng đang lây lan khác hay là cấu trúc của mạng xã hội. Trong trường hợp của chúng ta, dù không cần thiết, chúng ta cũng có thể thực sự lập bản đồ mạng lưới các sinh viên. Đây là một mạng lưới 714 sinh viên và các quan hệ bạn bè giữa họ. Trong vòng một phút, tôi sẽ cho mạng lưới này chuyển động. Chúng ta sẽ xem các biến động trong mạng lưới trong 120 ngày. Những chấm đỏ là các ca bị cúm, và những chấm vàng là bạn của những người bị mắc cúm. Kích cỡ các chấm tròn tỉ lệ với số người bạn mắc cúm của một người. Vậy nên chấm to hơn nghĩa là người đó có nhiều bạn mắc cúm hơn. Nếu nhìn vào hình này -- chúng ta đang ở ngày 13 tháng 9 -- các bạn sẽ thấy một số ca xuất hiện. Bạn sẽ thấy sự bùng nổ dịch cúm ở giữa. Đây là ngày 19 tháng Mười. Sườn nghiêng của đường cong đang tới gần, vào tháng 11. Bang, bang, bang, bang, bang, các bạn sẽ thấy sự bùng nổ ở giữa, và sau đó gần như chững lại, càng ngày càng ít ca hơn cho tới hết tháng 12. Và cách minh họa này cho thấy dịch bệnh như thế này bắt đầu và ảnh hưởng tới những người ở trung tâm đầu tiên, trước khi họ lây nhiễm cho người khác. Như tôi đã gợi ý, phương pháp này không chỉ giới hạn cho vi trùng, mà còn áp dụng được cho mọi thứ lan truyền trong cộng đồng. Thông tin lan truyền trong cộng đồng. Các chuẩn mực có thể lan truyền trong cộng đồng. Hành vi có thể lan truyền trong cộng đồng. Và hành vi có thể là tội phạm, bầu cử, hay chăm sóc sức khỏe như hút thuốc, tiêm vaccin hay tiếp nhận sản phẩm, hay các hành vi khác liên quan đến ảnh hưởng từ người này sang người khác. Nếu tôi có thể làm việc gì đó ảnh hưởng tới mọi người quanh mình, kỹ thuật này sẽ cho cảnh báo sớm, hay chẩn đoán sớm về sự tiếp nhận của mọi người. Điều quan trọng là, để nó có hiệu quả phải có ảnh hưởng qua lại giữa các cá nhân. Nó không thể phát sinh từ một cơ chế đại chúng tác động đến mọi người đều giống nhau. Các cơ chế tương tự cũng có thể được sử dụng theo những cách khác, chẳng hạn, trong việc hướng đến một số người cụ thể để can thiệp. Chẳng hạn, một số trong các bạn đã quen với khái niệm miễn dịch bầy đàn. Nếu ta có 1000 người, và muốn khiến họ miễn dịch với một loại bênh, ta không phải miễn nhiễm cho từng người. Nếu ta miễn nhiễm cho 960 người trong số họ, cũng giống như đã miễn nhiễm 100%. Bởi ngay cả khi một hay hai người chưa miễn nhiễm bị mắc bệnh, sẽ không có ai để họ lây bệnh sang. Họ được bao quanh bởi những người đã bị miễn nhiễm. Thế nên 96 % cũng như là 100%. Một số nhà khoa học khác đã ước tính xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy ngẫu nhiên 30% trong 1000 người, 300 người và miễn nhiễm cho họ. Liệu bạn có đạt được miễn dịch cho toàn bộ mọi người không? Câu trả lời là không. Nhưng nếu bạn lấy 30% này, 300 người này, và để họ chọn một người bạn rồi với cùng lượng vaccin đó tiêm cho bạn bè của 300 người kia, 300 người bạn, bạn sẽ đạt được sự miễn dịch cho toàn bộ tương tự như khi tiêm vaccin cho 96 phần trăm dân số với hiệu quả cao hơn, ngân quỹ thấp hơn. Ý tưởng tương tự có thể được sử dụng trong việc phân phát những thứ như màn chống muỗi ở các nước đang phát triển. Nếu ta có thể hiểu cấu trúc mạng lưới trong những ngôi làng, chúng ta sẽ có thể tìm đúng người để tác động và hỗ trợ thêm sự lan truyền. Hay cho việc quảng cáo mọi loại sản phẩm. Nếu ta có thể hiểu cách định hướng đối tượng ra sao, nó có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ta đang muốn đạt được. Trong thực tế, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu từ mọi nguồn hiện nay để làm việc đó. Đây là bản đồ tám triệu người dùng điện thoại tại một quốc gia châu Âu. Mỗi chấm là một người, và mỗi đường thẳng biểu thị tổng số cuộc gọi giữa mọi người. Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu như thế, đạt được một cách thụ động, để lập bản đồ toàn bộ quốc gia và tìm hiểu vị trí của mọi người trong mạng lưới. Không phải tra hỏi họ chút nào, ta có thể đạt được một sự thấu hiểu về cấu trúc. Những nguồn thông tin khác, như các bạn đều biết, cũng mang các đặc điểm đó, từ email, tương tác online, mạng xã hội online và tương tự. Thực tế, chúng ta đang ở trong thời đại mà tôi cho rằng thu thập một khối lượng dữ liệu đồ sộ và thụ động. Đây là những cách ta có thể dùng dữ liệu thu thập thụ động để tạo ra mạng lưới cảm biến theo dõi cộng đồng, thấu hiểu điều đang diễn ra trong cộng đồng, và tác động để đạt được điều tốt đẹp hơn. Bởi vì những công nghệ mới cho ta biết không chỉ ai đang nói chuyện với ai, mà còn mọi người đang ở đâu, và họ đang nghĩ gì dựa vào những gì họ đang tải lên mạng, và những gì họ đang mua dựa trên đơn đặt hàng của họ. Tất cả các dữ liệu quản lý này có thể được tập hợp và xử lý để tìm hiểu hành vi xã hội theo một cách mà trước đây bất khả thi. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng những lần đổ xăng của người lái xe tải. Những người lái xe đơn giản là làm công việc của họ, và mua xăng. Khi thấy gia tăng trong những lần mua xăng, ta biết rằng suy thoái sắp kết thúc. Hay chúng ta có thể theo dỗi vận tốc mà mọi người đang đi trên đường cao tốc với điện thoại của họ, và công ty điện thoại có thể thấy, khi vận tốc giảm xuống là có tắc đường. Họ có thể đưa thông tin đó lại cho những người đã đăng ký nhận tin, nhưng chỉ cho những người ở trên tuyến đường đó mà ở đằng trước đoạn tắc! Hoặc ta có thể theo dõi những lần kê đơn của bác sĩ, một cách thụ động, và quan sát sự lan truyền của những tiến bộ dược phẩm diễn ra như thế nào trong mạng lưới các bác sĩ. Hoặc chúng ta có thể theo dõi việc đặt hàng của mọi người và xem những hiện tượng này lan truyền như thế nào trong mọi người. Có ba cách mà những dữ liệu này có thể được sử dụng. Một là hoàn toàn thụ động, như tôi vừa miêu tả -- như trong ví dụ người lái xe tải, khi ta không thực sự tác động tới mọi người theo bất cứ cách nào. Một là bán chủ động, như ví dụ dịch cúm, khi ta cần một số người chọn ra bạn của họ và theo dõi những người bạn một cách thụ động -- họ có bị cúm hay không? -- và đưa ra cảnh báo. Một ví dụ khác, nếu bạn có một công ty điện thoại, bạn tìm ra người nào ở trung tâm mạng lưới, và yêu cầu những người đó, "Các bạn sẽ nhắn tin cho chúng tôi về dịch sốt mỗi ngày nhé? Chỉ đơn giản nhắn nhiệt độ cơ thể thôi." Và thu thập những khối lượng thông tin đồ sộ về thân nhiệt của mọi người, nhưng từ những người ở trung tâm. Và bạn có thể theo dõi một dịch bệnh sắp đến trên diện rộng với chỉ đóng góp tối thiểu từ mọi người. Cuối cùng, nó có thể là hoàn toàn chủ động -- như tôi biết các diễn giả tiếp theo sẽ trình bày hôm nay -- theo cách đó mọi người toàn thế giới có thể tham gia vào các wiki, chụp ảnh, theo dõi bầu cử, rồi upload thông tin sao cho chúng ta có thể sắp xếp thông tin nhằm phân tích các quá trình xã hội và hiện tượng xã hội. Thực tế, sự tiện dụng của những dữ liệu này hé mở một thời kỳ mới mà tôi và những người khác muốn gọi là "khoa học xã hội tính toán" Như là khi Galileo phát minh ra -- hay là, không phát minh -- sử dụng kính viễn vọng và có thể nhìn thấy thiên đàng theo một cách mới, hay Leeuwenhoek biết đến kính hiển vi -- thực ra là phát minh ra -- và có thể nhìn sinh học theo một cách mới. Giờ đây chúng ta có thể tiếp cận những loại dữ liệu cho phép ta nghiên cứu các quá trình xã hội và hiện tượng xã hội theo một cách hoàn toàn mới mà trước đây chưa thể làm được. Và với ngành khoa học này, chúng ta có thể thấu hiểu chính xác làm cách nào chỉnh thể lớn hơn tổng các phần cộng lại. Và thực sự, chúng ta có thể sử dụng các quan sát này để phát triển xã hội và nâng cao đời sống mọi người. Cảm ơn các bạn. Bây giờ,vì đây là TED-Toàn-Cầu, vậy ai có thể cho tôi biết vật này trong tiếng Pháp gọi là gì? Tôi đoán các bạn đều đã biết về lịch sử của "đàn quay" trong tiếng Pháp là "vielle à roue" hay tiếng Tây Ban Nha là "zanfona". Và trong tiếng Ý là "ghironda", đúng không nào? Đàn quay (tiếng Anh là "hurdy-gurdy", hoặc "wheel fiddle). Đàn quay có nhiều loại và nhiều kiểu dáng Đó là loại nhạc cụ duy nhất sử dụng đến cần quay tay để điều khiển bánh xe cọ lên những sợi dây, giống như cái vĩ của đàn vi-ô-lông, để tạo ra tiếng nhac. Có 3 loại dây đàn. Thứ nhất là dây "drone" phát ra một chuỗi âm thanh liên tục như bộ khí (kèn, sáo). Loại thứ 2 là dây âm, được chơi bằng một loại bàn phím gỗ mài bóng như trong cây dương cầm. Loại thứ 3 khá là sáng tạo. Đây cũng là loại nhạc cụ duy nhất sử dụng đến kỹ thuật này. Nó tác động lên thứ được gọi là "cầu ngựa" (buzzing bridge/ dog). Khi tôi quay cần và tạo áp lực, nó phát ra âm thanh giống tiếng chó sủa. Tất cả những đặc điểm này khá là đột phá, nếu bạn xét đến thực tế rằng đàn quay đã xuất hiện khoảng một ngàn năm về trước khi đó cần tới hai người để chơi nó một người quay cần và một người nữa - để tạo ra giai điệu bằng cách xoay xoay những cái núm gỗ lớn. May mắn thay, sau một vài thế kỷ, nhạc cụ này đã được cải tiến để một người thôi cũng có thể chơi đàn và gần như - - cái đàn khá nặng -- tự ôm được đàn quay. Về mặt lịch sử, đàn quay đã được sử dụng suốt nhiều thế kỷ hầu như làm nhạc nền để nhảy múa bởi tính độc đáo của giai điệu khi được phối hợp với chiếc trống nhịp ở đây. Hiện nay, đàn quay được sử dụng trong tất cả các thể loại -- từ nhạc dân gian, nhạc dance, nhạc tân thời cho đến nhạc đương đại thế giới (world music) ở các nước: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Loại đàn quay này, dù là ở đâu thì cũng mất 3 đến 5 năm để sản xuất. Nó được chế tác bởi các thợ làm đàn chuyên nghiệp, kể cả ở châu Âu. Đàn quay rất khó lên dây. Không chần chờ gì nữa, mọi người muốn nghe tiếng đàn quay chứ? (Khán giả: Muốn) Caroline Phillips: Tôi chưa nghe rõ. Mọi người muốn tôi chơi đàn chứ? (Khán giả: Muốn!) CP: Vâng. Bắt đầu thôi. Tôi sẽ hát bằng tiếng Basque - ngôn ngữ của vùng Basque, nơi tôi đang sống. Basque nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. (Nhạc nổi lên) (Tiếng Basque) (Nhạc) Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Bài hát này do tôi sáng tác dựa trên giai điệu truyền thống của người Basque. Bài này cũng mang âm hưởng của tộc người Celts. (nhạc) Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Xin chào!! Tôi muốn bắt đầu buổi nói chuyện này với hai câu hỏi, và câu đầu là: Có bao nhiêu người ở đây ăn thịt lợn nào? Xin hãy giơ tay lên. Ồ, nhiều thật đấy. Và bao nhiêu người đã nhìn thấy một chú lợn sống sản xuất ra thịt? Trong năm ngoái? Ở Hà Lan, quê hương của tôi, thật ra anh không bao giờ thấy chú lợn nào, một điều thật là lạ, vì, với dân số 16 triệu người, chúng tôi có tới 12 triệu chú lợn. Và vâng, tất nhiên là người Hà Lan không ăn hết được số lợn này rồi. Họ ăn khoảng một phần ba, và phần còn lại mang đi xuất khẩu tới đủ thứ nước ở châu Âu và phần còn lại của thế giới. Rất nhiều được mang sang Anh, Đức. Và điều tôi tò mò về là -- bởi vì, trong lịch sử, nguyên cả chú lợn sẽ được dùng tới mảnh cuối cùng để cho không có phần nào bị lãng phí cả... và tôi rất tò mò muốn biết nếu bây giờ mọi sự có vẫn vậy không. Và tôi dành khoảng ba năm nghiên cứu. Và tôi theo dõi chú heo này mã số "05049" đến tận hết con đường tới những sản phẩm được tạo ra. Và trong những năm ấy, tôi gặp đủ loại người như là, ví dụ, những người nông dân và đồ tể, nghe cũng khá có lí. Nhưng tôi gặp cả người làm khuôn nhôm, người sản xuất đạn dược và đủ loại người. Và điều thật đáng ngạc nhiên với tôi là việc ngay cả các bác nông dân cũng không có ý niệm gì về việc những chú lợn của họ làm ra những cái gì, nhưng cả người tiêu thụ -- đó là chính chúng ta -- cũng hoàn toàn chẳng biết là có những chú lợn trong tất cả những sản phẩm này. Vậy thì tôi đã làm gì, tôi thu thập tất cả những nghiên cứu này, và làm thành - ồ, cơ bản nó là một catalô sản phẩm từ một chú lợn này, và quyển sách có đính kèm một bản sao của nhãn tên chú lợn đeo trên tai ở mặt sau. Nó có bảy chương. Bảy chương là da, xương, thịt, nội tang, máu, mỡ, và linh tinh. (Tiếng cười) Tổng cộng, chúng nặng 103.7 kilôgam. Và để cho các bạn thấy bạn thường xuyên gặp các phần của chú lợn này trong một ngày bình thường như thế nào, tôi muốn cho các bạn xem vài bức ảnh từ cuốn sách. Có lẽ bạn bắt đầu ngày mới bằng việc tắm vòi hoa sen. Sự là, trong xà phòng, axit béo làm bằng cách đun sôi mỡ trong xương lợn được dùng làm chất làm cứng, và cũng để làm xà phòng sáng bóng như ngọc trai. Và rồi nếu bạn nhìn quanh phòng tắm, bạn thấy thật nhiều sản phẩm nữa như là dầu gội, dầu xả, kem chống nhăn, sữa dưỡng thể, và còn cả kem đánh răng. Vậy nên, trước bữa sáng, bạn đã gặp chú lợn không biết bao nhiêu lần rồi. Rồi, trong bữa sáng, chú lợn theo tiếp, lông lợn, hay là prô-tê-in lấy từ lông của lợn được dùng để làm cho khối bột tốt hơn. (Tiếng cười) Ồ, đó là những gì nhà sản xuất nói: "làm cho tốt hơn". Bạn biết đấy, dĩ nhiên. Trong bơ ít béo, hay thực ra là trong rất nhiều sản phẩm ít béo, khi bạn lấy chất béo đi, thực ra là bạn cũng lấy cả hương vị và kết cấu đi mất rồi. Vậy nên việc họ làm là cho gelatin trở lại vào để giữ nguyên kết cấu. Ồ, khi bạn đi làm, dưới con đường hay là dưới những tòa nhà bạn thấy, rất có thể sẽ có bê tông lỗ chỗ, là một loại bê tông rất nhẹ có chứa prô-tê-in từ xương và nó hoàn toàn tái sử dụng được. Trong phanh tàu hỏa, ít ra là trong phanh tàu hỏa của Đức, có một phần của cái phanh được làm từ tro xương. Và trong bánh pho mát và đủ món tráng miệng, như là mousse sô-cô-la, tiramisu, pút-đinh va-ni, tất cả mọi thứ được làm lạnh trong siêu thị, đều có gelatin để trông bắt mắt hơn. Xương nghiền mịn trong đồ sứ -- cái này thật là kinh điển đấy. Dĩ nhiên, xương vụn mịn trong sứ cho nó độ mờ và cũng cho độ cứng chắc nữa, để làm những hình thù thật tinh xảo này, như chú hươu này đây. Trong trang trí nội thất, thực ra là chú heo cũng có ở đó. Nó được dùng trong sơn để cho kết cấu, nhưng cũng để tăng độ bóng. Trong giấy nhám, hồ làm từ xương thật ra là hồ dùng để dính cát và tờ giấy. Và rồi trong cọ vẽ, lông lợn được dùng vì rõ ràng là chúng rất phù hợp để làm cọ vẽ chổi sơn bởi vì chúng rất bền. Tôi không định cho các bạn xem thịt, vì, dĩ nhiên, nửa quyển sách nói về thịt và bạn cũng biết có những loại thịt gì rồi. Nhưng tôi không muốn các bạn bỏ lỡ mất cái này, bởi vì nó, ồ, nó được gọi là "miếng thịt quản lí khẩu phần." Và thực tế là nó được bán trong gian đông lạnh của siêu thị. Và nó là gì đây.. thật ra nó là miếng thịt bít tết. Sự là, nó cơ bản là bò, nhưng khi bạn làm thịt một con bò thì chuyện gì xảy ra -- ít ra là trong nhà máy chăn nuôi công nghiệp -- họ có những mảnh thịt vụn nho nhỏ này mà họ không thể đem bán như miếng thịt tử tế được, vậy nên họ dính tất cả những vụn đó lại bằng fibrin (một loại prô-tê-in) trong máu lợn thành chiếc xúc xích to thật to này, rồi làm chiếc xúc xích đóng đá, cắt thành lát nhỏ, và lại bán những lát ấy như là miếng thịt. Qui trình này áp dụng cho cả cá ngừ và sò điệp. Rồi, khi ăn miếng thịt, có lẽ bạn sẽ uống một cốc bia. Trong quá trình lên men, có rất nhiều chất đục trong bia. để khử những vẩn đục ấy, một vài công ti đổ bia qua một màng lọc bằng gelatin để loại trừ vẩn đục. Qui trình này áp dụng cho cả rượu hay nước ép hoa quả. Có một công ti ở Hi Lạp sản xuất những điếu thuốc này, chúng chứa hê-mô-glô-bin từ lợn trong đầu lọc. Theo lời họ nói, việc này tạo ra một lá phổi nhân tạo trong đầu lọc. (Tiếng cười) Cho nên, thực tế đây là điếu thuốc tốt cho sức khỏe hơn đấy. (Tiếng cười) Chất collagen có thể tiêm được -- hay, từ những năm 70, collagen lấy từ lợn -- được dùng để tiêm vào nếp nhăn. Lí do là trên thực tế lợn khá gần với loài người nên collagen của chúng ta cũng vậy. Ồ, đây nhất định là điều kì lạ nhất tôi tìm hiểu ra. Đây là một viên đạn đến từ một công ti đạn dược rất lớn ở Hoa Kì. Khi tôi viết quyển sách, tôi liên lạc với tất cả những nhà sản xuất của tất cả các sản phẩm, vì tôi muốn họ gửi cho tôi hàng mẫu thật và mẫu vật thật. Vậy nên tôi gửi cho công ti này một lá thư điện tử nói là, "Xin chào, tôi là Christien. Tôi đang nghiên cứu. Và các anh có thể gửi cho tôi một viên đạn được không?" (Tiếng cười) Và ồ, tôi còn chẳng mong đợi gì là họ sẽ trả lời thư. Nhưng họ đã hồi âm, và họ nói "Tại sao, thật cảm ơn vì lá thư của chị. Câu chuyện thật là thú vị. Bạn có liên hệ quan gì tới chính phủ Hà Lan theo bất kì cách nào không?" Tôi nghĩ điều này kì quái thật đấy, làm như là chính phủ Hà Lan có gửi thư điện tử cho bất kì ai vậy. (Tiếng cười) Sự là, vật thể xinh đẹp nhất tôi tìm được, ít ra tôi nghĩ là đẹp đẽ nhất, trong quyển sách, là cái van tim này. Thật ra nó là một sản phẩm công nghệ thấp mà cùng lúc lại là công nghệ rất cao. Phần công nghệ thấp là vì nó là van tim lợn theo đúng nghĩa đen lắp vào phần công nghệ cao, là một cái bao kim loại có chức năng ghi nhớ. Và điều sẽ xảy ra là cái này có thể được đặt vào trong tim người mà không cần phải phẫu thuật mở tim ra. Và một khi nó được đặt đúng chỗ, họ tháo lớp vỏ ngoài ra và cái van tim, ồ, nó sẽ trở thành hình như thế này, và thời điểm đó nó sẽ bắt đầu đóng mở, ngay lập tức. Thời điểm đó đúng là thần diệu. Rồi đây là một công ti Hà Lan. Tôi gọi điện cho họ, và hỏi, "Tôi có thể mượn một chiếc van tim từ các anh được không?" Và những nhà sản xuất cái này vô cùng hăng hái. Họ nói là, "Ô kê, chúng tôi sẽ đặt nó vào lọ cùng với phoóc môn, và chị có thể mượn nó." Tuyệt vời. Và rồi hàng tuần trôi qua tôi không nhận được tin gì từ họ, nên tôi gọi điện, và tôi hỏi, "Cái van tim ra làm sao rồi?" Và họ nói, "Ồ giám đốc công ti quyết định không cho chị mượn cái van tim này, vì ông ta không muốn sản phẩm của mình, bị cho là có dính dáng tới lợn." (Tiếng cười) Ồ, sản phẩm cuối cùng từ quyển sách mà tôi muốn cho các bạn xem là năng lượng có thế tái khôi phục, thật ra là, để cho thấy câu hỏi đầu tiên của tôi, liệu những chú lợn có được dùng hết tới tận mảnh cuối cùng không, vẫn đúng ngày nay. Ồ, đúng là bởi vì tất cả những thứ mà không dùng làm gì được nữa được làm thành một loại nhiên liệu có thể dùng để làm năng lượng tái khôi phục được. Tổng cộng, tôi tìm thấy 185 sản phẩm Và điều chúng cho tôi thấy là, ồ, thứ nhất, nói "kì cục" còn là nhẹ nhàng tại sao chúng ta không đối xử với những chú heo như là những ông vua bà hoàng tuyệt đối. Và thứ hay là thật tình chúng ta chẳng có ý niệm gì về việc những sản phẩm quanh ta làm từ cái gì. Có thể các bạn sẽ nghĩ tôi rất mê lợn, nhưng thật ra là -- ồ, cũng một chút -- nhưng tôi mê vật liệu thô nói chung hơn. Và tôi nghĩ rằng, để chăm chút tốt hơn những gì phía sau các sản phẩm của chúng ta -- sự là vật nuôi, cây trồng, cây cối, vật liệu không tái phục hồi được, nhưng còn cả những con người sản xuất ra những sản phẩm ấy nữa -- bước đầu tiên, thật ra là, phải biết là có họ ở đó. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi chụp tấm hình này mới 1 vài phút trước thôi cách đây khoản 10 dãy nhà. Đây là tiệm Grand Cafe ở tại Oxford này. Tôi chụp tấm hình này là tại vì đây là tiệm cà phê đầu tiên được khai trương ở Anh vào năm 1650. Nó nổi tiếng là vì lý do đó. Và tôi muốn cho bạn thấy điều này, không phải là vì tôi muốn hướng dẫn bạn đi 1 tour tham quan các tiệm Starbucks ở Anh, mà là vì quán cà phê này rất quan trọng đến sự phát triển và bành trướng của một trong những sự thăng hoa trí tuệ vĩ đại trong 500 năm vừa qua, cái đó ta gọi là Sự Tỏa Sáng (Enlightenment). Và quán cà phê đã đóng 1 vai trò lớn trong sự ra đời của Sự Tỏa Sáng (Enlightenment), 1 phần là vì cái mà mọi người đang uống ở đó. Vì, trước khi có sự phổ biến của trà và cà phê trong văn hóa Anh, mọi người dù sang dù hèn cũng chỉ có 1 thức uống duy nhất mỗi ngày đó là bia rượu. Bia rượu là sự lựa chọn trong thức uống ban ngày của người dân. Bạn có thể uống 1 chút bia cùng với bữa sáng và 1 chút rượu vào bữa trưa, -- cụ thể là vào khoản năm 1650 -- 1 chút rượu gin pha với bia và rượu thường vào cuối ngày. Đó là 1 sự lựa chọn tốt cho sức khỏe, đúng không, bởi vì nguồn nước lúc đó không đủ an toàn để có thể uống. Và cho đến khi sự xuất hiện của quán cà phê, thì toàn bộ dân chúng ai cũng say sưa suốt ngày. Và bạn có thể tưởng tượng ra là nó sẽ như thế nào trong cuộc sống của bạn, đúng không và tôi biết điều đó sẽ xảy ra đối với 1 số người nếu bạn chè chén suốt ngày, và rồi sau đó chuyển từ những chất an thần sang những chất kích thích, thì bạn sẽ có nhiều ý tưởng tốt đẹp hơn. Bạn sẽ nhạy bén và tỉnh táo hơn nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà sự thăng hoa của công nghệ xảy ra khi người dân nước Anh chuyển sang uống trà và cà phê. Nhưng 1 chuyện khác làm cho quán cà phê này trở nên quan trọng chính là không gian kiến trúc của nơi này. Đây là nơi để mọi người tụ họp lại từ nhiều trình độ, nghề nghiệp khác nhau và chia sẻ với nhau. Đó là nơi mà như Matt Ridley đã từng nói "nơi mà những ý tưởng hòa quyện với nhau" Nói theo 1 cách nào đó thì đây là nơi mà những ý tưởng gặp gỡ và kết hợp với nhau. Và một số lượng lớn những thành tựu nổi bật từ thời kỳ này đều là những câu chuyện xuất phát từ quán cà phê. Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian suy nghĩ về những quán cà phê trong suốt 5 năm qua, bởi vì tôi đang trong 1 nhiệm vụ truy ra câu trả lời cho câu hỏi những ý tưởng độc đáo từ đâu mà xuất hiện. Môi trường nào đã dẫn thành tựu và sự sáng tạo tới những mức độ tuyệt vời? Loại môi trường gì -- không gian sáng tạo là gì? Và cái tôi làm là tôi nhìn vào những môi trường như quán cà phê này; và những môi trường truyền thông như World Wide Web, chúng có tính chất đổi mới tuyệt vời; Trở về lịch sử của những thành phố đầu tiên; và những môi trường sinh thái như dãy san hô và rừng mưa, đã có liên quan nhiều tới những thành tựu sinh học tuyệt vời; và cái tôi tìm kiếm là những mô hình được chia sẻ, những hành vi điển hình được lặp đi lặp lại ở tất cả những môi trường này. Liệu có những mô hình tuần hoàn mà chúng ta có thể học hỏi từ đó, chúng ta có thể áp dụng vào cuộc sống, vào những tổ chức hoặc những môi trường của mình để làm cho nó có tính chất đổi mới, sáng tạo hơn? Và tôi nghĩ là tôi đã tìm được 1 vài cái. Nhưng cái bạn phải làm để có thể thấu hiểu những nguyên lý này là bạn phải thử với rất nhiều cách mà trong đó những ngôn từ và ẩn dụ của chúng ta đưa chúng ta tới những khái niệm nhất định về sự sáng tạo ý tưởng. Chúng ta có rất nhiều từ ngữ để diễn tả khoảnh khắc của sự sáng tạo. Ví dụ như "lóe lên 1 tia sáng" "bất chợt nghĩ ra" hoặc là "sự giáng thế", khoảnh khắc "eureka!" chúng ta có những khoảnh khắc "bóng đèn hiện lên", phải không nào? Tất những khái niệm này, đều là những biện pháp tu từ bóng bẩy để diễn ta cùng 1 sự nhận thức cơ bản, đó là việc ý tưởng chỉ là 1 cái gì đó đơn lẻ, và nó thường xảy ra vào những khoảnh khắc tỏa sáng kì diệu. Nhưng trên thực tế, cái tôi muốn nói ở đây và cái mà bạn thật sự cần phải bắt đầu chính là việc ý tưởng là 1 một mạng lưới ở cấp độ cơ bản nhất. Ý tôi là, đây là việc xảy ra trong bộ não của bạn. 1 ý tưởng mới là một mạng lưới mới của những neuron thần kinh kết hợp và đồng bộ với nhau trong não của bạn. Nó là một cấu hình mà chưa từng được xuất hiện trước đây. Và câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để đưa bộ não của bạn vào những môi trường mà trong đó những mạng lưới này dễ được hình thành? Và trên thực tế thì những mô hình mạng lưới của thế giới bên ngoài mô phỏng rất nhiều những mô hình mạng lưới của thế giới bên trong bộ não con người. Và đây là ẩn dụ mà tôi thích sử dụng Tôi rút ra từ câu chuyện về 1 ý tưởng tuyệt vời vừa được đưa ra gần đây -- gần hơn nhiều so với những năm 1650. Một anh chàng rất tuyệt vời tên là Timothy Prestero, anh có 1 tổ chức tên là Design that Matters Họ quyết định đương đầu với lại 1 vấn đề cấp thiết về tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở những quốc gia đang phát triển. Một trong những điều rất nhức nhối về vấn đề này mà ta biết là, chỉ cần đưa những lồng ấp trẻ sơ sinh hiện đại vào bất kỳ tình huống nào, đơn giản là chúng ta giữ ấm cho những trẻ sơ sinh -- cực kỳ đơn giản -- chúng ta có thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống 1 nửa ở những môi trường đó. Và, công nghệ đã có sẵn. Đây là những tiêu chuẩn phải có ở tất cả những nước công nghiệp. Vấn đề là, nếu bạn mua một cái lồng ấp giá 40.000 usd, rồi gửi tới một ngôi làng trung bình ở Châu Phi, nó sẽ hoạt động tốt trong 1-2 năm, và sau đó sẽ có trục trặc, và nó sẽ bị hư, và sẽ vẫn hư hoài như vậy, bởi vì bạn không có 1 hệ thống phụ tùng linh kiện dự phòng, và cũng không có những chuyên gia để sửa chữa một thiết bị giá 40.000 usd như vậy. Và cuối cùng nảy sinh 1 vấn đề là bạn đổ tiền bạc vào việc hỗ trợ y tế và những máy móc tối tân ở những quốc gia này, và rồi nó cũng vô dụng. Và cái mà Prestero và đồng nghiệp của anh quyết định làm là tìm kiếm xem ở những quốc gia đang phát triển này có những tài loại nguyên phong phú nào? Và rồi họ phát hiện ra là ở những nơi này không có nhiều máy DVR, cũng không có nhiều lò vi ba, nhưng dường như là họ có sử dụng xe ô tô. Ở đó có Toyota Forerunner ở khắp nơi trên đường phố. Dường như là họ có những chuyên gia về xe cộ. Nên họ bắt đầu nghĩ là, "Liệu chúng ta có thể chế ra những lồng ấp trẻ sơ sinh dựa trên những phụ tùng của xe ô tô?" Và đây là kết quả họ đạt được. Nó được gọi là thiết bị nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Nhìn bề ngoài thì nó không khác gì 1 thiết bị ở những bệnh viện hiện đại phương Tây. Nhưng bên trong toàn là phụ tùng của xe ô tô. Nó có cánh quạt, đèn đường thì để sưởi ấm, có chuông cửa để báo động. Vận hành nhờ bộ ắcqui trong ô tô. Và tất cả bạn cần là những phụ tùng thay thế của 1 chiếc Toyota, khả năng sửa đèn trước của xe, và bạn có thể sửa được thiết bị này. Đó là một ý tưởng rất hay, nhưng cái tôi muốn nói ở đây nó là một ẩn dụ tuyệt vời cho cách mà những ý tưởng xuất hiện. Chúng ta hay nghĩ những ý tưởng độc đáo giống như là cái lồng ấp 40.000usd này vậy, đỉnh cao của công nghệ, nhưng chúng thường được chế tạo nhanh chóng từ bất cứ những phụ tùng nào có sẵn. Chúng ta lấy ý tưởng từ người khác, học hỏi từ họ, từ những người mà chúng ta gặp ở quán cà phê. và chúng ta đan nó lại thành những hình thể mới, và rồi chúng ta tạo ra 1 cái gì đó mới mẻ. Đó thực sự là nơi mà những phát kiến mới xuất hiện. Và cũng có nghĩa là chúng ta phải thay đổi một số những hình mẫu của chúng ta về những phát kiến và suy nghĩ sâu xa giống như thế nào. Đây là 1 biểu tượng của nó. Biểu tượng khác là Newton và quả táo, khi Newton còn ở Cambridge. Đây là 1 bức tượng ở Oxford. Bạn ngồi đó, bạn suy nghĩ và rồi trái táo từ trên cây rơi xuống và rồi bạn có được thuyết hấp dẫn. Trên thực tế, qua lịch sử, những không gian đưa tới những phát kiến mới có xu hướng trông như thế này đây. Đây là bức tranh nổi tiếng của Hogarth về 1 bữa tối của các chính trị gia ở 1 quán rượu ngày xưa, nhưng đấy chính là những hình mẫu thời đó của những quán cà phê. Một môi trường hỗn loạn là nơi mà những ý tưởng có khả năng được kết hợp, nơi mà mọi người có nhiều cơ hội có những sự va chạm mới mẻ, thú vị và không thể biết trước được -- mọi người từ đủ mọi ngành nghề khác nhau. Nếu bạn muốn xây dựng 1 tổ chức mang tính mới mẻ hơn, thì bạn phải xây dựng những không gian đủ lạ mắt hơn như thế này này. Văn phòng làm việc của bạn nên giống như thế này này, đó là 1 phần của thông điệp mà tôi muốn gửi tới các bạn. Và 1 trong những vấn đề là khi bạn nghiên cứu lĩnh vực này thì mọi người thì thật là không đáng tin cậy, khi họ tự kể lại những ý tưởng hay của họ từ đâu mà có. Một vài năm trước, 1 nhà nghiên cứu ưu tú tên là Kevin Dunbar quyết định tham gia lĩnh vực này bằng cách quan sát qua những đoạn phim thu lại để tìm hiểu xem những ý tưởng hay từ đâu mà ra. Ông đi tới rất nhiều những phòng thí nghiệm khoa học khắp thế giới và quay phim mọi người khi họ đang làm bất kỳ việc nhỏ to nào. Khi họ đang ngồi trước kính hiển vi, khi họ nói chuyện với đồng nghiệp và tất cả những hoạt động như vậy. Và ông thu thập tất cả những đoạn hội thoại và cố tìm ra đâu là những ý tưởng quan trọng nhất, từ đâu mà chúng xuất hiện. Khi chúng ta nghĩ tới hình ảnh kinh điển của 1 nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm, chúng ta hay nghĩ là họ cắm cúi làm việc trước kính hiển vi, và họ thấy 1 cái gì đó. Và rồi "eureka! ", họ có 1 ý tưởng mới. Cái mà Dunbar phát hiện ra trong những cuộc phim là việc hầu hết những ý tưởng quan trọng mang tính đột phá không xuất hiện riêng lẽ ở phòng thí nghiệm, trước kính hiển vi. Mà chúng xuất hiện từ những cuộc hội thảo hàng tuần, khi mà mọi người hội họp lại và chia sẻ những tìm kiếm và dữ liệu mới nhất của họ, rất nhiều lần mọi người chia sẻ những lỗi lầm họ mắc phải, những thiếu xót, và cả những gì họ vừa khám phá ra. Và những môi trường này -- Tôi gọi nó là "mạng lưới lỏng," nơi mà bạn có rất nhiều ý tưởng khác nhau từ những nghề nghiệp, những sở thích khác nhau, chúng xô đẩy nhau, dồn ép lẫn nhau -- đó chính là môi trường dẫn tới những phát kiến. Vấn đề còn lại là mọi người thường hay gói gém những câu chuyện về phát kiến của họ rất ngắn gọn. Họ muốn kể 1 câu chuyện về khoảnh khác "eureka!" Họ muốn nói là: "Tôi đó, tôi đang đứng ở đó và mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng rành mạch." Nhưng nếu bạn nhìn lại thì bạn thấy rằng rất nhiều những ý tưởng quan trọng đều có quá trình được ấp ủ lâu dài. Tôi gọi nó là "bom nổ chậm." ("slow hunch") Gần đây chúng ta nghe rất nhiều về linh cảm và bản năng và những khoảnh khắp chớp nhoáng của sự thông suốt, nhưng thực tế, rất nhiều những ý tưởng vĩ đại được ấp ủ từ sâu thẳm trong tư tưởng của 1 người đôi khi quá trình đó kéo dài hàng thập kỷ. Họ có cảm giác rằng đây là 1 vấn đề thú vị, nhưng họ chưa có đụ công cụ để khám phá ra nó. Họ bỏ tất cả thời gian ra để làm việc trên những vấn đề nhất định, nhưng còn đâu đó 1 vấn đề mà họ để ý tới, nhưng lại không thể giải quyết được. Darwin là 1 ví dụ tuyệt vời cho việc này. Trong cuốn tự truyện của ông, ông kể về câu chuyện việc ông nảy ra ý tưởng về sự chọn lọc tự nhiên như một khoảnh khắc "eureka!" Ông đang nghiên cứu, vào tháng 10, 1838, ông đang đọc về lý thuyết của Malthus về dân số. Và đột nhiên, thuật toán cơ bản của chọn lọc tự nhiên nảy ra trong đầu, và ông nói: "À, cuối cùng tôi đã có được 1 lý thuyết để nghiên cứu rồi." Điều này nằm trong cuốn tự truyện của ông. Khoản 1-2 chục năm trước, 1 học giả ưu tú tên là Howard Gruber đọc lại những ghi chép của Darwin trong thời kỳ này. Và Darwin đã giữ lại những ghi chép của ông ông viết tất cả những ý tưởng, cảm giác lớn nhỏ mà ông có. Và Gruber phát hiện rằng Darwin đã có được lý thuyết hoàn chỉnh về sự chọn lọc tự nhiên từ nhiều nhiều tháng trước khi ông cho là ông nảy ra ý tưởng từ việc đọc về lý thuyết của Malthus vào tháng 10, 1838. Có những đoạn ghi chép bạn có thể đọc được, và hãy nghĩ là bạn đọc nó từ sách của Darwin từ thời kỳ trước khi ông khám phá ra lý thuyết này. Và cái bạn nhận ra là Darwin đã có ý tưởng, ông đã có những khái niệm về nó, nhưng chưa nghĩ thông suốt. Và đó là cách mà những ý tưởng tuyệt vời thường xuất hiện; chúng mờ nhạt qua một khoản thời gian dài. Bây giờ thách thức đối với chúng ta là: làm thế nào để tạo ra những môi trường cho phép những ý tưởng này mau chóng được xuất hiện, phải không? Chúng ta không thể đứng trước mặt ông sếp mà nói là: "Tôi có 1 ý tưởng rất xuất sắc cho công ty của chúng ta. Nó sẽ rất hữu ích vào năm 2020. Ông cho tôi thời gian để làm điều đó được không?" Hiện nay, 1-2 tập đoàn giống như Google, họ cho nhân viên nghỉ 20% thời gian làm việc đó là cơ chế nuôi dưỡng ý tưởng trong 1 tập đoàn Nhưng đó là điều mấu chốt. Và điều còn lại là cho phép những ý tưởng đó được kết nối với những ý tưởng của người khác; điều đó thường xảy ra thôi. Bạn có 1 nửa ý tưởng, người khác thì có 1 nửa khác, và nếu bạn vào đúng môi trường, thì nó sẽ cộng hưởng và ý tưởng trở nên lớn lao hơn. 1 cách nào đó ta thường hay nói về giá trị của việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bạn biết đấy, xây dựng những rào chắn, có những phòng nghiên cứu và phát triển bí mật, cấp bằng sáng chế cho tất cả những gì chúng ta có, để những ý tưởng đó giữ được giá trị của nó, và mọi người được khuyến khích đưa ra ý tưởng, và rồi nền văn hóa sẽ mang tính đổi mới hơn. Nhưng tôi nghĩ là chúng ta nên bỏ thời gian ra, không nhiều thì ít để coi trọng tiền đề về sự kết nối ý tưởng chứ không chỉ là bảo vệ chúng. Và tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện, mà tôi nghĩ là chứa đựng nhiều những giá trị này, và nó là một câu chuyện tuyệt vời về sự đổi mới, và làm thế nào nó xảy ra theo những con đường không hứa hẹn gì mấy. Vào tháng 10, 1957, vệ tinh nhân tạo Sputnik vừa được vận hành, chúng ta ở Laurel Maryland, tại một phòng nghiên cứu vật lý ứng dụng hợp tác với trường đại học Johns Hopkins. Và vào một buổi sáng Thứ 2, báo chí vừa đưa tin về chiếc vệ tinh này giờ đã xoay quanh quỹ đạo của trái đất. Và dĩ nhiên đây là thiên đường của những mọt sách, phải không? Những gã đam mê vật lý sẽ nghĩ là: "Quỷ thần ơi! Điều này thật kỳ diệu. Không thể tin là nó xảy ra." Và 2 trong số họ, 2 nhà nghiên cứu cỡ 20 mấy tuổi tại APL đang ngồi ở bàn ăn căn-tin đang trò chuyện với 1 đám đồng nghiệp. Và 2 chàng trai đó là Guier và Weiffenbach. Họ bắt đầu suy nghĩ, và 1 trong 2 người nói, "Này, có ai từng thử lắng nghe cái vệ tinh này chưa? anh biết đấy, vệ tinh nhân tạo ở ngoài không gian rõ ràng là nó phát ra 1 sóng nào đó. Chúng ta có thể nghe được, nếu chúng ta bắt được tín hiệu đó." Và rồi họ hỏi han những người đồng nghiệp, và mọi người đáp trả là: "Không, tôi chưa từng nghĩ tới làm việc đó bao giờ. Đó là một ý tưởng thú vị đấy." Và Weiffenbach lại là một chuyên gia về sự tiếp nhận các sóng cực ngắn, và ông có một bộ ăn-ten với một bộ khuếch đại trong văn phòng của mình. Rồi Guier và Weiffenbach trở lại phòng làm việc của Weiffenbach, và họ bắt đầu nghiên cứu Và sau 1-2 tiếng đồng hồ, họ bắt đầu nhận được tín hiệu, bởi vì Sputnik do Liên Xô làm ra rất dễ để dò ra tín hiệu. Nó ở tần số 20MHz nên có thể bắt được sóng dễ dàng, bởi vì họ e là mọi người sẽ nghĩ đây là một trò lừa đảo. Nên họ làm cho nó dễ được bắt sóng. Rồi 2 chàng trai ngồi lắng nghe tín hiệu, và mọi người bắt đầu đến phòng làm việc của Weiffenbach và nói, "Chà, hay vậy. Tôi nghe được không? Chà, tuyệt thật." Và không lâu sau họ nghĩ là: "Chà, điều này mang tính lịch sử đây. Chúng ta có lẽ là những người Mỹ đầu tiên nghe được thứ này. Chúng ta nên thu âm lại." Và họ mang vào một máy thu âm bằng analog rất cồng kềnh , và họ bắt đầu thu lại những âm thanh bíppp, bíppp. Và họ bắt đầu đánh dấu ngày giờ lên những lần thu âm. Và họ nghĩ là: "Chà, chúng ta đang nhận được những biến thiên tần số nhỏ ở đây. Chúng ta có thể tính được vận tốc di chuyển của vệ tinh chỉ cần làm 1 bài toán nhỏ sử dụng hiệu ứng Doppler. Và họ ngồi vọc vãnh thêm rồi đi nói chuyện với 1 vài người đồng nghiệp ở những chuyên môn khác. Và họ nói: "Trời chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể nhìn vào biểu đồ của hiệu ứng Doppler để suy ra những vị trí mà vệ tinh gần nhất và xa nhất với ăn-ten của chúng tôi. Điều này thật tuyệt." Và cuối cùng, họ được chấp thuận làm việc trong dự án ngoài lề này bên cạnh những công việc chính thức của họ. Họ được phép sử dụng hệ thống máy tính mới UNIVAC vừa được lấy về từ APL, bự cỡ 1 căn phòng. Họ làm việc trên những con số và 3-4 tuần sau họ đã thành công vẽ được quỹ đạo chính xác của vệ tinh xung quanh Trái Đất, chỉ bằng cách bắt được những tín hiệu nhỏ đó, và đó là 1 ý tưởng nho nhỏ do cảm hứng bộc phát từ 1 bữa ăn trưa. 1 vài tuần sau đó, sếp của họ, ông Frank McClure, kéo họ vào phòng và nói, "Này các anh, tôi phải hỏi vài thứ về dự án mà các anh đang làm việc. Các anh tìm được vị trí của vệ tinh bất định quay xung quanh Trái Đất từ 1 vị trí cố định sao. Các anh có thể làm ngược lại được không? Các anh có thể tìm được 1 vị trí bất định trên mặt đất nếu các anh biết được vị trí của vệ tinh không?" Rồi họ suy nghĩ và nói:" "Chà, có lẽ được đấy. Hãy thử vài con số xem sao." Họ trở về và suy nghĩ điều đó. Rồi quay lại trả lời là: "Thật ra điều đó còn dễ hơn." Ông sếp trả lời: "Ồ, tuyệt. Bởi vì các anh thấy đây, tôi đang xây dựng những tàu ngầm hạt nhân này. Và rất khó khăn để đưa những tên lửa đáp đúng vào thành phố Moscow, nếu anh không biết vị trí chính xác của tàu ngầm ở giữa lòng Thái Bình Dương. Nên chúng tôi nghĩ là chúng tôi có thể cho phóng thêm nhiều vệ tinh và sử dụng chúng để định vị tàu ngầm của chúng tôi xem chính xác chúng ở đâu ở đại dương. Các anh có thể nghiên cứu vấn đề này được không?" Và từ đó GPS ra đời. 30 năm sau đó, Ronald Reagan đã xây dựng một bộ nền mở mà từ đó mọi người có thể nghiên cứu và xây dựng nên công nghệ mới dựa trên bộ nền mở này, bộ nền mở cho mọi người có thể làm mọi thứ trên đó. Và tôi đoan chắc là không nhiều thì ít, trong túi của một nửa số người ngồi tại đây có những thiết bị có liên kết với những vệ tinh ngoài không gian. Và tôi cá là 1 trong số các bạn ngồi ở đây sử dụng thiết bị và hệ thống vệ tinh nói trên để tìm ra vị trí của quán cà phê gần nhất đâu đó (Tiếng cười) vào mấy ngày trước đây thôi, đúng không? (Vỗ tay) Và tôi nghĩ đây là một bài học tuyệt vời về sức mạnh, điều kỳ diệu sự tỏa sáng bất ngờ của những hệ thống mở mang tính chất đổi mới. Khi bạn xây dựng nó 1 cách đúng đắn, nó sẽ dẫn tới 1 hướng đi hoàn toàn mới mẻ mà những nhà sáng tạo chưa từng mơ tới. Ý tôi là, bạn thấy những người này đang theo đuổi cảm giác và niềm đam mê nhỏ bé của họ và rồi họ tưởng họ đang chống lại Chiến Tranh Lạnh thực ra họ chỉ giúp đỡ ai đó tìm ra 1 ly sữa đậu nành. (Tiếng cười) Đó là cách mà những sáng kiến xuất hiện. Cơ hội đến với những người biết kết nối ý tưởng. Xỉn cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi muốn dẫn bạn đi với tôi một chuyến Hãy tự tưởng tưởng bạn đang lái xe đến một con đường nhỏ ở Châu Phi và khi bạn lái xe dọc theo đó, bạn nhìn vào một bên đường và đây là điều mà bạn thấy bạn nhìn thấy một vùng những nấm mộ Và bạn dừng lại, rồi bạn bước ra khỏi xe, và bạn chụp một bức ảnh Rồi bạn đi vào một thị trấn và bạn hỏi, "Điều gì đang diễn ra ở đây?" và mọi người ban đầu miễn cưỡng nói cho bạn Rồi sau đó người nào đó mới nói rằng, "Đấy là những ca tử vong gần đây vì AIDS ở trong cộng đồng của chúng tôi" HIV không giống như những căn bệnh khác; nó là sự kì thị. Mọi người đều miễn cưỡng để nói về nó Có một nỗi sợ kèm theo nó và hôm nay tôi dự định nói về HIV về những cái chết về sự kì thị Nó là câu chuyện về y tế, nhưng hơn thế, nó còn là một câu chuyện của xã hội Bản đồ này mô tả sự rải rác HIV trên toàn cầu Và như bạn thấy, Châu phi có một phần số người bị nhiễm không cân xứng. Có 33 triệu người đang sống với HIV trên thế giới ngày nay. Trong số đó, 2 phần 3, 22 triệu, đang sống ở tiểu vùng Sahara Châu Phi. Có 1.4 triệu phụ nữ mang thai nằm trong những nước có thụ nhập thấp và trung bình đang sống với HIV và trong số đó, 90 phần trăm là ở tiểu vùng Sahara Châu Phi. Chúng ta đang nói những điều này trong những giới hạn tương đối Và tôi đang nói về những trường hợp thai nghén hàng năm và những bà mẹ dương tính với HIV Hoa Kỳ -- một đất nước rộng lớn -- mỗi năm, 7,000 bà mẹ nhiễm HIV là những người sinh con. Nhưng bạn đến Rwanda -- một đất nước rất nhỏ -- 8,000 bà mẹ nhiễm HIV là những người đang mang thai. Và sau đó bạn đến Bệnh viện Baragwanath, bên ngoài Johannesburg ở Nam Phi, và 8,000 phụ nữ mang thai dương tính với HIV đang sinh con -- một bệnh viện bằng với một đất nước. Và để nhận ra rằng đây chỉ mới là sự khởi đầu, rằng, khi bạn so sánh mọi thứ ở đây với Nam Phi, nó thực sự mờ nhạt, bởi vì, ở Nam Phi, mỗi năm, 300,000 bà mẹ nhiễm HIV sinh con Vì vậy chúng ta nói về PMTCT, và chúng ta nhắc đến PMTCT, sự ngăn chặn truyền nhiễm từ mẹ sang con. Tôi nghĩ có một giả định giữa phần lớn mọi người trong cộng đồng rằng, nếu một người mẹ dương tính với HIV, cô ấy sẽ nhiễm sang đứa con của cô ấy. Thực tế thực ra rất khác. Ở những đất nước giàu tài nguyên, bằng tất cả những xét nghiệm và phương pháp điều trị mà gần đây chúng ta có, ít hớn 2 phần trăm em bé được sinh ra dương tính với HIV. 98 phần trăm em bé được sinh ra là âm tính với HIV Và tuy nhiên, thực tế trong những quốc gia nghèo tài nguyên, trong sự thiếu vắng những xét nghiệm và phương pháp điều trị. 40 phần trăm, 40 phần trăm đứa trẻ bị nhiễm -- 40 phần trăm với 2 phân trăm -- một sự khác biệt rất lớn. Vì vậy những chương trình này -- và tôi dự định nhắc đến PMTCT mặc dù bài nói của tôi -- những chương trình ngăn ngừa này, đơn giản, chúng là những cuộc xét nghiệm và thuốc là cái mà chúng tôi mang đến cho những bà mẹ để ngăn ngừa họ khỏi lây nhiễm cho những đứa con của họ, và cũng là những viên thuốc mà chúng tôi mang đến những người mẹ để giữ họ khỏe mạnh và còn sống để nuôi những đứa con của họ. Vì vậy nó là cuộc xét nghiệm mà một người mẹ nhận được khi cô ấy tham gia. Đó là những viên thuốc cô ấy nhận được để bảo vệ đứa con đang nằm trong tử cung và trong suốt giai đoạn sinhh đẻ. Nó là sự hướng dẫn cô ấy nhận được về việc cho đứa trẻ ăn và quan hệ tình dục an toàn hơn. Nó là một gói dịch vụ toàn vẹn, và nó hoạt động. Vì vậy ở Hoa Kỳ, kể từ khi ra đời phương pháp điều trị vào giữa những năm 1990, có một sự giảm sút 80 phần trăm số trẻ em bị nhiễm HIV. Ít hơn 100 đứa trẻ bị sinh ra với HIV mỗi năm ở Hoa Kỳ, và tuy nhiên, vẫn còn, hơn 400,000 trẻ em được sinh ra hàng năm trên thế giới ngày nay bị nhiễm HIV Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là 1,100 đứa bé bị nhiễm mỗi ngày -- 1,100 đứa bé mỗi ngày, bị nhiễm HIV. Và chúng đến từ đâu? Ôi, ít hơn một phần đó đến từ Hoa Kỳ. Một phần, trung bình đến từ Châu Âu. 100 đến từ Châu Á và Thái Bình Dương. Và mỗi ngày, 1 nghìn đứa bé, 1 nghìn đứa bé được sinh ra mỗi ngày bị nhiễm HIV ở Châu Phi. Vì vậy, tôi lại nhìn ra toàn cầu ở đây và phần HIV không cân đối ở Châu Phi. Và hãy cũng nhìn vào một bản đồ khác. Và đây, chúng ta lại nhìn thấy Châu Phi có một phần số lượng bác sĩ không cân đối. Màu bạc nhỏ bạn nhìn thấy ở đây, đó là Châu Phi. Và nó cũng tương tự với số y tá. Sự thật là ở tiểu vùng Sahara Châu Phi có 24 phần trăm gánh nặng bệnh dịch của toàn cầu và tuy vậy, chỉ có ba phần trăm nhân viên chăm sóc sức khỏe của thế giới. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ và y tá đơn giản là không có thời gian để chăm sóc các bệnh nhân. Một y tá trong một phòng khám bận rộn sẽ gặp từ 50 đến 100 bệnh nhân trong một ngày, điều này khiến cho cô ấy chỉ có vài phút với mỗi bệnh nhân -- vài phút với mỗi bệnh nhân. Và vì vậy khi chúng ta nhìn những chương trình PMTCT này, điều đó nghĩa là gì? Ồ, quay trở lại năm 2001, khi chỉ có một cuộc xét nghiệm đơn giản và một liều thuốc đơn, một y tá, trong khi làm việc vài phút với một bệnh nhân, sẽ phải chỉ bảo việc xét nghiệm HIV, thực hiện việc xét nghiệm HIV, giải thích những kết quả, phân phát một liều thuốc đơn, Nevirapine, giải thích cách uống nó, thảo luận những cách cho trẻ ăn, làm cho chúng ăn thêm, và kiểm tra đứa trẻ, theo phút. Ồ, một cách may mắn, kể từ năm 2001, chúng ta đã có những cách điều trị mới, những bài xét nghiệm mới, và chúng ta đã thành công hơn rất nhiều, nhưng chúng ta không có nhiều hơn bất kì y tá nào. Và vì vậy đây là những cuộc xét nghiệm mà một y tá bây giờ phải làm trong vài phút như trước. Điều đó là không thể. Nó không hoạt động. Và chúng ta cần tìm thấy những cách cung cấp sự chăm sóc tốt hơn. Đây là một bức tranh về phòng khám sức khỏe cho những bà mẹ ở Châu Phi -- những bà mẹ đến, là những người đang mang thai những đứa con của họ. Những người phụ nữ này ở đây để được chăm sóc, nhưng chúng ta biết rằng chỉ làm một bài xét nghiệm, chỉ mang đến người nào đó thuốc, điều đó không đủ, Những nhà y khoa không tương xứng với sự chăm sóc y tế. Các bác sĩ và y tá, một cách thẳng thắn, không có thời gian và những kĩ năng để nói cho mọi người cái gì cần làm theo những cách mà họ hiểu được Tôi là một bác sĩ. Tôi nói mọi người làm, và tôi hi vọng họ làm theo hướng dẫn của tôi -- bởi vì tôi là một bác sĩ; tôi đã đến Harvard -- nhưng thực tế là, nếu tôi nói với bệnh nhân, "Bạn nên có sự an toàn hơn về tình dục. Bạn nên luôn luôn sử dụng bao cao su," và tuy vậy, trong mối quan hệ, cô ấy không nên quá tin tưởng Điều gì sẽ xảy ra? nếu tôi nói cô ấy uống thuốc hàng ngày, và tuy vậy, không ai trong gia đình biết gì về bệnh tình của cô ấy, vì vậy nó sẽ không hoạt động và chúng ta cần làm nhiều hơn nữa, chúng ta cần làm điều đó theo một cách khác, chúng ta cần làm nó theo những cách vừa phải và dễ dàng làm được và có thể được sắp xếp theo mức độ, điều này có nghĩa là nó có thể được làm ở mọi nơi. Vì vậy, tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện. tôi muốn dẫn bạn vào một cuộc hành trình nhỏ. Hãy tự tưởng tượng, nếu bạn có thể, bạn là một người phụ nữ trẻ ở Châu Phi, bạn dự định đi đến bệnh viện hay phòng khám Bạn tham gia một cuộc xét nghiệm, và bạn nhận thấy rằng bạn đang mang thai, và bạn rất vui. Rồi sau đó họ mang đến cho bạn một cuộc xét nghiệm khác, và họ nói với bạn rằng bạn dương tính với HIV, và bạn bị ngất đi. Rồi y tá đưa bạn vào một căn phòng, và cô ấy nói với bạn về những cuộc xét nghiệm và HIV và cả những viên thuốc mà bạn có thể uống và cách để chăm sóc chính bản thân bạn và đứa con của bạn, và bạn không nghe thấy gì cả. Tất cả những gì bạn đang nghe là, "Tôi sắp chết", và đứa con của tôi sắp chết." Và sau đó bạn đi ra ngoài đường, và bạn không biết nơi nào để đi, Và bạn không biết bạn có thể nói chuyện với ai, bởi vì sự thật là, HIV đang bị kì thị quá đến nỗi mà, nếu bạn tình của bạn, gia đình của bạn, bất cứ ai trong gia đình bạn, bạn đều có thể bị đuổi ra ngoài mà không có bất kì một sự ủng hộ nào. Và đây, đây là bộ mặt và là câu chuyện về HIV ở Châu Phi ngày nay. Nhưng chúng ta ở đây để nói về những khả năng có thể và một vài tin tức tốt. Và tôi muốn thay đổi câu chuyện này một chút. Lấy người mẹ và cô y tá tương tự, sau khi cô y tá mang cho cô ấy tờ xét nghiệm đưa cô ấy vào một căn phòng. Các cánh cửa mở ra, và căn phòng đó có rất nhiều những bà mẹ, những bà mẹ với những đứa con, và họ đang ngồi, và họ đang nói chuyện, họ đang lắng nghe. Họ đang uống trà, họ đang ăn bánh xăng-uýt. Và cô ấy đi vào bên trong, và người phụ nữ đến ngang cô ấy và nói, "Chào mừng đến với những bà mẹ đến những bà mẹ. Hãy ngồi xuống. Ở đây bạn an toàn. Chúng ta đều dương tính với HIV Bạn sẽ ổn. Bạn sẽ sống. Đứa con của bạn sẽ âm tính với HIV thôi." Chúng tôi nhìn những bà mẹ như một niềm an ủi riêng lẽ lớn nhất của một cộng đồng. Những bà mẹ chăm sóc những đứa con, chăm sóc mái ấm của minh. Những người đàn ông thường hay đến. Họ đang làm việc, hoặc họ không phải là một phần của gia đình. Tổ chức của chúng tôi, những bà mẹ đến những bà mẹ, thuyết phục những người phụ nữ nhiễm HIV tham gia như những người cung cấp sự chăm sóc. Chúng tôi mang những bà mẹ, những người có HIV, những người đã từng trải qua những chương trình PMTCT này vào những điều kiện rất riêng, để quay trở lại và làm việc bên cạnh các bác sĩ và y tá như một phần của đội chăm sóc sức khỏe. Những bà mẹ này, chúng tôi gọi họ là những bà mẹ dày kinh nghiệm, có thể thu hút những người phụ nữ là người, cũng giống như chính họ, đang mang thai đứa con của mình, nhận ra mình bị dương tính với HIV, là những người cần sự ủng hộ và giáo dục. Và họ ủng hộ họ quanh những chẩn đoán và dạy họ về cách uống thuốc, cách để tự chăm sóc chính bản thân họ, cách để chăm sóc những đứa con của họ. Hãy giả sử rằng: nếu bạn cần một ca phẫu thuật, bạn sẽ muốn một nhà phẫu thuật có chuyên môn giỏi nhất có thể, đúng không Nhưng nếu bạn muốn hiểu ca phẫu phuật đó sẽ làm gì với mạng sống của bạn, thì bạn lại muốn cố gắng hiểu một người nào đó một người nào đó đã có ca phẫu thuật đấy Những bệnh nhân chính là những chuyên gia dựa trên kinh nghiệm của chính họ, và họ có thể chia sẻ kinh nghiệm đó với những người khác. Đây là sự chăm sóc y tế là điều chỉ xoay quanh những viên thuốc. Vì vậy những bà mẹ là những người làm việc cho chúng tôi, họ đến từ những cộng đồng nơi họ làm việc Họ được thuê. Họ được trả lương như những thành viên chuyên nghiệp của những đội chăm sóc sức khỏe, vừa giống như những bác sĩ và y tá. Và chúng tôi mở tài khoản ngân hàng cho họ, và họ được trả lương trực tiếp vào tài khoản, bởi vì tiền của họ được bảo vệ; nên những người đàn ông không thể lấy nó đi khỏi họ. Họ theo hết hai đến ba tuần khóa học, khóa huấn luyện dựa trên chương trình giảng dạy nghiêm khắc. Bây giờ, các bác sĩ và y tá, họ cũng được huấn luyện. Nhưng thường là họ chỉ được huấn luyện một lần, vì vậy họ không có kiến thức về những loại thuốc mới, những chỉ dẫn mới khi chúng xuất hiện. Những bà mẹ cố vấn dày kinh nghiệm của chúng tôi thì được huấn luyện hàng năm và được đào tạo thêm. Và vì vậy các bác sĩ và y tá, họ tôn trọng họ như những chuyên gia. Hãy tưởng tượng rằng: một người phụ nữ, một bệnh nhân cũ, lại có thể dạy bác sĩ của cô ấy lần đầu tiên và dạy những bệnh nhân khác mà cô ấy đang chăm sóc. Tổ chức của chúng tôi có ba mục tiêu. Đầu tiên, để ngăn chặn sự truyền nhiễm từ mẹ sang con. Thứ hai, giữ những bà mẹ khoẻ mạnh. Giữ những bà mẹ còn sống. Giữ những đứa trẻ còn sống. Không còn có những đứa trẻ mồ côi. Và thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, là tìm ra những cách để truyền sự tự tin cho những người phụ nữ. làm họ có thể chiến đấu lại với sự kì thị và để sống cuộc sống với HIV tích cực và hữu ích hơn. Vậy chúng tôi thực hiện nó như thế nào? Ồ, có lẽ sự ràng buộc quan trọng nhất là người này ứng với người kia gặp gỡ các nạn nhân theo từng đôi một, dạy họ, ủng hộ họ, giải thích họ có thể chăm sóc cho bản thân như thế nào. Chúng tôi tiến xa hơn điều đó. Chúng tôi cố gắng thuyết phục những ông chồng, những người bạn tình của họ tham gia Ở Châu Phi, nó rất, rất khó để những người đàn ông tham gia Đàn ông thường không có nhiệm vụ chăm sóc thai nghén. Nhưng ở Rwanda, ở một đất nước, họ đã có một chính sách là một người phụ nữ không thể đến để được chăm sóc nếu cô ấy không dẫn bố của đứa bé đến với cô. Đó là luật. Và vì vậy bố và mẹ, cùng nhau, thực hiện cuộc gặp gỡ với người tư vấn và bài xét nghiệm. Cả bố và mẹ, cùng nhau, họ nhận kết các kết quả. Và điều này là rất quan trọng trong việc phá vỡ sự kì thị. Tiết lộ là điều chủ yếu đối với sự ngăn chặn. Bạn quan hệ tình dục an toàn hơn như thế nào, bạn sử dụng bao cao su thường xuyên như thế nào nếu không có sự tiết lộ? Tiết lộ là rất quan trọng đối với việc điều trị bởi vì, lần nữa, mọi người đều cần sự ủng hộ của các thành viên gia đình và những người bạn để uống thuốc của họ một cách thường xuyên. Chúng tôi cũng làm việc theo các nhóm. Bây giờ, các nhóm, nó không giống như tôi đang diễn thuyết, nhưng điều xảy ra là những người phụ nữ, họ đến cúng nhau -- dưới sự ủng hộ và hướng dẫn của các bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi -- họ đến cùng nhau, và họ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của họ. Và nó là thông qua sự chia sẻ mà mọi người có được những cách để chăm sóc chính bản thân họ, cách để tiết lộ cách uống những viên thuốc. Và sau đó có một cộng đồng vượt xa hơn, thu hút những người phụ nữ vào các cộng đồng của họ Nếu chúng tôi có thể thay đổi cái cách mà các gia đình tin tưởng và nghĩ, thì chúng tôi có thể thay đổi cái cách mà các cộng đồng tin tưởng và nghĩ đến. Và nếu chúng tôi có thể thay đổi đủ số công đồng, thì chúng tôi có thay đổi thái độ của cả quốc gia. Chúng tôi có thể thay đổi thái độ của quốc gia đối với những người phụ nữ và thái độ của quốc gia đối với HIV. Rào cản khó khăn nhất thực sự là xoay quanh việc giảm bớt sự kì thị. Chúng tôi có những viên thuốc, chúng tôi có những cuộc xét nghiệm. Nhưng làm sao bạn giảm bớt được sự kì thị? và sự tiết lộ là quan trọng. Vì vậy, các đây hai năm, một trong số những bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm đã quay trở lại và cô ấy đã kể với tôi một câu chuyện. Cô ấy đã được yêu cầu bởi một trong số các khách hàng đến nhà của người đó, bởi vì người khách đó muốn nói với mẹ, những người anh trai và chị gái của cô ấy về tình trạng HIV của cô ấy, và cô ấy sợ khi đi một mình. Và vì vậy người mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm đã đi cùng cô ấy. Và người bệnh nhân đã bước vào trong nhà và đã nói với mẹ và anh chị em của cô ấy, "Con có một vài điều muốn nói với mọi người. Con bị dương tính với HIV" Và mọi người đã im lặng. Và sau đó người anh trai lớn nhất của cô ấy đã đứng lên và nói, "Con cũng có điều muốn nói với mọi người. Con bị dương tính với HIV. Con sợ nói với mọi người." Và rồi người chị gái đứng dậy và nói, "Con cũng đang sống với virus, và con đã xấu hổ." Và rồi người em trai của cô đứng dậy và nói, "Con cũng bị dương tính. Con đã nghĩ mọi người sẽ đuổi con ra khỏi gia đình này/" Và bạn thấy điều này đang đi về đâu. Người em gái cuối cùng đã đứng dậy và nói," Con cũng bị dương tính. Con đã nghĩ mọi người sẽ ghét con." Và họ đã ở đó, tất cả bọn họ lần đầu tiên ở bên cạnh nhau có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm này lần đầu tiền, và ủng hộ nhau lần đầu tiên. (Video) Một người phụ nữ tường thuật: Những người phụ nữ đến với chúng tôi, và họ đang khóc lóc và sợ hãi. Tôi kể cho họ câu chuyện của tôi, rằng tôi bị dương tính với HIV, những đứa con của tôi âm tính với HIV. Tôi nói họ, "Các bạn sẽ làm được điều đó, và các bạn sẽ nuôi nấng một đứa bé khỏe mạnh." Tôi là bằng chứng của sự hi vọng Mitchell Besser: Hãy nhớ lại những hình ảnh tôi đã cho các bạn thấy về hầu như không có bác sĩ và y tá nào ở Châu Phi. Và nó là một sự khủng hoảng trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Thậm chí khi chúng tôi có nhiều cuộc xét nghiệm và thuốc men hơn, chúng tôi đều không thể chạm đến được mọi người; chúng tôi không có đủ những người cung cấp. Vì vậy chúng ta nói dưới dạng cái mà chúng ta gọi là chuyển đổi công việc. Theo truyền thống, chuyển đổi công việc là khi bạn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ một nhà cung cấp và có một nhà cung cấp khác làm điều này. Tiêu biểu là một bác sĩ mang một công việc đến một y tá. Và vấn đề ở Châu Phi là thực sự có các y tá ít hơn các bác sĩ, và vi vậy chúng tôi cần tìm mô hình mới cho sự chăm sóc sức khỏe. Bạn xây dựng nên một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn như thế nào? Chúng tôi đã chọn cách xác định lại hệ thống chăm sóc sức khỏe gồm 1 bác sĩ, một y tá và một bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Và vì vậy điều mà các y tá làm là họ yêu cầu các bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm giải thích cách uống những viên thuốc, các tác dụng phụ. Họ giao phó việc dạy cho trẻ ăn, kế hoạch hóa gia đình, quan hệ tình dục an toàn hơn, các hành động mà các y tá đơn giản là không có thời gian làm. Vì vậy chúng tối quay trở lại sự ngăn chặn truyền nhiễm từ mẹ sang con. Cả thế giới đang ngày càng nhìn thấy những chương trình này như chiếc cầu nối đến sức khỏe toàn diện của cả con và mẹ. Và tổ chức cảu chúng tôi giúp đỡ các bà mẹ thông qua cái cầu đó. Sự chăm sóc này không dừng lại khi đứa bé chào đời. Chúng tôi đối phó với sức khỏe hiện tại của cả mẹ và con, đảm bảo rằng họ sống khỏe mạnh, những cuộc sống thành công. Tổ chức của chúng tôi làm việc trên ba mức độ. Đầu tiên, mức độ bệnh nhân -- những người mẹ và những đứa con giữ cho những đứa bé không bị nhiễm HIV, giữ cho những người mẹ khỏe mạnh để nuôi nấng chúng Thứ hai, các cộng đồng -- trao quyền lực cho những người phụ nữ. Họ trở thành những nhà lãnh đạo trong các cộng đồng. Họ thay đổi cách mà các cộng đồng nghĩ đến. Họ cần thay đổi thái độ đối với HIV Họ cần thay đổi thái độ đối với những người phụ nữ ở Châu Phi. Chúng tôi phải làm điều đó. Và sau đó chỉnh lại mức độ của các hệ thống chăm sóc sức khỏe, xây dựng các hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi bị đổ vỡ. Chúng sẽ không hoạt động theo cách chúng tôi thiết kế gần đây. Và vì vậy các bác sĩ và y tá những người cần thay đổi hành vi của mọi người lại không có các kĩ năng, không có thời gian. Các bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi làm điều đó. Và vì vậy trong việc xác định lại các đội chăm sóc sức khỏe bằng cách có được các bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm, chúng tôi có thể làm được điều đó. Tôi đã bắt đầu chương trình ở Capetown, Nam Phi. quay trở lại năm 2001. Tại thời điểm đó, nó chỉ là sự lóe lên của một ý tưởng. Tham khảo bài diễn thuyết đáng yêu của Steven Johnson ngày hôm qua về nơi những ý tưởng bắt đầu. Tại thời điểm đó tôi đang ở trong nhà tắm. Một mình. (Tiếng cười) Chương trình đang hoạt động ở chín nước. Chúng tôi có 670 địa điểm chương trình. Chúng tôi đang gặp khoảng 230,000 phụ nữ hàng tháng. Chúng tôi đang thuê 1,600 bà mẹ cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Và năm ngoái, họ đã ghi danh 300,000 phụ nữ mang thai và bà mẹ dương tính với HIV. Đó là 20 phần trăm số phụ nữ mang thai dương tính với HIV trên toàn cầu, 20 phần trăm của thế giới. Điều khác thường là giả thuyết này lại đơn giản. Những bà mẹ nhiễm HIV chăm sóc cho những bà mẹ nhiễm HIV. Những bệnh nhân cũ chăm sóc cho những bệnh nhân hiện giờ. Và sự trao quyền lực qua công việc -- làm giảm bớt ưự kì thị. (Video) Một phụ nữ tường thuật: Có hi vọng, hi vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ giành chiến thắng trong trận chiến chống lại HIV và AIDS này. Mỗi người đều phải biết tình trạng HIV của họ. Những ai âm tính với HIV phải biết cách giữ cho âm tính. Những ai bị nhiễm HIV phải biết cách để chăm sóc chính bản thân họ. Những phụ nữ mang thai dương tính với HIV phải có các dịch vụ cuat PMTCT để có những đứa con âm tính với HIV Tất cả điều này là có thể, nếu mỗi chúng ta cùng đóng góp vào trận chiến này. MB: Các cách giải quyết đơn giản đối với những vấn đề phức tạp. Những bà mẹ chăm sóc những bà mẹ. Nó mang tính chuyển đổi. Xin cảm ơn (Tiếng vỗ tay) Tôi sẽ chia sẻ với bạn câu chuyện về quá trình tôi trở thành 1 nhà hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS như thế nào. Tên chiến dịch của tôi là SING. Tháng 11 năm 2003 Tôi được mời tham gia vào buổi thành lập quỹ 46664 của Nelson Mandela. Đó là quỹ HIV/AIDS của ông. 46664 là con số trên áo tù của Mandela khi ông bị giam ở Đảo Robben. Đây là tôi và Youssou N'Dour, trên sân khấu, cùng nhau trình diễn. Ngày tiếp theo, tất cả các nghệ sĩ được mời tham gia cùng Mandela ở Đảo Robben, nơi ông đã có 1 bài phát biểu trước báo chí thế giới, ông ấy đã đứng ngay trước phòng giam trước đây của mình. Bạn có thể nhìn thấy phần dưới của cửa sổ phòng giam trên bức ảnh này. Đó đã là 1 thời khắc khá quan trọng đối với tất cả chúng tôi. Vào thời điểm đó, Mandela đã nói với báo chí TG rằng đã có 1 tội ác diệt chủng thực sự diễn ra trên đất nước của ông, sau chế độ diệt chủng apathai Rainbow Nation, cả ngàn người đang chết hàng ngày, và những nạn nhân đầu tiên, những người dễ tổn thương nhất, chính là phụ nữ và trẻ em. Nó đã tác động rất lớn đến tâm trí tôi, bởi vì tôi là 1 phụ nữ, và tôi là 1 người mẹ, và tôi đã không nhận ra rằng đại dịch HIV/AIDS đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ bằng nhiều cách. Và tôi tự hứa -- khi tôi rời Nam Phi, khi tôi rời Capetown (thủ đô NPhi), tôi đã tự nhủ với bản thân "tôi sẽ làm 1 điều gì đó 1 điều mà tôi phải nói. Tôi phải gửi thông điệp đến mọi người" Chính vì lẽ đó mà sau này, tôi đã tham gia tất cả các sự kiện của quỹ 46664 mà tôi có thể Tôi cũng tham gia những cuộc họp báo, những buổi phóng vấn, nói và sử dụng lợi thế của mình là một nhạc sĩ, và với sự gắn kết với Mandela, với lòng ngưỡng mộ cho công việc to lớn mà ông đã làm. Tất cả mọi người trên thế giới đều kính trọng Nelson Mandela. Tất cả đều tôn sùng ông. Nhưng tất cả bọn họ liệu có biết về những gì đang diễn ra ở Nam Phi, ở đất nước ông đất nước có tỷ lệ hiện mắc các bệnh truyền nhiễm do virus cao nhất? Tôi nghĩ, nếu bây giờ tôi đi xuống đường, và nói cho mọi người những gì đang diễn ra ở đó, họ sẽ bị sốc. Tôi đã rất rất may mắn, 1 vài năm trước, tôi đã gặp Zackie Achmat, người sáng lập chiến dịch Treatment Action (hoạt động chữa trị), 1 nhà hoạt động xã hội và vận động chiến dịch phi thường. Tôi gặp ông trong 1 sự kiện của quỹ 46664. Ông ấy đã mặc 1 chiếc áo phông giống như tôi đang mặc đây. Đây là một công cụ Nó nói với bạn rằng tôi đang cô đơn với những người có HIV, những người đang sống chung với HIV. Và bằng cách này (do sự kì thị đối với ng có H), bằng cách mặc chiếc áo này, Tôi nói rằng: "Vâng, chúng ta có thể bàn luận vấn đề này. Nó không phải ở trong bóng tối." Tôi trở thành 1 thành viên của Treatment Action Campaign, và tôi rất tự hào được là một thành viên của tổ chức tuyệt vời đó. Nó giống như là một cuộc biểu tình có nguồn gốc với 80% hội viên là phụ nữ đa phần trong só họ là HIV-dương tính Họ làm việc trong lĩnh vực đó. Họ có thể liên hệ rất nhiều tới những người đang sống trực tiếp với hậu quả của virus Họ có chương trình giáo dục Họ đưa ra những vấn đề không được ưa chuộng Những gì họ làm rất đáng nể. Và đúng, cuộc vận động SING của tôi đã ủng hộ Treatment Action Campaign theo cái cách là tôi đã cố nâng cao ý thức và đồng thời cũng gây quỹ Rất nhiều những quỹ mà tôi vận động được đã đi trực tiếp đến Treatment Action Campaign với những điều tuyệt vời họ đã làm và vẫn đang làm, ở Nam Phi Và đây là cuộc vận động SING của tôi Vận động SING đơn giản chỉ là tôi và 3 hay 4 con người tuyệt vời khác hỗ trợ tôi. Tôi đã đi khắp thế giới trong vòng 2 năm rưỡi Tôi đã đi đến 12 quốc gia khác nhau Và bây giờ tôi đang ở Oslo ở Norway, lấy 1 cái check to bự hát ở Hồng Kông, cố gắng gây quỹ. Ở Johannesburg, tôi có cơ hội được chơi nhạc cho 1 khán thính giả bậc trung da trắng ở Nam Phi đến lúc họ bật khóc vì tôi sử dụng những đoạn phim mà làm xúc động người xem, cái cốt lõi của họ, về cái thảm kịch khủng khiếp đang xảy ra, mà mọi người đang tránh, vì họ mệt mỏi, và không biết giải pháp là gì Aaron Motsoaledi, bộ trưởng y tế hiện nay, tham dự cái buổi hòa nhạc đó, và tôi có cơ hội gặp ông, và ông đã tham gia nhiệt tình để làm nên 1 sự thay đổi mà rất cần thiết. Đây là văn phòng chính phủ Scotland Tôi đã từ đó trở thành một đại sứ cho Scotland và HIV. Và tôi cho họ thấy những trải nghiệm của mình và vì vậy nâng cao nhận thức Và một lần nữa, ở Edinburgh, với Dàn Nhạc Trẻ Em Châu Phi mà tôi rất yêu mến Và những đứa trẻ mồ côi này đã có gia đình bị ảnh hưởng bởi vi rút si da. Tôi đang ngồi ở New York với Michel Sidibe. Ông ấy là giám dốc UNAIDS Và tôi rất vinh hạnh được Michel mời vài tháng trước để trở thành đại diện của UNAIDS Và bằng cách này, tôi đã tăng cường mặt bằng của mình và mở rộng tầm ảnh hưởng, Tin nhắn của UNAIDS đang được gửi đi khắp thế giới và tôi muốn thấy sự bài trừ hoàn toàn của sự lây lan vi rút từ mẹ sang con trong vòng năm 2015 Đây là một mục tiêu tham vọng, nhưng chúng tôi tin rằng nó có thể thực hiện được với ý chí chính trị. Nó có thể xảy ra. Và tôi đang ở đây với một phụ nữ mang thai với HIV dương tính, và chúng tôi đang mỉm cười, cả hai chúng tôi đang mỉm cười, vì chúng tôi rất tự tin, vì chúng tôi biết rằng người phụ nữ trẻ này đang nhận điều trị để cuộc sống của cô được nối dài và để chăm sóc đứa con sắp chào đời Và đứa bé sẽ nhận PMTCT, nghĩa là đứa bé ấy sẽ sinh ra miễn nhiễm. Đây mới đúng là ngăn ngừa vào thời gian đầu của cuộc đời. Đây là một cách nhìn vào cách ngăn chặn dịch SIDA. Bây giờ, tôi muốn kết thúc để kể bạn nghe một câu chuyện nhỏ về Avelile. Đây là Avelile. Cô bé đi cùng tôi đến mọi nơi. Tôi kể câu chuyện của em tới mọi người, bởi vì em đại diện một trong hàng ngàn em bé HIV/SIDA mồ côi. Mẹ của Avelile bị nhiễm vi rút HIV. Bà mất vì một căn bệnh liên quan tới SIDA. Avelile bị nhiễm vi rút đó. Cô ấy sinh ra với vi rút. Và đây là hình cô lúc 7 tuổi nặng không hơn em bé 1 tuổi Vào thời điểm này trong đời em, em đang hứng chịu SIDA toàn bộ và bị viêm phổi. Chúng tôi gặp em ở 1 bệnh viện ở Phía Tây Cape và dành hết 1 buổi tối với em - 1 đứa bé dễ thương. Bác sĩ và y tá rất tuyệt vời Họ cho cô vào 1 chế độ ăn kiêng đặc biệt và chăm sóc cô rất cẩn thận. Và chúng tôi không biết khi rời khỏi khách sạn vì chúng tôi đang quay phim câu chuyện của cô ấy - chúng tôi không biết cô sẽ sống sót hay không. Vì vậy, đương nhiên...đó là một cuộc chạm trán đầy cảm xúc và chúng tôi cảm thấy rất sâu sắc với kinh nghiệm trực tiếp này, với đứa trẻ này, bạn biết đấy, câu chuyện đó. Năm tháng sau, chúng tôi quay trở lại Nam Phi để gặp lại Avelile Và tôi đang trở nên - lông trên - tôi không biết bạn có thể thấy lông trên tay tôi Nó đang dựng đứng lên, vì cái mà tôi sắp sửa cho bạn xem Đây là cuộc biến đổi đã diễn ra. Nó có ngoạn mục không? (Vỗ tay) Tràn pháo tay này thật ra là dành cho những bác sĩ và y tá của bệnh viện đã chăm sóc Avelile. Và tôi rất coi trọng loại biến đổi đó. Vì vậy, tôi muốn nói với bạn rằng, từng người trong khán thính giả, nếu bạn cảm thấy là mọi bà mẹ và mọi đứa trẻ trên thế giới có quyền tiếp cận nguồn dinh dưỡng tốt và y tế và bạn tin rằng Những Mục Tiêu Phát Triển Milennium, đặc biệt là năm và sáu tuổi, nên hoàn toàn được hỗ trợ bởi mọi chính phủ trên thế giới - đặc biệt là vùng cận Châu Phi Sahara các bạn có thể đứng dậy được không Tôi nghĩ rất công bằng để nói rằng mọi người ở đây. Cảm ơn rất nhiều (Vỗ tay) Tôi đang theo học bằng tiến sỹ, và tôi có một câu hỏi: Làm cách nào chúng ta có thể làm cho những nội dung số có thể nắm bắt được? Bởi vì như mọi người thấy, một mặt, đây là thế giới số, và không có gì nghi ngờ rằng rất nhiều thứ đang xảy ra ở đó. Và với con người chúng ta, nó không phải là cái gì đó thực đang thực sự tồn tại. Nó là một thế giới ảo. Mặt khác, con người chúng ta, sống trong thế giới thực. Nó rất đa dạng với mùi, vị và cảm gác. Vì vậy câu hỏi là: làm cách nào chúng ta có thể tạo ra những thiết bị số có thể đưa nội dung số thể hiện trong đời thực ? Đó chính là câu hỏi của tôi. Nếu bạn để ý tới chiếc điện thoại iPhone với màn hình cảm ứng và Wii với các hoạt động cơ thể của nó, bạn có thể thấy xu hướng; nó hiểu được các tác động vật lý. Câu hỏi là: vậy tiếp theo đó sẽ là gì ? Bây giờ, tôi có 3 lựa chọn xin được trình bày với mọi người. Đầu tiên là khối lượng. Bởi vì con người chúng ta nhạy cảm với sức nặng của đồ vật cầm trong tay. Bởi vậy, chúng ta có thể sử dụng chúng trong điện thoại di động không ? Để tôi cho các bạn thấy thiết bị di động có khả năng thay đổi khối lượng theo vị trí. Đây là một hộp hình chiếc điện thoại di động nó có một miếng kim loại có thể chuyển động bên trong và bạn có thể cảm nhận vị trí nặng của nó. Chúng ta thay đổi trọng tâm của nó. Ví dụ, chúng ta có thể làm cho nội dung số tương ứng với khối lượng vật lý. Bạn di chuyển tay quanh nội dung được hiển thị và bạn có thể cảm nhận vị trí của ngón tay bởi trọng lượng của thiết bị. Nó còn được sử dụng cho hệ thống định vị. Nó có thể hướng dẫn bạn đi quanh thành phố. Bằng cách thay đổi vị trí trọng tâm của nó, " Rẽ phải. Đi thẳng. Rẽ trái tại đây." Và thú vị ở chỗ là bạn không cần phải lúc nào cũng nhìn vào thiết bị; Cho đôi mắt bạn được tự do ngắm thành phố. Đầu tiên là trọng lượng. Còn bây giờ là hình dạng. Chúng ta cũng nhạy cảm với hình dạng của vật thể chúng ta cầm trên tay. Nếu tôi download được một cuốn sách điện tử và nó có 20 trang -- thì nó sẽ mỏng, đúng không -- nhưng nếu nó có tới 500 trang, tôi muốn có cảm giác như cầm cuốn "Hary Potter." Nó dày. Vì vậy để tôi cho các bạn xem thiết bị di động có thể thay đổi hình dạng. Nó có hình hộp giống như một chiếc điện thoại di động. Và cái này có thể thay đổi hình dạng. Chúng ta có thể chơi với chính hình dạng của nó. Ví dụ, nó có thể mỏng khi nằm trong túi của bạn, dĩ nhiên là chúng ta muốn như thế, nhưng tiếp theo nếu bạn cầm nó trên tay, nó sẽ hiểu và dày lên. Nó có dạng thon nhỏ phía dưới. Nếu bạn thay đổi cách cầm, nó có thể tự điều chỉnh cho phù hợp. Nó cũng hữu dụng khi bạn đặt nó xuống bàn để xem phim hay sử dụng như là chiếc đồng hồ báo thức. Nó khá đơn giản. Thỉnh thoảng, chúng ta xem cái gì đó trên điện thoại, mà nó to hơn chiếc điện thoại. Vì vậy trong trường hợp này -- giống thế này, có một ứng dụng to hơn màn hình điện thoại -- hình dạng của chiếc điện thoại sẽ mách bạn, "Màn hình không đủ rộng, còn có nội dung chưa được hiển thị. Bạn không thể thấy, nhưng nó có ở đấy." Và bạn có thể cảm thấy bởi vì chiếc điện thoại dày hơn tại cạnh. Hình dạng là cái thứ 2. Cái thứ 3, ở mức độ khác. Con người có tính xã hội, có cảm xúc, và điều đó thật tuyệt. Không phải đó là một cách làm cho chiếc điện thoại trực quan hơn sao ? Hãy nghĩ tới con chuột nằm trong túi. Vâng, tôi có thể cảm thấy nó. Nó ổn. Tôi không phải kiểm tra nó. Để tôi cho bạn thấy một chiếc điiện thoại "sống" Vì vậy, một lần nữa, hộp hình chiếc điện thoại. Tuy nhiên chiếc này, có nhịp thở và nhịp tim, và nó có vẻ rất hữu cơ. (Tiếng cười) Và bạn có thể nói ràng, lúc này nó đang nghỉ ngơi. Oh giờ là cuộc gọi nhỡ, cuộc gọi đến, có thể là 1 bạn gái mới. Rất thú vị. làm sao để bạn dừng nó lại ? Bạn chạm nhẹ vào tai, và mọi thứ lại bình thường. Vì vậy, nó rất trực quan, và đó là những gì chúng ta muốn. Những gì các bạn đã thấy là 3 cách để làm cho chúng ta có thể cầm nắm được nội dung số. Và theo tôi là làm cho chúng có tính vật lý là một cách tốt để thực hiện điều đó. Điều gì đằng sau nó là một sự yêu cầu, cụ thể là con người sẽ có nhiều kỹ thuật hơn nữa trong tương lai. Đúng hơn là, công nghệ, có tính con người nhiều hơn. (Vỗ tay) Người Ấn Độ giáo có câu "Nada brahma" nghĩa thứ nhất là "Thế giới thật hoàn hảo." và thứ 2 là "Thế giới đầy những âm thanh". Rất đúng. Vì mọi vật đều rung động. Sự thật là, tất cả các bạn ngồi đây đều đang rung động Mọi bộ phận cơ thể bạn đang rung động với tần số khác nhau. Và vì thế, thật ra, bạn là một hợp âm, mỗi người có một hợp âm riêng biệt Vậy nếu bạn có sức khoẻ tốt nghĩa là bạn có một bản hoà âm hoàn hảo. Tai của bạn không thể nghe được hợp âm này. Nó Nhân tiện, chúng ta đang thấy một quãng tám Tai bạn luôn mở, Bạn không thể tắt nó đi như cái công tắc. Nó hoạt động ngay khi bạn đang ngủ Âm thanh nhỏ nhất mà bạn có thể cảm nhận di chuyển đến màng nhĩ sau khi đã được khuếch đại lên 4 lần Âm thanh lớn nhất mà bạn nghe được sẽ gấp hàng tỷ tỷ lần như thế. Tai không chỉ để NGHE THẤY, mà còn LẮNG NGHE. Lắng nghe là kỹ năng chủ động Trong khi nghe thấy là bị động, thì lắng nghe có nghĩa là ta phải thực hiện hành động đó. Nó có một mối quan hệ với âm thanh. Và đây là điều chẳng ai dạy chúng ta. Ví dụ, bạn đã nghĩ rằng có những vị trí lắng nghe, nơi mà bạn có thể nghe điều gì đó? Có 2 loại vị trí lắng nghe. Nghe Giản Lược là lắng nghe "vì trách nhiệm" Nó biến việc to thành chuyện nhỏ và chuyện nhỏ coi như không có. Đàn ông thường hay nghe kiểu này Nếu ai đó nói "Tôi gặp rắc rối" Đàn ông sẽ nói "Giải pháp của anh đây. Cảm ơn. Tiếp theo." Đó là cách chúng ta nói, phải không các chàng trai? Trong khi đó, Nghe Mở Rộng là lắng nghe "cùng với", không phải "bởi vì" Nó không có điểm kết thúc Nó là cả một quãng đường. Phụ nữ thường lắng nghe "mở rộng" Bạn có thể thấy 2 người phụ nữ, đối diện nhau và nói cùng lúc với nhau. (cười) Các anh, nếu không gặp vấn đề gì với cách này, hãy thử rèn luyện lắng nghe mở rộng, các anh sẽ thay đổi các mối quan hệ của mình Vấn đề là khi lắng nghe, rất nhiều tiếng ồn bao vây chúng ta. Tiếng ồn, theo Uỷ ban Châu Âu, gây tổn hại đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của 25% dân số Châu Âu. 2% dân số Châu Âu -- khoảng 16 triệu người -- không thể ngủ vì tiếng ồn. Tiếng ồn đã cướp đi 200,000 người mỗi năm ở Châu Âu. Đó thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Khi còn bé, nếu bạn không muốn nghe tiếng ồn, bạn bịt tai bằng ngón tay rồi tự ngân nga ở cổ họng. Còn bây giờ, bạn có thể làm điều đó với một vật khá thú vị. Nó trông như thế này. Vấn đề với việc sử dụng tai nghe rộng rãi là nó gây ra 3 tác hại đến sức khoẻ. Đầu tiên là tác hại mà Murray Schafer gọi là schizophonia - bệnh phân liệt âm thanh Nó làm sai lệch cái bạn thấy và cái bạn nghe Vì thế, chúng ta đưa vào cuộc sống của mình giọng nói của những người không có mặt bên cạnh mình Tôi nghĩ rằng sẽ thật sự tổn hại cho sức khoẻ nếu phải sống mãi với bệnh schizophonia. Vấn đề thứ 2 khi sử dụng tai nghe là sự dồn nén. Chúng ta nén đầy nhạc vào trong túi và kèm theo chuyện này là cái giá phải trả Hãy lắng nghe. Đây là một đoạn nhạc chưa nén. (nhạc) Và đây cũng là đoạn nhạc đó khi đã nén xuống 98% (nhạc) Tôi thật sự hi vọng vài người trong số các bạn có thể thấy được sự khác biệt. Đó là cái giá của việc nén dữ liệu. Nó khiến bạn mệt mỏi và dễ nổi cáu khi nghe những thứ như vậy Bạn phải hình dung ra chuyện đó. Về lâu về dài, điều này rất không tốt cho bạn. Vấn đề thứ 3 của tai nghe là: bệnh điếc -- rối loạn cảm nhận âm thanh. vì nhiều lý do, có đến 10 triệu người Mỹ mắc phải bệnh này nhưng điều thật sự đáng lo ngại, 16% khoảng 1/6 thanh thiếu niên Mỹ có triệu chứng rối loạn cảm nhận âm thanh do hậu quả của việc sử dụng tai nghe. Một nghiên cứu ở trường ĐH Mỹ cho thấy 61% tân sinh viên gặp vấn đề về thính giác do hậu quả của việc sử dụng tai nghe. Chúng ta có thể đang nuôi dạy một thế hệ bị điếc. Và đó thật sự là vấn đề nghiêm trọng. Tôi có 3 chỉ dẫn để bạn bảo vệ tai mình, và hãy hướng dẫn lại cho con cái của các bạn nhé. Những dụng cụ bảo vệ thính giác chuyên nghiệp rất tuyệt; Tôi rất hay dùng nó. Nếu bạn định dùng tai nghe, hãy mua cái tốt nhất có thể, vì chất lượng tốt có nghĩa là bạn không cần mở quá to. Nếu bạn không thể nghe khi người đã nói lớn tiếng, nghĩa là bạn đã mở âm lượng quá lớn. Thứ 3, nếu bạn ở một nơi ồn ào, tốt nhất là bạn bịt tai lại và ra khỏi đó. Hãy bảo vệ tai của bạn theo cách đó. Rời khỏi nơi ồn ào và tìm những người bạn mà tôi đề cập sau đây GNC Gió, nước, chim chóc -- những thanh âm của thiên nhiên tạo nên rất nhiều bản nhạc khác nhau, và tất cả đều có lợi cho sức khoẻ, chúng sẽ giúp bạn khoẻ mạnh trong suốt năm. Hãy tìm những âm thanh đó, chúng rất tốt cho bạn, và điều này cũng vậy. Tĩnh lặng là điều tuyệt vời Những nhà văn thuộc triều đại Elizabeth mô tả ngôn ngữ là vật trang trí cho sự tĩnh lặng. Tôi nghiêm túc đề nghị bạn hãy rời khỏi sự tĩnh lặng một cách có chủ định hãy tự tìm ra vài cách, như là: hoạt động nghệ thuật Một tiền cảnh, một hậu cảnh, đặt trong một sự cân đối tuyệt vời. Sẽ rất thú vị khi thiết kế với âm thanh. Nếu bạn không thể tự làm, hãy tìm một người chuyên nghiệp giúp bạn. Thiết kế âm thanh là tương lai, và tôi nghĩ đó là cách mà chúng ta thay đổi âm thanh của thế giới Tôi sẽ giới thiệu nhanh 8 phương pháp, 8 cách khiến âm thanh có lợi cho sức khoẻ. Đầu tiên, sóng siêu âm: ta đã rất quen thuộc với nó trong thôi miên. Nó cũng được dùng để chữa ung thu. Lithotripsy - giúp hàng nghìn người khỏi chuyện dao kéo bằng cách nghiền những viên sỏi với âm thanh cường độ mạnh. Chữa bệnh bằng âm thanh là phương pháp tuyệt vời. Nó đã có từ hàng nghìn năm. Tôi đề nghị các bạn tìm hiểu về nó. Đã có những ứng dụng tuyệt vời từ điều này, chữa trị bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt và một số bệnh khác. Và âm nhạc, tất nhiên. Nói chung, nghe nhạc rất tốt, nếu bạn nghe một cách có định hướng, nghe với cảm xúc. Nhạc nhà thờ, rất tốt. Mozart, rất tốt. Có rất nhiều thể loại âm nhạc tốt cho sức khoẻ. 4 phương pháp tiếp theo yêu cầu bạn cần phải có vài hành động và phải tập trung. Đầu tiên, lắng nghe có chủ định. Tôi hi vọng sau buổi nói chuyện này, bạn sẽ thực hành nó. Đó là một "chiều" mới rất tuyệt vời cho cuộc sống của bạn. Thứ 2, hãy làm ra một vài âm thanh. Sáng tạo ra âm thanh. Giọng nói là nhạc cụ mà mọi người đều có, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta biết sử dụng giọng nói một cách khoa học. Học cách hát. Học cách chơi nhạc cụ. Nhạc sĩ có bộ não lớn hơn bình thường - đó là sự thật. Bạn có thể làm điều này trong nhóm. Đó là cách rất tuyệt để chữa trị rối loạn cảm nhận âm thanh, tạo ra những giai điệu và âm thanh trong nhóm theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Hãy biết cách xử lý những âm thanh quanh bạn. Bảo vệ tai? Đúng, tất nhiên. Tạo ra những thanh âm êm dịu xung quanh bạn ở nhà, ở nơi làm việc. Và hãy lên tiếng khi người khác tấn công ta bằng những tiếng ồn mà tôi đã cho các bạn nghe lúc trước. Tôi đã giới thiệu với bạn 7 điều có thể làm ngay lập tức để có thể khoẻ mạnh với âm thanh. Quan điểm của tôi là âm thanh của thế giới sẽ rất tuyệt vời, nếu chúng ta bắt đầu thực hiện những điều này, chúng ta sẽ tiến 1 bước dài. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn hãy hành động. Tôi gửi đến các bạn một đoạn tiếng chim hót, sẽ rất tốt cho bạn. Chúc các bạn sức khoẻ. (vỗ tay) Tôi thức dậy lúc 6:10 vào buổi sáng sau khi đi ngủ vào lúc 12:45 đêm Tôi bị tỉnh giấc một lần vào giữa đêm. Tim của tôi đập 61 nhịp một phút Huyết áp của tôi 127 trên 74. Tôi không có thời gian tập thể dục ngày hôm qua, vì thế nhịp tim cao nhất của tôi trong lúc tập thể dục không thể đo được. Tôi dùng khoảng 600 milligram caffeine, không dùng chất cồn. Và chỉ số Yêu Thương Bản Thân của tôi hay là NPI -16 là một chỉ số yên lòng 0.31. Chúng tôi biết rằng những con số rất có ích với chúng tôi khi chúng tôi quảng cáo, quản lý, tìm kiếm. Tôi sẽ nói về sự hữu dụng của chúng khi chúng ta nghĩ, học, nhớ, và muốn cải thiện. Một vài năm trước, Kevin Kelly, cộng sự của tôi, và tôi để ý rằng mọi người làm cho họ hướng đến đo lường định lượng và tự theo dõi vượt lên trên những thói quen bình thường và quen thuộc như cân hàng ngày. Mọi người theo dõi đồ ăn của họ qua Twitter, bỉm của con cái họ quá iPhone. Họ làm sổ theo dõi chi tiết về chi tiêu, cảm xúc triệu chứng, cách chữa trị. Bây giờ, chúng ta biết một số phương tiện kĩ thuật đang điều khiển sự thay đổi trong cách sống của chúng ta -- sự hấp thụ và khuếch tán của phương tiện di động, sự cải thiện theo cấp số nhân của dữ liệu lưu trữ và xử lý dữ liệu, và sự cải thiện đáng kể trong các cảm biến sinh trắc học của con người. Có một chấm đen ở đó là gia tốc kế 3D. Nó theo dõi sự di chuyển của bạn qua không gian. Như bạn thấy đấy, nó rất nhỏ và cũng rất rẻ Bây giờ họ đang xuống dưới một đô la một mảnh, và họ đang đi sâu vào tất cả các loại thiết bị. Nhưng điều thú vị là thông tin chi tiết đến không thể tin được mà bạn có thể nhận được từ chỉ là một cảm biến như thế này. Loại cảm biến này ở trong các thiết bị trắc sinh học -- trong số các loại sớm chấp nhận tại thời điểm -- Fitbit. Nó theo dõi các hoạt động và giấc ngủ của bạn. Nó chỉ là cảm biến trong nó. Có thể bạn đã quen với hệ thống Nike+. Tôi chỉ cần đặt nó lên bởi vì dấu chấm bé màu xanh đó là cảm biến. Nó thật sự chỉ là cảm ứng lực như thứ ở trong chuông cửa ra vào. Và Nike biết làm cách nào để đo được tốc độ và khoảng cách của bạn từ bộ cảm biến đó. Đây là sợ dây mà người ta dùng đưa số liệu nhịp tim vào hệ thống Nike+ của họ. Đây là phương tiện đẹp và mới mà cung cấp cho bạn dữ liệu theo dõi giấc ngủ một cách chi tiết, không chỉ là cho dù bạn đang ngủ hay thức, mà còn về giai đoạn của giấc ngủ -- ngủ sâu, ngủ nhẹ, ngủ chuyển động mắt nhanh chóng. Bộ cảm ứng chỉ là một thanh kim loại nhỏ ở băng đeo đầu. Phần còn lại của nó là giao diện điều khiển cạnh giường ngủ. Chỉ để tham khảo, đây là một hệ thống theo dõi giấc ngủ một vài năm trước đây -- ý tôi là, thật sự cho đến bây giờ. Và đây là hệ thống theo dõi giấc ngủ của ngày hôm nay. Và nó được trình bày tại một hội nghị chăm sóc y tế ở D.C. Hầu hết những gì bạn thấy ở đây là một ống hít hen suyễn, nhưng ở phía trên đầu là máy thu phát định vị toàn cầu rất nhỏ, mà bạn có thể được cung cấp thời gian và địa điểm những lần hen suyễn, cho bạn nhận thức mới về sự dễ tổn thương của bạn liên quan đến thời gian và các yếu tố môi trường. Bây giờ, chúng ta biết rằng công cụ mới đang thay đổi ý thức của chúng ta trên thế giới -- những cảm biến nhỏ thu thập dữ liệu trong tự nhiên, sự tính toán đã giúp cho dữ liệu được hiểu và sử dụng, và tất nhiên các mạng xã hội đã cho phép con người hợp tác và đóng góp. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng những công cụ này là chỉ ra ngoài như cửa sổ, và tôi muốn mới các bạn nghĩ về chúng cũng như nhìn vào bên trong và trở thành những chiếc gương. Vậy khi chúng tôi nghĩ về việc sử dụng chúng để có được một số cải tiến hệ thống, chúng tôi cũng suy nghĩ về làm thế nào nó có thể hữu ích cho sự tự cải thiện, sự tự khám phá, tự nhận thức, tự kiến thức. Đây là thiết bị trắc sinh học: đây là một cặp tai nghe Apple. Năm trước, Apple đã có một số bằng sáng chế để đó được nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể qua tai nghe. Để làm gì? Nó nên để làm gì? Một số người sẽ nói để cho an ninh sinh trắc. Một số người sẽ nói cho nghiên cứu sức khỏe cộng đồng. Một số người sẽ nói đây là nghiên cứu thị trường tiên phong. Và tôi cũng muốn nói với các bạn đó cũng là để nhận thức bản thân. Và bản thân không phải là điều duy nhất, nó thậm chí không hầu hết mọi thứ. Bản thân chỉ là trung tâm điều khiển của chúng ta, nhận thức của chúng ta, thước đo đạo đức của chúng ta. Và, nếu chúng ta muốn hành động có hiệu quả hơn trong thế giới, chúng ta cần biết về bản thân một cách tốt hơn. Cảm ơn. Chúng ta đang sống trong một thời kì vĩ đại thời đại của công nghệ gen Bộ gen của bạn là một chuỗi ADN hoàn thiện Và chuỗi của bạn thì khá khác so với tôi Chính vì vậy mà chúng ta trông hoàn toàn khác nhau Tôi có một đôi mắt nâu Bạn có thể có mắt màu xanh hoặc là xám Nhưng nó không chỉ đơn giản là vậy. Những bài báo cho chúng ta biết rằng gen có thể gây ra những căn bệnh đáng sợ. hay thậm chí là hình thành nên tính cách hoặc gây ra rối loạn thần kinh Những bộ gen của chúng ta dường như có một sức mạnh khủng khiếp tác động lên số phận của chúng ta Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Không phải chỉ có những bộ gen mới làm nên con người tôi Các bạn nghĩ sao? Các bạn có gì nhiều hơn là những bộ gen thôi không? (Khán giả: Có) Có? Tôi nghĩ rằng một vài người sẽ đồng ý với tôi Tôi nghĩ ta hãy tuyên bố điều này Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cùng khẳng định nào Nào: " Tôi có nhiều hơn những bộ gen của mình", đồng thanh nào Mọi người: Tôi còn hơn cả những bộ gen của mình (Tiếng cỗ vũ) Sebastian Seung: Vậy tôi là cái gì? (Tiếng cười) Tôi là một hệ kết nối - Connectome Bây giờ, vì tất cả các bạn rất tuyệt Nên hãy cùng hùa theo tôi và cùng nói điều này nhé (Tiếng cười) Được rồi. Cùng nói nào Mọi người: Tôi là một Connectome (hệ kết nối) SS: Nghe có vẻ thật tuyệt. Này, các bạn thật sự rất tuyệt đó các bạn còn chả biết hệ kết nối là gì mà vẫn sẵn sàng làm với tôi Chắc có lẽ giờ tôi nên trở về nhà thôi. Tính đến bây giờ, mới chỉ có một hệ kết nối đã được tìm ra Đó là của con giun nhỏ này Hệ thần kinh khiêm tốn của nó chứa chỉ khoảng 300 nơ ron Vào những năm 1970 và 80 một nhóm nhà khoa học đã xác định tất cả 7000 mối liên kết giữa những nơ ron Trong biểu đồ này, mỗi nút là một nơ ron và mỗi đường là một liên kết Và đây chính là hệ kết nối của loài giun C.elegans Hệ kết nối của các bạn phức tạp hơn thế này rất nhiều Bởi vì não của bạn chứa 100 tỉ nơ ron và những liên kết thì nhiều gấp 10 000 lần Có một biểu đồ giống như vậy cho não của bạn Nhưng nó chắc chắn không thể vừa vào slide này Hệ kết nối của bạn chứa số liên kết nhiều gấp 1 triệu lần số "kí tự" (nucleotit) mà bộ gen bạn có. Nó sẽ chứa rất nhiều thông tin Vậy có gì trong những thông tin đó? Chúng ta chắc chắn không biết rồi nhưng có một số giả thuyết Từ thế kỉ 19, những nhà thần kinh học đã suy đoán rằng có lẽ những kí ức của bạn những thông tin khiến bạn là chính mình, có lẽ những kí ức của bạn được cất giữ ở những liên kết giữa các nơ ron trong não bạn Và những mặt khác trong đặc tính riêng của bạn Có lẽ là tính cách và trí tuệ của bạn Chúng có thể cũng đã được mã hóa trong mối liên kết giữa những nơ ron của bạn và bây giờ bạn có thể hiểu tại sao tôi lại đưa ra giả thiết này: Rằng tôi là một hệ kết nối của bản thân mình Tôi không yêu cầu các bạn hô to điều này vì đó là sự thật Tôi chỉ muốn bạn ghi nhớ điều này Và thật ra, ta không biết rằng giả thiết này liệu có đúng Bởi vì chúng ta chưa có những công nghệ đủ mạnh để kiểm tra điều này Để tìm ra được hệ kết nối của con giun này phải mất hàng tá năm trời để làm những việc tẻ nhạt Và để tìm ra hệ kết nối của những bộ não như của chúng ta chúng ta cần những công nghệ tinh xảo hơn, được tự động hóa, để tăng tiến độ quá trình tìm kiếm hệ kết nối Và trong một vài phút sắp tới, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số công nghệ hiện tại đang được phát triển trong phòng thí nghiệm của tôi và những cộng sự. Bạn có thể đã nhìn thấy những bức hình về nơ ron trước đây rồi Bạn có thể nhận ra chúng ngay lập tức bởi hình dạng ấn tượng của chúng. chúng phát triển thành một mạng lưới dài và tinh vi nói ngắn gọn thì chúng trông giống những các cây Nhưng đây chỉ là một nơ ron đơn lẻ. Để tìm ra được hệ kết nối, chúng ta cần phải nhìn tất cả các nơ ron cùng một lúc. Vậy nên hãy cùng gặp Bobby Kasthuri anh đang làm việc ở phòng thí nghiệm của Jeff Lichtman tại đại học Harvard. Bobby đang cằm những lát cắt rất mỏng của não một con chuột. Và giờ chúng ta đang phóng đại nó lên 100000 lần để đạt được độ phân giải mà chúng ta có thể thấy nhiều nhánh nơron cùng một lúc Và có thể bạn vẫn không nhận ra chúng nên chúng ta phải thực hiện trong không gian 3 chiều Nếu chúng ta lấy những hình ảnh nhiều lát cắt của não và sắp xếp chúng lại. Chúng ta sẽ có một hình ảnh 3 chiều. Có thể các bạn vẫn chưa thấy được các nhánh Nên ta hãy bắt đầu từ trên đỉnh đầu và chúng ta tô màu đỏ cho mặt cắt ngang của 1 nhánh và chúng ta cũng sẽ làm như vậy ở những lát cắt tiếp theo và tiếp theo nữa. và chúng ta cứ tiếp tục làm như vậy lát này tới lát khác Và nếu ta tiếp tục trong toàn bộ khối này, ta có thể dựng lại được thành một hình không gian ba chiều. của một phần nhỏ của một nhánh nơ ron Ta có thể làm tương tự lên một nơ ron khác với màu xanh và thấy rằng nơron xanh chạm nơron đỏ tại 2 vị trí Và đó là cái ta gọi là khớp nối (synapse) GIờ thì phóng đại vào một khớp thần kinh, và hãy để ý tới phần bên trong của nơ ron màu xanh Bạn sẽ thấy những vòng tròn nhỏ Chúng được gọi là những khoang rỗng Chúng chứa 1 phân tử gọi là chất dẫn truyền thần kinh Và khi nơ ron màu xanh muốn giao tiếp, nó muốn gửi một tin nhắn tới nơ ron màu đỏ nó sẽ phóng ra chất dẫn truyền thần kinh Tại khớp thần kinh, 2 nơ ron đang được kết nối với nhau giống như 2 người bạn nói chuyện qua điện thoại Vậy bạn đã biết cách tìm ra một khớp thần kinh Làm sao để tìm thấy toàn bộ một hệ kết nối? Chúng ta sẽ lấy những hình ảnh của khối không gian 3 chiều này và xem nó như là một cuốn vở tô màu không gian 3 chiều khổng lồ Chúng ta tô màu từng nơ ron, với những màu khác nhau và sau đó sẽ nhìn qua tất cả những hình ảnh này, tìm những khớp thần kinh và đánh dấu những màu của 2 nơ ron gặp nhau trong mỗi khớp Nếu chúng ta có thể làm như vậy khắp cả bức hình chúng ta có thể tìm ra được hệ kết nối Bây giờ, ở thời điểm này, ta biết được những điều cơ bản về nơ ron và khớp thần kinh nên tôi nghĩ rằng ta đã sẵn sàng để giải quyết một trong những câu hỏi quan trọng nhất của khoa học thần kinh Não của đàn ông và phụ nữ khác nhau như thế nào? (Tiếng cười) Theo cuốn sách kỹ năng sống này Não con trai giống như cái bánh quế chúng chia cuộc sống họ thành từng ngăn trong những cái hộp Não con gái thì giống như mì Ý mọi thứ trong cuộc sống họ đều liên quan tới tất cả thứ khác (Tiếng cười) Các bạn đang cười, nhưng này, cuốn sách này đã thay đổi cuộc đời tôi! (Tiếng cười) Nhưng nghiêm túc, này, có gì sai ở đây ? các bạn chắc đều đã biết rất rõ, vậy thì có vấn đề gì với lời khẳng định này? Bạn là trai hay gái, không quan trọng Não của mọi người đều giống như mì Ý Hoặc có lẽ, như một món capellini rất rất ngon Như một sợi mì Ý gắn kết với những sợi khác trên dĩa một nơ ron tiếp xúc với nhiều nơ ron khác thông qua những nhánh mắc nối nhau Một nơ ron có thể kết nối với rất nhiều nơ ron khác bởi vì có thể có những khớp thần kinh tại những điểm giao nhau Tới đây, bạn có lẽ bối rối về khối mô não này thật sự lớn tới đâu Vậy nên hãy làm một chuỗi so sánh để cho bạn thấy Tôi cam đoan với bạn, nó rất nhỏ. Khoảng 6 micron một mặt Đây là cách chúng sắp xếp thành một nơ ron hoàn chỉnh Và bạn có thể thấy rằng chỉ có phần nhỏ nhất của những nhánh nơ ron được chứa bên trong hình khối này Và một nơ ron thì nhỏ hơn so với một bộ não Và đây mới chỉ là não của một con chuột Nó nhỏ hơn rất rất nhiều so với bộ não của con người nên khi cho bạn tôi xem thứ này thỉnh thoảng họ vẫn hay nói với tôi rằng "Sebastian à, cậu nên từ bỏ đi Khoa học thần kinh quá vô vọng rồi" Bởi vì nếu bạn nhìn một bộ não bằng mắt thường Bạn sẽ không thấy được độ phức tạp của nó nhưng khi bạn dùng kính hiển vi thì cuối cùng mức độ phức tạp bị ẩn đi đã được hé lộ Vào thế kỉ thứ 17 nhà toán học triết học Blaise Pascal đã viết về sự khiếp sợ của ông ấy về sự bất tận, cảm giác bé nhỏ khi ngắm nhìn sự bao la của vũ trụ Và là một nhà khoa học, Tôi sẽ không nói về những cảm xúc của mình quá nhiều thông tin rồi thưa giáo sư (Tiếng cười) Nhưng liệu tôi có thể không? (Tiếng cười) (Vỗ tay) Tôi cảm thấy tò mò và tôi cảm thấy ngạc nhiên nhưng đồng thời cũng cảm thấy tuyệt vọng Tại sao tôi lại chọn nghiên cứu về bộ phận mà thật sự rất phức tạp đến nỗi nó có thể xem là vô hạn ? Điều này thật phi lí. Sao chúng ta có thể dám nghĩ rằng chúng ta có thể thấu hiểu hết vấn đề này? Tuy nhiên, tôi vẫn kiên trì với cố gắng viễn vong này Và thật sự, tôi đang nung nấu những hy vọng mới Một ngày nào đó Một bộ những chiếc kính hiển vi sẽ chụp được mỗi nơ ron và mỗi khớp thần kinh trong vô số những dữ liệu hình ảnh Và một ngày nào đó, những siêu máy tính thông minh sẽ phân tích được hình ảnh mà không cần sự trợ giúp của con người để tóm lược chúng thành một hệ kết nối tôi không biết, nhưng tôi hy vọng mình sẽ sống tới ngày đó bởi vì tìm ra được hệ kết nối hoàn chỉnh của con người là một trong những thử thách công nghệ vĩ đại nhất mọi thời đại Nó sẽ tốn sức lực của cả một thế hệ để đạt được Và ở thời điểm hiện tại, những cộng sự của tôi và tôi, Những gì chúng tôi đang hướng đến khiêm tốn hơn rất nhiều đó là chỉ tìm ra một phần của hệ kết nối của những con chuột và não người Nhưng thậm chí điều đó cũng để thực hiện kiểm tra đầu tiên cho giả thiết này rằng tôi là một Connectome của mình. Giờ, hãy để tôi thuyết phục bạn tính khả thi của giả thuyết này nó thật sự rất đáng để xem xét một cách nghiêm túc Khi bạn lớn lên trong suốt thời thơ ấu và dần già đi trong quá trình trưởng thành những đặc trưng cá nhân của bạn sẽ từ từ thay đổi dần Cũng giống như vậy, mỗi hệ kết nối luôn luôn thay đổi Vậy những loại thay đổi nào đang diễn ra? Vâng, nơ ron, giống như những cái cây có thể phát triển thêm những nhánh mới và mất đi những nhánh đã già Khớp thần kinh cũng có thể được tạo ra và cũng có thể bị loại bỏ đi Và những khớp thần kinh này có thể phát triển lớn hơn hoặc là thu nhỏ lại Câu hỏi thứ hai là: Cái gì đã gây ra những sự thay đổi này? Vâng, đúng là như vậy. Ở một mức độ nào đó, nó được lập trình bởi những bộ gen của bạn Nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện Bởi vì có những tín hiệu, những tín hiệu điện tử di chuyển dọc các nhánh của nơ ron và những tín hiệu hóa học nhảy từ nhánh này sang nhánh khác Những tín hiệu này được gọi là hoạt động thần kinh và có rất nhiều bằng chứng về việc hoạt động thần kinh này đang mã hóa suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức, những trải nghiệm tinh thần của ta. Và cũng có nhiều bằng chứng về việc hoạt động thần kinh có thể khiến những khớp nối của bạn thay đổi Và nếu bạn đặt 2 sự thật này lại với nhau nó có nghĩa là những trải nghiệm của bạn có thể thay đổi hệ kết nối của bạn Và đó cũng là lí do tại sao mọi hệ kết nối đều rất độc đáo thậm chí là của những cặp sinh đôi cùng trứng Hệ kết nối là nơi bản chất tiếp xúc với tác động bên ngoài và có thể đúng là chỉ là một suy nghĩ cũng có thể thay đổi hệ kết nối của bạn một ý tưởng mà bạn thấy nó rất độc đáo Có gì trong bức tranh này? Một dòng nước mát mẻ và sảng khoái Còn có gì nữa trong bức tranh này? Đừng quên những đường rãnh trên Trái Đất được gọi là những lòng suối Nếu không có chúng, nước sẽ không biết chảy theo hướng nào và với dòng chảy này tôi muốn thực hiện một phép so sánh cho mối quan hệ giữa hoạt động thần kinh và tính kết nối Hoạt động thần kinh luôn thay đổi không ngừng Giống như dòng nước chảy, không bao giờ đứng yên một chỗ Những liên kết của mạng lưới thần kinh của não bộ quyết định đường đi mà hoạt động thần kinh chảy qua Và hệ kết nối giống như lòng sông nhưng mà phép so sánh còn nhiều hơn thế nữa bởi vì đúng là lòng suối đã hướng dòng chảy của dòng nước nhưng theo thời gian dòng nước cũng sẽ định hình lại lòng sông Và như tôi đã nói với các bạn hoạt động thần kinh có thể thay đổi hệ kết nối và nếu bạn cho phép tôi đưa lên tới đỉnh cao của ẩn dụ Tôi sẽ nhắc các bạn nhớ rằng hoạt động thần kinh là những căn bản, theo những nhà khoa học thần kinh nghĩ, của suy nghĩ, cảm nhận và tư duy và chúng ta đề cập tới dòng chảy của nhận thức Hoạt động thần kinh là nước của nó và hệ kết nối là lòng sông Vậy hãy đi từ đỉnh điểm của sự ẩn dụ trở về lại khoa học Giả sử những công nghệ tìm kiếm hệ kết nối thật sự hoạt động được Chúng ta sẽ làm như thế nào để kiểm tra giả thuyết "Tôi là một hệ kết nối của mình?" Tôi xin đưa ra một cuộc kiểm tra trực tiếp Để chúng ta thử đọc ra những kí ức từ hệ kết nối Xem xét những kí ức như những chuỗi dài của chuyển động thần kinh giống như một nghệ sĩ dương cầm chơi một bản sô nát của Beethoven Theo như một học thuyết vào khoảng thế kỷ thứ 19 những kí ức được bảo quản như những chuỗi liên kết tiếp hợp bên trong não của bạn Bởi vì, nếu nơ ron đầu tiên trong mắt xích được kích hoạt thông qua khớp thần kinh, chúng gửi tín hiệu tới nơ ron thứ 2 đang được kích hoạt, và như vậy cho tới hết chuỗi giống như chuỗi đô mi nô ngã xuống Và chuỗi hoạt động thần kinh này được giả thuyết là căn bản thần kinh của những chuỗi chuyển động Vậy thì cách để kiểm tra học thuyết này chính là tìm ra chuỗi này bên trong hệ kết nối Nhưng nó không dễ dàng gì bởi vì nó không giống trông như vậy chúng sẽ bị xáo trộn lên Nên chúng ta sẽ phải dùng máy tính để cố gắng phục hồi nó Và nếu chúng ta làm được chuỗi nơ ron mà ta khôi phục từ việc sắp xếp lại sẽ là dự đoán về hình mẫu của hoạt động thần kinh được lặp lại trong não bộ suốt quá trình gợi lại kí ức Và nếu chúng ta thành công đó sẽ là ví dụ đầu tiên về việc đọc kí ức từ hệ kết nối (Tiếng cười) Thật là lộn xộn! Bạn đã bao giờ thử khám phá một hệ thống phức tạp như vậy chưa? Tôi hy vọng là chưa. Nhưng nếu có, bạn biết đấy, sẽ rất dễ để mắc phải sai sót những nhánh nơ ron giống như những sợi dây trong não bộ Có ai đoán được tổng chiều dài sợi dây trong não là bao nhiêu không Tôi sẽ cho các bạn một gợi ý. Nó là một con số rất là lớn (Tiếng cười) Tôi ước tính, khoảng 1 triệu dặm tất cả được nhét trong hộp sọ của bạn Và nếu bạn xem xét con số này, bạn sẽ dễ dàng thấy được Rất dễ dàng xảy ra việc mắc dây nhầm trong não bộ Và thật sự, báo chí rất thích những tiêu đề như Não của người biếng ăn có kết cấu khác thường hay "Não của người tự kỉ có cấu tạo khác thường" Chúng đều nghe rất hợp lí nhưng thật sự chúng ta không thể hệ thống đường dây trong não đủ rõ để nói nó có đúng hay không và vì vậy, những công nghệ cho thấy hệ kết nối cuối cùng cũng cho phép chúng ta đọc được những sai sót trong đường dây của não bộ thấy được những rối loạn thần kinh trong hệ kết nối Đôi khi cách tốt nhất để thử nghiệm một giả thuyết là xem xét nó trong một hoàn cảnh cùng cực nhất Những nhà triết học biết rất rõ về điều này Nếu bạn tin rằng bạn là một kết nối của bản thân mình Tôi nghĩ bạn cũng sẽ chấp nhận quan điểm này Cái chết sẽ là sự hủy diệt của hệ kết nối của bạn Tôi đề cập điều này vì có những nhà tiên tri ngày nay tuyên bố rằng công nghệ dần sẽ thay thế con người và thậm chí biến đổi loài người Một trong những giấc mơ mà họ trân trọng nhất đó là đánh lừa cái chết bằng một phương pháp gọi là kỹ thuật đông lạnh cơ thể nếu bạn trả 100.000 đôla bạn có thể sắp xếp để có một cơ thể đóng băng khi chết được bảo quản trong ni tơ lỏng trong một trong những cái hầm này ở nhà kho Arizona đợi chờ một nền văn minh trong tương lai sẽ đến và làm bạn sống lại Chúng ta có nên chế giễu những người đang tìm kiếm sự bất tử hiện đại và gọi họ là những kẻ ngốc? hay một ngày nào đó họ sẽ cười khoái trá trước mộ của chúng ta? Tôi không biết Tôi muốn kiểm tra lòng tin của họ theo phương diện khoa học Tôi đề xuất rằng chúng ta nên cố gắng tìm ra hệ kết nối trong một bộ não bị đóng băng Chúng ta biết những tổn thương tới bộ não xảy ra sau cái chết và trong quá trình đóng băng Câu hỏi là liệu những tổn thương đó có xóa đi hệ kết nối? Nếu có, thì không có cách nào mà nền văn minh tương lai có khả năng phục hồi trí nhớ của những người đóng băng bộ não Việc cải tử hoàn sinh có thể thành công với thể xác chứ không thể cho tâm hồn Mặt khác, nếu mối liên kết vẫn còn nguyên vẹn chúng ta không thể dễ dàng chế nhạo tuyên bố về việc đóng băng cơ thể Tôi đã miêu tả một cuộc truy lùng bắt đầu ở một thế giới của những điều rất nhỏ và đưa chúng ta tới thế giới của tương lai xa xôi Hệ kết nối sẽ đánh dấu một thời điểm chuyển giao trong lịch sử con người Khi chúng ta tiến hóa từ loài vượn cổ ở những xa van châu Phi điều làm chúng ta khác biệt chính là bộ não chúng ta đã sử dụng bộ não để xây dựng những công nghệ hết sức tuyệt vời Cuối cùng những công nghệ này sẽ trở nên hết sức mạnh mẽ tới nỗi chúng ta sẽ sử dụng chúng để tìm hiểu về bản thân bằng cách phá vỡ và dựng lại kết cấu cho bộ não của chúng ta. Tôi tin rằng cuộc hành trình tự khám phá bản thân không chỉ dành cho những nhà khoa học mà là cho tất cả chúng ta Tôi rất vinh hạnh khi có cơ hội chia sẻ cuộc hành trình này tới tất cả các bạn hôm nay Cám ơn mọi người (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thể động viên các bạn về việc đề cập những vấn đề tuyệt vọng, trầm cảm, và thất vọng ở Afghanistan cũng như những bài học rút ra từ đó, và cách để giúp mọi người vượt qua những trải nghiệm đau thương như thế nào, và cách giúp họ lấy lại sự tự tin ra sao trong quãng thời gian trước mắt - một tương lai ở phía trước - và làm thế nào để hòa nhập lại cuộc sống hằng ngày. Tôi là một nhà phân tâm học theo trường phái C.G.Jung (Thụy Sĩ). Tháng 1/2004, tôi tình cờ đến Afghanistan để thực hiện một nhiệm vụ cho Medica Mondiale. Jung ở Afghanistan - các bạn có thể hình dung được rồi đấy. Afghanistan là một trong những nước nghèo nhất thế giới với 70% dân số mù chữ. Chiến tranh và đói kém đã hủy diệt con người ở đây cùng với niềm hy vọng của họ. Các bạn có thể biết điều này từ các phương tiện truyền thông nhưng có thể các bạn không biết độ tuổi trung bình của người dân Afghanistan là 17 tuổi, có nghĩa là tất cả họ đã lớn lên trong một môi trường như vậy và - tôi sẽ nhắc lại - và trong suốt 30 năm chiến tranh. Điều này có nghĩa là những cuộc bạo lực vẫn đang liên tiếp diễn ra lợi ích nước ngoài, hối lộ, ma túy, xung đột chủng tộc, y tế tụt hậu, sự xấu hổ, nỗi sợ hãi và những trải nghiệm đau thương cứ thế tích lại, chồng chất mãi lên. Quân đội trong nước và nước ngoài đáng lẽ phải xây dựng lại hòa bình cùng với các nhà hảo tâm và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Và đúng là mọi người đã từng có hy vọng, vâng đúng như thế, nhưng cho đến bây gờ thì họ nhận ra rằng tình hình của họ chỉ ngày càng tồi tệ hơn - hoặc họ vẫn đang bị giết từng ngày hoặc không hiểu vì lý do gì họ thậm chí nghèo hơn cả 8 năm trước. Những con số chỉ ra rằng 54 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng. Nhưng chúng ta vẫn còn hy vọng. Vào một ngày đã có một người nói với tôi rằng "Tương lai của tôi không có gì tươi sáng, nhưng tôi muốn có một tương lai sáng sủa hơn cho con trai của mình." Đây là bức ảnh tôi chụp năm 2005, khi đang đi bộ qua những ngọn đồi ở Kabul vào mỗi thứ Sáu và đối với tôi, đây là bức ảnh mang đầy tính biểu tượng về một tương lai mở rộng cho thế hệ trẻ Vì thế mà các bác sĩ viết các đơn thuốc. Và người ta tin rằng các nhà hảo tâm có thể mang tới sự bình yên đã xây dựng những ngôi trường và các con đường. Trong khi quân đội sưu tầm vũ khí, và nỗi tuyệt vọng thì vẫn còn đó. Tại sao Vì mọi người không có công cụ để giải quyết nó, để vượt qua nó. Vì vậy, chẳng bao lâu sau khi tôi đến nơi, tôi đã khẳng định lại một điều mà tôi đã biết rằng các dụng cụ của tôi đến từ trái tim của một người Châu Âu hiện đại, đúng là như thế. Tuy nhiên, những gì có thể làm tổn thương chúng ta và phản ứng của chúng ta tới những vết thương này - chúng cũng như vậy với bất kì ai khác trên thế giới này. Và thách thức lớn ở đây là làm thế nào để hiểu được ý nghĩa của triệu chứng này trong một bối cảnh văn hóa đặc thù. Sau một buổi tư vấn kia, một người phụ nữ đã nói với tôi, "Vì bạn cảm nhận được tôi nên tôi cũng có thể cảm nhận lại được chính mình, và tôi muốn được quay trở lại góp mặt vào cuộc sống gia đình của tôi." Điều này rất quan trọng, vì gia đình là cốt lõi trong hệ thống xã hội Afganistan. Không ai có thể tồn tại một mình. Và nếu ai đó cảm thấy vô dụng và nhục nhã, vì có một điều gì khủng khiếp đã xảy ra với họ, họ sẽ rút lui và rơi vào tình trạng cô lập với xã hội, và họ không dám nói điều sai trái này với người khác và với những người thân yêu của họ, vì họ không muốn đè gánh nặng lên họ. Và thường thì bạo lực là một cách để giải quyết. Những con người bị làm tổn thương cũng dễ dàng mất kiểm soát - triệu chứng là dễ bị kích động và hồi tưởng nhiều về quá khứ - vậy là họ liên tục ở trong nỗi sợ hãi rằng những cảm giác khủng khiếp khi nhớ tới những sự kiện đau thương có thể quay trở lại bất chợt, đột ngột, và họ sẽ không thể kiểm soát được nó. Để bù lại sự mất kiểm soát bên trong này, họ có gắng kiểm soát bên ngoài, điều mà hoàn toàn có thể hiểu và thông cảm được - ở hầu hết các gia đình - và không may thay, điều này rất phù hợp với khía cạnh truyền thống, khía cạnh có xu hướng thoái lui, áp bức, khía cạnh còn nhiều áp chế của bối cảnh văn hóa này. Vì thế, các ông chồng bắt đầu đánh vợ, các ông bố và bà mẹ đánh đập con mình, và sau đó thì họ cảm thấy khủng khiếp. Họ không muốn làm điều này nhưng nó vẫn cứ xảy ra - họ hoàn toàn mất kiểm soát. Nỗ lực đầy tuyệt vọng để khôi phục lại trật tự thường ngày, và nếu chúng ta không thể phá cái vòng tròn của bạo lực này, thì không còn nghi ngờ gì nữa nó lại sẽ được truyền xuống thế hệ sau Và một phần điều này đã đang xảy ra. Vì vậy mọi người cần có một sự cảm nhận về tương lai, bởi cảm nhận về tương lai của người Afghanistan thì đã vỡ vụn. Nhưng để tôi nhắc lại những lời nói của người phụ nữ kia. "Vì bạn có thể cảm nhận được tôi, nên tôi cũng có thể cảm nhận lại được chính mình." Chìa khóa ở đây là sự thấu cảm. Phải có ai đó chứng kiến những gì đã và đang xảy ra với bạn. Ai đó phải cảm nhận được bạn cảm thấy như thế nào. Và ai đó phải nhìn thấy bạn và lắng nghe bạn. Mọi người phải có thể biết những gì họ đã trải qua là sự thật, và chỉ có thể như vậy với sự giúp đỡ của một người khác. Vì vậy mọi người phải có thể nói, "Điều này đã xảy ra với tôi, đúng là nó đã đến với tôi, nhưng tôi sẽ sống chung với nó, để giải quyết nó, và rút ra bài học từ nó. Tôi muốn cam kết với chính mình về một tương lai tươi sáng cho những đứa con của tôi và những đứa con của con tôi, và tôi sẽ không gả chồng cho cô con gái 13 tuổi của tôi," - một chuyện rất thường xuyên xảy ra ở Afghanistan. Như thế là chúng ta có thể làm được gì đó thậm chí ở những môi trường cực đoan như Afghanistan. Và tôi bắt đầu nghĩ về một chương trình tư vấn. Nhưng tất nhiên, tôi cần sự giúp đỡ và vốn. Một buổi chiều nọ, khi tôi đang ngồi gần một người đàn ông rất lịch thiệp ở Kabul, anh ý đã hỏi tôi nghĩ xem điều gì sẽ tốt cho Afghanistan. Tôi đã trả lời anh ấy rất nhanh, rằng tôi sẽ đào tào các nhà tư vấn tâm lý - xã hội, Tôi sẽ mở trung tâm, và tôi giải thích cho anh ta tại sao lại như vậy. Cuối buổi chiều đó, người đàn ông này đã đưa cho tôi số liên lạc của ông ấy và nói rằng, "Nếu cô muốn làm điều này, hãy gọi cho tôi." Thời điểm đó ông ấy là người đứng đầu của hiệp hội phúc lợi xã hội Caritas (lớn nhất ở Đức). Nhờ vậy chúng tôi đã có thể thực hiện dự án 3 năm với Caritas, và đào tạo 30 phụ nữ và đàn ông Afghanistan, và mở 15 trung tâm tư vấn ở Kabul. Đây là những biển hiệu của chúng tôi - được vẽ bằng tay - và chúng tôi đã có tất cả 45 trên toàn bộ Kabul. 11.000 người đã tới - thậm chí hơn cả con số đó. Và 70% đã quay lại cuộc sống bình thường. Đây thực sự là quãng thời gian đầy hứng thú, khi được cùng xây dựng điều này với cả một đội Afghanistan tuyệt vời. Và họ đã làm việc cùng với tôi cho tới tận ngày hôm nay. Chúng tôi đã phát triển một cách tiếp cận tư vấn tâm lý - xã hội đặc biệt nhạy cảm về văn hóa. Vậy là từ năm 2008 tới nay đã và đang có một sự thay đổi đáng kể, một bước tiến lớn. Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Kabul đã tới đây và thuê tôi làm việc ở Bộ Sức khỏe Cộng đồng, để mở rộng cách tiếp cận này - và chúng tôi đã thành công. Chúng tôi đã xây dựng lại bộ phận sức khỏe tâm thần của những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản bằng cách thêm vào hệ thống một mảng chăm sóc tâm lý - xã hội cùng với các chuyên viên tư vấn tâm lý - xã hội. Tất nhiên như vậy có nghĩa là phải huấn luyện lại hết các nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhưng mà cho việc này chúng tôi đã có những quyển hướng dẫn tập huấn được Bộ phê duyệt Hơn nữa, cách tiếp cận này bây giờ đã là một phần của chiến lược sức khỏe tâm thần ở Afghanistan. Thế nên chúng tôi đã thực hiện nó ở một vài khu y tế nhất định trong ba tỉnh thành, và các bạn là những người đầu tiên được nhìn thấy kết quả. Chúng tôi muốn biết liệu những gì đang được làm có hiệu quả. Và ở đây các bạn có thể thấy tất cả các bệnh nhân này đều có triệu chứng trầm cảm, một cách trung bình hoặc rất nặng. Đường đỏ là việc trị liệu như bình thường bằng thuốc, và với một bác sĩ trị liệu tâm thần. Và tất cả các triệu chứng này đều ở tình trạng không suy giảm hoặc thậm chí tồi hơn. Còn đường màu xanh là việc trị liệu chỉ với tư vấn tâm lý - xã hội, mà không hề dùng dược phẩm. Và quý vị có thể nhìn thấy những triệu chứng này hầu như hoàn toàn biến mất, những căng thẳng tâm lý - xã hội giảm đi đáng kể mà điều này cũng dễ hiểu vì bạn không thể vứt những căng thẳng tâm lý - xã hội đó đi, nhưng bạn có thể học cách để giải quyết chúng. Kết quả này khiến chúng tôi rất vui, vì bây giờ chúng tôi lại có thêm một vài bằng chứng rằng công trình này đang đem lại hiệu quả. Như ở đây bạn có thể nhìn thấy, đây là một khoa sức khỏe ở Bắc Afghanistan, mỗi buổi sáng lúc nào cũng thấy được cảnh tượng này. Các bác sĩ thường dành 3 tới 6 phút cho các bệnh nhân, nhưng bây giờ điều này sẽ thay đổi. Họ đi tới các cơ sở y tế, vì họ muốn chữa các triệu chứng của họ ngay lập tức, và họ sẽ tìm một ai đó để chia sẻ và trao đổi những vấn đề này họ sẽ nói về điều gì đang đè nặng lên họ, họ cần tìm giải pháp, phát triển các nguồn lực của họ, học những phương pháp để giải quyết mâu thuẫn gia đình và lấy lại niềm tin vào tương lai. Tôi muốn chia sẻ một minh chứng nhỏ. Một người tên Hazara đã nói với tư vấn viên Pashtun của anh ấy, "Nếu một vài năm trước chúng ta gặp nhau, rất có thể chúng ta đã giết nhau. Và bây giờ thì bạn đang giúp tôi để lấy lại được niềm tin vào tương lai." Một tư vấn viên khác nói với tôi sau buổi huấn luyện rằng, "Cô biết đấy, tôi không bao giờ biết tại sao tôi sống sót sau những vụ đâm chém nhau ở ngôi làng của tôi, nhưng bây giờ thì tôi hiểu, tôi là một phần của cái hạt nhân của một xã hội mới yên bình ở Afghanistan." Và tôi tin rằng nó sẽ giúp tôi tiếp tục tiến lên. Đây thực sự là một đóng góp chính trị mang tính giải phóng cho hòa bình và hòa giải. Và tôi cũng nghĩ rằng nếu không có phương pháp trị liệu tâm lý - xã hội và nếu không cân nhắc đến khả năng của nó, trong tất cả các dự án nhân đạo, thì chúng ta không thể xây dựng lên những xã hội dân sự. Tôi nghĩ rằng rất đáng để mở rộng ý tưởng này và tôi cũng nghĩ nó cần phải được, hay có thể được, sao chép lại ở một nơi nào đó. Cám ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay) Nếu bạn có 21 phút để nói, thì hai triệu năm có vẻ là một khoảng thời gian vô cùng dài. Nhưng so với quá trình tiến hóa, hai triệu năm chẳng là gì. Vậy mà trong hai triệu năm bộ não loài người đã tăng gấp ba lần khối lượng, từ mức 567 gram như tổ tiên chúng ta, người Habilis, trở thành tảng thịt nặng 1.360 gram mà mỗi người ngồi đây đều có giữa hai tai. Một bộ não lớn thì có cái lợi gì mà khiến tạo hóa phải ưu đãi chúng ta đến vậy? Hóa ra là khi kích thước não tăng gấp ba, nó không chỉ to hơn ba lần, nó còn có những cấu trúc mới. Và một trong những lí do chính mà não chúng ta trở nên lớn như vậy là nó có một bộ phận mới, được gọi là "Thùy trán". Và đặc biệt, một phần gọi là "vỏ não trước trán." Vậy "vỏ não trước trán" có thể làm gì cho bạn để có thể giải thích cho cả một sự đại tu kiến trúc của hộp sọ loài người chỉ trong một cái chớp mắt của lịch sử tiến hóa? Vâng, hóa ra vỏ não trước trán có thể làm được rất nhiều thứ nhưng một trong những điều quan trọng nhất nó làm được là mô phỏng những trải nghiệm. Phi công tập luyện nhờ hình dung trong đầu những chuyến bay để không mắc sai lầm khi bay thật. Con người có khả năng thích nghi tuyệt diệu là họ thực sự có thể trải nghiệm mọi thứ trong đầu trước khi trải qua chúng ở thế giới thực. Đây là một mánh lới mà không tổ tiên nào của chúng ta có thể thực hiện, và không một loài động vật nào khác có thể làm được. Đó ngón tay cái đối diện với bàn tay, dáng đứng thẳng, và ngôn ngữ là một trong những thứ khiến loài người chúng ta nhảy khỏi cây và bước vào trung tâm mua sắm. Giờ thì -- (Tiếng cười) -- các bạn đều đã làm điều này. Ý tôi là, các bạn biết đấy, Kem của Ben và Jerry không có vị gan và hành tây, không phải vì họ đánh bông ít gan với hành tây, thử món đó và thốt lên, "Eo ôi" Mà đó là vì, không cần phải rời khỏi ghế, bạn có thể hình dung ra vị đó và thốt lên "eo ôi" trước khi bạn thử nó. Hãy xem cách hệ thống mô phỏng trải nghiệm của bạn làm việc thế nào Trước khi tiếp tục bài nói của mình, tôi muốn các bạn hãy xem qua những phân tích sau. Đây là hai viễn cảnh khác nhau mà tôi mời các bạn cùng chiêm nghiệm, và bạn có thể thử liên tưởng và cho tôi biết bạn thích cái nào hơn. Một là thắng xổ số. Giải thưởng khoảng 314 triệu đô la. Trường hợp kia là bị liệt cả hai chân. Nào, hãy dành ra một chút thời gian suy nghĩ. Bạn có thể cảm thấy không cần tới một phút để suy nghĩ. Thật thú vị là, có những dữ liệu về hai nhóm người này, dữ liệu về mức độ hạnh phúc của họ hiện giờ. Và điều này chính là những gì bạn chờ đợi đúng không? Nhưng đó không phải là dữ liệu. Tôi bịa chúng ra đấy! Đây mới là dữ liệu thật. Bởi vì thực tế là một năm sau khi mất khả năng sử dụng chân của mình, và một năm sau khi thắng xổ số, những người thắng xổ số và những người liệt chân đều có mức hạnh phúc về cuộc sống tương đương nhau. Giờ thì, đừng cảm thấy quá tệ về việc thất bại từ câu đầu tiên, vì mọi người hầu như toàn trượt trong những bài kiểm tra đột xuất thôi. Những nghiên cứu mà phòng thí nghiệm của tôi đã thực hiện, mà các nhà kinh tế học và tâm lí học trên cả nước đã thực hiện, đã tiết lộ một điều khá bất ngờ đối với tất cả chúng ta, điều chúng tôi gọi là "thành kiến tác động," thứ có xu hướng làm chức năng mô phỏng hoạt động kém đi. Làm cho bộ phận mô phỏng khiến bạn tưởng rằng những kết quả khác nhau trở nên khác biệt nhiều hơn so với thực tế. Từ các nghiên cứu thực địa cho đến những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chúng ta thấy rằng thắng hay thua một cuộc bầu cử, có được hay bị mất đi người yêu, được hoặc không được thăng chức, đỗ hay trượt một kì thi đại học, v.v., có tác động, cường độ và đặc biệt là thời gian diễn ra ít hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ. Trong thực tế, một nghiên cứu gần đây -- suýt thì hạ đo ván tôi -- chỉ ra ảnh hưởng của những chấn động lớn trong cuộc sống đối với con người cho thấy rằng nếu môt sự cố xảy ra hơn ba tháng trước, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ, sự cố đó sẽ không có tác động gì đến hạnh phúc của bạn cả. Tại sao ư? Vì hạnh phúc có thể được tổng hợp. Ngài Thomas Brown đã viết năm 1642 rằng "tôi là người hạnh phúc nhất còn sống. Tôi đã có trong mình thứ có thể biến nghèo thành giàu, nghịch cảnh thành thành công. Tôi bất khả xâm phạm hơn cả Asin; định mệnh cũng không có cách nào khiến tôi ngã gục." Loại máy móc thiết bị đặc biệt mà con người này có trong đầu là gì? Vâng, hoá ra nó chính là cùng một bộ máy đặc biệt mà chúng ta đều sở hữu. Con người có một thứ mà chúng ta có thể nghĩ đến như là một "hệ miễn dịch tâm lý." Một hệ thống của quá trình nhận thức, chủ yếu là nhận thức một cách vô thức, đã giúp loài người thay đổi thế giới quan, để họ có thể cảm thấy tốt hơn về thế giới mà trong đó họ tìm thấy chính mình. Giống như Ngài Thomas, bạn có bộ máy này. Không giống như Ngài Thomas, bạn dường như không biết về nó. (Tiếng cười) Chúng ta tích luỹ hạnh phúc, nhưng chúng ta lại nghĩ rằng hạnh phúc là một thứ để đi tìm. Bây giờ, bạn không cần tôi đưa ra quá nhiều ví dụ về việc con người tổng hợp hạnh phúc, tôi nghi ngờ vậy. Dù vậy tôi sẽ chỉ cho các bạn một số bằng chứng thực nghiệm, bạn không cần phải nhìn đâu xa để nhận thấy. Như là một thách thức cho bản thân mình, kể từ khi tôi nói điều này một lần trong bài giảng, Tôi lấy một bản sao của tờ New York Times và cố gắng để tìm thấy một số trường hợp tổng hợp hạnh phúc. Và đây là ba người đã tổng hợp được hạnh phúc. "Tôi khá hơn rất nhiều về thể chất, tài chính, tình cảm, tinh thần và hầu hết mọi thứ khác." "Tôi không hối tiếc lấy một phút. Đó là một trải nghiệm vinh quang." "Tôi tin rằng nó xảy ra theo cách tốt nhất." Những người hạnh phúc đến khó hiểu này là ai? Vâng, đầu tiên là Jim Wright. Một số bạn có thể đủ tuổi để nhớ: ông từng là chủ tịch Hạ viện và ông đã từ chức trong hổ thẹn khi một thành viên trẻ trong Đảng Cộng hòa tên là Newt Gingrich phát hiện một phi vụ khả nghi về sách mà ông đã làm. Ông đã mất tất cả mọi thứ. Từ đảng viên quyền lực nhất của Đảng Dân chủ trên cả nước, ông đã mất tất cả mọi thứ. Ông mất tiền của mình; ông mất quyền lực của mình. Ông ấy có gì để nói về điều đó sau ngần ấy năm? "Tôi khá hơn rất nhiều về thể chất, tài chính, tình cảm, tinh thần và hầu hết mọi thứ khác." Có những cách nào khác để trở nên tốt hơn? Rau? Khoáng chất? Động vật? Ông đã phần nhiều nhiều bao gồm cả những điều đó. Moreese Bickham là một người có lẽ bạn chưa từng nghe đến. Moreese Bickham thốt lên những từ sau khi được thả ra. Ông đã 78 tuổi. Ông đã trải qua 37 năm trong một nhà tù tiểu bang Louisiana bởi một tội mà ông không hề gây ra. Ông cuối cùng đã được được minh oan, ở tuổi 78, thông qua bằng chứng DNA. Và ông đã nói gì về kinh nghiệm của mình? "Tôi không hối tiếc lấy một phút. Đó là một trải nghiệm vinh quang." Vinh quang! Anh chàng này không nói, "Vâng, bạn biết đấy, đã có một số người tử tế. Họ có một phòng tập thể dục." Nó là "vinh quang" một từ chúng ta thường để dành cho một cái gì đó giống như một trải nghiệm tôn giáo. Harry S. Langerman thốt lên những từ này, và ông là ai đó bạn có thể đã biết đến nhưng không, bởi vì vào năm 1949, ông đọc một bài viết nhỏ trên báo về một trạm bán hamburger thuộc sở hữu của hai anh em tên là McDonalds. Và ông nghĩ rằng, "Đó là một ý tưởng thực sự thông minh!" Vì vậy, ông đã đi tìm họ. Họ nói, "Chúng tôi có thể nhượng quyền thương hiệu cho anh với giá 3000 đô la" Harry quay về New York, hỏi anh trai của ông là một chủ ngân hàng đầu tư cho mình vay 3.000 đô la, và những lời bất hủ của người anh là, "Đồ ngốc, không ai ăn bánh hamburger cả." Ông ta không cho người em vay tiền, và tất nhiên sáu tháng sau Ray Croc có chính xác cùng một ý tưởng. Hoá ra người ta có ăn bánh hamburger, và Ray Croc, chỉ trong một thời gian ngắn, trở thành người đàn ông giàu nhất nước Mỹ. Và sau đó cuối cùng - bạn đã biết, điều tốt nhất của mọi thế giới có thể -- một số bạn nhận ra tấm ảnh hồi trẻ này của Pete Best, tay trống đầu tiên của ban nhạc Beatles, cho đến khi họ, bạn biết đấy, đẩy anh ta đi làm một việc vặt rồi lén bỏ đi và đưa Ringo vào trong một tour diễn. Vâng, năm 1994, khi Pete Best được phỏng vấn - phải, ông vẫn là một tay trống; phải, ông là một nhạc sĩ phòng thu-- ông đã nói nói: "Tôi hạnh phúc hơn so với nếu tôi ở lại cùng ban nhạc Beatles." Ok. Có một cái gì đó quan trọng có thể học được từ những người này, và đó là bí mật của hạnh phúc. Chính là đây, cuối cùng cũng đã được tiết lộ. Đầu tiên: tích lũy sự giàu có, quyền lực và uy tín, sau đó làm mất nó. (Tiếng cười) Thứ hai: dành cuộc đời bạn ở trong tù càng lâu càng tốt. (Tiếng cười) Thứ ba: làm cho người khác thực sự, thực sự giàu có. (Tiếng cười) Và cuối cùng: không bao giờ tham gia ban nhạc Beatles. (Tiếng cười) Ok. Bây giờ tôi, giống như Ze Frank, có thể đoán được suy nghĩ tiếp theo của bạn, đó là, "Ừ, đúng đấy." Bởi vì khi con người tích luỹ hạnh phúc, như những người đàn ông ông trên dường như đã làm, Tất cả chúng ta mỉm cười với họ, nhưng chúng ta như thể trợn mắt và nói, "Ừ đúng đấy, bạn không bao giờ thực sự muốn công việc đó." "Ừ, đúng đấy. Bạn thực sự đã không có nhiều điểm chung với cô ta đến thế, và bạn chỉ kịp nhận ra điều đó khi cô nàng ném chiếc nhẫn đính hôn vào mặt của bạn." Chúng ta cười khẩy vì chúng ta cho rằng hạnh phúc tổng hợp được không có cùng chất lượng với thứ mà chúng ta có thể gọi là "hạnh phúc tự nhiên." Các thuật ngữ ấy là gì? Hạnh phúc tự nhiên là những gì chúng ta nhận được khi chúng ta đạt được những gì chúng ta muốn, còn hạnh phúc tổng hợp là cái chúng ta tạo ra khi chúng ta không nhận được những gì chúng ta muốn. Và trong xã hội của chúng ta, chúng ta có một niềm tin mạnh mẽ rằng hạnh phúc tổng hợp là một cái gì đó thấp kém hơn. Tại sao chúng ta có niềm tin như vậy? Vâng, câu trả lời rất đơn giản. Loại động cơ thúc đẩy kinh tế nào sẽ tiếp tục vận hành nếu chúng ta tin rằng không nhận được những gì mình muốn có thể làm cho chúng ta hạnh phúc tương đương với nhận được điều mình muốn? Với tất cả những lời xin lỗi tới người bạn của tôi Matthieu Ricard, một trung tâm mua sắm chỉ toàn các nhà sư Zen sẽ không thể sinh lời đáng kể vì họ không ham đủ nhiều thứ vật chất. Tôi muốn đề nghị với các bạn rằng hạnh phúc tổng hợp cũng thiết thực và lâu dài như thứ hạnh phúc bạn gặp khi bạn nhận được chính xác những gì bạn đã nhắm tới. Bây giờ, tôi là một nhà khoa học, vì vậy tôi sẽ làm điều này không phải bằng biện pháp tu từ, mà bằng cách cho các bạn đắm chìm trong một ít dữ liệu. Hãy để tôi lần đầu tiên cho bạn thấy một mô hình thử nghiệm được sử dụng để chứng minh sự tổng hợp của hạnh phúc giữa một số người già. Và mô hình này không phải của tôi. Đây là một mô hình 50 tuổi được gọi là "mô hình tự do lựa chọn." Nó cực kì đơn giản. Bạn mang theo, cứ cho là, sáu món đồ, và bạn yêu cầu một đối tượng xếp hạng chúng theo thứ tự được yêu thích từ cao xuống thấp. Trong trường hợp này, vì thử nghiệm mà tôi sắp cho các bạn xem phải sự dụng đến chúng, chúng là bản in những bức hoạ của Monet. Vì vậy, tất cả mọi người có thể xếp hạng các bản in Monet từ cái họ thích nhất đến cái họ ít thích nhất. Bây giờ chúng tôi cung cấp cho bạn một sự lựa chọn: "Chúng tôi bỗng dưng có thêm vài bản in thừa ở trong tủ. Chúng tôi sẽ đưa cho bạn như một phần thưởng để mang về nhà. Chúng tôi ngẫu nhiên có bức số 3 và số 4, chúng tôi nói với đối tượng. Sự lựa chọn này có đôi chút khó khăn, bởi vì không bức nào được yêu thích hơn quá nhiều so với bức nào, nhưng một cách tự nhiên, người ta có xu hướng chọn số ba bởi vì họ thích nó hơn một chút so với số 4. Một khoảng thời gian sau đó - nó có thể là 15 phút; có thể là 15 ngày-- các yếu tố tương tự được đặt ra trước đối tượng, và đối tượng được yêu cầu để xếp hạng lại các yếu tố. "Nói cho chúng tôi bây giờ bạn thích chúng nhiều như thế nào." Điều gì xảy ra? Hãy xem hạnh phúc được tổng hợp. Đây là kết quả đã lặp đi lặp lại. Bạn đang xem hạnh phúc được tổng hợp. Bạn có muốn nhìn thấy nó một lần nữa? Hạnh phúc! "Bức mà tôi được nhận thật sự đẹp hơn là tôi nghĩ! Bức mà tôi đã không lấy dở ẹc!" (Tiếng cười) Đó là sự tổng hợp của hạnh phúc. Bây giờ, đâu là phản ứng đúng với điều đó? "Ừ, đúng đấy!" Bây giờ, đây là thử nghiệm chúng tôi đã làm, và tôi hy vọng điều này sẽ thuyết phục bạn rằng "Ừ, đúng đấy!" đã không phải là câu trả lời đúng. Chúng tôi đã thử nghiệm lên nhóm bệnh nhân những người có chứng hay quên thuận chiều. Đây những bệnh nhân đã nhập viện. Hầu hết họ có hội chúng Korsakoff, một dạng loạn tâm thần viêm đa dây thần kinh--họ uống quá nhiều, và họ không thể tạo ra kí ức mới. OK? Họ nhớ thời thơ ấu của họ, nhưng nếu bạn đi vào và giới thiệu bản thân, và sau đó rời khỏi phòng, khi bạn trở lại, họ không biết bạn là ai. Chúng tôi đã mang những bức hoạ Monet đến bệnh viện. Và chúng tôi yêu cầu những bệnh nhân xếp hạng chúng từ bức họ thích nhất cho đến bức ít thích nhất. Chúng tôi sau đó đã cho họ chọn giữa số 3 và số 4. Giống như tất cả mọi người khác, họ nói, "Hay quá, cảm ơn ông! Điều đó thật tuyệt! Tôi có thể dùng một bản mới. Tôi sẽ lấy số ba. " Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi sẽ có bức số ba gửi cho họ qua đường bưu điện. Chúng tôi thu gom tài liệu và rời khỏi phòng, rồi đợi nửa đúng nửa tiếng. Quay lại phòng, chúng tôi nói, "Xin chào, chúng tôi đã trở lại." Những bệnh nhân, cầu trời phù hộ cho họ, nói, "Ah, bác sĩ, tôi xin lỗi, tôi có vấn đề trí nhớ; đó là lý do tại sao tôi ở đây. Nếu tôi đã gặp anh trước đây, tôi cũng không thể nhớ ra." "Thực sự, Jim, bạn không nhớ? Tôi vừa mới ở đây với các bản in Monet?" "Xin lỗi, bác sĩ, tôi không có khái niệm gì." "Không sao, Jim. Tất cả những gì tôi muốn nhờ anh giúp là xếp hạng những bức này từ bức anh thích nhất cho đến bức anh ít thích nhất." Họ làm gì? Vâng, đầu tiên hãy kiểm tra và chắc chắn rằng họ đang thực sự bị mất trí nhớ. Chúng tôi yêu cầu các bệnh nhân mất trí nhớ cho chúng tôi biết họ sở hữu bức nào, bức nào họ đã chọn lần trước, bức nào là của họ. Và những gì chúng tôi có được là các bệnh nhân mất trí nhớ chỉ đoán mò. Đây là những sự điều khiển bình thường, trong khi nếu tôi làm điều này với bạn, Tất cả các bạn sẽ biết bản in mà bạn chọn. Nhưng nếu tôi làm điều này với bệnh nhân mất trí nhớ, họ hoàn toàn không có đầu mối gì. Họ không thể chọn đúng bản in của mình từ một chuỗi các bức. Đây là cái mà những sự kiểm soát thông thường đã làm: chúng tổng hợp hạnh phúc. Phải không ạ? Đây là sự thay đổi trong mức đo ý thích, sự thay đổi từ lần đầu tiên họ xếp hạng cho đến lần thứ hai họ xếp hạng. Sự kiểm soát cơ bản đã thể hiện -- đó là điều kì diệu mà tôi muốn các bạn thấy; bây giờ tôi sẽ cho các bạn xem ở dạng trực quan-- "Bức mà tôi sở hữu tuyệt hơn là tôi tưởng. Bức mà tôi không sở hữu, bức tôi đã để lại, không tốt như tôi đã nghĩ." Những bệnh nhân mất trí làm chính xác điều tương tự. Những người này thích bức mà họ sở hữu hơn, nhưng họ không biết là họ sở hữu nó. "Ừ, đúng đấy" không phải là phản ứng phù hợp! Những gì những người này đã làm khi họ tổng hợp hạnh phúc là họ thực sự, thực sự thay đổi phản ứng trước bức tranh trên cả phương diện cảm xúc, hưởng thụ hay thẩm mỹ. Họ không chỉ nói vậy vì họ sở hữu nó, bởi vì họ không biết họ sở hữu nó. Bây giờ, khi các nhà tâm lý học cho bạn xem những cột thanh biểu đồ, bạn hiểu rằng họ cho bạn xem kết quả trung bình của rất nhiều người. Dù vậy, tất cả chúng ta có hệ thống miễn dịch tâm lý này, khả năng để tổng hợp hạnh phúc, nhưng một số người trong chúng ta thực hiện mánh này tốt hơn những người khác. Và một số tình huống cho phép mọi người thực hiện điều này một cách hiệu quả hơn so với những tình huống khác. Hoá ra tự do -- khả năng đưa ra quyết định và thay đổi quyết định -- là bạn của hạnh phúc tự nhiên, bởi vì nó cho phép bạn chọn giữa tất cả những tương lai xán lạn và tìm thấy cái mà bạn thích nhất. Nhưng tự do lựa chọn -- để thay đổi và đưa ra quyết định -- là kẻ thù của hạnh phúc tổng hợp. Và tôi sẽ cho bạn xem lý do tại sao. Dilbert hẳn đã biết từ trước, hiển nhiên là vậy. Tôi sẽ nói song song với việc đọc truyện tranh của các bạn. "Hỗ trợ kỹ thuật của Dogbert. Lạm làm thế nào có thể tôi dụng bạn?" "Máy in của tôi in một trang trắng sau mỗi tài liệu." "Tại sao anh lại phàn nàn về giấy miễn phí?" "Miễn phí? Chẳng phải anh cho tôi giấy của chính tôi ư?" "Thôi nào anh bạn! Xem chất lượng của tờ giấy miễn phí so với tờ giấy xoàng bình thường của anh đi! Chỉ là một kẻ ngốc hoặc dối trá mới cho rằng chúng giống nhau!" "Ah! "Bạn đang làm gì?" "Tôi là giúp đỡ người khác chấp nhận những điều họ không thể thay đổi." Thiệt tình. Hệ thống miễn dịch tâm lý hoạt động tốt nhất khi chúng ta gặp bế tắc, khi chúng ta bị mắc kẹt. Đây chính là sự khác biệt giữa hẹn hò và hôn nhân, phải không? Ý tôi là, bạn đi hẹn hò với một anh chàng, và anh ta ngoáy mũi; bạn sẽ không tiếp tục đi với anh ta. Bạn đang kết hôn với một chàng và ông chọn mũi của mình? Đúng, anh ta có một trái tim vàng; anh không được sờ tay vào cái bánh này. Đúng không? (Tiếng cười) Bạn tìm thấy một cách để được hạnh phúc với những gì đã xảy ra. Bây giờ những gì tôi muốn bạn xem là những người không biết điều này về bản thân mình, và việc không biết điều này có thể gây bất lợi cho chúng ta. Đây là một thử nghiệm mà chúng tôi đã làm tại Harvard. Chúng tôi thiết kế một khóa học nhiếp ảnh, một khóa nhiếp ảnh đen trắng, và chúng tôi cho phép các sinh viên đi vào và tìm hiểu cách sử dụng một phòng tối. Và chúng tôi đưa họ những chiếc máy ảnh; họ đã đi quanh khuôn viên học xá; họ chụp 12 bức ảnh về vị giáo sư họ yêu thích, phòng họ ở và con chó của họ và tất cả những thứ khác mà họ muốn ghi nhớ về Harvard. Họ mang máy trở lại; chúng tôi tạo ra một tờ phiếu gặp; họ tìm ra hai bức ảnh tốt nhất; và chúng tôi dành sáu giờ dạy họ về cách dùng phòng tối. Và họ thổi hai trong số đó lên, và họ có hai tấm hình 8 x 10 tuyệt đẹp về những điều có ý nghĩa với họ, và chúng tôi nói, "Bạn muốn bỏ tấm nào đi?" Họ nói, "Tôi phải bỏ một ư?" "Đúng vậy. Chúng tôi cần giữ một tấm làm tư liệu. Nên bạn phải đưa tôi một tấm. Bạn phải lựa chọn. Bạn giữ một, và tôi giữ một." Bây giờ, có hai trường hợp trong cuộc thử nghiệm này. Trong một trường hợp, các sinh viên được cho biết, "nhưng bạn biết đấy, Nếu bạn muốn thay đổi ý định, tôi sẽ luôn luôn có một trong những tấm khác ở đây, và trong bốn ngày tiếp theo, trước khi tôi thực sự gửi nó đến trụ sở chính, Tôi sẽ rất vui được"--(tiếng cười) - đúng vậy,"trụ sở"-- "Tôi sẽ rất được vui để trao đổi nó với bạn. Trên thực tế, Tôi sẽ đi đến phòng ký túc xá của bạn và đưa --chỉ cần cung cấp cho tôi một email. Tốt hơn nữa, tôi sẽ kiểm tra với bạn. Nếu bạn muốn thay đổi quyết định, tấm ảnh hoàn toàn có thể được trả lại." Nửa kia của các sinh viên được thông báo chính xác điều ngược lại: "Bạn hãy đưa ra quyết định. Và nhân tiện, thư sẽ được gửi đi, ồ, trong hai phút, tới nước Anh. Hình ảnh của bạn sẽ thong dong đi qua Đại Tây Dương. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa." Bây giờ, một nửa số các sinh viên trong mỗi trường hợp được yêu cầu dự đoán xem mức độ họ sẽ thích bức ảnh họ đang giữ và bức ảnh họ bỏ lại phía sau. Các sinh viên khác chỉ được đưa trở về phòng ký túc xá và họ sẽ được đo trong 3-6 ngày sau theo ý thích và sự hài lòng của họ về những bức ảnh. Và nhìn vào những gì chúng tôi tìm thấy. Trước hết, đây là những gì các sinh viên nghĩ là sẽ xảy ra. Họ nghĩ rằng họ sẽ có thể thích bức họ đã chọn nhiều hơn một chút so với bức họ để lại, nhưng đây không phải là sự khác biệt gì đặc biệt về thống kê. Sự tăng lên rất nhỏ, và không đáng để bận tâm cho dù sinh viên đã trong trường hợp không thể hay có thể đảo ngược. Nhầm to. Mô phỏng sai lầm. Bởi vì đây mới là những gì đang thực sự xảy ra. Ngay trước khi trao đổi và năm ngày sau đó, những người đang mắc kẹt với hình ảnh đó, những người không có lựa chọn, những người không thể thay đổi quyết định của họ, cực kì thích tấm ảnh! Và những người đang phân vân - "Tôi có nên trả nói lại? Liệu tôi đã giữ đúng bức ảnh? Biết đâu, đây không phải là tấm tốt nhất? Biết đâu tôi đã bỏ tấm ảnh tốt đi? "- đã làm hại bản thân mình. Họ không thích bức ảnh của họ, và trên thực tế ngay cả sau khi cơ hội trao đổi đã hết hạn, họ vẫn không thích bức ảnh của họ. Tại sao? Bởi vì các điều kiện có thể đảo ngược không có lợi cho sự tổng hợp hạnh phúc Và đây là phần cuối cùng của thử nghiệm này. Chúng tôi dẫn một nhóm sinh viên Harvard mới hoàn toàn ngây thơ và chúng tôi nói, "bạn đã biết, chúng tôi đang làm một khóa học nhiếp ảnh, và chúng tôi có thể làm điều đó một trong hai cách. Chúng tôi làm sao cho khi bạn chụp hai tấm ảnh, bạn sẽ có bốn ngày để thay đổi quyết định của bạn, hoặc chúng tôi làm một khóa học mà bạn chụp hai tấm ảnh và bạn phải đưa quyết định ngay lập tức mà không thể quay đầu lại. Bạn chọn khoá nào?" Duh! 66% các sinh viên, hai phần ba, muốn khoá học mà họ có thể thay đổi quyết định. Vậy ư? 66% chọn khoá học để rồi họ cuối cùng sẽ rất không thoả mãn với bức ảnh. Bởi vì họ không biết những điều kiện mà hạnh phúc tổng hợp được làm ra. The Bard (Shakespeare) là người nói hay nhất, tất nhiên, và ông làm rõ hơn ý của tôi nhưng ông nói một cách văn vẻ: "'Không có gì là tốt hay xấu cả / chỉ suy nghĩ mới khiến nó vậy thôi." Thơ rất hay, nhưng mà không chính xác hoàn toàn. Có thật sự không có gì tốt hay xấu? Có thực sự là 1 ca phẫu thuật túi mật và 1 chuyến đi Paris là như nhau? Nghe như một bài kiểm tra IQ 1 câu hỏi. Chúng không thể giống nhau. Với một lối văn xuôi phóng đại hơn, nhưng gần gũi hơn với sự thật, là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, Adam Smith, và ông nói như sau. Đây là một điều rất đáng suy nghĩ: "Cội rễ lớn lao của những đau khổ và rối loạn trong cuộc sống con người dường như phát sinh từ việc đánh giá quá cao sự khác biệt giữa một tình huống cố định và một tình huống khác... Một vài trong số những tình huống có thể, không nghi ngờ gì, được ưa thích hơn những tình huống khác, nhưng không gì trong số chúng có thể xứng đáng để được theo đuổi với đam mê cháy bỏng để đưa chúng ta xâm phạm những quy định của lí trí hay pháp luật, hoặc huỷ hoại sự thanh bình của tâm trí chúng ta trong tương lai, do xấu hổ bởi kí ức từ những lần dại dột, hoặc do hối hận cho những gì ghê rợn từ sự bất công của chính chúng ta." Nói cách khác: đúng, một số thứ tốt hơn so với những thứ khác. Chúng ta nên có những sở thích đưa chúng ta đến một tương lai này thay vì một tương lai khác. Nhưng khi những sự ưu tiên ấy đẩy chúng ta đi quá mạnh và nhanh bởi chúng ta đánh giá quá cao sự khác biệt giữa những tương lai kia chúng ta tự đặt mình vào rủi ro. Khi tham vọng của chúng ta bị giới hạn, nó khiến chúng ta làm việc vui vẻ. Khi tham vọng của chúng ta không giới hạn, nó dẫn chúng ta tới những dối trá, gian lận, ăn cắp, làm tổn hại người khác hy sinh những giá trị đích thực. Khi nỗi sợ hãi của chúng ta bị giới hạn, chúng ta thận trọng; chúng ta cảnh giác; chúng ta suy nghĩ chu đáo. Khi nỗi sợ hãi của chúng ta bị thổi phồng và không có giới hạn, chúng ta liều lĩnh, và chúng ta hèn nhát. Bài học mà tôi muốn để lại cho các bạn từ những dữ liệu này là những mong đợi và lo lắng của chúng ta đều bị thổi phồng ở một mức độ nào đó, bởi vì chúng ta có trong mình khả năng tạo ra thứ sản phẩm chúng ta đang liên tục chạy theo khi chúng ta lựa chọn trải nghiệm. Xin cảm ơn. Xin chào mừng quý vị đến Thái Lan. 40 năm trước, khi tôi còn trẻ, đất nước tôi rất nghèo với rất, rất nhiều người sống trong nghèo khổ. Chúng tôi quyết định phải làm một việc gì đó nhưng chúng tôi không bắt đầu bằng một chương trình an sinh hay một chương trình giảm nghèo. Chúng tôi bắt đầu bằng một chương trình kế hoạch hóa gia đình tiếp nối một chuỗi hoạt động bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em rất thành công. Đơn giản là sẽ không ai chấp nhận kế hoạch hóa gia đình nếu con cái họ không sống sót. Vì vậy bước đầu tiên là tiếp cận các bà mẹ và trẻ em, và sau đó tiếp tục với kế hoạch hóa gia đình. Không chỉ tỉ lệ tử vong của trẻ em, bạn cũng cần kế hoạch hóa gia đình nữa. Bây giờ tôi sẽ đưa các bạn trở lại vấn đề vì sao chúng tôi cần phải làm việc đó. Ở đất nước tôi, đó là vào năm 1974. Mỗi gia đình có 7 trẻ em. Tỉ lệ tăng trưởng là 3.3% Không có tương lai gì ở đây cả. Chúng tôi cần phải giảm tỉ lệ tăng dân số. Nên chúng tôi nói "Hãy thực hiện điều đó." Phụ nữ nói :"Chúng tôi đồng ý. Chúng tôi sẽ uống thuốc, nhưng chúng tôi cần bác sĩ để kê đơn," và chúng tôi có rất ít bác sĩ. Nhưng chúng tôi không lấy "không" làm câu trả lời chúng tôi lấy "không" làm câu hỏi. Chúng tôi đến gặp những y tá và bà đỡ, họ đều là phụ nữ và đã làm công việc giải thích cách sử dụng thuốc tránh thai rất tốt. Điều đó rất tuyệt vời, nhưng chỉ được thực hiện trên 20% quốc gia. Chúng tôi sẽ làm gì với 80% còn lại -- bỏ rơi họ và nói "Họ không phải là nhân viên y tế à?" Không, chúng tôi quyết định làm nhiều hơn thế. Chúng tôi đến gặp những người bình thường khác. Thật ra, dưới cái biển màu vàng đó -- tôi hi vọng họ chưa xóa nó đi, nó có chữ "Coca-Cola" ở đó. Vào thời đó, chúng tôi lớn hơn Coca-Cola rất nhiều Và giữa chúng tôi và họ không có sự khác biệt chúng tôi chọn những người họ chọn Họ rất nổi tiếng trong cộng đồng họ biết rằng khách hàng luôn đúng, họ đã rất xuất sắc, và tự họ thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình. Để họ có thể cung cấp thuốc tránh thai và bao cao su ở mọi ngôi làng trên khắp đất nước. Còn chúng tôi, chúng tôi đến gặp những người mà chúng tôi nhận thấy là nguyên nhân của vấn đề để trở thành giải pháp. Ở bất cứ đâu có dân cư bạn có thể thấy những chiếc thuyền và phụ nữ bán hàng hóa đây là một chợ nổi buôn bán chuối và cua và cả thuốc tránh thai. Ở Thái Lan, bất cứ đâu bạn nhìn thấy người bạn sẽ tìm thấy thuốc tránh thai. Và chúng tôi quyết định, tại sao không tìm đến tôn giáo, bởi vì ở Philippines, Giáo hội Công giáo rất quyền lực, và người Thái là tín đồ Phật giáo. Chúng tôi đến với họ và nói, "Này, các ngài có thể giúp chúng tôi được chứ?" Tôi ở đó, người mặc áo xanh chứ không phải áo vàng, cầm một tô nước thánh cho thầy tu vẩy nước thánh vào thuốc tránh thai và bao cao su cho tính linh thiêng của gia đình. Và bức ảnh này được truyền đi cả nước. Một số thầy tu ở các ngôi làng cũng đang làm việc tương tự. Và những người phụ nữ nói "Thảo nào mà thuốc không có tác dụng phụ, nó đã được ban phước." Đó là nhận thức của họ. Và chúng tôi đến gặp các giáo viên. Chúng tôi cần tất cả mọi người tham gia vào công việc cung cấp bất kể thứ gì mà làm cho nhân loại tốt đẹp hơn. Nên chúng tôi đến tìm các giáo viên. Hơn 250 nghìn người đã được dạy về kế hoạch hóa gia đình với bảng chữ cái mới - A,B là birth (sinh sản), C là condom (bao cao su), I là IUD (vòng tránh thai), V là vasectomy (phẫu thuật cắt ống dẫn tinh). Và chúng tôi có trò chơi tung súc sắc với con rắn và cái thang. Nếu bạn rơi vào ô có nội dung ủng hộ kế hoạch hóa gia đình, bạn được đi tiếp. Như là "Mẹ uống thuốc tránh thai mỗi tối." Rất tốt. Đi tiếp. "Chú mua bao cao su". Rất tốt. Đi tiếp. "Chú say rượu và không dùng bao cao su". Quay lại từ đầu. (cười) Đó là giáo dục và giải trí. Và trẻ con cũng làm việc tương tự trong trường học. Chúng tôi tổ chức chạy tiếp sức với bao cao su. Chúng tôi có cuộc thi thổi bao cao su cho trẻ em. Và nhanh chóng, bao cao su trở thành bạn thân thiết của các bạn gái. Kim cương không làm được việc đấy với người nghèo ở Thái Lan. Nên bao cao su là bạn thân thiết của bạn gái. Chúng tôi triển khai chương trình tín dụng vi mô vào năm 1975, và những người phụ nữ thành lập chương trình đó nói rằng "Chúng tôi chỉ muốn cho những người phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình vay tiền. Nếu bạn mang thai, hãy chăm sóc cho thai nhi Nếu bạn không mang thai, bạn có thể vay tiền từ chúng tôi." Và họ đã quản lí chương trình đó. Sau khoảng 35-36 năm, chương trình vẫn tiếp tục. Nó là một phần của Ngân hàng phát triển làng. Nó không phải là một ngân hàng thật sự, mà là một quỹ tín dụng vi mô. Và chúng tôi cũng không cần những tổ chức lớn quản lí nó. Nó được quản lí bởi chính những người dân làng. Bạn sẽ khó tìm thấy một người đàn ông Thái ở đây. Luôn luôn là phụ nữ, phụ nữ, phụ nữ và phụ nữ. Rồi chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi muốn giúp nước Mỹ, vì nước Mỹ đã và đang giúp mọi người, dù họ có muốn hay không. (cười) Vào ngày Quốc khánh Mỹ, chúng tôi quyết định thực hiện phẫu thuật triệt sản cho mọi đàn ông, nhưng cụ thể là người Mỹ đứng ở đầu hàng. ... ... Và khách sạn cho chúng tôi một phòng tiệc cho việc này. Một căn phòng rất phù hợp. (cười) Đến gần giờ ăn trưa, họ nói "Được rồi, chúng tôi sẽ cung cấp bữa trưa cho các bạn. Dĩ nhiên sẽ phải có nước ngọt của Mỹ. Có 2 nhãn hiệu là Coke và Pepsi. Và thức ăn sẽ là hamburger hoặc hotdog. Và tôi nghĩ hotdog sẽ có tính tượng trưng hơn. (cười) Và đây, người đàn ông trẻ này là Willy Bohm đang làm việc cho USAID. Hiển nhiên, anh ta được thực hiện phẫu thuật vì anh đã ăn một nửa chiếc hotdog, và rất hạnh phúc. Sự kiện này thành trở thành tin tức ở Mỹ và cũng đã làm nhiều người tức giận. Tôi nói "Đừng lo. Hãy đến đây và tôi sẽ thực hiện phẫu thuật cho tất cả các bạn." (cười) Và điều gì đã xảy ra? Tất cả những việc làm này đã dẫn đến từ 7 trẻ em xuống còn 1.5 trẻ em. Tỉ lệ tăng dân số từ 3.3 xuống 0.5% Bạn có thể gọi nó là phương pháp Coca-Cola cũng được. Vì nó cũng y như thế. Tôi không chắc là Coca-Cola làm theo chúng tôi, hay chúng tôi làm theo họ, nhưng chúng tôi là bạn tốt. Đó là khi tất cả mọi người cùng tham gia vào. Chúng tôi không có một chính phủ mạnh. Chúng tôi không có nhiều bác sĩ. Nhưng đó là việc của tất cả những người có thể thay đổi thái độ và hành vi. Rồi AIDS đến Thái Lan, và chúng tôi phải dừng làm nhiều việc tốt khác để chống lại AIDS. Nhưng không may là chính phủ luôn từ chối, từ chối, từ chối. Nên công việc của chúng tôi không có ảnh hưởng gì. Và rồi tôi nghĩ, "Nếu không thể tìm đến chính phủ, hãy tìm đến quân đội." Tôi tìm đến quân đội và hỏi mượn 300 trạm phát thanh. Họ có nhiều [trạm phát thanh] hơn chính phủ, và họ có nhiều súng hơn chính phủ. Nên tôi hỏi họ có thể giúp chúng tôi trong cuộc chiến chống HIV không. Sau khi tôi đưa cho họ xem những thống kê họ nói "Vâng được. Ông có thể dùng các trạm phát thanh, truyền hình." Và đó là lúc chúng tôi lên sóng. Không lâu sau đó chúng tôi có một thủ tướng mới. Ông ấy nói: "Mechai, ông sẽ tham gia chứ?" Ông ấy hỏi tôi vậy vì ông ấy rất thích vợ tôi. Tôi trả lời "Được thôi." Ông ấy trở thành chủ tịch của Hội đồng AIDS quốc gia và tăng ngân sách lên 50 lần. Tất cả bộ trưởng, ngay cả thẩm phán, cũng phải tham gia giáo dục về AIDS. Mọi người, tất cả cộng đồng, các cơ quan, tổ chức tôn giáo, trường học -- tất cả mọi người cùng tham gia. Ở đây, tất cả những người trong lĩnh vực truyền thông cũng được đào tạo về HIV. Mỗi đài truyền hình được quảng cáo thêm một phút rưỡi để kiếm thêm tiền. Nên họ rất vui vì điều đó. Giáo dục về AIDS được đưa vào tất cả trường học, bắt đầu từ đại học. Những học sinh trung học đang hướng dẫn học sinh trung học. Và những giáo viên giỏi nhất là các học sinh nữ, không phải học sinh nam. Họ đã rất tuyệt vời. Và những cô gái đi dạy về tình dục an toàn và HIV được biết đến như Mẹ Theresa. Chúng tôi đi xuống một bước. Đây là những em học sinh tiểu học, lớp 3 lớp 4, đi đến từng hộ dân trong làng, từng hộ dân ở khắp Thái Lan, cung cấp thông tin về AIDS và bao cao su đến từng gia đình, bởi những đứa trẻ này. Không có phụ huynh nào phản đối, vì chúng tôi đang cố gắng cứu sống con người, đây chính là vị cứu tinh. Và chúng tôi nói: "Tất cả mọi người cần hưởng ứng." Rồi các công ty cũng nhận ra rằng những người nhân viên mang bệnh sẽ không làm việc, và khách hàng chết sẽ không mua hàng. Nên họ cũng bắt tay vào đào tạo. Chúng tôi có Thuyền trưởng bao cao su, người có tấm bằng MBA từ Harvard, đến trường học và các tụ điểm ban đêm. Mọi người yêu quý anh ấy. Bạn cần một biểu tượng gì đó. Tất cả các chương trình ở mọi quốc gia đều cần một biểu tượng, và đây có lẽ là điều tốt nhất anh ấy làm được với tấm bằng MBA. (cười) Chúng tôi phát bao cao su cho mọi người trên đường mọi nơi. Trong taxi, bạn nhận được bao cao su. Trong cả lúc đi trên đường, cảnh sát đưa cho bạn bao cao su - chương trình "cảnh sát và cao su" của chúng tôi. (cười) Bạn có thể tưởng tượng cảnh sát New York phát bao cao su? Tất nhiên là tôi có thể. Và họ sẽ rất thích thú với việc đó. Tôi có thể thấy họ đang đứng quanh đây vào lúc này, ở mọi nơi. Tưởng tượng họ có bao cao su, phát cho tất cả mọi người. Và rồi sẽ có thay đổi mới, chúng tôi có dây buộc tóc, quần áo, và bao cao su cho điện thoại di động trong mùa mưa. (cười) Đây là những mẫu bao cao su chúng tôi giới thiệu. Một cái ghi là: "Vũ khí bảo vệ hàng loạt." Chúng tôi tìm ra... Bạn biết đấy, có người tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, chúng tôi tìm ra vũ khí bảo vệ hàng loạt, đó là bao cao su. Ở đây có cờ Mỹ cùng hàng chữ: "Đừng rời khỏi nhà nếu thiếu nó." Tôi sẽ phát một số ra sau buổi nói chuyện. Nhưng cảnh báo với các bạn, mấy cái này theo kích cỡ của người Thái nên hãy cẩn thận. (cười) Bạn có thể thấy rằng bao cao su có thể làm rất nhiều chuyện. Hãy nhìn đây. Tôi đã tặng cái này cho Al Gore và cả Bill Senior nữa. Ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, dùng bao cao su. Và đây là bức tranh tôi đã đề cập đến: vũ khí bảo vệ hàng loạt. Hãy để kì Olympics tới cứu sống con người. Tại sao cứ chạy lòng vòng? (cười) Và cuối cùng, ở Thái Lan, chúng tôi là tín đồ Phật giáo, chúng tôi không có Chúa, nên thay vào đó, chúng tôi nói: "Chúng tôi tin vào cao su." (cười) Chúng tôi đưa mọi thứ vào nỗ lực nhằm tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Chúng tôi có bao cao su trong tủ lạnh ở tất cả các khách sạn, trường học, vì thức uống có cồn làm suy giảm lí trí. Và điều gì xảy ra? Sau tất cả thời gian này, mọi người tham gia. Theo Liên hiệp quốc, số ca nhiễm HIV mới đã giảm 90%. Theo Ngân hàng Thế giới, 7.7 triệu người đã được cứu sống. Nếu không thì sẽ chẳng có nhiều người Thái như hôm nay. Điều này cho thấy là bạn có thể làm một điều gì đó. 90% quỹ đến từ Thái Lan. Có một cam kết chính trị, vài cam kết về tài chính, và mọi người cùng tham gia vào cuộc chiến. Đừng thoái thác việc này cho các chuyên gia, bác sĩ và y tá. Tất cả chúng tôi cần phải giúp đỡ. Chúng tôi quyết định giúp người dân thoát nghèo, bây giờ chúng tôi đã phần nào đẩy lùi AIDS, lần này, không chỉ có một mình chính phủ mà có cả sự hợp tác từ cộng đồng doanh nghiệp. Bởi vì người nghèo là các người làm ăn buôn bán thiếu kỹ năng kinh doanh và khả năng tiếp cận với tín dụng. Đó là những yếu tố cung cấp bởi cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi cố gắng biến họ trở thành những doanh nhân chân đất, doanh nhân nhỏ. Điều duy nhất giúp thoát nghèo là thông qua kinh doanh. Và nó đã được thực hiện. Tiền đi từ các công ty đến làng xã qua việc trồng cây. Đấy không phải là quà cho không. Họ trồng cây, và tiền đi vào những quỹ tín dụng vi mô, mà chúng tôi gọi là Ngân Hàng Phát Triển Làng Xã. Mọi người tham gia vào và họ cảm thấy như là họ sở hữu ngân hàng, vì họ mang tiền vào đó. Và bạn có thể mượn tiền, bạn cũng cần phải được đào tạo nữa. Chúng tôi tin rằng, nếu bạn muốn giúp người nghèo, những người sống trong nghèo đói, khả năng tiếp cận với tín dụng phải là một quyền con người. Khả năng tiếp cận với tín dụng phải là một quyền con người. Nếu không thì họ sẽ không bao giờ thoát nghèo. Và trước khi bạn có thể vay tiền, bạn phải được đào tạo. Chúng tôi gọi đây là MBA chân đất, dạy mọi người cách làm kinh doanh để rồi sau khi họ mượn tiền, họ sẽ thành công. Đây là một số hình thức kinh doanh: trồng nấm, nuôi cua, trồng rau, trồng cây, hoa quả. Có một điều rất thú vị: Kem Nike và bánh quy Nike. Đây là ngôi làng được tài trợ bở Nike. Họ nói: "Hãy ngưng sản xuất giày và quần áo. Làm ra những thứ này tốt hơn, vì chúng tôi có thể mua nó." Chúng tôi có tơ tằm Thái. Bây giờ chúng tôi sản xuất vải của Scotland, bạn có thấy phía bên tay trái, để bán cho người gốc Scotland. Bất cứ ai đang ngồi xem TV, hãy liên hệ với tôi. Đây là câu trả lời của chúng tôi cho Starbucks ở Thái Lan-- "Cà phê và bao cao su" Bạn thấy không, Starbucks làm bạn tỉnh ngủ, chúng tôi làm bạn tỉnh ngủ và sống sót. Đó là sự khác biệt. Thử tưởng tượng, bạn có thể mua bao cao su ở mọi cửa hàng Starbucks? Bạn có thể gọi bao cao su cùng với ly cappuccino. Và cuối cùng, trong giáo dục, chúng tôi muốn biến các ngôi trường thành trung tâm giáo dục suốt đời cho mọi người. Chúng tôi gọi đó là chương trình Phát triển nông thôn lấy nền tảng là trường học. Nó là một trung tâm, trọng điểm cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tu sửa lại ngôi trường, làm cho nó phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Đây là một tòa nhà làm bằng tre. Tất cả đều là tre. Đây là mái vòm làm bằng tre. Tôi chắc chắn là Buckminster Fuller sẽ rất tự hào khi nhìn thấy một mái vòm làm bằng tre. Chúng tôi dùng rau trồng quanh sân trường họ tự trồng rau này. Và cuối cùng, tôi tin tưởng rằng nếu chúng ta muốn Kế hoạch thiên niên kỷ có hiệu quả Kế hoạch thiên niên kỷ, chúng ta cần phải đưa kế hoạch hóa gia đình vào đó. Đương nhiên, tình trạng tử vong ở trẻ em trước, sau đó đến kế hoạch hóa gia đình. Mọi người cần kế hoạch hóa gia đình. Nó đang bị sử dụng chưa đúng mức. Chúng ta cần tìm ra vũ khí bảo vệ hàng loạt. Và kì Olympics tới cần phải chung tay cứu con người. Và đây là mạng lưới của chúng tôi. Đây là hoa tulip Thái Lan. (cười) Cảm ơn rất nhiều (vỗ tay) Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn bỏ ra 1 ít thời gian tưởng tượng xem hành tinh của chúng ta sẽ như thế nào trong 1000 năm nữa. Nhưng trước khi làm vậy, tôi cần nói về những vật liệu nhân tạo như là chất dẻo, chúng đòi hỏi 1 lượng lớn năng lượng để chế tạo và do vấn đề xử lý rác thải, nó sẽ dần dần làm ô nhiễm hành tinh của chúng ta. Tôi luôn muốn chia sẻ với các bạn phương pháp mà tôi và nhóm nghiên cứu của mình đã sử dụng nấm trong suốt 3 năm qua. Không phải như vậy. (Tiếng cười) Chúng tôi sử dụng nấm để tạo ra 1 loại vật liệu hoàn toàn mới, sẽ có tác dụng giống như chất dẻo, nhưng được làm ra từ phế phẩm nông nghiệp và hoàn toàn có thể tự phân rã được. (Hoan hô) Nhưng đầu tiên, tôi cần nói cho các bạn biết cái mà tôi cho là một trong những sai lầm lớn trong việc phân loại chất dẻo có thể xử lý được. Vật liệu này thì ai cũng biết, miếng xốp, tôi thì nghĩ đây là thứ chất trắng độc hại. Cứ mỗi 0.03 mét khối xốp bự cỡ cái máy vi tính hay là 1 cái TV lớn -- thì nó chứa năng lượng bằng với khoản 1 lít rưỡi xăng dầu. Chưa hết, sau khi sử dụng 1 vài tuần, bạn sẽ bỏ nó vào thùng rác. Và nó không chỉ xuất hiện trong việc đóng gói hàng hóa. Mỗi năm có tới 20 tỷ đô la được làm ra từ những miếng xốp này, từ vật liệu xây dựng, ván lướt sóng cho tới ly tách và mặt bàn. Và không phải chỉ như vậy. Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ EPA ước tính loại vật liệu này chiếm 25% rác thải về thể tích. Tệ hơn là nó sẽ thâm nhập vào môi trường tự nhiên của chúng ta -- từ vỉa hè cho tới mé sông. Nếu nó không được mang đi xử lý thì nó sẽ ở mãi đó hàng ngàn ngàn năm. Còn tệ hơn nữa nếu nó thâm nhập vào đại dương, lúc đó nó sẽ bị phân hủy ra những phần tử nhỏ hơn, nhưng vẫn không tan biến hoàn toàn. Loại vật liệu này không phù hợp với môi trường sinh thái. Nó sẽ làm tắt nghẽn hệ thống lưu thống và hô hấp của Trái Đất Và lý do là loại vật liệu này được sản xuất hàng loạt, và được tìm thấy ở khắp nơi, bạn còn có thể thấy nó có trong styrene (1 loại dầu dùng trong sản xuất cao su) nữa, nó được làm từ ét-xăng, 1 chất gây ung thư. Bạn sẽ tìm thấy nó trong cơ thể của mình nữa. Vậy, với tất cả các lý do trên, Tôi cho là chúng ta cần phải có những loại vật liệu tốt hơn, và có 3 nguyên tắt chủ yếu để chế tạo loại vật liệu này. Đầu tiên là nguyên liệu thô. Ngày nay chúng ta chỉ xài 1 loại nguyên liệu thô duy nhất đó là dầu hỏa, để sưởi ấm, làm nhiên liệu cho xe cộ và để sản xuất ra những loại vật liệu quen thuộc khác. Chúng ta biết đó là một nguồn tài nguyên có hạn, nên thật điên khùng khi cứ quẳng 1 lít rưỡi dầu vào thùng rác mỗi khi chúng ta nhận được 1 gói hàng. 2 là, chúng ta nên cố gắng giảm thật nhiều lượng năng lượng cần thiết để tạo ra những loại vật liệu này. Tôi nói "thật nhiều" là vì nếu chỉ giảm đi 10% thì chẳng đáng kể. Phải giảm cỡ 1 nửa hay 1 phần tư lượng năng lượng thì may ra. Và điều cuối cùng mà tôi nghĩ cũng là quan trọng nhất là chúng ta nên tạo ra những loại vật liệu phù hợp với hệ thống tái tạo tự nhiên. hệ thống tái tạo này đã diễn ra từ hàng tỷ năm rồi. Tôi và các bạn là 1 phần trong đó, chỉ tối đa 100 năm, cơ thể của tôi rồi cũng trở về cát bụi mà chẳng cần xử lý gì cả. Nhưng những kiện hàng này sẽ tồn tại hàng ngàn năm. Thật dễ sợ. Nhưng chính tự nhiên là 1 tấm gương cho chúng ta noi theo. Khi 1 cái cây đến mùa, những chiếc lá của nó thường ngày có nhiệm vụ quang hợp từ năng lượng mặt trời, không cần ai phải gói gém lại rồi mang đi tái chế, tự động rơi rụng xuống mặt đất rồi những chiếc lá mới đâm chồi, còn lớp lá vàng thì nằm đó từ từ chuyển thành lớp đất phủ. Và chúng tôi nghĩ tới nấm. Vì trong tự nhiên, nấm là 1 hệ thống tự tái tạo. Và cái chúng tôi khám phá ra được là bằng cách sử dụng những thành phần trong nấm mà bạn chắc hẳn chưa bao giờ nhìn thấy -- thành phần đó tương tự như bộ rễ của nó; được gọi là sợi nấm mycelium chúng ta có thể trồng lên những vật liệu có nhiều đặc tính của những vật liệu nhân tạo bình thường. Và đây, sợi nấm micelium là một loại vật liệu tuyệt vời, vì nó là loại vật liệu tự kết hợp. Nó có thể chuyển những thứ ta cho là phế thải -- như là cỏ khô và những phế phẩm nông nghiệp -- thành những polymer kitin, từ đó bạn có thể tạo ra hầu hết những hình dạng nào mong muốn. Trong quy trình của chúng tôi, cơ bản là chúng tôi sử dụng nó như 1 loại keo. Và bằng cách đó, bạn có thể dập khuôn nhiều thứ giống như trong ngành công nghiệp chất dẻo, và còn có thể tạo ra những vật liệu có nhiều đặc tính khác nhau, như vật liệu cách điện, chống cháy, chống ẩm, chống bốc hơi -- những vật liệu cách âm. Nhưng những vật liệu này được tạo ra từ sản phẩm phụ nông nghiệp, không phải là dầu hỏa. Và do chúng được làm từ vật liệu tự nhiên, nên hoàn toàn 100% có thể tự phân rã ở sau vườn nhà bạn. Bây giờ tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình bốn bước để tạo ra những vật liệu này. Đầu tiên là chọn nguyên liệu thô, ưu tiên nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có. Tiếp theo là đưa nguyên liệu thô này vào dây chuyền sản xuất rồi đưa vào khuôn, bất cứ hình dạng nào bạn muốn. Sau đó thì bạn thực sự là đã làm cho sợi nấm phát triển qua nguồn nguyên liệu này, và đó là lúc điều kỳ diệu xảy ra, bởi vì chính chất hữu cơ đó sẽ hoàn thành quá trình chứ không phải là những trang thiết bị. Bước cuối cùng dĩ nhiên là thành phẩm, bất cứ là sản xuất cái gì, mặt bàn hoặc là những khối gạch xây dựng. Chúng tôi hướng tới việc sản xuất ở địa phương, giống như là cuộc vận động sản phẩm lương thực thực phẩm địa phương vậy. Chúng tôi tạo ra 1 công thức đồng nhất cho mọi nơi trên thế giới sử dụng những sản phẩm phụ địa phương. Nếu bạn ở Trung Quốc, bạn sẽ dùng rơm khô hoặc là vỏ hạt cotton. Nếu bạn ở Bắc Âu hoặc Bắc Mỹ, bạn có thể sử dụng vỏ kiều mạch hoặc yến mạch. Chúng ta sẽ chế biến đống này thành những trang thiết bị cơ bản. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn 1 đoạn video ngắn từ xưởng làm việc của chúng tôi sẽ cho các bạn thấy quy mô của nó như thế nào. Bạn đang thấy đây là vỏ cotton từ Texas. Đây là 1 phế phẩm. Và đống phế phẩm này sẽ được cho qua 1 dây chuyền sản xuất để làm sạch, nấu, làm lạnh và tiệt trùng. Và được tiêm vào đó những sợi nấm mycelium. Sẽ cho chúng ta 1 nguồn vật liệu mà chúng ta có thể bỏ vào bất cứ khuôn dạng nào, hôm nay chúng tôi đang làm những miếng đệm góc. Và khi đậy nắp lại như vậy, thì là lúc điều kì diệu bắt đầu. Vì quy trình sản xuất là những chất hữu cơ. Nó sẽ bắt đầu phân hủy và hấp thụ những phế phẩm này và sau 5 ngày, sẽ trở thành 1 hợp chất sinh học. Toàn bộ xưởng của chúng tôi cất giữ hàng ngàn ngàn sản phẩm như thế này và chúng đang trong quá trình tự kết nối -- mọi thứ, từ vật liệu xây dựng như trong video là 1 thùng những miếng đệm góc. Tôi đã mô tả thời gian để hoàn thành sản phẩm. Nhưng vẫn khó khăn để tưởng tượng điều đó xảy ra như thế nào. Nên đội nghiên cứu của chúng tôi đã bỏ ra năm ngày để quan sát, xem sự phát triển của nó, và được gói gọn trong 1 video 15 giây. Và tôi muốn các bạn nhìn thật kỹ những đốm trắng trên màn hình, vì sau thời gian 5 ngày, chúng sẽ nở rộng ra sử dụng năng lượng chứa trong những vỏ hạt này để tạo ra 1 chất kết dính polymer kitin. Chất kết dính này tự kết nối, và phát triển xung quanh những hạt nhỏ này, tạo ra cả triệu triệu sợi nhỏ. Và những phế phẩm mà ta không sử dụng này thực sự trở thành sản phẩm cuối cùng, 1 hợp chất. Và trước mắt bạn, những phế phẩm này đã tự kết nối lại. Nó sẽ mất nhiều thời gian hơn. 5 ngày lận. Nhưng sẽ nhanh hơn nhiều so với nuôi trồng bình thường. Bước cuối cùng là ứng dụng. Chúng tôi tạo ra những miếng đệm góc 1 nhà sản xuất đồ gia dụng trong top Fortune 500 sử dụng những miếng đệm này để bảo vệ bàn ghế trong việc đóng gói. Họ đã từng sử dụng những miếng đệm bằng chất dẻo nhưng chúng tôi đã cung cấp cho họ 1 loại vật liệu khác, có cùng chức năng. Điều hay nhất là, khi nó đến tay người tiêu dùng, Nó không phải là rác thải nữa. Họ có thể đưa nó vào hệ sinh thái tự nhiên mà không cần phải xử lý, và nó còn có thể cải thiện được đất đai địa phương. Vậy, tại sao phải là sợi nấm mycelium? Lý do đầu tiên là nguồn nguyên liệu thô rộng rãi ở địa phương. Bạn muốn sản xuất cái này ở mọi nơi trên thế giới mà không cần phải lo lắng là phải sử dụng vỏ thóc hay là vỏ hạt cotton, bởi vì bạn có rất nhiều lựa chọn. Kế tiếp là nó tự kết nối, vì những chất hữu cơ thực sự hoàn thành quy trình. Không cần nhiều trang thiết bị cho xưởng. Nên có thể tạo ra nhiều xưởng nhỏ phát triển rộng rãi khắp thế giới. Hiệu suất sinh học mới thực sự đáng quan tâm. Vì 100% nguyên liệu chúng ta đưa vào dây chuyền để cho ra sản phẩm thậm chí cả những phần không được phân hủy và hấp thụ cũng là 1 thành phần trong cấu trúc của sản phẩm, nên hiệu suất sẽ rất cao. Polymer tự nhiên, tôi nghĩ đó là điều quan trọng nhất, vì những loại polymer này đã được áp dụng vào chính hệ sinh thái của chúng ta từ tỷ năm trước, mọi thứ từ nấm cho tới những loài giáp xác. Chúng sẽ không làm tắt nghẽn hệ sinh thái của Trái Đất. Vô cùng tuyệt vời. Và ngày nay, chúng ta chắc chắn 1 điều là những kiện hàng cũ sẽ vẫn tồn tại trong 10.000 năm nữa, cái tôi muốn bảo đảm là trong 10.000 năm tới, con cháu của chúng ta sẽ sống vui vẻ và hòa hợp với 1 Trái Đất khỏe mạnh. Và tôi nghĩ đó là điều tuyệt vời nhất. Cảm ơn. (Vỗ tay) Hôm nay tôi muốn nói với các bạn về sự thịnh vượng, về niềm tin của chúng ta cho một nền thinh vượng chung và bền vững. Và không chỉ có chúng ta, mà là 2 tỉ con người trên toàn thế giới những người vẫn đang sống trong hoàn cảnh thiếu ăn, thiếu lương thực. Và niềm tin chính là mấu chốt của vấn đề này. Thực tế là từ Latin cho 'niềm tin' nằm gọn trong từ 'thịnh vượng'. "Pro-speras," "speras," niềm tin - theo như niềm tin và sự kỳ vọng của chúng ta. Điều trớ trêu thay, chúng ta đã 'tiêu' hết sự thịnh vượng rồi gần như vậy trên phương diện tiền bạc và sự phát triển của kinh tế. Chúng ta đã và đang nuôi dưỡng nền kinh tế quá lớn đến mức mà bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với một mối nguy ngay trước mắt đó là niềm tin bị háo mòn -- các nguồn tai nguyên cạn kiệt dần, các rừng nhiệt đới bị khai thác, dầu tràn tại vịnh Mexico, khí hậu biến đổi -- và điều duy nhất đang, ở một mức rất nhỏ, làm chậm lại sự tăng lên không ngừng của sự thải khí cacbon trong vòng từ hai đến ba thập kỉ qua chính là nền kinh tế xuống dốc. Và xuống dốc, chắc chắn, không phải là công thức của niềm tin, khi mà chúng ta đang rối tung lên tìm cách giải quyết. Chúng ta như đang bị mắc vào một cái bẫy. Đó là một tình thế khó xử, tình thế khó xử của sự phát triển. Chúng ta không thể sống với nó; nhưng cũng không thể sống thiếu nó. Vứt cái bộ máy này đi hay tàn phá hành tinh này -- Thật là một sự lựa chọn khó khăn; mà cũng không hẳn là một sự lựa chọn. Và cách tốt nhất để thoát khỏi thực trạng này chỉ có thể là một niềm tin ẩn náu đâu đấy trong trí tuệ của chúng ta, nền công nghệ và năng suất và làm mọi thứ có hiệu quả hơn. Tôi không phản đối năng suất tốt. Và tôi nghĩ chúng ta là một giống loài thỉnh thoảng khá thông minh. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng nên kiểm tra các con số nữa, làm một cuộc kiểm tra thực trạng tại đây. Do vậy tôi muốn các bạn hãy thử tưởng tượng một thế giới, năm 2050, có khoảng 9 tỉ người, đâu đâu cũng muốn đạt được thu nhập như các nước phương Tây, cuộc sống phương Tây. Tôi muốn đưa ra một câu hỏi -- cứ cho là thu nhập tặng đột suất 2 phần trăm, tiền lương mỗi năm cũng vậy, bởi vì chúng ta tin vào sự phát triển. Và tôi muốn hỏi: Chúng ta phải tiến xa và nhanh đến mức nào? Chúng ta phải thông minh như thế nào? Bao nhiêu công nghệ trên trái đất cần để chiến đấu với khí thải cacbon? Đây là biểu đồ tôi làm -- bên tay trái đang là chúng ta bây giờ. Đó là cường độ khí thải cacbon của sự phát triển trong nền kinh tế hiện tại. Vào khoảng 770 grams cacbon. Trong cái thế giới mà tôi miêu tả cho các bạn, chúng ta bắt buộc phải ở góc bên phải đây tức là 6 grams cacbon. Gấp 130 lần tiến bộ hơn, và 10 lần xa và nhanh hơn những gì chúng ta đạt được trong lịch sử công nghiệp hóa. Có thể chúng ta sẽ làm được, có thể khả thi -- ai biết? Có thể chúng ta còn tiến xa hơn thế nữa và đạt được nền kinh tế mà không còn cacbon trong khí quyển, chính là điều mà chúng ta cần phải làm trước khi thế kỉ này kết thúc. Nhưng chẳng phải chúng ta nên kiểm tra trước xem nền kinh tế của chúng ta có khả năng mang lại sự vượt bậc này không? Tôi muốn dành vài phút nói về những động lực trong bộ máy. Nó khá là phức tạp, và tôi xin lỗi vì điều đó. Những gì tôi chuẩn bị làm, tôi sẽ giải thích tốt nhất theo cách thông thường hơn. Nó trông gần giống như thế này. Các nhà máy sản xuất hàng hóa cho mọi gia đình -- là chúng ta -- và cho chúng ta thu nhập, tốt hơn thế nữa đó là chúng ta có thể tiêu số tiền thu nhập đó cho nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Đó được gọi là vòng tròn kinh tế. Trông nó không tai hại gì. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh một yếu tố chủ chốt của bộ máy này, đó là vai trò của sự đầu tư. Hiện nay lượng đầu tư chiếm khoảng 1 phần 5 lượng thu nhập quốc gia ở các nước phát triển, nhưng nó đóng một vai trò không thể thiếu. Cái mà nó làm là thúc đẩy lượng tiêu thụ hơn nữa. Có vài cách để nó làm được như vậy -- theo đuổi năng suất, tức là làm giảm giá cả và động viên chúng ta mua nhiều hơn. Nhưng tôi muốn chú trọng vào chỉ vai trò của sự đầu tư để tìm ra điều mới lạ, sự sáng tạo trong sự sản xuất và sự tiêu thụ. Joseph Schumpeter gọi nó là "quá trình của sự hủy diệt đầy sáng tạo." Đó là quá trình của sự sản xuất và tái sản xuất, không ngừng tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ, các mặt hàng tiêu thụ, rồi các mặt hàng mới hơn nữa. Và đây là lúc mà mọi việc trở nên thú vị hơn, bởi vì hóa ra là con người luôn thích những điều mới lạ. Chúng ta thích những mặt hàng mới -- những vật liệu mới chắc hẳn rồi -- ngoài ra cả những ý tưởng mới, cuộc phiêu lưu mới, những trải nghiệm mới. Nhưng vật chất cũng quan trọng, vì trong các xã hội mà các nhà khảo cổ học tìm đến, các thứ mang tính vật chất hoạt động như một thứ ngôn ngữ -- ngôn ngữ của hàng hóa, một ngôn ngữ mang tính tượng trưng mà chúng ta dùng để kể truyện cho nhau -- các câu chuyện, ví dụ, về sự quan trọng của chúng ta. Thúc đẩy bởi nhu cầu thể hiện tầng lớp, sự tiêu thụ sống sót được là nhờ sự mới lạ. Và tại đây, ngay tức thì, chúng ta có một bộ máy khóa kết cấu kinh tế với logic xã hội lại với nhau -- thể chế kinh tế, và chúng ta đây, bị khóa chung lại để lái bộ máy phát triển này. Bộ máy này không chỉ là giá trị kinh tế; Nó đang kéo hết các nguồn tài nguyên không ngừng qua bộ máy này, điều khiển bởi những nhu cầu không thể thỏa mãn được của chúng ta, điều khiển bởi một mối lo âu nào đó. Adam Smith, 200 năm trước, có nói về sự khao khát của chúng ta muốn một cuộc sống không phải hổ thẹn. Một cuộc sống không phải hổ thẹn: những ngày đấy, chỉ là một chiếc áo vải lanh, ngày nay, chúng ta vẫn cần mặc áo, nhưng chúng ta cần cả xe hơi, tivi HD, 2 kì nghỉ một năm trong nắng, máy tính xách tay và iPad, danh sách cứ thế mà kéo dài -- gần như là một sự cung cấp hàng hóa bất tận, điều khiển bởi mối lo này. Và ngay cả khi chúng ta không muốn chúng, chúng ta vẫn nên mua chúng, bởi vì, nếu không mua, bộ máy này sẽ sụp đổ. Và để không cho nó sụp đổ trong vòng từ 2 đến 3 thập kỉ trở lại đây, chúng ta mở rộng sự cung cấp tiền tệ, mở rộng thị trường tín dụng và cho vay, để mọi người có thể tiếp tục mua đồ. Và chắc chắn rằng, sự mở rộng này là một nguyên nhân của sự khủng hoảng. Với điều này -- Tôi muốn cho các bạn xem một vài dữ liệu. Nó trông như thế này, cơ bản là vậy, thị trường tín dụng và cho vay, chỉ của Anh quốc. Đây là trong vòng 15 năm trước khi sụp đổ, và bạn có thể nhìn thấy ở đây, nợ tiêu thụ tăng đột biến. Nó hơn cả GDP 3 năm liên tiếp ngay trước sự sụp đổ. Trong lúc đó, khoản tiết kiệm cá nhân tụt nghiêm trọng. Tỉ lệ tiết kiệm, tổng tiết kiệm, đều dưới 0 giữa năm 2008, trước sự sụp đổ. Đây là do mọi người tăng khoản nợ, giảm khoản tiết kiệm, chỉ để giữ một chân trong cuộc đua. Đây là một câu chuyện lạ, rất có vấn đề, chỉ để cho câu chuyện đơn giản hơn. Đó là câu chuyện về chúng ta, về mọi người, đang bị thuyết phục để tiêu số tiền mà chúng ta không có cho các thứ mà chúng ta không cần để gây những ấn tượng chẳng dài lâu đối với những người chúng ta không quan tâm đến. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nhưng trước khi chúng ta giáo phó bản thân cho sự tuyệt vọng, chúng ta nên quay lại và thử hỏi, "Chúng ta có làm đúng? Mọi người có thực sự như thế này không? Đây có phải là cách nền kinh tế vận hành?" Và ngay lập tức chúng ta gặp phải một vài điều bất thường. Cái đầu tiên là sự khủng hoảng. Trong sự khủng hoảng, xuống dốc, mọi người muốn làm gì? Họ muốn rụt cổ lại, họ muốn nhìn vào tương lai. Họ muốn tiêu ít và tiết kiệm nhiều. Nhưng tiết kiệm lại chính là điều không nên làm theo cái nhìn từ bộ máy này. Keynes gọi đó là "Cái ngược đời của sự tiết kiệm" -- tiết kiệm làm giảm sự hồi phục. Và các nhà chính trị gia liên tục kêu gọi chúng ta giảm món nợ, giảm cả khoản tiết kiệm cá nhân, để mà chúng ta có thể quay lại cuộc đua, để mà chúng ta có thể giữ vững nền kinh tế phát triển này. Đây là một điều bất thường, đây là nơi mà bộ máy đang xung đột với chúng ta là những con người đó. Tiếp theo là một điều nữa -- khác hoàn toàn: Tại sao chúng ta không làm những điều hiển nhiên để mà chiến đấu với sự biến đổi khí hậu, những điều rất, rất đơn giản như là mua những đồ điện máy tiết kiệm năng lượng, dùng các bóng đèn tiết kiệm điện, thỉnh thoảng tắt đèn đi, cô lập nhà của chúng ta? Những điều đấy làm giảm cacbon, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tiền bạc cho chúng ta . Vậy tại sao, dù những điều đấy rất có lí với nền kinh tế, chúng ta lại không làm? Thực ra, tôi có một cái nhìn thấu đáo về vấn đề này một vài năm trước. Đó là một buổi tối Chủ nhật, một buổi chiều Chủ nhật, ngay sau khi -- thực ra là rất lâu sau khi -- chúng tôi chuyển đến căn nhà mới. Và tôi bắt tay vào việc cản gió thiết lập hệ thống cô lập xung quanh cửa sổ và cửa ra vào để ngăn không cho gió lạnh vào. Và cô con gái 5 tuổi của tôi cũng giúp tôi bằng cách làm những việc mà những đứa bé 5 tuổi làm. Chúng tôi làm điều này cũng đã được một thời gian, có một lúc con bé quay sang tôi và nghiêm túc nói, "Làm thế này có tránh được hươu cao cổ không ạ?" (Tiếng cười) "Đây bọn chúng đây, hươu cao cổ." Bạn có thể thấy não bộ của một đứa trẻ 5 tuổi đang hoạt động. Loài này rất thú vị ở chỗ chúng ở cách đây khoảng 400 dặm về phía Bắc. ngoài khu Barrow-in-Furness ở Cumbria. Ai mà biết được chúng làm gì với thời tiết tại Lake District. Thực tế là cách trình bày đầy trẻ con đó cứ đọng lại mãi trong tôi, bởi vì đột nhiên nó trở nên rõ ràng với tôi là tại sao chúng ta không làm những điều hiển nhiên trước mắt. Chúng ta quá bận rộn giữ những con hươu cao cổ xa khỏi nhà -- đưa mấy đứa trẻ lên xe bus mỗi sáng, đi làm đúng giờ, sống sót qua đống email quá tải các hoạt động chính trị, mua bán thực phẩm, nấu các bữa ăn, dành một vài giờ quý giá mỗi tối xem các chương trình truyền hình trên TV hoặc là TED trên mạng, ngày này qua ngày khác, tránh mấy con hươu cao cổ. (Tiếng cười) Mục tiêu là cái gì? "Mục tiêu của người tiêu dùng là gì?" Mary Douglas đặt ra một câu hỏi trong một bài viết về sự nghèo đói viết 35 năm trước. "Đó là," bà ấy nói, "giúp tạo ra một thế giới xã hội và tìm ra một chỗ tin cậy ở đấy." Đó là một cái nhìn đầy nhân đạo cái nhìn về cuộc sống của chúng ta, và nó là một cái nhìn hoàn toàn khác so với cái trọng tâm của hình mẫu kinh tế này. Vậy chúng ta là ai? Những người này là ai? Chúng ta có phải những người luôn tìm kiếm cái mới lạ, theo chủ nghĩa hưởng lạc, ích kỉ không? Hay thực ra chúng ta thỉnh thoảng là những người có lòng nhân hậu miêu tả trong bản vẽ phác đáng yêu của Rembrandt? Thực tế tâm lý học cho rằng có một sự giằng co -- sự giằng co giữa những hành vi vị kỷ và những hành vi khác. Và những sự giằng co này có một gốc rễ mang tính riến hóa, và những hành vi ích kỉ mang tính thích nghi trong một số trường hợp -- chiến đấu hay chuyến bay. Những các hành vi khác cũng quan trọng đối với sự tiến hóa của chúng ta với tư cách là con người. Có thể còn thú vị hơn từ điểm nhìn của chúng ta, có một sự giằng co khác giữa những hành vi tìm kiếm sự mới lạ và sự gìn giữ bảo toàn những giá trị cũ. Sự mới lạ mang tính thích nghi khi mọi thứ đang thay đổi và bạn cần thay đổi bản thân cho phù hợp. Truyền thống cũng cần thiết để đặt nền móng cho sự bền vững xây dựng gia đình và cấu tạo nên một xã hội có liên kết. Tại đây, bất thình lình, chúng ta đang nhìn vào sơ đồ của trái tim con người. Và nó tiết lộ cho chúng ta, một cách bất ngờ, mối nan giải của vấn đề. Cái chúng ta làm đó là tạo nên các nền kinh tế. Chúng ta tạo nên các bộ máy, theo hệ thống ban cho đặc quyền, khuyến khích, một góc phần tư nhỏ của tâm hồn con người và không mảy may đến phần còn lại. Và trong chính cái dấu hiệu đấy, giải pháp trở nên rõ ràng, bởi vì đây không phải là về sự biến đổi của loài người. Thực tế nó cũng không phải về cướp đi các khả năng. Mà nó là về trải lòng ra. Nó là về cho phép bản thân chúng ta sự tự do để trở thành một con người một cách hoàn thiện, nhận ra sự sâu và rộng của bộ máy tinh thần của con người và xây dựng các thể chế giúp bảo vệ lòng vị tha còn sót lại giống như Rembrandt mô tả. Tất cả những điều này có nghĩa lí gì với kinh tế? Kinh tế sẽ như thế nào nếu chúng ta có cái nhìn về bản chất con người theo đúng tư cách của họ và kéo dãn họ theo một đường trực giao của tinh thần mỗi con người? Nó có thể sẽ trông hơi giống như 4000 công ti mang tính cộng đồng nổi lên ở Anh quốc trong vòng 5 năm trở lại đây và một sự tăng trưởng giống hệt của các tập đoàn trong danh mục B tại Mỹ, hay các tổ chức kinh doanh có mục tiêu mang tính sinh thái và xã hội được viết trong văn bản thành lập theo đúng nghĩa -- các công ti, trên thực tế, như Ecosia. Và tôi muốn, rất nhanh thôi, cho các bạn thấy điều này. Ecosia là một công cụ tìm kiếm trên Internet. Các công cụ tìm kiếm trên Internet hoạt động bằng cách thu hút lợi nhuận từ các đường truyền được tài trợ hiện ra khi bạn muốn tìm cái gì đó. Và Ecosia hoạt động cũng giống như vậy. Vậy chúng ta có thể làm như thế tại đây -- thử gõ một từ nào đó vào thanh công cụ. Đó, Oxford, nơi chúng ta đang ở. Các bạn thấy cái gì hiện lên chưa. Điều khác biệt với Ecosia là, trong trường hợp của Ecosia, nó thu hút lợi nhuận theo cách như vậy, nhưng phân phối 80 phần trăm lợi nhuận cho một dự án bảo vệ rừng nhiệt đới ở Amazon. Và chúng ta sẽ làm điều đó. Chúng ta sẽ truy cập vào Naturejobs.uk. Trong trường hợp có ai đó đang tìm việc trong thời buổi kinh tế khủng hoảng này, đó là trang web bạn cần. Điều xảy ra là nhà tài trợ sẽ đưa lợi nhuận cho Ecosia, và Ecosia sẽ chia 80 phần trăm tổng lợi nhuận cho tổ chức bảo vệ rừng nhiệt đới. Đó là lấy lợi nhuận từ một chỗ phân phối chúng tới sự bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái. Đây là một hình thức kinh doanh mới cho một nền kinh tế mới. Nó là một hình thái, nếu bạn muốn, của sự nhân hậu mang tính sinh thái -- có thể một thứ gì đó tương đương vậy. Hoặc có thể chính là nó. Dù là cái gì nữa, Dù nền kinh tế mới này có là gì đi nữa, cái chúng ta cần kinh tế làm, thực tế đó là đầu tư lại vào chính mấu chốt của mô hình, để có quan điểm mới về sự đầu tư. Chỉ có lúc này, đầu tư sẽ không phải là một cách không ngừng và thiếu suy nghĩ cứ tìm kiếm sự tăng tiêu thụ. Đầu tư phải là một con quái vật khác. Đầu tư phải là, trong nền kinh tế mới, bảo vệ và nuôi dưỡng các tài sản sinh thái mà tương lai chúng ta phụ thuộc vào. Nó phải là về sự chuyển tiếp. Nó phải là đầu tư vào các công nghệ sản xuất ít cacbon và cơ sở vật chất. Chúng ta phải đầu tư theo đúng cái thịnh vượng ý nghĩa hơn, tạo ra các khả năng cho mọi người cùng phát triển. Và dĩ nhiên, nhiệm vụ này có nhiều chiều hướng mang tính vật chất Nó sẽ là vô nghĩa nếu nói về mọi người phát triển nếu như họ không có thức ăn, quần áo hay chỗ ở. Nhưng nó cũng rõ ràng là sự thinh vượng vượt qua yếu tố này. Nó có mục tiêu về xã hội và tâm sinh lý -- gia đình, tình bạn, trách nhiệm, xã hội, tham gia vào cuộc sống xã hội. Và điều này cũng đòi hỏi đầu tư, đầu tư -- ví dụ như, tại những nơi -- những nơi chúng ta có thể kết nối, những nơi mà chúng ta có thể tham gia, chia sẻ không gian, hội trường biểu diễn, vườn cảnh, công viên công cộng, thư viện, bảo tàng, những nơi yên tĩnh, những điểm vui chơi và tiệc tùng, những điểm yên tĩnh và sâu lắng, những điểm cho "sự nuỗi dưỡng cái quyền công dân chung." theo như lời nói bay bổng của Michael Sandel. Và đầu tư -- đầu tư, suy cho cùng, là một quan niệm kinh tế cơ bản -- không hơn không kém một mối quan hệ giữa thực tại và tương lai, một thực tại được chia sẻ và một tương lai cùng chung. Và chúng ta cần mỗi quan hệ đó để phản ánh, để lấy lại niềm tin. Vậy hãy cho tôi quay lại, với một chút hy vọng, với 2 tỉ con người đang tìm cách sống sót từng ngày với số tiền ít hơn một cốc cà phê latte bé của quán cafe bên cạnh. Chúng ta có thể làm gì để giúp họ? Rõ ràng là chúng ta có trách nhiệm giúp họ vượt qua hiểm nghèo. Rõ ràng là chúng ta có trách nhiệm tạo cơ hội cho sự phát triển ở nơi mà phát triển là quan trọng với những quốc gia nghèo. Và cũng rõ ràng là chúng ta sẽ không bao giờ đạt được điều đó trừ khi chúng ta có khả năng đánh giá lại cái ý nghĩa lớn lao của sự thịnh vượng ở các nước giàu có hơn, sự thịnh vượng có ý nghĩa hơn và ít mang tính vật chất hơn cái mô hình tập trung vào phát triển. Do vậy đây không chỉ là một sự ảo tưởng của lối sống phương Tây hậu duy vật. Đúng hơn, một nhà triết học châu Phi đã viết cho tôi, khi "Sự Thịnh Vượng Không Cần Sự Phát Triển" được xuất bản, chỉ ra sự giống nhau giữa cái nhìn về thịnh vượng và khái niệm thông tục của châu Phi về đức hạnh con người. Đạo đức nói là "Tôi là thế này vì chúng ta là thế này." Sự thịnh vượng là một sự nỗ lực chung. Gốc rễ của nó dài và sâu -- Cái căn bản của nó, tôi đã cố thể hiện, đã tồn tại trong mỗi chúng ta rồi. Nói như vậy không phải là phản đối sự phát triển. Đây không phải là về lật độ chủ nghĩa tư bản. Đây không phải là về tìm cách thay đổi bản chất con người. Cái chúng ta đang làm đây là chúng ta đang tiến vài bước đơn giản đến một nền kinh tế phù hợp với mục đích đó. Và ở ngay trung tâm của nền kinh tế, chúng ta đặt một một tầm nhìn đáng tin cậy hơn, mạnh mẽ hơn thực tế hơn của định nghĩa thế nào khi làm người. Cám ơn các bạn rất nhiều. (Hoan hô) Chris Anderson: Trong khi họ cất ghế đi, tôi có một câu hỏi nhanh. Đầu tiên, các nhà kinh tế học không hẳn cần phải tạo cảm hứng lắm, nên ông có thể hạ giọng điệu đi một chút. (Tiếng cười) Ông có thể hình dung các nhà chính trị gia sẽ tin vào các điều vừa rồi? Ý tôi là, ông có thể hình dung một nhà chính trị gia ở Anh đứng lên và nói, "GDP giảm 2 phần trăm năm nay. Quả là một tin vui! Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc hơn, đất nước đẹp hơn, và cuộc sống tốt hơn." Tim Jackson: Rõ ràng đó không phải là cách bạn làm rồi. Bạn không đưa tin về các thứ giảm sút. Bạn đưa tin về các thứ mà đang phát triển. Tôi có thể hình dung các nhà chính trị gia làm thế? Thực chất là, tôi có thể nhìn thấy một phần nhỏ điều đó. Khi chúng tôi mới bắt tay vào làm việc kiểu này, chính trị gia thường đứng lên, đại diện kho bạc đứng lên, và đổ lỗi cho chúng tôi vì cho rằng chúng tôi muốn quay lại và sống trong hang. Trong khoảng thời gian đó khoảng thời gian 18 năm mà chúng ta làm việc -- một phần vì sự khủng hoảng tài chính và một ít vì sự khiêm tốn trong các nghề liên quan đến kinh tế -- thực ra mọi người rất thích thú với vấn đề này ở khắp các nước trên thế giới. CA: Nhưng hầu như chỉ có chính trị gia mới phải chấn chỉnh bản thân, hay là hơn cả xã hội văn minh và các công ti? TJ: Đó là các công ti. Đó là xã hội văn minh. Nhưng nó phải có cả sự lãnh đạo với chính sách tốt. Đây là một đề tài thảo luận, mà các chính trị gia bị mắc vào tình thế khó khăn, bởi vì họ bị mắc phải vào cái mô hình phát triển. Nhưng mở rộng hơn để nghĩ về các cách điều phối, các chính sách khác nhau, tạo nên các khoảng không cho xã hội văn minh và các doanh nghiệp vận hành khác nhau -- là rất cần thiết. CA: Và nếu ai đó thuyết phục ông là chúng ta có thể làm được -- cái gì nhỉ? -- cái 130 lần tiến bộ hơn trong năng suất, làm giảm khí cacbon, cậu có thích cái viễn cảnh phát triển kinh tế tập trung hơn vào hàng hóa mang tính trí tuệ không? TJ: Tôi vẫn muốn biết rằng nếu bạn có thể làm điều đó và đạt mức dưới 0 vào cuối thế kỉ này, về việc loại bỏ khí cacbon khỏi khí quản, giải các bài toán về sự phong phú trong sinh thái và làm giảm tầm ảnh hưởng tới đất đai và làm được điều gì đó về sự xói mòn lớp đất mặt và chất lượng nước. Nếu bạn có thể thuyết phục tôi chúng ta có thể làm được điều đó, thì, vâng, tôi sẽ tin vào số 2 phần trăm. CA: Tim, cám ơn ạn rất nhiều về bài nói rất quan trọng này. Cám ơn. (Hoan hô) Tôi bị lôi cuốn suốt cả cuộc đời bởi vẻ đẹp, hình dáng và chức năng của cá ngừ đại dương khổng lồ. Cá ngừ đại dương là loài máu nóng như chúng ta. Chúng là loài cá ngừ lớn nhất, và là loài cá lớn thứ hai trong loài cá nhiều xương dưới biển. Chúng thật sự là loài cá loài hấp thụ năng lượng nhiệt nhận năng lượng qua đại dương, chúng có những bó cơ nóng giống như động vật có vú. Đó là một con cá ngừ đại dương của chúng tôi tại bể nuôi trong nhà Monterey. Bạn có thể thấy hình dạng và thiết kế khí động học của nó. Thiết kế giúp nó bơi thật mạnh mẽ trong đại dương. Nó bơi xuyên qua đại dương trên vây ngực trái của nó, nhận sự nâng lên, cấp năng lượng cho chuyển động với chiếc đuôi hình lưỡi liềm. Nó có lớp da trần phủ trên phần lớn cơ thể giúp giảm ma sát với nước. Đây là một cỗ máy tự nhiên tinh tế nhất Cá ngừ đại dương được con người tôn kính trong lịch sử loài người. Trong 4000 năm, chúng ta đã đánh bắt ổn định loài động vật này, và điều đó được chứng minh qua các tác phẩm nghệ thuật từ cách đây hàng nghìn năm. Cá ngừ đại dương trong hình vẽ hang động tại Pháp. Chúng có mặt trên tiền xu cách đây 3000 năm. Loài cá này được con người tôn kính Nó được đánh bắt ổn định liên tục qua thời gian, ngoại trừ thế hệ chúng ta. Cá ngừ đại dương bị truy đuổi bất cứ nơi nào chúng đến Có một cuộc đổ xô tìm vàng trên thế giới, và đó là cuộc đổ xô tìm vàng là cá ngừ đại dương. Có những chiếc bẫy đã đánh bắt cá ổn định cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, những loại hình đánh cá đang diễn ra ngày nay, với cần câu, và cọc lưới khổng lồ, đang thật sự xóa sổ cá ngừ đại dương về mặt sinh thái học, khỏi hành tinh. Ngày nay, nói chung, đi đến một nơi: Nhật Bản. Một vài người các bạn có thể có tội của việc góp phần cho cái chết cá ngừ đại dương. Chúng có thịt nạc ngon giàu chất béo-- hoàn toàn có vị thơm ngon. Và đó là vấn đề của chúng ta chúng ta ăn chúng đến tuyệt chủng. Bây giờ tại Đại Tây Dương, câu chuyện khá đơn giản. Cá ngừ đại dương có hai nhóm: một lớn, một nhỏ. Nhóm tại Bắc Mỹ được đánh bắt khoảng 2000 tấn. Nhóm tại Châu Âu và Bắc Phi - cá ngừ đại dương Đông đang bị đánh bắt tại mức độ khủng khiếp: 50,000 tấn mỗi năm trong 10 năm vừa rồi. Kết quả là dù bạn đang nhìn vào nhóm cá ngừ đại dương tại phía Đông hay phía Tây, đều có sự sụt giảm lớn tại cả hai phía nhiều đến 90 phần trăm. Nếu bạn trở lại với vạch mốc ban đầu năm 1950. Cho năm đó, cá ngừ vây xanh được cho là có tình trạng tương tự hổ, sư tử, và voi Châu phi và cả gấu trúc. Loài cá đã đó được đề xuất cho vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng cách đây 2 tháng Nhưng sau khi bỏ phiếu, người ta từ chối chỉ cách đây 2 tuần, mặc dù khoa học tiên tiến từ hai hội đồng đã chứng minh loài cá này đạt được những tiêu chuẩn của CITES 1. Và nếu bạn không quan tâm đến cá ngừ, có lẽ bạn có thể hứng thú những tuyến đường biển quốc tế và đánh bắt cá ngừ và các loài sinh vật biển bị bắt nhầm như rùa biển, cá mập, cá marlin, chim hải âu. Những loài động vật này và cái chết của chúng bởi ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ. Thử thách chúng ta đối mặt là chúng ta biết quá ít về cá ngừ, và mỗi người trong phòng này biết khi một con sư tử Châu phi vồ mồi sẽ trông giống cái gì. Tôi không biết có ai từng nhìn thấy cá ngừ đại dương ăn chưa Cá ngừ tượng trưng cho vấn đề của tất cả chúng ta trong phòng. Đã là thế kỷ 21 mà chúng ta mới chỉ bắt đầu thật sự nghiên cứu về đại dương sâu sắc Công nghệ đến thời điểm này có thể cho phép chúng ta nhìn thấy Trái Đất từ không gian và đi sâu xuống đáy biển từ xa. Và chúng ta phải sử dụng những công nghệ này ngay lập tức để hiểu rõ hơn vương quốc đại dương của chúng ta hoạt động như thế nào Hầu hết chúng ta từ những con tàu thậm chí tôi nhìn ra ngoài đại dương và thấy đại dương giống hệt nhau Chúng ta không biết cấu trúc là ở đâu. Chúng ta không thể nói những hố nước đó ở đâu không như trên cánh đồng Châu Phi, ta có thể. Chúng ta không thể thấy những hành lang, và chúng ta không thể thấy điều gì mang lại cá ngừ, rùa biển và chim hải âu. Chúng ta chỉ đang bắt đầu hiểu tính chất vật lý và sinh học của hải dương học kết hợp vơi nhau như thế nào để tạo ra gió mùa thứ thật sự gây ra sự dâng trào nước biển Điều có thể tạo nên một điểm nóng hay một điểm hi vọng Lý do khiến những thử thách này lớn vì về kỹ thuật khó để xuống sâu biển. Thật khó để nghiên cứu cá ngừ trên lãnh hải của nó, toàn bộ Thái Bình dương. Thật là khó khăn để để đến gần cá mập mako và cố gắn một dấu theo dõi trên nó. Và lúc này tưởng tượng là đội Bruce Mate từ OSU, nhóm đang tiến gần cá voi xanh và gán một dấu theo dõi trên người nó, một thử thách công nghệ Chúng ta chưa vượt qua được. Và câu chuyện về nhóm chúng tôi, một đội ngũ tận tụy, là về cá và những con chip Về cơ bản chúng tôi dùng những bộ phận trong điện thoại vệ tinh hay các bộ phận trong máy tính, con chip Kết hợp chúng lại bằng những cách khác với thông thường và việc này đưa chúng tôi đến vương quốc đại dương trước đây chưa từng có Và lần đầu tiên, chúng tôi đã có thể ngắm nhìn chuyến đi của một chú cá ngừ dưới đại dương với ánh sáng và photon để đo đạc bình minh và hoàng hôn. Tôi đã làm việc với các chú cá ngừ được hơn 15 năm rồi. Tôi có được đặc quyền là được cộng tác với Thủy cung Vịnh Monterey Chúng tôi thực sự lấy một mảnh nhỏ đại dương, bỏ vào sau kính và cùng nhau chúng tôi triển lãm cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây vàng. Mỗi buổi sáng khi màn voan bọt nước nâng lên Chúng tôi có thể thấy được cả cộng đồng đến từ đại dương Pelagic Một trong những nơi duy nhất trên Thế giới bạn có thể thấy cá ngừ vây xanh bơi qua Ta có thể thấy hình dạng và khả năng tuyệt vời của chúng. Chúng hoạt động không ngừng nghỉ. Chúng bơi qua không gian của chúng, không gian đại dương. Bằng cách này 2 triệu người hàng năm có thể gặp gỡ với loài cá này và ngắm nhìn vẻ đẹp của chúng. Sau hậu trường là một phòng nghiên cứu tại trường đại học Stanford hợp tác với Thủy cung vịnh Monterey. Ở đây trên 14 hay 15 năm chúng tôi đã nuôi cả cá ngừ vây xanh và vây vàng. Chúng tôi nghiên cứu những loài cá này, nhưng trước hết chúng tôi phải học hỏi cách nuôi chúng. Chúng thích ăn gì? Điều gì làm chúng vui vẻ? Chúng tôi bơi với chúng, chạm làn da trần của chúng Tuyệt diệu lắm. Và rồi, còn tuyệt hơn chúng tôi đã có được những người thì thầm tiếng cá ngừ Chuck Farwell, Alex Norton họ có thể bắt được cả một chú cá ngừ lớn và rất nhanh gọn bỏ vào nước để chúng tôi có thể làm việc với chú cá ngừ và học những kỹ thuật để không làm cá bị thương chú cá chưa bao giờ bị ngăn cản bởi những ranh giới trong đại dương bao la Jeff và Jason là những nhà khoa học sẽ bắt một chú cá ngừ và bỏ nó vào một cái máng, tương đương như một cái máy tập chạy bộ chú cá sẽ nghĩ rằng nó đến Nhật, nhưng thực ra nó ở một chỗ Chúng tôi sẽ đo lượng ô xy tiêu thụ lượng năng lượng nó tiêu thụ Chúng tôi dùng dữ liệu và tạo nên những mô hình tốt hơn, và khi tôi ngắm chú cá ngừ, đây là quang cảnh yêu thích của tôi Tôi bắt đầu tự hỏi: làm sao chú ta lại giải được bài toán kinh độ trước chúng ta? Bạn hãy nhìn loài động vật này. Có lẽ đây là khoảng cách gần nhất với chú bạn có thể có được Các hoạt động tại phòng nghiên cứu đã cho chúng tôi biết cách bước vào đại dương Trong một chương trình tên gọi Tag-A-Giant (đánh dấu gã khổng lồ) chúng tôi thực sự đã đi từ Ailen đến canada, từ Corsica đến Tây Ban Nha. Chúng tôi đã bắt cá với nhiều nước trên thế giới để có thể cơ bản là để máy tính điện tử vào trong những chú cá ngừ khổng lồ Chúng tôi đã đánh dấu được 1,100 chú cá ngừ Tôi sẽ cho các bạn xem 3 clip vì tôi đã đánh dấu 1,100 chú cá ngừ Đó là một quá trình khó khăn, nhưng cũng là một vở ba lê Chúng tôi mang chú cá ra, đo nó. Một đội ngư dân, đội trưởng, nhà khoa học, kỹ thuật viên làm việc cùng nhau để giữ cá ngoài môi trường biển từ 4 đến 5 phút. Chúng tôi đổ nước lên mang của nó, cho nó ô xy và với rất nhiều nỗ lực, sau khi đã đánh dấu, gắn máy tinh, kiểm tra kỹ càng rằng cái râu thò ra ngoài để thu dữ liệu môi trường, chúng tôi thả cá về lại biển. Khi nó đi, chúng tôi luôn rất mừng Chúng tôi thấy cái đuôi nó búng nhẹ. Từ dữ liệu thu gom được, khi cái dấu quay về, vì một người đánh cá trả cái dấu về để nhận được 1000 đô tiền thưởng chúng tôi có thể thu được dữ liệu về biển sâu đến tận 5 năm, trên một sinh vật có xương sống. Đôi khi cá ngừ thực sự to lớn, ví dụ như chú cá ngoài Nantucket. Nhưng thế này cũng chỉ bằng một nửa của con cá ngừ lớn nhất chúng tôi từng đánh dấu. Cần phải có sự nỗ lực của con người, cả một đội, để kéo con cá lên. Trong tình huống này, chúng tôi cần để một cái dấu thu dữ liệu vệ tinh tự bung ra trên con cá Cái dấu này ở trên con cá, thu thập dữ liệu môi trường quanh con cá và sẽ rời khỏi con cá, nổi lên mặt nước và gửi thông tin vị trí ước lượng bằng toán học của nó về vệ tinh quay quanh Trái đất, dữ liệu về áp suất, nhiệt độ. và những dữ liệu từ cái dấu vệ tinh tự bung sẽ giúp chúng tôi không phải bắt con cá lại để lấy cái dấu. Các dấu điện tử tôi đã đề cập đều đắt đỏ. Các con dấu này đã được chế tạo bởi nhiều nhóm ở Bắc Mỹ. Chúng là một số trong các thiết bị tinh vi nhất, kỹ thuật mới của chúng tôi trong đại dương ngày nay. Một cộng đồng nói chung đã giúp chúng tôi nhiều hơn bất cứ cộng đồng nào khác. Và đó chính là những ngư dân ngoài bang North Carolina. Có 2 ngôi làng. Harris và Morehead City, trong hơn 10 năm, mỗi mùa đông họ tổ chức một buổi tiệc gọi là Tag-A-Giant, và cùng nhau, các ngư dân làm việc với chúng tôi đánh dấu 800 đến 900 con cá. Lúc đó, chúng tôi thực sự đo con cá, Chúng tôi làm việc mà chúng tôi bắt đầu làm trong những năm gần đây: lấy mẫu chất nhờn Bạn hãy xem da con cá bóng thế nào: thấy cả hình tôi trong đó. Từ chất nhầy đó, có được hồ sơ gien. có được thông tin về giới tính, Đang kiểm tra cái dấu tự bung thêm 1 lần nữa sau đó nó sẽ phiêu lưu ngoài biển. Đây là cái tôi yêu thích. Với sự giúp đỡ của Gareth Lawson, sinh viên post doc trước đây của tôi. đây là bức tranh lộng lẫy về một con cá ngừ đơn độc. Con cá này đang di chuyển qua nhiều đại dương. Dòng ấm là dòng Gulf, Dòng lạnh trên đó là Vịnh Maine. Là nơi cá ngừ muốn tới, nó muốn ăn các đàn cá trích nhưng nó không đến được, quá lạnh. Nhưng rồi thời tiết sẽ ấm lên, và con cá ngừ sẽ nhảy vào, kiếm vài con cá trích, và có lẽ sau đó quay về nhà của nó, lại đi và sau đó quay về khi mùa đông ở dưới North Carolina rồi sau đó đến Bahamas. cảnh tượng tôi yêu thích, 3 con cá ngừ bơi vào Vịnh Mê hi cô. Ba con đã được đánh dấu. Chúng tôi tính toán vị trí theo thiên văn học Chúng đến cùng nhau. Có thể là mùa đẻ của cá ngừ nó kìa. Đó là nơi cá ngừ đẻ trứng. Nên từ các dữ liệu như thế này, bây giờ chúng tôi có thể vẽ nên bản đồ trong bản đồ này bạn thấy hàng ngàn vị trí có được từ một thập kỷ rưỡi đánh dấu. Và giờ chúng tôi sẽ cho bạn thấy những con cá ngừ phía Tây đi sang phía Đông. Vì vậy 2 cộng đồng cá ngừ, là cộng đồng cá ngừ Vịnh mà chúng tôi có thể đánh dấu chúng đi đến vịnh Mê hi co, tôi đã cho bạn thấy rồi Và một nhóm thứ 2. Chúng đang sống giữa những con cá ngừ của chúng ta, cá ngừ Bắc Mỹ, là những con cá ngừ châu Âu quay về Địa Trung Hải. Ở các điểm nóng, điểm hi vọng, là cộng đồng pha trộn. Và những việc chúng tôi làm với khoa học là cho Hội đồng Quốc Tế thấy, tạo những mô hình mới cho họ thấy rằng một mô hình hai nguồn, không pha trộn cho đến ngày hôm nay, đã từng phản đối hiệp ước CITES rằng mô hình này không đúng. Mô hình này, mô hình chồng chéo lên nhau chính mới là con đường để tiến tới Vì vậy chúng ta có thể dự đoán địa điểm để quản lý. Những nơi như Vịnh Mê hi cô, và Địa Trung Hải là những nơi có thể bắt được những loài riêng lẻ, các cộng đồng đơn lẻ. Rõ ràng đây là những nơi chúng ta cần bảo vệ. Ở giữa Đại Tây Dương sẽ có sự pha trộn, Tôi mường tượng một chính sách để Canada và Mỹ đánh cá, vì họ quản lý việc đánh bắt tốt, họ đang làm tốt. Nhưng trong vùng lãnh hải quốc tế, nơi đánh bắt, và đánh bắt quá mức không kiểm soát được, Đó là những nơi chúng ta phải hình thành những điểm hi vọng ở đó. Phải lớn như vậy để bảo vệ loài cá ngừ vây xanh. Trong một dự án thứ hai có tên Đánh dấu cá Thái Bình Dương chúng tôi có cả một đội trên toàn cầu, những người này từ trung tâm điều tra số lượng sinh vật biển. Và được tài trợ cơ bản qua Quỹ Sloan và những quỹ khác, chúng tôi đã có thể tiến hành chúng tôi là một trong 17 chương trình thực địa và chúng tôi bắt đầu tiến hành đánh dấu một số lượng lớn sinh vật săn mồi, chứ không chỉ là cá ngừ Vì vậy những gì chúng tôi đã và đang làm là đánh dấu cá mập săn cá hồi ở Alaska, gặp cá mập săn cá hồi ở lãnh hải nhà chúng, theo dõi chúng bắt cá hồi rồi xâm nhập và tìm hiểu xem nếu chúng tôi bắt một con cá hồi, gắn vào dây câu, chúng tôi có thể bắt được một con cá mập không Đây là anh em họ của cá mập trắng và rất cẩn thận chú ý nhé, tôi nói "rất cẩn thận" chúng tôi cá thể giữ cho nó bình tĩnh, bỏ một cái ống vào miệng nó, để nó cách xa sàn tàu rồi đánh dấu nó với một cái dấu vệ tinh Từ trong con cá mập, cái dấu vệ tinh gọi điện về nhà gửi tin nhắn cho chúng ta. Khi con cá mập đến đó, nếu bạn nhìn kỹ, có một cái ăng ten. Đó là một con cá mập đang bơi tự do với một cái dấu vệ tinh đang nhảy theo một con cá hồi, gửi dữ liệu về nhà. Chúng tôi không chỉ đánh dấu cá mập săn cá hồi Nhưng đây là những con cá mập ở độ phân giải có các cấp độ theo mét này trên một đại dương nhiệt độ, màu ấm cho biết vùng ấm hơn. Cá mập săn cá hồi bơi sâu xuống đến vùng nhiệt đới để đẻ và vào Montery. Ngay bên cạnh Monterey và ở trên Farallones là đội cá mập trắng do Scott Anderson chỉ đạo, ở kia, và Sal Jorgensen. Họ ném ra một cái bia, là một cái thảm có hình dạng như con hải cẩu một con cá mập trắng tò mò bị thu hút sẽ nhảy lên con tàu 16 feet của chúng tôi. Con vật nặng vài ngàn pound. và chúng tôi sẽ kéo cái bia vào. để một cái tag âm thanh có âm thanh "OMSHARK 10165," hay một thứ tương tự, tạo ra tiếng ping Chúng tôi sẽ gắn thêm cái dấu vệ tinh sẽ giúp chúng tôi biết hành trình dài với thuật toán định vị dựa vào ánh sáng được giải bằng máy tính trên con cá trong trường hợp này, Sal đang xem xét hai cái dấu ở đó. đây rồi: cá mập trắng California nó đã đi quán cà phê cá mập trắng rồi quay về Chúng tôi cũng cùng đồng nghiệp NOAA đánh dấu cá mập mako, cá mập xanh. Cùng nhau, những gì chúng tôi thấy trên đại dương màu sắc, là nhiệt độ, có thể thấy ngoằn ngoèo dữ liệu 10 ngày của mako và cá mập săn cá hồi Chúng tôi có cá mập trắng và cá mập xanh. Lần đầu tiên, ta có được bản đồ hệ sinh thái lớn cỡ đại dương cho biết cá mập đi đâu. Đội cá ngừ từ TOPP đã làm được điều khó tin 3 đội đánh dấu 1700 con cá ngừ vây xanh, vây vàng, albacore cùng một lúc chúng tôi đã cẩn thận diễn tập chương trình đánh dấu chúng tôi đánh bắt những con cá ngừ non, gắn dấu có cảm biến, thò ra ngoài con cá ngừ rồi thả chúng đi. Chúng quay về, và khi chúng về ở đây trên các đại dương NASA bạn có thể thấy cá vây xanh có màu xanh đi băng qua các hành lang của chúng khi quay lại Tây Thái Bình Dương. Đội của chúng tôi từ UCSC đã đánh dấu hải cẩu voi bằng cách dán những cái dấu trên đầu chúng, sẽ rơi ra khi bọn chúng lột da. Mấy con hải cẩu voi sinh sống trên nửa đại dương, cho dữ liệu ở độ sâu 548,64m thật đáng kinh ngạc. Scott Shaffer và chim hải âu đang đeo những cái dấu cá ngừ, dấu dựa vào ánh sáng, dắt bạn từ New Zealand đến Monterey, rồi quay lại những chuyến đi dài 35000 dặm hàng hải Chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây. Nhưng giờ với những cái dấu định vị bằng ánh sáng rất nhỏ có thể thực sự thấy những chuyến đi này. Tương tự với chim hải âu Laysan bay qua khắp các đại dương thỉnh thoảng chúng bay đến khu vực của bọn cá ngừ. Bạn có thể thấy tại sao chúng có thể sẽ bị bắt. Ở kia là George Schillinger và đội rùa ngoài Playa Grande đang đánh dấu rùa biển những con rùa đi ngang qua chỗ chúng ta. Đội của Scott Benson và cho thấy rằng những con rùa đi từ Indonesia một quãng đường dài đến Monterey Những gì chúng ta thấy trên đại dương không ngừng chuyển động này là địa điểm của những sinh vật săn mồi. Có thể thấy chúng dùng bản đồ hệ sinh thái rộng như một đại dương Từ thông tin này chúng ta bắt đầu lập bản đồ những điểm hi vọng. Ở đây chỉ là dữ liệu 3 năm, mà có đến 10 năm dữ liệu. Chúng ta thấy các hoạt động đột ngột và theo mùa Những sinh vật này đang sinh sống. Nên với các dữ liệu này chúng ta có thể làm các điểm nóng, 4000 nơi. Một công trình khổng lồ 2000 cái dấu trong một khu vực, xuất hiện ở đây lần đầu tiên ngoài khơi California, xuất hiện ở nơi dường như là điểm tụ họp. giống như những sinh vật này đang diễn lại theo yêu cầu của chúng tôi Chúng đang giúp chúng tôi Chúng mang thiết bị thu thập dữ liệu tận sâu 2000m Chúng lấy thông tin từ hành tinh của chúng ta ở những nơi khắc nghiệt như Nam Cực, Bắc cực Đó là những con hải cẩu từ nhiều nước được thả ra chúng đang lấy mẫu dữ liệu dưới các thảm băng dữ liệu nhiệt độ chất lượng hải dương học ở cả hai cực. Dữ liệu này, khi được vẽ ra, sẽ rất ấn tượng. Chúng tôi vẫn chưa biết nên biểu diễn dữ liệu bằng hình ảnh thế nào. Và khi những sinh vật này bơi cho chúng tôi thông tin, rất quan trọng đối với các vấn đề khí hậu, chúng tôi nghĩ cũng rất quan tọng để công bố thông tin này cho công chúng, để mọi người tham gia, tiếp xúc với dữ liệu này. Chúng tôi đã làm điều này với Great Turtle Race chúng tôi đánh dấu rùa biển, có đến 4 triệu lượt tìm kiếm. Và giờ với Oceans của Google, chúng tôi có thể cho một con cá mập trắng trong đại dương đó, và khi nó bơi ta sẽ thấy phép đo độ sâu khủng này và con cá mập biết con đường của nó khi nó đi từ California đến Hawaii Nhưng có lẽ Mission Blue có thể lấp đầy đại dương mà ta chưa thể thấy Ta có khả năng, NASA có đại dương. Chỉ cần phối hợp hai thứ. Kết luận lại, chúng tôi biết Yellowstone là dành cho Bắc Mỹ nó nằm ngoài khơi của chúng ta. Chúng tôi có kỹ thuật cho chúng ta biết nó ở đâu. Cái chúng ta cần quan tâm cho Mission Blue là tăng khả năng theo dõi, ghi lại dữ liệu. Làm cách nào để ta có thể thực sự làm hoạt động này ở đâu khác? Và rồi cuối cùng mang được tin nhắn về nhà có lẽ dùng kết nối sống từ những sinh vật như cá voi xanh và cá mập trắng. Làm những ứng dụng siêu việt Nhiều người đang rất hào hứng khi cá mập thực sự bơi dưới Cầu Golden Gate Hãy kết nối công chúng với hoạt động ngay trên iPhone của họ. Cách đó chúng ta sẽ biến vài truyền thuyết Internet thành thật. Ta có thể cứu được cá ngừ vây xanh. Cứu được cá mập trắng. Chúng ta có khoa học, công nghệ. Hi vọng ở đây. Chúng ta có thể. Chúng ta cần phải áp dụng khả năng này nhiều hơn vào đại dương. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay) Hôm nay chúng ta hiện diện ở đây là bởi vì Liên Hiệp Quốc vừa xác định mục tiêu cho quá trình phát triển của nhiều quốc gia. Đây là những Mục tiêu phát triển Thiên Niên kỉ. Và lý do mà tôi quan tâm tới những mục tiêu này là vì nó có 8 mục tiêu cả thảy. Và bằng cách chỉ ra 8 mục tiêu khác nhau như vậy, Liên Hiệp Quốc nói rằng một quốc gia cần thay đổi nhiều thứ để người dân có cuộc sống tốt hơn. Nhìn đây, bạn phải chấm dứt nạn đói nghèo, giáo dục, giới tính, sức khỏe của trẻ em và sản phụ, kiểm soát bệnh dịch, bảo vệ môi trường và đạt được mối liên kết vững chắc giữa các quốc gia trong mọi khía cạnh từ viện trợ tới thương mại. Lý do thứ 2 làm tôi để tâm đến những mục tiêu phát triển này là vì mỗi một mục tiêu đều được ước lượng rõ ràng. Ví dụ như vấn đề tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Mục tiêu là giảm thiểu 2/3 tỷ lệ đó, từ năm 1990 đến 2015. Tương đương với giảm thiểu 4% mỗi năm. Và chính điều này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa miệng lưỡi chính trị và hành động cho điều thực sự quan trọng, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Và tôi cũng rất vui khi biết rằng những dữ liệu gần đây cho thấy nhiều quốc gia ở Châu Á, Trung Đông, Mỹ La-tinh và Đông Âu đang giảm thiểu với tỷ lệ này. Và thậm chí một nước lớn như Brazil cũng đang phấn đấu với tỷ lệ 5% 1 năm, Thổ Nhĩ Kỳ thì 7% 1 năm. Đó đều là những tin tốt. Nhưng rồi có người nói: "Chẳng có tiến triển gì ở Châu Phi cả. Và thậm chí cũng chẳng có thống kê nào cho thấy tình trạng hiện tại của Châu Phi." Tôi sẽ chứng minh là họ đã sai về cả 2 ý trên. Nào, chúng ta hãy cùng đến với thế giới tuyệt vời của số liệu. Tôi cho các bạn xem website này, ChildMortality.org các bạn sẽ thấy được tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi của tất cả các quốc gia. Thống kê được hoàn thành bởi những chuyên gia của Liên Hiệp Quốc. Và tôi lấy Kenya làm 1 ví dụ. Đây là số liệu. Đừng hoang mang sợ hãi gì hết. Tôi sẽ dẫn dắt quý vị từ từ. Trông nó rắc rối, giống như hồi còn học đại học lúc mà các bạn ghét môn thống kê như thế nào. Nhưng đầu tiên, khi bạn nhìn vào những cái chấm như thế này, bạn tự hỏi mình là: những dữ liệu này từ đâu ra? Nguồn gốc của nó là gì? Có phải là ở Kenya các bác sỹ và những nhà chuyên gia khác viết những giấy báo tử cho những trẻ em bị chết, rồi gửi tới văn phòng thống kê? Không. Những quốc gia có thu nhập thấp như Kenya vẫn chưa có đủ trình độ tổ chức như vậy. Thật ra cũng có, nhưng không được hoàn chỉnh, bởi vì có rất nhiêu ca tử vong xảy ra trong gia đình, và không được ghi vào sổ sách. Cái chúng ta dựa vào không phải là một hệ thống chưa hoàn chỉnh. Chúng ta có những cuộc phỏng vấn và khảo sát. Và đó là những viên chức phỏng vấn nữ có trình độ cao họ ngồi nói chuyện với 1 người phụ nữ trong 1 giờ đồng hồ và hỏi về những tiểu sử sinh sản của họ. Chị có bao nhiêu đứa con rồi? Chúng còn sống không? Nếu đã mất thì chúng mất ở mấy tuổi và năm nào? Và khảo sát này được thực hiện với hàng ngàn phụ nữ trong nước và gộp chung lại thành 1 cái gọi là báo cáo khảo sát sức khỏe dân số. Nhưng những khảo sát này rất tốn kém, và chỉ có thể được lặp lại sau 3 đến 5 năm. Nhưng những dữ liệu này rất đáng tin cậy. Vậy đây là 1 hạn chế. Và còn những đường màu này là những kết quả; mỗi một màu là một cuộc khảo sát. Nhưng nó có vẻ quá phức tạp, tôi sẽ lược giản nó, và cho các bạn một giá trị trung bình cho mỗi cuộc khảo sát. Đây là năm 1977, 1988, 1992, 1997 và 2002 Và khi những chuyên gia ở Liên Hiệp Quốc có trong tay những dữ liệu này, họ sử dụng những công thức toán cao cấp để tạo ra một đường xu hướng (trend line), và nó trông như thế này đây. Và đây là cái tốt nhất họ rút ra được từ những giá trị này. Nhưng nhìn kỹ xem. Họ vẽ tiếp đường xu hướng vượt qua giá trị cuối cùng và chẳng đi về đâu cả. Và họ ước tính rằng, 2008, Kenya có tỷ lệ trẻ em tử vong là 128/1000 Và tôi rất buồn, vì chúng ta có thể thấy sự đảo ngược trong xu hướng ở Kenya với sự gia tăng tỷ lệ tử vong trẻ em trong những năm 90. Đây là 1 tấm bi kịch. Nhưng vào tháng 6 tôi nhận được một lá thư từ Cục Khảo Sát Sức Khỏe Dân Số (Demographic Health Surveys) và cho thấy những dấu hiệu tốt từ Kenya. Tôi rất vui. Đó là những đánh giá về những khảo sát mới. Sau đó mất 3 tháng để Liên Hiệp Quốc cập nhật dữ liệu, và vào thứ 6 chúng ta có một đường xu hướng mới. Nó nằm dưới đây. Tuyệt quá phải không? Hôm thứ 6, tôi đang ngồi trước máy vi tính của mình, và tôi thấy tỷ lệ tử vong giảm từ 128 xuống còn 84 chỉ trong buổi sáng hôm đó. Và rồi chúng tôi ăn mừng. Nhưng bây giờ, khi có đường xu hướng này, Chúng ta sẽ đo đạt sự phát triển như thế nào? Tôi sẽ chỉ ra chi tiết ở đây, vì Liên Hiệp Quốc làm như sau. Họ bắt đầu đánh giá từ năm 1990 tới 2009. Họ nói: "0.9%, chẳng có tiến triển gì cả." Điều này không công bằng. Là một giáo sư, tôi nghĩ tôi có quyền đề nghị một cách nhìn khác. Tôi sẽ nói, ít nhất là hãy làm như thế này. 10 năm là đủ để theo dõi sự phát triển. Chia làm 2 đợt khảo sát, và bạn có thể thấy điều gì đang xảy ra. Họ đạt được 2,4%. Nếu tôi làm việc ở Bộ Y Tế ở Kenya, tôi sẽ nối 2 điểm này lại. Vậy cái tôi muốn nói là chúng ta biết về tỷ lệ tử vong trẻ em. Chúng ta có một xu hướng tốt. Việc xử lý số liệu này trở nên phức tạp khi chúng ta đánh giá Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên kỉ (MDGs). Và điều đó cực kỳ quan trọng, vì những năm 90 là một thập kỷ tồi tệ cho Châu Phi, không chỉ ở Kenya, mà toàn Châu Phi. Đỉnh cao của đại dịch HIV. Trước khi có những loại thuốc mới, họ phải ráng dùng những thuốc sốt rét cũ. Gần đây, chúng ta có mùng chống muỗi. Và còn những vấn đề kinh tế xã hội, đang được giải quyết theo hướng tốt đẹp hơn. Vậy hãy nhìn giá trị trung bình ở đây. Đây là giá trị trung bình của các nước Châu Phi miền Nam Sahara. Và Liên Hiệp Quốc nói tỷ lệ giảm thiểu là 1.8%. Nghe có vẻ lý thuyết 1 chút, nhưng thực ra thì không. Bạn biết đấy, những nhà kinh tế học, họ rất thích tiền, họ muốn nhiều tiền hơn nữa, và họ muốn tiền đẻ ra tiền. Nên họ tính toán tỷ lệ phát triển kinh tế hàng năm. Chúng tôi làm trong ngành y tế cộng đồng, chúng tôi ghét trẻ em tử vong, nên chúng tôi muốn tỷ lệ đó giảm càng nhiều càng tốt. Nên chúng tôi tính toán tỷ lệ giảm hàng năm. Nhưng tỷ lệ phần trăm thì cũng như nhau. Nếu nền kinh tế phát triển với 4% thì chúng ta cần giảm tỷ lệ tử vong trẻ em với 4% Nếu nó được sử dụng tốt và mọi người thực sự quan tâm và có thể sử dụng nguồn dữ liệu theo cách họ muốn. Vậy có công bằng không khi đánh giá số liệu qua quãng thời gian 19 năm? 1 nhà kinh tế sẽ không bao giờ làm vậy. Tôi vừa chia nó ra làm 2 giai đoạn. Những năm 90, chỉ có 1,2%, chỉ 1,2% thôi. Trong khi, giai đoạn hai-- Cứ như thể Châu Phi đã qua giai đoạn 1, và giờ là giai đoạn 2. Nhưng thậm chí làm như vậy đi nữa cũng vẫn không phải là 1 trình bày rõ ràng cho cả Châu Phi, bởi vì nó chỉ là giá trị trung bình, 1 tỷ lệ giảm trung bình của Châu Phi. Và nhìn đây khi tôi cho các bạn xem những biểu đồ bong bóng này. Vẫn vậy, Trục tung cho số tử vong trên 1000 trẻ em. Và đây là các năm. Và tôi sẽ cho các bạn thấy 1 bức tranh rộng hơn MDG. Tôi bắt đầu vào 50 năm trước lúc đó hầu hết các nước Châu Phi tuyên bố độc lập. Ví dụ như Congo, tỷ lệ khá cao, Ghana, thấp hơn và Kenya còn thấp hơn nữa. Và điều gì đã diễn ra từ lúc đó trở đi? Như bạn thấy, từ khi độc lập, trình độ học vấn được cải thiện và tiêm phòng dịch được bắt đầu, bệnh đậu mùa được chữa trị tận gốc, vệ sinh được cải thiện, và mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng sau đó, vào những năm 80, Congo có cuộc nội chiến, và tốc độ giảm bị khựng lại ở đây.. Ghana tiến bộ rất nhanh. Kenya thì lại tăng lên một chút, Ghana vượt qua, nhưng sau đó Kenya và Ghana cùng giảm xuống -- Congo thì vẫn đứng nguyên đó. Đó là tỷ lệ được tính cho tới nay. Bạn thấy đó, chẳng hợp lý chút nào khi tính tỷ lệ trung bình của cả 2 mức độ này, 1 cái thì không có tiến triển gì, 1 cái thì tiến triển rất nhanh. Đã đến lúc cho chúng ta từ bỏ suy nghĩ các nước Châu Phi miền Nam Sahara là 1. Mỗi nước bây giờ đều đã khác nhau, và họ xứng đáng được nhìn nhận như cái cách chúng ta nhìn nhận các nước Châu Âu là các nước riêng. Tôi có thể nói là nền kinh tế của Hy Lạp và Thụy Điển khác xa nhau. Ai cũng biết vậy. Và mỗi 1 quốc gia được đánh giá một cách riêng. Để tôi cho các bạn thấy một bức tranh rộng hơn. Quốc gia của tôi, Thụy Điển: năm 1800, chúng tôi đứng ở đây. Chắc có một sự rối loạn nhân cách kì lạ nào đó mà chúng tôi mắc phải, tính số lượng trẻ em vô cùng tỉ mỉ mặc dù tỷ lệ tử vong khá cao. Điều này rất lạ và cũng khá là đáng xấu hổ. Nhưng ở Thụy Điển, chúng tôi có thói quen như vậy, chúng tôi tính số trẻ em tử vong, nhưng nhiều khi lại chẳng làm gì với số liệu đó. Và đây là những năm nạn đói hoành hành. Đây là nhưng năm tệ hại, người dân thì mệt mỏi với Thụy Điển. Tổ tiên của tôi di cư qua Mỹ. Và cuối cùng, họ bắt đầu có tiến triển rõ rệt. Và tại đây, chúng tôi có nền giáo dục và dịch vụ y tế phát triển hơn, và rồi tỷ lệ tử vong trẻ em giảm. Chúng tôi chưa bao giờ có chiến tranh. Thụy Điển lúc này khá yên bình. Nhưng nhìn xem, tốc độ giảm ở Thụy Điển không nhanh. Thụy Điển có được tỷ lệ thấp là vì chúng tôi bắt đầu sớm hơn. Chúng tôi có những trường học chính quy bắt đầu từ năm 1842. Và bắt đầu có 1 ảnh hưởng sâu sắc khi chúng tôi đưa nền giáo dục đến với phụ nữ một thế hệ sau đó. Bạn có thể nhận ra đây là đầu tư dài hạn. Không phải là trong 5 năm. Mà là đầu tư dài hạn. Và Thụy Điển chưa bao giờ đạt tới Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên kỉ (MDG) 3.1% khi tôi tính toán. Chúng tôi đã lạc hướng, huh. Thụy Điển là vậy. Nhưng ít ai bàn về vấn đề đó. Chúng tôi muốn các nước khác tốt hơn chúng tôi ngày xưa. Và đúng là như vậy. Để tôi cho bạn xem Thái Lan, một nước rất thành công. Thái Lan từ những năm 1960 -- họ đi từ chỗ này và rồi gần như đạt tới tỷ lệ của Thụy Điển. Tôi cho các bạn xem 1 ví dụ khác, Ai Cập, một thành công rực rỡ trong y tế cộng đồng. Ai Cập nằm ở đây vào năm 1960, còn cao hơn cả Congo. Châu thổ sông Nile là một nơi nghèo khổ cho trẻ em với những căn bệnh liên quan tới tiêu chảy sốt rét và rất nhiều vấn đề khác. Và rồi họ xây được Aswan Dam (Đập Aswan). Họ có điện. Họ cải thiện giáo dục. Họ có cơ sở chăm sóc y tế. Và tỷ lệ bắt đầu giảm, Và rồi họ có nước sạch hơn, họ chữa trị tận gốc sốt rét. Chẳng phải là rất thành công hay sao. tỷ lệ MDG về vấn đề tử vong trẻ em là hoàn toàn có thể thực hiện được. Và điều đáng mừng là ngày nay Ghana và Ai Cập đều đang giảm với tốc độ nhanh nhất của họ. Kenya cũng tăng tốc. Chúng ta có một vấn đề ở đây. Chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng ở những quốc gia đang đứng trững lại ở đây. Tôi sẽ cho bạn thấy một bức tranh rộng hơn nữa, quang cảnh về tử vong trẻ em. Tôi sẽ trình bày về mối quan hệ giữa tỷ lệ tử vong trẻ em -- tỷ lệ đó nằm ở trục tung -- và ở trục hoành là quy mô hộ gia đình. Mối quan hệ giữa 2 điều đó. 1, 2, 3, 4 trẻ trên 1 phụ nữ. 6, 7, 8, trẻ trên 1 phụ nữ. 1 lần nữa, vào năm 1960, 50 năm trước. Mỗi một bong bóng là một quốc gia. Màu là đại diện cho lục địa. Xanh đậm là các nước Châu Phi miền Nam Sahara. Kích cỡ của bong bóng là dân số. Khu vực này là những quốc gia gọi là "đang phát triển". Họ có tỷ lệ trẻ em tử vong và quy mô hộ gia đình rất cao, từ 6-8 trẻ. còn các nước ở đây, gọi là các nước "phương Tây". Họ có tỷ lệ tử vong trẻ em thấp và hộ gia đình nhỏ. Điều gì đã xảy ra? Cái tôi muốn các bạn làm bây giờ là hãy nhìn tận mắt mối quan hệ giữa việc tỷ lệ tử vong trẻ em giảm và sự thu nhỏ quy mô hộ gia đình. Tôi chỉ muốn không còn ai nghi ngờ gì nữa. Các bạn phải tận mắt nhìn thấy điều này. Đây là điều đã xảy ra. Tôi bắt đầu. Chúng ta bắt đầu giảm xuống, bệnh đầu mùa giảm, giáo dục tiên tiến hơn, dịch vụ y tế tốt hơn. Trung Quốc bắt đầu đi xuống cái hình vuông nhỏ này đây. Và tiếp theo là Brazil. Ấn độ đang tiến tới. Nước Châu Phi đầu tiên cũng đi vào khu vực này. Và càng ngày càng nhiều quốc gia hơn nữa. Chào mừng tới một cuộc sống đàng hoàng tử tế hơn. Nào. Chúng ta muốn mọi quốc gia đều xuống đây. Đây là tầm nhìn mà chúng ta có phải không. Và các quốc gia Châu Phi đầu tiên đang tiến tới. Chúng ta đang dừng lại ở đây. Không còn cái gì gọi là "các nước phương Tây" và "các nước đang phát triển" Đây là báo cáo từ Liên Hiệp Quốc, vừa đăng hôm thứ 6. Rất hay -- "Mức độ và Xu hướng trong tử vong trẻ em" -- ngoại trừ trang này. Trang này rất dở. Trang này là bảng phân loại các quốc gia. Có mục "các quốc gia đang phát triển" -- Tôi có thể đọc từ trong đây ra -- các nước đang phát triển: Hàn Quốc. Huh? Họ có Samsung, sao họ lại là 1 nước đang phát triển được? Có Singapore trong đó. Singapore có tỷ lệ trẻ em tử vong thấp nhất thế giới. Họ vượt qua Thụy Điển 5 năm về trước, và họ đánh giá đây là 1 nước đang phát triển. Còn có Qatar trong đó nữa. Đây là nước giàu nhất thế giới với kênh truyền hình Al Jazeera. Làm thế quái nào mà họ thành 1 nước đang phát triển cho được? Cái này là rác rưởi. (Vỗ tay) Phần còn lại thì tốt. Không có vấn đề gì. Chúng ta phải có 1 khái niệm hiện đại, để phù hợp với những dữ liệu này. Và chúng ta phải nhận ra là chúng ta đang tiến gần tới đây. Điều gì là quan trọng trong những mối quan hệ này. Nhìn đây, thậm chí chúng ta nhìn vào Châu Phi. Đây là những nước Châu Phi. Bạn có thể thấy rõ ràng mối quan hệ giữa việc hạ thấp tỷ lệ tử vong trẻ em với thu nhỏ quy mô hộ gia đình, thậm chí là ở Châu Phi. Rõ ràng đây là điều đang xảy ra. Và một điều vô cùng quan trọng trong cuộc nghiên cứu từ Viện Đo Lường và Đánh Giá Y Tế ở Seattle cho thấy gần 50% trong sự hạ thấp tỷ lệ tử vong trẻ em là có liên quan tới giáo dục ở phụ nữ. Nghĩa là, khi những bé gái tới trường, chúng ta sẽ được kết quả trong 15-20 năm sau đó, đây là một xu hướng lâu dài và mạnh mẽ. Đó là tại sao chúng ta phải có một tầm nhìn lâu dài, nhưng chúng ta phải đánh giá kết quả trong giai đoạn 10 năm 1 lần. Chúng ta hoàn toàn có thể hạ thấp tỷ lệ tử vong trẻ em cho tất cả các quốc gia và đưa họ xuống khu vực dưới này nơi chúng ta muốn cùng nhau sinh sống. Và dĩ nhiên, hạ thấp tử vong trẻ em là một vấn đề tuyệt đối quan trọng từ khía cạnh nhân đạo. Một cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em, là cái chúng ta đang bàn tới. Nhưng nó cũng là một sự đầu tư chiến lược đến tương lai của loài người, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Chúng ta sẽ không có khả năng quản lý môi trường để tránh khỏi những khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng nếu chúng ta không ổn định dân số thế giới. Hãy nắm rõ điều đó. Và phương pháp để làm được như vậy, là hạ thấp tỷ lệ tử vong, áp dụng kế hoạch hóa gia đình và đằng sau đó là ươm mầm giáo dục phụ nữ. Và điều đó hoàn toàn khả thi. Hãy cùng làm như vậy. Xin cảm ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Hãy tưởng tượng, bạn có một món quà Tôi sẽ mô tả để bạn có thể hình dung Nó không quá lớn -- cỡ bằng quả bóng chơi golf Hãy hình dung nó được gói lại như thế này Nhưng trước khi tôi cho các bạn thấy cái gì bên trong Tôi sẽ nói rằng đó có thể là vật phi thường dành cho bạn Nó sẽ mang mọi người trong gia đình bạn đến với nhau Bạn sẽ thấy tình yêu và lòng biết ơn không hề giống như trước đây và nối kết lại với bạn bè, người quen cũ những người mà bạn đã không liên lạc hàng năm trời. Sự quý mến và cảm phục sẽ ngập tràn trong bạn Nó sẽ điều chỉnh lại điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời bạn Nó sẽ xác định lại ý thức của bạn về tâm linh và đức tin. Bạn sẽ có một trí tuệ hoàn toàn mới và tin tưởng vào cơ thể của mình. Bạn sẽ có nguồn sinh lực và năng lượng vượt trội. Bạn sẽ mở mang vốn từ ngữ của mình, gặp gỡ, làm quen với nhiều người lạ, và bạn sẽ có một cuộc sống lành mạnh hơn. Để có được nó, bạn cần một kỳ nghỉ 8 tuần không làm bất kỳ việc gì. Bạn sẽ hưởng vô số những bữa ăn sành điệu. Hoa sẽ được đưa đến bằng những xe tải. Mọi người sẽ nói với bạn rằng "Cậu trông rất tuyệt. Có sửa mắt sửa mũi gì không vậy?" Và bạn sẽ được cung cấp trọn đời những toa thuốc tốt. Bạn sẽ được thử thách, truyền cảm hứng, lên tinh thần và trở nên khiêm tốn. Cuộc đời bạn sẽ có một ý nghĩa mới Tĩnh lặng, khoẻ mạnh, thanh thản, hạnh phúc, an lạc. Giá của nó là bao nhiêu? 55.000 đôla Và đó thực sự là món hời. Bây giờ, tôi biết các bạn đang rất muốn biết nó là gì và mua ở đâu. Amazon có bán nó không? Nó có logo của Apple không? Liệu có phải chờ đợi để mua không? Không hẳn thế. Món quà này đến với tôi 5 tháng trước. Khi mở ra, nó trông như thế này -- không được đẹp lắm. Và đây. Sau đó là thế này. Nó là một loại đá quý hiếm có, một khối u não, tên khoa học là "hemangioblastoma", món quà đó vẫn tiếp tục được đưa đến. Và trong khi tôi đang trông rất ổn như bây giờ, tôi sẽ không ước món quà đó cho bạn. Tôi không chắc là bạn sẽ muốn có nó đâu. Nhưng tôi không thể thay đổi những gì đã xảy ra. Nó đã thay đổi đời tôi một cách sâu sắc theo những cách mà tôi không hề mong đợi những cách mà tôi vừa chia sẻ với các bạn. Vì thế, nếu sắp tới bạn phải đối mặt với những gì bất ngờ, không mong đợi và không chắc chắn, hãy xem như nó có thể là một món quà. (Tiếng vỗ tay) Thỉnh thoảng tôi lưới qua một tạp chí rất cũ Tôi tìm thấy bài kiểm tra khả năng quan sát này về câu chuyện chiếc tàu của Noah. Và người họa sĩ đưa ra bài kiểm tra này vẽ sai vài lỗi, vài sai sót Có trên dưới 12 sai sót. Một số thì rất dễ dàng. Đó là một cái ống khói nằm trên không, cái đèn và cái đồng hồ chính trên tàu. Một số thì về các con thú và con số. Nhưng có rất nhiều lỗi cơ bản trong toàn bộ câu chuyện về chiếc tàu mà không được mô tả ở đây. Và vấn đề là: Thực vật ở đâu? Vậy bây giờ chúng ta có Chúa người sẽ nhấn chìm Trái Đất vĩnh viễn, hay ít nhất trong một khoảng thời gian dài, mà không ai chăm sóc cây cối. Noah chăm sóc cho hai cá thể của mỗi loài chim, của mỗi loài động vật của mỗi loài sinh vật biết di chuyển nhưng không hề đề cập đến thực vật. Tại sao? Trong phần khác của một câu chuyện tương tự, tất cả các sinh vật sống là những sinh vật sống duy nhất đến từ chiếc tàu đó là chim chóc, thú nuôi và động vật hoang dã. Thực vật không phải là sinh vật sống. Đây là một quan điểm quan điểm này không phải từ Kinh Thánh, mà nó là điều gì đó luôn luôn đồng hành với con người. Hãy cùng nhìn vào mật mã cầu kỳ này nó nằm trong một quyển sách Phục Hưng. Ở đây chúng ta thấy có một mô tả về thứ tự của tự nhiên. Đây là một mô tả hay bởi vì bắt đầu từ bên trái là những khối đá.. ngay sau các khối đá là thực vật chỉ có chúng mới có thể sống được. Động vật có thể sống và cảm giác, và trên đỉnh của kim tự tháp là con người. Đó không phải là người bình thường. Mà là "Homo studiosus"- con người học hành. Điều đó khá an ủi đối với những người như tôi.. Tôi là một giáo sư.. là ở chỗ kia trên đỉnh chóp của tạo hóa. Nhưng một vài điều hoàn toàn sai. Các bạn biết rất rõ về các giáo sư. Nhưng lại hiểu sai về thực vật Thực vật không chỉ có thể sống, chúng còn có thể cảm giác. Chúng phức tạp hơn rất nhiều so với động vật về cảm giác. Cho các bạn ví dụ thế này, tất cả các chóp rễ đơn đều có khả năng cùng lúc và liên tục tìm kiếm và kiểm soát ít nhất 15 thông số hóa học và thông số vật lý. Và chúng cũng có thể thể hiện và khoe đó quả là một hành vi tuyệt vời và phức tạp hành vi mà chỉ có thể được mô tả là thuật ngữ "sự thông minh". Vâng, nhưng đây là điều -- Chúng ta luôn đánh giá thấp các loài thực vật. Hãy nhìn vào đoạn phim ngắn này ngay bây giờ. Chúng ta có David Attenborough. David Attenborough là một người yêu thích thực vật thực sự. Chính ông đã làm ra một số trong số những bộ phim đẹp nhất về động thái của thực vật. Bây giờ, khi ông nói về thực vật mọi thứ đều chính xác. Khi ông nói về động vật, thì có xu hướng lược bớt điều hiển nhiên rằng thực vật có tồn tại Cá voi xanh sinh vật lớn nhất tồn tại trên hành tinh. Điều đó sai, hoàn toàn sai. Cá voi xanh, nó là loài nhỏ xíu nếu so sánh với sinh vật thực sự lớn nhất tồn tại trên hành tinh.. đó là loài đại thụ Sequoiadendron loài cây tuyệt vời, đáng ngưỡng mộ Vỗ tay Và đây là một cơ thể sống có khối lượng ít nhất 2000 tấn. Ngày nay câu chuyện về các thực vật bậc thấp nhờ Aristotle mà đã trở nên phổ biến chính thức từ nhiều năm trước trong quyển "De Anima".. một cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền văn minh phương Tây .. đã viết rằng thực vật nằm ở ranh giới giữa sống và không sống. Chúng chỉ có một loại sinh vật cấp thấp. Nó được gọi là sinh vật sinh dưỡng, bởi vì chúng không vận động và vì vậy chúng không cần cảm giác. Hãy cùng nhìn nhé. Vâng, một vài vận động của thực vật đã được biết rất rõ. Đây là một vận động rất nhanh. Đây là một cây ăn thịt Dionaea săn lùng ốc sên. Rất tiếc cho con ốc sên. Đây đã là điều đã bị phủ nhận trong nhiều thế kỷ, mặc dù có bằng chứng cho thấy nó đúng. Không ai nói rằng thực vật có thể ăn động vật, bởi vì điều đó ngược lại với quy luật tự nhiên. Nhưng thực vật vẫn có thể chuyển động rất nhiều. Một số đã được biết rất rõ, như là sự nở hoa. Đây chỉ là vấn đề về sử dụng một vài cách thức như sự gián đoạn thời gian. Một số phức tạp hơn. Hãy nhìn vào cây đậu non này nó chuyển động để lấy ánh sáng mọi lúc. Và nó thật sự rất uyển chuyển. Giống như một thiên thần đang nhảy múa. Chúng cũng có thể chơi đùa. Chúng thực sự đang chơi đùa. Đây là những cây hướng dương non, và hành độngmà chúng đang làm không thể miêu tả bằng bất cứ thuật ngữ nào hơn là đang chơi đùa. Chúng đang tự dạy mình, cũng như những động vật non nớt thường hay làm, để trở nên trưởng thành, và chúng sẽ được gọi là hoa dõi theo mặt trời suốt cả ngày. Tất nhiên chúng cũng phản ứng với trọng lực vì thế mà những cái chồi này đang lớn lên ngược chiều của trọng lực và những cái rễ hướng theo chiều của trọng lực. Chúng cũng có thể ngủ. Đây là một cây trinh nữ (Mimosa pudica). Trong suốt buổi tối, chúng khép lá lại và giảm vận động, và vào ban ngày, bạn thấy chúng xòe lá.. vận động nhiều hơn nữa. Điều đó thật thú vị bởi vì bộ máy biết ngủ này được bảo tồn một cách hoàn hảo. Nó giống nhau thực vật, giống côn trùng và giống động vật. Và vì vậy nếu bạn muốn nghiên cứu vấn đề ngủ nghỉ, thật dễ dàng khi nghiên cứu ở thực vật hơn là ở động vật, và thậm chí dễ dàng hơn nữa về mặt đạo đức. Đó là một kiểu thử nghiệm trên thực vật Thực vật thậm chí có thể liên lạc với nhau. Chúng là những nhà liên lạc đáng kinh ngạc. Chúng liên lạc với các cây khác. Chúng có thể phân biệt họ hàng hay không họ hàng. Chúng liên lạc với các cây và các cây khác loài, và liên lạc với động vật bằng cách sinh ra những chất hóa học bay hơi, như trong thời kì thụ phấn. Sự thụ phấn là một vấn đề quan trọng đối với thực vật, bởi vì chúng phát tán hạt phấn từ một bông hoa đến bông khác, nhưng chúng không thể di chuyển từ bông hoa này đến bông hoa khác. Vì vậy, chúng cần một vật trung gian (vector), và vật trung gian này thông thường là động vật. Nhiều loài côn trùng đã được thực vật sử dụng như vật chủ trung gian vận chuyển cho mục đích thụ phấn, nhưng không chỉ côn trùng; thậm chí chim, bò sát, và thú như dơi chuột thường làm phương tiện vận chuyển hạt phấn. Đó là một thương vụ quan trọng. Chúng ta thấy rằng thực vật cho động vật một loại chất ngọt... rất nhiều năng lượng.. đổi lại là sự vận chuyển hạt phấn. Nhưng một vài thực vật đang dẫn dụ động vật, giống như kiểu của cây phong lan dẫn dụ bằng bạn tình và mật hoa và không đổi lại gì cả chỉ để vận chuyển phấn hoa. Giờ thì một vấn đề lớn đằng sau tất cả những động thái mà chúng ta đã thấy. Làm thế nào có thể thực hiện được điều đó mà không có não bộ? Chúng ta phải chờ đến năm 1880, khi một người đàn ông vĩ đại, Charles Darwin, xuất bản một cuốn sách tuyệt với và rất đáng kinh ngạc tạo ra một cuộc cách mạng. Tựa đề cuốn sách là "Sức mạnh của vận động ở thực vật" Trước Charles Darwin không ai được phép nói về sự vận động của thực vật Trong cuốn cuốn sách của ông, với sự giúp đỡ của con trai, Francis.. ở Cambridge, là giáo sư đầu tiên huyên về sinh lý thực vật trên thế giới họ đã xem xét đến từng vận động riêng lẻ trong 500 trang giấy. Và ở đoạn văn cuối cùng trong cuốn sách, là mộtkiểu xác định dấu ấn riêng, bởi vì thông thường Charles Darwin ghi lại, ở đoạn văn cuối cùng của một quyển sách, thông điệp quan trọng nhất. Ông viết rằng, "Hầu như không cường điệu khi nói rằng chóp của rễ con hoạt động tương tự như bộ não của một động vật bậc thấp" Đây không phải là một phép ẩn dụ Ông đã viết một vài bức thư thú vị cho một trong số những người bạn là J.D. Hooker, ở thời điểm đó là chủ tịch của Hiệp hội khoa học hoàng gia ,cơ quan khoa học tối cao ở Anh để nói về bộ não của thực vật. Đây là một chóp rễ phát triển bất chấp mặt dốc Vì vậy bạn có thể nhận ra rằng loại vận động này, tương tự như ở loài sâu, rắn và tất cả các động vật khác di chuyển trên mặt đất mà không có chân là có thể nhìn thấy được Vận động này không hề dễ dàng bởi vì để có loại vận động này, bạn cần di chuyển nhiều vùng khác nhau của rễ và đồng bộ hóa những vùng khác nhau này mà không có một bộ não. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu chóp rễ, và chúng tôi tìm ra rằng có một vùng riêng biệt mà ở đây được thể hiện màu xanh.. gọi nó là vùng chuyển tiếp. Vùng này rất nhỏ Nó nhỏ hơn 1 milimet. Và trong vùng nhỏ này bạn thấy là nơi tiêu thụ nhiếu oxy nhất ở thực vật và quan trọng hơn, bạn thấy những loại tín hiệu ở đây. Các tín hiệu mà bạn thấy ở đây là điện thế hoạt động, là những tín hiệu tương tự mà những tế bào thần kinh trong não tôi, não chúng ta, sử dụng để trao đổi thông tin. Bây giờ chúng ta biết rằng một chóp rễ chỉ có vài trăm tế bào để thể hiện kiểu đặc tính này, mà như chúng ta biết chóp rễ của một thực vật nhỏ như cây lúa mạch thì lớn chừng nào Chúng ta thấy có gần 14 triệu rễ. Có 11 triệu rưỡi chóp rễ và tổng chiều dài hơn 600 kilomet và một diện tích về mặt rất lớn. Bây giờ hãy tưởng tượng mỗi chóp rễ đơn đang làm việc trong một mạng lưới cùng với những chóp rễ khác. Ở đây có, bên trái là mạng internet còn bên phải là một bộ rễ. Chúng làm việc theo cùng một cách thức Chúng là một mạng lưới gồm các máy tính nhỏ, làm việc trong mạng lưới. Và tại sao chúng giống nhau như vậy? Bởi vì chúng đã tiến hóa với cùng một nguyên do: để sống sót trước loài ăn thịt. Chúng làm việc theo cùng một cách thức Vì vậy bạn có thể bỏ đi 90% bộ rễ mà cây vẫn tiếp tục làm việc. Bạn có thể bỏ đi 90% mạng Internet mà nó vẫn tiếp tục làm việc. Vì vậy có một lời khuyên cho những người làm việc với mạng lưới: thực vật có thể cho bạn những gợi ý tốt về cách để cải tiến mạng lưới. Và một triển vọng khác là một triển vọng về công nghệ. Hãy tưởng tượng chúng ta có thể tạo ra những người máy và những người máy này được lấy cảm hứng từ thực vật. Mãi đến bây giờ, Con người chỉ lấy cảm hứng từ con người hay động vật để tạp ra một người máy. Chúng ta có thú nhân tạo.. là các kiểu thú máy lấy ý tưởng từ động vật, côn trùng nhân tạo cũng vậy. Chúng ta có người máy được lấy cảm hứng từ con người. Nhưng tại sao chúng ta không có thực vật bằng máy? Vâng, nếu bạn muốn bay, thật tốt nếu bạn quan sát chim chóc, để được truyền cảm hứng Còn nếu bạn muốn khám phá đất đai, hay nếu bạn muốn xâm chiếm vùng đất mới, tốt nhất là bạn nên lấy cảm hứng từ thực vật chúng là bậc thầy làm điều đó. Chúng ta có một triển vọng khác chúng tôi đang làm việc trong phòng thí nghiệm, để tạo ra các giống lai (hybrid). Tạo giống lai thì dễ dàng hơn nhiều. Giống lai có nghĩa là một thứ nửa sống và nửa máy Làm việc trên thực vật dễ hơn nhiều so với khi làm với động vật Chúng có khả năng tính toán Chúng có tín hiệu điện Kết nối với máy móc thì dễ dàng hơn rất nhiều thậm chí càng dễ dàng hơn nếu xét đến khía cạnh nhân đạo Ba triển vọng này mà chúng ta đang làm để tạo ra giống lai, được thực hiện trên tảo hoặc lá cây và cuối cùng là trên những bộ phận chức năng nhất của thực vật, và trên rễ. Vâng, cảm ơn sự quan tâm của các bạn Và trước khi tôi kết thúc, Tôi muốn cam đoan rằng không có con ốc sên nào bị ăn thịt trong khi tiến hành buổi trình bày này Cảm ơn (Vỗ tay) Một trong những công việc yêu thích của tôi ở Quỹ Từ Thiện Gates (Gates Foundation) là tôi có thể đi đến những nước đang phát triển, và tôi đi cũng khá là thường xuyên. Và khi tôi gặp những người mẹ ở những nơi xa xôi đó, Tôi thật sự giật mình bởi những điều giống nhau của chúng tôi. Họ muốn những điều mà chúng ta muốn cho con cái của chúng ta, và đó là con cái của họ khôn lớn và thành đạt, khỏe mạnh, và có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tôi cũng thấy sự nghèo đói rất nhiều, và nó thật sự choáng, và cả số lượng lẫn mức độ. Chuyến đi đầu tiên của tôi đến Ấn Độ, tôi ở nhà một người mà nhà của họ chỉ có nền đất và không có nước sinh hoạt, không có điện, và đó là cái mà tôi thấy trên khắp thế giới. Vì vậy tôi đã giật mình về những cái mà họ không có. Nhưng tôi ngạc nhiên bởi một điều mà họ có: Coca-Cola. Sản phẩm của Coca-Cola ở khắp mọi nơi. Thực sự, khi tôi đi đến những nước đang phát triển, Coca-Cola có mặt ở khắp mọi nơi. Và vì vậy, khi tôi trở về, và tôi nghĩ về sự phát triển, và tôi bay về nhà, và tôi suy nghĩ, "Chúng ta cố gắng phân phát bao cao su tới mọi người hay là tiêm chủng cho mọi người," Sự thành công của Coca-Cola làm bạn dừng lại và suy nghĩ: làm thế nào mà họ có thể đem được các sản phẩm của Coca-Cola đến các vùng đất xa xôi đó? Nếu họ có thể làm được như vậy, thì tại sao chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) không làm được giống vậy? Và tôi không phải là người đầu tiên hỏi câu hỏi này. Nhưng tôi nghĩ, là một cộng đồng, chúng ta vẫn có nhiều điều để học. Nó thật sự đáng kinh ngạc nếu bạn nghĩ về Coca-Cola. Họ bán 1.5 tỉ sản phẩm mỗi ngày. Có thể coi là mỗi người, từ đàn ông, đàn bà, đến đứa con nít trên hành tinh này có một sản phẩm của Coca-Cola mỗi tuần. Vậy, tại sao điều đó quan trọng? Vì, nếu chúng ta tăng tốc quá trình và đi nhanh hơn với các mục tiêu phát triến vạn năm (Millennium Development Goals) mà chúng ta đặt ra trên thế giới, chúng ta cần phải học từ những nhà cách mạng, và những nhà cách mạng đến từ mọi nơi. Tôi thấy rằng, nếu chúng ta hiểu cái gì làm cho Coca-Cola có mặt ở khắp mọi nơi, chúng ta có thể áp dụng những bài học đó cho các công việc an sinh xã hội. Sự thành công của Coca-Cola là đáng quan tâm, bởi vì nếu chúng ta phân tích nó, học từ nó, thì chúng ta có thể cứu rất nhiều mạng sống. Đó là lý do tôi dành thời gian để nghiên cứu Coca-Cola. Và tôi nghĩ có ba thứ chúng ta có thể học từ Coca-Cola. Họ lấy dữ liệu thực và ngay lập tức áp dụng vào sản phẩm của họ. Họ làm ăn với các đại lý địa phương, và mở các chiến dịch tiếp thị khổng lồ. Hãy bắt đầu với dữ liệu. Coca-Cola có một tiêu chí rất rõ ràng. Họ báo cáo cho một nhóm cổ đông. Họ phải luân chuyển lợi nhuận. Vì vậy họ lấy thông tin, và họ sử dụng nó để đo đạt tiến độ. Họ thực hiện sự luân chuyển này thường xuyên, Họ học được gì đó, họ áp dụng nó vào sản phẩm, và họ tung nó ra thị trường. Họ có hẳn một đội ngũ gọi là "Hiểu Biết Và Thấu Hiểu" (Knowledge and Insight) Nó giống như các công ty tiêu thụ khác, Vì vậy nếu bạn đang điều hành trụ sở Namibia (một nước ở Châu Phi) cho Coca-Cola, và bạn có 107 đại lý, bạn biết mọi lon hoặc chai Sprite, Fanta, hoặc Coca-Cola được bán, dù nó là một tiệm ven đường, siêu thị, hay là một xe đẩy. Vì vậy nếu lượng bán giảm xuống, thì bạn có thể biết được vấn đề và chỉ ra vấn đề đó. Thử so sánh 1 chút tới sự phát triển. Trong phát triển, người ta thẩm định ở các bước cuối của dự án. Tôi đã từng ngồi ở nhiều cuộc họp kiểu như vậy. Và lúc bấy giờ, nó đã quá trễ để sử dụng dữ liệu. Tôi biết vài người ở một tổ chức phi chính phủ (NGO) một lần miêu tả nó cho tôi điều đó như là chơi bowling trong bóng tối. Họ nói, "Bạn lăn trái banh, bạn nghe vài cái ki đổ. Nhưng tối quá, bạn không thể thấy được cái ki nào ngã cho đến khi bật đèn lên, và bạn thấy kết quả." Dữ liệu thực bật đèn lên. Vậy Coca-Cola làm tốt điều gì nữa? Họ làm tốt công việc đặt quan hệ buôn bán tới những đại lý địa phương. Coca-Cola đã xuất hiện ở Châu Phi từ năm 1928, nhưng hầu hết thời gian họ không thể vươn tới các thị trường ở các vùng xa xôi, vì họ có một hệ thống giống như ở các nước phát triển, có xe tải lớn vận chuyển. Và ở Châu Phi, ở những nơi xa xôi, Thật khó mà để tìm được đường tốt. Nhưng Coca-Cola nhận ra vài điều. Họ nhận ra rằng người dân địa phương mua sản phẩm, mua sỉ và rồi bán lẻ nó đến những nơi xa xôi. Và vì vậy, Coca-Cola dành thời gian để nghiên cứu điều đó. Và họ quyết định vào năm 1990 là họ muốn bắt đầu huấn luyện các đại lý địa phương, cho họ vay một khoản nhỏ. Họ xây dựng cái mà họ gọi là các trung tâm phân phối nhỏ (micro-distribution centers). Và những đại lý địa phương thuê người bán, những người mà đi xe đạp, xe đẩy, hay xe cút kít để bán các sản phẩm Coca-Cola. Hiện tại có khoảng 3.000 trung tâm như thế thuê khoảng 15.000 người ở Châu Phi. Ở Tanzania và Uganda (các nước ở Châu Phi), họ là 90% sản lượng Coca-Cola bán được. Cùng xem về khía cạnh phát triển. Điều gì mà các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có thể học hỏi từ Coca-Cola? Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cần phải gắn với các đại lý địa phương giống như Coca-Cola, vì những người bản địa biết làm thế nào để vươn tới nhưng nới khó để vươn tới, hàng xóm của họ, và họ biết cái gì thúc đẩy hàng xóm của họ thay đổi. Tôi nghĩ đây là một ví dụ rất hay về điều này là ở chương trình mở rộng y tế mới ở Ethiopia (một nước ở Châu Phi). Chính phủ nhận ra rằng ở Ethiopia nhiều người ở xa các phòng mạch, họ mất hơn một ngày để đến đó. Vì vậy nếu bạn trong tình trạng cấp cứu, hay bạn là một bà mẹ sắp sinh nở, thì hay quên đi chuyện đi đến trung tâm y tế. Chính phủ thấy rằng điều đó thật sự không tốt, nên họ đi đến Ấn Độ và học hỏi bang Kerala ở Ấn Độ nơi mà có một hệ thống giống như vậy, và họ áp dụng nó cho Ethiopia. Và trong năm 2003, chính phủ Ethiopia bắt đầu hệ thống mới này ở đất nước của họ. Họ huấn luyện 35.000 nhân viên y tế mở rộng phục vụ y tế trực tiếp đến người dân. Chỉ trong vòng năm năm, tỉ lệ của họ giảm từ một nhân viên y tế cho 30.000 người dân xuống còn một nhân viên y tế cho 2.500 người dân. Bây giờ, nghĩ về điều đó thay đổi cuộc sống của người dân như thế nào. Những nhân viên y tế mở rộng có thể giúp đỡ bằng nhiều việc, từ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, tiêm chủng miễn dịch cho trẻ em, hay là cố vấn cho phụ nữ đi đến phòng sinh đúng thời điểm. điều đó có tác động thật sự ở một quốc gia như Ethiopia, và đó là lý do mà bạn thấy tỉ lệ tử vong trẻ em giảm xuống 25% từ năm 2000 cho tới năm 2008 Ở Ethiopia, hàng trăm ngàn trẻ em đã được cứu sống bởi chương trình nhân viên y tế mở rộng này. Vậy, bước kế tiếp cho Ethiopia là gì? Họ đã bắt đầu bàn luận về nó. Họ đã bắt đầu nói về, "Làm thế nào bạn làm cho các nhân viên y tế cộng đồng sáng tạo ý tưởng của họ? Làm thế nào bạn khuyến khích họ dựa trên sự tác động mà họ đi đến các ngôi làng xa xôi?" Đó là điều mà bạn khuyến khích các đại lý địa phương và bạn giải phóng tìm năng của con người. Yếu tố thành công thứ ba của Coca-Cola là tiếp thị. Chủ yếu nhất, sự thành công của Coca-Cola dựa trên một điều thiết yếu, và điều đó là mọi người muốn Coca-Cola. Bây giờ, lý do mà những tiểu đại lý có thể bán và có lợi nhuận là họ phải bán hết sản phẩm trong xe đẩy hay xe cút kít của họ. Vì vậy, họ phụ thuộc vào Coca-Cola về việc tiếp thị. Và điều bí mật trong việc tiếp thị của họ là gì? Đó chính là sự khát khao. Sự khát khao được liên hệ vào sản phẩm với một kiểu cuộc sống mà mọi người muốn sống. Vì vậy thậm chí nó là một công ty đa quốc gia, họ đã địa phương hóa nó. Khẩu hiệu chiến dịch toàn cầu của Coca-Cola là "Mở rộng hạnh phúc." Nhưng họ địa phương hóa nó. Và không phải họ chỉ suy nghĩ cái gì làm mọi người hạnh phúc, họ đi tới những nơi như Châu Mỹ La Tin (Latin America), và họ nhận ra rằng hạnh phúc ở đó được liên hệ với cuộc sống gia đình. Và ở Nam Phi (South Africa), người ta liên hệ hạnh phúc với [không nghe rõ] hay là sự tôn trọng cộng đồng. Và bây giờ, bài hát được sử dụng ở chiến dịch World Cup. Hãy cùng lắng nghe bài hát mà Coca-Cola đã tạo ra, "Lá cờ bay" (Wavin' Flg) được biểu diễn bởi một nghệ sĩ hip hop người Somalia (Phim) K'Nann: ♫ Oh oh oh oh oh o-oh ♫ ♫ Oh oh oh oh oh oh oh oh oh oh ♫ ♫ Oh oh oh oh oh o-oh ♫ ♫ Oh oh oh oh oh oh oh oh o-oh ♫ ♫Give you freedom, give you fire♫ ♫ Give you reason, take you higher ♫ ♫ See the champions take the field now ♫ ♫ You define us, make us feel proud ♫ ♫ In the streets our heads are lifted ♫ ♫ As we lose our inhibition ♫ ♫ Celebration, it's around us ♫ ♫ Every nation, all around us ♫ Melinda French Gates: Nó thật hay phải không? Và họ không chỉ dừng lại ở đó. Họ dịch bài hát ra 18 ngôn ngữ khác nhau. Và nó trở thành bài hát đứng đầu trong bảng xếp hạng các ca khúc nhạc pop ở 17 quốc gia. Nó làm tôi nhớ tới bài hát mà tôi thuộc từ hồi còn nhỏ, "I'd Like to Teach the World to Sing," (Tựa đề một bài hát tiếng Anh: "Tôi muốn dạy cả thế giới hát") bài hát đó cũng đứng đầu các bảng xếp hạng các ca khúc nhạc pop. Cả hai bài hát có điều gì đó giống nhau: Sự hấp dẫn giống nhau của sự vui mừng và đoàn kết. Vậy y tế và phát triển tiếp thị mình như thế nào? Nó dựa trên sự tránh né, chứ không phải khát khao. Tôi chắc chắn là bạn đã từng nghe vài thông điệp như. "Dùng bao cao su, không nhiễm AIDS." "Rửa tay, và bạn sẽ không bị tiêu chảy." Nó không giống giống chút nào với bài "Wavin' Flag" Và tôi nghĩ chúng ta đã bị một sai lầm cơ bản, chúng ta lập giả thuyết, rằng chúng ta nghĩ, nếu mọi người cần gì đó, chúng ta không cần phải làm cho họ muốn cái đó. Và tôi nghĩ rằng đó là một sai lầm. Và có những dấu hiệu trên thế giới rằng điều này đang bắt đầu thay đổi. Một ví dụ là vệ sinh phòng dịch. Chúng ta biết rằng một triệu rưỡi trẻ em chết mỗi năm vì tiêu chảy, và nhiều trường hợp là vì đi tiêu lộ thiên. Nhưng có một giải pháp: bạn xây một cái nhà vệ sinh. Nhưng cái mà chúng tôi đang tìm kiếm vòng quanh thế giới, lặp đi lặp lại, là, nếu bạn xây một cái nhà vệ sinh và để nó ở đó, nó không được sử dụng. Người ta sử dụng nó như là tấm ván cho nhà của họ. Người ta đôi khi cất lúa trong đó. Tôi đã từng thấy nó được sử dụng như là chuồn gà. (Tiếng cười) Nhưng tiếp thị làm được gì trong trường hợp này để làm cho giải pháp vệ sinh phòng dịch có kết quả trong việc chống tiêu chảy? Bạn làm việc với một cộng đồng. Bạn bắt đầu nói chuyện với họ về đi tiêu lộ thiên là không nên trong làng, và họ đồng ý với điều đó. Nhưng rồi bạn đem nhà vệ sinh và đặt nó vào một chỗ như là một tiện ích tân thời. Một bang ở phía bắc Ấn Độ đã đi xa hơn bằng việc liên kết nhà vệ sinh với việc tìm hiểu nhau Và nó thành công. Hãy nhìn vào những tít báo này xem. (Tiếng cười) Tôi không đùa đâu. Phụ nữ từ chối cưới đàn ông không có nhà vệ sinh. Ai không có nhà vệ sinh là ế vợ dài dài. (Tiếng cười) Nó không phải là một tít truyện cười. Nó là một cuộc cách mạng. Nó là một chiến dịch tiếp thị mang tính cách mạng. Nhưng quan trọng hơn, nó cứu mạng sống con người. Hãy nhìn hình này. Đây là một căn phòng với những thanh niên và chồng của tôi, Bill. Và bạn có thể đoán những thanh niên này đang chờ gì? Họ đang chờ để cắt bao quy đầu. Bạn tin được không? Chúng ta biết rằng cắt bao quy đầu giảm lây nhiễm HIV tới 60% ở nam giới. Và khi chúng tôi nghe kết quả này lần đầu trong Hội, Tôi phải thừa nhận, Bill và tôi đã phải gãi đầu, và chúng tôi nói, "Nhưng ai sẽ xung phong đi làm việc này?" Nhưng sự thật là đàn ông đã đi làm điều này, vì họ nghe từ bạn gái của họ rằng bạn gái của họ thích thế, và cánh đàn ông cũng tin rằng nó tăng cường đời sống tình dục. Vì vậy nếu chúng ta bắt đầu hiểu và chúng ta thật sự muốn về y tế và sự phát triển, chúng ta có thể thay đổi cộng đồng và chúng ta có thể thay đổi các quốc gia. Vậy tại sao tất cả các thứ này lại quan trọng? Vậy hãy nói về chuyện gì xảy ra nếu tất cả được thực hiện cùng nhau, khi mà bạn buộc cả ba lại cùng nhau. Và bại liệt, tôi nghĩ rằng đây là ví dụ mạnh mẽ nhất. Chúng ta đã từng thấy bại liệt giảm 99% trong 20 năm. Vậy nếu bạn nhìn lại năm 1988, vó khoảng 350.000 ca bại liệt trên hành tinh vào năm đó. vào 2009, chúng giảm xuống còn 1.600 ca. Điều đó xảy ra như thế nào? Hãy xem một đất nước như là Ấn Độ. Họ có hơn một tỷ người, nhưng họ có 35.000 bác sĩ địa phương báo cáo triệu chứng bại liệt, và những nhân viên phòng mạch, một hệ thống báo cáo khổng lồ trong y tế. Họ có hai triệu rưỡi nhân viên tiêm chủng. Nhưng để tôi làm cho câu chuyện cụ thể hơn cho các bạn. Tôi sẽ kể các bạn câu chuyện của Shriram, một bé trai 18 tháng tuổi ở Bihar, một bang phía bắc của Ấn Độ. Năm nay vào ngày 8 tháng 8, bé xuất hiện triệu chứng bại liệt, vào ngày 13, cha mẹ bé đưa bé tới bác sĩ. Vào ngày 14 và 15 tháng 8, họ lấy mẫu, và vào ngày 25 tháng 8, người ta xác định là bé bị bại liệt loại 1. Vào ngày 30 tháng 8, một kiểm tra di truyền học được thực hiện, và chúng tôi biết được loại bại liệt mà Shriram bị. Căn bệnh có thể đến từ một trong hai nơi. Nó có thể đến từ Nepal, từ phía bắc, xuyên qua biên giới, hay từ Jharkhand, một bang từ phía nam. May mắn thay, kiểm tra di truyền đã chứng minh rằng, thật sự, loại bệnh từ phía bắc, vì, nó đã đến từ phía nam, nó có thể có một sự lây nhiễm rộng hơn. Nhiều người có thể bị nhiễm hơn. Vậy cái gì làm nó dừng lại? Vì vào ngày 4 tháng 9, đã có một chiến dịch càn quét khổng lồ, cái mà bạn làm để phòng bại liệt. Người ta đi đến nơi Shriram sống, họ tiêm chủng cho 2 triệu người. Vì vậy chưa tới một tháng, chúng tôi đi từ một trường hợp triệu chứng bại liệt để nhắm đến chương trình tiêm chủng. Và tôi vui mừng nói rằng chỉ một người khác trong khu vực đó bị bại liệt. Đó là cách để các bạn kiềm một cuộc lan tràn không kiểm soát, và nó cho thấy điều gì xảy ra khi người dân địa phương có dữ liệu trong tay họ; họ có thể cứu nhiều mạng sống. Hiện tại một trong những thách thức về phòng ngừa bại liệt, vẫn là tiếp thị, nhưng nó không là cái mà các bạn nghĩ. Nó không phải là tiếp thị theo kiểu trực tiếp. Nó không phải là nói chuyện với cha mẹ như là: "Nếu ông bà thấy triệu chứng bại liệt, hãy đưa cháu đến bác sĩ hay là đưa cháu đi tiêm chủng." Chúng tôi có một vấn đề với tiếp thị trong cộng đồng người quyên góp. Các quốc gia G8 đã phòng ngừa bại liệt triệt để trong 20 năm trở lại đây, nhưng chúng ta bắt đầu đối mặt với thứ được gọi là bại liệt kiệt quệ, và đó là các quốc gia tài trợ không còn muốn quyên góp cho bại liệt nữa. Vì vậy vào mùa hè tới, chúng tôi nghĩ là sẽ hết tiền trong bại liệt. Chúng tôi đã đi được 99% tới mục tiêu, và chúng tôi sắp sửa hết ngân quỹ. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta tiếp thị tốt hơn nữa, chúng tôi có thể tập trung vào một cộng đồng về việc chúng tôi đã đi xa như thế nào và sẽ tuyệt vời như thế nào khi mà căn bệnh được xóa bỏ, chúng ta có thể để bại liệt kiệt quệ cũng như bại liệt lại đằng sau. Và nếu chúng ta có thể làm vậy, chúng ta có thể dừng việc tiêm chủng cho mọi người, trên thế giới, ở tất cả các quốc gia về bại liệt. Và nó có thể là căn bệnh thứ hai bị quét khỏi hành tinh. Và chúng tôi đã đến rất gần. Và chiến thắng này là có thể. Vì vậy nếu những người tiếp thị của Coca-Cola đến gặp tôi và hỏi tôi về sự hạnh phúc, tôi sẽ nói là cách nhìn của tôi về hạnh phúc là một người mẹ ẵm một đứa con khỏe mạnh trong vòng tay. Đối với tôi, đó là hạnh phúc sâu thẳm. Và vì vậy nếu chúng ta học các bài học từ những nhà cách mạng trong mọi ngóc ngách của thế giới, rồi trong tương lai chúng ta cùng làm, thì hạnh phúc sẽ có mặt ở khắp mọi nơi cũng như Coca-Cola. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi biết đến trận động đất Haiti qua Skype. Vợ tôi gửi một dòng tin, "Trời, động đất," và rồi biến mất 25 phút liền. 25 phút ấy là 25 phút kinh hoàng tột đỉnh mà hàng ngàn người trên nước Mĩ đã trải qua. Tôi đã lo sợ sẽ có sóng thần. Điều tôi không nhận ra là có một nỗi kinh hoàng còn lớn hơn ở Haiti, đó là nhà đổ. Chúng ta đều đã thấy ảnh những tòa nhà đổ nát ở Haiti. Đây là những tấm vợ tôi chụp được vài ngày sau trận động đất, khi tôi đang đi tới Haiti bằng chương trình Cứu Trợ sau Thảm Họa. Đây là cung điện quốc gia, tòa nhà quan trọng tương tự như Nhà Trắng vậy. Đây là siêu thị lớn nhất ở biển Caribê vào giờ mua sắm cao điểm. Đây là trường đào tạo y tá. Có 300 y tá đang học ở đó.. Bệnh viện đa khoa ngay bên cạnh không bị hư tổn gì lắm. Đây là Bộ Kinh tế và Tài chính. Chúng ta đều đã nghe nói về thiệt hại về người không kể xiết trong trận động đất Haiti, nhưng chúng ta không được nghe mấy về lí do tại sao những mạng người ấy lại mất đi. Chúng ta chưa được nghe tại sao những tòa nhà lại sập. Dù gì chăng nữa, chính mấy tòa nhà đó, chứ không phải trận động đất, đã lấy đi sinh mạng 220 000 con người, làm bị thương 330 000, khiến 1.3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, lấy đi nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống của nguyên một cuộc gia. Đây là thảm họa lớn nhất diễn ra tại thành thị trong hàng thập kỉ. Và nó không phải là thiên tai. Nó là thảm họa thiết kế xây dựng. AIDG đã làm việc ở Haiti từ năm 2007, cung cấp trợ giúp trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ. Sau trận động đất, chúng tôi bắt đầu mời các kĩ sư chuyên về động đất để tìm hiể tại sao nhà lại đổ sập, để xem xét xem cái gì an toàn và cái gì không. Hợp tác cùng MINUSTAH, phái bộ Liên Hợp Quốc ở Haiti, cùng Bộ Phát triển Cộng đồng, cùng các tổ chức phi chính phủ khác nhau, chúng tôi đã xem xét trên 1500 tòa nhà. Chúng tôi kiểm tra trường học và khu dân cư. Chúng tôi kiểm tra trạm y tế và kho thực phẩm. Chúng tôi kiểm tra các tòa nhà chính phủ. Đây là Bộ Tư Pháp Sau cánh cửa kia là Kho Văn khố Pháp luật Trung ương. Anh bạn ở cánh cửa, Andre Filitrault, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên Cứu Kiến Trúc Chống Động Đất Đa Ngành ở Đại học Buffalo, đang kiểm tra xem có đủ an toàn để lấy lại văn thư không. Andre bảo tôi rằng, sau khi chứng kiến những tòa nhà này sụp đổ hết lần này qua lần khác theo cùng một cách, nghiên cứu này chẳng có gì là mới cả. Chẳng có gì ở đây mà ta không biết. Điểm thất bại lúc nào cũng thế -- tường và các thanh không được gắn cẩn thận vào cột nhà -- kia là một thanh xà nhà bị rớt khỏi tòa nhà -- các kiến trúc chìa ra ngoài để đỡ ban công, hay những kiến trúc thiếu đối xứng, rung dữ dội rồi rớt xuống, vật liệu xây dựng tồi, không đủ bê tông, các khối kết cấu không được ép đủ chặt, cốt thép quá phẳng, cốt thép phải hứng chịu mưa nắng và đã gỉ. Giải pháp cho tất cả những vấn đề này là ở đây. Và chúng ta biết cách xây dựng tử tế chứ. Bằng chứng là ở Chilê, gần một tháng sau, khi động đất 8.8 độ làm rung chuyển Chilê. Đó là 500 lần lớn hơn trận động đất 7.0 độ ở Port-au-Prince -- mạnh gấp 500 lần, vậy mà chỉ dưới một ngàn thương vong. Nếu tính tỉ lệ theo mật độ dân số nữa, đấy chỉ là một phần trăm so với thiệt hại của động đất Haiti. Điểm khác biệt Giữa Chilê và Haiti là gì? Tiêu chuẩn chống động đất cao, kĩ thuật nề chặt chẽ, tạo ra một tòa nhà là một thể thống nhất -- tường và cột mái và các thanh xà được gắn kết chặt chẽ để nâng đỡ lẫn nhâu, thay vì vỡ thành từng mảng riêng biệt và đổ sụp. Nếu bạn nhìn tòa nhà này ở Chilê, nó bị chia thành hai nửa, nhưng nó hoàn toàn không phải và một đống gạch vụn, Người dân Chilê đã xây dựng bằng kĩ thuật nề chặt chẽ này hàng thập kỉ rồi. Hiện tại AIDG đang làm việc với nhóm Kĩ sư Tư vấn KPFF, Kiến Trúc vì Nhân Loại, để tổ chức đào tạo về kĩ thuật nề chặt chẽ nhiều hơn nữa ở Haiti. Đây là Xantus Daniel. Anh là thợ nề, chỉ là một người thợ bình thường, không phải là đốc công, tham dự khóa đào tạo của chung tôi. Công trình gần đây nhất anh tham gia dưới sự lãnh đạo của một người quản lỉ, họ bắt đầu đổ cột sai cách, Anh gặp riêng quản lí, và giới thiệu cho anh ta tài liệu về kĩ thuật nề chặt chẽ. Anh nói với ông ta, "Ông biết đấy, tại sao chúng tai lại phải làm sai, chi phí chẳng tăng khi làm đúng cách đâu." Và họ làm lại tòa nhà đó. Đặt cốt thép đúng cách. Họ đổ cột đúng cách. Và tòa nhà ấy sẽ an toàn. Và mọi tòa nhà khác mà họ xây từ lúc đó sẽ an toàn. Để chắc chắn là các tòa nhà sẽ an toàn, không cần đến pháp luật, mà cần tìm đến những người thợ nề trên mặt đất và giúp họ học các kĩ thuật đúng. Có rất nhiều nhóm đang làm việc này. Và anh chàng mặc áo vét kia, Craig Toten, anh đã đẩy mạnh việc phân phát tài liệu cho tất cả các nhóm đang làm việc này. Qua Kết Nối Lại Haiti, qua Thay Đổi Xây Dựng, Kiến trúc vì Nhân Loại, AIDG, ta có khả năng kết nối với 30 000 tới 40 000 thợ nề trên khắp đất nước và tạo ra một vận động xây dựng đúng cách. Nếu anh kết nối được với những con người trên mặt đất thông qua cách hợp tác này sẽ rất khả thi trong phạm vi tài chính cho phép. Với hàng tỉ tiêu vào việc xây dựng lại, anh có thể đào tạo thợ nề chỉ bằng vài đô la với mỗi ngôi nhà mà họ xây dựng trong suốt đời. Sau chót, có hai cách để anh xây dựng lại Haiti, cách trên đỉnh là cách Haiti đã được xây hàng thế kỉ nay. Cách trên đỉnh là một tòa nhà xây tồi cuối cùng sẽ đổ. Cách từ nền móng là tòa nhà xây bằng kĩ thuật nề chặt chẽ tường được gắn kết chặt chẽ tòa nhà đối xứng, và nó sẽ đững vứng bất kể động đất. Với mọi thảm họa, chúng ta có cơ hội xây dựng những căn nhà tốt hơn cho thế hệ sau, làm sao cho khi trận động đất tiếp theo ập đến, nó sẽ là tai ương nhưng không phải thảm kịch tàn khốc. (Vỗ tay) Bài nói của tôi: "Sự kỳ quặc của khoa học: kỳ lạ hơn ta có thể tưởng." "Kỳ lạ hơn ta có thể tưởng tượng", theo lời của J.B.S. Haldane, nhà sinh vật học nổi tiếng cho rằng, "Tôi nghi ngờ rằng vũ trụ không chỉ kỳ lạ hơn ta tưởng mà còn kỳ lạ hơn cả ta có thể tưởng. Tôi nghi rằng, có nhiều vật chất trên cao và trong lòng đất hơn chúng ta mơ tưởng hoặc có thể mơ tưởng, dưới bất kỳ một ngành học thuật nào." Richard Feynman đã so sánh sự chính xác của thuyết lượng tử, những dự đoán qua thực nghiệm, để xác định chiều rộng của Bắc Mỹ với sai số bé hơn "chiều ngang của một cọng tóc". Điều này có nghĩa rằng thuyết lượng tử phải chính xác trong một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, những giả định mà thuyết lượng tử cần đưa ra, để dẫn đến những kết quả dự đoán, lại quá bí ẩn, đến độ bản thân Feynman cũng phải nhận định rằng "Nếu bạn nghĩ bạn hiểu thuyểt lượng tử, nghĩa là bạn chưa hiểu thuyết lượng tử." Thuyết lượng tử kỳ lạ đến mức, các nhà vật lý phải dùng đến những cách giải thích chứa đầy nghịch lý. David Deutsch, viết trong quyển "The Fabric of Reality" rằng hãy tiếp nhận những cách giải thích đa diện của thuyết lượng tử, bởi vì điều tệ nhất mà chúng ta có thể nói là thuyết lượng tử phung phí đến một cách lố bịch. Nó đưa ra đjnh đề về sự to lớn và gia tăng nhanh chóng của số lượng vũ trụ tồn tại song song và không thể xác định lẫn nhau, trừ khi thông qua một lỗ thông nhỏ, được tao ra bởi các thí nghiệm về cơ học lượng tử. Đây là học thuyết của Richard Feynman. Nhà sinh vật học Lewis Wolpert tin rằng sự kỳ lạ của vật lý hiện đại chỉ là một ví dụ cực đoan. Đối lập với công nghệ, khoa học phá vỡ mọi thường thức. Wolpert chỉ ra rằng mỗi khi chúng ta uống một cốc nước rất có thể rằng bạn sẽ hấp thụ ít nhất một phân tử đã từng trôi qua bàng quang của Oliver Cromwell. (Khán giả cười) Chỉ là học thuyết xác xuất cơ bản thôi. Số lượng phân tử trong mỗi cốc nước lớn hơn nhiều lần so với số lượng trong cốc nước, hoặc số lượng bàng quang trên thế giới và, tất nhiên là chả có gì đặc biệt về Cromwell hay là bàng quang cả. Các bạn đang hít vào một nguyên tử Ni-tơ và nguyên tử này có thể đã đi qua phổi phải của thằn lằn răng giông đời thứ ba và qua cả phần bên trái của một cây mè. "Kỳ lạ hơn ta có thể tưởng." Nhưng điều gì mang đến cho chúng ta khả năng tưởng tượng? Và điều này có cho chúng ta biết được giới hạn mà chúng ta có thể tưởng tượng? Trong vũ trụ này, liệu có điều gì luôn nằm ngoài tầm với của chúng ta, nhưng không ngoài tầm với của một số trí tuệ bậc cao nào đó? Liệu có điều gì đó trong vũ trụ này, mà, trên nguyên lý, nằm ngoài tầm với của bất kỳ trí tuệ nào, dù bậc cao cách mấy? Lịch sử khoa học là một câu chuyện dài, với đầy những đột phá, và những thế hệ tiếp sau trở nên quen thuộc hơn với sự kỳ lạ ngày càng tăng tiến của vũ trụ. Hiện nay, chúng ta đã quá quen với hiện thực rằng Trái đất quay chứ không phải là Mặt trời di chuyển trên bầu trời. Điều này khiến chúng ta khó để hình dung được đây là một bước đột phá làm đảo lộn tư duy của chúng ta. Cũng không có gì ngạc nhiên khi chúng ta cảm thấy Trái Đất rộng lớn và bất động, và Mặt Trời thì nhỏ và di chuyển. Nhưng cũng đáng để nhắc tới nhận xét của Wittgenstein về vấn đề này "Hãy cho tôi biết", ông hỏi một người bạn "Tại sao người ta luôn thấy rất tự nhiên khi con người cho rằng Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất chứ không phải rằng Trái Đất đang quay?" Và người bạn ấy trả lời "Thì tất nhiên rồi, vì ta nhìn thấy Mặt Trời như thể đang quay quanh trái đất." Wittgenstein trả lời "Vậy nó phải như thế nào thì chúng ta mới nhìn thấy Trái Đất như thế đang quay?" (Khán giả cười) Khoa học cho chúng ta thấy, ngược lại với trực giác, thực ra tất cả vật rắn, như pha lê và đá, được tạo ra phần lớn bởi các khoảng trống. Và một minh họa tiêu biểu là hạt nhân của một phân tử như một chú ruồi nằm trong một sân vận động, và nguyên tử bên cạnh được ví như một sân vận động gần đó. Điều này dẫn tới, hòn đá cứng nhất, vững chắc nhất, đặc nhất, thực ra chỉ là những khoảng trống liên tục, bị phá vỡ ở một vài chỗ bởi các hạt và các hạt cách xa nhau đến nỗi chúng ta có thể bỏ qua. Vậy thì tại sao thị giác và xúc giác lại cho chúng ta cảm giác đá cứng và không thể xuyên qua được? Với tư cách là một nhà sinh vật học tiến hóa, tôi cho rằng: não của chúng ta tiến hóa theo lối thích nghi với kích thước và tốc độ, của cơ thể chúng ta. Chúng ta không tiến hóa để thích nghi với thế giới của phân tử. Bằng không, chúng ta đã có thể nhìn thấy đá như thể đầy những khoảng trống. Đá cho tay ta cảm giác cứng và không thể xuyên qua chính bởi vì vật thể như đá và tay không thể đi xuyên qua nhau. Vì thế, não chúng ta cần phải xây dựng những khái niệm như "cứng" và "không thể xuyên qua" bởi vì những khái niệm như vậy giúp chúng ta tồn tại được trong một thế giới cỡ vừa. Đến với đầu kia của câu chuyện, tổ tiên của chúng ta không cần phải di chuyển trong vũ trụ với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Nếu không, não của chúng ta đã có thể hiểu các học thuyết của Einstein dễ dàng hơn. Tôi muốn đặt cái tên "Trung Giới" cho môi trường của các sinh vật cỡ vừa, mà chúng ta đang sống trong. Không liên quan gì đến "Trung Địa" nhé! Trung giới. (khán giả cười) Chúng ta tiến hóa với tư cách là những cư dân của Trung Giới, và điều này đặt giới hạn lên những gì ta có thể tưởng tượng Trực quan của ta cảm thấy dễ dàng để hình dung một chú thỏ di chuyển với vận tốc mà những chú thỏ khác và các sinh vật khác trong Trung Giới di chuyển, và va chạm với một vât thể khác của Trung Giới, ví dụ như một hòn đá, và bị nốc ao. Cho phép tôi giới thiệu Đại Tướng Albert Stubblebine Đệ Tam, chỉ huy tình báo quân đội vào năm 1983. Ông ta nhìn chăm chú vào bức tường ở Arlington, Virginia, viễn cảnh tiếp theo có thể rất kinh hoàng, nhưng ông ấy quyết đinh đi qua tường để vào phòng làm việc bên cạnh. Ông ta đứng dây, và di chuyển từ phía sau bàn làm việc. "Phân tử được cấu tạo phần lớn bởi cái gì? ", ông ta suy nghĩ, "Khoảng không." Ông ta đi về phía bức tường. "Tôi được tạo nên bởi cái gì? Phân tử." Ông ta sải bước nhanh hơn, gần như đang chạy bộ. "Và bức tường được tạo nên bởi cái gì? Phân tử." Tất cả những gì cần phải làm là hợp nhất những khoảng không này. Và rồi, Tướng Stubblebine bị dập mũi khi va chạm với bức trường trong phòng làm việc. Stubblebine, chỉ huy của 16,000 binh lính, bị bẽ mặt bởi những thất bại liên tiếp khi cố đi xuyên tường. Ông ta không có chút nghi hoặc gì khi cho rằng, sẽ có một ngày khả năng đi xuyên tường sẽ là một công cụ thông dụng trong kho vũ khí của quân đội. Ai mà dám chọc tức một đội quân như thế chứ? Đây là một câu chuyện trong tạp chí Playboy, mà tôi mới đọc gần đây. (Khán giả cười) Tôi có mọi lí do để tin rằng đây là sự thật, tôi đã đọc Playboy, bởi vì, chính tôi cũng có một bài viết trong đó. Trực giác tự nhiên của loài người, được giáo dục bởi Trung Giới, cảm thấy khó mà tin vào Galileo, khi ông ấy nói rằng một vật thể nặng và một vật thể nhẹ hơn, bỏ qua lực cản không khí, sẽ chạm đất vào cùng một thời điểm. Nếu chúng ta tiến hóa trong môi trường chân không, chúng ta sẽ mường tượng các vật thể rơi xuống đất đồng thời. Còn nếu chúng ta là vi khuẩn, luôn luôn phải chống chọi với biến động nhiệt của phân tử mọi chuyện sẽ khác. Nhưng những dân cư của Trung Giới như chúng, quá lớn để cảm nhận chuyển động Brown. Tương tự, đời sống của chúng ta bị chi phối bởi lực hút và hầu như không chịu tác động của lực căng bề mặt. Côn trùng, ngược lại, đảo lộn các thứ tự ưu tiên này. Steve Grand, người bên tay trái, phia bên phải là Douglas Adams. Steve Grand, viết trong sách của ông ấy "Sáng tạo: Sự sống và Nguyên lí hình thành", gay gắt nhận định về mối bận tâm của chúng ta với vật chất. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng, chỉ có các vật cứng và hiện hữu mới là vật chất thật sự. Dao động sóng điện từ trong chân không có vẻ không thật. Các nhà khoa học trong thời Victoria nghĩ rằng sóng chỉ tồn tại trong môi trường dẫn, ê te. Nhưng chúng ta chỉ nhận thức được "vật chất thật sự" bởi vì chúng ta tiến hóa trong Trung Giới, nơi mà "vật chất", là một tưởng tượng hữu ích. Nhưng đối với Steve Grand, xoáy nước, cũng là một vật chất thật sự không kém gì một tảng đá. Trong hoang mạc ở Tanzania, ẩn đằng sau cái bóng của núi lửa Ol Donyo Lengai có một đụn cát được tạo vởi tro núi lửa. Một điều đặc biệt là nó có thể di chuyển, như một cơ thể. Giới chuyên môn gọi hiện tượng này là "barchan" Và cả đụn cát, đi xuyên sa mạc về hướng Tây, với vận tốc 17cm 1 năm. Nó giữ hình dạng bán nguyệt, và di chuyển dọc theo đầu nhọn. HIện tượng này thực ra là khi gió thổi cát từ mặt nghiêng thoải hơn lên cao, và khi từng hạt cát rơi vào phần đỉnh của đụn cát, nó chảy xuống, và rơi vào phần bên trong của đụn cát, và đụn cát di chuyển. Steve Grand chỉ ra rằng, cả tôi và bạn, đều giống với sóng hơn là một vật chất vĩnh cửu. Ông ấy mời chúng ta, những người đọc, nghĩ về một sự kiện từ thời thơ ấu, một sự kiện mà bạn có thể nhớ rõ ràng, đến độ bạn vẫn có thể nhìn thấy, cảm nhận và thậm chí ngửi được, như thể bạn vẫn đang ở thời điểm đó. Xét cho cùng, thì bạn đã thực sự ở đó. Làm sao ta có thể nhớ khác đi được? Nhưng đây mới là điểm bất ngờ: bạn đã không ở đó. Không một phân tử nào đang hiện diện trong cơ thể bạn đã ở đó khi sự kiện đó diễn ra. Vật chất di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, và, trong một nhất thời, tạo thành bạn. Vì vậy, bất kể bạn là gì, bạn không phải là thứ mà bạn được tạo thành. Nếu điều này không làm bạn dựng tóc gáy thì hãy đọc lại, đọc đến khi nào hiểu được ý nghĩa của nó, vì nó rất quan trọng. Và chúng ta phải thận trọng hơn khi dùng từ "thật sự". Nếu một neutrino sở hữu một bộ não, và tiến hóa lên thành một sinh vật to bằng một neutrino, nó sẽ bảo rằng đá thật sự rỗng. Nhưng não bộ của chúng ta, tiến hóa từ tổ tiên có kích thước vừa và không thể đi xuyên qua đá. "Thật sự", đối với một loài động vật, là bất kể điều gì cần thiết cho bộ não của nó để hỗ trợ sinh tồn của chủ thể. Và bởi vì những sinh vật khác nhau sống ở những thế giới khác nhau, sẽ có rất nhiều, nhiều đến mức khó chịu, dạng của thực sự. Cái mà chúng ta thấy, không phải là một thế giới ở dạng thô, mà là một mô hình của thế giới, đã qua điều chỉnh và điều hòa bởi các thông số về giác quan, và được xây dựng để giúp chúng ta chống chọi với thế giới thực. Bản chất của những mô hình này phụ thuộc vào từng phân lớp sinh vật. Cái loài chim cần một kiểu mô hình khác, so với các loài động vật đi chuyển trên mặt đất, leo trèo hay là sống dưới nước. Não bộ của loài khỉ cần được lập trình để có khả năng tái hiện lại không gian ba chiều của các cành và nhánh của cây. Còn cấu trúc não bộ cần thiết để tái hiện thế giời của chuột chũi thì phải được cấu tạo để sử dụng trong lòng đất. Còn loài bọ sống trên mặt nước thì không cần cấu tạo 3D vì nó sống ở trên mặt hồ nước trong bình diện quốc của Edwin Abbott. Tôi suy đoán rằng, dơi có thể nhìn thấy màu sắc bằng tai của nó. Mô hình thế giới mà một chú dơi cần để bắt côn trùng và sinh tồn trong thế giới ba chiều, ắt hẳn phải khá giống với mô hình thế giới của bất kỳ loài chim nào, vì chim hoạt động ban ngày như chim nhạn, cũng cần thực hiện những hoạt động gần giống. Trong khi dơi phát sóng âm trong bóng tối hoàn toàn, như là một cách để thu thập thông tin về mô hình của nó, thì chim nhạn sử dụng ánh sáng, và đây là một sự ngẫu nhiên. Tôi còn cho rằng, dơi sử dụng đỏ và xanh, hai màu sắc nó có thể phân biệt được như những nhãn mác, nội nhãn mác, để hỗ trợ các sóng âm, có thể là để xác định xúc giác, lông lá hay là mượt mà qua thính giác . Cũng như vậy, chim nhạn, và ngay cả chúng ta cũng sử dụng màu sắc, xanh và đỏ và vân vân được dùng để gọi tên các sóng ánh sáng với bước sóng dài và ngắn. Không có tính chất nào thuộc riêng về màu đỏ mà làm cho nó có bước sóng dài. Vấn đề ở đây là bản chất của mô hình sẽ được quy định bởi nó sẽ được dùng như thế nào, hoàn toàn không phải bởi phương thức mà nó sử dụng các giác quan. J.B.S. Haldane có vài điều muốn nói về những sinh vật mà thế giới của nó được chi phối bởi mùi hương. Loài chó có thể phân biệt hai axit béo rất giống nhau, đã được pha loãng: capylic axit và caproic axit. Điểm khác nhau duy nhất, mà bạn có thể thấy, là một bên có thêm một cặp carbon trong chuỗi cấu tạo. Haldane đoán rằng, loài chó có thể sắp xếp các axit này theo thứ tự khối lượng nguyên tử, thông qua khứu giác, cũng như một người có thể phân biệt độ dài dây đàn piano, thông qua độ cao của từng nốt. Ngoài ra, còn có một loại axit khác, axit capric, nó cũng giống như hai loại axit lúc nãy, chỉ khác là nó có thêm hai phân tử carbon. Một chú chó, dù chưa ngửi qua axit capric bao giờ, cũng có thể tưởng tượng ra mùi của nó, với không nhiều khó khăn hơn khi chúng ta phải tưởng tượng, ví dụ như khi kèn trompet phát ra một nốt cao hơn, bất cử nốt nào chúng ta đã từng nghe. Cũng có thể, loài chó, và loài tê giác và các loài động vật định vị bằng mùi khác ngửi bằng màu sắc. Mà lý giải cũng giống như lý giải về loài dơi lúc nãy. Trung Giới - phạm vi của kích thước và tốc độ mà chúng ta được tiến hóa để cảm thấy thoải mái với - cũng giống với phạm vi hẹp của quang phổ trường điện từ mà chúng ta nhìn thấy qua đa dạng các màu sắc. Chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng với tần số nằm ngoài phạm vi này trừ khi chúng ta sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Trung Giới là một phạm vi hẹp các "thực sự" mà đối với chúng ta là những điều bình thường, trái lại, kỳ lạ đối với các vật chất rất nhỏ, rất lớn và rất nhanh. Điều tương tự cũng diễn ra với thước đo của xác suất; không có điều gì là không thể. Điều kỳ diệu thực chất là những điều xảy ra với xác suất cực kì thấp. Một bức tượng cẩm thạch có thể vẫy tay chào chúng ta. Những phân tử cấu tạo nên tinh thể cẩm thạch có thể rung động theo nhiều chiều. Nhưng bởi vì có quá nhiều phân tử, và chúng không thống nhất về phương hướng di chuyển, nên cẩm thạch, như chúng ta nhìn thấy trong Trung Giới, bất động. Nhưng các phân tử cấu tạo nên bàn tay của bức tượng có khả năng di chuyển theo cùng một hướng vào cùng một thời điểm, lặp đi lặp lại và như thế, bàn tay nhìn như thể đang vẫy chào chúng ta trong Trung Giới. Nhưng xác suất lại quá nhỏ, đến nỗi nếu bạn bắt đầu viết các số 0 cho dù vào thời điểm bắt đầu của vũ trụ, thì ngày hôm nay bạn vẫn chưa viết được hết các số 0. Sự tiến hóa trong Trung Giới không cho chúng ta khả năng xử lý các sự kiện có xác suất quá thấp; vì chúng ta không sống đủ lâu. Sự rộng lớn của không gian trong thiên văn và thời gian đủ để thay đổi địa chất, có vẻ như bất khả trong Trung Giới, lại có thể trở nên chắc chắn. Điển hình như khi chúng ta đếm các hành tinh, chúng ta không biết rõ có tất cả bao nhiêu trong vũ trụ này nhưng dự đoán là khoảng 10 đến 20, hoặc 100 tỷ tỷ hành tinh. Và con số này cho chúng ta một phương thức để thể hiện dự đoán của chúng ta về xác suất của sự sống. Ta có thể đánh dấu một số điểm trên một phổ dài các xác suất, và nó sẽ nhìn giống như quang phổ của điện từ trường mà chúng ta vừa tìm hiểu khi nãy. Nếu sự sống phát sinh duy chỉ một lần, nếu sự sống có thể, ý tôi là, nếu sự sống có thể khởi đầu ở mỗi hành tinh một lần, nghĩa là sự sống rất phổ biến; hoặc nó cũng có thể khởi đầu một lần ở mỗi ngôi sao, hoặc một lần ở một thiên hà, hoặc thậm chí một lần ở trong cả vũ trụ, và trường hợp này nghĩa là sự sống chỉ xuất hiện ở đây, và ở mọi nơi khác, xác suất cũng cỡ như một con cóc có thể hóa thành hoàng tử hoặc là những điều nhiệm màu tương tự xảy ra. Nếu sự sống chỉ xuất hiện ở một hành tinh duy nhất trong toàn bộ vũ trụ này, hành tinh đó phải là hành tinh của chúng ta, vì chúng ta đang ở đây là nói về sự sống. Và nếu chúng ta công nhận điều này, chúng ta có thể suy ra rằng tiến hóa hóa học chỉ xảy ra với xác suất rất thấp là một phần 100 tỷ tỷ, Tôi không nghĩ là chúng ta có thể công nhận điều đó. Tôi nghi ngờ rằng sự sống khá là phổ biến trong vũ trụ này. Và ngay cả khi tôi nói là khá phổ biến, sự sống vẫn hiếm có đến độ các hành tinh mang sự sống không bao giờ gặp được nhau. Và đây là một ý nghĩ khá buồn. Chúng ra nên hiểu "kỳ lạ hơn chúng ta có thể tưởng" như thế nào? "Kỳ lạ hơn" trên lý thuyết có thể tưởng tượng được, hay "kỳ lạ hơn" chúng ta có thể tưởng tượng được đặt dưới giới hạn của não bộ sau những bài học về tiếng hóa trong Trung Giới? Liệu chúng ta có thể, thông qua rèn luyện và học tập, có thể giải phóng bản thân khỏi Trung Giới và đạt được một trực giác, và cả nền toán học, có thể hiểu được những loài rất bé, và rất lớn. Tôi thực sự không biết câu trả lời. Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể giúp loài người hiểu rõ hơn về, thuyết lượng tử, thông qua việc cho trẻ em chơi điện tử thời lúc còn nhỏ, và trò chơi này tái hiện một thế giới ảo, mà trong đó, các quả bóng đi xuyên qua hai khe hở trên màn hình, một thế giới mà trong đó những điều kỳ diệu của cơ học lượng tử được phóng lớn đến độ nó trở nên bình thường trong thước đo của Trung Giới. Và, tương tự như vậy, một trò chơi liên quan đến thuyết tương đối, mà trong đó các vật trên màn hình tác động lực Lo-ren-xơ lên nhau, những game dạng này có thể là hướng đi để giúp chúng ta, giúp trẻ con làm quen với cách suy nghĩ mới. Tôi muốn kết thúc với việc áp dụng tư duy của Trung Giới, vào nhận thức của chúng ta về nhau. Hầu hết các nhà khoa học hiện đại tán thành với cách nhìn cơ học về tâm trí chúng ta là chúng ta bởi vì não bộ đã được cấu tạo như vây, hooc-môn của chúng ta được cấu tạo như vậy. Chúng ta sẽ khác nhau, tính cách mỗi người cũng khác nhau, bởi vì cấu tạo nơ rông của chúng ta khác nhau, và sinh lý học của chúng ta cũng khác nhau. Nhưng chúng ta, những nhà khoa học, lại không kiên định. Nếu chúng ta kiên định, phản ứng của chúng ta đối với tội phạm, ví dụ như kẻ sát hại trẻ em, phải giống như là "bộ phận này có cấu tạo bị lỗi, nó cần được sửa chữa." Nhưng thực tế, chúng ta không nói như thế. Kể cả những người máy móc nhất, và tôi nghi ngờ đó là tôi, sẽ nói rằng "Tên quái vật đê hèn, tù ngục là quá tốt cho mi." Hoặc tệ hơn, chúng ta tìm cách trả thù, và qua đó, mở đầu một chuỗi các hành động trả đũa qua lại ngày càng leo thang, và chúng ta có thể nhìn thấy trên khắp thế giới hiện nay. Tóm gọn, khi chúng ta suy nghĩ như một nhà khoa học, chúng ta xem con người như một cỗ máy phức tạp và tỉ mỉ, giống như máy tính và xe hơi, nhưng khi ta nói về sống như một con người, chúng ta lại cư xử như Basil Fawlty, người đàn ông mà chúng ta nhớ rắng, đã phá hủy chiếc xe hơi vì nó không chịu nổ máy vào đêm tiệc (Khán giả cười). Lí do khiến chúng ta xem xe cộ và máy tính như con người cũng giống như loài khỉ sống trên cây, và chuột chũi sống dưới lòng đất, và bọ nước sống trên mặt phẳng bị chi phối bởi sức căng bề mặt, chúng ta sống trong xã hội tập thể. Chúng ta bơi qua biển người, một phiên bản trong Trung Giới. Chúng ta tiến hóa theo lối dự đoán hành động của những người khác, thông qua cách ứng xử như những nhà tâm lý học bẩm sinh và tài năng. Xử trí với loài người như thể họ là những cỗ máy, có thể đúng theo ý nghĩa khoa học và triết học, nhưng kết quả lại chỉ là một hỗn độn và lãng phí thời gian. Nếu bạn muốn đoán xem một người sẽ làm gì tiếp theo, phương pháp đơn giản nhất chính là thiết lập mô hình về người đó và xem anh ta như một cá nhân đầy mục đích và toan tính, với những đam mê và đau khổ, với những ước muốn và mục tiêu, tội lỗi và đáng trách. Thông qua nhân hóa và đưa vào các thông tin về mục đích, là phương pháp hữu hiệu nhất để quan sát loài người. Hữu hiệu đến độ phần não bộ vận hành mô hình tiên đoán này, thường chiếm lấy quyền điều khiển khi chúng ta nghĩ về các thực thể khác dù nó lại không mang lại hiệu quả mấy, cũng giống như Basil Fawlty với chiếc xe của hắn, hoặc cũng giống như hàng triệu người mờ mắt tưởng rằng chúng ta là cả vũ trụ này. Nếu vụ trụ thực sự kỳ lạ hơn chúng ta có thể tưởng tượng, điều này có phải là vì chúng ta, theo bản năng, chỉ tin vào những tưởng tượng có thể giúp chúng ta tồn tại trông môi trường Châu Phi vào thể Thế Canh Tân? Hay là não bộ của chúng ta rất đa dụng và có khả năng phát triển, đến độ chúng ta có thể giáo dục bản thân và vượt ra khỏi giới hạn của tiến hóa? Hay thậm chí, có những hiện tượng trong vũ trụ kỳ lạ đến mức dù là học thức của bậc thần linh, có thể tưởng tượng được? Cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi đã được thông báo một ý tưởng cũ rích, rất đỗi bình thường rằng những công nghệ mới là một cơ hội cho sự chuyển hóa xã hội sau này chúng đã chế ngự tôi và ảo tưởng đó đến giờ vẫn còn chế ngự tôi Tôi muốn cập nhật những gì mà tôi đã làm được từ khi đó nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được điều đó và giới thiệu cho các bạn về công việc hiện tại và phòng thí nghiệm của tôi, một phòng khám sức khỏe môi trường mà tôi đang điều hành tại Đại học New York. Và đấy là gì, là sự thay đổi khuynh hướng về sức khỏe. Bởi vì, thực sự, những gì tôi đang cố gắng làm là định nghĩa lại những gì được cho là sức khỏe. Đó là một phòng khám như bất kì ở một trường đại học nào khác ngoại trừ việc những người đến phòng khám này có những mối quan ngại về sức khỏe của môi trường và họ rời phòng khám, được kê đơn cho những thứ họ có thể làm để cải thiện sức khỏe của môi trường khác với việc đến phòng khám với mối quan tâm về y tế và ra khỏi đó với những đơn thuốc tây. Có một trích dẫn rất thú vị từ lời tuyên thệ Hippocrates "Phần tuyệt vời nhất của tâm hồn nằm bên ngoài cơ thể chúng ta để chữa lành nội tâm phải chữa lành bên ngoài trước" Nhưng điều đó gợi ra một vấn đề mà tôi đang muốn đề cập tại đây Đó là, chúng ta có cơ hội để định nghĩa lại thế nào là sức khỏe Bởi vì quan điểm sức khỏe là yếu tố bên trong được nguyên tử hóa và các cơ quan đơn lẻ và dược phẩm là một sai lầm khủng khiếp Và tôi muốn sử dụng một nghiên cứu gần đây của Philip Landrigan, để khích lệ một cách nhìn khác về sức khỏe Philip Landrigan đã đi đến hầu hết các phòng khám nhi khoa ở Manhattan và New York để tìm hiểu xem họ đã sử dụng thời gian khám bệnh như thế nào 80 đến 90% thời gian của họ được dành cho 5 loại bệnh. Thứ nhất là bệnh hen suyễn tiếp theo là sự chậm phát triển thứ ba là sự gia tăng 400 lần các bệnh ung thư hiếm gặp ở trẻ em trong vòng 8,10,15 năm qua. Xếp thứ tư và thứ năm là bệnh béo phì ở trẻ em và các bệnh liên quan đến tiểu đường Vậy, điểm chung của các vấn đề trên là gì? Môi trường hoàn toàn liên quan đến các bệnh kể trên, đúng chứ? Đây không phải là loại vi trùng mà các dược sĩ được đào tạo để đối phó đây là một định nghĩa khác về sức khỏe sức khỏe có một lợi thế tuyệt vời bởi vì nó nằm bên ngoài, nó chia sẻ được Nên chúng ta có thể can thiệp đến nó chứ không như thuộc về bên trong cơ thể đã được quyết định bằng gen hay cá biệt hóa. Những người đến phòng khám không phải là bệnh nhân mà là những người không thể nhẫn nại Bởi vì họ không thể nhẫn nại thêm để chờ những thay đổi chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của môi trường. Tôi đã gặp họ tại trường Đại Học, và tôi cũng có những trụ sở được thiết lập ở nhiều nơi khác để đưa ra sự can thiệp cho những thử thách về môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt Tôi rất thích một điều từ trụ sở ở Bỉ nơi chúng tôi đã gặp ở một vòng xuyến gọi như thế bởi vì vòng xuyến tượng trưng cho những chuyển động không được điều khiển trong xã hội và sẽ tạo ra nhiều chuyển động xã hội hơn trái ngược với sự điều hành của các cột đèn đỏ giao thông Trong trường hợp này, dĩ nhiên, vòng xuyến với những quyết định nhỏ được quyết ngay tại đó bởi những con người tự do tham gia giao thông nhưng, tất nhiên, việc đó lại tạo ra nhiều sự lưu thông hơn ít tai nạn hơn và là một kiểu mẫu thú vị cho sự chuyển động trong xã hội Có thứ được phát triển từ việc quan sát các giao thức: đây là giao thức quan chức nòng nọc hoặc gọi là việc giữ các thẻ. Chúng là những con nòng nọc được đặt theo tên một quan chức tại địa phương -người mà có quyết định ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Cho nên sự lo ngại về chất lượng nguồn nước sẽ dẫn đến một quan chức nòng nọc trong một mẫu nước mà chúng thấy thích thú Và ta giao cho chúng vài việc để làm, để giúp chúng tạo ra các thiết bị đồng hành cá nhân trong lúc chúng đang viết blog và xem email Đây là một khung đi bộ dành cho nòng nọc để bạn có thể đưa nòng nọc của mình đi dạo vào buổi tối Và điều thú vị sẽ xảy ra vì chúng ta đang dùng những con nòng nọc, tất nhiên rồi, bởi vì chúng có cảm giác sinh học tinh tế nhất mà con người có, và còn nhạy cảm hơn mấy bậc so với vài giác quan của chúng ta dùng để cảm giác phản ứng bằng một cách đầy ý nghĩa sinh học với các chất gây ô nhiễm công nghiệp mà chúng ta gọi là chất gây rối loạn nội tiết hay chất mô phỏng hooc-môn Tuy nhiên, nếu bạn dắt nòng nọc của mình đi dạo buổi tối sẽ có một vài thứ xảy ra, hàng xóm của bạn chắc sẽ hỏi rằng " Anh đang làm cái gì thế?" Và rồi bạn phải giới thiệu con nòng nọc của bạn với họ và người mà nó đã được đặt tên theo Bạn sẽ phải giải thích việc bạn đang thực hiện và những quá trình phát triển của nòng nọc có thể quan sát được như thế nào và rằng là chúng sử dụng hooc-môn trung gian T3 giống như chúng ta Rồi lần sau khi người hàng xóm đó gặp bạn họ sẽ nói " Này, con nòng nọc của anh dạo này thế nào?" và bạn có thể để học trao đổi mạng xã hội với con nòng nọc của bạn bời vì Phòng Khám Sức Khỏe Một Trường có một trang web mạng xã hội không chỉ dành riêng cho bệnh nhân, con người, mà còn cho cả những loài khác không phải con người Mạng xã hội cho con người và những loài phi-con người ( không phải loài người) Và dĩ nhiên, những tác nhân gây rối loạn tiết tố, là những thứ liên quan đến bệnh ung thư vú, bệnh béo phì, hai năm rưỡi rối loạn ở tuổi dậy thì của con gái và những thứ khác có liên quan nữa. Đỉnh cao của việc làm này là: nếu bạn nuôi con nòng nọc của mình thành công, quan sát được hành động và sự phát triển của chúng, bạn sẽ đi giới thiệu con nòng nọc của mình với người mà nó đã được đặt tên theo và thảo luận với họ những thứ bạn đã quan sát được. Một nghi thức khác, và tôi sẽ nói qua rất nhanh Để mang lại cho các bạn cảm giác thực chất về những thứ chúng ta đang làm, thay vì bảo bạn lấy mẫu nước tiểu, tôi sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu chuột Có ai trong các bạn ở đây đã được may mắn chia sẻ và chung sống với một chú chuột chưa một mối quan hệ gia đình với chuột? Rất may mắn! Chuột, dĩ nhiên là một kiểu mẫu cơ thể rất hoàn hảo. Chúng thậm chí còn là kiểu mẫu tốt cho sức khỏe môi trường, bởi vì chuột không chỉ là sinh vật có vú, mà phần lớn chúng còn chia sẻ khẩu phần ăn với bạn. Chúng chia sẽ với bạn các tác nhân gây stress từ môi trường, mức độ amiăng và chì, hay bất cứ điều gì mà bạn tiếp xúc. Và chuột bị hạn chế về mặt địa lý hơn so với bạn, vì chúng tôi không thể biết nếu bạn đã từng tiếp xúc với những chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại ngôi nhà của bạn, hay trong quá trình làm việc hay từ khi bạn còn bé. Chuột biểu diễn rất giỏi. Thế nên tất nhiên là ta phải bắt đầu bằng việc tạo một chiếc bẫy chuột tốt hơn. Đây là một trong số đó. Đối phó với các tác nhân gây stress từ môi trường rất khó. Có ai ở đây dùng thuốc chống suy nhược thần kinh không ạ? ( Cười) Có rất nhiều người ở Manhattan đang dùng. Và chúng tôi đã làm thử nghiệm để xem liệuchuột đã từng dùng thuốc chống suy nhược thần kinh ( SSRIs) mà không đặt dưới sự kiểm soát nào hay không Đây là Prozac, đây là Zoloft, đây là viên sữa ong chúa , đây là thuốc giãn cơ, đó là tất cả những thuốc mà bệnh nhân đang dùng. Vậy bạn có nghĩ rằng chuột tự sử dụng thuốc chống trầm cảm? (Khán giả: chắc chắn có chứ) Sao các bạn có thể biết thế? Đúng là chúng có dùng. Đây là vodka và nước, gin và nước. Cậu chàng này cũng thích nước lọc và thuốc giãn cơ Những thứ chúng ta xuất khẩu ở đâu? Vodka, gin (Khán giả: [ Không hiểu lắm]) Đúng rồi. Đúng rồi. Các bạn hiểu rõ chuột của mình đấy. Chúng có uống rượu. Chúng uống rượu cũng nhiều như uống nước lọc vậy, thật là thú vị. Sau đó, tất nhiên lại là vấn đề lồng bẫy chuột. Có một cái điện thoại di động cũ ở đó - một sự sử dụng thích hợp dành cho điện thoại cũ dùng để gọi đến phòng khám, chúng tôi đến và lấy chuột về. Rồi lấy mẫu máu của chúng và kiểm tra máu và lông của chúng Và tôi muốn chỉ ra một lợi thế lớn của việc rèn luyện sức khỏe bằng cách hướng ngoại này. Nhưng chúng ta sẽ có vài sản phẩm kê theo toa thuốc sau việc này. Điều này rất khác biệt với mô hình y dược Bất kì thứ gì bạn làm để cải thiện chất lượng nguồn nước hay không khí, hoặc để hiểu hay thay đổi chúng, thì lợi ích sẽ được hưởng bởi bất cứ ai bạn chia sẻ chất lượng nước, chất lượng không khí đó. Và hệu ứng tổ hợp đó, hành động tập hợp đó, thực sự là những thứ mà chúng ta có thể sử dụng như lợi thế của mình Tôi muốn giới thiệu với các bạn một sản phẩm kê theo toa của phòng khám có tên là " No Park" ( không đỗ xe). Đây là một sản phẩm dùng để cải thiện chất lượng nguồn nước Rất nhiều người đang lo lắng về chất lượng nguồn nước và không khí. Việc mà ta sẽ làm là lấy vòi nước cứu hỏa, một không gian " không đỗ xe" có gắn vòi nước chữa cháy, và chúng ta kê đơn yêu thuốc ghi là: loại bỏ nhựa đường để tạo ra một vùng đất có thiết kế vi mô, để tạo ra cơ hội cho sự ngấm nước. Bởi vì, có thể tất cả các bạn đều biết rằng, gánh nặng lớn nhất cho sự ô nhiễm mà chúng ta đang có ở cảng New York, New Jersey ngay lúc này đã không còn là nguồn chính, gây ô nhiễm nữa, không còn là GEs nữa, mà là mạng lưới các con đường, đã ngăn ngấm qua bề mặt, và lưu giữ lại tất cả chất catmi neurotoxin thải ra từ phanh xe của bạn hay là rác thải chứa dầu hidrocacbon từ từng cơn bão và các cuộc xây dựng từ thời cổ. xối tất cả những chất đó ra cửa sông. Điều đó không tốt tí nào. Có rất ít cơ hội để ngăn chặn những chất độc hại đó trước khi chúng xâm nhập đến cảng, và chúng được tạo ra bởi sự thiếu kiên nhẫn từ các thành phố bằng những cách rất thú vị. Ý tôi là đó chỉ là một luật lệ rất linh động, sẽ có khoảng 2 đến 3 vòi nước chữa cháy ở mỗi một khu thành phố. Bằng cách tạo ra những mảnh đất có thiết kế vi mô có thể ngấm vào được chúng tôi không ngăn chặn việc những mảnh đất đó được sử dụng như những bãi đỗ xe trong trường hợp khẩn cấp, vì, tất nhiên là, một xe cứu hỏa có thể đỗ ở đó. Họ sẽ làm chết một vài cái cây. Nhưng không sao, chúng sẽ được trồng lại. Nhưng nếu chúng ta áp dụng điều này vào từng vòi nước chữa cháy chúng ta có thể định nghĩa lại sự khẩn cấp. Rằng 99 % thời gian xe cứu hỏa không đỗ ở đây, thì mảnh đất sẽ ngấm các chất đôc hại. Nó cũng sẽ tăng việc hấp thụ khí CO2s, thu hồi những chất thải trong không khí, và tổng hợp lại, những sự ngăn chặn nhỏ này thực sử có thể ngấm được tất cả những chất thải ở trên đường chảy về cửa sông nếu có những cơn mưa to hay những trận báo lớn xảy ra. Do đó, những hành động nhỏ này có thể tạo ra hiệu quả lớn lao để cải thiện điều kiện môi trường địa phương. Đây là một việc còn hoài bão hơn. Điều mà khủng hoảng khí hậu cho chúng ta thấy là sự khủng hoảng rộng khắp, phức tạp và phụ thuộc. đó là sự khủng hoảng giữa các cơ quan, giữa những việc phải làm. Đôi khi việc mua một mớ rau diếp tại địa phương, thay đổi một bóng đèn tiết kiệm điện lái xe trong tốc độ cho phép, thay đổi lốp xe thường xuyên, có vẻ không hiệu quả để đối mặt với khủng hoảng thời tiết. Và đây là một biểu tượng thú vị đã xảy ra các bạn còn nhớ những nơi trú ẩn bụi phóng xạ này chứ Nơi trú ẩn bụi phóng xạ có tác dụng gì đối với khủng hoảng khí hậu? Đây là sự vận động của người dân. Các nhà thờ, trường học, bệnh viện, các cá nhân mỗi người xây một nơi trú ẩn thế này trong vòng một tháng. Và chúng sẽ mãi được lưu giữ như một biểu tượng của sự phản hồi lại của công dân trước những hiểm họa chung khó lường này. Nơi trú ẩn dành cho khủng hoảng khí hậu, Tôi muốn nói là, nhìn những thiết bị chuyên sâu vào nông nghiệp thành thị như thế này dẫn đến việc tiếp tục xây dựng phòng thí nghiệm của tôi tại Đại Học New York Nó là một ý tưởng rất đơn giản bằng cách lấy 80 đến 90% khí CO2 thải ra từ Manhattan thải ra từ các tòa nhà như một nhà xanh thương mại, chúng ta lấy chúng về, ta lấy khí CO2 từ các tòa nhà không khí đầy CO2, chúng ta ép chúng đi qua thiết bị nông nghiệp thành thị, và sau đó ta cung cấp ngược lại không khí giàu oxi. Bạn không thể xây dựng máy trên nóc nhà nhiều được, nóc nhà không được thiết kế cho mục đích đó. Cho nên, phải xây ở chân tòa nhà. chúng tập trung ở các rãnh tường và cột nhà. được xây dựng như một chuồng nuôi, sử dụng phần cứng mở rộng. Đây là hình mẫu một phần tư quy mô đã được áp dụng ở Tây Ban Nha. Những thứ này nhìn giống như, biểu tượng may mắn, tinh thần Đại Học New York. Và thứ mà tôi muốn cho bạn xem, thực ra là một thành tố của thứ chúng tôi vừa thử nghiệm - một ống khói năng lượng mặt trời Lúc này, chúng tôi có 17 cái ống khói như thế đặt xung quanh New York thụ động hút không khí ra. Bạn hiểu cách một ống khói năng lượng mặt trời hoạt động chứ. Không khí nóng xuất hiện. Bạn đặt một chiếc túi nilon bên cạnh tòa nhà, Khi không khí nóng, bạn sẽ có luồng không khí thụ động. Điều chúng tôi làm thực ra là đặt một phin lọc không khí tiêu chuẩn HVAC lên trên nóc của ống khói đó. Nó sẽ loại bỏ khoảng 95% lượng các-bon đen- thứ mà, đối với tầng ô-zôn, chịu trách nhiệm một nửa trong việc gây ra hiệu ứng nóng lên toàn cầu, bởi vì nó thay đổi, nó đóng trên mặt tuyết, làm thay đổi sự phản xạ, thay đổi chất lượng của việc lưu thông không khí. Các-bon đen là thứ hung tợn như thế đó, nó bám ở lá phổi máu hồng xinh đẹp của bạn, và gắn chặt ở đó. Nó không phải là thứ tốt đẹp, và nó sinh ra từ sự đốt cháy không hiệu quả, chứ không phải tự sự đốt cháy sinh ra. Khi chúng tôi đặt dụng cụ lọc trên ống khói, nó giúp loại bỏ 95% các-bon đen đó. Sau đó tôi gói chúng lại cùng với các sinh viên của mình và sau đó thực ra là việc giải phóng lại các-bon đen. Và chúng tôi lấy bút chì để ước tính sự tồi tệ do các-bon đen mà chúng tôi đã loại bỏ khỏi không khí. Đây là một trong số đó Đây là người đã đặt chúng lên và là người đam mê sử dụng bút chì. OK, tôi muốn cho các bạn thấy chỉ hai thứ nữa thôi, bởi vì tôi nghĩ rằng một trong những thách thức lớn của chúng ta là thiết lập lại hình ảnh mối quan hệ của chúng ta với môi trường tự nhiên, không chỉ qua mô hình xoắn kết sức khỏe cá nhân này, mà còn qua động vật - những sinh vật mà chúng ta chung sống cùng. Chúng ta không đơn độc, các loài động vật đang tham gia cùng ta. Trong thực tế, việc di cư vào đô thị hiện nay miêu tả việc di chuyển của động vật, đã từng được biết đến như là sự hoang dã di cư vào trung tâm đô thị. Bạn biết đấy, sói đồng cỏ ở Công viên trung tâm, cá voi ở Gowanus Canal, nai Bắc Âu ở hạt Westchester. Điều đó đang xảy ra ở mọi nơi trong thế giới phát triển, có thể là do sự mất đi môi trường sống, nhưng cũng có thể là do các thành phố của chúng ta là nơi dễ sống hơn so với nơi chúng đã từng sống. Vá mỗi một không gian xanh chúng ta tạo ra là một lời mời chào những loài khác đến chung sống với chúng ta Nhưng chúng ta lại thiếu mất trí tưởng tượng để làm việc đó một cách tốt đẹp hay thật thú vị. Tôi muốn chỉ cho các bạn một vài kỹ thuật giao tiếp đã được phát triển dưới biệt danh OOZ nghĩa là sở thú viết ngược, và không có lồng để cố gắng xây dựng lại những mối quan hệ đã có. Đây là kỹ thuật giao tiếp với chim. Nhìn như thế này. Khi một chú chim đậu trên nó, nó sẽ phát ra một file âm thanh. Thứ này thực ra đã có 6 cái như này ở Bảo tàng Whitney, mỗi một cái có một tham số khác nhau, một file âm thanh khác nhau. Họ nói rằng những thứ như thế này ( tiếng huýt sao) Âm thanh ghi âm: đây là thứ mà bạn cần. Đi xuống đó và mua một vài thanh thức ăn tốt cho sức khỏe, thứ mà bạn gọi là thức ăn cho chim ấy, hãy mang nó đến đây và rắc xung quanh. Như thế mới là người tốt. Natalie jeremijenko: Okay ( cười) Đây là một vài điều trong số đó. Những chú chim có thể nhảy từ chỗ này sang chỗ khác. Đó chỉ là những chú chim bồ câu trong đô thị. Một bài kiểm tra trước đây tranh luận về các hành vi dẫn đến sự hợp tác tứ những người ở dưới khoảng 100 đến một người cho rằng đây là sự tranh luận có tác dụng tốt nhất với con người chúng ta. Tiếng ghi âm: Tíc, tíc, tíc Đó là âm thanh của sự biến đổi gen của dịch cúm gia cầm trở thành dịch cúm người chết chóc. Bạn biết điều gì đã kìm hãm nó lại không? Những chú chim khỏe mạnh, làm tăng sự đa dạng sinh học chung. Điều đó luôn là mối quan tâm của bạn, rằng tôi khỏe mạnh, hạnh phúc và được ăn uống đầy đủ. Do đó, bạn có thể chia sẻ một ít nguồn thức ăn dinh dưỡng của mình thay vì cứ giữ khư khư lấy. Đó chính là vệc chia sẻ bữa ăn trưa của bạn. ( cười) NJ: Việc đó đã có tác dụng, và nó đúng đắn. Dự án cuối cùng tôi muốn nói với các bạn là một cách giao tiếp mới với cá dự án này mới được bắt đầu thực ra là đến tuần sau nó mới chính thức được bắt đầu với sự ủy thác tuyệt vời từ Liên Đoàn Kiến Trúc Có thể bạn không biết rằng mình cần giao tiếp với cá, nhưng bây giờ có một thiết bị giúp bạn làm điều đó. Nó trông như thế này: phao nổi trên mặt nước, ném 3 bước lên, 3 bước xuống. Khi một con cá bơi ở dưới, một luồng sáng phát ra. Đây, nó sẽ trông như thế này. Có một chức năng khác ở đây. Ánh sáng trên cùng này - Tôi xin lỗi vì làm các bạn say sóng ánh sáng này thực ra là thứ hiển thị chất lượng nước nó chuyển sang màu đỏ, nếu lượng oxi hòa tan thấp, chuyển sang màu xanh dương/ xanh lá, khi lượng oxi hòa tan cao. Và sau đó, bạn có thể nhắn tin cho cá. Vậy là, các-vi-sít dưới đây sẽ cho bạn thông tin liên lạc cụ thể. Và cá nhắn tin lại. Khi chiếc phao nhận được tin nhắn của bạn, nó sẽ nhấp nháy 2 lần để thông báo rằng nó đã nhận được tin nhắn từ bạn. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là việc chúng ta đã có một dãy những cậu chàng ở sông Bronx, nơi mà những con hải ly đầu tiên - điên khùng như bản tính của chúng đã di chuyển đến và dựng lên một cơ sở ở New York trong vòng 250 năm, chúng tụ tập tại đó. Vậy nên tin tức cập nhật từ hải ly. Bạn có thể đăng ký để nhận tin tức mới từ hải ly. Bạn có thể trò chuyện cùng chúng. Và điều mà tôi thấy thích là đây là một sự giao tiếp đã biên kịch lại cách chúng ta tương tác với môi trường tự nhiên, cụ thể là sự thay đổi việc ai là người có thông tin, nơi có thông tin, ai có thể làm cho thông tin đó có nghĩa, và bạn có thể làm gì về việc đó. Trong trường hợp này, thay vì ném bã kẹo cao su, hay là snack Doritos hay ném bất cứ thứ gì bạn có vào cá Có một vùng nước ở Iceland mà tôi từng xử lý nó ở giữa thành phố và sự ô nhiễm lớn nhất trên nguồn nước đó không phải là từ ô nhiễm các con đường, mà thực ra là do bánh mì trắng mà người ta ném cho cá và chim ăn. Thay vì làm việc đó, chúng tôi phát triển ra que thức ăn của cá mà bạn có thể dùng để cho cá ăn. Chúng rất ngon. Vị ngọn đó không chỉ ngon với con người mà còn với cả những loài khác. Nhưng chúng cũng bao gồm chất xử lý kim loại nặng trong chúng Thức ăn đó được đánh giá tốt về dinh dưỡng, chứ không như Doritos ( một loại bánh snack) Thế nên mong muốn được giao tiếp với động vật, ít nhất cũng phổ biến như những bảng ghi" Không cho động vật ăn". Và có khoảng 3 cái biển cấm như vậy ở mỗi công viên tại New York. Tại công viên quốc gia Yellowstone, số lượng bảng " cấm cho động vật ăn" còn nhiều hơn là số động vật bạn muốn cho ăn. Nhưng trong hành động đó, sự tương tác đó, bằng cách định hình lại, bằng cách biến điều đó thành cơ hội cho động vật thức ăn có giá trị dinh dưỡng, có thể làm gia tăng nguồn dinh dưỡng mà chúng ta đã làm cho cạn kiệt giúp gia tăng số lượng cá và cũng thêm vào nước chất càng hóa thông dụng, cũng giống như chất càng hóa thông dụng chúng tôi dùng trong y học, liên kết các kim loại sinh học nặng và Polychlorinated biphenyl ở trong cơ thể con cá sống tại vùng này và cho phép chúng đi qua như là loại muối không độc hại nơi nó được phức tạp hóa bằng phản ứng hóa học, loại bỏ nó thành công khỏi sự khả dụng sinh học. Nhưng tôi muốn nói là sự tương tác, định hình lại sự tương tác đó, thành những tập hợp các hành động, các cách khắc phục rất khác so với lúc mới tiếp cận vấn đề đó là cái đang được sử dụng ở bờ kia của sông Hudson, nơi chúng tôi đang nạo vét chất Polychlorinated biphenyl sau 30 năm đấu tranh trên mặt pháp lí và pháp luật, tập đoàn GE chi trả cho việc nạo vét của siêu quỹ lớn nhất trên thế giới Chúng tôi đang vét nó, và nó sẽ được chuyển hết đến Pennsylvania hoặc là tới những quốc gia thứ 3 gần nhất nơi nó sẽ tiếp tục là chất bùn độc. Sự thay thế không phải là cách để giải quyết các vấn đề của môi trường. và đó đang là mô thức mà chúng ta đã hoạt động cho đến giờ. Bằng cách thật sự nắm lấy cơ hội mà công nghệ mới, kỹ thuật tương tác mới, thể hiện để định hình lại sự tương tác, để định hình lại chúng, không phải chỉ như là sự tương tác cô lập, cá nhân, mà là tổ hợp những hành động có thể sẽ trở thành điều gì đó, mà chúng ta có thể thật sự bắt đầu để giải quyết một vài thách thức môi trường quan trọng. Xin cảm ơn! Vỗ tay! Tất cả những điều cần trình bày có trong slide này. (Cười) Nó đẹp, phải không các bạn? Bạn thấy chứ? Tất cả các điểm, tất cả các đường kẻ. Không thể tin được. Nó là một mạng lưới. Và trong trường hợp của tôi, truyền thông cần một mạng lưới như thế, vì tôi cần kết nối với mọi người. Thật kinh ngạc phải không? Bằng cách đó, tôi kết nối với mọi người. Tôi đang làm điều đó bằng nhiều cách. Chẳng hạn, tôi nhờ mọi người mặc đồ cho máy hút bụi của họ. (Cười) Tôi đặt cùng các dự án giống như Trái Đất Sandwich, tôi có bảo họ thử tìm hai chỗ khác nhau để đặt hai miếng bánh mì ở hai nơi trái ngược nhau trên Trái Đất. Mọi người bắt đầu làm theo và cuối cùng có một nhóm người tham gia từ New Zealand đến Tây Ban Nha. Hơi khó tin. Một video trực tuyến. Kết nối mọi người thông qua các dự án như YoungmeNowme là một ví dụ. Tham da YoungmeNowme khán giả được yêu cầu tìm lại một bức ảnh thời thơ ấu của mình và diễn lại tư thế đó. (Cười) Đây là cùng một người -- ảnh trên, James, ảnh dưới, [Jennifer]. Xót xa thay. Còn đây là quà tặng nhân Ngày của Mẹ. (Cười) Thật đáng sợ. (Vỗ tay) (Cười) Có một tấm ảnh mà tôi thích nhưng không thể tìm thấy, ảnh một người phụ nữ chạc 30 tuổi ôm đứa con nhỏ vào lòng, còn ảnh sau đó là là một người đàn ông gần 100kg với một người phụ nữ già khụ nhỏ bé quàng tay qua cổ anh ta. Nhưng rồi dự án này thay đổi cách mà tôi nhìn nhận việc kết nối mọi người lại. Tên dự án này gọi là Ray Sau khi tôi đã nhận được một đoạn âm thanh mà không biết người nào đã tạo ra đoạn âm thanh này. Anh ta nói, "Bạn nhất định phải nghe". Đấy, bắt đầu như vậy đây. Nghi âm: Chào, tên tôi là Ray, hôm qua, cô con gái gọi cho tôi bởi nó đang căng thẳng bởi nhiều thứ trong công việc của nó mà nó thấy không công bằng. Tâm trạng bối rối, nó gọi để mong dễ chịu hơn, nhưng tôi lại không biết làm sao để khuyên con, bởi chúng tôi phải đối phó với rất nhiều các mối quan hệ phức tạp bên ngoài. Thế nên tôi viết bài hát này cho con gái để an ủi phần nào đó mỗi khi bị căng thẳng và áp lực trong công việc. Và tôi thấy mình nên chia sẻ trên internet cho tất cả những nhân viên bị căng thẳng để giúp họ xử lý tốt hơn trong công việc thường ngày. Bài hát viết như thế này. ♫ Tôi sắp sữa đánh ai đó thôi ♫ ♫ Tôi sắp sữa đánh ai đó thôi ♫ ♫ Oh, nếu như bạn không để tôi yên ♫ ♫ thì bạn sẽ phải đuổi tôi về nhà ♫ ♫ bởi vì tôi sắp sửa đánh ai đó thôi ♫ Thế nào, có lẽ bạn sẽ chẳng dám hát to, nhưng bạn có thể lẩm nhẩm, và tự hiểu những gì nói ra. Và bài hát sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn để giải quyết những công việc phía trước. Tất cả đều ổn. Nghị lực và thanh thản. Ze Frank: Vậy đấy -- Tuyệt. Không, không, không, suỵt. Chúng ta cần phải lẹ lên. Tôi đã thấy phấn khích bởi bài hát này. Thật không thể tin nổi. Nó đã kết nối được, đúng vậy. Ở một xa, biết được người nào đó đang cảm thấy ra sao, và muốn an ủi họ bằng một cách khác, bằng mọi phương tiện rồi gửi lên internet và thấy rằng nó có ảnh hưởng tích cực. Khó tin. Đó là những gì tôi muốn làm. Thế nên trước hết là tôi nghĩ đến việc cảm ơn anh ta. Tôi đã hỏi các vị khách của mình, "Nghe đoạn âm thanh này đi. Chúng ta cần hòa âm lại. Giọng anh chàng hay cực. Chuẩn như nốt B giáng vậy. Và cần phải làm gì đó với đoạn âm thanh này. Và hàng trăm bản hòa âm đã gửi lại -- từ những sự nỗ lực khác nhau. Có một bản phối trội hơn cả. Được hoàn thành bởi anh chàng nào đó tên Goose. Bản phối âm: ♫ Tôi sắp sữa đánh ai đó thôi ♫ ♫ Oh, tôi sắp sữa đánh ai đó thôi ♫ ♫ Oh, nếu bạn không để cho tôi yên, ♫ ♫ bạn sẽ phải đuổi tôi về nhà ♫ ♫ Vì tôi sắp sữa đánh ai đó thôi ♫ ♫ ♫ Tôi sắp sữa đánh ♫ -- ZF: Quá hay. Không thể hơn được nữa. Bài hát này -- (Vỗ tay) Cám ơn. Bài hát đó, có người mách tôi là trong một trận bóng chày ở Thành phố Kansas. Cuối trận đấu, nó đã được tải về nhiều nhất từ một dịch vụ tải nhạc trực tuyến. Và tôi trả lời là, "Hãy tập hợp lại thành một đĩa nhạc." Và độc giả đã tụ hợp lại, và thiết kế nên bìa album. Tôi bảo rằng "Nếu các bạn làm xong, tôi sẽ chuyển album đến cho cậu ta, nhưng sao có thể hình dung ra anh ta là ai," vì tôi chỉ biết mỗi tên anh ta, Ray, và đoạn nghi âm giọng hát này chỉ biết chắc là con gái anh ta buồn. Rồi 2 tuần sau đó, chúng tôi tìm thấy cậu chàng. Tôi nhận được một email nói là, "Chào, tôi là Ray. Hình như anh đang tìm tôi." (Tiếng cười) Tôi khoái chí, "Thật hả, Ray. Hai tuần qua thật thú vị." Và tôi đã bay đến St. Louis gặp Ray, anh là một người truyền giáo. (Cười) Còn nhiều điều khác nữa. Dù gì, cái này đây, nó nhắc tôi nhớ đến, một biển hiệu mà các bạn có thể thấy ở các góc đường Amsterdam. Và nó khiến tôi nghĩ đến một thế giới ảo. Tôi nhìn vào tấm ảnh, thấy anh ta rất chú tâm vào cái nút đó chứ chẳng phải anh ta muốn băng sang đường. (Cười) Và tôi nghĩ. Ở mọi ngã tư đường, người ta nhìn vào chiếc di động của họ, rất dễ để bỏ qua điều này như thể một thói quen xấu trong văn hóa. Nhưng đó là sự thật, cuộc sống hiện diện ở đó. Khi chúng ta cười -- đó, bạn thấy người ta dừng lại -- và tức thì, cuộc sống của họ, đã ở đâu đó trên những hệ thống mạng dày đặc. Vậy đấy, cảm nhận và được cảm nhận. Đó là điều cơ bản. mà chúng ta muốn. Chúng ta có thể tạo nên một môi trường để làm điều đó dễ dàng hơn, nhưng cuối cùng thì tất cả những gì ta cố gắng làm là để kết nối mọi người lại với nhau. Và việc (kết nối) này không phải luôn xảy ra trong không gian thực. Mà bây giờ nó còn diễn ra trong không gian ảo, và chúng ta dễ dàng bày tỏ hơn. Tôi nghĩ rằng người tạo ra công nghệ của hệ thống mạng, phần lớn không đáp ứng tốt cho việc kết nối con người. Còn đây là cách tương tự mà tôi thường áp dụng hồi năm cấp 3. (Cười) Sau đây là một loạt các dự án trong những năm gần đây tại những nơi mà tôi có cảm hứng để phác thảo nên bằng cách nào đó tạo ra các mối quan hệ thực sự thân thiết Đôi khi chỉ là những điều rất, rất đơn giản. Childhood Walk, là một dự án như vậy tôi nhờ mọi người nhớ lại lối đi mà khi còn trẻ nhỏ họ hay bước qua những điều chừng vô nghĩa, trên đường đến trạm xe buýt, đi sang nhà hàng xóm, và đưa lên hệ thống của Google Streetview. Và tôi hứa với bạn là, nếu bạn đi dạo như thế trong Google Streetview, bạn sẽ cảm thấy điều gì đó đang quay trở lại ngay trước mặt bạn. Và tôi góp nhặt những khoảnh khắc đó -- những bức ảnh đưa lên Google Streetview và những kỷ niệm đặc biệt. "Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu khi tôi nói rằng 'Tôi buồn,' và cô nói lại , 'Khi tôi buồn tôi ăn bánh còng' Tôi nhớ điều đó khá rõ bởi nó hay xuất hiện." "Ngay sau khi anh nói với em trai tôi và tôi là anh chuẩn bị đi xa nhà, Tôi nhớ là mình đã tìm đến một cửa hàng tạp hóa và mua một thanh kẹo cola." "They used some of the morbidly artist footage, mô tả đôi giầy của Chad ở giữa con đường cao tốc. Tôi đoán là đôi giầy bay lên mắc phải trên đó khi anh ta bị tông xe. Anh ta tá túc nhà tôi một lần, và đã để quên lại chiếc vớ. Nó là dấu hiệu của "Chad" để lại. Lâu sau khi anh ta để quên chiếc với, anh đã mất. nhưng chúng tôi không tìm cách để trả lại nó." Đôi khi họ cũng hơi mâu thuẫn. Dự án PaniPack. Sau ngày 11 tháng 9 năm ngoái, Tôi luôn nghĩ về nỗi đau và làm sao để vượt qua nó, cách nào để chúng tôi có thể tập. Và tôi đã đã lập một đường dây điện thoại nóng, để mọi người có thể nhắn lại những nỗi buồn của mình, không nhất thiết phải liên quan đến sự kiện này. Và mọi người đã gọi đến và để lại lời nhắn như sau. Đoạn nghi âm: Tôi đây, có vài chuyện. Tôi đang cô đơn, và tôi có người yêu. Thấy mình rất may mắn. Nhưng đôi khi tôi vẫn thấy cô đơn. Và khi tôi cảm thấy vậy thì dù chỉ là những hành động nho nhỏ nhưng cũng đủ làm tôi khóc. Như khi đi vào cửa hàng tạp hóa ai nói, "Chúc ngày mới tốt lành," khi đột nhiên họ nhìn thẳng vào mắt tôi. ZF: Tôi thu lại tất cả những lời nhắn này, và với sự đồng ý của họ, tôi chuyển sang định dạng file MP3 và gửi đến người biên tập âm thanh để tạo nên những đoạn âm thanh ngắn từ những tin nhắn thoại này. và sau đó chuyển đến các DJ người tạo ra hàng trăm bản nhạc từ những âm thanh có sẵn ban đầu. (Nhạc) Chúng ta không có đủ thời gian để nghe nhiều. Bạn có thể lên mạng tìm nghe. "From 52 to 48 with love" là dự án trong suốt thời gian diễn ra cuộc bầu cử vừa qua, giữa Thượng nghĩ sĩ Mc Cain và Obama, trong những bài phát biểu sau bầu cử, nói về sự hòa giải, tôi tự hỏi, "Nó là cái quái gì thế?" Vậy nên tôi nghĩ, "Chúng ta thử một lần xem. Mọi người cùng đưa ra một dấu hiệu nói về sự hòa giải." Và có một vài điều dễ thương gửi đến. "Tôi thích màu xanh. Tôi thích màu đỏ. Cùng nhau vì tương lại chúng ta." Cái này rất dễ thương phải không. Một số khác gửi từ đảng chiến thắng. "48 ạ, Tôi sẽ lắng nghe và cổ vũ cho bạn, luôn tôn trọng bạn." Số khác thì gửi từ tiệc của những người thua cuộc. "From a 48 to a 52, người lãnh đạo của các bạn có ưu tú như bạn không, tôi nghi ngờ điều đó." Sự thật là điều này đã dần phổ biến. trên blog của cánh hữu hay các bảng thông báo rõ ràng là để bày tỏ sự ủng hộ. điều đó tôi cũng có thể thấy. Và tôi bắt đầu nhận ra hàng loạt các thư ghét bỏ, thậm chí là dọa giết. Và có một gã liên tục gửi cho tôi những lời nhắn khủng khiếp, và ký tên là Người dơi. Anh ta nói, "Tôi ký tên Người dơi để dấu danh tính của mình." Những lúc tôi nghĩ có người dơi thật đang đi sau mình Khiến tôi cảm thấy khá hơn chút xíu. Như thể, "Hú hồn, đó không phải anh ta." Những gì tôi làm -- tôi lại vô tình hàm chứa những trải nghiệm khiếp sợ và gây ra tổn thương bên trong mình và nó bắt đầu ám ảnh tâm trí tôi. Và tôi nhận ra rằng tôi đang bảo vệ dự án. Tôi không muốn những thứ này, mấy tấm ảnh khiến tôi mất tập trung. Thế nên, tôi gom tất cả các email đó lại, và đưa vào cái gọi là Angrigami, đây là một mô hình xếp giấy origami và làm ra cái thứ chả có ý nghĩa gì hết Tôi nhờ mọi người gửi lại những gì đẹp đẽ khác mà họ chế được Angrigami. (Cười) Đó là cảm xúc nhất thời. Người chú một độc giả của tôi mất trong một ngày đặc biệt và anh ta cũng dùng nó trong lễ tang. Chẳng hiểu sao nữa. Và dự án cuối cùng tôi sẽ kể cho các bạn nghe tên là Songs You Already Know, ý tưởng bắt đầu khi tôi đang cố đi tìm những cảm xúc để tiến hành các dự án. Một vài cái thì rất đơn giản. một người đàn ông nói là con gái ông bị ác mộng hồi hôm và hỏi tôi liệu có thể viết cho con gái ông một bài hát không. Và tôi nói, được thôi, Tôi sẽ thử viết một câu thần chú để cô ta tự hát cho dễ ngủ hơn. Và đây là "Ác mộng." (Video) ♫ Đây là bài hát tôi hát khi tôi thấy sợ một điều gì đó ♫ ♫ Không hiểu sao nó lại làm tôi vượt qua nỗi sợ hãi ♫ ♫ Tôi hát theo lời của bài hát ♫ ♫ Và bằng cách nào đó tôi hết sợ hãi♫ ♫ Ít ra là cuộc sống của tôi không quá tệ♫ ♫ Dù thế nào tôi vẫn sẽ cố gắng♫ ♫ Ít ra là cuộc sống của tôi không quá tệ♫ ♫ Dù thế nào tôi vẫn sẽ cố gắng ♫ ♫ Đây là bài hát tôi hát khi tôi thấy sợ một điều gì đó ♫ Tôi đã viết bài hát đó đấy. Cảm ơn. Và điều thú vị là khi khi anh ta đi ngang qua phòng con gái mình, và nghe thấy cô đang hát bài hát này. "Thật tuyệt" Sau đó tôi nhận được một email. Có một vài câu chuyện phía sau nó. Tôi không có nhiều thơi gian. Ý tưởng bắt đầu từ khi tôi bắt tay vào dự án Facebook Me Equals You, để thử xem như thế nào khi sống trong Facebook của người khác. Thế nên tôi cần mọi người cho tôi tên và mật khẩu của họ. khoảng 30 thư gửi về trong nửa tiếng sau. Và tôi kết thúc việc nhận hồi âm. Tôi chọn 2 người để thử, và tôi nhờ họ viết ra những hướng dẫn làm sao để làm giống như họ trên Facebook Người đầu gửi về cho tôi một hướng dẫn chi tiết. Còn người kia thì không gửi gì. Hóa ra người không gửi đó mới chuyển đến một thành phố mới và công việc mới. Nên, bạn biết đấy, mọi người viết hỏi tôi, "Thế nào rồi, công việc mới ấy?" Tôi chỉ có thể viết, "Tôi không biết Chẳng biết thế nào nữa." Nhưng dù sao, cũng từ một người, Laura, ở cuối danh sách những email trong dự án này. Tôi cảm thấy chán mình đã chẳng hoàn thành công việc. Và cô nói là "Tôi cảm thấy bối rối, Tôi mới chuyển đến thành phố khác, một công việc khác, và tôi đang rất chộn rộn." Và cô ta gửi cho tôi bài hát "Kinh khủng" và hỏi xem liệu tôi có thể làm gì không. Tôi nói với cô ta, "Bạn cảm thấy như nào thì cứ để nó như vậy" Và cô ta liệt kê ra hàng loạt mô tả những cảm giác lo lắng. Và những gì tôi làm là. Tôi nói, "Được rồi, tôi sẽ suy nghĩ về điều này." Và nhanh chóng, tôi lặng lẽ gửi cho mọi người cái này. Âm thanh ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Rồi bạn sẽ ổn thôi ♫ Và tôi nhờ mọi người nếu họ có khả năng thu âm được, chỉ cần hát vào theo đoạn nhạc đó với headphone có thu âm, và tôi chờ mọi người gửi lại âm thanh của họ Và đây là một trong những đoạn âm gửi về. Nghi âm: ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Rồi bạn sẽ ổn thôi ♫ ZF: Đó là đoạn nghi âm tốt nhất, thật đấy. Nhưng kinh dị hơn là sau đó tôi nhận được ngày càng nhiều các đoạn nghi âm, tổng cộng có đến 30, hay 40 giọng từ khắp nơi trên thế giới. Và khi pha trộn các âm lại, một điều kỳ diệu đã xẩy ra, điều gì đó thực sự không thể tin được đã xẩy ra, và tôi có được một đoạn điệp khúc từ mọi nơi trên thế giới Và điều tuyệt vời nhất là, tôi xắp xếp những tác phẩm này lại trong một chỉnh thể, và Laura gửi cho tôi một email khác mãi vài vài tháng đó. Và cô ta nói, "Tôi biết là anh đã quên tôi. Tôi chỉ muốn cảm ơn vì anh đã từng quan tâm." Và vài ngày sau đó tôi gửi cô ta cái này. (Âm thanh) ♫ Lúc này, dường như tôi đã quên mở đèn lên ♫ ♫ Và những việc tốt đẹp của ngày hôm qua ♫ ♫ giờ đây đã phai nhòa ♫ ♫ Và dường như thế giới đang quay cuồng ♫ ♫ khi mà tôi đứng yên ♫ ♫ Hoặc tôi có thể cũng đang quay cuồng mà tôi không biết♫ ♫ Và rồi bạn nói ♫ ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Rồi bạn sẽ ổn thôi ♫ ♫ Hãy thở đều ♫ ♫ Và hãy hát ♫ ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Bạn sẽ ổn thôi ♫ ♫ Hãy thở đều ♫ ♫ Giờ thì mọi người cùng hát nào ♫ ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Bạn sẽ ổn thôi ♫ ♫ Hãy thở đều ♫ ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Bạn sẽ ổn thôi ♫ ♫ Hãy thở đều ♫ ♫ Hey ♫ ♫ Bạn không sao cả ♫ ♫ Bạn sẽ ổn thôi ♫ ♫ Just breathe ♫ Cảm ơn. (Vỗ tay) Những chuyện chúng ta kể cho nhau nghe có ý nghĩa rất quan trọng. Những chuyện chúng ta nói với bản thân về chính cuộc sống của mình cũng vậy. Và trên hết, Tôi nghĩ cách mà chúng ta góp phần vào những câu chuyện của nhau càng quan trọng hơn. Khi mới 6 tuổi, lần đầu tôi được nghe kể về người nghèo. Tôi đã không nghe được những câu chuyện đó từ chính những người nghèo, mà nghe từ thầy cô giáo dạy giáo lý của mình và từ Thiên Chúa bằng cách thông qua họ. Tôi nhớ được dạy là người nghèo cần những vật chất như là -- đồ ăn, quần áo, và nhà ở -- những thứ mà họ thiếu thốn. Và tôi cũng được dạy nhiều lần hơn đó là nhiệm vụ của tôi -- lớp học chỉ toàn những đứa trẻ 5-6 tuổi -- đó là nhiệm vụ của chúng tôi giúp đỡ người nghèo. Đó là điều Thiên Chúa đòi hỏi chúng tôi. Và Ngài đã nói: "Những gì anh em làm cho một kẻ bé mọn nhất của Ta là anh em đã làm cho chính Ta." Hiện giờ tôi rất là xúc động. Tôi thiết tha được làm người có ích cho thế giới. Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng có cảm giác này. Và thú vị 1 điều là Thiên Chúa cũng cần đến sự giúp đỡ. Và đó là một tín hiệu cho tôi, cảm giác như đó là một điều vô cùng quan trọng cần phải đóng góp. Nhưng ngay sau đó tôi biết được rằng Thiên Chúa cũng có nói là người nghèo luôn luôn đồng hành với chúng ta. Điều này làm cho tôi hụt hẫng và bối rối. Giống như là tôi vừa được giao cho bài tập về nhà mà tôi phải hoàn thành, và rất hứng khởi để làm, nhưng dù có làm tốt tới đâu thì cũng bị đánh rớt. Tôi cảm thấy mơ hồ, thất vọng và giận dữ, có lẽ là tôi hiểu nhầm cái gì ở đây. Tôi cảm thấy quá sức mình. Và lần đầu tiên, tôi bắt đầu sợ nhóm người này và cảm giác tiêu cực tới cả nhóm. Tôi tưởng tượng trong đầu là có 1 một hàng rất nhiều người dài vô tận, và sẽ luôn tồn tại với chúng ta. Họ sẽ luôn nhờ đến sự giúp đỡ của tôi, dù rất hứng khởi làm vậy, nhưng tôi không biết kết quả sẽ như thế nào. Và tôi không biết điều gì sẽ xảy ra khi tôi không còn gì khác để cho nữa, nhỡ như vấn đề không bao giờ được giải quyết. Nhiều năm sau, tôi thấy nghèo đói càng tăng cao và không có gì khả quan. Tôi thường xuyên thấy những hình ảnh về buồn đau và khổ cực. Tôi nghe những chuyện thương tâm về cuộc sống của người nghèo. Bệnh tật, chiến tranh. Dường như chúng có liên quan tới nhau. Và nhìn tổng thể, Tôi thấy những người nghèo trên thế giới có cuộc sống chứa đựng đầy khổ đau, buồn bực sụp đổ và vô vọng. Và sau một thời gian, tôi có một điều mà tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta cũng có, đó là những phản hồi có thể dự đoán được, khi tôi nghe nhưng tin không tốt lành về họ. Tôi cảm thấy tội lỗi với sự khá giả của mình, bởi vì rõ ràng là tôi đã không làm được gì để cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Và cảm thấy 1 chút hổ thẹn vì điều đó. Tự nhiên, tôi bắt đầu giữ khoản cách với bản thân mình. Tôi ngừng nghe những câu chuyện của họ như tôi đã từng làm trước đây. Và tôi ngừng việc mong đợi mọi thứ sẽ thực sự thay đổi. Nhưng tôi vẫn giúp đỡ họ. Nhìn bề ngoài có vẻ như tôi vẫn có đóng góp trong đó. Tôi bỏ ra thời gian và tiền bạc. Tôi giúp đỡ bằng những giải pháp người ta đưa ra. Giá của 1 tách cà phê có thể cứu vớt cuộc sống của một đứa trẻ, đúng không nào. Ý tôi là ai có thể cãi lại điều này? Tôi giúp đỡ khi tôi bị dồn ép và khi thật khó để tránh khỏi, và nói chung là tôi giúp đỡ khi cảm giác tiêu cực bắt đầu nổi lên nên tôi phải giúp đỡ để gỡ bỏ những gánh nặng trong tôi, chứ không phải vì ai khác. Sự thật là tôi đã được giải thoát, không phải ra khỏi vấn đề về hy vọng và háo hức để giúp đỡ và sự hào phóng. Nó trở thành 1 sự trao đổi đối với tôi, giống như một giao dịch. Tôi mua một thứ gì đó. Tôi mua quyền lợi của mình để tiếp tục vui vẻ sống mà không bị quấy nhiễu bởi những tin không tốt lành. Và tôi nghĩ cách mà chúng ta thỉnh thoảng nếm trải qua điều đó đầu tiên có thể là giải tán 1 nhóm người nào đó trên thế giới. Và điều đó có thể trở thành 1 món hàng, và rất là đáng sợ. Và khi tôi làm vậy, tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta cũng làm vậy, là chúng ta mua những khoản cách, và quyền lợi để được sống vui vẻ. Tôi nghĩ là sự trao đổi này có thể ngăn cản điều chúng ta mong muốn. Nó có thể cản trở những ham muốn của chúng ta trở nên hữu ích và ý nghĩa đến cuộc sống của một người khác. ngắn gọn, đó là tình thương. Thật may mắn, 1 vài năm trước, mọi thứ đã thay đổi đối với tôi vì tôi đã nghe được bài thuyết trình của tiến sĩ Muhammad Yunus. Tôi biết là rất nhiều người ở đây có thể biết ông là ai, tôi sẽ kể ngắn gọn lại cho những ai chưa từng nghe tới ông ấy, Tiến sĩ Yunus được giải Nobel Hòa Bình vài năm trước vì nghiên cứu tiên phong về tài chính vi mô hiện đại. Khi tôi nghe ông nói đã là 3 năm trước đó. Nếu các bạn còn mới mẻ với khái niệm này, thì về cơ bản, tài chính vi mô là một dịch vụ tài chính cho người nghèo. Thử nghĩ về nhưng thứ bạn có được từ nhà băng và tưởng tượng rằng những dịch vụ và sản phẩm đó được điều chỉnh cho nhu cầu của những người sống chỉ bằng 1 vài đô la 1 ngày. Tiến sĩ Yunus chia sẻ câu chuyện của ông, giải thích nó hoạt động ra sao và ông đã làm gì với Grameen Bank của mình. Ông cũng nói cụ thể về cho vay bảo đảm, (microlending) là những món nợ nhỏ có thể giúp ai đó bắt đầu cơ sở kinh doanh của mình. Khi tôi nghe ông nói, tôi thấy rất hứng thú với nhiều lý do. Đầu tiên cả là tôi học được một phương pháp mới để thay đổi thế giới mà có lẽ cũng là cách để tiếp xúc với người khác và giúp đỡ, chia sẻ theo cách mà không làm cho tôi thấy tệ hại. Điều này thật tuyệt vời. Nhưng quan trọng hơn, ông kể về những người nghèo theo cách khác lạ hơn những gì tôi nghe trước đây. Thật ra thì ông nói về người nghèo chỉ là phần phụ bên lề. Ông tập trung vào những người làm ăn buôn bán nhỏ cần cù, thông minh và mạnh mẽ, là những người sáng dậy sớm và lao động để gia đình họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất cả những gì họ cần để điều đó xảy ra nhanh hơn và tốt hơn là 1 ít vốn liếng. Trong thâm tâm tôi thấy điều này thật tuyệt vời. Và thự sự là lay động tới tôi, thật khó để diễn tả nó ảnh hưởng tới tôi như thế nào, nhưng tôi bị kích thích tới nỗi tôi bỏ công việc của mình 1 vài tuần sau đó, và chuyển tới Đông Phi để tự chứng kiến xem điều đó ra sao. Và lần đầu tiên tôi muốn được gặp những người đó, những người làm ăn buôn bán nhỏ, và tôi muốn sem cuộc sống của họ ra sao. Và tôi bỏ ra 3 tháng ở Kenya, Uganda và Tanzania để phỏng vấn những người vừa được nhận 100usd để phát triển công việc làm ăn của họ. Và nhờ vào những tiếp xúc đó, tôi bắt đầu kết bạn với những người trong nhóm vô định hình ở nơi xa xôi này. Và tôi bắt đầu tìm hiểu chuyện cá nhân của họ. Và như thế nhiều lần, tôi phỏng vấn họ cả ngày, Tôi nghe được những sự thay đổi rất tỉ mỉ trong cuộc sống. Tôi nghe những người chăn dê nói rằng họ sử dụng tiền đó để mua thêm 1 vài con dê. Khuynh hướng làm ăn cũng thay đổi. Họ làm ra được nhiều tiền hơn. Tiêu chuẩn sống của họ cũng từ từ được thay đổi và tốt đẹp hơn. Và họ có những điều chỉnh nhỏ nhưng thú vị trong cuộc sống, như là cho những đứa trẻ tới trường. Họ có tiền mua mùng chống muỗi. Có thể chỉ là mua 1 ổ khóa cửa để được an toàn hơn. Có thể chỉ là bỏ thêm đường vào tách trà của họ và để mời tôi khi tôi tới thăm và điều đó làm họ cảm thấy tự hào. Đó là những điều tuyệt vời, dù tôi đã nói chuyện với 20 người chăn dê cùng 1 lượt, và một ngày nào đó điều này sẽ xảy ra -- những thay đổi nhỏ trong cuộc sống này sẽ rất có ý nghĩa tới họ. Còn một điều khác cũng làm cho tôi xúc động. Thật là xấu hổ khi lần đầu hiểu ra được rằng dù là tôi có cây gậy để làm phép thì tôi cũng có thể làm không đúng. Bởi vì cách tốt nhất để cho mọi người cải thiện cuộc sống của họ là để cho họ tự làm chủ và làm việc theo cách mà họ nghĩ là tốt nhất cho mình. Tôi nhìn ra được điều đó và cảm thấy hổ thẹn. Dù sao, thì những điều thú vị cũng đã xảy ra khi tôi còn ở đó. Tôi chưa từng được nhờ vả là phải quyên góp, đó cũng là cách làm của tôi mà. Nghèo đói ở đó, bạn bỏ tiền ra để cứu trợ. Nhưng không ai lại nhờ tôi điều đó. Thực tế, thì không ai muốn tôi thương hại họ. Có chăng, thì họ chỉ muốn có khả năng nhiều hơn để xây dựng tiềm lực của họ. Và cái tôi nhận ra là, mọi người cần 1 món tiền vay-- Tôi nghĩ điều này nghe hợp lý và rất là thú vị. Tôi học triết học và thơ ca là chính trong trường, mà tôi lại không hiểu điều khác nhau giữa lợi tức và thu nhập khi tôi đến Đông Phi. Tôi ấn tượng khi thấy những đồng tiền đó lại có hiệu quả. Và tôi được mời gọi vào công việc làm ăn với đồng vốn nhỏ nhoi 100usd. Và tôi học được về lợi tức và thu nhập, về tỷ lệ vốn vay, và nhiều thứ khác, từ những người nông dân, những người thợ may và những người chăn dê. Ý tưởng là những kế hoạch về kinh doanh và hy vọng này nên được chia sẻ cho bạn bè và gia đình, và qua đó, có lẽ chúng ta có kiếm được chút tiền mà họ cần để có khả năng tiếp tục việc làm ăn nhờ món nợ này, và ý tưởng nhỏ đó dẫn đến sự xuất hiện của Kiva. 1 vài tháng trước, tôi trở về Uganda với 1 camera kỹ thuật số và một website mà người trợ tá Matthew và tôi đã lập nên, và chụp lại hình của 7 trong số những người bạn mới của tôi, đăng những chi tiết về việc làm ăn của họ lên website, và nhắn tin tới bạn bè và gia đình và nói: "Chúng tôi nghĩ điều này là hợp pháp. Dù chưa nhận được tin cụ thể từ SEC (Hội Đồng An Ninh và Giao Dịch) nhưng mọi người thấy sao, có muốn tham gia giúp đỡ, trợ cấp tiền cho họ không?" Tiền được gom góp. Chúng tôi chuyển tới Uganda. Và sau 6 tháng, kì tích đã xuất hiện; họ nhận được tiền họ được trợ cấp và công việc làm ăn tiến triển, họ có thể tự lo cho bản thân và thay đổi quỹ đạo cuộc sống. Vào tháng 10/2005, sau khi 7 món nợ đó đã được hoàn trả, Matt và tôi đã gỡ bỏ cái chữ "thử nghiệm" trên website. Chúng tôi nói là: "Thử nghiệm đã thành công. Hãy bắt đầu áp dụng vào thực tế." Đó là khởi đầu chính thức của chúng tôi. Và sau 1 năm đầu, từ tháng 10/2005 đến 2006, Kiva đã tạo điều kiện cho $500,000 tiền cho vay. Sang năm thứ 2, tổng cộng là 15 triệu usd. Năm thứ 3, tăng đến khoản 40 triệu. Năm thứ 4, là gần 100 triệu. Và ngày hôm nay, gần 5 năm hoạt động, Kiva đã hỗ trợ 150 triệu usd, mỗi một phần nhỏ là 25 usd, từ những người cho vay và nhà kinh doanh -- hơn 1 triệu người, từ 200 quốc gia. Đó là tình trạng hiện tại của Kiva. Và trong khi những số liệu thống kê này rất là thú vị để được nhắc đến thì đối với tôi, Kiva thực sự bắt đầu từ những câu chuyện. Kiva viết lại câu chuyện về người nghèo, và cho chúng ta cơ hội để tham gia xác nhận phẩm giá của họ, làm cho mối quan hệ hợp tác có giá trị, không phải 1 mối quan hệ dựa trên sự quyên góp như truyền thống. Mà là mối quan hệ có thể nâng cao sự tôn trọng và hy vọng và sự lạc quan rằng cùng nhau chúng ta có thể phát triển. Và điều tôi hy vọng là, không chỉ những đồng tiền được lưu chuyển qua Kiva -- rất tích cực và đầy ý nghĩa thôi -- mà Kiva còn có thể làm lu mờ đi ranh giới giữa phân loại truyền thống về giàu và nghèo mà chúng ta đã được dạy để nhìn nhận thế giới theo cách đó, sự sai lầm trong việc phân chia giữa "chúng ta" và "họ", giữa "có" và "không có". Tôi hy vọng Kiva có thể xóa nhòa đi những ranh giới này. Bởi vì, nếu điều đó xảy ra, tôi nghĩ chúng ta có thể cảm thấy nhẹ nhỏm khi tiếp xúc theo 1 cách gợi mở, phù hợp và sáng tạo hơn, để kết nối và giúp đỡ lẫn nhau. Thử tưởng tượng bạn có cảm giác như thế nào khi bạn thấy ai đó đang xin tiền ở trên đường còn bạn thì đang đi về hướng đó. Thử nghĩ xem bạn cảm thấy như thế nào. Và so sánh sự khác biệt khi bạn thấy ai đó có 1 kế hoạch làm ăn người đó muốn kể cho bạn nghe về kế hoạch của họ. Có thể họ sẽ cười và họ muốn kể cho bạn nghe những gì họ đã làm. Tưởng tượng nếu bạn nói chuyện với người đang gieo trồng 1 cái gì đó và làm cho nó sinh sôi nảy nở, 1 người sử dụng tài năng của họ để làm việc gì đó có hiệu quả, 1 người xây dựng công ăn việc làm từ hai bàn tay trắng, 1 người sống xung quanh sự phong phú, không phải khan hiếm, mà chính họ tạo ra sự phong phú đó, 1 người chất đầy trong tay cái gì đó để mời mọc, không phải chỉ là 1 bàn tay trắng xòe ra cầu xin bạn 1 cái gì đó. Tưởng tượng xem nếu bạn có thể nghe câu chuyện về 1 người nào đó thức dậy mỗi sáng và làm việc quần quật để cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Những câu chuyện này thật sự thay đổi cách chúng ta nghĩ về nhau. Và nếu chúng ta có thể xây dựng 1 cộng đồng hỗ trợ tham gia vào câu chuyện của họ bằng cách cho họ vay 1 ít tiền, tôi nghĩ điều đó có thể thay đổi cách chúng ta tin tưởng lẫn nhau và tin vào tiềm năng của nhau. Đối với tôi, Kiva chỉ là sự khởi đầu. Và tôi đang hướng tới các bước tiếp theo, Nó phản ánh những gì tôi đã học được cho tới nay. Đầu tiên, làm ăn là 1 ý tưởng mới mẻ với tôi. Những người vay tiền Kiva mà tôi có diệp phỏng vấn và tìm hiểu họ trong những năm qua, đã dạy tôi làm ăn là cái gì. Và tôi nghĩ, nó quyết định cuộc sống của bạn có tốt đẹp hơn không. Bạn thấy được 1 cơ hội, và bạn quyết dịnh nắm bắt nó. Ngắn gọn là nó quyết định ngày mai có tốt đẹp hơn hôm nay không và những ngay sau đó nữa. Điều thứ 2 mà tôi học được là mượn nợ trở thành 1 công cụ để kết nối. Không phải là tiền quyên góp từ thiện. Yeah, có lẽ nghe không khác gì mấy. Nhưng thực tế, khi bạn cho ai đó một cái gì và họ nói: "Cám ơn", và họ cho bạn biết mọi chuyện tiến triển ra sao, đó là 1. Khi bạn cho họ mượn tiền, và họ dần dần trả tiền lại cho bạn, bạn có lý do để có một cuộc đối thoại. Điều này tiếp tục sự quan tâm, và nó là một chuyện quan trọng để xây dựng những mối quan hệ khác nhau giữa chúng ta. Và thứ 3, từ những gì tôi nghe được từ những người làm ăn nhỏ mà tôi biết, những người khác thì cũng như vậy, họ được lựa chọn là chỉ lấy tiền đủ để làm ăn, hoặc tiền cộng với những hỗ trợ và khuyến khích từ cộng đồng thế giới, mọi người chọn cộng đồng và cả tiền. Đó là một sự kết hợp đầy ý nghĩa và mạnh mẽ hơn. Điều đó dẫn dắt tôi đi đến việc mà tôi đang làm hiện nay. Tôi thấy rất người muốn làm ăn ở khắp nơi, bây giờ tôi sẽ bàn về chuyện đó. Và cái tôi thấy được là có rất nhiều cộng đồng tài trợ đã và đang tồn tại. Với những mạng lưới xã hội, là cách tuyệt vời để gia tăng nhanh chóng số lượng người trong cộng đồng tài trợ. Và tôi cũng suy nghĩ về điều này, tôi tự hỏi: làm thế nào chúng ta kết nối những cộng đồng này lại với nhau để giúp đỡ cho nhiều ý tưởng làm ăn hơn và giúp cho tất cả chúng ta có được tương lai tươi đẹp hơn? Tôi nghiên cứu xem mọi chuyện diễn tiến ra sao ở Mỹ, 1 vài khuyến khích thú vị đã được nêu ra. 1 điều như chúng ta đều mong đợi, đó là những doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ và trên toàn thế giới vẫn cần tiền để phát triển và mở rộng việc làm ăn của họ, hoặc họ có thể cần tiền trong những tháng làm ăn thất bát. Nhưng luôn luôn có 1 nhu cầu về tiếp tế. 1 điều khác là, những nguồn tiếp tế này thường không đến từ những nơi bạn mong đợi -- như là nhà băng, những nhà chuyên môn về vốn đầu cơ, từ những tổ chức hỗ trợ khác -- nguồn tiếp tế đến từ gia đình và bạn bè. 1 số thống kê cho thấy 85% hoặc nhiều hơn ngân quỹ của những doanh nghiệp nhỏ là có từ gia đình và bạn bè. Khoản 130 tỷ usd mỗi năm. Rất nhiều. Điều thứ 3, khi mọi người bắt đầu gom góp tiền từ bạn bè và người thân, nó trở nên rất khó xử, mọi người không biết chính xác là nên hỏi cái gì, như thế nào và hứa hẹn trả lại cái gì, mặc dù họ có những dự định cực hay và muốn nhờ những người này hỗ trợ họ. Vậy để khai thác sức mạnh của những cộng đồng tài trợ theo 1 cách mới mẻ và để cho phép những doanh nghiệp nhỏ tự quyết định lấy những giao dịch tài chính gì sẽ ra sao, và cái gì phù hợp với họ và những người xung quanh họ, tuần này, chúng tôi cho tiến hành Profounder, là một hệ thống gây quỹ theo số đông cho những doanh nghiệp nhỏ cần tiền đầu tư từ gia đình và bạn bè họ. Và đó là đầu tư, không phải quyên góp từ thiện, cũng ko phải nợ, đầu tư thì sẽ có hoàn trả định kỳ. Biểu đồ đó cũng lên lên xuống xuống như vậy. Ngắn gọn, thì đây là một công cụ cho những doanh nghiệp nhỏ tự gây quỹ cho mình. Và cái bạn cần làm là lên website đó, tạo một hồ sơ, tạo ra những điều khoản về đầu tư một cách dễ dàng. Chúng tôi thiết kế nó rất đơn giản cho tôi cũng như bất kỳ ai khác muốn sử dụng website. Và chúng tôi cho phép doanh nghiệp chia sẻ 1 phần trong doanh thu của họ. Họ có thể gây quỹ tới 1 triệu usd từ số người đầu tư "bình dân" không giới hạn -- bất cứ ai -- và họ có thể chia sẻ những lợi nhuận theo thời gian -- nhấn mạnh là bất kỳ 1 kỳ hạn nào mà họ lập ra. Khi những người đầu tư tham gia vào dựa trên những điều khoản, họ có thể rút lợi nhuận bằng tiền mặt, hoặc họ có thể quyết định là cho đi món lời đó như là một đầu tư phi lợi nhuận. Họ có thể là người đầu tư vì tiền hoặc là vì mục đích nào đó. Tôi hy vọng là công cụ này có thể chỉ cho những ai có ý tưởng con đường để đi và để gom góp những người xung quanh họ, những người họ quen thân yêu mến họ và muốn hỗ trợ họ làm cho điều đó xảy ra. Và tôi đang làm việc trong lãnh vực này. Và để kết thúc, tôi muốn nói rằng các bạn hãy thử nhìn những công cụ này. Hiện nay, Profounder đã đi đúng hướng ngay từ đầu, và điều đó là chắc chắn, rõ ràng với tôi đó là một công cụ. Cái chúng ta cần là có người quan tâm và thực sự sử dụng nó, giống như họ quan tâm sử dụng Kiva để tạo ra những liến kết này. Hay ở chỗ là tôi không nghĩ tôi cần phải đứng lên đây để thuyết phục các bạn quan tâm. Tôi cũng không định làm vậy. Tôi không nghĩ là, mặc dù chúng ta thường nghe thấy những lý do đạo đức những lý do tôn giáo, "Đây là tại sao quan tâm và giúp đỡ làm cho bạn hạnh phúc hơn." Tôi không nghĩ là chúng ta cần được thuyết phục. Tôi nghĩ chúng ta đều biết rồi. Tôi nghĩ chúng ta đã biết quá nhiều, và điều đó là thực tế rằng chúng ta có quan tâm sâu sắc, nhưng thực tế, điều thường ngăn cản chúng ta là chúng ta sợ phải thử nghiệm và làm hư hỏng mọi thứ, bởi vì chúng ta quan tâm quá nhiều đến giúp đỡ lẫn nhau và trở nên ý nghĩa trong đời sống của nhau. Nên tôi nghĩ cái tôi có thể làm hôm nay, điều tốt nhất tôi có thể gửi tới các bạn -- Tôi cho các bạn thấy câu chuyện của tôi, điều hay ho nhất tôi có thể làm. Và tôi nghĩ tôi có thể nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có quan tâm. Và tôi nghĩ mọi người đều đã biết hết. Tôi nghĩ chúng ta biết rằng tình yêu đủ mạnh mẽ để cho chúng ta dám thử dám làm. Xin lỗi 1 chút thôi. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Cám ơn. (Vỗ tay) Đối với tôi, cách hay nhất để có cảm hứng dám thử dám làm là hãy ngừng lại và lắng nghe câu chuyện của người khác. Và tôi rất biết ơn rằng tôi đã có diệp được có mặt ở TED. Tôi biết hơn rằng dù bất cứ khi nào tôi làm vậy, bảo đảm là tôi vẫn có cảm hứng, Tôi được truyền cảm hứng từ những người mà tôi lắng nghe họ. Và tôi càng tin tưởng hơn mỗi lần tôi lắng nghe khả năng của một người có thể làm những điều tuyệt vời cho thế giới còn tôi thì có thể giúp đỡ được họ. Và quên đi những công cụ, quên đi sự lưu chuyển nguồn vốn -- mấy cái đó thì dễ dàng thôi. Tin tưởng lẫn nhau, thật sự chắc chắn rằng nếu có gì tồi tệ xảy ra mà mỗi người chúng ta có thể làm những việc tuyệt vời cho thế giới, đó là những gì có thể làm cho câu chuyện của chúng ta thành một câu chuyện tình thương mến thương và câu chuyện chung của chúng ta thành một hy vọng bất diệt và những điều tốt lành đến với chúng ta. Do vậy, có lòng tin lẫn nhau, hiểu và không nghi ngờ gì cả và thực hành điều đó mỗi ngày trong bất cứ điều gì bạn làm, đó là điều tôi tin sẽ làm thay đổi thế giới và làm cho tương lai tươi đẹp hơn. Cám ơn. (Vỗ tay) Công nghệ này đã có một ảnh hưởng to lớn lên chúng ta. Nó đã thay đổi cách mà lịch sử phát triển. Nhưng nó là một công nghệ quá đỗi thịnh hành, quá đỗi vượt bậc, mà chúng ta, sau một thời gian dài, đã quên nhắc tới khi chúng ta bàn về sự tiến hóa của con người. Nhưng ta vẫn thấy được kết quả của công nghệ này. Nên hãy cùng nhau kiểm tra một tí nhé. Tất cả các bạn hãy quay qua người bên cạnh mình nào. Đối mặt với họ. Trên ban công cũng làm theo luôn nha. Hãy cười nào. Cười. Mở miệng ra. Hãy cười một cách thân thiện. (Tiếng cười) Bạn có --- Bạn có thấy cái ranh năng nào không? (Tiếng cười) Hãy đếm những chiếc răng Dracula hiện diện trên nụ cười của họ nào. Đương nhiên là ta không đếm được rồi. Bởi vì cấu trúc răng hàm mặt chúng ta thực chất được tạo nên, không dành cho cấu xé thịt sống từ xương hay nhai lá cây đầy chất xơ hàng giờ liền. Nó đuợc dành cho một chế độ ăn uống mà dễ nuốt, mềm, xốp, ít chất xơ, rất dễ nhai và dễ tiêu hóa. Khá giống đồ ăn nhanh phải không. (Tiếng cuời) Nó dành cho đồ ăn đã được chế biến. Chúng ta mang trên mình minh chứng là việc nấu ăn, việc chế biến đồ ăn, làm nên con người ta. Và tôi nghĩ ta nên thay đổi cách ta nhìn nhận bản thân. Ta nhìn ta như là loại động vật ăn thịt. Nhưng tôi nghĩ ta nên gọi mình loài ăn đồ nấu (coctivor) thì đúng hơn -- (Tiếng cười) phát triển từ "coquere" (tiếng Ý cổ) rồi đến "cook". Chúng ta là loài vật mà ăn đồ nấu chín. À không, đúng hơn là -- sống nhờ bằng đồ nấu chín. Nên nấu ăn là một công nghệ rất quan trọng. Nó là công nghệ. Tôi không biết bạn thấy sao, chứ nấu ăn đối với tôi như là giải trí vậy. Và bạn cần vài thiết kế để thành công nữa. Nên nấu ăn là một công nghệ rất quan trọng, bởi vì nó cho phép ta đạt được những thứ tạo nên bạn ngày hôm nay: bộ não to lớn, và bộ thần kinh tuyệt vời đính kèm. Bởi vì não rất là mắc tiền. Chúng cần phải trả tiền học nữa đó. (Tiếng cười) Nhưng nó cũng rất tốn kém trong sự trao đổi năng lượng. Bộ não ta chiếm khoảng 2 tới 3% toàn bộ cơ thể, nhưng nó lại xài tới 25% năng lượng trong tổng số ta dùng. Nó rất là tốn kém. Nhưng năng lượng từ đâu ra? Đương nhiên là từ thức ăn rồi. Nếu ta ăn đồ sống, ta không thể giải phóng số năng lượng đó được. Nên sự sáng suốt của tổ tiên ta, là tạo nên thứ công nghệ đáng quý này. Vô hình chung -- ta làm nó mỗi ngày, khỏi phải nói. Nấu ăn giúp tăng cường khả năng để sự đột biến, sự chọn lọc tự nhiên, và môi trường có thể phát triển ta. Nên nếu ta nghĩ về việc giải phóng tiềm năng con người này, thông qua việc nấu ăn và thức ăn, thế tại sao ta lại xem thường thức ăn? Tại sao lại có những cái được hay không, tốt và xấu cho bạn? Và một mẩu tin tốt cho tôi sẽ là nếu ta quay lại và nói về việc giải phóng, việc duy trì sự giải phóng tiềm năng con người. Nấu ăn cũng cho phép chúng ta trở thành một một chủng di cư. Chúng ta đã ra khỏi Châu Phi hai lần. Ta sinh sôi khắp hệ sinh thái. Nếu bạn biết nấu ăn, bạn sẽ không sao cả vì bất kể bạn có gì, bạn sẽ cố biến đổi nó. Điều đó sẽ giúp não bạn vận động nữa. Giờ đây chính công nghệ đơn giản, dễ dàng đã và đang được phát triển rồi vận hành dựa trên công thức này. Lấy một thứ giống đồ ăn, biến đổi nó, và nó sẽ mang đến cho bạn dạng năng lượng vừa đủ xài. Công nghệ này ảnh hưởng tới hai bộ phận, bộ não và ruột của chúng ta. Bộ não có thể phát triển, nhưng bộ ruột lại tiêu biến đi. Chà, nói vậy thì không rõ ràng lắm. (Tiếng cười). Nhưng nó lại co rút lại tới 60% của toàn bộ hệ thống ruột nguyên thủy trong cơ thể ta. Thế nên, nhờ vào thức ăn nấu chín, ta có thể dễ dàng tiêu hóa hơn. Và sở hữu một bộ não khỏe mạnh, các bạn biết đấy, là một lợi thế lớn, bởi vì bạn có thể ảnh hưởng tới môi truờng xung quanh. Bạn có thể thay đổi những công nghệ bạn tạo nên. Bạn có thể tiếp tục sáng tạo và đột phá. Và bộ não cũng làm như vậy với việc nấu ăn. Nhưng bằng cách nào nó có thể làm như vậy? Nó can thiệp vào bằng cách nào? Dựa trên tiêu chí nào? Và điều này mang đến giá trị mùi vị và năng lượng. Chúng ta có 5 mùi vị khác nhau, và 3 trong số đó nuôi sống ta. Vị ngọt - đầy năng lượng. Vị umami - vị ngọt thịt. Bạn cần proteins cho cơ bắp và sự phục hồi. Vị mặn, bởi vì bạn cần muối, nếu không thì cơ điện sẽ không hoạt động. Và 2 mùi vị còn lại bảo vệ ta -- vị đắng và vị chua, chúng chống lại những thứ độc hại và đã hư thối. Tuy chúng được ghi sẵn vào bộ não ta nhưng ta vẫn dùng chúng phức tạp hơn. Hãy nghĩ về sô-cô-la vừa ngọt vừa đắng; hoặc là về độ chua của sữa chua -- tuyệt vời -- pha trộn với dâu tây. Ta có thể trộn lẫn những thứ này với nhau bởi vì ta biết rằng, trong nấu ăn, ta có thể biến đổi nó thành bất cứ hình dạng nào. Phần thường là: đây chính là một khía cạnh phức tạp và đặc biệt tích hợp của bộ não ta với nhiều yếu tố khác nhau -- trạng thái bên ngoài lẫn bên trong, cảm giác của ta, và nhiều thứ nữa được đưa lại với nhau. Và một thứ có thể bạn không thích nhưng khi đói thì ăn gì cũng thấy ngon. Bởi vậy sự thỏa mãn là một yếu tố rất quan trọng. Và như tôi đã nói, năng lượng là cần thiết. Nhưng làm thế nào mà ruột tham gia vào quá trình phát triển này? Bộ ruột có một tiếng nói thầm lặng -- và nó phụ trách về cảm giác hơn. Tôi dùng từ giảm nghĩa cho sự nhẹ nhõm trong tiêu hóa -- đúng hơn là -- sự khó chịu trong tiêu hóa, mà bộ ruột của ta phải chịu trách nhiệm. Nếu bạn bị đau bụng, nếu bạn cảm thấy hơi chướng bụng, bạn sẽ nghĩ là dị ứng đồ ăn, hoặc là nấu chưa tới, hoặc là có cái gì đó bất ổn. Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về hai bộ não, bởi vì bạn sẽ bị bất ngờ, ruột của chúng ta có một bộ não hoàn chỉnh. Mọi quan chức cấp cao trong phòng sẽ phán, "Có cái gì mới đâu, tui biết rồi, chính là "linh tính" đó. Trước giờ toàn xài nó ấy mà." (Tiếng cười). Và thực chất bạn sử dụng nó bởi nó rất hữu dụng. Bởi vì bộ ruột ta kết nối với hệ thống viền cảm xúc trong bộ não, chúng giao tiếp với nhau và đưa ra quyết định. Nhưng đúng nghĩa hơn khi nói có một bộ não ở bụng ta chính là, không chỉ bộ não chính thức phải làm việc với đồ ăn, đồ ăn cũng phải trả lời lại với bộ não, bởi vì dù gì cuối cùng ta cũng phải học cách giao tiếp với những bộ não này. Nếu có một bộ não ruột như vậy, ta cũng nên học cách quan tâm tới chúng. 150 năm về trước, các nhà giải phẫu học đã mô tả rất cẩn thận và chi tiết -- đây là một mô hình của một phía thành ruột. Tôi gộp 3 yếu tố lại -- dạ dày, đại tràng và kết tràng. Trong cấu trúc này, bạn sẽ thấy 2 lớp ngả màu hồng, và chúng chính là cơ ruột. Chính giữa phần cơ, họ tìm ra các mô thần kinh, rất nhiều mô thần kinh, chúng đâm xuyên suốt qua bộ cơ ruột -- qua luôn bộ hạ niêm, nơi có các thành phần của miễn dịch. Bộ ruột thực chất chính là hệ thống miễn dịch lớn nhất, bảo vệ cơ thể bạn. Nó xuyên qua cả niêm mạc. Đây chính là lớp mà sẽ tiếp xúc với thức ăn bạn nuốt vào và bạn tiêu hóa, gọi là không gian đường ruột. Nếu bạn nghĩ về ruột, -- nếu bạn trải dài nó ra -- thì nó sẽ dài tới 40m, bằng độ dài của một sân banh tennis. Nếu chúng ta rạch ngang nó, trải thẳng tắp ra, thì sẽ chiếm khoảng 40m vuông diện tích. Quay lại, bộ não ruột này sẽ tiếp quản, sẽ dịch chuyển nó với bộ cơ, bảo vệ bề mặt và đương nhiên, tiêu hóa thức ăn đã nấu chín. Nếu chúng tôi đưa bạn một bản đặc tả đặc điểm, bộ não này, nó rất là độc lập, có tới 500 triệu tế bào thần kinh, 100 triệu nơ ron -- xấp xỉ so với bộ não của loài mèo, thế nên, nó chính là một chú mèo con ngủ ngon trong bụng -- có những suy nghĩ riêng của nó, và tối ưu hóa bất cứ thứ gì mà nó tiêu thụ. Nó có 20 loại dây thần kinh khác nhau. Nó có độ đa dạng bằng với bộ não của loài heo, nơi chứa hơn 100 tỉ nơ-ron. Nó có một vi mạch độc lập, được lập trình sẵn những chương trình. Nó cảm nhận thức ăn; và biết rõ tiếp theo cần làm gì. Nó cảm nhận bằng các xúc tác hóa học và đặc biệt là bằng các phương pháp cơ học bởi vì nó cần phải đưa thức ăn đi -- nó cần phải trộn những yếu tố khác nhau cần thiết cho quá trình tiêu hóa của ta. Sự kiểm soát cơ ruột này là không thể thiếu được, bởi vì, bạn biết đấy, những phản xạ có thể xảy ra. Nếu bạn không thích một đồ ăn, đặc biệt khi bạn là trẻ nhỏ, bạn bịt miệng. Chính bộ não này tạo ra phản ứng đó. Và cuối cùng, nó kiểm soát luôn sự bài tiết của bộ máy phân tử này, thứ mà thực sự tiêu hóa thức ăn ta nấu. Nhưng làm cách nào hai bộ não làm việc với nhau? Tôi đem đến đây một mô hình từ bên nghiên cứu rô bốt -- nó được gọi là Kiến Trúc Gộp Thể. Nghĩa là ta sẽ có một hệ thống kiểm soát phân tầng. Tầng thấp nhất, bộ não ruột của ta, có một mục đích riêng -- bảo vệ sự tiêu hóa-- và bộ não ở tầng cao hơn có chức năng tích hợp và kiến tạo hành động. Để ý những mũi tên màu xanh -- cả hai đều xử lý một loại thức ăn chứa trong không gian ruột, và lẫn trong đại tràng. Bộ não to tích hợp những tín hiệu, được phát ra bởi những chương trình đang chạy của bộ não phía dưới. Nhưng sự gộp lại này có nghĩa là bộ não phía trên có thể can thiệp vào bộ não phía dưới. Nó có thể thay thế, hoặc cản trở các tín hiệu. Nếu ta lấy hai loại dấu hiệu -- một dấu hiệu đói bụng làm ví dụ. Nếu trong bụng bạn không có gì, nó sẽ sản xuất ra một hóc-môn gọi là "ghrelin". Đó là một tín hiệu rất lớn; nó được gởi tới bộ não với lời nhắn là, "Đi ăn dùm cái." Bạn cũng có tín hiệu dừng lại -- và có tới 8 tín hiệu như thế. Ít nhất trong trường hợp của tôi, chúng chả có tác dụng gì. (Tiếng cười). Điều xảy ra là nếu bộ não bự đang trong quá trình tích hợp, liệu nó sẽ lơ đi các dấu hiệu? Nếu bạn bỏ mặc các dấu hiệu đói bụng ấy, cơ thể có khả năng mắc chứng rối loạn cụ thể là chứng biếng ăn Dù rằng tín hiệu đói bụng đó hoàn toàn bình thường bộ não to lại lơ nó đi và kích hoạt các chương trình khác trong bộ ruột. Trường hợp thường gặp là chứng háu ăn. Nó lấy dấu hiệu đó và thay đổi, và ta cứ tiếp tục kể cả khi 8 tín hiệu đều báo, "Hãy dừng lại đi, đủ rồi. Chúng ta có đủ năng lượng cần rồi." Nhưng điều thú vị là, trong tầng thấp hơn -- chính là ruột -- tín hiệu trở nên ngày càng mạnh, khi những nguyên liệu có thể tiêu hóa được lại không được tiêu hóa hết đi vào bên trong ruột. Chúng tôi phát hiện điều này trong giải phẫu phù thủng. Là khi đó dấu hiệu sẽ lên rất, rất là cao. Quay trở lại câu hỏi nấu ăn và vấn đề thiết kế. Ta đã biết sơ về cách giao tiếp với bộ não to -- mùi vị và giải thưởng, như bạn biết đấy. Nhưng sẽ phải dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với bộ não ruột khiến nó có những dấu hiệu thật mãnh liệt để bộ não to không thể lờ đi? Khi đó chúng ta sẽ tạo ra -- một thứ mà ai cũng muốn -- sự cân bằng giữa đói bụng -- và thỏa mãn. Tôi sẽ cho bạn, từ nghiên cứu của chúng tôi, một lời khuyến cáo. Đây chính là sự tiêu hóa chất béo. Phía bên trái của bạn, là một giọt dầu olive, và giọt dầu này bị tấn công bởi enzim. Đây chính là một thử nghiệm trong ống nghiệm. Nó rất khó để tái hiện lại trong đại tràng. Ai cũng nghĩ rằng khi dầu được tiêu hóa khi các thành phần được giải phóng, thì chúng biến mất đi. bởi vì chúng đã được hấp thụ. Thực chất, điều xảy ra chính là một cấu trúc phức tạp xuất hiện. Tôi hi vọng bạn có thể thấy được có những cấu trúc hình tròn trong tấm hình giữa, chúng là nước. Cả hệ thống này tạo ra một bề mặt rộng để cho phép nhiều enzim tấn công số dầu còn lại. Và cuối cùng, bên phía phải, bạn thấy một cấu trúc bọng, giống tế bào xuất hiện, thông qua nó cơ thể sẽ hấp thụ chất béo. Và nếu chúng ta có thể đem ngôn ngữ này -- một loại ngôn ngữ có cấu trúc -- và làm nó có hiệu ứng lâu hơn, để nó có thể đi qua đường tiêu hóa của ruột, nó sẽ tạo ra những tín hiệu mạnh hơn. Nên nghiên cứu của chúng tôi-- và tôi nghĩ nghiên cứu của những trường khác -- đang tập trung nghiên cứu vấn đề này để trả lời: Làm thế nào ta -- có thể nghe hơi tầm thường với bạn -- làm thế nào ta thay đổi cách nấu ăn? Làm thế nào ta có thể vừa nấu ăn vừa giúp ngôn ngữ này phát triển? Thực chất, nó không phải một tình trạng khó xử của loài ăn thịt. Ta có cơ hội của một loài nấu ăn, bởi ta đã học qua hơn 2 triệu năm rồi những mùi vị và phần thưởng nào -- kể cả những mùi khó để tái tạo -- để thỏa mãn và làm vui lòng bản thân. Nếu ta thêm vào ma trận, nếu ta thêm vào ngôn ngữ cấu trúc này, thứ mà ta phải học thêm, và khi ta học nó, ta có thể dựa vào nó; và nói về năng lượng, ta có thể xây dựng một sự cân bằng, mà ta đã rút ra được từ thuở ban sơ của thời kì nấu ăn. Để biến nấu ăn thành một yếu tố quan trọng, Kể cả các nhà triết học sẽ phải thay đổi và phải công nhận là nấu ăn chính là thứ tạo nên con người ta. Và tôi sẽ nói thêm là, "Coquo ergo sum: Tôi nấu ăn, nên tôi vậy đấy." Xin cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Tôi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình và tôi cũng là một trong những người đồng sáng lập liên minh "Ô nhiễm chất dẻo". Trong suốt 20 năm qua, tôi làm việc với những chiếc túi nhựa dẻo, tôi cắt chúng ra từng mảnh và khâu lại để tạo nên những vật liệu cơ bản cho các tác phẩm của mình. (.) Tôi biến chúng thành những tác phẩm 2 chiều và 3 chiều và các công trình điêu khắc và sắp đặt. Trong quá trình sử dụng chất nhựa dẻo, thì sau khoảng 8 năm đầu, một số các tác phẩm của tôi bắt đầu xuất hiện các vết nứt và vỡ thành những mảnh nhựa nhỏ. Và tôi đã nghĩ, "Tuyệt. Nó cũng sớm bị lụi tạn như con người vậy." Nhưng khi tự tìm hiểu về chất nhựa dẻo, tôi nhận ra rằng thực sự đây là một điều tồi tệ. Sẽ rất tệ, một khi nhựa dẻo phân hủy thành những mảnh nhỏ, bởi vì nó sẽ luôn vẫn mãi là nhựa. Và những gì chúng ta đang thấy là vô vàn mảnh nhựa trong lòng đại dương. Và trong suốt mấy năm qua, tôi đã tìm hiểu về những hố rác thải trên biển Thái Bình Dương cùng những vòng xoáy. Và phản ứng đầu tiên của tôi - theo tôi đây cũng là phản ứng của rất nhiều người trong chúng ta khi biết được điều này - là, "Ôi Chúa ơi! Chúng ta phải ra ngoài kia và làm sạch những thứ này." Và thực tế tôi cũng đã phát triển 1 kế hoạch ra khơi cùng với một chiếc tàu chở hàng, hai chiếc tàu đánh cá cũ không còn được sử dụng, một chiếc cần trục, một máy nghiền và một máy đúc nguội. Và mục đích của tôi là đi ra những vòng xoáy ngoài biển, để tìm hiểu, tăng nhận thức về vấn đề này đồng thời bắt đầu thu gom những chất thải nhựa dẻo, nghiền chúng thành những hạt nhỏ và đúc thành những viên gạch mà chúng ta có thể dùng làm vật liệu xây dựng ở những nơi nghèo đói, kém phát triển. Tôi bắt đầu nói chuyện với những người đã từng ra tới những vòng xoáy và đã từng nghiên cứu vấn đề chất thải nhựa trong môi trường biển, và trong quá trình nói chuyện với họ, tôi nhận ra rằng thực sự việc làm sạch này sẽ chỉ như "muối bỏ bể", so với lượng rác thải nhựa dẻo mà chúng ta đang thải ra hàng ngày trên khắp thế giới, và rằng tôi cần phải lùi lại để có cái nhìn bao quát hơn. Và bức tranh tổng thế sẽ là: chúng ta cần phải tìm cách để loại trừ tận gốc. Chúng ta cần phải cắt bỏ những nguồn sử dụng đồ nhựa cá nhân cũng như các chế phẩm nhựa dùng 1 lần, những thứ hàng ngày đang xâm nhập vào môi trường biển trên phạm vi toàn cầu. Nhìn vào đó, và tôi thấy thực sự tức giận. Tôi không chỉ quan tâm về vấn đề chất thải nhựa thứ mà bạn đang cố tưởng tượng ra ở giữa biển Thái Bình Dương - mà theo tôi được biết hiện tại có khoảng 11 vòng xoáy chứa đầy chất nhựa dẻo trong năm đại đương chính trên thế giới. Và cũng không phải tôi chỉ lo lắng về riêng những vòng xoáy phế thải nhựa mà còn là "vòng xoáy nhựa" trong các siêu thị. Tôi đi siêu thị, và tất cả đồ ăn của tôi đều được đóng gói trong các bao bì bằng nhựa. Mọi loại đồ uống tôi sử dụng cũng đều có vỏ bằng nhựa, ngay cả trong siêu thị cung cấp những loại đồ ăn tốt cho sức khỏe. Tôi cũng quan ngại về các chất nhựa trong tủ lạnh, và lo lắng về việc các thành phần nhựa cùng các loại độc tố từ các đồ nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Vì vậy tôi cùng với một nhóm những người cũng đang nghiên cứu vấn đề này, thành lập ra liên minh "Ô nhiễm chất dẻo". Chúng tôi cũng đã có rất nhiều sáng kiến mà hiện tại chúng tôi đang tiến hành thực hiện, nhưng một số chỉ là điều rất cơ bản. Ví dụ như: nếu khoảng 80 - 90 phần trăm những gì chúng ta đang tìm thấy ở trong đại dương - của những mảnh vụn biển mà chúng ta đang tìm thấy được trong lòng đại dương - là nhựa, thì tại sao chúng ta không gọi nó bằng cái tên của chính nó. Đó là ô nhiễm chất dẻo. Tái chế. Mọi người hầu hết đều đã đọc được những cuốn sách về cái gọi là bền vững và làm xanh môi trường bằng ý tưởng tái chế. Nhưng bạn lại vứt rác vào thùng rác, và không bao giờ nghĩ về nó thêm nữa. Vậy thực tế của vấn đề này là gì? Ở Mỹ, chưa tới bảy phần trăm lượng rác thải nhựa được tái chế. Và nếu như bạn thực sự quan tâm, cụ thể với trường hợp của các chai nhựa, thì hầu hết chỉ dừng ở việc tái chế thành các vật liệu mới với chất lượng thấp và tính năng giảm, hoặc thiêu hủy, hoặc được chuyển tới Trung Quốc. Nó được tái chế thành vật liệu chất lượng thấp và làm thành những thứ nhỏ hơn. trong khi đó một chai thủy tinh vẫn là chai thủy tinh, hoặc có thể được sử dụng lại lần nữa, nhưng một chai nhựa thì không bao giờ vẫn nguyên là 1 chai nhựa. Do đó đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với chúng ta. Còn một điều nữa mà chúng tôi đang xem xét tới và muốn mọi người nghĩ về nó đó là chữ R thứ 4 mà chúng tôi vừa thêm vào phía trước của công thức 3R's "Giảm, Tái sử dụng, Tái chế", (Reduce, Reuse, Recycle) và đó là "Từ chối". (Refuse) Bất cứ khi nào có thể, hãy từ chối những đồ nhựa cá nhân và sản phẩm nhựa dùng một lần. Vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác cho chúng ta. Một vài trong số là các giải pháp cổ điển Bản thân tôi hiện tại cũng đang thu gom những cái hộp Pyrex rất tiện dùng này và sử dụng chúng để trữ đồ ăn thay cho các loại hộp của hãng Glad và Tupperware Và tôi biết rằng tôi đang thực hiện một nghĩa vụ cho chính tôi và gia đình tôi. Rất là dễ dàng để chọn 1 chai thép không gỉ, hoặc một chai bằng thủy tinh, nếu bạn đang đi du lịch và bạn quên mang theo chai thép không gỉ của mình và đổ vào đó nước, hoặc nước lọc, so với việc mua nước được bán trong 1 chai nhựa. Tôi nghĩ điều tôi muốn nói với mọi người ở đây - và tôi biết rằng các bạn cũng biết rất rõ về vấn đề này - rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các đại dương, nhưng cũng là vấn đề do chính chúng ta tạo nên với tư cách một người tiêu dùng và chúng ta có thể giải quyết. Chúng ta có thể giải quyết bằng cách tăng cường hiểu biết, nhận thức về vấn đề này và hướng dẫn mọi người để lựa chọn phương án thay thế Để mà bất kỳ thời điểm nào có thể, chọn các sản phẩm khác thay vì các sản phẩm nhựa cá nhân. Chúng ta cắt tận gốc rễ của vấn đề - nhấn chìm nó trong đại dương của chúng ta, làm như vậy, chúng ta có thể cứu được đại dương, cứu được hành tinh, cứu được chính chúng ta. Cảm ơn. Xin thưa, Tôi là người vẽ tranh biếm họa trên báo người vẽ tranh biếm họa chính trị. Không biết có ai nghe nói về nó chưa - báo ? Đại lọai như tờ giấy để đọc. (Cười) Nhẹ hơn cả máy iPad cũng rẻ hơn nữa Mọi người có biết người ta đang nói gì không? Họ bảo rằng ngành in ấn xuất bản đang chết đi. Ai nói? Vâng, chính là các phương tiện truyền thông Nhưng tin này cũng chẳng có gì mới phải không mọi người? Ai cũng biết cả rồi. (Cười) Thưa mọi người, Thế giới đang thu nhỏ lại từ từ Tôi biết điều này là lời nói rập khuôn, nhưng hãy nhìn lên đây nhìn xem thế giới đã nhỏ di như thế nào. và tất nhiên mọi người cũng biết lý do tại sao Đó là bởi vì khoa học kỹ thuật. Vâng. (Cười) Có ai trong đây làm về thiết kế máy tính không ? Được rồi, Những người này đang làm đời tôi khốn khổ, bởi vì bàn trỏ chuột từng có dạng hình tròn một khối tròn đẹp điều này tạo ra một tranh biếm họa tốt nhưng bạn sẽ làm gì với một cái bàn trỏ chuột phẳng, những thứ hình vuông này? Một họa sĩ tranh biếm họa như tôi chẳng làm được gì cả. Xin thưa, tôi biết thế giới lúc này là một thế giới phẳng Điều này hoàn toàn đúng Và Internet đã vươn tới từng ngóc ngách của thế giới, đến những nơi xa xăm, nghèo khổ nhất. Tất cả làng mạc ở châu Phi giờ chỗ nào cũng có cà phê internet (Cười) Ở đó chẳng bán Frappuccino đâu. Vậy chúng ta đang nối liền khoảng cách số Thế giới thứ 3 được kết nối Chúng ta được kết nối với nhau Vậy điều gì tiếp theo? Vâng, bạn có thư điện tử đây Yeah. Vâng, Internet gia tăng sức mạnh của chúng ta Internet mở rộng khả năng của bạn khả năng của tôi, và cũng như những người khác. (Cười) Mọi người biết không, hai biếm họa cuối, Tôi đã vẽ trực tiếp trong một cuộc hội nghị ở Hà Nội Và họ đã không quen với việc đó trong một Việt Nam cộng sản 2.0. (Cười) Vì vậy tôi đã vẽ thẳng lên màn ảnh chuyện này khá nhạy cảm rồi sau đó người đàn ông này đến chỗ tôi Anh ta chụp ảnh tôi và bức tranh tôi nghĩ, "Thật tuyệt, một fan người Việt Nam" Và ngày thứ hai khi anh ta đến Tôi nghĩ là, "Wow, anh ta hẳn là yêu tranh biếm họa lắm." Ngày thứ ba,cuối cùng tôi đã hiểu thì ra anh ta đang làm nhiệm vụ Tính tới giờ, chắc là có hàng trăm tấm ảnh của tôi cùng với những phác họa của mình nằm trong hồ sơ của cảnh sát Việt Nam (Cười) Không, nhưng đó là sự thật: Internet thay đổi thế giới Internet thúc đẩy nền công nghiệp âm nhạc. Internet thay đổi cách tiêu thụ âm nhạc. Quý vị còn nhớ, chúng ta từng đi đến cửa hiệu để ăn trộm (Cười) Và Internet thay đổi cách thức những nhà tuyển dụng tương lai đánh giá hồ sơ xin việc của bạn. Vì vậy hãy cẩn thận với tài khoản Facebook Mẹ đã dặn vậy, cẩn thận. Và khoa học kĩ thuật đã giải phóng chúng ta. Đây là WiFi miễn phí. Nó đang giải phóng chúng ta khỏi bàn làm việc. Đây là cuộc sống của bạn. Hãy tận hưởng (Cười) Một cách ngắn gọn, khoa học kĩ thuật, Internet chúng đang thay đổi cuộc sống chúng ta. Người đam mê công nghệ, như anh chàng này -- đã được gọi là nhà triết học của thế kỉ 21 bởi một tạp chí Đức. chúng đang định hướng nên cách chúng ta làm việc. Chúng định hướng cách chúng ta chi tiêu và cả những ước mơ cháy bỏng (Cười) (Vỗ tay) Quý vị sẽ không thích nó đâu. và khoa học kĩ thuật thậm chí đang thay đổi mối quan hệ giữa chúng ta và Chúa (Cười) Tôi không nên nói về vấn đề này lúc này, Tranh châm biếm về tôn giáo và chính trị, như bạn đã từng nghe, làm nên một bộ đôi không hợp nhau, Chưa bao giờ kể từ năm 2005, khi nhiều nhà vẽ tranh biếm họa của Đan Mạch vẽ những bức tranh đã gây chấn động trên tòan thế giới, những kiểu biểu tình, đụng vào niềm tin tín ngưỡng của người Hồi giáo. Chúng đã kích động bạo lực. Người ta chết vì bạo lực. Thật kinh khủng. Khi người ta chết vì tranh họat hình. Ý tôi là -- Lúc đó tôi có cảm giác thực ra rằng tranh biếm họa đã được sử dụng bởi cả hai phía. Chúng đầu tiên được dùng bởi một tờ báo Đan Mạch, được dùng để nói về đạo Hồi. Một nhà vẽ tranh người Đan Mạch đã bảo tôi rằng anh ta là một trong 24 người được yêu cầu vẽ lãnh đạo hồi giáo 12 người đã từ chối. Quý vị có biết không? Anh ta nói tôi rằng, "Chẳng ai nói cho tôi biết tôi nên vẽ gì Đây không phải là cách vốn có." Và sau đó đương nhiên là những hình vẽ được dùng bởi những kẻ cực đoan và chính trị gia phía đối lập. Họ muốn khóay lên tranh cãi. Quý vị biết chuyện này. Chúng ta biết rằng tranh ảnh có thể dùng như vũ kí. Lịch sử đã chứng minh cho ta thấy, Đức Quốc xã đã dùng tranh biếm họa để tấn công người Do Thái Và giờ đây, Trong Liên Hợp Quốc, một nửa thế giới đang ra sức ép để xử phạt những vị phạm tôn giáo -- họ gọi đó là sự phỉ báng tôn giáo -- trong khi nửa kia đang chống lại để bảo vệ sự tự do ngôn luận Vậy nên sự va chạm giữa cách nền văn minh là ở đây, và phải chăng hoạt hình nằm ở giữa? Điều này khiến tôi suy nghĩ. Lúc này quý vị thấy tôi đang suy nghĩ tại bàn ăn của tôi. Và khi các bạn vào trong nhà bếp của tôi, thì xin gặp vợ tôi. (Cừơi) Trong năm 2006, vài tháng sau đó, Tôi đi đến Bờ Biển Ngà -- Tây Phi. Giờ nói về một đất nước bị chia cắt. Bị cắt làm hai. Có nổi loạn ở phía bắc chính phủ ở phía nam - thủ đô, Abidjan -- và ở giữa, quân đội Pháp. Nó giống như cái bánh mì kẹp khổng lồ. Chả có ai muốn làm miếng thịt xông khói nằm ở giữa cả. Tôi đã ở đó để làm báo cáo về sự việc này. dưới dạng họat hình. Tôi làm công việc này 15 năm rồi. Đó là công việc tay trái của tôi nếu bạn muốn biết rõ. Vì vậy bạn có thể thấy phong cách khác biệt. Việc này hệ trọng hơn là biên tập họat hình. Tôi đã đi tới nhưng nơi như Gaza trong cuộc chiến tranh năm 2009. Này thực sự là báo chí dưới dạng họat hình. Bạn sẽ được nghe thêm về nó. Tôi nghĩ đây là tương lai của báo chí Và tất nhiên, tôi đã đi gặp những người nổi lọan ở phía bắc. Những người khốn khổ này đang chiến đấu vì quyền lợi của họ. Có sự mâu thuẫn dân tộc. vốn rất phổ biến ở châu Phi. Và tôi đã đi gặp những người Dozo. Dozo là những thợ săn lâu đời ở Tây Phi. Mọi người khiếp sợ họ. Họ giúp các cuộc nổi lọan rất nhiều. Người ta tin là họ có sức mạnh kì diệu. Có thể làm biến mất viên đạn. Tôi đã đi gặp một thủ lĩnh Dozo. Ông ta kể tôi nghe về quyền năng của ông ấy. Ông nói, "Tôi có thể chặt đầu anh ngay bây giờ và sau đó hồi sinh lại." Tôi trả lời, "Giờ có lẽ chúng ta không có thời gian cho chuyện này đâu." (Cười) "Để lúc khác." Quay lại Abidjan, Tôi được dịp dẫn đầu một cuộc hội thảo với sự tham gia các nhà biếm họa ở đó, Và tôi nghĩ, vâng, Trong bối cảnh như thế này, tranh biếm họa có thể dùng như một vũ khí chống lại bên kia. Ý tôi là, giới báo chí ở Bờ Biển Ngà đã bị chia rẽ sâu sắc. Có thể so sánh với giới truyền thông ở Rwanda trước thảm họa diệt chủng. Hãy tưởng tượng. Một người vẽ tranh biếm họa có thể làm gì? Nhà biên tập thỉnh thoảng sẽ bảo người vẽ tranh biếm họa hãy vẽ những gì họ muốn thấy, những người vẽ tranh còn phải nuôi sống gia đình. Vì vậy ý tưởng rất đơn giản. Chúng tôi tập trung những người sáng tác tranh biếm họa lại với nhau từ mọi nơi trên khắp Bờ Biển Ngà. Chúng tôi ngăn cách họ với tờ báo của mình trong ba ngày. Và yêu cầu họ làm một dự án chung, giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến đất nước của họ dưới dạng tranh vẽ, vâng, chính là tranh vẽ. Chứng tỏ khả năng có lợi của tranh vẽ. Đó là một công cụ giao tiếp tuyệt vời cho người tốt hoặc kẻ xấu. Tranh họat họa có thể vượt qua những rào cản, như các bạn có thể thấy. Tôi nghĩ hài hước là một phương pháp tốt để giải quyết những vấn đề hệ trọng. Tôi rất tự hào về những gì họ đã làm. Ý tôi là, họ đã không đồng ý với nhau -- đó không phải là vấn đề. và tôi cũng không yêu cầu họ vẽ thật đẹp. Ngày đầu tiên, họ thậm chí còn hét vào mặt nhau. Nhưng họ đã đưa ra một quyển sách, nhìn lại 13 năm trước về sự khủng hỏang chính trị ở Bờ Biển Ngà. Ý kiến là vậy. Và tôi tiến hành những dự án như vậy, vào năm 2009 ở Libăng, năm nay, ở Kenya, tháng 1 rồi. Ở Libăng, không phải là quyểng sách. Vấn đề là có -- cùng một nguyên tắc, một đất nước bị chia cách -- gom những nhà vẽ biếm họa lại từ mọi nơi và để họ làm cái gì đó cùng nhau. Vì thế ở Libăng, chúng tôi làm việc với những nhà biên tập, và đã cho xuất bản tám tác phẩm của nhiều người trên cùng một trang giấy, về giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến Libăng, chẳng hạn như tôn giáo trong chính trị và cuộc sống hàng ngày. và nó đã hiệu quả. Trong vòng ba ngày, hầu hết các tờ báo ở Beirut đã cho xuất bản cùng nhau -- chống chính phủ, ủng hộ chính phủ, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, tất nhiên, Nói tiếng anh. Đó là dự án thành công. Và ở Kenya, chúng tôi đã giải quyết vấn đề dân tộc, vốn xảy ra nhiều nơi ở châu Phi. và chúng tôi đã làm video clip. Bạn có thể xem ở Youtube kênh KenyaTunes. Tuyên truyền cho tự do ngôn luận ở chỗ này không có gì khó Nhưng khi bạn chứng kiến trong bối cảnh xảy ra đàn áp hoặc chia cắt, vậy thì lúc này một nhà vẽ tranh biếm họa có thể làm gì? Anh ta phải giữ lấy công việc của mình. Mà tôi tin là ở đâu cũng làm thế thôi Ít ra anh ta luôn luôn có sự lựa chọn không tiếp tục vẽ nữa như vậy càng làm gia tăng thù hận. Và đó là lời nhắn nhủ tôi muốn truyền đạt. Chúng ta luôn có sự lựa chọn không làm những việc xấu. Nhưng chúng ta cần ủng hộ những tiếng nói quan trọng trách nhiệm ở châu Phi, ở Libăng, ở tờ báo địa phương của quý vị, ở trong cửa hiệu của hãng Apple. Ngày nay, những công ty công nghệ là những nhà biên tập lớn nhất thế giới. Họ quyết định những gì là xúc phạm là quá khiêu khích cho khách hàng xem. Thực sự mà nói đó không phải cho sự tự do của tranh biếm họa; mà là về sự tự do của các bạn. Và đối với những kẻ độc tài thì tin tốt là khi những người vẽ tranh nhà báo, nhà họat động im lặng Cám ơn (Vỗ Tay) (Nhạc) ♫ Chúng ta đứng đây♫ ♫ Giống như Adam và Eve♫ ♫Những thác nước♫ ♫Vườn địa đàng♫ ♫Hai kẻ dại dột đang yêu♫ ♫ Rất đẹp và rất khỏe♫ ♫ Những con chim trên cây♫ ♫ Đang cười họ♫ ♫ Từ thời kỳ khủng long♫ ♫ Ô tô sẽ chạy bằng xăng ♫ ♫ Nơi đâu ? Họ đã đi đâu? ♫ ♫ Bây giờ, không có gì ngoài hoa ♫ ♫ Đây từng là một nhà máy ♫ ♫ Giờ đây có những ngọn núi và dòng sông ♫ ♫ Bạn đã nhận được, đã nhận được ♫ ♫ Chúng ta bắt được một con rắn đuôi chuông ♫ ♫ Bây giờ chúng ta đã có món ăn cho bữa tối ♫ ♫ Bạn đã nhận được, đã nhận được ♫ ♫ Đây từng là một bãi đậu xe ♫ ♫ Bây giờ nó đã tràn ngập bởi các loài hoa ♫ ♫ Bạn đã nhận được, đã nhận được ♫ ♫ Nếu đây là thiên đường ♫ ♫ Tôi ước gì có một máy xén cỏ ♫ ♫ Bạn đã nhận được, đã nhận được ♫ ♫ Đây là một trung tâm mua sắm ♫ ♫ Giờ đây đã trở thành một cánh đồng ngô ♫ ♫ Bạn đã nhận được, đã nhận được ♫ ♫ Đừng để tôi bị mắc kẹt ở đây ♫ ♫ Tôi không thể quen với cách sống này ♫ (Vỗ tay) Thomas Dolby: David Byrne . (Vỗ tay) Ok ♫ Đi dạo trong công viên Central ♫ ♫ Mọi người đều ra ngoài vui chơi hôm nay ♫ ♫ Hoa cúc và hoa sơn thù du tất cả đều nở rộ ♫ ♫ Thật là một ngày tuyệt đẹp ♫ ♫ Để vui chơi và chơi ném đĩa và trượt patin ♫ ♫ Bạn bè, tình nhân và những người phơi nắng cô đơn ♫ ♫ Tất cả đều ra ngoài vui chơi ở Manhattan vui nhộn này vào tháng Giêng ♫ (Vỗ tay) ♫ Tôi có mang theo trà đá; ♫ ♫ Bạn có mang theo thuốc xịt côn trùng không? ♫ ♫ Những con côn trùng có kích thước bằng đầu của bạn ♫ ♫ Kế bên những cây cọ, ♫ ♫ Bạn có thấy những con cá sấu ♫ ♫ Trông rất hạnh phúc và béo tốt không? ♫ ♫ Tất cả đều ra ngoài vui chơi ở Manhattan vui nhộn này vào tháng Giêng ♫ (Huýt sáo) Mọi người! (Huýt sáo) ♫ Người thuyết giáo của tôi nói rằng ♫ ♫ Đừng lo lắng ♫ ♫ Các nhà khoa học đều hiểu sai về nơi này ♫ ♫ Và vì thế, ai quan tâm về việc ở đây đang là mùa đông? ♫ ♫ Và tôi mặc chiếc áo lá vào ♫ ♫ Tôi mặc áo lá vào ♫ ♫ Tất cả đều ra ngoài vui chơi ở Manhattan vui nhộn này vào tháng Giêng ♫ (Vỗ tay) Chris Anderson: Jill Sobule! Phần dư lớn còn lại luôn luôn là giá trị của đồng tiền. Lúc nào chúng ta cũng cố gắng để kiếm giá trị cho đồng tiền. Cái ta không tìm kiếm chính là giá trị của số đông trong lúc ta tạo ra giá trị cho đồng tiền. Liệu chúng ta có quan tâm đến bốn tỉ người sống với mức lương dưới 2 đô la một ngày, những người thường bị coi là đáy cùng của xã hội? Có những thử thách gì trong việc tìm kiếm giá trị cho đồng tiền cũng như cho cả số đông? Ở đây chúng ta đang miêu tả dưới dạng hoạt động và giá cả. Nếu bạn có tiền, tất nhiên bạn có thể có giá trị. Bạn có thể có 1 chiếc xe Mercedes với giá rất cao, hoạt động rất tốt. Nhưng nếu bạn không có tiền thì sao? Tốt thôi, bạn sẽ phải đi xe đạp, tự mang vác bản thân mình và thậm chí cả những thứ khác để kiếm miếng cơm hàng ngày. Ừ thì, nghèo cũng không nghèo mãi, họ trở thành tầng lớp trung lưu phía dưới. Và nếu họ được như vậy, thì dĩ nhiên, điều kiện sẽ tốt hơn, và họ bắt đầu đi xe máy. Thế nhưng khó khăn giờ lại là, họ không có nhiều giá trị, bởi vì họ không thể mua nổi cái gì hơn cái xe máy cả. Vấn đề là, với cái giá đó, bạn có thể cho họ thêm chút giá trị được không? Một siêu giá trị, dưới dạng khả năng lái ôtô, có được niềm hãnh diện, sự an toàn, có vẻ không khả thi tí nào phải không? Ngày nay, đây là thứ chúng ta lúc nào cũng nhìn thấy trên những con đường ở Ấn Độ. Nhưng nhiều người nhìn thấy cùng một thứ và suy nghĩ khác nhau, và đây là một trong số đó, Ratan Tata. Điều tuyệt diệu về những nhà lãnh đạo của chúng ta đó là họ không chỉ có niềm đam mê trong lòng, mà thực chất là bọn họ đều có, họ còn rất sáng tạo nữa. Một người sáng tạo là người không biết thế nào là không thể. Họ tin là mọi thứ đều có thể làm được. Nhưng những nhà lãnh đạo vĩ đại như Ratan có cả lòng trắc ẩn. Và những gì cô nói, Lakshmi, là hoàn toàn đúng: đó không chỉ là Ratan Tata, đó là ngôi nhà của Tatas trong thời gian qua. Để tôi xác nhận lại lời cô ấy nói. Đúng, tôi đi chân đất cho tới khi tôi 12 tuổi. Tôi vật lộn kiếm sống qua ngày [không rõ] là một vấn đề lớn. Và khi tôi học xong SSC của mình, bậc thứ 11, tôi đứng thứ 11 trong số 125,000 học sinh. Nhưng tôi sẽ phải chuẩn bị rời trường, vì mẹ tôi nghèo không đủ tiền cho tôi ăn học. Và chính là quỹ Tata Trust [không rõ] đã cho tôi 6 rupi hàng tháng, gần 1 đô một tháng trong suốt 6 năm. Đó là lí do tại sao tôi đứng trước mặt anh đây. Đó chính là Ngôi nhà của Tata. (Tiếng vỗ tay) Sự sáng tạo, lòng trắc ẩn và niềm đam mê. Họ kết hợp tất cả những yếu tố đó. Và chính lòng trắc ẩn đó đã khiến họ phải quan tâm, bởi vì khi anh ấy nhìn thấy, thực tế là anh ấy kể với tôi khoảng 8 hay 9 năm trước khi đang lái xe trên đường -- anh ấy tự lái xe của mình nhé -- và anh ấy nhìn thấy trong cơn mưa, một gia đình như trong tấm hình tôi cho các bạn xem vừa nãy bị ướt hết và với một đứa trẻ sơ sinh. Và sau đó anh ấy nói: “Nào, mình phải cho họ một cái xe ôtô mà họ có thể mua được, một cái xe lakh 2000 đô.” Dĩ nhiên ngay sau khi bạn nói thế mọi người sẽ bảo không thể nào, và Suzuki đã nói như vậy. Anh ấy nói, ồ, có khi anh ấy sẽ làm một cái xe ba bánh với một cái bánh dự trữ. Và bạn có thể nhìn bức tranh hoạt hình ở đây. Thế nhưng họ không làm. Họ làm một chiếc xe hẳn hoi. Nano. Và nhắc các bạn nhé, tôi cao 1 mét 85, Ratan còn cao hơn tôi, thế mà chúng tôi có rất nhiều chỗ ở đằng trước và cả đằng sau trong chiếc xe đặc biệt này. Một chiếc xe ngoài sức tưởng tượng Và dĩ nhiên, không có thứ gì thành công như một thành công: những người phê phán trước đây lúc đấy mới quay lại, hết người này đến người kia bắt đầu nói “Đúng rồi, chúng tôi cũng muốn làm một chiếc xe trong Lĩnh vực Nano. Chúng tôi sẽ sản xuất một chiếc xe trong Lĩnh vực Nano." Làm thế nào câu chuyện tuyệt vời này được hé lộ, quá trình làm Nano? Để tôi kể cho các bạn một chút về chuyện đó. Ví dụ, chúng tôi đã bắt đầu thế này: Ratan chỉ bắt đầu với một đội kĩ sư 5 người, những bạn trẻ tầm tuồi đôi mươi. Và anh ấy nói, “Nào, tôi sẽ không vẽ cái xe ra cho các cậu đâu, nhưng tôi sẽ đặt ra chi phí. Một chiếc xe lakh, 100,000 rupi, và các cậu sẽ làm nó trong chừng ấy tiền thôi”. Và anh ấy nói với họ, “Hãy hỏi những câu hỏi tưởng chừng như không thể. Hãy mở rộng kiến thức.” Và có một thời gian, anh ấy quá say mê với thử thách ấy đến nỗi cũng trở thành một thành viên của nhóm luôn. Bạn có tin được không? Giờ tôi vẫn được kể về câu chuyện này về bản thiết kế cái cần gạt đơn mà anh ấy tham gia. Đến tận tối khuya anh ấy vẫn trằn trọc suy nghĩ. Sáng sớm hôm sau anh ấy trở lại với một đống đáp án. Nhưng ai là trưởng nhóm? Trưởng nhóm là Girish Wagh, một cậu 34 tuổi ở [không rõ]. Và tuổi trung bình của đội Nano chỉ có 27 thôi. Và họ sáng tạo trong thiết kế và còn hơn thế nữa Lần đầu tiên phá cách những tiêu chuẩn thông thường. Ví dụ, động cơ khí hai xi-lanh được dùng cho xe với một thanh đơn để cân bằng. Chất dính thì để thay thế đinh tán. Còn có cả đồng sáng tạo, sự đồng sáng tạo rất hoành tráng, với người bán lẻ và người cung cấp. Mọi í tưởng đề xuất đều được hoan nghênh nhiệt liệt. 100 hàng bán lẻ được dựng lên ở gần khu công nghiệp, và mô hình kinh doanh sáng tạo cho môi giới xe môtô được phát triển. Tưởng tượng xem một người bán vải, ví dụ thế, sẽ bán xe Nano. Ý tôi là, một sự sáng tạo ngoài sức tưởng tượng. Tìm lời giải cho các mặt hàng không phải ô tô. Đó là một sự sáng tạo có tính mở rộng, hoan nghênh í tưởng từ khắp mọi nơi. Tiện thể, cơ chế của ghế và cửa sổ máy bay trực thăng cũng được dùng, cũng như cả bảng điện tử xuất phát từ ý tưởng xe 2 bánh. Bảng xăng và đèn cũng từ xe 2 bánh mà ra. Nhưng điều cốt yếu của vấn đề là, kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn. Lúc nào bạn cũng được đưa cho một phong bì. Bạn không thể vượt quá phong bì đó, đó là 100,000 rupi, 2000 đôla. Và vì vậy, mỗi bộ phận phải có chức năng đôi. Ví dụ cái nâng ghế còn kiêm cả nhiệm vụ làm khung cho ghế ngồi và cả phần kết cấu cho chức năng cố định. Nano chỉ dùng một nửa số bộ phận so với một chiếc xe chở khách thông thường. Chiều dài cũng nhỏ hơn 8% nhé. Hiện tại chiếc xe đang được đưa vào sử dụng so với nó là kém 8% không gian bên trong rộng hơn những 21%. Và những gì xảy ra đó là -- kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn -- bạn có thể thấy bao nhiêu là nhiều từ rất ít. Khi mẫu T được công bố -- và tiện thể tất cả số liệu ở đây đã được chỉnh theo giá đôla năm 2007 -- mẫu T bởi Ford là 19,700. Volkswagon là 11,333. Và British Motor là khoảng 11,000. Và Nano là, bùm, $2,000. Đó là lí do tại sao bạn bắt đầu một sự cải cách mới, cho những người nào không thể mơ tới ngồi trong xe ôtô, chở cả nhà trên một chiếc xe máy, có thể bắt đầu mơ ước tới một chiếc xe ôtô. Và những ước mơ đó đang được thực hiện. Đây là ảnh của ngôi nhà và một người lái xe và cái xe gần nhà tôi. Tên người lái xe là Naran. Anh ta tự mua cho mình một chiếc Nano. Và bạn có thể thấy, có một khoảng không gian được tạo ra cho anh ta, đỗ xe cùng với xe chủ, nhưng quan trọng hơn, người ta đã tạo ra một khoảng không gian trong tiềm thức họ rằng “Đúng, tài xế riêng của mình sẽ đến bằng xe riêng và đỗ xe”. Và đó là lí do tại sao tôi gọi nó là sự sáng tạo mang tính cải cách. Nó không chỉ là công nghệ, nó là một sự sáng tạo mang tính xã hội mà chúng ta đang đề cập tới. Và đó là khi, thưa quí vị và các bạn, đề tài nổi tiếng này về kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn trở nên quan trọng. Tôi nhớ có một lần nói về điều này lần đầu tiên ở Úc, khoảng 1 năm rưỡi trước đây, khi tôi được vinh dự mời tham gia tại học viện của họ. Và không thể tin được, trong suốt 40 năm, tôi là người Ấn Độ đầu tiên có được vinh dự đó. Thế nên tiêu đề cuộc nói chuyện của tôi là “Sức sáng tạo của Ấn Độ từ Ganđi đến kĩ thuật Ganđi". Và tôi đặt tên cho cải cách kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn là kĩ thuật Ganđi. Và kĩ thuật Ganđi, theo cách nhìn của tôi, là thứ sẽ đưa thế giới tiến lên, sẽ tạo ra một sự khác biệt, không phải chỉ cho một số người, mà cho tất cả mọi người. Cho phép tôi chuyển từ sự di động trong một chiếc xe ôtô đến sự di động cá nhân cho một số người kém may mắn đã mất đi đôi chân của họ. Đây là một người Mỹ và con trai của anh ta với một bàn chân giả. Giá của nó là bao nhiêu? $20,000. Và dĩ nhiên, những bàn chân này được thiết kế chỉ để họ đi trên những con đường hay vỉa hè bằng phẳng thôi. Thật không may mắn là ở Ấn Độ thì không như thế. Bạn có thể thấy anh này đang đi chân đất trên nền đất gồ ghề, đôi khi còn lầy lội nữa, vân vân và vân vân. Quan trọng hơn, họ không chỉ đi bộ rất xa để đi làm, và không chỉ đi xe đạp đến chỗ làm, họ còn phải đạp xe cho công việc, như các bạn nhìn thấy ở đây. Và họ còn leo trèo vì công việc. Bạn phải thiết kế một bàn chân giả cho những hoàn cảnh như thế. Một thử thách, tất nhiên rồi. Bốn tỉ người, thu nhập của họ dưới 2 đôla mỗi ngày. Và nếu bạn nói về một đôi giày 20.000 đôla, bạn đang nói tới 10,000 ngày công. Bạn chỉ đơn giản là không có được nó. Và vì thế, bạn phải tìm một phương án khác. Và đó là khi Chân Jaiput được sáng tạo ra ở Ấn Độ. Nó có một bộ phận giả rất vừa vặn và một hệ thống di động vượt bậc, thay đổi hình dạng rất nhanh với nhiều bộ phận lắp ráp, khiến người dùng lúc cần có thể tự điều chỉnh cho vừa chân. Tiện thể, bạn có thể cảm nhận được nó trong vòng 1 tiếng đồng hồ, trong khi những cái chân tương tự có khi mất đến cả ngày, vân vân. Cái ổ phía ngoài làm từ ống nhựa polyethylene nóng với tỷ trọng cao thay cho những tấm chắn nóng. Và thiết kế mắt cá cao độc đáo với hình dáng [không rõ] và chức năng giống chân người. Và tôi muốn cho các bạn xem nó trông và hoạt động thế nào nhé. (Tiếng nhạc) Thấy chưa, anh ta nhảy kìa. Bạn thấy là nó phải chịu lực lớn thế nào. (Trên màn ảnh: … bất cứ người nào với một chân có thể làm được điều nay. … phía trên bắp chân, đúng rồi, sẽ khó đấy… “Nó có đau không?” “Không…không đau chút nào.” … anh ta có thể chạy 1 cây số trong vòng 4 phút 30 giây…) Một cây số trong 4 phút 30 giây. (Tiếng vỗ tay) Tất cả là như thế đó. Và vì thế Time đã quan tâm đến bàn chân giá 28 đô này, đơn giản vậy thôi. (Tiếng vỗ tay) Một câu chuyện ngoài sức tưởng tượng. Giờ hãy chuyến sang một cái khác. Tôi đã nói về chuyện lấy nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn. Giờ hãy chuyển sang vấn đề sức khỏe. Chúng ta nói về sự di động và các thứ còn lại rồi, giờ hãy nói về sức khỏe. Thế trong lĩnh vực sức khỏe thì sao? Bạn biết đấy, bạn mắc một bệnh mới và cần thuốc men mới. Và nếu bạn xem lại quá trình phát triển dược 10 năm trước đây và bây giờ, xem cái gì đã xảy ra nào? 10 năm trước, nó mất khoảng 250 triệu. Bây giờ thì mất 1 tỉ rưỡi đôla. Thời gian cần để đưa một phân tử đến với thị trường, sau tất cả những thí nghiệm trên người và động vật, từng là 10 năm, giờ là 15 năm. Bạn có làm ra được nhiều thuốc hơn khi dành nhiều thời gian và tiền bạc như vậy không? Tôi xin lỗi, không. Chúng ta từng có 40, bây giờ chỉ còn có 30. Thế là thực chất chúng ta đang kiếm được ít hơn từ cái nhiều hơn cho ít và ít người hơn. Tại sao lại ít và ít người hơn? Bời vì nó quá đắt, nên rất ít người có thể đơn giản là đủ khả năng chi trả. Hãy lấy một ví dụ. Vảy nến là một bệnh ngoài da rất kinh khủng. Chi phí chữa trị lên tới $20,000. Tiện thể, mỗi mũi tiêm kháng thể duới da mất là 1000 đôla, và 20 mũi như thế. Thời gian nghiên cứu, khoảng 10 năm và 700 triệu đôla. Giờ chúng ta hãy bắt đầu với tinh thần nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn và đặt ra một số mục tiêu. Ví dụ, ta không muốn $20,000, chúng ta làm gì có. Thế ta có thể làm với $100 được không? Thời gian nghiên cứu, không phải 10 năm. Chúng ta đang vội. Năm năm. Chi phí nghiên cứu -- $300 triệu đôla. Xin lỗi, tôi không thể nào dùng hơn 10 triệu đôla. Trông vô cùng táo bạo. Vô cùng nực cười. Nhưng bạn biết sao không? Người ta đã làm được điều nay ở Ấn Độ. Những mục tiêu này đã được hoàn tất ở Ấn Độ. Và người ta đã đạt được nó như thế nào… Ngài Francis Bacon từng nói: “Nếu bạn muốn đạt được kết quả chưa từng đạt được trước đó, thì không khôn ngoan tí nào nếu nghĩ rằng bạn có thế đạt được nó bằng những cách đã từng được sử dụng. Và vì thế, quá trình tiêu chuẩn, tức là phát triển một phân tử, cho vào con chuột, rồi con người, chẳng cho ra kết quả gì cả -- hàng tỉ đôla đã bị tiêu tốn vào đó. Sự thông minh của Ấn Độ cũng dùng những kiến thức truyền thống, thế nhưng, kiểm chứng nó bằng khoa học và đi từ người sang chuột rồi mới lại sang người, chứ không phải từ phân tử rồi mới sang chuột rồi sang người, bạn thấy không. Và sự khác biệt là như thế đấy. Bạn có thể thấy sự dung hòa giữa thuốc truyền thống, thuốc hiện đại và khoa học hiện đại. Tôi đã triển khai một chương trình lớn ở CSIR [không rõ] khoảng 9 năm trước. Nó cho chúng tôi không chỉ bệnh vày nến mà còn cho bệnh ung thư và một loạt các thứ khác, thay đổi cả một hệ thống. Và bạn thấy là đột phá này về bệnh vảy nến ở Ấn Độ đạt được bằng cách đi ngược lại [không rõ] để thử một cách khác Bạn có thể thấy trước và sau khi chữa trị. Đây mới thật sự là lấy nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều và nhiều người hơn, bởi vì tất cả những cái này bây giờ giá cả đều rất phải chăng. Để tôi nhắc lại cho bạn những gì Mahatma Gandhi đã nói. Ông nói “Trái đất cho ta đủ để thỏa mãn những yêu cầu cần thiết chứ không phải cho lòng tham của tất cả chúng ta”. Thế nên bài học mà ông muốn nhắn gửi tới chúng ta đó là bạn phải kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn và ít hơn nữa thì bạn mới có thể chia sẻ cho nhiều và nhiều người hơn, không chỉ cho thế hệ hôm nay, mà cho cả những thế hệ tương lai. Và ông còn nói “Tôi sẽ coi trọng tất cả những phát minh khoa học mà phục vụ lợi ích của tất cả mọi người”. Ông muốn nhắn gửi tới chúng ta rằng bạn phải dành nó cho nhiều và nhiều người hơn, chứ không phải chỉ một số ít người. Và vì vậy, thưa quí vị và các bạn, đó chính là đề tài này: kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn. Và nhắc các bạn nhé, không chỉ là kiếm nhiều hơn một chút từ cái ít hơn một chút. Không phải chỉ là giá cả thấp, mà là giá cả cực thấp. Bạn không thể nói là chữa trị hết $10,000, nhưng vì bạn nghèo nên tôi giảm xuống $9,000. Xin lỗi, nó chẳng giúp được gì. Bạn nên chữa với giá $100, $200. Liệu thế có được không? Tiện thể, người ta đã làm được, vì một số lí do khác. Thế nên bạn không chỉ nói về chi phí thấp, mà là chi phí cực thấp. Bạn không nói về khả năng chi trả, mà là hoàn toàn đủ khả năng chi trả. Bởi vì bốn tỉ người vẫn sống dưới 2 đôla một ngày. Bạn không nói về sự sáng tạo độc quyền cho một số ít mà là sự sáng tạo toàn bộ. Và vì thế bạn không nói về sự sáng tạo đang phát triển mà là sự sáng tạo mang tính đột phá. Í tưởng phải làm sao mà bạn suy nghĩ theo một cách hoàn toàn mới. Và tôi cũng nói thêm, không chỉ là kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn, bởi nhiều và nhiều người hơn, cả thế giới đang làm điều này. Có một lần tôi rất xúc động khi thấy một phát minh. Bạn biết không, ví dụ như máy ấp trẻ sơ sinh. Ở châu Phi làm gì có. Ở mấy làng ở Ấn Độ cũng không. Và những đứa bé sơ sinh đó chết. Một máy ấp giá $2,000. Và có một máy ấp giá $25 có cùng chức năng đã được phát minh. Và bởi ai? Những sinh viên trẻ từ Đại học Standford trong đề án nghiên cứu về nâng cao khả năng chi trả, đại thể là thế. Trái tim họ đã được đặt đúng chỗ, như Ratan Tata. Đó không chỉ về sự sáng tạo, lòng trắc ẩn và niềm đam mê -- lòng trắc ẩn trong tim và niềm đam mê trong lòng. Đó là một thế giới mới mà chúng ta muốn tạo ra. Và chính đó là lời nhắn gửi từ kĩ thuật Gandhi. Thưa quí ví và các bạn, tôi xin dừng sớm hơn dự định. Tôi e là với 18 phút này tôi vẫn còn một phút rưỡi nữa để nói. Lời nhắn gửi, lời nhắn gửi cuối cùng là thế này: Ấn Độ đã cho thế giới một món quà tuyệt vời. Đó là gì? Ở thế kỉ 20, chúng tôi đã cho thế giới ngài Ganđi. Món quà của thế kỉ 21, rất rất quan trọng cho cả thế giới, dù có là khủng hoảng kinh tế thế giới, hay là biến đổi khí hậu -- dù là vấn đề gì, đó chính là kiếm nhiều hơn từ cái ít hơn cho nhiều người hơn -- không chỉ cho thế hệ hôm nay, mà cho cả thế hệ tương lai. Và đó chỉ có thể có từ kĩ thuật Ganđi. Thế nên thưa quí vị và các bạn, tôi rất vui mừng được thông báo, món quà của thế kỉ 21 Ấn Độ dành cho thế giới, kĩ thuật Ganđi. (Tiếng vỗ tay) Lakshmi Pratury: Cám ơn Tiến sĩ Mashelkar. (R.A. Mashlkar: Cám ơn rất nhiều) LP: Một câu hỏi nhanh cho ngài. Khi ngài còn là một cậu bé ở trường này, ngài có những suy nghĩ gì, kiểu như ngài nghĩ sau nay mình sẽ làm gì? Suy nghĩ gì đã thúc đẩy ngài? Ngài đã có những tưởng tượng gì? Cái gì đã thúc đẩy ngài? RAM: Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một câu chuyện đã thúc đẩy tôi, đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi nhớ tôi học ở một trường nghèo, vì mẹ tôi không thể nào kiểm đủ 21 rupi, nửa đôla đó là học phí cần thiết cho thời gian học chính quy. Lúc đó là thời tôi học cấp 3. [không rõ] Nhưng thật sự đó là một trường nghèo với những giáo viên giàu có. Và một trong số họ là thầy giáo vật lí của tôi. Một ngày ông dẫn chúng tôi ra ngoài trời để biểu diễn cho chúng tôi làm thế nào để tìm tiêu cự của một thấu kính lồi. Thấu kính ở đây. Mẩu giấy ở kia. Ông di chuyển mẩu giấy lên lên xuống xuống. Và có một điểm sáng ở trên kia. Và rồi ông nói: “Đây chính là tiêu cự”. Nhưng sau đó ông ấy giữ thêm một lúc nữa, Lakshmi ạ. Và rồi mẩu giấy cháy. Khi mẩu giấy cháy, vì một lí do nào đó ông ấy quay sang tôi và nói: “Mashelkar, như thế này, nếu em không khuếch tán năng lượng, nếu em tập trung năng lượng của mình, em có thể đạt được bất cứ thứ gì trên thế giới này.” Câu nói đó cho tôi một thông điệp tuyệt vời: tập trung và bạn có thể thành công. Tôi nói: “Whoa, khoa học thật tuyệt vời, và tôi phải trở thành một nhà khoa học.” Nhưng quan trọng hơn, tập trung và bạn có thể thành công. Và thông điệp đó, thật lòng mà nói, rất quí giá cho xã hội hôm nay. Tiêu cự dùng như thế nào? Nó có những tia song song, chính là tia sáng mặt trời. Và tính chất của những tia song song là chúng không bao giờ hội tụ. Thấu kính lồi dùng để làm gì? Để làm chúng hội tụ. Đây là sự lãnh đạo mang tính thấu kính lồi. Bạn có biết bây giờ lãnh đạo thường thế nào không. Thấu kính lõm. Nó tách chúng xa nhau hơn. Thế nên tôi đã học được bài học về sự lãnh đạo thấu kính lồi từ đó. Và khi tôi ở Phòng thực nghiệm Hóa học Quốc gia [không rõ], khi tôi ở Hội Đồng Nghiên cứu Công nghiệp Khoa học – 40 phòng thí nghiệm – khi 2 phòng thí nghiệm không nói chuyện với nhau bao giờ, tôi sẽ [không rõ]. Và hiện giờ tôi đang là chủ tịch của Liên minh Nghiên cứu Quốc tế, 60,000 nhà khoa học ở 9 tỉnh, từ Ấn Độ tới Hoa Kì. Tôi đang cố gắng xây dựng một đội ngũ toàn cầu, để nhìn nhận những vấn đề lớn toàn cầu mà cả thế giới đang đối mặt. Đó là bài học. Đó là một khoảnh khắc truyền cho tôi cảm hứng. LP: Cám ơn ngài rất nhiều. (RAM: Cám ơn) (Tiếng vỗ tay) Tôi sẽ bàn về vấn đề quyền lực ở thế kỷ 21. Tôi muốn nói chủ yếu là quyền lực đang thay đổi, và có 2 loại thay đổi mà tôi muốn đề cập tới. Đầu tiên là sự chuyển đổi quyền lực, mà trong đó quyền lực dịch chuyển giữa các quốc gia. Có thể nói đơn giản hơn, nó đang dịch chuyển từ các quốc gia Tây phương sang Đông phương. Điều thứ 2 là sự phân tán quyền lực, trong đó quyền lực dịch chuyển từ tất cả các quốc gia dù Đông dù Tây, sang những tổ chức phi chính phủ. Đây là 2 dịch chuyển quyền lực lớn ở thời đại của chúng ta. Và tôi muốn bàn mỗi một vấn đề một cách riêng biệt và sau đó cho thấy chúng tương tác với nhau như thế nào và cuối cùng tại sao điều đó lại có thể có lợi. Khi chúng ta nói về sự dịch chuyển quyền lực, ta hay để ý đến sự nổi dậy của các nước Châu Á. Chúng ta nên gọi đó là sự phục hưng hoặc sự trở lại của Châu Á. Nếu nhìn lại thế giới vào năm 1800, bạn sẽ thấy rằng hơn 1 nửa dân số thế giới sống ở Châu Á và họ sản xuất ra hơn một nửa số sản phẩm trên thế giới. Tiến đến năm 1900: hơn một nửa dân số vẫn sống ở Châu Á, nhưng họ chỉ làm ra được 1/5 lượng sản phẩm của thế giới. Điều gì đã xảy ra? Cách Mạng Công Nghiệp, bỗng nhiên Châu Âu và Châu Mỹ trở thành trung tâm thống trị thế giới. Trong thế kỷ 21 này, chúng ta sẽ thấy Châu Á dần dần lấy lại vị thế trở thành nơi chứa hơn một nửa dân số thế giới và làm ra hơn một nửa sản phẩm thế giới. Đó là một sự dịch chuyển quan trọng. Nhưng để tôi nói 1 chút về sự dịch chuyển khác, đó là sự phân tán quyền lực Để hiểu được sự phân tán quyền lực bạn hãy nhớ kỹ là: chi phí cho các dịch vụ điện toán và truyền thông đã giảm đi cả ngàn lần từ 1970 cho tới những năm đầu của thế kỷ 21. Có vẻ như nó là một số tiền lớn nhưng trừu tượng, để thấy rõ hơn điều này bạn thử tưởng tượng, nếu giá thành của 1 chiếc xe giảm nhanh chóng như giá của các thiết bị điện tử, thì ngày nay chỉ cần bỏ ra 5 đô la là có một chiếc xe ngon lành. Vậy khi giá cả công nghệ đang tụt dốc chóng mặt, những rào cản trong việc tiếp cận thị trường cũng suy giảm, công ty, tổ chức nào cũng tham gia được cả. Vào năm 1970 Nếu bạn muốn liên lạc từ Oxford tới Johannesburg tới New Delhi tới Brasilia hay tới bất cứ đâu cùng 1 lúc, bạn cũng có thể làm được, công nghệ đã sẵn có. Nhưng để thực hiện được, thì bạn ắt hẳn phải giàu -- như là 1 chính phủ, 1 tập đoàn đa quốc gia, hoặc là nhà thờ Công giáo -- dù gì thì bạn cũng phải có tiền có của dữ lắm. Nhưng ngày nay, ai cũng có thể làm được việc này, lúc trước thì chỉ giới hạn ở 1 số tổ chức, tập đoàn, bởi giá cả đắt đỏ, giờ thì chỉ cần vô 1 quán cà phê internet -- lần cuối cùng tôi để ý là chỉ mất 1 bảng Anh 1 giờ-- còn nếu bạn có Skype, thì hoàn toàn miễn phí. Vậy công nghệ mà một thời bị giới hạn nay đã sẵn có cho mọi người. Và điều đó không có nghĩa là thời đại của chính quyền đã qua. Chính quyền vẫn có sức ảnh hưởng. Nhưng cuộc chơi đã có nhiều người tham gia hơn. Chính quyền không đứng 1 mình, còn rất rất nhiều những tổ chức khác. Một số trong đó hoạt động tuyệt vời. như Oxfam, là một tổ chức phi chính phủ tốt. Một số khác thì lại tệ hại. Al Qaeda, một tổ chức phi chính phủ khác. Nhưng nghĩ về những gì nó gây nên cho tới việc chúng ta nghĩ như thế nào về những điều khoản và khái niệm truyền thống. Chúng ta nghĩ về chiến tranh và chiến tranh giữa các quốc gia. Và nhìn lại năm 1941, khi chính phủ Nhật Bản tấn công quân Mỹ ở trận Trân Châu Cảng. Cũng đáng để nhìn lại vì nó cho thấy một tổ chức phi chính phủ tấn công nước Mỹ vào năm 2001 lại giết nhiều người Mỹ hơn là chính quyền Nhật Bản đã làm năm 1941. Bạn có thể cho rằng chiến tranh đã trở thành một điều gì đó được gây nên bởi một tổ chức cá nhân hơn là một tổ chức chính phủ. Vậy chúng ta đã thấy được một sự thay đổi lớn khi nói về sự phân tán quyền lực. Vấn đề bây giờ là chúng ta không nhìn nhận nó theo hướng cách tân. Vậy quay trở lại câu hỏi Quyền lực là gì? Quyền lực đơn giản là khả năng gây ảnh hưởng tới người khác để đạt được điều mình mong muốn, và có 3 cách. 1 là đe dọa áp dụng vũ lực -- 2 là dùng tiền bạc của cải -- 3 là bạn có thể kêu gọi người khác để họ có cùng mục đích như bạn. Và khả năng lôi kéo như vậy để đạt được kết quả mong muốn, mà không cần dùng vũ lực hay tiền bạc, gọi là quyền lực "mềm". Và quyền lực "mềm" này đang bị bỏ lơ và hiểu lệch lạc. Nhưng lại vô cùng quan trọng. Thực sự thì nếu bạn học được cách sử dụng quyền lực "mềm" bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và sức lực. Cách nghĩ truyền thống về quyền lực chủ yếu là quyền lực quân sự. Ví dụ như vị sử gia nổi tiếng A.J.P. Taylor, ông giảng dạy ở trường đại học Oxford định nghĩa quyền lực thuộc về kẻ chiến thắng trong chiến tranh. Nhưng chúng ta cần 1 đường lối mới nếu chúng ta muốn hiểu quyền lực ở thế kỷ 21. Nó không chỉ là kẻ chiếm được lợi thế trong chiến tranh mặc dù cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn. Cũng không phải là lực lượng vũ trang bên nào áp đảo; mà nó là việc tiếng nói của ai nặng ký hơn. Chúng ta phải nghĩ rằng tiếng nói của ai sẽ có sức ảnh hưởng nhiều hơn. Bây giờ trở lại câu hỏi về sự dịch chuyển quyền lực giữa các quốc gia và điều gì đã xảy ra. Những lời đồn đại đều xoay quanh sự thăng trầm của những quyền lực hùng mạnh. Ngày nay thì nói về sự phát triển của Trung Quốc và sự suy sụp của Mỹ. Thực ra, trong khủng hoảng tài chính năm 2008, rất nhiều người nói rằng là khởi đầu cho sự chấm dứt của quyền lực Mỹ. Là sự dịch chuyển trong giới chính trị. Và Tổng thống Medvedev ở Nga, đã tuyên bố vào năm 2008 đây đúng là khởi đầu cho sự chấm dứt quyền lực Mỹ. Nhưng trên thực tế, ẩn dụ trong cách nói về sự suy sụp này thường rất lệch lạc. Nếu nhìn vào giai đoạn lịch sử gần đây, bạn có thể thấy niềm tin được xoay vòng khi nói về sự suy sụp của Mỹ cứ thế trong mỗi 10-15 năm. Vào năm 1958, sau khi người Xô Viết cho phóng vệ tinh Sputnik, thì người ta nói là "ngày tàn của Mỹ" Vào 1973, với lệnh cấm vận dầu mỏ và sự đóng cửa của các tiệm vàng bạc, cũng lại là ngày tàn của Mỹ. vào những năm 1980, khi Mỹ có sự thay đổi dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Reagan, giữa nền kinh tế công nghiệp của khu vực Trung Mỹ tới nền kinh tế Thung lũng Silicon ở California, đó là ngày tàn của Mỹ. Nhưng nhìn lại, thì những điều đó đâu có phải là sự thật. Mọi người đã quá khích trong những năm đầu 2000, cho rằng Mỹ sẽ làm bất cứ gì, để đưa chúng ta mạo hiểm trong chính sách đối ngoại ác liệt và bây giờ thì chúng ta lại tụt dốc. Trên tinh thần là, những lời đồn đại về sự thăng trầm chỉ cho ta thấy về mặt tâm lý chứ không phải về mặt hiện thực. Nếu chúng ta tập trung vào hiện thực, thì cái ta cần để ý là những gì đang xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ. Goldman Sachs dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2027. Vậy chúng ta có khoản 17 năm trước khi Trung Quốc bành trướng. Một ngày nào đó, 1,3 tỷ người sẽ giàu hơn, và họ sẽ lớn mạnh vượt bật so với Mỹ. Nhưng hãy nhìn kỹ lại những dự đoán này, đâu phải những dự đoán của Goldman Sachs vẽ ra chính xác bức tranh toàn cảnh của sự dịch chuyển quyền lực trong thế kỷ này đâu. Tôi cho bạn thấy 3 lý do tại sao những dự đoán đó quá sức sơ sài. Đầu tiên, đây chỉ là 1 dự đoán tuyến tính. Bạn biết đấy, đây là mức tăng trưởng của Trung Quốc, đây là của Mỹ, nó đi một đường thẳng. Nhưng lịch sử không phát triển đơn giản như vậy. Lịch sử có lúc huy hoàng, có lúc điêu tàn, Điều thứ 2, cứ cho là nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Mỹ vào năm 2030, điều đó có thể xảy ra, nhưng đó chỉ là quy mô kinh tế, chứ không phải thu nhập bình quân đầu người -- sẽ không cho bạn thấy được bố cục trong nền kinh tế. Trung Quốc vẫn có nhiều khu vực rộng lớn kém phát triển. Và thu nhập bình quân đầu người là con số rõ ràng hơn để so sánh sự phức tạp trong nền kinh tế. Và do vậy Trung Quốc sẽ khó mà bắt kịp hoặc vượt qua Mỹ cho tới khoản năm 2050 của thế kỷ này. Điều đáng để ý là dự đoán này mang tính một chiều như thế nào. Nó nhìn vào quyền lực kinh tế được tính bằng GDP. Nên không cho bạn thấy được quyền lực quân sự, cũng chẳng cho thấy được quyền lực "mềm". Đó chỉ mang tính 1 chiều. Và khi ta nhìn vào sự nổi dậy của Châu Á, hoặc sự trở lại của Châu Á, mà tôi đã nói tới hồi nãy, cũng nên nhớ rằng Châu Á không phải là một nước. Nếu bạn ở Nhật, hay New Delhi, hay Hà Nội, quan điểm của bạn về sự nổi dậy của Trung Quốc sẽ khác đi 1 chút so với khi bạn ở Bắc Kinh. Thực ra, một trong những lợi thế mà người Mỹ sẽ có trong vấn đề quyền lực ở Châu Á là tất cả các quốc gia này đều mong muốn có 1 chính sách bảo hiểm kiểu Mỹ hơn là sự nổi dậy của Trung Quốc. Cứ như thể Mexico và Canada là những nước láng giềng thù địch của Mỹ, nhưng không phải vậy. Vậy những dự đoán hời hợt kiểu như của Goldman Sachs sẽ không cho ta thấy được cái ta cần về sự dịch chuyển quyền lực. Vậy bạn sẽ hỏi, thì sao? Có vấn đề gì chứ? Ai mà quan tâm chuyện đó? Liệu đây có phải là trò chơi của các nhà ngoại giao và các học giả? Câu trả lời là nó có tầm ảnh hưởng rất lớn. Bởi vì, nếu bạn tin vào sự suy tàn và bạn nhận được câu trả lời sai từ đó, thực tế chứ không phải chuyện tưởng tượng nữa là bạn có lẽ sẽ có những chính sách rất nguy hiểm. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ từ lịch sử. Cuộc chiến Peloponnesian là một cuộc đụng độ khốc liệt mà trong đó thành phố Hy Lạp đã chia bè kết phái xảy ra vào khoản 2500 năm trước. Điều gì đã gây nên chiến tranh? Thucydides, một sử gia nổi tiếng về cuộc chiến Peloponnesian, nói rằng do sự lớn mạnh trong quyền lực của người Athens và sự sợ hãi của người Sparta. Để ý cả 2 nửa của lời giải thích. Nhiều người cho rằng thế kỷ 21 này sẽ lặp lại thế kỷ 20, trong đó có Chiến Tranh Thế Giới I, một cuộc xung đột dữ dội mà các nước Châu Âu chia bè kết phái rồi phá hủy đi trung tâm văn minh của thế giới, điều đó xảy ra là do sự lớn mạnh trong quyền lực của Đức và sự sợ hãi nổi lên của người Anh. Nên có nhiều người nói rằng điều đó sẽ tái diễn, chúng ta sẽ thấy một sự việc xảy ra tương tự trong thế kỷ này. Nhưng tôi thì nghĩ là không. Đó là một thời kỳ lịch sử tồi tệ. 1 là, Đức vượt qua Anh về sức mạnh công nghiệp năm 1900. Như tôi đã nói lúc nãy, Trung Quốc vẫn chưa vượt qua Mỹ. Nhưng nếu bạn tin vào điều này, thì sẽ tạo ra một nỗi sợ hãi, dẫn đến phản ứng quá khích. Và hiểm họa lớn nhất chúng ta có trong việc quản lý sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông chính là sự sợ hãi. Xin mượn lời Franklin Roosevelt từ một ngữ cảnh khác, điều lớn nhất chúng ta phải sợ hãi chính là bản thân sự sợ hãi. Chúng ta không cần phải sợ sự nổi dậy của Trung Quốc hay sự trở lại của Châu Á. Và nếu chúng ta có những chính sách mà chúng ta rút ra từ tầm nhìn lịch sử rộng hơn, chúng ta sẽ có khả năng quản lý được quá trình này. Để tôi nói thêm về sự phân phối quyền lực và nó liên quan ra sao tới sự phân tán quyền lực và rồi tôi gộp chung 2 cái đó lại. Nếu bạn hỏi ngày nay quyền lực được phân bổ như thế nào, thì nó được phân bổ kiểu như một game cờ 3D. Đứng đầu: quyền lực quân sự giữa các quốc gia. Mỹ là một siêu cường duy nhất, và sẽ còn như vậy trong 2-3 thập kỷ nữa. Trung Quốc sẽ không thay thế được Mỹ về mặt này. Hàng 2: quyền lực kinh tế giữa các quốc gia. Quyền lực là đa cực. Cần phải được cân bằng. Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản có thể tự cân bằng lẫn nhau. Hàng cuối là cho những quan hệ giữa các quốc gia, những thứ vượt qua ranh giới quyền hạn của các chính phủ, những việc như khí hậu thay đổi, buôn bán ma túy, dòng chảy tài chính, những dịch bệnh, tất cả những thứ không thuộc quyền hạn của chính phủ nào cả, và không ai chịu trách nhiệm. Cũng chẳng có ý nghĩa gì khi gọi là đơn cực hay đa cực. Quyền lực được phân bổ 1 cách rất hỗn loạn. Và chỉ 1 cách duy nhất bạn có thể giải quyết những vấn đề này -- những vấn đề nhức nhối sắp xảy ra trong thế kỷ này -- là qua sự đoàn kết, sự hợp tác lẫn nhau, thành ra quyền lực "mềm" trở nên quan trọng hơn cả, khả năng tổ chức mạng lưới để giải quyết những vấn đề này và tạo nên sự đoàn kết. Một điều nữa là khi chúng ta nghĩ về quyền lực ở thế kỷ 21, chúng ta nên từ bỏ việc cho rằng quyền lực tổng luôn bằng 0 -- tôi lớn mạnh thì anh phải suy yếu và ngược lại. Quyền lực có thể là một số dương, khi đó anh lớn mạnh thì tôi cũng lớn mạnh theo. Nếu Trung Quốc phát triển an ninh năng lượng và khả năng vượt trội hơn để giải quyết vấn đề khí thải carbon, thì đó là điều tốt cho chúng ta cũng như Trung Quốc và tất cả mọi người. Nên cho phép Trung Quốc tự giải quyết vấn đề carbon là điều tốt cho mọi người, và đó không phải là vấn đề ai thắng ai thua. Đây là điều mà cả 2 đều thắng lợi. Vậy khi chúng ta nghĩ về quyền lực ở thế kỷ này, chúng ta nên từ bỏ ý niệm về việc thắng thua. Tôi không có ý là lạc quan quá mức về việc này. Chiến tranh còn đó. Quyền lực còn đó. Quyền lực quân sự thì quan trọng. Giữ cân bằng cũng quan trọng. Tất cả vẫn còn đó. Quyền lực "cứng" cũng vậy, cũng vẫn tồn tại. Nhưng trừ khi bạn học được cách hòa trộn quyền lực "cứng" và "mềm" lại thành một chiến lược tôi gọi là quyền lực "thông minh", thì bạn sẽ không giải quyết được những vấn đề đang mắc phải. Vậy câu hỏi chủ chốt ta cần nghĩ tới khi bàn về vấn đề này là chúng ta sẽ hợp tác như thế nào để tạo ra những hàng hóa mang tính toàn cầu, những thứ mà tất cả chúng ta đều có lợi? Chúng ta sẽ định nghĩa những quyền lợi quốc gia như thế nào để đạt được kết qủa tích cực. Trên tinh thần đó, nếu chúng ta xác định những quyền lợi, ví dụ như, đối với Mỹ, cách người Anh xác định quyền lợi vào thế kỷ 19, giữ một hệ thống giao dịch rộng mở, giữ sự bình ổn trong tiền tệ, giữ những hải phận trung lập -- tất cả những điều đó có lợi cho Anh, cũng như có lợi cho các nước khác. Và ở thế kỷ 21, chúng ta cũng cần làm 1 điều tương tự như vậy. chúng ta tạo ra những hàng hóa mang tính toàn cầu như thế nào, để có lợi cho chúng ta, và tất cả mọi người cùng lúc? Và đó sẽ là một khía cạnh tốt mà chúng ta cần nghĩ đến khi chúng ta nhìn vào quyền lực ở thế kỷ 21. Có nhiều cách để xác định quyền lợi của chúng ta mà trong đó cùng với việc tự bảo vệ mình bằng quyền lực "cứng", chúng ta có thể tổ chức với nhau trong những mạng lưới để không chỉ tạo ra những hàng hóa, mà còn để phát triển quyền lực "mềm". Nếu 1 người nhìn vào bản thông cáo vừa được công bố về vấn đề này, Tôi rất ấn tượng khi Hillary Clinton mô tả chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, bà nói rằng chính sách đó là một chính sách hướng tới quyền lực "thông minh" khi bà nói: "sử dụng tất cả những công cụ trong chính sách đối ngoại của chúng ta." Và nếu chúng ta muốn đối phó với 2 sự thay đổi lớn trong quyền lực mà tôi vừa mô tả, 1 sự thay đổi quyền lực giữa các quốc gia, 1 sự khác là sự phân tán quyền lực từ các quốc gia, thì chúng ta cần phải phát triển một cái nhìn mới mẻ hơn về quyền lực mà trong đó quyền lực "cứng" và "mềm" kết hợp với nhau thành quyền lực "thông minh". Và đó là điều tốt tôi muốn nói. Chúng ta có thể làm được. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tính bền vững thể hiển ở cái gì, ở đâu và như thế nào của những cái bị bắt. Người và lý do đánh bắt là điều quan trọng đối với tôi. Tôi muốn hiểu những người đứng sau sự lựa chọn bữa ăn tối của tôi. Tôi muốn biết tôi tác động đến họ như thế nào. Tôi muốn biết họ tác động đến tôi ra sao. Tôi muốn biết tại sao họ đánh bắt cá. Tôi muốn biết họ phụ thuộc thế nào vào tài nguyên của biển cho cuộc sống của họ. Hiểu được tất cả các yếu tố này sẽ giúp chúng ta chuyển từ cách nhìn nhận hải sản như một loại hàng hóa sang một cơ hội để khôi phục hệ sinh thái của chúng ta. Điều đó giúp cho chúng ta coi trọng những món hải sản mà chúng ta cũng rất may mắn có được. Vậy chúng ta gọi điều đó là gì? Tôi nghĩ chúng ta gọi nó là hải sản có tính phục hồi. Tính bền vững là khả năng chịu đựng và duy trì, tính phục hồi là khả năng bổ sung và phát triển. Hải sản có tính phục hồi tạo ra một hệ thống phát triển và năng động, và thừa nhận mối quan hệ của chúng ta với đại dương như là một tài nguyên, giúp chúng ta tiến hành bổ sung lại đại dương và khuyến khích sự phục hồi của nó. Đó là một cách làm có triển vọng hơn, nhân đạo hơn và là một cách hữu dụng hơn để hiểu về môi trường của chúng ta. Những bản hướng dẫn bỏ túi -- rất phổ biến trong thế giới bảo tồn biển -- rất tiện dụng, chúng là một công cụ tuyệt vời. Danh sách xanh, vàng và đỏ liệt kê các loại hải sản. Cách tổ chức này rất đơn giản: mua những loài trong danh sách xanh, không mua những loài trong danh sách đỏ, cân nhắc kỹ lưỡng về những loài trong danh sách vàng. Nhưng theo tôi, nó chưa thực sự là đủ khi chỉ ăn các loài trong danh sách xanh. Chúng ta không thể duy trì việc này nếu không có thước đo về sự thành công trong việc thật sự thay đổi số phận các loài trong danh sách vàng và danh sách đỏ. Nhưng điều gì xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn những loài trong danh sách xanh? Chúng ta có cá ngừ vây vàng bắt bằng cần câu -- đền từ một nguồn có thể duy trì được. Bắt bằng cần câu -- không đánh bắt nhầm. Tuyệt vời cho ngư dân. Rất nhiều tiền. Hỗ trợ các nền kinh tế địa phương. Nhưng nó là một con sư tử của biển. Nó là một động vật ăn thịt hàng đầu. Bối cảnh của bữa ăn này là gì? Phải chăng tôi đang ngồi ăn một phần cá 16 oz. (450 grams) ở một nhà hàng nướng? Tôi có ăn như vậy 3 lần một tuần được không? Mặc dù tôi ăn một loài trong danh sách xanh, nhưng tôi không làm cho tôi, hay bạn, hay cho đại dương điều gì tốt hết. Vấn đề ở đây là chúng ta phải có một bối cảnh, một cách đánh giá cho hành động của chúng ta trong tất cả việc này. Ví dụ: tôi nghe rằng rượu vang đỏ tốt cho sức khỏe của tôi - có chất chống oxy hóa và có khoáng chất - giúp tim khỏe mạnh. Điều đó thật tuyệt! Tôi thích rượu vang đỏ! Tôi sẽ uống nó thật nhiều. Tôi sẽ trở nên mạnh khỏe. Nhưng tôi có thể uống bao nhiêu chai trước khi bạn nói với tôi rằng tôi đang có vấn đề? Vâng thưa các bạn, chúng ta đang có một vấn đề về protein. Chúng ta đã mất đi sự nhạy cảm khi liên quan đến thực phẩm của chúng ta, và chúng ta đang trả giá. Vấn đề ở đây là chúng ta đang tự trốn tránh cái giá đó. Chúng ta đang trốn tránh cái giá đó đằng sau sự chấp nhận của xã hội về việc tăng trọng lượng. Chúng ta đang trốn tránh đằng sau những lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, cái ý tưởng đầu tiền về hải sản có tính phục hồi là đánh giá lại những nhu cầu của chúng ta. Hải sản có tính phục hồi có thể được diễn tả một cách tốt nhất, không phải bởi Jaws hoặc Flipper hoặc người đánh cả của Gordon, mà là qua Jolly Green Giant. Rau xanh có thể sẽ cứu các đại dương. Sylvia thích nói rằng màu xanh dương là màu xanh lá cây mới. Chúng tôi muốn nói ngược lại rằng màu xanh lá cây của bông cải xanh có thể là màu xanh dương mới. Chúng ta cần tiếp tục ăn các loại hải sản tốt nhất nếu cần thiết. Nhưng chúng ta cũng nên ăn thật nhiều rau xanh. Điều ngon nhất vể hải sản có tính phục hồi thật ra là từ các loài nữa vỏ với một chai nước sốt Tabasco và một miếng chanh. Từ một phần cá rồ phi, khoảng 150 gam, chiên bột giòn với mù tạt Dijon đi kèm với cơm hồ đào thập cẩm và bông cải xanh chiên giòn thật mềm, ngọt, hơi cháy và có mùi khói cùng với một chút vị cay. Ngon tuyệt! Làm như vậy thì dễ thuyết phục mọi người quá. Điều hay nhất ở đây là các thành phần kể trên đều có bán tại các chợ Walmart gần nhà. Jamie Oliver đang vận động để cứu nước Hoa Kỳ qua cách chúng ta ăn. Sylvia đang vận động để cứu các đại dương qua cách chúng ta ăn. Như vậy là có một mô hình chung rồi. Đừng nghĩ đến sự hủy diệt bằng hạt nhân; cái nĩa chính là điều chúng ta cần quan tâm tới. Chúng ta đã hủy hoại trái đất và đã dùng thức ăn mà chúng ta kiếm được để làm cho chúng ta tàn tật trong nhiều cách. Vì vậy tôi nghĩ chúng đang có một cách nhìn sai lầm về thức ăn. Và tôi nghĩ đây là thời điểm chúng ta thay đổi cách nhìn của chúng ta về thức ăn. Khả năng bền vững rất phức tạp, nhưng thực tế về bữa ăn tối là điều ai cũng có thể hiểu được, vì vậy chúng ta nên bắt đầu từ đó. Gần đây đang có rất nhiều các hoạt động nhằm làm xanh hệ thống thức ăn của chúng ta. Dan Barber and Alice Waters đang đam mê dẫn đầu cuộc cách mạng thực phẩm xanh ngon. Nhưng thực phẩm xanh đưa ra cho chúng ta một cách để từ bỏ trách nhiệm của người ăn uống. Chỉ vì thức ăn xuất phát từ một nguồn xanh không có nghĩa là chúng ta có thể coi nhẹ việc tiêu thụ nó. Chúng ta có tôm thân thiện với môi trường. Chúng ta có thể tạo ra chúng; chúng ta có kỹ thuật đó. Nhưng chúng ta không bao giờ có tôm thân thiện với môi trường muốn ăn bao nhiêu cũng được. Điều đó không thể xảy ra. Bữa ăn tối tốt cho tim là một phần rất quan trọng của hải sản có tính phục hồi. Trong khi chúng ta đàng khắc phục sự suy giảm số lượng của các loài hải sản, các phương tiện truyền thông đang khuyên nên ăn nhiều hải sản hơn nữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàng vạn bà nội, ông nội, cha và mẹ có thể sống lâu hơn nếu chúng ăn nhiều hải sản hơn. Đó là một phần thưởng mà tôi không thể bỏ qua được. Nhưng điều đó không phụ thuộc hoàn toàn vào hải sản. Nó còn phụ thuộc vào cách nhìn về việc ăn uống. Là một đầu bếp, tôi nhận ra điều đơn giản nhất mà tôi có thề làm là làm các phần ăn tôi nấu nhỏ lại. Một vài điều sẽ xảy ra. Tôi kiếm được nhiều tiền hơn. Nhiều người bắt đầu gọi món khai vị và rau trộn, vì họ biết là món ăn chính sẽ không đủ no. Nhiều người dành nhiều thời gian hơn cho bữa ăn của họ, và nói chuyện với nhau nhiều hơn trong bữa ăn. Một cách ngắn gọn, mọi người đạt được nhiều thứ hơn, mặc dù họ ăn ít protein hơn. Họ đạt được nhiều năng lượng hơn trong một bữa ăn đa dạng hơn. Họ trở nên khỏe mạng hơn. Tôi kiếm được nhiều tiền hơn. Nhự vậy thì tuyệt quá rồi. Mối quan tâm về môi trường được thực hiện qua mỗi dĩa thức ăn, nhưng nó được thực hiện đồng thời với một sự quan tâm lớn đối với lợi ích của con người. Một trong những điều mà chúng tôi đã làm là bắt đầu đa dạng hoá các loài mà chúng tôi phục vụ -- con bọ bạc nhỏ, cá cơm, cá thu, cá mồi rất là phổ biến. Cua tôm, sò, hàu, nghêu, cá rô phi, cá hồi chấm hồng -- là những loài phổ biến. Chúng tôi đang đưa vị giác về hướng những lựa chọn bền vững và có tính phục hồi hơn. Đó là điều mà chúng ta cần ủng hộ. Đó là điều mà danh sách xanh nói. Và đó cũng chính là cách chúng ta bắt đầu phục hồi môi trường của chúng ta. Nhưng còn về các động vật ăn thịt lớn thì sao, những loài đang rất phổ biến, những con cá hồi trong danh sách xanh mà tôi đã đề cập? Nếu bạn phải dùng chúng, thì tôi có một cách cho các bạn. Cách này có thể áp dụng cho tất cả các con cá lớn trên đại dương, nó như thế này. Bắt đầu với một phần cá lớn, khoảng 16oz (450 gram). Lấy một con dao. Cắt nó ra làm 4 phần. Đặt nó lên 4 cái dĩa. Đặt nhiều rau xanh lên 4 cái dĩa đó rồi mở chai rượu vang đỏ Burgundy ngon nhất của bạn, đốt một vài cây đèn cầy và thưởng thức bữa ăn đó. Kỷ niệm cái cơ hội mà bạn được ăn như vậy. Mời hàng bạn bè và hàng xóm tới dự và lập lại như vậy mỡi năm, hy vọng là vậy. Tôi mong đợi nhiều thứ từ thức ăn. Tôi mong đợi sức khỏe và niềm vui, gia đình và cộng đồng. Tôi mong rằng việc tạo ra nhiều thành phần, việc tạo ra nhiều món ăn và ăn nhiều bữa ăn là một phần trong nhóm các lợi ích của con người. Tôi rất may mắn vì ba tôi là một đầu bếp tuyệt vời. Và ông đã dạy tôi rất sớm về cái đặt quyền mà việc ăn đem lại. Tôi nhớ rõ các bữa ăn lúc nhỏ. Các bữa ăn đó chứa một lượng protein hợp lý ăn cùng với rất nhiều rau và một phần nhỏ tinh bột, thông thường là gạo. Đó cũng là cách mà tôi thường ăn bây giờ. Tôi thấy khó chịu khi tôi đi tới các nhà hàng nướng. Tôi chảy mồ hôi vì thịt. Nó giống như bị say protein vậy. Nó thật kinh tởm. Nhưng tất cả các tin xấu mà các bạn sẽ nghe và đã nghe về tình trạng của các đại dương của chúng ta, Tôi có cái gánh nặng rất rủi ro là báo cho các bạn cái tin có thể là xấu nhất, và đó là trong toàn bộ thời gian này, mẹ của các bạn đã nói đúng. Hãy ăn rau vào. Đó là điều khá đơn giản. Vậy thì bạn mong gì từ một bữa ăn? Cho sức khỏe, tôi muốn có những thành phần tinh khiết có lợi cho cơ thể của tôi. Cho niềm vui, tôi muốn có bơ và muối và những thứ đặc sắc khác làm cho món ăn nếm ngon hơn. Cho gia đình, tôi muốn tìm những món ăn phù hợp với thói quen của tôi. Đối với cộng đồng, chúng ta nên bắt đầu từ bước thứ nhất. Không có cách gì đề chối bỏ sự thật là những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đến toàn cầu. Vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu thật tốt những ảnh hưởng đó là gì rồi bắt đầu làm giảm nhẹ các ảnh hưởng đó. Chúng ta đã từng nhìn thấy hình ảnh hành tinh xanh của chúng ta, ngân hàng tài nguyên của chúng ta. Nhưng nó không chỉ là một kho tài nguyên của chúng ta; mà còn là địa lý toàn cầu của các bữa tối của chúng ta Vì vậy, nếu tất cả chúng ta chỉ lấy những gì chúng ta cần, thì chúng ta có thể bắt đầu chia sẻ phần còn lại, chúng ta có thể bắt đầu ăn mừng, chúng ta có thể bắt đầu khôi phục. Chúng ta cần ăn rau. Chúng ta cần ăn những phần hải sản nhỏ hơn. Và chúng ta cần phải tiết kiệm cho bữa tối. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi là một nhà khoa học, và là người hâm mộ của Star Trek, đặc biệt là của Spock. Spock cũng là một nhà khoa học, và cùng lúc là sĩ quan đầu tiên của tàu Enterprise, và trong những chuyến phiêu lưu của đội Enterprise, anh và đồng đội xử lí rất nhiều với sự hiện diện hay thiếu vắng cảm xúc của Spock. Spock là nửa người nửa Vulcan. Vulcan là một loài ngoài hành tinh biết kiểm soát, kiềm chế cảm xúc và chỉ hoạt động dựa vào lý luận. Vì Spock chỉ là nửa Vulcan, anh thường bị mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm, và vì anh là thành viên một đội, đang đấu tranh với việc phân tích, và đùa giỡn với mâu thuẫn này. Và người hâm mộ Du hành các vì sao nhìn một cách thú vị hành vi đối lập này. Họ thấy nó khá thú vị. Và vấn đề này là một "sợi chỉ vàng" trong suốt bộ phim và các phim khác từ năm 50 đến nay. Và đó thực ra là điều tôi muốn nói hôm nay: vai trò của cảm xúc trong khoa học. Ta thường nghĩ rằng khoa học là về thực tế và lập luận và cảm xúc con người thường bị bỏ qua và được coi là một chướng ngại cần loại bỏ. Tôi muốn đề nghị rằng cảm xúc cũng quan trọng trong khoa học cũng như những phần khác trong cuộc sống của ta. Khoa học được tạo ra bởi con người, và, là con người, dù ta cố nhiều, ta không thể loại bỏ cảm xúc của mình. Nên thay vì chống lại chúng, tôi tin là ngay cả trong khoa học, ta nên học cách dùng cảm xúc của ta, vì cho những đổi mới và khám phá, chúng cũng quan trọng như thực tế và lý luận. Tôi sẽ trở lại với Spock, nhưng đầu tiên tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của cảm xúc trong khoa học, và đặc biệt, một câu chuyện làm tôi nghĩ về nó trong vài năm gần đây. Tôi đang nghiên cứu về những diot phát quang hữu cơ, hay còn gọi là OLED. Bạn có thể biết nó như là một thế hệ mới của những màn hình. OLED đang được dùng càng nhiều hơn cho màn hình TV và điện thoại. Chúng làm màn hình sáng, màu sắc thật hơn và dẻo hơn. Chúng nhìn như thể này trong phòng nghiên cứu của đồng nghiệp tôi. Đây là điều mà tôi, như một nhà hóa học, nghĩ đến về chúng. Tôi đã yêu chúng từ khi tôi bắt đầu làm việc về chúng. Nên tôi không thích khi công ty tôi đang làm việc và người thuê tôi, tuyên bố họ muốn dừng nghiên cứu OLED. Lúc đó, bộ phận quản lí có lý do cho quyết định này, và thực ra thì công ty xử lý nó khá tốt. Không ai mất việc, và mọi người đều được thưởng cho phần làm việc của họ. Điều tôi muốn cho bạn xem hôm nay là điều xảy ra với đồng nghiệp của tôi và tôi trong thời điểm giữa thông báo này và ngày làm việc cuối của dự án chúng tôi. Hãy coi nó là một bài học nhỏ về cảm xúc trong khoa học. Vào 2015, đội nghiên cứu đã lên hơn 80 người, và cả sau thông báo rằng dự án chúng tôi sẽ bị kết thúc, chúng tôi không thể ngừng làm việc. Tốn vài tháng để tất cả hoạt động kết thúc êm đẹp và tìm công việc mới trong công ty cho tất cả mọi người. Đây là điều đã xảy ra. Dù ta biết ta đang làm một dự án sẽ phải kết thúc, trong những tháng đó năng suất của ta tăng đột ngột. Chúng tôi thực ra đang làm hai dự án OLED khác nhau. Đầu tiên là phát triển vật liệu cho những OLED màu xanh, đã bắt đầu từ năm 2001, và thứ hai là vật liệu cho OLED xanh, bắt đầu từ năm 2014. Và kết quả tôi cho bạn thấy ở đây liên quan đến dự án OLED xanh. Trong biểu đồ, bạn có thể thấy cách tuổi thọ, một thước đo quan trọng cho độ bền thiết bị của ta, phát triển theo thời gian. Năm 2015, nửa năm sau dự án, chúng tôi được nói phải thuyên giảm lại, dừng dự án càng sớm càng tốt và bắt đầu lại trong những công việc khác. Dù vậy, từ thời điểm này trở đi, kết quả của chúng tôi tiếp tục phát triển nhanh chóng. Làm sao điều đó xảy ra? Sau thông báo, nhanh chóng, đồng nghiệp bắt đầu rời đội, và rất nhanh, chúng tôi chỉ còn một nhóm nhỏ, chia sẻ thái độ "Tôi sẽ là người cuối cùng rời nhóm." Ý tôi là, dù số nhà khoa học tham gia dự án giảm đi, tâm huyết của những người còn lại tăng đáng kể. Và một tinh thần đồng đội mới và mạnh mẽ được hình thành. Chúng tôi đều có đam mê cho công việc, tất cả đều buồn vì nó sắp kết thúc, và chúng tôi đều muốn chứng minh ý tưởng có thể được biến thành hiện thực. Chúng tôi cảm thấy mình thuộc về một thứ to lớn hơn. Và hơn nữa, dự án chúng tôi càng ngày càng ít nằm trong sự tập trung của công ty, vì họ bắt đầu nghĩ về những dự án mới, tổ chức lại và như vậy. Điều này dẫn đến nhiều tự do hơn và khả năng tự quản lí mọi việc hơn. Tất nhiên, tự do hơn nghĩa là nhiều trách nhiệm hơn, và chúng tôi sẵn sàng nhận nó, vì chúng tôi tin vào công việc của mình. Chúng tôi cảm thấy được tiếp sức. Và ba trụ cột, tâm huyết, tình đồng đội, và động viên, kết hợp với nhau trong một vòng tròn tự bổ sung, và chúng tôi càng gần sự ngừng hoạt động, hiệu suất chúng tôi càng tốt. Nên chúng tôi đang làm việc rất tâm huyết trong một dự án sắp bị kết thúc vì chúng tôi cảm thấy mình thuộc về một thứ gì đó ý nghĩa. Tất nhiên, đôi khi cũng có thời gian khó khăn và nản chí, nhưng chúng tôi cũng thường ngồi trong phòng thí nghiệm, hay trong quán cafe, chia sẻ nỗi buồn về việc kết thúc dự án cũng như niềm vui trong công việc. Nên nhìn chung, chúng tôi có thời gian rất khắc nghiệt và thú vị. Tuổi thọ cho vật liệu chúng tôi cuối cùng cũng có được cùng một mức độ với những vật liệu đang được bày bán cho đèn OLED xanh lúc đó, và chúng tôi đạt được điều này chỉ trong một năm. Và những kết quả đó giúp ông chủ chúng tôi bán giấy sáng chế lấy tiền. Để tôi nói cho bạn câu chuyện tương tự với những nhân vật khác và hoạt động khác. Câu chuyện là một phần của Star Trek. Và xin lỗi với những người chưa xem phim này, nhưng tôi cần nói trước về nó. Sau khi Spock hi sinh mình để cứu tàu Enterprise cuối Star Trek II, phi trưởng Kirk và đội của anh quyết tâm "săn lùng" vũ trụ để tìm Spock, dù họ biết có rất ít cơ hội tìm được anh còn sống. Và đội chỉ huy tàu không cho họ hay một tàu nào làm vậy, nên họ tự làm nó rất hăng hái để đi ra và tìm Spock. Sau khi trải qua rất nhiều thử thách, họ cuối cùng cũng tìm thấy Spock, và anh gia nhập lại vào đội một cách rất vui vẻ và biết ơn. Anh có thể cảm thấy tâm huyết và sự gắn kết của đội anh với dự án của họ (đó là cứu anh) và gắn bó đội lại với nhau. Sau nhiều năm, qua nhiều tập, Spock dần nhận ra sự cộng hưởng của cả lý trí và cảm xúc rất quan trọng với việc đối mặt thử thách và khám phá thế giới mới, và không còn mâu thuẫn nữa. Nên cái chính ở đây cho cả câu chuyện OLED và Star Trek thực ra là dàn cảnh cho rất nhiều những câu chuyện nổi tiếng, trong và ngoài khoa học. Những nhân vật chính đều là phần của một đội tuyệt vời. Tất cả thành viên có sự cống hiến rất lớn với việc tiến đến mục tiêu. Họ cố nắm lấy tất cả tự do có thể, và trách nhiệm họ cần phải lấy. Lúc dự án OLED chúng tôi đang gần kết thúc, tôi nhận một mẩu lời khuyên rất nhiều lần. "Đừng để bụng. Bạn có thể làm việc khác mà." Nếu tôi đã làm theo nó, nó có thể đã cứu tôi khỏi nhiều ngày nản lòng và muốn khóc, nhưng cùng lúc, tôi cũng đã thất bại trong việc phát triển bản thân và tìm hạnh phúc. Điều tương tự cũng đúng cho đồng nghiệp và dự án chúng tôi, chúng tôi cũng đã đạt được ít hơn. Tất nhiên, khoa học nên được dựa vào lý trí và thực tế. Khi tôi nói ta nên dùng cảm xúc trong khoa học, tôi không nói ta nên dùng cảm xúc thay vì thực tế. Nhưng tôi nói ta không nên sợ dùng cảm xúc của mình để áp dụng và xúc tác khoa học và đổi mới thực tế. Cảm xúc và lý trí không chống lại nhau. Chúng bổ sung cho nhau, và hỗ trợ nhau. Cảm giác được cống hiến cho một thứ ý nghĩa, một thứ lớn hơn và được tiếp sức rất cần cho sáng tạo và đổi mới. Bất cứ điều gì bạn đang làm, hãy chắc là nó quan trọng, và gắn bó với nó càng nhiều càng tốt. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi yêu côn trùng -- nói luôn là không phải thích từ hồi bé đâu, mà mãi về sau này. Khi học đại học ngành động vật học ở trường Tel Aviv, và tôi tự nhiên "phải lòng" các loài côn trùng. Và rồi, trong ngành động vật học, tôi chọn phân ngành côn trùng học ngành khoa học nghiên cứu côn trùng. Và khi đó tôi tự hỏi mình có thể ứng dụng như thế nào, hoặc giúp ích gì cho ngành côn trùng học Rồi sau đó tôi chuyển sang ngành bảo vệ thực vật -- bảo vệ thực vật khỏi côn trùng, khỏi các loài sâu hại. Rồi trong ngành bảo vệ thực vật, tôi đi sâu vào chuyên ngành kiểm soát sâu bệnh bằng phương pháp sinh học mà chúng tôi định nghĩa là việc sử dụng các sinh vật để hạn chế số lượng các loài sâu hại trên cây trồng. Đây là cả một chuyên ngành thuộc ngành bảo vệ thực vật nhằm hạn chế các loại thuốc trừ sâu hóa học. Mà kiểm soát sâu hại bằng phương pháp sinh học cũng như các loài côn trùng có ích được đề cập ở đây đã tồn tại trên trái đất hàng nghìn năm từ rất xa xưa. Nhưng mới chỉ trong 120 năm trở lại đây con người mới bắt đầu hay mới biết khai thác và sử dụng hiện tượng kiểm soát sinh học hay nói đúng hơn, là hiện tượng kiểm soát tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình. Bởi vì những hiện tượng kiểm soát sinh học này, diễn ra ngay trong vườn sau nhà bạn. Chỉ cần một cái kính lúp như cái này. Một cái kính lúp có độ phóng đại 10 lần Vâng, nhân 10 lên. Nào, mở nó ra. và lật những cái lá lên, và bạn sẽ thấy cả một thế giới mới lạ của các loài côn trùng bé nhỏ, hay của những con nhện chỉ dài 1-1.5 mm, hay dài 2 mm, và bạn có thể phân biệt con nào có ích và con nào gây hại. Hiện tượng kiểm soát tự nhiên như thế này tồn tại ở mọi nơi. Tôi dám chắc, ngay ở trước tòa nhà này thôi, Cứ thử quan sát mấy cái cây mà xem. Nó ở khắp nơi, và chúng ta cần biết làm thế nào để lợi dụng nó. Nào, hãy cùng tôi xem qua vài ví dụ. Sâu hại là gì? Chúng gây tổn thương gì cho cây trồng? và thế nào là thiên địch, là nhân tố kiểm soát tự nhiên, hay các loài côn trùng có ích mà ta đang nói đến ở đây? Để tiện theo dõi, tôi sẽ trình bày về những loài côn trùng và nhện hoặc ta có thể gọi là những con bọ. Côn trùng -- những sinh vật có 6 chân và nhện hay bọ, thì có 8 chân. Hãy cùng quan sát hình này. Đây là một loài côn trùng phá hoại, con nhện đỏ, nó cũng giăng tơ giống như nhện thông thường. Con mẹ ở giữa ở hai bên có lẽ là hai con con, và một quả trứng ở bên phải. Và nó phá hoại thế này đây, Bên phải màn hình là lá cây dưa chuột (dưa leo) ở giữa là lá cây bông vải, và bên trái là lá cây cà chua, đúng nghĩa là chúng có thể chuyển màu từ xanh sang trắng vì những bộ phận đục, hút trên miệng của mấy con nhện đỏ. Nhưng tự nhiên đã cho chúng ta một loài bọ có ích. Đây là con nhện bắt mồi -- cũng chỉ nhỏ như con nhện đỏ mà thôi, dài không quá 1-2 mm, chúng chạy rất nhanh, đuổi theo và bắt những con nhện đỏ. Cô nàng này đang hành động đây ở bên trái bạn -- nó chọc vào phía trái khoang bụng của con nhện đỏ. Và sau 5 phút, bạn sẽ thấy một cái xác điển hình -- quắt lại và bị hút kiệt, xác của con nhện đỏ, và ngay cạnh nó là hai cá thể nhện bắt mồi đã no nê. con mẹ ở bên trái con non ở bên phải. Nhân tiện, một bữa ăn đủ cho chúng trong 24 giờ là khoảng năm con nhện đỏ loài sâu hại ấy, hoặc 15-20 quả trứng của nhện đỏ. Mà phải nói là lúc nào chúng cũng đói. (cười) Đây là một ví dụ khác: con rệp vừng. Nhân tiện, bây giờ đang là mùa xuân ở Israel, nhiệt độ đang tăng cao đột ngột. Bạn có thể thấy rệp vừng ở khắp nơi, trên cây dâm bụt, cây hoa ngũ sắc (thơm ổi), hay trên những tán lá tươi non của đám cỏ mùa xuân, và nhiều nữa. Mà ở rệp vừng chỉ có con cái thôi nhé, giống như các Nữ chiến binh Amazon. Con cái sinh ra những con cái, để sinh ra những con cái khác. Hoàn toàn không có con đực. Gọi là sinh sản đơn tính. Và có vẻ như chúng rất hạnh phúc với việc đó. Chúng gây hại như thế này. Rệp vừng tiết ra một chất dịch ngọt và dính gọi là "dịch ngọt" và dính đầy ở phần ngọn cây. Cái lá dưa chuột (dưa leo) này đã chuyển từ màu xanh sang đen vì bị mốc đen bao phủ. Và "đấng cứu rỗi" đã tới trong hình hài ong bắp cày kí sinh. Đây không phải là loài săn mồi. mà là một loài kí sinh, không phải loài kí sinh 2 chân nhé, mà tất nhiên là 6 chân. Con ong bắp cày kí sinh, cũng rất nhỏ bé và mảnh dẻ, chỉ dài khoảng 2mm, và là một phi công nhanh nhẹn và nhạy bén. Ong kí sinh khi hành động đây, giống như trong màn trình diễn xiếc nhào lộn. Nó đứng gập người đối diện nạn nhân của nó, về bên phải, cong bụng và đặt một quả trứng, đúng một quả, vào khoang bụng của con rệp vừng. Phải nói là con rệp cũng cố gắng để thoát ra. Nó giãy đạp, cắn xé và tiết các loại dịch, nhưng thực ra chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngoài việc một quả trứng của ong kí sinh được gửi vào khoang bụng của con rệp. Và sau vài ngày, tùy thuộc và nhiệt độ, quả trứng sẽ nở, và ấu trùng của ong kí sinh sẽ ăn thịt con rệp từ trong ra. Đó là tự nhiên. Hoàn toàn tự nhiên. Đây hoàn toàn không phải tiểu thuyết. Tôi nhắc lại là ở ngay vườn sau nhà bạn, ngay sau vườn. Nhưng đây chính là kết quả. Kết cục là đây: Những xác ướp -- X-A-C U-O-P đây là hình ảnh của một con rệp vừng đã chết. Hãy nhìn vào phía trong xem. Thực ra, đây chính là một con ong kí sinh đang lớn dần và sau vài phút, nó đã chui ra được nửa người. "Cuộc sinh nở" gần xong rồi. Bạn có thể thấy trong đoạn phim. Chỉ mất vài phút. Và nếu đây là một con cái, nó sẽ kết đôi với một con đực ngay lập tức, rồi nó bay đi, vì đời ngắn lắm, Con ong này chỉ sống được 3-4 ngày, và nó phải sinh được khoảng 400 trứng. Cũng có nghĩa là nó sẽ tìm 400 con rệp vừng để ấp trứng của nó vào trong khoang bụng. Và tất nhiên đây không phải là tất cả. Có cả một kho tàng các loài thiên địch khác và đây là ví dụ cuối cùng. Ta lại bắt đầu bằng loài sâu hại: con bọ trĩ (bù lạch) Phải nói thêm về những tên gọi kì quặc này -- Các bạn không cần bận tâm với tên Latin của những sinh vật này nhé, tôi chỉ dùng tên thông thường thôi. Đây là một loài côn trùng đẹp, mảnh mai. nhưng cực kì có hại. Hãy quan sát những quả ớt chuông này. Không phải ớt chuông cảnh mới lạ đâu, mà là những quả ớt không ăn được nữa, vì chúng đã bị nhiễm một loại virus do bọ trĩ trưởng thành lây truyền. Còn đây là loài thiên địch, bọ hải tặc tí hon, gọi là tí hon vì nó bé xíu, Ở đây là con trưởng thành, màu đen, và 2 con non. Và một lần nữa, chúng đang hành động. Con trưởng thành này đâm vào bụng con bọ trĩ, và hút kiệt nó chỉ trong vài phút, rồi lại tìm đến con mồi khác, tiếp tục như vậy khắp mọi nơi. Và nếu chúng ta rải những con nhện hải tặc có ích này, trên một vườn ớt chuông chẳng hạn, chúng sẽ bay đến những bông hoa. Hãy nhìn bông hoa này nó có đầy những con côn trùng bắt mồi có ích, sau khi đã tiêu diệt hết bọ trĩ. Đây là một trường hợp tích cực, không gây hại cho quả đang lớn, cũng không ảnh hưởng đến quá trình đậu quả. Mọi việc tốt đẹp theo đúng tiến trình. Nhưng một lần nữa, câu hỏi đặt ra là, ở đây bạn thấy chúng ở mức độ một kèm một -- một loài sâu hại và một loài thiên địch. Còn chúng tôi thì đang thực hiện những việc này. Ở miền đông bắc Israel, ở kibbutz Sde Eliyahu, có một nhà máy sản xuất hàng loạt các loài thiên địch. Nói cách khác, những gì chúng tôi đang làm ở đó, là khuyếch đại, chúng tôi khuyếch đại sự kiểm soát tự nhiên, hay hiện tượng kiểm soát sinh học. Và trên 35 nghìn mét vuông nhà kính tối tân, chúng tôi đang sản xuất hàng loạt những con nhện bắt mồi, những con bọ hải tắc tí hon, những con ong bắp cày kí sinh, vân vân. Nhiều bộ phận sản xuất khác nhau. Nhân tiện, phong cảnh ở đó rất đẹp. Một bên là dãy núi Jordani, còn bên kia là thung lũng Jordan, mùa đông thì ôn hòa mùa hè thì nóng đó là điều kiện lý tưởng để sản xuất các loài thiên địch. Nhân tiện xin nói là sản xuất hàng loạt, chứ không phải liệu pháp biến đổi gene nhé. Không hề có chuyện biến đổi gene, hay bất kì sinh vật biến đổi di truyền nào. Chúng tôi bắt chúng từ môi trường tự nhiên, và điều duy nhất chúng tôi làm là cho chúng điều kiện tối ưu, trong nhà kính hay phòng kiểm soát khí hậu, để chúng tăng trưởng, phát triển, và sinh sản. Và thành quả chính là đây, Nếu bạn nhìn dưới kính hiển vi. Ở góc trên bên trái một con nhện bắt mồi. còn đây là cả bầy nhện. Bạn thấy cái lọ này không? Trong này là 1 gram nhện bắt mồi. 1 gram, 80 nghìn cá thể, TÁM MƯƠI NGHÌN CON NHỆN thế là đủ để bảo vệ trên 4 nghìn mét vuông vườn dâu chống lại nhện đỏ cho cả một vụ mùa, cho gần một năm. Và từ nhà máy này, tin tôi đi nhé, chúng tôi sản xuất được hàng chục kilogram mỗi năm. Cho nên, tôi gọi cái này là sự khuếch đại của một hiện tượng. Mà chúng tôi không làm mất cân bằng sinh thái. mà thực ra là làm ngược lại. Bởi vì trên những luống đất này sự cân bằng đã bị phá vỡ vì thuốc trừ sâu hóa học, bây giờ chúng tôi đem đến những loài thiên địch cố gắng quay ngược bánh xe một chút và tạo thêm sự cân bằng sinh thái cho những mảnh ruộng bằng cách hạn chế thuốc trừ sâu. Đó là toàn bộ ý tưởng. Thế còn tác động trên thực tế thì sao? Bảng tóm tắt này cho thấy tác dụng của việc kiểm soát sinh học thành công bằng thiên địch. Ví dụ như ở Israel, chúng tôi dùng hơn một nghìn hecta -- hay mười nghìn dunam theo đơn vị của Israel -- để trồng ớt chuông được bảo vệ bằng kiểm soát sinh học 75% thuốc trừ sâu đã được giảm bớt. Còn với dâu Israel, thậm chí còn tốt hơn, 80% thuốc trừ sâu, đặc biệt là thuốc chống nhện đỏ ở cây dâu. Như vậy, tác động là rất lớn. Và câu hỏi còn lại là, nhất là nếu hỏi người nông dân: Tại sao lại sử dụng kiểm soát sinh học? Tại sao lại dùng thiên địch? Tôi báo trước là mỗi người sẽ trả lời mỗi kiểu đấy. Nhưng nếu ta đến đây chẳng hạn, Đông nam Israel, vùng Arava ngay phía trên thung lũng Great Rift. nền nông nghiệp ở đây thực sự là hàng đầu -- là viên ngọc của nền nông nghiệp Israel là viên ngọc của nền nông nghiệp Israel đặc biệt là trong điều kiện nhà kính hoặc nhà lưới -- trên đường đến Eliat, ngay giữa sa mạc. Nếu nhìn cận cảnh chắc chắn bạn sẽ thấy ông bà và cháu đang rải những loài thiên địch, thay vì phải mặc đồ bảo hộ và mặt nạ khí độc để phun thuốc trừ sâu. Như vậy, độ an toàn là lý do hàng đầu, để áp dụng kiểm soát sinh học. Thứ hai, nhiều nông dân đã thực sự sợ chết khiếp khi nhắc đến sự kháng thuốc, khi mà sâu hại trở nên đề kháng với thuốc trừ sâu, cũng giống bệnh dại ở con người đã kháng lại thuốc kháng sinh. Côn trùng cũng vậy, và chúng kháng rất nhanh. May sao, trong kiểm soát sinh học, hay ngay cả kiểm soát tự nhiên, sự đề kháng cực kì hiếm. Hầu như không có. Bởi vì đó là kết quả của sự tiến hóa; của tỉ lệ tự nhiên, khác sự kháng thuốc như với thuốc trừ sâu. Và lý do thứ ba là đòi hỏi của cộng đồng. Nếu cộng đồng dân cư càng đòi hỏi hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thì nông dân càng để tâm đến thực tế là nếu điều kiện cho phép, họ nên thay thế ngay thuốc trừ sâu bằng kiểm soát sinh học. Còn ở đây, một nông dân nữa, rất quan tâm đến côn trùng, sâu hại cũng như thiên địch, đeo kính lúp sẵn trên trán, và bước đi thong thả trong vườn của mình. Cuối cùng, tôi thực sự muốn vẽ ra một viễn cảnh, hay chính xác hơn là mơ ước của tôi. Bởi vì bạn thấy đấy, đây là thực tế. Hãy nhìn vào sự khác biệt này. Nếu tổng doanh thu của ngành công nghiệp kiểm soát sinh học, là 250 triệu USD. thì tổng doanh thu của ngành công nghiệp thuốc trừ sâu phục vụ các vụ mùa trên toàn thế giới, ước tính cao gấp 100 lần, 25 tỉ USD. Đó là khoảng cách khổng lồ cần được lấp đầy. Vậy chúng ta phải làm sao đây? Làm thế nào để lấp đầy, hoặc ít nhất là thu hẹp khoảng cách này, trong vòng vài năm? Trước tiên, cần phải tìm ra những giải pháp sinh học tốt hơn, thiết thực hơn và đáng tin cậy hơn, và thêm nhiều loài thiên địch nữa ta có thể sản xuất chúng hàng loạt, hay tốt hơn là bảo tồn chúng ngay trên đồng ruộng. Thứ hai, cần phải vận động những đòi hỏi mạnh mẽ và chặt chẽ hơn nữa từ cộng đồng để giảm thiểu thuốc trừ sâu hóa học trong sản phẩm nông nghiệp tươi sống. Thứ ba, cần phải lưu ý người nông dân về tiềm năng của ngành công nghiệp này. Và thực sự, khoảng cách này đang thu hẹp dần và hẹp dần từng bước một. Có lẽ đây là slide cuối cùng: Tất cả chúng ta đang nói, hoặc hát rằng: "Hãy cho thiên nhiên một cơ hội" Vậy thì tôi xin thay mặt tất cả những người kiến nghị và những người đang thực thi kiểm soát sinh học, tại Israel và các nước khác, tha thiết kêu gọi các bạn "HÃY CHO THIÊN NHIÊN MỘT CƠ HỘI" Xin cám ơn. (vỗ tay) (Âm nhạc của Anna Oxygen) (Nhạc: "Shells" [Vỏ bọc] của Mirah) ♪ Bạn đã học cách làm sao để trở thành một người thợ lặn ♪ ♪ Mang mặt nạ vào và nghĩ rằng ♪ ♪ Thu lượm một bữa tiệc tối gồm các vỏ bọc cho mình ♪ ♪ Mang bình dưỡng khí xuống để bạn có thể thở được ♪ ♪ Bên dưới ♪ ♪ Mọi chuyển động chậm rãi ♪ ♪ Bạn là một hòn đảo ♪ ♪ Tất cả các bí mật cho đến khi đó ♪ ♪ Mở ra một cách đầy tò mò, tôi đã cất giữ chúng ♪ ♪ Cho đến khi chúng còn tĩnh lặng ♪ ♪ Cho đến khi chúng còn tĩnh lặng ♪ ♪ Cho đến khi chúng còn tĩnh lặng ♪ (Âm nhạc) (Âm nhạc của Caroline Lufkin) (Âm nhạc của Anna Oxygen) ♪ Ơi thời gian để mơ, ta sẽ tìm thấy mi ♪ ♪ Mi râm mát, mi mới mẻ ♪ ♪ Ta không thật tài giỏi vào các buổi sáng ♪ ♪ Ta có thể nhìn thấy quá rõ ràng ♪ ♪ Ta thích ban đêm hơn ♪ ♪ Tối đen và mờ nhạt ♪ ♪ Đêm buông dần ♪ ♪ Thấp thoáng ánh sáng ♪ ♪ Đêm mời gọi ♪ ♪ Thấp thoáng ánh sáng ♪ ♪ Trong kỳ kinh nguyệt, ta sẽ từ bỏ cuộc sống của mình ♪ ♪ Và nơi những giấc mơ sâu ♪ ♪ Mi sẽ tìm thấy ta ♪ (Vỗ tay) [Trích từ "Myth and Infrastructure" - "Huyền thoại và nền tảng"] Bruno Giussani: Quay lại đây nào, Miwa Matreyek! (Vỗ tay) Mối lo về tự động hóa đã lan rộng trong thời gian gần đây, nỗi lo sợ rằng trong tương lai, nhiều việc làm sẽ được thực hiện bởi máy móc thay cho con người, những tiến bộ đáng chú ý đang diễn ra trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nghiên cứu người máy. Điều rõ ràng ở đây là sẽ có sự thay đổi đáng kể. Điều chưa rõ ở đây là thay đổi đó sẽ trông như thế nào. Theo nghiên cứu của tôi thì tương lai sẽ vừa khó khăn lại vừa thú vị. Mối đe dọa về nạn thất nghiệp gây ra bởi công nghệ là có thật, nhưng nó là một vấn đề tốt mà ta cần có. Và để giải thích bằng cách nào tôi đi đến kết luận đó, Tôi muốn đương đầu với 3 quan niệm sai lầm mà tôi nghĩ hiện đang che khuất tầm nhìn của chúng ta về tương lai của tự động hóa. Một hình ảnh mà ta thấy trên các màn hình tivi, trong sách, phim, bản tin hàng ngày là một đội quân robot bất ngờ tràn vào nơi làm việc với một mục tiêu trong đầu: thay thế con người làm công việc của họ. Tôi gọi đây là lầm tưởng Kẻ hủy diệt. Vâng, máy móc thay thế con người làm những việc nhất định, nhưng chúng không chỉ thay thế loài người. Chúng còn bổ sung cho họ ở các việc khác, làm cho công việc đó trở nên quan trọng và có giá trị hơn. Đôi khi chúng trực tiếp hỗ trợ cho con người, giúp họ làm việc có năng suất hay hiệu quả hơn trong những việc cụ thể. Một tài xế taxi có thể dùng hệ thống định vị vệ tinh trên những con đường lạ. Một kiến trúc sư có thể sử dụng phần mềm thiết kế được máy tính hỗ trợ để thiết kế những tòa nhà to lớn hơn, phức tạp hơn. Nhưng sự phát triển kỹ thuật không chỉ trực tiếp bổ sung cho con người. Nó cũng bổ trợ họ một cách gián tiếp, và nó làm điều này theo hai cách. Đầu tiên là nếu ta xem nền kinh tế như một cái bánh, thì tiến bộ kỹ thuật làm cái bánh to hơn. Khi năng suất tăng, thu nhập và nhu cầu cũng nhiều hơn. Ví dụ như chiếc bánh của nước Anh, có kích thước gấp hàng trăm lần so với 300 năm trước. Và vì thế những ai đã rời khỏi các công việc ở chiếc bánh cũ có thể tìm các công việc thay thế trong chiếc bánh mới. Nhưng tiến bộ kỹ thuật không chỉ làm chiếc bánh to hơn. Nó cũng thay đổi các thành phần trong chiếc bánh. Theo thời gian, con người sử dụng thu nhập theo những cách khác nhau, thay đổi cách mà họ chi tiêu qua các mặt hàng hiện hữu, và cũng phát triển thị hiếu cho các mặt hàng hoàn toàn mới nữa. Các ngành mới được tạo ra, các nhiệm vụ mới phải được thực hiện có nghĩa là các vai trò mới cũng phải được đáp ứng. Trở lại chiếc bánh nước Anh: 300 năm trước, hầu hết người ta làm ở nông trại, 150 năm trước, thì trong các nhà máy, và ngày nay, hầu hết người ta làm việc trong văn phòng. Một lần nữa, những người bị thay thế khỏi các công việc ở chiếc bánh cũ thay vào đó có thể lao vào công việc ở mẩu bánh mới. Các nhà kinh tế học gọi những hiệu ứng này là nguyên tắc bổ sung, nhưng thực sự đó chỉ là một mỹ từ để diễn tả theo một cách khác những gì tiến bộ kỹ thuật giúp loài người. Giải quyết sự lầm tưởng Kẻ hủy diệt này cho chúng ta thấy rằng có hai sức mạnh hiện hữu: một là, việc thay thế bằng máy móc gây thiệt hại cho người lao động, nhưng các nguyên tắc bổ sung lại có tác động ngược lại. Giờ là lầm tưởng thứ hai, điều mà tôi gọi là lầm tưởng về sự thông minh. Điểm chung của việc lái một chiếc xe hơi, thực hiện một chẩn đoán y học, và xác định một con chim khi nhìn thoáng qua là gì? Đây là tất cả các công việc mà cho đến rất gần đây, các nhà kinh tế học hàng đầu đã nghĩ là chưa sẵn sàng để tự động hóa. Nhưng đến hôm nay, tất cả những việc này có thể tự động hóa. Bạn biết đấy, các nhà sản xuất xe hơi lớn đều có dự án xe không người lái. Có vô số hệ thống ngoài kia có thể chẩn đoán các vấn đề y tế. Và còn có cả ứng dụng có thể xác định một con chim trong một cái liếc mắt. Đây không đơn giản là một trường hợp thiếu may mắn của các nhà kinh tế học. Họ đã sai, và lý do tại sao họ đã sai là rất quan trọng. Họ bị rơi vào lầm tưởng về sự thông minh, niềm tin rằng các máy móc phải bắt chước cách mà con người suy nghĩ và lý luận để làm tốt hơn họ. Khi những nhà kinh tế học này đang cố tìm ra những việc mà máy móc không thể làm, họ nghĩ cách duy nhất để tự động hóa nhiệm vụ là ngồi cùng với một con người, để họ giải thích cho bạn cách họ thực hiện một nhiệm vụ, thử nắm bắt và ánh xạ cách giải thích đó vào một tập hợp các chỉ dẫn để một máy tính làm theo. Quan điểm này cũng đã được phổ biến trong trí tuệ nhân tạo tại một thời điểm. Tôi biết điều này nhờ Richard Susskind, bố tôi và cũng là đồng tác giả của tôi, đã viết luận án tiến sĩ vào những năm 1980 về trí thông minh nhân tạo và luật tại Đại học Oxford, và ông ấy thuộc nhóm tiên phong. Và cùng với một vị giáo sư là Phillp Capper và một nhà xuất bản về luật Butterworths, họ đã chế tạo ra hệ thống trí thông minh nhân tạo mang tính thương mại đầu tiên trên thế giới về luật pháp. Đây là thiết kế giao diện màn hình chính. Ông cam đoan đây là thiết kế màn hình tuyệt nhất thời đó. (Cười) Tôi chưa bị thuyết phục hoàn toàn. Ông đã phát hành nó dưới dạng hai đĩa mềm, vào cái thời mà đĩa mềm thực sự mềm, và cách ông ấy tiếp cận giống như các nhà kinh tế: ngồi cùng với một luật sư, để cô ấy giải thích cho bạn cách cô ấy giải quyết vấn đề pháp lý, rồi thử nắm bắt lời giải thích đó vào một bộ quy tắc cho một cái máy làm theo. Trong kinh tế học, nếu con người có thể tự giải thích theo cách này, các nhiệm vụ được gọi là các trình tự, và chúng có thể tự động hóa. Nhưng nếu con người không thể tự giải thích, các nhiệm vụ được gọi là phi trình tự, và chúng được cho là không thể tiếp cận. Ngày nay, sự phân biệt trình tự - phi trình tự này rất phổ biến. Hãy nghĩ mọi người thường nói với bạn máy móc chỉ có thể thực hiện các tác vụ có thể dự đoán hoặc lặp lại, dựa trên quy tắc hoặc được xác định rõ. Tất cả chúng chỉ là những từ khác nhau chỉ thủ tục trình tự. Và trở lại với ba tình huống tôi đã đề cập từ lúc đầu. Đây đều là các ví dụ kinh điển của các tác vụ phi trình tự. Hỏi một bác sĩ, ví dụ, cách cô ấy đưa ra một chẩn đoán y tế, và cô ấy có thể sẽ đưa cho bạn một vài kinh nghiệm, mà sau cùng cô ấy phải nghĩ lại. Cô ấy sẽ nói nó đòi hỏi những thứ như sự sáng tạo, óc phán đoán và trực giác. Và những điều này rất khó để nói rõ, và do đó, các nhiệm vụ này được cho là sẽ rất khó để tự động hóa. Nếu con người không thể tự giải thích, thì bằng cách nào chúng ta có thể bắt đầu viết ra bộ chỉ dẫn, cho máy móc làm theo? Ba mươi năm về trước, quan điểm này là đúng, nhưng ngày nay quan điểm này đang lung lay, và trong tương lai, nó đơn giản là sai lầm. Những tiến bộ trong năng lực xử lý, trong khả năng lưu trữ dữ liệu và trong thiết kế thuật toán nghĩa là sự khác biệt giữa có trình tự - phi trình tự không còn ý nghĩa nhiều. Để thấy được điều này, hãy trở lại với trường hợp chẩn đoán y tế. Đầu năm nay, nhóm các nhà nghiên cứu ở Stanford tuyên bố họ đã phát triển hệ thống có thể cho bạn biết vết tàn nhang có phải là ung thư hay không chính xác như các bác sĩ da liễu hàng đầu. Nó hoạt động như thế nào? Nó không cố gắng để sao chép óc phán đoán hoặc trực giác của một bác sĩ. Nó không có bất kỳ nhận thức hay hiểu biết gì về y học cả. Thay vào đó, nó đang chạy một thuật toán nhận dạng mẫu trên 129.450 trường hợp trong quá khứ, tìm kiếm sự tương đồng giữa các trường hợp và thương tổn cụ thể trong câu hỏi. Nó thực hiện những nhiệm vụ này không theo cách của con người, mà dựa trên phân tích các trường hợp có thể xảy ra nhiều hơn bất kỳ bác sĩ nào có thể xem hết trong đời. Nó không quan trọng là con người đó, bác sĩ đó, không thể giải thích cô ấy làm như thế nào. Bây giờ, có nhiều người sống với thực tế rằng máy móc không tạo dựng theo bản chất con người. Lấy IBM's Watson làm ví dụ, siêu máy tính đã tham gia chương trình đố vui của Mỹ "Jeopardy!" trong năm 2011, và nó đã đánh bại hai nhà vô địch tại "Jeopardy!" Một ngày sau chiến thắng của nó, Tờ nhật báo phố Wall xuất bản tác phẩm của nhà triết học John Searle với tiêu đề "Watson không biết rằng nó đã chiến thắng tại 'Jeopardy!'" Phải, nó rất tài giỏi, và đó là sự thật. Bạn biết đấy, Watson không bật khóc vì phấn khích. Nó đã không gọi bố mẹ của nó để nói nó đã làm tốt như thế nào. Nó cũng không đi đến quán rượu để uống. Hệ thống này đã không cố gắng bắt chước cái cách mà các đối thủ tham gia đã chơi, nhưng không thành vấn đề. Nó vẫn vượt trội so với họ. Hoá giải lầm tưởng về thông minh cho thấy sự hạn chế trong hiểu biết của chúng ta về trí tuệ con người, về cách mà chúng ta tư duy và suy luận, ít bị ràng buộc hơn về sự tự động hoá so với trong quá khứ. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy, khi máy móc thực hiện các nhiệm vụ một cách khác biệt so với con người, không có lý do gì để nghĩ rằng những điều mà con người hiện tại có thể làm được đại diện cho bất cứ đỉnh cao nào mà các máy móc có khả năng thực hiện trong tương lai. Giờ là lầm tưởng thứ ba, cái mà tôi gọi là lầm tưởng về tính ưu việt. Mọi người thường nói rằng những người quên đi khía cạnh hữu ích của tiến bộ công nghệ, những sự bổ trợ từ trước đây, đang phạm vào cái gọi là sai lầm về nguồn nhân lực. Giờ thì, vấn đề là sai lầm về nguồn nhân lực bản thân nó là sự sai lầm, và tôi gọi nó là sai lầm của sai lầm về nguồn nhân lực, hay ngắn gọn là LOLFF. Hãy để tôi giải thích. Sai lầm về nguồn nhân lực là khái niệm cũ. Nhà kinh tế học người Anh David Schloss đã đặt ra khái niệm này vào năm 1892. Ông ngạc nhiên khi đi qua thấy một công nhân bến tàu bắt đầu dùng máy móc tạo ra vòng đệm, loại đĩa kim loại nhỏ giúp giữ chặt đầu đinh ốc. Rồi người công nhân bến tàu này cảm thấy tội lỗi vì làm việc năng suất hơn. Giờ, hầu hết, ta lại mong điều ngược lại là con người mặc cảm vì làm việc không hiệu quả bạn biết đấy, như lướt Facebook hay Twitter ở chỗ làm quá nhiều. Nhưng người này lại thấy mặc cảm khi làm việc hiệu quả khi được hỏi, anh nói "Tôi biết tôi đang làm sai. Tôi sẽ khiến người khác mất việc." Trong tâm trí mình, anh nghĩ có một khối lượng việc cố định để chia cho anh và đồng nghiệp, vì thế nếu dùng cỗ máy này để làm nhiều hơn thì sẽ không còn việc cho đồng nghiệp nữa. Và Schloss thấy được sai lầm. Khối lượng công việc không hề cố định. Khi công nhân này dùng máy móc và trở nên năng suất hơn, giá vòng đệm sẽ giảm, nhu cầu cho vòng đệm sẽ tăng, cần sản xuất nhiều vòng đệm hơn, và có nhiều việc hơn cho đồng nghiệp của anh Khối lượng công việc sẽ nhiều hơn. Schloss gọi đây là "sai lầm về nguồn nhân lực." Và hôm nay bạn nghe người ta nói về sai lầm về nguồn nhân lực để nghĩ tới tương lai của mọi loại công việc. Không có một khối lượng công việc cố định được chia đều giữa con người và máy móc. Đúng vậy, máy móc thay thế con người khiến khối lượng công việc ban đầu nhỏ lại nhưng chúng cũng bổ trợ cho con người, nên khối lượng việc lớn hơn và thay đổi. Thế nhưng LOLFF. Sai lầm chính là đây: Tư duy cho rằng tiến bộ công nghệ khiến việc được hoàn tất nhiều hơn là đúng Giờ đây nhiệm vụ trở nên giá trị hơn. Nhiệm vụ mới cần được làm. Nhưng tư duy rằng con người sẽ là tốt nhất để thực hiện những nhiệm vụ đó là sai. Và đây là lầm tưởng về sự ưu việt. Đúng vậy, khối lượng công việc có thể trở nên lớn hơn, nhưng máy móc cũng trở nên năng lực hơn, Nhiều khả năng chúng sẽ tự lấy thêm phần công việc khác. Tiến bộ công nghệ, thay vì bổ trợ con người, thay vào đó sẽ bổ trợ cho máy móc. Để hiểu điều này, quay lại việc lái một chiếc xe. Ngày nay, hệ thống định vị vệ tinh bổ trợ con người một cách trực tiếp. Chúng làm cho một số người thành tài xế tốt hơn. Nhưng trong tương lai, phần mềm sẽ thay thế con người ở ghế lái, và những hệ thống định vị vệ tinh, thay vì bổ trợ con người, sẽ đơn giản làm cho xe tự lái hiệu quả hơn, giúp máy móc hiệu quả hơn. Hoặc xét đến những bổ trợ gián tiếp mà tôi đã từng đề cập. Miếng bánh kinh tế trở nên lớn hơn, khi máy móc trở nên có năng lực hơn, Có khả năng những nhu cầu mới ở những loại hàng hoá mà máy móc, sản xuất tốt hơn con người. Miếng bánh kinh tế sẽ thay đổi, khi máy móc trở nên có năng lực hơn, chúng sẽ có khả năng làm nhiệm vụ mới hơn những gì chúng phải bị bắt phải làm. Nói ngắn gọn, nhu cầu cho những công việc không cần sức lao động con người. Con người chỉ cần đứng đó để hưởng lợi, nếu họ nắm được ưu thế trong tất cả những công việc được bổ trợ này, nhưng máy móc cũng trở nên năng lực hơn, do đó điều này ít khả năng xảy ra hơn. Vậy ba sự lầm tưởng này nói lên điều gì? Giải quyết sự lầm tưởng Kẻ huỷ diệt cho ta thấy tương lai của công việc phụ thuộc vào cân bằng giữa hai sức mạnh: một là sự thay thế của máy móc ảnh hưởng đến người lao động nhưng cũng có những sự bổ trợ ngược lại. Cho đến hiện nay, sự cân bằng này đã nghiêng về phía con người. Nhưng giải quyết lầm tưởng về sự thông minh cho ta thấy sức mạnh đầu tiên, là máy móc đang mạnh dần. Đương nhiên máy móc không thể làm mọi thứ chúng có thể làm nhiều hơn lấn sâu vào những lĩnh vực công việc được thực hiện bởi con người. Còn gì hơn nữa, không có lý gì để nghĩ rằng những gì con người đang có khả năng làm đại diện cho bất kỳ một loại đích đến, mà máy móc chuẩn bị vẽ một đường vạch ngăn lại một khi chúng có khả năng như chúng ta Ngay bây giờ, không có vấn đề gì miễn là những sự bổ trợ hữu ích đó đủ chắc chắn, nhưng giải quyết lầm tưởng về sự ưu việt cho chúng ta thấy sự tiến bộ của việc giành lấy công việc không chỉ tăng thêm sức mạnh của việc thay thế bằng máy móc mà còn làm yếu đi những sự bổ trợ hữu ích. Đem ba sự lầm tưởng này lại với nhau và tôi nghĩ chúng ta có thể hiểu được một tương lai khó khăn. Máy móc tiếp tục trở nên có năng lực hơn, lấn sâu hơn vào công việc được thực hiện bởi con người, tăng sức mạnh cho việc thay thế con người bằng máy móc, và làm suy yếu đi phần mà nó bổ trợ. Và tại vài điểm, sự cân bằng đó lại nghiêng về phía máy móc hơn là con người. Đây là con đường mà ta đang đi. Tôi nói "con đường" chậm rãi, vì tôi không nghĩ là ta đã ở đó, nhưng khó để tránh một kết cục rằng đó là phía mà ta đang hướng đến. Đó là phần khó khăn. Để tôi giải thích thực tế vì sao đây là một vấn đề tốt cần có. Trong phần lớn lịch sử con người, có một vấn đề kinh tế nổi cộm: làm thế nào để tạo ra miếng bánh kinh tế đủ lớn cho tất cả mọi người. Quay lại thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, nếu bạn lấy miếng bánh kinh tế toàn cầu và chia đều cho tất cả mọi người trên thế giới, mỗi người sẽ nhận được vài trăm đô la. Hầu hết mọi người đều sống trên hoặc quanh mức nghèo. Và nếu bạn đi tới một nghìn năm sau, điều tương tự y như vậy. Nhưng trong vài trăm năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế đã cất cánh. Những miếng bánh kinh tế đó đã bùng nổ về kích cỡ. Tổng sản phẩm đầu người toàn cầu, giá trị từng mẩu bánh riêng lẻ ngày nay, cũng sấp sỉ 10.150 đô la. Nếu tốc độ phát triển kinh tế tiếp tục giữ ở mức 2% thì con cái chúng ta sẽ giàu gấp đôi chúng ta. Nếu nó tiếp tục tăng ở mức hơn 1% thì, cháu chúng ta sẽ giàu gấp đôi chúng ta. Nhìn chung, chúng ta đã giải được vấn đề kinh tế truyền thống đó. Bây giờ, vấn đề thất nghiệp do công nghệ, nếu nó xảy ra, sẽ là một hội chứng của thành công theo cách kì lạ nhất, sẽ giải quyết được vấn đề -- làm cho miếng bánh to hơn -- theo cách thay thế nó bằng miếng khác thì làm thế nào đảm bảo rằng ai cũng được một phần. Theo một nhà kinh tế học từng nói, giải quyết vấn đề này không đơn giản. Ngày nay, với đa số mọi người, công việc như một chỗ ngồi trong bàn ăn kinh tế, trong thế giới ít hoặc thậm chí không có việc làm không rõ là họ sẽ có miếng bánh thế nào. Ví dụ như có nhiều cuộc thảo luận, về những dạng khác nhau của thu nhập cơ bản chung như cách tiếp cận khả dĩ, và có những thử nghiệm đang xảy ra ở nước Mỹ, Phần Lan và Kenya. Và đây là thử thách chung ngay trước mắt chúng ta, để tìm ra cách mà sự phồn vinh vật chất được sinh ra bởi hệ thống kinh tế có thể được tận hưởng bởi mọi người trong một thế giới mà những cơ chế truyền thống của việc chia miếng bánh, việc mà chúng ta làm, tàn lụi và có lẽ là biến mất. Giải quyết vấn đề này buộc chúng ta phải suy nghĩ theo rất nhiều cách khác nhau. Sẽ có rất nhiều sự phản đối về việc điều gì nên làm, nhưng điều quan trọng cần nhớ là đây là một vấn đề tốt hơn nhiều so với nỗi ám ảnh của tổ tiên chúng ta trong hàng thế kỷ: làm cách nào để cái bánh đủ lớn ngay từ đầu. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay) Tôi yêu thích các trò chơi điện tử. Tôi khá là ngưỡng mộ chúng. Tôi ngưỡng mộ quyền năng của chúng về trí tưởng tượng, công nghệ, các khái niệm. Nhưng tôi nghĩ trên hết tôi ngưỡng mộ khả năng thúc đẩy, khuất phục chúng ta, đâm xuyên chúng ta mà những trò chơi đó có được, mà không hề thứ gì chúng ta đã từng sáng chế đã từng làm được. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể học hỏi được những thứ tuyệt vời bằng cách nhìn nhận xem chúng ta làm điều này bằng cách nào. Và cụ thể hơn, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể học hỏi về cách chúng ta học hỏi. Ngành công nghiệp các trò chơi điện tử là ngành phát triển nhanh nhất trong mọi ngành truyền thông. Từ 10 tỷ trong năm 1990, bây giờ ngành đã có giá trị đến 50 tỷ đô-la ở trên toàn cầu và không có dấu hiệu giảm tốc. Trong bốn năm tới, ngành này được ước lượng là sẽ có giá trị đến 80 tỷ đô-la. Gấp ba lần ngành công nghiệp âm nhạc. Điều này khá là gây sửng sốt nhưng tôi không nghĩ đó là những con số đáng chú ý nhất. Điều thật sự làm tôi kinh ngạc là ngày nay con người chi tiêu khoảng tám tỷ đô-la mỗi năm vào việc mua những đồ vật ảo mà chỉ tồn tại trong các thế giới game. Đây là một bức chụp trong một trò chơi tên là Entropia Universe. Đầu năm nay, một mảng thiên thạch trong nó đã được bán với giá 330 000 đô-la thật. Và đây là một con tàu loại Titan trong một trò chơi không gian tên là EVE Online. Và món vật ảo này phải cần đến 200 người thật làm việc trong 56 ngày để xây dựng cộng với hàng nghìn giờ nỗ lực hoàn thiện nhiều thứ khác trước đó. Tuy thế, vẫn có rất nhiều chiếc tàu như thế này được xây dựng. Và ở đầu kia của bảng xếp hạng, trò Farmville mà các bạn đã có thể được nghe đến có đến 70 triệu người chơi trên thế giới và hầu hết những người chơi này đều chơi mỗi ngày. Điều này có thể nghe có vẻ khá là đáng báo động đối với một số người, là dấu hiệu của một điều gì đó đáng lo lắng hoặc sai trong xã hội. Nhưng chúng ta ở đây là vì những tin tốt lành và tin tốt là rằng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể khám phá tại sao chính sự nỗi lực này của con người, chính sự tạo dựng giá trị mạnh mẽ này, tại sao chúng lại diễn ra. Và bằng cách trả lời câu hỏi đó, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể giành được một thứ gì đó cực kỳ giá trị. Và tôi nghĩ rằng cách hay nhất để nghĩ về cách mà những điều này đang diễn ra là dưới hình thức các phần thưởng. Và cụ thể là dưới hình thức các phần thưởng tinh thần mạnh mẽ mà việc chơi các trò chơi đem lại cho con người cho cả bản thân và tập thể. Nếu chúng ta nhìn vào những gì đang diễn ra trong đầu của một người khi người đó đang chú tâm (làm gì đó), sẽ có hai quá trình đang diễn ra. Một bên, tao có sự mong muốn. Thứ này gần giống như là sự khát vọng và sự thúc đẩy -- Ta sẽ làm điều đó. Ta sẽ làm việc một cách cật lực. Mặt khác, ta có sự thích thú, sự vui nhộn và tình cảm và sự hân hoan -- và một con thú bay khổng lồ với một con orc ở trên lưng. Đó thật sự là một hình ảnh tuyệt vời. Khá là ngầu. Nó là từ trò World of Warcraft mà có đến hơn 10 triệu người chơi trên toàn thế giới, tôi và vợ tôi thuộc 10 triệu người chơi đó. Và trong một thế giới như thế này, con thú bay khổng lồ này mà bạn có thể cưỡi cho thấy tại sao các trò chơi lại rất tốt trong việc gây sự mong muốn và thích thú. Bởi vì nó rất hùng cường. Nó rất tuyệt vời. Nó đem lại cho các bạn sức mạnh. Tham vọng của các bạn được thõa mãn, nó rất đẹp. Bay lòng vòng thôi cũng sảng khoái rồi. Và vì thế những điều này hợp lại để tạo nên một sự kết nối tinh thần mạnh mẽ. Nhưng điều này vẫn chưa hẳn là thứ hấp dẫn. Thứ hấp dẫn về thế giới ảo chính là những gì các bạn có thể đo đạc được với nó. Bởi vì các bạn có thể đo đạc được mọi thứ trong thế giới ảo. Bất kỳ thứ gì mà bất kỳ ai đã từng chơi một trò nào đó đều có thể đo đếm được. Các trò lớn nhất thế giới ngày nay đo hơn một tỷ điểm đơn vị dữ liệu về những người chơi của họ, về những mọi người đang làm -- vượt xa tất cả những chi tiết các bạn có thể có được từ bất kỳ trang web nào. Và điều này cho phép một thứ rất đặc biệt diễn ra trong các trò chơi. Đó là một thứ được gọi là lịch trình phát thưởng. Và bởi điều này, ý tôi là nhìn vào hàng triệu thứ mà người ta đã làm và điều chỉnh một cách cẩn thận các thông số, tính chất, loại, cường độ của các phần thưởng trong trò chơi để giữ cho người chơi bị lôi cuốn qua nhiều giờ chơi bỏ ra nhiều công sức. Để tôi thử và giải thích điều này một cách thực tế, tôi muốn nói về một nhiệm vụ mà các bạn thường phải làm trong nhiều trò chơi. Hãy đi và đem về một lượng nhất định một món đồ gì đó. Giả dụ, nhiệm vụ của tôi là đem về 15 cái bánh và tôi có thể đem về 15 cái bánh bằng cách giết mấy con quỷ nhỏ dễ thương. Một nhiệm vụ đơn giản. Bây giờ các bạn có thể nghĩ về điều này như thế này - một vấn đề về các hộp đồ. Tôi phải liên tục mở những cái hộp này. Tôi không biết ở trong chúng có những gì cho đến khi tôi mở chúng ra. Và tôi đi lòng vòng mở những chiếc hộp này cho đến khi tôi kiếm được 15 cái bánh. Lấy thử trò Warcraft, các bạn có thể nghĩ về nó như là một trò mở hộp hấp dẫn. Trò này thật ra cũng chỉ cố làm cho mọi người tự mở ra hàng triệu hộp đồ để lấy về nhiều đồ tốt hơn nữa. Nghe có vẻ cực kỳ nhàm chán nhưng các trò chơi đã có thể làm cho quá trình này trở nên cực kỳ hấp dẫn. Và cách mà họ làm điều này là thông qua một tổ hợp các xác suất và dữ liệu thống kê. Chúng ta hãy nghĩ thử về xác suất. Nếu chúng ta muốn lôi cuốn một ai đó vào quá trình mở hộp để cố gắng tìm mấy cái bánh. Thì chúng ta muốn làm chó nó không dễ quá mà cũng không khó quá trong việc tìm một cái bánh. Vậy phải làm gì đây? Ta phải nhìn vào một triệu người chơi -- không, 100 triệu người, 100 triệu người mở hộp -- và các bạn tính, nếu các bạn cho xác suất tìm thấy bánh khoảng 25 phần trăm -- thì nó cũng không khó quá mà cũng không dễ quá; nó lôi cuốn được người chơi -- nhưng tất nhiên, đó không phải là tất cả những gì các bạn làm -- ta có 15 cái bánh. Bây giờ, tôi có thể tạo ra một trò tên là Piecraft mà ở đó tất cả những gì bạn phải làm là kiếm một triệu cái bánh hoặc một nghìn cái bánh. Thế thì sẽ rất là chán. 15 là một con số khá tối ưu. Các bạn tìm -- giữa 5 và 20 cái bánh là một con số khá đúng để giữ cho mọi người được lôi cuốn. Nhưng chúng ta sẽ không chỉ có mỗi bánh trong mấy cái hộp. Ở đây xác suất là 100%. Và mỗi lần một cái hộp được mở ra, chúng ta đảm bảo rằng có một thứ gì đó trong đó, một phần thưởng nho nhỏ mà sẽ khiến cho người chơi được lôi cuốn và tiếp tục chơi. Trong hầu hết các trò chơi phiêu lưu, luôn có một chút tiền ảo, một chút kinh nghiệm nhưng cũng phải chúng ta chỉ có những thứ đó. Chúng ta sẽ cho thêm hàng loạt những món đồ khác với số lượng và mức độ hấp dẫn khác nhau. Sẽ có 10% xác suất các bạn sẽ tìm thấy được một món đồ khá tốt. Sẽ có 0.1% xác suất các bạn sẽ tìm thấy được một món đồ cực tốt. Và mỗi phần thưởng này sẽ được điều chỉnh một cách cẩn thận với từng món đồ. Và thế ta sẽ nói: "Sẽ có bao nhiêu con quái vật? Tôi có nên tạo nên một thế giới gồm một tỷ con quái vật không?" Không, ta chỉ muốn một hoặc hai con quái vật trên màn hình vào bất kỳ lúc nào. Vì thế ta sẽ được lôi cuốn đi. Không quá dễ mà cũng không quá khó. Toàn bộ những điều này, chúng rất có hiệu lực. Nhưng chúng ta đang ở trong thế giới ảo, những cái hộp này không có thật. Thế nên chúng tao có thể làm rất nhiều thứ tuyệt vời. Ta nhận thấy rằng, khi nhìn vào những người chơi mở hộp, rằng khi người chơi kiếm được hoảng 13 trên 15 cái bánh, nhận thức của họ bắt đầu thay đổi, họ bắt đầu cảm thấy chán, bực mình. Họ trở nên ngờ vực đối với các xác suất. Họ nói rằng trò chơi không công bằng. Nó không cho tôi hai cái bánh cuối. Tôi sẽ đầu hàng. Nếu những cái hộp đó là thật thì chúng ta không làm gì được nhiều, nhưng ở trong trò chơi chúng ta có thể nói: "Ừ, được rồi." Khi các bạn tìm thấy được 13 cái bánh rồi, các bạn sẽ có 75% xác suất tìm thấy mấy cái bánh còn lại. Điều này sẽ giữ cho bạn tiếp tục thỏa mãn. Nhìn vào những gì người chơi làm -- điều chỉnh thế giới sao cho phù hợp với mong muốn của họ. Những trò chơi của chúng không phải lúc nào cũng hoạt động như thế. Và một thứ mà chắc chắn chúng đang thực hiện là, nếu các bạn có 0.1% xác suất kiếm được một món đồ cực khủng, họ đảm bảo sao cho một món tương tự không xuất hiện trong vòng một khoảng thời gian nhất định để giữ giá trị của món đồ ấy, làm cho nó trở nên đặc biệt. Và mục đích chính chính là chúng ta đã phát triển để trở nên thỏa mãn với thế giới qua nhiều cách khác nhau. Qua hàng chục, hàng trăm nghìn năm, chúng ta đã tiến hóa để nhận thấy những thứ gì có tác dụng kích thích và dưới cương vị là loài vật thông minh, văn minh, chúng ta được kích thích một cách mạnh mẽ bởi quá trình giải quyết các vấn đề và học hỏi. Nhưng bây giờ, chúng ta có thể thiết kế đối chiếu điều đó và xây dựng các thế giới mà có thể thỏa mãn các yêu cầu mà chúng ta đã sở hữu qua quá trình tiến hóa. Vậy tất cả những thứ này mang ý nghĩa gì trong thực tế? Tôi đã nghĩ đến bảy thứ mà tôi nghĩ rằng nó cho thấy bằng cách nào mà các bạn có thể đem những bài học này từ các trò chơi và sử dụng chúng ở bên ngoài các trò chơi. Điều đầu tiên rất là đơn giản: các thanh chỉ số kinh nghiệm đo đạc quá trình phát triển -- thứ mà đã được nhắc đến một cách xuất sắc bởi những người như Jesse Schell vào đầu năm nay. Nó đã được áp dụng ở University of Indiana ở Hoa Kỳ, cùng với ở những nơi khác. Đó là một ý tưởng đơn giản, thay vì chấm điểm người ta theo thang điểm một tý một, các bạn cho họ một avatar nhân vật mà sẽ phát triển một cách đều đặn qua từng giai đoạn nhỏ tý mà họ sẽ cảm thấy là của chính họ. Và những thứ khác sẽ đi theo và họ theo dõi tiến độ được đẩy lên và họ sở hữu nó. Điều thứ hai, nhiều mục tiêu dài hạn và ngắn hạn -- 5 nghìn cái bánh sẽ rất là chán, 15 cái bánh thì lại hấp dẫn. Vậy là các bạn cho người ta nhiều và thật nhiều các công việc nhỏ khác nhau. Các bạn sẽ bảo rằng, mục tiêu là làm 10 bài tập nhưng nhiệm vụ khác là phải có mặt trong lớp 20 lần liên tiếp nhưng nhiệm vụ khác là làm việc với người khác, công việc khác là ghi ra dẫn chứng bài tập 5 lần, việc khác là đạt được một tiêu cụ thể nào đó. Các bạn chia các nhiệm vụ ra thành các mảnh được định cỡ mà người ta có thể chọn và hoành thành song song để giữ họ được lôi cuốn và để các bạn có thể dùng chúng để chỉ định tới các hành vi có lợi. Thứ ba, các bạn thưởng công. Đó là nhân tố 100% của các bạn. Các trò chơi hoàn thành điều này một cách xuất sắc. Mỗi lần các bạn làm gì đó, các bạn sẽ được ghi nhận, các bạn được ghi nhận mỗi lần bạn cố gắng làm điều gì đó. Các bạn không trừng phạt khi người ta thất bại; các bạn thưởng nho nhỏ cho mỗi nỗ lực -- một chút vàng, một chút ghi nhận -- cậu đã làm được 20 câu hỏi -- đánh dấu. Chúng tạo nên một sự gia cố nhỏ nhoi. Thứ tư, sự phản hồi. Điều này cực kỳ cần thiết và thế giới ảo thành công lớn trong việc đem lại điều này. Nếu các bạn xem xét vào cac vần đề bất trị nhất trên thế giới hiện này mà chúng ta đã được nghe về nhiều điều, ta sẽ nhận thấy rằng rất khó để bắt người khác học hỏi nếu họ không thể kết nối hệ quả với hành động. Ô nhiễm mỗi trường, sự nóng lên toàn cầu, tất cả những thứ này, hậu quả của chúng đều xa vời trong không gian và thời gian. Rất là khó để có thể học hỏi cảm nhận một bài học nhưng các bạn có thể tạo dựng mô hình cho người khác, nếu các bạn có thể cho người khác những thứ mà họ có thể điều khiển và chơi cùng và có những phản hồi thì họ sẽ học hỏi được các bài học, họ sẽ nhận thấy được, họ sẽ tiếp tục đi, họ sẽ có thể hiểu. Và điều thứ năm, nhân tố mơ hồ. Đây chính là mỏ vàng từ thần kinh học, nếu các bạn thích điều đó, bởi vì một phần thưởng đã được biết đến trước làm hấp dẫn người ta nhưng điều thật sự làm cho họ hưng phấn chính là những phần thưởng mơ hồ, không rõ ràng, phần thưởng cùng với mức độ mơ hồ hợp lý mà họ không rõ là sẽ đạt được hay không. Chính yếu tố 25% đó mà rọi sáng lên bộ não. Và nếu các bạn nghĩ về việc sự dụng điều này để thử nghiệm trong việc áp dụng các yếu tố tình cờ trong mọi thể chất của việc thử nghiệm và tập luyện, các bạn sẽ có thể biến các mức độ lôi cuốn con người bằng cách sử dụng cái cơ chế vô cùng hiệu lực này của quá trình tiến hóa. Đó là khi chúng ta không tiên đoán được chính xác trước một thứ gì đó, chúng ta trở nên rất hứng thú bởi điều đó. Chúng ta sẽ chỉ muốn quay lại và tìm hiểu thêm. Như các bạn có thể đã biết, đường dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc học tập được gọi là dopamine. Nó liên quan đến việc ứng xử tìm kiếm các phần thưởng. Và một điều rất thú vị mới chỉ bắt đầu diễn ra ở các nơi như University of Bristol ở Anh Quốc, nơi mà chúng tôi đang bắt đầu có thể tạo nên các mô hình toán học của các mức dopmaine ở trong não. Và điều này có nghĩa là chúng tôi có thể tiên đoán được trước việc học tập, chúng tôi có thể tiên đoán việc tham gia, những cánh cửa sổ này, những cánh cửa sổ thời gian này, mà trong đó việc học tập được diễn ra ở mức cao. Và hai thứ được rút ra từ điều này. Đầu tiên là nó có liên quan đến trí nhớ mà chúng tôi sẽ có thể tìm thấy những khoảnh khắc. Khi một ai đó có khuynh hướng nhớ một điều gì đó, chúng ta có thể cho họ một mảnh nhỏ trên cửa sổ. Và điều thứ hai là sự tự tin, mà chúng ta có thể thấy việc chơi game và các hình thức phát thưởng làm người chơi trở nên bạo dạn hơn như thế nào, làm họ trở nên dễ chấp nhận các rủi ro hơn, dễ đối mặt với cái khó hơn, khó bị làm cho nản chí hơn. Tất cả những thứ này có vẻ rất nham hiểm. Nhưng các bạn biết đây, kiểu như là "Não chúng ta đã bị điều khiển, tất cả chúng ta đều là mấy tên nghiện." Cái từ 'nghiện' được ném vào lung tung. Có nhiều mối lo ở đây. Nhưng sự hưng phấn thần kinh lớn nhất của con người là những người khác. Đó là điều mà thật sự làm ta hưng phấn. Dưới ngôn ngữ của các phần thưởng thì đó không phải là tiền, không phải là được cho tiền -- dù thế cũng hay -- đó là làm những việc linh tinh với bạn bè, làm việc với nhau, theo dõi nhau. Và tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện ngắn diễn ra vào năm 1999 -- một trò chơi tên là Everquest. Và trong trò này, có hai con rồng to, và các bạn phải đi chung với nhau mới giết được chúng -- 42 người -- phải có đến 42 người mới giết nổi mấy con rồng này. Đó là một vấn đề tại vì chúng chỉ làm rớt hai hoặc ba món đồ ngon. Vì thế các tay chơi đã giải quyết vấn đề này bằng cách tình cơ nghĩ ra một hệ thống để thúc đẩy nhau một cách công bằng và minh bạch. Điều đã xảy ra là họ đã trả cho nhau một lượng tiền ảo mà họ đặt tên là điểm giết rồng. Và mỗi lần các bạn cùng đi làm nhiệm vụ, các bạn sẽ được trả một khoản điểm tiền giết rồng. Họ đã ghi những điểm này trên một trang web riêng. Và thế là họ đã theo dõi khoản tiền riêng của họ và rồi sau đó những tay chơi khác có thể đấu giá những món đồ ngon mà họ muốn -- tất cả được tổ chức bởi chính những tay chơi. Hệ thống này đã không chỉ hoạt động tốt cho Everquest mà ngày nay, một thập kỷ sau đó, tất cả các trò trên thế giới mà có loại nhiệm vụ như thế này đều sử dụng một phiên bản của hệ thống này -- hàng chục triệu người. Và mức độ thành công xấp xỉ 100%. Đây là một món tiền tệ tùy ý, tự dưỡng, do người chơi phát triển và nó là hành vi ứng xử vô cùng phức tạp của người chơi. Và tôi muốn kết thúc bằng việc đề nghị một vài cách mà những phương cách này có thể được lan rộng trên thế giới. Tôi sẽ bắt đầu với việc kinh doanh. Ý tôi là, chúng ta đang bắt đầu nhận thấy các vấn đề lớn xoay quanh những thứ như việc kinh doanh, tái chế và bảo tồn năng lượng. Chúng ta đang bắt đầu nhận thấy sự đi lên của các công nghệ tuyệt vời như đồng hồ năng lượng thời gian thực. Và tôi nhìn vào những thứ này vào tôi nghĩ, vâng, chúng ta có thể đưa những thứ đó đi xa hơn nữa bằng cách cho phép con người đặt các mục tiêu, bằng cách đặt các mục tiêu được điều chỉnh một cách phù hợp, bằng cách sử dụng các yếu tố mang tính chất mơ hồ, bằng cách sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau, bằng cách sử dụng một hệ thống khuyến khích và phần thưởng, bằng cách sắp xếp cho con người làm việc với nhau trong các nhóm, để làm việc chung và thi đấu, để sử dụng chính cơ chế làm việc nhóm và động lực phức tạp này. Về mặt giáo dục, có lẽ rõ ràng nhất, chúng ta có thể biến đổi cách chúng ta làm việc với con người. Chúng ta có thể cung cấp cho con người một trải nghiệm lâu dài và một sự đầu tư cá nhân. Chúng ta có thể chia các nhiệm vụ ra thành những nhiệm vụ nhỏ được điều chỉnh. Chúng ta có thể sử dụng sự ngẫu nhiên. Chúng ta có thể thưởng công một cách đều đặn khi mọi thứ đã kết nối với nhau. Và chúng ta có thể sử dụng các hành vi ứng xử trong nhóm mà ta có thể thấy phát triển khi mọi người chơi với nhau, những cơ chế hợp tác khá là phức tạp này. Chính phủ, một thứ đang xuất hiện trong đầu tôi chính là chính phủ Hoa Kỳ, trong bao chính phủ khác, mà thật sự đang bắt đầu trả tiền cho người ta đề họ giảm béo. Phần thưởng tiền bạc đang được sử dụng để đối phó với vấn nạn béo phì. Nhưng một lần nữa, những phần thưởng đó có thể được điều chỉnh một cách chính xác nếu chúng ta có thể sử dụng chuyên môn của hệ thống các trò chơi để nâng cao mức độ hấp dẫn, để đem khối dữ liệu đó, để đem những quan sát đó, của hàng triệu giờ của con người và đem sự phản hồi đó và biến nó thành sự tham gia với tốc độ tăng cao. Và cuối cùng thì đó chính là cái từ 'tham gia' mà tôi muốn để lại với các bạn ngày hôm nay. Sự tham gia cá nhân có thể được biến đổi bằng các bài học thần kinh và tâm lý, chúng ta có thể học hỏi từ việc quan sát người khác chơi game. Nhưng nó cũng là về sự tham gia tập thể và về các phòng thí nghiệm chưa từng có dành cho việc quan sát điều gì khiến cho con người hưng phấn và làm việc và chơi và tham gia với con số lớn như thế trong các trò chơi. Và nếu chúng ta xem xét những điều này và học hỏi từ chúng và xem xem làm cách nào để đem chúng ra ngoài thì tôi thật sự nghĩ rằng chúng ta sẽ có một thứ gì đó mang tính chất cách mạng trong tay chúng ta. Cảm ơn các bạn nhiều. (Vỗ tay) Có một số thứ đưa chúng ta hoạt động có tính cộng đồng, theo cách mà một cuộc bầu cử được thực hiện. Chúng ta tham gia các cuộc bầu cử, chúng ta bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, chúng ta quan sát các cuộc bầu cử. Nền dân chủ của chúng ta dựa trên các cuộc bầu cử. Chúng ta đủ hiểu tại sao chúng ta lại có các cuộc bầu cử, và chúng ta đều ra khỏi nhà vào cùng một ngày để đi bỏ phiếu. Chúng ta ấp ủ một cơ hội để có tiếng nói của mình, để góp phần quyết định tương lai của đất nước. Ý tưởng cơ bản là các chính trị gia được ủy thác để đại diện cho tiếng nói của chúng ta, để đưa ra những quyết định đại diện cho chúng ta chúng có ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Không có sự ủy quyền đó, họ sẽ tham nhũng. Thật không may, quyền lực ăn hối lộ, và vì vậy nhiều người sẽ làm nhiều thủ đoạn để có được quyền lực và giữ quyền lực, bao gồm cả làm những việc gian lận trong bầu cử. Bạn thấy đấy, về mặt ý tưởng của bầu cử là hoàn hảo, điều hành một cuộc bầu cử trên phạm vi cả nước là một dự án lớn, và những dự án lớn thường lộn xộn. Bất cứ khi nào có một cuộc bầu cử, dường như luôn có cái gì đó không đúng, ai đó cố gắng gian dối, hoặc có gì đó vô tình bị sai lệch -- chỗ này thì một hộp bỏ phiếu kín bị thất lạc, chỗ kia thì giấy vụn rơi vương vãi. Để chắc chắn ràng một số thứ có thể đã có vấn đề, chúng ta có tất cả những thủ tục này quanh một cuộc bầu cử. Vì vậy ví dụ, bạn đến một điểm bỏ phiếu, và các nhân viên ở đây hỏi bạn về số chứng minh nhân dân trước khi đưa cho bạn bản phiếu kín và yêu cầu bạn vào trong một phòng bỏ phiếu để điền tờ phiếu. khi bạn trở ra, bạn bỏ tờ phiếu của bạn vào trong hộp phiếu kín trong đó lá phiếu của bạn lẫn với tất cả các lá phiếu khác, vì vậy không ai biết về chi tiết lá phiếu của bạn. Tôi muốn chúng ta nghĩ một lát về điều gì sẽ xảy ra sau đó, sau khi bạn bỏ lá phiếu của bạn vào thùng phiếu. Và phần lớn mọi người sẽ về nhà và họ nghĩ chắc chắn rằng lá phiếu của họ đã được tính đến, bởi vì họ tin tưởng hệ thống bầu cử làm việc đúng. Họ tin tưởng rằng các nhân viên bầu cử và các quan sát viên bầu cử thực hiện đúng chức trách. các thùng phiếu kín được đưa tới địa điểm kiểm phiếu. Chúng được bỏ niêm phòng và các lá phiếu được đổ ra và được kiểm một cách cần mẫn. Phần lớn chúng ta phải tin tưởng quy trình đó diễn ra chính xác cho lá phiếu của chúng ta, và tất cả chúng ta phải tin rằng chúng diễn ra một cách chính xác cho tất cả các lá phiếu trong cuộc bầu cử. Vì vậy chúng ta phải tin tưởng rất nhiều người. Chúng ta phải tin tưởng rất nhiều thủ tục. Và thỉnh thoảng chúng ta phải tin tưởng cả những chiếc máy tính. Vì vậy hãy tưởng tượng hàng trăm triệu cử chi thực hiện hàng trăm triệu lá phiếu, tất cả được kiểm một cách chính xác và tất cả mọi thứ đều có khả năng không chính xác là nguyên nhân của những hàng tít xấu này. Và bạn không thể không cảm thấy kiệt sức với ý tưởng cố gắng tạo ra các cuộc bầu cử hiệu quả hơn. Đối diện với tất cả những hàng tít xấu này, các nhà nghiên cứu đã nghĩ về cách chúng ta có thể thực hiện các cuộc bầu cử theo một cách khác. Họ đã phóng to và nhìn vào bức tranh toàn cục. Và bức tranh là thế này: các cuộc bầu cử nên có tính kiểm tra. Các cử chi nên có khả năng kiểm tra các lá phiếu của họ có được kiểm chính xác, mà không làm hỏng tính bí mật trong bầu cử, điều đó rất quan trọng. Và đó là phần khó khăn. Làm sao chúng ta có thể tạo ra một hệ thống bầu cử có khả năng kiểm tra một cách toàn diện, trong khi vẫn giữ được tính bí mật của các lá phiếu? Cách chúng tôi đưa ra là sử dụng máy tính, nhưng không phụ thuộc vào chúng. Và bí mật chính là lá phiếu bầu. Và nếu bạn quan sát những chiếc phiếu bầu này, bạn có thể nhận ra rằng danh sách các ứng cử viên là theo một thứ tự khác nhau trên mỗi một chiếc. Và có nghĩa là, nếu bạn đánh dấu lựa chọn của bạn trên một trong số chúng và sau đó bỏ đi danh sách ứng cử viên, Tôi sẽ không thể dựa trên phần còn lại để nói lên lá phiếu của bạn cho ai. Và trên mỗi tờ phiếu kín có giá trị bảo mật này trong dạng của mã số kẻ sọc 2 chiều này nằm bên phải. Và có một số mật mã phức tạp trong đó, nhưng điều không phức tạp là bỏ phiếu với một trong những mẫu này. Vì vậy chúng ta có thể dùng máy tính để thực hiện tất cả những mật mã phức tạp này cho chúng ta, và sau đó chúng ta sẽ sử dụng giấy tờ để kiểm chứng. Vì vậy đây là cách bạn bỏ phiếu. Bạn lấy một trong số những mẫu phiếu kín một cách ngẫu nhiên, và bạn vào trong phòng bỏ phiếu, và bạn đánh dấu lựa chọn của bạn, và bạn xé theo đường đục lỗ này. Và bạn xé thành mảnh danh sách ứng cử viên. Và phần nhỏ còn lại, với đánh dấu của bạn, đây là mật mã bỏ phiếu của bạn. Vì vậy bạn bảo nhân viên phòng phiếu scan lại mật mã bỏ phiếu của bạn. Và vì nó được mã hóa, nó có thể được gửi, lưu giữ và kiểm tra ở trung tâm và được hiển thị trên trang web cho bất cứ ai cũng có thể thấy, trong đó có bạn. Vì vậy bạn cầm tờ mật mã bỏ phiếu này về nhà như là giấy biên nhận. Và sau khi cuộc bầu cử hoàn thành, bạn có thể kiểm tra lá phiếu của bạn đã được kiểm hay chưa bằng cách so sánh giấy biên nhận của bạn với lá phiếu trên website. Và nhớ rằng, lá phiếu được mã hóa từ thời điểm bạn rời khỏi phòng bỏ phiếu, do đó, trong thực tế, nhân viên bầu cử muốn tìm hiểu bạn bỏ phiếu cho ai, họ sẽ không thể thực hiện được. Nếu chính phủ muốn tìm hiểu bạn bỏ phiếu cho ai, họ sẽ không thể thực hiện được. Không harker nào có thể đột nhập và tìm được bạn bỏ phiếu cho ai. Không hacker nào có thể đột nhập và thay đổi lá phiếu của bạn, bỏi vì sau đó chúng sẽ không thể ghép được với giấy biên nhận của bạn. Các lá phiếu không thể mất, bởi vì sau đó bạn sẽ không thể tìm thấy phiếu của bạn khi bạn tìm kiếm nó. Nhưng sự bầu cử kỳ diệu không dừng lại ở đó. Thay vào đó, chúng ta muốn thực hiện tòa bộ quy trình trong suốt mà các phương tiện truyền thông và các nhà quan sát quốc tế và bất cứ ai muốn đều có thể tải về tất cả dữ liệu bầu cử và thực hiện tự kiểm phiếu. Họ có thể kiểm tra tất cả lá phiếu đã được kiểm chính xác chưa. Họ có thể kiểm tra kết quả được thông báo của cuộc bầu cử có là kết quả chính xác không. Và đây là các cuộc bầu cử bởi mọi người, cho mọi người, vì vậy bước tiếp theo cho nền dân chủ của chúng ta là trong suốt và bầu cử có thể kiểm tra được. Cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi cho rằng câu chuyện phải bắt đầu có lẽ là vào những năm 1960, khi tôi lên bảy hay tám tuổi, tôi xem các phim tài liệu của Jacques Cousteau trong phòng khách trong khi đeo mặt nạ bơi và đôi chân vịt. Sau mỗi tập phim, tôi đều phải chạy vào bồn tắm vừa bơi trong bồn vừa nhìn nhìn lỗ thoát nước, bởi vì không phải ở đấy thì còn gì đáng nhìn hơn nữa chứ? Cho đến khi tôi bước sang tuổi 16, tôi đã theo đuổi ngành đại dương học, khám phá và lặn và sống trong môi trường dưới nước, như ở đây, ngoại vi quần đảo Florida Keys, trong tổng cộng 30 ngày. Brian Skerry đã chụp những tấm hình này. Cảm ơn Brian. Và tôi đã lặn xuống những độ sâu mà con người ta có thể chịu được ở khắp các đại dương trên hành tinh và đây là một trong những tàu ngầm có thể lặn sâu nhất thế giới, được điều hành bởi chính phủ Nhật Bản. Sylvia Earle và tôi đã tham gia chuyến thám hiểm trên con tàu này 20 năm trước, ở Nhật Bản. Tôi đã lặn xuống độ sâu gần 5500 m, tới một khu vực mà tôi đã nghĩ sẽ là vùng bảo tồn nguyên vẹn của đáy biển. Nhưng khi tới đó, tôi tìm thấy rất nhiều túi nilon và các loại rác khác. Đó thực sự là bước ngoặt của đời tôi, khi tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi không thể chỉ lấy làm vui mà nghiên cứu và khám phá; tôi cần đặt nó trong một bối cảnh. Tôi cần hướng tới các mục tiêu bảo tồn. Vì vậy tôi bắt đầu làm việc với tạp chí National Geographic Society cùng các báo khác và dẫn các cuộc thám hiểm tới Nam Cực. Tôi đã dẫn ba cuộc thám hiểm lặn tới Nam Cực. Chuyến đi 10 năm trước có ảnh hưởng sâu sắc khi chúng tôi khám phá ra núi băng lớn, kí hiệu B-15, núi băng trôi lớn nhất trong lịch sử, đã vỡ khỏi khối băng Nam Cực. Và chúng tôi đã phát triển công nghệ để lặn vào bên trong và bên dưới núi băng ấy, kỹ thuật này tương tự các tấm đệm nhiệt trên thận của chúng ta với một bình ắc quy có thể kéo đi được, nhờ đó, giống như dòng máu chảy qua thận, nó sẽ trở nên ấm hơn trước khi quay trở lại mạch máu. Nhưng sau ba chuyến đi tới Nam Cực, tôi quyết định rằng có lẽ nên làm việc trong vùng nước ấm thì hơn. Và cùng năm đó, cách đây 10 năm, tôi đi về hướng bắc, tới Quần đảo Phượng hoàng. Tôi sẽ kể cho các bạn ngay bây giờ đây. Nhưng trước đó, tôi chỉ muốn các bạn dành một lúc suy ngẫm biểu đồ này. Bạn có thể thấy cái này trong nhiều dạng hình khác nhau, nhưng đường trên cùng biểu thị diện tích được bảo vệ trên đất liền trên toàn thế giới, nó chiếm khoảng 12%. Và bạn có thể thấy rằng nó tăng vọt lên vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Và đến hiện tại nó đang ở dạng đường cong rất đẹp. Điều đó có nhiều khả năng là bởi đó là khi người ta nhận thức được các vấn đề môi trường nhờ Ngày Trái Đất nhờ tất cả những thứ đã diễn ra trong thập niên 60 - như những người Híp-pi tôi nghĩ, nhờ mọi thứ đều đã thật sự có ảnh hưởng đến nhận thức toàn cầu. Nhưng diện tích đại dương được bảo vệ về cơ bản là đường thẳng cho đến tầm này - nó đang có vẻ đi lên. Tôi tin rằng chúng ta đang ở điểm vọt lên của diện tích được bảo vệ ở đại dương. Tôi nghĩ chúng ta đáng lẽ phải tới đó sớm hơn nhiều nếu chúng ta có thể thấy những gì đang diễn ra trên các đại dương, như những gì ta thấy đang diễn ra trên đất liền. Nhưng không may, đại dương là một tầm nhìn mờ ảo, khiến cho ta không thể thấy điều gì đang xảy ra. Do vậy, chúng ta bị tụt hậu so với sự bảo vệ cần có. Nhưng nhờ các bình dưỡng khí và các tàu lặn và những công việc chúng ta đang thực hiện ở đây sẽ giúp sửa chữa điều đó. Vậy, Quần đảo Phượng hoàng nằm ở đâu? Chúng là diện tích đại dương được bảo vệ lớn nhất thế giới, cho đến tuần trước khi Quần đảo Chagos giành lấy danh hiệu đó. Nó nằm giữa Thái Bình Dương. Mất khoảng năm ngày đường tới đó, kể từ mọi hướng. Nếu bạn muốn tới Quần đảo Phượng hoàng, đi từ đảo Fiji sẽ mất năm ngày, đi từ Hawaii hay Samoa cũng sẽ mất từng đó thời gian. Nó nằm chính giữa Thái Bình Dương, ngay ở Xích đạo. Mười năm trước, tôi chưa từng nghe thấy tên nó, hay tên của quốc gia ngụ trên đó, Kiribati, cho tới lúc hai người bạn của tôi, những người sống trên một con tàu lặn ở Fiji, bảo rằng "Greg này, cậu sẽ dẫn chuyến thám hiểm khoa học tới đám đảo đó chứ? Chưa có ai từng lặn ở đấy đâu." Và tôi nói, "Ừ. Nhưng kể cho tớ xem chúng ở đâu, và quốc gia nào ở đó." Và đó là lần đầu tiên tôi biết về các đảo này và không hề biết mình đang tiến đến đâu. Nhưng tôi đã tham gia cuộc mạo hiểm ấy. Hãy để tôi đưa cho các bạn điểm đỉnh ở đây, diện tích được bảo vệ của Quần đảo Phượng hoàng. Nó là phần nước rất sâu của hành tinh chúng ta. Độ sâu trung bình khoảng 3650 m. Có nhiều núi đáy biển ở Quần đảo Phượng hoàng, chúng là một phần đặc biệt của diện tích được bảo vệ. Các núi đáy biển rất quan trọng đối với đa dạng sinh học. Thực tế là núi dưới đại dương còn nhiều hơn trên cạn. Sự thực thú vị làm sao. Và Quần đảo Phượng hoàng rất giàu các núi này. Nó là một vực thẳm - hãy nghĩ về nó trong một không gian ba chiều rộng lớn, một không gian ba chiều sâu thẳm với hàng đàn cá hồi, cá voi, mọi loài sinh vật ở tầng sâu của đại dương như chúng ta từng thấy trước đây. Đây là con tàu đã đưa chúng tôi tới đó để thực hiện nghiên cứu này ở thời kỳ đầu và quần đảo trông như thế này, bạn có thể thấy phía xa trên hình. Chúng có độ cao rất gần với mực nước, và tất cả đều không có người sinh sống, ngoại trừ một hòn đảo có khoảng 35 người trông nom trên đó. Trong lịch sử, gần như chúng chưa từng bị cư ngụ bởi vì kể cả trong những giai đoạn xa xưa những đảo này cũng vẫn nằm ở vị trí quá xa so với những ánh đèn nơi phồn hoa đô hội ở Fiji, Hawaii và Tahiti đối với các thủy thủ người Po-ni-lê-di cổ những người tung hoành ngang dọc Thái Bình Dương. Nhưng chúng tôi đã tới đó, và tôi đã có cơ hội nghiên cứu khoa học cũng như trải nghiệm cá nhân tuyệt diệu và độc nhất tới một nơi chưa ai từng lặn xuống chỉ cần tới một hòn đảo bất kỳ và nói, "Nào, ta lặn ở đâu nhỉ? Hãy thử ở kia đi," rồi nhảy ùm xuống nước. Cả cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp của tôi đều đã thay đổi. Đột nhiên tôi thấy một thế giới mà tôi chưa bao giờ trông thấy trước đây ở các vùng biển khác - hàng đàn hàng đàn cá dày đặc chúng làm ánh sáng chiếu xuống từ mặt nước bị che mờ các rặng san hô nối dài liên tục cứng chắc và đầy màu sắc cá lớn ở khắp nơi rất nhiều cá đuối. Một hệ sinh thái, và đó là thời gian đẻ trứng của cá vẹt. Có khoảng 5000 con cá vẹt mũi dài đang đẻ trứng ở lối vào một trong những đảo của Quần đảo Phượng hoàng. Bạn có thể trông thấy loài cá này cuộn lại thành hình cầu và có một vùng mây mù ở đây là nơi chúng trao đổi trứng và tinh trùng để sinh sản. Những gì vốn là thiên chức của đại dương nhưng hiện tại ở rất nhiều nơi, đại dương rất khó có thể làm được bởi hoạt động của con người. Quần đảo Phượng hoàng và tất cả những phần thuộc xích đạo trên hành tinh của chúng ta đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngư trường cá ngừ đặc biệt là giống cá ngừ vây vàng bạn thấy ở đây. Quần đảo Phượng hoàng là một cứ điểm hết sức quan trọng của cá ngừ. Và cá mập - chúng tôi đã gặp cá mập trong những chuyến lặn đầu tiên, cùng một lúc, có tới 150 con cá mập, đây là chỉ thị sinh thái của một hệ thống cực kỳ khỏe mạnh. Lúc ấy tôi đã nghĩ những cảnh quan của một vùng nguyên vẹn không bị xâm phạm chắc đi mãi cũng không hết mất nhưng cuối cùng cũng đến khúc cuối. Ngoài đại dương, chúng tôi còn thám hiểm bề mặt quần đảo - đấy là vùng chim làm tổ hết sức quan trọng một trong những vùng chim làm tổ quan trọng nhất ở Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Chúng tôi đã hoàn thành chuyến du hành. Đây lại là khu vực đó. Bạn có thể thấy Quần đảo - có tám đảo - nhô lên khỏi mặt nước. Những đỉnh nằm dưới nước là các núi đáy biển. Hãy nhớ rằng một ngọn núi đáy biển biến thành một hòn đảo khi nó nhô khỏi mặt nước. Vậy các vấn đề của Quần đảo Phượng hoàng là gì? Chúng tồn tại ở đâu? À, chúng tồn tại ở nước Cộng hòa Kiribati và Kiribati nằm ở trung tâm Thái Bình Dương trên ba cụm đảo. Cụm đảo Gilbert ở phía tây. Chính giữa là cụm đảo Phượng hoàng, là nơi tôi đang đề cập đến. Cụm đảo Line nằm phía đông. Nó là quốc đảo san hô lớn nhất thế giới. Và ở đó có khoảng 110.000 người cư trú trên 33 hòn đảo. Họ kiểm soát 14 ki-lô-mét khối nước biển, lượng đó nằm trong khoảng 1 đến 2% của nước biển trên toàn Trái đất. Khi lần đầu tiên tôi tới đó - tôi chỉ biết được tên quốc gia này mười năm về trước - và người ta sẽ hỏi tôi "Sao anh lại đến cái nơi được gọi là Kiribati thế?" Câu hỏi đó nhắc tôi nhớ đến một truyện cười quen thuộc khi tên trộm nhà băng bước ra khỏi tòa án với đôi tay bị còng và người phóng viên hét lên, "Này, Willy, sao cậu lại cướp nhà băng?" Và cậu ta trả lời, "Vì tất cả tiền nằm đấy." Và tôi sẽ bảo người ta, "Sao tôi lại đến Kiribati á? Bởi vì đại dương nằm đó." Về cơ bản họ là một quốc gia kiểm soát phần lớn nước ở vùng xích đạo của trung tâm Thái Bình Dương. Họ cũng là một đất nước đang lâm vào hiểm họa đáng sợ. Mực nước biển đang dâng lên, và Kiribati, cùng với 42 quốc gia khác trên thế giới, sẽ chìm dưới nước trong vòng 50 tới 100 năm nữa do biến đổi khí hậu và sự tăng mực nước biển được tạo ra bởi sự tăng nhiệt độ khiến băng tan, và nước ngọt chảy vào biển cả. Quần đảo chỉ nằm cao hơn một đến hai mét tính từ mực biển. Một số đảo trong đó đã chìm dưới nước rồi. Và các quốc gia này phải đối mặt với một vấn đề thực sự. Cả thế giới phải đối mặt với một vấn đề. Chúng ta làm gì với những nạn dân đã mất nhà của họ trên hành tinh của chúng ta? Gần đây, tổng thống Maldives đã tiến hành một cuộc họp nội các mô phỏng bên dưới nước để nhấn mạnh tình trạng nguy khốn của những quốc gia này. Đó là việc chúng ta cần quan tâm đến. Nhưng hãy quay lại với Quần đảo Phượng hoàng, đó là chủ đề của bài nói chuyện này. Sau khi quay lại, tôi đã nói phải, những gì ta đã tìm thấy thật tuyệt vời. Tôi muốn quay lại và chia sẻ với chính phủ Kiribati, những người đang ở Tarawa, nhóm đảo cực tây. Vì vậy tôi bắt đầu liên hệ với họ - bởi thực tế họ đã cho phép tôi thực hiện chuyến đi này - tôi nói, "Tôi muốn tới để cho các ngài biết chúng tôi đã tìm thấy gì." Vì lý do nào đó, họ không muốn tôi đến, hoặc là khó tìm được lúc và nơi thích hợp, mọi sự mất một thời gian, nhưng rốt cuộc họ cũng bảo, "Được rồi, anh có thể tới. Nhưng nếu tới, anh phải mua bữa trưa cho tất cả những người đến dự hội nghị." Tôi đáp, "Được, tôi vui lòng mua bữa trưa. Ai muốn gì cũng được." Sau đó David Oburra, một nhà sinh học nghiên cứu về san hô, cùng với tôi đến Tarawa, chúng tôi thuyết trình trong hai giờ về những phát hiện đáng kinh ngạc ở Quần đảo Phượng hoàng. Và đất nước đó chưa từng biết về những việc ấy. Họ chưa từng có bất kỳ dữ liệu nào về khu vực này. Họ chưa từng có bất kỳ thông tin gì về Quần đảo Phượng hoàng. Sau buổi thuyết trình, ngài Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp bước đến chỗ tôi ông nói, "Greg này, anh có biết rằng anh là nhà khoa học đầu tiên đã từng quay trở lại và kể cho chúng tôi nghe phát hiện của mình không." Ông nói, "Chúng tôi thường cấp phép cho các nghiên cứu trong vùng biển của mình nhưng thường thường hai ba năm sau đó, chúng tôi mới nhận được một thông báo ngắn hoặc một cuốn sách tái bản. Anh là người đầu tiên quay lại và kể cho chúng tôi nghe anh đã làm gì. Và chúng tôi thật lòng cảm kích việc ấy. Chúng tôi sẽ mua bữa trưa nay cho anh. Mà anh rảnh bữa tối nay chứ?" Tôi rảnh bữa tối đó, và tôi đã đi ăn tối với ngài Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp Kiribati. Qua bữa ăn, tôi biết được rằng Kiribati kiếm phần lớn thu nhập của mình - và quốc gia này rất nghèo - phần lớn thu nhập có được là nhờ bán quyền cho phép các quốc gia khác đánh bắt cá trong vùng biển của họ bởi vì Kiribati không có khả năng tự đánh bắt. Thỏa thuận họ đạt được là quốc gia khai thác phải đưa cho Kiribati 5% của tổng giá trị thu được. Vì vậy, nếu nước Mỹ kiếm được một triệu đô la từ đánh bắt tôm hùm ở rặng san hô thì Kiribati thu được 50.000$. Và bạn biết không, cái đó đối với tôi không có vẻ là một thỏa thuận hay. Vì vậy tôi hỏi ngài bộ trưởng "Các ngài có cân nhắc tình huống khi các ngài vẫn được trả tiền -- chúng tôi sẽ tính toán để tìm ra giá trị của nguồn tài nguyên là bao nhiêu -- nhưng các ngài phải không đánh bắt các loài tôm cá, cá mập, trong phạm vi mặt nước đó.?" Ông ấy dừng lại, rồi nói, "Có chứ, chúng tôi muốn làm thế để giải quyết vấn đề đánh bắt cá quá mức của chúng tôi, và tôi nghĩ chúng tôi sẽ gọi nó là chứng chỉ đánh bắt ngược." Ông ấy đã nghĩ ra cụm từ chứng chỉ đánh bắt ngược. Và tôi nói, "Đúng vậy, chứng chỉ đánh bắt ngược." Chúng tôi rời khỏi bữa tối ấy thật sự không biết đi đâu để tiến đến mục tiêu đó. Tôi quay về Mỹ và bắt đầu tìm kiếm xem có thể tìm ra các ví dụ đã có về các loại chứng chỉ đánh bắt ngược đã được cấp phát. Hóa ra chưa từng có. Không có thỏa thuận nào trên các vùng biển trong đó các quốc gia được đền bù vì không đánh bắt cá. Điều đó diễn ra trên đất liền, nơi những cánh rừng mưa ở Nam Mỹ và Châu Phi, những người chủ đất được trả tiền để không chặt cây. Và tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã thực hiện một cơ số các thỏa thuận đó. Vì vậy tôi đến tổ chức Bảo tồn Quốc tế đưa họ vào cuộc trong vai trò cộng tác và thực hiện quá trình nhằm đánh giá nguồn lợi thủy sản, để quyết định xem Kiribati nên được đền bù bao nhiêu, số lượng các loài cá ở đó ra sao, rồi mang đến một nhóm các đối tác khác -- như chính phủ Australia, chính phủ New Zealand, ngân hàng thế giới. Quỹ Oak và Tạp chí địa lý Quốc gia cũng là những nhà tài trợ lớn. Về cơ bản, chúng tôi đã thiết lập một khu bảo tồn với ý tưởng ủng hộ tiền bạc để trả một khoản thù lao tương đương với lượng cá đáng lẽ sẽ bị đánh bắt cho quốc gia rất nghèo này để họ giữ cho khu vực không bị đụng đến. Khi đi được nửa đường thực hiện tiến trình này, tôi gặp tổng thống Kiribati, Ngài Anote Tong -- ông là một nhà lãnh đạo rất quan trọng, một người đàn ông thật sự có tầm nhìn xa trông rộng -- khi tôi tiếp cận ông ấy, ông đã bảo tôi hai điều. Ông nói, "Greg này, có hai việc tôi muốn anh làm. Một là, hãy nhớ tôi là một chính khách, vì thế anh hãy đi làm việc với các bộ trưởng của tôi và thuyết phục người dân Kiribati rằng đây là ý tưởng tốt. Thứ hai, tôi muốn anh tạo ra các nguyên tắc sẽ trường tồn hơn nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Tôi không muốn thực hiện việc như thế này nếu nó sẽ bị bỏ đi sau khi tôi rời vị trí." Chúng tôi đã có sự lãnh đạo rất mạnh mẽ, một tầm nhìn rất tốt và nhiều khoa học gia, nhiều luật sư đã tham gia vào. Rất nhiều bước đã được tiến hành để làm xong việc đó. Về cơ bản bởi vì Kiribati nhận ra rằng làm việc này là giúp cho lợi ích của chính họ. Họ nhận ra rằng đây là một nguyên tắc phổ biến rằng họ đã tìm ra cách làm việc với cộng đồng nhằm bảo tồn nguồn lợi tự nhiên. Và rồi vào năm 2002, khi mọi sự của việc này đã chín muồi, bỗng nhiên sự kiện tẩy trắng san hô đã xảy ra ở Quần đảo Phượng hoàng. Đây là nguồn tài nguyên chúng tôi đang định cứu, và hóa ra nó đã trở thành sự kiện nóng nhất chúng tôi từng ghi nhận. Đại dương đã nóng lên, như nó vẫn thi thoảng xuất hiện trong lịch sử, và cái nồi lẩu đó được tạo thành và quây lại ngay khu vực Quần đảo Phượng hoàng, trong sáu tháng. Nhiệt độ lên cao hơn 32 độ C trong sáu tháng. Về cơ bản, nó đã giết 60% lượng san hô. Đột nhiên khu vực chúng tôi đang bảo vệ giờ bỗng dưng chết, ít nhất là những khu vực san hô. Dĩ nhiên các khu vực sâu thẳm và diện tích mặt nước không bị ảnh hưởng, nhưng san hô, thứ mọi người muốn nhìn vào, lại gặp rắc rối lớn. Ồ, tin tốt là nó đã phục hồi và phục hồi nhanh, nhanh hơn bất cứ rặng san hô nào chúng tôi từng thấy. Tấm ảnh này mới được chụp bởi Brian Skerry vài tháng trước khi chúng tôi quay lại Quần đảo Phượng hoàng và khám phá ra rằng nhờ diện tích được bảo vệ và những tập đoàn cá mạnh khỏe giúp tảo không phát triển quá độ và giúp phần còn lại của rặng san hô phát triển tốt, san hô đang bùng nổ, đang bùng nổ trở lại. Việc này gần giống như một người nhiễm nhiều bệnh, rất khó để khỏe lại, bạn có thể chết, nhưng nếu chỉ phải lo một bệnh, bạn có thể khỏe hơn. Đấy là câu chuyện liên quan đến sự tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu. Đấy là mối đe dọa duy nhất, tác động duy nhất mà rặng san hô phải đối mặt. Không có đánh bắt cá, không có ô nhiễm, không có phát triển ven biển, và rặng san hô có điều kiện phục hồi hoàn toàn. Giờ tôi nhớ lại bữa tối tôi đã ăn với ngài Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp 10 năm trước khi chúng tôi lần đầu tiên đưa vấn đề này ra và tôi đã rất háo hức trong bữa tối ấy tôi đã nói, "Ồ, tôi nghĩ rằng một cộng đồng hướng tới bảo tồn có thể bao trùm ý tưởng này, bộ trưởng." Ộng ấy dừng lại, nắm tay vào nhau và nói, "Phải, Greg, nhưng ý tưởng sẽ phải được đưa thành chi tiết," ông nói. Chắc chắn nó đã làm được việc ấy. Mười năm qua, hết chi tiết nọ đến chi tiết kia bao hàm từ việc thiết lập pháp lý, cho tới các khám phá nghiên cứu đa dạng, các kế hoạch viễn thông, như tôi đã nói, các đội luật sư, biên bản ghi nhớ thành lập nên Hội đồng Ủy thác của Quần đảo Phượng hoàng. Và giờ chúng tôi đang trong quá trình gây quỹ đầy đủ. Kiribati đã ngừng các hoạt động khai thác ở trạng thái hiện tại trong khi chúng tôi gây quỹ. Chúng tôi vừa mới có cuộc họp của Hội đồng Ủy thác PIPA ba tuần trước. Nó là một thực thể được xây dựng và vận hành với đầy đủ chức năng để thỏa thuận chứng chỉ đánh bắt ngược cho quốc gia. Và Hội đồng Ủy thác PIPA giữ chứng chỉ đó và trả cho quốc gia khoản tiền tương ứng. Nó là một hệ thống rất căn cơ, rất vững bền và được lên kế hoạch tốt. Và nó là một hệ thống từ dưới lên trên, điều rất quan trọng là hệ thống này làm việc từ dưới lên trên để bảo đảm công việc. Các điều kiện cho sự thành công được liệt kê ra ở đây. Các bạn có thể tự đọc chúng. Nhưng tôi sẽ nói điều quan trọng nhất trong suy nghĩ của tôi đó là hoạt động trong phạm vi các lực lượng thị trường của hoàn cảnh. Và điều đó đảm bảo rằng chúng ta có thể tiếp tục theo hướng này nó sẽ giúp mang lợi ích cho chính Kiribati cũng như lợi ích cho cả thế giới. Tôi sẽ trình bày slide cuối cùng, làm thế nào để chúng ta nhân rộng điều này? Làm thế nào chúng ta hiện thực hóa giấc mơ của Sylvia? Rốt cuộc chúng ta dẫn việc này đi đến đâu? Đây là Thái Bình Dương với các khu vực được bảo vệ và các vùng bảo tồn rộng lớn. Như bạn có thể thấy, chúng tôi có các vùng đánh dấu trên đại dương này. Tôi vừa mô tả cho các bạn một câu chuyện đằng sau khu vực hình chữ nhật ở chính giữa, đó là Quần đảo Phượng hoàng, những mỗi điểm đánh dấu xanh trên đó đều có câu chuyện của chính mình. Và điều chúng ta cần làm bây giờ là khi nhìn toàn bộ Thái Bình Dương trong toàn cảnh của nó và tạo một mạng lưới các khu vực được bảo vệ trên Thái Bình Dương để chúng ta có đại dương lớn nhất trên hành tinh được bảo vệ và tự duy trì bền vững qua thời gian. Cảm ơn rất nhiều. (Âm nhạc) Mặt trời chiếu rọi trên kia xuống đây trời chỉ dưới 10 độ Giờ đây tôi đang đến một nơi nơi những đường phố được dát vàng Nơi sẽ có hai con tàu chạy -- kề cạnh bên nhau Một vài con tàu đang ra khơi Hai con tàu đang chạy -- kề cạnh bên nhau Tôi sẽ bắt con tàu cao tốc đó như phần thưởng của tôi trên trời Rất nhiều phòng trong nhà cha bây giờ -- Ôi Đấng tối cao, chỉ có một phòng cho Người và con Rất nhiều phòng trong nhà cha bây giờ -- Chỉ có một phòng cho Người và con Không nỗi buồn và không phiền muộn Ôi Đấng tối cao của con thắng lợi của Jesus ngọt lành Chỉ có một vinh quang từ mặt trăng -- Ôi Đấng tối cao, một vinh quang khác từ mặt trời Một vinh quang từ mặt trăng và một vinh quang khác từ mặt trời Tôi sẽ để lại thân xác này phía sau khi đức Chúa Jesus đến Cảm ơn mọi người nhiều. (Vỗ tay) Ở vài thời điểm trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều sẽ bị tổn thương. Bệnh nhân Katy của tôi lên kế hoạch cho đám cưới của mình khi còn học cấp hai. Cô sẽ gặp được chồng tương lai ở tuổi 27, đính hôn một năm sau đó, và kết hôn vào năm kế tiếp. Nhưng khi Katy 27 tuổi, cô ấy không tìm được bạn đời. Cô ấy phát hiện một khối u ở ngực. Trải qua hàng tháng trời hóa trị khắc nghiệt cùng những ca phẫu thuật đau đớn, để ngay khi sẵn sàng trở lại với hẹn hò, một khối u khác xuất hiện ở phần ngực còn lại, và cô ấy phải bắt đầu lại mọi thứ một lần nữa. Dù vậy, Katy đã hồi phục, và sẵn sàng để tiếp tục tìm chồng, ngay khi hàng lông mày của cô mọc trở lại. Khi hẹn hò lần đầu ở New York, bạn cần nó để bộc lộ mọi cảm xúc. (Cười) Nhanh chóng, cô ấy gặp và phải lòng Rich. Mối quan hệ diễn ra như cô kỳ vọng. Sáu tháng sau, sau một cuối tuần nồng cháy ở New England, Rich đặt bàn ở nhà hàng yêu thích của họ. Kathy biết anh ấy sẽ cầu hôn. và không thể kìm nén sự hân hoan. Nhưng Rich không hề cầu hôn, Anh ta nói lời chia tay. Dù dành sự quan tâm sâu sắc cho Katy, anh ấy không hề yêu cô. Katy vỡ vụn. Trái tim cô thực sự tan nát, và giờ phải đối mặt với quá trình hồi phục khác. Năm tháng sau khi chia tay, Kathy vẫn không thể ngừng nghĩ về Rich. Trái tim cô vẫn rất đau đớn. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao? Tại sao người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán này lại không thể gợi lại nguồn cảm xúc tích cực đã giúp cô vượt qua bốn năm điều trị ung thư? Tại sao rất nhiều người chúng ta phải chật vật khi cố để chữa lành trái tim tan vỡ? Tại sao phương thức thích ứng đã giúp ta vượt qua vô vàn thử thách trong cuộc sống lại vô dụng trước một trái tim bị tổn thương? Trong suốt 20 năm điều trị bệnh nhân, tôi đã thấy nhiều người từ nhiều độ tuổi và hoàn cảnh đối mặt với nhiều trạng thái tan vỡ, và điều tôi học được là: Khi trái tim ta tan vỡ, bản năng mà bạn thường dựa vào sẽ được khơi dậy và một lần nữa khiến bạn đi sai đường. Bạn chỉ đơn giản là không thể tin những gì tâm trí đang nói cho bạn nghe. Ví dụ, ta đều biết từ các nghiên cứu về người đau khổ rằng nhận thức rõ ràng về lý do kết thúc mối quan hệ là rất quan trọng để có thể bước tiếp. Theo thời gian, khi có được lời giải thích thẳng thắn và chân thành giống như điều Rich đã làm với Kathy, chúng ta lại khước từ chúng. Tan vỡ tạo ra một nỗi đau về cảm xúc, và tâm trí bảo ta rằng lý do đằng sau chắc chắn phải rất phức tạp. Và bản năng đó mạnh mẽ đến độ, nó khiến cho phần lý do hợp lý nhất của chúng ta trở nên bí ẩn, dựng nên những giả thuyết lớn lao vốn dĩ không hiện hữu. Kathy khăng khăng rằng có điều gì đó đã xảy ra trong cuối tuần hẹn hò với Rich khiến anh ấy rời bỏ mối quan hệ này, và cô bị ám ảnh về việc tìm ra lý do đó. Và cô ấy dành vô số thời gian hồi tưởng lại từng phút của kỳ cuối tuần ấy, để tìm lại trong ký ức một manh mối vốn không tồn tại. Tâm trí của Kathy đánh lừa cô ấy. Nhưng điều gì đã khiến cô ấy làm điều đó trong suốt hàng tháng trời? Trái tim tan vỡ thì giả dối hơn ta tưởng. Có một lý do khiến ta bước tiếp thời kì hỗn loạn này đến thời kì hỗn loạn khác. thậm chí, ngay cả khi biết nó sẽ làm ta cảm thấy tệ hơn. Nghiên cứu về não bộ cho thấy việc rút khỏi tình yêu lãng mạn kích hoạt trong não chúng ta cùng một cơ chế như khi người nghiện phải cai các chất như cocaine hoặc opioid. Kathy đã trải qua quá trình rút lui. Và vì cô ấy không thể có heroin từ việc ở cạnh Rich, vô thức đã chọn methadone của ký ức cô với anh ta. Bản năng nói với cô cô đã cố gắng để giải quyết một bí ẩn, nhưng những gì cô ấy thực sự làm là vật vã tìm thuốc. Đây là điều làm cho đau lòng rất khó chữa. Người nghiện biết rằng họ đang nghiện. Họ biết khi nào họ đang chích. Nhưng người có trái tim tan vỡ lại không. Nhưng giờ thì bạn biết rồi đấy. Và nếu tim bạn tan vỡ, bạn không thể phớt lờ nó. Bạn phải công nhận nó, như sự thôi thúc không thể cưỡng lại, với mỗi lần nhớ lại, mọi tin nhắn bạn gửi, mỗi giây bạn dành để theo dõi người cũ trên mạng xã hội, bạn chỉ đang nuôi cơn nghiện, làm nỗi đau thêm sâu và làm con đường đến sự chữa lành thêm phức tạp. Vượt qua đau khổ không phải là một cuộc hành trình. Đó là một cuộc chiến, và lý trí của bạn là vũ khí mạnh nhất. Không có lời giải thích chia tay nào sẽ làm bạn thấy thỏa mãn. Không lập luận nào có thể xoa dịu nỗi đau. Vì vậy, đừng tìm kiếm, đừng chờ đợi, hãy hấp nhận lí do được cung cấp hoặc tự bịa ra và sau đó, ngưng đặt câu hỏi, bởi vì bạn cần chấm dứt nó để chống lại cơn nghiện Và bạn cần vài thứ nữa như là: sẵn lòng buông bỏ, chấp nhận chuyện đã qua. Nếu không, tâm trí của bạn sẽ nuôi hy vọng và làm bạn quay lại như cũ. Hy vọng có sức phá huỷ đáng gờm khi trái tim bạn tan vỡ. Trái tim tan vỡ là bậc thầy thao túng. Cảm giác thoải mái dẫn dắt ta làm điều ngược lại hoàn toàn về những gì ta cần để phục hồi thì có sức hấp dẫn khó cưỡng. Một trong những xu hướng phổ biến nhất khi tim tan vỡ là lý tưởng hóa người đã làm vỡ nó. Chúng ta dành hàng giờ để nhớ nụ cười của họ, cách họ làm chúng ta hạnh phúc, thời gian chúng ta leo núi và làm tình dưới ánh sao Tất cả làm cảm giác mất mát thêm đau đớn. Chúng ta biết điều đó. Tuy nhiên, ta vẫn cho phép tâm trí ca bài não tình hết lần này tới lần khác, như thể ta bị bắt làm con tin bởi chính danh sách nhạc Spotify của mình. (Cười) Đau lòng sẽ làm những suy nghĩ đó ghim sâu vào tâm trí bạn. Và để tránh việc lý tưởng hoá, bạn phải cân bằng lại bằng cách nhớ cái cau mày, chứ không chỉ là nụ cười của họ, cách họ làm ta thấy tồi tệ, thực tế là sau khi làm tình, bạn bị lạc xuống núi, cãi nhau như điên và không nói chuyện hai ngày. Những gì tôi nói với bệnh nhân của mình là biên soạn một danh sách đầy đủ tất cả lỗi lầm người đó đã làm với bạn, tất cả những phẩm chất xấu, tất cả những thói hư, và giữ nó trên điện thoại của bạn. (Cười) Và một khi đã có danh sách, bạn phải dùng nó. Khi nghe thấy một chút lý tưởng hoá hay một tí nhu nhược của nỗi nhớ lúc nào đó, tôi liền: "Đưa điện thoại đây!" (Cười) Tâm trí bạn sẽ cố gắng nói với bạn chúng hoàn hảo. Nhưng không phải, mối quan hệ cũng không. Và nếu bạn muốn vượt qua chúng, bạn phải nhắc nhở chính mình điều đó, một cách thường xuyên. Không ai trong chúng ta miễn dịch với đau khổ. Bệnh nhân của tôi Miguel 56 tuổi giám đốc điều hành cấp cao công ty phần mềm. Năm năm sau khi vợ mất, ông ấy cuối cùng cũng sẵn sàng hẹn hò lần nữa. Ông ấy sớm gặp và bị cuốn vào cơn lốc tình yêu với Sharon. Họ giới thiệu nhau với con mình của họ sau một tháng, và đến với nhau sau hai tháng. Khi người trung niên hẹn hò, họ không lằng nhằng. Giống như "Yêu thật lòng" gặp nhau "Quá nhanh quá nguy hiểm". (Cười) Miguel hạnh phúc hơn hơn những năm trước. Nhưng đêm trước năm kỷ niệm đầu tiên, Sharon đã bỏ ông. Cô đã quyết định chuyển đến Bờ Tây ở gần con cái hơn, và cô ấy không muốn yêu xa. Miguel hoàn toàn bị bất ngờ và suy sụp. Ông ấy hầu như không làm việc trong nhiều, nhiều tháng, và suýt bị mất việc. Một hệ quả khác của trái tim tan vỡ là cảm giác một mình và đau đớn có thể làm giảm đáng kể chức năng trí tuệ của chúng ta, đặc biệt khi thực hiện các tác vụ phức tạp liên quan đến logic và lý luận. Nó làm giảm tạm thời chỉ số IQ của bạn. Và không chỉ mức độ nỗi đau của Miguel khiến sếp ông bối rối; mà còn cả thời gian diễn ra. Miguel cũng bối rối vì điều này và thực sự khá xấu hổ vì nó. "Mình bị sao vậy?" ông ấy hỏi tôi trong buổi họp. "Người lớn nào lại dành gần một năm chỉ để vượt qua mối quan hệ một năm?" Thực tế có rất nhiều người như vậy. Trái tim tan vỡ có tất cả các đặc điểm của mất mát và đau buồn truyền thống: mất ngủ, suy nghĩ lệch lạc, rối loạn hệ thống miễn dịch. 40% số người mắc trầm cảm lâm sàng. Đó là một chấn thương tâm lý nghiêm trọng, tác động lên chúng ta theo vô số cách. Ví dụ, Sharon rất cởi mở và tích cực. Cô ấy ăn tối ở nhà mỗi tuần. Cô ấy và Miguel đi cắm trại với những cặp khác. Dù vô thần, ông vẫn đưa Sharon đến nhà thờ mỗi Chúa nhật, nơi ông được chào đón vào hội thánh. Miguel không chỉ mất bạn gái; ông ấy mất toàn bộ đời sống xã hội, cộng đồng hỗ trợ nhà thờ của Sharon. Ông mất điểm nhận dạng là một cặp đôi. Miguel nhận ra sự chia tay đã để lại khoảng trống khổng lồ trong đời, nhưng lại không nhận ra nó để lại nhiều hơn chỉ một. Và điều đó rất quan trọng, không chỉ vì nó giải thích tại sao tan vỡ lại tệ hại đến vậy, nhưng bởi vì nó còn cho ta biết cách để chữa lành. Để chữa lành trái tim tan vỡ, bạn phải xác định những khoảng trống này trong cuộc sống và lấp đầy chúng, tất cả chúng. Các khoảng trống trong điểm nhận dạng: bạn phải thiết lập lại bạn là ai và cuộc sống của bạn là gì. Những khoảng trống trong xã hội các hoạt động còn thiếu, ngay cả những khoảng trống trên tường nơi từng treo ảnh lứa đôi. Nhưng không gì hiệu quả nếu bạn không ngăn chặn những sai lầm có thể cản chân bạn, những tìm kiếm lời giải thích không cần thiết, lý tưởng hóa người cũ thay vì tập trung vào lỗi sai của họ, những suy nghĩ và hành vi nuông chiều giữ họ ở vị trí ngôi sao trong chương tiếp của cuộc đời thay vì là diễn viên quần chúng. Vượt qua đau khổ thì khó, nhưng nếu đừng để tâm trí đánh lừa và thực hiện các bước chữa lành, bạn có thể giảm thiểu đáng kể nỗi đau khổ. Và không chỉ bạn được hưởng lợi từ điều đó. Bạn sẽ có mặt nhiều hơn với bạn bè, tương tác nhiều hơn với gia đình, chưa kể đến hàng tỷ đô la năng suất làm việc được cứu vớt. Vì vậy, nếu biết ai đó đau khổ, hãy động lòng trắc ẩn, vì hỗ trợ từ bên ngoài đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi của họ. Và hãy kiên nhẫn, bởi nó sẽ mất nhiều thời gian để vượt qua hơn bạn nghĩ. Và nếu đang tan vỡ, hãy nhớ điều này: sẽ là khó khăn, đó là một trận chiến trong tâm trí bạn, và bạn phải kiên trì để giành chiến thắng. Nhưng bạn có vũ khí. Bạn có thể chiến đấu. Và bạn sẽ được chữa lành. Xin cám ơn. (Vỗ tay)